TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 45
MILINDA VẤN ĐẠO
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
1. “Thưa ngài Nāgasena, có phải hết thảy tất cả các đức Bồ Tát đều bố thí con và vợ, hay là chỉ riêng đức vua Vessantara đă bố thí con và vợ?”
“Tâu đại vương, tất cả các đức Bồ Tát cũng đều bố thí con và vợ, không phải chỉ riêng đức vua Vessantara đă bố thí con và vợ.”[1]
“Thưa ngài, phải chăng các vị ấy bố thí với sự đồng ư của những người ấy?”
“Tâu đại vương, người vợ th́ đồng ư. Trái lại, hai đứa bé đă than văn do bản chất trẻ thơ. Nếu chúng có thể biết được mục đích, chúng cũng có thể tùy hỷ, chúng có thể không than văn.”
2. “Thưa ngài Nāgasena, hành động khó làm đă được làm bởi đức Bồ Tát là việc vị ấy đă bố thí những đứa con ruột thịt yêu quư của chính ḿnh để làm nô lệ cho người Bà-la-môn.
Việc thứ nh́ này c̣n là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là việc vị ấy đă dửng dưng sau khi nh́n thấy người Bà-la-môn ấy trói lại những đứa con ruột thịt yêu quư dại khờ thơ ấu của chính ḿnh bằng dây rừng và đang đánh đập bằng dây rừng.
Việc thứ ba này c̣n là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là việc đứa bé trai, sau khi đă được thoát khỏi sự trói buộc nhờ vào sức mạnh bản thân, đă đi đến, bị lâm vào sự hoảng sợ, th́ vị ấy đă trói bằng dây rừng rồi lại bố thí lần nữa.
Việc thứ tư này c̣n là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là khi đứa bé trai đang than văn rằng: ‘Cha ơi, gă Dạ-xoa này dẫn chúng con đi để ăn đó,’ vị ấy đă không an ủi rằng: ‘Các con chớ hăi sợ.’
Việc thứ năm này c̣n là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là trong khi đứa bé trai Jāli đang khóc lóc, nằm mọp xuống ở hai bàn chân, cầu xin rằng: ‘Cha ơi, thôi đi! Hăy đưa Kaṇhājinā quay về. Chính con sẽ đi với gă Dạ-xoa. Hăy để gă Dạ-xoa ăn con đi,’ vị ấy đă không chấp nhận như thế.
Việc thứ sáu này c̣n là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là trong khi đứa bé trai Jāli đang than văn rằng: ‘Cha ơi, không lẽ trái tim của cha giống như ḥn đá mất rồi, bởi v́ trong khi quan sát chúng con bị đau khổ, đang bị gă Dạ-xoa dẫn đi vào trong khu rừng rộng lớn không có bóng người, mà cha không ngăn cản,’ vị ấy đă không thể hiện ḷng thương xót.
Hơn nữa, việc thứ bảy này c̣n là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là khi đứa trẻ bị dẫn đi đă đi ra khỏi tầm nh́n, mà trái tim của vị ấy, dầu là vô cùng hoảng hốt, vô cùng kinh hăi, đă không vỡ ra thành trăm mảnh hay ngàn mảnh. Con người mong mỏi phước thiện được cái ǵ với việc gây khổ đau cho kẻ khác? Không lẽ có thể đem cho thân quyến như là vật thí?”
“Tâu đại vương, do trạng thái đă làm hành động khó làm, tiếng tăm tốt đẹp của đức Bồ Tát đă được lan rộng ở mười ngàn thế giới có cả chư Thiên và nhân loại. Chư Thiên ở cơi Trời tán thán, các A-tu-la ở cơi A-tu-la tán thán, các nhân điểu ở cơi nhân điểu tán thán, các con rồng ở Long cung tán thán, các Dạ-xoa ở cơi Dạ-xoa tán thán, theo tuần tự tiếng tăm tốt đẹp của vị ấy lần lượt đă đến được cuộc hội họp của chúng ta tại đây vào lúc này hôm nay. Trong khi họ tán thán, th́ chúng ta lại ngồi bôi bác việc bố thí ấy (suy nghĩ rằng): ‘Đă được bố thí tốt đẹp, hay là đă được bố thí tồi?’ Tâu đại vương, hơn nữa tiếng tăm tốt đẹp này đây phô bày mười đức tính của các vị Bồ Tát khôn khéo, tri thức, hiểu biết, rành rẽ. Mười đức tính nào? Bản chất không tham muốn, không mong cầu, buông xả, dứt bỏ, không quay trở lại, có sự tinh tế, vĩ đại, khó hiểu thấu, khó đạt được, không sánh bằng, thuộc về pháp của vị Phật. Tâu đại vương, hơn nữa tiếng tăm tốt đẹp này đây phô bày mười đức tính này của các vị Bồ Tát khôn khéo, hiểu biết, tri thức, rành rẽ.”
3. “Thưa ngài Nāgasena, người nào làm cho kẻ khác khổ đau rồi đem bố thí (như là) vật thí, phải chăng sự bố thí ấy có quả thành tựu là sự an lạc, có thể đưa đến cơi trời?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Có điều ǵ cần phải nói?”
“Thưa ngài Nāgasena, vậy xin ngài chỉ cho thấy lư do.”
“Tâu đại vương, ở đây có vị Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào đó là người có giới, có thiện pháp, vị ấy có thể bị liệt một bên, hoặc què quặt, hoặc mắc phải cơn bệnh nào đó. Rồi một người nào đó, mong mỏi phước báu, mới đặt người kia vào chiếc xe rồi đưa đi đến xứ sở đă được ao ước. Tâu đại vương, phải chăng do nhân ấy có thể có sự an lạc nào đó sanh khởi cho người nam ấy? Có phải việc làm ấy có thể đưa đến cơi trời?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có điều ǵ cần phải nói? Thưa ngài, người nam ấy có thể đạt được phương tiện di chuyển là voi, hoặc phương tiện di chuyển là ngựa, hoặc phương tiện di chuyển là xe, phương tiện di chuyển ở đất liền khi ở đất liền, phương tiện di chuyển ở biển khi ở biển, phương tiện di chuyển của chư Thiên khi ở giữa chư Thiên, phương tiện di chuyển của loài người khi ở giữa loài người, có thể sanh ra ở cơi này cơi khác thích hợp với điều ấy, phù hợp với điều ấy, và các sự an lạc thích hợp với điều ấy được sanh lên cho vị này, có thể đi đến từ chốn an vui (này) đến chốn an vui (khác), do kết quả của việc làm ấy thôi, vị ấy có thể cỡi lên phương tiện di chuyển là thần thông và đạt đến thành phố Niết Bàn đă được ao ước.”
“Tâu đại vương, như thế th́ vật thí đă được bố thí cùng với việc làm kẻ khác khổ đau lại có quả thành tựu là sự an lạc, có thể đưa đến cơi trời, là việc người đàn ông ấy, sau khi gây khổ đau cho những con ḅ kéo, lại thọ hưởng sự an lạc có h́nh thức như thế. Tâu đại vương, hăy lắng nghe thêm lư do khác nữa nói về vật thí đă được bố thí cùng với việc làm kẻ khác khổ đau lại có quả thành tựu là sự an lạc, có thể đưa đến cơi trời. Tâu đại vương, ở đây một vị vua nào đó sau khi tăng thuế má một cách hợp pháp từ nơi xứ sở, rồi do việc ban hành mệnh lệnh mà có thể ban phát tặng phẩm. Tâu đại vương, phải chăng do nhân ấy vị vua ấy có thể thọ hưởng sự an lạc nào đó? Có phải việc bố thí ấy có thể đưa đến cơi trời?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có điều ǵ cần phải nói? Thưa ngài, do nhân ấy vị vua ấy có thể đạt được công đức nhiều trăm ngàn lần thêm hơn nữa là có thể trở thành vị vua vượt trội các vị vua, có thể trở thành vị Trời vượt trội các vị Trời, có thể trở thành vị Phạm Thiên vượt trội các vị Phạm Thiên, có thể trở thành vị Sa-môn vượt trội các vị Sa-môn, có thể trở thành vị Bà-la-môn vượt trội các vị Bà-la-môn, có thể trở thành vị A-la-hán vượt trội các vị A-la-hán.”
“Tâu đại vương, như thế th́ vật thí đă được bố thí cùng với việc làm kẻ khác khổ đau lại có quả thành tựu là sự an lạc, có thể đưa đến cơi trời, là việc vị vua ấy sau khi áp bức dân chúng bằng thuế má rồi với tặng phẩm đă được ban phát th́ thọ hưởng sự an lạc về danh vọng có h́nh thức như thế thêm hơn nữa.”
4. “Thưa ngài Nāgasena, vật thí vượt trội đă được đức vua Vessantara bố thí, là việc vị ấy đă bố thí vợ của ḿnh để làm vợ của kẻ khác, đă bố thí những đứa con ruột thịt của ḿnh để làm nô lệ cho người Bà-la-môn. Thưa ngài Nāgasena, vật thí vượt trội đă bị lên án, đă bị chê trách bởi các bậc hiểu biết ở thế gian.
Thưa ngài Nāgasena, giống như bởi vật nặng quá tải mà cái trục của chiếc xe kéo bị găy, v́ vật nặng quá tải mà thuyền ch́m, v́ đă được ăn quá nhiều mà vật thực trở thành không tiêu, do mưa quá nhiều là thóc lúa bị hư hại, do sự bố thí quá nhiều mà đưa đến việc khánh tận tài sản, do quá nóng mà phát cháy, do ái luyến quá mức mà trở thành kẻ điên, do quá sân mà trở thành đáng chết, do quá si mê mà lâm cảnh bất hạnh, do quá tham mà đi đến việc bị cướp bắt giữ, do quá sợ hăi mà bị tiêu hoại, do quá đầy mà sông tràn bờ, do gió quá mức mà sét đánh, do quá lửa mà cơm trào, do việc đi lang thang quá mức mà không sống lâu. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế vật thí vượt trội đă bị lên án, đă bị chê trách bởi các bậc hiểu biết ở thế gian. Thưa ngài Nāgasena, vật thí vượt trội đă được đức vua Vessantara bố thí, trong trường hợp ấy không có bất cứ quả báu nào là được mong mỏi.”
5. “Tâu đại vương, vật thí vượt trội đă được ngợi khen, tán dương, ca tụng bởi các bậc hiểu biết ở thế gian. Bất cứ những ai bố thí vật thí như thế này hay như thế nào, th́ người bố thí vật thí vượt trội đạt được tiếng tăm ở thế gian. Tâu đại vương, giống như rễ cây rừng thuộc về cơi trời, với tính chất cao quư vượt trội, đă được nắm vào th́ không bị những người khác thậm chí đứng trong tầm tay nh́n thấy; thuốc chữa bệnh với phẩm chất vượt trội là vật tiêu diệt sự đau đớn, làm chấm dứt các căn bệnh; ngọn lửa với ánh sáng vượt trội th́ đốt cháy; nước với tính chất mát lạnh vượt trội th́ dập tắt; hoa sen với tính chất trong sạch vượt trội th́ không bị bùn nước làm lấm lem; ngọc ma-ni với đức tính vượt trội là vật ban cho điều ước; kim cương với tính chất vô cùng sắc bén th́ xuyên thủng ngọc ma-ni, ngọc trai, ngọc pha-lê; trái đất với tính chất vô cùng to lớn th́ nâng đỡ con người, rắn, thú rừng, chim, nước, đá, núi, cây cối; biển cả bởi tính chất vô cùng rộng lớn mà không bị đầy tràn; núi Sineru do sức nặng vượt trội mà không bị dao động; bầu trời do tính chất cực kỳ rộng lớn là vô biên; mặt trời với ánh sáng vượt trội tiêu diệt sự tăm tối; sư tử do ḍng dơi vượt trội không c̣n sợ hăi; vơ sĩ đấu vật do có sức mạnh cực kỳ quật ngă đối thủ một cách nhanh chóng; đức vua với phước báu vượt trội là vị chúa tể; vị tỳ khưu với giới hạnh vượt trội đáng được cúi chào bởi các hạng rồng, Dạ-xoa, loài người, và chư Thiên; đức Phật do tính chất cực kỳ cao cả là không kẻ tương đương.
Tâu đại vương, tương tợ y như thế vật thí vượt trội đă được ngợi khen, tán dương, ca tụng bởi các bậc hiểu biết ở thế gian. Bất cứ những ai bố thí vật thí như thế này hay như thế nào, th́ người bố thí vật thí vượt trội đạt được tiếng tăm ở thế gian. Với sự bố thí vượt trội, đức vua Vessantara đă được ngợi khen, tán dương, ca tụng, trọng vọng, tiếng tăm ở trong mười ngàn thế giới. Chính nhờ vào sự bố thí vượt trội ấy, đức vua Vessantara giờ đây hôm nay đă được trở thành đức Phật, là bậc cao cả ở thế gian có cả chư Thiên. Tâu đại vương, phải chăng ở trên thế gian có loại vật thí là cần được đ́nh chỉ, là không nên được bố thí cho người xứng đáng sự cúng đường, cho người đă đi đến?”
6. “Thưa ngài Nāgasena, mười sự bố thí này ở thế gian không được xem là bố thí. Người nào bố thí những vật thí này, người ấy có sự đi đến địa ngục. Mười sự bố thí nào? Thưa ngài Nāgasena, sự bố thí chất say ở thế gian không được xem là bố thí. Người nào bố thí vật thí ấy, người ấy có sự đi đến địa ngục. Sự bố thí hội hè —(như trên)— Sự bố thí người nữ —(như trên)— Sự bố thí ḅ đực —(như trên)— Sự bố thí tranh ảnh —(như trên)— Sự bố thí vũ khí —(như trên)— Sự bố thí thuốc độc —(như trên)— Sự bố thí xích xiềng —(như trên)— Sự bố thí gà heo —(như trên)— Thưa ngài Nāgasena, sự bố thí cách gian lận về cân và cách gian lận về đo lường ở thế gian không được xem là bố thí. Người nào bố thí vật thí ấy, người ấy có sự đi đến địa ngục. Thưa ngài Nāgasena, mười sự bố thí này ở thế gian không được xem là bố thí. Người nào bố thí những vật thí ấy, người ấy có sự đi đến địa ngục.”
7. “Tâu đại vương, tôi không hỏi ngài về việc không được xem là bố thí. Tâu đại vương, tôi hỏi ngài về điều này. Tâu đại vương, phải chăng ở trên thế gian có loại vật thí là cần được đ́nh chỉ, là không nên được bố thí cho người xứng đáng sự cúng đường đă đi đến?”
“Thưa ngài Nāgasena, ở trên thế gian không có loại vật thí là cần được đ́nh chỉ, là không nên được bố thí cho người xứng đáng sự cúng đường đă đi đến. Khi sự tịnh tín của tâm được sanh khởi, một số người dâng vật thực đến các bậc đáng cúng dường, một số người dâng y áo, một số người dâng giường nằm, một số người dâng chỗ ngụ, một số người dâng tấm trải và tấm đắp, một số người dâng tôi trai tớ gái, một số người dâng ruộng vườn, một số người dâng thú hai chân hoặc bốn chân, một số người dâng trăm, ngàn, trăm ngàn đồng, một số người dâng vương quốc rộng lớn, một số người bố thí luôn cả mạng sống.”
“Tâu đại vương, nếu một số người bố thí luôn cả mạng sống, th́ v́ lư do ǵ ngài lại công kích thí chủ Vessantara quá dữ dội về việc đă khéo bố thí các con và vợ. Tâu đại vương, phải chăng có thói thường ở thế gian, tập quán ở thế gian là người cha bị mắc nợ hoặc không có kế sinh nhai th́ được cầm cố hoặc bán đi người con trai?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Người cha bị mắc nợ hoặc không có kế sinh nhai th́ được phép để cầm cố hoặc bán đi người con trai.”
“Tâu đại vương, nếu người cha bị mắc nợ hoặc không có kế sinh nhai th́ được phép để cầm cố hoặc bán đi người con trai. Tâu đại vương, đức vua Vessantara, trong khi không đạt được Trí Toàn Tri, bị buồn rầu, bị khổ sở, nên đă cầm cố và đă bán đi các con và vợ nhằm đạt được tài sản Giáo Pháp ấy. Tâu đại vương, như thế việc đă bố thí bởi đức vua Vessantara cũng chỉ là việc đă bố thí của những người khác, việc đă làm cũng chỉ là việc đă được làm. Tâu đại vương, vậy th́ tại sao ngài lại công kích thí chủ Vessantara quá dữ dội về việc bố thí ấy?”
8. “Thưa ngài Nāgasena, trẫm không chê trách việc bố thí của thí chủ Vessantara. Tuy nhiên, trong khi người ta cầu xin con và vợ, th́ nên mặc cả và nên bố thí bản thân ḿnh.”
“Tâu đại vương, việc ấy không phải là việc làm của người có đức hạnh, là trong khi người ta cầu xin con và vợ th́ lại bố thí bản thân ḿnh. Bởi v́ trong khi người ta cầu xin cái nào, th́ chính cái ấy nên được bố thí. Đây là hành động của các bậc thiện nhân. Tâu đại vương, giống như người nam nào đó bảo đem nước đến, người nào đem đến thức ăn cho ông ta, tâu đại vương, phải chăng người nam ấy là người làm được việc cho ông ta?”
“Thưa ngài, không đúng. Ông ta bảo đem lại cái ǵ, th́ trong khi trao cho ông ta chính cái ấy mới là người làm được việc.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức vua Vessantara trong khi người Bà-la-môn cầu xin các con và vợ th́ đă bố thí chính các con và vợ. Tâu đại vương, nếu người Bà-la-môn cầu xin thân xác của Vessantara, tâu đại vương, vị ấy sẽ không bảo vệ bản thân ḿnh, không dao động, không bị quyến luyến, đối với vị ấy chính cái vật được bố thí, được xả bỏ, sẽ là thân xác. Tâu đại vương, nếu ai đó đi đến thí chủ Vessantara và cầu xin: ‘Hăy trở thành nô lệ của ta,’ th́ chính cái vật được bố thí, được xả bỏ, sẽ là thân xác của vị ấy. Sau khi đă bố thí, vị ấy không bứt rứt. Tâu đại vương, thân thể của đức vua Vessantara là chung cho cả số đông.
Tâu đại vương, giống như miếng thịt đă nấu chín là chung cho cả số đông. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thân thể của đức vua Vessantara là chung cho cả số đông. Tâu đại vương, hoặc là giống như cây đă được kết trái là chung cho các bầy chim khác nhau. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thân thể của đức vua Vessantara là chung cho cả số đông. V́ lư do ǵ? (Nghĩ rằng): ‘Trong khi thực hành như vầy, ta sẽ đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác.’
Tâu đại vương, giống như người nam không có tài sản, tầm cầu về tài sản, trong khi đi lang thang t́m kiếm tài sản, th́ đi theo lối đi của loài dê, theo lối đi đầy gai góc, theo lối đi nơi hoang dă, tiến hành việc buôn bán ở sông nước hoặc ở đất liền, tom góp tài sản bằng thân bằng khẩu bằng ư, nỗ lực nhằm đạt được tài sản. Tâu đại vương, tương tợ y như thế nhằm sự thành tựu báu vật là Trí Toàn Tri, sau khi buông bỏ tài sản và lúa gạo, tôi trai và tớ gái, thuyền và xe, toàn bộ của cải, các con và vợ của ḿnh luôn cả bản thân cho những người xin xỏ, thí chủ Vessantara không có tài sản về tài sản của vị Phật, tầm cầu chỉ riêng phẩm vị Chánh Đẳng Giác.
Tâu đại vương, hoặc là giống như vị quan đại thần, mong muốn cái dấu ấn, có sự tranh chấp về dấu ấn, bất cứ vật ǵ ở trong nhà như tài sản, lúa gạo, vàng khối, vàng ṛng, thậm chí cho đi tất cả các thứ ấy, và nỗ lực nhằm đạt được cái dấu ấn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thí chủ Vessantara, sau khi cho đi tất cả tài sản ở bên ngoài và bên trong ấy, c̣n cho luôn mạng sống của những người khác, và tầm cầu chỉ riêng phẩm vị Chánh Đẳng Giác.
9. Tâu đại vương, thêm nữa thí chủ Vessantara đă khởi ư như vầy: ‘Vật mà người Bà-la-môn cầu xin, trong khi cho chính vật ấy đến gă, ta được gọi là người làm được việc.’ Như thế vị ấy đă bố thí các con và vợ đến gă ấy. Tâu đại vương, thí chủ Vessantara không phải v́ ghét bỏ mà đă bố thí các con và vợ đến người Bà-la-môn, không phải v́ nghĩ rằng: ‘Các con và vợ của ta là quá nhiều, ta không thể nuôi dưỡng họ’ mà đă bố thí các con và vợ, đă không bất măn (nghĩ rằng): ‘Họ không được ta yêu quư’ mà đă bố thí các con và vợ v́ muốn đuổi đi. Khi ấy, v́ ḷng yêu quư đối với chỉ riêng báu vật là Trí Toàn Tri, v́ lư do của Trí Toàn Tri, đức vua Vessantara đă bố thí đến người Bà-la-môn vật thí quư giá gồm các con và vợ, là vật yêu quư, được ưa thích, được yêu mến, sánh bằng mạng sống, không thể đo lường, bao la, vô thượng có h́nh thức như thế.
Tâu đại vương, điều này cũng đă được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng):
‘Cả hai người con không có bị ta ghét bỏ, Hoàng Hậu Maddī không có bị ta ghét bỏ, đối với ta quả vị Toàn Giác là yêu quư; v́ thế ta đă bố thí những người thân yêu.’
Tâu đại vương, ở nơi ấy, đức vua Vessantara, sau khi bố thí các con, đă đi vào gian nhà lá rồi nằm xuống. Vị ấy, bị đau khổ do ḷng thương mến quá độ, đă khởi lên cơn sầu muộn mănh liệt, vùng trái tim đă trở nên nóng, khi mũi không được thông, đă đưa hơi thở ra vào nóng hổi qua đường miệng, các giọt nước mắt, sau khi lăn tṛn trở thành những hạt máu đỏ, đă đi ra từ những con mắt. Tâu đại vương, với nỗi khổ đau như thế đức vua Vessantara đă bố thí các con (nghĩ rằng): ‘Chớ làm suy giảm đạo lộ bố thí của ta.’
Tâu đại vương, thêm nữa đức vua Vessantara đă bố thí hai đứa nhỏ cho người Bà-la-môn v́ hai điều lợi ích. Hai điều nào? (Nghĩ rằng): ‘Đạo lộ bố thí của ta sẽ không bị hư hỏng. Và khi những đứa con nhỏ của ta bị khổ sở v́ rễ và trái cây rừng, do nhân này ông nội sẽ giải thoát chúng.’ Tâu đại vương, bởi v́ đức vua Vessantara biết rằng: ‘Hai đứa nhỏ của ta không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Và ông nội sẽ chuộc lại hai đứa nhỏ này. Cuộc hành tŕnh của chúng ta sẽ là như vậy.’ Tâu đại vương, v́ hai điều lợi ích này mà đức Bồ Tát đă bố thí hai đứa nhỏ cho người Bà-la-môn.
Tâu đại vương, hơn nữa đức vua Vessantara biết rằng: ‘Người Bà-la-môn quả đă già, lăo, lớn tuổi, yếu đuối, tàn tạ, chống gậy, tuổi thọ đă hết, phước báu ít ỏi, gă này không có khả năng để sử dụng hai đứa nhỏ này theo lối sử dụng nô lệ.’ Tâu đại vương, phải chăng người nam với sức mạnh tự nhiên có thể cầm lấy mặt trăng và mặt trời có đại thần lực có đại oai lực này bỏ vào cái hộp hay cái giỏ, làm cho hết ánh sáng, rồi sử dụng theo lối sử dụng cái đĩa?”
“Thưa ngài, không được.”
10. “Tâu đại vương, tương tợ y như thế Vessantara được xem như mặt trăng và mặt trời ở thế gian này, hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.
Tâu đại vương, hăy lắng nghe thêm lư do khác nữa mà với lư do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như viên ngọc quư ma-ni của đức Chuyển Luân Vương là rực rỡ, có phẩm chất, đă khéo được gọt dũa thành tám mặt, bề dài bốn cánh tay, có chu vi giống như trục bánh của chiếc xe kéo, không thể bị bất cứ ai bao bọc lại bằng mảnh vải rồi bỏ trong cái hộp, và sử dụng theo lối sử dụng đá mài dao. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Vessantara được xem như viên ngọc quư ma-ni của đức Chuyển Luân Vương ở thế gian, hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.
Tâu đại vương, hăy lắng nghe thêm lư do khác nữa mà với lư do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như Long Vương Uposatha, bị tiết dục ở ba nơi, hoàn toàn màu trắng, được vững chăi gấp bảy lần, có chiều cao tám ratana,[2] chiều dài và chu vi chín ratana, duyên dáng, đáng nh́n, không thể bị bất cứ ai che đậy lại bằng cái nia hoặc cái vung, hoặc quăng vào trại ḅ để chăm nom như là con ḅ con. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Vessantara được xem như Long Vương Uposatha ở thế gian, hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.
Tâu đại vương, hăy lắng nghe thêm lư do khác nữa mà với lư do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như đại dương được trải rộng bao la về chiều dài, sâu thẳm, không thể đo lường, khó thể vượt qua, chưa bị thăm ḍ, không bị che lại, không thể bị bất cứ ai đóng lại tất cả các nơi để tiến hành việc sử dụng bằng một bến tàu. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Vessantara được xem như đại dương ở thế gian, hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.
Tâu đại vương, hăy lắng nghe thêm lư do khác nữa mà với lư do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như núi chúa Hi-mă-lạp vươn cao lên không trung năm trăm do-tuần, chiều dài và chiều rộng ba ngàn do-tuần, được điểm tô với tám mươi bốn ngàn đỉnh núi, là khởi nguyên của năm trăm con sông lớn, là chỗ ngụ của những đoàn sinh vật khổng lồ, nơi chất chứa các hương thơm nhiều loại, được điểm trang với hàng trăm dược thảo ở cơi trời, được nh́n thấy vươn lên cao như là đám mây ở không trung. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Vessantara được xem như núi chúa Hi-mă-lạp ở thế gian, hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.
Tâu đại vương, hăy lắng nghe thêm lư do khác nữa mà với lư do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn đang cháy sáng ở bên trên đỉnh núi trong đêm tối đen mờ mịt được nhận biết dầu ở rất xa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức vua Vessantara, tợ như khối lửa lớn đang cháy sáng ở đỉnh núi, được nổi tiếng, được nhận biết dầu ở rất xa. Hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.
Tâu đại vương, hăy lắng nghe thêm lư do khác nữa mà với lư do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như ở núi Hi-mă-lạp, vào mùa hoa của cây thiết mộc, khi có ngọn gió trực chỉ đang thổi th́ hương của các bông hoa tỏa ra mười, mười hai do-tuần. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tiếng tăm tốt đẹp của đức vua Vessantara cũng được loan truyền và hương thơm cao quư về giới hạnh của vị này tỏa ra một ngàn do-tuần ở các cung điện của chư Thiên, A-tu-la, nhân điểu, Càn-thát-bà, Dạ-xoa, quỷ sứ, rắn chúa, chim đầu người, và vị Thần Inda, ở khoảng giữa của các nơi ấy cho đến cơi Sắc Cứu Cánh, v́ thế hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.
Tâu đại vương, hoàng tử Jālī đă được vua cha Vessantara chỉ dạy là: ‘Này con yêu, trong khi ông nội của con trao tài sản cho người Bà-la-môn và chuộc lại con, th́ ông nội hăy trao cho ông ta một ngàn đồng tiền vàng rồi chuộc lại. Trong khi chuộc lại Kaṇhājinā, th́ ông nội hăy trao ra mỗi thứ một trăm là trăm tôi trai, trăm tớ gái, trăm voi, trăm ngựa, trăm ḅ sữa, trăm ḅ mộng, trăm đồng tiền vàng, rồi chuộc lại. Này con yêu, nếu ông nội của con giành lấy các con từ tay của người Bà-la-môn bằng mệnh lệnh, bằng sức lực, hoặc miễn phí, th́ các con chớ làm theo lời nói của ông nội, mà hăy đi theo chính người Bà-la-môn.’ Sau khi chỉ dạy như thế rồi đă gởi đi. Sau đó, hoàng tử Jālī đă ra đi, đến khi được ông nội hỏi, đă nói rằng:
‘Thưa ông, bởi v́ cha đă cho con đến người Bà-la-môn với giá một ngàn, c̣n cô con gái Kaṇhājinā là bằng tài sản cá nhân và giá của những con voi.’”
“Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi đă khéo được tháo gỡ, mạng lưới tà kiến đă khéo được phá vỡ, các học thuyết khác đă khéo được nghiền nát, kiến thức của bản thân đă khéo được giải thích, vấn đề phụ thuộc đă khéo được làm rơ, ư nghĩa đă khéo được phân tích. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về việc bố thí con của Vessanta là thứ nhất.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, toàn bộ tất cả các đức Bồ Tát đều thực hiện việc hành khổ hạnh, hay là việc hành khổ hạnh đă được chỉ riêng Bồ Tát Gotama thực hiện?”
“Tâu đại vương, không có việc hành khổ hạnh đối với tất cả các đức Bồ Tát. Việc hành khổ hạnh đă được chỉ riêng Bồ Tát Gotama thực hiện.”
“Thưa ngài Nāgasena, nếu như vậy th́ việc có sự khác biệt giữa các vị Bồ Tát với các vị Bồ Tát là không hợp lư.”
“Tâu đại vương, sự khác biệt giữa các vị Bồ Tát với các vị Bồ Tát là bởi bốn sự kiện. Bởi bốn sự kiện nào? Sự khác biệt về ḍng dơi, sự khác biệt về khoảng thời gian, sự khác biệt về tuổi thọ, sự khác biệt về kích thước. Tâu đại vương, sự khác biệt giữa các vị Bồ Tát với các vị Bồ Tát là bởi bốn sự kiện này.
Tâu đại vương, tất cả các vị Bồ Tát không có sự khác biệt về vóc dáng, về giới, về định, về tuệ, về giải thoát, về trí tuệ và nhận thức về sự giải thoát, về bốn pháp tự tín, về mười Như Lai lực, về sáu trí không phổ thông (đến các vị Thinh Văn), về mười bốn trí của vị Phật, về mười tám pháp của vị Phật, và toàn bộ các đức hạnh của vị Phật. Tất cả chư Phật đều là đồng đẳng về các pháp của vị Phật.”
2. “Thưa ngài Nāgasena, nếu tất cả chư Phật đều là đồng đẳng về các pháp của vị Phật, th́ v́ lư do ǵ mà việc hành khổ hạnh đă được chỉ riêng Bồ Tát Gotama thực hiện?”
“Tâu đại vương, khi trí chưa được chín muồi, khi sự giác ngộ chưa được chín muồi th́ đức Bồ Tát Gotama đă ra đi theo hạnh xuất ly. Trong khi đang làm chín muồi trí chưa được chín muồi th́ đức Bồ Tát đă thực hiện các việc hành khổ hạnh.”
“Thưa ngài Nāgasena, v́ lư do ǵ mà đức Bồ Tát, khi trí chưa được chín muồi, khi sự giác ngộ chưa được chín muồi, lại ra đi theo hạnh xuất ly? Chẳng phải là nên làm chín muồi trí trước, khi trí đă được chín muồi th́ sẽ ra đi?”
“Tâu đại vương, đức Bồ Tát sau khi nh́n thấy hậu cung bị lộn xộn, đă có sự ân hận, khi vị ấy có sự ân hận, sự không c̣n hứng thú đă khởi lên. Sau khi nhận ra tâm không c̣n hứng thú đă được sanh khởi, một vị Thiên tử nào đó thuộc nhóm của Ma Vương (nghĩ rằng): ‘Đây quả là lúc để xua đi tâm không c̣n hứng thú,’ rồi đă đứng ở không trung và nói lời nói này: ‘Thưa ngài, thưa ngài, xin ngài chớ bất măn. Vào ngày thứ bảy kể từ hôm nay, bánh xe báu thuộc cơi trời có ngàn căm, có bánh xe, có trục, được đầy đủ mọi bộ phận, sẽ hiện ra cho ngài. Và các báu vật di chuyển ở trên đất và ngự ở trên trời cũng sẽ tự động di chuyển đến với ngài, mệnh lệnh từ miệng của một ḿnh ngài sẽ vận hành ở bốn châu lục và hai ngàn đảo nhỏ phụ thuộc, ngài sẽ có hơn một ngàn con trai, là những dũng sĩ có dáng vóc và chi thể của người anh hùng, có sự nghiền nát đạo quân đối phương. Được tháp tùng bởi những người con trai ấy, được thành tựu bảy báu vật, ngài sẽ lănh đạo bốn châu lục.’
Tâu đại vương, giống như cái cọc sắt bị đốt lửa nguyên ngày, đang được nung nóng toàn bộ, rồi xuyên vào lỗ tai, tâu đại vương, lời nói ấy đă đi vào lỗ tai của đức Bồ Tát tương tợ y như thế. Tóm lại, vị ấy lúc b́nh thường vốn đă bị bất măn, v́ lời nói của vị Thiên nhân ấy, đă bị dao động, đă bị chấn động, đă đạt đến trạng thái chấn động với mức độ nhiều hơn nữa.
Tâu đại vương, hoặc là giống như khối lửa to lớn khổng lồ đang cháy sáng, được bỏ thêm củi khác vào th́ có thể cháy sáng thêm hơn nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Bồ Tát lúc b́nh thường vốn đă bị bất măn, v́ lời nói của vị Thiên nhân ấy, đă bị dao động, đă bị chấn động, đă đạt đến trạng thái chấn động với mức độ nhiều hơn nữa.
Tâu đại vương, hoặc là giống như đại địa cầu, b́nh thường đă bị ẩm ướt, có những vùng cỏ xanh mới mọc, có nước tưới lên, trở thành lầy lội, có thể trở nên lầy lội hơn với mức độ nhiều hơn khi có cơn mưa lớn lại đổ xuống lần nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Bồ Tát lúc b́nh thường vốn đă bị bất măn, v́ lời nói của vị Thiên nhân ấy, đă bị dao động, đă bị chấn động, đă đạt đến trạng thái chấn động với mức độ nhiều hơn nữa.”
3. “Thưa ngài Nāgasena, nếu vào ngày thứ bảy bánh xe báu thuộc cơi trời sanh lên cho đức Bồ Tát, có phải khi bánh xe báu thuộc cơi trời được sanh lên th́ đức Bồ Tát sẽ quay trở lui lại?”
“Tâu đại vương, bởi v́ vào ngày thứ bảy bánh xe báu thuộc cơi trời không sanh lên cho đức Bồ Tát, th́ vị Thiên nhân ấy đă nói lời nói dối nhằm khêu gợi ḷng tham. Tâu đại vương, nếu vào ngày thứ bảy bánh xe báu thuộc cơi trời sanh lên, th́ đức Bồ Tát sẽ không quay trở lui. V́ lư do ǵ? Tâu đại vương, đức Bồ Tát đă nắm giữ chắc chắn rằng: ‘Là vô thường,’ đă nắm giữ chắc chắn rằng: ‘Là khổ năo, là vô ngă,’ đă đạt đến sự cạn kiệt về chấp thủ.
Tâu đại vương, giống như nước từ hồ nước Anotatta chảy vào sông Gaṅgā, từ sông Gaṅgā chảy vào đại dương, từ đại dương đi vào miệng của ḷng trái đất, phải chăng nước ấy từ miệng của ḷng trái đất có thể quay trở lui lại rồi chảy vào đại dương, từ đại dương chảy vào sông Gaṅgā, từ sông Gaṅgā chảy vào lại hồ Anotatta?”
“Thưa ngài, không thể.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế pháp thiện đă được đức Bồ Tát làm cho chín muồi trong bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp v́ lư do của lần hiện hữu này. Vị ấy đấy, có lần hiện hữu sau cùng đă được đạt đến, có trí giác ngộ đă được chín muồi, sau sáu năm sẽ trở thành đức Phật, đấng Toàn Tri, nhân vật cao cả ở thế gian. Tâu đại vương, có phải đức Bồ Tát có thể quay trở lại v́ lư do bánh xe báu?”
“Thưa ngài, không thể.”
“Tâu đại vương, thêm nữa đại địa cầu với rừng với núi có thể lật ngược lại, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Tâu đại vương, nếu nước của sông Gaṅgā cũng có thể chảy ngược ḍng, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Tâu đại vương, nếu đại dương, với sự chứa đựng lượng nước vô hạn, cũng có thể khô cạn như là nước ở dấu chân ḅ, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Tâu đại vương, nếu núi chúa Sineru cũng có thể đổ vỡ thành trăm mảnh, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Tâu đại vương, nếu mặt trăng và mặt trời luôn cả các v́ sao cũng có thể rơi xuống như là cục đất rơi xuống mặt đất, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Tâu đại vương, nếu bầu trời cũng có thể cuộn tṛn như là chiếc chiếu, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. V́ lư do ǵ? V́ trạng thái đă được phá vỡ đối với tất cả các sự trói buộc.”
4. “Thưa ngài Nāgasena, có bao nhiêu sự trói buộc ở thế gian?”
“Tâu đại vương, đây là mười sự trói buộc ở thế gian, bị trói buộc bởi những sự trói buộc này chúng sanh không thể ra đi, sau khi ra đi rồi cũng quay trở lui.
Mười sự trói buộc nào?
Tâu đại vương, mẹ là sự trói buộc ở thế gian.
Tâu đại vương, cha là sự trói buộc ở thế gian.
Tâu đại vương, vợ là sự trói buộc ở thế gian.
Tâu đại vương, các con là sự trói buộc ở thế gian.
Tâu đại vương, thân quyến là sự trói buộc ở thế gian.
Tâu đại vương, bạn bè là sự trói buộc ở thế gian.
Tâu đại vương, tài sản là sự trói buộc ở thế gian.
Tâu đại vương, lợi lộc và sự tôn vinh là sự trói buộc ở thế gian.
Tâu đại vương, quyền uy là sự trói buộc ở thế gian.
Tâu đại vương, năm loại dục là sự trói buộc ở thế gian.
Tâu đại vương, đây là mười sự trói buộc ở thế gian, bị trói buộc bởi những sự trói buộc này chúng sanh không thể ra đi, sau khi ra đi rồi cũng quay trở lui. Mười sự trói buộc ấy của đức Bồ Tát đă bị chặt đứt, đă bị tách ra, đă bị phá vỡ. Tâu đại vương, v́ thế đức Bồ Tát không quay trở lui.”
5. “Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Bồ Tát, khi tâm không c̣n hứng thú đă được sanh khởi, do lời nói của vị Thiên nhân mà ra đi theo hạnh xuất ly vào lúc trí chưa được chín muồi, vào lúc sự giác ngộ chưa được chín muồi, và do việc hành khổ hạnh đă được thực hiện th́ vị ấy có được điều ǵ? Chẳng lẽ sự chín muồi của trí sẽ được tu tập bởi người đang mong đợi nhờ vào tất cả các loại vật thực?”
“Tâu đại vương, mười hạng người này ở thế gian bị chê bai, bị khinh thường, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến.
Mười hạng nào? Tâu đại vương, người nữ là góa phụ ở thế gian bị chê bai, bị khinh thường, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến.
Tâu đại vương, người yếu đuối,
Tâu đại vương, người không bạn bè và thân quyến,
Tâu đại vương, người ham ăn,
Tâu đại vương, người chưa sống ở nhà của thầy giáo,
Tâu đại vương, người có bạn ác,
Tâu đại vương, người thấp kém về tài sản,
Tâu đại vương, người thấp kém về tánh hạnh,
Tâu đại vương, người thấp kém về nghiệp,
Tâu đại vương, người thấp kém về sự gắng sức ở thế gian bị chê bai, bị khinh thường, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến.
Tâu đại vương, đây là mười hạng người ở thế gian bị chê bai, bị khinh thường, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến.
Tâu đại vương, trong khi nhớ lại mười trường hợp này, đức Bồ Tát có ư tưởng như vầy đă sanh khởi: ‘Ta chớ có trở thành người thấp kém về nghiệp, thấp kém về sự gắng sức, bị chư Thiên và loài người chê trách. Tốt hơn ta nên là chủ nhân của nghiệp, nên sống không xao lăng, có sự tôn trọng nghiệp, có sự làm chủ đối với nghiệp, có thói quen ở nghiệp, có hành trang là nghiệp, có chỗ ngụ ở trong nghiệp’ Tâu đại vương, đức Bồ Tát trong khi làm chín muồi trí đă thực hiện việc hành khổ hạnh như thế.”
6. “Thưa ngài Nāgasena, đức Bồ Tát, trong khi thực hiện việc hành khổ hạnh, đă nói như vầy: ‘Do việc hành khổ hạnh nhức nhối này, ta không chứng đắc các pháp thượng nhân, pháp đặc biệt thuộc về trí tuệ và sự thấy biết xứng đáng bậc Thánh; có thể có đạo lộ khác đưa đến sự giác ngộ?’ Có phải vào lúc ấy đức Bồ Tát đă có sự mất mát về trí nhớ liên quan đến đạo lộ?”
“Tâu đại vương, đây là hai mươi lăm pháp làm tâm yếu đuối, tâm bị chúng làm yếu đuối không được tập trung đúng đắn để diệt trừ các lậu hoặc.
Hai mươi lăm pháp nào? Tâu đại vương, sự giận dữ làm tâm yếu đuối, tâm bị nó làm yếu đuối không được tập trung đúng đắn để diệt trừ các lậu hoặc. Tâu đại vương, sự thù hằn, gièm pha, ác ư, ganh tỵ, bỏn xẻn, xảo trá, bội bạc, bướng bỉnh, hung hăng, ngă mạn, kiêu căng, đam mê, xao lăng, dă dượi buồn ngủ, uể oải, lười biếng, bạn xấu, các sắc, các thinh, các hương, các vị, các xúc, sự đói, sự khát, sự không hứng thú làm tâm yếu đuối, tâm bị nó làm yếu đuối không được tập trung đúng đắn để diệt trừ các lậu hoặc. Tâu đại vương, đây là hai mươi lăm pháp làm tâm yếu đuối, tâm bị chúng làm yếu đuối không được tập trung đúng đắn để diệt trừ các lậu hoặc.
Tâu đại vương, hơn nữa thân thể của đức Bồ Tát đă bị kiệt quệ v́ sự đói khát, khi thân thể bị kiệt quệ tâm không được tập trung đúng đắn để diệt trừ các lậu hoặc. Tâu đại vương, trong bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp, đức Bồ Tát đă theo đuổi sự chứng ngộ về bốn Chân Lư Cao Thượng ở những kiếp sống ấy. Vậy th́ tại sao ở lần hiện hữu cuối cùng của vị ấy, kiếp sống của sự chứng ngộ, lại có sự mất mát về trí nhớ liên quan đến đạo lộ? Tâu đại vương, thêm nữa đức Bồ Tát đă có ư tưởng sanh khởi rằng: ‘Có thể có đạo lộ khác đưa đến giác ngộ?’ Tâu đại vương, quả là trước đây, đức Bồ Tát, vào lúc một tháng tuổi, ở nơi công trường của người cha và ḍng Sakya, tại bóng mát của cây mận đỏ, tại chiếc giường lộng lẫy, đă ngồi, xếp chân vào thế kiết già, sau khi tách ly hẳn các dục, tách ly các bất thiện pháp, đạt đến và an trú sơ thiền, có tầm, có tứ, có hỷ lạc sanh lên do sự tách ly.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy. Trong khi làm chín muồi trí tuệ, đức Bồ Tát đă thực hiện việc hành khổ hạnh.”
Câu hỏi về việc hành khổ hạnh là thứ hai.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, cái nào trội hơn, mạnh hơn, thiện hay là bất thiện?”
“Tâu đại vương, thiện là trội hơn, mạnh hơn, bất thiện th́ không như vậy.”
“Thưa ngài Nāgasena, trẫm không chấp nhận lời nói ấy: ‘Thiện là trội hơn, mạnh hơn, bất thiện th́ không như vậy.’ Thưa ngài Nāgasena, ở đây được thấy những kẻ giết hại mạng sống, lấy vật chưa được cho, có hành vi sai trái trong các dục, nói lời dối trá, tàn phá làng mạc, quân cướp đường, gian lận, lường gạt, tất cả những kẻ ấy nhận chịu việc bị chặt bàn tay, chặt bàn chân, chặt bàn tay và bàn chân, cắt tai, xẻo mũi, cắt tai và xẻo mũi, (nhúng vào) hũ giấm chua, cạo đầu bôi vôi, đốt lửa ở miệng, thiêu sống, đốt cháy ở bàn tay, lột da thành sợi, mặc y phục vỏ cây, kéo căng thân người ở trên đất, xiên da thịt bằng lưỡi câu, khoét thịt thành đồng tiền, chà xát với chất kiềm, quay tṛn ở trên thập tự giá, ngồi ở ghế rơm, rưới bằng dầu sôi, cho những con chó gặm, đặt trên giáo nhọn, chặt đầu bằng gươm tương xứng với tội ác, những ai làm điều ác ban đêm th́ gánh chịu hậu quả ngay trong đêm, những ai làm ban đêm th́ gánh chịu trong ngày (kế), những ai làm ban ngày th́ gánh chịu ngay trong đêm, những ai đă trải qua hai ba ngày th́ gánh chịu hai ba ngày, tất cả những người ấy đều gánh chịu hậu quả ngay trong hiện tại. Thưa ngài Nāgasena, trái lại có phải có người nào đó sau khi bố thí vật thí có cả vật phụ tùng đến một vị, hoặc hai vị, hoặc ba vị, hoặc bốn vị, hoặc năm vị, hoặc mười vị, hoặc một trăm vị, hoặc một ngàn vị, hoặc một trăm ngàn vị, th́ trở thành người hưởng thụ của cải, hoặc danh tiếng, hoặc an lạc, nhờ vào giới hoặc việc hành trai giới trong thời hiện tại?”
“Tâu đại vương, có bốn người sau khi bố thí vật thí, sau khi thọ tŕ giới, sau khi thực hiện việc hành trai giới th́ đạt đến danh vọng ở thành phố của chư Thiên bằng chính cơ thể thân xác ấy ngay trong thời hiện tại.”
2. “Thưa ngài, ai và ai vậy?”
“Tâu đại vương, đức vua Mandhātā, đức vua Nimi, đức vua Sādhīna, và Càn-thát-bà Guttila.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều ấy rơ ràng là đă trải qua nhiều ngàn đời. Điều ấy cũng là vượt ngoài tầm nh́n của hai chúng ta. Nếu ngài có khả năng, xin ngài hăy nói về cuộc đời đang c̣n tiếp diễn, vào thời điểm đang c̣n đức Thế Tôn.”
“Tâu đại vương, thậm chí ở cuộc đời đang c̣n tiếp diễn, kẻ nô lệ Puṇṇaka sau khi dâng vật thực đến trưởng lăo Sāriputta th́ đă đạt đến địa vị nhà triệu phú ngay trong ngày ấy, vị ấy hiện nay đă được biết là: ‘Triệu phú Puṇṇaka.’ Hoàng hậu Gopālamātā sau khi bán mái tóc của chính ḿnh, với tám đồng tiền nhận được đă dâng đồ ăn khất thực đến trưởng lăo Mahākaccāyana, (cùng với bảy vị khác) và bản thân ngài là vị thứ tám, th́ đă đạt được ngôi vị hoàng hậu chánh cung của đức vua Udena ngay trong ngày ấy. Nữ cư sĩ Suppiyā sau khi đă dâng nước xúp nấu với thịt đùi của chính ḿnh đến một vị tỳ khưu bệnh nọ, th́ ngay trong ngày thứ nh́ vết thương đă được liền lại, có làn da đẹp, đă được hết bệnh.
Mallikādevī, sau khi dâng phần cháo chua của đêm hôm qua đến đức Thế Tôn, đă trở thành hoàng hậu chánh cung của đức vua Kosala ngay trong ngày ấy. Người thợ làm tràng hoa Sumana, sau khi cúng dường đức Thế Tôn với tám nắm hoa nhài, đă đạt được sự thành tựu lớn lao ngay trong ngày ấy. Vị Bà-la-môn Ekasāṭaka (có độc một tấm vải che thân), sau khi cúng dường đức Thế Tôn với tấm vải khoác ngoài, đă đạt được tất cả mỗi thứ tám món ngay trong ngày ấy. Tâu đại vương, tất cả những người này cũng đă hưởng thụ của cải và danh vọng ở thời hiện tại.”
3. “Thưa ngài Nāgasena, sau khi chọn lựa và t́m kiếm, có phải ngài đă thấy chỉ có sáu người?”
“Tâu đại vương, đúng vậy.”
“Thưa ngài Nāgasena, như thế th́ chính bất thiện là trội hơn, mạnh hơn, thiện th́ không như vậy. Thưa ngài Nāgasena, bởi v́ chỉ trong một ngày trẫm nh́n thấy mười người nam, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi người nam đang bị đặt trên các giáo nhọn do hậu quả của nghiệp ác. Trẫm nh́n thấy trăm người nam, ngàn người nam đang bị đặt trên các giáo nhọn do hậu quả của nghiệp ác. Thưa ngài Nāgasena, người con trai của vị tướng quân thuộc ḍng họ Nanda có tên là Bhaddasāla. Cuộc chiến đấu giữa vị ấy và đức vua Candagutta đă diễn ra ác liệt. Thưa ngài Nāgasena, hơn nữa trong cuộc chiến đấu ấy, đă có tám mươi thây người cụt đầu ở cả hai đoàn quân. Nghe nói khi một cái giỏ đựng đầu được tràn đầy th́ có một thây người cụt đầu đứng dậy. Tất cả những người này lâm vào tai họa và bất hạnh do hậu quả của chính nghiệp ác. Thưa ngài Nāgasena, cũng v́ lư do này mà trẫm nói rằng: ‘Chính bất thiện là trội hơn, mạnh hơn, thiện th́ không như vậy.’ Thưa ngài Nāgasena, có phải được nghe là trong thời Giáo Pháp của đức Phật này, vật thí không thể sánh bằng đă được bố thí bởi đức vua Kosala?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Có được nghe.”
“Thưa ngài Nāgasena, phải chăng đức vua Kosala, sau khi bố thí vật thí không thể sánh bằng ấy, do nhân ấy đă nhận được của cải hay danh vọng hay sự an lạc nào đó trong thời hiện tại?”
“Tâu đại vương, không có.”
“Thưa ngài Nāgasena, nếu đức vua Kosala, thậm chí sau khi bố thí vật thí không thể sánh bằng có h́nh thức như thế, do nhân ấy đă không nhận được của cải hay danh vọng hay sự an lạc trong thời hiện tại. Thưa ngài Nāgasena, như thế th́ chính bất thiện là trội hơn, mạnh hơn, thiện th́ không như vậy.”
4. “Tâu đại vương, v́ tính chất nhỏ nhoi nên bất thiện chuyển biến mau chóng. Do tính chất rộng lớn nên thiện chuyển biến cần thời gian dài. Tâu đại vương, điều này nên được quan sát bằng ví dụ. Tâu đại vương, giống như ở xứ sở Aparanta, có giống lúa tên là kumudabhaṇḍikā sau một tháng th́ được gặt rồi đem vào trong nhà. Các lúa sāli chín sau năm sáu tháng. Tâu đại vương, vậy th́ ở đây có điều ǵ khác nhau? Giữa lúa kumudabhaṇḍikā và các loại lúa sāli có điều ǵ là khác biệt?”
“Thưa ngài, v́ tính chất nhỏ nhoi của lúa kumudabhaṇḍikā, và tính chất rộng lớn của các lúa sāli. Thưa ngài Nāgasena, các lúa sāli là xứng đáng với đức vua, là thực phẩm của đức vua, c̣n lúa kumudabhaṇḍikā là thực phẩm của các nô bộc và những người làm công việc.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế v́ tính chất nhỏ nhoi nên bất thiện chuyển biến mau chóng. Do tính chất rộng lớn nên thiện chuyển biến cần thời gian dài.”
“Thưa ngài Nāgasena, trong trường hợp ấy cái nào chuyển biến mau chóng, cái ấy ở thế gian gọi là trội hơn, mạnh hơn. Do đó, bất thiện là trội hơn, mạnh hơn, thiện th́ không như vậy. Thưa ngài Nāgasena, giống như người lính chiến nào đó, sau khi tiến vào cuộc chiến đấu lớn lao vĩ đại, th́ nắm lấy kẻ thù ở nách, lôi đi, rồi mau chóng hơn nữa đưa đến các chủ soái, người lính chiến ấy ở thế gian gọi là dũng sĩ tài năng. Và người thầy thuốc nào nhanh chóng lấy ra mũi tên, xua đi cơn bệnh, người thầy thuốc ấy gọi là thông thạo. Người kế toán nào tính toán vô cùng mau lẹ và nhanh chóng phô bày (kết quả), người kế toán ấy gọi là thông thạo. Người vơ sĩ nào nhanh chóng nhấc bổng và vật ngă ngửa đối thủ, người vơ sĩ ấy gọi là dũng sĩ tài năng. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế cái nào chuyển biến mau chóng, dầu là thiện hay là bất thiện, cái ấy ở thế gian là trội hơn, mạnh hơn.”
5. “Tâu đại vương, luôn cả hai nghiệp ấy đều được cảm thọ trong tương lai. Tuy nhiên, bất thiện do có tội lỗi nên lập tức chịu cảm thọ trong thời hiện tại. Tâu đại vương, các vị Sát-đế-lỵ trước đây đă thành lập quy định này: ‘Kẻ nào giết hại mạng sống, kẻ ấy xứng đáng h́nh phạt; kẻ nào lấy vật chưa cho, kẻ nào đi đến vợ người khác, kẻ nào nói lời dối trá, kẻ nào tàn phá xóm làng, kẻ nào cướp giật đường xá, kẻ nào thực hiện việc gian lận và lường gạt, kẻ ấy xứng đáng h́nh phạt, nên bị giết chết, nên bị chém, nên bị phanh (thây), nên bị trừng phạt.’ Căn cứ vào việc ấy, sau khi cân nhắc xét đoán họ gia h́nh, giết chết, chém, phanh (thây), và trừng phạt. Tâu đại vương, phải chăng có điều quy định đă được thành lập bởi những ai đó rằng: ‘Người nào bố thí vật thí, hoặc ǵn giữ giới, hoặc thực hiện việc hành trai giới, th́ người ấy sẽ được ban thưởng tài sản hoặc danh vọng’? Phải chăng sau khi cân nhắc xét đoán về việc ấy, họ ban thưởng tài sản hoặc danh vọng, tương tợ như việc giết chết hoặc giam cầm đối với hành động đă làm của kẻ trộm cướp?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, nếu họ sau khi cân nhắc xét đoán có thể ban thưởng tài sản hoặc danh vọng đến các thí chủ, th́ thiện cũng có thể được cảm thọ trong hiện tại. Tâu đại vương, bởi v́ họ không cân nhắc về các thí chủ rằng: ‘Chúng ta sẽ ban thưởng tài sản hoặc danh vọng,’ v́ thế thiện không được cảm thọ trong hiện tại. Tâu đại vương, v́ lư do này bất thiện chịu cảm thọ trong hiện tại, và kẻ ấy cảm nhận cảm thọ trội hơn, mạnh hơn ngay trong tương lai.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Thiếu vắng bậc có sự giác ngộ như là ngài, câu hỏi này đă không khéo được tháo gỡ. Thưa ngài Nāgasena, việc thuộc về thế gian đă được giảng giải bằng cách vượt trên thế gian.”
Câu hỏi về thiện hay bất thiện mạnh hơn là thứ ba.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, các thí chủ này sau khi bố thí vật thí, hồi hướng đến các quyến thuộc đă quá văng rằng: ‘Việc này hăy thành tựu cho những người ấy.’ Phải chăng những người ấy do nhân ấy nhận được quả thành tựu nào đó?”
“Tâu đại vương, một số nhận được, một số không nhận được.”
“Thưa ngài, những ai nhận được, những ai không nhận được?”
“Tâu đại vương, những người đă sanh vào địa ngục không nhận được, những người đă đi đến cơi trời không nhận được, những người đă đi đến bản thể loài thú không nhận được, trong số bốn hạng người đă quá văng, ba hạng người đă quá văng không nhận được—là hạng chỉ ăn đồ được mửa ra, hạng bị hành hạ bởi sự đói khát, hạng luôn bị dằn vặt bởi sự khao khát. Hạng người đă quá văng nhận được là hạng sống nhờ vào sự bố thí của người khác, thậm chí những người ấy ngay trong khi nhớ đến cũng nhận được.”
“Thưa ngài Nāgasena, như thế th́ sự bố thí của các thí chủ đă được làm để hồi hướng đến những người nào, nếu những người ấy không nhận được, th́ bị uổng phí, th́ không có kết quả?”
“Tâu đại vương, việc bố thí ấy không hẳn là không có kết quả, là không có quả thành tựu. Chính các thí chủ thọ hưởng kết quả của việc ấy.”
“Thưa ngài Nāgasena, như thế th́ xin ngài giúp cho trẫm hiểu bắng lư lẽ?”
“Tâu đại vương, ở đây một số người nào đó chuẩn bị cá, thịt, rượu, thức ăn, vật nhai, rồi đi đến nhà của thân quyến. Nếu những thân quyến ấy không thọ nhận quà biếu ấy, phải chăng quà biếu ấy trở nên uổng phí, hoặc bị mất mát?”
“Thưa ngài, không đúng. Vật ấy là thuộc về chính các người chủ.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế chính các thí chủ thọ hưởng kết quả của việc ấy. Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam đă đi vào nội pḥng, trong khi lối đi ra không có ở phía trước th́ có thể đi ra bằng cách nào?”
“Thưa ngài, bằng chính lối đă đi vào.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế chính các thí chủ thọ hưởng kết quả của việc ấy.”
“Thưa ngài Nāgasena, hăy là vậy. Chúng tôi chấp nhận điều này đúng theo như vậy: ‘Chính các thí chủ thọ hưởng kết quả của việc ấy. Chúng tôi không bàn căi về lư lẽ ấy.’
2. Thưa ngài Nāgasena, nếu vật thí đă được bố thí của các thí chủ này thành tựu đến các quyến thuộc đă quá văng, và họ thọ hưởng quả thành tựu của việc ấy, như thế th́ kẻ nào có sự giết hại mạng sống, là thợ săn, có bàn tay vấy máu, có tâm tư tồi tệ, sau khi giết chết nhiều người, sau khi gây ra hành động tàn bạo, rồi hồi hướng đến các quyến thuộc đă quá văng rằng: ‘Quả thành tựu của việc làm này của tôi hăy thành tựu đến các quyến thuộc đă quá văng,’ phải chăng quả thành tựu của việc ấy thành tựu đến các quyến thuộc đă quá văng?”
“Tâu đại vương, không đúng.”
“Thưa ngài Nāgasena, trong trường hợp ấy, cái ǵ là nhân, cái ǵ là lư do khiến cho thiện thành tựu, c̣n bất thiện không thành tựu?”
“Tâu đại vương, câu hỏi ấy là không nên hỏi. Tâu đại vương, xin đại vương chớ (nghĩ rằng): ‘Có người trả lời’ rồi hỏi câu hỏi không thể trả lời được: ‘Tại sao bầu trời không có vật máng lên? Tại sao sông Gaṅgā không chảy về phía thượng nguồn? Tại sao những người này là lưỡng sanh và có hai chân, c̣n loài thú có bốn chân? Có phải đại vương cũng sẽ hỏi tôi câu hỏi ấy?”
“Thưa ngài Nāgasena, trẫm hỏi ngài không phải v́ có ư muốn gây khó khăn. Tuy nhiên, trẫm hỏi nhằm mục đích làm tiêu tan sự nghi ngờ. Nhiều người ở thế gian có sự cầm nắm bằng tay trái, có mắt bị ḷa, trẫm hỏi ngài điều ấy là như vầy: ‘V́ điều ǵ mà những người ấy không thể đạt được cơ hội?’”
“Tâu đại vương, không thể san sẻ nghiệp ác với người đă không làm, với người không tùy hỷ theo. Tâu đại vương, giống như những người chuyển nước đến nơi rất xa bằng ống dẫn nước. Tâu đại vương, phải chăng núi đá rắn chắc to lớn có thể chuyển dịch theo như ư muốn cũng bằng ống dẫn?”
“Thưa ngài, không được.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế có thể san sẻ thiện, không thể san sẻ bất thiện. Tâu đại vương, hoặc là giống như có thể đốt sáng ngọn đèn với dầu. Tâu đại vương, phải chăng có thể đốt sáng ngọn đèn với nước?”
“Thưa ngài, không được.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế có thể san sẻ thiện, không thể san sẻ bất thiện. Tâu đại vương, hoặc là giống như những người nông dân lấy nước từ hồ nước rồi nấu chín gạo. Tâu đại vương, phải chăng có thể lấy nước từ biển cả rồi nấu chín gạo?”
“Thưa ngài, không được.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế có thể san sẻ thiện, không thể san sẻ bất thiện.”
3. “Thưa ngài Nāgasena, v́ lư do ǵ mà có thể san sẻ thiện, không thể san sẻ bất thiện? Xin ngài giúp cho trẫm hiểu bằng lư lẽ. Trẫm không phải là mù ḷa và không có ánh sáng, sau khi lắng nghe trẫm sẽ hiểu.”
“Tâu đại vương, bất thiện là ít ỏi, thiện th́ dồi dào. Do tính chất ít ỏi, bất thiện tác động chỉ riêng người tạo tác. Bởi tính chất dồi dào, thiện bao phủ thế gian luôn cả cơi Trời.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như một giọt nước nhỏ nhoi rơi xuống trái đất. Tâu đại vương, phải chăng giọt nước ấy có thể phủ lên luôn cả mười, mười hai do-tuần?”
“Thưa ngài, không đúng. Giọt nước ấy đă rơi xuống ở nơi nào, th́ nó tác động chỉ ở nơi ấy thôi.”
“Tâu đại vương, v́ lư do ǵ?”
“Thưa ngài, v́ tính chất nhỏ nhoi của giọt nước.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế bất thiện là nhỏ nhoi. Do tính chất nhỏ nhoi, nó tác động chỉ riêng người tạo tác, không thể san sẻ. Tâu đại vương, hoặc là giống như đám mây to lớn khổng lồ, trong khi làm hài ḷng mặt đất, có thể đổ mưa. Tâu đại vương, phải chăng đám mây to lớn ấy có thể phủ lên khắp nơi?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Đám mây to lớn ấy sau khi làm tràn đầy hố, ao, suối, cành cây, hốc, khe, hồ, vũng, giếng, đầm sen, cũng có thể phủ lên luôn cả mười, mười hai do-tuần.”
“Tâu đại vương, v́ lư do ǵ?”
“Thưa ngài, v́ tính chất to lớn của đám mây.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thiện th́ dồi dào. Do tính chất dồi dào, có thể san sẽ với chư Thiên và loài người.”
4. “Thưa ngài Nāgasena, v́ lư do ǵ mà bất thiện là ít ỏi, c̣n thiện là dồi dào hơn?”
“Tâu đại vương, ở đây có ai đó dâng cúng vật thí, thọ tŕ giới, thực hành việc trai giới, người ấy vui mừng, mừng rỡ, vừa ḷng, hài ḷng, hoan hỷ, có tâm tịnh tín, hân hoan sanh khởi, đối với vị ấy hỷ sanh lên liên tục, đối với người có tâm hỷ thiện phát triển nhiều thêm hơn nữa.
Tâu đại vương, giống như ở giếng nước được tràn đầy với nhiều nước, nước có thể đi vào bằng một lối, thoát ra bằng một lối, mặc dầu đang được thoát ra nước cũng vẫn liên tục sanh khởi, không thể nào bị lâm vào sự cạn kiệt. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thiện phát triển nhiều thêm hơn nữa. Tâu đại vương, nếu một người có thể hướng tâm đến việc thiện đă làm thậm chí cả một trăm năm, khi được liên tục hướng tâm th́ thiện phát triển nhiều thêm hơn nữa. Đối với người ấy, thiện ấy có thể san sẻ cho những người mong mỏi như thế ấy. Tâu đại vương, ở đây điều này là lư do mà với lư do ấy thiện là dồi dào hơn.
Tâu đại vương, trái lại người đang làm việc bất thiện th́ về sau có sự ân hận; đối với người có sự ân hận, th́ tâm thâu hẹp lại, co rút lại, quay trở lại, không trải rộng, buồn rầu, bứt rứt, tiêu tán, cạn kiệt, không phát triển, tác động chỉ ở nơi ấy thôi. Tâu đại vương, giống như chút ít nước đang rơi xuống phía bên trên của ḍng sông khô cạn có băi cát lớn lồi lơm uốn cong khúc khuỷu, th́ tiêu tán, cạn kiệt, không phát triển, tác động chỉ ở nơi ấy thôi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với người đang làm việc bất thiện, tâm thâu hẹp lại, co rút lại, quay trở lại, không trải rộng, buồn rầu, bứt rứt, tiêu tán, cạn kiệt, không phát triển, tác động chỉ ở nơi ấy thôi. Tâu đại vương, ở đây điều này là lư do mà với lư do ấy bất thiện là ít ỏi.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về việc hồi hướng đến quyến thuộc đă quá văng là thứ tư.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, những người nam và nữ ở thế gian này nh́n thấy giấc mơ, tốt đẹp, xấu xa, đă thấy trước đây, chưa thấy trước đây, đă làm trước đây, chưa làm trước đây, b́nh yên, có sự sợ hăi, ở xa, ở gần. Họ nh́n thấy nhiều loại, hàng ngàn h́nh dáng. Và cái gọi là giấc mơ ấy là cái ǵ? Và ai nh́n thấy điều này?”
“Tâu đại vương, cái gọi là giấc mơ ấy là điềm báo hiệu, là cái tiến đến gần lănh vực của tâm. Tâu đại vương, sáu hạng này nh́n thấy giấc mơ: hạng nh́n thấy giấc mơ liên quan đến gió, hạng nh́n thấy giấc mơ liên quan đến mật, hạng nh́n thấy giấc mơ liên quan đến đờm, hạng nh́n thấy giấc mơ do chư Thiên đem lại, hạng nh́n thấy giấc mơ do đă được làm thường xuyên, hạng nh́n thấy giấc mơ do điềm báo hiệu. Tâu đại vương, ở đây nh́n thấy giấc mơ nào do điềm báo hiệu, th́ chính cái ấy là thật, phần c̣n lại là giả.”
2. “Thưa ngài Nāgasena, người nào nh́n thấy giấc mơ do điềm báo hiệu, có phải tâm của người ấy tự đi đến và t́m kiếm điềm báo hiệu ấy, hay là điềm báo hiệu ấy tiến đến gần lănh vực của tâm, hay là cái nào khác đi đến và thông báo cho người ấy?”
“Tâu đại vương, không phải tâm của người ấy tự đi đến và xem xét điềm báo hiệu ấy, cũng không phải cái nào nào khác đi đến và thông báo cho người ấy. Khi ấy, chính điềm báo hiệu ấy tiến đến gần lănh vực của tâm. Tâu đại vương, giống như tấm gương soi không tự đi đến nơi nào đó và xem xét cái bóng phản chiếu, cũng không phải cái nào khác đem cái bóng phản chiếu lại và áp vào tấm gương soi. Khi ấy, từ nơi nào đó cái bóng phản chiếu đi đến và lại gần lănh vực của tấm gương soi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế không phải tâm của người ấy tự đi đến và xem xét điềm báo hiệu ấy, cũng không phải cái nào khác đi đến và thông báo. Khi ấy, từ nơi nào đó điềm báo hiệu ấy tiến đến gần lănh vực của tâm.”
3. “Thưa ngài Nāgasena, tâm nào đó nh́n thấy giấc mơ, phải chăng tâm ấy biết được rằng: ‘Kết quả sẽ là như vầy, hoặc là b́nh yên hoặc là sợ hăi’?”
“Tâu đại vương, không phải là tâm ấy biết được rằng: ‘Kết quả sẽ là như vầy, hoặc là b́nh yên hoặc là sợ hăi.’ Trái lại, khi điềm báo hiệu được sanh lên, th́ nó nói cho những cái khác. Sau đó, những cái ấy nói ra ư nghĩa.”
“Thưa ngài Nāgasena, vậy xin ngài chỉ cho thấy lư do.”
“Tâu đại vương, giống như các nốt ruồi, mụt nhọt, ghẻ lở xuất hiện ở cơ thể là đưa đến việc có lợi lộc hay không có lợi lộc, có danh tiếng hay không có danh tiếng, chê trách hay khen ngợi, an lạc hay khổ đau. Tâu đại vương, phải chăng các nốt ruồi, mụt nhọt, ghẻ lở sanh lên sau khi biết được rằng: ‘Chúng tôi sẽ tạo ra sự việc này’?”
“Thưa ngài, không đúng. Ở bất kỳ vị trí nào mà các mụt nhọt sanh lên, sau khi nh́n thấy các mụt nhọt ấy ở chỗ ấy, các nhà tướng số giải thích: ‘Kết quả sẽ là như vầy.’”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm nào đó nh́n thấy giấc mơ, không phải là tâm ấy biết được rằng: ‘Kết quả sẽ là như vầy, hoặc là b́nh yên hoặc là sợ hăi.’ Trái lại, khi điềm báo hiệu được sanh lên, th́ nó nói cho những cái khác; sau đó, những cái ấy nói về ư nghĩa.”
4. “Thưa ngài Nāgasena, người nào nh́n thấy giấc mơ, th́ người ấy nh́n thấy trong lúc đang ngủ hay là nh́n thấy trong khi c̣n thức?”
“Tâu đại vương, người nào nh́n thấy giấc mơ, th́ không phải người ấy nh́n thấy trong lúc đang ngủ, cũng không phải nh́n thấy trong khi c̣n thức, tuy nhiên nh́n thấy giấc mơ ở vào khoảng giữa của giai đoạn đang rơi vào trạng thái ngủ mơ màng nhưng chưa đạt đến luồng tâm hộ kiếp. Tâu đại vương, đối với người đă đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, th́ tâm tiến đến luồng tâm hộ kiếp; tâm đă đi vào luồng tâm hộ kiếp th́ không vận hành; tâm không vận hành th́ không nhận biết an lạc hay khổ đau; trong khi không nhận thức th́ không có giấc mơ, khi tâm đang được vận hành th́ nh́n thấy giấc mơ.
Tâu đại vương, giống như ở nơi mờ mịt, tối tăm, không có ánh sáng, th́ bóng phản chiếu không được nh́n thấy ở gương soi, dầu là vô cùng trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế khi tâm đă đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, đă đi vào luồng tâm hộ kiếp, và đang được duy tŕ, th́ tâm là không vận hành ở cơ thể; tâm không vận hành th́ không nh́n thấy giấc mơ. Tâu đại vương, tấm gương soi là như thế nào th́ cơ thể nên được xem xét như vậy. Sự tối tăm là như thế nào th́ trạng thái ngủ mơ màng nên được xem xét như vậy. Ánh sáng là như thế nào th́ tâm nên được xem xét như vậy.
Tâu đại vương, hoặc là giống như khi mặt trời bị che lại bởi băng giá th́ ánh sáng không được nh́n thấy; tia sáng mặt trời tuy có hiện hữu nhưng không vận hành; khi tia sáng mặt trời không vận hành th́ không có ánh sáng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với người đă đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, th́ tâm đi vào luồng tâm hộ kiếp; tâm đă đi vào luồng tâm hộ kiếp th́ không vận hành; tâm không vận hành th́ không nh́n thấy giấc mơ. Tâu đại vương, mặt trời là như thế nào th́ cơ thể nên được xem xét như vậy. Sự che lại bởi băng giá là như thế nào th́ trạng thái ngủ mơ màng nên được xem xét như vậy. Tia sáng mặt trời là như thế nào th́ tâm nên được xem xét như vậy.
5. Tâu đại vương, mặc dầu cơ thể đang hiện hữu nhưng tâm không vận hành trong hai trường hợp: Đối với người đă đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, đă đi vào luồng tâm hộ kiếp, mặc dầu cơ thể đang hiện hữu nhưng tâm không vận hành; đối với người đă thể nhập thiền diệt, mặc dầu cơ thể đang hiện hữu nhưng tâm không vận hành. Tâu đại vương, đối với người đang tỉnh táo, tâm lao xao, mở ra, năng động, không cố định, điềm báo hiệu không tiến đến gần lănh vực ở tâm của người có trạng thái như vậy. Tâu đại vương, giống như những ước muốn thầm kín xa lánh người nam cởi mở, năng động, không nghiêm chỉnh, không kín đáo. Tâu đại vương, tương tợ y như thế nghĩa lư siêu tự nhiên không tiến đến gần lănh vực của người đang tỉnh táo. Do đó, người đang tỉnh táo không nh́n thấy giấc mơ.
Tâu đại vương, hoặc là giống như các thiện pháp dự phần vào giác ngộ không tiến đến gần lănh vực là vị tỳ khưu có sự nuôi mạng bị sứt mẻ, không nết hạnh, có bạn ác, có giới tồi, biếng nhác, có sự tinh tấn thấp kém. Tâu đại vương, tương tợ y như thế nghĩa lư siêu tự nhiên không tiến đến gần lănh vực của người đang tỉnh táo.”
6. “Thưa ngài Nāgasena, có phải trạng thái ngủ mơ màng là có chặng đầu, chặng giữa, và chặng cuối?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Trạng thái ngủ mơ màng có chặng đầu, có chặng giữa, và có chặng cuối.”
“Chặng đầu là cái nào, chặng giữa là cái nào, và chặng cuối là cái nào?”
“Tâu đại vương, trạng thái nào là sự che đậy, sự bao bọc lại, sự yếu đuối của danh uẩn và sắc uẩn, là trạng thái tŕ trệ, không sẵn sàng cho hành động của thân; đây là chặng đầu của trạng thái ngủ mơ màng. Tâu đại vương, người nào có được giấc ngủ của con khỉ, ngủ mơ màng một cách lộn xộn (nửa ngủ nửa thức); đây là chặng giữa của trạng thái ngủ mơ màng. Chặng cuối là việc đi vào luồng tâm hộ kiếp. Tâu đại vương, người đă tiến đến gần chặng giữa, có được giấc ngủ của con khỉ, th́ nh́n thấy giấc mơ. Tâu đại vương, giống như người nào đó có sự thực hành về tiết chế, có tâm được định tĩnh, có pháp được bền vững, có sự sáng suốt không dao động, sau khi đi sâu vào khu rừng, nơi đă được dứt hẳn sự loạn động và tiếng động, rồi suy nghĩ về ư nghĩa vi tế, và ở nơi ấy, người ấy không rơi vào trạng thái ngủ mơ màng. Ở nơi ấy, được định tĩnh, có tâm chuyên nhất, người ấy thấu hiểu được ư nghĩa vi tế. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người tỉnh táo, không đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, tiến đến gần giấc ngủ của con khỉ, có được giấc ngủ của con khỉ, th́ nh́n thấy giấc mơ. Tâu đại vương, sự loạn động và tiếng động là như thế nào th́ sự tỉnh táo nên được xem xét như vậy. Khu rừng tách biệt là như thế nào th́ việc có được giấc ngủ của con khỉ nên được xem xét như vậy. ‘Người ấy sau khi từ bỏ sự loạn động và tiếng động, sau khi tránh né trạng thái ngủ mơ màng, có được trạng thái trầm tĩnh, th́ thấu hiểu được ư nghĩa vi tế’ là như thế nào th́ ‘người tỉnh táo, không đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, có được giấc ngủ của con khỉ, th́ nh́n thấy giấc mơ’ là như vậy.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về giấc mơ là thứ năm.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, các chúng sanh chết đi, tất cả bọn họ đều chết đúng thời, hay là cũng có chết không đúng thời?”
“Tâu đại vương, có cái chết đúng thời, cũng có cái chết không đúng thời.”
“Thưa ngài Nāgasena, những người chết đúng thời ấy là những người nào? Chết không đúng thời là những người nào?”
“Tâu đại vương, phải chăng đại vương đă nh́n thấy trước đây những trái cây, cả trái non lẫn trái chín, đang rụng xuống từ cây xoài, hoặc từ cây mận, hoặc từ cây có trái khác nữa?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, những trái cây nào rụng từ cây xuống, tất cả những trái ấy rụng xuống đều đúng thời, hay là cũng có không đúng thời?”
“Thưa ngài Nāgasena, những trái cây nào là chín muồi, được phát triển đầy đủ, rồi rụng xuống, tất cả những trái ấy rụng xuống đúng thời. Trái lại, những trái cây nào c̣n lại, trong số đó những trái nào bị sâu đục rồi rụng xuống, những trái nào bị thọc bởi gậy gộc rồi rụng xuống, những trái nào bị cuốn đi bởi gió rồi rụng xuống, những trái nào bị thối ở bên trong rồi rụng xuống, tất cả những trái ấy rụng xuống không đúng thời.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người bị tàn tạ bởi tác động của tuổi già rồi chết, chính những người ấy chết đúng thời. Số c̣n lại, những ai đó bị thúc bách bởi nghiệp rồi chết, những ai đó bị thúc bách bởi cảnh giới tái sanh rồi chết, những ai đó bị thúc bách bởi hành động rồi chết, (những người này chết không đúng thời).”
“Thưa ngài Nāgasena, những người bị thúc bách bởi nghiệp rồi chết, những người bị thúc bách bởi cảnh giới tái sanh rồi chết, những người bị thúc bách bởi hành động rồi chết, những người bị thúc bách bởi tác động của tuổi già rồi chết, tất cả những người ấy chết đều đúng thời. Người nhập thai ở bụng mẹ rồi chết, (v́) thời điểm ấy là thuộc về người ấy (nên) người ấy chết cũng đúng thời. Người (được sanh ra) ở nhà bảo sanh rồi chết, (v́) thời điểm ấy là thuộc về người ấy (nên) người ấy chết cũng đúng thời. Người một tháng tuổi rồi chết, —(như trên)— Người một năm tuổi rồi chết, (v́) thời điểm ấy là thuộc về người ấy (nên) người ấy chết cũng đúng thời. Thưa ngài Nāgasena, như thế th́ không có cái gọi là chết không đúng thời. Những ai đó chết đi, tất cả những người ấy chết đều đúng thời.”
2. “Tâu đại vương, bảy hạng người này chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang c̣n. Bảy hạng nào?
Tâu đại vương, người bị thèm ăn, trong khi không nhận được vật thực, có nội tạng bị tổn thương, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang c̣n.
Tâu đại vương, người bị thèm uống, trong khi không đạt được nước uống, trái tim bị khô kiệt, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang c̣n.
Tâu đại vương, người bị rắn cắn, bị hành hạ bởi tác động của nọc độc, trong khi không đạt được người chữa trị, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang c̣n.
Tâu đại vương, người đă ăn vào chất độc, trong khi các bộ phận cơ thể chính và phụ đang bị nung nóng, trong khi không đạt được thuốc giải, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang c̣n.
Tâu đại vương, người bị rơi vào ngọn lửa, trong khi bị thiêu đốt, trong khi không đạt được sự dập tắt, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang c̣n.
Tâu đại vương, người bị té vào nước, trong khi không đạt được sự nâng đỡ, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang c̣n.
Tâu đại vương, người bị thương tích bởi gươm đao, bị lâm bệnh, trong khi không đạt được thầy thuốc, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang c̣n.
Tâu đại vương, bảy hạng người này chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang c̣n.
Tâu đại vương, ở đây tôi cũng vẫn nói một cách khẳng định. Tâu đại vương, việc tử vong của các chúng sanh là theo tám cách thức: Với nguồn sanh khởi là gió, với nguồn sanh khởi là mật, với nguồn sanh khởi là đàm, do sự hội tụ (của các dịch chất trong cơ thể), do sự chuyển biến của mùa tiết, do sự bảo dưỡng không đều đặn, do sự đột ngột, do quả thành tựu của nghiệp, tâu đại vương là việc tử vong của các chúng sanh. Tâu đại vương, ở đây tức là sự tử vong do quả thành tựu của nghiệp, ở đây chính việc ấy là sự tử vong phù hợp thời gian, các việc c̣n lại là sự tử vong không phù hợp thời gian. Vậy là:
‘Do bị thèm ăn, do bị thèm uống, bị rắn cắn, và do chất độc, do lửa, nước, và gươm đao, ở đây là bị chết không đúng thời.
Do gió, và mật, do đàm, do sự hội tụ, và do các mùa tiết, do không đều đặn, do sự đột ngột, và do nghiệp, ở đây là bị chết không đúng thời.’
3. Tâu đại vương, các chúng sanh nào đó chết do quả thành tựu của nghiệp bất thiện v́ đă làm việc này việc nọ trong thời quá khứ. Tâu đại vương, ở đây kẻ nào trước đây làm những người khác bị chết v́ thèm ăn, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, (sẽ) bị hành hạ bởi sự thèm ăn, bị đói, bị kiệt sức, trái tim bị khô héo tàn tạ, muốn được ăn, bị co quắp, đang bị thiêu đốt, đang bị đốt cháy ở nội tạng, chết chính v́ sự thèm ăn ngay cả lúc c̣n nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.
Kẻ nào trước đây làm những người khác bị chết v́ thèm uống, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, trong khi trở thành ngạ quỷ hạng bị thiêu đốt và bị khao khát, trở nên cằn cỗi, ốm o, trái tim bị khô kiệt, chết chính v́ sự thèm uống ngay cả lúc c̣n nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.
Kẻ nào trước đây làm những người khác bị rắn cắn làm cho bị chết, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, sau khi bị luân chuyển từ miệng trăn đến miệng trăn, từ miệng hắc xà đến miệng hắc xà, bị nhai đi nhai lại bởi chúng, chết chính v́ bị những con rắn cắn ngay cả lúc c̣n nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.
Kẻ nào trước đây cho những người khác chất độc làm cho bị chết, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, với các bộ phận cơ thể chính và phụ đang bị nung nóng, với cơ thể đang bị rữa ra, trong khi tỏa ra mùi thối của tử thi, chết chính v́ chất độc ngay cả lúc c̣n nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.
Kẻ nào trước đây làm những người khác bị chết v́ lửa, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, sau khi bị luân chuyển từ núi than hừng đến núi than hừng, từ lănh địa của Dạ-ma đến lănh địa của Dạ-ma, có tứ chi bị đốt cháy, bị thiêu cháy, chết chính v́ lửa ngay cả lúc c̣n nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.
Kẻ nào trước đây làm những người khác bị chết v́ nước, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, có thân thể bị hành hạ, bị bóc lột, bị găy đổ, yếu đuối, có tâm bị xáo trộn, chết ở trong nước ngay cả lúc c̣n nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.
Kẻ nào trước đây làm những người khác bị chết v́ gươm đao, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, bị cắt bị xẻ bị băm bị lóc, bị đánh đập bằng mũi dao, chết chính v́ gươm đao ngay cả lúc c̣n nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.”
4. “Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Có cái chết không đúng thời;’ vậy xin ngài hăy chỉ cho trẫm lư do của trường hợp ấy.”
“Tâu đại vương, giống như khối lửa to lớn khổng lồ có cỏ, củi, cành, lá đă được đem lại, có đồ tiếp liệu đă được tiêu thụ hết, bị tắt ngấm do cạn nguồn nhiên liệu. Ngọn lửa ấy được gọi là ‘đă được tắt ngấm hợp lúc, không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sau khi sống nhiều ngàn ngày, trở nên già lăo, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đă tiến đến cái chết hợp lúc.’ Tâu đại vương, hoặc là giống như khối lửa to lớn khổng lồ có cỏ, củi, cành, lá đă được đem lại, rồi có đám mưa to lớn khổng lồ đổ xuống làm tắt ngấm khối lửa ấy mặc dầu cỏ, củi, cành, lá c̣n chưa được tiêu thụ hết. Tâu đại vương, phải chăng khối lửa to lớn khổng lồ ấy gọi là đă được tắt ngấm hợp lúc?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy th́ tại sao khối lửa thứ hai ấy đă không có hành tŕnh giống hệt với khối lửa thứ nhất?”
“Thưa ngài, bị quấy nhiễu bởi cơn mưa đột ngột, khối lửa ấy đă được tắt ngấm không hợp lúc.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, bởi nguồn sanh khởi là mật, bởi nguồn sanh khởi là đàm, do sự hội tụ (của các dịch chất trong cơ thể), do sự chuyển biến của mùa tiết, do sự bảo dưỡng không đều đặn, do sự đột ngột, hoặc bị quấy nhiễu bởi sự thèm ăn, bởi sự thèm uống, do việc bị rắn cắn, do việc bị ăn vào chất độc, do lửa, do nước, hoặc bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lư do mà với lư do ấy có sự chết không đúng thời.
5. Tâu đại vương, hoặc là giống như đám mây mưa to lớn khổng lồ sau khi hiện ra ở bầu trời rồi đổ mưa làm tràn đầy vùng trũng và đất liền, nó được gọi là ‘đám mây đổ mưa không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sống lâu, trở nên già lăo, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đă tiến đến cái chết hợp lúc.’
Tâu đại vương, hoặc là giống như đám mây mưa to lớn khổng lồ sau khi hiện ra ở bầu trời rồi đi đến sự triệt tiêu v́ cơn gió lớn ở ngay bên trong. Tâu đại vương, phải chăng đám mây đó gọi là đă tiêu tan hợp lúc?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy th́ tại sao đám mây thứ hai ấy đă không có hành tŕnh giống hệt với đám mây thứ nhất?”
“Thưa ngài, bị quấy nhiễu bởi cơn gió đột ngột, đám mây ấy chính v́ đă được thành lập không hợp lúc, nên đă tiêu tan.”
6. “Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, —(như trên)— hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lư do mà với lư do ấy có sự chết không đúng thời.
Tâu đại vương, hoặc là giống như con rắn độc có sức mạnh, bị nổi giận rồi cắn người nam nào đó, chất độc ấy có thể gây ra cái chết cho người ấy, không có rủi ro, không có bất hạnh. Chất độc ấy được gọi là ‘đă đạt đến điểm tận cùng, không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sống lâu, trở nên già lăo, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đă đạt đến điểm tận cùng, đă tiến đến cái chết hợp lúc, không có rủi ro, không có bất hạnh.’
Tâu đại vương, hoặc là giống như người thầy bắt rắn, đối với người bị con rắn độc có sức mạnh cắn, sau khi cho thuốc giải vào tận bên trong th́ có thể làm cho hết độc. Tâu đại vương, phải chăng chất độc ấy gọi là được tiêu tan hợp lúc?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy th́ tại sao chất độc thứ hai ấy đă không có hành tŕnh giống hệt với chất độc thứ nhất?”
“Thưa ngài, bị quấy nhiễu bởi thuốc giải đột ngột, chất độc, c̣n chưa đạt đến điểm tận cùng, đă bị tiêu tan.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, —(như trên)— hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lư do mà với lư do ấy có sự chết không đúng thời.
7. Tâu đại vương, hoặc là giống như người cung thủ bắn ra mũi tên, nếu mũi tên ấy đi đến điểm cuối của cuộc hành tŕnh theo đúng lộ tŕnh, mũi tên ấy được gọi là ‘đă đi đến điểm cuối của cuộc hành tŕnh theo đúng lộ tŕnh, không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sống lâu, trở nên già lăo, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đă đạt đến điểm tận cùng, đă tiến đến cái chết hợp lúc, không có rủi ro, không có bất hạnh.’
Tâu đại vương, hoặc là giống như người cung thủ bắn ra mũi tên, ngay vào giấy phút ấy người nào đó chộp lấy mũi tên ấy của người ấy. Tâu đại vương, phải chăng mũi tên ấy gọi là đă đi đến điểm cuối của cuộc hành tŕnh theo đúng lộ tŕnh?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy th́ tại sao mũi tên thứ hai ấy đă không có hành tŕnh giống hệt với mũi tên thứ nhất?”
“Thưa ngài, việc di chuyển của mũi tên ấy đă bị gián đoạn v́ sự chộp lấy đột ngột.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, —(như trên)— hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lư do mà với lư do ấy có sự chết không đúng thời.
8. Tâu đại vương, hoặc là giống như người nào đó gơ vào cái chậu bằng đồng, do việc gơ của người ấy âm thanh phát ra và truyền đi đến điểm cuối của cuộc hành tŕnh theo đúng lộ tŕnh. Âm thanh ấy được gọi là ‘đă đi đến điểm cuối của cuộc hành tŕnh theo đúng lộ tŕnh, không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sau khi sống nhiều ngàn ngày, trở nên già lăo, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đă đạt đến điểm tận cùng, đă tiến đến cái chết hợp lúc, không có rủi ro, không có bất hạnh.’
Tâu đại vương, hoặc là giống như người nào đó gơ vào cái chậu bằng đồng, do việc gơ của người ấy âm thanh phát ra. Khi âm thanh đă được phát ra và truyền đi xa, người nào đó chạm vào, với việc chạm vào âm thanh bị ngưng lại. Tâu đại vương, phải chăng âm thanh ấy gọi là đă đi đến điểm cuối của cuộc hành tŕnh theo đúng lộ tŕnh?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy th́ tại sao âm thanh thứ hai ấy đă không có hành tŕnh giống hệt với âm thanh thứ nhất?”
“Thưa ngài, việc di chuyển của âm thanh ấy đă bị ngưng lại v́ sự chạm vào đột ngột.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, —(như trên)— hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lư do mà với lư do ấy có sự chết không đúng thời.
9. Tâu đại vương, hoặc là giống như hạt lúa giống đă được mọc lên tốt đẹp ở thửa ruộng, nhờ vào cơn mưa đang được vận hành đúng đắn mà được cắm sâu, tỏa rộng, chen chúc, có nhiều kết quả, và đạt đến lúc phát triển mùa màng. Hạt lúa ấy được gọi là ‘đă thành tựu mùa vụ, không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sau khi sống nhiều ngàn ngày, trở nên già lăo, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đă tiến đến cái chết hợp lúc, không có rủi ro, không có bất hạnh.’
Tâu đại vương, hoặc là giống như hạt giống lúa đă được mọc lên tốt đẹp ở thửa ruộng, bị thiếu nước, có thể chết. Tâu đại vương, phải chăng hạt lúa ấy gọi là đă thành tựu mùa vụ?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy th́ tại sao hạt lúa thứ hai ấy đă không có hành tŕnh giống hệt với hạt lúa thứ nhất?”
“Thưa ngài, bị quấy nhiễu bởi sức nóng đột ngột nên hạt lúa ấy đă bị chết.”
10. “Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, —(như trên)— hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lư do mà với lư do ấy có sự chết không đúng thời.
Tâu đại vương, có phải ngài đă được nghe trước đây là khi mùa màng c̣n non được đạt đến, th́ các con sâu xuất hiện và tàn phá bộ rễ?”
“Thưa ngài, điều ấy không những trẫm đă được nghe trước đây mà c̣n được nh́n thấy trước đây nữa.”
“Tâu đại vương, vậy th́ mùa màng ấy bị hư hại đúng thời, hay là bị hư hại không đúng thời?”
“Thưa ngài, không đúng thời. Thưa ngài, nếu các con sâu không gặm nhấm mùa màng ấy, th́ có thể đạt đến lúc thâu hoạch mùa màng.”
“Tâu đại vương, vậy th́ có phải do bị phá hoại đột ngột mà mùa màng bị hư hại, c̣n mùa màng không bị hư hại th́ đạt đến lúc thâu hoạch mùa màng?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, —(như trên)— hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lư do mà với lư do ấy có sự chết không đúng thời.
11. Tâu đại vương, có phải ngài đă được nghe trước đây là khi mùa màng được đạt đến, được trĩu cong bởi gánh nặng của những hạt, đạt được sự phát triển trọn vẹn, th́ có trận mưa sanh lên gọi là mưa đá rơi xuống và phá hoại, làm cho không có kết quả?”
“Thưa ngài, điều ấy không những trẫm đă được nghe trước đây mà c̣n được nh́n thấy trước đây nữa.”
“Tâu đại vương, vậy th́ mùa màng ấy bị hư hại đúng thời, hay là bị hư hại không đúng thời?”
“Thưa ngài, không đúng thời. Thưa ngài, nếu trận mưa đá không đổ mưa xuống mùa màng ấy, th́ có thể đạt đến lúc thâu hoạch mùa màng.”
“Tâu đại vương, vậy th́ có phải do bị phá hoại đột ngột mà mùa màng bị hư hại, c̣n mùa màng không bị hư hại th́ đạt đến lúc thâu hoạch mùa màng?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, bởi nguồn sanh khởi là mật, bởi nguồn sanh khởi là đàm, do sự hội tụ (của các dịch chất trong cơ thể), do sự chuyển biến của mùa tiết, do sự bảo dưỡng không đều đặn, do sự đột ngột, hoặc bị quấy nhiễu bởi sự thèm ăn, bởi sự thèm uống, do việc bị rắn cắn, do việc bị ăn vào chất độc, do lửa, do nước, hoặc bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tuy nhiên, nếu không bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, th́ có thể đạt đến cái chết đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lư do mà với lư do ấy có sự chết không đúng thời.”
12. “Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường! Lư do đă được chỉ rơ, ví dụ đă được chỉ rơ nhằm làm sáng tỏ về việc chết không đúng thời. Vấn đề ‘có sự chết không đúng thời’ đă được làm rơ, đă được làm rơ ràng, đă được làm hiển hiện.
Thưa ngài Nāgasena, cho dầu chỉ cần với một ví dụ thôi, thậm chí người có tâm lơ đễnh cũng có thể đi đến kết luận là ‘có sự chết không đúng thời,’ vậy th́ c̣n có điều ǵ nữa với người có tâm tư? Thưa ngài, chỉ với ví dụ đầu tiên th́ trẫm đă hiểu được là: ‘Có sự chết không đúng thời.’ Tuy nhiên, là người có ước muốn được nghe sự giải quyết theo tuần tự nên trẫm đă không chấp nhận.”
Câu hỏi về việc chết không đúng thời là thứ sáu.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, có điều kỳ diệu ở bảo tháp của tất cả các vị đă viên tịch Niết Bàn, hay là của chỉ một số vị?”
“Tâu đại vương, có (điều kỳ diệu ở bảo tháp) của một số vị, không có của một số vị.”
“Thưa ngài, có (điều kỳ diệu ở bảo tháp) của những vị nào? Không có của những vị nào?”
“Tâu đại vương, do sự chú nguyện của một hạng nào đó trong ba hạng mà có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đă viên tịch Niết Bàn. Của ba hạng nào?
Tâu đại vương, ở đây vị A-la-hán, v́ ḷng thương tưởng đến chư Thiên và loài người, ngay trong khi đang c̣n tồn tại chú nguyện rằng: ‘Hăy có thần thông ở bảo tháp tên như vầy.’ Do năng lực chú nguyện của vị ấy nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp. Như vậy, do năng lực chú nguyện của vị A-la-hán nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đă viên tịch Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, vị Thiên nhân v́ ḷng thương tưởng đến loài người nên phô bày điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đă viên tịch Niết Bàn (nghĩ rằng): ‘Do điều kỳ diệu này, Chánh Pháp sẽ được duy tŕ lâu dài, và loài người, được tịnh tín, sẽ tăng trưởng về thiện pháp.’ Như vậy, do sự chú nguyện của chư Thiên nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đă viên tịch Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, người nữ hoặc là người nam, có đức tin, được tịnh tín, sáng trí, kinh nghiệm, thông minh, đạt được tánh giác, sau khi suy nghĩ đúng đường lối, sau khi quyết định rồi đem vật thơm, hoặc tràng hoa, hoặc vải vóc, hoặc bất cứ vật ǵ để ở ngôi bảo tháp (nguyện rằng): ‘Hăy là có tên như vầy.’ Như vậy, do năng lực quyết định của loài người nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đă viên tịch Niết Bàn. Tâu đại vương, do năng lực chú nguyện của một hạng nào đó trong ba hạng mà có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đă viên tịch Niết Bàn.
Tâu đại vương, nếu không có sự chú nguyện của ba hạng ấy, th́ không có điều kỳ diệu ở bảo tháp dầu là của bậc Lậu Tận, có sáu thắng trí, đă đạt đến năng lực của tâm. Tâu đại vương, thậm chí khi không có điều kỳ diệu, th́ nên nh́n xem nết hạnh vô cùng trong sạch, nên tin cậy, nên đi đến kết luận, nên tin tưởng rằng: ‘Người con trai này của đức Phật đă khéo viên tịch Niết Bàn.’”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về điều kỳ diệu ở bảo tháp là thứ bảy.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, đối với những vị thực hành đúng đắn, th́ có sự lănh hội Giáo Pháp cho toàn bộ tất cả, hay là chỉ có đối với vị nào đó?”
“Tâu đại vương, có đối với vị nào đó, không có đối với vị nào đó.”
“Thưa ngài, có đối với vị nào? Không có đối với vị nào?”
“Tâu đại vương, đối với thú vật cho dầu đă thực hành tốt đẹp cũng không có sự lănh hội Giáo Pháp, đối với kẻ đă tái sanh vào cảnh giới ngạ quỷ, đối với kẻ có tà kiến, đối với kẻ xảo trá, đối với kẻ giết mẹ, đối với kẻ giết cha, đối với kẻ giết A-la-hán, đối với kẻ chia rẽ hội chúng, đối với kẻ làm chảy máu (đức Phật), đối với kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu), đối với kẻ đă đi theo ngoại đạo, đối với kẻ làm nhơ tỳ khưu ni, đối với kẻ chưa được thoát tội sau khi đă vi phạm tội nào đó trong mười ba tội nặng, đối với kẻ vô căn, đối với kẻ lưỡng căn, cho dầu đă thực hành tốt đẹp cũng không có sự lănh hội Giáo Pháp. Ngay cả con người là đứa bé trai chưa đủ bảy tuổi, đối với vị ấy cho dầu đă thực hành tốt đẹp cũng không có sự lănh hội Giáo Pháp. Tâu đại vương, đối với mười sáu cá nhân này cho dầu đă thực hành tốt đẹp cũng không có sự lănh hội Giáo Pháp.”
2. “Thưa ngài Nāgasena, sự lănh hội Giáo Pháp có thể là có hay là không có đối với mười lăm hạng người đă bị ngăn cản thật sự, c̣n v́ lư do ǵ đối với con người là đứa bé trai chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đă thực hành tốt đẹp, cũng không có được sự lănh hội Giáo Pháp? Cần có câu hỏi cho trường hợp này. Đương nhiên đứa bé trai không có luyến ái, không có sân, không có si, không có ngă mạn, không có tà kiến, không có bất b́nh, không có dục tầm; không bị trộn lẫn với những ô nhiễm, th́ đứa bé trai ấy đă gắn bó, đă đạt đến, và xứng đáng để thấu triệt với sự thấu triệt trọn vẹn về Bốn Chân Lư?”
“Tâu đại vương, ở đây chính điều ấy là lư do, mà với lư do ấy tôi nói rằng: ‘Đối với người chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đă thực hành tốt đẹp cũng không có sự lănh hội Giáo Pháp.’ Tâu đại vương, nếu người chưa đủ bảy tuổi có thể bị luyến ái ở vật gây luyến ái, sân ở vật gây sân, si ở vật gây si, đam mê ở vật làm đam mê, nhận thức được tà kiến, nhận thức sự thích thú và không thích thú, suy tầm về thiện và bất thiện, th́ có thể có sự lănh hội Giáo Pháp đối với người ấy.
Tâu đại vương, thêm nữa tâm của người chưa đủ bảy tuổi là không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ, chưa được phát triển; c̣n cảnh giới vô vi Niết Bàn là quan trọng, nghiêm trọng, rộng lớn, vĩ đại. Tâu đại vương, người chưa đủ bảy tuổi với tâm yếu đuối, nhỏ nhoi, lờ đờ, chưa được phát triển ấy không thể thấu triệt cảnh giới vô vi Niết Bàn quan trọng, nghiêm trọng, rộng lớn, vĩ đại được.
Tâu đại vương, giống như núi chúa Sineru là quan trọng, nghiêm trọng, rộng lớn, vĩ đại, tâu đại vương, phải chăng người nam với sức mạnh, sức lực, và sự tinh tấn b́nh thường của bản thân có thể nhấc lên núi chúa Sineru ấy?”
“Thưa ngài, không được.”
3. “Tâu đại vương, v́ lư do ǵ?”
“Thưa ngài, v́ sức lực yếu kém của người nam, v́ tính chất vĩ đại của núi chúa Sineru.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm của người chưa đủ bảy tuổi là không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ, chưa được phát triển; c̣n cảnh giới vô vi Niết Bàn là quan trọng, nghiêm trọng, rộng lớn, vĩ đại. Người chưa đủ bảy tuổi với tâm yếu đuối, nhỏ nhoi, lờ đờ, chưa được phát triển ấy không thể thấu triệt cảnh giới vô vi Niết Bàn quan trọng, nghiêm trọng, rộng lớn, vĩ đại được. V́ lư do ấy, đối với người chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đă thực hành tốt đẹp cũng không có sự lănh hội Giáo Pháp.
Tâu đại vương, hoặc là giống như đại địa cầu này là dài, được trải dài, rộng, được trải rộng, thênh thang, được mở ra, bao la, vĩ đại. Tâu đại vương, phải chăng có thể tẩm ướt và làm đại địa cầu ấy trở thành đầm nước lầy bằng giọt nước nhỏ nhoi?”
“Thưa ngài, không được.”
4. “Tâu đại vương, v́ lư do ǵ?”
“Thưa ngài, v́ tính chất nhỏ nhoi của giọt nước, v́ tính chất vĩ đại của đại địa cầu.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm của người chưa đủ bảy tuổi là không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ, chưa được phát triển; c̣n cảnh giới vô vi Niết Bàn là dài, được trải dài, rộng, được trải rộng, thênh thang, được mở ra, bao la, vĩ đại. Người chưa đủ bảy tuổi với tâm yếu đuối, nhỏ nhoi, lờ đờ, chưa được phát triển ấy không thể thấu triệt cảnh giới vô vi Niết Bàn vĩ đại được. V́ lư do ấy, đối với người chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đă thực hành tốt đẹp cũng không có sự lănh hội Giáo Pháp.
Tâu đại vương, hoặc là giống như ngọn lửa không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ. Tâu đại vương, phải chăng có thể xua tan bóng tối và phô bày ánh sáng ở thế gian có cả chư Thiên bằng ngọn lửa lờ đờ?”
“Thưa ngài, không được.”
“Tâu đại vương, v́ lư do ǵ?”
“Thưa ngài, v́ tính chất lờ đờ của ngọn lửa, và tính chất vĩ đại của thế gian.”
5. “Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm của người chưa đủ bảy tuổi là không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ, chưa được phát triển, và bị che lại bởi bóng tối vô minh vĩ đại. Do đó, là điều khó làm để phô bày ánh sáng trí tuệ. V́ lư do ấy, đối với người chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đă thực hành tốt đẹp cũng không có sự lănh hội Giáo Pháp.
Tâu đại vương, hoặc là giống như con sâu gạo bệnh hoạn, ốm o, nhỏ tí xíu, có cơ thể bị giới hạn, sau khi nh́n thấy con long tượng bị tiết dục ở ba nơi, có bề dài chín, bề rộng ba, chu vi mười, cao tám ratana đi đến gần chỗ đứng th́ kéo lại để nuốt vào. Tâu đại vương, phải chăng con sâu gạo ấy có thể nuốt vào con long tượng ấy?”
“Thưa ngài, không được.”
“Tâu đại vương, v́ lư do ǵ?”
“Thưa ngài, v́ tính chất nhỏ nhoi của cơ thể con sâu gạo, v́ tính chất vĩ đại của con long tượng.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm của người chưa đủ bảy tuổi là không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ, chưa được phát triển, và cảnh giới vô vi Niết Bàn là vĩ đại. Người ấy với tâm yếu đuối, nhỏ nhoi, lờ đờ, chưa được phát triển ấy không thể thấu triệt cảnh giới vô vi Niết Bàn vĩ đại được. V́ lư do ấy, đối với người chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đă thực hành tốt đẹp cũng không có sự lănh hội Giáo Pháp.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về sự lănh hội Giáo Pháp là thứ tám.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, có phải Niết Bàn là thuần lạc, hay bị xen lẫn khổ?”
“Tâu đại vương, Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ.”
“Thưa ngài, chúng tôi không tin lời nói ấy: ‘Niết Bàn là thuần lạc.’ Thưa ngài Nāgasena, trong trường hợp này chúng tôi đối lập lại như vầy: ‘Niết Bàn bị xen lẫn khổ.’ Và chúng tôi chấp nhận lư do ở đây rằng: ‘Niết Bàn bị xen lẫn khổ.’ Lư do ở đây là điều nào?
Thưa ngài Nāgasena, đối với những người tầm cầu Niết Bàn th́ sự khổ hạnh, sự hành xác của thân và của tâm được nh́n thấy, sự thận trọng trong việc đứng đi ngồi nằm và thức ăn, sự chống chọi lại cơn buồn ngủ, sự chế ngự đối với các đối tượng của giác quan, sự dứt bỏ tài sản, lúa gạo, thân quyến, và bạn bè yêu quư. Những người nào ở thế gian được lạc thú, được cung phụng lạc thú, những người ấy, thậm chí tất cả, làm cho các giác quan được thích thú, được quen thuộc với năm loại dục; làm cho mắt được thích thú, được quen thuộc với sắc có biểu hiện tốt đẹp, nhiều loại, làm hài ḷng, làm thích ư; làm cho tai được thích thú, được quen thuộc với thinh có biểu hiện tốt đẹp, nhiều loại, của tiếng ca tiếng đàn, làm hài ḷng, làm thích ư; làm cho mũi được thích thú, được quen thuộc với hương có biểu hiện tốt đẹp, nhiều loại, của bông hoa, trái cây, lá cây, vỏ cây, rễ cây, lơi cây, làm hài ḷng, làm thích ư; làm cho lưỡi được thích thú, được quen thuộc với vị có biểu hiện tốt đẹp, nhiều loại, của vật nhai, vật ăn, vật nhấm nháp, vật uống, vật nếm, làm hài ḷng, làm thích ư; làm cho thân được thích thú, được quen thuộc với xúc có biểu hiện tốt đẹp, nhiều loại, trơn tru, mịn màng, mềm mại, êm dịu, làm hài ḷng, làm thích ư; làm cho ư được thích thú, được quen thuộc với các suy nghĩ và chú tâm, nhiều loại, thiện và ác, đẹp và xấu, làm hài ḷng, làm thích ư.
C̣n ngài th́ tiêu diệt, phá hoại, chặt đứt, bẻ găy, ngăn chặn, ngưng lại việc làm cho quen thuộc ấy của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư. V́ thế, thân cũng bị bực bội, tâm cũng bị bực bội, khi thân bị bực bội th́ cảm nhận thọ khổ thuộc thân, khi tâm bị bực bội th́ cảm nhận thọ khổ thuộc tâm. Chẳng phải du sĩ ngoại đạo Māgandiya trong lúc chê trách đức Thế Tôn cũng đă nói như vầy: ‘Sa-môn Gotama có sự hành hạ chúng sinh.’ Ở đây, điều này là lư do mà với lư do ấy trẫm nói rằng: ‘Niết Bàn bị xen lẫn khổ.’”
2. “Tâu đại vương, Niết Bàn hẳn nhiên không bị xen lẫn khổ. Niết Bàn là thuần lạc. Tâu đại vương, c̣n điều mà ngài đă nói rằng: ‘Niết Bàn là khổ,’ khổ ấy không gọi là Niết Bàn. Tuy nhiên, điều đó là phần xảy ra trước của việc chứng ngộ Niết Bàn, điều ấy là sự t́m kiếm Niết Bàn. Tâu đại vương, Niết Bàn quả là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ. Tôi sẽ nói về lư do của trường hợp ấy. Tâu đại vương, đối với các vị vua, có phải có lạc của vương quyền?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có lạc của vương quyền.”
“Tâu đại vương, phải chăng lạc của vương quyền ấy bị xen lẫn khổ?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy th́ tại sao khi biên thùy dấy loạn, nhằm việc ngăn chận những kẻ sống ở vùng biên thùy ấy, các vị vua ấy, được tùy tùng bởi các quan đại thần, tướng lănh, nhân công, binh lính, ra đi viễn chinh, bị quấy nhiễu bởi ruồi muỗi gió nắng, chạy khắp ở mặt đất bằng phẳng và gồ ghề, rồi tiến hành trận chiến lớn, và có sự hoài nghi về mạng sống?”
“Thưa ngài Nāgasena, điều ấy không gọi là lạc của vương quyền. Điều đó là phần xảy ra trước của việc tầm cầu lạc của vương quyền. Thưa ngài Nāgasena, các vị vua, sau khi tầm cầu vương quyền một cách cực khổ, th́ hưởng thụ lạc của vương quyền. Thưa ngài Nāgasena, lạc của vương quyền không bị xen lẫn khổ là như vậy; lạc của vương quyền ấy là cái khác, khổ là cái khác.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ. Tuy nhiên, những người nào tầm cầu Niết Bàn th́ họ khiến cho thân và tâm khốn khổ, thận trọng về việc đứng đi ngồi nằm và thức ăn, chống chọi lại cơn buồn ngủ, chế ngự đối với các đối tượng của giác quan, buông bỏ thân xác và mạng sống; sau khi tầm cầu Niết Bàn một cách cực khổ, th́ hưởng thụ Niết Bàn, thuần lạc. Ngay khi các kẻ đối nghịch bị tiêu diệt, các vị vua hưởng thụ lạc của vương quyền. Tâu đại vương, Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ, là như vậy; Niết Bàn là cái khác, khổ là cái khác.
3. Tâu đại vương, hăy lắng nghe thêm lư do khác nữa: ‘Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ; Niết Bàn là cái khác, khổ là cái khác.’ Tâu đại vương, có cái gọi là lạc của nghề nghiệp đối với các vị thầy về nghề nghiệp?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có cái gọi là lạc của nghề nghiệp đối với các vị thầy về nghề nghiệp.”
“Tâu đại vương, phải chăng lạc của nghệ thuật ấy bị xen lẫn khổ?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy th́ tại sao đối với các vị thầy th́ những người (học tṛ) ấy khiến cho thân khốn khổ với việc đảnh lễ, đứng dậy, mang nước lại, quét nhà, cung cấp gỗ chà răng, nước rửa mặt, với việc dọn dẹp rác rưởi, thoa bóp, tắm rửa, chăm sóc bàn chân, với việc hành xử thuận theo tâm của người khác sau khi buông tâm của ḿnh, với việc ngủ một cách khổ cực, với thức ăn không đều đặn?”
“Thưa ngài Nāgasena, điều ấy không gọi là lạc của nghề nghiệp. Điều đó là phần xảy ra trước của việc tầm cầu nghề nghiệp. Thưa ngài Nāgasena, các vị thầy, sau khi tầm cầu nghề nghiệp một cách cực khổ, th́ hưởng thụ lạc của nghề nghiệp. Thưa ngài Nāgasena, như vậy lạc của nghề nghiệp là cái khác, khổ là cái khác.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ. Tuy nhiên, những người nào tầm cầu Niết Bàn th́ họ khiến cho thân và mạng sống khốn khổ, thận trọng về việc đứng đi ngồi nằm và thức ăn, chống chọi lại cơn buồn ngủ, chế ngự đối với các đối tượng của giác quan, buông bỏ thân xác và mạng sống; sau khi tầm cầu Niết Bàn một cách cực khổ, th́ hưởng thụ Niết Bàn, thuần lạc, tợ như các vị thầy hưởng thụ lạc của nghề nghiệp. Tâu đại vương, Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ, là như vậy; Niết Bàn là cái khác, khổ là cái khác.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về tính chất không bị xen lẫn khổ của Niết Bàn là thứ chín.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Niết Bàn, Niết Bàn,’ vậy th́ có thể bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn ấy không?”
“Tâu đại vương, Niết Bàn là không có vật đối chiếu. Không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, trẫm không chấp nhận điều ấy, là việc không có được sự xác định bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận về h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn là pháp có thật. Vậy ngài hăy giúp cho trẫm hiểu bằng lư lẽ.”
“Tâu đại vương, hăy là vậy. Tôi sẽ giúp cho ngài hiểu bằng lư lẽ. Tâu đại vương, có cái gọi là đại dương không?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có cái đại dương ấy.”
“Tâu đại vương, nếu có ai đó hỏi đại vương như vầy: ‘Tâu đại vương, có bao nhiêu nước ở đại dương? Và các chúng sanh cư ngụ ở đại dương là bao nhiêu?’ Tâu đại vương, được hỏi như vậy, đại vương giải thích cho người ấy như thế nào?”
“Thưa ngài, nếu có ai đó hỏi trẫm như vầy: ‘Tâu đại vương, có bao nhiêu nước ở đại dương? Và các chúng sanh cư ngụ ở đại dương là bao nhiêu?’ Thưa ngài, trẫm sẽ nói với người ấy như vầy: ‘Này ông, ông hỏi trẫm điều không nên hỏi, câu hỏi ấy là không nên hỏi bởi bất cứ người nào, câu hỏi ấy nên được bỏ qua, đại dương chưa được phân tích bởi các nhà tự nhiên học, không thể ước lượng nước ở đại dương, hoặc các chúng sanh đă đi đến cư ngụ ở nơi ấy.’ Thưa ngài, trẫm sẽ cho người ấy câu trả lời như vậy.”
2. “Tâu đại vương, tại sao ngài lại cho câu trả lời như vậy về đại dương là pháp có thật, sao không tính toán rồi thuật lại cho người ấy rằng: ‘Nước ở đại dương là chừng này, và chúng sanh cư ngụ ở đại dương là chừng này’?”
“Thưa ngài, không thể được. Câu hỏi này là không có thực tế.”
“Tâu đại vương, giống như đại dương đúng là pháp có thật c̣n không thể tính toán lượng nước hoặc các chúng sanh đă đi đến cư ngụ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với Niết Bàn đúng là pháp có thật, cũng không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước. Tâu đại vương, người có thần thông, đă đạt đến năng lực của ư, có thể tính toán nước ở đại dương, và chúng sanh có chỗ ở tại nơi ấy. Nhưng vị ấy, có thần thông, đă đạt đến năng lực của ư, vẫn không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn.
3. Tâu đại vương, hăy lắng nghe thêm lư do khác nữa: ‘Không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn, đúng là pháp có thật.’ Tâu đại vương, trong số chư Thiên có hạng gọi là chư Thiên thuộc tập thể vô sắc không?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Được nghe là: ‘Trong số chư Thiên có hạng gọi là chư Thiên thuộc tập thể vô sắc.’”
“Tâu đại vương, phải chăng đối với chư Thiên thuộc tập thể vô sắc ấy, có thể bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước?”
“Thưa ngài, không được.”
“Tâu đại vương, như thế th́ không có chư Thiên thuộc tập thể vô sắc.”
“Thưa ngài, có chư Thiên thuộc tập thể vô sắc. Và đối với các vị ấy, không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước.”
“Tâu đại vương, giống như không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của chư Thiên thuộc tập thể vô sắc, đúng là các chúng sanh có thật. Tâu đại vương, tương tợ y như thế không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn, đúng là pháp có thật.”
4. “Thưa ngài Nāgasena, Niết Bàn là thuần lạc. Và không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lư lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra h́nh thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn. Thưa ngài, vậy th́ có đức tính nào đó của Niết Bàn được liên quan với các thứ khác có thể làm ví dụ so sánh?”
“Tâu đại vương, về phương diện h́nh thể th́ không có. Tuy nhiên, có thể có cái ǵ đó về phương diện đức tính để chỉ ra làm ví dụ so sánh.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm tiếp nhận việc giải thích từng phần một về đức tính của Niết Bàn như thế nào th́ bằng cách mau chóng như thế ấy ngài hăy nói lên, hăy dập tắt sự nóng nảy ở trái tim của trẫm, hăy đưa nó đi bằng làn gió mát lạnh, ngọt ngào của lời nói.”
5. “Tâu đại vương, cây sen có một đức tính được liên quan đến Niết Bàn, nước có hai đức tính, thuốc giải độc có ba đức tính, đại dương có bốn đức tính, vật thực có năm đức tính, bầu trời có mười đức tính, ngọc báu ma-ni có ba đức tính, trầm hương đỏ có ba đức tính, nước trong của bơ lỏng có ba đức tính, đỉnh núi có năm đức tính được liên quan đến Niết Bàn.”
6. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Loài sen có một đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ loài sen có một đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giống như loài sen không bị lấm lem bởi nước. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn không bị lấm lem bởi tất cả các phiền năo. Tâu đại vương, loài sen có một đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Nước có hai đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ nước có hai đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giống như nước mát lạnh có sự làm tắt ngấm sự nóng nực. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn mát lạnh có sự làm tắt ngấm sự nóng nực của tất cả các phiền năo. Tâu đại vương, nước có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, nước xua đi cơn khát của các loài người và thú bị nhọc mệt, bị run rẩy, bị khát, bị thiêu đốt bởi sự nóng bức. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn xua đi cơn khát về dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Tâu đại vương, nước có đức tính thứ nh́ này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, nước có hai đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”
7. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Thuốc giải độc có ba đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ thuốc giải độc có ba đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giống như thuốc giải độc là nơi nương tựa của các chúng sanh bị hành hạ bởi thuốc độc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là nơi nương tựa của các chúng sanh bị hành hạ bởi thuốc độc phiền năo. Tâu đại vương, thuốc giải độc có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, thuốc giải độc làm chấm dứt các căn bệnh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn làm chấm dứt tất cả các khổ đau. Tâu đại vương, thuốc giải độc có đức tính thứ nh́ này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, thuốc giải độc (đem lại) sự bất tử. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn (đem lại) sự bất tử. Tâu đại vương, thuốc giải độc có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, thuốc giải độc có ba đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”
8. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Đại dương có bốn đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ đại dương có bốn đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giống như đại dương là trống không đối với tất cả các xác chết. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là trống không đối với tất cả các xác chết phiền năo. Tâu đại vương, đại dương có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, đại dương là rộng lớn, không có bờ này bờ kia, không bị tràn đầy bởi tất cả các ḍng sông. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là rộng lớn, không có bờ này bờ kia, không bị tràn đầy bởi tất cả các chúng sanh. Tâu đại vương, đại dương có đức tính thứ nh́ này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, đại dương là nơi cư trú của các sinh vật vĩ đại. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là nơi cư trú của các bậc A-la-hán vĩ đại, là các sinh vật vĩ đại không bị ô nhiễm, có các lậu đă cạn kiệt, đă đạt được năng lực, có trạng thái làm chủ. Tâu đại vương, đại dương có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, đại dương được trổ hoa với các bông hoa là những làn sóng vô số kể, đa dạng, trải rộng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được trổ hoa với các bông hoa là sự thanh tịnh, minh, và giải thoát vô số kể, đa dạng, trải rộng. Tâu đại vương, đại dương có đức tính thứ tư này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, đại dương có bốn đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Vật thực có năm đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ vật thực có năm đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giống như vật thực duy tŕ sự sống của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đă được chứng ngộ th́ duy tŕ sự sống nhờ vào việc tiêu diệt sự già và sự chết. Tâu đại vương, vật thực có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, vật thực làm tăng trưởng sức mạnh của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đă được chứng ngộ làm tăng trưởng sức mạnh về thần thông của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, vật thực có đức tính thứ nh́ này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, vật thực làm sanh ra sắc đẹp của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đă được chứng ngộ làm sanh ra sắc đẹp về đức hạnh của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, vật thực có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, vật thực làm lắng dịu sự buồn bực của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đă được chứng ngộ làm lắng dịu sự buồn bực về mọi phiền năo của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, vật thực có đức tính thứ tư này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, vật thực xua đi cơn đói và sự yếu đuối của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đă được chứng ngộ xua đi cơn đói và sự yếu đuối về mọi sự khổ đau của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, vật thực có đức tính thứ năm này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, vật thực có năm đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hư không có mười đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ hư không có mười đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giống như hư không là không bị sanh, không bị già, không bị chết, không ĺa đời, không sanh lên, khó chế ngự, không bị trộm lấy đi, không bị lệ thuộc, là chốn di chuyển của loài chim, không bị chướng ngại, không có nơi tận cùng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là không bị sanh, không bị già, không bị chết, không ĺa đời, không sanh lên, khó chế ngự, không bị trộm lấy đi, không bị lệ thuộc, là chốn di chuyển của các bậc Thánh, không bị chướng ngại, không có nơi tận cùng. Tâu đại vương, hư không có mười đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ngọc báu ma-ni có ba đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ ngọc báu ma-ni có ba đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giống như ngọc báu ma-ni ban cho điều ước muốn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn ban cho điều ước muốn. Tâu đại vương, ngọc báu ma-ni có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, ngọc báu ma-ni làm cho tươi cười. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn làm cho tươi cười. Tâu đại vương, ngọc báu ma-ni có đức tính thứ nh́ này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, ngọc báu ma-ni có lợi ích về ánh sáng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn có lợi ích về ánh sáng. Tâu đại vương, ngọc báu ma-ni có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, ngọc báu ma-ni có ba đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Trầm hương đỏ có ba đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ trầm hương đỏ có ba đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giống như trầm hương đỏ là khó đạt được. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là khó đạt được. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, trầm hương đỏ có mùi hương tuyệt vời không thể sánh bằng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn có mùi hương tuyệt vời không thể sánh bằng. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có đức tính thứ nh́ này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, trầm hương đỏ được những người tốt ca tụng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được các bậc Thánh nhân ca tụng. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có ba đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Nước trong của bơ lỏng có ba đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ nước trong của bơ lỏng có ba đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giống như nước trong của bơ lỏng được thành tựu màu sắc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được thành tựu màu sắc của đức hạnh. Tâu đại vương, nước trong của bơ lỏng có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, nước trong của bơ lỏng được thành tựu hương thơm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được thành tựu hương thơm của giới. Tâu đại vương, nước trong của bơ lỏng có đức tính thứ nh́ này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, nước trong của bơ lỏng được thành tựu phẩm vị. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được thành tựu phẩm vị (giải thoát). Tâu đại vương, nước trong của bơ lỏng có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, nước trong của bơ lỏng có ba đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Đỉnh núi có năm đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ đỉnh núi có năm đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giống như đỉnh núi là cao ngất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là cao ngất. Tâu đại vương, đỉnh núi có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, đỉnh núi là không dao động. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn không dao động. Tâu đại vương, đỉnh núi có đức tính thứ nh́ này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, đỉnh núi là khó trèo lên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là khó trèo lên đối với tất cả các phiền năo. Tâu đại vương, đỉnh núi có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, đỉnh núi đối với tất cả các hạt giống là không nẩy mầm được. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đối với tất cả các phiền năo là không nẩy mầm được. Tâu đại vương, đỉnh núi có đức tính thứ tư này được liên quan đến Niết Bàn.
Tâu đại vương, c̣n có điều khác nữa, đỉnh núi được thoát ra khỏi sự nuông chiều hay ghét bỏ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được thoát ra khỏi sự nuông chiều hay ghét bỏ. Tâu đại vương, đỉnh núi có đức tính thứ năm này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, đỉnh núi có năm đức tính thứ này được liên quan đến Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về h́nh thể và vị trí của Niết Bàn là thứ mười.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Niết Bàn không là quá khứ, không là hiện tại, không là vị lai, không phải là được sanh lên, không phải là không được sanh lên, không phải là sẽ được làm cho sanh lên.’ Thưa ngài Nāgasena, ở đây người nào đó thực hành đúng đắn và chứng ngộ Niết Bàn, th́ người ấy chứng ngộ cái (Niết Bàn) đă được sanh lên, hay là làm cho (Niết Bàn) sanh lên rồi chứng ngộ?”
“Tâu đại vương, người nào đó thực hành đúng đắn th́ chứng ngộ Niết Bàn, người ấy chứng ngộ không phải cái (Niết Bàn) đă được sanh lên, không phải là làm cho (Niết Bàn) sanh lên rồi chứng ngộ. Tâu đại vương, tuy nhiên có cảnh giới Niết Bàn ấy, người ấy thực hành đúng đắn và chứng ngộ cái ấy.”
“Thưa ngài Nāgasena, xin ngài chớ làm cho câu hỏi này bị che đậy lại rồi mới giải thích. Xin ngài hăy làm cho nó được mở ra, được rơ ràng, rồi giải thích. Với ước muốn đă được sanh khởi, với sự nỗ lực đă được sanh khởi, điều nào ngài đă học, xin ngài hăy tuôn ra tất cả các điều ấy cho chính trường hợp này. Ở đây, đám người này là mê muội, bị sanh khởi nỗi phân vân, bị khởi lên sự nghi ngờ. Xin ngài hăy phá vỡ mũi tên có sự độc hại ở bên trong ấy.”
2. “Tâu đại vương, có cảnh giới Niết Bàn ấy, tịch tịnh, an lạc, hảo hạng. Người thực hành đúng đắn, trong khi quán sát về các hành theo lời dạy của đấng Chiến Thắng, nhờ vào tuệ mà chứng ngộ Niết Bàn. Tâu đại vương, giống như người đệ tử, theo lời dạy của vị thầy, nhờ vào tuệ mà chứng ngộ được kiến thức. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người thực hành đúng đắn theo lời dạy của đấng Chiến Thắng, nhờ vào tuệ mà chứng ngộ Niết Bàn.”
“Vậy th́ Niết Bàn sẽ được nh́n thấy như thế nào?”
“Sẽ được nh́n thấy là không có rủi ro, không có bất hạnh, không có sợ hăi, là an toàn, tịch tịnh, an lạc, thoải mái, hảo hạng, trong sạch, mát lạnh. Tâu đại vương, giống như người đàn ông, trong khi bị đốt nóng bởi ngọn lửa với nhiều đống củi đă được phát cháy sôi sục, sau khi thoát khỏi nơi ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi vào nơi không có ngọn lửa, rồi đạt được hạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào thực hành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ư đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn an lạc tối thượng, nơi xa ĺa sức nóng của ngọn lửa gồm ba loại. Tâu đại vương, ngọn lửa là như thế nào th́ ngọn lửa gồm ba loại nên được xem xét như vậy. Người đàn ông ở trong ngọn lửa là như thế nào th́ người thực hành đúng đắn nên được xem xét như vậy. Nơi không có ngọn lửa là như thế nào th́ Niết Bàn nên được xem xét như vậy.
3. Tâu đại vương, hoặc là giống như người đàn ông đi đến nơi chất đống các xác chết của rắn, chó, người và các phần thải bỏ của cơ thể, bị kẹt vào ở giữa các búi tóc bị rối lại của các xác chết, sau khi thoát khỏi nơi ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi vào nơi không có xác chết, rồi đạt được hạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào thực hành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ư đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn an lạc tối thượng, nơi xa ĺa xác chết phiền năo. Tâu đại vương, xác chết là như thế nào th́ năm loại dục nên được xem xét như vậy. Người đàn ông đi đến nơi các xác chết là như thế nào th́ người thực hành đúng đắn nên được xem xét như vậy. Nơi không có xác chết là như thế nào th́ Niết Bàn nên được xem xét như vậy.
Tâu đại vương, hoặc là giống như người đàn ông bị khiếp sợ, bị run sợ, bị rúng động, có tâm bị xáo trộn và bị tán loạn, sau khi thoát khỏi nơi ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi vào nơi chắc chắn, vững chăi, không dao động, không có sự sợ hăi, rồi đạt được hạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào thực hành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ư đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn an lạc tối thượng, nơi xa ĺa sự sợ hăi và sự run sợ. Tâu đại vương, sự sợ hăi là như thế nào th́ sự sợ hăi được vận hành một cách liên tục tùy thuận theo sanh-già-bệnh-chết nên được xem xét như vậy. Người đàn ông bị khiếp sợ là như thế nào th́ người thực hành đúng đắn nên được xem xét như vậy. Nơi không có sự sợ hăi là như thế nào th́ Niết Bàn nên được xem xét như vậy.
Tâu đại vương, hoặc là giống như người đàn ông bị té ngă vào khu vực là vũng bùn, đầm lầy, bị ô nhiễm, dơ bẩn, sau khi ra khỏi vũng bùn, đầm lầy ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi đến khu vực hoàn toàn trong sạch, không nhơ bẩn, rồi đạt được hạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào thực hành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ư đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn an lạc tối thượng, nơi xa ĺa vũng lầy phiền năo ô nhiễm. Tâu đại vương, vũng bùn là như thế nào th́ lợi lộc, tôn vinh, danh tiếng nên được xem xét như vậy. Người đàn ông ở trong vũng bùn là như thế nào th́ người thực hành đúng đắn nên được xem xét như vậy. Khu vực hoàn toàn trong sạch, không nhơ bẩn là như thế nào th́ Niết Bàn nên được xem xét như vậy.”
4. “Thưa ngài, vậy th́ người thực hành đúng đắn làm cách nào chứng ngộ Niết Bàn ấy?”
“Tâu đại vương, người nào thực hành đúng đắn, người ấy quán sát về sự vận hành của các hành; trong khi quán sát về sự vận hành, nh́n thấy sự sanh, nh́n thấy sự già, nh́n thấy sự bệnh, nh́n thấy sự chết ở nơi ấy, không nh́n thấy bất cứ điều ǵ an lạc, thoải mái ở nơi ấy, từ phần đầu, từ phần giữa, từ phần cuối. Người ấy không nh́n thấy bất cứ điều ǵ đáng được nắm bắt.
Tâu đại vương, giống như người đàn ông không nh́n thấy bất cứ chỗ nào đáng được nắm bắt ở cục sắt được đốt nóng trọn ngày, bị bốc cháy, sôi sục, nóng bỏng, từ phần đầu, từ phần giữa, từ phần cuối. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào quán sát về sự vận hành của các hành, người ấy trong khi quán sát về sự vận hành, nh́n thấy sự sanh, nh́n thấy sự già, nh́n thấy sự bệnh, nh́n thấy sự chết ở nơi ấy, không nh́n thấy bất cứ điều ǵ an lạc, thoải mái ở nơi ấy, từ phần đầu, từ phần giữa, từ phần cuối. Người ấy không nh́n thấy bất cứ điều ǵ đáng được nắm bắt. Đối với người ấy, trong khi không nh́n thấy điều ǵ đáng được nắm bắt, sự không thích thú được thành lập ở tâm của người ấy, sự nóng bức xuất hiện ở thân của người ấy. Người ấy, không có sự bảo vệ, không có sự nương nhờ, có trạng thái không có chỗ nương nhờ, nên nhàm chán ở các hữu.
Tâu đại vương, giống như người đi vào đống lửa lớn, có ngọn lửa cháy rực. Ở đó, người ấy không có sự bảo vệ, không có sự nương nhờ, có trạng thái không có chỗ nương nhờ, nên nhàm chán ở ngọn lửa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, đối với người ấy, trong khi không nh́n thấy điều ǵ đáng được nắm bắt, sự không thích thú được thành lập ở tâm của người ấy, sự nóng bức xuất hiện ở thân của người ấy. Người ấy, không có sự bảo vệ, không có sự nương nhờ, có trạng thái không có chỗ nương nhờ, nên nhàm chán ở các hữu. Đối với người ấy, đă nh́n thấy nỗi sợ hăi ở sự vận hành, có tâm như vầy sanh khởi: ‘Sự vận hành này quả đă bị đốt nóng, bị cháy đỏ, bị cháy rực, có nhiều khổ đau, có nhiều ưu phiền. Nếu ai đó có thể đạt được sự không vận hành, điều ấy là tịch tịnh, điều ấy là hảo hạng, tức là sự yên lặng của tất cả các hành, sự từ bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự diệt tận ái dục, sự ĺa khỏi luyến ái, sự tịnh diệt, Niết Bàn.’ Nhờ vậy, tâm của người ấy lao vào ở sự không vận hành, được tin tưởng, được hài ḷng, được vui mừng rằng: ‘Sự thoát ra đă đạt được bởi ta.’
Tâu đại vương, giống như người đàn ông bị lạc lối, bị rơi vào nơi lạ, sau khi nh́n thấy lối ra, th́ lao vào nơi ấy, được tin tưởng, được hài ḷng, được vui mừng rằng: ‘Lối ra đă đạt được bởi ta.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với người đă nh́n thấy nỗi sợ hăi ở sự vận hành, th́ tâm của người ấy lao vào ở sự không vận hành, được tin tưởng, được hài ḷng, được vui mừng rằng: ‘Sự thoát ra đă đạt được bởi ta.’ Người ấy tích lũy, theo đuổi, tu tập, thực hành thường xuyên đạo lộ đưa đến sự không vận hành. Đối với người ấy, niệm được thành lập ở mục đích ấy, tinh tấn được thành lập ở mục đích ấy, hỷ được thành lập ở mục đích ấy. Trong khi người ấy chú tâm liên tục ở tâm ấy, th́ vượt qua sự vận hành, đi đến sự không vận hành. Tâu đại vương, người đă đạt đến sự không vận hành, đă thực hành đúng đắn, được gọi là ‘chứng ngộ Niết Bàn.’”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về sự chứng ngộ Niết Bàn là thứ mười một.
*****
1. “Thưa ngài Nāgasena, có phải có vị trí ấy ở hướng đông, hay ở hướng nam, hay ở hướng tây, hay ở hướng bắc, hay ở hướng trên, hay ở hướng dưới, hay ở hướng ngang, là nơi Niết Bàn được chứa đựng?”
“Tâu đại vương, không có vị trí ấy ở hướng đông, hay ở hướng nam, hay ở hướng tây, hay ở hướng bắc, hay ở hướng trên, hay ở hướng dưới, hay ở hướng ngang, là nơi Niết Bàn được chứa đựng.”
“Thưa ngài Nāgasena, nếu không có chỗ chứa đựng của Niết Bàn, như thế th́ không có Niết Bàn, và đối với những vị nào mà Niết Bàn ấy đă được chứng ngộ, th́ sự chứng ngộ của những vị ấy cũng là sai trái, trẫm sẽ nói lư do của trường hợp này. Thưa ngài Nāgasena, giống như ở trái đất có ruộng sản xuất lúa gạo, có hoa sản xuất ra hương thơm, có lùm cây sản xuất ra hoa, có cây cối sản xuất ra trái, có hầm mỏ sản xuất ra châu báu, bất cứ ai ước muốn vật ǵ tại nơi đó, th́ người ấy đi đến nơi đó rồi mang đi vật ấy. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế nếu có Niết Bàn, th́ chỗ sản xuất của Niết Bàn ấy cũng là điều được mong mỏi. Và thưa ngài Nāgasena, chính bởi v́ không có chỗ sản xuất của Niết Bàn, v́ thế trẫm nói là; ‘Không có Niết Bàn.’ Và đối với những vị nào mà Niết Bàn ấy đă được chứng ngộ, th́ sự chứng ngộ của những vị ấy cũng là sai trái.’”
2. “Tâu đại vương, không có chỗ chứa đựng của Niết Bàn. Và có Niết Bàn ấy. Người thực hành đúng đắn chứng ngộ Niết Bàn nhờ vào sự tác ư đúng đường lối. Tâu đại vương, giống như có cái gọi là ngọn lửa, (nhưng) không có chỗ chứa đựng của nó. Trong khi cọ xát hai thanh củi với nhau th́ đạt được ngọn lửa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế có Niết Bàn, (nhưng) không có chỗ chứa đựng của Niết Bàn. Người thực hành đúng đắn chứng ngộ Niết Bàn nhờ vào sự tác ư đúng đường lối.
3. Tâu đại vương, hoặc là giống như có cái gọi là bảy báu vật, như là: bánh xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc ma-ni báu, nữ nhân báu, gia chủ báu, tướng quân báu, và không có chỗ chứa đựng của các báu vật ấy. Tuy nhiên, đối với vị Sát-đế-lỵ đă thực hành đúng đắn, do nhờ năng lực của sự thực hành mà các báu vật ấy đi đến (với vị ấy). Tâu đại vương, tương tợ y như thế có Niết Bàn, (nhưng) không có chỗ chứa đựng của Niết Bàn. Người thực hành đúng đắn chứng ngộ Niết Bàn nhờ vào sự tác ư đúng đường lối.”
4. “Thưa ngài Nāgasena, vậy th́ chớ có chỗ chứa đựng của Niết Bàn. Tuy nhiên, có phải có chỗ đứng ấy, mà người đứng tại chỗ ấy thực hành đúng đắn th́ chứng ngộ Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Có chỗ đứng ấy, mà người đứng tại chỗ ấy thực hành đúng đắn th́ chứng ngộ Niết Bàn.”
“Thưa ngài, vậy th́ chỗ đứng ấy là chỗ nào mà người đứng tại chỗ ấy thực hành đúng đắn th́ chứng ngộ Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, giới là chỗ đứng. Người đă thiết lập ở giới, trong khi tác ư đúng đường lối, dầu là ở Saka hay ở Yavana, ở Cīna hay ở Vilāta, ở Alasanda, ở Nikumba, ở Kāsi hay ở Kosala, ở Kasmīra, ở Gandhāra, ở đỉnh núi, ở thế giới Phạm Thiên, dầu đứng ở bất cứ nơi đâu mà thực hành đúng đắn đều chứng ngộ Niết Bàn.
Tâu đại vương, giống như người đàn ông nào đó, sáng mắt, dầu là ở Saka hay ở Yavana, ở Cīna hay ở Vilāta, ở Alasanda, ở Nikumba, ở Kāsi hay ở Kosala ở Kasmīra, ở Gandhāra, ở đỉnh núi, ở thế giới Phạm Thiên, dầu đứng ở bất cứ nơi đâu đều nh́n thấy bầu không gian. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người đă thiết lập ở giới, trong khi tác ư đúng đường lối, dầu là ở Saka hay ở Yavana, —(như trên)— dầu đứng ở bất cứ nơi đâu mà thực hành đúng đắn đều chứng ngộ Niết Bàn.
Tâu đại vương, hoặc là giống như dầu là ở Saka hay ở Yavana, —(như trên)— đối với người đứng dầu ở bất cứ nơi đâu đều có phương bắc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với người đă thiết lập ở giới, trong khi tác ư đúng đường lối, dầu là ở Saka hay ở Yavana, —(như trên)— đối với người đứng dầu ở bất cứ nơi đâu mà thực hành đúng đắn đều chứng ngộ Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Niết Bàn đă được ngài giảng giải, sự chứng ngộ Niết Bàn đă được giảng giải, đức hạnh của giới đă được trang bị, sự thực hành đúng đắn đă được chỉ ra, biểu hiện của Chánh Pháp đă được giương cao, lối dẫn vào Chánh Pháp đă được thiết lập, sự ra sức đúng đắn của những vị đă ra sức tốt đẹp là không vô ích. Hỡi vị cao quư và ưu tú trong số các vị có đồ chúng, trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về nơi chứa đựng Niết Bàn là thứ mười hai.
Phẩm Vessantara là phẩm thứ ba.
(Ở phẩm này có mười hai câu hỏi)
--ooOoo--
| 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 |