BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Đường đến Giác ngộ: 37 phần Bồ đề
Tỳ kheo Chánh Minh
Chùa Bồ Đề, Vũng Tàu
Chương V NGŨ QUYỀN Quyền (Căn - Indriya) được giải thích như
sau: Indassa kammaṃ idriyaṃ - Hành động của vua chúa gọi là quyền. Indriya mang ý-nghĩa trị vì hay kiểm-soát bởi người cai trị. Nghĩa là
người đang trị vì, không có ai có thể đi ngược lại ý muốn của vị ấy.. Ở đây, trọng tâm là sự kiểm-soát tâm bởi năm quyền: Tín-quyền (saddhindriya). Trong bộ Paṭisambhidā magga, chương Quyền luận-giải (indriyakaṭhā) có
giải thích rõ về năm quyền này, tóm lược như sau: Tín-quyền do ý-nghĩa là hướng tâm tin, đoạn trừ sự vô-tín.
Tín-quyền (saddhindriya)
Nói đến tín-quyền đồng nghĩa nói đến đức-tin nhưng đức-tin không phải
là tín-quyền, bao giờ đức-tin lớn mạnh, sung-mãn, có khả-năng cai quản các
pháp đồng sanh trong việc hướng tâm tin, khi ấy mới trở thành tín-quyền. Ðức-tin có hai loại: - Pakaṭi saddhā: Thường tín là đức-tin thông-thường. Thường tín.
Là loại đức-tin hướng dẫn thực-hành những pháp thiện như bố-thí,
trì-giới hay tu-tập thiền với mục-đích gieo duyên, thực-hành thiền Chỉ hay
Quán trong một lúc nào đó rồi thôi, quay trở về với đời thường, quay trở
về với trần-cảnh, một loại thiền không đem lại sự định tâm nào đáng kể.
Loại đức-tin này ở mức độ nào đó, nó cũng có thể kiểm-soát các pháp
hướng tâm tin: như tin quả tốt có từ việc làm như bố-thí, trì-giới... tức
là tin vào nghiệp-báo. Nhưng sự kiểm-soát này không đạt đến mức độ an-trú
tâm vào đức-tin, nó chỉ ở mức độ bình thường với bố-thí, trì-giới, thiền
tập gieo duyên mà không tiến xa hơn nữa. Nếu không có đức-tin, tâm không bao giờ thiên về những thiện-nghiệp,
bản chất tự-nhiên của tâm là vui thích trong việc ác. Loại thường-tín này luôn nương tựa vào kẻ khác, nương tựa vào
kinh-điển, nên nhiều khi bị lạm dụng, dễ trở thành tà-tín, bị các tà-sư
lợi dụng, sai sử làm những điều xằng bậy, tạo thành những ác-nghiệp, điển
hình là nàng Ciñcā. Trong thời hiện tại, phần lớn Phật-tử sống với thường-tín vì ít có thời
gian học hỏi giáo-lý, đã ít học hỏi thì làm gì có sự chiêm-nghiệm
giáo-pháp để phân biệt được "đây là thiện đây là bất-thiện, đây là chân lý
đây là phi chân lý, đây là lời Phật dạy đây không phải là lời Phật dạy,
lời Phật dạy này có ý-nghĩa như vầy như vầy...". Và thế là, sự bị lợi dụng
cũng dễ-dàng phát-sanh. Nhưng vì sao đức-tin vốn tốt đẹp lại có thể trở thành tệ hại như vậy?
Là vì do y cứ vào kẻ khác mà không có thực-chứng. Cũng ví như con suối
trôi chảy về sông lớn do y cứ trên đất nếu đất có nhiều độc chất, nước
trong sạch sẽ trở thành nước độc. Trong Tăng-chi kinh, đức Phật có dạy: "Này người Kālāma chớ vội tin những gì do bậc Ðạo Sư chỉ dạy. Ngay cả niềm tin đặt vào đối-tượng là Tam-bảo: Phật-Pháp-Tăng cũng cần
có trí-tuệ. Hành-giả cần lưu ý rằng: Nếu tin vào ân-đức Tam-bảo mà không hiểu được
ý-nghĩa các ân-đức ấy, thì cũng chỉ là đức-tin bình thường, tuy có quả tốt
đẹp hơn so với các quả tốt khác, nhưng cũng chỉ là hạn hẹp. Tin vào ân-đức Phật ở đây là tin vào trí giác-ngộ pháp giải-thoát của
đức Thế-tôn. Tin vào ân-đức Pháp là tin vào chân lý: Ðây là khổ, đây là nguyên-nhân
sanh khổ, đây là sự diệt khổ, đây là con đường đưa đến sự diệt khổ. Tin vào ân-đức Tăng là tin vào sự chứng-đắc Níp-bàn qua bốn quả: Dự-lưu
quả, Nhất-lai quả, Bất-lai quả và Ứng-cúng quả. Tướng của đức-tin là sự trong sạch và lướt tới, như lời Ngài Nāgasena
nói với đức-vua Milinda: "Tâu Ðại Vương! Ðức-tin có tướng là sự trong sạch và tư cách lướt
tới". Paṭisambhidā-magga có ghi rằng: "Nên thấy tín-quyền do ý-nghĩa hướng tâm tin, là giới thanh-tịnh, tẩy
sạch sự vô-tín ở giai-đoạn đầu". Chính tin vào sự giác-ngộ, tìm thấy con đường tám chi của Ðức Thế-tôn,
nương vào trí suy xét qua khía cạnh thiện, bất-thiện, hành-giả sẽ mạnh dạn
đi vào thực-hành bát chánh-đạo, thanh-lọc dần những bất-thiện pháp. Bấy giờ đức-tin ấy trở thành tín-quyền, đức-tin ấy gìn-giữ giới, hộ
trì-giới không bị hư hoại, không bị ô-nhiễm, làm trong sạch giới. Chính đức-tin bình thường cũng trợ giúp cho sự giữ giới, một người
không tin vào quả báo tốt đẹp của bát quan giới, họ sẽ không thọ-trì tám
giới. Mặt khác, tuy tin vào quả lợi-ích của giới-hạnh như năm giới, tám giới,
nhưng không giữ gìn năm giới nghiêm túc, cũng như không thọ-trì tám giới,
đã nói lên sự thối thất tinh-tấn, đồng thời lui sụt đức-tin hay đức-tin bị
ô nhiễm bởi cảnh trần, sự kiểm-soát tâm không còn vững mạnh. Nói cách khác, sự kiểm-soát tâm do đức-tin bình thường không thể
vững-chắc bằng sự kiểm-soát tâm do đức-tin tu-tập bởi pháp thiền. Cũng ví như người có được hồ nước mát trong sạch, nhưng không hề chịu
tắm rửa dù thân người ấy đầy bụi bặm, không hề uống nước dù họ đang khát
cháy cổ. Người ấy chỉ có niềm tin: "đây là nước thiêng đáng cung-kỉnh, cúng
dường" và chỉ còn biết quì xuống lễ bái cầu nguyện mà thôi. Thế là, người
này vẫn dơ bẩn và khát như bao nhiêu người không có hồ nước mát. Ðức-tin do tu-tập
Là đức-tin được chứng nghiệm, nó trở nên vững-chắc vì đã thấy rõ, hiểu
rõ kết quả của sự thực hành thiện-pháp. Trong việc chú tâm vào đề mục nghiệp-xứ, tức là đề mục thiền Chỉ hay
thiền Quán, đức-tin bình thường không hề có tác-dụng tốt trong sự
kiểm-soát tâm, vì tâm luôn có khuynh-hướng chống lại đức-tin này, có
khuynh-hướng chùn bước hay quay mặt sang chỗ khác. Nói cách khác, niềm tin suông, niền tin không có trí-tuệ không ích lợi
gì trong sự tu-tập. Một người tin vào ân-đức tối-thượng nơi đức Phật, Giáo-pháp và đức
Tăng, hằng ngày anh ta quì đảnh lễ cầu xin được thoát khổ, chắc chắn sự
khổ ấy vẫn đến với anh ta. Ðức Thế-tôn xác nhận rằng: "Như-lai chỉ là bậc Ðạo-sư, chỉ rõ con
đường đi đến sự diệt khổ, người nào tin vào Như-lai, đi theo con đường ấy
sẽ đến nơi diệt khổ". (Gaṇakamoggallāna suṭṭa) Trong Tương-ưng kinh, có ghi lại mẫu đối thoại giữa Ðức Thế-tôn và
trưởng-lão Sārīpuṭṭa tóm lược như sau: - "Này Sārīpuṭṭa! Ngươi có tin không? tín-quyền được tu-tập, được làm
cho sung-mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục-đích, lấy bất tử
làm cứu cánh. - Bạch Thế-tôn! Ở đây con không đi với lòng tin của Thế-tôn. Bạch Ðức
Thế-tôn! Với những ai không thấy, không hiểu, không chứng ngộ, không đạt
đến trí-tuệ, cần phải đi với lòng tin kẻ khác. Bạch Thế-tôn! Còn những ai, đã thấy đã hiểu đã chứng ngộ, người ấy
không còn nghi ngờ, không còn phân vân rằng: Tín-quyền được tu-tập, được
làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục-đích, lấy bất
tử làm cứu cánh. - Lành thay! Này Sārīpuṭṭa".
Ðoạn kinh trên cho chúng ta thấy ý-nghĩa rằng: khi chưa chứng đạt
Níp-bàn, đức-tin cần nương dựa vào kẻ khác (ở đây là Tam-bảo) đính kèm với
trí-tuệ. Ðức-tin ấy sẽ trở nên vững mạnh, không cần phải nương tựa vào người
khác khi đã chứng ngộ Níp-bàn, trở hành tín-quyền kiên-cố bất-động. Nhưng rõ ràng rằng: Người ấy phải tu-tập làm cho sung-mãn đức-tin ấy.
Như vậy, chính đức-tin khi tu-tập, như thực-hành pháp niệm hơi thở chẳng
hạn, mở đường cho việc đạt đến sức mạnh, có được năng-lực lớn, đi đến
giải-thoát khổ. Người nương theo đức-tin thực-hành pháp quán niệm-xứ chứng đạt Dự-lưu,
được gọi là bậc Tùy tín-hành. Trong ba mươi bảy pháp trợ-đạo, đức-tin do tu-tập chính là tín-quyền.
Trong lãnh-vực thực-hành những pháp thiền Chỉ hay Quán, đức-tin được
hiển-lộ bằng trạng-thái ổn-định tâm khiến tâm không bị giao động do sự
vô-tín, hay nghi-hoặc, phân-vân, lưỡng-lự xen lẫn vào. Ðức-tin có năng-lực áp chế được hoài-nghi, khi niềm tin phát huy
sức mạnh, sự nghi-hoặc không có cơ hội sanh lên. Tướng của đức-tin là tẩy sạch uế nhiễm, hành-giả khi tu-tập có
thể nhận biết tướng của đức-tin qua ấn-tướng của đề mục thiền, khi đức-tin
an-trụ vững vàng, tâm không bị tán-loạn, ấn-tướng trở nên rõ ràng, không
bị mờ nhạt, đó là tướng của đức-tin được hiển-lộ. Ví như có người muốn dùng nước trong sạch, y múc nước ở hồ ao đem về,
cho vào bình lọc với ba lớp đá lớn, đá nhỏ, cát. Lớp đá lớn giữ lại những
vật bẩn lớn, , lớp đá nhỏ giữ lại những vật bẩn trung-bình, lớp cát sau
cùng sẽ giữ lại những cặn bụi nhỏ li ti và nước chảy qua ba lớp lọc trở
nên trong sạch. Nước ví như tâm, tâm luôn luôn bị những cảnh trần quyến-rũ, xâm nhập
vào làm tâm trở nên nhơ bẩn. Lớp đá lớn ví như giới thanh-tịnh, nhờ giới
áp chế, ngăn chặn, nên nước thấm qua lớp đá lớn được trong sạch. Ở giai-đoạn đầu tâm thoát ra những phiền-não thô-thiển do cảnh trần gây
nên nhờ giới thanh-tịnh. Lớp đá nhỏ ví như ý-giới, nước tâm thấm qua ý-giới, khiến các phiền-não
khởi lên từ ý như ganh tị, bỏn xẻn, xan tham ... không có cơ hội xâm nhập,
tâm lại trong sạch hơn. Nhưng ý-giới là gì? Chính là sự cố ý (ceṭanā). đức Phật có dạy
rằng:
"Ceṭanāhaṃ bhikkhave sīlaṃ vadāmi. - Này chư tỳ-khưu! Như-lai dạy rằng: Sự cố ý là giới".
Tâm được ý-giới ngăn chặn, là do không có cố ý làm những điều ác, những
tư-tưởng bất-thiện không có cơ hội sanh-khởi, hay sanh-khởi lên bị diệt
trừ ngay. Lớp cát mịn ví như giới ở vùng tùy-miên, giữ lại những phiền-não
vi-tế. Nói cách khác, những phiền-não tùy-miên được ngăn trừ và nước tâm
trở nên tinh-khiết. Tư cách làm cho tâm trở nên trong sạch như thế là
tướng của đức-tin. khi tâm trở nên trong sạch, các ấn-tướng thiền cũng trở
nên trong sáng rõ ràng. Chính tư cách làm cho tâm trong sạch không còn uế
nhiễm là tín-quyền. Nếu hành-giả vẫn duy trì và phát-triển đức-tin tu-tập, ngày càng
sung-mãn trong lãnh vực Chỉ hoặc Quán, khả-năng tiêu diệt thân-kiến,
hoài-nghi ở vùng tùy-miên có thể đạt được ngay trong kiếp sống này. Tấn-quyền (vīriyindriya).
Nói đến tấn-quyền nghĩa là nói đến sự tinh-tấn cai quản các pháp đồng
sanh, làm chung công việc là nâng đở. Ở mức độ nào đó, tinh-tấn chưa trở
thành quyền, tinh-tấn có hai loại là: Pakaṭi vīriya: Tinh-tấn thông-thường. Tinh-tấn tu-tập cũng có hai loại: Kāyika vīriya: Tinh-tấn thuộc về thân, như thọ-trì hạnh đầu đà
(dhuṭaṅga) chẳng hạn. Tinh-tấn bình thường và tinh tấn thuộc về thân có thể nhận ra dễ-dàng.
Người có tinh-tấn trong những vấn đề thuộc thế tục, có thể dễ-dàng đạt
được tinh-tấn tu-tập. Nhưng nếu thực-hành thân tinh-tấn như bớt ăn, bớt ngủ nghỉ, kiên-trì
theo một thời khóa biểu trong sinh hoạt tu-tập hằng ngày, nhưng không có
tâm tinh-tấn, thì kết quả đạt được chẳng có gì đáng kể lắm. Giống như một học sinh, lòng không muốn học nhưng hằng ngày vẫn cắp
sáng đến trường, trong khi học, tâm cậu ta chểnh mảng, lơ đểnh trong các
buổi học, cho dù học cả năm, kiến thức của cậu chẳng là bao, thậm chí
không muốn nói là một học sinh dốt. Cũng vậy, tinh-tấn tu-tập ở đây chủ yếu là tâm tinh-tấn, còn thân
tinh-tấn là phần trợ giúp cho sự tu-tập càng lúc càng thêm dũng-mãnh. Người có thân tinh-tấn, nhưng không có tâm tinh-tấn, sự định tâm trong
các đề mục như niệm hơi thở ... không thể đạt được, cho dù thời gian
thực-hành thiền có dài bao lâu chăng nữa cũng không đạt đến tâm
thanh-tịnh. Bất kỳ loại công việc nào, sẽ nhanh chóng thành-tựu với kết quả khả
quan, nếu người thực-hành công việc đúng đắn và thích đáng. "Sự đúng
đắn và thích đáng" nói lên ý-nghĩa làm chủ công việc. Trái lại,
nếu công việc làm chủ người thực-hiện, công việc ấy khó làm xong, có xong
chăng nữa cũng mất nhiều thời gian, "công việc làm chủ" có nghĩa là
việc làm không có nhiệt-tâm thật sự, tức là không có tâm tinh-tấn. Sự tu-tập thiền Chỉ hay Quán, thiếu vắng tâm tinh-tấn, tâm trạng của
hành-giả sẽ rơi vào "không thích-thú", đôi khi mong mỏi khóa thiền
tập mau kết thúc để trở về nhà, giống như một học sinh mong đến kỳ nghỉ hè
để khỏi mang cực hình đi học. Tâm trạng không thích-thú trong thiền, dẫn đến sự uể-oải trong các
oai-nghi, thế là lười-biếng xuất hiện. Lười-biếng xuất hiện, việc
thực-hành thiền ngưng đọng, lại làm tăng-trưởng sự lười-biếng. Khi ấy, tâm hành-giả khởi lên ý nghĩ: "Có lẽ đề mục này không hợp với
mình, nên thay đổi đề mục khác". Nhưng dù cho có thay đổi đề mục nào cũng
vậy thôi, cũng chẳng có kết quả gì, nó cũng giống như sự khởi động cổ xe,
để rồi cổ xe vẫn nằm ì ra đó. Vì sao? Vì nguyên-nhân cần thiết phải có là
"Sự tinh-tấn của tâm", nhưng sự tinh-tấn của tâm lại không có. Người đã thiếu tâm tinh-tấn, ngay cả công việc thế tục, dù có thay đổi
từ việc này sang việc khác, từ việc khác sang việc khác nữa, những công
việc ấy luôn luôn bị bỏ dở, chẳng có việc nào hoàn tất cả. Chỉ khi nào
người ấy thích-thú một công việc nào đó, việc ấy mới chóng thành và có kết
quả. Việc tu-tập thiền cũng vậy, nếu người thực-hành có đủ tinh-tấn về thân
lẫn tâm, sự tinh-tấn càng vững mạnh, trở nên sung-mãn, già dặn theo dòng
thời gian tu-tập, điều này gọi là tinh-tấn tu-tập. Và trong 37 pháp trợ giác-ngộ, tinh-tấn tu-tập này được gọi là
tấn-quyền. Tướng (lakkhaṇa) của tấn-quyền là làm biến mất sự uể-oải, dã-dượi,
lười-biếng trong lúc hành thiền, đồng thời hiển-lộ ra sự hăng-hái nỗ-lực,
thích-thú trong đề-mục và sự chú tâm vào đề-mục ngày càng khắn khít. Hành-giả cần làm khởi dậy tinh-tấn tu-tập, vì phận-sự của tinh-tấn là
trợ giúp, nâng đở các pháp đồng sanh được vững mạnh. Niệm-quyền (satindriya). Niệm-quyền với ý-nghĩa là trú-vững. Lẽ thường niệm được an-trú trong
các đề mục thiền như: Niệm-xứ, niệm-thân (kāyagasaṭi)... Niệm cũng có hai
loại là: Pakaṭi saṭi: niệm thông-thường. Tướng của niệm là sự chú yù. Ðối với các công việc thế
tục bình thường, sự chú ý đến cũng là một yếu tố trợ lực cho kết quả tốt
đẹp như người thợ thêu, chú ý đến mũi kim đường chỉ khiến các hoa văn của
mẫu thêu trở nên xinh đẹp sắc sảo.
Nếu không có sự chú ý, tuy có cố-gắng hoàn tất công việc, công việc ấy
cũng không có kết quả vững-chắc, kết quả ấy chỉ tồn tại trong thời gian
ngắn rồi trở nên hư hoại. Không có sự chú ý đồng nghĩa có sự dể-duôi, ngay cả việc học kinh, tụng
kinh nếu không có sự chú ý, sẽ không thể học thuộc bài kinh mau chóng, sự
tụng kinh sẽ bị vấp váp hay nhầm lẫn. Niệm thông-thường đã có lợi-ích như thế, nói gì đến niệm tu-tập. Chính
bốn pháp niệm-xứ là niệm tu-tập, khởi đầu cho con đường đi đến giác-ngộ,
đi đến sự thoát khổ, thành-đạt pháp siêu-thế. Tướng của niệm sẽ hiển-lộ khi ấn-tướng thiền an-trụ vững, hành-giả thấy
rõ từng chi tiết của ấn-tướng cũng như nhận biết từng trạng-thái tâm đối
với ấn-tướng. Gọi là niệm-quyền là sự cai quản, kiểm-soát các pháp-hành đang
sanh-khởi trong sự chú ý, bằng trạng-thái trú-vững. Do đó, khi niệm luôn
dán chặt vào đề mục khắn khít đến mức độ dường như không thể xa lìa đề
mục, tâm luôn kề cận với đề mục, cho dù hành-giả không chú ý nhiều lắm, đề
mục thiền vẫn hiển-lộ rõ ràng, đó là tướng của niệm-quyền,
ví như sợi dây vàm xỏ mũi con bò được quấn nhiều vòng quanh cọc đóng cứng
xuống đất, con bò luôn gần gũi cái cọc. Cũng cần biết rằng: phận-sự của niệm là ghi nhớ,
phận-sự của tưởng là nhớ lại. Trong sự tu-tập niệm thiền Chỉ, hai pháp niệm -tưởng sẽ hỗ-trợ tích cực
cho định, một đằng ghi nhớ (niệm) dấu ấn đề mục, một đằng nhớ lại (tưởng).
Khi nhớ lại, rồi lại ghi nhớ, sự-kiện này được lập đi lập lại nhiều lần,
khiến ấn-tướng thiền được thường xuyên cọ-xát, càng lúc càng rõ ràng hơn. Ví như người họa sĩ vẽ tranh, trước tiên anh phát thảo những nét vẽ mờ
nhạt, sau đó anh từ từ tô đậm những nét ấy, khiến những nét vẽ trở nên rõ
ràng sinh động. Hoặc ví như đứa bé học viết chữ, cô giáo viết những chữ mẫu cho đứa bé
tập viết, đứa bé đồ chữ mẫu, vài chữ đầu tiên, có thể không trùng với nét
chữ mẫu nhưng qua vài chữ, nó có thể đồ đúng theo nét chữ mẫu, càng về
sau, nét chữ của đứa bé càng gọn, càng nhuần nhuyển và sắc sảo. Cũng vậy, hành-giả giai-đoạn đầu tu-tập thiền, dấu hiệu của đề-mục chưa
hiện rõ, chỉ mờ nhạt, nhờ có tưởng nhớ lại, niệm lại ghi nhớ, ghi nhớ rồi
nhớ lại, sự-kiện này được lập đi lập lại nhiều lần, dấu hiệu đề mục thiền
được trui rèn, trở nên hiện rõ với hành-giả, khi ấn-tướng thiền đã rõ ràng
niệm an-trú vào đó. Khi ấy, tâm không còn loạn-động, không còn xa rời đề
mục, đó là lúc niệm chiếm ưu thế, bấy giờ các pháp đồng sanh với niệm cũng
trú-vững trong đề mục trở thành niệm-quyền. Ðịnh-quyền (samādhindriya).
Ðịnh-quyền có ý-nghĩa: làm cho các pháp đồng sanh gom lại, không cho
tán-loạn. Ðịnh chưa trở thành quyền, nó có hai loại: Pakaṭi samādhi: định thông-thường. Ðịnh thông-thường là loại định có trong sát-na tâm (khaṇa) nó gom các
pháp trong tâm an-trú trong cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc, hay trong
bố-thí, trì-giới ... Ðịnh tu-tập là cận-định hay định kiên-cố. Ðịnh tu-tập có mãnh lực thiêu
đốt các phiền-não nhất là các pháp chướng-ngại, ví như sức nóng mặt trời
được gom lại trong tròng kính, có thể phát ra tia lửa thiêu đốt các vật
khác. Tướng của định-quyền được hiển-lộ khi tâm hoàn toàn
yên-lặng, không bị xáo động, khi ấy vùng triền (saṃyojāna)
yên-lặng, những phiền-não ở vùng triền bị áp chế không thể sanh-khởi. Ðịnh có sự yên-lặng là thành-tựu, nên khi định phát huy
sức mạnh, thì tâm yên-lặng, đồng nghĩa các pháp đồng sanh với định cũng
yên-lặng.
Trong thiền Quán nhờ sự loại trừ tâm loạn-động của định, trí quán phát
huy sức mạnh như người có mắt dùng mũi kim nhọn xuyên qua lớp vải tùy-miên
để sát trừ chấy, rận thân-kiến, hoài-nghi ... Nói cách khác, định-quyền tích cực trợ giúp cho trí quán xuyên qua một
trong ba cửa giải-thoát là: Cửa Vô-tướng (animiṭṭa mukha), cửa Vô-lụy
(appaṇihiṭa mukha), cửa Không-tánh (suññaṭa mukha) để sát trừ pháp
ngủ-ngầm như thân-kiến, hoài-nghi ... tức là trí-quán xuyên qua một trong
ba tướng vô-thường, khổ, vô-ngã để sát-trừ phiền-não. Nhờ định-quyền phát huy sức mạnh, nước tâm trở nên yên-lặng, tùy theo
phước ba-la-mật tích lũy một trong ba tướng hiển-lộ rõ nhất. Người tích lũy phước ba-la-mật do nương theo đức-tin là bố-thí,
trì-giới tướng vô-thường hiển-lộ rõ hơn hai tướng kia, người tích lũy
phước ba-la-mật bằng cách tu-tập thiền Chỉ trong quá-khứ là nương theo
định là trưởng (adhipaṭi) thì tướng khổ hiện rõ hơn hai tướng kia. Người
tích lũy phước ba la mật bằng con đường thiền Quán, tức là dùng trí làm
trưởng thì tướng vô-ngã rõ hơn hai tướng kia. Tuệ-quán hiện-tại bám vào một trong ba tưởng ấy và định-quyền khi ấy
trở thành bệ phóng giúp trí-tuệ nhảy vọt từ bờ này sang bờ kia, được gọi
là goṭrabhū ñāṇa (tuệ Chuyển-tánh) thế là tuệ-đạo sanh-khởi vị ấy trở
thành bậc Dự-lưu. Tuệ-quyền (paññindriya).
Tuệ-quyền với ý-nghĩa là thấy rõ, trừ diệt sự tối tăm (vô-minh) giống
như bốn quyền kia, trí hay tuệ có hai loại: Pakaṭi ñāṇa: trí thông-thường. Chữ paññā nghĩa là PA + ÑĀ; PA là trọn vẹn hay
đúng đắn. ÑĀ: sự biết. Paññā là sự hiểu biết trọn vẹn hay sự
hiểu biết đúng. Thường-trí là loại trí trong thế-tục, trí này rất đa dạng như trí về
pháp-học, trí về các loại ngành nghề, trí về ngôn-ngữ ... các nhà
khoa-học, các nhà nghiên-cứu ... phát-triển loại trí này ở mức độ cao và
có kết quả tốt trong sự thành-đạt thế-tục. Nói chung, thường-trí bao gồm trí-văn và trí-tư. Trí-tu (bhāvanāmayā
paññā) là trí-tuệ sanh lên do tu-tập thiền Chỉ hay thiền Quán. Tướng của trí-tu là thấu hiểu chân-tướng của pháp hữu-vi.
Tướng của tuệ-quyền được hiển-lộ khi hành-giả thấy được ba tướng
vô-thường -khổ -vô-ngã. Trong đó, nếu trí-quyền phát huy sức mạnh thì
tướng vô-ngã hiển-lộ rõ nhất so với hai tướng kia. Nói gọn hơn, khi hành-giả đạt được tuệ Phổ-thông bấy giờ tuệ-quyền được
hình thành, tuệ-quyền được hiển lộ khi tướng vô-ngã rõ ràng hơn hai tướng
kia, hành-giả nỗ-lực tinh-tấn phát-triển tuệ-quyền càng lúc càng sung-mãn,
cuối cùng thành-đạt được giải-thoát khổ. Cần nên biết rằng: Tín và trí hỗ-trợ lẫn nhau bằng hổ-tương duyên
(añnamañña paccaya) một cách tích cực. Khi trí sanh-khởi quá mạnh, nương theo đó sẽ có nghi-hoặc sanh lên, bấy
giờ tín-quyền với sự hướng tâm tin sẽ giúp trí ngăn chặn hoài-nghi. Khi
tín sanh-khởi mãnh-liệt, nương theo đó tà-kiến (sự thấy sai, hiểu sai) sẽ
sanh lên, bấy giờ trí sẽ giúp tín loại trừ sự thấy sai, hiểu sai, vì
phận-sự của trí là đẩy lùi tăm tối. Các Ngài có dạy rằng: kẻ thù ẩn mặt cùa trí là tà-kiến, kẻ thù ẩn mặt
của trí là hoài-nghi. Trí phát huy sức mạnh giúp tín càng thêm vững-chắc, vì trí là sự thấy
rõ, biết rõ. Ðã thấy rõ, biết rõ rồi thì sự tin tưởng trở nên đúng đắn và
vững-chắc. Tín phát huy sức mạnh giúp cho trí có cơ sở phát-triển, vì tín có
công-năng làm trong sạch đối-tượng. Ví như một bức hoa văn, nếu bị bụi bặm
bám đầy, nó không thể xinh đẹp, những đường nét sắc sảo không thể hiện ra
trong mắt người xem vì bị bụi bám, nếu lau chùi sạch sẽ bức hoa văn sẽ trở
nên trong sáng xinh đẹp, những đường nét sẽ hiện ra rõ ràng. Cũng vậy tín
làm trong sạch cảnh (hay đối-tượng) giúp cho trí nhận rõ, thấy rõ. Nhận rõ, thấy rõ cái gì? nhận thấy rõ ba tướng: vô-thường, khổ,
vô-ngã. Như vậy, rõ ràng ở giai-đoạn đầu, tín tích cực hỗ-trợ cho trí, khi trí
sung-mãn lại giúp cho tín thêm vững-chắc và đúng đắn. Bấy giờ tín trở
thành chánh-tín (sammāsaddhā), trí trở thành chánh-trí (sammāñāṇa). Tương-tự tấn-quyền và định-quyền hỗ-trợ tích cực lẫn nhau. Tấn với phận-sự nâng đỡ, giúp định gom góp các pháp đồng sanh hội-tụ
lại. Nhưng kẻ thù ẩn mặt của tấn là phóng-dật, làm tán-loạn tâm, bấy giờ
định-quyền sẽ làm cho các pháp yên-lặng trở lại. Kẻ thù dấu mặt của định là uể-oải dã-dượi, chính sự yên-lặng quá mức
đưa đến trạng-thái thụ-động làm tâm co rút, lười-biếng gọi là hôn-trầm,
tâm bị lui sụt trước đề mục, khi ấy tấn lại hoạt động với tướng-trạng
siêng năng, đốc thúc các pháp đồng sanh năng động trở lại, giúp định và
các pháp đồng sanh trú-vững trong ấn-tướng của đề-mục thiền. Riêng niệm có vai trò cân bằng các quyền kia, niệm giống như người đốc
công, luôn chú ý đến các người thợ ở dưới quyền. Khi thấy một người nào
chểnh mảng công việc hay thấy người nào làm sai, người đốc công đi đến
nhắc nhở hay bảo làm việc cho đúng. Niệm có tướng là sự trụ-vững có phận-sự là ghi nhớ, niệm càng vững mạnh
các pháp quyền kia càng tiến triển sung-mãn một cách đúng đắn. Nhưng vì sao các pháp quyền vốn tốt đẹp lại có thể sanh-khởi tà-kiến,
hoài-nghi, phóng-dật, hôn-trầm? Ðiều này cũng giống như vị ngọt của
trái cây, vốn là chất bổ dưỡng, nhưng nếu không khéo gìn-giữ nó sẽ trở
thành chất say. Hay giống như sửa tươi vốn ngon ngọt, nhưng để lâu sẽ
thành chua, để rồi khi dùng dễ sinh bệnh tiêu chảy.
Cũng vậy, các pháp quyền ở trên vốn là thù diệu, nhưng do sự dể-duôi
(pamāda) cùng với tác-ý không khéo khiến các phiền-não, cấu uế nương từ đó
sanh-khởi. Trong Tăng-chi kinh có ghi mẫu đối thoại của hai vị trưỡng-lão
Anuruddha và Sārīpuṭṭa như sau: - "Thưa hiền-giả Sārīpuṭṭa! với thiên nhãn thanh-tịnh siêu nhân tôi
có thể nhìn một ngàn thế giới.
- Này hiền-giả Anuruddha! Hiền-giả suy nghĩ như sau: "với thiên nhãn...
một ngàn thế giới", đây là kiêu-mạn của hiền-giả. Này hiền-giả Anuruddha! Hiền-giả suy nghĩ như sau: "phấn chấn là
tinh-tấn tôi... không thất niệm, tâm được khinh-an, không có cuồng-nhiệt
(asāraddho) được định-tỉnh nhất tâm, đây là trạo cử của hiền-giả Này hiền-giả Anuruddha! Hiền-giả suy nghĩ "tuy vậy... không có không
chấp-thủ", đây là hối quá của hiền-giả. Lành thay! nếu tôn giả Anuruddha đoạn trừ ba pháp này, không tác-ý đến
ba pháp này, hãy chú tâm vào bất-tử giới (amaṭāya dhāṭuyā)". Và nương theo lời dạy của trưởng-lão Sārīpuṭṭa, Ngài Anuruddha
thành-tựu bậc A-la-hán sau một thời gian hành-pháp. Ðoạn kinh trên cho chúng ta thấy rằng: 1- Các pháp tốt có thể là duyên sanh-khởi pháp bất-thiện như
thiên-nhãn thanh-tịnh có thể làm sanh-khởi kiêu-mạn ... 2- Do tác-ý không khéo, suy nghĩ không đúng đường lối, tức là có sự
dể-duôi, khi ấy phóng-dật, hối-hận ... sanh-khởi. 3- Khi có tác-ý đúng, như tác-ý đến bất tử giới, sẽ đoạn trừ được
những phiền-não nương sanh. Trong năm quyền thì Tín-quyền thuộc về giới có công-năng trừ diệt những
phiền-não thô-thiển. Niệm, tấn, định-quyền thuộc về định có công-năng diệt
trừ những phiền-não ở vùng triền, tuệ-quyền trừ diệt những phiền-não ở
vùng tùy-miên. Như thế, khi tín, tấn, niệm, định-quyền sung-mãn sẽ đưa đến tuệ-quyền
sung-mãn. Riêng về tín, tấn, niệm đứng trước định và tuệ-quyền, giống như người
giúp đức-vua nắm quyền bá chủ thiên hạ. Chúng nâng đỡ định và tuệ-quyền
cho đến khi đạt được pháp thù thắng cao tột. Khi tu-tập thiền Chỉ, hành-giả làm chủ được tâm, có thể chứng được tám
thiền (bốn thiền sắc-giới và bốn thiền vô-sắc giới) bằng định-quyền, trong
khi ấy tuệ-quyền sẽ trở thành năm thắng-trí như nhãn-thông, nhĩ-thông,
túc-mạng thông ... Nếu hành-giả tu-tập thiền Quán, thì định-quyền sẽ làm
hiển-lộ định không-tánh (suññaṭā samādhi), định vô-tướng (animiṭṭā
samādhi) hay định vô-nguyện (appaṇihiṭā samādhi), khi ấy tuệ-quyền trở
thành năm pháp thanh-tịnh liên quan đến tuệ, thành-đạt bốn tuệ đạo, bốn
tuệ quả siêu-thế. Khi Ðức Thế-tôn trú ở Kosambi tại khu vườn Ghosiṭa. Bấy giờ, Ngài
Piṇdolabhāradvāja tuyên bố với chánh trí: "sanh đã tận, phạm-hạnh đã
hành". Chư tỳ-khưu bạch hỏi Ðức Thế-tôn, Ngài dạy rằng: "Do tu-tập, làm
sung-mãn ba quyền, nên tỳ-khưu Piṇdolabhāradvāja tuyên bố: "Sanh đã
tận, phạm-hạnh đã thành". Ba quyền ấy là gì? là niệm-quyền,
định-quyền, tuệ-quyền". (Tương-ưng kinh)
Trưởng-lão Piṇdolabhāradvāja là vị đệ nhất về tiếng rống sư tử. Người tu-tập Tín-quyền làm trưởng khi chứng-đắc Dự-lưu quả, gọi là bậc
Tín giải-thoát (saddhā vimuṭṭi). Người tu-tập Ðịnh-quyền là trưởng, chứng-đắc sơ định phát-triển
tuệ-quán, chứng-đắc Dự-lưu quả, gọi là bậc Thân-chứng (kāyasakkhi). Người tu-tập Tuệ-quyền là trưởng khi chứng-đắc Dự-lưu, gọi là bậc
Kiến-đáo (diṭṭhippaṭṭa). Nhưng trong năm quyền, quyền nào được xem là tối thượng? Đó là
Tuệ-quyền. Vì sao? Vì rằng: tín-quyền chỉ có công-năng đoạn trừ những
phiền-não cấu uế ở vùng thân-kiến. Ðịnh-quyền, niệm-quyền, tấn-quyền thuộc về định uẩn chỉ có công-năng
đoạn trừ phiền-não cấu uế ở vùng triền. Chỉ có Tuệ-quyền mới có khả-năng trừ diệt trọn vẹn những phiền-não cấu
uế sanh-khởi ở vùng tùy-miên. Ðức Phật dạy rằng: "Này chư tỳ-khưu, phàm có các bàn chân của loài
hữu tình bộ hành, những bàn chân ấy nằm gọn trong bàn chân voi, bàn chân
voi được xem là tối thượng trong các bàn chân. Cũng vậy, này chư tỳ-khưu,
trong các bàn chân nào đưa đến giác-ngộ, tuệ-quyền được xem là tối thượng
về phương diện giác-ngộ". (Tương-ưng kinh). Chỗ trú của năm quyền Trong Tương-ưng kinh, đức Phật dạy rằng: "Kaṭṭha saddhindriyaṃ duṭṭhabbaṃ?
"Cần tìm tín-quyền ở đâu?. Nghĩa là tín-quyền được hiển-lộ trong bốn chi phần của vị Thánh
Tu-đà-hườn. Ðó là: Ðức-tin bất động trong ân-đức Phật. Giới thanh-tịnh là nền-tảng hay nhân gần (padaṭ-ṭhāna) của định
siêu-thế. Ðây là bốn yếu tố bảo đảm sự chứng-đắc Dự-lưu trí đạo (soṭāpaṭṭi
maggañāṇa) trong vòng luân-hồi. Trong Trung-bộ, bài kinh Chánh tri-kiến (Sammādiṭṭṭhi suṭṭa), ngài
Sārīpuṭṭa có giảng cho chư tỳ-khưu những pháp làm thành-tựu chánh
tri-kiến, có đoạn ghi rằng: Sammādiṭṭhi sammādiṭṭhi āvuso vuc-caṭi kiṭṭāvaṭā nekho āvuso
ariyasāvako sam-mādiṭṭhi hoṭi, ujugaṭassa diṭṭhi dhamme aveccappasādena
samannāgaṭo āgaṭo sad-dhammaṃ’ ṭi. - "Này chư hiền! Chánh kiến, chánh kiến được gọi như vậy. Này chư
hiền! làm thế nào vị Thánh đệ tử có chánh kiến, có sự thấy ngay thẳng,
có lòng tin pháp tuyệt đối và thành-tựu diệu pháp này". "Lòng tin tuyệt đối" (aveccappasādena), ở đây ám chỉ vị ấy đạt
đến cận định khi quán tưởng về ân-đức Phật, ân-đức Pháp, ân-đức Tăng. Khi hành-giả niệm tưởng đến ân-đức Phật-Pháp-Tăng đạt đến cận định,
người ấy đã làm chủ được tâm, đồng thời vị ấy phải biết rằng: "khả-năng
kiểm-soát tâm là do đức-tin chỉ đạo", tức là đức-tin này được tu-tập
làm cho sung-mãn, trở thành tín-quyền Nền-tảng của định (hay định-quyền) là ba chi phần giới là chánh-ngữ
-chánh-nghiệp -chánh-mạng, trong đó chánh-mạng có vai trò quan trọng trong
sự thành-tựu định-quyền ngay trong kiếp sống này. Nói đến tín-quyền là nói đến giới, tín-quyền được tu-tập đồng nghĩa
giới được thanh-tịnh. Khi giới được thanh-tịnh, không bị tì vết, không bị
ô-nhiễm là do đức-tin làm cho trong sạch, giới ấy thoát khỏi các cấu uế,
ô-nhiễm là ngã-mạng, ái và tà-kiến ở phạm vi thô-thiển. Trong khi quán-xét giới-hạnh, hành-giả phải hiểu rằng: "Đức-tin nổi
bật trong giới ấy". Sự bất lực, không thể thọ-trì-giới được trong sạch, trong những
điều-kiện cần có của giới, được gọi là "giới bị rạn nứt". Trong Tăng-chi kinh Ðức Thế-tôn có dạy bà Visākhā rằng: "Này
Visākhā! Vị thánh đệ tử niệm giới không bị hoại, không bị đâm cắt, không
bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, không bị chấp-thủ đưa đến thiền-định". Dĩ nhiên, người cư-sĩ vì phải giao tiếp giữa những điều-kiện thế-gian
bình thường, nên phần lớn "giới không trong sạch". Các Ngài như Sudinna, Raṭṭhapāla ... nhận-định rằng: "Đời sống
phạm-hạnh sẽ không được trong sạch như võ ốc xà cừ được đánh bóng, nếu còn
sống tại gia". Những cư-sĩ hay sa-môn, là đệ tử trong giáo-pháp đức Phật, cần tự
kiểm-soát để biết những trạng-thái biến-động, những tán-loạn trong tâm còn
hay mất, tức là trạng-thái làm chủ tâm tiến triển ra sao? và điều muốn
nhấn mạnh là tín-quyền chỉ có thể tìm thấy ở một trong bốn yếu tố của bậc
Dự-lưu. Nếu hành-giả là người tu-tập niệm tưởng ân-đức Phật-Pháp-Tăng đức-tin
nổi bậc rõ ràng, còn những đề mục khác đức-tin cũng nỗi bậc khi đạt đến
cận-định. Vì rằng: giới được trong sạch là một yếu tố để nhận diện ra
tín-quyền. Kaṭṭha viriyindriyaṃ daṭṭhabbaṃ? "Cần tìm thấy tấn-quyền ở đâu? Hành-giả khi tu-tập thiền Chỉ hay thiền Quán, có thể tìm thấy tấn-quyền
khi kiểm-soát tâm. Tức là, khi an-trú niệm vào đề mục, trạng-thái
chao-động, loạn tán, bất ổn nơi tâm còn hay vắng lặng?. Chỉ khi nào hành-giả với sự cố-gắng nỗ-lực làm chủ được tâm, an-trú
được niệm gắn chặt vào đề mục, khi ấy tấn-quyền được nổi bật. Hành-giả tuy nỗ-lực tinh-tấn tu-tập các đề mục thiền Chỉ, hành bốn
Niệm-xứ, hoặc thiền Quán, nhưng chưa đạt được trạng-thái an-trú niệm vào
đề mục, phải tự hiểu rằng: "tinh-tấn của ta chưa đủ lực", nghĩa là:
hành-giả chỉ có được tinh-tấn tu-tập thông-thường, tinh-tấn này chưa trở
thành tấn-quyền. Cân phải lập chí nguyện (adhiṭṭhāna) rằng: "Dầu chỉ còn da, dầu chỉ còn gân, dầu chỉ còn xương, dầu máu thịt
khô cạn, ta vẫn quyết tâm không chùn bước. Cho đến khi nào thân-kiến,
ác-nghiệp và khổ-cảnh luân-hồi (apāya saṃsāra) của ta, bị đoạn-diệt hoàn
toàn ngay chính trong kiếp sống này". Ðây chỉ là bản chất riêng biệt duy nhất, có một không hai của
tấn-quyền, đó là sự quyết tâm mãnh-liệt trong bốn chánh-cần. Như sự
tinh-tấn của trưởng-lão Cakkhupāla là điển hình. Khi hành-giả có sự tinh-tấn như thế, hành-giả cần nhận biết rằng: "Ðối
với sự kiểm-soát tâm, tinh-tấn chiếm địa vị nổi bật". Các bất-thiện pháp là phóng-tâm, giao-động, tán-loạn, hôn-trầm, dã-dượi
... đã bị tinh-tấn đẩy lùi và tiêu diệt. Tâm ở trạng-thái thuần phục bên
cạnh đề mục, như còn bò nằm yên dưới cây cọc đóng cứng xuống đất, các
thiện-pháp đang sanh-khởi và tăng-trưởng. Hành-giả làm chủ được tâm khi tấn-quyền được vững mạnh. Kaṭṭha saṭindriyaṃ daṭṭhabbaṃ? "Cần tìm thấy niệm-quyền ở đâu? Hành-giả thực-hành pháp niệm qua bốn Niệm-xứ như niệm thân trong thân
với đề mục hơi thở chẳng hạn. Khi sự chú tâm được an-trú hành-giả có thể an-trú niệm theo thời gian
tùy thích, tức là an-trú bao lâu cũng được như-ý, hành-giả cần phải hiểu
rằng: "niệm đang chiếm ưu thế". Tâm phóng theo ngoại cảnh đã
biến mất, chỉ còn gắn liền với đề mục, hành-giả có được khả-năng làm chủ
tâm mình. Kaṭṭha samādhindriyaṃ daṭṭhabbaṃ? "Cần thấy định-quyền ở đâu? Bốn tầng thiền ở đây là chỉ cho bốn thiền hữu-sắc. Trong việc tu-tập Chỉ-tịnh, như niệm hơi thở ra hơi thở vào, niệm đề
mục kasiṇa ... Khi đạt được cận-định là mức độ thấp nhất trong Chỉ-tịnh,
khi ấy bốn pháp chướng-ngại là: hôn-trầm, hoài-nghi, sân-độc, phóng-dật đã
bị áp chế bởi bốn chi-thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc. Từ đó định được
phát-triển sung-mãn, khi áp chế được tham-dục, định này trở thành
định-quyền. Những pháp chướng-ngại đã tung hoành trong chuỗi thời gian dài trong
những kiếp luân-hồi quá-khứ và trong hiện-tại được áp chế, sự chú tâm vào
đề mục của thiền Chỉ được kiên-định, tâm được an-tịnh. Hành-giả nhận biết rằng: "định chiếm ưu thế", tâm giao
động, tán loạn hay bất ổn không còn. Kaṭṭha paññindriyaṃ daṭṭhabbaṃ? "Cần tìm tuệ-quyền ở đâu? Những chúng-sanh có duyên lành gặp được giáo-pháp của đức Phật, thành
đạt trí hiểu biết bốn chân lý. Ðây là một giá trị cao tột, chỉ khi nào có
trí về: "đây là khổ, đây là nhân sanh khổ, đây là sự diệt khổ, đây
là thánh đạo tám chi đưa đến diệt khổ". Khi ấy mới có thể thoát ra
khỏi sợi dây trói-buộc là thân-kiến, thoát ra ác-hạnh, thoát ra khổ
luân-hồi. Ðể có được trí thấy được tứ đế, hành-giả cần cố-gắng đạt được tối thiểu
là tuệ Phân-biệt danh-sắc, tức là phải có tuệ-quán về sáu thành-phần
căn-bản của danh-sắc, đó là: đất (paṭhāvī), nước (āpo), gió (vāyo), lửa
(ṭejo), hư không (ākāsa) và thức (viññāṇa). Danh-sắc được hình thành qua sáu yếu tố này. Loại vật-thực nuôi dưỡng cho tuệ Phân-biệt danh-sắc chính là trí-văn
hay trí-tư qua sự học pháp, ghi nhớ, suy-tư nghiền-ngẫm, bàn-luận, cật vấn
... Hai loại trí-văn, trí-tư giúp hành-giả thực hành tuệ-quán, phân biệt
được danh-sắc một cách mau chóng. Khi sáu nguyên tố này được hiện rõ qua trí-tu, xem như hành-giả đặt
xong nền móng cho tuệ-quyền sẽ sanh-khởi. Có nhiều hành-giả thực-hành ngay pháp-hành minh-sát dưới sự chỉ dạy của
Thiền-sư, không kinh qua pháp-học, vị ấy cũng đạt được tuệ Phân-biệt
danh-sắc này. Khi hành-giả nỗ-lực phát-triển tuệ-quán, thành-đạt được tuệ Sanh-diệt,
là khi thấy các pháp sanh rồi diệt ngay, không kéo dài hơn một nháy mắt,
ấn-tướng của đề mục cứ sanh diệt liên tục nhanh chóng như bóng đèn điện
chớp-tắt liên hồi. Khi ấy xem như tuệ-quyền đang hình thành, vì rằng: "Hành-giả đạt
được Kiến-tịnh trong bảy pháp thanh-tịnh". Sự sinh diệt nhanh chóng là: "tính-chất vô-thường" của
pháp hữu-vi, nếu nhận biết rõ về tánh vô-thường, có thể nhận biết được
tính vô-ngã trong đó. Khi hành-giả nhận rõ tướng vô-thường qua sự sanh diệt nhanh chóng, thì
tưởng vô-ngã (anṭṭasaññā) sanh-khởi, bấy giờ hành-giả tạm thời trừ diệt
được thân-kiến "tôi là". Khi tướng vô-ngã nổi bật, tuệ-quán sẽ trừ diệt được ngã-mạng, chứng ngộ
Níp-bàn ngay trong kiếp sống này. Sự hiểu biết trọn vẹn khổ-đế chỉ khi nào đắc thánh quả A-la-hán
(arahaṭṭaphala). Như vậy, hành-giả nỗ-lực tinh-tấn trong thời gian nào đó, đạt được
tuệ-quán thấy rõ bản chất của sáu nguyên tố căn-bản của danh-sắc cả bên
ngoài lẫn bên trong và thấy rõ tính thay đổi nhanh chóng của chúng. Bấy
giờ niệm đã bám sát vào chúng (tức là ấn-tướng của đề mục), lúc này
hành-giả cần biết rằng: "tuệ-quyền đang sanh-khởi", đồng
thời hành-giả cũng nhận-thức rằng: "danh-sắc này có tính điên-đảo, lừa
mị, không đáng tin tưởng". Chính sự điên-đảo, lừa mị của danh-sắc là nét đặc biệt ẩn tàng trong
tâm chúng-sanh, khiến chúng-sanh lăn trôi trong vòng luân-hồi vô định.
Pháp điên-đảo ẩn trong tâm hành-giả dần dần bị đẩy lùi, cuối cùng biến
mất. Khi pháp điên-đảo biến mất, hành-giả nhận thấy rằng: danh-sắc này không
phải là người, không phải là chúng-sanh, không phải là chư-thiên,
phạm-thiên, đế-thích, voi, trâu, bò, ngựa... chi chi cả. Ðơn giản chúng
chỉ là danh-sắc mà thôi và danh-sắc này luôn thay đổi, biến hoại không
ngừng. Thoát khỏi tính điên-đảo, đồng nghĩa giác-ngộ tính như thật của pháp
hữu-vi và điều này chỉ có được qua trí-tu, khi làm chủ được tâm bằng pháp
niệm. Nếu khổ-đế được thấu đạt dĩ nhiên ba đế sau cũng được thấu đạt. Trong
sự nhận biết về tứ đế, sự biết của phàm-phu là biết trên "phương diện
lý thuyết" (ambodha -tùy giác) xuyên qua trí-tư do tác-dụng của
trí-văn, sự biết của bậc Thánh như bậc Dự-lưu là sự thông-đạt (paṭivedha),
là kết quả của trí-tu. Sự hiểu biết qua lý thuyết tác động đến trí suy-luận giống như một
người đi đến vùng đất, nhìn thấy cây cỏ chung quanh còn đọng nước, không
khí đang ẩm ướt, y hiểu rằng "nơi đây vừa có trận mưa". nhưng mưa diễn
tiến như thế nào, y không biết rõ. Hay giống như người thấy ánh sáng phát
ra từ ngọn lửa lúc ban đêm, y biết rằng: "nơi ấy đang có lửa", nhưng ngọn
lửa ấy phát lên do vật dẫn hỏa là loại nào? ngọn lửa ấy có sức nóng ra
sao? ngọn lửa ấy lớn nhỏ cỡ nào? y không biết được. Ngược lại, thông-đạt-trí thấy, biết rõ ràng như người chứng kiến trận
mưa, hay người đang ngồi cạnh ánh lửa. Ðức Phật dạy rằng: "Saddhindriyaṃ bhāveṭi vīriyaṃ bhā-veṭi saṭindriyaṃ bhāveṭi
sāmadhindriyaṃ bhāveṭi paññindriyaṃ bhāveṭi...". Có ý-nghĩa rằng: "Tín-quyền nên tu-tập
Một người chưa tu-tập năm quyền như đất nước không có vị lãnh-đạo, đất
nước ấy giống như vùng rừng núi, có những bộ lạc man khai cư trú. Một quốc
độ không có vị vua cai trị thì không có pháp-luật, nơi ấy mọi công dân
sống tự tung tự tác, chẳng ai qui thuận ai, để rồi ṁạnh được yếu thua",
loạn lạc khởi dậy, tội ác nối tiếp tội ác. Cũng vậy, tâm người chưa tu-tập một trong năm quyền, tâm mãi mãi bị
loạn-động, bị ngự-trị bởi ác pháp, bị ô-nhiễm bởi các pháp bất-thiện, họ
cũng giống như người bị phi nhân nhập vào, không dám nghe những bài kinh
như "Iṭipiso..." hay "Heṭu paccayo...". Người chưa tu-tập năm quyền, khi nghe bàn luận về những nhân sanh
hoan-hỷ (paccaya sanṭosa) trong thiện-pháp, hoặc pháp tu-tập, họ nhanh
chóng tìm lý lẽ phản-bác, êm dịu hơn họ sẽ "im lặng để cáo từ".
Trong họ, ước muốn thực-hành thiền Chỉ hay thiền Quán không hề sanh-khởi,
có chăng cũng chỉ là ngọn lửa le lói để rồi tắt phụp. Trái lại, người tu-tập năm quyền, giống như quốc độ có được vị minh
chúa trị vì, giống như những thành phố, châu, quận, làng mạc ở chung quanh
vùng kinh đô (majjhima desa), là nơi có pháp-luật bảo đảm sự an-toàn về
nhân mạng, tài-sản... Người ấy sẽ vững tin giáo-pháp của đức Phật, không
còn bị những lý-thuyết sai lạc cuốn hút, người ấy luôn vững tâm trong
đường lối duy nhất của đức Phật đã chỉ dạy. Khi nghe bàn luận về những nguyên-nhân sanh-khởi hoan-hỷ, hay những
pháp môn tu-tập được tiến hóa, tâm người ấy càng mát-mẽ thanh-tịnh, đồng
thời ước muốn nỗ lực thực-hành thiền Chỉ hay thiền Quán cho đến khi thành
đạt mục-đích thoát khỏi luân-hồi khổ được gia tăng. Việc làm sanh-khởi hai
loại ước muốn: thành-đạt trong thiền Chỉ hay thành-đạt trong thiền Quán,
là tùy thuộc vào sự phát-triển của năm quyền nhất là tín-quyền. Khi không tu-tập năm quyền thì loại ước muốn trên biến mất, thay vào đó
là "ước muốn đình chỉ tu-tập". Khi năm quyền được vững mạnh, ước muốn tu-tập được thay thế bằng
"ước muốn được tấn hóa", khi năm quyền được sung-mãn thì
"ước muốn thành-đạt đạo-quả" xuất hiện. Và đức Phật có dạy rằng: -Này chư tỳ-khưu! với sự viên-mãn năm quyền là bậc A-la-hán yếu
nhẹ hơn là bậc Bất-hoàn (anāgāmi). Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất-lai, yếu nhẹ
hơn là bậc Dự-lưu. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy pháp-hành. Yếu nhẹ hơn nữa
là bậc Tùy tín-hành. (Tương-ưng kinh).
(Pañcindriya)
Tấn-quyền (vīriyindriya).
Niệm-quyền (saṭindriya).
Ðịnh-quyền (samādhindriya).
Tuệ-quyền (paññindriya).
Tấn-quyền do ý-nghĩa là nâng đở, đoạn trừ sự biếng nhác.
Niệm-quyền do ý-nghĩa là trụ vững, đoạn trừ sự dể-duôi.
Ðịnh-quyền do ý-nghĩa là không tán-loạn, đoạn trừ phóng tâm.
Tuệ-quyền do ý-nghĩa là thấy rõ, đoạn trừ vô-minh.
- Bhāvanā saddhā: Tín tu-tập là đức-tin do tu-tập thiền Chỉ hoặc thiền
Quán.
Chớ vội tin những gì do kinh-điển lưu lại.
Chớ vội tin những gì do truyền-thống.
Chớ vội tin những gì hợp theo suy nghĩ ... hãy dùng trí-tuệ-quán-xét:
đây là thiện, đây là bất-thiện ..."
Bhāvanā vīriya: Tinh-tấn tu-tập bằng pháp thiền.
Ceṭasika vīriya: Tinh-tấn thuộc về tâm (là sở-hữu tinh-tấn).
Bhāvanā saṭi: niệm tu -ập.
Bhāvanā samādhi: định tu-tập.
Bhāvanā ñāṇa: trí tu-tập.
Phấn chấn (āraddhaṃ) là tinh-tấn của tôi, không có thụ-động (asallīnaṃ),
niệm được an-trú, không thất niệm.
Tuy vậy, tâm tôi chưa giải-thoát các lậu-hoặc, không có không chấp-thủ.
Caṭūsu soṭāpaṭṭiyaṇyesu eṭṭha saddhin-driyaṃ daṭṭhabbaṃ".
Cần phải tìm tín-quyền ở bốn yếu tố của bậc Dự-lưu".
Ðức-tin bất động trong ân-đức Pháp.
Ðức-tin bất động trong ân-đức Tăng.
Có giới thanh-tịnh.
Caṭūsu sammappadhānesu eṭṭha vī-riyindriyaṃ daṭṭhabbaṃ.
Cần thấy tấn-quyền ở bốn Chánh-cần".
Caṭūsu saṭipaṭṭhānesu eṭṭha saṭindri-yaṃ daṭṭhabbaṃï.
Cần thấy niệm-quyền ở bốn Niệm-xứ".
Caṭūsu jhānesu eṭṭha samādhindriyaṃ daṭṭhabbaṃï.
Cần thấy định-quyền trong bốn tầng thiền".
Caṭūsu ariyasaccesu eṭṭha paññindriyaṃ daṭṭhabbaṃï.
Cần thấy tuệ-quyền ở bốn Thánh-đế".
"Tấn-quyền nên tu-tập.
"Niệm-quyền nên tu-tập.
"Ðịnh-quyền nên tu-tập.
"Tuệ-quyền nên tu-tập.
Năm quyền này nên tu-tập đưa đến sự thành-đạt chỉ -quán dễ-dàng,
có lợi-ích to lớn".
-ooOoo-
Ðầu trang | 01 | 02.a | 02.b | 02.c | 02.d | 03 | 04 | 05 | 06 | 07.a | 07.b | 07.c | 08.a | 08.b
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 24-08-2003