BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Tăng Chi Bộ - Anguttara
Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
XIII. Phẩm Thanh Tịnh
(I) (123) Các Pháp Thanh Tịnh
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong
Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười? 2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong
Luật của bậc Thiện Thệ. (II) (124) Pháp Chưa Khởi 1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật
của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười? 2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của
bậc Thiện Thệ. (III) (125) Pháp Có Quả Lớn
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có quả lớn, có lợi ích, chỉ có
trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười? 2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có
trong Luật của bậc Thiện Thệ. (IV) (126) Cứu Cánh Nhiếp Phục Tham 1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu cánh là nhiếp phục tham,
cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có mặt
trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười? 2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu
cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có mặt trong
Luật của bậc Thiện Thệ. (V) (127) Nhất Hướng Nhàm Chán
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến nhất hướng nhàm
chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ
có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười? 2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến nhất hướng nhàm chán,
ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có
mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. (VI) (128) Ðược Tu Tập (1) Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn,
chưa khởi lên, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười? 2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát. 3. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung
mãn, chưa được khởi lên, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ. (VII) (129) Ðược Tu Tập (2)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có
quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là
mười? 2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát. 3. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung
mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện
Thệ. (VIII) (130) Ðược Tu Tập (3) 1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung
mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh
là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có được trong
Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười? 2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn,
có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là
nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có được trong Luật
của bậc Thiện Thệ. (IX) (131) Ðược Tu Tập(4)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung
mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh,
thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện
Thệ. Thế nào là mười? 2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn,
đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng
trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. (X) (132) Tà Tánh 1. Có mười tà tánh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là mười? 2. Tà kiến... tà giải thoát. Này các Tỷ-kheo, có mười tà tánh này. (XI) (133) Chánh Tánh
1. Có mười chánh tánh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là mười? 2. Chánh kiến... chánh giải thoát. Có mười chánh tánh này, này các Tỷ kheo.
XIV. Phẩm Thiện Lương
(I) (134) Lành Và Không Lành
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy về lành và không
lành. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là không lành? Tà kiến... tà giải thoát. Này các Tỷ-kheo, như vậy là không lành. 3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lành? Chánh kiến... chánh giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lành. (II) (135) Thánh và Phi Thánh 1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về Thánh pháp và phi Thánh pháp.
Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi Thánh pháp? Tà kiến... tà giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là phi
Thánh pháp. 3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh pháp? 4. Chánh kiến... chánh giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh pháp. (III) (136) Thiện và Bất Thiện (Giống như kinh trước, chỉ đổi thiện và bất thiện) (IV) (137) Mục Ðích và Phi Mục Ðích (Giống như kinh trước, chỉ đổi mục đích và phi mục đích) (V) (138) Pháp và Phi Pháp (Giống như kinh trước, chỉ đổi pháp và phi pháp) (VI) (139) Hữu Lậu và Vô Lậu (Giống như kinh trước, chỉ đổi hữu lậu và vô lậu) (VII) (140) Có Tội và Vô Tội (Giống như kinh trước, chỉ đổi có tội và vô tội) (VIII) (141) Hối Hận và Không Hối Hận (Giống như kinh trước, chỉ đổi hối hận và không hối hận) (IX) (142) Ði Ðến Tích Tập và Không Tích Tập (Giống như kinh trước, chỉ đổi có tích tập và không tích tập) (X) (143) Dẫn Khổ và Dẫn lạc (Giống như kinh trước, chỉ đổi có dẫn khổ và dẫn lạc) (XI) (144) Khổ Dị Thục và Lạc Dị Thục (Giống như kinh trước, chỉ đổi khổ dị thục và lạc dị thục) XV. Phẩm Thánh Ðạo
(I) (145) Thánh và Phi Thánh
(Như kinh trước, chỉ đổi Thánh đạo và phi Thánh đạo) (II) (146) Bạch Ðạo và Hắc Ðạo (Như kinh trước, chỉ đổi bạch đạo và hắc đạo) (III) (147) Diệu Pháp và Phi Diệu Pháp (Như kinh trước, chỉ đổi diệu pháp và phi diệu pháp) (IV) (148) Chân Nhân Pháp và Phi Chân Nhân pháp (Như kinh trước, chỉ đổi chân nhân pháp và phi chân nhân pháp) (V) (149) Cần Khởi Lên và Không Cần Khởi Lên (Như kinh trước, chỉ khác chữ cần khởi lên và không cần khởi lên) (VI) (150) Cần Phải Thực Hiện và Không Cần Phải Thực Hiện (Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải thực hiện và không cần
phải thực hiện) (VII) (151) Cần Phải Tu Tập Và Không Cần Phải Tu Tập (Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải tu tập và không cần phải tu
tập) (VIII) (152) Cần Phải Làm Sung Mãn và Không Cần Phải Làm Sung Mãn (Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải làm sung mãn và không cần
phải làm sung mãn) (IX) (153) Cần Phải Nhớ và Không Cần Phải Nhớ (Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải nhớ và không cần phải nhớ) (X) (154) Cần Phải Chứng Ngộ và Không Cần Phải Chứng Ngộ (Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải chứng ngộ và không cần phải
chứng ngộ)
XVI. Phẩm Người
(I) (155) Không Nên Thân Cận
1. Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người không
nên thân cận. Thế nào là mười? 2. Người có tà kiến, tà tư duy... tà giải thoát. Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người không nên
thân cận. 3. Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người nên
thân cận. Thế nào là mười? 4. Người có chánh kiến... chánh giải thoát. Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người nên thân
cận. (II) (156-166) Những Người Sai Khác 1. Thành tựu với mười pháp này, này các Tỷ-kheo, không nên giao
thiệp... nên giao thiệp... không nên hầu hạ... nên hầu hạ... không nên
đảnh lễ... nên đảnh lễ... không nên tán thán... nên tán thán... không nên
tôn trọng... nên tôn trọng... không nên tỏ sự cung kính... nên tỏ sự
cung kính... không thành công... thành công... không thanh tịnh... có thanh
tịnh... không có chinh phục mạn... có chinh phục mạn... không tăng trưởng với
trí tuệ... có tăng trưởng với trí tuệ... tạo nhiều phi công
đức... tạo nhiều công đức. Thế nào là mười? 2. Chánh kiến... chánh giải thoát. Thành tựu với mười pháp này, người tạo nhiều công đức.
XVII. Phẩm Jànussoni
(I) (167) Sự Xuất Ly Của Bậc Thánh (1)
1. (Xem kinh 119, đoạn số 1, từ: Lúc bấy giờ... cho đến Thế Tôn
nói như sau). 2. Ở đây, này Bà-la-môn, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: "Sát sanh đưa
đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau". Sau khi suy xét như vậy, vị
ấy từ bỏ sát sanh, ra khỏi sát sanh... "Lấy của không cho đưa đến ác dị
thục... từ bỏ lấy của không cho, ra khỏi lấy của không cho.. Tà hạnh trong
cái dục, đưa đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau... từ bỏ tà hạnh
trong các dục, ra khỏi tà hạnh trong các dục... Nói láo đưa đến ác dị
thục... từ bỏ nói láo, ra khỏi nói láo... Nói hai lưỡi đưa đến đưa đến ác dị
thục... từ bỏ nói hai lưỡi, ra khỏi nói hai lưỡi... Nói ác khẩu đưa đến ác
dị thục... từ bỏ nói ác khẩu, ra khỏi nói ác khẩu... Nói lời phù phiếm đưa
đến ác dị thục... từ bỏ nói lời phù phiếm, ra khỏi nói lời phù phiếm... Tham
dục đưa đến ác dị thục... từ bỏ tham dục, ra khỏi tham dục... Sân đưa đến ác
dị thục ... từ bỏ sân, ra khỏi sân. "Tà kiến đưa đến ác dị thục trong đời
này và trong đời sau". Vị ấy sau khi suy xét như vậy, từ bỏ tà kiến, ra khỏi
tà kiến. Như vậy, này Bà-la-môn, là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh 3. Thưa Tôn giả, sai khác là sự xuất ly của các Bà-la-môn, sai khác là sự
xuất ly trong Luật của bậc Thánh. Thưa Tôn giả Gotama, sự xuất ly của các
Bà-la-môn không đáng giá một phần mười sáu sự xuất ly trong Luật của bậc
Thánh. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama...! Xin Tôn giả Gotama bắt đầu từ
nay nhận con làm đệ tử cư sĩ. Từ này cho đến mạng chung, con trọn
đời quy ngưỡng. (II) (168) Sự Xuất Ly Của Bậc Thánh (2) 1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về sự xuất ly của bậc Thánh... Thế Tôn nói như sau: - Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly của bậc Thánh? 2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy xét như sau:
"Sát sanh đưa đến ác dị thục ngay trong hiện tại và trong tương
lai". Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh, ra khỏi sát sanh...
"Tà kiến đưa đến ác dị thục ngay trong hiện tại và trong tương
lai". Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến. Này các Tỷ-kheo, đây là sự xuất ly của bậc Thánh. (III) (169) Sangàrava
1, Rồi Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, nói
lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm... ngồi xuống một bên,
Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn: - Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là bờ bên này, thế nào là bờ bên
kia? 2. Này Bà-la-môn, sát sanh là bờ bên này, từ bỏ sát sanh là bờ bên kia.
Lấy của không cho, này Bà-la-môn, là bờ bên này, từ bỏ lấy của không cho
là bờ bên kia. Tà hạnh trong các dục là bờ bên này, từ bỏ tà hạnh trong
các dục là bờ bên kia. Nói láo là bờ bên này, từ bỏ nói láo là bờ bên
kia. Nói hai lưỡi là bờ bên này, từ bỏ nói hai lưỡi là bờ bên kia. Nói
lời độc ác là bờ bên này, từ bỏ nói lời độc ác là bờ bên kia. Nói phù
phiếm là bờ bên này, từ bỏ nói lời phù phiếm là bờ bên kia. Tham là
bờ bên này, không tham là bờ bên kia. Sân là bờ bên này, không sân là bờ
bên kia. Tà kiến là bờ bên này, chánh kiến là bờ bên kia. Này các Tỷ-kheo, đây là bờ bên này, đây là bờ bên kia. Ít người giữa nhân loại, (IV) (170) Bờ Bên Này và Bờ Bên Kia 1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về bờ bên này và bờ bên kia,
hãy nghe... và này các Tỷ-kheo, thế nào là bờ bên này, và thế
nào là bờ bên kia? 2. Sát sanh, này các Tỷ-kheo, là bờ bên này... (Như kinh trước, kể cả bài kệ). (V) (171) Pháp và Phi Pháp (1)
1. Phi pháp và phi mục đích, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu
biết. Pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi
pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế
nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp và phi mục đích? 2. Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai
lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham, sân, tà kiến. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi pháp và phi mục đích. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là pháp và mục đích? 3. Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... từ bỏ nói lời phù
phiếm, không tham, không sân, chánh kiến. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp và mục đích. Phi pháp và phi mục đích, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết.
Pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và phi
mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục
đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Lời đã nói như
vậy, chính duyên này, đã nói như vậy. (VI) (172) Pháp và Phi Pháp (2) (Giống như kinh số 115, có hai sự sai khác: Một là trong kinh trước
nói đến Tôn giả Ananda, trong kinh này nói đến Tôn giả Mahàkaccàna.
Hai là trong kinh trước nói đến phi pháp là chỉ cho tà kiến đến
tà giải thoát, nói đến pháp là chỉ cho chánh kiến đến chánh
giải thoát. Trong kinh này, nói đến phi pháp và chỉ cho sát sanh cho
đến tham, sân và tà kiến, Nói đến pháp là chỉ cho từ bỏ sát
sanh cho đến không tham, không sân, chánh kiến). (VII) (173) Pháp và Phi Pháp (3) 1. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Phi
mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp
và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào,
mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp, thế nào là pháp, thế nào là phi
mục đích, thế nào là mục đích? 2. Sát sanh, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, từ bỏ sát sanh là pháp.
Những pháp ác bất thiện do duyên sát sanh khởi lên, đây là phi mục
đích. Những pháp thiện do duyên từ bỏ sát sanh, đi đến viên mãn
trong tu tập, đây là mục đích. Lấy của không cho... tà hạnh trong các dục...
nói láo... nói hai lưỡi... nói lời độc ác... nói phù phiếm... tham...
sân... tà kiến, này các Tỷ-kheo là phi pháp, từ bỏ tà kiến là pháp.
Những pháp ác bất thiện, do duyên tà kiến khởi lên, đây là phi mục
đích. Những pháp thiện, do duyên chánh kiến đi đến viên mãn trong
tu tập, đây là mục đích. 3. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Phi
mục đích và mục đích, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Sau
khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích,
pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải
thực hành. (VIII) (174) Do Tham Sân Si
1. Này các Tỷ-kheo, Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do
nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do
nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói tà hạnh trong các dục có ba: do nhân tham, do
nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói láo có ba: do nhân tham, do nhân sân, do
nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói hai lưỡi có ba: do nhân tham, do nhân
sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói lời độc ác có ba: do nhân
tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói lời phù
phiếm có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta
nói, tham dục có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các
Tỷ-kheo, Ta nói, sân có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này
các Tỷ-kheo, Ta nói, tà kiến có ba: do nhân tham, do nhân sân, do
nhân si. 2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, tham là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi,
sân là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, si là nhân duyên cho nghiệp sanh
khởi, do tham đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt, do si
đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt, do si đoạn
diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt. (IX) (175) Thoát Ly 1. Pháp này, này các Tỷ-kheo, có con đường thoát ly, pháp này không
phải không có con đường thoát ly. Và này các Tỷ-kheo, thế nào pháp
này có con đường thoát ly, pháp này không phải không có con đường thoát
ly? 2. Từ bỏ sát sanh, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly sát sanh. Từ
bỏ lấy của không cho, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly lấy của
không cho. Từ bỏ tà hạnh trong các dục, này các Tỷ-kheo, là con đường
thoát ly tà hạnh trong các dục. Từ bỏ nói láo, này các Tỷ-kheo, là con
đường thoát ly nói láo. Từ bỏ nói hai lưỡi, là con đường thoát ly nói hai
lưỡi. Từ bỏ nói lời độc ác, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly
nói lời độc ác. Từ bỏ nói lời phù phiếm, này các Tỷ-kheo, là con
đường thoát ly nói lời phù phiếm. Không tham dục, này các Tỷ-kheo,
là con đường thoát ly tham dục. Không sân, này các Tỷ-kheo, là con
đường thoát ly sân. Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát
ly tà kiến. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly. Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp này có con đường thoát ly, pháp này
không phải không có con đường thoát ly. (X) (176) Cunda, Người Thợ Rèn
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Pàvà, trong vườn xoài của Cunda, con người
thợ rèn. Rồi Cunda, con người thợ rèn đi đến Thế Tôn, sau khi
đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với
Cunda, con người thợ rèn đang ngồi một bên: - Này Cunda, trong những tịnh hạnh của ai, Ông cảm thấy thích thú? - Bạch Thế Tôn, các Bà-la-môn ở phương Tây, những người có mang theo
bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những
người đi xuống nước tắm, những vị này có tổ chức những lễ tịnh hạnh. Con
ưa thích những lễ tịnh hạnh của những người ấy. - Này Cunda, các Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang theo
bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những
người đi xuống nước tắm, như thế nào, những người này có tổ chức
những lễ tịnh hạnh? - Ở đây, bạch Thế Tôn, những người Bà-la-môn trú ở phương Tây,
những người có mang bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những
người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này khích lệ
đệ tử như sau: "Hãy đến, này Bạn. Hãy dậy thật sớm và từ nơi
giường chạm xuống đất. Nếu Bạn không chạm xuống đất thì chạm phân bò
ướt; nếu Bạn không chạm phân bò ướt thời Bạn chạm cỏ xanh; nếu Bạn
không chạm cỏ xanh thời Bạn hãy cúng dường lửa; nếu Bạn không cúng
dường lửa, thời Bạn hãy chắp tay đảnh lễ mặt trời, nếu Bạn không chắp
tay đảnh lễ mặt trời, thời Bạn hãy xuống nước lần thứ ba vào buổi
chiều". Như vậy, bạch Thế Tôn, các Bà-la-môn trú ở phương Tây,
những người có mang theo bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ,
những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này ấy tổ
chức những lễ tịnh hạnh. Con thích thú lễ tịnh hạnh của những vị ấy. - Sai khác này Cunda, là những lễ tịnh hạnh do những Bà-la-môn trú ở
phương Tây, những người có mang bình nước, những người có đeo vòng hoa
huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm tổ chức. Sai
khác là lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh. - Như thế nào, bạch Thế Tôn, là lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc
Thánh? Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho con
về lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh. - Vậy này Cunda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói: - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Cunda con người thợ rèn vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 2. Này Cunda, thân không tịnh hạnh có ba, lời không tịnh hạnh có bốn,
ý không tịnh hạnh có ba. Và này Cunda, thế nào là thân không tịnh
hạnh có ba? 3. Ở đây, này Cunda, có người sát sanh, hung bạo, tay lấm máu, tâm
chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình.
Người ấy lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại
thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy. Người ấy lấy trộm tài
vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục, tà hạnh với các hạng nữ
nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị
che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt
gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa
(đám cưới). Như vậy, này Cunda, bất tịnh hạnh về thân có ba. Và này Cunda, thế
nào là bất tịnh hạnh về lời có bốn? 4. Ở đây, này Cunda, có người nói láo, đến chỗ tập hội, hay
đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa
các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và
được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì ông biết". Dầu cho
vị ấy không biết, vị ấy nói: "Tôi biết". Dầu cho vị ấy
biết, vị ấy nói: "Tôi không biết". Hay dầu cho vị ấy không
thấy, vị ấy nói: "Tôi thấy". Hay dầu cho vị ấy thấy, vị ấy nói:
"Tôi không thấy". Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý
nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên
nhân vì một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe
điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở
những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người
này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy ly gián những kẻ
hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ,
thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy là
người nói lời thô ác, bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người
đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa
đến Thiền định. Người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói
những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời
không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời
không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý,
không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về lời có bốn. Và này Cunda,
thế nào là không tịnh hạnh về ý có ba? 5. Ở đây, này Cunda, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác,
nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của
mình! ". Có người có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau:
"Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị
tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại! ". Lại có
người có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: "Không có bố thí,
không có cúng dường, không có tế lễ, các hành vi thiện ác không có
kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ,
không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn,
Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự
chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau". Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về ý có ba. 6. Này Cunda, có mười bất thiện nghiệp đạo này. Này Cunda, với ai
thành tựu mười bất thiện nghiệp đạo này, có thể dậy sớm và từ
giường nếu vị ấy chạm đất, vị ấy vẫn bất tịnh. Dầu cho vị ấy không
chạm xuống đất, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy chạm phân bò ướt, vị
ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn bất
tịnh. Nếu vị ấy chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không
chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy cúng dường lửa, vị ấy vẫn
bất tịnh. Nếu vị ấy không cúng dường lửa, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu
vị ấy chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không
chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy vào buổi
chiều xuống nước lần thứ ba, vị ấy vẫn bất tịnh. Vì sao? Này Cunda,
mười bất thiện nghiệp đạo này là bất tịnh, không tạo ra tịnh. Này
Cunda, do nhân thành tựu mười bất thiện nghiệp đạo này, địa ngục
được trình bày, bàng sanh được trình bày, ngạ quỉ được trình bày hay là
ác thú khác được trình bày. 7. Này Cunda, tịnh hạnh về thân có ba, tịnh hạnh về lời có bốn,
tịnh hạnh về ý có ba. Này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về thân
có ba? 8. Ở đây, này Cunda, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ
trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót
đến hạnh phúc tất cả chúng sanh, và loài hữu tình. Ðoạn tận lấy của
không cho, từ bỏ lấy của không cho; bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại
thôn làng, hoặc tại rừng núi, không có cho người ấy, người ấy không lấy với
ý niệm trộm cắp. Ðoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong
các dục, không hành tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có
chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình
phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng
vòng hoa (đám cưới). Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về thân có ba. Và này Cunda, thế nào
là tịnh hạnh về lời có bốn? 9. Ở đây, này Cunda có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo,
đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các
thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi
bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì
người biết". Nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không
biết". Nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết". Hay
nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Nếu thấy,
người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở
thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì
người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Ðoạn tận nói hai
lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi
đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe
điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sanh
chia rẽ ở những người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián,
tăng trưởng những kẻ hòa hiệp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa
đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác, những
lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp
lòng nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói những lời như
vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có
ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp
thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích. Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về lời nói có bốn. Và này Cunda, thế
nào là tịnh hạnh về ý có ba? 10. Ở đây, này Cunda, có người không tham ái, không tham lam tài vật
kẻ khác, không nghĩ rằng: "Ôi! Mong rằng mọi tài vật của người khác
trở thành của mình". Không có sân tâm, khởi lên hại ý, hại
niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong rằng những loài hữu tình này sống lo tự
ngã, không thù hận, không sân hận, không nhiễm loạn, được an lạc". Có
chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng: "Có bố thí, có cúng thí,
có tế lễ, các hành vi thiện ác, có kết quả dị thục, có đời
này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các
Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri,
tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau". Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về ý có ba. 11. Này Cunda, có mười thiện nghiệp đạo này. Này Cunda, ai thành
tựu mười thiện nghiệp đạo này, nếu có dậy sớm và từ
giường chạm đất, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm xuống
đất, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn
trong sạch. Nếu vị ấy không chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn trong sạch.
Nếu vị ấy chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm
cỏ xanh, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy thờ lửa, vị ấy vẫn trong sạch.
Nếu vị ấy không thờ lửa, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chắp tay
đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chắp tay đảnh
lễ mặt trời, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vào buổi chiều, vị ấy xuống
nước lần thứ ba, vị ấy vẫn trong sạch. Vì sao? Này Cunda, mười thiện
nghiệp đạo này là trong sạch, tác thành trong sạch. Do nhân thành tựu
mười thiện nghiệp đạo này, chư Thiên được tuyên bố, loài Người
được tuyên bố, hay bất cứ thiện thú nào khác được tuyên bố. 12. Ðược nói vậy, Cunda, con người thợ rèn thưa với Thế Tôn: - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn...! Mong Thế Tôn nhận con làm
đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. (XI) (177) Jànussoni 1. Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói
lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời
chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên, Bà-la-môn
Jànussoni bạch Thế Tôn: - Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi Bà-la-môn, cho bố thí, làm các lễ cúng
cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã
chết được lợi ích! Mong rằng các bà con huyết thống đã chết,
thọ hưởng bố thí này! Thưa Tôn giả Gotama, bố thí có lợi ích gì cho
các bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã
chết có được thọ hưởng bố thí ấy hay không? - Này Bà-la-môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích, không có lợi
ích nếu không có tương ưng xứ. - Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là tương ưng xứ, thế nào là không
tương ưng xứ? 2. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống
tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù
phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng
chung, sanh vào địa ngục. Món ăn của chúng sanh ở địa ngục ăn, tại
đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn
ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy
không được lợi ích của bố thí ấy. 3. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Sau khi
thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loại bàng sanh. Món ăn của chúng sanh ở
bàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy
tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở
đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy. 4. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của
không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi,
từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái,
không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng
chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài người như thế nào,
tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món
ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy
không được lợi ích của bố thí ấy. 5. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh
kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư
Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với
món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn đây là
không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí
ấy. 6. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có tà kiến.
Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của
chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn
ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè , hoặc
thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng
cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn
tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây,
vị ấy được lợi ích của bố thí ấy. 7. Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống ấy đã chết,
không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy? - Này Bà-la-môn, các bà con huyết thống khác đã chết, được sanh
vào chỗ ấy, những người ấy được hưởng bố thí ấy. - Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống đã chết, không
sanh vào chỗ ấy, và các bà con huyết thống khác cũng không sanh vào
chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy? - Không có trường hợp ấy, không có cơ hội ấy, này Bà-la-môn, rằng
chỗ ấy có thể trống không trong một thời gian dài, không có người bà
con huyết thống đã chết. Nhưng này Bà-la-môn, người bố thí không
phải không có hưởng quả. - Có phải Tôn giả Gotama nói một giả thuyết không thể xảy ra? - Này Bà-la-môn, Ta nói một giả thuyết không thể xảy ra. Ở
đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh
trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù
phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy bố thí cho
Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương,
phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại
mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Tại đây, vị ấy được đồ
ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Vì rằng, ở đây, này
Bà-la-môn, có sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo,
nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có
tà kiến, do vậy người ấy, sau
khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Vì rằng vị
ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ,
vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; do vậy, tại
đấy vị ấy được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức
khác. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, tà
hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù
phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy có bố thí cho
Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương
liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Sau khi thân hoại mạng
chung, vị ấy sanh cộng trú với các loài ngựa... sanh cộng trú với các loài
bò... Cộng trú với các loài gia cầm. Vị ấy tại đấy, được các món ăn,
các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác. Vì rằng, này Bà-la-môn, có
sát sanh, có lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, có nói láo, có nói
hai lưỡi, có nói lời độc ác, có nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân
tâm, có tà kiến. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào cộng
trú với các loài gia cầm. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn
với các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn
sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc, nên tại đấy vị ấy được đồ
ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Ở đây, này Bà-la-môn,
có hạng người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong
các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ
bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham ái, từ bỏ sân tâm, có chánh kiến.
Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các món ăn, đồ uống, vải mặc,
xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn
đuốc. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với loài
Người. Tại đấy, vị ấy được năm loại dục công đức sai khác, thuộc về
loài Người. Vì rằng, này Bà-la-môn, vị ấy từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của
không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi,
từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái,
không có sân tâm, có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy
được sanh cộng trú với loài Người. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay
Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương
liệu, phấn sáp, giường nằm, các trú xứ, đèn đuốc; do vậy, ở đấy vị
ấy được năm dục công đức của loài Người. Ở đây, này Bà-la-môn, có
người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến, người ấy bố thí cho Sa-môn hay
Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương
liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân
hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên. Vị ấy tại đấy được
năm loại dục công đức của chư Thiên. Vì rằng ở đây có từ bỏ sát sanh...
có chánh kiến, cho nên sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng
trú với chư Thiên. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các
đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp,
giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Do vậy, tại đấy vị ấy được năm dục công
đức của chư Thiên. Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí không phải không
có kết quả. 8. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Cho
đến như thế này, thưa Tôn giả Gotama, là vừa đủ để bố thí, là
vừa đủ để tổ chức các tín thí. Vì rằng, ở đấy, người bố thí không
phải không có kết quả (như đã được nói). - Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí này không phải không có kết
quả. - Thật kỳ diệu thay, Tôn giả Gotama... Xin Tôn giả Gotama hãy nhận con làm
đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
XVIII. Phẩm Thiện Lương
Ðến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này,
Những ai hành trì pháp,
Theo Chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma giới khó thoát.
Vị từ bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc,
Hãy cầu vui Niết-bàn,
Bỏ dục không chướng ngại.
Kẻ trí tuệ rửa sạch,
Cấu uế từ nội tâm,
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc, sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
(I) (178) Thiện , Bất Thiện
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về lành và không lành. Hãy nghe
và khéo tác ý, Ta sẽ nói. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là không lành? Sát sanh, lấy của không
cho... tà kiến. Này các Tỷ-kheo đây gọi là không lành. 3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lành? Từ bỏ sát sanh... có chánh
kiến. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lành. (II-XI) (179-188) - Thánh và phi thánh. Thiện và bất thiện. Mục đích, phi mục đích.
Pháp và phi pháp. Với lậu hoặc hay không với lậu hoặc. Phạm tội, không phạm
tội. Hối quá và không hối quá. Tăng trưởng và tổn giảm. Ðưa đến khổ
và đưa đến lạc. Quả khổ, quả lạc.
XIX. Phẩm Thánh Ðạo
(I-X) (189-198)
(Như kinh trên. Các đề kinh khác như sau: Thánh đạo và phi Thánh
đạo, Hắc đạo và bạch đạo. Diệu pháp, phi diệu pháp. Chân nhân
pháp, phi chân nhân pháp. Cần làm cho sanh khởi, không cần làm cho sanh khởi.
Cần phải thân cận. Cần phải tu tập. Cần phải làm cho sung mãn. Cần phải ức
niệm... Cần phải cảnh giác ngộ (191, Diệu pháp). (192) Chân nhân
pháp... (198) Cần phải chứng ngộ...
XX. Phẩm Các Hạng Người
(I) (199) Không Nên Thân Cận
(Giống như phẩm XVI, kinh 155, 156-166 không nên thân cận...).
XXI. Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh
(I) (200) Ðịa Ngục, Thiên Giới
1. Thành tựu mười pháp, tương xứng như vậy, như vậy bị rơi vào địa
ngục. Thế nào là mười? 2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, hung bạo, tay lấm
máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả loài
hữu tình và sinh vật. Người ấy lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của
người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy,
người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh trong các dục, tà
hạnh với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh em che chở,
có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được
hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức
bằng vòng hoa (đám cưới). Người ấy nói láo, đến chỗ tập hội hay
đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa
các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và
được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì ông biết"; dầu
không biết, người ấy nói: "Tôi biết"; dầu biết, người
ấy nói: "Tôi không biết"; hay dầu không thấy, người ấy nói:
"Tôi thấy"; hay dầu cho thấy, người ấy nói: "Tôi không
thấy". Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc
nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một
vài quyền lợi gì. Người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở
chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này.
Nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này, để sanh chia
rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi
giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ,
nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy là người nói lời thô ác.
Bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người
tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định,
người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm,
nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những
lời phi pháp, nói những lời phi Luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì
nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ
thống, không có lợi ích. Người ấy có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác,
nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của
mình! ". Có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong
rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu
diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại! ". Người ấy
có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: "Không có bố thí, không có
cúng thí, không có thiện thí, các hành vi thiện ác không có kết
quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có
cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn
chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình chứng ngộ với
thắng trí, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau". Thành tựu mười pháp này, người ấy như vậy tương xứng rơi vào địa
ngục. 3. Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng, được
sanh lên cõi Trời. Thế nào là mười? 4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ
sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm; biết tàm quý, có lòng từ, sống
thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và các loài hữu tình và
sinh vật; đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, bất cứ vật
gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người
ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; đoạn tận tà hạnh trong các dục,
từ bỏ tà hạnh trong các dục, không hành tà hạnh với các hạng nữ nhân, có
mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở,
có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho
đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Người ấy
đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến
chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ
hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được
hỏi: "Này ông kia, hãy nói những gì ông biết". Nếu biết,
người ấy nói: "Tôi biết". Nếu không biết, người ấy nói:
"Tôi không biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi
không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy
lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên
nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài
quyền lợi gì. Ðoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều
gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở
những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi đến nói với
những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy
sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hiệp, thích thú
hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói thô ác, từ
bỏ lời nói thô ác. Những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm
đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người,
người ấy nói những lời như vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, nói đúng
thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói đúng Pháp, nói đúng Luật, nói
những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có
mạch lạc, hệ thống, có lợi ích. Ở đây có người không tham ái,
không tham lam tài vật kẻ khác, không nghĩ rằng: "Ôi! Mong rằng mọi
tài vật của người khác trở thành của mình! ". Lại có người không có
sân tâm, không khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong
rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu
loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân". Có chánh kiến, không có tư
tưởng điên đảo, nghĩ rằng: "Có bố thí, có cúng thí, có tế tự,
các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau,
có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn
chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại
tuyên bố cho đời này và cho đời sau". "Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng
được sanh lên Thiên giới. (II) (201) Ðịa Ngục Và Thiên Giới (Giống như kinh trước) (III) (202) Nữ Nhân 1. Này các Tỷ-kheo, thành tựu mười pháp, nữ nhân như vậy tương xứng
bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười? 2. Sát sanh... lấy của không cho... tà hạnh trong các dục... nói láo... nói
hai lưỡi... nói lời thô ác... nói lời phù phiếm... tham ái... sân tâm...
tà kiến... Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương
xứng bị rơi vào địa ngục. 3. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương
xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là mười? 4. Ðoạn tận sát sanh... đoạn tận lấy của không cho... đoạn tận tà hạnh
trong các dục... đoạn tận nói láo... đoạn tận nói hai lưỡi... đoạn tận
nói lời thô ác... đoạn tận nói lời phù phiếm... đoạn tận tham ái...
đoạn tận sân tâm... chánh kiến... Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương
xứng được sanh lên Thiên giới. (IV) (203) Nữ Cư Sĩ (Như kinh trên, chỉ thế nữ cư sĩ cho nữ nhân). (204) Sợ Hãi Và Vô Úy
1. Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia
đình không có vô úy. Thế nào là mười? 2. Sát sanh... có tà kiến... Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia
đình không có vô úy. 3. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở
gia đình, không có sợ hãi. 4. Ðoạn tận sát sanh... có chánh tri kiến. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia
đình không có sợ hãi. (VI) (205) Pháp Môn Quanh Co 1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về pháp môn quanh co và pháp
môn Chánh pháp. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 2. Thế nào là pháp môn quanh co, này các Tỷ-kheo, thế nào là
pháp môn Chánh pháp? Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là thừa tự của
nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ
nương tựa của nghiệp. Phàm họ làm nghiệp gì, thiện hay ác,
họ là những kẻ thừa tự của nghiệp ấy. 3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, bạo ngược, bàn tay
lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả
loài hữu tình, sinh vật. Vị ấy quanh co với thân, quanh co với lời, quanh co
với ý. Thân nghiệp của vị ấy quanh co, ngữ nghiệp của vị ấy quanh
co, ý nghiệp của vị ấy quanh co, sanh thú quanh co, sanh thành quanh co.
Với người có sanh thú quanh co, này các Tỷ-kheo, có sanh thành quanh co. Ta
nói rằng có một trong hai sanh thú sau đây: Các địa ngục nhất hướng đau
khổ hay các loài bàng sanh thuộc loại trườn bò. Và này các Tỷ-kheo,
thế nào là các loài bàng sanh thuộc loại trườn bò? Loại rắn, bò cạp,
rết, con ăn rắn, con mèo, con chuột, con cú, và bất cứ loài súc vật nào,
khi thấy người, trườn bò mà đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo là các sinh
vật, sự sanh khởi của sinh vật. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra
và được sanh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các
Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của
mình. 4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người lấy của không cho... có tà
hạnh trong các dục... nói láo... nói hai lưỡi... nói lời thô ác... nói lời
phù phiếm... có tham ái... có sân tâm... có tà kiến, có kiến
điên đảo rằng: "Không có bố thí, không có cúng thí, không có tế
tự; không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác; không có đời
này, không có đời sau; không có mẹ; không có cha; không có các loài hóa
sanh; ở đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh
thành tựu, những vị này, sau khi tự mình với thắng trí chứng ngộ đời này,
đời sau và tuyên bố. Người ấy quanh co với thân, quanh co với lời, quanh co
với ý. Thân nghiệp quanh co, ngữ nghiệp quanh co, ý nghiệp
quanh co, sanh thú quanh co, sinh thành quanh co. Với người có sanh thú quanh co,
này các Tỷ-kheo, có sanh thành quanh co, Ta nói rằng... Như vậy này các
Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của
mình. Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là thừa tự của
nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ
nương tựa của nghiệp. Phàm là nghiệp gì, thiện hay ác, họ
thừa tự nghiệp ấy. 5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi đoạn tận sát sanh, từ
bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống
thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và các loài hữu tình.
Vị ấy không quanh co với thân, không quanh co với lời, không quanh co với ý, thân nghiệp của vị ấy chánh trực, ngữ
nghiệp chánh trực, ý nghiệp chánh trực, sanh thú chánh trực, sanh
thành chánh trực. Với người có sanh thú chánh trực, này các Tỷ-kheo, có
sanh thành chánh trực, Ta nói rằng một trong hai sanh thú sau đây: Các thiên
giới nhất hướng lạc, hoặc các gia đình cao quý, các Sát-đế-ly đại
gia, các Bà-la-môn đại gia, các Gia chủ đại gia, giàu có tài sản lớn, vật
thọ dụng lớn, vàng bạc nhiều, tài vật nhiều, tài sản lúa gạo
nhiều. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra, và được sinh như
thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng
các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình. 6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận lấy của không cho,
từ bỏ lấy của không cho... đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh
trong các dục... đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo... đoạn tận nói hai
lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi... đoạn tận nói lời thô ác, từ bỏ nói lời thô
ác... đoạn tận nói lời phù phiếm, từ bỏ nói lời phù phiếm... không
có tham dục... không có sân tâm, có chánh kiến, không có các kiến
điên đảo. Có bố thí, có cúng thí, có tế tự; có kết quả dị thục
các nghiệp thiện ác; có đời này, có đời sau; có mẹ; có cha; có các
loài hóa sanh. Ở đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân
chánh thành tựu, những vị này, sau khi tự mình với thắng trí chứng ngộ đời
này, đời sau và tuyên bố. Vị ấy không quanh co với thân, không quanh co với
lời, không quanh co với ý. Thân nghiệp vị ấy chánh trực, ngữ
nghiệp chánh trực, ý nghiệp chánh trực, sanh thú chánh trực, sanh
thành chánh trực. Với người có sanh thú chánh trực, này các Tỷ-kheo, có
sanh thành chánh trực, Ta nói rằng có một trong hai sanh thú sau đây: Các
thiên giới nhất hướng lạc, hoặc các gia đình cao quý, các Sát-đế-ly
đại gia, các Bà-la-môn đại gia, các gia chủ đại gia, giàu có tài sản lớn,
vật thọ dụng lớn, vàng bạc nhiều, tài vật nhiều, tài sản lúa gạo
nhiều. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra và được sanh như
thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng
chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình. Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là những kẻ
thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp,
là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm làm nghiệp gì, thiện hay
ác, họ là những kẻ thừa tự của nghiệp ấy. (VII) (206) Ngọc Ma-Ni
1. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp đã tư niệm,
đã làm, đã tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời không có
chấm dứt, dầu kết quả ấy sanh khởi ngay trong đời hiện tại hay trong
đời sau. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp đã tư
niệm, đã làm, đã tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả),
thời khổ không có thể chấm dứt được. Ở đây, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi, phạm tội của thân
nghiệp đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ
dị thục. Bốn phần là lầm lỗi, phạm tội của ngữ nghiệp, đã bất
thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Ba phần
là lầm lỗi, phạm tội của ý nghiệp, đã bất thiện tư niệm,
dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế
nào là ba phần lầm lỗi, phạm tội của thân nghiệp, đã bất thiện
tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục? 2. Ở đây, này các này các Tỷ-kheo, có người sát sanh hung bạo, tay
lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả
các loài hữu tình, các sinh vật. Lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của
người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy,
người ấy lấy trộm tài vật ấy. Sống tà hạnh trong các dục vọng, tà hạnh
với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh
em che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng,
được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang
sức bằng vòng hoa (đám cưới). Như vậy, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi phạm tội của thân
nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ
dị thục. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, bốn phần là lầm lỗi, phạm
tội của ngữ nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa
đến khổ dị thục? 3. Người ấy nói láo, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng
hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay
đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi:
"Này người kia, hãy nói những gì người biết"; dầu cho vị ấy
không biết, vị ấy nói: "Tôi biết"; dầu cho vị ấy biết,
vị ấy nói: "Tôi không biết". Hay dầu cho vị ấy không thấy, vị
ấy nói: "Tôi có thấy"; hay dầu cho vị ấy thấy, vị ấy nói: "Tôi
không thấy". Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo,
hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì
một vài quyền lợi. Người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở
chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này;
nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này, để sanh chia
rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi
giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ,
nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy nói lời thô ác, bất cứ
lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức
giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định.
Người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm,
nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những
lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì
nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ
thống, không có lợi ích. Như vậy, này các Tỷ-kheo, bốn phần là lầm lỗi, phạm tội của ngữ
nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ
dị thục. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi, và
phạm tội của ý nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn
đến khổ, đưa đến khổ dị thục. 4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người ấy có tham ái, tham lam tài
vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác
trở thành của mình! ". Có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như
sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay
bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại! ".
Người ấy có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: "Không có bố thí,
không có cúng thí, không có tế tự, các hành vi thiện ác không có
kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ,
không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn,
Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình với
thắng trí, giác ngộ đời này và đời sau, và tuyên bố". Như vậy, này
các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi, phạm tội của ý nghiệp, đã
bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. 5. Này các này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, sự lầm
lỗi và phạm tội của thân nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi
thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là
này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội
của ngữ nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung,
sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các Tỷ-kheo,
do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ý nghiệp
có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác
thú, đọa xứ, địa ngục. 6. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hòn ngọc ma ni viên mãn, được
quăng lên và rơi xuống chỗ nào, tại chỗ ấy nó khéo an lập. Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm
tội của thân nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng
chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các
Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ngữ
nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào
cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân
bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ý nghiệp có ba
phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú,
đọa xứ, địa ngục. 7. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm,
được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời
không có chấm dứt, dầu quả ấy thuộc trong đời hiện tại, hay trong đời
sau. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm,
được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời khổ
không có chấm dứt. Ở đây, này các Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt
của thân nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến
lạc dị thục, bốn phần là thành đạt của ngữ nghiệp đã thiện tư
niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, ba phần là thành đạt
của ý nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa
đến lạc dị thục. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, ba phần là
thành đạt của thân nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc,
đưa đến lạc dị thục? 8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ
sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống
thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và các loài hữu tình.
Ðoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, bất cứ vật gì của
người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy,
người ấy không lấy trộm tài vật ấy. Ðoạn tận sống tà hạnh trong các dục ,
không hành tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ
cha che chở, có anh em che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che
chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những
nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Như vậy, này các
Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt của thân nghiệp, dẫn đến lạc, đưa
đến lạc dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bốn phần là
thành đạt của ngữ nghiệp, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục? 9. Ở đây, này các Tỷ-kheo có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói
láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa
các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc,
khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những
gì người biết", nếu biết, người ấy nói: "Tôi
biết", nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không
biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không
thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói
của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì
mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi
gì. Ðoạn tận lời nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở
chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những
người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người
này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy sống hòa hợp
những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói
những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói thô ác, từ bỏ lời nói
thô ác, những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm,
tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói
những lời như vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, từ bỏ lời nói phù
phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý
nghĩa, nói những lời về chánh Pháp, nói những lời về Luật, nói những
lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch
lạc, hệ thống, có lợi ích. Như vậy, này các Tỷ-kheo, bốn phần là sự
thành đạt của ngữ nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc,
đưa đến lạc dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba phần là
thành đạt của ý nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc,
đưa đến lạc dị thục? 10. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không tham ái, không tham lam
tài vật của kẻ khác, không có nghĩ rằng: "Ôi! Mong rằng món tài vật
của người khác trở thành của mình! ". Lại có người không có sân tâm,
không khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong rằng những
loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn,
được an lạc, lo nghĩ tự thân!". Có chánh kiến, không có tư tưởng
điên đảo, nghĩ rằng: "Có bố thí, có cúng thí, có tế tự, các hành
vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ,
có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh
hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí đời
này và đời sau, rồi tuyên bố". Như vậy, này các Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt của ý nghiệp
đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục. 11. Này các Tỷ-kheo, do nhân ba phần là thành đạt của thân nghiệp,
đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, các
chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới,
cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, do nhân bốn phần là thành đạt của ngữ
nghiệp, đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị
thục, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú,
Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, do nhân ba phần là thành đạt
của ý nghiệp, đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa
đến lạc dị thục, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh
thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. 12. Ví như, này các Tỷ-kheo, hòn ngọc ma-ni viên mãn, được quăng
lên và rơi xuống chỗ nào, tại chỗ ấy nó khéo an lập. Cũng vậy, này
các Tỷ-kheo, do nhân thiện tư niệm, thành đạt của thân nghiệp
có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú,
thiên giới, cõi đời này. Hay là do nhân thiện tư niệm, thành đạt
của ngữ nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung,
sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Hay là do nhân thiện tư
niệm, thành đạt của ý nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi
thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. 13. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các nghiệp đã tư niệm,
đã làm, đã tích tập, nếu chưa lãnh thọ (kết quả) thời không
chấm dứt, dầu cho quả ấy thuộc đời hiện tại, hay trong đời sau, và này
các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các nghiệp đã tư niệm, đã được
làm, đã được tích tập, nếu chưa lãnh thọ (kết quả) thời khổ
không được chấm dứt. (VIII) (207) Tổn Giảm và Tăng Trưởng (kinh này giống hẳn như kinh trước 206). (IX) (208) Phạm Thiên Trú 1. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm,
được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời
không có chấm dứt, dầu quả ấy thuộc trong đời hiện tại, hay thuộc trong
đời sau. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư
niệm, được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả)
thời không có chấm dứt. Vị Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, như
vậy từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu
hữu với từ, an trú biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai, cũng
vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy phía trên, phía dưới,
bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú
biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không
sân. Vị ấy biết rõ như sau: "Trước kia, tâm này của ta là nhỏ,
không tu tập. Nhưng nay, tâm này của ta là vô lượng, khéo tu tập. Lại nữa,
phàm nghiệp gì được làm có giới hạn, nay nó sẽ không sống trong giới
hạn ấy nữa, nó sẽ không đứng trong giới hạn ấy nữa". Các Thầy nghĩ
thế nào, này các Tỷ-kheo, nếu đứa trẻ này, từ tuổi trẻ trở lên
tu tập từ tâm giải thoát, nó có thể làm nghiệp ác không? - Thưa không, bạch Thế Tôn. - Do không làm điều ác, nó có cảm giác khổ hay không? - Thưa không, bạch Thế Tôn. Không làm điều ác, bạch Thế Tôn,
từ đâu nó sẽ cảm giác khổ được? 2. Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát này cần phải tu tập bởi nữ nhân
hay nam nhân. Này các Tỷ-kheo, thân này không bị nam nhân hay nữ nhân cầm
lấy rồi mang đi. Này các Tỷ-kheo, con đường phải chết này ở giữa
những tư tưởng. Vị ấy rõ biết như sau: "Phàm ác nghiệp nào do ta
làm từ trước với cái thân do nghiệp làm ra này, tất cả cần phải cảm
thọ ở đây, nó không thể theo ta và được hiện hữu về
sau". Như vậy, này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được tu tập đưa
đến không có trở lui, đối với Tỷ-kheo có trí tuệ, có được
trong đời này, nhưng vị ấy chưa thể nhập sự giải thoát hơn thế nữa. 3. Với tâm câu hữu với bi... với tâm hầu hữu với hỷ... với tâm câu
hữu với xả, vị ấy biến mãn một phương và an trú, như vậy phương thứ
hai, như vậy phương thứ ba, như vậy phương thứ tư. Như vậy phía trên, phía
dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận,
không sân. Vị ấy biết rõ như sau: "Trước kia, tâm này của ta là
nhỏ, không tu tập. Nhưng nay, tâm này của ta là vô lượng, khéo tu tập. Lại
nữa, phàm nghiệp gì được làm có giới hạn, nay nó sẽ không sống trong
giới hạn ấy nữa, nó không đứng trong giới hạn ấy nữa". Các Thầy nghĩ
thế nào, này các Tỷ-kheo, nếu đứa trẻ này, từ tuổi trẻ trở lên
tu tập xả tâm giải thoát, nó có thể làm nghiệp ác không? - Thưa không, bạch Thế Tôn. - Do không làm điều ác, nó có cảm giác khổ hay không? - Thưa không, bạch Thế Tôn. Không làm điều ác, bạch Thế Tôn, từ đâu nó sẽ
cảm giác khổ được? 4. Này các Tỷ-kheo, xả tâm giải thoát này cần phải tu tập bởi nữ nhân
hay nam nhân. Này các Tỷ-kheo, thân này không bị nam nhân hay nữ nhân cầm
lấy rồi đem đi. Này các Tỷ-kheo, con người phải chết này ở giữa
những tư tưởng. Vị ấy rõ biết như sau: "Phàm ác nghiệp nào do ta
làm từ trước với cái thân do nghiệp làm ra này, tất cả cần phải cảm
thọ ở đây, nó không thể theo và được hiện hữu về sau".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, xả tâm này được tu tập, đưa đến không
có trở lui, đối với Tỷ-kheo có trí tuệ, có được trong đời này,
nhưng vị ấy chưa thể nhập sự giải thoát hơn thế nữa. (X) (209) Sau Khi Chết
1. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với
Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào
đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vị
Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn: - Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh sau khi thân hoại mạng
chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? - Do nhân phi pháp hành và bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở
đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác
thú, đọa xứ, địa ngục. - Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh,
sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi
đời này? - Do nhân pháp hành và bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây,
một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Thiện thú,
Thiên giới, cõi đời này. - Lời tuyên bố vắn tắt này của Sa-môn Gotama, con không hiểu ý
nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama, như vậy thuyết
pháp cho con, để con có thể như vậy hiểu được ý nghĩa một
cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của Sa-môn Gotama. - Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói. - Thưa vâng, Tôn giả. Vị Bà-la-môn ấy vâng đáp Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama nói như sau: 2. Này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba; phi
pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn; phi pháp hành, bất bình
đẳng hành về ý có ba. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi
pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba? ... (Xem kinh 206, đoạn
2). Như vậy, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có
ba. Như thế nào, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về
lời có bốn? ... (Xem kinh 206, đoạn 3). Như vậy, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có
bốn. Và như thế nào, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành
về ý có ba? ... (Xem kinh 206, đoạn 4). Như vậy, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý
có ba. Như vậy, do nhân phi hành pháp, bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn như
vậy ở đây có các loài chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào
cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. 3. Này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba; pháp hành,
bình đẳng hành về lời có bốn; pháp hành, bình đẳng hành về ý
có ba. Như thế nào, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về
thân có ba? ... (như kinh trước 206, đoạn 8)... Như vậy, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba. Và
này Bà-la-môn, như thế nào pháp hành, bình đẳng hành về lời có
bốn? ... (Xem kinh 206, đoạn 9). Như vậy, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn. Và
này Bà-la-môn, như thế nào pháp hành, bình đẳng hành về ý có
ba? ... (Xem kinh 206, đoạn 10). Như vậy, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba. Như vậy, này Bà-la-môn, do nhân pháp hành, bình đẳng hành, như vậy, một
số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên
giới, cõi đời này. - Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! ... Mong Tôn giả Gotama nhận con
làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy
ngưỡng!
XXII. Không Có Ðầu Ðề
(I) (210) Mười Pháp
1. Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi
vào địa ngục. Thế nào là mười? 2. Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai
lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm, tham ái, sân tâm, tà kiến. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi
vào địa ngục. 3. Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được
sanh lên Thiên giới. Thế nào là mười? 4. Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục,
từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời
phù phiếm, không tham, không sân, tâm chánh kiến. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được
sanh lên Thiên giới. (II) (211) Hai Mươi Pháp 1. Thành tựu hai mươi pháp, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
Thế nào là hai mươi? 2. Tự mình sát sanh, khuyến khích người khác sát sanh; tự mình lấy của
không cho, khuyến khích người khác lấy của không cho; tự mình tà hạnh
trong các dục; khuyến khích người khác tà hạnh trong các dục; tự mình
nói láo và khuyến khích người khác nói láo; tự mình nói hai lưỡi và khuyến
khích người khác nói hai lưỡi; tự
mình nói lời thô ác và khuyến khích người khác nói lời thô ác; tự
mình nói lời phù phiếm và khuyến khích người khác nói lời phù
phiếm ; tự mình tham và khuyến khích người khác tham; tự mình có sân
tâm và khuyến khích người khác có sân tâm; tự mình có tà kiến và
khuyến khích người khác có tà kiến. Thành tựu hai mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị
rơi vào địa ngục. 3. Thành tựu hai mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng
được sanh lên Thiên giới. Thế nào là hai mươi? 4. Tự mình từ bỏ sát sanh và khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh;
tự mình từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích người khác từ bỏ lấy của
không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác
từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và khuyến khích
người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi và khuyến khích
người khác từ bỏ nói hai lưỡi; tự mình từ bỏ nói lời thô ác và
khuyến khích người khác từ bỏ nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời
phù phiếm và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm;
tự mình không tham và khuyến khích người khác không tham; tự mình không
có sân tâm và khuyến khích người khác không có sân tâm; tự mình có
chánh kiến và khuyến khích người khác có chánh kiến. Thành tựu hai mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng
được sanh lên Thiên giới. (III) (212) Ba Mươi Pháp
1. Thành tựu ba mươi pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị
rơi vào địa ngục. Thế nào là ba mươi? 2. Tự mình sát sanh, khuyến khích người khác sát sanh, và tùy thuận
sát sanh; tự mình lấy của không cho, khuyến khích người khác lấy của
không cho, và tùy thuận lấy của không cho; tự mình tà hạnh trong các dục;
khuyến khích người khác tà hạnh trong các dục, và tùy thuận tà hạnh
trong các dục; tự mình nói láo; khuyến khích người khác nói láo, và tùy
thuận nói láo; tự mình nói hai lưỡi; khuyến khích người khác nói hai
lưỡi, và tùy thuận nói hai lưỡi; tự mình nói lời thô ác; khuyến khích
người khác nói lời thô ác, và tùy thuận nói lời thô ác; tự mình nói lời
phù phiếm; và khuyến khích người khác nói lời phù phiếm, và tùy
thuận nói lời phù phiếm; tự mình có tham, khuyến khích người khác có
tham, và tùy thuận có tham; tự mình có sân tâm và khuyến khích người
khác có sân tâm, và tùy thuận sân tâm; tự mình có tà kiến và
khuyến khích người khác có tà kiến, và tùy thuận tà kiến. Thành tựu với ba mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng
bị rơi vào địa ngục. 3. Thành tựu với ba mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương
xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là ba mươi? 4. Tự mình từ bỏ sát sanh, khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh, và
không tùy thuận sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích
người khác từ bỏ lấy của không cho, và không tùy thuận lấy của không cho;
tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác từ bỏ tà
hạnh trong các dục, và không tùy thuận tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ
nói láo; khuyến khích người khác từ bỏ nói láo, và không tùy thuận nói
láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi; khuyến khích người khác từ bỏ nói hai
lưỡi, và không tùy thuận nói hai lưỡi; tự mình từ bỏ nói lời thô ác;
khuyến khích người khác từ bỏ nói lời thô ác, và không tùy thuận nói
lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù phiếm; và khuyến khích người
khác từ bỏ nói lời phù phiếm, và không tùy thuận nói lời phù phiếm;
tự mình từ bỏ tham, khuyến khích người khác từ bỏ tham, và không tùy
thuận tham; tự mình từ bỏ sân tâm và khuyến khích người khác từ
bỏ sân tâm, và không tùy thuận sân tâm; tự mình có chánh kiến và
khuyến khích người khác có chánh kiến, và tùy thuận chánh kiến. Thành tựu với ba mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng
được sanh lên Thiên giới. (IV) (213) Bốn Mươi Pháp 1. Thành tựu với bốn mươi pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng
bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn mươi? 2. Tự mình sát sanh, khuyến khích người khác sát sanh, tùy thuận sát
sanh, và tán thán sát sanh; tự mình lấy của không cho, khuyến khích người
khác lấy của không cho, tùy thuận lấy của không cho, và tán thán lấy của
không cho; tự mình tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác tà
hạnh trong các dục, tùy thuận tà hạnh trong các dục, và tán thán tà hạnh
trong các dục; tự mình nói láo; khuyến khích người khác nói láo, tùy
thuận nói láo, và tán thán nói láo; tự mình nói hai lưỡi; khuyến khích
người khác nói hai lưỡi, tùy thuận nói hai lưỡi, và tán thán nói hai
lưỡi; tự mình nói lời thô ác; khuyến khích người khác nói lời thô ác,
tùy thuận nói lời thô ác, và tán thán nói lời thô ác; tự mình nói lời
phù phiếm; và khuyến khích người khác nói lời phù phiếm, tùy
thuận nói lời phù phiếm, và tán thán nói lời phù phiếm; tự mình có
tham, khuyến khích người khác có tham, tùy thuận có tham, và tán thán có
tham; tự mình có sân tâm và khuyến khích người khác có sân tâm, tùy
thuận sân tâm, và tán thán có sân tâm; tự mình có tà kiến và
khuyến khích người khác có tà kiến, tùy thuận có tà kiến, và
tán thán có tà kiến. Thành tựu bốn mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị
rơi vào địa ngục. 3. Thành tựu với bốn mươi pháp, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên
giới. Thế nào là bốn mươi? 4. Tự mình từ bỏ sát sanh, không khuyến khích người khác sát sanh,
không tùy thuận sát sanh, và không tán thán sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của
không cho, không khuyến khích người khác lấy của không cho, không tùy
thuận lấy của không cho, và không tán thán lấy của không cho; tự mình từ bỏ
tà hạnh trong các dục; không khuyến khích người khác tà hạnh trong các
dục, không tùy thuận tà hạnh trong các dục, và không tán thán tà hạnh trong
các dục; tự mình không nói láo; không khuyến khích người khác nói láo,
không tùy thuận nói láo, và không tán thán nói láo; tự mình từ bỏ nói hai
lưỡi; không khuyến khích người khác nói hai lưỡi, không tùy thuận nói
hai lưỡi, và không tán thán nói hai lưỡi; tự mình không nói lời thô ác;
không khuyến khích người khác nói lời thô ác, không tùy thuận nói lời
thô ác, và không tán thán nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù
phiếm; không khuyến khích người khác nói lời phù phiếm, không tùy
thuận nói lời phù phiếm, và không tán thán nói lời phù phiếm; tự
mình từ bỏ tham, không khuyến khích người khác tham, không tùy thuận tham,
và không tán thán tham; tự mình từ bỏ sân tâm và không khuyến khích
người khác sân tâm, không tùy thuận sân tâm, và không tán thán sân tâm;
tự mình có chánh kiến và khuyến khích người khác có chánh kiến,
tùy thuận có chánh kiến, và tán thán có chánh kiến. Thành tựu bốn mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng
được sanh lên Thiên giới. (V) (214) Tổn Hại
- Thành tựu với mười pháp, này các Tỷ-kheo, đem theo mình một tự ngã
bị tổn hại, bị hủy hoại... đem theo mình một tự ngã không bị tổn hại...
không bị hủy hoại... thành tựu với hai mươi pháp, này các Tỷ-kheo...
thành tựu với ba mươi pháp, này các Tỷ-kheo... thành tựu với bốn mươi
pháp, này các Tỷ-kheo, đem theo mình một tự ngã bị tổn hại, bị hủy
hoại... không đem theo mình một tự ngã bị tổn hại, bị hủy hoại. (VI) (215) Sau Khi Chết (1) - Thành tựu với mười pháp, này các Tỷ-kheo, ở đây có người sau khi
thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục...
ở đây có người sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú,
Thiên giới, cõi đời này... Với hai mươi pháp, này các Tỷ-kheo... Với ba
mươi pháp, này các Tỷ-kheo... Với bốn mươi pháp, này các Tỷ-kheo, ở
đây có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú,
đọa xứ, địa ngục... ở đây có người, sau khi thân hoại mạng chung
được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này... (VII) (216) Sau Khi Chết (2)
- Thành tựu với mười pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu cần phải được
biết... người hiền trí cần phải được biết... Với hai mươi pháp,
này các Tỷ-kheo... Với ba mươi pháp, này các Tỷ-kheo... Với bốn mươi
pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu cần phải được biết... người
hiền trí cần phải được biết. Thành tựu với mười pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí cần
phải được biết... (VIII) (217) Tham Ái (1) 1. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười pháp cần phải tu
tập. Thế nào là mười? 2. Bất tịnh tưởng, tưởng chết, tưởng nhàm chán trong các món ăn,
tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường,
tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ, tưởng đoạn tận, tưởng
ly tham, tưởng đoạn diệt. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, mười pháp này cần phải tu tập. 3. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười pháp cần phải tu
tập. Thế nào là mười? 4. Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng nhàm chán trong các món ăn,
tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng bộ xương,
tưởng trùng ăn, tưởng xanh ứ, tưởng nước mủ chảy ra, tưởng nứt nẻ,
tưởng trương phồng lên. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, mười pháp này cần phải tu tập. (IX) (218) Tham Ái (2)
1. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười pháp cần phải tu
tập. Thế nào là mười? 2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười pháp cần phải tu tập. (X) (219) Tham Ái, Sân 1. Này các Tỷ-kheo, để biến tri, để biến diệt,
để đoạn tận, để trừ diệt, để hủy diệt, để ly tham,
để đoạn diệt, để an tịnh, để bỏ đi, để từ bỏ tham,
mười pháp này cần phải tu tập... 2. Ðể biến tri, để biến diệt, để đoạn tận, để
trừ diệt, để hủy diệt, để ly tham, để đoạn diệt,
để an tịnh, để bỏ đi, để từ bỏ sân, si, phẫn nộ, hiềm hận,
gièm pha, não hại, tật đố, xan tham, mê hoặc, gian trá, cứng đầu, bồng bột,
mạn, quá mạn, đắm say, phóng dật, mười pháp này cần phải tu tập.
-ooOoo-
Mục Lục các Chương:
01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | Giới thiệu
Revised: 25-05-2007