BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương I - Một Kệ (tiếp theo)
-ooOoo-
(LI-LIV) Ghodhika, Subàhu, Valliya, Uttiya (Thera. 8)
Trong thời đức Phật tại thế, bốn vị
này sanh ở Pava, con của bốn vua Malla, và giữa bốn người này, có
một tình bạn chân thành. Bốn vị này có một sứ mệnh, cùng đi đến
vua xứ Kapilavatthu. Lúc bấy giờ, Thế Tôn cũng đến đó và sống
tại vườn cây bàng, tại đấy, Thế Tôn đã cảm hóa bốn vị này với thần
thông song hành. Các vị này xuất gia và không bao lâu chứng quả A-la-hán, với
sự hiểu biết về nghĩa và về pháp. Sau khi được vua chúa kính
trọng cúng dường, bốn vị này sống ở trong rừng. Khi bốn vị này đến
Vương Xá, vua Bimbisàra (Bình Sa), mời bốn vị an cư mùa mưa và bảo
làm mỗi người một cái nhà, nhưng vô ý lại không lợp mái. Các vị
này sống trong nhà ấy, nhưng không có chỗ che mưa, và dầu là mùa mưa,
trời lại không mưa. Vua Bimbisàra nhận thấy hiện tượng này, nhớ
lại sự sai trái sơ hở của mình, liền cho lợp mái lại tổ chức một ngày
khánh thành, cúng dường cho Tăng chúng. Các vị Trưởng lão nhận lời, đi vào
ngôi nhà và triển khai lòng từ. Từ phía Bắc và phía Ðông một cơn giông
tố nổi lên, và các vị Trưởng lão xuất định, mưa to bắt đầu rơi xuống.
Rồi Godhika do mưa to gió lớn, nói lên bài kệ:
51. Trời mưa, như hát hay,
Subàhu nói lên bài kệ: 52. Trời mưa, như hát hay, Vàlliya nói lên bài kệ: 53. Trời mưa, như hát hay, Uttiya nói lên bài kệ: 54. Trời mưa, như hát hay,
(LV) Anjana -Vaniya (Thera. 9) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Vesàli,
trong gia đình một vị vua trị vì nước Vajja. Khi ngài lớn lên, ba tai
họa lớn đe dọa dân chúng Vajja: nạn hạn hán, nạn bệnh tật,
và nạn phi nhân. Sự kiện này được ghi chép trong tập sớ kinh Ratanasutta.
Khi Thế Tôn làm cho dân chúng Vesali bớt sợ hãi, một số đông
đến nghe ngài giảng. Con của vua cũng được nghe, khởi tín tâm và xuất
gia. Khi làm xong các học tập sơ khởi, ngài sống trong rừng Anjana,
ở Saketa. Khi trời mưa sắp đến, ngài tìm được một giường nằm
người ta quăng bỏ, đặt nó trên bốn tảng đá, phía trên và phía chung quanh
lợp cỏ. Ngài làm một cái cửa và như vậy làm được một chỗ ở cho mùa
mưa. Sau một tháng tu tập, ngài chứng quả A-la-hán. Sung sướng với niềm
giải thoát của mình, ngài phấn khởi nói lên bài kệ: 55. Làm am thất giường nằm,
(LVI) Kutivihàrim (Thera. 9) Ðời sống của ngài giống như đời sống của Tôn giả Anjana
Vaniya, với sự sai khác như sau: Trong khi phát triển thiền quán,
ngài đang đi qua cánh đồng và trú mưa trong một chòi nhỏ không người, của
người giữ đồng ruộng. Tại đấy, ngài chứng quả A-la-hán. Người giữ đồng
ruộng đến và hỏi: 'Ai ở trong chòi lá này?' Ngài trả lời: 'Một
Tỷ-kheo ở trong chòi lá' và nói lên bài kệ: 56. Ai ở trong chòi lá?
Rồi người giữ ruộng nói: 'Thật may mắn cho tôi. Thật khéo may
mắn cho tôi. Tôn giả đã đến chòi lá của tôi và ngồi tại đấy'. Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh nghe câu chuyện biết
được tâm hoan hỷ của người giữ ruộng, ngài nói lên bài kệ với
người giữ ruộng: Chính ở trong chòi lá,
Bắt đầu từ đấy, vị Tỷ-kheo được gọi là Kutivihàrim.
(LVII) Kutivihàrim (Thera. 9) Câu chuyện về ngài giống như câu chuyện vị Trưởng
lão ở rừng Anjana với sự sai khác này. Khi ngài xuất gia với trường hợp
tương tự, ngài học Chánh pháp trong một ngôi chòi nhỏ, ngài nghĩ: 'Chòi
cũ này cũng đã bị hư hại, ta phải làm một chòi khác'. Rồi ngài hướng tâm
ngài về hành động mới. Một thiên nhân tâm cầu giải thoát, muốn làm
ngài dao động, nói lên bài kệ này, với lời lẽ giản dị, nhưng ý
nghĩa sâu rộng: 57. Ðây ngôi chòi cũ kỹ,
Khi nghe vậy, vị Trưởng lão cảm thấy lo lắng, và với sự cố
gắng phát triển thiền quán, ngài chứng được quả A-la-hán. Rồi ngài
nói lại bài kệ, nhờ bài kệ này ngài đã được chứng quả, và ngài
dùng bài kệ nói lên chánh trí của mình. Vì ngài chứng quả khi ở trong
chòi lá, ngài được gọi là Kutivihàrim (vị ở chòi lá). (LVIII) Ramaniyakutika (Thera. 9) Câu chuyện của ngài giống như câu chuyện của Trưởng
lão ở trong rừng Anjana với sự sai khác này: Ngài ở trong một chòi lá,
gần một ngôi làng nhỏ, trong xứ Vajji. Thật sự là một am thất nhỏ, xinh
đẹp với sàn nhà và vách tường khéo làm xung quanh có vườn, ao hồ và có
rải cát đẹp, mịn. Với giới hạnh của vị trưởng lão làm tăng thêm sự hấp
dẫn của ngôi nhà. Ngài chứng quả A-la-hán và tiếp tục sống tại đấy. Khi nào
có người đến viếng tinh xá, họ có thấy ngôi chòi xinh xắn. Một
ngày kia, một vài người đàn bà béo mập đi ngang qua, thấy ngôi chòi xinh
đẹp, liền nghĩ người ở chòi lá này có thể là một thanh niên mà
họ có thể cám dỗ. Họ đến gần ngài và nói: 'Cái chòi của
ngài thật là xinh đẹp, chúng tôi cũng thật xinh đẹp trong tuổi trẻ của
chúng tôi. Và họ bắt đầu khoe khoang áo xiêm đẹp của mình. Nhưng
vị Trưởng lão nói lên bài kệ, diễn tả tâm trạng thoát tục của ngài: 58. Ngôi chòi ta xinh đẹp,
Với chữ: 'Không cần', ngài tuyên bố chánh trí của ngài, khi
chứng quả A-la-hán. (LIX) Kosalavihàrim (Thera. 9) Câu chuyện của ngài giống như chuyện của Trưởng lão ở
trong rừng Anjana với sự sai khác này: Sau khi làm Sa-di, ngài ở trong một
ngôi rừng, gần một làng trong nước Kosala, gần chỗ ở của một cư
sĩ. Người này, thấy ngài ở dưới một gốc cây nên làm một cái chòi và
cúng dường cho ngài. Ở đây vị Trưởng lão chứng quả A-la-hán. Với tâm
tư hoan hỷ sung sướng được giải thoát, ngài nói lên bài kệ này: 59. Do lòng tin, xuất gia,
Ðây là lời tuyên bố chánh trí của ngài và vì ngài ở lâu
ngày ở Kosala, ngài được biết với tên là Kosalavihàrim (vị
ở Kosala). (LX) Sivàli (Thera. 9) Ngài sanh ra là con của Suppavàsà, công chúa con vua, trong
thời đức Phật hiện tại. Khi mẹ ngài không sinh đẻ được và nằm chịu
đau khổ trong bảy ngày, bà nói với người chồng: 'Trước khi tôi chết tôi
sẽ bố thí', và nàng bảo chồng đi mời Thế Tôn đến, nói đến
hiện trạng của nàng và dặn chồng ghi nhớ những lời Thế Tôn nói.
Người chồng làm theo lời vợ dặn và bậc Ðạo Sư nói: 'Mong rằng Suppavàsa,
con của dòng họ Koliya được hạnh phúc! Mong nàng được hạnh phúc,
sức khỏe và sanh được đứa con trai khỏe mạnh'. Trước khi người chồng
về, Suppavàsa đã sanh được đứa con trai và khi nghe chồng kể
lại câu chuyện, nàng dặn chồng cúng dường đức Phật và chúng Tăng trong
bảy ngày. Vì người con được sanh, đem lại hoan hỷ cho tất cả mọi
người, nên được đặt tên là Sìvali. Sau khi sanh bảy ngày, ngài có thể làm được bất cứ
việc gì. Tôn giả Sàriputta đến và khuyên ngài xuất gia, lấy
đề tài sự đau khổ khi được sanh làm đề tài tu hành. Khi nắm tóc
thứ nhất được cắt đứt, ngài chứng Sơ quả. Khi nắm tóc thứ hai được cắt
đứt, ngài chứng Nhị quả. Như vậy cho đến nắm tóc thứ tư và ngài chứng
quả A-la-hán. Có chỗ nói cùng ngày ngài đi đến ở một chòi lá, và
suy tư đến sự đau khổ phải nhẫn chịu khi thọ sanh. Ngài phát
triển thiền quán và chứng quả A-la-hán. Rồi sung sướng được giải
thoát, ngài nói lên bài kệ: 60. Nay những mục đích ấy, (LXI) Vappa (Thera. 9)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Kapilavàthu, con Bà-la-môn Vàsetha. Khi nghe Tu sĩ Asìta đoán
tướng Thái tử Siddhatta sẽ thành đạo, Vappa cùng bốn người con
Bà-la-môn với Kondannà (Kiều Trần Như) là người dẫn đầu, trở
thành những người Tu sĩ. Khi Thái tử tu khổ hạnh trong sáu năm, Vappa với
bốn người bạn cùng đồng tu khổ hạn. Về sau khi Thái tử thôi tu khổ
hạnh, năm vị này chán nản đi về Isipatana. Sau khi đức Phật thành
đạo và Chuyển pháp luân ở Isapatana, Vappa với bốn người bạn
được cảm hóa và đến ngày thứ năm cả năm vị đều chứng quả
A-la-hán. Suy tư trên sự hùng lực của bậc Ðạo Sư, sự mù quáng của thế
giới, và như thế nào thánh quả đem lại chánh trí, ngài nói lên bài
kệ:
61. Vị đã thấy, thấy được, (LXII) Vajji-Putta (Thera. 10) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
trong một gia đình vị nghị sĩ và được gọi là con của Vajji. Ngài
thấy uy nghi đức độ của bậc Ðạo Sư khi bậc Ðạo Sư đến Vesàli. Ngài
khởi lòng tin và xuất gia sau thời kỳ làm Sa-di, ngài ở trong một ngôi rừng
gần Vesàli. Một ngày lễ được tổ chức ở Vesàli có hát, có
nhạc, có múa và mọi người hoan hỷ tham gia ngày lễ, tiếng ồn làm
vị Tỷ-kheo dao động. Ngài bỏ chỗ tịnh cư của ngài, dừng nghỉ tu tập
thiền quán và nêu rõ sự yểm ly của mình trong câu kệ:
Một mình chúng tôi sống,
Một Thiên nhân trong rừng nghe vậy, thương xót vị Tỷ-kheo,
nên đến trách vị Tỷ-kheo: 'Này Tỷ-kheo, dầu Ông có khinh thường
đời sống trong rừng núi, nhưng những vị sáng suốt muốn sống thanh tịnh
đều nói nhiều đến núi rừng'. Thiên nhân ấy nói lên bài kệ tán thán đời sống ở rừng
núi: 62. Một mình chúng tôi sống,
Rồi vị Tỷ-kheo, như con ngựa hay được thúc đẩy, ngài
triển khai thiền quán và chứng quả A-la-hán. Rồi ngài nghĩ: 'Bài
kệ của Thiên nhân đã thúc đẩy ta'. Và ngài đọc lại bài kệ ấy. (LXIII) Pakkha (Thera. 10) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài
được sanh thuộc dòng họ Thích-ca, thành Devadahi, trong gia đình vua
chúa Thích-ca và được gọi là thanh niên Sangmoda. Nhưng khi còn
nhỏ, ngài bị bệnh tê thấp, có khi bước đi như người bị què, vì vậy
được tên là Pakkha (vị què quặt) và giữ lại tên ấy. Sau khi ngài
lành bệnh, ngài có mặt khi đức Phật về thăm gia đình, ngài khởi
lòng tin, xuất gia và sống ở trong rừng. Một hôm vào làng khất thực, ngài
ngồi dưới một gốc cây, một con diều hâu ngoạm được miếng thịt, bay
bổng trên trời cao, các con diều hâu khác bay theo dành cướp lấy miếng
thịt, thấy vậy, vị Tỷ-kheo suy nghĩ: 'Các dục ở đời cũng vậy, đầy
những đau khổ'. Ngài triển khai thiền quán và chứng quả A-la-hán, ngài
nói lên bài kệ tuyên bố chánh trí của ngài:
63. Chúng rơi theo, sà xuống, (LXIV) Vimala- Kondanna (Thera. 10) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài
được sanh là con của Ambapàli và thân phụ ngài là vua Bimbisàra.
Ambapàli đặt tên con là Vimala và sau ngài được biết với
tên là Vimala-Kondanna. Ngài chịu ảnh hưởng bởi uy nghi đức độ của
bậc Ðạo Sư, xuất gia và chứng quả A-la-hán, ngài tuyên bố chánh trí của
ngài trong bài kệ này:
64. Dưới cờ trắng ta sanh, (LXV) Ukkhepakàta vaccha (Thera. 10) Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh
ở Sàvatthi (Xá-vệ) con một Bà-la-môn thuộc dòng họ Vaccha.
Ngài nghe Thế Tôn thuyết pháp phát tâm xuất gia, sống tại một làng Kosala.
Nhờ các Tỷ-kheo đến thăm, ngài thâm hiểu Chánh pháp, nhưng ngài
không phân biệt được Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Tuy vậy ngài
học hỏi được từ tôn giả Sàriputta, nên có các vị Tỷ-kheo
giỏi về Luật tạng hay một bộ phận của ba Tạng, ngài học thuộc lòng
cả ba Tạng, trước khi ba Tạng được kiết tập. Sau khi thuộc lòng cả ba
Tạng, ngài chứng quả A-la-hán, trở thành vị giảng dạy giáo lý. Một hôm,
ngài nói với chính mình như với một người khác trong bài kệ sau đây:
65. Tài sản được chất chứa, (LXVI) Meghiya (Thera. 10) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Kapilavatthu, trong gia đình một hoàng tộc Thích-ca, được đặt tên
là Meghiya (như mây). Lớn lên, ngài xuất gia hầu hạ Thế Tôn, khi
Thế Tôn ở Càlikà, trên bờ sông Kimikàlà. Khi thấy một rừng
xoài xinh đẹp, ngài muốn sống tại đấy, nhưng hai lần Thế Tôn không chấp
nhận, cuối cùng trước lời yêu cầu khẩn khoản, Thế Tôn cho phép. Nhưng ở
đấy vì tâm tư bất thiện không chế ngự được, vì bị ruồi muỗi
cắn, nên tâm ngài không được định tĩnh và ngài lại về hầu hạ Thế
Tôn.
Thế Tôn dạy: Này Meghiya, khi tâm chưa chín muồi để giải thoát,
năm pháp đưa đến tâm trạng ấy và bậc Ðạo Sư giáo giới cho ngài. Nhờ
đấy Meghiya chứng quả A-la-hán và nói lên chánh trí của mình trong bài
kệ này: 66. Bậc Ðại hùng giảng dạy,
(LXVII) Ekadhamma Savannìya (Thera. 10) Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh
ở Sitavyà, trong gia đình một vị nghị sĩ. Khi Thế Tôn đến thăm
Sitavyà, và ở tại rừng Singsapa, ngài đến nghe Thế Tôn
giảng, đảnh lễ ngồi xuống một bên, Thế Tôn hiểu được tâm tư ngài,
dạy pháp cho ngài với câu kệ:
'Các hành là vô thường'. Và ngài nhờ ảnh hưởng đời trước, thấy sự thật rõ ràng hơn,
xuất gia tìm học nghĩa chữ đau khổ, nghĩa chữ vô ngã, triển khai
thiền quán và chứng quả A-la-hán. Vì ngài chỉ nghe một pháp và chỉ nghe
một mình mà chứng được thánh quả, nên ngài được tên Ekadhamma Savanìya
(vị được nghe một pháp), ngài tuyên bố chánh trí trong bài kệ như sau: 67. Phiền não ta đốt cháy,
(LXVIII) Ekudàniya (Thera. 10) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
làm con một vị nghị sĩ giàu có. Khi lớn lên, ngài thấy được uy đức của
đức Phật khi được dâng cúng rừng Jeta (Kỳ Viên), ngài xuất gia từ bỏ
gia đình, làm bổn phận người Sa-di, sống trong rừng, ngài đến đức Phật
để học hỏi. Khi ấy Thế Tôn thấy Sàriputta đang ngồi
thiền định gần ngài nên nói lên câu kệ này:
'Tâm tăng thượng ẩn sĩ'. Ngài nghe câu kệ này, nên về rừng sâu chỉ lập đi lập
lại câu kệ này, đến nỗi người ta đặt tên ngài là Ekuddàniyo
(vị thuộc một câu kệ). Một ngày kia, tâm tư ngài được định tĩnh với thiền quán
triển khai, ngài chứng quả A-la-hán sống trong an lạc giải thoát, ngài
được Tôn giả Sàriputta mời đến để trình bày sự thành đạt
của mình, ngài nói lên bài kệ này: 68. Tâm tăng thượng ẩn sĩ,
Bài kệ này trở thành lời tuyên bố chánh trí của ngài. (LXIX) Channa (Thera. 10) Khi Thế Tôn còn sống trong gia đình vua Suddhodana
(Tịnh Phạn), ngài xuất thân từ con một người nô lệ và được đặt
tên là Channa. Sống đồng thời với đức Phật, ngài khởi lòng tin đức
Thế Tôn, khi bậc Ðạo Sư về thăm lại gia đình, rồi ngài xuất gia. Vì
lòng thương mến Thế Tôn, vì tự phụ tự đắc đối với 'đức Phật của
chúng ta, giáo pháp của chúng ta' ngài không thể chinh phục khuyết
điểm này và không làm tròn bổn phận của một người Sa-di, khi Thế
Tôn mệnh chung, theo lời dặn của Thế Tôn cần phải phạt nặng Channa,
ngài xấu hổ, chế ngự được khuyết điểm này, không bao lâu chứng
quả A-la-hán. Sung sướng với quả chứng của mình, ngài nói lên sự sung sướng
của mình trong bài kệ như sau:
69. Sau khi nghe Chánh pháp, (LXX) Punna (Thera. 11) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở nước Sunàparanta, tại hải cảng Suppàraka, trong nhà một thị
dân tên Punna (Phú-lâu-na). Ðến tuổi trưởng thành, ngài đi với
một đoàn thương gia đến Sàvatthi, khi bậc Ðạo Sư cũng ở đấy.
Ngài đi nghe Thế Tôn thuyết pháp tại ngôi tinh xá cùng với các cư sĩ
địa phương, ngài khởi lòng tin rồi xuất gia. Và trong một thời gian, ngài
rất được quý mến giữa các vị giáo thọ sư, bởi ngài tài giỏi
về biện luận. Một ngày kia, ngài đến bậc Ðạo Sư, nhờ bậc Ðạo
Sư giảng dạy để có thể đi Sunàparanta giảng dạy và an trú tại
đấy. Ðức Phật rống tiếng rống con sư tử bảo ngài: 'Này Punna, có
những pháp do con mắt nhận thức....' Rồi Punna ra đi, tu tập thiền
định trí tuệ, chứng được Ba minh. Khi ngài chứng quả A-la-hán, ngài giáo
hóa được nhiều người theo đạo, hơn năm trăm nam cư sĩ và nữ cư sĩ.
Khi ngài sắp mệnh chung. Ngài nói lên chánh trí của ngài
với bài kệ như sau: 70. Ở đây chỉ có giới,
(LXXI) Vacchapàla
(Thera. 11) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Ràjagaha, con một gia đình Bà-la-môn giàu có và được đặt tên và Vacchapàla,
ngài chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa vua Bimbisàra với đức Phật. Sự
hàng phục của Uruvela Kassapa trước Thế Tôn, ngài khởi lòng tin và
xin xuất gia, chỉ trong một tuần, ngài triển khai thiền quán và chứng
sáu thắng trí.
Chứng quả A-la-hán, ngài vui vẻ tán thán quả chứng này và quả
chứng Niết-bàn trong bài kệ như sau: 71. Nếu thấy được sự thật,
Bài kệ này là lời tuyên bố chánh trí của ngài. (LXXII) Atuma (Thera. 11) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi, con một vị nghị sĩ, được đặt tên là Atuma. Khi
ngài lớn lên, mẹ ngài tìm cho ngài một người vợ và hỏi ý kiến bà
con, nhưng ngài không chịu vì chán ngấy nếp sống gia đình. Mặc dầu ngài
xuất gia và sống với các Tỷ-kheo, mẹ ngài vẫn tìm cách cám dỗ ngài
hoàn tục. Ngài nói lên chí nguyện với bài kệ như sau:
72. Như cây măng lớn mạnh,
Khi ngài đang đứng nói chuyện với mẹ ngài, ngài triển
khai thiền quán, từ bỏ các cấu uế, trở thành vị A-la-hán. (LXXIII) Mànava (Thera. 11) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi, trong nhà một Bà-la-môn có danh tiếng. Trong bảy năm,
ngài được nuôi dưỡng trong nhà, không ra ngoài đường; khi được ra ngoài
đường, ngài thấy một người già, một người bệnh, một người chết.
Ðược nghe thấy những sự kiện này, ngài phát lòng sợ hãi, đi đến
tinh xá, nghe thuyết pháp, được cha mẹ cho phép, ngài được xuất gia. Rồi
ngài phát triển thiền quán, chứng quả A-la-hán.
Khi ngài đến ngôi tinh xá, các Tỷ-kheo hỏi vì sao ngài
xin xuất gia sớm và trẻ như vậy, ngài tuyên bố chánh trí của ngài và nói
lên bài kệ này: 73. Ta thấy một người già, (LXXIV) Suyàman (Thera. 11) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàli, con của một Bà-la-môn. Ngài lớn lên, thiện xảo ba tập
Vệ-đà, không ưa thích đời sống gia đình, vui thích thiền định.
Ngài gặp Thế Tôn ở Sàli, khởi lòng tin xuất gia, chứng quả
A-la-hán, khi đầu được cạo tóc.
Rồi ngài nói lên sự từ bỏ các triền cái và chánh trí của
mình, với bài kệ như sau: 74. Với dục tham, sân hận, (LXXV) Susàrada (Thera. 11) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
tại sanh quán của Tôn giả Sàriputta và được gọi là Susàrada (vì
ngài lớn lên chậm chạp). Ngài được Tôn giả Sàriputta giáo hóa và
không bao lâu, trong địa vị Tỷ-kheo, ngài chứng quả A-la-hán và nói lên
chánh trí của mình với bài kệ như sau:
75. Lành thay là tri kiến,
(LXXVI) Piyanjaha (Thera. 11) Ngài được sanh ở Vesàli trong thời
đức Phật hiện tại, trong một gia đình quý phái Licchavì. Khi
lớn lên, ngài rất thích thú chiến tranh và trở thành một chiến sĩ
không ai thắng nổi, sẵn sàng hy sinh những gì thân nhất của mình, đến
nỗi ngài được đặt tên là Piyanjaha (vị từ bỏ những gì thân ái).
Nhưng khi đức Phật đến Vesàli, ngài khởi lòng tin, xuất gia sống ở
trong rừng, phát triển thiền quán, chứng quả A-la-hán. Khi đã chứng
quả A-la-hán, ngài nghĩ thật là khác biệt giữa thành công ở đời và
thành công bậc Thánh. Với thiền quán ấy, ngài nói lên chánh trí, và
tuyên bố bài kệ này:
76. Khi loài Người kiêu hãnh, (LXXVII) Hatthàroha- Putta (Thera. 12) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi, trong một gia đình người nài voi, và lớn lên ngài giỏi
trong nghề điều khiển voi. Một ngày kia, khi đang huấn luyện con
voi, vì điều kiện chín muồi, ngài suy nghĩ: 'Chế ngự voi để
làm gì cho ta. Tốt hơn là chế ngự ta'. Rồi ngài đi đến Thế Tôn
nghe pháp khởi lòng tin, xuất gia, và triển khai thiền quán trên căn
bản thiền tư về giới luật. Như một người nài chế ngự thú tánh
con voi bằng cái móc, ngài thiền định không cho tư tưởng chạy loạn khỏi
đề tài thiền quán, ngài nói lên bài kệ:
77. Trước tâm này lang thang,
Nhờ làm vậy, thiền quán được triển khai, ngài chứng
quả A-la-hán. (LXXVIII) Mendasira (Thera. 12) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàketa, trong một gia đình một thị dân. Vì ngài giống con dê, ngài
được tên là Mendasìra (đầu dê). Khi Thế Tôn ở Sàketa, tại
rừng Anjana, Mendasìra khởi lên lòng tin, xuất gia tu chỉ và quán, chứng
được sáu thắng trí, ngài có thể nhớ đến các kiếp trước:
78. Ta luân hồi nhiều đời,
(LXXIX) Rakkhita (Thera. 12) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở thành Devadaha, trong gia đình một quý phái Thích-ca, tên là Rakkhita,
ngài là một trong năm trăm các hoàng tử dòng họ Thích-ca được xuất gia
để làm hộ chúng cho Thế Tôn, theo quyết định các vua chúa
Thích-ca và Koliya. Ðức Phật đã cảm hóa các hoàng tử tuổi trẻ này
với câu chuyện tiền thân Kunàla, một bài học về sự nguy
hiểm của dục vọng. Liên hệ bài học này với đề tài
thiền quán, ngài triển khai thiền quán và chứng quả A-la-hán. Sau
đó suy nghĩ đến sự xuất ly của mình khỏi các phiền não, ngài nói
lên chánh trí của mình với bài kệ như sau:
79. Mọi tham ta đã đoạn, (LXXX) Ugga (Thera. 12) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Kosala, tại thành phố Ugga, con một gia đình nghị sĩ, được
đặt tên là Ugga. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài đến nghe
đức Thế Tôn thuyết pháp, khi đức Thế Tôn đến thành này,
khởi lòng tin xuất gia, cuối cùng chứng quả A-la-hán. Rồi ngài tuyên bố chặt
đứt sợi dây chuyền tái sanh và nói lên chánh trí của ngài với bài
kệ như sau:
80. Mọi nghiệp ta đã làm,
(LXXXI) Samitigutta
(Thera. 12) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi, tên là Samitigutta (hộ trì nhờ hòa khí). Nghe bậc
Ðạo Sư thuyết pháp, ngài xuất gia và chứng được giới thanh tịnh. Do
kết quả nghiệp đời trước, ngài bị bệnh hủi, tay chân của ngài
rơi xuống từng phần một, ngài sống trong một nhà bệnh.
Một hôm, Tôn giả Sàriputta đi thăm các người bệnh
và hỏi thăm các bệnh nhân, thấy Samitigutta, Tôn giả cho một đề
tài để thiền quán, nói rằng: 'Này Hiền giả, nếu nói về
vấn đề năm thủ uẩn, thời toàn bộ khổ uẩn là một vấn đề cảm
thọ. Và khi không có năm uẩn, thời không có đau khổ'. Nói xong, Tôn giả Sàriputta
tiếp tục đi. Nhưng bệnh nhân Samigutta được phấn khởi với
bài dạy ấy, triển khai thiền quán và chứng được sáu thắng trí. Nhờ
đó, ngài nhớ đến các hành ngài làm đời trước, khiến nay ngài phải
mắc bệnh hủi. Và tán thán sự kiện này mọi việc đã được
chấm dứt, ngài nói lên bài kệ: 81. Việc ác ta đã làm, (LXXXII) Kassapa (Thera. 12) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi, con một Bà-la-môn thuộc Tây Bắc (Udicca-hahmanacsa) và
được đặt tên là Kassapa. Cha ngài mất khi ngài còn nhỏ, mẹ ngài nuôi
ngài lớn lên. Một ngày kia, ngài nghe đức Phật giảng ở Jetavana, ngay
lúc ấy nhờ nghiệp duyên thuần thục, ngài chứng được Sơ quả. Ngài đi
đến gặp mẹ và xin xuất gia.
Khi đức Phật an cư, làm lễ tự tứ xong, bắt đầu bộ hành, Kassapa
muốn được đi theo Thế Tôn. Trước hết ngài đến xin phép bà mẹ
và được mẹ cho phép đi với lời khuyên dạy như sau: 82. Hãy đi tại chỗ nào,
Ngài suy nghĩ 'Mẹ ta muốn ta đến đến chỗ ta giải
thoát khỏi phiền não, như vậy đây là dịp cho ta đạt được giải thoát
hoàn toàn, không có sầu não buồn phiền'. Rồi ngài cố gắng triển khai thiền quán, chứng quả
A-la-hán. Vì rằng lời khuyên của mẹ giúp ngài tinh tấn hành trì chứng quả,
nên ngài nói lại bài kệ ấy. (LXXXIII) Sìha (Thera. 12) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở xứ Malla, trong gia đình hoàng tộc và được đặt tên là Sìha.
Khi thấy đức Phật, ngài bị cảm hóa, đảnh lễ và ngồi xuống một bên, bậc
Ðạo Sư biết được tâm tư của ngài, thuyết pháp cho ngài, ngài khởi
lòng tin, xuất gia và lấy một đề tài vào trong rừng để thiền
quán. Tâm tư của ngài bị nhiều đối tượng ám ảnh, ngài không thể
thiền định, bậc Ðạo Sư thấy vậy, liền nói lên với ngài bài kệ
như sau:
83. Hỡi Sìha, hãy sống,
Nhờ vậy ngài có thể triển khai thiền quán và chứng
quả A-la-hán. Lúc nói lên chánh trí của mình, ngài đọc lại bài kệ
trên. (LXXXIV) Nita (Thera. 13) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài
được sanh ở Sàvatthi, con một Bà-la-môn và được đặt tên là Nita.
Khi lớn lên, ngài nghĩ: 'Các tu sĩ Thích-ca thật may mắn, được cúng dường
đầy đủ các vật cần dùng. Thật là một đời sống thoải mái, đời sống của
một Tu sĩ'. Rồi ngài xin xuất gia để được sống thoải mái, không chú
ý đến tu tập, ăn no, nói chuyện nhảm nhí, và ban đêm ngủ dài.
Bậc Ðạo Sư thấy được thiện duyên của ngài đời trước, nên nói lên
bài kệ này để giáo giới ngài.
84. Trọn đêm Thầy nằm ngủ,
Bị dao động bởi lời dạy của bậc Ðạo Sư, ngài triển khai
thiền quán, không bao lâu chứng quả A-la-hán. Rồi ngài nói lên chánh trí
của ngài, bằng cách lập lại bài kệ trên. (LXXXV) Sunàga (Thera. 13) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở làng Nàlaka, con một Bà-la-môn và bạn của Sàriputta trước khi Sàriputta
xuất gia. Nghe Tôn giả Sàriputta thuyết pháp, ngài xuất gia, an trú
trên thiền quán và không bao lâu chứng quả A-la-hán. Do vậy, khi ngài dạy
cho các Tỷ-kheo, ngài nói lên chánh trí của ngài với bài kệ:
85. Thiện xảo tướng của tâm,
(LXXXVI) Nàgita (Thera. 13) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ỏ Kapilavatthu, trong gia đình hoàng tộc Thích-ca, tên là Nàgita.
Khi bậc Ðạo Sư đến tại chỗ của ngài, Thế Tôn thuyết kinh Mật
Hoàn, ngài khởi lòng tin, xuất gia không bao lâu chứng quả A-la-hán. Rồi hân
hoan với sự thật trong lời dạy của đức Phật, và sự chỉ đạo có hiệu
quả của Chánh pháp, ngài nói lên bài kệ này:
86. Ngoài đây có ngoại đạo, (LXXXVII) Pavittha (Thera. 13) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sống
ở quốc độ Magadha, trong một gia đình Bà-la-môn, tánh thiên về
đời sống ẩn sĩ, ngài trở thành một du sĩ. Sau khi học tập, ngài đi
chỗ này chỗ khác, nghe Upatissa và Kolita (Sàriputta và
Moggallàna) xuất gia theo đức Phật, nghĩ rằng giáo hội này phải tốt đẹp
mới có những vị như vậy chấp nhận. Ngài đến nghe đức Phật thuyết
pháp, khởi lòng tin, xuất gia không bao lâu chứng quả A-la-hán, ngài nói lên
chánh trí của ngài với bài kệ này:
87. Thấy như thật các uẩn,
(LXXXVIII) Ajjuna (Thera. 13) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi, trong gia đình một nghị sĩ, được đặt tên là Ajjuna.
Khi lớn lên, ngài liên hệ với phái Ni-kiền-tử, xuất gia trong tôn phái
này khi còn trẻ, nghĩ rằng sẽ tìm được đạo giải thoát. Nhưng ngài không
tìm được gì trong giáo hội ấy, ngài gặp bậc Ðạo Sư, khởi lòng tin, xuất
gia và không bao lâu chứng quả A-la-hán. Hân hoan trong quả chứng của mình,
ngài nói lên bài kệ này:
88. Ta có thể tự mình, (LXXXIX) Devasabha (Thera. 13) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài là
con của một hoàng tộc, lên ngôi vua khi còn trẻ. Nhưng khi tỉnh ngộ, ngài đi
nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, từ bỏ ngôi vua, xuất gia và không bao lâu
chứng quả A-la-hán. Ngài hân hoan khi nghĩ đến những uế nhiễm ngài
đã từ bỏ, và nói lên bài kệ này:
89. Vượt khỏi các bùn nhơ, (XC) Sàmidatta (Thera. 13) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Ràjagaha (Vương Xá), con một Bà-la-môn, được đặt tên là Sàmidatta.
Khi đến tuổi trưởng thành, ngài nghe uy lực của đức Phật, và đi
đến tinh xá với những cư sĩ để nghe bậc Thế Tôn thuyết pháp,
ngài khởi lòng tin và xuất gia. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm trong một
thời gian, ngài không có nhiệt tâm tu tập, cuối cùng, lại được nghe đức
Phật thuyết pháp, ngài trở nên phấn khởi, nhiệt tâm và chứng thực
quả A-la-hán.
Về sau, các Tỷ-kheo hỏi ngài: 'Làm sao Hiền giả chứng
được pháp Thượng nhân?' Và ngài nói lên hiệu năng của giáo pháp, sự
tu chứng pháp và tùy pháp. Ngài tuyên bố chánh trí của ngài trong bài kệ
như sau: 90. Năm uẩn được rõ biết,
(XCI) Paripunnaka (Thera. 13) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Kapilavatthu trong gia đình dòng họ Thích-ca. Vì khả năng và tài
sản của ngài được viên mãn. Ngài được biết với tên là Paripumaka (viên
mãn), ngài có đủ điều kiện để luôn luôn thưởng thức các vị
ăn ngon. Nhưng khi ngài được nghe bậc Ðạo Sư dùng các đồ ăn khất thực,
ngài nghĩ: 'Thế Tôn được nuôi dưỡng rất được nuông chiều, nhưng
nay Ngài lại dùng các đồ ăn như vậy để hưởng Niết-bàn an lạc. Vậy
sao ta lại ham muốn đồ ăn ngon?'. Bị dao động, ngài từ bỏ gia đình, xuất
gia, lấy đề tài tu tập về thân từ nơi bậc Ðạo Sư, cuối cùng ngài
chứng quả A-la-hán. Rồi ngài nói lên bài kệ này:
91. Dầu có hưởng món ăn,
(XCII) Vijaya (Thera. 13) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà-la-môn, được đặt tên là Vijaya.
Khi được học giáo lý Bà-la-môn, ngài xuất gia, đời sống một vị ẩn
sĩ, sống trong rừng, thực hành thiền định, ngài nghe đến sứ mệnh
của đức Phật, hoan hỷ đến kính chào Thế Tôn và nghe pháp. Rồi
ngài xuất gia trong giới luật của đức Phật, không bao lâu chứng quả A-la-hán.
Ngài nói lên chánh trí của ngài trong bài kệ sau đây:
92. Với ai, lậu hoặc đoạn,
(XCIII) Eraka (Thera. 14) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi, con của một người có địa vị, được đặt tên là Eraka.
Ngài khôi ngô, tuấn tú, làm mọi công việc đều thông suốt thành
tựu.
Cha mẹ cưới cho ngài một người vợ trẻ đẹp có giới hạnh.
Nhưng vì là đời sống cuối cùng nên ngài sanh dao động và tìm kiếm
đến gặp bậc Ðạo Sư. Khi nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, ngài xuất gia,
bậc Ðạo Sư cho ngài đề tài để tu hành, nhưng trong một thời gian
ngài bị các suy tư bất thiện ám ảnh, đức Thế Tôn biết được
tâm tư của ngài nên nói lên bài kệ dạy ngài, ngài rất hối hận sở hành
của mình khi nghe lời Phật dạy, ngài trở nên tinh tấn, phát triển
thiền quán, không bao lâu chứng quả A-la-hán, Ngài nói lên chánh trí của
ngài với bài kệ sau đây: 93. Hỡi này Ê-ra-ka, (XCIV) Mettajì (Thera. 14) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài
được sanh ở nước Magadha (Ma-kiệt-đà), con một vị Bà-la-môn và
được đặt tên là Mettajì. Lớn lên, ngài thấy sự đau khổ của dục và
sống ở trong rừng làm một vị ẩn sĩ. Khi nghe sứ mệnh đức Phật và do
thiện duyên thúc đẩy, ngài đến gặp đức Phật và hỏi về sự tu
hành tấn thối của Ngài, câu trả lời của đức Phật khiến ngài phát khởi
lòng tin xuất gia, và không bao lâu chứng quả A-la-hán. Với bài kệ này,
ngài tán thán bậc Ðạo Sư:
94. Ðảnh lễ đức Thế Tôn,
(XCV) Cakkupàla (Thera. 14) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi, con của người điền chủ tên Mahàsuvanna, được
đặt tên là Pàla, ngài cũng được gọi là Pàla anh, vì em
ngài được gọi là Pàla em, cả hai anh em được cha mẹ giao phó cho
những công việc ở gia đình. Khi bậc Ðạo Sư đến tinh xá Kỳ Viên, Pàla
anh giao gia sản cho người em và xuất gia. Sau sáu năm làm Sa-di, ngài đi
với sáu mươi Tỷ-kheo để học hỏi Chánh pháp. Các vị này lựa một
ngôi rừng gần một ngôi làng biên địa, tại chỗ ấy, dân làng là các
Phật tử cư sĩ, và ngài sống trong một chòi lá, sống hạnh viễn ly của một
vị tu hành.
Ngài bị đau mắt và một vị thầy thuốc cho thuốc chữa, ngài
không chịu nghe theo lời thầy thuốc, bệnh nặng thêm. Ngài nghĩ: 'Thà làm
cho chấm dứt các kiết sử của ta, còn tốt hơn là chấm dứt bệnh đau
mắt'. Như vậy, ngài bỏ qua bệnh đau mắt, chỉ lo phát triển thiền
quán, cho đến khi ngài chứng quả A-la-hán thời cũng mù mắt luôn. Ngài
được gọi là vị A-la-hán khô. Các cư sĩ hỏi các Tỷ-kheo về ngài và nghe nói ngài mù
nên các cư sĩ hết lòng săn sóc cho ngài. Rồi các Tỷ-kheo khác cũng
chứng quả A-la-hán và đề nghị đến Sàvatthi (Xá-vệ) để
yết kiến bậc Ðạo Sư. Nhưng ngài nói: 'Tôi yếu và mù, con đường
đi không phải là không nguy hiểm. Tôi sẽ làm trở ngại cho các vị, các
vị hãy đi trước, thay mặt tôi đảnh lễ bậc Ðạo Sư và các đại đệ tử
khác, hãy nói với Pàla em tôi về tình trạng của tôi, và gửi cho
tôi một người giúp đỡ". Cuối cùng, các Tỷ-kheo nhận lời đi, sau khi
từ biệt các vị hộ chủ và sắp đặt cho ngài một chỗ ở. Các
Tỷ-kheo làm theo lời dặn của ngài và Pàla em bảo người cháu tên
là Pàlika đi đến giúp đỡ ngài. Các Tỷ-kheo làm lễ xuất gia
cho Pàlika, vì con đường đi không có an toàn cho một người cư sĩ. Pàlika
đi đến ngài và cả hai người đều lên đường đi đến Sàvatthi.
Giữa đường, Pàlika nghe một phụ nữ hát và đến tình tự với
người ấy. Ngài biết được nên đuổi Pàlika đi, một mình đi
đến Sàvatthi. Hạnh đức của ngài làm cho chỗ ngồi của Sakka (Ðế
Thích) nóng và Sakka hiện hóa một người dẫn đường cho ngài đi
đến tinh xá Kỳ Viên, ngay vào buổi chiều ấy. Trong khi ngài ở Kỳ
Viên, Pàla em lo phụng dưỡng ngài, ngài nói lên bài kệ như sau, khi
ngài đuổi Pàlika đi. 95. Dầu ta có bị mù, (XCVI) Khandasumana (Thera. 14) Trong thời đức Phật hiện tại, tái sanh
trong một gia đình của vua Màlla, ngài được đặt tên là Khandasumana
(Bông lài), vì khi ngài sanh, bông lài nở hoa, ngài nghe đức Phật
thuyết pháp khi đức Phật trú ở tại rừng xoài của Cunda ở Ràvà,
xuất gia và chứng được sáu thắng trí. Rồi ngài nhớ đến đời sống quá
khứ khi ngài cúng một nhánh bông lài tại tháp của đức Phật Kassapa,
trong khi tất cả bông hái được đều thuộc về của vua. Nhận thấy cử
chỉ của ngài giúp ngài chứng được quả Niết-bàn, ngài nói lên bài
kệ như sau:
96. Do một bông từ bỏ, (XCVII) Tissa (Thera. 14) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
tại thành phố Roguva trong một gia đình vua chúa. Khi phụ vương mất,
ngài tiếp nối sự nghiệp của vua cha. Như một đồng minh với vua Bimbisàra,
ngài gửi vua các tặng vật châu báu, ngọc và y áo. Vua gửi ngài đời sống
của đức Phật vẽ trên tấm tranh và lý duyên khởi được khắc trên một
đĩa bằng vàng. Khi ngài thấy vật này, vì lời phát nguyện trước các
đức Phật quá khứ, vì nhân duyên đời sống cuối cùng, ngài suy tư định
lý ấy, quán sát qua lại nhiều lần, học thuộc lòng nhiều lần,
cho đến khi ngài cảm thấy dao động và đi đến kết luận: 'Nay ta
đã được thấy hình dung của Thế Tôn cùng với quá trình giáo lý của
Ngài. Các dục đầy những đau khổ, vậy ta sống đời sống gia đình làm gì?'
Rồi ngài thoái vị, xuất gia, cầm bát bằng đất và với một số quần chúng đi
theo và khóc than, như Hoàng tử Pukkusàti, ngài từ bỏ hoàng cung, đi
đến Rajagaha (Vương Xá). Tại đấy, ngài ở tại hang Sabhasondika và
yết kiến Thế Tôn. Nhờ Thế Tôn thuyết pháp, ngài chứng quả
A-la-hán. Nói đến kinh nghiệm bản thân, ngài nói lên bài kệ:
97. Từ bỏ trăm bình bát,
(XCVIII) Abhaya (2) (Thera. 14) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà-la-môn, được đặt tên là Abhaya.
Sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, ngài xuất gia. Một hôm, ngài đi khất
thực ở trong làng, thấy một nữ nhân ăn mặc rất đẹp đẽ, tâm tư ngài bị
dao động, khi trở về tịnh xá, ngài suy nghĩ: 'Thấy một sắc pháp, tâm ta
sanh cấu uế, ta đã phạm lỗi lầm'. Từ bỏ tâm tư ấy, ngài phát
triển thiền quán và chứng A-la-hán. Rồi ngài nói lên sự sai lầm và
sự thức tỉnh của ngài ngang qua bài kệ:
98. Thấy sắc, mất chánh niệm, (XCIX) Uttiya (Thera. 14) Ngài tái sanh ở Kapilavatthu, trong thời
đức Phật hiện tại, trong một gia đình vương tộc Thích-ca, được đặt
tên là Uttiya. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài chứng kiến sức
mạnh của đức Phật, khi ngài đến thăm các gia đình bà con của ngài,
ngài khởi lòng tin và xuất gia. Trong thời kỳ tu học, ngài đi vào làng
khất thực, nghe một nữ nhân ca hát, thiền định của ngài bị thối thất và
lòng dục khởi lên. Chế ngự với sức mạnh suy tư, ngài bước vào tịnh xá
rất dao động, ngài ngồi thiền định vào buổi trưa, phát triển
thiền quán, chứng quả A-la-hán.
Rồi ngài nói lên sự giải thoát của ngài khỏi đau khổ sanh tử,
nhờ nhàm chán các dục trong bài kệ sau đây: 99. Nghe tiếng, mất chánh niệm, (C) Devasabha (II) (Thera. 14) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài tái
sanh trong một gia đình hoàng tộc Thích-ca, và được đặt tên là Devasabha.
Khi lớn lên ngài khởi lòng tin khi Thế Tôn giải quyết sự tranh chấp
giữa dòng họ Thích-ca và dòng họ Koliya, ngài xin quy y ba ngôi
báu. Khi đức Phật ở vườn cây bàng, ngài đi đến gặp Thế Tôn, lần
này ngài xuất gia, ngài chứng quả A-la-hán , trú trên an lạc giải thoát, ngài
nói lên sự phấn khởi của ngài với bài kệ như sau:
100. Thành tựu chánh tính tấn,
(CI) Belatthakàni
(Thera. 15) Tái sanh trong thời đức Phật hiện tại ở
Sàvatthi trong một gia đình Bà-la-môn, ngài được đặt tên là Belatthakàni.
Sau khi nghe đức Phật thuyết giảng, ngài xuất gia, tu tập chỉ quán trong
một khu rừng ở Kosala. Nhưng ngài rất biếng nhác và hay nói lời thô
ngữ, do vậy tâm tư ngài không chơn chánh để tu tập, Thế Tôn biết
được thiền quán chín muồi của ngài, khích lệ ngài với bài kệ
như sau:
101. Từ bỏ đời cư sĩ,
Như thấy đức Bổn Sư trước mặt, ngài cảm thấy xúc động mãnh
liệt khi nghe bài kệ này và triển khai thiền quán, không bao lâu
chứng quả A-la-hán, ngài dùng bài kệ này nói lên chánh trí của ngài. (CII) Setuccha (Thera. 15) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
làm con một vị Của địa phương. Không thể giữ nước nhà độc lập, ngài
bị mất ngôi vua. Lang thang trong nước với tâm tư sầu khổ, ngài thấy và nghe
Thế Tôn thuyết pháp, xuất gia, chứng quả A-la-hán. Cân nhắc trong bài
kệ, chống đối đời thế tục, ngài nói lên chánh trí của ngài:
102. Bị kiêu mạn lừa đảo, (CIII) Bandhura (Thera. 15) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở thành Silàvatì, con của một người nghị sĩ được đặt tên là Bandhara.
Một hôm, đi đến Sàvatthi có công việc, ngài đi với một số cư
sĩ đến ngôi tinh xá, nghe Thế Tôn thuyết giảng, khởi lòng tin,
xuất gia và chứng quả A-la-hán. Ðể đền ơn vị vua của mình, đã giúp
đỡ cho ngài thành công, ngài đi đến Sìlavatì để thuyết
pháp, giảng cho vị vua về Bốn sự thật. Vị vua trở thành một Phật tử, xây
dựng một ngôi tinh xá lớn đặt tên là Sudassana, cúng dường cho ngài.
Ngài cúng dường tất cả cho giáo hội, đi khất thực như lúc trước và ngài
muốn đi đến Sàvatthi. Các Tỷ-kheo nói với ngài: 'Hãy ở lại
đây với chúng tôi, nếu Hiền giả thiếu thốn điều gì, chúng
tôi sẽ tìm kiếm cho Hiền giả!'. Ngài trả lời: 'Tôi không có cần
điều gì khác, tôi sống với những gì tôi có được. Tôi tự bằng lòng
với vị của Chánh pháp'. Và ngài nói lên bài kệ:
103. Ta không có cần thiết, (CIV) Khitaka (Thera. 15) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Sàvatthi (Xá-vệ), trong gia đình Bà-la-môn. Khi lớn lên, nghe danh
tiếng của ngài Mahà Moggallàna (Ðại Mục-kiền-liên) về thần
thông lực, ngài nghĩ: 'Ta rồi cũng sẽ như vậy'. Thúc đẩy bởi thiện
duyên đời trước, ngài xuất gia tinh tấn tu tập chỉ và quán, không bao lâu
chứng được sáu thắng trí. Rồi dùng sáu thắng trí ấy, ngài bắt đầu thi ơn
cho chúng sanh với thần túc thông và tha tâm thông. Khi các Tỷ-kheo hỏi
ngài: 'Hiền giả Khitaka, có phải Hiền giả dùng thần thông?',
ngài trả lời với bài kệ:
104. Thân ta thật nhẹ nhàng, (CV) Malytavambha (Thera. 15) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
trong một gia đình Bà-la-môn, ở thành phố Kurukaccha. Ngài được
Trưởng lão Bacchabhu cảm hóa và xuất gia, tu tập thiền quán, ngài
trú tại chỗ đồ ăn khất thực khó kiếm, chỗ nào ba đồ vật dụng
cần thiết khó kiếm, còn đồ ăn khất thực dễ kiếm thời ngài bỏ
đi. Tiếp tục như vậy, và nhờ thiện duyên đời trước, ngài trở thành
bậc Ðại nhân, phát triển thiền quán và chứng được quả A-la-hán. Suy
nghĩ trên quả chứng của mình, ngài nói lên bài kệ:
105. Ta không muốn an trú, (CVI) Suhemanta (Thera. 15) Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh
ở nơi biên địa, con một Bà-la-môn giàu có, ngài đến nghe đức Phật
thuyết pháp, tại vườn Lộc Uyển ở thành phố Sankassa, Ngài xuất
gia và trở thành người tụng đọc ba Tạng, cuối cùng chứng được sáu
thắng trí. Ngài suy nghĩ: 'Ta đã được những gì một người đệ tử có
thể chứng. Vậy ta hãy phục vụ cho giáo hội'. Rồi ngài thuyết giảng cho
các Tỷ-kheo và giải quyết các vấn đề khó khăn của các vị ấy.
Một hôm, ngài nói với đại chúng và các người có trí như sau:
106. Tại chỗ nào mục đích,
Như vậy, vị Trưởng lão nói lên trước các Tỷ-kheo về
trí tuệ, phân tích biệt tài của ngài. (CVII) Dhammasava (Thera. 15) Sanh tại xứ Magadha (Ma-kiệt-đà),
trong một gia đình Bà-la-môn, bị thúc đẩy bởi điều kiện chín muồi,
ngài chọn đời sống xuất gia, bỏ đời sống thế tục. Tìm gặp bậc Ðạo
Sư ở núi Nam Sơn, ngài nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, xin xuất gia, sau một
thời gian chứng quả A-la-hán. Hoan hỷ với quả chứng của mình, ngài nói
lên bài kệ:
107. Cân nhắc, suy tư xong,
(CVIII) Phụ Thân Của Dhammasava (Thera.
15) Ngài theo gương người con, nói rằng: 'Con ta
từ bỏ đời sống thế tục khi còn trẻ như vậy, sao ta không noi theo
gương?' Rồi ngài tìm gặp Thế Tôn xuất gia, không bao lâu chứng quả
A-la-hán và nói lên bài kệ:
108. Với tuổi trăm hai mươi, (CIX) Langha Rakkhita (Thera. 16) Trong thời đức Phật tại thế , sanh trong
một gia đình giàu có ở Sàvatthi. Ngài tìm được lòng tin, xuất gia,
lấy một đề tài để thiền quán, và cùng với một Tỷ-kheo sống
trong rừng. Không xa chỗ ngài ở, có con nai mẹ nuôi con nai con trong một
đám cây rậm rạp, vì thương con, con nai mẹ không đi xa được, nên phải
đói khát, không đủ cỏ, nước gần đó. Thấy vậy, ngài nói: 'Thật vậy,
thế giới này bị ái triền trói buộc, sống trong đau khổ, không thể
chặt đứt được!'. Với cảm thọ ấy để khích lệ, ngài phát
triển thiền quán, chứng quả A-la-hán. Thấy bạn mình nuôi dưỡng
nhiều tư tưởng sai lầm, ngài giáo giới bạn mình với bài kệ như sau:
109. Dầu có sống cô độc,
Khi nghe những lời này, vị Tỷ-kheo kia bị dao động mạnh,
phát triển thiền quán và chứng quả A-la-hán. (CX) Usabha (Thera. 16) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
trong một gia đình giàu có ở Kosala, ngài khởi lên lòng tin khi bậc
Ðạo Sư nhận lãnh tinh xá Jetavana (Kỳ Viên). Sau khi hành trì hạnh
Sa-di, ngài sống trong rừng dưới chân núi. Vào mùa mưa, các mây xả mưa
xuống cây cỏ trong rừng, các bụi cây nhóm cây đều đầy những hoa lá.
Rồi ngài từ hang đi ra, thấy cây cối xanh tươi đẹp nên nghĩ rằng: 'Các cây
và các cây lau này không có ý thức, tuy vậy với mùa mưa tiếp sức,
chúng được lớn mạnh. Sao ta lại không làm lớn mạnh các đức tánh tốt đẹp
khi ta đã đạt thời tiết thuận tiện?' Rồi ngài nói lên bài kệ,
tuyên bố chánh trí của ngài, và với tinh tấn nghị lực, ngài chứng quả
A-la-hán.
110. Những cây được vươn cao, (CXI) Jenta (Thera.
16) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
trong nước Magadha (Ma-kiệt-đà), tại làng Jenta, con một vua
địa phương. Khi đang còn trẻ, vì nghiệp duyên thúc đẩy, ngài muốn xuất
gia, suy tư đến đời sống thoát tục. Ngài nghe bậc Ðạo Sư thuyết
pháp, rồi xuất gia. Tinh cần tu tập, hân hoan trong thiền quán, ngài chứng
quả A-la-hán. Suy tư đến quả chứng của mình, nhớ đến những phân vân
phải gặp lúc trước, ngài phấn khởi nói lên bài kệ:
111. Khó thay, đời xuất gia, (CXII) Vacchagotta (Thera. 16) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Ràjagaha (Vương Xá), con một Bà-la-môn giàu có. Vì có đến bốn
vị Trưởng lão tên Vaccha, ngài được gọi là Vacchagotta. Khi
đến tuổi trưởng thành, giỏi về Bà-la-môn giáo điển, ngài cảm
thấy không thỏa mãn, vì không tìm thấy lõi cây trong sự học hỏi ấy, sau
ngài trở thành một du sĩ. Nhờ vậy, ngài gặp bậc Ðạo Sĩ, bằng lòng với
những câu trả lời, ngài xuất gia, và sau một thời gian, chứng được sáu
thắng trí, hân hoan với quả chứng và nếp sống của mình, ngài nói lên
bài kệ:
112. Ta chứng được Ba minh, (CXIII) Vanavaccha (Thera. 16) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
làm con một Bà-la-môn giàu có ở Ràjagaha (Vuơng Xá), được đặt tên
là Vanavaccha. Ngài khởi lòng tin khi bậc Ðạo Sư hội kiến với vua Bimbisàra
(Bình-sa). Sau ngài xuất gia, chứng quả A-la-hán. Khi đã chứng quả A-la-hán,
ngài sống trong rừng, thiên tu hạnh viễn ly, do vậy được gọi là Vanavaccha.
Một hôm, ngài muốn giúp ích cho bà con đi đến Ràjagaha, sống trong
một chỗ ở nhỏ, và nói với họ nếp sống của mình. Các bà con yêu
cầu ngài dùng bài kệ này nói lên ngài ưa thích sống ở rừng núi và
hành trì hạnh viễn ly:
113. Dưới tảng đá, băng đá
Bài kệ này trở thành lời nói chánh trí của ngài. (XIV) Adhimutta (Thera. 16) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
trong một gia đình Bà-la-môn giàu có ở Sàvatthi, tên là Adhimutta.
Ngài cảm thấy bất mãn khi thấy giáo lý Bà-la-môn không có gì căn bản.
Chứng kiến uy nghi đức độ của đức Phật khi tinh xá Kỳ Viên được dâng
cúng, ngài xuất gia và không bao lâu chứng quả A-la-hán, ngài giáo giới các
Tỷ-kheo sống với ngài, các vị này rất là lực lưỡng, với bài kệ sau
đây:
114. Trong nếp sống tâm tư, (CXV) Mahànàma (Thera. 16) Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh
ở Sàvatthi trong gia đình một Bà-la-môn, được đặt tên là Mahànàma,
ngài được nghe Thế Tôn thuyết pháp, khởi lòng tin và xuất gia. Lấy
một đề tài làm thiền quán, ngài sống trên một ngọn đồi tên là Nesàdka.
Không thể chận đứng được các dục tưởng khởi lên, ngài tuyên bố:
'Ðời này của ta có ý nghĩa gì, với tâm tư uế nhiễm như vậy'. Tự
nhàm chán với chính mình, ngài leo lên một đỉnh núi, và như muốn lao mình
xuống, ngài nói với chính mình như nói với một người khác: 'Ta sẽ giết
nó!' với bài kệ như sau:
115. Hãy xem, sao đời nay,
Tự mình trách móc như vậy, vị Trưởng lão phát triển
thiền quán và chứng quả A-la-hán. Bài kệ trên trở thành lời tuyên bố
chánh trí của ngài. (CXVI) Pàràpariya (Thera. 17) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
trong một gia đình Bà-la-môn ở Ràjagaha (Vương Xá) và trở thành rất
giỏi trong ba tập Vệ-đà. Vì ngài thuộc dòng họ Pàràpara, ngài
được gọi là Pàràpariya và dạy các bùa chú. Ngài thấy oai nghi
đức độ của đức Bổn Sư ở Pàràjagaha, xin xuất gia và chẳng bao lâu
chứng quả A-la-hán. Nghĩ đến đời sống hành đạo của mình, ngài nói lên
sự phấn khởi hân hoan của ngài, ngang qua bài kệ:
116. Từ bỏ sáu xúc xứ,
Bài kệ này trở thành lời tuyên bố chánh trí của ngài. (CXVII) Yasa (Thera. 17) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
trong một gia đình nhân sĩ rất giàu có ở Benares (Ba-la-nại). Ngài
được nuôi dưỡng rất tinh tế, và có ba lâu đài hợp với ba mùa. Một
đêm, do nhân duyên quá khứ thúc đẩy ngài thấy cảnh bất tịnh của những
người hầu cận ngài. Quá xúc động trước cảnh tượng ấy, ngài đi đôi dép
vàng, từ bỏ thành, nhà và được chư Thiên mở cửa thành cho. Ngài đi
đến Isipatana (Chư Thiên đọa xứ), vừa đi vừa than 'Ôi sầu khổ
thay! Ôi nguy hiểm thay!'. Lúc ấy, Thế Tôn đang đi ngoài trời ở Isipatana,
thấy Yasa như vậy liền gọi: 'Hãy đến đây, này Yasa!
Ở đây, không có sâu khổ, không có nguy hiểm!'. Nghe vậy, ngài rất
hoan hỷ, cởi dép để một bên, ngồi xuống bên cạnh Thế Tôn. Bậc
Ðạo Sư thứ lớp thuyết giảng cho Yasa về Bốn sự thật, khi giảng
xong. Ngài trở thành một Phật tử. Và khi đức Phật thuyết giảng cho phụ
thân Yasa đến kiếm ngài, ngài chứng quả A-la-hán.
Rồi đức Phật đưa bàn tay mặt ra đón Yasa và nói: 'Hãy
đến, này Tỷ-kheo', khi nói vậy, tóc của Yasa được cắt ngắn
lại bằng hai ngón tay và có được đầy đủ tám vật cần dùng. Suy tư
đến quả chứng và nếp sống của mình, ngài cảm thấy hân hoan khi nghe
hai chữ: 'Hãy đến đây, Tỷ-kheo' và nói lên bài kệ: 117. Khéo thoa xức, khéo mặc,
(CXVIII) Kimliba (Thera. 17) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
ở Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), trong một gia đình một vị vua dòng
họ Thích-ca, tên là Kimbila, ngài hưởng được tài sản rất
nhiều. Bậc Ðạo Sư thấy được thiền quán của ngài chín muồi khi ngài
ở Anupiya, để khích lệ ngài, Thế Tôn cho hiện lên một
nữ nhân rất đẹp trong tuổi trẻ và làm cho ngài thấy nữ nhân ấy từ tuổi
trẻ bước qua tuổi già. Kimbila thấy vậy rất xúc động và nói lên bài
kệ:
118. Như bị lời trù yếm,
Nghĩ đến lẽ vô thường, ngài cảm thấy dao động mạnh, và
đi đến bậc Ðạo Sư, nghe pháp, xuất gia và sau một thời gian, chứng quả
A-la-hán. Ngài nhấn mạnh cái nhìn thường hằng trước của ngài đối với sự
vật, và nói lại bài kệ, này như nói lên chánh trí của ngài. (CXIX) Vajji-Putta (Thera. 17) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh
làm con một vị vua Licchaivì ở Vesàli, và được gọi là con
của Vajji, vì phụ thân thuộc về dòng họ này. Khi còn trẻ, thiên
về huấn luyện voi, thúc đẩy bởi nhân duyên chín muồi để giải
thoát, ngài đi đến tinh xá đúng lúc bậc Ðạo Sư thuyết giảng, sau
khi nghe, ngài xuất gia, sau một thời gian chứng sáu thắng trí.
Sau một thời gian, sau khi bậc Ðạo Sư vừa nhập Niết-bàn,
ngài cùng với các bậc Trưởng lão thỏa thuận cố gắng duy trì Chánh pháp
không có suy suyển, và cùng với các vị Trưởng lão đi từ chỗ này
đến chỗ kia. Một hôm ngài thấy Tôn giả Ananda đang thuyết
pháp cho một số đông người, để khích lệ Tôn giả Ananda chứng
quả cao hơn, ngài nói lên bài kệ này: 119. Hãy đi đến khu rừng,
(CXX) Isidatta (Thera. 17) Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh
trong xứ Avanti, tại vườn Velugàma, làm con một người lữ hành
trưởng, ngài trở thành bạn của Citta, một gia chủ ở Macchikasanda,
bằng cách giao thiệp thư từ đầu cho hai người chưa gặp nhau. Citta
viết cho ngài về sự tuyệt diệu của đức Phật, gửi cho ngài tư
liệu về tổ chức giáo hội, ngài cảm thấy xúc động mạnh và xin xuất
gia, với sự chỉ đạo của Mahà Kaccàna (Ðại Ca-chiên-diên). Cuối cùng
ngài chứng được sáu thắng trí, ngài quyết định đi đến yết
kiến đức Phật, từ biệt Trưởng lão, và đi đến xứ Trung biên
(thung lũng sông Hằng) yết kiến đức Bổn sư. Bậc Ðạo Sư hỏi ngài
về sự tiến bộ trên đường tu hành, ngài trả lời: 'Từ khi con tu tập
trong Pháp và Luật của Ngài, mọi sầu khổ đều chấm dứt, và con sống
không có sợ hãi'. Rồi ngài nói lên chánh trí của mình với bài kệ như
sau:
120. Năm uẩn được rõ biết, [Phẩm trước][Mục lục][Phẩm kế][
^ ]
Ta ở trong am thất,
Ðược che kín khỏi gió,
Ta sống thật an lạc,
Tâm ta khéo định tĩnh.
Hãy mưa, nếu trời muốn.
Ta ở trong am thất,
Ðược che kín, khỏi gió,
Ta sống thật an lạc,
Tâm khéo định trên thân,
Hãy mưa, nếu trời muốn.
Ta ở trong am thất,
Ðược che kín, khỏi gió,
Ta sống thật an lạc.
Không phóng dật, ta sống,
Hãy mưa, nếu trời muốn.
Ta ở trong am thất
Ðược che kín, khỏi gió,
Ta sống thật an lạc,
Trong ấy, sống một mình,
Hãy mưa, nếu trời muốn.
Sâu trong rừng An-ja,
Ba minh được chứng đạt,
Làm xong lời Phật dạy.
Một Tỷ-kheo ly tham,
Tâm được khéo định tĩnh,
Ðang ở trong chòi lá,
Hiền giả, hãy biết vậy!
Không phải là vô ích,
Chòi lá ông dựng lên.
Một Tỷ-kheo ly tham,
Tâm được khéo định tĩnh,
Ðang ở trong chòi lá,
Việc làm này hưởng quả,
Ông sẽ thành thiên chủ,
Sáu lần đến bảy lần,
Ông ngự trị thiên giới,
Rồi mọi ái nhiếp phục,
Ông sẽ thành Ðộc giác.
Ngài muốn ngôi chòi mới,
Hãy bỏ muốn ngôi chòi,
Chòi mới đem khổ mới,
Này Tỷ-kheo nên biết!
Do đàn tín cúng dường,
Với tâm ý hoan hỷ,
Với lòng tin dâng cúng.
Ta không cần thiếu nữ,
Này các nữ nhân kia,
Hãy đi đến những ai,
Có cần đến các cô.
Ta sống không gia đình,
Trong rừng, một chòi lá,
Ðược dựng lên cho ta,
Ta sống không phóng dật,
Nhiệt tâm, niệm tỉnh giác.
Với ta, đã thành tựu,
Vì những mục đích ấy,
Ta bước vào ngôi chòi,
Minh, giải thoát, ta đạt.
Mạn tùy miên từ bỏ.
Phẩm Bảy
Người thấy, người không thấy,
Vị không thấy, không thấy,
Người không thấy, người thấy.
Trong rừng núi hoang vu,
Như khúc gỗ bị quăng,
Bỏ rơi trong rừng núi,
Như vậy ngày tháng qua,
Ngày này tiếp ngày khác,
Còn có ai bất hạnh,
Hơn bất hạnh chúng tôi.
Trong rừng núi hoang vu,
Như khúc gỗ bị quăng,
Bỏ rơi trong rừng núi,
Nhưng nhiều người thương mến,
Ðời sống ấy của ta,
Như kẻ đọa địa ngục,
Ưa đón cảnh thiên giới.
Cái đang bị rơi xuống,
Với lòng tham thúc đẩy,
Chúng lại đến, đến nữa.
Bổn phận ta làm xong,
Ta vui thích sung sướng,
Với an lạc, đón mừng,
Ta đón mừng an lạc.
Từ nàng tên một cây,
Với cờ đánh đổ cờ,
Lá cờ lớn hủy diệt.
Trải nhiều tháng nhiều năm,
Do Vaccha tác thành,
Nay Vaccha quăng bỏ,
Ngài thuyết giảng như vậy,
Cho các hàng cư sĩ,
Khéo ngồi chỗ trịnh trọng,
Tâm hân hoan rộng lớn.
Vượt qua tất cả pháp,
Ta nghe pháp Ngài dạy,
Sống hoan hỷ cạnh Ngài,
Ba minh đã chứng đạt,
Lời Phật dạy làm xong.
Mọi hữu được nhổ lên,
Ðường luân hồi đoạn tận,
Nay không còn tái sanh.
Không phóng dật, tu tập,
Trên con đường chánh trí,
Vị ấy không sầu muộn,
Luôn luôn được an tịnh,
Thường nắm giữ chánh niệm.
Vị ngọt lớn pháp lớn,
Do nhất thiết thắng trí,
Thuyết giảng và trình bày,
Ta dấn thân trên đường,
Ðường đưa đến bất tử,
Ngài thật bậc thiện xảo,
Con đường diệt khổ ách.
Là pháp thật tối thượng,
Nhưng vị nào có tuệ,
Vị ấy là vô thượng,
Vị đủ giới và tuệ,
Chiến thắng giới Nhân, Thiên.
Phẩm Tám
Thật vi diệu, vi tế,
Với trí tuệ thiện xảo,
Với tâm tư khiêm tốn,
Sống rập theo giới luật,
Do chính đức Phật dạy,
Với người ấy Niết-bàn,
Chứng được không khó khăn.
Khó vượt khỏi cây cành,
Cũng vậy, đến với ta,
Vấn đề đem vợ về,
Hãy vui lòng chấp thuận,
Nay ta đã xuất gia.
Một người khổ bệnh hoạn,
Ta thấy một người chết,
Với tuổi thọ kiệt quệ,
Do vậy ta thoát ra,
Sống đời sống xuất gia,
Từ bỏ mọi dục vọng,
Hấp dẫn và thích ý.
Với thụy miên hôn trầm,
Với trạo hối, nghi ngờ,
Vị Tỷ-kheo hoàn toàn,
Không còn năm triền cái,
Năm triền cái đoạn tận.
Của bậc có luyện tập,
Nghi hoặc được cắt đứt,
Trí giác được tăng trưởng.
Cho đến kẻ ngu si,
Ðược đổi thành người trí,
Do vậy thật tốt đẹp,
Sống giao thiệp người lành.
Hãy hạ thấp ông xuống,
Khi loài Người hạ thấp,
Hãy nâng cao tâm ông,
Hãy sống tại những chỗ,
Loài Người không muốn sống,
Tại chỗ ngồi ưa thích,
Chớ có nên thích thú.
Chạy chỗ này chỗ khác,
Chạy chỗ nó ưa thích,
Chạy chỗ nó vui sướng,
Nay ta chế ngự tâm,
Với như lý tư duy,
Như câu móc chế ngự,
Nhiếp phục con voi rừng.
Chạy dài tìm không được,
Với ta trong khổ sanh,
Khổ uẩn hay biến dạng.
Và bài kệ này nói lên chánh trí của ngài.
Mọi sân được nhổ lên,
Mọi si được từ bỏ,
Ta mát lạnh tịch tịnh.
Dầu ít hay là nhiều,
Tất cả được đoạn trừ,
Nay không còn tái sanh.
Phẩm Chín
Trong các đời sống trước,
Ở đây chỉ cảm thọ,
Thọ lãnh từ nghiệp ấy,
Căn bản các nghiệp khác,
Thật sự không còn nữa.
Khất thực nhận dễ dàng,
Những chỗ được an toàn,
Những chỗ không sợ hãi,
Tại những chỗ như vậy,
Này con, con hãy đi,
Chớ khiến cho đời con,
Sầu muộn bị va chạm.
Không buông lung, phóng dật,
Ngày đêm không biếng nhác,
Kiên trì trong tu tập,
Hãy thực hành thiện pháp,
Gấp bỏ thân tích tụ.
Ban ngày thích tụ hội,
Kẻ ngu sống như vậy,
Sẽ đoạn khổ được sao?
Biết vị ngọt viễn ly,
Hành thiền, niệm, thận trọng,
Chứng lạc không thế tục.
Họ dạy những con đường,
Không như con đường này,
Ðưa đến quả Niết-bàn,
Thật khác, đức Thế Tôn,
Giáo giới hàng Tăng chúng,
Ðạo Sư chỉ Niết-bàn,
Như thấy trên bàn tay.
Mọi sanh hữu phá hủy,
Ðoạn sanh tử luân hồi,
Nay không còn tái sanh.
Kéo nước từ đất liền,
Như nước lớn cuốn trôi,
Ta thể nhập sự thật.
Từ vực thẳm trở về,
Thoát bọc lưu trói buộc,
Mọi kiêu mạn tiêu trừ.
Tồn tại sẽ cắt đứt,
Vòng sanh tử đoạn tận,
Nay không còn tái sanh.
Phẩm Mười
Như cam lồ trăm vị,
Nhưng không thể sánh bằng,
Món ta ăn hôm nay;
Ðây là Pháp vi diệu,
Ðược Phật Go-ta-ma,
Bậc tri kiến vô lượng,
Ðã thuyết giảng cho ta.
Không y tựa đồ ăn,
Hành xứ, không, vô tướng,
Giải thoát cũng như vậy,
Như chim trên hư không,
Dấu chân thật khó tìm.
Khổ thay là các dục!
Hỡi này Ê-ra-ka,
Không lạc là các dục!
Ai tham dục các dục,
Là tham dục đau khổ,
Ai không tham các dục,
Là không tham dục khổ.
Hỡi này Ê-ra-ka!
Hãy biết là như vậy.
Thích tử bậc điềm lành,
Quả chứng này đạt được,
Là quả vị thượng thủ,
Pháp Ngài khéo thuyết giảng,
Là Chánh pháp tối thượng.
Dầu mắt ta hư hoại,
Dầu con đường ta đi,
Dầu gai góc khó khăn,
Ta sẽ tự mình đi,
Dấn thân trên đường ấy,
Nhưng ta không cùng đi,
Kẻ ác hạnh như vậy.
Ðược hưởng tám ức năm,
Sống trong cảnh cõi trời,
Còn số năm còn lại,
Ta được sống tịch tịnh.
Bằng đồng, vàng quý giá,
Ta cầm lấy bình bát,
Làm bằng đất sét thường,
Ðây là lần thứ hai,
Ta làm lễ quán đảnh.
Tác ý tưởng luyến ái,
Tâm cảm thọ say mê,
Ðắm trước tưởng an trú,
Các lậu hoặc tăng trưởng,
Ðưa đến gốc sanh hữu.
Tác ý tưởng luyến ái,
Tâm cảm thọ say mê,
Ðắm trước tưởng an trú,
Các lậu hoặc tăng trưởng,
Ðưa đến nhiễm luân hồi.
Sở hành trên niệm xứ,
Tràn đầy hoa giải thoát,
Sẽ nhập diệt, vô lậu.
Phẩm Mười Một
Trách nhiệm chưa làm xong,
Dùng miệng như cái cày,
Bụng ăn no, biếng nhác,
Như con heo to lớn,
Ðồ ăn thật đầy đủ,
Kẻ nhác lại liên tục,
Ði đến chỗ thai tạng.
Tâm uế nhiễm trong hành,
Lợi bất lợi, dao động,
Họ không chứng thiền định.
Việc này hay vật này,
Ta sống trong hạnh phúc,
Thọ hưởng được pháp vị.
Sau khi uống vị ngọt,
Tối thượng và đệ nhất,
Ta sẽ không thân thiết,
Với thuốc độc nọc độc.
Cảm xúc hỷ lạc lớn,
Như bông thổi trước gió,
Thân ta nhẹ trôi bay.
Khi ta không vừa ý,
Chỗ nào có lạc thú,
Ta liền rời bỏ đi,
Tại chỗ nào mục đích,
Không phải không liên hệ,
Chỗ ấy, người có mắt,
Có thể an trú được.
Trăm tánh, tướng ẩn chứa,
Kẻ ngu thấy một phần,
Kẻ trí thấy trăm phần.
Ta xuất gia, không nhà,
Ba minh ta đạt được,
Lời Phật dạy, làm xong.
Ta xuất gia không nhà,
Ba minh ta đạt được,
Lời Phật dạy, làm xong.
Với lòng thương từ mẫn,
Của bậc đã lo nghĩ,
Ðến hạnh phúc tối thượng,
Vị này vẫn không nghĩ,
Ðến lời dạy Bổn Sư.
Như vậy vị ấy sống,
Với căn còn mộc mạc,
Chẳng khác con nai cái,
Non yếu trong khu rừng.
Nhờ mây cao tưới mát,
Với mưa mới thấm nhuần,
Ðược xanh tươi lớn mạnh,
Ðối với U-xa-bha,
Ưa thích sống viễn ly,
Ý thức được rừng núi,
Vị ấy khiến sanh khởi,
Rất nhiều điều tốt đẹp.
Phẩm Mười Hai
Khó thay, đời cư sĩ,
Sâu kín thay, Chánh pháp,
Khó kiếm thay, tài sản,
Lựa chọn thật khó khăn,
Nếp sống này, sống khác,
Khi tâm trí, luôn luôn,
Nghĩ đến lẽ vô thường.
Ðạt được đại thiền định,
Tâm chỉ được thiện xảo,
Ta đạt được mục đích,
Lời Phật dạy làm xong.
Có nước suối, trong chảy,
Có khỉ và có nai,
Lai vãng sống gần bên,
Cỏ cây bao trùm nước,
Núi rừng ấy, ta ưa.
Hướng về hạnh từ bỏ,
Với thân thể thô lỗ,
Nặng nề như thế này,
Nếu ham muốn thân thể,
Ðược thọ hưởng các lạc,
Từ đâu thành tựu được,
Hạnh của bậc Sa-môn?
Lại chấm dứt ở đây,
Với hòn núi nhiều ngọn,
Và nhiều cây cối này?
Núi Nesàdaka,
Một ngọn núi có danh,
Rập rạp với cỏ cây,
Che kín trùm tất cả.
Căn môn khéo chế ngự,
Gốc tà ác, nhổ sạch,
Ta đạt lậu hoặc tận.
Dùng mọi loại thời trang,
Ta chứng được Ba minh
Lời Phật dạy làm xong.
Tuổi già đến áp đảo,
Dung sắc bị đổi khác,
Nhưng cũng dung sắc trước;
Vị ấy như thế nào,
Không có gì thay đổi,
Nhưng ta chớ tự ngã,
Có gì đã đổi khác.
Rậm rạp những rễ cây,
Hãy để cho Niết-bàn,
Chìm sâu vào tâm người,
Hỡi này Go-ta-ma!
Hãy tu tập thiền định,
Việc làm lăng xăng này,
Có nghĩa gì cho ông.
Ðứng với rễ chặt đứt,
Khổ diệt đã đạt được,
Lậu hoặc diệt, ta chứng.
Revised: 08-07-2003