BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Tương Ưng Bộ -
Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
[55] Chương XI
-ooOoo-
III. Phẩm Saranàni
21. I. Mahànàma (1)
1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu,
khu vườn Nigrodha. 2) Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi
đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ
Thích Mahànàma bạch Thế Tôn: 3) -- Kapilavatthu này, bạch Thế Tôn, là phồn vinh, phú
cường, dân cư đông đúc, quần chúng khắp nơi chen chúc, chật hẹp. Bạch
Thế Tôn, sau khi con hầu hạ Thế Tôn hay các Tỷ-kheo đáng kính, vào
buổi chiều, con đi vào Kapilavatthu, con gặp con voi cuồng chạy; con gặp con
ngựa cuồng chạy; con gặp người cuồng chạy; con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy;
con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy. Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ
đến Phật bị hoang mang, tâm con nghĩ đến Pháp bị hoang mang, tâm con
nghĩ đến chúng Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như
sau: "Nếu lúc ấy con mệnh chung, thời sanh thú của con là gì, sanh
xứ đời sau chỗ nào?" 4) -- Chớ có sợ, này Mahànàma! Chớ có sợ, này Mahànàma! Không
ác sẽ là cái chết của Ông! Không ác là cái chết của ông! Này
Mahànàma, với ai đã lâu ngày tâm tu tập trọn vẹn về tín, tâm tu tập
trọn vẹn về giới, tâm tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm tu tập
trọn vẹn về thí xả, tâm tu tập trọn vẹn về trí tuệ; với
người ấy, dầu thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh, do cơm
cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn tuyệt,
hoại diệt; dầu cho thân này ở đây bị quạ ăn, chim kên ăn, chim ưng ăn,
chó ăn, hay giả-can ăn, hay các loại chúng sanh sai khác ăn; nhưng nếu tâm
của vị ấy được lâu ngày tu tập trọn vẹn về tín, tu tập trọn
vẹn về giới, tu tập trọn vẹn về sở văn, tu tập trọn vẹn
về thí xả, tu tập trọn vẹn về trí tuệ, thời tâm của vị ấy
thượng thặng, đi đến thù thắng. 5) Ví như, này Mahànàma, một người nhận chìm một ghè sữa bơ,
hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu và đập bể ghè ấy. Ở
đây, các mảnh ghè hay mảnh vụn chìm xuống nước; nhưng sữa, bơ hay dầu thời
nổi lên, trồi lên trên. Cũng vậy, này Mahànàma, với ai đã lâu ngày, tâm
được tu tập trọn vẹn về tín, tâm được tu tập trọn vẹn về
giới, tâm được tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm được tu tập
trọn vẹn về thí xả, tâm được tu tập trọn vẹn về trí
tuệ; với người ấy, thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ
sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn
tuyệt, đoạn diệt; dầu cho thân này ở đây bị quạ ăn, chim kên ăn,
chim ưng ăn, chó ăn, giả-can ăn hay các sanh loại sai khác ăn; nhưng nếu
tâm của vị ấy được lâu ngày tu tập trọn vẹn về tín, tu tập
trọn vẹn về giới, tu tập trọn vẹn về sở văn, tu tập trọn
vẹn về thí xả, tu tập trọn vẹn về trí tuệ; thời tâm của vị
ấy thượng thặng, đi đến thù thắng. 6) Này Mahànàma, đã lâu ngày tâm Ông được tu tập trọn
vẹn về tín, được tu tập trọn vẹn về giới, được tu tập trọn
vẹn về sở văn, được tu tập trọn vẹn về thí xả, được tu tập
trọn vẹn về trí tuệ. Chớ có sợ, này Mahànàma, chớ có sợ, này
Mahànàma, không ác sẽ là cái chết của Ông! Không ác là cái chết
của Ông! 22. II. Mahànàma (2) (S.v,371) 1) Như vầy tôi nghe. 2) Rồi Mahànàma... 3) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, Kapilavatthu... 4)-- Chớ có sợ hãi, này Mahànàma! Chớ có sợ hãi, này
Mahànàma! Không ác sẽ là cái chết của Ông! Không ác là cái chết
của Ông! Do thành tựu bốn pháp, này Mahànàma, vị Thánh đệ tử thiên
về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
Thế nào là bốn? 5) Ở đây, này Mahànàma, vị Thánh đệ tử thành tựu
lòng tịnh tín bất động đối với Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng...
Phật, Thế Tôn..".... đối với Pháp... đối với Tăng... thành tựu các
giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. 6) Ví như, này Mahànàma, một cây thiên về phía Ðông,
hướng về phía Ðông, xuôi về phía Ðông, nếu bị chặt đứt từ
gốc rễ, nó sẽ ngả về phía nào? -- Bạch Thế Tôn, về phía nào nó thiên, về phía nào
nó hướng, về phía nào nó xuôi. -- Cũng vậy, này Mahànàma, do thành tựu bốn pháp này, vị Thánh
đệ tử thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về
Niết-bàn. 23. III. Godhà hay Mahànàma (3) (S.v,371)
1) Nhân duyên ở Kapilavatthu. 2) Rồi họ Thích Mahànàma đi đến họ Thích Godhà; sau
khi đến, nói với họ Thích Godhà: 3) -- Này Godhà, theo như Hiền giả biết một người là
bậc Dự lưu, thành tựu bao nhiêu pháp thời không bị thối đọa, quyết
chắc chứng quả giác ngộ? -- Này Mahànàma, theo như tôi biết một người là bậc Dự
lưu thành tựu ba pháp thời không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng
quả giác ngộ. 4) Ở đây, này Mahànàma, vị Thánh đệ tử thành tựu
tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng
Cúng,... Phật, Thế
Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... là vô thượng phước
điền ở đời. Này Mahànàma, do thành tựu ba pháp này, tôi được biết
một người là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng
quả giác ngộ. 5) Nhưng này Mahànàma, theo như Hiền giả biết, một
người là bậc Dự lưu thành tựu bao nhiêu pháp thời không còn thối đọa,
quyết chắc chứng quả giác ngộ? -- Này Gohdà, theo như tôi biết, một người là bậc Dự lưu
thành tựu bốn pháp thời không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả
giác ngộ. Thế nào là bốn? Ở đây, này Godhà, vị Thánh đệ tử
thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là
bậc Ứng Cúng,...
Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với Tăng... thành tựu các
giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Này
Godhà, theo như tôi biết, một người là bậc Dự lưu thành tựu bốn pháp
này thời không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. 6) -- Hãy chờ một lát, này Mahànàma, hãy chờ một lát, này
Mahànàma. Thế Tôn biết rõ việc này, thành tựu hay không thành tựu
những pháp này. Này Godhà, chúng ta hãy đi đến Thế Tôn và sau khi
đến, hãy hỏi về ý nghĩa này. 7) Rồi họ Thích Mahànàma và họ Thích Godhà đi đến
Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn: 8) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, con đi đến họ Thích
Godhà; sau khi đến, nói với họ Thích Godhà: "-- Này Godhà, theo như Hiền giả biết, một người là
bậc Dự lưu thành tựu bao nhiêu pháp... giác ngộ?" Ðược nói vậy, bạch Thế Tôn, họ Thích Godhà nói với
con: "--Này Mahànàma, theo như tôi biết, một người là bậc
Dự lưu thành tựu ba pháp... giác ngộ. Thế nào là ba? Ở đây, này
Mahànàma, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức
Phật: 'Ðây là là bậc Ứng Cúng,... Phật, Thế Tôn'... đối với Pháp... đối với
chúng Tăng... Này Mahànàma, theo như tôi biết, một người là bậc Dự lưu
thành tựu ba pháp này thời không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng
quả giác ngộ. Còn này Mahànàma theo như Hiền giả biết, một người là
bậc Dự lưu thành tựu bao nhiêu pháp... giác ngộ?" 9) Ðược nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với họ Thích
Godhàa "-- Này Godhà, theo như tôi biết, một người là bậc Dự
lưu thành tựu bốn pháp... giác ngộ. Thế nào là bốn? Ở đây, này
Godhà, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật:
'Ðây là là bậc Ứng Cúng,... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với
Tăng... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến
Thiền định. Này Godhà, theo như tôi biết, một người là bậc Dự lưu
thành tựu bốn pháp... giác ngộ". Ðược nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, họ Thích Godhà, nói
với con: "-- Hãy chờ một lát, này Mahànàma, hãy chờ một lát, này
Mahanàma. Thế Tôn sẽ biết rõ việc này, là thành tựu hay không
thành tựu những pháp này". 10) Ở đây, bạch Thế Tôn, nếu nói vấn đề pháp
sự khởi lên (dhamma samuppàda), và một bên là Thế Tôn, một bên là chúng
Tỷ-kheo. Bên nào là Thế Tôn, bên ấy con theo. Vì bạch Thế Tôn,
đó là tịnh tín của con. Mong Thế Tôn chấp nhận. 11) Ở đây, bạch Thế Tôn, nếu có vấn đề pháp
sự khởi lên, và một bên là Thế Tôn, một bên là chúng Tỷ-kheo và
chúng Tỷ-kheo-ni. Bên nào là Thế Tôn, bên ấy con theo. Vì bạch Thế
Tôn... Mong Thế Tôn chấp nhận. 12) Ở đây, bạch Thế Tôn, nếu có vấn đề pháp
sự khởi lên, và một bên là Thế Tôn, một bên là chúng Tỷ-kheo, chúng
Tỷ-kheo-ni và nam cư sĩ. Bên nào là Thế Tôn... Mong Thế Tôn chấp
nhận. 13) Ở đây, bạch Thế Tôn, nếu có vấn đề pháp
sự khởi lên, và một bên là Thế Tôn, một bên là chúng Tỷ-kheo, chúng
Tỷ-kheo-ni, và nữ cư sĩ. Bên nào là Thế Tôn... Mong Thế Tôn chấp
nhận. 14) Ở đây, bạch Thế Tôn, nếu có vấn đề pháp
sự khởi lên, và một bên là Thế Tôn, một bên là chúng Tỷ-kheo, chúng
Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, chúng Thiên giới, chúng Ma giới, chúng
Phạm thiên giới, quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
Bên nào là Thế Tôn, bên ấy con theo. Vì bạch Thế Tôn, đó là tịnh
tín của con. Mong Thế Tôn chấp nhận. 15) -- Họ Thích Mahànàma đã nói như vậy, này Godhà, Ông
có nói gì không? -- Họ Thích Mahànàma đã nói như vậy, con không có nói gì
trừ lời nói "Thiện", trừ lời nói "Tốt". 24. IV. Sarakàni, hay Saranàni (1) (S.v,375) 1) Nhân duyên ở Kapilavatthu. 2) Lúc bấy giờ, họ Thích Sarakàni mệnh chung và được
Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết
chứng quả giác ngộ. 3) Tại đấy, một số đông họ Thích tụ họp lại với nhau,
chỉ trích, phê bình, bàn tán: "Thật là lạ lùng ! Thật là hy hữu! Ngày
nay ai cũng có thể thành bậc Dự lưu, vì rằng họ Thích Sarakàni đã
mệnh chung, được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối
đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Họ Thích Sarakàni đã phạm
giới và uống rượu". 4) Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi
đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ
Thích Mahànàma bạch Thế Tôn: 5) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, họ Thích Sarakàni đã
mệnh chung và được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu... chứng quả
giác ngộ. Ở đây, bạch Thế Tôn, một số đông họ Thích khi tụ tập
lại với nhau, chỉ trích, phê bình, bàn tán: "Thật là lạ lùng! Thật là
hy hữu!... Họ Thích Sarakàni đã phạm giới và uống rượu" -- Này Mahànàma, một cư sĩ lâu ngày qui y Phật, qui y Pháp, qui
y Tăng làm sao có thể đi đến đọa xứ được? 6) Này Mahànàma, nếu nói một cách chơn chánh: Người cư sĩ
nào đã lâu ngày qui y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nói một cách chơn chánh
phải nói là họ Thích Sarakàni. Này Mahànàma, họ Thích Sarakàni đã
lâu ngày quy y Phật, quy y Pháp, qui y Tăng, làm sao có thể đi đến
đọa xứ? 7) Ở đây, này Mahànàma, có người thành tựu tịnh tín bất
động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng, ... Phật, Thế
Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng, có trí tuệ hoan hỷ
(hàsapanna), có trí tuệ tốc hành và thành tựu giải thoát. Vị ấy do đoạn
tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt
và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Người này, này
Mahànàma, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng
sanh, được giải thoát khỏi cõi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác sanh,
ác thú, đọa xứ. 8) Ở đây, này Mahànàma, có người thành tựu tịnh tín bất
động đối với đức Phật. "Ðây là là bậc Ứng Cúng,
... Phật, Thế Tôn"...
đối với Pháp... đối với chúng Tăng... có trí tuệ hoan hỷ, có trí
tuệ tốc hành nhưng không thành tựu giải thoát. Vị ấy do đoạn diệt
năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không
còn trở lui thế giới này nữa. Người này, này Mahànàma, được giải
thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sanh, được giải
thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ. 9) Ở đây, này Mahànàma, có người thành tựu lòng tịnh tin
đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế
Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... không có trí tuệ hoan
hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không thành tựu giải thoát. Vị ấy sau
khi đoạn diệt ba kiết sử, sau khi làm cho muội lược tham, sân, thành
bậc Nhất lai, chỉ trở lui đời này một lần nữa, đoạn tận khổ đau. Người
này, này Mahànàma, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi
loài bàng sanh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác
sanh, ác thú, đọa xứ. 10) Ở đây, này Mahànàma, có người thành tựu lòng tịnh
tín bất động đối với đức Phật... đối với Pháp... đối với chúng Tăng,
không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không thành
tựu giải thoát. Vị ấy sau khi đoạn diệt ba kiết sử, là bậc Dự lưu
không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Người này,
này Mahànàma, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài
bàng sanh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác sanh,
ác thú, đọa xứ. 11) Ở đây, này Mahànàma, có người không có lòng tịnh tín
bất động đối với đức Phật... đối với Pháp... đối với Tăng, không có
trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành... không thành tựu
giải thoát. Nhưng vị ấy có những pháp này: Tín căn, tấn căn, niệm căn,
định căn, tuệ căn và những pháp này do Như Lai tuyên bố được thiểu
phần kham nhẫn quán sát với trí tuệ. Người này, này Mahànàma, không đi
đến địa ngục, không đi đến loài bàng sanh, không đi đến cõi
ngạ quỷ, không đi đến ác sanh, ác thú, đọa xứ. 12) Ở đây, này Mahànàma, có người không thành tựu tịnh
tín bất động đối với đức Phật, đối với pháp, đối với chúng Tăng, không
có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không thành tựu
giải thoát. Nhưng vị ấy có những pháp này: Tín căn, tấn căn, niệm căn,
định căn, tuệ căn, chỉ có lòng tin, chỉ có lòng ái mộ ở Như Lai.
Người này, này Mahànama, không có đi đến địa ngục, không có đi
đến loài bàng sanh, không có đi đến cõi ngạ quỷ, không có đi
đến cõi dữ, ác thú, đọa xứ. 13) Nếu những cây ta-la lớn này, này Mahànàma, biết
những gì là thiện thuyết, ác thuyết, thời Ta cũng sẽ tuyên bố
những cây ấy là những bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết
chắc chứng quả giác ngộ, huống nữa là họ Thích Sarakàni. Này Mahàanàma,
họ Thích Sarakàni, sau khi mệnh chung, đã chấp nhận học giới. 25.V. Sarakàni hay Saranàri (2) (S.v,378)
1) Nhân duyên ở Kapilavatthu. 2-7) ... (giống như đoạn số 2-7 kinh trên) ... 8) -- Nhưng ở đây, này Mahànàma, có người có lòng nhứt
hướng sùng tín đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật,
Thế Tôn"... đối với Pháp, đối với chúng Tăng, có trí tuệ hoan
hỷ, có trí tuệ tốc hành, thành tựu giải thoát. Vị này sau khi đoạn
diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Bát-niết-bàn,
chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn, chứng được Vô hành Niết-bàn,
chứng được Hữu hành Niết-bàn, chứng được Thượng lưu, sanh ở Sắc cứu
cánh thiên. Người này, này Mahànàma, được giải thoát khỏi địa ngục...
được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ. 9) Ở đây, này Mahànàma, có người có lòng nhứt hướng
sùng tín đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... đối với Pháp...
đối với chúng Tăng, không có trí huệ hoan hỷ, không có trí tuệ
tốc hành, không có thành tựu giải thoát. Vị này sau khi đoạn diệt ba
kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, thành bậc Nhất Lai, chỉ một lần
trở lui cõi đời này. Này Mahànàma, người này được giải thoát khỏi địa
ngục... được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ. 10) Ở đây, này Mahànàma, có người có lòng nhứt hướng
sùng tín đức Phật: "Ðây là là bậc Ứng Cúng, ..."... đối với Pháp... đối với
chúng Tăng, không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành,
không có thành tựu giải thoát. Vị này sau khi đoạn diệt ba kiết sử,
thành bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác
ngộ. Người này, này Mahànàma, được giải thoát khỏi địa ngục... được
giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ. 11) Ở đây, này Mahànàma, có người không có lòng nhứt
hướng sùng tín đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng, ... Thế Tôn..".... đối với
Pháp, đối với chúng Tăng, không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí
tuệ tốc hành, không có thành tựu giải thoát, nhưng có những pháp này:
Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Và những pháp do Như
Lai tuyên bố được thiểu phần kham nhẫn, quán sát với trí tuệ. Người
này, này Mahànàma, không có địa ngục... không có đi đến cõi dữ, ác
thú, đọa xứ. 12) Ở đây, này Mahànàma, có người không có lòng nhứt
hướng sùng tín đối với đức Phật... đối với Pháp, đối với Tăng, không
có thành tựu giải thoát, nhưng có những pháp này: Tín căn, tấn căn, tuệ
căn, chỉ có lòng tin, lòng ái mộ đối với Như Lai. Người này, này
Mahànàma, không có đi đến địa ngục... không có đi đến cõi dữ, ác
thú, đọa xứ. 13) Ví như, này Mahànàma, có đám ruộng xấu, đám đất xấu,
các gốc cây chưa được phá hủy, các hột giống bị bể nát, bị hư thối,
bị gió nắng làm cho hư hại, không thể nẩy mầm, không khéo cấy trồng, và
trời không mưa lớn thích hợp; thời các hột giống ấy có thể lớn, tăng
trưởng, lớn mạnh không? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. -- Cũng vậy, này Mahànàma, ở đây, pháp giảng kém, trình bày
kém, không đưa đến xuất ly, không đưa đến an tịnh, không được
một vị Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Ta nói rằng pháp này như ở đám
ruộng xấu. Vị đệ tử ấy sống trong pháp ấy, thực hiện pháp và tùy
pháp, chơn chánh thực hành, hành trì đúng pháp. Như vậy, Ta nói rằng,
người này giống như hột giống xấu. 14) Ví như, này Mahànàma, một đám ruộng tốt, đất tốt, các
gốc khéo phá hủy, các hột giống không bị bể nát, không bị hư thối, gió
nắng không làm hư hại, có thể nẩy mầm, khéo cấy, khéo trồng và trời
mưa lớn thích hợp. Như vậy, các hột giống ấy có lớn lên, có tăng trưởng,
có lớn mạnh không? -- Thưa có, bạch Thế Tôn. -- Cũng vậy, này Mahànàma, ở đây, pháp được khéo giảng,
khéo trình bày, đưa đến xuất ly, đưa đến an tịnh, được bậc Chánh
Ðẳng Giác thuyết giảng, Ta nói pháp này như đám ruộng tốt. Vị đệ
tử sống trong pháp ấy, thực hành theo pháp và tùy pháp, chơn chánh thực
hành, hành trì đúng pháp. Như vậy, Ta nói rằng người này như hột giống
tốt, huống nữa là họ Thích Sarakàni. Này Mahànàma, họ Thích Sarakàni,
khi mạng chung, đã làm viên mãn học giới. 26.VI. Ác Giới, hay Anàthapindika (1) (S.v,380) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Lúc bấy giờ, gia chủ Anàthapindika đang bị bệnh, đau
đớn, bị trọng bệnh. 3) Rồi gia chủ Anàthapindika bảo một người: -- Hãy đến, này Bạn. Hãy đi đến Tôn giả Sàriputta; sau
khi đến nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Sàriputta và thưa:
"Gia chủ Anàthapindika, thưa Tôn giả, bị bệnh, đau đớn, bị trọng
bệnh, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Sàriputta"; và thưa: "Lành
thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Sàriputta đi đến trú xứ của gia chủ
Anàthapindika vì lòng từ mẫn!" -- Thưa vâng, Gia chủ. Người ấy, vâng đáp gia chủ Anàthapindika, đi đến Tôn giả
Sàriputta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi ngồi xuống một
bên. 4) Ngồi một bên, người ấy thưa với Tôn giả Sàriputta: -- Gia chủ Anàthapindika, thưa Tôn giả, bị bệnh, đau đớn,
bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Sàriputta, gia chủ
thưa: "Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Sàriputta đi đến trú
xứ của gia chủ Anàthapindika vì lòng từ mẫn!" Tôn giả Sàriputta im lặng nhận lời. 5) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát với
Tôn giả Ananda là Sa-môn tùy tùng, đi đến trú xứ của gia chủ
Anàthapindika; sau khi đến, ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống,
Tôn giả Sàriputta nói với gia chủ Anàthapindika: -- Này Gia chủ, Gia chủ có kham nhẫn nổi không? Gia chủ có chịu
đựng nổi không? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng?
Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không có tăng trưởng? -- Thưa Tôn giả, con không thể kham nhẫn. Con không thể
chịu đựng. Kịch liệt là khổ thọ nơi con. Chúng tăng trưởng, không
có giảm thiểu. Có dấu hiệu chúng tăng trưởng, không giảm thiểu. 6) -- Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này Gia chủ, thành tựu lòng
bất tín đối với Phật, nên sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào ác sanh,
ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nhưng Gia chủ không có lòng bất tín đối
với Phật. Trái lại, Gia chủ thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với
Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn". Nếu
Gia chủ tự thấy lòng tịnh tín bất động của Gia chủ đối với đức Phật,
thời lập tức các cảm thọ của Gia chủ được an tịnh. 7) Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này Gia chủ, thành tựu lòng bất
tín đối với Pháp, nên sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác
thú, đọa xứ, địa ngục. Nhưng Gia chủ không có lòng bất tín đối với
Pháp. Trái lại, Gia chủ thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp:
"Pháp được Thế Tôn khéo thuyết... tự mình giác hiểu".
Nếu Gia chủ tự mình thấy lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, thời
lập tức các cảm thọ của Gia chủ được an tịnh. 8) Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này Gia chủ, thành tựu lòng bất
tín đối với chúng Tăng, nên sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào ác
sanh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nhưng Gia chủ không có lòng bất tín
như vậy đối với chúng Tăng. Trái lại, Gia chủ thành tựu tịnh tín đối với
chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn... là
phước điền vô thượng ở đời". Nếu Gia chủ tự mình thấy lòng
tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, thời lập tức các cảm thọ của
Gia chủ được an tịnh. 9) Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này Gia chủ, thành tựu ác giới,
nên sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào... địa ngục. Nhưng Gia chủ không
có ác giới như vậy. Trái lại, Gia chủ có giới được các bậc Thánh ái
kính... đưa đến Thiền định. Nếu Gia chủ tự thấy các giới được
các bậc Thánh ái kính ấy, thời lập tức các cảm thọ của Gia chủ được
an tịnh. 10) Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này Gia chủ, thành tựu tà
kiến như vậy, nên sau khi thân hoại... địa ngục. Nhưng Gia chủ không có
tà kiến như vậy. Trái lại, Gia chủ có chánh kiến. Nếu Gia chủ tự
mình thấy chánh kiến của Gia chủ, thời lập tức các cảm thọ của Gia
chủ được an tịnh. 11-19) Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này Gia chủ, thành tựu tà
tư duy... tà ngữ... tà nghiệp... tà mạng... tà tinh tấn... tà niệm...
tà định... tà trí... tà giải thoát như vậy, nên sau khi thân hoại mạng
chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nhưng Gia chủ
không có từ tư duy... tà ngữ... tà nghiệp... tà mạng... tà tinh tấn... tà
niệm... tà định... tà trí... tà giải thoát như vậy. Trái lại, Gia chủ
có chánh tư duy... chánh ngữ... chánh nghiệp... chánh mạng... chánh tinh
tấn... chánh niệm... chánh định... chánh trí... chánh giải thoát. Nếu
Gia chủ tự mình thấy chánh tư duy... chánh ngữ... chánh nghiệp... chánh
mạng... chánh tinh tấn... chánh niệm... chánh định... chánh trí... chánh
giải thoát của Gia chủ, thời lập tức các cảm thọ của Gia chủ được an
tịnh. 20) Rồi các cảm thọ của gia chủ Anàthapindika lập tức được
an tịnh. 21) Rồi gia chủ Anàthapindika mời Tôn giả Sàriputta và Tôn giả
Ananda dùng bữa ăn (từ nơi nồi nấu cơm của mình). 22) Sau khi Tôn giả Sàriputta ăn xong, tay đã rời khỏi bát, gia
chủ Anàthapindika đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, lấy một
ghế thấp và ngồi xuống một bên. 23) Tôn giả Sàriputta tán thán gia chủ Anàthapindika với những
lời kệ này: Ai tin tưởng Như Lai,
24) Rồi Tôn giả Sàriputta, sau khi nói lời hoan hỷ tán thán
với các lời kệ này, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. 25) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến,
đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả
Aananda đang ngồi một bên: 26) -- Này Ananda, Ông đi đâu để nghỉ trưa? -- Bạch Thế Tôn, gia chủ Anàthapindika đã được Tôn giả
Sàriputta giáo giới với lời giáo giới như thế này, thế này... -- Hiền minh, này Ananda, là Sàriputta ! Ðại tuệ, này
Ananda, là Sàriputta ! Vị ấy có thể chia chẻ bốn Dự lưu phần thành mười
tướng. 27.VII. Ác Giới, hay Anàthapindika (2) (S.v,385)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Lúc bấy giờ, gia chủ Anàthapindika bị bệnh, đau đớn, bị
trọng bệnh. 3-5) ... (giống như kinh trước, chỉ khác, đây là Tôn giả Ananda
chứ không phải Tôn giả Sàriputta, và Tôn giả Ananda đi chỉ có một mình, cho
đến... có dấu hiệu tăng trưởng, không có giảm thiểu). 6) -- Này Gia chủ, kẻ vô văn phàm phu thành tựu bốn pháp nên
run sợ, hoảng hốt, sợ hãi về cái chết, về đời sau. Thế nào
là bốn? 7) Ở đây, này Gia chủ, kẻ vô văn phàm phu thành tựu lòng
bất tín đối với Phật. Khi vị ấy tự thấy lòng bất tín của mình đối với
Phật, vị ấy run sợ, hoảng hốt, sợ hãi về cái chết, về đời sau.
Lại nữa, này Gia chủ, kẻ vô văn phàm phu thành tựu lòng bất tín đối với
Pháp. Khi vị ấy tự thấy lòng bất tín của mình đối với Pháp; vị ấy run sợ,
hoảng hốt, sợ hãi về cái chết, về đời sau. Lại nữa, này Gia chủ,
kẻ vô văn phàm phu thành tựu lòng bất tín đối với chúng Tăng. Khi vị ấy tự thấy
lòng bất tín của mình đối với chúng Tăng; vị ấy run sợ, hoảng hốt, sợ hãi
về cái chết, về đời sau. Lại nữa, này Gia chủ, kẻ vô văn phàm
phu thành tựu ác giới. Khi vị ấy tự thấy sự thành tựu ác giới của mình; vị
ấy run sợ, hoảng hốt, sợ hãi về cái chết, về đời sau. Do thành
tựu bốn pháp này, này Gia chủ, kẻ vô văn phàm phu run sợ, hoảng hốt, sợ hãi
về cái chết, về đời sau. 8) Do thành tựu bốn pháp, này Gia chủ, vị Ða văn Thánh đệ
tử không có run sợ, không có hoảng hốt, không có sợ hãi về cái
chết, về đời sau. Thế nào là bốn? Ở đây, này Gia chủ, vị Ða
văn Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Phật: "Ðây
là là bậc Ứng Cúng, ... Phật, Thế Tôn". Khi tự thấy lòng tịnh tín bất động
của mình đối với Phật, vị ấy không run sợ, không hoảng hốt, không sợ hãi
về cái chết, về đời sau. Lại nữa, này Gia chủ, vị Ða văn Thánh
đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp
được Thế Tôn khéo thuyết... chỉ người có trí tự mình giác
hiểu". Khi tự thấy lòng tịnh tín bất động của mình đối với Pháp,
vị ấy không run sợ, không hoảng hốt, không sợ hãi về cái chết,
về đời sau. Lại nữa, này Gia chủ... lòng tịnh tín bất động đối với
chúng Tăng: "Diệu hạnh là đệ tử của Thế Tôn... là phước
điền vô thượng ở đời"... về đời sau. Lại nữa, này Gia chủ, vị
Ða văn Thánh đệ tử thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính...
đưa đến Thiền định. Khi tự thấy sự thành tựu các giới được các
bậc Thánh ái kính của mình, vị ấy không run sợ, không hoảng hốt, không sợ
hãi về cái chết, về đời sau. Thành tựu bốn pháp này, này Gia
chủ, bậc Ða văn Thánh đệ tử không có run sợ, không có hoảng hốt, không
sợ hãi về cái chết, về đời sau. 9) -- Thưa Tôn giả Ananda, con không sợ hãi. Sao con có thể
sợ hãi? Con đã thành tựu lòng tịnh tín đối với Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng
Tăng... thưa Tôn giả, phàm có những học giới hòa kính (sàmici) tại gia do
Thế Tôn thuyết giảng, con thấy không có tự mình vi phạm một giới nào. 10) -- Lợi đắc thay cho Gia chủ, này Gia chủ! Khéo lợi đắc thay
cho Gia chủ, này Gia chủ ! Gia chủ đã tuyên bố về Dự lưu quả rồi. 28.VIII. Hận Thù, hay Anàthapindika (3) (S.v,387) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn; sau khi
đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với
gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên: 3) -- Khi nào vị Thánh đệ tử, này Gia chủ, làm cho tịnh chỉ
năm sự sợ hãi, hận thù (pancabhayàni), thành tựu bốn Dự lưu phần, và nhờ
trí tuệ, Thánh lý (nàya) được khéo thấy, được khéo thông đạt,
nếu vị ấy muốn, sẽ tự mình tuyên bố về mình như sau: "Ta đã
đoạn tận địa ngục; ta đã đoạn tận các loài bàng sanh; ta đã đoạn tận
cõi ngạ quỷ; ta là bậc Dự lưu, không còn thối đọa, quyết chắc
chứng quả giác ngộ". Thế nào là năm sự sợ hãi, hận thù được tịnh
chỉ? 4) Sự sợ hãi, hận thù, này Gia chủ, ngay trong hiện tại khởi
lên cho người sát sanh; do duyên sát sanh, sự sợ, hãi, hận thù khởi lên ở
đời sau, sự khổ ưu do tâm người ấy cảm thọ. Với người từ bỏ sát sanh,
thời sự sợ hãi, hận thù như vậy được tịnh chỉ. ... khởi lên cho người lấy của không cho... ... khởi lên cho người tà hạnh trong các dục... ... khởi lên cho người nói láo... Sự sợ hãi, hận thù, này Gia chủ, ngay trong hiện tại khởi
lên cho người say đắm rượu men, rượu nấu; do duyên say đắm rượu men, rượu
nấu, sự sợ hãi, hận thù khởi lên ở đời sau, khổ ưu do tâm người ấy cảm
thọ. Với người từ bỏ say đắm rượu men, rượu nấu, thời sự sợ hãi, hận
thù như vậy được tịnh chỉ. Năm sự sợ hãi, hận thù này được tịnh chỉ. 5) Với bốn Dự lưu phần nào, vị ấy được thành tựu? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng
tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng
Cúng, ... Phật, Thế
Tôn..". đối với Pháp... đối với chúng Tăng... vị ấy thành tựu các
giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Bốn Dự lưu phần này được thành tựu. 6) Thánh lý nào được vị ấy khéo thấy với trí tuệ,
khéo thông đạt? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử khéo như lý
tác ý lý duyên khởi: Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này
sanh khởi, cái kia sanh khởi. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt.
Do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là vô minh duyên hành, hành duyên
thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc
duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh,
sanh duyên lão tử. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Do sự
ly tham, đoạn diệt vô minh không có dư tàn, nên hành diệt. Do hành
diệt, nên thức diệt... nên lão tử diệt. Như vậy là sự đoạn
diệt của toàn bộ khổ uẩn này vậy. Ðây là Thánh lý, với trí tuệ, được khéo thấy, khéo
thông đạt. 7) Khi nào vị Thánh đệ tử, này Gia chủ, được tịnh chỉ
năm sự sợ hãi, hận thù này, được thành tựu bốn Dự lưu phần này, và
Thánh lý nhờ trí tuệ được khéo thấy, khéo thông đạt thời nếu
muốn, vị ấy có thể tự mình tuyên bố về mình như sau: "Ta đã
đoạn tận địa ngục; ta đã đoạn tận loài bàng sanh; ta đã đoạn tận cõi
ngạ quỷ; ta đã đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự
lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ". 29.IX. Sợ Hãi, hay Vị Tỷ-Kheo (S.v,389)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) ... (như kinh trên 28, chỉ khác, đây là một số đông
Tỷ-kheo đến đức Phật và đức Phật thuyết cho các vị ấy) ... 30.X. Lichavi, hay Nandaka (S.v,389) 1) Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, chỗ
ngôi nhà có nóc nhọn. 2) Rồi đại thần người Licchavi tên là Nandaka đi đến
Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Thế Tôn nói với Nandaka, vị đại thần người Licchavi đang ngồi một bên: -- Này Nandaka, thành tựu bốn pháp, một vị Thánh đệ tử là
bậc Dự lưu... chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này Nandaka, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng
tịnh tín bất động đối với Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng...
Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Vị ấy
thành tựu các giới được các bậc Thánh... đưa đến Thiền định.
Thành tựu bốn pháp này, này Nandaka, vị Thánh đệ tử là bậc Dự lưu,
không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. 4) Thành tựu bốn pháp này, này Nadaka, vị Thánh đệ tử liên
hệ đến tuổi thọ chư Thiên và loài Người, liên hệ đến
dung sắc, liên hệ đến an lạc, liên hệ đến thanh danh, liên
hệ đến lực tăng thượng (adhipateyya) chư Thiên và loài Người. 5) Ðiểm này, này Nandaka, Ta biết chứ không phải nhờ nghe
từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào rồi Ta tuyên bố. Chính do tự Ta biết, tự
Ta thấy, tự Ta ý thức rồi Ta tuyên bố. 6) Khi được nghe nói vậy, một người thưa với Nandaka, vị đại
thần người Licchavi: -- Thưa Ðại quan, nay đã đến giờ tắm. -- Thôi, nay đã vừa rồi, này Bạn, đó chỉ là sự tắm rửa
bề ngoài. Tắm rửa bên trong này là vừa đủ cho ta, tức là lòng tịnh tín
đối với Thế Tôn.
IV. Phẩm Phước Ðức Sung Mãn
Bất động khéo an lập.
Ai có giới thiện lành,
Ðược bậc Thánh ái kính.
Ai tin tưởng chúng Tăng,
Sở kiến được chánh trực,
Người ấy gọi "Không nghèo",
Ðời sống không uổng phí.
Do vậy, bậc Hiền minh
Cần tu tập tín giới,
Thấy rõ được Chánh pháp,
Không quên lời Phật dạy.
31. I. Sung Mãn (1) (S.v,391)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn phước đức sung mãn, thiện
sung mãn, món ăn cho lạc này. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành
tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật: "Ðây là bậc
Ứng Cúng...Phật, Thế Tôn". Ðây là phước đức sung mãn, thiện sung
mãn, món ăn cho lạc thứ nhất. 4) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu
lòng tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo
thuyết... chỉ người có trí tự mình giác hiểu". Ðây là phước
đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc thứ hai. 5) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu
lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng
đệ tử của Thế Tôn... là phước điền vô thượng ở đời".
Ðây là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc thứ ba. 6) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu
các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Ðây
là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc thứ tư. 7) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn phước đức sung
mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc. 32. II. Sung Mãn (2) (S.v,391) 1-5) ... (giống như kinh trên, đoạn 1-5) ... 6) -- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử trú ở
gia đình, với tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn
tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia xẻ
vật bố thí. Ðây là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc
thứ tư. 7) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn phước đức sung
mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc. 33. III. Sung Mãn (3) (S.v,392)
2-5) ... (giống như kinh 31, đoạn 2-5) ... 6) -- Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh
diệt (các pháp), trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa
đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Ðây là phước đức sung mãn,
thiện sung mãn, món ăn cho lạc thứ tư. 7) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn phước đức sung
mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc. 34. IV. Con Ðường Của Chư Thiên (1) (S.v,392) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) -- Có bốn thiên đạo này của chư Thiên, này các Tỷ-kheo,
khiến chúng sanh chưa thanh tịnh được thanh tịnh, khiến chúng sanh chưa
thuần bạch được thuần bạch. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành
tựu lòng tịnh tín đối với đức Phật... Ðây là thiên đạo thứ nhất của
chư Thiên, khiến chúng sanh chưa thanh tịnh được thanh tịnh, khiến
chúng sanh chưa thuần bạch được thuần bạch. 4-6) ... (như trên đối với Pháp, với chúng Tăng, với các giới)
... " Ðây là thiên đạo thứ tư của chư Thiên, khiến chúng... được
thuần bạch. 7) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn thiên đạo của
chư Thiên, khiến chúng sanh... được thuần bạch. 35. V. Con Ðường Của Chư Thiên (2) (S.v,393)
1) ... 2) -- Có bốn thiên đạo của chư Thiên này, này các Tỷ-kheo,
khiến chúng sanh chưa thanh tịnh được thanh tịnh, khiến chúng sanh chưa
thuần bạch được thuần bạch. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành
tựu lòng tịnh tín bất động với đức Phật: "Ðây là bậc
Ứng Cúng, ... Phật, Thế Tôn". Vị ấy suy tư như sau: "Thế nào là
thiên đạo của chư Thiên? Nói rằng không sân hận là tối thượng. Ta không
làm hại một ai, các chúng sanh di động hay các chúng sanh không di động. Thật
vậy, ta sống thành tựu pháp của thiên đạo". Ðây là thiên đạo thứ
nhất của chư Thiên khiến các loài chúng sanh... được thuần bạch. 4-5) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành
tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp... đối với chúng Tăng... 6) ... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa
đến Thiền định. Vị ấy suy tư như sau: "Thế nào là thiên
đạo của chư Thiên?". Vị ấy rõ biết như sau: "Ta nghe các chư
Thiên nói rằng không sân hận là tối thượng. Ta không làm hại một ai, các
chúng sanh di động hay các chúng sanh không di động. Thật vậy, ta sống thành
tựu pháp của thiên đạo". Ðây là thiên đạo thứ tư của chư Thiên,
khiến các chúng sanh chưa thanh tịnh được thanh tịnh, khiến các chúng
sanh chưa thuần bạch được thuần bạch. 7) Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn thiên đạo của
chư Thiên, khiến chúng sanh... được thuần bạch. 36. VI. Ði Ðến Bạn Bè (S.v,394) 1) ... 2) -- Chư Thiên, này các Tỷ-kheo, hoan hỷ nói chuyện
bạn bè với ai thành tựu bốn pháp. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành
tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc
Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn". Chư Thiên nào thành tựu lòng tịnh tín
bất động đối với đức Phật, sau khi mệnh chung ở chỗ này, được sanh
ở đây. Chư Thiên ấy suy nghĩ: "Như chúng ta thành tựu lòng tịnh tín
bất động đối với đức Phật, mệnh chung chỗ kia, được sanh chỗ
này". Vị Thánh đệ tử cũng thành tựu lòng tịnh tín bất động như
vậy. Họ nói với vị ấy: "Hãy đến đây, đến gần chư
Thiên". 4-5) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử... đối
với Pháp... đối với chúng Tăng... 6) Vị Thánh đệ tử thành tựu các giới được các bậc Thánh
ái kính... đưa đến Thiền định. Chư Thiên nào thành tựu các giới
được các bậc Thánh ái kính, sau khi mệnh chung ở chỗ này, được tái
sanh chỗ kia. Họ suy nghĩ như sau: "Chúng ta thành tựu các giới
được các bậc Thánh ái kính. Do vậy, chúng ta mệnh chung tại chỗ kia,
sanh tại chỗ này". Vị Thánh đệ tử cũng thành tựu các giới
được các bậc Thánh ái kính như vậy. Họ nói với vị ấy: "Hãy
đến đây, đến gần với chư Thiên". 7) Những ai thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, chư
Thiên hoan hỷ nói chuyện bạn bè với họ. 37. VII. Mahànàma (S.v,395)
1) Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại
Kapilavatthu, trong khu vườn cây bàng. 2) Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi
đến... ngồi xuống một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn: 3) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người
cư sĩ? -- Ai quy y Phật, này Mahànàma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho
đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ. 4) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người
cư sĩ đầy đủ giới? -- Này Mahànàma, người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của
không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu
men, rượu nấu. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ
giới. 5) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người
cư sĩ đầy đủ tín? -- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có lòng tin, tin
tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là bậc Ứng Cúng...
Phật, Thế Tôn". Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ
đầy đủ tín. 6) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn là người
cư sĩ đầy đủ lòng bố thí? -- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ trú ở gia đình, tâm
thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích
thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích chú chia xẻ vật bố thí. Cho
đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ bố thí. 7) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người
cư sĩ đầy đủ trí tuệ? -- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có trí tuệ,
thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), trí tuệ các bậc
Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau.
Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ. 38. VIII. Mưa (S.v,396) 1) ... 2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, khi trên đầu núi có cơn mưa
to lớn, nước mưa ấy chảy theo hướng xuôi của nó, tràn đầy các hang núi,
khe núi; sau khi tràn đầy các hang núi, khe núi, nó tràn đầy hồ nhỏ; sau khi
tràn đầy hồ nhỏ, nó tràn đầy hồ lớn; sau khi tràn đầy hồ lớn, nó tràn
đầy sông nhỏ; sau khi tràn đầy sông nhỏ, nó tràn đây sông lớn; sau khi
tràn đầy sông lớn, nó tràn đầy biển, đại dương. 3) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị Thánh đệ tử,
lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, lòng tịnh tín bất động đối
với Pháp, lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, và các giới được
các bậc Thánh ái kính; những pháp này trôi chảy đến bờ bên kia, đưa
đến đoạn diệt các lậu hoặc. 39. IX. Kàli (S.v,398)
1) Lúc bấy giờ Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại
Kapilavatthu, khu vườn Cây Bàng. 2) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi
đến nhà của Thích nữ Kàligodhà; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã
soạn sẵn. 3) Rồi Thích nữ Kàligodhà đi đến Thế Tôn; sau khi
đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với
Thích nữ Kàligodhà đang ngồi một bên: -- Thành tựu bốn pháp, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử là
bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
Thế nào là bốn? 4) Ở đây, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử thành tựu
lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là
bậc Ứng Cúng, ... Phật,
Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Vị này trú ở gia
đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng
mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia xẻ vật bố
thí. Này Godhà, thành tựu bốn pháp này, một nữ Thánh đệ tử là bậc Dự
lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. 5) -- Bốn Dự lưu phần được Thế Tôn thuyết giảng này,
bạch Thế Tôn, chúng đều có trong con. Con thực hiện những pháp
này. Bạch Thế Tôn, con thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật,
Như Lai... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Phàm những vật gì được
đem bố thí trong gia đình, tất cả đều được phân phát cho những người
có giới và những người làm thiện. 6) -- Lợi đắc thay cho Người, này Godhà! Thật khéo lợi đắc
thay cho Người, này Godhà! Này Godhà, Người đã tuyên bố về Dự lưu quả. 40) X. Nandiyà (S.v,397) 1) Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại
Kapilavatthu, trong khu vườn Cây Bàng. 2) Rồi họ Thích Nandiyà đi đến Thế Tôn; sau khi
đến... ngồi xuống một bên, họ Thích Nandiyà bạch Thế Tôn: 3) -- Với vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, toàn
diện, toàn bộ không có bốn Dự lưu phần này; vị Thánh đệ tử ấy,
bạch Thế Tôn, có thể được gọi là trú phóng dật không? -- Này Nandiyà, với ai toàn diện, toàn bộ không có bốn Dự
lưu phần này; người ấy, Ta tuyên bố là người đứng ngoài, trong hàng ngũ
kẻ phàm phu. 4) Tuy vậy, này Nandiyà, Ta sẽ nói cho Ông như thế nào một
Thánh đệ tử trú phóng dật và trú không phóng dật. Hãy nghe và khéo tác
ý, Ta sẽ nói. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Họ Thích Nandiyà vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như
sau: 5) -- Này Nandiyà, thế nào là vị Thánh đệ tử trú phóng
dật? Ở đây, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng
tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng...
Phật, Thế Tôn". Vị ấy thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động đối
với Phật, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly, ban đêm không sống
Thiền tịnh. Do vị ấy sống phóng dật như vậy, nên không có hân hoan. Do
không có hân hoan, nên không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có
khinh an. Do không khinh an, nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định
tĩnh. Do tâm không định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ. Do các pháp
không hiện rõ, nên vị ấy được gọi là trú phóng dật. Lại nữa, này
Nandiyà, vị Thánh đệ tử... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... thành
tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định.
Vị này thỏa mãn với những giới được các bậc Thánh ái kính, không cố gắng
thêm, ban ngày không sống viễn ly, ban đêm không sống Thiền tịnh. Do vị
ấy trú phóng dật như vậy nên không có hân hoan. Do không có hân hoan, nên
không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có khinh an. Do không có khinh
an, nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định tĩnh. Do tâm không
định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ. Do các pháp không hiện rõ,
nên vị ấy được gọi là trú phóng dật. 6) Này Nandiyà, thế nào là vị Thánh đệ tử trú không
phóng dật? Ở đây, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng
tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng
Cúng,... Phật, Thế
Tôn". Vị này không thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động ấy, cố gắng
hơn nữa, ban ngày sống viễn ly, ban đêm sống Thiền tịnh. Do vị ấy sống
không phóng dật, nên hân hoan khởi. Do vị ấy hân hoan, nên hỷ sanh. Do
ý có hỷ, nên thân khinh an. Do thân khinh an, nên vị ấy cảm thọ
lạc. Do tâm được lạc, nên vị ấy định tĩnh. Do tâm định tĩnh, các pháp
được hiện ra. Do các pháp được hiện ra, vị ấy được gọi là
trú không phóng dật. Lại nữa, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử đối với
Pháp... đối với chúng Tăng... vị ấy thành tựu các giới được các bậc
Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Vị ấy không thỏa mãn với các
giới được các bậc Thánh ái kính, cố gắng tinh tấn hơn nữa, ban ngày sống
viễn ly, ban đêm sống Thiền tịnh. Do vị ấy sống không phóng dật như vậy,
hân hoan sanh. Vị ấy có hân hoan, nên hỷ sanh. Do ý có hỷ, nên
thân kinh an. Do thân khinh an, nên vị ấy cảm thọ lạc. Do tâm được lạc,
nên vị ấy định tĩnh. Do tâm định tĩnh, các pháp được hiện ra. Do các
pháp được hiện ra, vị ấy được gọi là trú không phóng dật. Như
vậy, này Nandiyà, là vị Thánh đệ tử trú không phóng dật.
V. Phẩm Phước Ðức Sung Mãn Với
Kệ
41. I. Sung Mãn (1) (S.v,399)
1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn phước đức sung mãn, thiện
sung mãn, món ăn cho lạc này. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành
tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật: "Ðây là bậc
Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn". Ðây là phước đức sung mãn, thiện
sung mãn, món ăn cho lạc thứ nhất. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh
đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp... đối với
Tăng... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến
Thiền định. Ðây là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho
lạc thứ tư. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn phước đức sung
mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc. 4) Với vị Thánh đệ tử thành tựu bốn phước đức sung mãn,
thiện sung mãn, món ăn cho lạc này, này các Tỷ-kheo, thật không dễ
đếm được vô lượng phước đức: "Số lượng như thế này là
phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc". Chúng chỉ có
thể gọi được là vô số, vô lượng, đại uẩn phước đức. 5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật không dễ đếm được
số lượng nước trong biển lớn là có bao nhiêu thùng, hay có bao nhiêu
trăm thùng, hay có bao nhiêu trăm ngàn thùng. Chúng chỉ có thể gọi
được là vô số, vô lượng nước lớn tụ tập. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,
vị Thánh đệ tử thành tựu bốn phước đức sung mãn, thiện sung mãn,
món ăn cho lạc này, thật không dễ gì đếm được số lượng phước đức:
"Số lượng như thế này là phước đức sung mãn, thiện sung mãn,
món ăn cho lạc". Chúng chỉ có thể gọi được là vô số, vô
lượng, đại uẩn phước đức. 6) Thế Tôn nói như vầy: Là đại dương, đại hải,
42. II. Sung Mãn (2) (S.v,401) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn phước đức sung mãn, thiện
sung mãn, món ăn cho lạc này. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành
tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật... đối với Pháp... đối với
chúng Tăng... trú ở gia đình, với tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố
thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu,
thích thú chia xẻ vật bố thí. Ðây là phước đức sung mãn, thiện sung
mãn, món ăn cho lạc thứ tư. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn
phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc. 4) ... (như đoạn số 4, kinh trên) ... 5) Ví như, tại chỗ mà các con sông lớn này gặp nhau, nhập
vào một dòng với nhau, ví như sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravati, sông
Sarabhuu, sông Mahi, thật không dễ gì đếm được số lượng nước tại
chỗ ấy là có bao nhiêu thùng, bao nhiêu trăm thùng, bao nhiêu trăm ngàn
thùng. Chúng chỉ có thể gọi được là vô số, vô lượng nước lớn tụ
tập... đại uẩn phước đức. 6) Thế Tôn nói như vầy: ... (giống như hai bài kệ kinh trên) ... 43. III. Sung Mãn (3) (S.v,401)
1) ... 2) ... (như đoạn số 2, kinh trên) ... 3) ... (đoạn đầu giống kinh trên về đối với Phật, Pháp,
Tăng... ) có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các
pháp), trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn
chánh đoạn tận khổ đau. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn phước
đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc. 4) ... (như đoạn số 4, kinh trước) ... 5) Thế Tôn thuyết như vầy: Ai ước muốn phước đức,
44. IV. Rất Giàu Hay Giàu (1) (S.v,402) 1) ... 2) -- Thành tựu bốn pháp, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ
tử được gọi là giàu, rất giàu, có tài sản lớn, có danh xưng lớn.
Thế nào là bốn? 3) ... (như các kinh trước, nói về tịnh tín bất động đối
với ba ngôi báu và các giới) ... 4) Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Thánh
đệ tử được gọi là giàu, rất giàu, có tài sản lớn, có danh xưng
lớn. 45. V. Rất Giàu Hay Giàu (2) (S.v,402)
... (giống như kinh trước) ... 46. VI. Tỷ-Kheo Hay Thanh Tịnh (S.v,403) 1) ... 2) -- Thành tựu bốn pháp, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ
tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác
ngộ. Thế nào là bốn? 3) ... (như các kinh trước, nói về tịnh tín đối với ba
ngôi báu và các giới) ... 4) Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Thánh
đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng
quả giác ngộ. 47. VII. Nandiya (S.v,403)
1) Nhân duyên ở Kapilavatthu. 2) Thế Tôn nói với họ Thích Nandiya đang ngồi một bên:
"Thành tựu bốn pháp này, này Nandiya, vị Thánh đệ tử là bậc Dự
lưu... giác ngộ. Thế nào là bốn?". 3) ... (thành tựu tịnh tín đối với Ba Ngôi Báu và các giới)
... 4) ... (như đoạn số 4, kinh trước) ... 48. VIII. Bhaddiya (S.v,403) ... (như kinh trước, chỉ khác, đây là họ Thích Bhaddiya )
... 49. IX. Mahànàma (S.v,404)
... (như kinh trước, chỉ khác, đây là họ Thích Mahànàma )
... 50. X. Phần (S.v,404) 1) ... 2) -- Có bốn Dự lưu phần này, này các Tỷ-kheo. Thế nào
là bốn? 3) Thân cận bậc Chân nhân, nghe diệu pháp, như lý tác
ý, thực hành pháp và tùy pháp. 4) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn Dự lưu phần. VI. Phẩm Với Trí Tuệ
Nước mênh mông rộng lớn,
Ðầy rẫy những hãi hùng,
Chứa vô lượng trân châu,
Phục vụ trăm ngàn người,
Các con sông lớn, nhỏ,
Chúng tuôn chảy ồ ạt,
Chúng đổ về bể khơi.
Cũng vậy là những người,
Thí đồ ăn, uống, vải,
Bố thí giường, chỗ ngồi,
Mền, nệm, các đồ nằm,
Vô lượng nguồn phước đức,
Từ kẻ trí tuôn chảy,
Như sông hồ đầy nước,
Chảy tuôn ra bể cả.
Vững trú trên điều thiện,
Tu tập theo con đường,
Ðưa đến đạt bất tử,
Chứng được lõi của pháp,
Thích thú đoạn lậu hoặc,
Vị ấy không run sợ,
Khi nghĩ đến thần chết.
51. I. Với Bài Kệ (S,v,404)
1) ...
2) -- Thành tựu bốn pháp, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn?
3) ... (Như các kinh trước, tịnh tín Ba Ngôi báu và thành tựu các giới) ... Này các Tỷ-kheo, thành tựu bốn pháp này, vị Thánh đệ tử là bậc Dự lưu... giác ngộ.
4) Thế Tôn nói như vậy...
Với ai tin Như Lai,
Bất động, khéo an trú,
Với ai giới thiện lành,
Bậc Thánh kính, tán thán.
Với ai tịnh tín Tăng,
Với tri kiến chánh trực,
Ðược nói: không phải nghèo,
Sống vậy không vô ích.
Do vậy, bậc Hiền minh,
Cần tu tập tín giới,
Thấy rõ được Chánh pháp,
Không quên lời Phật dạy.
52. II. An Cư Mùa Mưa (S.v,405)
1) Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika.
2) Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo, sau khi an cư mùa mưa ở Sàvatthi xong, đi đến Kapilavatthu vì một vài công việc.
3) Các họ Thích ở Kapilavatthu được nghe một Tỷ-kheo, sau khi an cư mùa mưa xong ở Sàvatthi, đã đến Kapilavatthu.
4) Rồi các họ Thích ở Kapilavatthu đi đến Tỷ-kheo ấy; sau khi đến, đảnh lễ Tỷ-kheo ấy rồi ngồi xuống một bên. Các họ Thích ở Kapilavatthu thưa với Tỷ-kheo ấy:
5) -- Thưa Tôn giả, Thế Tôn có sức khỏe không, có khỏe mạnh không?
-- Này chư Hiền, Thế Tôn có sức khỏe, có khỏe mạnh.
-- Thưa Tôn giả, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Moggallàna có sức khỏe không, có khỏe mạnh không?
-- Này chư Hiền, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Moggalàna có sức khỏe, có khỏe mạnh.
-- Thưa Tôn giả, chúng Tỷ-kheo có sức khỏe không, có khỏe mạnh không?
-- Này chư Hiền, chúng Tỷ-kheo có sức khỏe, có khỏe mạnh.
6) -- Thưa Tôn giả, trong dịp an cư này, Tôn giả có tự thân nghe, tự thân lãnh thọ gì từ Thế Tôn?
-- Này chư Hiền, tôi có tự thân nghe, tự thân lãnh thọ từ Thế Tôn như sau: "Thật là ít, này các Tỷ-kheo, là các Tỷ-kheo, sau khi đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Và nhiều hơn là các Tỷ-kheo, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ đấy nhập Niết-bàn, không còn trở lại đời này nữa".
7) Lại nữa, này chư Hiền, tôi tự thân nghe, tự thân lãnh thọ từ Thế Tôn như sau: "Thật là ít, này các Tỷ-kheo, là những Tỷ-kheo, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ đấy nhập Niết-bàn, không còn trở lại đời này nữa. Và nhiều hơn là những Tỷ-kheo, sau khi đoạn diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, chỉ một lần trở lui đời này nữa để chấm dứt khổ đau".
8) Lại nữa, này chư Hiền, tôi tự thân nghe, tự thân lãnh thọ từ Thế Tôn như sau: "Thật là ít, này các Tỷ-kheo, là những Tỷ-kheo, sau khi đoạn diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, thành bậc Nhất lai, chỉ một lần trở lui đời này nữa để chấm dứt khổ đau. Và nhiều hơn là những Tỷ-kheo, sau khi đoạn diệt ba kiết sử, thành bậc Dự lưu, không còn phải thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ".
53. III. Dhammadinna (S.v,406)
1) Một thời, Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, ở vườn nai.
2) Rồi cư sĩ Dhammadinna với năm trăm cư sĩ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, cư sĩ Dhammadinna bạch Thế Tôn:
3) -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giảng dạy cho chúng con. Thế Tôn hãy giáo giới cho chúng con! Nhờ vậy chúng con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
-- Nếu vậy, này Dhammadinna, các Ông cần phải học tập như sau: Các kinh điển nào do Như Lai thuyết giảng thâm sâu, nghĩa lý thâm sâu, siêu thế, liên hệ đến nghĩa không, cần phải thường thường được tìm đến và an trú (học hỏi). Như vậy, này Dhammadinna, các Ông cần phải học tập.
4) -- Bạch Thế Tôn, thật không dễ gì cho chúng con, phải sống trong những ngôi nhà đầy những trẻ con, sử dụng hương chiên-đàn từ Kàsi, đeo các vòng hoa, hương và phấn sáp, thọ dụng vàng và bạc, đối với các kinh điển do Thế Tôn thuyết giảng thâm sâu, với ý nghĩa thâm sâu, siêu thế, liên hệ đến nghĩa không, có thể thường thường tìm đến những kinh điển ấy và học hỏi. Bạch Thế Tôn, chúng con là những người an trú trên năm học pháp, Thế Tôn hãy giảng cho chúng con các pháp khác!
5) -- Do vậy, này Dhammadinna, các Ông hãy học tập như sau: "Chúng ta sẽ thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn" ... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Như vậy, này Dhammadinna, các Ông cần phải học tập.
-- Bạch Thế Tôn, bốn Dự lưu phần này được Thế Tôn thuyết giảng, các pháp ấy có mặt ở nơi chúng con. Chúng con thực hiện các pháp ấy.
6) Bạch Thế Tôn, chúng con thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng,... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp.... đối với chúng Tăng... chúng con thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định.
7) -- Lợi đắc thay cho Ông, này Dhammadinna! Thật khéo lợi đắc thay cho Ông, này Dhammadinna! Này Dhammadinna, Ông đã tuyên bố về Dự lưu quả.
54. IV. Bị Bệnh (S.v,408)
1) Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng họ Thích, tại Kapilavatthu, khu vườn các cây bàng.
2) Lúc bấy giờ, nhiều Tỷ-kheo đang làm y cho Thế Tôn, nghĩ rằng khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ đi du hành.
3) Họ Thích Mahànàma được nghe: "Nhiều Tỷ-kheo đang làm y cho Thế Tôn và họ nghĩ rằng: "Khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ đi du hành"". Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:
4) -- Bạch Thế Tôn, con được nghe nhiều Tỷ-kheo đang làm y cho Thế Tôn và họ nghĩ rằng: "Sau khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ ra đi du hành". Chúng con chưa được tự thân nghe từ Thế Tôn, tự thân lãnh thọ từ Thế Tôn điều này. Bạch Thế Tôn, một cư sĩ có trí bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, cần phải được một cư sĩ có trí giáo giới như thế nào?
5) -- Này Mahànàma, một cư sĩ có trí bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, cần phải được an ủi với bốn pháp an ủi như sau (assàsaniya dhamma): Tôn giả hãy yên tâm, với lòng tịnh tín bất động của Tôn giả đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn". Tôn giả hãy yên tâm, với lòng tịnh tín bất động của Tôn giả đối với Pháp... Tôn giả hãy yên tâm, với lòng tịnh tín bất động của của Tôn giả đối với chúng Tăng... Tôn giả hãy yên tâm, với các giới của Tôn giả được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định.
6) Một cư sĩ có trí bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, này Mahànàma, phải được một cư sĩ có trí giáo giới với bốn pháp an ủi này. Cần phải nói như vậy.
7) Tôn giả ấy có lòng thương nhớ cha mẹ. Nếu vị ấy nói: "Tôi còn có lòng thương nhớ cha mẹ", thời nên nói với vị ấy như sau: "Thưa Tôn giả, Tôn giả thế nào cũng phải chết. Dầu Tôn giả có lòng thương nhớ cha mẹ, Tôn giả cũng sẽ chết. Dầu Tôn giả không có lòng thương nhớ cha mẹ, Tôn giả cũng sẽ chết. Vậy tốt hơn là Tôn giả hãy từ bỏ lòng thương nhớ đối với cha mẹ của Tôn giả".
8) Nếu vị ấy nói như sau: "Lòng thương nhớ của tôi đối với cha mẹ, lòng thương nhớ ấy đã được đoạn tận", vị ấy cần phải được nói như sau: "Tôn giả có lòng thương nhớ vợ con hay không?" Nếu vị ấy nói: "Tôi có lòng thương nhớ vợ con", thời vị ấy cần phải được nói như sau: "Tôn giả thế nào cũng chết. Dầu Tôn giả có lòng thương nhớ vợ con, Tôn giả cũng sẽ chết. Dầu Tôn giả không có lòng thương nhớ vợ con, Tôn giả cũng sẽ chết. Vậy tốt hơn là Tôn giả hãy từ bỏ lòng thương nhớ đối với vợ con của Tôn giả".
9) Nếu vị ấy nói như sau: "Lòng thương nhớ của tôi đối với vợ con, lòng thương nhớ ấy đã được đoạn tận", vị ấy cần phải được nói như sau: "Tôn giả có lòng thương tiếc năm dục công đức của loài Người không?" Nếu vị ấy nói như sau: "Tôi có lòng thương nhớ năm dục công đức của loài Người", vị ấy cần phải được nói như sau: "Các Thiên dục đối với nhân dục, còn hấp dẫn hơn, còn thù diệu hơn. Vậy tốt hơn Tôn giả hãy từ bỏ tâm khỏi các nhân dục, và hướng tâm đến Tứ đại thiên vương thiên".
10) Nếu vị ấy nói như sau: "Tâm tôi đã từ bỏ nhân dục và hướng đến Tứ đại thiên vương thiên", vị ấy cần được nói như sau: "Chư Thiên ở cõi Ba mươi ba còn hấp dẫn hơn, còn thù diệu hơn Tứ đại thiên vương thiên. Tốt hơn Tôn giả hãy từ bỏ tâm khỏi Tứ đại thiên vương thiên và hướng tâm đến chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba".
11-16) Nếu vị ấy nói như sau: "Tâm tôi đã từ bỏ Tứ đại thiên vương thiên và hướng đến chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba", vị ấy cần được nói như sau: "Chư Thiên Yamà, chư Thiên Tusità, chư Thiên Hóa lạc thiên, chư Thiên Tha hóa tự tại thiên còn hấp dẫn hơn, còn thù diệu hơn chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba".
17) ... "Chư Thiên ở Phạm thế còn hấp dẫn hơn, còn thù diệu hơn chư Thiên ở Tha hóa tự tại thiên. Tốt hơn Tôn giả từ bỏ tâm khỏi chư Thiên Tha hóa tự tại thiên và hướng tâm đến Phạm thế, Phạm thiên giới".
18) Nếu vị ấy nói như sau: "Tâm tôi đã từ bỏ chư Thiên Tha hóa tự tại thiên và hướng tâm về chư Thiên ở Phạm thế", thời vị ấy cần phải được nói như sau: "Này Tôn giả, Phạm thiên giới là vô thường, không thường hằng, bị thân kiến giới hạn. Tốt hơn là Tôn giả hãy từ bỏ tâm khỏi Phạm thế và hướng tâm đến đoạn diệt thân kiến (Sakkàya)".
19) Nếu vị ấy nói như sau: "Tâm tôi đã từ bỏ Phạm thế và hướng đến đoạn diệt thân kiến"; vị cư sĩ nói như vậy, này Mahànàama, và với Tỷ-kheo có tâm giải thoát khỏi các lậu hoặc, Ta nói rằng không có gì sai biệt, tức là về phương diện giải thoát.
55. V. Bốn Quả (1) (S.v,410)
1) ...
2) Có bốn pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn đưa đến chứng ngộ quả Dự lưu. Thế nào là bốn?
3) Thân cận với bậc Chân nhân, nghe diệu pháp, như lý tác ý, thực hiện pháp và tùy pháp.
4) Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả Dự lưu.
56. VI. Bốn Quả (2) (S.v,411)
2) ... (như kinh trên, chỉ khác, đây đưa đến chứng ngộ quả Nhất lai ).
57. VII. Bốn Quả (3) (S.v,411)
3) ... (như kinh trên, chỉ khác, đây đưa đến quả Nhất lai )
58. VIII. Bốn Quả (4) (S.v,411)
4) ... (như kinh trên, chỉ khác, đây đưa đến quả A-la-hán)
59. IX. Lợi Ðắc (S.v,411)
2) ... đưa đến lợi đắc trí tuệ...
60. X. Tăng Trưởng (S.v,411)
2) ... đưa đến tăng trưởng trí tuệ...
61. XI. Quảng Ðại (S.v,411)
2) ... đưa đến quảng đại trí tuệ...
VII. Phẩm Ðại Trí Tuệ
62. I. Ðại (S.v,412)
4) ... đưa đến đại trí tuệ... 63. II. Quảng Ðại (Puthu)(S.v,412) 4) ... đưa đến quảng đại trí tuệ... 64. III. Tăng Trưởng(Vipula) (S.v,412)
4) ... đưa đến tăng trưởng trí tuệ... 65. IV. Thâm Sâu (S.v,412) 4) ... đưa đến trí tuệ thâm sâu... 66. V. Không Có Ngang Bằng (Asamatta) (S.v,412)
4) ... đưa đến trí tuệ không có ngang bằng... 67. VI. Sung Mãn (Bhuuri) (S.v,412) 4) ... đưa đến trí tuệ sung mãn... 68. VII. Nhiều (S.v,412)
4) ... đưa đến trí tuệ sung túc... 69. VIII. Nhanh Lẹ (Sìgha) (S.v,412) 4) ... đưa đến trí tuệ nhanh nhẹn... 70. IX. Khinh An (S.v,412)
4) ... đưa đến trí tuệ khinh an... 71. X. Hoan Hỷ (Hàsa) (S.v,412) 4) ... đưa đến trí tuệ hoan hỷ... 72. XI. Tốc Hành (S.v,413)
4) ... đưa đến trí tuệ tốc hành... 73. XII. Sắc Bén (S.v,413) 4) ... đưa đến trí tuệ sắc bén... 74. XIII. Thể Nhập (Nibbedhika) (S.v,413)
4) ... đưa đến trí tuệ thể nhập. Thế nào là
bốn? (như trên) ...
-ooOoo-
Mục Lục các Tập (Thiên):
Revised: 15-05-2004