NỀN TẢNG
PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN X
PHÁP-HẠNH THIỀN-TUỆ
(VIPASSANĀBHĀVANĀ)
Trong bài Kinh Dhammacakkappavattanasutta:[1] Kinh Chuyển-Pháp-Luân mà Đức-Phật thuyết giảng lần đầu tiên, để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma Ngài Assaji tại khu rừng phóng sinh nai gọi Isipatana, gần kinh thành Bāraṇasī.
Hai pháp thấp hèn
- Này chư tỳ-khưu! Có hai pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến mà bậc xuất gia không nên thực-hành theo.
Hai pháp ấy như thế nào?
1- Một là việc thường thụ hưởng lạc trong ngũ-dục do tham-tâm hợp với thường-kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm nhân trong đời, không phải pháp-hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại sự lợi ích, sự an-lạc.
2- Hai là việc thường tự ép xác hành khổ mình do sân-tâm và có đoạn-kiến thuộc về pháp-hành khổ-hạnh của ngoại đạo, không phải pháp-hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại sự lợi ích, sự an-lạc.
Pháp-hành trung-đạo (majjhimāpaṭipadā)
- Này chư tỳ-khưu! Không thiên về hai pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến ấy, Như-Lai đã thực-hành theo pháp-hành trung-đạo, nên đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh; trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh đã làm vắng lặng mọi phiền-não; đã làm cho trí-tuệ siêu-việt thông-suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
- Này chư tỳ-khưu! Như thế nào gọi là pháp-hành trung-đạo mà Như-Lai đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh; trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh đã làm vắng lặng mọi phiền-não; đã làm cho trí-tuệ siêu-việt thông-suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
- Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành trung-đạo là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.
- Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành trung-đạo là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng này, mà Như-Lai đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh; trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh đã làm vắng lặng mọi phiền-não; đã làm cho trí-tuệ siêu-việt thông-suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.”
Trong bài kinh này, Đức-Phật thuyết giảng pháp-hành trung-đạo chính là Thánh-đạo-tâm hợp đủ 8 chánh cao thượng là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.
Bát chánh này đó là 8 tâm-sở cùng với 28 tâm-sở khác đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Thật ra, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có 36 tâm-sở đồng sinh. Trong 36 tâm-sở ấy có 8 tâm-sở gọi là bát-chánh-đạo như sau:
1- Trí-tuệ tâm-sở gọi là chánh-kiến.
2- Hướng-tâm tâm-sở gọi là chánh-tư-duy.
3- Chánh-ngữ tâm-sở gọi là chánh-ngữ.
4-Chánh-nghiệp tâm-sở gọi là chánh-nghiệp.
5-Chánh-mạng tâm-sở gọi là chánh-mạng.
6-Tinh-tấn tâm-sở gọi là chánh-tinh-tấn.
7-Niệm tâm-sở gọi là chánh-niệm.
8-Nhất-tâm tâm-sở gọi là chánh-định.
Tám tâm-sở này cùng với 28 tâm-sở khác đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm cùng có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Pháp-hành trung-đạo đó là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Như vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh này không phải là pháp-hành bắt đầu thực-hành, cũng không phải là pháp-hành đang thực-hành, mà sự thật là pháp-hành đã thực-hành xong rồi, đã hoàn thành xong mọi phận sự tứ Thánh-đế, nên pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh này gọi là pháp-thành Phật-giáo (paṭivedhadhamma) là kết quả của pháp-hành Phật-giáo (paṭipattidhamma).
Cho nên, pháp-hành trung-đạo là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh ở giai đoạn cuối.
* Giai đoạn đầu thực-hành pháp-hành bát-chánh-đạo, hành-giả cần phải bắt đầu thực-hành chánh-niệm: Niệm-thân, niệm-thọ, niệm-tâm, niệm-pháp, đó là thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ.
Thật vậy, trong kinh Rahogatasutta[2] Ngài Trưởng-lão Anuruddha từng tư duy rằng:
“Hành-giả nào chán nản thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ, hành-giả ấy gọi là người chán nản thực-hành pháp-hành bát-chánh-đạo, nên không thể dẫn đến sự giải thoát khổ tử sinh luân-hồi.
“Hành-giả nào có tinh-tấn thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ, hành-giả ấy gọi là người có tinh-tấn thực-hành pháp-hành bát-chánh-đạo, nên có thể dẫn đến sự giải thoát khổ tử sinh luân-hồi, …”
Như vậy, chánh-niệm đó là pháp-hành tứ-niệm-xứ là pháp-hành phần đầu dẫn đến pháp-hành cuối cùng là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh: Chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đồng sinh trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Trong Chú-giải kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā giảng giải rằng: “Pubbabhāgasatipaṭṭhānamaggo” tứ-niệm-xứ là pháp-hành bát-chánh-đạo phần đầu.
Pháp-hành trung-đạo là pháp-hành tứ-niệm-xứ
1-Āgāḷhā paṭipadā: Pháp-hành hưởng lạc cực đoan.
2-Nijjhāmāpaṭipadā: Pháp-hành khổ hạnh cực đoan.
3-Majjhimāpaṭipadā: Pháp-hành trung-đạo.
Đức-Phật thuyết giảng về pháp-hành trung-đạo rằng:
- Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành trung-đạo là thế nào?
- Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, tỳ-khưu:
1- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần thân-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
2- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các thọ trong phần thọ-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
3- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ tâm trong phần tâm-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
4- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các pháp trong phần pháp-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
Như vậy, pháp-hành trung-đạo phần đầu chính là pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, và phần cuối là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh đồng sinh trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Pháp-hành trung-đạo có 2 giai đoạn:
1-Giai đoạn đầu của pháp-hành trung-đạo. 2-Giai đoạn cuối của pháp-hành trung-đạo.
Pháp-hành trung-đạo là pháp-hành diệt tham-tâm hài lòng (abhijjhā) và diệt sân-tâm không hài lòng (domanassa) đồng thời cũng diệt si-tâm si mê không thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới, để cho trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới gồm có 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ.
1- Giai đoạn đầu của pháp-hành trung-đạo là hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ để phát sinh trí-tuệ từ trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp đều là pháp-vô-ngã, và các trí-tuệ thiền-tuệ tuần tự phát sinh cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhuñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ chuyển tánh từ dòng phàm-nhân sang dòng Thánh-nhân. Trí-tuệ thiền-tuệ này có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, song tâm vẫn còn đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ.
Đó là giai đoạn đầu của pháp-hành trung-đạo.
2- Giai đoạn cuối của pháp-hành trung-đạo là hành-giả đã chứng đắc đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ
14 gọi là Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ đồng sinh với Thánh-đạo-tâm và trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ đồng sinh với Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. Khi ấy, chắc chắn có bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: Chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm ấy.
Đó là giai đoạn cuối của pháp-hành trung-đạo.
Thực-hành pháp-hành trung-đạo
Pháp-hành trung-đạo (majjhimāpaṭipadā) là pháp-hành mà hành-giả cần phải học hỏi, nghiên cứu, hiểu biết các đối-tượng tứ-niệm-xứ là thân, thọ, tâm, pháp hoặc đối-tượng thiền-tuệ là tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp một cách rành rẽ.
Khi thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả có đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ đặt trung dung trong các đối-tượng tứ-niệm-xứ thân, thọ, tâm, pháp hoặc đối-tượng thiền-tuệ mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp, không thiên vị đối-tượng nào nghĩa là không coi trọng đối-tượng này, cũng không coi khinh đối-tượng khác, nên hành-giả có khả năng diệt được tham-tâm hài lòng (abhijjhā) và diệt sân-tâm không hài lòng (domanassa) trong đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp ấy.
Như vậy, hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo.
* Thực-hành không đúng theo pháp-hành trung-đạo như thế nào?
Số hành-giả không thường gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, không học hỏi, nghiên cứu, không hiểu rõ thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều có sự sinh, sự diệt, đều có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Hành-giả không hiểu biết rõ tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều là khổ đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết (pariññeyya) khổ đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới.
Do chưa hiểu biết rõ thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới như vậy, nên khi thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả coi trọng đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp này, coi khinh đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp kia, có tâm thiên vị trong đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ.
Khi hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, không đặt tâm trung dung trong tất cả mọi đối-tượng sắc-pháp, mọi đối-tượng danh-pháp tam-giới, nên khi thì tham-tâm hài lòng phát sinh nơi đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp này, khi thì sân-tâm không hài lòng phát sinh nơi đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp kia.
Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, không diệt được tham-tâm hài lòng và sân-tâm không hài lòng nơi đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ.
Cho nên, hành-giả thực-hành không đúng theo pháp-hành trung-đạo.
Hơn nữa, khi có tham-tâm hoặc sân-tâm phát sinh, ắt có si tâm-sở đồng sinh với tham-tâm, sân-tâm ấy, nên che phủ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, không thể chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
Ví dụ: Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có sắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm, làm đối-tượng thiền-tuệ.
- Nếu hành-giả coi trọng đối-tượng sắc-ngồi thì tham-tâm hài lòng nơi sắc-ngồi ấy phát sinh. Tham-tâm phát sinh có 19 hoặc 21 tâm-sở chắc chắn có si tâm-sở đồng sinh với tham-tâm ấy làm che phủ thật-tánh của sắc-ngồi thuộc về sắc-pháp ấy.
- Khi có phóng-tâm phát sinh (nghĩ đến chuyện khác), nên tâm buông bỏ đối-tượng sắc-ngồi ấy, nếu hành-giả coi khinh phóng-tâm tâm-sở (uddhaccacetasika) thuộc về danh-pháp thì sân-tâm không hài lòng phát sinh, bởi vì phóng-tâm phát sinh làm mất đối-tượng sắc-ngồi ấy. Sân-tâm phát sinh có 20 hoặc 22 tâm-sở, chắc chắn có si tâm-sở đồng sinh với sân-tâm ấy làm che phủ thật-tánh của danh-pháp phóng-tâm tâm-sở ấy.
Như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng sắc-ngồi, không diệt được tham-tâm hài lòng trong đối-tượng sắc-ngồi và cũng không diệt được sân-tâm không hài lòng trong đối-tượng danh-pháp phóng-tâm, trong khi đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng sắc-ngồi ấy.
Cho nên, hành-giả thực-hành không đúng theo pháp-hành trung-đạo.
Số hành-giả thường gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, thường học hỏi, nghiên cứu, hiểu biết rõ thật-tánh tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều là pháp-vô-ngã. Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều có sự sinh, sự diệt, đều có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Hành-giả hiểu biết rõ tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều là khổ đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết (pariññeyya) khổ đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới.
Do nhờ có yonisomanasikāra trí-tuệ hiểu biết đúng 4 trạng-thái của tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới như vậy, nên khi thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả không coi trọng đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp này, cũng không coi khinh đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp kia, hành-giả không có tâm thiên vị trong các đối-tượng tứ-niệm-xứ thân, thọ, tâm, pháp hoặc đối-tượng thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp.
Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, đặt tâm trung-dung trong tất cả mọi đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, nên tham-tâm hài lòng không phát sinh nơi đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp này, và sân-tâm không hài lòng cũng không phát sinh nơi đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp kia.
Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ đúng theo pháp-hành trung-đạo, nên diệt được tham-tâm hài lòng và sân-tâm không hài lòng nơi các đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc các đối-tượng thiền-tuệ.
Cho nên, hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo.
Ví dụ: Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có sắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm, làm đối-tượng thiền-tuệ.
- Khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, không coi trọng đối-tượng sắc-ngồi, nên tham-tâm hài lòng nơi đối-tượng sắc-ngồi ấy không phát sinh, chỉ có trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-ngồi thuộc về sắc-pháp ấy mà thôi.
- Nếu khi có phóng-tâm phát sinh (nghĩ đến chuyện khác), làm cho tâm buông bỏ đối-tượng sắc-ngồi ấy thì hành-giả không coi khinh phóng-tâm tâm-sở (uddhacca-cetasika) thuộc về danh-pháp, nên sân-tâm không hài lòng không phát sinh, chỉ có trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ thật-tánh của phóng-tâm tâm-sở thuộc về danh-pháp mà thôi.
Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp hành thiền-tuệ diệt được tham-tâm hài lòng và diệt được sân-tâm không hài lòng nơi các đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ ấy.
Cho nên, hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo do biết đặt tâm trung-dung trong tất cả mọi đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc tất cả mọi đối-tượng thiền-tuệ, không coi trọng đối-tượng thiền-tuệ này, cũng không coi khinh đối-tượng thiền-tuệ kia, bởi vì hành-giả hiểu biết rõ thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều có sự sinh, sự diệt, đều có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, không hơn không kém, đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Sở dĩ, hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo là vì có yonisomanasikāra hỗ trợ hiểu biết trong tâm với trí-tuệ hiểu biết đúng 4 trạng-thái: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới.
Thật vậy, * sắc-ngồi là đối-tượng trong tứ-oai-nghi trong phần thân-niệm-xứ thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
* Phóng-tâm đó là phóng-tâm tâm-sở (uddhacca-cetasika) là đối-tượng trong 5 pháp-chướng-ngại trong phần pháp-niệm-xứ thuộc về danh-pháp cũng có sự sinh, sự diệt, cũng có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, cũng có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Dù đối-tượng sắc-ngồi thuộc về sắc-pháp hoặc dù đối-tượng phóng-tâm tâm-sở thuộc về danh-pháp thì tâm của hành-giả vẫn có chánh-niệm trực nhận đối-tượng ấy, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ thật-tánh của đối-tượng sắc-ngồi thuộc về sắc-pháp hoặc của đối-tượng phóng-tâm tâm-sở thuộc về danh-pháp ấy một cách trung-dung, không hơn không kém, không coi trọng đối-tượng sắc-ngồi, cũng không coi khinh đối-tượng phóng-tâm.
Khi phóng-tâm diệt, hành-giả có chánh-niệm trực nhận đối-tượng sắc-ngồi cũ, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ trở lại đối-tượng sắc-ngồi cũ như trước.
Như vậy, hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo.
Khi hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ trong giai đoạn đầu đúng theo pháp-hành trung-đạo, nhờ không thiên về 2 pháp cực đoan là tham-tâm và sân-tâm, nên diệt được tham-tâm hài lòng nơi các đối-tượng tứ-niệm-xứ và diệt được sân-tâm không hài lòng nơi các đối-tượng tứ-niệm-xứ, đồng thời diệt được si tâm-sở nơi tất cả mọi đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc tất cả mọi đối-tượng thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp, nên trí-tuệ thiền-tuệ tiến triển từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Khi chứng đắc 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. Khi ấy, bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
- Pháp-hành giới.
- Pháp-hành thiền-định.
- Pháp-hành thiền-tuệ
- Ba pháp-hành thuộc về tam-giới.
- Ba pháp-hành thuộc về siêu-tam-giới.
Pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ thuộc về tam-giới, hành-giả cần phải thực-hành theo tuần tự trước sau: Pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.
* Pháp-hành giới là pháp-hành mà hành-giả cần phải thực-hành ở giai đoạn đầu, hành-giả thực-hành pháp-hành giới, có tác-ý (cetanā) trong đại-thiện-tâm giữ gìn giới của mình cho trong sạch và trọn vẹn, tránh xa mọi ác-nghiệp do thân và khẩu.
Tránh xa thân hành-ác có 3 loại:
- Tránh xa sự sát sinh.
- Tránh xa sự trộm cắp.
- Tránh xa sự tà dâm.
Tránh xa khẩu hành-ác có 4 loại:
- Tránh xa sự nói-dối.
- Tránh xa sự nói lời chia rẽ.
- Tránh xa sự nói lời thô tục.
- Tránh xa sự nói lời vô ích.
Người nào có giới trong sạch trọn vẹn, sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp giữ giới có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người, 6 cõi trời dục-giới, hưởng sự an-lạc trong cõi-giới ấy cho đến khi mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy, rồi tái-sinh kiếp sau cõi-giới khác tuỳ theo nghiệp và quả của nghiệp của người ấy.
Người có giới trong sạch trọn vẹn làm nền tảng làm nơi nương nhờ cho pháp-hành thiền-định và pháp-hành thiền-tuệ được phát triển và tăng trưởng.
* Pháp-hành thiền-định là pháp-hành mà hành-giả thực-hành ở giai đoạn giữa. Hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapugala) có giới của mình được trong sạch và trọn vẹn làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, để thực-hành pháp-hành thiền-định.
Năm bậc thiền sắc-giới thiện-tâm
1- Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi thiền là hướng-tâm, quan-sát, hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được 5 pháp chướng-ngại.
2- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi thiền là quan-sát, hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền hướng-tâm.
3- Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi thiền là hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền quan-sát.
4- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi thiền là lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền hỷ.
5- Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm do thay thế chi thiền lạc bằng chi thiền xả.
Đó là sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc thiền đối với hành-giả thuộc về hạng người mandapuggala có trí-tuệ chậm.
Bốn bậc thiền sắc-giới thiện-tâm
1- Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi thiền là hướng-tâm, quan-sát, hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được 5 pháp chướng-ngại.
2- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi thiền là hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được 2 chi thiền hướng-tâm và quan-sát.
3- Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi thiền là lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền hỷ.
4- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm do thay thế được chi thiền lạc bằng chi thiền xả.
Bốn bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm
Thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc mà mỗi bậc thiền có mỗi đề-mục thiền-định riêng biệt dẫn đến chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy như sau:
1- Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là không-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm.
2- Đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm.
3- Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm.
4- Đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm.
Hành-giả nào có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn chỉ có vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên.
-Thiện-nghiệp trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 3 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc thấp đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả được nữa.
Hành-giả đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có thể làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đặc biệt hỗ trợ cho bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) hưởng pháp-vị an-lạc suốt 7 ngày đêm.
* Pháp-hành thiền-tuệ thuộc về phần cuối sau pháp-hành thiền-định.
Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành chỉ có trong Phật-giáo, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo. Hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapugala) đã từng thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật từ vô số kiếp quá-khứ đầy đủ được tích-lũy ở trong tâm.
Hành-giả ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng thiền-tuệ là sắc-pháp hoặc danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp dẫn đến phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ theo tuần tự từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới trải qua 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ như sau:
-Trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là không phải là ta, không phải là người, không phải là đàn ông, đàn bà,… tiếp theo:
- Trí-tuệ thứ nhì gọi là nāmarūpapaccayapariggaha-ñāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ ba gọi là sammasanañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp do nhân-duyên-diệt, nên thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 gọi là uddayabbayānupas-sanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, nên thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại. Tiếp theo tuần tự cho đến:
-Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 gọi là saccānulomañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thuận dòng theo 8 loại trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiya-dhamma phần sau.
* Từ trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa còn thuộc về trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā), bởi vì tâm vẫn còn là đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ và đối-tượng thiền-tuệ vẫn còn là sắc-pháp, danh-pháp tam-giới sinh rồi diệt, có 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới, liền tiếp theo:
- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ có đối-tượng Niết-bàn, làm phận sự chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân lên bậc Thánh-nhân, …
Như vậy, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa đặc biệt này tuy tâm vẫn còn là đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ nhưng có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, liền tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, đó là 2 trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới là:
-Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là Magga-ñāṇa: Thánh-đạo-tuệ trong 4 Thánh-đạo-tâm có khả năng diệt tận được tham-ái, phiền-não,… liền tiếp theo:
- Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là Phala-ñāṇa: Thánh-quả-tuệ trong 4 Thánh-quả-tâm có khả năng làm an tịnh được tham-ái, phiền-não,… mà 4 Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được, trở thành 4 bậc Thánh-nhân, liền tiếp theo các lộ-trình-tâm gọi là:
- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 16 gọi là paccavekkhaṇañāṇa: Trí-tuệ làm phát sinh quán triệt 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, phiền-não đã diệt tận được, phiền-não còn lại chưa diệt tận được.
Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ có 4 bậc:
- Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ (Sotāpattimaggañāṇa).
- Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ (Sakadāgāmimaggañāṇa).
- Bất-lai Thánh-đạo-tuệ (Anāgāmimaggañāṇa).
- A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ (Arahattamaggañāṇa).
Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ có 4 bậc:
- Nhập-lưu Thánh-quả-tuệ (Sotāpattiphalañāṇa).
- Nhất-lai Thánh-quả-tuệ (Sakadāgāmiphalañāṇa).
- Bất-lai Thánh-quả-tuệ (Anāgāmiphalañāṇa).
- A-ra-hán Thánh-quả-tuệ (Arahattaphalañāṇa).
Maggacitta: Thánh-đạo-tâm có 4 bậc:
- Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta).
- Nhất-lai Thánh-đạo-tâm (Sakadāgāmimaggacitta).
- Bất-lai Thánh-đạo-tâm (Anāgāmimaggacitta).
- A-ra-hán Thánh-đạo-tâm (Arahattamaggacitta).
Phalacitta: Thánh-quả-tâm có 4 bậc:
- Nhập-lưu Thánh-quả-tâm (Sotāpattiphalacitta).
- Nhất-lai Thánh-quả-tâm (Sakadāgāmiphalacitta).
- Bất-lai Thánh-quả-tâm (Anāgāmiphalacitta).
- A-ra-hán Thánh-quả-tâm (Arahattaphalacitta).
Ariyapuggala: Bậc Thánh-nhân có 4 bậc:
-Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).
- Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī).
- Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī).
- Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).
* Ba pháp-hành: Pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ thuộc về tam-giới, hành-giả cần phải thực-hành theo tuần tự trước sau, bởi vì pháp-hành giới làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ; pháp-hành thiền-định làm nơi nương nhờ cho pháp-hành thiền-tuệ.
Thật vậy, trong bộ Visuddhimagga (Thanh-Tịnh-Đạo) giảng giải 7 pháp visuddhi (thanh-tịnh) theo tuần tự từ tam-giới cho đến siêu-tam-giới như sau:
1- Sīlavisuddhi: Giới-thanh-tịnh thuộc về pháp-hành giới thanh-tịnh.
Hành-giả có tác-ý (cetanā) trong đại-thiện-tâm thực-hành giới, tránh xa 3 thân-hành-ác, 4 khẩu-hành-ác, giữ gìn giới của mình cho được hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh không bị tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nương nhờ nơi giới của mình, để làm nền tảng, làm nhân-duyên nương nhờ phát sinh pháp-hành thiền-định thanh-tịnh.
2- Cittavisuddhi: Định-thanh-tịnh thuộc về pháp-hành thiền-định thanh-tịnh.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm không bị tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nương nhờ nơi thiền-định, để làm nền tảng, làm nhân-duyên nương nhờ phát sinh 5 loại pháp-hành thiền-tuệ thanh-tịnh.
3- Diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến thiền-tuệ thanh-tịnh thuộc về pháp-hành thiền-tuệ thanh-tịnh thứ nhất.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thứ nhất phát sinh gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), đều là pháp-vô-ngã, nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được tà-kiến theo chấp ngã (attānudiṭṭhi), nên hành-giả đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 3 gọi là diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến thiền-tuệ-thanh-tịnh thuộc về pháp-hành thiền-tuệ thanh-tịnh thứ nhất của pháp-hành thiền-tuệ.
4- Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Thoát-ly hoài-nghi-thanh-tịnh.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thứ nhì phát sinh gọi là nāmarūpapaccayapariggaha-ñāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình với paccakkhañāṇa: Trí-tuệ trực tiếp thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình (ajjhatta) như thế nào, và với anumānañāṇa: Trí-tuệ gián tiếp thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên ngoài mình (bahiddhā) của người khác, của chúng-sinh khác, thậm chí tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong quá-khứ, hiện-tại, vị-lai cũng như thế ấy.
Khi hành-giả có trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccaya-parigggahañāṇa này diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được tâm hoài-nghi (vicikicchā) về sự-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, nên hành-giả đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 4 gọi là kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Thoát-ly hoài-nghi-thanh-tịnh thuộc về pháp-hành thiền-tuệ thanh-tịnh thứ nhì của pháp-hành thiền-tuệ.
5- Maggāmaggañāṇadassanavisuddhi: Đạo-phi-đạo tri-kiến-thanh-tịnh:
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 phát sinh gọi là udayabbayānupassanā-ñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp ngay hiện-tại, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, nên diệt được 3 pháp-đảo-điên là tưởng-đảo-điên, tâm-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên sai lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
Hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ sáng suốt nhận thức, phân biệt rõ rằng:“10 loại pháp bẩn của trí-tuệ thiền-tuệ (vipassanupakkilesa) là phi-đạo không dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế. Và trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, đó là chánh-đạo dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, nên hành-giả đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 5 gọi là maggāmaggañāṇadassanavisuddhi: Đạo-phi-đạo tri-kiến-thanh-tịnh thuộc về pháp-hành thiền-tuệ thanh-tịnh thứ 3 của pháp-hành thiền-tuệ.
6- Paṭipadāñāṇadassanavisuddhi: Pháp-hành tri-kiến-thanh-tịnh:
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có 9 loại trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự từ trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 saccānulomikañāṇa như sau:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, sau khi đã thoát khỏi 10 pháp bẩn của trí-tuệ thiền-tuệ (vipassanu-pakkilesa), để tiến triển lên trí-tuệ thiền-tuệ bậc cao.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đặc biệt sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại thật đáng kinh sợ.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại đầy tội chướng.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại thật đáng nhàm chán.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại thật đáng nhàm chán, nên chỉ muốn giải thoát khổ mà thôi.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, một cách rõ ràng, để lựa chọn con đường giải thoát khổ của sắc-pháp, của danh-pháp.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại là pháp-vô-ngã, nên trí-tuệ thiền-tuệ đặt trung-dung giữa sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái vô-ngã làm đối-tượng, không có tham-tâm muốn sắc-pháp, danh-pháp, cũng không có tâm chán ghét sắc-pháp, danh-pháp, rồi lựa chọn 1 trong 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã dẫn đến giải thoát khổ của sắc-pháp, của danh-pháp.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thuận dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước, và thuận dòng theo 37 pháp chứng đắc Thánh-đạo phần sau, để dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Theo tuần tự trải qua 9 loại trí-tuệ thiền-tuệ này, nên hành-giả đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 6 gọi là paṭipadā-ñāṇadassanavisuddhi: Pháp-hành tri-kiến thanh-tịnh thuộc về pháp-hành thiền-tuệ thanh-tịnh thứ 4 của pháp-hành thiền-tuệ.
7- Ñāṇadassanavisuddhi: Tri-kiến thanh-tịnh
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 phát sinh gọi là Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với 4 Thánh-đạo tâm:
Thánh-đạo-tuệ có 4 bậc:
1- Sotāpattimaggañāṇa: Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ.
2- Sakadāgāmimaggañāna: Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ.
3- Anāgāmimaggañāṇa: Bất-lai Thánh-đạo-tuệ.
4-Arahattamaggañāṇa: A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ.
Hành-giả chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ này, nên bậc Thánh-nhân đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 7 cuối cùng gọi là ñāṇadassanavisuddhi: Tri-kiến thanh-tịnh thuộc về pháp-hành thiền-tuệ thanh-tịnh thứ 5 của pháp-hành thiền-tuệ.
Phương-pháp thực-hành pháp-hành thiền-tuệ
Trong bộ Paṭisambhidāmaggapāḷi, phần Yuganaddha-kathā có 3 phương pháp thực-hành để chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn được tóm lược như sau:
1- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định trước, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ sau, dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
2- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ trước, dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, thực-hành pháp-hành thiền-định sau.
3- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định và pháp-hành thiền-tuệ cả 2 đi đôi với nhau, dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn..
Trong bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đó là 8 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, thuộc về 9 pháp siêu-tam-giới.
Bát chánh đó là 8 tâm-sở:
- Chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở.
- Chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở.
- Chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở.
- Chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở.
- Chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở.
- Chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở.
- Chánh-niệm đó là niệm tâm-sở.
- Chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở.
Trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có 36 tâm-sở đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đối-tượng Niết-bàn với tâm, đồng nơi sinh với tâm.
Trong 36 tâm-sở ấy có 8 tâm-sở gọi là bát-chánh-đạo cùng với 28 tâm-sở khác đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Bát-chánh-đạo trong 4 Thánh-đạo-tâm thuộc về pháp siêu-tam-giới này gồm có phần giới, phần thiền-định, phần thiền-tuệ được phân chia như sau:
- Chánh-kiến, chánh-tư-duy, 2 chánh này thuộc về phần thiền-tuệ của bát-chánh-đạo trong 4 Thánh-đạo-tâm.
- Chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, 3 chánh này thuộc về phần giới của bát-chánh-đạo trong 4 Thánh-đạo-tâm.
- Chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, 3 chánh này thuộc về phần thiền-định của bát-chánh-đạo trong 4 Thánh-đạo-tâm.
Như vậy, phần thiền-tuệ, phần giới, phần thiền-định của bát-chánh-đạo đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm thuộc về siêu-tam-giới.
Trong bát-chánh-đạo là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định. Sở dĩ đặt chánh-kiến trước tiên là vì chánh-kiến đóng vai trò chính yếu trong sự chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Chánh-kiến hỗ trợ cho chánh-tư-duy; chánh-tư-duy hỗ trợ cho chánh-ngữ; chánh-ngữ hỗ trợ cho chánh-nghiệp; chánh-nghiệp hỗ trợ cho chánh-mạng; chánh-mạng hỗ trợ cho chánh-tinh-tấn; chánh-tinh-tấn hỗ trợ cho chánh-niệm; chánh-niệm hỗ trợ cho chánh-định.
Cũng như vậy, bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định gồm có phần thiền-tuệ, phần giới, phần thiền-định đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, đồng thời cùng một lúc không trước không sau thuộc về pháp-thành Phật-giáo (paṭivedhadhamma).
Tuy nhiên trong bát-chánh-đạo có 3 chánh là chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng đó là 3 tâm-sở: Chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở nếu đồng sinh với đại-thiện-tâm thì thuộc loại aniyatayogī-cetasika: Bất-định tâm-sở không chắc chắn, khi thì đồng sinh, khi thì không đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, và 3 tâm-sở này còn thuộc loại nānākadācicetasika: Bất-định tâm-sở riêng rẽ đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, bởi vì mỗi tâm-sở này có mỗi đối-tượng khác nhau.
Nhưng nếu 3 tâm-sở: Chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với siêu-tam-giới-tâm thì thuộc loại niyata ekatocetasika: Cố-định tâm-sở chắc chắn đồng sinh với nhau trong 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm cùng có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Cho nên, bát-chánh-đạo gồm đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, không có ngoài Phật-giáo.
Pháp-hành thiền-tuệ gồm có 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ được chia ra làm 2 loại:
- Trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā).
- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokuttaravipassanā).
1-Trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới có 14 loại trí-tuệ.
Trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā) gồm có 14 loại trí-tuệ thiền-tuệ đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, kể từ trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpapariccheda-ñāṇa theo tuần tự cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhuñāṇa và trí-tuệ thứ 16 gọi là paccavekkhaṇa-ñāṇa cuối cùng.
2- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới có 2 loại trí-tuệ.
Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokuttaravipassanā) gồm có 2 loại trí-tuệ là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là maggañāṇa và trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là phalañāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là magga-ñāṇa: Thánh-đạo-tuệ đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là phala-ñāṇa: Thánh-quả-tuệ đồng sinh với 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn gọi là 9 siêu-tam-giới-pháp (lokuttaradhamma).
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, là hành-giả như thế nào?
* Hành-giả nào phải là người tam-nhân (tihetuka-puggala) có đủ 3 thiện-nhân là vô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ) từ khi tái-sinh, đã từng thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ từ vô số kiếp quá-khứ đã được tích lũy ở trong tâm từ kiếp này đến kiếp kia trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài cho đến kiếp hiện-tại.
Hành-giả ấy là người có giới hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, hiểu biết rõ đối-tượng thiền-tuệ là tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Khi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả luôn luôn có yonisomanasikāra hỗ trợ cho chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác, thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo (majjhimāpaṭipadā), có khả năng làm cho trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā) cho đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokuttaravipassanā), gồm có 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ từ bậc thấp đến bậc cao như sau:
16 Loại Trí-Tuệ Thiền-Tuệ
1- Trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận[4] ngay mỗi đối-tượng thân hoặc thọ hoặc tâm hoặc pháp hoặc sắc-pháp hoặc danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác[5] thấy rõ, biết rõ, phân biết rõ thật-tánh của mỗi đối-tượng sắc-pháp hoặc mỗi đối-tượng danh-pháp ấy đều là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, không phải chúng-sinh, không phải vật này vật kia, v.v… mà chỉ là sắc-pháp, danh-pháp mà thôi.
Trí-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ đúng thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp như vậy là trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp ấy là pháp-vô-ngã, thuộc về chân-nghĩa-pháp. Nāmarūpaparicchedañāṇa gồm có 4 từ nāma, rūpa, pariccheda, ñāṇa:
- Nāma: Danh-pháp đó là tâm với tâm-sở là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ chỉ có 81 tam-giới-tâm (trừ 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm) và 52 tâm-sở.
- rūpa: Sắc-pháp là đối-tượng thiền-tuệ chỉ có 18 sắc-pháp thật rõ ràng (nipphannarūpa) mà thôi (trừ 10 sắc-pháp không rõ ràng (anipphannarūpa).
- pariccheda: Phân biệt rõ.
- ñāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ.
Nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp ấy là pháp-vô-ngã, thuộc về chân-nghĩa-pháp.
Trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa này không chỉ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ đối-tượng đúng theo thật-tánh của mỗi sắc-pháp hoặc mỗi danh-pháp ấy mà còn thấy rõ, biết rõ chủ-thể đúng theo thật-tánh của danh-pháp (tâm) biết đối-tượng mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, bởi vì đối-tượng và chủ thể liên quan với nhau đều là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải người nam, phải người nữ, không phải chúng-sinh nào cả, v.v… mà chỉ là thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp mà thôi.
Trước đây, sự thật thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp bị màn vô-minh (avijjā) che phủ, nên không thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp ấy, lại còn tà-kiến theo chấp ngã (attānudiṭṭhi) thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp cho là ta, ngã, người, người nam, người nữ, chúng-sinh, vật này, vật kia, v.v…
Nay, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp hiện-tại, thực-hành đúng theo pháp-hành thiền-tuệ nên trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa phát sinh thấy rõ, biết rõ phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma):
- Danh-pháp chỉ là danh-pháp.
- Sắc-pháp chỉ là sắc-pháp.
- Danh-pháp là một, sắc-pháp là một.
- Trong danh-pháp không có sắc-pháp.
- Trong sắc-pháp không có danh-pháp.
- Khi trí-tuệ thấy sắc-pháp nào thì cũng biết đến danh-pháp biết sắc-pháp ấy, bởi vì liên quan với nhau.
- Khi trí-tuệ thấy danh-pháp nào thì cũng biết đến sắc-pháp nơi phát sinh danh-pháp ấy, bởi vì liên quan với nhau.
- Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã, không phải ngã (ta), không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, không phải chúng-sinh nào cả, cũng không phải vật này, vật kia, v.v… mà chỉ là sắc-pháp, danh-pháp mà thôi.
Khi ấy, diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được tà-kiến theo chấp ngã (attānudiṭṭhi) hoặc tà-kiến chấp thủ nơi ngũ-uẩn (sakkāyadiṭṭhi) cả trong đối-tượng lẫn chủ thể, nên gọi là chánh-kiến thiền-tuệ (vipassanāsammādiṭṭhi), đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 3 gọi là diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến thanh-tịnh là pháp-thanh-tịnh thứ nhất trong pháp-hành thiền-tuệ.
Ví dụ: Trước đó, ông A đi đường vào ban đêm có ánh sáng trăng lờ mờ, thấy sợi dây ngoằn ngoèo giống như con rắn nằm giữa đường, ông thấy sai tưởng lầm nơi sợi dây ngoằn ngoèo kia cho là con rắn độc, ông phát sinh tâm sợ hãi, nên tránh xa con rắn độc ấy mà đi.
Sau đó, ông A gặp được bậc thiện-trí giảng dạy cho ông biết sự thật đó là sơi dây không phải là con rắn độc như ông đã thấy sai, tưởng lầm. Bậc thiện trí trao cho ông một cây đèn, dẫn ông trở lại chỗ sợi dây ngoằn ngoèo ấy. Ông A rọi đèn chiếu sáng đến sợi dây ngoằn ngoèo ấy, tận mắt thấy rõ đúng sự thật là sợi dây ngoằn ngoèo này chỉ là sợi dây ngoằn ngoèo mà thôi, không phải là con rắn độc như trước đó ông đã thấy sai, tưởng lầm, nên tâm của ông trở lại tự nhiên, không còn sợ hãi như trước nữa.
-Sợi dây ám chỉ đến sắc-pháp, danh-pháp.
-Thấy sai, tưởng lầm nơi sợi dây cho là con rắn độc, nghĩa là thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là ngã, ta, người, người nam, người nữ, chúng-sinh, vật này, vật kia, v.v…
- Rọi đèn chiếu sáng, tận mắt thấy rõ sợi dây chỉ là sợi dây mà thôi, nghĩa là trí-tuệ thứ nhất phát sinh thấy rõ, biết rõ cả đối-tượng lẫn chủ thể liên quan với nhau đúng theo thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp đều là pháp-vô-ngã, không phải ngã (ta), không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, không phải chúng-sinh nào cả, cũng không phải vật này, vật kia, v.v... chỉ là sắc-pháp, danh-pháp mà thôi.
Attānudiṭṭhi: Tà-kiến theo chấp-ngã
- Đối với hạng phàm nhân không gần gũi thân cận với bậc thiện-trí, không có cơ hội học hỏi, nghiên cứu về môn Vi-diệu-pháp yếu-nghĩa (Abhidhammatthasaṅgaha), nên có tà-kiến theo chấp ngã (attānudiṭṭhi) hoặc tà-kiến chấp thủ nơi ngũ-uẩn (sakkāyadiṭṭhi), thấy sai chấp lầm nơi danh-pháp, nơi sắc-pháp cho là ta như sau:
- Khi nhãn-thức-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi nhãn-thức-tâm cho là ta thấy.
- Khi nhĩ-thức-tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi nhĩ-thức-tâm cho là ta nghe.
- Khi tỷ-thức-tâm làm phận sự ngửi đối-tượng hương, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi tỷ-thức-tâm cho là ta ngửi.
- Khi thiệt-thức-tâm làm phận sự nếm đối-tượng vị, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thiệt-thức-tâm cho là ta nếm.
- Khi thân-thức-tâm làm phận sự xúc giác đối-tượng xúc, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thân-thức-tâm cho là ta xúc giác.
- Khi ý-thức-tâm làm phận sự biết đối-tượng pháp, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi ý-thức-tâm cho là ta biết.
- Khi thân đi hoặc sắc-đi, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-đi cho là ta đi.
- Khi thân đứng hoặc sắc-đứng, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-đứng cho là ta đứng.
- Khi thân ngồi hoặc sắc-ngồi, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-ngồi cho là ta ngồi.
- Khi thân nằm hoặc sắc-nằm, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-nằm cho là ta nằm, v.v…
Do tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi danh-pháp, nơi sắc-pháp ấy cho là ta, người, người nam, người nữ, chúng-sinh, vật này, vật kia, v.v…” làm nhân-duyên phát sinh mọi phiền-não.
Diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến-thanh-tịnh
Đối với thiện-trí phàm-nhân thường gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, có cơ hội học hỏi, nghiên cứu về môn Vi-diệu-pháp yếu-nghĩa (Abhidham-matthasaṅgaha), học hỏi nghiên cứu, hiểu biết về tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) đều là pháp-vô-ngã (anattā), rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ thứ nhất phát sinh gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ đối-tượng đúng theo thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, và chủ thể (tâm) liên quan biết đến đối-tượng mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đúng theo thật-tánh đều là pháp-vô-ngã (anattā), không phải ta, không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, không phải chúng-sinh nào cả, cũng không phải vật này, vật kia, v.v… chỉ là sắc-pháp, danh-pháp mà thôi, nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được tà-kiến chấp thủ nơi ngũ-uẩn (sakkāyadiṭṭhi) cả trong đối-tượng lẫn chủ-thể liên quan với nhau, nên gọi là chánh-kiến thiền-tuệ (vipassanāsammādiṭṭhi) như sau:
- Khi nhãn-thức-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc, thì chánh-kiến thấy đúng là nhãn-thức-tâm thấy.
- Khi nhĩ-thức-tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh, thì chánh-kiến thấy đúng là nhĩ-thức-tâm nghe.
- Khi tỷ-thức-tâm làm phận sự ngửi đối-tượng hương, thì chánh-kiến thấy đúng là tỷ-thức-tâm ngửi.
- Khi thiệt-thức-tâm làm phận sự nếm đối-tượng vị, thì chánh-kiến thấy đúng là thiệt-thức-tâm nếm.
- Khi thân-thức-tâm làm phận sự xúc giác đối-tượng xúc, thì chánh-kiến thấy đúng là thân-thức-tâm xúc-giác.
- Khi ý-thức-tâm làm phận sự biết đối-tượng pháp, thì chánh-kiến thấy đúng là ý-thức-tâm biết.
- Khi thân đi hoặc sắc-đi, thì chánh-kiến thấy đúng theo thật-tánh của sắc-pháp là sắc-đi.
-Khi thân đứng hoặc sắc-đứng, thì chánh-kiến thấy đúng theo thật-tánh của sắc-pháp là sắc-đứng.
- Khi thân ngồi hoặc sắc-ngồi, thì chánh-kiến thấy đúng theo thật-tánh của sắc-pháp là sắc-ngồi.
- Khi thân nằm hoặc sắc-nằm, thì chánh-kiến thấy đúng theo thật-tánh của sắc-pháp là sắc-nằm, v.v...
Do chánh-kiến thấy đúng theo thật-tánh của danh-pháp, của sắc-pháp là:
- Danh-pháp chỉ là danh-pháp mà thôi.
- Sắc-pháp chỉ là sắc-pháp mà thôi.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp ấy là pháp-vô-ngã, nên không thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp ấy cho là ta, người, người nam, người nữ, chúng-sinh, vật này, vật kia, v.v…” làm nhân-duyên phát sinh các trí-tuệ thiền-tuệ tiếp theo.
Cho nên, trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa này thấy đúng, biết đúng theo thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đúng theo sự thật chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), nên gọi là chánh-kiến thiền-tuệ (vipassanāsammādiṭṭhi), đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 3 gọi là diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến thanh-tịnh, là pháp thanh tịnh thứ nhất của pháp-hành thiền-tuệ.
Vai trò của trí-tuệ thứ nhất
Trong 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ, trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa có vai trò tối ư thiết yếu, bởi vì trí-tuệ thứ nhất này thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp, thấy rõ, biết rõ sự-thật chân-lý của sắc-pháp, của danh-pháp trong tam-giới đều là khổ-đế.
Hành-giả có được trí-tuệ thứ nhất này như đã gặp được vị chân-sư đó là sắc-pháp, danh-pháp thật.
Từ nay, vị chân-sư sắc-pháp, danh-pháp trực tiếp chỉ dẫn cho các trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ:
- Thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp.
- Trạng thái riêng của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
- Sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp trong hiện-tại, quá-khứ, vị-lai.
- Ba trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại trong tam-giới.
- Sắc-pháp, danh-pháp tam-giới dẫn dắt phát sinh 14 loại trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới.
- Danh-pháp siêu-tam-giới đó là Niết-bàn dẫn dắt phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, thuộc về 9 siêu-tam-giới-pháp.
Như vậy, vị chân-sư sắc-pháp, danh-pháp chỉ dạy, dẫn dắt phát sinh 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới qua 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn đầu: Sắc-pháp, danh-pháp tam-giới chỉ dạy, dẫn dắt phát sinh từ trí-tuệ thứ nhất gọi là nāma-rūpaparicchedañāṇa tiếp tục theo tuần tự cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 gọi là saccānulomañāṇa có đối-tượng sắc-pháp hoặc đối-tượng danh-pháp tam-giới, gồm có 12 loại trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā) chấm dứt phận sự của đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.
- Giai đoạn cuối: Đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới làm đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhuñāṇa, liền tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là maggañāṇa có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới liền tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là phalañāṇa có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Thật vậy, chỉ có hạt muối mới cho biết được vị mặn của muối mà thôi, cũng chỉ có trái chanh mới cho biết được vị chua của chanh mà thôi.
Cũng như vậy, chỉ có sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mới cho trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp; sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp; 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới mà thôi.
Ngoài sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp ra, không có một ai có khả năng cho biết trực tiếp sự-thật thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, v.v…
Cho nên, sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp là đối-tượng thiết yếu trong pháp-hành thiền-tuệ.
Trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa có khả năng thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho các trí-tuệ thiền-tuệ tuần tự phát sinh cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 16 gọi là paccavekkhaṇañāṇa: Trí-tuệ quán triệt Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, phiền-não đã bị diệt tận được, và phiền-não còn lại chưa bị diệt tận được.
Như vậy, trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ thứ nhì phát sinh, rồi trí-tuệ thứ nhì làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ thiền-tuệ thứ ba phát sinh, tiếp tục trí-tuệ thiền-tuệ trước làm nhân-duyên cho trí-tuệ thiền-tuệ sau phát sinh, các trí-tuệ thiền-tuệ tuần tự phát sinh từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā) cho đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokuttaravipassanā).
Trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ thứ nhì gọi là nāmarūpapaccayapariggahañāṇa của pháp-hành thiền-tuệ phát sinh tiếp theo.
2- Trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa
Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa làm nền tảng, làm nhân-duyên phát sinh trí-tuệ thứ nhì gọi là nāmarūpapaccayapariggahañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
Trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa này phát sinh do nương nhờ trí-tuệ thứ nhất nāmarūpa-paricchedañāṇ làm nền tảng, làm nhân-duyên như sau:
- Trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
- Trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa phát sinh, có khả năng thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp khác nhau, tuỳ theo quan điểm của mỗi hành-giả, nhưng chắc chắn đều có kết quả giống nhau là diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) tâm hoài-nghi về sự-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình và bên ngoài mình, của người khác, chúng-sinh khác trong hiện-tại, quá-khứ, vị-lai.
Nāmarūpapaccayapariggahañāṇa gồm có 5 từ :
Nāma, rūpa, paccaya, pariggaha, ñāṇa
- Nāma: Danh-pháp.
- rūpa: Sắc-pháp.
- paccaya: Nhân-duyên-sinh của mỗi danh-pháp, mỗi sắc-pháp.
- pariggaha: Gom nhặt lại.
- ñāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh.
Nāmarūpapaccayapariggahañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp khác nhau.
Nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp
* Nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp
Số hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa phát sinh thấy rõ, biết rõ thân (sắc-pháp) bắt đầu từ khi đầu thai vào lòng mẹ (như loài người, số loài súc-sinh) do 5 nhân-duyên-sinh[6] là:
1- Avijjā: Vô-minh là không biết tứ Thánh-đế.
2- Taṇhā: Tham-ái là nhân dẫn dắt tái-sinh kiếp sau.
3- Upādāna: Chấp-thủ là cố chấp trong ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp.
4- Kamma: Nghiệp là đại-thiện-nghiệp, hoặc bất-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau.
5- Āhāra: Vật-thực là món ăn nuôi dưỡng sắc-thân.
Trong 5 nhân-duyên-sinh này, vô-minh, tham-ái, chấp-thủ, nghiệp là nhân, vật-thực là duyên hỗ trợ.
-Vô-minh, tham-ái, chấp-thủ là nhân, là nơi nương nhờ tái-sinh kiếp sau, ví như người mẹ là nơi nương nhờ để cho đứa con đầu thai, rồi sinh ra đời.
- Nghiệp đó là đại-thiện-nghiệp hoặc bất-thiện-nghiệp là nhân cho quả tái-sinh kiếp sau, ví như người cha hỗ trợ tạo nên đứa con, các con súc vật.
Thân này (sắc-pháp) chỉ phát sinh do 5 nhân-duyên-sinh này mà thôi. Ngoài 5 nhân-duyên-sinh này ra, chắc chắn không có một ai có khả năng tạo nên sắc-thân này được.
Cho nên, trí-tuệ thứ nhì này có khả năng diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) tâm hoài-nghi, bởi vì thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
* Nhân-duyên phát sinh mỗi danh-pháp
- Đối-tượng sắc (hình dạng) tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc (mắt), khi hội đủ 2 nhân-duyên ấy, thì nhãn-thức-tâm phát sinh làm phận sự thấy đối-tượng sắc.
Theo bộ Vi-Diệu-Pháp-Yếu-Nghĩa, 2 nhãn-thức-tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
1- Nhãn-tịnh-sắc (mắt) tốt (không bị bệnh mù).
2- Đối-tượng sắc rõ ràng tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc.
3- Ánh sáng đủ thấy được.
4-Ngũ-môn hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc.
Khi hội đủ 4 nhân-duyên ấy thì 2 nhãn-thức-tâm phát sinh làm phận sự thấy đối-tượng sắc.
- Đối-tượng thanh (âm thanh) tiếp xúc với nhĩ-tịnh-sắc (tai), khi hội đủ 2 nhân-duyên ấy, thì nhĩ-thức-tâm phát sinh làm phận sự nghe đối-tượng thanh.
Theo bộ Vi-Diệu-Pháp-Yếu-Nghĩa, 2 nhĩ-thức-tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
1- Nhĩ-tịnh-sắc (tai) tốt (không bị bệnh điếc).
2- Đối-tượng thanh rõ ràng tiếp xúc với nhĩ-tịnh-sắc.
3- Không gian không bị vật cản bao kín.
4-Ngũ-môn hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng thanh.
Khi hội đủ 4 nhân-duyên ấy, thì 2 nhĩ-thức-tâm phát sinh làm phận sự nghe đối-tượng thanh (âm thanh).
- Đối-tượng hương (các mùi) tiếp xúc với tỷ-tịnh-sắc (mũi), khi hội đủ 2 nhân-duyên ấy, thì tỷ-thức-tâm phát sinh làm phận sự ngửi đối-tượng hương.
Theo bộ Vi-Diệu-Pháp-Yếu-Nghĩa, 2 tỷ-thức-tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
1- Tỷ-tịnh-sắc (lỗ mũi) tốt (không bị bệnh).
2- Đối-tượng hương rõ ràng tiếp xúc với tỷ-tịnh-sắc.
3- Chất gió đưa mùi hương đến lỗ mũi.
4-Ngũ-môn hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng hương.
Khi hội đủ 4 nhân-duyên ấy, thì 2 tỷ-thức-tâm phát sinh làm phận sự ngửi đối-tượng hương (các mùi).
- Đối-tượng vị (các vị) tiếp xúc với thiệt-tịnh-sắc (lưỡi) khi hội đủ 2 nhân-duyên ấy, thì thiệt-thức-tâm phát sinh làm phận sự nếm đối-tượng vị.
Theo bộ Vi-Diệu-Pháp-Yếu-Nghĩa, 2 thiệt-thức-tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
1- Thiệt-tịnh-sắc (lưỡi) tốt (không bị bệnh).
2- Đối-tượng vị rõ ràng tiếp xúc với thiệt-tịnh-sắc.
3- Chất nước miếng.
4- Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng vị.
Khi hội đủ 4 nhân-duyên ấy thì 2 thiệt-thức-tâm phát sinh làm phận sự nếm đối-tượng vị (các vị).
- Đối-tượng xúc (cứng, mềm, nóng, lạnh, …) tiếp xúc với thân-tịnh-sắc (thân), khi hội đủ 2 nhân-duyên ấy, thì thân-thức-tâm phát sinh làm phận sự xúc giác đối-tượng xúc.
Theo bộ Vi-Diệu-Pháp-Yếu-Nghĩa, 2 thân-thức-tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
1- Thân-tịnh-sắc (thân) tốt (không bị bệnh bại liệt).
2- Đối-tượng xúc rõ ràng tiếp xúc với thân-tịnh-sắc.
3- Chất đất cứng, mềm.
4-Ngũ-môn hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng xúc.
Khi hội đủ 4 nhân-duyên ấy thì 2 thân-thức-tâm phát sinh làm phận sự xúc giác đối-tượng xúc (cứng, mềm, nóng, lạnh).
- Đối-tượng pháp[7] tiếp xúc với hadayavatthurūpa; sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm, khi ý-thức-tâm nào hội đủ nhân-duyên, thì ý-thức-tâm ấy phát sinh làm phận sự biết đối-tượng pháp ấy.
Theo bộ Vi-Diệu-Pháp-Yếu-Nghĩa, 75 ý-thức-tâm[8] phát sinh do hội đủ 3 nhân-duyên:
1- Hadayavatthurūpa: Sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm.
2- Đối-tượng pháp ấy tiếp xúc với hadayavatthurūpa. 3-Ý-môn hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng pháp ấy.
Khi hội đủ 3 nhân-duyên của ý-thức-tâm nào thì ý-thức tâm ấy phát sinh làm phận sự biết đối-tượng pháp ấy.
Mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp phát sinh đều do nhân-duyên, nên mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã, không do một ai có khả năng tạo ra một sắc-pháp nào, một danh-pháp nào được cả.
Cho nên, trí-tuệ thứ nhì này có khả năng diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) tâm hoài-nghi trong mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp, bởi vì trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
* Sắc-pháp có 4 nhân-duyên
Số hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa phát sinh thấy rõ, biết rõ mỗi sắc-pháp phát sinh do 4 nhân-duyên là:
1- Kamma: Nghiệp làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là 25 nghiệp, ngoại trừ 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp và 4 siêu-tam-giới thiện-nghiệp.
Nghiệp làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là kammajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do nghiệp này trong thân của chúng-sinh suốt mỗi sát-na-tâm (khaṇacitta) kể từ khi tái sinh v.v…
2- Citta: Tâm làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là 75 tâm, (trừ 4 vô-sắc-giới quả-tâm).
Tâm làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là cittajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do tâm trong thân của chúng-sinh suốt mỗi sát-na-sinh (uppādakkhaṇa) của tâm kể từ hộ-kiếp-tâm đầu tiên sau tái-sinh-tâm, v.v…
3- Utu: Thời tiết làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là sự lạnh, sự nóng bên trong và bên ngoài thân.
Thời tiết nóng, lạnh làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, gọi là utujarūpa: Sắc-pháp phát sinh do nóng hoặc lạnh trong thân của chúng-sinh suốt mỗi sát-na-trụ (ṭhitikhaṇa) của tâm kể từ tái-sinh-tâm, v.v…
4- Āhāra: Vật-thực làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là chất bổ trong các món vật-thực đã dùng vào trong sắc-thân của chúng-sinh.
Vật thực làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, gọi là āhārajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do vật-thực trong sắc-thân của chúng-sinh suốt mỗi sát-na-tâm, …
Sắc-pháp phát sinh do tâm
Tứ-oai-nghi là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
* Nhân-duyên phát sinh oai-nghi đi
Oai-nghi đi phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:
- Tâm nghĩ “đi”.
- Do tâm nghĩ đi, nên làm cho phát sinh chất gió.
-Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân chuyển động.
-Toàn thân di chuyển bước đi mỗi tư thế đi, dáng đi do năng lực của chất gió phát sinh do tâm ấy.
Vì vậy, gọi là “thân đi” hoặc “sắc-đi” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
* Nhân-duyên phát sinh oai-nghi đứng
Oai-nghi đứng phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:
- Tâm nghĩ “đứng”.
- Do tâm nghĩ đứng, nên làm cho phát sinh chất gió.
-Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
-Toàn thân từ chân đến đầu đứng yên theo mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng do năng lực của chất gió phát sinh do tâm ấy.
Vì vậy, gọi là “thân đứng” hoặc “sắc-đứng” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
* Nhân-duyên phát sinh oai-nghi ngồi
Oai-nghi ngồi phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:
- Tâm nghĩ “ngồi”.
- Do tâm nghĩ ngồi, nên làm cho phát sinh chất gió.
-Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
-Toàn thân, thân phần trên ngồi yên, thân phần dưới co theo mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi do năng lực của chất gió phát sinh do tâm ấy.
Vì vậy, gọi là“thân ngồi” hoặc“sắc-ngồi” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
* Nhân-duyên phát sinh oai-nghi nằm
Oai-nghi nằm phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:
- Tâm nghĩ “nằm”.
- Do tâm nghĩ nằm nên làm cho phát sinh chất gió.
-Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
-Toàn thân nằm trên mặt phẳng theo mỗi tư thế nằm, mỗi dáng nằm do năng lực của chất gió phát sinh do tâm ấy.
Vì vậy, gọi là “thân nằm” hoặc “sắc-nằm” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
Các oai-nghi phụ quay bên phải, quay bên trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v… đều là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
Đức-Phật ví: “Sắc-thân” ví như “chiếc xe”,
“tâm” ví như “người lái xe”.
Thật vậy, sắc-thân này gồm có 27 sắc-pháp hoàn toàn không biết 6 đối-tượng, chỉ có thể tiếp nhận được 6 đối-tượng làm duyên để cho tâm phát sinh mà thôi.
Chiếc xe gồm có các bộ phận ráp lại với nhau không thể chạy mau, chạy chậm, rẽ phải, rẽ trái, ngừng lại, v.v… Sở dĩ chiếc xe có thể chạy mau, chạy chậm, rẽ phải, rẽ trái, ngừng lại, v.v… là do người lái xe điều khiển.
Sở dĩ sắc-thân này có thể đi, đứng, ngồi, nằm, quay bên phải, quay bên trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v… là do tâm điều khiển.
Nếu trường hợp thiếu một nhân-duyên nào thì sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm,… không thể phát sinh được.
Ví dụ: Một người bị bệnh tê liệt, dù tâm của họ muốn đi, đứng, ngồi, nằm, v.v… như người bình thường cũng không thể được, bởi vì chất gió (vāyodhātu) trong thân thể của họ không đủ năng lực làm cử động toàn thân với chất đất (pathavīdhātu) và chất nước (āpodhātu) nặng nề trong thân thể của họ được.
Trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa làm nền tảng với paccakkhañāṇa: Trí-tuệ trực tiếp thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại bên trong của mình (ajjhatta) như thế nào, và với anumānañāṇa: Trí-tuệ gián tiếp biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên ngoài mình (bahiddhā), của người khác, chúng-sinh khác cũng như thế ấy.
Hơn nữa trí-tuệ thứ nhì này còn có khả năng thấy rõ, biết rõ mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp trong hiện-tại phát sinh do nhân-duyên như thế nào, thì mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp trong quá-khứ, trong vị-lai cũng phát sinh do nhân-duyên như thế ấy.
Cho nên, trí-tuệ thứ nhì này có khả năng diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) tâm hoài-nghi, bởi vì thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
Trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp trong hiện-tại như thế này làm nền tảng, với anumānañāṇa: Trí-tuệ gián tiếp biết rõ rằng: “Dù mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp trong thời quá-khứ, trong thời vị-lai cũng do nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp,
mỗi danh-pháp cũng như thế ấy” nên diệt được 16 điều hoài-nghi[9] như sau:
* Diệt 5 điều hoài-nghi trong thời quá-khứ
1- Trong quá-khứ ta đã có hay không?
2- Trong quá-khứ ta đã không có phải không?
3- Trong quá-khứ ta đã là gì?
4- Trong quá-khứ ta đã là thế nào?
5- Trong quá-khứ ta đã là thế nào, đến đây như thế này?
* Diệt 5 điều hoài-nghi trong thời vị-lai
1- Trong thời vị-lai ta sẽ có hay không?
2- Trong thời vị-lai ta sẽ không có phải không?
3- Trong thời vị-lai ta sẽ là gì?
4- Trong thời vị-lai ta sẽ là thế nào?
5- Trong thời vị-lai ta sẽ là thế nào, sau kiếp này?
* Diệt 6 điều hoài-nghi trong thời hiện-tại
1- Trong thời hiện-tại ta có hay không?
2- Trong thời hiện-tại ta không có phải không?
3- Trong thời hiện-tại ta là gì?
4-Trong thời hiện-tại ta là thế nào?
5-Ta từ đâu đến đây?
6-Rồi sau khi ta chết, sẽ đi đâu?
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thứ nhì này phát sinh thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp trong hiện-tại, nên diệt được 16 điều hoài nghi này.
Tóm lại, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ thứ nhì phát sinh, thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp với nhiều đối-tượng khác nhau, nhưng chắc chắn đều có kết quả giống nhau là trí-tuệ thứ nhì này có khả năng diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được tâm hoài-nghi về nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, hoặc thoát ly khỏi sự hoài-nghi về nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, danh-pháp trong thời hiện-tại, cả trong thời quá-khứ và trong thời vị-lai nữa.
Cho nên, trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggaha-ñāṇa này đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 4 gọi là kaṅkhā-vitaraṇavisuddhi: Trí-tuệ thoát-ly hoài-nghi thanh-tịnh, là pháp-thanh-tịnh thứ 4, cũng là pháp-thanh-tịnh thứ nhì của pháp-hành thiền-tuệ, nên diệt-từng-thời (tadaṅ-gappahāna) được tâm hoài-nghi về nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, hoặc thoát ly khỏi sự hoài-nghi về nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, danh-pháp.
Trí-tuệ thứ nhì này chưa có khả năng diệt tận được (samucchedappahāna) tâm hoài-nghi.
Trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa này đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 4 gọi là kaṅkhāvitaraṇa-visuddhi: Trí-tuệ thoát-ly hoài-nghi thanh-tịnh, cũng gọi là dhammaṭṭhitiñāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ vững vàng thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp do nhân-duyên-sinh, hoặc gọi là yathābhūtañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp đúng theo sự-thật chân-nghĩa-pháp, hoặc gọi là sammādassana: Chánh-kiến thấy đúng theo chánh-pháp.
Trí-tuệ thứ nhất māmarūpaparicchedañāṇa và trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa thuộc về nātapariññā: Trí-tuệ có khả năng thấy rõ, biết rõ trạng-thái riêng của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
Quả của 2 trí-tuệ đầu của pháp-hành thiền-tuệ
- Trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma) đều là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải chúng-sinh nào cả,… nên có chánh-kiến thiền-tuệ (vipassanāsammādiṭṭhi), đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 3 gọi là diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến thanh-tịnh, cũng là pháp-thanh-tịnh thứ nhất của pháp-hành thiền-tuệ, nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được tà-kiến (chưa diệt tận được tà-kiến).
- Trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại bên trong của mình (ajjhatta) với paccakkhañāṇa: Trí-tuệ trực-tiếp như thế nào, và với anumānañāṇa: Trí-tuệ gián-tiếp biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên ngoài mình (bahiddhā), của người khác, của chúng-sinh khác, thậm chí tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại, quá-khứ, vị-lai phát sinh cũng do nhân-duyên của chúng cũng như thế ấy.
Cho nên, trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggaha-ñāṇa này đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ tư gọi là kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Trí-tuệ thoát-ly hoài-nghi thanh-tịnh, là pháp-thanh-tịnh thứ nhì của pháp-hành thiền-tuệ, nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được hoài-nghi (chưa diệt tận được hoài-nghi).
Tiểu-nhập-lưu Cūḷasotāpanna
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thứ nhất phát sinh, đạt đến chánh-kiến thanh-tịnh, nên diệt-từng-thời được tà-kiến nơi ngũ-uẩn, tiếp theo trí-tuệ thứ nhì phát sinh, đạt đến trí-tuệ thoát-ly hoài-nghi thanh-tịnh, nên diệt-từng-thời được hoài-nghi trong mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
Như vậy, hành-giả có 2 trí-tuệ đầu (trong 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ ) của pháp-hành thiền-tuệ: Trí-tuệ thứ nhất và trí-tuệ thứ nhì đạt đến 2 pháp-thanh-tịnh có khả năng diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được tà-kiến và hoài-nghi, nên hành-giả được gọi là cūḷasotāpanna: Tiểu-nhập-lưu. Cūḷasotāpanna vẫn còn là hạng thiện-trí phàm-nhân, chưa phải là bậc Thánh Nhập-lưu, bởi vì hành-giả chưa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chưa chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả và Niết-bàn, chưa diệt tận được (samucchedappahāna) được tà-kiến và hoài-nghi.
Trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa phát sinh tiếp theo.
Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 gọi là sammasanañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp do nhân-duyên-diệt, nên thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 này phát sinh do nương nhờ trí-tuệ thứ nhất và trí-tuệ thứ nhì làm nền tảng, làm nhân-duyên như sau:
- Trí-tuệ thứ nhất thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
- Trí-tuệ thứ nhì thấy rõ, biết rõ sự sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp do nhân-duyên-sinh.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 là tổng hợp 2 loại trí-tuệ trên làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 gọi là sammasanañāṇa[10]: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp do nhân-duyên-diệt, nên đặc biệt thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
Sammasanañāṇa gồm có 2 từ: Sammasana, ñāṇa.
- Sammasana: Biết thấu suốt.
- ñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ.
- Sammasanañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thấu suốt sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thấu suốt sự diệt của các đối-tượng thiền-tuệ từng phần, mỗi phần có số pháp, mỗi pháp có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã mà mỗi trạng-thái của mỗi pháp là mỗi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
Trong Visuddhimagga, phần Sammasanañāṇa có phân loại ra 23 phần là 5 uẩn, 6 môn, 6 đối-tượng, 6 thức, v.v… gồm có 201 pháp, mỗi pháp có 11 loại thành 2211 loại, mỗi loại có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, mỗi trạng-thái-chung là mỗi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3.
Như vậy, gồm có 6633 loại trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
Ví dụ: Ngũ-uẩn có 5 uẩn, mỗi uẩn có 11 loại:
Sắc-uẩn có 11 loại là sắc-uẩn quá-khứ, vị-lai, hiện-tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc vi-tế, thấp hèn hoặc cao quý, xa hoặc gần.
Cũng như vậy, thọ-uẩn có 11 loại, tưởng-uẩn có 11 loại, hành-uẩn có 11 loại, thức-uẩn có 11 loại.
Như vậy, ngũ-uẩn gồm có 55 loại.
Phương pháp thực-hành đối-tượng thiền-tuệ ngũ-uẩn theo 11 loại
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng thiền-tuệ là ngũ-uẩn, mỗi uẩn có 11 loại, mỗi loại có sự diệt, nên có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, mỗi trạng-thái-chung là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 Sammasanañāṇa.
* Sắc-uẩn có 11 loại trạng-thái vô-thường
1- Sắc-uẩn nào trong quá-khứ, sắc-uẩn ấy đã diệt trong quá-khứ, không còn sót lại đến hiện-tại. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
2- Sắc-uẩn nào trong vị-lai, sắc-uẩn ấy sẽ diệt trong vị-lai, không còn sót lại đến sắc sau khác. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
3- Sắc-uẩn nào trong hiện-tại, sắc-uẩn ấy diệt trong hiện-tại, không còn sót lại đến vị-lai. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
4- Sắc-uẩn nào thuộc về bên trong, sắc-uẩn ấy diệt ngay bên trong, không còn sót lại đến sắc bên ngoài. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
5- Sắc-uẩn nào thuộc về bên ngoài, sắc-uẩn ấy diệt ngay bên ngoài, không còn sót lại đến sắc bên trong. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
6- Sắc-uẩn nào thuộc về loại thô, sắc-uẩn ấy diệt ngay khi sắc loại thô, không còn sót lại đến sắc loại vi-tế. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
7- Sắc-uẩn nào thuộc về loại vi-tế, sắc-uẩn ấy diệt ngay khi sắc loại vi-tế, không còn sót lại đến sắc loại thô. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
8- Sắc-uẩn nào thuộc về thấp hèn, sắc-uẩn ấy diệt ngay khi sắc loại thấp hèn, không còn sót lại đến sắc loại cao quý. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
9- Sắc-uẩn nào thuộc về cao thượng, sắc-uẩn ấy diệt ngay khi sắc loại cao quý, không còn sót lại đến sắc loại thấp hèn. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
10- Sắc-uẩn nào thuộc về loại xa, sắc-uẩn ấy diệt ngay khi sắc loại xa, không còn sót lại đến sắc loại gần. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
11- Sắc-uẩn nào thuộc về loại gần, sắc-uẩn ấy diệt ngay khi sắc loại gần, không còn sót lại đến sắc loại xa. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-thường, bởi vì diệt mất.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
* Sắc-uẩn có 11 loại trạng-thái khổ
- Sắc-uẩn nào trong quá-khứ, sắc-uẩn ấy đã diệt trong quá-khứ, không còn sót lại đến hiện-tại. Vì vậy, sắc-uẩn ấy có trạng-thái khổ, vì đáng kinh sợ.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
Cũng như vậy, sắc-uẩn có 11 loại trạng-thái khổ, vì đáng kinh sợ.
* Sắc-uẩn có 11 loại trạng-thái vô-ngã
- Sắc-uẩn nào trong quá-khứ, sắc-uẩn ấy đã diệt trong quá-khứ, không còn sót lại đến hiện-tại. Vì vậy sắc-uẩn ấy có trạng-thái vô-ngã, vì vô dụng.
Đó là 1 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
Cũng như vậy, sắc-uẩn có 11 loại trạng-thái vô-ngã, vì vô dụng.
Như vậy, sắc-uẩn có 11 loại, mỗi loại có 3 trạng-thái-chung gồm có tất cả là 33 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
- Thọ-uẩn có 11 loại cũng có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, gồm có tất cả là 33 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
- Tưởng-uẩn có 11 loại cũng có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, gồm có tất cả là 33 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
- Hành-uẩn có 11 loại cũng có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, gồm có tất cả là 33 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
- Thức-uẩn có 11 loại cũng có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, gồm có tất cả là 33 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
Như vậy, 5 uẩn gồm có 165 trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
Phương pháp thực-hành đối-tượng thiền-tuệ ngũ-uẩn ngũ-uẩn theo 40 trạng-thái
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng thiền-tuệ là ngũ-uẩn có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Nếu khai triển 3 trạng-thái-chung thì có 40 trạng-thái chi-tiết, để cho trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa được vững chắc.
- Trạng-thái vô-thường có 10 trạng-thái chi-tiết.
- Trạng-thái khổ có 25 trạng-thái chi-tiết.
- Trạng-thái vô-ngã có 5 trạng-thái chi-tiết. Gồm có 40 trạng-thái chi-tiết[11].
* Aniccalakkhaṇa: Trạng-thái vô-thường có 10 trạng-thái chi-tiết là đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa, mà hành-giả thực-hành như sau:
1- Aniccato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái vô-thường, vì mỗi uẩn không tồn tại lâu.
2- Palokato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái tiêu hoại, vì mỗi uẩn bị hoại do bệnh hoạn, già, chết.
3- Calato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái biến đổi, vì mỗi uẩn bị biến đổi do bệnh, già, chết.
4- Pabhaṅguto: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái tan rã, vì mỗi uẩn bị tan rã do nguyên nhân bên ngoài và trạng-thái bên trong ngũ-uẩn.
5- Addhuvato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái không bền vững, vì mỗi uẩn không vững chắc.
6- Vipariṇāmadhammato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái biến đổi là thường, vì thường bị biến đổi do sự già, sự chết.
7- Asārakato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái vô dụng, không cốt lõi, vì yếu, dễ mục nát như gỗ mục.
8- Vibhavato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái bị suy, vì không phát triển được.
9- Saṅkhatato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái bị cấu tạo, vì do nhân-duyên tạo nên.
10- Maraṇadhammato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái huỷ diệt, chết là thường, vì có sự chết là thường.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, hiện rõ trạng-thái vô-thường với 10 trạng-thái vô-thường chi-tiết tuỳ theo khả năng của mỗi hành-giả.
* Dukkhalakkhaṇa: Trạng-thái khổ có 25 trạng-thái chi-tiết là đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasana-ñāṇa, mà hành-giả thực-hành như sau:
1- Dukkhato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ khó chịu, vì sinh rồi diệt liên tục luôn luôn hành hạ, ngũ-uẩn là nơi phát sinh mọi sự khổ.
2- Rogato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ như bệnh tật, vì luôn luôn phải chăm sóc như người bệnh, là nơi phát sinh các thứ bệnh.
3- Gaṇḍato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ như ung nhọt, vì thường chảy ra những đồ dơ bẩn, nơi phát sinh mọi phiền-não, có sự lão, bệnh, tử.
4- Sallato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ như mũi tên độc, vì làm cho đau đớn do mọi phiền-não đâm bên trong, khó nhổ bỏ ra được.
5- Aghato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái bất hạnh, vì đem lại sự suy thoái.
6- Ābādhato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái bệnh hoạn, ốm đau, vì không được khỏe, và nguyên nhân phát sinh mọi bệnh tật.
7- Ītito: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái suy đồi, vì đem lại những điều thiệt hại lớn.
8- Upaddavato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ tai nạn, vì đem lại những điều bất lợi, và là nơi xảy ra mọi tai họa.
9- Bhayato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ đáng kinh sợ, vì là nơi phát sinh mọi điều đáng sợ làm cho khổ tâm lo sợ.
10- Upasaggato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ cản trở, vì có những điều trở ngại cản trở.
11- Atāṇato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ không có nơi bảo hộ, vì không bảo hộ được.
12- Aleṇato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ không có nơi ẩn náu, vì không có nơi an toàn.
13- Asaraṇato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ không nơi nương nhờ, vì không có nơi an toàn.
14- Ādīnavato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ nhiều tội chướng, vì khổ trong kiếp tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
15- Aghamūlato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái nguồn gốc của khổ đau, vì là nguồn gốc của mọi sự tội lỗi.
16- Vadhakato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ như kẻ sát hại, vì người sát hại là người mình tin cậy như người bạn thân.
17- Sāsavato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái có phiền-não trầm luân, vì là con đường đi đến khổ trầm luân.
18- Mārāmisato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ là mồi của Māra, vì là mồi của tử thần và phiền-não.
19- Jātidhammato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ sinh là thường, vì có sự tái-sinh kiếp sau là thường.
20- Jarādhammato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ già là thường, vì có sự già là thường.
21- Byādhidhammato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ bệnh là thường, vì có bệnh là thường.
22- Sokadhammato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ sầu não là thường, vì có sầu não là thường.
23- Paridevadhammato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ than khóc là thường, vì có sự than khóc là thường.
24- Upāyāsadhammato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái nỗi thống khổ cùng cực, vì có nỗi thống khổ cùng cực là thường.
25- Saṃkilesikadhammato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, có trạng-thái khổ do phiền-não làm ô nhiễm, vì tham ái làm ô nhiễm là thường.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, nên hiện rõ trạng-thái khổ với 25 trạng-thái khổ chi tiết tuỳ theo khả năng của mỗi hành-giả.
* Anattalakkhaṇa: Trạng-thái vô-ngã có 5 trạng-thái chi-tiết là đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 samma-sanañāṇa, mà hành-giả thực-hành như sau:
1- Anattato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, nên có trạng-thái vô-ngã, không phải ta, bởi vì không có ai làm chủ.
2- Parato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, nên có trạng-thái khác lạ, bởi vì không có quyền lực điều hành được.
3- Rittato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, nên có trạng-thái trống không, bởi vì không có thường, lạc, ngã, tịnh như thấy sai, chấp lầm.
4- Tucchato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, nên có trạng-thái rỗng không, bởi vì không có cốt lõi.
5- Suññato: Hành-giả thực-hành có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, nên có trạng-thái hoàn toàn không, bởi vì không phải ta, không phải của ta, không có ai làm chủ, không chiều theo ý muốn của ai.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của ngũ-uẩn, nên hiện rõ trạng-thái vô-ngã với 5 trạng-thái vô-ngã chi tiết tuỳ theo khả năng của mỗi hành-giả.
Sắc-pháp phát sinh do 4 nhân-duyên
Sắc-pháp phát sinh do 4 nhân-duyên là nghiệp (kamma), tâm (citta), thời tiết (utu), vật thực (āhāra).
- Sắc-pháp phát sinh do nghiệp gọi là kammajarūpa.
- Sắc-pháp phát sinh do tâm gọi là cittajarūpa.
- Sắc-pháp phát sinh do thời tiết gọi là utujarūpa.
- Sắc-pháp phát sinh do vật thực gọi là āhārajarūpa.
Theo bộ Vi-Diệu-Pháp Yếu-Nghĩa giảng giải trong phần Rūpasamuṭṭhānanaya: Pháp làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp có 4 pháp như sau:
1- Kamma: Nghiệp chỉ có 25 nghiệp đã tạo trong kiếp quá-khứ hoặc kiếp hiện-tại đó là 12 bất-thiện-nghiệp, 8 dục-giới-đại-thiện-nghiệp, 5 sắc-giới-thiện-nghiệp làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là kammajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do nghiệp.
Ngoài 25 nghiệp ấy ra, còn lại 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp và siêu-tam-giới thiện-nghiệp không làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp.
Kammajarūpa: Sắc phát sinh do nghiệp có 18 sắc-pháp là:
- Pasādarūpa: 5 tịnh-sắc: Nhãn-tịnh-sắc, nhĩ-tịnh-sắc, tỷ-tịnh-sắc, thiệt-tịnh-sắc, thân-tịnh-sắc.
- Bhavarūpa: 2 sắc-tính: Sắc-nam-tính, sắc-nữ-tính.
- Hadayarūpa: 1 sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm.
- Jīvitarūpa: 1 sắc-mạng-chủ.
- Avinibbhogarūpa: 8 sắc-pháp bất-phân-tách (đất, nước, lửa, gió, sắc, hương, vị, vật-thực).
- Paricchedarūpa: 1 sắc-chân-không.
Sắc-pháp phát sinh do nghiệp trong thân của chúng-sinh suốt mỗi sát-na-tâm (khaṇacitta) kể từ khi tái-sinh,..
2- Citta: Tâm chỉ có 75 tâm đó là 12 bất-thiện-tâm, 8 vô-nhân-tâm (trừ 10 thức-tâm), 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-quả-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 15 sắc-giới-tâm, 8 vô-sắc-giới-tâm (trừ 4 vô-sắc-giới quả-tâm), 8 siêu-tam-giới-tâm làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là cittajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do tâm.
Ngoại trừ 14 tâm: 10 thức-tâm và 4 vô-sắc-giới quả-tâm, bởi vì không làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp và các quả-tâm khi làm phận sự tái-sinh kiếp sau và tử-tâm của bậc Thánh A-ra-hán cũng không làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp.
Cittajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do tâm có 15 sắc-pháp là:
- Saddarūpa: 1 sắc-âm-thanh.
- Viññattirūpa: 2 sắc-cử động: Thân-cử-động, khẩu-cử-động.
- Vikārarūpa: 3 sắc-biến chuyển: Sắc-nhẹ-nhàng, sắc-mềm-mại, sắc-uyển-chuyển.
- Avinibbhogarūpa: 8 sắc-bất-phân-tách.
- Paricchedarūpa: 1 sắc-chân-không.
Sắc-pháp phát sinh do tâm trong thân của chúng-sinh suốt mỗi sát-na sinh (uppādakkhaṇa) của tâm kể từ hộ-kiếp-tâm đầu tiên sau tái-sinh-tâm, v.v…
3- Utu: Thời tiết đó là khí lạnh (sītatejo), khí nóng (uṇhatejo) ở bên trong và bên ngoài thân của chúng-sinh làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là utujarūpa: Sắc-pháp phát sinh do nóng hoặc lạnh.
Utujarūpa: Sắc-pháp phát sinh do thời tiết có 13 sắc-pháp là:
- Saddarūpa: 1 sắc-âm-thanh.
- Vikārarūpa: 3 sắc-biến-chuyển: Sắc-nhẹ-nhàng, sắc-mềm-mại, sắc-uyển-chuyển.
- Avinibbhogarūpa: 8 sắc-bất-phân-tách.
- Paricchedarūpa: 1 sắc-chân-không.
Sắc-pháp phát sinh do lạnh hoặc nóng trong mỗi sát-na-trụ (ṭhitikhaṇa) của tâm kể từ tái-sinh-tâm, v.v…
4- Āhāra: Vật-thực đó là ojā: Chất bổ trong các món ăn thức uống, và chất bổ trong các thứ thuốc bổ đã dùng vào trong thân, làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, gọi là āhārajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do vật thực.
Āhārajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do vật thực có 12 sắc-pháp là:
- Vikārarūpa: 3 sắc-biến chuyển: Sắc-nhẹ-nhàng, sắc-mềm-mại, sắc-uyển-chuyển.
- Avinibbhogarūpa: 8 sắc-bất-phân-tách.
- Paricchedarūpa: 1 sắc-chân-không.
- Bahiddha ojā: Chất bổ bên ngoài đó là chất bổ trong các món ăn thức uống, các thứ thuốc bổ, …
- Ajjhatta ojā: Chất bổ bên trong thân có 2 loại:
- Kammaja ojā: Chất bổ phát sinh do thiện-nghiệp.
- Utuja ojā: Chất bổ phát sinh do thời tiết.
Hai loại ojā chất bổ này phát sinh trong thân của chúng-sinh, làm phận sự hỗ trợ cho āhārajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do vật thực gọi là upathambhakasatti.
Còn Bahiddha ojā: Chất bổ bên ngoài làm phận sự trực tiếp để cho āhārajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do vật thực gọi là janakasatti.
Trong 2 loại ojā: Kammaja ojā và utuja ojā, thì kam-maja ojā có vai trò quan trọng hỗ trợ cho āhārajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do vật thực hơn utuja ojā.
Āhārajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do vật-thực làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp suốt mỗi sát-na-tâm.
Trong bộ Visuddhimagga giảng giải rằng:
- Đối với chư-thiên cõi trời dục-giới dùng vật thực cõi trời một lần có khả năng duy trì sắc-thân suốt 1-2 tháng.
Chất bổ (ojā) trong vật thực đã dùng vào trong bụng kết hợp với kammaja ojā trong thân của con người, hỗ trợ cho āhārajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do vật-thực suốt 7 ngày trong cõi người. Còn chất bổ (ojā) trong vật-thực cõi trời tiếp xúc với thân của chư-thiên, hỗ trợ cho āhārajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do vật thực suốt 1 hoặc 2 tháng trong cõi trời dục-giới.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp phát sinh do 4 nhân-duyên: Nghiệp (kamma), tâm (citta), thời tiết (utu), vật thực (āhāra); thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp ấy.
Sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa)
Ví dụ: Iriyāpatha: Tứ-oai-nghi
Tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm, và các oai-nghi phụ gồm các cử động của thân như bước tới trước, bước lui sau, co tay vào, duỗi tay ra, co chân vào, duỗi chân ra, quay bên phải, quay bên trái, nhìn bên phải, nhìn bên trái, v.v…
Tứ-oai-nghi và các oai-nghi phụ của thân đều là sắc-pháp phát sinh do tâm, gọi là cittajarūpa.
Cittajarūpa: Sắc-pháp phát sinh do tâm. Tâm gồm có 75 tâm có khả năng làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp.
-Sắc-pháp tứ-oai-nghi và các oai-nghi phụ phát sinh chỉ có do 32 tâm mà thôi, đó là:
- Manodvāravajjanacitta: 1 ý-môn-hướng-tâm.
- Kāmajavanacitta: 29 dục-giới tác-hành-tâm: 12 bất-thiện-tâm, 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 1 tiếu-sinh-tâm, và 2 thần-thông-tâm (abhiññācitta).
Trong 32 tâm này, tâm nào cũng có khả năng làm nhân-duyên phát sinh 4 oai-nghi hoặc các oai-nghi phụ đều là sắc-pháp phát sinh do tâm ấy.
Thực-hành pháp-hành thiền-tuệ
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ sự diệt
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm gọi là sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa), trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa phát sinh, thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp tứ-oai-nghi.
1- Oai-nghi đi gọi là sắc-đi
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-đi đó là tư thế đi, dáng đi toàn thân di chuyển bước đi một cách tự nhiên theo mỗi sự biến chuyển như sau:
-Toàn thân dở chân lên (uddharaṇa) chưa kịp bước tới (atiharaṇa) thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp toàn thân dở chân lên, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-đi.
- Toàn thân bước tới (atiharaṇa) chưa kịp dời chân (vītiharaṇa) thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp toàn thân bước tới, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-đi.
- Toàn thân dời chân (vītiharaṇa) chưa kịp đặt chân xuống (vossajjana) thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp toàn thân dời chân, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-đi.
- Toàn thân đặt chân xuống (vossajjana) chưa kịp đạp chân (sannikkhepana) thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp toàn thân đặt chân xuống, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-đi.
- Toàn thân đạp chân (sannikkhepana) chưa kịp đè chân (sannirumbhana) thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp toàn thân đạp chân, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-đi.
Như vậy, mỗi khi dáng đi cũ bắt đầu biến chuyển chưa kịp sang đến dáng đi mới, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-đi ấy, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-đi ấy.
Tứ đại: Đất, nước, lửa, gió trong sắc-đi
- Khi toàn thân dở chân lên, thì địa-đại và thủy-đại có năng lực ít và yếu, còn hỏa-đại và phong-đại có năng lực nhiều và mạnh.
- Khi toàn thân bước tới và khi dời chân cũng giống như toàn thân dở chân lên, thì địa-đại và thủy-đại có năng lực ít và yếu, còn hỏa-đại và phong-đại có năng lực nhiều và mạnh.
- Khi toàn thân đặt chân xuống, thì hỏa-đại và phong-đại có năng lực ít và yếu, còn địa-đại và thủy-đại có năng lực nhiều và mạnh.
- Khi toàn thân đạp chân xuống và khi đè chân cũng giống như toàn thân đặt chân xuống, thì hỏa-đại và phong-đại có năng lực ít và yếu, còn địa-đại và thủy-đại có năng lực nhiều và mạnh, ...
Cho nên, khi toàn thân dở chân lên, các sắc-pháp nương nhờ nơi tứ-đại ấy chưa kịp bước tới (atiharaṇa) thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp toàn thân dở chân lên và các sắc-pháp nương nhờ nơi tứ-đại ấy, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp sắc-đi ấy.
2- Oai-nghi đứng gọi là sắc-đứng
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-đứng đó là tư thế đứng, dáng đứng toàn thân đứng thẳng một cách tự nhiên.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-đứng đó là tư thế đứng, dáng đứng toàn thân đứng thẳng như sau:
- Khi dáng đứng ấy bắt đầu biến chuyển chưa kịp sang dáng đứng mới, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của dáng đứng cũ ấy, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-đứng ấy.
Như vậy, mỗi khi dáng đứng cũ bắt đầu biến chuyển chưa kịp sang đến dáng đứng mới, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-đứng ấy, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ trạng-thái vô-ngã của sắc-đứng ấy.
3- Oai-nghi ngồi gọi là sắc-ngồi
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi, thân phần trên ngồi thẳng, thân phần dưới ngồi co theo mỗi dáng ngồi một cách tự nhiên.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi toàn thân ngồi một cách tự nhiên như sau:
- Khi dáng ngồi ấy bắt đầu biến chuyển chưa kịp sang dáng ngồi mới, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của dáng ngồi cũ ấy, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-ngồi ấy.
Như vậy, mỗi khi dáng ngồi cũ bắt đầu biến chuyển chưa kịp sang đến dáng ngồi mới, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-ngồi ấy, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-ngồi ấy.
4- Oai-nghi nằm gọi là sắc-nằm
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-nằm đó là tư thế nằm, dáng nằm toàn thân nằm thẳng trên mặt phẳng một cách tự nhiên.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-nằm đó là tư thế nằm, dáng nằm toàn thân nằm thẳng trên mặt phẳng một cách tự nhiên như sau:
-Khi dáng nằm ấy bắt đầu biến chuyển chưa kịp sang dáng nằm mới, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của dáng nằm cũ ấy, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-nằm ấy.
Như vậy, mỗi khi dáng nằm cũ bắt đầu biến chuyển chưa kịp sang đến dáng nằm mới, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-nằm ấy, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-nằm ấy.
Phương pháp diệt diṭṭhi, māna, nikanti
Trong bộ Visuddhimagga, phần sammasanañāṇa-kathā giảng dạy phương pháp diệt diṭṭhi, māna, nikanti:
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp làm nền tảng, hành-giả thực-hành phương pháp diệt diṭṭhi (tà-kiến), māna (ngã-mạn), nikanti (tham-ái) bằng nhiều cách như sau:
- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa chỉ thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp mà thôi, không thấy gì khác gọi là ta, người, chúng-sinh, … nên diệt được sattasaññā: Tưởng lầm chúng-sinh, khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, không tưởng lầm chúng-sinh, nên tà-kiến không phát sinh nghĩa là thoát ra khỏi tà-kiến chấp-ngã (diṭṭhi ugghāṭitā).
- Và trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp,của danh-pháp, khi thoát ra khỏi tà-kiến chấp-ngã, nên ngã-mạn không phát sinh nghĩa là tách rời ra khỏi ngã-mạn (māno samugghāṭito).
- Và trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, khi tách rời ra khỏi ngã-mạn, nên tham-ái không phát sinh nghĩa là làm kiệt lực tham-ái (nikanti pariyādiṇṇā).
Phân biệt chưa diệt và đã diệt diṭṭhi, māna, nikanti
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa đã phát sinh, để nhận thức biết rằng: Hành-giả diệt được diṭṭhi, māna, nikanti hay chưa? Bằng cách kiểm tra lại tâm của hành-giả như sau:
“Ahaṃ vipassāmi, mama vipassanā.”
Ta thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, hoặc trí-tuệ thiền-tuệ ấy là của ta.
Như vậy, hành-giả chưa thoát ra khỏi tà-kiến chấp-ngã.
- Nếu hành-giả khi có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 samma-sanañāṇa thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp chỉ là sắc-pháp, danh-pháp mà thôi, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 đã thoát ra khỏi tà-kiến chấp-ngã rồi (diṭṭisamugghāṭanaṃ nāma).
“Suṭṭhu vipassāmi, manāpaṃ vipassāmi.”
Ta thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp thật là quý hóa quá! Hoặc ta thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp thật là đáng hài lòng quá!
Như vậy, hành-giả chưa tách rời ra khỏi ngã-mạn.
- Nếu hành-giả khi có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 samma-sanañāṇa thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp chỉ là sắc-pháp, danh-pháp mà thôi, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 đã tách rời ra khỏi ngã-mạn rồi (mānasamugghāṭo nāma).
“Vipassituṃ sakkomi.”
Ta có thể thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
Như vậy, hành-giả chưa làm kiệt lực được tham-ái.
-Nếu hành-giả khi có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 samma-sanañāṇa thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp chỉ là sắc-pháp, danh-pháp mà thôi, thì gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 đã làm kiệt lực được tham-ái (nikantipariyādānaṃ nāma).
Tư duy ngăn cản diṭṭhi, māna, nikanti
- Nếu tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp là ta (ngã) thì chấp-thủ là ta (ngã) cũng nên, nhưng sự-thật thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là pháp-vô-ngã, không phải là ngã, là ta. Cho nên, tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp đều có trạng-thái vô-ngã, bởi vì không theo quyền lực của ai, không chiều theo ý muốn của ai; có trạng-thái vô-thường, bởi vì sinh rồi diệt, có rồi không, có trạng-thái khổ, bởi vì sinh rồi diệt luôn luôn hành hạ.
Như vậy, nên diṭṭhi ugghāṭitā: Thoát ra khỏi tà-kiến chấp-ngã.
- Nếu tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp là thường tồn lâu dài thì chấp-thủ là thường cũng nên, nhưng sự-thật thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là vô-thường, không phải là thường. Cho nên, tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp đều có trạng-thái vô-thường, bởi vì sinh rồi diệt, có rồi không; có trạng-thái khổ, bởi vì sinh rồi diệt luôn luôn hành hạ; có trạng-thái vô-ngã, bởi vì không theo quyền lực của ai, không chiều theo ý muốn của ai.
Như vậy, nên māno samugghāṭito tách rời ra khỏi ngã-mạn.
- Nếu tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp là lạc thì chấp-thủ là lạc cũng nên, nhưng sự-thật thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là khổ, không phải là lạc. Cho nên, tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp đều có trạng-thái khổ, bởi vì sinh rồi diệt luôn luôn hành hạ; có trạng-thái vô-thường, bởi vì sinh rồi diệt, có rồi không, có trạng-thái vô-ngã, bởi vì không theo quyền lực của ai, không chiều theo ý muốn của ai.
Như vậy, nên nikantipariyādānaṃ làm kiệt lực tham-ái.
Cho nên, 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, ngăn cản được tà-kiến, ngã-mạn, tham-ái như sau:
- Nếu khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, thường thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp thì thoát ra khỏi tà-kiến chấp-ngã.
Để diệt tận được tà-kiến thì chỉ có Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ mà thôi. Cho nên, bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tà-kiến nữa.
- Nếu khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, thường thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường của sắc-pháp, của danh-pháp thì tách rời ra khỏi ngã-mạn.
- Nếu khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, thường thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ của sắc-pháp, của danh-pháp thì làm kiệt lực được tham-ái.
Để diệt tận được ngã-mạn và tham-ái thì chỉ có A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ mà thôi. Cho nên, bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được ngã-mạn, mọi tham-ái, mọi phiền-não, mọi ác-pháp không còn dư sót nữa.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa được tóm lược như sau:
* Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp theo 11 loại là sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, vị-lai, hiện-tại, bên trong, bên ngoài, thô, vi-tế, thấp hèn, cao quý, gần, xa đều có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
-Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường, bởi vì sinh rồi diệt, có rồi không.
-Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ, bởi vì sinh rồi diệt luôn luôn hành hạ.
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã, bởi vì không theo quyền lực của ai, không chiều theo ý muốn của ai.
* Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ rằng:
-Sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp trong quá-khứ không sót lại sắc-pháp, danh-pháp trong hiện-tại.
- Sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp trong hiện-tại, không sót lại sắc-pháp, danh-pháp trong vị-lai.
Sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai có liên quan với nhau do nhân-duyên.
* Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp cũ diệt liền danh pháp, sắc-pháp mới sinh.
Ví dụ: Oai-nghi ngồi là sắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi bắt đầu thay đổi dáng ngồi cũ sang dáng ngồi mới, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa thấy rõ, biết rõ dáng ngồi cũ diệt mà dáng ngồi mới chưa hoàn thành.
Đó là tính chất của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 samma-sanañāṇa đang còn non yếu, nên chỉ có khả năng thấy rõ, biết rõ sắc-ngồi cũ diệt mà chưa có khả năng thấy rõ, biết rõ sự diệt của những cử động của thân biến chuyển tuần tự sang sắc-ngồi mới, do thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-ngồi cũ, nên trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-ngồi cũ ấy.
Như vậy, dù trí-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa này chưa được chính thức gọi là trí-tuệ thiền-tuệ mà vẫn được ghép vào loại trí-tuệ thiền-tuệ đầu tiên (thứ nhất) trong 10 loại trí-tuệ thiền-tuệ, cũng gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 trong 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ.
* Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa cũng được ghép vào pháp-thanh-tịnh thứ 5 gọi là maggāmaggañāṇa-dassanavisuddhi: Chánh-đạo phi-đạo tri-kiến thanh-tịnh.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, sau khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa đã phát sinh, nhưng chưa có khả năng phát triển lên trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 uddayabbayānupassanāñāṇa, v.v… là do 5 pháp indriya: 5 pháp-chủ còn non yếu.
Indriya: Pháp-chủ có 5 pháp là:
- Saddhindriya: Tín-pháp-chủ.
- Vīriyindriya: Tấn-pháp-chủ.
- Satindriya: Niệm-pháp-chủ.
- Samādhindriya: Định-pháp-chủ.
- Paññindriya: Tuệ-pháp-chủ.
Để cho 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ được tăng thêm nhiều năng lực, hành-giả cần phải thực-hành 9 pháp-hỗ-trợ [12] cho 5 pháp-chủ.
Pháp-hỗ-trợ 5 pháp-chủ có 5 pháp
1- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 thường thấy rõ, biết rõ sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp do nhân-duyên-diệt.
2- Thường tinh-tấn thấy rõ, biết rõ sự diệt như vậy, một cách kiên trì.
3- Thường tinh-tấn thấy rõ, biết rõ sự diệt như vậy, một cách liên tục không ngừng.
4- Hành-giả nên có đầy đủ 7 nơi thuận lợi và tránh xa 7 nơi bất lợi [13].
5- Thường tinh-tấn hướng tâm đến đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp mà thôi.
6- Thực-hành 7 pháp-giác-chi (bojjhaṅga) thích ứng với mỗi trường hợp[14], để trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 tăng trưởng tốt.
7- Thường tinh-tấn thực-hành như vậy, không màng đến thân và sinh mạng của mình.
8- Thường tinh-tấn liên tục không ngừng chế ngự tâm biếng nhác.
9- Thường tinh-tấn liên tục, không thoái chí nản lòng, chỉ quyết tâm thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để giải thoát khổ mà thôi.
Hành-giả đã có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasana-ñāṇa rồi, còn phải thực-hành đầy đủ thêm 9 pháp-hỗ-trợ cho 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ tăng thêm nhiều năng lực, để làm nhân-duyên hỗ trợ cho trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 uddayabbayānupassanāñāṇa và các trí-tuệ thiền-tuệ bậc cao khác được phát triển tốt.
* Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa làm nền tảng, làm nhân-duyên để trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 gọi là udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh tiếp theo.
[1] Saṃyuttanikāya, Mahāvaggapāḷi, kinh Dhammacakkappavattanasutta.
[2] Saṃyuttanikāya, bô, Mahāvaggapāḷi, kinh Rahogatasutta.
[3] Tìm hiểu rõ trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyền IX: Pháp-Hành Thiền-Định, cùng soạn giả.
[4] Chánh-niệm trực nhận ngay mỗi đối-tượng hiện-tại, không qua suy nghĩ.
[5] Trí-tuệ tỉnh-giác trực giác ngay mỗi đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp hiện-tại ấy không qua suy nghĩ, nên còn ở trong lĩnh vực của chân-nghĩa-pháp.
[6] Bộ Visuddhimagga, phần Kaṅkhāvitaraṇavisuddhiniddesa.
[7] Đối-tượng pháp (dhammārammaṇa) gồm có 89 tâm, 52 tâm-sở, 5 tịnh-sắc, 16 sắc vi-tế, Niết-bàn và chế-định-pháp.
[8] 75 tâm đó là 12 bất-thiện-tâm + 8 vô-nhân-tâm (trừ 10 thức tâm) + 8 đại-thiện-tâm + 8 đại-quả-tâm + 8 đại-duy-tác-tâm + 15 sắc-giới-tâm + 8 vô-sắc-giới-tâm (trừ 4 vô-sắc-giới-quả-tâm) + 8 siêu-tam-giới-tâm.
[9] Bộ Visuddhimagga, phần Kaṅkhāvitaraṇavisuddhiniddesa.
[10] Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa dù được ghép vào trí-tuệ thiền-tuệ, vẫn chưa chính thức là trí-tuệ thiền-tuệ. Thật ra, trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới là trí-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại. Trí-tuệ thứ nhất và trí-tuệ thứ nhì chưa thấy rõ sự sinh, sự diệt và trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, nên chưa gọi là trí-tuệ thiền-tuệ. Còn trí-tuệ thứ 3 chưa thấy rõ sự sinh, chỉ thấy rõ sự diệt, và thấy rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, nên chưa chính thức gọi là trí-tuệ thiền-tuệ.
[11] Bộ Visuddhimagga, phần Sammasanañāṇakathā.
[12] Bộ Visuddhimagga, phần Sammasanañāṇakathā.
[13] Xem lại quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, phần 7 nơi thuận lợi, …
[14] Nếu khi có tâm lười biếng phát sinh thì nên thực-hành 3 pháp-giác-chi: phân-tích-giác-chi, tinh-tấn-giác-chi, hỷ-giác-chi, mà không nên thực-hành tịnh-giác-chi, định-giác-chi, xả-giác-chi.
Nếu khi có phóng-tâm phát sinh thì nên thực-hành 3 pháp-giác-chi: tịnh-giác-chi, định-giác-chi, xả-giác-chi, mà không nên thực-hành phân-tích-giác-chi, tinh-tấn-giác-chi, hỷ-giác-chi.
Mục lục quyển 10 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10