|
Những vị Thiền sư đương thời (Living Buddhist Masters,
Jack Kornfield)
Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt, Sài Gòn, 1999
 |
Chương IXThiền sư Achaan Maha Boowa
|
Thiền sư Achaan Maha Boowa vừa là một thiền sư vừa là
một vị trụ trì nỗi tiếng của phái đầu đà thuộc miền đông bắc
Thái Lan. Sau khi học căn bản Phật pháp trong nhiều năm, ngài đã thông
hiểu ngôn ngữ kinh điển Pàli, trước khi bước vào con đường tu tập
thiền. Ngài Achaan Maha Boowa đã trải qua nhiều năm tu tập thiền như
là một vị tỳ khưu đầu đà, và người thầy có một ảnh hưởng lớn lao đối
với ngài là thiền sư người Lào, Achaan Mun. Achaan Mun là vị sư đầu đà
nổi tiếng Thái-Lào trong thế kỷ này, được nổi tiếng về
sự uyên thâm trong thiền quán và thiền định, về những năng lực
lớn lao của ngài lẫn phương pháp tu tập nghiêm khắc. Người ta nói rằng khi
Achaan Maha Boowa còn là một học tăng, đã thực hành thiền nhiều
năm và đã thông hiểu một số thiền định Phật giáo, và dành
nhiều thời gian hành thiền có an lạc trước khi đến với ngài Achaan
Mun. Ðiều tự chứng nghiệm này là một thành tựu hoàn hảo. Trong lúc
gặp ngài Achaan Mun, vị thiền sư này đã dạy cho ngài một bài giảng rất
thâm sâu về sự khác biêt giữa hạnh phúc và tuệ giác và đưa ngài ra
khỏi rừng để tu tập thêm. Trong nhiều năm theo học phương pháp
thâm sâu này, ngài Achaan Maha Boowa đã có thể nhập vào những trạng thái
thiền định đầy hạnh phúc và cao cả hơn. Nhưng rồi cuối cùng một lần
nữa, ngài đã thông hiểu được chúng, đó là trí tuệ và tuệ
giác.
Ngài Achaan Maha Boowa đặc biệt chú trọng đến việc phát
triển sự tập trung vững chắc và mạnh mẽ trong lúc tu tập. Ngài là người
tiên phong trong đề mục phát sinh trí tuệ. Trong bài thuyết giảng
đặc biệt này, ngài cũng dạy cho chúng ta làm cách này để có thể
sử dụng tuệ giác trong việc tu tập và quán chiếu thân tâm, để
bổ sung trong việc phát huy sự tập trung (thiền định) và vắng lặng. Và
rồi sự tập trung này sẽ dẫn đến tuệ giác sâu sắc hơn. Dù thế,
ngài Achaan Maha Boowa cũng thảo luận về ba phần cơ bản của con đường trí
tuệ - giới, định, tuệ - ngài giải thích rằng những phần này không
cần thiết phải tu tập theo thứ tự. Thay vào đó, việc tu tập không cần
phát huy thiền định (tập trung) từng giai đoạn nhưng liên tục thực hành
giới, định, tuệ để đối phó với những phiền não khi chúng phát
sinh.
Khi bắt đầu tu tập, thiền sư Achaan Maha Boowa khuyến khích việc
sử dụng những lời cầu nguyện hoặc các câu thần chú (mạn trà) để
phát huy sự vắng lặng lúc ban đầu trong lúc đơn độc hoặc trong lúc quán
tưởng. Rồi khi hành giả đạt được sự vắng lặng, hành giả được hướng
dẫn dùng sự tu tập này để quán chiếu bản thân và những phần của
thân thể. Sau đó trực tiếp quán chiếu bản chất của tâm và tìm
hiểu sự vô minh và sự hiểu sai là thế nào đã dẫn dắt đến
tà kiến về ngã và sự đau khổ lớn trong vòng sanh tử luân hồi. Ngài
Achaan Maha Boowa vạch rõ một số phương pháp có thể phát huy thiền
định, ngài đặc biệt quan tâm đến những hình ảnh và những điều
quán tưởng trong lúc tu tập. Ngài cũng phân biệt giữa nội tâm và ngoại
cảnh tạo nên những hiện tượng trong lúc thiền định và làm cách nào
để sử dụng chúng. Ngài cũng ghi nhận một điều quan trọng là
"những sự việc này không xảy ra ở mọi trường hợp" và cho
rằng bất cứ hình thức phát triển nào của thiền định, tuệ giác
luôn luôn là một vấn đề quan trọng". Tôi rất do dự khi nói quá
nhiều chi tiết về những hình ảnh và những hiện tượng thỉnh
thoảng đã phát sinh trong lúc thiền định vì sợ rằng những hành giả mới
bắt đầu tu tập sẽ vướng mắc vào những vấn đề này mà cho là quan
trọng hoặc muốn cảm nhận. Nó có thể là một cái bẩy, để nghĩ
rằng sự xuất hiện những hiện tượng như vậy hoặc cho rằng chúng là
một dấu hiệu của sự tiến bộ và cố gắng làm cho chúng xảy ra trong
lúc thiền định. Nếu hành giả chọn chúng để tu tập để
phát huy sự tập trung của mình, điều tốt nhất là cần có một người thầy
hướng dẫn [1]. Ðừng có vui mừng bởi những hình ảnh mà dường như chúng có
vẻ lạ lùng hoặc những cảm nhận đặc biệt từ tâm thiền định. Chúng
không có giá trị. Chỉ có trí tuệ là quan trọng nhất.
Thiền sư Maha Boowa thường sử dụng thuật ngữ "trái tim". Ðây
không phải là trái tim theo ý nghĩa những phẩm chất tình cảm nào đó như
là tình yêu thương. Bởi vì danh từ trái tim này ám chỉ cho tâm. Ðiều
đó theo Phật giáo nguyên thủy, ám chỉ trái tim giống như là trung tâm
điểm của cái tâm. Mục đích của nhà dịch thuật theo Phật giáo nguyên
thủy, tỳ khưu Pannavado, thường dùng ngôn ngữ bình dân như lời của ngài Maha
Boova dạy. Sự việc này dùng để duy trì phẩm chất của giáo pháp, mặc
dù một số thuật ngữ không đáp ứng sự diễn giải thuộc kinh điển chính
xác, chúng được dùng như là một sự hướng dẫn để phát huy thiền
định bằng những lời dạy rất thực tiễn. Tu viện trong rừng của thiền
sư Achaan Maha, Wat Ba Ban Tat, thì độ chừng một trăm mẫu tây ở tỉnh Udorn, ở
vùng đông bắc Thái Lan. Chỉ có một số ít nhà sư và những liêu cốc nhỏ,
không hơn hai mươi cái. Giới luật rất ngiêm khắc và ngài Achaan Maha Boowa
dạy hơi giống như phong cách của vị thầy chơn tu của ngài. Có hơn mười
người phương Tây theo học với ngài, một số cho đến bây giờ vẫn
học nhiều năm, bởi vì ngài thường mong mỏi có một sự kế thừa
của những người mới tu. Việc tu học ở đây - Wat Ba Ban Tat - cũng như
những tu viện trong rừng khác ở Thái Lan, những người tu tập phải trải qua
một cuộc sống theo giới luật, nghiêm khắc và cực kỳ đơn giản. Ngày ăn một
bữa ngọ đạm bạc, ở những liêu cốc nhỏ, tắm nước giếng, khất thực
vào buổi bình minh, tịnh khẩu trong những thời gian dài để tu thiền và
sống cách ly trong một thời gian nào đó, tất cả đều góp phần cho một
cuộc sống ít vướng bận đến cuộc sống trần tục. Như vậy, tu viện
trong rừng cũng là một cơ sở cho việc tu tập thiền quán và cũng là
một môi trường giáo dục đặc biệt. Trong tập thể giản dị đó, người
ta có thể hành động khoan thai, giản dị, và theo dõi tiến trình thân
tâm, và như thế để phát huy tuệ giác. Ðôi lúc ngài Maha Boowa
đến Bangkok để thuyết giảng, và một số bài nói chuyện của
ngài được xuất bản bằng Anh ngữ do tổ chức Wat Bavorniwah ở Bangkok cung cấp
[1].
Trí tuệ phát huy Thiền định
Thiền sư
Achaan Maha Boowa
Giới [2] là một
điều luật để lập ra một giới hạn đối với "sự phấn khởi quá
mức" [3] đối với những hoạt động về thân và lời nói của một
người. Tâm [4] chịu trách nhiệm về những hành động và kết quả
của chúng.
Ðối với một người tu tập giới luật đúng đắn, thì nó là mục đích của
cuộc sống "mát mẻ" với tâm an lạc và dễ chịu. Nếu người đó
cùng với những người khác duy trì giới luật, đó là điều cơ bản
để bất cứ ai có thể trở thành người tốt. Tuy thế với những ai
có tâm thấp hèn, không thể hiểu được sự cần thiết của giới
luật bởi vì họ không muốn trở thành người tốt, hoặc cũng không muốn
liên hệ thế giới của những người tốt. Họ chỉ muốn phá vỡ hạnh
phúc của người khác và tạo nên những phiền toái và nguy hại trong cuộc
sống bất cứ khi nào họ có cơ hội có thể làm được.
Cách cư xử đạo đức tự nhiên không phải đòi hỏi như là giới luật của
vị sư hoặc do một ai ra lệnh với một khả năng cho phép trước khi nó
thành một cơ cấu. Nếu như đối với một người có quan tâm và thích
những đặc tính đó đúng, tốt và khoan dung, người ấy sẽ cư xử bằng cách
này cũng như hòa hợp với người khác. Theo tự nhiên, họ tránh những hành
động đi ngược lại với những cách cư xử tốt như vậy, cho thấy rằng người
ấy đã có tư cách đạo đức.
Người ta sẽ không nghĩ rằng, giới hạnh chỉ dành riêng cho con người mà
thậm chí thú vật cũng có những khuynh hướng này. Người ta chỉ cần quan sát
những con thú mà họ nuôi nấng ở trong nhà thì có thể biết mức
độ tâm của chúng như thế nào và cách cư xử của thú vật cũng tràn
đầy nhân nghĩa.
Một người luôn luôn xem tư cách đạo đức là nền tảng của nhân cách,
ngoài bản chất tốt và có sự tin yêu của một người hòa hợp với mọi
người trong làng xã của mình, cũng sẽ là bản chất tốt của người ấy trong
cuộc sống hiện tại và kiếp sau.
Cho nên giới hạnh là một phẩm chất luôn luôn cần thiết trong cuộc
sống.
Ðịnh
Tất cả các loại thiền định [5] đều được dùng để kiểm
soát tâm phóng túng. Tâm không kiểm soát do thiền định thì có
thể phát sinh sự phóng túng. Sự phóng túng có trong người trẻ cho
đến già, từ người nghèo đến người giàu, người thông minh cho
đến kẻ ngu dốt, với những người có địa vị cao hay thấp trong xã hội,
với người mù, điếc, bại liệt, bị thương tật v.v...
Trong Phật giáo những người như thế được xem vẫn còn ở tuổi
"bồng bột". Họ không có tâm an tịnh, không tìm thấy được sự
thỏa mãn, đối với hạnh phúc của tâm thì họ được xem như là sự bất
hạnh, khi họ chết, họ mất hết phương hướng giống như cây có
nhiều cành, nhiều hoa và trái nhưng bởi vì rễ chính của nó bị hư
hại, nó sẽ chết, nó sẽ mất đi sự đẹp đẽ và mọi thứ khác.
Kết quả tai hại của tâm phóng túng là không thấy được giáo pháp,
giống như người bảo vệ tâm như vậy thì không bao giờ tìm thấy chơn
hạnh phúc, và cho dù hạnh phúc phát sanh do tầm cầu và tìm kiếm nó, thì
nó sẽ là một loại hạnh phúc giống như một diễn viên đang đóng kịch, nó
làm gia tăng thêm sự "phóng túng", sai khiến tâm càng ngày càng
đi sai phương hướng và thực sự không có loại hạnh phúc nào đang đáp ứng
cả.
Ðịnh có nghĩa là tâm an lạc và vững chãi, nó đối lập lại "sự
phóng túng". Nói một cách khác, tâm không muốn an lạc mà an lạc lại là
thiền. Theo giáo pháp, sự gò bó có nghĩa là huấn luyện tâm của mình
và không để nó phóng dật, bởi vì tâm luôn luôn thích sự phóng túng
như là một người bạn đồng hành. Nói một cách khác, sự gò bó có nghĩa là
giáo pháp mà chính giáo pháp là người bảo vệ tâm.
Giáo pháp là người bảo vệ tâm cũng được gọi là thiền. Tùy
theo căn cơ của mỗi người. Ðức phật dạy bốn mươi đề mục thiền
khác nhau [6].
Ở đây chúng ta giới hạn trong một số phương pháp thiền mà thông
thường được sử dụng và đạt được kết quả khả quan. Chúng gồm có:
1. Niệm ba mươi hai thể trược của thân, gồm tóc, lông, móng, răng,
da...
2. Niệm ân đức Phật, Pháp, Tăng.
3. Theo dõi hơi thở ra vào.
Bất cứ phương pháp nào được sử dụng đều phải phù hợp với cá tính
của mỗi người, bởi vì có những cá tính khác nhau, mọi người chỉ tu
tập một loại đề mục thiền thích hợp cho mình, nhưng nó có thể
là một chướng ngại đối với người khác, mà chướng ngại đó làm trở ngại
những kết quả lợi ích trong việc tu tập.
Khi hành giả tìm được một đề mục thiền thích hợp với cá tính
của mình [7], hành giả phải bắt đầu tu tập với một lời chú nguyện như
là niệm thân "về tóc chẳng hạn". Rồi hành giả phải lập lại
sự chú nguyện đó bằng sự suy tưởng chứ không bằng lời, cùng lúc đó
hành giả phải liên tục niệm đề mục tóc. Tuy vậy, nếu hành giả
nhận thấy rằng việc suy niệm về tóc không thể giữ tâm, hành
giả nên lập lại lời chú nguyện giống như bài kinh để âm thanh đó
giữ được tâm và làm cho tâm trở nên an lạc và vắng lặng. Hành giả phải
liên tục chú niệm cho đến khi tâm trở nên vắng lặng và rồi hành giả
có thể ngăn lại. Bất cứ lời chú nguyện nào được sử dụng, hành giả
phải luôn luôn ghi nhớ đó là đề mục thiền. Như vậy trong ví dụ đã
nêu về "tóc" hành giả phải luôn luôn theo dõi đề mục tóc
trên đầu. Nếu hành giả dùng một trong những lời chú nguyện
"Phật, Pháp, Tăng", hành giả phải có một sự nhận thức về nó
ngay trong tâm, những hình thức chú nguyện này giống như những đề mục
thiền khác, bởi vì ở đây hành giả phải niệm liên tục Phật Pháp
Tăng, để nó luôn có một sự liên hệả với tâm và giữ nó ở đó cho
đến khi hành giả liên tục niệm Phật và biết nó trong tâm [8] là
tất cả đều giống nhau. Tu tập sự chú niệm về hơi thở là sử dụng
hơi thở làm đề mục hỗ trợ tâm và giữ chánh niệm khi hơi thở ra
vào. Trong đề mục theo dõi hơi thở, đầu tiên hành giả phải theo dõi cảm
giác của hơi thở ở mũi và nóc giọng [9], bởi vì đây là những chỗ
mà hơi thở có sự xúc chạm ban đầu, và hành giả có thể dùng những
điểm này như là điểm tập trung tư tưởng. Hãy thực hành đề mục
này đến khi hành giả trở nên thuần thục, và hơi thở ra vào càng trở
nên vi tế hơn, hành giả sẽ đi đến sự hiểu biết về bản
chất của xúc chạm ra vào của hơi thở, cho đến khi hành giả cảm thấy
rằng hơi thở đó nằm giữa ngực [10]. Sau đó hành giả phải chú niệm vào
hơi thở ở giữa ngực mà không còn chú niệm vào hơi thở ở chóp mũi hoặc
nóc giọng hoặc hơi thở ra vào.
Khi chú tâm về hơi thở, hành giả cũng có thể niệm Phật cùng
lúc với sự thở như là một câu chú nguyện để theo dõi hơi thở ra
vào, để củng cố tâm, và làm cho tâm trong sạch đối với hơi thở. Rồi
hơi thở sẽ càng trở nên rõ ràng hơn trong tâm.
Một khi hành giả đã thuần thục trong việc điều khiển hơi thở,
bất cứ khi nào hành giả chú tâm vào tiến trình hơi thở, hành giả phải
chú niệm vào điểm ở giữa ngực.
Ðặc biệt, điều quan trọng là hành giả phải có chánh niệm.
Hành giả phải có chánh niệm để kiểm soát tâm để hành giả
có thể cảm nhận được hơi thở ở từng giây phút trong lúc hơi thở ra
vào, hoặc ngắn hay dài, cho đến khi hành giả biết rõ sự thở trở nên
vi tế với từng hơi thở - cho đến khi cuối cùng nó thật rõ ràng là
hơi thở hết sức vi tế và tâm có sự kết hợp lại và trở thành
khối duy nhất [11]. Ở giai đoạn này hành giả phải chú tâm vào hơi thở ở
trong tâm và không cần để ý đến lời chú nguyện, bởi vì
việc theo dõi hơi thở ra vào, ngắn hoặc dài, lời chú nguyện chỉ là
mục đích tạo cho tâm trở nên vi tế.
Khi hành giả đạt được mức độ hơi thở vi tế nhất, hành giả sẽ trở
nên sáng suốt, mát mẻ, an lạc, hạnh phúc và biết được tâm - không còn
dính líu đến bất cứ sự phiền não nào. Cuối cùng ngay lúc hơi thở
biến mất, sẽ không còn sự lo lắng bởi vì hành giả sẽ đoạn trừ được
gánh nặng và hành giả chỉ có một sự hiểu biết duy nhất về tâm.
Nói một cách khác nó sẽ là một sự đồng nhất. Ðây là sự tu tập về an
chỉ định [12].
Bất cứ lúc nào hành giả tu tập thiền định, và bất cứ ai tu tập nó,
mục tiêu mà hành giả phải đạt đến là sự nhất tâm.
Liên quan đến sự tu tập đã có chuẩn bị và lời chú nguyện, bằng
cách sử dụng một trong những hình thức thiền định để kiểm soát
tâm với sự chánh niệm, hành giả dần dần có thể kiểm soát được
tâm phóng dật. Rồi tâm sẽ phát sinh an lạc và hạnh phúc và chỉ có một
điều ảnh hưởng đến tâm, điều đó là sự biết về tâm mà
không có sự phiền não, bởi vì sẽ không có điều gì làm cho tâm khó
chịu khiến nó biến mất khỏi trạng thái này. Ðây là hạnh phúc thật
sự của tâm, tâm thoát khỏi những hình ảnh trống rỗng và những ý
tưởng sinh khởi.
Cũng có thể là trong lúc tu tập một phương pháp thiền đã được
định sẵn, những đặc tính của hình thức thiền đó có thể xảy ra với
một số người. Ví dụ như, tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, có
thể xuất hiện và thấy rõ trong tâm, mặc dù hành giả nhìn nó bằng
đôi mắt chánh niệm. Nên sự việc này xảy ra, hành giả phải chú
niệm nó và nhận thức nó rõ cho đến khi nó gắn chặt vào tâm của
hành giả.
Khi đề mục trên đã trở nên quen thuộc với hành giả, hành giả phải
đánh giá nó đúng mức bằng sự chú niệm về những khía cạnh ô trượt
của nó, vì đây là những bản chất của những phần của thân thể, nội
thân lẫn ngoại thân. Hành giả có thể nhận thức những đề mục như
thế sâu sắc hơn và niệm chúng như là những vật bị mục nát và hoại
diệt, bị đốt cháy, bị dòi, bọ, chó ăn chúng và nhìn thấy chúng tan
vỡ thành những phần tử cơ bản - đất nước, gió, lửa.
Tu tập theo phương pháp này, có một giá trị lớn lao cho mục đích loại
trừ và giảm bớt ảo giác về bản chất của thân, ảo giác này là đầu
đề phát sinh tham dục - nó là một trong những khuynh hướng của tâm phóng
dật. Rồi tâm hành giả sẽ trở nên an lạc và vi tế hơn, trí tuệ từ
đó sẽ phát sinh.
Một người không nhận thức được những phần của thân thể sẽ hiểu
rằng toàn bộ đề mục thiền đã được chuẩn bị trước là cho mục
đích dẫn tâm đến trạng thái an lạc lẫn hạnh phúc, vì vậy hành giả
đừng nên nghi ngờ về bất cứ điều gì về những phương pháp này.
Tất cả những phương pháp này đều dẫn tâm đến trạng thái an lạc,
và sau đó bằng trí tuệ hành giả thấy sự nguy hiểm [13]. Hành giả
phải xác định trong bất cứ phương pháp thiền nào mà hành giả đang tu
tập và bất cứ lời chú nguyện nào được hành giả niệm đều phù
hợp với hành giả, không làm cho hành giả khó chịu hoặc ghét nó.
Ðiều đó phải hiểu rằng phương pháp thiền nào được hành giả
tu tập, nó dẫn đến cùng một mục đích giống như tất cả những phương
pháp khác và điều đó cũng nên hiểu là tất cả những phương pháp
thiền trong Phật giáo sẽ làm cho tâm an lạc và hạnh phúc - nói một cách
khác, sẽ chứng ngộ Níp-bàn - là mục đích cuối cùng của tất cả những loại
đề mục thiền tu tập. Do đó hành giả phải thực hành phương pháp
thiền riêng của mình và không có quan tâm đến bất kỳ loại đề
mục thiền nào khác, nếu không thì hành giả sẽ có một tâm trạng hoài
nghi, do dự và không thể quyết định phương pháp nào là chánh đạo.
Ðây là một chướng ngại to lớn đối với tâm của hành giả, ngăn chặn hành
giả từ công việc tiến hành sự quyết tâm lúc ban đầu.
Thay vì, hành giả phải quyết định rằng mình sẽ có chánh niệm trong
sự thực hành, và hành giả không nên thực hành giới, định, tuệ theo bất
kì thứ tự đặc biệt nào, mà cũng không để chúng thoát khỏi cái
tâm, bởi vì phiền não tham sân, si trú ẩn trong tâm mà không ai sắp
xếp chúng theo thứ tự được. Khi hành giả có sự suy nghĩ sai, thì nó làm
cho tâm hành giả bị bạc nhược. Hành giả không quyết định hoặc sắp
xếp được điều này đến sớm hơn hoặc điều nọ đến
trễ hơn, dù bất cứ hình thức nào, vì vậy nó phát sinh và chúng làm cho tâm
hành giả nóng nảy hoặc si mê giống nhau. Những phiền não phát sinh không
theo một thứ tự nào hết, bởi vì tất cả những điều này có thể
làm cho tâm hành giả nóng nảy và si mê. Vì thế để chữa trị
phiền não, hành giả không cần chờ tu tập giới trước, đến định và
rồi tuệ - mà có thể gọi sự tu tập thiền định theo từng bước
- bởi vì phương pháp này luôn luôn trói buộc hành giả vào quá khứ và
tương lai, và bằng phương pháp này hành giả không bao giờ có thể đạt
được an lạc và hạnh phúc.
Trí tuệ phát sinh Thiền định
Mục đích chính
của sự tu tập thiền định là mang lại tâm an lạc. Nếu hành giả không
đạt được sự an lạc bằng tâm vắng lặng bởi một phương pháp đã chuẩn bị
trước, hành giả phải sử dụng một phương pháp đầy thử thách để chinh
phục nó. Nói một cách khác, hành giả phải dùng tâm để khám phá và
chứng nghiệm những việc làm cho tâm vướng mắc, và việc này tùy
thuộc vào tâm khôn khéo của hành giả ra sao, để tìm một phương pháp
điều khiển tâm bất trị với những gì mà trí tuệ phát hiện
được, cho đến khi nó khuất phục trí tuệ và tâm chấp nhận sự thật
về những vấn đề nó bị dính mắc. Như vậy hành giả đừng để tâm
phóng dật và lơ đãng mà phải đưa nó vào trạng thái an lạc. Ðiều này
xảy ra giống như việc điều khiển một con vật "mà sự phóng
túng của nó" cần phải được dạy dỗ liên tục để nó nghe theo
lời của người chủ.
Ðiều tương tự dưới đây có thể giúp hành giả làm sáng tỏ
phương pháp này, ở một nơi, chỗ đó một số ít cây và mỗi cây thì
mọc theo cách riêng của nó, nếu một người muốn hạ nó xuống, người
ấy phải làm cho nó ngã xuống nơi người ấy muốn. Rồi người ấy lấy nó và
sử dụng nó theo ý muốn của mình mà không chút khó khăn.
Nhưng nếu người ấy muốn hạ một cây trong rừng ở chỗ này, những
cành của nó cuốn lấy những cây khác và những dây leo, người ấy sẽ nhận
thấy rằng rất khó khăn để hạ cái cây và làm cho nó ngã xuống nơi
người ấy muốn. Vì thế người tiều phu chắc hẳn phải dùng trí khôn
của mình và xem xét cẩn thận để tìm ra cái cây đã quấn vào những cây
nào và rồi người ấy chặt tất cả những phần quấn đó, người ấy có thể
làm cho nó ngã nơi người ấy muốn và lấy nó để dùng, tuy thế
điều ước muốn của người này không có gì khó khăn lắm.
Tất cả chúng ta đều có những cá tánh mà có thể so sánh với hai
trường hợp này. Một số người không có nhiều gánh nặng trong cuộc sống
và có thiên hướng tu tập thiền định. Họ chỉ dùng phương pháp
thiền đã chuẩn bị sẵn như là niệm Phật, Pháp, Tăng, thì tâm của
họ có thể trở nên an lạc, mát mẻ và đi vào trạng thái thiền
định. Ðiều này là cơ bản cho việc tu tập tuệ giác và có thể
giúp họ tiến tới thoải mái - trong trường hợp này thiền định
phát sinh tuệ giác.
Nhưng có một số người, có nhiều gánh nặng trong cuộc sống, đè nặng
trong tâm trí họ, và bản chất của họ thích suy nghĩ. Nếu họ
dùng phương pháp thiền đã chuẩn bị trước để tu tập như đã được
diễn giải ở phần trước, thì họ không thể đưa tâm vào sự an lạc
của thiền định. Cho nên họ phải dùng trí tuệ để suy xét,
để đoạn trừ tận gốc sự xao lãng.
Khi tâm trí bị khó chịu về những vấn đề dính mắc, những gì tâm
biết về chúng không thể hơn những điều mà trí tuệ khám
phá ra đuợc, như vậy tâm sẽ đi vào trạng thái an lạc và đạt được
thiền định. Cho nên những người có tính cách này phải huấn luyện
tâm để đạt được thiền định bằng cách dùng tuệ giác; ở
trường hợp này "tuệ giác phát sinh thiền định".
Một người muốn huấn luyện tâm của mình trở nên thuần thục và muốn
biết những điều xấu xa tiềm ẩn trong tâm, đừng nên quá chấp thủ
vào việc tìm hiểu nó ở trong Phật giáo, vì như thế chỉ tạo nên
những phiền não. Nhưng người ấy cũng đừng bỏ đi việc nghiên cứu và
tìm hiểu, bởi vì làm như vậy sẽ sai lời dạy của đức Phật.
Nói một cách khác, khi hành giả tu tập thiền với mục đích phát huy
định, hành giả đừng để tâm dính mắc vào những gì đã hiểu được
do sự tìm hiểu, bởi vì nó sẽ dấn vào những ý tưởng về quá khứ
và tương lai. Thay vào đó, hành giả phải giữ tâm ở hiện tại, điều
này có nghĩa là điều quan tâm duy nhất phải là khía cạnh của giáo pháp
mà hành giả đang tu tập.
Khi có một số vấn đề hoặc một điểm hoài nghi về sự liên quan
giữa tâm của hành giả với những điều mà hành giả không thể giải
quyết được, hành giả nên kiểm tra nó bằng cách nghiên cứu và tìm
hiểu khi hành giả đã hoàn thành việc tu tập thiền. Nhưng thật là
sai trái, khi hành giả phải luôn luôn kiểm tra việc tu tập với những
gì mà hành giả hiểu được qua sự nghiên cứu, bởi vì điều này chỉ
đơn thuần là kiến thức mà không phải là tuệ giác đạt được từ
việc tu tập thiền định.
Trí tuệ mang lại sự an lạc có thể đạt được từ sự học hỏi
đúng đắn về các kinh điển của Phật giáo. Nó cũng có thể
đến được từ sự suy niệm về bản chất thật của những phần trong
cơ thể. Thấy được sự vô thường và khổ não của chúng là sẽ dẫn tâm
đến an lạc. Trí tuệ cũng có thể đạt được từ sự thẩm sát và
quán chiếu những chấp thủ, những nỗi lo lắng và những điều sợ
hãi của chúng ta. Tuệ giác này và những sự suy niệm sâu sắc hơn
về thân và tâm, sẽ dẫn đến sự đoạn trừ cao hơn, và cuối cùng là
an lạc và định. Như vậy nếu tâm đạt được sự an tịnh với một đề
mục thiền chỉ chẳng hạn, như đề mục niệm mà hành giả đang tu
tập, hành giả phải duy trì phương pháp đó. Nhưng tâm chỉ đạt được sự an
lạc bằng cách dùng tuệ giác, dùng những phương pháp thiết thực nhưng
để vượt qua những khó khăn, rồi thì hành giả phải sử dụng tâm khéo
léo để đạt được sự an lạc. Những kết quả đạt được như hai
phương pháp tu tập này (định phát huy tuệ giác và tuệ giác phát huy
định), là sự phát huy tuệ giác và sự an lạc sâu sắc, sự tu tập sẽ phát
sinh hỉ lạc tiềm ẩn trong tâm.
Tu tập Thiền định
Thiền định
(samadhi) có nghĩa là vắng lặng. Có ba loại thiền định: thứ nhứt là cận
định, ở giai đoạn này tâm trở nên tập trung và vắng lặng trong một khoảng
thời gian, và sau đó thì sự tập trung sẽ biến mất. Thứ hai là nhập
định, ở giai đoạn này cũng tương tự như giai đoạn trên, nhưng thường kéo
dài lâu hơn. Loại thứ ba là an chỉ định thường rất vi tế, vững chắc và
không thay đổi, ở giai đoạn này hành giả có thể duy trì sự tập trung
lâu dài. Hành giả có thể duy trì sự tập trung ở trạng thái này hoặc xả
bỏ khi hành giả muốn.
Nhập định là giai đoạn quan trọng cần được thảo luận sâu sắc hơn,
bởi vì nó có tính cách quyết định đối với việc phát huy sự tập
trung và tuệ giác sâu xa hơn. Ơủ giai đoạn nhập định, khi tâm của hành
giả đã đi vào sự an lạc nó không duy trì ở trạng thái đó, nhưng một phần
của nó biến mất để đi theo và tìm hiểu những điều khác mà
có sự liên hệ với tâm.
Ở giai đoạn nhập định, đôi khi xuất hiện phía trước hành giả
một hình ảnh (nimitta, tướng) [14] của một người nằm chết với thân xác
mục rã, hoặc nó có thể là xác chết của một ai đó. Ðôi lúc là một
bộ xương người, hoặc những khúc xương nằm rải rác, hoặc hành giả có
thể thấy nó là một thi thể được thấy từ quá khứ.
Khi một hình ảnh như thế xuất hiện, một người thông minh sẽ nắm
lấy nó như một hình ảnh để quán chiếu. Hình ảnh này sẽ giúp cho
hành giả đi đến sự tập trung vững chắc và trí tuệ trở nên thể
nhập và mạnh mẽ. Nhưng người này phải có một khả năng mạnh mẽ để duy
trì một thái độ khách quan và hợp lý để thành công trong việc
đạt được sự lợi ích từ những hình ảnh như thế. Rồi thì hành giả
phát huy chánh niệm cùng với trí tuệ khi đối mặt với nó.
Thực hành với hình ảnh để quán chiếu là một nền tảng thích
hợp nhứt cho việc phát huy sự tập trung sâu hơn và một hình ảnh vững
chắc. Hình ảnh quán chiếu là một nền tảng cơ bản để trở thành
hiện thực. Khi những hình ảnh này bị vỡ ra thành những phần nhỏ, nó trở
thành hình ảnh vững chắc. Ví dụ như, sự quán chiếu về thân của hành
giả có thể là một hình ảnh quán chiếu, nhưng khi nó bị phân chia và
phô bày tất cả những bộ phận và những cơ quan, nó trở thành hình ảnh cố
định không thay đổi. Hành giả phải phát huy hình ảnh quán chiếu thành
một hình ảnh cố định rồi ghi nhận ấn tượng của hình ảnh cố định này vào
trong tâm của hành giả. Ðiều này mang lại chân lý cao cả để làm
cho tâm của chúng ta sáng suốt [15].
Khi hành giả đã thuần thục với sự tập trung, hành giả có thể giữ cho
tâm thoải mái, theo dõi hình ảnh và khám phá những gì đang diễn ra,
điều này có giá trị hết sức lớn lao giúp cho hành giả hiểu
được những sự kiện của quá khứ và tương lai.
Hành giả phải làm cho tâm trở nên dũng mãnh và không sợ hãi khi có những
hình ảnh khác nhau phát sinh ở giai đoạn nhập định, và ở giai đoạn khởi
sự, hành giả thấy chúng nằm trong tam tướng của vô thường, khổ não và vô
ngã ngay khi chúng xuất hiện [16]. Như thế chúng sẽ không gây ra sự
phiền toái nào.
Ðôi lúc những hình ảnh bên ngoài có thể đi ngang qua, mặc dù hành
giả có thể không biết chúng đến từ bên ngoài hoặc phát sinh trong
tâm của hành giả. Nhưng khi hành giả đã thuần thục những hình ảnh phát sinh
từ trong tâm thì hành giả có thể biết hình ảnh nào đến từ bên
ngoài. Những hình ảnh ngoại cảnh được kết hợp với nhiều sự kiện
xảy ra khác nhau về người, thú vật, ma quái... những sự kiện xảy ra
như thế, chúng có thể kéo dài hoặc ngắn tùy thuộc vào những
điều kiện nội hoặc ngoại. Những hình ảnh như thế biến mất và
tâm cũng xả bỏ, nó có thể trải qua nhiều giờ ở trạng thái có liên
quan đến chúng.
Tuy vậy đối với tâm duy trì sự tập trung lâu dài bằng cách này, khi xả
bỏ sự tập trung, hành giả sẽ nhận thấy rằng nó không gia tăng sức mạnh của
sự tập trung của hành giả, mà cũng không làm cho nó vững chắc và bền
bỉ, và cũng không giúp cho hành giả phát huy được sức mạnh trí tuệ. Nó
giống như giấc ngủ mộng mị, khi hành giả thức dậy, thân và tâm của hành
giả sẽ không được thoải mái.
Nhưng khi hành giả xả bỏ thiền định ở một giai đoạn mà hành giả tập
trung được và duy trì được nó trong trạng thái đó, hành giả sẽ nhận thấy
rằng sức mạnh tập trung sẽ gia tăng và nó trở nên vững chắc và bền bỉ.
Nó giống như một người ngủ say không có mộng mị, khi người ấy thức dậy,
họ cảm thấy thân tâm khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, chúng ta cần nên hiểu rằng, loại thiền định mà những
hình ảnh này xuất hiện, thì nó hoàn toàn khác ở mọi trường hợp, và
lúc nó không xảy ra, thì chúng ta không đặt thành vấn đề tâm duy trì
được bao lâu trong một trạng thái tập trung, hiếm khi có những hình ảnh
xuất hiện. Ðây là những hạng người mà hành giả có thể gọi là
"trí tuệ phát sinh thiền định". Với những hạng người này,
thậm chí khi tâm đi vào trạng thái an lạc và định, không có những hình ảnh
phát sinh, tuy thế họ duy trì trạng thái này lâu dài, bởi vì trí
tuệ được kết hợp và có liên hệ với sự tập trung. Trí tuệ
có nghĩa là khi hành giả liên tục quán chiếu và thẩm định những trạng
thái tâm trong lúc tập trung là ở hiện tại, và điều này ngăn chặn
bất cứ hình ảnh nào phát sinh một cách có hiệu quả.
Bất cứ loại thiền định nào mà hành giả tu tập, trí tuệ vẫn luôn
luôn là điều quan trọng. Một khi hành giả đã xả thiền, hành giả
phải luôn luôn suy niệm về ngũ uẩn và tứ đại bằng trí tuệ, bởi
vì trí tuệ và định là giáo pháp, chúng đi cùng nhau và không thể
tách rời. Vì vậy nếu thiền định không đạt được sự tiến bộ
đầy đủ, hành giả phải dùng trí tuệ để hỗ trợ nó.
Theo cơ bản, mặc dù tất cả các loại thiền định đều là những sự
hỗ trợ và giúp đỡ cho sự phát huy trí tuệ, ở phạm vi mà nó hỗ
trợ tùy thuộc vào sức mạnh tập trung của hành giả. Nói một cách khác, tập
trung là sự giúp đỡ và hỗ trợ tâm rõ ràng, vừa phải hoặc vi tế,
trí tuệ thì rõ ràng, vừa phải và tương đối vi tế và nó tùy thuộc
vào sự khôn khéo của một người dùng sự tập trung để phát huy trí
tuệ.
Nhưng nói một cách tổng quát, bất cứ sự tập trung nào mà hành giả đạt
được, trong lúc tu tập thiền định thì có thể bị dính mắc vào nó,
bởi vì khi tâm ta đi vào trạng thái tập trung và nương gá ở đó, một trạng
thái an lạc và hạnh phúc sẽ xuất hiện. Người ta có thể nói rằng,
hành giả bị dính mắc vào trạng thái an lạc tâm không có vấn đề trong
lúc nó duy trì sự tập trung, và nó có thể duy trì bao lâu miễn là người
ấy thích, tùy thuộc vào mức độ tập trung của hành giả.
Một điều quan trọng là khi hành giả xả thiền, tâm vẫn còn giữ
trạng thái an lạc của nó lâu dài. Mặc dù hành giả có đủ sự an lạc để
hành thiền bằng trí tuệ - và sự an lạc của hành giả đủ để sử
dụng rất hiệu quả - hành giả vẫn phải cố gắng duy trì trạng thái an lạc
sâu sắc, nhưng không quan tâm đến sự phát triển trí tuệ chút nào
cả. Ðiều này làm cho hành giả dính mắc vào thiền định và không
thể từ bỏ nó để tiến xa hơn.
Trí Tuệ
Phương pháp
đúng đắn và rõ ràng đối với một người tu tập thiền là khi tâm của
họ trở nên vắng lặng đủ để nhận thức và bắt đầu luyện tập nó
để thẩm sát những phần của cơ thể bằng trí tuệ, từng phần hoặc
nhiều phần, mở rộng nó ra và quán chiếu cơ thể của mình.
Những điều ước mơ không thành tựu cũng thuộc và nằm trong thân này.
Ảo giác về con người và pháp hành [17] là ảo giác về thân này.
Chấp thủ về con người và pháp hành là sự chấp thủ về thân này. Sự
phân biệt con người và pháp hành là sự phân biệt của thân này. Sự
tham đắm về tình yêu và hận thù là sự tham đắm về thân. Không muốn
chết là sự lo lắng về tấm thân này - khi một người qua đời, bạn bè
thân nhân khóc lóc, thương tiếc là vì thân này. Sự thất vọng và
đau khổ từ ngày chào đời cho đến chết cũng vì thân này. Ngày lẫn
đêm người và vật chạy theo con đường này và thành từng đoàn, tìm
kiếm thức ăn và nơi ở cũng vì bản chất của thân.
Nguyên nhân lớn lao trong thế gian này là bánh xe cuốn hút người và
vạn vật theo nó mà không bao giờ để họ mở mắt nhìn sự việc chín
chắn theo bản chất tự nhiên của nó; nó giống như ngọn lửa đang thiêu
đốt họ liên tục. Thân xác là nguyên nhân của mọi việc. Chúng
sinh gặp phải vô số phiền não cho đến khi họ hoàn toàn không
thể thoát ra khỏi hoàn cảnh này, cũng bởi vì thân. Nói tóm lại, toàn bộ
câu chuyện trong thế gian này là những điều có liên quan về
tấm thân lẻ loi này.
Khi quán chiếu thân bằng phương pháp được trình bày trước đây là
trí tuệ, nó sẽ trở nên nhàm chán về thân của mình lẫn thân người
khác và thú vật. Ðiều này sẽ giảm bớt sự thích thú của hành giả đối
với thân xác, và như vậy sẽ từ bỏ sự chấp thủ về thân và đoạn trừ
nó. Cùng lúc đó hành giả sẽ biết thân và toàn bộ những phần của nó
thực sự là cái gì, và hành giả không còn tham đắm tình yêu và hận thù
với thân xác của người khác nữa.
Trong khi dùng ánh sáng trí tuệ để quán chiếu thân, tâm có
thể nhận biết được bản thân của mình và rồi hiểu tâm người
khác, cũng như những loài cầm thú khá rõ ràng, cho đến khi nào hành giả
thấy nhiều chi tiết hơn là tất cả thân thể được phân chia thành
ba phần (là tam tướng: vô thường, khổ não, vô ngã) và chia thành bốn
yếu tố (là tứ đại: đất, nước, gió, lửa). Từ đầu đến cuối
mỗi phần của thân thể đều là như vậy. Thậm chí nhà vệ sinh
và nhà bếp đuợc hành giả quán chiếu bằng "thân" này.
Ai có thể quán chiếu tinh thông thân thể theo phương pháp này
thì có thể được tôn xưng giống như một người am tường thế gian và
hiểu biết tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống. Ðể quán
chiếu rõ phạm vi "trung ấm" từ đầu đến cuối, tất cả tam
giới này là nhờ quán chiếu theo phương pháp thật mọi thứ trong phạm
vi của "thân" và cuối cùng quán chiếu tất cả hoài nghi đối với
thân thể, điều này được gọi là sắc pháp [18].
Bây giờ chúng ta tiếp tục thảo luận về tuệ giác uyên thâm mà
nó phát sinh từ thiền định liên quan với danh pháp [19].
Danh pháp gồm có: thọ, tưởng, hành và thức - bốn phần này thuộc năm uẩn
(sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Hành giả không nhìn thấy chúng bằng mắt
mình được, mà có thể cảm nhận chúng bằng tâm thức. Chính xác hơn bốn
uẩn này được định nghĩa như sau:
Thọ (vedana) nghĩa là những cảm giác được hành giả cảm nhận bằng tâm
đôi khi nó là thọ vui, thọ khổ và thọ trung tính.
Tưởng (sanna) nghĩa là ý thức và bao gồm ghi nhớ và hồi tưởng.
Hành (sankhàra) nghĩa là tâm hành, ý hành và những sự liên hệ của
tâm đối với những đối tượng ngoại trừ đặc tính cảm giác và sự nhận
thức.
Thức (vinnàna) là tâm thức hay sự cảm nhận về sắc, thinh, hương, vị,
xúc, là những ấn tượng thuộc về tâm thức, ngay giây phút đó khi những
đối tượng này tiếp xúc với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý một
cách tương ứng.
Bốn danh pháp này là những hoạt động của tâm, phát xuất từ tâm, có
thể cảm nhận trong tâm, và nếu như tâm vẫn còn phóng túng thì chúng
là những kẻ lừa dối của tâm, và do đó chúng là những thứ có thể làm
lu mờ chân lý.
Sự thẩm sát bốn danh pháp này hành giả phải thực hiện bằng trí
tuệ, và toàn bộ trong thuật ngữ thuộc về tam tướng, chúng luôn thay
đổi trong bất kỳ hình thức gì, những uẩn này luôn luôn có sự hiện
diện của tam tướng trong phạm vi của chúng. Nhưng khi sự thẩm sát những
uẩn này, hành giả có thể làm như vậy một cách đơn độc hoặc là thực
hiện bất kỳ một trong tam tướng nào khi hành giả muốn, hoặc là hành giả
có thể thẩm sát tất cả chúng với nhau, bởi vì mỗi cái trong uẩn và
mỗi cái trong tam tướng là những khía cạnh của chánh pháp mà nó được
liên kết và quan hệ với nhau. Như vậy nếu hành giả chỉ thẩm sát
một trong năm uẩn hoặc một trong tam tướng thì nó sẽ đưa hành giả đến
để hiểu biết và thấy được sự uyên thâm và đầy đủ trong tất
cả những uẩn và các tướng còn lại, dường như hành giả muốn thẩm sát tất
cả chúng với nhau cùng một lúc, bởi vì tất cả chúng có những chân lý
cao cả như là biên giới, lãnh thổ của chúng, và giống như điều đó thì
thích hợp cho chúng. Bởi vì bất cứ khi nào hành giả nhìn vào tam tướng
về ngũ uẩn, hành giả thấy được tứ diệu đế. Ðiều đó giống
như ăn thực phẩm, nó xuống bao tử, sau đó thấm vào những phần của thân
thể, tất cả những vùng mà thích hợp cho nó.
Một người tu tập thiền định phải có tâm chánh niệm và trí
tuệ để gần gũi và quen thuộc với danh pháp - đó là tứ uẩn. Tứ uẩn
này luôn luôn thay đổi bởi vì chúng xuất hiện trong một khoảng thời gian,
rồi biến mất hoặc đoạn diệt; vì là vô thường nên chúng cũng đau
khổ và vô ngã. Ðây là tính cách mà chúng muốn phô bày và nói lên bản
chất thật của chúng, nhưng chúng chẳng bao giờ có thời gian để dừng lại
và quán chiếu nó. Chúng không bao giờ có thời gian để an lạc, thâm
chí trong một giây phút. Từ ngoại cảnh cho đến nội tâm, ở khắp mọi
nơi, suốt mọi lãnh vực, chúng nhất trí cho thấy rằng đều là vô
thường, và vì thế có khổ và vô ngã, và đó là điều chúng khước
từ lòng tham muốn, có nghĩa là chúng không có người làm chủ. Chúng muốn
nói lên rằng, chúng luôn luôn tự tại và không có sự ràng buộc, và bất cứ
ai còn si mê và chấp thủ vào chúng thì chỉ gặp đau khổ, thất vọng, buồn
chán chứa đầy trong lòng cho đến lúc cuối cùng. Nước mắt đau khổ của
người ấy giống như con sông ngập lụt; điều này vẫn tiếp tục như
vậy mãi mãi và trong khi làm người vẫn còn si mê và đầy sự trói buộc. Tuy
vậy, người không dễ dàng biết rằng những uẩn đó là biển lệ cho
bất cứ ai còn si mê.
Việc thẩm sát tất cả uẩn và những khía cạnh của thân hoặc pháp của
tự nhiên, với trí tuệ chơn chánh để biết chúng một cách rõ
ràng, hạn chế tối đa sự đau khổ và giảm bớt tiến trình tái sinh.
Thậm chí người cũng có thể đoạn trừ chúng hoàn toàn trong tâm, để
người ấy có thể cảm nhận được hạnh phúc chơn chánh.
Pháp của tự nhiên chẳng hạn như những uẩn, là thuốc độc cho những ai vẫn
còn chìm đắm trong si mê, nhưng đối với một người thật sự biết rõ
những uẩn và pháp trong tự nhiên thì không bị nguy hại bởi chúng và có
thể đạt được những giá trị từ chúng bằng những đường lối thích hợp.
Nó giống như một nơi có nhiều bụi gai đương mọc lên; chúng có
thể gây nguy hiểm cho bất cứ ai không biết chúng nằm ở đâu và
họ bị vướng vào chúng. Nhưng một số người khác biết rõ chúng và
dùng chúng làm hàng rào cho một nơi ở, như vậy người đó đã tạo được
lợi ích cho mình vì đã sử dụng chúng đúng cách. Vì vậy một người tu tập
thiền định phải khôn khéo kết hợp giữa những uẩn và pháp trong tự
nhiên.
Khi thực hành sâu sắc, hành giả đang thực hiện việc tu tập sẽ hoàn
toàn bị lôi cuốn trong việc tìm kiếm bản chất thật của những uẩn và
giáo pháp. Hành giả hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi và ngủ bởi
vì sức mạnh tinh tiến khiến hành giả không muốn dừng nghỉ mà lao vào
việc thẩm sát bằng con đường trí tuệ một cách tự nhiên.
Nhờ trí tuệ thấu hiểu chân lý, tâm hành giả trở nên trong
sạch, hành giả thấy được bản chất như thật của giáo pháp ở khắp mọi
nơi, thấy được phiền não và ái dục trong bất cứ hình thức nào,
điều này không thể có được đối với người thiểu trí.
Sự so sánh sau đây có thể giúp hành giả làm sáng tỏ điều này.
Giả sử như tên trộm đánh cắp một vài món đồ, những món đồ đó bị dơ
bẩn do bởi có liên quan với tên trộm. Nhưng chính quyền cẩn thận
điều tra vụ án cho đến khi họ có đầy đủ nhân chứng và vật
chứng, họ thỏa mãn biết rằng những món đồ bị đánh cắp và chúng
đã được hoàn lại cho người chủ cũ hoặc cất một nơi an toàn để không
có ai bị nghi ngờ là có liên quan với chúng. Sau đó chính quyền không
còn quan tâm đến những món đồ bị đánh cắp, nhưng họ chỉ xử lí
việc phạm tội của tên trộm. Như vậy họ phải có bằng chứng để
buộc tội tên trộm và bắt giữ anh ta rồi xử anh ta theo luật pháp. Khi có
chứng cớ thật sự về tội lỗi của anh ta, tòa án sẽ buộc tội anh ta
theo luật pháp, và những người không liên quan thì được trả tự do, như
trước khi họ đã bị vu oan.
Tâm vô minh và các pháp ở thế gian thì đều giống như sự so sánh
này, bởi vì những uẩn và các pháp thế gian thì không có trách nhiệm
về sự lầm lẫn và hoàn toàn thoát khỏi những phiền não, và ác đạo,
nhưng những uẩn và các pháp thế gian đều có liên quan với tam giới,
bởi vì tâm hoàn toàn bị sức mạnh của vô minh khống chế, tự nó không
biết được câu trả lời cho câu hỏi: "vô minh là gì?"
Vô minh và tâm là một và đó là cái tâm hoàn toàn bị vô minh dẫn dắt
tạo nên yêu thương và hận thù được chôn dấu trong tứ đại và ngũ uẩn -
đó là sắc, thinh, hương, vị, xúc, và ở trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và
tâm. Nó cũng ẩn chứa tình yêu và hận thù qua sắc, thọ, tưởng, hành,
thức trong khắp tam giới. Ðó là vạn pháp mà tất cả những hình thức trên
đều bị chấp thủ vào, và thương yêu hận thù cũng đến từ tâm si mê
này, tâm đó đã bám víu và chấp thủ chúng.
Do bởi sức mạnh chấp thủ và bám víu, tâm vô minh đi thênh thang qua sinh,
lão, bệnh, tử, và đi mãi mãi trên con đường này trong suốt mỗi
kiếp sống, bất kể người sang hèn, tốt xấu, khắp cả tam giới này.
Những hình thức tái sanh khác nhau mà chúng sanh bị dính mắc vào tam giới
thì vô tận, tuy vậy tâm vô minh có thể dính mắc vào bất cứ cảnh giới
nào khi tái sinh phù hợp với những điều kiện của tâm và phụ thuộc
vào điều kiện yếu hoặc mạnh, xấu tốt của chúng. Rồi cái tâm này
sẽ đi tái sanh ở những tình huống mà những tình huống đó dẫn đến một
môi trường phù hợp với tâm có liên hệ đến.
Như vậy tâm dần dần thay đổi khác với bản chất thật của nó, vì do bởi
sức mạnh của vô minh và nó bắt đầu làm dơ bẩn và nhuộm màu cho mọi
vật trong thế gian này bằng tính cách giả dối, như vậy nó đang làm thay
đổi bản chất tự nhiên. Nói một cách khác, tứ đại thay đổi và trở thành
người và súc vật, và rồi có sinh, lão, bệnh, tử, phù hợp với ảo giác
thường còn và sự vô minh của con người.
Khi hành giả hiểu rõ sự việc bằng trí tuệ, ngũ uẩn và các
pháp thế gian không phải là vấn đề chính, mà cũng không phải là
điều khởi đầu của vấn đề, nhưng chúng có liên hệ với vấn
đề do bởi sự vô minh, quyền lực và sức mạnh tạo nên vấn đề,
lôi cuốn tất cả hiện tượng và bản chất tự nhiên này, rồi trí tuệ
sẽ tìm kiếm nguồn gốc của tất cả, đó là nguồn gốc của tất cả vấn
đề đã phát sinh vô tận, và trí tuệ đã đánh mất niềm tin vào
tri kiến này mà nó nằm trong tâm. Trí tuệ đã thể nhập vào sự
kiện mà "tâm biết" vẫn còn đầy vô minh và đó là tâm
thường suy nghĩ sai lạc.
Bây giờ khi hành giả có chánh niệm và trí tuệ đã được phát huy
do sự rèn luyện lâu dài, chánh niệm và trí tuệ có thể thấm
nhuần và thể nhập thẳng vào "tâm". Mặc dù tâm thì đầy vô minh
và sẵn sàng để chiến đấu chống lại trí tuệ, sự vô minh này
không còn có thể chịu nổi với "thanh kiếm kim cương", với
tâm chánh niệm và có trí tuệ, sự vô minh biến mất khỏi tâm mà
nó được từng tôn vinh trong nhiều thời đại.
Ngay khi vô minh bị đoạn trừ và biến mất do bởi sức mạnh siêu phàm
của tuệ đạo [20], nó là vũ khí chân chánh được dùng cho thời điểm
này, toàn bộ chân lí đã bị ngăn chặn và bao phủ do vô minh trong vô số
kiếp, bây giờ đã được mở ra và khám phá như là những món "đồ
đã bị đánh mất" [21] hoặc như là chân lý hoàn hảo. Giáo pháp mà
hành giả chưa được biết trước đây, cuối cùng đã xuất hiện như
là tri giác và tuệ giác ở mỗi pháp - mà hành giả đã khám phá
được mà không còn bị che dấu hoặc bị trở ngại.
Khi vô minh đã bị vũ khí của tuệ giác tiêu diệt, Níp-bàn sẽ sáng
tỏ đối với những ai thực hành đúng như thế, hiểu biết đúng như
thế, và nhận thức đúng như thế - không có cách nào khác hơn nữa.
Tất cả chơn đế từ năm uẩn hoặc những cảm xúc nội và ngoại [22] cho
đến toàn bộ khắp thế gian là pháp bảo đã được hành giả khám phá
chân tướng của nó. Như vậy chẳng còn có một điều gì có thể phát
sinh như một kẻ thù trong tâm của hành giả trong tương lai - ngoại trừ sự
thăng trầm của ngũ uẩn mà hành giả cần phải theo dõi cho đến khi chúng
đạt đến cuối cùng của bản chất - chẳng có điều gì khác hơn nữa.
Như vậy toàn bộ vấn đề là sự vô minh "sự hiểu biết sai
trái" mà mãi mãi quấy phá và cản trở những điều kiện tự nhiên,
để chúng được thay đổi khỏi tình trạng tự nhiên của chúng. Chỉ cần
đoạn trừ vô minh, thế gian - có nghĩa là bản chất tự nhiên của vạn vật
- trở nên bình thường và chẳng còn có một điều gì để đổ lỗi
hoặc chỉ trích. Sự việc này như thể là một tên cướp đã bị cảnh
sát tiêu diệt, và sau đó những người dân thành phố có thể sống
hạnh phúc và không còn phải lo lắng sợ hãi.
Rồi tâm có sự hiểu biết, nhận thức và đi theo chân lý của tất
cả pháp chân đế, và tri kiến này được quân bình và không còn
thiên kiến về một mặt nào.
Kể từ ngày vô minh bị đoạn trừ ra khỏi tâm, nó sẽ không còn lại
trong ý nghĩ, thiền định, hiểu biết, và nhận thức thể nhập
vào chân đế đều được kết hợp với tâm. Mắt, tai, mũi v.v., và
sắc, thinh, hương v.v. như vậy chúng biến mất ra khỏi bản chất tự nhiên
của chúng, mà không bị đè nén hoặc bị trói buộc, mà cũng không đẩy mạnh
và khuyến khích do bởi tâm theo như thường lệ. Bởi vì tâm bây giờ ở
trong một trạng thái của pháp và thanh thản, nó vô tư với mọi thứ cho
nên nó sẽ không còn bất cứ kẻ thù nào nữa. Ðiều này có nghĩa là tâm
và các pháp trong vũ trụ hòa hợp trong một trạng thái hết sức an lạc và
vắng lặng do bởi giá trị chân lý hoàn hảo.
Công việc của tâm và tuệ giác thể nhập vào danh pháp đi
kiềm với tâm được kết thúc ở điểm này.
Tôi muốn xin lỗi với những ai tu tập vì mục đích loại trừ phiền
não bằng cách thực hành giáo pháp của đức Phật, và những ai đã tìm thấy
lời giải thích này khác biệt với những điều mà quí vị đã tu tập.
Nhưng hành giả cũng phải biết rằng pháp trong tất cả kinh điển cổ
của Phật giáo cũng vạch rõ vào những sự phiền não và pháp nằm trong nó,
bởi vì hành giả đừng nghĩ rằng phiền não và pháp được che giấu ở một
chỗ nào khác, ở bên ngoài, tách rời khỏi nó.
Người có giáo pháp sẽ có tâm vững chắc và không còn bị ràng buộc, bởi
vì giáo pháp của đức Phật dạy cho mỗi người chúng ta, được sử dụng
và cảm nhận trong mọi tâm của chúng ta. Hành giả đừng bao giờ nghĩ rằng
giáo pháp của Phật là vấn đề của quá khứ và tương lai và nó chỉ liên
hệ với những ai chết hoặc chưa ra đời. Hành giả phải nhận thức rằng
đức Phật đã không dạy cho những ai đã chết hoặc những người chưa
được sanh ra. Ngài chỉ dạy cho người ở hiện tiền và cho những người
còn sống như chúng ta, bởi vì bản chất của Phật giáo là hiện hữu trong
hiện tại và luôn luôn là một vấn đề của hôm nay.
Cầu xin cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, và cầu xin phước báu cho
tất cả những ai đọc và nghe bài pháp này.
Chú thích:
[1] Một tập diễn giải về việc phát huy sự quán tưởng, những hình
ảnh, và cách sử dụng chúng được tìm thấy trong một vài chương của
quyển Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), một bản chú giải nổi tiếng về
thiền Phật giáo, được xuất bản trong một ấn bản mới của nhà xuất bản
Shambhala Publication.
[2] Giới được dịch từ Sìla. Sìla có một nghĩa rộng hơn đối với những
mức độ cao và vi tế hơn theo ý nghĩa của nó, nó bao gồm toàn bộ
những hành động và lời nói của thân, mà được ấn định là thiện hoặc
ác, tùy thuộc vào tâm của một ai tạo nên chúng với ít hoặc nhiều tình
thương.
[3] Sự phấn khởi quá mức được dịch từ tiếng Thái là kanong, nó
thường có nghĩa là "phấn khởi". Nhưng trong cách dùng của mạch văn
này thì đặc biệt nó muốn nói về sự phô trương của cái ngã qua
hình thái của thân và tâm, và liên hệ với sự tự cao về bản ngã mà
sự phô trương như thế này được tạo ra để nói lên về mình lẫn
người khác.
[4] Tâm được dịch từ tiếng Thái là "chai". Nó thường được
dịch là "tâm" nhưng trong mạch văn này hơi sai lạc bởi vì ngày nay
tâm thì có liên hệ với thiết bị có sự suy nghĩ, bộ não và cái
đầu, trong lúc đó "chai" phần lớn thì thuộc về tình cảm và nó
không thuộc về thể xác, một phần của nó, hoặc ngay chức năng của nó
- lẽ dĩ nhiên mặc dù nó có chức năng như vậy, kết hợp với tình cảm và
thể xác thì có ảnh hưởng liên quan lẫn nhau mạnh mẽ giữa hai yếu tố
đó.
[5] Thiền định là pháp nghiệp xứ (Kammatthana), từ Kammatthana được
kết hợp bởi Kamma (hành động) và Thana có nghĩa là nơi chốn, hoặc
nền tảng. Như vậy nó là một nơi hoặc nhân của hành động. Bốn mươi
đề mục nghiệp xứ là những đề mục và những phương pháp của
thiền định được trình bày sâu sắc hơn chương trình này. Nhưng từ
nghiệp xứ cũng được dùng với một ý nghĩa rộng rãi hơn để
đề cập đến phương pháp áp dụng lời dạy của đức Phật bằng một
phương pháp thực tiễn được phân biệt rõ ràng với việc đọc
lý thuyết hoặc nghiên cứu về nó.
[6] Xin xem chương về thiền sư Sunlun Sayadaw.
[7] Người ta có thể hỏi rằng phương pháp thiền nào thích hợp với
cá tính của hành giả. Ngoại trừ một vị thầy có khả năng mới xác định
loại thiền đặc biệt, hành giả chỉ có thể cảm nhận được
điều này qua phương pháp bị sai lạc hoặc không đúng. Hành giả có
thể nói rằng loại thiền hành giả tu tập mà hành giả cảm thấy thích
thú, tạo cho hành giả có sự chú ý hoặc làm cho hành giả thấy thoải mái
bằng nói cách này hay cách khác, cái phương pháp đó thích hợp với hành
giả. Hành giả cũng thường cảm thấy mát mẻ, thanh thản và an lạc sau một
thời gian tu tập đúng pháp.
[8] Thực tế biết trong tâm là một hình thức của tâm.. Giả sử hành
giả đã nói dối với một người; những hành động, lời nói, tư tưởng của
hành giả tất cả đều phù hợp với hành giả, nhưng chỗ nào đó có
cái tâm, và nó luôn luôn biết đó là lời nói dối. Tuy vậy nó phải luôn
luôn ở trong tâm ngoại trừ ở những trường hợp hiếm hoi, cái tâm vẫn
luôn bị ảnh hưởng bởi vô minh, mặc dù tâm biết điều đó, có
nhiều việc tâm nhận biết đó là sai trái.
[9] Phương pháp tu tập này không thực hiện bằng cách há miệng, vì
thế hơi thở là luồng không khí không đi qua ngang nóc giọng. Tuy vậy,
nhiều người nhạy cảm ở phần này, mặc dù hơi thở đi ra đi vào.
[10] Hơi thở được cảm nhận ở giữa ngực hoặc ở đám rối thần kinh, thì
được người ta cảm nhận nhiều như ở chóp mũi trong những giai đoạn đầu
của việc tu tập. Người cũng đặt tiếp câu hỏi, tác giả trả lời rằng
phần ở giữa ngực và đám rối thần kinh là một chỗ, nó nằm ở phía cuối
cùng của xương ngực. Nhưng tác giả cũng đã nói rằng nếu như hành giả
hiểu chúng là hai nơi riêng rẽ nhau, hoặc là nó có thể là nằm ở vị
trí của sự nhận biết về hơi thở, điều này hành giả cũng đúng.
Cũng cần ghi nhận rằng ở đây có sự liên quan giữa việc tu tập tâm trong
phương pháp của thiền sư Achaan Dhammadaro và thiền sư U Ba Khin.
[11] Nói một cách khác, điều đó dường như tâm là hơi thở, và hơi
thở là tâm..
[12] Xem bảng chú giải.
[13] Nguy hiểm có nghĩa sự nguy hiểm của thân có thể bị đoạn
diệt bất cứ lúc nào do bởi một trong nhiều nguyên nhân khác nhau, và
cũng là sự nguy hiểm của phiền não dẫn hành giả đến sự đau khổ
và đến vòng sanh tử luân hồi khủng khiếp.
[14] Tướng hay ấn chứng (Nimitta) là một sự xuất hiện mà có thể
xảy ra trong giai đoạn nhìn, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm hoặc những ấn
tượng tinh thần, và những điều này phát sinh dựa vào tâm và không dựa
vào các cơ quan. Ví dụ về những hình ảnh (nimitta) về sự thấy hoặc
nghe của sự quán tưởng, ánh sáng đề mục, âm thanh, và những sự cảm
nhận về ma quái.
[15] Ghi nhận ấn tượng về hình ảnh cố định vào trong tâm của hành
giả có nghĩa là hành giả mở rộng tâm để đón nhận nó. Nếu như
hình ảnh này là hình ảnh của xác chết hoặc những phần của cơ thể,
sau đó hành giả ghi nhận điều này là chân lý cao cả về sự đau
khổ.
[16] Ðiều này có nghĩa là hành giả phải luôn luôn đi theo con đường
trung đạo tránh xa những ham muốn quá mức về hình ảnh thích thú và chán
ghét với hình ảnh không vừa lòng. Cũng như hành giả đừng chấp thủ vào một
cảnh tượng thích thú rồi buồn bã khi nó biến mất. Bằng cánh nhận thức
được sự vô thường, khổ não, vô ngã ở những cảnh tượng này, hành giả
giữ được sự thanh thản và sự an lạc.
[17] Hành (sankhara) có nghĩa là những yếu tố, những chức năng và những
sự liên hệ được kết hợp với nhau tạo nên thân, một người, một vật
hoặc những vật khác. Ví dụ như, những thành phần được kết hợp với nhau
tạo nên một chiếc xe hơi cũng có thể là sankhara của nó. Những ý
tưởng dưới đây cho thấy rằng không có một thực thể mà có thể tìm
được có liên quan đến một chiếc xe hơi như thế, bởi vì nó là
tất cả những sankhara.
[18] Sắc (Rùpa) có nghĩa là "tính chất", những sự kiện hoặc
những lời dạy nó áp dụng cho vật chất. Mặc dù rùpa theo nghĩa văn chương
có nghĩa là "sắc" nhưng thực tế nó đề cập đến thể
xác.
[19] Danh pháp (nàma) theo một cách tương tự có nghĩa là "tính
chất", những sự kiện, những lời dạy, nó được dùng cho tâm. Nàma
theo nghĩa văn chương có nghĩa là tên, nhưng nó thường được dùng để
đề cập đến những sự kết hợp tinh thần của năm uẩn - nghĩa là
thọ, tưởng, hành, thức.
[20] Tuệ đạo là sự hiểu biết rõ về bát chánh đạo, và nó
là con đường mà người có thể áp dụng một cách thực tiễn.
[21] Ðoạn văn này có nghĩa là do bởi ảnh hưởng của vô minh, tâm khó
chịu với ngũ uẩn và chân đế và nghĩ chúng là vật sở hữu của nó. Khi
vô minh bị đoạn trừ, người ta thấy rằng chúng là "những món hàng đã
bị đánh cắp", mà hoàn toàn không phải là vật sở hữu của tâm, nhưng
đó là những hiện tượng tự nhiên và trung tính.
[22] Phạm vi của cảm thọ là căn trần. Chúng bao gồm lục căn - mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân và tâm - và lục trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
[Mục lục][Chương
kế] |