rong chương này người chủ bút phỏng vấn tác giả. Các câu
hỏi được nêu ra để làm sáng tỏ và mở rộng những lời dạy đã được
trình bày trong những chương trước.
Jacle Kornfield đã theo học với nhiều vị thầy tổ được giới
thiệu ở đây và thường xuyên dạy những khóa thiền, ở Hoa Kỳ và
Canada.
Hỏi: Tôi xin được phép hỏi ông một số câu hỏi đặc biệt về
tài liệu trong cuốn sách này. Trước tiên, ông cảm thấy điểm nào quan
trọng nhất được thực hiện để xuất bản tuyển tập này?
Ðáp: Tuyển tập này trình bày sự phong phú và đa dạng của Phật giáo
Nguyên thủy đương đại. Nó giúp cho chúng ta thấy được nhiều phong cách
và kĩ thuật tu tập thiền phản ánh với nhiều quan điểm khác nhau
và những phẩm chất của các vị thầy. Tuy vậy nó cũng cho thấy rằng tất cả
những lời dạy này đều đến cùng một căn bản với sự nhận thức sâu
xa biết bao; cùng một giáo pháp. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp
đỡ độc giả chọn ra một phương pháp thiền thích hợp và tạo cho
người ấy đầy cảm hứng trong việc tu tập, và nếm được hương vị
của giáo pháp.
Hỏi: Vai trò của vị thầy trong Phật giáo Nguyên thủy thì thế nào?
Ðáp: Phật giáo Nguyên thủy bao gồm nhiều phương pháp dạy đa dạng.
Ở một số ngôi chùa một vị thầy trở nên một đối tượng yêu thương.
Bạn theo dõi từng bước chân của ông ta, bạn bắt chước tư cách của vị
thầy, bạn tuân theo lời giáo huấn với một mực kính trọng - Ở khía
cạnh đó, vị thầy trở thành một người lãnh đạo tinh thần. Ở những ngôi
chùa khác, chẳng hạn như chùa của ngài Buddhadasa, vị thầy chỉ xem mình là
một người bạn tốt. Nếu quý vị cần một ý kiến về
thiền định, ông ta sẽ hướng dẫn cho quý vị từ những kinh nghiệm
đã trải qua. Ông ta rất giản dị, trung thực, và trò chuyện với quý
vị như một người bạn.
Mối quan hệ thầy trò rất tuyệt vời. Một số vị thầy dùng những lời
nói êm dịu để diễn tả giáo pháp. Những trạng thái tâm và hành động
của họ là một tấm gương để hưởng ứng và tuân theo sự trong sạch
mà không có đánh giá cử chỉ đó là sự giác ngộ mà quý vị đang cố
gắng tu tập. Một mặt khác, một số vị thầy đã hướng dẫn các thiền sinh
với một phương pháp hết sức khắc nghiệt. Họ dùng sự khắc khe này
để giúp quý vị vượt qua cá tính bình thường và sự chấp thủ. Có
vị thầy dùng những kỷ xảo để giúp quý vị quân bình tâm. Họ
đặt quý vị vào một tình huống mà họ biết nó sẽ buộc quý vị
nhìn thấy rõ ràng những ham muốn tiềm ẩn của quý vị. Hoặc họ có
thể khuyến khích quý vị thực hành những bài tập đặc biệt gây
khó khăn với quý vị. Họ có thể tạo cảm hứng cho quý vị bằng
những câu chuyện kỳ bí, hoặc tác động, tán tỉnh, trêu ghẹo, mỉa mai,
hoặc thậm chí phớt lờ quý vị. Họ sẽ làm bất cứ điều gì cần
thiết để đoạn trừ những quan điểm lạ lùng hoặc sự chấp thủ mà
quý vị có thể có và để đưa quý vị trở lại sự quân bình.
Các vị thầy cũng dùng những phương tiện khác nhau để bình thường
hóa yếu tố tinh thần, chẳng hạn như tình thương, sự tập trung hoặc năng
lực. Ví dụ, nếu có quá nhiều năng lực và quá ít sự tập trung trong
việc tu tập, họ có thể thuyết phục quý vị ngồi bất động
trong một thời gian dài, hoặc nếu có nhiều sự khó chịu, họ có
thể khuyên tập đề mục thiền tâm từ, lập lại sự quân bình.
Họ sử dụng tất cả mọi phương pháp và những kĩ thuật đã được
sàng lọc từ việc tu tập của họ. Hoặc là họ có tính nóng nảy
làm cho họ nghiêm khắc, hoặc tính khí dịu dàng, họ dùng bất cứ
điều gì có khả năng để giúp quý vị không còn chấp thủ - những
vị thầy tài giỏi sẽ không để cho quý vị phụ thuộc vào họ hoặc
sự hướng dẫn của họ. Họ sẽ hướng dẫn quí vị tìm ra cho bản thân
một sự thật nội tâm không bị ràng buộc bởi quyền lực bên ngoài, quan
điểm trong sáng và hoàn toàn giải thoát.
Hỏi: Có quan điểm cho rằng vị thầy sẽ giúp cho quý vị một
phương pháp đặc biệt để thích hợp cho sự mâu thuẫn cá nhân của
quý vị với ý tưởng rằng tất cả mọi con đường giải thoát
đều giống nhau phải không?
Ðáp: Một trong những kỷ xảo tuyệt vời nhất thường là các vị thầy
sẽ nói, "phương pháp của tôi là tốt nhất, trực tiếp nhất và nhanh
nhất." Ðiều đó làm cho thiền sinh đủ lòng tin để dồn
hết nghị lực và sự cố gắng để tiếp tục tu tập những điểm
khó khăn khó thể khắc phục, và bằng cách ấy đạt được những kết
quả tốt. Ðiều này không bị mâu thuẫn với sự kiện là thật sự có
nhiều phương pháp tu tập dẫn đến sự giải thoát cuối cùng. Thông
thường, khi lần đầu tiên quí vị đến những vị thầy họ sẽ giảng
giáo pháp rất thoáng để thu hút sự quan tâm của quí vị. Một khi quí vị
khởi sự tu tập thiền họ sẽ hướng dẫn quí vị vào một sự tu tập đặc
biệt hơn và đương đầu với những khó khăn nảy sinh từ phương pháp
đó. Một phần kỹ năng của vị thầy liên quan tác động với điều nghịch
lý này, có thể làm sáng tỏ toàn bộ sự thật cho bạn và cùng một
lúc, hướng dẫn sự nỗ lực và sự tập trung của quí vị theo một phương
pháp đặc biệt sẽ mang lại kết quả cho việc tu tập của quí vị.
Như tôi đã đề cập ban đầu, việc tìm kiếm một vị thầy, sự
chọn lựa có thể đến từ trực giác của quí vị cho là đúng,
về người thầy nào, và phương pháp nào thu hút quí vị. Nó có thể
đến từ sự ham muốn đạt được quân bình. Nếu bạn không giữ kỷ
luật tốt thì tốt hơn là nên tìm một người sẽ khuyến khích quí vị giữ
kỷ luật. Một mặc khác, nếu quí vị là một người hết sức nghiêm
túc, thì rất tốt cho quí vị tìm được một vị thầy giúp quí vị buông thả,
thoải mái và chỉ để nó tiến triển. Có vô số yếu tố liên
quan đến.
Ðức Phật dạy rằng rất tốt cho những người sống gần gũi với vị thầy
đầu tiên ít nhất là năm năm. Cần nhớ rằng không đặt thành vấn đề
về con đường nào mà người ấy chọn lựa, hiếm khi có sự giác ngộ
đến nhanh chóng và ngay tức khắc. Hình ảnh đức Phật sử dụng là đáy
biển dần dần thoai thoải xuống sâu hơn, một sự phát triển dần dần,
về sự thanh thản dù có bất cứ sự thay đổi, về trí tuệ và sự
hiểu biết.
Như vậy, quí vị có thể đi tìm tòi một phương pháp tốt hơn trong một
lúc nào đó và thậm chí có thể thử thách một số phương pháp trong một
khoảng thời gian khác nhưng rồi điều cần thiết là phải khép vào
kỷ luật và trụ lại với bất cứ hệ thống nào mà quí vị chọn
để tu tập trong một thời gian dài.
Hỏi: Xin cho biết quan điểm về việc tìm kiếm một
phương pháp tốt hơn, điều này mang tính cách kiểu Mỹ hoặc phương
Tây. Có phải điều này bao hàm rằng, nếu sự cảm nhận đầu tiên của
một phương pháp không được trọn vẹn như ông mong đợi, ông sẽ
đứng dậy, bỏ đi và đến với một người nào khác?
Ðáp: Không hẳn như thế. Mặc dù tôi đã gặp khó khăn trong việc
chấp nhận tức thời một hoặc hai vị thầy của tôi. Tôi theo học với họ
bởi vì tôi nhận thấy rõ ràng họ có nhiều điều mà tôi cần
học hỏi. Sau đó tôi nhận ra nhiều về vấn đề của tôi là sự
chấp thủ về hình tượng một vị thầy. Dù rằng tôi cảm thấy khó chịu do
bởi tu viện, hoặc cá nhân của họ hoặc một số khía cạnh đặc biệt
về sự giáo huấn, những điều đó đã không làm lu mờ sự quan tâm
thật sự và niềm tin về giá trị tối cao và những gì các vị thầy đã
giáo huấn. Ðể trở nên cởi mở và phá vỡ những hoang tưởng và thành
kiến, điều hữu ích để tìm kiếm đó là giáo pháp được xem
như những lời "giáo huấn" hơn là "các vị thầy". Bằng cách
này chúng ta trở nên thông thoáng để sử dụng tất cả các tình huống như
là những nơi để tu tập, học hỏi và phát triển. Cùng với cách
này, chúng ta có thể dùng những lời dạy tốt mà không bị vướng mắc vào
hình thức của một vị thầy - người đã chia sẻ những lời dạy - Trong việc
chọn lựa một vị thầy, quí vị càng thoải mái, quí vị càng có thể dễ
dàng tìm được người và tình huống thích hợp cho mình vào lúc này. Sự cởi
mở và lòng tin là quan trọng.
Hỏi: Sự việc có vẻ quan trọng để hiểu rằng sự tìm
kiếm một vị thầy hoặc một phương pháp thì không giống như việc đi
mua sắm một chiếc xe hơi. Sự thật là người thầy và phương pháp phù hợp
cho quí vị thì không cần thiết những người đó làm cho quý vị cảm
thấy tốt nhất hoặc thoải mái nhất?
Ðáp: Ðiều đó đúng. Bản chất của việc tu tập trong Phật giáo là
nhìn thật rõ ràng bản thân của mình, toàn bộ tiến trình thân tâm của
một người. Một trong những điều mà quý vị nhận thức là sự khổ đau
do bởi sự chấp thủ của quí vị. Không đặt thành vấn đề con đường
quý vị chọn lựa. Cuối cùng sẽ có đau đớn và khó khăn như là một
phần của toàn bộ sự mở rộng tuệ giác trong sự tu tập của quí vị. Lời
dạy (giáo pháp) sẽ thay đổi ra sao khi đầu tiên nó xuất hiện và việc
hành thiền của quí vị sẽ phát triển sự hiểu biết không được
rõ ràng lắm trong những bước ban đầu. Hãy chọn một người thầy bạn đặt
lòng tin chứ không phải người làm cho bạn cảm thấy thoải mái.
Hỏi: Có thể nào vệc hành thiền được tiến bộ mà không
cần đến các khoá tu tích cực, xa rời đời sống thường ngày?
Ðáp: Người ta có thể tiến bộ trong giáo pháp mà không cần tu tập
tích cực, chỉ đơn thuần phát triển sự chánh niệm tự nhiên theo như
phương pháp của ngài Achaan Chaa hoặc Achaan Buddhadasa. Cùng lúc đó, việc
tu tập quyết liệt cũng cực kỳ giá trị. Nhưng tôi xin đề nghị một
phương pháp tu tập quân bình là tốt nhất, đôi lúc giành một thời gian tu
tập quyết liệt, đôi lúc hòa nhập với mọi người. Qua sự tu tập
quyết liệt người ta có thể phát huy sự tập trung mạnh mẽ, những
tuệ giác sâu sắc ở các chân lý về những gì đức Phật đã dạy,
một đức tin mạnh mẽ và sự phát triển vững chắc. Bằng cách kết hợp
sự tu tập quyết liệt cùng trong sự chánh niệm trong đời sống hàng
ngày, không cần có khuynh hướng cuộc sống của một người sẽ tách rời với
việc tu tập. Sẽ có cơ hội để kết hợp thiền quán trong sự
cách ly với những hoạt động của đời sống thường nhật cùng với những mối
quan hệ với những người khác. Ngược lại, với sự tu tập sâu sắc người
ta có thể nhận được những vấn đề phát sinh từ sự tiếp xúc trong
xã hội hàng ngày và nhận thức được vấn đề sâu sa: những chấp thủ và
sự đoạn trừ được chúng. Trí tuệ sẽ phát triển trong việc tu tập
tích cực lẫn bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Do bởi việc thường
xuyên cách ly, người đó phải quan sát những nhu cầu của bản thân họ và
tìm một hướng đi cho mình. Toàn bộ tiến trình chỉ là một sự quan sát,
thẩm xét và thí nghiệm. Quí vị phải nhận biết, theo dõi, quan sát ngay
sự tu tập của mình. Ðó là tất cả. Ðó là điều cơ bản thật sự?
Hỏi: Tất cả điều này dẫn đến đâu?
Ðáp: Dẫn đến sự giải thoát. Nó dẫn đến việc sống rõ hơn
trong từng khoảnh khắc, cảm nhận đầy đủ những gì xảy ra, không chấp thủ
vào nó. Không hoan hỉ mọi vấn đề với những định kiến, nhưng
nhận thức bản chất của chúng rõ ràng. Sự việc này dẫn đến sự đoạn
trừ chấp thủ và vì vậy bớt khổ đau, ích kỷ mà có nghĩa thêm tình
thương và vui sướng hơn, thêm nhiều từ bi cho những chúng sinh khác và
càng phát triển thêm với những gì đang trôi chảy. Nó dẫn đến một
sự nhận thức rằng bản thân con người là tiến trình thân tâm này. Chẳng
có điều gì bí mật đằng sau nó, chẳng có điều gì để có,
để đạt.
Hỏi: Có thể nào đạt được giác ngộ và thực chứng Níp-bàn trong
cõi đời này không?
Ðáp: Có một số định nghĩa về Níp-bàn. Có Níp-bàn tối cao được mô
tả là khi ở nơi đó không còn bất cứ sự chấp thủ bất cứ điều gì ở
cuối cùng của cuộc sống đặc biệt này. Không có sự chấp thủ, cuối cùng
sẽ chấm dứt lực ham muốn tiếp tục đi vào vòng sinh tử luân hồi, không
còn tái sinh. Như thế có Níp-bàn, đạo quả A-la-hán. Một sự giác ngộ
hoàn toàn trong thế gian này, giải thoát khỏi hiện tại. Một vị
A-la-hán không còn ích kỷ tham, sân, si hoặc bất cứ ảo tưởng nào phát
sinh trong tâm. Ðể đưa nó đi một hướng khác, vị A La Hán luôn chánh
niệm từng sát-na. Với đầy đủ chánh niệm. Một cuộc sống của vị
A-la-hán thì luôn quân bình và đầy tình thương. Chúng ta có thể cảm
nhận một điều gì giống như Níp-bàn của A-la-hán tại thế, chúng ta
phải đầy đủ chánh niệm. Ở mọi khoảnh khắc, chúng ta đều
phải thoát khỏi sự dính mắc và chấp thủ, trạng thái tâm tỉnh giác an lạc
là loại Níp-bàn. Và khi tâm trở nên vắng lặng hơn nhiều chúng ta có
thể đi đến sự hiểu biết rằng không có thời gian và chuyển
động ở giữa thế giới nguyên trạng và thay đổi.
Níp-bàn cũng đề cập đến một trạng thái mà hành giả có thể
cảm nhận được. Hương vị đầu tiên của trạng thái này là "nhập
lưu", là sát-na của sự cảm nhận, của trạng thái đoạn trừ hoàn toàn,
vượt qua tiến trình thân tâm. Ðây là sự vắng lặng hoàn toàn và an lạc,
vượt qua sự chuyển động, sự biết, sự đoạn trừ và cả thế giới
này. Ở một vài hình thức hành thiền, và thậm chí một vài chỗ
trong kinh điển, tình trạng đặc biệt này được xem là mục đích cuối
cùng - ngay cả trí tuệ và tuệ giác được chứng nghiệm ở những
bậc thềm dẫn vào giai đoạn này.
Tuy thế, đức Phật luôn luôn tuyên bố sự tu tập là sự nhận ra được
đau khổ và chấm dứt đau khổ. Cảm nhận được trạng thái này là đã vượt
qua được tiến trình thân tâm, chỉ là sự chấm dứt tạm thời khổ đau. Nó
cực kỳ sâu sắc, thâm diệu. Nó giúp ta thấy được bản chất ảo giác
về điều chúng ta gọi là "cái ngã", nó rất thâm diệu
sự ưa thích sự chấp thủ, nó có thể đoạn trừ tận gốc những xấu xa và
phiền não. Tuy vậy quí vị không bám víu nó khi nó xuất hiện qua. Cho
tới khi người ấy đạt được một trạng thái A-la-hán giải thoát trọn
vẹn. Ở đó không còn sự chấp thủ và ham muốn, người ấy vẫn phải
tiếp tục tu tập. Sự cảm nhận ở lĩnh vực này vượt qua sự chuyển
động, một sự an lạc hoàn toàn, sẽ làm việc tu tập của quí vị sâu sắc
hơn. Và đó là hình ảnh sự tu tập của bạn tiến đến chính xác,
nhưng chính bản thân nó không phải là chấm dứt việc tu tập và không
thể dính mắc vào nó. Sự kết thúc của sự tu tập này là vượt qua
được sự chấp thủ, ích kỷ, hoàn toàn giải thoát và từ bi với tất cả
chúng sinh.
Hỏi: Quí vị có thể nói về phương pháp tu tập từ mức độ
"không tác ý" ngược lại với sự tương quan trong việc cố
đạt được giác ngộ?
Ðáp: Khi một người tiến sâu hơn và việc tu tập và quan sát
nhiều hơn về bản chất sự việc, người ấy càng trở nên thoải mái
không còn mâu thuẫn. Trong trường hợp này chúng ta sẽ nói về sự mâu
thuẫn được mô tả về việc tu tập "không tác ý từ mức độ
tuyệt đối, và cũng là chân lí của mức độ tương quan của tác
ý" những con đường đặc biệt cũng như phương pháp. Có một sự
khó khăn trong sự chấp thủ về sự tuyệt đối. Trong thực tế,
nếu như người ta có thể cảm thấy tất cả điều này là một ảo
giác (ảo tưởng), họ không cần làm bất cứ điều gì. Nhưng họ cần
phải làm một cái gì đó bởi vì họ vẫn còn vướng mắc cái ảo giác đó.
Dù bất cứ thế nào, bất cứ ở đâu, họ phải nhận chân nó là một sự
thật. Thậm chí những vị thầy giống như Achaan Chaa và Achaan Buddhadasa vẫn
khuyến khích quý vị tu tập tâm chánh niệm, nhận thức những gì
đang xảy ra. Không đặt thành vấn đề quý vị đang đạt được
điều gì, một điều đặc biệt, nhưng quý vị phải nhận thức rõ
ràng hơn về bản chất thật về những gì tồn tại ở đó. Nó không phải
là nỗ lực để đạt được sự thành tựu hoặc thực hiện một
điều gì đặc biệt. Nó đơn thuần chỉ là một sự nỗ lực về
sự nhận biết (thức). Như thế dù không đạt được sự thành tựu hoặc
trở thành một cái gì đó, chúng ta vẫn cố gắng tu tập để vượt qua
được ảo tưởng và sự vô minh của chúng ta. Tất cả những phương pháp trong
cuốn sách này đơn thuần chỉ là những phương tiện khéo léo.
Ðức Phật mô tả những lời dạy của ngài như là một chiếc bè.
Chiếc bè này được dùng để vượt qua đại dương của ảo giác. Khi
bạn ở bên kia bờ, quý vị không còn cần để đến những chân
lý tương đối này nữa; quý vị có thể bỏ cái bè đi hoặc dùng
nó để giúp đỡ những người khác vượt qua. Ðức Phật cũng nói về
sự tuyệt đối trong kinh điển. Ngài nói những lời dạy và những
phương pháp không phải toàn bộ là giáo pháp. Giáo pháp là chân lý và
vượt qua những ngôn từ, lời dạy, phương pháp (mức độ tương đối của
những ý niệm và những phương pháp tu tập khác nhau).
Hỏi: Mức độ cần thiết để nỗ lực là bao nhiêu trong
việc tu tập?
Ðáp: Nó có thể đòi hỏi một nỗ lực lớn lao. Ðức Phật thường
hướng dẫn các hành giả dồn hết nỗ lực cho một số phương pháp nào
đó để tập trung, để đi thẳng đến sự chú tâm, hoặc thậm chí
đến trực tiếp đến tiến trình tâm thức (ý tưởng) vào
việc tu tập, như ở trong Vi diệu pháp (Abhidhamma) của Mohnyin Sayadaw).
Nỗ lực cần phải quân bình với sự thăng bằng hoặc tĩnh lặng của nội tâm
và tập trung (định). Ðôi lúc một số hành giả có thể tu tập chánh
niệm, ngồi im lặng trong khoảnh khắc, và vượt qua khỏi giai đoạn
"không còn vướng bận" tập trung hết nỗ lực để đi vào
sự nhận thức từng sát-na. Tuy thế, nó không phải luôn luôn là vậy, những
lúc khác, nó có thể rất quân bình, hết sức thụt lùi, chỉ cần quan
sát tiến trình khi nó diễn ra. Sự nỗ lực không đặt nặng về thân
mà đơn thuần chỉ là sự nhận biết đầy đủ ở hiện tại, không tìm
cách đạt hoặc thay đổi bất cứ điều gì. Ðó là chính là nỗ lực.
Hỏi: Cần có nỗ lực hay không để phá bỏ được phương cách
chúng ta thường quen làm?
Ðáp: Ðôi lúc sự nỗ lực cần thiết để phá bỏ những khuôn mẫu
về định kiến của chúng ta, thoát khỏi khuôn sáo về sự phản ứng
đối với mọi người. Ðôi lúc nỗ lực này liên quan đến thân và
tâm. Một trong những phương tu tập tích cực ở giáo pháp nguyên thủy liên
quan đến sự việc ngồi thiền lâu dài mà không cử động, và tạo
nên những khó chịu đau đớn tăng dần trong cơ thể. Phương pháp này của
thiền sư Sunlun Sayadaw chỉ đơn thuần đòi hỏi ngồi, chịu đựng và
thể nhập với nó. Cuối cùng sự tu tập đã phá bỏ được sự nhận thức
bình thường của quý vị và phản ứng chống lại sự đau đớn và giúp
quý vị thấy điều đó, nó không phải là quý vị. Dù rằng chính
sự nỗ lực không phải là nguồn gốc của sự giải thoát. Sự giải thoát
đạt được từ tuệ giác trong sạch đi đến sự cảm nhận về bản
chất.
Những nỗ lực chịu đựng khác đôi lúc cũng đòi hỏi trong lúc tu tập.
Sẽ có những ngày, những tuần, những tháng khi toàn bộ sự cảm nhận về
thế giới chỉ là một sự phiền não, ghê sợ, khủng khiếp, đau đớn.
Chuyên cần tu tập, nhìn sâu sắc hơn bản chất thật sự quanh quý vị,
để tránh được khổ đau, đi đến bản chất thật của sự rỗng
không, xô ngã tất cả các hiện tượng, đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì
và can đảm.
Chúng ta cũng cần nhớ rằng, nhiều vị thầy tài giỏi lại sử dụng
phương pháp không nỗ lực (chỉ đơn thuần theo dõi và xả bỏ). Dù rằng
đặc biệt, người ta có thể chẳng bao giờ trải qua được sự đau đớn
khi ngồi, hoặc chẳng bao giờ dồn hết nỗ lực, mà chỉ ngồi thẳng và
quan sát rõ ràng sự vô ngã, sự thay đổi tự nhiên của các hiện tượng
thân tâm, bằng cách này, quý vị từ bỏ sự chấp thủ vào thế gian (con
người), tâm trở nên trong sáng hơn, khôn ngoan hơn, tự nhiên hơn. Không có
phương pháp nào mà không tu tập được.
Hỏi: Có thể vì sự đặt nặng về phiền não, khổ đau trong tư
tưởng Phật giáo Nguyên thủy làm người ta cho rằng đó là một triết
lý bi quan, tiêu cực?
Ðáp: Nhận thức như vậy là hiểu lầm về giáo pháp. Tất cả chúng ta
đều đi tìm hạnh phúc cho bản thân và những người khác. Ðể đi
đến một hạnh phúc thật sự điều cần thiết là hiểu được ngay
bản chất của tâm, về điều kiện của chúng tâm về thế giới
quanh chúng ta. Khi chúng ta nhìn vạn vật một cách trung thực, sự việc
đều trở nên rõ ràng, tất cả các phương tiện chúng ta đã sử dụng
để tìm kiếm hạnh phúc, và an toàn đều là khổ đau - thực tế
chúng dẫn chúng ta đến phiền não. Bám víu, chấp thủ, ham muốn - tìm
cách đạt được thứ hạnh phúc gượng ép và an toàn trong một thế giới
thay đổi liên tục của thinh, hương, khí, vị, xúc và đối tượng tâm, không
gây nên sự khó chịu. Nó chỉ làm chán nản, và khuấy động tâm, đem lại
những phiền não.
Phật giáo không phải là một triết học, cũng không phải là một sự
mô tả về thế giới. Nó là một phương tiện thực tiễn liên quan
đến cuộc sống của chúng ta đi kèm theo vấn đề phiền não khổ đau
cùng hạnh phúc của chúng ta; nó phát họa lên một cứu cánh và hướng dẫn
phương pháp để chúng ta hoàn thành mục đích. Tiến trình thực tiễn
này mong muốn chúng ta mở rộng toàn bộ sự cảm nhận của chúng ta. Ðầu tiên
chúng ta phải nhận thức như thế nào về sự khổ đau chúng ta gây nên
trước khi chúng ta có thể giải thoát khỏi nó. Tuy thế trọng tâm
không chỉ là nhìn thấy phiền não ở thế gian; nhưng nó phải dẫn
đến sự cảm nhận về vô ngã thực sự toàn bộ về nó, sau đó chúng
ta có thể từ bỏ và đi đến sự kết thúc, đến cái vắng lặng
nội tâm, đến hạnh phúc cao nhất là an lạc. Ðối với những người
hiểu biết và thực hành giáo pháp, nó có nghĩa là từ bỏ khổ đau.
Cuộc sống của họ trở nên tràn đầy niềm vui, không còn lo lắng và ham
muốn. Ho cảm nhận được hạnh phúc của đức Phật. Thiền không phải là
hiểu biết về đức Phật, nó là cách thực hành để giống như
đức Phật.
Hỏi: Có nhiều thảo luận trong cuốn sách này về định an chỉ
đối ngược với thiền quán. Một số vị thiền sư cảnh giác các
thiền sinh về sự phát huy cao độ những trạng thái định (tập trung).
Phải chăng nếu một người đang phát huy sự tập trung chính xác, thì
họ cũng phát huy trí tuệ để chống lại những sự nguy hiểm này?
Ðáp: Thường thì sự tập trung được phát huy chính xác, trí tuệ là
cơ bản. Tuy thế, có lý do tốt đẹp cho sự ngăn ngừa (lời khuyên) và
những sự thận trọng của các vị thầy được miêu tả trong cuốn sách này.
Nhiều hành giả bị dính mắc bởi hạnh phúc và sự khoái lạc của định hay
cái cảm giác họ đã đạt được một điều gì đó mà họ phải bám
chắc vào. Sự chấp thủ vi tế này với định hoặc hạnh phúc trở thành một
gánh nặng khác đi theo cùng để cản trở hành giả ngay cái giây phút trí
tuệ phát sinh.
Sự phân biệt giữa thiền định và thiền quán thật ra chỉ là
điều giả tạo. Chúng ta phải luôn phát triển chính xác thiền quán
và thiền định. Không thể có trí tuệ thật sự mà không có một
mức độ tĩnh lặng, êm ả và một cái tâm sâu sắc. Nếu sự tập trung
(định) được phát triển cùng với sự chú ý đến sự thay đổi của
cảm nhận như là điều cơ bản, thì tuệ giác sẽ phát triển.
Tất cả chúng ta đều phải nhớ rằng bất cứ sự chấp thủ nào dù nó là
những lợi ích đặc biệt của sự tập trung (định) chẳng hạn như hạnh
phúc, sức mạnh, hoặc sự đạt được tuệ giác đến từ thiền quán.
Bất cứ sự chấp thủ nào cũng đều là sự cản trở một trí tuệ tự
nhiên trong sáng.
Hỏi: Hãy xét đến sự khác biệt giữa kiến thức và tuệ
giác, một số vị thầy như Achaan Naeb, Mogok Sayadaw và những người khác dùng
Vi diệu pháp (Abhidhamma) nhấn mạnh sự hiểu biết lý thuyết
của giáo pháp trước tiên. Như vậy quý vị biết cách phân biệt
tiến trình khác trong sự cảm nhận của quý vị không. Kiến thức này
có hữu ích hoặc quan trọng trong việc phát huy trí tuệ hay không?
Ðáp: Một số người cho rằng rất hữu ích để có một sự hiểu
biết lý thuyết của giáo pháp. Nó hướng dẫn sự suy nghĩ và trí
khôn và sự tự hiểu biết sâu sắc. Ðôi khi, sự hiểu biết
về những lời dạy cũng được dùng như là một phương thuốc, một sự quân
bình cho những người có sự nghi ngờ nhiều hoặc hiểu lầm. Khi bắt đầu
tu tập, sự hiểu biết lý thuyết về giáo pháp giúp tâm đi
thẳng vào nơi cần quan sát. Sau một thời gian tu tập, việc nghiên cứu có
thể rất có ích lợi cho việc truyền đạt, chia sẻ sự cảm nhận
về trí tuệ và tuệ giác với những người khác. Trong sự dạy
dỗ, nó giúp thêm một số hiểu biết cơ bản, một số kiến thức
cơ bản. Tuy thế kiến thức cơ bản không cần thiết lắm. Trong thực
tế, một người không biết gì về kinh điển, về đức Phật,
hoặc những lời chú, họ chỉ đơn thuần ngồi thiền, quan sát tâm, rồi
đi đến sự hiểu biết chứng thực. Người ấy vẫn trải qua sự cảm
nhận tam tướng của cuộc sống: chân lý của sự biến đổi, sự không
vững chắc và do đó có sự khổ của vô thường, và vô ngã của tất cả các
hiện tượng, tất cả những điều đó đưa chúng ta ngộ nhận "cái
ngã" hoặc "tôi".
Có một sự nguy hiểm khi hiểu biết quá nhiều lý thuyết
trước khi đi vào việc tu tập, đặc biệt về những điều mô tả
những trạng thái đặc biệt mà người ấy có thể cảm nhận trong khi
hành thiền. Những kỳ vọng phát huy làm cản trở sự cảm nhận trong sạch
về bản chất thật của vạn vật. Người ấy phải thận trọng về sự
biết quá nhiều về những gì có thể xảy ra trong lúc tu tập
thiền. Có lẽ, cái ý tưởng là phải có một sự hiểu biết cơ
bản về những khía cạnh rộng rãi của giáo pháp. Sau đó chỉ ngồi xuống
hành thiền và tiến hành công việc tu tập để nhận thấy bản
chất thật của mình.
Hỏi: Có lẽ khía cạnh khó khăn nhất của giáo pháp khi được chuyển
dịch sang văn hóa phương Tây - vốn có một truyền thống sâu đậm của tư
tưởng tự do cá nhân - là vấn đề Giới luật. Chức năng của sự kiềm
chế trong việc tu tập tinh thần là gì?
Ðáp: Giới luật được dạy bằng những phương cách có quy tắc thì hết
sức mạnh mẽ và có giá trị trong việc phát huy sự tu tập. Trước hết
người ta phải nhớ rằng nó giống như những kĩ thuật trong thiền, nó chỉ
là một công cụ để giúp cho người ta cuối cùng đạt đến một nơi
không có sự ích kỷ, một nơi có đạo đức và trí tuệ trôi chảy tự
nhiên. Ở phương Tây có một huyền thoại rằng tự do có nghĩa là tự do
tư tưởng - đó là theo đuổi những ham muốn bất cứ ở nơi nào họ tìm
thấy nó là tự do thật sự. Thực tế, khi một người quan sát, theo dõi tâm,
người ấy nhận thấy rằng theo đuổi những ham muốn, những sự quyến rũ, ác
cảm toàn bộ không phải là tự do (giải thoát), mà là một hình thức ngục tù
trói buộc. Tâm đầy ham muốn và bám víu những điều đầy đau khổ không
tránh được. Tự do (giải thoát) không phải là đạt được bằng khả năng
để hoàn thành những hoạt động ngoại cảnh nào đó. Sự giải thoát (tự
do) thật sự là một trạng thái nội tâm của con người. Một khi người ta đã
đạt được nó, không một tình huống nào trong thế gian có thể ràng
buộc cản trở được sự tự do (giải thoát) của một con người. Ở trong
mạch văn này chúng ta phải hiểu nó là giới luật, và quy tắc đạo đức
thông thường, chúng ta chỉ đơn thuần dành thì giờ của mình phản ứng lại
với những tác nhân bằng những cách mà chúng ta đã có khuôn mẫu. Thông
thường thì điều kiện này thật mạnh mẽ và mang lại những tình huống,
trong đó chúng ta đóng vai trò ích kỷ theo những cách làm tổn thương
những người chung quanh ta. Bằng cách theo dõi giới luật, chúng ta bắt đầu
đặt ra những giới hạn để chúng ta phải tuân theo, những phản ứng quen
thuộc và những ham muốn của chúng ta đến chừng mực nào. Chúng ta dừng
lại xác nhận chúng một cách mạnh mẽ và nói "Hãy đợi đấy. Tôi sẽ
dừng lại một phút và đơn thuần theo dõi bản chất của tiến trình
này" còn hơn là bị ràng buộc với tất cả những ham muốn và những sự
thôi thúc xảy đến. Ðó là sự dừng lại, quan sát, và không bị dính vào
mạng lưới của sự phản ứng mà sẽ dẫn chúng ta đến sự giải thoát.
Năm giới luật (ngũ giới) của Phật giáo là:
1. Không sát sinh, không tiêu diệt bất cứ đời sống của bất cứ chúng
sinh nào, bởi vì luôn luôn có sự bất mãn, hoặc ích kỷ trong tâm khi
kết liễu một sự sống;
2. Không trộm cắp, bởi vì trộm cắp phát sinh ra từ sự ích kỷ, từ sự
ham muốn của một người, muốn tạo hạnh phúc riêng cho bản thân, gây tổn thất
cho những người khác (cũng như tìm hạnh phúc bằng vật chất và thoải mái) ở
đó hạnh phúc thậm chí không có;
3. Không nói dối, một lần nữa giới luật thì rõ ràng đến từ ý
tưởng, có một điều gì đó để che giấu, bảo vệ trong cái tâm
ích kỷ;
4. Không tà dâm nghĩa là không thực hiện những hành động tình dục mà
có thể gây đau đớn, phiền não cho những người khác (ngoại tình là
một ví dụ điển hình); và cuối cùng,
5. Không dùng các chất say làm tâm bị u mê và ảo giác dẫn đến sự
phá bỏ các giới luật khác hoặc mất đi sự tỉnh giác, là chìa khoá mở ra sự
hiểu biết và tình thương.
Khi một người tuân theo những giới luật này, theo truyền thống Phật
giáo, người ta dùng một câu là: "Tôi xin tuân giữ điều luật là
tránh xa sự sát sinh, ...". Ðiều này được giải thích rằng đây
không phải là một điều luật đạo đức tuyệt đối, đối với tiêu
chuẩn đạo đức tuyệt đối được phát sinh từ sự hỉ xả ở một chúng sinh
(con người). Giới luật là nguyên tắc mà ta phải tuân theo, để giúp cho
tâm phát huy được sự tĩnh lặng và sẽ dẫn đến sự nhận thức được bản
chất của vạn vật, để giúp người ta hòa hợp với thế giới xung quanh.
Các điều giới luật có sức mạnh vô song. Ví dụ không nói lời dối
trá, dù ở hoàn cảnh nào, duy nhất điều này có thể là toàn bộ giới
luật và sự tu tập của một người. Về khía cạnh này, đối với những
chúng sinh khác, nó có nghĩa là không trình bày sai lạc bất cứ điều gì,
phải thực sự có chánh niệm, và biết được những gì đang được nói
và thực hiện, nó phản ánh sự thật một cách rõ ràng và trung thực những
gì mà người ta cảm nhận được. Bất cứ ai sống thẳng thắng, trung thực
đều được sự ngưỡng mộ, kính trọng. Một sức mạnh kỳ diệu là ở
bất cứ nơi nào, quý vị đều nhận ra được người này. Người sống
có giới luật không bị lôi kéo và bị ảnh hưởng bởi những ham muốn khác,
bởi tất cả những thôi thúc của tâm, thực tế, chúng là sự đối nghịch
của sự giải thoát (tự do). Nếu hành giả tu tập theo đuổi giới luật này
hay giới luật tự nhiên, không lừa dối bản thân, không nhìn sai bản chất thật
của sự việc, mà nhìn những sự việc với tâm chánh niệm, đầy sự
tỉnh giác và có nhận thức, giới luật này trở thành toàn bộ sự tu tập của
Phật giáo. Không chỉ dành cho Phật giáo mà thực sự cho tất cả các tôn giáo
khác. Ngay khi một người trở nên hoàn toàn trung thực, trí tuệ của lòng
vị tha tự động phát sinh. Người ấy trở nên đáng yêu theo tính cách tự
nhiên bởi vì người ấy không còn tính cách đạt được hoặc trở thành một
điều gì khác hơn là sự thật sẵn có.
Quý vị có thể bắt đầu nhận thấy lợi ích lớn lao có thể đạt
được bằng cách tự mình tuân theo những giới luật này. Những gì đúng với
giới luật là không trộm cắp. Nếu như quý vị hiểu điều này
là không được lấy những gì mà người khác không cho phép, nó trở thành
một phương tiện để nhận thấy toàn bộ những điều mà người ta
sẽ thường hành động theo lối ích kỷ. Với một ý nghĩa lớn lao hơn,
giới luật này làm cho chúng ta nhận biết bổn phận của mình để đóng
góp sự công bằng cho thế gian, cũng như việc bảo vệ tài sản của
xã hội. Ðiều cơ bản nhất là nó đề cập đến sự trau giồi khả
năng để duy trì sự kiên quyết không bị chi phối bởi sự thay đổi
liên tục của sự cảm nhận khổ đau lẫn khoái lạc. Sự đánh cắp do bởi cái
ảo tưởng rằng có một bản ngã cần được bảo vệ, hoặc để làm hài
lòng nó, hoặc như thể tìm thấy một giây phút thoải mái nơi có tự do và
hạnh phúc thật sự. Thay vì hành động tham lam, người ta tìm hiểu để
quan sát tiến trình của nó và đi đến trạng thái an lạc của tâm mà
nó vượt xa sự tìm kiếm và bám víu những giây phút khoái lạc trong chốc
lát. Mặc dù những giới luật này có vẻ rất đơn giản, nhưng dường như có
thể đối nghịch với hành động không giới hạn như thể là một khái
niệm về sự tự do (giải thoát), chúng trở thành một công cụ mạnh mẽ
không thể tưởng tượng nổi. Trong sự phát huy một cái tâm giải thoát khi
dùng chúng thích hợp, tôi không thể giúp đỡ ngoại trừ sự hỗ trợ
thêm ở đây một phương pháp thiền của Nhật (zen) - đừng chấp thủ vào
các giới luật một cách mù quáng hoặc dùng nó để đánh giá kẻ khác.
Biết khi nào tuân giữ chúng và khi nào phá bỏ chúng.
Hỏi: Sự thiền định phát huy tuệ giác, và bây giờ giới
hạnh phát huy tuệ giác; tuy thế cùng một lúc, tuệ giác có phát huy
giới hạnh không?
Ðáp: Giáo pháp đang phát triển ở phương Tây theo một phong cách hoàn
toàn khác biệt với sự tiến bộ truyền thống ở phương Ðông,
người ta đang được dạy bảo liên tục phát huy giới luật, tập trung (định)
và cuối cùng là tuệ giác. Sống một cuộc đời đạo đức làm cho tâm yên
tĩnh và sau đó người ta có thể ngồi xuống hành thiền, phát huy sự
tập trung cao độ và một cái tâm sâu sắc. Sau đó người ấy dùng cái tâm
này để theo dõi và xem xét tiến trình bản thân họ là ai, phát huy
sự quán tưởng vào tam tướng để dẫn đến tuệ giác và cuối cùng
là giải thoát.
Ở phương Tây, một vài hình thức đã trở thành sự trái ngược.
Nhiều người ở đây đã không bằng lòng với cuộc sống của mình hoặc với
xã hội xung quanh họ. Một số người đã có cái nhìn thoáng qua những sự
hiểu biết sâu sắc khác xuyên qua ảo tưởng. Một số hiểu biết
này đã nảy sanh trước đây. Họ thường trải qua hương vị của tuệ
giác để tìm hiểu sự tập trung, để khám phá những hình thức vắng
lặng khác và trực tiếp trong tâm. Cuối cùng người ta nhận ra cả hai
đều có sự liên hệ bản thân họ và xã hội, đó cũng là điều
cơ bản để phát huy cách làm người mà không làm tổn thương hoặc gây
nguy hại cho những người khác ở chung quanh họ. Như thế ở phương Tây,
chúng ta tìm thấy sự phát huy (tu tập) trái ngược này - đầu tiên trí
tuệ, sau đó đến thiền định và rồi đến giới đức; lẽ dĩ
nhiên điều này theo chu kỳ sẽ phát huy, lần lượt sự tập trung cao độ
hơn và trí tuệ hơn.
Hỏi: Có thể nào ta xem sự phát triển tinh thần của mình như là
một sự tiến bộ tuyến tính?
Ðáp: Ở đây chúng ta quay trở lại câu hỏi nhìn vạn vật từ mức độ
tuyệt đối hoặc thực tế tương đối. Trong sự dạy dỗ hoặc tu tập,
rất ích lợi khi có sự suy nghĩ đến sự sâu sắc của thiền và tuệ
giác khi sự phát triển thêm nhiều những khoảnh khắc của trí tuệ,
qua một giai đoạn. Như thế, ở mức độ tương đối này, sự tu tập là một
sự tiến bộ, một sự cải thiện qua thời gian. Trong thực tế, từ mức
độ tuyệt đối, thời gian không tồn tại. Thời gian chỉ là một khái
niệm, đôi khi chỉ một điều duy nhất tồn tại trong sự cảm nhận của
chúng ta. Chỉ có một khoảnh khắc hiện tại. Sự sử dụng thời gian và sử
dụng từ ngữ con đường chỉ là một cách tương đối của ngôn ngữ. Với sự
hiểu biết tuyệt đối, chúng ta đạt tới một tình trạng hoàn hảo
trong giây phút hiện tiền và con đường đạo hạnh đã hoàn tất. Không
còn sự cải thiện, chỉ ngay giây phút này. Tuy thế tất cả các vị thầy
vĩ đại nhất của chúng ta bao gồm luôn đức Phật, Pamana Maharshi, và Lão tử
dùng những ý niệm chẳng hạn như những điều này được tìm cách
truyền đạt sự hiện thực tuyệt đối với những người theo cách
họ có thể hiểu được. Người ta nói rằng đức Phật đã phải nhắc
nhở những đệ tử của ngài "Khi Như Lai nói về thời gian hoặc
về bản thân, Như Lai không có ý muốn nói về "cái ngã",
Như Lai không có ý muốn nói về "thời gian". Như Lai dùng
những từ ngữ (thuật ngữ này) bằng một ý nghĩa tương đối để
truyền đạt với một tính cách hữu ích mà nó sẽ rất ích lợi cho quý
vị cảm nhận được bản chất trực tiếp của hiện thực".
Hỏi: Có phải tuệ giác luôn luôn xuất hiện theo một trật tự
chắc chắn?
Ðáp: Khi việc tu tập phát triển, thường có một trật tự quen thuộc
đối với sự thể nhập vào bản chất cuộc sống, càng lúc càng sâu hơn. Nó
là một sự cảm nhận nổi bật để chứng thực bản thân hoặc những thiền
giả khác đi qua những giai đoạn hài hòa của tuệ giác trên con đường
đạo hạnh. Tuy thế một sự tiến bộ chính xác không luôn luôn diễn ra
như thế đặc biệt với sự phát triển tự nhiên của trí tuệ như
ngài Achaan Chaa hoặc Achaan Buddhadasa mô tả. Thay vì trải qua những giai đoạn,
người ấy có thể chỉ cảm thấy một sự từ bỏ ham muốn và một sự biết
(nhận thức) càng ngày càng rõ ràng hơn trong hiện tại, ngay với bản chất
thật của nó, mà không còn chấp thủ. Ðiều này có thể xảy ra mà có
sự cảm nhận tập trung sâu sắc với từng sát-na của những giai đoạn tuệ
giác mà Achaan Naeb đã mô tả. Thậm chí khi người ấy trải qua những giai
đoạn hài hòa này, người ấy có thể không cảm nhận từng giai đoạn của
tuệ giác theo một tính cách khác nhau, nhưng dường như theo kinh nghiệm
người ta có thể nhảy từ một mức độ cảm nhận này sang một mức độ cảm
nhận khác. Ðôi lúc dường như sự tu tập giống như là một vòng xoắn ốc
hoặc thậm chí là một tiến trình nhiều hướng nhiều chiều, đôi
khi nó vượt xa ý niệm của sự phát triển.
Hỏi: Làm thế nào người ta có thể tiếp cận được ý
niệm thời gian và con đường tinh thần trong những giai đoạn tu tập?
Ðáp: Có một số câu trả lời. Một là phải cẩn thận đừng chấp nhận sự
cảm nhận tuyệt đối có trí tuệ về thế gian. Nếu cứ nói,
chẳng có gì để thực hiện, tất cả hoàn toàn rỗng không là
tuyệt vời, nhưng nếu quý vị không cảm nhận nó trực tiếp và
sâu sắc toàn bộ đều rỗng không, quý vị chỉ bám víu vào ý
niệm của sự rỗng không. Ðiều này trở thành một hàng rào chắn
khác đối với sự cảm nhận trực tiếp về bản chất của sự việc là
thế nào, để mở rộng trí tuệ theo từng căn bản sát-na.
Ðể trả lời câu hỏi của quý vị, thật là hữu ích để quý
vị nghĩ rằng, việc tu tập của chúng ta là một phần của cuộc hành trình
vĩ đại và để phát huy một cái tâm bền bỉ hoặc như là Achaan Chaa
thường nhấn mạnh, chỉ cần liên tục theo đưổi việc tu tập của quý
vị mà không cần quan tâm quý vị đã tu tập được bao lâu. Một vị
thiền sư nổi tiếng đã nói rằng việc tu tập đơn thuần mang ý
nghĩa sửa đổi bản thân theo đúng hướng, đi theo con đường đạo hạnh và
tiến bước (sự đi) - không đếm xỉa là bao nhiêu ngày, giờ hoặc những
sự kiện đã trôi qua. Chính sự tiến bước là mục đích bởi mỗi
sát-na (khoảnh khắc) mà quý vị chánh niệm đầy đủ trong giây phút
hiện tiền, thoát khỏi tham, sân và ảo tưởng là khoảnh khắc của giải
thoát cũng như một bước tiến đến sự giải thoát cuối cùng. Tối
thiểu, sự tu tập tinh thần trở thành một nhiệm vụ lâu dài, trừ phi
người ấy hoàn toàn giải thoát và giác ngộ đầy đủ, luôn luôn có nhiều
điều thực hiện hơn. Quan điểm tương đối này rất hữu ích, miễn
là vẫn có sự chấp thủ và đau khổ cùng ảo tưởng, một nỗ lực cần có
sự nhận thức và chánh niệm, ở ngay trong giây phút hiện tiền vẫn
cần thiết, không đặt thành vấn đề sự dạy dỗ đặc biệt hoặc
kĩ thuật mà người ấy thừa nhận.
Sự tu tập để phát triển tinh thần sẽ lên xuống. Một số việc tu
tập dựa trên từng sát-na cơ bản: từng sát-na (khoảnh khắc) rỗng không,
từng sát-na phiền muộn, từng sát-na hoan hỉ, từng sát-na tuệ giác,
từng sát-na ảo tưởng. Một số việc tu tập sẽ dựa trên căn bản một giờ;
một ngày, sự hành thiền của một người hoặc những hoạt động hàng ngày
có thể rất rõ ràng, chính xác, có thể có nhiều sự thanh thản,
trong lúc vài ngày kế tiếp, sự việc có thể là tẻ nhạt, uể
oải, không rõ ràng (không trong sạch). Hết tháng này đến tháng khác,
năm này đến năm khác, sự tu tập của một người có thể sâu sắc hơn
hoặc người ấy có trải qua nhiều tháng trong sự tuần tự để nhận thức
sự đau khổ, thất vọng và nhận thấy điều đó là khuynh hướng duy
nhất của thế gian. Người ấy phải có niềm tin và sự trung thành vào
tiến trình để giúp cho những làn sóng vô thường trên từng sát-na,
thậm chí cơ bản hết năm này sang năm khác trôi qua với một hình thức
thanh thản vũng chắc tồn tại mãi mãi. Chính phẩm chất của loại tâm này giúp
cho vạn vật trôi chảy theo tự nhiên, giúp cho giáo pháp mở rộng mà không có
định kiến của chúng ta. Phẩm chất bền vững lâu dài này với sức mạnh
của tâm từ cũng sẽ mang lại giáo pháp để trợ giúp cho tất cả chúng
sinh.
Chúng ta cũng nên lưu ý rằng sự phát triển trí tuệ là không
chỉ chấm dứt đau khổ cho bản thân, nhưng thực tế, chấm dứt đau khổ cho
tất cả chúng sinh. Khi lòng ích kỷ hoàn toàn biến mất sẽ không còn
tham, sân hoặc ảo tưởng trong tâm. Rồi không còn sự phân biệt, không còn
cái "tôi" hoặc "họ". Không còn sự phân biệt này, sự
biểu hiện tự động của trí tuệ là từ bi, bác ái, niềm cảm
thông trên thế gian, hành động của một người trở nên vị tha, quên mình,
toàn bộ hòa nhập vào sự tốt đẹp của tất cả chúng sinh. Bằng trạng thái
trí tuệ này, trong thế gian con người trở nên giống như đức Phật. Và
không còn phải bận tâm về việc không đạt được giác ngộ trước
tiên để cứu vớt các chúng sinh khác, bởi vì sự phát triển trí
tuệ phá vỡ sự cách biệt giữa bản thân và những chúng sinh khác.
Bồ-Tát thề nguyện cứu vớt tất cả chúng sinh không có nghĩa là có
một người đặc biệt sẽ cứu vớt tất cả những chúng sinh, nhưng nói cho
đúng là qua sự phát triển tu tập, cái ảo tưởng về tự ngã cách
biệt với tất cả chúng sinh sẽ tan biến đi và tình yêu thương nhân
loại và lòng từ bi tồn tại như một phần của trí tuệ sẽ hiện rõ ra.
Hỏi: Và câu hỏi cuối cùng: có phải thật sự "tất cả đều là
đồng nhất thể?"
Ðáp: Ðức Phật không dạy tư tưởng Phật giáo, ngài dạy giáo pháp, chân
lý. Những kĩ thuật ngài dạy đều mang ý nghĩa tìm thấy được
chân lý này. Nếu một người nhìn vào tâm mình với sự nhận biết
tĩnh lặng, sau đó tâm trở nên yên tịnh bởi vì tất cả bám víu, ý
tưởng, ý nghĩ, và ý niệm đều tan biến, và rồi chỉ còn
lại chính xác những gì trong khoảnh khắc hiện tại, không còn có điều
gì khác ngoại trừ điều đó. Sự cảm nhận đó chắc hẳn mọi người
đều có giống nhau dù ở bất cứ xứ sở nào. Sự vắng lặng này của tâm có
thể được đề cập như Níp-bàn hoặc bằng các thuật ngữ khác, nhưng
tất cả đều ở đó, và nó không thể có sự khác biệt.