Tiểu
Bộ - Khuddhaka Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
-ooOoo-
Mục Lục
I. Phẩm Song Yếu (001-020)
II. Phẩm Không Phóng Dật (021-032)
III. Phẩm Tâm (033-043)
IV. Phẩm Hoa (044-059)
V. Phẩm Kẻ Ngu (060-075)
VI. Phẩm Hiền Trí (076-089)
VII. Phẩm A-La-Hán (090-099)
VIII. Phẩm Ngàn (100-115)
IX. Phẩm Ác (116-128)
X. Phẩm Hình Phạt (129-145)
XI. Phẩm Già (146-156)
XII. Phẩm Tự Ngã (157-166)
XIII. Phẩm Thế Gian (167-178)
XIV. Phẩm Phật-Ðà (179-196)
XV. Phẩm An Lạc (197-208)
XVI. Phẩm Hỷ Ái (209-220)
XVII. Phẩm Phẫn Nộ (221-234)
XVIII. Phẩm Cấu Uế (235-255)
XIX. Phẩm Pháp Trụ (256-272)
XX. Phẩm Ðạo (273-289)
XXI. Phẩm Tạp Lục (290-305)
XXII. Phẩm Ðịa Ngục (306-319)
XXIII Phẩm Voi (320-333)
XXIV. Phẩm Tham Ái (334-359)
XXV. Phẩm Tỷ-Kheo (360-382)
XXVI. Phẩm Bà-La-Môn (383-423)
Giới thiệu:
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).
Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, mỗi phẩm gồm 10 đến 20 câu kệ, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Ðại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Ðức Phật nhập diệt. Mỗi bài kệ chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú, không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu hết được. Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tra cứu các bản chú giải, và suy nghiệm từ các tu chứng tự thân thì mới mong thông ngộ và thấu đạt ý nghĩa của các lời dạy cao quý đó. Mỗi bài kệ là một nguồn cảm hứng cao đẹp, một lối đi mới lạ, một sức mạnh kỳ diệu giúp chúng ta có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến giác ngộ, giải thoát.
Bình Anson,
tháng 6, 1998,
Perth, Western Australia
Revised: 20-07-2015