TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 38
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
PAṬISAMBHIDĀMAGGO & PHÂN TÍCH ĐẠO
Tập Hai
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda

IV. GIẢNG VỀ TỪ ÁI

[Duyên khởi ở Sāvatthī]

“Này các tỳ khưu, khi từ tâm giải thoát[1] là được rèn luyện, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, mười một điều lợi ích là có thể mong mỏi. Mười một là gì? (Vị ấy) ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không nhìn thấy mộng mị xấu xa, được loài người thương mến, được phi nhân thương mến, chư Thiên hộ trì, lửa hoặc thuốc độc hoặc dao gươm không hại được vị ấy, tâm được định nhanh chóng, sắc mặt trầm tỉnh, từ trần không mê mờ, (nếu) chưa thấu triệt pháp tối thượng thì được sanh về thế giới Phạm thiên. Này các tỳ khưu, khi từ tâm giải thoát là được rèn luyện, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, mười một điều lợi ích này là có thể mong mỏi.

Có (loại) từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn, có (loại) từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn, có (loại) từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các phương.

Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với bao nhiêu biểu hiện? Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bao nhiêu biểu hiện? Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các phương là với bao nhiêu biểu hiện?

Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với năm biểu hiện. Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bảy biểu hiện. Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các phương là với mười biểu hiện.

Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với năm biểu hiện gì? ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân. Tất cả các sinh mạng ...(nt)... Tất cả các hiện hữu ...(nt)... Tất cả các cá nhân ...(nt)... Tất cả các hạng có bản ngã hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với năm biểu hiện này.

Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bảy biểu hiện gì? ‘Tất cả nữ nhân hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân. Tất cả nam nhân ... Tất cả Thánh nhân ... Tất cả phàm nhân ... Tất cả chư thiên ... Tất cả loài người ... Tất cả hàng đọa xứ hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bảy biểu hiện này.  

Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các hướng là với mười biểu hiện gì? ‘Tất cả chúng sanh ở hướng đông hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân. Tất cả chúng sanh ở hướng tây ... Tất cả chúng sanh ở hướng bắc ... Tất cả chúng sanh ở hướng nam ... Tất cả chúng sanh ở hướng đông nam ... Tất cả chúng sanh ở hướng tây bắc ... Tất cả chúng sanh ở hướng đông bắc ... Tất cả chúng sanh ở hướng tây nam ... Tất cả chúng sanh ở hướng dưới ... Tất cả chúng sanh ở hướng trên hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ ‘Tất cả các sinh mạng ở hướng đông ... các hiện hữu ... các cá nhân ... các hạng có bản ngã ... Tất cả nữ nhân ... Tất cả nam nhân ... Tất cả Thánh nhân ... Tất cả phàm nhân ... Tất cả chư thiên ... Tất cả loài người ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng bắc ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng nam ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông nam ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây bắc ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông bắc ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây nam ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng dưới ...(như trên)... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các hướng là với mười biểu hiện này.

Đối với tất cả chúng sanh, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả chúng sanh với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.

Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền.

Ra sức tinh tấn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn quyền.

Thiết lập niệm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm quyền.

Tập trung tâm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định quyền.  

Nhận biết bằng tuệ rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ quyền.

Năm quyền này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào năm quyền này.

Đối với từ tâm giải thoát, năm quyền này là sự rèn luyện, là sự tu tập, là được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, là có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự không có đức tin; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín lực.

(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự biếng nhác; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn lực.

(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự buông lung; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm lực.

(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự phóng dật; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định lực.

(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi vô minh; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ lực.  

Năm lực này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào năm lực này. Năm lực này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào năm lực này.

Đối với từ tâm giải thoát, năm quyền này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, là có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Thiết lập niệm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm giác chi.

Suy xét bằng tuệ rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi trạch pháp giác chi.

Ra sức tinh tấn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi cần giác chi.

Làm an tịnh sự bực bội rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi hỷ giác chi.

Làm an tịnh sự thô xấu rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tịnh giác chi.

Tập trung tâm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định giác chi.

Phân biệt rõ các phiền não bằng trí rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi xả giác chi.

Bảy giác chi này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào bảy giác chi này.

Bảy giác chi này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào bảy giác chi này.

Bảy giác chi này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào bảy giác chi này.

Bảy giác chi này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào bảy giác chi này.

Bảy giác chi này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào bảy giác chi này.

Bảy giác chi này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào bảy giác chi này.

Đối với từ tâm giảì thoát, bảy giác chi này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Nhận thức đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh kiến.

Gắn chặt đúng đắn (tâm vào cảnh) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tư duy.

Gìn giữ đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh ngữ.

Làm cho sanh khởi đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh nghiệp.

Làm cho trong sạch rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh mạng.

Ra sức đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tinh tấn.  

Thiết lập đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh niệm.

Tập trung (tâm) đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh định.

Tám chi đạo này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào tám chi đạo này.

Đối với từ tâm giải thoát, tám chi đạo này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Đối với tất cả các sinh mạng ... Đối với tất cả các hiện hữu ... Đối với tất cả các cá nhân ... Đối với tất cả các hạng có bản ngã ... Đối với tất cả nữ nhân ... Đối với tất cả nam nhân ... Đối với tất cả Thánh nhân ... Đối với tất cả phàm nhân ... Đối với tất cả chư thiên ... Đối với tất cả loài người ... Đối với tất cả hàng đọa xứ, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả hàng đọa xứ với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.

Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền ...(như trên)...; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Đối với tất cả chúng sanh ở hướng đông ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng tây ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng bắc ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng nam ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng đông nam ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng tây bắc ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng đông bắc ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng tây nam ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng dưới ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng trên, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả chúng sanh ở hướng trên hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả hàng đọa xứ với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.

Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền ...(như trên)...; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Đối với tất cả các sinh mạng ở hướng đông ... Đối với tất cả các hiện hữu ... Đối với tất cả các cá nhân ... Đối với tất cả các hạng có bản ngã ... Đối với tất cả nữ nhân ... Đối với tất cả nam nhân ... Đối với tất cả Thánh nhân ... Đối với tất cả phàm nhân ... Đối với tất cả chư thiên ... Đối với tất cả loài người ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng bắc ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng nam ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông nam ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây bắc ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông bắc ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây nam ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng dưới ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả hàng đọa xứ với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.  

Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền. Ra sức tinh tấn rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn quyền. Thiết lập niệm rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm quyền. Tập trung tâm rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định quyền. Nhận biết bằng tuệ rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ quyền.

Năm quyền này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm quyền này. ...(như trên)...; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Không dao động ở sự không có đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền. Không dao động ở sự biếng nhác rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn lực. Không dao động ở sự buông lung rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm lực. Không dao động ở sự phóng dật rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định lực. Không dao động ở vô minh rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ lực.

Năm lực này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm quyền này. ...(như trên)...; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Thiết lập niệm rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm giác chi. Suy xét bằng tuệ rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi trạch pháp giác chi. Ra sức tinh tấn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi cần giác chi. Làm an tịnh sự bực bội rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi hỷ giác chi. Làm an tịnh sự thô xấu rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tịnh giác chi. Tập trung tâm rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định giác chi. Phân biệt rõ các phiền não bằng trí rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi xả giác chi.

Bảy giác chi này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ bảy giác chi này. ...(như trên)...; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.  

Nhận thức đúng đắn rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh kiến. Gắn chặt đúng đắn (tâm vào cảnh) rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tư duy. Gìn giữ đúng đắn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh ngữ. Làm cho sanh khởi đúng đắn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh nghiệp. Làm cho trong sạch rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh mạng. Ra sức đúng đắn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tinh tấn. Thiết lập đúng đắn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh niệm. Tập trung (tâm) đúng đắn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh định.

Tám chi đạo này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào tám chi đạo này. ...(như trên)... Tám chi đạo này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào tám chi đạo này.

Đối với từ tâm giải thoát, tám chi đạo này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Phần Giảng về Từ Ái được đầy đủ.

--ooOoo--

 

V. GIẢNG VỀ LY THAM ÁI

Ly tham ái là Đạo, sự giải thoát là Quả.

Ly tham ái là Đạo là (có ý nghĩa) thế nào? Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức loại bỏ tà kiến, loại bỏ các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, loại bỏ tất cả các hiện tướng ở ngoại phần.

Ly tham ái có đối tượng là ly tham ái, có hành xứ là ly tham ái, được hiện khởi ở ly tham ái, được tồn tại ở ly tham ái, được thiết lập ở ly tham ái.[2]

Ly tham ái: Có hai ly tham ái: Niết Bàn là ly tham ái, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là ly tham ái. ‘Bảy chi phần đồng sanh đi đến ly tham ái,’[3] như thế ly tham ái là đạo lộ. ‘Bằng đạo lộ ấy, chư Phật và các Thinh Văn đi đến Niết Bàn là hướng chưa đi,’ như thế là đạo lộ có tám chi phần. ‘Cho đến các đạo lộ của các học thuyết khác của số đông Sa-môn và Bà-la-môn, chính Thánh Đạo tám chi phần này là tột đỉnh, hạng nhất, dẫn đầu, tối thượng, và ưu tú,’ như thế trong số các đạo lộ, tám chi phần là hạng nhất.

Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), loại bỏ tà tư duy. ...(như trên)... Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, loại bỏ tà ngữ. ...(như trên)... Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, loại bỏ tà nghiệp. ...(như trên)... Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, loại bỏ tà mạng. ...(như trên)... Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, loại bỏ tà tinh tấn. ...(như trên)... Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, loại bỏ tà niệm. ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, loại bỏ tà định, loại bỏ các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, loại bỏ tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Ly tham ái có đối tượng là ly tham ái, có hành xứ là ly tham ái, được hiện khởi ở ly tham ái, được tồn tại ở ly tham ái, được thiết lập ở ly tham ái.

Ly tham ái: Có hai ly tham ái: Niết Bàn là ly tham ái, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là ly tham ái. ‘Bảy chi phần đồng sanh đi đến ly tham ái,’ như thế ly tham ái là đạo lộ. ‘Bằng đạo lộ ấy, chư Phật và các Thinh Văn đi đến Niết Bàn là hướng chưa đi,’ như thế là đạo lộ có tám chi phần. ‘Cho đến các đạo lộ của các học thuyết khác của số đông Sa-môn và Bà-la-môn, chính Thánh Đạo tám chi phần này là tột đỉnh, hạng nhất, dẫn đầu, tối thượng, và ưu tú,’ như thế trong số các đạo lộ, tám chi phần là hạng nhất.

Vào sát-na Đạo Nhất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn loại bỏ sự ràng buộc của ái dục, sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, loại bỏ các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, loại bỏ tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Ly tham ái có đối tượng là ly tham ái, có hành xứ là ly tham ái, được hiện khởi ở ly tham ái, được tồn tại ở ly tham ái, được thiết lập ở ly tham ái.

Ly tham ái: Có hai ly tham ái: Niết Bàn là ly tham ái, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là ly tham ái. ‘Bảy chi phần đồng sanh đi đến ly tham ái,’ như thế ly tham ái là đạo lộ. ‘Bằng đạo lộ ấy, chư Phật và các Thinh Văn đi đến Niết Bàn là hướng chưa đi,’ như thế là đạo lộ có tám chi phần. ‘Cho đến các đạo lộ của các học thuyết khác của số đông Sa-môn và Bà-la-môn, chính Thánh Đạo tám chi phần này là tột đỉnh, hạng nhất, dẫn đầu, tối thượng, và ưu tú;’ như thế trong số các đạo lộ, tám chi phần là hạng nhất.

Vào sát-na Đạo Bất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn loại bỏ sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế loại bỏ các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, loại bỏ tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Ly tham ái có đối tượng là ly tham ái ...(như trên)... như thế trong số các đạo lộ, tám chi phần là hạng nhất.

Vào sát-na Đạo A-la-hán, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(nt)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn loại bỏ ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, loại bỏ các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, loại bỏ tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Ly tham ái có đối tượng là ly tham ái, có hành xứ là ly tham ái, được hiện khởi ở ly tham ái, được tồn tại ở ly tham ái, được thiết lập ở ly tham ái.

Ly tham ái: Có hai ly tham ái: Niết Bàn là ly tham ái, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là ly tham ái. ‘Bảy chi phần đồng sanh đi đến ly tham ái,’ như thế ly tham ái là đạo lộ. ‘Bằng đạo lộ ấy, chư Phật và các Thinh Văn đi đến Niết Bàn là hướng chưa đi,’ như thế là đạo lộ có tám chi phần. ‘Cho đến các đạo lộ của các học thuyết khác của số đông Sa-môn và Bà-la-môn, chính Thánh Đạo tám chi phần này là tột đỉnh, hạng nhất, dẫn đầu, tối thượng, và ưu tú,’ như thế trong số các đạo lộ, tám chi phần là hạng nhất.

Ly tham ái là nhận thức, tức là chánh kiến. Ly tham ái là sự gắn chặt (tâm vào cảnh), tức là chánh tư duy. Ly tham ái là sự gìn giữ, tức là chánh ngữ. Ly tham ái là nguồn sanh khởi, tức là chánh nghiệp. Ly tham ái là sự trong sạch, tức là chánh mạng. Ly tham ái là sự ra sức, tức là chánh tinh tấn. Ly tham ái là sự thiết lập, tức là chánh niệm. Ly tham ái là sự không tản mạn, tức là chánh định.  

Ly tham ái là sự thiết lập, tức là niệm giác chi. Ly tham ái là sự suy xét, tức là trạch pháp giác chi. Ly tham ái là sự ra sức, tức là cần giác chi. Ly tham ái là sự lan tỏa, tức là hỷ giác chi. Ly tham ái là sự an tịnh, tức là tịnh giác chi. Ly tham ái là sự không tản mạn, tức là định giác chi. Ly tham ái là sự phân biệt rõ, tức là xả giác chi.

Ly tham ái là không dao động ở sự không có đức tin, tức là tín lực. Ly tham ái là không dao động ở sự biếng nhác, tức là tấn lực. Ly tham ái là không dao động ở sự buông lung, tức là niệm lực. Ly tham ái là không dao động ở sự phóng dật, tức là định lực. Ly tham ái là không dao động ở sự vô minh, tức là tuệ lực.

Ly tham ái là sự cương quyết, tức là tín quyền. Ly tham ái là sự ra sức, tức là tấn quyền. Ly tham ái là sự thiết lập, tức là niệm quyền. Ly tham ái là sự không tản mạn, tức là định quyền. Ly tham ái là sự nhận thức, tức là tuệ quyền.

Các quyền, theo ý nghĩa chủ đạo, là ly tham ái. Lực, theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển, là ly tham ái. Các giác chi, theo ý nghĩa dẫn xuất, là ly tham ái. Đạo, theo ý nghĩ chủng tử, là ly tham ái. Sự thiết lập niệm, theo ý nghĩa thiết lập, là ly tham ái. Các chân lý, theo ý nghĩa của thực thể, là ly tham ái. Chỉ tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, là ly tham ái. Minh sát theo ý nghĩa quán xét, là ly tham ái. Chỉ tịnh và minh sát, theo ý nghĩa nhất vị, là ly tham ái. Sự kết hợp chung, theo ý nghĩa không vượt quá, là ly tham ái. Giới thanh tịnh, theo ý nghĩa thu thúc, là ly tham ái. Tâm thanh tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, là ly tham ái. Kiến thanh tịnh, theo ý nghĩa nhận thức, là ly tham ái. Giải thoát, theo ý nghĩa thoát khỏi, là ly tham ái. Minh, theo ý nghĩa thấu triệt, là ly tham ái. Giải thoát, theo ý nghĩa buông bỏ, là ly tham ái. Trí về sự đoạn tận, theo ý nghĩa đoạn trừ, là ly tham ái. Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, là ly tham ái. Tác ý, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, là ly tham ái. Xúc, theo ý nghĩa liên kết, là ly tham ái. Thọ, theo ý nghĩahội tụ, là ly tham ái. Định, theo ý nghĩa dẫn đầu, là ly tham ái. Niệm, theo ý nghĩa chủ đạo, là ly tham ái. Tuệ, theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, là ly tham ái. Giải thoát, theo ý nghĩa của cốt lỏi, là ly tham ái. Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, là ly tham ái.

Sự nhận thức là Đạo, tức là chánh kiến. Sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là Đạo, tức là chánh tư duy ...nt)... Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, là Đạo. Ly tham ái là Đạo là (có ý nghĩa) như thế.

Sự giải thoát là Quả là (có ý nghĩa) thế nào? Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức được giải thoát khỏi tà kiến, được giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được hiện khởi ở giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.

Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ‘Niết Bàn là sự giải thoát, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là sự giải thoát;’ như thế, giải thoát là Quả.

Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), giải thoát khỏi tà tư duy, giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được hiện khởi ở giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.

Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ‘Niết Bàn là sự giải thoát, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là sự giải thoát;’ như thế, giải thoát là Quả.

Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, giải thoát khỏi tà ngữ ... Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, giải thoát khỏi tà nghiệp ... Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, giải thoát khỏi tà mạng ... Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, giải thoát khỏi tà tinh tấn ... Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, giải thoát khỏi tà niệm ... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, giải thoát khỏi tà định, giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được hiện khởi ở giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.

Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ‘Niết Bàn là sự giải thoát, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là sự giải thoát;’ như thế, sự giải thoát là Quả.

Vào sát-na Quả Nhất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn giải thoát khỏi sự ràng buộc của ái dục, sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được hiện khởi ở giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.

Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ‘Niết Bàn là sự giải thoát, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là sự giải thoát;’ như thế, giải thoát là Quả.

Vào sát-na Quả Bất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn giải thoát khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được hiện khởi ở giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.  

Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ...(nt)... giải thoát là Quả.

Vào sát-na Quả A-la-hán, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn giải thoát khỏi ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.

 Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ‘Niết Bàn là sự giải thoát, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là sự giải thoát;’ như thế, giải thoát là Quả.

Giải thoát là sự nhận thức, tức là chánh kiến. ...(như trên)... Giải thoát là sự không tản mạn, tức là chánh định. Giải thoát là sự thiết lập, tức là niệm giác chi. ...(như trên)... Giải thoát là sự phân biệt rõ, tức là xả giác chi. Giải thoát là không dao động ở sự không có đức tin, tức là tín lực. ...(như trên)... Giải thoát là không dao động ở vô minh, tức là tuệ lực. Giải thoát là sự cương quyết, tức là tín quyền ...(như trên)... Giải thoát là sự nhận thức, tức là tuệ quyền.

Các quyền, theo ý nghĩa chủ đạo, là sự giải thoát. Các lực, theo ý nghĩa không bị dao động, là sự giải thoát. Các giác chi, theo ý nghĩa dẫn xuất, là sự giải thoát. Đạo, theo ý nghĩ chủng tử, là sự giải thoát. Sự thiết lập niệm, theo ý nghĩa thiết lập, là sự giải thoát. Chánh cần, theo ý nghĩa nỗ lực là sự giải thoát. Các nền tảng của thần thông, theo ý nghĩa thành tựu, là sự giải thoát. Các chân lý, theo ý nghĩa thực thể, là sự giải thoát. Chỉ tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, là sự giải thoát. Minh sát theo ý nghĩa quán xét, là sự giải thoát. Chỉ tịnh và minh sát, theo ý nghĩa nhất vị, là sự giải thoát. Sự kết hợp chung, theo ý nghĩa không vượt quá, là sự giải thoát. Giới thanh tịnh, theo ý nghĩa thu thúc, là sự giải thoát. Tâm thanh tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, là sự giải thoát. Kiến thanh tịnh, theo ý nghĩa nhận thức, là sự giải thoát. Giải thoát, theo ý nghĩa thoát khỏi, là sự giải thoát. Minh, theo ý nghĩa thấu triệt, là sự giải thoát. Giải thoát, theo ý nghĩa buông bỏ, là sự giải thoát. Trí về vô thủ, theo ý nghĩa an tịnh, là sự giải thoát. Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, là sự giải thoát. Tác ý, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, là sự giải thoát. Xúc, theo ý nghĩa liên kết, là sự giải thoát. Thọ, theo ý nghĩa hội tụ, là sự giải thoát. Định, theo ý nghĩa dẫn đầu, là sự giải thoát. Niệm, theo ý nghĩa chủ đạo, là sự giải thoát. Tuệ, theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, là sự giải thoát. Giải thoát, theo ý nghĩa của cốt lỏi, là sự giải thoát. Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, là sự giải thoát. Sự giải thoát là Quả là (có ý nghĩa) như thế.

Ly tham ái là Đạo, sự giải thoát là Quả là (có ý nghĩa) như thế.

Phần Giảng về Ly Tham Ái được đầy đủ.

--ooOoo--

 

VI. GIẢNG VỀ SỰ PHÂN TÍCH

Tôi đã được nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Bārāṇasī, Isipatana, nơi vườn nai. Tại đó, đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu nhóm năm vị rằng:

- Này các tỳ khưu, đây là hai cực đoan mà bậc xuất gia không nên thực hành. Hai là gì? Đây là sự say đắm về dục lạc trong các dục, kém cỏi, thô thiển, tầm thường, không cao thượng, không đem lại lợi ích, và đây là sự gắn bó với việc hành hạ bản thân, đau khổ, không cao thượng, không đem lại lợi ích. Này các tỳ khưu, sau khi không tiếp cận cả hai cực đoan ấy, lối thực hành trung hòa đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn.

Và này các tỳ khưu, lối thực hành trung hòa đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn, (lối thực hành trung hòa) ấy là gì? Đó chính là Thánh Đạo tám chi phần tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh cần, chánh niệm, chánh định. Này các tỳ khưu, lối thực hành trung hòa ấy đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn.

Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ: sanh là khổ, già cũng là khổ, bệnh cũng là khổ, chết cũng là khổ, sự gắn bó với những gì không ưa thích cũng là khổ, sự chia lìa với những gì ưa thích cũng là khổ, không đạt được điều ước muốn cũng là khổ, một cách tóm tắt năm thủ uẩn là khổ.

Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh của Khổ. Điều ấy chính là ái đưa đến tái sanh, liên kết với khoái lạc và tham ái, có sự thỏa thích ở nơi này nơi khác tức là: dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ. Điều ấy là sự diệt tận và ly tham ái không còn dư sót, là sự buông bỏ, là sự từ bỏ, là sự giải thoát, là sự không còn chỗ nương tựa đối với chính ái ấy.

Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ. Đó chính là Thánh Đạo tám chi phần tức là chánh kiến ...(như trên)... chánh định.

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ cần được biết toàn diện.’ ...(như trên)... đã được biết toàn diện.’

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ cần được dứt bỏ.’ ...(như trên)... đã được dứt bỏ.’

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ cần được tác chứng.’ ...(như trên)... đã được tác chứng.’

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được tu tập.’ ...(như trên)... đã được tu tập.’

Này các tỳ khưu, cho đến khi nào sự biết và thấy đúng theo thực thể của ta về ba Luân và mười hai Thể của bốn chân lý cao thượng này chưa được thực sự thanh tịnh; này các tỳ khưu, cho đến khi ấy ta chưa công bố là ‘Đã hoàn toàn giác ngộ quả vô thượng Chánh Đẳng Giác’ ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Và này các tỳ khưu, bởi vì sự biết và thấy đúng theo thực thể của ta về ba Luân và mười hai Thể trong bốn chân lý cao thượng này đã được thực sự thanh tịnh; này các tỳ khưu, khi ấy ta đã công bố là ‘Đã hoàn toàn giác ngộ quả vô thượng Chánh Đẳng Giác’ ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Hơn nữa, sự biết và thấy đã sanh khởi đến ta rằng: ‘Sự giải thoát của ta là không thể thay đổi. Đây là lần sanh cuối cùng, giờ không còn tái sanh nữa.’

Đức Thế Tôn đã giảng về điều ấy. Các tỳ khưu nhóm năm vị đã hoan hỷ thâu nhận lời dạy của đức Thế Tôn. Và trong khi bài kinh này được thuyết giảng, Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến đại đức Koṇḍañña: ‘Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.’

Khi bánh xe Pháp được chuyển vận bởi đức Thế Tôn, chư thiên ở địa cầu đã đồn đãi lời rằng: ‘Bánh xe Pháp tối thượng ấy đã được đức Thế Tôn chuyển vận tại Bārāṇasī, Isipatana, nơi vườn nai không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời.’ Sau khi nghe được tiếng đồn của chư thiên ở địa cầu, chư thiên ở cõi Tứ Đại Thiên Vương đã đồn đãi lời rằng: ...(như trên)... Sau khi nghe được tiếng đồn của chư thiên ở cõi Tứ Đại Thiên Vương, chư thiên ở cõi Đạo Lợi đã đồn đãi lời rằng: ...(như trên)... chư thiên ở cõi Dạ Ma ...(như trên)... chư thiên ở cõi Đẩu Suất ...(như trên)... chư thiên ở cõi Hóa Lạc Thiên ...(như trên)... chư thiên ở cõi Tha Hóa Tự Tại ...(như trên)... chư thiên thuộc hàng Phạm thiên đã đồn đãi lời rằng: ‘Bánh xe Pháp tối thượng ấy đã được đức Thế Tôn chuyển vận tại Bārāṇasī, Isipatana, nơi vườn nai không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời.’

Vào thời khắc ấy, vào giây phút ấy, lời đồn đãi ấy đã đi đến các cõi trời Phạm thiên. Và mười ngàn thế giới này đã bị lay chuyển, rung động, chấn động. Và ánh sáng vô lượng tuyệt vời đã hiện ra ở thế gian, vượt quá hào quang siêu phàm của chư thiên.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã thốt lên lời cảm hứng này: ‘Quà nhiên Koṇḍañña đã hiểu được! Quà nhiên Koṇḍañña đã hiểu được!’ Do đó, đại đức Koṇḍañña đã có tên là ‘Aññākoṇḍañña.’[4]

(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ.’

‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.

(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”  

Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”

Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”

Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”

(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ cần được biết toàn diện.’ ...(như trên)... đã được biết toàn diện.’

‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.

(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”

Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”

Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”

Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”

Ở chân lý cao thượng tức là sự Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ cần được dứt bỏ.’ ...(như trên)... đã được dứt bỏ.’ ...(như trên)...

Ở chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ cần được tác chứng.’ ...(như trên)... đã được tác chứng.’ ...(như trên)...

Ở chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được tu tập.’ ...(như trên)... đã được tu tập.’ ...(như trên)...

Ở chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.

Ở bốn chân lý cao thượng có 60 pháp, 60 ý nghĩa, 120 ngôn từ, và 240 trí.

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thọ trên các thọ.’ ... tâm trên tâm.’ ... pháp trên các pháp.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét pháp trên các pháp này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.

(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”

Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”

Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”

Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”

Ở sự thiết lập niệm về quán thân trên thân có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thọ trên các thọ.’ ... tâm trên tâm.’ ... pháp trên các pháp.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét pháp trên các pháp này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’ ...(như trên)... Ở sự thiết lập niệm về quán pháp trên các pháp có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.

Ở bốn sự thiết lập niệm có 60 pháp, 60 ý nghĩa, 120 ngôn từ, và 240 trí.

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn  ... định do tâm ... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.

(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”

Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”

Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”

Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”

Ở nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’ Ở nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.  

Ở bốn nền tảng của thần thông có 60 pháp, 60 ý nghĩa, 120 ngôn từ, và 240 trí.

Này các tỳ khưu, Bồ Tát Vipassī có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nhân sanh, nhân sanh.’ Này các tỳ khưu, Bồ Tát Vipassī có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự diệt tận, sự diệt tận.’ Ở lời tuyên bố của Bồ Tát Vipassī có 10 pháp, 10 ý nghĩa, 20 ngôn từ, và 40 trí.

Này các tỳ khưu, Bồ Tát Sikhī ... Bồ Tát Vessabhū ... Bồ Tát Kakusandha ... Bồ Tát Koṇāgamana ... Bồ Tát Kassapa có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nhân sanh, nhân sanh.’ Này các tỳ khưu, Bồ Tát Kassapa có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự diệt tận, sự diệt tận.’ Ở lời tuyên bố của Bồ Tát Kassapa có 10 pháp, 10 ý nghĩa, 20 ngôn từ, và 40 trí.

Này các tỳ khưu, Bồ Tát Gotama có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nhân sanh, nhân sanh.’ Này các tỳ khưu, Bồ Tát Gotama có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự diệt tận, sự diệt tận.’ Ở lời tuyên bố của Bồ Tát Gotama có 10 pháp, 10 ý nghĩa, 20 ngôn từ, và 40 trí.

Ở bảy lời tuyên bố của bảy vị Bồ Tát có 70 pháp, 70 ý nghĩa, 140 ngôn từ, và 280 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa biết rõ của sự biết rõ là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự biết rõ là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa biết rõ của sự biết rõ có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa biết toàn diện của sự biết toàn diện ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa dứt bỏ của sự dứt bỏ ...(như trên)... Cho đến ý nghĩa về tu tập của sự tu tập ...(như trên)... Cho đến ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa tác chứng là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.  

Ở ý nghĩa biết rõ của sự biết rõ, về ý nghĩa biết toàn diện của sự biết toàn diện, về ý nghĩa dứt bỏ của sự dứt bỏ, về ý nghĩa tu tập của sự tu tập, về ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng có 125 pháp, 125 ý nghĩa, 250 ngôn từ, và 500 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về uẩn của các uẩn là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa về uẩn là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về uẩn của các uẩn có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về giới của các giới ... ‘Cho đến ý nghĩa về xứ của các xứ ... Cho đến ý nghĩa tạo tác của các tạo tác ... Cho đến ý nghĩa không tạo tác của không tạo tác là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của không tạo tác là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa không tạo tác của không tạo tác có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.

Ở ý nghĩa về uẩn của các uẩn, ở ý nghĩa về giới của các giới, ở ý nghĩa về xứ của các xứ, ở ý nghĩa tạo tác của các tạo tác, ở ý nghĩa không tạo tác của không tạo tác có 125 pháp, 125 ý nghĩa, 250 ngôn từ, và 500 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về khổ của Khổ là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của Khổ là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về khổ của Khổ có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về đạo của Đạo là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của Đạo là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về đạo của Đạo có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.

Ở bốn chân lý cao thượng có 100 pháp, 100 ý nghĩa, 200 ngôn từ, và 400 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về phân tích ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.  

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích pháp của sự phân tích pháp ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ngôn từ của sự phân tích ngôn từ ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích phép biện giải của sự phân tích phép biện giải là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự phân tích phép biện giải là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về phân tích phép biện giải của sự phân tích phép biện giải có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.

Ở bốn phân tích có 100 pháp, 100 ý nghĩa, 200 ngôn từ, và 400 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến trí biết được khả năng người khác là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí biết được khả năng người khác là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở trí biết được khả năng người khác có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến bảy thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm ...(như trên)... ‘Cho đến trí song thông ...(như trên)... ‘Cho đến trí về sự thể nhập đại bi ...(như trên)... ‘Cho đến trí Toàn Giác ...(như trên)... ‘Cho đến trí không bị ngăn che là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí không bị ngăn che là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở trí không bị ngăn che có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.

Ở sáu pháp của đức Phật có 150 pháp, 150 ý nghĩa, 300 ngôn từ, và 600 trí.

Ở trường hợp về phân tích có 850 pháp, 850 ý nghĩa, 1700 ngôn từ, và 3400 trí.

Phần Giảng về sự Phân Tích được đầy đủ.

--ooOoo--

 

VII. GIẢNG VỀ PHÁP LUÂN

Một thời, đức Thế Tôn ngự tại Bārāṇasī ...(như trên)... Do đó, đại đức Koṇḍañña đã có tên là ‘Aññākoṇḍañña.’

(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ.’

‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.

(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. Trí là pháp, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa. Tuệ là pháp, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa. Minh là pháp, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa. Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có Khổ là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng, có Chân Lý là đối tượng, có Chân Lý là hành xứ, được tổng hợp lại ở Chân Lý, được hệ thuộc vào Chân Lý, được hiện khởi ở Chân Lý, được tồn tại ở Chân Lý, được thiết lập ở Chân Lý.

Pháp luân: Pháp Luân với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận theo Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận theo hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi thiết lập (người khác) ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được năng lực’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được năng lực ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được sự tự tín ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được sự tự tín ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tôn vinh Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tôn kính Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tôn trọng Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi cúng dường Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi sùng kính Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là ngọn cờ’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là biểu hiệu’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là chủ đạo’ là Pháp Luân. ‘Hơn nữa, Pháp luân ấy là không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời’ là Pháp Luân.  

‘Tín quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tấn quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niệm quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tuệ quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.

‘Tín lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tấn lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niệm lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tuệ lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.

‘Niệm giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Trạch pháp giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tinh tấn giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Hỷ giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tịnh giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Xả giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.

‘Chánh kiến là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. Chánh tư duy là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh ngữ là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh nghiệp là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh mạng là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh tinh tấn là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh niệm là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh định là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.

‘Quyền theo ý nghĩa chủ đạo là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Lực theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Giác chi theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi) là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Đạo theo ý nghĩa chủng tử là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các sự thiết lập niệm theo ý nghĩa thiết lập là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các chánh cần theo ý nghĩa nỗ lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các nền tảng của thần thông theo ý nghĩa thành tựu là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các chân lý theo ý nghĩa thực thể là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chỉ tịnh theo ý nghĩa không tản mạn là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Minh sát theo ý nghĩa quán xét là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.  ‘Chỉ tịnh và minh  sát theo ý  nghĩa nhất vị  là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Sự kết hợp chung theo ý nghĩa  không vượt quá là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Trí về sự đoạn tận theo ý nghĩa đoạn trừ là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tĩnh lặng là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Xúc theo ý nghĩa liên kết là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Thọ theo ý nghĩa hội tụ là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định theo ý nghĩa dẫn đầu là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niệm theo ý nghĩa pháp chủ đạo là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Sự giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ cần được biết toàn diện.’ ...(như trên)... đã được biết toàn diện.’

‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ...(nt)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ...(nt)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.

(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. ...(như trên)... Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có Khổ là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng, có Chân Lý là đối tượng, có Chân Lý là hành xứ, được tổng hợp lại ở Chân Lý, được hệ thuộc vào Chân Lý, được hiện khởi ở Chân Lý, được tồn tại ở Chân Lý, được thiết lập ở Chân Lý.

Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ...(như trên)... ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ cần được dứt bỏ.’ ...(như trên)... đã được dứt bỏ.’ ...(như trên)...  

‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.

(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. ...(như trên)... Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có Nhân Sanh là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng ...(như trên)... có sự Diệt Tận là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng ...(như trên)... có Đạo là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng, có Chân Lý là đối tượng, có Chân Lý là hành xứ, được tổng hợp lại ở Chân Lý, được hệ thuộc vào Chân Lý, được hiện khởi ở Chân Lý, được tồn tại ở Chân Lý, được thiết lập ở Chân Lý.

Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ...(như trên)... ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thọ trên các thọ.’ ...(như trên)... tâm trên tâm.’ ...(như trên)... pháp trên các pháp.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét pháp trên các pháp này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.  

(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. ...(như trên)... Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có thân là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng ...(như trên)... có thọ là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng ...(như trên)... có tâm là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng ...(như trên)... có pháp là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng ...(như trên)... có sự thiết lập niệm là đối tượng, có sự thiết lập niệm là hành xứ, được tổng hợp lại ở sự thiết lập niệm, được hệ thuộc vào sự thiết lập niệm, được hiện khởi ở sự thiết lập niệm, được tồn tại ở sự thiết lập niệm, được thiết lập ở sự thiết lập niệm.

Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ...(như trên)... ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực.’ ...(nt)... định do tâm và các tạo tác do nỗ lực.’ ...(nt)... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(nt)... đã được tu tập.’

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(nt)... đã được tu tập.’

‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ...(nt)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ...(nt)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.

(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. ...(như trên)... Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có ước muốn là nền tảng, có nền tảng của thần thông là nền tảng, có nền tảng của thần thông là đối tượng, có nền tảng của thần thông là hành xứ, được tổng hợp lại ở nền tảng của thần thông, được hệ thuộc vào nền tảng của thần thông, được hiện khởi ở nền tảng của thần thông, được tồn tại ở nền tảng của thần thông, được thiết lập ở nền tảng của thần thông.

Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi thiết lập (người khác) ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được năng lực’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được năng lực ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ...(như trên)... ‘Chuyển vận trong khi sùng kính Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là ngọn cờ’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là biểu hiệu’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là chủ đạo’ là Pháp Luân. ‘Hơn nữa, Pháp luân ấy là không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời’ là Pháp Luân.

‘Tín quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ...(như trên)... ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.

(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực.’ (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’

‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.

(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. ...(nt)... Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có tinh tấn là nền tảng, có nền tảng của thần thông là nền tảng ...(nt)... có tâm là nền tảng, ...(nt)... có thẩm xét là nền tảng, có nền tảng của thần thông là nền tảng, có nền tảng của thần thông là đối tượng, có nền tảng của thần thông là hành xứ,  được  tổng  hợp lại ở nền tảng của thần thông, được hệ thuộc vào nền tảng của thần thông, được hiện khởi ở nền tảng của thần thông, được tồn tại ở nền tảng của thần thông, được thiết lập ở nền tảng của thần thông.

Pháp luân: Pháp Luân với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ...(như trên)... ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.

Phần Giảng về Pháp Luân được đầy đủ.

--ooOoo--


 


[1] Từ tâm giải thoát (mettācetovimutti) được giải thích ở bên dưới gồm có ba yếu tố:  ‘mettā ca ceto ca vimutti cāti mettācetovimutti’ = ‘từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.

[2] Đoạn này nếu dịch theo Chú Giải sẽ là: Ly tham ái có đối tượng là Niết Bàn, có hành xứ là Niết Bàn, được hiện khởi ở Niết Bàn, được tồn tại ở Niết Bàn, được thiết lập ở Niết Bàn (PṭsA. 3, 608).

[3] Là bảy chi phần còn lại của Thánh Đạo tám chi phần, trừ bớt đi chánh kiến (PṭsA. 3, 608).

[4] Tên gọi Aññākoṇḍañña (aññā + koṇḍañña) của vị này có nghĩa là “Koṇḍañña đã hiểu.” Từ aññā được trích từ lời nói của đức Phật là: “aññāsi vata bho Koṇḍañño, aññāsi vata bho Koṇḍañño” (Quà nhiên Koṇḍañña đã hiểu được! Quà nhiên Koṇḍañña đã hiểu được!) rồi ghép vào phía trước tên Koṇḍañña của vị ấy (ND).

 


| 09 | 10 | 11 | 12 | 13 |


<Mục Lục Chung><Phân Tích Đạo I><Phân Tích Đạo II><Đầu Trang>