BuddhaSasana Home
Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
Trung
Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Vesali (Tỳ-xá-ly), ở phía ngoài thành, trong một khu rừng phía Tây.
Lúc bấy giờ, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ Pháp và Luật này, nói lời nói như sau trong Hội chúng ở Vesali: "Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, và thuyết cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau".
Lúc ấy Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) vào buổi sáng, đắp y, cầm bát, vào thành Vesali để khất thực. Tôn giả Sariputta nghe Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi nói như sau trong hội chúng ở Vesali: "Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm và thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau".
Rồi Tôn giả Sariputta khất thực xong, sau khi ăn và đi khất thực trở về đến chỗ ở Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ Pháp và Luật này, nói lời nói như sau trong hội chúng Vesali: "Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân... (như trên)... diệt tận khổ đau".
-- Này Sariputta, Sunakkhatta phẫn nộ và ngu si, do phẫn nộ nên nói lên lời ấy. Này Sariputta, Ông ta nghĩ: "Ta sẽ nói xấu". Thế mà kẻ ngu Sunakkhatta lại nói lời tán thán Như Lai. Này Sariputta, ai nói như sau là tán thán Như Lai: "Pháp ấy được thuyết giảng cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau".
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: "Ðây là Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn, vị đã chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua thành, qua núi, như đi ngang hư không, độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước không chìm như trên đất liền, ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên". Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp này về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài Người, xa và gần".
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn, sau khi đi sâu vào tâm chúng sanh, tâm loài Người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau: "Tâm có tham biết là tâm có tham. Hay tâm không tham biết là tâm không tham... tâm chuyên chú... tâm tán loạn... đại hành tâm... không phải đại hành tâm... tâm chưa vô thượng... tâm vô thượng... Tâm Thiền định... Tâm không Thiền định... tâm giải thoát... tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát". Vị ấy biết như vậy.
(Mười lực của Như Lai)
Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực, chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là mười?
(1) Ở đây, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ (Tri thị xứ phi xứ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.
(2) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại (Tri tam thế nghiệp báo lực.) Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(3) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri con đường đưa đến tất cả cảnh giới (Tri nhứt thiết đạo trí lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(4) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt (Tri thế gian chủng chủng tánh lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(5) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri chí hướng sai biệt của các loại hữu tình (Tri tha chúng sanh chưởng chưởng dục lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri ... chuyển Phạm luân.
(6) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri những căn thượng hạ của các loài hữu tình, loài Người (Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(7) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền, chứng về Thiền, về giải thoát, về định (Tri chư Thiền tam muội lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(8) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Ngài nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sanh ra ở đây". Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(9) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(10) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc tự mình chứng tri, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực. Chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy mà còn nói: "Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau". Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy; không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. Này Sariputta, như Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu Thiền định, thành tựu trí tuệ có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Bốn pháp vô sở úy)
Này Sariputta, có bốn pháp vô sở úy chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sử tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là bốn?
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì, một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Các pháp này chưa được chứng ngộ hoàn toàn, mà quý vị tự xưng đã chứng ngộ hoàn toàn". Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì... có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Các lậu hoặc này chưa được đoạn trừ mà quý vị tự xưng đã đoạn trừ". Này Sariputta, vì Ta không thấy... đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì... có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Những pháp này được gọi là các chướng ngại pháp khi được thực hành thời không có gì gọi là chướng ngại pháp cả". Này Sariputta, vì Ta không thấy... đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì một Sa-môn Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Pháp do quý vị thuyết giảng không đưa đến mục tiêu đặc biệt, không có khả năng hướng thượng, không có thể dẫn người thực hành đến diệt tận khổ đau". Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, có bốn pháp vô sở úy, chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sử tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Tám hội chúng)
Này Sariputta, có tám Hội chúng này: Hội chúng Sát-đế-lị, Hội chúng Bà-la-môn, Hội chúng Gia chủ, Hội chúng Sa-môn, Hội chúng Tứ thiên vương, Hội chúng Tam thập tam thiên, Hội chúng Màra, Hội chúng Phạm thiên. Này Sariputta, có tám Hội chúng này. Này Sariputta, Như Lai thành tựu bốn pháp vô sở úy như vậy, đến gần và vào tám Hội chúng này.
Này Sariputta, Ta nhớ lại Ta đã đến hàng trăm Hội chúng Sát-đế-lị. Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống tại chỗ ấy, trước khi Ta nói chuyện và trước khi Ta đàm luận; này Sariputta, ta thấy không có lý do gì để nghĩ rằng: "Chắc chắn sự sợ hãi và run sợ sẽ đến ám ảnh Ta". Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta nhớ lại, Ta đã đến hàng trăm Hội chúng Bà-la-môn... (như trên)... Hội chúng Gia chủ... Hội chúng Sa-môn... Hội chúng Tứ thiên vương... Hội chúng Tam thập tam thiên... Hội chúng Màra... Hội chúng Phạm thiên. Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống tại chỗ ấy, trước khi Ta nói chuyện và trước khi Ta đàm luận, này Sariputta, Ta thấy không có một lý do gì để nghĩ rằng: "Chắc chắn sự sợ hãi và run sợ sẽ đến ám ảnh Ta". Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục, như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Bốn loại sanh)
Này Sariputta, có bốn loại sanh. Thế nào là bốn? Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.
Này Sariputta, thế nào là noãn sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá vỏ trứng, mà sanh, này Sariputta như vậy gọi là noãn sanh. Và này Sariputta, thế nào là thai sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá màn da mỏng che chỗ kín mà sanh, này Sariputta, như vậy gọi là thai sanh. Và này Sariputta, thế nào là thấp sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào sanh ra từ cá thúi, từ xác chết thúi, từ cháo cơm thúi, hay trong hồ nước dơ hay trong ao nước nhớp. Này Sariputta, như vậy gọi là thấp sanh. Và này Sariputta, thế nào là hóa sanh? Chư Thiên, các chúng sanh ở địa ngục, một số thuộc loài người và một số thuộc đọa xứ. Này Sariputta, như vậy gọi là hóa sanh.
Này Sariputta có bốn loại sanh như vậy. Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục, như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Năm sanh thú và Niết bàn)
Này Sariputta, có năm loại sanh thú này. Thế nào là năm? Ðịa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, loài Người, chư Thiên.
(1) Này Sariputta, Ta tuệ tri địa ngục, con đường đưa đến địa ngục và hành lộ đưa đến địa ngục. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự việc này ta cũng tuệ tri.
(2) Và này Sariputta, Ta tuệ tri bàng sanh, con đường đưa đến bàng sanh và hành lộ đưa đến bàng sanh. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào bàng sanh, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(3) Và này Sariputta, Ta tuệ tri ngạ quỷ, con đường đưa đến ngạ quỷ và hành lộ đưa đến ngạ quỷ. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào ngạ quỷ, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(4) Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri loài Người, con đường đưa đến thế giới loài Người và hành lộ đưa đến thế giới loài Người. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào loài Người, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(5) Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri chư Thiên, con đường đưa đến Thiên giới và hành lộ đưa đến Thiên giới. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, thế giới này, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri Niết-bàn, con đường đưa đến Niết-bàn và hành lộ đưa đến Niết-bàn. Tùy theo hành nghiệp, do đoạn trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, sự việc này, Ta cũng tuệ tri.
(1) Này Sariputta, ở đây, với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người. Do hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy. Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, Ta thấy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng như có một hố than sâu hơn thân người, đầy vun than hừng, không có lửa ngọn, không có khói, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi khô cổ, đắng họng, khát nước, và đi thẳng đến hố than ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy, có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố than kia". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố than ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy". Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy người ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt.
(2) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào bàng sanh". Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy kẻ ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào bàng sanh, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng như có một hố phân, sâu hơn thân người, đầy những phẩn uế, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hố phân ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố phân ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố phân ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta... (như trên)... thống khổ, khốc liệt.
(3) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào ngạ quỷ, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt". Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất không bằng phẳng, với lá thưa thớt, với bóng che từng đám lưa thưa. Và một người đi đến bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến cây ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia ngồi hay nằm dưới bóng cây ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy ở đây với tâm của Ta... (như trên)... thống khổ, khốc liệt.
(4) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta biết tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào loài người". Sau một thời gian... Ta thấy người ấy sanh vào loài người, và cảm thọ được nhiều cảm giác lạc thọ. Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất bằng phẳng với lá sum sê, với bóng cây rậm rạp. Và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ của người này như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến cây ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia, ngồi hay nằm dưới bóng cây ấy và cảm thọ được nhiều cảm giác lạc thọ. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây, với tâm của Ta... được nhiều cảm giác lạc thọ.
(5) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Sau một thời gian... Ta thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này và cảm thọ những cảm giác cực lạc. Này Sariputta, giống như một ngôi lầu, có gác nhọn, có tô vôi cả trong lẫn ngoài, được che gió, có then chốt đóng lại và có các cửa sổ khép kín. Tại đây có một sàng tọa, trải nệm lông dài, trải nệm màu trắng, trải nệm bông có thêu hoa, trải nệm bằng da sơn dương gọi là kadali, có nệm với khuôn màu treo phía trên, có gối dài màu đỏ cả hai đầu. Và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến ngôi lầu ấy. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến ngôi lầu ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia ngồi hay nằm trong ngôi lầu ấy, trong gác nhọn ấy, trên sàng tọa ấy và cảm thọ được nhiều cảm thọ cực lạc. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta... được nhiều cảm giác lạc thọ.
(6) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy". Sau một thời gian, Ta thấy vị ấy đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cảm thọ những cảm giác cực lạc. Này Sariputta, giống như một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ, và không xa hồ ấy có khu rừng rậm rạp. Một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hồ sen ấy. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hồ sen ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia, sau khi tẩm mình vào hồ sen ấy, sau khi tắm rửa, uống nước và làm cho dịu bớt mọi ưu tư, mệt mỏi, phiền não, sau khi ra khỏi hồ liền qua ngồi hay nằm trong rừng cây rậm rạp ấy và cảm thọ những cảm giác cực lạc. Cũng vậy, này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy". Sau một thời gian, Ta thấy vị ấy đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cảm thọ những cảm giác cực lạc.
Này Sariputta, năm loại này là năm sanh thú. Này Sariputta, có ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy, và nói: "Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuộc trắc nghiệm". Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy, thì người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. Này Sariputta, Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu thiền định, thành tựu trí tuệ, có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy, thì người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Khổ hạnh của Bồ-tát)
Này Sariputta, Ta thắng tri phạm hạnh, đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất.
Này Sariputta, ở đây, khổ hạnh của Ta như sau: Ta sống lõa thể, phóng túng, không theo khuôn phép, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men. Ta chỉ nhận đồ ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay chỉ nhận ăn tại bảy nhà, chỉ nhận ăn bảy miếng. Ta nuôi sống chỉ với một chén, nuôi sống chỉ với hai chén, nuôi sống chỉ với bảy chén. Ta chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy Ta sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Ta chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn trấu, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Ta mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc áo phấn tảo y, mặc vỏ cây tititaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Ta sống nhổ râu tóc, Ta theo tập tục sống nhổ râu tóc, Ta theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, Ta là người ngồi chõ hỏ, sống tinh tấn theo hạnh ngồi chõ hỏ. Ta dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dính thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm. Như vậy Ta sống theo hạnh hành hạ, dày vò thân thể theo nhiều cách. Này Sariputta, như vậy là khổ hạnh của Ta.
Này Sariputta, ở đây hạnh bần uế của Ta như sau: Trên thân Ta, bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Như gốc cây tinduka bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng; cũng vậy, này Sariputta, trên thân Ta bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Này Sariputta, Ta không nghĩ rằng: "Với tay của Ta, Ta hãy phủi sạch bụi bặm này đi, hay những người khác với tay của họ hãy phủi sạch bụi bặm này đi cho Ta". Này Sariputta, Ta không có nghĩ như vậy. Này Sariputta, như vậy là sự bần uế của Ta.
Này Sariputta, như thế này là sự yểm ly của Ta. Này Sariputta, tỉnh giác, Ta đi tới; tỉnh giác Ta đi lui, Ta an trú lòng từ cho đến trong một giọt nước với tâm tư: "Mong rằng Ta không làm hại một chúng sanh nhỏ nào trong những ác đạo của họ!" Này Sariputta, như vậy là sự yểm ly của Ta.
Này Sariputta, như thế này là sự độc cư của Ta. Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng và an trú tại chỗ ấy. Khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: "Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!" Này Sariputta, giống như một con thú rừng thấy người liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Cũng vậy, này Sariputta, khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi, hay người tiều phu, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: "Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!" Này Sariputta, như vậy là hạnh độc cư của Ta.
Này Sariputta, rồi Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi các con bò cái đã bỏ đi, khi các người chăn bò không có mặt, rồi Ta ăn phân các con bò con, các con bò còn trẻ, các con bò còn bú. Khi nước tiểu và phân của Ta còn tồn tại, Ta tự nuôi sống với các loại ấy. Này Sariputta, như vậy là hạnh đại bất tịnh thực của Ta.
Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng rậm rạp kinh hoàng và an trú tại chỗ ấy. Này Sariputta, tại khu rừng rậm rạp kinh hoàng này, những ai còn tham ái đi vào khu rừng rậm rạp ấy, thời lông tóc người ấy dựng ngược. Này Sariputta, rồi Ta trong những đêm đông lạnh lẽo, giữa những ngày mồng tám, khi có tuyết rơi, trong những đêm như vậy, Ta sống giữa trời, và ban ngày sống trong khu rừng rậm rạp. Ta sống trong những ngày cuối tháng hè, ban ngày thì sống giữa trời, còn ban đêm trong khu rừng rậm rạp. Rồi này Sariputta, những bài kệ kỳ diệu từ trước chưa từng được nghe sau đây được khởi lên:
Nay bị thiêu đốt, bị buốt lạnh,
Cô độc sống trong rừng kinh hoàng,
Trần truồng, Ta ngồi không lửa ấm,
Ẩn sĩ, trong lý tưởng đăm chiêu.
Này Sariputta, Ta nằm ngủ trong bãi tha ma, dựa trên một bộ xương. Này Sariputta, những đứa mục đồng đến gần Ta, khạc nhổ trên Ta, tiểu tiện trên Ta, rắc bụi trên Ta và lấy que đâm vào lỗ tai. Này Sariputta, và Ta biết Ta không khởi ác tâm đối với chúng. Này Sariputta, như vậy là hạnh trú xả của Ta.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn". Họ nói: "Chúng ta sống nhờ trái táo", và họ ăn trái táo, họ ăn bột táo, họ uống nước trái táo dưới nhiều hình thức. Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một trái táo. Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: "Trái táo thời ấy to lớn". Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì trái táo thời ấy giống với trái táo hiện tại. Này Sariputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột nhà sàn hư nát. Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ da bụng", chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện", thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, nếu Ta muốn thoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn". Họ nói: "Chúng ta sống nhờ đậu xanh... (như trên)... chúng ta sống nhờ vừng mè... (như trên)... chúng ta sống nhờ hột gạo", và họ ăn hột gạo, họ ăn hột gạo nghiền thành bột, họ uống nước gạo, và họ ăn hột gạo dưới nhiều hình thức. Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một hột gạo. Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: "Hột gạo thời ấy to lớn". Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì hột gạo thời ấy giống với hột gạo hiện tại. Này Sariputta, trong khi Ta chỉ sống ăn một hột gạo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột của một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo, khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo, khô cằn. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện", thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thời này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.
Này Sariputta, dầu Ta có theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ hạnh như vậy, Ta cũng không chứng được các pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Vì sao vậy? Vì với những phương tiện ấy, không chứng được pháp thượng nhân với Thánh trí tuệ. Chính Thánh trí tuệ này chứng được thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ luân hồi". Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự luân hồi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên (Suddhavasa). Này Sariputta, nếu Ta luân hồi tại Tịnh cư thiên thì Ta đã không trở lại đời này nữa.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ sanh khởi". Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự sanh khởi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên. Này Sariputta, nếu Ta sanh khởi tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ an trú". Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự an trú mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên. Này Sariputta, nếu Ta an trú tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ tế tự". Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự tế tự mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ thờ lửa". Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự thờ lửa mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Khi một thiếu niên còn trẻ tuổi, tóc đen nhánh, huyết khí sung mãn, trong tuổi thanh xuân, người ấy thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng. Nhưng khi người ấy già cả, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi đến đoạn cuối cuộc đời, khi đã tám mươi, chín mươi hay một trăm tuổi, khi ấy trí tuệ biện tài tối thượng ấy bị đoạn trừ". Này Sariputta, chớ có quan niệm như vậy. Này Sariputta, nay Ta đã già, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi dến đoạn cuối cuộc đời, tuổi Ta nay đã đến tám mươi. Này Sariputta, ở đây Ta có bốn vị đệ tử, tuổi thọ đến một trăm, đã sống một trăm tuổi, thành tựu chánh niệm đệ nhất, thành tựu chuyên tâm đệ nhất, thành tựu tinh cần đệ nhất và đầy đủ trí tuệ biện tài tối thượng. Này Sariputta, ví như một người bắn cung thiện xảo, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ, có thể dễ dàng bắn ngang qua bóng một cây ta-la. Cũng vậy, những vị này với chánh niệm đệ nhất như vậy, được thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng như vậy, nếu những vị này hỏi Ta nhiều lần một câu hỏi về Bốn Niệm xứ, và nếu Ta, được hỏi nhiều lần như vậy, phải giải thích cho họ hiểu và nếu họ được Ta giải thích như vậy, có thể hiểu như đã giải thích, và nếu họ không hỏi Ta về những vấn đề phụ thuộc và các vấn đề khác, trừ khi ăn, uống, nhai, nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức. Này Sariputta, dầu vậy, sự thuyết pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự giải thích cú pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự trả lời các câu hỏi của Như Lai cũng chưa hoàn tất, khi mà bốn đệ tử của Ta, tuổi thọ đến một trăm tuổi, đã sống một trăm tuổi, đã từ trần sau một trăm tuổi. Này Sariputta, nếu Ông có gánh Ta trên giường đi chỗ này chỗ kia, thật sự trí tuệ biện tài của Như Lai không có gì thay đổi.
Này Sariputta, những ai nói một cách chân chánh sẽ nói như sau: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người". Vị ấy sẽ nói về Ta một cách chân chánh như sau: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người".
Lúc bấy giờ Tôn giả Nagasamala đứng sau lưng Thế Tôn và quạt cho Ngài! Tôn giả Nagasamala bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Sau khi nghe pháp môn này, lông tóc con dựng ngược. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?
-- Này Nagasamala, do vậy pháp môn này gọi là "Pháp môn Lông tóc dựng ngược". Ông hãy như vậy thọ trì.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Nagasamala hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chân thành cám ơn anh HDC và nhóm Phật tử VH đã có thiện tâm gửi tặng ấn
bản điện tử.
(Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản Anh ngữ "The Middle Length Discourses
of the Buddha", Tỳ kheo Nanamoli và Tỳ kheo Bodhi dịch, 1995).
Hiệu đính: 10-06-2004
Majjhima Nikaya 12
For free
distribution only,
by arrangement with the Buddhist Publication Society
1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living at Vesali in the grove outside the city to the west.
2. Now on that occasion Sunakkhatta, son of the Licchavis, had recently left this Dhamma and Discipline.[1] He was making this statement before the Vesali assembly: "The recluse Gotama does not have any superhuman states, any distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones.[2] The recluse Gotama teaches a Dhamma (merely) hammered out by reasoning, following his own line of inquiry as it occurs to him, and when he teaches the Dhamma to anyone, it leads him when he practises it to the complete destruction of suffering."[3]
3. Then, when it was morning, the Venerable Sariputta dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Vesali for alms. Then he heard Sunakkhatta, son of the Licchavis, making this statement before the Vesali assembly. When he had wandered for alms in Vesali and had returned from his almsround, after his meal he went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and told the Blessed One what Sunakkhatta was saying.
4. (The Blessed One said:) "Sariputta, the misguided man Sunakkhatta is angry, and his words are spoken out of anger. Thinking to discredit the Tathagata, he actually praises him;[*p.69] for it is a praise of the Tathagata to say of him: 'When he teaches the Dhamma to anyone, it leads him when he practises it to the complete destruction of suffering.'
5. "Sariputta, this misguided man Sunakkhatta will never infer of me according to Dhamma: 'That Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed.'[4]
6. "And he will never infer of me according to Dhamma: 'That Blessed One enjoys the various kinds of supernormal power: having been one, he becomes many; having been many, he becomes one; he appears and vanishes; he goes unhindered through a wall, through an enclosure, through a mountain, as though through space; he dives in and out of the earth as though it were water; he walks on water without sinking as though it were earth; seated cross-legged, he travels in space like a bird; with his hand he touches and strokes the moon and sun so powerful and mighty; he wields bodily mastery even as far as the Brahma-world.'
7. "And he will never infer of me according to Dhamma: 'With the divine ear element, which is purified and surpasses the human, that Blessed One hears both kinds of sounds, the heavenly and the human, those that are far as well as near.'
8. "And he will never infer of me according to Dhamma: 'That Blessed One encompasses with his own mind the minds of other beings, other persons. He understands a mind affected by lust as affected by lust and a mind unaffected by lust as unaffected by lust; he understands a mind affected by hate as affected by hate and a mind unaffected by hate as unaffected by hate; he understands a mind affected by delusion as affected by delusion and a mind unaffected by delusion as unaffected by delusion; he understands a contracted mind as contracted and a distracted mind as distracted; he understands an exalted mind as exalted and an unexalted mind as unexalted; he understands a surpassed mind as surpassed and an unsurpassed mind as unsurpassed; he understands a concentrated mind as concentrated and an unconcentrated mind as unconcentrated; he understands a liberated mind as liberated and an unliberated mind as unliberated.'
9. "Sariputta, the Tathagata has these ten Tathagata's powers, possessing which he claims the herd-leader's place, roars his lion's roar in the assemblies, and sets rolling the Wheel of Brahma.[5] What are the ten?
10. (1) "Here, the Tathagata understands as it actually is the possible as possible and the impossible as impossible.[6] And that[*p.70] is a Tathagata's power that the Tathagata has, by virtue of which he claims the herd-leader's place, roars his lion's roar in the assemblies, and sets rolling the Wheel of Brahma.
11. (2) "Again, the Tathagata understands as it actually is the results of actions undertaken, past, future and present, with possibilities and with causes. That too is a Tathagata's power...[7]
12. (3) "Again, the Tathagata understands as it actually is the ways leading to all destinations. That too is a Tathagata's power...[8]
13. (4) "Again, the Tathagata understands as it actually is the world with its many and different elements. That too is a Tathagata's power...[9]
14. (5) "Again, the Tathagata understands as it actually is how beings have different inclinations. That too is a Tathagata's power...[10]
15. (6) "Again, the Tathagata understands as it actually is the disposition of the faculties of other beings, other persons. That too is a Tathagata's power...[11]
16. (7) "Again, the Tathagata understands as it actually is the defilement, the cleansing and the emergence in regard to the jhanas, liberations, concentrations and attainments. That too is a Tathagata's power...[12]
17. (8) "Again, the Tathagata recollects his manifold past lives, that is, one birth, two births, three births, four births, five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many aeons of world-contraction, many aeons of world-expansion, many aeons of world-contraction and expansion: 'There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my life-term; and passing away from there, I reappeared elsewhere; and there too I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my life-term; and passing away from there, I reappeared here.' Thus with their aspects and particulars he recollects his manifold past lives. That too is a Tathagata's power...
18. (9) "Again, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, the Tathagata sees beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings pass on according to their actions thus: 'These worthy beings who were ill-conducted in body, speech and mind, revilers of noble ones, wrong in their views, giving effect to wrong view in their actions, on the dissolution of the body,[*p.71] after death, have reappeared in a state of deprivation, in a bad destination, in perdition, even in hell; but these worthy beings who were well-conducted in body, speech and mind, not revilers of noble ones, right in their views, giving effect to right view in their actions, on the dissolution of the body, after death, have reappeared in a good destination, even in the heavenly world.' Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings pass on according to their actions. That too is a Tathagata's power...
19. (10) "Again, by realizing it for himself with direct knowledge, the Tathagata here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints. That too is a Tathagata's power that a Tathagata has, by virtue of which he claims the herd-leader's place, roars his lion's roar in the assemblies, and sets rolling the Wheel of Brahma.
20. "The Tathagata has these ten Tathagata's powers, possessing which he claims the herd-leader's place, roars his lion's roar in the assemblies, and sets rolling the Wheel of Brahma.
21. "Sariputta, when I know and see thus, should anyone say of me: 'The recluse Gotama does not have any superhuman states, any distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones. The recluse Gotama teaches a Dhamma (merely) hammered out by reasoning, following his own line of inquiry as it occurs to him' -- unless he abandons that assertion and that state of mind and relinquishes that view, then as (surely as if he had been) carried off and put there he will wind up in hell.[13] Just as a bhikkhu possessed of virtue, concentration and wisdom would here and now enjoy final knowledge, so it will happen in this case, I say, that unless he abandons that assertion and that state of mind and relinquishes that view, then as (surely as if he had been) carried off and put there he will wind up in hell.
22. "Sariputta, the Tathagata has these four kinds of intrepidity, possessing which he claims the herd-leader's place, roars his lion's roar in the assemblies, and sets rolling the Wheel of Brahma. What are the four?
23. "Here, I see no ground on which any recluse or brahmin or god or Mara or Brahma or anyone at all in the world could, in accordance with the Dhamma, accuse me thus: 'While you claim full enlightenment, you are not fully enlightened in regard to certain things.'[*p.72] And seeing no ground for that, I abide in safety, fearlessness and intrepidity.
24. "I see no ground on which any recluse...or anyone at all could accuse me thus: 'While you claim to have destroyed the taints, these taints are undestroyed by you.' And seeing no ground for that, I abide in safety, fearlessness and intrepidity.
25. "I see no ground on which any recluse...or anyone at all could accuse me thus: 'Those things called obstructions by you are not able to obstruct one who engages in them.' And seeing no ground for that, I abide in safety, fearlessness and intrepidity.
26. "I see no ground on which any recluse...or anyone at all could accuse me thus: 'When you teach the Dhamma to someone, it does not lead him when he practises it to the complete destruction of suffering.' And seeing no ground for that, I abide in safety, fearlessness and intrepidity.
27. "A Tathagata has these four kinds of intrepidity, possessing which he claims the herd-leader's place, roars his lion's roar in the assemblies, and sets rolling the Wheel of Brahma.[14]
28. "Sariputta, when I know and see thus, should anyone say of me...he will wind up in hell.
29. "Sariputta, there are these eight assemblies. What are the eight? An assembly of nobles, an assembly of brahmins, an assembly of householders, an assembly of recluses, an assembly of gods of the heaven of the Four Great Kings, an assembly of gods of the heaven of the Thirty-three, an assembly of Mara's retinue, an assembly of Brahmas. Possessing these four kinds of intrepidity, the Tathagata approaches and enters these eight assemblies.
30. "I recall having approached many hundred assemblies of nobles...many hundred assemblies of brahmins...many hundred assemblies of householders...many hundred assemblies of recluses...many hundred assemblies of gods of the heaven of the Four Great Kings...many hundred assemblies of gods of the heaven of the Thirty-three...many hundred assemblies of Mara's retinue...many hundred assemblies of Brahmas. And formerly I had sat with them there and talked with them and held conversations with them, yet I see no ground for thinking that fear or timidity might come upon me there. And seeing no ground for that, I abide in safety, fearlessness and intrepidity.[*p.73]
31. "Sariputta, when I know and see thus, should anyone say of me...he will wind up in hell.
32. "Sariputta, there are these four kinds of generation. What are the four? Egg-born generation, womb-born generation, moisture-born generation and spontaneous generation.
33. "What is egg-born generation? There are these beings born by breaking out of the shell of an egg; this is called egg-born generation. What is womb-born generation? There are these beings born by breaking out from the caul; this is called womb-born generation. What is moisture-born generation? There are these beings born in a rotten fish, in a rotten corpse, in rotten dough, in a cesspit, or in a sewer; this is called moisture-born generation. What is spontaneous generation? There are gods and denizens of hell and certain human beings and some beings in the lower worlds; this is called spontaneous generation. These are the four kinds of generation.
34. "Sariputta, when I know and see thus, should anyone say of me...he will wind up in hell.
35. "Sariputta, there are these five destinations. What are the five? Hell, the animal realm, the realm of ghosts, human beings and gods.[15]
36. (1) "I understand hell, and the path and way leading to hell. And I also understand how one who has entered this path will, on the dissolution of the body, after death, reappear in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell.
(2) "I understand the animal realm, and the path and way leading to the animal realm. And I also understand how one who has entered this path will, on the dissolution of the body, after death, reappear in the animal realm.
(3) "I understand the realm of ghosts, and the path and way leading to the realm of ghosts. And I also understand how one who has entered this path will, on the dissolution of the body, after death, reappear in the realm of ghosts.
(4) "I understand human beings, and the path and way leading to the human world. And I also understand how one who has entered this path will, on the dissolution of the body, after death, reappear among human beings.
(5) "I understand the gods, and the path and way leading to the world of the gods. And I also understand how one who has entered this path will, on the dissolution of the body, after death, reappear in a happy destination, in the heavenly world.
(6) "I understand Nibbana, and the path and way leading to Nibbana.[*p.74] And I also understand how one who has entered this path will, by realizing it for himself with direct knowledge, here and now enter upon and abide in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints.
37. (1) "By encompassing mind with mind I understand a certain person thus: 'This person so behaves, so conducts himself, has taken such a path that on the dissolution of the body, after death, he will reappear in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell.' And then later on, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, I see that on the dissolution of the body, after death, he has reappeared in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell, and is experiencing extremely painful, racking, piercing feelings. Suppose there were a charcoal pit deeper than a man's height full of glowing coals without flame or smoke; and then a man scorched and exhausted by hot weather, weary, parched and thirsty, came by a path going in one way only and directed to that same charcoal pit. Then a man with good sight on seeing him would say: 'This person so behaves, so conducts himself, has taken such a path, that he will come to this same charcoal pit'; and then later on he sees that he has fallen into that charcoal pit and is experiencing extremely painful, racking, piercing feelings. So too, by encompassing mind with mind...piercing feelings.
38. (2) "By encompassing mind with mind I understand a certain person thus: 'This person so behaves, so conducts himself, has taken such a path that on the dissolution of the body, after death, he will reappear in the animal realm.' And then later on, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, I see that on the dissolution of the body, after death, he has reappeared in the animal realm and is experiencing painful, racking, piercing feelings. Suppose there were a cesspit deeper than a man's height full of filth; and then a man[*p.75] scorched and exhausted by hot weather, weary, parched and thirsty, came by a path going in one way only and directed to that same cesspit. Then a man with good sight on seeing him would say: 'This person so behaves...that he will come to this same cesspit'; and then later on he sees that he has fallen into that cesspit and is experiencing painful, racking, piercing feelings. So too, by encompassing mind with mind...piercing feelings.
39. (3) "By encompassing mind with mind I understand a certain person thus: 'This person so behaves, so conducts himself, has taken such a path that on the dissolution of the body, after death, he will reappear in the realm of ghosts.' And then later on...I see that...he has reappeared in the realm of ghosts and is experiencing much painful feeling. Suppose there were a tree growing on uneven ground with scanty foliage casting a dappled shade; and then a man scorched and exhausted by hot weather, weary, parched and thirsty, came by a path going in one way only and directed to that same tree. Then a man with good sight on seeing him would say: 'This person so behaves...that he will come to this same tree'; and then later on he sees that he is sitting or lying in the shade of that tree experiencing much painful feeling. So too, by encompassing mind with mind...much painful feeling.
40. (4) "By encompassing mind with mind I understand a certain person thus: 'This person so behaves, so conducts himself, has taken such a path that on the dissolution of the body, after death, he will reappear among human beings.' And then later on...I see that...he has reappeared among human beings and is experiencing much pleasant feeling. Suppose there were a tree growing on even ground with thick foliage casting a deep shade; and then a man scorched and exhausted by hot weather, weary, parched and thirsty, came by a path going in one way only and directed to that same tree. Then a man with good sight on seeing him would say: 'This person so behaves...that he will come to this same tree'; and then later on he sees that he is sitting or lying in the shade of that tree experiencing much pleasant feeling. So too, by encompassing mind with mind...much pleasant feeling[*p.76]
41. (5) "By encompassing mind with mind I understand a certain person thus: 'This person so behaves, so conducts himself, has taken such a path that on the dissolution of the body, after death, he will reappear in a happy destination, in the heavenly world.' And then later on...I see that...he has reappeared in a happy destination, in the heavenly world and is experiencing extremely pleasant feelings. Suppose there were a mansion, and it had an upper chamber plastered within and without, shut off, secured by bars, with shuttered windows, and in it there was a couch spread with rugs, blankets and sheets, with a deerskin coverlet, with a canopy as well as crimson pillows for both (head and feet); and then a man scorched and exhausted by hot weather, weary, parched and thirsty, came by a path going in one way only and directed to that same mansion. Then a man with good sight on seeing him would say: 'This person so behaves...that he will come to this same mansion'; and later on he sees that he is sitting or lying in that upper chamber in that mansion experiencing extremely pleasant feelings. So too, by encompassing mind with mind...extremely pleasant feelings.
42. (6) "By encompassing mind with mind I understand a certain person thus: 'This person so behaves, so conducts himself, has taken such a path that by realizing it for himself with direct knowledge, he here and now will enter upon and abide in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints.' And then later on I see that by realizing it for himself with direct knowledge, he here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints, and is experiencing extremely pleasant feelings.[16] Suppose there were a pond with clean, agreeable, cool water, transparent, with smooth banks, delightful, and nearby a dense wood; and then a man scorched and exhausted by hot weather, weary, parched and thirsty, came by a path going in one way only and directed towards that same pond. Then a man with good sight on seeing him would say: 'This person so behaves...that he will come to this same pond'; and then later on he sees that he has plunged into the pond, bathed, drunk and relieved all his distress, fatigue and fever and has come out again and is sitting or lying in the wood[*p.77] experiencing extremely pleasant feelings. So too, by encompassing mind with mind...extremely pleasant feelings. These are the five destinations.
43. "Sariputta, when I know and see thus, should anyone say of me: 'The recluse Gotama does not have any superhuman states, any distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones. The recluse Gotama teaches a Dhamma (merely) hammered out by reasoning, following his own line of inquiry as it occurs to him' -- unless he abandons that assertion and that state of mind and relinquishes that view, then as (surely as if he had been) carried off and put there he will wind up in hell. Just as a bhikkhu possessed of virtue, concentration and wisdom would here and now enjoy final knowledge, so it will happen in this case, I say, that unless he abandons that assertion and that state of mind and relinquishes that view, then as (surely as if he had been) carried off and put there he will wind up in hell.
44. "Sariputta, I recall having lived a holy life possessing four factors. I have practised asceticism -- the extreme of asceticism; I have practised coarseness -- the extreme of coarseness; I have practised scrupulousness -- the extreme of scrupulousness; I have practised seclusion -- the extreme of seclusion.[17]
45. "Such was my asceticism, Sariputta, that I went naked, rejecting conventions, licking my hands, not coming when asked, not stopping when asked; I did not accept food brought or food specially made or an invitation to a meal; I received nothing from a pot, from a bowl, across a threshold, across a stick, across a pestle, from two eating together, from a pregnant woman, from a woman giving suck, from a woman lying with a man, from where food was advertised to be distributed, from where a dog was waiting, from where flies were buzzing; I accepted no fish or meat, I drank no liquor, wine or fermented brew. I kept to one house, to one morsel; I kept to two[*p.78] houses, to two morsels;...I kept to seven houses, to seven morsels. I lived on one saucerful a day, on two saucerfuls a day...on seven saucerfuls a day; I took food once a day, once every two days...once every seven days, and so on up to once every fortnight; I dwelt pursuing the practice of taking food at stated intervals. I was an eater of greens or millet or wild rice or hide-parings or moss or ricebran or rice-scum or sesamum flour or grass or cowdung. I lived on forest roots and fruits, I fed on fallen fruits. I clothed myself in hemp, in hemp-mixed cloth, in shrouds, in refuse rags, in tree bark, in antelope hide, in strips of antelope hide, in kusa-grass fabric, in bark fabric, in wood-shavings fabric, in head-hair wool, in animal wool, in owls' wings. I was one who pulled out hair and beard, pursuing the practice of pulling out hair and beard. I was one who stood continuously, rejecting seats. I was one who squatted continuously, devoted to maintaining the squatting position. I was one who used a mattress of spikes; I made a mattress of spikes my bed. I dwelt pursuing the practice of bathing in water three times daily including the evening. Thus in such a variety of ways I dwelt pursuing the practice of tormenting and mortifying the body. Such was my asceticism.
46. "Such was my coarseness, Sariputta, that just as the bole of a tinduka tree, accumulating over the years, cakes and flakes off, so too, dust and dirt, accumulating over the years, caked off my body and flaked off. It never occurred to me: 'Oh, let me rub this dust and dirt off with my hand, or let another rub this dust and dirt off with his hand' -- it never occurred to me thus. Such was my coarseness.
47. "Such was my scrupulousness, Sariputta, that I was always mindful in stepping forwards and stepping backwards. I was full of pity even for (the beings in) a drop of water thus: 'Let me not hurt the tiny creatures in the crevices of the ground.' Such was my scrupulousness.
48. "Such was my seclusion, Sariputta, that[*p.79] I would plunge into some forest and dwell there. And when I saw a cowherd or a shepherd or someone gathering grass or sticks, or a woodsman, I would flee from grove to grove, from thicket to thicket, from hollow to hollow, from hillock to hillock. Why was that? So that they should not see me or I see them. Just as a forest-bred deer, on seeing human beings, flees from grove to grove, from thicket to thicket, from hollow to hollow, from hillock to hillock, so too, when I saw a cowherd or a shepherd...Such was my seclusion.
49. "I would go on all fours to the cow-pens when the cattle had gone out and the cowherd had left them, and I would feed on the dung of the young suckling calves. As long as my own excrement and urine lasted, I fed on my own excrement and urine. Such was my great distortion in feeding.
50. "I would plunge into some awe-inspiring grove and dwell there -- a grove so awe-inspiring that normally it would make a man's hair stand up if he were not free from lust. When those cold wintry nights came during the 'eight-days interval of frost,' I would dwell by night in the open and by day in the grove.[18] In the last month of the hot season I would dwell by day in the open and by night in the grove. And there came to me spontaneously this stanza never heard before:
Chilled by night and scorched by day,
Alone in awe-inspiring groves,
Naked, no fire to sit beside,
The sage yet pursues his quest.
51. "I would make my bed in a charnel ground with the bones of the dead for a pillow. And cowherd boys came up and spat on me, urinated on me, threw dirt at me, and poked sticks into my ears. Yet I do not recall that I ever aroused an evil mind (of hate) against them. Such was my abiding in equanimity.[*p.80]
52. "Sariputta, there are certain recluses and brahmins whose doctrine and view is this: 'Purification comes about through food.'[19] They say: 'Let us live on kola-fruits,' and they eat kola-fruits, they eat kola-fruit powder, they drink kola-fruit water, and they make many kinds of kola-fruit concoctions. Now I recall having eaten a single kola-fruit a day. Sariputta, you may think that the kola-fruit was bigger at that time, yet you should not regard it so: the kola-fruit was then at most the same size as now. Through feeding on a single kola-fruit a day, my body reached a state of extreme emaciation. Because of eating so little my limbs became like the jointed segments of vine stems or bamboo stems. Because of eating so little my backside became like a camel's hoof. Because of eating so little the projections on my spine stood forth like corded beads. Because of eating so little my ribs jutted out as gaunt as the crazy rafters of an old roofless barn. Because of eating so little the gleam of my eyes sank far down in their sockets, looking like a gleam of water which has sunk far down in a deep well. Because of eating so little my scalp shrivelled and withered as a green bitter gourd shrivels and withers in the wind and sun. Because of eating so little my belly skin adhered to my backbone; thus if I touched my belly skin I encountered my backbone, and if I touched my backbone I encountered my belly skin. Because of eating so little, if I tried to ease my body by rubbing my limbs with my hands, the hair, rotted at its roots, fell from my body as I rubbed.
53-55. "Sariputta, there are certain recluses and brahmins whose doctrine and view is this: 'Purification comes about through food.' They say: 'Let us live on beans'...'Let us live on sesamum'...'Let us live on rice,' and they eat rice, they eat rice powder,[*p.81] they drink rice water, and they make various kinds of rice concoctions. Now I recall having eaten a single rice grain a day. Sariputta, you may think that the rice grain was bigger at that time, yet you should not regard it so: the rice grain was then at most the same size as now. Through feeding on a single rice grain a day, my body reached a state of extreme emaciation. Because of eating so little...the hair, rotted at its roots, fell from my body as I rubbed.
56. "Yet, Sariputta, by such conduct, by such practice, by such performance of austerities, I did not attain any superhuman states, any distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones. Why was that? Because I did not attain that noble wisdom which when attained is noble and emancipating and leads the one who practises in accordance with it to the complete destruction of suffering.
57. "Sariputta, there are certain recluses and brahmins whose doctrine and view is this: 'Purification comes about through the round of rebirths.' But it is impossible to find a realm in the round that I have not already[*p.82] passed through in this long journey, except for the gods of the Pure Abodes; and had I passed through the round as a god in the Pure Abodes, I would never have returned to this world.[20]
58. "There are certain recluses and brahmins whose doctrine and view is this: 'Purification comes about through (some particular kind of) rebirth.' But it is impossible to find a kind of rebirth that I have not been reborn in already in this long journey, except for the gods of the Pure Abodes...
59. "There are certain recluses and brahmins whose doctrine and view is this: 'Purification comes about through (some particular) abode.' But it is impossible to find a kind of abode that I have not already dwelt in...except for the gods of the Pure Abodes...
60. "There are certain recluses and brahmins whose doctrine and view is this: 'Purification comes about through sacrifice.' But it is impossible to find a kind of sacrifice that has not already been offered up by me in this long journey, when I was either a head-anointed noble king or a well-to-do-brahmin.
61. "There are certain recluses and brahmins whose doctrine and view is this: 'Purification comes about through fire-worship.' But it is impossible to find a kind of fire that has not already been worshipped by me in this long journey, when I was either a head-anointed noble king or a well-to-do brahmin.
62. "Sariputta, there are certain recluses and brahmins whose doctrine and view is this: 'As long as this good man is still young, a black-haired young man endowed with the blessing of youth, in the prime of life, so long is he perfect in his lucid wisdom. But when this good man is old, aged, burdened with years, advanced in life, and come to the last stage, being eighty, ninety or a hundred years old, then the lucidity of his wisdom is lost.' But it should not be regarded so. I am now old, aged, burdened with years, advanced in life, and come to the last stage: my years have turned eighty. Now suppose that I had four disciples with a hundred years' lifespan, perfect in mindfulness, retentiveness, memory and lucidity of wisdom.[21] Just as a skilled archer, trained, practised and tested, could easily shoot a light arrow across the shadow of a palm tree, suppose that they were even to that extent perfect in mindfulness, retentiveness,[*p.83] memory and lucidity of wisdom. Suppose that they continuously asked me about the four foundations of mindfulness and that I answered them when asked and that they remembered each answer of mine and never asked a subsidiary question or paused except to eat, drink, consume food, taste, urinate, defecate and rest in order to remove sleepiness and tiredness. Still the Tathagata's exposition of the Dhamma, his explanations of factors of the Dhamma, and his replies to questions would not yet come to an end, but meanwhile those four disciples of mine with their hundred years' lifespan would have died at the end of those hundred years. Sariputta, even if you have to carry me about on a bed, still there will be no change in the lucidity of the Tathagata's wisdom.
63. "Rightly speaking, were it to be said of anyone: 'A being not subject to delusion has appeared in the world for the welfare and happiness of many, out of compassion for the world, for the good, welfare and happiness of gods and humans,' it is of me indeed that rightly speaking this should be said."
64. Now on that occasion the Venerable Nagasamala was standing behind the Blessed One fanning him.[22] Then he said to the Blessed One: "It is wonderful, venerable sir, it is marvellous! As I listened to this discourse on the Dhamma, the hairs of my body stood up. Venerable sir, what is the name of this discourse on the Dhamma?"
"As to that, Nagasamala, you may remember this discourse on the Dhamma as 'The Hair-raising Discourse.' "[23]
That is what the Blessed One said. The Venerable Nagasamala was satisfied and delighted in the Blessed One's words.
[*p.##] The page numbers enclosed in square brackets in the above text are the page numbers of the Pali Text Society edition of the Pali text.
1. The story of Sunakkhatta's defection is found in the Patika Sutta (DN 24). He became dissatisfied with the Buddha and left the Order because the Buddha would not perform miracles for him or explain to him the beginning of things. He also showed great admiration for those who engaged in self-mortification, and probably resented the Buddha for emphasizing a "middle way" that condemned such extreme austerities as unprofitable. [Go back]
2. Superhuman states (uttari manussadhamma) are states, virtues or attainments higher than the ordinary human virtues comprised in the ten wholesome courses of action; they include the jhanas, direct knowledges (abhiñña), the paths and the fruits. "Distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones" (alamariyañana-dassanavisesa), an expression frequently occurring in the suttas, signifies all higher degrees of meditative knowledge characteristic of the noble individual. In the present context, according to Comy., it means specifically the supramundane path, which Sunakkhatta is thus denying of the Buddha. [Go back]
3. The thrust of his criticism is that the Buddha teaches a doctrine that he has merely worked out in thought rather than one he has realized through transcendental wisdom. Apparently, Sunakkhatta believes that being led to the complete destruction of suffering is, as a goal, inferior to the acquisition of miraculous powers. [Go back]
4. All the sections to follow are intended as a rebuttal of Sunakkhatta's charge against the Buddha. Sections 6-8 cover the first three of the six direct knowledges, the last three appearing as the last of the ten powers of the Tathagata. The latter, according to Comy., are to be understood as powers of knowledge (ñanabala) that are acquired by all Buddhas as the outcome of their accumulations of merit. The Vibhanga of the Abhidhamma Pitaka provides an elaborate analysis of them, the gist of which will be discussed in subsequent notes. [Go back]
5. Comy.: The Wheel of Brahma (brahmacakka) is the supreme, best, most excellent wheel, the Wheel of the Dhamma (dhammacakka). This has two aspects: the knowledge of penetration (pativedhañana) and the knowledge of teaching (desanañana). The knowledge of penetration, by which the Buddha penetrates the truth of the Dhamma, is produced from wisdom and leads to the attainment of the noble fruit for himself; the knowledge of teaching, by which the Buddha is qualified to expound the Dhamma perfectly to others, is produced from compassion and leads others to the attainment of the noble fruit. [Go back]
6. Comy. glosses thana as cause or ground (karana) and explains: "Such and such dhammas are causes (hetu), conditions (paccaya), for the arising of such and such dhammas: that is thana. Such and such dhammas are not causes, not conditions, for the arising of such and such dhammas: that is atthana. Knowing that, he understands thana as thana and atthana as atthana (i.e. causal occasion as causal occasion, and non-causal occasion as non-causal occasion)." Comy. also refers to the different explanation in the Vibhanga, apparently regarding both explanations as acceptable.
Vbh. Section 809 explains this knowledge with reference to MN 115 as the Buddha's knowledge of what is possible and what is impossible, e.g. it is impossible that a person possessed of right view should regard any formations as permanent or as pleasurable, or anything whatever as self, while it is possible that a worldling will regard things in such an erroneous way. It is impossible for a person possessed of right view to commit the five heinous crimes (matricide, parricide, the murder of an Arahant, the wounding of a Buddha, causing a schism in the Sangha), while it is possible for a worldling to commit such crimes, etc. etc. [Go back]
7. Vbh. Section 810: "Herein, the Tathagata comprehends that there are some evil actions performed which do not mature because they are prevented from maturing by a fortunate rebirth, a fortunate body, a fortunate time, a fortunate effort, while there are some evil actions performed which mature because of an unfortunate rebirth, etc. There are some good actions which do not mature because of an unfortunate rebirth, etc., while there are some good actions which mature because of a fortunate rebirth, etc." (condensed). [Go back]
8. Vbh. Section 811: "Herein, the Tathagata comprehends thus: 'This is the path, this is the practice leading to hell, to the animal realm, to the plane of ghosts, to the human realm, to the realm of the gods, to deliverance.' " This knowledge will be elaborated upon below in Sections 35-42. [Go back]
9. Vbh. Section 812: "The Tathagata comprehends the different aggregates, the different sense bases, the different elements; he comprehends the different worlds that have many elements, different elements." [Go back]
10. Vbh. Section 813: "The Tathagata understands that beings are of inferior inclinations and superior inclinations, and that they gravitate towards those who share their own inclinations" (condensed). [Go back]
11. Vbh. Sections 814-27 gives a detailed analysis. Comy. states the meaning more concisely as the Tathagata's knowledge of the superiority and inferiority of beings' faculties of faith, energy, mindfulness, concentration and wisdom. [Go back]
12. Vbh. Section 828: "The defilement (sankilesa) is a state partaking of deterioration; cleansing (vodana) is a state partaking of distinction; emergence (vutthana) is both cleansing and the rising out of an attainment. The eight liberations (vimokkha) are enumerated, e.g. at DN 15/ii,70-71, and comprise three liberations pertaining to the realm of material form, the four immaterial attainments, and the cessation of perception and feeling. The nine attainments (samapatti) are the four jhanas, the four immaterial attainments, and cessation. [Go back]
13. The idiom yathabhatam nikkhitto evam niraye is knotty; the rendering here follows the gloss of Comy.: "He will be put in hell as if carried off and put there by the wardens of hell." Although such a fate may sound excessively severe merely for verbal denigration, it should be remembered that he is maligning a Fully Enlightened Buddha with a mind of hatred, and his intention in so doing is to discourage others from entering upon the path that could lead them to complete liberation from suffering. [Go back]
14. The four kinds of intrepidity (vesarajja: also rendered "grounds of self-confidence") may be divided into two pairs. The first pair relates mainly to the internal qualities of the Buddha, his achievement of personal perfection, while the second pair has an outward orientation, being concerned primarily with his qualifications as a teacher. The first intrepidity confirms his attainment of supreme enlightenment and the removal of all obscuration regarding the range of what may be known; it points to the Buddha's acquisition of omniscience (sabbaññutañana). The second underlines his complete purity through the destruction of all defilements; it points to his achievement of the fruit of Arahantship. The third means that the Buddha's understanding of obstructions to the goal is unimpeachable, while the fourth confirms the efficacy of the Dhamma in accomplishing its intended purpose, namely, leading the practitioner to complete release from suffering. [Go back]
15. In later Buddhist tradition the asuras, titans or "anti-gods," are added as a separate realm to make the "six destinations" familiar from the Tibetan Wheel of Life. [Go back]
16. Comy.: Even though the description is the same as that of the bliss of the heavenly world, the meaning is different. For the bliss of the heavenly world is not really extremely pleasant because the fevers of lust, etc. are still present there. But the bliss of Nibbana is extremely pleasant in every way through the subsiding of all fevers. [Go back]
17. Comy. explains that at this juncture the Buddha related this account of his past ascetic practices because Sunakkhatta was a great admirer of extreme asceticism (as is clear from the Patika Sutta) and the Buddha wanted to make it known that there was no one who could equal him in the practice of austerities. Sections 44-56 apparently deal with the Bodhisatta's striving during the six years' period of austerities in his last existence, while Sections 57-61 refer back to his previous existences as a seeker of enlightenment. [Go back]
18. The "eight-days' interval of frost" is a regular cold spell which occurs in South Asia in late December or early January. [Go back]
19. That is, they hold the view that beings are purified by reducing their intake of food. [Go back]
20. Rebirth into the Pure Abodes (suddhavasa) is possible only for non-returners. [Go back]
21. The Pali for the four terms is: sati, gati, dhiti, paññaveyyattiya. Comy. explains sati as the ability to grasp in mind a hundred or a thousand phrases as they are being spoken; gati, the ability to bind them and retain them in the mind; dhiti, the ability to recite back what has been grasped and retained; and paññaveyyattiya, the ability to discern the meaning and logic of those phrases. [Go back]
22. The Venerable Nagasamala had been a personal attendant of the Buddha during the first twenty years of his ministry. [Go back]
23. Lomahamsanapariyaya. The sutta is referred to by that name at Milindapañha, p. 398, and in the commentary to the Digha Nikaya. [Go back]
Revised: 9 November 1998 ; http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn12.html
[Mục lục kinh Trung Bộ][Trở về trang Thư Mục]