TẠNG KINH
SỐ 113 - KINH NAN-ĐỀ-THÍCH
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Sa-môn Pháp Cự.
Nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở nước Câu-xá-lê, rừng cây Ni-câu-loại.
Khi ấy có nhiều Tỳ-kheo tập hợp ở giảng đường Ca-lê, ngồi giữa rừng cây, may y cho Phật.
Lúc đó Đức Phật không còn bao lâu sẽ mãn hạ. Sau khi mãn hạ, Đức Phật tuyên bố:
–Đã hết ba tháng hạ, sau khi may y xong, Ta sẽ đi du hóa trong nhân gian.
Nan-đề-thích nghe có nhiều Tỳ-kheo tập hợp ở giảng đường, ngồi dưới gốc cây, may y cho Phật. Không bao lâu nữa, Đức Phật sẽ chấm dứt an cư mùa hạ. Sau khi mãn hạ, Đức Phật đã tuyên bố: “Ba tháng an cư đã mãn, may y xong, Ta sẽ du hành trong nhân gian”.
Sau khi nghe như vậy, Nan-đề-thích đến gặp Đức Phật. Đến nơi, Nan-đề-thích làm lễ sát chân Phật và ngồi qua một bên. Sau khi an tọa, Nan-đềthích bạch Phật:
–Con nghe như vầy: có nhiều Tỳ-kheo ... như trên... nhân gian. Con nghe như vậy nên ưu sầu, ăn không biết ngon, không còn phân biệt phương hướng nào cả, không còn nhớ đến thiện pháp đã nghe, không còn màng đến công việc trong thế gian. Vì sao? Vì phải rất lâu mới được gặp lại Đức Phật và các Tỳ-kheo thanh tịnh.
Nan-đề-thích nói xong, Phật bảo Nan-đề:
–Ai thấy Ta hay không thấy Ta, thấy Tỳ-kheo Tăng thanh tịnh hay không thấy Tỳ-kheo Tăng thanh tịnh, đều phải thực hành Năm nội pháp. Thế nào là năm?
Một là luôn phải có tín tâm, xả bỏ tâm bất tín.
Hai là thường phải giữ hạnh thanh tịnh, xả bỏ hạnh bất tịnh.
Ba là thường phải ưa bố thí, xả bỏ xan tham.
Bốn là thường phải có trí tuệ, xả bỏ ngu si. Năm là thường phải ưa học hỏi, chẳng ưa không học hỏi.
Này Nan-đề, đấy là năm nội pháp. Lại có sáu điều niệm. Thế nào là sáu? Một, niệm Phật; hai, niệm Pháp; ba, niệm Tỳ-kheo Tăng; bốn, niệm Giới; năm, niệm Bố thí; sáu, niệm Thiên.
Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ niệm các đức độ của Phật: “Đức Phật có đủ các đức là Như Lai, Vô Sở Trước, Giác Ngộ Tất Cả, Thần Hạnh Túc, Quyết Định (Thiện Thệ), Có Đủ Vô Lượng (Thế Gian Giải), Vô Hữu Thượng, Nam Tử Sư Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Giác Ngộ Có Đủ Các Đức. Ngài đối với Trời, Người, Ma, Phạm Sa-môn Bàla-môn, tự thân mình chứng đắc với trí tuệ, sự sanh đã diệt tận, phạm hạnh đã thành, tự biết rõ công việc đã làm, đây là thân cuối cùng”. Này Nan-đề, khi vị đệ tử có trí tuệ niệm Phật như vậy, ý không vướng vào tham dục, sân hận, ngu si; tâm ý chân chánh. Vị đệ tử có trí tuệ tâm ý đã chân chánh thì đắc nghĩa, đắc pháp, thấy pháp, đắc hỷ lạc lớn, từ hỷ sanh lạc, từ lạc được thân diệt, từ thân diệt được khinh an, từ khinh an đắc định, từ định được thấy biết như thật: “Đây là Khổ đế, đây là Tập đế, đây là Diệt đế, đây là Khổ diệt hướng đạo đế”. Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ chánh niệm đối với tà pháp, có hận ý liền xả, ý không chấp trước. Thế nên, vị đệ tử có trí tuệ ưa thích hành đạo là thường niệm đức độ của Phật.
Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ niệm ân đức giáo pháp của Phật giảng dạy là an ổn, là có thể thấy được, là chứng đắc không có thời gian, tự có thể thọ trì, được người có trí tán thán, có thể giải thoát hoàn toàn, có thể nhờ vào pháp ấy thoát ly cõi này. Này Nan-đề, khi vị đệ tử có trí tuệ niệm Pháp như vậy, ý không vướng vào tham dục, sân hận, ngu si; tâm ý chân chánh. Vị đệ tử có trí tuệ tâm ý đã chân chánh thì đắc nghĩa, đắc pháp, thấy pháp, đắc hỷ lạc lớn, từ hỷ sanh lạc, từ lạc được thân diệt, từ thân diệt được khinh an, từ khinh an đắc định, từ định được thấy biết như thật: “Đây là Khổ đế, đây là Tập đế, đây là Diệt đế, đây là Khổ diệt hướng đạo đế”. Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ chánh niệm đối với tà pháp, có hận ý liền xả, ý không chấp trước. Thế nên, vị đệ tử có trí tuệ ưa thích hành đạo là thường niệm đức độ của Pháp.
Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ niệm đức của chúng Tỳ-kheo: “Chúng Tăng đệ tử của Đức Phật có giới thanh tịnh, có định, có giải thoát, có tuệ giải thoát kiến, có tu tập, có chứng đắc, là phước điền của thế gian, cúng dường tuy ít nhưng được phước vô cùng. Trong chúng Tăng, có Tu-đàhoàn, Tu-đà-hoàn hướng; có Tư-đà-hàm, Tư-đàhàm hướng; có A-na-hàm, A-na-hàm hướng; có A-la-hán, A-la-hán hướng. Chính là bậc trượng phu có bốn đôi tám vị, là bậc vững chắc nhất trong loài người, là thầy loài người, là bậc đáng được cung kính trong loài người, là bậc tối thượng trong ba cõi”. Này Nan-đề, khi vị đệ tử có trí tuệ niệm chúng Tăng như vậy, ý không vướng vào tham dục, sân hận, ngu si; tâm ý chân chánh. Vị đệ tử có trí tuệ tâm ý đã chân chánh thì đắc nghĩa, đắc pháp, thấy pháp, đắc hỷ lạc lớn, từ hỷ sanh lạc, từ lạc được thân diệt, từ thân diệt được khinh an, từ khinh an đắc định, từ định được thấy biết như thật: “Đây là Khổ đế, đây là Tập đế, đây là Diệt đế, đây là Khổ diệt hướng đạo đế”. Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ chánh niệm đối với tà pháp, có hận ý liền xả, ý không chấp trước. Thế nên, vị đệ tử có trí tuệ ưa thích hành đạo là thường niệm đức độ của Tỳ-kheo Tăng.
Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ tự niệm giới đức: “Giới luật do Đức Phật chế ra không thể vi phạm, không thể xem nhẹ, không thể phá hủy, không thể khinh thường, không thể làm qua loa. Người có trí tuệ từ giới đắc định, từ định thoát ly ái, ý không lệ thuộc thế gian, cũng như tảng đá bị bể nát không thể liền trở lại”. Này Nan-đề, khi vị đệ tử có trí tuệ niệm giới như vậy, ý không vướng vào tham dục, sân hận, ngu si; tâm ý chân chánh. Vị đệ tử có trí tuệ tâm ý đã chân chánh thì đắc nghĩa, đắc pháp, thấy pháp, đắc hỷ lạc lớn, từ hỷ sanh lạc, từ lạc được thân diệt, từ thân diệt được khinh an, từ khinh an đắc định, từ định được thấy biết như thật: “Đây là Khổ đế, đây là Tập đế, đây là Diệt đế, đây là Khổ diệt hướng đạo đế”. Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ chánh niệm đối với tà pháp, có hận ý liền xả, ý không chấp trước. Thế nên, vị đệ tử có trí tuệ ưa thích hành đạo là thường niệm đức độ của giới.
Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ niệm công đức của bố thí: “Sung sướng thay ta được làm người mà từ bỏ sự tham lam, không có tâm tật đố, thường ưa thích bố thí, vì bố thí chắc chắn có kết quả sau này, bố thí ít nhưng được kết quả vô cùng, do bố thí được quả vô vi”. Này Nan-đề, khi vị đệ tử có trí tuệ niệm bố thí như vậy, ý không vướng vào tham dục, sân hận, ngu si; tâm ý chân chánh. Vị đệ tử có trí tuệ tâm ý đã chân chánh thì đắc nghĩa, đắc pháp, thấy pháp, đắc hỷ lạc lớn, từ hỷ sanh lạc, từ lạc được thân diệt, từ thân diệt được khinh an, từ khinh an đắc định, từ định được thấy biết như thật: “Đây là Khổ đế, đây là Tập đế, đây là Diệt đế, đây là Khổ diệt hướng đạo đế”. Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ chánh niệm đối với tà pháp, có hận ý liền xả, ý không chấp trước. Thế nên, vị đệ tử có trí tuệ ưa thích hành đạo là thường niệm công đức bố thí.
Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ thường niệm đức của chư Thiên: “Thứ nhất Chiếu-đầu-ma-lại, thứ hai Đao-lợi, thứ ba Diễm, thứ tư Đâu-thuật, thứ năm Nê-mạn-la-đề, thứ sáu Bát-nê-mê-đàhòa-xà-hòa-đề. Người nào bằng tín tâm, bằng thanh tịnh, bằng nghe, bằng bố thí, bằng trí tuệ, với các hạnh này sẽ được sanh lên sáu cõi trời ấy. Ta cũng phải thực hành năm pháp là tín, giới, văn, thí, tuệ; từ nhân duyên này sẽ được sanh lên cõi trời”. Này Nan-đề, khi vị đệ tử có trí tuệ niệm chư Thiên như vậy, ý không vướng vào tham dục, sân hận, ngu si; tâm ý chân chánh. Vị đệ tử có trí tuệ tâm ý đã chân chánh thì đắc nghĩa, đắc pháp, thấy pháp, đắc hỷ lạc lớn, từ hỷ sanh lạc, từ lạc được thân diệt, từ thân diệt được khinh an, từ khinh an đắc định, từ định được thấy biết như thật: “Đây là Khổ đế, đây là Tập đế, đây là Diệt đế, đây là Khổ diệt hướng đạo đế”. Này Nan-đề, vị đệ tử có trí tuệ chánh niệm đối với tà pháp, có hận ý liền xả, ý không chấp trước. Thế nên, vị đệ tử có trí tuệ ưa thích hành đạo là thường niệm đức độ của chư Thiên.
Phật dạy như vậy, Nan-đề-thích hoan hỷ thọ trì, ghi nhớ trong ý thường hành sáu niệm và đứng dậy đem đầu mặt lạy sát chân Phật.
❑