TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG KINH

BỘ A HÀM

SỐ 1 - KINH TRƯỜNG A-HÀM

Hán dịch: Phật-đà-da-xá và Trúc Phật Niệm

19. KINH ĐẠI HỘI [1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật tại nước Thích-kiều-sấu[2], trong rừng Ca-duy[3], cùng với chúng Đại Tỳ-kheo năm trăm người, thảy đều là A-la-hán. Lại có mười phương các Trời thần diệu cũng đến tập hội, kính lễ Như Lai và Tỳ-kheo Tăng.

Lúc bấy giờ, bốn vị Tịnh cư thiên[4] đang ở trên cõi trời ấy, mỗi người, tự nghĩ rằng: “Nay Thế Tôn đang ở tại Thích-kiều-sấu trong rừng Ca-duy cùng chúng Đại Tỳ-kheo năm trăm người, thảy đều đã chứng đắc A-la-hán. Lại có mười phương các trời thần diệu cũng đến tập hội, kính lễ Như Lai và Tỳ-kheo Tăng. Nay chúng ta cũng nên đi đến chỗ Thế Tôn, mỗi người sẽ xưng tán Như Lai bằng bài kệ của mình.”

Rồi thì, bốn vị Tịnh cư thiên, trong khoảnh khắc như lực sĩ co duỗi cánh tay, biến mất khỏi các cõi trời kia, đến Thích-kiều-sấu trong rừng Ca-duy. Bấy giờ, bốn vị Tịnh cư thiên, sau khi đến nơi, cúi đầu lễ chân Phật, rồi đứng sang một bên. Lúc ấy một vị Tịnh cư thiên ở trước Phật đọc bài kệ tán thán rằng:

Ngày nay đại chúng hội;
Chư Thiên cùng đến dự.
Tất cả đến vì pháp;
Muốn lễ chúng Vô thượng.

Nói xong bài kệ này rồi đứng sang một bên.

Một vị Tịnh cư thiên khác lại đọc bài kệ rằng:

Tỳ-kheo thấy ô nhiễm,
Tâm ngay, tự phòng hộ.
Như biển nạp các sông;
Bậc trí hộ các căn.

Nói xong bài kệ ấy rồi đứng sang một bên. Một vị Tịnh cư thiên khác lại đọc bài kệ:

Bứt gai, lấp hố ái,[5]
San bằng hào vô minh;
Dạo bước trường thanh tịnh
Như voi khéo huấn luyện.

Nói bài kệ này xong, đứng sang một bên. Một Tịnh cư thiên khác đọc bài kệ:

Những ai quy y Phật,
Trọn không đọa đường dữ;
Khi xả bỏ thân người,
Thọ thân trời thanh tịnh.

Sau khi bốn Tịnh cư thiên đọc các bài kệ xong, Phật liền ấn khả. Họ bèn lễ chân Phật, đi quanh Phật ba vòng, thoạt biến mất. Họ đi chưa bao lâu, Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nay chư Thiên đại tập hội. Mười phương các thần diệu thiên đều đến đây lễ viếng Như Lai và Tỳ-kheo Tăng. Này các Tỳ-kheo, quá khứ các Như Lai, Bậc Chí Chân, Đẳng Chánh Giác cũng có chư Thiên đại tập hội như Ta ngày nay. Đương lai các Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, cũng có chư Thiên đại tập hội, như Ta ngày nay.

“Này các Tỳ-kheo, nay chư Thiên đại tập hội. Mười phương các thần diệu thiên không ai không đến đây lễ viếng Như Lai và Tỳ-kheo Tăng. Ta sẽ nói lên danh hiệu của họ và cũng nói kệ về họ. Tỳ-kheo, nên biết:

Chư Thiên nương hang núi,
Ẩn tàng, trông đáng sợ[6]
Mình khoác áo toàn trắng,
Tinh sạch không vết dơ.
Trời người nghe thế rồi,
Đều quy y Phạm thiên.
Ta nay nói tên họ,
Thứ tự không nhầm lẫn.
Các Thiên chúng nay đến;
Tỳ-kheo, ngươi nên biết,
Trí phàm phu thế gian
Trong trăm, không thấy một.
Vì sao có thể thấy,
Bảy vạn chúng quỷ thần?
Nếu thấy mười vạn quỷ,
Một bên còn không thấy,
Hà huống các quỷ thần
Đầy khắp cả thiên hạ.

Địa thần dẫn theo bảy ngàn Duyệt-xoa[7] đủ các loại, thảy đều có thần túc[8], hình mạo, sắc tượng, danh xưng, thảy đều với tâm hoan hỷ đến chỗ chúng Tỳ-kheo trong rừng.

Lúc ấy, có thần Tuyết sơn dẫn theo sáu ngàn quỷ Duyệt-xoa[9] đủ các loại, thảy đều có thần túc, hình mạo, sắc tượng, danh xưng, thảy đều với tâm hoan hỷ đến chỗ chúng Tỳ-kheo trong rừng.

Có một thần Xá-la dẫn theo ba ngàn quỷ Duyệtxoa[10] đủ các loại, thảy đều có thần túc, hình mạo, sắc tượng, danh xưng, thảy đều với tâm hoan hỷ đến chỗ chúng Tỳ-kheo trong rừng.

Một vạn sáu ngàn quỷ thần Duyệt-xoa đủ các loại này thảy đều có thần túc, hình mạo, sắc tượng, danh xưng, thảy đều với tâm hoan hỷ đến chỗ chúng Tỳ-kheo trong rừng.

Lại có thần Tỳ-ba-mật[11], trú ở Mã quốc[12], dẫn năm trăm quỷ, đều có thần túc, oai đức.

Lại có thần Kim-tỳ-la[13], trú ở núi Tỳ-phú-la[14], thành Vương xá, dẫn vô số quỷ thần, cung kính vây quanh.

Lại có, phương Đông, Đề-đầu-lại-tra Thiên vương[15], thống lãnh các thần Càn-đạp-hòa[16], có đại oai đức, có chín mươi mốt người con, tất cả đều có tên là Nhân-đà-la[17], có đại thần lực.

Phương Nam, Tỳ-lâu-lặc[18] Thiên vương thống lãnh các Long vương, có đại oai đức, có chín mươi mốt người con, thảy đều có tên là Nhân-đà-la, có đại thần lực.

Phương Tây, Tỳ-lâu-bác-xoa[19] Thiên vương, thống lãnh các quỷ Cưu-bàn-trà, có đại oai đức, có chín mươi mốt người con, thảy đều tên là Nhânđà-la, có đại thần lực.

Phương Bắc, Tỳ-sa-môn[20] Thiên vương thống lãnh các quỷ Duyệt-xoa, có đại oai đức, có chín mươi mốt người con, thảy đều tên là Nhân-đà-la, có đại thần lực.

Bốn vị Thiên vương hộ trì thế gian này có đại oai đức, mình phát ánh sáng, đi đến rừng Ca-duy.

Bấy giờ, Thế Tôn muốn hàng phục tâm huyễn ngụy hư dối của họ[21] nên kết chú rằng:

“Ma câu lâu la ma câu lâu la[22], tỳ lâu la tỳ lâu la[23], chiên đà na, gia ma thế trí, ca, ni diên đậu, ni diên đậu, ba na lỗ[24], ô hô nô[25] nô chủ, đề bà tô mộ, Ma-đầu la, chi đa la tư na, càn đạp ba, na la chủ, xà ni sa, thi ha, vô liên đà la, tỷ ba mật đa la, thọ trần đà la, na lư ni[26] kha, thăng[27] phù lâu, thâu chi bà tích[28] bà.[29]

Như vậy, các vua Càn-đạp-hòa và La-sát đều có thần túc, hình mạo, sắc tượng, với tâm hoan hỷ đi đến chúng Tỳ-kheo trong khu rừng. Bấy giờ, Thế Tôn lại kết chú:

“A hê, na đà sắt, na đầu, tỳ-xá-ly, sa[30] ha, đái xoa xà, bà đề, đề đầu lại trá, đế bà sa ha, nhã lỵ[31] da, gia[32] tỳ la, nhiếp ba[33] na già, a đà già ma, thiên đề già, y la bà đà, ma ha na già, tỳ ma na già đa, đà[34] già đà dư, na già la xà, bà ha sa ha, xoa kỳ đề, bà đề la đế, bà đề la đế, tỳ mai đại tích thiểm, tỳ ha tứ, bà nanh, a bà bà tứ, chất đa la, tốc hòa ni na, cầu tứ đa, a bà do, na già la trừ, a tứ, tu bạt la, tát đế nô, a già, phật đà sái, thất la-nanh, bà da, ưu la đầu bà diên lâu, tố bàn nậu, phật đầu, xá la nậu, già loại lâu.[35]

Rồi Thế Tôn lại kết chú cho A-tu-la:

“Kỳ đà, bạt xà, ha đế, tam vật đệ, a tu la, a thất đà, bà diên địa, bà tam bà[36] tứ, y đệ a đà, đề bà ma, thiên địa, già lê diệu, ma ha bí ma, a tu la, đà na bí la đà, bệ ma chất đâu lâu, tu chất đế lệ, bà la ha lê, vô di liên na bà, xá lê a tế, bạt lê, phất đa la na, tát bệ, tát lâu da na na mê, tát na mê đế, bà lê, tế như, la da bạt đâu lâu, y ha am bà la mê, tam ma do y, đà na, bạt đà nhã, tỷ khâu na, tam di thế, nê bạt.[37] Rồi Thế Tôn lại kết chú cho chư Thiên:

“A phù, đề bà, bế lê, hê bệ, đề dự, bà do, đa đà nậu bạt lâu nậu bạt lâu ni, thế đế tô di, da xá a đầu, di đa la bà, già la na di bà a lã đề bà, ma thiên thê dữ, đà xà đề xá, già dư, tát bệ, na-nan đa la bà bạt na, y địa bàn đại, thù địa ban na bàn đại, da xá ti nậu, mộ đà bà na[38], a hê kiền đại, tỳ khâu na, bà[39] vị[40] đệ, bà ni.

“Bệ noa, đề bộ, xá già lỵ, a hê địa dũng mê, na sát[41] đế lệ phú la tức ky đại a đà man đà la bà la, bệ chiên đại tô, bà ni sao đề bà, a đa, chiên đà, phú la kiều chi đại, tô lê da tô bà ni sao đề ba, a đa, tô đề da, phú la kiều đại, ma già đà, bà tô nhân, đồ lô a đầu, thích câu, phú la đại lô.

“Thúc già, già la ma, la na a đại, bệ ma ni bà, ô bà đề kỳ ha, ba la vô ha bệ bà la vi a ni, tát đà ma đa a ha lê, di sa a ni bát thù nậu, thán nô a, lô dư đề xá, a hê bạt sa.

“Xa ma, ma ha xa ma, ma nậu sa ha, ma nậu sơ đa ma, khất đà ba đầu sái a, đa ma nậu đầu sái a hê a la dạ đề bà a đà lê đà da bà tư, ba la ma ha ba la a đa đề bà ma thiên thê da.

“Sai ma đâu suất đà, dạ ma, già sa ni a, ni, lam bệ, lam bà chiết đế, thọ đề na ma y sái, niệm ma la đề, a đà hê ba la niệm di đại.

“A hê đề bà đề bà xà lan đề, a kỳ, thi hu ba, ma a lật trá lô da, ô ma, phù phù ni bà tư viễn giá bà đà mo, a châu đà, a ni thâu đậu đàn[42] da nậu, a đầu a lã, tỳ sa-môn y sái.[43]

Đấy là sáu mươi chủng loại trời.

Rồi Thế Tôn lại kết chú cho sáu mươi tám vị Bà-la-môn đắc ngũ thông[44]:

“La da lê xá da hà[45] hê kiền đại bà ni già tỳ la bạt đâu bệ địa xà nậu a đầu sai mộ tát đề ương kỳ bệ địa mâu ni a đầu bế lê da sai già thi lê sa bà ha nhã nậu a đầu phạm ma đề bà đề na bà bệ địa mâu ni a đầu câu tát lê y ni lô ma xà lã ương kỳ lã dã bàn xà[46] a lâu ô viên đầu, ma ha la dã a câu đề[47] lâu dặc[48], nậu a đầu lục bế câu tát lê a lâu già lăng ỷ già di la đàn hê tội[49] phủ phù dã phúc đô lô lê sái tiên đà bộ a đầu[50] đề na già phủ bà, a di già da la dã đa đà[51] a già độ bà la man đà nậu ca mục la dã a đầu nhân đà la lâu mê[52] ca phù đà lô mộ ma già hê a sắc thương câu ty dư[53] a đầu hê lan nhã già phủ bệ lê vị dư lê đa tha a già độ a hê bà hảo la tử[54] di đô lô đa đà a già độ bà tư phật ly thủ đà la la dư đa đà a già độ y lê da sai ma ha la dư tiên a bộ đa đà a già độ ban xà bà dư bà lê địa kiều a[55] la dư đa đà a già độ, uất a lan ma ha dư tiện bị bà lê ma lê thâu bà hê đại na ma a bàn địa khổ ma lê la[56] dư a cụ tư lỵ đà na bà địa a đầu kiều bệ la dư[57] thi y nế[58] di nế ma ha la dư phục[59] bà lâu đa đà a già độ bạt đà bà lỵ ma ha la dư câu tát lê ma đề thâu thi hán đề chiêm bà lê[60] la dư tu đà la[61] lâu đa tha a già độ a ha[62] nhân đầu lâu a đầu ma la dư dư tô lỵ dữ tha bệ địa đề bộ a ha bệ lỵ tứ a đầu hằng a[63] da lâu bà la mục giá da mộ a di nậu a đầu nhất ma da xá phê na bà sai ma la dư hà lê kiền độ dư phê độ bát chi dư thị số ba na lộ ma tô la dư da tứ đa do hê lan nhã tô bàn na bí sầu độ trí dạ số la xá ba la bệ đà uất đà bà a bà sái bà ha bà bà mưu sa ha sa[64] tham phú xa đại xa pháp[65] xà sa lệ la đà na ma ban chi sấu đa la càn đạp bà sa ha bà tát đa đề tô bệ la dư a hê kiền sấu[66] tỷ khâu tam di địa bà ni địa bà ni.[67]

Bấy giờ, có một ngàn Bà-la-môn đắc ngũ thông cũng được Như Lai kết chú cho.

Lúc ấy, trong thế giới này, vị Phạm thiên vương đứng đầu[68] cùng với các Phạm thiên[69] khác, thảy đều có thần thông và có một Phạm đồng tử tên gọi Đề-xá[70], có đại thần lực. Lại có Phạm thiên vương khác trong mười phương đến dự cùng với quyến thuộc vây quanh.

Lại vượt qua một ngàn thế giới, có Đại phạm vương[71], thấy các đại chúng ở tại chỗ Thế Tôn, bèn cũng đến dự với quyến thuộc vây quanh.

Bấy giờ Ma vương thấy các đại chúng ở tại chỗ Thế Tôn bèn sinh tâm độc hại, suy nghĩ rằng: Ta hãy dẫn các quỷ binh đi đến phá hoại chúng kia, bao vây chúng lại, không để sót một ai. Rồi thì, Ma vương triệu tập bốn binh chủng, tay vỗ xe, tiếng rền như sấm dậy. Những ai trông thấy không khỏi kinh sợ. Ma vương phóng ra gió to mưa lớn, sấm chớp vang rền, hướng đến rừng Ca-duy, bao vây đại chúng.

Phật nói với các Tỳ-kheo ưa thích chúng hội này rằng:

“Các ngươi nên biết, hôm nay, Ma chúng mang ác tâm đến đây.”

Nhân đó tụng bài kệ rằng:

Các ngươi hãy kính thuận,
Đứng vững trong Phật pháp;
Hãy diệt Ma chúng này,
Như voi giày đống hoa.
Chuyên niệm, không buông lung,
Đầy đủ nơi tịnh giới;
Tâm định, tự tư duy,
Khéo hộ trì chí ý.
Nếu ở trong Chánh pháp
Mà hay không buông lung,
Sẽ vượt cõi già, chết,
Diệt tận các gốc khổ,
Các đệ tử nghe rồi,
Hãy càng tinh tấn hơn;
Vượt khỏi mọi thứ dục,
Sợi lông không lay động.
Chúng này là tối thắng,
Có tiếng tăm, đại trí;
Đệ tử đều dũng mãnh,
Được đại chúng kính trọng.

Bấy giờ, chư Thiên thần, Quỷ, Tiên nhân ngũ thông, thảy đều hội về trong vườn Ca-duy, nhìn thấy việc làm của Ma, quái lạ chưa từng có.

Phật nói pháp này, lúc ấy tám vạn bốn ngàn chư Thiên xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Chư Thiên, Rồng, Quỷ, Thần, A-tu-la, Ca-lâu-la, Chân-đà-la, Ma-hầu-la-già, Nhân và Phi nhân, sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.



[1] Hán, quyển 12. Tương đương Pāli: D.20, Deva Dig ii. 7, Mahāsamaya-suttanta; S. 1, 4, 7 Samay. Tham chiếu No.19 Phật Thuyết Tam-ma-nhạ kinh, Tống Pháp Thiên dịch (Đại I, tr.258); No.99 (1192) Tạp A-hàm, q.44 (Đại II, tr.323); No.100 (105); Biệt Dịch Tạp A-hàm Q.5 (Đại II, tr.411).

[2] . Thích-kiều-sấu quốc 釋 翹 廋 (hay 翅 搜?) 國; Pāli: Sakkeṛu, giữa những người Thích-ca. Hán dịch có thể nhầm, không coi Sakkesu là biến cách của Sakka (Skt.: Sakya).

[3] Ca-duy lâm 迦 維 林; Pāli: Kapilavatthu, tức Ca-tỳ-la-vệ, tên thành, cũng là tên nước; No.99 (1192): Phật tại Ca-tỳ-la-vệ, Ca-tỳ-la-vệ lâm trung 佛 在 迦 毗 羅 衛 迦 毗 羅 衛 林 中; No.100 (105): Phật tại Thích-kiều, Ca-tỳ-la-vệ lâm trung 佛 在 釋 翹 迦 毗 羅 衛 林 中.

[4] Tứ Tịnh cư thiên 四 淨 居 天; Pāli: catunnaṃ Suddhāvāsakāyikānaṃ devānaṃ, bốn Thiên chúng thuộc Tịnh cư thiên. Có năm tầng Tịnh cư thiên thuộc Tứù thiền, trú xứ của Thánh giả A-na-hàm trước khi nhập Niết-bàn.

[5] . Hán: đoạn thích, bình ái khanh 斷 刺 平 愛 坑; Pāli: chetvà khilaṃ chetvà palighaṃ, bẻ cùm, bẻ khóa.

[6] Tham chiếu Pāli: ye sitā giri-gabbharaṃ pahitattā samāhitā Puthù sīhā v’asallìnā lomahaṃsabhisambhuno, họ nương nơi các hang động, tinh cần, an tĩnh, như từng con sư tử đang co mình lại, lông tóc dựng đứng.

[7] . Hán: Đṇa thần hữu... Duyệt-xoa 地 神 有 悅 叉; Pāli: yakkhā bhummā Kāpilavatthavā, các Dạ-xoa sống trên mặt đất, ở Ca-tỳ-la-vệ. Hán; Duyệt-xoa 悅 叉, thường nói là Dạ-xoa 夜 叉 (Pāli:

Yakkha, Skt.: Yakṣa).

[8] Hữu thần túc 有 神 足; Pāli: iddhimanto, có thần thông.

[9] Pāli: Hemavatā yakkhā, các Dạ-xoa sống ở Tuyết sơn.

[10] Pāli: Sātāgirā yakkhā, các Dạ-xoa ở núi Sātāgiri. Xá-la thần 舍 羅 神, có lẽ chỉ thần núi Sātāgiri.

[11] Tỳ-ba-mật 毗 波 密; Pāli: Vessāmitta (bạn của Vessa, giai cấp Phệ xá).

[12] . Mã quốc 馬 國 (Pāli: Assaka), cũng âm là A-thấp-bà 阿 濕 婆, A-nhiếp-bối 阿 攝 貝; một trong mười sáu nước lớn thời Phật, phía Tây bắc A-bàn-đề (Avanti). Bản Pāli không đề cập tên nước nāy.

[13] Kim-tỳ-la 金 毗 羅, hay Cung-tỳ-la 宮 毗 羅; Pāli: Kumbhila, thần cá sấu.

[14] Tỳ-phú-la 毗 富 羅; Pāli: Vepulla.

[15] . Đề-đầu-lại-tra 提 頭 賴 吒, dịch là Trì Quốc 持 國 (Thiên vương), 1 trong 4 Thiên vương hộ thế, thủ lãnh các thần Càn-thát-bà 乾 闥 婆; Pāli: Dhataraṭṭa.

[16] Càn-đạp-hòa 乾 沓 和, thường gọi Càn-thát-bà, dịch Hương thần, thần âm nhạc; Pāli: Gandhabba.

[17] Nhân-đà-la 因 陀 羅; Pāli: Inda; Skt.: Indra.

[18] . Tỳ-lâu-lặc 毗 樓 勒, hay Tăng Trưởng Thiên vương 增 長 天 王; Pāli: Virūḷha. Trong bản Hán, thần thống lãnh chúng Long vương. Trong bản Pāli, thống lãnh chúng Cưu-bàn-trà (Kumbhaṇḍa).

[19] . Tỳ-lâu-bác-xoa 毗 樓 博 叉, hay Quảng Mục Thiên vương 廣 目 天 王; Pāli: Virūpakkha. Trong bản Hán, thống lãnh chúng Cưu-bàn-trà quỷ (Kumbaṇḍa), trong bản Pāli, chúng Long vương.

[20] . Tỳ-sa-môn 毗 沙 門, tức Đa Văn Thiên vương 多 聞 天 王; Pāli: Vessavaṇa; cũng có tên là Câutỳ-la (Pāli: Kuvera), lãnh chúng Dạ-xoa.

[21] . Pāli: tesaṃ māyāvino dāsā vañcanikā saṭhā, những bộ hạ nāy vốn huyễn ngụy, hư vọng, ác tâm, lừa dối.

[22] Tống-Nguyên-Minh: ma ma câu câu lâu lâu la la.

[23] Tống-Nguyên-Minh: tỳ tỳ lâu lâu la la.

[24] Na lỗ, Tống-Nguyên-Minh: đà na da lô.

[25] Nô 奴, Nguyên-Minh: xoa 叉.

[26] Ni 尼, Tống-Nguyên-Minh: thi 尸.

[27] Tống-Nguyên-Minh: thăng; Cao ly: đẩu.

[28] Tích 迹 ; Tống-Nguyên-Minh: giá 這.

[29] Tham chiếu Pāli: Māyā Kuṭeṇḍu Viṭeṇḍu Viṭuc ca Viṭucco saha/ Candano Kàmaseṭṭho ca kinnughaṇḍu Nighaṇḍu ca/ Panādo Opamañño ca devasùto ca Mātali. / Cittaseno ca gandhabbo Nalo rājà Janesabho/ Āgu Pañcasikho c’ eva Timbarù Suriyavaccasā/ Ete c’ aññe ca rājàno gandhabbà saha rājubhi/ Modamānā abhikkāmuư bhikkhùnaṃ samitiṃ vanaṃ.

[30] Sa, Tống-Nguyên-Minh: bà.

[31] Lỵ, Tống-Nguyên-Minh: lê.

[32] Gia, Tống-Nguyên-Minh: ca.

[33] Ba, Tống-Nguyên-Minh: bà.

[34] Đà, Tống-Nguyên-Minh: tha.

[35] Tham chiếu Pāli: Ath’ āgu Nābhasā nāgā Vesālā saha Tacchakā, / Kambalassatarā āgu Pāyāgā saha ñātibhi. / Yàmunā Dhataraṭṭhā ca āgu nāgā yasassino, / Erāvano mahā-nāgo so p’āga samitiṃ vanaṃ. / Ye nāga-rāje sahasā haranti/ Dibbà dijà pakkhi visuddha-cakkhù/ Vehāsayā te vana-majjha-pattā/ Citrā Supaṇṇā iti tesaṃ nāmaṃ/ Abhayan tadā nāga-rājānam āsi/ Supaṇṇato khemam akāsi Budho. / Saṇhāhi vācāhi upavhayantā/ Nāgā Supaṇṇā saraṇaṃ agaṃsu Buddhaṃ.

[36] Bā, Tống-Nguyên-Minh: sa.

[37] Tham chiếu Pāli: Jitā Vajira-hatthena samuddaṃ Asurā sitā/ Bhātaro Vāsavass’ ete iddhimanto yasassino/ Kālakañjā mahābhiṃsā asurā Dānaveghasā/ Vepacitti Sucitti ca Pahārādo Namucī saha/ Satañ ca Bali-puttānaṃ sabbe Veroca-nāmakā/ Sannayhitvā baliṃ senaṃ Rāhubhaddam upāgamuư: ‘Samayo dāni bhaddan te bhikkhùnaṃ samitiṃ vanaṃ’.

[38] Na, Tống-Nguyên-Minh: na-đà.

[39] Các bản Hán đều đọc bà. Có lẽ nên đọc sa; tham chiếu Pāli: samitim.

[40] Tống-Nguyên-Minh: vị 未; Cao ly: chu 朱.

[41] Sát 剎, Tống-Nguyên-Minh: lỵ (lợi) 利.

[42] Đàn, Tống-Nguyên-Minh: ni lô.

[43] Tham chiếu Pāli: Āpo ca devā Paṭhavī Tejo Vāyo tadāgamuư, / Varuịā Varuịā devā Somo ca Yasasā saha, / Mettā-karuịā-kāyikā āgu devā yasassino / Das’ ete dasadhā kāyā sabbe nānattavaṇṇino/ iddhimanto jutīmanto vaṇṇavanto yasassino/ Modamānā abhikkāmuư bhikkhùnaṃ samitiṃ vanaṃ. // Veịhù ca devā Sahaḷi ca Asamā ca duve Yamā, / Candaassūpanisā devā Candaṃ āgu purakkhatvà, / Suriyassūpanisā devā Suriyam āgu purakkhatvà, / Nakkhattāni purakkhatvà āgu Manda-Vlāhakā, / Vasùnaṃ Vāsavo seṭṭho Sakko p’āga purindado. // Sukkā karumhā Aruịà āgu Veghanasā saha, / Odāta-gayhā pāmokkhā āgu devā Vicakkhaṇā, / Sadāmattā Hāragajà Missakā ca yasassino, / Thanayaṃ āga Pajjunno yo disā abhivassati. // Samānā Mahā-samānā Mànusā Mànsuttamā/ Khiḍḍāpadūsikā āgu, āgu Manopadùsikā, / Ath’āgu Harayo devā ye ca Lohita-vāsino/ Pāragā Mahā-pāragā āgu devā yasassino. // Khemiyā Tusitā Yà mā kaṭṭhakā ca yasassino, / Lambītakā Làma-seṭṭhā Joti-nāmā ca Āsavà, / nimmānāratno āgu, ath’ āgu paranimmitā. // Ath’āgu Sahabhū devā jA-lam aggi-sikhā-r-iva, / Ariṭṭhakā ca Rojā ca ummāpuppha-nibhāsino, / Varuṇā Saha-dhammā ca Accutā ca Anejakā, / Sūleyyarucirā āgu, āgu vāsavanesino.//

[44] . Ngũ thông: thần cảnh trí chứng thông, thiên nhãn trí chứng thông, thiên nhĩ trí chứng thông, tha tâm trí chứng thông, túc mạng trí chứng thông; Pāli: pañcābhiññā.

[45] Hà 何; Tống: a 阿; Nguyên: ha 訶; Minh: ha (kha) 呵.

[46] Sau xà, Tống-Nguyên-Minh thêm: lâu.

[47] Câu-đề, Tống-Nguyên-Minh: đề câu.

[48] Dặc, Tống-Nguyên-Minh: bí.

[49] Tội 罪, Tống-Nguyên-Minh: la 羅.

[50] Sau đầu, Tống-Nguyên-Minh thêm: a.

[51] Đà, Tống-Nguyên-Minh: tha.

[52] Sau mê, Tống-Nguyên-Minh thêm: bà.

[53] Sau dư, Tống-Nguyên-Minh thêm: già.

[54] Tử, Tống-Nguyên-Minh: dư.

[55] A, Tống-Nguyên-Minh: đế.

[56] Sau la, Tống-Nguyên-Minh thêm: la.

[57] Sau dư, Tống-Nguyên-Minh thêm: già.

[58] Nế (bộ nhật), Tống-Nguyên-Minh: nế, bộ mục.

[59] Phục, Tống-Nguyên-Minh: ưu.

[60] Lê, Tống-Nguyên-Minh: lỵ.

[61] Tống-Nguyên-Minh không la.

[62] Tống-Nguyên-Minh không có ha.

[63] Hằng a, Tống-Nguyên-Minh: hằng hà.

[64] Sa a sa, Tống-Nguyên-Minh: bà a bà.

[65] Pháp 法, Tống-Nguyên-Minh: khư 佉.

[66] Kiền sấu, Tống-Nguyên-Minh: kiền độ.

[67] Bài chú nāy chưa tìm thấy Pāli tương đương để tham chiếu.

[68] Đệ nhất Phạm vương; Pāli: Subrahmā Paramattha.

[69] Phạm thiên; Pāli: Brahma-deva.

[70] Phạm đồng tử Đề-xá 梵 童 子 提 舍; Pāli: Sanaṅkumāra Tissa.

[71] Đại phạm vương; Pāli: Mahābrahmā.


[Đầu trang][Mục lục bộ Trường A-hàm][Mục lục bộ A-hàm][Mục lục tổng quát]