TẠNG KINH
SỐ 4 - KINH THẤT PHẬT PHỤ MẪU TÁNH TỰ[1]
Hán dịch: Khuyết danh
Nghe như vầy[2]:
Một thời, Phật ở nước Xá-vệ. Trong nước, có người phụ nữ có con trai tên là Vô Diên do đó được gọi là Mẹ Vô Diên[3]. Phật cùng năm trăm Tỳ-kheo[4] đến nhà bà Vô Diên, ngồi thọ trai trên điện. Sau khi thọ trai[5], có khoảng mười Tỳ-kheo, ở chỗ khuất[6], bàn luận với nhau: Phật là bậc chúng ta tôn kính, thần uy vô cùng, biến hóa tự tại theo ý muốn, lẽ nào Ngài không biết Phật quá khứ và Phật tương lai, với tuổi thọ, tên họ cha mẹ, bao nhiêu đệ tử, sự tu hành và giáo pháp của các Ngài.
Phật bằng thiên nhĩ nghe các Tỳ-kheo bàn luận về việc này; Ngài đến hỏi:
“Này các Tỳ-kheo, các thầy bàn luận về việc gì?”
Các Tỳ-kheo thưa:
“Chúng con nghĩ rằng Phật có thần thông tối thượng, đạo đức vi diệu, hiểu biết cao xa, không ai có thể hơn Ngài được. Phật biết rõ chư Phật quá khứ, chư Phật tương lai, với tuổi thọ, tên họ cha mẹ, bao nhiêu đệ tử, sự tu hành và ý chí giáo lệnh.” Phật nói:
“Lành thay! Lành thay! Đúng như vậy. Các thầy hành pháp Sa-môn, nên nhớ nghĩ những việc lành như vậy. Các thầy muốn nghe tên họ chư Phật quá khứ với cha mẹ, đệ tử các Ngài không?” Các Tỳ-kheo thưa: “Chúng con muốn nghe.” Phật dạy:
“Các Thầy hãy lắng nghe! Đức Phật thứ nhất tên Duy-vệ[7], nhập Niết-bàn đến nay đã chín mươi mốt kiếp. Phật thứ hai tên Thức[8], nhập Niết-bàn đến nay cũng đã ba mươi mốt kiếp. Phật thứ ba tên Tùy-diệp[9], nhập Niết-bàn đến nay đã ba mươi mốt kiếp. Trong kiếp Phi-địa-la[10] sẽ có một ngàn Phật, thứ nhất tên Phật Câu-lâu-tần[11], Đức Phật thứ hai tên Phật Câu-na-hàm Mâu-ni[12], thứ ba tên Phật Ca-diếp[13], thứ tư là Ta, Phật Thích-ca Văn-ni.
“Phật Duy-vệ họ Câu-lân[14]. Phật Thức cũng họ Câu-lân. Phật Tùy-diệp cũng họ Câu-lân. Phật Câu-lâu-tần họ Ca-diếp. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, cũng họ Ca-diếp, Phật Ca-diếp cũng họ Ca-diếp. Nay, Ta, Phật Thích-ca Văn-ni họ Cù-đàm[15].
“Phật Duy-vệ dòng Sát-lỵ. Phật Thức cũng dòng Sát-lỵ. Phật Tùy-diệp cũng dòng Sát-lỵ. Phật Câu-lâu-tần dòng Bà-la-môn. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni cũng dòng Bà-la-môn. Phật Ca-diếp cũng dòng Bà-la-môn. Đến nay, Ta, Phật Thích-ca Vănni dòng Sát-lỵ.
“Phật Duy-vệ, cha tên Bàn-biểu,[16] vua dòng Sát-lỵ; mẹ tên Bàn-đầu-mạt-đà[17], trị vì đất nước tên Sát-mạt-đề[18].
“Phật Thức, cha tên A-luân-noa[19], vua dòng Sát-lỵ; mẹ tên Ba-la-ha-việt-đề[20], trị vì đất nước tên A-lâu-na-hòa-đề[21].
“Phật Tùy-diệp, cha tên Tu-ba-la-đề-hòa[22], vua dòng Sát-lỵ; mẹ tên Da-xá-việt-đề[23], trị vì đất nước tên A-nâu-ưu-ma[24]. Phật Câu-lâu-tần, cha tên A-chi-vi-đâu[25], dòng Bà-la-môn; mẹ tên Tùy-xá-ca[26]. Quốc gia tên Luân-ha-lợi-đề-na[27]. Quốc vương hiệu Tu-ha-đề[28].
“Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, cha tên Da-thiểmbát đa[29], dòng Bà-la-môn; mẹ tên Uất-đa-la[30], nước tên Sai-ma-việt-đề[31]. Quốc vương hiệu Sai-ma[32].
“Phật Ca-diếp, cha tên A-chi-đạt-da[33], dòng Bà-la-môn; mẹ tên Đàn-na-việt-đề-da[34], nước hiệu Ba-la-tư[35]. Quốc vương hiệu Kỳ-thậmđọa[36].
“Nay, Ta Phật Thích-ca Văn-ni, cha tên Duyệtđầu-đàn[37], vua dòng Sát-lỵ; mẹ tên Ma-ha Ma-da[38]. Nước tên Ca-duy-la-vệ[39], Đại vương đời trước tên Bàn-đề[40].
“Phật Duy-vệ thọ tám vạn tuổi[41]. Phật Thức thọ bảy vạn tuổi[42]. Phật Tùy-diệp thọ sáu vạn tuổi[43]. Phật Câu-lâu-tần thọ bốn vạn tuổi[44]. Phật Câu-nahàm Mâu-ni thọ ba vạn tuổi[45]. Phật Ca-diếp thọ hai vạn tuổi[46]. Ta, Phật Thích-ca Văn thọ trên dưới một trăm tuổi.
“Con Phật Duy-vệ tên Tu-viết-đa-kiện-đà[47]. Con Phật Thức tên A-đâu-la[48]. Con Phật Tùy-diệp tên Tu-ba-la-viết[49]. Con Phật Câu-lâu-tần tên Uất-đa-la[50]. Con Phật Câu-na-hàm Mâu-ni tên Đọa-diđà-tiên-na[51]. Con Phật Ca-diếp tên Sa-đa-hòa[52]. Nay, con Ta, Phật Thích-ca Văn-ni tên La-vân[53].
“Phật Duy-vệ đắc đạo thành Phật dưới cây Bađà-la[54]. Phật Thức đắc đạo thành Phật dưới cây Phân-đồ-lỵ[55]. Phật Tùy-diệp đắc đạo thành Phật dưới cây Tát-la[56]. Phật Câu-lâu-tần đắc đạo thành Phật dưới cây Tư-lợi[57]. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni đắc đạo thành Phật dưới cây Ô-tạm[58]. Phật Ca-diếp đắc đạo thành Phật dưới cây Ni-câu-loại[59]. Nay, Ta thành Phật Thích-ca Văn-ni dưới cây Abái-đa[60]. Thị giả Phật Duy-vệ tên A-luân[61]. Thị giả Phật Thức tên Sai-ma-yết[62]. Thị giả Phật Tùydiệp tên Phục-chi-diệp[63]. Thị giả Phật Câu-lâutần tên Phù-đề[64]. Thị giả Phật Câu-na-hàm Mâuni tên Tát-chất[65]. Thị giả Phật Ca-diếp tên Tát-bamật[66]. Ta, Phật Thích-ca Văn-ni, thị giả tên A-nan[67].[68]
“Phật Duy-vệ có đệ tử đệ nhất tên Tắc, đệ nhị tên Chất-hàm[69]. Phật Thức có đệ tử đệ nhất tên Atỷ-vụ, đệ nhị tên Tam-tham[70]. Phật Tùy-diệp có đệ tử đệ nhất tên Phật-đề, đệ nhị tên Uất-đa[71]. Phật Câu-lâu-tần có đệ tử đệ nhất tên Tăng-kỳ, đệ nhị tên Duy-lưu[72]. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni có đệ tử đệ nhất tên Chuyển Luân, đệ nhị tên Uất-đa[73]. Phật Ca-diếp có đệ tử đệ nhất tên Chất-da-luân, đệ nhị tên Ba-đạt-hòa[74]. Nay đệ tử đệ nhất của Ta, Phật Thích-ca Văn-ni là Xá-lợi-phất-la, đệ nhị tên Ma-ha Mục-kiền-liên[75].
“Phật Duy-vệ thuyết ba hội kinh cho các Tỳ-kheo. Hội thuyết kinh thứ nhất có mười vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Hội thuyết kinh thứ hai có chín vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Hội thuyết kinh thứ ba có tám vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
“Phật Thức cũng có ba hội thuyết kinh. Hội thuyết Kinh thứ nhất có chín vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Hội thuyết kinh thứ hai có tám vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Hội thuyết kinh thứ ba có bảy vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
“Phật Tùy-diệp có hai hội thuyết kinh. Hội thuyết kinh thứ nhất có bảy vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Hội thuyết kinh thứ hai có sáu vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
“Phật Câu-lâu-tần thuyết pháp một hội, có bốn vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
“Phật Câu-na-hàm Mâu-ni thuyết pháp một hội, có ba vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
“Phật Ca-diếp thuyết pháp một hội, có hai vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
“Ta, Phật Thích-ca Văn-ni thuyết pháp một hội, có một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ-kheo đều đắc quả A-la-hán.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Không thể đo lường và xưng tán hết trí của Phật. Các Thầy nên thọ trì về sự xuất hiện, cha mẹ, quốc vương, sự giáo hóa của bảy Đức Phật.” Phật lại dạy các Tỳ-kheo:
“Kinh luật không thể không học. Đạo pháp không thể không hành trì. Đức Phật như người lái chiếc thuyền trong biển lớn, cả ngàn vạn người đều nương nhờ vào người lái để đi qua biển. Đức Phật dạy mọi người hành pháp thiện, đắc đạo quả và hóa độ thế gian cũng như vậy.”
Các Tỳ-kheo nghe kinh này vui mừng, làm lễ rồi lui ra.
❑
[1] . Bản hán: Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự kinh, vô danh dịch, thời Tiền Ngụy. Đại I, No.4, tr.159a160a. Tham chiếu: Phật Thuyết Trường A-hàm kinh, Hậu Tần Hoằng thỉ niên, Phật-đà-da-xá cọng Trúc Phật Niệm dịch, 'Đệ nhất phần sơ Đại Bản kinh Đệ nhất'. Đại I, No.1(1) tr.1a-10c.
[2] Nguyên Hán: Văn như thị 聞 如 是.
[3] Vô Diên mẫu 無 延 母, phiên âm của Mfgāramātf (Pāli: Migāramātu), dịch Lộc Tử mẫu 廘 子 母, tức
bà Tỳ-xá-khư (Pāli: Visākā).
.
[4] Ngũ bách Tỳ-kheo 五 百 比 丘 (năm trăm Tỳ-kheo); No.1(1): Đại Tỳ-kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhơn 大 比 丘 眾 千 二 百 五 十 人 (chúng đại Tỳ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi người).
[5] È Hán: phạn dĩ 飯 已, (sau khi thọ trai); No.1(1): Ư khất thực hậu 於 乞 食 後, (sau khi khất thực).
[6] Hán: ư bình xứ 於屏處 (ở chỗ khuất ); No.1(1): ở Hoa lâm đường 花 林 堂.
[7] . Duy-vệ 維 衛; No.1(1): Tỳ-bà-thi 毗 婆 尸.
[8] . Thức 式; No.1(1): Thi-khí 尸 棄.
[9] . Tùy-diệp 隨 葉; No.1(1): Tùy-xá-bà 毗 舍 婆.
[10] Phi-địa-la kiếp 披地羅劫; No.1(1): Hiền kiếp 賢 劫.
[11] Câu-lâu-tần 拘 樓 秦; No.1(1): Câu-lâu-tôn 拘 樓 孫.
[12] Câu-na-hàm Mâu-ni 拘 那 含 牟 尼.
[13] Ca-diếp 迦 葉.
[14] Câu-lân 拘 鄰; No.1(1): Câu-lỵ-nhã, 拘 利 若.
[15] Cù-đàm 瞿 曇; Pāli: Gotama.
[16] Bàn-biểu 槃 裱; No.1(1): Bàn-đầu 槃 頭.
[17] Bàn-đầu-mạt-đàø 槃 頭 末 陀; No.1(1), Bàn-đầu-bà-đề 槃 頭 婆 提.
[18] Sát-mạt-đề 殺 末 提; No.1(1): Bàn-đầu-bà-đề 槃 頭 婆 提.
[19] A-luân-noa 阿 輪 拏; No.1(1), Minh Tướng 明 相.
[20] Ba-la-ha-việt-đề 波 羅 呵 越 提; No.1(1), Quang Diệu 光 妙.
[21] A-lâu-na-hòa-đề 阿樓那 (和+心) 提; No.1(1), Quang Tướng 光 相.
[22] Tu-ba-la-đề-hòa 須 波 羅 提 (和+心); No.1(1)d, Thiện Đăng 善 燈.
[23] Da-xá-việt-đề 耶 舍 越 提; No.1(1), Xứng Giới 稱 戒.
[24] A-nâu-ưu-ma 阿 (...) 憂 摩; No.1(1), Vô Dụ 無 喻.
[25] A-chi-vi-đâu 阿 枝 違 兜; No.1(1), Tự Đắc 祀 得.
[26] Tùy-xá-ca 隨 舍 迦; No.1(1), Thiện Chi 善 枝.
[27] Luân-ha-lợi-đề-na 輪 訶 唎 提 那; No.1(1), An Hòa thành 安 和 城.
[28] Tu-ha-đề 須 訶 提; No.1(1), An Hòa, 安 和.
[29] Da-thiểm-bát-đa 耶 睒 鉢 多; No.1(1)d, Đại Đức 大 德.
[30] Uất-đa-la 鬱 多 羅; No.1(1), Thiện Thắng 善 勝.
[31] . Sai-ma-việt-đề 差 摩 越 提 (có lẽ Skt.: Kṛemavatī; Pāli: Khemavātī); No.1(1): Thanh tịnh thành, 清淨 城.
[32] Sai-ma 差 摩 (có lẽ Skt.: Kṛema; Pāli:Khema); No.1(1), Thanh Tịnh 清 淨.
[33] A-chi-đạt-da 阿 枝 達 耶; No.1(1), Phạm Đức 梵 德.
[34] Đàn-na-việt-đề-da 檀 那 越 提 耶; No.1(1): Tài Chuû 財 主.
[35] Ba-la-tư 波 羅 私; No.1(1), Ba-la-nại 波 羅 奈 城.
[36] Kỳ-thậm-đọa 其 甚 墮; No.1(1), Cấp-tỳ 汲 毗.
[37] Duyệt-đầu-đàn 閱 頭 檀; No.1(1), Tịnh Phạn 淨 飯.
[38] Ma-ha Ma-da 摩 訶 摩 耶; No.1(1), Đại Thanh Tịnh Diệu 大 清 淨 妙.
[39] Ca-duy-la-vệ 迦 維 羅 衛; No.1(1), Ca-tỳ-la-vệ 迦 毗 羅 衛.
[40] Bàn-đề 槃 提, không rõ.
[41] No.4, tuổi thọ của Phật; nhưng No.1(1), tuổi thọ loài người đương thời.
[42] Xem cht.41.
[43] No.1(1), người thời bấy giờ thọ bảy vạn tuổi.
[44] Xem cht.41.
[45] Xem cht.41.
[46] Xem cht.41.
[47] Tu-viết-đa-kiện-đà 須 曰 多 鞬 陀; No.1(1), Phương Ưng 方 膺.
[48] A-đâu-la 阿 兜 羅; No.1(1) sđd.: Vô Lượng, 無 量.
[49] Tu-ba-la-viết 須 波 羅 曰; No.1(1) sđd.: Diệu Giác 妙 覺.
[50] Uất-đa-la 鬱 多 羅; No.1(1) sđd.: Thượng Thắng 上 勝.
[51] Đọa-di-đà-tiên-na 墮 夷 陀 先 那; No.1(1) sđd.: Đạo Sư 道 師.
[52] Sa-đa-hòa 沙 多 和; No.1(1) sđd.: Tập Quân 集 軍.
[53] La-vân 羅 云; No.1(1) sđd.: La-Hầu-La 羅 候 羅.
[54] Ba-đà-la 波 陀 羅; No.1(1) sđd.: Ba-ba-la 波 波 羅.
[55] Phân-đồ-lỵ 分 塗 利; No.1(1) sđd.: Phân-đà-lỵ 分 陀利.
[56] Tát-la 薩 羅; No.1(1) sđd.: Bà-la 婆 羅.
[57] Tư-lợi 斯 利; No.1(1) sđd.: Thi-lỵ-sa 尸 利 沙.
[58] Ô-tạm 烏 暫; No.1(1) sđd.: Ô-tạm-bà-la 烏 暫 婆 羅.
[59] Ni-câu-loại 尼 拘 纇; No.1(1) sđd.: Ni-câu-luật 尼 拘 律.
[60] A-bái-đa 阿 沛 多; No.1(1) sđd.: Bát-đa 鉢 多.
[61] A-luân 阿 輪; No.1(1), sđd.: Vô Ưu 無 優.
[62] Sai-ma-yết 差 摩 竭; No.1(1) sđd.: Nhẫn-Hành 忍 行.
[63] Phục-chi-diệp 復 枝 葉; No.1(1) sđd.: Tịch Dieät 寂 滅.
[64] Phù-đề 浮 提; No.1(1) sđd.: Thiện Giaùc 善 覺.
[65] Tát-chất 薩 質; No.1(1) sđd.: An Hoøa 安 和.
[66] Tát-ba-mật 薩 波 蜜; No.1(1) sđd.: Thiện Hưõu 善 友.
[67] A-nan 阿 難; No.1(1) sđd.: A-nan 阿 難.
[68] No.4, đoạn văn nāy (từ Thị giả đến A-nan) đề cập đến những người hầu cận của các Đức Phật. Nhưng theo bản No.1(1) lại đề cập đến con của các Đức Phật. Ở đây, nếu đem đối chiếu hai đoạn của chủ đề nāy, thì chúng ta thấy có những điểm đồng dị như trên.
[69] Tắc và Chất-hàm 塞 và 質 含; No.1(1) sđd.: Khiên-trà và Đề-xá 騫 茶 và 提 舍.
[70] A-tỷ-vụ và Tam-tham 阿 比 務 và 三 參; No.1(1) sđd.: A-tỳ-phù và Tam-bà-bà 阿 毗 浮 và 三 婆婆.
[71] Phật-đề và Uất-đa 佛 提 và 鬱 多; No.1(1) sđd.: Phò-du và Uất-đa-ma 扶 遊 và 鬱 多 摩.
[72] Tăng-kỳ và Duy-lưu 僧 耆 và 維 留; No.1(1) sđd.: Tát-ni và Tỳ-lâu 薩 尼 và 毗 樓.
[73] . Chuyển Luân và Uất-đa 轉 輪 và 鬱 多; No.1(1) sđd.: Thư-bàn-na và Uất-đa-lâu 舒 盤 那 và 鬱 多樓.
[74] Chất-da-luân và Ba-đạt-hòa 質 耶 輪 và 波 達 和; No.1(1) sđd.: Đề-xá và Bà-la-bà 提 舍 và 婆 羅婆.
[75] . Xá-lợi-phất-la và Ma-ha Mục-kiền-liên 舍 利 弗 羅 và 摩 訶 目 乾 連; No.1(1) sđd.: Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên 舍 利 弗 và 目 乾 連.