TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN
BỘ THÍCH KINH

SỐ 1514 - LUẬN TỤNG NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT ĐA KINH

Tác giả: Bồ-tát Vô Trước. Hán dịch: Đời Dường, Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh.


Lợi ích hơn nên biết,
Cho mình và người thân,
Được-chưa được không thoái,
Là phó chúc tối thắng.
Nơi tâm Rộng-Tối thắng,
Tột cùng-Không điên đảo,
Ý vui làm lợi ích,
Thừa này công đức đủ.
Sáu độ đều là Thí,
Tài-Vô úy-Pháp thí,
Theo thứ tự như thế (một, hai, ba),
Là tu hành không trụ.
Không trụ chấp: Tự thân,
Báo ân và quả báo
Để lìa tâm chẳng khởi,
Và lìa các hạnh khác.
Thâu phục cả ba thứ
Với tướng-tâm dứt bỏ
Các nghi hoặc sau này,
Tùy sinh đều trừ hết.
Nếu cùng tập hợp tạo,
Diệu tướng chẳng thắng tướng,
Ba tướng luôn đổi khác,
Không chúng là Như lai.
Nhân và quả rất sâu,
Nói ở thời ác kia,
Chẳng phải không lợi ích,
Bồ-tát, ba thù thắng.
Do ở Phật trước đây,
Từng thọ trì giới học,
Vì gieo trồng căn lành,
Gọi là đủ giới đức.
Đoạn dứt hẳn Ngã tưởng,
Và với cả Pháp tưởng,
Đấy gọi là đủ tuệ,
Hai bốn khác thành tám.
Thể riêng liên tục khởi,
Trụ đến hết tuổi thọ, (thọ giả)
Lại cầu sinh cõi khác,
Ngã tướng có bốn thứ.
Đều không, nên chẳng có,
Có, nên không thể nói,
Nhân ngôn thuyết mà nói,
Pháp tưởng có bốn thứ.
Do sức tin hiểu đó,
Tin nên sinh thật tưởng,
Không chấp như ngôn thuyết,
Đó là giữ pháp chánh thuyết.
Phật rõ quả không so (so sánh),
Do nguyện trí mà biết,
Vì cầu lợi-cung kính,
Ngăn người đó tự nói.
Chứng không trụ ở pháp,
Vì là tùy thuận pháp,
Cũng như bỏ chiếc bè,
Mật ý đó! Nên biết.
Thể Hóa Phật chẳng thật,
Cũng không người nói pháp,
Thuyết pháp chẳng hai chấp,
Sở thuyết lìa ngôn thuyết.
Tự thọ vì người nói,
Không tích phước vô ích,
Phước không giữ Bồ đề,
Hai thứ giữ được cả.
Được cái nhân tự tánh,
Khác đây, gọi là sinh,
Chỉ là Phật pháp đó,
Mới được pháp tối thắng.
Không chấp quả vị mình,
Chẳng thể chấp và nói,
Giải thoát khỏi hai chướng,
Nói Diệu Sinh Vô trách.
Ở chỗ Phật Nhiên Đăng,
Nói không giữ pháp chứng,
Do đấy pháp chứng thành,
Chẳng sở thủ-sở thuyết.
Trí lưu tánh Duy thức,
Cõi nước chẳng sở chấp,
Không hình tướng nên hơn,
Chẳng nghiêm thuận trang nghiêm.
Ví như núi Diệu cao
Không chấp thân thọ dụng,
Chẳng phải tánh hữu lậu,
Cũng không do nhân tạo.
Hiển bày nhiều sai khác,
Và dễ thành thù thắng,
Phước trước sau khác nhau,
Lại cầu thêm thí dụ.
Hai thứ thành tôn trọng,
Do đẳng lưu thù thắng,
Nhân tánh của phiền não,
Dù kém cũng là hơn.
Quả đó vượt các khổ,
Khó gặp sự cao hơn,
Bờ trí tuệ khó biết,
Không chung với pháp khác.
Tánh ấy rất sâu kín,
Hơn các pháp gọn khác,
Như dòng tộc cao quý,
Phước hơn trọng mọi phước.
Khi người ấy Nhẫn nhục,
Tuy khổ hạnh nhưng thiện,
Và phước ấy khó lường,
Gọi là sự tối thắng.
Do không tâm giận dữ,
Nên không có tính khổ,
Có đại Bi an vui,
Khi làm chẳng quả khổ.
Nhân sinh tâm không bỏ,
Phải bền bỉ siêng cầu,
Nghĩa là được pháp nhẫn,
Và phương tiện tâm này.
Nên biết chánh hạnh đó,
Là nhân giúp ích người,
Với sự tướng hữu tình,
Phân biệt hợp bỏ hết.
Sự đó gọi là Tụ,
Tối thắng trừ tưởng đó,
Chư Phật không có tưởng,
Do tương ưng chân kiến.
Quả không trụ vào nhân,
Là được nhân quả ấy,
Thế tôn nói lời thật,
Nên biết có bốn thứ;
Lập “Pháp yếu”-Tiểu thừa,
Nói pháp nghĩa Đại thừa,
Và các việc thọ ký,
Đều không có sai lầm.
Chẳng được, chỉ tùy thuận,
Là chẳng thật-chẳng dối,
Cứ theo lời mà chấp,
Đối với đấy nói rõ.
Có mọi lúc mọi nơi,
Mà chẳng được chơn tánh,
Do vô tri có trụ,
Trí không trụ: được Chân.
Không tới dụ là tối,
Đương tối-trí như sáng,
Năng đối và sở tri,
Được, mất hiện ngay đây.
Do chánh hạnh như thế,
Được lượng phước như thế,
Đối với pháp chánh hạnh,
Nay sẽ nói nghiệp dụng.
Ba loại đối với Văn,
Thọ trì-Đọc-Diễn nói,
Được nghĩa từ người khác,
Mình nghe rồi suy nghĩ.
Đây gọi thành thục nội
Thành tựu hữu tình khác,
Việc lớn thời gian nhiều,
Móng phước-phước thù thắng.
Chẳng phải cảnh tánh riêng,
Thường nương cậy Đại nhân,
Và rất khó được nghe,
Nhân Vô thượng thêm lớn.
Nếu chỉ trì chánh pháp,
Nơi sở y thành khí,
Trừ sạch các nghiệp chướng,
Mau thành tánh Trí thông.
Viên mãn sự thế gian,
Dị thục rất tôn quý,
Với pháp tu hành này,
Nên biết được nghiệp đó.
Do khi tự thân làm,
Cho mình là Bồ-tát,
Gọi đó là tâm chướng,
Trái với tâm vô trụ.
Thọ ký cho sau này,
Nhiên Đăng, hành chẳng hơn
Hạnh Bồ-đề đồng nhau,
Chẳng thật, do nhân tạo.
Không tướng kia, là tướng,
Sáng tỏ cái không dối,
Do pháp là pháp Phật,
Đều chẳng tướng hữu vi.
Muốn hữu pháp thân Phật,
Nên biết dụ trượng phu,
Thân viên mãn không chướng,
Là tánh trùm đầy khắp,
Và được thể rộng lớn,
Cũng được gọi thân lớn,
Chẳng có thân, là có,
Nói nó không phải thân.
Không hiểu rõ pháp giới,
Khởi tâm độ chúng sanh,
Và Thanh tịnh cõi nước,
Đó chính là giả dối.
Với Bồ-tát chúng sanh,
Các pháp không tự tính,
Nếu hiểu dù chẳng Thánh,
Gọi Thánh tuệ, nên biết.
Tuy không thấy các pháp,
Nhưng chẳng phải không mắt,
Phật có đủ năm mắt,
Do cảnh vốn dối rỗng.
Các thứ tâm lưu chuyển,
Vì lìa khỏi Niệm xứ,
Nó không yên, luôn động,
Nên nói là hư vọng.
Nên biết là trì Trí,
Sức phước-chẳng giả dối,
Nên rõ nhân phước này,
Nhắc lại cũng nói dụ.
Gọi là chân Pháp thân,
Không phải thân viên mãn,
Cũng chẳng phải tướng đủ,
Chẳng tánh thân, nên biết.
Với pháp thân không khác,
Như lai chẳng không hai,
Nói lại tướng đầy đủ,
Do hai thể đều không.
Như Phật nói cũng không,
Nói hai là còn chấp,
Do không lìa pháp giới,
Nói cũng không tự tánh.
Năng thuyết-Sở thuyết tuy rất sâu
Nhưng chẳng phải không có tin kính
Chẳng phải chúng sanh,
Chẳng phi chúng sanh
Chẳng phải Thánh,
Tánh Thánh cùng tương ưng
Chút pháp cũng không có,
Vô thượng giác, nên biết,
Do pháp giới không thêm,
Tánh thanh tịnh bình đẳng,
Và phương tiện vô thượng
Do tánh lậu chẳng pháp
Nên chẳng phải pháp thiện
Do đó gọi là thiện
Nói pháp tuy vô ký,
Chẳng phải không có quả,
Do một pháp báu này,
Hơn vô lượng báu khác.
Với mọi cách tính đếm,
Nhân cũng có khác nhau,
Suy tìm khắp thế gian,
Không có chỗ thí dụ.
Vì pháp giới bình đẳng,
Phật không độ chúng sanh,
Với các danh cùng tụ (uẩn),
Không ở ngoài pháp giới.
Nếu khởi sự chấp pháp,
Thì lỗi như chấp ngã,
Chấp có độ chúng sanh,
Là không chấp-vọng chấp.
Chẳng nên đem sắc thể,
Chuẩn định Pháp thân Phật,
Chớ xem Vua Chuyển luân,
Cùng Như lai đồng nhau.
Quả báo tướng đầy đủ,
Viên mãn phước không thuận,
Cảm ứng được pháp thân,
Do dị tánh phương tiện.
Chỉ thấy sắc nghe tiếng,
Người ấy không biết Phật,
Pháp thân Chân như này,
Chẳng phải cảnh của Thức.
Phước ấy chẳng bỏ mất,
Quả báo chẳng đoạn tuyệt,
Được Nhẫn cũng chẳng đoạn,
Vì đã được Vô cấu.
Lại luận về nhân Phước,
Vì đây nói dụ ấy,
Phước đó không quả báo,
Chánh giữ không tà giữ.
Phước ấy nhận quả hóa,
Làm việc lợi hữu tình,
Sự ấy do tùy ý,
Thành Phật hiện các phương.
Tới lui là Hóa hiện,
Chánh giác luôn bất động,
Ở nơi pháp giới ấy,
Không một, và không khác.
Bụi nhỏ nghiền làm mực,
Dụ chỉ rõ pháp giới,
Đây luận việc tạo mực,
Là nói phiền não hết.
Tánh chẳng tụ-chẳng tập,
Là tánh không phải một,
Với tánh tổng tập đó,
Làm rõ tánh không khác.
Chẳng hiểu vì Tục nói,
Kẻ phàm phu vọng chấp,
Đoạn trừ ngã và pháp,
Chẳng chứng giác là không.
Cho nên, thấy không thấy,
Không chấp cảnh hư vọng,
Đó là chướng vi tế,
Bởi thế mà phải đoạn.
Do được hai thứ Trí,
Và định mới trừ nó,
Nói phước rõ Hóa thân,
Phước vô tận-chẳng không.
Khi chư Phật nói pháp,
Không nói là Hóa thân,
Do vì chẳng tự nói,
Nên nói pháp chân thật.
Như lai chứng Niết-bàn,
Chẳng tạo cũng chẳng khác,
Tập, tạo này có chín,
Lấy chánh trí mà quán.
Thấy tướng cùng với thức,
Thân-Thọ dụng-Chốn ở,
Quá khứ và hiện tại,
Vị lai đều quán rõ.
Do quán sát các tướng,
Nên thọ dụng, dời đổi,
Ở trong pháp hữu vi,
Đạt tự tại, vô cấu.


[Đầu trang][Mục lục bộ thích kinh][Mục lục tổng quát]