TẠNG LUẬN
BỘ A-TỲ-ĐÀM
SỐ 1539 - LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma. Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang.
Uẩn Thứ 1: MỤC KIỀN LIÊN, Phần 1 Tụng Ốt-đà-nam thứ nhất:
Uẩn Thứ 1: MỤC KIỀN LIÊN, Phần 2 Tụng Ốt-đà-nam thứ hai:
Uẩn Thứ 1: MỤC KIỀN LIÊN, Phần 3 Tụng Ốt-đà-nam thứ ba:
Uẩn Thứ 1: MỤC KIỀN LIÊN, Phần 4 Tụng Ốt-đà-nam thứ tư:
Uẩn Thứ 1: MỤC KIỀN LIÊN, Phần 5 Tụng Ốt-đà-nam:
Uẩn Thứ 2: BỔ ĐẶC GIÀ LA, Phần 1 Tụng Ốt-đà-nam thứ nhất:
Uẩn Thứ 2: BỔ ĐẶC GIÀ LA, Phần 2 Tụng Ốt-đà-nam thứ nhất, phần sau:
Uẩn Thứ 2: BỔ ĐẶC GIÀ LA, Phần 3 Tụng Ốt-đà-nam thứ hai:
Uẩn Thứ 2: BỔ ĐẶC GIÀ LA, Phần 4 Tụng Ốt-đà-nam thứ ba:
Uẩn Thứ 3: NHÂN DUYÊN, Phần 1 Tụng Ốt-đà-nam:
Uẩn Thứ 3: NHÂN DUYÊN, Phần 2 Có mười loại tâm:
Uẩn Thứ 4: SỞ DUYÊN DUYÊN, Phần 1 Tụng Ốt-đà-nam:
Uẩn Thứ 4: SỞ DUYÊN DUYÊN, Phần 2
Uẩn Thứ 4: SỞ DUYÊN DUYÊN, Phần 3
Uẩn Thứ 4: SỞ DUYÊN DUYÊN, Phần 4
Uẩn Thứ 4: SỞ DUYÊN DUYÊN, Phần 5
Uẩn Thứ 5: TẠP, Phần 1 Tụng Ốt-đà-nam:
Uẩn Thứ 6: THÀNH TỰU, Phần 1 Một (Ốt-đà-nam)
Tụng đầu: Quy Lễ Tán
Lạy bậc Đại giác, Vua giác ngộ,
Vua giác ban mặt trời ba cõi,
Pháp mầu giải thoát nương về trí,
Người tuệ, chỗ dựa các Thánh chúng.
Biển A-tỳ-đạt-ma khó vượt,
Lời Phật tuôn trào ngàn Thánh uống,
Đối cảnh biển lớn khéo quyết đoán,
Nên nay con chí thành kính lễ.
Mặt trời sáng không chiếu nhân gian,
Rừng rậm si mê ai dứt trừ,
Nếu không luận A-tỳ-đạt-ma,
Nẻo trí nhận biết, ai diệt mê?
Đèn chánh pháp A-tỳ-đạt-ma,
Trí căn bản mắt sáng trong tâm,
Gươm tà luận rừng soi biết rõ,,
Uy lực Đại sĩ Như Lai tạng.
Đạo mắt tuệ soi khắp ba cõi,
Hết thảy đèn pháp, biển lời Phật,
Phát khởi thắng tuệ phá tan nghi,
Là đường pháp rộng của Hiền Thánh.
Bậc trí, ao đầy tràn nước tuệ,
Dũng mãnh cầu trí nền tảng vững,
Thông sáng tột rõ thắng pháp này,
Chân Phật tử ngộ Thánh giáo ấy.
Bài tụng tóm lược:
Trước: Uẩn Mục-kiền-liên,
Kế: Bổ-đặc-già-la,
Nhân, sở duyên, nhiều loại,
Bốn câu là rốt sau.
---------------------
Căn, hành ác, tưởng, Tầm,
tứ, giới, lậu, Lửa ái,
sở hữu, Cấu phược đều
ba.
Sa-môn Mục-liên nói thế này: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi thầy ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong khế kinh, Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói về ba căn bất thiện: Tham là căn bất thiện, sân là căn bất thiện, si là căn bất thiện. Thầy ấy đáp: Đúng như thế!
Lại hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là có người đối với tham là căn bất thiện đã quan sát, đang quan sát, sẽ quan sát, đó là điều bất thiện. Thầy ấy đáp: Đúng như thế.
Quan sát nó như thế nào? Quán về quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói quán về quá khứ, nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói quán về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói quán về hiện tại, nên nói có một Bổđặc-già-la không phải là hai tâm trước sau cùng hòa hợp, mà chỉ nói một bên là sở quán (đối tượng được quán), một bên là năng quán (chủ thể quán) thì điều này không đúng lý. Nếu không nói là một Bổ-đặc-già-la không phải là hai tâm trước sau cùng hòa hợp, mà chỉ nói một bên là sở quán, một bên là năng quán, thì không nên nói là quán ở hiện tại. Nếu nói quán hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không quán về quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với căn bất thiện tham không thể nào đã quán-đang quán và sẽ quán, đó là bất thiện. Nếu không thể quán thì không thể nào đã chán-đang chán và sẽ chán. Nếu không có khả năng chán sợ thì không thể nào đã lìa nhiễm-đang lìa nhiễm và sẽ lìa nhiễm. Nếu không có khả năng lìa nhiễm thì không thể nào đã giải thoát-đang giải thoát và sẽ giải thoát. Nếu không có khả năng giải thoát, thì không thể nào đã nhập Niết-bàn-đang nhập Niếtbàn và sẽ nhập Niết-bàn. Như điều bất thiện đó đúng là sự kết trói, sự ràng buộc của tùy miên và tùy phiền não, nên phải bỏ-phải buông-phải đoạn dứt và biết khắp cũng vậy.
Lại hỏi thầy ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là có người đối với căn bất thiện tham lam đã quán-đang quán và sẽ quan sát, thấy ở đời sau sẽ chịu cái khổ dị thục? Người ấy đáp: Đúng như thế.
Vậy quán ra sao? Quán về quá khứ-vị lai hay hiện tại chăng?
Nếu nói quán về quá khứ thì nên nói có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói quán về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Vì nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói quán về hiện tại, nên nói là có một Bổđặc-già-la không phải trước, không phải sau, cũng hay tạo nghiệp, cũng liền nhận lãnh dị thục của nghiệp đó. Đây là không đúng lý. Nếu không nói là có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, cũng hay tạo nghiệp, cũng liền nhận lãnh dị thục của nghiệp đó, thì không nên nói quán về hiện tại. Nếu nói quán về hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói là không quán về quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với căn bất thiện tham lam không thể nào đã quán-đang quán và sẽ quán thấy rõ đời sau phải chiêu cảm cái khổ dị thục. Nếu không có khả năng quan sát thì không thể nào đã chán-đang chán và sẽ chán sợ. Nếu không có khả năng chán sợ thì không thể nào đã lìa nhiễm-đang lìa nhiễm và sẽ lìa nhiễm. Nếu không có khả năng lìa nhiễm thì không thể nào đã giải thoát-đang giải thoát và sẽ giải thoát. Nếu không có khả năng giải thoát, thì không thể nào nhập Niết-bàn-đang nhập Niết-bàn và sẽ nhập Niết-bàn.
Cũng như nói về tham lam là căn bất thiện, thì các căn bất thiện sân giận và ngu si cũng như thế.
Hạnh ác của thân, hạnh ác của ngữ là pháp bất thiện, không phải là kiết (kết), là phược (trói buộc), là tùy miên, là tùy phiền não, mà là cái phải buông bỏ, là đoạn dứt, là biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Hành ác của ý là bất thiện, là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, của tùy phiền não, là cái khổ phải bỏ, phải buông, phải đoạn dứt và biết khắp, chúng hay chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Các tưởng về dục, về sân giận, về ác hại đều là bất thiện, không phải là kết, không phải là buộc, không phải là sự buộc ràng của tùy miên, của tùy phiền não, mà là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt và phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Các tầm về dục, về giận dữ, về ác hại đều là bất thiện, không phải là kết buộc, không phải là sự buộc ràng của tùy miên, mà là tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Lĩnh vực về dục, lĩnh vực về sân là điều bất thiện, là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Lĩnh vực về hại là điều bất thiện, không phải là kết, không phải là buộc, không phải là sự buộc ràng của tùy miên, mà là tùy phiền não, là cái phải bỏ, cái phải buông, phải cắt đứt và phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Lậu dục, lậu vô minh là điều bất thiện, là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt và phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Pháp hữu lậu không phải là điều bất thiện, mà là sự kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó không chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Lửa tham, lửa sân, lửa si và ái dục là các điều bất thiện, là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Ái sắc, ái vô sắc không phải là bất thiện, mà là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng không chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Hiện có tham, có sân, có si; tham cấu, sân cấu, si cấu; sự cột trói của tham, cột trói của sân, cột trói của si…, đều là bất thiện. Chúng là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Bộc, ách, thủ, hệ, cái,
Dưới, trên, tài, câu, ngại,
Kiến ái và tùy miên,
Tà chi, kiết, nghiệp đạo.
Sa-môn Mục-liên nói thế này: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói về bốn thứ bộc lưu (dòng thác) là: Dục bộc lưu, Hữu bộc lưu, Kiến bộc lưu và Vô minh bộc lưu. Thầy ấy đáp: Đúng vậy.
Lại hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là có người có khả năng đối với Dục bộc lưu đã quan sát-đang quan sát-sẽ quan sát, thấy nó là bất thiện. Thầy ấy bảo: Đúng vậy.
Và quán như thế nào? Quán về quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói quán về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói quán về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói quán về hiện tại, nên nói là có một Bổđặc-già-la không phải trước sau hai tâm hòa hợp nhau. Một bên là sở quán, một bên là năng quán, điều này không đúng lý.
Nếu không nói có một Bổ-đặc-già-la không phải trước sau hai tâm hòa hợp nhau, một bên là sở quán, một bên là năng quán, thì không nên nói là quán hiện tại. Nếu nói quán hiện tại thì không hợp đạo lý. Nếu nói không quán quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với Dục bộc lưu không có thể đã quán-đang quán và sẽ quán để thấy đó là bất thiện. Nếu không khéo quan sát thì không có thể đã chán sợ-đang chán sợ và sẽ chán sợ.
Nếu không khéo chán sợ thì không có thể đã lìa nhiễm-đang lìa nhiễm và sẽ lìa nhiễm. Nếu không khéo lìa nhiễm thì không có thể đã giải thoát-đang giải thoát và sẽ giải thoát. Nếu không khéo giải thoát thì không có thể đã nhập Niết-bàn-đang nhập Niết-bàn và sẽ nhập Niết-bàn. Điều bất thiện như thế đúng là sự kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên và tùy phiền não. Nó là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, cũng thế.
Lại hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là có người có khả năng đối với Dục bộc lưu đã quán-đang quán và sẽ quan sát, thấy nó sẽ chiêu cảm cái khổ dị thục? Thầy ấy đáp: Đúng như thế! Quán sát như thế nào? Quán về quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói quán về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói quán về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói quán về hiện tại, nên nói có một Bổđặc-già-la không phải trước, không phải sau, cũng có thể tạo nghiệp, cũng liền nhận lãnh các dị thục của nghiệp đó. Điều này không đúng lý.
Nếu không nói có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, cũng có thể tạo nghiệp, cũng liền nhận lãnh các dị thục của nghiệp đó, thì không nên nói là quán về hiện tại. Nếu nói quán về hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không có quán về quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với Dục bộc lưu không có thể đã quán, đang quán và sẽ quán, để thấy nó chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau. Nếu không có khả năng quan sát thì không có thể đã chán sợ-đang chán sợ và sẽ chán sợ. Nếu không có khả năng chán sợ thì không có thể đã lìa nhiễm-đang lìa nhiễm và sẽ lìa nhiễm. Nếu không có khả năng lìa nhiễm thì không có thể đã giải thoát-đang giải thoát và sẽ giải thoát. Nếu không có khả năng giải thoát thì không có thể đã nhập Niết-bàn-đang nhập Niếtbàn và sẽ nhập Niết-bàn được.
Cũng như nói về Dục bộc lưu, các thứ bộc lưu như: Kiến bộc lưu, Vô minh bộc lưu cũng giống như thế.
Hữu bộc lưu không phải là bất thiện, mà là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp. Nó không chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Cũng như bộc lưu, ách cũng thế.
Trong các thứ thủ (chấp giữ) thì dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ là bất thiện, là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Ngã ngữ thủ không phải là bất thiện, mà là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não. Nó là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, không chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Các hệ là bất thiện. Nó là kết buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Đối với các thứ cái (sự che ngăn) gồm có cái tham dục, cái giận dữ, cái si mê…, đều là bất thiện. Nó là kết, là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Cái hôn trầm-tùy miên, cái trạo cử-ố tác (hối) đều là bất thiện, không phải là kết, là buộc, không phải là tùy miên, mà là sự ràng buộc của tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp. Chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Trong kiến phần dưới thì thân kiến không phải là bất thiện, mà là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải bỏ, phải buông, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó không chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Các kiết phần dưới còn lại là bất thiện, là kết, là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, vì nó có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Trong kiết phần trên, thì kiết trạo cử, không phải là bất thiện, không phải là kết, là buộc, không phải là tùy miên, mà à sự ràng buộc tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp. Nó không chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Các kiết phần trên còn lại không phải là bất thiện, mà là kiết, là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp. Nó không chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Năm tâm Căn tài và năm tâm Câu ngại đều là bất thiện, là kiết, là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Trong các kiến, thì Tát-ca-da kiến (Thân kiến) và Biên kiến chấp không phải là bất thiện, mà là kết, là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng không chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ là bất thiện, là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, chúng có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Các ái thân là bất thiện, mà là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm cái khổ dị thục ở đời sau.
Trong các tùy miên, có tham tùy miên, không phải là bất thiện, mà là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó không chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Còn các tùy miên khác đều là bất thiện, là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Trong các tà chi, thì tà kiến là bất thiện, là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng đều là bất thiện, nó không phải là kiết, là buộc, là tùy miên, cũng không phải là tùy phiền não ràng buộc, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Còn các tà chi khác đều là bất thiện, không phải là kết là buộc, không phải là tùy miên, mà là tùy phiền não không ràng buộc, mà là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Trong các kiết, thì kiết ganh ghét, kiết keo kiệt là bất thiện, là kết là buộc, không phải là tùy miên, mà là tùy phiền não ràng buộc, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Còn các kiết khác đều là bất thiện, là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Trong các nghiệp đạo thì bảy nghiệp đạo trước đều là bất thiện, nó không phải là kiết, là buộc, là tùy miên, cũng không phải là tùy phiền não buộc ràng, mà là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
Ba nghiệp đạo sau đều là bất thiện, là kết là buộc, là sự ràng buộc của tùy miên, tùy phiền não, là cái phải buông, phải bỏ, phải cắt đứt, phải biết khắp, nó có khả năng chiêu cảm các khổ dị thục ở đời sau.
-----------------------
Kiết, cái, giác chi, tâm, thọ ý,
Điều luyện, trì kiên ở rốt sau.
Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho như thế này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu có kiết nội nhãn thì biết đúng như thật ta đang có kiết nội nhãn. Nếu không có kiết nội nhãn thì biết đúng như thật ta không có kiết nội nhãn. Còn như nhãn kiết ấy chưa sinh mà sinh, đã sinh ra rồi thì nên khiến cho cắt đức, khi đã cắt đứt thì giữ gìn khiến nó sau này đừng sinh lại nữa.
Cũng đều biết đúng như thật các việc như thế.
Người ấy đáp: Đúng như vậy. Nhưng biết như thế nào? Nó thuộc về quá khứ-vị lai hay ở hiện tại?
Nếu nói biết về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không nên nói không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói biết về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không nên nói không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói biết về hiện tại thì nên nói là có một Bổđặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri (đối tượng được nhận biết), một bên là năng tri (chủ thể nhận biết), thì điều đó không đúng lý.
Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì không nên nói là biết về hiện tại. Nếu nói biết về hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không biết về quá khứ-vị lai-hiện tại thì trong kinh Đức
Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu có các kiết nội nhãn thì biết đúng như thật là ta có kiết nội nhãn. Nếu không có kiết nội nhãn thì biết đúng như thật là ta không có kiết nội nhãn. Còn như kiết nhãn ấy chưa sinh mà sinh, đã sinh rồi thì nên cắt đứt, khi đã cắt đứt thì giữ gìn khiến nó sau này đừng sinh lại nữa. Cũng biết đúng chính xác như thế. Như vậy thì với kinh do Đức Thế Tôn giảng nói đó, ông chê bai chống đối, vượt bỏ, trái nghịch lại. Nếu ông chê bai, chống đối với các điều trong kinh do Đức Thế Tôn đã giảng nói như thế thì không hợp với đạo lý.
Cũng như nói về kiết nhãn, các thứ kiết về tai-mũi-lưỡi-thân ý cũng giống như thế.
Sa-môn Mục-liên nói lời thế này: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Như trong các kinh do Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu ta đang bị tham dục điều khiển thì biết đúng như thật ta đang bị tham dục điều khiển. Còn nếu ta không bị tham dục điều khiển, thì biết đúng như thật ta không bị tham dục điều khiển. Còn như tham dục đó chưa sinh mà sinh, đã sinh rồi thì diệt, đã đoạn dứt nó thì đừng để sau này sinh lại. Các việc như thế đều biết đúng như thật. Người ấy đáp: Đúng như vậy. Nhưng biết nó như thế nào? Nó thuộc về quá khứ-vị lai hay ở hiện tại?
Nếu nói biết về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không nên nói không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói biết về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không nên nói không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói biết về hiện tại, nên nói là có một Bổđặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri, một bên là năng tri. Điều đó không đúng lý.
Nếu nói là không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì không nên nói là biết về hiện tại. Nếu nói biết về hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không biết về quá khứ-vị lai-hiện tại thì theo như kinh do Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu ta đang bị tham dục điều khiển thì biết đúng như thật ta đang bị tham dục điều khiển. Còn nếu ta không bị tham dục điều khiển, thì biết đúng như thật ta không bị tham dục điều khiển. Còn như tham dục đó chưa sinh mà sinh, đã sinh rồi phải cắt đứt, đã cắt đứt thì không để nó sinh lại sau này. Các việc như thế đều biết đúng như thật. Như vậy thì đối với lời Đức Thế Tôn đã giảng nói trong Khế kinh, ông lại chê bai chống báng, vượt bỏ, trái nghịch. Nếu ông đã chê bai, chống đối các điều trong kinh do Đức Thế Tôn giảng nói thì không hợp với đạo lý.
Như nói về cái tham dục, các thứ cái giận dữ, hôn trầm tùy miên, trạo cử, ác tác, nghi ngờ…, cũng giống như thế.
Sa-môn Mục-liên nói thế này: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Đối với các lời hay ý thiện trong Khế kinh, Thế Tôn có nói: Nếu bên trong ta đang có các giác chi như Niệm v.v... thì biết đúng như thật, trong ta đang có các giác chi như Niệm v.v... Còn nếu ta không có các giác chi như Niệm v.v... thì biết đúng như thật trong ta không có các giác chi như Niệm v.v... Còn như các giác chi như Niệm v.v... này chưa sinh thì khiến cho sinh, đã sinh ra rồi thì khiến còn mãi không quên mất, tu tập đầy đủ, thêm lớn rộng đến trí tác chứng. Cũng biết đúng như thật các việc như thế. Người ấy đáp: Đúng như vậy. Nhưng biết như thế nào? Nó thuộc về quá khứ-vị lai hay ở hiện tại?
Nếu nói biết về quá khứ thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói biết về vị lai, thì nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói biết về hiện tại, nên nói là có một Bổđặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì điều này không đúng lý.
Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, còn thấy một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì không nên nói là biết về hiện tại. Nếu nói biết về hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không biết về quá khứ-vị lai-hiện tại thì với lời hay ý thiện Đức Thế Tôn đã nói: trong kinh Nếu bên trong ta đang có giác chi như Niệm v.v... thì biết đúng như thật là trong ta đang có giác chi như Niệm v.v... Còn trong ta không có giác chi như Niệm v.v... thì biết đúng như thật là trong ta không có giác chi như Niệm v.v... Còn như giác chi như Niệm v.v... này chưa sinh thì khiến cho nó sinh, đã sinh rồi thì khiến nó còn mãi không quên, tu tập đầy đủ, khiến càng rộng lớn đến trí tác chứng. Các việc như thế đều biết đúng như thật.
Như vậy đối với kinh do Đức Thế Tôn giảng nói, ông lại chê bai, chống đối, vượt bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai chống đối lại thì không hợp với đạo lý.
Như nói về giác chi Niệm, thì các giác chi khác như Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả v.v... cũng giống như thế.
Sa-môn Mục-liên nói thế này: Quá khứ-vị lai đều không thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi thầy ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh do Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu đang có tâm tham thì biết đúng như thật là đang có tâm tham. Nếu đã lìa bỏ tâm tham thì biết đúng như thật là đã lìa bỏ tâm tham?
Người ấy đáp: Đúng như vậy. Nhưng phải biết như thế nào, nó thuộc về quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói biết về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói biết về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói biết về hiện tại, nên nói là có một Bổđặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp. Nếu còn thấy một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì điều này không đúng lý.
Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở tri, một bên là năng tri, thì không nên nói là biết về hiện tại. Nếu nói biết về hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không biết về quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với Khế kinh do Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nếu đang có tâm tham thì biết đúng như thật là đang có tâm tham, còn như đã lìa bỏ tâm tham thì biết đúng như thật là đã lìa bỏ tâm tham. Như thế thì đối với Khế kinh do Đức Thế Tôn giảng nói, ông nhằm chê bai, chống đối, vượt bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai, chống báng thì không hợp đạo lý.
Cũng như nói về có tâm tham, lìa bỏ tâm tham, các thứ như có tâm sân-lìa bỏ tâm sân, có tâm si lìa bỏ tâm si, tâm tóm tắt, tâm phân tán, tâm chìm xuống, tâm nổi dậy, tâm quấy động, tâm không quấy động, tâm không vắng lặng, tâm vắng lặng, tâm không định, tâm định, tâm không tu, tâm tu tập, tâm không giải thoát, tâm giải thoát…, đều biết đúng như thật, cũng như vậy.
Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Thọ có hai thứ: Một là thân thọ, hai là tâm thọ. Người ấy đáp: Đúng thế. Nầy thầy, nếu ta nhận được các thọ về thân, các thọ về tâm, thì lúc đó nên nói ở thời nào? Quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói nó ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói nó ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói nó ở hiện tại, nên nói là có một Bổđặc-già-la, không phải trước, không phải sau, cùng nhận lãnh hai thứ thọ: Một là thọ của thân, hai là thọ của tâm. Điều này không đúng lý.
Nếu nói là không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, nhận lãnh hai thứ thọ: một là thọ của thân, hai là thọ của tâm, thì không nên nói là nó ở hiện tại. Nếu nói ở hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói nó không ở quá khứ-vị lai-hiện tại thì đối với Khế kinh mà Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Thọ có hai thứ: Một là thọ của thân, hai là thọ của tâm. Như vậy đối với kinh điển của Đức Thế Tôn giảng nói, ông nhằm chê bai, chống đối, vượt bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai, chống đối, đi ngược lại thì không đúng đạo lý. Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không có, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là trong kinh điển Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Thọ có ba thứ: Một là thọ vui, hai là thọ khổ, ba là thọ không khổ không vui. Người này đáp: Đúng như thế. Nầy thầy, nếu khi lãnh nhận ba thứ thọ đó, thì nên nói ở vào thời nào? Quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói nó ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói nó ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói nó ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặcgià-la, không phải trước, không phải sau, cùng nhận lãnh ba thứ thọ: Một là thọ vui, hai là thọ khổ, ba là thọ không khổ không vui. Điều này không đúng lý.
Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, nhận được ba thứ thọ: Một là thọ vui, hai là thọ khổ, ba là thọ không khổ không vui, thì không nên nói là nó ở hiện tại. Nếu nói ở hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không ở quá khứ-vị lai và hiện tại thì là đối với kinh điển Đức Thế Tôn đã giảng nói lời hay ý thiện, nói: Có ba thứ thọ: Một là thọ vui, hai là thọ khổ, ba là thọ không khổ không vui. Như vậy là đối với các kinh điển do Đức Thế Tôn đã giảng nói, ông nhằm chê bai, chống báng, vượt bỏ, đi ngược lại. Nếu ông chê bai chống đối thì không hợp đạo lý.
Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Ý và pháp làm duyên phát sinh ra ý thức.
Người ấy đáp: Đúng như thế. Nhưng này thầy, khi ý thức khởi lên thì lúc đó ý nên nói nó ở thời nào? Là quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói nó ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói nó ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói nó ở hiện tại, nên nói là có một Bổđặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp với ý và ý thức, thì không nên nói nó ở trong hiện tại. Nếu nói nó ở hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói nó không ở trong quá khứ-vị lai-hiện tại thì trong kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, nói là: Ý và pháp làm duyên phát sinh ra ý thức. Như vậy, đối với kinh do Đức Thế Tôn giảng nói, ông nhằm chê bai, chống báng, vượt bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai, chống đối thì không hợp đạo lý.
Sa-môn Mục-liên nói thế này: Không có quá khứ-vị lai, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là các kinh điển Đức Thế Tôn đã giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Lấy răng giữ răng đưa đầu lưỡi để trên nóc họng. Lại dùng tâm ấy để hàng phục, giữ gìn, điều luyện tâm mình. Điều phục ở thời nào? Ở quá khứvị lai hay hiện tại?
Nếu nói điều luyện tâm ở quá khứ thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói điều luyện tâm ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói điều luyện tâm ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một là đối tượng điều luyện, hai là chủ thể điều luyện. Điều này không đúng lý.
Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là đối tượng được điều luyện, một bên là chủ thể điều luyện, thì không nên nói là điều luyện ở hiện tại. Nếu nói được điều luyện trong hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không điều luyện trong quá khứ-vị lai và hiện tại thì trong Khế kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói là dùng răng giữ răng, đầu lưỡi để trên nóc họng, lại dùng tâm giữ gìn, điều luyện tâm. Thì như thế là đối với kinh điển ông có ý chê bai, chống báng, trái bỏ, đi ngược lại. Nếu ông chê bai, chống đối thì không hợp đạo lý.
Sa-môn Mục-liên có nói như vầy: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là nơi Khế kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nay nói để thầy Bí-sô Bổ-sắc-yết-la-sa-lợi biết: Có mười tám ý cận hành gọi là sĩ phu. Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Lại hỏi: Nầy thầy, nếu khi mắt thấy sắc rồi thì thuận theo chỗ vui nơi các sắc mà cận hành, bấy giờ thì mười bảy ý cận hành kia phải nói là chúng đang ở đâu? Ở thời quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói chúng ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói chúng ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói chúng ở hiện tại, nên nói là có một Bổđặc-già-la, không phải trước, không phải sau, mà có mười tám ý cận hành, đồng thời cùng hiện hành. Điều này không đúng lý.
Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, có mười tám ý cận hành đồng thời cùng hiện hành, thì không nên nói là ở hiện tại. Nếu nói chúng ở hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không có cả quá khứ-vị lai-hiện tại thì trong Khế kinh Đức Thế Tôn giảng nói lời hay ý thiện, có nói: Nay xin nói để thầy Bí-sô Bổ-sắcyết-la-sa-lợi biết: Có mười tám ý cận hành, gọi là sĩ phu. Như thế thì đối với Khế kinh do Đức Thế Tôn giảng nói, ông có ý chê bai chống báng, trái bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai chống báng thì không hợp đạo lý.
-------------------------
Vô sở duyên, tĩnh lự,
Dị sinh, Đại sĩ, thẹn,
Nói chỗ ở hữu tình,
Ăn, Thánh đế, đoạn, lậu.
Sa-môn Mục-liên nói: Có tâm vô sở duyên. Nên hỏi người ấy: Thầy có thấy điều ấy đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh do Đức Thế Tôn đã khéo trình bày giảng dạy: Các thầy Bí-sô nên phân biệt biết rõ. Vì biết rõ nên gọi là thức. Phân biệt biết rõ những gì? Nghĩa là phân biệt, biết rõ về sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp? Người ấy đáp: Đúng như thế. Thầy hãy lắng nghe, kẻo lại rơi vào chỗ tranh luận bị thua.
Nếu thầy nói là có tâm vô sở duyên, thì không nên nói trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo trình bày, giảng dạy: Các thầy Bí-sô nên phân biệt biết rõ, vì phân biệt biết rõ nên gọi là thức. Phân biệt biết rõ những gì? Nghĩa là phân biệt biết rõ về sắc, biết rõ về thanh, hương, vị, xúc, pháp… Nên nếu nói như thầy thì không hợp đạo lý.
Nếu đã nói trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo trình bày chỉ dạy: Các thầy Bí-sô cần phân biệt biết rõ nên gọi là thức. Phân biệt rõ biết những gì? Nghĩa là phân biệt rõ biết về sắc-thanh-hươngvị-xúc-pháp, thì không nên nói là có tâm vô sở duyên. Nếu nói có tâm vô sở duyên thì không hợp đạo lý.
Người ấy nói: Nhất định là có tâm vô sở duyên. Vì sao như thế? Nghĩa là nó duyên với quá khứ hoặc duyên với vị lai. Nên hỏi người ấy: Thầy có chấp nhận điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày là:
Vì thầy Bí-sô Bổn-ngư-sư-sa-để mà nói: Các thầy Bí-sô, do các nhân, do các thứ duyên mà phát sinh ra thức. Khi thức đã sinh rồi thì rơi vào mọi thứ số. Do mắt (nhãn căn) và sắc mà phát sinh ra thức, thức đã sinh rồi thì rơi vào số nhãn thức. Do tai-mũi-lưỡi-thân-ý và pháp mà phát sinh ra thức, khi thức đã sinh rồi thì rơi vào số ý thức?
Người ấy đáp: Đúng như thế.
Thầy hãy nghĩ kỹ kẻo rơi vào sự trái ngược.
Nếu thầy nói nhất định là có tâm vô sở duyên thì không nên nói trong Khế kinh Đức Thế Tôn khéo giảng dạy trình bày, vì thầy Bí-sô Bổn-ngưsư-sa-để mà nói: Này các vị Bí-sô, do mọi thứ nhân, do mọi thứ duyên mà phát sinh ra thức. Khi thức đã sinh rồi thì rơi vào các thứ số. Do mắt và sắc mà phát sinh ra thức. Khi thức đã sinh ra rồi thì rơi vào số nhãn thức. Do tai-mũi-lưỡi-thân-ý và pháp mà phát sinh ra thức. Khi thức đã sinh ra rồi thì rơi vào số ý thức. Nếu nói như thầy thì không hợp đạo lý.
Nay nếu thầy nói trong Khế kinh Đức Thế Tôn khéo giảng dạy trình bày, vì thầy Bí-sô Bổn-ngưsư-sa-để mà nói: Này các vị Bí-sô, do các thứ nhân, do các thứ duyên mà phát sinh ra thức. Khi thức đã sinh rồi thì rơi vào số nhãn thức. Do tai-mũi-lưỡithân-ý và pháp mà sinh ra thức. Khi thức đã sinh ra rồi thì rơi vào số ý thức. Như vậy thì không nên nói nhất định là có tâm vô sở duyên. Nếu nói nhất định là có tâm vô sở duyên thì không hợp đạo lý.
Sa-môn Mục-liên nói thế này: Quá khứ và vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nếu như có kẻ biết hổ thẹn, xấu hổ hối hận giữ gìn và ham thích học tập, nương thân lâu dài ở những nơi tốt lành và chứng được bốn thứ tĩnh lự của thế gian? Người ấy đáp đúng như thế.
Khi thầy đó sắp qua đời, có các bậc trí thức đồng tu phạm hạnh đến hỏi: Nầy thầy, thầy có nhớ rõ được các quả chứng của mình không? Người này thưa: Thưa các vị, tôi đã chứng được bốn thứ tĩnh lự ở thế gian. Nên hỏi thầy ấy: Thầy ấy đã nhớ được những chỗ chứng nào? Ở quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói là ghi nhớ ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói là ghi nhớ ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói là ghi nhớ ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở ký, một bên là năng ký (đối tượng được ghi nhớ-người ghi nhớ). Lại ở trong định thì nói lời khác, điều này không đúng lý.
Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một bên là sở ký, một bên là năng ký. Lại ở trong định không nói lời khác, thì không nên nói là ghi nhớ ở hiện tại. Nếu nói ghi nhớ ở hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói là không ghi nhớ ở các thời quá khứ-vị lai và hiện tại, tức là trống không, không có pháp vượt hơn người khác, mà tự bảo là có. Người ấy nên bỏ đi thì đúng hơn.
Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không thì hiện tại sao có được. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo diễn giảng trình bày:
Có năm thứ căn, đó là Tín căn, Tinh tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn. Nầy các thầy Bísô, nếu như có người đối với năm căn này, do ở bậc cao, do mạnh mẽ lanh lợi, do điều phục căn thiện, do tu hành toàn vẹn mà chứng được A-la-hán, đầy đủ các phần giải thoát. Tự mình đã được hàng phục nên chuyển đổi được những phần nhỏ, chậm thành tựu tuệ giải thoát. Từ nay tự hàng phục lấy mình nên chuyển đổi được những phần nhỏ, chậm thành tựu sự chứng đắc của thân. Từ nay đã chuyển đổi được những phần nhỏ, chậm thành tựu các kiến đắc (chánh tri kiến). Từ nay đã chuyển đổi được các phần nhỏ, chậm thành tựu tín giải thoát. Từ nay đã điều phục, chuyển đổi những phần nhỏ chậm thành tựu hạnh tùy pháp, thành tựu hạnh tùy tín. Này các thầy Bí-sô, như thế nên biết: Do căn Ba-la-mậtđa làm duyên mà quả Ba-la-mật-đa được thành lập, do quả Ba-la-mật-đa làm duyên mà Bổ-đặc-già-la Ba-la-mật-đa được thành lập. Như thế thì năm căn đâu có vô ích.
Này các thầy Bí-sô, nếu có người đối với năm căn này, tất cả đều vô ngã, thì có thể nói người ấy đã vượt ra ngoài hạng phàm phu? Người ấy đáp: Đúng như thế.
Này thầy, kẻ hữu học hiện khởi tâm ràng buộc. Bấy giờ thì năm căn ấy nên nói là ở vào thời nào, quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặcgià-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một là tâm tu học, hai là tâm ràng buộc. Điều này không đúng lý.
Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một là tâm tu học, hai là tâm ràng buộc, thì không nên nói là nó ở vào thời hiện tại. Nếu nói nó ở thời hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không ở cả ba thời quá khứ-vị lai-hiện tại thì kẻ hữu học hiện khởi tâm ràng buộc, nên nói đó là ở ngoài, nên nói đó là hàng phàm phu, nên nói là trụ ở bên ngoài thứ bậc của hàng phàm phu.
Sa-môn Mục-liên có nói: Không có quá khứ-vị lai, thì hiện tại sao có được? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn khéo léo giảng dạy trình bày, nói: Vì các thầy chưa diệt, nên đối với tầm tứ của bậc Đại sĩ mà nói thì thiểu dục là pháp, còn đại dục là phi pháp. Người ấy đáp: Đúng như thế. Này các thầy, thiểu dục là pháp thế nào? Tức là tâm sở pháp cùng tương ưng với tâm. Nầy thầy, nếu bậc A-la-hán, thân đang ở cõi Dục mà hiện nhập vào định diệt tận thì thiểu dục như thế phải nói là ở vào đời nào? Đời quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói ở vào quá khứ, thì nên nói là có thời quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói ở vào vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì là không hợp đạo lý.
Nếu nói ở hiện tại, thì không thể nói là hiện nhập vào định diệt.
Nếu nói hiện nhập vào định diệt thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không ở cả quá khứ-vị lai-hiện tại thì bậc A-la-hán có thân còn ở cõi Dục, mà hiện nhập vào định diệt sẽ không phải là thiểu dục.
Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không thì hiện tại sao có được? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn khéo léo giảng dạy, trình bày: Vì thầy La-hỗ-la mà nói: Nầy thầy Lahỗ-la, nếu có thầy nào biết đúng sự việc mà lại nói dối, lại không biết xấu hổ, không có ăn năn. Ta nói người ấy không có hạnh ác nào mà chẳng dám làm. Người ấy đáp: Đúng như thế.
Này thầy, xấu hổ là pháp như thế nào?
Tức là tâm sở pháp cùng tương ưng với tâm.
Này thầy, bậc A-la-hán có thân đang ở cõi Dục mà hiện nhập định diệt, thì xấu hổ sẽ ở vào thời nào? Là quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì là trái đạo lý.
Nếu nói ở hiện tại, thì không nên nói là hiện nhập vào định diệt.
Nếu nói hiện nhập vào định diệt thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không ở cả ba thời quá khứ-vị lai-hiện tại, tức là bậc A-la-hán có thân đang ở cõi Dục, hiện nhập vào định diệt sẽ không biết xấu hổ.
Phần sau của tụng thứ tư.
Sa-môn Mục-liên nói: Không có quá khứ-vị lai, thì hiện tại sao có được? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn khéo léo giảng dạy trình bày:
Có chín chỗ ở của loài hữu tình:
Có loài hữu tình có sắc, có các loại thân, có các loại tưởng, tức là loài người và một phần các cõi trời. Đó là chỗ ở thứ nhất.
Có loài hữu tình có sắc, có các loại thân, có một thứ tưởng, tức là cõi trời Phạm Chúng và những kẻ mới sinh lên đó. Đây là chỗ ở thứ hai.
Có loài hữu tình có sắc, có một loại thân, có nhiều thứ tưởng, tức là cõi trời Quang Âm. Đó là chỗ ở thứ ba.
Có loài hữu tình có sắc, có một loại thân và một thứ tưởng, tức là cõi trời Biến Tịnh. Đó là chỗ ở thứ tư.
Có loài hữu tình có sắc, không có tưởng, không có các tưởng sai khác (gọi là không tưởng khác), tức là cõi trời Vô Tưởng. Đây là chỗ ở thứ năm.
Có loài hữu tình không có sắc, vượt qua tất cả các loại sắc tưởng, các đối tượng đều không còn, các loại tưởng không còn tác ý nữa. Ở khoảng vô biên hư không, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ, tức là ở gần cõi trời Không vô biên xứ. Đó là chỗ ở thứ sáu.
Có loài hữu tình không có sắc, đều đã vượt qua tất cả các loại hư không vô biên, mà vào vô biên thức, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ. Đây là chỗ ở thứ bảy.
Có loài hữu tình không có sắc, đã vượt qua tất cả các loại Thức vô biên xứ, không còn có chút gì cả, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ, tức là ở gần cõi trời Vô sở hữu xứ. Đây là chỗ ở thứ tám.
Có loài hữu tình không có sắc, đều đã vượt qua tất cả các loại Vô sở hữu xứ, trụ đầy đủ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức là ở gần cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây là chỗ ở thứ chín.
Người ấy đáp: Đúng như thế.
Này thầy, nếu bậc A-la-hán có thân đang sống ở cõi Dục và hiện nhập định diệt, thì phải nói là vị đó ở chỗ nào nơi chín cõi hữu tình?
Người ấy đáp: Vị ấy ở chỗ có các loại thân và các thứ tưởng.
Này thầy, do tưởng ở đời nào mà nói là có tưởng ở đời quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói do tưởng ở đời quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói do tưởng ở đời vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói do tưởng ở đời hiện tại, không nên nói là hiện nhập định diệt. Nếu nói hiện nhập định diệt thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không do tưởng ở cả ba đời quá khứvị lai-hiện tại, thì bậc A-la-hán có thân đang ở cõi Dục, hiện nhập định diệt, nên nói là không có tưởng, nên nói là loài hữu tình không có tưởng, nên nói là sống ở chỗ của loài hữu tình không có tưởng.
Sa-môn Mục-liên nói: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại sao có được? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy, trình bày: Tất cả các loài hữu tình đều phải nhờ vào sự ăn uống mới sống còn? Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Này thầy, chúng hữu tình chư Thiên không có tưởng đó thì nên bảo là họ có ăn uống không? Người ấy đáp: Họ chỉ có ý thức nghĩ tới việc ăn uống mà thôi.
Này thầy, việc ăn uống đó lúc ấy nên nói nó thuộc vào thời nào, quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu bảo là nó ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu bảo là ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói ở hiện tại, không nên nói là loài hữu tình không có tưởng.
Nếu nói là loài hữu tình không có tưởng thì không hợp đạo lý.
Nếu nói cả quá khứ-vị lai-hiện tại nó đều không có, thì đối với
Khế kinh mà Đức Thế Tôn khéo giảng dạy trình bày nói: Tất cả loài hữu tình đều phải nhờ vào ăn uống mà sống còn. Như thế, đối với kinh điển do Thế Tôn giảng nói, ông có ý chê bai chống báng, trái bỏ, đi ngược lại. Nếu ông chống báng, chê bai thì không hợp đạo lý.
Sa-môn Mục-liên có nói: Quá khứ-vị lai đều không, thì hiện tại làm sao có? Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là trong Khế kinh mà Đức Thế Tôn khéo giảng dạy trình bày có nói: Có sáu thức thân, đó là thức của mắt, thức của tai, thức của mũi, thức của lưỡi, thức của thân và thức của ý. Người ấy đáp: Đúng như vậy. Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là có người có khả năng đối với thức của mắt, mà đã quan sát-đang quan sát và sẽ quan sát thấy thức ấy là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã. Người ấy đã quan sát-đang quan sát và sẽ quan sát nhân của nó là nhân, là sự tụ tập, là sự sinh ra các loại, là duyên của mọi thứ.
Quan sát sự diệt của nó là diệt hết, là vắng lặng yên tĩnh, là mầu nhiệm, là lìa bỏ.
Quan sát đạo có thể đoạn dứt của nó, là đạo, là như, là hành, là xuất. Người ấy đáp: Đúng như thế. Nhưng quán thế nào? Quán về quá khứ-vị lai hay quán về hiện tại?
Nếu nói quán về quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói là quán về vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì là không hợp đạo lý.
Nếu nói là quán về hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một là sở quán, một là năng quán. Điều này không đúng lý.
Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một là sở quán, một là năng quán, thì không nên nói là quán về hiện tại. Nếu nói quán về hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không có quán về cả ba thời quá khứvị lai, hiện tại, tức là không có thể đối với nhãn thức (thức của mắt) đã quan sát-đang quan sát và sẽ quan sát, thấy nó là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã. Đã quan sát-đang quan sát-sẽ quan sát thấy nhân của nó là nhân, là sự tập hợp, thấy diệt của nó, là sự diệt hết, là tĩnh lặng, là mầu nhiệm, là lìa bỏ.
Quan sát đạo có thể đoạn của nó thì thấy là đạo, là như, là hành, là xuất ly.
Nếu không có khả năng quan sát thì không thể đã chán sợ-đang và sẽ chán sợ. Nếu không có khả năng chán sợ thì không có thể đã lìa nhiễm-đang và sẽ lìa nhiễm. Nếu không có khả năng lìa nhiễm thì không có thể đã giải thoát-đang giải thoát và sẽ giải thoát. Nếu không có thể giải thoát thì không thể nào đã nhập Niết-bàn-đang nhập Niết-bàn, sẽ nhập Niết-bàn.
Cũng giống như nói về nhãn thức, các nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức… cũng giống như thế.
Sa-môn Mục-liên có nói: Quá khứ-vị lai đều không thì hiện tại sao có được? Nên hỏi người ấy:
Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là ở Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày nói: Là các Bí-sô, cần phải đoạn trừ các lậu. Người ấy đáp: Đúng như thế. Nhưng phải đoạn như thế nào? Đoạn ở quá khứ-vị lai hay hiện tại?
Nếu nói đoạn ở quá khứ, thì nên nói là có quá khứ, chứ không phải là không có quá khứ. Nếu nói không có quá khứ thì không hợp đạo lý.
Nếu nói đoạn dứt ở vị lai, nên nói là có vị lai, chứ không phải là không có vị lai. Nếu nói không có vị lai thì không hợp đạo lý.
Nếu nói đoạn dứt ở hiện tại, nên nói là có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, hai tâm cùng hòa hợp, một là sở đoạn, một là năng đoạn (đối tượng được đoạn dứt và chủ thể đoạn dứt). Điều này không đúng lý.
Nếu nói không có một Bổ-đặc-già-la không phải trước, không phải sau, cả hai tâm cùng hòa hợp, một là sở đoạn, một là năng đoạn, thì không nên nói là đoạn dứt trong hiện tại. Nếu nói đoạn dứt trong hiện tại thì không hợp đạo lý.
Nếu nói không có đoạn dứt trong cả ba thời quá khứ-vị lai-hiện tại… thì trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng nói đó, ông có ý chê bai chống báng, trái bỏ, đi ngược lại. Nếu ông đã chê bai, chống báng thì không hợp đạo lý.
-----------------------
Hướng Bổ-đặc-già-la,
Tám thứ và ba tụ,
Ba thứ, tự tạo tác,
Nghe thấy, hiểu biết sau.
Luận về Bổ-đặc-già-la có nói: Nghĩa chắc thực, nghĩa hơn hết. Bổ-đặc-già-la là có thể có được, có thể chứng được. Các thứ hiện có đều có. Thế nên nhất định là có Bổ-đặc-già-la.
Luận về tánh không thì có người hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn khéo giảng dạy trình bày có nói: Trong năm cõi được an lập nhất định không có lẫn lộn được. Nghĩa là cõi Nại-lạc-ca (địa ngục), cõi bàng sinh, cõi quỷ, cõi trời và cõi người nhất định là có riêng biệt. Người ấy đáp: Đúng như vậy. Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nếu có một người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi thì sinh lên cõi bàng sinh? Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Này thầy hãy lắng nghe kẻo rơi vào chỗ tranh luận bị thua. Nếu có năm cõi đã quyết định được lập thành không có lẫn lộn, tức là từ cõi Nại-lạc-ca cho đến cõi người, nhất định là riêng biệt có cõi Nại-lạc-ca, cho đến nhất định là riêng biệt có cõi người, thì không thể nói: Có người ở cõi Nại-lạcca chết rồi sẽ sinh vào cõi bàng sinh. Lời thầy nói đó là không đúng đạo lý.
Bây giờ nếu thầy nói có người từ cõi Nại-lạcca chết đi sẽ sinh vào cõi bàng sinh, thì không nên nói sự thành lập năm cõi nhất định là không lẫn lộn được. Nghĩa là từ cõi Nại-lạc-ca cho đến cõi người, nhất định là có riêng biệt, rõ ràng từ cõi Nạilạc-ca cho đến cõi người. Vì khi nói năm cõi này được thành lập một cách nhất định không lẫn lộn được, nghĩa là từ cõi Nại-lạc-ca cho đến cõi người nhất định là có cõi Nại-lạc-ca riêng biệt cho đến nhất định có cõi người riêng biệt. Điều này không đúng lý, nếu người ấy bảo: Nhất định là có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sẽ sinh vào cõi bàng sinh. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Cõi kia tức là cõi kia. Người ấy đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe kẻo tranh luận bị thua. Nếu nhất định có người ở cõi Nại-lạc-ca chết rồi sẽ sinh vào cõi bàng sinh, thì nên nói cõi kia tức là cõi kia. Thầy nói lời ấy không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói cõi kia tức là cõi kia thì không nên nói nhất định là có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sẽ vào cõi bàng sinh. Nếu thầy nói nhất định là có người ở cõi Nại-lạc-ca chết rồi sẽ sinh vào cõi bàng sinh thì không đúng đạo lý.
Nếu nói cõi kia tức là cõi kia, thì nên hỏi kẻ ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, nếu cõi Nạilạc-ca kia tức là cõi bàng sinh? Người ấy đáp: Không đúng. Vậy thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cõi kia tức là cõi kia, thì nên nói cõi Nại-lạc-ca kia tức là cõi bàng sinh. Thầy nói lời đó không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói cõi Nại-lạc-ca kia tức là cõi bàng sinh, thì không nên nói cõi kia tức là cõi kia, vì nói như thế thì không đúng đạo lý.
Nếu thầy nói cõi kia khác với cõi kia, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nếu Nại-lạc-ca đoạn dứt thì chỉ sinh ở cõi bàng sinh? Đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cõi kia khác với cõi kia, thì nên nói là Nại-lạc-ca đoạn dứt rồi thì chỉ sinh ở cõi bàng sinh, lời nói này của thầy không hợp đạo lý.
Nếu thầy không nói ở cõi Nại-lạc-ca đoạn dứt sẽ chỉ sinh ra ở cõi bàng sinh, thì không nên nói là cõi kia khác với cõi kia, vì nói như thế là không đúng đạo lý.
Nếu nói: Không thể nói cõi kia hoặc là cõi kia, hoặc là khác cõi kia. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nếu có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sinh lên cõi bàng sinh. Nếu nói như thế, thì cũng không thể nói cõi ấy hoặc là cõi ấy, hoặc khác với cõi ấy? Đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe thật kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu không thể nói cõi ấy hoặc là cõi ấy hoặc khác với cõi ấy, thì nên nói là có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sẽ sinh lên cõi bàng sinh. Lời nói như thế, cũng không thể nói cõi ấy hoặc là cõi ấy, hoặc khác với cõi ấy. Lời thầy nói đó không đúng đạo lý.
Nếu thầy không nói có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sinh lên cõi bàng sinh. Lời nói như thế, cũng không thể nói cõi ấy hoặc là cõi ấy, hoặc khác cõi ấy. Vậy thì không nên nói là không thể nói cõi ấy hoặc là cõi ấy hoặc là khác với cõi ấy. Vì nói không thể nói cõi ấy hoặc là cõi ấy hoặc là khác với cõi ấy, thì không đúng đạo lý.
Như nói về việc có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sinh vào cõi bàng sinh, thì việc có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sẽ sinh vào cõi quỷ cũng như thế.
Luận về Bổ-đặc-già-la có kẻ nói: Là nghĩa chắc thật, là nghĩa hơn hết. Các Bổ-đặc-già-la là có thể có được, có thể chứng được. Các thứ hiện có đều có. Thế nên nhất định là có Bổ-đặc-già-la.
Luận về tánh không thì có kẻ hỏi: Thầy có cho điều này là đúng không, nghĩa là nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày, nói: Có năm cõi như thế, nhất định là được an lập không hề lẫn lộn, tức là cõi Nại-lạc-ca, cõi bàng sinh, cõi quỷ, cõi trời và cõi người…, quyết định là có cõi Nạilạc-ca riêng biệt cho đến có cõi người riêng biệt.
Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Nếu có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sinh lên cõi người? Người ấy đáp: Đúng như thế.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu có năm cõi quyết định được thành lập không lẫn lộn, nghĩa là cõi Nại-lạc-ca cho đến cõi người, quyết định có cõi Nại-lạc-ca riêng biệt, cho đến cõi người riêng biệt, thì không nên nói là có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sinh lên ở cõi người. Nếu thầy nói như thế thì không đúng đạo lý.
Nay nếu thầy nói có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sinh lên cõi người, thì không nên nói là năm cõi quyết định được an lập không lẫn lộn. Nghĩa là từ cõi Nại-lạc-ca riêng biệt cho đến cõi người, thì quyết định là có cõi Nại-lạc-ca riêng biệt cho đến có cõi người riêng biệt. Nếu nói năm cõi này quyết định được an lập không hề lẫn lộn, nghĩa là từ cõi Nại-lạc-ca cho đến cõi người, quyết định là có cõi Nại-lạc-ca riêng biệt, cho đến có cõi người riêng biệt, thì không đúng đạo lý.
Người ấy nói nhất định là có người từ cõi Nạilạc-ca chết rồi sinh lên ở cõi người. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Cõi ấy tức là cõi ấy? Người ấy đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu nhất định là có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sinh lên ở cõi người, thì nên nói cõi ấy tức là cõi ấy. Lời thầy nói như thế không đúng đạo lý.
Nếu thầy không nói cõi ấy tức là cõi ấy, thì không nên nói nhất định là có người từ cõi Nại-lạcca chết rồi sinh lên ở cõi người. Nếu nói nhất định có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sinh lên ở cõi người thì không đúng đạo lý.
Nếu nói: Cõi ấy tức là cõi ấy, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Cõi Nại-lạcca kia tức là cõi người. Người ấy đáp: Không đúng. Này thầy hãy lắng nghe cho kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cõi kia tức là cõi kia, thì nên nói cõi Nại-lạc-ca kia tức là cõi người. Lời thầy nói không đúng lý. Nếu thầy không nói cõi Nại-lạc-ca kia tức là cõi người, thì không nên nói cõi kia tức là cõi kia. Nếu nói cõi kia tức là cõi kia thì không đúng đạo lý.
Lại nếu nói cõi kia tức là cõi kia, thì nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, cõi Nại-lạc-ca đối với việc sinh ra các căn, lực, giác chi vô lậu…, thì không có khả năng, còn cõi người thì có khả năng làm được. Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng, việc không có khả năng làm được, tức là có khả năng?
Đáp: Không đúng!
Thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cõi kia tức là cõi kia, thì nên nói không có khả năng tức là có khả năng làm được. Nay lời thầy nói không có khả năng tức là có khả năng làm được, thì không nên nói cõi kia tức là cõi kia, nếu nói như thế thì không đúng đạo lý.
Còn như có lời nói: Cõi kia khác với cõi kia. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, cõi Nại-lạc-ca dứt rồi thì chỉ sinh lên cõi người? Đáp: Không đúng.
Này thầy hãy lắng nghe kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cõi kia khác với cõi kia, thì phải nói là ở cõi Nại-lạc-ca dứt rồi sẽ chỉ sinh vào cõi người. Thầy nói như thế không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói là cõi Nại-lạc-ca dứt rồi sẽ chỉ sinh vào cõi người, thì không nên nói là cõi kia khác cõi kia. Nếu nói cõi kia khác với cõi kia thì không đúng đạo lý.
Như có lời nói này: Không thể nói cõi kia hoặc là cõi kia, hoặc khác với cõi kia. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, nếu có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sinh vào ở cõi người. Lời nói như thế, cũng không thể nói cõi kia hoặc là cõi kia, hoặc là khác? Đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu không thể nói cõi kia hoặc là cõi kia hoặc là khác, thì mới nên nói có kẻ từ cõi Nại-lạcca chết rồi sinh vào cõi người. Lời nói như thế, cũng không thể nói cõi kia hoặc là cõi kia hoặc là khác. Nay thầy nói thế thì không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói là có người ở cõi Nại-lạc-ca chết rồi sẽ sinh làm người. Lời nói như thế cũng không thể nói cõi kia hoặc là cõi kia hoặc là khác, thì không nên nói: Cõi kia hoặc là cõi kia hoặc là khác cõi kia. Nếu nói không thể nói cõi kia hoặc là cõi kia hoặc là khác cõi kia, thì không đúng đạo lý.
Như nói có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sẽ sinh lên cõi người, thì có người từ cõi Nại-lạc-ca chết rồi sinh lên cõi trời cũng như thế. Và như ở cõi Nại-lạc-ca, ở các cõi bàng sinh, cõi quỷ, cõi người, trời… cũng như vậy.
Trong này, có sự sai khác là đối với các cõi Nạilạc-ca, cõi bàng sinh, cõi quỷ thì không nên nói là có khả năng làm được, chỉ có cõi người và Trời thì mới nói có khả năng. Và với cõi người cõi trời thì không nên nói là không có khả năng, chỉ có các cõi Nại-lạc-ca, cõi bàng sinh, cõi quỷ mới nói là không có khả năng làm được mà thôi.
Có kẻ luận về Bổ-đặc-già-la nói: Là nghĩa chắc thật, nghĩa hơn hết. Bổ-đặc-già-la là có thể có được, có thể chứng được. Các thứ hiện có đều có. Thế nên quyết định là có Bổ-đặc-già-la.
Có kẻ luận về tánh không đặt câu hỏi: Thầy có cho điều này là đúng không? Là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày, nói: Có tám thứ Bổ-đặc-già-la được thành lập, quyết định là không có lẫn lộn. Nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc quả Dự lưu, cho đến quả A-lahán có thể tác chứng hướng, hoặc quả A-la-hán, thì quyết định có riêng quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, quyết định có riêng quả Dự lưu, cho đến quyết định có riêng quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, quyết định có riêng quả A-la-hán. Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng, các quả Dự lưu đều có thể tác chứng hướng, các Bổ-đặc-già-la đều chứng được quả Dự lưu? Người ấy đáp: Đúng như thế.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu có tám thứ Bổ-đặc-già-la quyết định được thành lập không lẫn lộn, nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc là quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, hoặc là quả A-la-hán, thì quyết định có riêng quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, quyết định có riêng quả Dự lưu, cho đến quyết định có riêng quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, và quyết định có riêng quả A-la-hán. Như thế thì không nên nói là các quả Dự lưu đều có thể tác chứng hướng, và các Bổ-đặcgià-la đều chứng được quả Dự lưu. Lời thầy nói đó không đúng đạo lý.
Nay nếu thầy nói các quả Dự lưu đều có thể tác chứng hướng, và các Bổ-đặc-già-la đều chứng được quả Dự lưu, thì không nên nói có tám loại Bổ-đặc-già-la quyết định được thành lập không hề lẫn lộn. Nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc là quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, hoặc là quả A la hán quyết định có riêng quả Dự lưu, có thể tác chứng hướng, hoặc quyết định có riêng quả Dự lưu, cho đến quyết định có riêng quả A-la-hán, có thể tác chứng hướng, thì quyết định là có riêng quả A-la-hán.
Nói tám thứ Bổ-đặc-già-la này, quyết định đã được thành lập không có lẫn lộn. Nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc là quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, có thể tác chứng hướng. Hoặc là quả A-la-hán thì quyết định có riêng quả Dự lưu, có thể tác chứng hướng, quyết định có riêng quả Dự lưu, cho đến quyết định có riêng quả A-la-hán, có thể tác chứng hướng, thì quyết định có riêng quả A-la-hán. Điều này không đúng đạo lý.
Người ấy nói: Các quả Dự lưu đều có thể tác chứng hướng, và các Bổ-đặc-già-la đều chứng được quả Dự lưu. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nó tức là nó? Người ấy đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, và các Bổ-đặc-già-la nhất định là đạt được quả Dự lưu, thì nên nói là nó tức là nó. Thầy nói lời đó không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói nó tức là nó, thì không nên nói các quả Dự lưu đều có thể tác chứng hướng, và các Bổ-đặc-già-la nhất định đều chứng được quả Dự lưu. Nói quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, và Bổ-đặc-già-la nhất định đạt được quả Dự lưu, nói như thế là không đúng đạo lý.
Nếu nói nó tức là nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, nếu người ấy tác chứng hướng tức là đã trụ vào quả? Người ấy đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu nó tức là nó, thì thầy nên nói: Người ấy chứng hướng tức là đã trụ vào quả. Lời nói này của thầy lại không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói người ấy chứng được hướng tức là đã trụ vào quả, thì không nên nói nó tức là nó. Nếu nó tức là nó thì không đúng đạo lý.
Lại như nói nó tức là nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, các quả Dự lưu đều có thể tác chứng hướng, và các Bổ-đặcgià-la đều không thành tựu được quả vị, hoặc quả Dự lưu thành tựu được quả vị? Người ấy đáp: Đúng như thế.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Người ấy không thành tựu tức là thành tựu? Đáp: Không thể đúng được.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Hoặc quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, còn Bổ-đặc-già-la không thành tựu được quả, chỉ có quả Dự lưu thành tựu được quả vị, thì nên nói người ấy không thành tựu tức là đã thành tựu. Lời nói của thầy không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói người ấy không thành tựu tức là thành tựu, thì không thể nói nó tức là nó. Nếu nói nó tức là nó thì không đúng đạo lý.
Nếu nói: Nó khác với nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng, các quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, dứt rồi thì chỉ sinh được quả Dự lưu? Đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo lại bị xem là tranh luận thua. Nếu nó khác với nó thì có thể nói các quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, dứt rồi liền sinh quả Dự lưu. Thầy nói như thế là không đúng lý. Nếu thầy không nói các quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, dứt rồi thì sẽ sinh được quả Dự lưu, thì không nên nói: Nó khác với nó. Nếu nói nó khác với nó thì không đúng đạo lý.
Nếu nói: Không thể nói nó hoặc là nó, hoặc là khác nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng: Các quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, và chứng được quả Dự lưu? Lời nói như thế cũng không thể nói nó hoặc là nó, hoặc là khác nó.
Đáp: Không đúng.
Này thầy nên lắng nghe kẻo bị thua. Nếu không thể nói nó hoặc là nó, hoặc là khác nó, vậy thì nên nói các quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, và chứng được quả Dự lưu. Lời nói như thế cũng không thể nói là hoặc là nó, hoặc là khác nó. Lời nói ấy của thầy không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói: Các quả Dự lưu đều có thể tác chứng hướng, và chứng được quả Dự lưu. Lời nói như thế cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác, thì không nên nói không thể nói là nó hoặc là nó, hoặc là khác. Thầy nói lời nói ấy không đúng đạo lý. Như quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, và mong đến quả Dự lưu. Lời nói như thế cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác, thì không nên nói là không thể nói nó hoặc là nó, hoặc là khác. Thầy nói lời nói ấy không đúng đạo lý.
Như nói về quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, và mong đến quả Dự lưu, thì các quả Nhất lai có thể tác chứng hướng, và mong đến quả Nhất lai cũng vậy. Ở đây có sự sai khác là các quả Nhất lai có thể tác chứng hướng, không nên nói nhất định là không thành tựu quả.
Có kẻ luận về Bổ-đặc-già-la nói thế này: Là nghĩa chắc thật, là nghĩa hơn hết. Bổ-đặc-già-la là có thể có được, có thể chứng, các loại hiện có đều có. Thế nên nhất định có Bổ-đặc-già-la.
Luận về tánh không đã hỏi: Thầy có cho điều này là đúng không, nghĩa là nơi Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo léo giảng dạy trình bày, có nói: Có tám loại Bổ-đặc-già-la, quyết định được lập thành không hề lẫn lộn. Nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc là quả Dự lưu, cho đến quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, hoặc là quả A-lahán, thì quyết định có riêng quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, quyết định có riêng quả Dự lưu, cho đến quyết định có riêng quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, thì quyết định có riêng quả A-lahán? Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Các quả Bất hoàn đều có thể tác chứng hướng, và chứng được quả Bất hoàn? Người ấy đáp: Đúng như thế.
Thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo lại bị xem là tranh luận thua. Có tám loại Bổ-đặc-già-la, quyết định được thành lập không hề có lẫn lộn. Nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng. Hoặc là quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán có thể tác chứng hướng. Hoặc là quả A-la-hán quyết định có riêng quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, quyết định có riêng quả Dự lưu cho đến quyết định có riêng quả A-lahán có thể tác chứng hướng, hoặc quyết định có riêng quả A-la-hán, thì không nên nói các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng, và được quả Bất hoàn. Lời thầy nói đó thì không đúng đạo lý. Nay nếu thầy nói các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng, và chứng được quả Bất hoàn, thì không nên nói là có tám loại Bổ-đặc-già-la, quyết định được thành lập không hề lẫn lộn. Nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc là quả Dự lưu, cho đến quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, hoặc là quả A-la-hán, nên quyết định có riêng quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, thì quyết định là có riêng quả Dự lưu, cho đến quyết định là có riêng quả A-lahán có thể tác chứng hướng, hoặc quyết định có riêng quả A-la-hán.
Nói có tám loại Bổ-đặc-già-la, quyết định đã được thành lập không hề lẫn lộn, nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc là quả Dự lưu, cho đến quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, hoặc quả A-la-hán, quyết định có riêng quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, thì quyết định chỉ có quả Dự lưu, cho đến quyết định có riêng quả A-la-hán mới có thể tác chứng hướng, tức là quyết định có riêng quả A-la-hán…, thì không đúng đạo lý. Người ấy nói: Các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng thì nhất định là được quả Bất hoàn. Nên hỏi người ấy rằng: Thầy có cho điều này là đúng không: Nó tức là nó? Người ấy đáp: Không đúng thế.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo lại bị xem là tranh luận thua. Nếu quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng, và chứng được quả Bất hoàn, thì nên nói nó tức là nó. Nhưng lời ấy của thầy không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói nó tức là nó, thì không nên nói là các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng, nhất định sẽ được quả Bất hoàn. Vì nếu nói quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng nhất định chứng được quả Bất hoàn, là không đúng đạo lý.
Nếu như nói: Nó tức là nó, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không: Người tác chứng hướng tức là đã trụ vào quả? Đáp: Không đúng thế.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo lại bị xem là tranh luận thua. Nếu nó tức là nó, thì nên nói người ấy tác chứng hướng tức là đã trụ vào quả. Thầy nói như thế thì không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói người ấy tác chứng hướng tức là đã trụ vào quả, thì không nên nói nó tức là nó. Nếu nói nó tức là nó thì không đúng đạo lý.
Lại nếu nói nó tức là nó, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không: Các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng lại có giận dữ, thì quả Bất hoàn ấy nên xa lìa giận dữ? Người ấy đáp: Đúng như thế.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không: Người ấy có giận dữ tức là lìa bỏ giận dữ?
Đáp: Không đúng thế.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo lại bị xem là tranh luận thua. Nếu nó tức là nó, thì nên nói người ấy có giận dữ tức đã lìa bỏ giận dữ. Nếu thầy nói như thế thì không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói người ấy có giận dữ tức là lìa bỏ giận dữ, thì không nên nói nó tức là nó, nếu nói nó tức là nó thì không đúng đạo lý.
Nếu có lời nói: Nó khác với nó, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng, các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng, dứt rồi chỉ sinh được quả Bất hoàn. Đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu nó khác với nó, thì nên nói là các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng, dứt rồi liền sinh lên quả Bất hoàn. Thầy nói như thế là không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng, dứt rồi liền sinh lên quả Bất hoàn, thì không nên nói: Nó khác với nó. Nếu nói nó khác với nó thì không đúng đạo lý.
Như có lời nói: Không thể nói nó hoặc là nó hoặc là khác nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không: Các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng, sẽ được quả Bất hoàn. Lời nói như thế cũng không thể nói: hoặc là nó, hoặc là khác? Đáp: Không đúng như thế.
Thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu không thể nói: Nó hoặc là nó, hoặc là khác tức thì nên nói là các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng, chứng được quả Bất hoàn. Lời nói như thế cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác. Lời thầy nói đó không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói các quả Bất hoàn có thể tác chứng hướng sẽ chứng được quả Bất hoàn. Lời nói như thế, cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác, thì không nên nói là không thể nói nó hoặc là nó hoặc khác nó. Nếu nói là không thể nói nó hoặc là nó, hoặc là khác nó, thì không đúng đạo lý.
Có kẻ luận về Bổ-đặc-già-la đã nói: Là nghĩa chắc thật (đế), là nghĩa hơn hết. Bổ-đặc-già-la là có thể được, có thể chứng, các loại hiện có đều có. Thế nên nhất định là có Bổ-đặc-già-la.
Luận về tánh không đã hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng, nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày, có nói: Có tám loại Bổ-đặc-già-la, quyết định được thành lập không hề lẫn lộn. Nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng hoặc là quả Dự lưu, cho đến quả A-la-hán có thể tác chứng hướng hoặc là quả A-lahán, tức là quyết định có riêng quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc quyết định có riêng quả Dự lưu, cho đến quyết định có riêng quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, nên quyết định có riêng quả A-la-hán. Người ấy đáp: Đúng như thế.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, là quả A-la-hán có thể tác chứng hướng chứng được quả A-la-hán? Người ấy đáp: Đúng như thế.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu có tám loại Bổ-đặc-già-la quyết định được thành lập thì không hề lẫn lộn, nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc là quả Dự lưu, cho đến quả A-la-hán đều có thể tác chứng hướng, hoặc là quả A-la-hán, nên quyết định có riêng quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc quyết định có riêng quả Dự lưu, cho đến quyết định có riêng quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, tức là quyết định có riêng quả A-la-hán, không nên nói quả A-la-hán có thể tác chứng hướng được quả A-la-hán. Thầy nói như thế không đúng đạo lý.
Nay nếu thầy nói quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, được quả A-la-hán, thì không nên nói là có tám loại Bổ-đặc-già-la, quyết định được thành lập không hề lẫn lộn. Nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc là quả Dự lưu, cho đến quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, hoặc là quả A-la-hán, tức là quyết định có riêng quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, quyết định chỉ có riêng quả Dự lưu, cho đến quyết định có riêng quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, hoặc quyết định có riêng quả A-la-hán.
Nói có tám loại Bổ-đặc-già-la, quyết định được thành lập không lẫn lộn. Nghĩa là quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc là quả Dự lưu, cho đến quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, hoặc là quả A-la-hán, tức là quyết định có riêng quả Dự lưu có thể tác chứng hướng, hoặc quyết định có riêng quả Dự lưu, cho đến quyết định có riêng quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, nên quyết định có riêng quả A-la-hán, thì không đúng đạo lý.
Người ấy nói: Quả A-la-hán có thể tác chứng hướng nhất định phải được quả A-la-hán. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không: Nó tức là nó? Đáp: Không đúng.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu có quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, nhất định phải được quả A-la-hán, thì nên nói nó tức là nó. Thầy nói lời ấy không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói nó tức là nó, thì không nên nói quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, nhất định phải được quả A-la-hán. Nếu nói quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, nhất định phải được quả A-la-hán thì không đúng đạo lý.
Nếu nói nó tức là nó, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không: Người ấy tác chứng hướng tức là đã trụ vào quả? Đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu nó tức là nó thì nên nói: Người ấy có thể tác chứng hướng tức là đã trụ vào quả… Thầy nói lời đó không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói người ấy tác chứng hướng tức là đã trụ vào quả, thì không nên nói nó tức là nó. Nếu nói nó tức là nó thì không đúng đạo lý.
Lại nếu nói nó tức là nó, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không: Các quả A-la-hán có thể tác chứng hướng mà chưa hoàn toàn lìa bỏ tham, chưa hoàn toàn lìa bỏ kiêu mạn, chưa hoàn toàn lìa bỏ vô minh…, do hữu học và còn tạo tác. Khi các quả A-la-hán đã hoàn toàn lìa bỏ tham, đã hoàn toàn lìa bỏ kiêu mạn, đã hoàn toàn lìa bỏ vô minh, việc đó là do vô học và việc làm đã xong? Người ấy đáp: Đúng như thế.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Người đó đang tạo tác tức là việc làm đã xong? Đáp: Không đúng.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu nó tức là nó, vậy thì nên nói người ấy đang tạo tác tức là việc làm đã xong. Thầy nói như vậy không hợp đạo lý. Nếu thầy không nói người ấy đang tạo tác tức là việc làm đã xong, thì không thể nói nó tức là nó. Nếu nói nó tức là nó thì không đúng đạo lý.
Nếu lại nói: Nó khác với nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Là các quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, khi đã dứt thì được sinh lên quả A-la-hán? Đáp: Không đúng.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu nói nó khác với nó thì mới có thể nói rằng các quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, dứt rồi liền sinh lên quả A-la-hán. Nếu thầy nói thế thì không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói các quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, dứt rồi liền được sinh lên quả A-la-hán, thì không nên nói là nó khác với nó. Nếu nói nó khác với nó thì không đúng đạo lý.
Nếu lại nói: Không có thể nói nó hoặc là nó, hoặc là khác. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Là các quả A-la-hán có thể tác chứng hướng được quả A-la-hán. Nói như thế thì cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác? Đáp: Không đúng thế.
Này thầy hãy lắng nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu không thể nói nó hoặc là nó, hoặc là khác, thì nên nói các quả A-la-hán có thể tác chứng hướng được quả A-la-hán. Lời nói như thế cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác. Thầy nói lời đó thì không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói các quả A-la-hán có thể tác chứng hướng, chứng được quả A-la-hán, nói như thế thì cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác, thì không nên nói là không thể nói cái đó hoặc là nó, hoặc là khác. Nếu nói không thể nói cái đó hoặc là nó, hoặc là khác, thì không đúng đạo lý.
Có kẻ luận về Bổ-đặc-già-la đã nói: Là nghĩa chắc thật, là nghĩa hơn hết. Bổ-đặc-già-la có thể được, có thể chứng, các loại hiện có đều có. Thế nên nhất định là có Bổ-đặc-già-la.
Luận về tánh không đã hỏi: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày, có nói: Có ba nhóm được quyết định thành lập không hề lẫn lộn, đó là nhóm Bất định, nhóm Tà tánh định, nhóm Chánh tánh định, thì quyết định là có riêng nhóm Bất định, có riêng nhóm Tà tánh định, có riêng nhóm Chánh tánh định? Người ấy đáp: Đúng như thế.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, là có người ở nhóm Bất định nhập vào nhóm nhất định là Tà tánh? Đáp: Không đúng.
Này thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu có ba nhóm quyết định được thành lập không hề lẫn lộn, nghĩa là có nhóm Bất định, nhóm Tà tánh định, nhóm Chánh tánh định, thì quyết định là có riêng nhóm Bất định, có riêng nhóm Tà tánh định và có riêng nhóm Chánh tánh định, thì không thể nói là có người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Tà tánh định. Vì thầy nói như thế là không đúng đạo lý.
Nay nếu thầy nói là có người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Tà tánh định, thì không nên nói có ba nhóm quyết định được thành lập không hề lẫn lộn. Nghĩa làcó nhóm Bất định, nhómTà tánh định, nhóm Chánh tánh định tức là nhất định có riêng nhóm Bất định, có riêng nhóm Tà tánh định và có riêng nhóm Chánh tánh định. Nói có ba nhóm quyết định được thành lập không hề lẫn lộn, nghĩa là có nhóm Bất định, nhóm Tà tánh định, nhóm Chánh tánh định, nên quyết định có riêng nhóm Bất định, có riêng nhóm Tà tánh định và có riêng nhóm Chánh tánh định…, thì không đúng đạo lý.
Vì người ấy nói: Nhất định là có người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Tà tánh định. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không. Cái đó tức là nó? Đáp: Không đúng.
Này thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu nhất định là có người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Tà tánh định thì nên nói cái đó tức là nó. Nhưng điều thầy nói đó là không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói cái đó tức là nó, thì cũng không nên nói nhất định là có người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Tà tánh định, vì nó không đúng đạo lý.
Nếu lại nói: Cái đó tức là nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là những người đang ở nhóm Bất định tức là cũng ở nhóm Tà tánh định? Đáp: Không đúng.
Này thầy nên lắng nghe kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cái đó tức là nó thì mới có thể nói những người đang ở nhóm Bất định cũng tức là đang ở nhóm Tà tánh định. Nếu thầy nói như thế thì không đúng đạo lý. Còn nếu thầy không nói những người đang ở nhóm Bất định cũng tức là đang ở nhóm nhất Tà tánh định, thì không nên nói cái đó tức là nó. Nếu cái đó tức là nó thì không đúng đạo lý.
Lại nếu như nói cái đó tức là nó, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, nghĩa là khi trụ vào nhóm Bất định thì vẫn có được khả năng làm sinh ra các loại căn-lực-giác chi vô lậu, còn khi trụ vào nhóm Tà tánh định thì không có khả năng đó? Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Là người ấy có khả năng làm được tức là không có khả năng? Đáp: Không đúng.
Thầy nên nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cái đó tức là nó thì mới có thể nói rằng người ấy có khả năng làm được cũng tức là không có khả năng. Vì nếu thầy nói thế thì không đúng đạo lý. Còn nếu thầy không nói: Người ấy có khả năng làm được cũng tức là không có khả năng, thì không nên nói cái đó tức là nó. Vì nếu nói cái đó tức là nó thì không đúng đạo lý.
Lại có lời nói: Cái đó khác với nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Những người đã trụ vào nhóm Bất định, khi dứt rồi thì liền sinh vào nhóm Tà tánh định? Đáp: Không đúng.
Này thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cái đó khác với nó mới có thể nói những người đang trụ ở nhóm Bất định, khi dứt rồi thì liền sinh vào nhóm Tà tánh định. Thầy nói điều đó không đúng đạo lý. Còn nếu thầy không nói người đang trụ ở nhóm Bất định, khi dứt rồi thì liền sinh vào nhóm Tà tánh định, như thế không nên nói cái đó khác với nó. Nếu nói cái đó khác với nó thì không đúng đạo lý.
Lại có lời nói này: Không thể nói cái đó hoặc là nó, hoặc là khác nó. Nên liền hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Những người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Tà tánh định. Như lời nói đó thì cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác nó? Người ấy đáp: Không đúng.
Này thầy nên nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu không thể nói cái đó hoặc là nó, hoặc là khác nó, thì có thể nói những người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Tà tánh định. Như lời nói đó thì cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác. Thầy nói thế nên không đúng đạo lý. Nếu như thầy không nói những người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Tà tánh định. Như lời nói đó thì cũng không thể nói cái đó hoặc là nó hoặc khác nó…, thì không nên nói là không thể nói cái đó hoặc là nó hoặc khác nó. Nếu nói không thể nói cái đó hoặc là nó hoặc khác nó, thì không đúng đạo lý.
Có kẻ luận về Bổ-đặc-già-la nói: Là nghĩa chắc thật, là nghĩa hơn hết. Bổ-đặc-già-la có thể được, có thể chứng, các loại hiện có đều có. Thế nên nhất định là có Bổ-đặc-già-la.
Luận về tánh không thì hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng, nghĩa là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày: Có ba nhóm quyết định được thành lập không hề lẫn lộn, nghĩa là có nhóm Bất định, nhóm Tà tánh định, nhóm Chánh tánh định, thì quyết định là có riêng nhóm Bất định, có riêng nhóm Tà tánh định, có riêng nhóm Chánh tánh định? Người ấy đáp: Đúng thế.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, tức là có người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Chánh tánh định? Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu có ba nhóm quyết định được thành lập không hề lẫn lộn, nghĩa là có nhóm Bất định,
&&&nhóm Tà tánh định, nhóm Chánh tánh định, thì quyết định là có riêng nhóm Bất định, có riêng nhóm Tà tánh định, có riêng nhóm Chánh tánh định…, thì không thể nói là có người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Chánh tánh Định. Thầy nói thế là không đúng đạo lý. Còn nếu thầy nói có nhiều người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Chánh tánh định, thì không nên nói là có ba nhóm quyết định thành lập không hề lẫn lộn. Nghĩa là có nhóm Bất định, có nhóm Tà tánh định, có nhóm Chánh tánh định, thì quyết định là có riêng nhóm Bất định, có riêng nhóm Tà tánh định, có riêng nhóm Chánh tánh định… Nói có ba nhóm quyết định được thành lập không hề lẫn lộn, nghĩa là có nhóm Bất định, có nhóm Tà tánh định, nhóm Chánh tánh định, tức quyết định là có riêng nhóm Bất định, có riêng nhóm Tà tánh định và có riêng nhóm Chánh tánh định …, như thế thì không đúng đạo lý.
Người ấy lại nói: Nhất định là có người từ nhóm Bất định mà nhập vào nhóm Chánh tánh định. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không: Cái đó tức là nó? Đáp: Không đúng.
Thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu nhất định có người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Chánh tánh định, thì mới có thể nói là cái đó tức là nó. Lời thầy nói như thế là không đúng đạo lý. Còn nếu như thầy không nói cái đó tức là nó, thì thầy mới có thể nói nhất định là có người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Chánh tánh định. Vì nếu nói nhất định là có người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Chánh tánh định thì không đúng đạo lý.
Nếu cứ nói cái đó tức là nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Là những người đang trụ vào nhóm Bất định thì cũng tức là trụ vào nhóm Chánh tánh định? Đáp: Không đúng.
Này thầy nên nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cái đó tức là nó thì nên nói những người đang trụ vào nhóm Bất định cũng tức là trụ vào nhóm Chánh tánh định. Thầy nói điều đó lại không đúng đạo lý. Còn nếu thầy không nói những người đang trụ ở nhóm Bất định cũng tức là trụ vào nhóm Chánh tánh định thì không nên nói cái đó tức là nó, vì nếu nói cái đó tức là nó, thì không đúng đạo lý.
Lại nếu cứ nói là cái đó tức là nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Những người đang trụ ở nhóm Bất định là hữu lượng phước điền, còn trụ vào nhóm Chánh tánh định thì có vô lượng phước điền? Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng: Những người hữu lượng phước điền tức là có vô lượng phước điền? Đáp: Không đúng.
Thầy nên nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cái đó tức là nó thì mới có thể nói những người hữu lượng phước điền tức là vô lượng phước điền, vì thầy nói như thế thì không đúng đạo lý. Còn như thầy không nói những người hữu lượng phước điền tức là có vô lượng phước điền, thì không nên nói cái đó tức là nó. Vì nếu nói cái đó tức là nó, thì không đúng đạo lý.
Còn như có lời nói: Cái đó là khác với nó. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng, là những người trụ vào nhóm Bất định, dứt rồi liền sinh và trụ vào nhóm Chánh tánh định? Đáp: Không đúng.
Này thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu cái đó khác với nó thì nên nói những người đang trụ ở nhóm Bất định khi dứt rồi, liền sinh vào nhóm Chánh tánh định. Thầy nói điều đó là không đúng đạo lý. Còn nếu thầy không nói những người đang trụ ở nhóm Bất định, khi dứt rồi thì được sinh vào ở nhóm Chánh tánh định, thì không nên nói cái đó khác với nó. Nếu nói cái đó khác với nó thì không đúng đạo lý.
Nếu lại nói lời này: Không thể nói cái đó hoặc là nó hoặc khác nó. Nên liền hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không: Có những người trụ từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Chánh tánh định. Nếu nói như thế thì cũng không thể nói hoặc là nó hoặc khác nó? Người ấy đáp: Không đúng.
Này thầy nên nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu không thể nói cái đó hoặc là nó, hoặc là khác thì nên nói có những người từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Chánh tánh định. Lời nói như thế cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác nó. Lời thầy nói thế là không đúng đạo lý. Còn nếu như thầy không nói có những người trụ từ nhóm Bất định nhập vào nhóm Chánh tánh định, thì nói như thế cũng không thể nói hoặc là nó, hoặc là khác nó, tức là không nên nói không thể nói cái đó hoặc là nó, hoặc là khác nó. Nếu nói không thể nói cái đó hoặc là nó, hoặc là khác nó, thì không đúng đạo lý.
Có kẻ luận về Bổ-đặc-già-la nói: Là nghĩa chắc thật, là nghĩa hơn hết. Bổ-đặc-già-la là có thể được, có thể chứng, các thứ hiện có đều có. Thế nên nhất định là có Bổ-đặc-già-la.
Luận về Tánh không đã hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng, tức là trong Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày, có nói: Có ba thứ Bổ-đặc-già-la quyết định được thành lập không hề lẫn lộn, đó là học Bổ-đặc-già-la, vô học Bổ-đặcgià-la và phi học phi vô học Bổ-đặc-già-la. Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Và nói pháp cũng có ba thứ, tức là pháp học, pháp vô học và pháp phi học phi vô học. Người ấy đáp: Đúng như thế.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Trước là phi học phi vô học Bổ-đặc-già-la, kế đến trở thành có học, đã thành có học rồi thì sau mới thành vô học. Đã thành vô học rồi lại trở thành có học Bổ-đặc-già-la. Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Lại hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không? Trước hết là pháp phi học phi vô học, kế đến thì thành có học. Khi đã thành có học rồi, sau đó mới thành vô học. Khi đã thành vô học rồi thì lại trở thành pháp có học.
Đáp rằng: Không đúng. Thầy hãy nghe kỹ không thì sẽ bị thua. Nếu trước tiên là phi học phi vô học sở Bổ đặc già la, tiếp đến thành có học. Đã thành có học rồi sau đó rồi thành vô học. Thành vô học rồi lại thành
Có học Bổ-đặc-già-la. Vậy thì nên nói trước tiên là phi học và phi vô học pháp, tiếp đến thành có học. Đã thành có học rồi sau đó thành vô học. Thành vô học rồi lại thành học pháp. Thầy nói như thế thì không đúng đạo lý. Nếu thầy không nói trước tiên là pháp phi học phi vô học, kế đến thì thành có học, khi đã thành có học, sau đó mới thành vô học; khi đã thành vô học rồi thì lại trở thành pháp có học, thì không nên nói trước hết là Bổ-đặc-già-la phi học phi vô học, kế đó thì thành có học; Khi đã thành có học, sau đó mới thành vô học. Khi đã thành vô học thì lại trở thành Bổ-đặcgià-la có học. Nếu nói trước hết là Bổ-đặc-già-la phi học phi vô học, kế đó thì thành có học. Khi đã thành có học rồi, sau đó mới thành vô học. Khi đã thành vô học thì lại trở thành Bổ-đặc-già-la có học.
Như thế là không đúng đạo lý.
Có kẻ luận về Bổ-đặc-già-la nói: Mạng sống của loài hữu tình có ngã được sinh ra, nuôi lớn lên thành một sĩ phu Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-giàla nên có thể Tạo ra các nghiệp hoặc thuận với thọ vui, hoặc thuận với thọ khổ, hoặc thuận với thọ không khổ không vui. Người ấy khi đã Tạo các nghiệp thuận vui rồi thì nhận lãnh thọ vui, khi đã Tạo các nghiệp thuận khổ rồi thì sẽ nhận lãnh các thọ khổ, và khi đã Tạo các nghiệp không khổ không vui rồi thì sẽ nhận lãnh các thọ không khổ không vui.
Luận về Tánh không thì hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng: Chính mình Tạo ra nỗi khổ niềm vui? Đáp: Không đúng.
Thầy hãy lắng nghe kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu mạng sống của loài hữu tình có ngã, được sinh ra, nuôi lớn lên, thành một sĩ phu Bổđặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la này nên có thể Tạo ra các nghiệp hoặc thuận với thọ vui, hoặc thuận với thọ khổ, hoặc thuận với thọ không khổ không vui. Khi người ấy đã Tạo ra các nghiệp thuận vui thì sẽ nhận lãnh các thọ vui, khi đã Tạo ra các nghiệp thuận khổ thì sẽ nhận lãnh các thọ khổ, và khi đã Tạo ra các nghiệp thuận không khổ không vui thì sẽ nhận lãnh các thọ không khổ không vui. Thế nên nói chính mình Tạo ra khổ vui. Như thầy nói lời ấy là không đúng đạo lý. Còn như thầy không nói chính mình Tạo ra khổ vui thì không nên nói là mạng sống của hữu tình có ngã, được sinh ra, nuôi lớn lên, thành một sĩ phu Bổ-đặc-giàla. Do có Bổ-đặc-già-la nên có thể Tạo ra các nghiệp hoặc thuận thọ vui, hoặc thuận thọ khổ, hoặc thuận thọ không khổ không vui. Khi người ấy đã Tạo ra các nghiệp thuận vui thì sẽ nhận lãnh thọ vui, khi Tạo ra các nghiệp thuận khổ thì sẽ nhận lãnh thọ khổ, khi đã Tạo ra các nghiệp thuận không khổ không vui thì sẽ nhận lãnh cái thọ không khổ không vui. Nói mạng sống của loài hữu tình có ngã được sanh ra và nuôi lớn lên thành một sĩ phu Bổ đặc già la. Do có Bổ-đặc-già-la này cho nên có thể Tạo ra các nghiệp, hoặc là thuận thọ vui, hoặc là thuận thọ khổ, hoặc là thuận thọ không khổ không vui. Khi người ấy Tạo ra nghiệp thuận thọ vui rồi sẽ nhận lãnh thọ vui, Tạo ra nghiệp thuận thọ khổ rồi sẽ nhận lãnh thọ khổ, Tạo ra nghiệp thuận thọ không Khổ không vui rồi sẽ nhận lãnh thọ không Khổ không vui. Nếu nói như thế thì không đúng đạo lý.
Còn như nói tự mình Tạo ra khổ vui. Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, theo như Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo giảng dạy trình bày, có nói: Vì ông Siêm-bộ-lư đi xuất gia nên ngoại đạo nói Siêm-bộ-lư đã nhận lãnh các thứ ham muốn (hữu dục) nên tự mình đã Tạo ra khổ vui. Chuyện về Siêm-bộ-lư Ta không nói hết.
Người ấy đáp: Đúng như thế.
Thầy hãy nghe kỹ kẻo lại bị xem là tranh luận thua. Nếu tự mình gây ra khổ vui, thì không nên nói theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày có kể: Vì ông Siêm-bộ-lư đi xuất gia cho nên ngoại đạo nói Siêm-bộ-lư đã nhận lãnh các thứ ham muốn, đã tự Tạo ra các khổ vui. Chuyện về Siêm-bộ-lư Ta không nói hết. Thầy nói như thế thì không đúng đạo lý. Nếu nay thầy nói việc Siêmbộ-lư như vừa kể trên, thì không nên nói tự mình Tạo ra các khổ vui, vì nói tự mình Tạo ra các khổ vui thì không đúng đạo lý.
Còn như nói thế này: Ông ấy đã Tạo ra khổ vui, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, như nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày, có kể: Vì Siêm-bộ-lư xuất gia nên ngoại đạo nói Siêm-bộ-lư nhận khác lãnh khác, nếu có ham muốn thì khiến ông Tạo ra các khổ vui, việc của Siêm-bộ-lư đây Ta không nói hết… Người ấy đáp: Đúng như thế.
Này thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu ông ấy Tạo ra các khổ vui, thì không nên nói theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo giảng dạy trình bày nói: Vì Siêm-bộ-lư xuất gia, nên ngoại đạo nói Siêm-bộ-lư nhận khác lãnh khác, các thứ tham dục khiến ông ấy Tạo ra các khổ vui, việc ông Siêm-bộ-lư đây Ta không nói hết… Thầy nói như thế thì không đúng đạo lý. Nay nếu thầy nói nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo giảng dạy trình bày có nói: Vì Siêm-bộ-lư xuất gia, nên ngoại đạo nói Siêm-bộ-lư đã nhận lãnh khác biệt về các thứ ham muốn, khiến ông Ta Tạo ra các khổ vui, việc Siêm-bộ-lư Ta không nói hết…, thì không nên nói ông ấy Tạo ra các khổ vui. Nếu nói ông ấy Tạo ra các khổ vui, thì không đúng đạo lý.
Có kẻ luận về Bổ-đặc-già-la nói: Mạng sống của loài hữu tình có ngã được sinh ra, nuôi lớn lên, thành một sĩ phu Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-giàla nên Tạo ra các nghiệp hoặc thuận thọ vui, hoặc thuận thọ khổ, hoặc thuận thọ không khổ không vui. Khi người ấy đã Tạo các nghiệp thuận vui thì sẽ nhận lãnh các thọ vui, khi Tạo các nghiệp thuận khổ thì sẽ nhận lãnh các thọ khổ, khi đã Tạo các nghiệp không khổ không vui thì sẽ nhận được các thọ không khổ không vui.
Luận về Tánh không thì hỏi: Thầy có cho điều này là đúng không: Đây làm đây chịu? Đáp: Không đúng.
Thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu mạng sống của loài hữu tình có ngã, được sinh ra và nuôi lớn thành một sĩ phu Bổ-đặcgià-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên có thể Tạo ra các nghiệp hoặc thuận thọ vui, hoặc thuận thọ khổ, hoặc thuận thọ không khổ không vui. Khi người ấy đã Tạo ra các nghiệp thuận thọ vui thì sẽ nhận lãnh các thọ vui, khi đã Tạo ra các nghiệp thuận thọ khổ thì sẽ nhận lãnh các thọ khổ, khi đã Tạo các nghiệp thuận với thọ không khổ không vui thì sẽ nhận lãnh các thọ không khổ không vui…, thì nên nói đây làm đây chịu. Lời thầy nói đó thì không đúng đạo lý. Còn nếu như thầy không nói là đây làm đây chịu, thì không nên nói có mạng sống của loài hữu tình có ngã, được sinh ra, nuôi lớn lên thành một sĩ phu Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên có thể Tạo ra các nghiệp hoặc thuận với thọ vui, hoặc thuận với thọ khổ, hoặc thuận với thọ không khổ không vui. Khi người ấy đã Tạo ra các nghiệp thuận với thọ vui thì se nhận lãnh các thọ vui, nếu Tạo ra các nghiệp thuận với thọ khổ thì sẽ nhận lãnh các thọ khổ, nếu Tạo ra các nghiệp thuận với thọ không khổ không vui thì sẽ nhận lãnh các thọ không khổ không vui. Nói mạng sống của loài hữu tình có ngã được sanh ra và nuôi lớn lên thành một sĩ phu Bổ đặc già la. Do có Bổ đặc già la cho nên có thể Tạo ra các nghiệp, hoặc thuận thọ vui, hoặc thuận thọ khổ, hoặc thuận thọ không Khổ không vui. Khi người kia Tạo ra nghiệp thuận với thọ vui rồi thì nhận lãnh thọ vui, Tạo ra nghiệp thuận với thọ Khổ rồi thì nhận lãnh thọ Khổ, Tạo ra nghiệp thuận với thọ không Khổ không vui thì sẽ nhận lãnh cái thọ không Khổ không vui. Như vừa nêu trên thì không đúng đạo lý.
Nếu cứ nói là đây làm đây chịu, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo giảng dạy trình bày, có nói: Vì một vị Phạm chí nên nói: Này Phạm chí, đây làm đây chịu là rơi vào thường biên. Người ấy đáp: Đúng thế.
Này thầy nên nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu đây làm đây chịu, thì không nên nói là theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn khéo léo giảng dạy trình bày, có nói: Vì một vị Phạm chí nên nói: Này Phạm chí, đây làm đây chịu là rơi vào Thường biên. Lời thầy nói đó không đúng đạo lý. Nay nếu thầy nói theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn khéo léo giảng dạy trình bày, có nói: Vì một Phạm chí nên nói: Này Phạm chí, đây làm đây chịu là rơi vào Thường biên, thì không nên nói là đây làm đây chịu. Nếu nói đây làm đây chịu, thì không đúng đạo lý.
Nếu nói: Người khác làm người khác chịu, nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, nghĩa là theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn khéo léo giảng dạy trình bày, có nói: Vì một Phạm chí nên nói: Này Phạm chí, người khác làm người khác chịu, đó là rơi vào Đoạn biên. Người ấy đáp: Đúng như vậy.
Thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu người khác làm người khác chịu, thì không nên nói là theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn khéo léo giảng dạy trình bày, có nói: Vì một Phạm chí nên nói: Này Phạm chí, người khác làm người khác chịu là rơi vào Đoạn biên. Thầy nói điều đó là không đúng đạo lý. Nay nếu thầy nói là theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo giảng dạy trình bày, có nói: Vì một Phạm chí nên nói: Này Phạm chí, người khác làm người khác chịu đó là rơi vào Đoạn biên, thì không nên nói là người khác làm người khác chịu. Nếu nói người khác làm người khác chịu, thì không đúng đạo lý.
Có kẻ luận về Bổ-đặc-già-la nói: Mạng sống của loài hữu tình có ngã được sinh ra nuôi lớn lên thành một sĩ phu Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-giàla nên đối với những việc thấy, nghe, hay, biết về các pháp đã có được, đã tìm cầu, rồi để Tâm theo, luôn theo dõi suy nghĩ tìm xét.
Luận về Tánh không thì hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng, tức là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo giảng dạy trình bày, có nói: Vì Bí-sô Bổn-mục-lư-át-lý-sắt-tra nên nói: Này thầy Bí-sô, đối với những việc thấy, nghe, hay, biết về các pháp, đã có được, đã tìm cầu, rồi để Tâm theo dõi, thường suy nghĩ tìm hiểu thì thấy Tất cả đều không phải là ngã, ngã sở, cũng không phải là cái ngã của Ta, phải nên dùng chánh tuệ để nhìn thấy đúng thật như vậy. Người ấy đáp: Đúng như thế.
Này thầy nên nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu hữu tình có mạng sống có ngã, được sinh ra và nuôi lớn thành một sĩ phu Bổ-đặc-giàla. Do có Bổ-đặc-già-la nên đối với những việc thấy, nghe, hay, biết về các pháp đã có được, đã tìm cầu, rồi để Tâm theo dõi, luôn suy nghĩ tìm xét…, thì không nên nói theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo giảng dạy trình bày, có nói: Vì Bí-sô Bổnmục-lư-át-lý-sắt-tra nên nói: Này Bí-sô, đối với những việc thấy, nghe, hiểu biết về các pháp, đã có được, đã tìm cầu, rồi để ý theo dõi tìm xét thì thấy Tất cả đều không phải là ngã, ngã sở, cũng không phải là ngã của mình, phải nên dùng chánh tuệ để nhìn thấy đúng thật như thế… Thầy nói lời ấy thì không đúng đạo lý. Nay nếu thầy cũng nói đúng như các lời vừa nói trên, thì không nên nói là có mạng sống của hữu tình có ngã được sinh ra và nuôi lớn lên thành một sĩ phu Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la nên đối với những việc thấy nghe, hiểu biết về các pháp, đã có được, đã tìm cầu, để ý theo dõi, tìm xét…, mà nói hữu tình có mạng sống, có ngã, được sinh ra và nuôi lớn lên thành một sĩ phu Bổ-đặc-già-la. Do có Bổ-đặc-già-la, cho nên đối với các việc thấy, nghe, hay, biết về các pháp đã có được, đã tìm cầu và luôn theo dõi tìm xét…, thì không đúng đạo lý.
---------------------
Nói Từ duyên vào đâu?
Thức thân cùng niệm trụ,
Các giác chi đạt được,
Hữu vi và vô vi.
Người luận về Tánh không thì nói: Là nghĩa đúng thực, là nghĩa hơn hết. Bổ-đặc-già-la không phải là có thể được, không phải là có thể chứng, không phải là hiện có, không phải là đều có. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la.
Người luận về Bổ-đặc-già-la hỏi: Này thầy, lòng Từ duyên với cái gì? Đáp: Trong các pháp Tánh, Tất cả mọi thứ đều có đầy đủ, do đó mà có đủ các thứ tưởng rồi giả nói là có loài hữu tình. Theo nghĩa ở đây thì lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn tiếp nối nhau.
Người ấy hỏi: Thầy nói là lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn nối tiếp nhau phải chăng? Đáp: Đúng như vậy.
Thầy có cho điều này là đúng chăng, nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo giảng dạy, trình bày có nói: Phải làm cho các loài hữu tình đều có đầy đủ các thứ an vui, cứ suy nghĩ như thế và nhập Tam-muội Từ … Người này đáp: Đúng như thế.
Bấy giờ người kia nói: Thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn tiếp nối nhau thì không nên nói theo nơi Khế kinh Phật nói: Phải làm cho các loài hữu tình luôn được an vui. Nếu suy nghĩ như thế và nhập Tam-muội Từ thì không nên nói là lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn nối tiếp nhau. Vì nói lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn luôn nối tiếp nhau thì không đúng đạo lý.
Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng chăng, theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo giảng dạy trình bày có nói: Có sáu thức thân, đó là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức…?
Người ấy đáp: Đúng thế.
Này thầy, thế thì lòng Từ cùng tương ưng với thức nào của thân? Với nhãn thức, hay nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức? Nếu nói nó tương ưng với nhãn thức, tức là nó không duyên với loài hữu tình đó, vì nhãn thức thì chỉ duyên với sắc mà thôi. Nếu nói nó tương ưng với nhĩ thức, tức là nó không duyên với loài hữu tình đó, vì nhĩ thức chỉ duyên với tiếng mà thôi. Nếu nói nó tương ưng với tỷ thức, tức là nó không duyên với loài hữu tình đó, vì tỷ thức chỉ duyên với hương. Nếu nói nó tương ưng với thiệt thức, tức là nó không duyên với hữu tình đó, vì thiệt thức chỉ duyên với vị. Nếu nói nó tương ưng với thân thức, tức là nó không duyên với hữu tình đó, vì thân thức chỉ duyên với xúc. Nếu nói là nó tương ưng với ý thức, tức là nó không duyên với hữu tình ấy, vì ý thức chỉ duyên với pháp mà thôi. Nếu nói nó không tương ưng với cả các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý… tức là lòng Từ chỉ tương ưng với thức thứ bảy của loài hữu tình đó. Về thức thứ bảy này thì Đức Thế Tôn không hiện bày sự hiểu biết. Này thầy, Đức Thế Tôn ở trong pháp vô úy có nói thế này: Ta đối với các pháp hiện bày sự hiểu biết đúng nhất. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn hay Thiên ma, Phạm chí v.v... đúng như pháp mà hỏi han, vấn nạn đều khiến luôn ghi nhớ. Đối với các pháp mà Ta không hiện bày sự thấy biết đúng đắn, vì nó không duyên với chánh kiến của Ta. Khi nó không duyên thì Ta luôn được an ổn, không có sợ sệt nào cả. Khi đó Ta tự xưng là bậc Đại tiên cao quý đang chuyển Đại pháp luân, là tiếng gầm lớn của sư tử ở giữa đại chúng.
Này thầy, nếu như thế thì há chẳng có kẻ vấn nạn cho Phật là vô trí sao?
Này thầy, Ta không hề vấn nạn bảo Phật là kẻ vô trí, vì Đức Thế Tôn đối với việc đó đã hiện bày sự hiểu biết đầy đủ, nhưng không tuyên bố ra mà thôi. Này thầy, Đức Thế Tôn đã từng nói với thầy A-nan-đà: Này thầy A-nan-đà, đối với các pháp Ta luôn giảng dạy không hề ngưng nghỉ gián đoạn, như các pháp bốn niệm xứ, bốn chánh đoạn, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, Tám chi Thánh đạo… Này thầy A-nan-đà, Như Lai đối với các pháp không hề là bậc thầy nắm chắc bàn Tay, nghĩa là tự mình che giấu sợ người khác biết điều không hiểu biết của mình.
Này thầy, nếu như thế thì đâu có thắc mắc cho Phật là bậc thầy còn giấu giếm? Người ấy nói: Này thầy, tôi không hề thắc mắc vấn nạn cho Phật là kẻ vô trí, tôi cũng không thắc mắc cho Phật là bậc thầy còn giấu giếm, vì đối với các pháp, dù Đức Thế Tôn đều hiểu biết rõ, nhưng không tuyên bố nói ra. Này thầy, Đức Thế Tôn có nói trong kinh Thăng Nhiếp Ba Lâm: Này các thầy Bí-sô, cho đến khắp cả đại địa nhiều như số lá cây nơi rừng Thăng Nhiếp Ba, đối với các pháp đó Ta đều tự nhiên nhận biết, tuy hiện bày sự giác ngộ nhưng không nói cho người khác. Thế nên Đức Thế Tôn biết cả, dù biết rõ nhưng không nói ra.
Nên hỏi người ấy: Này thầy, ở đoạn kinh đó không có nói thêm điều gì khác nữa chăng?
Ấy là như Đức Thế Tôn nói: Này các Bí-sô, trong những pháp ấy không dẫn Ta đến các nghĩa lý nào, các điều tốt lành nào, các pháp môn nào. Nó cũng không đưa Ta đến phạm hạnh, không giúp Ta chứng được thần thông, không giúp Ta chứng được bậc Đẳng giác hay chứng được quả vị Niếtbàn.
Giả như có loại Bổ-đặc-già-la như thế, cũng không thể dẫn đưa Ta đến nghĩa lý nào, sự tốt lành nào, các pháp môn nào. Nó cũng không đưa Ta đến phạm hạnh, không giúp Ta chứng được thần thông hay bậc Đẳng giác, cũng không giúp Ta chứng được quả vị Niết-bàn, tức là không có chỗ dùng, là vô dụng. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la. Người luận về Tánh không thì nói: Là nghĩa đúng thực, là nghĩa hơn hết, Bổ-đặc-già-la không phải là có thể được, không phải là có thể chứng, không phải là hiện có, không phải là đều có. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la.
Người luận về Bổ-đặc-già-la liền hỏi: Này thầy, lòng Từ duyên vào đâu? Đáp: Những pháp Tánh, các thứ có đều có, do các tưởng đều tưởng nên mượn nhờ đó mà nói có hữu tình. Với nghĩa ở đây thì lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn nối tiếp nhau.
Người ấy hỏi: Thầy nói lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn tiếp nhau đấy chăng? Đúng vậy.
Người ấy lại hỏi: Thầy có cho điều này là đúng không? Nghĩa là trong Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo trình bày giảng dạy, có nói: Phải làm thế nào khiến cho các loài hữu tình luôn được đầy đủ an vui, cứ suy nghĩ như thế mà nhập vào Tam-muội lòng Từ? Đáp: Đúng vậy. Này thầy hãy nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua. Nếu lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn tiếp nối nhau thì không nên nói theo nơi các Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo trình bày giảng dạy có nói: Phải khiến cho các loài hữu tình được an vui đầy đủ, cứ suy nghĩ như thế mà nhập vào Tam-muội lòng Từ … Vì thầy nói điều đó là không đúng đạo lý. Nay nếu thầy nói theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo trình bày giảng dạy, nói: Phải khiến cho Tất cả các loài hữu tình luôn được an vui đầy đủ, cứ nghĩ như thế mà nhập vào Tam-muội lòng Từ…, thì không nên nói lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn nối tiếp nhau, vì nó không đúng đạo lý.
Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, nghĩa là theo nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo trình bày giảng dạy có nói: Có bốn niệm trụ, đó là thân niệm trụ, thọ niệm trụ, Tâm niệm trụ và pháp niệm trụ? Người ấy đáp: Đúng thế.
Này thầy, lòng Từ đã tương ưng với niệm trụ nào? Nó tương ưng với thân niệm trụ, hay thọ, hay Tâm, hay pháp niệm trụ? Nếu nói nó tương ưng với thân niệm trụ tức là nó không duyên với hữu tình, vì thân niệm trụ chỉ duyên với thân. Nếu nói nó tương ưng với thọ niệm trụ thì nó không duyên với hữu tình, vì thọ niệm trụ chỉ duyên với thọ. Nếu nói nó tương ưng với Tâm niệm trụ, thì nó không duyên với hữu tình, vì Tâm niệm trụ chỉ duyên với Tâm. Nếu nói nó tương ưng với pháp niệm trụ, thì nó không duyên với hữu tình, vì pháp niệm trụ chỉ duyên với pháp. Còn nếu nói nó không tương ưng cả với bốn niệm trụ thân, thọ, Tâm, pháp…, tức là lòng Từ đã tương ưng với niêm trụ thứ năm của hữu tình. Niệm trụ đó Đức Thế Tôn không chỉ rõ cho biết.
Này thầy, Đức Thế Tôn đối với pháp vô úy có nói: Đối với các pháp Ta đều hiện bày sự hiểu biết đúng đắn. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào hoặc là Thiên, Ma, Phạm v.v... đúng như pháp mà vấn nạn, đều khiến luôn nhớ nghĩ đến. Đối với các pháp đó Ta không chỉ rõ sự thấy biết đúng, vì chúng không duyên với chánh kiến của Ta. Khi nó không duyên thì Ta luôn được an ổn, không có sự sợ sệt nào cả. Khi đó, Ta tự xưng là bậc Đại tiên cao quý đang chuyển Đại phạm luân, là tiếng gầm lớn của sư tử ở giữa đại chúng.
Này thầy, như thế thì há không có kẻ vấn nạn bảo Phật là vô trí?
Người ấy nói: Này thầy, Ta không hề vấn nạn thắc mắc bảo Phật là kẻ vô trí. Vì Đức Thế Tôn đối với việc đó đã hiểu biết đầy đủ, nhưng lại không nói ra mà thôi. Này thầy, Đức Thế Tôn đã từng nói với thầy A-nan-đà: Này A-nan-đà, đối với các pháp môn Ta luôn tuyên nói giảng dạy không hề gián đoạn, ngưng nghỉ, như các pháp bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, Tám chi Thánh đạo v.v... Này thầy Anan-đà, Như Lai đối với các pháp không hề giấu giếm như bậc thầy nắm chắc bàn Tay để tự mình luôn che giấu, sợ người khác biết được chỗ không hiểu biết của mình.
Này thầy, nếu như thế há lại chẳng có kẻ vấn nạn thắc mắc Phật còn giấu giếm? Người ấy nói: Này thầy, tôi không hề thắc mắc vấn nạn cho Phật là kẻ vô trí, cũng không vấn nạn cho Phật là có giấu giếm, vì Đức Thế Tôn đối với các pháp đó đều hiện sự hiểu biết rõ ràng nhưng lại không nói ra. Này thầy, Đức Thế Tôn có nói trong kinh Thắng Nhiếp Ba Lâm: Này các thầy Bí-sô, cho đến đại địa nhiều như số lá cây nơi rừng Thăng Nhiếp Ba, đối với các pháp đó Ta đều tự nhiên hiểu biết rõ ràng, tuy hiện biết rõ nhưng không nói cho người khác. Thế nên Đức Thế Tôn đối với các niệm trụ đó dù đã biết rõ nhưng không nói ra.
Nên hỏi người ấy: Này thầy, ở đoạn kinh đó không nói thêm điều gì khác nữa hay sao? Ấy là như Đức Thế Tôn nói: Này các vị Bí-sô, các pháp ấy không dẫn Ta đến các nghĩa lý nào, các điều tốt lành nào, các pháp môn nào, nó cũng không đưa Ta đến phạm hạnh, không giúp Ta chứng được thần thông, hay chứng được bậc Đẳng giác, hay chứng được quả vị Niết-bàn. Giả sử như có loại Bổđặc-già-la như thế thì cũng không thể dẫn Ta đến nghĩa lý nào, các điều tốt lành nào, các pháp môn nào. Nó không giúp Ta chứng được thần thông, chứng được bậc Đẳng giác, hay chứng được quả vị Niết-bàn, tức là nó không có chỗ dùng, là vô dụng. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la.
Người luận về Tánh không thì nói: Là nghĩa đúng thực, là nghĩa hơn hết. Bổ-đặc-già-la không có thể được, không có thể chứng, không phải là hiện có, không phải là đều có. Thế nên nói không có Bổ-đặc-già-la.
Người luận về Bổ-đặc-già-la liền hỏi: Này thầy, lòng Từ duyên vào đâu? Đáp: Các thứ pháp Tánh, những thứ có đều có, do các tưởng đều tưởng nên nhờ đó mà nói có loại hữu tình. Với nghĩa ở đây thì lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn nối tiếp nhau.
Người ấy hỏi: Thầy nói lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn tiếp nhau đấy chăng? Đáp: Đúng vậy.
Người ấy hỏi: Thầy có cho điều này là đúng chăng? Nghĩa là nơi Khế kinh Đức Thế Tôn đã khéo léo trình bày giảng dạy có nói: Phải khiến cho Tất cả loài hữu tình luôn được an vui đầy đủ, cứ suy nghĩ như thế mà nhập vào Tam-muội lòng Từ? Người này đáp: Đúng như thế.
Người ấy nói: Thầy nên nghe kỹ kẻo bị xem là tranh luận thua.
Nếu lòng Từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn tiếp nối nhau thì không nên nói: Theo các Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo léo trình bày, giảng dạy có nói: Phải khiến cho các loài hữu tình được an vui đầy đủ, cứ suy nghĩ như thế mà nhập vào Tammuội lòng Từ. Vì thầy nói như thế là không đúng đạo lý.
Nay nếu thầy nói theo Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo léo trình bày giảng dạy có nói: Phải khiến cho các loài hữu tình luôn được an vui đầy đủ, cứ suy nghĩ như thế mà nhập vào Tam-muội lòng Từ…, thì không nên nói Tâm từ duyên vào mà giữ lấy các uẩn nối tiếp nhau, vì không đúng đạo lý.
Nên hỏi người ấy: Thầy có cho điều này là đúng không, tức là theo nơi Khế kinh, Đức Thế Tôn đã khéo léo trình bày giảng dạy, có nói: Có bảy giác chi là Niệm, Trạch pháp, Tinh Tấn, Hỷ, Khinh an, Định và Xả giác chi?
Người ấy đáp: Đúng thế.
Này thầy, lòng Từ sẽ tương ưng với giác chi nào? Tương ưng với Niệm hay Trạch pháp, Tinh Tấn, Hỷ, Khinh an, Định và Xả giác chi?
Nếu nói lòng Từ tương ưng với Niệm giác chi thì nó không duyên với hữu tình, vì Niệm giác chi chỉ duyên với pháp.
Nếu nói lòng Từ tương ưng với Trạch pháp, Tinh Tấn, Hỷ, Khinh an, Định Xả v.v... thì nó không duyên với hữu tình, vì các giác chi như Xả v.v... chỉ duyên với pháp.
Nếu nói nó không tương ưng với Niệm v.v... như bảy giác chi, tức là lòng Từ đã tương ưng riêng với giác chi thứ Tám của loài hữu tình. Thứ giác chi này Đức Thế Tôn không chỉ cho biết.
Này thầy, trong pháp vô úy, Đức Thế Tôn có nói: Đối với các pháp Ta đều hiện bày sự hiểu biết rõ ràng. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào hay Thiên, Ma, Phạm v.v... đúng như pháp mà vấn nạn, thắc mắc đều khiến luôn nhớ nghĩ. Đối với các pháp Ta không hiện bày sự hiểu biết rõ ràng, vì những sự thấy biết đó không duyên với chánh kiến của Ta. Khi nó không duyên thì Ta luôn được an ổn, không có sự sợ sệt nào cả. Khi đó Ta tự xưng là bậc Đại tiên cao quý đang chuyển Đại phạm luân, là tiếng gầm lớn của sư tử ở giữa đại chúng.
Này thầy, nếu như thế thì há chẳng có kẻ vấn nạn thắc mắc bảo Phật là vô trí?
Người ấy nói: Này thầy, Ta không hề vấn nạn, thắc mắc bảo Phật là kẻ vô trí, vì Đức Thế Tôn đối với các việc đó đã hiện bày sự hiểu biết rõ ràng, nhưng lại không nói ra mà thôi.
Này thầy, Đức Thế Tôn đã từng nói với thầy Anan-đà: Này thầy A-nan-đà, đối với các pháp Ta hiện đang tuyên nói, giảng dạy không hề gián đoạn ngưng nghỉ, như các pháp bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, Tám chi Thánh đạo v.v... Này thầy A-nan-đà, Như Lai đối với các pháp không hề giấu giếm, như kẻ che giấu sợ người khác biết điều không hiểu biết của mình.
Này thầy, nếu như thế thì há chẳng có kẻ vấn nạn thắc mắc cho Phật là có giấu giếm? Người ấy nói: Này thầy, tôi không hề vấn nạn thắc mắc cho Phật là kẻ vô trí, cũng không vấn nạn bảo Phật là có giấu giếm. Vì Đức Thế Tôn đối với các pháp đó đều hiện bày sự hiểu biết rõ ràng, nhưng lại không nói ra. Này thầy, Đức Thế Tôn có nói trong kinh Thắng Nhiếp Ba Lâm: Này các thầy Bí-sô, cho đến khắp cả đại địa nhiều như số lá cây ở rừng Thăng Nhiếp Ba, đối với các pháp ở đó Ta đều tự nhiên hiểu biết rõ ràng. Tuy hiện hiểu biết rõ, nhưng lại không nói cho ai biết. Thế nên Đức Thế Tôn đối với các giác chi ấy đã hiện bày sự hiểu biết rõ ràng nhưng không nói ra.
Nên hỏi người ấy: Này thầy, ở đoạn kinh đó lại không có nói thêm điều gì khác nữa chăng? Ấy là Thế Tôn có nói: Này các thầy Bí-sô, vì các pháp đó không dẫn Ta đến các nghĩa lý nào, các điều tốt lành nào, các pháp môn nào cả, nó cũng không đưa Ta đến với phạm hạnh, không giúp Ta chứng được thần thông, hay chứng được bậc Đẳng giác, cũng không giúp Ta chứng được quả vị Niết-bàn. Giả sử như có loại Bổ-đặc-già-la như thế, thì cũng không thể dẫn đưa Ta đến những nghĩa lý nào, các điều tốt lành nào, các pháp môn nào. Nó cũng không giúp Ta chứng được thần thông, hay chứng được bậc Đẳng giác, hoặc chứng được quả vị Niết-bàn, tức là nó không có chỗ dùng, là vô dụng. Thế nên nói là không có Bổ-đặc-già-la.
Người luận về Bổ-đặc-già-la liền nói: Hữu vi có thể đạt được, vô vi có thể đạt tới được, Bổ-đặcgià-la cũng có thể đạt được.
Người luận về Tánh không thì hỏi: Này thầy, Bổ-đặc-già-la đó, phải nói là hữu vi hay là vô vi? Nếu nói là hữu vi thì phải được thành lập giống như hữu vi, nghĩa là có sinh diệt, có trụ lại và có đổi khác. Nếu nói là vô vi thì phải được thành lập giống như vô vi, tức là không có sinh diệt, không có trụ lại và đổi khác. Này thầy, Đức Thế Tôn nói các thầy Bí-sô biết: Có hai vật: Một là Hữu vi, hai là Vô vi, ngoài ra không có một vật nào khác. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la.
Bổ-đặc-già-la không có Không,
Các pháp hòa hợp mỗi thứ Tạo,
Bao câu sinh biết do hai thức,
Tâm Tánh vô thường rõ ái duyên.
-Có sáu thức thân: Đó là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Mắt và sắc làm duyên, sinh ra nhãn thức. Như thế thì nhãn thức chỉ biết được các sắc, chứ không phải là Bổ-đặc-già-la. Vì Bổ-đặc-già-la này không phải là nhãn thức để nhận biết. Chỉ có các sắc là đối tượng nhận biết của nhãn thức. Thế nên nhãn thức này không phải là Bổ-đặc-già-la thức. Vả lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Cả ba thứ đó hòa hợp nhau lại nên có xúc. Như thế thì nhãn thức chỉ có thể tiếp xúc được các sắc, nó không phải là Bổ-đặc-già-la. Bổ-đặc-già-la này không phải là chỗ tiếp xúc của nhãn xúc chỉ có các sắc là chỗ tiếp xúc của nhãn xúc. Thế nên nhãn xúc đây không phải là Bổ-đặc-già-la xúc.
Vả lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nhau cho nên có xúc. Xúc làm duyên nên sinh ra thọ. Như thế thì nhãn xúc đã sinh ra thọ, nên chỉ có thể thọ nhận được các sắc, chứ không phải Bổ-đặc-già-la. Loại Bổ-đặc-già-la này không phải là do nhãn xúc sinh ra hay thọ nhận biết, mà chỉ có các sắc mới do nhãn xúc sinh ra và các thọ nhận lãnh. Thế nên chính nhãn xúc sinh ra thọ chứ không phải Bổ-đặc-già-la xúc sinh ra thọ. Vả lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Cả ba thứ là mắt-sắc-thức, hòa hợp lại mà có xúc. Xúc làm duyên sinh ra tưởng. Như vậy thì nhãn xúc sinh ra tưởng và chỉ có thể tưởng được các sắc chứ không phải là Bổ-đặc-già-la. Nhãn xúc sinh ra các tưởng và chỉ nghĩ tưởng tới các sắc chứ không phải nghĩ tưởng tới Bổ-đặc-già-la. Thế nên nhãn xúc sinh ra các tưởng chứ không phải Bổ-đặc-giàla sinh ra các tưởng.
Vả lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp lại nên có xúc. Do xúc làm duyên nên sinh ra tư (suy nghĩ). Như thế là nhãn xúc sinh ra tư, chỉ có thể suy nghĩ đến các sắc chứ không phải Bổ-đặc-già-la. Nhãn xúc sinh ra tư để suy nghĩ về các sắc chứ không phải suy nghĩ về Bổđặc-già-la. Thế nên nhãn xúc sinh ra tư, chứ không phải Bổ-đặc-già-la xúc sinh ra tư.
Do các pháp như thế nên xúc là Bổ-đặc-già-la thứ năm, không có thể được, không có thể chứng, không phải là hiện có, không phải là đều có. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la. Cũng như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, thức… cũng vậy.
-Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý… Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Trong đó, hoặc là mắt, là sắc, là nhãn thức đều không phải là Bổ-đặc-già-la, mà chỉ có mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức.
Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, cả ba thứ hòa hợp nên sinh ra xúc. Trong đó, hoặc là mắt hay sắc hay nhãn thức, hay nhãn xúc đều không phải là Bổ-đặc-già-la, mà chỉ có sắc và mắt làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc.
Lại, do mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp mà có xúc. Do xúc làm duyên nên có thọ. Trong đó, hoặc là mắt hay sắc, hay nhãn thức, hay nhãn xúc sinh ra thọ đều không phải là Bổ-đặc-già-la, chỉ có sắc và mắt làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên có thọ.
Lại, do mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp mà có xúc. Do xúc làm duyên nên sinh ra tưởng. Trong đó hoặc là mắt hay sắc, hay nhãn thức, hay nhãn xúc sinh ra tưởng… đều không phải là Bổ-đặc-già-la, chỉ có sắc và mắt làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh ra tưởng.
Lại, do mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, cả ba thứ hòa hợp mà có xúc. Do xúc làm duyên nên sinh ra tư. Trong đó, hoặc là mắt hay sắc, hay nhãn thức, hay nhãn xúc sinh ra tư đều không phải là Bổ-đặc-già-la, chỉ có sắc và mắt làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc. Do xúc làm duyên nên sinh ra tư. Do các pháp đó mà xúc là Bổ-đặc-già-la thứ năm, không có thể được, không có thể chứng, không phải là hiện có, không phải là đều có. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la. Cũng như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng vậy.
-Có sáu thức thân: Đó là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Trong đó, mắt sinh, sắc sinh mà nhãn thức không sinh, như thế là không thể được. Còn mắt sinh, sắc sinh và nhãn thức cũng sinh thì có thể được. Nếu trong đó mắt diệt, sắc diệt, mà nhãn thức không diệt là không thể được, còn mắt diệt, sắc diệt mà nhãn thức cũng diệt thì có thể được.
Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, cả ba thứ hòa hợp nên sinh ra xúc. Trong đó, mắt có sinh, sắc có sinh, nhãn thức có sinh mà nhãn xúc không sinh thì không thể được. Còn mắt có sinh, sắc có sinh, nhãn thức và nhãn xúc cũng sinh như thế là có thể được. Trái lại mắt, sắc, nhãn thức diệt mà nhãn xúc không diệt thì không thể được. Còn như mắt, sắc, nhãn thức diệt mà nhãn xúc cũng diệt thì có thể được.
Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, cả ba thứ hòa hợp mà có xúc, xúc làm duyên nên sinh ra thọ. Trong đó, mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều sinh mà nhãn xúc sinh ra thọ lại không sinh thì không thể được. Trái lại mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc và cả nhãn xúc sinh ra thọ đều sinh thì có thể được. Còn trong đó mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều diệt còn nhãn xúc sinh ra thọ lại không diệt thì không thể được. Nếu mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc và nhãn xúc sinh ra thọ đều diệt thì có thể được.
Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, xúc làm duyên nên sinh ra tưởng. Trong đó mắt, sắc, nhãn thức nhãn xúc đều sinh mà nhãn xúc sinh ra tưởng lại không sinh, như thế là không được. Còn mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc và nhãn xúc sinh ra tưởng đều sinh thì có thể được. Trong đó, nếu mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều diệt, nhưng nhãn xúc sinh ra tưởng không diệt thì không thể được. Còn như mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc và nhãn xúc sinh ra tưởng đều diệt thì là có thể được.
Lại, mắt, sắc cùng làm duyên sinh ra nhãn thức, cả ba thứ hòa hợp nên có xúc. Xúc làm duyên nên sinh ra tư. Trong đó mắt, sắc, nhãn thức nhãn xúc đều sinh mà nhãn xúc sinh ra tư không sinh, như thế là không thể được. Còn mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc và cả nhãn xúc sinh ra tư đều sinh thì có thể được. Nếu trong đó mà mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều diệt, nhưng nhãn xúc sinh ra tư lại không diệt, như thế là không thể được. Còn Tất cả mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc và nhãn xúc sinh ra tư đều diệt cả thì là có thể được.
Các pháp như thế, xúc là Bổ-đặc-già-la thứ năm, cùng sinh cùng trụ và cùng diệt. Khi một cái sinh thì Tất cả cùng sinh, khi một cái diệt thì Tất cả cùng diệt. Do các pháp này mà xúc là Bổ-đặcgià-la thứ năm, không có thể được, không có thể chứng, không phải là hiện có, không phải là đều có. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la. Cũng như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế.
-Có sáu thức thân: Tức là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Như thế thì nhãn thức là có thể nhận biết các sắc, chứ không phải là xúc, thọ, tưởng, tư. Do tướng có thể nhận biết thì đó là nhãn thức.
Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp lại nên có xúc. Như thế là nhãn xúc luôn luôn tiếp xúc với các sắc, không phải là thọ, tưởng, tư, thức. Do tướng luôn luôn tiếp xúc thì đó là nhãn xúc.
Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc. Xúc làm duyên nên sinh ra thọ. Như thế là nhãn xúc sinh ra thọ luôn luôn nhận biết xúc cảm các sắc, mà không phải là tưởng, tư, thức, xúc. Do tướng luôn luôn nhận biết xúc cảm thì đó là thọ do xúc sinh ra.
Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp lại nên có xúc. Xúc làm duyên nên sinh ra tưởng. Như thế thì tưởng do nhãn xúc sinh ra luôn luôn nghĩ tưởng các sắc, chứ không phải là tư, thức, xúc, thọ. Do cái tướng hay tưởng nghĩ thì đó là cái tưởng do xúc sinh ra.
Lại, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, cả ba thứ hòa hợp lại nên có xúc. Xúc làm duyên nên sinh ra tư. Như thế thì tư là do nhãn xúc sinh ra luôn luôn suy nghĩ đến các sắc, chứ không phải là thức, xúc, thọ, tưởng. Do cái tưởng luôn luôn suy nghĩ, thì đó là tư do nhãn xúc sinh ra.
Các pháp như thế, nên xúc là cái thứ năm đồng sinh, đồng trụ và đồng diệt. Khi một cái sinh ra thì Tất cả đều sinh, khi một cái diệt đi thì Tất cả đều diệt. Khi đã sinh khởi rồi thì mỗi cái đều đảm trách riêng nhiệm vụ, việc làm của mình mà không làm công việc của cái khác được. Do các pháp này mà xúc là Bổ-đặc-già-la thứ năm không có thể được, không có thể chứng, không phải là hiện có, không phải đều có. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la.
Cũng như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng vậy.
Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Hỏi: Nhãn thức phân biệt hiểu biết những gì và không phân biệt hiểu biết những gì?
Đáp: Nhãn thức phân biệt và hiểu biết các sắc và không phân biệt hiểu biết mười một xứ kia, cũng như thế Ta có:
Nhĩ thức phân biệt hiểu biết các tiếng và không phân biệt hiểu biết mười một xứ kia.
Tỷ thức phân biệt hiểu biết các mùi thơm-thối, và không phân biệt hiểu biết mười một xứ kia.
Thiệt thức phân biệt hiểu biết các vị (mặn, ngọt) mà không phân biệt hiểu biết mười một xứ kia.
Thân thức phân biệt hiểu biết các đụng chạm và không phân biệt hiểu biết mười một xứ kia.
Hỏi: Ý thức phân biệt hiểu biết những gì?
Đáp: Ý thức phân biệt hiểu biết về mắt, các sắc và nhãn thức; về Tai, các tiếng và nhĩ thức; về mũi, các mùi và tỷ thức; về lưỡi, các vị và thiệt thức; về thân, sự đụng chạm và thân thức; về ý, các pháp và ý thức. Như vậy đối với sáu thức của thân thì ý thức luôn luôn phân biệt hiểu biết. Nó có tính chất luôn luôn phân biệt hiểu biết chứ không phải là có tính chất không phân biệt. Bổ-đặc-già-la thì không có tính chất phân biệt hiểu biết như thế. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la.
-Có mười hai xứ: Đó là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thanh xứ, tỷ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ.
Hỏi: Nhãn xứ có bao nhiêu thức nhận biết…, cho đến pháp xứ có bao nhiêu thức nhận biết?
Đáp: Sắc xứ có hai thức nhận biết, đó là nhãn thức và ý thức.
Thanh xứ cũng có hai thức nhận biết, đó là nhĩ thức và ý thức.
Hương xứ cũng có hai thức nhận biết,đó là tỷ thức và ý thức. Vị xứ cũng có hai thức nhận biết, đó là thiệt thức và ý thức.
Xúc xứ cũng có hai thức nhận biết, đó là thân thức và ý thức. Còn bảy xứ khác thì chỉ có ý thức là nhận biết mà thôi. Như thế là mười hai xứ. Đó là thức có tính chất nhận biết chứ không phải là không có tính chất nhận biết. Còn Bổ-đặc-già-la lại không có tính chất như thế, cho nên nói không có Bổ-đặc-già-la.
-Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý.
Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, cả ba thứ hòa hợp lại nên có xúc, và xúc cùng sinh ra có thọ, tưởng, tư. Do các pháp này nên xúc là Bổ-đặcgià-la thứ năm không có thể được, không có thể chứng, không phải là hiện có, không phải là đều có. Thế nên không có Bổ-đặc-già-la.
Cũng như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý… cũng như thế.
Đối với các sự việc mến ưa, yêu thích đều do vô trí, nên sinh ra các tham. Ở đây gọi vô trí là vô minh, gọi các tham là hành, gọi sự phân biệt hiểu biết sự tướng là thức. Thức cùng đi chung với bốn uẩn gọi là danh sắc. Các căn nương vào danh sắc tức là lục xứ. Lục xứ hòa hợp tức là có xúc. Ở đây sự nhận lãnh do tiếp xúc mà có gọi là thọ, nếu thọ nhận có vui mừng thích thú tức là ái. Ái Tăng mạnh và giữ lấy nên gọi là thủ. Vì thủ nên Tạo ra các nghiệp khiến có đời sau nên gọi là hữu. Khi các uẩn hiện khởi thì gọi là sinh, khi các uẩn già chín gọi là lão, khi các uẩn rời rã Tan lìa thì gọi là chết. Ở trong lòng bứt rứt nóng nảy thì gọi là sầu buồn. Khi lên tiếng oán than trách móc, thì gọi là than. Khi năm thức tương ưng với thọ không bình an thì gọi là khổ, khi ý thức tương ưng với thọ không bình an thì gọi là âu lo. Khi Tâm bị rối rắm, buồn rầu không yên thì gọi là nhiễu não. Và Tất cả cùng khởi lên thì gọi là sinh.
Nói như thế, tức là chỉ bày, làm sáng tỏ bằng lời nói rõ ràng, các sự việc có thể sinh khởi, gọi đó là sự Tập hợp, chứa nhóm. Còn thuần, nghĩa là chỉ mức độ cuối cùng, rốt ráo đầy đủ.
Uẩn khổ lớn, nghĩa là cái Tai ương hoạn nạn lớn nhất, sự ngang trái lo rầu to nhất, tức là các khổ sở đau buồn chiếm phần lớn cuộc đời này.
Lại, vì các vô minh chưa đoạn đứt, chưa biết khắp, làm nhân duyên cho các hành sinh khởi, nên có các thứ như hành tùy phước, hành tùy phi phước, hành tùy bất động. Các hành như thế chưa đoạn dứt, chưa biết rõ làm nhân duyên sinh khởi ra các thức, sinh vào các cõi thiện, hoặc các cõi dữ. Các thức đó chưa đoạn dứt, chưa biết khắp, làm duyên sinh khởi ra danh sắc, tức là cái thân xác ở đời này hoặc ở đời sau. Danh sắc như thế chưa được cắt đứt và biết khắp, làm duyên sinh khởi ra lục xứ tức là sáu căn, hoặc có đầy đủ hoặc không đầy đủ sáu thứ ấy. Lục xứ hòa hợp nên có xúc. Và tùy theo sự nhận lãnh khi tiếp xúc mà có các thọ. Khi thọ sinh ra vui thích nên có ái. Khi mến yêu quá thì sinh ra sự muốn giữ lấy, tức là thủ. Chính thủ hay chiêu cảm các nghiệp khiến có đời sau, nên gọi là hữu. Khi các uẩn hiện khởi thì gọi là sinh, khi các uẩn thành thục thì gọi là già, khi các uẩn rã rời lìa Tan thì gọi là chết. Trong lòng bứt rứt nóng nảy thì gọi là buồn rầu, nếu lên tiếng oán than trách móc thì gọi là than. Khi năm thức tương ưng với các thọ không bình an thì gọi là khổ, còn ý thức tương ưng với thọ không bình an thì gọi là âu lo, khi Tâm người ấy rối rắm buồn rầu không yên thì gọi là nhiễu não. Các thứ cùng khởi lên thì gọi là sinh.
Nói như thế, tức là chỉ bày làm sáng tỏ, phát biểu bằng lời nói rõ ràng về các sự việc đã sinh khởi, gọi đó là sự Tập hợp, chứa nhóm; còn thuần, nghĩa là chỉ mức cuối cùng, rốt ráo đầy đủ.
Uẩn khổ lớn, nghĩa là các Tai ương hoạn nạn lớn nhất, sự ngang trái lo rầu to nhất, tức là các khổ sở đau buồn chiếm phần lớn cuộc đời này.
Do có mười bốn nguyên nhân nên biết Tâm Tánh nhất định là vô thường, nghĩa là vì gia hạnh, vì có tương ưng, vì các oai nghi cử chỉ, vì nghề nghiệp khéo léo, vì thân nghiệp, vì ngữ nghiệp, vì ý nghiệp, vì các nguyên nhân, vì tất cả không gián đoạn, vì được duyên với, vì duyên Tăng cao, vì nhiễm và không nhiễm, vì thọ nhận khác nhau, sự nghiệp được Tạo dựng chuyển tiếp khác biệt.
Nếu Tâm đã hiểu biết rõ ràng về thời này hoặc là thời khác, các sự nhớ nghĩ đều biết rõ ràng. Tâm Tánh như thế thì không lìa Tâm trước. Vả lại Tâm Tánh này không lìa Tâm trước, do đạo lý ấy mà các Tâm lần lượt nối tiếp. Kể từ lúc xa xưa không có đầu mối bến bờ cho đến nay, các Tâm luôn luôn có thứ lớp. Như thế gọi là khổ Tập thánh đế và theo như thế quan sát khổ Tập thánh đế. Nếu quan sát như thế thì gọi là chánh quán, còn quan sát khác với các điều ấy thì gọi là Tà trí.
Nếu có các tham ái chưa cắt đứt và nhận biết khắp thì nó làm duyên để sinh khởi ra các khổ ở đời sau. Còn như khi các ái này đã đoạn dứt và biết khắp rồi, thì không còn nhân duyên nào khiến các khổ não sẽ sinh ra ở đời sau nữa. Do đó, các thầy cần nên thấy, cần nên nghe. Như thế các thầy đã lìa bỏ các tham ái mà sống trên thế gian này. Song bây giờ các tham ái đã cắt đứt, đã biết khắp rồi thì không còn nguyên nhân nào để có thể khiến các khổ não ở đời sau khởi lên được. Thế nên các thầy không còn nghe thấy. Như thế là các thầy đã lìa bỏ các tham ái mà sống trên cõi đời này. Như thế thì gọi là khổ diệt thánh đế. Cứ như thế mà quan sát khổ diệt thánh đế. Nếu quan sát như thế thì gọi là chánh quán. Còn nếu quan sát khác đây thì gọi là Tà trí.
-Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Nhãn thức có bốn thứ duyên:
Là duyên nhân.
Là duyên đẳng vô gián. Là duyên sở duyên.
Là duyên Tăng thượng.
Duyên nhân là gì? Nghĩa là điều này đều có các pháp tương ưng v.v...
Duyên đẳng vô gián là gì? Nghĩa là nếu từ đó các Tâm và Tâm pháp đều bình đẳng không gián đoạn; như thế là nhãn thức đã sinh thì chánh thức sinh ra.
Duyên sở duyên là gì? Nghĩa là Tất cả các sắc.
Duyên Tăng thượng là gì? Nghĩa là trừ tự Tánh của Tất cả các pháp khác.
Đó gọi là nhãn thức vốn có bốn thứ duyên, tức là duyên nhân, duyên đẳng vô gián, duyên sở duyên và duyên Tăng thượng.
Nhãn thức như thế thì cái gì là nhân duyên? Nghĩa là ở đây đều có các pháp tương ưng.
Cái gì là duyên đẳng vô gián? Nghĩa là từ nhãn thức luôn luôn bình đẳng không gián đoạn đã sinh và chính thức sinh ra các Tâm và Tâm pháp.
Cái gì là duyên sở duyên? Nghĩa là có thể duyên với các Tâm và Tâm pháp này.
Cái gì là duyên Tăng thượng? Nghĩa là trừ tự Tánh của Tất cả các pháp.
Cũng như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế.
Các nhân quá khứ và các thiện,
Tùy tăng bao nhiêu nhân và duyên,
Mười, mười lăm tâm không phải nhân,
Kiết phược tùy miên cùng tương ưng.
Có sáu thức thân: Là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu thức như thế hoặc ở quá khứ, hoặc ở vị lai, hoặc ở hiện tại.
Nếu nhãn thức ở quá khứ thì lại có quá khứ làm nhân mà không phải là vị lai hay hiện tại làm nhân. Lại có thứ do vị lai làm nhân mà không phải là do quá khứ hay hiện tại làm nhân.
Lại có thứ do hiện tại làm nhân mà không phải là do quá khứ hay vị lai làm nhân.
Lại có thứ do quá khứ và hiện tại làm nhân mà không phải là do vị lai làm nhân.
Lại có thứ do quá khứ và vị lai làm nhân mà không phải là do hiện tại làm nhân.
Lại có thứ do cả quá khứ, vị lai và hiện tại đều làm nhân.
Cũng giống như nhãn thức ở quá khứ, các nhãn thức ở vị lai và hiện tại cũng giống như thế. Và cũng giống như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng giống như thế.
Nếu nhãn thức của quá khứ thì tất cả đều dùng quá khứ làm nhân, còn tất cả các thức khác đều không thể được.
Còn nhãn thức của vị lai thì dùng quá khứ hoặc vị lai làm nhân chứ không dùng hiện tại làm nhân.
Những nhân ở vị lai là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp tương ưng với nhau.
Những nhân ở quá khứ là gì? Nghĩa là các pháp ở quá khứ đối với nhãn thức này thì hoặc là đồng loại, hoặc là dị thục, chứ không phải là các pháp ở hiện tại (đối với nhãn thức là đồng loại hoặc dị thục).
Hoặc có thứ do cả quá khứ vị lai và hiện tại làm nhân thì nhân vị lai là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng. Còn nhân của quá khứ và hiện tại là gì? Tức là các pháp của quá khứ và hiện tại, nó đối với nhãn thức này là đồng loại hoặc dị thục. Nhãn thức ở hiện tại thì tất cả đều dùng quá khứ và hiện tại làm nhân, còn tất cả các thứ khác đều không thể được.
Những nhân ở hiện tại là gì? Nghĩa là ở đây đều cùng có các pháp tương ưng.
Những nhân ở quá khứ là gì? Nghĩa là các pháp ở quá khứ thì cùng với nhãn thức này là đồng loại hoặc là dị thục.
Như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng giống như vậy.
Ý thức của quá khứ thì tất cả đều dùng quá khứ làm nhân, còn tất cả các thứ khác đều không thể được.
Còn ý thức ở vị lai thì hoặc có vị lai làm nhân chứ không phải do quá khứ và hiện tại làm nhân, nghĩa là chưa chứng được vào chánh tánh ly sinh
Bổ-đặc-già-la, là cái ý thức vô lậu đầu tiên ở vị lai. Nhân vị lai là gì? Nghĩa là các thứ này đều có các pháp tương ưng.
Hoặc có thứ do vị lai và hiện tại làm nhân mà không phải là do quá khứ làm nhân, nghĩa là do Khổ pháp trí nhẫn ở hiện tại và thời trước mà có được ý thức vô lậu ở vị lai.
Nhân vị lai là gì? Nghĩa là các thứ này đều có các pháp cùng tương ưng.
Nhân hiện tại là gì? Nghĩa là khổ pháp trí nhẫn cùng với các pháp đều tương ưng.
Hoặc có thứ do quá khứ và vị lai làm nhân chứ không phải do hiện tại làm nhân, thì nhân của vị lai là gì? Nghĩa là đây có các pháp cùng tương ưng.
Nhân quá khứ là gì? Nghĩa là các pháp ở quá khứ cùng với ý thức này là đồng loại hoặc là dị thục, chứ không phải là hiện tại (cùng với ý thức này là đồng loại hoặc là dị thục).
Hoặc có thứ do cả quá khứ, vị lai và hiện tại cùng làm nhân, thì những gì là nhân vị lai? Nghĩa là đây đều có các pháp cùng tương ưng nhau.
Những gì là nhân quá khứ và hiện tại? Tức là các pháp ở quá khứ và hiện tại cùng với ý thức này là đồng loại hoặc là dị thục mà có ý thức hiện tại.
Hoặc có thứ do hiện tại làm nhân, không phải là do quá khứ hay vị lai làm nhân? Nghĩa là khổ pháp trí nhẫn ở hiện tại và thời trước mà cùng tương ưng với ý thức này.
Nhân hiện tại là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng nhau.
Hoặc có thứ do quá khứ và hiện tại làm nhân mà không phải do vị lai làm nhân? Những gì là nhân hiện tại? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng nhau.
Nhân quá khứ là gì? Nghĩa là các pháp ở quá khứ cùng với ý thức này là đồng loại hoặc là dị thục v.v...
Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sáu thức đó hoặc là thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.
Nhãn thức thiện thì có pháp thiện làm nhân mà không phải là pháp bất thiện và vô ký làm nhân.
Lại có thứ do pháp bất thiện làm nhân mà không phải là pháp thiện và vô ký làm nhân.
Lại có thứ do vô ký làm nhân, mà không phải là pháp thiện và bất thiện làm nhân.
Lại có thứ do thiện và vô ký làm nhân, mà không phải là bất thiện làm nhân.
Lại có thứ do bất thiện và vô ký làm nhân mà không phải do thiện làm nhân.
Lại có thứ do thiện và bất thiện làm nhân mà không phải là vô ký làm nhân.
Lại có thứ do cả thiện, bất thiện và vô ký cùng làm nhân.
Như nhãn thức thiện vừa kể, các nhãn thức bất thiện và vô ký cũng vậy. Vì cũng như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng vậy.
Nhãn thức thiện thì tất cả đều dùng thiện làm nhân, còn các thứ khác đều không thể được.
Nhãn thức bất thiện thì tất cả đều dùng bất thiện và vô ký làm nhân, các thứ khác đều không thể được.
Nhãn thức vô ký thì hoặc là vô ký làm nhân, không phải do thiện và bất thiện làm nhân, thì tức là nhãn thức có oai nghi và nghề nghiệp khéo léo, mà nhãn thức ô nhiễm ở cõi Phạm thế thì hoặc là có thiện và vô ký làm nhân chứ không phải là bất thiện làm nhân, nghĩ là thiện dị thục sinh ra nhãn thức.
Những gì là nhân vô ký? Nghĩa là ở đây có các pháp đều tương ưng nhau.
Những gì là nhân thiện? Nghĩa là pháp thiện ấy có thể chiêu cảm nhãn thức dị thục này.
Hoặc có thứ do bất thiện và vô ký làm nhân mà không phải do thiện làm nhân, là do quả dị thục bất thiện sinh ra nhãn thức.
Những gì là nhân vô ký? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.
Những gì là nhân bất thiện? Nghĩa là các pháp bất thiện ấy có thể chiêu cảm nhãn thức dị thục này. Như nhãn thức, các thứ thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng vậy.
Trong này có sự khác nhau là tỷ thức và thiệt thức thì không nên nói có ở cõi Phạm thế.
Ý thức thiện thì tất cả đều dùng pháp thiện làm nhân, còn các thứ khác đều không thể được.
Ý thức bất thiện thì tất cả đều dùng pháp bất thiện và vô ký làm nhân, còn các thứ khác đều không thể được.
Ý thức vô ký hoặc là có vô ký làm nhân, chứ không phải thiện và bất thiện làm nhân, nghĩa là ý thức có oai nghi và nghề nghiệp khéo léo, cùng ý thức ô nhiễm hệ thuộc ở cõi Sắc và Vô sắc.
Hoặc có thứ do thiện và vô ký làm nhân chứ không phải do bất thiện làm nhân, là ý thức do quả dị thục thiện sinh ra.
Những gì là nhân vô ký? Nghĩa là ở đây có các pháp đều tương ưng nhau.
Những gì là nhân thiện? Nghĩa là các pháp thiện ấy có thể chiêu cảm ý thức dị thục này.
Hoặc có thứ do bất thiện và vô ký làm nhân, không phải do thiện làm nhân Nghĩa là ở cõi Dục có Thân kiến và Biên chấp kiến tương ưng với ý thức.
Những gì là nhân vô ký? Nghĩa là ở đây đều có các pháp tương ưng.
Những gì là nhân bất thiện? Nghĩa là ở cõi Dục do thấy khổ mà đã cắt đứt được tám thứ tùy miên, và do thấy tập mà cắt đứt được tùy miên biến hành v.v...
-Có sáu thức thân: Là những thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý.
Sáu thức như thế hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là hữu phú vô ký, hay là vô phú vô ký. Đối với nhãn thức thiện thì có bao nhiêu số tùy miên tăng thêm?
Đối với nhãn thức bất thiện, nhãn thức hữu phú vô ký và vô phú vô ký thì có bao nhiêu số tùy miên tùy tăng? Như nhãn thức, các thức khác n nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy.
Đối với nhãn thức thiện thì có tùy miên biến hành của Dục triền (sự ràng buộc của dục), Sắc triền (sự ràng buộc của sắc) và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.
Đối với nhãn thức bất thiện thì có tùy miên biến hành của Dục triền và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.
Đối với nhãn thức hữu phú vô ký thì có tùy miên biến hành của Sắc triền và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.
Đối với nhãn thức vô phú vô ký thì có tùy miên biến hành của Dục triền, Sắc triền và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.
Như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế.
Trong này có sự sai khác là đối với tỷ thức và thiệt thức thì không nên nói là có hữu phú vô ký.
Đối với ý thức thiện thì có tùy miên biến hành của ba cõi và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.
Đối với ý thức bất thiện thì sự tùy tăng của tất cả các tùy miên thuộc Dục triền.
Đối với ý thức hữu phú vô ký thì có tất cả các tùy miên của Sắc và Vô sắc triền cùng tất cả các tùy miên do thấy khổ mà đoạn, cũng như sự tùy tăng của tùy miên biến hành do tập mà đoạn thuộc về Dục triền.
Đối với ý thức vô phú vô ký thì có tùy miên biến hành của ba cõi và sự tùy tăng của các tùy miên do tu mà đoạn.
-Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu thức như thế hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc hữu phú vô ký, hoặc vô phú vô ký. Đối với nhãn thức thiện thì có bao nhiêu số tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, có bao nhiêu tùy miên đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân?
Đối với nhãn thức bất thiện, hữu phú vô ký và vô phú vô ký thì có bao nhiêu tuỳ miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên và có bao nhiêu tùy miên đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân? Như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý… cũng vậy.
Đối với nhãn thức thiện, tất cả các tùy miên đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với nhãn thức bất thiện thì có mười lăm tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với nhãn thức hữu phú vô ký thì có mười bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên. Còn các thứ tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với nhãn thức vô phú vô ký thì trừ nhãn thức tùy miên dị thục ra, còn các nhãn thức vô phú vô ký khác, và tất cả các tùy miên thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục thì có ba mươi bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Hỏi: Có phải là một lòng chăng? Đáp: Không đúng.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy khổ mà đoạn tà kiến thì có hai tùy miên đáng nói là nhân, cũng đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Như thấy khổ mà đoạn tà kiến, thì các thứ kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn,… cũng giống như thế.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy khổ mà đoạn không đi với vô minh thì có một tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy tập mà đoạn tà kiến thì có hai tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Như do thấy tập mà đoạn tà kiến, thì các thứ kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn… cũng giống như thế.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy tập mà đoạn không đi với vô minh thì có một tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy diệt mà đoạn tà kiến thì có hai tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Như do thấy diệt mà đoạn tà kiến, thì các thứ kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn, … cũng vậy.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy diệt mà đoạn không đi với vô minh, thì có một tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy đạo mà đoạn tà kiến thì có hai tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Như do thấy đạo mà đoạn tà kiến, thì các thứ kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn cũng như thế.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy đạo mà đoạn không đi với vô minh, thì có một tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy tu mà đoạn trừ tham lam thì có hai tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Như do tu mà đoạn tham, thì các thứ giận hờn, kiêu mạn, … cũng như thế.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do tu mà đoạn không đi với vô minh, thì có một tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Như nhãn thức, các thức như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng giống như thế.
Trong này có sự sai khác là tỷ thức và thiệt thức, thì không nên nói là có hữu phú vô ký.
Đối với ý thức thiện thì tất cả tùy miên đều đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức bất thiện thì có ba mươi sáu tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Hỏi: Có phải là một lòng chăng? Đáp: Không đúng.
Đối với ý thức bất thiện do thấy khổ mà đoạn thì có mười bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức bất thiện do thấy tập mà đoạn thì có mười bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức bất thiện do thấy diệt mà đoạn thì có mười tám tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức bất thiện do thấy đạo mà đoạn thì có mười chín tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức bất thiện do tu mà đoạn trừ thì có mười lăm tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký thì có bảy mươi sáu tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Hỏi: Có phải là một lòng chăng? Đáp: Không đúng.
Đối với ý thức hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì có mười bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký do thấy khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc thì có mười ba tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký do thấy tập mà đoạn thuộc cõi Sắc thì có mười ba tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký do thấy diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc thì có mười bảy tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký do thấy đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc thì có mười tám tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký do tu mà đoạn trừ thuộc cõi Sắc thì có mười bốn tùy miên đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn các tùy miên khác thì chỉ đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
Như thuộc cõi Sắc, Vô sắc thì cũng như thế.
Đối với ý thức vô phú vô ký, tất cả tùy miên đáng nói là duyên mà không nói là nhân.
-Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sáu thức như thế thì hoặc thuộc các thời quá khứ, vị lai, hiện tại hoặc là thiện hoặc bất thiện, hoặc thuộc hữu phú vô ký hay vô phú vô ký. Đối với nhãn thức thiện thời quá khứ, có các tùy miên. Nếu nó đối với tâm này mà có tùy tăng thì cũng coi nó là nhân chăng? Giả sử như đối với tâm này có thể làm nhân thì nó có là tùy tăng chăng?
Như nhãn thức thiện ở thời quá khứ, các nhãn thức thiện ở thời vị lai và thời hiện tại cũng giống như thế.
Và cũng như nhãn thức thiện, các nhãn thức bất thiện hữu phú vô ký và vô phú vô ký cũng như thế. Và cũng như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy.
Đối với nhãn thức thiện thời quá khứ mà có các tùy miên, nếu nó đối với tâm này mà khiến tùy tăng thì nó không phải là nhân. Nếu nó làm nhân đối với tâm này thì nó không phải là tùy miên mà cũng không phải là tùy tăng.
Như nhãn thức thiện ở thời quá khứ, các nhãn thức thiện ở thời vị lai và thời hiện tại cũng vậy.
Đối với nhãn thức bất thiện thời quá khứ mà có các tùy miên, thì đối với tâm này hoặc có khả năng làm nhân thì nó không phải là tùy tăng, hoặc nó là tùy tăng thì không thể làm nhân, hoặc là có thể làm nhân mà cũng là tùy tăng, hoặc không thể làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng.
Vả lại, nếu có thể làm nhân thì không thể là tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở trước tâm này, đồng loại biến hành, tức là tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc là có duyên rồi nhưng đã dứt, và tùy miên tương ưng này đã dứt.
Vì là sự tùy tăng không thể làm nhân. Nghĩa là các thứ tùy miên sau tâm này, đồng loại biến hành, tức là tùy miên đó còn duyên vào đây chưa dứt.
Lại có thể làm nhân mà cũng là chỗ tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở trước tâm này, đồng loại biến hành, tức là tùy miên ấy duyên vào đây chưa dứt và các thứ tùy miên tương ưng này cũng chưa dứt.
Không thể làm nhân cũng không phải là sự tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở sau tâm này, đồng loại biến hành, tức là tùy miên ấy hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên rồi nhưng đã dứt, hoặc là nó duyên với cái khác, hoặc là tùy miên khác, hoặc là tùy miên không đồng với giới biến hành.
Như nhãn thức bất thiện thời quá khứ, các nhãn thức bất thiện thời vị lai cũng thế.
Đối với nhãn thức bất thiện thời hiện tại, có các tùy miên, nó đối với tâm này hoặc có thể làm nhân thì không phải là sự tùy tăng, hoặc là sự tùy tăng thì không thể làm nhân, hoặc có thể làm nhân mà cũng là sự tùy tăng, hoặc là không thể làm nhân mà cũng không phải là sự tùy tăng.
Nếu chỉ có thể làm nhân mà không phải là sự tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này, đồng loại biến hành, tức là tùy miên đó, hoặc không duyên vào đây, hoặc đã duyên rồi mà đã dứt.
Sự tùy tăng này mà không thể làm nhân, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, đồng loại biến hành. Tức là tùy miên đó duyên vào đây hoặc chưa dứt và có các tùy miên tương ưng này.
Nó hay làm nhân lại cũng là sự tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này, đồng loại biến hành. Tức là tùy miên đó duyên vào đây chưa dứt và có các tùy miên tương ưng này.
Nó không thể làm nhân mà cũng không phải là sự tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở sau tâm này, đồng loại biến hành. Tức là tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, hoặc duyên với cái khác, hoặc là có thứ tùy miên khác, hoặc là có tùy miên không đồng với giới biến hành.
Như nhãn thức bất thiện, nhãn thức hữu phú vô ký cũng như thế.
Đối với nhãn thức vô phú vô ký ở thời quá khứ, có các thứ tùy miên nó đối với tâm này là sự tùy tăng, mà cũng là nhân chăng?
Trừ các nhãn thức tùy miên dị thục khác, đối với các nhãn thức vô phú vô ký ở thời quá khứ khác, có các thứ tùy miên thì nó đối với tâm này, hoặc là sự tùy tăng mà không thể làm nhân, hoặc là đối với tâm này có thể làm nhân, tức là không phải tùy miên mà cũng không phải là tùy tăng.
Nếu các nhãn thức tùy miên dị thục, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này, hoặc có thể là nhân mà chẳng phải là sự tùy tăng, hoặc là sự tuỳ tăng mà không thể làm nhân, hoặc có thể làm nhân mà cũng là sự tùy tăng, hoặc không thể làm nhân mà cũng không phải là sự tùy tăng.
Vả lại, có thể làm nhân nhưng không phải là sự tùy tăng, là các thứ tùy miên làm nhân, có thể chiêu cảm được quả dị thục cho tâm này. Tức là tùy miên đó hoặc không duyên vào đây, hoặc đã duyên rồi mà đã dứt.
Là sự tùy tăng nhưng lại không thể làm nhân, là các thứ tùy miên không thể làm nhân chiêu cảm quả dị thục cho tâm này. Tức là tùy miên đó, duyên vào đây chưa dứt.
Nó có thể làm nhân mà cũng là sự tùy tăng, là các thứ tùy miên làm nhân, có thể chiêu cảm quả dị thục cho tâm này, tức là tùy miên đó, duyên vào đây chưa dứt. Không thể làm nhân cũng không phải là sự tùy tăng, nghĩa là các tùy miên không làm nhân chiêu cảm quả dị thục cho tâm này, tức là tuỳ miên đó không thể duyên vào đây, hoặc có duyên nhưng đã dứt, hoặc duyên với cái khác, hoặc là tùy miên khác, hoặc là tùy miên không đồng với giới biến hành.
Như nhãn thức vô phú vô ký ở quá khứ, nhãn thức vô phú vô ký ở vị lai và hiện tại cũng như thế. Như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng thế.
Trong này có sai khác, là đối với tỷ thức và thiệt thức thì không nên nói là có hữu phú vô ký, và không nên nói là có tùy miên đã chiêu cảm ý thức dị thục.
-Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu thức của thân như thế hoặc ở các thời quá khứ, vị lai, hiện tại; hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc là hữu phú vô ký, hoặc là vô phú vô ký.
Đối với nhãn thức thiện thời quá khứ có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này hoặc không phải là tùy tăng mà cũng không làm nhân chăng?
Giả sử đối với tâm này nó không làm nhân, mà cũng không phải là tùy tăng chăng?
Như nhãn thức thiện thời quá khứ, thì nhãn thức thiện thời vị lai và hiện tại cũng như thế.
Như nhãn thức thiện, các thứ nhãn thức bất thiện-hữu phú vô ký và vô phú vô ký cũng như thế.
Như về nhãn thức, các thức kia như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng thế.
Đối với nhãn thức thiện ở thời quá khứ có những thứ tùy miên. Nó đối với tâm này hoặc không phải là tùy tăng mà cũng không làm nhân, hoặc không làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng, là các thứ tùy miên đó duyên vào đây chưa dứt.
Như nhãn thức thiện ở thời quá khứ, các nhãn thức thiện ở thời vị lai và hiện tại cũng giống như thế.
Đối với nhãn thức bất thiện ở thời quá khứ có các thứ tùy miên. Nó đối với tâm này hoặc không làm nhân, cũng không phải là không tùy tăng, hoặc không phải là tùy tăng mà đều là làm nhân, hoặc không làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng, hoặc đều làm nhân và đều là tùy tăng.
Nếu nó không làm nhân mà đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, có biến hành đồng loại, tức là các tùy miên đó còn duyên vào đây chưa dứt.
Không phải là sự tùy tăng mà đều làm nhân, là các thứ tùy miên đó ở trước tâm này, có biến hành đồng loại, tức là các thứ tùy miên đó, hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, và các thứ tùy miên tương ưng này đã dứt.
Không thể làm nhân cũng không phải là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, có biến hành đồng loại. Tức là các thứ tùy miên đó, hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên nhưng đã dứt, hoặc duyên nơi khác hoặc là khác tùy miên, hoặc không đồng giới với các tùy miên biến hành.
Cũng đều làm nhân và đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này có biến hành đồng loại. Tức là các thứ tùy miên đó, còn duyên vào đây chưa dứt, và sự tương ưng của tùy miên này chưa dứt.
Như nhãn thức bất thiện ở quá khứ, nhãn thức bất thiện ở vị lai cũng như thế.
Đối với nhãn thức bất thiện ở hiện tại, có các thứ tùy miên đối với tâm này, hoặc không làm nhân mà đều là tùy tăng, hoặc không phải là tùy tăng mà đều làm nhân, hoặc không làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng, hoặc đều làm nhân và đều là tùy tăng.
Vả như không làm nhân mà đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, có biến hành đồng loại, tức là các tùy miên này còn duyên vào đây chưa dứt.
Không phải là tùy tăng nhưng lại đều làm nhân, là các thứ tùy miên ở trước tâm này, có biến hành đồng loại. Tức là các thứ tùy miên đó, hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt. Không thể làm nhân cũng không phải là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, có biến hành đồng loại, tức là những tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, hoặc duyên nơi khác, hoặc là khác tùy miên, hoặc có tùy miên không đồng giới với biến hành.
Đều làm nhân và đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này có biến hành đồng loại, tức là thứ tùy miên đó còn duyên vào đây chưa dứt, và có các tùy miên tương ưng này.
Như nhãn thức thiện, nhãn thức hữu phú vô ký cũng thế.
Đối với nhãn thức vô phú vô ký ở thời quá khứ, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này hoặc không phải là tùy tăng mà cũng không làm nhân sao?
Nghĩa là trừ các nhãn thức tùy miên dị thục ra, thì đối với các nhãn thức vô phú vô ký khác, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này hoặc là không phải tùy tăng mà cũng không phải làm nhân, hoặc không làm nhân mà là đều tùy tăng, nghĩa là có các thứ tùy miên còn duyên vào đây chưa dứt. Nếu các nhãn thức tùy miên dị thục, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này hoặc không làm nhân cũng không phải là không tùy tăng, hoặc không phải tùy tăng mà đều làm nhân, hoặc không làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng, hoặc đều làm nhân và đều là tùy tăng. Vả như không làm nhân mà đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên không làm nhân để chiêu cảm quả dị thục cho tâm này, tức là các thứ tùy miên đó còn duyên vào đây, hoặc có duyên nhưng đã dứt rồi.
Không thể làm nhân cũng không phải tùy tăng, là các thứ tùy miên đó không làm nhân để chiêu cảm quả dị thục cho tâm này, tức là các thứ tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, hoặc duyên nơi khác, hoặc là khác tùy miên, hoặc không có tùy miên đồng giới với biến hành.
Đều làm nhân và đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên làm nhân có thể chiêu cảm quả dị thục cho tâm này, tức là thứ tùy miên đó còn duyên vào đây chưa dứt.
Như nhãn thức vô phú vô ký ở thời quá khứ, các nhãn thức vô phú vô ký ở vị lai và hiện tại cũng như thế.
Như nhãn thức thiện, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng vậy. Trong này có sự sai khác, là đối với tỷ thức và thiệt thức thì không nên nói là có hữu phú vô ký và cũng không nên nói là có tùy miên chiêu cảm quả dị thục cho ý thức.
-Có mười loại tâm: Đó là thuộc cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.
Nói về tâm thiện thuộc cõi Dục, nếu Thể của nó chưa dứt thì do cái chưa dứt làm nhân, giả sử do chưa dứt làm nhân mà Thể của nó chưa dứt…; cho đến tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thì Thể của nó chưa dứt là do chưa dứt làm nhân, giả sử vì chưa dứt làm nhân mà Thể của nó chưa dứt chăng?
Nói về tâm thiện thuộc cõi Dục, có phải là cái Thể chưa đoạn dứt là do sư chưa đoạn làm nhân? Đúng thế. Giả sử do chưa đoạn dứt làm nhân mà cái Thể chưa đoạn dứt?
Đúng như thế.
Còn các tâm bất thiện, có phải là cái Thể chưa đoạn dứt là do sự chưa đoạn dứt làm nhân?
Nó hoặc là cái Thể chưa đoạn dứt là do sự chưa đoạn dứt làm nhân, hoặc là cái Thể chưa đoạn dứt mà do sự đã đoạn dứt làm nhân và sự chưa đoạn dứt làm nhân.
Vả như Thể chưa đoạn dứt là do chưa đoạn dứt làm nhân, là các Bổ-đặc-già-la có đầy đủ các sự trói buộc, các tâm bất thiện mà Thể của nó chưa đoạn dứt chưa đoạn dứt làm nhân, hoặc là Thể của nó chưa đoạn dứt là do đã đoạn dứt làm nhân, và do chưa đoạn dứt làm nhân, là chưa lìa bỏ tham dục ở cõi Dục. Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Thấy rõ Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.
Những gì là nhân chưa đoạn? Nghĩa là ở đây đều có các pháp tương ưng nhau.
Những gì là nhân đã đoạn? Nghĩa là ở cõi Dục, thấy Khổ mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và các pháp mà nó tương ưng. Lúc đó thì Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, đã thấy rõ Diệt và Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.
Những gì là nhân chưa đoạn? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.
Những gì là nhân đã đoạn? Nghĩa là các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp mà nó tương ưng, thì Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, thấy rõ Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó. Nếu thấy trọn vẹn đầy đu, là đệ tử của Thế Tôn nhưng chưa lìa bỏ tham ở cõi Dục và tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có pháp tương ưng nhau.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà do đã đoạn và chưa đoạn làm nhân. Giả sử chưa đoạn làm nhân thì Thể chưa đoạn chăng?
Hoặc là do chưa đoạn làm nhân mà Thể cũng chưa đoạn, hoặc do chưa đoạn và đã đoạn làm nhân mà Thể chưa đoạn, hoặc là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể ấy đã đoạn.
Chưa đoạn làm nhân mà Thể chưa đoạn. Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đầy đủ mọi trói buộc và các tâm bất thiện. Đó gọi là do chưa đoạn làm nhân mà Thể cũng chưa đoạn.
Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể vẫn chưa đoạn. Nghĩa là chưa lìa bỏ tham của cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, thấy rõ Tập-Diệt-Đạo và tu các pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là thấy Khổ nên đoạn trừ các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó, Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, thấy rõ Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có pháp cùng tương ưng.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó, Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, thấy rõ Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có các pháp cùng tương ưng.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó, dường như thấy trọn vẹn đầy đủ là đệ tử của Thế Tôn, nhưng chưa lìa bỏ tham Dục tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp cùng tương ưng.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Dục và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Còn do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó cũng đã đoạn chăng?
Nghĩa là chưa lìa bỏ tham của cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, thấy Khổ mà đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở cõi Dục, do thấy Tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và pháp tương ưng với nó. Đó gọi là chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.
Có các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nếu Thể chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?
Đúng như thế.
Giả sử do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng?
Hoặc là do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà thể của nó đã đoạn.
Do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn. Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đầy đủ mọi trói buộc, có các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Đó gọi là do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn. Nghĩa là chưa lìa bỏ tham dục cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, do thấy rõ Khổ mà đoạn trừ các thứ tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở cõi Dục, do thấy Tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Gọi đó là do nhân chưa đoạn và nhân đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, hoặc Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?
Và trừ các tùy miên đã chiêu cảm quả dị thục, các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục khác thì nếu Thể chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?
Đúng như thế.
Giả sử do chưa đoạn làm nhân thì Thể của nó cũng chưa đoạn chăng?
Đáp: Đúng như thế.
Nếu các tùy miên đã chiêu cảm quả dị thục, hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân, hoặc là Thể chưa đoạn làm nhân là do đã đoạn làm nhân và do chưa đoạn làm nhân.
Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân, nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ buộc ràng và các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục. Nếu chưa lìa bỏ các tham dục cõi Dục thì Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, thấy rõ Tập Diệt Đạo và tu pháp đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục. Khi Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, do thấy Diệt và Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục. Khi Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.
Nếu thấy được đầy đủ trọn vẹn các đệ tử của Thế Tôn, nhưng chưa lìa bỏ các tham ở cõi Dục và tu pháp đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục, đó gọi là Thể chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân.
Thể của nó chưa đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Nghĩa là chưa lìa bỏ tham ở cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, do thấy rõ Khổ mà đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là thấy Khổ mà đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như vậy. Khi Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, do thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là thấy Khổ và Tập mà đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như vậy. Khi Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, do thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đầy đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như thế, nếu thấy đầy đủ trọn vẹn Đức Thế Tôn và các đệ tư, nhưng chưa lìa bỏ các tham dục ở cõi Dục, thấy đã đoạn trừ các thứ tùy miên vốn chiêu cảm các tâm dị thục.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng. Nhân đã đoạn là gì?
Nghĩa là thấy đã đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như thế. Đó gọi là Thể chưa đoạn do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Nếu do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng? Đúng như thế.
Các tâm thiện ở cõi Sắc, nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?
Đúng thế.
Nếu do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng? Đúng như thế.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc, nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?
Hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân, hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân.
Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi trói buộc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc, đã lìa bỏ tham ở cõi Dục, nhưng chia lìa bỏ tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc. Đó là Thể chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân.
Thể của nó chưa đoạn mà do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Nghĩa là chưa lìa bỏ các tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, ở các cõi Sắc thấy rõ Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là ở cõi Sắc, do thấy Khổ đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Khi Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh, ở các cõi Sắc do thấy Diệt và Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là gì? Nghĩa là ở cõi Sắc, có các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó, khi diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh, thì ở các cõi Sắc do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là gì? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc, có các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó, dường như thấy vẹn toàn đầy đủ Đức Thế Tôn và đệ tử, nhưng chưa lìa bỏ các tham ở cõi Sắc và các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Sắc và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là Thể chưa đoạn do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Giả sử do chưa đoạn làm nhân nên Thể của nó chưa đoạn chăng? Hoặc là do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là do chưa đoạn làm nhân, đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.
Do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đầy đủ mọi trói buộc và tâm hữu phú vô ký thuộc các cõi Sắc, đã lìa bỏ tham thuộc cõi Dục, nhưng chưa lìa bỏ tham thuộc cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh, các tâm hãy còn là hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Đó là do chưa đoạn làm nhân nên Thể của nó chưa đoạn.
Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Nghĩa là chưa lìa bỏ được tham thuộc cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Ở cõi Sắc do thấy rõ Tập Diệt Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Tập loại trí đã sinh còn Diệt loại trí chưa sinh, ở các cõi Sắc thấy rõ Diệt và Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó, thì Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh, ở các cõi Sắc do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Nếu thấy đầy đủ trọn vẹn Đức Thế Tôn và chúng đệ tử, nhưng chưa lìa bỏ các tham ở cõi Sắc, ở các cõi Sắc mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc có các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn. Là chưa lìa bỏ được tham cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Ở cõi Sắc do thấy Khổ mà chưa đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Đó gọi là chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.
Tâm vô phú vô ký, thuộc các cõi Sắc nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng? Đúng thế.
Nếu do chưa đoạn làm nhân thì Thể của nó là chưa đoạn chăng? Đúng thế.
Các tâm thiện ở cõi Vô sắc, nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?
Đúng thế.
Giả sử do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng? Đúng thế.
Tâm hữu phú vô ký, thuộc cõi Vô sắc nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?
Hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân, hoặc Thể của nó chưa đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân.
Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi trói buộc và các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đã lìa bỏ được tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa bỏ tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh. Ở cõi Vô sắc thì các tâm hữu phú vô ký đã lìa được tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh. Ở cõi Vô sắc mà còn tâm hữu phú vô ký. Đó gọi là Thể chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân.
Cái Thể chưa đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Nghĩa là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc thấy rõ Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Khi đó Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc thấy rõ Diệt Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Khi đó Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Ở cõi Vô sắc do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Dường như thấy Đức Thế Tôn và các đệ tử đều đầy đủ trọn vẹn, nhưng chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Vô sắc. Ở cõi Vô sắc mà tu pháp đoạn trừ tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Đó gọi là Thể chưa đoạn do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Giả sử do chưa đoạn làm nhân thì Thể của nó cũng chưa đoạn chăng? Hoặc do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng? Hoặc do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn chăng?
Do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn. Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi trói buộc. Ở cõi Vô sắc mà còn tâm hữu phú vô ký, đã lìa được tham cõi Dục, nhưng chưa lìa được các tham cõi Sắc. Khổ loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc còn có tâm hữu phú vô ký, đã lìa các tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc mà còn tâm hữu phú vô ký, đó gọi là do chưa đoạn làm nhân nên Thể của nó cũng chưa đoạn.
Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Nghĩa là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Ở cõi Vô sắc thấy rõ Tập Diệt Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Khi đó Tập loại trí đã sinh còn Diệt loại trí chưa sinh, ở cõi Vô sắc thấy rõ Diệt Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Khi ấy Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp mà nó tương ưng. Dường như thấy được Đức Thế Tôn và các đệ tử vẹn toàn đầy đủ, nhưng chưa lìa các tham ở cõi Vô sắc. Ở các cõi Vô sắc mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Đó gọi là do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Do chưa đoạn làm nhân và đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.
Nghĩa là Khổ loại trí đã sinh còn Tập loại trí chưa sinh. Ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng.
Ở các cõi Vô sắc mà có các tâm vô phú vô ký, nếu Thể của nó chưa đoạn là do chưa đoạn làm nhân chăng?
Đúng thế Giả sử do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó cũng chưa đoạn chăng?
Đúng thế.
Nghĩa là ở cõi Dục có:
Tâm thiện.
Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Ở cõi Sắc có:
Tâm thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Ở cõi Vô sắc có:
Tâm thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Các tâm thiện ở cõi Dục nếu Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng?
Nếu do đã đoạn làm nhân thì Thể của nó đã đoạn chăng? Cho đến ở cõi Vô sắc có tâm vô phú vô ký, nếu Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng?
Đúng thế.
Nếu do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn chăng?
Các tâm thiện cõi Dục, nếu Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng?
Đúng thế.
Giả sử do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó thành đã đoạn chăng?
Đúng thế.
Các tâm bất thiện, nếu Thể của nó đã đoạn thì do đã đoạn làm nhân chăng?
Hoặc là Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân, hoặc là Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân chăng?
Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân, là do chưa lìa được tham ở cõi Dục, Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Do thấy Khổ và Tập mà đoạn trừ tâm bất thiện. Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, thấy rõ Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ tâm bất thiện. Nếu thấy toàn vẹn đệ tử và Đức Thế Tôn, nhưng chưa lìa được các tham ở cõi Dục, do thấy mà đoạn trừ tâm bất thiện. Đã lìa bỏ được các tham cõi Dục, nhưng chưa lìa được các tham ở cõi Sắc, và các tâm bất thiện. Đã lìa được các tham ở cõi Sắc, nhưng chưa lìa được các tham ở cõi Vô sắc và các tâm bất thiện. Đã lìa được các tham ở cõi Vô sắc và các tâm bất thiện. Đó gọi là Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân.
Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân và do chưa đoạn làm nhân.
Nghĩa là chưa lìa được tham cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, do thấy Khổ mà đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Dục do thấy Tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Đó là Thể đã đoạn do đã đoạn làm nhân và do chưa đoạn làm nhân.
Nếu do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó cũng đã đoạn chăng? Hoặc là do đã đoạn làm nhân mà thể của nó đã đoạn, hoặc do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn, hoặc do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn chăng?
Do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.
Nghĩa là do chưa lìa bỏ được các tham cõi Dục, khi Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, thấy Khổ và Tập mà đoạn các tâm bất thiện. Khi đó Tập trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ các tâm bất thiện. Nếu thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ các tham ở cõi Dục thì do thấy mà đoạn trừ các tâm bất thiện, đã lìa bỏ các tham cõi Dục nhưng chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Sắc và các tâm bất thiện, đã lìa bỏ được các tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Vô sắc và các tâm bất thiện, đã lìa bỏ được các tham ở cõi Vô sắc và các tâm bất thiện… Đó gọi là do đã đoạn làm nhân mà thể của nó đã đoạn.
Do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa bỏ được các tham cõi Dục, khi Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, do thấy rõ Khổ mà đoạn trừ các tâm bất thiện. Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Dục do thấy Tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.
Do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Nghĩa là chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Dục, khi ấy Khổ trí đã sinh và Tập trí chưa sinh, thấy rõ Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Dục do thấy Khổ mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Khi ấy Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, thấy rõ Tập-Diệt-Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Dục có các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Khi đó Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, do thấy Đạo mà tu pháp đoạn trừ các tâm bất thiện. Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đầy đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Dục có các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Nếu thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ hết các tham dục ở cõi Dục, thì do Tu mà đoạn trừ các tâm bất thiện.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Dục có các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, nếu Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng?
Hoặc là Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân, hoặc là Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân và do chưa đoạn làm nhân.
Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân, là chưa lìa được các tham ở cõi Dục. Khi đó Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, nên vẫn còn tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục. Khi ấy Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh nên vẫn còn có tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Nếu thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, mà họ chưa lìa được các tham ở cõi Dục, thì ở cõi Dục vẫn còn tâm hữu phú vô ký. Đã lìa được các tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa được các tham ở cõi Sắc, thì vẫn còn các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục.
Đã lìa được các tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa được các tham ở cõi Vô sắc, thì hãy còn các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Đã lìa được các tham ở cõi Vô sắc nhưng hãy còn các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Đó gọi là Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân.
Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân và do chưa đoạn làm nhân, là chưa, lìa được các tham cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, nên hãy còn các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, và do thấy Khổ mà đoạn trừ.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Dục thấy Tập nên đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là Thể đã đoạn do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Nếu do đã đoạn làm nhân thì Thể của nó là đã đoạn chăng? Đúng thế.
Tâm vô phú vô ký, ở các cõi Dục nếu Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng?
Đúng thế.
Nếu do đã đoạn làm nhân thì Thể của nó cũng đã đoạn chăng?
Nghĩa là trừ các thứ tùy miên đã chiêu cảm quả dị thục, còn các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục khác, thì do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó cũng đã đoạn chăng?
Đáp: Đúng thế.
Các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục, hoặc do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó là đã đoạn, hoặc do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó là chưa đoạn.
Do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn, là lìa được tham cõi Dục, nhưng chưa lìa được tham cõi Sắc, và có các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.
Đã lìa được tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa được tham ở cõi Vô sắc, thì vẫn còn các thứ tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục. Đã lìa được tham của cõi Vô sắc, nhưng vẫn còn có các thứ tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục. Đó gọi là do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó là đã đoạn.
Do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa được tham ở cõi Dục, khi Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, do thấy Khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đầy đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là do thấy Khổ mà đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như thế, Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ các tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là thấy rõ Khổ-Tập mà đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như thế, Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, thấy rõ Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên, đã chiêu cảm các tâm dị thụ.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng. Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là thấy rõ Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như thế.
Nếu thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa được các tham cõi Dục, thì họ thấy mà đoạn trừ các thứ tùy miên đã chiêu cảm các tâm dị thục.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là thấy rõ chỗ đoạn trừ các tùy miên, có thể chiêu cảm các tâm dị thục như thế. Đó gọi là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Các tâm thiện ở cõi Sắc, nếu Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng?
Đúng thế.
Giả sử do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó là đã đoạn chăng? Đúng thế.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nếu Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng?
Hoặc là Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân, hoặc là Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân và do chưa đoạn làm nhân.
Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân, là chưa lìa được tham ở cõi Sắc, Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Ở các cõi Sắc thấy rõ Khổ Tập mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký. Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Ở các cõi Sắc thấy rõ Khổ Tập Diệt mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký. Hoặc thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa được các tham cõi Sắc, thì ở cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Đã lìa được tham cõi Sắc nhưng chưa lìa được tham ở cõi Vô sắc, thì vẫn còn tâm hữu phú vô ký thuộc các cõi Sắc. Đã lìa được các tham ở cõi Vô sắc, thì vẫn còn tâm hữu phú vô ký thuộc các cõi Sắc. Đó gọi là Thể đã đoạn do đã đoạn làm nhân.
Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân và do chưa đoạn làm nhân, là chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Ở cõi Sắc do thấy rõ Khổ mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc thấy Tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Hỏi: Giả sử do đã đoạn làm nhân thì Thể là đã đoạn chăng?
Đáp: Hoặc do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó là đã đoạn, hoặc do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà thể của nó là đã đoạn, hoặc do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa bỏ các tham cõi Sắc, Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh, ở cõi Sắc do thấy rõ Khổ Tập mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký. Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh, ở cõi Sắc thấy rõ Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký. Hoặc thấy đệ tử vẹn toàn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa được các tham ở cõi Sắc, thì ở cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Đã lìa các tham cõi Sắc nhưng chưa lìa được các tham ở cõi Vô sắc, vẫn còn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Đã lìa được các tham cõi Vô sắc, thì vẫn còn tâm hữu phú vô ký thuộc các cõi Sắc. Đó là do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó là đã đoạn. Do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa bỏ được tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh và Tập loại trí chưa sinh, ở cõi Sắc thấy Khổ mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp nó tương ưng. Đó là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà thể đã đoạn.
Do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa được các tham cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Ở cõi Sắc thấy rõ Tập-Diệt-Đạo và do Tu mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Tập loại trí đã sinh và Diệt loại trí chưa sinh, ở các cõi Sắc thấy rõ Diệt-Đạo và do Tu mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là có các tùy miên biến hành ở cõi Sắc và các pháp nó tương ưng. Diệt loại trí đã sinh và Đạo loại trí chưa sinh, ở cõi Sắc do thấy Đạo và tu mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là có các thứ tùy miên biến hành ở cõi Sắc và các pháp nó tương ưng. Hoặc thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ được các tham cõi Sắc. Ở cõi Sắc mà tu pháp đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là có các thứ tùy miên biến hành ở cõi Sắc và các pháp nó tương ưng. Đó gọi là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó là chưa đoạn.
Có các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nếu Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng? Đúng thế.
Nếu do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó là đã đoạn chăng Đúng thế.
Có các tâm thiện ở cõi Vô sắc, hoặc Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng Đúng thế.
Nếu do đã đoạn làm nhân thì Thể của nó đã đoạn chăng? Đúng thế.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nếu
Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng? Hoặc là Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân, hoặc là Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Thể của nó là đã đoạn là do đã đoạn làm nhân.
Nghĩa là Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh, ở các cõi Vô sắc thấy rõ Khổ-Tập mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký. Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh, ở cõi Vô sắc thấy rõ Khổ-Tập
Diệt mà đoạn trừ các tâm vô phú vô ký. Hoặc thấy đệ tử toàn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ được các tham cõi Vô sắc, thì ở cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Đã lìa bỏ được các tham cõi Vô sắc nhưng vẫn còn tâm hữu phú vô ký thuộc các cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể đã đoạn là do đã đoạn làm nhân.
Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh, ở các cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là Thể đã đoạn do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân.
Nếu do đã đoạn làm nhân thì Thể của nó đã đoạn chăng?
Hoặc do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn, hoặc do đã đoạn làm nhân và do chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó là đã đoạn, hoặc là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn.
Do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn, là Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh, ở cõi Vô sắc thấy rõ Khổ-Tập mà đoạn trừ tâm hữu phú vô ký.
Khi ấy Diệt loại trí đã sinh và Đạo loại trí chưa sinh, ở các cõi Vô sắc thấy rõ Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký. Hoặc thấy đệ tử vẹn toàn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ được các tham cõi Sắc, thì ở cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Đã lìa bỏ được các tham cõi Vô sắc, vẫn còn các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Đó gọi là do đã đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn.
Do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó đã đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh, ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc thấy Tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó là đã đoạn.
Do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh còn Tập loại trí chưa sinh, ở cõi Vô sắc thấy rõ Tập-Diệt-Đạo và do Tu mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là không có các pháp tương ưng nào cả.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng. Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc thấy rõ Diệt-Đạo do Tu mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các thứ tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Diệt loại trí đã sinh và Đạo loại trí chưa sinh. Ở các cõi Vô sắc thấy Đạo do Tu mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là ở cõi Vô sắc có các tùy miên biến hành và các pháp tương ưng với nó. Nếu thấy đệ tử vẹn toàn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Vô sắc, thì ở các cõi Vô sắc do Tu mà đoạn trừ các tâm hữu phú vô ký.
Nhân chưa đoạn là sao? Nghĩa là ở đây đều có đủ các pháp tương ưng.
Nhân đã đoạn là sao? Nghĩa là các thứ tùy miên biến hành ở cõi Vô sắc và các pháp tương ưng với nó. Đó gọi là do đã đoạn làm nhân và chưa đoạn làm nhân mà Thể của nó là chưa đoạn.
Các tâm vô phú vô ký thuộc các cõi Vô sắc, nếu Thể của nó đã đoạn là do đã đoạn làm nhân chăng? Đúng thế.
Nếu do đã đoạn làm nhân thì Thể của nó là đã đoạn chăng? Đúng như thế.
Có mười lăm thứ tâm: Nghĩa là ở cõi Dục có năm tâm, cõi Sắc có năm tâm và cõi Vô sắc có năm tâm. Như thế là có mười lăm tâm, hoặc ở quá khứ, hoặc vị lai hoặc hiện tại.
Thế nào là cõi Dục có năm tâm?
Nghĩa là ở cõi Dục do tâm thấy Khổ mà đoạn trừ, do tâm thấy Tập-Diệt-Đạo và do Tu mà đoạn trừ.
Như ở cõi Dục, cõi Sắc và Vô sắc cũng như thế. Ở cõi Dục quá khứ do tâm thấy Khổ mà đoạn trừ, có các thứ tùy miên đối với tâm này, nếu có chỗ tùy tăng thì cũng làm nhân chăng?
Giả như đã làm nhân thì cũng có tùy tăng chăng? Cho đến ở cõi Vô sắc vào quá khứ do Tu mà đoạn trừ tâm, có các thứ tùy miên đối với tâm này, nếu có chỗ tùy tăng thì cũng làm nhân chăng? Giả sử làm nhân mà cũng là tùy tăng chăng?
Vào quá khứ, ở cõi Dục thấy Khổ mà đoạn trừ tâm, có các thứ tùy miên, đối với tâm này hoặc vừa là tùy tăng mà cũng làm nhân chăng? Hoặc là có thể làm nhân nhưng không phải tùy tăng, hoặc là tùy tăng nhưng không thể làm nhân, hoặc là có thể làm nhân mà cũng là tùy tăng, hoặc là không thể làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng?
Vả như có thể làm nhân mà lại không phải là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này, có đồng loại biến hành, tức là các thứ tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt và các thứ tùy miên tương ưng này đã dứt.
Đó là sự tùy tăng nhưng không có thể làm nhân, là các thứ tùy miên ở sau tâm này, có đồng loại biến hành, tức là các thứ tùy miên đó duyên vào đây mà chưa dứt.
Cũng có thể làm nhân mà cũng là tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở trước tâm này đồng loại với biến hành, tức là những tùy miên đó còn duyên vào đây chưa dứt và các thứ tương ưng với tùy miên này cũng chưa dứt.
Không thể làm nhân cũng không phải là tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở sau tâm này đồng loại với biến hành, tức là những tùy miên đó hoặc không duyên vào đây, hoặc nếu có duyên thì đã dứt rồi, hoặc duyên nơi khác, hoặc khác tùy miên, hoặc không đồng loại với tùy miên biến hành.
Cũng như thấy Khổ mà đoạn trừ tâm ở cõi Dục quá khứ, thấy Khổ mà đoạn trừ tâm ở cõi Dục vào vị lai cũng vậy.
Còn đối với hiện tại, ở cõi Dục thấy Khổ mà đoạn trừ tâm, thì có các thứ tùy miên đối với tâm này hoặc là sự tùy tăng mà cũng làm nhân chăng?
Hoặc nó có thể làm nhân mà không phải là tùy tăng, hoặc là tùy tăng mà không có thể làm nhân, hoặc là có thể làm nhân mà cũng là tùy tăng, hoặc là không có thể làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng.
Vả lại như có thể làm nhân mà không phải là tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở trước tâm này, đồng loại với biến hành, tức là những tùy miên đó hoặc không duyên vào đây hoặc có duyên mà đã dứt.
Là sự tùy tăng mà không thể làm nhân, tức là các thứ tùy miên ở sau tâm này đồng loại với biến hành, tức là các tùy miên đó duyên vào đây chưa dứt.
Cũng có thể làm nhân mà cũng là tùy tăng, tức là các thứ tùy miên ở trước tâm này đồng loại với biến hành, tức là những tùy miên đó duyên vào đây chưa dứt và các thứ tùy miên tương ưng này chưa dứt
Không thể làm nhân cũng không phải là tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên ở sau tâm này đồng loại với biến hành, tức là các thứ tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, hoặc duyên nơi khác, hoặc khác tùy miên, hoặc là tùy miên không đồng loại với biến hành.
Cũng như thấy Khổ mà đoạn trừ tâm, thì thấy Tập-Diệt-Đạo và tu pháp mà đoạn trừ tâm ô nhiễm cũng vậy.
Đối với quá khứ, ở cõi Dục mà tu pháp đoạn trừ tâm không ô nhiễm, có các thứ tùy miên đối với tâm này hoặc là sự tùy tăng mà cũng làm nhân chăng?
Nghĩa là trừ các thứ tùy miên đã chiêu cảm quả dị thục, còn lại các thứ tu pháp mà đoạn trừ tâm không ô nhiễm ở cõi Dục vào quá khư, có những thứ tùy miên đối với tâm này hoặc là tùy tăng thì không làm nhân.
Hoặc đối với tâm này cũng có thể làm nhân tức là không phải là tùy miên cũng không phải là tùy tăng.
Còn đối với các thứ tùy miên đã chiêu cảm tâm dị thục thì hoặc là có thể làm nhân mà không phải là tùy tăng, hoặc là tùy tăng mà không thể làm nhân, hoặc là có thể làm nhân mà cũng là tùy tăng, hoặc là không thể làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng.
Vả như có thể làm nhân mà không phải là tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên làm nhân, có thể chiêu cảm tâm dị thục này, tức các tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt.
Là sự tùy tăng mà không phải làm nhân, là các tùy miên không làm nhân chiêu cảm tâm dị thục này, tức là các tùy miên đã duyên vào đây chưa dứt.
Cũng có thể làm nhân mà cũng là sự tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên làm nhân có thể chiêu cảm tâm dị thục này, tức là các tùy miên đó vẫn còn duyên vào đây chưa dứt.
Không thể làm nhân cũng không phải là tùy tăng. Nghĩa là các thứ tùy miên không làm nhân chiêu cảm tâm dị thục này. Tức là các tùy miên đó hoặc không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, hoặc duyên nơi khác, hoặc khác tùy miên, hoặc là tùy miên không đồng loại với biến hành.
Cũng như quá khứ, các thứ thuộc vị lai-hiện tại cũng y như thế.
Cũng như cõi Dục, các cõi Sắc và Vô sắc cũng giống như vậy. Ở đây có điều khác nhau là tâm ở cõi Sắc và tâm ở cõi Vô sắc thì không nên nói là có tùy miên dị thục.
-Có mười lăm thứ tâm: Tức là ở Dục giới có năm tâm, Sắc giới có năm tâm và ở Vô sắc giới có năm tâm. Như thế là mười lăm tâm, hoặc ở quá khứ, hoặc vị lai hay hiện tại.
Thế nào là cõi Dục có năm tâm?
Nghĩa là ở cõi Dục do tâm thấy Khổ mà đoạn, tâm thấy Tập-Diệt Đạo và tu mà đoạn.
Cũng như ở cõi Dục, cõi Sắc và Vô sắc cũng vậy. Đối với cõi Dục ở quá khứ, do tâm thấy Khổ mà đoạn trừ, có các thứ tùy miên đối với tâm này hoặc không phải là tùy tăng mà cũng không làm nhân chăng? Hoặc không thể làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng chăng?
Cho đến đối với cõi Vô sắc ở hiện tại mà tu pháp đoạn trừ tâm, chỉ có các thứ tùy miên đối với tâm này hoặc không phải là tùy tăng cũng không làm nhân chăng? Hoặc không làm nhân mà cũng không phải là tùy tăng chăng?
Đối với cõi Dục ở quá khứ do tâm thấy Khổ mà đoạn, có các thứ tùy miên đối với tâm này hoặc không phải tùy tăng mà cũng không làm nhân chăng? Hoặc không làm nhân mà đều là tùy tăng, hoặc không là tùy tăng mà đều làm nhân, hoặc không làm nhân cũng không phải là tùy tăng, hoặc đều làm nhân và đều là tùy tăng.
Nếu không làm nhân mà đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này đồng loại với biến hành, tức là các thứ tùy miên đó vẫn còn duyên vào đây chưa dứt
Không phải là tùy tăng mà đều làm nhân, tức là các thứ tùy miên ở trước tâm này đồng loại với biến hành, tức là các thứ tùy miên đó hoặc không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt và các thứ tùy miên tương ưng này cũng đã dứt.
Không thể làm nhân cũng không phải là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này đồng loại với biến hành, tức là các thứ tùy miên đó không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, hoặc duyên nơi khác, hoặc khác tùy miên, hoặc là tùy miên không đồng loại với biến hành.
Đều làm nhân và đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này đồng loại với biến hành, tức là các tùy miên đó duyên vào đây chưa dứt và các thứ tùy miên tương ưng này chưa dứt.
Cũng như ở cõi Dục quá khứ do tâm thấy Khổ mà đoạn, thì vị lai cũng vậy.
Đối với cõi Dục thời hiện tại do tâm thấy Khổ mà đoạn, có các thứ tùy miên đối với tâm này hoặc không phải là tùy tăng mà cũng không thể làm nhân chăng? Hoặc không làm nhân mà đều là tùy tăng, hoặc không phải tùy tăng mà đều làm nhân, hoặc không làm nhân cũng không phải tùy tăng, hoặc đều làm nhân và đều là tùy tăng chăng? Vả như không làm nhân mà đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này đồng loại với biến hành, tức là các thứ tùy miên đó duyên vào đây chưa dứt.
Không phải là tùy tăng mà đều làm nhân, là các thứ tùy miên ở trước tâm này đồng loại với biến hành, tức là các thứ tùy miên đó hoặc không duyên vào đây, hoặc có duyên nhưng đã dứt.
Không thể làm nhân cũng không phải là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở sau tâm này đồng loại với biến hành, tức là các thứ tùy miên này hoặc không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt, hoặc duyên nơi khác, hoặc khác tùy miên, hoặc là tùy miên không đồng loại với biến hành.
Đều làm nhân cũng đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên ở trước tâm này đồng loại với biến hành, tức là các thứ tùy miên đó hoặc duyên vào đây chưa dứt và các thứ tùy miên tương ưng này chưa dứt.
Như thấy Khổ mà đoạn tâm, thấy Tập-DiệtĐạo và do Tu mà đoạn tâm ô nhiễm cũng vậy.
Đối với cõi Dục ở quá khứ do Tu mà đoạn trừ tâm không ô nhiễm, có các thứ tùy miên đối với tâm này hoặc không phải là tùy tăng mà cũng không làm nhân chăng?
Nghĩa là trừ ra các thứ tùy miên đã chiêu cảm đến quả dị thục, đối với các cõi Dục khác do Tu mà đoạn trừ tâm không ô nhiễm, các thứ tùy miên đối với tâm này hoặc không phải tùy tăng mà cũng không làm nhân. Hoặc không làm nhân nhưng đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên đó duyên vào đây chưa dứt, hoặc các thứ tùy miên đó đã chiêu cảm đến quả dị thục.
Hoặc không làm nhân mà đều là tùy tăng, hoặc không phải tùy tăng mà đều làm nhân, hoặc không làm nhân cũng không phải tùy tăng, hoặc đều làm nhân và đều là tùy tăng.
Không thể làm nhân mà đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên không làm nhân chiêu cảm cái tâm dị thục này, tức là các thứ tùy miên đó còn duyên vào đây chưa dứt
Không phải là tùy tăng mà đều làm nhân, là các thứ tùy miên làm nhân có thể chiêu cảm tâm dị thục này. Tức là các thứ tùy miên đó hoặc là không duyên vào đây, hoặc có duyên mà đã dứt.
Không thể làm nhân cũng không phải tùy tăng, là các thứ tùy miên không làm nhân chiêu cảm tâm dị thục này. Tức là các tùy miên đó hoặc không duyên vào đây, hoặc có duyên nhưng đã dứt, hoặc duyên nơi khác, hoặc khác tùy miên, hoặc là tùy miên không đồng loại với biến hành.
Đều làm nhân và đều là tùy tăng, là các thứ tùy miên có thể làm nhân chiêu cảm tâm dị thục này, tức là các tùy miên đó duyên vào đây chưa dứt.
Cũng như cõi Dục ở quá khứ do Tu mà đoạn trừ tâm không ô nhiễm, vị lai và hiện tại cũng thế.
Cũng như tâm ở cõi Dục, các tâm ở cõi Sắc và Vô sắc cũng thế. Trong này có điều sai khác là tâm ở cõi Sắc và ở cõi Vô sắc thì không nên nói là có tùy miên dị thục.
-Có sáu thức thân: Đó là các thức: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu thức như thế hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc hữu phú vô ký, hoặc vô phú vô ký.
Đối với nhãn thức thiện thì có kiết, có phược, có tùy miên và tùy phiền não triền triền (sự ràng buộc của tùy phiền não triền). Như thế thì có bao nhiêu thứ đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, có bao nhiêu thứ đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân?
Đối với nhãn thức bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký triền thì có các thứ kiết, phược, tùy miên và tùy phiền não triền triền. Trong đó có bao nhiêu thứ đáng gọi là nhân, đáng gọi là duyên và có bao nhiêu thứ đáng gọi là duyên mà không nên gọi là nhân?
Cũng như nhãn thức, thì các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng vậy.
Đối với nhãn thức thiện, tất cả các kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền triền đều đáng nói là duyên mà khôn nói là nhân.
Đối với nhãn thức bất thiện thì có: bảy kiết, bảy phược, mười lăm tùy miên và hai mươi tùy phiền não triền triền đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác thì đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với nhãn thức hữu phú vô ký thì có sáu kiết, sáu phược, mười bốn tùy miên và mười sáu tùy phiền não triền triền đáng nói là nhân, đáng nói là duyên. Còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với nhãn thức vô phú vô ký thì trừ các tùy miên dị thục ra, đối với các nhãn thức vô phú vô ký khác thì tất cả các thứ kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền triền đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục thì có bảy kiết, bảy phược, ba mươi bốn tùy miên, ba mươi chín tùy phiền não triền triền đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Có phải một lòng chăng? Không phải vậy.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục, thấy Khổ mà đoạn trừ tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và bảy tùy phiền não triền triền đáng nói là nhân, đáng nói là duyên. Còn tất cả các thứ khác chỉ đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Cũng như nhãn thức tùy miên dị thục, thấy Khổ mà đoạn các thứ tà kiến, thì các nhãn thức tùy miên dị thục về kiến thủ, giới cấm thủ, về nghi, tham, giận dữ, kiêu mạn… cũng vậy.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục thấy Khổ mà đoạn trừ không đi với vô minh, thì có một kiết, một phược, một tùy miên và sáu tùy phiền não triền triền đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy Tập mà đoạn các tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và bảy tùy phiền não triền triền đáng gọi là nhân, đáng gọi là duyên. Còn tất cả các thứ khác đều đáng gọi là duyên mà không đáng gọi là nhân.
Cũng giống như nhãn thức tùy miên dị thục do thấy Tập mà đoạn các tà kiến, thì các nhãn thức tùy miên dị thục về kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn… cũng vậy.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy Tập mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên và sáu tùy phiền não triền triền đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy Diệt mà đoạn các tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và bảy tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên. Còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Cũng giống như nhãn thức tùy miên dị thục do thấy Diệt mà đoạn các tà kiến, thì các nhãn thức tùy miên dị thục về kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn… cũng vậy.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy Diệt mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên và sáu tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên. Còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy Đạo mà đoạn trừ các tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và bảy tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác thì đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Cũng giống như nhãn thức tùy miên dị thục do thấy Đạo mà đoạn trừ các tà kiến, thì các nhãn thức tùy miên dị thục về kiến thủ, giới cấm thủ, về nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn… cũng vậy.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy Đạo mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên và sáu tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên. Còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do thấy Tu mà đoạn trừ tham lam thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và bảy tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác thì đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Cũng như nhãn thức tùy miên dị thục do Tu mà đoạn trừ tham lam, thì các nhãn thức tùy miên dị thục về giận dữ, kiêu mạn cũng thế.
Đối với nhãn thức tùy miên dị thục do Tu mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên và sáu tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên. Còn tất cả các thứ khác thì đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Cũng như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý… cũng như thế. Trong này có sự sai khác là đối với tỷ thức và thiệt thức, thì không nên nói là có hữu phú vô ký.
Đối với ý thức thiện thì tất cả các kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền triền đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức bất thiện thì có bảy kiết, bảy phược, ba mươi sáu tùy miên và bốn mươi mốt tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên. Còn tất cả các thứ khác thì đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Tất cả là một lòng chăng? Không phải vậy.
Đối với ý thức bất thiện do thấy Khổ mà đoạn trừ thì có bảy kiết, bảy phược, mười bốn tùy miên và mười chín tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên. Còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức bất thiện do thấy Tập mà đoạn trừ thì có bảy kiết, bảy phược, mười bốn tùy miên và mười chín tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức bất thiện do thấy Diệt mà đoạn trừ thì có bảy kiết, bảy phược, mười tám tùy miên và hai mươi ba tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác thì đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức bất thiện do thấy Đạo mà đoạn trừ thì có bảy kiết, bảy phược, mười chín tùy miên và hai mươi bốn tùy phiền não triền triền đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức bất thiện do Tu mà đoạn trừ thì có bảy kiết, bảy phược, mười lăm tùy miên và hai mươi tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác thì đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký thì có bảy kiết, bảy phược, bảy mươi sáu tùy miên và tám mươi mốt tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Có phải là một lòng chăng? Không đúng.
Đối với ý thức hữu phú vô ký ở cõi Dục thì có bảy kiết, bảy phược, mười bốn tùy miên, mười chín tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ thì có sáu kiết, sáu phược, mười ba tùy miên và mười lăm tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ thì có sáu kiết, sáu phược, mười ba tùy miên và mười lăm tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do thấy Diệt mà đoạn trừ thì có sáu kiết, sáu phược, mười bảy tùy miên và mười chín tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do thấy Đạo mà đoạn trừ thì có sáu kiết, sáu phược, mười tám tùy miên và hai mươi tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc do Tu mà đoạn trừ thì có sáu kiết, sáu phược, mười bốn tùy miên, mười sáu tùy phiền não triền triền, đáng nói là nhân, đáng nói là duyên, còn tất cả các thứ khác đều chỉ đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
Đối với ý thức vô phú vô ký thì tất cả kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền triền đều đáng nói là duyên mà không nên nói là nhân.
-Có sáu thức thân: Tức là gồm các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu thức của thân như thế hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc hữu phú vô ký và vô phú vô ký.
Đối với nhãn thức thiện có các kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền triền, thì đáng nói cùng tương ưng với bao nhiêu thứ và không tương ưng với bao nhiêu thứ?
Còn đối với nhãn thức bất thiện và hữu phú vô ký, vô phú vô ký có bao nhiêu kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền thì đáng nói có bao nhiêu thứ cùng tương ưng và có bao nhiêu thứ không tương ưng?
Cũng như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy. Đối với nhãn thức thiện thì tất cả các thứ kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền nên nói là đều không tương ưng. Còn đối với nhãn thức bất thiện thì có ba kiết, ba phược, ba tùy miên và bảy tùy phiền não triền triền, đáng nói là tương ưng.
Có phải một lòng chăng? Không phải vậy.
Đối với nhãn thức bất thiện tương ưng với tham thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và sáu tùy phiền não triền triền, đáng nói là tương ưng.
Cũng như tham tương ưng với nhãn thức bất thiện, thì sân giận tương ưng với nhãn thức bất thiện cũng như thế.
Đối với nhãn thức hữu phú vô ký thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và bốn tùy phiền não triền triền, đáng nói là tương ưng.
Đối với nhãn thức vô phú vô ký thì tất cả các thứ kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền triền đều đáng nói là không tương ưng.
Cũng như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý cũng như thế. Trong này có điều sai khác là đối với tỷ thức và thiệt thức thì không nên nói là có hữu phú vô ký.
Đối với ý thức thiện thì tất cả các thứ kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền triền, đáng nói là đều không tương ưng với nó.
Còn đối với ý thức bất thiện thì có bảy kiết, bảy phược, ba mươi bốn tùy miên, ba mươi chín tùy phiền não triền triền, đáng nói là tương ưng.
Có phải là một lòng chăng? Không phải vậy.
Đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Khổ mà đoạn trừ tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên; nếu ở phần vị đã giác ngộ phần nào thì có sáu tùy phiền não triền triền đáng nói là tương ưng. Còn ở phần vị thùy miên thì có thêm tùy miên thứ bảy.
Cũng như đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Khổ mà đoạn trừ tà kiến, thì các thứ ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên về kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn… cũng vậy.
Đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Khổ mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên; nếu ở phần vị giác ngộ thì có năm tùy phiền não triền triền đáng nói là tương ưng, nếu ở phần vị còn thùy miên thì có thêm tùy miên thứ sáu.
Đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Tập mà đoạn trừ tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên; nếu ở phần vị giác ngộ thì có sáu tùy phiền não triền triền đáng nói là tương ưng. Nếu ở phần vị còn thùy miên thì có thêm tùy miên thứ.
Cũng như ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Tập mà đoạn trừ tà kiến, thì đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên về kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn… cũng như vậy.
Đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Tập mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên; nếu ở phần vị giác ngộ thì có năm tùy phiền não triền triền đáng nói là tương ưng, nếu ở phần vị thùy miên thì có thêm tùy miên thứ sáu.
Đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Diệt mà đoạn trừ tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên. Nếu ở phần vị giác ngộ thì có sáu tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng, còn ở phần vị còn thùy miên thì có thêm tùy miên thứ bảy.
Cũng như ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Diệt mà đoạn trừ tà kiến, thì ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên về kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn cũng vậy.
Đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Diệt mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên. Nếu ở phần vị giác ngộ thì có năm tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng, nếu ở phần vị còn thùy miên thì có thêm tùy miên thứ sáu.
Đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Đạo mà đoạn trừ tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên. Nếu ở phần vị giác ngộ thì có sáu tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng, còn ở phần vị còn thùy miên thì có thêm tùy miên thứ bảy.
Cũng như ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Đạo mà đoạn trừ tà kiến, các ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên về kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn… cũng thế.
Đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do thấy Đạo mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên. Nếu ở phần vị giác ngộ thì có năm tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng, nếu ở phần vị thùy miên thì có thêm tùy miên thứ sáu.
Đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do Tu mà đoạn trừ thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên. Nếu ở phần vị giác ngộ thì có sáu tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng. Nếu ở phần vị còn thùy miên thì có thêm tùy miên thứ bảy.
Cũng như ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do Tu mà đoạn trừ, thì các ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên về giận hờn, kiêu mạn… cũng vậy.
Đối với ý thức bất thiện tương ưng với tùy miên do Tu mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên. Nếu ở phần vị giác ngộ thì có năm tùy phiền não triền, đáng nói là tương ưng, nếu ở phần vị còn thùy miên thì có thêm tùy miên thứ sáu.
Đối với ý thức hữu phú vô ký thì có sáu kiết, sáu phược, 65 tùy miên, 68 tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Có phải một lòng chăng? Không phải vậy.
Đối với ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tátca-da tà kiến ở cõi Dục thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên. Nếu ở phần vị giác ngộ thì có bốn tùy phiền não triền, đáng nói là tương ưng. Nếu ở phần vị còn thùy miên thì có thêm tùy miên thứ năm.
Cũng như ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tát-ca-da tà kiến ở cõi Dục, các ý thức hữu phú vô ký tương ưng với biên chấp kiến cũng vậy.
Đối với ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên, tát-ca-da tà kiến ở cõi Sắc thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên, bốn tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Cũng như ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên, tát-ca-da tà kiến ở cõi Sắc ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên về biên chấp kiến, do thấy Khổ mà đoạn trừ tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, kiêu mạn… cũng như thế. Đối với ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên, ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên và ba tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Đối với ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên, ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và bốn tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Cũng như ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên, ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ tà kiến thì ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên về kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, kiêu mạn… cũng thế.
Đối với ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên và ba tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Đối với ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên ở cõi Sắc do thấy Diệt mà đoạn trừ tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và bốn tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Cũng như ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên, ở cõi Sắc do thấy Diệt mà đoạn trừ tà kiến thì ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên về kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, kiêu mạn… cũng như thế.
Đối với ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên ở cõi Sắc do thấy Diệt mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên và ba tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Đối với ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên ở cõi Sắc do thấy Đạo mà đoạn trừ tà kiến thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và bốn tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Cũng như ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên, ở cõi Sắc do thấy Đạo mà đoạn trừ tà kiến thì ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên về kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, kiêu mạn… cũng như thế.
Đối với ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên ở cõi Sắc do thấy Đạo mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên và ba tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Đối với ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên ở cõi Sắc do thấy do Tu mà đoạn trừ tham thì có hai kiết, hai phược, hai tùy miên và bốn tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Cũng như ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên ở cõi Vô sắc do Tu mà đoạn trừ tham thì các ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên về kiêu mạn… cũng vậy.
Đối với ý thức hữu phú vô ký ở cõi Sắc do Tu mà đoạn trừ không đi với vô minh thì có một kiết, một phược, một tùy miên và ba tùy phiền não triền đáng nói là tương ưng.
Cũng như ý thức hữu phú vô ký tương ưng với tùy miên, ở cõi Sắc thì các ý thức hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc cũng như thế.
Còn đối với các ý thức vô phú vô ký thì tất cả các thứ kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền, nên nói đều không tương ưng.
Hỏi quá khứ cùng hỏi các thiện,
Hỏi biết xanh, hai, bốn thứ tâm,
Hỏi mười hai tâm, có hai thứ,
Hỏi mười lăm tâm, có năm thứ.
- Có sáu thức thân: Đó là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức. Sáu thức như thế hoặc ở quá khứ-vị lai hay hiện tại. Như nhãn thức ở quá khứ có thứ chỉ duyên với quá khứ mà không duyên với vị lai hay hiện tại. Có thứ chỉ duyên với vị lai mà không duyên với quá khứ hay hiện tại. Có thứ chỉ duyên với hiện tại mà không duyên với quá khứ và vị lai. Có thứ thì duyên với quá khứ và hiện tại mà không phải vị lai. Có thứ chỉ duyên với vị lai-hiện tại mà không phải là quá khứ. Có thứ chỉ duyên với quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại. Có thứ thì duyên với cả quá khứ-vị lai và hiện tại.
Cũng như nhãn thức ở quá khứ, các nhãn thức ở vị lai và hiện tại cũng thế. Và cũng như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý cũng như thế. Tất cả nhãn thức ở quá khứ đều duyên với quá khứ còn những thứ khác thì không thể được. Nhãn thức vị lai, hoặc duyên với quá khứ, hoặc duyên với vị lai, hoặc duyên với hiện tại. Tất cả nhãn thức ở hiện tại đều duyên với hiện tại và các thứ khác thì không thể được.
Cũng như nhãn thức, các thức nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng thế.
Các ý thức ở quá khứ-vị lai-hiện tại, đều đáng nói là nó duyên với tất cả các pháp.
- Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sáu thức đó hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.
Như nhãn thức thiện thì chỉ duyên với thiện chứ không phải là bất thiện và vô ký chăng? Có khi chỉ duyên với bất thiện mà không phải với thiện và vô ký, có khi chỉ duyên với vô ký mà không phải với thiện và bất thiện, có khi chỉ duyên với thiện và bất thiện mà không phải với vô ký, có khi chỉ duyên với thiện và vô ký mà không phải với bất thiện, có khi chỉ duyên với bất thiện và vô ký mà không phải với thiện, có khi thì duyên cả với thiện-bất thiện và vô ký.
Cũng như nhãn thức thiện, nhãn thức bất thiện và vô ký cũng như thế. Và cũng như nhãn thức, các thức khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng thế.
Nhãn thức thiện hoặc duyên với thiện, hoặc duyên với bất thiện, hoặc duyên với vô ký. Nhãn thức bất thiện hoặc duyên với thiện, hoặc duyên với bất thiện, hoặc duyên với vô ký. Nhãn thức vô ký hoặc duyên với thiện, hoặc duyên với bất thiện, hoặc duyên với vô ký.
Cũng như nhãn thức, nhĩ thức và ý thức cũng thế, còn ba thức kia (tỷ, thiệt, thân) thì hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Tất cả nên nói là chỉ duyên với vô ký.
-Có sáu thức thân: Tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Nhãn thức chỉ có thể phân biệt hiểu rõ màu xanh, mà không thể hiểu rõ đây là màu xanh gì. Còn ý thức cũng có thể phân biệt hiểu rõ màu xanh, ngay cả khi chưa hiểu rõ đến tên của nó thì không thể phân biệt hiểu rõ đấy là màu xanh gì. Nếu khi biết rõ cái tên gọi của nó thì lúc đó sẽ biết rõ về màu xanh, cũng biết rõ đó là màu xanh gì. Cũng như màu xanh, các màu vàng, đỏ, trắng v.v... cũng như thế.
Nhĩ thức chỉ có thể biết rõ về tiếng mà không thể phân biệt rõ đấy là tiếng gì? Còn ý thức cũng có thể biết về tiếng, thậm chí khi chưa biết rõ tên gọi của nó thì không thể biết rõ đấy là tiếng gì. Nếu biết rõ tên gọi của nó thì lúc đó cũng biết rõ về tiếng đó, cũng như biết rõ đấy là tiếng gì.
Tỷ thức chỉ có thể biết rõ về mùi hương, nhưng không thể biết rõ đó là mùi hương gì. Ý thức cũng có thể biết rõ về mùi hương, ngay cả khi chưa biết được tên gọi của nó thì cũng không biết rõ nó là mùi hương gì. Nếu khi biết rõ tên gọi của nó, thì lúc đó sẽ biết rõ đấy là mùi hương gì, cũng biết rõ đó là mùi hương gì.
Thiệt thức chỉ có thể biết rõ về vị mà không biết rõ đó là vị gì. Ý thức cũng biết rõ về vị, ngay cả khi chưa biết rõ cái tên gọi của nó thì cũng không biết rõ đó là vị gì. Nếu đã biết rõ tên gọi của nó thì lúc đó sẽ biết rõ mùi vị và cũng biết rõ đó là mùi vị gì.
Thân thức chỉ có thể biết rõ về đụng chạm, xúc giác mà không biết rõ chạm cái gì. Ý thức cũng biết rõ sự đụng chạm. Nếu khi chưa biết được tên gọi của nó thì cũng không biết rõ đó là chạm vào cái gì. Nhưng khi đã biết rõ tên gọi của nó thì lúc đó sẽ biết rõ về đụng chạm và cũng biết rõ là đụng chạm vào cái gì.
Ý thức cũng có thể phân biệt hiểu rõ các pháp, nghĩa là hoặc chấp đó là ta, hoặc chấp đó là cái của ta (ngã sở), hoặc chấp là đoạn, hoặc chấp là thường. Hoặc bác bỏ là không có nhân, hay bài bác là vô tác (không tạo tác làm ra), hoặc lại cho là hư mất, hoặc chấp rằng mình là cao quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng, hoặc chấp cho mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm là hay nghi ngờ, là do dự, chưa tin chắc, là tham lam-giận dữ, là kiêu mạn-ngu si, là thô bạo-khổ sở, hoặc là chướng ngại, hoặc nhiệm mầu xuất ly. Hoặc coi đó như bệnh, như ung nhọt-ghẻ lở, như tên độc, như não hại buồn khổ. Hoặc đó là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì bảo là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc đối với diệt thì gọi là diệt, là yên tĩnh, là nhiệm mầu, là ly (lìa bỏ). Hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là có nhân-có khởi, hoặc có chỗ đó, hoặc có việc ấy, hoặc hiểu rõ những điều đúng lý đã dẫn ra, hoặc hiểu rõ những điều không đúng lý đã dẫn ra, hoặc hiểu rõ những điều chẳng bao giờ gọi là không đúng lý đã dẫn ra.
-Có bốn loại tâm: Tức là tâm thuộc cõi Dục, tâm thuộc cõi Sắc, tâm thuộc cõi Vô sắc và tâm không thuộc vào đâu.
Tâm thuộc cõi Dục khả năng biết rõ ràng các pháp cõi Dục chăng?
Có khả năng biết rõ ràng các pháp cõi Sắc chăng?
Có khả năng biết rõ ràng các pháp cõi Vô sắc chăng?
Có khả năng biết rõ ràng các pháp không lệ thuộc vào đâu chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và Sắc chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và Vô sắc chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và không liên hệ vào cõi nào chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc và không lệ thuộc cõi nào chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp cõi Vô sắc và không lệ thuộc cõi nào chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục, Sắc, Vô sắc chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục, Sắc và không lệ thuộc cõi nào chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục, Vô sắc và không lệ thuộc cõi nào chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc, Vô sắc và không lệ thuộc cõi nào chăng?
Có khả năng hiểu rõ các pháp cõi Dục, Sắc, Vô sắc và không lệ thuộc cõi nào chăng?
Như tâm thuộc cõi Dục, cho đến tâm không lệ thuộc vào cõi nào thì cũng như vậy.
Tâm thuộc cõi Dục có khả năng hiểu rõ các pháp cõi Dục chăng? Có khả năng hiểu rõ, nên hoặc chấp là ta (ngã), là cái của ta, hoặc chấp là đoạn, là thường, hoặc bài bác là không có nhân, hoặc là không tạo tác, hoặc lại bị hư mất, hoặc chấp cho rằng mình là cao quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp cho mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ và do dự, hoặc vô trí, ngu đần, tối tăm, ngu si, thô bạo, khổ sở, chướng ngại. Hoặc là nhiệm mầu, tĩnh lặng, lìa xa… Hoặc coi đó như bệnh ung nhọt, như tên độc, như não hại buồn khổ. Hoặc đó là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đối với nhân thì bảo là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, hoặc có việc đó, hoặc hiểu rõ chỗ, điều dẫn giải đúng lý, hoặc không đúng lý, hoặc không bao giờ là không đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ pháp thuộc về cõi Sắc chăng?
Có khả năng hiểu rõ, nghĩa là hoặc bác bỏ không có nhân, hoặc bác bỏ không có tạo tác, hoặc lại hư hoại, hoặc chấp là tôn quý, hoặc chấp là hơn hẳn, hoặc chấp là cao hơn, hoặc chấp là bậc nhất. Hoặc chấp là thanh tịnh, hoặc chấp là giải thoát, hoặc chấp là xuất ly. Hoặc mê mờ nghi ngờ, hoặc do dự vô trí, hoặc tối tăm ngu si, hoặc thô lỗ-khổ sở-chướng ngại, hoặc thanh tịnh-vi diệu-xuất lý. Hoặc như bệnh hoạn-như ung nhọt, hoặc như tên độc-não hại sầu thảm. Hoặc là vô thường-khổkhông-vô ngã. Hoặc đối với nhân thì nói là nhânlà tập-là sanh-là duyên, hoặc là có nhân-có dấy khởi, hoặc có nơi này, hoặc có việc này, hoặc như lý đã dẫn ra rõ ràng, hoặc không như lý đã dẫn ra rõ ràng.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ, tức là hoặc bác bỏ không có nhân, bài bác không có tạo tác, hoặc lại bị hư mất, hoặc chấp cho rằng mình là cao quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp cho mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các pháp như mê lầm, nghi ngờ, do dự, không tin chắc, vô trí, tối tăm, ngu si, thô bạo, khổ sở, chướng ngại. Hoặc tĩnh lặng, nhiệm mầu, lìa xa. Hoặc xem như các loại bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, thô bạo, khổ sở. Hoặc vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên, hoặc có nguyên nhân, có sinh khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc rõ các điều dẫn giải đúng lý, hoặc không đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp không lệ thuộc vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ, tức là các pháp như đối với diệt thì gọi là diệt, là tĩnh lặng, là nhiệm mầu, là lìa xa; đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là tổn giảm về diệt, hoặc tổn giảm về đạo, hoặc do dự về hiểu biết, hoang mang, ngu si, hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý, hoặc không đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và Sắc chăng?
Hiểu rất rõ. Đó là các pháp như thô bạo, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các loại bệnh hoạn, ghẻ nhọt, tên độc, não hại, buồn khổ; hoặc vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó, hoặc hiểu rõ các điều đã đúng lý dẫn giải.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ, tức là các pháp như thô bạo, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các loại bệnh ghẻ nhọt, tên độc, buồn khổ. Hoặc vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó, hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và không lệ thuộc vào cõi nào chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã, hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó, hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý. Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như bài bác là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hư mất. Hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng; hoặc chấp là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các pháp như mê lầm, ngờ vực, do dự, hoang mang, vô trí, tối tăm, ngu si, thô bạo, khổ sở, chướng ngại, ngăn trở; hoặc là tĩnh lặng, nhiệm mầu, lìa xa. Hoặc như các loại bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, buồn khổ; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên, hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý và không đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc và không lệ thuộc vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã, hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Vô sắc và không lệ thuộc vào đâu?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã, hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở các cõi Dục, Sắc, Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, buồn khổ, hoặc vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó, hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục, Sắc và không liên hệ vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô nga; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục, Vô sắc và không liên hệ vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc, Vô sắc và không liên hệ vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở các cõi Dục, Sắc, Vô sắc và không lệ thuộc vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Tâm thuộc cõi Sắc có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như chấp là ta, là cái của ta; hoặc chấp là đoạn, là thường; hoặc bài bác không có nhân duyên, không có tạo tác, hoặc là bị hao bớt; hoặc chấp cho ta là cao quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp cho ta là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ như mê lầm, ngờ vực, do dự, hoang mang, tham lam, kiêu mạn, ngu si, thô bạo, khổ sở, chướng ngại. Hoặc tĩnh lặng, nhiệm mầu, lìa xa. Hoặc xem như các thứ bệnh hoạn, các ung nhọt, tên độc, não hại, hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó và hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý, hoặc không đúng lý, hoặc điều đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp cõi Dục chăng?
Hiểu rất rõ các thứ thô bạo, khổ sở, chướng ngại, hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại, buồn khổ; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nguyên nhân, có sinh khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu biết rõ ràng các điều dẫn giải đúng lý và không đúng lý hoặc đều đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như bài bác là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hư hao. Hoặc chấp cho mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp cho mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các pháp như mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, vô trí, tối tăm, ngu si, thô bạo, khổ sở, chướng ngai; hoặc là tĩnh lặng, nhiệm mầu, xa lìa. Hoặc xem như các loại bệnh hoạn, ghẻ nhọt, tên độc, não hại, buồn khổ. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải hoặc đúng lý, hoặc không đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở chỗ không lệ thuộc vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như đối với diệt gọi là diệt, là tĩnh lặng, là nhiệm mầu, là lìa xa. Hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất, hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là hao tổn về diệt, hao tổn về đạo, hoặc còn do dự về hiểu rõ, hoặc ngu si, hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý, hoặc không đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và Sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo (thô thiển), khổ sở, chướng ngại. Hoặc xem như các bệnh hoạn, như ung nhọt, tên độc, não hại, buồn khổ; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, khổ sở, chướng ngại. Hoặc xem như các thứ bệnh hoạn, ghẻ nhọt, tên độc, não hại, buồn khổ. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó, hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ, các pháp như bài bác là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hao bớt. Hoặc chấp cho ta là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly; hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang; hoặc là vô trí, tối tăm, ngu si, thô bạo, khổ sở, chướng ngại. Hoặc là tĩnh lặng, nhiệm mầu, xa lìa. Hoặc xem như bệnh hoạn, ghẻ nhọt, tên độc, não hại, buồn khổ; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên, hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý hoặc không đúng lý. Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và chỗ không lệ thuộc vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó, hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý. Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc và chỗ không lệ thuộc vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Vô sắc và chỗ không lệ thuộc vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở các cõi Dục, Sắc, Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các loại bệnh hoạn, ghẻ nhọt, tên độc, não hại buồn khổ; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó; có việc đó, hoặc hiểu biết các điều dẫn giải là đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục, Sắc và chỗ không liên hệ vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó, hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục, Vô sắc và chỗ không liên hệ vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường-khổkhông-vô ngã, hoặc có nhân-có khởi, hoặc có nơi này, hoặc có việc này, hoặc như lý đã dẫn rõ ràng. Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc, Vô sắc và chỗ không liên hệ vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó, hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở các cõi Dục, Sắc, Vô sắc và chỗ không liên hệ vào đâu chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Tâm cõi Vô sắc Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như chấp cho là ta, là cái của ta, hoặc chấp là đoạn, là thường, hoặc bài bác là không có nhân, không có tạo tác, hoặc là bị hao bớt, hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp cho mình là thanh tịnh, là giải tho-át, là xuất ly. Hoặc các thứ như sai lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, hoặc là tham lam, kiêu mạn, ngu si, hoặc thô bạo, khổ sở, chướng ngại. Hoặc là tĩnh lặng, nhiệm mầu, xa lìa. Hoặc xem như các thứ bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại, buồn khổ; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó, hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý, hoặc không đúng lý, hoặc đều đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp không liên hệ cõi nào chăng?
Hiểu rất rõ các pháp: Đối với diệt gọi là diệt, là tĩnh lặng, là nhiệm mầu, là xa lìa. Hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất, hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là tổn giảm về diệt, tổn giảm về đạo, hoặc là còn hiểu biết do dự, còn hoang mang, ngu si. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó, hoặc biết rõ các điều dẫn giải là đúng lý, hoặc không đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc chăng? Hiểu rất rõ về các pháp như thô thiển (thô bạo), khổ sở, chướng ngại; hoặc biết rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có khả năng hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc và chỗ không có liên hệ cõi nào chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý-cứ như thế mà hiểu biết, ngoài ra không biết rõ về tâm không nương (lệ thuộc) vào đâu cả.
Có khả năng hiểu rõ được các pháp không lệ thuộc vào đâu cả chăng?
Hiểu biết rất rõ, như các pháp đối với diệt thì gọi là diệt, là tĩnh lặng, là xa lìa. Hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó, hoặc biết rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Dục chăng? Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc là có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ về vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý hoặc không đúng lý.
Có khả năng hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có khả năng hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu các điều dẫn giải là đúng lý, hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không biết rõ.
-Có bốn loại tâm: Là tâm thuộc về cõi Dục, tâm thuộc cõi Sắc, tâm thuộc cõi Vô sắc và tâm không thuộc vào đâu.
Các tâm thuộc cõi Dục nếu như có thể hiểu rõ các pháp cõi Dục thì trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là sự tùy tăng? Nếu như có thể hiểu biết các pháp khác thì trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là tùy tăng…? Cho đến các tâm không liên hệ, nếu như có thể hiểu biết các pháp không liên hệ thì trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là tùy tăng? Nếu như có thể hiểu biết các pháp, khác thì trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên gọi là tùy tăng?
Các tâm thuộc cõi Dục, như có thể hiểu biết các pháp ở cõi Dục thì trong đó có các thứ duyên tùy miên hữu lậu của Dục triền (sự trói buộc của tham dục) là tùy tăng.
Các tâm thuộc cõi Dục, như có thể hiểu biết các pháp ở cõi Sắc, thì trong đó có ba phần tùy miên của Dục triền là đã tùy tăng.
Các tâm thuộc cõi Dục, như có thể hiểu biết các pháp ở cõi Vô sắc, thì trong đó có ba phần tùy miên của Dục triền là đã tùy tăng.
Các tâm thuộc cõi Dục, như có thể hiểu biết các pháp không liên hệ, thì trong đó cũng có ba phần tùy miên của Dục triền và các tùy miên biến hành là đã tùy tăng.
Các tâm thuộc cõi Dục, như có thể hiểu biết các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc, thì trong đó có ba phần tùy miên của Dục triền là đã tùy tăng. Còn như có thể hiểu biết các pháp khác, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Dục triền và các thứ tùy miên của pháp tu đoạn trừ (tu sở đoạn) là đã tùy tăng.
Các tâm thuộc cõi Sắc, như có thể hiểu biết các pháp ở cõi Sắc, thì trong đó có các thứ duyên tùy miên hữu lậu của Sắc triền là đã tùy tăng.
Các tâm thuộc cõi Sắc, như có thể hiểu biết các pháp ở cõi Vô sắc, thì trong đó có ba phần tùy miên của Sắc triền là sự tùy tăng.
Các tâm thuộc cõi Sắc, như có thể hiểu biết các pháp không liên hệ, thì trong đó có ba phần tùy miên của Sắc triền (sự ràng buộc của sắc) và các thứ tùy miên biến hành làm chỗ tùy tăng.
Các tâm thuộc cõi Sắc, như có thể hiểu biết các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc, thì trong đó có ba phần tùy miên của Sắc triền là đã tùy tăng. Còn như có thể hiểu biết các pháp khác, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Sắc triền và các thứ tùy miên của pháp tu đoạn trừ là đã tùy tăng.
Các tâm thuộc cõi Vô sắc, như có thể hiểu biết các pháp ở cõi Vô sắc, thì trong đó có các thứ duyên tùy miên hữu lậu của Vô sắc triền là đã tùy tăng.
Các tâm thuộc cõi Vô sắc, như có thể hiểu biết các pháp không liên hệ thì trong đó có ba phần tùy miên của Vô sắc triền và các tùy miên biến hành là đã tùy tăng. Nếu như có thể hiểu biết các pháp khác, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Vô sắc triền và các thứ tùy miên của pháp tu đoạn trừ là đã tùy tăng.
Các tâm không thuộc vào đâu, như có thể nhận biết các pháp không liên hệ thì trong đó không có thứ nào là tùy miên cả là đã tùy tăng. Còn như có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó cũng không có các thứ tùy miên nào là đã tùy tăng.
-Có mười hai tâm: Tức là ở cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký.
Ở cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký. Ở cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký, tâm học, tâm vô học.
Tâm thiện ở cõi Dục có khả năng nhận biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục chăng? Có khả năng nhận biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc chăng? Có khả năng nhận biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc chăng? Có khả năng nhận biết các pháp không liên hệ chăng? Có khả năng nhận biết các pháp ở cõi Dục và Sắc chăng? Có khả năng nhận biết các pháp ở cõi Dục và Vô sắc chăng? Có khả năng nhận biết các pháp ở cõi Dục và ở chỗ không thuộc vào đâu chăng? Có khả năng nhận biết các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc chăng? Có khả năng nhận biết các pháp ở cõi Sắc và không nơi liên hệ gì chăng? Có khả năng nhận biết các pháp ở cõi Vô sắc và không nơi liên hệ gì chăng? Có khả năng nhận biết các pháp ở cõi Dục, Sắc và Vô sắc chăng? Có khả năng nhận biết các pháp ở cõi Dục, Sắc và không nơi liên hệ gì chăng? Có khả năng nhận biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục, Vô sắc và không nơi liên hệ gì chăng? Có khả năng nhận biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc, Vô sắc và không nơi liên hệ gì chăng? Có khả năng nhận biết rõ ràng các pháp ở các cõi Dục, Sắc, Vô sắc và không nơi liên hệ gì chăng?
Cũng như tâm thiện ở cõi Dục, cho đến tâm vô học cũng như thế.
Tâm thiện ở cõi Dục có thể nhận biết hiểu rõ các pháp ở cõi Dục chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển (thô bạo), khổ sở, chướng ngại. Hoặc xem như các bệnh hoạn, ghẻ nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc đối với nhân mà gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi; hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể nhận biết hiểu rõ các pháp ở cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc là sự tĩnh lặng, mầu nhiệm, lìa xa; hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể nhận biết hiểu rõ các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc là sự tĩnh lặng, mầu nhiệm, xa lìa. Hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó, hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể nhận biết hiểu rõ các pháp không nơi liên hệ gì chăng? Hiểu rất rõ các pháp như đối với diệt thì gọi là diệt, là tĩnh lặng, mầu nhiệm, lìa xa. Hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể nhận biết hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và Sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại. Hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục và
Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại, hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải và đúng lý.
Có thể nhận biết hiểu rõ các pháp ở cõi Dục và không nơi liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc là tĩnh lặng, mầu nhiệm, lìa xa. Hoặc xem như các thứ bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc và không nơi liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc và không có liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục, Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các thứ bệnh hoạn, như ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc, Dục và không có liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó, hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục, Vô sắc và không có liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc, Vô sắc và không có liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục, Sắc, Vô sắc và không có liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Còn các tâm bất thiện có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như bài bác việc không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hao mòn. Hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp cho mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, hoang mang, do dự, tham lam, kiêu mạn, ngu si; hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như bài bác không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hao mòn. Hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, hoang mang, do dự, vô trí, tối tăm, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như bài bác không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị tổn giảm hư hao; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, hoang mang, do dự, hoặc vô trí tối tăm, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý. Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp không có liên hệ gì chăng?
Hiểu biết rất rõ, như các pháp hoặc tổn giảm về diệt, tổn giảm về đạo; hoặc hiểu biết do dự, hoang mang, hoặc ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc chăng? Hiểu rất rõ về các pháp như bài bác việc không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hao mòn, tổn giảm; hoặc chấp cho mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Chấp cho mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, hoang mang, do dự; hoặc không có trí, tối tăm, ngu si; hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý. Cứ như thế mà hiểu biết còn các thứ khác thì không hiểu biết.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như chấp cho là ta, là cái của ta; hoặc chấp là đoạn, là thường; hoặc biết rõ các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các điều khác thì không hiểu biết gì.
Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục có hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục chăng?
Hiểu biết rõ ràng như hiểu rõ các điều dẫn giải là không đúng lý.
Hiểu biết rõ ràng như thế còn các thứ khác thì không biết rõ.
Các tâm thiện thuộc cõi Sắc có nhận biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc chăng?
Hiểu biết rất rõ các pháp như: thô thiển, khổ sở, chướng ngại. Hoặc là tĩnh lặng, mầu nhiệm, lìa xa. Hoặc xem như các bệnh hoạn, ghẻ nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc đối với nhân mà gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể nhận biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể nhận biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc là tĩnh lặng, mầu nhiệm, xa lìa. Hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể nhận biết rõ ràng các pháp thuộc chỗ không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như đối với diệt thì gọi là diệt, là tĩnh lặng, là mầu nhiệm, là lìa xa. Hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục và Sắc chăng? Hiểu rất rõ về các pháp như là thô thiển, khổ sở, chướng ngại.
Hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể nhận biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp hoặc là thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc là tĩnh lặng, mầu nhiệm, lìa xa. Hoặc xem như bệnh hoạn, các ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc và ở chỗ không có liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở Dục, Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp hoặc là thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các bệnh hoạn, các ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục, Sắc và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục, Vô sắc và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc, Vô sắc và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục, Sắc, Vô sắc và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như chấp là ta, là cái của ta; hoặc chấp là đoạn, là thường; hoặc bài bác về không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hao tổn; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, tham lam, hoang mang, do dự, kiêu mạn, ngu si; hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như bài bác là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hao tổn; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, hoang mang, do dự; hoặc không có trí tối tăm, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc chỗ không liên hệ gì chăng?
Hiểu biết rất rõ, như các pháp hoặc hao tổn về diệt, hao tổn về đạo; hoặc hiểu biết hoang mang, do dự, hoặc ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Sắc, Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như bài bác là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hao tổn; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang; hoặc vô trí, tối tăm, ngu si; hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không hiểu biết.
Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các sự hiểu biết, các điều dẫn giải không đúng lý hoặc điều đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục chăng?
Hiểu biết rõ về các sự hiểu biết, các điều dẫn giải không đúng lý hoặc là điều đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không biết.
Các tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp hoặc như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc tĩnh lặng, mầu nhiệm, xa lìa; hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp hoặc như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc về không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như đối với diệt thì gọi là diệt, là mầu nhiệm, là lìa xa; hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Vô sắc và không có liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không hiểu biết.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như chấp là ta, là cái của ta, hoặc chấp là đoạn, là thường; hoặc bài bác là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị tổn giảm hao mòn. Hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, tham lam, kiêu mạn, ngu si; hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc về không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ như các pháp tổn giảm về diệt, tổn giảm về đạo; hoặc hiểu biết do dự, hoang mang, ngu si; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không hiểu biết.
Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ về sự hiểu biết, các điều dẫn giải không đúng lý hoặc là điều đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các điều khác thì không biết.
Các tâm học có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc về không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như đối với diệt gọi là diệt, là tĩnh lặng, là mầu nhiệm, là lìa xa. Hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục chăng?
Hiểu biết rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường-khổkhông-vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhânlà tập-là sanh-là duyên, hoặc là có nhân-có khởi, hoặc có nơi này-hoặc có việc ấy, hoặc là như ý đã dẫn ra rõ ràng.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc về cõi Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không biết rõ.
Cũng như tâm hữu học, tâm vô học cũng như thế.
Có mười hai tâm: Tức là thuộc cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký. Cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký. Cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký, tâm học và tâm vô học.
Các tâm thiện thuộc cõi Dục. Như có thể nhận biết các pháp ở cõi Dục, thì trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là sự tùy tăng? Nếu như có thể hiểu biết các pháp khác thì có bao nhiêu thứ tùy miên là sự tùy tăng? Cho đến các tâm, vô học, nếu có thể nhận biết các pháp không có liên hệ, thì trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là sự tùy tăng? Nếu như có thể nhận biết các pháp khác thì trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là sự tùy tăng?
Các tâm thiện thuộc cõi Dục, có thể nhận biết các pháp cõi Dục thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Dục triền và các tùy miên của pháp tu mà đoạn trừ, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, trong đó cũng có các thứ tùy miên biến hành của Dục triền và các tùy miên của pháp tu đoạn trừ, là sự tùy tăng.
Các tâm bất thiện, nếu có thể nhận biết các pháp ở cõi Dục, thì trong đó có các thứ duyên tùy miên hữu lậu của Dục triền, là sự tùy tăng.
Nếu có thể nhận biết các pháp ở cõi Sắc, thì trong đó có hai phần tùy miên của Dục triền, là sự tùy tăng.
Nếu có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc, thì trong đó có hai phần tùy miên của Dục triền, là sự tùy tăng.
Nếu có thể nhận biết các pháp không có liên hệ, thì trong đó có hai phần tùy miên của Dục triền và các thứ tùy miên biến hành, là sự tùy tăng.
Nếu có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc và
Vô sắc, thì trong đó có hai phần tùy miên của Dục triền, là sự tùy tăng
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, chỉ có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, trong này có thấy Khổ mà đoạn tất cả tùy miên của Dục triền và thấy Tập mà đoạn tùy miên biến hành, là sự tùy tăng.
Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, chỉ có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, trong này có tùy miên biến hành của Dục triền và tu đã đoạn tùy miên, là sự tùy tăng.
Các tâm thiện thuộc cõi Sắc, nếu có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc, thì trong đó có tùy miên biến hành của Sắc triền và tu đã đoạn tùy miên, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó có tùy miên biến hành của Sắc triền và tu đã đoạn tùy miên, là sự tùy tăng.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nếu có thể nhận biết các pháp cõi Sắc, thì trong đó có tùy miên hữu lậu duyên của Sắc triền, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc, thì trong đó có hai phần tùy miên của Sắc triền, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp không liên hệ gì, thì trong này có hai phần tùy miên của sắc triền và tùy miên biến hành, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc và Vô sắc, thì trong này có hai phần tùy miên của Sắc triền, là sự tùy tăng.
Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nếu có thể nhận biết các pháp ở cõi Sắc, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Sắc triền và các tùy miên của tu pháp đoạn trừ, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Sắc triền và các thứ tùy miên của pháp tu đoạn trừ, là sự tùy tăng.
Các tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nếu có thể nhận biết các pháp ở cõi Vô sắc, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Vô sắc triền và các tùy miên của tu pháp đoạn trừ, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Vô sắc triền và các thứ tùy miên của pháp tu đoạn trừ, là sự tùy tăng.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nếu có thể nhận biết các pháp ở cõi Vô sắc thì trong đó có tùy miên hữu lậu duyên của Sắc triền, là sự tùy tăng.
Nếu có thể nhận biết các pháp thuộc về không liên hệ, thì trong đó có hai phần tùy miên của Vô sắc triền và các tùy miên biến hành, là sự tùy tăng. Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chỉ có thể nhận biết các pháp ở cõi Vô sắc, trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Vô sắc triền và các thứ tùy miên của pháp tu đoạn trừ, là sự tùy tăng.
Các tâm hữu học, nếu có thể nhận biết các pháp thuộc về không liên hệ (lệ thuộc), thì trong đó không có tùy miên nào là sự tùy tăng cả. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó cũng không có thứ tùy miên nào là sự tùy tăng cả.
Cũng như tâm hữu học, tâm vô học cũng như thế.
-Có mười loại tâm: Tức là ở cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký.
Ở cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký.
Ở cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký.
Các tâm thiện thuộc cõi Dục, nếu Thể chưa đoạn là do sở duyên chưa đoạn chăng?… Giả sử sở duyên chưa đoạn thì Thể chưa đoạn chăng? Cho đến các tâm vô phú vô ký thuộc các cõi Vô sắc, nếu Thể chưa đoạn là do sở duyên chưa đoạn chăng?
Giả sử do sở duyên chưa đoạn mà Thể chưa đoạn chăng?
Các tâm thiện thuộc cõi Dục, nếu Thể chưa đoạn là do sở duyên chưa đoạn chăng?
Hoặc là Thể chưa đoạn là do sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể chưa đoạn là do sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể chưa đoạn là do sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể chưa đoạn là do không thể phân biệt được tâm đó vốn duyên vào đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn là do sở duyên vào chưa đoạn. Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc. Nó duyên vào Dục và Sắc, nó duyên vào Dục và Vô sắc, nó duyên vào Sắc và Vô sắc, nó duyên vào Dục, Sắc và Vô sắc.
Nếu chưa lìa được tham ở cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, thì các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và pháp tu đã đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, do duyên thấy Đạo-Diệt và pháp tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, duyên thấy Đạo và tu pháp đoạn trừ. Nếu thấy trọn vẹn đệ tử Thế Tôn, nhưng chưa lìa bỏ được tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào tu pháp đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn do sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn là: Chưa lìa được tham thuộc cõi Dục nên Khổ trí đã sinh và Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, do duyên thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, do duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ. Như thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ được tham thuộc cõi Dục. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn do sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn là: Chưa lìa bỏ được các tham của cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh và Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ. Như thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa được các tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên vào thấy do tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn vì không thể phân biệt được tâm sở duyên đã đoạn hay chưa đoạn là: Các Bổ-đặc-già-la đầy đủ mọi sự trói buộc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cái không phải đoạn trừ. Nếu chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Dục, thì Khổ trí đã sinh và Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cái không phải đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cái không phải đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cái không phải đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn toàn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa được các tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cái không phải đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn vì không thể phân biệt được tâm sở duyên đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu duyên vào chưa đoạn thì Thể chưa đoạn chăng?
Hoặc là do nó duyên vào chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là duyên vào chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là duyên vào chưa đoạn và duyên vào đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là duyên vào chưa đoạn và duyên vào đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Do duyên vào chưa đoạn mà Thể chưa đoạn là: Các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc mà chưa lìa được tham cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào sự thấy Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào sự thấy Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào thấy Đạo và tu pháp đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ các tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục liền duyên vào do tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn mà Thể chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn, mà Thể chưa đoạn, là đã lìa được các tham cõi Dục, nhưng chưa lìa được các tham cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, đã lìa được các tham của cõi Sắc, mà Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn, mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là vì chưa lìa bỏ được các tham của cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt--Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên thấy do tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và sở duyên đã đoạn, thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là đã lìa được các tham cõi Dục, nhưng chưa lìa được các tham ở cõi Sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc…, và đã lìa bỏ được các tham ở cõi Sắc, nhưng chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, đã duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, đã duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Hỏi: Các tâm bất thiện, nếu Thể là chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Đáp: Hoặc là Thể của nó chưa đoạn do sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn vì không thể phân biệt được tâm này có sở duyên đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn do sở duyên chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi sự trói buộc. Các tâm thiện đã duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, đã duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, nhưng chưa lìa bỏ được cái tham ở cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Tập mà đoạn trừ, nó duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu pháp mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, nó duyên thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Diệt đoạn trừ, thì nó duyên vào Diệt mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, thì nó duyên thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu các pháp đoạn trừ, thì nó duyên vào tu pháp mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Diệt đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu các pháp đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Dục thì các tâm bất thiện do tu pháp đoạn trừ, duyên vào pháp mà tu đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, là chưa lìa được tham thuộc cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn, là chưa lìa bỏ được các tham của cõi Dục, Khổ trí đã sinh, Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn là do không thể phân biệt được sở duyên của tâm đó đã đoạn hay chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la đủ các thứ trói buộc. Các tâm bất thiện duyên vào cái không thể đoạn trừ, chưa lìa tham cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện duyên vào cái không thể đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Diệt-Đạo mà đoạn trừ, duyên vào cái không thể đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào cái không thể đoạn trừ. Thế nên gọi là Thể chưa đoạn là do không thể phân biệt được sở duyên của tâm đó đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu do duyên vào chưa đoạn mà Thể của nó là chưa đoạn chăng? Hoặc sở duyên chưa đoạn nên Thể của nó chưa đoạn, hoặc sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó là chưa đoạn, hoặc sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn mà Thể chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi trói buộc. Các tâm bất thiện duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, chưa lìa tham ở cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh.
Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Diệt đoạn trừ, nên duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Diệt đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, mà chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Dục, thì các tâm bất thiện do tu đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn nên Thể của nó chưa đoạn. Sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy khổ mà đoạn trừ, nên duyên vào thấy Tập
-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, do đó Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy khổ mà đoạn trừ duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa được các tham ở cõi Dục, thì các tâm bất thiện do thấy đoạn trừ, thì duyên vào tu pháp mà đoạn trừ. Đã lìa được tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa bỏ được tham cõi Sắc nên Khổ loại trí chưa sinh.
Các tâm bất thiện duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, đã lìa bỏ, được các tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm bất thiện duyên vào Vô sắc, đó gọi là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa thể lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm bất thiện do thấy đoạn trừ, thì duyên vào thấy tu mà đoạn trừ; đã lìa tham cõi Sắc nhưng chưa lìa tham cõi Vô sắc.
Các tâm bất thiện duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó là đã đoạn.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, nếu Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Đúng thế.
Nếu sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó cũng chưa đoạn chăng? Hoặc là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn chăng?
Sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn,là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục duyên vào cõi Dục. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn nên Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục do thấy khổ đoạn trừ, duyên vào thấy Tập-DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do thấy Khổ đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do thấy khổ đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham cõi Dục, thì các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, sở duyên thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, sở duyên vào thấy KhổTập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì duyên vào thấy Khổ-Tập-DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, nếu Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên là chưa đoạn chăng? Hoặc là Thể chưa đoạn, thì sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn chăng?
Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la có đủ các thứ trói buộc, có các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh.
Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của
Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm vô phú vô ký duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn, nên sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, sở duyên thấy khổ, tập mà đoạn trừ nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, sở duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt trí mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham cõi Dục, thì các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục đã duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Nếu sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó chưa đoạn chăng? Đúng như vậy.
Các tâm thiện cõi Sắc, nếu Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do không phân biệt được sở duyên của tâm này là đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la đủ các thứ trói buộc, do tâm thiện ở các cõi Sắc đã duyên vào cõi Dục duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh.
Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và Vô sắc, mà chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh.
Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh.
Các tâm thiện ở cõi Sắc đã duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa tham ở cõi Sắc thì các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào tu mà đoạn trừ. Thế nên gọi là Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn.
Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, là đã lìa tham cõi Dục rồi, nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc còn duyên vào cõi Dục nên chưa lìa tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa được các tham cõi Sắc, thì các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là đã lìa tham cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào cõi Dục và Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc mà chưa lìa tham cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh.
Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, thì các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn là các Bổ-đặc-già-la đầy đủ mọi trói buộc. Các tâm thiện ở cõi Sắc lại duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đã lìa tham cõi Dục mà chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc, duyên vào nơi không thể đoạn trừ, nên chưa lìa tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc, duyên vào nơi không thể đoạn trừ, Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, thì các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn do không thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó là chưa đoạn chăng?
Hoặc là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó là chưa đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la đủ các thứ trói buộc. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc, đã lìa tham cõi Dục nhưng chưa lìa các tham ở cõi Sắc nên Khổ loại trí chưa sinh.
Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc mà chưa lìa tham cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, thì các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là đã lìa tham cõi Sắc nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào cõi Vô sắc, đó gọi là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn. Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là đã lìa tham cõi Dục mà chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy KhổTập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, thì các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó là đã đoạn, là đã lìa tham cõi Sắc nhưng chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc, nếu Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Hoặc là Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn mà chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la có đủ các thứ trói buộc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc đã duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc mà chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Tập mà đoạn trừ, nên duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Diệt đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do duyên vào tu mà đoạn trừ thì nó duyên vào tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Diệt đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do tu mà đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ, thế nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do tu mà đoạn trừ, thì nó duyên vào tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa được tham ở cõi Sắc thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào tu mà đoạn trừ, đó gọi là Thể chưa đoạn sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Sắc. nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là chưa lìa bỏ tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la có đủ các thứ trói buộc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc đã duyên vào nơi không thể đoạn trừ, đã lìa tham ở cõi Dục mà chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc không duyên vào chỗ đoạn trừ, nên chưa lìa các tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký không duyên vào chỗ đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Diệt, Đạo mà đoạn trừ, lại duyên vào nơi không thể đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Đạo đoạn trừ lại duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Hoặc là sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó chưa đoạn chăng?
Hoặc là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la đủ các thứ trói buộc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc lại duyên vào cõi Sắc, duyên cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và Vô sắc, đã lìa tham cõi Dục nhưng chưa lìa tham cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc mà chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Tập, DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Diệt mà đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Đạo mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do tu mà đoạn trừ, thì duyên vào tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Diệt mà đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Đạo mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do tu mà đoạn trừ thì duyên vào tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Đạo mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do tu mà đoạn trừ thì duyên vào tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa được các tham ở cõi Sắc, thì các hữu phú vô ký ở cõi Sắc do tu mà đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Sắc nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa được tham ở cõi Sắc, thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ duyên vào tu mà đoạn trừ. Do đã lìa tham ở cõi Sắc mà chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa hết tham cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt, Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt, Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ, Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt, Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn lìa được hết tham ở cõi Sắc thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy đoạn trừ, duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Do đã lìa tham ở cõi Sắc mà chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, nên các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc đã duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là do đã sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó là đã đoạn.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc, nếu Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Hoặc là Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Dục và duyên vào cõi Sắc. Đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Sắc nên chưa lìa hết các tham của cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc thì duyên vào thấy Diệt, Đạo và tu mà đoạn trừ nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy
Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa được các tham ở cõi Sắc, thì các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, là đã lìa tham ở cõi Dục mà chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc vì duyên vào cõi Dục mà chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ Tập Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa hết tham ở cõi Sắc, thì các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào chỗ thấy mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Sắc nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa hết tham ở cõi Sắc thì các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Nếu như sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó chưa đoạn chăng? Đúng như thế.
Các tâm thiện cõi Vô sắc, nếu Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Hoặc là Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này là đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi trói buộc.
Các tâm thiện ở cõi Vô sắc đã duyên vào cõi Sắc và duyên vào cõi Vô sắc, đã lìa tham ở cõi Dục mà chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh.
Các tâm thiện ở cõi Vô sắc đã duyên vào cõi Sắc và duyên vào cõi Vô sắc, đã lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào cõi Vô sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh.
Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa được tham ở cõi Sắc, thì các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, là đã lìa tham cõi Sắc mà Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, thì các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên và thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa hết các tham ở cõi Sắc, thì các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la có đầy đủ mọi trói buộc, mà các tâm thiện ở cõi Vô sắc lại duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đã lìa tham ở cõi Dục mà chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ, nên đã lìa tham ở cõi Sắc và Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc không duyên vào sự đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa hết các tham ở cõi Sắc, thì các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó chưa đoạn chăng? Đúng như thế.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc, nếu như Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Hoặc là Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên chưa đoạn và đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la đủ mọi thứ buộc ràng. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc khi duyên vào cõi Vô sắc, thì đã lìa tham cõi Dục mà chưa lìa các tham ở cõi Sắc nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào cõi Vô sắc, đã lìa tham ở cõi Sắc nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc, duyên vào cõi Vô sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Diệt đoạn trừ, thì duyên vào thấy Diệt đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Đạo mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, thì nó duyên vào tu mà đoạn trừ, khi đó Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Diệt mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Đạo mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, thì nó duyên vào tu mà đoạn trừ, khi ấy Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Đạo đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Đạo đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, thì nó duyên vào tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn nên sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy KhổTập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn. Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ các thứ trói buộc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ, nên đã lìa tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ nên Khổ loại trí đã sinh và Tập loại trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Diệt và Đạo mà đoạn trừ, thì duyên vào nơi không thể đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Đạo mà đoạn trừ lại duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó là chưa đoạn chăng.
Hoặc là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó là chưa đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn nên Thể của nó chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la đủ mọi thứ ràng buộc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc khi duyên vào cõi Vô sắc, thì đã lìa tham cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc khi duyên vào cõi Vô sắc thì đã lìa tham ở cõi Vô sắc, nhưng Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc khi duyên vào Vô sắc thì Khổ loại trí đã sinh và Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Diệt mà đoạn trừ thì nó duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Đạo mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ.
Các tâm hữu phú vô ký do tu mà đoạn trừ, thì nó duyên vào tu mà đoạn trừ, khi đó thì Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Diệt mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Đạo mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do tu mà đoạn trừ, thì duyên vào tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Đạo mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do tu mà đoạn trừ, thì duyên vào tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa được tham cõi Vô sắc, thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ nó duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn nên Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, khi ấy thì Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham cõi Vô sắc, thì tâm hữu phú vô ký do thấy đoạn trừ nên duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy KhổTập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là Khổ loại trí đã sinh và Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy
Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt, Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt, Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc, nếu Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Hoặc là Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ ràng buộc. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc khi duyên vào cõi Vô sắc đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa hết các tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc khi duyên vào cõi Vô sắc, đã lìa hết các tham ở cõi Sắc, nhưng Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc khi duyên vào cõi Vô sắc, Khổ loại trí đã sinh và Tập loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc, duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ nên Diệt loại trí đã sinh và Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc thì duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa hết các tham ở cõi Vô sắc, thì các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, là Khổ loại trí đã sinh và Tập loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc, duyên vào thấy Khổ Tập mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc, duyên vào thấy Khổ Tập-Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham cõi Vô sắc, thì các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa hết các tham ở cõi Vô sắc, thì các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Nếu sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó là chưa đoạn chăng? Đúng như thế.
-Có mười loại tâm: Đó là ở cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký. Ở cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký. Ở cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.
Các tâm thiện ở cõi Dục, nếu Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn chăng? Sở duyên đã đoạn nên Thể của nó đoạn chăng?
Cho đến các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc nếu Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn chăng? Nếu như sở duyên đã đoạn thì Thể của nó đã đoạn chăng?
Các tâm thiện ở cõi Dục, nếu Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn chăng?
Hoặc là Thể đã đoạn thì sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn, là đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục tuy duyên vào Dục đã lìa bỏ được các tham ở cõi Sắc, mà chưa lìa được các tham cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc đã lìa được các tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc, cõi Vô sắc thì đó gọi là Thể đã đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể của nó đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn, là đã lìa tham cõi Dục mà chưa lìa được tham ở cõi Sắc, nên Khổ trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, đã lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể của nó đã đoạn thì sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là đã lìa tham cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục khi duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc đã lìa tham ở cõi Sắc mà chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục khi duyên vào Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn. Thể của nó đã đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn, là đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào nơi không thể đoạn trừ, nên đã lìa tham ở cõi Sắc mà chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm bất thiện ở cõi Dục, duyên vào nơi không thể đoạn trừ, đã lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đó gọi là Thể của nó đã đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu sở duyên đã đoạn thì Thể của nó đã đoạn chăng?
Hoặc là sở duyên đã đoạn thì Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn thì Thể của nó đã đoạn, là đã lìa tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục khi duyên vào cõi Dục, đã lìa được các tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa được các tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc thì đã lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn thì Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn. Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là đã lìa tham cõi Dục nhưng chưa lìa tham cõi Sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc, đã lìa tham ở cõi Sắc mà chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Các tâm bất thiện ở cõi Dục, nếu Thể của nó đã đoạn thì do sở duyên đã đoạn chăng?
Hoặc là Thể đã đoạn là do sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn là do sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn là do sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, hoặc là Thể đã đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn là do sở duyên đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào Khổ mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Diệt mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa tham cõi Dục, thì các tâm bất thiện do thấy mà đoạn trừ, duyên vào thấy mà đoạn trừ, đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm bất thiện duyên vào cõi Dục, đã lìa tham cõi Sắc, nhưng chưa lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm bất thiện duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể đã đoạn do sở duyên đã đoạn.
Thể của nó đã đoạn là do sở duyên chưa đoạn, là chưa lìa được tham cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy viên mãn Đức Thế Tôn và đệ tử thì vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục. Các tâm bất thiện do thấy mà đoạn trừ, thì duyên vào tu mà đoạn trừ. Đã lìa được các tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ trí chưa sinh. Các tâm bất thiện duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, nên đã lìa tham ở cõi Sắc, Khổ trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thì duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn.
Thể đã đoạn là do sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của
Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa tham cõi Dục, thì các tâm bất thiện do thấy mà đoạn trừ, duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đã lìa tham ở cõi Sắc, nhưng chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm bất thiện duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể đã đoạn do sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này là đã đoạn hay chưa đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Diệt trí đã sinh và Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Diệt mà đoạn trừ, thì duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa tham cõi Dục, thì các tâm bất thiện do thấy mà đoạn trừ, duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đã lìa tham cõi Dục nhưng chưa lìa tham cõi. Các tâm bất thiện duyên vào nơi không phải đoạn trừ, đã lìa tham cõi Sắc nhưng chưa lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm bất thiện duyên vào nơi không thể đoạn trừ, đã lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm bất thiện duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đó gọi là Thể đã đoạn do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này là đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu do sở duyên đã đoạn thì Thể của nó đã đoạn chăng?
Hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Diệt mà đoạn trừ, thì nó duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa hết các tham cõi Dục, thì các tâm bất thiện do thấy mà đoạn trừ, duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm bất thiện duyên vào cõi Dục, đã lìa tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm bất thiện duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, đã lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm bất thiện duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy KhổTập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy KhổTập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy Khổ Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham cõi Dục, thì các tâm bất thiện do thấy mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đã lìa tham cõi Sắc nhưng chưa lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm bất thiện duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Tập mà đoạn trừ thì nó duyên vào thấy KhổTập Diệt Đạo và tu mà đoạn trừ. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, nếu Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn chăng?
Đáp: Hoặc Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên vào đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn là do sở duyên đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa dứt tham ở cõi Dục, thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm hữu phú vô ký cõi Dục, duyên vào cõi Dục thì đã lìa tham cõi Sắc, nhưng chưa lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào cõi Dục thì đã lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục mà duyên vào cõi Dục. Đó là Thể đã đoạn thì sở duyên đã đoạn. Thể của nó đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục duyên vào thấy DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy KhổTập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham của cõi Dục, thì các tâm hữu phú vô ký duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể đã đoạn mà do sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Nếu sở duyên đã đoạn thì Thể của nó đã đoạn chăng? Đúng như thế.
Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, nếu Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn chăng?
Đúng như thế.
Giả sử sở duyên đã đoạn thì Thể của nó đã đoạn ra sao?
Hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn nên Thể của nó đã đoạn, là đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa các tham ở cõi Sắc. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục khi duyên vào cõi Dục, đã lìa các tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa các tham ở cõi Vô sắc. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục khi duyên vào Dục, đã lìa các tham ở cõi Vô sắc. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào cõi Dục. Đó thì sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh và Tập trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Các tâm thiện ở cõi Sắc, nếu Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn chăng?
Hoặc là Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn là do không phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn là do sở duyên đã đoạn, là đã lìa tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa tham ở cõi Dục, các tâm thiện ở cõi Sắc, duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, đã lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc khi duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể của nó đã đoạn là do sở duyên đã đoạn.
Thể của nó đã đoạn là do sở duyên chưa đoạn, là đã lìa tham ở cõi Sắc Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc khi duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn. Thể của nó đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là đã lìa tham cõi Sắc nhưng chưa lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn, là đã lìa tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc, duyên vào nơi không thể đoạn trừ đã lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc, duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đó gọi là Thể của nó đã đoạn là do không thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu như do sở duyên đã đoạn thì Thể của nó là đã đoạn chăng?
Hoặc do sở duyên đã đoạn thì Thể của nó là đã đoạn, hoặc do sở duyên đã đoạn mà Thể của nó là chưa đoạn, hoặc do sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó là đã đoạn, hoặc do sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó là chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là đã lìa tham cõi Sắc nhưng chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc khi duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, đã lìa các tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc khi duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc duyên vào cõi Dục-cõi Sắc, và cõi Vô sắc. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là đã lìa tham cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc khi duyên vào cõi Dục thì chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh. Các tâm thiện ở cõi
Sắc, duyên vào cõi Dục, chưa lìa tham cõi Sắc,
Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc thì duyên vào thấy do Khổ và Tập mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa dứt tham ở cõi Sắc, thì các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là đã lìa tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc khi duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là đã lìa tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm thiện ở cõi Sắc khi duyên vào cõi Dục và cõi Sắc duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục-cõi Sắc, và cõi Vô sắc, mà vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc thì duyên vào thấy Khổ-Tập-DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Sắc, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa tham ở cõi Sắc, thì các tâm thiện ở cõi Sắc duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc, nếu Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn chăng.
Hoặc là Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn là do không thể phân biệt được sở duyên của tâm này là đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ. Tâm hữu phú vô ký do thấy Khổ mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Khổ mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Diệt mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, duyên vào thấy mà đoạn trừ, nên đã lìa tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa hết các tham ở cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc khi duyên vào cõi Sắc đã lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc khi duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và Vô sắc. Đó gọi là Thể đã đoạn thì sở duyên đã đoạn.
Thể của nó đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Sắc nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì nó duyên vào Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ, nên đã lìa tham cõi Sắc, nhưng Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, nghĩa là chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, nó duyên vào thấy tu mà đoạn trừ, nên đã lìa tham cõi Sắc nhưng lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn là do không thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Sắc, Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Diệt mà đoạn trừ thì duyên vào nơi không phải đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Diệt-Đạo mà đoạn trừ, thì duyên vào nơi không phải đoạn trừ, đã lìa tham cõi Sắc nhưng lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc thì duyên vào sự không phải đoạn trừ, nên đã lìa hết các tham ở cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đó gọi là Thể đã đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu như do sở duyên đã đoạn thì Thể của nó đã đoạn chăng.
Hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc thì sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Khổ mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Tập mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Diệt mà đoạn trừ thì duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa được các tham ở cõi Sắc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ thì duyên vào thấy mà đoạn trừ đã lìa tham ở cõi Sắc mà chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Sắc, đã lìa tham ở cõi Vô sắc.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc đó duyên vào cõi Sắc-cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi
Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy
Khổ mà đoạn trừ. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy KhổTập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy tu mà đoạn trừ, đã lìa tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, thì duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Đó gọi là duyên vào đã đoạn và chưa đoạn nên Thể của nó chưa đoạn.
Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc, nếu Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn chăng?
Hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc thì sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là đã lìa tham ở cõi Sắc nhưng chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, đã lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn nên Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào cõi Dục mà chưa lìa tham ở cõi Sắc, nên Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc do thấy KhổTập mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào Khổ-Tập Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa hết tham ở cõi Sắc, các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Sắc nên Khổ loại trí đã sinh và Tập loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh và Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Sắc. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Sắc duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Hỏi: Các tâm thiện ở cõi Vô sắc, nếu Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn chăng?
Đáp: Đúng thế.
Hỏi: Nếu như sở duyên đã đoạn thì Thể của nó đã đoạn chăng?
Đáp: Hoặc là đối tượng đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là đã lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn,.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là đã lìa tham ở cõi Sắc, nhưng chưa lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc thì Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào Khổ-Tập mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, các tâm thiện ở cõi Vô sắc duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Hỏi: Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc, nếu Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Đáp: Hoặc là Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, hoặc là Thể của nó đã đoạn do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này là đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn thì đối tượng đã đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc thấy Khổ mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh và Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Khổ mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Khổ mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Diệt mà đoạn trừ duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa diệt các tham ở cõi Vô sắc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, duyên vào thấy mà đoạn trừ, nên đã lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là Thể đã đoạn thì sở duyên đã đoạn.
Thể của nó đã đoạn mà đối tượng chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ, duyên vào thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa các tham ở cõi Vô sắc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể đã đoạn mà sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy
Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể đã đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Thể của nó là đã đoạn do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này là đã đoạn hay chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Diệt mà đoạn trừ thì duyên vào nơi không phải đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Diệt-Đạo mà đoạn trừ, duyên vào nơi không phải đoạn trừ, đã lìa tham cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào nơi không thể đoạn trừ. Đó gọi là Thể đã đoạn là do không Thể phân biệt được sở duyên của tâm này là đã đoạn hay chưa đoạn.
Hỏi: Nếu như do đối tượng chưa đoạn thì Thể của nó chưa đoạn chăng?
Đáp: Hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc thì sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Khổ mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm hữu phú vô ký do thấy Diệt mà đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy đoạn trừ, duyên vào thấy mà đoạn trừ, đã lìa được các tham ở cõi Vô sắc. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-
Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa tham ở cõi Vô sắc, các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy đoạn trừ, duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh mà Tập loại trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Hỏi: Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc, nếu Thể của nó đã đoạn thì sở duyên đã đoạn chăng?
Đáp: Đúng như thế.
Hỏi: Nếu sở duyên đã đoạn Thể của nó đã đoạn chăng?
Đáp: Hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là đã lìa tham ở cõi Vô sắc. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh và Tập loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào Khổ-Tập Diệt mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham của cõi Vô sắc, các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là Khổ loại trí đã sinh và Tập loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ nên Tập loại trí đã sinh mà Diệt loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa các tham ở cõi Vô sắc, các tâm vô phú vô ký ở cõi Vô sắc duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên đã đoạn và chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn-Có mười lăm thứ tâm: Nghĩa là ở cõi Dục có năm thứ tâm, cõi Sắc có năm thứ tâm và cõi Vô sắc có năm thứ tâm.
Hỏi: Thế nào là cõi Dục có năm thứ tâm?
Đáp: Nghĩa là cõi Dục có tâm thấy Khổ mà đoạn trừ, có tâm thấy Tập mà đoạn trừ, có tâm thấy Diệt mà đoạn trừ, có tâm thấy Đạo mà đoạn trừ, có tâm tu mà đoạn trừ.
Cũng như năm thứ tâm của cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng có năm thứ tâm như thế. Mười lăm thứ tâm, như vậy nó có mặt trong suốt ba thời quá khứ-vị lai và hiện tại.
Các tâm ở cõi Dục thấy Khổ mà đoạn trừ ở quá khứ có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này nếu là sự tùy tăng thì có Thể làm duyên chăng? Nếu nó có Thể làm duyên thì nó là sự tùy tăng chăng? Cũng như thời quá khứ, các thời vị lai và hiện tại cũng như thế. Như tâm thấy Khổ mà đoạn trừ, các tâm thấy Tập, thấy Diệt, thấy Đạo và thấy tu mà đoạn trừ cũng như thế. Như cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như thế.
Hỏi: Ở thời quá khứ, các tâm ở cõi Dục thấy Khổ mà đoạn trừ có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này nếu là sự tùy tăng thì cũng có Thể làm duyên chăng?
Đáp: Hoặc là sự tùy tăng thì không Thể làm duyên, hoặc là làm duyên thì không phải là tùy tăng, hoặc là tùy tăng mà cũng là làm duyên, hoặc không phải là tùy tăng mà cũng chẳng làm duyên.
Là sự tùy tăng nhưng không thể làm duyên, là các thứ tùy miên ấy còn tương ưng với tâm này mãi chưa dút.
Nó làm duyên nhưng không phải là sự tùy tăng, là các tùy miên có thể duyên vào tâm này đã dứt.
Nó là sự tùy tăng mà cũng có thể làm duyên, là các thứ tùy miên có thể duyên vào tâm này chưa dứt.
Nó không phải là tùy tăng nhưng cũng không Thể làm duyên, là các thứ tùy miên ấy tương ưng với tâm này đã lìa, hoặc duyên vào chỗ khác, hoặc khác tùy miên, hoặc không đồng loại với các tùy miên biến hành. Như thời quá khứ, thời vị lai cũng như thế.
Hỏi: Ở thời hiện tại các tâm ở cõi Dục do thấy Khổ mà đoạn trừ, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này nếu là tùy tăng thì cũng có Thể làm duyên chăng?
Đáp: Hoặc nó là tùy tăng nhưng không Thể làm duyên, hoặc nó làm duyên nhưng không phải tùy tăng, hoặc nó là tùy tăng mà cũng làm duyên, hoặc nó không phải tùy tăng mà cũng không phải làm duyên.
Nó là tùy tăng nhưng không Thể làm duyên, là các thứ tùy miên đó có thể tương ưng với tâm này. Nó có thể làm duyên cho tâm đó nhưng lại không phải là tùy tăng, nghĩa là các thứ tùy miên ấy có thể làm duyên cho tâm này đã lìa rồi.
Nó là tùy tăng mà cũng là làm duyên, là các thứ tùy miên ấy có thể duyên vào tâm này mãi chưa lìa.
Nó không phải là tùy tăng nhưng cũng không Thể làm duyên, nghĩa là các thứ tùy miên ấy hoặc duyên vào chỗ khác, hoặc khác tùy miên, hoặc không đồng loại với các tùy miên biến hành.
Như tâm cõi Dục do thấy Khổ mà đoạn trừ, các tâm ô nhiễm do thấy Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ thì cũng như thế.
Hỏi: Các tâm ở cõi Dục thời quá khứ do tu mà đoạn trừ tâm ô nhiễm, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này, nếu là tùy tăng thì có thể làm duyên chăng?
Đáp: Nếu các thứ tùy miên đó là tùy tăng thì cũng có Thể làm duyên, hoặc có thể làm duyên thì không phải là tùy tăng nghĩa là các thứ tùy miên đó duyên vào tâm này nhưng đã lìa.
Như thời quá khứ, thời vị lai và hiện tại cũng như thế. Như cõi Dục, cõi Sắc và Vô sắc cũng thế.-Có mười lăm thứ tâm: Nghĩa là ở cõi Dục có năm tâm, cõi Sắc có năm tâm và cõi Vô sắc có năm tâm.
Hỏi: Thế nào là cõi Dục có năm tâm?
Đáp: Nghĩa là cõi Dục có tâm thấy Khổ mà đoạn trừ, có tâm thấy Tập, thấy Diệt, thấy Đạo, tu tập mà đoạn trừ.
Như năm tâm ở cõi Dục, ở cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng vậy.
Mười lăm tâm như vậy có mặt trong các thời hoặc quá khứ, hiện tại hay vị lai.
Các tâm ở cõi Dục thời quá khứ do thấy Khổ mà đoạn trừ, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này nếu không phải là tùy tăng cũng chẳng làm duyên được chăng?
Nếu nó không Thể làm duyên thì cũng không phải là tùy tăng chăng?
Giống như thời quá khứ, thời vị lai và hiện tại cũng như thế.
Như tâm thấy Khổ mà đoạn trừ, các thứ tâm thấy Tập, thấy Diệt, thấy Đạo và thấy tu mà đoạn trừ cũng thế. Như ở cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng thế.
Hỏi: Các tâm ở cõi Dục thời quá khứ do thấy Khổ mà đoạn trừ, có các thứ tùy miên, nó đối với tâm này không phải là tùy tăng mà cũng chẳng làm duyên chăng?
Đáp: Hoặc không phải là tùy tăng mà đều có Thể làm duyên, hoặc không Thể làm duyên nhưng lại đều là tùy tăng, hoặc không phải là tùy tăng mà cũng không Thể làm duyên, hoặc đều là tùy tăng và đều là làm duyên.
Nó không phải là tùy tăng nhưng lại đều là làm duyên, nghĩa là các thứ tùy miên đó tương ưng với tâm này đã dứt.
Nó không thể làm duyên nhưng đều là tùy tăng, nghĩa là các thứ tùy miên đó tương ưng với tâm này chưa lìa.
Nó không phải là tùy tăng mà cũng không Thể làm duyên, nghĩa là các thứ tùy miên tương ưng với tâm này đã lìa, hoặc duyên vào chỗ khác, hoặc khác tùy miên, hoặc không đồng loại với các tùy miên biến hành.
Nó đều là tùy tăng và cũng đều làm duyên, nghĩa là các thứ tùy miên duyên vào tâm này chưa lìa.
Như thời quá khứ, thời vị lai cũng thế.
Hỏi: Các tâm ở cõi Dục thời hiện tại do thấy Khổ mà đoạn trừ, có các thứ tùy miên, đối với tâm này nó không phải là tùy tăng mà cũng không Thể làm duyên chăng?
Đáp: Hoặc nó không phải là tùy tăng nhưng lại đều làm duyên, hoặc nó không Thể làm duyên nhưng đều là tùy tăng, hoặc nó không phải là tùy tăng mà cũng không Thể làm duyên, hoặc nó đều là tùy tăng mà cũng đều làm duyên.
Nó không phải là tùy tăng nhưng lại đều làm duyên, nghĩa là các thứ tùy miên đó duyên với tâm này đã lìa.
Nó không Thể làm duyên nhưng lại đều là tùy tăng, nghĩa là các thứ tùy miên ấy vẫn tương ưng với tâm này.
Nó không phải tùy tăng mà cũng không là duyên, nghĩa là các thứ tùy miên hoặc duyên vào chỗ khác, hoặc khác tùy miên, hoặc không đồng loại với các tùy miên biến hành.
Nó đều là tùy tăng và đều làm duyên, là các thứ tùy miên đó còn duyên vào tâm này chưa dứt.
Như tâm cõi Dục thấy Khổ mà đoạn trừ, thì các tâm ô nhiễm do thấy Tập, thấy Diệt, thấy Đạo, thấy tu… mà đoạn trừ cũng thế.
Hỏi: Các tâm ở cõi Dục thời quá khứ do tu mà đoạn trừ tâm không ô nhiễm (do tu mà không còn đoạn trừ…), có các thứ tùy miên đối với tâm này không phải là tùy tăng mà cũng không Thể làm duyên chăng?
Đáp: Nếu các thứ tùy miên đó không làm duyên, mà cũng không phải là tùy tăng, hoặc không phải là tùy tăng nhưng lại đều làm duyên, nghĩa là các thứ tùy miên đó duyên vào tâm này đã dứt.
Như thời quá khứ, thời vị lai và hiện tại cũng thế. Như cõi Dục, cõi Sắc và Vô sắc cũng thế.
-Có mười lăm thứ tâm: Nghĩa là ở cõi Dục có năm tâm, ở cõi Sắc có năm tâm và cõi Vô sắc có năm tâm.
Hỏi: Thế nào là cõi Dục có năm tâm?
Đáp: Nghĩa là cõi Dục có tâm do thấy Khổ mà đoạn trừ và các tâm do thấy Tập, thấy Diệt, thấy Đạo, thấy tu mà đoạn trừ. Như năm tâm ở cõi Dục, năm thứ tâm của cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng thế.
Các tâm ở cõi Dục do thấy Khổ mà đoạn trừ, có thể phân biệt các pháp do thấy Khổ mà đoạn trừ ở cõi Dục này chăng?
Có Thể phân biệt hiểu biết các pháp đoạn trừ bốn Đại chủng đất-nước-gió-lửa chăng?
Có thể phân biệt hiểu biết năm pháp đoạn trừ ở cõi Sắc và Vô sắc chăng?
Cũng như tâm do thấy Khổ mà đoạn ở cõi Dục, các tâm do thấy Tập, thấy Diệt, thấy Đạo, thấy tu mà đoạn trừ cũng thế. Như năm tâm ở cõi Dục, năm thứ tâm ở cõi Sắc và Vô sắc cũng Thể
Hỏi: Các tâm do thấy Khổ mà đoạn trừ ở cõi Dục, có thể phân biệt biết rõ các pháp do thấy Khổ mà đoạn trừ ở cõi Dục chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như hoặc chấp là ta, hoặc là cái của ta; hoặc chấp cho là đoạn, là thường, hoặc bài bác là không có khổ; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng; hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang; hoặc tham lam, sân giận, kiêu mạn, si mê; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt hiểu biết các pháp về sự đoạn trừ bốn đại đất-nước-gió-lửa chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ về các pháp như chấp là ta; hoặc cái của ta, hoặc chấp cho là đoạn, là thường, hoặc bài bác là không có khổ; hoặc chấp ta là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp ta là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang; hoặc không có trí tuệ, tối tăm, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý. Hỏi: Cũng có thể phân biệt hiểu biết năm thứ pháp đoạn trừ ở cõi Sắc và cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như bài bác không có khổ, hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, vô trí, tối tăm, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Các tâm do thấy Tập mà đoạn trừ ở cõi Dục, có thể phân biệt hiểu biết các pháp do thấy Tập mà đoạn trừ ở cõi Dục chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như bài bác không có nhân, hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang; hoặc là tham, sân giận, kiêu mạn, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt hiểu biết năm pháp đoạn trừ về bốn đại ở cõi Sắc và cõi Vô sắc chăng? Đáp: Hiểu rất rõ về các pháp như bài bác không có nhân, hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng; hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly; hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, vô trí, tối tăm, ngu si; hoặc hiểu các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Các tâm do thấy Diệt mà đoạn trừ ở cõi Dục, có thể phân biệt hiểu biết các pháp do thấy Diệt mà đoạn trừ ở cõi Dục chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ về các pháp như hoặc chấp cho mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc các thứ tham lam, giận dữ, kiêu mạn, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt hiểu biết các pháp không liên hệ cõi nào chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như bài bác không có Diệt, hiểu biết do dự, hoặc ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các việc khác thì không hiểu biết.
Hỏi: Các tâm do thấy Đạo mà đoạn trừ ở cõi Dục, có thể phân biệt hiểu rõ các pháp do thấy Đạo mà đoạn trừ ở cõi Dục chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như hoặc chấp cho ta là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ tham lam, giận hờn, kiêu mạn, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt hiểu biết các pháp không liên hệ đến cõi nào chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như bài bác không có đạo; hoặc hiểu biết do dự, hoang mang, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết các pháp như thế, các việc khác thì không hiểu biết. Hỏi: Các tâm do tu mà đoạn trừ ở cõi Dục, có thể phân biệt hiểu biết các pháp do tu mà đoạn trừ ở cõi Dục chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như tham lam, giận dữ, kiêu mạn, ngu si; hoặc thô bạo, Khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là Tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó; có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý, không đúng lý, đều đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể hiểu biết rõ ràng các pháp đoạn trừ bốn đại đất-nước-gió-lửa chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, Khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các thứ bệnh hoạn, các ung nhọt, tên độc, não hại, Khổ sầu; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là Tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải là đúng lý, không đúng lý, đều đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể hiểu biết rõ ràng các pháp đoạn trừ bốn đại của cõi Sắc và cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, Khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các thứ bệnh hoạn; như ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là Tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể hiểu biết rõ ràng các pháp do tu mà đoạn trừ ở cõi Sắc và cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, Khổ sở, chướng ngại. Hoặc tĩnh lặng, nhiệm mầu, lìa xa. Hoặc xem như các thứ bệnh hoạn, các ung nhọt, tên độc, não hại, Khổ sầu; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là Tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể hiểu biết rõ ràng các pháp không liên hệ với cõi nào chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như đối với Diệt gọi là Diệt, là tĩnh lặng, là nhiệm mầu, là lìa xa. Hoặc đối với Đạo gọi là Đạo, là như, là hành, là xuất; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Hỏi: Các tâm do thấy Khổ mà đoạn trừ ở cõi Sắc, có thể phân biệt biết rõ các pháp do thấy Khổ mà đoạn trừ ở cõi Sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ như các pháp hoặc chấp là ta, là cái của ta; hoặc chấp cho là đoạn, là thường, hoặc bài bác là không có khổ; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, tham lam, giận dữ, kiêu mạn, ngu si; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt biết rõ các pháp đoạn trừ bốn đại đất-nước-gió-lửa chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như chấp cho là ta, là cái của ta; hoặc chấp cho là đoạn, là thường, hoặc bài bác là không có khổ; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, vô trí, tối tăm, ngu si; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt biết rõ năm pháp đoạn trừ ở cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như bài bác là không có khổ; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, vô trí, tối tăm, ngu si; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế còn các việc khác thì không hiểu biết.
Hỏi: Các tâm do thấy Tập mà đoạn trừ ở cõi Sắc, có thể phân biệt hiểu rõ các pháp do thấy Tập mà đoạn trừ ở cõi Sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như bài bác là không có nhân; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, tham lam, giận dữ, kiêu mạn, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt hiểu biết về năm pháp đoạn trừ bốn đại đất-nước-gió-lửa thuộc cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ như các pháp bài bác là không có nhân; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, vô trí, tối tăm, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, các việc khác thì không hiểu biết.
Hỏi: Các tâm do thấy Diệt mà đoạn trừ ở cõi Sắc, có Thể hiểu biết rõ ràng các pháp do thấy Diệt mà đoạn trừ ở cõi Sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc các thứ tham lam, giận dữ, kiêu mạn, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể biết rõ các pháp không liên hệ với cõi nào chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như bài bác là không có Diệt, hoặc hiểu biết do dự, hoang mang, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, các việc khác thì không hiểu biết.
Các tâm do thấy Đạo mà đoạn trừ ở cõi Sắc, có thể hiểu biết rõ ràng các pháp do thấy Đạo mà đoạn trừ ở cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hẳn, là trên hết, là bậc nhất. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc là tham lam, kiêu mạn, ngu si. Hoặc hiểu biết những điều dẫn giải không đúng lý.
Cũng có thể hiểu biết rõ ràng về các pháp không liên hệ với cõi nào chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như bài bác không có đạo; hoặc hiểu biết còn do dự, ngu si; hoặc hiểu biết những điều dẫn giải không đúng lý.
Hiểu biết như vậy, các việc khác thì không hiểu biết.
Hỏi: Các tâm do tu mà đoạn trừ ở cõi Sắc, có thể hiểu rõ các pháp do tu mà đoạn trừ ở cõi Sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như tham lam, kiêu mạn, ngu si; hoặc thô bạo, khổ sở, chướng ngại; hoặc tĩnh lặng, mầu nhiệm, xa lìa; hoặc xem như các thứ bệnh hoạn, các ung nhọt, tên độc, não hại, khổ sầu; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là Tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải là đúng lý, không đúng lý, đều đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt biết rõ được năm thứ tâm ở cõi Dục và các pháp đoạn trừ bốn đại chăng? Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các bệnh hoạn, các ung nhọt, tên độc, não hại, khổ sầu; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là Tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt biết rõ các pháp đoạn trừ bốn đại ở cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các loại bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại, khổ sầu; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là Tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt biết rõ các pháp do tu mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, khổ sở, chướng ngại. Hoặc tĩnh lặng, mầu nhiệm, lìa xa. Hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại, khổ sầu; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là Tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể hiểu rõ các pháp không liên hệ với cõi nào chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như đối với diệt thì gọi là Diệt, là tĩnh lặng, là mầu nhiệm, lìa xa. Hoặc đối với Đạo gọi là Đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã, hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Hỏi: Các tâm do thấy Khổ mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc, có thể phân biệt hiểu rõ các pháp do thấy Khổ mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ như các pháp hoặc chấp cho là ta, là cái của ta; hoặc chấp cho là đoạn, là thường, hoặc bài bác là không có khổ; hoặc cho ta là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc chấp cho ta là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang; hoặc tham lam, kiêu mạn, ngu si; hoặc hiểu biết không đúng lý các điều dẫn giải.
Hỏi: Cũng có thể hiểu rõ các pháp đoạn trừ bốn đại chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như chấp cho là ta, là cái của ta; hoặc chấp cho là đoạn, là thường, hoặc bài bác là không có khổ; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc chấp cho mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các việc khác thì không hiểu biết.
Hỏi: Các tâm do thấy Tập mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc, có thể biết rõ các pháp do thấy Tập mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như bài bác là không có nhân; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang; hoặc tham lam, kiêu mạn, ngu si; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể hiểu biết các pháp đoạn trừ bốn đại đất-nước-gió-lửa chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ như các pháp bài bác là không có nhân; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, vô trí, tối tăm, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, các việc khác thì không hiểu biết.
Hỏi: Các tâm do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc, có thể phân biệt biết rõ các pháp do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như chấp cho ta là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc các thứ tham lam, kiêu mạn, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể biết rõ các pháp không liên hệ với cõi nào chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như bài bác là không có Diệt, hoặc hiểu biết do dự, ngu si; hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, các việc khác thì không hiểu biết.
Hỏi: Các tâm do thấy Đạo đoạn trừ ở cõi Vô sắc, có thể biết rõ các pháp do thấy Đạo mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như chấp cho mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là bậc nhất không ai bằng. Hoặc chấp cho ta là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ tham lam, kiêu mạn, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể hiểu biết rõ ràng các pháp không liên hệ với các cõi khác chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như bài bác là không có đạo; hoặc hiểu biết do dự hoang mang; hoặc ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, các thứ khác thì không hiểu biết.
Hỏi: Các tâm do tu mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc, có Thể biết rõ các pháp do tu mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như tham lam, kiêu mạn, ngu si; hoặc thô bạo, Khổ sở, chướng ngại. Hoặc là tĩnh lặng, mầu nhiệm, lìa xa. Hoặc xem như các bệnh hoạn, các ung nhọt, tên độc, não hại, khổ sầu; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là Tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải là đúng lý, không đúng lý, đều đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể phân biệt biết rõ các pháp đoạn trừ bốn đại chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, Khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các thứ bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại, khổ sầu; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là Tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải là đúng lý, không đúng lý, đều đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể hiểu rõ năm tâm và các pháp đoạn trừ ở cõi Sắc chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như thô bạo, Khổ sở, chướng ngại; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Hỏi: Cũng có thể biết rõ các pháp không liên hệ với cõi nào chăng?
Đáp: Hiểu rất rõ các pháp như đối với diệt thì gọi là Diệt, là tĩnh lặng, là mầu nhiệm, là lìa xa, hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc có nhân, có khởi, có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý. Hiểu biết các việc như thế, các thứ khác thì không hiểu biết.
-Có mười lăm thứ tâm: Nghĩa là ở cõi Dục có năm tâm, ở cõi Sắc có năm tâm và ở cõi Vô sắc có năm tâm.
Hỏi: Thế nào là cõi Dục có năm tâm?
Đáp: Nghĩa là ở cõi Dục có tâm thấy Khổ mà đoạn trừ và có tâm thấy Tập, thấy Diệt, thấy Đạo, thấy tu... mà đoạn trừ.
Như năm thứ tâm ở cõi Dục, năm tâm của cõi Sắc và Vô sắc cũng thế.
Các tâm ở cõi Dục do thấy Khổ mà đoạn trừ, nếu có thể hiểu biết các pháp thấy Khổ mà đoạn trừ ở cõi Dục, thì trong đó có bao nhiêu tùy miên là sự tùy tăng; nếu có thể hiểu biết các pháp khác thì trong đó có bao nhiêu tùy miên là sự tùy tăng…? Cho đến các tâm ở cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, nếu có thể hiểu biết các pháp do thấy tu mà đoạn trừ ở cõi Vô sắc, thì trong đó có bao nhiêu tùy miên là tùy tăng; nếu như có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó có bao nhiêu tùy miên là các tùy tăng? Các tâm ở cõi Dục do thấy Khổ mà đoạn trừ, nếu có thể hiểu biết các pháp do thấy Khổ mà đoạn trừ ở cõi Dục, thì trong đó có tất cả các thứ tùy miên do thấy Khổ mà đoạn trừ ở cõi Dục và các thứ tùy miên biến hành do thấy Tập mà đoạn trừ là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác thì trong đó cũng có tất cả thứ tùy miên do thấy Khổ mà đoạn trừ và các thứ tùy miên biến hành do thấy Tập mà đoạn trừ, là các tùy tăng.
Các tâm ở cõi Dục do thấy Tập mà đoạn trừ, nếu có thể hiểu biết các pháp do thấy Tập mà đoạn trừ, thì trong đó có tất cả các thứ tùy miên do thấy Tập mà đoạn trừ và các thứ tùy miên biến hành do thấy Khổ mà đoạn trừ, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó cũng có tất cả các thứ tùy miên do thấy Tập mà đoạn trừ và các thứ tùy miên biến hành do thấy Khổ mà đoạn trừ, là các tùy tăng.
Các tâm ở cõi Dục do thấy Diệt mà đoạn trừ, nếu có thể nhận biết các pháp do thấy Diệt mà đoạn trừ ở cõi Dục, thì trong đó có các tùy miên hữu lậu duyên do thấy Diệt mà đoạn trừ ở cõi Dục và các thứ tùy miên biến hành, là các tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó có tất cả các thứ tùy miên do thấy Diệt mà đoạn trừ ở cõi Dục và các thứ tùy miên biến hành, là các tùy tăng.
Các tâm ở cõi Dục do thấy Đạo đoạn trừ, nếu có thể biết rõ các pháp do thấy Đạo mà đoạn trừ, trong ấy cũng thuộc cõi Dục, do thấy Đạo mà đoạn, các tùy miên hữu lậu duyên, tùy miên biến hành, nói là tùy tăng.
Nếu có thể biết rõ mọi pháp không hệ thuộc, trong đó thuộc cõi Dục, do thấy Đạo mà đoạn trừ hết thảy tùy miên, tùy miên biến hành, thì nó là tùy tăng.
Tâm do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, nếu có thể biết rõ pháp mà tu mà đoạn thuộc cõi Dục, thì hết thảy tùy miên và tùy miên biến hành do tu mà đoạn, thì đó là tùy tăng.
Nếu có thể biết rõ những pháp khác, trong ấy thuộc cõi Dục có mọi tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn, thì đó là tùy tăng.
Như tâm thuộc cõi Dục, tâm thuộc cõi Sắc và Vô sắc cũng vậy.
-Có mười lăm thứ tâm: Tức là thuộc cõi Dục có năm tâm, thuộc cõi Sắc có năm tâm, thuộc cõi Vô sắc có năm tâm.
Hỏi: Năm tâm thuộc cõi Dục là những gì?
Đáp: Là tâm do thấy Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục. Là tâm do thấy Tập Diệt Đạo và tu mà đoạn.
Như năm tâm thuộc cõi Dục, năm tâm thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng vậy. Mười lăm tâm ấy hoặc là thiện, bất thiện, hoặc hữu phú vô ký, hoặc vô phú vô ký.
Tâm thiện do thấy Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục có thể duyên lấy thức, thì có bao nhiêu tùy miên gọi là tùy tăng?
Tâm bất thiện do thấy Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký, có thể duyên lấy thức, thì có bao nhiêu tùy miên gọi là tùy tăng?
Như tâm thấy Khổ mà đoạn, tâm thấy Tập Diệt Đạo tu mà đoạn cũng vậy.
Như thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc và Vô sắc cũng vậy.
Các tâm thấy Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, không phải là thiện và vô phú vô ký, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, mà chỉ có tâm bất thiện và hữu phú vô ký là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc cõi Dục và tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc là tùy tăng.
Các tâm thấy Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, nó không phải là thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, mà chỉ có bất thiện là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc cõi Dục và tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc là tùy tăng.
Các tâm thấy Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, nó không có thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, mà chỉ có tâm bất thiện là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc cõi Dục và tùy miên hữu lậu duyên do thấy Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, và tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, đó là tùy tăng.
Các tâm thấy Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, không có thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, mà chỉ có tâm bất thiện là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên hữu lậu duyên do thấy Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục và tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, đó là tùy tăng.
Các tâm do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, không có hữu phú vô ký, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, có tâm thiện-bất thiện, vô phú vô ký có thể duyên lấy thức. Chúng có ba phần tùy miên thuộc cõi Dục và tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn, thuộc cõi Sắc, đó là tùy tăng.
Các tâm thấy Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, không có thiện, bất thiện, vô phú vô ký, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, chỉ có tâm hữu phú vô ký thì có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc và tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, đó là tùy tăng.
Các tâm thấy Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, không có thiện, bất thiện, vô phú vô ký, cũng không có tâm nào duyên lấy thức, chỉ có tâm hữu phú vô ký là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc cõi Dục, cõi Sắc và tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, đó là tùy tăng.
Các tâm thấy Diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc, không có thiện, bất thiện, vô phú vô ký, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, chỉ có tâm hữu phú vô ký là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc cõi Dục, cõi Sắc và tùy miên hữu lậu duyên do thấy Diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc và tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, đó là tùy tăng.
Các tâm thấy Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, không có thiện, bất thiện, vô phú vô ký, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, chỉ có tâm hữu phú vô ký là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc cõi Dục, cõi Sắc và tùy miên hữu lậu duyên do thấy Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc và tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, đó là tùy tăng.
Các tâm do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, không có bất thiện, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, có tâm thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc cõi Dục, cõi Sắc và tùy miên biến hành, tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, đó là tùy tăng.
Các tâm do thấy Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, không có thiện, bất thiện, vô phú vô ký, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, chỉ có tâm hữu phú vô ký là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc ba cõi, đó là tùy tăng.
Các tâm do thấy Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, không có thiện, bất thiện vô phú vô ký cũng không có tâm nào duyên lấy thức, chỉ có tâm hữu phú vô ký là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc ba cõi, đó là tùy tăng.
Các tâm thấy Diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, không có thiện, bất thiện, vô phú vô ký, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, chỉ có tâm hữu phú vô ký là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc ba cõi và tùy miên hữu lậu duyên do thấy Diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, đó là tùy tăng.
Các tâm thấy Đạo mà đoạn, thuộc cõi Vô sắc không có thiện, bất thiện, vô phú vô ký, cũng không có tâm có thể duyên lấy thức, chỉ có tâm hữu phú vô ký có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc ba cõi và tùy miên hữu lậu duyên do thấy Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, đó là tùy tăng.
Các tâm do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, không có bất thiện, cũng không có tâm nào có thể duyên lấy thức, chỉ có tâm thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký là có thể duyên lấy thức. Nó có ba phần tùy miên thuộc ba cõi, đó là tùy tăng.
Tạp uẩn nhiễm rồi sau mới biết,
Sắc có tiếp nhận tâm thế gian,
Duyên vô gián tăng-đoạn đoạn nhiễm thiện,
Phần kiến duyên giới rõ ràng sau.
Có sáu thức thân: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Năm thức thân thì chỉ có thể khởi nhiễm chứ không có thể nào lìa khỏi nhiễm.
Ý thức thân cũng có thể khởi nhiễm mà cũng có thể lìa nhiễm. Còn các cõi Na-lạc-ca (địa ngục), cõi bàng sinh và cõi Tổ vực (ngạ quỷ), những kẻ dứt bỏ căn thiện, những kẻ thuộc tánh tà định, Bắc câu lô châu, tâm loài hữu tình vô tưởng…, thì chỉ có thể khởi nhiễm mà không thể nào lìa nhiễm. Những người thuộc tánh bất định, người thuộc tánh chánh định, châu Nam Thiệm-bộ, Đông Tỳ-đề-ha, Tây Cù-đà-ni cùng các tâm loài hữu tình…, thì cũng có thể khởi nhiễm mà cũng có thể lìa nhiễm. Các cõi trời như trời Tứ Đại Vương Chúng, trời Ba Mươi Ba, trời Dạ-xoa, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm Thế, trời Quang Âm, trời Biến Tịnh, loài hữu tình vô tưởng, trời Bất Nhiếp Quảng Quả, và các loài trung hữu thân, các loài vô sắc, các tâm loài hữu tình… cũng có thể khởi nhiễm, nhưng cũng có thể lìa nhiễm.
Những kẻ có tâm tùy tín hành và tùy pháp hành chỉ có thể lìa nhiễm chứ không thể nào khởi nhiễm. Những người có tâm tín, thắng giải, kiến đắc, thân chứng… cũng có thể khởi nhiễm mà cũng có thể lìa nhiễm. Những người có tâm tuệ giải thoát và giải thoát toàn phần… thì không có thể khởi nhiễm cũng không thể nào lìa nhiễm. Nhưng Có thể có nơi nói hai loại đó cũng có thể lìa nhiễm, là theo phạm vi xa mà nói.
Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Các pháp có sắc thì sáu thứ nhận biết, nhưng pháp có sắc chỉ có năm thức nhận biết. Các pháp vô sắc chỉ một thức nhận biết, nhưng pháp vô sắc không phải là thức nhận biết. Các pháp có thấy chỉ hai thức nhận biết, nhưng pháp có thấy chỉ một thức nhận biết. Các pháp không thấy thì năm thức nhận biết, nhưng pháp không thấy chỉ bốn thức nhận biết. Các pháp cóp đối nghịch thì sáu thức nhận biết, nhưng pháp có đối nghịch chỉ năm thức nhận biết. Các pháp không đối nghịch chỉ một thức nhận biết, nhưng pháp không đối nghịch thì không phải là thức nhận biết. Các pháp hữu lậu thì sáu thức nhận biết, nhưng pháp hữu lậu chỉ có năm thức nhận biết. Các pháp vô lậu chỉ một thức nhận biết, nhưng pháp vô lậu thì không phải là thức nhận biết. Các pháp hữu vi thì sáu thức nhận biết, nhưng pháp hữu vi chỉ có năm thức nhận biết. Các pháp vô vi chỉ có một thức nhận biết, nhưng pháp vô vi không phải là thức nhận biết.
Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Sắc là duyên làm cho mắt sinh ra nhãn thức. Nếu như nhận thấy màu xanh đó là vừa ý, thì nhận biết màu xanh đó là thích ý vui lòng hợp với xúcthọ-tưởng-tư. Khi màu xanh đó đã trở thành thứ thích ý vui lòng thì nó khiến các căn thêm lớn, thân tứ đại vui tươi.
Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, nếu khi có màu xanh trái ý gây khổ, và khi nhận biết màu xanh đó trái ý gây khổ, bực bội với cả xúc-thọtưởng-tư, thì màu xanh đó chính là sự trái ý, nó khiến các căn hao giảm không phát triển, nên gây cho thân bốn đại bực bội, nhăn nhó, xấu xí…
Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, nếu khi có màu xanh không vừa ý cũng không trái ý thì không có thọ vui hay khổ. Khi nhận biết màu xanh đó không thích ý cũng không gây trái ý nên chẳng có khổ vui, thì xúc thọ tưởng tư đối với nó cũng trơ trơ chẳng thích chẳng ghét, không khổ không vui, nên khiến các căn cũng chẳng lớn lên mà cũng không hao tổn, và thân tứ đại thì cũng chẳng vui buồn.
Như về màu xanh, các màu vàng đỏ trắng cũng thế. Như nhãn thức, các thức nhĩ-tỷ-thiệt-thân… cũng thế.
Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức. Nếu khi có các pháp thích ý vui lòng thì hiểu biết pháp đó vui lòng thích ý hợp với xúc-thọ-tưởng-tư. Khi pháp đó thích ý vui lòng thì khiến các căn lớn mạnh và thân tứ đại vui tươi.
Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, nếu khi có các pháp trái ý gây khổ, và khi nhận biết pháp đó trái ý gây khổ, trái ngược với cả xúc thọ tưởng tư, thì pháp đó trở thành sự trái nghịch, nó khiến các căn hao giảm nên thân tứ đại bực bội buồn khổ, nhăn nhó xấu xí.
Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, nếu khi có các pháp không thích ý cũng không trái ý không có thọ vui hay khổ. Khi nhận biết pháp đó không thích ý cũng không trái ý nên chẳng có vui khổ thì xúc thọ tưởng tư đối với nó cũng trơ trơ không thích, không ghét, không khổ, không vui, nên khiến các căn cũng không lớn lên hay hao tổn, do đó mà thân tứ đại cũng chẳng vui buồn.
Hoặc có các thứ sắc không có hình thù nhưng có màu sắc rõ ràng. Có loại màu sắc rõ ràng mà hình thù lại không có, có loại thì màu sắc và hình thù đều có, có loại thì cả hình thù và màu sắc đều không.
Loại có màu sắc mà không hình thù, như các loại màu xanh-vàng-đỏ-trắng v.v..., như trời sáng thì hiện ra rõ ràng, lúc tối trời thì không thấy gì cả.
Loại có hình thù mà không màu sắc, tức là thân thể tạo nên các nghiệp, các hành động nói năng làm việc…
Loại có màu sắc và hình thù, đó là các vật vừa có màu sắc vừa có hình thù sờ chạm được…
Loại không cả màu sắc lẫn hình thù, là các vật mà màu sắc lẫn hình thù đều không có (gió, tiếng, mùi).
Hỏi: Có thể có các thứ liên hệ với tâm, liên hệ với nghiệp (tâm liên hệ, nghiệp liên hệ). Nếu tâm liên hệ với nghiệp này thì có quả liên hệ chăng?
Đáp: Có.
Như tâm liên hệ với cõi Dục, nghiệp liên hệ với cõi Dục, tâm đó nghiệp đó sẽ có quả liên hệ với Dục. Nếu tâm liên hệ với cõi Sắc và cõi Vô sắc, thì nghiệp liên hệ với cõi Sắc cõi Vô sắc, sẽ có quả liên hệ với cõi Sắc-cõi Vô sắc.
Hỏi: Có thể có các tâm liên hệ, nghiệp liên hệ, và với tâm đó, nghiệp đó mà có quả không liên hệ gì chăng?
Đáp: Có! Ấy là như cõi Sắc mà biến hóa ra cõi Dục, rồi làm các việc của cõi Dục, nói các lời nói của cõi Dục… Và cũng như cõi Sắc, cõi Vô sắc có thể dứt các kiết trói buộc mà chứng quả.
Hỏi: Như có các thọ ở quá khứ, thì nó đã diệt hết chăng?
Đáp: Nếu các thọ ở quá khứ thì nó đã diệt hết. Nhưng cũng có các thọ đã diệt mà không phải là thọ ở quá khứ, nghĩa là các thọ đã diệt trong cuộc đời đang sống đây vậy.
Hỏi: Có phải mọi thọ ở vị lai thì nó chưa sinh chăng?
Đáp: Các thọ ở vị lai, thì nó đều là chưa sinh. Nhưng các thọ ở vị lai thì không phải đều là thọ chưa sinh. Nghĩa là ở trong đời sống này có các thọ nhất định đang (sẽ) sinh ra.
Hỏi: Có phải các thọ ở hiện tại, tất cả đều ở hiện tại chăng?
Đáp: Các thọ ở hiện tại thì tất cả đều ở hiện tại. Nhưng các thọ ở hiện tại đều không phải hoàn toàn là hiện tại. Nghĩa là ở trong cuộc sống này đã diệt và cũng trong cuộc sống đó các thọ nhất định đang sinh ra.
-Có sáu thứ tâm: Nghĩa là tâm do thấy mà đoạn trừ, tâm do tu mà đoạn trừ thuộc cõi Dục. Có tâm do thấy mà đoạn trừ, do tu mà đoạn trừ thuộc cõi Sắc. Có tâm do thấy mà đoạn trừ, do tu mà đoạn trừ thuộc cõi Vô sắc.
Có thể có tâm do thấy mà đoạn trừ thuộc cõi Dục, thì quyết định là chỉ duyên với pháp thiện chăng? Hay chỉ duyên với pháp bất thiện? Hay chỉ duyên với pháp hữu phú vô ký? Hay chỉ duyên với pháp vô phú vô ký?
Như tâm do thấy mà đoạn trừ, thì tâm do tu mà đoạn trừ cũng như thế. Như thuộc cõi Dục, cõi Sắc và Vô sắc cũng như thế.
Hỏi: Có thể có tâm cõi Dục do thấy mà đoạn trừ, thì nó quyết định chỉ duyên nơi pháp thiện chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Dục do thấy Diệt Đạo mà đoạn trừ, thì có các duyên tùy miên vô lậu tương ưng với các tâm.
Hỏi: Có thể có tâm do thấy mà đoạn trừ thuộc cõi Dục, thì nó quyết định là chỉ duyên nơi pháp bất thiện?
Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Dục do thấy Tập mà đoạn trừ, thì các thứ tùy miên biến hành không tương ưng với các tâm, mà chỉ có các tùy miên duyên hữu lậu thuộc cõi Dục do thấy Diệt-Đạo mà đoạn trừ, là nó tương ưng với các tâm ấy mà thôi.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Dục do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên nơi các pháp hữu phú vô ký hay vô phú vô ký chăng?
Đáp: Không.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Dục do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên nơi pháp thiện chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là không thuộc cõi Dục và không vô nguyện, vô nguyện lại tương ưng với các tâm ấy.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Dục do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp bất thiện chăng? Hay chỉ duyên với hữu phú vô ký?
Đáp: Không.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Dục do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp vô phú vô ký chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là ba thức của thân ở cõi Dục là vô tướng, và vô tướng thuộc cõi Dục tương ưng với các tâm ấy.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp thiện chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Sắc do thấy DiệtĐạo mà đoạn trừ, thì có các thứ tùy miên duyên vô lậu là tương ưng với tâm ấy.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp bất thiện chăng?
Đáp: Không.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp hữu phú vô ký?
Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Sắc do thấy KhổTập mà đoạn trừ, thì các thứ tùy miên biến hành không tương ưng với tâm ấy, mà chỉ có các tùy miên duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc do thấy DiệtĐạo mà đoạn trừ, thì nó tương ưng với các tâm ấy mà thôi.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là nó chỉ duyên với pháp vô phú vô ký?
Đáp: Không.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp thiện chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là không thuộc cõi Sắc là không-vô nguyện, vô nguyện tương ưng với các tâm ấy.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp bất thiện chăng? Hay duyên với pháp hữu phú vô ký?
Đáp: Không.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do tu mà đoạn trừ, thì nó quyết định là chỉ duyên với pháp vô phú vô ký?
Đáp: Có. Nghĩa là một thức của thân, và vô tướng thuộc cõi Sắc là tương ưng với các tâm ấy.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp thiện chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là có các thứ tùy miên duyên vô lậu thuộc cõi Vô sắc do thấy Diệt-Đạo mà đoạn trừ, thì nó tương ưng với các tâm ấy.
Hỏi: Có thể có các tâm thuộc cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp bất thiện chăng?
Đáp: Không.
Hỏi: Có thể có các tâm thuộc cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp hữu phú vô ký?
Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Vô sắc, do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ thì có các thứ tùy miên biến hành không tương ưng với các tâm ấy, mà chỉ có các thứ tùy miên duyên hữu lậu thuộc cõi Vô sắc do thấy Diệt-Đạo mà đoạn trừ, thì nó tương ưng với các tâm ấy mà thôi.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp vô phú vô ký?
Đáp: Không.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp thiện chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là không thuộc cõi Sắc là không-vô nguyện mà vô nguyện là không thuộc tương ưng với tâm ấy.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp bất thiện chăng? Hay duyên với pháp hữu phú vô ký?
Đáp: Không.
Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp vô phú vô ký?
Đáp: Có. Nghĩa là vô tướng thuộc cõi Vô sắc, vô tướng tương ưng với các tâm ấy.
Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận hữu lậu thuộc về chấp giữ và do các uẩn thâu giữ. Nhưng tự bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu thuộc cõi Dục, mà chỉ có các bậc Thánh chứ không cùn loại với hàng phàm phu chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là hiện quán thuộc cõi Dục phát sinh các trí thế tục thuộc hậu biên.
Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận với hữu lậu rồi chấp giữ và do các uẩn thâu giữ. Nhưng tự bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu tùy thuộc vào cõi Sắc, chỉ do các bậc Thánh chứ không cùng loại với hàng phàm phu chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là hiện quán thuộc cõi Sắc là thế tục trí hậu biên.
Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận với hữu lậu rồi chấp giữ và do các uẩn thâu giữ. Nhưng bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu tùy thuộc vào cõi Vô sắc, do đó mà các bậc Thánh không cùng loại với hàng phàm phu chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là định diệt tận.
Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận với hữu lậu rồi chấp giữ và do các uẩn thâu giữ. Nhưng bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu tùy thuộc vào cõi Dục, có pháp định vô lậu luôn luôn duyên với pháp vô lậu không gián đoạn. Nên các bậc Thánh do đó mà không chung loại với tất cả các hàng phàm phu chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Dục, không đối với không, vô nguyện đối với vô nguyện và vô tướng đối với vô tướng.
Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận với hữu lậu rồi chấp giữ và do các uẩn thâu giữ điều hành, nhưng bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu tùy thuộc vào cõi Sắc, có pháp định vô lậu luôn duyên với pháp vô lậu không gián đoạn. Nên các bậc Thánh không chung loại với tất cả các hàng phàm phu chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Sắc mà không đối với không, vô nguyện đối với vô nguyện và vô tướng đối với vô tướng.
Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận với hữu lậu rồi chấp giữ và do các uẩn thâu giữ, nhưng bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu tùy thuộc vào cõi Vô sắc, có các pháp định vô lậu luôn duyên với pháp vô lậu không gián đoạn. Nên các bậc Thánh không chung loại với các hàng phàm phu chăng?
Đáp: Có. Nghĩa là ở cõi Vô sắc mà không đối với không, vô nguyện đối với vô nguyện và vô tướng đối với vô tướng.
-Có mười hai tâm: Nghĩa là thuộc cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.
Ở cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.
Ở cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký, và tâm hữu học, tâm vô học.
Ở cõi Dục các tâm thiện không gián đoạn thì sinh bao nhiêu tâm..., cho đến tâm vô học không gián đoạn thì sinh bao nhiêu tâm?
Thuộc cõi Dục tâm thiện không gián đoạn thì sinh ra chín tâm, còn tâm bất thiện thuộc cõi Dục và tâm hữu phú vô ký không gián đoạn thì có bốn tâm. Tâm vô phú vô ký không gián đoạn thì có bảy tâm.
Thuộc cõi Sắc tâm thiện không gián đoạn thì có mười một tâm. Còn tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký không gián đoạn thì có sáu tâm.
Thuộc cõi Vô sắc tâm thiện không gián đoạn thì có chín tâm, còn tâm hữu phú vô ký không gián đoạn thì có bảy tâm và tâm vô phú vô ký không gián đoạn thì có sáu tâm, tâm hữu học không gián đoạn thì có năm tâm và tâm vô học không gián đoạn thì có bốn tâm.
-Có mười hai tâm: Nghĩa là thuộc cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc, có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc, có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký và tâm hữu học, tâm vô học.
Tâm thiện thuộc cõi Dục, đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do bao nhiêu duyên mới có thể nói là duyên?
Tâm thiện thuộc cõi Dục…, cho đến đối với tâm vô học, phải do bao nhiêu duyên thì mới có thể nói là duyên? Cho đến tâm vô học đối với tâm vô học, phải do bao nhiêu duyên thì mới có thể nói là duyên?
Tâm thiện thuộc cõi Dục đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do các nhân duyên là Vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên, mới có thể là duyên.
Đối với tâm bất thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên, có thể nói là duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, do các nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, do Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên. Còn đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể gọi là duyên.
Đối với tâm học và tâm vô học, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm bất thiện đối với tâm bất thiện, phải do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, phải có nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc và tất cả tâm thuộc cõi Vô sắc, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên… thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký và tất cả tâm thuộc cõi Vô sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm bất thiện, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện-tâm bất thiện, và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm học và tâm vô học, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện và tâm bất thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện và tâm bất thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm bất thiện, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm học và tâm vô học, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, thì do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm bất thiện, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, thì chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm bất thiện, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm bất thiện, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm học đối với tâm học, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô học, cũng do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm bất thiện, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Tâm vô học đối với tâm vô học, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm bất thiện, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Đối với tâm hữu học thì do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.
Hỏi: Thế nào là Tăng thượng duyên?
Đáp: Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, nhãn thức này lấy mắt làm tăng thượng duyên. Cũng do sắc mà tai-tiếng và nhĩ thức, mũi hương và tỷ thức, lưỡi-vị và thiệt thức, thân xúc và thân thức, ý-pháp cùng ý thức hoặc các thứ đó đều tương ưng với pháp, hoặc các thứ đó đều có pháp, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc vật thấy được, hoặc không thấy được, hoặc có đối, hoặc không đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi…, tất cả các pháp như thế đều là Tăng thượng duyên, chỉ trừ tự tánh của các pháp đó. Như thế thì tai-mũi-lưỡi-thân-ý-pháp đều làm duyên để sinh ra ý thức. Ý thức này lấy ý làm Tăng thượng duyên. Cũng bởi vì pháp mà mắt sắc và nhãn thức, tai-tiếng và nhĩ thức, mũi-hương, và tỷ, lưỡi-vị và thiệt thức, đụng chạm và thân thức hoặc các thứ này cùng tương ưng với pháp, hoặc các thứ này đều có các pháp, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc thấy được, hoặc không thấy được, hoặc có đối, hoặc không đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi…, tất cả các pháp như thế đều là Tăng thượng duyên, chỉ trừ tự tánh của các pháp đó, thì gọi là Tăng thượng duyên.
Những kẻ dứt hết căn thiện, nó đoạn dứt như thế nào và hành tướng của việc đoạn dứt căn thiện ra sao?
Như có một kẻ ác làm hại cha hại mẹ, hại A-lahán, phá hòa hợp Tăng, và khởi tâm ác dữ làm thân Như Lai chảy máu…, thì có thể đoạn dứt căn thiện.
Các nguyên cớ thúc đẩy ý nghĩ hại mạng mẹ mình, thì kẻ ấy hại như thế nào, hành tướng của việc tàn hại ra sao?
Như có một người bản tánh có đủ các thói tham sân si rất mạnh. Do đó họ ham mê chơi bời, phóng đãng, ham ăn uống, ham dâm, luôn đánh bạn với đám côn đồ bạo ác, lây nhiễm quen thói phóng dật. Bà mẹ thấy thế liền quyết ý đến can ngăn: Này con ơi, chớ nên ham mê phóng đãng, ăn uống, ham dâm, hãy thôi chớ đánh bạn với đám côn đồ bạo ác nữa. Con đừng nên tạo các nghiệp ác mà phải bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh. Con phải tránh xa các đường dữ đó ngay từ bây giờ. Do bà mẹ quyết chí hết lời can ngăn nên khiến người con phát sinh giận dữ, đã không thèm nghe, không thèm tin mà lại oán trách: Khổ thay uống phải trà độc! Cớ sao bà cứ ngăn cản mình vui chơi, kết thân với bạn bè chí thiết? Nếu bà ấy còn đến đây nói mãi những điều vô bổ kia thì mình sẽ giết bà liền. Như thế là có thể đoạn dứt căn thiện. Càng về sau, người ấy càng tăng thêm giận dữ, không hề biết tin nhận điều phải trái, càng trở nên dữ tợn hơn. Vì quá dữ tợn sân hận như thế, nếu sau này có đổi ý tu tỉnh, chừa bỏ thói giận dữ thì chính vì sự ràng buộc của tánh giận dữ kia mà khiến có ý tưởng hại mẹ.
Người đó do các nghiệp thân-miệng
-ý như thế, nên khi mong cầu ước muốn làm việc gì đều có tính cách tà vạy, sai trái. Vì thế đã hủy diệt bao sự việc từng làm từ trước, các tưởng đều tưởng, giả lập mà nói, trụ vào nhóm bất định, có chủng tánh bất định. Do đó có thêm được các điều trước đây chưa được, các tưởng đều tưởng, giả lập mà nói, mà đặt tên, nên lại rơi vào các nhóm tà quấy, có bản chất tà quấy, như vậy là nhận lấy Bổ-đặc-già-la thứ năm thuộc chủng loại hỗn tạp, cùng tiếp tay với đám bạn xấu, cũng như đã từng tạo bao điều ác ở nơi này chốn nọ.
Gọi là hại mẹ hại cha, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng và khởi tâm độc ác làm thân Phật chảy máu, thì những kẻ đó chỉ vì vài nguyên cớ bé nhỏ mà nghĩ đến việc hại cha giết mẹ. Việc tàn hại và hành tướng giết hại cha cũng giống như việc hại mẹ đã nói.
Còn những kẻ hại mạng Thanh văn, A-la-hán thì việc tàn hại và hành tướng giết hại ra sao?
Như có một kẻ đối với y-bát của Thanh văn và A-la-hán, hoặc các thứ vật dụng sinh sống đúng pháp của các bậc Sa-môn, mà lại sinh lòng tham muốn cùng cực, không bao giờ quên. Hắn nghĩ: Ta phải quyết lấy cho được các thứ đó. Nếu mấy ông ấy biết được có ý làm hại ta, như bắt bớ giam giữ, đuổi đi hay mắng nhiếc, khiến ta phải mất mặt không còn được tôn trọng nữa thì ta phải giết ngay lập tức. Như thế là đoạn dứt căn thiện.
Lại như có các vị Thanh văn, A-la-hán ở giữa đại chúng tự bàn luận trình bày chỉ rõ các điều sai trái để ngăn ngừa, cấm đoán và phá bỏ các lỗi lầm của người khác. Trong đó có các Sa-môn hoặc Bàla-môn xấu ôm lòng oán hận, thấy bạn mình bị luận bàn chê trách thì cho là bị oán hại, nên trách cứ: Khổ thay, lại uống trà độc rồi. Cớ sao mấy ông Samôn này cứ ở giữa đại chúng bàn luận, chỉ bày về việc sai trái của người khác để ngăn ngừa, cấm đoán, phá bỏ. Nếu các ông ấy cứ nói mãi với ta những điều như thế thì ta sẽ giết ngay. Như thế là đoạn dứt các căn thiện.
Sau này, vì tức giận mà không thèm tin nhận điều hay lẽ phải, càng ngày sự giận dữ càng phát triển mạnh, do đó mà sau này có đổi ý tu tỉnh, đoạn trừ các giận dữ thì chính sự trói buộc của giận dữ đó mà khiến có ý nghĩ muốn giết hại các bậc Thanh văn, A-la-hán. Kẻ ấy, do các nghiệp của thân-ngữ-ý như thế, nên khi mong cầu ước muốn làm các việc gì, đều có tính cách tà vạy sai trái cả. Như vậy là đã hủy diệt bao nhiêu việc từng làm trước đây, rồi đặt điều tưởng tượng ra mà nói, rơi vào các nhóm bất định, chủng tánh bất định, vì thế thực hiện các việc trước đây chưa làm, rồi đặt điều tưởng tượng ra mà nói, trụ vào các nhóm, các tính chất tà định, sai trái, nên nhận lấy chủng loại Bổđặc-già-la thứ năm, thuộc giống loại hỗn tạp, tiếp tay với bạn xấu, tạo ra các việc ác ở nơi này chốn nọ. Nên gọi là loại người hại cha giết mẹ, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, khởi tâm độc ác khiến thân Như Lai chảy máu.
Những người giết hại Thanh văn, A-la-hán thì giết hại như thế, hành tướng hại như thế. Còn những kẻ phá hòa hợp Tăng chúng là đệ tử của Như Lai, thì sự phá hoại như thế nào, hành tướng phá hoại ra sao?
Như có một kẻ đối với phi pháp mà nghĩ cho là pháp, đối với điều không phải Tỳ-nại-da mà nghĩ cho là Tỳ-nại-da. Người ấy không che giấu các ý tưởng đó, không che giấu sự công nhận đó, cũng không hề giấu giếm sự vui thích, quan sát thấy biết như thế. Đối với các đệ tử Thanh văn của Như Lai là Tăng chúng hòa hợp cần dạy bảo, khuyên răn, khiến họ đều vui thích tu học, thọ trì, thì họ nói rằng đây là chánh pháp, đây là Tỳ-nại-da, đây là lời dạy của bậc Đại tôn sư. Này các thầy nên đối với chánh pháp đó, Tỳ-nại-da đó, lời dạy của bậc Đại tôn sư đó, công nhận sự giảng giải, chỉ bày, phải nên luôn suy nghĩ, nhận xét. Hoặc giả do thân đó là chủng loại thứ năm mà khởi lòng tin nhận, suy xét, dù đó là loại Bổ-đặc-già-la thấp nhất trong số này. Tuy nói là có thể phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng, là đệ tử của Như Lai, song không thể sống đủ một kiếp để chịu tội.
Lại như có một kẻ đối với pháp mà nghĩ cho là phi pháp, đối với Tỳ-nại-da thì cho rằng không phải là Tỳ-nại-da. Người ấy không che giấu ý tưởng ấy, sự công nhận ấy, cũng không che giấu sự vui thích quan sát thấy biết đó. Khi đối với các đệ tử Thanh văn của Như Lai là Tăng chúng hòa hợp, nên khuyên răn chỉ dạy khiến họ vui vẻ thọ trì tu học, thì người ấy nói rằng đó đâu phải là chánh pháp, đâu phải là Tỳ-nại-da, đâu phải là lời dạy của bậc thầy lớn. Này các thầy, nay các vị nên đối với các phi pháp này, các thứ không phải Tỳnại-da này mà nhận lấy tuân hành, phải nên nhận xét suy nghĩ. Hoặc giả do thân đó là chủng loại thứ năm mà khởi lòng tin nhận, nghĩ xét, dù đó là loại Bổ-đặc-già-la thấp nhất trong số này. Tuy nói là có thể phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng, song không thể sống đủ một kiếp để chịu tội.
Lại như có một người đối với phi pháp thì nghĩ tưởng đó là phi pháp, đối với không phải Tỳ-nạida thì nghĩ cho đó không phải là Tỳ-nại-da. Kẻ ấy giấu ý nghĩ đó, giấu sự công nhận đó, cũng giấu sự vui thích quan sát thấy biết đó. Đối với việc cần dạy bảo khuyên răn các đệ tử Thanh văn của Như Lai là Tăng chúng hòa hợp, khiến họ vui vẻ ham thích tu học, thọ trì, thì người này nói đó là chánh pháp, là Tỳ-nại-da, là bậc thầy lớn. Này quý thầy, nay quý vị nên đối với chánh pháp đó, Tỳ-nại-da đó, bậc Đại sư đó, tin nhận, thọ trì, hiểu rõ, phải nên nhận xét, suy nghĩ. Hoặc giả do thân đó là hàng thứ năm mà biết tin nhận, nghĩ xét, dù đó là Bổ-đặcgià-la thấp nhất trong số này. Nên nói kẻ ấy có thể phá hoại Tăng chúng hòa hợp, đệ tử của Như Lai, cũng có thể sống trọn một kiếp để chịu tội.
Lại như có một người đối với pháp thì nghĩ là pháp, Tỳ-nại-da thì nghĩ là Tỳ-nại-da. Người ấy giấu giếm ý nghĩ ấy, sự công nhận ấy, cũng che giấu sự vui thích quan sát thấy biết đó. Nên đối với việc cần dạy bảo, khuyên răn các đệ tử Thanh văn của Như Lai là Tăng chúng hòa hợp, khiến họ vui vẻ ham thích thọ trì tu học, người ấy bảo đó không phải là chánh pháp, không phải là Tỳ-nại-da, không phải là lời dạy của Đại sư. Này quý thầy, nay quý vị nên đối với phi pháp này, với cái không phải là Tỳ-nại-da đây, không phải là lời dạy của Đại sư nên tin nhận, tuân hành, hiểu rõ, khởi lòng tin thọ. Giả như do thân ấy là hàng thứ năm mà nhận biết, xét tính dù đó là loại Bổ-đặc-già-la thấp nhất trong số này. Nên nói người ấy có thể phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng là đệ tử của Như Lai, cũng có thể sống trọn một kiếp để chịu tội.
Kẻ này vì các nghiệp thân, miệng ý đó nên khi mong cầu, ước muốn làm việc gì đều gọi là tà tánh cả. Do đó mà hủy diệt các thành tựu đã có từ trước, rồi đặt điều tưởng tượng, giả lập nói năng, nên lại rơi vào nhóm bất định, chủng tánh bất định. Vì thế thực hiện được các việc chưa thành, các tưởng đều tưởng, giả lập nói năng, lại trụ nơi tà định tụ và chủng tánh tà định, thu được năm loại Bổ-đặc-giàla thứ năm, thuộc giống loại hỗn tạp, tiếp tay với bạn xấu tạo ra các việc ác ở nơi này chốn nọ.
Đó gọi là kẻ hại cha giết mẹ, giết hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng và khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu. Những kẻ phá hoại sự hòa hợp Tăng chúng nơi những đệ tử Thanh văn của Như Lai thì phá hoại như thế, các hành tướng phá hoại như thế. Còn kẻ khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu thì sự chảy máu đó và hành tướng chảy máu ấy như thế nào?
Nghĩa là như khi Như Lai ở giữa đại chúng tự nói năng, trình bày luận thuyết, nêu vấn đề chỉ dẫn, đối với những người khác luận bàn mà ngăn cấm và phá bỏ các sai trái; trong số đó, hoặc có các Samôn, Bà-la-môn ôm kiến chấp oán hại, nêu rõ sự bàn luận oán hại nên oán trách: Khổ thay phải uống trà độc rồi! Vì sao mấy ông Sa-môn đó cứ ở giữa đại chúng tự nói năng, trình bày luận thuyết, nêu vấn đề bàn luận về sự sai trái của người khác để ngăn chặn và phá bỏ. Nếu các ông ấy đến chỗ ta mà nói mãi những điều vô bổ, thì nhất định ta sẽ lấy mạng ngay. Như thế là đoạn dứt các căn thiện. Về sau này, do tức giận nên không thèm tin nhận điều hay lẽ phải, càng ngày càng phát triển mạnh. Do đó dù sau này có đổi ý tu tỉnh để đoạn trừ các tật sân hận, nhưng vì sự trói buộc của giận dữ kia nên liền có ý nghĩ: Ta nay quyết định sẽ giết hại Như Lai. Song, các Đức Như Lai theo pháp thì không có cách nào có thể giết hại được, có thể khởi tâm độc ác thì cũng chỉ làm thân Như Lai chảy máu mà thôi. Người đó do nghiệp thân-miệng-ý như thế, nên khi mong cầu, ước muốn làm điều gì thì đều thuộc tà tánh, sai trái cả. Vì thế đã hủy diệt bao thành tựu từng làm từ trước, lại đặt điều tưởng tượng, giả mượn nói năng, rơi vào nhóm bất định và chủng tánh bất định, do đó thực hiện các việc trước kia chưa thành, lại đặt điều tưởng tượng, nói năng, rơi vào nhóm tà định và chủng tánh tà quấy, sai trái, nhận lấy chủng loại Bổ-đặc-già-la thứ năm, thuộc chủng loại hỗn tạp, tiếp tay với bạn xấu, tạo ra các sự việc ở nơi này chốn nọ.
Đó là những việc giết cha hại mẹ, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng và khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu. Những người khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu thì việc làm và hành tướng làm chảy máu là như thế.
Hỏi: Những người đoạn dứt căn thiện, sự đoạn dứt ấy như thế nào, hành tướng đoạn dứt ấy ra sao? Đáp: Nghĩa là như có một người, ngày trước đã từng nghĩ đến việc hại cha giết mẹ nhưng không hề biết xấu hổ, ăn năn. Có thể cũng có một người cũng đã từng nghĩ đến việc giết hại mẹ cha, nhưng Có thể biết xấu hổ, ăn năn. Như thế, cả hai người này đều tu hành và được làm thầy một số Sa-môn, hoặc Bà-la-môn Ốt-yết-lạc-ca, hoặc những đám đồ đệ cùng loại. Họ cùng chấp về “không có”, lập lên luận thuyết “không có”, nói là nhân không có, nói rằng việc tạo tác không có… cứ như thế tạo ra vô số các nghiệp thiện, nghiệp ác thảy đều hư mất cả. Có một số thường đến thưa hỏi: Thế nào là thiện, thế nào là bất thiện, thế nào là có tội, thế nào là không có tội, làm những việc gì sẽ có kết quả tốt lành chứ không phải xấu ác…? Hạng người này do gần gũi thờ phụng cúng dường các bậc thầy như thế, nên đối với các tội ác đã gây ra mà chưa hề hối lỗi, ăn năn thì khiến nó không thể sinh ra, khi đã có xấu hổ ăn năn thì khiến nó bị diệt trừ nhanh chóng. Hạng người ấy bảo: Sát sinh, ngu mê, dối trá không có quả báo, không có nghĩa lý, không có việc gì khởi sinh, không có ý vị, lợi ích gì cả. Không có việc sát sinh, không có việc sát sinh phải chiêu cảm quả dị thục. Như vậy, cũng không có việc trộm cắp, dâm dục tà hạnh, nói dối, nói lời ly gián, nói lời thô ác, nói thêu dệt và tham lam, giận dữ, tà kiến…, đều là ngu si, hư dối, không có quả báo, không có nghĩa lý, không có việc gì khởi sinh, không có ý vị gì, lợi ích gì, không có tà kiến v.v... Vì không có tà kiến v.v... nên không chiêu cảm quả dị thục.
Hạng người ấy đối với các việc như thế thì càng ham thích, công nhận tu hành và càng phát triển rộng. Vì các việc như thế nên nói rằng hạng người đó thuộc phái tả đạo, tức là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà cần (tinh tấn), tà niệm và tà định. Vì hạng người ấy theo tả đạo như thế nên ba thứ căn thiện dần dần bị hao giảm, nhỏ yếu và biến mất, trái Có thể ba căn bất thiện thì càng ngày càng phát triển mạnh, dữ. Trong khi ba hạnh tốt dần dần bị hao giảm yếu ớt và biến mất, thì ba hạnh ác càng ngày càng phát triển mạnh, dữ. Mười nghiệp thiện càng ngày hao mòn, yếu ớt, thui chột thì mười nghiệp ác Có thể càng phát triển mạnh. Tám chánh hữu đạo thì yếu ớt, giảm sút, thui chột, còn tám tà tả đạo Có thể phát triển mạnh, dữ.
Do đó, hạng người này làm đủ mọi việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời ly gián, nói lời hung ác, nói lời thêu dệt, tham lam, giận dữ, tà kiến… càng thêm nhiều, vì thế phần lớn họ không ở chốn yên tĩnh vắng lặng, giữ gìn luật pháp giới hạnh. Tuy rằng lúc đầu có phát sinh chút tâm thiện yếu ớt, cũng có tâm pháp và chánh kiến, nhưng biết bao nhiêu pháp xấu ác, bất thiện, phần lớn đều hiện hành ở phái tả đạo. Có thể như lúc Hè nóng bức sang mùa Thu mát mẻ, đêm đến mây giăng đen kịt, trời đất tối tăm, sấm động chớp lòe và dưới ánh chớp lóe sáng thì mọi vật hiện ra rồi biến mất nên tối đen ngay. Hạng người đó phần lớn đều không sống nơi vắng vẻ yên tĩnh, không tuân giữ luật pháp-giới hạnh. Tuy lúc thiếu thời có phát sinh chút tâm thiện yếu ớt cùng với tâm pháp và chánh pháp, nhưng biết bao nhiêu pháp xấu ác, bất thiện phần lớn đều hiện hành nơi phái tả đạo. Có thể như có người cuối Xuân, sang đầu mùa Hạ bị nóng khát bức bách, hơi gió nóng gây bao khổ sở… mà được ngâm mình trong ao nước trong mát, được xối bằng những vòi nước mát lạnh trong sạch, mặc tình uống tắm thỏa thích, xong rồi thì nhanh chóng ra về. Khắp thân thể bao nhiêu cáu bẩn đều sạch sẽ, trừ một số quá bé nằm ở lỗ chân lông.
Như thế những hạng người đó phần lớn đều không sống nơi yên tĩnh vắng vẻ, không tuân hành các pháp luật giới hạnh. Dầu lúc thiếu thời có phát sinh chút tâm thiện yếu ớt, có cả tâm pháp và chánh kiến, nhưng biết bao nhiêu pháp xấu ác bất thiện phần lớn đều hiện hành ở phái tả đạo.
Hạng người ấy về sau này cũng có lúc biết thương hại và coi quý mạng sống, nhưng chẳng hề biết xấu hổ, ăn năn hối lỗi. Cuối cùng là vẫn bài bác không có tất cả các nghiệp thiện ác, các quả dị thục. Do các việc vừa nói trên, nên bảo những người ấy đã đoạn dứt căn thiện có được ở ba cõi là: cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Phải biết loại Bổđặc-già-la đó đối với các hiện pháp không thể nào tiếp tục có được các căn thiện, nhất định khi chết rồi phải bị đọa vào địa ngục, hoặc lúc sinh thời tiếp tục tạo các căn thiện thì mới khỏi sa đọa được.
Hỏi: Về việc sát sinh giết hại, thì giết người đó (Bổ-đặc-già-la) cùng với việc giết hại trứng kiến, giậm nát kiến con, cái nào có tôi lớn hơn?
Đáp: Nếu nói về việc bị trói buộc của quả dị thục thì cả hai tội đều bằng nhau.
Có thể có thuyết cho việc giết hại trứng kiến và kiến con thì tội lớn hơn là việc giết người. Tại sao như thế? Ấy là vì loài kiến còn ngây thơ vô tội chưa đoạn dứt căn thiện, còn hạng người kia thì thuộc loại đã mất căn thiện rồi.
Hạng người ấy do có các nghiệp thân-ngữ-ý xấu xa và mong ước gây những tội ác như thế, nên nói là thuộc về tà tánh, do đó mà bỏ hết các việc làm, các ý tưởng đã suy nghĩ, các giả đặt, nói năng từ trước để trụ vào chủng tánh và nhóm bất định, khi đó Có thể tạo ra các công việc, các ý tưởng, giả đặt nói năng… trước kia chưa làm xong, nên Có thể bị rơi vào nhóm và chủng loại tà định, rồi nhận lấy chủng loại Bổ-đặc-già-la thứ năm, thuộc chủng loại hỗn tạp, tiếp tay bạn bè sống giữa đám xấu ác, cùng ở chung, cùng làm việc và gây tạo thêm nhiều tội ác. Đó là những kẻ hại cha, giết mẹ, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng và khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu. Đó là kẻ đã đoạn dứt căn thiện, cách đoạn dứt và hành tướng đoạn dứt như thế.
Có thể như có một loại Bổ-đặc-già-la hiện tại đang mang các nhiễm ô ở cõi Dục, cho nên có bao nhiêu căn thiện thì hoặc bỏ mà không có được, hoặc có được mà không bỏ, hoặc cũng bỏ cũng có được, hoặc không bỏ cũng không có được. Bỏ mà không có được, là khi đoạn dứt các căn thiện và đã lìa bỏ hết các tham của phàm phu ở cõi Dục, do đó thoát ly được sự ràng buộc của cõi Dục. Còn các căn thiện hiện có ở cõi Sắc và Vô sắc thì bỏ mà không có được. Như thế gọi là bỏ mà không có được.
Có được mà không bỏ, là khi các ngu mê lầm lạc luôn chấp giữ các căn thiện.
Cũng bỏ cũng có được, là khi ở cõi Vô sắc chết rồi sinh vào cõi Dục thì bỏ căn thiện ở cõi Vô sắc mà được các căn thiện ở cõi Dục. Khi từ cõi Sắc chết đi sinh vào cõi Dục thì bỏ hết căn thiện ở cõi Sắc và được căn thiện ở cõi Dục. Các bậc A-la-hán đã thoát ly khỏi sự ràng buộc nơi cõi Dục thì bỏ sự hệ thuộc nơi cõi Vô sắc và các căn thiện vô học mà có được căn thiện có học, và bỏ cả tâm vô học mà trụ vào tâm hữu học, như thế gọi là cũng bỏ cũng có được.
Không bỏ cũng không có được, là không đoạn dứt căn thiện. Từ cõi Dục chết rồi Có thể sinh trở vào cõi Dục. Như thế gọi là không bỏ cũng không có được.
Có thể có một loại Bổ-đặc-già-la hiện tại đang mang các tâm ô nhiễm ở cõi Sắc, có bao nhiêu căn thiện hoặc bỏ mà không được, hoặc cũng bỏ mà cũng được, hoặc không bỏ cũng không được.
Bỏ mà không được, là đã lìa bỏ hết các tham ở cõi Sắc và có học nơi phàm phu, thoát ly khỏi cõi Sắc, còn các căn thiện ở cõi Vô sắc thì bỏ mà không được. Khi từ cõi Dục chết rồi sinh lên cõi Sắc, thì với các căn thiện ở cõi Dục bỏ mà không được. Như thế gọi là bỏ mà không được.
Cũng bỏ mà cũng được, là khi ở cõi Vô sắc chết rồi sinh nơi cõi Sắc thì bỏ các căn thiện cõi Vô sắc mà nhận được các căn thiện cõi Sắc. Các bậc A-lahán đã thoát ly khỏi cõi Sắc, bỏ các căn thiện vô học và các hệ thuộc nơi cõi Vô sắc mà được căn thiện có học, lìa tâm vô học mà trụ vào tâm hữu học. Như thế gọi là cũng bỏ mà cũng được.
Không bỏ cũng không được, là khi ở cõi Sắc chết rồi thì sinh trở Có thể cõi Sắc. Như thế gọi là không bỏ cũng không được.
Có thể có một loại Bổ-đặc-già-la do trong hiện tại đang mang đầy các tâm ô nhiễm ở cõi Vô sắc, nên có bao nhiêu căn thiện thì hoặc là bỏ mà không được, hoặc cũng bỏ mà cũng được, hoặc không bỏ cũng không được.
Bỏ mà không được, là từ cõi Dục chết rồi sinh lên cõi Vô sắc, đối với các căn thiện ở cõi Dục và cõi Sắc đều bỏ mà không được. Từ cõi Sắc chết rồi sinh lên cõi Vô sắc thì với căn thiện ở cõi Sắc đều bỏ mà không được. Như thế gọi là bỏ mà không được.
Cũng bỏ mà cũng được, là bậc A-la-hán đã thoát ly khỏi sự ràng buộc nơi cõi Vô sắc, bỏ các căn thiện vô học mà được căn thiện có học, lìa bỏ tâm vô học mà trụ vào tâm học. Như thế gọi là cũng bỏ mà cũng được.
Không bỏ cũng không được, là ở cõi Vô sắc chết rồi thì Có thể sinh vào cõi Vô sắc. Như thế gọi là không bỏ cũng không được.
-Có thể có mười hai (lĩnh vực) xứ: Đó là các lĩnh vực của mắt, của sắc, của tai, của tiếng, của mũi, của lưỡi, của hương, của vị, của thân, của xúc, của ý và của pháp.
Hỏi: Thế nào là lĩnh vực của mắt (Nhãn xứ)?
Đáp: Nghĩa là những nơi mắt đã thấy sắc, đang thấy sắc và sẽ thấy sắc, hoặc các thứ khác đồng phần (cùng loại) với lĩnh vực của mắt.
Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của mắt? Nghĩa là nó cùng loại với lĩnh vực của mắt, có mặt trong thời quá khứ, hoặc trong thời vị lai hay trong hiện tại.
Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của mắt ở thời quá khứ?
Nghĩa là các lĩnh vực của mắt không thấy được các sắc đã diệt.
Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của mắt ở trong thời vị lai? Nghĩa là các lĩnh vực của mắt hoặc ở trong thời vị lai nhất định không sinh ra, hoặc có sinh ra rồi nhưng không thấy sắc đó đang diệt mất.
Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của mắt ở trong thời hiện tại? Nghĩa là các lĩnh vực của mắt không nhìn thấy các sắc đang diệt.
Hỏi: Thế nào là lãnh vực của sắc (Sắc xứ)?
Đáp: Nghĩa là các lĩnh vực của sắc do mắt đã thấy, đang thấy và sẽ thấy, hoặc là các thứ khác cùng loại với lĩnh vực của sắc.
Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của sắc? Nghĩa là các thứ cùng loại với lĩnh vực của sắc có mặt ở thời quá khứ, hoặc hiện tại hay vị lai. Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của sắc ở thời quá khứ?
Nghĩa là các lĩnh vực của sắc mà mắt không thấy vì đã mất rồi.
Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của sắc ở thời vị lai? Nghĩa là các lĩnh vực của sắc ở thời vị lai hoặc nhất định không sinh ra, hoặc là có sinh ra nhưng mắt không thấy nó đang diệt.
Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của sắc ở thời hiện tại? Nghĩa là các lĩnh vực của sắc này mắt không thấy được nó đang diệt.
Như các lĩnh vực của mắt và sắc, các lĩnh vực của tai, tiếng, mũi, hương, lưỡi, vị, thân, xúc, cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là lãnh vực của ý?
Đáp: Nghĩa là các lĩnh vực của ý đã hiểu rõ các pháp, đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ các pháp. Hoặc là các thứ khác cùng loại với lĩnh vực của ý.
Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của ý? Nghĩa là các lĩnh vực của ý ở trong thời vị lai nhất định sẽ không sinh ra, không có cùng loại với lĩnh vực của ý ở thời quá khứ và hiện tại, không cùng loại với lĩnh vực của pháp.
Mắt ở thời quá khứ đối với sắc có hai trường hợp: Nghĩa là mắt đối với sắc hoặc đã thấy mà không phải đang thấy và sẽ thấy, hoặc không phải đã thấy-đang thấy và sẽ thấy.
Mắt ở thời vị lai đối với sắc có ba trường hợp: Nghĩa là mắt đối với sắc hoặc là không đã thấy-đang thấy và sẽ thấy, hoặc là không phải đã thấy-đang thấy mà là sẽ thấy, hoặc là không phải đã thấy hay đang thấy, hoặc sẽ thấy hoặc không phải là sẽ thấy.
Còn mắt ở thời hiện tại thì có mười hai trường hợp: Mắt ở thời hiện tại đối với sắc thì:
Hoặc là đã thấy mà không phải đang thấy và sẽ thấy.
Hoặc là đang thấy mà không phải là đã thấy và sẽ thấy.
Hoặc là sẽ thấy mà không phải là đã thấy và đang thấy.
Hoặc là đã thấy-đang thấy mà không phải là sẽ thấy.
Hoặc là đã thấy, sẽ thấy mà không phải là đang thấy.
Hoặc là đang thấy-sẽ thấy mà không phải là đã thấy.
Hoặc là đã thấy mà không phải là đang thấy, cũng không là sẽ thấy hoặc không phải là sẽ thấy.
Hoặc là đang thấy mà không phải là đã thấy và cũng hoặc là sẽ thấy hoặc không phải là sẽ thấy.
Hoặc là không phải đã thấy cũng không đang thấy, hoặc là sẽ thấy hoặc không phải là sẽ thấy.
Hoặc là đã thấy-đang thấy và hoặc là sẽ thấy hoặc không phải là sẽ thấy.
Hoặc là đã thấy-đang thấy và sẽ thấy.
Hoặc là không phải đã thấy-đang thấy và sẽ thấy.
Hỏi: Có thể mắt là duyên với bậc trung hay bậc thượng? Duyên này là duyên cái gì? Tức là duyên với mắt bậc hạ chăng?
Đáp: Đúng thế.
Hỏi: Vì sao không phải là duyên đó? Ấy là do nghiệp đại chủng chăng?
Đáp: Đúng thế. Nghĩa là phải từ bậc hạ lên trung rồi lên thượng. Như nói về mắt, các thứ taimũi-lưỡi-thân cũng như thế.
Hỏi: Có thể ý là duyên với bậc trung hay bậc thượng? Duyên này là duyên cái gì? Tức là nó duyên với bậc hạ chăng?
Đáp: Đúng thế.
Hỏi: Nghĩa là bậc trung và bậc thượng. Có thể ý làm duyên nhưng ban đầu không phải là duyên đó. Vì sao không phải là duyên đó? Ấy là do nghiệp phiền não chăng?
Đáp: Đúng thế. Nghĩa là từ bậc hạ lên trung rồi lên bậc thượng.
-Có mười tám thứ giới: Tức gồm có Nhãn giới, sắc giới và nhãn thức giới; Nhĩ giới, thanh giới và nhĩ thức giới; Tỷ giới, hương giới và tỷ thức giới; Thiệt giới, vị giới và thiệt thức giới; Thân giới, xúc giới và thân thức giới; Ý giới, pháp giới và ý thứ giới.
Có thể khi nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì sắc giới cũng như thế chăng?
Nếu như sắc giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn giới cũng như thế chăng? Có thể khi nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp… cho đến ý thức giới cũng như thế chăng?
Giả sử ý thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn giới cũng như thế chăng?
Có thể cho đến khi pháp giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý thức giới cũng như thế chăng?
Giả sử khi ý thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì pháp giới cũng như thế chăng?
Hỏi: Có thể khi nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì sắc giới cũng như thế chăng?
Đáp: Đúng thế.
Hỏi: Giả sử sắc giới đã đoạn dứt đã biết khắp thì nhãn giới cũng như thế chăng?
Đáp: Đúng thế.
Hỏi: Như nhãn giới hướng về sắc giới, hướng về nhĩ giới thanh giới và tỷ giới, thiệt giới, thân giới, xúc giới cũng như thế chăng?
Có thể khi nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn thức giới cũng như thế chăng?
Đáp: Nếu nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn thức giới cũng thế.
Hoặc nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì chẳng phải là nhãn giới. Nghĩa là đã lìa hết các tham ở cõi Phạm thế, nhưng chưa lìa được các tham ở cõi trên. Như nhãn giới hướng về nhãn thức giới, hướng về nhĩ thức giới, hướng về thân thức giới cũng như thế.
Hỏi: Có thể khi nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng như thế chăng?
Đáp: Nếu nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng thế. Hoặc hương giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì không phải nhãn giới, nghĩa là đã lìa các tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa các tham ở cõi trên.
Như nhãn giới hướng về hương giới, hướng về vị giới, hướng về tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng thế.
Hỏi: Có thể nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý giới cũng như thế chăng?
Đáp: Nếu ý giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn giới cũng như thế.
Hoặc nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì không phải ý giới, nghĩa là đã lìa các tham ở cõi Sắc mà chưa lìa các tham ở cõi trên.
Như nhãn giới hướng về ý giới, hướng về pháp giới ý thức giới cũng như thế.
Như nhãn giới đã rộng nói như thế, thì sắc giới, nhĩ giới, thanh giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, xúc giới… rộng nói cũng thế.
Hỏi: Có thể nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhĩ thức giới cũng như thế chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Giả sử nhĩ thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn thức giới cũng như vậy chăng?
Đáp: Đúng thế. Như nhãn thức giới hướng về nhĩ thức giới, hướng về thân thức giới, cũng như thế.
Hỏi: Có thể nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng như thế chăng?
Đáp: Nếu nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng như thế. Hoặc hương giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì không phải nhãn thức giới. Nghĩa là đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Phạm thế.
Như nhãn thức giới hướng về hương giới, thì hướng về vị giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng như thế.
Hỏi: Có thể nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý giới cũng như vậy chăng?
Đáp: Nếu ý giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn thức giới cũng như vậy. Hoặc nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì không phải là ý giới, nghĩa là lìa bỏ các tham ở Phạm thế nhưng chưa lìa các tham ở cõi trên.
Như nhãn thức giới hướng về ý giới, hướng về pháp giới ý thức giới cũng như thế.
Như nhãn thức giới đã rộng nói như thế, thì nhĩ thức giới, thân thức giới rộng nói cũng như thế.
Hỏi: Có thể hương giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì vị giới cũng như thế chăng?
Đáp: Đúng thế.
Hỏi: Giả sử vị giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng như thế chăng?
Đáp: Đúng như thế.
Như hương giới hướng về vị giới, hướng về tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng vậy.
Hỏi: Có thể hương giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý giới cũng như thế chăng?
Đáp: Nếu ý giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng như thế. Hoặc hương giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì không phải ý giới, nghĩa là đã lìa bỏ các tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa các tham ở các cõi trên.
Như hương giới hướng về ý giới, hướng về pháp giới thì ý thức giới cũng như thế.
Như hương giới đã rộng nói như thế, vị giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới rộng nói cũng thế.
Hỏi: Có thể ý giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì pháp giới cũng lại như thế chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Giả sử pháp giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý giới cũng như vậy chăng?
Đáp: Đúng thế. Như ý giới hướng về pháp giới, hướng về ý thức giới cũng như thế.
Hỏi: Có thể pháp giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý thức giới cũng như thế chăng?
Đáp: Đúng thế.
Hỏi: Giả sử ý thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì pháp giới cũng như thế chăng?
Đáp: Đúng thế.
-Có mười hai tâm: Tức là thuộc cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký, tâm hữu học và tâm vô học.
Mười hai tâm đó có mặt khắp cả ba thời quá khứ-hiện tại và vị lai.
Tâm thiện thuộc cõi Dục ở thời quá khứ có bốn trường hợp, tức là:
Hoặc đã hiểu rõ mà không phải là đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-sẽ hiểu rõ mà không phải là đang hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ nhưng không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là ở cõi Sắc và Vô sắc đã sinh trưởng các Bổđặc-già-la Thánh nhân.
Đã hiểu rõ-sẽ hiểu rõ nhưng không phải là đang hiểu rõ, là các Bổ-đặc-già-la đã đoạn dứt các căn thiện và ở cõi Sắc, Vô sắc đã sinh trưởng các dị sinh phàm phu.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ nhưng không phải là sẽ hiểu rõ, là đã sinh trưởng từ cõi Dục rồi tiến lên các cõi Sắc và Vô sắc. Tức là những người đó không còn trở Có thể cõi Dục nữa mà trụ vào tâm thiện sau cùng.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục, căn thiện không đoạn dứt, trụ vào phần vị tự tánh. Như thời quá khứ, thời vị lai cũng thế.
Thuộc cõi Dục chưa từng được tâm thiện có bốn trường hợp:
Hoặc không phải đã-đang và sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải là đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ và sẽ không hiểu rõ.
Hoặc đang và sẽ hiểu rõ mà không phải đã hiểu rõ.
Không phải đã-đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được định và sẽ không thể được. Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được định nhưng quyết định là sẽ phải được.
Không phải đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng có được tâm thiện nhưng rồi sẽ được hoặc sẽ không được.
Đang và sẽ hiểu rõ nhưng không phải là đã hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa hề có tâm thiện, mà chỉ có lần đầu tiên trong hiện tại.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thời hiện tại có ba trường hợp:
Hoặc là đã và đang hiểu rõ nhưng không sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ nhưng đang và sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã-đang và sẽ hiểu rõ.
Đã và đang hiểu rõ nhưng không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục rồi tiến lên cõi Sắc và Vô sắc, những người ấy không trở lại mà trụ vào tâm thiện sau cùng.
Không phải đã hiểu rõ mà đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được tâm thiện. Đãđang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay đã từng có được tâm thiện hiện tiền.
Tâm bất thiện thuộc cõi Dục ở thời quá khứ có bảy trường hợp là:
Hoặc đã hiểu rõ mà không phải là đang và sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ nhưng không phải là đang mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ mà không phải là đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ.
Hoặc đã và đang hiểu rõ nhưng không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang và sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ nhưng không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là đã lìa bỏ các tham ở cõi Dục, từ khi lìa bỏ các tham dục thì nhất định không lui sụt nữa.
Đã hiểu rõ nhưng không phải đang và sẽ hiểu rõ, là đã lìa bỏ các tham ở cõi Dục, từ khi lìa bỏ các tham dục thì quyết định là sẽ thoái chuyển.
Đã hiểu rõ nhưng không phải đang hoặc sẽ hiểu rõ hay là sẽ không hiểu rõ, là đã lìa bỏ các tham ở cõi Dục, từ khi lìa bỏ các tham dục, thì hoặc sẽ lui sụt hoặc sẽ không lui sụt.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ nhưng không phải là sẽ hiểu rõ, là đã trụ vào sự lìa các tham dục, trong Đạo vô gián đã được lìa tham dục, từ khi lìa bỏ tham dục thì nhất định là sẽ không lui sụt.
Đã hiểu rõ nhưng không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là đã trụ vào sự lìa tham dục, ở trong Đạo vô gián mà lìa bỏ được tham dục, từ khi lìa bỏ được tham dục thì quyết định là sẽ lui sụt.
Đã và đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ, là đã trụ vào sự lìa tham dục, ở trong Đạo vô gián mà lìa được tham dục, từ khi lìa tham dục hoặc sẽ lui sụt hoặc không thể sẽ lui sụt.
Đã-đang và sẽ hiểu rõ, là chưa lìa được hết các tham ở cõi Dục mà trụ vào phần vị tự tánh.
Như nói thời quá khứ, thời vị lai cũng như thế.
Tâm bất thiện thuộc cõi Dục ở thời hiện tại có một trường hợp: Tức là đã hiểu rõ đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là tâm bất thiện chính thức có mặt trong hiện tại.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thời quá khứ có bảy trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ mà không đang và sẽ không hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ mà không phải đang và sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ mà không đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ, hoặc sẽ không hiểu rõ.
Hoặc đã-đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã-đang và sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã và đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ.
Hoặc đã-đang và sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ mà không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là các dị sinh đã lìa bỏ các tham ở cõi Dục. Từ khi lìa bỏ tham dục thì nhất định là sẽ không lui sụt. Và các bậc Thánh chưa lìa được các tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh.
Đã hiểu rõ mà không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là các dị sinh đã lìa các tham ở cõi Dục. Từ khi lìa bỏ tham dục thì nhất định là sẽ lui sụt.
Đã hiểu rõ mà không phải là đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, là các dị sinh đã lìa các tham ở cõi Dục. Từ khi lìa bỏ tham dục thì hoặc sẽ lui sụt hoặc sẽ không lui sụt.
Đã và đang hiểu rõ mà sẽ không phải hiểu rõ, là các dị sinh phàm phu trụ vào sự lìa bỏ tham dục, ở trong Đạo vô gián mà được lìa bỏ tham dục. Từ khi lìa bỏ tham dục thì nhất định là sẽ không lui sụt. Và các bậc Thánh chưa lìa hết các tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí chưa sinh.
Đã-đang và sẽ hiểu rõ, là các dị sinh trụ vào sự lìa bỏ tham dục, trong Đạo vô gián mà được lìa các tham dục. Từ khi lìa bỏ tham dục thì nhất định là sẽ phải lui sụt.
Đã-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, nghĩa là các dị sinh phàm phu trụ vào sự lìa bỏ các tham dục, nơi Đạo vô gián mà lìa bỏ được các tham dục. Từ khi lìa bỏ các tham dục thì hoặc là sẽ lui sụt hoặc không phải là sẽ lui sụt.
Đã-đang và sẽ hiểu rõ, là dị sinh chưa lìa bỏ các tham ở cõi Dục, trụ vào phần vị của tự tánh.
Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng như thế.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thời hiện tại có một trường hợp: Tức là đã-đang và sẽ hiểu rõ, nghĩa là các dị sinh có tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục đang có mặt trong hiện tại.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục trong thời quá khứ có bốn trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ mà không phải là đang và sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ nhưng không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã và đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã-đang và sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ mà không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là các Thánh nhân Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Đã hiểu rõ nhưng không đang hiểu rõ mà phải sẽ hiểu rõ, là các dị sinh đã sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Đã-đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc rồi tiến lên cõi Vô sắc. Những người nào không trở về sẽ trụ vào tâm sau cuối.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc trụ vào phần vị của tự tánh.
Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng thế.
Thuộc cõi Dục chưa từng có tâm vô phú vô ký, có bốn trường hợp:
Hoặc không phải là đã-đang và sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải là đã và đang hiểu rõ mà chỉ là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải là đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ, hoặc không hiểu rõ.
Hoặc không phải là đã hiểu rõ mà là đang và sẽ hiểu rõ.
Không phải là đã hiểu rõ, đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được thì nay nhất định cũng sẽ không được.
Không phải là đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được thì nay quyết định sẽ được.
Không phải là đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được thì nay sẽ được hoặc sẽ không được.
Không phải là đã hiểu rõ mà đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được, hiện nay mới được lần đầu tiên.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục ở thời hiện tại có ba trường hợp:
Hoặc đã và đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã-đang và sẽ hiểu rõ.
Đã và đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc rồi tiến lên cõi Vô sắc, những người Bất hoàn thì trụ vào tâm vô phú vô ký sau cuối Không phải là đã-đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được, hiện nay mới được lần đầu tiên.
Đã-đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được, thì nay hiện ra trước mắt lần đầu tiên.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc ở thời quá khứ có bốn trường hợp:
Hoặc là đã hiểu rõ chứ không phải là đang và sẽ hiểu rõ.
Hoặc là đã hiểu rõ và sẽ hiểu rõ mà không phải là đang hiểu rõ.
Hoặc là đã và đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu ro và sẽ hiểu rõ (liễu biệt).
Đã hiểu rõ chứ không là đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là
Bổ-đặc-già-la, bậc Thánh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Đã hiểu rõ và sẽ hiểu rõ chứ không phải là đang hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện ở cõi Sắc và dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc. Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc tiến lên cõi Vô sắc, những người Bất hoàn đã trụ vào tâm sau cùng.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục, được tâm thiện ở cõi Sắc, trụ vào phần vị của tự tánh, và sinh trưởng ở cõi Sắc, trụ vào phần vị của tự tánh.
Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng vậy.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc chưa từng được, có bốn trường hợp:
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ, hoặc sẽ không hiểu rõ..
Hoặc không phải đã hiểu rõ mà đang hiểu rõ-sẽ hiểu rõ.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, chắc chắn sẽ không được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, mà sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, quyết định sẽ được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ, hay sẽ không hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.
Không phải đã hiểu rõ-đang và sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được cái hiện tiền lần đầu tiên.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc ở thời hiện tại có ba trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang và sẽ hiểu rõ. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Sắc, tiến lên cõi Vô sắc, những người Bất hoàn trụ ở tâm thiện sau cùng.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được cái hiện tiền sau cùng.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được mà nay hiện ra trước mặt.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc ở thời quá khứ có bảy trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ không hiểu rõ. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hay sẽ hiểu rõ hoặc không.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là đã lìa tham cõi Sắc, từ khi lìa tham sắc thì chắc chắn không thoái lui.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là đã lìa tham cõi Sắc, từ khi lìa tham sắc thì chắc chắn sẽ thoái lui.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không phải là sẽ hiểu rõ, là đã lìa tham cõi Sắc, từ khi lìa tham sắc thì hoặc sẽ lui sụt hoặc sẽ không lui sụt.
Đã hiểu rõ, đang hiểu rõ, sẽ không hiểu rõ, là trụ vào lìa tham sắc, ở trong Đạo vô gián, được lìa tham sắc, từ khi lìa tham sắc thì quyết định sẽ không lui sụt.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trụ vào lìa tham sắc trong Đạo vô gián được lìa tham sắc, từ khi lìa tham sắc thì quyết định sẽ lui sụt.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ, là ở phần vị lìa tham sắc, trong Đạo vô gián được lìa tham sắc, từ khi lìa tham sắc thì hoặc sẽ lui sụt hoặc sẽ không lui sụt.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là chưa lìa tham ở cõi Sắc, trụ vào phần vị của tự tánh.
Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng vậy.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc ở thời hiện tại có một trường hợp: Tức là đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc hiện rõ ngay trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc ở thời quá khứ có bốn trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là, các Thánh, Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, là dị si sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục và dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, tiến lên cõi Vô sắc, nhữngngười Bất hoàn trụ vào tâm sau cuối.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục và sinh trưởng ở cõi Sắc trụ vào phần vị của tự tánh.
Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng vậy.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa từng được, có bốn trường hợp:
Hoặc không phải đã hiểu rõ không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không.
Hoặc không phải đã hiểu rõ mà đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Không phải đã hiểu rõ không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được thì chắc chắn không được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được thì quyết định sẽ được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ, là trước chưa từng được thì hoặc sẽ được hay sẽ không được.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được hiện trước mặt lần đầu tiên.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc ở thời hiện tại, có ba trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Sắc tiến lên cõi Vô sắc, những người Bất hoàn trụ vào tâm vô phú vô ký sau cuối.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được hiện rõ trước mặt lần đầu tiên.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được, nay hiện rõ trước mặt.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc ở thời quá khứ, có hai trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng vậy.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chưa từng được, có bốn trường hợp:
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được thì quyết định sẽ không được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được thì quyết định sẽ được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ, là trước chưa từng được thì sẽ được hay sẽ không được.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được hiện rõ trước mặt lần đầu tiên.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc ở thời hiện tại, có hai trường hợp:
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được hiện rõ trước mặt lần đầu tiên.
Đã hiểu rõ, đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được, mà nay hiện rõ trước mặt.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở thời quá khứ, có bảy trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là đã lìa tham cõi Vô sắc, từ khi lìa tham vô sắc quyết định sẽ không thoái lui.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, là đã lìa tham cõi Vô sắc, từ khi lìa tham vô sắc quyết định sẽ thoái lui.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ, là đã lìa tham cõi Vô sắc, từ đó hoặc thoái lui hay không thoái lui.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, là trụ vào lìa tham cõi Vô sắc, trong Đạo vô gián, được lìa tham cõi Vô sắc, từ lìa tham cõi Vô sắc thì chắc chắn sẽ không thoái lui
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ, nghĩa là trụ vào việc lìa tham cõi Vô sắc, trong Đạo vô gián, được lìa tham ở cõi Vô sắc, từ lìa tham ở cõi Vô sắc thì hoặc sẽ thoái hoặc sẽ không thoái lui.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là chưa lìa tham cõi Vô sắc, trụ vào phần vị của tự tánh.
Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng vậy.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở thời hiện tại, có một trường hợp: Tức là đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đang hiện rõ trước mắt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở thời quá khứ, có một trường hợp: Tức là đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là tâm dị thục đã diệt.
Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng như vậy.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa từng được, có ba trường hợp:
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là chưa từng được, thì chắc chắn sẽ không được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, thì quyết định sẽ được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được thì hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở thời hiện tại, có một trường hợp: Tức là không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là tâm dị thục ở ngay trước mặt.
Tâm hữu học thuộc cõi Vô sắc ở thời quá khứ, có bảy trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là bậc A-la-hán, từ bậc A-la-hán chắc chắn sẽ không thoái lui. Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là bậc
A-la-hán, từ quả A-la-hán, quyết định sẽ thoái lui.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ, nghĩa là bậc A-la-hán, từ quả A-la-hán hoặc sẽ thoái lui hoặc không thoái lui.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán chắc chắn sẽ không thoái lui.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trụ ở quả A-la-hán, Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán, quyết định sẽ thoái lui.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, nghĩa là trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán hoặc sẽ thoái lui hoặc sẽ không thoái lui.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là hàng hữu học trụ ở phần vị của tự tánh.
Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng như vậy.
Tâm học thuộc cõi Vô sắc chưa từng được, có bốn trường hợp:
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được thì chắc chắn sẽ không được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được thì chắc chắn sẽ được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, thì hoặc sẽ được hoặc sẽ không được.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được hiện rõ trước mắt lần đầu tiên.
Tâm học thuộc cõi Vô sắc ở thời hiện tại, có tám trường hợp:
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước không thoái lui, trụ vào quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán thì chắc chắn sẽ không thoái lui.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước không thoái lui, trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-lahán, từ quả A-la-hán, quyết định sẽ thoái lui.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước không thoái lui, trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán thì hoặc sẽ thoái lui hoặc không thoái lui.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước đã thoái lui, trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán thì chắc chắn sẽ không thoái lui.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước đã thoái lui, trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán, quyết định sẽ thoái lui.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước đã thoái lui, trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán thì hoặc sẽ thoái lui hoặc sẽ không thoái lui.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được hiện rõ trước mắt lần đầu tiên.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ, nghĩa là trước đã từng được, nay hiện rõ trước mặt.
Tâm vô học thuộc cõi Vô sắc ở thời quá khứ, có bốn trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán lúc được giải thoát, đã vào bất động.
Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, nghĩa là A-la-hán đã thoái lui quả A-la-hán.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là A-la-hán lúc được giải thoát, trụ vào bất động trong Đạo vô gián.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là hàng vô học trụ vào phần vị của tự tánh.
Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng như vậy.
Tâm vô học thuộc cõi Vô sắc chưa từng được, có bốn trường hợp:
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được thì chắc chắn là không thể được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, thì quyết định sẽ được.
Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, thì hoặc sẽ được hay sẽ không được.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được hiện rõ trước mắt lần đầu tiên.
Tâm vô học thuộc cõi Vô sắc ở thời hiện tại, có ba trường hợp:
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ.
Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là bậc A-la-hán lúc được giải thoát, trụ vào bất động trong Đạo vô gián.
Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được hiện rõ trước mắt lần đầu tiên.
Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, nay hiện ra trước mặt.
Tụng về Uẩn thứ sáu: Thành tựu.
Đầu, thành, không thành và xả đắc
Hai thứ tâm đã đoạn, chưa đoạn
Hai Phạm thế Bổ-đặc-già-la
Hai tâm tối hậu học, vô học.
Có mười hai tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc:
Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc:
Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Tâm học.
Tâm vô học.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm bất thiện cũng thành tựu chăng? Nếu tâm bất thiện thành tựu thuộc cõi Dục thì tâm thiện cũng thành tựu này chăng? Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu, thì cho đến tâm vô học cũng thành tựu chăng? Nếu tâm vô học thành tựu thì cũng tâm thiện này thành tựu chăng? Cho đến, nếu tâm học thành tựu thì tâm vô học cũng thành tựu chăng? Nếu tâm vô học thành tựu thì tâm học cũng thành tựu chăng?
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm bất thiện.
Hoặc tâm bất thiện thành tựu thì không phải tâm thiện này. Hoặc tâm thiện này thành tựu, cũng là tâm bất thiện.
Hoặc không phải tâm thiện này thành tựu mà cũng không phải là tâm bất thiện.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu chứ không phải tâm bất thiện, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã lìa khỏi tham cõi Dục.
Tâm bất thiện thành tựu chứ không phải tâm thiện này, nghĩa là Bổ-đặc-già-la đã đoạn căn thiện.
Tâm thiện này thành tựu cũng là tâm bất thiện, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục không đoạn mất căn thiện, Bổ-đặc-già-la chưa lìa khỏi tham cõi Dục.
Không phải tâm thiện này thành tựu, cũng không phải là tâm bất thiện, nghĩa là Bổ-đặc-giàla sinh trưởng ở cõi Sắc, Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục.
Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, thì không phải tâm thiện thuộc cõi Dục
Hoặc tâm thiện này thành tựu thì cũng là tâm hữu phú vô ký này.
Hoặc không phải tâm thiện này thành tựu mà cũng không phải là tâm hữu phú vô ký này.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu, thì không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, hàng dị sinh (phàm phu)-Thánh giả đã lìa tham cõi Dục, và hàng Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã phát sinh.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổ-đặc-già-la đã đoạn căn thiện.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục không đoạn mất căn thiện, chưa lìa tham ở cõi Dục, và hàng Thánh giả chưa lìa tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí chưa sinh.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc và cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì chắc chắn tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu. Hoặc tâm vô phú vô ký ở cõi Dục thành tựu thì không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục, nghĩa là đã đoạn mất căn thiện, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc. Hoặc thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc thì không phải tâm thiện thuộc cõi Dục. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Hoặc không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc.
Thiện thuộc cõi Dục thành tựu tâm, không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn mất căn thiện, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng là tâm thiện cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã được tâm thiện ở cõi Sắc.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là đã đoạn mất căn thiện và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm thiện thuộc cõi Dục. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Hoặc không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã đoạn tham cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục, nghĩa là đã đoạn mất căn thiện, và sinh trưởng ở cõi Sắc, Bổđặc-già-la chưa lìa tham cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ đặc già la sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn mất căn thiện, chưa lìa tham ở cõi Sắc
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Sắc đã lìa tham cõi Sắc và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm thiện thuộc cõi Dục. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Hoặc không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn mất căn thiện, Bổđặc-già-la chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Dục.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là đã đoạn mất căn thiện, và Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm thiện ở cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện ở cõi Dục thành tựu nhưng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu mà không phải tâm thiện ở cõi Dục. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Hoặc không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu nhưng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn mất căn thiện, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu mà không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Sắc, đã được tâm thiện cõi Vô sắc, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm thiện cõi Vô sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã được tâm thiện cõi Vô sắc.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, nghĩa là đã đoạn mất căn thiện và sinh trưởng ở cõi Sắc, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu mà không phải tâm thiện thuộc cõi Dục. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Hoặc không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu mà không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, nghĩa là đã đoạn mất căn thiện và sinh trưởng ở cõi Sắc và Vô sắc là hàng hữu học dị sinh Bổ-đạc-già-la.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, hàng hữu học và dị sinh Bổ-đạcgià-la không đoạn mất căn thiện.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Sắc và cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì chắc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì chắc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm học thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm học. Hoặc tâm học thành tựu mà không phải tâm thiện thuộc cõi Dục. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm học. Hoặc không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải là tâm học.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu nhưng không phải tâm học, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, bậc A-la-hán và dị sinh Bổ-đặc-già-la không đoạn mất căn thiện.
Tâm học thành tựu, nhưng không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổ-đặc-già-la hữu học. Sinh trưởng ở cõi Sắc và Vô sắc,
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm học, nghĩa là Bổ-đặc-già-la hữu học sinh trưởng ở cõi Dục.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng không phải tâm học, nghĩa là đã đoạn mất căn thiện và A-la-hán sinh trưởng ở cõi Sắc-Vô sắc, giống như dị sinh Bổ đặc già la.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô học thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng? Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu nhưng không phải là tâm vô học. Hoặc tâm vô học thành tựu nhưng không phải tâm thiện thuộc cõi Dục. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm vô học. Hoặc không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng không phải tâm vô học.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu nhưng không phải tâm vô học, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, hàng hữu học và dị sinh không đoạn mất căn thiện Bổ-đặc-già-la.
Tâm vô học thành tựu nhưng không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, nghĩa là bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Sắc và Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm vô học, nghĩa là bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải tâm vô học, nghĩa là đoạn mất căn thiện, và sinh trưởng ở cõi Sắc và Vô sắc, hàng hữu học giống như dị sinh Bổ đặc già la.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng thành tựu chăng?
Đáp: Nếu thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì chắc tâm bất thiện thành tựu. Hoặc tâm bất thiện thành tựu nhưng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là Thánh giả chưa lìa tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện thành tựu thuộc cõi Dục thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm bất thiện thành tựu thì chắc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu. Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu nhưng không phải tâm bất thiện, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, hoặc Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện thành tựu thuộc cõi Dục thì tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện thành tựu mà không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm bất thiện. Hoặc tâm bất thiện thành tựu cũng là tâm thiện ở cõi Sắc. Hoặc không phải tâm bất thiện thành tựu mà cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc.
Tâm bất thiện thành tựu không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổđặc-già-la chưa được tâm thiện cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm bất thiện, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng cõi Sắc.
Tâm bất thiện thành tựu cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã được tâm thiện cõi Sắc.
Không phải tâm bất thiện thành tựu cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổđặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm bất thiện thành tựu thì chắc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm bất thiện, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Sắc, và sinh trưởng ở cõi Sắc, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham ở cõi Sắc.
Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Nếu tâm bất thiện thành tựu thì chắc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì chắc không tâm bất thiện thành tựu.
Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Nếu tâm bất thiện thành tựu thì chắc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì chắc tâm bất thiện không thành tựu.
Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Nếu tâm bất thiện thành tựu thì chắc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì không phải tâm bất thiện, nghĩa là hữu học dị sinh đã lìa tham ở cõi Dục.
Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô phú vô ký hay tâm vô học thuộc cõi Vô sắc không thành tựu.
Nếu tâm vô phú vô ký và tâm vô học thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì chắc chắn tâm bất thiện không thành tựu.
Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm học thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện thành tựu mà không phải tâm học. Hoặc tâm học thành tựu, không phải là tâm bất thiện. Hoặc tâm bất thiện thành tựu mà cũng là tâm học. Hoặc tâm bất thiện không thành tựu mà cũng không phải tâm học.
Tâm bất thiện thành tựu mà không phải tâm học, nghĩa là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Dục.
Tâm học thành tựu nhưng không phải tâm bất thiện, nghĩa là hàng hữu học đã lìa tham ở cõi Dục.
Tâm bất thiện thành tựu cũng là tâm học, nghĩa là hàng hữu học chưa lìa tham ở cõi Dục.
Tâm bất thiện không thành tựu mà cũng không phải tâm học, nghĩa là A-la-hán và các dị sinh đã lìa tham ở cõi Dục.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng thành tựu chăng? Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu. Hoặc vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham ở cõi Dục và Thánh giả chưa lìa tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh, hoặc là Bổ-đặc-giàla sinh trưởng nơi cõi Sắc.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Hoặc không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tâm thiện cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, dị sinh đã lìa tham cõi Dục, và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh, như Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Dục. Đã được tâm thiện cõi Sắc và Thánh giả chưa lìa tham ở cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí chưa sinh.
Không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, cũng không phải tâm thiện cõi Sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì cũng tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu chăng?
Đáp: Nếu thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham ở cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Sắc và Thánh giả chưa lìa tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh. Nếu sinh trưởng ở cõi Sắc thì Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham ở đó.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì chắc chắn tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là đã lìa tham ở cõi Dục, hàng hữu học dị sinh và Thánh giả chưa lìa tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh. Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu. Nếu tâm vô học, nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, nếu tâm vô học thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm học cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu chứ không phải tâm học; hoặc tâm học thành tựu chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm học. Hoặc không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải tâm học. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu chứ không phải tâm học, nghĩa là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm học thành tựu chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, là hàng hữu học hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm học, là hàng Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí chưa sinh.
Không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải tâm học, là bậc A-la-hán và dị sinh đã lìa tham ở cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm thiện cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm thiện cõi Sắc thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu. Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện cõi Sắc.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu.
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục-Sắc, đã lìa tham cõi Sắc.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu.
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Dục.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.
Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu chứ không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Hoặc không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là Bổ đặc già la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, chưa được tâm thiện cõi Vô sắc. Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổ đặc già la sinh trưởng ở cõi Vô sắc. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng là tâm thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là Bổ đặc già la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã được tâm thiện cõi Vô sắc. Không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, thì trường hợp này không có.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng? Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.
Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Hoặc không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu mà cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là hữu học dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là hữu học dị sinh phải sinh trưởng ở cõi Dục và Sắc.
Không tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm học cũng thành tựu chăng?
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu mà không phải tâm học.
Hoặc tâm học thành tựu mà không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục.
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu cũng là tâm học.
Hoặc không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải tâm học.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải tâm học, nghĩa là bậc A-la-hán và các dị sinh, sinh trưởng ở cõi Dục-cõi Sắc.
Tâm học thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổ-đặc-già-la hữu học, sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng là tâm học, nghĩa là Bổ-đặc-già-la hữu học, sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải tâm học, nghĩa là bậc A-la-hán và các dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì tâm vô học cũng thành tựu chăng?
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, không phải tâm vô học, nói rộng, có bốn trường hợp.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, không phải tâm vô học, nghĩa là hữu học và các dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm vô học thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng là tâm vô học, nghĩa là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải tâm vô học, nghĩa là hữu học và các dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ đặc già la sinh trưởng ở cõi Dục cõi Sắc, đã lìa tham ở cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ đặc già la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ-đặc-giàla sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Sắc, chưa lìa tham cõi Sắc và sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham cõi ấy.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, thì chắc chắn tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu.
Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, nhưng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, đã được tâm thiện thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Nếu thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là các Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Sắc, chưa được tâm thiện cõi Vô sắc và sinh trưởng ở cõi Vô sắc, chưa được tâm thiện cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ-đặc-giàla sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã được tâm thiện cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là Bổ đặc già la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện cõi Sắc.
&&&Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng? Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là bậc A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện cõi Sắc, và sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Sắc, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, thì chắc chắn tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, thì chác chắn tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu. Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, thì tâm học cũng thành tựu chăng?
Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, chứ không phải tâm học.
Nói rộng ra có bốn trường hợp:
1. Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, chứ không phải tâm học, là các A-la-hán và các dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Sắc. Hoặc A-la-hán và các dị sinh sinh trưởng ở cõi Sắc. Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm vô học cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu chứ không phải tâm vô học, nghĩa là, dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục đã được tâm thiện cõi Sắc, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm vô học thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng là tâm vô học, nghĩa là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng không phải tâm vô học, nghĩa là hữu học dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện cõi Sắc, và hàng hữu học dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Dục.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã lìa tham cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Sắc và sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham ở đó.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, chưa được tâm thiện cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu mà không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã lìa tham ở cõi Sắc và sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là Bổđặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục cõi Sắc, chưa lìa tham ở cõi Sắc, đã được tâm thiện cõi Vô sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là không có trường hợp này.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu mà không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là dị sinh hữu học đã lìa tham ở cõi Sắc. Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu. Nếu tâm vô học, nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, nếu tâm vô học thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu. Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm học cũng thành tựu chăng? Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, thì không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải tâm học, nghĩa là các dị sinh chưa lìa tham cõi Sắc.
Tâm học thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là các hữu học đã lìa tham cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng là tâm học, nghĩa là các hữu học chưa lìa tham cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng không phải tâm học, nghĩa là các A-lahán và các dị sinh đã lìa tham cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục đã lìa tham ở cõi Dục, chưa được tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, và sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa được tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là Bổđặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là Bổđặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã được tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nghĩa là hữu học di sinh và sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa ở cõi Dục và sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là hữu học dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham ở cõi Dục, và hữu học dị sinh sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm học cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu mà không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, không phải là tâm học, nghĩa là các A-la-hán và các dị sinh, sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục.
Nếu các A-la-hán và các dị sinh sinh trưởng ở cõi Sắc thành tựu tâm học, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thì đó là hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục và Bổ-đặc-già-la hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu, cũng là tâm học, nghĩa là hữu học sinh trưởng ở cõi Dục đã lìa tham cõi Dục và Bổ-đặc-già-la hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng không phải tâm học, nghĩa là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, và các A-la-hán các dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì tâm vô học cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì không phải tâm vô học, đó là hàng dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và hàng dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm vô học thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu cũng là tâm vô học, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng không phải tâm vô học, đó là hàng dị sinh hữu học sinh trưởng cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Dục, và hàng dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là bậc A-la-hán.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc Thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh hữu học, chưa được tâm thiện cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là các dị sinh hữu học đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, thì không có trường hợp đó.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, thì chắc chắn tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã được tâm thiện cõi Vô sắc, và tâm của quả dị thục sinh trưởng ở cõi Vô sắc, không hiện tiền.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm học cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm học, đó là A-la-hán và các dị sinh đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Tâm học thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là hữu học, chưa được tâm thiện cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, cũng là tâm học, đó là hữu học đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, cũng không phải tâm học, đo là các dị sinh chưa được tâm thiện cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm vô học cũng thành tựu chăng?
Nếu tâm vô học thành tựu, thì chác chắn tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu.
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm vô học, đó là các dị sinh hữu học đã được tâm thiện cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là các hữu học dị sinh, sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, dị thục quả tâm không hiện tiền.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là hữu học dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đo là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, và các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm học cũng thành tựu chăng? Nếu tâm học thành tựu thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu mà không phải tâm học, đó là các dị sinh.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm vô học không thành tựu. Nếu tâm vô học thành tựu thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm học cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì không phải tâm học, đó là A-la-hán dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.
Tâm học thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, và hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu cũng là tâm học, đó là hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì cũng không phải tâm học, đó là bậc A-la-hán dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, và A-la-hán dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì tâm vô học cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì không phải tâm vô học. Hoặc tâm học thành tựu thì không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu cũng là tâm vô học. Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, cũng không phải tâm vô học.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu mà không phải tâm vô học, đó là hữu học dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.
Tâm vô học thành tựu, không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu cũng là tâm vô học, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, cũng không phải tâm vô học, đó là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, cùng dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.
Nếu tâm học thành tựu thì chắc chắn tâm vô học không thành tựu.
Nếu tâm vô học thành tựu thì chắc chắn tâm học không thành tựu. Có mười hai tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện.
Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có:
Tâm thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Tâm học.
Tâm vô học.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm bất thiện cũng không thành tựu chăng? Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không thành tựu chăng? Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu cho đến tâm vô học cũng không thành tựu chăng? Nếu tâm vô học không thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Dục cũng không thành tựu chăng? cho đến nếu tâm học không thành tựu, tâm vô học cũng không thành tựu chăng? Nếu tâm vô học không thành tựu thì tâm học cũng không thành tựu chăng?
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, không phải tâm bất thiện. Hoặc tâm bất thiện không thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Dục. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm bất thiện. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu, cũng không phải là tâm bất thiện.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải là tâm bất thiện, đó là Bổ-đặc-già-la đã đoạn mất căn thiện.
Tâm bất thiện không thành tựu, chứ không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục, đó là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục.
Tâm thiện, thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm bất thiện đó là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc, Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục đều thành tựu, cũng không phải là tâm bất thiện, đó là Bổ đặc già la không đoạn căn thiện, chưa lìa tham cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là Bổ-đặc-già-la đoạn mất căn thiện.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là Bổđặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc, Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn mất căn thiện, chưa lìa tham cõi Dục, và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ, pháp trí chưa sinh.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì chắc chắn tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu.
Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, thì đó là đã đoạn mất căn thiện, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm thiện ở cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn mất căn thiện, Bổđặc-già-la chưa được tâm thiện cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là đoạn mất căn thiện, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã được tâm thiện cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là đã đoạn mất căn thiện, và sinh trưởng ở cõi Sắc, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã lìa tham ở cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Sắc, đã lìa tham cõi Sắc và Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoan mất căn thiện, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp: Tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn mất căn thiện, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là đã đoạn căn thiện và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Sắc, đã được tâm thiện cõi Vô sắc, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện cõi Dục, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn căn thiện, Bổ-đặcgià-la chưa được tâm thiện cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu cũng là tâm bất thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là đã đoạn mất căn thiện và sinh trưởng ở cõi Sắc, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải tâm thiện cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã được tâm thiện cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là đã đoạn mất căn thiện và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc và cõi Vô sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu chư không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Sắc và cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không phải không thành tựu cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và hàng dị sinh không đoạn mất căn thiện.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục hiện ngay trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn mất căn thiện.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là đã đoạn mất căn thiện, và sinh trưởng ở cõi Sắc. Nếu sinh trưởng ở cõi Vô sắc, thì tâm của quả dị thục không hiện rõ trước mặt.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, không có trường hợp đó.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm vô học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm học, đó là hàng hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc và Vô sắc.
Tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục, và các dị sinh, không đoạn căn thiện.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, không phải tâm học, đó là đã đoạn mất căn thiện, và các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Sắc và Vô sắc, và các dị sinh.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải tâm học, đó là hàng hữu học sinh trưởng ở cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm thiện không thành tựu thuộc cõi Dục thì tâm học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Dục, chứ không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô học, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Sắc và Vô sắc.
Tâm vô học không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, đó là hàng dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn căn thiện.
Tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu cũng không phải tâm vô học, đó là đã đoạn mất căn thiện, và hàng dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc và Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục, không phải không thành tựu cũng không phải tâm vô học, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm bất thiện, đó là Thánh giả chưa lìa tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không thành tựu chăng? Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì chắc chắn tâm bất thiện không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện không thành tựu chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện không thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm bất thiện không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm bất thiện, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện cõi Sắc.
Tâm bất thiện không thành tựu cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm bất thiện không phải không thành tựu cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, Bổđặc-già-la đã được tâm thiện ở cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng? Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm bất thiện không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, chưa lìa tham cõi Sắc, và sinh trưởng ở cõi Sắc, Bổ-đặcgià-la chưa lìa tham cõi đó.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm bất thiện không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm bất thiện, đó là Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm bất thiện không thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm bất thiện không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, không có trường hợp đó.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì cũng không tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện không thành tựu chứ không phải tâm thiện cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm bất thiện không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Sắc và cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Vô sắc, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm bất thiện, đó là sinh trưởng cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm bất thiện không thành tựu cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, chưa được tâm thiện cõi Vô sắc và sinh trưởng ở cõi Sắc, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện cõi Vô sắc.
Tâm bất thiện không phải không thành tựu, nhưng không phải tâm thiện cõi Vô sắc, không có trường hợp này.
Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng? Nếu tâm hữu phú vô ký cõi Vô sắc không thành tựu thì tâm bất thiện không thành tựu, hoặc tâm bất thiện không thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký ở cõi Vô sắc, đó là dị sinh hữu học đã lìa tham cõi Dục.
Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm bất thiện không thành tựu chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục hiện ngay trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm bất thiện, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm bất thiện không thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và sinh trưởng ở cõi Sắc. Nếu sinh trưởng ở cõi Vô sắc thì tâm của quả dị thục không hiện rõ trước mặt. tâm bất thiện không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, không có trường hợp đó.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì tâm học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện không thành tựu, không phải tâm học.
Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm bất thiện không thành tựu, không phải tâm học, đó là hàng hữu học đã lìa tham cõi Dục.
Tâm học không thành tựu, không phải tâm bất thiện, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm bất thiện không thành tựu, cũng không phải tâm học, đó là A-la-hán và các dị sinh đã lìa tham cõi Dục.
Tâm bất thiện không phải không thành tựu cũng không phải tâm học, đó là các hữu học chưa lìa tham cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì tâm vô học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện không thành tựu, chứ không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm bất thiện không thành tựu, chứ không phải tâm vô học, đó là A-la-hán.
Tâm vô học không thành tựu, chứ không phải tâm bất thiện, đó là hữu học dị sinh chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm bất thiện không thành tựu cũng là tâm vô học, đó là dị sinh hữu học đã lìa tham cõi Dục.
Tâm bất thiện không phải không thành tựu cũng không phải tâm vô học, không có trường hợp này.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng không thành tựu chăng? Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh. Nếu Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Sắc, nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu,
Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục và hàng Thánh giả chưa lìa tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh, nếu Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện ở cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, đã được tâm thiện ở cõi Sắc và hàng Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí chưa sinh.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng? Nếu hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu tâm thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, chưa lìa tham cõi Sắc, và hàng Thánh giả chưa lìa tham cõi Sắc, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh. Nếu sinh trưởng cõi Sắc, thì Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí chưa sinh.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, không có trường hợp này.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã được tâm thiện cõi Vô sắc, và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí chưa sinh.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, chưa được tâm thiện cõi Vô sắc và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh. Nếu sinh trưởng ở cõi Sắc thì Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, không có trường hợp này.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu.
Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là dị sinh đã lìa tham cõi Dục, và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục hiện ngay trước mặt. tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí chưa sinh.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh. như sinh trưởng ở cõi Sắc, Vô sắc thì tâm của quả dị thục không hiện trước mặt.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, không có trường hợp này.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm học, đó là hàng hữu học hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh.
Tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm học, đó là A-la-hán và các dị sinh đã lìa tham cõi Dục.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải là tâm học, đó là Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí chưa sinh.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm vô học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, chứ không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô học, đó là A-la-hán.
Tâm vô học không thành tựu chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí chưa sinh.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm vô học, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh. như dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc và cõi Vô sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu và cũng không phải tâm vô học, không có trường hợp này.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, thì chắc chắn tâm thiện ở cõi Sắc không thành tựu.
Hoặc tâm thiện ở cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện ở cõi Sắc.
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu.
Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, đó là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Sắc. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tự chăng?
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, thì chắc chắn tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu. Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là Bổ đặc già la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục.
Nếu không thành tựu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, thì chắc chắn tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải không thành tựu.
Nếu tâm thiện ở cõi Vô sắc không thành tựu, thì chắc chắn tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng? không thành tựu
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là hàng hữu học dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc,.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là, của hàng hữu học dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục hiện rõ trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, trường hợp này không có.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu chứ không phải tâm học, đó là Bổ-đặc-già-la hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc. tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là A-la-hán dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm học, đó là A-la-hán dị sinh, sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu cũng không phải tâm học, đó là Bổ-đặc-già-la hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm vô học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, chứ không phải tâm vô học, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô học không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu, cũng là tâm vô học, đó là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không phải không thành tựu, cũng không phải là tâm vô học, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện ở cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện ở cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện ở cõi Sắc, chưa lìa tham cõi Sắc, và sinh trưởng ở cõi Sắc, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham ở đó. Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu.
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, Bổ-đặc-già-la đã được tâm thiện cõi Sắc.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm thiện cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, là Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện ở cõi Sắc, chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc, và sinh trưởng ở cõi Sắc, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là Bổ-đặcgià-la sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện ở cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, Bổđặc-già-la đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu thì cũng không thành tựu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chăng?
Đáp: Hoặc không thành tựu tâm thiện thuộc cõi Sắc, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện ở cõi Sắc, và hàng dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc,.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện ở cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện ở cõi Sắc, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện rõ trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện ở cõi Sắc và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện ở cõi Sắc, và sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện trước mặt.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, không có trường hợp này.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm học, đó là hàng Bổ-đặc-già-la hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là hàng dị sinh A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Sắc, và dị sinh A-la-hán sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng là tâm học, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện ở cõi Sắc, và dị sinh A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm học, đó là Bổ-đặcgià-la hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Hỏi: tâm thiện thuộc cõi Sắc Nếu không thành tựu thì tâm vô học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô học. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô học, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô học không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, đó là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện ở cõi Sắc, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu cũng là tâm vô học, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện ở cõi Sắc, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô học, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, Bổđặc-già-la đã lìa tham cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Sắc, và Bổđặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc chưa lìa tham cõi đó.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải không thành tựu. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh hữu học đã lìa tham cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện rõ trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, Bổđặc-già-la chưa lìa tham cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã lìa tham cõi Sắc, và sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không có trường hợp này.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm học, đó là các hữu học đã lìa tham ở cõi Sắc.
Tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là các dị sinh, chưa lìa tham cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng là tâm học, đó là A-la-hán và các dị sinh, đã lìa tham cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm học, đó là hàng hữu học chưa lìa tham cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm vô học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô học, đó là A-la-hán.
Tâm vô học không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là các hữu học dị sinh, chưa lìa tham cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng là tâm vô học, đó là dị sinh hữu học đã lìa tham ở cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô học, không có trường hợp này.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc, và sinh trưởng ở cõi Sắc, Bổ-đặc-già-la chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham ở cõi Dục.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện rõ trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, và sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, không có trường hợp này.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm học cũng không thành tựu chăng? Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm học, đó là hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, và Bổđặc-già-la hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là các A-la-hán và các dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và các A-la-hán các dị sinh sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu cũng là tâm học, đó là dị sinh sinh trưởng ở cõi Dục chưa lìa tham cõi Dục và các A-la-hán dị sinh, sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu cũng không phải tâm học, đó là hữu học sinh trưởng ở cõi Dục đã lìa tham cõi Dục, và Bổ-đặc-già-la hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì tâm vô học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu chứ không phải tâm vô học, đó là A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô học không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, đó là hàng dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu cũng là tâm vô học, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô học, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải không thành tựu.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải không thành tựu.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu.
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc và Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện trước mặt.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì tâm học cũng không thành tựu chăng? Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm học, đó là hàng hữu học chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm thiện ở cõi Vô sắc, đó là dị sinh A-la-hán đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu cũng là tâm học, đó là các dị sinh chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm học, đó là hàng hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã được tân thiện cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì tâm vô học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm vô học không thành tựu.
Hoặc tâm vô học không thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh hữu học đã được tâm thiện cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện rõ trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện trước mặt.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện trước mặt.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện rõ trước mặt.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì tâm học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm học không thành tựu.
Hoặc tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là các dị sinh.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì chắc chắn tâm vô học không phải không thành tựu.
Nếu tâm vô học không thành tựu thì chắc chắn tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải không thành tựu.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì tâm học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm học, đó là hàng hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, và hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện trước mặt.
Tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh A-lahán sinh trưởng ở cõi Vô sắc,, tâm của quả dị thục đang hiện trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, cũng là tâm học, đó là dị sinh A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, và dị sinh A-lahán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm học, đó là hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện rõ trước mặt.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì tâm vô học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu, chứ không phải tâm vô học, đó là các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, và các A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện trước mặt.
Tâm vô học không thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đó là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện rõ trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu cũng là tâm vô học, đó là dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, và dị sinh hữu học sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện trước mặt.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô học, đó là A-la-hán sinh trưởng ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện rõ trước mặt.
Hỏi: Nếu tâm học không thành tựu thì tâm vô học cũng không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm vô học. Hoặc tâm vô học không thành tựu, chứ không phải tâm học. Hoặc tâm học không thành tựu, cũng là tâm vô học. Hoặc tâm học không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô học.
Tâm học không thành tựu, chứ không phải tâm vô học, đó là A-la-hán.
Tâm vô học không thành tựu, không phải là tâm học, đó là các hữu học.
Tâm học không thành tựu, cũng là tâm vô học, đó là các dị sinh.
Tâm học không phải không thành tựu, cũng không phải tâm vô học, không có trường hợp này.
Có mười hai tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có:
Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Tâm học.
Tâm vô học.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm bất thiện cũng vậy chăng?
Nếu tâm bất thiện, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Dục cũng vậy chăng?
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, cho đến tâm vô học cũng như vậy chăng?
Nếu tâm vô học, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng? Cho đến nếu tâm học, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm vô học cũng như vậy chăng? Nếu tâm vô học, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm học cũng như vậy chăng?
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm bất thiện, và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Nếu tâm bất thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì không phải tâm thiện thuộc cõi Dục. Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Hoặc không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục.
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là khi căn thiện bị cắt đứt và chết ở cõi Dục, khi sinh lên cõi Sắc. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, nghĩa là lúc từ cõi Sắc chết, sinh lên cõi Vô sắc. Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc từ cõi Dục chết, sinh lên cõi Vô sắc. Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu. Cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là trừ những hình thức đã nói trên.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc. là khi căn thiện bị cắt đứt, và mất ở cõi Dục, sinh lên cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, là sinh trưởng ở cõi Dục đã được tâm thiện cõi Sắc. Từ cõi Sắc, tâm thiện lại lui sụt, và mất ở cõi Sắc, khi sinh thì hoặc là cõi Dục hoặc là cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm thiện thuộc cõi Sắc, là từ cõi Dục mất, khi sinh lên cõi Vô sắc.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, là trừ những hình thức như đã nói trên.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm thiện cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là khi căn thiện bị cắt đứt, và khi mất ở cõi Dục, sinh lên cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, là đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham cõi Dục, lại lui sụt, và lúc mất ở cõi Sắc sinh xuống cõi Dục, hoặc khi từ cõi Sắc mà mất, sinh lên cõi Vô sắc.
Tâm thiện cõi Dục xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc từ cõi Dục mất, sinh lên cõi Vô sắc.
Không phải tâm thiện cõi Dục xả thành tựu được bất thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là trừ những hình thức như đã nói trên.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục. Từ đây trở đi, cũng đều không có.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm bất thiện xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc các Thánh giả lìa tham Dục.
Tâm hữu phú vô ký cõi Dục xả thành tựu được bất thành tựu, không phải tâm bất thiện, là Thánh giả chưa lìa tham cõi Dục lúc hiện quán biên khổ pháp trí xuất hiện trước mặt.
Tâm bất thiện xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký cõi Dục, là lúc các dị sinh lìa tham Dục
Không phải tâm bất thiện xả thành tựu được bất thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, là trừ những hình thức như đã nói trên.
Nếu tâm bất thiện xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm bất thiện. Từ đây về sau cũng đều không có.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Từ đây trở về sau đều không có.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Sắc chắc chắn như vậy.
Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, đó là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện ở cõi Sắc. Từ tâm thiện cõi Sắc khi lui sụt trở lại, và khi mất ở cõi Sắc, sinh xuống cõi Dục. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chắc chắn vậy.
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là đã lìa tham cõi Dục. Từ lìa tham cõi Dục, khi lui sụt trở lại, và khi mất ở cõi Sắc, sinh xuống cõi Dục. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện cõi Vô sắc.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Từ đây trở về sau đều không có.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là dị sinh sinh trưởng ở Dục, chưa lìa tham cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Sắc. Từ tâm thiện cõi Sắc, khi lui sụt trở lại.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, là Thánh giả đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham, lui sụt trở lại.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là dị sinh đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham Dục, lui sụt trở lại, và mất ở cõi Dục và cõi Sắc, sinh lên cõi Vô sắc, nếu lúc mất ở cõi Sắc, thì sinh xuống cõi Dục.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là trừ những hình thức như đã nói trên.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả thành tựu, được bất thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp: Tâm thiện thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện ở cõi Sắc, chưa được tâm thiện cõi Vô sắc. Từ tâm thiện cõi Sắc, lúc lui sụt trở lại, và mất ở cõi Sắc. Hoặc lúc sinh ở cõi Dục hay ở cõi Vô sắc, nếu lúc mất ở cõi Dục thì sinh vào cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, là sinh trưởng ở cõi Dục đã được tâm thiện cõi Vô sắc. Lúc dấy lên trói buộc ở cõi Sắc, lui sụt trở lại, và mất ở cõi Vô sắc, hoặc lúc sinh ở cõi Dục hay cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Vô sắc. Lúc dấy lên trói buộc ở cõi Dục lui sụt trở lại.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, là trừ những hình thức như trên đã nói.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện cõi Sắc. Từ đây trở về sau đều không có.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Từ đây trở về sau đều không có.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu được bất thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, chưa được tâm thiện cõi Vô sắc. Từ lúc lìa tham Dục lui sụt trở lại, và mất ở cõi Sắc, hoặc lúc sinh ở cõi Dục hoặc ở cõi Vô sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Vô sắc. Lúc dấy lên trói buộc cõi Sắc, lui sụt trở lại và mất ở cõi Vô sắc, lúc sinh hoặc ở cõi Dục, hoặc ở cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Vô sắc. Lúc dấy lên trói buộc cõi Dục, thì lui sụt trở lại.
Không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, là trừ những hình thức như trên đã nói.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký, tâm học thuộc cõi Vô sắc.
Nếu tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký, tâm học thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu, được bất thành tựu thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm vô học cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả thành tựu, được bất thành tựu chứ không phải tâm vô học, là dị sinh hữu học đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham Dục lui sụt trở lại và mất ở cõi Sắc, lúc sinh hoặc ở cõi
Dục hoặc ở cõi Vô sắc, nếu như lúc mất ở cõi Dục, thì sinh lên cõi Vô sắc.
Tâm vô học xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là A-la-hán, dấy lên trói buộc ở cõi Sắc và Vô sắc thì lui sụt trở lại.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm vô học, là A-lahán dấy lên trói buộc ở cõi Dục thì lui sụt trở lại.
Không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng không phải tâm vô học, là trừ những hình thức như trên đã nói.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, là sinh trưởng ở cõi Dục, và cõi Sắc đã được tâm thiện cõi Vô sắc. Từ tâm thiện cõi Vô sắc lui sụt trở lại, và tâm thiện cõi Vô sắc, tâm bị nhiễm ô rồi mất, lúc sinh hoặc ở cõi Dục, hoặc ở cõi Sắc.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả thành tựu được bất thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, là tâm của quả dị thục cõi Vô sắc lúc sinh rồi diệt.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, là trụ ở cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục mất, lúc sinh hoặc ở cõi Dục, hoặc ở cõi Sắc.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, là trừ những hình thức như trên đã nói..
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm học.
Nếu tâm học, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì tâm vô học cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô học. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm vô học, là dị sinh hữu học đã được tâm thiện cõi Vô sắc. Từ tâm thiện Vô sắc lúc lui sụt trở lại và mất ở cõi Vô sắc, lúc sinh hoặc ở cõi Dục, hoặc ở cõi Sắc.
Tâm vô học xả thành tựu được bất thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, là A-la-hán dấy lên Vô sắc trói buộc thì lui sụt trở lại.
Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng là tâm vô học, là A-la-hán dấy lên sự trói buộc do cõi Dục và cõi Sắc thì lui sụt trở lại.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả thành tựu được bất thành tựu, cũng không phải tâm vô học, là trừ những hình thức như trên đã nói.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Từ đây trở về sau đều không có.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm học và tâm vô học.
Nếu tâm học và tâm vô học, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.
Nếu tâm học, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm vô học. Nếu tâm vô học, xả thành tựu được bất thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm học.
Có mười hai tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có:
Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Tâm học.
Tâm vô học.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm bất thiện cũng như vậy chăng? Nếu tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cho đến tâm vô học cũng như vậy chăng?
Nếu tâm vô học, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng? Cho đến tâm học xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm vô học cũng như vậy chăng?
Nếu tâm vô học, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm học cũng như vậy chăng?
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm bất thiện cũng vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm bất thiện. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm bất thiện, là khi căn thiện nối tiếp.
Tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, là đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham Dục thì lui sụt trở lại.
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm bất thiện, nghĩa là lúc mất ở cõi Sắc và Vô sắc, lúc sinh ở cõi Dục.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải là tâm bất thiện, là trừ những hình thức như tên đã nói.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, là khi căn thiện còn tiếp nối.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, là dị sinh đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham Dục thì lui sụt trở lại.
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc mất ở cõi Sắc và Vô sắc, sinh ở cõi Dục.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, là trừ những hình hức như trên đã nói.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc căn thiện còn nối tiếp và lúc mất ở cõi Sắc, sinh ở cõi Dục.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, là lúc mất ở cõi Vô sắc sinh vào cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh vào cõi Dục.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là trừ những hình thức như trên đã nói.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục. Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là khi căn thiện còn nối tiếp và lúc mất ở cõi Sắc, sinh vào cõi Dục.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, là đã lìa tham cõi Sắc. Từ lúc lìa tham cõi Sắc thì lui sụt trở lại và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh vào cõi Sắc.
Tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh vào cõi Dục.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là trừ những hình thức như tên đã nói.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục. Từ đây trở về sau đều không có.
Nếu tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm bất thiện chắc chắn như vậy.
Hoặc tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là Thánh giả đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham Dục thì lui sụt trở lại.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm bất thiện xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham Dục thì lui sụt trở lại, và lúc mất ở cõi Sắc, sinh ở cõi Dục.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, không phải tâm bất thiện, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Sắc.
Tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Dục.
Không phải tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là trừ những hình thức như trên đã nói.
Nếu tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm bất thiện.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, thì không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng bốn trường hợp:
Tâm bất thiện xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là đã lìa tham cõi Dục, chưa lìa tham cõi Sắc. Từ lúc lìa tham dục, thì lui sụt trở lại, và lúc mất ở cõi Sắc, sinh ở cõi Dục.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm bất thiện, là đã lìa tham cõi Sắc, dấy lên trói buộc ở cõi Sắc, lúc lui sụt trở lại, và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Sắc.
Tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là đã lìa tham cõi Sắc, dấy lên trói buộc ở cõi Dục, thì lui sụt trở lại, và lúc chết ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Dục.
Không phải tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là trừ những hình thức như đã nói.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, và tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, và tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm bất thiện. Nếu tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng ra có bốn trường hợp:
Tâm bất thiện xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, là dị sinh hữu học đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham cõi Dục, thì lui sụt trở lại và lúc mất ở cõi Sắc cõi Vô sắc, sinh vào cõi Dục.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả bất thành tựu được thành tựu, không phải tâm bất thiện, là A-la-hán dấy lên trói buộc vào cõi Sắc và vô sắc thì lui sụt trở lại.
Tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, là lúc A-la-hán dấy lên trói buộc vào cõi Dục, thì lui sụt trở lại.
Không phải tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, là trừ những hình thức đã nói như trên.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm vô phú vô ký và tâm vô học thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm vô phú vô ký và tâm vô học thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm bất thiện. Nếu tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm học cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm bất thiện xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm học, là hàng dị sinh hữu học đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham dục thì lui sụt trở lại, và lúc mất ở cõi Sắc-cõi Vô sắc, sinh ở cõi Dục.
Tâm học xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm bất thiện, là A-la-hán dấy lên trói buộc vào cõi Vô sắc, thì lui sụt trở lại, và lúc tu gia hạnh, tiến vào kiến đạo.
Tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm học, là A-la-hán dấy lên trói buộc vào cõi Dục, thì lui sụt trở lại.
Không phải tâm bất thiện, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải tâm học, là trừ những hình thức đã nói như trên.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là dị sinh đã lìa tham cõi Dục. Từ lúc lìa tham dục, thì lui sụt trở lại, và lúc mất ở cõi Sắc sinh ở cõi Dục.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Dục.
Không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục là trừ những hình thức đã nói như trên.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là dị sinh đã lìa tham cõi Dục, chưa lìa tham cõi Sắc. Từ lúc lìa tham dục, thì lui sụt trở lại, và lúc mất ở cõi Sắc, sinh ở cõi Dục.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc đã lìa tham cõi Sắc, dấy lên trói buộc vào cõi Sắc, thì lui sụt trở lại và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Sắc.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc dị sinh đã lìa tham cõi Dục, dấy lên trói buộc vào cõi Dục, thì lui sụt trở lại, và lúc mất ở cõi Vô sắc sinh ở cõi Dục.
Không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là trừ những hình thức đã nói như trên.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Từ đây trở về sau đều không có.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Dục.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc tu gia hạnh, tâm thiện cõi Sắc mới hiện ra rõ ràng.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm thiện thuộc cõi Dục, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Sắc.
Không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, là trừ những hình thức đã nói như trên.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, nghĩa là đã lìa tham cõi Sắc. Từ lúc lìa tham cõi Sắc, thì lui sụt trở lại. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng? Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc mất ở cõi Vô sắc sinh ở cõi Dục.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, là lúc ở cõi Dục, được xa lìa dục.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Sắc.
Không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là trừ những hình thức đã nói như trên.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Từ đây trở về sau đều không có.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng? Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc tu gia hạnh thì tâm thiện cõi Sắc, mới hiện ra rõ ràng.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, nghĩa là đã lìa tham cõi Sắc. Từ lúc lìa tham cõi Sắc, thì lui sụt trở lại, và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh cõi Dục.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Sắc.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là trừ những hình thức đã nói như trên.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc tu gia hạnh thì tâm thiện cõi Sắc, mới hiện ra rõ ràng.
Tâm vô phú vô ký xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, là khi ở cõi Dục lìa dục.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Sắc.
Không phải tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là trừ những hình thức đã nói như trên.
Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Từ đây trở về sau đều không có.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tự được thành tựu,, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, là đã lìa tham cõi Sắc. Từ lúc lìa tham cõi Sắc, thì lui sụt trở lại, và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Dục.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc ở cõi Dục được lìa dục. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc là lúc mất ở cõi Vô sắc sinh ở cõi Sắc.
Không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc là trừ những hình thức đã nói như trên.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu,, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, là hữu học dị sinh đã lìa tham cõi Sắc. Từ lúc lìa tham cõi Sắc, thì lui sụt trở lại và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh ở cõi Dục.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc A-la-hán khỏi trói buộc vào cõi Vô sắc, thì lui sụt trở lại.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, là lúc A-la-hán dấy lên trói buộc vào cõi Dục và cõi Sắc thì lui sụt trở lại.
Không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, là trừ những hình thức đã nói như trên.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký và tâm vô học thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm vô phú vô ký và tâm vô học thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm học cũng như vậy chăng?
Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm học, là dị sinh hữu học đã lìa tham cõi Sắc. Từ lúc lìa tham cõi Sắc, thì lui sụt trở lại và lúc mất ở cõi Vô sắc sinh ở cõi Sắc và cõi Dục.
Tâm học xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, là lúc A-la-hán dấy lên trói buộc vào cõi Vô sắc, thì lui sụt trở lại và lúc tu gia hạnh đi vào kiến đạo.
Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải tâm học, là lúc A-la-hán dấy lên trói buộc vào cõi Sắc và cõi Dục thì lui sụt trở lại.
Không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả bất thành tựu được thành tựu, cũng không phải là tâm học, là trừ những hình thức đã nói như trên.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Từ đây trở về sau đều không có.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Từ đây về sau đều không có.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký và tâm vô học thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm vô phú vô ký và tâm vô học thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì tâm học nhất định như vậy. Hoặc tâm học, xả bất thành tựu được thành tựu, chứ không phải tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nghĩa là lúc tu gia hạnh, nhập vào kiến đạo. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm học và tâm vô học. Nếu tâm học và tâm vô học, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.
Nếu tâm học, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm vô học. Nếu tâm vô học, xả bất thành tựu được thành tựu, thì chắc chắn không phải là tâm học.
Có mười loại tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có:
Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
-Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng? Nếu tâm ấy thành tựu thì tâm ấy chưa đoạn chăng? Cho đến nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng? Nếu tâm ấy thành tựu thì tâm ấy chưa đoạn chăng?
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng? Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục chưa đoạn, không phải tâm ấy thành tựu; hoặc tâm ấy thành tựu; không phải tâm ấy chưa đoạn; hoặc tâm ấy chưa đoạn, cũng tâm ấy thành tựu; hoặc không phải tâm ấy chưa đoạn, cũng không phải tâm ấy thành tựu.
Tâm ấy chưa đoạn, không phải tâm ấy thành tựu là đã đoạn căn thiện, tâm ấy thành tựu.
Không phải tâm ấy chưa đoạn, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục.
Tâm ấy chưa đoạn, cũng thành tựu tâm ấy, là sinh trưởng ở cõi Dục, căn thiện không đoạn, chưa lìa tham cõi Dục.
Không phải tâm ấy chưa đoạn cũng không phải tâm ấy thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Sắc và cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng? Đáp: Đúng như vậy
Hỏi: Nếu tâm ấy thành tựu, thì tâm ấy chưa đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Nếu tâm ấy thành tựu, thì tâm ấy chưa đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chưa đoạn, thì tâm ấy thành tựu chăng? Nếu tâm ấy chưa đoạn, thì quyết định tâm ấy thành tựu. Hoặc tâm ấy thành tựu, không phải tâm ấy chưa đoạn, nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, và sinh trưởng ở cõi Sắc.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?
Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc chưa đoạn, không phải tâm ấy thành tựu; hoặc tâm ấy thành tựu, không phải tâm ấy chưa đoạn. Hoặc tâm ấy chưa đoạn thì tâm ấy cũng thành tựu.
Hoặc không phải tâm ấy chưa đoạn thì không phải tấm ấy thành tựu.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc chưa đoạn, không phải tâm ấy thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện cõi Sắc.
Thành tựu tâm ấy, không phải tâm ấy chưa đoạn là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã lìa tham cõi Sắc.
Tâm ấy chưa đoạn cũng tâm ấy thành tựu là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Sắc, chưa lìa tham cõi Sắc, và sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham cõi đó.
Hỏi: Không phải tâm ấy chưa đoạn, cũng không phải tâm ấy thành tựu là sinh trưởng ở cõi Vô sắc, nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Nếu tâm ấy thành tựu, thì tâm ấy chưa đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng? Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa đoạn thì không phải tâm ấy thành tựu.
Hoặc tâm ấy thành tựu, không phải tâm ấy chưa đoạn. Hoặc tâm ấy chưa đoạn thì cũng tâm ấy thành tựu.
Hoặc không phải tâm ấy chưa đoạn cũng không phải tâm ấy thành tựu.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa đoạn, không phải tâm ấy thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục.
Thành tựu tâm ấy, không phải tâm ấy chưa đoạn, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc đã lìa tham cõi Sắc. Tâm ấy chưa đoạn, cũng tâm ấy thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục chưa lìa tham cõi Sắc và sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham cõi đó.
Không phải tâm ấy chưa đoạn, cũng không phải tâm ấy thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn thì tâm đó thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn thì tâm đó không thành tựu. Hoặc tâm đó thành tựu, không phải tâm đó chưa đoạn; hoặc tâm đó chưa đoạn, cũng tâm đó thành tựu; hoặc không phải tâm đó chưa đoạn cũng không phải tâm đó thành tựu. Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn, không phải tâm đó thành tựu, là chưa được tâm thiện cõi Vô sắc.
Tâm đó thành tựu, không phải tâm đó chưa đoạn, là A-la-hán. Tâm đó chưa đoạn cũng tâm đó thành tựu, là dị sinh hữu học.
Đã được tâm thiện cõi Vô sắc, không phải tâm đó chưa đoạn, cũng không phải tâm đó thành tựu, thì không có trường hợp này.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn thì tâm đó thành tựu chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Nếu tâm đó thành tựu, thì tâm đó chưa đoạn chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn thì tâm đó thành tựu chăng?
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn thì không phải tâm đó thành tựu.
Hoặc tâm đó thành tựu, không phải tâm đó chưa đoạn. Hoặc tâm đó chưa đoạn, cũng tâm đó thành tựu.
Hoặc không phải tâm đó chưa đoạn cũng không phải tâm đó thành tựu.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn, không phải tâm đó thành tựu, là dị sinh hữu học thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện rõ trước mặt.
Thành tựu tâm đó, không phải tâm đó chưa đoạn, là A-la-hán thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục hiện ngay trước mặt.
Tâm đó chưa đoạn cũng tâm đó thành tựu, là dị sinh hữu học thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục hiện ngay trước mặt.
Không phải tâm đó chưa đoạn, cũng không phải tâm đó thành tựu, là A-la-hán thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện trước mặt.
Có mười loại tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có:
Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
-Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục đã đoạn, thì tâm đó không thành tựu chăng? Nếu tâm đó không thành tựu, thì tâm đó đã đoạn chăng? Cho đến nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đã đoạn, tâm đó không thành tựu chăng? Nếu tâm đó không thành tựu thì nó đã đoạn chăng?
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục đã đoạn thì tâm đó không thành tựu chăng? Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục đã đoạn, không phải tâm đó không thành tựu.
Hoặc tâm đó không thành tựu, không phải tâm đó đã đoạn. Hoặc tâm đó đã đoạn, tâm đó cũng không thành tựu.
Hoặc không phải tâm đó đã đoạn, cũng phải tâm đó không thành tựu.
Tâm thiện thuộc cõi Dục đã đoạn, không phải tâm đó không thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục.
Tâm đó không thành tựu, không phải tâm đó đã đoạn, là đã đoạn căn thiện.
Tâm đó đã đoạn, tâm đó cũng không thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Sắc và cõi Vô sắc.
Không phải tâm đó đã đoạn cũng không phải tâm đó không thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn căn thiện chưa lìa tham cõi Dục.
Hỏi: Nếu tâm bất thiện đã đoạn, thì tâm đó không thành tựu chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Nếu tâm này không thành tựu, thì tâm này đã đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục đã đoạn thì tâm đó không thành tựu chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Nếu tâm đó không thành tựu thì tâm đó đã đoạn rồi chăng? Đáp: Đúng như vậy.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục đã đoạn thì tâm đó không thành tựu chăng?
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục mà tâm đó không thành tựu thì chắc chắn nó đã đoạn.
Hoặc tâm đó đã đoạn, không phải tâm đó không thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham dõi Dục và sinh trưởng ở cõi Sắc. Nếu tâm thiện ở cõi Sắc đã đoạn thì tâm đó không thành tựu chăng? Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc đã đoạn, không phải tâm đó không thành tựu; hoặc tâm đó không thành tựu, không phải tâm đó đã đoạn; hoặc tâm đó đã đoạn, cũng tâm đó không thành tựu; hoặc không phải tâm đó đã đoạn, cũng không phải tâm đó không thành tựu.
Tâm thiện thuộc cõi Sắc đã đoạn, không phải tâm đó không thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã lìa tham cõi Sắc.
Tâm đó không thành tựu, không phải tâm đó đã đoạn, là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện cõi Sắc.
Tâm này đã đoạn cũng không thành tựu tâm này là sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Không phải tâm này đã đoạn, không phải cũng không thành tựu tâm này, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện cõi Sắc, chưa lìa tham cõi Sắc và sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham cõi đó.
Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc đã đoạn thì tâm đó không thành tựu chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Nếu tâm đó không thành tựu thì tâm đó đã đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc đã đoạn thì tâm đó không thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc đã đoạn, không phải tâm đó không thành tựu.
Hoặc tâm đó không thành tựu, chứ không phải tâm đó đã đoạn. Hoặc tâm đó đã đoạn, cũng tâm đó không thành tựu.
Hoặc không phải tâm đó đã đoạn, cũng không phải tâm đó không thành tựu.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc đã đoạn, chứ không phải tâm đó không thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, đã lìa tham cõi Sắc.
Tâm đó không thành tựu, không phải tâm đó đã đoạn, là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục.
Tâm đó đã đoạn, tâm đó cũng không thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Vô sắc.
Không phải tâm đó đã đoạn, cũng không phải tâm đó không thành tựu, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục, chưa lìa tham cõi Sắc, và sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham ở đó.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc đã đoạn thì tâm đó không thành tựu chăng?
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc đã đoạn, thì chắc chắn không phải tâm đó không thành tựu. Hoặc tâm…
Hoặc tâm đó không thành tựu chứ không phải tâm đó đã đoạn, là chưa được tâm thiện cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đã đoạn thì tâm đó không thành tựu chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Nếu tâm đó không thành tựu thì tâm đó đã đoạn chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đã đoạn thì tâm đó không thành tựu chăng?
Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đã đoạn, không phải tâm đó không thành tựu.
Hoặc tâm đó không thành tựu, không phải tâm đó đã đoạn.
Hoặc tâm đó đã đoạn, tâm đó cũng không thành tựu.
Hoặc không phải tâm đó đã đoạn cũng, không phải tâm đó không thành tựu.
Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đã đoạn, không phải tâm đó không thành tựu, là A-la-hán thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện ra trước mặt.
Tâm đó không thành tựu, không phải tâm đó đã đoạn, là dị sinh hữu học thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện ra trước mặt.
Tâm đó đã đoạn tâm đó cũng không thành tựu, là A-la-hán thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện ra trước mặt.
Không phải tâm đó đã đoạn cũng không phải tâm đó không thành tựu, là dị sinh hữu học thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện ra trước mặt.
Có mười hai tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có:
Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Tâm học.
Tâm vô học.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu, như vậy mười hai tâm có bao nhiêu thành tựu? Bao nhiêu không thành tựu? Cho đến nếu tâm vô học thành tựu, như vậy mười hai tâm có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì hai tâm chắc chắn thành tựu, một tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu. Nếu tâm bất thiện thành tựu thì bốn tâm chắc chắn thành tựu, bốn tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì năm tâm chắc chắn thành tựu, bốn tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì một tâm này chắc chắn thành tựu, một tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu thì hai tâm chắc chắn thành tựu. một tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì ba tâm chắc chắn thành tựu, hai tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì ba tâm chắc chắn thành tựu, ba tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì một tâm chắc chắn thành tựu, hai tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì một tâm chắc chắn thành tựu, một tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì hai tâm chắc chắn thành tựu, bảy tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Nếu tâm học thành tựu thì hai tâm chắc chắn thành tựu, một tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Nếu tâm vô học thành tựu thì hai tâm chắc chắn thành tựu, năm tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Có mười hai tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có:
Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Tâm học.
Tâm vô học.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, như vậy mười hai tâm, có bao nhiêu thành tựu, có bao nhiêu không thành tựu? Cho đến nếu tâm vô học không thành tựu, như vậy mười hai tâm có bao nhiêu thành tựu, có bao nhiêu không thành tựu?
Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì chỉ một tâm này chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm bất thiện không thành tựu thì có hai tâm chắc chắn không thành tựu, còn những tâm khác thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì một tâm này chắc chắn không thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì bảy tâm chắc chắn không thành tựu, một tâm chắc chắn thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu thì hai tâm chắc chắn không thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu hay không thành tựu.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì ba tâm chắc chắn không thành tựu, một tâm chắc chắn thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì một tâm này chắc chắn không thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì ba tâm chắc chắn không thành tựu, ba tâm chắc chắn thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì năm tâm chắc chắn không thành tựu, hai tâm chắc chắn thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì một tâm này chắc chắn không thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm học không thành tựu thì một tâm này chắc chắn không thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Nếu tâm vô học không thành tựu thì một tâm này chắc chắn không thành tựu, một tâm chắc chắn thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.
Có mười hai tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có:
Tâm thiện
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Tâm học.
Tâm vô học.
Lại có ba thứ Bổ-đặc-già-la:
Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Dục.
Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Sắc.
Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Vô sắc.
Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Dục, mười hai tâm như thế, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?
Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Sắc, mười hai tâm như thế, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?
Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Vô sắc, mười hai tâm như thế, có bao nhiêu thành tựu bao nhiêu không thành tựu?
Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Dục có bốn tâm chắc chắn thành tựu, bốn tâm chắc chắn không thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.
Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Sắc thì có ba tâm chắc chắn thành tựu, hai tâm chắc chắn không thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.
Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham cõi Vô sắc thì một tâm chắc chắn thành tựu, một tâm chắc chắn không thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.
Có mười hai tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Tâm học.
Tâm vô học.
Lại có ba thứ Bổ-đặc-già-la:
Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Dục.
Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Sắc.
Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Vô sắc.
Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Dục, mười hai tâm như vậy, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?
Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Sắc, mười hai tâm như vậy, có bao nhiêu thành tựu bao nhiêu không thành tựu?
Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Vô sắc, mười hai tâm như thế, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?
Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Dục, hai tâm chắc chắn không thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.
Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Sắc, ba tâm chắc chắn không thành tựu, một tâm chắc chắn thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.
Bổ-đặc-già-la đã lìa tham cõi Vô sắc, năm tâm chắc chắn không thành tựu, hai tâm chắc chắn thành tựu, còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.
Nếu tâm thiện đầu tiên nơi cõi Phạm thế hiện ra trước mặt, thì hết thảy tâm thiện thuộc cõi Dục đều không gián đoạn chăng?
Nếu tâm thiện thuộc cõi Phạm thế đầu tiên tu gia hạnh, hiện ra trước mặt thì hết thảy tâm thiện thuộc cõi Dục đều không gián đoạn.
Hoặc tâm thiện đầu tiên nơi cõi Phạm thế hiện ra trước mặt, thì không phải tâm thiện thuộc cõi Dục đều, không gián đoạn, nghĩa là từ trên cõi Phạm thế mất thì sinh trong cõi Phạm thế. Tâm thiện đầu tiên nơi cõi Phạm thế ấy hiện ra trước mặt, cho đến nếu tâm thiện đầu tiên thuộc Vô sở hữu xứ hiện ra trước mặt, thì hết thảy tâm thiện thuộc thức vô biên xứ đều, không gián đoạn chăng? Nếu tâm thiện thuộc Vô sở hữu xứ, đầu tiên tu gia hạnh, hiện ra trước mặt thì hết thảy tâm thiện thuộc Thức vô biên xứ đều không gián đoạn.
Hoặc tâm thiện thuộc Vô sở hữu xứ đầu tiên hiện ra trước mặt, thì không phải tâm thiện thuộc Thức vô biên xứ đều không gián đoạn, nghĩa là từ Phi tưởng phi phi tưởng xứ mất, sinh vào Vô sở hữu xứ, thì tâm thiện thuộc Vô sở hữu xứ đầu tiên kia hiện ra trước mặt.
Có mười hai tâm:
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Tâm học.
Tâm vô học.
Nếu tâm học, xả thành tựu được bất thành tựu, mười hai tâm như vậy, có bao nhiêu xả thành tựu được bất thành tựu có bao nhiêu xả bất thành tựu được thành tựu,?
Nếu tâm vô học, xả thành tựu được bất thành tựu, thì mười hai tâm như vậy, có bao nhiêu xả thành tựu được bất thành tựu bao nhiêu xả bất thành tựu được thành tựu,?
Nếu tâm học, xả thành tựu được bất thành tựu, thì hai tâm chắc chắn xả thành tựu được bất thành tựu, một tâm chắc chắn xả bất thành tựu được thành tựu, còn lại thì không phải xả thành tựu được bất thành tựu cũng không phải xả bất thành tựu được thành tựu,.
Nếu tâm vô học, xả thành tựu được bất thành tựu, thì một tâm chắc chắn xả thành tựu được bất thành tựu hai tâm chắc chắn xả bất thành tựu được thành tựu,. hai tâm hoặc xả thành tựu được bất thành tựu hai tâm hoặc xả bất thành tựu được thành tựu,. năm tâm không phải xả thành tựu được bất thành tựu cũng không phải xả bất thành tựu được thành tựu,
Có mười hai tâm
Thuộc cõi Dục có: Tâm thiện Tâm bất thiện.
Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Thuộc cõi Vô sắc có: Tâm thiện Tâm hữu phú vô ký.
Tâm vô phú vô ký.
Tâm học.
Tâm vô học.
Nếu tâm học xả bất thành tựu được thành tựu, mười hai tâm như vậy, có bao nhiêu xả bất thành tựu được thành tựu,? Có bao nhiêu xả thành tựu được bất thành tựu?
Nếu tâm vô học, xả bất thành tựu được thành tựu, mười hai tâm như vậy, có bao nhiêu xả bất thành tựu được thành tựu,? Có bao nhiêu xả thành tựu được bất thành tựu?
Nếu tâm học xả bất thành tựu được thành tựu, thì hoặc có hai tâm chắc chắn xả bất thành tựu được thành tựu, có một tâm chắc chắn xả thành tựu được bất thành tựu, hai tâm hoặc xả bất thành tựu được thành tựu, hai tâm hoặc xả thành tựu được bất thành tựu hoặc có được một, đều không có xả gì hết.
Năm tâm không phải xả bất thành tựu được thành tựu,, cũng không phải xả thành tựu được bất thành tựu.
Nếu tâm vô học, xả bất thành tựu được thành tựu, thì một tâm chắc chắn xả bất thành tựu được thành tựu, hai tâm chắc chắn xả thành tựu được bất thành tựu.
SỐ 1540 - LUẬN A TỲ ĐẠT MA GIỚI THÂN TÚC
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu. Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng.
Ba địa, đều mười thứ,
Năm phiền não, năm kiến,
Năm xúc, năm căn pháp,
Sáu, sáu thân tương ưng.
Có mười pháp đại địa, mười pháp đại phiền não địa, mười pháp tiểu phiền não địa, năm phiền não, năm kiến, năm xúc, năm căn, năm pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân.
Mười pháp đại địa là gì?
Thọ.
Tưởng.
Tư.
Xúc.
Tác ý.
Dục.
Thắng giải.
Niệm.
Tam-ma-địa.
Tuệ.
Mười pháp đại phiền não địa là gì?
Bất tín.
Lười biếng.
Lãng quên.
Tâm loạn.
Vô minh.
Bất chánh tri.
Tác ý phi lý.
Tà thắng giải.
Trạo cử.
Phóng dật.
Mười pháp tiểu phiền não địa là gì?
Phẫn.
Hận. Phú.
Não. Tật.
Xan.
Cuống.
Siểm.
Kiêu.
Hại.
Năm phiền não là gì?
Dục tham (Tham nơi cõi Dục).
Sắc tham (Tham nơi cõi Sắc).
Vô sắc tham (Tham nơi cõi Vô sắc).
Sân.
Nghi.
Năm kiến là gì?
Hữu thân kiến.
Biên chấp kiến.
Tà kiến.
Kiến thủ.
Giới cấm thủ.
Năm xúc là gì?
Hữu đối xúc.
Tăng ngữ xúc.
Minh xúc.
Vô minh xúc.
Phi minh, phi vô minh xúc.
Năm căn là gì?
Lạc căn.
Khổ căn.
Hỷ căn.
Ưu căn.
Xả căn.
Năm pháp là gì?
Tầm.
Tứ.
Thức.
Vô tàm.
Vô quý.
Sáu thức thân là gì?
Nhãn thức.
Nhĩ thức.
Tỷ thức.
Thiệt thức.
Thân thức.
Ý thức.
Sáu xúc thân là gì?
Nhãn xúc.
Nhĩ xúc.
Tỷ xúc.
Thiệt xúc.
Thân xúc.
Ý xúc.
Sáu thọ thân là gì?
Thọ do nhãn xúc sinh.
Thọ do nhĩ xúc sinh.
Thọ do tỷ xúc sinh.
Thọ do thiệt xúc sinh.
Thọ do thân xúc sinh.
Thọ do ý xúc sinh.
Sáu tưởng thân là gì?
Tưởng do nhãn xúc sinh.
Tưởng do nhĩ xúc sinh.
Tưởng do tỷ xúc sinh.
Tưởng do thiệt xúc sinh.
Tưởng do thân xúc sinh.
Tưởng do ý xúc sinh.
Sáu tư thân là gì?
Tư do nhãn xúc sinh.
Tư do nhĩ xúc sinh.
Tư do tỷ xúc sinh.
Tư do thiệt xúc sinh.
Tư do thân xúc sinh.
Tư do ý xúc sinh.
Sáu ái thân là gì?
Ái do nhãn xúc sinh.
Ái do nhĩ xúc sinh.
Ái do tỷ xúc sinh.
Ái do thiệt xúc sinh.
Ái do thân xúc sinh.
Ái do ý xúc sinh.
Thế nào là cảm thọ? Nghĩa là cảm thọ, cùng cảm thọ, các thức cùng cảm thọ, đã cảm thọ, sẽ cảm thọ. Đối tượng được gồm thâu của thọ gọi là cảm thọ.
Thế nào là tưởng? Nghĩa là tưởng, cùng tưởng, hiện đang tưởng, đã tưởng, sẽ tưởng.
Thế nào là tư? Nghĩa là tư, cùng tư, hiện đang tư, đã tư, sẽ tư. Tâm tạo ý nghiệp do tư dẫn dắt gọi là tư.
Thế nào là xúc? Nghĩa là xúc, cùng xúc, hiện đang xúc, đã xúc, sẽ xúc chạm.
Thế nào là tác ý? Tâm dẫn dắt theo, cùng dẫn dắt, hiện đang tác ý, đã tác ý, sẽ tác ý. Tâm biết rõ gọi là tác ý.
Thế nào là dục? Nghĩa là ham muốn, tính chất phát sinh ham muốn, tính chất hiện bày ham muốn, tính chất mừng vui, tính chất nhắm tới, tính chất trông mong ham muốn, tính chất vui thích tìm kiếm. Mọi tính chất của đối tượng được tạo tác hiện có của dục gọi là dục.
Thế nào là thắng giải? Nghĩa là tâm có tánh hiểu rõ, đã hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Thế nào là niệm? Nghĩa là niệm (nhớ nghĩ) tùy niệm, biệt niệm, ức niệm. Tính chất nhớ lại, tính chất không quên. Pháp không quên nơi tánh không mất. Pháp không mất nơi tánh không quên. Tâm ghi nhớ kỹ là niệm.
Thế nào là Tam-ma-địa? Nghĩa là tâm yên trụ, cùng trụ, hiện đang trụ, cận trụ, không rối loạn, không phân tán. Thâu giữ, ngưng dứt vắng lặng, đẳng trì (định), tánh của cảnh, tâm hợp nhất, đó gọi là tam ma địa
Thế nào là tuệ? Nghĩa là lựa chọn pháp, lựa chọn tối cực, lựa chọn tận cùng, hiểu rõ tướng pháp, thấu suốt tướng tiếp cận, thấy rõ tướng liên hệ, lanh lợi, thông suốt, suy xét, lựa chọn, hoạt động của tuệ là tỉnh biết sáng tỏ, hành Tỳ-bát-xána (Vipassana: Quán) gọi là tuệ.
Thế nào là bất tín (không có lòng tin)? Nghĩa là không tin, tính chất không tin, tính chất không tin cái hiện có, không chứng nhận, không vừa lòng, đã không nương vào lòng tin, sẽ không nương vào lòng tin, hiện không nương vào lòng tin, khiến tâm bất tịnh, đó gọi là bất tín.
Thế nào là lười biếng? Nghĩa là không có tính chất siêng năng, tính chất tinh tấn thấp, tính chất tinh tấn mù mờ, cản trở tinh tấn, làm ngưng nghỉ tinh tấn, tâm không dũng mãnh, hăng hái, đã không dũng mãnh, hăng hái, ngay đây cũng không dũng mãnh hăng hái, đó gọi là giải đãi.
Thế nào là thất niệm? Là tính chất không nhớ nghĩ gì, tính chất nhớ nghĩ trống không, tính chất quên nhớ nghĩ, tính chất mất nhớ nghĩ, tánh của tâm không ghi nhớ rõ, đó gọi là thất niệm.
Thế nào là tâm loạn? Là tánh phân tán của tâm, tánh rối loạn của tâm, tánh nghĩ khác của tâm. Tâm có tính chất mê loạn. Tánh không trụ vào một cảnh của tâm, tính chất không trụ yên nơi một cảnh, đó gọi là tâm loạn.
Thế nào là vô minh? Là không có trí tuệ về ba cõi.
Thế nào là bất chánh tri? Nghĩa là phi lý dẫn dắt trí tuệ. Thế nào là phi lý tác ý? Là tác ý ô nhiễm. Thế nào là tà thắng giải? Nghĩa là tương ưng với tác ý ô nhiễm, khiến tâm thắng giải rập khuôn thuận theo. Đó gọi là tà thắng giải.
Thế nào là trạo cử? Là tâm không yên lặng, không yên lặng cùng cực, không có tính chất tịch tĩnh, cử động ồn ào, cùng cử động ồn ào, tánh cử động ồn ào của tâm, đó gọi là trạo cử.
Thế nào là phóng dật? Là trong công việc đoạn trừ pháp ác, đưa đến pháp thiện, gom góp pháp thiện thì làm không bền chắc, làm không thường xuyên, không thân cận, không tu, không luyện tập. Đó gọi là phóng dật.
Thế nào là phẫn? Là giận, cùng giận, giận khắp, giận hết sức, đã giận, sẽ giận. Đó gọi là phẫn
Thế nào là hận? Là tâm kết hận, kết hận cùng khắp, tính chất kết oán của tâm.
Thế nào là phú? Là che giấu mọi chuyện làm ác, gây tội.
Thế nào là não? Là tâm phẫn uất bực bội, tâm cố chấp càng tăng, tính chất hung dữ của tâm.
Thế nào là tật (ganh ghét)? Là tâm không chịu đựng nổi trước lợi lộc vinh hoa của kẻ khác.
Thế nào là xan (bỏn sẻn)? Là bám chắc vào tiền của và giáo pháp, không buông xả.
Thế nào là cuống (dối gạt)? Là dối trá lừa dối khiến kẻ khác mê lầm.
Thế nào là siểm (dua nịnh)? Là tâm không ngay thẳng.
Thế nào là kiêu (tự cao)? Là như có người nghĩ như vậy: Ta thật tuyệt diệu về danh tiếng, tiền của, tài nghệ, thọ mạng, công đức, thân hình cân đối đẹp đẽ, mặt mày sáng rỡ, ai cũng thích nhìn. Vì lý do ấy, kẻ này liền khởi lên kiêu ngạo, kiêu ngạo cùng cực với tâm say mê, hoa mắt, lúc nào cũng như vậy.
Thế nào là hại? Là ưa việc đánh đập, gây tổn hại cho người khác.
Thế nào là dục tham? Là đối với các dục khởi lên tham lam, cùng tham lam, nên cất giấu, phòng giữ, yêu thích, tham đắm.
Thế nào là sắc tham? Là đối với các sắc khởi lên tham lam, cùng tham lam, nên cất giấu, phòng giữ, yêu thích, tham đắm.
Thế nào là vô sắc tham? Là đối với các thứ vô sắc dấy khởi tham lam, cùng tham lam, nên cất giấu, phòng giữ, yêu thích, tham đắm.
Thế nào là sân (giận)? Là đối với hữu tình muốn gây bức hại, tâm sinh sôi mãi, giận dữ cùng cực, giận dữ khắp, cùng giận dữ, giận dữ hết sức, đang giận, đã giận, sẽ giận.
Thế nào là nghi? Là do dự đối với những sự thật (đế).
Thế nào là hữu thân kiến? Là đối với năm thủ uẩn, theo đó xem xét mà chấp ngã và ngã sở, do đó khởi lên suy xét, ưa thích theo kiến chấp của tuệ quán.
Thế nào là biên chấp kiến? Là đối với năm thủ uẩn theo đó quán xét để chấp trước hoặc chấp đoạn, hoặc chấp thường, do đó khởi lên suy xét ưa thích kiến chấp của tuệ quán.
Thế nào là tà kiến? Là hủy báng nhân quả, hoặc hủy báng tác dụng của nhân quả, hoặc phá hoại sự thật. Do đó khởi lên suy xét ưa thích theo kiến chấp của tuệ quán.
Thế nào là kiến thủ? Là đối với năm thủ uẩn theo chỗ quán xét mà chấp, coi nó là tối thắng, là tối diệu. Do đó khởi lên suy xét ưa thích theo kiến chấp của tuệ quán.
Thế nào là giới cấm thủ? Là đối với năm thủ uẩn, theo chỗ quán xét mà chấp, xem đó là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Do đó khởi lên suy xét ưa thích theo kiến chấp của tuệ quán.
Hữu đối xúc là năm thức tương ưng với tiếp xúc Tăng ngữ xúc là ý thức tương ưng với tiếp xúc.
Minh xúc là tiếp xúc với vô lậu.
Vô minh xúc là tiếp xúc với ô nhiễm.
Phi minh, phi vô minh xúc là tiếp xúc với hữu lậu bất nhiễm.
Lạc căn là tiếp xúc thuận theo lạc thọ. Xúc là sự dấy khởi những cảm thọ nơi thân và tâm vui một cách binh đẳng. Sự gồm thâu của thọ gọi là lạc căn.
Khổ căn là tiếp xúc thuận theo khổ thọ. Xúc là sự dấy khởi những cảm thọ nơi thân và tâm khổ, không bình đẳng. Sự gồm thâu của thọ ấy gọi là khổ căn.
Hỷ căn là tiếp xúc thuận theo hỷ thọ. Xúc là sự dấy khởi những cảm thọ nơi tâm mừng, bình đẳng.
Sự gồm thâu của thọ ấy gọi là hỷ căn
Ưu căn là tiếp xúc thuận theo ưu thọ. Xúc là sự dấy khởi những cảm thọ nơi tâm lo buồn không như nhau. Sự thâu tóm của thọ ấy gọi là ưu căn.
Xả căn là tiếp xúc thuận theo cảm thọ không khổ không vui. Xúc là sự dấy khởi những cảm thọ nơi thân tâm xả, không bình đẳng, không phải là không bình đẳng. Sự gồm thâu của thọ ấy gọi là xả căn.
Tầm là tâm tìm kiếm khắp, suy tìm để hiển bày, hiển bày hết mực, hiển bày hiện tiền, tìm cầu vẽ vời, tính toán cùng khắp, phân biệt và phân biệt rạch ròi, tính chất phân biệt ấy gọi là tầm.
Tứ là tâm tuần hành khắp, tùy tuần hành mà rình xét khắp, suy nghĩ rình xét khắp, theo sự rình xét khắp mà lưu chuyển, tùy thuộc nơi tánh kia, gọi là tứ.
Thức là sáu thức thân tức là nhãn thức cho đến ý thức.
Vô tàm là không xấu hổ về mình, không có điều xấu hổ, không xấu hổ riêng. Không xấu hổ, không có điều xấu hổ, không có xấu hổ riêng. Không tôn kính, không có điều tôn kính, không có tôn kính riêng. Không tự tại, không có điều tự tại, không có tự tại riêng. Không biết sợ hãi, cứ như thế mà chuyển đổi.
Vô quý là không thẹn, không có điều thẹn, không thẹn riêng. Không tủi hổ, không có điều tủi hổ, không tủi hổ riêng. Tính chất đối với tội không sợ không hãi. Không thấy sợ hãi các tội lỗi.
Nhãn thức là gì? Nghĩa là nhãn (mắt) cùng sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, trong đó nhãn là tăng thượng, sắc là đối tượng được duyên. Sắc mà mắt biết cả thảy đều phân biệt rõ ràng. Đó gọi là nhãn thức.
Nhĩ thức cho đến ý thức là sao? Nghĩa là ý cùng với pháp làm duyên sinh ra ý thức, trong đó ý là tăng thượng, pháp là đối tượng được duyên. Pháp mà ý biết cả thảy đều phân biệt rõ ràng. Đó gọi là ý thức.
Nhãn xúc là gì? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Ba thứ này hòa hợp nên gọi là xúc, trong đó mắt là tăng thượng, sắc là đối tượng được duyên. Sắc mà mắt biết, các tiếp xúc, cùng tiếp xúc, đã và đang tiếp xúc. Đó gọi là nhãn xúc.
Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là gì? Nghĩa là ý cùng với pháp làm duyên sinh ra ý thức. Ba thứ này hòa hợp nên gọi là xúc, trong đó ý là tăng thượng, pháp là đối tượng được duyên. Pháp mà ý thức biết, có những sự tiếp xúc, cùng tiếp xúc, đã và đang tiếp xúc. Đó gọi là ý xúc.
Thọ do nhãn xúc sinh ra là gì? Nghĩa là nhãn cùng với sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Ba thứ ấy hòa hợp nên gọi là xúc. Xúc làm duyên cho thọ, trong đó, nhãn là tăng thượng, sắc là đối tượng được duyên. Nhãn xúc là nhân, là tập khởi, là chủng loại, cũng là duyên. Những gì do nhãn xúc sinh ra tương ưng với tác ý. Sắc mà mắt biết, các thọ cùng thọ sáng rõ, đã và đang thọ nhận. Sự gồm thâu của thọ ấy gọi là thọ do nhãn xúc sinh ra. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sinh ra thọ, là ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức. Ba thứ ấy hòa hợp gọi là xúc. Xúc là điều kiện (duyên) của thọ, trong đó ý là tăng thượng, pháp là đối tượng được duyên. Ý xúc là nhân, là tập khởi, là chủng loại, cũng là nhân. Những gì sinh ra từ ý xúc tương ưng với tác ý. Pháp mà ý biết có các thọ, cùng thọ nhận sáng tỏ, đã và sẽ cảm thọ. Sự gồm thâu của thọ ấy gọi là thọ do ý xúc sinh ra.
Tưởng do nhãn xúc sinh ra là gì? Là mắt và sắc làm điều kiện (duyên) sinh ra cái biết của mắt (nhãn thức). Ba thứ ấy hòa hợp gọi là xúc. Xúc làm điều kiện cho tưởng, trong đó mắt là tăng thượng, sắc là đối tượng được duyên. Mắt tiếp xúc là nhân, là tập khởi, là chủng loại, là điều kiện. Những gì do mắt giao tiếp sinh ra tương ưng với tác ý. Sắc mà mắt biết có các tưởng cùng tưởng đều sáng rõ, đã tưởng, đang tưởng, sẽ tưởng. Đó gọi là tưởng do nhãn xúc sinh ra.
Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tiếp xúc phát sinh ra tưởng là gì? Là ý và pháp làm điều kiện phát sinh ý thức. Ba thứ ấy hòa hợp nhau gọi là xúc. Xúc làm điều kiện cho tưởng, trong đó ý là tăng thượng, còn pháp là đối tượng được duyên. Ý tiếp xúc là nhân, là tập khởi, là chủng loại, là điều kiện. Những gì do ý xúc sinh ra tương ưng với tác ý. Pháp mà ý biết có các tưởng cùng tưởng đều phân biệt, đã tưởng, đang tưởng, sẽ tưởng. Đó gọi là tưởng do ý xúc sinh ra.
Tư do mắt tiếp xúc sinh ra là gì? Là mắt và sắc làm duyên sinh ra cái biết của mắt (nhãn thức). Ba thứ ấy hòa hợp nhau gọi là xúc. Xúc làm điều kiện cho tư, trong đó mắt là tăng thượng, sắc là đối tượng được duyên. Nhãn xúc là nhân, là tập khởi, là chủng loại, là duyên. Những gì do mắt tiếp xúc phát sinh ra tương ưng với tác ý. Sắc mà mắt biết sắc có các tư cùng tư đều phân biệt, đã tư duy, hiện đang tư duy, sẽ tư duy. Sự gồm thâu của tư duy ấy tạo ra nghiệp tâm ý. Đó gọi là tư do nhãn xúc sinh ra.
Tư do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sinh ra là gì? Là ý và pháp làm duyên cho ý thức phát sinh. Ba thứ ấy hòa hợp gọi là xúc. Xúc làm điều kiện cho tư, trong đó ý là tăng thượng, pháp là đối tượng được duyên. Ý xúc là nhân, là tập khởi, là chủng loại, là duyên. Những gì do ý tiếp xúc phát sinh ra tương ưng với tác ý. Pháp mà ý biết có những tư cùng tư phân biệt rõ, đã, đang tư duy và sẽ tư duy. Sự gồm thâu của tư duy ấy tạo ra nghiệp tâm ý. Đó gọi là tư do ý xúc sinh ra.
Ái do nhãn xúc sinh ra là gì? Là mắt và sắc làm duyên cho cái biết của mắt (nhãn thức). Ba thứ ấy hòa hợp gọi là xúc. Xúc làm điều kiện nên có thọ. Thọ làm điều kiện cho ái, trong đó mắt là tăng thượng, sắc là đối tượng được duyên. Sắc mà mắt biết là các tham cùng tham lam, được cất giấu, phòng giữ, yêu thích, vướng mắc. Đó gọi là ái do nhãn xúc sinh ra.
Ái do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sinh ra là gì? Là ý và pháp làm điều kiện cho ý thức phát sinh. Ba thứ ấy hòa hợp gọi là xúc. Xúc làm điều kiện nên có thọ. Thọ làm điều kiện cho ái, trong đó ý là tăng thượng, pháp là đối tượng được duyên. Pháp mà ý biết có các tham cùng tham lam, rồi cất giấu, phòng giữ, yêu thích, vướng mắc. Đó gọi là ái do ý xúc sinh ra.
----------------
Môn có tám mươi tám,
Đầu, khác loại ba môn,
Là thọ và thức thân,
Cùng vô tàm vô quý.
Môn còn tám mươi lăm,
Là thứ lớp của thọ,
Tương ưng, không tương ưng,
Một hàng giới, xứ, uẩn.
Năm thọ căn là lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
Thọ của pháp đại địa tương ưng và không tương ưng với thứ nào trong năm thọ căn? Cho đến ái phát sinh do ý xúc tương ưng và không tương ưng với thứ nào nơi năm thọ căn?
Thọ của pháp đại địa không tương ưng với năm thọ căn, tức đều chẳng tương ưng.
Tưởng của pháp đại địa tương ưng hết với năm thọ căn. Các đại địa gồm tưởng, tư, xúc, tác ý, dục, thắng giải, niệm, Tam-ma-địa (định), tuệ đều như vậy.
Bất tín đối với năm thọ căn, tương ưng với năm căn, không tương ưng với năm căn. Như bất tín, những pháp đại phiền não địa khác cũng như vậy.
Phẫn, hận, não, tật, hại không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với hai căn là ưu, xả.
Phú, cuống, siểm không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với ba căn, trừ khổ-lạc (tương ưng với hỷ, ưu, xả căn).
Kiêu không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn.
Xan không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với hai căn là hỷ-xả.
Dục tham, sắc tham không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với ba căn, trừ khổ-ưu.
Vô sắc tham không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với một căn là xả.
Sân không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với ba căn, trừ lạc-hỷ.
Nghi không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với bốn căn, trừ khổ.
Năm kiến chấp, tà kiến không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với bốn căn, trừ khổ. Còn bốn kiến chấp kia không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với ba căn, trừ khổ-ưu.
Hữu đối xúc chỉ tương ưng với ba căn, trừ hỷ, ưu; không tương ưng với bốn căn, trừ khổ.
Tăng ngữ xúc chỉ tương ưng với bốn căn, trừ khổ; không tương ưng với ba căn, trừ hỷ-ưu.
Minh xúc chỉ tương ưng với ba căn, trừ ưu, khổ; không tương ưng với năm căn
Vô minh xúc và phi minh-phi vô minh xúc tương ưng với năm căn, không tương ưng với năm căn.
Lạc căn không tương ưng, thì đều không tương ưng. Như lạc căn-khổ căn-hỷ căn-ưu căn-xả căn cũng như vậy.
Tầm, tứ tương ưng với năm căn, không tương ưng với ba căn, trừ khổ, ưu.
Thức đều tương ưng với năm căn, không căn nào không tương ưng.
Vô tàm, vô quý tương ưng với năm căn, không tương ưng với năm căn.
Nhãn thức tương ưng với ba căn, trừ hỷ-ưu; không tương ưng với năm căn. Như nhãn thức-nhĩ-tỷ-thiệt-thân thức cũng như vậy. Ý thức tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn; không tương ưng với ba căn, trừ hỷ-ưu.
Như sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân cũng như vậy.
Thọ phát sinh do nhãn xúc không tương ưng với năm thọ căn, tức là đều không tương ưng. Như thọ phát sinh do nhãn xúc, những thọ khác cũng như vậy.
Ái phát sinh do nhãn xúc chỉ tương ưng với hai căn là lạc-xả; không tương ưng với năm căn. Như ái phát sinh do nhãn xúc, các ái do nhĩ-tỷ-thiệt-thân xúc phát sinh cũng như vậy.
Ái phát sinh do ý xúc không tương ưng với năm căn, chỉ tương ưng với ba căn, trừ khổ-ưu.
-----------------------
Sáu thức thân là: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
Thọ của pháp đại địa cùng với sáu thức thân, có bao nhiêu tương ưng và bao nhiêu không tương ưng? Cho đến ái sinh ra do ý xúc cùng với sáu thức thân, có bao nhiêu tương ưng và bao nhiêu không tương ưng?
Thọ của pháp đại địa tương ưng với hết thảy sáu thức thân, tức là đều tương ưng. Như thọ của pháp đại địa, các pháp đại địa khác cũng như vậy.
Bất tín tương ưng với sáu thức thân, không tương ưng với sáu thức thân. Như bất tín, các pháp đại phiền não địa khác cũng như vậy.
Phẫn chỉ tương ưng với một thức là ý, không tương ưng với sáu thức thân. Như phẫn, các pháp tiểu phiền não địa khác cũng như vậy.
Dục tham tương ưng với sáu thức thân, không tương ưng với sáu thức thân. Như dục tham, sân cũng như vậy.
Sắc tham tương ưng với bốn thức thân, trừ tỷ-thiệt; không tương ưng với sáu thức thân.
Vô sắc tham, nghi không tương ưng với sáu thức thân, chỉ tương ưng với một thức là ý.
Năm kiến chấp không tương ưng với sáu thức thân, chỉ tương ưng với một thức là ý.
Hữu đối xúc tương ưng với năm thức thân, trừ ý; không tương ưng với một thức là ý.
Tăng ngữ xúc chỉ tương ưng với một thức là ý, không tương ưng với năm thức, trừ ý.
Minh xúc tương ưng với một thức là ý, không tương ưng với sáu thức.
Vô minh xúc cùng phi minh phi vô minh xúc tương ưng với sáu thức, không tương ưng với sáu thức.
Lạc căn, xả căn tương ưng với sáu thức, không tương ưng với sáu thức.
Khổ căn tương ưng với năm thức, trừ ý; không tương ưng với sáu thức. Hỷ căn, ưu căn không tương ưng với sáu thức, chỉ tương ưng với một thức là ý.
Tầm, tứ tương ưng với sáu thức, không tương ưng với một thức là ý. Thức pháp không tương ưng với sáu thức thân.
Vô tàm, vô quý tương ưng với sáu thức, không tương ưng với sáu thức.
Nhãn thức không tương ưng với sáu thức thân, đều không tương ưng. Như nhãn thức-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý thức cũng như vậy.
Nhãn xúc chỉ tương ưng với một thức là nhãn, không tương ưng với năm thức, trừ nhãn. Như nhãn xúc-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc tùy sự thích hợp cũng như vậy.
Như sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân cũng như vậy.
Ái do nhãn xúc sinh ra chỉ tương ưng với một thức là nhãn, không tương ưng với sáu thức. Như ái do nhãn xúc sinh-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh ra ái tùy sự ứng hợp, cũng vậy.
Hai pháp là vô tàm, vô quý Thọ của pháp đại địa cùng với hai pháp này có bao nhiêu tương ưng, bao nhiêu không tương ưng? Cho đến ái do ý xúc sinh ra cùng với hai pháp này có bao nhiêu tương ưng, bao nhiêu không tương ưng?
Thọ của pháp đại địa tương ưng với hai pháp bất thiện đó, tức là đều tương ưng. Còn những thọ khác thì không tương ưng, đều không tương ưng. Như thọ của pháp đại địa, những pháp đại địa khác cũng vậy.
Bất tín tương ưng với hai pháp bất thiện này, tức là đều tương ưng. Bất tín không tương ưng với những thứ khác, đều không tương ưng. Như bất tín, các pháp đại phiền não địa khác cũng như vậy.
Phẫn, hận, phú, não, tật, xan, hại đều tương ưng với hai pháp này, tức là đều tương ưng.
Cuống, siểm, kiêu tương ưng với hai pháp bất thiện ấy, tức là đều tương ưng. Cuống, siểm kiêu không tương ưng với các thứ khác, thì đều không tương ưng.
Dục tham, giận dữ đều tương ưng với hai pháp này, tức đều tương ưng.
Sắc tham, Vô sắc tham không tương ưng với hai pháp này, tức là hoàn toàn tương ưng.
Nghi tương ưng với hai pháp bất thiện ấy, tức là đều tương ưng. Nghi không tương ưng với các thứ khác thì chắc chắn không tương ưng. Trong năm kiến chấp, có hai kiến chấp không tương ưng, thì đều không tương ưng. Ba kiến đối với các thứ bất thiện tương ưng với hai pháp này, tức đều tương ưng. Ba kiến đó không tương ưng với các thứ khác, tức thì đều không tương ưng.
Hữu đối-tăng ngữ-vô minh xúc, đối với các thứ bất thiện đều tương ưng với hai pháp này, thì đều tương ưng. Ba xúc không tương ưng với các thứ khác, thì đều không tương ưng.
Minh xúc, phi minh phi vô minh xúc không tương ưng, thì đều không tương ưng.
Lạc căn đối với các thứ bất thiện tương ưng với hai pháp này, thì đều tương ưng. Lạc căn không tương ưng với các thứ khác, thì chắc chắn không tương ưng. Như lạc căn, các căn khác như khổ-hỷ-ưu-xả cũng vậy
Tầm-tứ-thức pháp đối với các thứ bất thiện đều tương ưng với hai pháp này, thì đều tương ưng. Tầm-tứ-thức pháp không tương ưng với các thứ khác, thì đều không tương ưng.
Vô tàm, vô quý quyết định là tương ưng, thì đều tương ưng. Cùng với vô tàm quyết định không tương ưng, tức không tương ưng. Vô quý cùng vô tàm quyết định tương ưng thì đều tương ưng. Cùng với vô quý quyết định không tương ưng, thì không tương ưng.
Nhãn thức đối với các thứ bất thiện tương ưng với hai pháp này, thì đều tương ưng. Nhãn thức không tương ưng với các thứ khác, thì đều không tương ưng. Như nhãn thức-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý thức cũng như vậy.
Như sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân cũng vậy.
Ái sinh ra do sự tiếp xúc của nhãn-nhĩ-thân-ý nơi các thứ bất thiện đều tương ưng với hai pháp này, thì đều tương ưng. Ái sinh ra do sự tiếp xúc của nhãn-nhĩ-thân-ý không tương ưng với các thứ khác, thì đều không tương ưng. Ái phát sinh do tỷ-thiệt tiếp xúc đều tương ưng với hai pháp này, thì đều tương ưng.
Thọ tương ưng, tưởng không tương ưng.
Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm và tâm sở pháp, tám giới, ba xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Tưởng không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây là hỏi điều gì? Là trừ thọ tương ưng và tưởng không tương ưng với pháp, tức là trừ hết thảy các pháp nơi mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tưởng tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Còn thừa lại những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Thọ không tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Điều này có vấn đề gì? Nghĩa là trừ tưởng tương ưng và pháp thọ không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem thọ đối với tưởng, cho đến đem thọ đối với tuệ thì cũng như vậy.
Thọ tương ưng, bất tín không tương ưng. Thọ tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Còn thừa lại những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Bất tín không tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tự tánh của bất tín, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Đây có vấn đề gì? Là trừ thọ tương ưng và bất tín không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Bất tín tương ưng, thọ không tương ưng. Bất tín tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Còn thừa lại những gì? Là tự tánh của bất tín, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Thọ không tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Đây có vấn đề gì? Nghĩa là trừ bất tín tương ưng và thọ không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem thọ đối với bất tín, đối với các pháp đại phiền não địa còn lại, dục tham, sân, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý cũng như vậy.
Thọ tương ưng, phẫn không tương ưng. Thọ tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Còn thừa lại những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Phẫn không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của phẫn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ tương ưng và pháp phẫn không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Phẫn tương ưng, thọ không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, phẫn tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, bốn uẩn. Còn thừa lại những gì? Là tự tánh của phẫn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Thọ không tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ phẫn tương ưng và thọ không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem thọ đối với phẫn, đối với các pháp tiểu phiền não địa, vô sắc tham, nghi, năm kiến, minh xúc, sáu ái thân cũng như vậy.
Thọ tương ưng, sắc tham không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn thừa lại lại những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Sắc tham không tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tự tánh của sắc tham, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ tương ưng và pháp sắc tham không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Sắc tham tương ưng, thọ không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, sắc tham tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, sáu giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn thừa lại lại những gì? Là tự tánh của sắc tham, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Thọ không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ sắc tham tương ưng và thọ không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ tương ưng, hữu đối xúc không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn thừa lại lại những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Hữu đối xúc không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của hữu đối xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười ba giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ tương ưng và pháp hữu đối xúc không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Hữu đối xúc tương ưng, thọ không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, hữu đối xúc tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, bảy giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn thừa lại những gì? Là tự tánh của hữu đối xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười ba giới, mười một xứ, năm uẩn.
Thọ không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ, sa vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ hữu đối xúc tương ưng và thọ không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn thừa lại những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Tăng ngữ xúc không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tăng ngữ xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ tương ưng và tăng ngữ xúc không tương ưng với pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tăng ngữ xúc tương ưng, thọ không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tăng ngữ xúc tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn thừa lại những gì? Là tự tánh của tăng ngữ xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tăng ngữ xúc tương ưng và thọ không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ tương ưng, tầm không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn thừa lại những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Tầm không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tầm, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười ba giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ tương ưng và tầm không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tầm tương ưng, thọ không tương ưng. Tầm tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn thừa lại những gì? Là tự tánh của tầm, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười ba giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tầm tương ưng và thọ không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem thọ đối với tầm, thì đối với tứ cũng vậy.
Thọ tương ưng, thức không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn thừa lại những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Thức không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thức, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ tương ưng và pháp mà thức không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thức tương ưng, thọ không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thức tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm sở pháp, một giới, một xứ, ba uẩn. Ở đây còn thừa lại những gì? Là tự tánh của thức, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, ba uẩn.
Thọ không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thức tương ưng và thọ không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ tương ưng, nhãn thức không tương ưng. Thọ tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn thừa lại những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Nhãn thức không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của nhãn thức, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ tương ưng và nhãn thức không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Nhãn thức tương ưng, thọ không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, nhãn thức tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, một giới, một xứ, ba uẩn. Ở đây còn thừa lại những gì? Là tự tánh của nhãn thức, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ không tương ưng đã gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ nhãn thức tương ưng và thọ không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem thọ đối với nhãn thức, cho đến đối với ý thức cũng như vậy.
Thọ tương ưng, nhãn xúc không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Nhãn xúc không tương ưng gồm những gì? Là tự thể của nhãn xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ tương ưng và nhãn xúc không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Nhãn xúc tương ưng, thọ không tương ưng. Nhãn xúc tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của nhãn xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười xứ, năm uẩn.
Thọ không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ nhãn xúc tương ưng và thọ không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem thọ đối với nhãn xúc, cho đến đối với ý xúc cũng như vậy. Như đem thọ đối với sáu xúc thân, đối với sáu tưởng thân, sáu tư thân, nói rộng thì cũng vậy.
--------------
Tưởng tương ưng, tư không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tưởng tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai uẩn, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Tư không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tưởng tương ưng và tư không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tư tương ưng, tưởng không tương ưng. Tư tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Tưởng không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tư tương ưng và tưởng không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như lấy tưởng đối với tư, cho đến đối với tuệ cũng như vậy.
Tưởng tương ưng, bất tín không tương ưng. Tưởng tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Bất tín không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của bất tín, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tưởng tương ưng và bất tín không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Bất tín tương ưng, tưởng không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, bất tín tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của bất tín, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Tưởng không tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ bất tín tương ưng và tưởng bất tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem tưởng đối với bất tín, đối với mọi pháp đại phiền não địa khác, dục tham, sân, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý cũng như vậy.
Tưởng tương ưng, phẫn không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tưởng tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Phẫn không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của phẫn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tưởng tương ưng và phẫn không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Phẫn tương ưng, tưởng không tương ưng. Phẫn tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì?
Là tự tánh của phẫn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Tưởng không tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, đã gồm thâu những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ phẫn tương ưng và tưởng không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem tưởng đối với phẫn, đối với những pháp tiểu phiền não địa khác, Vô sắc tham, nghi, năm kiến, minh xúc, sáu thọ thân cũng như vậy.
Tưởng tương ưng, sắc tham không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tưởng tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn thừa lại những thứ nào? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Sắc tham không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của sắc tham, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Tức là trừ tưởng tương ưng và sắc tham không tương ưng pháp, thì trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Sắc tham tương ưng, tưởng không tương ưng. Sắc tham tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, sáu giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của Sắc tham, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành
Tưởng không tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ sắc tham tương ưng, tưởng không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tưởng tương ưng, hữu đối xúc không tương ưng. Tưởng tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Hữu đối xúc không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của hữu đối xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười ba giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tưởng tương ưng và hữu đối xúc không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Hữu đối xúc tương ưng, tưởng không tương ưng. Hữu đối xúc tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, bảy giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của hữu đối xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười ba giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tưởng không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ hữu đối xúc tương ưng và tưởng không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tưởng tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng. Tưởng tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Tăng ngữ xúc không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tăng ngữ xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tưởng tương ưng và tăng ngữ xúc không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tăng ngữ xúc tương ưng, tưởng không tương ưng. Tăng ngữ xúc tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tăng ngữ xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tưởng không tương ưng gồm thâu những gì? Nghĩa là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tăng ngữ xúc tương ưng và tưởng không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tưởng tương ưng, lạc căn không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tưởng tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Lạc căn không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của lạc căn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tưởng tương ưng và lạc căn không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Lạc căn tương ưng, tưởng không tương ưng. Lạc căn tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì?
Là tự tánh của lạc căn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Tưởng không tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, gồm thâu những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ lạc căn tương ưng và tưởng không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem tưởng đối với lạc căn, đối với xả căn cũng như vậy.
Tưởng tương ưng, khổ căn không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tưởng tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Khổ căn không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của khổ căn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tưởng tương ưng và khổ căn không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Khổ căn tương ưng, tưởng không tương ưng. Khổ căn tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, mười bảy giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của khổ căn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Tưởng không tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ khổ căn tương ưng và tưởng không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tưởng tương ưng, hỷ căn không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tưởng tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Hỷ căn không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của hỷ căn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tưởng tương ưng và hỷ căn không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Hỷ căn tương ưng, tưởng không tương ưng. Hỷ căn tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của hỷ căn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Tưởng không tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ hỷ căn tương ưng và tưởng không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem tưởng đối với hỷ căn, đối với ưu căn cũng vậy. Đem tư đối với tầm, tứ, thức, pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu tư thân đều như đã nói trong môn thọ, chỉ trong lĩnh vực của thọ nên nói tưởng ấy.
Tưởng tương ưng, thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tưởng tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn.
Thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tưởng tương ưng và thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng, tưởng không tương ưng. Thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của thọ do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tưởng không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, ba uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng và tưởng không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem tưởng đối với thọ do nhãn xúc sinh ra, cho đến đối với thọ do ý xúc sinh ra, tùy sự thích ứng nói rộng cũng như vậy.
----------------
Tư tương ưng, xúc không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tư tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Xúc không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của xúc,sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tư tương ưng và xúc không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Xúc tương ưng, tư không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, xúc tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn thừa lại gì? Là tự tánh của xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Tư không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ xúc tương ưng và tư không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem tư đối với xúc, cho đến đối với tuệ cũng như vậy.
Tư tương ưng, bất tín không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tư tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Bất tín không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của bất tín, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tư tương ưng và bất tín không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Bất tín tương ưng, tư không tương ưng. Bất tín tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của bất tín, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Tư không tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ bất tín tương ưng và tư không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem tư đối với bất tín, đối với pháp đại phiền não địa khác là dục tham, sân, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý cũng như vậy.
Tư tương ưng, phẫn không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tư tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Phẫn không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của phẫn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tư tương ưng và phẫn không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Phẫn tương ưng, tư không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, phẫn tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của phẫn, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Tư không tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, gồm thâu những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ phẫn tương ưng và tư không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem tư đối với phẫn, đối với pháp tiểu phiền não địa khác là vô sắc tham, nghi, năm kiến, minh xúc, sáu thọ thân cũng như vậy.
Tư tương ưng, sắc tham không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tư tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Sắc tham không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của sắc tham, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tư tương ưng và sắc tham không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Sắc tham tương ưng, tư không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, sắc tham tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, sáu giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của sắc tham, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Tư không tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ sắc tham tương ưng và tư không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tư tương ưng, hữu đối xúc không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tư tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Hữu đối xúc không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của hữu đối xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười ba giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tư tương ưng và hữu đối xúc không tương ưng, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Hữu đối xúc tương ưng, tư không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, hữu đối xúc tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, bảy giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của hữu đối xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười ba giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tư không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tư, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ hữu đối xúc tương ưng và tư không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn
Tư tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tư tương ưng như trước, cho đến hai uẩn, tăng ngữ xúc không tương ưng như trước, cho đến năm uẩn. Như tư tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng như thế. Tăng ngữ xúc tương ưng, tư không tương ưng, tùy sự ứng hợp nên nói rộng ra.
Tư tương ưng, lạc căn không tương ưng. Lạc căn tương ưng, tư không tương ưng, tùy sự ứng hợp nên nói rộng. Như đem tư đối với lạc căn, đối với xả căn cũng vậy. Tư tương ưng, khổ căn không tương ưng. Khổ căn tương ưng, tư không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Tư tương ưng, hỷ căn không tương ưng. Hỷ căn tương ưng, tư không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem tư đối với hỷ căn, đối với ưu căn cũng như vậy. Đem tư đối với tầm, tứ, thức pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, tùy sự ứng hợp nên nói rộng.
Xúc tương ưng, tác ý không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, xúc tương ưng đều như trước, cho đến hai uẩn.
Tác ý không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tác ý, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ xúc tương ưng và tác ý không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tác ý tương ưng, xúc không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tác ý tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tác ý, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Xúc không tương ưng thì như trước đã nói. Như đem xúc đối với tác ý, cho đến đối với tuệ cũng như vậy.
Xúc tương ưng, bất tín không tương ưng. Bất tín tương ưng, xúc không tương ưng, thì tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem xúc đối với bất tín, đối với pháp đại phiền não địa khác là dục tham, sân, vô tàm, vô quý cũng như vậy.
Xúc tương ưng, phẫn không tương ưng. Phẫn tương ưng, xúc không tương ưng, thì tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem xúc đối với phẫn, đối với pháp tiểu phiền não địa là vô sắc tham, nghi, năm kiến, sáu ái thân cũng như vậy.
Xúc tương ưng, sắc tham không tương ưng. Sắc tham tương ưng, xúc không tương ưng, thì tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Xúc tương ưng, lạc căn không tương ưng. Lạc căn tương ưng, xúc không tương ưng, thì tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem xúc đối với lạc căn, đối với xả căn cũng vậy.
Xúc tương ưng, khổ căn không tương ưng. Khổ căn tương ưng, xúc không tương ưng, tùy theo chỗ ứng hợp mà nói rộng.
Xúc tương ưng, hỷ căn không tương ưng. Hỷ căn tương ưng, xúc không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem xúc đối với hỷ căn, đối với ưu căn cũng vậy. Đem xúc đối với tầm, tứ, thức pháp, sáu thức thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, tùy theo chỗ ứng hợp mà nói rộng.----------------
Tác ý tương ưng, dục không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tác ý tương ưng đều như trước đã nói.
Dục không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của dục, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Như trước đã nói.
Dục tương ưng, tác ý không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, dục tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của dục, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Tác ý không tương ưng đều như trước đã nói. Như đem tác ý đối với dục, cho đến đối với tuệ cũng vậy.
Tác ý tương ưng, bất tín không tương ưng. Bất tín tương ưng, tác ý không tương ưng, tùy theo chỗ ứng hợp mà nói rộng. Như đem tác ý đối với bất tín, đối với pháp đại phiền não địa khác là dục tham, sân, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý cũng như vậy.
Tác ý tương ưng, phẫn không tương ưng. Phẫn tương ưng, tác ý không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem tác ý đối với phẫn, đối với pháp tiểu phiền não địa khác như Vô sắc tham, nghi, năm kiến, minh xúc, sáu ái thân cũng vậy.
Tác ý tương ưng, Sắc tham không tương ưng. Sắc tham tương ưng, tác ý không tương ưng, tùy theo chỗ ứng hợp mà nói rộng.
Tác ý tương ưng, hữu đối xúc không tương ưng. Hữu đối xúc tương ưng, tác ý không tương ưng, tùy theo chỗ ứng hợp mà nói rộng
Tác ý tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng. Tăng ngữ xúc tương ưng, tác ý không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Tác ý tương ưng, lạc căn không tương ưng. Lạc căn tương ưng, tác ý không tương ưng, tùy sự thuận hợp mà nói rộng.
Như đem tác ý đối với lạc căn, đối với xả căn cũng vậy.
Tác ý tương ưng, khổ căn không tương ưng. Khổ căn tương ưng, tác ý không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Tác ý tương ưng, hỷ căn không tương ưng. Hỷ căn tương ưng, tác ý không tương ưng, tùy sự thuận hợp mà nói rộng.
Như đem tác ý đối với hỷ căn, đối với ưu căn cũng như vậy. Đem tác ý đối với tầm, tứ, thức pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
--------------
Dục tương ưng, thắng giải không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, dục tương ưng đều như trước nói.
Thắng giải không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thắng giải, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ dục tương ưng và thắng giải không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thắng giải tương ưng, dục không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thắng giải tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của thắng giải, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Dục không tương ưng, như trước đã nói. Như đem dục đối với thắng giải, đối với niệm, Tam-ma-địa, tuệ cũng vậy.
Dục tương ưng, bất tín không tương ưng. Dục không tương ưng, bất tín tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem dục đối với bất tín, đối với pháp đại phiền não địa khác là Dục tham, sân, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý cũng vậy.
Dục tương ưng, phẫn không tương ưng. Phẫn tương ưng, dục không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem dục đối với phẫn, đối với pháp tiểu phiền não địa khác là Vô sắc tham, nghi, năm kiến, minh xúc, sáu ái thân cũng vậy.
Dục tương ưng, sắc tham không tương ưng. Sắc tham tương ưng, dục không tương ưng, tùy sự thích ứng mà nói rộng.
Dục tương ưng, hữu đối xúc không tương ưng. Hữu đối xúc tương ưng, dục không tương ưng, tùy sự thuận hợp mà nói rộng.
Dục tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng. Tăng ngữ xúc tương ưng, dục không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Dục tương ưng, lạc căn không tương ưng. Lạc căn tương ưng, dục không tương ưng, tùy sự thích hợp mà nói rộng. Như đem dục đối với lạc căn, đối với xả căn cũng vậy.
Dục tương ưng, khổ căn không tương ưng. Khổ căn tương ưng, dục không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Dục tương ưng, hỷ căn không tương ưng. Hỷ căn tương ưng, dục không tương ưng, tùy sự thích ứng mà nói rộng. Như đem dục đối với hỷ căn, đối với ưu căn cũng vậy. Đem dục đối với tầm, tứ, thức pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
---------------------------
Thắng giải tương ưng, niệm không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thắng giải tương ưng đều như trước đã nói.
Niệm không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của niệm, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Như trước đã nói.
Niệm tương ưng, thắng giải không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, niệm tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của niệm, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Thắng giải không tương ưng, như trước đã nói. Như đem thắng giải đối với niệm, đối với Tam-mađịa, tuệ cũng vậy.
Thắng giải tương ưng, bất tín không tương ưng. Bất tín tương ưng, thắng giải không tương ưng, tùy theo chỗ ứng hợp mà nói rộng. Như đem thắng giải đối với bất tín, đối với pháp đại phiền não địa khác là dục tham, sân, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý thì cũng vậy.
Thắng giải tương ưng, phẫn không tương ưng. Phẫn tương ưng, thắng giải không tương ưng, tùy sự thích ứng mà nói rộng. Như đem thắng giải đối với phẫn, đối với pháp tiểu phiền não địa khác là vô sắc tham, nghi, năm kiến, minh xúc, sáu ái thân cũng vậy.
Thắng giải tương ưng, sắc tham không tương ưng. Sắc tham tương ưng, thắng giải không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Thắng giải tương ưng, hữu đối xúc không tương ưng. Hữu đối xúc tương ưng, thắng giải không tương ưng, tùy sự thuận hợp mà nói rộng.
Thắng giải tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng. Tăng ngữ xúc tương ưng, thắng giải không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Thắng giải tương ưng, lạc căn không tương ưng. Lạc căn tương ưng, thắng giải không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem thắng giải đối với lạc căn, đối với xả căn cũng như vậy.
Thắng giải tương ưng, khổ căn không tương ưng. Khổ căn tương ưng, thắng giải không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Thắng giải tương ưng, hỷ căn không tương ưng. Hỷ căn tương ưng, thắng giải không tương ưng, tùy sự thích ứng mà nói rộng. Như đem thắng giải đối với hỷ căn, đối với ưu căn cũng vậy. Đem thắng giải đối với tầm, tứ, thức pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
-------------------------
Niệm tương ưng, Tam-ma-địa không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, niệm tương ưng đều như trước đã nói.
Tam-ma-địa không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của Tam-ma-địa, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Như trước đã nói.
Tam-ma-địa tương ưng, niệm không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, Tamma-địa tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của Tam-ma-địa, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Niệm không tương ưng đều như trước đã nói. Như đem niệm đối với Tam-ma-địa, đối với tuệ cũng vậy.
Niệm tương ưng, bất tín không tương ưng. Bất tín tương ưng, niệm không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem niệm đối với bất tín, đối với pháp đại phiền não địa khác là dục tham, sân, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý cũng như vậy.
Niệm tương ưng, phẫn không tương ưng. Phẫn tương ưng, niệm không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem niệm đối với phẫn, đối với pháp tiểu phiền não địa khác là vô sắc tham, nghi, năm kiến, minh xúc, sáu ái thân cũng vậy.
Niệm tương ưng, sắc tham không tương ưng. Sắc tham tương ưng, niệm không tương ưng, tùy theo chỗ thích ứng mà nói rộng.
Niệm tương ưng, hữu đối xúc không tương ưng. Hữu đối xúc tương ưng, niệm không tương ưng, tùy sự thuận hợp mà nói rộng.
Niệm tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng. Tăng ngữ xúc tương ưng, niệm không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Niệm tương ưng, lạc căn không tương ưng. Lạc căn tương ưng, niệm không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem niệm đối với lạc căn, đối với xả căn cũng vậy.
Niệm tương ưng, khổ căn không tương ưng. Khổ căn tương ưng, niệm không tương ưng, tùy sự thích ứng mà nói rộng.
Niệm tương ưng, hỷ căn không tương ưng. Hỷ căn tương ưng, niệm không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem niệm đối với hỷ căn, đối với ưu căn cũng vậy. Đem niệm đối với tầm, tứ, thức pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
---------------
Tam-ma-địa tương ưng, tuệ không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, Tam-ma-địa tương ưng đều như nói ở trước.
Tuệ không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tuệ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Như trước đã nói.
Tuệ tương ưng, Tam-ma-địa không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tuệ tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tuệ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười một giới, mười một xứ, hai uẩn.
Tam-ma-địa không tương ưng cũng như trước đã nói.
Tam-ma-địa tương ưng, bất tín không tương ưng. Bất tín tương ưng, Tam-ma-địa không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem
Tam-ma-địa đối với bất tín, đối với pháp đại phiền não địa khác là dục tham, sân, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý cũng như vậy.
Tam-ma-địa tương ưng, phẫn không tương ưng. Phẫn tương ưng, Tam-ma-địa không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem Tamma-địa đối với phẫn, đối với pháp tiểu phiền não địa khác là vô sắc tham, nghi, năm kiến, minh xúc, sáu ái thân cũng như vậy.
Tam-ma-địa tương ưng, sắc tham không tương ưng. Sắc tham tương ưng, Tam-ma-địa không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Tam-ma-địa tương ưng, hữu đối xúc không tương ưng. Hữu đối xúc tương ưng, Tam-ma-địa không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Tam-ma-địa tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng. Tăng ngữ xúc tương ưng, Tam-ma-địa không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Tam-ma-địa tương ưng, lạc căn không tương ưng. Lạc căn tương ưng, Tam-ma-địa không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem Tamma-địa đối với lạc căn, đối với xả căn cũng như vậy.
Tam-ma-địa tương ưng, khổ căn không tương ưng. Khổ căn tương ưng, Tam-ma-địa không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Tam-ma-địa tương ưng, hỷ căn không tương ưng. Hỷ căn tương ưng, Tam-ma-địa không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem Tamma-địa đối với hỷ căn, đối với ưu căn cũng như vậy. Đem Tam-ma-địa đối với tầm, tứ, thức pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
---------------
Tuệ tương ưng, bất tín không tương ưng. Bất tín tương ưng, tuệ không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem tuệ đối với bất tín, đối với pháp đại phiền não địa khác là dục tham, sân, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý cũng như vậy.
Tuệ tương ưng, phẫn không tương ưng. Phẫn tương ưng, tuệ không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem tuệ đối với phẫn, đối với pháp tiểu phiền não địa khác là vô sắc tham, nghi, năm kiến, minh xúc, sáu ái thân cũng như vậy.
Tuệ tương ưng, sắc tham không tương ưng. Sắc tham tương ưng, tuệ không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Tuệ tương ưng, hữu đối xúc không tương ưng. Hữu đối xúc tương ưng, tuệ không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Tuệ tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng. Tăng ngữ xúc tương ưng, tuệ không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Tuệ tương ưng, lạc căn không tương ưng. Lạc căn tương ưng, tuệ không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem tuệ đối với lạc căn, đối với xả căn cũng như vậy.
Tuệ tương ưng, khổ căn không tương ưng. Khổ căn tương ưng, tuệ không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Tuệ tương ưng, hỷ căn không tương ưng. Hỷ căn tương ưng, tuệ không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem tuệ đối với hỷ căn, đối với ưu căn cũng như vậy. Đem tuệ đối với tầm, tứ, thức pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Bất tín tương ưng, biếng nhác không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, bất tín tương ư cũng như trước đã nói.
Biếng nhác không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của biếng nhác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Như trước đã nói.
Biếng nhác tương ưng, bất tín không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, biếng nhác tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, tám giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của biếng nhác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, bất tín không tương ưng cũng như trước đã nói. Như đem bất tín đối với biếng nhác, đối với pháp đại phiền não địa khác là dục tham, sân, vô minh xúc, phi minh, phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý cũng vậy.
Bất tín tương ưng, phẫn không tương ưng. Phẫn tương ưng, bất tín không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem bất tín đối với phẫn, đối với pháp tiểu phiền não địa khác là vô sắc tham, nghi, năm kiến, minh xúc, sáu ái thân cũng như vậy.
Bất tín tương ưng, sắc tham không tương ưng. Sắc tham tương ưng, bất tín không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Bất tín tương ưng, hữu đối xúc không tương ưng. Hữu đối xúc tương ưng, bất tín không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Bất tín tương ưng, tăng ngữ xúc không tương ưng. Tăng ngữ xúc tương ưng, bất tín không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Bất tín tương ưng, lạc căn không tương ưng. Lạc căn tương ưng, bất tín không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem bất tín đối với lạc căn, đối với xả căn cũng như vậy.
Bất tín tương ưng, khổ căn không tương ưng. Khổ căn tương ưng, bất tín không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Bất tín tương ưng, hỷ căn không tương ưng. Hỷ căn tương ưng, bất tín không tương ưng, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như đem bất tín đối với hỷ căn, đối với ưu căn cũng như vậy. Đem bất tín đối với tầm, tứ, thức pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
---------------
Do nghĩa lý sâu xa ấy, nên biếng nhác với những môn khác nhau của nó, được dựa vào trước để nói về một phương tiện hành trì. Như lý nên suy xét trong những môn này có những sai biệt, tương tự mà vị trí khác nhau, đều không nên nói, cho đến nhãn thức tương ưng, nhãn xúc không tương ưng.
Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, nhãn thức tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm sở pháp, một giới, một xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của nhãn thức, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Nhãn xúc không tương ưng với mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn gồm thâu những gì? Là tự tánh của nhãn xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ nhãn thức tương ưng và nhãn xúc không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Nhãn xúc tương ưng, nhãn thức không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, nhãn xúc tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của nhãn xúc, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Nhãn thức không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của nhãn thức, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ nhãn xúc tương ưng và nhãn thức không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem nhãn thức đối với nhãn xúc, cho đến đối với ý xúc, sáu tư thân, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Nhãn thức tương ưng, thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, nhãn thức tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm sở pháp, một giới, một xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của nhãn thức, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ nhãn thức tương ưng và thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng, nhãn thức không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của thọ do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Nhãn thức không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của nhãn thức, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng và nhãn thức không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Như đem nhãn thức đối với thọ do nhãn xúc sinh ra, cho đến đối với thọ do ý xúc sinh ra, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Nhãn thức tương ưng, thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, nhãn thức tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, một giới, một xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của nhãn thức, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, Ở đây có vấn đề gì? Là trừ nhãn thức tương ưng và thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Nhãn xúc phát sinh ra thọ tương ưng, nhãn thức không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, nhãn xúc phát sinh ra thọ tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của nhãn xúc phát sinh ra thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Nhãn thức không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của nhãn thức, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ nhãn xúc phát sinh ra thọ tương ưng và nhãn thức không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Như đem nhãn thức đối với nhãn xúc phát sinh ra thọ, cho đến đối với ý xúc phát sinh ra thọ cũng như vậy.
--------------
Như môn nhãn thức, như vậy cho đến năm môn ý thức, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như sáu môn sáu thức thân, sáu môn sáu xúc thân, tùy sự ứng hợp mà nói rộng.
Nhãn xúc sinh ra thọ tương ưng, nhãn xúc sinh ra tưởng không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, nhãn xúc sinh ra thọ tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của nhãn xúc sinh ra thọ, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Nhãn xúc sinh ra tưởng không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của nhãn xúc sinh ra tưởng, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ nhãn xúc sinh ra thọ tương ưng và nhãn xúc sinh ra tưởng không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Nhãn xúc sinh ra tưởng tương ưng, nhãn xúc sinh ra thọ không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, nhãn xúc sinh ra tưởng tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, ba xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tưởng do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ do nhãn xúc sinh, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tưởng do nhãn xúc sinh ra tương ưng và thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem thọ do nhãn xúc sinh ra đối với tưởng do nhãn xúc sinh ra, cho đến đối với tưởng do ý xúc sinh ra cũng như vậy.
Thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng, tư do nhãn xúc sinh ra không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của thọ do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tư do nhãn xúc sinh ra không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của tư do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng và tư do nhãn xúc sinh ra không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Tư do nhãn xúc sinh ra tương ưng, thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, tư do nhãn xúc sinh ra tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của tư do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ tư do nhãn xúc sinh ra tương ưng và thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem thọ do nhãn xúc sinh ra đối với tư do nhãn xúc sinh ra, cho đến đối với tư do ý xúc sinh ra cũng như vậy.
Thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng, ái do nhãn xúc sinh ra không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ do nhãn xúc sinh ra tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, ba uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của thọ do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Ái do nhãn xúc sinh ra không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của ái do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ thọ do nhãn xúc sinh tương ưng và ái do nhãn xúc sinh không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Ái do nhãn xúc sinh ra tương ưng, thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng. Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, ái do nhãn xúc sinh ra tương ưng gồm thâu những gì? Là tâm, tâm sở pháp, ba giới, hai xứ, bốn uẩn. Ở đây còn lại những gì? Là tự tánh của ái do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng gồm thâu những gì? Là tự tánh của thọ do nhãn xúc sinh ra, sắc vô vi, tâm bất tương ưng, mười bảy giới, mười hai xứ, năm uẩn. Ở đây có vấn đề gì? Là trừ ái do nhãn xúc sinh ra tương ưng và thọ do nhãn xúc sinh ra không tương ưng pháp, tức là trừ hết thảy các pháp, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.
Như đem thọ do nhãn xúc sinh ra đối với ái do nhãn xúc sinh ra, cho đến đối với ái do ý xúc sinh ra cũng như vậy.
Như môn thọ do nhãn xúc sinh ra, như thế cho đến năm môn thọ do ý xúc sinh ra, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như sáu môn sáu thọ thân, sáu môn sáu tưởng thân, sáu môn sáu tư thân, tùy sự ứng hợp mà nói rộng. Như thế lược nói có mười sáu môn, nếu nói rộng thì có tám mươi tám môn.