TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN
BỘ A-TỲ-ĐÀM

SỐ 1541 - LUẬN CHÚNG SỰ PHẦN A TỲ ĐÀM

Tác giả: Tôn giả Thế Hữu. Hán dịch:Đời Lưu Tống, Đại sư Cầu Na Bạt Đà La và Bồ Đề Da Xá

MỤC LỤC

QUYỂN 1

Phẩm 1: NĂM PHÁP

Phẩm 2: PHÂN BIỆT TRÍ

QUYỂN 2

Phẩm 3: PHÂN BIỆT CÁC NHẬP

Phẩm 4: PHÂN BIỆT BẢY SỰ

QUYỂN 3

Phẩm 5: PHÂN BIỆT CÁC SỬ

QUYỂN 4

Phẩm 6: PHÂN BIỆT THÂU TÓM, Phần 1

QUYỂN 5

Phẩm 6: PHÂN BIỆT THÂU TÓM, Phần 2

QUYỂN 6

Phẩm 6: PHÂN BIỆT THÂU NHIẾP, Phần 3

QUYỂN 7

Phẩm 6: PHÂN BIỆT THÂU NHIẾP, Phần 4

QUYỂN 8

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, Phần 1

QUYỂN 9

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, Phần 2

QUYỂN 10

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, Phần 3

QUYỂN 11

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, Phần 4

QUYỂN 12

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, Phần 5

Phẩm 8: NHIẾP TRẠCH (Lựa chọn thâu tóm)

QUYỂN 1

Phẩm 1: BIỆN VỀ NĂM SỰ

Phẩm 2: BIỆN LUẬN CÁC TRÍ, Phần 1

QUYỂN 2

Phẩm 2: BIỆN LUẬN CÁC TRÍ, Phần 2

Phẩm 3: BIỆN VỀ CÁC XỨ

Phẩm 4: BIỆN VỀ BẢY SỰ, Phần 1

QUYỂN 3

Phẩm 4: BIỆN VỀ BẢY SỰ, Phần 2

Phẩm 5: BIỆN VỀ TÙY MIÊN, Phần 1

QUYỂN 4

Phẩm 5: BIỆN VỀ TÙY MIÊN, Phần 2

QUYỂN 5

Phẩm 5: BIỆN VỀ TÙY MIÊN, Phần 3

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 1

QUYỂN 6

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 2

QUYỂN 7

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 3

QUYỂN 8

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 4

QUYỂN 9

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 5

QUYỂN 10

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 6

Phẩm 7: THIÊN VẤN BIỆN, Phần 1

QUYỂN 11

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 2

QUYỂN 12

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 3

QUYỂN 13

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 4

QUYỂN 14

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 5

QUYỂN 15

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 6

QUYỂN 16

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 7

QUYỂN 17

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 8

QUYỂN 18

Phẩm 8: BIỆN VỀ QUYẾT TRẠCH

QUYỂN 1

Kiền độ thứ 1: TẠP

Phẩm 1: PHÁP THỨ NHẤT CỦA THẾ GIAN

Phẩm 2: NÓI VỀ TRÍ

QUYỂN 2

Kiền độ thứ 1: TẠP

Phẩm 3: NÓI VỀ NGƯỜI

Phẩm 4: NÓI VỀ ÁI, CUNG KÍNH

Phẩm 5: NÓI VỀ KHÔNG HỔ THẸN

QUYỂN 3

Kiền độ thứ 1: TẠP

Phẩm 6: NÓI VỀ SẮC

Phẩm 7: BÀN VỀ NGHĨA VÔ

Phẩm 8: BÀN VỀ TƯ

QUYỂN 4

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 1: BÀN VỀ BẤT THIỆN

QUYỂN 5

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, Phần 1

QUYỂN 6

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, Phần 2

QUYỂN 7

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 3: BÀN VỀ NGƯỜI

QUYỂN 8

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 4: BÀN VỀ MƯỜI MÔN

QUYỂN 9

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 1: NÓI VỀ TÁM ĐẠO

QUYỂN 10

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 2: NÓI VỀ NĂM CHỦNG

Phẩm 3: BIẾT VỀ TÂM NGƯỜI KHÁC

QUYỂN 11

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, Phần 1

QUYỂN 12

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, Phần 2

QUYỂN 13

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 5: BÀN VỀ TƯƠNG ƯNG, Phần 1

QUYỂN 14

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 5: BÀN VỀ TƯƠNG ƯNG, Phần 2

QUYỂN 15

Kiền độ thứ 4: HÀNH

Phẩm 1: BÀN VỀ HÀNH ÁC

Phẩm 2: NÓI VỀ TÀ NGỮ

QUYỂN 16

Kiền độ thứ 4: HÀNH

Phẩm 3: NÓI VỀ HẠI CHÚNG SINH

QUYỂN 17

Kiền độ thứ 4: HÀNH

Phẩm 4: NÓI VỀ HỮU GIÁO, VÔ GIÁO

Phẩm 5: BÀN VỀ TỰ HÀNH

QUYỂN 18

Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI

Phẩm 1: BÀN VỀ TỊNH CĂN

QUYỂN 19

Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

QUYỂN 20

Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI

Phẩm 3: BÀN VỀ KIẾN ĐẾ

Phẩm 4: BÀN VỀ NỘI TẠO

QUYỂN 21

Kiền độ thứ 6: CĂN

Phẩm 1: BÀN VỀ CĂN

Phẩm 2: BÀN VỀ HỮU

Phẩm 3: BÀN VỀ CÁNH LẠC

QUYỂN 22

Kiền độ thứ 6: CĂN

Phẩm 4: BÀN VỀ TÂM BẮT ĐẦU

Phẩm 5: BÀN VỀ MỚI PHÁT TÂM

Phẩm 6: BÀN VỀ NGƯ TỬ

QUYỂN 23

Kiền độ thứ 6: CĂN

Phẩm 7: BÀN VỀ DUYÊN, Phần 1

QUYỂN 24

Kiền độ thứ 6: CĂN

Phẩm 7: BÀN VỀ DUYÊN, Phần 2

QUYỂN 25

Kiền độ thứ 7: ĐỊNH

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC QUÁ KHỨ, Phần 1

QUYỂN 26

Kiền độ thứ 7: ĐỊNH

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC QUÁ KHỨ, Phần 2

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

QUYỂN 27

Kiền độ thứ 7: ĐỊNH

Phẩm 3: BÀN VỀ GIẢI THOÁT

Phẩm 4: BÀN VỀ A NA HÀM

QUYỂN 28

Kiền độ thứ 7: ĐỊNH

Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT HÀNH

QUYỂN 29

Kiền độ thứ 8: KIẾN

Phẩm 1: BÀN VỀ Ý CHỈ

Phẩm 2: BÀN VỀ DỤC

QUYỂN 30

Kiền độ thứ 8: KIẾN

Phẩm 3: BÀN VỀ TƯỞNG

Phẩm 4: BÀN VỀ TRÍ, THỜI

Phẩm 5: BÀN VỀ KIẾN

QUYỂN 1

Chương 1: TẠP UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ PHÁP THẾ ĐỆ NHẤT

Phẩm 2: BÀN VỀ TRÍ

Phẩm 3: NÓI VỀ BỔ ĐẶC GIÀ LA

QUYỂN 2

Chương 1: TẠP UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ ÁI KÍNH

Phẩm 5: BÀN VỀ VÔ TÀM

Phẩm 6: BÀN VỀ TƯỚNG

Phẩm 7: BÀN VỀ NGHĨA VÔ

Phẩm 8: BÀN VỀ TƯ

QUYỂN 3

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ PHÁP BẤT THIỆN

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, Phần 1

QUYỂN 4

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, Phần 2

QUYỂN 5

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 3: BÀN VỀ HỮU TÌNH

Phẩm 4: BÀN VỀ MƯỜI MÔN, Phần 1

QUYỂN 6

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ MƯỜI MÔN, Phần 2

QUYỂN 7

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ GIÁC CHI

Phẩm 2: BÀN VỀ NĂM LOẠI

QUYỂN 8

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 3: BÀN VỀ THA TÂM TRÍ

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, Phần 1

QUYỂN 9

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, Phần 2

Phẩm 5: BÀN VỀ BẢY THÁNH, Phần 1

QUYỂN 10

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 5: BÀN VỀ BẢY THÁNH, Phần 2

QUYỂN 11

Chương 4: NGHIỆP UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ HÀNH ÁC

Phẩm 2: BÀN VỀ TÀ NGỮ

Phẩm 3: BÀN VỀ HẠI

QUYỂN 12

Chương 4: NGHIỆP UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ BIỂU, VÔ BIỂU

Phẩm 5: BÀN VỀ TỰ NGHIỆP

QUYỂN 13

Chương 5: ĐẠI CHỦNG UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẠI TẠO

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

Phẩm 3: BÀN VỀ THẤY ĐỦ

QUYỂN 14

Chương 5: ĐẠI CHỦNG UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ CHẤP THỌ

Phẩm 1: BÀN VỀ CĂN

QUYỂN 15

Chương 6: CĂN UẨN

Phẩm 2: BÀN VỀ HỮU

Phẩm 3: BÀN VỀ XÚC

Phẩm 4: BÀN VỀ ĐẲNG TÂM

Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT TÂM

QUYỂN 16

Chương 6: CĂN UẨN

Phẩm 6: BÀN VỀ NGƯ

Phẩm 7: BÀN VỀ NHÂN DUYÊN

QUYỂN 17

Chương 7: ĐỊNH UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

QUYỂN 18

Chương 7: ĐỊNH UẨN

Phẩm 3: BÀN VỀ SỰ THÂU NHIẾP

Phẩm 4: BÀN VỀ BẤT HOÀN

QUYỂN 19

Chương 7: ĐỊNH UẨN

Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT HẠNH

Phẩm 1: BÀN VỀ NIỆM TRỤ

Phẩm 2: BÀN VỀ BA HỮU

Phẩm 3: BÀN VỀ TƯỞNG

QUYỂN 20

Chương 8: KIẾT UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ TRÍ

Phẩm 5: BÀN VỀ KIẾN

Phẩm 6: BÀN VỀ GIÀ THA


QUYỂN 1

Phẩm 1: NĂM PHÁP

Hỏi: Năm pháp gì?

Đáp: Là sắc, tâm và tâm pháp, tâm bất tương hành, vô vi.

Hỏi: Sắc là gì?

Đáp: Là bốn đại và bốn đại tạo sắc.

Thế nào là bốn đại? Là địa, thủy, hỏa, phong giới.

Thế nào là tạo sắc? Là nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn, sắc-thanh-hương-vị-xúc, nhập phần ít và sắc vô tác, gọi là sắc pháp.

Hỏi: Tâm là gì?

Đáp: Là ý và sáu thức.

Thế nào là sáu thức? Là nhãn thức-nhĩ-tỷ-thiệtthân-ý thức. Đó gọi là tâm pháp.

Hỏi: Tâm pháp là sao? Nghĩa là tâm tương ưng như pháp. Tức là thọ, tưởng, tư, xúc, ức, dục, giải thoát, niệm, định, tuệ, tín, tinh tiến, giác quán, phóng dật, bất phóng dật, căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký, hết thảy kiết, phược, sử, phiền não, thượng phiền não, triền, hoặc trí, hoặc kiến, hoặc vô gián v.v... Những thứ này và các tâm khác tương ưng nhau cùng khởi lên thì gọi là pháp của tâm pháp.

Hỏi: Tâm bất tương ưng hành là gì?

Đáp: Nghĩa là pháp không tương ưng với tâm, là những định vô tưởng, định diệt tận, Vô tưởng thiên, mạng căn, chủng loại, xứ đắc, sự đắc, nhập đắc, sinh, lão, trụ, vô thường, danh thân, cú thân, vị thân (danh từ, câu văn, ý nghĩa văn), những thứ đó và những loại khác không cùng tâm tương ưng, cùng khởi lên, gọi là tâm bất tương ưng hành pháp. Hỏi: Vô vi là gì?

Đáp: Gồm ba thứ: Hư không, số diệt, phi số diệt, gọi là pháp vô vi.

Địa giới là gì? Là cứng chắc. Thủy giới là gì?

Là thấm ướt. Hỏa giới là gì? Là ấm nóng.

Phong giới là gì? Là sự phiêu động.

Thế nào là nhãn căn? Là sắc tịnh làm chỗ dựa cho nhãn thức. Thế nào là nhĩ căn? Là sắc tịnh làm chỗ dựa cho nhĩ thức.

Thế nào là tỷ căn? Là sắc tịnh làm chỗ dựa cho tỷ thức.

Thế nào là thiệt căn? Là sắc tịnh làm chỗ dựa cho thiệt thức. Thế nào là thân căn? Là sắc tịnh làm chỗ dựa cho thân thức.

Thế nào là sắc? Là sắc có xấu có tốt, có trung gian, mà hai thức kia biết được, trước là cái biết của mắt (nhãn thức), sau là cái biết của ý (ý thức). Đó gọi là sắc.

Thế nào là thanh? Thanh có hai thứ: Là tiếng khởi lên nhờ bốn đại, và tiếng khởi lên không nhờ bốn đại, để cho hai thức kia nhận biết, trước là tai biết (nhĩ thức), sau là ý biết (ý thức). Đó gọi là thanh.

Thế nào là hương? Gọi là hương thì có mùi thơm, mùi thối, mùi trung gian, để hai thức kia nhận biết, trước là mũi biết (tỷ thức), sau là ý biết (ý thức). Đó gọi là hương.

Thế nào là vị? Vị có vừa ý, không vừa ý, có trung gian, để hai thức kia nhận biết, trước là lưỡi biết (thiệt thức), sau là ý biết (ý thức). Đó gọi là vị. Thế nào là xúc nhập phần ít? Là nhám, trơn, nhẹ, nặng, lạnh nóng, đói khát mà hai thức kia nhận biết, trước là thân biết (thân thức), sau là ý biết (ý thức). Đó là xúc nhập phần ít.

Thế nào là sắc vô tác? Là sắc thuộc đối tượng nhập của pháp, chỉ có một thức nhận biết là ý thức, đó gọi là sắc vô tác.

Thế nào là nhãn thức? Là dựa vào nhãn căn để hoạt động đối với sắc.

Thế nào nhĩ thức? Là dựa vào nhĩ căn mà hoạt động đối với tiếng.

Thế nào là tỷ thức? Là dựa vào tỷ căn mà hoạt động đối với mùi. Thế nào là thiệt thức? Là dựa vào thiệt căn mà hoạt động đối với vị.

Thế nào thân thức? Là dựa vào thân căn mà hoạt động đối với xúc chạm.

Thế nào là ý thức? Là dựa vào ý căn mà hoạt động đối với mọi pháp.

Thế nào là thọ? Có ba thứ: Khổ thọ, lạc thọ và bất khổ bất lạc thọ (cảm nhận không khổ không vui).

Thế nào là tưởng? Có ba tưởng: Tưởng ít, tưởng nhiều, tưởng vô lượng.

Thế nào là tư? Tâm sở tạo tác, có ba thứ nghiệp sinh là nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp vô ký.

Thế nào là xúc? Là ba việc hòa hợp phát sinh ba thứ xúc: Xúc khổ, xúc vui, xúc không khổ không vui.

Thế nào là ức? Là tâm phát ra tỏ ngộ, có ba thứ:

Học, vô học, không phải học không phải vô học.

Thế nào là dục? Là tâm muốn làm.

Thế nào là giải thoát? Là tâm đã mở ra, hiện đang mở ra, sẽ mở ra.

Thế nào là niệm? Là tâm không quên. Thế nào là định? Là nhất tâm.

Thế nào là tuệ? Là quyết đoán đối với mọi pháp. Thế nào là tín? Là tâm trong sạch.

Thế nào là tinh tiến? Là tâm có thể tạo được dũng mãnh. Thế nào là giác? Là tâm thô.

Thế nào là quán? Là tâm vi tế.

Thế nào là phóng dật? Là không tu pháp thiện. Thế nào là không phóng dật? Là tu pháp thiện.

Thế nào là căn thiện? Có ba căn thiện: Không tham, không giận dữ, không ngu si.

Thế nào là căn bất thiện? Có ba căn bất thiện: Tham, sân, si.

Thế nào là căn vô ký? Có bốn căn vô ký: Vô ký về ái, vô ký về kiến, vô ký về mạn, vô ký về vô minh.

Thế nào là kiết? Có chín kiết (trói buộc) là kiết ái (sự trói buộc của ái), kiết sân (sự trói buộc của giận dữ), kiết mạn (sự trói buộc của kiêu mạn), kiết vô minh, kiết kiến (sự trói buộc của kiến chấp), kiết tha thủ (sự trói buộc do chấp theo kẻ khác), kiết nghi, kiết tật (ganh ghét), kiết xan (bỏn xẻn).

Kiết ái là gì? Là tham nơi ba cõi.

Kiết sân là gì? Là đi ngược lại với chúng sinh.

Kiết mạn là gì? Có bảy thứ mạn là: Mạn, tăng mạn, mạn mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, bất như mạn, tà mạn.

Thế nào là mạn? Là đối với kẻ thua cho mình là hơn. Đối với kẻ hơn mình thì cho là bằng, từ đó khởi tâm coi thường, cho mình là cao hơn, giỏi hơn. Đó gọi là mạn.

Thế nào là tăng mạn? Đối với chỗ ngang hàng thì cho mình cao hơn, đối với bậc cao hơn thì cho mình ngang bằng, do đó dấy tâm khinh người, cho mình cao hơn giỏi hơn. Đó gọi là tăng mạn.

Thế nào là mạn mạn? Là đối với kẻ cao hơn cho mình cao hơn nữa, từ đó khởi tâm khinh thường cho mình cao hơn giỏi hơn. Đó gọi là mạn mạn.

Thế nào là ngã mạn? Đối với thân năm ấm này, chấp rằng có ta, có cái của ta (ngã sở), từ đó khởi tâm khinh kẻ khác, cho mình tài giỏi. Đó gọi là ngã mạn.

Thế nào là tăng thượng mạn? Pháp thù thắng chưa được cho là mình đã được, chưa tới cho là đã tới, chưa tiếp xúc cho là đã tiếp xúc, chưa chứng cho là đã chứng, từ đó sinh tâm khinh thường, cho mình là cao, giỏi. Đó gọi là tăng thượng mạn.

Thế nào là bất như mạn? Đối với người cao tột kia, cho là tầm thường không bằng mình, từ đó khởi tâm xem thường, tự cho mình là cao, giỏi. Đó gọi là bất như mạn.

Thế nào là tà mạn? Không có đức hạnh cho là có đức hạnh, từ đó khinh chê kẻ khác, cho mình là cao, giỏi. Đó gọi là tà mạn.

Bảy thứ mạn như thế gọi là sự trói buộc của mạn (kiết mạn). Kiết vô minh là gì? Là không hiểu biết về ba cõi.

Kiết kiến là gì? Có ba thứ kiến chấp là: Thân kiến, biên kiến và tà kiến. Thế nào là thân kiến? Là đối với thân năm ấm này, thấy có ta, cái của ta, từ đó khởi lên dục, khởi lên nhận lấy, kiến chấp. Thế nào là biên kiến? Là nơi thân năm thọ ấm, hoặc là chấp thường, hoặc chấp đoạn, từ đó khởi lên ham muốn, nhận lấy và chấp giữ. Thế nào là tà kiến? Là hủy báng nhân quả, từ đó khởi lên ham muốn, nhận lấy, chấp giữ. Ba thứ kiến chấp như thế gọi là kiết kiến (sự trói buộc của kiến chấp).

Thế nào là kiến tha thủ? Có hai kiến chấp: Kiến thủ, giới thủ. Thế nào là kiến thủ? Là trong thân năm ấm này thấy rằng diệu bậc nhất, từ đó khởi lên ham muốn, nhận lấy, bám giữ. Thế nào là giới thủ? Là trong thân năm ấm này cho là thanh tịnh, giải thoát, xuất ly. Từ đó khởi lên ham muốn, nhận lấy, bám giữ.

Thế nào là kiết nghi? Là mê mờ về chân lý (đế). Thế nào là kiết tật? Là tâm giận thêm lên, rộng ra. Thế nào là kiết xan? Là tâm bám chắc, bủn xỉn.

Thế nào là phược? Là kiết tức là trói buộc. Lại có ba thứ phược (trói buộc) là trói buộc của tham dục, trói buộc của giận dữ, trói buộc của ngu si.

Thế nào là sử? Có bảy sử là tham dục sử (sự sai khiến của tham dục), sân nhuế sử, hữu ái sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, nghi sử.

Thế nào là tham dục sử? Có năm thứ: Là tham thuộc cõi Dục, được đoạn trừ, do thấy khổ. Là tham thuộc cõi Dục, được đoạn trừ do thấy tập, diệt, đạo, tu đạo. Năm thứ như thế gọi là tham dục sử.

Thế nào là sân nhuế sử? Có năm thứ: Giận dữ thuộc cõi Dục được đoạn trừ do thấy khổ. Giận dữ thuộc cõi Dục được đoạn trừ do thấy tập, diệt, đạo, tu đạo. Năm thứ như thế gọi là sân nhuế sử.

Thế nào là hữu ái sử? Có mười thứ: Năm thứ thuộc cõi Sắc, năm thứ thuộc cõi Vô sắc. Năm thứ thuộc cõi Sắc là gì? Là ái thuộc cõi Sắc được đoạn trừ do thấy khổ. Là ái thuộc cõi Sắc được đoạn trừ do thấy tập, diệt, đạo, tu đạo. Như năm thứ ở cõi Sắc, năm thứ thuộc cõi Vô sắc cũng vậy. Mười thứ như thế gọi là hữu ái sử.

Thế nào là mạn sử? Có mười lăm thứ: Cõi Dục có năm, cõi Sắc có năm, cõi Vô sắc có năm. Năm thứ thuộc cõi Dục là mạn được đoạn trừ do thấy khổ, thuộc cõi Dục. Mạn được đoạn trừ do thấy tập, diệt, đạo, tu đạo, thuộc cõi Dục. Như năm thứ của cõi Dục, năm thứ ở cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng vậy.

Thế nào là vô minh sử? Có mười lăm thứ: Cõi Dục có năm, cõi Sắc có năm, cõi Vô sắc có năm. Năm thứ thuộc cõi Dục là gì? Là vô minh được đoạn trừ do thấy khổ thuộc cõi Dục. Là vô minh được đoạn trừ do thấy tập, diệt, đạo, tu đạo thuộc cõi Dục. Hai cõi Sắc và cõi Vô sắc, năm thứ cũng như năm thứ ở cõi Dục.

Thế nào là kiến sử? Có ba mươi sáu thứ, cõi Dục có mười hai, cõi Sắc có mười hai, cõi Vô sắc có mười hai. Mười hai thứ thuộc cõi Dục là gì? Là những thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới thủ được đoạn trừ do thấy khổ thuộc cõi Dục. Là tà kiến, kiến thủ được đoạn trừ do thấy tập thuộc cõi Dục. Là tà kiến, kiến thủ được đoạn trừ do thấy diệt thuộc cõi Dục. Là tà kiến, kiến thủ, giới thủ được đoạn trừ do thấy đạo thuộc cõi Dục. Như cõi Dục với mười hai thứ; cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

Thế nào là nghi sử? Có mười hai thứ: cõi Dục có bốn, cõi Sắc có bốn, cõi Vô sắc có bốn. Bốn thứ thuộc cõi Dục là gì? Là nghi được đoạn trừ do thấy khổ thuộc cõi Dục, nghi được đoạn trừ do thấy tập, diệt, đạo thuộc cõi Dục. Bốn thứ của cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

Thế nào là phiền não trên phiền não? Gọi phiền não tức là thượng phiền não, lại có thượng phiền não không phải là phiền não, tức là dứt trừ phiền não. Như mọi thứ cấu nhiễm khác nơi hành ấm.

Thế nào là triền? Có tám triền là ham ngủ, ngủ say, chao động, ăn năn, keo kiệt, ganh ghét, không hổ, không thẹn. (Mười triền thì thêm hai thứ nữa là giận dữ, che giấu).

Thế nào là trí? Có mười trí là: Pháp trí, tỷ trí, tri tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sinh trí.

Thế nào là pháp trí? Là trí vô lậu biết hành khổ của cõi Dục. Là trí vô lậu biết nhân của hành thuộc cõi Dục. Là trí vô lậu biết chỗ diệt của hành thuộc cõi Dục. Là trí vô lậu biết cách đoạn trừ con đường của hành nơi cõi Dục. Lại nữa, pháp trí cũng duyên nơi trí vô lậu thuộc cảnh giới của pháp trí. Đó gọi là pháp trí.

Thế nào là tỷ trí? Là trí vô lậu biết hành khổ thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Trí vô lậu biết nhân của hành thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Trí vô lậu biết chỗ diệt của hành thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Trí vô lậu biết cách đoạn trừ con đường của hành thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Lại nữa, tỷ trí cũng duyên vào trí vô lậu thuộc cảnh giới của tỷ trí.

Thế nào là tri tha tâm trí (trí biết tâm kẻ khác)? Là như trí tu, quả tu đạt được không mất, tức là có khả năng biết được tâm và tâm pháp hiện tại của các chúng sinh khác trong cõi Dục, cõi Sắc, cũng biết tâm và tâm pháp vô lậu.

Thế nào là đẳng trí? Là tuệ hữu lậu.

Thế nào là khổ trí? Là trí vô lậu, suy nghiệm biết thân của năm ấm này là vô thường, khổ, không, vô ngã.

Thế nào là tập trí? Là trí vô lậu, suy nghiệm biết nhân của hữu lậu, nhân nơi tập mà có duyên.

Thế nào là diệt trí? Là trí vô lậu, suy nghiệm biết sự diệt, ngưng dứt là một xa lìa vi diệu.

Thế nào là đạo trí? Là trí vô lậu, suy nghiệm biết về đạo như lần theo dấu vết xe.

Thế nào là tận trí? Nghĩa là ta đã biết khổ, ta đã đoạn trừ tập, ta đã chứng diệt, ta đã tu đạo. Đối với những sự việc đó, trí khởi lên sự thấy biết sáng tỏ với tuệ minh giác không gián đoạn.

Thế nào là vô sinh trí? Là ta đã biết khổ, không còn biết khổ nào nữa. Ta đã đoạn trừ tập, không còn gì phải đoạn trừ. Ta đã chứng diệt, không còn chứng cái gì khác. Ta đã tu đạo, không phải tu gì khác. Đối với các đề mục đó, khởi lên sự thấy biết sáng tỏ với tuệ minh giác không gián đoạn.

Lại nữa: Dục lậu của ta đã hết sạch, gọi là tận trí. Không còn sinh trở lại, gọi là vô sinh trí. Hữu lậu, vô minh lậu trong ta đã hết sạch, gọi là tận trí. Không còn sinh trở lại, gọi là vô sinh trí.

Thế nào là kiến? Nghĩa là trí tức là kiến. Hoặc có kiến không phải là trí. Đó là tám nhẫn vô gián là: khổ pháp nhẫn, khổ tỷ nhẫn, tập pháp nhẫn, tập tỷ nhẫn, diệt pháp nhẫn, diệt tỷ nhẫn, đạo pháp nhẫn, đạo tỷ nhẫn. Đó gọi là kiến. Hoặc trí hoặc kiến tức là vô gián v.v...

Thế nào là đắc? Là đắc pháp.

Thế nào là định vô tưởng? Là cõi Biến tịnh thiên lìa dục, nơi địa trên chưa lìa dục, tạo ra tưởng cốt yếu nhằm ra khỏi ba cõi, trước phải suy nghĩ về phương tiện, tâm và tâm pháp diệt. Đó gọi là định vô tưởng.

Thế nào là định diệt tận? Là Vô sở hữu xứ lìa dục, nơi địa trên chưa lìa dục, tạo ra tưởng ngừng dứt là phương tiện trước hết, tâm và tâm pháp vắng bặt. Đó gọi là định diệt tận.

Thế nào là Vô tưởng thiên? Là chúng sinh sinh lên cõi trời Vô tưởng, tâm và tâm pháp diệt. Đó gọi là Vô tưởng thiên (cõi trời Vô tưởng).

Thế nào là mạng căn? Là thọ mạng trong ba cõi. Thế nào là chủng loại? Là chủng loại chúng sinh. Thế nào là xứ đắc? Là được phương, xứ.

Thế nào là sự đắc? Là được thân này.

Thế nào là nhập đắc? Là được các nhập cả trong lẫn ngoài. Thế nào là sinh? Là ấm chuyển đổi.

Thế nào là già? Là ấm thành thục.

Thế nào là trụ? Là hành khởi, chưa hoại.

Thế nào là vô thường? Là hành khởi đi vào hoại diệt. Thế nào là danh thân? Là trở thành lời nói (tăng ngữ). Thế nào là cú thân? Là đầy đủ văn tự.

Thế nào là vị thân? Là ý nghĩa nơi chữ khi nói. Thế nào là hư không? Là trống không rỗng lặng không bao giờ đầy, dung nạp mọi sắc, tới lui không trở ngại.

Thế nào là số diệt? Là giải thoát.

Thế nào là phi số diệt? Là phi giải thoát.

----------------

Phẩm 2: PHÂN BIỆT TRÍ

Có mười trí: Pháp trí, tỷ trí, tri tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sinh trí.

Thế nào là pháp trí duyên? Là pháp trí duyên nơi hành thuộc cõi Dục cùng các duyên vô lậu.

Thế nào là tỷ trí duyên? Là tỷ trí duyên nơi hành thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc, cùng các duyên vô lậu.

Thế nào là tri tha tâm trí duyên? Là tri tha tâm trí duyên nơi tâm và tâm pháp hiện tại của người khác thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cùng với các duyên vô lậu.

Thế nào là đẳng trí duyên? Là đẳng trí duyên nơi hết thảy các pháp.

Thế nào là khổ trí duyên? Là khổ trí duyên nơi năm thọ uẩn.

Thế nào là tập trí duyên? Là tập trí duyên nơi nhân hữu lậu.

Thế nào là diệt trí duyên? Là diệt trí duyên nơi số diệt.

Thế nào là đạo trí duyên? Là đạo trí duyên nơi pháp học và pháp vô học.

Thế nào là tận trí duyên? Là tận trí duyên nơi hết thảy các pháp hữu vi và số diệt.

Thế nào là vô sinh trí duyên? Là vô sinh trí duyên nơi hết thảy các pháp hữu vi và số diệt.

Hỏi: Vì lý do gì mà pháp trí duyên nơi hành thuộc cõi Dục cùng các duyên vô lậu?

Đáp: Nghĩa là pháp trí biết hành khổ thuộc cõi Dục, biết nhân của hành, biết hành diệt, biết cách đoạn trừ con đường của hành nơi cõi Dục cho nên nói pháp trí phải duyên nơi hành thuộc cõi Dục cùng các duyên vô lậu.

Hỏi: Do đâu mà tỷ trí duyên nơi hành thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc cùng các duyên vô lậu?

Đáp: Tức là tỷ trí nhận biết hành khổ thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc, biết nhân của hành, biết sự diệt của hành, biết cách đoạn trừ con đường của hành, cho nên tỷ trí duyên nơi hành thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc cùng các duyên vô lậu.

Hỏi: Do đâu mà tri tha tâm trí duyên nơi tâm và tâm pháp hiện tại của kẻ khác thuộc cõi Dục, cõi Sắc cùng các duyên vô lậu?

Đáp: Vì tri tha tâm trí biết về tâm và tâm pháp của kẻ khác nơi hiện tại thuộc cõi Dục, cõi Sắc cùng các duyên vô lậu, cho nên tri tha tâm trí duyên nơi tâm và tâm pháp của kẻ khác nơi hiện tại thuộc cõi Dục, cõi Sắc cùng các duyên vô lậu.

Hỏi: Vì lý do gì mà đẳng trí duyên nơi hết thảy các pháp?

Đáp: Vì đẳng trí biết mọi pháp khéo hay không khéo, là phương tiện hay không phương tiện. Do đó, đẳng trí duyên nơi hết thảy các pháp.

Hỏi: Vì lý do nào mà mà khổ trí duyên nơi năm thọ uẩn?

Đáp: Nghĩa là khổ trí biết năm thọ uẩn kia là vô thường, khổ, không, vô ngã. Do đó, khổ trí duyên nơi năm thọ ấm.

Hỏi: Vì lý do nào mà tập trí duyên nơi nhân hữu lậu?

Đáp: Nghĩa là tập trí biết được nhân hữu lậu, nhân nơi tập mà có duyên. Do đó, tập trí duyên nơi nhân hữu lậu.

Hỏi: Vì lý do nào mà diệt trí duyên nơi số diệt? Đáp: Tức là diệt trí biết về số diệt, là sự dừng dứt vắng bặt, sự lìa bỏ vi diệu. Do đó, diệt trí duyên nơi số diệt.

Hỏi: Vì lý do nào mà đạo trí duyên nơi pháp học và vô học?

Đáp: Tức là đạo trí nhận biết về đạo, đạo như lần theo dấu vết xe.

Do đó, đạo trí duyên nơi pháp học và pháp vô học.

Hỏi: Vì lý do nào mà tận trí duyên nơi số diệt và hết thảy các pháp hữu vi?

Đáp: Nghĩa là tận trí đã nhận biết: Ta đã biết khổ, đã đoạn tập, đã chứng diệt, đã tu đạo. Do đó, tận trí duyên nơi số diệt và tất cả các pháp hữu vi.

Hỏi: Vì lý do gì mà vô sinh trí duyên nơi số diệt và hết thảy các pháp hữu vi?

Đáp: Tức là vô sinh trí đã nhận biết: Ta đã biết khổ, không còn biết gì nữa. Ta đã đoạn tập, không phải đoạn gì nữa. Ta đã chứng diệt, không phải chứng gì nữa. Ta đã tu đạo, không phải tu gì nữa. Vì vậy, vô sinh trí duyên nơi số diệt và tất cả các pháp hữu vi.

Hỏi: Pháp trí có bao nhiêu trí? Có bao nhiêu trí phần ít của nó?

Đáp: Pháp trí là toàn pháp trí, bảy trí có phần ít của nó, là tri tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Tỷ trí có bao nhiêu trí? Có bao nhiêu trí phần ít của nó?

Đáp: Tỷ trí là toàn tỷ trí, có bảy trí là phần nhỏ ít của nó, là tri tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Tri tha tâm trí có bao nhiêu trí, bao nhiêu trí phần ít của nó?

Đáp: Tri tha tâm trí là toàn tri tha tâm trí, có bốn trí phần ít là pháp trí, tỷ trí, đẳng trí, đạo trí.

Hỏi: Đẳng trí có bao nhiêu trí, có bao nhiêu trí phần ít của nó?

Đáp: Đẳng trí là toàn đẳng trí, có một trí phần ít là tri tha tâm trí.

Hỏi: Khổ trí có bao nhiêu trí, có bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Khổ trí là toàn khổ trí, có bốn trí phần ít là pháp trí, tỷ trí, tận trí, vô sinh trí. Như khổ trí, tập trí và diệt trí cũng như vậy.

Hỏi: Đạo trí có bao nhiêu trí, có bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Đạo trí là toàn đạo trí, có năm trí phần nhỏ là pháp trí, tỷ trí, tri tha tâm trí, tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Tận trí có bao nhiêu trí, có bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Tận trí là toàn tận trí, có sáu trí phần ít là pháp trí, tỷ trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

Như tận trí, vô sinh trí cũng như vậy.

Thế nào là pháp trí tức pháp trí? Nghĩa là pháp trí biết về hành khổ, biết nhân của hành, biết hành diệt, về cách đoạn trừ con đường của hành, thuộc cõi Dục. Do đó pháp trí tức là pháp trí.

Thế nào là pháp trí tức tri tha tâm trí? Là pháp trí biết kẻ khác đã đoạn trừ con đường của hành, biết tâm và tâm pháp vô lậu. Do đó pháp trí là tri tha tâm trí.

Thế nào là pháp trí tức khổ trí? Là pháp trí biết năm thọ uẩn trong cõi Dục là vô thường, khổ, không, vô ngã. Vì thế pháp trí là khổ trí.

Thế nào là pháp trí tức tập trí? Là pháp trí biết nhân của hành trong cõi Dục, do có tập nên có duyên. Vì thế pháp trí là tập trí.

Thế nào là pháp trí tức diệt trí? Là pháp trí biết sự diệt hành nơi cõi Dục, là sự ngưng dứt, xuất ly, vi diệu. Vì thế pháp trí là diệt trí.

Thế nào là pháp trí tức đạo trí? Là pháp trí biết cách đoạn trừ con đường của hành trong cõi Dục, biết đạo như lần theo dấu vết xe. Do đó pháp trí là đạo trí.

Thế nào là pháp trí tức tận trí? Là pháp trí biết: Ta đã biết hành khổ thuộc cõi Dục. Ta đã biết đoạn hành tập thuộc cõi Dục. Ta đã chứng hành diệt thuộc cõi Dục. Ta đã tu đoạn con đường của hành trong cõi Dục. Vì thế pháp trí là tận trí.

Thế nào là pháp trí tức vô sinh trí? Tức là pháp trí biết: Trong cõi

Dục này, ta đã biết hành khổ, nên ta không còn phải biết gì nữa. Trong cõi Dục này, ta đã đoạn trừ cội nguồn của hành, không còn phải đoạn trừ gì nữa. Trong cõi Dục này, ta đã chứng hành diệt, không còn phải chứng gì nữa. Trong cõi Dục này, ta đã tu tập, đoạn trừ con đường của hành, nên không phải tu tập gì nữa. Do đó, pháp trí là vô sinh trí.

Thế nào là tỷ trí tức tỷ trí? Tức là tỷ trí biết hành khổ cõi Sắc và cõi Vô sắc, biết nhân của hành trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, biết hành diệt trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, biết cách đoạn trừ con đường của hành trong cõi Sắc và cõi Vô sắc. Do đó tỷ trí tức là tỷ trí.

Thế nào là tỷ trí tức tri tha tâm trí? Là tỷ trí biết kẻ khác đã đoạn con đường của hành, biết tâm và tâm pháp vô lậu, trong cõi Sắc và cõi Vô sắc. Vì thế tỷ trí là tri tha tâm trí.

Thế nào là tỷ trí tức khổ trí? Là tỷ trí biết, trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, năm thọ ấm là vô thường, khổ, không, vô ngã. Do đó, tỷ trí là khổ trí.

Thế nào là tỷ trí tức tập trí? Là tỷ trí nhận biết trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, về nhân của hành, do có tập nên có duyên. Vì thế tỷ trí là tập trí.

Thế nào là tỷ trí tức diệt trí? Là tỷ trí nhận biết, trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, hành diệt thì diệt là ngừng nghỉ vắng bặt, sự xuất ly vi diệu. Do đó tỷ trí là diệt trí.

Thế nào là tỷ trí tức đạo trí? Là tỷ trí nhận biết trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, cách đoạn trừ con đường của hành, thấy con đường như lần theo dấu vết xe. Do đó, tỷ trí là đạo trí.

Thế nào là tỷ trí tức tận trí? Là tỷ trí nhận biết Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã biết hành khổ. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã đoạn nhân của hành. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã chứng hành diệt. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã tu đoạn con đường của hành. Vì thế tỷ trí là tận trí.

Thế nào là tỷ trí tức vô sinh trí? Là tỷ trí nhận biết: Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã biết hành khổ, không cần phải biết gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã đoạn trừ nhân của hành, không phải đoạn trừ gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã chứng hành diệt, không phải chứng gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã tu đoạn con đường của hành, không còn phải tu gì nữa. Vì thế tỷ trí là vô sinh trí.

Thế nào là tri tha tâm trí tức là tri tha tâm trí? Nghĩa là nhận biết tâm và tâm pháp hiện tại của kẻ khác trong cõi Dục và cõi Sắc, biết tâm và tâm pháp vô lậu. Do vậy, tri tha tâm trí tức là tri tha tâm trí.

Thế nào là tri tha tâm trí tức pháp trí? Là tri tha tâm trí nhận biết tâm và tâm pháp vô lậu của kẻ khác đã đoạn trừ nẻo hành trong cõi Dục. Do đó, tri tha tâm trí là pháp trí.

Thế nào là tri tha tâm trí tức tỷ trí? Là tri tha tâm trí nhận biết kẻ khác đã đoạn con đường của hành trong cõi Sắc và cõi Vô sắc cùng tâm và tâm pháp vô lậu. Do đó tri tha tâm trí là tỷ trí.

Thế nào là tri tha tâm trí tức đẳng trí? Là tri tha tâm trí nhận biết tâm và tâm pháp hữu lậu của kẻ khác. Vì thế tri tha tâm trí là đẳng trí.

Thế nào là tri tha tâm trí tức đạo trí? Là tri tha tâm trí nhận biết về tâm và tâm pháp vô lậu của kẻ khác. Do đó tri tha tâm trí là đạo trí.

Thế nào là đẳng trí tức đẳng trí? Nghĩa là đẳng trí biết tính chất xảo tiện, không xảo tiện, phi xảo tiện, phi bất xảo tiện của tất cả các pháp. Do đó đẳng trí tức là đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí tức tri tha tâm trí? Là đẳng trí biết về tâm và tâm pháp hữu lậu của kẻ khác. Do đó, đẳng trí là tri tha tâm trí.

Thế nào là khổ trí tức khổ trí? Là khổ trí nhận biết năm thọ ấm là vô thường, khổ, không, không có ngã. Vì thế khổ trí tức là khổ trí.

Thế nào là khổ trí tức pháp trí? Là khổ trí nhận biết năm thọ ấm thuộc cõi Dục là vô thường, khổ, không, không phải ngã. Do đó, khổ trí là pháp trí.

Thế nào là khổ trí tức tỷ trí? Là khổ trí nhận biết năm thọ ấm trong cõi Sắc và cõi Vô sắc là vô thường, khổ, không, không phải ngã. Do đó khổ trí là tỷ trí.

Thế nào là khổ trí tức tận trí? Là khổ trí nhận biết: Ta đã biết khổ… Vì thế khổ trí là tận trí.

Thế nào là khổ trí tức vô sinh trí? Là khổ trí nhận biết: Ta đã biết khổ, không còn biết gì khác nữa. Do đó khổ trí là vô sinh trí.

Thế nào là tập trí tức tập trí? Nghĩa là tập trí nhận biết về nhân hữu lậu, do có tập mới có duyên.

Do đó, tập trí tức là tập trí.

Thế nào là tập trí tức pháp trí? Là tập trí nhận biết về nhân của hành nơi cõi Dục, do có tập nên có duyên. Do đó tập trí là pháp trí.

Thế nào là tập trí tức tỷ trí? Là tập trí nhận biết về nhân của hành nơi cõi Sắc và cõi Vô sắc, do có tập nên có duyên. Vì thế tập trí là tỷ trí.

Thế nào là tập trí tức tận trí? Là tập trí nhận biết: Ta đã đoạn tập… Do đó tập trí là tận trí.

Thế nào là tập trí tức vô sinh trí? Là tập trí nhận biết: Ta đã đoạn tập không còn phải đoạn gì nữa. do đó, tập trí là vô sinh trí.

Thế nào là diệt trí tức diệt trí? Là diệt trí nhận biết về diệt là sự ngưng dứt vắng bặt, sự xuất ly vi diệu. Do đó, diệt trí tức là diệt trí.

Thế nào là diệt trí tức pháp trí? Là diệt trí nhận biết về hành diệt nơi cõi Dục là sự ngưng dứt, xuất ly vi diệu. Do đó, diệt trí là pháp trí.

Thế nào là diệt trí tức tỷ trí? Là diệt trí nhận biết về hành diệt nơi cõi Sắc và cõi Vô sắc là sự ngưng dứt, xuất ly vi diệu. Do đó diệt trí là tỷ trí

Thế nào là diệt trí tức tận trí? Là diệt trí nhận biết ta đã chứng diệt, không còn phải chứng gì nữa. Do đó, diệt trí là tận trí.

Thế nào là diệt trí tức vô sinh trí? Là diệt trí nhận biết ta đã chứng diệt không chứng thêm gì nữa. Do đó, diệt trí là vô sinh trí.

Thế nào là đạo trí tức đạo trí? Là đạo trí nhận biết về đạo, đạo là lần theo dấu vết xe. Do đó đạo trí tức là đạo trí.

Thế nào là đạo trí tức pháp trí? Là đạo trí biết đoạn con đường của hành trong cõi Dục, biết đạo như lần theo dấu vết xe. Do đó, đạo trí là pháp trí.

Thế nào là đạo trí tức tỷ trí? Là đạo trí biết đoạn con đường của hành trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, biết đạo như lần theo dấu vết xe. Do đó đạo trí là tỷ trí.

Thế nào là đạo trí tức tri tha tâm trí? Là đạo trí biết tâm và tâm pháp vô lậu của kẻ khác. Do đó đạo trí là tri tha tâm trí.

Thế nào là đạo trí tức tận trí? Là đạo trí nhận biết: Ta đã tu đạo.

Do đó đạo trí là tận trí.

Thế nào là đạo trí tức vô sinh trí? Là đạo trí nhận biết: Ta đã tu đạo, không còn phải tu gì nữa. Do đó đạo trí là vô sinh trí.

Thế nào là tận trí tức tận trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã biết khổ, ta đã đoạn tập, ta đã chứng diệt, ta đã tu đạo. Do đó, tận trí tức là tận trí.

Thế nào là tận trí tức pháp trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã biết hành khổ thuộc cõi Dục, ta đã đoạn hành tập thuộc cõi Dục, ta đã chứng hành diệt thuộc cõi Dục, ta đã tu đoạn hành đạo thuộc cõi Dục. Do đó, tận trí là pháp trí.

Thế nào là tận trí tức tỷ trí? Là tận trí nhận biết:

Ta đã biết hành khổ thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Ta đã đoạn hành tập thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Ta đã chứng hành diệt thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Ta đã tu đoạn hành đạo thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Do đó, tận trí là tỷ trí.

Thế nào là tận trí tức khổ trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã biết khổ.

Do đó tận trí là khổ trí.

Thế nào là tận trí tức tập trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã đoạn tập.

Do đó tận trí là tập trí.

Thế nào là tận trí tức diệt trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã chứng diệt.

Do đó, tận trí là diệt trí.

Thế nào là tận trí tức đạo trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã tu đạo.

Do đó, tận trí là đạo trí.

Thế nào vô sinh trí tức vô sinh trí? Là vô sinh trí nhận biết: Ta đã biết khổ, không còn phải biết gì nữa. Ta đã đoạn tập, không còn phải đoạn gì nữa. Ta đã chứng diệt, không còn phải chứng gì nữa. Ta đã tu đạo, không còn phải tu gì nữa. Do đó, vô sinh trí tức là vô sinh trí.

Thế nào là vô sinh trí tức pháp trí? Là vô sinh trí nhận biết: Trong cõi Dục, ta đã biết hành khổ, không còn phải biết gì nữa. Trong cõi Dục, ta đã đoạn hành tập, không còn phải đoạn gì nữa. Trong cõi Dục, ta đã chứng hành diệt, không còn phải chứng gì nữa. Trong cõi Dục, ta đã tu đoạn hành đạo, không còn phải tu gì nữa. Do đó, vô sinh trí là pháp trí.

Thế nào là vô sinh trí tức tỷ trí? Là vô sinh trí nhận biết: Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã biết hành khổ, không còn phải biết gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã đoạn hành tập, không còn phải đoạn gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã chứng hành diệt, không còn phải chứng gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã tu đoạn hành đạo, không còn phải tu gì nữa. Do đó, vô sinh trí là tỷ trí.

Thế nào là vô sinh trí tức khổ trí? Là vô sinh trí nhận biết ta đã biết khổ, không còn biết gì nữa. Do đó, vô sinh trí là khổ trí.

Thế nào là vô sinh trí tức tập trí? Là vô sinh trí nhận biết ta đã đoạn tập, không còn phải đoạn gì nữa. Do đó, vô sinh trí là tập trí.

Thế nào là vô sinh trí tức diệt trí? Là vô sinh trí nhận biết ta đã chứng diệt, không còn phải chứng gì nữa. Do đó, vô sinh trí là diệt trí.

Thế nào là vô sinh trí tức đạo trí? Là vô sinh trí nhận biết ta đã tu đạo, không còn tu gì nữa. Do đó, vô sinh trí là đạo trí.

Hỏi: Mười trí này có bao nhiêu trí hữu lậu, bao nhiêu trí vô lậu?

Đáp: Một trí hữu lậu. Tám trí vô lậu. Một trí cần phân biệt: Là tri tha tâm trí hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu.

Vì sao là hữu lậu? Vì tri tha tâm trí nhận biết tâm và tâm pháp hữu lậu của kẻ khác.

Vì sao là vô lậu? Vì tri tha tâm trí nhận biết tâm và tâm pháp vô lậu của kẻ khác.

Hỏi: Mười trí này có bao nhiêu trí duyên hữu lậu, bao nhiêu trí duyên vô lậu?

Đáp: Có hai trí duyên hữu lậu là khổ trí, tập trí. Hai trí duyên vô lậu là diệt trí, đạo trí. Còn sáu trí cần phân biệt:

Pháp trí hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Duyên hữu lậu là sao? Là pháp trí duyên nơi khổ, duyên nơi tập. Duyên vô lậu là sao? Là pháp trí duyên nơi diệt, duyên nơi đạo.

Như pháp trí-tỷ trí-tận trí-vô sinh trí cũng như vậy.

Tri tha tâm trí hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Thế nào là duyên hữu lậu? Là tri tha tâm trí biết tâm và tâm pháp hữu lậu của kẻ khác. Thế nào là duyên vô lậu? Là tri tha tâm trí biết tâm và tâm pháp, vô lậu của kẻ khác.

Đẳng trí hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Duyên hữu lậu là sao? Là đẳng trí duyên nơi khổ, duyên nơi tập. Duyên vô lậu là sao? Là đẳng trí duyên nơi diệt, duyên nơi đạo, và duyên nơi hư không phi số diệt.

Hỏi: Mười trí này có bao nhiêu trí hữu vi, bao nhiêu trí vô vi? Đáp: Mười trí này hết thảy là trí hữu vi, không có trí vô vi.

Hỏi: Mười trí này có bao nhiêu trí duyên hữu vi, bao nhiêu trí duyên vô vi?

Đáp: Có bốn trí duyên hữu vi là tri tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí. Một trí duyên vô vi là diệt trí. Còn năm trí kia cần phân biệt:

Pháp trí hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi. Duyên hữu vi là sao? Là pháp trí duyên nơi khổ, duyên nơi tập, duyên nơi đạo. Duyên vô vi là sao? Là pháp trí duyên nơi diệt. Như pháp trí đã duyên, tỷ trí-tận trí-vô sinh trí cũng như vậy.

Đẳng trí hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi. Duyên hữu vi là sao? Là đẳng trí duyên nơi khổ, duyên nơi tập, duyên nơi đạo. Duyên vô vi là sao? Là đẳng trí duyên nơi diệt và hư không.

QUYỂN 2

Phẩm 3: PHÂN BIỆT CÁC NHẬP

Như Đức Thế Tôn giảng nói cho Bà-la-môn Xà-đế-du-lô-na: Hết thảy Bà-la-môn nên biết…

Hết thảy là mười hai nhập. Mười hai nhập là gì? Là nhãn nhập sắc nhập, nhĩ nhập thanh nhập, tỷ nhập hương nhập, thiệt nhập vị nhập, thân nhập xúc nhập, ý nhập pháp nhập.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Mười thứ là sắc. Một thứ không phải sắc. Một thứ cần phân biệt: Tức là pháp nhập hoặc sắc, hoặc không phải sắc.

Vì sao là sắc? Là pháp nhập thâu nhiếp nghiệp của thân-khẩu là sắc, ngoài ra là không phải sắc.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu có thể thấy, bao nhiêu không thể thấy?

Đáp: Là một thứ có thể thấy. Mười một thứ kia là không thể thấy.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu là hữu đối, bao nhiêu là vô đối?

Đáp: Hữu đối có mười thứ. Vô đối có hai thứ.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Có mười thứ hữu lậu. Hai thứ cần phân biệt: Ý nhập hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Vì sao là hữu lậu? Là ý hữu lậu hoạt động tương ưng với ý nhập.

Vì sao là vô lậu? Là ý vô lậu hoạt động tương ưng với ý nhập.

Pháp nhập hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Vì sao là hữu lậu? Là pháp nhập thâu nhiếp nghiệp nơi thân-miệng hữu lậu. Hữu lậu là thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm.

Vì sao là vô lậu? Là nghiệp thân-miệng vô lậu. Vô lậu là thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và pháp vô vi.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu hữu vi, bao nhiêu vô vi?

Đáp: Mười một thứ là hữu vi. Một thứ cần phân biệt: Pháp nhập hoặc là hữu vi, hoặc là vô vi.

Vì sao là hữu vi? Là pháp nhập thâu nhiếp nghiệp thân-miệng là thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm.

Vì sao là vô vi? Là hư không số diệt, phi số diệt.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu là hữu tránh, bao nhiêu là vô tránh?

Đáp: Có mười thứ hữu tránh. Hai thứ cần phân biệt: Một thứ như hữu lậu hữu tránh, một thứ như vô lậu vô tránh. Như hữu tránh, thì vô tránh cũng như vậy. Thế gian, xuất thế gian, có lỗi lầm, không lỗi lầm, dựa vào tại gia, dựa vào xuất gia, sử không phải sử, thọ không phải thọ, triền không phải triền, cũng như vậy.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu hữu ký, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Có tám vô ký. Bốn thứ còn lại cần phân biệt: Sắc nhập hoặc là hữu ký, hoặc là vô ký.

Vì sao là hữu ký? Là sắc nhập thiện hay bất thiện.

Vì sao là vô ký? Là trừ sắc nhập thiện và bất thiện, các sắc nhập còn lại, như sắc nhập, thanh nhập-ý nhập-pháp nhập cũng như vậy.

Hỏi: Mười hai nhập này, có bao nhiêu thứ ẩn một (che giấu), bao nhiêu thứ không ẩn một?

Đáp: Có tám thứ không ẩn một. Bốn thứ kia cần phân biệt: Sắc nhập hoặc là ẩn một, hoặc là không ẩn một.

Vì sao là ẩn một? Là ô nhiễm.

Vì sao là không ẩn một? Là không ô nhiễm

Như sắc nhập, thanh nhập-ý nhập-pháp nhập cũng như vậy.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu nên tu, bao nhiêu không nên tu?

Đáp: Có tám thứ không nên tu. Bốn thứ còn lại cần phân biệt: Sắc nhập hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là sao? Là sắc nhập thiện.

Không nên tu là sao? Là sắc nhập bất thiện, vô ký. Như sắc nhập-hanh nhập-ý nhập cũng như vậy. Pháp nhập hoặc nên tu, hoặc không nên tu.

Nên tu là sao? Là pháp nhập hữu vi thiện.

Không nên tu là sao? Là pháp nhập bất thiện, vô ký, và số diệt.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu ô uế, bao nhiêu không ô uế?

Đáp: Có tám thứ không ô uế. Bốn thứ còn lại cần phân biệt: Sắc nhập hoặc ô uế, hoặc không ô uế.

Ô uế là sao? Là ẩn một.

Không ô uế là sao? Là không ẩn một.

Như sắc nhập, thanh nhập-ý nhập-pháp nhập cũng như vậy.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu có tội, bao nhiêu không tội?

Đáp: Có tám thứ không tội. Bốn thứ còn lại cần phân biệt: Sắc nhập hoặc có tội, hoặc không có tội. Có tội là sao? Là sắc nhập bất thiện, và ẩn một, vô ký.

Không có tội là sao? Là sắc nhập thiện, không ẩn một, vô ký. Như sắc nhập-thanh nhập-ý nhập-pháp nhập cũng như vậy.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu thứ có báo, bao nhiêu thứ không có báo?

Đáp: Có tám thứ không có báo. Bốn thứ còn lại cần phân biệt: Sắc nhập hoặc có báo, hoặc không có báo.

Có báo là sao? Là sắc nhập thiện, bất thiện.

Không có báo là sao? Là sắc nhập vô ký.

Như sắc nhập, thanh nhập cũng như vậy.

Ý nhập hoặc có báo, hoặc không có báo. Có báo là sao? Là ý nhập thiện, bất thiện, hữu lậu.

Không có báo là sao? Là ý nhập vô ký, vô lậu.

Như ý nhập, pháp nhập cũng như vậy.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu thứ thấy (kiến), bao nhiêu thứ không thấy?

Đáp: Có một thứ là thấy. Mười thứ không phải thấy. Một thứ cần phân biệt: Pháp nhập hoặc là thấy, hoặc là không phải thấy. Thấy là gì? Là tám thứ thấy nên gọi là thấy. Tức là năm tà kiến, chánh kiến thế tục, học kiến, vô học kiến. Ngoài ra là không phải thấy.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu thứ nội, bao nhiêu thứ ngoại? Đáp: Có sáu nội, sáu ngoại.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu thọ, bao nhiêu không thọ?

Đáp: Có ba thứ không thọ. Chín thứ kia cần phân biệt: Như nhãn nhập hoặc thọ, hoặc không thọ. Thế nào là thọ? Là thọ nhận tự tánh. Thế nào là không thọ? Là không phải thọ nhận tự tánh. Như nhãn nhập, sắc nhập-nhĩ nhập-tỷ nhập-hương nhập-thiệt nhập-vị nhập-thân nhập-xúc nhập cũng như vậy.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu tâm, bao nhiêu không phải tâm?

Đáp: Có một thứ là tâm. Mười một thứ kia không phải là tâm

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu duyên, bao nhiêu không phải duyên?

Đáp: Có một thứ là duyên. Mười thứ không phải là duyên. Một thứ cần phân biệt: Pháp nhập hoặc là có duyên, hoặc là không duyên. Có duyên là sao? Là tâm pháp. Không duyên là sao? Là không phải tâm pháp.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu tâm pháp, bao nhiêu không phải tâm pháp?

Đáp: Có mười một thứ không phải tâm pháp. Một thứ cần phân biệt: Pháp nhập hoặc là tâm pháp, hoặc không phải tâm pháp. Tâm pháp là gì? Là có duyên. Không phải tâm pháp là gì? Là không duyên.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu là nghiệp, bao nhiêu không phải là nghiệp?

Đáp: Có chín thứ không phải nghiệp. Ba thứ cần phân biệt: Sắc nhập hoặc là nghiệp, hoặc không phải nghiệp. Nghiệp là gì? Là việc làm của thân, ngoài ra không phải là nghiệp.

Thanh nhập hoặc là nghiệp, hoặc không phải nghiệp. Nghiệp là gì? Là việc làm của miệng. Ngoài ra không phải là nghiệp.

Pháp nhập hoặc là nghiệp, hoặc không phải nghiệp. Nghiệp là sao? Là pháp nhập thâu nhiếp nghiệp của thân-miệng, và nghiệp của suy tư, ngoài ra không phải là nghiệp.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu thiện, bất thiện, vô ký?

Đáp: Có tám thứ là vô ký. Bốn thứ kia cần phân biệt: Sắc nhập hoặc là thiện, bất thiện, vô ký. Thiện là sao? Là thiện do thân làm. Bất thiện là sao? Là bất thiện do thân làm. Vô ký là sao? Là trừ sắc do thân làm thiện hay bất thiện, tức là sắc do thân tạo còn lại.

Thanh nhập hoặc thiện, hoặc bất thiện, vô ký. Thiện là sao? Là tiếng nói thiện từ miệng. Bất thiện là sao? Là tiếng nói bất thiện từ miệng. Vô ký là sao? Là trừ tiếng nói từ miệng thiện hoặc bất thiện, tức là những tiếng nói miệng còn lại.

Ý nhập là thiện, hoặc bất thiện, vô ký. Thiện là sao? Là ý thiện tư duy tương ưng với ý nhập. Bất thiện là sao? Là ý bất thiện tư duy tương ưng với ý nhập. Vô ký là sao? Là ý vô ký, tư duy khế hợp với ý nhập.

Pháp nhập hoặc thiện, hoặc bất thiện, vô ký. Thiện là sao? Là pháp nhập thâu nhiếp nghiệp thiện nơi thân-miệng, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm thiện và số diệt. Bất thiện là sao? Là pháp nhập thâu nhiếp nghiệp bất thiện của thân-miệng thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm bất thiện. Vô ký là sao? Là pháp nhập thâu nhiếp thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm vô ký và hư không phi số diệt.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn, bao nhiêu bất đoạn?

Đáp: Có mười tu đoạn. Hai thứ cần phân biệt: Ý nhập hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc bất đoạn. Thế nào là kiến đoạn? Như ý nhập nơi tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián, từ đó đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Tức là kiến đoạn tám mươi tám sử tương ưng với ý nhập. Thế nào là tu đoạn? Như ý nhập nơi bậc học kiến, tu đoạn. Đoạn trừ cái gì? Là tu đoạn mười sử tương ưng với ý nhập, và ý nhập hữu lậu không ô uế. Thế nào là bất đoạn? Là ý nhập vô lậu.

Pháp nhập hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc bất đoạn. Thế nào là kiến đoạn? Như pháp nhập nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián để đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Là kiến đoạn tám mươi tám sử tương ưng với pháp nhập. Các sử ấy đã khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là gì? Như pháp nhập nơi bậc học để đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Là tu đoạn mười sử tương ưng với pháp nhập. Các sử ấy đã khởi nghiệp của thân-miệng, khởi tâm bất tương ưng hành và pháp nhập hữu lậu không ô uế. Bất đoạn là gì? Là pháp nhập vô lậu.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Có mười phi học phi vô học. Hai thứ còn lại cần phân biệt: Ý nhập là hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là sao? Là ý học suy nghĩ khế hợp với ý nhập. Vô học là gì? Là ý không học tư duy khế hợp với ý nhập. Phi học phi vô học là gì? Là ý hữu lậu tư duy khế hợp với ý nhập.

Pháp nhập là hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Thế nào là học? Là nghiệp nơi thân-miệng học, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm học. Thế nào là vô học? Là nghiệp nơi thân-miệng vô học, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm vô học. Thế nào là phi học phi vô học? Là pháp nhập thâu nhiếp nghiệp nơi thân-miệng hữu lậu, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm hữu lậu và pháp vô vi.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu thuộc cõi Dục, bao nhiêu thuộc cõi Sắc, Vô sắc, bao nhiêu không hệ thuộc?

Đáp: Có hai thứ thuộc cõi Dục. Mười thứ cần phân biệt: Nhãn nhập thuộc cõi Dục, hoặc cõi Sắc. Thế nào là thuộc cõi Dục? Nhãn nhập thuộc cõi Dục là do bốn đại tạo nên. Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là nhãn nhập thuộc cõi Sắc được tạo bằng bốn đại.

Như nhãn nhập, sắc nhập-nhĩ nhập-thanh nhập-tỷ nhập-thiệt nhập-thân nhập cũng như vậy.

Xúc nhập thì thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Dục là sao? Là xúc nhập thuộc cõi Dục do bốn đại tạo nên. Thuộc cõi Sắc là sao? Là xúc nhập thuộc cõi Sắc do bốn đại tạo nên.

Ý nhập hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Thế nào là thuộc cõi Dục? Là ý suy tư khế hợp với ý nhập thuộc cõi Dục. Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là ý suy tư khế hợp với ý nhập thuộc cõi Sắc. Thế nào là thuộc cõi Vô sắc? Là ý suy tư khế hợp với ý nhập thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là không hệ thuộc? Là ý vô lậu suy tư khế hợp với ý nhập.

Pháp nhập hoặc thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Thuộc cõi Dục là sao? Là pháp nhập thuộc cõi Dục, thâu nhiếp nghiệp của thân khẩu, thâu nhiếp thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm. Thuộc cõi Sắc là sao? Là pháp nhập thuộc cõi Sắc, thâu nhiếp nghiệp nơi thân-miệng, thâu nhiếp thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm. Thuộc cõi Vô sắc là sao? Là pháp nhập thuộc cõi Vô sắc, thâu nhiếp thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm. Không hệ thuộc là sao? Là vô lậu thâu nhiếp nghiệp nơi thân-miệng, thâu nhiếp thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, và pháp vô vi.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu thứ thuộc về quá khứ, vị lai, hiện tại?

Đáp: Có mười một thứ hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Một thứ thì cần phân biệt: Pháp nhập. Nếu là hữu vi thì hoặc thuộc quá khứ, hoặc thuộc vị lai, hoặc thuộc hiện tại. Nếu là vô vi thì không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu thứ thuộc khổ đế, bao nhiêu thứ thuộc tập đế, bao nhiêu thứ thuộc diệt đế, bao nhiêu thứ thuộc đạo đế, bao nhiêu thứ không hệ thuộc về đế?

Đáp: Mười thứ thuộc khổ đế, tập đế. Hai thứ cần phân biệt: Ý nhập nếu là hữu lậu thì thuộc về khổ và tập đế. Nếu là vô lậu thì thuộc về đạo đế. Pháp nhập nếu là hữu lậu thì thuộc về khổ đế-tập đế. Nếu là vô lậu thì thuộc về đạo đế hữu vi. Nếu là số diệt thì thuộc về diệt đế. Hư không phi số diệt thì không thuộc về đế.

Hỏi: Mười hai nhập này có bao nhiêu thứ thấy khổ đoạn, thấy tập đoạn, thấy diệt đoạn, thấy đạo đoạn? Bao nhiêu là tu đoạn, không đoạn?

Đáp: Có mười thứ tu đoạn. Hai thứ cần phân biệt: Ý nhập hoặc thấy khổ đoạn, hoặc thấy tập đoạn, hoặc thấy diệt đoạn, hoặc thấy đạo đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn.

Thấy khổ đoạn là gì? Nếu ý nhập nơi người thấy khổ tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián để đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Là thấy khổ đoạn trừ hai mươi tám thứ sử tương ưng với ý nhập.

Thấy tập đoạn là gì? Nếu ý nhập nơi người thấy tập tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián để đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Là thấy tập đoạn trừ mười chín sử tương ưng với ý nhập.

Thấy diệt đoạn là gì? Nếu ý nhập nơi người thấy diệt tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián để đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Là thấy diệt đoạn trừ mười chín sử tương ưng với ý nhập.

Thấy đạo đoạn là gì? Là ý nhập nơi người thấy đạo tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián để đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Là thấy đạo đoạn trừ hai mươi hai sử tương ưng với ý nhập.

Tu đoạn là gì? Nếu ý nhập nơi bậc học kiến tích tu đoạn. Đoạn trừ cái gì? Là tu đoạn mười kiết sử tương ưng với ý nhập, và ý nhập hữu lậu không ô nhiễm.

Không đoạn là sao? Là ý nhập vô lậu.

Pháp nhập hoặc thấy khổ đoạn, hoặc thấy tập đoạn, hoặc thấy diệt đoạn, hoặc thấy đạo đoạn, hoặc thấy tu đoạn, hoặc không đoạn.

Thấy khổ đoạn là gì? Nếu pháp nhập nơi người thấy khổ tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián để đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Là thấy khổ đoạn trừ hai mươi tám sử tương ưng với pháp nhập. Chúng đã khởi tâm bất tương ưng hành.

Thấy tập đoạn là gì? Nếu pháp nhập nơi người thấy tập tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián để đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Là thấy tập đoạn trừ mười chín kiết sử tương ưng với pháp nhập. Chúng đã khởi tâm bất tương ưng hành.

Thấy diệt đoạn là gì? Nếu pháp nhập nơi người thấy diệt tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián để đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Là thấy diệt đoạn trừ mười chín sử tương ưng với pháp nhập. Chúng đã khởi tâm bất tương ưng hành.

Thấy đạo đoạn là gì? Nếu pháp nhập nơi người thấy đạo tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián để đoạn trừ. Đoạn trừ cái gì? Là thấy đạo đoạn trừ hai mươi hai sử tương ưng với pháp nhập. Chúng đã khởi tâm bất tương ưng hành.

Tu đoạn là gì? Nếu pháp nhập nơi bậc học kiến tích tu đoạn. Đoạn trừ cái gì? Là tu đoạn mười kiết sử tương ưng với pháp nhập. Chúng đã khởi nghiệp nơi thân-miệng, khởi tâm bất tương ưng hành, và pháp nhập hữu lậu không ô uế.

Không đoạn là gì? Là pháp nhập vô lậu.

Hỏi: Năm ấm-mười hai nhập, thì năm ấm thâu nhiếp mười hai nhập hay mười hai nhập thâu nhiếp năm ấm?

Đáp: Mười hai nhập thâu nhiếp năm ấm, chứ không phải năm ấm thâu nhiếp mười hai nhập. Nơi chốn nào không thâu nhiếp? Là pháp nhập vô vi.

Hỏi: Năm ấm-mười tám giới, thì năm ấm thâu nhiếp mười tám giới hay mười tám giới thâu nhiếp năm ấm?

Đáp: Mười tám giới thâu nhiếp năm ấm, chứ không phải năm ấm thâu nhiếp mười tám giới. Chỗ nào không thâu nhiếp? Là pháp giới vô vi.

Hỏi: Năm ấm-hai mươi hai căn, thì năm ấm thâu nhiếp hai mươi hai căn hay hai mươi hai căn thâu nhiếp năm ấm?

Đáp: Hai ấm và phần ít của hai ấm thâu nhiếp hai mươi hai căn. Hai mươi hai căn cũng thâu nhiếp hai ấm và phần ít của hai ấm. Chỗ nào không thâu nhiếp? Là một ấm và phần ít của hai ấm.

Hỏi: Năm ấm-chín mươi tám sử, thì năm ấm thâu nhiếp chín mươi tám sử hay chín mươi tám sử thâu năm ấm?

Đáp: Phần ít của một ấm thâu nhiếp chín mươi tám sử. Chín mươi tám sử cũng thâu nhiếp phần ít của một ấm. Nơi nào không thâu nhiếp? Là bốn ấm và phần ít của một ấm.

Hỏi: Mười hai nhập-mười tám giới, thì mười hai nhập thâu nhiếp mười tám giới hay mười tám giới thâu nhiếp mười hai nhập?

Đáp: Lần lượt cùng thâu nhiếp nhau, theo sự ứng hợp của chúng.

Hỏi: Mười hai nhập-hai mươi hai căn, thì mười hai nhập thâu nhiếp hai mươi hai căn hay hai mươi hai căn thâu nhiếp mười hai nhập?

Đáp: Sáu nội nhập và một phần ít ngoại nhập, thâu nhiếp hai mươi hai căn. Hai mươi hai căn cũng thâu nhiếp sáu nội nhập và một phần ít của ngoại nhập. Nơi nào không thâu nhiếp? Là năm ngoại nhập và một phần nhỏ của ngoại nhập.

Hỏi: Mười hai nhập-chín mươi tám sử, thì mười hai nhập thâu nhiếp chín mươi tám sử hay chín mươi tám sử thâu nhiếp mười hai nhập?

Đáp: Phần ít của một ngoại nhập thâu nhiếp chín mươi tám sử. Chín mươi tám sử cũng thâu nhiếp phần ít của ngoại nhập. Nơi nào không thâu nhiếp? Là mười một nhập và phần ít của một ngoại nhập.

Hỏi: Mười tám giới-hai mươi hai căn, thì mười tám giới thâu nhiếp hai mươi hai căn hay hai mươi hai căn thâu nhiếp mười tám giới?

Đáp: Mười hai nội giới và phần ít của một ngoại giới, thâu nhiếp hai mươi hai căn. Hai mươi hai căn cũng thâu nhiếp mười hai nội giới và phần ít của một ngoại giới. Phần nào không thâu nhiếp? Là năm ngoại giới và phần ít của một ngoại giới.

Hỏi: Mười tám giới-chín mươi tám sử, thì mười tám giới thâu nhiếp chín mươi tám sử hay chín mươi tám sử thâu nhiếp mười tám giới?

Đáp: Phần ít của một ngoại giới thâu nhiếp chín mươi tám sử. Chín mươi tám sử cũng thâu nhiếp phần ít của một ngoại giới đó. Phần nào không thâu nhiếp? Là mười bảy giới và phần nhỏ của một ngoại giới.

Hỏi: Hai mươi hai căn-chín mươi tám sử, thì hai mươi hai căn thâu nhiếp chín mươi tám sử hay chín mươi tám sử thâu nhiếp hai mươi hai căn?

Đáp: Lần lượt chúng không thâu nhiếp nhau.

----------------

Phẩm 4: PHÂN BIỆT BẢY SỰ

Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, năm thạnh ấm, sáu giới, mười pháp đại địa, mười pháp phiền não đại địa, mười pháp tiểu phiền não đại địa, năm phiền não, năm xúc, năm kiến, năm căn, năm pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân…

Mười tám giới là gì? Là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới. Nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới. Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới. Thân giới, xúc giới, thân thức giới. Ý giới, pháp giới, ý thức giới.

Thế nào là mười hai nhập? Là: Nhãn nhập, sắc nhập. Nhĩ nhập, thanh nhập. Tỷ nhập, hương nhập. Thiệt nhập, vị nhập. Thân nhập, xúc nhập. Ý nhập, pháp nhập.

Thế nào là năm ấm? Là sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.

Thế nào là năm thạnh ấm? Là sắc thạnh ấm, thọ thạnh ấm, tưởng thạnh ấm, hành thạnh ấm, thức thạnh ấm.

Thế nào là sáu giới? Là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, hư không giới, thức giới.

Mười pháp đại địa là gì? Là thọ, tưởng, tư, xúc, ức, dục, thắng giải, niệm, định, tuệ.

Mười pháp phiền não đại địa là gì? Là bất tín, giải đãi, vọng niệm, loạn, vô minh, tà tuệ, tà ức, tà giải thoát, trạo, phóng dật.

Mười pháp tiểu phiền não đại địa là gì? Là phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, kiêu, hại.

Năm phiền não là gì? Là dục tham, sắc tham, vô sắc tham, sân khuể, si.

Năm xúc là gì? Là đối xúc, tăng thượng ngữ xúc, minh xúc, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc.

Năm kiến là gì? Là thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới thủ.

Năm căn là gì? Là lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn. Năm pháp là gì? Là giác, quán, thức, vô tàm, vô quý.

Sáu thức thân là gì? Là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

Sáu xúc thân là gì? Là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc.

Sáu thọ thân là gì? Là thọ phát sinh do nhãn xúc. Thọ phát sinh do nhĩ xúc. Thọ phát sinh do tỷ xúc. Thọ phát sinh do thiệt xúc. Thọ phát sinh do thân xúc. Thọ phát sinh do ý xúc.

Sáu tưởng thân là gì? Là tưởng do nhãn xúc sinh. Tưởng do nhĩ xúc sinh. Tưởng do tỷ xúc sinh, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc sinh.

Sáu tư thân là gì? Là tư phát sinh do nhãn xúc, tư phát sinh do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Sáu ái thân là gì? Là ái phát sinh do nhãn xúc, ái phát sinh do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Nhãn giới là gì? Là như mắt đối với sắc, đã thấy, đang thấy, sẽ thấy. Tùy nơi sắc mà mỗi mỗi đều có phần. Sắc giới là gì? Là như sắc đối với mắt đã thấy, đang thấy, sẽ thấy. Mỗi thứ theo nhau đều có phần. Nhãn thức giới là gì? Là như mắt thấy sắc khởi lên sự hiểu biết của mắt (Nhãn thức). Mắt là yếu tố tăng thượng thấy sắc. Như nhãn thức đối với sắc, hoặc thức phân biệt biết sắc. Đó gọi là Nhãn thức giới.

Nhĩ giới là gì? Như tai đối với tiếng, đã nghe, đang nghe, sẽ nghe. Tùy theo âm thanh mà mỗi mỗi đều có phần. Thanh giới là gì? Như tiếng đối với tai, đã nghe, đang nghe, sẽ nghe. Tùy theo âm thanh mà có phần. Nhĩ thức giới là gì? Như tai nghe tiếng khởi lên cái biết của tai (Nhĩ thức). Tai là yếu tố tăng thượng để nghe tiếng. Hoặc nhĩ thức đối với tiếng, hoặc thức phân biệt biết tiếng. Đó gọi là Nhĩ thức giới.

Tỷ giới là gì? Như mũi đối với mùi hương đã biết, đang biết, sẽ biết. Tùy theo hương mà mỗi mỗi đều có phần. Hương giới là gì? Như hương đối với mũi đã biết, đang biết, sẽ biết, tùy theo hương mà có phần. Tỷ thức giới là gì? Như mũi biết mùi hương khởi lên cái biết của mũi (Tỷ thức). Mũi là yếu tố tăng thượng biết hương. Như tỷ thức đối với hương, hoặc thức phân biệt biết hương. Đó gọi là Tỷ thức giới.

Thiệt giới là gì? Như lưỡi đối với vị, đã nếm, đang nếm, sẽ nếm. Tùy theo vị mà mỗi mỗi đều có phần. Vị giới là gì? Như vị đối với lưỡi đã nếm, đang nếm, sẽ nếm, tùy theo vị mà đều có phần. Thiệt thức giới là gì? Như lưỡi nếm vị khởi lên cái biết của lưỡi (Thiệt thức). Lưỡi là yếu tố tăng thượng để nếm vị. Như thiệt thức đối với vị, hoặc thức phân biệt để biết vị. Đó gọi là Thiệt thức giới. Thân giới là gì? Như thân đối với xúc chạm, đã xúc chạm, đang xúc chạm, sẽ xúc chạm. Tùy theo xúc chạm mà mỗi mỗi đều có phần. Xúc giới là gì? Như xúc đối với thân, đã cảm giác, đang cảm giác, sẽ cảm giác, tùy theo xúc chạm mà có phần. Thân thức giới là gì? Như thân xúc chạm khởi lên cái biết của thân (Thân thức). Thân là yếu tố tăng thượng để biết xúc. Như thân thức đối với xúc, hoặc thức phân biệt để nhận biết xúc. Đó gọi là Thân thức giới.

Ý giới là gì? Như ý đối với pháp, đã biết, đang biết, sẽ biết. Tùy theo pháp mà mỗi mỗi đều có phần. Pháp giới là gì? Như pháp đối với ý, đã biết, đang biết, sẽ biết, tùy theo pháp mà có phần. Ý thức giới là gì? Như ý duyên nơi pháp khởi lên cái biết của ý (Ý thức). Ý là tăng thượng duyên nơi pháp. Hoặc ý thức đối với pháp, hoặc thức phân biệt nhận biết pháp. Đó gọi là Ý thức giới.

Nhãn nhập cho đến pháp nhập, nói rộng cũng như vậy.

Sắc ấm là gì? Là mười thứ sắc nhập và sắc được thâu nhiếp do pháp nhập.

Thế nào là thọ ấm? Là sáu thọ thân. Sáu thứ là những gì? Là thọ phát sinh do nhãn xúc, cho đến thọ phát sinh do ý xúc.

Tưởng ấm là gì? Là sáu tưởng thân. Sáu thứ là gì? Là tưởng phát sinh do nhãn xúc, cho đến tưởng phát sinh do ý xúc.

Hành ấm là gì? Hành ấm có hai loại là tâm tương ưng, tâm không tương ưng.

Thế nào là tâm tương ưng hành ấm? Là những tâm pháp: Tư, xúc, ức, dục, giải thoát, niệm, định, tuệ, tín, tinh tiến, giác, quán, phóng dật, bất phóng dật, căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký, hết thảy kiết phược, sử, phiền não, thượng phiền não, triền, hết thảy trí, hết thảy kiến, hết thảy vô gián v.v..., nên những tâm pháp này đối chiếu tương ưng với pháp. Đó gọi là tâm tương ưng hành ấm.

Thế nào là tâm không tương ưng hành ấm? Là những: Các sự đắc, chánh thọ vô tưởng, chánh thọ diệt tận, vô tưởng thiên, mạng căn, thân chủng loại xứ đắc, sự đắc, nhập đắc, sinh, trụ, dị, diệt, danh thân, cú thân, vị thân, những tâm pháp như thế không tương ưng với pháp, gọi là tâm không tương ưng hành ấm.

Hai pháp kia gọi chung là Hành ấm số.

Thế nào là thức ấm? Là sáu thức thân. Sáu thứ là những gì? Là nhãn thức thân cho đến ý thức thân.

Thế nào là sắc thạnh ấm? Như sắc hữu lậu được thọ nhận nhiều, sắc ấy nếu đối với quá khứ-hiện tại-vị lai dấy khởi ham muốn, đã khởi-đang khởi, hoặc tham, hoặc sân, hoặc si, mỗi mỗi tâm số phiền não đó, đã khởi, đang khởi thì gọi là sắc thạnh ấm. Thọ, tưởng, hành thạnh ấm cũng như vậy.

Thế nào là thức thạnh ấm? Như thức hữu lậu được thọ nhận nhiều, thức ấy nếu đối với quá khứ-hiện tại-vị lai dấy khởi ham muốn, đã khởi-đang khởi, hoặc tham-sân-si, mỗi mỗi tâm số phiền não đã khởi-đang khởi, thì gọi là thức thạnh ấm.

Thế nào là địa giới? Là tướng cứng chắc, cho đến phong giới, như trong phẩm Năm Pháp đã nói.

Thế nào là hư không giới? Là không biên sắc.

Thế nào là thức giới? Là năm thức thân và ý thức thân hữu lậu.

Thế nào là thọ? Là thọ nhận biết khổ, cùng khổ vui đều đủ, không phải sự chuyển biến của ba cảnh giới.

Thế nào là tưởng? Là tưởng, cùng tưởng, tưởng tăng thượng, đối với tướng mạo mà chuyển biến nên.

Thế nào là tư? Là tư duy cùng tư duy, tư duy tăng thượng khởi tâm hành nơi nghiệp.

Thế nào là xúc? Là xúc chạm cùng xúc chạm, xúc tăng thượng, dựa vào tâm duyên hòa hợp mà chuyển biến.

Thế nào là ức? Là tâm phát khởi tỏ ngộ, là nhớ nghĩ, suy xét về cảnh giới của tâm hành.

Thế nào là dục? Là ham muốn nơi duyên, giữ chắc, tham chấp sâu xa để tạo ra dục lạc.

Thế nào là giải thoát? Là tâm giải thoát, ý cởi bỏ mọi duyên. Niệm là gì? Là nhớ nghĩ, thuận theo sự nhớ nghĩ không buông rời.

Đối với duyên không lãng quên bỏ dở, rối loạn. Định là gì? Là tâm cùng trụ, không động trước cảnh thay đổi, không phân tán, không rối loạn, mà thâu nhiếp vào một mối.

Tuệ là gì? Là tâm đối với pháp, dấy khởi sự lựa chọn, quyết định, biết rõ, quan sát soi sáng.

Bất tín là gì? Là tâm không tin nhận, không chánh tư duy, không tu gốc đức, không trồng hạnh thiện, không tạo nghiệp tốt, ý không thanh tịnh.

Giải đãi là gì? Là tâm thấp kém, không siêng năng dũng mãnh, ý không nhanh nhẹn.

Vọng niệm là gì? Là nhớ nghĩ hư vọng, hướng bên ngoài, ghi nhớ chuyện tà vạy.

Loạn là gì? Là tâm tán loạn, chuyển động dong ruổi mãi, duyên không ngừng nghỉ.

Vô minh là gì? Là ngu si nơi ba cõi, tối tăm không hiểu biết.

Tà tuệ là gì? Là không thuận theo chánh niệm, hiểu sai, quyết đoán không đúng.

Tà ức là gì? Là ý hoạt động cấu uế, quanh co duyên nơi cảnh, không chánh tư duy.

Tà giải thoát là gì? Là ý hoạt động cấu uế, mà mong cởi bỏ mọi duyên.

Trạo là gì? Là tâm vội vã xốc nổi, không dựa vào lặng yên.

Phóng dật là gì? Là buông rời mọi phương tiện, làm chuyện không nên làm, không siêng tu các pháp thiện.

Phẫn là gì? Là đối với các sự việc không đem lại lợi ích, tâm nổi giận nối tiếp giận mãi.

Hận là gì? Là nếu sự việc không thuận theo sự mong muốn thì nổi tâm giận dữ.

Phú là gì? Là che giấu tội mình tạo ra. Não là gì? là tâm nóng bức, bực bội.

Tật là gì? Là đối với sự hiềm khích, không muốn kẻ khác có lợi, khởi tâm đố kỵ.

Xan là gì? Là thọ nhận của tâm luôn bám giữ kiên cố không buông bỏ.

Cuống là gì? Là lừa dối kẻ khác.

Siểm là gì? Là khởi tâm quanh co.

Kiêu là gì? Là tâm say mê sự cao ngạo.

Hại là gì? Là tâm bực bội gây bức bách cho mọi người.

Dục tham là gì? Là dục tham, tham muốn khắp, kết tụ thành nơi chốn tham muốn, bám chặt vào sự yêu thích.

Sắc tham là gì? Là sắc tham cùng khắp, kết tụ thành nơi chốn tham lam, bám chắc vào sự yêu thích.

Vô sắc tham là gì? Là vô sắc tham cùng khắp, kết tụ thành nơi chốn tham, bám chắc vào sự yêu thích.

Sân khuể là gì? Là khởi lên tâm làm tổn hại đối với chúng sinh, phỉ báng tột độ.

Nghi là gì? Là mê lầm không hiểu rõ chân lý.

Đối xúc là gì? Là năm thức thân tương ưng với xúc.

Tăng thượng ngữ xúc là gì? Là ý thức thân tương ưng với xúc. Minh xúc là gì? Là xúc vô lậu. Vô minh xúc là gì? Là xúc cấu uế.

Phi minh phi vô minh xúc là gì? Là xúc hữu lậu không cấu uế.

Thân kiến là gì? Là đối với năm thạnh ấm, khởi lên kiến chấp đó là ta, là cái của ta, đối với thân đó nhận lấy, yêu thích tham đắm.

Biên kiến là gì? Là đối với năm thạnh ấm, hoặc chấp đoạn, hoặc chấp thường. Đối với thân đó nhận lấy, yêu thích tham đắm.

Tà kiến là gì? Là phỉ báng nhân quả, hủy hoại điều nên làm. Đối với kiến chấp ấy luôn giữ lấy yêu thích vướng mắc.

Thủ kiến là gì? Là đối với năm thạnh ấm, chấp nó là bậc nhất, là tối thượng, hơn hết thảy. Đối với kiến chấp ấy luôn giữ lấy, yêu thích, vướng mắc.

Giới kiến là gì? Là đối với năm thạnh ấm khởi kiến chấp cho nó là thanh tịnh, cho là giải thoát xuất yếu, luôn giữ lấy, yêu thích, tham đắm.

Lạc căn là gì? Là những tiếp xúc cảm thấy vui vẻ thì khởi thân ý ham thích, khởi tưởng nhận biết. Khổ căn là gì? Là những tiếp xúc gây khổ sở thì khởi thân cùng thọ khổ, khởi tưởng nhận biết.

Hỷ căn là gì? Là những tiếp xúc cảm thấy vui mừng, thì khởi lên tâm vui mừng, phát sinh tưởng nhận biết, lãnh thọ.

Ưu căn là gì? Là những tiếp xúc đưa đến lo buồn, tâm khởi lên khổ, phát sinh tưởng nhận biết, lãnh thọ.

Xả căn là gì? Là những tiếp xúc không gây khổ hay vui, khởi lên sự nhận biết nơi thân tâm không lãnh thọ, không phải không lãnh thọ.

Giác là gì? Là tâm nhận biết khắp, biết về sắc, biết sắc tăng thượng, biết về số giác v.v..., tâm thô tư duy chuyển động.

Quán là gì? Hoạt động của tâm ít đi, theo chỗ nhỏ nhiệm mà hành, tâm chuyển theo nẻo tinh tế.

Thức là gì? Là sáu thức thân: Nhãn thức cho đến ý thức.

Vô tàm là gì? Là tâm không biết hổ, không ngán sợ tội lỗi, không hề chán lìa, không cung kính, không nhu hòa, không biết lo sợ chính mình, không tự thấy xấu hổ, tâm buông phóng mặc tình.

Vô quý là gì? Là không thẹn trước kẻ khác, không sợ tội lỗi, không chùn bước nơi tội lỗi, không thấy tội lỗi. Mọi chuyện làm ác không thấy xấu hổ đối với kẻ khác.

Nhãn thức là gì? Mắt duyên nơi sắc phát sinh nhãn thức. Mắt là yếu tố tăng thượng duyên nơi sắc. Nhãn thức đối với sắc hoặc nhận biết, hoặc phân biệt về sắc. Đó gọi là nhãn thức. Cho đến ý thức cũng như vậy.

Nhãn xúc là gì? Là mắt duyên nơi sắc khởi lên cái hiểu biết của mắt (Nhãn thức). Ba thứ ấy (mắt, sắc, nhãn thức) hòa hợp sinh ra xúc. Nhãn là yếu tố tăng thượng duyên nơi sắc. Nhãn thức đối với sắc hoặc tiếp xúc, cùng tiếp xúc. Đó gọi là nhãn xúc. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc cũng vậy.

Ý xúc là gì? Là ý duyên nơi pháp khởi lên cái hiểu biết của ý (Ý thức). Ba thứ ấy hòa hợp sinh ra xúc. Ý là tăng thượng duyên nơi pháp. Ý thức ở nơi pháp hoặc tiếp xúc, cùng tiếp xúc. Đó gọi là ý xúc.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra thọ? Là mắt duyên nơi sắc khởi lên nhãn thức. Ba thứ ấy hòa hợp sinh ra xúc. Xúc duyên nơi thọ. Mắt là tăng thượng duyên nơi sắc sinh ra nhãn xúc, là nhân nơi nhãn xúc, là tập khởi nơi nhãn xúc, sinh ra nhãn xúc, có nhãn xúc, ý tư duy tương ưng. Nhãn thức đối với sắc, nếu nhận biết lãnh thọ như nhau, gọi là nhãn xúc sinh ra thọ.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc cũng như vậy.

Thế nào là ý xúc sinh ra thọ? Là ý duyên nơi pháp khởi lên ý thức. Ba thứ ấy hòa hợp sinh ra xúc. Xúc duyên nơi thọ. Ý là tăng thượng duyên nơi pháp sinh ra ý xúc, là nhân của ý xúc, là tập khởi nơi ý xúc, sinh ra ý xúc, có ý xúc, tư duy tương ưng. Ý thức đối với pháp, nếu nhận biết thọ lãnh như nhau thì gọi là ý xúc sinh ra thọ.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra tưởng? Là mắt duyên sắc sinh ra nhãn thức. Ba thứ ấy hòa hợp sinh ra xúc, xúc duyên nơi tưởng. Mắt là tăng thượng duyên nơi sắc sinh ra nhãn xúc, là nhân của nhãn xúc, là tập khởi nơi nhãn xúc, có nhãn xúc, sinh ra nhãn xúc, ý tư duy tương ưng. Nhãn thức đối với sắc, nếu sinh tưởng như nhau, tưởng tăng thượng, tưởng phân biệt, thì gọi là nhãn xúc sinh ra tưởng.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc cũng như vậy.

Thế nào là ý xúc sinh ra tưởng? Là ý duyên nơi pháp khởi lên ý thức. Ba thứ ấy hòa hợp sinh ra xúc, xúc duyên tưởng. Ý là tăng thượng duyên nơi pháp sinh ra ý xúc, là nhân nơi ý xúc, là tập khởi nơi ý xúc, sinh ra ý xúc, có ý xúc, tư duy khế hợp. Ý thức đối với pháp có tưởng, cùng tưởng, tưởng tăng thượng, tưởng phân biệt thì gọi là ý xúc sinh ra tưởng.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra tư? Là mắt duyên nơi sắc khởi lên nhãn thức. Ba thứ ấy hòa hợp sinh ra xúc, xúc duyên tư. Mắt là tăng thượng duyên nơi sắc sinh ra nhãn xúc, là nhân nơi nhãn xúc, tập khởi nơi nhãn xúc, sinh ra nhãn xúc, có nhãn xúc, ý tư duy khế hợp. Nhãn thức đối với sắc, nếu tư duy như nhau, tư tăng thượng, tư chuyển tâm hành nơi nghiệp thì gọi là nhãn xúc sinh ra tư.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân cũng như vậy.

Thế nào là ý xúc sinh ra tư? Là ý duyên nơi pháp sinh ra ý thức. Ba thứ ấy hòa hợp sinh xúc, xúc duyên tư. Ý là tăng thượng duyên nơi pháp sinh ra ý xúc, là nhân nơi ý xúc, tập khởi nơi ý xúc, sinh ra ý xúc, có ý xúc, tư duy tương ưng. Ý thức đối với pháp, nếu tư như nhau, tư tăng thượng, tư chuyển tâm hành nơi nghiệp thì gọi là ý xúc sinh ra tư.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra ái? Là mắt duyên nơi sắc khởi lên nhãn thức. Ba thứ ấy hòa hợp sinh ra xúc, xúc duyên ái. Mắt là tăng thượng duyên nơi sắc. Nhãn thức đối với sắc nếu tham lam tích tụ tham, thành nơi chốn rồi bám chắc yêu thích, đó gọi là nhãn xúc sinh ra ái. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân cũng như vậy.

Thế nào là ý xúc sinh ra ái? Là ý duyên nơi pháp, khởi lên ý thức. Ba thứ ấy hòa hợp sinh ra xúc, do đó có thọ, có thọ nên có ái. Ý là tăng thượng duyên nơi pháp. Ý thức đối với pháp nếu tham lam tích tụ tham, thành nơi chốn rồi bám chắc vào đó, yêu thích, thì gọi là ý xúc sinh ra ái.

Hỏi: Nhãn giới thâu nhiếp bao nhiêu giới, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Nhãn giới thâu nhiếp pháp, thâu nhiếp bao nhiêu giới, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Nhãn giới không thâu nhiếp pháp, thâu nhiếp bao nhiêu giới, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Nhãn giới thâu nhiếp, không thâu nhiếp pháp, thâu nhiếp bao nhiêu giới, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Trừ nhãn giới thâu nhiếp pháp, pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu giới, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Trừ nhãn giới không thâu nhiếp pháp, pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu giới, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Trừ nhãn giới thâu nhiếp, không thâu nhiếp pháp, pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu giới, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Như nhãn giới, cho đến ý xúc sinh ra ái cũng như vậy.

Đáp: Nhãn giới thâu nhiếp một giới, một nhập, một ấm; không thâu nhiếp mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm.

Như nhãn giới, nhãn giới thâu nhiếp pháp cũng như vậy.

Nhãn giới không thâu nhiếp pháp thâu nhiếp mười bảy giới, mười một nhập năm ấm; không thâu nhiếp một giới, một nhập, một ấm.

Nhãn giới thâu nhiếp, không thâu nhiếp pháp thâu nhiếp mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm. Trừ nhãn giới thâu nhiếp pháp, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm; không thâu nhiếp một giới, một nhập, một ấm. Trừ nhãn giới không thâu nhiếp pháp, pháp còn lại thâu nhiếp một giới, một nhập, một ấm; không thâu nhiếp mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm. Trừ nhãn giới thâu nhiếp pháp, pháp còn lại như nhãn giới, không thâu nhiếp.

Trừ nhãn giới không thâu nhiếp pháp, pháp còn lại như nhãn giới, trừ nhãn giới thâu nhiếp, không thâu nhiếp pháp.

Nếu hỏi pháp khác: Hư không, không có việc gì, không bàn luận.

Như nhãn giới, chín sắc giới, mười sắc nhập cũng như vậy.

Nhãn thức giới thâu nhiếp một giới, một nhập, một ấm; không thâu nhiếp mười bảy giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như nhãn thức giới, nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý thức giới, sáu thức thân cũng như vậy.

Ý giới thâu nhiếp bảy giới, một nhập, một ấm, không thâu nhiếp mười một giới, mười một nhập, bốn ấm.

Như ý giới, ý nhập-thức ấm-thức pháp cũng như vậy.

Pháp giới thâu nhiếp một giới, một nhập, bốn ấm; không thâu nhiếp mười bảy giới, mười một nhập, hai ấm.

Như pháp giới, pháp nhập cũng như vậy.

Sắc ấm thâu nhiếp mười một giới, mười một nhập, một ấm; không thâu nhiếp tám giới, hai nhập, bốn ấm.

Thọ ấm thâu nhiếp một giới, một nhập, một ấm; không thâu nhiếp mười tám giới, mười hai nhập, bốn ấm.

Như thọ ấm, tưởng ấm-hành ấm-thọ đại địa-tưởng đại địa cũng như vậy.

Sắc thạnh ấm thâu nhiếp mười một giới, mười một nhập, một ấm; không thâu nhiếp tám giới, hai nhập, năm ấm

Thọ thạnh ấm thâu nhiếp một giới, một nhập, một ấm; không thâu nhiếp mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như thọ thạnh ấm, tưởng thạnh ấm-hành thạnh ấm-năm sắc giới

-tám pháp đại địa-mười pháp phiền não đại địa, mười pháp tiểu phiền não đại địa-năm phiền não-năm xúc-năm kiến-năm căn-bốn pháp năm, sáu cũng như vậy.

Thức thạnh ấm thâu nhiếp bảy giới, một nhập, một ấm; không thâu nhiếp mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như thức thạnh ấm, thức giới cũng như vậy.

Nhãn thức giới tương ưng với một giới, một nhập, ba ấm; không tương ưng với mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như nhãn thức giới, nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý thức giới, thức thạnh ấm, thức giới, sáu thức thân cũng như vậy.

Ý giới tương ưng với một giới, một nhập, ba ấm; không tương ưng với mười tám giới, mười hai nhập, ba ấm.

Như ý giới, ý nhập-thức ấm-thức pháp cũng như vậy.

Pháp giới tương ưng với tám giới, hai nhập, bốn ấm; không tương ưng với mười một giới, mười một nhập, hai ấm.

Như pháp giới, pháp nhập-hành ấm-tám pháp đại địa cũng như vậy.

Thọ ấm tương ưng với tám giới, hai nhập, ba ấm; không tương ưng với mười một giới, mười một nhập, ba ấm.

Như thọ ấm, tưởng ấm-thọ đại địa-tưởng đại địa cũng như vậy.

Thọ thạnh ấm tương ưng với tám giới, hai nhập, ba ấm; không tương ưng với mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như thọ thạnh ấm, tưởng thạnh ấm cũng như vậy.

Hành thạnh ấm tương ưng với tám giới, hai nhập, bốn ấm; không tương ưng với mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như hành thạnh ấm, pháp giác-quán cũng như vậy.

Bất tín tương ưng với tám giới, hai nhập, bốn ấm; không tương ưng với mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như bất tín, các phiền não-pháp đại địa khác cũng như vậy.

Dục tham, sân giận, vô minh xúc, phi minh phi vô minh xúc, vô tàm, vô quý cũng như vậy.

Phẫn tương ưng với ba giới, hai nhập, bốn ấm; không tương ưng với mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như phẫn, các pháp tiểu phiền não đại địa còn lại là tham cõi Vô sắc, nghi, minh xúc, năm kiến, sáu thọ thân cũng như vậy.

Sắc tham tương ưng với sáu giới, hai nhập, bốn ấm; không tương ưng với mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm.

Đối xúc tương ưng với bảy giới, hai nhập, bốn ấm; không tương ưng với mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm.

Tăng thượng ngữ xúc tương ưng với ba giới, hai nhập, bốn ấm; không tương ưng với mười bảy giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như tăng thượng ngữ xúc, sáu xúc thân-sáu tư thân cũng như vậy.

Lạc căn tương ưng với tám giới, hai nhập, ba ấm; không tương ưng với mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như lạc căn, xả căn cũng như vậy.

Khổ căn tương ưng với bảy giới, hai nhập, ba ấm; không tương ưng với mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm.

Hỷ căn tương ưng ba giới, hai nhập, ba ấm; không tương ưng với mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như hỷ căn, ưu căn cũng như vậy.

Nhãn xúc sinh ra thọ tương ưng với ba giới, hai nhập, ba ấm; không tương ưng với mười bảy giới, mười hai nhập, năm ấm.

Như nhãn xúc sinh ra thọ, nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh ra thọ, sáu tưởng thân cũng như vậy.

QUYỂN 3

Phẩm 5: PHÂN BIỆT CÁC SỬ

Hỏi: Chín mươi tám sử hệ thuộc bao nhiêu cõi? Đáp: Thuộc cả ba cõi là cõi Dục, Sắc, Vô sắc.

Hỏi: Chín mươi tám sử, bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục, bao nhiêu thứ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu thứ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục, ba mươi mốt thứ thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt thứ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Chín mươi tám sử này có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn?

Đáp: Tám mươi tám kiến đoạn, mười tu đoạn.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn?

Đáp: Ba mươi hai kiến đoạn, bốn tu đoạn.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn?

Đáp: Hai mươi tám kiến đoạn, ba tu đoạn. Như cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Chín mươi tám sử này có bao nhiêu thứ thấy khổ đoạn, bao nhiêu thứ thấy tập đoạn, bao nhiêu thứ kiến diệt đoạn, bao nhiêu thứ thấy đạo đoạn, bao nhiêu thứ tu đoạn?

Đáp: Hai mươi tám thứ thấy khổ đoạn, mười chín thứ thấy tập đoạn, mười chín thứ kiến diệt đoạn, hai mươi hai thứ thấy đạo đoạn, mười thứ tu đoạn.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ thấy khổ đoạn, bao nhiêu thứ thấy tập đoạn, bao nhiêu thứ kiến diệt đoạn, bao nhiêu thứ thấy đạo đoạn, bao nhiêu thứ tu đoạn.

Đáp: Mười thứ thấy khổ đoạn, bảy thứ thấy tập đoạn, bảy thứ kiến diệt đoạn, tám thứ thấy đạo đoạn, bốn thứ tu đoạn.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ thấy khổ đoạn, bao nhiêu thứ thấy tập đoạn, bao nhiêu thứ kiến diệt đoạn, bao nhiêu thứ thấy đạo đoạn, bao nhiêu thứ tu đoạn.

Đáp: Chín thứ thấy khổ đoạn, sáu thứ thấy tập đoạn, sáu thứ kiến diệt đoạn, bảy thứ thấy đạo đoạn, ba thứ tu đoạn.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Sử nghĩa là gì?

Đáp: Sử có nghĩa là vi tế, sử, là sai khiến, là theo vào, là đuổi theo, nghĩa là nó xúi giục không ngừng dứt, không biết hai việc xúi đẩy. Sử duyên với sử và tương ưng với sử. Sử tự tạo cảnh giới cho mình chứ không phải nhờ cảnh giới khác, có mười hai sử: Sử tham, sử sân, sử sắc tham, sử vô sắc tham, sử mạn, sử vô minh, sử thân kiến, sử biên kiến, sử tà kiến, sử kiến thủ, sử giới thủ, sử nghi.

Sự xúi đẩy của sử dục tham là gì? Là yêu thích, đắm nhiễm, nhớ tưởng vướng mắc vào mọi cái mình ham thích vừa ý.

Sự xúi đẩy của sử giận dữ là gì? Là không yêu thích, không ưa, không nhớ, không vui, không bằng lòng.

Sự xúi đẩy của sử sắc tham là gì? Là yêu thích, ưa chuộng hợp tịnh, vừa lòng thích ý.

Sự xúi đẩy của sử vô sắc tham là gì? Là yêu thích, vừa ý.

Sự xúi đẩy của sử mạn là gì? Là cao ngạo cho mình hơn người. Sự xúi đẩy của sử vô minh là gì? Là ngu tối, không ánh sáng.

Sự xúi đẩy của sử thân kiến là gì? Là chấp ngã và cái của ngã (ngã sở).

Sự xúi đẩy của sử biên kiến là gì? Là suy tính chấp thường chấp đoạn.

Sự xúi đẩy của sử tà kiến là gì? Là chấp không có tạo tác, không đạt được, khởi chấp phỉ báng lý nhân quả.

Sự xúi đẩy của sử kiến thủ là gì? Cho mình là tối thắng, là bậc nhất.

Sự xúi đẩy của sử giới thủ là gì? Cho mình là thanh tịnh giải thoát, khởi chấp vào sự xuất ly đó.

Sự xúi đẩy của sử nghi là gì? Là mê lầm, không rõ về chân lý.

Từ ba nơi khởi lên sử dục ái. Sử dục ái này không ngừng, không biết. Dục ái trói buộc pháp của đối tượng bị vây buộc, ham mê vướng mắc nơi cảnh giới, ý suy nghĩ theo hành ác, như vậy cho đến ba nơi khởi lên sử nghi. Sử nghi này không dứt, không biết, nghi trói buộc pháp của đối tượng bị trói buộc, ham thích, vướng mắc vào cảnh giới khiến ý suy nghĩ theo hành ác.

Hỏi: Bảy sử và mười hai sử, thì bảy sử gồm thâu mười hai sử hay mười hai sử gồm thâu bảy sử?

Đáp: Chúng lần lượt gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Thế nào là tùy theo sự việc? Sử dục tham thì sử dục tham gồm thâu. Sử giận dữ gồm thâu trong sử giận dữ. Sử hữu tham gồm thâu trong hai sử. Sử mạn gồm thâu vào sử mạn. Sử vô minh gồm thâu vào sử vô minh. Sử kiến gồm thâu vào sử năm kiến. Sử nghi gồm thâu vào sử nghi. Bảy sử gồm thâu mười hai sử. Mười hai sử cũng gồm thâu bảy sử. Thành thử nói là chúng lần lượt gồm thâu vào nhau tùy theo sự việc.

Hỏi: Bảy sử và chín mươi tám sử, thì bảy sử gồm thâu chín mươi tám sử hay chín mươi tám sử gồm thâu bảy sử?

Đáp: Chúng lần lượt gồm thâu nhau tùy theo sự việc. Tùy theo sự việc là sao? Sử dục tham gồm thâu năm. Sử giận dữ gồm thâu năm. Sử hữu tham gồm thâu mười. Sử mạn gồm thâu mười lăm. Sử vô minh gồm thâu mười lăm. Sử kiến gồm thâu ba mươi sáu. Sử nghi gồm thâu mười hai. Đó là bảy sử gồm thâu chín mươi tám sử. Chín mươi tám sử cũng gồm thâu bảy sử. Thành thử nói chúng lần lượt gồm thâu nhau, tùy theo sự việc.

Hỏi: Mười hai sử và chín mươi tám sử, thì mười hai sử gồm thâu chín mươi tám sử hay chín mươi tám sử gồm thâu mười hai sử?

Đáp: Chúng lần lượt gồm thâu nhau tùy theo sự việc. Tùy theo sự việc là sao? Sử dục tham gồm thâu năm. Sử giận dữ gồm thâu năm. Sử sắc tham gồm thâu năm. Sử vô sắc tham gồm thâu năm. Sử mạn gồm thâu mười lăm. Sử vô minh gồm thâu mười lăm. Sử thân kiến gồm thâu ba. Sử biên kiến gồm thâu ba. Sử tà kiến gồm thâu mười hai. Sử kiến thủ gồm thâu mười hai. Sử giới thủ gồm thâu sáu. Sử nghi gồm thâu mười hai. Đó là mười hai sử gồm thâu chín mươi tám sử. Chín mươi tám sử cũng gồm thâu mười hai sử. Thành thử nói là chúng tùy theo sự việc lần lượt gồm thâu nhau.

Hỏi: Chín mươi tám sử này, có bao nhiêu thứ trùm khắp hết, bao nhiêu thứ không trùm khắp hết? Đáp: Có hai mươi bảy thứ trùm khắp hết. Có sáu mươi lăm thứ không trùm khắp hết. Có sáu thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn, thì hoặc trùm khắp hết hoặc không trùm khắp hết. Trùm khắp hết là sao? Tức là kiến khổ tập đoạn, là sử không trùm khắp hết, không tương ưng với vô minh. Sao là không trùm khắp hết? Tức là kiến khổ tập đoạn, là sử không trùm khắp hết, tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ trùm khắp hết, bao nhiêu thứ không trùm khắp hết?

Đáp: Có chín thứ trùm khắp hết. Có hai mươi lăm thứ không trùm khắp hết. Có hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục hoặc trùm khắp hết, hoặc không trùm khắp hết. Sao là trùm khắp hết? Tức là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục, là sử không trùm khắp hết, không tương ưng với vô minh. Sao là không trùm khắp hết? Vì kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục là sử không trùm khắp hết, tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ trùm khắp hết, bao nhiêu thứ không trùm khắp hết?

Đáp: Có chín thứ trùm khắp hết. Có hai mươi thứ không trùm khắp hết. Có hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Sắc hoặc trùm khắp hết, hoặc không trùm khắp hết. Sao là trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Sắc là sử không trùm khắp hết, vì không tương ưng với vô minh. Sao là không trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Sắc là sử không trùm khắp hết, vì tương ưng với vô minh.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Chín mươi tám sử này, có bao nhiêu thứ tu đoạn không trùm khắp hết, bao nhiêu thứ không phải tu đoạn không trùm khắp hết.

Đáp: Có ba mươi bảy thứ tu đoạn không trùm khắp hết, năm mươi lăm thứ không phải tu đoạn không trùm khắp hết. Có sáu thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn hoặc trùm khắp hết, hoặc không trùm khắp hết. Sao là trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết vì không tương ưng với sử vô minh. Sao là không trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết vì tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục, có bao nhiêu sử tu đoạn không trùm khắp hết, có bao nhiêu sử không phải tu đoạn không trùm khắp hết? Đáp: Có mười ba thứ tu đoạn không trùm khắp hết. Hai mươi mốt thứ không phải tu đoạn không trùm khắp hết. Hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục hoặc trùm khắp hết, hoặc không trùm khắp hết. Sao gọi là trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục là sử không trùm khắp hết, vì không tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là không trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục là sử không trùm khắp hết, vì tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ tu đoạn không trùm khắp hết, bao nhiêu thứ không phải tu đoạn không trùm khắp hết?

Đáp: Có mười hai thứ tu đoạn không trùm khắp hết. Mười bảy thứ không phải tu đoạn không trùm khắp hết. Hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn hoặc trùm khắp hết, hoặc không trùm khắp hết. Sao gọi là trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Sắc, là sử trùm khắp hết vì không tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là không trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Sắc, là sử không trùm khắp hết vì tương ưng với vô minh.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Chín mươi tám sử này có bao nhiêu thứ duyên hữu lậu, bao nhiêu thứ duyên vô lậu?

Đáp: Có tám mươi thứ duyên hữu lậu. Có mười hai thứ duyên vô lậu. Sáu thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến diệt kiến đạo đoạn hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Sao gọi là duyên hữu lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn, là sử duyên hữu lậu vì nó tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là duyên vô lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn, là sử duyên hữu lậu, nó không tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ duyên hữu lậu, bao nhiêu thứ duyên vô lậu?

Đáp: Có ba mươi thứ duyên hữu lậu. Bốn thứ duyên vô lậu. Hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Dục hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Sao gọi là duyên hữu lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Dục, là sử duyên hữu lậu vì nó tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là duyên vô lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Dục, là sử duyên hữu lậu, không tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ duyên hữu lậu, bao nhiêu thứ duyên vô lậu?

Đáp: Có hai mươi lăm thứ duyên hữu lậu. Bốn thứ duyên vô lậu. Hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Sắc hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Sao gọi là duyên hữu lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Sắc, là sử duyên hữu lậu vì tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là duyên vô lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Sắc, là sử duyên hữu lậu vì không tương ưng với sử vô minh.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Chín mươi tám sử này có bao nhiêu thứ duyên hữu vi, bao nhiêu thứ duyên vô vi?

Đáp: Có tám mươi chín thứ duyên hữu vi. Sáu thứ duyên vô vi. Ba thứ cần phân biệt: Sử kiến diệt đoạn vô minh hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi. Sao gọi là duyên hữu vi? Là kiến diệt đoạn là sử duyên hữu vi, vì tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là duyên vô vi? Là kiến diệt đoạn là sử duyên hữu vi, không tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ duyên hữu vi, bao nhiêu thứ duyên vô vi?

Đáp: Có ba mươi ba thứ duyên hữu vi. Hai thứ duyên vô vi. Một thứ cần phân biệt: Sử kiến diệt đoạn vô minh thuộc cõi Dục hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi. Tại sao duyên hữu vi? Là kiến diệt đoạn thuộc cõi Dục là sử duyên hữu vi, vì tương ưng với vô minh. Tại sao duyên vô vi? Là kiến diệt đoạn thuộc cõi Dục là sử duyên hữu vi, vì không tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ duyên hữu vi, bao nhiêu thứ duyên vô vi?

Đáp: Có hai mươi tám thứ duyên hữu vi. Hai thứ duyên vô vi. Một thứ cần phân biệt: Sử kiến diệt đoạn vô minh thuộc cõi Sắc hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi. Tại sao duyên hữu vi? Là kiến diệt đoạn thuộc cõi Sắc là sử duyên hữu vi, vì tương ưng với sử vô minh. Tại sao duyên vô vi? Là kiến diệt đoạn thuộc cõi Sắc là sử duyên hữu vi, vì không tương ưng với sử vô minh.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Chín mươi tám sử này, có bao nhiêu duyên với sử không tương ưng với sử? Bao nhiêu tương ưng với sử không duyên với sử? Bao nhiêu duyên với sử cũng tương ưng với sử? Bao nhiêu không duyên với sử cũng không tương ưng với sử? Đáp: Duyên với sử mà không tương ưng với sử, là không có. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, là sử duyên vô lậu. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là sử duyên hữu lậu. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không có.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, có bao nhiêu duyên với sử không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử mà không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, là sử duyên vô lậu thuộc cõi Dục.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là sử duyên hữu lậu thuộc cõi Dục.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu duyên với sử mà không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử mà không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, là sử duyên vô lậu thuộc cõi Sắc.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là sử duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không có.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hai mươi pháp, pháp kiến khổ đoạn, pháp kiến tập đoạn, pháp kiến diệt đoạn, pháp kiến đạo đoạn, pháp tu đoạn, chúng không nhất định là thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Pháp kiến khổ đoạn kia, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến khổ đoạn là hết thảy, kiến tập đoạn thì trùm khắp hết cả.

Hỏi: Pháp kiến tập đoạn kia, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến tập đoạn là hết thảy, kiến khổ đoạn thì trùm khắp hết cả.

Hỏi: Pháp kiến diệt đoạn, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn là hết thảy và bao trùm khắp hết cả.

Hỏi: Pháp kiến đạo đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến đạo đoạn là hết thảy và bao trùm khắp hết cả.

Hỏi: Pháp tu đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Tu đoạn là hết thảy và bao trùm khắp hết cả.

Như vậy, chúng không nhất định là thuộc cõi

Dục. Thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Pháp kiến khổ đoạn có bao nhiêu duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp.

1. Duyên với sử mà không tương ưng với sử, là sử kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến khổ đoạn không trùm khắp hết thảy.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không trùm khắp hết và tất cả kiến diệt, kiến đạo đoạn, tu đoạn.

Hỏi: Pháp kiến tập đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử mà không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử mà không tương ưng với sử, là kiến khổ đoạn không trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy kiến tập đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ đoạn không trùm khắp hết thảy, và hết thảy kiến diệt, kiến đạo đoạn, tu đoạn.

Hỏi: Pháp kiến diệt đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử mà không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử mà không tương ưng với sử, là trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, là sử duyên vô lậu kiến diệt đoạn.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là sử duyên hữu lậu kiến diệt đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết thảy, là kiến đạo đoạn và hết thảy tu đoạn.

Hỏi: Pháp kiến đạo đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử, không tương ưng với sử, là trùm khắp tất cả.

2. Tương ưng với sử, không duyên với sử, là sử duyên vô lậu kiến đạo đoạn.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là sử duyên hữu lậu kiến đạo đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không trùm khắp tất cả, là kiến diệt đoạn và hết thảy tu đoạn.

Hỏi: Pháp tu đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử? Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử, không tương ưng với sử, là trùm khắp tất cả.

2. Tương ưng với sử, không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy tu đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không trùm khắp tất cả và cả thảy kiến diệt, kiến đạo đoạn.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hai mươi pháp này, là pháp kiến khổ đoạn ấy, là pháp kiến tập đoạn ấy, là pháp kiến diệt đoạn ấy, là pháp kiến đạo đoạn ấy, là pháp tu đoạn ấy. Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Tức pháp kiến khổ đoạn này có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến khổ đoạn này không trùm khắp hết cả.

Hỏi: Tức pháp kiến tập đoạn này có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến tập đoạn này không trùm khắp tất cả.

Hỏi: Tức pháp kiến diệt đoạn này có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Là hết thảy kiến diệt đoạn ấy.

Hỏi: Tức pháp kiến đạo đoạn này có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Tức là hết thảy kiến đạo đoạn ấy.

Hỏi: Tức pháp tu đoạn này có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Tức là hết thảy tu đoạn ấy.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Ngay pháp kiến khổ đoạn này có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Hỏi: Ngay pháp kiến tập đoạn này có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử: là trùm khắp tất cả kiến tập đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Hỏi: Ngay pháp kiến diệt đoạn này có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Hỏi: Ngay pháp kiến đạo đoạn này có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến đạo đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến đạo đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Hỏi: Ngay pháp tu đoạn này có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử, nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy tu đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hai mươi tâm: Tâm kiến khổ đoạn, tâm kiến tập đoạn, tâm kiến diệt đoạn, tâm kiến đạo đoạn, tâm tu đoạn.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nê cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Tâm kiến khổ đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến khổ đoạn có hết thảy. Kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến khổ đoạn có hết thảy. Kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy, chỗ khởi tâm của nó là hành bất tương ưng. Kiến khổ đoạn có hết thảy. Kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy.

Hỏi: Tâm kiến tập đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến tập đoạn có hết thảy. Kiến khổ đoạn không trùm khắp hết cả, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến tập đoạn có hết thảy. Kiến khổ đoạn không trùm khắp hết cả. Chúng dấy khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến tập đoạn có hết thảy, kiến khổ đoạn không trùm khắp hết thảy.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả.

Hỏi: Tâm kiến đạo đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến đạo đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết cả, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến đạo đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến đạo đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả.

Hỏi: Tâm tu đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Tu đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy, vì chúng khế hợp với pháp. Tu đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Tâm kiến khổ đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy kiến khổ đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không trùm khắp tất cả, hết thảy kiến diệt, kiến đạo và tu đoạn, vì chúng tương ưng với pháp. Có bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành, là hết thảy kiến khổ đoạn, bao trùm hết cả kiến tập đoạn. Sử này duyên với sử, nhưng không tương ưng với sử, ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến tập đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy kiến khổ đoạn.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy kiến tập đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm khắp kiến khổ đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành là hết thảy kiến tập đoạn, trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra thì không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm khắp kiến khổ tập đoạn, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Tâm kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra thì không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy.

Hỏi: Tâm tu đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy tu đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết thảy và cả thảy kiến diệt, kiến đạo đoạn, vì chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành, hết thảy tu đoạn và bao trùm khắp hết. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra thì không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Bốn mươi tám tâm: Tâm kiến diệt đoạn, tà kiến tương ưng. Tâm kiến diệt đoạn, nghi tương ưng. Tâm kiến diệt đoạn, tà kiến-nghi tương ưng. Tâm kiến diệt đoạn, tà kiến bất tương ưng. Tâm kiến diệt đoạn, nghi bất tương ưng. Tâm kiến diệt đoạn, tà kiến-nghi bất tương ưng.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy. Như không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết thảy, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết thảy.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn nghi tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả, chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm khắp tất cả vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm khắp tất cả, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến không tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Trừ kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại kiến diệt đoạn thì hết thảy và bao trùm khắp hết, vì chúng tương ưng với pháp. Trừ kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn còn lại thì cả thảy và bao trùm khắp hết, chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn nghi không tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Trừ kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm khắp hết cả, vì chúng tương ưng với pháp. Trừ kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm khắp tất cả, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến-nghi không tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Trừ kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn, và bao trùm khắp hết thảy vì chúng tương ưng với pháp. Trừ kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn, và bao trùm khắp hết cả, chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy. Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu. Kiến khổ tập đoạn không trùm khắp tất cả, kiến đạo và tu đoạn là hết thảy, tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn nghi tương ưng có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm khắp tất cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, không có.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu, kiến khổ tập đoạn không trùm khắp tất cả. Kiến đạo và tu đoạn là hết thảy, chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm, chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử. Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, không có.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến, nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết. Kiến đạo và tu đoạn là hết thảy, chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Còn lại là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến không tương ưng, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh. Kiến khổ tập đoạn không trùm khắp, cả thảy là kiến đạo và tu đoạn, tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm khắp tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn nghi không tương ưng, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trùm khắp hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

2. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

3. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh. Kiến khổ tập đoạn không trùm khắp tất cả. Kiến đạo và tu đoạn là hết thảy, chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Còn lại là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến-nghi không tương ưng, có bao nhiêu sử duyên với sử mà không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh. Kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết thảy, kiến đạo và tu đoạn là hết thảy, vì chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy. Như bất định thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục này: Mười kiến khổ đoạn, bảy kiến tập đoạn, bảy kiến diệt đoạn, tám kiến đạo đoạn, bốn tu đoạn. Mười sử kiến khổ đoạn là gì?

Đáp: Là thân kiến, biên kiến, kiến khổ đoạn tà kiến, kiến thủ, giới thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Bảy sử kiến tập đoạn là gì? Là kiến tập đoạn tà kiến, kiến thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Bảy sử kiến diệt đoạn là gì? Là kiến diệt đoạn tà kiến, kiến thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Tám sử kiến đạo đoạn là gì? Là kiến đạo đoạn tà kiến, kiến thủ, giới thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Bốn sử tu đoạn là gì? Là tu đoạn tham, sân, mạn, vô minh. Hỏi: Thân kiến có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Hết thảy kiến khổ đoạn, trùm khắp tất cả kiến tập đoạn, vì chúng tương ưng với pháp. Hết thảy kiến khổ đoạn, kiến tập đoạn không trùm khắp hết, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến khổ đoạn, kiến tập đoạn không trùm khắp tất cả. Như thân kiến, biên kiến, kiến khổ đoạn tà kiến, kiến thủ, giới thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh cũng như vậy.

Hỏi: Kiến tập đoạn tà kiến, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Hết thảy kiến tập đoạn, kiến khổ đoạn không trùm khắp hết, vì chúng tương ưng với pháp. Hết thảy kiến tập đoạn, kiến khổ đoạn trùm khắp tất cả vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến tập đoạn, kiến khổ đoạn bao trùm tất cả. Như kiến tập đoạn tà kiến, kiến thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh cũng như vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết thảy vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết. Như kiến diệt đoạn tà kiến, nghi cũng như vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn kiến thủ, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết thảy vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết. Như kiến diệt đoạn kiến thủ, tham, sân, mạn cũng như vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn vô minh có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn vô minh, trừ duyên vô lậu, còn lại thì hết thảy là kiến diệt đoạn và bao trùm khắp hết, vì chúng tương ưng với pháp. Hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm khắp hết thảy, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy.

Hỏi: Tu đoạn tham có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Hết thảy tu đoạn tham, và bao trùm khắp hết vì nó tương ưng với pháp. Tức như nói về tham, nó khởi tâm bất tương ưng hành, cũng nói như vậy. Như tham, sân-mạn-vô minh cũng như vậy.

Hỏi: Thân kiến có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra thân kiến tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến khổ đoạn và kiến tập đoạn bao trùm hết cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là thân kiến tương ưng với vô minh.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không trùm khắp. Hết thảy kiến diệt, kiến đạo và tu đoạn vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử, không tương ưng với sử, là trừ ra thân kiến tương ưng với vô minh, còn lại là tất cả kiến khổ đoạn cùng kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy.

Tương ưng với sử, không duyên với sử, thì không có duyên với sử cũng tương ưng với sử, là thân kiến tương ưng với vô minh.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử tức là kiến tập đoạn không bao trùm hết thảy. Tất cả kiến diệt, kiến đạo và tu đoạn, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến khổ đoạn, kiến tập đoạn không trùm khắp tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, còn lại thì không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như thân kiến, biên kiến-kiến khổ đoạn tà kiến-kiến thủ-giới thủ-nghi-tham-sân-mạn cũng như vậy

Hỏi: Kiến khổ đoạn vô minh có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến khổ vô minh đoạn và bao trùm khắp hết thảy kiến tập đoạn.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ ra kiến khổ đoạn vô minh, còn hết thảy là kiến khổ đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không bao trùm hết cả kiến diệt kiến đạo và hết thảy tu đoạn vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trùm khắp hết thảy kiến tập đoạn.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy kiến khổ đoạn.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm khắp hết thảy kiến tập đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến khổ đoạn và bao trùm khắp hết thảy kiến tập đoạn. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến tập đoạn tà kiến có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ tà kiến tương ưng với vô minh, còn hết thảy là kiến tập đoạn và bao trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến tập đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến tập đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn hết thảy kiến tập đoạn và bao trùm khắp hết kiến khổ đoạn.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử: không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến tập đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm tất cả kiến khổ đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến tập đoạn và bao trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử. Như kiến tập đoạn, tà kiến-kiến thủ-nghi-tham-sân-mạn cũng như vậy.

Hỏi: Kiến tập đoạn vô minh có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn vô minh, và bao trùm khắp hết cả kiến khổ đoạn.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ vô minh kiến tập đoạn, còn hết thảy kiến tập đoạn. 4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trùm khắp hết cả kiến tập đoạn.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trùm khắp hết cả kiến khổ đoạn.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm hết cả kiến khổ đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do nó khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến tập đoạn và bao trùm hết thảy kiến khổ đoạn. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm tất cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, không có.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn kiến diệt đoạn thì duyên vô lậu và không trùm hết thảy kiến khổ tập đoạn, kiến đạo và tất cả tu đoạn vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm hết cả.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, không có. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh. Còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết cả kiến đạo và hết thảy tu đoạn vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra thì không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến diệt đoạn tà kiến, nghi cũng như vậy. Hỏi: Kiến diệt đoạn kiến thủ có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh. Còn kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy, kiến đạo và hết thảy tu đoạn vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh. Ngoài ra thì kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến diệt đoạn kiến thủ, tham-sân-mạn cũng như vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn vô minh có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh và bao trùm hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn vô lậu duyên nơi vô minh, còn thì kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh còn thì kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn vô lậu duyên nơi vô minh, kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo, và hết thảy tu đoạn, vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là hết thảy tướng.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và tu đoạn do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy.

Hỏi: Tu đoạn tham có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra tu đoạn tham tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy tu đoạn và bao trùm tất cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là tu đoạn tham tương ưng với vô minh.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy, và kiến diệt, kiến đạo đoạn tất cả vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra tu đoạn tham tương ưng với vô minh. Còn lại là hết thảy tu đoạn và bao trùm tất cả.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là tu đoạn tham tương ưng với vô minh

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy, và kiến diệt kiến đạo đoạn hết thảy, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy tu đoạn và bao trùm tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Còn lại là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử. Như tham, sân-mạn cũng như vậy.

Hỏi: Tu đoạn vô minh có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là tu đoạn vô minh và bao trùm hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ tu đoạn vô minh, còn lại là hết thảy tu đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy, và kiến diệt-kiến đạo đoạn hết thảy, do chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy tu đoạn.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy, và kiến diệt-kiến đạo đoạn tất cả, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy tu đoạn và bao trùm tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Bốn mươi tám vô minh, kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn tà kiến, nghi tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn tà kiến không tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn nghi không tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn tà kiến-nghi không tương ưng với vô minh. Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy. Như bất định thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy. Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy, vì nó tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn nghi là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy vì nó tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến-nghi là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm hết thảy, vì nó tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm hết thảy, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn nghi là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm hết thảy, vì nó tương ưng với pháp. Trừ kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm tất cả, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn nghi không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy, vì nó tương ưng với pháp. Trừ ra kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm hết thảy, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến-nghi không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy, vì nó tương ưng với pháp. Trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm tất cả, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu bao trùm hết thảy. Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng vậy. Như bất định thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo, và hết thảy tu đoạn, vì nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn nghi.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn nghi, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Và kiến khổ tập đoạn không trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn do nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu, và kiến khổ tập đoạn không trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến nghi.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến nghi, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Và kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến nghi tương ưng với vô minh.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến nghi tương ưng với vô minh. Còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu và kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Còn lại là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn nghi.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn nghi, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn nghi không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Và kiến khổ tập diệt đoạn không trùm hết thảy kiến đạo, và hết thảy tu đoạn vì nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn nghi, do nó tương ưng với vô minh. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến nghi không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh, còn lại là kiến diệt duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn do nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến nghi tương ưng với vô minh. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do nó khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử. Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng vậy. Như bất định thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Nếu hữu lậu duyên với sử thì duyên với sử có tương ưng với sử chăng? Nếu duyên với sử, tương ưng với sử thì hữu lậu duyên với sử chăng?

Đáp: Có. Nếu sử duyên với sử, tương ưng với sử thì nó là hữu lậu duyên với sử, hoặc sử duyên hữu lậu, không phải hữu lậu duyên với sử, tương ưng với sử.

Hữu là gì? Nghĩa là biến hiện khắp các lĩnh vực khác. Nghĩa là sử thuộc cõi Dục duyên vào nơi thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Dục duyên vào nơi thuộc cõi Vô sắc, thuộc cõi Sắc duyên vào nơi thuộc cõi Vô sắc, thuộc cõi Dục duyên vào nơi thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Nếu vô lậu duyên với sử, tương ưng với sử chăng? Nếu tương ưng với sử thì vô lậu duyên với sử chăng?

Đáp: Có. Nếu sử tương ưng với sử thì vô lậu duyên với sử, hoặc sử tương ưng với sử, không phải vô lậu duyên với sử. Có là gì? Là sử bao trùm hết thảy lĩnh vực khác, là sử thuộc cõi Dục duyên vào nơi thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Dục duyên vào nơi thuộc cõi Vô sắc, thuộc cõi Sắc duyên vào nơi thuộc cõi Vô sắc, thuộc cõi Dục duyên nơi thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc.

QUYỂN 4

Phẩm 6: PHÂN BIỆT THÂU TÓM, Phần 1

Pháp nhĩ diệm, pháp thức, pháp thông nhĩ diệm, pháp duyên, pháp tăng thượng, pháp sắc, pháp phi sắc, pháp khả kiến, pháp bất khả kiến, pháp hữu đối, pháp vô đối, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu tránh, pháp vô tránh, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp nhập, pháp bất nhập.

Pháp nhiễm ô, pháp bất nhiễm ô. Pháp y gia, pháp y xuất yếu. Pháp tâm, pháp phi tâm. Pháp tâm pháp, pháp phi tâm pháp. Pháp tâm tương ưng, pháp tâm bất tương ưng. Pháp tâm cộng hữu, pháp phi tâm cộng hữu. Pháp tâm tùy chuyển, pháp phi tâm tùy chuyển. Pháp tâm nhân, pháp phi tâm nhân. Pháp tâm thứ đệ, pháp phi tâm thứ đệ. Pháp duyên tâm, pháp phi duyên tâm. Pháp tâm tăng thượng, pháp phi tâm tăng thượng.

Pháp tâm quả, pháp phi tâm quả. Pháp tâm báo, pháp phi tâm báo. Pháp nghiệp, pháp phi nghiệp. Pháp nghiệp tương ưng, pháp phi nghiệp tương ưng. Pháp nghiệp cộng hữu, pháp phi nghiệp cộng hữu. Pháp nghiệp tùy chuyển, pháp phi nghiệp tùy chuyển. Pháp nghiệp nhân, pháp phi nghiệp nhân. Pháp nghiệp thứ đệ, pháp phi nghiệp thứ đệ. Pháp duyên nghiệp, pháp phi duyên nghiệp. Pháp nghiệp tăng thượng, pháp phi nghiệp tăng thượng. Pháp nghiệp quả, pháp phi nghiệp quả.

Pháp nghiệp báo, pháp phi nghiệp báo. Pháp hữu, pháp phi hữu. Pháp hữu tương ưng, pháp phi hữu tương ưng. Pháp hữu cộng hữu, pháp phi hữu cộng hữu. Pháp hữu tùy chuyển hữu nhân, pháp phi hữu tùy chuyển phi hữu nhân. Pháp hữu thứ đệ, pháp phi hữu thứ đệ. Pháp duyên hữu, pháp phi duyên hữu. Pháp hữu tăng thượng, pháp phi hữu tăng thượng. Pháp hữu quả, pháp phi hữu quả. Pháp hữu báo, pháp phi hữu báo.

Pháp đoạn tri, pháp trí sở tri, pháp phi trí sở tri. Pháp đoạn tri sở đoạn, pháp phi đoạn tri sở đoạn. Pháp tu, pháp phi tu.

Pháp chứng, pháp phi chứng.

Pháp tập, pháp phi tập. Pháp hữu tội, pháp vô tội. Pháp hắc, pháp bạch. Pháp thoái, pháp bất thoái. Pháp ẩn một, pháp bất ẩn một. Pháp ký, pháp vô ký. Pháp dĩ khởi, pháp bất khởi. Pháp kim khởi, pháp phi kim khởi. Pháp dĩ diệt, pháp phi dĩ diệt. Pháp kim diệt, pháp phi kim diệt. Pháp duyên khởi, pháp phi duyên khởi.

Pháp duyên sinh, pháp phi duyên sinh. Pháp nhân, pháp phi nhân. Pháp hữu nhân, pháp phi hữu nhân. Pháp nhân khởi, pháp phi nhân khởi. Pháp nhân tương ưng, pháp phi nhân tương ưng. Pháp kiết, pháp phi kiết. Pháp sinh kiết, pháp phi sinh kiết. Pháp thủ, pháp phi thủ. Pháp thọ, pháp phi thọ. Pháp thủ sinh, pháp phi thủ sinh. Pháp phiền não, pháp phi phiền não.

Pháp ô uế, pháp bất ô uế. Pháp hữu ô uế, pháp phi hữu ô uế. Pháp triền, pháp phi triền. Pháp triền trụ, pháp phi triền trụ. Pháp triền sinh, pháp phi triền sinh. Pháp hữu duyên, pháp vô duyên. Pháp hữu giác, pháp phi hữu giác. Pháp hữu quán, pháp phi hữu quán. Pháp khả lạc, pháp phi khả lạc. Pháp thọ dụng, pháp phi thọ dụng. Pháp hữu sự hữu duyên, pháp vô sự vô duyên. Pháp hữu thượng, pháp vô thượng. Pháp viễn, pháp cận. Pháp hữu lượng, pháp vô lượng.

Pháp kiến, pháp phi kiến. Pháp kiến xứ, pháp phi kiến xứ. Pháp kiến tương ưng, pháp phi kiến tương ưng. Pháp phàm phu, pháp phi phàm phu. Pháp phàm phu cộng, pháp phi phàm phu cộng. Pháp định, pháp phi định. Pháp não, pháp phi não. Pháp căn, pháp phi căn. Pháp Thánh đế nhiếp, pháp phi Thánh đế nhiếp. Pháp cộng hữu, pháp phi cộng hữu.

Pháp tương ưng, pháp phi tương ưng. Pháp quả, pháp phi quả. Pháp hữu quả, pháp phi hữu quả. Pháp báo, pháp phi báo. Pháp hữu báo, pháp phi hữu báo. Pháp nhân duyên, pháp phi nhân duyên. Pháp hữu nhân duyên, pháp phi hữu nhân duyên. Pháp xuất, pháp phi xuất. Pháp hữu xuất, pháp phi hữu xuất. Pháp tương tục, pháp phi tương tục. Pháp hữu tương tục, pháp phi hữu tương tục.

Nói xong hai pháp có hai trăm mười sáu loại. Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký.

Pháp học, pháp vô học, pháp phi học phi vô học. Pháp kiến đoạn, pháp tu đoạn, pháp bất đoạn. Pháp kiến đoạn nhân, pháp tu đoạn nhân, pháp bất đoạn nhân.

Pháp khả kiến hữu đối, pháp bất khả kiến hữu đối, pháp bất khả kiến vô đối.

Pháp báo, pháp phi báo, pháp phi báo phi phi báo. Pháp hạ, pháp trung, pháp thượng.

Pháp tiểu, pháp đại, pháp vô lượng.

Pháp ý lạc, pháp phi ý lạc, pháp phi ý lạc phi bất ý lạc. Pháp lạc câu, pháp khổ câu, pháp bất khổ bất lạc câu. Pháp câu khởi, pháp câu trụ, pháp câu diệt.

Pháp phi câu khởi, pháp phi câu trụ, pháp phi câu diệt.

Pháp tâm câu khởi, pháp tâm câu trụ, pháp tâm câu diệt. Pháp phi tâm câu khởi, pháp phi tâm câu trụ, pháp phi tâm câu diệt.

Tam giới (ba cõi): Dục giới, Sân giới, Hại giới. Lại có tam giới: Xuất yếu giới, Vô sân giới, Vô hại giới. Lại có tam giới: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Lại có tam giới: Sắc giới, Vô sắc giới, Diệt giới.

Ba hữu là Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Ba lậu là Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu.

Ba đời là quá khứ, vị lai, hiện tại.

Ba sự nói là: Sự nói về quá khứ, Sự nói về vị lai, Sự nói về hiện tại.

Ba khổ là: Khổ của khổ khổ, Khổ của biến khổ, khổ.

Khổ của hành Ba pháp là: Pháp có giác có quán, Pháp không giác có quán, Pháp không giác không quán.

Ba địa là: Địa có giác có quán, Địa không giác có quán, Địa không giác không quán.

Ba nghiệp là: Nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý.

Lại có ba nghiệp là: Nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp vô ký.

Lại có ba nghiệp là: Nghiệp học, nghiệp vô học, nghiệp phi học phi vô học.

Lại có ba nghiệp là: Nghiệp kiến đoạn, nghiệp tu đoạn, nghiệp bất đoạn.

Lại có ba nghiệp là: Nghiệp hiện pháp nhận lãnh, nghiệp sinh pháp nhận lãnh, nghiệp hậu pháp nhận lãnh.

Lại có ba nghiệp là: Nghiệp lạc thọ, nghiệp khổ thọ, nghiệp bất khổ bất lạc thọ.

Nói xong ba pháp có chín mươi ba loại.

Bốn niệm xứ là thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, pháp niệm xứ.

Bốn chánh cần là pháp ác bất thiện đã khởi phải siêng năng tìm phương tiện đoạn trừ nó. Pháp ác bất thiện chưa khởi lên thì siêng năng tìm cách đừng cho nó khởi lên. Pháp thiện chưa sinh thì siêng năng tìm phương tiện khiến nó sinh. Pháp thiện đã sinh thì siêng năng tìm phương tiện tu tập khiến nó trụ, không để rơi mất, tu tập đầy đủ mở rộng trí chứng.

Bốn như ý túc là Như ý túc dục định tịnh hành thành tựu, Như ý túc tinh tiến định tịnh hành thành tựu, Như ý túc tâm định tịnh hành thành tựu, Như ý túc tuệ định tịnh hành thành tựu.

Bốn thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.

Bốn Thánh đế là khổ thánh đế, khổ tập thánh đế, khổ diệt thánh đế, khổ diệt đạo thánh đế.

Bốn vô lượng là từ-bi-hỷ-xả.

Bốn vô sắc là Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ.

Bốn Thánh chủng là: Thánh chủng biết đủ tùy lúc xin được y phục. Thánh chủng biết đủ tùy lúc xin được thức ăn. Thánh chủng biết đủ tùy lúc được các thứ ngọa cụ, ngủ nghỉ. Thánh chủng ưa thích nơi thanh vắng tu tập.

Bốn quả Sa-môn là: Quả Sa-môn Tu-đà-hoàn, Quả Sa-môn Tư-đà-hàm, Quả Sa-môn A-na-hàm, Quả Sa-môn vô thượng A-la-hán.

Bốn trí là Pháp trí, Tỷ trí, Tri tha tâm trí, Đẳng trí. Lại có bốn trí là: Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí.

Bốn biện là: Nghĩa biện, Pháp biện, Từ biện, Tùy ứng biện.

Bốn duyên là: Nhân duyên, Thứ đệ duyên, duyên duyên, Tăng thượng duyên.

Bốn thức ăn là: Thô đoàn thực, Tế xúc thực, Ý tư thực, Thức thực.

Bốn dòng chảy (Lưu) là dòng chảy của Dục, của Hữu, của Kiến, của Vô minh.

Bốn cái ách là: Ách dục, ách hữu, ách kiến, ách vô minh. Bốn chấp thủ là: Chấp dục, chấp kiến, chấp giới, chấp ngã.

Bốn pháp là: Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, pháp không phải quá khứ-vị lai-hiện tại.

Lại có bốn pháp là: Pháp thuộc cõi Dục, pháp thuộc cõi Sắc, pháp thuộc cõi Vô sắc, pháp không thuộc vào đâu.

Lại có bốn pháp là: Pháp thiện nhân, Pháp bất thiện nhân, Pháp vô ký nhân, Pháp không phải nhân thiện-không phải nhân bất thiện-không phải nhân vô ký.

Lại có bốn pháp là: Pháp hữu duyên duyên, Pháp vô duyên duyên, Pháp hữu duyên duyên vô duyên duyên, Pháp phi hữu duyên duyên phi vô duyên duyên.

Nói xong bốn pháp có tám mươi bốn loại.

Năm ấm là: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.

Năm thạnh ấm là: Sắc thạnh ấm, thọ thạnh ấm, tưởng thạnh ấm, hành thạnh ấm, thức thạnh ấm.

Năm cõi là: Cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, người.

Năm phiền não của thân là: Thấy khổ đoạn trừ phiền não của thân, thấy tập đoạn trừ phiền não của thân, thấy diệt đoạn trừ phiền não của thân, thấy đạo đoạn trừ phiền não của thân, tu đoạn trừ phiền não của thân.

Năm pháp là: Sắc pháp, tâm pháp, tâm pháp pháp, tâm bất tương ưng hành pháp, vô vi pháp.

Nói xong năm pháp có hai mươi lăm thứ.

Sáu giới là: Đất, nước, gió, lửa, hư không, thức. Sáu pháp là: Pháp kiến khổ đoạn, pháp kiến tập đoạn, pháp kiến diệt đoạn, pháp kiến đạo đoạn, pháp tu đoạn, pháp bất đoạn.

Nói xong sáu pháp có mười hai loại.

Bảy sử là: Tham dục, sân giận, hữu ái, mạn, vô minh, kiến, nghi.

Bảy thức trụ là: Chúng sinh có sắc, đủ loại thân, đủ loại tưởng, là hàng người-trời. Đó gọi là trụ xứ ban đầu của thức.

Chúng sinh có sắc, đủ loại thân, một loại tưởng, là nơi chốn chuyển đổi đầu tiên của thân Phạm thiên. Đó gọi là trụ xứ thứ hai của thức.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, đủ loại tưởng, là cõi trời Quang âm. Đó gọi là trụ xứ thứ ba của thức.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, một loại tưởng, là cõi trời Biến tịnh. Đó gọi là trụ xứ thứ tư của thức.

Chúng sinh vô sắc, đã lìa hết thảy mọi cản ngăn của sắc tưởng, cuối cùng không còn bất cứ tưởng nào. Tư duy vô lượng không xứ, nhập vô lượng không nhập xứ, là cõi trời Không nhập xứ. Đó gọi là trụ xứ thứ năm của thức.

Chúng sinh vô sắc, đã lìa hết thảy không nhập xứ, vô lượng thức nhập, vô lượng thức nhập xứ, là cõi trời Thức nhập xứ. Đó gọi là trụ xứ thứ sáu của thức.

Chúng sinh vô sắc, đã lìa hết thảy thức nhập xứ, vô sở hữu nhập, vô sở hữu nhập xứ, là cõi trời vô sở hữu nhập xứ. Đó gọi là trụ xứ thứ bảy của thức. Bảy giác chi: Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tiến giác chi, Hỷ giác chi, Ỷ giác chi, Định giác chi, Xả giác chi.

Nói xong bảy pháp có hai mươi mốt loại.

Tám giải thoát xứ: Là trong có sắc tưởng, ngoài quán sắc, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ nhất.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán sắc, là lĩnh vực giải thoát thứ hai.

Tịnh thân chứng giải thoát xứ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ ba.

Đã lìa hết thảy cản ngăn của sắc tưởng, cuối cùng hoàn toàn không còn bất cứ tưởng nào, tư duy nơi Vô biên không xứ, nhập vô biên không nhập xứ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ tư.

Lìa hết thảy không nhập xứ, vô lượng thức nhập, vô lượng thức nhập xứ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ năm.

Lìa hết thảy thức nhập xứ, vô sở hữu nhập, vô sở hữu nhập xứ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ sáu.

Lìa hết thảy vô sở hữu nhập xứ, Phi tưởng phi phi tưởng nhập, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ bảy.

Lìa hết thảy Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, tưởng, thọ diệt, thân chứng trụ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ tám.

Tám thắng xứ: Bên trong có sắc tưởng, bên ngoài quán ít sắc, sắc tốt sắc xấu, là từ sắc ở nơi tốt đẹp kia mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ nhất.

Trong có sắc tưởng, ngoài quán nhiều sắc, sắc tốt sắc xấu, là từ sắc ở nơi tốt đẹp kia kia mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ hai.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán ít sắc, sắc tốt sắc xấu, là từ sắc ở nơi tốt đẹp kia mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ ba.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán nhiều sắc, sắc tốt sắc xấu, là từ sắc ở nơi tốt đẹp kia mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ tư.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán các màu sắc như xanh thì quán ánh sáng xanh, như màu của hoa Cưu-mâu-ca đã thành màu xanh của áo xứ Ba-la-nại, màu xanh đó quán thấy xanh sáng. Như vậy, thầy Tỳ-kheo bên trong không có sắc tưởng, quán màu xanh bên ngoài, quán thấy màu xanh sáng, nghĩa là màu ấy ở nơi tốt đẹp mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ năm.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán sắc vàng, thấy màu vàng sáng, như màu của hoa Calê-na đã thành màu vàng của áo Ba-la-nại, màu vàng đó quán thấy vàng sáng. Như vậy, thầy Tỳ-kheo bên trong không có sắc tưởng, quán màu vàng bên ngoài, quán thấy màu vàng sáng, nghĩa là màu ở nơi tốt đẹp mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ sáu.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán sắc đỏ, thấy màu đỏ sáng, như màu của hoa hoa Bàn-đầukỳ-bà-ca trở thành màu đỏ của áo Ba-la-nại, màu đỏ đó quán thấy đỏ sáng. Như vậy, thầy Tỳ-kheo bên trong không có sắc tưởng, quán màu đỏ bên ngoài, quán thấy màu đỏ sáng, nghĩa là màu ấy ở nơi tốt đẹp mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ bảy.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán sắc trắng, thấy màu trắng sáng, như màu của hoa Ưutư-đa-la trở thành màu trắng của áo Ba-la-nại, màu trắng đó quán thấy trắng sáng. Như vậy, thầy Tỳ-kheo bên trong không có sắc tưởng, quán màu trắng bên ngoài, quán thấy màu trắng sáng, nghĩa là màu ấy ở nơi tốt đẹp mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ tám.

Tám đạo chi là: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.

Nói xong tám pháp có hai mươi bốn loại.

Chín kiết: Kiết tham dục, kiết giận dữ, kiết mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết tha thủ, kiết nghi, kiết tật, kiết xan.

Chín nơi ở của chúng sinh: Chúng sinh có sắc, với vô số thân, đủ loại tưởng, là hàng trời người. Đó gọi là nơi ở thứ nhất của chúng sinh. Chúng sinh có sắc, đủ loại thân, có một loại tưởng, là thân Phạm thiên, với nơi chốn chuyển đổi ban đầu. Đó gọi là nơi ở thứ hai của chúng sinh.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, đủ loại loại tưởng, là cõi trời Quang âm. Đó gọi là nơi ở thứ ba của chúng sinh.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, một loại tưởng, là cõi trời Biến tịnh. Đó gọi là nơi ở thứ tư của chúng sinh.

Chúng sinh có sắc, không có tưởng, là chúng sinh nơi cõi trời Vô tưởng. Đó gọi là nơi ở thứ năm của chúng sinh.

Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy cản che của sắc tưởng, hoàn toàn không còn một loại tưởng nào, tư duy nơi vô lượng không xứ nhập, trụ vào Vô lượng không xứ, là cõi trời Không xứ. Đó gọi là nơi ở thứ sáu của chúng sinh.

Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy không xứ nhập, trụ vào Vô lượng thức xứ, là cõi trời Thức xứ. Đó gọi là nơi ở thứ bảy của chúng sinh.

Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy thức xứ nhập, trụ vào Vô sở hữu xứ, là cõi trời Vô sở hữu xứ. Đó gọi là nơi ở thứ tám của chúng sinh.

Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy Vô sở hữu xứ nhập, trụ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó gọi là nơi ở thứ chín của chúng sinh.

Nói xong chín pháp có mười tám loại.

Mười nhất thiết nhập: Nhất thiết nhập của địa, một tướng sinh ra các phương trên-dưới, vô lượng không hai. Đó gọi là Nhất thiết nhập xứ thứ nhất.

Nhập của thủy-hỏa-phong, hết thảy nhập xứ của xanh-vàng-đỏ-trắng, hết thảy nhập xứ của không, hết thảy nhập xứ của thức, một tướng sinh các phương trên-dưới, không hai, không lường. Đó gọi là mười Nhất thiết nhập xứ.

Mười pháp vô học: Chánh kiến vô học cho đến giải thoát vô học, giải thoát tri kiến vô học.

Nói xong mười pháp có hai mươi loại.

Mười một pháp: Sắc hữu lậu, vô lậu; thọ-tưởng-hành-thức hữu lậu, vô lậu và pháp vô vi.

Nói xong mười một pháp có mười một loại.

Mười hai nhập: Là nhãn nhập-sắc nhập cho đến ý nhập-pháp nhập.

Nói xong mười hai pháp có mười hai loại.

Mười tám giới: Nói rộng như trước trong phẩm Phân biệt bảy sự. Hai mươi hai căn: Là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, ý căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vi tri đương tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

Chín mươi tám sử: (Đã nói chín mươi tám pháp có chín mươi tám thứ).

Pháp nhĩ diệm là gì? Là hết thảy pháp mà trí nhĩ diệm nhận biết được, tùy từng lúc ứng hợp. Tùy lúc ứng hợp là sao? Là trong hoàn cảnh khổ, trí nhận biết; trí nhận biết khổ tập, trí nhận biết tập diệt, trí nhận biết diệt đạo. Đạo và mọi điều thiện, trí cũng nhận biết. Khổ-tập-diệt-đạo, hư không số diệt-phi số diệt, hết thảy những thứ pháp như thế Nhĩ diệm trí đều nhận biết hết, tùy nơi chốn ứng hợp. Đó gọi là pháp nhĩ diệm.

Pháp thức là gì? Là hết thảy pháp mà thức nhận biết, phân biệt, tùy lúc thích ứng. Thế nào là tùy lúc thích ứng? Là như nhãn thức biết sắc, nhĩ thức biết tiếng, tỷ thức biết mùi, thiệt thức biết vị, thân thức biết xúc chạm, ý thức biết pháp. Mắt sắc cũng biết cái biết của nhãn thức. Tai-tiếng cũng biết cái biết của nhĩ thức. Mũi, hương cũng biết cái biết của tỷ thức. Lưỡi, vị cũng biết cái biết của thiệt thức. Thân-xúc cũng biết cái biết của thân thức. Ý-pháp cũng biết cái biết của ý thức. Thức phân biệt hết thảy pháp này, tùy lúc thích ứng gọi là pháp thức.

Pháp thông nhĩ diệm là gì? Pháp thông nhĩ diệm là trí tuệ thông suốt một cách sáng tỏ như vậy về hết thảy pháp, theo từng lúc thích ứng. Theo từng lúc thích ứng là sao? Là khổ nhẫn thì khổ trí thông tỏ về khổ nhĩ diệm. Tập nhẫn thì tập trí thông tỏ về tập nhĩ diệm. Diệt nhẫn thì diệt trí thông tỏ về diệt nhĩ diệm. Đạo nhẫn thì đạo trí thông tỏ về đạo nhĩ diệm. Và tuệ hữu lậu thiện cũng thông tỏ về khổ nhĩ diệm. Tập-diệt-đạo-hư không số diệt

-phi số diệt thông tỏ về nhĩ diệm. Hết thảy các pháp ấy đều thông tỏ về nhĩ diệm, tùy lúc thích ứng, đó gọi là pháp thông nhĩ diệm.

Pháp duyên là gì? Là hết thảy pháp duyên, tức là tâm-tâm pháp, tùy từng lúc thích ứng. Tùy từng lúc thích ứng là sao? Là nhãn thức thì nhãn thức tương ưng với pháp duyên nơi sắc. Nhĩ thức thì nhĩ thức tương ưng với pháp duyên nơi tiếng. Tỷ thức thì tỷ thức tương ưng với pháp duyên nơi mùi. Thiệt thức thì thiệt thức tương ưng với pháp duyên nơi vị. Thân thức thì thân thức tương ưng với pháp duyên nơi xúc chạm. Ý thức thì ý thức tương ưng với pháp duyên nơi pháp. Nhãn sắc và nhãn thức duyên nhau. Nhĩ thanh và nhĩ thức duyên nhau. Tỷ hương và tỷ thức duyên nhau. Thân xúc và thân thức duyên nhau. Ý pháp và ý thức duyên nhau nơi hết thảy pháp. Tức là tâm-tâm pháp. Đó gọi là pháp duyên.

Pháp tăng thượng là gì? Là hết thảy pháp hữu vi lần lượt tăng thêm lên, cùng pháp vô vi được các pháp hữu vi tăng thêm lên. Đó gọi là pháp tăng thượng.

Pháp sắc là gì? Là mười thứ sắc nhập và phần ít của một nhập. Pháp phi sắc là gì? Là một nhập và phần ít của một nhập.

Pháp có thể thấy là gì? Là một nhập.

Pháp không thể thấy là gì? Là mười một nhập.

Pháp có đối là gì? Là mười nhập.

Pháp không đối là gì? Là hai nhập.

Pháp hữu lậu là gì? Là mười nhập và phần ít của hai nhập. Pháp vô lậu là gì? Là một phần ít của hai nhập.

Pháp hữu vi là gì? Là mười một nhập và phần ít của một nhập Pháp vô vi là gì? Là phần ít của một nhập.

Pháp hữu tránh là gì? Là mười nhập và phần ít của hai nhập. Pháp vô tránh là gì? Là phần ít của hai nhập.

Như pháp hữu tránh, pháp vô tránh-pháp thế gian-pháp xuất thế gian-pháp nhập-pháp bất nhập-pháp nhiễm ô-pháp không nhiễm ô-pháp y gia-pháp y xuất yếu cũng như vậy.

Pháp tâm là gì? Là một nhập.

Pháp phi tâm là gì? Là mười một nhập.

Pháp tâm pháp là gì? Là như pháp-tương ưng với tâm. Pháp đó như thế nào? Nghĩa là thọ ấm, tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

Pháp phi tâm pháp là gì? Là như pháp, tâm không tương ưng với nhau. Việc đó ra sao? Là sắc, tâm với tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Như pháp tâm pháp, pháp phi tâm pháp-pháp tâm tương ưng-pháp tâm bất tương ưng cũng như vậy.

Pháp tâm cộng hữu là gì? Là như tâm cùng có với phần ít của mười một nhập, trừ ý nhập.

Pháp phi tâm cộng hữu là gì? Là ý nhập. Như không phải tâm cùng có với phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp tâm tùy chuyển? Là như tâm, pháp cùng một khởi, một trụ, một diệt. Việc đó ra sao? Là hết thảy tâm cùng với pháp và đạo cùng định cùng giới. Tâm đó và pháp đó cùng sinh, trụ, dị diệt. Đó gọi là pháp tâm tùy chuyển.

Thế nào là pháp phi tâm tùy chuyển? Là như tâm, pháp không cùng chung một khởi, một trụ, một diệt. Việc đó ra sao? Là trừ tâm pháp, pháp và đạo cùng định cùng giới, như còn lại là sắc. Trừ tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, như tâm còn lại là tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Thế nào là pháp tâm nhân? Là như người vào chỗ vượt khỏi sinh ra. Trừ tâm vô lậu ban đầu, thì tâm còn lại cùng với các phàm phu khác quyết định nhắm tới, vượt lên trên đời sống. Ngoài tâm vô lậu ban đầu đời vị lai, hoặc tâm khác, hoặc nhân của tâm là phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp phi tâm nhân? Là như người vượt khỏi sinh ra, tâm vô lậu ban đầu cùng với hàng phàm phu khác quyết định nhắm tới, vượt ra khỏi đời sống, là tâm vô lậu vị lai ban đầu kia và phi tâm hoặc phi tâm nhân nơi phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp tâm thứ đệ? Là như thứ lớp của tâm các tâm-tâm pháp còn lại đã sinh-sẽ sinh, hoặc định vô tưởng, định diệt tận đã khởi-sẽ khởi. Đó gọi là pháp tâm thứ đệ.

Thế nào là pháp phi tâm thứ đệ? Tức là trừ ra thứ lớp của tâm là tâm-tâm pháp, hoặc các tâm-tâm pháp còn lại, trừ tâm thứ đệ, tâm bất tương ưng hành, hoặc tâm bất tương ưng hành khác, sắc và vô vi.

Thế nào là pháp duyên tâm? Là như ý thức tương ưng với chỗ duyên nơi tâm.

Thế nào là pháp phi duyên tâm? Là trừ tâm duyên cùng với ý thức tương ưng, ngoài ra, không phải là tâm duyên tương ưng với ý thức, cùng năm thức tương ưng với sắc và vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp tâm tăng thượng? Là pháp hữu vi. Thế nào là pháp phi tâm tăng thượng? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp tâm quả? Là hết thảy pháp hữu vi và số diệt. Thế nào là pháp phi tâm quả? Là hư không phi số diệt.

Thế nào là pháp tâm báo? Là như báo của tâm được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp phi tâm báo? Là thanh nhập, hoặc không phải là báo của tâm được phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp nghiệp? Là thân nghiệp, khẩu nghiệp, tư nghiệp.

Thế nào là pháp phi nghiệp? Là trừ nghiệp nơi thân, miệng như sắc khác. Trừ nghiệp của tư, như hành còn lại. Trừ ba ấm còn lại như thọ v.v... và vô vi.

Thế nào là pháp nghiệp tương ưng? Là như pháp-tư tương ưng.

Việc này ra sao? Là hết thảy tâm-tâm pháp, trừ tư.

Thế nào là pháp phi nghiệp tương ưng? Là như pháp không tương ưng với tư. Việc này ra sao? Là sắc-tư-tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Thế nào là pháp nghiệp cộng hữu? Là ý nhập. Như nghiệp cộng hữu có phần ít của mười một nhập, trừ tư.

Thế nào là pháp phi nghiệp cộng hữu? Là tư nghiệp, trừ ý nhập và phi nghiệp cộng hữu có phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp nghiệp tùy chuyển? Là như pháp cùng với tư một lúc khởi, trụ, diệt. Việc này ra sao? Là hết thảy tâm-tâm pháp, trừ tư. Như đạo cộng định cộng giới. Như tư nghiệp kia và pháp ấy cùng sinh trụ dị diệt, thì đó gọi là pháp nghiệp tùy chuyển.

Thế nào là pháp phi nghiệp tùy chuyển? Là pháp không cùng với tư một lúc khởi, trụ, diệt. Việc này ra sao? Là trừ tâm-tâm pháp và nghiệp tùy chuyển, nghiệp nơi thân-miệng. Như sắc còn lại, trừ nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Như tâm còn lại không tương ưng hành với tư và vô vi.

Thế nào là pháp nghiệp nhân? Là như người vào nơi vượt cao hẳn lên xa sinh ra, trừ nghiệp tư vô lậu ban đầu. Như tư còn lại và các phàm phu khác quyết định nhắm tới, vượt cao ly sinh, trừ nghiệp tư vô lậu ban đầu của đời vị lai. Như tư còn lại và ý nhập, hoặc nghiệp nhân nơi phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp phi nghiệp nhân? Là như người đi vào vượt cao xa lìa nơi sinh, tư duy vô lậu ban đầu kia cùng chúng phàm phu khác quyết định nhắm tới, vượt cao ly sinh, là tư vô lậu ban đầu nơi đời vị lai hoặc phi nghiệp nhân nơi phần ít của mười một nhập, trừ ý nhập.

Thế nào là pháp nghiệp thứ đệ? Là như thứ lớp của tâm pháp.

Thế nào là pháp phi nghiệp thứ đệ? Là như pháp không phải là thứ lớp của tâm.

Thế nào là pháp duyên nghiệp? Là như mắt, tai, ý v.v... ba thức thân ấy tương ưng khi duyên nơi nghiệp.

Thế nào là pháp phi duyên nghiệp? Là như trừ mắt v.v... duyên nơi nghiệp, tương ưng với ba thức thân. Như mắt v.v... những duyên khác không phải là nghiệp tương ưng với ba thức thân. Và tỷ, thiệt, thân v.v... ba thứ thân tương ưng với sắc và vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp nghiệp tăng thượng? Là pháp hữu vi. Thế nào là pháp phi nghiệp tăng thượng? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp nghiệp quả? Là hết thảy pháp hữu vi và số diệt. Thế nào là pháp phi nghiệp quả? Là hư không-phi số diệt.

Thế nào là pháp nghiệp báo? Là như nghiệp báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp phi nghiệp báo? Là thanh nhập, như phi nghiệp báo được phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp hữu? Là pháp hữu lậu. Thế nào là pháp phi hữu? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp hữu tương ưng? Là tâm-tâm pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi hữu tương ưng? Là tâm-tâm pháp-sắc vô lậu và vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp hữu cộng hữu? Là pháp hữu lậu. Hoặc pháp vô lậu, pháp hữu lậu cùng khởi.

Thế nào là pháp phi hữu cộng hữu? Là trừ pháp hữu lậu và pháp vô lậu cộng hữu, như pháp vô lậu còn lại.

Thế nào là pháp hữu tùy chuyển hữu nhân? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi hữu tùy chuyển phi hữu nhân? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp hữu thứ đệ? Là tâm-tâm pháp hữu lậu kia theo thứ lớp sinh ra tâm-tâm pháp khác, đã khởi-sẽ khởi và chánh thọ vô tưởng, chánh thọ diệt tận, đã khởi-sẽ khởi. Đó gọi là pháp hữu thứ đệ.

Thế nào là pháp phi hữu thứ đệ? Là trừ thứ lớp hiện có nơi tâm-tâm pháp, hoặc tâm-tâm pháp còn lại, trừ thứ lớp hiện có nơi tâm bất tương ưng hành, hoặc tâm bất tương ưng hành khác sắc và vô vi.

Thế nào là pháp duyên hữu? Là năm thức tương ưng, cùng duyên hữu nơi ý thức tương ưng.

Thế nào pháp phi duyên hữu? Là trừ năm thức tương ưng và duyên hữu nơi ý thức tương ưng. Hoặc ý thức còn lại tương ưng với sắc và vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp hữu tăng thượng? Là pháp hữu vi. Thế nào là pháp phi hữu tăng thượng? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp hữu quả? Là pháp hữu lậu. Hoặc đạo thế tục đoạn trừ các kiết mà chứng.

Thế nào là pháp phi hữu quả? Là trừ pháp hữu lậu và pháp vô lậu hữu quả, như pháp vô lậu khác.

Thế nào là pháp hữu báo? Là như hữu báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp phi hữu báo? Là thanh nhập, như không phải có báo được phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp đoạn tri? Là hai trí, tức là pháp trí và tỷ trí. Thế nào là pháp trí sở tri? Là trí nhận biết hết thảy các pháp.

Thế nào là pháp phi trí sở tri? Là hoặc cầu pháp như vậy mà không thể đạt được.

Thế nào là pháp đoạn tri sở đoạn? Là pháp hữu lậu. Thế nào là pháp phi đoạn tri sở đoạn? Là pháp vô lậu. Thế nào là pháp tu? Là pháp hữu vi thiện.

Thế nào là pháp phi tu? Là pháp bất thiện, vô ký và số diệt.

Thế nào là pháp chứng? Là có hai pháp chứng tức là Trí chứng và Đắc chứng.

Thế nào là pháp trí chứng? Là hết thảy các pháp mà trí chứng đắc.

Thế nào là pháp phi trí chứng? Là hoặc cầu pháp như vậy nhưng không thể nắm bắt được.

Thế nào là pháp đắc chứng? Là pháp thiện nương vào chánh thọ để chứng đắc chứ không chìm mất, như thiên nhãn-thiên nhĩ vô ký. Đó gọi là pháp đắc chứng.

Thế nào là pháp phi đắc chứng? Là trừ ra không ẩn khuất chìm mất thiên nhãn-thiên nhĩ vô ký, như còn lại pháp vô ký và pháp bất thiện.

Thế nào là pháp tập? Là pháp hữu vi thiện.

Thế nào là pháp phi tập? Là pháp bất thiện-vô ký và số diệt. Thế nào là pháp hữu tội? Là pháp bất thiện, và ẩn mất-vô ký. Thế nào là pháp vô tội? Là pháp thiện, và không ẩn mất-vô ký.

Như pháp hữu tội-pháp vô tội; pháp đen-pháp trắng; pháp thoái-pháp bất thoái cũng như vậy.

Thế nào là pháp ẩn một? Là pháp ô uế.

Thế nào là pháp bất ẩn một? Là pháp không ô uế

Thế nào là pháp ký? Là pháp thiện và pháp bất thiện.

Thế nào là pháp vô ký? Là trừ pháp thiện, pháp bất thiện, pháp còn lại chính là nó.

Thế nào là pháp dĩ khởi? Là pháp quá khứ, hiện tại.

Thế nào là pháp bất khởi? Là pháp không sinh ở vị lai và pháp vô vi.

Thế nào là pháp kim khởi? Là như pháp hiện tiền, vị lai tất khởi. Thế nào là pháp phi kim khởi? Là trừ pháp hiện tiền, vị lai tất khởi, còn lại pháp vị lai, pháp quá khứ, hiện tại và pháp vô vi.

Thế nào là pháp dĩ diệt? Là pháp quá khứ.

Thế nào là pháp phi dĩ diệt? Là pháp vị lai, hiện tại và pháp vô vi.

Thế nào là pháp kim diệt? Là như pháp hiện tại diệt.

Thế nào là pháp phi kim diệt? Là trừ pháp hiện tại hiện tiền diệt, là còn lại pháp hiện tại, pháp quá khứ, vị lai và pháp vô vi.

Thế nào là pháp duyên khởi? Là pháp hữu vi. Thế nào là pháp phi duyên khởi? Là pháp vô vi.

Như pháp duyên khởi, pháp phi duyên khởi; pháp duyên sinh, pháp phi duyên sinh; pháp nhân, pháp phi nhân; pháp hữu nhân, pháp phi hữu nhân; pháp nhân khởi, pháp phi nhân khởi cũng như vậy. Thế nào là pháp nhân tương ưng? Là hết thảy tâm-tâm pháp.

Thế nào là pháp phi nhân tương ưng? Là sắc và vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp kiết? Là chín kiết.

Thế nào là pháp phi kiết? Là trừ chín kiết, như các pháp còn lại. Thế nào là pháp sinh kiết? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi sinh kiết? Là pháp vô lậu Thế nào là pháp thủ? Là bốn pháp giữ lấy.

Thế nào là pháp phi thủ? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp thọ? Là như thuộc về tự tánh của pháp.

Thế nào là pháp phi thọ? Là như chẳng phải thuộc về tự tánh của pháp.

Thế nào là pháp thủ sinh? Là pháp hữu lậu. Thế nào là pháp phi thủ sinh? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp phiền não? Là như pháp trói buộc đã dấy khởi.

Thế nào là pháp phi phiền não? Là như pháp không dấy khởi trói buộc.

Thế nào là pháp ô uế? Là pháp bất thiện và ẩn một-vô ký.

Thế nào là pháp bất ô uế? Là pháp thiện và không ẩn một – vô ký.

Thế nào là pháp hữu ô uế? Là pháp hữu lậu. Thế nào là pháp phi hữu ô uế? Là pháp vô lậu. Thế nào là pháp triền? Là các pháp phiền não.

Thế nào là pháp phi triền? Là các pháp không phải phiền não. Thế nào là pháp triền trụ? Là tâm-tâm pháp ô uế.

Thế nào là pháp phi triền trụ? Là tâm-tâm pháp không ô uế nơi sắc, và tâm bất tương ưng hành vô vi.

Thế nào là pháp triền sinh? Là pháp hữu lậu. Thế nào là pháp phi triền sinh? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp hữu duyên? Là hết thảy tâm-tâm pháp.

Thế nào là pháp vô duyên? Là sắc, vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp hữu giác? Là như pháp tương ưng với giác.

Thế nào là pháp phi hữu giác? Là như pháp không tương ưng với giác.

Thế nào là pháp hữu quán? Là như pháp tương ưng với quán.

Thế nào là pháp phi hữu quán? Là như pháp không tương ưng với quán.

Thế nào là pháp khả lạc? Là như pháp tương ưng với hỷ căn.

Thế nào là pháp phi khả lạc? Là như pháp không tương ưng với hỷ căn.

Thế nào là pháp thọ dụng? Là như pháp tương ưng với ý tư duy.

Thế nào là pháp phi thọ dụng? Là như pháp không tương ưng với ý tư duy.

Thế nào là pháp hữu sự hữu duyên? Là pháp hữu vi. Thế nào là pháp vô sự vô duyên? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp hữu thượng? Là hết thảy các pháp hữu vi, và hư không-phi số diệt.

Thế nào là pháp vô thượng? Là pháp số diệt. Thế nào là pháp viễn? Là pháp quá khứ, vị lai.

Thế nào là pháp cận? Là pháp hiện tại và pháp vô vi.

Thế nào là pháp hữu lượng? Là như quả của pháp hữu lượng, và số lượng của báo lường tính được.

Thế nào là pháp vô lượng? Là như quả của pháp vô lượng, và số lượng của báo không lường tính được.

Thế nào là pháp kiến? Là như nhãn căn và năm tà kiến. Chánh kiến thế tục, học kiến, vô học kiến.

Thế nào là pháp phi kiến? Là trừ nhãn căn, còn lại là sắc. Trừ tám kiến, còn lại là các pháp thuộc hành ấm. Ba ấm như thọ và pháp vô vi.

Thế nào là pháp kiến xứ? Là pháp hữu lậu. Thế nào là pháp phi kiến xứ? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp kiến tương ưng? Là pháp tương ưng với tám kiến.

Thế nào là pháp phi kiến tương ưng? Là pháp không tương ưng với tám kiến.

Thế nào là pháp phàm phu? Là chúng sinh nhập địa ngục, nhập súc sinh, nhập ngạ quỷ, nhập người cõi Uất-đơn-việt, nhập cõi trời Vô tưởng. Do nghiệp sinh nơi các cõi ấy, nên gọi là pháp phàm phu.

Thế nào là pháp phi phàm phu? Là bốn dấu đạo, bốn biện tài, bốn quả Sa-môn, nguyện trí vô tránh đại bi, chánh thọ diệt tận, không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng, huân tu thiền, trí vô gián v.v..., người cõi trời Tịnh Cư. Do nghiệp sinh nơi các cõi ấy, nên gọi là pháp phi phàm phu.

Thế nào là pháp phàm phu cộng? Là như đạo cộng-định cộng, sinh đến đâu đều có nơi chốn dung nạp, người phàm kẻ thánh, như chúng sinh hành chánh thọ. Đó gọi là pháp phàm phu cộng (chung).

Thế nào là pháp phi phàm phu cộng? Tức là như pháp phi phàm phu.

Thế nào là pháp định? Là năm nghiệp vô gián, pháp học, pháp vô học.

Thế nào là pháp phi định? Là trừ năm nghiệp vô gián và hai pháp học, còn lại là pháp hữu lậu và vô vi.

Thế nào là pháp não? Là pháp bất thiện, ẩn một, vô ký.

Thế nào là pháp phi não? Là pháp thiện, không ẩn một, vô ký.

Thế nào là pháp căn? Là sáu nội nhập, và trong pháp nhập là pháp thuộc nơi căn.

Thế nào là pháp phi căn? Là năm ngoại nhập, và trong pháp nhập là pháp không thuộc về căn.

Thế nào là pháp thuộc Thánh đế? Là hết thảy pháp hữu vi và số diệt.

Thế nào là pháp phi Thánh đế nhiếp? Là hư không-phi số diệt.

Thế nào là pháp cộng hữu? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp phi cộng hữu? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp tương ưng? Là hết thảy tâm-tâm pháp.

Thế nào là pháp phi tương ưng? Là sắc, vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp quả? Là tất cả các pháp hữu vi và số diệt. Thế nào là pháp phi quả? Là hư không-phi số diệt.

Thế nào là pháp hữu quả? Là pháp hữu vi. Thế nào là pháp phi hữu quả? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp báo? Là như báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp phi báo? Là thanh nhập, như không phải là báo được phần ít của mười một nhập. Thế nào là pháp hữu báo? Là pháp hữu lậu thiện và bất thiện. Thế nào là pháp phi hữu báo? Là pháp vô lậu vô ký.

Thế nào là pháp nhân duyên? Là hết thảy các pháp.

Thế nào là pháp phi nhân duyên? Là pháp như vậy không thể thủ đắc.

Thế nào là pháp hữu nhân duyên? Là pháp hữu vi. Thế nào là pháp phi hữu nhân duyên? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp xuất? Là giới thiện thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Pháp học, pháp vô học, chánh thọ thiện, tịch tĩnh xuất yếu và số diệt.

Thế nào là pháp phi xuất? Là trừ giới thiện thuộc cõi Dục, còn lại là pháp thuộc cõi Dục. Trừ chánh thọ thiện, tịch tĩnh xuất yếu thuộc cõi SắcVô sắc, còn lại là các pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc và hư không phi số diệt.

Thế nào là pháp hữu xuất? Là pháp hữu vi. Thế nào là pháp phi hữu xuất? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp tương tục? Là như phần đoạn của pháp kia đã khởi, sẽ khởi. Việc này như thế nào? Là pháp quá khứ, hiện tại hoặc pháp vị lai, ngay đây tất khởi. Pháp sau cùng nối nhau với pháp trước. Đó gọi là pháp tương tục.

Thế nào là pháp phi tương tục? Là trừ pháp quá khứ, hiện tại và pháp vị lai tất khởi nơi ngay đây. Còn lại là pháp vị lai và pháp vô vi.

Thế nào là pháp hữu tương tục? Là như phần đoạn của pháp kia đã khởi. Việc này như thế nào? Là trừ năm ấm mạng chung tối hậu của bậc A-la-hán trong quá khứ, hiện tại. Còn lại là pháp quá khứ, hiện tại, pháp trước vẫy gọi pháp sau nối nhau. Đó gọi là pháp hữu tương tục.

Thế nào là pháp phi hữu tương tục? Là năm ấm mạng chung tối hậu của bậc A-la-hán trong quá khứ, hiện tại, như pháp vị lai và pháp vô vi.

Đã nói xong hai pháp.

QUYỂN 5

Phẩm 6: PHÂN BIỆT THÂU TÓM, Phần 2

Thế nào là pháp thiện? Là năm ấm thiện và số diệt.

Thế nào là pháp bất thiện? Là năm ấm bất thiện. Thế nào là pháp vô ký? Là năm ấm vô ký và hư không-phi số diệt.

Thế nào là pháp học? Là năm ấm học.

Thế nào là pháp vô học? Là năm ấm vô học.

Thế nào là pháp phi học phi vô học? Là năm ấm hữu lậu và vô vi.

Thế nào là pháp kiến đoạn? Là như các pháp nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián cùng đoạn. Làm sao đoạn chúng? Là bậc kiến đạo đoạn trừ tám mươi tám sử, do chúng tương ưng với pháp, đã khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp tu đoạn? Là như pháp học, thấy dấu đạo, tu đoạn. Làm sao đoạn chúng? Là bậc tu đạo đoạn trừ mười sử, do chúng tương ưng với pháp, đã dấy khởi nghiệp nơi thân-miệng, đã khởi tâm bất tương ưng hành và pháp hữu lậu không ô uế.

Thế nào là pháp bất đoạn? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp kiến đoạn nhân? Là pháp ô uế, như báo nơi pháp của kiến đã đoạn.

Thế nào là pháp tu đoạn nhân? Tức là pháp tu cần đoạn trừ, là đoạn trừ pháp như vậy.

Thế nào là pháp bất đoạn nhân? Là pháp hữu vi vô lậu.

Thế nào là pháp khả kiến hữu đối? Là một nhập.

Thế nào là pháp bất khả kiến hữu đối? Là chín nhập.

Thế nào là pháp bất khả kiến vô đối? Là hai nhập.

Thế nào là pháp báo? Là như báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp phi báo? Là pháp hữu lậu thiện, bất thiện, và thanh nhập.

Thế nào là pháp phi báo phi phi báo? Là trừ pháp của báo vô ký.

Còn lại là vô ký và pháp vô lậu.

Thế nào là pháp hạ? Là pháp bất thiện, pháp ẩn một, vô ký.

Thế nào là pháp trung? Là pháp hữu lậu thiện và pháp không ẩn một, vô ký.

Thế nào là pháp thượng? Là pháp hữu vi vô lậu và số diệt.

Thế nào là pháp tiểu? Là ít tin, ít mong muốn, ít ý hiểu. Nó là pháp tương ưng, là pháp cộng hữu, là pháp sắc, là ít, là mỏng, không nhiều, không rộng nên gọi là pháp tiểu.

Thế nào là pháp đại? Là tin nhiều, mong muốn lớn, hiểu biết lớn. Nó là pháp tương ưng, là pháp cộng hữu, là pháp sắc, là nhiều, là rộng, là vô lượng vô biên không bờ bến, và hư không-phi số diệt. Đó gọi là pháp đại.

Thế nào là pháp vô lượng? Là tin không lường, mong muốn không lường, hiểu biết không lường. Nó là pháp tương ưng, là pháp cộng hữu, là pháp sắc, là nhiều, là rộng, là vô lượng vô biên không bờ bến, và hư không số diệt, phi số diệt. Đó gọi là pháp vô lượng

Thế nào là pháp ý lạc? Là pháp được ý ưa thích.

Thế nào là pháp phi ý lạc? Là pháp không phải ý ưa thích. Thế nào là pháp phi ý lạc phi phi ý lạc? Là pháp xả đối với ý. Thế nào là pháp lạc câu? Là pháp lạc tương ưng với thọ.

Thế nào là pháp khổ câu? Là pháp khổ tương ưng với thọ.

Thế nào là pháp bất khổ bất lạc câu? Là pháp không khổ-không vui tương ưng với thọ.

Thế nào là pháp câu khởi? Là hết thảy các pháp hữu vi với tướng sinh.

Thế nào là pháp câu trụ? Là hết thảy các pháp hữu vi với tướng trụ.

Thế nào là pháp câu diệt? Là hết thảy các pháp hữu vi với tướng diệt.

Thế nào là pháp phi câu khởi? Là pháp vô vi không có tướng sinh.

Thế nào là pháp phi câu trụ? Là pháp vô vi không có tướng trụ. Thế nào là pháp phi câu diệt? Là pháp vô vi không có tướng diệt.

Thế nào là pháp tâm câu khởi? Là như tâm cùng khởi phần ít của mười một nhập, trừ ý nhập.

Thế nào là pháp tâm câu trụ? Là như pháp tâm tùy chuyển.

Thế nào là pháp tâm câu diệt? Là như tâm cùng diệt nơi phần ít của mười nhập, trừ thanh nhập và ý nhập.

Thế nào là pháp phi tâm câu khởi? Là ý nhập, như không phải tâm cùng khởi phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp phi tâm câu trụ? Là như pháp không phải tâm tùy chuyển.

Thế nào là pháp phi tâm câu diệt? Là thanh nhập, ý nhập, như không phải tâm cùng diệt nơi phần ít của mười nhập.

Thế nào là cảnh giới Dục? Là dục tham tương ưng với dục tham. Như thọ-tưởng-hành-thức phát khởi nghiệp nơi thân-miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là cảnh giới giận dữ? Là giận dữ tương ưng với giận dữ. Như thọ-tưởng-hành-thức dấy khởi nghiệp nơi thân-miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là cảnh giới hại? Là hại tương ưng với hại. Như thọ-tưởng-hành-thức dấy khởi nghiệp nơi thân-miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành. Thế nào là cảnh giới xuất yếu? Là xuất yếu tương ưng với xuất yếu. Như thọ-tưởng-hành-thức dấy khởi nghiệp nơi thân-miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành và số diệt.

Thế nào là cảnh giới không giận dữ? Là không giận dữ tương ưng với không giận dữ. Như thọtưởng-hành-thức khởi nghiệp nơi thân-miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là cảnh giới không hại? Là không hại tương ưng với không hại. Như thọ-tưởng-hànhthức khởi nghiệp nơi thân-miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là cõi Dục? Là như chốn sai khiến của pháp sử tham dục.

Thế nào là cõi Sắc? Là như chốn sai khiến của pháp sử tham sắc. Thế nào là cõi Vô sắc? Là như chốn sai khiến của pháp sử tham vô sắc.

Thế nào là cảnh giới của sắc? Là cảnh giới của sắc nơi cõi Dục, đó gọi là cảnh giới của sắc.

Thế nào là cảnh giới của vô sắc? Là bốn vô sắc, gọi là cảnh giới của vô sắc.

Thế nào là cảnh giới của diệt? Là số diệt và phi số diệt, gọi là cảnh giới của diệt.

Lại nữa, hết thảy sắc pháp, gọi là cảnh giới của sắc. Trừ số diệt-phi số diệt, còn lại hết thảy không phải là sắc pháp, đó gọi là cảnh giới của vô sắc. Số diệt và phi số diệt, gọi là cảnh, giới của diệt.

Thế nào là dục hữu? Là như nghiệp thuộc cõi Dục, nhận điều kiện chuyên đổi khởi lên nghiệp báo kia vào đời vị lai.

Thế nào là sắc hữu? Là như nghiệp thuộc cõi Sắc, nhận điều kiện chuyển đổi khởi lên nghiệp báo kia vào đời vị lai.

Thế nào là vô sắc hữu? Là như nghiệp thuộc cõi Vô sắc, nhận điều kiện chuyển đổi khởi lên nghiệp báo kia vào đời vị lai.

Thế nào là dục lậu? Là trừ vô minh thuộc cõi Dục, còn lại là sử trói buộc, phiền não trói buộc tương ưng với nhau thuộc cõi Dục. Đó gọi là dục lậu.

Thế nào là hữu lậu? Là trừ vô minh thuộc cõi Sắc-Vô sắc, còn lại là kiết sử trói buộc, phiền não trói buộc tương ưng nhau trong cõi Sắc-Vô sắc. Đó gọi là hữu lậu.

Thế nào là vô minh lậu? Là ngu si, tối tăm không biết gì trong ba cõi.

Thế nào là đời quá khứ? Là như hành đã khởi-cùng khởi, sinh-cùng sinh, chuyển-đã chuyển, đã có, đã thuộc về quá khứ. Đã biến chuyển hết để thành quá khứ, là hoàn toàn quá khứ, thuộc về quá khứ. Đó gọi là đời quá khứ.

Thế nào là đời vị lai? Là như hành chưa khởi-chưa cùng khởi, chưa sinh-chưa cùng sinh, chưa chuyển-chưa đã chuyển, chưa có-chưa hiện tại, chưa đến-hoàn toàn chưa đến, thuộc về đời vị lai. Đó gọi là đời vị lai.

Thế nào là đời hiện tại? Là như hành nay đang khởi-cùng khởi, sinh-cùng sinh, chuyển-đã chuyển, đã có trụ ngay trong hiện tại, chưa chuyển biến hết nơi hiện tại, hoàn toàn hiện tại, thuộc về đời hiện tại. Đó gọi là đời hiện tại.

Thế nào là nói việc quá khứ? Là hành quá khứ.

Thế nào là nói việc vị lai? Là hành vị lai.

Thế nào là nói việc hiện tại? Là hành hiện tại.

Thế nào là khổ của khổ khổ, khổ của biến khổ, khổ của hành khổ? Là khổ của khổ khổ thuộc cõi Dục, khổ của biến khổ thuộc cõi Sắc, khổ của hành khổ thuộc cõi Vô sắc.

Lại nữa, khổ thọ nơi khổ của khổ khổ. Lạc thọ nơi khổ của biến khổ. Không khổ không lạc thọ nơi khổ của hành khổ. Lại nữa, không phải hành ý lạc nơi khổ của khổ khổ. Hành ý lạc nơi khổ của biến khổ. Hành phi ý lạc phi phi ý lạc nơi khổ của hành khổ.

Thế nào là pháp có giác có quán? Là như giác và quán tương ưng với nhau.

Thế nào là pháp không giác có quán? Là như pháp quán tương ưng nhưng giác không tương ưng. Thế nào là pháp không giác không quán? Là như pháp giác và quán không tương ưng nhau.

Thế nào là cảnh giới có giác có quán? Là cõi Dục cho đến cõi Phạm thế và pháp vô lậu.

Thế nào là cảnh giới không giác mà có quán? Là trong khoảng tu tập thiền rồi, có thể đạt đến cõi Đại Phạm và pháp vô lậu.

Thế nào là cảnh giới không gia không quán? Là hết thảy cõi Quang Âm, Biến Tịnh, Quả Thật, vô sắc và pháp vô lậu.

Thế nào là nghiệp của thân? Là thân làm và không làm. Thế nào là nghiệp của miệng? Là miệng làm và không làm. Thế nào là nghiệp của ý? Là nghiệp suy nghĩ.

Thế nào là nghiệp thiện? Là nghiệp thiện của thân-miệng và nghiệp suy nghĩ thiện.

Thế nào là nghiệp bất thiện? Là nghiệp không thiện của thân-miệng và nghiệp suy nghĩ không thiện.

Thế nào là nghiệp vô ký? Là nghiệp vô ký của thân-miệng, và nghiệp suy nghĩ vô ký.

Thế nào là nghiệp học? Là nghiệp học nơi thânmiệng và nghiệp học nơi suy nghĩ.

Thế nào là nghiệp vô học? Là nghiệp vô học nơi thân-miệng và nghiệp vô học nơi suy nghĩ.

Thế nào là nghiệp phi học phi vô học? Là nghiệp hữu lậu nơi thân-miệng và nghiệp hữu lậu nơi suy nghĩ.

Thế nào là nghiệp kiến đoạn? Là như nghiệp nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián, được đoạn trừ. Đoạn chúng ra sao? Là bậc kiến đạo đoạn trừ tám mươi tám sử tương ưng với nghiệp suy nghĩ.

Thế nào là nghiệp tu đoạn? Là như nghiệp học, thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn như thế nào? Là bậc tu đạo đoạn trừ mười sử tương ưng với nghiệp suy nghĩ, do chúng khởi nghiệp nơi thân-miệng và nghiệp hữu lậu không ô uế.

Thế nào là nghiệp bất đoạn? Là nghiệp thânmiệng vô lậu, và nghiệp suy nghĩ vô lậu.

Thế nào là nghiệp hiện pháp thọ? Là như nghiệp ở đây sinh khởi, tạo tác, nuôi lớn, thì nghiệp ấy ngay đời này thọ báo hiện pháp, chứ không phải thọ báo nơi đời khác. Đó gọi là nghiệp hiện pháp thọ

Thế nào là nghiệp sinh thọ? Như nghiệp ở đây tạo tác, sinh khởi, nuôi lớn, thì đến đời thứ hai nghiệp ấy mới nhận báo. Đó gọi là nghiệp sinh thọ. Thế nào là nghiệp hậu thọ? Là như nghiệp ở đây sinh khởi, tạo tác, nuôi lớn, nhưng đến đời thứ ba, thứ tư, nghiệp ấy mới nhận báo, hay còn trải qua nhiều đời khác nữa về sau mới nhận báo. Đó gọi là nghiệp hậu thọ.

Thế nào là nghiệp lạc thọ? Là nghiệp thiện tương ưng với cõi Dục, cho đến nghiệp thiện của thiền thứ ba.

Thế nào là nghiệp khổ thọ? Là nghiệp bất thiện. Thế nào là nghiệp bất khổ bất lạc thọ? Là nghiệp thiện thuộc cảnh giới thiền thứ tư, cho đến nghiệp thiện tương ưng với cõi Vô sắc.

Đã nói xong ba pháp.

Thế nào là thân niệm xứ? Là mười sắc nhập và sắc được thâu nhiếp trong pháp nhập. Đó gọi là thân niệm xứ.

Thế nào là thọ niệm xứ? Là sáu thọ thân, là thọ do nhãn xúc sinh, cũng như thọ do nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh khởi.

Thế nào là tâm niệm xứ? Là sáu thức thân, là thân nơi nhãn thức, thân nơi nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý thức.

Thế nào là pháp niệm xứ? Là những gì mà thọ không thâu nhiếp, pháp nhập thâu nhiếp nhưng không phải là sắc pháp. Đó gọi là pháp niệm xứ.

Lại nữa, thân tăng thượng, thiện hữu lậu và vô lậu sinh ra từ đạo. Đó gọi là thân niệm xứ. Thọ nơi tâm pháp tăng thượng, thiện hữu lậu và vô lậu sinh ra từ đạo. Đó gọi là pháp niệm xứ. Lại duyên nơi tuệ của thân là thân niệm xứ. Duyên nơi tuệ của thọ tâm pháp, gọi là pháp niệm xứ.

Thế nào là pháp ác, bất thiện đã sinh, dùng chánh cần làm phương tiện khiến cho đoạn trừ? Là pháp ác bất thiện đã sinh thì tu tập khiến đoạn trừ chúng, khiến cho thiện hữu lậu và vô lậu do đạo tăng thượng phát sinh. Đó gọi là pháp ác bất thiện đã sinh, dùng chánh cần làm phương tiện đoạn trừ chúng.

Thế nào là pháp ác bất thiện chưa sinh khởi, dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng không sinh khởi? Là pháp ác bất thiện chưa sinh khởi, tu tập khiến chúng không sinh khởi, khiến cho thiện hữu lậu, vô lậu do đạo tăng thượng phát sinh. Đó gọi là pháp ác bất thiện chưa sinh khởi, dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng không sinh khởi.

Thế nào là pháp thiện chưa sinh, dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng sinh khởi? Là pháp thiện chưa sinh, siêng năng tu tập khiến chúng sinh khởi, khiến cho thiện hữu lậu, vô lậu do đạo tăng thượng phát sinh. Đó gọi là pháp thiện chưa sinh dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng sinh khởi.

Thế nào là pháp thiện đã sinh, dùng chánh cần làm phương tiện tu tập khiến chúng an trụ, không quên mất, tu tập đầy đủ thêm rộng trí chứng? Là pháp thiện đã sinh khởi thì siêng năng tu tập khiến chúng an trụ, không quên mất, tu tập đầy đủ thêm rộng trí chứng, khiến cho thiện hữu lậu, vô lậu do đạo tăng thượng phát sinh. Đó gọi là pháp thiện đã sinh, dùng chánh cần làm phương tiện tu tập khiến không quên mất, tu tập đầy đủ thêm rộng trí chứng. Thế nào là như ý túc dục định tịnh hành thành tựu? Là các thiện hữu lậu, vô lậu sinh khởi từ đạo do dục tăng thượng.

Thế nào là như ý túc tinh tiến, tâm, tuệ định tịnh hành thành tựu?

Là các thiện hữu lậu, vô lậu sinh khởi từ đạo do tuệ tăng thượng.

Thế nào là sơ thiền? Là năm ấm thiện do sơ thiền thâu nhiếp.

Thế nào là thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư? Nghĩa là năm ấm thiện được thâu nhiếp do thiền thứ hai, thiền thứ ba, cho đến thiền thứ tư.

Thế nào là khổ Thánh đế? Là năm thạnh ấm. Thế nào là khổ tập Thánh đế? Là nhân hữu lậu.

Thế nào là khổ diệt Thánh đế? Là diệt của số diệt.

Thế nào là khổ diệt đạo Thánh đế? Là pháp học và pháp vô học. Thế nào là Từ? Là Từ tương ưng với Từ. Như thọ-tưởng-hành-thức, nó dấy khởi nghiệp nơi thân-miệng cùng khởi tâm bất tương ưng hành. Bi, Hỷ cũng như vậy.

Thế nào là Xả? Là Xả tương ưng với Xả. Như thọ-tưởng-hành-thức, nó dấy khởi nghiệp nơi thân-miệng và khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là Hư không nhập xứ? Là hư không nhập xứ có hai thứ: Là chánh thọ và thọ sinh pháp tương ưng kia, như thọ-tưởng-hành-thức.

Như Hư không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ cũng như vậy.

Thế nào là Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ? Là Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ có hai thứ: Là chánh thọ và thọ sinh pháp tương ưng kia, như thọtưởng-hành-thức. Đó gọi là Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ.

Thế nào là Thánh chủng biết đủ khi xin được y phục? Là nghiệp biết đủ khi xin được y phục, khiến thiện hữu lậu, vô lậu sinh khởi do đạo tăng thượng kia, đó gọi là Thánh chủng biết đủ khi xin được áo. Thế nào là Thánh chủng ưa nơi chốn thanh vắng để tu tập khi xin được thức ăn cũng như mọi thứ đồ dùng cho ngủ nghỉ? Là nghiệp ưa thích tu tập nơi thanh vắng, theo chỗ xin được thức ăn uống, các thứ ngọa cụ, khiến cho các thiện hữu lậu, vô lậu được sinh khởi do đạo tăng thượng kia.

Thế nào là quả Sa-môn Tu-đà-hoàn? Là quả Tu-đà-hoàn có hai thứ: Hữu vi và vô vi.

Thế nào là quả Tu-đà-hoàn hữu vi? Là chứng quả Tu-đà-hoàn, như học pháp đã được-nay được-sẽ được.

Thế nào là quả Tu-đà-hoàn vô vi? Là chứng quả Tu-đà-hoàn, đã đoạn kiết sử, đã được-nay được-sẽ được.

Như quả Sa-môn Tu-đà-hoàn, quả Sa-môn Tưđà-hàm, A-na-hàm cũng như vậy.

Thế nào là quả Sa-môn A-la-hán? Là quả A-la-hán có hai thứ: Hữu vi và vô vi.

Thế nào là quả A-la-hán hữu vi? Là chứng quả A-la-hán như pháp vô học đã được-nay được-sẽ được.

Thế nào là quả A-la-hán vô vi? Là chứng quả A-la-hán, đoạn hết các kiết sử, đã được-nay được-sẽ được.

Thế nào là pháp trí? Là trí vô lậu nhận biết các hành thuộc cõi Dục. Nói rộng như trong phẩm Năm pháp ở trước. Cho đến vô sinh trí cũng như vậy.

Thế nào là nghĩa biện? Là trí không động, đối với đệ nhất nghĩa khéo có thể phân biệt.

Thế nào là pháp biện? Là trí không động, đối với danh-vị-cú thân khéo có khả năng phân biệt. Thế nào là từ biện? Là trí không động, đối với mọi ngôn thuyết đều không bị trở ngại.

Thế nào là tùy ứng biện? Là trí không động, quyết định tự tại không bị gián đoạn, không bị tán loạn.

Thế nào là nhân duyên? Là pháp hữu vi.

Thế nào là thứ đệ duyên? Là quá khứ, hiện tại, trừ ra tâm và tâm pháp của bậc A-la-hán mạng chung tối hậu. Còn lại là tâm và tâm pháp quá khứ-hiện tại.

Thế nào là duyên duyên, tăng thượng duyên? Là hết thảy các pháp trong cảnh giới.

Thế nào là ăn thô bằng nắm tay? Là tính chất của ăn từng nắm, nhờ ăn mà mọi căn tăng trưởng, bốn đại thêm lớn, theo đó mà che chở, nuôi dưỡng, sáng tỏ, sung mãn.

Thế nào là xúc thực? Là duyên nơi xúc hữu lậu, các căn tăng trưởng, bốn đại thêm lớn, các căn được nuôi dưỡng, theo sự che chở mà thêm lớn, cũng như trước đã nêu.

Thế nào là ý tư thực? Là duyên nơi tư hữu lậu khiến các căn tăng trưởng, bốn đại thêm lớn, như trước đã nói.

Thế nào là thức thực? Là duyên lấy thức hữu lậu, các căn tăng trưởng, bốn đại thêm lớn, như trước đã nói.

Thế nào là dục lưu? Là trừ năm kiến và vô minh thuộc cõi Dục, còn lại là kiết trói buộc và sử phiền não bủa vây thuộc cõi Dục. Đó gọi là dục lưu.

Thế nào là hữu lưu? Là trừ năm kiến và vô minh thuộc cõi Sắc-Vô sắc, còn lại là kiết trói buộc và sử phiền não bủa vây thuộc cõi Sắc, Vô sắc. Đó gọi là hữu lưu.

Thế nào là kiến lưu? Là năm kiến chấp. Đó gọi là kiến lưu.

Thế nào là vô minh lưu? Là ngu si tối tăm không biết gì trong ba cõi. Như lưu, ách cũng như vậy (Ách dục, ách hữu, ách kiến và ách vô minh)

Thế nào là dục thủ? Là trừ năm kiến thuộc cõi Dục, còn lại là kiết trói buộc và sử phiền não bủa vây thuộc cõi Dục. Đó gọi là dục thủ.

Thế nào là kiến thủ? Là bốn kiến, trừ một kiến. Kiến thủ là thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến của thủ kiến.

Thế nào là giới thủ? Là một kiến, trừ bốn kiến, còn lại thủ giới kiến (giới cấm thủ).

Việc này ra sao? Là như kẻ giữ lấy giới tướng sai lầm, cho là thanh tịnh, là giải thoát, khởi lên chấp giữ, chịu đựng.

Thế nào là ngã thủ? Là trừ năm kiến thuộc cõi Sắc-Vô sắc, còn lại là kiết trói buộc và sử phiền não bủa vây thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Thế nào là pháp quá khứ? Là năm ấm quá khứ.

Thế nào là pháp vị lai? Là năm ấm vị lai.

Thế nào là pháp hiện tại? Là năm ấm hiện tại.

Thế nào là pháp không phải quá khứ-vị lai-hiện tại? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp thuộc cõi Dục? Là năm ấm thuộc cõi Dục. Thế nào là pháp thuộc cõi Sắc? Là năm ấm thuộc cõi Sắc.

Thế nào là pháp thuộc cõi Vô sắc? Là bốn ấm thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là pháp không hệ thuộc gì? Là năm ấm vô lậu và vô vi.

Thế nào là pháp thiện nhân? Là pháp thiện hữu vi và báo của pháp thiện.

Thế nào là pháp bất thiện nhân? Là pháp ô uế thuộc cõi Dục và báo của pháp bất thiện.

Thế nào là pháp vô ký nhân? Là pháp hữu vi vô ký và pháp bất thiện.

Thế nào là pháp không phải nhân thiện, không phải nhân bất thiện, không phải nhân vô ký? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp hữu duyên duyên? Là ý thức tương ưng duyên nơi tâm và tâm pháp.

Thế nào là pháp vô duyên duyên? Là sự tương ưng của năm thức. Như ý thức tương ưng với sắc, vô vi duyên nơi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp hữu duyên duyên, vô duyên duyên? Là như ý thức tương ưng, duyên nơi tâm và tâm pháp, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành duyên hợp.

Thế nào là pháp phi phi hữu duyên duyên phi vô duyên duyên? Là sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đã nói xong bốn pháp.

Thế nào là năm ấm, năm thạnh ấm? Đã nói rộng trong phẩm Phân biệt bảy sự ở trước.

Thế nào là cõi địa ngục? Là chúng sinh trong địa ngục, tự phân một thân, một tánh, một chủng loại, được ở, được sự, được nhập. Nếu chúng sinh trong địa ngục, sinh vào chốn đó, thì sắc thọtưởng-hành-thức không ẩn mất, vô ký. Đó gọi là cõi địa ngục. Cõi súc sinh, ngạ quỷ cũng như vậy.

Thế nào là cõi trời, cõi người? Là hoặc trời hoặc người tự phân một thân, một tánh, một chủng loại, được ở, được sự, được vào. Hoặc trời hoặc người sinh vào nơi ấy, sắc thọ-tưởng-hành-thức không ẩn một, vô ký. Đó gọi là cõi trời, người.

Thế nào là thân phiền não kiến khổ đoạn? Là thân phiền não, hoặc người tùy tín hành, tùy pháp hành nhẫn khổ vô gián, được đoạn trừ. Làm sao đoạn chúng? Là thấy rõ về khổ đoạn hai mươi tám sử do chúng tương ưng với thân phiền não.

Thế nào là thân phiền não kiến tập đoạn? Là thân phiền não, như người tùy tín hành, tùy pháp hành nhẫn tập vô gián, được đoạn trừ. Làm sao đoạn chúng? Là thấy rõ về tập đoạn mười chín sử tương ưng với thân phiền não.

Thế nào là thân phiền não kiến diệt đoạn? Là thân phiền não, như người tùy tín hành, tùy pháp hành nhẫn diệt vô gián, được đoạn trừ. Làm sao đoạn chúng? Là thấy rõ về diệt đoạn mười chín sử tương ưng với thân phiền não.

Thế nào là thân phiền não kiến đạo đoạn? Là thân phiền não, như người tùy tín hành, tùy pháp hành nhẫn đạo vô gián, được đoạn trừ. Làm sao đoạn chúng? Là thấy rõ về con đường tu tập đoạn hai mươi hai sử tương ưng với thân phiền não.

Thế nào là thân phiền não tu đoạn? Là thân phiền não nhờ học, thấy dấu vết đạo nên tu đoạn. Đoạn trừ cái gì? Là bậc tu đạo đoạn mười sử tương ưng với thân phiền não.

Thế nào là sắc pháp? Là hết thảy bốn đại và những gì do bốn đại tạo ra.

Thế nào là tâm pháp? Là sáu thức thân, tức nhãn thức thân cho đến ý thức thân.

Thế nào là pháp của tâm pháp? Là tâm pháp tương ưng. Việc ấy như thế nào? Là thọ, tưởng, tư, xúc, ức, dục, giải thoát, niệm, định, tuệ, tín, tinh tiến, giác quán, cho đến phiền não trói buộc, như đã nói ở trước trong phẩm Năm pháp.

Thế nào là tâm bất tương ưng hành? Là như pháp và tâm không tương ưng. Việc này ra sao? Là các đắc, cho đến danh-cú-vị thân đã nói rộng ở trước trong phẩm Năm pháp.

Thế nào là pháp vô vi? Là ba thứ vô vi: Hư không, số diệt, phi số diệt.

Đã nói xong năm pháp.

Thế nào là cảnh giới của đất (Địa giới)? Là tướng cứng chắc.

Thế nào là cảnh giới của nước? Là tướng ẩm ướt.

Thế nào là cảnh giới của lửa? Là tướng nóng.

Thế nào là cảnh giới của gió? Là tướng chuyển động.

Thế nào là cảnh giới của hư không? Là biên vực không của sắc.

Thế nào là cảnh giới của thức? Là năm thức thân và ý thức hữu lậu.

Thế nào là pháp kiến khổ đoạn? Là như người tùy tín hành, tùy pháp hành nhẫn khổ vô gián, được đoạn trừ, đã nói rộng trong phẩm Phân biệt các nhập ở trước. Tập, diệt, đạo, tu cũng như vậy.

Thế nào là pháp bất đoạn? Là pháp vô lậu. Nói xong sáu pháp.

Thế nào là sử dục tham? Như đã nói trong phần dục tham.

Thế nào là sử giận dữ? Như đã nói trong phần phiền não hại chúng sinh.

Thế nào là sử hữu ái? Là ái nơi cõi Sắc-Vô sắc. Thế nào là sử mạn? Là tâm kiêu mạn cảm thấy mình cao-người kém.

Thế nào là sử vô minh? Là ngu tối không biết gì trong ba cõi.

Thế nào là sử kiến? Là năm tà kiến.

Thế nào là sử nghi? Là mê lầm về sự thật (đều không biết rõ).

Thế nào là trú xứ thứ nhất của thức? Là chúng sinh có sắc với đủ loại thân, đủ loại tưởng, là hàng người trời.

Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ nhất? Là trụ xứ thứ nhất của thức tương ưng hay không tương ưng như sắc thọ-tưởng-hành-thức. Đó gọi là trụ xứ thứ nhất của thức.

Chúng sinh có sắc, có đủ loại thân, một loại tưởng, là thân Phạm thiên, mới được chuyển lên. Đó gọi là trụ xứ thứ hai của thức.

Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ hai? Là trụ xứ thứ hai của thức, tương ưng hay không tương ưng, như sắc thọ-tưởng-hành-thức.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, nhiều loại tưởng, là cõi trời Quang Âm. Đó gọi là trụ xứ thứ ba của thức. Cho đến đó gọi là trụ xứ thứ ba của thức, nói rộng như trên.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, một loại tưởng, là cõi trời Biến tịnh. Đó gọi là trụ xứ thứ tư của thức. Cho đến đó gọi là nơi thức trụ thứ tư, nói rộng như trên.

Chúng sinh không có sắc, lìa hết thảy sắc tưởng, ngại tưởng, hoàn toàn không còn chút tưởng nào, tư duy về vô biên không xứ, trụ nơi vô biên không nhập xứ, gọi là cõi trời Không nhập xứ. Đó gọi là trụ xứ thứ năm của thức.

Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ năm?

Là nơi thức trụ thứ năm hoàn toàn tương ưng, như thọ-tưởng-hành-thức. Đó gọi là nơi thức trụ thứ năm.

Chúng sinh vô sắc, đã lìa hết thảy hư không nhập xứ, trụ nơi vô lượng thức, vô lượng thức nhập xứ, gọi là cõi trời Thức nhập xứ. Đó là nơi thức trụ thứ sáu, cho đến gọi là nơi thức trụ thứ sáu, nói rộng như trên.

Chúng sinh không có sắc, đã lìa hết thảy thức nhập xứ, trụ vào vô sở hữu, vô sở hữu nhập xứ, gọi là cõi trời vô sở hữu nhập xứ. Đó là nơi thức trụ thứ bảy, cho đến gọi là nơi thức trụ thứ bảy, nói rộng như trên.

Thế nào là Niệm giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ, đối với tập suy nghĩ là tập, đối với diệt suy nghĩ là diệt, đối với đạo suy nghĩ là đạo. Ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Như niệm, tùy niệm, nhớ nghĩ không quên mất, không tán loạn, không phế bỏ giữa chừng. Đó gọi là Niệm giác chi.

Thế nào là Trạch pháp giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ, đối với tập suy nghĩ là tập, đối với diệt suy nghĩ là diệt, đối với đạo suy nghĩ là đạo. Ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Ở nơi pháp cần lựa chọn, tuyển chọn, lựa chọn về tướng, quyết định về tướng, với tuệ giác thông sáng, tuệ hành quan sát. Đó gọi là Trạch pháp giác chi.

Thế nào là tinh tiến giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ, cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo. Ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Muốn lấy tinh tiến làm phương tiện xuất ly, tâm dũng mãnh thâu nhiếp hết cả, nhanh nhẹn không gián đoạn. Đó gọi là Tinh tiến giác chi.

Thế nào là hỷ giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Tâm hoan hỷ tột bậc, tăng tiến, tâm quyết định vui thích có khả năng gánh vác mọi chuyện mừng vui. Đó gọi là Hỷ giác chi.

Thế nào là Ỷ giác chi (Khinh an giác chi)? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Như thân dựa, tâm dựa, thích dựa vào chỗ dựa. Đó gọi là Ỷ giác chi.

Thế nào là Định giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Như tâm trụ, trụ khắp, vui trụ vào nơi trụ, không tản mất, thâu nhiếp về một tâm. Đó gọi là Định giác chi.

Thế nào là Xả giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Như tâm bình đẳng, tâm cùng gồm giữ, không trụ nơi thọ dụng. Đó gọi là Xả giác chi.

Đã nói xong bảy pháp.

Thế nào là cảnh giới giải thoát thứ nhất? Là trong tưởng có sắc, ngoài quán sắc. Đó gọi là lĩnh vực giải thoát thứ nhất. Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ nhất, thứ lớp nơi chánh thọ? Là cảnh giới giải thoát thứ nhất, như nhập chánh thọ, sắc thọ-tưởng-hành-thức thiện, gọi là cảnh giới giải thoát thứ nhất.

Trong tưởng không có sắc, ngoài quán sắc. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ hai. Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ hai, thứ lớp nơi chánh thọ? Là cảnh giới giải thoát thứ hai, như nhập chánh thọ, sắc thọ-tưởng-hành-thức thiện. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ hai.

Xứ tịnh giải thoát, thân chứng trụ, gọi là cảnh giới giải thoát thứ ba, cho đến thứ lớp chánh thọ thứ ba, nói rộng như trên.

Lìa hết thảy tưởng sắc, tưởng ngăn ngại hoàn toàn hết sạch, tư duy nơi vô biên không xứ, nhập vô biên không xứ. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ tư. Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ tư, thứ lớp nơi chánh thọ? Là cảnh giới giải thoát thứ tư, như nhập chánh thọ, sắc thọ-tưởng-hành-thức thiện. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ tư.

Lìa hết thảy không nhập xứ, nhập vô biên thức xứ, gọi là cảnh giới giải thoát thứ năm, cho đến thứ lớp thứ năm nơi chánh thọ, nói rộng như trên.

Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cho đến chánh thọ thứ bảy, nói rộng như trên. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ bảy.

Lìa hết thảy Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tưởng thọ diệt, thân chứng trụ. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ tám. Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ tám, thứ lớp nơi chánh thọ? Là cảnh giới giải thoát thứ tám, như nhập chánh thọ, như chứng giải thoát, như pháp tưởng, vi nhân tưởng, vi thứ đệ tưởng, không tương tục, không thành tựu, gọi là cảnh giới giải thoát thứ tám.

Thế nào là thắng xứ thứ nhất? Là trong tưởng có sắc, ngoài quán ít sắc, như sắc tốt xấu, nghĩa là từ thắng xứ kia sinh ra quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ nhất.

Thế nào là thắng xứ thứ nhất, với số tương tục của thứ lớp, như thứ lớp nơi chánh thọ? Là thắng xứ thứ nhất, như nhập chánh thọ, sắc thọ-tưởnghành-thức thiện, gọi là nhập thắng xứ thứ nhất.

Bên trong tưởng có sắc, ngoài quán nhiều sắc, sắc tốt sắc xấu, tức là từ thắng xứ ấy sinh ra quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ hai, cho đến chánh thọ thứ hai, nói rộng như trên. Cho đến thắng xứ chánh thọ thứ bảy, nói rộng như trên. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ bảy.

Bên trong tưởng không có sắc, bên ngoài quán màu trắng, quán màu trắng đó sáng trắng, như hoa Ưu-tư-đa-la làm thành màu áo Ba-la-nại trắng, quán màu trắng sáng trắng ấy. Như vậy, thầy Tỳ-kheo bên trong tưởng không có sắc, bên ngoài quán màu trắng, quán màu trắng sáng. Là từ thắng xứ này sinh ra quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ tám. Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ tám, là thứ lớp nơi chánh thọ? Tức là thắng xứ thứ tám, như vào chánh thọ, sắc thọ-tưởng-hành-thức thiện. Đó gọi là vào thắng xứ thứ tám.

Thế nào là chánh kiến? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ, đối với tập suy nghĩ là tập, đối với diệt suy nghĩ là diệt, đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Đối với pháp cần lựa chọn, tuyển lựa hình tướng, lựa khắp hình tướng, quyết định hình tướng, với tuệ giác thông sáng, tuệ hạnh quan sát. Đó gọi là chánh kiến.

Thế nào là chánh tư duy? Là đệ tử Hiền Thánh... cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Như tâm tỉnh biết, tùy biết về sắc, biết sắc tăng thượng, biết những gì cần biết, biết bằng tư duy, tư duy khắp. Đó gọi là chánh tư duy.

Thế nào là chánh ngữ? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ… cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ, trừ bỏ tà mạng với bốn lỗi của miệng và hành ác nơi miệng còn lại, vô lậu số diệt, không làm, không tạo, thâu nhiếp nơi luật nghi, phòng hộ đều khắp, không làm điều ác, không gây tội lỗi, như chống giữ bờ đê chắc chắn, trụ vào đó kiên cố không cho phạm. Đó gọi là chánh ngữ.

Thế nào là chánh nghiệp? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ, trừ bỏ tà mạng với ba thứ ác của thân, cùng các hành ác khác nơi thân, vô lậu số diệt, không làm, không gây, cho đến trụ vào chỗ kiên cố không phạm, như phần chánh ngữ đã nói. Đó gọi là chánh nghiệp.

Thế nào là chánh mạng? Là đệ tử Hiền Thánh... cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ, như nói ở trước. Trừ bỏ tà mạng với thân-miệng ác, vô lậu số diệt, không làm, không gây, như trước đã nói. Đó gọi là chánh mạng.

Thế nào là chánh phương tiện? Là đệ tử Hiền Thánh... cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ, nói rộng như ở Tinh tiến giác chi. Đó gọi là chánh phương tiện.

Chánh mạng nói rộng như nơi phần Niệm giác chi. Đó gọi là chánh niệm.

Thế nào là chánh định? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ, cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ, như nói rộng ở Phần Định giác chi. Đó gọi là chánh định.

Đã nói xong tám pháp.

Thế nào là kiết tham dục? Là tham trong ba cõi. Thế nào là kiết giận dữ? Là gây não hại cho chúng sinh.

Thế nào là kiết mạn? Là bảy thứ mạn.

Thế nào là kiết vô minh? Là ngu si tăm tối, không biết gì trong ba cõi.

Thế nào là kiết kiến? Là ba kiến chấp: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến.

Thế nào là kiết tha thủ? Là hai kiến: Kiến thủ, Giới thủ.

Thế nào là kiết nghi? Là mê lầm, không hiểu rõ ràng chân lý (đế).

Thế nào là kiết tật? Là tâm ganh ghét tăng rộng. Thế nào là kiết xan? Là tâm thâu nhiếp chấp giữ.

Thế nào là nơi ở thứ nhất của chúng sinh? Là chúng sinh có sắc, nhiều thân, nhiều tưởng, là hàng trời người. Đó là nơi ở thứ nhất của chúng sinh. Gọi là số nối nhau của thứ lớp thứ nhất.

Thế nào là nơi ở của chúng sinh? Là nơi chốn chúng sinh trụ lại. Ở đó nhập vào sự thọ sinh. Đó gọi là nơi ở của chúng sinh.

Thế nào là nơi ở thứ hai, thứ ba, thứ tư của chúng sinh? Là như đã nói rộng ở phần Thức trụ xứ.

Thế nào là nơi ở thứ năm của chúng sinh? Là chúng sinh có sắc, không có tưởng. Đó là cõi trời Vô tưởng, là nơi ở thứ năm của chúng sinh. Số tương tục của thứ lớp thứ năm, như đã nói trên.

Thế nào là nơi ở thứ sáu của chúng sinh? Là chúng sinh vô sắc, lìa mọi tưởng sắc, tướng ngăn ngại, hết sạch mọi tưởng, cho đến nơi ở thứ tám của chúng sinh, nói rộng như nơi ba Thức trụ xứ sau.

Thế nào là nơi ở thứ chín của chúng sinh? Là chúng sinh vô sắc, lìa hết thảy Vô sở hữu xứ, nhập vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ trụ, đó gọi là cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng, là nơi ở thứ chín của chúng sinh. Số nối nhau của thứ lớp như nói rộng ở trước. Đó gọi là nơi ở thứ chín của chúng sinh.

Nói xong chín pháp.

Thế nào là hết thảy nhập xứ thứ nhất? Là hết thảy nhập của địa, một tướng sinh, các phương trên dưới, không hai, không lường. Đó gọi là hết thảy nhập xứ thứ nhất.

Thế nào là số thứ lớp nối nhau của thứ lớp chánh thọ? Là hết thảy nhập xứ thứ nhất, như nhập chánh thọ, sắc thọ-tưởng-hành-thức thiện, gọi là hết thảy nhập xứ của địa.

Như hết thảy nhập xứ của địa, hết thảy nhập xứ của thủy-hỏa-phong-xanh-vàng-đỏ-trắng cũng như vậy. Hết thảy nhập xứ của không, hết thảy nhập xứ của thức, một tướng sinh, các phương trên dưới, không hai, không lường. Đó gọi là mười hết thảy nhập xứ.

Thế nào là số thứ lớp nối nhau của mười hết thảy nhập xứ, như thứ lớp nơi chánh thọ? Là mười hết thảy nhập xứ, như nhập chánh thọ, sắc thọtưởng-hành-thức đều thiện, gọi là mười hết thảy nhập xứ.

Chánh kiến vô học, cho đến chánh định vô học, như đã nói trong phần chi đạo.

Thế nào là chánh giải thoát vô học? Là đệ tử Hiền Thánh, cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô học tương ưng với suy nghĩ, là tâm đã giải thoát, sẽ giải thoát.

Thế nào là chánh tri kiến giải thoát vô học? Là tận trí, vô sinh trí.

Nói xong mười pháp.

Thế nào là sắc hữu lậu? Là như sắc hữu lậu, từ thủ sinh ra, là sắc quá khứ-hiện tại-vị lai ấy khởi dục đang khởi-sẽ khởi. Như giận, như si, mỗi mỗi thứ tâm số, khởi lên các phiền não, đang khởi-sẽ khởi. Đó gọi là sắc hữu lậu. Cho đến thức hữu lậu cũng như vậy.

Thế nào là sắc vô lậu? Là như sắc vô lậu, chẳng từ thủ sinh ra, là sắc quá khứ-hiện tại-vị lai ấy, như dục nên sinh nhưng không sinh. Như giận, si, các tâm số phiền não, nên sinh nhưng không sinh. Đó gọi là sắc vô lậu. Như thế, cho đến thức vô lậu cũng như vậy.

Thế nào là pháp vô vi? Là ba thứ vô vi, hư không-số diệt-phi số diệt.

Nói xong mười một pháp.

Thế nào là mười hai nhập, mười tám giới? Là như đã nói trong phẩm Phân biệt bảy sự ở trước.

Nói xong mười hai pháp, mười tám pháp.

Nhãn căn là gì? Là như nhãn nhập. Như thế, cho đến thân căn như thân nhập.

Thế nào là nữ căn? Là phần ít của thân căn. Nam căn cũng vậy. Thế nào là mạng căn? Là mạng sống trong ba cõi.

Thế nào là ý căn? Là như tâm-ý-thức. Việc này ra sao? Là sáu thức thân. Đó là nhãn thức cho đến ý thức.

Lạc-khổ-hỷ-ưu-xả căn đã nói rộng nơi phẩm Phân biệt bảy sự ở trước.

Thế nào là tín căn? Là dựa vào tịch tĩnh xuất yếu mà sinh lòng tin pháp thiện. Lòng tin tăng trưởng thêm bằng chánh tư duy, mỗi mỗi hành động, việc làm, suy nghĩ đều hợp với tâm thanh tịnh. Đó là tín căn.

Tinh tiến căn là gì? Là dựa vào tịch tĩnh xuất yếu mà sinh các pháp thiện, dùng tinh tiến làm phương tiện nên tâm dõng mãnh, thâu giữ tâm không hề xao lãng, biếng nhác. Đó gọi là tinh tiến căn.

Niệm căn là gì? Là từ tịch tĩnh xuất yếu mà pháp thiện sinh ra, như niệm, tùy niệm. Đó gọi là niệm căn.

Định căn là gì? Là từ tịch tĩnh xuất yếu mà sinh ra pháp thiện, tâm lìa hết loạn, khéo an trụ cùng trụ yên. Đó gọi là định căn.

Tuệ căn là gì? Là từ tịch tĩnh xuất yếu mà sinh ra pháp thiện, chọn lựa pháp, xét rõ, quyết định bằng suy nghĩ kỹ. Đó gọi là tuệ căn.

Thế nào là vị tri đương tri căn? Đó là vượt lên, lìa khỏi đời sống con người, như học tuệ căn, căn này nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành chưa gắn liền với bốn Thánh đế, nay hiểu khắp bốn đế. Đó gọi là vị tri đương tri căn.

Thế nào là dĩ tri căn? Là người kiến đế không gián đoạn, như học tuệ căn. Căn này tin nơi giải thoát, thân chứng kiến chí, đã không gián đoạn nơi bốn Thánh đế, nên vô gián tăng thượng sinh khởi. Đó gọi là dĩ tri căn.

Thế nào là vô tri căn? Là bậc A-la-hán sạch hết mọi kiết lậu, như tuệ căn vô học. Căn này là tuệ giải thoát, câu giải thoát, an trụ trong hiện pháp lạc, nên vô gián tăng trưởng sinh khởi. Đó gọi là vô tri căn.

Nói xong hai mươi hai pháp.

Chín mươi tám sử là gì? Là ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt sử thuộc cõi Vô sắc.

Nói xong chín mươi tám sử.

QUYỂN 6

Phẩm 6: PHÂN BIỆT THÂU NHIẾP, Phần 3

Pháp nhĩ diệm, pháp thức, pháp thông nhĩ diệm, pháp duyên, pháp tăng thượng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử khiến.

Pháp sắc: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết,, trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, sáu thức biết. Dục-Sắc hai cõi khắp hết thảy sử khiến và tu đoạn sử khiến.

Pháp phi sắc: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; mười trí biết, một thức biết, hết thảy sử khiến.

Pháp khả kiến: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết. Dục-Sắc hai cõi khắp hết thảy sử khiến và tu đoạn sử khiến.

Pháp bất khả kiến: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, năm thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu đối: Mười giới, mười nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết,, trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết. Dục-Sắc hai cõi khắp hết thảy sử khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp vô đối: Tám giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, ý thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu lậu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô lậu: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu vi: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô vi: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ-tập-đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu tránh: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô tránh: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Như pháp hữu tránh; pháp vô tránh, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp nhập, pháp bất nhập, pháp nhiễm ô, pháp bất nhiễm ô, pháp y gia, pháp y xuất yếu cũng như vậy.

Pháp tâm: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm: Mười một giới, mười một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tâm pháp: Một giới, một nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm pháp: Mười tám giới, mười hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp tâm pháp; pháp phi tâm pháp, pháp tâm tương ưng, pháp tâm bất tương ưng cũng như vậy.

Pháp tâm cộng hữu: Mười một giới, mười một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm cộng hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tâm tùy chuyển: Một giới, một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm tùy chuyển: Mười tám giới, mười hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tâm nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm nhân: Mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp tâm thứ đệ: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm thứ đệ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp duyên tâm: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hữu vi duyên sử, sai khiến.

Pháp phi duyên tâm: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tâm tăng thượng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm tăng thượng: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ-tập-đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tâm quả: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm quả: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; một trí biết là đẳng trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tâm báo: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, năm thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi tâm báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp nghiệp: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, ba thức biết là nhãn nhĩ ý, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp nghiệp tương ưng: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp tương ưng: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp nghiệp cộng hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp cộng hữu: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp nghiệp tùy chuyển: Tám giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp tùy chuyển: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp nhân pháp: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp nhân: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp nghiệp thứ đệ: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp thứ đệ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp duyên nghiệp: năm giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hữu vi duyên sử sai khiến.

Pháp phi duyên nghiệp: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp nghiệp tăng thượng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp tăng thượng: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp nghiệp quả: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp quả: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; một trí biết là đẳng trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp nghiệp báo: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt đạo trí, năm thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu tương ưng: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu tương ưng: Mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp hữu cộng hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu cộng hữu: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu tùy chuyển hữu nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Pháp phi hữu tùy chuyển phi hữu nhân: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu thứ đệ: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu thứ đệ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp duyên hữu: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp phi duyên hữu: Mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu tăng thượng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu tăng thượng: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu quả: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu quả: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu báo: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt đạo-trí, năm thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi hữu báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp trí sở tri: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi trí sở tri: Giới, nhập, ấm không thâu nhiếp; trí không biết, thức không biết, sử không sai khiến.

Pháp đoạn tri sở đoạn: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi đoạn tri sở đoạn: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tu: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, ba thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi tu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp trí chứng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi trí chứng: Không thuộc về giới, nhập, ấm. Những gì trí không biết, những gì thức không biết, sử không sai khiến.

Pháp đắc chứng: Mười hai giới, sáu nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, ba thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi đắc chứng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tập: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, ba thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi tập: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu tội: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ đạo diệt trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô tội: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Như pháp hữu tội; pháp vô tội, pháp hắc, pháp bạch, pháp thoái, pháp bất thoái, pháp ẩn một, pháp không ẩn một cũng như vậy.

Pháp ký: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết,, ba thức biết. Khắp hết cõi Dục sử sai khiến. Khắp hết cõi Sắc-Vô sắc sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp vô ký: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Hết thảy cõi Sắc-Vô sắc, hai thân kiến tập đoạn thuộc cõi Dục, hết thảy sử sai khiến. Pháp dĩ khởi: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp bất khởi: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp dĩ khởi; pháp bất khởi, pháp kim khởi, pháp phi kim khởi, pháp dĩ diệt, pháp phi dĩ diệt, pháp kim diệt, pháp phi kim diệt cũng như vậy.

Pháp duyên khởi: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Pháp phi duyên khởi: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ-tập-đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Như pháp duyên khởi; pháp phi duyên khởi, pháp duyên sinh, pháp phi duyên sinh, pháp nhân, pháp phi nhân, pháp hữu nhân, pháp phi hữu nhân, pháp nhân khởi, pháp phi nhân khởi cũng như vậy. Pháp nhân tương ưng: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nhân tương ưng: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra tri tha tâm trí, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp kiết: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, trừ duyên vô lậu, một mình vô minh, còn lại là hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi kiết: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp sinh kiết: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi sinh kiết: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp thủ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi thủ: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp thọ: Chín giới, chín nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, năm thức biết, cõi Dục-Sắc khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi thọ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp thủ sinh: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi thủ sinh: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp phiền não: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi phiền não: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp ô uế: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi ô uế: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu ô uế: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu ô uế: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp triền (trói buộc): Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi triền: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp triền trụ: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi triền trụ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp triền sinh: Nói rộng như pháp hữu lậu. Pháp phi triền sinh: Nói rộng như pháp vô lậu.

Pháp hữu duyên: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô duyên: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra tri tha tâm trí, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp hữu giác: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hai cõi Dục-Sắc hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu giác: Mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp hữu giác; pháp phi hữu giác, pháp hữu quán, pháp phi hữu quán cũng như vậy.

Pháp khả lạc: Ba giới, hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức nhận biết. Hết thảy cõi Sắc vì sử sai khiến. Trừ duyên vô lậu, nghi tương ưng với vô minh cõi Dục, còn lại là cõi Dục bị hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi khả lạc: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp thọ dụng: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi thọ dụng: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu sự hữu duyên: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô sự vô duyên: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu thượng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô thượng: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp viễn: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp cận: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp viễn; pháp cận, pháp hữu lượng, pháp vô lượng cũng như vậy.

Pháp kiến: Hai giới, hai nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết. Hữu lậu duyên sử sai khiến và vô lậu duyên kiến tương ưng với vô minh.

Pháp phi kiến: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp kiến xứ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi kiến xứ: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp kiến tương ưng: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết. Hữu lậu duyên sử sai khiến và vô lậu duyên kiến tương ưng với vô minh.

Pháp phi kiến tương ưng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết. Trừ ra vô lậu duyên kiến, còn lại là hết thảy sử sai khiến.

Pháp phàm phu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, ba cõi hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi phàm phu: Mười một giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, bốn thức biết, ba cõi biến khắp sử sai khiến.

Pháp phàm phu cộng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt đạo trí, sáu thức biết, ba cõi hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi phàm phu cộng: Mười một giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, bốn thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp định: Năm giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, ba thức biết. Hết thảy cõi Dục biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi định: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp não: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi não: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp căn: Mười ba giới, bảy nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi căn: Sáu giới, sáu nhập, ba ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp thuộc Thánh đế: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp không thuộc Thánh đế: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; một trí biết là đẳng trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp cộng hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi cộng hữu: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tương ưng: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tương ưng: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra tri tha tâm trí, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp quả: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi quả: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; một trí biết là đẳng trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu quả: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu quả: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp báo: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, năm thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu báo: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, ba thức nhận biết, cõi Dục hết thảy sử sai khiến. Cõi SắcVô sắc hết thảy biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi hữu báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết. Hết thảy cõi Sắc-Vô sắc, hai thân kiến tập đoạn nơi cõi Dục hết thảy sử biến khắp, sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp nhân duyên: Như nói rộng ở pháp trí sở tri.

Pháp phi nhân duyên: Như nói rộng ở pháp phi trí sở tri. Pháp hữu nhân duyên: Nói rộng như pháp hữu quả.

Pháp phi hữu nhân duyên: Nói rộng như pháp phi hữu quả.

Pháp xuất: Năm giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, ba thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi xuất: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu xuất: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu xuất: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tương tục: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tương tục: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp tương tục; pháp phi tương tục, pháp hữu tương tục, pháp phi hữu tương tục cũng như vậy.

Nói xong hai pháp.

Pháp thiện: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, ba thức biết. Ba cõi biến khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp bất thiện: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết. Cõi Dục là hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô ký: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Hết thảy cõi Sắc-Vô sắc, hết thảy thân kiến tập đoạn cõi Dục đều biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp học: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ khổ tập diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp vô học cũng như vậy.

Pháp phi học phi vô học: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp kiến đoạn: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, kiến đoạn hết thảy sử sai khiến.

Pháp tu đoạn: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Tu đoạn hết thảy sử sai khiến và biến khắp hết thảy sử sai khiến.

Pháp bất đoạn: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp kiến đoạn nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tu đoạn nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt đạo trí, sáu thức biết. Tu đoạn hết thảy sử sai khiến và hết thảy biến khắp sử sai khiến.

Pháp bất đoạn nhân: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ khổ tập diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp khả kiến hữu đối: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết. Hết thảy hai cõi Dục-

Sắc, biến khắp sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến. Pháp bất khả kiến hữu đối: Chín giới, chín nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết. Hai cõi Dục-

Sắc, biến khắp sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến. Pháp bất khả kiến vô đối: Tám giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp báo: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, năm thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi báo: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết. Cõi Dục hết thảy sử sai khiến. Cõi Sắc-Vô sắc biến khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi báo phi phi báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết. Hết thảy Sắc-Vô sắc, hết thảy hai thân kiến tập đoạn cõi Dục sử biến khắp sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp hạ: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp trung: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí. Ba cõi biến khắp hết thảy sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp thượng: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tiểu và pháp đại: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô lượng, pháp ý lạc, pháp phi ý lạc, pháp phi ý lạc phi bất ý lạc: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp lạc câu: Tám giới, hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết. Cõi Sắc hết thảy sử sai khiến. Trừ duyên vô lậu, nghi tương ưng với vô minh cõi Dục, còn lại là hết thảy sử cõi Dục sai khiến.

Pháp khổ câu: Tám giới, hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử cõi Dục sai khiến.

Pháp bất khổ bất lạc câu: Tám giới, hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp câu khởi, pháp câu trụ, pháp câu diệt: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi câu khởi, pháp phi câu trụ, pháp phi câu diệt: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tâm câu khởi: Mười một giới, mười một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp câu tâm trụ: Một giới, một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tâm câu diệt: Mười giới, mười nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, năm thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm câu khởi, pháp phi tâm câu trụ, pháp phi tâm câu diệt: Mười tám giới, mười hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Lĩnh vực dục: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết, cõi Dục duyên hữu lậu sử sai khiến.

Như lĩnh vực dục, lĩnh vực sân giận cũng như vậy.

Lĩnh vực hại: Năm giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết, cõi Dục biến khắp hết thảy sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Lĩnh vực xuất yếu: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, ba thức biết. Ba cõi hết thảy biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Lĩnh vực vô sân, lĩnh vực vô hại: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, ba thức biết, ba cõi biến khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Dục giới: Một giới, một nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết Dục giới là hết thảy sử sai khiến.

Sắc giới: mười bốn giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết, Sắc giới là hết thảy sử sai khiến.

Vô sắc giới: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, Vô sắc giới có hết thảy sử sai khiến.

Cảnh giới sắc của cõi Dục, đó gọi là Sắc giới (lĩnh vực của sắc): Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Dục-Sắc hai cõi, hết thảy sử sai khiến.

Bốn vô sắc gọi là cảnh giới Vô sắc: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Vô sắc giới có hết thảy sử sai khiến.

Số diệt và phi số diệt gọi là cảnh giới diệt: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Hết thảy sắc pháp gọi là cảnh giới sắc: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ tha tâm trí và diệt trí, sáu thức biết. DụcSắc hai cõi biến khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Trừ số diệt và phi số diệt, còn lại tất cả không phải là sắc pháp, gọi là cảnh giới vô sắc: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Số diệt và phi số diệt, gọi là cảnh giới diệt: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Dục hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến. Sắc hữu: mười bốn giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết. Sắc giới có hết thảy sử sai khiến. Vô sắc hữu: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, Vô sắc giới có hết thảy sử sai khiến.

Dục lậu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến.

Hữu lậu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Sắc-Vô sắc giới có hết thảy sử sai khiến.

Vô minh lậu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ vô lậu duyên vô minh, còn lại là hết thảy sử sai khiến.

                 LUẬN CHÚNG SỰ PHẦN A TỲ ĐÀM

QUYỂN 7

Phẩm 6: PHÂN BIỆT THÂU NHIẾP, Phần 4

Ba đời và nói sự ba đời: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Dục giới khổ khổ khổ (Khổ của khổ khổ nơi Dục giới): Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết. Cõi Dục là hết thảy sử sai khiến.

Sắc giới biến khổ khổ: (Khổ của biến khổ nơi Sắc giới): Mười bốn giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết. Cõi Sắc là hết thảy sử sai khiến.

Vô sắc giới hành khổ khổ (Khổ của hành khổ nơi Vô sắc giới): Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tỷ trí-tri tha tâm trí và diệt đạo trí, một thức biết. Cõi Vô sắc là hết thảy sử sai khiến.

Lại nữa, khổ thọ nơi khổ của khổ khổ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến.

Lạc thọ nơi khổ của biến khổ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí một thức biết. Cõi Sắc có hết thảy sử sai khiến. Trừ vô lậu duyên nghi và nghi tương ưng với vô minh cõi Dục, còn lại là hết thảy sử sai khiến của cõi Dục.

Thọ không khổ không vui nơi khổ của hành khổ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu giác hữu quán: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Dục-Sắc hai cõi có hết thảy sử sai khiến. Pháp vô giác hữu quán: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Dục-Sắc hai cõi có hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô giác vô quán: Mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết. Sắc-Vô sắc là hết thảy sử sai khiến. Cõi Dục hữu lậu duyên sử sai khiến.

Lĩnh vực có giác có quán: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết. Dục-Sắc hai cõi có hết thảy sử sai khiến.

Lĩnh vực không giác có quán: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Cõi Sắc biến khắp hết thảy sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Lĩnh vực không giác không quán: Mười một giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, bốn thức biết. Sắc-Vô sắc có hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp thân: Hai giới, hai nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, hai thức biết. Dục-Sắc hai cõi biến khắp hết thảy sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Như nghiệp thân, nghiệp khẩu cũng vậy.

Nghiệp ý: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp thiện: Ba giới, hai nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, ba thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Nghiệp bất thiện: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp vô ký: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết. Hết thảy cõi Sắc-Vô sắc, hết thảy thân kiến tập đoạn thuộc cõi Dục, biến khắp hết thảy sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Nghiệp học: Một giới, một nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Như nghiệp học, nghiệp vô học cũng vậy.

Nghiệp phi học phi vô học: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp kiến đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp tu đoạn: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết. Tu đoạn hết thảy sử sai khiến, và biến khắp hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp bất đoạn: Một giới, một nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Nghiệp hiện pháp thọ (Nhận nghiệp ngay đời này), nghiệp sinh thọ, nghiệp hậu thọ: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến. Cõi Sắc-Vô sắc là hết thảy biến khắp sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Nghiệp lạc thọ: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết. Hai cõi Dục-Sắc hết thảy sử sai khiến trùm khắp, và tu đoạn sử sai khiến.

Nghiệp khổ thọ: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp bất khổ bất lạc thọ: Một giới, một nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Sắc-Vô sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Nói xong ba pháp.

Thân niệm xứ: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Thọ niệm xứ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Tâm niệm xứ: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp niệm xứ: Một giới, một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Lại nữa, thân tăng thượng do đạo ấy sinh ra thiện hữu lậu và vô lậu. Thọ tâm pháp tăng thượng do đạo ấy sinh ra thiện hữu lậu và vô lậu.

Bốn chánh cần, bốn thần túc: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Bốn thiền: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Khổ đế: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Diệt đế: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Đạo đế: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Bốn vô lượng: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt trí, một thức nhận biết. Cõi Vô sắc có hết thảy sử sai khiến. Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Cõi Vô sắc có hết thảy sử sai khiến.

Bốn Thánh chủng: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp ba cõi và tu đoạn sử sai khiến.

Quả Sa-môn hữu vi: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Quả Sa-môn vô vi: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp trí: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tỷ trí và khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Tỷ trí: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí và khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Tri tha tâm trí: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Đẳng trí: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ kiến duyên vô lậu, còn lại hết thảy sử sai khiến. Trí còn lại: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Nghĩa biện và Tùy ứng biện: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả ba cõi và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp biện và Từ biện: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Dục-Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Nhân duyên: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Thứ đệ duyên: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Thô đoàn thực: Ba giới, ba nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tỷ trí-tri tha tâm trí và diệt đạo trí, bốn thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Dục và tu đoạn sử sai khiến.

Tế xúc thực và ý tư thực: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Thức thực: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Dục lưu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục.

Hữu lưu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm hết cả cõi Sắc-Vô sắc.

Kiến lưu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến. Trừ ra kiến tương ưng vô lậu duyên nơi vô minh.

Vô minh lưu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ ra vô lậu duyên nơi vô minh. Còn lại là hết thảy sử sai khiến.

Như Lưu, Ách cũng vậy.

Dục thủ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến cả cõi Dục.

Kiến thủ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên hết thảy sử sai khiến. Trừ kiến tương ưng vô lậu duyên nơi vô minh.

Giới thủ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến khổ đoạn hết thảy sử sai khiến, kiến tập đoạn hết thảy sử sai khiến trùm khắp, và kiến đạo đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Ngã thủ: Như nói rộng ở hữu lưu.

Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp không phải quá khứ, vị lai, hiện tại: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ-tập-đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp thuộc cõi Dục: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Dục.

Pháp thuộc cõi Sắc: Mười bốn giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Sắc.

Pháp thuộc cõi Vô sắc: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến hết cả cõi Vô sắc.

Pháp không hệ thuộc: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp thiện nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả ba cõi, và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp bất thiện nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, sử sai khiến hết cả cõi Dục.

Pháp vô ký nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp không phải nhân thiện, không phải nhân bất thiện, không phải nhân vô ký: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu duyên duyên: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Hữu vi duyên với sử sai khiến.

Pháp vô duyên duyên: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu duyên duyên, vô duyên duyên: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu duyên duyên, phi vô duyên duyên: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra tri tha tâm trí, sáu thức biết. Hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Nói xong bốn pháp.

Sắc ấm: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, sáu thức biết, sử sai khiến bao trùm hết cả hai cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm: Một giới, một nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Thức ấm: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Sắc thạnh ấm: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả hai cõi Sắc, Dục và tu đoạn sử sai khiến.

Thọ thạnh ấm, tưởng thạnh ấm, hành thạnh ấm: Một giới, một nhập, ba ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Thức thạnh ấm: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và cõi người: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Dục.

Cõi trời: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Cả ba cõi có hết thảy sử sai khiến.

Thân phiền não kiến khổ đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt đạo trí, một thức biết. Kiến khổ đoạn hết thảy sử sai khiến, và kiến tập đoạn hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Thân phiền não kiến tập đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt đạo trí, một thức biết. Kiến tập đoạn hết thảy sử sử, và kiến khổ đoạn hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Thân phiền não kiến diệt đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt đạo trí, một thức biết. Kiến diệt đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến và sử sai khiến trùm khắp hết thảy. Thân phiền não kiến đạo đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt đạo trí, một thức biết. Kiến đạo đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến, và hết thảy sử sử biến khắp.

Thân phiền não tu đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Tu đoạn hết thảy sử sai khiến, và hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Sắc pháp như sắc ấm, tâm pháp như thức ấm.

Tâm pháp pháp: Một giới, một nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Tâm bất tương ưng hành: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, một thức biết. Hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Pháp vô vi: Nói rộng như pháp quả, phi quả. Nói xong năm pháp.

Địa giới: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết, sử trùm khắp hai cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Như địa giới; thủy-hỏa-phong giới, hư không giới cũng như vậy.

Thức giới: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp kiến khổ đoạn: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến khổ đoạn hết thảy sử sai khiến và kiến tập đoạn sử sai khiến bao trùm hết thảy.

Pháp kiến tập đoạn: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến tập đoạn hết thảy sử sai khiến, và kiến khổ đoạn sử sai khiến bao trùm hết thảy.

Pháp kiến diệt đoạn: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đạo đoạn hết thảy sử sai khiến và hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Pháp kiến đạo đoạn: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đạo đoạn hết thảy sử sai khiến và hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Pháp tu đoạn: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Tu đoạn hết thảy sử sai khiến, và hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Pháp bất đoạn: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Nói xong sáu pháp.

Sử tham dục và sử giận dữ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt đạo trí, một thức biết. Dục giới hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Sử hữu ái: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Sắc-Vô sắc giới hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Sử mạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Ba cõi hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Sử vô minh: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ vô lậu duyên nơi vô minh, còn lại là hết thảy sử sai khiến.

Sử kiến: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến, và kiến tương ưng vô lậu duyên vô minh.

Sử nghi: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến, và nghi tương ưng với vô lậu duyên vô minh.

Chỗ ở thứ nhất của thức: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Dục.

Chỗ ở thứ hai của thức: Mười bốn giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Sắc.

Chỗ ở thứ ba, thứ tư của thức: Mười một giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Sắc.

Chỗ ở thứ năm, thứ sáu, thứ bảy của thức: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Vô sắc.

Bảy giác chi: Một giới, một nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Nói xong bảy pháp.

Giải thoát xứ thứ nhất và giải thoát xứ thứ hai, thứ ba: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến bao trùm cả cõi Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Không nhập xứ giải thoát, Thức nhập xứ giải thoát, Vô sở hữu nhập xứ giải thoát: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến bao trùm cả cõi Vô sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ giải thoát: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến trùm cả cõi Vô sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Tưởng thọ diệt nhập xứ giải thoát: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến trùm khắp cõi Vô sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Tám thắng xứ nhập và nhập nhất thiết nhập xứ: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng trong chi đạo: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Các chi đạo còn lại: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Nói xong tám pháp.

Kiết tham dục và kiết mạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Ba cõi hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Kiết giận dữ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Hữu lậu cõi Dục duyên với sử sai khiến. Kiết vô minh: Như sử vô minh. Kiết kiến: Như sử kiến.

Kiết tha thủ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Kiết nghi: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến, và nghi tương ưng với vô lậu duyên nơi vô minh.

Kiết tật, kiết xan: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến bao trùm cả cõi Dục, và tu đoạn sử sai khiến.

Nơi cư trú thứ nhất của chúng sinh: Như nơi trụ thứ nhất của thức. Nơi cư trú thứ hai của chúng sinh, như nơi trụ thứ hai của thức. Nơi cư trú thứ ba-thứ tư-thứ năm của chúng sinh, như nơi trụ thứ ba-thứ tư-thứ năm của thức. Còn những nơi khác mà chúng sinh cư trú thì cũng như những nơi thức trụ.

Nói xong chín pháp.

Không nhất thiết nhập xứ và Thức nhất thiết nhập xứ: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm cả cõi Vô sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng trong pháp vô học: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và Khổ-tậpdiệt trí, một thức biết, sử không sai khiến. Còn những pháp vô học khác thì như chi đạo còn lại.

Nói xong mười pháp.

Sắc hữu lậu: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Dục-Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Thọ-tưởng-hành hữu lậu: Một giới, một nhập, ba ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến. Thức hữu lậu như thức giới.

Sắc vô lậu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ-tậpdiệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Thọ-tưởng-hành vô lậu: Một giới, ba nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Thức vô lậu: Hai giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp vô vi: Như nói rộng ở pháp quả, phi quả. Nói xong mười một pháp.

Nhãn nhập: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Sắc-Dục, và tu đoạn sử sai khiến.

Như nhãn nhập; nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn cũng vậy.

Sắc nhập: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Như sắc nhập, thanh nhập, xúc nhập, sắc giới, thanh giới, xúc giới cũng vậy.

Hương nhập; Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tỷ trí-tri tha tâm trí và diệt đạo trí, hai thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Dục-Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Như hương nhập, vị nhập, hương giới, vị giới cũng như vậy.

Ý nhập: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như ý nhập, ý căn cũng như vậy.

Pháp nhập: Một giới, một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; mười trí biết, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp nhập, pháp giới cũng như vậy. Nói xong mười hai pháp.

Nhãn thức giới: Hai giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Như nhãn thức giới; nhĩ thức giới, thân thức giới cũng như vậy.

Tỷ thức giới: Hai giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Dục, và tu đoạn sử sai khiến.

Như tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng như vậy.

Ý thức giới: Hai giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Nói xong mười tám pháp.

Nữ căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tỷ trí-tri tha tâm trí và diệt đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục, và tu đoạn sử sai khiến.

Như nữ căn, nam căn cũng vậy.

Mạng căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả ba cõi và tu đoạn sử sai khiến.

Lạc căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Sắc, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục, và tu đoạn sử sai khiến.

Khổ căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục và tu đoạn sử sai khiến.

Hỷ căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Sắc, trừ ra vô lậu duyên nơi nghi và nghi tương ưng với vô minh cõi Dục, còn lại là hết thảy sử sai khiến của cõi Dục.

Ưu căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Dục.

Xả căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Tín căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Sử sai khiến trùm khắp cả ba cõi, và tu đoạn sử sai khiến.

Như tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như vậy.

Vị tri đương tri căn: Ba giới, hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Như căn chưa biết sẽ biết, căn đã biết, căn vô tri cũng như vậy. Nói xong hai mươi hai pháp.

Sử thấy khổ đoạn thuộc cõi Dục: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Hết thảy sử sai khiến kiến khổ đoạn thuộc cõi Dục, và sử sai khiến trùm khắp kiến khổ đoạn.

Sử thấy tập đoạn thuộc cõi Dục: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Hết thảy sử sai khiến kiến tập đoạn thuộc cõi Dục và sử sai khiến trùm khắp kiến khổ đoạn.

Sử thấy diệt đoạn thuộc cõi Dục: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ ra vô lậu kiến diệt đoạn duyên vô minh bất cộng thuộc cõi Dục, còn lại là hết thảy sử sai khiến thấy diệt đoạn thuộc cõi Dục, và hết thảy sử sai khiến, biến khắp.

Sử thấy đạo đoạn thuộc cõi Dục: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ ra vô lậu kiến đạo đoạn duyên nơi vô minh bất cộng thuộc cõi Dục, còn lại là hết thảy sử sai khiến kiến đạo đoạn thuộc cõi Dục, và sử sai khiến trùm khắp.

Sử tu đoạn thuộc cõi Dục: một nhập, một giới, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt đạo trí, một thức biết. Hết thảy sử sai khiến tu đoạn thuộc cõi Dục, và sử sai khiến trùm khắp.

Như thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc-Vô sắc cũng vậy. Sự khác nhau nơi cõi Sắc là trừ ra pháp trí.

Sự khác nhau nơi cõi Vô sắc là sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí-diệt trí-đạo trí. Ngoài ra thì như nói ở trước.

Nói xong chín mươi tám sử.

QUYỂN 8

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, Phần 1

Giới, Tịnh, Quả, Thông, Chủng, Đoạn, Như ý túc, Niệm, Đế. Giới: Là năm giới Ưu-bà-tắc.

Hỏi: Năm giới nào?

Đáp: Ưu-bà-tắc này suốt đời không sát sinh. Đó là học tích của Ưu-bà-tắc. Suốt đời không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đó là học tích của Ưu-bà-tắc.

Hỏi: Năm giới Ưu-bà-tắc có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng sắc?

Có bao nhiêu có thể thấy, bao nhiêu không thể thấy?

Có bao nhiêu hữu đối, bao nhiêu vô đối?

Có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Có bao nhiêu hữu vi, bao nhiêu vô vi?

Có bao nhiêu hữu báo, bao nhiêu vô báo?

Có bao nhiêu nhân duyên sinh thuộc về đời sống, có bao nhiêu chẳng phải nhân duyên sinh không thuộc về đời sống?

Có bao nhiêu thuộc về sắc, bao nhiêu thuộc về danh?

Có bao nhiêu thuộc về nội nhập, bao nhiêu thuộc về ngoại nhập?

Có bao nhiêu trí biết, bao nhiêu trí không biết? Có bao nhiêu đoạn tri biết, bao nhiêu không phải đoạn tri biết?

Có bao nhiêu đoạn, bao nhiêu không phải đoạn?

Có bao nhiêu nên tu, bao nhiêu không nên tu?

Có bao nhiêu ô uế, bao nhiêu không ô uế?

Có bao nhiêu quả, bao nhiêu không phải quả?

Có bao nhiêu có quả, bao nhiêu không phải có quả?

Có bao nhiêu quả cũng có quả, bao nhiêu chẳng phải quả cũng chẳng phải có quả?

Có bao nhiêu thọ, bao nhiêu không phải thọ?

Có bao nhiêu do bốn đại tạo, bao nhiêu không phải do bốn đại tạo?

Có bao nhiêu có trên, bao nhiêu không có trên? Có bao nhiêu là hữu, bao nhiêu không phải là hữu?

Có bao nhiêu nhân tương ưng, bao nhiêu nhân không tương ưng?

Có sáu lĩnh vực khéo thâu nhiếp là sắc thiện, thọ-tưởng-hành-thức thiện và số diệt.

Hỏi: Là lĩnh vực thiện thâu nhiếp năm giới, hay là năm giới thâu nhiếp lĩnh vực thiện?

Có năm lĩnh vực thâu nhiếp bất thiện, là sắc bất thiện, thọ-tưởng-hành-thức bất thiện.

Hỏi: Lĩnh vực bất thiện thâu nhiếp năm giới hay năm giới thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện?

Có bảy lĩnh vực thuộc về vô ký là sắc vô ký, thọ-tưởng-hành-thức vô ký, và hư không phi số diệt.

Hỏi: Là lĩnh vực vô ký thâu nhiếp năm giới, hay năm giới thâu nhiếp lĩnh vực vô ký?

Có ba lĩnh vực thuộc về lậu là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

Hỏi: Lĩnh vực lậu thâu nhiếp năm giới, hay năm giới thâu nhiếp lĩnh vực lậu?

Có năm lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp là sắc hữu lậu, thọ-tưởng-hành-thức hữu lậu.

Hỏi: Lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp năm giới hay năm giới thâu nhiếp lĩnh vực hữu lậu?

Có sáu lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp là sắc vô lậu, thọ-tưởng-hành-thức vô lậu và số diệt.

Hỏi: Lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp năm giới, hay năm giới thâu nhiếp lĩnh vực vô lậu?

Năm giới này, có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại; bao nhiêu không phải quá khứ, bao nhiêu không phải vị lai, bao nhiêu không phải hiện tại?

Có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Bao nhiêu thuộc về cõi Dục, bao nhiêu thuộc về cõi Sắc, bao nhiêu thuộc về cõi Vô sắc, bao nhiêu không hệ thuộc?

Bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Bao nhiêu kiến đế đoạn, bao nhiêu tu đoạn, bao nhiêu không đoạn?

Bao nhiêu tâm? Bao nhiêu tâm pháp? Bao nhiêu phi tâm? Bao nhiêu phi tâm pháp? Bao nhiêu tâm tương ưng? Bao nhiêu duy tâm?

Bao nhiêu tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ? Bao nhiêu thọ tương ưng không phải tâm tùy chuyển? Bao nhiêu tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ? Bao nhiêu không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ?

Bao nhiêu tâm tùy chuyển không tương ưng với tưởng-hành? Bao nhiêu tưởng hành tương ưng không phải tâm tùy chuyển? Bao nhiêu tâm tùy chuyển cũng tương ưng với tưởng-hành? Bao nhiêu không phải tâm tùy chuyển cũng không phải tương ưng với tưởng-hành?

Bao nhiêu giác tùy chuyển không tương ưng với quán? Bao nhiêu quán tương ưng không phải giác tùy chuyển? Bao nhiêu giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán? Bao nhiêu không phải giác tùy chuyển, cũng không tương ưng với quán?

Bao nhiêu kiến phi kiến xứ? Bao nhiêu kiến xứ phi kiến? Bao nhiêu kiến cũng là kiến xứ? Bao nhiêu phi kiến cũng là phi kiến xứ?

Bao nhiêu thân kiến nhân phi thân kiến? Bao nhiêu thân kiến phi thân kiến nhân? Bao nhiêu thân kiến nhân cũng là thân kiến? Bao nhiêu phi thân kiến nhân cũng là phi thân kiến?

Bao nhiêu nghiệp không phải là nghiệp báo? Bao nhiêu nghiệp báo không phải là nghiệp? Bao nhiêu nghiệp cũng là nghiệp báo? Bao nhiêu không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp báo?

Bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển? Bao nhiêu nghiệp tùy chuyển không phải nghiệp? Bao nhiêu nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển? Bao nhiêu không phải là nghiệp cũng không phải là nghiệp tùy chuyển?

Bao nhiêu sắc tạo mà sắc không phải có thể thấy sắc? Bao nhiêu sắc có thể thấy mà không phải sắc tạo sắc? Bao nhiêu sắc tạo sắc mà cũng có thể thấy sắc? Bao nhiêu không phải sắc tạo sắc mà không phải có thể thấy sắc?

Bao nhiêu sắc tạo sắc mà không phải sắc có đối? Bao nhiêu có đối sắc mà không phải sắc tạo sắc? Bao nhiêu sắc tạo sắc mà cũng sắc có đối? Bao nhiêu không phải tạo sắc mà cũng không phải sắc có đối?

Bao nhiêu rất thâm diệu khó hiểu rõ? Bao nhiêu khó hiểu rõ rất thâm diệu?

Bao nhiêu điều thiện không phải nhân thiện? Bao nhiêu nhân thiện không phải điều thiện? Bao nhiêu điều thiện cũng là nhân thiện? Bao nhiêu không phải là thiện mà cũng không phải nhân thiện?

Bao nhiêu bất thiện không phải nhân bất thiện? Bao nhiêu nhân bất thiện không phải bất thiện? Bao nhiêu bất thiện cũng là nhân bất thiện? Bao nhiêu không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện?

Bao nhiêu vô ký không phải nhân vô ký? Bao nhiêu nhân vô ký không phải vô ký? Bao nhiêu vô ký cũng là nhân vô ký? Bao nhiêu không phải vô ký mà cũng không phải nhân vô ký?

Bao nhiêu nhân duyên duyên nơi không có nhân? Bao nhiêu có nhân không phải duyên nơi nhân duyên? Bao nhiêu nhân duyên cũng duyên nơi có nhân? Bao nhiêu không phải nhân duyên cũng duyên nơi không phải có nhân?

Bao nhiêu thứ đệ duyên duyên nơi không phải thứ đệ? Bao nhiêu thứ đệ không phải duyên nơi thứ đệ duyên? Bao nhiêu thứ đệ duyên cũng duyên nơi thứ đệ? Bao nhiêu không phải thứ đệ duyên cũng duyên nơi không phải thứ đệ?

Bao nhiêu duyên duyên duyên nơi không phải có duyên? Bao nhiêu có duyên không phải duyên nơi duyên duyên? Bao nhiêu duyên duyên cũng duyên nơi có duyên? Bao nhiêu không phải duyên duyên cũng duyên nơi không phải có duyên?

Bao nhiêu tăng thượng duyên duyên nơi không phải tăng thượng? Bao nhiêu tăng thượng không phải duyên nơi tăng thượng duyên? Bao nhiêu tăng thượng cũng duyên nơi tăng thượng duyên? Bao nhiêu không phải tăng thượng duyên cũng duyên nơi không phải tăng thượng?

Bao nhiêu lưu không phải tùy lưu? Bao nhiêu tùy lưu không phải lưu? Bao nhiêu lưu cũng tùy lưu? Bao nhiêu không phải lưu cũng không phải tùy lưu?

Hết thảy Tu-đa-la đã rộng hỏi như thế.

Hỏi: Năm giới Ưu-bà-tắc này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc, nay sẽ trả lời: Hết thảy là sắc. Một không thể thấy, bốn cần phân biệt: Nghĩa là bốn tạo tác thì có thể thấy, không tạo tác thì không thể thấy. Năm giới đó có tạo tác thì có đối, không tạo tác thì không đối. Hết thảy là hữu lậu. Hết thảy là hữu vi. Hết thảy là hữu báo. Hết thảy từ nhân duyên thuộc về đời sống. Hết thảy thuộc về sắc. Hết thảy thuộc về ngoại nhập. Hết thảy là trí biết. Hết thảy là đoạn trí biết. Hết thảy là đoạn. Hết thảy là nên tu. Hết thảy không ô uế. Hết thảy là quả cũng có quả. Hết thảy là không thọ. Hết thảy là bốn đại tạo. Hết thảy là có trên. Hết thảy là hữu. Hết thảy là nhân không tương ưng.

Một phần nhỏ của lĩnh vực thiện thâu nhiếp năm giới. Năm giới cũng thâu nhiếp một phần nhỏ của lĩnh vực thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu.

Năm giới có thâu nhiếp phần nhỏ lĩnh vực hữu lậu. Hữu lậu cũng thâu nhiếp phần nhỏ năm giới. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô lậu.

Hết thảy là quá khứ-hiện tại-vị lai. Hết thảy là thiện.

Hết thảy là thuộc cõi Dục. Hết thảy là phi học phi vô học.

Hết thảy là tu đoạn.

Hết thảy là phi tâm, phi tâm pháp, phi tâm tương ưng.

Hết thảy là không phải tâm tùy chuyển, không phải thọ tương ưng.

Hết thảy là không phải tâm tùy chuyển, không phải tương ưng với tưởng-hành.

Hết thảy là không phải giác tùy chuyển, không phải tương ưng với quán.

Hết thảy là kiến xứ phi kiến.

Hết thảy là không phải nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải nhân của nơi đó.

Hết thảy là nghiệp chứ không phải nghiệp báo. Hết thảy là nghiệp chứ không phải là nghiệp tùy chuyển.

Một là sắc của tạo sắc không phải là sắc có thể thấy.

Bốn cần phân biệt, nghĩa là bốn, nếu làm thì sắc của tạo sắc có thể thấy sắc.

Nếu không tạo tác thì sắc của tạo sắc không thể thấy sắc.

Hết thảy nếu tạo tác thì sắc của tạo sắc là sắc có đối.

Nếu không tạo tác thì sắc của tạo sắc không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất thâm diệu khó hiểu, khó hiểu vì rất thâm diệu.

Hết thảy là thiện cũng là nhân thiện.

Hết thảy không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện.

Hết thảy không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký.

Hết thảy là nhân duyên, duyên cũng có nhân.

Hết thảy không phải thứ đệ, cũng không phải duyên của thứ đệ duyên.

Hết thảy là duyên duyên, duyên không phải có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên, duyên hợp và có tăng thượng.

Hết thảy là tùy lưu, không phải lưu.

Tịnh là bốn thứ bất hoại tịnh: Bốn thứ là những gì? Phật là tịnh không hư hoại, Pháp là tịnh không hư hoại, Tăng là tịnh không hư hoại, Giới bậc Thánh là tịnh không hư hoại.

Hỏi: Bốn thứ tịnh bất hoại này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Một thứ là sắc, ba thứ không phải sắc.

Hết thảy là không thể thấy. Hết thảy là không có đối.

Hết thảy là vô lậu. Hết thảy là hữu vi. Hết thảy là vô báo.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc về đời sống.

Một là thuộc về sắc, ba thứ còn lại thuộc về danh.

Hết thảy là thuộc về ngoại nhập. Hết thảy là trí biết.

Hết thảy là không phải đoạn tri biết. Hết thảy là không đoạn.

Hết thảy là phải tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là có quả và quả. Hết thảy là không thọ.

Một thứ là bốn đại tạo, ba thứ kia không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là hữu thượng. Hết thảy là phi hữu.

Một thứ là nhân không tương ưng, ba thứ là nhân tương ưng,

Bốn thứ tịnh bất hoại này, lĩnh vực thiện thâu nhiếp một phần ít.

Bốn thứ tịnh bất hoại này cũng thâu nhiếp một phần ít lĩnh vực thiện.

Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký.

Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu. Không thâu nhiếp lĩnh vực hữu lậu.

Bốn thứ tịnh bất hoại này thâu nhiếp một phần ít của lĩnh vực vô lậu, và một phần ít của lĩnh vực vô lậu cũng thâu nhiếp bốn thứ tịnh bất hoại này. Hết thảy là quá khứ-hiện tại-vị lai. Hết thảy là thiện. Hết thảy là không lệ thuộc.

Hỏi: Tịnh bất hoại có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: tất cả cần phân biệt. Tịnh bất hoại của Phật hoặc học hoặc là vô học. Học là gì? Là ý học tư duy tương ưng với tịnh bất hoại của Phật. Vô học là gì? Là ý vô học tư duy tương ưng với tịnh bất hoại của Phật. Như tịnh bất hoại của Phật, tịnh bất hoại của Pháp-Tăng cũng vậy.

Thánh giới tịnh bất hoại hoặc là học hoặc vô học. Học là sao? Là nghiệp thân-miệng học. Vô học là sao? Là nghiệp thân-miệng vô học.

Hết thảy là không đoạn dứt. Một thứ là không phải tâm, không phải tâm pháp, không phải tâm tương ưng. Ba thứ là tương ưng với tâm và tâm pháp.

Một tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ. Ba tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ.

Một tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với tưởng-hành. Ba tâm tùy chuyển cũng tương ưng với tưởng-hành, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Tịnh bất hoại này có bao nhiêu giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán?

Đáp: Tất cả cần phân biệt. Tịnh bất hoại của Phật hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán.

Có giác có quán là sao? Là có giác có quán mà ý tư duy tương ưng với tịnh bất hoại của Phật.

Không giác có quán là sao? Là không giác có quán mà ý tư duy tương ưng với tịnh bất hoại của Phật.

Không giác không quán là sao? Là không giác không quán mà ý tư duy tương ưng với tịnh bất hoại của Phật.

Như tịnh bất hoại của Phật, tịnh bất hoại của Pháp-Tăng cũng vậy.

Giới tịnh bất hoại của bậc Thánh, hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán. Hoặc không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán.

Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán là sao? Là giác tùy chuyển nơi nghiệp thânmiệng. Ngoài ra thì không phải là giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán.

Hết thảy không phải kiến, cũng không phải lĩnh vực của kiến.

Hết thảy không phải nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải do nhân đó.

Một thứ là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo, ba thứ không phải là nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo.

Một thứ là nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, ba thứ là nghiệp tùy chuyển nhưng không phải là nghiệp.

Một thứ là sắc tạo sắc nhưng không thể thấy sắc, ba thứ không phải là sắc tạo sắc mà cũng không thể thấy sắc.

Một thứ là sắc tạo sắc nhưng không phải là sắc có đối, ba thứ không phải là sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất thâm diệu khó hiểu, khó hiểu vì rất thâm diệu. Hết thảy là thiện cũng là nhân của thiện.

Hết thảy không phải là bất thiện cũng không phải là nhân bất thiện.

Hết thảy không phải là vô ký cũng không phải là nhân vô ký. Hết thảy là nhân duyên, duyên cũng có nhân.

Hỏi: Tịnh bất hoại có bao nhiêu thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Một thứ không phải là thứ đệ mà cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Ba thứ cần phân biệt: Tịnh bất hoại của Phật, hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Tạo thành ba trường hợp:

Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là chắc chắn khởi tịnh bất hoại của Phật ngay nơi đây hoặc là vị lai.

Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp là tịnh bất hoại của Phật ở quá khứ hay hiện tại.

Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp là chắc chắn khởi tịnh bất hoại của Phật ngay nơi đây hoặc vị lai. Ngoài ra là tịnh bất hoại của Phật thuộc thời vị lai.

Như tịnh bất hoại của Phật, tịnh bất hoại của Pháp-của Tăng cũng vậy.

Một thứ là duyên của duyên duyên hợp không phải có duyên, ba thứ là duyên của duyên duyên hợp mà cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng. Hết thảy là không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

Quả là bốn quả Sa-môn: Là bốn thứ nào? Là quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Hỏi: Bốn quả Sa-môn có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Quả Sa-môn thuộc về nghiệp thân-miệng là sắc. Ngoài ra là không phải sắc.

Hết thảy là không thể thấy. Hết thảy là không đối. Hết thảy là vô lậu.

Hỏi: Quả Sa-môn có bao nhiêu hữu vi, bao nhiêu vô vi?

Đáp: Tất cả phân biệt. Quả Tu-đà-hoàn thì hoặc là hữu vi hoặc là vô vi.

Hữu vi là sao? Là quả Tu-đà-hoàn có năm ấm hữu vi. Vô vi là sao? Là quả Tu-đà-hoàn thuộc về số diệt.

Như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm cho đến quả A-la-hán cũng vậy.

Hết thảy quả Sa-môn là vô báo.

Nếu hữu vi thì từ nhân duyên sinh thuộc về đời sống này. Nếu là vô vi thì không phải là nhân duyên sinh, không thuộc về đời sống này. Quả Samôn thâu nhiếp nghiệp thân miệng, đó là thuộc về sắc.

Ngoài ra là thuộc về danh.

Quả Sa-môn thâu nhiếp tâm-ý-thức là thuộc về nội nhập. Ngoài ra là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Hết thảy là không phải đoạn trí biết, và không đoạn dứt.

Nếu hữu vi thì phải tu. Nếu vô vi thì không phải tu. Hết thảy là không ô uế.

Nếu hữu vi thì quả và có quả. Nếu vô vi thì quả mà không phải có quả.

Hết thảy là không thọ.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân miệng thì do bốn đại tạo.

Ngoài ra thì không phải bốn đại tạo.

Nếu là hữu vi thì có cái trên nó. Nếu là vô vi thì không có gì trên nó.

Hết thảy là không phải có.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân miệng và tâm bất tương ưng hành-số diệt. Nhân nó không tương ưng. Ngoài ra là tương ưng.

Phần ít của sáu lĩnh vực thiện thâu nhiếp bốn quả Sa-môn. Bốn quả Sa-môn cũng thâu nhiếp phần ít của sáu lĩnh vực thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu. Không thâu nhiếp lĩnh vực hữu lậu.

Phần ít của sáu lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp bốn quả Sa-môn. Bốn quả Sa-môn cũng thâu nhiếp phần ít của sáu lĩnh vực vô lậu.

Nếu là hữu vi thì hoặc quá khứ-hiện tại-vị lại, nếu là vô vi thì không phải quá khứ-hiện tại-vị lại.

Hết thảy đều là thiện. Hết thảy đều không lệ thuộc.

Hỏi: Quả Sa-môn có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học.

Đáp: Tất cả nên phân biệt. Quả Tu-đà-hoàn hoặc là học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Là quả Tu-đà-hoàn hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Là quả Tu-đàhoàn vô vi.

Như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả Ana-hàm cũng như vậy.

Quả A-la-hán hoặc là vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là vô học? Là quả A-la-hán hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Là quả A-la-hán vô vi.

Hết thảy là không đoạn dứt.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân miệng, tâm bất tương ưng hành và số diệt, phi tâm, phi tâm pháp, phi tâm tương ưng.

Quả Sa-môn thâu nhiếp thọ ấm-tưởng ấm. Nó tương ưng với hành ấm. Là tâm pháp, tâm tương ưng, tâm ý thức tức là tâm.

Hỏi: Quả Tu-đà-hoàn có bao nhiêu tâm tùy chuyển mà không tương ưng với thọ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Tâm tùy chuyển mà không tương ưng với thọ là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Tâm tùy chuyển-tâm bất tương ưng hành và thọ.

Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Còn lại tâm bất tương ưng hành và số diệt.

Như quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán cũng như vậy.

Như thọ, tưởng-hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Quả Tu-đà-hoàn có bao nhiêu giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Như tâm bất tương ưng hành khác và số diệt.

Như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm cũng như vậy.

Quả A-na-hàm hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán. Có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác. Như giác không tương ưng với quán mà tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Như nghiệp thân-miệng còn lại, thì trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Nếu còn lại là tâm bất tương ưng hành, và giác không tương ưng với quán thì không phải giác quán tương ưng với tâm và tâm pháp, số diệt.

Như quả A-na-hàm, quả A-la-hán cũng vậy.

Quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp tuệ, là kiến phi kiến xứ. Ngoài ra là phi kiến cũng là phi kiến xứ.

Như quả Tu-đà-hoàn; quả Tư-đà-hàm, quả Ana-hàm cũng như vậy.

Quả A-la-hán thâu nhiếp là tận trí và trí vô sinh; không thâu nhiếp tuệ vô lậu, là kiến phi kiến xứ, còn lại là phi kiến cũng là phi kiến xứ.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân kia.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp nơi thân-miệng và tư, là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo. Còn lại là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Quả Tu-đà-hoàn có bao nhiêu nghiệp, không phải nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển, là tư nghiệp.

2. Nghiệp tùy chuyển nhưng không phải nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm. Nếu tư không thâu nhiếp thì nghiệp tùy chuyển là hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Như còn lại là tâm bất tương ưng hành và số diệt.

Như quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán cũng vậy.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc mà không phải sắc có thể trông thấy.

Còn lại thì không phải là sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể trông thấy.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có đối. Còn lại là không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó biết, khó biết do rất sâu xa.

Nếu là hữu vi thì quả Sa-môn là thiện mà cũng là nhân thiện. Nếu là vô vi thì thiện chứ không phải là nhân thiện.

Hết thảy không phải là bất thiện, cũng không phải là nhân bất thiện.

Hết thảy không phải là vô ký, cũng không phải là nhân vô ký. Quả Sa-môn nếu là hữu vi thì nhân duyên duyên hợp và có nhân.

Nếu là vô vi thì không phải nhân duyên duyên hợp và không phải nhân.

Hỏi: Quả Sa-môn có bao nhiêu thứ đệ không phải là thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Tất cả cần phân biệt. Quả Sa-môn nếu là hữu vi thì hoặc là thứ đệ mà không phải là thứ đệ duyên duyên hợp. Có ba trường hợp:

1. Thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là vị lai-hiện tại tất khởi tâm và tâm pháp.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra sự dấy khởi tâm và tâm pháp nơi vị lai-hiện tại, còn lại là tâm và tâm pháp vị lai và nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành và số diệt.

Quả Sa-môn nếu là hữu vi thì thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành và số diệt, là duyên của duyên duyên hợp mà không phải là hữu duyên. Ngoài ra là duyên của duyên duyên hợp mà cũng là hữu duyên.

Quả Sa-môn nếu là hữu vi thì tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng. Nếu là vô vi thì tăng thượng duyên duyên hợp mà không có tăng thượng.

Hết thảy không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

Thông là bốn thông: Là bốn thứ gì? Là có khổ trì thông, có khổ tốc thông, có lạc trì thông, có lạc tốc thông.

Khổ trì thông là gì? Là thiền vị lai, thiền trung gian và ba vô sắc, nếu là đạo độn căn.

Khổ tốc thông là gì? Là thiền vị lai, thiền trung gian, và ba vô sắc, nếu là đạo lợi căn.

Lạc trì thông là gì? Là bốn thiền căn bản, nếu là đạo độn căn. Lạc tốc thông là gì? Là bốn thiền căn bản, nếu là đạo lợi căn.

Hỏi: Bốn thứ thông này có bao nhiêu là sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Thông thâu nhiếp nghiệp thân-miệng là sắc. Ngoài ra là không phải sắc.

Hết thảy không thể trông thấy. Hết thảy là vô đối. Hết thảy là vô lậu. Hết thảy là hữu vi. Hết thảy là vô báo. Hết thảy là do nhân duyên sinh thuộc về cuộc sống.

Nghiệp nơi thân-miệng được thông thâu nhiếp là thuộc về sắc, ngoài ra là thuộc về danh.

Tâm ý thức được thông thâu nhiếp là thâu nhiếp bên trong, ngoài ra là thâu nhiếp bên ngoài.

Hết thảy là trí biết. Hết thảy là không đoạn tri biết, và không đoạn.

Hết thảy là nên tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Nghiệp thân-miệng được thông thâu nhiếp là do bốn đại tạo, ngoài ra là không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là có cái trên. Hết thảy không phải là có.

Nghiệp thân-miệng được thông thâu nhiếp, và tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng, còn lại là nhân tương ưng.

Phần ít của năm lĩnh vực thiện thâu nhiếp bốn thông. Bốn thông cũng thâu nhiếp phần ít của năm lĩnh vực thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu. Không thâu nhiếp lĩnh vực hữu lậu.

Phần ít của năm lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp bốn thông. Bốn thông cũng thâu nhiếp phần ít của năm lĩnh vực vô lậu.

Hết thảy hoặc quá khứ, vị lai hay hiện tại. Hết thảy là thiện. Hết thảy là không lệ thuộc.

Hỏi: Bốn thông có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả phân biệt. Thông hoặc là học, hoặc là vô học. Học là sao? Là thông thâu nhiếp năm ấm học.

Vô học là sao? Là thông thâu nhiếp năm ấm vô học.

Hết thảy là không đoạn dứt. Nghiệp thânmiệng được thông thâu nhiếp, là tâm bất tương ưng hành, không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng. Thọ ấm-tưởng ấm do Thông thâu nhiếp tương ưng với hành ấm, là tâm và tâm pháp tương ưng. Tâm ý thức tức là tâm.

Hỏi: Bốn thông có bao nhiêu tâm tùy chuyển mà không tương ưng với thọ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển mà không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

2. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

3. Không phải tâm tùy chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, như các tâm bất tương ưng hành còn lại.

Như thọ-tưởng-hành cũng như vậy, trừ tự tánh của nó.

Hỏi: Khổ trì thông có bao nhiêu giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác. Nếu giác không tương ưng với quán thì quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, như nghiệp thân-miệng còn lại. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, như tâm bất tương ưng hành còn lại cùng giác không tương ưng với quán và không phải giác quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

Như khổ trì thông, khổ tốc thông cũng vậy.

Lạc trì thông thì hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán. Có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển là giác. Nếu không tương ưng với quán thì quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, như nghiệp thân-miệng còn lại. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, như tâm bất tương ưng hành còn lại, và giác không tương ưng với quán, cũng không phải giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

Như lạc trì thông, lạc tốc thông cũng vậy.

Thông thâu nhiếp tận trí-vô sinh trí, chứ không thâu nhiếp tuệ vô lậu, là kiến phi kiến xứ. Còn lại là phi kiến cũng là phi kiến xứ.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân ấy.

Thông thâu nhiếp nghiệp thân-miệng và tư.

Đây là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo. Còn lại thì không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Bốn thông có bao nhiêu nghiệp không phải là nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải nghiệp tùy chuyển, là nghiệp suy nghĩ.

2. Nghiệp tùy chuyển nhưng không phải nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm, nếu tư không thâu nhiếp thì nghiệp tùy chuyển là hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp tùy chuyển, là trừ ba nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là tâm bất tương ưng hành còn lại.

Thông thâu nhiếp nghiệp thân-miệng là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có thể trông thấy. Ngoài ra thì không phải là sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể trông thấy.

Thông thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có đối. Ngoài ra thì không phải là sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu, khó hiểu do rất sâu xa. Hết thảy là thiện, cũng là nhân của thiện.

Hết thảy không phải là bất thiện, cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hết thảy không phải là vô ký, cũng không phải là nhân của vô ký.

Hết thảy là nhân duyên, duyên cũng có nhân.

Hỏi: Bốn thông có bao nhiêu thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Tất cả phân biệt. Thông hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp cần phải khởi ngay nơi đây hoặc là vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp là tâm và tâm pháp quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp cần phải khởi trong hiện tiền hay vị lai, còn lại là tâm và tâm pháp vị lai, và nghiệp thân-miệng nơi tâm bất tương ưng hành.

Thông thâu nhiếp nghiệp thân-miệng nơi tâm bất tương ưng hành, là duyên của duyên duyên hợp chứ không phải là có duyên. Ngoài ra thì duyên của duyên duyên hợp, cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng. Hết thảy không phải lưu mà cũng không phải tùy lưu.

Chủng là bốn Thánh chủng: Là bốn thứ gì?

1. Thánh chủng tri túc, xin được y (biết đủ).

2. Thánh chủng tri túc, xin được thức ăn (biết đủ).

3. Thánh chủng tri túc, tùy có được các thứ dụng cụ ngủ nghỉ (biết đủ).

4. Thánh chủng ưa thích ở nơi thanh vắng tu tập.

Hỏi: Bốn Thánh chủng này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thânmiệng là sắc. Ngoài ra là không phải sắc.

Hết thảy là không thể trông thấy. Hết thảy là vô đối.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Tất cả phân biệt. Thánh chủng hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là gì? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

Vô lậu là gì? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm vô lậu.

Hết thảy là hữu vi. Nếu hữu lậu thì có báo, nếu vô lậu thì không có báo.

Hết thảy thuận theo nhân duyên sinh thuộc cuộc sống này.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng là thuộc về sắc, ngoài ra là thuộc về danh.

Thánh chủng thâu nhiếp tâm ý thức, là thâu nhiếp bên trong, ngoài ra là thâu nhiếp bên ngoài.

Hết thảy là trí biết.

Nếu hữu lậu thì đoạn trí biết và đoạn. Nếu vô lậu thì không phải đoạn trí biết và không đoạn.

Hết thảy là phải tu. Hết thảy là không ô uế. Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng là do bốn đại tạo, ngoài ra không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là có cái trên.

Thánh chủng nếu là hữu lậu thì có (nghiệp). Nếu là vô lậu thì không phải là có (có nghiệp).

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, nhân bất tương ưng Những nhân khác là tương ưng.

Phần ít của năm lĩnh vực thiện thâu nhiếp bốn Thánh chủng. Bốn Thánh chủng cũng thâu nhiếp phần ít của năm lĩnh vực thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu.

Hoặc lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp không phải là Thánh chủng, nên có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp không phải là Thánh chủng: Là Thánh chủng không thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

2. Thánh chủng thâu nhiếp chẳng phải là lĩnh vực hữu lậu: Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm vô lậu.

3. Lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp cũng là Thánh chủng: Tức là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

4. Chẳng phải là lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp cũng chẳng phải là Thánh chủng: Tức là hư không và số diệt phi số diệt.

Hoặc lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp không phải là Thánh chủng, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp nhưng không phải Thánh chủng: Là hư không và số diệt phi số diệt.

2. Thánh chủng thâu nhiếp không phải là lĩnh vực vô lậu: Tức là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

3. Lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp cũng là Thánh chủng: Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm vô lậu. 4. Không phải thuộc về lĩnh vực vô lậu cũng không phải là Thánh chủng: Tức là Thánh chủng không thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

Hết thảy hoặc là quá khứ, hiện tại hay vị lai. Hết thảy đều là thiện.

Thánh chủng hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Thế nào là thuộc cõi Dục? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm thuộc về cõi Dục.

Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm thuộc về cõi Sắc.

Thế nào là thuộc cõi Vô sắc? Là Thánh chủng thâu nhiếp bốn ấm thuộc về cõi Vô sắc.

Thế nào là không hệ thuộc? Là bốn Thánh chủng vô lậu.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả phân biệt. Thánh chủng hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm học.

Thế nào là vô học? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm vô học.

Thế nào là phi học phi vô học? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

Thánh chủng nếu là hữu lậu thì tu đoạn. Nếu là vô lậu thì không tu đoạn.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, không phải tâm, không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng.

Thánh chủng thâu nhiếp thọ ấm-tưởng ấm, tương ưng với hành ấm, là tương ưng với tâm và tâm pháp. Tâm ý thức tức là tâm.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển-tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Thọ tương ưng nhưng không phải là tâm tùy chuyển, tức là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, là nghiệp thân-miệng còn lại. Trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là tâm bất tương ưng hành còn lại.

Như thọ, tưởng-hành cũng như vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải là giác tùy chuyển, là giác. Nếu giác không tương ưng với quán thì quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, là nghiệp thân-miệng còn lại. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành cùng giác không tương ưng với quán, và không phải giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu kiến phi kiến xứ? Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Kiến chẳng phải kiến xứ, là Thánh chủng thâu nhiếp tận trí-vô sinh trí, không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ chẳng phải kiến, tức là kiến không thâu nhiếp bốn Thánh chủng hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến thế tục.

4. Phi kiến cũng phi kiến xứ, là kiến không thâu nhiếp bốn Thánh chủng vô lậu.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân kia.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp của thânmiệng và tư, đây là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo. Ngoài ra thì không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu nghiệp không phải là nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải là nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, là nghiệp thân-miệng còn lại và nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển nhưng không phải là nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm. Tư không thâu nhiếp hành ấm của nghiệp tùy chuyển.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp và nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là tâm bất tương ưng hành còn lại.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ phải là sắc có thể trông thấy. Còn lại không phải là sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể trông thấy.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có đối. Còn lại là không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu, khó hiểu vì rất sâu xa.

Hết thảy là thiện cũng là nhân thiện. Hết thảy không phải là bất thiện, cũng không phải là nhân bất thiện.

Hết thảy không phải vô ký, cũng không phải là nhân vô ký. Hết thảy là nhân duyên, duyên hợp cũng có nhân.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu thứ đệ nhưng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Tất cả cần phân biệt. Thánh chủng hoặc là thứ đệ nhưng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp. Có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp: Là tâm và tâm pháp cần dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp: Là tâm và tâm pháp quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp: Là trừ ra tâm và tâm pháp cần dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp vị lai và nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành, là duyên của duyên duyên hợp chứ không phải là có duyên. Ngoài ra là duyên của duyên duyên hợp mà cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng. Thánh chủng nếu là hữu lậu thì tùy lưu, nhưng không phải là lưu.

Nếu là vô lậu thì không phải lưu, cũng không phải tùy lưu.

Như bốn Thánh chủng, bốn chánh cần, bốn như ý túc, thiện tụ Tu-đa-la cũng vậy.

Niệm là bốn niệm xứ: Là bốn thứ gì? Là thân niệm xứ cho đến pháp niệm xứ.

Thế nào là thân niệm xứ? Là duyên nơi thân tuệ. Thế nào là thọ niệm xứ? Là duyên nơi thọ tuệ.

Thế nào là tâm niệm xứ? Là duyên nơi tâm tuệ. Thế nào là pháp niệm xứ? Là duyên nơi pháp tuệ.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Hết thảy không phải sắc. Hết thảy không thể trông thấy. Hết thảy là vô đối.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt. Duyên nơi thân tuệ hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu.

Hữu lậu là gì? Là ý hữu lậu tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Vô lậu là gì? Là ý vô lậu tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Như duyên nơi thân tuệ, cho đến duyên nơi pháp tuệ cũng vậy.

Hết thảy là niệm xứ hữu vi. Nếu là hữu lậu thì có báo.

Nếu là vô lậu thì không có báo.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc đời sống này.

Hết thảy là thuộc về danh. Hết thảy là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Nếu hữu lậu thì đoạn tri nhận biết và đoạn.

Nếu vô lậu thì không phải đoạn tri nhận biết và không đoạn.

Hết thảy là phải tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Hết thảy là do bốn đại tạo. Hết thảy là có cái trên nó.

Niệm xứ nếu là hữu lậu thì có. Nếu là vô lậu thì không phải là có.

Hết thảy là nhân tương ưng.

Phần ít của một lĩnh vực thiện thâu nhiếp bốn niệm xứ.

Bốn niệm xứ cũng thâu nhiếp phần ít của một lĩnh vực thiện.

Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu.

Hoặc lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp không phải là niệm xứ: Có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp không phải niệm xứ, là sắc ấm hữu lậu, thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm hữu lậu. Niệm xứ không thâu nhiếp là hành hữu lậu duyên hợp.

2. Niệm xứ thâu nhiếp không phải là lĩnh vực hữu lậu, là bốn niệm xứ vô lậu.

3. Lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp cũng là niệm xứ, là bốn niệm xứ hữu lậu.

4. Không phải lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp cũng không phải niệm xứ, là sắc ấm, thọ ấm-tưởng ấmthức ấm vô lậu. Niệm xứ không thâu nhiếp là hành ấm vô lậu và vô vi.

Hoặc lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp không phải là niệm xứ: Có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp không phải niệm xứ, là sắc ấm-thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm vô lậu. Niệm xứ không thâu nhiếp là hành ấm vô lậu và vô vi.

2. Niệm xứ thâu nhiếp không phải là lĩnh vực vô lậu, là bốn niệm xứ hữu lậu.

3. Lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp cũng là niệm xứ, là bốn niệm xứ vô lậu.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp cũng không phải niệm xứ, là sắc ấm-thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm hữu lậu. Niệm xứ không thâu nhiếp là hành ấm hữu lậu.

Hết thảy hoặc quá khứ, vị lai hay hiện tại. Hết thảy là thiện.

Hỏi: Niệm xứ thuộc vào bao nhiêu cõi?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Duyên nơi thân tuệ thì hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc vào đâu.

Thế nào là thuộc cõi Dục? Là ý tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là ý tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thuộc cõi Vô sắc? Là ý tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là không thuộc vào đâu? Là ý không thuộc vào đâu, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Như duyên nơi thân tuệ, cho đến duyên nơi pháp tuệ cũng vậy.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cà cần phân biệt.

Duyên nơi thân tuệ thì hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Là ý học, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Thế nào là vô học? Là ý vô học, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Thế nào là phi học phi vô học? Là ý hữu lậu, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Như duyên nơi thân tuệ, cho đến duyên nơi pháp tuệ cũng vậy.

Niệm xứ, nếu là hữu lậu thì phải tu đoạn. Nếu là vô lậu thì không đoạn.

Hết thảy tương ưng với tâm và tâm pháp.

Hết thảy là tâm tùy chuyển tương ưng với thọ.

Hết thảy là tâm tùy chuyển tương ưng với tưởng-hành, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu có giác có quán?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Duyên nơi thân tuệ hoặc là có giác có quán, hoặc là không giác có quán, hoặc là không giác không quán.

Thế nào là có giác có quán? Là ý có giác có quán, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Thế nào là không giác có quán? Là ý không giác có quán, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Thế nào là không giác không quán? Là ý không giác không quán, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Như duyên nơi thân tuệ, cho đến duyên nơi pháp tuệ cũng vậy.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu kiến, phi kiến xứ?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Duyên nơi thân tuệ hoặc là kiến phi kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải là kiến xứ, là tận trí-vô sinh trí, không thâu nhiếp thân tuệ duyên vô lậu.

2. Kiến xứ không phải là kiến, là kiến không thâu nhiếp thân tuệ duyên hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến của thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không thâu nhiếp thân tuệ duyên vô lậu.

Duyên nơi thọ tuệ hoặc là kiến phi kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến chẳng phải là kiến xứ, là tận trí-vô sinh trí, không thâu nhiếp thọ tuệ duyên vô lậu.

2. Kiến xứ chẳng phải là kiến, là kiến không thâu nhiếp thọ tuệ duyên hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến của thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không thâu nhiếp thọ tuệ duyên vô lậu.

Như duyên nơi thọ tuệ vô lậu, duyên nơi tâm tuệ-pháp tuệ cũng vậy.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải nhân nơi đó. Hết thảy không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo.

Hết thảy là nghiệp tùy chuyển chứ không phải nghiệp. Hết thảy không phải sắc tạo sắc, không phải là sắc có thể thấy.

Hết thảy không phải sắc tạo sắc, không phải là sắc có đối. Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu vì rất sâu xa.

Hết thảy là thiện cũng là nhân thiện. Hết thảy không phải là bất thiện, cũng không phải là nhân bất thiện.

Hết thảy không phải là vô ký cũng không phải là nhân vô ký. Hết thảy là nhân duyên duyên hợp cũng có nhân.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu thứ đệ không phải là thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Duyên nơi thân tuệ thì hoặc là thứ đệ chứ không phải là thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp: 1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là duyên nơi thân tuệ cần phải khởi vào hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là duyên nơi thân tuệ ở quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra duyên nơi thân tuệ ở hiện tiền hoặc vị lai cần phải dấy khởi, còn lại là duyên nơi thân tuệ ở vị lai.

Như duyên nơi thân tuệ, cho đến duyên nơi pháp tuệ cũng vậy.

Hết thảy là duyên của duyên, duyên hợp cũng có duyên. Hết thảy là tăng thượng duyên, duyên hợp và có tăng thượng.

Nếu là hữu lậu thì nó tùy lưu nhưng không phải lưu. Còn lại thì không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

QUYỂN 9

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, Phần 2

Hỏi: Bốn niệm xứ là những gì?

Đáp: Là Thân niệm xứ, Thọ niệm xứ, Tâm niệm xứ, Pháp niệm xứ.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Một thứ là sắc, ba thứ không phải sắc.

Ba thứ không thể thấy, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Có thể thấy là sao? Là một nhập. Không thể thấy là sao? Là chín nhập và phần ít của một nhập. Ba thứ không đối, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc có đối, hoặc không đối. Có đối là sao? Là mười nhập. Không đối là sao? Là phần ít của một nhập.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là sao? Là mười nhập và phần ít của một nhập. Vô lậu là sao? Là phần ít của một nhập.

Thọ niệm xứ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là sao? Là ý hữu lậu, tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Vô lậu là sao? Là ý vô lậu, tư duy tương ưng với thọ niệm xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là sao? Là tưởng ấm-hành ấm hữu lậu. Vô lậu là sao? Là tưởng ấm-hành ấm vô lậu và vô vi.

Ba hữu vi, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ hoặc hữu vi, hoặc vô vi. Hữu vi là sao? Là tưởng ấm-hành ấm. Vô vi là sao? Là hư không số diệt, phi số diệt.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu hữu báo, bao nhiêu vô báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là hữu báo hoặc là vô báo. Hữu báo là sao? Là bất thiện và thiện hữu lậu của thân niệm xứ. Vô báo là sao? Là thân niệm xứ vô ký, vô lậu.

Như thân niệm xứ; thọ-tâm-pháp niệm xứ cũng vậy.

Ba thứ từ nhân duyên sinh thuộc đời sống này, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ nếu là hữu vi thì từ nhân duyên sinh thuộc đời sống này. Nếu là vô vi thì không phải từ nhân duyên sinh, không phải đời sống này.

Một thuộc về sắc, ba thuộc về danh.

Một thuộc về nội nhập, ba thuộc về ngoại nhập, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc thuộc về nội nhập, hoặc thuộc về ngoại nhập. Thuộc về nội nhập là sao? Là năm nội nhập. Thuộc về ngoại nhập là sao? Là năm ngoại nhập và phần ít của một ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Nếu là hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn. Nếu là vô lậu thì không phải đoạn tri biết và không đoạn.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu điều nên tu, bao nhiêu điều không nên tu?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Thân niệm xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là sao? Là thân niệm xứ thiện. Không nên tu là sao? Là thân niệm xứ bất thiện, vô ký.

Như thân niệm xứ; thọ-tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là sao? Là pháp niệm xứ thiện, hữu vi. Không nên tu là sao? Là pháp niệm xứ bất thiện-vô ký, và hư không số diệt, phi số diệt.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu ô uế, bao nhiêu không ô uế?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc ô uế, hoặc không ô uế. Ô uế là sao? Là chìm mất. Không ô uế là sao? Là không chìm mất.

Như thân niệm xứ; thọ-tâm-pháp niệm xứ cũng vậy.

Ba là quả cùng có quả, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ hoặc là quả, hoặc không có quả, có ba trường hợp: Quả nhưng không có quả, là số diệt. Quả cũng có quả, là pháp niệm xứ hữu vi. Không phải quả cũng không phải là có quả, là hư không và phi số diệt.

Ba bất thọ, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc thọ, hoặc bất thọ. Thọ là tự tánh nội nhập thọ nhận. Bất thọ là không phải tự tánh thọ nhận.

Ba không phải là bốn đại tạo, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc là bốn đại tạo, hoặc không phải là bốn đại tạo. Bốn đại tạo là chín nhập và phần ít của hai nhập. Không phải bốn đại tạo là phần ít của một nhập.

Ba có cái trên nó, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ hoặc có cái trên nó, hoặc không có cái trên nó. Có cái trên nó là tưởng ấm-hành ấm-hư khôngphi số diệt. Không có cái trên nó (vô thượng) là số diệt.

Nếu là hữu lậu thì có. Nếu là vô lậu thì không có.

Một nhân không tương ưng, hai nhân tương ưng, một phân biệt: Pháp niệm xứ nếu là nhân của tâm pháp thì tương ưng, nếu không phải nhân của tâm pháp thì không tương ưng.

Phần ít của lĩnh vực thiện gồm thâu phần ít của bốn niệm xứ. Phần ít của bốn niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực thiện.

Phần ít của lĩnh vực bất thiện gồm thâu phần ít của bốn niệm xứ. Phần ít của bốn niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực bất thiện. Phần ít của lĩnh vực vô ký gồm thâu phần ít của bốn niệm xứ.

Phần ít của bốn niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực vô ký.

Phần ít của lĩnh vực lậu gồm thâu phần ít của một niệm xứ. Phần ít của một niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực lậu.

Phần ít của lĩnh vực hữu lậu gồm thâu phần ít của bốn niệm xứ. Phần ít của bốn niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực hữu lậu.

Phần ít của lĩnh vực vô lậu gồm thâu phần ít của bốn niệm xứ.

Phần ít của bốn niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực vô lậu.

Ba thứ hoặc quá khứ-hiện tại hay vị lai, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ, nếu là hữu vi thì hoặc quá khứ, vị lai hay hiện tại; nếu là vô vi thì không phải quá khứ-vị lai hay hiện tại.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Thân niệm xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là phần ít của ba nhập. Bất thiện là phần ít của ba nhập. Vô ký là tám nhập và phần ít của ba nhập.

Thọ niệm xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là ý thiện tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Bất thiện là ý bất thiện tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Vô ký là ý vô ký tư duy tương ưng với thọ niệm xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng như vậy.

Pháp niệm xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là tưởng ấm-hành ấm thiện và số diệt. Bất thiện là tưởng ấm-hành ấm bất thiện. Vô ký là tưởng ấm-hành ấm vô ký, hư không-phi số diệt.

Hỏi: Bốn niệm xứ thuộc bao nhiêu cõi?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc cõi nào. Thuộc cõi Dục là sao? Là hai nhập và phần ít của chín nhập. Thuộc cõi Sắc là sao? Là phần ít của chín nhập. Không thuộc cõi nào là sao? Là phần ít của một nhập.

Thọ niệm xứ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc cõi nào. Thuộc cõi Dục là sao? Là ý tư duy tương ưng với thọ niệm xứ thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là sao? Là ý tư duy tương ưng với thọ niệm xứ thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là sao? Là ý tư duy tương ưng với thọ niệm xứ thuộc cõi Vô sắc. Không thuộc cõi nào là sao? Là ý vô lậu tư duy tương ưng với thọ niệm xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc vào đâu. Thuộc cõi Dục là sao? Là tưởng ấm-hành ấm thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là sao? Là tưởng ấm-hành ấm thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là sao? Là tưởng ấm-hành ấm thuộc cõi Vô sắc. Không thuộc vào đâu là sao? Là tưởng ấm-hành ấm vô lậu và vô vi.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là phần ít của lĩnh vực một nhập. Vô học là phần ít của lĩnh vực một nhập. Phi học phi vô học là mười nhập và phần ít của một nhập.

Thọ niệm xứ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là ý học tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Vô học là ý vô học tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Phi học phi vô học là ý hữu lậu tư duy tương ưng với thọ niệm xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là tưởng ấm-hành ấm học. Vô học là tưởng ấm-hành ấm vô học. Phi học phi vô học là tưởng ấm-hành ấm hữu lậu và vô vi.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn, bao nhiêu không đoạn?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Tu đoạn là mười nhập, và phần ít của một nhập. Không đoạn là phần ít của một nhập.

Thọ niệm xứ hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là thọ niệm xứ nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián cùng đoạn. Đoạn thế nào? Là bậc kiến đoạn tám mươi tám sử tương ưng với thọ niệm xứ. Tu đoạn là thọ niệm xứ học kiến tích, tu đoạn. Đoạn cái gì? Là tu đoạn mười sử tương ưng với thọ niệm xứ, và thọ niệm xứ hữu lậu không ô uế. Không đoạn là thọ niệm xứ vô lậu.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là pháp niệm xứ nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián cùng đoạn. Đoạn trừ cái gì? Là bậc kiến đoạn tám mươi tám sử do chúng tương ưng với pháp niệm xứ, nên khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là pháp niệm xứ nơi người học thấy dấu vết, tu đoạn. Đoạn cái gì? Là đoạn mười sử tương ưng với pháp niệm xứ, khởi thân khẩu nghiệp, khởi tâm bất tương ưng hành, là pháp niệm xứ hữu lậu không ô uế. Không đoạn là pháp niệm xứ vô lậu.

Một không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng. Một tâm pháp-tâm tương ưng. Một duy tâm. Một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ, nếu có duyên hợp thì là tâm pháp và tâm tương ưng; nếu không có duyên hợp thì không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng.

Một tâm tùy chuyển không phải là thọ tương ưng, một thọ tương ưng nhưng không phải là tâm tùy chuyển, hai cần phân biệt: Thân niệm xứ thì hoặc là tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, hoặc không phải là tâm tùy chuyển mà cũng không phải tương ưng với thọ. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Ngoài ra, không phải là tâm tùy chuyển, cũng không phải tương ưng với thọ.

Pháp niệm xứ thì hoặc là tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, có ba trường hợp: Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Như thọ; tưởng-hành cũng vậy. Trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu giác tùy chuyển không tương ưng với quán?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, hoặc không phải là giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Ngoài ra không phải là giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán.

Thọ niệm xứ hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là gì? Là ý có giác có quán, tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Không giác có quán là gì? Là ý không giác có quán, tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Không giác không quán là gì? Là ý không giác không quán, tư duy tương ưng với thọ niệm xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải là giác tùy chuyển, là giác. Như giác không tương ưng với quán mà tương ưng với tâm-tâm pháp nơi pháp niệm xứ.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác quán tương ưng với tâm và tâm pháp nơi pháp niệm xứ.

4. Không phải là giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán, là trừ ra ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là tâm bất tương ưng hành còn lại cùng giác không tương ưng với quán, và không phải giác quán tương ưng với tâm-tâm pháp nơi pháp niệm xứ và vô vi.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu kiến phi kiến xứ?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là kiến xứ phi kiến, có ba trường hợp:

1. Kiến xứ chẳng phải là kiến, là chín nhập và phần ít của một nhập.

2. Kiến cũng là kiến xứ, là một nhập.

3. Không phải kiến cũng không phải là kiến xứ là phần ít của một nhập.

Thọ niệm xứ, nếu là hữu lậu thì kiến xứ ấy là phi kiến.

Nếu là vô lậu thì là phi kiến cũng là phi kiến xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng như vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là kiến không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến nhưng không phải kiến xứ, là tận trí-vô sinh trí không thâu nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không thâu nhận pháp niệm xứ hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là năm kiến thuộc chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không thâu nhận pháp niệm xứ vô lậu.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu nhân là thân kiến, bao nhiêu nhân không phải là thân kiến.

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ, nếu ô uế thì thân kiến là nhân của nó, chứ ô uế không phải là nhân của thân kiến. Nếu không ô uế, thì thân kiến không phải là nhân của nó, nó cũng không phải là nhân của thân kiến.

Thọ niệm xứ, hoặc thân kiến là nhân của nó, nó không phải là nhân của thân kiến. Hoặc thân kiến là nhân của nó, nó cũng là nhân của thân kiến. Hoặc thân kiến không phải là nhân của nó, nó cũng không phải là nhân của thân kiến.

Thân kiến là nhân của nó, nó không phải là nhân của thân kiến, là trừ ra ra kiến khổ đoạn sử tương ưng với thọ niệm xứ ở quá khứ-hiện tại. Trừ ra kiến tập đoạn sử trùm khắp cả tương ưng với thọ niệm xứ ở quá khứ-hiện tại. Trừ ra thân kiến tương ưng với thọ niệm xứ ở vị lai. Trừ ra thân kiến sinh trụ dị diệt và sự tương ưng của nó với sinh trụ dị diệt. Còn lại là những thọ niệm xứ ô uế. Thân kiến là nhân của nó, nó cũng là nhân của thân kiến, là những pháp như vậy, trước đã trừ ra rồi.

Thân kiến không phải nhân của nó, nó cũng không phải nhân của thân kiến, là thọ niệm xứ không ô uế.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ, hoặc thân kiến là nhân của nó, nhưng nó không phải là nhân của thân kiến, có ba trường hợp: Thân kiến là nhân của nó, nhưng nó không phải là nhân của thân kiến, là trừ ra ra kiến khổ đoạn sử tương ưng với pháp niệm xứ ở quá khứ-hiện tại. Trừ ra kiến tập đoạn sử trùm khắp cả tương ưng với pháp niệm xứ ở quá khứ-hiện tại. Trừ ra thân kiến tương ưng với pháp niệm xứ ở vị lai. Trừ ra thân kiến sinh trụ dị diệt và sự tương ưng của nó với sinh trụ dị diệt. Còn lại là những pháp niệm xứ ô uế.

Thân kiến là nhân của nó, nó cũng là nhân của thân kiến là những pháp như vậy, trước đã trừ ra rồi.

Là thân kiến nhưng không phải nhân của nó, nó cũng không phải nhân của thân kiến, là pháp niệm xứ không ô uế.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu nghiệp nhưng không phải là nghiệp báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ, hoặc là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo, có ba trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải nghiệp báo, là nghiệp thân-miệng.

2. Nghiệp báo nhưng không phải nghiệp, là thân niệm xứ sinh báo.

3. Không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp báo, là trừ ra ra nghiệp và nghiệp báo nơi thân niệm xứ, là thân niệm xứ còn lại.

Thọ niệm xứ, hoặc là nghiệp báo nhưng không phải là nghiệp, hay là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo. Nghiệp báo nhưng không phải nghiệp, là thọ niệm xứ báo sinh. Còn lại không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp báo. Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo, có bốn trường hợp:

1. Là nghiệp nhưng không phải là nghiệp báo, là báo không tiếp nhận nghiệp tư (nghiệp ý).

2. Nghiệp báo nhưng không phải là nghiệp, là tư không tiếp nhận báo sinh nơi pháp niệm xứ.

3. Nghiệp cũng là nghiệp báo, là nghiệp tư của báo sinh.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, là trừ ra ra nghiệp và nghiệp báo nơi pháp niệm xứ, là pháp niệm xứ còn lại.

Hai thứ là nghiệp tùy chuyển chứ không phải nghiệp, hai thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc là nghiệp nhưng không phải là nghiệp tùy chuyển, có ba trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra ra nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, là nghiệp thân-miệng còn lại.

2. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

3. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra ra không phải nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng và nghiệp tùy chuyển nơi thân niệm xứ, là thân niệm xứ còn lại.

Pháp niệm xứ hoặc là nghiệp nhưng không phải là nghiệp tùy chuyển, có ba trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển nhưng không phải nghiệp, là tưởng ấm; tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra ra nghiệp và nghiệp tùy chuyển nơi pháp niệm xứ, là pháp niệm xứ còn lại. Ba thứ không phải sắc tạo sắc và không phải là sắc có thể trông thấy, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc là sắc tạo sắc mà không phải là sắc có thể thấy, có ba trường hợp: Sắc tạo sắc không phải là sắc có thể trông thấy, là tám nhập và phần ít của hai nhập. Sắc tạo sắc cũng là sắc có thể thấy, là một nhập. Không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể trông thấy, là phần ít của một nhập.

Ba thứ không phải sắc tạo sắc và không phải là sắc có đối, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc là sắc tạo sắc mà không phải là sắc có đối, có ba trường hợp: Sắc tạo sắc mà không phải là sắc có đối, là phần ít của một nhập. Sắc có đối, không phải là sắc tạo sắc, là phần ít của một nhập. Sắc tạo sắc cũng là sắc có đối, là chín nhập và phần ít của một nhập.

Hết thảy đều rất sâu xa khó hiểu. Rất khó hiểu vì sâu xa.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu nhân thiện mà không phải thiện?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là nhân thiện chứ không phải là thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân thiện nhưng không phải thiện, là thiện báo sinh nơi thân niệm xứ.

2. Thiện cũng là nhân thiện, là thân niệm xứ thiện.

3. Không phải thiện mà cũng không phải nhân thiện, là trừ ra ra thiện báo sinh nơi thân niệm xứ, như còn lại vô ký và thân niệm xứ bất thiện.

Như thân niệm xứ, thọ niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là thiện nhưng không phải là nhân thiện, có bốn trường hợp:

1. Thiện nhưng không phải nhân thiện, là số diệt.

2. Nhân thiện mà không phải thiện, là thiện báo sinh nơi pháp niệm xứ.

3. Thiện cũng là nhân thiện là thiện hữu vi nơi pháp niệm xứ.

4. Không phải thiện cũng không phải nhân thiện, là trừ ra thiện báo, sinh nơi pháp niệm xứ, là còn lại vô ký và pháp niệm xứ bất thiện.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu bất thiện-nhân bất thiện?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là nhân bất thiện chứ không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo bất thiện sinh nơi thân niệm xứ.

2. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là thân niệm xứ bất thiện.

Không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, là trừ ra ra báo bất thiện sinh nơi thân niệm xứ, là còn lại vô ký và thân niệm xứ thiện.

Thọ niệm xứ hoặc là nhân bất thiện chứ không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo bất thiện sinh nơi thọ niệm xứ, và thân kiến-biên kiến tương ưng với thọ niệm xứ cõi Dục.

2. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là thọ niệm xứ bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải là nhân bất thiện, là trừ ra ra báo bất thiện sinh nơi thọ niệm xứ, và trừ ra thân kiến-biên kiến tương ưng với thọ niệm xứ cõi Dục, là còn lại vô ký và thọ niệm xứ thiện.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo bất thiện sinh nơi pháp niệm xứ, và thân kiến-biên kiến tương ưng với pháp niệm xứ cõi Dục.

2. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là pháp niệm xứ bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, là trừ ra ra báo bất thiện sinh nơi pháp niệm xứ và trừ ra thân kiến-biên kiến tương ưng với pháp niệm xứ cõi Dục, là còn lại vô ký và pháp niệm xứ thiện.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu vô ký mà không phải nhân vô ký?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là nhân vô ký nhưng không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân vô ký nhưng không phải vô ký, là thân niệm xứ bất thiện.

2. Vô ký cũng là nhân vô ký, là thân niệm xứ vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký, là thân niệm xứ thiện.

Như thân niệm xứ; thọ-tâm niệm xứ cũng vậy. Pháp niệm xứ hoặc là vô ký nhưng không phải nhân vô ký, có bốn trường hợp: 1. Vô ký nhưng không phải nhân vô ký, là hư không-phi số diệt. 2. Nhân vô ký nhưng không phải vô ký là pháp niệm xứ bất thiện.

3. Vô ký cũng là nhân vô ký, là pháp niệm xứ hữu vi vô ký. 4. Không phải là vô ký, cũng không phải là nhân vô ký là pháp niệm xứ thiện.

Ba thứ là nhân duyên duyên hợp và có nhân, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ, nếu là hữu vi thì nó duyên nơi nhân duyên và có nhân. Nếu là vô vi thì không duyên nơi nhân duyên và không có nhân. Một thứ không phải là thứ đệ mà cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, ba thứ cần phân biệt:

Thọ niệm xứ hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là thọ niệm xứ cần phải khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là thọ niệm xứ nơi thọ mạng tối hậu của A-la-hán quá khứ-hiện tại.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra ra mạng sống tối hậu của A-la-hán về thọ niệm xứ ở quá khứ-hiện tại. Còn lại là thọ niệm xứ ở quá khứ và hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra thọ niệm xứ cần phải khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là thọ niệm xứ vị lai.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng như vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là pháp niệm xứ của tâm pháp cần phải khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là pháp niệm xứ của tâm pháp nơi mạng sống tối hậu của A-la-hán ở quá khứ và hiện tại, và chánh thọ vô tưởng-chánh thọ diệt tận, đã khởi, đang khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra pháp niệm xứ của tâm pháp nơi mạng sống tối hậu của A-la-hán ở quá khứ-hiện tại.

Còn lại là pháp niệm xứ của tâm pháp ở quá khứ và hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra pháp niệm xứ của tâm pháp cần phải khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là pháp niệm xứ của tâm pháp ở vị lai, trừ thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành. Còn lại là tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Một là duyên duyên của duyên hợp không có duyên. Hai là duyên của duyên duyên hợp và pháp niệm xứ có duyên. Nếu là tâm pháp thì duyên nơi duyên duyên và có duyên. Nếu không phải tâm pháp duyên nơi duyên duyên thì không có duyên.

Ba thứ là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ, nếu là hữu vi thì nó là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng; nếu là vô vi thì nó là tăng thượng duyên duyên hợp mà không có tăng thượng.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu lưu, bao nhiêu tùy lưu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ, nếu là hữu lậu thì nó là tùy lưu chứ không phải lưu.

Nếu là vô lậu thì nó không phải lưu mà cũng không phải tùy lưu.

Như thân niệm xứ; thọ-tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là tùy lưu nhưng không phải lưu, có ba trường hợp:

1. Tùy lưu nhưng không phải lưu, là lưu không gồm thâu pháp niệm xứ hữu lậu.

2. Lưu cũng là tùy lưu, là bốn lưu. 3. Không phải lưu cũng không phải tùy lưu, là pháp niệm xứ vô lậu.

Đế là bốn Thánh đế: Là những gì? Là Khổ thánh đế, Tập thánh đế, Diệt thánh đế, Đạo thánh đế.

Hỏi: Bốn Thánh đế này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Một không phải sắc, ba cần phân biệt:

Khổ đế hoặc là sắc, hoặc không phải sắc. Sắc là gì? Là mười nhập và phần ít của một nhập. Không phải sắc là gì? Là một nhập và phần ít của một nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng là sắc, ngoài ra thì không phải sắc.

Hai thứ không thể thấy, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Có thể thấy là sao? Là một nhập. Không thể thấy là sao?

Là mười một nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai thứ là không đối, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc có đối, hoặc không có đối. Có đối là sao? Là mười nhập. Không đối là hai nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai hữu lậu, hai vô lậu. Ba hữu vi, một vô vi.

Hai vô báo, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc có báo, hoặc vô báo.

Có báo là khổ đế thiện-bất thiện. Vô báo là khổ đế vô ký.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Ba thứ từ nhân duyên sinh thuộc về cõi đời này, một không từ nhân duyên sinh không thuộc về cõi đời này.

Một thứ thuộc về danh, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc thuộc về sắc, hoặc thuộc về danh. Thuộc về sắc là mười nhập và phần ít của một nhập. Thuộc về danh là một nhập và phần ít của một nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng là thuộc về sắc, ngoài ra là thuộc về danh.

Một thứ là thuộc về ngoại nhập, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc thuộc về nội nhập, hoặc thuộc về ngoại nhập. Nội nhập là sáu nội nhập. Ngoại nhập là sáu ngoại nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận tâm ý thức là thuộc về nội nhập, ngoài ra là ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Hai đoạn tri biết và đoạn, hai không phải đoạn tri biết và không đoạn.

Một nên tu, một không nên tu, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là nên tu, hoặc là không nên tu. Nên tu là khổ đế thiện. Không nên tu là khổ đế bất thiện-vô ký.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai thứ không ô uế, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là ô uế, hoặc là không ô uế. Ô uế là chìm mất.

Không ô uế là không chìm mất.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Một thứ là quả không phải có quả, ba thứ là quả và có quả.

Hai thứ là không thọ, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc thọ hoặc không thọ. Thọ là tự tánh thọ nhận.

Không thọ là không phải tự tánh thọ nhận.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Một thứ không phải là bốn đại tạo, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là do bốn đại tạo, hoặc không phải là bốn đại tạo. Bốn đại tạo là chín nhập và phần ít của hai nhập. Không phải bốn đại tạo là một nhập và phần ít của hai nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế gồm thâu nghiệp thân-miệng là bốn đại tạo, còn lại thì không phải là bốn đại tạo.

Ba thứ có cái trên nó, một không có cái trên nó.

Hai thứ là có, hai thứ không phải là có.

Một thứ là nhân không tương ưng, ba cần phân biệt: Khổ đế gồm thâu sắc-tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng. Còn lại là nhân tương ưng.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng, ngoài ra là nhân tương ưng.

Lĩnh vực thiện gồm thâu hai đế và phần ít của hai đế. Hai đế và phần ít của hai đế cũng gồm thâu lĩnh vực thiện.

Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận phần ít của hai đế. Phần ít của hai đế cũng tiếp nhận lĩnh vực bất thiện. Lĩnh vực vô ký hoặc là tiếp nhận mà không phải đế, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận mà không phải đế, là hư không-phi số diệt.

2. Đế tiếp nhận mà không phải lĩnh vực vô ký, là hai đế và phần ít của hai đế.

3. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng là đế là phần ít của hai đế.

4. Không phải lĩnh vực vô ký tiếp nhận mà cũng không phải đế, là việc không thể có được.

Lĩnh vực lậu tiếp nhận phần ít của hai đế. Phần ít của hai đế cũng tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận hai đế, hai đế cũng tiếp nhận lĩnh vực hữu lậu.

Lĩnh vực vô lậu hoặc tiếp nhận mà không phải đế, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận mà không phải đế, là hư không-phi số diệt.

2. Đế tiếp nhận mà không phải lĩnh vực vô lậu, là hai đế.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là đế là hai đế.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận mà cũng không phải là đế, là việc không thể có.

Ba thứ hoặc quá khứ-vị lai hay hiện tại, một không phải quá khứ-không phải vị lai-không phải hiện tại.

Hai thứ là thiện, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Thiện là khổ đế tiếp nhận năm ấm thiện. Bất thiện là khổ đế tiếp nhận năm ấm bất thiện. Vô ký là khổ đế tiếp nhận năm ấm vô ký.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai thứ không thuộc về, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc thuộc về cõi Dục, hoặc thuộc về cõi Sắc, hoặc thuộc về cõi Vô sắc. Thuộc về cõi Dục là sao? Là khổ đế tiếp nhận năm ấm thuộc về cõi Dục. Thuộc về cõi Sắc là sao? Là khổ đế tiếp nhận năm ấm thuộc về cõi Sắc. Thuộc về cõi Vô sắc là sao?

Là khổ đế tiếp nhận bốn ấm thuộc về cõi Vô sắc.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Ba thứ là phi học phi vô học, một thứ cần phân biệt: Đạo đế hoặc là học, hoặc là vô học. Học là năm ấm học. Vô học là năm ấm vô học. Hai thứ không đoạn, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là kiến đoạn, hoặc là tu đoạn. Kiến đoạn là gì? Là như pháp đoạn khổ đế không gián đoạn, rất kiên trì của người tùy tín hành, tùy pháp hành. Họ đoạn trừ cái gì? Là kiến đạo đoạn trừ tám mươi tám sử, chúng tương ưng với khổ đế, khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là gì? Là khổ đế học thấy dấu đạo tu đoạn. Họ đoạn trừ cái gì? Là tu đạo đoạn trừ mười sử tương ưng với khổ đế, chúng khởi nghiệp thân-miệng, khởi tâm bất tương ưng hành, và khổ đế không ô uế.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Một thứ không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng. Ba cần phân biệt: Khổ đế tiếp nhận sắc-tâm bất tương ưng hành, không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng với thọ ấm-tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm. Tâm pháp và tâm tương ưng với tâm ý thức tức là tâm.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành, không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng với thọ ấm-tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm. Tâm pháp và tâm tương ưng với tâm ý thức tức là tâm.

Một thứ không phải tâm tùy chuyển, không phải thọ tương ưng. Ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ là tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không phải tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, là còn lại sắc. Trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là còn lại tâm bất tương ưng hành.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế hoặc là tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là còn lại tâm bất tương ưng hành.

Như thọ; tưởng-hành cũng vậy. Trừ ra tự tánh của nó.

Một thứ không phải giác tùy chuyển không tương ưng với quán, ba cần phân biệt: Khổ đế, hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác, như giác không tương ưng với quán, nó tương ưng với tâm và tâm pháp của khổ đế.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm-tâm pháp của khổ đế.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là sắc. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành, và giác không tương ưng với quán, và không phải là giác quán tương ưng với tâm-tâm pháp của khổ đế.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế, hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác, như giác không tương ưng với quán, nó tương ưng với tâm-tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán là giác quán tương ưng với tâm-tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là nghiệp thân-miệng. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành và giác không tương ưng với quán, và không phải giác-quán tương ưng với tâm-tâm pháp.

Một thứ không phải kiến cũng không phải kiến xứ. Ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là kiến cũng là kiến xứ, hoặc là kiến xứ mà không phải kiến. Kiến cũng là kiến xứ, là nhãn căn và năm kiến thuộc chánh kiến thế tục. Trừ ra kiến xứ không phải kiến.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận tận trí-vô sinh trí mà không tiếp nhận tuệ vô lậu. Đây là kiến chứ không phải kiến xứ. Ngoài ra là không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Hai thứ là thân kiến không phải làm nhân cho nó, nó cũng không làm nhân cho thân kiến. Hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc thân kiến là nhân của nó, nó không phải làm nhân cho thân kiến. Hoặc thân kiến là nhân của nó, nó cũng là nhân của thân kiến. Hoặc thân kiến không phải là nhân của nó, nó cũng không phải là nhân của thân kiến.

Thân kiến là nhân của nó, nó không phải là nhân của thân kiến, là trừ ra kiến khổ, kiến tập đoạn trừ, sử bao trùm hết thảy tương ưng với khổ đế ở quá khứ-hiện tại. Trừ ra thân kiến tương ưng với khổ đế ở vị lai. Trừ ra thân kiến sinh trụ dị diệt và sự tương ưng của nó với sinh trụ dị diệt. Còn lại là các khổ đế ô uế.

Thân kiến là nhân của nó, nó cũng là nhân của thân kiến, là những pháp mà trước đã trừ ra rồi.

Thân kiến này không phải nhân của nó, nó cũng không phải là nhân của thân kiến là khổ đế không ô uế.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Một thứ không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là nghiệp mà không phải nghiệp báo, có bốn trường hợp:

1. Nghiệp chứ không phải nghiệp báo, là nghiệp thân-miệng, và báo không tiếp nhận nghiệp tư.

2. Nghiệp báo chứ không phải là nghiệp, là như tư không tiếp nhận báo sinh nơi khổ đế.

3. Nghiệp cũng là nghiệp báo, là báo sinh nơi nghiệp tư.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, là trừ ra nghiệp và nghiệp báo nơi khổ đế, còn lại là khổ đế.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng và nghiệp tư, là nghiệp chứ không phải nghiệp báo. Ngoài ra thì không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo.

Một thứ không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp tùy chuyển, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là nghiệp chứ không phải nghiệp tùy chuyển, có bốn trường hợp:

1. Nghiệp chứ không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là nghiệp thân-miệng, và nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển chứ không phải nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm. Như tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

3. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp và nghiệp tùy chuyển nơi khổ đế, còn lại là khổ đế.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế, hoặc là nghiệp nhưng không phải nghiệp tùy chuyển, có bốn trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển mà không phải là nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm. Tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành. Một thứ không phải sắc tạo sắc, sắc không thể trông thấy, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là sắc tạo sắc, sắc không thể trông thấy, có ba trường hợp:

1. Sắc tạo sắc, sắc không thể trông thấy, là tám nhập và phần ít của hai nhập.

2. Sắc tạo sắc, sắc cũng có thể trông thấy, là một nhập.

3. Không phải sắc tạo sắc, cũng không phải sắc có thể trông thấy, là một nhập và phần ít của hai nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc, sắc không thể trông thấy. Ngoài ra là không phải sắc tạo sắc, cũng không thể trông thấy sắc.

Một thứ không phải sắc tạo sắc cũng không phải sắc có đối, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là sắc tạo sắc mà không phải là sắc có đối, có bốn trường hợp:

1. Sắc tạo sắc mà không phải là sắc có đối, là phần ít của một nhập.

2. Sắc có đối mà không phải sắc tạo sắc là phần ít của một nhập.

3. Sắc tạo sắc cũng là sắc có đối, là chín nhập và phần ít của một nhập.

4. Không phải sắc tạo sắc cũng không phải sắc có đối, là một nhập và phần ít của một nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có đối. Ngoài ra là không phải sắc tạo sắc cũng không phải sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu do rất sâu xa vi diệu.

Một thứ là thiện nhưng không phải nhân của thiện, một thứ là thiện cũng là nhân của thiện, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là nhân của thiện mà không phải thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân của thiện nhưng không phải thiện, là báo sinh thiện nơi khổ đế.

2. Thiện cũng là nhân của thiện, là khổ đế thiện. 3. Không phải thiện cũng không phải nhân của thiện, là trừ ra báo sinh thiện nơi khổ đế, còn lại là vô ký và khổ đế bất thiện.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai thứ không phải nhân của thiện, cũng không phải bất thiện.

Hai cần phân biệt: Khổ đế, hoặc là nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi khổ đế, và thân kiến-biên kiến tương ưng với khổ đế cõi Dục.

2. Bất thiện cũng không phải nhân của bất thiện, là khổ đế bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân của bất thiện là trừ ra báo sinh bất thiện nơi khổ đế, trừ thân kiến-biên kiến tương ưng với khổ đế cõi Dục. Còn lại là vô ký và khổ đế thiện.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai thứ không phải là vô ký, cũng không phải nhân của vô ký. Hai cần phân biệt: Khổ đế, hoặc là nhân vô ký nhưng không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân vô ký nhưng không phải vô ký, là khổ đế bất thiện.

2. Vô ký cũng là nhân vô ký, là khổ đế vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải nhân của vô ký, là khổ đế thiện.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Một thứ không phải nhân duyên duyên hợp, không phải có nhân.

Ba thứ là nhân duyên duyên hợp và có nhân.

Một thứ không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp của khổ đế sẽ dấy khởi nơi hiện tiền-vị lai, là mạng sống tối hậu của tâm-tâm pháp nơi khổ đế của bậc A-la-hán ở quá khứ và hiện tại, và chánh thọ vô tưởng-chánh thọ diệt tận, đã khởi-sẽ khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra mạng sống tối hậu nơi tâm-tâm pháp khổ đế của A-la-hán ở quá khứ-hiện tại. Còn lại là tâmtâm pháp nơi khổ đế ở quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm-tâm pháp nơi khổ đế sẽ dấy khởi ở hiện tiền-vị lai. Còn lại là tâmtâm pháp nơi khổ đế ở vị lai. Trừ ra thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành và sắc.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp nơi đạo đế sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm-tâm pháp nơi đạo đế ở quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm-tâm pháp nơi đạo đế sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là tâm-tâm pháp nơi đạo đế ở vị lai, và nghiệp thânmiệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành.

Một thứ là duyên của duyên duyên hợp mà không có duyên, ba cần phân biệt: Khổ đế tiếp nhận sắc-tâm bất tương ưng hành, duyên của duyên duyên hợp chứ không có duyên, còn lại là duyên của duyên duyên hợp và có duyên.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng, duyên của duyên duyên hợp chứ không có duyên, còn lại là duyên của duyên duyên hợp cũng có duyên.

Ba là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng, một là tăng thượng duyên duyên hợp chứ không phải có tăng thượng,

Hai thứ không phải lưu mà không phải tùy lưu, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là lưu mà cũng là tùy lưu, hoặc là tùy lưu mà không phải lưu. Lưu cũng là tùy lưu, là bốn lưu; còn lại là tùy lưu chứ không phải lưu.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

QUYỂN 10

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, Phần 3

Thiền, Vô lượng, Vô sắc, Tam-ma-đề, Định, Bồ-đề phẩm, Căn, Nhập, Ấm, Giới.

Thiền là bốn thiền: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.

Hỏi: Bốn thiền này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng đó là sắc.

Còn lại không phải là sắc.

Hết thảy là không thể trông thấy. Hết thảy là không đối.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thiền hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu.

Hữu lậu là thiền thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

Vô lậu là thiền thâu nhiếp năm ấm vô lậu.

Hết thảy là hữu vi.

Nếu là hữu lậu thì có báo. Nếu là vô lậu thì không có báo.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc về đời này.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là thuộc về sắc, còn lại là thuộc về danh.

Thiền tiếp nhận tâm-ý thức, là thuộc về nội nhập, còn lại là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Nếu là hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn.

Nếu là vô lậu thì không đoạn tri biết và không đoạn.

Hết thảy là nên tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng là bốn đại tạo, còn lại thì không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là có cái trên nó.

Thiền nếu là hữu lậu thì là hữu. Nếu vô lậu là không hữu.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, nhân của bất tương ưng, còn lại là nhân tương ưng.

Phần ít của năm lĩnh vực thiện tiếp nhận bốn thiền. Bốn thiền cũng tiếp nhận phần ít của năm lĩnh vực thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực bất thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực vô ký. Không tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận hoặc là không phải thiền, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải thiền, là thiền không tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

2. Thiền tiếp nhận không phải là lĩnh vực hữu lậu, là bốn thiền vô lậu.

3. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng là thiền, là bốn thiền hữu lậu.

4. Không phải lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng không phải thiền, là thiền không tiếp nhận năm ấm vô lậu và vô vi.

Hoặc là lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải là thiền, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải thiền, là thiền không tiếp nhận năm ấm vô lậu và vô vi.

2. Thiền tiếp nhận không phải lĩnh vực vô lậu, là bốn thiền hữu lậu.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là thiền, là bốn thiền vô lậu.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng không phải thiền, là thiền không tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

Hết thảy là quá khứ-vị lai hay hiện tại.

Mọi thứ nếu là hữu lậu thì thuộc về cõi Sắc, nếu là vô lậu thì không hệ thuộc cõi nào.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thiền hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là thiền tiếp nhận năm ấm học. Vô học là thiền tiếp nhận năm ấm vô học. Phi học phi vô học là thiền tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

Thiền nếu là hữu lậu thì tu đoạn. Nếu là vô lậu thì không đoạn.

Thiền thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, và tâm bất tương ưng hành chứ không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng.

Thiền tiếp nhận thọ ấm-tưởng ấm. Nó tương ưng với hành ấm, là tâm pháp, tâm tương ưng với tâm ý thức tức là tâm.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Như thọ; tưởng-hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Ba thứ không phải giác không phải quán, một cần phân biệt: Sơ thiền hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Tương ưng với quán nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu kiến phi kiến xứ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là thiền tiếp nhận tận trí-vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận bốn thiền hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận bốn thiền vô lậu.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Thiền tiếp nhận nghiệp nơi thân-miệng và tư, đây là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo. Còn lại là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển nhưng không phải nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm. Tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành. Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải sắc có thể trông thấy. Ngoài ra thì không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải sắc có thể trông thấy.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải sắc có đối. Ngoài ra thì không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu, khó hiểu do rất sâu xa vi diệu. Hết thảy là thiện cũng là nhân của thiện.

Hết thảy không phải là bất thiện, cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hết thảy không phải là vô ký, cũng không phải là nhân của vô ký.

Hết thảy là nhân duyên, duyên hợp cũng có nhân.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp,?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Sơ thiền hoặc là thứ đệ nhưng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp vị lai, và nghiệp nơi thân-miệng, tâm bất tương ưng hành.

Như sơ thiền; thiền thứ hai, thiền thứ ba cũng vậy.

Thiền thứ tư hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, và chánh thọ vô tưởng, đã khởi-sẽ khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp nơi quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp nơi vị lai. Trừ ra thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành, và nghiệp thân-miệng.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành, là duyên của duyên duyên hợp chứ không phải có duyên. Ngoài ra thì duyên của duyên duyên hợp, cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp, và có tăng thượng.

Thiền nếu là hữu lậu thì là tùy lưu nhưng không phải lưu. Nếu là vô lậu thì không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

Vô lượng là bốn vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Hỏi: Bốn vô lượng này, có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng, đó là sắc, ngoài ra không phải sắc.

Hết thảy là không thể trông thấy. Hết thảy là không đối.

Hết thảy là hữu lậu. Hết thảy là hữu vi. Hết thảy là hữu báo.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc về đời này.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng, đó là thuộc về sắc. Còn lại là thuộc về danh.

Vô lượng tiếp nhận tâm ý thức, là thuộc về nội nhập, còn lại là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Hết thảy là đoạn tri biết và đoạn.

Hết thảy là nên tu.

Hết thảy là không ô uế. Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là có cái trên nó. Hết thảy là không thọ.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng là bốn đại tạo, ngoài ra là không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là hữu.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, nhân không tương ưng, ngoài ra là nhân tương ưng.

Phần ít của năm lĩnh vực thiện tiếp nhận bốn vô lượng. Bốn vô lượng cũng tiếp nhận phần ít của năm lĩnh vực thiện.

Không tiếp nhận lĩnh vực bất thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực vô ký.

Không tiếp nhận lĩnh vực lậu. Không tiếp nhận lĩnh vực vô lậu. Phần ít của năm lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận bốn vô lượng. Bốn vô lượng cũng tiếp nhận phần ít của năm lĩnh vực hữu lậu.

Hết thảy hoặc là quá khứ-vị lai hay hiện tại. Hết thảy đều là thiện. Hết thảy là thuộc cõi Sắc. Hết thảy là phi học phi vô học. Hết thảy là tu đoạn. Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành chứ không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng với thọ ấmtưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm. Tâm pháp và tâm tương ưng với tâm ý thức tức là tâm.

Hỏi: Vô lượng có bao nhiêu tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Từ, hoặc là tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ là tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Như Từ-Bi-Hỷ-Xả cũng vậy.

Như thọ-tưởng-hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Vô lượng có bao nhiêu giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Tâm Từ, hoặc tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Tương ưng với quán nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác. Hoặc là giác không tương ưng với quán mà tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là nghiệp thân-miệng. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành, và giác không tương ưng với quán, và không phải giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

Như Từ-Bi-Xả cũng vậy.

Hỷ, hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, và giác tương ưng với quán.

2. Tương ưng với quán nhưng không phải là giác tùy chuyển, là giác.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là nghiệp thân-miệng. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành, và không phải giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

Vô lượng hoặc là kiến cũng là kiến xứ, hoặc là kiến xứ không phải kiến. Kiến cũng là kiến xứ là chánh kiến thế tục. Còn lại là kiến xứ không phải kiến.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến. Thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng và tư, là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo. Ngoài ra thì không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Vô lượng có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Nghiệp chứ không phải nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tư.

1. Nghiệp tùy chuyển chứ không phải nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm. Tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

2. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

3. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành. Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải sắc có thể trông thấy. Còn lại là không phải sắc tạo sắc mà cũng là sắc không thể trông thấy.

Vô lương tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa, khó hiểu. Khó hiểu do rất sâu xa, vi diệu. Hết thảy là thiện cũng là nhân của thiện.

Hết thảy không phải bất thiện, cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hết thảy không phải vô ký, cũng không phải là nhân của vô ký. Hết thảy là nhân duyên, duyên hợp, cũng có nhân.

Hỏi: Vô lượng có bao nhiêu thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp,?

Đáp: Có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp nơi quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp ở vị lai, là nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành, duyên của duyên duyên hợp chứ không phải có duyên. Còn lại là duyên của duyên duyên hợp, cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp, và có tăng thượng. Hết thảy là tùy lưu chứ không phải lưu.

Vô sắc là bốn vô sắc: Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ.

Hỏi: Bốn vô sắc có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Hết thảy là không phải sắc.

Hết thảy là không thể trông thấy. Hết thảy là không đối.

Một hữu lậu, ba cần phân biệt: Không xứ hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là sao? Là

Không xứ tiếp nhận bốn ấm hữu lậu. Vô lậu là sao?

Là Không xứ tiếp nhận bốn ấm vô lậu.

Như Không xứ-Thức xứ-Vô sở hữu xứ cũng vậy. Hết thảy là hữu vi.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu hữu báo, bao nhiêu vô báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Không xứ hoặc là hữu báo, hoặc là vô báo. Hữu báo là sao? Là Không xứ hữu lậu thiện. Vô báo là sao? Là Không xứ vô lậu và vô ký.

Như Không xứ; Thức xứ-Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ hoặc là hữu báo, hoặc là vô báo. Hữu báo là sao? Là Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện. Vô báo là sao? Là Phi tưởng phi phi tưởng xứ vô ký.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này. Hết thảy là thuộc về danh.

Vô sắc tiếp nhận tâm-ý-thức là thuộc về nội nhập, còn lại là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Một thứ là đoạn tri biết và đoạn. Ba cần phân biệt: Ba nếu là hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn. Nếu là vô lậu thì không đoạn tri biết và không đoạn.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu là nên tu, bao nhiêu là không nên tu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Không xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là sao? Là Không xứ thiện. Không nên tu là sao? Là Không xứ vô ký.

Như Không xứ; Thức xứ-Vô sở hữu xứ-Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng như vậy.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu ô uế, bao nhiêu không ô uế?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Vô sắc hoặc là ô uế, hoặc là không ô uế. Ô uế là sao? Là chìm mất. Không ô uế là sao? Là không chìm mất.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Hết thảy không phải là bốn đại tạo. Hết thảy là có cái trên nó.

Một thứ là hữu, ba cần phân biệt: Ba nếu là hữu lậu thì là hữu.

Nếu vô lậu thì không phải là hữu.

Vô sắc tiếp nhận tâm bất tương ưng hành, là nhân bất tương ưng, còn lại là nhân tương ưng.

Hoặc lĩnh vực thiện tiếp nhận chứ không phải là vô sắc, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực thiện tiếp nhận không phải là vô sắc, là sắc ấm thiện. Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm thiện và số diệt.

2. Vô sắc tiếp nhận mà không phải lĩnh vực thiện, là bốn vô sắc vô ký.

3. Lĩnh vực thiện tiếp nhận mà cũng là vô sắc, là bốn vô sắc thiện.

4. Không phải lĩnh vực thiện tiếp nhận mà cũng không phải vô sắc, là năm ấm bất thiện, sắc ấm vô ký. Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm vô ký và hư không phi số diệt.

Không tiếp nhận lĩnh vực bất thiện.

Hoặc lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải là vô sắc, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải vô sắc, là sắc ấm vô ký.

Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm vô ký, hư không-phi số diệt.

2. Vô sắc tiếp nhận không phải vô ký, là bốn vô sắc thiện.

3. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng là vô sắc, là bốn vô sắc vô ký.

4. Không phải lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng không phải vô sắc, là năm ấm thiện và số diệt.

Hoặc lĩnh vực lậu tiếp nhận không phải vô sắc, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực lậu tiếp nhận không phải vô sắc, là lĩnh vực một lậu và phần ít của lĩnh vực hai lậu.

2. Vô sắc tiếp nhận không phải lĩnh vực lậu, là lĩnh vực lậu không tiếp nhận bốn vô sắc.

3. Lĩnh vực lậu tiếp nhận cũng là vô sắc, là phần ít của lĩnh vực hai lậu.

4. Không phải lĩnh vực lậu tiếp nhận cũng không phải vô sắc, là sắc ấm. Lĩnh vực lậu không tiếp nhận bốn ấm và vô vi.

Hoặc là lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải là vô sắc, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải vô sắc, là sắc ấm hữu lậu. Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm hữu lậu.

2. Vô sắc tiếp nhận không phải lĩnh vực hữu lậu, là phần ít của ba vô sắc.

3. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng là vô sắc, là một vô sắc và phần ít của ba vô sắc.

4. Không phải lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng không phải vô sắc, là sắc ấm vô lậu. Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm vô lậu và vô vi.

Hoặc lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải vô sắc, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải vô sắc, là sắc ấm vô lậu.

Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm vô lậu, và vô vi.

2. Vô sắc tiếp nhận không phải lĩnh vực vô lậu, là một vô sắc và phần ít của ba vô sắc.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là vô sắc, là phần ít của ba vô sắc.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng không phải vô sắc, là sắc ấm hữu lậu, và vô sắc không tiếp nhận bốn ấm hữu lậu, tất cả quá khứ-vị lai hay hiện tại.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu thiện, bao nhiêu vô ký? Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Vô sắc hoặc là thiện hoặc là vô ký. Thiện là vô sắc tiếp nhận bốn ấm thiện. Vô ký là vô sắc tiếp nhận bốn ấm vô ký.

Một thuộc vào vô sắc, ba cần phân biệt: Ba nếu là hữu lậu thì thuộc vô sắc. Nếu là vô lậu thì không lệ thuộc.

Một phi học phi vô học, ba cần phân biệt: Không xứ hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Học là Không xứ tiếp nhận bốn ấm học. Vô học là Không xứ tiếp nhận bốn ấm vô học. Phi học phi vô học là Không xứ tiếp nhận bốn ấm hữu lậu.

Như Không xứ-Thức xứ-Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn, bao nhiêu bất đoạn?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Không xứ hoặc là kiến đoạn, hoặc là tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là Không xứ đoạn mãi không gián đoạn như người tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra hai mươi tám sử, tương ưng với Không xứ, khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là Không xứ học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra ba sử, chúng tương ưng với Không xứ, khởi tâm bất tương ưng hành, và Không xứ hữu lậu không ô uế. Không đoạn là Không xứ vô lậu.

Như Không xứ-Thức xứ-Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ hoặc là kiến đoạn, hoặc là tu đoạn. Kiến đoạn là Phi tưởng phi phi tưởng xứ đoạn trừ ra không gián đoạn như người tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra hai mươi tám sử, chúng tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ, khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là Phi tưởng phi phi tưởng xứ khi học thấy dấu vết đạo tu đoạn. Đoạn trừ ra cái gì? Là tu đạo đoạn trừ ra ba sử, chúng tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ, khởi tâm bất tương ưng hành, và Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu lậu không ô uế.

Vô sắc tiếp nhận tâm bất tương ưng hành chứ không phải tâm-không phải tâm pháp không phải tâm tương ưng với thọ ấm-tưởng ấm, tương ưng với hành ấm. Tâm-tâm pháp tương ưng với tâm-ýthức, tức là tâm.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm-ý-thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm.

4. Chẳng phải tâm tùy chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Như thọ; tưởng-hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Hết thảy không phải là giác tùy chuyển không phải là tương ưng với quán.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu kiến không phải là kiến xứ?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Không xứ hoặc là kiến không phải là kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là Không xứ tiếp nhận tận trí-vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận Không xứ hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là năm kiến thuộc chánh kiến thế tục.

Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận Không xứ vô lậu.

Như Không xứ-Thức xứ-Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc kiến cũng là kiến xứ, hoặc kiến xứ không phải là kiến. Kiến cũng là kiến xứ, là năm kiến thuộc chánh kiến thế tục. Còn lại là kiến xứ chứ không phải là kiến.

Bốn Vô sắc có bao nhiêu nhân của thân kiến, nói rộng như khổ tập đế.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu nghiệp không phải là nghiệp báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Không xứ, hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp báo, có bốn trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp báo, là báo không tiếp nhận nghiệp tư.

2. Nghiệp báo không phải nghiệp, là tư không tiếp nhận báo sinh nơi Không xứ.

3. Nghiệp cũng là nghiệp báo, là báo sinh nơi nghiệp tư.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, là trừ ra nghiệp và nghiệp báo nơi Không xứ, còn lại là Không xứ.

Như Không xứ, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng vậy.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có ba trường hợp:

1. Nghiệp không phải là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển không phải là nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm. Tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Hết thảy không phải là sắc tạo sắc, là sắc không thể trông thấy. Hết thảy không phải là sắc tạo sắc, là sắc chẳng phải có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu do rất sâu xa vi diệu.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu nhân thiện mà không phải thiện?

Đáp: Có ba trường hợp:

1. Nhân thiện nhưng không phải thiện, là báo sinh thiện nơi bốn vô sắc.

2. Thiện cũng là nhân thiện, là bốn vô sắc thiện.

3. Không phải thiện cũng không phải là nhân thiện, là trừ ra báo sinh thiện nơi bốn vô sắc. Còn lại là bốn vô sắc vô ký.

Hết thảy không phải là bất thiện mà cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu vô ký không phải là nhân của vô ký?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Vô sắc hoặc là vô ký cũng là nhân vô ký, hoặc là không phải vô ký mà cũng không phải là nhân vô ký. Vô ký cũng là nhân vô ký, là bốn vô sắc vô ký. Không phải vô ký mà cũng không phải là nhân vô ký, là bốn vô sắc thiện.

Hết thảy là nhân duyên duyên hợp, và có nhân. Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp,?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Không xứ hoặc là thứ đệ chứ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp nơi Không xứ sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là tâm và tâm pháp của Không xứ nơi mạng sống tối hậu của A-la-hán ở quá khứ-hiện tại.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp của Không xứ nơi mạng sống tối hậu của A-la-hán ở quá khứ-hiện tại. Còn lại là tâm và tâm pháp của Không xứ nơi quá khứ hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp của Không xứ sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp của Không xứ ở vị lai và tâm bất tương ưng hành.

Như Không xứ; Thức xứ-Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là thứ đệ chứ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ chứ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là tâm và tâm pháp của Phi tưởng phi phi tưởng nơi đời sống tối hậu của A-la-hán, và chánh thọ diệt tận, đã khởi-sẽ khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp,, là trừ ra tâm và tâm pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ nơi đời sống tối hậu của A-la-hán, còn lại là Phi tưởng phi phi tưởng nơi quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở vị lai. Trừ ra thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành. Vô sắc không tiếp nhận tâm bất tương ưng hành, duyên của duyên duyên hợp, không phải có duyên, còn lại là duyên của duyên duyên hợp, và có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp, và có tăng thượng.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu lưu, bao nhiêu tùy lưu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Không xứ hoặc là tùy lưu chứ không phải lưu, có ba trường hợp:

1. Tùy lưu không phải lưu, là trừ ra lưu còn lại Không xứ hữu lậu.

2. Lưu cũng tùy lưu, là phần ít của ba lưu.

3. Không phải lưu cũng không phải tùy lưu, là Không xứ vô lậu. Như Không xứ-Thức xứ-Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là lưu mà cũng là tùy lưu, hoặc là tùy lưu chứ không phải lưu. Lưu cũng tùy lưu, là phần ít của ba lưu, đây là lưu mà cũng tùy lưu. Còn lại là tùy lưu chứ không phải lưu.

Tam-ma-đề, Định: Là bốn Tam-muội tu. Có Tam-muội tu,, quảng tu tập trụ hiện pháp lạc chuyển. Có Tam-muội tu, quảng tu tập tri kiến chuyển. Có Tam-muội tu, quảng tu tập tuệ phân biệt chuyển. Có Tam-muội tu, quảng tu tập lậu tận chuyển.

Hỏi: Bốn Tam-muội tu, này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thânmiệng là sắc, còn lại là không phải sắc.

Hết thảy là không thể trông thấy. Hết thảy là không đối.

Một hữu lậu, một vô lậu, hai cần phân biệt: Trụ hiện pháp lạc tam-muội tu, hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là Trụ hiện pháp lạc tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm hữu lậu. Vô lậu là Trụ hiện pháp lạc tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm vô lậu.

Tuệ phân biệt tam-muội tu, hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là Tuệ phân biệt tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm hữu lậu. Vô lậu là Tuệ phân biệt tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm vô lậu.

Hết thảy là hữu vi.

Một hữu báo, một vô báo, hai cần phân biệt: Hai nếu là hữu lậu thì có báo, nếu là vô lậu thì không có báo.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng là thuộc về sắc, còn lại là thuộc về danh.

Tam-muội tu, tiếp nhận tâm-ý-thức, là tiếp nhận nội nhập, còn lại là ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Hết thảy là đoạn tri biết và đoạn.

Một không phải đoạn tri biết và không đoạn, hai cần phân biệt: Hai nếu hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn. Nếu vô lậu thì không đoạn tri biết và không đoạn.

Hết thảy là phải tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là bốn đại tạo, còn lại là không phải bốn đại tạo. Hết thảy là có cái trên nó.

Một là có, một không phải có, hai cần phân biệt: Nếu là hữu lậu thì có, nếu là vô lậu thì không phải là có.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng, còn lại là nhân tương ưng.

Phần ít của năm lĩnh vực thiện tiếp nhận bốn Tam-muội tu,. Bốn Tam-muội tu, cũng tiếp nhận phần ít của năm lĩnh vực thiện.

Không tiếp nhận lĩnh vực bất thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực vô ký. Không tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Hoặc lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải là Tam-muội tu, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải là Tam-muội tu, là Tam-muội tu, không tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

2. Tam-muội tu, tiếp nhận không phải lĩnh vực hữu lậu, là một Tam-muội tu, và phần ít của hai Tam-muội tu.

3. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng là Tammuội tu, là một Tam-muội tu, và phần ít của hai Tam-muội tu.

4. Không phải lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận mà cũng không phải Tam-muội tu, là hư không và số diệt-phi số diệt.

Hoặc lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải Tam-muội tu, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải Tammuội tu, là hư không và số diệt phi số diệt.

2. Tam-muội tu, tiếp nhận không phải lĩnh vực vô lậu, là một Tam-muội tu, và phần ít của hai Tam-muội tu.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là Tam-muội tu, là một Tam-muội tu, và phần ít của hai Tammuội tu.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận mà cũng không phải Tam-muội tu, là Tam-muội tu, không tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

Hết thảy hoặc quá khứ-vị lai hay hiện tại tất cả đều là thiện.

Một thứ thuộc cõi Sắc, một thứ không lệ thuộc, hai cần phân biệt: Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, nếu là hữu lậu thì thuộc cõi Sắc; nếu là vô lậu thì không thuộc vào đâu.

Tuệ phân biệt Tam-muội tu, hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc vào đâu. Thuộc cõi Dục là sao? Là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là sao? Là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận bốn ấm thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là sao? Là Tuệ phân biệt Tammuội tu, tiếp nhận năm ấm thuộc cõi Vô sắc. Không thuộc vào đâu là sao? Là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm vô lậu.

Một thứ là vô học, một thứ là phi học phi vô học, hai cần phân biệt: Trụ hiện pháp lạc Tammuội tu, hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Học là Trụ hiện pháp lạc Tammuội tu, tiếp nhận năm ấm học. Vô học là Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm vô học. Phi học phi vô học là Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

Tuệ phân biệt Tam-muội tu, hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Học là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm học. Vô học là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm vô học. Phi học phi vô học là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

Một tu đoạn, một không đoạn, hai cần phân biệt: Hai nếu là hữu lậu thì tu đoạn, nếu là vô lậu thì không đoạn.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, chứ không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng. Tam-muội tu, tiếp nhận thọ ấm-tưởng ấm, tương ưng với hành ấm.

Tâm pháp và tâm tương ưng với tâm ý thức, tức là tâm.

Hỏi: Tam-muội tu, có bao nhiêu tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, hoặc là tâm tùy chuyển tương ưng với thọ, có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm-ý-thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Như Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu; Tri kiến Tam-muội tu, Lậu tận Tam-muội tu, cũng vậy.

Tuệ phân biệt Tam-muội tu,, hoặc là tâm tùy chuyển mà không tương ưng với thọ, có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm-ý-thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là nghiệp thân-miệng. Trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Như thọ-tưởng-hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Một thứ là không giác không quán, ba cần phân biệt: Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, hoặc là giác tùy chuyển không tương ưng với quán, có bốn trường hợp: Giác tùy chuyển không tương ưng với quán, là đã nói rộng ở tâm Hỷ. Tri kiến Tam-muội tu, cũng như vậy. Tuệ phân biệt Tam-muội tu, nói rộng ở tâm Từ.

Hỏi: Tam-muội tu, có bao nhiêu kiến không phải kiến xứ?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, hoặc là kiến không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, tiếp nhận tận trí-vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận hữu lậu của Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận vô lậu của Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu.

Tri kiến Tam-muội tu,, hoặc là kiến cũng là kiến xứ, hoặc là kiến xứ không phải kiến. Kiến cũng là kiến xứ, là Tri kiến Tam-muội tu, tiếp nhận chánh kiến thế tục. Còn lại là kiến xứ mà không phải kiến.

Tuệ phân biệt Tam-muội tu, hoặc là kiến chứ không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận tận trí-vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận Tuệ phân biệt Tam-muội tu, hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận Tuệ phân biệt Tam-muội tu, vô lậu.

Lậu tận Tam-muội tu, tiếp nhận tuệ, là kiến chứ không phải kiến xứ. Còn lại là không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến. Thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng, và tư, đó là nghiệp chứ không phải nghiệp báo. Còn lại là không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Tam-muội tu, có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, Tri kiến Tammuội tu, Lậu tận Tam-muội tu, đã nói rộng thành bốn trường hợp, như trong Tu-đa-la Thiền phân biệt. Tuệ phân biệt Tam-muội tu, nói rộng thành bốn trường hợp, như trong Tu-đa-la Thánh chủng đã phân biệt.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có thể trông thấy còn lại là không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể trông thấy.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có đối, còn lại là không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu do rất sâu xa vi diệu.

Hết thảy là thiện cũng là nhân của thiện. Hết thảy không phải bất thiện mà cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hết thảy không phải vô ký mà cũng không phải là nhân của vô ký.

Hết thảy là nhân duyên duyên hợp, và có nhân. Hỏi: Tam-muội tu, có bao nhiêu thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Tam-muội tu, hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp nơi quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là tâm và tâm pháp vị lai và nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là duyên của duyên duyên hợp chứ không phải có duyên, còn lại là duyên của duyên duyên hợp mà cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp, và có tăng thượng.

Một thứ là tùy lưu chứ không phải lưu. Một không phải lưu cũng không phải tùy lưu. Hai cần phân biệt: Hai nếu là hữu lậu thì tùy lưu chứ không phải lưu; nếu là vô lậu thì không phải lưu mà cũng không phải tùy lưu.

Bồ-đề phẩm: Là bảy giác chi. Là những gì? Là Niệm giác chi cho đến Xả giác chi.

Hỏi: Bảy giác chi này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Hết thảy không phải là sắc. Hết thảy là không thể trông thấy.

Hết thảy là không đối. Hết thảy là vô lậu. Hết thảy là hữu vi.

Hết thảy là vô báo. Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này.

Hết thảy là thuộc về danh. Hết thảy là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Hết thảy không phải là đoạn tri biết và không đoạn.

Hết thảy là phải tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Hết thảy không phải là bốn đại tạo. Hết thảy là có cái trên nó.

Hết thảy không phải là hữu. Hết thảy là nhân tương ưng.

Phần ít của hai lĩnh vực thiện tiếp nhận bảy giác chi. Bảy giác chi cũng tiếp nhận phần ít của hai lĩnh vực thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực bất thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực vô ký.

Không tiếp nhận lĩnh vực lậu. Không tiếp nhận lĩnh vực hữu lậu. Phần ít của hai lĩnh vực vô lậu tiếp nhận bảy giác chi. Bảy giác chi cũng tiếp nhận phần ít của hai lĩnh vực vô lậu.

Hết thảy hoặc là quá khứ-vị lai hay hiện tại. Hết thảy đều là thiện.

Hết thảy là không thuộc vào cõi nào.

Hỏi: Bảy giác chi có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Niệm giác chi hoặc là học, hoặc là vô học. Học là ý học tư duy tương ưng với Niệm giác chi. Vô học là ý vô học tư duy tương ưng với Niệm giác chi.

Như Niệm giác chi, các giác chi khác cũng vậy. Hết thảy là không đoạn. Hết thảy là tương ưng với tâm và tâm pháp.

Hết thảy tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, sáu tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ.

Hết thảy tâm tùy chuyển tương ưng với tưởnghành, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Giác chi có bao nhiêu giác tùy chuyển không tương ưng với quán?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Niệm giác chi, hoặc là có giác có quán, hoặc là không giác có quán, hoặc là không giác không quán. Có giác có quán là gì? Là ý có giác có quán tư duy tương ưng với Niệm giác chi. Không giác có quán là gì? Là ý không giác có quán tư duy tương ưng với Niệm giác chi. Không giác không quán là gì? Là ý không giác không quán tư duy tương ưng với Niệm giác chi.

Như Niệm giác chi; Trạch pháp-Tinh tiến-Ỷ-Định-Xả giác chi cũng vậy.

Hỷ giác chi, hoặc có giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là gì? Là ý có giác có quán tư duy tương ưng với Hỷ giác chi. Không giác không quán là gì? Là ý không giác không quán tư duy tương ưng với Hỷ giác chi.

Sáu thứ không phải kiến cũng không phải kiến xứ, một cần phân biệt: Trạch pháp giác chi tiếp nhận tận trí-vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu, là kiến không phải kiến xứ, còn lại là không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến. Thân kiến cũng không phải là nhân của chúng.

Hết thảy không phải là nghiệp cũng không phải nghiệp báo. Hết thảy là nghiệp tùy chuyển chứ không phải nghiệp.

Hết thảy không phải sắc tạo sắc mà cũng là sắc không thể thấy. Hết thảy không phải sắc tạo sắc mà không phải sắc có đối.

Hết thảy rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu do rất sâu xa Hết thảy là thiện mà cũng là nhân của thiện. Hết thảy không phải bất thiện mà cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hết thảy không phải vô ký mà cũng không phải là nhân của vô ký.

Hết thảy là nhân duyên duyên hợp, cũng có nhân.

Hỏi: Giác chi có bao nhiêu thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp,?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Niệm giác chi, hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là Niệm giác chi sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp,, là Niệm giác chi ở quá khứ hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra Niệm giác chi sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là Niệm giác chi ở vị lai.

Như Niệm giác chi, những giác chi còn lại cũng vậy.

Hết thảy là duyên của duyên duyên hợp, cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp, và có tăng thượng. Hết thảy không phải lưu mà cũng không phải tùy lưu.

QUYỂN 11

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, Phần 4

Căn là hai mươi hai căn:

Hỏi: Hai mươi hai căn có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Có bảy thứ là sắc, mười lăm thứ không phải là sắc. Hết thảy không thể trông thấy.

Bảy thứ có đối, mười lăm thứ không có đối.

Mười thứ là hữu lậu, ba thứ là vô lậu, chín cần phân biệt: Ý căn, hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là ý hữu lậu, tư duy tương ưng với Ý căn.

Vô lậu là ý vô lậu, tư duy tương ưng với Ý căn.

Như Ý căn; Lạc-Hỷ-Xả-Tín-Tiến-Niệm-ĐịnhTuệ căn cũng vậy. Hết thảy là hữu vi.

Một thứ có báo, mười một thứ không có báo, mười cần phân biệt: Ý căn hoặc là có báo, hoặc là không có báo. Có báo là Ý căn hữu lậu thiện và bất thiện. Không có báo là Ý căn vô lậu và vô ký.

Như Ý căn; Lạc-Hỷ-Xả căn cũng vậy.

Khổ căn hoặc có báo, hoặc không có báo. Có báo là Khổ căn thiện-bất thiện. Không có báo là Khổ căn vô ký.

Tín-Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ căn, nếu là hữu lậu thì có báo, nếu vô lậu thì không có báo.

Hết thảy đều từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này.

Bảy thứ là thuộc về sắc, mười lăm thứ là thuộc về danh.

Tám thứ là thuộc về nội nhập, mười một thứ là thuộc về ngoại nhập, ba cần phân biệt: Vị tri đương tri căn-dĩ tri căn-Vô tri căn, tiếp nhận tâm-ý-thức là thuộc về nội nhập, còn lại là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Mười thứ là đoạn tri biết và đoạn, ba thứ là không phải đoạn tri biết và không đoạn, chín cần phân biệt: Chín nếu là hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn, nếu là vô lậu thì không đoạn tri biết và không đoạn.

Tám thứ phải tu, tám thứ không phải tu, sáu cần phân biệt: Ý căn hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là Ý căn thiện. Không phải tu là Ý căn bất thiện và vô ký.

Như Ý căn; Lạc-Khổ-Hỷ-Xả căn cũng như vậy.

Ưu căn hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là Ưu căn thiện.

Không phải tu là Ưu căn bất thiện.

Mười sáu thứ không ô uế, sáu cần phân biệt: Ý căn hoặc ô uế, hoặc không ô uế. Ô uế là chìm mất. Không ô uế là không chìm mất.

Như Ý căn; Lạc-Khổ-Hỷ-Ưu-Xả căn cũng như vậy. Hết thảy là quả và có quả.

Mười lăm thứ không thọ, bảy cần phân biệt: Nhãn căn hoặc thọ, hoặc không thọ. Thọ là như tự tánh thọ nhận. Không thọ là không phải tự tánh thọ nhận.

Như nhãn căn; nhĩ-tỷ-thiệt-thân-nam-nữ căn cũng như vậy. Bảy thứ là bốn đại tạo, mười lăm thứ không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là có cái trên nó.

Mười thứ là hữu, ba thứ không phải hữu, chín cần phân biệt: Chín nếu là hữu lậu thì hữu, nếu là vô lậu thì không phải hữu.

Tám thứ là nhân không tương ưng, mười bốn thứ là nhân tương ưng.

Hoặc lĩnh vực thiện tiếp nhận không phải là căn, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực thiện tiếp nhận không phải là căn, là sắc ấm-tưởng ấm thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm thiện và số diệt.

2. Căn tiếp nhận không phải lĩnh vực thiện, là tám căn và phần ít của sáu căn.

3. Lĩnh vực thiện tiếp nhận cũng là căn, là tám căn và phần ít của sáu căn.

4. Không phải lĩnh vực thiện tiếp nhận cũng không phải là căn, là sắc ấm-tưởng ấm bất thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm bất thiện. Căn không tiếp nhận sắc ấm-tưởng ấm vô ký. Căn không tiếp nhận hành ấm vô ký và hư không-phi số diệt.

Hoặc lĩnh vực bất thiện tiếp nhận không phải là căn, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận không phải là căn, là sắc ấm-tưởng ấm bất thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm bất thiện.

2. Căn tiếp nhận không phải lĩnh vực bất thiện, là mười sáu căn và phần ít của sáu căn.

3. Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận cũng là căn, là phần ít của sáu căn.

4. Không phải lĩnh vực bất thiện tiếp nhận cũng không phải là căn, là sắc ấm-tưởng ấm thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm thiện và số diệt. Căn không tiếp nhận sắc ấm-tưởng ấm vô ký. Căn không tiếp nhận hành ấm vô ký và hư không-phi số diệt.

Hoặc lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải là căn, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải là căn, là căn không tiếp nhận sắc ấm-tưởng ấm vô ký. Căn không tiếp nhận hành ấm vô ký và hư khôngphi số diệt.

2. Căn tiếp nhận không phải lĩnh vực vô ký, là chín căn và phần ít của năm căn.

3. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng là căn, là tám căn và phần ít của năm căn.

4. Không phải lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng không phải là căn, là sắc ấm-tưởng ấm thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm thiện cùng số diệt và sắc ấm-tưởng ấm bất thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm bất thiện.

Không tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Hoặc lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải là căn, có bốn trường hợp:

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải căn, là căn không tiếp nhận sắc ấm-tưởng ấm hữu lậu. Căn không tiếp nhận hành ấm hữu lậu.

1. Căn tiếp nhận không phải lĩnh vực hữu lậu, là ba căn và phần ít của chín căn.

2. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng là căn, là mười căn và phần ít của chín căn.

3. Không phải lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng không phải căn, là sắc ấm-tưởng ấm vô lậu. Căn không tiếp nhận hành ấm vô lậu và vô vi.

Hoặc lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải là căn, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải căn, là sắc ấm-tưởng ấm vô lậu. Căn không tiếp nhận hành ấm vô lậu và vô vi.

2. Căn tiếp nhận không phải lĩnh vực vô lậu, là mười căn và phần ít của chín căn.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là căn, là ba căn và phần ít của chín căn.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng không phải căn, là căn không tiếp nhận sắc ấmtưởng ấm hữu lậu. Căn không tiếp nhận hành ấm hữu lậu.

Hết thảy hoặc quá khứ-vị lai hay hiện tại là tám thiện, tám vô ký, sáu cần phân biệt: Ý căn hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là ý thiện tư duy tương ưng với Ý căn. Bất thiện là ý bất thiện tư duy tương ưng với Ý căn. Vô ký là ý vô ký tư duy tương ưng với Ý căn.

Như Ý căn; Lạc-Khổ-Hỷ-Xả căn cũng như vậy.

Ưu căn hoặc thiện, hoặc bất thiện. Thiện là ý thiện tư duy tương ưng với Ưu căn. Bất thiện là ý bất thiện tư duy tương ưng với Ưu căn.

Bốn thứ thuộc cõi Dục, ba thứ không lệ thuộc, mười lăm cần phân biệt: Nhãn căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Dục là nhãn căn thuộc cõi Dục, do bốn đại tạo nên. Thuộc cõi Sắc là nhãn căn thuộc cõi Sắc, do bốn đại tạo nên.

Như nhãn căn; nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như vậy.

Mạng căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc. Thuộc cõi Dục là mạng căn thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là mạng căn thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là mạng căn thuộc cõi Vô sắc.

Ý căn hoặc thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc. Thuộc cõi Dục là ý thuộc cõi Dục, tư duy tương ưng với Ý căn. Thuộc cõi Sắc là ý thuộc cõi Sắc, tư duy tương ưng với Ý căn. Thuộc cõi Vô sắc là ý thuộc cõi Vô sắc, tư duy tương ưng với Ý căn. Không lệ thuộc là ý vô lậu tư duy tương ưng với Ý căn.

Như Ý căn; Xả-Tín-Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc. Thuộc cõi Dục là ý thuộc cõi Dục, tư duy tương ưng với Lạc căn. Thuộc cõi Sắc là ý thuộc cõi Sắc, tư duy tương ưng với Lạc căn. Không lệ thuộc là ý vô lậu, tư duy tương ưng với Lạc căn.

Như Lạc căn, Hỷ căn cũng như vậy.

Hai thứ là học, một thứ là vô học, mười thứ là phi học phi vô học, chín cần phân biệt: Ý căn hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là ý học tư duy tương ưng với Ý căn. Vô học là ý vô học tư duy tương ưng với Ý căn. Phi học phi vô học là ý hữu lậu tư duy tương ưng với Ý căn.

Như Ý căn; Lạc-Khổ-Xả-Tín-Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ cũng như vậy.

Chín thứ tu đoạn, ba thứ không đoạn, mười cần phân biệt: Ý căn hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là đoạn trừ ra vô gián như người tùy tín hành, tùy pháp hành, đã nói rộng trong phẩm Phân biệt các nhập. Tu đoạn là như trước đã nói rộng. Không đoạn là Ý căn vô lậu.

Như Ý căn, Xả căn cũng vậy.

Lạc căn hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là đoạn trừ ra không gián đoạn, như người tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra hai mươi tám sử tương ưng với Lạc căn. Tu đoạn là như Lạc căn học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra năm sử tương ưng với Lạc căn và Lạc căn hữu lậu không ô uế. Không đoạn là Lạc căn vô lậu, (hai mươi tám là ba thiền-bốn đế là hai mươi tám. Năm là ba thiền tư duy ba Dục giới, tư duy tham và vô minh là hai).

Hỷ căn hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là gì? Là người tín hành, tùy pháp hành đoạn trừ ra không gián đoạn. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra năm mươi hai sử tương ưng với Hỷ căn. Tu đoạn là gì? Là như Hỷ căn học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra sáu sử tương ưng với Hỷ căn và Hỷ căn hữu lậu không ô uế. Không đoạn là Hỷ căn vô lậu.

(Năm mươi hai là hai thiền, bốn đế hai mươi tám cõi Dục có bốn đế, thân kiến có một, biên kiến có một, tà kiến có bốn, giới đạo có hai, kiến đạo (trộm) có bốn tham có bốn mạn có bốn vô minh có bốn; sáu là hai thiền tư duy ba cõi Dục, tư duy tham-mạn-vô minh là ba).

Ưu căn hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn. Kiến đoạn là Ưu căn đoạn trừ ra không gián đoạn của người tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra mười sáu sử tương ưng với Ưu căn. Tu đoạn là Ưu căn học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra hai sử tương ưng với Ưu căn và Ưu căn không ô uế.

(mười sáu là bốn đế cõi Dục, tà kiến có bốn, nghi có bốn, sân nhuế có bốn, vô minh có bốn; hai là tư duy cõi Dục có sân nhuế và vô minh)

Tín-Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ nếu là hữu lậu là tu đoạn, nếu là vô lậu thì không đoạn.

Tám thứ không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng. Mười thứ là tâm pháp, tâm tương ưng. Một tức là tâm. Ba cần phân biệt: Vị tri đương tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn tiếp nhận chín căn

-tám căn-tâm pháp và tâm tương ưng, một căn tức là tâm.

Tám thứ không phải tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ. Một thứ tương ưng với thọ nhưng không phải tùy chuyển. Năm thứ là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ. Năm thứ là tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ. Ba cần phân biệt: Vị tri đương tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn tiếp nhận ba căn.

Tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ. Một thứ tương ưng với thọ mà không phải tâm tùy chuyển. Năm thứ là tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ.

Tám thứ không phải tâm tùy chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành. Một thứ là tưởng-hành tương ưng nhưng không phải tâm tùy chuyển. Mười thứ là tâm tùy chuyển và tưởng-hành tương ưng, trừ ra tự tánh của nó. Ba cần phân biệt: Vị tri đương tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn tiếp nhận chín căn-tám căn.

Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với tưởnghành, trừ ra tự tánh của nó. Một căn tưởng-hành tương ưng nhưng không phải tâm tùy chuyển.

Hai thứ có giác có quán, tám thứ không giác không quán, mười hai cần phân biệt: Ý căn hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là ý có giác có quán tư duy tương ưng với Ý căn. Không giác có quán là ý không giác có quán tư duy tương ưng với Ý căn. Không giác không quán là ý không giác không quán tư duy tương ưng với Ý căn.

Như Ý căn; Xả-Tín-Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ căn, vị tri đương tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc có giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là ý có giác có quán tư duy tương ưng với Lạc căn. Không giác không quán là ý không giác không quán tư duy tương ưng với Lạc căn.

Như Lạc căn, Hỷ căn cũng vậy.

Một thứ là kiến cũng là kiến xứ, chín thứ là kiến xứ mà không phải kiến, mười hai cần phân biệt: Ý căn nếu là hữu lậu thì kiến xứ chứ không phải kiến. Nếu là vô lậu thì không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Như Ý căn; Lạc-Hỷ-Xả-Tín-Tinh tiến-Niệm-Định cũng vậy.

Tuệ căn hoặc là kiến mà không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là tận trí-vô sinh trí không tiếp nhận tuệ căn vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận tuệ căn hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận tuệ căn vô lậu.

Vị tri đương tri căn-dĩ tri căn biết tiếp nhận kiến không phải kiến xứ, còn lại là không phải kiến cũng không phải kiến xứ. Vô tri căn tiếp nhận tận trí-vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ căn vô lậu, là kiến không phải kiến xứ, còn lại là không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Mười sáu thứ không phải nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân của nó. Sáu cần phân biệt: Ý căn, Lạc căn, Hỷ căn, Xả căn, nói rộng như ở Thọ niệm xứ.

Khổ căn, nếu ô uế thì nó là nhân của thân kiến, thân kiến không phải là nhân của nó. Nếu không ô uế thì nó không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Ưu căn, hoặc là nhân của thân kiến mà thân kiến không phải là nhân của nó, có ba trường hợp:

1. Nhân của thân kiến mà thân kiến không phải là nhân của nó, là trừ ra sử kiến khổ đoạn tương ưng với Ưu căn quá khứ-hiện tại. Trừ ra kiến tập đoạn sử bao trùm hết thảy tương ưng với Ưu căn quá khứ-hiện tại, còn lại là ưu căn ô uế.

2. Nhân của thân kiến, thân kiến cũng là nhân của nó, là những điều đã trừ ra và nói ở trên.

3. Không phải là nhân của thân kiến mà thân kiến cũng không phải là nhân của nó, là Ưu căn không ô uế.

Chín thứ không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo. Một thứ là nghiệp báo chứ không phải báo. Mười hai cần phân biệt: Nhãn căn hoặc là nghiệp báo chứ không phải nghiệp, hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo. Nghiệp báo không phải nghiệp, là báo sinh của nhãn căn. Ngoài ra là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Như nhãn căn; nhĩ-tỷ-thiệt-thân-nam-nữ-ý-lạc-hỷ-xả-khổ căn cũng vậy.

Tám thứ không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển.

Mười bốn thứ là nghiệp tùy chuyển nhưng không phải nghiệp.

Bảy thứ là sắc tạo sắc mà sắc không thể thấy. Mười lăm thứ không phải sắc tạo sắc mà sắc không thể thấy.

Bảy thứ là sắc tạo sắc, cũng là sắc có đối. Mười lăm thứ không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu vì rất sâu xa.

Tám thứ là thiện cũng là nhân thiện, mười bốn cần phân biệt: Nhãn căn, hoặc là nhân thiện nhưng không phải thiện, hoặc không phải là nhân thiện mà cũng không phải thiện. Nhân thiện nhưng không phải thiện, là báo sinh thiện nơi nhãn căn. Còn lại là không phải nhân thiện cũng không phải thiện.

Như nhãn căn; nhĩ-tỷ-thiệt-thân-nam-nữ-mạng căn cũng như vậy.

Ý căn, hoặc là nhân thiện nhưng không phải thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân thiện nhưng không phải thiện, là báo sinh thiện nơi Ý căn.

2. Thiện cũng là nhân thiện, là ý căn thiện.

3. Không phải thiện cũng không phải nhân thiện, là trừ ra báo sinh thiện nơi ý căn, và ý căn thiện, còn lại là ý căn bất thiện và vô ký. (coi lại) Như Ý căn; Lạc-Hỷ-Xả căn cũng như vậy.

Khổ căn, hoặc là thiện cũng là nhân thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải nhân thiện. Thiện cũng là nhân của thiện, là khổ căn thiện. Không phải thiện cũng không phải nhân thiện, là khổ căn bất thiện và vô ký.

Ưu căn, hoặc là thiện cũng là nhân thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải nhân của thiện. Thiện cũng là nhân thiện, là ưu căn thiện. Không phải thiện cũng không phải nhân thiện, là ưu căn bất thiện.

Tám thứ không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, mười bốn cần phân biệt: Nhãn căn hoặc là nhân bất thiện mà không phải bất thiện; hoặc không phải là nhân bất thiện mà cũng không phải bất thiện. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi nhãn căn. Còn lại là không phải nhân bất thiện mà cũng không phải bất thiện.

Như nhãn căn; nhĩ-tỷ-thiệt-thân-nam-nữ-mạng căn cũng vậy.

Ý căn, hoặc là nhân bất thiện nhưng không bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi ý căn và thân kiến-biên kiến tương ưng với Ý căn cõi Dục.

2. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là Ý căn bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, là trừ ra báo sinh bất thiện nơi Ý căn. Trừ ra thân kiến-biên kiến cõi Dục tương ưng với ý căn, và trừ ra ý căn bất thiện. Còn lại là vô ký và Ý căn thiện.

Lạc căn, hoặc là bất thiện chứ không phải nhân của bất thiện, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải nhân của bất thiện. Bất thiện chứ không phải nhân của bất thiện, là Lạc căn bất thiện. Không phải bất thiện mà cũng không phải nhân của bất thiện, là lạc căn thiện và vô ký.

Khổ căn, hoặc là nhân bất thiện mà không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện mà không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi khổ căn.

Bất thiện cũng là nhân của bất thiện, là khổ căn bất thiện.

2. Không phải bất thiện mà cũng không phải nhân của bất thiện, là trừ ra báo sinh bất thiện nơi khổ căn, và khổ căn bất thiện, còn lại là vô ký và khổ căn thiện.

Hỷ căn, hoặc là nhân bất thiện chứ không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện chứ không phải bất thiện, là thân kiến-biên kiến cõi Dục, nó tương ưng với Hỷ căn.

2. Bất thiện cũng là nhân của bất thiện, là Hỷ căn bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân của bất thiện, là trừ ra thân kiến-biên kiến cõi Dục, nó tương ưng với hỷ căn, và trừ ra Hỷ căn bất thiện, còn lại là Hỷ căn thiện và vô ký.

Như Hỷ căn, Xả căn cũng như vậy.

Ưu căn, hoặc là bất thiện mà cũng là nhân bất thiện, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải là nhân bất thiện. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là ưu căn bất thiện. Không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, là ưu căn thiện.

Tám thứ không phải vô ký cũng không phải nhân của vô ký. Tám thứ vô ký cũng là nhân của vô ký. Sáu cần phân biệt: Ý căn hoặc là nhân vô ký nhưng không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân vô ký không phải vô ký, là ý căn bất thiện.

2. Vô ký cũng là nhân vô ký, là ý căn vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải là nhân vô ký, là ý căn thiện.

Như Ý căn; Lạc-Khổ-Hỷ-Xả căn cũng vậy. Ưu căn, hoặc là nhân vô ký nhưng không phải vô ký, hoặc là không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký. Nhân vô ký nhưng không phải vô ký, là ưu căn bất thiện. Không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký, là Ưu căn thiện.

Hết thảy là nhân duyên duyên hợp và có nhân.

Tám thứ không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, mười bốn cần phân biệt: Ý căn hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, như đã nói rộng ở Thọ niệm xứ. Như Ý căn, Xả căn cũng vậy.

Lạc căn, hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là Lạc căn sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là Lạc căn quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra lạc căn sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là Lạc căn vị lai.

Như Lạc căn; Khổ-Hỷ-Ưu-Tín-Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ, vị tri đương tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn cũng vậy.

Tám thứ là duyên của duyên duyên hợp chứ không phải có duyên, mười bốn thứ duyên của duyên duyên hợp và có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp cũng có tăng thượng.

Mười thứ là tùy lưu chứ không phải lưu. Ba thứ không phải lưu cũng không phải tùy lưu. Chín cần phân biệt: Chín nếu là hữu lậu thì tùy lưu chứ không phải lưu. Nếu vô lậu thì không phải lưu mà cũng không phải tùy lưu.

Nhập là mười hai nhập:

Hỏi: Những gì là mười hai nhập?

Đáp: Như trước đã nói rộng.

Hỏi: Mười hai nhập này, có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Mười sắc, một không phải sắc, một cần phân biệt: Pháp nhập hoặc là sắc, hoặc là không phải sắc. Pháp nhập nơi nghiệp thân, miệng là sắc. Còn lại là không phải sắc.

Một có thể thấy, mười một không thể thấy. Mười có đối, hai không có đối.

Mười hữu lậu, hai cần phân biệt: Ý nhập hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là ý hữu lậu tư duy tương ưng với ý nhập. Vô lậu là ý vô lậu tư duy tương ưng với ý nhập.

Pháp nhập hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là nghiệp thân, miệng hữu lậu, thọ ấm-tưởng ấm-hành ấm hữu lậu. Vô lậu là nghiệp thân, miệng vô lậu, thọ ấm-tưởng ấm-hành ấm vô lậu và vô vi.

Mười một thứ hữu vi, một cần phân biệt: Pháp nhập hoặc hữu vi, hoặc vô vi. Hữu vi là nghiệp thân, miệng nơi pháp nhập, là thọ ấm-tưởng ấm-hành ấm. Vô vi là hư không-số diệt và phi số diệt. Tám thứ là vô báo, bốn cần phân biệt: Sắc nhập hoặc có báo, hoặc không có báo. Có báo là sắc nhập thiện và bất thiện. Không có báo là trừ ra sắc nhập thiện và bất thiện, còn lại là sắc nhập.

Như sắc nhập, thanh nhập cũng vậy.

Ý nhập hoặc có báo, hoặc không có báo. Có báo là ý nhập hữu lậu thiện và bất thiện. Không có báo là ý nhập vô lậu và vô ký.

Như ý nhập, pháp nhập cũng vậy.

Mười một thứ từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này, một cần phân biệt: Pháp nhập nếu là hữu vi thì đó là nhân duyên sinh thuộc cõi đời này, nếu là vô vi thì không phải nhân duyên sinh, không thuộc về cõi đời này.

Mười thứ là thuộc về sắc, một thứ là thuộc về danh, một cần phân biệt: Nghiệp thân, miệng trong pháp nhập là thuộc về sắc, còn lại là thuộc về danh. Sáu thứ là thuộc về nội nhập, sáu thứ là thuộc về ngoại nhập. Hết thảy là trí biết.

Mười thứ là đoạn tri biết và đoạn, hai cần phân biệt: Hai nếu hữu lậu thì đó là đoạn tri biết và đoạn, nếu vô lậu thì nó không phải đoạn tri biết và không đoạn.

Tám thứ không phải tu, bốn cần phân biệt: Sắc nhập hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là sắc nhập thiện. Không phải tu là sắc nhập vô ký và bất thiện.

Như sắc nhập; thanh nhập-ý nhập cũng vậy.

Pháp nhập như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập.

Tám thứ là không ô uế, bốn cần phân biệt: Nói rộng như ở trên.

Mười một thứ là quả và có quả, một cần phân biệt: Trong pháp nhập hoặc là quả không có quả, có ba trường hợp:

1. Quả không phải có quả, là số diệt.

2. Quả cũng có quả, là pháp nhập hữu vi.

3. Không phải quả cũng không phải có quả, là hư không-phi số diệt.

Ba thứ không thọ, chín cần phân biệt: Nhãn nhập hoặc là thọ, hoặc là không thọ. Thọ là tự tánh thọ nhận. Không thọ là không phải tự tánh thọ nhận.

Như nhãn nhập; nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, sắc nhập, vị nhập, hương nhập, xúc nhập cũng vậy.

Mười hai nhập hoặc do bốn đại tạo, hoặc không phải bốn đại tạo. Bốn đại tạo là chín nhập và phần ít của hai nhập. Không phải bốn đại tạo là một nhập và phần ít của hai nhập.

Mười một thứ là có cái trên nó, một cần phân biệt: Pháp nhập hoặc là hữu thượng, hoặc vô thượng. Có cái trên nó là nghiệp thân, miệng trong pháp nhập cùng thọ ấm-tưởng ấm-hành ấm, hư không-phi số diệt. Vô thượng là số diệt.

Mười thứ là hữu, hai cần phân biệt: Hai nếu là hữu lậu thì là hữu.

Nếu là vô lậu thì không phải hữu.

Mười thứ là nhân không tương ưng, một thứ là nhân tương ưng, một cần phân biệt: Pháp nhập nếu là nhân của tâm pháp thì tương ưng, nếu không phải nhân của tâm pháp thì không tương ưng.

Lĩnh vực thiện tiếp nhận phần ít của bốn nhập. Phần ít của bốn nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực thiện. Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận phần ít của bốn nhập. Phần ít của bốn nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực bất thiện.

Lĩnh vực vô ký tiếp nhận tám nhập và phần ít của bốn nhập. Tám nhập và phần ít của bốn nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực vô ký.

Lĩnh vực lậu tiếp nhận phần ít của một nhập.

Phần ít của một nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận mười nhập và phần ít của hai nhập.

Mười nhập và phần ít của hai nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực hữu lậu.

Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận phần ít của hai nhập. Phần ít của hai nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực vô lậu.

Mười một thứ hoặc là quá khứ-vị lai hay hiện tại. Một cần phân biệt: Pháp nhập nếu là hữu vi thì có quá khứ-vị lai, hiện tại. Nếu là vô vi thì không có quá khứ-vị lai hay hiện tại.

Tám thứ là vô ký, bốn cần phân biệt: Như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập.

Hai thứ thuộc cõi Dục, mười cần phân biệt: Như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập. Mười thứ là tu đoạn, hai cần phân biệt. Như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập.

Mười thứ không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng. Một thứ tức là tâm. Một cần phân biệt: Pháp nhập nếu là hữu duyên thì tương ưng với tâm và tâm pháp. Nếu không có duyên thì không tương ưng với tâm, không tương ưng với tâm pháp.

Mười thứ không phải tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ. Một thứ tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển. Một cần phân biệt: Pháp nhập hoặc là tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, có ba trường hợp: 1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nghiệp thân, miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm nó tương ưng với hành ấm.

3. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân, miệng, còn lại là nghiệp thân, miệng. Trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Như thọ; tưởng-hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Mười thứ không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán. Hai cần phân biệt: Ý nhập hoặc là có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là ý có giác có quán tư duy tương ưng với ý nhập. Không giác có quán là ý không giác có quán tư duy tương ưng với ý nhập. Không giác không quán là ý không giác không quán tư duy tương ưng với ý nhập.

Pháp nhập hoặc có giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân, miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác. Nếu giác không tương ưng với quán, thì tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân, miệng, còn lại là nghiệp thân, miệng. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành, và giác không tương ưng với quán, và không phải giác-quán tương ưng với tâm-tâm pháp-pháp nhập và vô vi.

Một thứ là kiến cũng là kiến xứ. Chín thứ là kiến xứ không phải là kiến. Hai cần phân biệt: Ý nhập nếu là hữu lậu thì là kiến xứ chứ không phải kiến. Nếu là vô lậu thì không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Pháp nhập hoặc là kiến không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là pháp nhập tiếp nhận tận trí-vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận pháp nhập hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là năm kiến thuộc chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận pháp nhập vô lậu.

Tám thứ không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải nhân của nó. Bốn cần phân biệt: Sắc nhập nếu ô uế thì là nhân của thân kiến, thân kiến không phải là nhân của nó. Nếu không ô uế thì không phải nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Như sắc nhập, thanh nhập cũng vậy.

Ý nhập như nói rộng ở phần Thọ niệm xứ. Pháp nhập như nói rộng ở phần Pháp niệm xứ.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Nhãn nhập, hoặc là nghiệp báo nhưng không phải nghiệp, hoặc không phải nghiệp báo cũng không phải nghiệp. Nghiệp báo nhưng không phải nghiệp, là báo sinh nơi nhãn nhập. Ngoài ra là không phải nghiệp báo cũng không phải nghiệp.

Như nhãn nhập; tỷ, nhĩ, hương, thiệt, vị, thân, xúc, ý nhập cũng như vậy.

Sắc nhập hoặc là nghiệp mà không phải nghiệp báo, có ba trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp báo là thân tác sắc.

2. Nghiệp báo không phải nghiệp, là báo sinh nơi sắc nhập.

3. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, là trừ ra nghiệp sắc và nghiệp báo sinh nơi sắc nhập, còn lại là sắc nhập.

Thanh nhập, hoặc là nghiệp không phải nghiệp báo, hoặc là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo. Nghiệp không phải nghiệp báo, là khẩu tác. Ngoài ra thì không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Pháp nhập, hoặc là nghiệp không phải nghiệp báo, có bốn trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp báo, là nghiệp thân, miệng và báo không tiếp nhận nghiệp tư.

2. Nghiệp báo không phải nghiệp là tư không tiếp nhận sinh báo nơi pháp nhập.

3. Nghiệp cũng là nghiệp báo, là báo sinh nơi tư nghiệp.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, là trừ ra nghiệp và nghiệp báo sinh nơi pháp nhập, là pháp nhập còn lại.

Tám thứ không phải nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển. Một thứ là nghiệp tùy chuyển không phải nghiệp. Ba cần phân biệt: Sắc nhập hoặc là nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển, hoặc là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển. Nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển, là thân tác sắc, còn lại là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển.

Thanh nhập cũng vậy.

Pháp nhập, hoặc là nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển. Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân, miệng, còn lại là nghiệp thân, miệng và nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển không phải nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm. Tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân, miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp và nghiệp tùy chuyển nơi pháp nhập, là pháp nhập còn lại.

Mười hai nhập hoặc là sắc tạo sắc mà sắc không thể trông thấy, có ba trường hợp:

1. Sắc tạo sắc mà sắc không trông thấy, là tám nhập và phần ít của hai nhập.

2. Sắc tạo sắc mà sắc cũng có thể thấy, là một nhập.

3. Không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải sắc có thể thấy, là một nhập và phần ít của hai nhập.

Mười hai nhập, hoặc là sắc tạo sắc mà sắc không có đối, có bốn trường hợp:

1. Sắc tạo sắc mà sắc không có đối là phần ít của một nhập.

2. Sắc có đối mà không phải sắc tạo sắc, là phần ít của một nhập.

3. Sắc tạo sắc cũng là sắc có đối, là chín nhập và phần ít của một nhập.

4. Không phải sắc tạo sắc cũng không phải sắc có đối, là một nhập và phần ít của một nhập.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu vì rất sâu xa

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu thiện cũng là nhân thiện?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Nhãn nhập, hoặc là nhân thiện mà không phải thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải nhân thiện. Nhân thiện mà không phải thiện, là báo sinh thiện nơi nhãn nhập. Còn lại là không phải nhân thiện cũng không phải là thiện.

Như nhãn nhập; nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc nhập cũng vậy. Sắc nhập, hoặc là nhân thiện mà không phải thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân thiện mà không phải thiện, là báo sinh thiện nơi sắc nhập.

2. Thiện cũng là nhân thiện, là sắc nhập thiện.

3. Không phải thiện cũng không phải nhân thiện, là vô ký và sắc nhập bất thiện.

Như sắc nhập, ý nhập cũng vậy.

Thanh nhập, hoặc là thiện cũng là nhân thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải nhân thiện. Thiện cũng là nhân thiện, là thanh nhập thiện. Còn lại không phải thiện cũng không phải nhân thiện.

Pháp nhập, hoặc là thiện mà không phải nhân thiện, đã nói rộng như Pháp niệm xứ.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu bất thiện cũng là nhân bất thiện?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Nhãn nhập, hoặc là nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, hoặc là không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện. Nhân bất thiện không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi nhãn nhập. Ngoài ra thì không phải nhân bất thiện cũng không phải bất thiện.

Như nhãn nhập; nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc nhập cũng vậy.

Sắc nhập, hoặc là nhân bất thiện mà không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện mà không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi sắc nhập.

2. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là sắc nhập bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, là vô ký và sắc nhập thiện.

Thanh nhập, hoặc là bất thiện cũng là nhân bất thiện, hoặc là không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là thanh nhập bất thiện. Còn lại là không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện.

Ý nhập như Ý căn. Pháp nhập như pháp niệm xứ.

Tám thứ là vô ký cũng là nhân vô ký. Bốn cần phân biệt: Sắc nhập hoặc là nhân vô ký không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân vô ký mà không phải vô ký là sắc nhập bất thiện.

2. Nhân vô ký cũng là vô ký, là sắc nhập vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký, là sắc nhập thiện.

Như sắc nhập; thanh nhập, ý nhập cũng vậy.

Pháp nhập, hoặc là vô ký mà không phải nhân vô ký, có bốn trường hợp:

1. Vô ký không phải nhân vô ký, là hư khôngphi số diệt.

2. Nhân vô ký không phải là vô ký, là pháp nhập bất thiện.

3. Vô ký cũng là nhân vô ký, là pháp nhập vô ký-hữu vi.

4. Không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký, là pháp nhập thiện.

Mười một thứ là nhân duyên duyên hợp và có nhân. Một cần phân biệt: Pháp nhập nếu là hữu vi thì nhân duyên duyên hợp và có nhân. Nếu là vô vi thì không phải nhân duyên duyên hợp-không phải có nhân.

Mười thứ không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Hai cần phân biệt: Ý nhập hoặc là thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là ý nhập sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là ý nhập nơi thọ mạng tối hậu của bậc A-la-hán ở quá khứ-hiện tại.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra ý nhập nơi thọ mạng tối hậu của bậc A-la-hán ở quá khứ-hiện tại, còn lại là ý nhập quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra ý nhập sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là ý nhập vị lai.

Pháp nhập, hoặc là thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm pháp nhập sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là tâm pháp của pháp nhập nơi thọ mạng tối hậu của A-la-hán ở quá khứ và hiện tại, và chánh thọ vô tưởng-chánh thọ diệt tận nơi pháp nhập đã khởi, sẽ khởi.

Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm pháp của pháp nhập nơi thọ mạng tối hậu của A-la-hán ở quá khứ-hiện tại. Còn lại là tâm pháp của pháp nhập ở quá khứ-hiện tại.

2. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm pháp của pháp nhập sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Trừ ra thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành nơi nghiệp thân, miệng, và vô vi.

Mười thứ là duyên của duyên duyên hợp cũng không phải có duyên. Một thứ là duyên của duyên duyên hợp cũng có duyên. Một cần phân biệt: Duyên nơi pháp nhập, nếu là tâm pháp thì là duyên của duyên duyên hợp cũng có duyên. Còn lại là không phải duyên của duyên duyên hợp cũng không phải có duyên.

Mười một thứ là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng. Một cần phân biệt: Pháp nhập, nếu là hữu vi thì đó là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng. Nếu là vô vi thì tăng thượng duyên duyên hợp mà không có tăng thượng.

Mười thứ là tùy lưu, chứ không phải lưu. Hai cần phân biệt: Ý nhập, nếu là hữu lậu thì đó là tùy lưu chứ không phải lưu. Nếu là vô lậu thì không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

Pháp nhập, hoặc là tùy lưu chứ không phải lưu, có ba trường hợp:

1. Tùy lưu chứ không phải lưu, là lưu không tiếp nhận pháp nhập hữu lậu.

2. Lưu cũng tùy lưu, là bốn lưu.

3. Không phải lưu cũng không phải tùy lưu, là lưu không tiếp nhận pháp nhập vô lậu.

QUYỂN 12

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN, Phần 5

Ấm là năm ấm: Như đã nói rộng ở trên.

Hỏi: Năm ấm có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Một thứ là sắc, bốn thứ không phải sắc.

Bốn thứ là không trông thấy. Một cần phân biệt: Sắc ấm hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Có thể thấy là một nhập. Không thể thấy là chín nhập và phần ít của một nhập.

Bốn thứ là không đối. Một cần phân biệt: Sắc ấm hoặc có đối, hoặc không có đối. Có đối là mười nhập. Không có đối là phần ít của một nhập.

Sắc ấm hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là mười nhập và phần ít của một nhập. Vô lậu là phần ít của một nhập.

Thọ ấm hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là ý hữu lậu tư duy tương ưng với thọ ấm. Vô lậu là ý vô lậu tư duy tương ưng với thọ ấm.

Như thọ ấm; tưởng ấm-thức ấm cũng vậy.

Hành ấm hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là tâm hữu lậu tương ưng và tâm hữu lậu không tương ưng với hành ấm. Vô lậu là tâm vô lậu tương ưng và tâm vô lậu không tương ưng với hành ấm.

Hết thảy là hữu vi.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu hữu báo, bao nhiêu vô báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Sắc ấm hoặc hữu báo, hoặc vô báo. Hữu báo là sắc ấm bất thiện, và sắc ấm thiện hữu lậu. Vô báo là sắc ấm vô lậu và vô ký.

Như sắc ấm; thọ ấm-tưởng ấm, hành ấm, thức ấm cũng vậy. Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này.

Một thứ thuộc về sắc, bốn thứ thuộc về danh.

Một thứ thuộc về nội nhập. Ba thứ thuộc về ngoại nhập. Một cần phân biệt: Sắc ấm hoặc thuộc nội nhập, hoặc thuộc ngoại nhập. Thuộc nội nhập là năm nội nhập. Thuộc ngoại nhập là năm ngoại nhập và phần ít của một ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Ấm nếu hữu lậu thì đó là đoạn tri biết và đoạn. Nếu vô lậu thì không phải đoạn tri biết và không đoạn.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu phải tu, bao nhiêu không phải tu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Sắc ấm hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là sắc ấm thiện.

Không phải tu là sắc ấm bất thiện và vô ký.

Như sắc ấm; thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, hành ấm cũng vậy.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu ô uế, bao nhiêu không ô uế?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm hoặc ô uế, hoặc không ô uế. Ô uế là sắc ấm bất thiện và sắc ấm chìm mất-vô ký. Không ô uế là sắc ấm thiện và sắc ấm không chìm mất-vô ký.

Như sắc ấm; thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm, hành ấm cũng vậy. Hết thảy là quả và có quả.

Bốn thứ không thọ. Một cần phân biệt: Sắc ấm hoặc thọ, hoặc không thọ. Thọ là như tự tánh thọ nhận. Không thọ là như tự tánh không thọ nhận.

Bốn thứ không phải bốn đại tạo. Một cần phân biệt: Sắc ấm hoặc do bốn đại tạo, hoặc không phải bốn đại tạo. Bốn đại tạo là chín nhập và phần ít của hai nhập. Không phải bốn đại tạo là phần ít của một nhập.

Hết thảy là có cái trên nó.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu hữu, bao nhiêu không phải hữu?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Ấm nếu là hữu lậu thì đó là hữu. Nếu vô lậu thì đó là không phải hữu.

Một thứ là nhân không tương ưng. Hai thứ là nhân tương ưng. Một cần phân biệt: Hành ấm, nếu là tâm pháp thì nhân tương ưng. Nếu không phải tâm pháp thì nhân không tương ưng.

Hoặc lĩnh vực thiện tiếp nhận không phải ấm, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực thiện tiếp nhận không phải ấm, là số diệt.

2. Ấm tiếp nhận không phải lĩnh vực thiện, là năm ấm bất thiện và vô ký.

3. Lĩnh vực thiện tiếp nhận cũng là ấm, là năm ấm thiện.

4. Không phải lĩnh vực thiện tiếp nhận cũng không phải ấm, là hư không-phi số diệt.

Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận phần ít của năm ấm. Phần ít của năm ấm cũng tiếp nhận lĩnh vực bất thiện.

Hoặc lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải ấm, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải ấm, là hư không-phi số diệt.

2. Ấm tiếp nhận không phải lĩnh vực vô ký là năm ấm thiện và bất thiện.

3. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng là ấm là năm ấm vô ký.

4. Không phải lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng không phải ấm, là số diệt.

Lĩnh vực lậu tiếp nhận phần ít của một ấm. Phần ít của một ấm cũng tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận phần ít của năm ấm. Phần ít của năm ấm cũng tiếp nhận lĩnh vực hữu lậu.

Hoặc lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải ấm, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải ấm, là hư không-số diệt và phi số diệt.

2. Ấm tiếp nhận không phải lĩnh vực vô lậu, là năm ấm hữu lậu.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là ấm, là năm ấm vô lậu.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng không phải ấm, thì việc này không thể có.

Hết thảy là quá khứ-vị lai hay hiện tại.

Ấm hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Thiện là năm ấm thiện. Bất thiện là năm ấm bất thiện. Vô ký là năm ấm vô ký.

Ấm hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc vào đâu. Thuộc cõi Dục là năm ấm thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là năm ấm thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là bốn ấm thuộc cõi Vô sắc. Không thuộc vào đâu là năm ấm vô lậu.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Ấm hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Học là năm ấm học. Vô học là năm ấm vô học. Phi học phi vô học là năm ấm hữu lậu.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn, tu đoạn bao nhiêu không tu đoạn?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm nếu là hữu lậu thì tu đoạn, nếu là vô lậu thì không đoạn. Tu đoạn là mười nhập và phần ít của một nhập. Không đoạn là phần ít của một nhập. Thọ ấm hoặc là kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là thọ ấm đoạn trừ ra không gián đoạn như nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra tám mươi tám sử tương ưng với thọ ấm. Tu đoạn là nếu thọ ấm học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra mười sử tương ưng với thọ ấm, và thọ ấm hữu lậu không ô uế. Không đoạn là thọ ấm vô lậu

Như thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm cũng vậy.

Hành ấm hoặc là kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là như hành ấm đoạn mãi không gián đoạn nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra tám mươi tám sử tương ưng với hành ấm, khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là như hành ấm học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra mười sử tương ưng với hành ấm, khởi nghiệp thân-miệng, khởi tâm bất tương ưng hành và hành ấm hữu lậu không ô uế. Không đoạn là hành ấm vô lậu.

Một thứ không phải tâm-không phải tâm phápkhông phải tâm tương ưng. Hai thứ là tâm pháp cũng là tâm tương ưng. Một thứ là duy tâm. Một cần phân biệt: Hành ấm nếu không tương ưng với tâm thì không phải tâm-không phải tâm phápkhông phải tâm tương ưng, còn lại là tâm pháp cũng là tâm tương ưng.

Một thứ là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ. Một thứ là tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ. Hai cần phân biệt: Sắc ấm hoặc là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, hoặc không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ. Tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là tâm không tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ.

Hành ấm hoặc là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, có ba trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành ấm.

2. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tâm tương ưng hành ấm.

Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành ấm, còn lại là tâm bất tương ưng hành ấm.

Như thọ, tưởng cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó. Hỏi: Ấm có bao nhiêu giác tùy chuyển không tương ưng với quán?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm hoặc là giác tùy chuyển không tương ưng với quán, hoặc không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán. Giác tùy chuyển không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là không phải giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán.

Thọ ấm hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là ý có giác có quán tư duy tương ưng với thọ ấm. Không giác có quán là ý không giác có quán tư duy tương ưng với thọ ấm. Không giác không quán là ý không giác không quán tư duy tương ưng với thọ ấm.

Như thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm cũng như vậy.

Hành ấm hoặc là giác tùy chuyển không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành ấm và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải là giác tùy chuyển, là giác. Như giác không tương ưng với quán mà tương ưng với tâm pháp của hành ấm.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm pháp hành ấm.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành ấm. Còn lại là tâm bất tương ưng hành ấm cùng giác không tương ưng với quán, và không phải giác-quán tương ưng với tâm pháp của hành ấm.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu kiến không phải kiến xứ?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm hoặc là kiến xứ mà không phải kiến, có ba trường hợp:

1. Kiến xứ không phải kiến, là chín nhập và phần ít của một nhập.

2. Kiến cũng là kiến xứ, là một nhập.

3. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là phần ít của một nhập.

Thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm, nếu là hữu lậu thì là kiến xứ chứ không phải kiến, nếu là vô lậu thì không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Hành ấm hoặc là kiến mà không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là hành ấm tiếp nhận tận trí, vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận hành ấm hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là năm kiến và chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận hành ấm vô lậu.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu thân kiến, không phải là nhân của nó và nó không phải là nhân của thân kiến?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm như sắc nhập. Thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm như Thọ niệm xứ. Hành ấm như Pháp niệm xứ. Hỏi: Ấm có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp báo?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm như Thân niệm xứ. Thọ, tưởng, thức ấm như Thọ niệm xứ.

Hành ấm như Pháp niệm xứ.

Ba thứ là nghiệp tùy chuyển không phải nghiệp. Hai cần phân biệt: Sắc ấm như Thân niệm xứ. Hành ấm như Pháp niệm xứ.

Bốn ấm không phải sắc tạo sắc mà sắc không thể trông thấy. Một cần phân biệt: Sắc ấm như Thân niệm xứ.

Bốn ấm không phải sắc tạo sắc mà sắc không có đối. Một cần phân biệt: Sắc ấm như Thân niệm xứ.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu rõ. Khó hiểu vì rất sâu xa vi diệu.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu nhân của thiện không phải thiện?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Ấm hoặc là nhân của thiện mà không phải thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân của thiện mà không phải thiện, là báo sinh thiện nơi năm ấm.

2. Thiện cũng là nhân của thiện là năm ấm thiện.

3. Không phải thiện cũng không phải nhân của thiện, là năm ấm bất thiện và vô ký.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu bất thiện không phải là nhân của bất thiện?

Đáp: Hết thảy phải phân biệt.

Sắc ấm như Thân niệm xứ. Thọ ấm-tưởng ấmthức ấm như Thọ niệm xứ. Hành ấm như Pháp niệm xứ.

Hỏi: Ấm nhân của vô ký không phải là vô ký có bao nhiêu thứ?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Ấm hoặc là nhân của vô ký mà không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân của vô ký mà không phải vô ký, là năm ấm bất thiện.

2. Vô ký cũng là nhân của vô ký, là năm ấm vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải nhân của vô ký, là năm ấm thiện.

Hết thảy là nhân duyên duyên hợp và có nhân.

Một thứ không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Bốn cần phân biệt: Thọ ấmtưởng ấm-thức ấm như Thọ niệm xứ. Hành ấm hoặc là thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm pháp của hành ấm sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là tâm pháp của hành ấm nơi thọ mạng tối hậu của A-la-hán quá khứ-hiện, tại và chánh thọ vô tưởng, tâm pháp của hành ấm đã khởi, sẽ khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp là trừ ra tâm pháp của hành ấm nơi thọ mạng tối hậu của A-la-hán quá khứ-hiện tại, còn lại tâm pháp của hành ấm quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm pháp của hành ấm sẽ dấy khởi ở hiện tiền-vị lai, còn lại là tâm pháp của hành ấm vị lai, trừ ra thứ đệ nơi tâm bất tương ưng hành ấm, còn lại là tâm bất tương ưng hành ấm.

Một thứ là duyên của duyên duyên hợp mà không phải có duyên. Ba thứ là duyên của duyên duyên hợp và có duyên. Một cần phân biệt: Hành ấm nếu là tâm pháp thì nó là duyên của duyên duyên hợp và có duyên. Nếu không phải là tâm pháp thì duyên của duyên duyên hợp mà không phải có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu lưu cũng là tùy lưu?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm-thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm nếu là hữu lậu thì đó là tùy lưu chứ không phải là lưu. Nếu là vô lậu thì không phải lưu cũng không phải tùy lưu. Hành ấm hoặc là tùy lưu chứ không phải lưu, có ba trường hợp:

1. Tùy lưu chứ không phải lưu, là lưu không tiếp nhận hành ấm hữu lậu.

2. Lưu cũng là tùy lưu, là bốn lưu.

3. Không phải lưu cũng không phải tùy lưu, là lưu không tiếp nhận hành ấm vô lậu.

Giới là mười tám giới: Gồm những gì? Như trước đã nói.

Hỏi: Mười tám giới này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Mười thứ là sắc. Bảy thứ không phải sắc. Một cần phân biệt:

Nghiệp thân-miệng trong pháp giới là sắc, còn lại là không phải sắc.

Một giới có thể thấy. Mười bảy giới không thể thấy. Mười giới có đối. Tám giới không có đối.

Mười lăm giới hữu lậu. Ba cần phân biệt: Ý giới hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là ý hữu lậu tư duy tương ưng với ý giới. Vô lậu là ý vô lậu tư duy tương ưng với ý giới.

Như ý giới, thức giới cũng vậy. Pháp giới như pháp nhập.

Mười bảy thứ là hữu vi. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ là vô báo. Mười cần phân biệt: Sắc giới hoặc hữu báo, hoặc vô báo. Hữu báo là sắc giới thiện hay bất thiện. Vô báo là sắc giới vô ký.

Như sắc giới; thanh giới, nhĩ thức giới, nhãn thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới cũng vậy.

Ý giới hoặc hữu báo, hoặc vô báo. Hữu báo là ý giới hữu lậu thiện và bất thiện. Vô báo là ý giới vô lậu và vô ký.

Như ý giới; thức giới-pháp giới cũng vậy.

Mười bảy thứ từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười thứ là thuộc về sắc. Bảy thứ là thuộc về danh. Một cần phân biệt: Nghiệp thân-miệng trong pháp giới là thuộc về sắc, còn lại là thuộc về danh. Mười hai thứ thuộc về nội nhập. Sáu thứ thuộc về ngoại nhập. Hết thảy là trí biết.

Mười lăm thứ là đoạn tri biết và đoạn. Ba cần phân biệt: Ba nếu là hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn. Nếu là vô lậu thì không đoạn tri biết và không đoạn.

Tám thứ không phải tu. Mười cần phân biệt: Sắc giới hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là sắc giới thiện. Không phải tu là sắc giới vô ký và bất thiện.

Như sắc giới, thanh giới, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới, ý giới, ý thức giới cũng vậy.

Pháp giới hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là pháp giới hữu vi thiện. Không phải tu là pháp giới bất thiện, vô ký và số diệt.

Tám thứ không ô uế. Mười cần phân biệt: Sắc giới hoặc ô uế, hoặc không ô uế. Ô uế là sắc giới bất thiện và sắc giới vô ký-chìm mất. Không ô uế là sắc giới thiện và sắc giới vô ký-không chìm mất.

Như sắc giới; thanh giới, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới, ý giới, ý thức giới, pháp giới cũng vậy.

Mười bảy thứ là quả và có quả. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Chín thứ không thọ. Chín cần phân biệt: Nhãn giới hoặc thọ, hoặc không thọ. Thọ là tự tánh không thọ nhận. Không thọ là tự tánh không thọ nhận.

Như nhãn giới; sắc giới, nhĩ giới, tỷ giới, hương giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới cũng vậy.

Mười tám giới hoặc do bốn đại tạo, hoặc không phải bốn đại tạo. Bốn đại tạo là chín giới và phần ít của hai giới. Không phải bốn đại tạo là bảy giới và phần ít của hai giới.

Mười bảy giới có cái trên nó. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười lăm giới là hữu. Ba cần phân biệt: Ba nếu là hữu lậu thì đó là hữu. Nếu là vô lậu thì không phải là hữu.

Mười giới là nhân không tương ưng. Bảy giới là nhân tương ưng.

Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Lĩnh vực thiện tiếp nhận phần ít của mười giới. Phần ít của mười giới cũng tiếp nhận lĩnh vực thiện.

Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận phần ít của mười giới. Phần ít của mười giới cũng tiếp nhận lĩnh vực bất thiện.

Lĩnh vực vô ký tiếp nhận tám giới và phần ít của mười giới. Tám giới và phần ít của mười giới cũng tiếp nhận lĩnh vực vô ký.

Lĩnh vực lậu tiếp nhận phần ít của một giới. Phần ít của một giới cũng tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận mười lăm giới và phần ít của ba giới. Mười lăm giới và phần ít của ba giới cũng tiếp nhận lĩnh vực hữu lậu.

Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận phần ít của ba giới. Phần ít của ba giới cũng tiếp nhận lĩnh vực vô lậu.

Mười bảy giới hoặc quá khứ-vị lai hay hiện tại đều có. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ là vô ký. Mười cần phân biệt: Sắc giới hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là thân tạo tác thiện. Bất thiện là thân tạo tác bất thiện. Vô ký là trừ ra thiện và bất thiện do thân làm, còn lại là sắc giới.

Thanh giới cũng vậy.

Nhãn thức giới hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là ý thiện tư duy tương ưng với nhãn thức giới. Bất thiện là ý bất thiện tư duy tương ưng với nhãn thức giới. Vô ký là ý vô ký tư duy tương ưng với nhãn thức giới.

Như nhãn thức giới, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới, ý thức giới cũng vậy.

Pháp giới như pháp nhập.

Bốn thứ thuộc cõi Dục. Mười bốn cần phân biệt: Nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, thanh giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, xúc giới, như đã nói trong phẩm Phân biệt các nhập.

Nhãn thức giới hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Dục là sao? Là ý cõi Dục tư duy tương ưng với nhãn thức giới. Thuộc cõi Sắc là sao? Là ý cõi Sắc tư duy tương ưng với nhãn thức giới.

Như nhãn thức giới; nhĩ thức giới, thân thức giới cũng vậy. Ý giới, ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Mười lăm thứ là phi học phi vô học. Ba cần phân biệt: Ý giới, pháp giới, ý thức giới, như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập.

Mười lăm thứ tu đoạn. Ba cần phân biệt: Ý giới, pháp giới, ý thức giới, như nói rộng như ở phẩm Phân biệt các nhập.

Mười thứ không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng. Bảy thứ tức là tâm. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười thứ không phải tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ. Bảy tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Như thọ-tưởng-hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Mười thứ không phải có giác có quán. Năm thứ có giác có quán.

Ba cần phân biệt: Ý giới và ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Một thứ kiến cũng là kiến xứ. Mười bốn thứ là kiến xứ nhưng không phải kiến. Ba cần phân biệt:

Ý giới, ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ không phải nhân của thân kiến mà thân kiến cũng không phải là nhân của nó. Mười thứ cần phân biệt: Sắc giới nếu ô uế thì là nhân của thân kiến mà thân kiến không phải là nhân của nó. Nếu không ô uế thì không phải là nhân của thân kiến mà thân kiến cũng không phải là nhân của nó. Như sắc giới; thanh giới, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới cũng như vậy. Ý giới và ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Hỏi: Mười tám giới có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp báo?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt rõ.

Nhãn giới hoặc là nghiệp báo chứ không phải nghiệp, hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo. Nghiệp báo chứ không phải nghiệp, là báo sinh nơi nhãn giới, còn lại là không phải nghiệp.

Nhĩ giới, tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới cũng vậy. Sắc giới như sắc nhập. Thanh giới như thanh nhập. Pháp giới như pháp nhập. (còn thiếu)

Tám thứ không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển. Bảy thứ là nghiệp tùy chuyển mà không phải nghiệp. Ba cần phân biệt: Sắc giới như sắc nhập. Thanh giới như thanh nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Mười tám giới hoặc là sắc tạo sắc mà sắc không thể thấy, có ba trường hợp:

1. Sắc tạo sắc mà sắc không thể thấy là tám giới và phần ít của hai nhập.

2. Sắc tạo sắc cũng là sắc có thể thấy, là một giới.

3. Không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể thấy, là bảy giới và phần ít của hai giới.

Mười tám giới hoặc là sắc tạo sắc mà sắc không có đối, có bốn trường hợp:

1. Sắc tạo sắc mà sắc không có đối là phần ít của một giới.

2. Sắc có đối mà không phải sắc tạo sắc là phần ít của một giới.

3. Sắc tạo sắc cũng là sắc có đối, là chín giới và phần ít của một giới.

4. Không phải sắc tạo sắc cũng không phải sắc có đối, là bảy giới và phần ít của một giới.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu, khó hiểu là do rất sâu xa.

Hỏi: Mười tám giới có bao nhiêu thiện không phải là nhân của thiện?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Nhãn giới hoặc là nhân của thiện mà không phải thiện, hoặc không phải nhân của thiện mà cũng không phải thiện. Nhân của thiện mà không phải thiện là báo sinh thiện nơi nhãn giới. Còn lại là không phải thiện cũng không phải nhân của thiện.

Như nhãn giới; nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc giới cũng vậy. Sắc giới như sắc nhập. Nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới, ý giới cũng vậy.

Thanh giới hoặc là thiện cũng là nhân của thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải nhân của thiện. Thiện cũng là nhân của thiện, là thanh giới thiện, còn lại là không phải thiện cũng không phải nhân của thiện.

Pháp giới như pháp nhập.

Hỏi: Mười tám giới có bao nhiêu bất thiện cũng là nhân của bất thiện?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Nhãn giới nói rộng như nhãn nhập.

Như nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, hương giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới cũng vậy.

Sắc giới như sắc nhập.

Như sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới cũng vậy.

Thanh giới như thanh nhập. Ý giới như ý căn. Ý thức giới như hỷ căn. Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ là vô ký cũng là nhân của vô ký. Mười cần phân biệt: Sắc giới hoặc là nhân của vô ký mà không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân của vô ký không phải vô ký, là sắc giới bất thiện.

2. Vô ký cũng là nhân của vô ký, là sắc giới vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải nhân của vô ký là sắc giới thiện.

Như sắc giới, nhãn thức giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới cũng vậy. Pháp giới như pháp nhập.

Mười bảy thứ là nhân duyên duyên hợp và có nhân. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập. Mười giới không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Tám cần phân biệt: Nhãn thức giới hoặc là thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là nhãn thức giới sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là nhãn thức giới ở quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra nhãn thức giới sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là nhãn thức giới vị lai.

Như nhãn thức giới; nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới cũng vậy. Ý giới và ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Mười thứ là duyên của duyên duyên hợp nhưng không phải có duyên. Bảy thứ là duyên của duyên duyên hợp mà cũng có duyên. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười bảy giới là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng.

Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười lăm thứ là tùy lưu chứ không phải lưu. Ba cần phân biệt: Ý giới, ý thức giới như ý nhập.

Pháp giới như pháp nhập.

----------------

Phẩm 8: NHIẾP TRẠCH (Lựa chọn thâu tóm)

Sắc pháp, tiếp nhận mười một giới-mười một nhập-một ấm, tám trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp tất cả hai cõi Dục-Sắc và sử sai khiến tu đoạn. Tức là sắc pháp, tiếp nhận mười giới-mười nhập-một ấm, không phải trí biết, năm thức biết, không phải sử sai khiến.

Không phải sắc pháp, tiếp nhận tám giới-hai nhập-bốn ấm, mười trí biết, một thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là không phải sắc pháp, tiếp nhận bảy giới-một nhập-bốn ấm, hai trí biết là tri tha tâm trí và diệt trí, không phải thức biết, hết thảy cõi Vô sắc, hai cõi Dục-Sắc, hai thân kiến khổ-tập đoạn, không có hết thảy sử sai khiến.

Pháp có thể thấy, tiếp nhận một giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết, sử sai khiến trùm khắp tất cả hai cõi Dục-Sắc, và sử sai khiến tu đoạn. Tức là pháp có thể thấy, tiếp nhận một giới-một nhập chứ không phải ấm, không phải trí biết, một thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không thể thấy, tiếp nhận mười bảy giới-mười một nhập-năm ấm, mười trí biết, năm thức nhận biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp không thể thấy, tiếp nhận mười bảy giới-mười một nhập-bốn ấm, ba trí biết là tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết, hết thảy cõi Vô sắc, cõi Dục-cõi Sắc, hai thân kiến khổ-tập đoạn, không có hết thảy sử sai khiến.

Pháp có đối, tiếp nhận mười giới-mười nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp tất cả hai cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến. Tức là pháp có đối, tiếp nhận mười giới-mười nhập chứ không phải ấm, không phải trí biết, năm thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không có đối tiếp, nhận tám giới-hai nhập-năm ấm, mười trí biết, một thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp không có đối, tiếp nhận tám giới-hai nhập-bốn ấm, ba trí biết là tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, không phải thức biết, hết thảy cõi Vô sắc, cõi Dục-Sắc, hai thân kiến khổ-tập đoạn, không phải sử sai khiến bao trùm hết thảy.

Pháp hữu lậu tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp hữu lậu, tiếp nhận mười lăm giới-mười nhập chứ không phải ấm, hai trí biết là khổ-tập trí, năm thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô lậu, tiếp nhận ba giới-hai nhập-năm ấm, tám trí biết trừ ra khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến. Tức là pháp vô lậu tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, hai trí biết là diệt-đạo trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp hữu vi, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp hữu vi, tiếp nhận mười bảy giới-mười một nhập-năm ấm, bốn trí biết là tri tha tâm trí-khổ trí-tập trí-đạo trí, năm thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô vi, tiếp nhận một giới-một nhập chứ không tiếp nhận ấm, sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ-tập-đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến. Tức là pháp vô vi, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, một trí biết là diệt trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp hữu tránh-vô tránh, như pháp hữu lậu-vô lậu. Như pháp hữu tránh; Pháp vô tránh. Pháp thế gian, xuất thế gian; nhập, không nhập; nhiễm ô, không nhiễm ô; y gia, y xuất yếu; kiết, không phải kiết; thọ, không phải thọ; triền, không phải triền cũng vậy.

Pháp ký, tiếp nhận mười giới-bốn nhập-năm ấm, mười trí biết, ba thức biết, sử sai khiến trùm khắp tất cả thảy cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, và sử sai khiến tu đoạn. Tức là pháp ký, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, hai trí biết là diệt-đạo trí, không phải thức biết, hai thân kiến tập đoạn cõi Dục, không phải hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Pháp vô ký, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy cõi Sắc-Vô sắc, hai thân kiến tập đoạn cõi Dục, hết thảy sử sai khiến trùm khắp. Tức là pháp vô ký, tiếp nhận tám giới-tám nhập chứ không phải ấm, không phải trí biết, ba thức biết, hai thân kiến, khổ-tập đoạn cõi Sắc-Vô sắc, không phải hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Pháp chìm mất, tiếp nhận mười giới-bốn nhập-năm ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp chìm mất, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, hai thân kiến khổ-tập đoạn nơi ba cõi, không phải hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Pháp không chìm mất, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, mười trí biết, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp tất cả ba cõi và sử sai khiến tu đoạn. Tức là pháp không chìm mất, tiếp nhận tám giới-tám nhập chứ không phải ấm, hai trí biết là diệt-đạo trí, ba thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp tu, tiếp nhận mười giới-bốn nhập-năm ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, ba thức biết, sử sai khiến trùm khắp ba cõi và sử sai khiến tu đoạn. Tức là pháp tu, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, một trí biết là đạo trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp phi tu, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, chín trí biết trừ ra đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp phi tu, tiếp nhận tám giới-tám nhập chứ không phải ấm, một trí biết là diệt trí, hai thức biết, hai thân kiến khổ tập đoạn nơi ba cõi, không có sử sai khiến biến khắp.

Pháp ô uế tiếp nhận mười giới-bốn nhập-năm ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp ô uế, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, hai thân kiến khổ-tập đoạn nơi ba cõi, không phải sử sai khiến trùm khắp tất cả.

Pháp phi ô uế, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp phi ô uế, tiếp nhận tám giới, tám nhập chứ không phải ấm, hai trí biết là diệt-đạo trí, ba thức biết, không phải sử sai khiến.

Như pháp ô uế; pháp phi ô uế, pháp có tội-không có tội cũng vậy.

Pháp hữu báo, tiếp nhận mười giới-bốn nhập

-năm ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, sử sai khiến trùm khắp tất cả thảy ba cõi và sử sai khiến tu đoạn. Tức là pháp hữu báo, tiếp nhận không phải giớikhông phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, hai thân kiến tập đoạn nơi cõi Dục, không có hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Pháp phi hữu báo, tiếp nhận mười tám giớimười hai nhập-năm ấm, mười trí biết, sáu thức nhận biết, hết thảy cõi Sắc-Vô sắc, hai thân kiến tập đoạn nơi cõi Dục, sử sai khiến trùm khắp tất cả cả. Tức là pháp phi hữu báo, tiếp nhận tám giới-tám nhập chứ không phải ấm, hai trí biết là diệt đạo trí, ba thức biết, hai thân kiến khổ-tập đoạn nơi cõi Sắc-Vô sắc, không có sử sai khiến trùm hết thảy.

Pháp kiến, tiếp nhận hai giới-hai nhập-hai ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến và vô lậu duyên kiến tương ưng với sử vô minh sai khiến. Tức là pháp kiến, tiếp nhận một giới-một nhập chứ không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, vô lậu duyên kiến tương ưng với sử vô minh sai khiến.

Pháp phi kiến, tiếp nhận mười bảy giới-mười một nhập-năm ấm, mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp phi kiến tiếp nhận mười sáu giới-mười nhập-ba ấm, một trí biết là diệt trí, năm thức biết, trừ ra vô lậu duyên nơi kiến tương ưng với vô minh, còn lại vô lậu duyên sử sai khiến.

Pháp nội, tiếp nhận mười hai giới-sáu nhập-hai ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp nội, tiếp nhận mười hai giới-sáu nhập-một ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp ngoại, tiếp nhận sáu giới-sáu nhập-bốn ấm, mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp ngoại, tiếp nhận sáu giới-sáu nhập-ba ấm, một trí biết là diệt trí, năm thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp thọ, tiếp nhận chín giới-chín nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, năm thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục-Sắc và sử sai khiến tu đoạn. Tức là pháp thọ, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp phi thọ, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp phi thọ, tiếp nhận chín giới-ba nhập-bốn ấm, ba trí biết là tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy cõi Vô sắc, hai thân kiến khổ-tập đoạn nơi cõi Dục-Sắc, không có sử sai khiến trùm hết thảy.

Pháp tâm, tiếp nhận bảy giới-một nhập-một ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp tâm, tiếp nhận bảy giới-một nhập-một ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp hữu duyên, tiếp nhận tám giới-hai nhập-bốn ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp hữu duyên, tiếp nhận bảy giới-một nhập-ba ấm, một trí biết là tri tha tâm trí, không phải thức biết, vô lậu duyên sử sai khiến.

Pháp vô duyên, tiếp nhận mười một giới-mười một nhập, hai ấm, chín trí biết trừ ra tri tha tâm trí, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến. Tức là pháp vô duyên, tiếp nhận mười giới-mười nhập-một ấm, một trí biết là diệt trí, năm thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp tâm pháp, tiếp nhận một giới-một nhập-một ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp tâm pháp, không phải giới-không phải nhập mà tiếp nhận hai ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp phi tâm pháp, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-ba ấm, mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp phi tâm pháp, tiếp nhận mười bảy giới-mười một nhập-hai ấm, một trí biết là diệt trí, năm thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp nghiệp, tiếp nhận ba giới-ba nhập-hai ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp nghiệp, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp phi nghiệp, tiếp nhận mười lăm giới-chín nhập-ba ấm, một trí biết là diệt trí, ba thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp thiện, tiếp nhận mười giới-bốn nhập-năm ấm, mười trí biết, ba thức biết, sử sai khiến trùm cả ba cõi, và sử sai khiến tu đoạn. Tức là pháp thiện, tiếp nhận không phải giới-không phải nhậpkhông phải ấm, hai trí biết là diệt-đạo trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp bất thiện, tiếp nhận mười giới-bốn nhập-năm ấm, bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Dục. Tức là pháp bất thiện, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập

-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, hai thân kiến tập đoạn nơi cõi Dục, không có sử sai khiến trùm khắp.

Pháp vô ký, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy cõi Sắc-Vô sắc, hai thân kiến tập đoạn nơi cõi Dục, sử sai khiến trùm khắp tất cả cả. Tức là pháp vô ký, tiếp nhận tám giới-tám nhập chứ không phải ấm, không phải trí biết, ba thức biết, hai thân kiến khổ-tập đoạn nơi cõi Sắc-Vô sắc, không có sử sai khiến trùm hết cả.

Pháp kiến đoạn, tiếp nhận ba giới-hai nhập-bốn ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, kiến đoạn hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp kiến đoạn, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, hai thân kiến khổ-tập đoạn nơi ba cõi, không phải sử sai khiến trùm hết cả.

Pháp tu đoạn, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy tu đoạn và hết thảy sử sai khiến bao trùm. Tức là pháp tu đoạn, tiếp nhận mười lăm giới-mười nhập chứ không phải ấm, không phải trí biết, năm thức biết, tu đoạn hết thảy sử sai khiến.

Pháp không đoạn, tiếp nhận ba giới-hai nhập-năm ấm, tám trí biết trừ ra khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến. Tức là pháp không đoạn, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, hai trí biết là diệt-đạo trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp học, tiếp nhận ba giới-hai nhập-năm ấm, bảy trí biết trừ ra khổ-tập trí và diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến. Tức là pháp học, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến. Như pháp học, pháp vô học cũng vậy.

Pháp phi học phi vô học, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp phi học phi vô học, tiếp nhận mười lăm giới-mười nhập chứ không phải ấm, ba trí biết là khổ-tập-diệt trí, năm thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp thuộc cõi Dục, tiếp nhận mười tám giớimười hai nhập-năm ấm, bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến nơi cõi Dục. Tức là pháp thuộc cõi Dục, tiếp nhận bốn giới-hai nhập chứ không phải ấm, không phải trí biết, hai thức biết, hết thảy sử sai khiến nơi cõi Dục.

Pháp thuộc cõi Sắc, tiếp nhận mười bốn giới-mười nhập-năm ấm, bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết, hết thảy sử sai khiến nơi cõi Sắc. Tức là pháp thuộc cõi Sắc, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, sử sai khiến hết thảy nơi cõi Sắc.

Pháp thuộc cõi Vô sắc, tiếp nhận ba giới-hai nhập-bốn ấm, sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến nơi cõi Vô sắc. Tức là pháp thuộc cõi Vô sắc, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, hết thảy sử sai khiến nơi cõi Vô sắc.

Pháp không hệ thuộc tiếp nhận ba giới, hai nhập, năm ấm, tám trí biết trừ ra khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến. Tức là pháp không hệ thuộc, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, hai trí biết là diệt-đạo trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp quá khứ, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là pháp quá khứ, tiếp nhận không phải giới-không phải nhậpkhông phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Như pháp quá khứ; pháp vị lai-hiện tại cũng vậy.

Pháp không phải quá khứ, vị lai, hiện tại tiếp nhận một giới-một nhập chứ không tiếp nhận ấm, sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ-tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến. Tức là pháp không phải quá khứ-vị lai-hiện tại, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, một trí biết là diệt trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp thuộc khổ đế, nói rộng như khổ đế. Tức là pháp thuộc khổ đế, tiếp nhận không phải giớikhông phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến. Như pháp thuộc khổ đế, pháp thuộc tập đế cũng vậy.

Pháp thuộc diệt đế như diệt đế. Tức là pháp thuộc diệt đế, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, một trí biết là diệt trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp thuộc đạo đế như đạo đế. Tức là pháp thuộc đạo đế, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, một trí biết là đạo trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp không thuộc về đế, tiếp nhận một giới-một nhập chứ không phải ấm, một trí biết là đẳng trí, một thức biết, không phải sử sai khiến. Tức là pháp không thuộc về đế tiếp nhận không phải giớikhông phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Pháp kiến khổ đoạn, tiếp nhận ba giới-hai nhập-bốn ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy kiến khổ đoạn và kiến tập đoạn, hết thảy sử sai khiến biến khắp. Tức là pháp kiến khổ đoạn, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, tức là kiến khổ đoạn không có sử sai khiến bao trùm hết thảy.

Như vậy kiến tập đoạn có sai khác là kiến tập đoạn không có sử sai khiến bao trùm hết thảy. Kiến diệt đoạn có sai khác là kiến diệt đoạn hết thảy sử sai khiến. Kiến đạo đoạn sai khác như vậy, là kiến đạo đoạn hết thảy sử sai khiến.

Pháp tu đoạn, tiếp nhận mười tám giới-mười hai nhập-năm ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, tu đoạn hết thảy sử sai khiến, và sử sai khiến bao trùm hết thảy. Tức là pháp tu đoạn, tiếp nhận mười lăm giới-mười nhập chứ không phải ấm, không phải trí biết, năm thức biết, tu đoạn hết thảy sử sai khiến.

Pháp không đoạn, tiếp nhận ba giới-hai nhập-năm ấm, tám trí biết trừ ra khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến. Tức là pháp không đoạn, tiếp nhận không phải giới-không phải nhập-không phải ấm, hai trí biết là diệt-đạo trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Sắc ấm, tiếp nhận mười một giới, mười một nhập, một ấm, tám trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, sáu thức nhận biết, sử sai khiến biến khắp hai cõi Dục-Sắc và tu đoạn sử sai khiến. Tức là sắc ấm, tiếp nhận mười giới-mười nhập-một ấm, không phải trí biết, năm thức biết, không phải sử sai khiến.

Thọ ấm, tiếp nhận một giới-một nhập-một ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là thọ ấm, tiếp nhận không phải giới, không phải nhập mà chỉ một ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Như thọ ấm; tưởng ấm, hành ấm cũng vậy.

Thức ấm, thâu nhận bảy giới, một nhập, một ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến. Tức là thức ấm thâu nhận bảy giới-một nhập-một ấm, không phải trí biết, không phải sử sai khiến.

Nhãn nhập, thâu nhận một giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy khắp hai cõi Dục-Sắc và tu đoạn sử sai khiến. Tức là nhãn nhập, thuộc một giới-một nhập chứ không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết.

Như nhãn nhập; nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập; nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân giới; nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn cũng vậy.

Sắc nhập, thuộc một giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến. Tức là sắc nhập, thuộc một giới-không phải ấm chứ không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến. Như sắc nhập, thanh nhập, xúc nhập, sắc giới, thanh giới, xúc giới cũng vậy.

- Hương nhập, thuộc một giới-một nhập-một ấm, sáu trí biết trừ ra tỷ trí, tri tha tâm trí và diệt đạo trí, hai thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục và tu đoạn sử sai khiến. Tức là hương nhập, thuộc một giới một nhập-không phải ấm, không phải trí biết, một thức biết, không phải sử sai khiến.

Như hương nhập: vị nhập, hương giới, vị giới cũng vậy.

- Ý nhập, thuộc bảy giới-một nhập-một ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy. Tức là ý nhập thuộc bảy giới một nhập-một ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Như ý nhập; ý giới, ý căn cũng vậy.

Pháp nhập thuộc một giới-một nhập-bốn ấm, mười trí biết, một thức biết, sử sai khiến hết thảy. Tứ là pháp nhập, thuộc một giới-một nhập-ba ấm, một trí biết là diệt trí, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Như pháp nhập; pháp giới cũng vậy.

Nhãn thức giới, thuộc hai giới-một nhập-một ấm, tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến bao trùm hai cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến. Tức là nhãn thức giới thuộc một giới chứ không phải ấm-không phải nhập, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến. Như nhãn thức giới, nhĩ thức giới, thân thức giới cũng vậy.

Tỷ thức giới, thuộc hai giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp tất cả thảy cõi Dục, và tu đoạn sử sai khiến. Tức là tỷ thức giới, thuộc một giới chứ không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Như tỷ thức giới; thiệt thức giới cũng vậy.

Ý thức giới, thuộc hai giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy. Tức là ý giới, thuộc một giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Nữ căn, thuộc một giới-một nhập-một ấm, sáu trí biết trừ ra tỷ trí, tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến thuộc cõi Dục và tu đoạn sử sai khiến. Tức là nữ căn, không thuộc về giới-không phải nhập-không phải ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Như nữ căn, nam căn cũng vậy.

Mạng căn, thuộc một giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến khắp cả ba cõi và tu đoạn sử sai khiến. Tức là mạng căn, không thuộc về giới-ấm-nhập, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Lạc căn, thuộc một giới-một nhập-một ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Dục, cõi Sắc và tu đoạn sử sai khiến. Tức là lạc căn, không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Hỷ căn, thuộc một giới-một nhập-một ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Sắc, trừ ra vô lậu duyên với nghi cõi Dục và vô minh tương ưng, còn thì sử sai khiến hết thảy cõi Dục. Tức là hỷ căn không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Ưu căn, thuộc một giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Dục. Tức là ưu căn, không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến. Xả căn, thuộc một giới-một nhập-một ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy. Tức là xả căn, không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Tín căn, thuộc một giới-một nhập-một ấm, chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy ba cõi và tu đoạn sử sai khiến. Tức là tín căn, không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Như tín căn; tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng vậy.

Khổ căn, thuộc một giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Dục, và tu đoạn sử sai khiến. Tức là khổ căn, không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Vị tri đương tri căn, thuộc ba giới-hai nhập-ba ấm, bảy trí biết trừ ra khổ-tập trí và diệt trí, một thức biết, không phải sử sai khiến. Tức là vị tri đương tri căn, không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Như vị tri đương tri căn; dĩ tri căn, vô tri căn cũng vậy.

Sử do thấy khổ đoạn thuộc cõi Dục, thuộc một giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Thấy khổ đoạn nơi tất cả sử sai khiến thuộc cõi Dục, và thấy tập đoạn khắp tất cả thảy sử sai khiến. Tức là sử do thấy khổ đoạn thuộc cõi Dục, không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến. Sử do thấy tập đoạn thuộc cõi Dục, thuộc một giới, một nhập, một ấm, bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Hết thảy sử sai khiến của thấy tập đoạn thuộc cõi Dục và sử sai khiến trùm khắp tất cả thảy do thấy khổ đoạn. Tức là sử do thấy tập đoạn thuộc cõi Dục, không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến. Sử do thấy diệt đoạn thuộc cõi Dục, thuộc một giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt đạo trí, một thức biết, trừ ra vô lậu duyên nơi vô minh bất cộng do thấy diệt đoạn thuộc cõi Dục. Như còn lại là sử sai khiến hết thảy do thấy diệt đoạn thuộc cõi Dục, và sử sai khiến bao trùm tất cả. Tức là sử do thấy diệt đoạn thuộc cõi Dục không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến. Như thấy diệt đoạn; thấy đạo đoạn cũng vậy.

Sử do tu đoạn thuộc cõi Dục, thuộc một giới-một nhập-một ấm, bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến nơi cõi Dục do tu đoạn và sử sai khiến hết thảy. Tức là sử do tu đoạn thuộc cõi Dục, không thuộc về giới-nhập-ấm, không phải trí biết, không phải thức biết, không phải sử sai khiến.

Như thuộc cõi Dục; thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Vô sắc có khác là thuộc cõi Sắc-Vô sắc tức là sử do thấy khổ-tập-diệt-đạo tu đoạn, sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, còn lại như trên đã nói.

Kính lễ tối Chân giác,
Bậc vô vi thứ nhất,
Kính lễ tối tịch diệt,
Cùng diệu đạo ba thừa.
Kính lễ tối dứt tâm,
Tăng giới tịnh trong mát,
Nay hướng về Tam bảo,
Nhằm thông tỏ nẻo mầu.
Nguyện tăng thêm oai thần,
Tất thông, không ngưng, bít,
Các tôn nhân thuở xưa,
Nơi nghĩa rất thâm diệu.
Rốt ráo không chướng ngại,
Kết tập nên kinh điển,
Mở Thánh đạo pháp hóa,
Kính thuận ba Tạng báu.
Trên nước Phật đi qua,
Trải rộng nuôi chúng Hiền,
Cõi này văn chẳng truyền,
Vun bồi nơi giấy mực.
Tôi Tỳ-kheo dòng Thích,
Cầu Na Bạt Đà La,
Nơi chúng sự phần này,
Định đúng văn bản Hồ.
Thỉnh Tỳ-kheo Thích Ca,
Thầy Bồ Đề Da Xá,
Đối văn điển Hồ kia,
Chuyên tinh lời Tống dịch.
Cầm bút ghi, tâm nhận,
Mỗi mỗi theo nghĩa sách,
Câu vị thô đã định,
Kính trình bậc đa văn.
Thật không vì tiếng khen,
Chỉ nhằm thêm kẻ học,
Nguyện đem chút duyên này,
Khéo tỏ các pháp tướng.
Rõ suốt bốn chân đế,
An trụ Niết-bàn lạc.

SỐ 1542 - LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHẨM LOẠI TÚC

Tác giả: Tôn giả Thế Hữu. Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang

QUYỂN 1

Phẩm 1: BIỆN VỀ NĂM SỰ

Có năm pháp:

1. Sắc.

2. Tâm.

3. Tâm sở pháp.

4. Tâm bất tương ưng hành.

5. Vô vi.

Hỏi: Sắc là gì?

Đáp: Là các sắc hiện có nơi tất cả bốn đại chủng và sắc mà bốn đại chủng tạo ra.

Bốn đại chủng là: Địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.

Sắc được tạo là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, sắc, thanh, hương, vị, một phần đối tượng được tiếp xúc và vô biểu sắc.

Hỏi: Tâm là gì?

Đáp: Là tâm-ý-thức. Đây lại hiện bày ra sao?

Đó là sáu thức thân, tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.

Hỏi: Tâm sở pháp là gì?

Đáp: Là như tâm và pháp tương ưng. Đây lại hiện bày ra sao? Đó là thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý, dục, thắng giải, niệm, định, tuệ, tín, cần, tầm, tứ, phóng dật, bất phóng dật, căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký. Tất cả kiết ràng buộc, tùy miên, tùy phiền não ràng buộc. Mọi trí, mọi kiến hiện có, các hiện quán hiện có và mọi loại pháp như thế tương ưng với tâm, gọi chung là tâm sở pháp.

Hỏi: Tâm bất tương ưng hành là gì?

Đáp: Là những pháp không tương ưng với tâm. Nó gồm những gì? Là đắc, định vô tưởng, định diệt, vô tưởng sự, mạng căn, chúng đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc, sinh, lão, trụ, vô thường, tánh, danh thân, cú thân, văn thân và các pháp cùng loại như thế không tương ưng với tâm, gọi chung là tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Vô vi là gì?

Đáp: Là ba thứ vô vi:

1. Hư không.

2. Phi trạch diệt.

3. Trạch diệt.

Địa giới là gì? Là tính chất cứng. Thủy giới là tính chất thấm ướt. Hỏa giới là tính chất ấm.

Phong giới là tính chất lay động như nhẹ nhàng v.v... Nhãn căn: Tịnh sắc nơi nhãn thức nương dựa. Nhĩ căn: Tịnh sắc nơi nhĩ thức nương dựa. Tỷ căn: Tịnh sắc nơi tỷ thức nương dựa.

Thiệt căn: Tịnh sắc nơi thiệt thức nương dựa. Thân căn: Tịnh sắc nơi thân thức nương dựa.

Sắc là gì? Là các sắc hiện có. Hoặc sắc hiện rõ đẹp. Hoặc sắc hiện rõ xấu, hoặc trung gian giữa hai thứ trên. Tức là tương tự với sắc ở nơi hiện rõ.

Các sắc như thế là đối tượng được nhận biết của hai thức, là nhãn thức và ý thức.

Ở đây, một loại nhãn thức nhận biết trước, tức là nhãn thức cảm nhận xong, ý thức mới nhận biết theo sau.

Thanh là gì? Là tiếng, tiếng này có hai: Nghĩa là tiếng có chấp nhận đại chủng làm nhân và tiếng không chấp nhận đại chủng làm nhân.

Các thứ tiếng như thế là đối tượng được nhận biết của hai thức, là nhĩ thức và ý thức.

Ở đây, một loại nhĩ thức biết trước, là nhĩ thức cảm nhận xong, ý thức mới nhận biết theo.

Hương là gì? Là các mùi hiện có, hoặc mùi thơm-mùi thối, hoặc mùi trung bình mà mũi ngửi. Các mùi hương như thế là đối tượng được nhận biết của hai thức, là tỷ thức và ý thức.

Ở đây, một loại tỷ thức biết trước, là tỷ thức cảm nhận xong, ý thức mới nhận biết theo sau.

Vị là gì? Là mọi thứ vị hiện có, hoặc vừa ý hay không vừa ý, hoặc ở nơi thuận bỏ mà lưỡi nếm.

Các vị như thế là đối tượng được nhận biết của hai thức, là thiệt thức và ý thức.

Ở đây một loại thiệt thức biết trước, là thiệt thức cảm nhận rồi, ý thức mới nhận biết theo sau.

Một phần được tiếp xúc là gì? Là các tính chất trơn, nhám, nhẹ, nặng, lạnh, đói, khát, là đối tượng được thân tiếp xúc. Các xúc và bốn đại chủng như thế là đối tượng được nhận biết của hai thức, là thân thức và ý thức. Ở đây một loại thân thức biết trước, là thân thức cảm thọ rồi, ý thức mới nhận biết theo.

Vô biểu sắc là gì? Là sắc mà lãnh vực pháp tiếp nhận. Sắc này và năm sắc căn là đối tượng được nhận biết của một thức là ý thức, bất cứ khi nào.

Nhãn thức là gì? Là nương vào nhãn căn mà nó phân biệt rõ mọi sắc.

Nhĩ thức là gì? Là nương vào nhĩ căn mà nó phân biệt rõ mọi tiếng.

Tỷ thức là gì? Là nương vào tỷ căn mà nó phân biệt rõ mùi hương.

Thiệt thức là gì? Là nương vào thiệt căn mà nó phân biệt rõ vị.

Thân thức là gì? Là nương vào thân căn mà nó phân biệt rõ đối tượng được tiếp xúc.

Ý thức là gì? Là nương vào ý căn mà phân biệt rõ các pháp.

Thọ là gì? Là tính chất nhận lãnh. Thọ này có ba thứ là cảm nhận vui, cảm nhận khổ và cảm nhận không khổ không vui.

Tưởng là gì? Là nhận lấy tính chất của hình tượng. Tưởng này có ba thứ là tưởng nhỏ, tưởng lớn, tưởng vô lượng.

Tư là gì? Là tính chất của tâm tạo tác, tức là ý nghiệp. Tư này có ba thứ là nghĩ thiện, nghĩ bất thiện và nghĩ vô ký.

Xúc là gì? Là tính chất hòa hợp của ba thứ. Sự tiếp xúc này có ba loại là sự tiếp xúc cảm nhận thuận với vui, sự tiếp xúc cảm nhận thuận với khổ, và sự tiếp xúc cảm nhận thuận với không khổ không vui.

Tác ý là gì? Là tính chất tỉnh thức, nhận biết của tâm. Sự tác ý này có ba thứ là tác ý học, tác ý vô học và tác ý không phải học không phải vô học. Dục là gì? Là tánh ưa tạo tác.

Thắng giải là gì? Là tính chất biết chắc, đúng của tâm đã hiểu rõ-sẽ hiểu rõ.

Niệm là gì? Là tính chất ghi nhớ sáng tỏ của tâm. Định là gì? Là tánh của tâm chuyên nhất nơi cảnh. Tuệ là gì? Là tính chất lựa chọn pháp của tâm.

Tín là gì? Là tánh lặng sạch của tâm.

Cần là gì? Là tính chất dũng mãnh của tâm. Tầm là gì? Là tánh dao động thô tháo của tâm. Tứ là gì? Là tính chất dao động vi tế của tâm.

Phóng dật là gì? Là tính chất không tu tập pháp thiện. Không phóng dật là gì? Là tính chất tu tập pháp thiện.

Căn thiện là gì? Là ba căn thiện, tức là căn thiện không tham, căn thiện không giận, căn thiện không si.

Căn bất thiện là gì? Là ba căn bất thiện, tức là căn bất thiện tham, căn bất thiện sân, căn bất thiện si.

Căn vô ký là gì? Là bốn căn vô ký, tức là ái vô ký, kiến vô ký, mạn vô ký, vô minh vô ký.

Kiết có chín thứ: Kiết ái, kiết sân hận, kiết mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thủ, kiết nghi, kiết tật (ganh ghét), kiết xan (keo kiệt).

Kiết ái: Tham ba cõi.

Kiết sân hận: Có khả năng làm tổn hại mọi hữu tình.

Kiết mạn là bảy thứ mạn, tức là mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, ty mạn, tà mạn.

Mạn là đối với kém, cho là mình hơn, hoặc đối với sự ngang bằng cho là mình ngang bằng. Do chính sự kiêu mạn này, đã kiêu mạn-sẽ kiêu mạn, với tâm niệm tự đề cao, tâm miệt thị người khác.

Quá mạn là đối với sự ngang bằng cho rằng mình cao hơn, hoặc đối với người hơn mình thì cho là mình ngang bằng họ. Do chính kiêu mạn này, đã kiêu mạn-sẽ kiêu mạn, với tâm tự đề cao, tâm miệt thị người khác.

Mạn quá mạn là với người hơn mình, cho rằng mình hơn họ. Do đó, đang kiêu mạn-đã kiêu mạn-sẽ kiêu mạn, với tâm tự đề cao, tâm miệt thị người khác.

Ngã mạn là đối với năm thủ uẩn v.v... tùy thuận quán sát chấp ngã hoặc sở hữu của ngã. Do chính ngã mạn này, nên đã ngã mạn-sẽ ngã mạn, với tâm tự đề cao, tâm miệt thị người khác.

Tăng thượng mạn là đối với điều chưa đạt được pháp thắng thượng, cho là ta đã đạt được. Mình chưa đạt đến chỗ chứng ngộ pháp thắng thượng mà cho là đã đạt đến. Chưa tiếp xúc với pháp chứng ngộ thắng thượng mà cho là đã tiếp xúc, mình chưa chứng ngộ mà cho là đã chứng ngộ. Do chính mạn này nên đã ngã mạn-sẽ ngã mạn, với tâm tự đề cao, tâm miệt thị người khác.

Ty mạn là đối với người khác hơn mình rất nhiều, thì cho rằng mình chỉ kém họ chút ít. Do chính sự ngã mạn này, nên đã ngã mạn-sẽ ngã mạn, với tâm tự đề cao, tâm miệt thị người khác.

Tà mạn là thật sự mình không có đức mà cho là có đức. Do chính sự ngã mạn này, nên đã ngã mạn-sẽ ngã mạn, với tâm tự đề cao, tâm miệt thị người khác.

Kiết vô minh là gì? Là không có trí hiểu biết về ba cõi.

Kiết kiến là gì? Là ba thứ kiến chấp, tức là có thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến.

Có thân kiến là đối với năm thủ uẩn v.v... tùy theo đấy quán sát chấp ngã, hoặc sở hữu của ngã. Do sự chấp ngã này mà khởi sự nhẫn, ưa chấp nơi tuệ quán sát.

Biên chấp kiến là đối với năm thủ uẩn v.v... tùy theo đấy quán sát chấp, hoặc đoạn, hoặc thường. Do sự chấp này, mà khởi hiện nhẫn, ưa chấp nơi tuệ quán sát.

Tà kiến là hủy báng nhân-quả, hoặc chê bai tác dụng, hoặc làm hoại sự thật. Do tà kiến này, mà khởi sự nhẫn, ưa chấp nơi tuệ quán sát.

Kiết thủ là thế nào? Là hai thủ, tức là kiến thủ và giới cấm thủ.

Kiến thủ là đối với năm thủ uẩn v.v... tùy theo đấy quán sát chấp cho là hơn hết, là tột bậc. Do kiến chấp này mà khởi sự nhẫn, ưa chấp nơi tuệ quán sát.

Giới cấm thủ là với năm thủ uẩn v.v... tùy theo đấy quán sát, cho là mình có khả năng thanh tịnh, có khả năng giải thoát, có khả năng xuất ly. Do quan niệm này, mà khởi sự nhẫn, ưa chấp nơi tuệ quán sát.

Kiết nghi là đối với chân lý còn do dự. Kiết tật là tâm đố kỵ.

Kiết xan là tâm bỏn xẻn, keo kiệt.

Phược: Các kiết cũng gọi là phược(trói buộc). Lại có ba thứ trói buộc là trói buộc của tham, trói buộc của sân, trói buộc của si.

Tùy miên: Có bảy thứ, nghĩa là tùy miên dục tham, tùy miên giận, tùy miên có tham, tùy miên mạn, tùy miên vô minh, tùy miên kiến, tùy miên nghi.

Tùy miên dục tham có năm thứ, là thuộc cõi Dục nhận thấy khổ-tập-diệt-đạo, do tu tập mà đoạn tham.

Tùy miên giận có năm thứ là nhận thấy khổ tập-diệt-đạo, do tu tập mà đoạn giận.

Tùy miên có tham có mười thứ, tức là thuộc cõi Sắc có năm, thuộc cõi Vô sắc có năm.

Thuộc cõi Sắc có năm: Nghĩa là thuộc cõi Sắc nhận thấy khổ-tập-diệt-đạo, do tu tập mà đoạn tham.

Thuộc cõi Vô sắc có năm cũng thế.

Tùy miên mạn có mười lăm thứ: Thuộc cõi Dục có năm, thuộc cõi Sắc có năm, thuộc cõi Vô sắc có năm.

Thuộc cõi Dục có năm: Thuộc cõi Dục thấy khổ-tập-diệt-đạo, do tu tập mà đoạn mạn

Thuộc cõi Sắc và Vô sắc đều có năm cũng thế. Tùy miên vô minh có mười lăm thứ: Nghĩa là thuộc cõi Dục có năm, thuộc cõi Sắc có năm, thuộc cõi Vô sắc có năm.

Thuộc cõi Dục có năm: Thuộc cõi Dục thấy khổ-tập-diệt-đạo, do tu tập mà đoạn vô minh.

Thuộc cõi Sắc-Vô sắc đều có năm cũng thế.

Tùy miên kiến có ba mươi sáu thứ: Thuộc cõi Dục có mười hai, thuộc cõi Sắc có mười hai, thuộc cõi Vô sắc có mười hai.

Thuộc cõi Dục có mười hai: Thuộc cõi Dục có thân kiến, biên chấp kiến. Do nhận thấy khổ-đạo, mà đoạn tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Do nhận thấy tập-diệt, mà đoạn tà kiến, kiến thủ.

Thuộc cõi Sắc-Vô sắc, mỗi cõi đều có mười hai cũng thế.

Tùy miên nghi có mười hai thứ: Nghĩa là thuộc cõi Dục có bốn, thuộc cõi Sắc có bốn, thuộc cõi Vô sắc có bốn.

Thuộc cõi Dục có bốn: Thuộc cõi Dục, nhận thấy khổ-tập-diệt-đạo, mà đoạn sự nghi ngờ.

Thuộc cõi Sắc-Vô sắc mỗi cõi đều có bốn cũng thế.

Tùy phiền não là thế nào? Là các tùy miên cũng gọi là tùy phiền não, nhưng có tùy phiền não không gọi là tùy miên, nghĩa là trừ các nhiễm ô khác của tùy miên.

Sự ràng buộc của tâm sở nơi hành uẩn có tám thứ: Nghĩa là hôn trầm, trạo cử, thùy miên, ố tác (ăn năn), tật, xan, vô tàm, vô quý (hôn trầm, dao động, ngủ say, ăn năn, ganh ghét, keo kiệt, không hổ, không thẹn).

Các trí hiện có: Có mười trí là Pháp trí, loại trí, tha tâm trí, thế tục trí-khổ trí-tập trí-diệt trí-đạo trítận trí-vô sinh trí.

Pháp trí là các trí vô lậu duyên các hành thuộc cõi Dục, các hành tạo nhân, các hành diệt, các hành có khả năng đoạn đạo.

Lại có các trí vô lậu duyên pháp trí và cảnh giới của pháp trí, cũng gọi là pháp trí.

Loại trí là các trí vô lậu duyên các hành thuộc cõi Sắc-Vô sắc, các hành tạo nhân, các hành diệt, các hành nơi đạo có khả năng đoạn.

Lại có các trí vô lậu duyên loại trí và cảnh giới của loại trí, cũng gọi là loại trí.

Tha tâm trí, là như trí do tu tập thành, là quả dựa vào sự tu tập, tu tập xong được trí không mất, thuộc cõi Dục và cõi Sắc hòa hợp hiện tiền. Tâm sở nơi tâm kẻ khác và một phần vô lậu nơi tâm-tâm sở của kẻ khác, đều gọi là tha tâm trí.

Thế tục trí là các tuệ hữu lậu.

Khổ trí là gì? Đối với năm thủ uẩn, trí này tư duy về vô thường-khổ-không-vô ngã, mà khởi trí vô lậu.

Tập trí là gì? Là đối với nhân hữu lậu, tư duy nhân nơi sự tập hợp sinh duyên mà khởi trí vô lậu.

Diệt trí là gì? Là đối với trạch diệt tư duy về diệt-tĩnh-diệu-ly mà khởi trí vô lậu.

Đạo trí là gì? Là đối với Thánh đạo tư duy về đạo, như, hành, xuất mà khởi trí vô lậu.

Tận trí là tự nhận biết khắp: Ta đã biết khổ, ta đã đoạn tập, ta đã chứng diệt, ta đã tu đạo. Do đấy mà khởi quán về trí, thấy giác ngộ thông tỏ, lãnh hội tuệ sáng, đều gọi là tận trí.

Vô sinh trí là tự nhận biết khắp: Ta đã biết khổ, không còn biết khổ nữa. Ta đã đoạn tập, không còn đoạn tập nữa. Ta đã chứng diệt, không còn chứng diệt nữa. Ta đã tu đạo, không còn tu đạo nữa. Do đấy mà khởi quán về trí, thấy giác ngộ thông tỏ, lãnh hội tuệ sáng, đều gọi là vô sinh trí.

Các kiến hiện có: Lại như các trí cũng gọi là kiến, nhưng có kiến không phải trí.

Có tám hiện quán về biên nhẫn:

1. Khổ pháp trí nhẫn.

2. Khổ loại trí nhẫn.

3. Tập pháp trí nhẫn.

4. Tập loại trí nhẫn.

5. Diệt pháp trí nhẫn.

6. Diệt loại trí nhẫn.

7. Đạo pháp trí nhẫn.

8. Đạo loại trí nhẫn.

Các hiện quán hiện có: Hoặc trí, hoặc kiến đều gọi là hiện quán. Thế nào là đắc? Nghĩa là được các pháp.

Định vô tưởng là gì? Là đã lìa nhiễm ở cõi Biến tịnh, chưa lìa nhiễm ở cõi trên. Tác ý của tưởng xuất ly, vì trước là diệt tâm-tâm sở.

Định diệt là đã lìa nhiễm nơi Vô sở hữu xứ, tác ý chấm dứt tưởng, vì trước là diệt tâm-tâm sở.

Sự vô tưởng: Là tâm-tâm sở đã diệt trong cõi trời hữu tình, sinh vô tưởng.

Thế nào là mạng căn? Là thọ mạng trong ba cõi.

Thế nào là chúng đồng phần? Là hữu tình cùng tính chất. Thế nào là y đắc? Là được chỗ nương dựa.

Xứ sự đắc là gì? Là được các uẩn.

Xứ đắc là gì? Là được lãnh vực trong ngoài. Sinh là gì? Là khiến các uẩn khởi hiện.

Lão là gì? Là khiến các uẩn thuần thục (chín). Trụ là gì? Là khiến các hành đã sinh không hoại.

Vô thường là gì? Là khiến các hành đã sinh, diệt hoại. Danh thân là gì? Là tăng ngữ.

Cú thân là gì? Là chữ đầy đủ.

Văn thân là gì? Là sự gồm nhiều chữ.

Thế nào là hư không? Là thể hư không bao la, không ngăn ngại, không cản trở mọi hoạt động của sắc.

Thế nào là phi trạch diệt? Là diệt mọi sai trái, lìa trói buộc. Thế nào là trạch diệt? Là diệt trừ, là lìa trói buộc.

----------------

Phẩm 2: BIỆN LUẬN CÁC TRÍ, Phần 1

Có mười trí: Như trước đã nói.

Hỏi: Pháp trí duyên cái gì?

Đáp: Là duyên các hành và một phần pháp vô lậu thuộc cõi Dục.

Hỏi: Loại trí duyên cái gì?

Đáp: Là duyên các hành và một phần pháp vô lậu thuộc cõi cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Tha tâm trí duyên cái gì?

Đáp: Là duyên sự hòa hợp hiện tiền theo tâmtâm sở của người khác ở cõi Dục-cõi Sắc, và một phần tâm-tâm sở vô lậu của người khác thuộc cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Thế tục trí duyên cái gì?

Đáp: Là duyên tất cả pháp.

Hỏi: Khổ trí duyên cái gì?

Đáp: Là duyên năm thủ uẩn.

Hỏi: Tập trí duyên cái gì?

Đáp: Là duyên nhân hữu lậu.

Hỏi: Diệt trí duyên cái gì? Đáp: Là duyên trạch diệt.

Hỏi: Đạo trí duyên cái gì?

Đáp: Là duyên pháp học-vô học.

Tận trí duyên cái gì?

Đáp: Là duyên tất cả pháp hữu vi và trạch diệt.

Hỏi: Vô sinh trí duyên cái gì?

Đáp: Là duyên tất cả pháp hữu vi và trạch diệt. Hỏi: Vì sao pháp trí duyên các hành và một phần pháp vô lậu thuộc cõi Dục?

Đáp: Pháp trí nhận biết các hành thuộc cõi Dục, các hành tạo nhân, các hành diệt, và các hành nơi đạo có khả năng đoạn.

Hỏi: Vì sao loại trí duyên các hành và một phần pháp vô lậu thuộc cõi Sắc-Vô sắc?

Đáp: Vì loại trí duyên các hành thuộc cõi Sắc Vô sắc, các hành tạo nhân, các hành diệt, các hành nơi đạo có khả năng đoạn.

Hỏi: Vì sao tha tâm trí duyên sự hòa hợp hiện tiền theo tâm sở của người khác ở cõi Dục-cõi Sắc và một phần tâm-tâm sở vô lậu của người khác ở cõi Dục-Sắc?

Đáp: Vì tha tâm trí nhận biết sự hòa hợp hiện tiền theo tâm-tâm sở của người khác và một phần tâm-tâm sở vô lậu của người khác thuộc cõi Dục-cõi Sắc.

Hỏi: Vì sao thế tục trí duyên tất cả pháp?

Đáp: Thế tục trí biết tất cả pháp vì như lý đã dẫn phát, hoặc không như lý đã dẫn phát, hoặc không phải như lý, không phải không như lý đã dẫn phát.

Vì sao khổ trí duyên năm thủ uẩn?

Đáp: Khổ trí nhận biết năm thủ uẩn là vô thường-khổ-không-vô ngã.

Hỏi: Vì sao tập trí duyên nhân hữu lậu?

Đáp: Tập trí nhận biết nhân hữu lậu từ đó phát sinh duyên.

Hỏi: Vì sao diệt trí duyên trạch diệt?

Đáp: Diệt trí nhận biết về trạch diệt, là diệt trừ, là tĩnh lặng, là sự xa lìa mầu nhiệm.

Hỏi: Vì sao đạo trí duyên pháp học-vô học?

Đáp: Đạo trí nhận biết pháp học-vô học là đạo như hành xuất ly.

Hỏi: Vì sao tận trí duyên tất cả pháp hữu vi và trạch diệt?

Đáp: Tận trí tự biết khắp: Ta đã biết khổ, ta đã đoạn tập, ta đã chứng diệt và ta đã tu đạo.

Hỏi: Vì sao vô sinh trí duyên tất cả pháp hữu vi và trạch diệt?

Đáp: Vô sinh trí tự biết khắp: Ta đã biết khổ, sẽ không còn biết nữa. Ta đã đoạn tập, không còn đoạn tập nữa. Ta đã chứng diệt, không còn chứng diệt nữa. Ta đã tu đạo, không còn tu đạo nữa.

Hỏi: Pháp trí có bao nhiêu trí toàn phần và trí phần ít?

Đáp: Pháp trí là pháp trí toàn phần và bảy trí phần ít là tha tâm trí-khổ trí-tập trí-diệt trí-đạo trítận trí-vô sinh trí.

Loại trí có bao nhiêu trí toàn phần và bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Loại trí là loại trí toàn phần và bảy trí phần ít, đó là tha tâm trí-khổ trí-tập trí-diệt trí-đạo trí-tận trí-vô sinh trí.

Hỏi: Tha tâm trí có bao nhiêu trí toàn phần và bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Tha tâm trí là tha tâm trí toàn phần và bốn trí phần ít, đó là pháp trí-loại trí-thế tục trí và đạo trí.

Hỏi: Thế tục trí có bao nhiêu trí toàn phần và bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Thế tục trí là thế tục trí toàn phần và một trí phần ít, đó là tha tâm trí.

Hỏi: Khổ trí có bao nhiêu trí toàn phần và bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Khổ trí là khổ trí toàn phần và bốn trí phần ít, đó là pháp trí-loại trí-tận trí và vô sinh trí.

Tập trí, diệt trí nên biết cũng như thế.

Hỏi: Đạo trí có bao nhiêu trí toàn phần và bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Đạo trí là đạo trí toàn phần và năm trí phần ít, đó là pháp trí-loại trí-tha tâm trí-tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Tận trí có bao nhiêu trí toàn phần và bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Tận trí là tận trí toàn phần và sáu trí phần ít, đó là pháp trí-loại trí-khổ trí-tập trí-diệt trí-đạo trí.

Vô sinh trí cũng thế.

Hỏi: Vì sao pháp trí là pháp trí toàn phần?

Đáp: Pháp trí nhận biết các hành thuộc cõi Dục, các hành tạo nhân, các hành diệt, các hành có khả năng đoạn đạo.

Hỏi: Tại sao pháp trí là phần ít của tha tâm trí?

Đáp: Vì pháp trí nhận biết tâm-tâm sở vô lậu của kẻ khác trong các hành nơi đạo có khả năng đoạn thuộc cõi Dục.

Hỏi: Tại sao pháp trí là phần ít của khổ trí?

Đáp: Vì pháp trí nhận biết năm thủ uẩn thuộc cõi Dục là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã.

Hỏi: Tại sao pháp trí là phần ít của tập trí?

Đáp: Vì pháp trí nhận biết nhân của các hành thuộc cõi Dục, là nhân tập sinh duyên.

Hỏi: Tại sao pháp trí là phần ít của diệt trí?

Đáp: Vì pháp trí nhận biết các hành diệt thuộc cõi Dục, là diệt-tĩnh-diệu-ly.

Hỏi: Tại sao pháp trí là phần ít của đạo trí?

Đáp: Vì pháp trí biết phương pháp có khả năng đoạn các hành thuộc cõi Dục, là đạo-như-hành-xuất.

Hỏi: Tại sao pháp trí là phần ít của tận trí?

Đáp: Vì pháp trí tự biết khắp: Ta đã biết rõ các hành khổ ở cõi Dục. Ta đã dứt các hành tập ở cõi Dục. Ta đã chứng các hành diệt ở cõi Dục. Ta đã tu các hành đạo có thể đoạn trừ ở cõi Dục.

Hỏi: Vì sao pháp trí là phần ít của vô sinh trí?

Đáp: Vì pháp trí tự biết khắp tất cả: Ta biết rõ các hành khổ ở cõi Dục mà không phải biết nữa. Ta đã đoạn dứt các hành tập ở cõi Dục mà không phải đoạn nữa. Ta đã chứng các hành diệt ở cõi Dục mà không phải chứng nữa. Ta đã tu các hành đạo có thể đoạn trừ ở cõi Dục mà không phải tu nữa.

Hỏi: Vì sao loại trí là loại trí toàn phần?

Đáp: Loại trí này biết rõ các hành thuộc cõi Sắc và Vô sắc, các hành tạo nhân, các hành diệt, các hành có khả năng đoạn đạo.

Hỏi: Vì sao loại trí là phần ít của tha tâm trí?

Đáp: Thuộc cõi Sắc và Vô sắc, loại trí này ở trong các hành nơi đạo có khả năng đoạn biết rõ tâm-tâm sở vô lậu của người khác.

Hỏi: Vì sao loại trí là phần ít của khổ trí?

Đáp: Thuộc cõi Sắc và Vô sắc, loại trí này biết rõ năm thủ uẩn là vô thường-khổ-không-vô ngã.

Hỏi: Vì sao loại trí là phần ít của tập trí?

Đáp: Thuộc cõi Sắc và Vô sắc, loại trí này biết rõ nhân của các hành là nhân-tập-sinh-duyên.

Hỏi: Vì sao loại trí là phần ít của diệt trí?

Đáp: Thuộc cõi Sắc và Vô sắc, loại trí này biết rõ các hành diệt, là diệt-tĩnh-diệu-ly.

Hỏi: Vì sao loại trí là phần ít của đạo trí?

Đáp: Thuộc cõi Sắc và Vô sắc, loại trí này biết rõ phương pháp có khả năng đoạn các hành là đạo, như, hành-xuất.

Hỏi: Vì sao loại trí là phần ít của tận trí?

Đáp: Vì loại trí này tự hiểu biết khắp: Ta thuộc cõi Sắc và Vô sắc, đã biết rõ các hành khổ. Ta đã đoạn các hành tập. Ta đã chứng các hành diệt và ta đã tu các hành đạo.

Hỏi: Vì sao loại trí là phần ít của vô sinh trí?

Đáp: Vì loại trí này tự hiểu biết khắp: Ta ở cõi Sắc và Vô sắc, đã biết các hành khổ mà không phải tìm biết nữa. Ta đã chứng các hành diệt mà không phải chứng nữa. Ta đã tu các hành đạo có thể đoạn trừ mà không phải tu nữa.

Hỏi: Vì sao tha tâm trí là tha tâm trí toàn phần? Đáp: Ở cõi Dục và Sắc, tha tâm trí này nhận biết rõ sự hòa hợp ngay trong hiện tại về tâm tâm sở của người khác và phần tâm tâm sở vô lậu của người khác.

Hỏi: Vì sao tha tâm trí là phần ít của pháp trí?

Đáp: Thuộc cõi Dục, tha tâm trí này ở trong các hành có khả năng đoạn đạo biết rõ tâm và tâm sở vô lậu của người khác.

Hỏi: Vì sao tha tâm trí là phần ít của loại trí?

Đáp: Ở cõi Sắc-Vô sắc, tha tâm trí này nhận biết tâm-tâm sở vô lậu của người khác trong các hành nơi đạo có thể đoạn.

Hỏi: Vì sao tha tâm trí là phần ít của thế tục trí? Đáp: Vì tha tâm trí này nhận biết được tâm và tâm sở hữu lậu của người khác.

Hỏi: Vì sao tha tâm trí là phần ít của đạo trí?

Đáp: Vì ở trong Thánh đạo, tha tâm trí này biết rõ tâm và tâm sở vô lậu của người khác.

Hỏi: Vì sao thế tục trí là thế tục trí toàn phần?

Đáp: Vì thế tục trí biết rõ tất cả các pháp với các điều đã dẫn giải hoặc là đúng lý hoặc là không đúng lý, hoặc không phải đúng lý hay không phải không đúng lý.

Hỏi: Vì sao thế tục trí là phần ít của tha tâm trí? Đáp: Vì thế tục trí biết rõ các tâm và tâm sở hữu lậu của người khác.

Hỏi: Vì sao khổ trí là khổ trí toàn phần?

Đáp: Vì khổ trí biết rõ năm thủ uẩn là vô thường-khổ-không-vô ngã.

Hỏi: Vì sao khổ trí là phần ít của pháp trí?

Đáp: Thuộc cõi Dục, khổ trí biết rõ năm thủ uẩn là vô thường-khổ-không-vô ngã.

Hỏi: Vì sao khổ trí là phần ít của loại trí?

Đáp: Thuộc cõi Sắc và Vô sắc, khổ trí này biết rõ năm thủ uẩn là vô thường-khổ-không-vô ngã.

Hỏi: Vì sao khổ trí là phần ít của tận trí?

Đáp: Vì khổ trí này tự nhận biết tất cả: Ta nhận biết các khổ. Hỏi: Vì sao khổ trí là phần ít của vô sinh trí?

Đáp: Vì khổ trí này tự nhận biết khắp: Ta biết rõ các khổ mà không phải biết nữa.

Hỏi: Vì sao tập trí là tập trí toàn phần?

Đáp: Vì tập trí này biết rõ các nhân hữu lậu là nhân-tập-sinh-duyên.

Hỏi: Vì sao tập trí là phần ít của pháp trí?

Đáp: Vì tập trí nhận biết nhân của các hành thuộc cõi Dục là nhân-tập-sinh-duyên.

Hỏi: Vì sao tập trí là phần ít của loại trí?

Đáp: Ở cõi Sắc và Vô sắc, tập trí này hiểu rõ các hành nhân, là nhân-tập-sinh-duyên.

Hỏi: Vì sao tập trí là phần ít của tận trí?

Đáp: Vì trí này tự nhận biết khắp: Ta đã đoạn dứt các tập.

Hỏi: Vì sao tập trí là phần ít của vô sinh trí?

Đáp: Vì tập trí này tự nhận biết khắp: Ta đã đoạn dứt các tập mà không phải đoạn trừ nữa.

Hỏi: Vì sao diệt trí là diệt trí toàn phần?

Đáp: Diệt trí này biết rõ trạch diệt là diệt-tĩnhdiệu-ly.

Hỏi: Vì sao diệt trí là phần ít của pháp trí?

Đáp: Trong cõi Dục, diệt trí này biết rõ các hành diệt là diệt-tĩnh-diệu-ly.

Hỏi: Vì sao diệt trí là phần ít của loại trí?

Đáp: Ở cõi Sắc và Vô sắc, diệt trí này biết rõ các hành diệt là diệt-tĩnh-diệu-ly.

Hỏi: Vì sao diệt trí là phần ít của tận trí?

Đáp: Vì diệt trí này tự nhận biết khắp: Ta đã chứng được diệt.

Hỏi: Vì sao diệt trí là phần ít của vô sinh trí?

Đáp: Diệt trí tự nhận biết khắp: Ta đã chứng được diệt mà không phải chứng nữa.

QUYỂN 2

Phẩm 2: BIỆN LUẬN CÁC TRÍ, Phần 2

Hỏi: Vì sao đạo trí là đạo trí toàn phần?

Đáp: Đạo trí này biết rõ Thánh đạo chính là đạo-như-hành-xuất.

Hỏi: Vì sao đạo trí là phần ít của pháp trí?

Đáp: Thuộc cõi Dục, đạo trí này hiểu rõ các hành nơi đạo có khả năng đoạn chính là đạo-nhưhành-xuất.

Hỏi: Vì sao đạo trí là phần ít của loại trí?

Đáp: Ở cõi Sắc và Vô sắc, đạo trí này hiểu rõ phương pháp năng đoạn các hành là đạo-nhưhành-xuất.

Hỏi: Vì sao đạo trí là phần ít của tha tâm trí?

Đáp: Đạo trí này ở trong Thánh đạo, biết rõ tâm và tâm sở vô lậu của người khác.

Hỏi: Vì sao đạo trí là phần ít của tận trí?

Đáp: Đạo trí này tự hiểu biết khắp: Ta đã tu tập đạo.

Hỏi: Vì sao đạo trí là phần ít của vô sinh trí?

Đáp: Vì đạo trí này tự hiểu biết khắp: Ta đã tu tập đạo mà không phải tu tập nữa.

Hỏi: Vì sao tận trí là tận trí toàn phần?

Đáp: Vì tận trí này tự hiểu biết khắp: Ta đã biết rõ các khổ. Ta đã đoạn dứt các tập. Ta đã chứng được diệt. Ta đã tu tập các đạo.

Hỏi: Vì sao tận trí là phần ít của pháp trí?

Đáp: Vì tận trí này tự hiểu biết khắp, như biết ở Dục giới: Ta đã biết rõ các khổ. Ta đã đoạn dứt các hành tập. Ta đã chứng các hành diệt. Ta đã tu đạo có khả năng đoạn các hành.

Hỏi: Vì sao tận trí là phần ít của loại trí?

Đáp: Vì tận trí tự hiểu biết khắp, như biết ở cõi Sắc và Vô sắc: Ta đã biết rõ các hành khổ. Ta đã đoạn dứt các hành tập. Ta đã chứng được các hành diệt. Ta đã tu đạo có khả năng đoạn các hành.

Hỏi: Vì sao tận trí là phần ít của khổ trí?

Đáp: Vì tận trí tự hiểu biết khắp, ta đã biết khổ.

Hỏi: Vì sao tận trí là phần ít của tập trí?

Đáp: Tận trí tự biết khắp, ta đã đoạn tập.

Hỏi: Vì sao tận trí là phần ít của diệt trí?

Đáp: Vì tận trí tự hiểu biết khắp, ta đã chứng được diệt.

Hỏi: Vì sao tận trí là phần ít của đạo trí?

Đáp: Vì tận trí tự biết khắp, ta đã tu tập các đạo. Hỏi: Vì sao vô sinh trí là vô sinh trí toàn phần? Đáp: Vì vô sinh trí tự biết khắp, ta đã biết các khổ mà không phải nhận biết nữa. Ta đã đoạn dứt các tập mà không phải đoạn trừ nữa. Ta đã chứng được diệt mà không phải chứng nữa. Ta đã tu các đạo mà không phải tu nữa.

Hỏi: Vì sao vô sinh trí là phần ít của pháp trí?

Đáp: Vì vô sinh trí tự hiểu biết khắp, như thuộc cõi Dục, ta đã biết rõ các hành khổ mà không phải biết nữa. Ta đã đoạn dứt các hành tập mà không phải đoạn nữa. Ta đã chứng được hành diệt mà không phải chứng nữa. Ta đã tu các hành nơi đạo có khả năng đoạn mà không phải tu nữa.

Hỏi: Vì sao vô sinh trí là phần ít của loại trí?

Đáp: Vì vô sinh trí tự hiểu biết khắp, như ở cõi Sắc và Vô sắc, ta đã biết rõ các hành khổ mà không phải biết nữa. Ta đã đoạn dứt các hành tập mà không phải đoạn nữa. Ta đã tu chứng được các hành diệt mà không phải chứng nữa. Ta đã tu các hành nơi đạo có khả năng đoạn mà không phải tu tập nữa.

Hỏi: Vì sao vô sinh trí là phần ít của khổ trí?

Đáp: Vì vô sinh trí tự hiểu khắp: Ta hiểu các khổ, không phải nhận biết nữa.

Hỏi: Vì sao vô sinh trí là phần ít của tập trí?

Đáp: Vì vô sinh trí tự biết khắp: Ta đã đoạn dứt các tập mà không phải đoạn nữa.

Hỏi: Vì sao vô sinh trí là phần ít của diệt trí?

Đáp: Vì vô sinh trí tự biết khắp: Ta đã chứng diệt mà không phải chứng nữa.

Hỏi: Vì sao vô sinh trí là phần ít của đạo trí?

Đáp: Vì vô sinh trí tự biết rõ ràng, ta đã tu đạo mà không cần phải tu gì nữa.

Hỏi: Mười trí như thế, có bao nhiêu hữu lậu và bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Có một trí thuộc hữu lậu, tám trí thuộc vô lậu, còn một trí cần phải phân biệt, nghĩa là tha tâm trí hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Thế nào là hữu lậu? Tức là biết tâm và tâm sở pháp hữu lậu của người khác.

Thế nào là vô lậu? Tức là biết tâm và tâm sở pháp vô lậu của người khác.

Hỏi: Mười trí đó, có bao nhiêu duyên hữu lậu và bao nhiêu duyên vô lậu?

Đáp: Có hai trí duyên hữu lậu và hai trí duyên vô lậu, còn sáu trí cần phải phân biệt: Pháp trí hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu.

Thế nào là duyên hữu lậu? Là duyên nơi khổ tập. Thế nào là duyên vô lậu? Là duyên nơi diệt đạo. Như pháp trí, loại trí-tận trí-vô sinh trí cũng thế.

Tha tâm trí hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu.

Thế nào là duyên hữu lậu? Tức là biết rõ tâmtâm sở pháp hữu lậu của người khác.

Thế nào là duyên vô lậu? Tức là biết rõ tâm-tâm sở pháp vô lậu của người khác.

Thế tục trí hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Thế nào là duyên hữu lậu? Là duyên nơi khổ và tập.

Thế nào là duyên vô lậu? Là duyên nơi diệt-đạo và hư không-phi trạch diệt.

Hỏi: Mười trí như thế, có bao nhiêu hữu vi, bao nhiêu vô vi?

Đáp: Tất cả đều thuộc hữu vi, không có vô vi.

Hỏi: Mười trí đó, có bao nhiêu duyên hữu vi, bao nhiêu duyên vô vi?

Đáp: Có bốn trí duyên hữu vi, một trí duyên vô vi và năm trí cần phải phân biệt: Pháp trí hoặc duyên hữu vi hoặc duyên vô vi. Thế nào là duyên hữu vi? Là duyên nơi khổ-tập và đạo. Thế nào là duyên vô vi? Là duyên nơi diệt.

Như pháp trí, loại trí-tận trí-vô sinh trí cũng thế. Thế tục trí hoặc duyên hữu vi hoặc duyên vô vi.

Thế nào là duyên hữu vi? Là duyên nơi khổ tập-đạo.

Thế nào là duyên vô vi? Là duyên nơi trạch diệt và hư không-phi trạch diệt.

----------------

Phẩm 3: BIỆN VỀ CÁC XỨ

Có mười hai xứ (lãnh vực): Là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thanh xứ, tỷ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ

Hỏi: Mười hai xứ này, bao nhiêu có sắc, bao nhiêu không có sắc?

Đáp: Mười thứ có sắc, một thứ không có sắc và một thứ cần phân biệt, tức là pháp xứ hoặc có sắc, hoặc không có sắc.

Thế nào là có sắc? Tức là pháp xứ đã thâu nhiếp thân nghiệp và ngữ nghiệp.

Thế nào là không sắc? Tức là pháp xứ còn lại.

Hỏi: Mười hai xứ này, bao nhiêu thứ thấy được và bao nhiêu thứ không thấy được?

Đáp: Có một thứ thấy được, còn mười một thứ không thấy.

Hỏi: Mười hai xứ này, bao nhiêu có đối và bao nhiêu không có đối?

Đáp: Có mười thứ có đối và hai thứ không có đối.

Hỏi: Mười hai xứ này, bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Có mười thứ hữu lậu và hai thứ cần phân biệt, tức là xứ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Thế nào là hữu lậu? Là tác ý hữu lậu tương ưng với ý xứ. Thế nào là vô lậu? Là tác ý vô lậu tương ưng với ý xứ.

Pháp xứ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Thế nào là hữu lậu? Là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ hữu lậu và các uẩn thọ-tưởng-hành hữu lậu.

Thế nào là vô lậu? Là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ vô lậu và các uẩn thọ-tưởng-hành vô lậu hai diệt cùng hư không.

Hỏi: Mười hai xứ này, bao nhiêu hữu vi, bao nhiêu vô vi?

Đáp: Có mười một thứ hữu vi và một thứ cần phân biệt, tức là pháp xứ hoặc hữu vi, hoặc vô vi.

Thế nào là hữu vi? Là pháp xứ bao gồm các nghiệp của thân-ngữ và các uẩn thọ-tưởng-hành. Thế nào là vô vi? Là hai diệt cùng hư không.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu hữu tránh và bao nhiêu vô tránh?

Đáp: Có mười hữu tránh và hai thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý xứ và pháp xứ nếu hữu lậu thì hữu tránh, nếu vô lậu thì vô tránh.

Cũng như hữu tránh và vô tránh, thế gian và xuất thế gian, tùy cảnh giới và không tùy cảnh giới, có mê đắm vị, không mê đắm vị, nương vào đam mê hoặc nương vào xuất ly, thuận kết hoặc không thuận kết, thuận chấp giữ hay không thuận chấp giữ, thuận trói buộc hay không thuận trói buộc…, nên biết cũng thế.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu hữu ký và bao nhiêu vô ký?

Đáp: Có tám thứ là vô ký và bốn thứ cần phân biệt: Sắc xứ hoặc hữu ký, hoặc vô ký.

Thế nào là hữu ký? Tức là sắc xứ thiện và bất thiện.

Thế nào là vô ký? Nghĩa là trừ ra sắc xứ thiện và bất thiện, là những sắc xứ còn lại.

Thanh xứ, ý xứ, pháp xứ cũng vậy.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu hữu phú, bao nhiêu vô phú?

Đáp: Có tám thứ vô phú và bốn thứ cần phân biệt, tức là sắc xứ hoặc hữu phú, hoặc vô phú.

Thế nào là hữu phú? Tức là sắc xứ bất thiện và hữu phú vô ký. Thế nào là vô phú? Tức là sắc xứ thiện và vô phú vô ký.

Thanh xứ, ý xứ, pháp xứ cũng như thế.

Cũng như hữu phú hay vô phú; có nhiễm ô hay không nhiễm ô, có tội hay không có tội…, nên biết cũng như thế.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu thứ nên tu và bao nhiêu thứ không nên tu?

Đáp: Có tám thứ không nên tu và bốn thứ nên phân biệt, tức là sắc xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu.

Thế nào là nên tu? Nghĩa là sắc xứ thiện.

Thế nào là không nên tu? Nghĩa là sắc xứ bất thiện và vô ký. Thanh xứ, ý xứ cũng như vậy. Pháp xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu

Thế nào là nên tu? Là pháp xứ thiện và hữu vi.

Thế nào là không nên tu? Là pháp xứ bất thiện-vô ký và trạch diệt.

Hỏi: Mười hai xứ này, bao nhiêu thứ có dị thục và bao nhiêu thứ không có dị thục?

Đáp: Có tám thứ không có dị thục và bốn thứ cần phân biệt. Tức là sắc xứ hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Thế nào là có dị thục? Là sắc xứ thiện và bất thiện. Thế nào là không có dị thục? Là sắc xứ vô ký Thanh xứ cũng như thế.

Ý xứ hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Thế nào là có dị thục? Nghĩa là ý xứ thiện và bất thiện hữu lậu.

Thế nào là không có dị thục? Nghĩa là ý xứ vô ký vô lậu. Pháp xứ cũng vậy.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu là kiến và bao nhiêu không phải kiến?

Đáp: Có một thứ là kiến, mười thứ không phải kiến và một thứ cần phân biệt, tức là pháp xứ hoặc kiến, hoặc không phải kiến.

Thế nào là kiến? Tức là năm thứ kiến nhiễm ô, chánh kiến của thế tục, kiến học và kiến vô học.

Thế nào là không phải kiến? Tức là pháp xứ còn lại.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu thứ trong, bao nhiêu thứ ngoài?

Đáp: Có sáu thứ trong và sáu thứ ngoài.

Hỏi: Mười hai xứ này, bao nhiêu thứ có chấp thọ, bao nhiêu thứ không có chấp thọ?

Đáp: Có ba thứ không chấp thọ và chín thứ cần phân biệt, tức là nhãn xứ hoặc có chấp thọ, hoặc không có chấp thọ.

Thế nào là có chấp thọ? Là nhãn xứ thuộc về tự thể.

Thế nào là không chấp thọ? Là nhãn xứ không tùy thuộc vào tự thể.

Sắc xứ, nhĩ xứ, thanh xứ, tỷ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ cũng như vậy.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu thứ là tâm, bao nhiêu thứ không phải là tâm?

Đáp: Có một thứ là tâm, mười một thứ không phải là tâm.

Hỏi: Mười hai xứ này, bao nhiêu thứ là tâm sở và bao nhiêu thứ không phải là tâm sở?

Đáp: Có mười một thứ không phải là tâm sở và một thứ cần phân biệt, là pháp xứ hoặc là tâm sở, hoặc không phải là tâm sở.

Thế nào là tâm sở? Là có sở duyên với pháp xứ. Thế nào là không phải tâm sở? Là không có sở duyên với pháp xứ.

Hỏi: Mười hai xứ này, bao nhiêu thứ là có sở duyên và bao nhiêu thứ không có sở duyên?

Đáp: Có một thứ là có sở duyên, mười thứ không phải đối tượng được duyên và một thứ cần phân biệt, tức là pháp xứ hoặc là có sở duyên, hoặc không có sở duyên.

Thế nào là có sở duyên? Là các thứ tâm sở.

Thế nào là không có sở duyên? Là pháp xứ không phải tâm sở.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu thứ là nghiệp và bao nhiêu thứ không phải nghiệp?

Đáp: Có chín thứ không phải là nghiệp và ba thứ cần phân biệt, tức là sắc xứ hoặc là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp.

Thế nào là nghiệp? Là biểu nghiệp của thân.

Thế nào là không phải nghiệp? Tức là sắc xứ còn lại. Thanh xứ hoặc là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp. Thế nào là nghiệp? Là biểu nghiệp của ngữ.

Thế nào là không phải nghiệp? Là các thanh xứ còn lại. Pháp xứ hoặc là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp.

Thế nào là nghiệp? Tức là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ và suy nghĩ.

Thế nào là không phải nghiệp? Tức là các pháp xứ còn lại.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu thứ thiện-bất thiện-vô ký?

Đáp: Có tám thứ là vô ký và bốn thứ cần phân biệt.

Sắc xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Tức là biểu nghiệp thiện của thân.

Thế nào là bất thiện? Tức là biểu nghiệp bất thiện của thân.

Thế nào là vô ký? Tức là trừ ra biểu nghiệp thiện và bất thiện nơi thân.

Thanh xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Tức là biểu nghiệp thiện của ngữ.

Thế nào là bất thiện? Tức là biểu nghiệp bất thiện của ngữ.

Thế nào là vô ký? Tức là trừ ra biểu nghiệp thiện và bất thiện của ngữ.

Ý xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Là tác ý thiện tương ưng với ý xứ.

Thế nào là bất thiện? Là tác ý bất thiện tương ưng với ý xứ.

Thế nào là vô ký? Là tác ý vô ký tương ưng với ý xứ.

Pháp xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là thiện? Là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thiện của thân-ngữ, và các uẩn thọ-tưởnghành thuộc về thiện cùng với trạch diệt.

Thế nào là bất thiện? Là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp bất thiện của thân ngữ, và các uẩn thọtưởng-hành thuộc về bất thiện.

Thế nào là vô ký? Là các uẩn thọ-tưởng-hành vô ký và hư không-phi trạch diệt.

Hỏi: Mười hai xứ này có bao nhiêu thứ do kiến mà đoạn trừ, bao nhiêu thứ do tu mà đoạn trừ, bao nhiêu thứ không phải đoạn trừ?

Đáp: Có mười thứ do tu mà đoạn trừ và hai thứ cần phân biệt, tức là ý xứ hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không phải đoạn trừ.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Là đối với ý xứ, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán về biên nhẫn mà đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Là kiến đã đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên tương ưng với ý xứ.

Thế nào là do tu mà đoạn? Là đối với ý xứ, các bậc hữu học thấy dấu đạo do tu mà đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Là do tu mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với ý xứ, và ý xứ hữu lậu không nhiễm ô.

Thế nào là không phải đoạn trừ? Là ý xứ vô lậu. Pháp xứ hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc chẳng đoạn cái gì.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nghĩa là pháp xứ đã bị đoạn do các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn. Đây là nghĩa gì? Là kiến đạo mà đoạn tám mươi tám tùy miên tương ưng với pháp xứ và cùng khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là như pháp xứ, các bậc hữu học thấy dấu đạo do tu mà đoạn trừ. Đây là nghĩa gì? Tức là tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên cùng tương ưng với pháp xứ, cùng khởi nghiệp thân-ngữ, cùng khởi tâm bất tương ưng hành và pháp xứ hữu lậu không nhiễm ô.

Thế nào là không đoạn trừ? Nghĩa là pháp xứ vô lậu.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu thứ hữu học-vô học và phi học phi vô học?

Đáp: Có mười thứ thuộc phi học phi vô học, hai thứ cần phân biệt, tức là ý xứ hoặc hữu học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là hữu học? Là tác ý hữu học tương ưng với ý xứ. Thế nào là vô học? Là tác ý vô học tương ưng với ý xứ.

Thế nào là phi học phi vô học? Là tác ý phi học phi vô học tương ưng với ý xứ.

Pháp xứ hoặc hữu học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là hữu học? Là nghiệp của thân-ngữ hữu học và các uẩn thọ-tưởng-hành hữu học.

Thế nào là vô học? Là nghiệp của thân-ngữ vô học cùng các uẩn thọ-tưởng-hành vô học.

Thế nào là phi học phi vô học? Là pháp xứ bao gồm các nghiệp hữu lậu của thân-ngữ và các uẩn hữu lậu thọ-tưởng-hành cùng các pháp vô vi.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu thứ thuộc Dục giới-Sắc giới-Vô sắc giới và bao nhiêu thứ không thuộc cõi nào?

Đáp: Có hai thứ thuộc cõi Dục và mười thứ nên phân biệt. Nhãn xứ hoặc thuộc Dục giới, hoặc thuộc Sắc giới.

Thế nào là thuộc Dục giới? Là nhãn xứ đối với các thứ do các đại chủng tạo nên ở cõi Dục.

Thế nào là thuộc Sắc giới? Là nhãn xứ đối với các thứ do các đại chủng tạo nên ở cõi Sắc.

Nhĩ xứ, thanh xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ cũng như thế. Xúc xứ hoặc thuộc Dục giới, hoặc thuộc Sắc giới.

Thế nào là thuộc Dục giới? Là bốn đại chủng ở Dục giới và xúc xứ do các đại chủng tạo nên ở cõi Dục.

Thế nào là thuộc Sắc giới? Là bốn đại chủng ở Sắc giới và xúc xứ do các đại chủng tạo nên ở cõi Sắc.

Ý xứ hoặc thuộc Dục giới, hoặc thuộc Sắc giới, hoặc thuộc Vô sắc giới, hoặc không thuộc cõi nào. Thế nào là thuộc Dục giới? Là tác ý ở Dục giới tương ưng với ý xứ.

Thế nào là thuộc Sắc giới? Là tác ý ở xứ.

Sắc giới tương ưng với ý Thế nào là thuộc Vô sắc giới?

Là tác ý ở Vô sắc giới tương ưng với ý xứ.

Thế nào là không hệ thuộc với cõi nào?

Là tác ý vô lậu tương ưng với ý xứ.

Pháp xứ hoặc thuộc Dục giới, hoặc thuộc Sắc giới, hoặc thuộc Vô sắc giới, hoặc không thuộc cõi nào.

Thế nào là thuộc cõi Dục? Là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ và của các uẩn thọtưởng-hành thuộc cõi Dục.

Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ và các uẩn thọtưởng-hành thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thuộc cõi Vô sắc? Là các uẩn thọtưởng-hành thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là không thuộc cõi nào? Là nghiệp vô lậu của thân-ngữ, các uẩn thọ-tưởng-hành và pháp vô vi.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ-hiện tại và vị lai?

Đáp: Có mười một thứ hoặc quá khứ hoặc hiện tại hay vị lai, và một thứ nên phân biệt, tức là pháp xứ, nếu là hữu vi thì hoặc quá khứ-hiện tại-vị lai. Nếu là vô vi thì không thuộc về ba đời.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu thứ thuộc về khổ đế-tập đế-diệt đế-đạo đế và không thuộc về đế?

Đáp: Có mười thứ thuộc về khổ đế-tập đế, và hai thứ cần phân biệt:

Ý xứ, nếu là hữu lậu thì do khổ đế và tập đế thâu giữ, nếu là vô lậu thì do đạo đế thâu giữ.

Pháp xứ, nếu là hữu lậu thì do khổ đế và tập đế thâu giữ, nếu là vô lậu thì do đạo đế hữu vi thâu giữ. Nếu là trạch diệt thì do diệt đế thâu giữ, nếu là hư không-phi trạch diệt thì không thuộc về đế thâu giữ.

Hỏi: Mười hai xứ này, có bao nhiêu thứ do thấy khổ mà đoạn trừ, do thấy tập mà đoạn trừ, do thấy diệt mà đoạn trừ, do thấy đạo mà đoạn trừ, do tu mà đoạn trừ và có bao nhiêu thứ không phải đoạn trừ?

Đáp: Có mười thứ do tu mà đoạn trừ, có hai thứ cần phân biệt:

Ý xứ hoặc do thấy khổ-tập-diệt-đạo, tu mà đoạn trừ, hoặc không phải đoạn trừ.

Thế nào là do thấy khổ mà đoạn trừ? Là đối với ý xứ, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán về hành khổ, biên nhẫn đã đoạn dứt. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy khổ mà đoạn trừ hai mươi tám thứ tùy miên tương ưng với ý xứ.

Thế nào là do thấy tập mà đoạn trừ? Là đối với ý xứ, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán về hành tập và biên nhẫn đã đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy tập mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên tương ưng với ý xứ.

Thế nào là do thấy diệt mà đoạn trừ? Là đối với ý xứ, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán về hành diệt, biên nhẫn đã đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy diệt mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên tương ưng với ý xứ.

Thế nào là do thấy đạo mà đoạn trừ? Là đối với ý xứ, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán về hành đạo và biên nhẫn đã đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy đạo mà đoạn trừ hai mươi hai thứ tùy miên tương ưng với ý xứ.

Thế nào là do tu mà đoạn trừ? Là đối với ý xứ, các bậc hữu học thấy dấu đạo và tu mà đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Là do tu mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với ý xứ và ý xứ hữu lậu không nhiễm ô.

Thế nào là không phải đoạn trừ? Là ý xứ vô lậu. Pháp xứ hoặc do thấy khổ-tập-diệt-đạo, do tu mà đoạn trừ, hoặc không phải đoạn trừ.

Thế nào là do thấy khổ mà đoạn trừ? Là đối với pháp xứ, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán về hành khổ, biên nhẫn mà đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy khổ mà đoạn trừ hai mươi tám thứ tùy miên tương ưng với pháp xứ, cùng khởi lên các tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là do thấy tập mà đoạn trừ? Nghĩa là đối với pháp xứ, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán về hành tập và biên nhẫn mà đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy tập mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên tương ưng với pháp xứ, cùng khởi lên các tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là do thấy diệt mà đoạn trừ? Là đối với pháp xứ, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán về hành diệt và biên nhẫn mà đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy diệt mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên tương ưng với pháp xứ, cùng khởi lên các tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là do thấy đạo mà đoạn trừ? Là đối với pháp xứ, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán về hành đạo và biên nhẫn mà đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy đạo mà đoạn trừ hai mươi hai thứ tùy miên tương ưng với pháp xứ, và cũng khởi các tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là do tu mà đoạn trừ? Nghĩa là đối với pháp xứ, các bậc hữu học thấy dấu vết đạo do tu đạo mà đoạn trừ. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là do tu mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với pháp xứ, cũng khởi lên các nghiệp về thân-ngữ, các tâm bất tương ưng hành, cùng các pháp xứ hữu lậu không nhiễm ô.

Thế nào là không phải đoạn trừ? Nghĩa là pháp xứ vô lậu.

Hỏi: Năm uẩn và mười hai xứ, thì năm uẩn thâu nhiếp mười hai xứ hay mười hai xứ thâu nhiếp năm uẩn?

Đáp: Mười hai xứ thâu nhiếp năm uẩn chứ không phải năm uẩn thâu nhiếp mười hai xứ.

Không thâu nhiếp cái gì? Là các thứ vô vi.

Hỏi: Năm uẩn và mười tám giới, thì năm uẩn thâu nhiếp mười tám giới hay mười tám giới thâu nhiếp năm uẩn?

Đáp: Mười tám giới thâu nhiếp năm uẩn chứ không phải năm uẩn thâu nhiếp mười tám giới.

Không thâu nhiếp cái gì? Là các thứ vô vi.

Hỏi: Năm uẩn và hai mươi hai căn, thì năm uẩn thâu nhiếp hai mươi hai căn hay hai mươi hai căn thâu nhiếp năm uẩn?

Đáp: Hai uẩn toàn phần và hai uẩn phần ít thâu nhiếp hai mươi hai căn. Hai mươi hai căn thâu nhiếp hai uẩn toàn phần và hai uẩn phần ít.

Không thâu nhiếp cái gì? Tức là một uẩn toàn phần và hai uẩn phần ít.

Hỏi: Năm uẩn và chín mươi tám tùy miên, thì năm uẩn gồm thâu chín mươi tám tùy miên hay chín mươi tám tùy miên thâu nhiếp năm uẩn?

Đáp: Một uẩn phần ít thâu nhiếp chín mươi tám tùy miên, chín mươi tám tùy miên thâu nhiếp một uẩn phần ít.

Không thâu nhiếp cái gì? Tức là bốn uẩn toàn phần và một uẩn phần ít.

Hỏi: Mười hai xứ và mười tám giới, thì mười hai xứ thâu nhiếp mười tám giới hay mười tám giới thâu nhiếp mười hai xứ?

Đáp: Chúng cùng tiếp nhận lẫn nhau tùy từng sự việc.

Hỏi: Mười hai xứ và hai mươi hai căn, thì mười hai xứ thâu nhiếp hai mươi hai căn hay hai mươi hai căn thâu nhiếp mười hai xứ?

Đáp: Sáu xứ toàn phần và một xứ phần ít thâu nhiếp hai mươi hai căn, hai mươi hai căn thâu nhiếp sáu xứ toàn phần và một xứ phần ít.

Không thâu nhiếp cái gì? Tức là năm xứ toàn phần và một xứ phần ít.

Hỏi: Mười hai xứ và chín mươi tám tùy miên, thì mười hai xứ thâu nhiếp chín mươi tám tùy miên hay chín mươi tám tùy miên thâu nhiếp mười hai xứ?

Đáp: Một xứ phần ít thâu nhiếp chín mươi tám tùy miên, chín mươi tám tùy miên thâu nhiếp một xứ phần ít.

Còn cái nào không thâu nhiếp? Tức là mười một xứ toàn phần và một xứ phần ít.

Hỏi: Mười tám giới và hai mươi hai căn, thì mười tám giới thâu nhiếp hai mươi hai căn hay hai mươi hai căn thâu nhiếp mười tám giới?

Đáp: Có mười hai giới toàn phần và một giới phần ít thâu nhiếp hai mươi hai căn. Hai mươi hai căn thâu nhiếp mười hai giới toàn phần và một giới phần ít.

Không thâu nhiếp cái gì? Tức là năm giới toàn phần và một giới phần ít.

Hỏi: Mười tám giới và chín mươi tám tùy miên, thì mười tám giới thâu nhiếp chín mươi tám tùy miên hay chín mươi tám tùy miên thâu nhiếp mười tám giới?

Đáp: Một giới phần ít thâu nhiếp chín mươi tám tùy miên, chín mươi tám tùy miên thâu nhiếp một giới phần ít.

Không thâu nhiếp cái gì? Tức là mười bảy giới toàn phần và một giới phần ít.

Hỏi: Hai mươi hai căn và chín mươi tám tùy miên, thì hai mươi hai căn thâu nhiếp chín mươi tám tùy miên hay chín mươi tám tùy miên thâu nhiếp hai mươi hai căn?

Đáp: Chúng không thâu nhiếp nhau.

-----------------

Phẩm 4: BIỆN VỀ BẢY SỰ, Phần 1

Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, năm thủ uẩn, sáu giới, mười pháp đại địa, mười pháp đại thiện địa, mười pháp đại phiền não địa, mười pháp tiểu phiền não địa, năm phiền não, năm xúc, năm kiến, năm căn, năm pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân…

-Mười tám giới là gì? Đó là:

1. Nhãn giới.

2 Sắc giới.

3. Nhãn thức giới.

4. Nhĩ giới.

5. Thanh giới.

6. Nhĩ thức giới.

7. Tỷ giới.

8. Hương giới.

9. Tỷ thức giới.

10. Thiệt giới.

11. Vị giới.

12. Thiệt thức giới.

13. Thân giới.

14. Xúc giới.

15. Thân thức giới.

16. Ý giới.

17. Pháp giới.

18. Ý thức giới.

- Mười hai xứ là gì? Đó là:

1. Nhãn xứ.

2. Sắc xứ.

3. Nhĩ xứ.

4. Thanh xứ.

5. Tỷ xứ.

6. Hương xứ.

7. Thiệt xứ.

8. Vị xứ.

9. Thân xứ.

10. Xúc xứ.

11. Ý xứ.

12. Pháp xứ.

- Năm uẩn là gì? Đó là:

1. Sắc uẩn.

2. Thọ uẩn.

3. Tưởng uẩn.

4. Hành uẩn.

5. Thức uẩn.

- Năm thủ uẩn là gì? Đó là:

1. Sắc thủ uẩn.

2. Thọ thủ uẩn.

3. Tưởng thủ uẩn.

4. Hành thủ uẩn.

5. Thức thủ uẩn.

- Sáu giới là gì? Đó là:

1. Địa giới.

2. Thủy giới.

3. Hỏa giới.

4. Phong giới.

5. Không giới.

6. Thức giới.

- Mười pháp đại địa là gì? Đó là:

1. Thọ.

2. Tưởng.

3. Tư.

4. Xúc.

5. Tác ý.

6. Dục.

7. Thắng giải.

8. Niệm.

9. Định.

10. Tuệ.

- Mười pháp đại thiện địa là gì? Đó là:

1. Tín.

2. Cần.

3. Tàm.

4. Quý.

5. Vô tham.

6. Vô sân.

7. Khinh an.

8. Xả.

9. Bất phóng dật.

10. Bất hại.

- Mười pháp đại phiền não địa là gì? Đó là:

1. Bất tín.

2. Giải đãi.

3. Thất niệm. 4 Tâm loạn.

5 Vô minh.

6 Bất chánh tri.

7 Phi lý tác ý.

8. Tà thắng giải.

9. Trạo cử.

10. Phóng dật.

- Mười pháp tiểu phiền não địa là gì? Đó là:

1. Phẫn.

2. Hận.

3. Phú. (Che giấu) 4. Não.

5. Tật. (Ganh ghét) 6. Xan. (Keo kiệt)

7. Cuống. (Dối trá)

8. Siểm. (Dua nịnh) 9. Kiêu. (Kiêu căng)

10. Hại.

- Năm thứ phiền não là gì? Đó là:

1. Tham nơi Dục.

2. Tham nơi Sắc.

3. Tham nơi Vô sắc.

4. Sân.

5. Nghi.

- Năm xúc là gì? Đó là:

1. Xúc có đối.

2. Xúc tăng ngữ.

3. Xúc minh.

4. Xúc vô minh.

5. Xúc không phải minh không phải vô minh.

- Năm kiến là gì? Đó là:

1. Hữu thân kiến.

2. Biên chấp kiến.

3. Tà kiến.

4. Kiến thủ.

5. Giới cấm thủ.

- Năm căn là gì? Đó là:

1. Lạc căn.

2. Khổ căn.

3. Hỷ căn.

4. Ưu căn.

5. Xả căn.

- Năm pháp là gì? Đó là:

1. Tầm.

2. Tứ.

3. Thức.

4. Vô tàm. 5. Vô quý.

- Sáu thức thân là gì? Đó là:

1. Nhãn thức.

2. Nhĩ thức. 3 Tỷ thức.

4 Thiệt thức. 5 Thân thức. 6 Ý thức.

- Sáu xúc thân là gì? Đó là:

1. Nhãn xúc.

2. Nhĩ xúc.

3. Tỷ xúc.

4. Thiệt xúc.

5. Thân xúc.

6. Ý xúc.

- Sáu thọ thân là gì? Đó là:

1. Nhãn xúc sinh ra thọ.

2. Nhĩ xúc sinh ra thọ.

3. Tỷ xúc sinh ra thọ.

4. Thiệt xúc sinh ra thọ.

5. Thân xúc sinh ra thọ.

6. Ý xúc sinh ra thọ.

- Sáu tưởng thân là gì? Đó là:

1. Nhãn xúc sinh ra tưởng.

2. Nhĩ xúc sinh ra tưởng.

3. Tỷ xúc sinh ra tưởng.

4. Thiệt xúc sinh ra tưởng.

5. Thân xúc sinh ra tưởng.

6. Ý xúc sinh ra tưởng.-Sáu tư thân là gì? Đó là:

1 Nhãn xúc sinh ra tư.

2 Nhĩ xúc sinh ra tư.

3 Tỷ xúc sinh ra tư.

4 Thiệt xúc sinh ra tư.

5. Thân xúc sinh ra tư.

6. Ý xúc sinh ra tư.

- Sáu ái thân là gì? Đó là:

1. Nhãn xúc sinh ra ái.

2. Nhĩ xúc sinh ra ái.

3. Tỷ xúc sinh ra ái.

4. Thiệt xúc sinh ra ái.

5. Thân xúc sinh ra ái.

6. Ý xúc sinh ra ái.

Nhãn giới là gì? Nghĩa là mắt đối với sắc đã chính thức nhìn thấy và đồng phần với sắc.

Sắc giới là gì? Nghĩa là sắc được mắt chính thức nhìn thấy và đồng phần với mắt.

Nhãn thức giới là gì? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Như thế, mắt là phần tăng thượng, sắc là đối tượng được duyên, nơi mắt nhận biết sắc, các thứ đã chính thức phân biệt và đồng phần với sắc.

Nhĩ giới là gì? Nghĩa là tai đối với tiếng đã chính thức nghe tiếng và đồng phần với tiếng.

Thanh giới là gì? Nghĩa là tiếng được tai đã chính thức nghe và đồng phần với tai.

Nhĩ thức giới là gì? Nghĩa là tai và tiếng cùng làm duyên sinh ra nhĩ thức. Như thế tai là phần tăng thượng, tiếng là đối tượng được duyên, nơi tai nhận biết tiếng, các thứ đã chính thức phân biệt và đồng phần với tiếng.

Tỷ giới là gì? Nghĩa là mũi đối với hương đã chính thức ngửi và đồng phần với hương.

Hương giới là gì? Nghĩa là hương được mũi đã chính thức ngửi và đồng phần với mũi.

Tỷ thức giới là gì? Nghĩa là mũi cùng hương làm duyên sinh ra tỷ thức. Như thế mũi là phần tăng thượng, hương là đối tượng được duyên, nơi mũi nhận biết hương, các thứ đã chính thức phân biệt và đồng phần với hương.

Thiệt giới là gì? Nghĩa là lưỡi đối với vị đã chính thức nếm các vị và đồng phần với vị.

Vị giới là gì? Nghĩa là vị được lưỡi đã chính thức nếm và đồng phần với lưỡi.

Thiệt thức giới là gì? Nghĩa là lưỡi và vị làm duyên sinh ra thiệt thức. Như thế lưỡi là phần tăng thượng, vị là đối tượng được duyên nơi lưỡi nhận biết vị, các thứ đã chính thức phân biệt đồng phần. Thân giới là gì? Nghĩa là thân đối với xúc đã chính thức chạm xúc và đồng phần với vị.

Xúc giới là gì? Nghĩa là xúc được thân đã chính thức chạm xúc và đồng phần với xúc.

Thân thức giới là gì? Nghĩa là thân và xúc làm duyên sinh ra thân thức. Như thế thân là phần tăng thượng, xúc là đối tượng được duyên, nơi thân nhận biết xúc, các thứ đã chính thức phân biệt và đồng phần với xúc.

Ý giới là gì? Nghĩa là ý đối với pháp đã chính thức nhận biết và đồng phần với pháp.

Pháp giới là gì? Nghĩa là pháp được ý đã chính thức nhận biết và đồng phần với ý.

Ý thức giới là gì? Nghĩa là ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức. Như thế ý là phần tăng thượng, còn pháp là đối tượng được duyên, nơi ý nhận biết pháp, các thứ đã chính thức phân biệt và đồng phần với pháp.

Nhãn xứ là gì? Tức mắt là chủ thể thấy chính thức về các sắc và đồng phần với sắc.

Sắc xứ là gì? Tức sắc là đối tượng được thấy chính thức của mắt và đồng phần với mắt.

Nhĩ xứ là gì? Tức tai là chủ thể nghe chính thức về các tiếng và đồng phần với tiếng.

Thanh xứ là gì? Tức tiếng là đối tượng được nghe chính thức của tai và đồng phần với tai.

Tỷ xứ là gì? Tức mũi là chủ thể ngửi chính thức ngửi các mùi và đồng phần với mùi.

Hương xứ là gì? Tức mùi là đối tượng được ngửi chính thức của mũi và đồng phần với mũi.

Thiệt xứ là gì? Tức lưỡi là chủ thể đã chính thức nếm biết các vị và đồng phần với vị.

Vị xứ là gì? Tức vị là đối tượng được nếm của lưỡi và đồng phần với lưỡi.

Thân xứ là gì? Tức thân là chủ thể xúc chạm chính thức về các xúc và đồng phần với xúc.

Xúc xứ là gì? Tức xúc là đối tượng được xúc chạm chính thức của thân và đồng phần với thân.

Ý xứ là gì? Tức ý là chủ thể nhận biết chính thức về các pháp và đồng phần với pháp.

Pháp xứ là gì? Tức pháp là đối tượng được nhận biết chính thức của ý và đồng phần với ý.

Thế nào là sắc uẩn? Nghĩa là mười sắc xứ và pháp xứ cùng thâu tóm sắc.

Thế nào là thọ uẩn? Nghĩa là sáu thọ thân, tức là từ mắt tiếp xúc sinh ra thọ… cho đến ý tiếp xúc sinh ra thọ.

Thế nào là tưởng uẩn? Nghĩa là sáu tưởng thân, tức là từ mắt tiếp xúc sinh ra tưởng… cho đến ý tiếp xúc sinh ra tưởng.

Thế nào là hành uẩn? Đây có hai thứ: Tức là hành uẩn tương ưng với tâm và hành uẩn không tương ưng với tâm.

Thế nào là hành uẩn tương ưng với tâm? Nghĩa là pháp và tâm tương ưng với nhau. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là tất cả các thứ như tư-xúc-tác ý-dục-thắng giải-niệm-định-tuệ-tín-cần-tầm-tứ-phóng dật và không phóng dật, căn thiện-căn bất thiện căn vô ký, tất cả các thứ kiết phược-tùy miên-ràng buộc của tùy phiền não, các thứ trí hiện có, các thứ kiến hiện có, các thứ hiện quán hiện có. Lại có các pháp khác tương tự như thế cùng với tâm tương ưng…, gọi chung là hành uẩn tương ưng với tâm.

Thế nào là hành uẩn không tương ưng với tâm? Nghĩa là pháp và tâm không tương ưng. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là đã đạt định vô tưởng

-định diệt tận-vô tưởng sự-mạng căn-chúng đồng, phần y đắc-sự đắc-xứ đắc, sinh-lão-trụ-vô thường, danh thân-cú thân-văn thân. Lại có những loại pháp khác không tương ưng với tâm như vậy…, gọi chung là hành uẩn không tương ưng với tâm. Cả hai thứ đó hợp lại gọi là hành uẩn. Thế nào là thức uẩn? Nghĩa là sáu thức thân, tức là nhãn thức… cho đến ý thức.

Thế nào là sắc thủ uẩn? Nghĩa là như các sắc hữu lậu có chấp giữ. Đối với các sắc này hoặc có mặt ở quá khứ-vị lai hay hiện tại, hoặc là dục, hoặc các thứ tham-sân-si, hoặc tùy theo mỗi mỗi tâm sở, tùy phiền não, đúng lúc phát sinh lập tức phát sinh, thì gọi là sắc thủ uẩn.

Thế nào là các thủ uẩn thọ-tưởng-hành-thức? Nghĩa là như thọ-tưởng-hành-thức hữu lậu, có chấp giữ đối với các thọ-tưởng-hành-thức này, nếu chúng có mặt ở các thời quá khứ-hiện tại hay vị lai, hoặc các thứ như dục-tham-sân-si, hoặc tùy theo mỗi mỗi tâm sở, tùy phiền não, đúng lúc phát sinh lập tức phát sinh, đó gọi là thủ uẩn thọtưởng-hành-thức.

Địa giới là gì? Tức là chỉ cho tánh cứng chắc. Thủy giới là gì? Tức là chỉ cho tánh ẩm ướt. Hỏa giới là gì? Tức là chỉ cho tinh ấm nóng.

Phong giới là gì? Tức là chỉ cho tinh chất nhẹ và lưu động. Không giới là gì? Tức là Lân a già sắc (Sắc của hư không). Thức giới là gì? Tức là năm thức thân và ý thức hữu lậu.

Thọ là gì? Nghĩa là các loại thọ cùng thọ, thọ riêng biệt, đều thọ, đã thọ. Đó gọi là thọ.

Tưởng là gì? Nghĩa là các loại tưởng cùng tưởng, tưởng tăng thượng, đều tưởng, đã tưởng. Đó gọi là tưởng.

Tư là gì? Nghĩa là các loại suy nghĩ (tư) đều suy nghĩ, suy nghĩ tăng thượng, đã suy nghĩ, tâm tác ý về nghiệp. Đó gọi là tư.

Xúc là gì? Nghĩa là các loại xúc đều xúc, tính chất của chạm xúc, tính chất cùng chạm xúc, đã tiếp xúc. Đó gọi là xúc.

Tác ý là gì? Nghĩa là tâm lôi kéo dẫn dắt, thuận theo sự lôi kéo dẫn dắt, tư duy lôi kéo dẫn dắt, gây tạo nên các ý nghĩ, khiến tâm biến chuyển, tâm tỉnh giác… Đó gọi là tác ý.

Dục là gì? Nghĩa là ham muốn, tính chất ham muốn tăng thượng, tánh ham muốn hiện tiền, các sự vui thích-trông mong-ưa làm... Đó gọi là dục. Thắng giải là gì? Nghĩa là tâm chính thức hiểu rõ đúng tính chất của sự việc đã-đang và sẽ hiểu biết đúng. Đó gọi là thắng giải.

Niệm là gì? Nghĩa là nhớ nghĩ (niệm), tùy niệm (nhớ nghĩ về, nhớ nghĩ theo). Nhớ nghĩ riêng biệt, nhớ lại… không quên, không mất, không sót, không rớt, tính chất không quên các pháp, tính chất của tâm sáng suốt ghi nhớ... Đó gọi là niệm.

Định là gì? Nghĩa là khiến tâm trụ cùng trụ, an trụ, trụ gần, trụ vững chắc, không phân tán loạn động, thâu giữ, cùng giữ tính chất nơi tâm chú vào một cảnh. Đó gọi là định.

Tuệ là gì? Nghĩa là đối với các pháp biết chọn lựa, chọn lựa kỹ, chọn lựa rất cùng cực, hiểu rõ, đều hiểu rõ, hiểu rõ khắp, hiểu rõ gần, hiểu biết thông suốt, phán xét thông tỏ, tuệ sáng rõ hành, Tỳbát-xá-na... Đó gọi là tuệ.

QUYỂN 3

Phẩm 4: BIỆN VỀ BẢY SỰ, Phần 2

Tín là gì? Tức là tính chất tin tưởng, tính chất tin tăng cao, chịu đựng, muốn làm việc, ham muốn gây dựng tạo tác, tính chất của tâm tư lắng đọng trong sạch… Đó gọi là tín.

Cần là gì? Tức là siêng năng tinh tấn, sức dũng mãnh khó kiềm chế, ý cố gắng mãi không ngừng, tính chất của tâm mạnh mẽ hăng hái. Đó gọi là cần. Tàm là gì? Nghĩa là xấu hổ, đều xấu hổ. Xấu hổ riêng biệt, các thứ hổ thẹn đều hổ thẹn, hổ thẹn riêng biệt, các thứ chán bỏ đều chán bỏ, chán bỏ riêng biệt, có sự tôn kính, có điều tự tại, có trở nên và biến đổi về tự tại, biết e dè kiêng nể, không tự ý hành động… Đó gọi là tàm.

Quý là gì? Nghĩa là các thứ tủi thẹn xấu hổ, đều thẹn, hổ thẹn riêng biệt, đều thẹn thùng xấu hổ, thẹn thùng riêng lẻ. Các thứ chán bỏ đều chán bỏ, lo âu, sợ hãi về các tội lỗi, đối với các tội ác biết sợ hãi… Đó gọi là quý.

Không tham là gì? Nghĩa là có các tâm sở cùng với tâm tương ưng, có thể đối trị sự tham lam… Đó gọi là không tham.

Không sân giận là gì? Nghĩa là có các tâm sở cùng với tâm tương ưng, có thể đối trị sự sân giận… Đó gọi là không sân giận.

Khinh an là gì? Nghĩa là thân nhẹ nhàng, tâm khoan khoái, đã được nhẹ nhàn khoan khoái, chủng loại của khoan khoái nhẹ nhàng… Đó gọi là khinh an.

Xả là gì? Nghĩa là thân bình đẳng tâm cũng bình đẳng, thân và tâm đều chánh trực, không có tâm cảnh giác mà trụ vào tịch tĩnh… Đó gọi là xả.

Không phóng dật là gì? Nghĩa là đối với việc đoạn trừ pháp ác, tăng trưởng đầy đủ các pháp thiện thì luôn luôn làm đều đặn, bền bỉ, luôn tu tập không buông bỏ… Đó gọi là không phóng dật.

Không hại là gì? Nghĩa là đối với hữu tình không hề tàn hại, làm thương tổn-hủy diệt hay khiến đau đớn, khổ sở, buồn phiền… Đó gọi là không hại.

Không tin là gì? Nghĩa là không tin, tính chất không tin tưởng, tính chất không tin tưởng tăng thượng, không chấp nhận, không ham muốn, không ham thích tạo tác, gây dựng. Tâm không lắng đọng, không thanh tịnh… Đó gọi là không tin. Biếng lười là gì? Nghĩa là sự tinh tấn kém cỏi, trốn tránh sợ sệt sự cố gắng, lơi lõng, biếng nhác, dứt bỏ sự cố gắng. Tâm có tính chất không mạnh mẽ, hăng hái… Đó gọi là biếng lười.

Thất niệm là gì? Nghĩa là nghĩ ngợi viễn vông, mông lung, quên nhớ nghĩ tính chất nơi tâm, ở ngoài việc nhớ nghĩ. Đó gọi là thất niệm.

Tâm loạn là gì? Nghĩa là tâm phân tán loạn động, tâm xoay dời biến chuyển, tâm trôi nổi, tâm không chuyên chú vào một cảnh, không trụ vào một duyên. Đó gọi là tâm loạn.

Vô minh là gì? Nghĩa là tánh không hiểu biết về ba cõi.

Bất chánh tri là gì? Tức là dẫn giải những điều không đúng lý, dẫn đến tuệ không đúng lý.

Tác ý là gì? Nghĩa là khởi lên các ý nghĩ nhiễm ô.

Tà thắng giải là gì? Nghĩa là sự tác ý nhiễm ô tương ưng với tâm, đích thực hiểu rõ-đã hiểu rõ và đang hiểu rõ. Đó gọi là tà thắng giải (hiểu biết).

Trạo cử là gì? Nghĩa là tâm không tĩnh lặng, tâm không an nhiên, tâm không ổn định, luôn bị dao động, quấy động, trôi nổi. Tâm có tính chất rối loạn, quấy động không yên… Đó gọi là trạo cử.

Phóng dật là gì? Nghĩa là đối với các việc đoạn trừ các điều ác, làm tăng trưởng các việc thiện thì không hề tu tập, không chuyên tu tập, không làm thường xuyên bền bỉ, có tính chất không chuyên cần tu tập rèn luyện. Đó gọi là phóng dật.

Phẫn là gì? Nghĩa là các thứ giận dữ đều giận dữ, giận khắp, rất giận, giận cùng cực, đã-đang và sẽ giận dữ. Đó gọi là phẫn.

Hận là gì? Nghĩa là tâm kết oán, đã-đang và sẽ giận mãi. Đó gọi là hận.

Phú là gì? Nghĩa là che đậy, giấu giếm tội lỗi của mình.

Não là gì? Nghĩa là tâm rất dữ, tàn bạo, đã-đang và sẽ gây phiền khổ cho mọi người. Đó gọi là não.

Tật là gì? Nghĩa là tâm đố kỵ, ganh ghét.

Xan là gì? Nghĩa là tâm luôn luôn luyến tiếc, bủn xỉn, keo kiệt.

Cuống là gì? Nghĩa là dối trá, huyễn hoặc người khác, mê hoặc dụ dỗ với sự huyễn hoặc (dối trá).

Siểm là gì? Nghĩa là tâm lừa dối, cong quẹo.

Kiêu là gì? Nghĩa là kiêu mạn rất kiêu mạn, mê muội rất mê muội, ngạo mạn khinh khi, tâm có tính chất ngạo mạn khinh người. Đó gọi là kiêu.

Hại là gì? Nghĩa là đối với các hữu tình thường gây ra thương tổn, tàn hại, xúc phạm, bức bách gây bao đau khổ buồn phiền. Đó gọi là hại.

Tham nơi Dục là gì? Nghĩa là đối với các dục khởi mọi thứ ham muốn giữ chặt, che giấu, yêu thích đam mê. Đó gọi là tham nơi Dục.

Tham nơi Sắc là gì? Nghĩa là đối với các sắc khởi lên tham muốn, giữ chặt, che giấu, yêu thích đam mê. Đó gọi là tham nơi Sắc.

Tham nơi Vô sắc là gì? Nghĩa là đối với vô sắc khởi lên ham muốn, chấp giữ, che giấu, yêu thích đam mê. Đó là tham nơi Vô sắc.

Sân là gì? Nghĩa là tâm luôn luôn giận dữ đối với các loài hữu tình, gây bao sự chống đối, ngăn trở với mọi người. Luôn giận ghét hung ác, đãđang và sẽ giận dữ. Đó gọi là sân.

Nghi là gì? Nghĩa là còn ngờ vực hoang mang đối với sự thật chân lý.

Xúc có đối là gì? Nghĩa là năm thức thân tương ưng với xúc. Xúc tăng ngữ là gì? Nghĩa là ý thức thân tương ưng với xúc. Xúc minh là gì? Tức là xúc vô lậu.

Xúc vô minh là gì? Tức là xúc nhiễm ô.

Xúc không phải minh không phải vô minh là gì? Nghĩa là xúc hữu lậu không nhiễm ô.

Hữu thân kiến là gì? Tức là đối với năm thủ uẩn, theo đó quán chấp cho là ta-là cái của ta (ngã sở), do đấy khởi lên sự chấp nhận, ham thích nhận thức, tuệ quán. Đó gọi là hữu thân kiến.

Biên chấp kiến là gì? Tức là đối với năm thủ uẩn, theo đó quán chấp cho là đoạn hoặc thường, do đấy khởi lên sự chấp nhận, ham thích nhận thức, tuệ quán. Đó gọi là biên chấp kiến.

Tà kiến là gì? Nghĩa là bài bác nhân quả, bài bác tác dụng, phá bỏ sự thực, do đấy khởi lên sự chấp nhận, ham thích nhận thức, tuệ quán. Đó gọi là tà kiến.

Kiến thủ là gì? Nghĩa là đối với năm thủ uẩn, theo đó quán chấp cho là tôn quý hơn hết, cùng cực nhất, do đó khởi lên sự chấp nhận, ham thích nhận thức, tuệ quán. Đó gọi là kiến thủ.

Giới cấm thủ là gì? Nghĩa là đối với năm thủ uẩn, theo đó mà quán chấp, cho là có thể thanh tịnh, có thể giải thoát, xuất ly…, do đấy khởi lên sự chấp nhận, ham thích nhận thức, tuệ quán. Đó gọi là giới cấm thủ.

Lạc căn là gì? Nghĩa là thuận theo lạc thọ, tùy lúc và nơi tiếp xúc có các thọ thuận vui, khiến thân tâm được vui vẻ bình đẳng thọ nhận, thuộc về thọ. Đó gọi là lạc căn.

Khổ căn là gì? Nghĩa là tùy lúc và nơi tiếp xúc có các thọ thuận khổ, khiến thân, tâm bị khổ sở, không thọ nhận bình đẳng, thuộc về thọ. Đó gọi là khổ căn.

Hỷ căn là gì? Nghĩa là tùy lúc và nơi tiếp xúc có các thọ thuận mừng, khiến tâm vui mừng thọ nhận bình đẳng, thuộc về thọ. Đó gọi là hỷ căn.

Ưu căn là gì? Nghĩa là tùy lúc và nơi tiếp xúc có các thọ thuận lo sầu, khiến tâm phải lo phiền thọ nhận không bình đẳng, thuộc về thọ. Đó gọi là ưu căn.

Xả căn là gì? Nghĩa là tùy lúc và nơi tiếp xúc có các thọ thuận buông xả, khiến thân tâm được buông xả, không phải bình đẳng cũng không phải không bình đẳng, thuộc về thọ. Đó gọi là xả căn.

Tầm là gì? Nghĩa là tâm tìm cầu, tìm cầu khắp, dò tìm, dò tìm cùng cực, dò tìm các việc trong hiện tại, nghiên cứu truy tìm, suy tư cùng cực, tính chất của suy tư tìm xét, nhưng tâm hãy còn thô động. Đó gọi là tầm.

Tứ là gì? Nghĩa là tâm xét nét kỹ lưỡng, xét nét khắp, tùy theo sự tìm xét khắp mà tạo ra các thứ tùy chuyển, tùy lưu, tùy thuộc. So với tầm thì tâm tứ này hoạt động tinh tế hơn. Đó gọi là tứ.

Thức là gì? Nghĩa là sáu thức nơi thân, tức là nhãn thức... cho đến ý thức.

Vô tàm (không hổ) là gì? Nghĩa là không biết hổ thẹn, không cùng hổ thẹn, không xấu hổ riêng lẻ, không biết xấu hổ, không hổ thẹn riêng lẻ, không chán bỏ, không chán bỏ riêng lẻ, không biết tôn trọng ai, không có tự tại, không trở nên tự tại, không biết kiêng nể, tự ý làm xằng. Đó là vô tàm.

Vô quý (không thẹn) là gì? Nghĩa là không biết tủi thẹn, không cùng tủi thẹn, không tủi thẹn riêng lẻ, không biết hổ thẹn, không cùng xấu hổ, không hổ thẹn riêng lẻ, không biết chán bỏ, không cùng biết chán bỏ, không chán bỏ riêng lẻ, không biết sợ hãi tội lỗi. Đối với tội ác không biết gờm chán, áy náy. Đó là vô quý.

Nhãn thức là gì? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Như thế mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên, nơi mắt nhận biết các sắc phân biệt rõ ràng mọi thứ. Đó gọi là nhãn thức.

Các thức về nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý cũng thế.

Nhãn xúc là gì? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc. Như thế mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên, nơi mắt nhận biết các sắc. Các xúc cùng chạm xúc, tính chất tiếp xúc, đã tiếp xúc, tạo các loại của xúc… Đó gọi là nhãn xúc.

Các xúc về nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý cũng thế.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra thọ? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, do xúc làm duyên nên có thọ. Như thế thì mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên. Sự tiếp xúc của mắt là nhân, là tập hợp, là loại, là sinh. Do tiếp xúc của mắt sinh ra tác ý tương ưng khiến mắt nhận biết sắc. Các thọ cùng thọ, thọ riêng lẻ, đều thọ, đã từng thọ, tạo các loại thọ… Đó gọi là nhãn xúc sinh ra thọ.

Các thứ nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh ra thọ cũng như thế.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra tưởng? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp mà có xúc, do xúc làm duyên sinh ra tưởng.

Như thế mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên. Sự tiếp xúc của mắt là nhân, là tập, là loại, là sinh. Vì tiếp xúc của mắt sinh ra tác ý tương ưng khiến mắt nhận biết sắc và các tưởng cùng tưởng, tưởng tăng thượng, đều nghĩ tưởng, đã nghĩ tưởng, tạo các loại tưởng. Đó gọi là nhãn xúc sinh ra tưởng.

Các thứ nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh ra tưởng cũng như thế.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra tư? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp mà có xúc, do xúc làm duyên nên có tư. Như thế mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên, sự tiếp xúc của mắt là nhân, là tập, là loại, là sinh. Vì mắt tiếp xúc nên sinh ra tác ý tương ưng khiến mắt nhận biết về sắc và các tư cùng tư, tư tăng thượng, đã từng suy tư, tạo các loại suy tư, tâm tác ý nơi nghiệp. Đó gọi là nhãn xúc sinh ra tư.

Các thứ nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc mà sinh ra tư cũng như thế.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra ái? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp sinh ra xúc, do xúc làm duyên nên sinh ra ái. Như thế mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên khiến mắt nhận biết sắc. Các thứ tham cùng tham, nên chấp giữ, giấu cất, giữ gìn, yêu thích đam mê. Đó gọi là nhãn xúc sinh ra ái.

Các thứ nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh ra ái cũng như thế.

Hỏi: Nhãn giới thâu nhiếp thì nó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Nhãn giới khi thâu nhiếp các pháp thì nó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn. Nhãn giới không thâu nhiếp các pháp thì nó thâu nhiếp bao nhiêu giới xứ, uẩn? Nhãn giới thâu nhiếp và không thâu nhiếp các pháp thì nó thâu nhiếp bao nhiêu giớixứ-uẩn?

Trừ ra nhãn giới thâu nhiếp các pháp, các pháp còn lại đó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Trừ ra nhãn giới không thâu nhiếp các pháp, các pháp còn lại đó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứuẩn?

Trừ ra nhãn giới có thâu nhiếp, không thâu nhiếp các pháp, các pháp còn lại đó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn? … Cho đến ý xúc sinh ra ái, các câu hỏi cũng như thế.

Đáp: Nhãn giới thâu nhiếp một giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn.

Nhãn giới thâu nhiếp các pháp thì thâu nhiếp một giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn.

Nhãn giới không thâu nhiếp các pháp thì thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, không thâu nhiếp một giới, một xứ, năm uẩn.

Nhãn giới thâu nhiếp và không thâu nhiếp các pháp thì nó thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, không thâu nhiếp không giới-không xứkhông uẩn.

Trừ ra nhãn giới thâu nhiếp các pháp, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứnăm uẩn, không thâu giữ một giới-một xứ-một uẩn.

Trừ ra nhãn giới không thâu nhiếp các pháp, các pháp còn lại thâu nhiếp một giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn.

Trừ ra nhãn giới thâu nhiếp và không thâu nhiếp các pháp, hỏi về các pháp còn lại thì chẳng có cho nên không bàn, vì tất cả các pháp đều đã bị trừ đi.

Như nhãn giới; chín hữu sắc giới, mười hữu sắc xứ nên biết cũng như thế.

Nhãn thức giới thâu nhiếp hai giới, một xứ, một uẩn, không thâu nhiếp mười bảy giới-mười hai xứnăm uẩn.

Như nhãn thức giới; nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý thức giới, sáu thức của thân nên biết cũng như thế.

Ý giới thâu nhiếp bảy giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười một giới-mười một xứ-bốn uẩn.

Như ý giới; ý xứ, thức uẩn, thức pháp, nên biết cũng như thế.

Pháp giới thâu nhiếp một giới-một xứ-bốn uẩn, không thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Pháp xứ cũng vậy.

Sắc uẩn thâu nhiếp mười một giới-mười một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp tám giới-hai xứ-bốn uẩn.

Thọ uẩn thâu nhiếp một giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ-bốn uẩn.

Như thọ uẩn; tưởng uẩn-hành uẩn-thọ tưởng trong pháp đại địa, nên biết cũng như thế.

Sắc thủ uẩn thâu nhiếp mười một giới-mười một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp tám giới-hai xứ-năm uẩn.

Thọ thủ uẩn thâu nhiếp một giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Như thọ thủ uẩn; tưởng thủ uẩn-hành thủ uẩn-năm hữu sắc giới, tám pháp đại địa, mười pháp đại thiện địa, mười pháp đại phiền não địa, mười pháp tiểu phiền não địa, năm phiền não, năm xúc, năm kiến, năm căn, bốn pháp, năm thân sau nơi sáu thân, nên biết cũng như thế.

Thức thủ uẩn thâu nhiếp bảy giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười ba giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Thức giới cũng như thế.

Nhãn thức giới tương ưng với một giới-một xứ-ba uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Như nhãn thức giới; nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý thức giới, thức thủ uẩn, thức giới, sáu thức thân nên biết cũng như thế.

Ý giới tương ưng với một giới, một xứ, ba uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứ-ba uẩn.

Như ý giới; ý xứ, thức uẩn, thức pháp, nên biết cũng như thế.

Pháp giới tương ưng với tám giới-hai xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười một giới-mười một xứ-hai uẩn.

Như pháp giới; pháp xứ, hành uẩn, tám pháp đại địa, nên biết cũng như thế.

Thọ uẩn tương ưng với tám giới-hai xứ-ba uẩn, không tương ưng với mười một giới-mười một xứ-ba uẩn.

Như thọ uẩn, tưởng uẩn, thọ tưởng trong pháp đại địa, nên biết cũng như thế.

Thọ thủ uẩn tương ưng với tám giới-hai xứ-ba uẩn, không tương ưng với mười ba giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Tưởng thủ uẩn cũng như thế.

Hành thủ uẩn tương ưng với tám giới-hai xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười ba giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Còn pháp tầm và tứ cũng như thế.

Tín tương ưng với tám giới-hai xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn.

Như tín; còn lại chín pháp đại thiện địa, mười pháp đại phiền não địa, dục-tham lam-giận dữ, xúc vô minh-không phải minh cũng không phải vô minh, không tàm-không quý, nên biết cũng như thế.

Phẫn tương ưng với ba giới-hai xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn.

Như phẫn; còn lại chín pháp tiểu phiền não địa, tham nơi Vô sắc, nghi, xúc minh, năm kiến, sáu ái thân, nên biết cũng như thế.

Tham nơi Sắc tương ưng với sáu giới-hai xứbốn uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Hữu đối xúc tương ưng với bảy giới-hai xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười ba giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Tăng ngữ xúc tương ưng với ba giới-ba xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười bảy giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Sáu xúc thân, sáu tư thân cũng như thế.

Lạc căn tương ưng với tám giới-hai xứ-ba uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn.

Xả căn cũng như thế.

Khổ căn tương ưng với bảy giới-hai xứ-ba uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Hỷ căn tương ưng với ba giới-hai xứ-ba uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn.

Ưu căn cũng như vậy.

Nhãn xúc sinh ra thọ tương ưng với ba giới, hai xứ, ba uẩn, không tương ưng với mười bảy giớimười hai xứ-năm uẩn.

Như nhãn xúc sinh ra thọ; nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh ra thọ, sáu tưởng thân, nên biết cũng như thế.

-----------------

Phẩm 5: BIỆN VỀ TÙY MIÊN, Phần 1

Hỏi: Chín mươi tám tùy miên này, có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc?

Đáp: Có ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục, ba mươi mốt thứ thuộc cõi Sắc và ba mươi mốt thứ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Chín mươi tám tùy miên này có bao nhiêu thứ do kiến đoạn, bao nhiêu thứ do tu mà đoạn?

Đáp: Có tám mươi tám thứ thuộc kiến đoạn và mười thứ thuộc về tu mà đoạn.

Hỏi: Ba mươi sáu tùy miên thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ do kiến đoạn và bao nhiêu thứ do tu mà đoạn?

Đáp: Có ba mươi hai thứ thuộc kiến đoạn và bốn thứ thuộc tu mà đoạn.

Hỏi: Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ thuộc kiến đoạn, bao nhiêu thứ thuộc tu mà đoạn?

Đáp: Có hai mươi tám thứ thuộc kiến đoạn, ba thứ thuộc tu mà đoạn.

Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Chín mươi tám tùy miên này, có bao nhiêu thứ do thấy khổ mà đoạn, bao nhiêu thứ do thấy tập-diệt-đạo-tu mà đoạn?

Đáp: Có hai mươi tám thứ do thấy khổ mà đoạn, mười chín thứ do thấy tập mà đoạn, mười chín thứ do thấy diệt mà đoạn, hai mươi hai thứ do thấy đạo mà đoạn, mười thứ do tu mà đoạn.

Hỏi: Ba mươi sáu tùy miên thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ do thấy khổ mà đoạn, bao nhiêu thứ do thấy tập-diệt-đạo-tu mà đoạn?

Đáp: Có mười thứ do thấy khổ mà đoạn, bảy thứ do thấy tập mà đoạn, bảy thứ do thấy diệt mà đoạn, tám thứ do thấy đạo mà đoạn, bốn thứ do thấy tu mà đoạn.

Hỏi: Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ do thấy khổ mà đoạn và bao nhiêu thứ do thấy tập-diệt-đạo-tu mà đoạn?

Đáp: Có chín thứ do thấy khổ mà đoạn, sáu thứ do thấy tập mà đoạn, sáu thứ do thấy diệt mà đoạn, bảy thứ do thấy đạo mà đoạn, ba thứ do tu mà đoạn. Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Tùy miên là nghĩa thế nào?

Đáp: Vi tế cũng là nghĩa của tùy miên. Tùy tăng cũng là nghĩa của tùy miên. Tùy trục cũng là nghĩa của tùy miên. Tùy phược (theo các thứ trói buộc) cũng là nghĩa của tùy miên. Các thứ tùy miên như thế, nếu chưa đoạn dứt, chưa biết khắp, thì do hai duyên cớ nên là tùy tăng: Đó là chỗ nó duyên lấy và sự tương ưng. Hai tùy tăng như vậy, thì chỉ thuộc phạm vi của chính nó chứ không thuộc vào phạm vi khác.

Có mười hai thứ tùy miên. Đó là:

1. Tùy miên dục tham.

2. Tùy miên giận dữ.

3. Tùy miên sắc tham.

4. Tùy miên vô sắc tham.

5. Tùy miên kiêu mạn.

6. Tùy miên vô minh.

7. Tùy miên hữu thân kiến.

8. Tùy miên biên chấp kiến.

9. Tùy miên tà kiến.

10. Tùy miên kiến thủ.

11. Tùy miên giới cấm thủ.

12. Tùy miên nghi.

1. Thế nào là tùy miên tùy tăng dục tham? Nghĩa là các thứ yêu thương, ưa thích, tham luyến, vừa ý.

2. Thế nào là tùy miên tùy tăng giận dữ? Nghĩa là các thứ không đáng yêu thương, ưa thích, tham luyến, vừa ý.

3. Thế nào là tùy miên tùy tăng sắc tham? Nghĩa là các thứ ưa thích, yêu thương, vui lòng, hợp ý.

4. Thế nào là tùy miên tùy tăng vô sắc tham? Nghĩa là các thứ yêu thương, ưa thích, vừa ý.

5. Thế nào là tùy miên tùy tăng kiêu mạn? Nghĩa là cao ngạo, khinh miệt mọi người.

6. Thế nào là tùy miên tùy tăng vô minh? Nghĩa là không biết gì, tối tăm, ngu si.

7. Thế nào là tùy miên tùy tăng hữu thân kiến? Nghĩa là chấp cho là có ta, có cái của ta.

8. Thế nào là tùy miên tùy tăng biên chấp kiến? Nghĩa là chấp đoạn chấp thường.

9. Thế nào là tùy miên tùy tăng tà kiến? Nghĩa là cho rằng không có nhân quả, không có tác dụng, bài bác hủy báng.

10. Thế nào là tùy miên tùy tăng kiến thủ? Nghĩa là chấp cho rằng kiến giải của mình là tôn quý hơn hết, tột bậc nhất.

11. Thế nào là tùy miên tùy tăng giới cấm thủ? Nghĩa là cho việc tuân giữ các điều đó thì sẽ được thanh tịnh, giải thoát, xuất ly.

12. Thế nào là tùy miên tùy tăng nghi? Nghĩa là mê lầm, ngờ vực, hoang mang, do dự.

Hỏi: Thế nào là khởi lên các tùy miên dục tham… cho đến thế nào là khởi lên các tùy miên nghi?

Đáp: Tùy miên dục tham khởi lên là do ba nguyên nhân:

1. Là do tùy miên dục tham chưa đoạn dứt, chưa biết khắp.

2. Là do các pháp hiện tiền, thuận hợp với sự ràng buộc của tham dục.

3. Là do ở nơi đó, có sự tác ý không đúng lý.

Cho đến tùy miên nghi ngờ cũng từ ba nguyên nhân mà khởi lên:

1. Là do tùy miên nghi ngờ chưa đoạn dứt, chưa biết khắp.

2. Là do các pháp hiện tại trước mắt thuận hợp với sự trói buộc của nghi ngờ.

3. Là do ở nơi đó, có tác ý không đúng lý.

Hỏi: Có bảy tùy miên và mười hai tùy miên, thì bảy thứ gồm thâu mười hai thứ hay mười hai thứ gồm thâu bảy thứ?

Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là tùy miên dục tham gồm thâu tùy miên dục tham, tùy miên giận dữ gồm thâu tùy miên giận dữ, tùy miên hữu tham gồm thâu các tùy tiên sắc tham và vô sắc tham. Tùy miên mạn gồm thâu tùy miên mạn, tùy miên vô minh gồm thâu tùy miên vô minh. Tùy miên kiến gồm thâu tùy miên năm kiến, tùy miên nghi gồm thâu tùy miên nghi.

Hỏi: Có bảy tùy miên và chín mươi tám tùy miên, thì bảy thứ gồm thâu chín mươi tám thứ hay chín mươi tám thứ gồm thâu bảy thứ?

Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là các tùy miên dục tham-sân giận thì mỗi thứ gồm thâu năm thứ, tùy miên hữu tham gồm thâu mười thứ, tùy miên mạn và vô minh thì mỗi thứ gồm thâu mười lăm thứ. Tùy miên kiến gồm thâu ba mươi sáu thứ. Tùy miên nghi gồm thâu mười hai thứ.

Hỏi: Có mười hai tùy miên và chín mươi tám tùy miên, thì mười hai thứ gồm thâu chín mươi tám thứ hay chín mươi tám thứ gồm thâu mười hai thứ? Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là các tùy miên dục tham-sân giận-sắc tham và vô sắc tham, mỗi thứ gồm thâu năm thứ. Các thứ tùy miên mạn-vô minh, mỗi thứ gồm thâu mười lăm thứ. Các thứ tùy miên hữu thân kiến-biên chấp kiến, mỗi thứ gồm thâu ba thứ. Các thứ tùy miên tà kiến-kiến thủ và nghi, thì mỗi thứ gồm thâu mười hai thứ. Tùy miên giới cấm thủ gồm thâu sáu thứ.

Hỏi: Chín mươi tám tùy miên có bao nhiêu thứ là biến hành, bao nhiêu thứ không phải là biến hành?

Đáp: Có hai mươi bảy thứ là biến hành, sáu mươi lăm thứ không phải là biến hành, sáu thứ cần phân biệt: Nghĩa là như tùy miên vô minh do thấy khổ-tập mà đoạn trừ, thì nó hoặc là biến hành, hoặc không phải là biến hành.

Thế nào là biến hành? Nghĩa là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên không phải là biến hành, không tương ưng với vô minh.

Thế nào là không phải biến hành? Nghĩa là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên không phải là biến hành, tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu tùy miên thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ là biến hành, bao nhiêu thứ không phải là biến hành?

Đáp: Có chín thứ là biến hành, hai mươi lăm thứ không phải là biến hành, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ở cõi Dục, tùy miên vô minh do thấy khổ-tập mà đoạn trừ, thì nó hoặc là biến hành, hoặc không phải là biến hành.

Thế nào là biến hành? Nghĩa là ở cõi Dục, do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các tùy miên không phải là biến hành, không tương ưng với vô minh.

Thế nào là không phải biến hành? Nghĩa là ở cõi Dục, do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các tùy miên không phải là biến hành, tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt tùy miên ở cõi Sắc có bao nhiêu thứ là biến hành và bao nhiêu thứ không phải là biến hành?

Đáp: Có chín thứ là biến hành, hai mươi thứ không phải là biến hành, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ở cõi Sắc, tùy miên vô minh do thấy khổ-tập mà đoạn trừ thì nó hoặc là biến hành, hoặc không phải là biến hành.

Thế nào là biến hành? Nghĩa là ở cõi Sắc, do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ tuỳ miên không phải là biến hành, không tương ưng với vô minh.

Thế nào là không phải biến hành? Nghĩa là ở cõi Sắc, do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên không phải biến hành, tương ưng với vô minh.

Ba mươi mốt tùy miên ở cõi Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Chín mươi tám tùy miên có bao nhiêu thứ là biến hành do tu mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ không phải là biến hành cũng không phải do tu mà đoạn trừ?

Đáp: Có ba mươi bảy thứ là biến hành do tu mà đoạn trừ, năm mươi lăm thứ không phải là biến hành cũng không do tu mà đoạn trừ, sáu thứ cần phân biệt rõ: Nghĩa là tùy miên vô minh do thấy khổ-tập mà đoạn trừ, thì nó hoặc là biến hành, hoặc không phải là biến hành.

Thế nào là biến hành? Nghĩa là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên không phải là biến hành, không tương ưng với vô minh.

Thế nào là không phải biến hành? Nghĩa là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên không phải là biến hành, tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu tùy miên ở cõi Dục có bao nhiêu thứ là biến hành do tu mà đoạn trừ, bao nhiêu thứ không phải là biến hành cũng không phải do tu mà đoạn trừ?

Đáp: Có mười ba thứ là biến hành do tu mà đoạn trừ, hai mươi mốt thứ không phải là biến hành cũng không do tu mà đoạn trừ, hai thứ cần phải phân biệt: Tức là ở cõi Dục, tùy miên vô minh do thấy khổ-tập mà đoạn trừ, thì nó hoặc là biến hành, hoặc không phải là biến hành.

Thế nào là biến hành? Nghĩa là ở cõi Dục do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên không phải là biến hành, không tương ưng với vô minh.

Thế nào là không phải biến hành? Là ở cõi Dục do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên không phải là biến hành, tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt tùy miên ở cõi Sắc có bao nhiêu thứ là biến hành do tu mà đoạn trừ, bao nhiêu thứ không phải là biến hành cũng không phải do tu mà đoạn trừ?

Đáp: Có mười hai thứ là biến hành do tu mà đoạn trừ, mười bảy thứ không phải là biến hành cũng không do tu mà đoạn trừ, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ở cõi Sắc, tùy miên vô minh do thấy khổ-tập mà đoạn trừ, thì nó hoặc là biến hành, hoặc không phải là biến hành.

Thế nào là biến hành? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các tùy miên không phải là biến hành, và nó không tương ưng với vô minh.

Thế nào là không phải biến hành? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên không phải là biến hành, và nó tương ưng với vô minh.

Ba mươi mốt tùy miên ở cõi Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu thứ duyên hữu lậu và bao nhiêu thứ duyên vô lậu?

Đáp: Có tám mươi thứ duyên hữu lậu, mười hai thứ duyên vô lậu, sáu thứ cần phân biệt: Nghĩa là do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ các tùy miên vô minh, hoặc là nó duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu.

Thế nào là duyên hữu lậu? Nghĩa là do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu tương ưng với vô minh.

Thế nào là duyên vô lậu? Nghĩa là do thấy diệt đạo mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu không tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu tùy miên thuộc cõi Dục có bao nhiêu thứ duyên hữu lậu và bao nhiêu thứ duyên vô lậu?

Đáp: Có ba mươi thứ duyên hữu lậu, bốn thứ duyên vô lậu và hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ở cõi Dục do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ các thứ tùy miên vô minh, thì nó hoặc là duyên hữu lậu, hoặc là duyên vô lậu.

Thế nào là duyên hữu lậu? Nghĩa là ở cõi Dục do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu tương ưng với vô minh.

Thế nào là duyên vô lậu? Nghĩa là ở cõi Dục do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu không tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc có bao nhiêu thứ duyên hữu lậu và bao nhiêu thứ duyên vô lậu?

Đáp: Có hai mươi lăm thứ duyên hữu lậu, bốn thứ duyên vô lậu, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ các tùy miên vô minh, thì nó hoặc là duyên hữu lậu, hoặc là duyên vô lậu.

Thế nào là duyên hữu lậu? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu tương ưng với vô minh.

Thế nào là duyên vô lậu? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu lậu không tương ưng với vô minh.

Ba mươi mốt tùy miên ở cõi Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu thứ duyên hữu vi và bao nhiêu thứ duyên vô vi?

Đáp: Có tám mươi chín thứ duyên hữu vi, sáu thứ duyên vô vi, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên vô minh, thì nó hoặc là duyên hữu vi, hoặc là duyên vô vi.

Thế nào là duyên hữu vi? Nghĩa là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu vi, vì nó tương ưng với vô minh.

Thế nào là duyên vô vi? Nghĩa là do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu vi, vì nó không tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu tùy miên ở cõi Dục có bao nhiêu thứ duyên hữu vi và bao nhiêu thứ duyên vô vi?

Đáp: Có ba mươi ba thứ duyên hữu vi, hai thứ duyên vô vi và một thứ cần phân biệt: Nghĩa là ở cõi Dục do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên vô minh, thì nó hoặc là duyên hữu vi, hoặc là duyên vô vi.

Thế nào là duyên hữu vi? Nghĩa là ở cõi Dục do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu vi tương ưng với vô minh.

Thế nào là duyên vô vi? Nghĩa là ở cõi Dục do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu vi, không tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc có bao nhiêu thứ duyên hữu vi và bao nhiêu thứ duyên vô vi?

Đáp: Có hai mươi tám thứ duyên hữu vi, hai thứ duyên vô vi, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là ở cõi Sắc khi thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên vô minh, thì nó hoặc là duyên hữu vi, hoặc là duyên vô vi.

Thế nào là duyên hữu vi? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu vi tương ưng với vô minh.

Thế nào là duyên vô vi? Nghĩa là ở cõi Sắc do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu vi không tương ưng với vô minh.

Ba mươi mốt tùy miên ở cõi Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Chín mươi tám tùy miên có bao nhiêu thứ là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ là tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là sở duyên vốn là tùy tăng mà không tương ưng, tức là không có tương ưng.

Tùy tăng mà không phải là sở duyên, nghĩa là tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng, nghĩa là tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng, nghĩa là không có.

Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc các cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc cũng như thế.

Có hai mươi pháp: Là pháp do thấy khổ mà đoạn trừ, pháp do thấy tập mà đoạn trừ, pháp do thấy diệt mà đoạn trừ, pháp do thấy đạo mà đoạn trừ, pháp do tu mà đoạn trừ. Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc cõi Dục-Sắc và Vô sắc cũng thế.

Hỏi: Đối với pháp do thấy khổ mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy khổ mà đoạn trừ hết thảy, và do thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với pháp do thấy tập mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy tập mà đoạn trừ hết thảy, và do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với pháp do thấy diệt mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ hết thảy, cùng tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với pháp do thấy đạo mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy đạo mà đoạn trừ hết thảy, và các tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với pháp do tu mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do tu mà đoạn trừ tất cả và các thứ tùy miên biến hành.

Như không thuộc cõi nào, thuộc cõi Dục-Sắc hay Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Đối với pháp do thấy khổ mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành và do thấy diệt đạo, tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Hỏi: Đối với pháp do thấy tập mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng nên là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng nên là tùy tăng mà không phải là sở duyên: La không có.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo, tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Hỏi: Đối với pháp do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng nên là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là các tùy miên biến hành.

Tương ưng nên là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy đạo và tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Hỏi: Đối với pháp do thấy đạo mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng nên là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là các tùy miên biến hành.

Tương ưng nên là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng: Là do thấy đạo mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Hỏi: Đối với pháp do tu mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là các tùy miên biến hành.

Tương ưng nên là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc cõi Dục, Sắc hay Vô sắc cũng như thế.

QUYỂN 4

Phẩm 5: BIỆN VỀ TÙY MIÊN, Phần 2

Có hai mươi pháp chỉ: Tức là pháp chỉ do thấy khổ mà đoạn trừ, pháp chỉ do thấy tập mà đoạn trừ, pháp chỉ do thấy diệt mà đoạn trừ, pháp chỉ do thấy đạo mà đoạn trừ, pháp chỉ do thấy tu mà đoạn trừ. Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc cõi Dục-Sắc và Vô sắc cũng thế.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do thấy khổ mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Pháp chỉ do thấy khổ mà đoạn trừ, không phải là tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do thấy tập mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Pháp chỉ do thấy tập mà đoạn trừ, không phải là tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do thấy diệt mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Pháp chỉ do thấy diệt mà đoạn trừ, là tất cả các thứ tùy miên.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do thấy đạo mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Pháp chỉ do thấy đạo mà đoạn trừ, là tất cả các thứ tùy miên.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do tu mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Pháp chỉ do tu mà đoạn trừ, là tất cả các thứ tùy miên.

Như không thuộc vào cõi nào, thuộc các cõi Dục-Sắc-Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do thấy khổ mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng: Không có.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Cũng không có.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là chỉ do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên không phải biến hành.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Cũng không có.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do thấy tập mà đoạn trừ:

Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Không có.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Cũng không có.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là chỉ do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên không phải biến hành.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Cũng không có.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng: Không có.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Cũng không có.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do thấy đạo mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng: Không có.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy đạo mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy đạo mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Cũng không có.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do thấy tu mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng: Không có.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Cũng không có.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là chỉ do tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Cũng không có.

Có hai mươi tâm: Tức là tâm do thấy khổ mà đoạn trừ, tâm do thấy tập mà đoạn trừ, tâm do thấy diệt mà đoạn trừ, tâm do thấy đạo mà đoạn trừ, tâm do tu mà đoạn trừ. Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc các cõi Dục-Sắc-Vô sắc cũng thế.

Hỏi: Đối với tâm do thấy khổ mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả, và do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành đó, và cùng khởi tâm bất tương ưng hành cũng như thế.

Hỏi: Đối với tâm do thấy tập mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy tập mà đoạn trừ tất cả, và do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành đó, và cùng khởi tâm bất tương ưng hành cũng thế.

Hỏi: Đối với tâm do thấy diệt mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ tất cả cùng các tùy miên biến hành.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành đó, và cùng khởi tâm bất tương hành cũng thế. Do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với tâm do thấy đạo mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy đạo mà đoạn trừ tất cả và các thứ tùy miên biến hành.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành, và cùng khởi các tâm bất tương ưng hành cũng thế. Do thấy đạo mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với tâm do tu mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do tu mà đoạn trừ tất cả cùng các thứ tùy miên biến hành.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành, cùng khởi các tâm bất tương ưng hành cũng như thế.

Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc các cõi Dục-Sắc và Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Đối với tâm do thấy khổ mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành

Tương ưng vốn là tùy tăng không phải là sở duyên: Không có.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành cũng vậy, đối với nó đều khởi tâm bất tương ưng hành, vì thấy khổ mà đoạn trừ tất cả, và do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác, không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải tương ưng.

Đối với tâm do thấy tập mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành

Tương ưng vốn là tùy tăng không phải là sở duyên: Không có.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành cũng vậy, đối với nó cùng khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy tập mà đoạn trừ tất cả và do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác thì chúng không phải là sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng.

Đối với tâm do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng: Là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Pháp tương ưng với tùy miên đó cũng như thế, đối với nó cùng khởi tâm bất tương ưng hành, và do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác không phải là sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng.

Đối với tâm do thấy đạo mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng: Là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy đạo mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Pháp tương ưng với tùy miên đó cũng như thế, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy đạo mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác thì chúng không phải là sở duyên vốn là tùy tăng không phải là tương ưng.

Hỏi: Đối với tâm do tu mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Pháp tương ưng với tùy miên kia cũng vậy, đối với nó cùng khởi tâm bất tương ưng hành, do tu mà đoạn trừ tất cả, cùng các thứ tùy miên biến hành.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác thì chúng không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc các cõi Dục-Sắc-Vô sắc cũng như thế.

Có bốn mươi tám tâm: Tâm tương ưng với tà kiến do thấy diệt mà đoạn.

Tâm tương ưng với nghi do thấy diệt mà đoạn.

Tâm tương ưng với tà kiến-nghi do thấy diệt mà đoạn. Tâm không tương ưng với tà kiến do thấy diệt mà đoạn. Tâm không tương ưng với nghi do thấy diệt mà đoạn.

Tâm không tương ưng với tà kiến-nghi do thấy diệt mà đoạn Tâm thấy đạo mà đoạn cũng vậy.

Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc các cõi Dục-Sắc-Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Đối với tâm tương ưng với tà kiến do thấy diệt mà đoạn có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến và nó tương ưng với vô minh, hoặc do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu, hoặc các tùy miên biến hành. Pháp tương ưng với tùy miên đó, và đối với nó cùng khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với tâm tương ưng với nghi do thấy diệt mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi và nó tương ưng với vô minh, hoặc do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu, hoặc các thứ tùy miên biến hành. Đối với các pháp tương ưng với tùy miên cũng thế, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với tâm tương ưng với tà kiến nghi do thấy diệt mà đoạn trừ có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến-nghi và vô minh mà nó tương ưng, hoặc do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu, hoặc các tùy miên biến hành. Đối với các pháp tương ưng với tùy miên cũng vậy, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với tâm không tương ưng với tà kiến do thấy diệt mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ tà kiến và vô minh mà nó tương ưng do thấy diệt mà đoạn trừ, còn lại thì thấy diệt mà đoạn hết thảy cùng với tùy miên biến hành. Đối với pháp tương ưng với tùy miên cũng vậy, nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với tâm không tương ưng với nghi do thấy diệt mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ nghi do thấy diệt mà đoạn trừ cùng nghi tương ưng với vô minh, các thứ còn lại thì do thấy diệt mà đoạn trừ tất cả, và các thứ tùy miên biến hành. Đối với các pháp tương ưng với tùy miên cũng thế, nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với tâm không tương ưng với tà kiến nghi do thấy diệt mà đoạn trừ, có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ ra nghi và vô minh cùng nó tương ưng do thấy diệt mà đoạn trừ, các thứ còn lại thì do thấy diệt mà đoạn trừ tất cả, và các thứ tùy miên biến hành. Đối với các pháp tương ưng với tùy miên cũng thế, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Tâm do thấy đạo mà đoạn trừ cũng như thế.

Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc về cõi DụcSắc-Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Tâm tương ưng với tà kiến do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu, và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến và vô minh cùng nó tương ưng.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là không có.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là trừ ra ra việc thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến và vô minh cùng nó tương ưng, các thứ khác thì do thấy diệt mà đoạn trừ duyên vô lậu và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ tất cả các tùy miên. Vả lại, do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả tùy miên, đối với pháp mà tùy miên tương ưng cũng thế, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng, còn các thứ tùy miên khác, chúng không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng.

Hỏi: Đối với tâm tương ưng với nghi do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu, và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi và vô minh cùng nó tương ưng.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là không có.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là trừ ra ra việc thấy diệt mà đoạn trừ các nghi và vô minh cùng nó tương ưng, các thứ còn lại do thấy diệt mà đoạn trừ duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Đối với pháp mà tùy miên tương ưng cũng thế, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng, còn các thứ tùy miên khác thì chúng không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng.

Hỏi: Đối với tâm tương ưng với tà kiến-nghi do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu, và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến-nghi và vô minh cùng nó tương ưng.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là không có.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là trừ ra ra việc thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến-nghi và vô minh cùng nó tương ưng, các thứ khác do thấy diệt mà đoạn trừ duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, do thấy đạo và tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Đối với các pháp mà tùy miên tương ưng cũng thế, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng, còn các thứ tùy miên khác thì không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng.

Hỏi: Đối với tâm không tương ưng với tà kiến do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là trừ ra ra tà kiến và vô minh cùng nó tương ưng do thấy diệt mà đoạn trừ, các thứ còn lại đều do thấy diệt mà đoạn trừ là các tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến và vô minh cùng nó tương ưng, hoặc do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, hoặc do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với các pháp mà tùy miên tương ưng cũng vậy, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên khi thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác vì không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng.

Hỏi: Đối với tâm không tương ưng với nghi do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là trừ ra các nghi và vô minh cùng nó tương ưng do thấy diệt mà đoạn trừ, các thứ còn lại đều do thấy diệt mà đoạn trừ là các tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi và vô minh cùng nó tương ưng, hoặc do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, hoặc do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với các pháp mà tùy miên tương ưng cũng vậy, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên khi thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác thì chúng không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng.

Hỏi: Đối với tâm không tương ưng với tà kiếnnghi do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là trừ ra tà kiến-nghi và vô minh cùng nó tương ưng do thấy diệt mà đoạn trừ, các thứ còn lại đều do thấy diệt mà đoạn trừ là các tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến-nghi và vô minh cùng nó tương ưng, hoặc do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, hoặc do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với các pháp mà tùy miên tương ưng cũng vậy, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác thì chúng không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng.

Đối với tâm do thấy đạo mà đoạn trừ cũng như vậy.

Như không hệ thuộc cõi nào, các thứ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc cũng như thế.

Có ba mươi sáu tùy miên: Tức là do thấy khổ mà đoạn trừ có mười thứ, thấy tập mà đoạn trừ có bảy thứ, thấy diệt mà đoạn trừ có bảy thứ, thấy đạo mà đoạn trừ có tám thứ và do tu mà đoạn trừ có bốn thứ.

Mười thứ tùy miên do thấy khổ mà đoạn trừ là: Hữu thân kiến, biên chấp kiến. Thấy khổ mà đoạn trừ là các thứ: Tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, sân hận, kiêu mạn và vô minh.

Bảy thứ tùy miên do thấy tập mà đoạn trừ là: Tà kiến, kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, sân giận, kiêu mạn, vô minh.

Bảy thứ tùy miên do thấy diệt mà đoạn trừ là: Tà kiến, kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, sân giận, kiêu mạn, vô minh.

Tám thứ tùy miên do thấy đạo mà đoạn trừ là: Tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, sân hận, kiêu mạn, vô minh.

Bốn thứ tùy miên do tu mà đoạn trừ là: Tham lam, sân hận, kiêu mạn, vô minh.

Hỏi: Hữu thân kiến có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả và do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành. Đối với các pháp mà tùy miên tương ưng cùng nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành cũng như thế.

Như nói về hữu thân kiến; biên chấp kiến, do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, sân giận, kiêu mạn, vô minh… cũng như thế.

Hỏi: Tà kiến do thấy tập mà đoạn trừ có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy tập mà đoạn trừ tất cả và thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành. Đối với pháp mà tùy miên tương ưng cùng nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành thì cũng vậy.

Như nói về thấy tập mà đoạn trừ tà kiến; các thứ kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, sân giận, kiêu mạn, vô minh cũng như thế.

Hỏi: Tà kiến do thấy diệt mà đoạn trừ có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến tương ưng với vô minh, và do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ duyên hữu lậu cùng các tùy miên biến hành. Đối với pháp mà tùy miên tương ưng do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến và vô minh cùng nó tương ưng, hoặc do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu, hoặc các tùy miên biến hành, vì nó đều khởi tâm bất tương ưng hành. Do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành, do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi ngờ cũng vậy.

Hỏi: Kiến thủ do thấy diệt mà đoạn trừ có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành. Đối với các pháp mà tùy miên tương ưng và vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành cũng như thế.

Do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tham lam, giận dữ, kiêu mạn cũng như vậy.

Hỏi: Vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ các vô minh duyên vô lậu, các thứ còn lại đều là do thấy diệt mà đoạn trừ tất cả cùng các tùy miên biến hành. Đối với các pháp mà tùy miên tương ưng, thì do thấy diệt mà đoạn trừ tất cả cùng các tùy miên biến hành, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Do thấy đạo mà đoạn trừ cũng như thế.

Hỏi: Tham lam do tu mà đoạn trừ có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do tu mà đoạn trừ tất cả cùng các thứ tùy miên biến hành. Đối với các pháp mà tùy miên tương ưng vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành thì cũng thế.

Do tu mà đoạn trừ giận dữ, kiêu mạn, vô minh cũng vậy.

Hỏi: Đối với hữu thân kiến: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là trừ ra việc hữu thân kiến tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả và do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là hữu thân kiến tương ưng với vô minh.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với pháp mà tùy miên tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, trừ ra hữu thân kiến tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả, và do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Do tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên, thì không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do hữu thân kiến và vô minh cùng nó tương ưng.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với chúng luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả, và do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng. Các thứ tùy miên khác thì không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Cũng như hữu thân kiến; biên chấp kiến, các thứ do thấy khổ mà đoạn trừ: Tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham lam, giận dữ, kiêu mạn… cũng như thế.

Hỏi: Vô minh do thấy khổ mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là là do thấy khổ mà đoạn trừ vô minh và do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là trừ ra do thấy khổ mà đoạn trừ vô minh, các thứ còn lại đều do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và thấy diệt đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với pháp mà nó tương ưng, thì sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Không có.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và thấy diệt đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên thấy khổ mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác thì chúng không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tà kiến do thấy tập mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là trừ ra việc do thấy tập mà đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy tập mà đoạn trừ tất cả và do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các tà kiến tương ưng với vô minh.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với pháp mà tùy miên tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là trừ ra do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tà kiến và vô minh cùng nó tương ưng, các thứ còn lại đều do thấy tập mà đoạn trừ tất cả và do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các tà kiến và vô minh cùng nó tương ưng.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy tập mà đoạn trừ tất cả và do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng. Còn các tùy miên khác thì không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng.

Như do thấy tập mà đoạn trừ tà kiến; kiến thủ, nghi ngờ, tham lam, sân giận và kiêu mạn cũng như thế.

Hỏi: Vô minh do thấy tập mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ vô minh, và do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là trừ ra việc do thấy tập mà đoạn trừ vô minh, các thứ khác đều do thấy tập mà đoạn trừ tất cả tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với pháp mà tùy miên tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy tập mà đoạn trừ các thứ tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy khổ mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên khi thấy tập mà đoạn trừ tất cả, và do thấy khổ mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng. Còn các tùy miên khác thì không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng.

Hỏi: Tà kiến do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là không có điều này.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ tất cả tà kiến tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Đối với pháp mà tùy miên tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tà kiến tương ưng với vô minh.

Vì sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Không có điều này.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là trừ ra thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh. Các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng. Còn các tùy miên khác thì không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng. Do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi cũng như thế.

Hỏi: Kiến thủ do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ các kiến thủ tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các kiến thủ tương ưng với vô minh.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với pháp mà tùy miên tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là trừ ra thấy diệt mà đoạn trừ kiến thủ tương ưng với vô minh, các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng cũng là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các kiến thủ tương ưng với vô minh.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó đều luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ được các thứ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác, không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng.

Do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tham lam, giận dữ và kiêu mạn cũng như thế.

QUYỂN 5

Phẩm 5: BIỆN VỀ TÙY MIÊN, Phần 3

Hỏi: Vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ vô minh duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là trừ ra thấy diệt mà đoạn trừ vô minh duyên vô lậu, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ vô minh duyên hữu lậu. Còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ vô minh duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với pháp mà tùy miên tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng, là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải biến hành, và do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng.

Còn các tùy miên khác thì không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng.

Do thấy đạo mà đoạn trừ cũng như thế.

Hỏi: Tham do tu mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các tham lam tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là do tu mà đoạn trừ các tham tương ưng với vô minh.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với pháp mà tùy miên tương ưng: Sở duyên vốn tùy tăng mà không phải là tương ưng, là trừ ra do tu mà đoạn trừ tất cả, cùng với các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là do tu mà đoạn trừ các tham tương ưng với vô minh.

Không phải sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng, là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải biến hành, và do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ tất cả các tùy miên. Đối với nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên biến hành. Là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, còn các thứ tùy miên khác thì không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng.

Do tu mà đoạn trừ các thứ sân giận, kiêu mạn cũng thế.

Hỏi: Vô minh do tu mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do tu mà đoạn trừ vô minh và các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là trừ ra do tu mà đoạn trừ vô minh, các thứ khác đều do tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là do thấy tập-khổ mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Đối với pháp mà tùy miên tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là do tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do thấy diệt-đạo mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do tu đạo mà đoạn trừ tất cả, và các thứ tùy miên biến hành, sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng. Còn các tùy miên khác không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng.

Có bốn mươi tám thứ vô minh: Tức là thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến tương ưng với vô minh. Thấy diệt mà đoạn trừ các thứ nghi tương ưng với vô minh. Thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến và nghi tương ưng với vô minh. Thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến không tương ưng với vô minh. Thấy diệt mà đoạn trừ các nghi không tương ưng với vô minh. Thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến và nghi không tương ưng với vô minh.

Thấy đạo mà đoạn trừ cũng vậy. Không hệ thuộc cõi nào, thuộc về cõi Dục-Sắc-Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Tà kiến tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến, và thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu, cùng các thứ tùy miên biến hành. Đối với pháp mà nó tương ưng, do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến tương ưng với vô minh, hoặc thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu, hoặc các thứ tùy miên biến hành. Đối với nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Hỏi: Nghi tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi ngờ, và do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu, cùng các tùy miên biến hành. Đối với pháp mà nó tương ưng, do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi ngờ tương ưng với vô minh, hoặc thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu, hoặc các thứ tùy miên biến hành. Đối với nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu cùng các tùy miên biến hành.

Hỏi: Tà kiến-nghi tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến-nghi, và do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu, cùng các thứ tùy miên tùy miên biến hành. Đối với pháp mà nó tương ưng, do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tà kiến và các nghi tương ưng với vô minh, hoặc do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu, hoặc các tùy miên biến hành, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu, cùng các thứ tùy miên biến hành.

Hỏi: Tà kiến không tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi, và do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu, cùng các tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng, trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến và vô minh cùng nó tương ưng, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ tất cả cùng các tùy miên biến hành, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Hỏi: Nghi không tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến, và do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu, cùng các tùy miên biến hành. Đối với pháp mà nó tương ưng, trừ ra thấy diệt mà đoạn trừ các nghi tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ tất cả cùng các tùy miên biến hành, vì nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Hỏi: Tà kiến-nghi không tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ có bao nhiêu thứ tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành. Đối với pháp mà nó tương ưng, trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến và nghi tương ưng với vô minh, các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ tất cả cùng các thứ tùy miên biến hành. Đối với nó đều luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ được các duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Do thấy đạo mà đoạn trừ cũng như thế.

Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc các cõi Dục-Sắc-Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Tà kiến tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là Không có điều này.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Đối với pháp tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến tương ưng với vô minh.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là Không có điều này.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên vô lậu và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó đều luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Nghi tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ nghi ngờ.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là Không có điều này.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên vô lậu, và do thấy khổ tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Đối với pháp tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi tương ưng với vô minh.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là Không có điều này.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó đều luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tà kiến-nghi tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến và nghi ngờ.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là Không có điều này.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến và các nghi, các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các tùy miên.

Đối với pháp tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến và nghi tương ưng với vô minh.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là Không có điều này.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến và các nghi tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tà kiến không tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ vô minh duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ vô minh duyên hữu lậu, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ nghi, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên vô lậu, và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với pháp tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh, hoặc do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải biến hành, hoặc do thấy đạo và tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó đều luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Nghi không tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ vô minh duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ vô minh duyên hữu lậu, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ các tà kiến, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên vô lậu và do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với pháp tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các nghi tương ưng với vô minh, hoặc do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải biến hành, hoặc do thấy đạo và tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó đều luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tà kiến-nghi không tương ưng với vô minh do thấy diệt mà đoạn trừ: Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên? Có bao nhiêu thứ tùy miên là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng? Có bao nhiêu thứ tùy miên không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ vô minh duyên hữu lậu và các thứ tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là không có điều này.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ vô minh duyên hữu lậu, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên vô lậu, do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cũng do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên.

Đối với pháp tương ưng: Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng, là các tùy miên biến hành.

Tương ưng vốn là tùy tăng mà không phải là sở duyên: Là trừ ra do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến và nghi tương ưng với vô minh, còn các thứ khác đều do thấy diệt mà đoạn trừ các thứ tùy miên duyên vô lậu.

Sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng là tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên duyên hữu lậu.

Không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải tương ưng, là do thấy diệt mà đoạn trừ tà kiến và nghi tương ưng với vô minh, hoặc do thấy khổ-tập mà đoạn trừ các thứ không phải biến hành, hoặc do thấy đạo-tu mà đoạn trừ tất cả các thứ tùy miên. Đối với nó đều luôn khởi tâm bất tương ưng hành, nên do thấy diệt mà đoạn trừ các duyên hữu lậu và các tùy miên biến hành. Sở duyên vốn là tùy tăng mà không phải là tương ưng. Còn các thứ tùy miên khác không phải là sở duyên vốn là tùy tăng mà cũng không phải là tương ưng.

Do thấy đạo mà đoạn trừ cũng như thế.

Như không hệ thuộc cõi nào, thuộc các cõi Dục-Sắc-Vô sắc thì cũng như vậy.

Hỏi: Các thứ tùy miên duyên hữu lậu, thì các tùy miên ấy tương ưng với sở được duyên nên là tùy tăng chăng?

Đáp: Hoặc là tùy miên tương ưng với sở được duyên nên là tùy tăng, tức các tùy miên ấy duyên hữu lậu. Có tùy miên duyên hữu lậu thì tùy miên ấy không tương ưng với sở được duyên, nên là tùy tăng. Nghĩa là tùy miên biến hành duyên nơi cảnh giới khác. Việc này như thế nào? Tức là các tùy miên thuộc cõi Dục duyên nơi cõi Sắc. Hoặc các tùy miên thuộc cõi Dục duyên nơi cõi Vô sắc. Hoặc các tùy miên thuộc cõi Sắc duyên nơi cõi Vô sắc. Hoặc các tùy miên thuộc cõi Dục duyên nơi cõi Sắc-cõi Vô sắc.

Duyên nơi cõi khác cũng vậy.

Hỏi: Các thứ tùy miên duyên vô lậu, thì các tùy miên tương ưng đó vốn là tùy tăng chăng?

Đáp: Hoặc là tùy miên duyên vô lậu là tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng. Hoặc có tùy miên tương ưng vốn là tùy tăng, nhưng tùy miên ấy không phải duyên vô lậu, đó là tùy miên biến hành duyên nơi cõi khác. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là các thứ tùy miên thuộc cõi Dục duyên nơi cõi Sắc, hoặc các tùy miên thuộc cõi Dục duyên nơi cõi Vô sắc, hoặc các thứ tùy miên thuộc cõi Sắc duyên nơi cõi Vô sắc, hoặc các tùy miên thuộc cõi Dục duyên nơi cõi Sắc hay Vô sắc.

Duyên nơi khác cũng vậy.

-----------------

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 1

Có pháp được hiểu biết, pháp được nhận biết, pháp được thông đạt, pháp sở duyên, pháp tăng thượng, pháp có sắc, pháp không có sắc, pháp có thấy, pháp không thấy, pháp có đối, pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu tránh, pháp vô tranh, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp đọa giới, pháp không đọa giới, pháp không có vị tham đắm, pháp không vị tham đắm, pháp dựa vào đam mê, pháp dựa vào xuất ly, pháp tâm, pháp không phải tâm, pháp tâm sở, pháp không phải tâm sở, pháp tâm tương ưng, pháp tâm không tương ưng, pháp tâm đều có, pháp không phải tâm đều có, pháp tùy tâm chuyển, pháp không tùy tâm chuyển, pháp tâm làm nhân, pháp tâm không phải làm nhân, pháp tâm là đẳng vô gián, pháp tâm không phải là đẳng vô gián, pháp tâm là sở duyên, pháp tâm không phải là sở duyên, pháp tâm là tăng thượng, pháp không phải tâm là tăng thượng, pháp quả của tâm, pháp không phải quả của tâm, pháp tâm dị thục, pháp không phải tâm dị thục, pháp nghiệp, pháp không phải nghiệp, pháp nghiệp tương ưng, pháp nghiệp không tương ưng, pháp nghiệp đều có, pháp không phải nghiệp đều có, pháp tùy nghiệp chuyển, pháp không tùy nghiệp chuyển, pháp nghiệp là nhân, pháp không phải nghiệp là nhân, pháp nghiệp là đẳng vô gián, pháp nghiệp không phải là đẳng vô gián, pháp nghiệp là sở duyên, pháp không phải nghiệp là sở duyên, pháp nghiệp là tăng thượng, pháp không phải nghiệp là tăng thượng, pháp quả của nghiệp, pháp không phải quả của nghiệp, pháp quả dị thục của nghiệp, pháp không phải quả dị thục của nghiệp, pháp có, pháp không phải có, pháp có tương ưng, pháp có không tương ưng, pháp có đều có, pháp không phải có đều có, pháp tùy có chuyển, pháp không phải tùy có chuyển, pháp có làm nhân, pháp không phải có làm nhân, pháp có làm đẳng vô gián, pháp không phải có làm đẳng vô gián, pháp có làm sở duyên, pháp không phải có làm sở duyên, pháp có là tăng thượng, pháp không phải có là tăng thượng, pháp có quả, pháp không phải có quả, pháp có quả dị thục, pháp Không có điều này quả dị thục, pháp biết tất cả, pháp không biết tất cả, pháp cần phải đoạn, pháp không cần phải đoạn, pháp cần phải tu, pháp không cần phải tu, pháp cần phải chứng, pháp không cần phải chứng, pháp cần phải rèn luyện, pháp không cần phải rèn luyện, pháp có tội, pháp không có tội, pháp đen, pháp trắng, pháp hữu phú, pháp vô phú, pháp thuận thối, pháp không thuận thối, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp đã sinh, pháp không phải đã sinh, pháp đang sinh, pháp không phải đang sinh, pháp đã diệt, pháp không phải đã diệt, pháp đang diệt, pháp không phải đang diệt, pháp duyên khởi, pháp không phải duyên khởi, pháp duyên đã sinh, pháp không phải duyên đã sinh, pháp nhân, pháp không phải nhân, pháp có nhân, pháp không có điều này nhân, pháp nhân đã sinh, pháp không phải nhân đã sinh, pháp nhân tương ưng, pháp không nhân tương ưng, pháp kết, pháp không phải kết, pháp thuận kết, pháp không thuận kết, pháp chấp giữ, pháp không chấp giữ, pháp có chấp thọ, pháp không có chấp thọ, pháp thuận lấy, pháp không phải thuận lấy, pháp phiền não, pháp không phải phiền não, pháp nhiễm ô, pháp không nhiễm ô, pháp tạp nhiễm, pháp không phải tạp nhiễm, pháp ràng buộc, pháp không phải ràng buộc, pháp bị ràng buộc, pháp không phải bị ràng buộc, pháp thuận ràng buộc, pháp không phải thuận ràng buộc, pháp có sở duyên, pháp không có sở duyên, pháp có tầm, pháp không có tầm, pháp có tứ, pháp không có tứ, pháp có hỷ, pháp không có hỷ, pháp có cảnh giác, pháp không có cảnh giác, pháp có sự việc, pháp không có sự việc, pháp có duyên, pháp không có duyên, pháp còn có trên, pháp không còn có trên, pháp xa, pháp gần, pháp có lượng, pháp không có lượng, pháp kiến, pháp không phải kiến, pháp kiến xứ, pháp không phải kiến xứ, pháp kiến tương ưng, pháp kiến không tương ưng, pháp dị sinh pháp, pháp không phải dị sinh pháp, pháp cộng dị sinh, pháp bất cộng dị sinh, pháp định, pháp không phải định, pháp thuận nhiệt não, pháp không phải thuận nhiệt não, pháp cội gốc, pháp không phải cội gốc, pháp Thánh đế thâu giữ, pháp không phải Thánh đế thâu giữ, pháp đều có, pháp không phải đều có, pháp tương ưng, pháp không tương ưng, pháp quả, pháp không phải quả, pháp có quả, pháp không có quả, pháp dị thục, pháp không phải dị thục, pháp có quả dị thục, pháp Không có điều này quả dị thục, pháp nhân duyên, pháp không phải nhân duyên, pháp có nhân duyên, pháp không có nhân duyên, pháp lìa, pháp không phải lìa, pháp có lìa, pháp không có lìa, pháp tiếp nối, pháp không phải tiếp nối, pháp có tiếp nối, pháp không có tiếp nối.

Có ba pháp: Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký; pháp hữu học, pháp vô học, pháp phi học phi vô học; pháp do kiến đạo mà đoạn trừ, pháp do tu đạo mà đoạn trừ, pháp không có gì đoạn trừ; pháp do kiến đạo mà đoạn làm nhân, pháp do tu đạo mà đoạn làm nhân, pháp không có gì đoạn trừ làm nhân; pháp có thấy có đối, pháp không thấy có đối, pháp không thấy không đối; pháp dị thục, pháp của pháp dị thục, pháp không phải dị thục không phải pháp dị thục; pháp yếu kém, pháp trung bình, pháp vi diệu; pháp nhỏ, pháp lớn, pháp vô lượng; pháp vừa ý, pháp không vừa ý, pháp không phải vừa ý không phải không vừa ý; pháp vui cùng hành, pháp khổ cùng hành, pháp không khổ không vui cùng hành; pháp đều sinh, pháp đều trụ, pháp đều diệt; pháp không phải đều sinh, pháp không phải đều trụ, pháp không phải đều diệt; pháp tâm đều sinh, pháp tâm đều trụ, pháp tâm đều diệt; pháp không phải tâm đều sinh, pháp không phải tâm đều trụ, pháp không phải tâm đều diệt.

Có ba lãnh vực (giới) là lãnh vực dục, lãnh vực giận dữ, lãnh vực hại.

Lại có ba lãnh vực, là lãnh vực xuất ly, lãnh vực không giận dữ, lãnh vực không hại.

Lại có ba cõi, đó là cõi Dục, cõi Sắc-cõi Vô sắc. Lại có ba cõi, đó là cõi Sắc-cõi Vô sắc, cõi diệt. Có ba hữu, đó là dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Có ba lậu, đó là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

Có ba đời, đó là đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại

Có ba việc dựa vào lời nói, đó là: Việc dựa vào lời nói thời quá khứ, việc dựa vào lời nói thời vị lai, việc dựa vào lời nói thời hiện tại.

Có ba tính chất khổ, đó là: Tính chất khổ khổ, tính chất hành khổ, tính chất hoại khổ.

Có ba pháp, đó là pháp có tầm có tứ, pháp không tầm chỉ có tứ và pháp không tầm không tứ.

Có ba địa, đó là địa có tầm có tứ, địa không tầm chỉ có tứ và địa không tầm không tứ.

Có ba nghiệp, đó là nghiệp của thân, nghiệp của lời nói và nghiệp của ý nghĩ.

Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thiện, nghiệp bất thiện (nghiệp dữ) và nghiệp vô ký.

Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp hữu học, nghiệp vô học và nghiệp phi học phi vô học.

Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp do thấy mà đoạn trừ, nghiệp do tu mà đoạn trừ, nghiệp không có gì đoạn trừ.

Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thuận với hiện pháp mà thọ nhận, nghiệp thuận với đời kế tiếp mà thọ nhận và nghiệp thuận với đời sau đời kế tiếp mà thọ nhận.

Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thuận thọ vui, nghiệp thuận thọ khổ, nghiệp thuận thọ không khổ không vui.

Có bốn pháp niệm trụ, đó là:

1 Thân niệm trụ.

2 Thọ niệm trụ.

3 Tâm niệm trụ.

4. Pháp niệm trụ.

-Có bốn pháp chánh đoạn, đó là:

1. Các điều ác, bất thiện đã sinh thì khiến dứt hẳn, siêng năng tu tập pháp chánh đoạn.

2. Các điều ác, bất thiện chưa sinh thì khiến vĩnh viễn không sinh, siêng năng tu tập pháp chánh đoạn.

3. Các điều thiện chưa sinh thì khiến sinh, siêng năng tu tập pháp chánh đoạn.

4. Các điều thiện đã sinh thì khiến trụ vững chắc, không quên, tu đầy đủ, càng thêm rộng khiến trí tác chứng, siêng năng tu tập pháp chánh đoạn.

-Có bốn pháp thần túc, đó là:

1. Thần túc dục Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu.

2. Thần túc cần Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu.

3. Thần túc tâm Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu.

4. Thần túc quán Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu.

-Có bốn tĩnh lự, đó là:

1. Tĩnh lự thứ nhất.

2 Tĩnh lự thứ hai.

3 Tĩnh lự thứ ba.

4 Tĩnh lự thứ tư.

-Có bốn Thánh đế, đó là:

1. Khổ thánh đế.

2. Tập thánh đế.

3. Diệt thánh đế.

4. Đạo thánh đế.

-Có bốn tâm vô lượng, đó là:

1. Từ vô lượng.

2. Bi vô lượng.

3. Hỷ vô lượng.

4. Xả vô lượng.

-Có bốn vô sắc:

1. Không vô biên xứ.

2. Thức vô biên xứ.

3. Vô sở hữu xứ.

4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

-Có bốn Thánh chủng, đó là:

1. Thánh chủng tùy chỗ được y phục mà vui đủ.

2. Thánh chủng tùy chỗ được ăn uống mà vui đủ.

3. Thánh chủng tùy chỗ được ngọa cụ mà vui đủ.

4. Thánh chủng thích đoạn trừ, vui tu tập.

-Có bốn quả Sa-môn, đó là:

1 Quả Dự lưu.

2 Quả Nhất lai.

3 Quả Bất hoàn. 4. Quả A-la-hán.

-Có bốn thứ trí, đó là:

1. Pháp trí.

2. Loại trí.

3. Tha tâm trí.

4. Thế tục trí.

-Lại có bốn thứ trí, đó là:

1. Khổ trí.

2. Tập trí.

3. Diệt trí.

4. Đạo trí.

-Có bốn thứ hiểu rõ vô ngại, đó là:

1. Hiểu rõ pháp vô ngại.

2. Hiểu rõ nghĩa vô ngại.

3. Hiểu rõ lời vô ngại.

4. Hiểu rõ biện luận vô ngại.-Có bốn thứ duyên, đó là:

1. Nhân duyên.

2. Đẳng vô gián duyên.

3. Sở duyên duyên.

4. Tăng thượng duyên.

-Có bốn cách ăn, đó là:

1. Ăn bằng vật thực, có thô và tế.

2 Ăn bằng tiếp xúc.

3 Ăn bằng ý tứ (ý nghĩ).

4 Ăn bằng thức.

-Có bốn dòng thác (bộc lưu), đó là:

1. Bộc lưu dục.

2. Bộc lưu hữu.

3. Bộc lưu kiến.

4. Bộc lưu vô minh.

-Có bốn ách nặng, đó là:

1. Ách dục.

2. Ách hữu.

3. Ách kiến.

4. Ách vô minh.

-Có bốn thứ chấp giữ.

1. Chấp giữ về dục.

2. Chấp giữ về kiến.

3. Chấp giữ về giới cấm.

4. Chấp giữ về ngã ngữ.

-Có bốn thứ pháp, đó là:

1. Pháp quá khứ.

2. Pháp vị lai.

3. Pháp hiện tại.

4. Pháp không phải quá khứ-vị lai-hiện tại.

-Lại có bốn thứ pháp, đó là:

1. Pháp thuộc cõi Dục. 2 Pháp thuộc cõi Sắc. 3 Pháp thuộc cõi Vô sắc.

4 Pháp không hệ thuộc.

- Lại có bốn thứ pháp, đó là:

1. Pháp thiện làm nhân.

2. Pháp bất thiện làm nhân.

3. Pháp vô ký làm nhân.

- Pháp không phải pháp thiện-không phải pháp bất thiện không phải pháp vô ký làm nhân.

- Lại có bốn thứ pháp, đó là:

1. Pháp duyên có sở duyên.

2. Pháp duyên không có sở duyên.

3. Pháp duyên có sở duyên-duyên không có sở duyên.

4. Pháp không phải duyên có sở duyên-không phải duyên không có sở duyên.

- Có năm uẩn, đó là:

1. Sắc uẩn.

2. Thọ uẩn.

3. Tưởng uẩn.

4. Hành uẩn.

5. Thức uẩn.

- Có năm thủ uẩn, đó là:

1. Sắc thủ uẩn.

2. Thọ thủ uẩn.

3. Tưởng thủ uẩn.

4 Hành thủ uẩn.

5 Thức thủ uẩn.

-Có năm cõi (đường), đó là: 1. Cõi Nại-lạc-ca (địa ngục).

2. Cõi bàng sinh.

3. Cõi quỷ.

4. Cõi người.

5. Cõi trời.

-Có năm bộ phiền não, đó là:

1. Bộ phiền não do thấy khổ mà đoạn trừ.

2. Bộ phiền não do thấy tập mà đoạn trừ.

3. Bộ phiền não do thấy diệt mà đoạn trừ.

4. Bộ phiền não do thấy đạo mà đoạn trừ.

5. Bộ phiền não do tu mà đoạn trừ.

-Có năm pháp, đó là:

1. Sắc pháp.

2. Tâm pháp.

3. Tâm sở pháp.

4. Tâm bất tương ưng hành pháp.

5. Vô vi pháp.

-Có sáu giới, đó là:

1. Địa giới.

2. Thủy giới.

3. Hỏa giới.

4. Phong giới.

5 Không giới.

6 Thức giới.

- Có sáu pháp, đó là:

1. Pháp do thấy khổ đoạn trừ.

2. Pháp do thấy tập mà đoạn trừ.

3. Pháp do thấy diệt mà đoạn trừ.

4. Pháp do thấy đạo mà đoạn trừ.

5. Pháp do tu mà đoạn trừ.

6. Pháp không có gì đoạn trừ.-Có bảy thứ tùy miên, đó là:

1. Tùy miên dục tham.

2. Tùy miên giận dữ.

3. Tùy miên hữu tham.

4. Tùy miên kiêu mạn.

5. Tùy miên vô minh.

6. Tùy miên kiến.

7. Tùy miên nghi.

- Có bảy thức trụ:

1. Thức trụ thứ nhất: Loài hữu tình có sắc, khác thân-khác tưởng, như người và một phần cõi trời.

2. Thức trụ thứ hai: Loài hữu tình có sắc, khác thân-có một tưởng, như cõi trời Phạm chúng thời kiếp sơ.

3. Thức trụ thứ ba: Loài hữu tình có sắc, có một thân-khác tưởng, như cõi trời Cực quang tịnh.

4. Thức trụ thứ tư: Loài hữu tình có sắc, có một thân-một tưởng, như cõi trời Biến tịnh.

5 Thức trụ thứ năm: Loài hữu tình vô sắc, vượt lên tất cả sắc tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không suy nghĩ về các thứ tưởng, nhập vào không vô biên, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ, như cõi trời Không vô biên xứ.

6. Thức trụ thứ sáu: Loài hữu tình vô sắc, vượt lên tất cả Không vô biên xứ, nhập vào vô biên thức, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ, như cõi trời Thức vô biên xứ.

7. Thức trụ thứ bảy: Loài hữu tình vô sắc, vượt lên tất cả Thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ, như cõi trời Vô sở hữu xứ.

- Có bảy giác chi, đó là:

1. Niệm đẳng giác chi.

2. Trạch pháp đẳng giác chi.

3. Tinh tiến đẳng giác chi.

4. Hỷ đẳng giác chi.

5. Khinh an đẳng giác chi.

6. Định đẳng giác chi.

7. Xả đẳng giác chi.

- Có tám thứ giải thoát, đó là:

1. Bên trong có sắc quán các sắc (giải thoát thứ nhất).

2. Bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc ở ngoài.

3 Thân tịnh giải thoát, tác chứng trụ đầy đủ.

4 Vượt lên tất cả sắc tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không suy nghĩ các thứ tưởng, nhập vào không vô biên, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ.

5. Vượt lên tất cả không vô biên xứ, nhập vào vô biên thức, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ.

6. Vượt lên tất cả thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ.

7. Vượt lên tất cả vô sở hữu xứ, nhập và trụ đầy đủ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

8. Vượt lên tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập và trụ đầy đủ vào tưởng thọ diệt thân tác chứng.

- Có tám thắng xứ, đó là:

1. Bên trong có sắc tưởng, quán ít sắc bên ngoài hoặc đẹp, hoặc xấu, đối với các sắc đều thấy biết rõ ràng. Đầy đủ các tưởng như thế gọi là thắng xứ thứ nhất.

2. Bên trong có sắc tưởng, quán nhiều sắc bên ngoài, đối với sắc đó hoặc đẹp, hoặc xấu, đều thấy biết rõ ràng. Đầy đủ các tưởng như thế gọi là thắng xứ thứ hai.

3. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán ít sắc bên ngoài, đối với các sắc đó hoặc đẹp, hoặc xấu, đều thấy biết rõ ràng. Đầy đủ các tưởng như thế gọi là thắng xứ thứ ba.

Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán nhiều sắc bên ngoài, đối với các sắc đó hoặc đẹp, hoặc xấu, đều thấy biết rõ ràng. Đầy đủ các tưởng như thế gọi là thắng xứ thứ tư.

4. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, như màu xanh hiện rõ ràng, ánh sáng xanh như hoa Ô-mạc-ca, hay áo nhuộm màu xanh đậm của xứ Bà-la-ni-tư, màu xanh có ánh sáng xanh hiện bày; bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, như màu xanh hiện rõ ràng cũng như thế. Đối với các sắc đó thấy biết rõ ràng, đầy đủ các tưởng như thế gọi là thắng xứ thứ năm.

5. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, hoặc màu vàng có ánh sáng vàng hiện bày rõ cũng như hoa yết-ni-ca, hoặc áo nhuộm màu vàng sậm của xứ Bà-la-ni-tư, hoặc màu vàng có ánh sáng vàng hiện bày; bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài mà thấy màu vàng, ánh sắc vàng hiện bày rõ cũng thế. Đối với các sắc đó thấy biết rõ ràng, đầy đủ các tưởng như thế là thắng xứ thứ sáu.

6. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, hoặc màu đỏ có ánh sắc đỏ hiện bày cũng như màu đỏ hoa Bàn-đậu-thiphược-ca, hoặc áo nhuộm màu đỏ sậm nơi xứ Bàla-ni-tư, hoặc màu đỏ có ánh sáng sắc đỏ hiện bày rõ; bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, hoặc màu đỏ có ánh sắc đỏ hiện bày cũng vậy. Đối với các sắc đó thấy biết rõ ràng, đầy đủ các tưởng như thế là thắng giải thứ bảy.

7. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, hoặc màu trắng có sắc trắng hiện bày như ánh sáng ngôi sao Ô-sát-tư, hoặc áo trắng tinh trong xứ Bà-la-ni-tư, hoặc màu trắng có ánh trắng hiện bày; bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài thấy màu trắng có sắc hiện bày cũng thế. Đối với các sắc đó mà thấy biết rõ ràng, đầy đủ các tưởng như thế là thắng xứ thứ tám.

- Có tám chi Thánh đạo, đó là:

1. Chánh kiến.

2. Chánh tư duy.

3. Chánh ngữ.

4. Chánh nghiệp.

5. Chánh mạng.

6. Chánh tinh tiến.

7. Chánh niệm.

8. Chánh định.

QUYỂN 6

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 2

-Có chín thứ kiết, đó là:

1. Kiết ái.

2. Kiết giận.

3. Kiết kiêu mạn.

4. Kiết vô minh.

5. Kiết kiến.

6. Kiết thủ.

7. Kiết nghi ngờ.

8. Kiết ganh tỵ.

9. Kiết keo kiệt.

-Có chín chỗ ở của loài hữu tình, đó là:

1. Loài hữu tình có sắc, khác thân-khác tưởng, như loài người và một phần cõi trời. Đó là chỗ ở thứ nhất của loài hữu tình.

2. Loài hữu tình có sắc, khác thân-có một loại tưởng, như cõi trời Phạm chúng ở thời kiếp sơ. Đó là chỗ ở thứ hai của loài hữu tình.

Loài hữu tình có sắc, có loại một thân mà khác tưởng, như cõi trời Cực quang tịnh. Đó là chỗ ở thứ ba của loài hữu tình.

3. Loài hữu tình có sắc, có loại một thân và một loại tưởng, như cõi trời Biến tịnh. Đó là chỗ ở thứ tư của loài hữu tình.

4. Loài hữu tình có sắc, không có tưởng-không có tưởng khác, như hữu tình cõi trời Vô tưởng. Đó là chỗ ở thứ năm của loài hữu tình.

5. Loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả các tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không suy nghĩ các thứ tưởng, nhập vào không vô biên, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ, như cõi trời Không vô biên xứ. Đó là chỗ ở thứ sáu của loài hữu tình.

6. Loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả Không vô biên xứ, nhập vào Thức vô biên xứ, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ, như cõi trời Thức vô biên xứ. Đó là chỗ ở thứ bảy của loài hữu tình.

7. Loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả Thức vô biên xứ, nhập vào Vô sở hữu xứ, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ, như cõi trời Vô sở hữu xứ. Đó là chỗ ở thứ tám của loài hữu tình.

8. Loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả Vô xứ hữu xứ, nhập và trụ đầy đủ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, như cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là chỗ ở thứ chín của loài hữu tình.

-Có mười biến xứ, đó là:

1. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là đất, khắp trên dưới các phía đều là một thứ (duy nhất), không lượng định được, đó là biến xứ thứ nhất.

2. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là nước, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ hai.

3. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là lửa, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ ba.

4. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là gió, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ tư.

5. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là màu xanh, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ năm.

6. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là màu vàng, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ sáu.

7. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là màu đỏ, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ bảy.

8. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là màu trắng, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ tám.

9. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là khoảng không, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ chín. 10. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là một thức, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ mười.

-Có mười pháp vô học (của bậc Vô học), đó là các pháp:

1. Chánh kiến vô học.

2. Chánh tư duy vô học.

3. Chánh ngữ vô học.

4. Chánh nghiệp vô học.

5. Chánh mạng vô học.

6. Chánh tinh tiến vô học.

7. Chánh niệm vô học.

8. Chánh định vô học.

9. Chánh thắng giải vô học.

10. Chánh trí vô học.

-Có mười một pháp, đó là:

1. Sắc hữu lậu.

2. Sắc vô lậu.

3. Thọ hữu lậu.

4. Thọ vô lậu.

5. Tưởng hữu lậu.

6. Tưởng vô lậu.

7. Hành hữu lậu.

8. Hành vô lậu.

9. Thức hữu lậu.

10. Thức vô lậu.

11. Pháp vô vi.

-Có mười hai xứ, đó là:

1. Nhãn xứ.

2. Sắc xứ.

3. Nhĩ xứ.

4. Thanh xứ.

5. Tỷ xứ.

6. Hương xứ.

7. Thiệt xứ.

8. Vị xứ.

9. Thân xứ.

10. Xúc xứ.

11. Ý xứ.

12. Pháp xứ.

-Có mười tám giới, đó là:

1. Nhãn giới.

2. Sắc giới.

3. Nhãn thức giới.

4. Nhĩ giới.

5. Thanh giới.

6. Nhĩ thức giới.

7. Tỷ giới.

8. Hương giới.

9. Tỷ thức giới.

10. Thiệt giới.

11. Vị giới.

12. Thiệt thức giới.

13. Thân giới.

14. Xúc giới.

15. Thân thức giới.

16. Ý giới.

17. Pháp giới.

18. Ý thức giới.

-Có hai mươi hai căn, đó là:

1. Nhãn căn.

2. Nhĩ căn.

3. Tỷ căn.

4. Thiệt căn.

5. Thân căn.

6. Nữ căn.

7. Nam căn.

8. Mạng căn.

9. Ý căn.

10. Lạc căn.

11. Khổ căn.

12. Hỷ căn.

13. Ưu căn.

14. Xả căn.

15. Tín căn.

16. Tinh tiến căn.

17. Niệm căn.

18. Định căn.

19. Tuệ căn.

20. Vị tri đương tri căn.

21. Dĩ tri căn.

22. Cụ tri căn.

-Có chín mươi tám tùy miên, đó là:

Thuộc cõi Dục có ba mươi sáu tùy miên như nói ở trước. Thuộc cõi Sắc có ba mươi mốt tùy miên.

Thuộc cõi Vô sắc có ba mươi mốt tùy miên. Hỏi: Pháp được hiểu biết là gì?

Đáp: Nghĩa là tất cả các pháp là đối tượng nhận biết của trí tùy theo sự việc. Vậy là thế nào? Nghĩa là khổ trí thì biết về khổ, tập trí thì biết về tập, diệt trí thì biết về diệt, và đạo trí thì biết về đạo.

Lại có thế tục trí khéo nhận biết về khổ-tậpdiệt-đạo và hư không-phi trạch diệt. Cho nên nói tất cả các pháp là đối tượng nhận biết của trí tùy theo sự việc. Đó gọi là pháp được hiểu biết.

Hỏi: Thế nào là pháp được nhận biết?

Đáp: Nghĩa là tất cả các pháp đều do thức nhận biết tùy theo sự việc của nó. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là nhãn thức thì nhận biết về sắc, nhĩ thức thì nhận biết về tiếng, tỷ thức thì nhận biết về mùi, thiệt thức thì nhận biết về vị, thân thức thì nhận biết về chạm xúc, ý thức thì nhận biết về các pháp. Mắt, sắc và nhãn thức; tai, tiếng và nhĩ thức; mùi, hương và tỷ thức; lưỡi, vị và thiệt thức; thân, chạm xúc và thân thức; ý, pháp và ý thức… Cho nên nói tất cả các pháp đều là những nhận biết của thức, tùy theo sự việc của nó. Đó gọi là pháp được nhận biết.

Hỏi: Thế nào là pháp được thông đạt?

Đáp: Thông đạt tức là hiểu biết thông suốt rành rẽ (tuệ thiện). Do đấy, tất cả các pháp là những điều được thông đạt tùy theo sự việc. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do chịu đựng các khổ, nhờ khổ trí mà thông suốt được các khổ. Do nhận lấy các tập, nhờ tập trí mà thấu suốt được các tập. Do nhận lấy các diệt, nhờ diệt trí mà thấu suốt được các diệt. Do nhận lấy các đạo, nhờ đạo trí mà thấu suốt được các đạo. Lại có tuệ hữu lậu thiện mà hiểu biết thấu suốt cả khổ-tập-diệt-đạo và hư không-phi trạch diệt, cho nên nói thông đạt là tuệ thiện. Ở đây, tất cả các pháp là những điều được thông đạt, tùy theo mỗi sự việc, nên gọi là pháp đã được thông đạt.

Hỏi: Thế nào là pháp sở duyên?

Đáp: Nghĩa là tất cả các pháp là sở duyên của tâm và tâm sở pháp, tùy theo sự việc. Điều này có nghĩa gì? Tức là nhãn thức cùng pháp tương ưng duyên nơi sắc. Nhĩ thức cùng pháp tương ưng duyên nơi tiếng. Tỷ thức cùng pháp tương ưng duyên nơi hương. Thiệt thức cùng pháp tương ưng duyên nơi vị. Thân thức cùng pháp tương ưng duyên nơi xúc.

Ý thức cùng pháp tương ưng duyên nơi pháp. Nhãn-sắc-nhãn thức… cho đến ý-pháp-ý thức, nên nói tất cả các pháp là sở duyên của tâm và tâm sở pháp, tùy theo sự việc. Đó gọi là pháp sở duyên. Thế nào là pháp tăng thượng? Nghĩa là tất cả các pháp hữu vi làm tăng thượng cho nhau. Lại có pháp vô vi làm tăng thượng cho pháp hữu vi. Đó gọi là pháp tăng thượng.

Thế nào là pháp có sắc? Nghĩa là mười xứ và phần ít một xứ. Thế nào là pháp vô sắc? Là một xứ và phần ít một xứ.

Thế nào là pháp có thấy? Là một xứ.

Thế nào là pháp không thấy? Là mười một xứ.

Thế nào là pháp có đối? Là mười xứ.

Thế nào là pháp không có đối? Là hai xứ.

Thế nào là pháp hữu lậu? Là mười xứ và phần ít hai xứ. Thế nào là pháp vô lậu? Là phần ít hai xứ.

Thế nào là pháp hữu vi? Là mười một xứ và phần ít một xứ. Thế nào là pháp vô vi? Là phần ít một xứ.

Thế nào là pháp hữu tránh? Là mười xứ và phần ít hai xứ. Thế nào là pháp vô tránh? Là phần ít hai xứ.

Các pháp thế gian, xuất thế gian, đọa giới, không đọa giới, có vị tham đắm, không có vị tham đắm, pháp dựa vào đam mê, dựa vào xuất ly… cũng như thế.

Pháp tâm là gì? Tức là một xứ.

Pháp không phải tâm là gì? Tức là mười một xứ.

Pháp tâm sở là gì? Nghĩa là như pháp và tâm tương ưng nhau.

Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là thọ uẩn-tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn.

Pháp không phải tâm sở là gì? Nghĩa là như tâm và các pháp không tương ưng nhau. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là sắc-tâm-tâm bất tương ưng hành-vô vi.

Pháp tâm tương ưng là gì? Tức là tâm sở pháp. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là thọ uẩn và tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn.

Pháp tâm không tương ưng là gì? Tức là không phải pháp tâm sở. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là sắc-tâm-tâm bất tương ưng hành-vô vi.

Pháp tâm đều có là gì? Nghĩa là tâm đều có phần ít của mười một xứ, trừ ra ý xứ.

Pháp không phải tâm đều có là gì? Nghĩa là ý xứ và không phải tâm đều có phần ít của mười một xứ.

Pháp tùy tâm chuyển là gì? Nghĩa là nếu pháp và tâm có một thời sinh ra, một thời trụ lại, và một thời sau đó diệt. Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là tất cả các pháp tâm sở và đạo đều có định, đều có giới, hoặc tâm hoặc pháp ấy là sinh-già-trụ và vô thường, đó gọi là pháp tâm tùy chuyển.

Pháp không tùy tâm chuyển là gì? Nghĩa là pháp không cùng với tâm một thời sinh ra, một thời trụ lại và một thời diệt mất. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là trừ ra tùy tâm chuyển các nghiệp của thân và ngữ, còn lại các sắc pháp; trừ ra tùy tâm chuyển và tâm bất tương ưng hành, còn lại các tâm bất tương ưng hành và tâm vô vi. Đó gọi là pháp không tùy tâm chuyển.

Pháp tâm làm nhân là gì? Nghĩa là trừ ra tâm vô lậu đầu tiên của Bổ-đặc-già-la đã nhập vào chánh tánh ly sinh, còn lại các tâm, và trừ ra tâm vô lậu đầu tiên của phàm phu khác nhất định sẽ nhập vào chánh tánh ly sinh ở thời vị lai, các tâm còn lại, và tâm làm nhân cho phần ít của mười một xứ. Đó gọi là pháp tâm làm nhân.

Pháp tâm không phải làm nhân là gì? Tức là tâm vô lậu đầu tiên của Bổ-đặc-già-la đã nhập vào chánh tánh ly sinh, và tâm vô lậu đầu tiên của các phàm phu khác nhất định sẽ nhập vào chánh tánh ly sinh ở đời vị lai, cùng tâm làm nhân cho phần ít của mười một xứ. Đó gọi là pháp tâm không phải làm nhân.

Pháp tâm là đẳng vô gián là gì? Nghĩa là tâm là đẳng vô gián. Nếu tâm và tâm sở và pháp, hoặc đã sinh hoặc đang sinh, và định vô tưởng-định diệt tận, nếu đã sinh hoặc đang sinh, đó gọi là tâm đẳng vô gián.

Pháp tâm không phải là đẳng vô gián là gì? Nghĩa là trừ ra tâm là đẳng vô gián cho tâm và tâm sở, còn lại các tâm-tâm sở khác, và trừ ra tâm là đẳng vô gián cho tâm bất tương hành, còn lại các tâm bất tương ưng hành cùng với sắc vô vi. Đó gọi là pháp tâm không phải là đẳng vô gián.

Pháp tâm là sở duyên là gì? Nghĩa là ý thức và pháp tương ưng, lấy tâm làm sở duyên. Đó gọi là pháp tâm là sở duyên.

Pháp không phải tâm là sở duyên là gì? Nghĩa là trừ ra tâm là sở duyên cho ý thức tương ưng với pháp, còn lại các ý thức và pháp tương ưng, hoặc năm thức thân tương ưng với pháp, hoặc sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp tâm không phải là sở duyên.

Pháp tâm là tăng thượng là gì? Nghĩa là pháp hữu vi lấy tâm làm tăng thượng. Đó gọi là pháp tâm là tăng thượng.

Pháp không phải tâm là tăng thượng là gì? Nghĩa là pháp vô vi.

Pháp quả của tâm là gì? Nghĩa là tất cả pháp hữu vi và trạch diệt.

Pháp không phải quả của tâm là gì? Nghĩa là hư không và phi trạch diệt.

Pháp tâm dị thục là gì? Là quả dị thục của tâm nơi phần ít của mười một xứ, trừ ra thanh xứ.

Pháp không phải tâm dị thục là gì? Nghĩa là thanh xứ và không phải quả dị thục của tâm nơi phần ít của mười một xứ.

Pháp nghiệp là gì? Tức là các nghiệp về thân-ngữ và tư.

Pháp không phải nghiệp là gì? Nghĩa là trừ ra các nghiệp về thân-ngữ, còn lại các sắc, trừ ra tư, còn lại các hành uẩn và ba uẩn đầy đủ cùng với pháp vô vi.

Pháp nghiệp tương ưng là gì? Là nếu pháp tương ưng với tư. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là tất cả pháp tâm và tâm sở, trừ ra tư.

Pháp nghiệp không tương ưng là gì? Nghĩa là pháp không tương ưng với tư. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là sắc và tư, tâm bất tương ưng hành-vô vi.

Pháp nghiệp đều có là gì? Nghĩa là ý xứ và nghiệp đều có phần ít của mười một xứ, trừ ra tư.

Pháp không phải nghiệp đều có là gì? Là tư và không phải nghiệp đều có phần ít của mười một xứ, trừ ra ý xứ.

Pháp tùy nghiệp chuyển là gì? Nghĩa là pháp và tư cùng một lúc sinh-trụ-diệt. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là tất cả các tâm-tâm sở pháp, trừ ra tư và đạo đều có đủ định và giới, hoặc là tư, hoặc là pháp đó sinh-già-trụ và vô thường. Đó gọi là pháp tùy nghiệp chuyển.

Pháp không tùy nghiệp chuyển là gì? Nghĩa là pháp và tư không cùng một lúc sinh-trụ-diệt. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là trừ ra các nghiệp thân-ngữ tùy theo nghiệp chuyển, còn lại các sắc, trừ ra các tâm bất tương ưng hành tùy nghiệp chuyển, còn lại các tâm bất tương ưng hành, tư và vô vi. Đó gọi là pháp không tùy nghiệp chuyển.

Pháp nghiệp là nhân là gì? Nghĩa là trừ ra tư vô lậu ban đầu của các Bổ-đặc-già-la đã nhập vào chánh tánh ly sinh, còn lại các tư, trừ ra các tư vô lậu ban đầu của các phàm phu khác nhất định sẽ nhập vào chánh tánh ly sinh ở đời vị lai, còn lại các tư và ý xứ đều tạo nghiệp làm nhân cho phần ít của mười một xứ. Đó gọi là pháp nghiệp là nhân.

Pháp không phải nghiệp là nhân là gì? Tức là tư vô lậu đầu tiên của các Bổ-đặc-già-la đã nhập vào chánh tánh ly sinh, và các tư vô lậu đầu tiên của các phàm phu nhất định sẽ nhập vào chánh tánh ly sinh ở đời vị lai, và không phải nghiệp làm nhân nơi phần ít của mười một xứ, trừ ra ý xứ. Đó gọi là pháp không phải nghiệp làm nhân.

Pháp nghiệp là đẳng vô gián là gì? Nghĩa là nếu pháp và tâm là đẳng vô gián.

Pháp nghiệp không phải là đẳng vô gián là gì? Nghĩa là nếu pháp không phải tâm là đẳng vô gián. Pháp nghiệp là sở duyên là gì? Nghĩa là ba thức thân và pháp tương ưng, lấy nghiệp là sở duyên. Đó gọi là pháp nghiệp là sở duyên. Pháp nghiệp không phải là sở duyên là gì? Trừ ra nghiệp là sở duyên của ba thức thân và pháp tương ưng, còn lại tức là ba thức thân này cùng pháp tương ưng, với ba thức thân còn lại và pháp tương ưng, hoặc sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp không phải nghiệp là sở duyên.

Pháp nghiệp là tăng thượng là gì? Nghĩa là pháp hữu vi, lấy nghiệp làm tăng thượng.

Pháp không phải nghiệp là tăng thượng là gì? Tức là pháp vô vi. Pháp quả của nghiệp là gì? Là tất cả pháp hữu vi và trạch diệt.

Pháp không phải quả của nghiệp là gì? Nghĩa là hư không-phi trạch diệt.

Pháp quả dị thục của nghiệp là gì? Nghĩa là nghiệp dị thục nơi phần ít của mười một xứ, trừ ra thanh xứ.

Pháp không phải quả dị thục của nghiệp là gì? Tức là thanh xứ và không phải nghiệp dị thục nơi phần ít của mười một xứ.

Pháp có là gì? Tức là pháp hữu lậu.

Pháp không phải có là gì? Tức là pháp vô lậu.

Pháp có tương ưng là gì? Tức là pháp tâm và tâm sở hữu lậu.

Pháp có không tương ưng là gì? Nghĩa là pháp tâm tâm sở vô lậu và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Pháp có đều có là gì? Nghĩa là pháp hữu lậu, cùng với pháp hữu lậu cùng sinh ra các pháp vô lậu.

Pháp không phải có đều có là gì? Nghĩa là trừ ra các pháp hữu lậu đều sinh ra các pháp vô lậu, còn lại các pháp vô lậu.

Pháp tùy có chuyển và pháp có làm nhân là gì? Tức là pháp hữu lậu.

Pháp không phải tùy có chuyển và pháp không phải có làm nhân là gì? Tức là pháp vô lậu.

Pháp có làm đẳng vô gián là gì? Nghĩa là tâm và tâm sở hữu lậu đẳng vô gián, còn lại các tâm tâm sở hữu lậu và vô lậu, hoặc là đã sinh hay đang sinh, và định vô tưởng-định diệt tận, hoặc đã sinh hay đang sinh ra, gọi là pháp có làm đẳng vô gián.

Pháp không phải có làm đẳng vô gián là gì? Nghĩa là trừ ra các tâm-tâm sở hữu vi đẳng vô gián, còn lại các tâm-tâm sở khác, và trừ ra pháp hữu vi đẳng vô gián-tâm bất tương ưng hành, còn lại; các tâm bất tương ưng hành cùng với sắc-vô vi, đó gọi là pháp không phải có làm đẳng vô gián.

Pháp có làm sở duyên là gì? Nghĩa là năm thức thân tương ưng với pháp, hoặc ý thức tương ưng với pháp, lấy hữu vi là sở duyên. Đó gọi là pháp có làm sở duyên.

Pháp không phải có làm sở duyên là gì? Nghĩa là trừ ra ý thức tương ưng với pháp lấy hữu vi là sở duyên, còn lại các ý thức tương ưng với pháp, cùng sắc-vô vi và tâm bất tương ưng hành, đó gọi là pháp không phải có làm sở duyên.

Pháp có là tăng thượng là gì? Đó là pháp hữu vi.

Pháp không phải có là tăng thượng là gì? Đó là pháp vô vi.

Pháp có quả là gì? Nghĩa là pháp hữu lậu và đạo thế tục đã chứng khi đoạn trừ kiết.

Pháp không phải có quả là gì? Nghĩa là trừ ra pháp có quả vô lậu, còn lại các pháp vô lậu.

Pháp có quả dị thục là gì? Nghĩa là có quả dị thục nơi phần ít của mười một xứ, trừ ra thanh xứ.

Pháp không có quả dị thục là gì? Nghĩa là thanh xứ và các thứ không có quả dị thục nơi phần ít của mười một xứ.

Pháp biết tất cả là gì? Có hai thứ: Một là trí biết tất cả, hai là đoạn biết tất cả.

Pháp trí biết tất cả những gì được biết tất cả là gì? Nghĩa là tất cả các pháp đều là những gì cần biết của trí biết tất cả.

Pháp không phải trí biết tất cả những gì được biết tất cả là gì? Nghĩa là pháp như thế thì tìm cầu không thể được, không có pháp, không phải là những gì cần biết của trí.

Pháp đoạn biết tất cả những gì được biết tất cả, tức là pháp của những gì cần đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là pháp hữu lậu.

Pháp không phải đoạn biết tất cả những gì được biết tất cả, tức là pháp không phải là những gì cần đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là pháp vô lậu.

Pháp cần phải tu là gì? Nghĩa là các pháp hữu vi thiện.

Pháp không cần phải tu là gì? Nghĩa là các pháp bất thiện-vô ký và trạch diệt.

Pháp cần phải chứng là gì? Có hai thứ tác chứng: Một là trí tác chứng, hai là đắc tác chứng.

Pháp trí tác chứng cần phải chứng là gì? Nghĩa là tất cả các pháp đều là những gì cần chứng đắc của trí tác chứng.

Pháp không phải trí tác chứng cần phải chứng là gì? Nghĩa là pháp như thế không thể tìm cầu được, không có pháp, không phải là những gì cần chứng đắc của trí.

Pháp đắc tác chứng cần phải chứng là gì? Nghĩa là tất cả các pháp thiện, và dựa vào thiền định mà chứng được thiên nhãn-thiên nhĩ vô phú vô ký.

Pháp không phải đắc tác chứng cần phải chứng là gì? Nghĩa là trừ ra dựa vào thiền định mà chứng được thiên nhãn, thiên nhĩ vô phú vô ký, còn lại đều là pháp vô ký và tất cả các pháp bất thiện.

Pháp cần phải rèn tập là gì? Nghĩa là các pháp hữu vi thiện.

Pháp không cần phải rèn tập là gì? Nghĩa là các pháp bất thiện-vô ký và trạch diệt.

Pháp có tội là gì? Nghĩa là các pháp bất thiện và pháp hữu phú vô ký.

Pháp không có tội là gì? Nghĩa là các pháp thiện và pháp vô phú vô ký.

Các pháp đen, trắng, hữu phú vô phú, thuận thối, không phải thuận thối cũng như thế.

Pháp hữu ký là gì? Nghĩa là các pháp thiện và bất thiện.

Pháp vô ký là gì? Nghĩa là các pháp khác, trừ ra pháp thiện và bất thiện.

Pháp đã sinh là gì? Nghĩa là các pháp ở thời quá khứ, hoặc ở hiện tại.

Pháp không phải đã sinh là gì? Nghĩa là các pháp thời vị lai và pháp vô vi.

Pháp đang sinh là gì? Nghĩa là như các pháp ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên.

Pháp không phải đang sinh là gì? Nghĩa là trừ ra các pháp ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các thứ pháp thuộc vị lai-quá khứ-hiện tại và các pháp vô vi.

Pháp đã diệt là gì? Nghĩa là pháp thời quá khứ.

Pháp không phải đã diệt là gì? Nghĩa là pháp ở vị lai-hiện tại và pháp vô vi.

Pháp đang diệt là gì? Nghĩa là như pháp hiện tại đang diệt trước mắt.

Pháp không phải đang diệt là gì? Nghĩa là trừ ra các pháp hiện tại đang diệt trước mắt, còn lại các pháp hiện tại và các pháp ở quá khứ-vị lai cùng các pháp vô vi.

Pháp duyên khởi là gì? Tức là pháp hữu vi.

Pháp không phải duyên khởi là gì? Tức là pháp vô vi.

Các pháp là duyên đã sinh-không phải duyên đã sinh, pháp nhân-không phải nhân, pháp có nhân-không phải có nhân, pháp nhân đã sinh-không phải nhân đã sinh…, cũng như thế.

Pháp nhân tương ưng là gì? Nghĩa là tất cả các pháp của tâm và tâm sở.

Pháp nhân không tương ưng là gì? Nghĩa là sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Pháp kiết là gì? Nghĩa là chín kiết.

Pháp không phải kiết là gì? Nghĩa là các pháp khác, trừ ra chín kiết.

Pháp thuận kiết là gì? Nghĩa là tất cả pháp hữu lậu.

Pháp không phải thuận kiết là gì? Tức là tất cả pháp vô lậu. Pháp chấp giữ là gì? Nghĩa là bốn thứ chấp giữ (thủ).

Pháp không phải chấp giữ là gì? Nghĩa là các pháp khác, trừ ra bốn thứ chấp giữ.

Pháp có chấp thọ là gì? Nghĩa là có chấp thọ phần ít của chín xứ, trừ ra thanh-ý và pháp xứ.

Pháp không có chấp thọ là gì? Nghĩa là thanh xứ-ý xứ-pháp xứ và không chấp thọ phần ít của chín xứ.

Pháp thuận chấp giữ là gì? Là tất cả pháp hữu lậu.

Pháp không phải thuận chấp giữ là gì? Là tất cả pháp vô lậu.

Pháp phiền não là gì? Là pháp bị trói buộc.

Pháp không phải phiền não là gì? Tức là pháp không bị trói buộc. Pháp nhiễm ô là gì? Tức là các pháp bất thiện và hữu phú vô ký. Pháp không nhiễm ô là gì? Tức là các pháp thiện và vô phú vô ký. Pháp tạp nhiễm là gì? Tức là các pháp hữu lậu. Pháp không phải tạp nhiễm là gì? Tức là các pháp vô lậu.

Pháp trói buộc là gì? Tức pháp đó là phiền não.

Pháp không phải trói buộc là gì?

Tức pháp đó không phải là phiền não.

Pháp bị trói buộc là gì? Tức là các pháp tâmtâm sở bị nhiễm ô.

Pháp không phải bị trói buộc là gì? Tức là các pháp tâm-tâm sở không bị nhiễm ô và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Pháp thuận trói buộc là gì? Tức là các pháp hữu lậu.

Pháp không phải thuận trói buộc là gì? Tức là các pháp vô lậu. Pháp có sở duyên là gì? Tức là tất cả các tâm và tâm sở pháp.

Pháp không có sở duyên là gì? Là các thứ sắc-vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Pháp có tầm là gì? Là tầm tương ưng với pháp. Pháp không tầm là gì? Là tầm không tương ưng với pháp.

Pháp có tứ là gì? Là tứ tương ưng với pháp.

Pháp không tứ là gì? Là tứ không tương ưng với pháp.

Pháp có hỷ là gì? Tức là hỷ căn tương ưng với pháp.

Pháp không có hỷ là gì? Tức là hỷ căn không tương ưng với pháp.

Pháp có cảnh giác là gì? Tức là tác ý tương ưng với pháp.

Pháp không có cảnh giác là gì?

Tức là tác ý không tương ưng với pháp.

Pháp có sự có duyên là gì? Tức là pháp hữu vi

Pháp không sự không duyên là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp có trên là gì?

Tức là tất cả pháp hữu vi và hư không-phi trạch diệt.

Pháp không có trên là gì? Tức là trạch diệt.

Pháp xa là gì? Tức là pháp ở thời quá khứ và vị lai.

Pháp gần là gì? Tức là pháp hiện tại và vô vi.

Pháp có lượng định là gì? Nghĩa là quả của pháp và dị thục đều có lượng định.

Pháp không có lượng định là gì? Nghĩa là quả của pháp và dị thục đều không lượng định được.

Pháp thấy là gì? Nghĩa là nhãn căn nhìn thấy năm thứ nhiễm ô, chánh kiến của thế tục, thấy hữu học và vô học.

Pháp không thấy là gì? Tức là trừ mắt ra, còn lại các sắc uẩn, trừ tám kiến khác ra, còn lại các thứ hành uẩn và ba uẩn toàn phần cùng pháp vô vi. Pháp kiến xứ là gì? Tức là pháp hữu lậu.

Pháp không phải kiến xứ là gì? Tức là pháp vô lậu.

Pháp thấy tương ưng là gì? Nghĩa là tám thứ kiến tương ưng với pháp.

Pháp thấy không tương ưng là gì? Nghĩa là tám thứ kiến không tương ưng với pháp.

Pháp của pháp dị sinh là gì? Tức là hữu tình nơi các cõi địa ngục-bàng sinh-quỷ, người ở châu Bắc-câu-lô, hữu tình nơi cõi trời Vô tưởng, các thứ uẩn-giới-xứ, và các thứ sinh ra nghiệp nơi cõi trời ấy. Đó là pháp của pháp dị sinh.

Pháp không phải pháp của dị sinh là gì? Nghĩa là các pháp: bốn thông hành (bốn thần túc), bốn thứ hiểu biết vô ngại, bốn quả Sa-môn, trí nguyện không tranh, định biên tế, định diệt đại bi, không đối với không, vô nguyện đối với vô nguyện, vô tướng đối với vô tướng, tạp tu tĩnh lự, thế tục trí hiện quán biên, các uẩn-giới-xứ và các thứ sinh ra nghiệp của cõi trời Tịnh cư. Đó là pháp không phải pháp của dị sinh.

Pháp cùng với dị sinh là gì? Nghĩa là cùng có định và cùng có sinh. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là định như thế và sinh như thế, loài dị sinh và bậc Thánh nhân đều có thể có được. Đó gọi là pháp cùng với dị sinh.

Pháp không cùng dị sinh là gì? Nghĩa là các thứ: bốn thông hành (bốn thần túc), bốn thứ hiểu biết vô ngại, bốn quả Sa-môn, trí nguyện không tranh, định biên tế, định diệt đại bi, không với không, vô nguyện với vô nguyện, vô tướng với vô tướng, tạp tu tĩnh lự, thế tục trí hiện quán biên, cõi trời Tịnh cư, các thứ uẩn-giới-xứ và các thứ sinh ra nghiệp của cõi trời ấy. Đó là pháp không cùng dị sinh.

Pháp định là gì? Tức là năm nghiệp vô gián và pháp học-vô học.

Pháp không phải định là gì? Tức là trừ ra năm nghiệp vô gián, còn lại các thứ hữu lậu và pháp vô vi.

Pháp thuận nhiệt não là gì? Tức là các pháp bất thiện và hữu phú vô ký.

Pháp không phải thuận nhiệt não là gì? Nghĩa là các pháp thiện và vô phú vô ký.

Pháp căn là gì? Tức là sáu xứ bên trong và pháp xứ thâu giữ các pháp căn.

Pháp không phải căn là gì? Tức là năm xứ bên ngoài và pháp xứ thâu giữ không phải là pháp căn. Pháp Thánh đế thâu giữ là gì? Nghĩa là tất cả các pháp hữu vi và trạch diệt.

Pháp không phải Thánh đế thâu giữ là gì? Tức là hư không-phi trạch diệt.

Pháp đều có là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi. Pháp không phải đều có là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp tương ưng là gì? Tức là tất cả các tâm-tâm sở pháp.

Pháp không tương ưng là gì? Tức là sắc-vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Pháp quả báo là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi và trạch diệt. Pháp không phải quả báo là gì? Tức là hư không-phi trạch diệt. Pháp có quả là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi.

Pháp không có quả là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp dị thục là gì? Nghĩa là dị thục của phần ít nơi mười một xứ, trừ ra thanh xứ.

Pháp không phải dị thục là gì? Tức là thanh xứ và các thứ không phải dị thục của phần ít nơi mười một xứ.

Pháp có dị thục là gì? Tức là các pháp bất thiện và pháp thiện hữu lậu.

Pháp không có dị thục là gì? Tức là các pháp vô ký và vô lậu. Pháp nhân duyên là gì? Tức là tất cả các pháp.

Pháp không phải nhân duyên là gì? Nghĩa là pháp như thế, tìm cầu không thể được, vì tất cả các pháp đều là nhân duyên.

Pháp có nhân duyên là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi. Pháp không có nhân duyên là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp lìa là gì? Nghĩa là giới thiện thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc và Vô sắc thì do xuất ly và xa lìa mà sinh ra các định thiện cùng các pháp học-vô học và trạch diệt.

Pháp không phải lìa là gì? Nghĩa là trừ ra giới thiện thuộc cõi Dục, còn lại các pháp thuộc cõi Dục, trừ ra thuộc cõi Sắc-Vô sắc do xuất ly-xa lìa mà được sinh pháp định thiện, còn lại các pháp ở cõi Sắc-Vô sắc và hư không-phi trạch diệt.

Pháp có lìa là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi. Pháp không lìa là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp tiếp nối là gì? Nghĩa là pháp lấy diệt pháp làm đầu, hoặc đã sinh hoặc đang sinh. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là các pháp ở thời quá khứ-hiện tại và pháp thời vị lai hiện đang khởi lên. Như thế pháp sau với pháp trước có sự nối tiếp nhau. Đó gọi là pháp nối tiếp.

Pháp không phải nối tiếp là gì? Nghĩa là trừ ra pháp thời vị lai hiện đang khởi lên trước mắt, còn lại các pháp vị lai và pháp vô vi. Đó gọi là pháp không phải nối tiếp.

Pháp có nối tiếp là gì? Nghĩa là pháp lấy pháp diệt làm đầu, đã sinh rồi. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là trừ ra năm uẩn của bậc A-la-hán mạng chung ở thời quá khứ và hiện tại, còn lại các pháp thời quá khứ và hiện tại, như thế thì pháp trước pháp sau có tiếp nối nhau. Đó gọi là có tiếp nối.

Pháp không tiếp nối là gì? Nghĩa là năm uẩn của bậc A-la-hán lúc mạng chung ở thời quá khứ-hiện tại, và các pháp thời vị lai cùng pháp vô vi.

Pháp thiện là gì? Tức là năm uẩn thiện và trạch diệt. Pháp bất thiện là gì? Nghĩa là năm uẩn bất thiện.

Pháp vô ký là gì? Tức là năm uẩn vô ký và hư không-phi trạch diệt.

Pháp học là gì? Tức là năm uẩn học.

Pháp vô học là gì? Tức là năm uẩn vô học.

Pháp phi học phi vô học là gì? Nghĩa là năm uẩn hữu lậu và pháp vô vi.

Pháp do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là như các pháp tùy tín-tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên và pháp tương ưng với chúng, và đối với chúng đều khởi tâm bất tương ưng hành.

Pháp do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là như các pháp học thấy dấu vết đạo và tu mà đoạn trừ.

Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên và pháp tương ưng với nó, hoặc đều khởi các nghiệp thân và ngữ, hoặc đều khởi tâm bất tương ưng hành, hoặc là các pháp hữu lậu không nhiễm ô.

Pháp không có gì đoạn trừ là gì? Tức là pháp vô lậu.

Pháp do kiến đạo mà đoạn trừ làm nhân là gì?

Tức là tất cả pháp nhiễm ô và pháp do thấy mà đoạn trừ quả dị thục.

Pháp do tu đạo mà đoạn trừ làm nhân là gì?

Tức là chỉ cho tất cả pháp do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có gì đoạn trừ làm nhân là gì?

Tức là các pháp hữu vi vô lậu.

Pháp có thấy có đối là gì? Tức là một xứ.

Pháp không thấy có đối là gì? Tức là chín xứ.

Pháp không thấy không đối là gì? Tức là hai xứ.

Pháp dị thục là gì? Nghĩa là quả dị thục của phần ít nơi mười một xứ, trừ ra thanh xứ.

Pháp của pháp dị thục là gì? Tức là các pháp bất thiện và pháp thiện hữu lậu.

Pháp không phải dị thục không phải pháp dị thục là gì? Nghĩa là trừ ra các pháp dị thục vô ký, còn lại các pháp vô ký và các pháp thiện vô lậu.

Pháp thấp kém là gì? Nghĩa là các pháp bất thiện và hữu phú vô ký.

Pháp bậc trung là gì? Tức là các pháp thiện hữu lậu và vô phú vô ký.

Pháp vi diệu là gì? Tức là các pháp hữu vi vô lậu và trạch diệt.

Pháp nhỏ là gì? Nghĩa là tin tưởng nhỏ, ít ham muốn, hiểu rõ ít, và các pháp nó tương ưng, các pháp nó đều có, hoặc các sắc pháp nhỏ, bé, ít, không nhiều, không rộng, nên gọi là pháp nhỏ.

Pháp lớn là gì? Nghĩa là tin tưởng rộng lớn, ham muốn nhiều, hiểu biết rộng khắp và các pháp nó tương ưng, các pháp nó đều có, hoặc các sắc pháp… tuy nhiều-rộng, nhưng không phải là vô biên, không bến bờ, không lượng định được như hư không-phi trạch diệt, đó gọi là pháp lớn.

Pháp vô lượng là gì? Nghĩa là lòng tin tưởng, lòng ham muốn đều rộng lớn vô lượng, sự hiểu biết vô lượng và các pháp nó tương ưng, các pháp nó đều có, hoặc các sắc pháp đều nhiều, rộng lớn không bờ bến, không lượng định, tính đếm được… như trạch diệt. Đó gọi là pháp vô lượng.

Pháp vừa ý là gì? Tức là pháp khiến ý vui thích. Pháp không vừa ý là gì? Tức là pháp khiến ý không vui thích.

Pháp không phải vừa ý cũng không phải không vừa ý là gì? Nghĩa là pháp thuận với buông xả.

Pháp vui cùng hành là gì? Tức là pháp đó tương ưng với thọ vui. Pháp khổ cùng hành là gì? Tức là pháp đó tương ưng với thọ khổ.

Pháp không khổ không vui cùng hành ra sao? Nghĩa là pháp đó tương ưng với thọ không khổ không vui.

Pháp đều sinh ra là gì? Tức là pháp hữu vi có tướng sinh. Pháp đều trụ là gì? Tức là pháp hữu vi có tướng trụ.

Pháp đều diệt là gì? Tức là pháp hữu vi có tướng diệt.

Pháp không phải đều sinh là gì? Nghĩa là pháp vô vi không có tướng sinh.

Pháp không phải đều trụ là gì? Tức là pháp vô vi không có tướng trụ.

Pháp không phải đều diệt là gì? Tức là pháp vô vi không có tướng diệt.

Pháp tâm đều sinh là gì? Nghĩa là tâm đều sinh ra phần ít của mười một xứ, trừ ra ý xứ.

Pháp tâm đều trụ là gì? Tức là pháp tâm tùy chuyển.

Pháp tâm đều diệt là gì? Tức là tâm đều diệt nơi phần ít của mười xứ, trừ ra ý xứ và thanh xứ.

Pháp không phải tâm đều sinh là gì? Tức là ý xứ và không phải tâm đều sinh ra nơi phần ít của mười một xứ.

Pháp không phải tâm đều trụ là gì? Tức là không phải tâm tùy chuyển.

Pháp không phải tâm đều diệt là gì? Tức là thanh xứ-ý xứ và không phải tâm đều diệt nơi phần ít của mười xứ.

Lãnh vực dục là gì? Tức là dục tham và dục tham tương ưng với thọ-tưởng-hành-thức, hoặc nó đều khởi các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là lãnh vực dục.

Lãnh vực giận dữ là gì? Nghĩa là giận dữ và giận dữ tương ưng với thọ-tưởng-hành-thức, hoặc nó đều khởi lên các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó đều khởi lên tâm bất tương ưng hành. Đó là lãnh vực giận dữ. Lãnh vực hại là gì? Nghĩa là tàn hại và tàn hại tương ưng với thọ

-tưởng-hành-thức, hoặc nó đều khởi lên trong các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó đều khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là lãnh vực hại.

Lãnh vực xuất ly là gì? Nghĩa là sự xuất ly và xuất ly tương ưng với thọ-tưởng-hành-thức, hoặc nó đều khởi lên trong các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó đều khởi tâm bất tương ưng hành và trạch diệt. Đó là lãnh vực xuất ly.

Lãnh vực không giận dữ là gì? Nghĩa là không giận dữ và không giận dữ tương ưng với thọ-tưởng-hành-thức, hoặc nó đều khởi lên trong các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó đều khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là lãnh vực không giận dữ.

Lãnh vực không hại là gì? Nghĩa là không hại và không hại tương ưng với thọ-tưởng-hành-thức, hoặc nó đều khởi lên trong các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó đều khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là lãnh vực không hại.

Cõi Dục là gì? Tức là pháp tùy tăng của tham dục. Cõi Sắc là gì? Tức là pháp tùy tăng của tham sắc.

Cõi Vô sắc là gì? Tức là pháp tùy tăng của tham vô sắc.

Cõi Sắc là gì? Tức là Dục giới và Sắc giới, gọi chung là sắc giới. Cõi Vô sắc là gì? Tức là bốn thứ vô sắc.

Cõi diệt là gì? Nghĩa là trạch diệt-phi trạch diệt. Lại tất cả sắc pháp gọi chung là sắc giới, trừ ra trạch diệt-phi trạch diệt. Các thứ khác không phải là sắc pháp, gọi chung là vô sắc giới, còn trạch diệt-phi trạch diệt gọi chung là diệt giới.

Dục hữu là gì? Tức là các nghiệp thuộc cõi Dục, do thủ làm duyên có khả năng chiêu cảm các dị thục sắp tới của nghiệp ấy. Đó gọi là dục hữu.

Sắc hữu là gì? Nghĩa là các nghiệp thuộc cõi Sắc, do thủ làm duyên có khả năng chiêu cảm các dị thục sắp tới của nghiệp ấy. Đó gọi là sắc hữu.

Vô sắc hữu là gì? Nghĩa là các nghiệp thuộc cõi Vô sắc, do thủ làm duyên có khả năng chiêu cảm các dị thục sắp tới của nghiệp ấy. Đó gọi là vô sắc hữu.

Dục lậu là gì? Nghĩa là trừ ra vô minh thuộc cõi Dục còn lại các thứ thuộc cõi Dục như kiết-phược-tùy miên-trói buộc của tùy phiền não… Đó gọi là dục lậu.

Hữu lậu là gì? Nghĩa là trừ ra vô minh thuộc cõi Sắc và Vô sắc, còn lại các thứ thuộc cõi Sắc-Vô sắc như kiết-phược-tùy miên, các trói buộc của tùy phiền não… Đó gọi là hữu lậu.

Vô minh lậu là gì? Nghĩa là sự ngu si-vô trí của cả ba cõi.

Đời quá khứ là gì? Nghĩa là các hành đã khởi-đã cùng khởi, đã sinh-đã cùng sinh, đã chuyển-đã hiện chuyển, đã nhóm tập, đã xuất hiện, đã giã từ, đã hết, đã diệt, đã lìa bỏ, đã biến đổi hư hoại thì rơi vào quá khứ, rơi vào phạm vi quá khứ, chủng loại quá khứ thuộc đời quá khứ. Đó gọi là đời quá khứ. Đời vị lai là gì? Nếu các hành đã chưa khởi-đã chưa cùng khởi, đã chưa sinh-đã chưa cùng sinh, đã chưa chuyển-đã chưa hiện chuyển, đã chưa nhóm tập, đã chưa xuất hiện, đã chưa hòa hợp, đã chưa hiện tiền, thì rơi vào vị lai, rơi vào phạm vi vị lai, chủng, loại vị lai, thuộc đời vị lai. Đó gọi là đời vị lai.

Đời hiện tại là gì? Nếu như các hành đã khởi-đã cùng khởi, đã sinh đã cùng sinh, đã chuyển đã hiện chuyển, đã nhóm tập, đã xuất hiện, đang chính thức an trụ, chưa dời đổi hư hoại, đang hòa hợp trong hiện tại, thì gọi là hiện tại, là rơi vào phạm vi hiện tại, chủng, loại hiện tại, thuộc đời hiện tại. Đó gọi là đời hiện tại.

Dựa vào sự mà nói quá khứ là gì? Nghĩa là các hành thuộc đời quá khứ.

Dựa vào sự mà nói vị lai là gì? Nghĩa là các hành thuộc đời vị lai.

Dựa vào sự mà nói hiện tại là gì? Nghĩa là các hành thuộc đời hiện tại.

Tánh khổ khổ là gì? Nghĩa là đối với dục giới do khổ mà khổ, lại càng gây thêm khổ, cho nên khổ.

Tánh hoại khổ là gì? Nghĩa là đối với sắc giới do hư hoại biến diệt mà khổ, cho nên khổ.

Tánh hành khổ là gì? Nghĩa là đối với vô sắc giới do các hành gây khổ, cho nên khổ.

Lại nữa, đối với các hành không vừa ý mà khổ, do khổ càng khổ, cho nên khổ. Còn các hành vừa ý, nhưng do hư hoại biến diệt mà khổ, nên gọi là khổ. Đối với các hành không vừa ý không phải không vừa ý, mà do các hành gây khổ, cho nên khổ. Lại nữa, với thọ khổ gặp khổ càng khổ, cho nên khổ. Với thọ vui lại do hư hoại biến diệt mà khổ, cho nên khổ. Với thọ không khổ không vui mà do các hành gây khổ, cho nên khổ.

Pháp có tầm có tứ là gì? Nghĩa là cả tầm và tứ tương ưng với pháp.

Pháp không tầm chỉ có tứ là gì? Nghĩa là tầm không tương ưng, chỉ có tứ tương ưng với pháp.

Pháp không tầm không tứ là gì? Nghĩa là cả tầm và tứ không tương ưng với pháp.

Cảnh giới có tầm có tứ là gì? Nghĩa là ở cõi Dục và Phạm thế một phần pháp vô lậu.

Cảnh giới không tầm chỉ có tứ là gì? Nghĩa là trong khoảng thời gian tu tĩnh lự mà được thanh tịnh và đại thanh tịnh cùng với một phần pháp vô lậu.

Cảnh giới không tầm không tứ là gì? Nghĩa là tất cả đều rất trong sáng, tất cả đều sạch sẽ, tất cả đều là quả vị rộng lớn, tất cả đều vô sắc, cùng với một phần pháp vô lậu.

QUYỂN 7

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 3

Thân nghiệp là gì? Nghĩa là các việc do thân biểu hiện hoặc không biểu hiện ra.

Ngữ nghiệp là gì? Nghĩa là các việc do lời nói, nói năng biểu hiện hoặc không biểu hiện ra.

Ý nghiệp là gì? Nghĩa là suy tư nghĩ ngợi…

Nghiệp thiện là gì? Tức là các nghiệp thiện của thân-ngữ và tư thiện.

Nghiệp bất thiện là gì? Nghĩa là các nghiệp bất thiện của thân-ngữ và tư bất thiện.

Nghiệp vô ký là gì? Nghĩa là các nghiệp vô ký của thân-ngữ và tư vô ký.

Nghiệp hữu học là gì? Nghĩa là các nghiệp hữu học của thân-ngữ và tư hữu học.

Nghiệp vô học là gì? Nghĩa là các nghiệp vô học của thân-ngữ và tư vô học.

Nghiệp phi hữu học phi vô học là gì? Tức là các nghiệp hữu lậu của thân-ngữ và tư hữu lậu.

Nghiệp do thấy mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là các nghiệp của các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên, nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên tương ưng với tư (ý, suy nghĩ).

Nghiệp do tu mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là nghiệp của các thứ học, thấy dấu vết đạo và do tu mà đoạn trừ… Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do tu mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với tư, và nó luôn khởi lên các nghiệp của thân-ngữ và các nghiệp hữu lậu không nhiễm ô.

Nghiệp không có gì đoạn trừ là gì? Nghĩa là các nghiệp vô lậu của thân-ngữ, và tư vô lậu.

Nghiệp thọ nhận trong hiện tại là gì? Nghĩa là các nghiệp đã được tạo tác tăng trưởng trong đời này, các nghiệp ấy ngay trong đời này nhận chịu các dị thục, chứ không phải ở các đời khác.

Nghiệp thọ nhận trong đời kế tiếp là gì? Nghĩa là các nghiệp do trong đời này đã tạo tác tăng trưởng, các nghiệp ấy ngay trong đời thứ hai sẽ nhận chịu các dị thục, chứ không phải ở các đời khác.

Nghiệp thọ nhận ở đời kế tiếp sau nữa là gì? Nghĩa là các nghiệp do trong đời này đã tạo tác tăng trưởng, các nghiệp đó hoặc trong đời thứ ba hay đời thứ tư hoặc xa hơn nữa sẽ nhận chịu các dị thục, chứ không phải ở các đời khác.

Nghiệp thọ nhận thuận vui là gì? Tức là các nghiệp thiện ở cõi Dục và Sắc…, cho đến các nghiệp thiện ở bậc tĩnh lự thứ ba tạo ra.

Nghiệp thọ nhận thuận khổ là gì? Tức là các nghiệp bất thiện tạo ra.

Nghiệp thọ nhận thuận không khổ không vui là gì? Nghĩa là các nghiệp thiện ở bậc tĩnh lự thứ tư và các nghiệp thiện ở cõi Vô sắc tạo ra.

Thân niệm trụ là gì? Nghĩa là sắc xứ của mười hữu (cõi) và sắc do pháp xứ thâu giữ.

Thọ niệm trụ là gì? Nghĩa là sáu thọ của thân, tức là mắt tiếp xúc sinh ra thọ…, cho đến ý tiếp xúc sinh ra thọ.

Tâm niệm trụ là gì? Nghĩa là sáu thức của thân, tức là nhãn thức… cho đến ý thức.

Pháp niệm trụ là gì? Nghĩa là thọ nhận mà không thâu giữ các thứ không phải là lãnh vực của sắc pháp.

Lại nữa, thân tăng thượng khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu thì gọi là Thân niệm trụ. Thọ tăng thượng khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu thì gọi là Thọ niệm trụ. Tâm tăng thượng khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu thì gọi là Tâm niệm trụ. Pháp tăng thượng khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu thì gọi là Pháp niệm trụ.

Lại nữa, do duyên vào thân mà khởi lên các tuệ hữu lậu thiện và vô lậu, đó là Thân niệm trụ. Do duyên vào thọ mà khởi lên các tuệ hữu lậu thiện và vô lậu, đó là Thọ niệm trụ. Do duyên vào tâm mà khởi lên các tuệ hữu lậu thiện và vô lậu, đó là Tâm niệm trụ. Do duyên vào pháp mà khởi lên các tuệ hữu lậu thiện và vô lậu, đó là Pháp niệm trụ.

Thế nào là các pháp ác, bất thiện đã sinh thì quyết đoạn dứt hẳn, siêng tu chánh đoạn? Nghĩa là các pháp ác, bất thiện đã sinh thì quyết đoạn dứt hẳn, làm chính duyên (tăng thượng) mà khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là các pháp ác, bất thiện chưa sinh thì quyết khiến nó vĩnh viễn không sinh, siêng tu chánh đoạn? Là đối với các việc trên làm chính duyên mà khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu. Thế nào là các pháp thiện chưa sinh thì quyết khiến sinh ra, siêng tu chánh đoạn? Nghĩa là với sự việc nêu trên làm chính duyên mà khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là các pháp thiện đã sinh thì quyết khiến trụ vững chắc, không quên, luôn tu tập tăng tiến khiến trí tác chứng càng lớn mạnh, siêng tu chánh đoạn? Nghĩa là với sự việc nêu trên làm chính duyên mà khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là thần túc Dục Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu? Nghĩa là dục làm chính duyên (tăng thượng) để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là thần túc Cần Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu? Nghĩa là cần làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là thần túc Tâm Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu? Nghĩa là tâm làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là thần túc Quán Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu? Nghĩa là quán làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là tĩnh lự thứ nhất? Tức là tĩnh lự thứ nhất thâu giữ năm uẩn thiện.

Thế nào là tĩnh lự thứ hai? Tức là tĩnh lự thứ hai thâu giữ năm uẩn thiện.

Thế nào là tĩnh lự thứ ba? Tức là tĩnh lự thứ ba thâu giữ năm uẩn thiện.

Thế nào là tĩnh lự thứ tư? Tức là tĩnh lự thứ tư thâu giữ năm uẩn thiện.

Khổ thánh đế là gì? Tức là năm thủ uẩn.

Tập thánh đế là gì? Tức là các nhân hữu lậu. Diệt thánh đế là gì? Tức là trạch diệt.

Đạo thánh đế là gì? Tức là các pháp hữu học và vô học.

Từ vô lượng là gì? Nghĩa là tâm Từ và Từ tương ưng với thọ-tưởng-hành-thức, hoặc nó luôn khởi lên các nghiệp của thân và ngữ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là Từ vô lượng.

Bi vô lượng là gì? Nghĩa là tâm Bi và Bi tương ưng với thọ-tưởng-hành-thức, hoặc nó luôn khởi lên các nghiệp của thân-ngữ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là Bi vô lượng.

Hỷ vô lượng là gì? Nghĩa là tâm Hỷ và Hỷ luôn tương ưng với thọ-tưởng-hành-thức, hoặc nó luôn khởi lên các nghiệp của thân và ngữ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là Hỷ vô lượng.

Xả vô lượng là gì? Nghĩa là tâm Xả và Xả luôn tương ưng với thọ-tưởng-hành-thức, hoặc nó luôn khởi lên các nghiệp của thân và ngữ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là Xả vô lượng.

Không vô biên xứ là gì? Đây có hai thứ: Một là định, hai là sinh.

Trong đó đều có thọ-tưởng-hành-thức, nên gọi là Không vô biên xứ.

Thức vô biên xứ là gì? Đây có hai thứ: Một là định, hai là sinh.

Trong đó đều có thọ-tưởng-hành-thức, nên gọi là Thức vô biên xứ.

Vô sở hữu xứ là gì? Đây có hai thứ: Một là định, hai là sinh. Trong đó có cả thọ-tưởng-hànhthức, nên gọi là Vô sở hữu xứ.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ là gì? Đây cũng có hai thứ: Một là định, hai là sinh. Trong đó có cả thọ-tưởng-hành-thức, nên gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Thánh chủng tùy việc được y phục mà vui đủ là gì? Nghĩa là tùy việc được y phục lấy làm vui đủ, làm chính duyên (tăng thượng) để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu. Đó gọi là Thánh chủng tùy được y phục mà vui đủ.

Thánh chủng tùy việc được ăn uống lấy làm vui đủ là gì? Nghĩa là tùy việc được ăn uống lấy làm vui đủ làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu. Đó gọi là Thánh chủng tùy được ăn uống mà vui đủ.

Thánh chủng tùy việc được ngọa cụ mà vui đủ là gì? Nghĩa là tùy việc được ngọa cụ lấy làm vui đủ làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu. Đó gọi là Thánh chủng tùy được ngọa cụ mà vui đủ.

Thánh chủng vui thích đoạn trừ-vui thích tu tập là gì? Nghĩa là vui thích đoạn trừ và tu tập, làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu. Đó gọi là Thánh chủng vui thích đoạn trừ và tu tập.

1. Quả Dự lưu là gì? Đây có hai thứ: Một là hữu vi, hai là vô vi.

Quả Dự lưu hữu vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Dự lưu, nếu có pháp học nào thì đều chính thức có được cả.

Quả Dự lưu vô vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Dự lưu, nếu có các thứ đoạn kiết nào thì đều chính thức có được cả. Đó gọi là quả Dự lưu.

Quả Nhất lai là gì? Đây có hai thứ: Hữu vi và vô vi.

Quả Nhất lai hữu vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Nhất lai, nếu có các pháp học nào thì đều chính thức có được.

Quả Nhất lai vô vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Nhất lai, nếu có các thứ đoạn kiết nào thì đều chính thức có được cả. Đó gọi là quả Nhất lai.

2. Quả Bất hoàn là gì? Cũng có hai thứ: Hữu vi và vô vi.

Quả Bất hoàn hữu vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Bất hoàn, nếu có các pháp học nào thì đều chính thức có được.

Quả Bất hoàn vô vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Bất hoàn, nếu có các thứ đoạn kiết nào thì đều chính thức có được cả. Đó gọi là quả Bất hoàn.

3. Quả A-la-hán là gì? Cũng có hai thứ: Hữu vi và vô vi.

Quả A-la-hán hữu vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả A-la-hán, nếu có các pháp học nào thì đều chính thức có được cả.

Quả A-la-hán vô vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả A-la-hán, nếu có các thứ đoạn kiết nào thì đều chính thức có được cả. Đó gọi là quả A la hán.

Các thứ pháp trí, khổ trí v.v..., hai loại bốn trí đều như trước đã nói, nên biết.

Hiểu biết về pháp vô ngại là gì? Nghĩa là đối với tiếng chữ-câu nghĩa-đoạn văn hiện có, trí không hề thoái chuyển.

Hiểu biết về nghĩa vô ngại là gì? Nghĩa là đối với các nghĩa lý thù thắng hiện có, trí cũng không hề thoái chuyển.

Hiểu biết về lời lẽ vô ngại là gì? Nghĩa là đối với các ngôn từ hiện có, trí không hề thoái chuyển. Hiểu biết về biện luận vô ngại là gì? Nghĩa là đối với ngôn từ lý lẽ ứng hợp-lưu loát, cùng với pháp đẳng trì luôn tự tại hiển bày, trí không thoái chuyển.

Nhân duyên là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi.

Đẳng vô gián duyên là gì? Nghĩa là trừ ra các tâm và tâm sở của bậc A-la-hán khi mạng chung ở thời quá khứ hay hiện tại, còn lại tất cả các tâm và tâm sở trong thời quá khứ và hiện tại.

Sở duyên duyên và tăng thượng duyên là gì? Nghĩa là tất cả các pháp.

Thế nào là ăn bằng từng phần ăn? Nghĩa là khi duyên nơi việc ăn uống thì các căn sẽ được nuôi dưỡng, các đại dồi dào, thức ăn sẽ giúp đỡ, giữ gìn, chuyển đổi tạo bổ ích đưa đến chỗ nào cần bồi bổ, chuyển đổi tăng trưởng. Đó gọi là ăn uống bằng từng phần ăn.

Thế nào là ăn bằng chạm xúc? Nghĩa là duyên xúc hữu lậu mà các căn sẽ được nuôi lớn, các đại dồi dào, nó giúp đỡ, giữ gìn, chuyển đổi tạo bổ ích đưa vào những chỗ cần thiết. Đó gọi là ăn bằng chạm xúc.

Thế nào là ăn bằng ý nghĩ? Nghĩa là khi duyên nơi các ý nghĩ hữu lậu thì các căn được nuôi lớn, các đại dồi dào, nó giúp đỡ, giữ gìn, chuyển đổi tạo bổ ích đưa vào những nơi cần thiết. Đó gọi là ăn bằng ý nghĩ.

Thế nào là ăn bằng thức? Nghĩa là khi duyên nơi các thức hữu lậu, các căn được nuôi lớn, các đại dồi dào, nó sẽ giúp đỡ, giữ gìn, chuyển đổi tạo bổ ích vào những nơi cần thiết. Đó gọi là ăn bằng thức.

Dục bộc lưu (dòng thác của dục) là gì? Nghĩa là trừ ra các kiến và vô minh thuộc cõi Dục, còn lại các thứ thuộc cõi Dục như kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não trói buộc…, đều gọi là dục bộc lưu.

Hữu bộc lưu là gì? Nghĩa là trừ ra các thứ kiến và vô minh thuộc cõi Sắc-Vô sắc, còn lại các thứ thuộc cõi Sắc và Vô sắc như các kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não trói buộc…, đều gọi là hữu bộc lưu.

Kiến bộc lưu là gì? Nghĩa là năm thứ kiến của ba cõi, đó là hữu thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Đó gọi là kiến bộc lưu.

Vô minh bộc lưu là gì? Tức là sự ngu si vô trí trong ba cõi. Nói về bốn ách cũng như thế.

Dục thủ là gì? Nghĩa là trừ ra năm kiến thuộc cõi Dục, còn lại các thứ ở cõi Dục như kiến, phược, tùy miên, tùy phiền não trói buộc…, đều gọi là dục thủ.

Kiến thủ là gì? Nghĩa là bốn thứ kiến: Hữu thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ.

Giới cấm thủ là gì? Nghĩa là như có người giữ các giới nói: Các giới này sẽ giúp ta được thanh tịnh, giải thoát, xuất ly, vượt mọi khổ vui và đến được cõi vượt lên trên khổ vui. Kẻ giữ các giới cấm khác thì bảo các giới cấm này khiến ta được thanh tịnh, giải thoát, xuất ly, vượt mọi khổ vui, đến được chỗ vượt lên trên mọi vui khổ. Còn kẻ giữ các điều răn cấm khác cũng bảo y những lời như thế. Đó gọi là giới cấm thủ.

Ngã ngữ thủ là gì? Nghĩa là trừ ra năm kiến ở cõi Sắc và Vô sắc, còn lại các thứ ở cõi Sắc và Vô sắc như kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não trói buộc…, đều gọi là ngã ngữ thủ.

Pháp quá khứ là gì? Tức là năm uẩn ở thời quá khứ. Pháp vị lai là gì? Tức là năm uẩn ở thời vị lai. Pháp hiện tại là gì? Tức là năm uẩn ở thời hiện tại.

Pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp thuộc cõi Dục là gì? Tức là năm uẩn ở cõi

Dục. Pháp thuộc cõi Sắc là gì? Tức là năm uẩn ở cõi Sắc. Pháp thuộc cõi Vô sắc là gì? Là bốn uẩn ở cõi Vô sắc. Pháp không hệ thuộc là gì? Tức là tất cả pháp vô lậu.

Pháp thiện làm nhân là gì? Tức là pháp hữu vi thiện và dị thục của pháp thiện.

Pháp bất thiện làm nhân là gì? Tức là những thứ nhiễm ô ở cõi Dục và quả dị thục của pháp bất thiện.

Pháp vô ký làm nhân là gì? Tức là pháp hữu vi vô ký và pháp bất thiện.

Pháp không phải thiện làm nhân, không phải bất thiện làm nhân, không phải vô ký làm nhân là gì? Nghĩa là pháp vô vi.

Pháp duyên có sở duyên là gì? Nghĩa là ý thức duyên nơi tâm và tâm sở pháp cùng các pháp tương ưng.

Pháp duyên không có sở duyên là gì? Nghĩa là năm thức của thân cùng với pháp tương ưng và ý thức duyên nơi sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, và các pháp tương ưng với nó.

Pháp duyên có sở duyên, duyên không có sở duyên là gì? Nghĩa là ý thức và pháp tương ưng với nó duyên nơi sắc-vô vi-tâm và tâm sở pháp với tâm bất tương ưng hành.

Pháp không phải duyên có sở duyên, không phải duyên không có sở duyên là gì? Nghĩa là sắc-vô vi-sắc bất tương ưng hành.

Năm uẩn và năm thủ uẩn, như trước đã nói.

Cõi Nại-lạc-ca là gì? Tức là các loài hữu tình ở Nại-lạc-ca (địa ngục), có đồng tánh, đồng loại, đồng chúng, đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc. Loài hữu tình sinh ở đó có sắc-thọ-tưởng-hành-Thức vô phú vô ký.

Cõi bàng sinh là gì? Nghĩa là các loài hữu tình thuộc loài bàng sinh có đồng tánh, đồng loại, đồng chúng, đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc. Loài hữu tình sinh ở cõi đó có sắc-thọ-tưởng-hành-Thức vô phú vô ký.

Cõi quỷ là gì? Nghĩa là các loài hữu tình ở cõi quỷ có đồng tánh, đồng loại, đồng chúng, đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc. Loài hữu tình sinh ở đó có sắc-thọ-tưởng-hành-Thức vô phú vô ký.

Cõi người là gì? Nghĩa là các loài hữu tình thuộc loài người có đồng tánh, đồng loại, đồng chúng, đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc.

Loài hữu tình sinh ở đó có sắc-thọ-tưởnghành-Thức vô phú vô ký.

Cõi trời là gì? Nghĩa là các loài hữu tình thuộc loài trời có đồng tánh, đồng loại, đồng chúng, đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc. Loài hữu tình sinh ở đó có sắc-thọ-tưởng-hành-Thức vô phú vô ký.

Thế nào là do thấy khổ mà đoạn trừ bộ phiền não? Nghĩa là có bộ phiền não, do tùy tín hành hành, tùy pháp hành, hiện quán khổ biên nhẫn mà đoạn trừ chúng. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy khổ mà đoạn trừ hai mươi tám thứ tùy miên, và mọi thứ phiền não mà nó tương ưng.

Thế nào là do thấy tập mà đoạn trừ bộ phiền não? Nghĩa là có bộ phiền não, do tùy tín hành hành, tùy pháp hành, hiện quán tập biên nhẫn mà đoạn trừ chúng. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy tập mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên, và mọi thứ phiền não mà nó tương ưng.

Thế nào là do thấy diệt mà đoạn trừ bộ phiền não? Nghĩa là có bộ phiền não, do tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán diệt biên nhẫn mà đoạn trừ chúng. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy diệt mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên, và mọi thứ phiền não mà nó tương ưng.

Thế nào là do thấy đạo mà đoạn trừ bộ phiền não? Nghĩa là có bộ phiền não, do tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán đạo biên nhẫn mà đoạn trừ chúng. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy đạo mà đoạn trừ hai mươi hai thứ tùy miên, và mọi thứ phiền não mà nó tương ưng.

Thế nào là do tu mà đoạn trừ bộ phiền não? Nghĩa là có bộ phiền não, do học thấy dấu vết đạo và tu mà đoạn trừ. Vậy là nghĩa gì? Nghĩa là do tu mà đoạn trừ mười thứ tùy miên, và mọi thứ phiền não tương ưng với nó.

Năm pháp như sắc v.v..., như trước đã nói. Sáu giới như địa v.v..., cũng như trước đã nói.

Pháp do thấy khổ mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là do các pháp tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán khổ biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy là sao? Nghĩa là do thấy khổ mà đoạn trừ hai mươi tám thứ tùy miên và các pháp tương ưng, cũng luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp do thấy khổ mà đoạn trừ.

Pháp do thấy tập mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là các pháp do tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán tập biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy là gì? Nghĩa là do thấy tập mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên và các pháp tương ưng, cũng luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp do thấy tập mà đoạn trừ. Pháp do thấy diệt mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là do các pháp tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán diệt biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy diệt mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên và các pháp tương ưng, cũng đều khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp do thấy diệt mà đoạn trừ.

Pháp do thấy đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là do các pháp tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán đạo biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy là sao? Nghĩa là do thấy đạo mà đoạn trừ hai mươi hai thứ tùy miên và các pháp tương ưng, cũng luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp do thấy đạo mà đoạn trừ.

Pháp do tu mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là do các pháp như học thấy vết tích và tu mà đoạn trừ. Vậy là sao? Nghĩa là do tu mà đoạn trừ mười thứ tùy miên và các pháp tương ưng, nó luôn khởi lên các nghiệp của thân và ngữ, hoặc luôn khởi tâm bất tương ưng hành, hoặc các pháp hữu lậu không nhiễm ô. Đó gọi là pháp do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có gì đoạn trừ là gì? Là các pháp vô lậu.

Tùy miên tham dục là gì? Nghĩa là đối với các thứ dục và các thứ tham đều tham muốn, rồi cất giấu giữ gìn, ham thích đam mê.

Tùy miên giận dữ là gì? Nghĩa là đối với các loài hữu tình, tâm luôn ôm mối giận dữ, muốn gây tổn hại, chống đối, cản trở, oán ghét, bạo ác, khiến các hữu tình thường xuyên trái nghịch, tàn hại nhau.

Tùy miên có tham là gì? Nghĩa là đối với các thứ tham thuộc Sắc và Vô sắc đều ham muốn, rồi sinh ra cất giấu, giữ gìn, yêu thích đam mê.

Tùy miên kiêu mạn là gì? Nghĩa là kiêu mạn, lòng luôn tự cao ỷ mình mà coi thường miệt thị người khác.

Tùy miên vô minh là gì? Nghĩa là sự ngu si vô trí trong cả ba cõi. Tùy miên kiến là gì? Tức là năm thứ kiến nhiễm ô.

Tùy miên nghi ngờ là gì? Tức là đối với những điều chân thật đúng đắn thì luôn ngờ vực, do dự.

Thức trụ đầu tiên là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, khác thân-khác tưởng, như loài người và một phần cõi trời, đó là thức trụ đầu tiên. Đầu tiên ở đây, là tùy theo sự tính đếm, theo thứ tự liên tục, trước hết là mức đầu tiên, nó liên hệ với sắc-thọtưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ hai là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, khác thân-một loại tưởng, như cõi trời Phạm chúng ở thời kiếp sơ, là thức trụ thứ hai, có liên hệ với sắc-thọ-tưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ ba là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, một thân-khác tưởng, như cõi trời Cực quang tịnh, là thức trụ thứ ba, có liên hệ với sắc-thọtưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ tư là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, một thân, một loại tưởng, như ở cõi trời Biến tịnh, là thức trụ thứ tư, có liên hệ với sắc-thọtưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ năm là gì? Nghĩa là loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả các sắc tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không nghĩ ngợi các thứ tưởng, nhập vào vô biên không, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ, như cõi trời Không vô biên xứ, đây là thức trụ thứ năm, có liên hệ với thọ-tưởnghành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ sáu là gì? Nghĩa là loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả Không vô biên xứ, nhập vào Thức vô biên và trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ, như cõi trời Thức vô biên xứ, đây là thức trụ thứ sáu, có liên hệ với thọ-tưởng-hànhthức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ bảy là gì? Nghĩa là loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả Thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu xứ, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ, như cõi trời Vô sở hữu xứ, đó là thức trụ thứ bảy, có liên hệ với thọ-tưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Niệm đẳng giác chi là gì? Nghĩa là hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với khổ thì suy tư về khổ, đối với tập suy tư về tập, đối với diệt suy tư về diệt, đối với đạo suy tư về đạo, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Các niệm, tùy niệm, nghĩ nhớ theo đó, nghĩ nhớ riêng biệt, nghĩ nhớ các việc không quên mất, không sót thiếu, không quên pháp tánh, tính chất của tâm sáng nhớ kỹ… Đó là Niệm đẳng giác chi.

Trạch pháp đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt-đạo thì suy tư kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Đối với các pháp luôn chọn lựa, tuyển trạch rất tích cực, cùng tột, hiểu rõ, đều hiểu rõ, hiểu rõ khắp, hiểu rõ gần, hiểu biết thông suốt, xét đoán tinh tường, tuệ hành sáng thông. Tỳ-bát-xá-na có tính chất quyết đoán chọn lựa tinh tế. Đó là Trạch pháp đẳng giác chi.

Tinh tiến đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt đạo thì suy tư, kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Với các thứ chuyên cần thì uy lực mạnh mẽ, hăng hái khó cản ngăn, lòng luôn cố gắng không ngơi nghỉ, tính chất rất quyết đoán. Đó gọi là Tinh tiến đẳng giác chi.

Hỷ đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư thật kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Tâm vui vẻ luôn hân hoan, rất vui vẻ trong mọi lúc, tính chất vui tươi, chủng loại của vui tươi, nói chung là mọi thứ hoan hỷ vui mừng. Đó gọi là Hỷ đẳng giác chi.

Khinh an đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt đạo luôn suy tư thật kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Thân tâm nhẹ nhàng khoan khoái, đã luôn được khinh an, chủng loại của khinh an. Đó gọi là Khinh an đẳng giác chi.

Định đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư thật kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Các thứ khiến tâm trụ đều trụ, an trụ, trụ gần, trụ kiên trì, không phân tán loạn động, gìn giữ, ngăn cấm, tính chất chuyên chú vào một cảnh. Đó gọi là Định đẳng giác chi.

Xả đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư tìm hiểu thật kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu, tính chất nơi tâm luôn bình đẳng, tính chất nơi tâm thẳng suốt không nghiêng lệch, tâm tỉnh giác tìm biết, tính chất luôn trụ trong yên lặng tịch mịch. Đó gọi là Xả đẳng giác chi.

Giải thoát thứ nhất là gì? Nghĩa là có sắc quán các sắc, đó là giải thoát thứ nhất, theo thứ tự thì nó đứng hàng đầu. Lại tùy bậc nhập định thì theo thứ tự nó cũng đứng hàng đầu. Trong định đó tất cả các thứ sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ hai là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng quán sắc bên ngoài, đó là giải thoát thứ hai, theo thứ tự thì nó đứng thứ hai. Lại tùy bậc thiền định thì theo thứ tự nó cũng đứng hàng thứ hai. Ở trong định đó tất cả các thứ sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện. Đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ ba là gì? Nghĩa là giải thoát thanh tịnh trụ đầy đủ vào thân tác chứng. Đó là giải thoát thứ ba, theo thứ tự thì nó đứng thứ ba. Ở trong định như thế hết thảy các thứ sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện. Đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ tư là gì? Nghĩa là vượt ra ngoài tất cả các sắc-tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không còn tư duy về các thứ tưởng, nhập vào vô biên không, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ. Đó là giải thoát thứ tư, theo thứ tự thì nó đứng thứ tư, theo bậc thiền định thì cũng ở hàng thứ tư. Ở trong định tất cả các thứ thọ-tưởng-hành-thức đều thiện. Đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ năm là gì? Nghĩa là vượt ra ngoài tất cả không vô biên xứ, nhập vào vô biên thức, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ. Đó là giải thoát thứ năm, theo thứ tự thì nó đứng thứ năm, theo bậc thiền định thì cũng ở hàng thứ năm. Ở trong định như thế, tất cả các thứ thọ-tưởng-hành-thức đều thiện. Đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ sáu là gì? Nghĩa là vượt ra ngoài tất cả Thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ. Đó là giải thoát thứ sáu, theo thứ tự thì nó ở hàng thứ sáu, theo bậc thiền định thì cũng ở hàng thứ sáu. Ở trong định, tất cả các thứ thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, đó gọi là giải thoát. Giải thoát thứ bảy là gì? Nghĩa là vượt ra ngoài tất cả các vô sở hữu xứ, nhập và trụ đầy đủ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là giải thoát thứ bảy, theo thứ tự thì nó ở hàng thứ bảy theo bậc thiền định thì cũng ở hàng thứ bảy. Ở trong định như thế, tất cả các thứ thọ-tưởng-hành-thức đều thiện. Đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ tám là gì? Nghĩa là vượt ra ngoài tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập vào tưởng thọ diệt, trụ đầy đủ nơi thân tác chứng. Đó là giải thoát thứ tám, theo thứ tự thì nó ở hàng thứ tám, theo bậc thiền định thì cũng ở hàng thứ tám. Ở trong định đó, các thứ được giải thoát, giải thoát thù thắng, giải thoát tột cùng. Lại nếu lúc ấy còn do các tưởng vi tế làm nhân, hoặc tưởng vi tế làm đẳng vô gián, nhưng cùng với tưởng không có ảnh hưởng nghĩa lý gì nữa, bấy giờ tất cả đều thành tựu vẹn toàn, tức là hoàn toàn giải thoát.

Thắng xứ thứ nhất là gì? Nghĩa là bên trong có sắc tưởng, quán ít sắc bên ngoài, đối với các sắc đó xấu hay đẹp đều thấy biết rõ ràng, đủ các tưởng như thế thì gọi là thắng xứ thứ nhất, vì theo thứ tự thì nó ở hàng đầu, xét theo bậc thiền định thì, nó cũng là hàng đầu tiên. Ở trong định này, tất cả sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ hai là gì? Nghĩa là bên trong có sắc tưởng, quán nhiều sắc bên ngoài, các sắc đó xấu hay đẹp đều thấy biết rõ ràng, đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ hai, vì theo thứ tự thì nó ở hàng thứ hai xét theo bậc thiền định thì nó cũng là hàng thứ hai. Ở trong định đó, tất cả sắcthọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ ba là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán ít sắc bên ngoài, các sắc ấy xấu hay đẹp đều thấy biết rõ ràng, đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ ba, vì theo thứ tự hay xét theo bậc thiền định thì nó ở hàng thứ ba. Ở trong định này, tất cả sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ tư là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán nhiều sắc bên ngoài, các sắc ấy xấu hay đẹp đều thấy biết rõ ràng, đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ tư, vì theo thứ tự và xét theo bậc thiền định thì nó ở hàng thứ tư. Ở trong định này, tất cả sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ năm là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài. Nếu bên ngoài là màu xanh có ánh xanh hiện bày rõ ràng, như màu xanh của hoa Ô-mạc-ca hay áo nhuộm xanh nơi xứ Bà-la-ni-tư. Bên trong không có tưởng, quán các sắc bên ngoài, cũng thấy toàn màu xanh như thế, đối các sắc ấy đều thấy biết rõ ràng. Đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ năm, vì theo thứ tự và xét theo bậc thiền định nó đều thuộc hàng thứ năm. Ở trong định này, tất cả sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ sáu là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, thấy có màu vàng ánh sắc vàng hiện bày rõ ràng, như màu vàng hoa Yết-ni-ca hay màu của áo nhuộm vàng xứ Bà-la-ni-tư. Bên trong không có sắc tưởng, quán thấy các sắc đều màu vàng và thấy biết rõ ràng. Đầy đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ sáu, vì theo thứ tự và xét về bậc thiền định nó đều ở hàng thứ sáu. Ở trong định này, tất cả các thứ sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ bảy là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, thấy có màu đỏ ánh sắc đỏ hiện bày rõ ràng như màu đỏ hoa Bàn-đậu-thi-phược-ca, hay màu áo nhuộm đỏ nơi xứ Bà-la-ni-tư. Bên trong không có sắc tưởng, quán thấy các sắc đều màu đỏ và thấy biết rõ ràng. Đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ bảy, vì theo thứ tự và xét theo bậc thiền định nó đều ở hàng thứ bảy. Ở trong định đó, tất cả sắc, thọ-tưởnghành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ tám là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, thấy có màu trắng ánh sắc trắng hiện bày rõ ràng, như màu trắng ngôi sao Ô-sát-tư hoặc màu áo trắng nơi xứ Bà-la-ni-tư. Bên trong không có sắc tưởng, nhìn thấy các sắc đều màu trắng và thấy biết rõ ràng. Đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ tám, vì theo thứ tự và xét về bậc thiền định nó ở hàng thứ tám. Ở trong định đó, tất cả sắc-thọtưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

QUYỂN 8

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 4

Chánh kiến là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với vô lậu. Đối với các pháp tuyển chọn, tuyển chọn kỹ, tuyển chọn thật cùng tột và hiểu rõ, đều hiểu rõ, khắp hiểu rõ, hiểu rõ gần, hiểu biết thấu suốt, xét đoán tinh tường, tuệ hạnh sáng suốt hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là chánh kiến.

Chánh tư duy là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với vô lậu. Các tâm luôn tìm cầu, khắp tìm cầu, tìm cầu suy tính hiện tiền và lại tìm cầu truy cứu các thứ khác, suy tư nghĩ ngợi tột độ, tính chất luôn suy tư nghĩ ngợi. Đó là chánh tư duy.

Chánh ngữ là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng. Trừ bỏ cuộc sống tà vạy với bốn lời nói xấu ác. Còn đối với những lời nói xấu ác khác thì dùng sức chọn lựa quả quyết mà hướng dẫn nó đến vô lậu. Tìm cách xa lìa thôi dứt các thứ, lánh xa riêng rẽ. Luôn giữ gìn giới hạnh và sống cuộc sống yên tĩnh. Không gây tạo, không hủy phạm các giới hạn đã phân định. Đối với các cấm cản về đê điều, bờ đất, cầu cống, thuyền bè…, đều không hủy bỏ, trái nghịch, vượt hạn định. Đó là chánh ngữ.

Chánh nghiệp là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng. Trừ bỏ cuộc sống tà vạy với ba nghiệp ác của thân. Đối với các hạnh xấu khác của thân thì dùng sức chọn lựa quả quyết dẫn nó đến vô lậu. Tìm cách xa lìa thôi dứt các thứ, lánh xa riêng rẽ, sống yên tịnh, giữ gìn giới hạnh, quy tắc. Không gây tạo, không hủy phạm các giới hạn đã phân định. Đối với các quy tắc cấm cản của bờ đất, đê điều, cầu cống, thuyền bè… thì không bỏ, không trái, không vượt hạn định. Đó là chánh nghiệp.

Chánh mạng là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng. Đối với cách sống tà vạy với các hành ác của thân và ngữ, nhờ sức chọn lựa quả quyết mà hướng dẫn đến với vô lậu. Tìm cách xa lìa, thôi dứt các thứ, lánh xa riêng rẽ, sống yên tĩnh, giữ gì các quy tắc, giới hạnh. Không gây tạo, hủy phạm các giới hạnh đã phân định. Đối với các quy tắc cấm cản của bờ đất, đê điều, cầu đường, thuyền bè… thì không bỏ, không trái, không vượt hạn định. Đó là chánh mạng.

Chánh tinh tiến là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với vô lậu. Các thứ siêng năng thì phát khởi mạnh mẽ, hăng hái khó can ngăn, lòng luôn cố gắng không hề ngưng nghỉ, luôn có tính chất rất hăng hái. Đó là chánh tinh tiến.

Chánh niệm là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với vô lậu. Với các nhớ nghĩ (niệm) luôn tùy niệm, nhớ nghĩ theo, nhớ nghĩ riêng biệt, nhớ lại không để quên mất, không trái, không quên mất các pháp tánh, tính chất nơi tâm sáng nhớ kỹ. Đó là chánh niệm.

Chánh định là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với vô lậu. Các pháp khiến tâm trụ đều trụ, an trụ, trụ gần, trụ vững chắc, không hề phân tán, loạn động, luôn thâu giữ chặt chẽ, tính chất nơi tâm luôn chuyên chú vào một cảnh. Đó gọi là chánh định.

Kiết ái là gì? Tức là sự tham của ba cõi.

Kiết giận dữ là gì? Tức là đối với các loài hữu tình luôn gây những thương tổn, tàn hại.

Kiết kiêu mạn là gì? Tức là bảy thứ mạn.

Kiết vô minh là gì? Tức là sự ngu si vô trí trong ba cõi. Kiết kiến là gì? Tức là ba thứ kiến chấp.

Kiến thủ là gì? Tức là hai thứ thủ (chấp giữ).

Kiết nghi là gì? Nghĩa là đối với những gì chân thật chắc chắn nhất, thì luôn ngờ vực, do dự, hoang mang.

Kiết ganh tỵ là gì? Tức là ganh ghét.

Kiết keo kiệt là gì? Nghĩa là tâm luôn luôn tham lam, tiếc lẫn, bỏn xẻn…

Chỗ ở thứ nhất của loài hữu tình là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, khác thân-khác tưởng, như loài người và một phần các cõi trời. Đó là chỗ ở thứ nhất. Vì theo thứ tự nó đứng hàng đầu. Nói là chỗ ở của loài hữu tình, nghĩa là các loài hữu tình ở đó đều ở và sống riêng biệt theo từng vị trí, do đó mà hiển bày rõ chỗ thọ sinh của chúng, nên gọi là chỗ ở của loài hữu tình.

Chỗ ở thứ hai của loài hữu tình là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, khác thân nhưng cùng một loại tưởng, như cõi trời Phạm chúng thời kiếp đầu tiên, đó là chỗ ở thứ hai. Gọi là chỗ ở của loài hữu tình thì như trước đã nói.

Chỗ ở thứ ba của loài hữu tình là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, một loại thân-khác tưởng, như cõi trời Cực tịnh quang, đó là chỗ ở thứ ba của loài hữu tình, vì theo thứ tự nó là thứ ba. Nghĩa về chỗ ở của loài hữu tình như trước đã nói.

Chỗ ở thứ tư của loài hữu tình là gì? Tức là loài hữu tình có sắc, có một loại thân và một loại tưởng, như cõi trời Biến tịnh, là chỗ ở thứ tư của loài hữu tình, vì theo thứ tự nó là thứ tư. Nghĩa về chỗ ở của loài hữu tình thì như trước đã nói.

Chỗ ở thứ năm của loài hữu tình là gì? Tức là loài hữu tình có sắc, không có tưởng-không khác tưởng, như hữu tình cõi trời Vô tưởng, đó là chỗ ở thứ năm của loài hữu tình, vì theo thứ tự nó là thứ năm. Nghĩa về chỗ ở của loài hữu tình thì như trước đã nói.

Chỗ ở thứ sáu của loài hữu tình là gì? Tức là loài hữu tình không có sắc, vượt ra ngoài tất cả sắc-tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không còn nghĩ ngợi suy tưởng, nhập vào vô biên không, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ, như cõi trời Không vô biên xứ. Thứ sáu và nghĩa về chỗ ở của loài hữu tình thì như trước đã nói.

Chỗ ở thứ bảy của loài hữu tình là gì? Tức là loài hữu tình không có sắc, vượt ra ngoài tất cả không vô biên xứ, nhập vào vô biên thức, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ, như cõi trời Thức vô biên xứ, đó là chỗ ở thứ bảy của loài hữu tình.

Chỗ ở thứ tám của loài hữu tình là gì? Tức là loài hữu tình không có sắc, vượt ra ngoài tất cả thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ, như cõi trời Vô sở hữu xứ, đó là chỗ ở thứ tám của loài hữu tình.

Chỗ ở thứ chín của loài hữu tình là gì? Nghĩa là loài hữu tình không có sắc, vượt ra ngoài tất cả vô sở hữu xứ, nhập và trụ đầy đủ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, như cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là chỗ ở thứ chín của loài hữu tình. Nghĩa về chỗ ở của loài hữu tình thì như trước đã nói.

Biến xứ thứ nhất là gì? Nghĩa là một loại tưởng khắp nơi đều là đất, tất cả trên dưới và các phía đều một thứ không lường được. Đây là biến xứ thứ nhất, vì theo thứ tự thì nó ở hàng đầu. Lại xét về thiền định thì nó cũng ở bậc đầu tiên, ở trong định này thì tất cả sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện. Đó gọi là biến xứ.

Các thứ biến xứ về nước, lửa, gió, màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng đều như thế.

Biến xứ thứ chín là gì? Nghĩa là một loại tưởng khắp nơi đều là một khoảng không, tất cả trên dưới các phía đều là khoảng không, một thứ duy nhất và không lường định được. Đó là biến xứ thứ chín, vì theo thứ tự và xét theo bậc thiền định nó ở hàng thứ chín. Ở trong định này, tất cả sắc-thọ-tưởng hành-thức đều thiện. Đó gọi là biến xứ.

Biến xứ Thức vô biên xứ cũng như thế.

Các thứ chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định vô học, như tám chi Thánh đạo đã nói.

Chánh thắng giải vô học là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư tìm xét kỹ lưỡng, nên đối với vô học mà tác ý tương ưng thì đạt được thắng giải ngay hiện tiền. Đó gọi là chánh thắng giải vô học.

Chánh trí vô học là gì? Tức là tận trí và vô sinh trí, gọi là chánh trí vô học.

Sắc hữu lậu là gì? Nghĩa là hết thảy các sắc hữu lậu có chấp giữ, có mặt xuyên suốt cả hoặc quá khứ-hiện tại hay vị lai, đối với nó mà khởi dục-tham-giận-si, hoặc tùy theo các thứ tâm sở, tùy phiền não cùng sinh ra đúng lúc, đúng hoàn cảnh…, đều gọi là sắc hữu lậu.

Sắc vô lậu là gì? Nghĩa là có các sắc vô lậu không có chấp giữ, nơi các sắc đó trong các thời quá khứ-hiện tại hay vị lai, đối với hoặc dục-thamsân-si, hoặc tùy theo các thứ tâm sở, tùy phiền não lúc có thể sinh khởi thì không sinh, đó gọi là sắc vô lậu.

Các thứ thọ-tưởng-hành-thức hữu lậu và vô lậu cũng giống như thế.

Pháp vô vi là gì? Nghĩa là ba thứ vô vi, tức là hư không-phi trạch diệt-trạch diệt.

Còn mười hai xứ-mười tám giới, như đã nói rõ trong phẩm Biện về bảy sự.

Nhãn căn là gì? Nghĩa là mắt đối với sắc đã thấy-đang thấy-sẽ thấy, cùng với sắc đồng phần.

Nhĩ căn là gì? Nghĩa là tai đối với âm thanh đã nghe-đang nghe-sẽ nghe, cùng với tiếng đồng phần.

Tỷ căn là gì? Nghĩa là mũi đối với hương đã ngửi-đang ngửi-sẽ ngửi, cùng với hương đồng phần.

Thiệt căn là gì? Tức là lưỡi đối với vị đã nếm-đang nếm-sẽ nếm, cùng với vị đồng phần.

Thân căn là gì? Tức là thân đối với xúc chạm đã xúc chạm-đang xúc chạm-sẽ xúc chạm, cùng với xúc đồng phần.

Nữ căn là gì? Nghĩa là một phần ít của thân căn. Nam căn là gì? Nghĩa là một phần ít của thân căn.

Mạng căn là gì? Tức là thọ mạng trong ba cõi.

Ý căn là gì? Tức là sáu thức nơi thân.

Lạc căn là gì? Nghĩa là các thọ vui khi tiếp xúc khởi lên khiến thân vui tâm vui, các thọ bình đẳng, do thọ thâu giữ thì gọi là lạc căn.

Khổ căn là gì? Nghĩa là các thọ khổ do khi tiếp xúc mà có, khiến thân khổ và các thọ không bình đẳng, do thọ thâu giữ thì gọi là khổ căn.

Hỷ căn là gì? Nghĩa là các thọ mừng do khi tiếp xúc mà có, khiến tâm vui tâm mừng, các thọ bình đẳng, do thọ thâu giữ thì gọi là hỷ căn.

Ưu căn là gì? Nghĩa là các thọ lo buồn do khi tiếp xúc mà có, khiến tâm lo buồn, các thọ không bình đẳng, do thọ thâu giữ thì gọi là ưu căn. Xả căn là gì? Nghĩa là các thọ buông xả do khi tiếp xúc mà có, khiến thân tâm cùng buông xả, các thọ không phải bình đẳng, không phải không bình đẳng, do thọ thâu giữ thì gọi là xả căn.

Tín căn là gì? Nghĩa là dựa vào các pháp thiện do xuất ly, xa lìa tạo nên các thứ tin tưởng, tính chất tin tưởng, tính chất tin tưởng tăng thượng, chịu nhận làm việc, ham thích gây tạo, tính chất nơi tâm lắng đọng, trong sạch, yên tĩnh. Đó gọi là tín căn.

Tinh tiến căn là gì? Tức là dựa vào pháp thiện do xuất ly và xa lìa tạo nên các thứ siêng năng, chuyên cần đều phát khởi mạnh mẽ, khó can ngăn, lòng cố gắng không ngừng nghỉ, tính chất nơi tâm rất hăng hái. Đó gọi là tinh tiến căn.

Niệm căn là gì? Tức là dựa vào pháp thiện do xuất ly và xa lìa tạo nên các thứ niệm, đều tùy niệm, nhớ nghĩ riêng lẻ, nhớ lại không để quên mất, không sót lọt, không quên pháp tánh, tính chất nơi tâm sáng suốt nhớ kỹ. Đó gọi là niệm căn.

Định căn là gì? Tức là dựa vào pháp thiện do xuất ly và xa lìa tạo nên các niệm khiến tâm trụ, đều trụ, an trụ, trụ gần, trụ vững chắc, không hề phân tán, loạn động, luôn ngăn giữ, tính chất nơi tâm luôn chuyên chú vào một cảnh. Đó gọi là định căn.

Tuệ căn là gì? Nghĩa là nương vào các pháp thiện do xuất ly và xa lìa tạo nên. Đối với các pháp thì lựa chọn, chọn lựa kỹ lưỡng tột cùng, hiểu rõ, đều hiểu rõ, hiểu rõ khắp, hiểu rõ gần, hiểu rõ thấu suốt, xét đoán tinh tường, tuệ hành sáng thông nơi Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là tuệ căn.

Vị tri đương tri căn là gì? Nghĩa là loại Bổ-đặcgià-la đã nhập vào chánh tánh ly sinh, có các thứ tuệ có học như tuệ căn. Do các căn này, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành đối với việc chưa hiện quán về bốn Thánh đế thì sẽ được hiện quán đầy đủ. Đó gọi là Vị tri đương tri căn.

Dĩ tri căn là gì? Tức là loại Bổ-đặc-già-la đạt đủ các thứ nhận biết đã hiện quán các thứ tuệ có học như tuệ căn v.v..., do các căn ấy mà có tín, thắng giải, kiến… cho đến thân chứng. Đối với việc đã hiện quán về bốn Thánh đế thì đạt được các công đức tốt đẹp nhất. Đó gọi là dĩ tri căn.

Cụ tri căn là gì? Tức là các bậc A-la-hán đã diệt hết các lậu, hiện bày các thứ tuệ vô học và các tuệ căn, do các căn này mà có tuệ giải thoát, giải thoát đầy đủ…, đều được trụ vào pháp vui ở hiện đại. Đó gọi là cụ tri căn.

Còn chín mươi tám tùy miên, như trước đã nói. Các pháp là những gì được hiểu biết-nhận thức-thông đạt, các pháp là sở duyên, các pháp tăng thượng thì thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, và mười trí hiểu rõ, sáu thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp có sắc thì thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, và tám trí hiểu rõ (trừ tha tâm trí và diệt trí), sáu thức nhận biết, các thứ biến hành ở cõi Dục và cõi Sắc, các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp vô sắc thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, và mười trí hiểu rõ, một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp có thấy thâu nhiếp: Một giới, một xứ, một uẩn, và bảy trí hiểu rõ (trừ tha tâm trí, diệt trí, đạo trí), hai thức nhận biết, các thứ biến hành ở cõi Dục và Sắc, các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không thấy thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, và mười trí hiểu rõ, năm thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp có đối thâu nhiếp: Mười giới-mười xứ-một uẩn, và bảy trí hiểu rõ (trừ tha tâm trí, diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và cõi Sắc, các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có đối thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-năm uẩn, và mười trí hiểu rõ, một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp hữu lậu thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí hiểu rõ (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết và tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp vô lậu thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí hiểu rõ (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết và không có tùy miên tùy tăng. Pháp hữu vi thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí hiểu rõ (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp vô vi thâu nhiếp: Một giới-một xứ, không có uẩn, sáu trí hiểu rõ (trừ tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí), một thức nhận biết, không có các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp hữu tránh thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng. Pháp vô tránh thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có các thứ tùy miên tùy tăng.

Các pháp: Thế gian-xuất thế gian, đọa giới-không đọa giới, có vị tham đắm-không vị tham đắm, pháp nương vào đam mê, pháp nương vào xuất ly…, cũng thế.

Pháp tâm thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-bốn uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm sở thâu nhiếp: Một giới-một xứ-ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm sở thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp tâm tương ưng và tâm bất tương ưng cũng thế.

Pháp tâm đều có thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm đều có thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tùy tâm chuyển thâu nhiếp: Một giới-một xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tùy tâm chuyển thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm làm nhân thâu nhiếp:

Mười ba giới-mười hai xứ-ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp tâm là đẳng vô gián duyên thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm là đẳng vô gián duyên thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm là sở duyên thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các thứ tùy miên tùy tăng duyên hữu vi trong ba cõi.

Pháp không phải tâm là sở duyên thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm là tăng thượng thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm là tăng thượng thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp quả của tâm thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải quả của tâm thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, một trí hiểu rõ đó là thế tục trí, một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm dị thục thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), năm thức nhận biết (trừ nhĩ thức), các biến hành trong ba cõi và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải tâm dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết (trừ nhãn thức, nhĩ và ý thức), tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp tương ưng thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp không tương ưng thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-hai uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp đều có thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp đều có thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-hai uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng. Pháp tùy nghiệp chuyển thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tùy nghiệp chuyển thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-hai uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp làm nhân thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-hai uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp nghiệp là đẳng vô gián duyên thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp là đẳng vô gián duyên thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp là sở duyên thâu nhiếp: Năm giới

-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các pháp hữu vi trong ba cõi duyên nơi tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp là sở duyên thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng. Pháp nghiệp là tăng thượng thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp là tăng thượng thâu nhiếp: một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp quả thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp quả thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, một trí hiểu rõ tức là thế tục trí, một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp dị thục thâu nhiếp: Mười bảy giớimười một xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), năm thức nhận biết (trừ nhĩ thức), các biến hành trong ba cõi và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải nghiệp dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn-tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải có thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có tương ưng thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn-tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp có không tương ưng thâu nhiếp: Mười ba giới-mười hai xứ-năm uẩn-mười trí, sáu thức nhận biết, các pháp hữu lậu duyên nơi các tùy miên tùy tăng trong ba cõi.

Pháp có đều có thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn-chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải có đều có thâu nhiếp: Ba giớihai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tùy có chuyển và pháp có làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tùy có chuyển và pháp không phải có làm nhân thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có là đẳng vô gián thâu nhiếp: Tám giớihai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải có là đẳng vô gián thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp có làm sở duyên thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các pháp hữu lậu duyên nơi các tùy miên tùy tăng trong ba cõi.

Pháp không phải có làm sở duyên thâu nhiếp: Mười ba giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng. Pháp có làm tăng thượng thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải có làm tăng thượng thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có quả thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không có quả thâu nhiếp: Ba giới-hai xứnăm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có quả dị thục thâu nhiếp: Mười bảy giớimười một xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), năm thức nhận biết (trừ nhĩ thức), các biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có quả dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp trí biết khắp những gì được biết khắp thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải trí biết khắp những gì được biết khắp không thâu nhiếp: Giới-xứ-uẩn-trí-thức-tùy miên tùy tăng. Vì pháp như thế là không thể có được.

Pháp đoạn dứt sự biết khắp những gì được biết khắp, tức là pháp cần phải đoạn trừ, pháp này thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ đạo trí, diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải đoạn dứt sự biết khắp những gì được nhận biết, tức là không phải pháp cần phải đoạn trừ, pháp này thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp cần phải tu thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành ở ba cõi và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không cần phải tu thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp trí tác chứng cần phải chứng thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải trí tác chứng cần phải chứng không thâu nhiếp: Giới-xứ-uẩn-trí-thức-tùy miên tùy tăng. Vì pháp như thế không thể có được. Pháp được tác chứng cần phải chứng thâu nhiếp: Mười hai giới-sáu xứ-năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, các biến hành của ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không được tác chứng cần phải chứng thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp cần phải rèn luyện thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không cần phải rèn luyện thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp có tội thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không có tội thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các pháp trắng-đen, hữu phú vô phú, thuận thối, không phải thuận thối… cũng như thế.

Pháp hữu ký thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, tất cả các biến hành ở Dục giới-Sắc giới-Vô sắc giới, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp vô ký thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, hai bộ Sắc-Vô sắc giới và tất cả Dục giới, cùng biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp đã sinh thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải đã sinh thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Các pháp: Chánh sinh-không phải chánh sinh, pháp đã diệt-không phải đã diệt, pháp chánh diệt-không phải chánh diệt… cũng như thế.

Pháp duyên khởi thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải duyên khởi thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các thứ tùy miên tùy tăng.

Các pháp: Duyên đã sinh-không phải duyên đã sinh, pháp nhân-không phải nhân, pháp có nhân-không phải có nhân, pháp nhân đã sinh-không phải nhân đã sinh… cũng thế.

Pháp nhân tương ưng thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nhân không tương ưng thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-hai uẩn, chín trí (trừ tha tâm trí), sáu thức nhận biết, và các thứ tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong ba cõi.

Pháp kiết thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, trừ ra duyên vô lậu không cùng với vô minh, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải kiết thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp thuận kiết thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải thuận kiết thâu nhiếp: Ba giớihai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp thủ (chấp giữ) thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải thủ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có chấp thọ thâu nhiếp: Chín giới-chín xứ-một uẩn, bảy trí (trừ tha tâm trí, diệt trí, đạo trí), năm thức nhận biết, biến hành của Dục và Sắc giới, các tùy miên tùy tăng do tu đạo mà đoạn trừ.

Pháp không có chấp thọ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp thuận thủ (chấp giữ) thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải thuận thủ thâu nhiếp: Ba giớihai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải phiền não thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nhiễm ô thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nhiễm ô thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp tạp nhiễm thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tạp nhiễm thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, năm trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp ràng buộc (triền) thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải ràng buộc thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp bị ràng buộc thâu nhiếp: Tám giới-hai xứbốn uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không bị ràng buộc thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở ba cõi. Pháp thuận ràng buộc thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không thuận ràng buộc thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có sở duyên thâu nhiếp: Hai giới-hai xứbốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không có sở duyên thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-hai uẩn, chín trí (trừ tha tâm trí), sáu thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong ba cõi.

Pháp có tầm thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng ở Dục và Sắc giới.

Pháp không có tầm thâu nhiếp: Mười ba giớimười hai xứ-năm uẩn-mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có tứ-không có tứ cũng như thế.

Pháp có hỷ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả ở Sắc giới, trừ ra nghi duyên vô lậu và pháp nó tương ưng với vô minh thuộc Dục giới, còn lại tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Pháp không có hỷ thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có cảnh giác thâu nhiếp: Tám giới-hai xứbốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không có cảnh giác thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-hai uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp có sự, có duyên, có trên đều thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Các pháp không có sự, không có duyên, không có trên đều thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp xa thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp gần thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có lượng-không lượng cũng như thế.

Pháp kiến thâu nhiếp: Hai giới-hai xứ-hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, và duyên hữu lậu-duyên vô lậu-kiến tương ưng với vô minh trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải kiến thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp kiến xứ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải kiến xứ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí khổ, tập), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tương ưng với kiến thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu-vô lậu cùng kiến tương ưng với vô minh trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng.

Pháp không tương ưng với kiến thâu nhiếp: Mười tám giới-mười một xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, trừ ra kiến duyên vô lậu, còn lại tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

QUYỂN 9

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 5

Pháp của pháp dị sinh thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt và đạo), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng của Dục giới và Sắc giới.

Pháp không phải là pháp dị sinh thâu nhiếp: Mười một giới-mười xứ-năm uẩn, mười trí, bốn thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi, tất cả tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp cùng loại dị sinh thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không cùng loại dị sinh thâu nhiếp: Mười một giới-mười xứ-năm uẩn, mười trí, bốn thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp định thâu nhiếp: Năm giới-bốn xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành ở Dục giới và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải định thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp phiền não thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứnăm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải phiền não thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp căn thâu nhiếp: Mười ba giới-bảy xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải căn thâu nhiếp: Sáu giới-sáu xứ-ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp do Thánh đế thâu giữ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải Thánh đế thâu giữ thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, một trí là thế tục trí, một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng. Pháp đều có thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải đều có thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tương ưng thâu nhiếp: Tám giới-hai xứbốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không tương ưng thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-hai uẩn, chín trí (trừ tha tâm trí), sáu thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong ba cõi.

Pháp quả thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải quả thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, một trí tức là thế tục trí, một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có quả thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không có quả thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp dị thục thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), năm thức nhận biết, các biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có dị thục thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứnăm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), ba thức nhận biết, gồm tất cả Dục giới và các biến hành của Sắc và Vô sắc, cùng các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả Sắc và Vô sắc hai bộ thuộc

Dục giới và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp nhân duyên thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nhân duyên không thâu nhiếp: Giới-xứ-uẩn-trí-thức và tùy miên. Vì pháp như thế vốn không thể có được.

Pháp có nhân duyên thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí) sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không có nhân duyên thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp lìa thâu nhiếp: Năm giới-bốn xứ-năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải lìa thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp có lìa thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không có lìa thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tiếp nối thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tiếp nối thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp có tiếp nối-không có tiếp nối cũng thế.

Pháp thiện thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp bất thiện thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứnăm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng ở Dục giới.

Pháp vô ký thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả Sắc, Vô sắc giới hai bộ thuộc Dục giới và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp học-vô học thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp phi học phi vô học thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp do thấy mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng do thấy mà đoạn trừ trong ba cõi.

Pháp do tu mà đoạn trừ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả do tu mà đoạn trừ trong ba cõi, và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp không có gì đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: khổ, tập), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp do thấy đoạn trừ làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp do tu mà đoạn trừ làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các thứ do tu mà đoạn trừ của ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải cần đoạn trừ làm nhân thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có thấy có đối thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở Dục và Sắc giới các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không thấy có đối thâu nhiếp: Chín giớichín xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), năm thức nhận biết, các biến hành ở Dục và Sắc giới, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không thấy không đối thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-năm uẩn, mười trí, một thức biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp dị thục thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), năm thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp của pháp dị thục thâu nhiếp: Mười giớibốn xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các thứ ở Dục giới, các biến hành ở Sắc giới và Vô sắc giới, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải dị thục-không phải pháp của dị thục thâu nhiếp:

Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả Sắc-Vô sắc giới và hai bộ thuộc Dục giới các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp thấp kém thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứnăm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp bậc trung thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp vi diệu thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: khổ, tập), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp nhỏ-pháp lớn thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Các pháp vô lượng, vừa ý, không vừa ý, không phải vừa ý không phải không vừa ý thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp vui cùng hành thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả ở Sắc giới, trừ, nghi duyên vô lậu và nó tương ưng với vô minh ở cõi Dục, còn lại tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Pháp khổ cùng hành thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-ba uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục.

Pháp không khổ không vui cùng hành thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp đều sinh, đều trụ, đều diệt… thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp không phải đều sinh, không phải đều trụ, không phải đều diệt thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm đều sinh thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm đều trụ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm đều diệt thâu nhiếp: Mười giới-mười xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), năm thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp không phải tâm đều sinh, pháp không phải tâm đều trụ, pháp không phải tâm đều diệt thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, và tất cả tùy miên tùy tăng.

Lãnh vực dục thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong cõi Dục.

Lãnh vực giận dữ cũng như thế.

Lãnh vực hại thâu nhiếp: Năm giới-bốn xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, các biến hành ở Dục giới và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Lãnh vực xuất ly thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, các biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Lãnh vực không giận dữ, không hại thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành của ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Cõi Dục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Cõi Sắc thâu nhiếp: Mười bốn giới-mười xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Cõi Vô sắc thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Dục giới-Sắc giới gọi là Sắc giới thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục và Sắc.

Bốn Vô sắc gọi là Vô sắc giới thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Trạch diệt-phi trạch diệt gọi là Diệt giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Lại nữa, tất cả sắc pháp gọi chung là Sắc giới thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), sáu thức nhận biết, các biến hành ở Dục và Sắc giới, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Trừ ra trạch diệt phi trạch diệt, các thứ còn lại không phải sắc pháp, gọi chung là Vô sắc giới thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Trạch diệt phi trạch diệt, gọi chung là Diệt giới, như trước đã nói.

Dục hữu thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở Dục giới.

Sắc hữu thâu nhiếp: Mười bốn giới-mười xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Vô sắc hữu thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Dục lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Hữu lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc và Vô sắc.

Vô minh lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ vô lậu duyên với vô minh, còn lại tất cả các tùy miên tùy tăng.

Ở ba đời căn cứ vào ba sự việc mà nói thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Dục do khổ khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Ở cõi Sắc do hoại khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Mười bốn giới-mười xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Ở cõi Vô sắc do hành khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ

-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Lại còn các hành không vừa ý do khổ khổ cho nên khổ, các hành vừa ý do hoại khổ cho nên khổ, các hành không phải vừa ý không phải không vừa ý do hành khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Lại còn khổ thọ do khổ khổ cho nên khổ, thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, và tất cả tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Lạc thọ do hoại khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Sắc, trừ ra nghi duyên vô lậu và nó tương ưng với vô minh ở cõi Dục, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Thọ không khổ không vui do hành khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có tầm có tứ thâu nhiếp: Tám giới-hai xứbốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục và cõi Sắc.

Pháp không có tầm chỉ có tứ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục và cõi Sắc.

Pháp không có tầm không có tứ thâu nhiếp: Mười ba giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Sắc-Vô sắc, và, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở cõi Dục.

Bậc (địa) có tầm có tứ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục và Sắc.

Bậc (địa) không có tầm chỉ có tứ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành ở Sắc giới, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Bậc không có tầm không có tứ thâu nhiếp: Mười một giới-mười xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc và Vô sắc.

Thân nghiệp thâu nhiếp: Hai giới-hai xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), hai thức nhận biết, các biến hành ở Dục và Sắc giới, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ngữ nghiệp cũng như thế.

Ý nghiệp thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Nghiệp thiện thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành ở ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Nghiệp bất thiện thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Nghiệp vô ký thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả ở cõi Sắc-Vô sắc và hai bộ Dục giới cùng biến hành các tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Nghiệp học-nghiệp vô học thâu nhiếp: Một giới-một xứ-hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Nghiệp phi học phi vô học thâu nhiếp: Ba giớiba xứ-hai uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Nghiệp do thấy mà đoạn trừ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ ở ba cõi.

Nghiệp do tu mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giớiba xứ-hai uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các thứ do tu mà đoạn trừ thuộc ba cõi, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Nghiệp không phải có gì trừ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Nghiệp thọ nhận nơi đời hiện tại, nghiệp thọ nhận nơi đời kế tiếp, nghiệp thọ nhận ở đời kế sau nữa thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả ở cõi Dục, các biến hành ở cõi Sắc Vô sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Nghiệp có thọ thuận vui thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, các biến hành và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ thuộc cõi Dục và cõi Sắc.

Nghiệp có thọ thuận khổ thâu nhiếp: Ba giớiba xứ-hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Nghiệp có thọ không khổ không vui thâu nhiếp: Một giới-một xứ-hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, biến hành ở cõi Sắc và Vô sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ. Thân niệm trụ thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), sáu thức nhận biết, biến hành ở cõi

Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thọ niệm trụ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Tâm niệm trụ thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp niệm trụ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-hai uẩn, mười trí, một thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Lại còn thân-thọ-tâm-pháp tăng thượng mà khởi lên đạo thiện hữu lậu-vô lậu thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Lại còn duyên nơi thân-thọ-tâm-pháp mà khởi lên các tuệ thiện hữu lậu-vô lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các pháp bốn chánh đoạn và bốn thần túc đều thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Bốn tĩnh lự thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thánh đế khổ và tập thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Thánh đế diệt thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Thánh đế đạo thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ, năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Bốn vô lượng thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các cõi Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, tha tâm, diệt), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc. Phi tưởng phi phi tưởng xứ thâu nhiếp: Ba giớihai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Bốn Thánh chủng thâu nhiếp: Ba giới-hai xứnăm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Bốn quả Sa-môn hữu vi thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Bốn quả Sa-môn vô vi thâu nhiếp: Một giớimột xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, diệt, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp trí thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Loại trí thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Tha tâm trí thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thế tục trí thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ ra kiến duyên vô lậu, còn lại tất cả các tùy miên tùy tăng.

Khổ-tập-diệt-đạo trí thâu nhiếp: Một giớimột xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Hiểu rõ về pháp vô ngại thâu nhiếp: Một giớimột xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và cõi Sắc, cùng các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Hiểu rõ về từ vô ngại, cũng thế.

Hiểu rõ về nghĩa vô ngại thâu nhiếp: Một giớimột xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành của ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Hiểu rõ về biện vô ngại, cũng như thế.

Nhân duyên thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Đẳng vô gián duyên thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Sở duyên duyên-tăng thượng duyên thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Ăn bằng từng phần ăn (đoàn thực) thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ăn bằng chạm xúc-ăn bằng ý nghĩ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Ăn bằng thức biết thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Bộc lưu dục thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí, (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng ở Dục giới.

Bộc lưu hữu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt đạo) một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc và Vô sắc.

Bộc lưu kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo) một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ, và do kiến tương ưng với vô minh duyên vô lậu và các tùy miên tùy tăng thuộc ba cõi.

Bộc lưu vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứmột uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, trừ vô minh duyên vô lậu, còn lại là tất cả các tùy miên tùy tăng.

Cũng như bốn thứ bộc lưu, bốn ách cũng như thế.

Dục thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Kiến thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, duyên hữu lậu và các tùy miên tùy tăng do kiến duyên vô lậu tương ưng với vô minh trong ba cõi nhờ thấy mà đoạn trừ.

Giới cấm thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy khổ mà đoạn trừ, các biến hành do thấy tập mà đoạn trừ; các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ, trong cả ba cõi.

Ngã ngữ thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo) một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc và Vô sắc.

Pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp thuộc cõi Dục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Pháp thuộc cõi Sắc thâu nhiếp: Mười bốn giới-mười xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Pháp thuộc cõi Vô sắc thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Pháp không hệ thuộc cõi nào thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp thiện làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi, và các tùy miên do tu mà đoạn trừ.

Pháp bất thiện làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Pháp vô ký làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải thiện làm nhân, không phải bất thiện làm nhân, không phải vô ký làm nhân thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp duyên có sở duyên thâu nhiếp: Ba giớihai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các pháp hữu vi duyên với tùy miên tùy tăng trong ba cõi.

Pháp duyên không có sở duyên thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp duyên có sở duyên-duyên không có sở duyên thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu vi ở ba cõi.

Pháp không phải duyên có sở duyên-không phải duyên không có sở duyên thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-hai uẩn, chín trí (trừ tha tâm trí), sáu thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong ba cõi.

Sắc uẩn thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), sáu thức nhận biết, các biến hành của Sắc và Dục giới và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thọ uẩn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng,

Tưởng uẩn, hành uẩn cũng như thế.

Thức uẩn thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Sắc thủ uẩn thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, các biến hành ở Sắc và Dục giới, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ. Thọ thủ uẩn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn cũng như thế.

Thức thủ uẩn thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Cõi địa ngục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Cõi bàng sinh, cõi quỷ, cõi người cũng như thế. Cõi trời thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở ba cõi.

Do thấy khổ mà đoạn trừ bộ phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy khổ mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Do thấy tập mà đoạn trừ bộ phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy tập mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Do thấy diệt mà đoạn trừ bộ phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy diệt mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Do thấy đạo mà đoạn trừ bộ phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy đạo mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Do tu mà đoạn trừ bộ phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ do tu mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Sắc pháp thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), sáu thức nhận biết, các biến hành của Dục giới và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Tâm pháp thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm sở thâu nhiếp: Một giới-một xứ-ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm bất tương ưng hành thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong ba cõi.

Pháp vô vi thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Địa giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc cùng các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các giới: Nước-lửa-gió-không, cũng thế.

Thức giới thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp do thấy khổ mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy khổ mà đoạn trừ trong ba cõi, và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp do thấy tập mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy tập mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Pháp do thấy diệt mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy diệt mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp do thấy đạo mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy đạo mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp do tu mà đoạn trừ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả do tu mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp không có gì đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giớihai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: khổ, tập), một thức nhận biết, và không có các tùy miên tùy tăng. Tùy miên tham dục, tùy miên sân giận thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở cõi Dục.

Tùy miên có tham thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở cõi Sắc và Vô sắc.

Tùy miên kiêu mạn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở cả ba cõi.

Tùy miên vô sinh thâu nhiếp: Một giới-một xứmột uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ vô minh duyên vô lậu, còn lại tất cả đều là tùy miên tùy tăng.

Tùy miên kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứmột uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ trong ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do kiến duyên vô lậu tương ưng với vô minh.

Tùy miên nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ trong ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do nghi duyên vô lậu tương ưng với vô minh.

Thức trụ thứ nhất thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Thức trụ thứ hai thâu nhiếp: Mười bốn giới-mười xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Thức trụ thứ ba, thứ tư thâu nhiếp: Mười một giới-mười xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Thức trụ thứ năm, thứ sáu và thứ bảy thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

QUYỂN 10

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, Phần 6

Bảy giác chi, nếu riêng thì thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn; nếu chung thì thâu nhiếp: Một giới-một xứ-hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Các giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các giải thoát thứ tư, thứ năm, thứ sáu thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, tha tâm, diệt), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Vô sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Giải thoát thứ bảy thâu nhiếp: Ba giới-hai xứbốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Vô sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Giải thoát tưởng thọ diệt thâu nhiếp: Một giớimột xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Vô sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ. Tám thắng xứ thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Tám chi thánh đạo, trong đó chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thâu nhiếp: Một giới-một xứmột uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Còn lại năm chi thánh đạo kia thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Các kiết ái và mạn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu cả ba cõi.

Kiết giận dữ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở cõi Dục.

Kiết vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ ra các vô minh duyên vô lậu, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng.

Kiết kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ ở ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do kiến duyên vô lậu tương ưng với vô minh.

Kiết thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ ở cả ba cõi.

Kiết nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ trong ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do nghi duyên vô lậu tương ưng với vô minh.

Kiết ganh tỵ, kiết keo kiệt thâu nhiếp: Một giớimột xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỗ ở thứ nhất của loài hữu tình thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Chỗ ở thứ hai của loài hữu tình thâu nhiếp: Mười bốn giới-mười xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Chỗ ở thứ ba, thứ tư, thứ năm của loài hữu tình thâu nhiếp: Mười một giới-mười xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Chỗ ở thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín của loài hữu tình thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Tám biến xứ đầu thâu nhiếp: Ba giới-hai xứnăm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Hai biến xứ sau thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Vô sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Mười pháp vô học trong đó có; Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thâu nhiếp: Một giớimột xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Bảy pháp vô học còn lại thâu nhiếp: Một giớimột xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Sắc hữu lậu thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và cõi Sắc các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các thứ thọ-tưởng-hành hữu lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Thức hữu lậu thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Sắc vô lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Các thứ thọ-tưởng-hành vô lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Thức vô lậu thâu nhiếp: Hai giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp vô vi thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Nhãn xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Như nhãn xứ, các xứ nhĩ-tỷ-thiệt-thân cũng vậy.

Sắc xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Như sắc xứ, thanh xứ và xúc xứ cũng như thế.

Hương xứ và vị xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ý xứ thâu nhiếp: bảy giới, một xứ, một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-bốn uẩn, mười trí, một thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Nhãn giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các giới: Nhĩ-tỷ-thiệt-thân cũng như thế.

Sắc giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thanh giới, xúc giới cũng như thế.

Hương giới và vị giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ý giới thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-bốn uẩn, mười trí, một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Nhãn thức giới thâu nhiếp: Hai giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc cùng các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Nhĩ thức giới, thân thức giới cũng như thế.

Tỷ thức giới, thiệt thức giới thâu nhiếp: Hai giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ý thức giới thâu nhiếp: hai giới, một xứ, hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Nhãn căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các căn: Nhĩ-tỷ-thiệt-thân… cũng thế.

Nữ căn, nam căn thâu nhiếp: Một giới-một xứmột uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Mạng căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ý căn thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Lạc căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả ở Sắc giới, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Khổ căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Hỷ căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả ở cõi Sắc, trừ ra ở cõi Dục có các nghi duyên vô lậu và nó tương ưng với vô minh, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Ưu căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng ở cõi Dục. Xả căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng. Tín căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành ở ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các căn: Tinh tiến, niệm, định, tuệ cũng như thế.

Vị tri đương tri căn thâu nhiếp: Ba giới, hai xứ, hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Dĩ tri căn và cụ tri căn cũng như thế.

Thuộc cõi Dục, có tùy miên hữu thân kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy khổ mà đoạn trừ ở cõi Dục và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Thuộc cõi Dục, có tùy miên biên chấp kiến và do thấy khổ mà đoạn trừ, tám tùy miên còn lại cũng như vậy.

Thuộc cõi Dục, do thấy tập mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy tập mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Thuộc cõi Dục, do thấy tập mà đoạn trừ, sáu thứ tùy miên còn lại cũng vậy.

Thuộc cõi Dục, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các tà kiến tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên kiến thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, ở cõi Dục có các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ, và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên tham lam, sân giận, kiêu mạn… cũng thế.

Thuộc cõi Dục, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các nghi tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng khác.

Thuộc cõi Dục, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ ra các vô minh duyên vô lậu ở cõi Dục do thấy diệt mà đoạn trừ, còn lại là do thấy diệt mà đoạn trừ (cũng như ở cõi Dục) và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các tà kiến tương ưng với vô minh, cùng biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên kiến thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên giới cấm thủ, tham lam, sân giận, kiêu mạn… cũng như thế.

Thuộc cõi Dục, do thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các nghi tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ các duyên vô lậu với vô minh ở cõi Dục do thấy đạo mà đoạn trừ, còn lại là do thấy đạo mà đoạn trừ (cũng ở cõi Dục), và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do tu mà đoạn trừ tùy miên tham lam thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do tu mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do tu mà đoạn trừ các tùy miên sân giận, kiêu mạn và vô minh cũng như thế.

Thuộc cõi Sắc, có tùy miên hữu thân kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy khổ mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Thuộc cõi Sắc, các thứ biên chấp kiến và do thấy khổ mà đoạn trừ bảy thứ tùy miên còn lại cũng thế.

Thuộc cõi Sắc, do thấy tập mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy tập mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Năm thứ tùy miên còn lại cũng thế.

Thuộc cõi Sắc, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và các tà kiến tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên kiến thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên tham lam, kiêu mạn cũng như thế.

Thuộc cõi Sắc, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và các nghi tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ các vô minh duyên vô lậu ở cõi Sắc do thấy diệt mà đoạn trừ, còn lại là tất cả các thứ cũng ở cõi Sắc do thấy diệt mà đoạn trừ, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu ở cõi Sắc do thấy đạo mà đoạn trừ, và các tà kiến tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên kiến thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ ở cõi Sắc và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ, tùy miên giới cấm thủ, tham lam, kiêu mạn… cũng thế. Thuộc cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và nghi tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ vô minh duyên vô lậu ở cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ, còn lại hết thảy do thấy đạo mà đoạn trừ (cũng ở Sắc giới) và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do tu mà đoạn trừ tùy miên tham lam thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, ở cõi Sắc do tu mà đoạn trừ hết thảy và biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do tu mà đoạn trừ các tùy miên kiêu mạn và vô minh cũng như thế.

Như ba mươi mốt tùy miên ở cõi Sắc, ba mươi mốt tùy miên ở cõi Vô sắc, cũng như thế. Chỉ có điều khác nhau là ở cõi Sắc có bảy trí, ở cõi Vô sắc có sáu trí, tức là trừ ra bốn trí: Pháp, tha tâm, diệt, đạo.

----------------

Phẩm 7: THIÊN VẤN BIỆN, Phần 1

(Biện về ngàn câu hỏi)

Học xứ, tịnh, quả, hành, Thánh chủng,
Chánh đoạn, thần túc, niệm trụ, đế,
Tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, định,
Giác phần, căn, xứ, uẩn, giới, kinh.

Học xứ tức là năm học xứ của người cận sự (cư sĩ).

Tịnh tức là bốn chứng tịnh.
Quả tức là bốn quả Sa-môn.
Hành tức là bốn thông hành.
Thánh chủng tức là bốn Thánh chủng.
Chánh đoạn tức là bốn chánh đoạn.
Thần túc tức là bốn thần túc.
Niệm trụ tức là bốn niệm trụ.
Đế tức là bốn Thánh đế.
Tĩnh lự tức là bốn tĩnh lự.
Vô lượng tức là bốn tâm vô lượng.
Vô sắc tức là bốn vô sắc.
Định tức là bốn tu định.
Giác phần tức là bảy giác chi.
Căn tức là hai mươi hai căn.
Xứ tức là mười hai xứ.
Uẩn tức là năm uẩn.
Giới tức là mười tám giới.
Kinh tức là trong bài tụng.

Trước có chín thứ, sau cũng có chín thứ, gọi chung thành nhất hợp, có hai mươi kinh. Dựa vào mỗi mỗi kinh mà đặt thành năm mươi câu hỏi.

Lại như dựa vào kinh năm học xứ của cận sự, đặt ra năm mươi câu hỏi như:

Đối với năm học xứ:

Bao nhiêu thứ có sắc, bao nhiêu thứ không có sắc? Bao nhiêu thứ có thấy, bao nhiêu thứ không thấy? Bao nhiêu thứ có đối, bao nhiêu thứ không đối?

Bao nhiêu thứ hữu lậu, bao nhiêu thứ vô lậu? Bao nhiêu thứ hữu vi, bao nhiêu thứ vô vi?

Bao nhiêu thứ có dị thục, bao nhiêu thứ không có dị thục?

Bao nhiêu thứ là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc về thế gian; bao nhiêu thứ không phải là duyên sinh, không phải nhân sinh, không phải thuộc về thế gian?

Bao nhiêu thứ thuộc về sắc, bao nhiêu thứ thuộc về danh? Bao nhiêu thứ thuộc nội xứ, bao nhiêu thứ thuộc ngoại xứ?

Bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp? Bao nhiêu thứ không phải là trí biết khắp về những gì được biết khắp?

Đối với năm học xứ:

Bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, bao nhiêu thứ không phải đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp?

Bao nhiêu thứ cần đoạn dứt và bao nhiêu thứ không cần đoạn dứt?

Bao nhiêu thứ cần tu, bao nhiêu thứ không cần tu?

Bao nhiêu thứ là nhiễm ô, bao nhiêu thứ không nhiễm ô?

Bao nhiêu thứ là quả mà không phải có quả, bao nhiêu thứ có quả mà không phải là quả? Bao nhiêu thứ là quả mà cũng là có quả, bao nhiêu thứ không phải là quả cũng không phải có quả?

Bao nhiêu thứ có chấp thọ, bao nhiêu thứ không có chấp thọ?

Bao nhiêu thứ do các đại tạo nên, bao nhiêu thứ không do các đại tạo nên?

Bao nhiêu thứ có trên, bao nhiêu thứ không có trên?

Bao nhiêu thứ là có, bao nhiêu thứ không phải là có?

Bao nhiêu thứ có nhân tương ưng, bao nhiêu thứ không có nhân tương ưng?

Đối với năm học xứ:

Có sáu thâu nhiếp xứ thiện, tức là năm uẩn thiện và trạch diệt. Vậy sáu xứ thiện thâu nhiếp năm học xứ hay năm học xứ thâu nhiếp sáu xứ thiện?

Có năm thâu nhiếp xứ bất thiện, tức là năm uẩn bất thiện. Vậy năm xứ bất thiện thâu nhiếp năm học xứ hay năm học xứ thâu nhiếp năm xứ bất thiện?

Có bảy thâu nhiếp xứ vô ký, tức là năm uẩn vô ký và hư không-phi trạch diệt. Vậy bảy xứ vô ký thâu nhiếp năm học xứ, hay năm học xứ thâu nhiếp bảy xứ vô ký?

Có ba thâu nhiếp xứ lậu, tức là lậu dục-lậu hữu-lậu vô sinh. Vậy ba xứ lậu thâu nhiếp năm học xứ hay năm học xứ thâu nhiếp ba xứ lậu?

Có năm thâu nhiếp xứ hữu lậu, tức là năm uẩn hữu lậu. Vậy năm xứ hữu lậu thâu nhiếp năm học xứ hay năm học xứ thâu nhiếp năm xứ hữu lậu?

Có tám thâu nhiếp xứ vô lậu, tức là năm uẩn vô lậu và ba thứ vô vi. Vậy tám xứ vô lậu thâu nhiếp năm học xứ hay năm học xứ thâu nhiếp tám xứ vô lậu?

Năm học xứ này có bao nhiêu thứ ở quá khứ, bao nhiêu thứ ở vị lai, bao nhiêu thứ ở hiện tại? Có bao nhiêu thứ không phải ở quá khứ, bao nhiêu thứ không phải ở vị lai, bao nhiêu thứ không phải ở hiện tại?

Có bao nhiêu thứ thiện, bất thiện, vô ký?

Có bao nhiêu thứ ở cõi Dục, ở cõi Sắc, ở cõi Vô sắc và không hệ thuộc cõi nào? Có bao nhiêu thứ học, vô học và phi học phi vô học?

Đối với năm học xứ:

Có bao nhiêu thứ do thấy mà đoạn, do tu mà đoạn và bao nhiêu thứ không có gì phải đoạn?

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm, tâm sở, tâm tương ưng? Có bao nhiêu thứ là tâm, tâm sở cùng tâm tương ưng? Có bao nhiêu thứ chỉ là tâm? Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển không phải là thọ tương ưng? Có bao nhiêu thứ là thọ tương ưng không phải là tùy tâm chuyển? Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà cũng là thọ tương ưng? Có bao nhiêu thứ không phải là tùy tâm chuyển cũng không phải là thọ tương ưng?

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không phải là tưởng-hành tương ưng? Có bao nhiêu thứ là tưởng-hành tương ưng mà không phải là tùy tâm chuyển? Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển-cũng là tưởng, hành tương ưng? Có bao nhiêu thứ không phải là tùy tâm chuyển, cũng không phải là tưởng-hành tương ưng?

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không phải là tứ tương ưng? Có bao nhiêu thứ là tứ tương ưng mà không phải là tùy tầm chuyển? Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà cũng là tứ tương ưng? Có bao nhiêu thứ không phải là tùy tầm chuyển cũng không phải là tứ tương ưng?

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải kiến xứ? Có bao nhiêu thứ là kiến xứ mà không phải là kiến? Có bao nhiêu thứ là kiến mà cũng là kiến xứ? Có bao nhiêu thứ không phải là kiến cũng không phải kiến xứ?

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không phải có nhân của thân kiến? Có bao nhiêu thứ có nhân của thân kiến không phải là có thân kiến làm nhân? Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân cũng có nhân của thân kiến? Có bao nhiêu thứ không phải có thân kiến làm nhân cũng không phải có nhân của thân kiến?

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục? Có bao nhiêu thứ là nghiệp dị thục mà không phải là nghiệp? Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà cũng là nghiệp dị thục? Có bao nhiêu thứ không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục?

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển? Có bao nhiêu thứ là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp? Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển? Có bao nhiêu thứ không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển?

Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được? Có bao nhiêu thứ là sắc thấy được mà không phải do sắc tạo ra? Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà cũng là sắc thấy được? Có bao nhiêu thứ không phải sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được?

Đối với năm học xứ:

Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối? Có bao nhiêu thứ là sắc có đối mà không phải do sắc tạo ra? Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà cũng là sắc có đối? Có bao nhiêu thứ không phải do sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối?

Có bao nhiêu thứ khó thấy bởi vì sâu xa? Có bao nhiêu thứ bởi vì sâu xa cho nên khó thấy?

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải thiện làm nhân? Có bao nhiêu thứ do thiện làm nhân mà không phải là thiện? Có bao nhiêu thứ là thiện mà cũng do thiện làm nhân? Có bao nhiêu thứ không phải là thiện mà cũng không phải do thiện làm nhân?

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải bất thiện làm nhân? Có bao nhiêu thứ do bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện? Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân? Có bao nhiêu thứ không phải là bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân?

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải vô ký làm nhân? Có bao nhiêu thứ do vô ký làm nhân mà không phải là vô ký? Có bao nhiêu thứ là vô ký mà cũng do vô ký làm nhân? Có bao nhiêu thứ không phải là vô ký mà cũng không phải vô ký làm nhân? Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không phải có nhân? Có bao nhiêu thứ có nhân mà không phải là nhân duyên? Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà cũng là có nhân? Có bao nhiêu thứ không phải là nhân duyên mà cũng không phải là có nhân?

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên? Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián duyên mà không phải là đẳng vô gián? Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên? Có bao nhiêu thứ không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên?

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên? Có bao nhiêu thứ có sở duyên mà không phải là sở duyên duyên? Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên? Có bao nhiêu thứ không phải là sở duyên duyên mà cũng không có sở duyên?

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng? Có bao nhiêu thứ có tăng thượng mà không phải là tăng thượng duyên? Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng? Có bao nhiêu thứ không phải là tăng thượng duyên mà cũng không có tăng thượng?

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu? Có bao nhiêu thứ là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu? Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu? Có bao nhiêu thứ không phải bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu?

Cũng như dựa vào học xứ mà đặt ra năm mươi câu hỏi, thì dựa vào mười chín thứ khác (của hai mươi kinh) đặt ra các câu hỏi cũng như thế. (Học xứ-> Giới: Theo cách dịch của Pháp sư Huyền

Tráng)

-Năm học xứ: Nghĩa là:

1. Trọn đời luôn lìa bỏ việc giết hại.

2. Trọn đời luôn lìa bỏ việc trộm cướp.

3. Trọn đời luôn lìa bỏ việc tà dâm.

4. Trọn đời luôn lìa bỏ việc nói dối.

5. Trọn đời luôn lìa bỏ việc uống các thứ rượu.

Đó là năm học xứ của người cận sự (cư sĩ).

Năm học xứ này:

Có bao nhiêu thứ có sắc…? Tất cả đều có sắc.

Có bao nhiêu thứ có thấy…? Có một thứ không thấy, bốn thứ cần phân biệt, tức là hoặc biểu hiện có thấy, hoặc biểu hiện không thấy.

Có bao nhiêu thứ có đối, không đối v.v...? Tất cả cần phân biệt, tức là hoặc biểu hiện có đối hoặc biểu hiện không có đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu…? Tất cả đều là hữu lậu.

Có bao nhiêu thứ hữu vi…? Tất cả đều là hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục…? Tất cả đều có dị thục.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh…? Tất cả đều là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc…? Tất cả đều thuộc về sắc.

Có bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v...? Tất cả đều thuộc về ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp? Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Cứ mỗi phần là mười câu hỏi (có bao nhiêu), nếu thiếu là do bản Hán thiếu, hoặc do người nhuận văn sót

Năm học xứ này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả đều đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn dứt v.v…? Tất cả đều nên đoạn dứt.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả đều nên tu.

Có bao nhiêu thứ nhiễm ô v.v...? Tất cả đều không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải có quả v.v...?

Tất cả đều là quả mà cũng là có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo ra v.v...?

Tất cả đều do các đại tạo ra.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Tất cả đều là có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...?

Tất cả đều là nhân không tương ưng.

Năm học xứ này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau: Có phần ít của một xứ thiện thâu nhiếp năm học xứ và năm học xứ cũng thâu nhiếp phần ít của một xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp: Là chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp: Là chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau: Là chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau: Là có phần ít của một xứ hữu lậu thâu nhiếp năm học xứ và năm học xứ cũng thâu nhiếp phần ít của một xứ hữu lậu.

Cùng tám thứ vô lậu thâu nhiếp nhau: Là chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Có bao nhiêu thứ ở quá khứ v.v...? Tất cả hoặc là quá khứ, hoặc hiện tại hay vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả năm thứ đều thiện.

Có bao nhiêu thứ ở cõi Dục v.v...? Tất cả đều ở cõi Dục.

Có bao nhiêu thứ là học v.v...? Tất cả đều là phi học phi vô học. Năm học xứ này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Tất cả đều do tu đạo mà đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Tất cả đều không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng. Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không phải là thọ tương ưng v.v...? Tất cả đều không phải tùy tâm chuyển mà cũng không phải là thọ tương ưng.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không phải là tưởng-hành tương ưng v.v...? Tất cả đều không phải tùy tâm chuyển mà cũng không phải là hành-tưởng tương ưng.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không phải là tứ tương ưng v.v...? Tất cả đều không phải tùy tầm chuyển mà cũng không phải là tứ tương ưng.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải kiến xứ v.v...? Tất cả đều là kiến xứ mà không phải là kiến.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không phải có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả đều không phải có thân kiến làm nhân, mà cũng không phải có nhân của thân kiến.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...?

Tất cả là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải tùy nghiệp chuyển v.v...? Tất cả là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển.

Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Có một thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, còn bốn thứ cần phân biệt, tức là hoặc biểu hiện là sắc tạo ra mà cũng là sắc thấy được, hoặc không biểu hiện là sắc được tạo ra mà không phải sắc thấy được.

Năm học xứ này:

Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Tất cả cần phân biệt, tức là hoặc có biểu hiện là sắc được tạo ra mà cũng là sắc có đối, hoặc không biểu hiện là sắc được tạo ra mà không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ khó thấy cho nên bảo là sâu xa v.v...? Tất cả đều khó thấy cho nên bảo là sâu xa, và vì quá sâu xa cho nên khó nhìn thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải là thiện làm nhân v.v...?

Tất cả đều là thiện và cũng do thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện và không phải bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải bất thiện, cũng không phải do bất thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải do vô ký làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải vô ký mà cũng không phải do vô ký làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không phải là có nhân v.v...?

Tất cả đều là nhân duyên mà cũng là có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Tất cả đều không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...?

Tất cả đều là sở duyên duyên mà không có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...?

Tất cả đều là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu.

-Bốn chứng tịnh: Tức là Phật chứng tịnh, Pháp chứng tịnh, Tăng chứng tịnh, và bậc Thánh quý trọng giới hạnh chứng tịnh.

Bốn chứng tịnh này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Có một thứ có sắc, ba thứ không có sắc.

Có bao nhiêu thứ thấy được v.v...? Tất cả đều không thấy được. Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Tất cả đều không có đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Tất cả đều vô lậu. Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Tất cả đều hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả đều không có dị thục.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả đều là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc về thế đế. Có bao nhiêu thứ do sắc thâu nhiếp v.v...? Có một thứ do sắc thâu nhiếp, ba thứ do danh thâu nhiếp.

Có bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v...? Tất cả đều thuộc về ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Bốn chứng tịnh này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả đều không phải là đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ cần đoạn dứt v.v...? Tất cả đều không nên đoạn dứt (đoạn trừ).

Có bao nhiêu thứ cần tu v.v...? Tất cả đều nên tu.

Có bao nhiêu thứ nhiễm ô v.v...? Tất cả đều không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải có quả v.v...? Tất cả đều là quả mà cũng là có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo ra v.v...? Có một thứ do các đại tạo ra, ba thứ không do các đại tạo ra.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Tất cả đều không phải là có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...?

Có một thứ là nhân không tương ưng, ba thứ là nhân tương ưng.

Bốn chứng tịnh này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau: Là phần ít của hai xứ thiện thâu nhiếp bốn chứng tịnh và bốn chứng tịnh cũng thâu nhiếp phần ít của hai xứ thiện.

Cùng với năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau: Chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau: Chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng ba lậu xứ thâu nhiếp nhau: Chúng cũng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng với năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau: Chúng cũng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau: Có một xứ vô lậu hoàn toàn, phần ít của một xứ vô lậu thâu nhiếp bốn chứng tịnh và bốn chứng tịnh cũng thâu nhiếp một xứ vô lậu hoàn toàn và phần ít của một xứ vô lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc về quá khứ v.v...? Tất cả đều thuộc về hoặc quá khứ, hiện tại hay vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả bốn chứng tịnh đều thiện.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Tất cả đều không hệ thuộc cõi nào.

Có bao nhiêu thứ học v.v...? Tất cả nên phân biệt. Tức là Phật chứng tịnh hoặc học, hoặc vô học. Vì sao là học? Nghĩa là tác ý học tương ưng với Phật chứng tịnh. Vì sao là vô học? Nghĩa là tác ý vô học tương ưng với Phật chứng tịnh. Pháp và Tăng chứng tịnh cũng thế. Còn Thánh quý trọng giới hạnh thì cũng hoặc học, hoặc là vô học. Thế nào là học? Nghĩa là các nghiệp thân và ngữ hữu học. Thế nào là vô học? Nghĩa là các nghiệp thân và ngữ vô học.

Bốn chứng tịnh này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Tất cả đều không cần phải đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Có một thứ không phải là tâm, không phải là tâm pháp, không phải là tâm tương ưng, còn lại ba thứ là tâm sở tương ưng với tâm.

Có bao nhiêu thứ tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Có một thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ. Còn lại ba thứ tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ.

Có bao nhiêu thứ tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành? Có một tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng. Còn lại ba tùy tâm chuyển tương ưng với tưởng; mật tùy tâm chuyển không tương ưng với hành, còn lại ba tùy tâm chuyển cũng tương ưng với hành, trừ tự tánh của nó ra.

Có bao nhiêu thứ tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v...? Tất cả nên phân biệt: Nghĩa là Phật chứng tịnh hoặc có tầm có tứ, hoặc không có tầm mà chỉ có tứ, hoặc không có tầm không có tứ.

Thế nào là có tầm có tứ? Nghĩa là có tầm có tứ tác ý tương ưng với Phật chứng tịnh.

Thế nào là không có tầm chỉ có tứ? Nghĩa là không có tầm chỉ có tứ tác ý tương ưng với Phật chứng tịnh.

Thế nào là không có tầm không có tứ? Nghĩa là không có tầm không có tứ tác ý tương ưng với Phật chứng tịnh.

Pháp và Tăng chứng tịnh cũng thế.

Còn Thánh quý trong giới hạnh hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ.

Thế nào là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ? Nghĩa là tùy tầm chuyển từ nghiệp vô lậu của thân và ngữ.

Thế nào là không phải tầm chuyển mà không tương ưng với tứ?

Nghĩa là không tùy tầm chuyển các nghiệp vô lậu của thân và ngữ.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả không phải kiến mà cũng không phải là kiến xứ.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không phải là có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả đều không có thân kiến làm nhân cũng không phải có nhân của thân kiến.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Có một thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục, ba thứ còn lại không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp của dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Có một thứ là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, còn lại ba thứ là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Có một thứ là sắc được tạo ra mà không phải là sắc thấy được, còn lại ba thứ không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được.

QUYỂN 11

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 2

Bốn chứng tịnh này:

Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Có một thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối, còn ba thứ kia không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ vì khó thấy nên bảo là sâu xa v.v...? Tất cả đều khó thấy bởi vì rất sâu xa, vì quá sâu xa cho nên khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải do thiện làm nhân v.v...?

Tất cả đều là thiện mà cũng đều do thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải do bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải bất thiện mà cũng không phải do bất thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải do vô ký làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải là vô ký mà cũng không phải do vô ký làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không phải là có nhân v.v...?

Tất cả đều là nhân duyên mà cũng là có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên? Có một thứ không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, còn lại ba thứ cần phân biệt: Tức là Phật chứng tịnh hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên.

Thế nào là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên?

Nghĩa là từ vị lai mà hiện đang khởi lên Phật chứng tịnh.

Thế nào là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên? Nghĩa là Phật chứng tịnh ở quá khứ và hiện tại.

Thế nào là không phải đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên? Nghĩa là trừ ra vị lai mà hiện tiền khởi lên Phật chứng tịnh, còn lại là Phật chứng tịnh ở các thời vị lai khác.

Pháp và Tăng chứng tịnh cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Có một thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên, còn ba thứ kia là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không phải là có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng đều có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Tất cả đều không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu.

-Bốn quả Sa-môn: Tức là quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn và quả A-la-hán.

Bốn quả Sa-môn này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các quả Sa-môn đã thâu nhiếp các nghiệp của thân và ngữ, đó là có sắc, còn lại đều không có sắc.

Có bao nhiêu thứ có thấy v.v...? Tất cả đều không thấy. Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Tất cả đều không có đối. Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Tất cả đều vô lậu.

Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Tất cả nên phân biệt: Nghĩa là với quả Dự lưu hoặc hữu vi, hoặc vô vi. Thế nào là hữu vi? Nghĩa là quả Dự lưu thâu nhiếp năm uẩn. Thế nào là vô vi? Nghĩa là quả Dự lưu thâu nhiếp trạch diệt.

Các quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả đều không có dị thục.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là quả Sa-môn hữu vi đều là duyên sinh, là nhân sinh, là đời thâu nhiếp, còn quả Sa-môn vô vi thì không phải là duyên sinh, là nhân sinh, là đời thâu nhiếp.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Tất cả nên phân biệt, tức là quả Sa-môn thâu nhiếp các nghiệp thân và ngữ nên thuộc về sắc, còn lại đều thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc nội xứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các quả Sa-môn thâu nhiếp cả tâm-ý-thức, là thuộc nội xứ. Còn lại đều thuộc ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Bốn quả Sa-môn này:

Có bao nhiêu thứ đoạn trừ sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả đều không phải đoạn trừ sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn trừ v.v...? Tất cả đều không nên đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là quả Sa-môn hữu vi thì nên tu. Còn nếu quả Sa-môn vô vi thì không nên tu.

Có bao nhiêu thứ nhiễm ô v.v...? Tất cả đều không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là quả Samôn hữu vi thì quả mà cũng là có quả. Còn quả Samôn vô vi thì quả mà không phải là có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các quả Sa-môn thâu nhiếp các nghiệp của thân và ngữ, là do các đại tạo nên. Còn lại đều không phải do các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là nếu quả Sa-môn hữu vi thì có trên, nếu quả Sa-môn vô vi thì không có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Tất cả đều không phải là có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là nếu quả Sa-môn thâu nhiếp các nghiệp của thân và ngữ, tâm bất tương ưng hành và trạch diệt là nhân không tương ưng.

Còn lại đều là nhân tương ưng.

Bốn quả Sa-môn này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau: Phần ít của sáu xứ thiện thâu nhiếp bốn quả Sa-môn và bốn quả Sa-môn cũng thâu nhiếp phần ít của sáu xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau: Chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau: Chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau: Chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau: Chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau: Trong tám xứ thì có phần ít của sáu xứ vô lậu thâu nhiếp bốn quả Sa-môn và bốn quả Sa-môn cũng thâu nhiếp phần ít của sáu xứ vô lậu trong tám xứ ấy.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là nếu quả Sa-môn hữu vi thì có mặt ở quá khứ, hiện tại, vị lai. Nếu quả Sa-môn vô vi thì không hề có mặt ở quá khứ, hiện tại, vị lai.

Có bao nhiêu thứ thiện v.v...? Tất cả đều là thiện.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Tất cả đều không hệ thuộc cõi nào (bất hệ).

Có bao nhiêu thứ học v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là quả Dự lưu hoặc học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Tức là quả Dự lưu hữu vi. Thế nào là phi học phi vô học? Đó là quả Dự lưu vô vi.

Các quả Nhất lai, Bất hoàn cũng thế.

Quả A-la-hán hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Thế nào là vô học? Tức là quả A-la-hán hữu vi. Thế nào là phi học phi vô học? Đó là quả A-la-hán vô vi.

Bốn quả Sa-môn này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo đoạn v.v...? Tất cả không có gì đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Tất cả cần phân biệt, nghĩa là nếu các quả Sa-môn thâu nhiếp các nghiệp của thân và ngữ, tâm bất tương ưng hành và trạch diệt, thì không phải là tâm-tâm sở-tâm bất tương ưng. Nếu các quả ấy là thọ uẩn tưởng uẩn và tương ưng với hành uẩn, thì tương ưng với tâm và tâm sở. Nếu là tâm-ý-thức thì chỉ là tâm mà thôi.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Tất cả cần phân biệt, nghĩa là quả Dự lưu có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, nghĩa là quả Dự lưu thâu nhiếp các nghiệp của thân ngữ và tùy tâm chuyển, tâm bất tương ưng hành, cùng thọ.

2. Hoặc tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, tức là quả Dự lưu thâu nhiếp tâmý-thức.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, nghĩa là quả Dự lưu thâu nhiếp tưởng uẩn và tương ưng với hành uẩn.

4. Hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, nghĩa là trừ ra quả Dự lưu thâu nhiếp tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại thì quả Dự lưu thâu nhiếp tâm bất tương hành và trạch diệt.

Các quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cũng thế. Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là trừ tự tánh ra, đều như thọ nên biết.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v...? Tất cả cần phân biệt, nghĩa là quả Dự lưu cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, nghĩa là quả Dự lưu thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ và tùy tầm chuyển, tâm bất tương ưng hành, cùng với tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, nghĩa là quả Dự lưu thâu nhiếp cả tầm. 3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, nghĩa là quả Dự lưu thâu nhiếp tầm-tứ tương ưng với tâm và tâm sở pháp.

4. Hoặc không phải tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, nghĩa là trừ ra quả Dự lưu thâu nhiếp tùy tầm chuyển-tâm bất tương ưng hành, còn lại là quả Dự lưu thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành và trạch diệt.

Quả Nhất lai cũng thế.

Quả Bất hoàn cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, là quả Bất hoàn thâu nhiếp các nghiệp thân và ngữ, tùy tầm chuyển, và tùy tầm chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, cùng tầm tương ưng với tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, là quả Bất hoàn thâu nhiếp tầm, và tầm không tương ưng với tứ mà tương ưng với tâm và tâm sở.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển cũng tương ưng với tứ, là quả Bất hoàn thâu nhiếp cả tầm-tứ tương ưng với tâm và tâm sở.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, là trừ ra quả Bất hoàn thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tùy tầm chuyển và tâm bất tương ưng hành. Còn lại các quả Bất hoàn thâu nhiếp nghiệp thân ngữ, tâm bất tương ưng hành, và quả Bất hoàn thâu nhiếp tầm mà không tương ưng với tứ, hoặc không có cả tầm, tứ, tâm, tâm sở và trạch diệt.

Quả A-la-hán cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả cần phân biệt, nghĩa là khi quả Dự lưu thâu nhiếp tuệ là kiến mà không phải là kiến xứ, còn lại đều không phải kiến cũng không phải kiến xứ. Quả Nhất lai và quả Bất hoàn cũng thế.

Quả A-la-hán, thâu nhiếp trí tận và vô sinh trí, không thâu nhiếp tuệ, là kiến mà không phải là kiến xứ. Còn lại đều không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không phải là có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Tất cả cần phân biệt, nghĩa là các quả Sa-môn thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tư, là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục. Còn lại đều không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển?

Tất cả cần phân biệt. Tức là quả Dự lưu có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, là quả Dự lưu thâu nhiếp tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, là quả Dự lưu đã thâu nhiếp các uẩn thọ-tưởng-thức và tư, không thâu nhiếp hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, là quả Dự lưu đã thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, là trừ ra quả Dự lưu thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành và tùy nghiệp chuyển, cỏn lại thì quả Dự lưu thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành và trạch diệt.

Các quả Nhất lai, Bất hoàn và A-la-hán cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Tất cả cần phân biệt, nghĩa là các quả Sa-môn thâu nhiếp các nghiệp thân và ngữ, thì đó là sắc đã tạo ra mà không phải là sắc thấy được. Còn lại đều không phải do sắc tạo mà cũng không phải là sắc thấy được.

Bốn quả Sa-môn này:

Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là nếu các quả Sa-môn thâu nhiếp các nghiệp của thân và ngữ, là sắc đã tạo ra mà không phải là sắc có đối, còn lại đều không phải là sắc đã tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ khó thấy bởi vì rất sâu xa v.v...? Tất cả đều khó thấy bởi vì rất sâu xa, vì rất sâu xa cho nên khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải là thiện làm nhân v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các quả Sa-môn hữu vi thì thiện mà cũng do thiện làm nhân, nếu quả Sa-môn vô vi thì thiện mà không phải là thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải là bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả không phải là bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ vô ký mà không phải vô ký làm nhân v.v...? Tất cả không phải là vô ký mà cũng không phải vô ký làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không phải là có nhân v.v...? Tất cả nên phân biệt, nếu các quả Sa-môn hữu vi thì là nhân duyên mà cũng có nhân, nếu quả Sa-môn vô vi thì không phải nhân duyên mà cũng không phải là có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Tất cả đều cần phân biệt, nghĩa là các quả Sa-môn hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là quả Sa môn vị lai hiện tại đang khởi lên thâu nhiếp tâmtâm sở pháp. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là quả Sa môn quá khứ hiện tại thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, là trừ ra vị lai mà hiện tiền khởi lên các quả Sa-môn thâu nhiếp tâm và tâm sở pháp, còn lại các quả Sa-môn ở vị lai đều thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp, và các nghiệp thân-ngữ, tâm bất tương ưng hành cùng trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Tất cả nên phân biệt. Nếu như các quả Sa-môn thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ-tâm bất tương ưng hành và trạch diệt, thì đó là sở duyên duyên mà không có sở duyên, còn lại đều là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không phải là có tăng thượng v.v...? Tất cả nên phân biệt. Quả Sa-môn hữu vi, là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng, nếu quả Sa-môn vô vi thì đó là tăng thượng duyên mà không phải là có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...?

Tất cả đều không phải là bộc lưu cũng không phải là thuận bộc lưu.

-Bốn thông hành: Tức là:

1. Khổ trì thông hành.

2. Khổ tốc thông hành.

3. Lạc trì thông hành.

4. Lạc tốc thông hành. Bốn thông hành này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là thông hành nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thì có sắc, còn lại đều là không có sắc.

Có bao nhiêu thứ có thấy v.v...? Tất cả đều là không thấy. Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Tất cả đều là không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Tất cả đều là vô lậu. Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Tất cả đều là hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả đều không có dị thục.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả đều là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc thế đế.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là thông hành nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thì thuộc về sắc, còn lại thì đều thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc nội xứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là thông hành nào thâu nhiếp tâmý-thức thì thuộc nội xứ, còn lại thì đều thuộc ngoại xứ.

Có bao nhiêu trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Bốn thông hành này:

Có bao nhiêu thứ cần đoạn dứt các sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả đều không phải đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn trừ v.v...? Tất cả đều không nên đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả đều nên tu.

Có bao nhiêu thứ nhiễm ô v.v...? Tất cả đều không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Tất cả đều là quả mà cũng là có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là thông hành nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thì do các đại tạo nên, còn lại thì đều không phải là do các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ có v.v...? Tất cả đều không phải là có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là thông hành nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tâm bất tương ưng hành thì đó là nhân không tương ưng, còn lại đều là nhân tương ưng.

Bốn thông hành này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau thì có phần ít năm xứ thiện thâu nhiếp bốn thông hành, và bốn thông hành cũng thâu nhiếp phần ít của năm xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, thì chúng cũng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng ba xứ lậu bất thiện thâu nhiếp nhau, thì chúng cũng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, thì chúng cũng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, thì có năm xứ vô lậu thâu nhiếp bốn thông hành, và bốn thông hành cũng thâu nhiếp năm xứ vô lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Tất cả đều có mặt ở hoặc quá khứ, hiện tại hay vị lai.

Có bao nhiêu thứ thiện v.v...? Tất cả đều là thiện.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Tất cả đều không hệ thuộc cõi nào.

Có bao nhiêu thứ học v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là bốn thông hành này hoặc học, hoặc vô học. Thế nào là học? Tức là năm uẩn hữu học.

Thế nào là vô học? Tức là năm uẩn vô học.

Bốn thông hành này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo đoạn v.v...? Tất cả đều không có gì đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Tất cả cần nên phân biệt, nghĩa là thông hành nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tâm bất tương ưng hành thì không tương ưng với tâm, chẳng phải là tâm-tâm sở. Nếu thọ uẩn-tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn thì tâm sở tương ưng với tâm. Nếu là tâm-ý-thức thì chỉ là tâm.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các thông hành, mỗi thứ đều có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, là thông hành thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành cùng thọ.

2. Hoặc tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, là các thông hành thâu nhiếp cả tâm-ý-thức.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, là thông hành thâu nhiếp tưởng uẩn và tương ưng với hành uẩn.

4. Hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không phải tương ưng với thọ, là trừ ra các thông hành thâu nhiếp tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành. Còn lại các thông hành thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là trừ tự tánh của nó ra, thì cũng như thọ nên biết.

Có bao nhiêu thứ tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ? Tất cả nên phân biệt. Nghĩa là khổ trì thông hành gồm có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, là khổ trì thông hành thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành, và tầm tương ưng với tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, là khổ trì thông hành thâu nhiếp tầm, và tầm không tương ưng với tứ mà tương ưng với tâm và tâm sở pháp.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, là khổ trì thông hành thâu nhiếp tầm-tứ tương ưng với tâm và tâm sở pháp.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, là trừ ra khổ trì thông hành thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các khổ trì thông hành thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và tâm không tương ưng với tứ, cùng với không tầm-không tứ-tâm-tâm sở pháp.

Khổ tốc thông hành cũng thế.

Lạc trì thông hành cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, là lạc trì thông hành thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành và tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, là lạc trì thông hành thâu nhiếp tầm.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, là lạc trì thông hành thâu nhiếp tầm-tứ tương ưng với tâm và tâm sở pháp.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, là trừ ra lạc trì thông hành thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành, các thứ lạc trì thông hành khác thì thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và các tâm-tâm sở không tầm không tứ.

Lạc tốc thông hành cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các thông hành nào thâu nhiếp tận trí-vô sinh trí mà không thâu nhiếp tuệ, thì đó là kiến mà không phải là kiến xứ. Còn lại đều không phải kiến mà cũng không không phải kiến xứ.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không phải là có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả đều không có thân kiến làm nhân mà cũng không phải là có nhân của thân kiến.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các thông hành nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tư thì đó là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục. Ngoài ra đều không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp của dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các thông hành mỗi thứ đều có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, là các thông hành thâu nhiếp tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, là các thông hành thâu nhiếp các uẩn thọ-tưởng-thức và tư mà không thâu nhiếp hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, là thông hành thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, là trừ ra thông hành thâu nhiếp các tâm bất tương ưng hành tùy nghiệp chuyển, còn lại các thông hành khác thì thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ do sắc tạo mà không phải là sắc thấy được v.v...? Tất cả nên phân biệt. Nếu thông hành nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thì do sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được. Còn lại các thứ khác đều không phải do sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được.

Bốn thông hành này:

Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Tất cả cần phân biệt, nghĩa là thông hành thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thì đó là sắc đã tạo ra mà không phải là sắc có đối. Còn lại đều không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ khó thấy cho nên bảo là thâm diệu v.v...? Tất cả đều rất khó thấy bởi vì rất thâm diệu. Vì rất thâm diệu cho nên rất khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải là thiện làm nhân v.v...?

Tất cả đều là thiện mà cũng do thiện làm nhân. Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải là bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải bất thiện mà cũng không phải là bất thiện làm nhân. Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải là vô ký làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải vô ký mà cũng không phải là vô ký làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không phải là có nhân v.v...?

Tất cả đều là nhân duyên mà cũng là có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các thông hành này hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải đẳng vô gián duyên.

Là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, tức là ở đời vị lai mà hiện tại khởi lên thông hành thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp.

Là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, tức là thông hành ở đời quá khứ và hiện tại thâu nhiếp các tâm và tâm sở pháp.

Không phải đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra thông hành ở hiện tiền, vị lai khởi lên thâu nhiếp tâm và tâm sở pháp, còn lại các thông hành vị lai thâu nhiếp tâm và tâm sở, cùng các thông hành đã thâu nhiếp các tâm bất tương ưng hành các nghiệp thân và ngữ.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các thông hành thâu nhiếp các tâm bất tương ưng hành, các nghiệp thân và ngữ là sở duyên duyên mà không có sở duyên, còn lại đều là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không phải là có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Tất cả đều không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu.

-Bốn Thánh chủng: Tức là:

Thánh chủng tùy được y phục mà vui đủ.

Thánh chủng tùy được ăn uống mà vui đủ.

Thánh chủng tùy được ngọa cụ mà vui đủ.

Thánh chủng vui thích đoạn trừ mà tu tập. Bốn Thánh chủng này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là Thánh chủng nào thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ thì có sắc, còn lại đều là không có sắc.

Có bao nhiêu thứ có thấy v.v...? Tất cả đều là không thấy. Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Tất cả đều là không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Thế nào là hữu lậu? Nghĩa là các Thánh chủng thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu. Thế nào là vô lậu? Nghĩa là các Thánh chủng thâu nhiếp năm uẩn vô lậu.

Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Tất cả đều là hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là Thánh chủng nào nếu là hữu lậu thì có dị thục. Còn Thánh chủng nào vô lậu thì không có dị thục.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả là duyên sinh, là nhân, là thuộc về thế đế.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thì thuộc về sắc, còn lại đều thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc nội xứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là Thánh chủng nào thâu nhiếp tâm-ý-thức thì thuộc về nội xứ, còn lại thì thuộc về ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Bốn Thánh chủng này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt các sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng nào nếu là hữu lậu thì đoạn dứt các thứ biết khắp đều biết rõ, nếu là vô lậu thì không phải đoạn dứt các thứ biết khắp đều biết rõ.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn dứt v.v...? Tất cả đều nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng hữu lậu thì nên đoạn dứt, nếu là vô lậu thì không nên đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả đều nên tu.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Tất cả đều không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Tất cả là quả mà cũng là có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng nào thâu nhiếp các nghiệp thân và ngữ thì đó là do các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng, nếu là hữu lậu thì có, nếu là vô lậu thì không phải có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng nào thâu nhiếp các tâm bất tương ưng hành của các nghiệp thân-ngữ thì đó là nhân không tương ưng, còn lại đều là nhân tương ưng.

Bốn Thánh chủng này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau thì có phần ít của năm xứ thiện thâu nhiếp bốn Thánh chủng và bốn Thánh chủng cũng thâu nhiếp phần ít của năm xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì chúng cũng không thâu nhiếp.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc xứ hữu lậu không phải là Thánh chủng, là các Thánh chủng không thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

2. Hoặc Thánh chủng không phải là xứ hữu lậu, là bốn Thánh chủng vô lậu.

3. Hoặc xứ hữu lậu mà cũng là Thánh chủng, là bốn Thánh chủng hữu lậu.

4. Hoặc không phải xứ hữu lậu mà cũng không phải là Thánh chủng, là hư không và hai thứ diệt.

Cùng với tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc xứ vô lậu không phải là Thánh chủng, là hư không và hai diệt.

2. Hoặc Thánh chủng không phải là xứ vô lậu, là bốn Thánh chủng hữu lậu.

3. Hoặc xứ vô lậu cũng là Thánh chủng, nghĩa là bốn Thánh chủng vô lậu.

4. Hoặc không phải là xứ vô lậu mà cũng không phải là Thánh chủng, là các Thánh chủng không thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc về quá khứ v.v...? Tất cả đều là quá khứ, hiện tại, vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả đều là thiện.

Có bao nhiêu thứ thuộc về cõi Dục v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thế nào là thuộc cõi Dục? Nghĩa là các Thánh chủng thâu nhiếp năm uẩn thuộc cõi Dục.

Thế nào là thuộc cõi Sắc? Nghĩa là các Thánh chủng thâu nhiếp năm uẩn thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thuộc cõi Vô sắc? Nghĩa là các Thánh chủng thâu nhiếp bốn uẩn thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là không hệ thuộc cõi nào? Nghĩa là năm uẩn vô lậu.

Có bao nhiêu thứ học v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Tức là năm uẩn học.

Thế nào là vô học? Tức là năm uẩn vô học.

Thế nào là phi học phi vô học? Tức là các Thánh chủng thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

Bốn Thánh chủng này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo đoạn v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng này, nếu là hữu lậu thì do tu đạo đoạn trừ, nếu là vô lậu thì không có gì đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ có tâm bất tương ưng hành, thì không phải là tâm-tâm sở-tâm bất tương ưng. Thánh chủng nào mà thâu nhiếp thọ uẩn-tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn, thì đó là tâm sở cùng với tâm tương ưng. Thánh chủng nào thâu nhiếp cả tâm-ý-thức thì đó chỉ là tâm.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng, mỗi thứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, là Thánh chủng đã thâu nhiếp tùy tâm chuyển các nghiệp thân-ngữ có tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Hoặc tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, là các Thánh chủng thâu nhiếp tâm-ý-thức.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, là Thánh chủng thâu nhiếp tưởng uẩn và tương ưng với hành uẩn.

4. Hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không phải là tương ưng với thọ, là trừ Thánh chủng nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ có tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v...? Tất cả nên phân biệt. Tức là các Thánh chủng mỗi thứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không phải tương ưng với tứ, là Thánh chủng đã thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tùy tầm chuyển có tâm bất tương ưng hành và tầm tương ưng với tứ.

2. Hoặc tương ưng với từ mà không phải là tùy tầm chuyển, là Thánh chủng đã thâu nhiếp tầm không tương ưng với tứ mà tương ưng với tâm và tâm sở.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, là các Thánh chủng đã thâu nhiếp cả tầm, tứ và tương ưng với tâm và tâm sở pháp.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, là trừ Thánh chủng nào đã thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành, có lại các Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-ngữ, tâm bất tương ưng hành, và tầm không tương ưng với tứ, cùng các tâm-tâm sở không tầm không tứ.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các Thánh chủng, mỗi thứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là kiến mà không phải là kiến xứ, nghĩa là tận trí và vô sinh trí không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

2. Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, nghĩa là kiến không thâu nhiếp bốn Thánh chủng hữu lậu.

3. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, nghĩa là các Thánh chủng thâu nhiếp các chánh kiến thế gian.

4. Hoặc không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ, nghĩa là kiến không thâu nhiếp bốn Thánh chủng vô lậu.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà cũng không phải là có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả không phải có thân kiến làm nhân mà cũng không phải có nhân của thân kiến.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là Thánh chủng nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tư thì đó là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục. Còn lại đều không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Tất cả nên phân biệt. Tức là các Thánh chủng, mỗi thứ đều có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra Thánh chủng nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tùy nghiệp chuyển, còn lại các Thánh chủng thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ và tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, nghĩa là các Thánh chủng thâu nhiếp các uẩn thọ-tưởng-thức và tư mà không thâu nhiếp hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là các Thánh chủng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tùy nghiệp chuyển.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra Thánh chủng nào thâu nhiếp tùy nghiệp chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các Thánh chủng thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là Thánh chủng nào thâu nhiếp các nghiệp thânngữ thì đó là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được. Còn lại đều là không phải sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được.

Bốn Thánh chủng này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Thánh chủng nào thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thì đó là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối. Còn lại đều không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ là khó thấy cho nên rất thâm diệu v.v...? Tất cả là khó thấy bởi vì rất thâm diệu, và vì rất thâm diệu cho nên rất khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải là nhân v.v...? Tất cả đều là thiện và cũng do thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải do bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải là vô ký làm nhân v.v...?

Tất cả đều không phải là vô ký cũng không phải là vô ký làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không phải là có nhân v.v...?

Tất cả đều là nhân duyên và cũng là có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Thánh chủng hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên.

Là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là các Thánh chủng vị lai mà hiện tiền khởi lên thâu nhiếp tâm và tâm sở pháp.

Là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là các Thánh chủng ở quá khứ và hiện tại thâu nhiếp tâm và tâm sở pháp.

Không phải đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra các Thánh chủng ở vị lai mà hiện tiền khởi lên thâu nhiếp tâm và tâm sở. Còn lại các Thánh chủng vị lai thâu nhiếp tâm và tâm sở cùng các Thánh chủng đã thâu nhiếp các nghiệp thân ngữ có tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Thánh chủng nào thâu nhiếp các nghiệp thân ngữ có tâm bất tương ưng hành thì đó là sở duyên duyên mà không có sở duyên, còn lại đều là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không phải là có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các Thánh chủng, nếu hữu lậu thì thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu. Nếu vô lậu thì không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu.

-Như bốn Thánh chủng, bốn chánh đoạn và bốn thần túc cũng như thế.-Bốn niệm trụ: Tức là:

1. Thân niệm trụ.

2. Thọ niệm trụ.

3. Tâm niệm trụ.

4. Pháp niệm trụ.

Thế nào là thân niệm trụ? Nghĩa là thân duyên nơi tuệ thiện hữu lậu và vô lậu.

Thế nào là thọ niệm trụ? Nghĩa là thọ duyên nơi tuệ thiện hữu lậu và vô lậu.

Tâm niệm trụ và pháp niệm trụ, thì tâm và pháp cũng duyên nơi tuệ thiện hữu lậu và vô lậu.

Bốn niệm trụ này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Tất cả đều không có sắc.

Có bao nhiêu thứ có thể thấy v.v...? Tất cả đều không thấy được.

Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Tất cả đều không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Tất cả nên phân biệt.

Các tuệ của thân duyên nhau hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Thế nào là hữu lậu? Nghĩa là tác ý hữu lậu tương ưng với duyên nơi tuệ của thân.

Thế nào là vô lậu? Nghĩa là tác ý vô lậu tương ưng với duyên nơi tuệ của thân.

Tuệ duyên nơi thọ-tâm-pháp cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Tất cả đều là hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các niệm trụ nếu hữu lậu thì có dị thục, nếu là vô lậu thì không có dị thục.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả đều là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Tất cả đều thuộc về danh. Có bao nhiêu thứ là nội xứ v.v...? Tất cả đều là ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp.

QUYỂN 12

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 3

Bốn niệm trụ này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt các sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các niệm trụ, nếu hữu lậu thì đoạn dứt các sự biết khắp về những gì được biết khắp, nếu vô lậu thì không phải đoạn dứt các sự biết khắp đều biết đều rõ.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn dứt v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các niệm trụ, nếu hữu lậu thì cần nên đoạn trừ, nếu là vô lậu thì không nên đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả đều nên tu.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Tất cả đều là không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Tất cả đều là quả mà cũng là có quả.

Có bao nhiêu thứ là chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Tất cả đều không do các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả là có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các niệm trụ, nếu hữu lậu thì có, nếu vô lậu thì không phải là có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Tất cả đều là nhân tương ưng.

Bốn niệm trụ này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau thì có phần ít của một xứ thiện thâu nhiếp bốn niệm trụ và bốn niệm trụ thâu nhiếp phần ít của một xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ hữu lậu không phải là niệm trụ, nghĩa là các uẩn sắc-thọ-tưởng-hành-thức hữu lậu và niệm trụ nơi không thâu nhiếp hành uẩn hữu lậu.

2. Hoặc là niệm trụ không phải là xứ hữu lậu, là bốn niệm trụ vô lậu.

3. Hoặc là xứ hữu lậu cũng là niệm trụ, tức là bốn niệm trụ hữu lậu.

4. Hoặc không phải là xứ hữu lậu cũng không phải là niệm trụ, nghĩa là các uẩn sắc-thọ-tưởnghành-thức vô lậu và niệm trụ không thâu nhiếp hành uẩn vô lậu và vô vi.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ vô lậu không phải là niệm trụ, nghĩa là các uẩn sắc-thọ-tưởng-hành-thức vô lậu và niệm tru không thâu nhiếp hành uẩn vô lậu và vô vi.

2. Hoặc là niệm trụ không phải là xứ vô lậu, là bốn niệm trụ hữu lậu.

3. Hoặc là xứ vô lậu cũng là niệm trụ, tức là bốn niệm trụ vô lậu.

4. Hoặc không phải là xứ vô lậu cũng không phải là niệm trụ, nghĩa là các uẩn sắc-thọ-tưởnghành-thức hữu lậu và niệm trụ không thâu nhiếp hành uẩn hữu lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Tất cả đều có mặt ở quá khứ, hiện tại, vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả đều là thiện.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là duyên nơi tuệ của thân hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thuộc cõi Dục là gì? Là tác ý tương ưng với duyên nơi tuệ của thân ở cõi Dục.

Thuộc cõi Sắc là gì? Là tác ý tương ưng với duyên nơi tuệ của thân ở cõi Sắc.

Thuộc cõi Vô sắc là gì? Là tác ý tương ưng với duyên nơi tuệ của thân ở cõi Vô sắc.

Không hệ thuộc cõi nào là gì? Là tác ý vô lậu tương ưng với duyên nơi tuệ của thân.

Duyên nơi tuệ của thọ-tâm-pháp cũng như thế. Có bao nhiêu thứ học v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là duyên nơi tuệ của thân hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Học là gì? Là tác ý học tương ưng với duyên thân tuệ.

Vô học là gì? Là tác ý vô học tương ưng với duyên thân tuệ

Phi học phi vô học là gì? Là tác ý hữu lậu tương ưng với duyên thân tuệ

Duyên nơi tuệ của thọ-tâm-pháp cũng thế. Bốn niệm trụ này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v..? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các niệm trụ, nếu là hữu lậu thì do tu đạo mà đoạn trừ, nếu là vô lậu thì không có gì đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ là tâm v.v...? Tất cả đều là tâm sở tương ưng với tâm.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Tất cả đều là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành v.v..? Tất cả đều là tùy tâm chuyển mà cũng là tương ưng với tưởng-hành, chỉ trừ ra tự tánh của nó.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là duyên nơi tuệ của thân hoặc có tầm và tứ, hoặc không có tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm không có tứ.

Thế nào là có tầm có tứ? Nghĩa là có tầm có tứ tác ý tương ưng với duyên nơi tuệ của thân.

Thế nào là không có tầm chỉ có tứ? Nghĩa là không có tầm chỉ có tứ tác ý tương ưng với duyên nơi tuệ của thân.

Thế nào là không có tầm không có tứ? Nghĩa là không có tầm không có tứ tác ý tương ưng với duyên nơi tuệ của thân.

Duyên nơi tuệ của thọ-tâm-pháp cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả cần phân biệt: Tức là duyên nơi tuệ của thân có bốn trường hợp:

1. Hoặc là kiến mà không phải là kiến xứ, nghĩa là tận trí và vô sinh trí không thâu nhiếp duyên nơi tuệ của thân vô lậu.

Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, nghĩa là năm thức của thân tương ưng với tuệ thiện.

2. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, nghĩa là chánh kiến ở thế gian.

3. Hoặc không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ, nghĩa là kiến không thâu nhiếp duyên nơi tuệ của thân vô lậu.

Duyên nơi tuệ của thọ, hoặc kiến mà không phải là kiến xứ, hoặc kiến mà cũng là kiến xứ, hoặc không phải kiến mà cũng không phải là kiến xứ.

Kiến mà không phải là kiến xứ, nghĩa là tận trí và vô sinh không thâu nhiếp duyên nơi tuệ của thọ vô lậu.

Kiến cũng là kiến xứ, nghĩa là chánh kiến của thế gian.

Không phải kiến mà cũng không phải là kiến xứ, nghĩa là kiến không thâu nhiếp duyên nơi tuệ của thọ vô lậu.

Duyên nơi Tuệ của tâm và pháp cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không phải là có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả đều không phải có thân kiến làm nhân mà cũng không phải là có nhân của thân kiến.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Tất cả đều không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Tất cả đều là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Tất cả đều không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc thấy được.

Bốn niệm trụ này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...?

Tất cả đều không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ là khó thấy bởi vì rất thâm diệu v.v...? Tất cả đều là khó thấy bởi vì rất thâm diệu, và vì rất thâm diệu cho nên khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải do thiện làm nhân v.v...?

Tất cả đều là thiện mà cũng do thiện làm nhân. Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà cũng không phải là bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải là vô ký làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải vô ký mà cũng không phải do vô ký làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không phải là có nhân v.v...?

Tất cả đều là nhân duyên mà cũng là có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là duyên nơi tuệ của thân hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên.

Là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là ở hiện tiền, khởi lên duyên nơi tuệ của thân vị lai.

Là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, là duyên nơi tuệ của thân ở quá khứ và hiện tại.

Không phải đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra ở hiện tiền, khởi lên duyên nơi tuệ của thân vị lai, còn lại đều là duyên nơi tuệ của thân vị lai.

Duyên vào tuệ của thọ-tâm-pháp cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...?

Tất cả đều là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không phải là có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các niệm trụ, nếu hữu lậu thì đó là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nếu vô lậu thì không phải bộc lưu cũng không phải là thuận bộc lưu.

Lại nữa, thân niệm trụ là gì? Tức là mười sắc xứ và sắc do pháp xứ thâu nhiếp.

Thọ niệm trụ là gì? Tức là sáu thọ thân. Tâm niệm trụ là gì? Nghĩa là sáu thức thân.

Pháp niệm trụ là gì? Nghĩa là thọ không thâu nhiếp các thứ không phải là sắc nơi pháp xứ.

Bốn niệm trụ này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Có một thứ có sắc, còn lại ba thứ không có sắc.

Có bao nhiêu thứ có thấy v.v...? Có ba thứ không thấy, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ hoặc có thấy, hoặc không thấy.

Có thấy là gì? Là một xứ.

Không thấy là gì? Là chín xứ và phần ít của một xứ.

Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Có ba thứ không đối, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ hoặc có đối, hoặc không đối.

Có đối là gì? Tức là mười xứ.

Không đối là gì? Tức là phần ít của một xứ.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Tức là mười xứ và phần ít của một xứ. Vô lậu là gì? Tức là phần ít của một xứ.

Thọ niệm trụ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Nghĩa là tác ý hữu lậu tương ưng với thọ uẩn. Vô lậu là gì? Nghĩa là tác ý vô lậu tương ưng với thọ uẩn.

Tâm niệm trụ cũng thế.

Pháp niệm trụ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Nghĩa là các uẩn tưởng-hành hữu lậu.

Vô lậu là gì? Nghĩa là các uẩn tưởng-hành vô lậu và ba thứ vô vi.

Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Có ba thứ là hữu vi, một thứ nên phân biệt, nghĩa là pháp niệm trụ hoặc hữu vi, hoặc vô vi.

Hữu vi là gì? Tức là tưởng uẩn và hành uẩn. Vô vi là gì? Tức là ba thứ vô vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Có dị thục là gì? Tức là sắc uẩn bất thiện-thiện-hữu lậu. Không có dị thục là gì? Tức là sắc uẩn vô ký-vô lậu.

Niệm trụ thọ-tâm-pháp cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Có ba thứ là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc về thế gian. Còn một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp niệm trụ, nếu là hữu vi thì đó là duyên sinh, nhân sinh, thuộc về thế gian; nếu là vô vi thì không phải là duyên sinh, nhân sinh, thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Có một thứ thuộc về sắc, còn ba thứ kia thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v...? Có một thứ thuộc nội xứ, hai thứ thuộc ngoại xứ, một thứ cần phân biệt, nghĩa là thân niệm trụ hoặc thuộc nội xứ, hoặc thuộc ngoại xứ.

Thuộc nội xứ là gì? Tức là năm lãnh vực bên trong.

Thuộc ngoại xứ là gì? Tức là năm lãnh vực bên ngoài và phần ít của một lãnh vực bên ngoài.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Bốn niệm trụ này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các niệm trụ, nếu là hữu lậu thì cần đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, nếu vô lậu thì không cần phải đoạn dứt.

Có bao nhiêu thứ cần đoạn dứt v.v…? Tất cả cần phân biệt, nghĩa là các niệm trụ nếu là hữu lậu thì cần đoạn dứt, nếu là vô lậu thì không cần đoạn dứt.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là thân niệm trụ hoặc nên tu, hoặc không nên tu.

Nên tu là gì? Tức là sắc uẩn thiện.

Không nên tu là gì? Tức là sắc uẩn bất thiện và vô ký. Thọ niệm trụ, tâm niệm trụ cũng vậy.

Pháp niệm trụ hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là gì? Tức là tưởng uẩn và hành uẩn thiện.

Không nên tu là gì? Tức là tưởng uẩn và hành uẩn bất thiện-vô ký và ba thứ vô vi.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ hoặc nhiễm ô, hoặc không nhiễm ô.

Nhiễm ô là gì? Tức là sắc uẩn có ngăn che.

Không nhiễm ô là gì? Tức là sắc uẩn không có ngăn che. Thọ-tâm-pháp niệm trụ cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Có ba thứ là quả mà cũng là có quả, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp niệm trụ hoặc là quả mà không phải là có quả, hoặc là quả mà cũng là có quả, hoặc không phải quả mà cũng không phải có quả.

Là quả mà không phải là có quả, tức là trạch diệt.

Là quả mà cũng là có quả, tức là các uẩn hành-tưởng.

Không phải quả mà cũng không phải là có quả, tức là hư không và phi trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ là chấp thọ v.v...? Có ba thứ không có chấp thọ, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ hoặc có chấp thọ, hoặc không có chấp thọ.

Có chấp thọ là gì? Tức là tự thể của nó thâu nhiếp sắc uẩn.

Không có chấp thọ là gì? Tức là tự thể của nó không thâu nhiếp sắc uẩn.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Có ba thứ không do các đại tạo nên, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ hoặc do các đại tạo nên, hoặc không do các đại tạo nên.

Do các đại tạo nên là gì? Tức là chín xứ và phần ít của hai xứ. Không do các đại tạo nên là gì? Tức là phần ít của một xứ.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Có ba thứ là có trên, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp niệm trụ hoặc có trên, hoặc không có trên (vô thượng).

Có trên là gì? Tức là các uẩn hành-tưởng và hư không-phi trạch diệt.

Không có trên là gì? Tức là trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các niệm trụ, nếu hữu lậu thì có, nếu vô lậu thì không phải có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Có một thứ là nhân không tương ưng, hai thứ là nhân tương ưng, một thứ nên phân biệt, nghĩa là pháp niệm trụ, nếu là tâm sở thì nhân tương ưng, nếu không phải là tâm sở thì nhân không tương ưng.

Bốn niệm trụ này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau, thì sáu xứ thiện thâu nhiếp phần ít của bốn niệm trụ, phần ít của bốn niệm trụ cũng thâu nhiếp sáu xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì năm xứ bất thiện thâu nhiếp phần ít của bốn niệm trụ, phần ít của bốn niệm trụ cũng thâu nhiếp năm xứ bất thiện.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, thì bảy xứ vô ký thâu nhiếp phần ít của bốn niệm trụ, phần ít của bốn niệm trụ cũng thâu nhiếp bảy xứ vô ký.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì ba xứ lậu thâu nhiếp phần ít của một niệm trụ, phần ít của một niệm trụ cũng thâu nhiếp ba lậu xứ. Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, thì năm xứ hữu lậu thâu nhiếp phần ít của bốn niệm trụ, phần ít của bốn niệm trụ cũng thâu nhiếp năm xứ hữu lậu.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, thì tám xứ vô lậu thâu nhiếp phần ít của bốn niệm trụ, và phần ít của bốn niệm trụ cũng thâu nhiếp tám xứ vô lậu. Có bao nhiêu thứ ở quá khứ v.v...? Có ba thứ hoặc ở quá khứ-vị lai hoặc hiện tại, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp niệm trụ, nếu là hữu vi hoặc ở quá khứ-hiện tại hay vị lai, nếu là vô vi thì không phải ở quá khứ-hiện tại hay vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là thân niệm trụ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện bất thiện là gì? Tức là phần ít của ba xứ. Vô ký là gì? Tức là tám xứ và phần ít của hai xứ.

Thọ niệm trụ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là gì? Tức là thiện tác ý tương ưng với thọ uẩn.

Bất thiện là gì? Tức là bất thiện tác ý tương ưng với thọ uẩn. Vô ký là gì? Tức là vô ký tác ý tương ưng với thọ uẩn.

Tâm niệm trụ cũng như thế.

Pháp niệm trụ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thiện là gì? Tức là tưởng uẩn-hành uẩn thiện và trạch diệt.

Bất thiện là gì? Tức là tưởng uẩn và hành uẩn bất thiện.

Vô ký là gì? Tức là tưởng uẩn-hành uẩn vô ký và hư không-phi trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thuộc cõi Dục là gì? Tức là hai xứ và phần ít của chín xứ. Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là phần ít của chín xứ.

Không hệ thuộc cõi nào là gì? Tức là phần ít của một xứ.

Thọ niệm trụ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào. Thuộc cõi Dục là gì? Tức là tác ý tương ưng với thọ uẩn cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là tác ý tương ưng với thọ uẩn cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là gì? Tức là tác ý tương ưng với thọ uẩn vô lậu. Tâm niệm trụ cũng thế.

Pháp niệm trụ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào. Thuộc cõi Dục là gì? Tức là tưởng uẩn và hành uẩn của cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là tưởng uẩn và hành uẩn của cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là gì? Tức là tưởng uẩn và hành uẩn của cõi Vô sắc. Không hệ thuộc cõi nào là gì? Tức là tưởng uẩn và hành uẩn vô lậu, cùng với pháp vô vi. Có bao nhiêu thứ học v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Học và vô học là gì? Tức là phần ít của một xứ. Phi học phi vô học là gì? Tức là mười xứ và phần ít của một xứ. Thọ niệm trụ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là gì? Tức là tác ý học tương ưng với thọ uẩn.

Vô học là gì? Tức là tác ý vô học tương ưng với thọ uẩn.

Phi học phi vô học là gì? Tức là tác ý hữu lậu tương ưng với thọ uẩn.

Tâm niệm trụ cũng thế.

Pháp niệm trụ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là gì? Tức là hành uẩn-tưởng uẩn hữu học.

Vô học là gì? Tức là hành uẩn-tưởng uẩn vô học.

Phi học phi vô học là gì? Tức là hành uẩn-tưởng uẩn hữu lậu và pháp vô vi.

Bốn niệm trụ này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ hoặc do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Tức là mười xứ và phần ít của một xứ.

Không có gì đoạn trừ là gì? Tức là phần ít của một xứ.

Thọ niệm trụ hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu đạo mà đoạn, hoặc không có gì phải đoạn trừ. Do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Tức là thọ niệm trụ có các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám tùy miên tương ưng với thọ uẩn.

Do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là thọ niệm trụ có các thứ học thấy vết tích và tu đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với thọ uẩn và các thọ uẩn hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn trừ là gì? Tức là thọ uẩn vô lậu. Tâm niệm trụ cũng thế.

Pháp niệm trụ hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là pháp niệm trụ có các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám tùy miên tương ưng với hành uẩn-tưởng uẩn, cùng nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành.

Do tu đạo mà đoạn trừ là sao? Nghĩa là pháp niệm trụ do học thấy vết tích, tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên và nó tương ưng với tưởng uẩn hành uẩn hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, hoặc các tưởng uẩn-hành uẩn hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn trừ là gì? Tức là các hành uẩn-tưởng uẩn vô lậu và pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Có một thứ không phải phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng. Có một thứ là tâm sở tương ưng với tâm. Có một thứ chỉ là tâm. Có một thứ nên phân biệt, nghĩa là pháp niệm trụ nếu có sở duyên là tâm tương ưng với tâm sở, nếu không có sở duyên thì không phải là tâm, tâm sở, tâm tương ưng.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Có một thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ. Một thứ tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển. Hai thứ nên phân biệt, nghĩa là thân niệm trụ hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, hoặc không phải tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ.

Tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, là tùy tâm chuyển các nghiệp thân-ngữ. Còn lại các sắc uẩn không phải tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ.

Pháp niệm trụ hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, hoặc không phải tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với thọ.

Tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, là tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành.

Tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, là tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn.

Không phải tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại tâm bất tương ưng hành và pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với hành-tưởng v.v...? Trừ tự tánh của nó ra, thì giống như thọ nên biết.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là thân niệm trụ, hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, hoặc không phải tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ.

Tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, là tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ.

Còn lại các sắc uẩn khác thì không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ.

Thọ niệm trụ hoặc có tầm có tứ, hoặc không có tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm không có tứ.

Có tầm có tứ là gì? Tức là có tầm có tứ tác ý tương ưng với thọ uẩn.

Không có tầm chỉ có tứ là gì? Tức là không có tầm chỉ có tứ tác ý tương ưng với thọ uẩn.

Không có tầm không có tứ là gì? Nghĩa là không có tầm không có tứ tác ý tương ưng với thọ uẩn.

Tâm niệm trụ cũng như thế.

Pháp niệm trụ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, tức là tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành, và tầm tương ưng với tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, tức là tầm và tầm không tương ưng với tứ, mà tương ưng với tưởng uẩn-hành uẩn.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, tức là tầm và tứ tương ưng với hành uẩn-tưởng uẩn.

4. Hoặc không phải tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, là trừ ra tùy tầm chuyển các tâm bất tương ưng hành, còn lại các tâm bất tương ưng hành, và tầm không tương ưng với tứ, hoặc là không có tầm không có tứ mà không phải là thọ tâm sở, hoặc là pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ, hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, hoặc không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ.

Kiến xứ mà không phải là kiến, tức là chín xứ và phần ít của một xứ.

Kiến mà cũng là kiến xứ, tức là một xứ.

Không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ, tức phần ít của một xứ.

Thọ niệm trụ nếu hữu lậu thì đó là kiến xứ mà không phải là kiến, nếu vô lậu thì không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ.

Tâm niệm trụ cũng như thế.

Pháp niệm trụ cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là kiến mà không phải là kiến xứ, nghĩa là tận trí và vô sinh trí không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

2. Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, nghĩa là tưởng uẩn hữu lậu, và kiến không thâu nhiếp hành uẩn hữu lậu.

3. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, tức là năm cái thấy nhiễm ô và chánh kiến của thế gian.

4. Hoặc không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ, tức là tưởng uẩn vô lậu, và kiến không thâu nhiếp hành uẩn vô lậu cùng pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không phải là có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ, nếu nhiễm ô thì có thân kiến làm nhân mà không phải là có nhân của thân kiến. Nếu không nhiễm ô thì không phải là có thân kiến làm nhân mà cũng không phải là có nhân của thân kiến.

Thọ niệm trụ, hoặc có thân kiến làm nhân mà không phải là có nhân của thân kiến, hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, hoặc không phải là có thân kiến làm nhân mà cũng không phải là có nhân của thân kiến.

Có thân kiến làm nhân mà không phải là có nhân của thân kiến, nghĩa là trừ ra ở quá khứ và hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên tương ưng với thọ uẩn, cũng trừ ra ở quá khứ và hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ biến hành tùy miên tương ưng với thọ uẩn, cũng trừ ra ở vị lai có thân kiến tương ưng với thọ uẩn, còn lại các thọ uẩn nhiễm ô.

Có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, nghĩa là các thọ uẩn đã trừ đi ở trước đó. Không phải có thân kiến làm nhân mà cũng không phải là có nhân của thân kiến, tức là các thọ uẩn không nhiễm ô.

Tâm niệm trụ cũng thế.

Pháp niệm trụ hoặc có thân kiến làm nhân mà không phải có nhân của thân kiến, hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, hoặc không phải có thân kiến làm nhân mà cũng không phải có nhân của thân kiến.

Có thân kiến làm nhân mà không phải là có nhân của thân kiến, là trừ ra ở quá khứ và hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên mà nó tương ưng đều ngang hàng với tưởng uẩn-hành uẩn, cũng trừ ra ở quá khứ và hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ các biến hành tùy miên mà nó tương ưng với tưởng uẩn và hành uẩn, cũng trừ ra ở vị lai có thân kiến tương ưng với tưởng uẩn-hành uẩn. Cũng trừ ra ở vị lai có thân kiến mà nó tương ưng với các pháp sinh ra, già đi, trụ lại và vô thường, còn lại các uẩn hành và tưởng nhiễm ô.

Có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, tức là các thứ tưởng uẩn-hành uẩn đã trừ đi ở trước đó.

Không phải có thân kiến làm nhân mà cũng không phải là có nhân của thân kiến, tức là các tưởng uẩn-hành uẩn không nhiễm ô và pháp vô vi. Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là thân niệm trụ, hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục, hoặc là nghiệp dị thục mà không phải là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục,

Nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục, tức là các nghiệp thân và ngữ.

Nghiệp dị thục mà không phải là nghiệp, nghĩa là nghiệp dị thục sinh ra các sắc uẩn.

Không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục, tức là trừ ra nghiệp và nghiệp dị thục sắc uẩn, còn lại các sắc uẩn khác.

Thọ niệm trụ, hoặc là nghiệp dị thục mà không phải là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục.

Nghiệp dị thục mà không phải là nghiệp, nghĩa là nghiệp dị thục đã sinh ra các thọ uẩn. Còn lại các thọ uẩn khác thì không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục.

Tâm niệm trụ cũng thế.

Pháp niệm trụ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục, là nghiệp dị thục không thâu nhiếp tư.

2. Hoặc là nghiệp dị thục mà không phải là nghiệp, là tư không thâu nhiếp các nghiệp dị thục sinh ra các uẩn hành và tưởng.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là nghiệp dị thục, là nghiệp dị thục đã sinh ra tư.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục, nghĩa là trừ ra các hành uẩn-tưởng uẩn do nghiệp và nghiệp dị thục sinh ra, còn lại các uẩn hành-tưởng và pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Có hai thứ là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp. Có hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ có ba trường hợp: 1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra tùy nghiệp chuyển các nghiệp thân-ngữ, còn lại các nghiệp thân-ngữ khác.

2. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, tức là tùy nghiệp chuyển các nghiệp thân-ngữ.

3. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ các sắc uẩn của nghiệp và tùy nghiệp chuyển, còn lại các sắc uẩn khác.

Pháp niệm trụ cũng có ba trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, nghĩa là tưởng. Uẩn và tư không thâu nhiếp tùy nghiệp chuyển hành uẩn.

3. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra nghiệp và hành uẩn của tùy nghiệp chuyển, còn lại các hành uẩn khác và pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được? Có ba thứ không phải sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ có ba trường hợp:

1. Hoặc là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, tức là tám xứ và phần ít của hai xứ.

2. Hoặc là sắc tạo ra mà cũng là sắc thấy được, tức là một xứ.

3. Hoặc không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được, tức là phần ít của một xứ.

Bốn niệm trụ này:

Có bao nhiêu thứ do sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Có ba thứ không phải là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối. Còn một thứ cần phân biệt, nghĩa là thân niệm trụ có ba trường hợp:

1. Hoặc là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối, nghĩa là phần ít của một xứ.

2. Hoặc là sắc có đối mà không phải là sắc tạo ra, nghĩa là phần ít của một xứ.

3. Hoặc là sắc tạo ra mà cũng là sắc có đối, nghĩa là chín xứ và phần ít của một xứ.

Có bao nhiêu thứ là khó thấy bởi vì rất thâm diệu v.v...? Tất cả đều là khó thấy bởi vì rất thâm diệu và vì rất thâm diệu cho nên khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải do thiện làm nhân v.v...?

Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ có ba trường hợp:

1. Hoặc thiện làm nhân mà không phải là thiện, nghĩa là sắc uẩn do quả dị thục thiện sinh ra.

2. Hoặc thiện mà cũng là thiện làm nhân, tức là sắc uẩn thiện.

3. Hoặc không phải thiện mà cũng không phải là thiện làm nhân, nghĩa là trừ ra các sắc uẩn do quả dị thục thiện sinh ra, còn lại các sắc uẩn vô ký và bất thiện.

Thọ niệm trụ, tâm niệm trụ cũng như thế.

Pháp niệm trụ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là thiện mà không phải do thiện làm nhân, tức là trạch diệt.

2. Hoặc do thiện làm nhân mà không phải thiện, tức là các tưởng uẩn-hành uẩn do quả dị thục thiện sinh ra.

3. Hoặc là thiện mà cũng do thiện làm nhân, tức là các tưởng uẩn và hành uẩn thiện.

4. Hoặc không phải là thiện mà cũng không phải do thiện làm nhân, tức là trừ ra các tưởng uẩnhành uẩn do quả dị thực thiện sinh ra, còn lại các tưởng uẩn-hành uẩn vô ký và bất thiện cùng hư không-phi trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải do bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ có ba trường hợp:

1. Hoặc do bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, tức là Sắc uẩn do dị thục bất thiện sinh ra.

2. Hoặc là bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, tức là các sắc uẩn bất thiện.

3. Hoặc không phải bất thiện mà không phải do bất thiện làm nhân, nghĩa là trừ ra các sắc uẩn do các dị thục bất thiện sinh ra, còn lại các sắc uẩn thiện và vô ký.

Thọ niệm trụ cũng có ba trường hợp:

1. Hoặc do bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, tức là thọ uẩn do các dị thục bất thiện sinh ra, và ở cõi Dục có thân kiến-biên chấp kiến tương ưng với thọ uẩn.

2. Hoặc là bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, tức là những thọ uẩn bất thiện.

3. Hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân, nghĩa là trừ ra các thọ uẩn do quả dị thục bất thiện sinh ra, và trừ ra ở cõi Dục có thân kiến-biên chấp kiến tương ưng với thọ uẩn, còn lại các thọ uẩn thiện và vô ký.

Tâm niệm trụ cũng như thế.

Pháp niệm trụ cũng có ba trường hợp:

1. Hoặc do bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, nghĩa là các uẩn hành-tưởng do các quả dị thục bất thiện sinh ra, và ở cõi Dục có thân kiến-biên chấp kiến, nó cùng tương ưng với các tưởng uẩn-hành uẩn.

2. Hoặc là bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, nghĩa là các tưởng uẩn-hành uẩn bất thiện.

3. Hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân, nghĩa là trừ ra các hành-tưởng uẩn do dị thục bất thiện sinh ra, và trừ ra ở cõi Dục có thân kiến-biên chấp kiến mà nó tương ưng với các tưởng uẩn-hành uẩn. Còn lại các hành-tưởng uẩn thiện và vô ký cùng ba thứ vô vi.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải là vô ký làm nhân v.v...?

Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ có ba trường hợp:

1. Hoặc vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, tức là sắc uẩn bất thiện.

2. Hoặc là vô ký mà cũng là vô ký làm nhân, tức là sắc uẩn vô ký.

3. Hoặc không phải là vô ký mà cũng không phải do vô ký làm nhân, tức là sắc uẩn thiện.

Thọ niệm trụ, tâm niệm trụ cũng thế. Pháp niệm trụ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là vô ký mà không phải do vô ký làm nhân, tức là hư không-phi trạch diệt.

2. Hoặc là vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, tức là hành uẩn-tưởng uẩn bất thiện.

3. Hoặc là vô ký mà cũng do vô ký làm nhân, đó là hành uẩn và tưởng uẩn vô ký.

4. Hoặc không phải là vô ký mà cũng không phải là vô ký làm nhân, đó là các uẩn hành-tưởng thiện và trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không phải là có nhân v.v...? Có ba thứ là nhân duyên mà cũng là có nhân, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp niệm trụ, nếu hữu vi thì đó là nhân duyên mà cũng có nhân, nếu vô vi thì không phải nhân duyên mà cũng không phải là có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Có một thứ không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, ba thứ nên phân biệt, nghĩa là thọ niệm trụ có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là thọ uẩn vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và thọ uẩn của A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ hoặc hiện tại.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra thọ uẩn của A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ hoặc hiện tại, còn lại thọ uẩn ở thời gian quá khứ-hiện tại khác.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra các thọ uẩn vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các thọ uẩn vị lai khác.

Tâm niệm trụ cũng như thế.

Pháp niệm trụ cũng có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là không phải thọ tâm sở ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, cũng không phải thọ tâm sở ở thời quá khứ hoặc hiện tại khi A-la-hán mạng chung, và vô tưởng diệt định đã sinh mà đang khởi lên.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra không phải thọ tâm sở của A-la-hán khi mạng chung ở thời quá khứ hoặc hiện tại, còn lại các thứ không phải thọ tâm sở ở thời quá khứ hoặc hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra không phải thọ tâm sở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các thứ không phải là thọ tâm sở vị lai, và trừ ra các tâm bất tương ưng hành đẳng vô gián, còn lại tâm bất tương ưng hành và pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên? Có một thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên, hai thứ là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên, một thứ cần phân biệt, nghĩa là pháp niệm trụ, nếu là tâm sở thì nó là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên, nếu không phải là tâm sở thì nó là sở duyên duyên mà không có sở duyên. Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không phải là có tăng thượng v.v...? Có ba thứ là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng, một thứ cần phân biệt, nghĩa là pháp niệm trụ, nếu hữu vi thì đó là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng, nếu vô vi thì đó là tăng thượng duyên mà không phải là có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là thân niệm trụ, nếu hữu lậu thì đó là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nếu vô lậu thì không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu.

Thọ niệm trụ, tâm niệm trụ cũng như thế. Pháp niệm trụ có ba trường hợp:

1. Hoặc là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nghĩa là tưởng uẩn hữu lậu và bộc lưu không thâu nhiếp hành uẩn hữu lậu.

2. Hoặc là bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu, tức là bốn thứ bộc lưu.

3. Hoặc không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu, thì đó là hành uẩn-tưởng uẩn vô lậu và các pháp vô vi.

-Bốn Thánh đế: Tức là khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế và đạo thánh đế.

Bốn Thánh đế này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Có một thứ là không có sắc, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc có sắc, hoặc không có sắc.

Có sắc là gì? Đó là mười xứ và phần ít của một xứ. Không có sắc là gì? Đó là một xứ và phần ít của một xứ. Tập thánh đế cũng như thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thì có sắc, còn lại đều là không có sắc.

Có bao nhiêu thứ thấy được v.v...? Có hai thứ là không thấy, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc thấy, hoặc không thấy.

Thấy là gì? Đó là một xứ.

Không thấy là gì? Đó là mười một xứ. Tập thánh đế cũng vậy.

Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Có hai thứ không có đối, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là Khổ thánh đế hoặc có đối, hoặc không có đối.

Có đối là gì? Đó là mười xứ. Không có đối là gì? Đó là hai xứ. Tập thánh đế cũng vậy.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Có hai thứ hữu lậu, hai thứ vô lậu.

Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Có ba thứ hữu vi, một thứ vô vi. Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Có hai thứ có quả dị thục, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Có dị thục là gì? Nghĩa là khổ đế thiện-bất thiện. Không có dị thục là gì? Nghĩa là khổ đế vô ký.

Tập thánh đế cũng vậy.

- Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Có ba thứ là duyên sinh nhân sinh-thuộc về thế gian. Còn một thứ không phải là duyên sinh nhân sinh-thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Có một thứ thuộc về danh, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc thuộc về sắc, hoặc thuộc về danh.

Thuộc về sắc là gì? Tức là mười xứ và phần ít của một xứ. Thuộc về danh là gì? Tức là một xứ và phần ít của một xứ. Tập thánh đế cũng như thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp nghiệp của thân-ngữ thì thuộc về sắc.

Còn lại đều thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc nội xứ v.v...? Có một thứ thuộc về ngoại xứ, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc thuộc nội xứ, hoặc thuộc ngoại xứ.

Thuộc nội xứ là gì? Tức là sáu xứ bên trong. Thuộc ngoại xứ là gì? Tức là sáu xứ bên ngoài. Tập thánh đế cũng như thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp tâm-ý-thức thì thuộc về nội xứ, còn lại đều thuộc về ngoại xứ.

Có bao nhiêu trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

QUYỂN 13

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 4

Bốn Thánh đế này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt các sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Có hai thứ đoạn dứt các sự biết khắp về những gì được biết khắp, hai thứ không phải là đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn trừ v.v...? Có hai thứ nên đoạn trừ, hai thứ không nên đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Có một thứ nên tu, một thứ không nên tu, hai thứ cần phân biệt, nghĩa là khổ thánh đế hoặc nên tu, hoặc không nên tu.

Nên tu là gì? Nghĩa là các khổ đế thiện.

Không nên tu là gì? Tức là các khổ đế bất thiện và vô ký. Tập thánh đế cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ nhiễm ô v.v...? Có hai thứ không nhiễm ô, hai thứ nên phân biệt, nghĩa là khổ thánh đế hoặc nhiễm ô, hoặc không nhiễm ô.

Nhiễm ô là gì? Tức là khổ đế có ngăn che.

Không nhiễm ô là gì? Tức là khổ đế không có ngăn che. Tập thánh đế cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Có ba thứ là quả mà cũng là có quả, một thứ là quả mà không phải là có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Hai thứ không có chấp thọ, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc có chấp thọ, hoặc không có chấp thọ.

Có chấp thọ là gì? Nghĩa là tự thể của nó thâu nhiếp khổ đế.

Không có chấp thọ là gì? Nghĩa là tự thể của nó không thâu nhiếp khổ đế.

Tập thánh đế cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Có một thứ không phải do các đại tạo nên, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc do các đại tạo nên, hoặc không do các đại tạo nên.

Do các đại tạo nên là gì? Tức là chín xứ và phần ít của hai xứ. Không do các đại tạo nên là gì? Tức là một xứ và phần ít của hai xứ.

Tập thánh đế cũng như thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp các nghiệp thân ngữ thì do các đại tạo nên, còn lại đều không phải là do các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Có ba thứ có trên, một thứ không có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Có hai thứ là có, hai thứ là không có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Có một thứ là nhân tương ưng, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế thâu nhiếp các sắc có tâm bất tương ưng hành là nhân bất tương ưng, còn lại đều là nhân tương ưng.

Tập thánh đế cũng như thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ có tâm bất tương ưng hành là nhân không tương ưng, còn lại đều là nhân tương ưng.

Bốn Thánh đế này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp, thì sáu xứ thiện thâu nhiếp hai đế và phần ít của hai đế, còn hai đế và phần ít của hai đế cũng thâu nhiếp sáu xứ thiện. Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì năm xứ bất thiện thâu nhiếp phần ít của hai đế đó và phần ít của hai đế cũng thâu nhiếp năm xứ bất thiện.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ vô ký không phải là đế, tức là hư không-phi trạch diệt.

2. Hoặc là đế không phải là xứ vô ký, tức là hai đế và phần ít của hai đế.

3. Hoặc là xứ vô ký cũng là đế, tức là phần ít của hai đế.

4. Hoặc không phải xứ vô ký cũng không phải đế, thì điều này không thể xảy ra được.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì ba xứ lậu thâu nhiếp phần ít của hai đế, phần ít của hai đế cũng thâu nhiếp ba xứ lậu.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, thì năm xứ hữu lậu thâu nhiếp hai đế, hai đế cũng thâu nhiếp năm xứ hữu lậu.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ vô lậu không phải đế, tức là hư không-phi trạch diệt.

2. Hoặc là đế không phải là xứ vô lậu, tức là hai đế.

3. Hoặc là xứ vô lậu mà cũng là đế, tức là hai đế.

4. Hoặc không phải xứ vô lậu cũng không phải đế, điều này không thể có được.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Có ba thứ thuộc quá khứ-hiện tại-vị lai, một thứ không phải là quá khứ-hiện tại hay vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Có hai thứ thiện, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thiện là gì? Tức là khổ thánh đế thâu nhiếp năm uẩn thiện.

Bất thiện là gì? Tức là khổ thánh đế thâu nhiếp năm uẩn bất thiện.

Vô ký là gì? Tức là khổ thánh đế thâu nhiếp năm uẩn vô ký. Tập thánh đế cũng vậy.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Có hai thứ không hệ thuộc cõi nào, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc.

Thuộc cõi Dục là gì? Nghĩa là khổ thánh đế thâu nhiếp năm uẩn thuộc cõi Dục.

Thuộc cõi Sắc là gì? Nghĩa là khổ thánh đế thâu nhiếp năm uẩn thuộc cõi Sắc.

Thuộc cõi Vô sắc là gì? Nghĩa là khổ thánh đế thâu nhiếp năm uẩn thuộc cõi Vô sắc.

Tập thánh đế cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là học v.v...? Có ba thứ là phi học phi vô học, một thứ cần phân biệt, nghĩa là đạo thánh đế hoặc học, hoặc vô học.

Học là gì? Nghĩa là năm uẩn hữu học. Vô học là gì? Tức là năm uẩn vô học. Bốn Thánh đế này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Có hai thứ không có gì phải đoạn trừ, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là khổ thánh đế có các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám tùy miên tương ưng với khổ đế, và nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành.

Do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là khổ đế có các thứ học thấy vết tích do tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên, và nó tương ưng với khổ đế, cùng khởi lên các nghiệp thân-ngữ có tâm bất tương ưng hành, hoặc là khổ đế không nhiễm ô.

Tập thánh đế cũng như vậy.

Có bao nhiêu thứ là không phải tâm v.v...? Có một thứ không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khi khổ thánh đế thâu nhiếp sắc-tâm bất tương ưng hành, thì nó không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng. Khi các thọ uẩn, tương uẩn tương ưng với hành uẩn, thì nó là tâm sở cùng tâm tương ưng. Còn tâm-ý-thức chỉ là tâm.

Tập thánh đế cũng như thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp nghiệp thân-ngữ, tâm bất tương ưng hành, không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng. Khi các thọ uẩn-tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn thì nó là tâm sở cùng với tâm tương ưng. Còn tâm-ý-thức chỉ là tâm.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Có một thứ không phải tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, nghĩa là tùy tâm chuyển các nghiệp thân-ngữ, tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Hoặc tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, tức là tâm-ý-thức.

3. Hoặc tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, nghĩa là tưởng uẩn và hành uẩn tương ưng.

4. Hoặc không phải tùy tâm chuyển mà cũng không phải tương ưng với thọ, tức là trừ ra tùy tâm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, còn lại các sắc tâm bất tương ưng hành.

Tập thánh đế cũng như vậy.

Đạo thánh đế cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, nghĩa là các nghiệp thân-ngữ và tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Hoặc tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, nghĩa là tâm-ý-thức.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, tức là tưởng uẩn và hành uẩn tương ưng.

4. Hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, tức là trừ ra tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành v.v...? Trừ tự tánh của nó ra, cũng như thọ nên biết.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ? Có một thứ không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, nghĩa là tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và tầm tương ưng với tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, tức là tầm và tầm không tương ưng với tứ, mà tương ưng với tâm và tâm sở của khổ đế.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, nghĩa là tầm và tứ tương ưng với tâm và tâm sở của khổ đế.

Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, tức là trừ ra tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, còn lại các sắc tâm bất tương ưng hành, và tầm không tương ưng với tứ, cùng với tâm-tâm sở của khổ đế không có tầm, không có tứ Tập thánh đế cũng như thế.

Đạo thánh đế cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, tức là tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và tầm tương ưng với tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, tức là tầm và tầm không tương ưng với tứ mà tương ưng với tâm và tâm sở pháp.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, nghĩa là tầm tứ cũng tương ưng với tâm-tâm sở pháp.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, tức là trừ ra tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, còn lại các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và tầm không tương ưng với tứ, cùng với các pháp tâm-tâm sở không có tầm-không có tứ.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Có một thứ không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, hoặc là kiến xứ mà không phải kiến.

Hoặc kiến mà cũng là kiến xứ, tức là mắt nhìn thấy năm thứ nhiễm ô hoặc là chánh kiến của thế gian, còn lại đều là kiến xứ mà không phải là kiến. Tập thánh đế cũng thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp tận trí và vô sinh trí mà không thâu nhiếp tuệ, là kiến mà không phải kiến xứ. Còn lại đều không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ.

Có bao nhiêu thứ là thân kiến làm nhân mà không phải có nhân của thân kiến v.v...? Có hai thứ không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, còn hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, hoặc không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, nghĩa là trừ ra ở quá khứ và hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên và nó tương ưng với câu hữu của khổ đế, cũng trừ ra ở quá khứ-hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và nó tương ưng với câu hữu của khổ đế, cũng trừ ra ở vị lai có nhân của thân kiến tương ưng với khổ đế, cũng trừ ra ở vị lai có thân kiến và nó tương ưng với các pháp sinh ra-già đi-trụ lại và vô thường, còn lại các thứ khổ đế nhiễm ô.

Có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, nghĩa là các khổ đế đã trừ ra ở trước.

Không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, tức là các khổ đế không nhiễm ô.

Tập thánh đế cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Có một thứ không phải nghiệp cũng không phải nghiệp dị thục, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải nghiệp dị thục, nghĩa là các nghiệp của thân-ngữ và các nghiệp của dị thục không thâu nhiếp tư.

2. Hoặc là nghiệp dị thục mà không phải là nghiệp, là tư không thâu nhiếp các nghiệp của dị thục sinh ra khổ đế.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là nghiệp dị thục, tức là nghiệp của dị thục sinh ra tư.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải nghiệp dị thục, tức là trừ ra nghiệp và nghiệp dị thục sinh ra khổ đế, còn lại các khổ đế khác.

Tập thánh đế cũng như thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tư, là nghiệp mà không phải nghiệp dị thục, còn lại đều không phải nghiệp cũng không phải nghiệp dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Có một thứ không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra tùy nghiệp chuyển các nghiệp thân-ngữ, còn lại các nghiệp thân-ngữ và tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, tức là các uẩn thọ-tưởng-thức, và tư không thâu nhiếp hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là các nghiệp thân-ngữ tùy nghiệp chuyển.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, tức là trừ ra nghiệp và tùy nghiệp chuyển khổ đế, còn lại các khổ đế khác.

Tập thánh đế cũng như thế.

Đạo thánh đế cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, tức là tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, nghĩa là các uẩn thọ-tưởng-thức, và tư không thâu nhiếp hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp cũng là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là các nghiệp của thân và ngữ.

4. Hoặc không phải là nghiệp cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra tùy nghiệp chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Có một thứ không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc thấy được, ba thứ nên phân biệt, nghĩa là khổ thánh đế có ba trường hợp:

1. Hoặc là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, tức là tám xứ và phần ít của hai xứ.

2. Hoặc là sắc tạo ra mà cũng là sắc thấy được, tức là một xứ.

3. Hoặc không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được, nghĩa là một xứ và phần ít của hai xứ.

Tập thánh đế cũng thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, thì nó là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, còn lại đều không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc thấy được.

Bốn Thánh đế này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Có một thứ không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế có bốn trường hợp:

1. Hoặc là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối, nghĩa là phần ít của một xứ.

2. Hoặc là sắc có đối mà không phải là sắc tạo ra, nghĩa là phần ít của một xứ.

3. Hoặc là sắc tạo ra mà cũng là sắc có đối, tức là chín xứ và phần ít của một xứ.

4. Hoặc không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối, tức là một xứ và phần ít của một xứ.

Tập thánh đế cũng thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối, còn lại đều không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ là khó thấy bởi vì rất thâm diệu v.v...? Tất cả đều là khó thấy bởi vì rất thâm diệu và vì rất thâm diệu cho nên rất khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải là thiện làm nhân v.v...? Có một thứ là thiện mà không phải là thiện làm nhân, có một thứ là thiện mà cũng do thiện làm nhân, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế có ba trường hợp:

1. Hoặc là thiện làm nhân mà không phải là thiện, tức là khổ đế do dị thục thiện sinh ra.

2. Hoặc là thiện mà cũng do thiện làm nhân, tức là khổ đế thiện.

3. Hoặc không phải thiện mà cũng không phải là thiện làm nhân, nghĩa là trừ ra khổ đế do dị thục thiện sinh ra, còn lại các khổ đế bất thiện và vô ký. Tập thánh đế cũng vậy.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải do bất thiện làm nhân v.v...? Có hai thứ không phải là bất thiện cũng không phải bất thiện làm nhân, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế có ba trường hợp:

1. Hoặc bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, tức là khổ đế do dị thục bất thiện sinh ra, và ở cõi Dục có thân kiến-biên chấp kiến và khổ đế mà nó đều có tương ưng.

2. Hoặc là bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, tức là các khổ đế bất thiện.

3. Hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân, tức là trừ ra khổ đế do dị thục bất thiện sinh ra, và trừ ra thuộc cõi Dục có thân kiến-biên chấp kiến và khổ đế mà nó đều tương ưng đến, còn lại các khổ đế thiện và vô ký.

Tập thánh đế cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải do vô ký làm nhân v.v...? Có hai thứ không phải là vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế có ba trường hợp:

1. Hoặc là vô ký làm nhân mà cũng không phải là vô ký, tức là khổ đế bất thiện.

2. Hoặc là vô ký cũng do vô ký làm nhân, tức là khổ đế vô ký.

3. Hoặc không phải là vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân, tức là khổ đế thiện.

Tập thánh đế cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không có nhân v.v...? Có ba thứ là nhân duyên mà cũng có nhân, còn một thứ thì không phải là nhân duyên mà cũng không có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Có một thứ không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là tâm và tâm sở của khổ đế ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, tâm và tâm sở của khổ đế mà lúc A-la-hán mạng chung ở thời quá khứ hoặc hiện tại, và các thứ định diệt vô tưởng đã sinh đang khởi lên.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, tức là trừ ra khổ đế của tâm-tâm sở khi A-la-hán mạng chung ở thời quá khứ hoặc hiện tại, còn lại các tâm-tâm sở của khổ đế ở quá khứ hay hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, tức là trừ ra các tâm-tâm sở khổ đế ở vị lai; mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại tâm-tâm sở của khổ đế ở vị lai trừ ra các tâm bất tương ưng hành đẳng vô gián, còn lại tâm bất tương ưng hành và các sắc khổ đế.

Tập thánh đế cũng thế.

Đạo thánh đế cũng có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là tâm và tâm sở của đạo đế ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là tâm và tâm sở của đạo đế ở thời quá khứ và hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, tức là trừ ra tâm và tâm sở của đạo đế ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các tâm và tâm sở của đạo đế ở vị lai, và các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành với đạo đế.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Có một thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế thâu nhiếp sắc tâm bất tương ưng hành, thì đó là sở duyên duyên mà không có sở duyên, còn lại các khổ đế đều là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Tập thánh đế cũng như thế.

Đạo thánh đế thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, thì đó là sở duyên duyên mà không có sở duyên, còn lại các đạo đế đều là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng v.v...? Có một thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng, ba thứ là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Có hai thứ không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là khổ thánh đế hoặc là bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu, hoặc là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu.

Là bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu, tức là bốn bộc lưu. Còn lại các khổ đế, thì đó là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu.

Tập thánh đế cũng như thế.

-Bốn Tĩnh lự: Đó là tĩnh lự thứ nhất, tĩnh lự thứ hai, tĩnh lự thứ ba và tĩnh lự thứ tư.

Bốn tĩnh lự này:

Có bao nhiêu thứ có sắc…? Tất cả đều cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự này khi thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ thì có sắc, còn lại đều là không co sắc.

Có bao nhiêu thứ có thấy…? Tất cả đều không thấy Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Tất cả đều không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Nghĩa là các tĩnh lự thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu. Vô lậu là gì? Nghĩa là các tĩnh lự thâu nhiếp năm uẩn vô lậu.

Có bao nhiêu thứ hữu vi…? Tất cả đều là hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả đều cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự này, nếu là hữu lậu thì có dị thục, nếu là vô lậu thì không có dị thục. Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả đều là duyên sinh-nhân sinh-thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Tất cả đều cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự khi thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thì thuộc về sắc, còn lại đều thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các tĩnh lự khi thâu nhiếp các tâm-ý-thức, nó thuộc về nội xứ, còn lại đều thuộc về ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Bốn tĩnh lự này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp…? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các tĩnh lự, nếu hữu lậu thì đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, nếu vô lậu thì không có gì phải đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn dứt v.v...? Tất cả đều cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự này, nếu là hữu lậu thì nên đoạn dứt, nếu vô lậu thì không nên đoạn dứt.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả đều nên tu.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Tất cả đều không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không có quả v.v...? Tất cả đều là quả mà cũng có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Tất cả cần phân biệt:

Nghĩa là các tĩnh lự thâu nhiếp các nghiệp thânngữ thì do các đại tạo nên, còn lại đều không do các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự, nếu hữu lậu thì có, nếu vô lậu thì không có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành thì nhân không tương ưng, còn lại đều là nhân tương ưng.

Bốn tĩnh lự này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp, có phần ít của năm xứ thiện thâu nhiếp bốn tĩnh lự, bốn tĩnh lự cũng thâu nhiếp phần ít của năm xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ hữu lậu mà không phải tĩnh lự, nghĩa là tĩnh lự không thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

2. Hoặc là tĩnh lự mà không phải xứ hữu lậu, nghĩa là bốn thứ tĩnh lự vô lậu.

3. Hoặc là xứ hữu lậu mà cũng là tĩnh lự, nghĩa là bốn thứ tĩnh lự hữu lậu.

4. Hoặc không phải xứ hữu lậu mà cũng không phải tĩnh lự, nghĩa là các tĩnh lự không thâu nhiếp năm uẩn vô lậu, và các pháp vô vi.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ hữu lậu mà không phải tĩnh lự, nghĩa là tĩnh lự không thâu nhiếp năm uẩn vô lậu, và pháp vô vi.

2. Hoặc là tĩnh lự mà không phải xứ vô lậu, nghĩa là bốn thứ tĩnh lự hữu lậu.

3. Hoặc là xứ hữu lậu mà cũng là tĩnh lự, nghĩa là bốn thứ tĩnh lự vô lậu.

4. Hoặc không phải xứ vô lậu mà cũng không phải tĩnh lự, nghĩa là các tĩnh lự không thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Tất cả đều thuộc quá khứ

-hiện tại-vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả đều là thiện.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự này, nếu hữu lậu thì thuộc cõi Sắc, nếu vô lậu thì không hệ thuộc cõi nào.

Có bao nhiêu thứ là học v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự này hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Học là gì? Nghĩa là các tĩnh lự này thâu nhiếp năm uẩn hữu học. Vô học là gì? Nghĩa là các tĩnh lự này thâu nhiếp năm uẩn vô học.

Phi học phi vô học là gì? Nghĩa là các tĩnh lự này thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

Bốn tĩnh lự này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự này, nếu hữu lậu thì do tu đạo mà đoạn trừ, nếu vô lậu thì không có gì phải đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự này, thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, thì không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng. Khi các thọ uẩn-tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn, thì tâm sở cùng với tâm tương ưng, tâm-ý-thức thì chỉ là tâm.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không phải là thọ tương ưng v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là mỗi thứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, nghĩa là các tĩnh lự này thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, và tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành cùng với thọ.

2. Hoặc tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, nghĩa là các tĩnh lự thâu nhiếp các tâm-ý-thức.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, nghĩa là các tĩnh lự này thâu nhiếp các tưởng uẩn, và tương ưng với hành uẩn.

4. Hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, nghĩa là trừ ra tĩnh lự thâu nhiếp tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các tĩnh lự thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành v.v...? Trừ tự tánh nó ra, thì cũng như thọ nên biết.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v...? Có ba thứ là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là sơ tĩnh lự có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, nghĩa là sơ tĩnh lự thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, và tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành cùng với tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, nghĩa là sơ tĩnh lự thâu nhiếp tầm.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, nghĩa là sơ tĩnh lự thâu nhiếp tầm-tứ tương ưng với pháp tâm và tâm sở.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, tức là trừ ra sơ tĩnh lự thâu nhiếp các tâm bất tương ưng hành tùy tầm chuyển, còn lại các sơ tĩnh lự thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là mỗi thứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là kiến mà không phải là kiến xứ, nghĩa là tĩnh lự này thâu nhiếp tận trí và vô sinh trí mà không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

2. Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, nghĩa là kiến không thâu nhiếp bốn tĩnh lự hữu lậu.

3. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, nghĩa là tĩnh lự thâu nhiếp các tuệ hữu lậu.

4. Hoặc không phải là kiến cũng không phải là kiến xứ, nghĩa là kiến không thâu nhiếp bốn tĩnh lự vô lậu.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả đều không có thân kiến làm nhân, mà cũng không có nhân của thân kiến.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tư, thì đó là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục, còn lại đều không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là mỗi thứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là tĩnh lự thâu nhiếp tư (ý).

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, nghĩa là tĩnh lự thâu nhiếp các uẩn thọ-tưởng-thức, và tư không thâu nhiếp hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là tĩnh lự thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra tĩnh lự thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành tùy nghiệp chuyển, còn lại các tĩnh lự thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, còn lại đều không phải sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được.

Bốn tĩnh lự này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Tất cả đều cần phân biệt: Nghĩa là khi các tĩnh lự thâu nhiếp các nghiệp của thânngữ, là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối, còn lại đều không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ khó thấy bởi vì rất thâm diệu v.v...? Tất cả đều khó thấy bởi vì rất thâm diệu và vì thâm diệu cho nên khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải do thiện làm nhân v.v...?

Tất cả đều là thiện mà cũng do thiện làm nhân. Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải do bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả không phải bất thiện mà cũng không phải do bất thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải do vô ký làm nhân v.v...?

Tất cả không phải vô ký mà cũng không phải do vô ký làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không có nhân v.v...? Tất cả đều cũng có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là sơ tĩnh lự có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là tâm và tâm sở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là tâm và tâm sở ở quá khứ hoặc hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, tức là trừ ra pháp tâm-tâm sở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại tâm-tâm sở pháp vị lai, và các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành.

Các tĩnh lự thứ hai, thứ ba cũng như thế. Tĩnh lự thứ tư cũng có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là tâm và tâm sở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và định vô tưởng đã sinh đang khởi lên.

2. Hoặc là đẳng vô gián cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là pháp tâm và tâm sở ở quá khứ và hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên, tức là trừ ra pháp tâmtâm sở ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại tâm-tâm sở pháp của vị lai, và trừ ra tâm bất tương ưng hành đẳng vô gián, còn lại là tâm bất tương ưng hành cùng các nghiệp thân-ngữ.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, là sở duyên duyên mà không có sở duyên, còn lại đều là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Tất cả đều cần phân biệt: Nghĩa là các tĩnh lự này, nếu hữu lậu thì thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nếu vô lậu thì không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu.

-Bốn vô lượng: Tức là Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng và Xả vô lượng.

Bốn vô lượng này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp nghiệp thânngữ thì có sắc, còn lại đều không có sắc.

Có bao nhiêu thứ có thấy v.v...? Tất cả đều không thấy. Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Tất cả đều không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Tất cả đều là hữu lậu. Có bao nhiêu thứ hữu vi…? Tất cả đều là hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả đều có dị thục.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả đều là duyên sinh-nhân sinh, thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thì thuộc về sắc, còn lại đều là thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp tâm-ý-thức thì thuộc về nội xứ, còn lại đều thuộc về ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Bốn vô lượng này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả đều là đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn dứt v.v...? Tất cả đều nên đoạn dứt.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả đều nên tu.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Tất cả đều không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Tất cả đều là quả mà cũng đều có quả.

Có bao nhiêu thứ là có chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, là do các đại tạo nên, còn lại đều không phải do các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Tất cả đều là có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng, còn lại đều là nhân tương ưng.

Bốn vô lượng này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp, thì phần ít của năm xứ thiện thâu nhiếp bốn vô lượng, và bốn vô lượng cũng thâu nhiếp phần ít của năm xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, thì phần ít của năm xứ hữu lậu thâu nhiếp bốn vô lượng, và bốn vô lượng cũng thâu nhiếp phần ít của năm xứ hữu lậu.

Cùng với tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Có bao nhiêu thứ ở quá khứ v.v...? Tất cả đều ở hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả đều là thiện.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Tất cả đều thuộc cõi Sắc.

Có bao nhiêu thứ là học v.v...? Tất cả đều phi học phi vô học.

Bốn vô lượng này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Tất cả đều do tu đạo mà đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, thì không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng, thọ uẩn-tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn, là tâm sở cùng với tâm tương ưng, tâm-ý-thức thì chỉ là tâm.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là mỗi thứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành với thọ.

2. Hoặc tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp tâm-ý-thức.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp tưởng uẩn và tương ưng với hành uẩn.

4. Hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, nghĩa là trừ ra các vô lượng thâu nhiếp tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các vô lượng chỉ thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành v.v...? Trừ tự tánh của nó ra, giống với thọ đã nói nên biết.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Từ vô lượng có bốn trường hợp:

Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, tức là Từ vô lượng thâu nhiếp tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và tầm tương ưng với tứ.

1. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, nghĩa là Từ vô lượng thâu nhiếp tầm, và tầm không tương ưng với tứ mà tương ưng với tâm và tâm sở.

2. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, nghĩa là Từ vô lượng thâu nhiếp tầm-tứ tương ưng với tâm-tâm sở pháp.

3. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, nghĩa là trừ ra Từ vô lượng thâu nhiếp tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, còn lại các Từ vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và Từ vô lượng thâu nhiếp tâm không tương ưng với tứ, cùng với Từ vô lượng thâu nhiếp các tâm-tâm sở không có tầm không có tứ.

Bi và Xả vô lượng thì cũng thế.

Hỷ vô lượng cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, nghĩa là Hỷ vô lượng thâu nhiếp tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành và tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, nghĩa là Hỷ vô lượng thâu nhiếp tầm.

Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, nghĩa là Hỷ vô lượng thâu nhiếp tầm-tứ tương ưng với tâm và tâm sở pháp.

3. Hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, nghĩa là trừ ra Hỷ vô lượng thâu nhiếp tùy tầm chuyển các nghiệp thânngữ tâm bất tương ưng hành, còn lại Hỷ vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và Hỷ vô lượng thâu nhiếp các pháp tâm-tâm sở không có tầm không có tứ.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các vô lượng hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến. Là kiến mà cũng là kiến xứ, là các vô lượng thâu nhiếp tuệ, còn lại đều là kiến xứ mà không phải là kiến.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không phải có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả không phải là có thân kiến làm nhân, cũng không có nhân của thân kiến.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tư là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục, còn lại đều không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là mỗi thứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là vô lượng thâu nhiếp tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, nghĩa là vô lượng thâu nhiếp các uẩn thọ-tưởng-thức, và tư không thâu nhiếp hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ-ý.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra vô lượng thâu nhiếp tùy nghiệp chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các vô lượng thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, còn lại đều không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được.

Bốn vô lượng này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp các nghiệp của thân-ngữ, là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối, còn lại đều không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ khó thấy bởi vì thâm diệu v.v...? Tất cả đều là khó thấy bởi vì rất thâm diệu và vì thâm diệu cho nên khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải là thiện làm nhân v.v...?

Tất cả đều là thiện mà cũng do thiện làm nhân. Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải do bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải bất thiện mà cũng không phải do bất thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải do vô ký làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải là vô ký mà cũng không phải do vô ký làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không có nhân v.v...? Tất cả đều là nhân duyên mà cũng có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là mỗi thứ có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp các tâm và tâm sở ở vị lai mà hiện nên.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp các tâm và tâm sở ở quá khứ hoặc hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra các vô lượng thâu nhiếp các tâm-tâm sở ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các vô lượng thâu nhiếp các tâm-tâm sở ở vị lai, và các vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các vô lượng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, là sở duyên duyên mà không có sở duyên, còn lại mà vô lượng thâu nhiếp đều là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...?

Tất cả đều là thuận bộc lưu mà cũng không phải là bộc lưu.

QUYỂN 14

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 5

-Bốn vô sắc: Tức là Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Bốn vô sắc này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Tất cả đều không có sắc. Có bao nhiêu thứ có thấy v.v...? Tất cả đều là không thấy Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Tất cả đều không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Có một thứ là hữu lậu, ba thứ cần phân biệt, tức là Không vô biên xứ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Tức là Không vô biên xứ thâu nhiếp bốn uẩn hữu lậu.

Vô lậu là gì? Tức là Không vô biên xứ thâu nhiếp bốn uẩn vô lậu.

Thức vô biên xứ và Vô sở hữu xứ cũng như thế. Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Tất cả đều là hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả đều cần phân biệt: Nghĩa là Không vô biên xứ hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục. Có dị thục là gì? Tức là Không vô biên xứ hữu lậu thiện.

Không có dị thục là gì? Tức Không vô biên xứ vô ký và vô lậu. Thức vô biên xứ và Vô sở hữu xứ cũng như vậy.

Phi tưởng phi phi tương xứ hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Có dị thục là gì? Nghĩa là Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện. Không có dị thục là gì? Nghĩa là Phi tưởng phi phi tưởng xứ vô ký.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả là duyên sinh-nhân sinh-thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Tất cả đều thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các vô sắc thâu nhiếp tâm-ý-thức thì thuộc về nội xứ, còn lại đều thuộc về ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Bốn vô sắc này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v…? Có một thứ là đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, còn ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ba vô sắc này, nếu là hữu lậu thì đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, nếu là vô lậu thì không phải đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn dứt v.v...? Có một thứ cần đoạn dứt, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ba vô sắc ấy, nếu là hữu lậu thì nên đoạn dứt, nếu vô lậu thì không cần phải đoạn dứt.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả đều cần phân biệt: Nghĩa là Không vô biên xứ hoặc nên tu, hoặc không cần phải tu.

Nên tu là gì? Tức là Không vô biên xứ thiện.

Không nên tu là gì? Tức là Không vô biên xứ vô ký.

Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng vậy.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là

Không vô biên xứ hoặc nhiễm ô, hoặc không nhiễm ô.

Nhiễm ô là gì? Nghĩa là Không vô biên xứ có ngăn che (hữu phú).

Không nhiễm ô là gì? Nghĩa là Không vô biên xứ không có ngăn che (vô phú).

Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Tất cả đều là quả mà cũng là có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Tất cả đều không phải các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Có một thứ là có, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ba vô sắc đó, nếu hữu lậu là có, nếu vô lậu thì không có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là vô sắc thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng, còn lại đều là nhân tương ưng.

Bốn vô sắc này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc xứ thiện mà không phải là vô sắc, nghĩa là sắc uẩn thiện và vô sắc không thâu nhiếp bốn uẩn thiện và trạch diệt.

2. Hoặc là vô sắc mà không phải là xứ thiện, nghĩa là bốn thứ vô sắc vô ký.

3. Hoặc là xứ thiện mà cũng là vô sắc, nghĩa là bốn thứ vô sắc thiện.

4. Hoặc không phải là xứ thiện mà cũng không phải là vô sắc, nghĩa là năm uẩn bất thiện, sắc uẩn vô ký và vô sắc không thâu nhiếp bốn uẩn vô ký cùng hư không-phi trạch diệt.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ vô ký mà không phải là vô sắc, nghĩa là sắc uẩn vô ký và vô sắc không thâu nhiếp bốn uẩn vô ký cùng hư không-phi trạch diệt.

2. Hoặc là vô sắc mà không phải là xứ vô ký, tức là bốn vô sắc thiện.

3. Hoặc là xứ vô ký mà cũng là vô sắc, nghĩa là bốn thứ vô sắc vô ký.

4. Hoặc không phải là xứ vô ký cũng không phải là vô sắc, nghĩa là năm uẩn bất thiện, sắc uẩn thiện và vô sắc không thâu nhiếp bốn uẩn thiện cùng trạch diệt.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ lậu mà không phải là vô sắc, nghĩa là một xứ lậu và phần ít của hai xứ lậu.

2. Hoặc là vô sắc mà không phải là xứ lậu, nghĩa là xứ lậu không thâu nhiếp bốn thứ vô sắc.

3. Hoặc là xứ lậu mà cũng là vô sắc, nghĩa là phần ít của hai xứ lậu.

4. Hoặc không phải là xứ lậu mà cũng không phải là vô sắc, nghĩa là sắc uẩn và xứ lậu, vô sắc không thâu nhiếp bốn uẩn và pháp vô vi. Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ hữu lậu mà không phải là vô sắc, nghĩa là sắc uẩn hữu lậu và vô sắc không thâu nhiếp bốn uẩn hữu lậu.

2. Hoặc là vô sắc mà không phải là xứ hữu lậu, nghĩa là phần ít của ba thứ vô sắc.

3. Hoặc là xứ hữu lậu mà cũng là vô sắc, nghĩa là một thứ vô sắc và phần ít của ba thứ vô sắc.

4. Hoặc không phải là xứ hữu lậu cũng không phải là vô sắc, nghĩa là sắc uẩn vô lậu và vô sắc không thâu nhiếp bốn uẩn vô lậu cùng với pháp vô vi.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ vô lậu mà không phải là vô sắc, nghĩa là sắc uẩn vô lậu và vô sắc không thâu nhiếp bốn uẩn vô lậu cùng với pháp vô vi.

2. Hoặc là vô sắc mà không phải là xứ vô lậu, tức là một thứ vô sắc và phần ít của ba thứ vô sắc.

3. Hoặc là xứ vô lậu mà cũng là vô sắc, nghĩa là phần ít của ba thứ vô sắc.

4. Hoặc không phải là xứ vô lậu cũng không phải là vô sắc, nghĩa là sắc uẩn hữu lậu và vô sắc không thâu nhiếp bốn uẩn hữu lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Tất cả đều thuộc quá khứ-hiện tại-vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Không vô biên xứ hoặc thiện, hoặc vô ký.

Thiện là gì? Nghĩa là Không vô biên xứ thâu nhiếp bốn uẩn thiện.

Vô ký là gì? Nghĩa là Không vô biên xứ thâu nhiếp bốn uẩn vô ký. Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng thế.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Có một thứ thuộc cõi Vô sắc, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ba thứ vô sắc, nếu là hữu lậu thì ở cõi Vô sắc, nếu là vô lậu thì không có ở cõi nào.

Có bao nhiêu thứ là học v.v...? Có một thứ phi học phi vô học, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là Không vô biên xứ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Học là gì? Nghĩa là Không vô biên xứ thâu nhiếp bốn uẩn hữu học. Vô học là gì? Nghĩa là Không vô biên xứ thâu nhiếp bốn uẩn vô học.

Phi học phi vô học là gì? Nghĩa là Không vô biên xứ thâu nhiếp bốn uẩn hữu lậu.

Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Bốn vô sắc này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là Không vô biên xứ hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu đạo mà đoạn, hoặc không có gì phải đoạn.

Do kiến đạo mà đoạn là gì? Nghĩa là Không vô biên xứ với các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành hiện quán biên nhẫn đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ hai mươi tám thứ tùy miên, luôn tương ưng và đều khởi tâm bất tương ưng hành với Không vô biên xứ.

Do tu đạo mà đoạn là sao? Nghĩa là Không vô biên xứ với học thấy dấu vết đạo và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ ba thứ tùy miên, và nó tương ưng luôn khởi tâm bất tương ưng hành, cùng với Không vô biên xứ hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn trừ là gì? Tức là vô lậu. Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cũng thế.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu đạo mà đoạn.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là Phi tưởng phi phi tưởng xứ với các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ hai mươi tám thứ tùy miên, và nó tương ưng luôn khởi tâm bất tương ưng hành với Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Do tu đạo mà đoạn trừ là sao? Nghĩa là Phi tưởng phi phi tưởng xứ với học thấy dấu vết đạo và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ ba thứ tùy miên, và nó tương ưng luôn khởi tâm bất tương ưng hành cùng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các vô sắc thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành, là không phải tâm-tâm sở-tâm tương ưng. Khi các thọ uẩn-tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn, là tâm sở cùng với tâm tương ưng, còn tâm-ý-thức thì chỉ là tâm.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là mỗi thứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, nghĩa là các vô sắc thâu nhiếp các tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Hoặc tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, nghĩa là các vô sắc thâu nhiếp tâmý-thức.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, nghĩa là các vô sắc thâu nhiếp tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn.

Hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, tức là trừ ra các vô sắc thâu nhiếp các tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các vô sắc thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành. Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành v.v...? Trừ ra tự tánh của nó, cũng như thọ nói trên nên biết.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ? Tất cả đều không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả đều nên phân biệt, nghĩa là Không vô biên xứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là kiến mà không phải là kiến xứ, nghĩa là Không vô biên xứ thâu nhiếp tận trí và vô sinh trí mà không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

2. Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, nghĩa là kiến không thâu nhiếp Không vô biên xứ hữu lậu.

3. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, nghĩa là Không vô biên xứ thâu nhiếp năm kiến nhiễm ô và chánh kiến của thế tục.

4. Hoặc không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ, nghĩa là kiến không thâu nhiếp Không vô biên xứ vô lậu.

Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cũng như thế.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến. Kiến mà cũng là kiến xứ, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ thâu nhiếp năm kiến nhiễm ô và chánh kiến của thế tục. Còn lại Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều là kiến xứ mà không phải là kiến.

Có bao nhiêu thứ là thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Không vô biên xứ hoặc có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, hoặc không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, là trừ ra ở quá khứ và hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên và nó tương ưng cùng với Không vô biên xứ, cũng trừ ra ở quá khứ và hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và nó tương ưng cùng với Không vô biên xứ, cũng trừ ra ở vị lai có thân kiến tương ưng với Không vô biên xứ, cũng trừ ra ở vị lai có thân kiến và nó tương ưng với các pháp sinh ra-già đi-trụ lại đến vô thường (sinh trụ dị diệt) cùng với

Không vô biên xứ, còn lại Không vô biên xứ nhiễm ô.

Có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, nghĩa là các Không vô biên xứ đã trừ ra trước đây.

Không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, nghĩa là các Không vô biên xứ không nhiễm ô.

Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...?

Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Không vô biên xứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục, nghĩa là Không vô biên xứ dị thục không thâu nhiếp tư.

2. Hoặc là nghiệp dị thục mà không phải là nghiệp, nghĩa là tư không thâu nhiếp nghiệp dị thục sinh ra Không vô biên xứ.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là nghiệp dị thục, nghĩa là Không vô biên xứ có nghiệp dị thục sinh ra tư.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục, nghĩa là trừ ra nghiệp và nghiệp dị thục sinh ra Không vô biên xứ, còn lại các Không vô biên xứ.

Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng hữu xứ cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là Không vô biên xứ có ba trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là Không vô biên xứ thâu nhiếp các tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, nghĩa là Không vô biên xứ thâu nhiếp các uẩn thọ-tưởng-thức, và tư không thâu nhiếp hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra Không vô biên xứ thâu nhiếp các tâm bất tương ưng hành tùy nghiệp chuyển, còn lại các Không vô biên xứ thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng hữu xứ cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Tất cả đều không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được.

Bốn vô sắc này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...?

Tất cả đều không phải là sắc tạo ra, cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ là khó thấy bởi vì quá thâm diệu v.v...? Tất cả đều khó thấy bởi vì quá thâm diệu và vì quá thâm diệu cho nên rất khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải do thiện làm nhân v.v...?

Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Không vô biên xứ có ba trường hợp:

1. Hoặc thiện làm nhân mà không phải là thiện, tức là dị thục thiện sinh ra Không vô biên xứ.

2. Hoặc thiện mà cũng do thiện làm nhân, nghĩa là Không vô biên xứ thiện.

3. Hoặc không phải thiện mà cũng không phải thiện làm nhân, nghĩa là trừ ra dị thục thiện sinh ra Không vô biên xứ, còn lại các Không vô biên xứ vô ký.

Ba vô sắc sau cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải là bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải vô ký làm nhân v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Không vô biên xứ hoặc là vô ký mà cũng là vô ký làm nhân, hoặc không phải vô ký mà cũng không phải vô ký làm nhân.

Vô ký mà cũng do vô ký làm nhân, tức là Không vô biên xứ vô ký.

Không phải là vô ký mà cũng không phải vô ký làm nhân, nghĩa là Không vô biên xứ thiện.

Ba vô ký sau cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không có nhân v.v...? Tất cả đều là nhân duyên mà cũng là có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Không vô biên xứ, có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là các tâm-tâm sở của Không vô biên xứ ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và tâm-tâm sở Không vô biên xứ ở quá khứ hoặc hiện tại khi bậc A-la-hán mạng chung.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra tâm và tâm sở của Không vô biên xứ ở quá khứ hoặc hiện tại khi bậc A-la-hán mạng chung, còn lại các tâm-tâm sở của Không vô biên xứ ở quá khứ hay hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra các tâm-tâm sở của Không vô biên xứ ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các tâm-tâm sở của Không vô biên xứ ở thời vị lai, và Không vô biên xứ tâm bất tương ưng hành.

Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cũng như thế. Phi tưởng phi phi tưởng xứ có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là tâm-tâm sở của Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và tâm-tâm sở của Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở quá khứ-hiện tại của bậc A-la-hán khi mạng chung, cùng với định diệt đã sinh mà đang khởi lên.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra tâm-tâm sở của Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở quá khứ-hiện tại của bậc A-la-hán khi mạng chung, còn lại các tâm-tâm sở của Phi tưởng phi phi tưởng ở quá khứ hay hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra tâm-tâm sở của Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các tâm-tâm sở của Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở vị lai, và trừ ra tâm bất tương ưng hành đẳng vô gián của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, còn lại các tâm bất tương ưng hành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các vô sắc thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành, là sở duyên duyên mà không có sở duyên, còn lại các vô sắc là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...?

Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Không vô biên xứ, có ba trường hợp:

1. Hoặc là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nghĩa là bộc lưu không thâu nhiếp Không vô biên xứ hữu lậu.

2. Hoặc là bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu, nghĩa là phần ít của ba thứ bộc lưu.

3. Hoặc không phải bộc lưu cũng không phải là thuận bộc lưu, nghĩa là Không vô biên xứ vô lậu.

Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cũng như thế.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu, hoặc là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu.

Bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu, nghĩa là phần ít của ba thứ bộc lưu, còn lại đều là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu.

-Bốn thứ tu định: Đó là:

1. Có tu định, hoặc tu tập và làm mọi cách để trụ nơi pháp lạc hiện tiền.

2. Có tu định, hoặc tu tập và làm mọi cách để có được tri kiến thù thắng.

3. Có tu định, hoặc tu tập và làm mọi cách để có được pháp tuệ phân biệt.

4. Có tu định, hoặc tu tập và làm mọi cách để trừ hết các lậu. Bốn thứ tu định này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các tu định nào thâu nhiếp các nghiệp thân ngữ thì có sắc, còn lại đều là không có sắc.

Có bao nhiêu thứ có thấy v.v...? Tất cả đều không thấy. Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Tất cả đều không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Có một thứ hữu lậu, một thứ vô lậu, hai thứ cần phân biệt:

Nghĩa là trụ trong pháp lạc hiện tiền hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

Vô lậu là gì? Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp năm uẩn vô lậu.

Tuệ phân biệt tốt hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Nghĩa là tuệ phân biệt tốt thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

Vô lậu là gì? Nghĩa là năm uẩn vô lậu.

Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Tất cả đều là hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Có một thứ có dị thục, một thứ không có dị thục, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc và tuệ phân biệt tốt, nếu hữu lậu thì có dị thục, nếu vô lậu thì không có dị thục.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả là duyên sinh-nhân sinh-thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp các nghiệp thân ngữ là thuộc về sắc, còn lại đều thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp tâm-ý-thức thì thuộc về nội xứ, còn lại đều thuộc về ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Bốn thứ tu định này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt các sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v…? Có một thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, một thứ là không phải đoạn dứt, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc và tuệ phân biệt tốt, nếu hữu lậu thì đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, nếu vô lậu thì không phải đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ cần đoạn trừ v.v...? Có một thứ cần đoạn trừ, một thứ không cần đoạn trừ, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc và tuệ phân biệt, nếu hữu lậu thì cần đoạn trừ, nếu vô lậu thì không cần đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả đều nên tu.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Tất cả đều không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Tất cả là quả mà cũng là có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Tất cả cần nên phân biệt, nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, là do các đại tạo nên, còn lại đều không phải các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Có một thứ là có, một thứ không phải là có, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc và tuệ phân biệt, nếu hữu lậu thì có, nếu vô lậu thì không phải có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng, còn lại đều là nhân tương ưng.

Bốn thứ tu định này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau, thì phần ít của năm xứ thiện thâu nhiếp bốn thứ tu định, và bốn thứ tu định cũng thâu nhiếp phần ít của năm xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ hữu lậu mà không phải là tu định, tức là các tu định không thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

2. Hoặc là tu định mà không phải là xứ hữu lậu, tức là một thứ tu định và phần ít của hai thứ tu định.

3. Hoặc là xứ hữu lậu mà cũng là tu định, tức là một thứ tu định và phần ít của hai thứ tu định.

4. Hoặc không phải là xứ hữu lậu mà cũng không phải là tu định, tức là hư không và hai thứ diệt.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ vô lậu mà không phải là tu định, tức là hư không và hai thứ diệt.

2. Hoặc là tu định mà không phải là xứ vô lậu, tức là một thứ tu định và phần ít của hai thứ tu định.

3. Hoặc là xứ vô lậu mà cũng là tu định, nghĩa là một thứ tu định và phần ít của hai thứ tu định.

4. Hoặc không phải là xứ vô lậu mà cũng không phải là tu định, nghĩa là tu định không thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Tất cả đều có mặt hoặc ở quá khứ-hiện tại-vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả là thiện. Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Có một thứ thuộc cõi Sắc, một thứ không hệ thuộc cõi nào, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc, nếu hữu lậu thì thuộc về cõi Sắc, nếu vô lậu thì không hệ thuộc cõi nào.

Tuệ phân biệt hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thuộc cõi Dục là gì? Là tuệ phân biệt thâu nhiếp năm uẩn của cõi Dục.

Thuộc cõi Sắc là gì? Là tuệ phân biệt thâu nhiếp năm uẩn của cõi Sắc.

Thuộc cõi Vô sắc là gì? Là tuệ phân biệt thâu nhiếp bốn uẩn của cõi Vô sắc.

Không hệ thuộc cõi nào là gì? Tức là năm uẩn vô lậu

Có bao nhiêu thứ là học v.v...? Có một thứ là học, một thứ là phi học phi vô học, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là hiện pháp nơi trụ lạc hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Học là gì? Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp năm uẩn hữu học.

Vô học là gì? Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp năm uẩn vô học.

Phi học phi vô học là gì? Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

Tuệ phân biệt hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là gì? Tức là năm uẩn hữu học. Vô học là gì? Tức là năm uẩn vô học.

Phi học phi vô học là gì? Nghĩa là tuệ phân biệt thâu nhiếp năm uẩn hữu lậu.

Bốn thứ tu định này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Có một thứ do tu đạo mà đoạn trừ, một thứ không có gì phải đoạn trừ, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc và tuệ phân biệt, nếu là hữu lậu thì do tu đạo mà đoạn trừ, nếu vô lậu thì không có gì phải đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành thì không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng. Khi thọ uẩn-tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn, thì tâm sở cùng với tân tương ưng còn tâm-ý-thức chỉ là tâm.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, và tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành cùng thọ.

2. Hoặc tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tâm-ý-thức.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tưởng uẩn và tương ưng với hành uẩn.

4. Hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, nghĩa là trừ ra hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Hai thứ có tri kiến thù thắng và dứt hết các lậu cũng như thế. Tuệ phân biệt, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, nghĩa là tùy tâm chuyển các nghiệp thân-ngữ, và tuệ phân biệt thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành cùng thọ.

2. Hoặc tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, nghĩa là tuệ phân biệt thâu nhiếp tâm-ý-thức.

3. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, nghĩa là tuệ phân biệt thâu nhiếp tưởng uẩn, và tương ưng với hành uẩn.

4. Hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, nghĩa là trừ ra tùy tâm chuyển các nghiệp thân-ngữ, còn lại các tuệ phân biệt thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, trừ ra tuệ phân biệt thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành, còn lại các tuệ phân biệt thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành v.v...? Trừ tự tánh của nó, giống như thọ đã nói trên nên biết.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v...? Có một thứ là không có tầm không có tứ, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành và tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tầm.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tầm-tứ tương ưng với tâm và tâm sở pháp.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển cũng không tương ưng với tứ, nghĩa là trừ ra hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các hiện trụ pháp lạc thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Tri kiến thù thắng cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, nghĩa là trừ ra tri kiến thù thắng thâu nhiếp tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành và tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, nghĩa là tri kiến thù thắng thâu nhiếp tứ.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, nghĩa là tri kiến thù thắng thâu nhiếp tầm và tứ tương ưng với tâm và tâm sở pháp.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, nghĩa là tri kiến thù thắng thâu nhiếp tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, còn lại các thứ tri kiến thù thắng thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và các tri kiến thù thắng thâu nhiếp các tâm và tâm sở khôn có tầm không có tứ. Tuệ phân biệt cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, nghĩa là tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ, và tuệ phân biệt thâu nhiếp các tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành, cùng tầm tương ưng với tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, tức là tuệ phân biệt thâu nhiếp tầm, và tầm không tương ưng với tứ, mà tương ưng với các pháp tâm và tâm sở.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, tức là tuệ phân biệt thâu nhiếp tầm và tứ tương ưng với tâm-tâm sở pháp.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, nghĩa là trừ ra tùy theo tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ, còn lại tuệ phân biệt thâu nhiếp nghiệp thân ngữ và trừ ra tuệ phân biệt thâu nhiếp tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các tuệ phân biệt thâu nhiếp các tâm bất tương ưng hành, cùng với tầm không tương ưng với tứ, hoặc là các tâm-tâm sở khôn có tầm không có tứ.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả cần phân biệt, tức là hiện trụ pháp lạc có bốn trường hợp:

1. Hoặc là kiến mà không phải là kiến xứ, tức là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tận trí và vô sinh trí mà không thâu nhiếp các tuệ vô lậu.

2. Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, nghĩa là kiến không thâu nhiếp hiện trụ nơi pháp lạc hữu lậu.

3. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, tức là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp các chánh kiến của thế gian.

4. Hoặc không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ, nghĩa là kiến không thâu nhiếp hiện trụ nơi pháp lạc vô lậu.

Tri kiến thù thắng hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến. Kiến mà cũng là kiến xứ, tức là tri kiến thù thắng thâu nhiếp chánh kiến của thế gian. Còn lại các tri kiến thù thắng, là kiến xứ mà không phải là kiến.

Tuệ phân biệt cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là kiến mà không phải là kiến xứ, nghĩa là tận trí và vô sinh trí không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

2. Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, tức là kiến không thâu nhiếp tuệ phân biệt hữu lậu.

3. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, nghĩa là tuệ phân biệt thâu nhiếp chánh kiến thế gian.

4. Hoặc không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ, nghĩa là kiến không thâu nhiếp tuệ phân biệt vô lậu.

Còn dứt hết các lậu thâu nhiếp tuệ, là kiến mà không phải là kiến xứ, còn lại đều không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả đều không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tư là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục, còn lại đều không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v…? Tất cả cần phân biệt, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp uẩn thọ, tưởng, thức và tư không thâu nhiếp hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra hiện trụ nơi pháp lạc thâu nhiếp tùy nghiệp chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các hiện trụ pháp lạc thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Tri kiến thù thắng và dứt hết các lậu cũng như thế. Tuệ phân biệt cũng có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra tuệ phân biệt thâu nhiếp tùy nghiệp chuyển các nghiệp thân-ngữ, còn các tuệ phân biệt thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, nghĩa là tuệ phân biệt thâu nhiếp các uẩn thọ, tưởng thức, và tư không thâu nhiếp các hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là tuệ phân biệt thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tùy nghiệp chuyển.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ tuệ phân biệt thâu nhiếp tùy nghiệp chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại các tuệ phân biệt thâu nhiếp tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, còn lại đều không phải sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được.

Bốn thứ tu định này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối, còn lại đều là không phải sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ là khó thấy bởi vì rất thâm diệu v.v...? Tất cả đều là khó thấy vì rất thâm diệu, và vì rất thâm diệu cho nên là khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải là thiện làm nhân v.v...?

Tất cả đều là thiện và cũng do thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải là vô ký làm nhân v.v...?

Tất cả đều không phải vô ký mà cũng không phải vô ký làm nhân

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không có nhân v.v...? Tất cả đều là nhân duyên mà cũng có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là mỗi thứ có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp các tâm-tâm sở ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên. 2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp các tâm-tâm sở ở quá khứ hoặc hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra các tu định thâu nhiếp các tâm-tâm sở ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các thứ tu định thâu nhiếp các tâm-tâm sở ở thời vị lai, và các thứ tu định thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là các thứ tu định thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, là sở duyên duyên mà không có sở duyên, còn lại đều là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Có một thứ là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, một thứ không phải bộc lưu cũng không phải là thuận bộc lưu, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là hiện trụ nơi pháp lạc và tuệ phân biệt, nếu hữu lậu thì thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nếu vô lậu thì không phải bộc lưu cũng không phải thuận bộc lưu.

-Bảy giác chi: Đó là Niệm giác chi… cho đến Xả giác chi. Bảy giác chi này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Tất cả đều không có sắc. Có bao nhiêu thứ có thấy v.v...? Tất cả đều không thấy. Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Tất cả đều không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Tất cả đều vô lậu. Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Tất cả đều hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả đều không có dị thục. Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả đều là duyên sinh-nhân sinh-thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Tất cả đều thuộc về danh. Có bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v...? Tất cả đều thuộc về ngoại xứ

Có bao nhiêu là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

QUYỂN 15

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 6

Bảy giác chi này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả đều không đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn dứt v.v...? Tất cả đều không nên đoạn dứt.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả đều nên tu.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Tất cả đều không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải có quả v.v...? Tất cả đều là quả mà cũng là có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Tất cả đều không có chấp thọ.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Tất cả đều không do các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Tất cả đều không phải là có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Tất cả đều là nhân tương ưng.

Bảy giác chi này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau, thì có phần ít của hai xứ thiện thâu nhiếp bảy giác chi, và bảy giác chi cũng thâu nhiếp phần ít của hai xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng tám thứ vô lậu thâu nhiếp nhau, thì có phần ít của hai xứ vô lậu thâu nhiếp bảy giác chi, và bảy giác chi cũng thâu nhiếp phần ít của hai xứ vô lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Tất cả hoặc là quá khứ-hiện tại hay vị lai…

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả đều là thiện.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Tất cả đều không hệ thuộc cõi nào.

Có bao nhiêu thứ có học v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là Niệm giác chi hoặc học, hoặc vô học.

Học là gì? Nghĩa là tác ý học tương ưng với Niệm giác chi.

Vô học là gì? Tức là tác ý vô học tương ưng với Niệm giác chi. Sáu thứ giác chi kia cũng như thế.

Bảy giác chi này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Tất cả đều không có gì phải đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Tất cả đều là tâm sở cùng tâm tương ưng.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Có một thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ. Còn sáu thứ là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không phải là tương ưng với tưởng-hành v.v...? Tất cả đều là tùy tâm chuyển tương ưng với tưởng hành, trừ ra tự tánh của nó.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là Niệm giác chi hoặc có tầm có tứ, hoặc không có tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm không có tứ.

Có tầm có tứ là gì? Nghĩa là có tầm có tứ tác ý tương ưng với Niệm giác chi.

Không tầm chỉ có tứ là gì? Nghĩa là không tầm chỉ có tứ tác ý tương ưng với Niệm giác chi.

Không có tầm không có tứ là gì? Nghĩa là không có tầm không có tứ tác ý tương ưng với Niệm giác chi.

Trạch pháp, Tinh tiến, Khinh an, Định, Xả giác chi cũng thế. Hỷ giác chi hoặc có tầm có tứ, hoặc không có tầm không có tứ.

Có tầm có tứ là gì? Nghĩa là có tầm có tứ tác ý tương ưng với hỷ giác chi.

Không có tầm không có tứ là gì? Nghĩa là không có tầm không có tứ tác ý tương ưng với hỷ giác chi.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...?

Có sáu thứ không phải kiến mà cũng không phải là kiến xứ, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là Trạch pháp giác chi thâu nhiếp tận trí và vô sinh trí mà không thâu nhiếp tuệ, là kiến mà không phải là kiến xứ, còn lại đều không phải là kiến cũng không phải là kiến xứ.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả đều là không phải có thân kiến làm nhân mà cũng không phải có nhân của thân kiến.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục v.v...? Tất cả đều không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp của dị thục.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Tất cả đều là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp.

Có bao nhiêu thứ có sắc tạo ra mà không phải là có sắc thấy được v.v...? Tất cả đều không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được (có thấy).

Bảy giác chi này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Tất cả đều không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ khó thấy bởi vì rất thâm diệu v.v...? Tất cả đều là khó thấy bởi vì rất thâm diệu, vì thâm diệu cho nên rất khó thấy.

Có bao nhiêu thứ thiện mà không phải là thiện làm nhân v.v...?

Tất cả đều là thiện mà cũng đều do thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải bất thiện v.v...? Tất cả đều không phải bất thiện, mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải do vô ký làm nhân v.v...? Tất cả đều không phải là vô ký mà cũng không phải do vô ký làm nhân.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không phải là có nhân v.v...?

Tất cả đều là nhân duyên mà cũng là có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là Niệm giác chi hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên.

Là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là Niệm giác chi ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên.

Là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, nghĩa là Niệm giác chi ở quá khứ hoặc hiện tại.

Không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ Niệm giác chi ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các Niệm giác chi ở vị lai. Sáu thứ giác chi còn lại cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...?

Tất cả đều là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...?

Tất cả không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu.

-Hai mươi hai căn: Đó là nhãn căn… cho đến cụ tri căn. Hai mươi hai căn này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...?

Có bảy thứ có sắc, mười lăm thứ không có sắc. Có bao nhiêu thứ là thấy được v.v...? Tất cả đều không thấy được.

Có bao nhiêu thứ có đối v.v...?

Có bảy thứ có đối, mười lăm thứ không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu…? Có mười thứ là hữu lậu, ba thứ vô lậu, chín thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Nghĩa là tác ý hữu lậu tương ưng với ý căn. Vô lậu là gì? Nghĩa là tác ý vô lậu tương ưng với ý căn.

Lạc, hỷ, xả, tín, tinh tiến, niệm, định, tuệ cũng vậy.

Có bao nhiêu thứ là hữu vi v.v...? Tất cả đều là hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Có một thứ là dị thục, mười một thứ không có dị thục, mười thứ cần phân biệt, nghĩa là ý căn hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Có dị thục là gì? Nghĩa là ý căn bất thiện và thiện hữu lậu. Không có dị thục là gì? Là ý căn vô ký và vô lậu.

Lạc căn, hỷ căn, xả căn cũng như thế.

Khổ căn hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục. Có dị thục là gì? Tức là khổ căn thiện-bất thiện.

Không có dị thục là gì? Tức là khổ căn vô ký.

Còn các căn tín, tinh tiến, niệm, định, tuệ nếu là hữu lậu thì có dị thục, nếu vô lậu thì không có dị thục.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả đều là duyên sinh-nhân sinh-thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Có bảy thứ thuộc về sắc, mười lăm thứ thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v...? Có tám thứ thuộc về nội xứ, mười một thứ thuộc về ngoại xứ, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn thâu nhiếp tâm-ý-thức thuộc về nội xứ, còn lại đều thuộc ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Hai mươi hai căn này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Có mười thứ đoạn dứt sự biết khắp, ba thứ không phải đoạn dứt và chín thứ cần phân biệt: Nghĩa là chín căn như ý … nếu là hữu lậu thì đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, nếu vô lậu thì không phải đoạn dứt.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn trừ v.v...? Có mười thứ nên đoạn trừ, ba thứ không cần đoạn trừ, chín thứ cần phân biệt: Nghĩa là chín căn nếu là hữu lậu thì nên đoạn trừ, nếu vô lậu thì không cần phải đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Có tám thứ nên tu, tám thứ không cần nên tu, sáu thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc cần nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là gì? Tức là các ý căn thiện.

Không nên tu là gì? Tức là ý căn bất thiện-vô ký. Lạc căn, hỷ căn, khổ căn, xả căn cũng như thế. Ưu căn hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là gì? Tức là ưu căn thiện.

Không nên tu là gì? Tức là ưu căn bất thiện.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Có mười sáu thứ không nhiễm ô, sáu thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc nhiễm ô, hoặc không nhiễm ô. Nhiễm ô là gì? Tức là ý căn có ngăn che (hữu phú).

Không nhiễm ô là gì? Tức là ý căn không có ngăn che (vô phú). Lạc, khổ, hỷ, ưu, xả căn cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Tất cả đều là quả mà cũng có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Có mười lăm thứ không có chấp thọ, bảy thứ cần phân biệt: Nghĩa là nhãn căn hoặc có chấp thọ, hoặc không có chấp thọ.

Có chấp thọ là gì? Nghĩa là tự thể thâu nhiếp nhãn căn.

Không có chấp thọ là gì? Nghĩa là không phải tự thể thâu nhiếp nhãn căn.

Còn lại sáu sắc căn cũng như vậy.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Có bảy thứ do các đại tạo nên, mười lăm thứ không phải các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Có mười thứ là có, ba thứ là không có, chín thứ cần phân biệt: Nghĩa là chín căn, như ý… nếu là hữu lậu thì có, nếu vô lậu thì không phải có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Có tám thứ là nhân không tương ưng, mười bốn thứ là nhân tương ưng.

Hai mươi hai căn này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ thiện mà không phải là căn, nghĩa là Sắc uẩn, tưởng uẩn thiện, và căn không thâu nhiếp hành uẩn thiện và trạch diệt.

2. Hoặc là căn mà không phải là xứ thiện, nghĩa là tám căn và phần ít của sáu căn.

3. Hoặc là xứ thiện mà cũng là căn, nghĩa là tám căn và phần ít của sáu căn.

Hoặc không phải xứ thiện mà cũng không phải là căn, nghĩa là sắc uẩn-hành uẩn bất thiện, tưởng uẩn bất thiện và vô ký, và căn không thâu nhiếp sắc uẩn-hành uẩn, cùng hư không-phi trạch diệt.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ bất thiện mà không phải căn, là sắc uẩn-tưởng uẩn-hành uẩn bất thiện.

2. Hoặc là căn mà không phải là xứ bất thiện, là mười sáu căn và phần ít của sáu căn.

3. Hoặc là xứ bất thiện mà cũng là căn, là phần ít của sáu căn.

4. Hoặc không phải là xứ bất thiện mà cũng không phải căn, là sắc uẩn thiện, tưởng uẩn thiện và vô ký, căn không thâu nhiếp các hành uẩn thiện-vô ký, và căn không thâu nhiếp sắc uẩn vô ký cùng các pháp vô vi.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ vô ký mà không phải là căn, là tưởng uẩn vô ký và căn không thâu nhiếp sắc uẩnhành uẩn vô ký, cùng hư không-phi trạch diệt.

2. Hoặc là căn mà không phải là xứ vô ký, là chín căn và phần ít của năm căn.

3. Hoặc là xứ vô ký mà cũng là căn, là tám căn và phần ít của năm căn.

Hoặc không phải xứ vô ký mà cũng không phải căn, là sắc uẩn-tưởng uẩn thiện và bất thiện, hành uẩn bất thiện, và căn không thâu nhiếp hành uẩn thiện cùng trạch diệt. Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp thì chúng không thâu nhiếp lẫn nhau.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ hữu lậu mà không phải là căn, là tưởng uẩn hữu lậu, và căn không thâu nhiếp sắc uẩn-hành uẩn hữu lậu.

2. Hoặc là căn mà không phải là xứ hữu lậu, nghĩa là ba căn và phần ít của chín căn.

3. Hoặc là xứ hữu lậu mà cũng là căn, là mười căn và phần ít của chín căn.

4. Hoặc không phải là xứ hữu lậu mà cũng không phải là căn, là sắc uẩn-tưởng uẩn vô lậu, và căn không thâu nhiếp hành uẩn vô lậu cùng ba thứ vô vi.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ vô lậu mà không phải là căn, là sắc uẩn, tưởng uẩn vô lậu và căn không thâu nhiếp hành uẩn vô lậu, cùng ba thứ vô vi.

2. Hoặc là căn mà không phải là xứ vô lậu, tức là mười căn và phần ít của chín căn.

3. Hoặc là xứ vô lậu mà cũng là căn, là ba căn và phần ít của chín căn.

Hoặc không phải xứ vô lậu mà cũng không phải là căn, là tưởng uẩn hữu lậu và căn không thâu nhiếp sắc uẩn-hành uẩn hữu lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Tất cả hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Có tám thứ thiện, tám thứ vô ký, sáu thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thiện là gì? Tức là tác ý thiện tương ưng với ý căn.

Bất thiện là gì? Tức là tác ý bất thiện tương ưng với ý căn.

Vô ký là gì? Tức là tác ý vô ký tương ưng với ý căn. Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, xả căn cũng như thế.

Ưu căn hoặc thiện, hoặc bất thiện.

Thiện là gì? Tức là tác ý thiện tương ưng với ưu căn.

Bất thiện là gì? Tức là tác ý bất thiện tương ưng với ưu căn.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Có bốn thứ thuộc cõi Dục, ba thứ không hệ thuộc cõi nào, mười lăm thứ cần phân biệt: Nghĩa là nhãn căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc.

Thuộc cõi Dục là gì? Là các đại ở cõi Dục tạo nên nhãn căn. Thuộc cõi Sắc là gì? Là các đại ở cõi Sắc tạo nên nhãn căn. Các căn nhĩ, tỷ, thiệt, thân… cũng như thế.

Mạng căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc.

Thuộc cõi Dục là gì? Là thọ mạng ở cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là thọ mạng ở cõi Sắc.

Thuộc cõi Vô sắc là gì? Nghĩa là thọ mạng ở cõi Vô sắc.

Ý căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thuộc cõi Dục là gì? Tức là cõi Dục tác ý tương ưng với ý căn. Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là cõi Sắc tác ý tương ưng với ý căn. Thuộc cõi Vô sắc là gì? Tức là cõi Vô sắc tác ý tương ưng với ý căn.

Không hệ thuộc cõi nào là gì? Tức là vô lậu tác ý tương ưng với ý căn.

Xả và năm căn như tín v.v... cũng như thế.

Lạc căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thuộc cõi Dục là gì? Tức là cõi Dục tác ý tương ưng với lạc căn. Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là cõi Sắc tác ý tương ưng với lạc căn.

Không hệ thuộc cõi nào là gì? Tức là vô lậu tác ý tương ưng với lạc căn.

Hỷ căn cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là học v.v...? Có hai thứ là học, một thứ là vô học, mười thứ là phi học phi vô học, chín thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Học là gì? Tức là học tác ý tương ưng với ý căn.

Vô học là gì? Tức là vô học tác ý tương ưng với ý căn.

Phi học phi vô học là gì? Tức là hữu lậu tác ý tương ưng với ý căn.

Lạc, hỷ, xả, tín gồm năm căn cũng như thế. Hai mươi hai căn này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Có chín thứ do tu đạo mà đoạn trừ, ba thứ không có gì phải đoạn trừ, mười thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là sao Nghĩa là ý căn với các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên tương ưng với ý căn.

Do tu đạo mà đoạn trừ là sao Nghĩa là ý căn với học thấy dấu vết đạo và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với ý căn, và ý căn hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn trừ là gì? Tức là ý căn vô lậu. Xả căn cũng thế.

Lạc căn hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là lạc căn với các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ hai mươi tám tùy miên tương ưng với lạc căn.

Do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là lạc căn với học thấy dấu đạo và tu… mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ năm thứ tùy miên tương ưng với lạc căn và lạc căn hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn là gì? Tức là lạc căn vô lậu.

Hỷ căn hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là hỷ căn với các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Nghĩa là sao? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ năm mươi hai tùy miên tương ưng với hỷ căn.

Do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là căn thiện học thấy dấu đạo và tu… mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ sáu thứ tùy miên với hỷ căn, và hỷ căn hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn trừ là gì? Tức là hỷ căn vô lậu.

Ưu căn hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Là ưu căn được đoạn do bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn. Vậy nghĩa là sao? Là do kiến đạo mà đoạn trừ mười sáu tùy miên tương ưng với ưu căn. Do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Là ưu căn nhờ học thấy dấu đạo và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ hai thứ tùy miên tương ưng với ưu căn, và ưu căn không nhiễm ô.

Năm căn như tín v.v... nếu là hữu lậu thì do tu mà đoạn trừ, nếu vô lậu thì không có gì phải đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Có tám thứ không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng, mười thứ là tâm sở và tâm tương ưng, một thứ là tâm, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là có ba căn vô lậu thâu nhiếp tám căn, là tân sở cùng với tâm tương ưng, còn một căn chỉ là tâm.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Có năm thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, một thứ tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, có năm thứ là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, tám thứ không phải tùy tâm chuyển mà cũng không phải tương ưng với thọ, còn ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ba căn vô lậu thâu nhiếp ba căn tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, một căn tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, năm căn tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành v.v...? Có một tưởng tương ưng mà không phải là tùy tâm chuyển, mười thứ là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với tưởng, tám thứ không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với tưởng, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ba căn vô lậu thâu nhiếp tám căn tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với tưởng, một căn tương ưng với tưởng mà không phải là tùy tâm chuyển.

Có một hành tương ưng mà không phải là tùy tâm chuyển, mười thứ là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với hành, trừ ra tự tánh của nó. Tám thứ không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với hành, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ba căn vô lậu thâu nhiếp một hành tương ưng mà không phải là tùy tâm chuyển, tám thứ là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với hành, trừ ra tự tánh của nó. Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v…? Hai thứ có tầm có tứ, tám thứ không có tầm không có tứ, mười hai thứ cần phân biệt:

Nghĩa là ý căn hoặc có tầm có tứ, hoặc không tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm không có tứ.

Có tầm có tứ là gì? Tức là có tầm có tứ tác ý tương ưng với ý căn.

Không tầm chỉ có tứ là gì? Tức là không tầm chỉ có tứ tác ý tương ưng với ý căn.

Không có tầm không có tứ là gì? Tức là không có tầm không có tứ tác ý tương ưng với ý căn.

Năm căn như xả, tín … và ba căn vô lậu cũng thế.

Lạc căn hoặc có tầm có tứ, hoặc không có tầm không có tứ.

Có tầm có tứ là gì? Tức là có tầm có tứ tác ý tương ưng với lạc căn.

Không có tầm không có tứ là gì? Tức là không có tầm không có tứ tác ý tương ưng với lạc căn. Hỷ căn cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Có một thứ là kiến mà cũng là kiến xứ, chín thứ là kiến mà không phải là kiến xứ, mười hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý căn, nếu hữu lậu thì kiến xứ mà không phải là kiến, nếu vô lậu thì không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ. Cả bốn căn lạc, hỷ, xả, tín… cũng như thế. Tuệ căn có bốn trường hợp:

1. Hoặc là kiến mà không phải là kiến xứ, là tận trí và vô sinh trí không thâu nhiếp các tuệ căn vô lậu.

2. Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, là kiến không thâu nhiếp tuệ căn hữu lậu.

3. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, là chánh kiến của thế gian.

4. Hoặc không phải là kiến mà cũng không phải là kiến xứ, là kiến không thâu nhiếp tuệ căn vô lậu. Vị tri đương tri căn và dĩ tri căn thâu nhiếp tuệ, căn là kiến mà không phải là kiến xứ, còn lại đều không phải kiến mà cũng không phải là kiến xứ.

Cụ tri căn thâu nhiếp tận trí và vô sinh trí mà trí không thâu nhiếp tuệ căn, là kiến mà không phải kiến xứ, còn lại thì không phải kiến cũng không phải là kiến xứ.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến v.v...? Có mười sáu thứ là khôn có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, sáu thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc là có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến. (hình như thiếu) Hoặc không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, nghĩa là trừ ra ở quá khứ-hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên tương ưng với ý căn. Cũng trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành tương ưng với ý căn, cũng trừ ra vị lai có thân kiến tương ưng ý căn, còn lại đều là ý căn nhiễm ô.

Có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, nghĩa là các ý căn đã trừ ra ở trước.

Không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, là ý căn không nhiễm ô.

Lạc căn, hỷ căn, xả căn cũng như thế.

Khổ căn nếu nhiễm ô thì có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, nếu không nhiễm ô thì không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Ưu căn hoặc có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, hoặc không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, là trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên tương ưng với ưu căn, và trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành tương ưng với ưu căn, còn lại là ưu căn nhiễm ô

Có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, nghĩa là các ưu căn đã trừ ra trước đó.

Không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, là ưu căn không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp dị thục v.v...? Có một thứ là nghiệp dị thục mà không phải là nghiệp, chín thứ không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp dị thục, mười hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là nhãn căn (mắt) hoặc là nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp của dị thục.

Là nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, là dị thục sinh ra nhãn căn. Còn lại các nhãn căn không phải nghiệp cũng không phải nghiệp của dị thục.

Các căn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nam, nữ, ý, lạc, khổ, hỷ, xả căn cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải tùy nghiệp chuyển v.v...? Có tám thứ không phải nghiệp không phải tùy nghiệp chuyển, mười bốn thứ là tùy nghiệp chuyển mà không phải nghiệp.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Có bảy thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, mười lăm thứ không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc thấy được. Hai mươi hai căn này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Có bảy thứ là sắc tạo ra cũng là sắc có đối, mười lăm thứ không phải sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối.

Có bao nhiêu thứ là khó thấy bởi vì rất thâm diệu v.v...? Tất cả đều khó thấy bởi vì rất thâm diệu và vì rất thâm diệu cho nên khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải do thiện làm nhân v.v...? Có tám thứ thiện mà cũng do thiện làm nhân, mười bốn thứ cần phân biệt: Nghĩa là nhãn căn hoặc là thiện làm nhân mà không phải là thiện, hoặc không phải là thiện mà cũng không phải là thiện làm nhân.

Thiện làm nhân mà không phải là thiện, là dị thục thiện sinh ra nhãn căn, còn lại các nhãn căn đều không phải là thiện mà cũng không phải là thiện làm nhân.

Các căn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nam, nữ, mạng căn cũng như thế.

Ý căn hoặc là thiện làm nhân mà không phải là thiện, hoặc là thiện mà cũng là thiện làm nhân. Hoặc không phải là thiện mà cũng không phải là thiện làm nhân. (hình như thiếu)

Thiện làm nhân mà không phải là thiện, là quả dị thục thiện sinh ra ý căn.

Là thiện mà cũng do thiện làm nhân, tức là ý căn thiện.

Không phải là thiện mà cũng không phải là thiện làm nhân, là trừ ra ý căn do quả dị thục thiện sinh ra, còn lại đều là ý căn vô ký và bất thiện.

Các căn lạc, hỷ, xả cũng vậy.

Khổ căn hoặc là thiện mà cũng là thiện làm nhân, hoặc không phải là thiện cũng không phải thiện làm nhân.

Là thiện mà cũng do thiện làm nhân, tức là khổ căn thiện.

Không phải là thiện cũng không phải là thiện làm nhân, tức là khổ căn bất thiện và vô ký.

Ưu căn hoặc là thiện cũng do thiện làm nhân, hoặc không phải là thiện cũng không phải là thiện làm nhân.

Là thiện mà cũng do thiện làm nhân, tức là ưu căn thiện.

Không phải là thiện cũng không phải là thiện làm nhân, tức là ưu căn bất thiện.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải bất thiện làm nhân? Có tám thứ không phải bất thiện cũng không phải bất thiện làm nhân, mười bốn thứ cần phân biệt: Nghĩa là nhãn căn hoặc là bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân. Bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, tức là quả dị thục bất thiện sinh ra nhãn căn, còn lại các nhãn căn không phải bất thiện cũng không phải bất thiện làm nhân.

Các căn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nam, nữ, và mạng cũng như thế.

Ý căn hoặc là bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, hoặc là bất thiện mà cũng là bất thiện làm nhân, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, nghĩa là quả dị thục bất thiện sinh ra ý căn, và cõi Dục có thân kiến biên-chấp kiến tương ưng với ý căn.

Bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, tức là ý căn bất thiện.

Không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân, là trừ ra ý căn do quả dị thục bất thiện sinh ra, và trừ ra cõi Dục có thân kiến biên chấp kiến tương ưng với ý căn, còn lại các ý căn vô ký và thiện.

Lạc căn hoặc là bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, tức là lạc căn bất thiện.

Không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân, tức là lạc căn thiện và vô ký.

Khổ căn hoặc là bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, hoặc bất thiện mà cũng là bất thiện làm nhân. Hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, nghĩa là khổ căn do quả dị thục sinh ra.

Bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, nghĩa là khổ căn bất thiện.

Không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân, là trừ ra khổ căn do dị thục sinh ra, còn lại các khổ căn vô ký và thiện.

Hỷ căn hoặc là bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, hoặc là bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, nghĩa là ở cõi Dục có thân kiến biên chấp kiến tương ưng với hỷ căn.

Bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, là hỷ căn bất thiện.

Không phải bất thiện cũng không phải bất thiện làm nhân là trừ việc ở cõi Dục có thân kiến biên chấp kiến tương ưng với hỷ căn, còn lại các hỷ căn thiện và vô ký.

Xả căn cũng như thế.

Ưu căn hoặc là bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Bất thiện mà cũng là bất thiện làm nhân, tức là ưu căn bất thiện.

Không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân, tức là ưu căn thiện.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải vô ký làm nhân v.v...? Có tám thứ là vô ký mà cũng là vô ký làm nhân, tám thứ không phải vô ký mà cũng không phải vô ký làm nhân, sáu thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc là vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, hoặc cũng là vô ký mà cũng do vô ký làm nhân, hoặc không phải vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân.

Vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, tức là ý căn bất thiện. Vô ký mà cũng là vô ký làm nhân, tức là ý căn vô ký.

Không phải là vô ký mà cũng không phải vô ký làm nhân, tức là ý căn thiện.

Các căn lạc, khổ, hỷ, xả… cũng thế.

Ưu căn hoặc là vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, hoặc không phải vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân.

Vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, tức là ưu căn bất thiện.

Không phải vô ký cũng không phải vô ký làm nhân, tức là ưu căn thiện.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không có nhân v.v...? Tất cả đều là nhân duyên mà cũng có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Có tám thứ không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên, mười bốn thứ cần phân biệt:

Nghĩa là ý căn hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên. Là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên. Tức là ý căn ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và ý căn ở quá khứ-hiện tại của A-la-hán khi lâm chung.

Là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, tức là trừ ra ý căn ở quá khứ-hiện tại của A-la-hán khi mạng chung, còn lại các ý căn ở quá khứ-hiện tại.

Không phải đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên, là trừ ra ý căn ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các ý căn ở vị lai. Xả căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc là không phải đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên.

Là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, tức là lạc căn ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên.

Là đẳng vô gián mà cũng đẳng vô gián duyên, tức là lạc căn ở quá khứ-hiện tại.

Không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên, là trừ lạc căn ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại lạc căn ở vị lai.

Các căn khổ, hỷ, ưu và năm căn như tín… với ba căn vô lậu cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Có tám thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên, mười bốn thứ là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên.

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Có mười thứ là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, ba thứ không phải bộc lưu mà cũng không phải thuận bộc lưu, chín thứ cần phân biệt: Nghĩa là chín căn như ý … nếu hữu lậu thì thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nếu vô lậu thì không phải bộc lưu cũng không phải thuận bộc lưu.

-Mười hai xứ: Tức là nhãn xứ-sắc xứ… cho đến ý xứ-pháp xứ. Mười hai xứ này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Có mười thứ có sắc, một thứ không có sắc, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp xứ hoặc có sắc, hoặc không có sắc.

Có sắc là gì? Nghĩa là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ.

Không có sắc là gì? Nghĩa là còn lại pháp xứ.

Có bao nhiêu thứ có thấy v.v...? Có một thứ có thấy, mười một thứ không thấy.

Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Có mười thứ có đối, hai thứ không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu…? Có mười thứ là hữu lậu, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý xứ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Tức là tác ý hữu lậu tương ưng với ý xứ. Vô lậu là gì? Tức là tác ý vô lậu tương ưng với ý xứ.

Pháp xứ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Tức là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ hữu lậu, và các uẩn thọ tưởng hành hữu lậu.

Vô lậu là gì? Tức là các nghiệp thân-ngữ vô lậu, và các uẩn thọ-tưởng-hành vô lậu, và các pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Có mười một thứ là hữu vi, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp xứ hoặc hữu vi, hoặc vô vi.

Hữu vi là gì? Nghĩa là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, và các uẩn thọ-tưởng-hành.

Vô vi là gì? Tức là hư không và hai thứ diệt.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Có tám thứ không có dị thục, bốn thứ cần phân biệt, tức là sắc xứ hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Có dị thục là gì? Tức là sắc xứ thiện và bất thiện. Không có dị thục là gì? Tức là sắc xứ vô ký.

Thanh xứ cũng thế.

Ý xứ hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Có dị thục là gì? Là ý xứ bất thiện và thiện hữu lậu. Không có dị thục là gì? Là ý xứ vô ký, vô lậu. Pháp xứ cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Có mười một thứ là duyên sinh-nhân sinh-thuộc về thế gian, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp xứ, nếu là hữu vi thì duyên sinh-nhân sinh-thuộc về thế gian, nếu vô vi thì không phải là duyên sinh-nhân sinh-thuộc về thế gian. Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Có mười thứ thuộc về sắc, một thứ thuộc về danh, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thân ngữ thì thuộc về sắc, còn lại đều thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v...? Có sáu thứ thuộc về nội xứ, sáu thứ thuộc về ngoại xứ.

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Mười hai xứ này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Có mười thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, hai thứ cần phân biệt: Tức là ý xứ và pháp xứ, nếu hữu lậu thì đoạn dứt sự biết khắp, nếu vô lậu thì không phải đoạn dứt sự biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn trừ v.v...? Có mười thứ nên đoạn trừ, hai thứ cần phân biệt, tức là ý xứ và pháp xứ, nếu là hữu lậu thì nên đoạn trừ, nếu vô lậu thì không phải đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Có tám thứ không cần tu, bốn thứ cần phân biệt, tức là sắc xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu.

Nên tu là gì? Tức là sắc xứ thiện.

Không nên tu là gì? Tức là sắc xứ bất thiện và vô ký. Thanh xứ và ý xứ cũng thế.

Pháp xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là gì? Tức là pháp xứ thiện hữu vi

Không nên tu là gì? Tức là pháp xứ bất thiện, vô ký cùng với trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Có tám thứ không nhiễm ô, bốn thứ cần phân biệt, tức là sắc xứ hoặc nhiễm ô, hoặc không nhiễm ô.

Nhiễm ô là gì? Tức là sắc xứ hữu phú. Không nhiễm ô là gì? Tức là sắc xứ vô phú. Các thanh-ý-pháp xứ cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Có mười một thứ là quả mà cũng là có quả, một thứ cần phân biệt: Tức là pháp xứ hoặc là quả mà không phải là có quả, hoặc là quả mà cũng là có quả, hoặc không phải là quả mà cũng không phải là có quả.

Là quả mà không phải là có qua, tức là trạch diệt. Là quả mà cũng là có quả. Tức là pháp xứ hữu vi.

Không phải là quả mà cũng không phải là có quả, tức là hư không-phi trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Có ba thứ không có chấp thọ, chín thứ cần phân biệt: Nghĩa là nhãn xứ hoặc có chấp thọ, hoặc không có chấp thọ.

Có chấp thọ là gì? Nghĩa là tự thể thâu nhiếp nhãn xứ.

Không có chấp thọ là gì? Nghĩa là không phải tự thể thâu nhiếp nhãn xứ.

Các xứ sắc, nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc xứ cũng như thế.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Có chín thứ do các đại tạo nên, một thứ không phải các đại tạo nên, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là xúc xứ với các thứ có tánh cứng, ướt, ấm, động đậy… thì không phải la các đại tạo nên, còn lại đều do các đại tạo nên.

Các nghiệp thân-ngữ mà pháp xứ thâu nhiếp là do các đại tạo nên, còn lại thì không phải do các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Có mười một thứ có trên, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp xứ trạch diệt là không có trên (vô thượng), còn lại đều là có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Có mười thứ là có, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý xứ và pháp xứ, nếu là hữu lậu thì có, nếu vô lậu thì không phải là có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Có mười thứ là nhân không tương ưng, một thứ là nhân tương ưng, một thứ cần phân biệt, nghĩa là các pháp tâm sở là nhân tương ưng của pháp xứ, còn lại đều là nhân không tương ưng.

QUYỂN 16

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 7

Mười hai xứ này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau, thì sáu xứ thiện thâu nhiếp phần ít của bốn xứ, và phần ít của bốn xứ cũng thâu nhiếp sáu xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì năm xứ bất thiện thâu nhiếp phần ít của bốn xứ thiện, và phần ít của bốn xứ thiện cũng thâu nhiếp năm xứ bất thiện.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, thì bảy xứ vô ký thâu nhiếp tám xứ và phần ít của bốn xứ, tám xứ và phần ít của bốn xứ cũng thâu nhiếp bảy xứ vô ký.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì ba xứ lậu thâu nhiếp phần ít của một xứ, phần ít của một xứ cũng thâu nhiếp ba xứ lậu.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, thì năm xứ hữu lậu thâu nhiếp mười xứ và phần ít của hai xứ, mười xứ và phần ít của hai xứ cũng thâu nhiếp năm xứ hữu lậu.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, thì tám xứ vô lậu thâu nhiếp phần ít của hai xứ, và phần ít của hai xứ cũng thâu nhiếp tám xứ vô lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Có mười một thứ thuộc quá khứ-hiện tại-hoặc vị lai, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp xứ nếu là hữu vi thì nó có mặt hoặc ở quá khứ hay hiện tại, hoặc vị lai; nếu là vô vi thì không có mặt ở quá khứ-hiện tại hay vị lai…

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Có tám thứ vô ký, bốn thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thiện là gì? Nghĩa là thân biểu hiện thiện.

Bất thiện là gì? Nghĩa là thân biểu hiện bất thiện.

Vô ký là gì? Nghĩa là trừ ra thân biểu hiện thiện hoặc bất thiện ở trên, còn lại các sắc xứ khác.

Thanh xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là gì? Nghĩa là lời nói biểu hiện thiện.

Bất thiện là gì? Nghĩa là lời nói biểu hiện bất thiện

Vô ký là gì? Nghĩa là trừ ra lời nói có biểu hiện thiện hoặc bất thiện, còn lại các thanh xứ khác.

Ý xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là gì? Tức là tác ý thiện tương ưng với ý xứ. Bất thiện là gì? Tức là tác ý bất thiện tương ưng với ý xứ. Vô ký là gì? Tức là tác ý vô ký tương ưng với ý xứ.

Pháp xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là gì? Là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thiện của thân-ngữ, và thọ-tưởng-hành uẩn thiện cùng với trạch diệt.

Bất thiện là gì? Là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp bất thiện của thân-ngữ, và thọ-tưởng-hành uẩn bất thiện.

Vô ký là gì? Là thọ-tưởng-hành uẩn vô ký và hư không-phi trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Có hai thứ thuộc cõi Dục, mười thứ cần phân biệt: Nghĩa là nhãn xứ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc.

Thuộc cõi Dục là gì? Là các đại chủng nơi cõi Dục tạo nên nhãn xứ.

Thuộc cõi Sắc là gì? Là các đại chủng ở cõi Sắc tạo nên nhãn xứ.

Các xứ: Sắc, nhĩ, thanh, tỷ, thiệt, thân… cũng thế.

Xúc xứ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc.

Thuộc cõi Dục là gì? Nghĩa là bốn đại thuộc cõi Dục và các đại ở cõi Dục tạo nên xúc xứ.

Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là bốn đại thuộc cõi Sắc và các đại ở cõi Sắc tạo nên xúc xứ.

Ý xứ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thuộc cõi Dục là gì? Tức là cõi Dục tác ý tương ưng với ý xứ. Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là cõi Sắc tác ý tương ưng với ý xứ. Thuộc cõi Vô sắc là gì? Tức là cõi Vô sắc tác ý tương ưng với ý xứ.

Không hệ thuộc cõi nào là gì? Tức vô lậu tác ý tương ưng với ý xứ.

Pháp xứ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thuộc cõi Dục là gì? Là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ ở cõi Dục, và các uẩn thọ-tưởng-hành thuộc cõi Dục.

Thuộc cõi Sắc là gì? Là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thuộc cõi Sắc, và các uẩn thọ-tưởng-hành thuộc cõi Sắc.

Thuộc cõi Vô sắc là gì? Là các uẩn thọ-tưởnghành thuộc cõi Vô sắc.

Không hệ thuộc cõi nào là gì? Là các nghiệp thân-ngữ vô lậu và các uẩn thọ-tưởng-hành vô lậu, cùng ba pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ học v.v...? Có mười thứ phi học phi vô học, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý xứ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là gì? Tức là học tác ý tương ưng với ý xứ.

Vô học là gì? Tức là vô học tác ý tương ưng với ý xứ.

Phi học phi vô học là gì? Nghĩa là hữu lậu tác ý tương ưng với ý xứ.

Pháp xứ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Học là gì? Nghĩa là các nghiệp thân-ngữ hữu học và các uẩn thọ-tưởng-hành hữu học.

Vô học là gì? Nghĩa là các nghiệp thân-ngữ vô học và các uẩn thọ-tưởng-hành vô học.

Phi học phi vô học là gì? Tức là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ hữu lậu, và các uẩn thọtưởng-hành hữu lậu cùng với hư không và hai thứ diệt.

Mười hai xứ này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Có mười thứ do tu đạo mà đoạn trừ, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý xứ hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là sao Nghĩa là ý xứ với tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên tương ưng với ý xứ.

Do tu đạo mà đoạn trừ là sao Nghĩa là ý xứ với các thứ học thấy vết tích và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với ý xứ, và ý xứ hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn là gì? Tức là ý xứ vô lậu.

Pháp xứ hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là sao? Nghĩa là pháp xứ với tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán, biên nhẫn… mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên, và tương ưng với pháp xứ, nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành.

Do tu đạo mà đoạn trừ là sao Nghĩa là pháp xứ với các thứ học thấy vết tích và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là sao? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên, và tương ưng với pháp xứ, nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành không biểu hiện nghiệp của thân-ngữ, hoặc là pháp xứ hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn trừ là gì? Tức là pháp xứ vô lậu.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Có mười thứ không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng, một thứ chỉ là tâm, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp xứ nếu có sở duyên thì tâm tương ưng với tâm sở, nếu không có sở duyên thì không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Có mười thứ không phải là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, một thứ tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, một thứ cần phân biệt: Tức là pháp xứ hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, hoặc không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ.

Tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, nghĩa là tùy tâm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành và thọ.

Tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, là tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn.

Không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tùy tâm chuyển các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, còn lại các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và các pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành v.v...? Tức là trừ ra tự tánh của nó, giống như thọ đã nói trên nên biết.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v…? Có mười thứ không phải là tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với tứ, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý xứ hoặc có tầm có tứ, hoặc không có tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm không có tứ.

Có tầm có tứ là gì? Là có tầm có tứ tác ý tương ưng với ý xứ.

Không tầm chỉ có tứ là gì? Tức là không tầm chỉ có tứ tác ý tương ưng với ý xứ.

Không có tâm không có tứ là gì? Nghĩa là không có tâm không có tứ tác ý tương ưng với ý xứ.

Pháp xứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển không tương ưng với tứ, là tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ, tâm bất tương ưng hành, và tầm tương ưng với tứ.

2. Hoặc tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, là tầm và tầm không tương ưng với tứ, mà tương ưng với tâm sở pháp.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, là tầm và tứ tương ưng với tâm sở pháp.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, là trừ ra tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ và tâm bất tương ưng hành, còn lại các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và tầm không tương ưng với tứ, cùng với các tâm sở không có tầm không có tứ, hoặc là các pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Có một thứ là kiến mà cũng là kiến xứ, chín thứ là kiến xứ mà không phải là kiến, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý xứ, nếu là hữu lậu thì kiến xứ mà không phải kiến, nếu vô lậu thì không phải kiến xứ cũng không phải là kiến.

Pháp xứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc kiến mà không phải là kiến xứ, là tận trí và vô sinh trí không thâu nhiếp các tuệ vô lậu.

2. Hoặc kiến xứ mà không phải là kiến, là kiến không thâu nhiếp các pháp xứ hữu lậu.

3. Hoặc kiến mà cũng là kiến xứ, là năm kiến nhiễm ô và chánh kiến của thế tục.

4. Hoặc không phải kiến cũng không phải là kiến xứ, nghĩa là kiến không thâu nhiếp các pháp xứ vô lậu.

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến v.v...? Có tám thứ không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, bốn thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc xứ, nếu nhiễm ô thì có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, nếu không nhiễm ô thì không có thân kiến làm nhân cũng không có nhân của thân kiến.

Thanh xứ cũng như vậy.

Ý xứ hoặc có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, hoặc không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, nghĩa là trừ ra ở quá khứ hay hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên tương ưng với ý xứ, cũng trừ ra quá khứ và hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành tương ưng với ý xứ, cũng trừ ra vị lai có thân kiến tương ưng ý xứ, còn lại ý xứ nhiễm ô.

Có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, tức là các ý xứ đã trừ ra trước đây.

Không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, tức là ý xứ không nhiễm ô.

Pháp xứ hoặc có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, hoặc không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, tức là trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên tương ưng cùng có của pháp xứ, cũng trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành tương ưng cùng có của pháp xứ, cũng trừ ra vị lai có thân kiến tương ưng với pháp xứ, cũng trừ ra ở vị lai có thân kiến tương ưng với pháp sinh ra-già đi-trụ lại và vô thường (sinh, trụ, dị, diệt), còn lại các pháp xứ nhiễm ô.

Có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, là các pháp xứ đã trừ ra trên đây.

Không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, là pháp xứ không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là nhãn xứ, hoặc là nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, hoặc không phải nghiệp cũng không phải nghiệp của dị thục.

Nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, nghĩa là trừ nhãn xứ do quả dị thục sinh ra, còn lại các nhãn xứ không phải là nghiệp cũng không phải nghiệp của dị thục.

Các xứ: Nhĩ, thanh, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc, và ý… cũng thế. (coi lại)

Sắc xứ hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục, hoặc là nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp của dị thục.

Là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục, tức là các biểu hiện của thân (sự hoạt động của thân).

Là nghiệp của dị thục mà không phải nghiệp, tức là sắc xứ do nghiệp của dị thục sinh ra.

Không phải là nghiệp mà cũng không phải nghiệp của dị thục, là trừ ra nghiệp và sắc xứ của nghiệp của dị thục, còn lại các sắc xứ khác.

Thanh xứ hoặc là nghiệp mà không phải nghiệp của dị thục, hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp của dị thục.

Là nghiệp mà không phải nghiệp của dị thục, nghĩa là sự biểu hiện của lời nói (ngữ nghiệp), còn lại các thanh xứ, không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp của dị thục.

Pháp xứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải nghiệp của dị thục, tức là pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thânngữ, và các dị thục không thâu nhiếp tư.

2. Hoặc là nghiệp của dị thục mà không phải nghiệp, nghĩa là tư không thâu nhiếp các nghiệp của dị thục sinh ra pháp xứ.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là nghiệp của dị thục, nghĩa là tư do dị thục sinh ra.

4. Hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp của dị thục, nghĩa là trừ ra nghiệp và nghiệp của dị thục sinh ra pháp xứ, còn lại các pháp xứ.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Có tám thứ không phải nghiệp cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, một thứ là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc xứ, hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển.

Là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là sự biểu hiện của thân, còn lại sắc xứ không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển.

Thanh xứ hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển.

Là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là sự biểu hiện của lời nói (ngữ nghiệp), còn lại các thanh xứ, không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển.

Pháp xứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, là trừ ra tùy nghiệp chuyển các nghiệp thân-ngữ, còn lại các pháp xứ thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải nghiệp, là thọ uẩn-tưởng uẩn, và tư không thâu nhiếp hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, là tùy nghiệp chuyển các nghiệp thân-ngữ. 4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, là trừ ra nghiệp và pháp xứ tùy nghiệp chuyển, còn lại các pháp xứ.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được (có thấy) v.v...? Có ba trường hợp:

1. Hoặc là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, là tám xứ và phần ít hai xứ.

2. Hoặc là sắc tạo ra cũng là sắc thấy được, nghĩa là có một xứ.

3. Hoặc không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc thấy được, tức là một xứ và phần ít hai xứ.

Mười hai xứ này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...?

Có bốn trường hợp:

1. Hoặc là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối, nghĩa là phần ít một xứ.

2. Hoặc là sắc có đối mà không phải là sắc tạo ra, tức là phần ít một xứ.

3. Hoặc là sắc tạo ra mà cũng là sắc có đối, tức là chín xứ và phần ít một xứ.

4. Hoặc không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc có đối, tức là một xứ và phần ít một xứ. Có bao nhiêu thứ là khó thấy bởi vì rất thâm diệu v.v...? Tất cả đều là khó thấy bởi vì rất thâm diệu sâu xa, và vì thâm diệu sâu xa cho nên rất khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải do thiện làm nhân v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là nhãn xứ hoặc là thiện làm nhân mà không phải thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải thiện làm nhân.

Thiện làm nhân mà không phải thiện, tức là nhãn xứ do dị thục thiện sinh ra. Còn lại các nhãn xứ khác, không phải thiện mà cũng không phải do thiện làm nhân.

Các xứ: Nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc cũng như thế.

Sắc xứ hoặc là thiện làm nhân mà không phải thiện, hoặc là thiện mà cũng là thiện làm nhân, hoặc không phải thiện mà cũng không phải thiện làm nhân.

Thiện làm nhân mà không phải thiện, tức là sắc xứ do dị thục thiện sinh ra.

Thiện mà cũng do thiện làm nhân, tức là sắc xứ thiện.

Không phải thiện mà cũng không phải thiện làm nhân, nghĩa là trừ ra sắc xứ do dị thục thiện sinh ra, còn lại sắc xứ bất thiện và vô ký.

Ý xứ cũng như thế.

Thanh xứ hoặc là thiện mà cũng do thiện làm nhân, hoặc không phải thiện mà cũng không phải thiện làm nhân.

Thiện mà cũng do thiện làm nhân, tức là thanh xứ thiện, còn lại các thanh xứ khác, không phải thiện mà cũng không phải do thiện làm nhân.

Pháp xứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là thiện mà không phải do thiện làm nhân, đó là trạch diệt.

Hoặc là thiện làm nhân mà không phải thiện, tức là pháp xứ do dị thục thiện sinh ra.

2. Hoặc là thiện mà cũng do thiện làm nhân, tức là pháp xứ hữu vi thiện.

3. Hoặc không phải thiện mà cũng không phải thiện làm nhân, nghĩa là trừ pháp xứ do dị thục thiện sinh ra, còn lại các pháp xứ bất thiện và vô ký.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là nhãn xứ hoặc do bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải là bất thiện làm nhân.

Bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, tức là nhãn xứ do dị thục bất thiện sinh ra, còn các nhãn xứ khác, không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Các xứ: Nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc cũng như thế.

Sắc xứ hoặc bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, hoặc bất thiện cũng là bất thiện làm nhân, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, tức là các sắc xứ do dị thục bất thiện sinh ra.

Bất thiện cũng là bất thiện làm nhân, tức là các sắc xứ bất thiện. Không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân, nghĩa là trừ các sắc xứ do các dị thục bất thiện sinh ra, còn lại các sắc xứ thiện và vô ký.

Thanh xứ hoặc bất thiện mà cũng là bất thiện làm nhân, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, tức là các thanh xứ bất thiện, còn các thanh xứ khác không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Ý xứ hoặc bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, hoặc bất thiện cũng là bất thiện làm nhân, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân.

Bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, nghĩa là các ý xứ do các dị thục bất thiện sinh ra và ở cõi Dục có thân kiến biên-chấp kiến tương ưng với ý xứ.

Bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, tức là ý xứ bất thiện. Không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân, nghĩa là trừ ý xứ do các dị thục do bất thiện sinh ra, và trừ ra cõi Dục có thân kiến biên chấp kiến tương ưng với ý xứ, còn lại các ý xứ thiện và vô ký.

Pháp xứ hoặc bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, hoặc bất thiện cũng do bất thiện làm nhân, hoặc không phải bất thiện cũng không phải bất thiện làm nhân.

Bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, tức là các pháp xứ do dị thục bất thiện sinh ra, và ở cõi Dục có thân kiến biên chấp kiến cùng nó tương ưng với pháp xứ, hoặc là nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành.

Bất thiện cũng là bất thiện làm nhân, tức là các pháp xứ bất thiện cùng dấy khởi. (coi lại)

Không phải bất thiện cũng không phải bất thiện làm nhân, nghĩa là trừ các pháp xứ do các dị thục bất thiện sinh ra, và trừ ra cõi Dục có thân kiến biên chấp kiến cùng nó tương ưng với pháp xứ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, còn lại các pháp xứ thiện và vô ký.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải vô ký làm nhân v.v...? Có tám thứ là vô ký mà cũng do vô ký làm nhân, bốn thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc xứ, hoặc là vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, hoặc là vô ký cũng do vô ký làm nhân, hoặc không phải là vô ký cũng không phải vô ký làm nhân.

Vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, tức là các sắc xứ bất thiện.

Vô ký cũng là vô ký làm nhân, tức là các sắc xứ vô ký.

Không phải vô ký cũng không phải là vô ký làm nhân, tức là các sắc xứ thiện.

Thanh xứ và ý xứ cũng như thế. Pháp xứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là vô ký mà không phải vô ký làm nhân, đó là hư không và phi trạch diệt.

2. Hoặc là vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, đó là pháp xứ bất thiện.

3. Hoặc là vô ký cũng do vô ký làm nhân, đó là pháp xứ hữu vi vô ký.

4. Hoặc không phải là vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân, đó là pháp xứ thiện.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không có nhân v.v...? Có mười một thứ là nhân duyên mà cũng có nhân, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp xứ, nếu thì hữu vi là nhân duyên mà cũng có nhân, nếu vô vi thì không phải là nhân duyên cũng không có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải đẳng vô gián duyên v.v...? Có mười thứ không phải đẳng vô gián cũng không phải đẳng vô gián duyên, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý xứ, hoặc là đẳng vô gián mà không phải đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải đẳng vô gián cũng không phải đẳng vô gián duyên.

Là đẳng vô gián mà không phải đẳng vô gián duyên, tức là ý xứ vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và ý xứ của A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ-hiện tại.

Là đẳng vô gián cũng là đẳng vô gián duyên, tức là trừ ra ý xứ của A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ-hiện tại, còn lại ý xứ quá khứ và hiện tại.

Không phải đẳng vô gián cũng không phải đẳng vô gián duyên, nghĩa là trừ ra ý xứ vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các ý xứ vị lai.

Pháp xứ hoặc là đẳng vô gián mà không phải đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải đẳng vô gián mà cũng không phải đẳng vô gián duyên.

Là đẳng vô gián mà không phải đẳng vô gián duyên, là pháp tâm sở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và các tâm sở của bậc A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ hay hiện tại, cùng với các vô tưởng diệt định đã sinh mà đang khởi lên.

Là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, là trừ ra các tâm sở của bậc A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ hay hiện tại, còn lại các tâm sở quá khứ hay hiện tại.

Không phải đẳng vô gián cũng không phải đẳng vô gián duyên, là trừ ra các tâm sở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các tâm sở vị lai, và trừ ra các tâm bất tương ưng hành đẳng vô gián, còn lại các tâm bất tương ưng hành, cùng với các nghiệp thân-ngữ, hư không và hai thứ diệt.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Có mười thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên, một thứ là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp xứ, nếu các tâm sở thì sở duyên duyên mà cũng có sở duyên, nếu không phải các tâm sở thì sở duyên duyên mà không có sở duyên. (coi lại)

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng v.v...? Có mười một thứ là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp xứ, nếu là hữu vi thì nó có tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng, nếu vô vi thì nó là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Có mười thứ là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý xứ, nếu hữu lậu thì thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nếu vô lậu thì không phải là bộc lưu mà cũng không phải thuận bộc lưu.

Pháp xứ hoặc là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, hoặc là bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu, hoặc không phải bộc lưu cũng không phải là thuận bộc lưu.

Thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, là bộc lưu không thâu nhiếp pháp xứ hữu lậu.

Bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu, là bốn thứ bộc lưu.

Không phải bộc lưu cũng không phải là thuận bộc lưu, là pháp xứ vô lậu.

-Năm uẩn: Tức là sắc uẩn… cho đến thức uẩn. Năm uẩn này:

Có bao nhiêu thứ là sắc v.v...? Có một thứ là sắc và bốn thứ không có sắc.

Có bao nhiêu thứ là không thấy được v.v...? Có bốn thứ không thấy, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn hoặc có thấy, hoặc không thấy.

Có thấy là gì? Tức là một xứ.

Không thấy là gì? Tức là chín xứ và phần ít một xứ.

Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Có bốn thứ có đối, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn hoặc có đối, hoặc không đối.

Có đối là gì? Tức là mười xứ.

Không đối là gì? Tức là phần ít một xứ.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v…? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Tức là mười xứ và phần ít một xứ. Vô lậu là gì? Tức là phần ít một xứ.

Thọ uẩn hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Tức là hữu lậu tác ý tương ưng với thọ uẩn. Vô lậu là gì? Tức là vô lậu tác ý tương ưng với thọ uẩn.

Tưởng uẩn và thức uẩn cũng như vậy. Hành uẩn hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Nghĩa là hữu lậu tâm tương ưng và tâm bất tương ưng với hành uẩn.

Vô lậu là gì? Nghĩa là vô lậu tâm tương ưng và tâm bất tương ưng với hành uẩn.

Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Tất cả đều là hữu vi.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Có dị thục là gì? Tức là sắc uẩn bất thiện và thiện hữu lậu. Không có dị thục là gì? Tức là sắc uẩn vô ký vô lậu.

Bốn uẩn còn lại cũng như vậy.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Tất cả đều là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ là thuộc về sắc v.v...? Có một thứ thuộc về sắc, bốn thứ thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc lãnh vực bên trong v.v...? Có một thứ thuộc lãnh vực bên trong, ba thứ thuộc lãnh vực bên ngoài, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn hoặc thuộc lãnh vực bên trong, hoặc thuộc lãnh vực bên ngoài.

Thuộc lãnh vực bên trong là gì? Tức là năm lãnh vực bên trong. Thuộc lãnh vực bên ngoài là gì? Tức là năm lãnh vực bên ngoài. Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Năm uẩn này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các uẩn, nếu hữu lậu thì đoạn dứt sự biết khắp, nếu vô lậu thì không phải đoạn dứt sự biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn trừ v.v...? Tất cả cần phân biệt, nếu các uẩn là hữu lậu thì nên đoạn trừ, nếu vô lậu thì không phải đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là nếu các uẩn thiện thì nên tu, nếu các uẩn không phải thiện thì không nên tu.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Tất cả nên phân biệt, nghĩa là nếu các uẩn có ngăn che thì nhiễm ô, nếu không bị ngăn che thì không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Tất cả đều là quả mà cũng có quả.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Có bốn thứ không có chấp thọ, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn hoặc có chấp thọ, hoặc không có chấp thọ.

Có chấp thọ là gì? Nghĩa là tự thể của nó thâu nhiếp sắc uẩn.

Không có chấp thọ là gì? Nghĩa là không phải tự thể của nó thâu nhiếp các sắc uẩn.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Có bốn thứ không phải các đại tạo nên, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn hoặc do các đại tạo nên, hoặc không do các đại tạo nên.

Do các đại tạo nên là gì? Tức là chín xứ và phần ít hai xứ. Không phải các đại tạo nên là gì? Tức là phần ít một xứ. Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Tất cả đều có trên.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là nếu các uẩn là hữu lậu thì có, nếu vô lậu thì không có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Có ba thứ là nhân tương ưng, một thứ là nhân không tương ưng, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là hành uẩn, nếu các tâm sở thì nhân tương ưng, nếu không phải là các tâm sở thì nhân không tương ưng.

Năm uẩn này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ thiện mà không phải là uẩn, là trạch diệt.

2. Hoặc là uẩn mà không phải xứ thiện, là năm uẩn bất thiện và vô ký.

3. Hoặc là xứ thiện mà cũng là uẩn, tức là năm uẩn thiện.

4. Hoặc không phải xứ thiện cũng không phải là uẩn, là hư không-phi trạch diệt.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp, thì năm xứ bất thiện thâu nhiếp phần ít năm uẩn, và phần ít năm uẩn cũng thâu nhiếp năm uẩn bất thiện.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ vô ký mà không phải uẩn, là hư không-phi trạch diệt.

2. Hoặc là uẩn mà không phải xứ vô ký, tức là năm uẩn thiện và bất thiện.

3. Hoặc là xứ vô ký mà cũng là uẩn, tức là năm uẩn vô ký.

4. Hoặc không phải là xứ vô ký mà cũng không phải uẩn, tức là trạch diệt.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì ba xứ lậu thâu nhiếp phần ít một uẩn, và phần ít một uẩn thâu nhiếp ba xứ lậu.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, thì năm xứ hữu lậu thâu nhiếp phần ít năm uẩn, và phần ít năm uẩn cũng thâu nhiếp năm xứ hữu lậu.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, có bốn trường hợp:

1. Hoặc là xứ vô lậu mà không phải uẩn, là hư không và hai thứ diệt.

2. Hoặc là uẩn mà không phải là xứ vô lậu, là năm uẩn hữu lậu.

3. Hoặc là xứ vô lậu mà cũng là uẩn, là năm xứ vô lậu.

4. Hoặc không phải xứ vô lậu cũng không phải uẩn, thì điều này không thể có được.

Có bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v...? Tất cả đều thuộc quá khứ-hiện tại, hoặc vị lai.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các uẩn hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thiện là gì? Nghĩa là năm uẩn thiện.

Bất thiện là gì? Tức là năm uẩn bất thiện. Vô ký là gì? Tức là năm uẩn vô ký.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các uẩn này hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thuộc cõi Dục là gì? Tức là năm uẩn thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là năm uẩn thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là gì? Tức là bốn uẩn thuộc cõi Vô sắc. Không hệ thuộc cõi nào là gì? Tức là năm uẩn vô lậu.

Có bao nhiêu thứ là học v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là các uẩn hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Học là gì? Tức là năm uẩn hữu học. Vô học là gì? Tức là năm uẩn vô học.

Phi học phi vô học là gì? Tức là năm uẩn hữu lậu. Năm uẩn này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn, nếu hữu lậu thì do tu đạo mà đoạn trừ, nếu vô lậu thì không có gì phải đoạn trừ.

Thọ uẩn hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là sao? Nghĩa là thọ uẩn với tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên tương ưng với thọ uẩn.

Do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là thọ uẩn với học thấy vết tích và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với thọ uẩn, và các thọ uẩn hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn trừ là gì? Tức là thọ uẩn vô lậu. Tưởng uẩn, thức uẩn cũng như thế.

Hành uẩn hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là hành uẩn với tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên, và tương ưng với hành uẩn, nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành.

Do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là hành uẩn với các thứ học thấy vết tích và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với hành uẩn, và nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành, hoặc là hành uẩn hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn trừ là gì? Tức là hành uẩn vô lậu.

Có bao nhiêu thứ là không phải tâm v.v...? Có một thứ không phải tâm-tâm sở-tâm tương ưng, hai thứ là tâm sở với tâm tương ưng, một thứ chỉ là tâm, một thứ cần phân biệt: Tức là hành uẩn, nếu có sở duyên thì tâm sở với tâm tương ưng, nếu không có sở duyên thì nó không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ v.v...? Có một thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, một thứ tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, một thứ là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn, hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, hoặc không phải tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với thọ.

Tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, là tùy tâm chuyển các nghiệp thân-ngữ, còn lại các sắc uẩn không phải là tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với thọ.

Hành uẩn, có ba trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, là tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành.

2. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, tức là tâm sở của hành uẩn.

3. Hoặc không phải tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng hành v.v...? Trừ ra tự tánh của tưởng, giống như thọ vừa nêu trên, nên biết.

Hai tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với hành, một thứ tương ưng với hành mà không phải là tùy tâm chuyển, hai thứ cần phân biệt, tức là: Sắc uẩn hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với hành, hoặc không phải tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với hành.

Tùy tâm chuyển mà không tương ưng với hành, nghĩa là tùy tâm chuyển các nghiệp thân-ngữ. Còn lại các sắc uẩn không phải là tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với hành.

Hành uẩn có ba trường hợp:

Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với hành, là các tâm bất tương hành tùy tâm chuyển.

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với hành, tức là tâm sở của hành uẩn, trừ tự tánh của nó ra.

2. Hoặc không phải tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với hành, là trừ ra tâm bất tương ưng hành tùy tâm chuyển, còn lại các tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v…? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn, hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, hoặc không phải tùy tâm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ.

Tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, nghĩa là tùy tầm chuyển các nghiệp thân-ngữ, còn lại các sắc uẩn không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ.

Thọ uẩn hoặc có tầm có tứ, hoặc không có tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm không có tứ.

Có tầm có tứ là gì? Tức là có tầm có tứ tác ý tương ưng với thọ uẩn.

Không có tầm chỉ có tứ là gì? Tức là không có tầm chỉ có tứ tác ý tương ưng với thọ uẩn.

Không có tâm không có tứ là gì? Nghĩa là không có tâm không có tứ tác ý tương ưng với thọ uẩn.

Tưởng uẩn và thức uẩn cũng như thế. Hành uẩn có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, là tâm bất tương ưng hành tùy tầm chuyển, và tâm tương ưng với tứ.

2. Hoặc là tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, là tầm và tâm không tương ưng với tứ mà tương ưng với tâm sở và hành uẩn.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng là tương ưng với tứ, là tầm và tứ tương ưng với tâm sở của hành uẩn.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển cũng không tương ưng với tứ, nghĩa là trừ ra tâm bất tương ưng hành tùy tầm chuyển, còn lại các tâm bất tương ưng hành, và tầm không tương ưng với tứ, cùng các tâm sở của hành uẩn không có tầm không có tứ.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn có ba trường hợp:

1. Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, là chín xứ và phần ít một xứ.

2. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, tức là một xứ.

3. Hoặc không phải là kiến cũng không phải là kiến xứ, tức là phần ít một xứ.

Các uẩn thọ-tưởng-thức, nếu là hữu lậu thì kiến xứ mà không phải là kiến, nếu vô lậu thì không phải là kiến cũng không phải là kiến xứ.

Hành uẩn có bốn trường hợp:

1. Hoặc là kiến mà không phải là kiến xứ, là tận trí và vô sinh trí không gồm thân tuệ vô lậu.

2. Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, là kiến không thâu nhiếp các hành uẩn hữu lậu.

3. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, tức là năm kiến nhiễm ô và chánh kiến của thế gian.

4. Hoặc không phải là kiến cũng không phải là kiến xứ, là kiến không thâu nhiếp các hành uẩn vô lậu.

QUYỂN 17

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, Phần 8

Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn, nếu nhiễm ô thì có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, nếu không nhiễm ô thì không có thân kiến làm nhân cũng không có nhân của thân kiến.

Thọ uẩn có ba trường hợp:

1. Hoặc có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, là trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên tương ưng với thọ uẩn, và trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành tương ưng với thọ uẩn, cũng trừ ra vị lai có thân kiến tương ưng với thọ uẩn, còn lại các thọ uẩn nhiễm ô.

2. Hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, tức là các thọ uẩn đã trừ ra ở trên.

3. Hoặc là không có thân kiến làm nhân cũng không có nhân của thân kiến, là thọ uẩn không nhiễm ô.

Tưởng uẩn và thức uẩn cũng như thế. Hành uẩn có ba trường hợp:

1. Hoặc có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến là trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên và nó tương ưng với hành uẩn đều có, cũng trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành và nó tương ưng với hành uẩn đều có, cũng trừ ra vị lai có thân kiến tương ưng với hành uẩn, cũng trừ ra vị lai có thân kiến và nó tương ưng với các pháp sinh ra-già đi-trụ lại và vô thường (sinh trụ dị diệt)…, còn lại các hành uẩn nhiễm ô.

2. Hoặc là có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, là các thọ uẩn đã trừ ra ở trên.

3. Hoặc không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, là các hành uẩn không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn, có ba trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục, tức là các nghiệp thân-ngữ

2. Hoặc là nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, tức là sắc uẩn do nghiệp của dị thục sinh ra.

3. Hoặc không phải là nghiệp cũng không phải là nghiệp của dị thục, là trừ ra sắc uẩn do nghiệp và nghiệp của dị thục sinh, còn lại các sắc uẩn.

Thọ uẩn hoặc là nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp cũng không phải nghiệp của dị thục.

Nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, là thọ uẩn do nghiệp của dị thục sinh ra, còn lại các thọ uẩn không phải là nghiệp cũng không phải là nghiệp của dị thục.

Tưởng uẩn và thức uẩn cũng như thế. Hành uẩn có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục, là nghiệp của dị thục không thâu nhiếp tư.

2. Hoặc là nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, là tư không thâu nhiếp hành uẩn do nghiệp của dị thục sinh ra.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là nghiệp của dị thục, là nghiệp của dị thục sinh ra tư.

4. Hoặc không phải là nghiệp cũng không phải là nghiệp của dị thục, là trừ ra hành uẩn do nghiệp và nghiệp của dị thục sinh ra, còn lại các hành uẩn. Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Có ba thứ là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, hai thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn có ba trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, là trừ ra nghiệp thân-ngữ tùy nghiệp chuyển, còn lại các nghiệp thân-ngữ.

2. Hoặc là nghiệp mà cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp – thân-ngữ tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, là trừ ra sắc uẩn của nghiệp và tùy nghiệp chuyển, còn lại sắc uẩn.

Hành uẩn cũng có ba trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, tức là tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, nghĩa là tư không thâu nhiếp các hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc không phải là nghiệp cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, là trừ ra tâm bất tương ưng hành tùy nghiệp chuyển, còn lại tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Có bốn thứ không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc thấy được, một thứ cần phân biệt, tức là sắc uẩn có ba trường hợp:

1. Hoặc là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, tức là tám xứ và phần ít hai xứ.

2. Hoặc là sắc tạo ra cũng là sắc thấy được, tức là một xứ.

3. Hoặc không phải là sắc tạo ra cũng không phải là sắc thấy được, tức là một phần ít một xứ.

Năm uẩn này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...? Có bốn thứ không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối, một thứ cần phân biệt, tức là sắc uẩn có bốn trường hợp:

1. Hoặc là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối, tức là phần ít một xứ.

2. Hoặc là sắc có đối mà không phải là sắc tạo ra, tức là phần ít một xứ.

3. Hoặc là sắc tạo ra mà cũng là sắc có đối, tức là chín xứ và phần ít một xứ.

4. Hoặc không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối, sắc như thế thì không thể có được.

Có bao nhiêu thứ là khó thấy bởi vì rất thâm diệu v.v...? Tất cả là khó thấy bởi vì rất thâm diệu và vì thâm diệu cho nên rất khó thấy.

Có bao nhiêu thứ thiện mà không phải do thiện làm nhân v.v...?

Tất cả cần phân biệt, nghĩa là đều có ba trường hợp:

1. Hoặc là thiện làm nhân mà không phải thiện, tức là năm uẩn do dị thục thiện sinh ra.

2. Hoặc là thiện mà cũng do thiện làm nhân, tức là năm uẩn thiện.

3. Hoặc không phải là thiện mà cũng không phải là thiện làm nhân, nghĩa là trừ ra năm uẩn do dị thục thiện sinh, còn lại năm uẩn bất thiện và vô ký.

Có bao nhiêu thứ là bất thiện mà không phải bất thiện làm nhân?

Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn có ba trường hợp:

1. Hoặc bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, là sắc uẩn do dị thục bất thiện sinh ra.

2. Hoặc bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, là sắc uẩn bất thiện.

3. Hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải bất thiện làm nhân, là trừ ra sắc uẩn do dị thục bất thiện sinh, còn lại các sắc uẩn thiện và vô ký.

Thọ uẩn có ba trường hợp:

1. Hoặc bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, là thọ uẩn do dị thục bất thiện sinh ra, và ở Dục giới có thân kiến-biên chấp kiến tương ưng với thọ uẩn.

2. Hoặc bất thiện mà cũng là bất thiện làm nhân, là các thọ uẩn bất thiện.

3. Hoặc không phải bất thiện cũng không phải bất thiện làm nhân, là trừ ra thọ uẩn do dị thục bất thiện sinh, và trừ ra thân kiến-biên chấp kiến thuộc cõi Dục tương ưng thọ uẩn, còn lại thọ uẩn thiện và vô ký.

Tưởng uẩn, thức uẩn cũng như vậy. Hành uẩn có ba trường hợp:

1. Bất thiện làm nhân mà không phải bất thiện, là các hành uẩn do dị thục bất thiện sinh ra, và thân kiến biên chấp kiến thuộc cõi Dục cùng với nó tương ưng và khởi lên hành uẩn.

2. Hoặc bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, là hành uẩn bất thiện.

3. Hoặc không phải bất thiện cũng không phải bất thiện làm nhân, là trừ ra hành uẩn do dị thục bất thiện sinh, và trừ ra thân kiến biên chấp kiến thuộc cõi Dục cùng với nó tương ưng và khởi lên hành uẩn, còn lại hành uẩn thiện và vô ký.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải là vô ký làm nhân v.v...?

Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là đều có ba trường hợp:

1. Hoặc là vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, tức là năm uẩn bất thiện.

2. Hoặc là vô ký mà cũng là vô ký làm nhân, là năm uẩn vô ký.

3. Hoặc không phải là vô ký mà cũng không phải là vô ký làm nhân, tức là năm uẩn thiện.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không có nhân v.v...? Tất cả đều là nhân duyên mà cũng có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Có một thứ không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, bốn thứ cần phân biệt: Nghĩa là thọ uẩn có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, là thọ uẩn vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và thọ uẩn quá khứ-hiện tại khi bậc A-la-hán mạng chung.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, là trừ ra thọ uẩn của A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ-hiện tại, còn lại thọ uẩn quá khứ-hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, là trừ ra thọ uẩn vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại thọ uẩn vị lai.

Thức uẩn, tưởng uẩn cũng như vậy. Hành uẩn có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, là tâm sở của hành uẩn vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và tâm sở của hành uẩn quá khứ-hiện tại khi A-la-hán mạng chung, và vô tưởng diệt định đã sinh đang khởi lên.

2. Hoặc là đẳng vô gián cũng là đẳng vô gián duyên, là trừ ra tâm-tâm sở của hành uẩn quá khứhiện tại khi bậc A-la-hán mạng chung, còn lại tâm sở của hành uẩn quá khứ-hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, là trừ ra tâm sở của hành uẩn vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại tâm sở của hành uẩn vị lai, và trừ ra tâm bất tương ưng hành đẳng vô gián, còn lại tâm bất tương ưng hành.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Có một thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên, ba thứ là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là hành uẩn nếu các tâm sở là sở duyên duyên thì cũng có sở duyên, nếu không phải tâm sở là sở duyên duyên thì cũng không có sở duyên. (coi lại)

Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không có tăng thượng v.v...? Tất cả đều là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là sắc uẩn, nếu hữu lậu thì thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nếu vô lậu thì không phải là bộc lưu cũng không phải là thuận bộc lưu.

Thọ-tưởng-thức uẩn cũng như thế.

Hành uẩn có ba trường hợp:

1. Hoặc là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nghĩa là bộc lưu không thâu nhiếp hành uẩn hữu lậu.

2. Hoặc là bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu, là bốn thứ bộc lưu.

3. Hoặc không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu, là hành uẩn vô lậu.

-Mười tám giới: Tức là nhãn giới-sắc giới-nhãn thức giới… cho đến ý giới-pháp giới-ý thức giới.

Mười tám giới này:

Có bao nhiêu thứ có sắc v.v...? Có mười thứ có sắc, bảy thứ không có sắc, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp giới hoặc có sắc, hoặc không có sắc. Có sắc là gì? Là pháp giới thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, còn lại các pháp giới khác là không có sắc.

Có bao nhiêu thứ thấy được v.v...? Có một thứ thấy được, mười bảy thứ không thấy.

Có bao nhiêu thứ có đối v.v...? Có mười thứ có đối, tám thứ không đối.

Có bao nhiêu thứ hữu lậu v.v...? Có mười lăm thứ là hữu lậu, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý giới hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là gì? Tức là hữu lậu tác ý tương ưng với ý giới. Vô lậu là gì?

Tức là vô lậu tác ý tương ưng với ý giới.

Ý thức giới cũng như thế.

Pháp giới hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Nghĩa là pháp giới thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ hữu lậu, và các uẩn thọtưởng-hành hữu lậu.

Vô lậu là gì? Nghĩa là các nghiệp thân-ngữ vô lậu và các uẩn thọ-tưởng-hành vô lậu, cùng các pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ hữu vi v.v...? Có mười bảy thứ là hữu vi, một thứ cần phân biệt, tức là pháp giới hoặc hữu vi, hoặc vô vi.

Hữu vi là gì? Nghĩa là pháp giới thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ, và các uẩn thọ tưởng hành.

Vô vi là gì? Tức là hư không và hai thứ diệt.

Có bao nhiêu thứ có dị thục v.v...? Có tám thứ không có dị thục, mười thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc giới hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Có dị thục là gì? Tức là sắc giới thiện và bất thiện. Không có dị thục là gì? Tức là sắc giới vô ký.

Thanh và năm thức giới cũng thế.

Ý giới hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Có dị thục là gì? Là ý giới bất thiện và thiện hữu lậu. Không có dị thục là gì? Tức là ý giới vô lậu vô ký.

Pháp giới và ý thức giới cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v...? Có mười bảy thứ là duyên sinh-nhân sinh-thuộc về thế gian, một thứ cần phân biệt, nghĩa là pháp giới, nếu hữu vi thì đó là duyên sinh-nhân sinh-thế gian; nếu vô vi thì không phải là duyên sinh-nhân sinh-thuộc về thế gian.

Có bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v...? Có mười thứ thuộc về sắc, bảy thứ thuộc về danh, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp giới thâu giữ các nghiệp thân-ngữ thì thuộc về sắc, còn lại đều thuộc về danh.

Có bao nhiêu thứ thuộc về lãnh vực bên trong v.v...? Có mười hai thứ thuộc về lãnh vực bên trong, sáu thứ thuộc về lãnh vực bên ngoài

Có bao nhiêu thứ là trí biết khắp về những gì được biết khắp v.v...?

Tất cả đều là trí biết khắp về những gì được biết khắp.

Mười tám giới này:

Có bao nhiêu thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp v.v...? Có mười lăm thứ đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, ba thứ cần phân biệt, tức là ý giới, pháp giới và ý thức giới, nếu hữu lậu thì đoạn dứt sự biết khắp về những gì được biết khắp, nếu vô lậu thì không phải là sự biết khắp về những gì được biết khắp.

Có bao nhiêu thứ nên đoạn trừ v.v...? Có mười lăm thứ nên đoạn trừ, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý-pháp và ý thức giới nếu là hữu lậu thì nên đoạn trừ, nếu là vô lậu thì không nên đoạn trừ.

Có bao nhiêu thứ nên tu v.v...? Có tám thứ không nên tu, có mười thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc giới hoặc nên tu, hoặc không nên tu.

Nên tu là gì? Tức là sắc giới thiện.

Không nên tu là gì? Tức là sắc giới bất thiện và vô ký. Thanh giới-sáu thức giới và ý giới… cũng như thế.

Pháp giới hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là gì? Tức là pháp giới hữu vi thiện.

Không nên tu là gì? Tức là pháp giới bất thiện-vô ký và trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v...? Có tám thứ không nhiễm ô, mười thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc giới hoặc nhiễm ô, hoặc không nhiễm ô.

Nhiễm ô là gì? Tức là sắc giới có ngăn che (hữu phú).

Không nhiễm ô là gì? Tức là sắc giới không có ngăn che (vô phú).

Thanh giới-sáu thức giới, ý và pháp giới cũng thế.

Có bao nhiêu thứ là quả mà không phải là có quả v.v...? Có mười bảy thứ là quả mà cũng là có quả, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp giới có ba trường hợp:

1. Hoặc là quả mà không phải là có quả, tức là trạch diệt.

2. Hoặc là quả mà cũng là có quả, là pháp giới hữu vi.

3. Hoặc không phải là quả mà cũng không phải là có quả, là hư không và phi trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v...? Có chín thứ không có chấp thọ, chín thứ cần phân biệt: Tức là nhãn giới hoặc có chấp thọ, hoặc không có chấp thọ.

Có chấp thọ là gì? Nghĩa là tự thể thâu nhiếp nhãn giới.

Không có chấp thọ là gì? Nghĩa là không phải tự thể thâu nhiếp nhãn giới.

Sắc, nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc giới cũng thế.

Có bao nhiêu thứ do các đại tạo nên v.v...? Có chín thứ và phần ít hai thứ là do các đại tạo nên, bảy thứ và phần ít hai thứ không phải là các đại tạo nên.

Có bao nhiêu thứ có trên v.v...? Có mười bảy thứ có trên, một thứ cần phân biệt, tức là pháp giới hoặc có trên, hoặc không có trên (vô thượng).

Có trên là gì? Tức là pháp giới hữu vi và hư không-phi trạch diệt.

Không có trên là gì? Tức là trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ là có v.v...? Có mười lăm thứ là có, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý-pháp-ý thức giới, nếu hữu lậu thì có, nếu vô lậu thì không phải là có.

Có bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v...? Có bảy thứ là nhân tương ưng, mười thứ là nhân không tương ưng, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp giới, nếu là các tâm sở thì đó là nhân tương ưng, nếu không phải tâm sở thì đó là nhân không tương ưng.

Mười tám giới này:

Cùng sáu xứ thiện thâu nhiếp nhau, thì sáu xứ thiện thâu nhiếp phần ít mười giới, và phần ít mười giới cũng thâu nhiếp sáu xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện thâu nhiếp nhau, thì năm xứ bất thiện thâu nhiếp phần ít mười giới, và phần ít mười giới cũng thâu nhiếp năm xứ bất thiện.

Cùng bảy xứ vô ký thâu nhiếp nhau, thì bảy xứ vô ký thâu nhiếp tám giới và phần ít mười giới, tám giới và phần ít mười giới cũng thâu nhiếp bảy xứ vô ký.

Cùng ba xứ lậu thâu nhiếp nhau, thì ba xứ lậu thâu nhiếp phần ít một giới, và phần ít một cũng giới thâu nhiếp ba xứ lậu.

Cùng năm xứ hữu lậu thâu nhiếp nhau, thì năm xứ hữu lậu thâu nhiếp mười lăm giới và phần ít ba giới, mười lăm giới và phần ít ba giới cũng thâu nhiếp năm xứ hữu lậu.

Cùng tám xứ vô lậu thâu nhiếp nhau, thì tám xứ vô lậu thâu nhiếp phần ít ba giới, và phần ít ba giới cũng thâu nhiếp tám xứ hữu lậu.

Có bao nhiêu thứ thuộc về quá khứ v.v...? Có mười bảy thứ hoặc quá khứ-hiện tại hoặc vị lai, một xứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp giới, nếu hữu vi thì nó hoặc thuộc quá khứ-vị lai hay hiện tại, nếu là vô vi thì không thuộc quá khứ hoặc vị lai hay hiện tại.

Có bao nhiêu thứ là thiện v.v...? Có tám thứ là vô ký, mười thứ cần phân biệt, tức là sắc giới hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thiện là gì? Tức là sự biểu hiện thiện của thân. Bất thiện là gì? Tức là sự biểu hiện bất thiện của thân.

Vô ký là gì? Tức là trừ ra sự biểu hiện thiện và bất thiện của thân, còn lại các sắc giới khác.

Thanh giới hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là gì? Tức là biểu hiện của lời nói (ngữ) thiện. Bất thiện là gì? Tức là biểu hiện của lời nói bất thiện.

Vô ký là gì? Tức là trừ ra các biểu hiện của lời nói thiện và bất thiện, còn lại các thanh giới khác.

Nhãn thức giới hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là gì? Tức là thiện tác ý tương ưng với nhãn thức.

Bất thiện là gì? Tức là bất thiện tác ý tương ưng với nhãn thức.

Vô ký là gì? Tức là vô ký tác ý tương ưng với nhãn thức, còn lại năm thức giới và ý giới cũng thế. Pháp giới hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thiện là gì? Nghĩa là pháp giới thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thiện và các uẩn thọ-tưởng-hành thiện, cùng với trạch diệt.

Bất thiện là gì? Nghĩa là pháp giới thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ bất thiện và các uẩn thọ-tưởng-hành bất thiện.

Vô ký là gì? Nghĩa là các uẩn thọ-tưởng-hành vô ký và hư không-phi trạch diệt.

Có bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v...? Có bốn thứ thuộc cõi Dục, mười bốn thứ cần phân biệt: Nghĩa là nhãn giới hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc.

Thuộc cõi Dục là gì? Nghĩa là các đại ở cõi Dục tạo nên nhãn giới.

Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là các đại thuộc cõi Sắc tạo nên nhãn giới.

Sắc, nhĩ, thanh, tỷ, thiệt, thân giới cũng thế.

Xúc giới hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc.

Thuộc cõi Dục là gì? Nghĩa là bốn đại thuộc cõi Dục và sự tạo nên xúc giới.

Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là bốn đại thuộc cõi Sắc và sự tạo nên xúc giới.

Nhãn thức giới hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc.

Thuộc cõi Dục là gì? Tức là cõi Dục tác ý tương ưng với nhãn thức.

Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là cõi Sắc tác ý tương ưng với nhãn thức.

Nhĩ giới, thân giới, thức giới cũng như thế.

Ý giới hoặc thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thuộc cõi Dục là gì? Tức là cõi Dục tác ý tương ưng với ý giới. Thuộc cõi Sắc là gì? Tức là cõi Sắc tác ý tương ưng với ý giới. Thuộc cõi Vô sắc là gì? Tức là cõi Vô sắc tác ý tương ưng với ý giới.

Không hệ thuộc cõi nào là gì? Tức là vô lậu tác ý tương ưng với ý giới.

Ý thức giới cũng như thế.

Pháp giới hoặc thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc, hoặc không hệ thuộc cõi nào.

Thuộc cõi Dục là gì? Nghĩa là pháp giới thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thuộc cõi Dục, và các uẩn thọ-tưởng-hành thuộc cõi Dục.

Thuộc cõi Sắc là gì? Nghĩa là pháp giới thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ thuộc cõi Sắc, và các uẩn thọ tưởng hành ở cõi Sắc.

Thuộc cõi Vô sắc là gì? Tức là các uẩn thọ-tưởng-hành ở cõi Vô sắc.

Không hệ thuộc cõi nào là gì? Tức là nghiệp thân-ngữ vô lậu, cùng các uẩn thọ tưởng hành vô lậu và các pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ là học v.v...? Có mười lăm thứ là phi học phi vô học, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý giới hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Học là gì? Tức là học tác ý tương ưng với ý giới.

Vô học là gì? Tức là vô học tác ý tương ưng với ý giới.

Phi học phi vô học là gì? Nghĩa là hữu lậu tác ý tương ưng với ý giới.

Ý thức giới cũng vậy.

Pháp giới hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Học là gì? Nghĩa là các nghiệp thân-ngữ hữu học, và các uẩn thọ-tưởng-hành hữu học.

Vô học là gì? Là các nghiệp thân-ngữ vô học, và các uẩn thọ-tưởng-hành vô học.

Phi học phi vô học là gì? Là pháp giới thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ hữu lậu, và các uẩn thọ-tưởng-hành hữu lậu cùng các pháp vô vi.

Mười tám giới này:

Có bao nhiêu thứ do kiến đạo mà đoạn v.v...? Có mười lăm thứ do tu đạo mà đoạn trừ, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý giới hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là ý giới với các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên tương ưng với ý giới.

Do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Là ý giới có các thứ học thấy vết tích và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với ý giới, và ý giới hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn trừ là gì? Là ý giới vô lậu. Ý thức giới cũng vậy.

Pháp giới hoặc do kiến đạo mà đoạn trừ, hoặc do tu đạo mà đoạn trừ, hoặc không có gì phải đoạn trừ.

Do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Là pháp giới với các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên tương ưng với pháp giới và nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành.

Do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là pháp giới có các thứ học thấy vết tích và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với pháp giới và nó luôn khởi các nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, hoặc là pháp giới hữu lậu không nhiễm ô.

Không có gì phải đoạn trừ là gì? Tức là pháp giới vô lậu.

Có bao nhiêu thứ không phải là tâm v.v...? Có mười thứ không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng, bảy thứ chỉ là tâm, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp giới, nếu có sở duyên thì đó là tâm sở cùng với tâm tương ưng, nếu không có sở duyên thì không phải là tâm-tâm sở-tâm tương ưng.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng thọ v.v...? Có mười thứ không phải là tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với thọ, bảy thứ tương ưng với thọ mà không phải là tùy tâm chuyển, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp giới có ba trường hợp:

1. Hoặc là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với thọ, là nghiệp thân-ngữ tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Hoặc là tùy tâm chuyển mà cũng tương ưng với thọ, là tưởng uẩn và hành uẩn tương ưng với nhau.

3. Hoặc không phải là tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra nghiệp thân-ngữ tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển mà không tương ưng với tưởng-hành? Trừ ra tự tánh của nó, còn lại giống như thọ nên biết.

Có bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ v.v...? Có mười thứ không phải là tùy tầm chuyển cũng không tương ưng với tứ, năm thứ có tầm có tứ, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý giới hoặc có tầm có tứ, hoặc không có tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm không có tứ.

Có tầm có tứ là gì? Tức là có tầm có tứ tác ý tương ưng với ý giới.

Không có tầm chỉ có tứ là gì? Tức là không có tầm chỉ có tứ tác ý tương ưng với ý giới.

Không có tầm không có tứ là gì? Tức không có tầm không có tứ tác ý tương ưng với ý giới.

Ý thức giới cũng như thế. Pháp giới có bốn trường hợp:

1. Hoặc là tùy tầm chuyển mà không tương ưng với tứ, nghĩa là tùy tầm chuyển nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và tầm tương ưng với tứ.

2. Hoặc là tương ưng với tứ mà không phải là tùy tầm chuyển, nghĩa là tầm và tầm không tương ưng với tứ mà tương ưng với tâm sở pháp.

3. Hoặc là tùy tầm chuyển mà cũng tương ưng với tứ, nghĩa là tầm-tứ tương ưng với pháp tâm sở.

4. Hoặc không phải là tùy tầm chuyển mà cũng không tương ưng với tứ, là trừ ra nghiệp thân-ngữ tùy tầm chuyển tâm bất tương ưng hành, còn lại nghiệp thân-ngữ tâm bất tương ưng hành, và tầm không tương ưng với tứ, cùng với pháp tâm sở không có tầm không có tứ, hoặc là pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ là kiến mà không phải là kiến xứ v.v...? Có một thứ là kiến mà cũng là kiến xứ, mười bốn thứ là kiến xứ mà không phải là kiến, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là ý giới, nếu hữu lậu thì kiến xứ mà không phải là kiến, nếu vô lậu thì không phải là kiến cũng không phải là kiến xứ.

Ý thức giới cũng như thế. Pháp giới có bốn trường hợp:

1. Hoặc là kiến mà không phải là kiến xứ, là tận trí và vô sinh trí không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

2. Hoặc là kiến xứ mà không phải là kiến, là kiến không thâu nhiếp pháp giới hữu lậu.

3. Hoặc là kiến mà cũng là kiến xứ, là năm kiến nhiễm ô và chánh kiến của thế gian.

4. Hoặc không phải là kiến cũng không phải là kiến xứ, là kiến không thâu nhiếp pháp giới vô lậu. Có bao nhiêu thứ có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến v.v...? Có tám thứ không có thân kiến làm nhân cũng không có nhân của thân kiến, mười thứ cần phân biệt: Tức là sắc giới, nếu nhiễm ô thì có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, nếu không nhiễm ô thì không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Thanh giới và năm thức giới cũng như thế.

Ý thức giới hoặc có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến. (coi lại). Hoặc không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến.

Có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, là trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên tương ưng với ý giới, cũng trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên biến hành tương ưng với ý giới, cũng trừ ra vị lai có thân kiến tương ưng với ý giới, còn lại ý giới nhiễm ô.

Có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, tức là ý giới đã trừ ra ở trên.

Không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, là ý giới không nhiễm ô.

Ý thức giới cũng như thế. Pháp giới có ba trường hợp:

1. Hoặc có thân kiến làm nhân mà không có nhân của thân kiến, là trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên cùng nó tương ưng với pháp giới đều có, cũng trừ ra quá khứ-hiện tại do thấy tập mà đoạn trừ tùy miên biến hành và nó tương ưng với pháp giới cùng có, cũng trừ ra vị lai có thân kiến tương ưng với pháp giới, cũng trừ ra vị lai có thân kiến và nó tương ưng với các pháp sinh ra-già đi-trụ lại và vô thường (sinh trụ diệt đi), còn lại các pháp giới nhiễm ô.

2. Hoặc có thân kiến làm nhân mà cũng có nhân của thân kiến, là các pháp giới đã trừ ra ở trên.

3. Hoặc không có thân kiến làm nhân mà cũng không có nhân của thân kiến, là pháp giới không nhiễm ô.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là nhãn giới, hoặc là nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, hoặc là không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp của dị thục.

Nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, là nhãn giới do nghiệp của dị thục sinh ra.

Không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp của dị thục, là còn lại nhãn giới.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, hương, vị, xúc giới và bảy giới thuộc tâm (tâm giới) cũng như thế.

Sắc giới có ba trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục, tức là biểu hiện của thân.

2. Hoặc là nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, tức là các sắc giới do nghiệp của dị thục sinh ra.

3. Hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp của dị thục, là trừ ra các sắc giới do nghiệp và nghiệp của dị thục sinh, còn lại các sắc giới.

Thanh giới có hai trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục, tức là sự biểu hiện của lời nói.

2. Hoặc không phải là nghiệp cũng không phải là nghiệp của dị thục, là còn lại các thanh giới.

Pháp giới có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp của dị thục, là pháp giới thâu nhiếp các nghiệp thânngữ, và nghiệp của dị thục không thâu nhiếp tư.

2. Hoặc là nghiệp của dị thục mà không phải là nghiệp, nghĩa là tư không thâu nhiếp pháp giới của nghiệp dị thục.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là nghiệp của dị thục, tức là tư do nghiệp của dị thục sinh ra.

4. Hoặc không phải là nghiệp mà cũng không phải là nghiệp của dị thục, là trừ ra pháp giới của nghiệp và nghiệp của dị thục, còn lại pháp giới khác.

Có bao nhiêu thứ là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển v.v...? Có bảy thứ là tùy nghiệp chuyển, mà không phải là nghiệp, tám thứ không phải nghiệp cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, ba thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc giới, hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, hoặc không phải nghiệp cũng không phải là tùy nghiệp chuyển.

Nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, là các biểu hiện của thân.

Không phải nghiệp cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, là các sắc giới khác.

Thanh giới hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, hoặc không phải nghiệp cũng không phải là tùy nghiệp chuyển.

Nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, là sự biểu hiện của lời nói.

Không phải nghiệp cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, tức là các thanh giới khác.

Pháp giới có bốn trường hợp:

1. Hoặc là nghiệp mà không phải là tùy nghiệp chuyển, nghĩa là trừ ra các nghiệp thân-ngữ tùy nghiệp chuyển, còn lại các pháp giới thâu nhiếp các nghiệp thân-ngữ và tư.

2. Hoặc là tùy nghiệp chuyển mà không phải là nghiệp, là thọ uẩn-tưởng uẩn, và tư không thâu nhiếp các hành uẩn tùy nghiệp chuyển.

3. Hoặc là nghiệp mà cũng là tùy nghiệp chuyển, là các nghiệp thân-ngữ tùy nghiệp chuyển. 4. Hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, là trừ ra pháp giới của nghiệp và tùy nghiệp chuyển, còn lại các giới pháp khác.

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được v.v...? Có ba trường hợp:

1. Hoặc là sắc tạo ra mà không phải là sắc thấy được, tức là tám giới và phần ít hai giới.

2. Hoặc là sắc tạo ra cũng là sắc thấy được, nghĩa là một giới.

3. Hoặc không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc thấy được, nghĩa là bảy giới và phần ít hai giới.

Mười tám giới này:

Có bao nhiêu thứ là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối v.v...?

Có bốn trường hợp:

1. Hoặc là sắc tạo ra mà không phải là sắc có đối, tức là phần ít một giới.

2. Hoặc là sắc có đối mà không phải là sắc tạo ra, tức là phần ít một giới.

3. Hoặc là sắc tạo ra mà cũng là sắc có đối, tức là chín giới và phần ít một giới.

4. Hoặc không phải là sắc tạo ra mà cũng không phải là sắc có đối, tức là bảy giới và phần ít một giới.

Có bao nhiêu thứ là khó thấy bởi vì rất thâm diệu v.v...? Tất cả đều khó thấy bởi vì rất thâm diệu và vì rất thâm diệu cho nên khó thấy.

Có bao nhiêu thứ là thiện mà không phải là thiện làm nhân v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là nhãn giới hoặc là thiện làm nhân mà không phải là thiện, hoặc không phải thiện mà cũng không phải là thiện làm nhân.

Thiện làm nhân mà không phải là thiện, tức là nhãn giới do dị thục thiện sinh ra.

Không phải thiện cũng không phải là thiện làm nhân, tức là các nhãn giới khác.

Nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc giới cũng như thế. Sắc giới có ba trường hợp:

1. Hoặc là thiện làm nhân mà không phải là thiện, nghĩa là dị thục thiện sinh ra sắc giới.

2. Hoặc là thiện mà cũng do thiện làm nhân, tức là sắc giới thiện.

3. Hoặc không phải thiện mà cũng không phải là thiện làm nhân, là trừ ra dị thục thiện sinh sắc giới, còn lại sắc giới bất thiện và vô ký.

Sáu thức và ý giới cũng như thế. Thanh giới có hai trường hợp:

1. Hoặc là thiện mà cũng do thiện làm nhân, là thanh giới thiện.

2. Hoặc không phải là thiện mà cũng không phải là thiện làm nhân, là thanh giới bất thiện và vô ký.

Pháp giới có bốn trường hợp:

1. Hoặc là thiện mà không phải là thiện làm nhân, là trạch diệt.

2. Hoặc là thiện làm nhân mà không phải là thiện, là pháp giới do dị thục thiện sinh ra.

3. Hoặc là thiện mà cũng do thiện làm nhân, là pháp giới hữu vi thiện.

4. Hoặc không phải là thiện cũng không phải là thiện làm nhân, là trừ pháp giới do dị thục thiện sinh ra, còn lại các pháp giới bất thiện và vô ký.

Có bao nhiêu thứ bất thiện mà không phải là bất thiện làm nhân v.v...? Tất cả cần phân biệt: Nghĩa là nhãn giới, hoặc bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, hoặc không phải là bất thiện mà cũng không phải là bất thiện làm nhân.

Bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, là các nhãn giới do dị thục bất thiện sinh ra.

Không phải là bất thiện cũng không phải là bất thiện làm nhân, là các nhãn giới khác.

Nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc giới cũng như thế. Sắc giới có ba trường hợp:

1. Hoặc là bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, là các sắc giới do dị thục bất thiện sinh ra.

2. Hoặc là bất thiện mà cũng là bất thiện làm nhân, là các sắc giới bất thiện.

3. Hoặc không phải là bất thiện cũng không phải là bất thiện làm nhân, là trừ sắc giới do các dị thục bất thiện sinh ra, còn lại các sắc giới thiện và vô ký.

Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, thức giới cũng thế. Thanh giới có hai trường hợp:

1. Hoặc là bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, tức là thanh giới bất thiện.

2. Hoặc không phải là bất thiện cũng không phải là bất thiện làm nhân, tức là thanh giới thiện và vô ký.

Ý giới có ba trường hợp:

1. Hoặc là bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, là ý giới do dị thục bất thiện sinh ra, và thuộc cõi Dục có thân kiến-biến chấp kiến tương ưng với ý giới.

2. Hoặc là bất thiện mà cũng là bất thiện làm nhân, là ý giới bất thiện.

3. Hoặc không phải là bất thiện mà cũng không phải là bất thiện làm nhân, là trừ ý giới do dị thục bất thiện sinh ra và trừ ra thuộc cõi Dục có thân kiến-biên chấp kiến tương ưng với ý giới, còn lại các ý giới thiện và vô ký.

Ý thức giới cũng như thế. Pháp giới có ba trường hợp:

1. Hoặc là bất thiện làm nhân mà không phải là bất thiện, là pháp giới do dị thục bất thiện sinh ra, và thuộc cõi Dục có thân kiến-biến chấp kiến, và pháp giới cùng nó tương ưng khởi lên.

2. Hoặc là bất thiện mà cũng do bất thiện làm nhân, là pháp giới bất thiện.

3. Hoặc không phải là bất thiện cũng không phải là bất thiện làm nhân, là trừ pháp giới do dị thục bất thiện sinh ra, và trừ ra thuộc cõi Dục có thân kiến-biên chấp kiến, cùng pháp giới tương ưng khởi lên, còn lại các pháp giới thiện và vô ký.

Có bao nhiêu thứ là vô ký mà không phải là vô ký làm nhân v.v...? Có tám thứ là vô ký cũng do vô ký làm nhân, mười thứ cần phân biệt: Nghĩa là sắc giới có ba trường hợp:

Hoặc là vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, là sắc giới bất thiện.

1. Hoặc là vô ký mà cũng do vô ký làm nhân, tức là sắc giới vô ký.

2. Hoặc không phải là vô ký mà cũng không phải là vô ký làm nhân, là sắc giới thiện.

Thanh giới-sáu thức giới và ý giới cũng như thế. Pháp giới có bốn trường hợp:

1. Hoặc vô ký mà không phải là vô ký làm nhân, là hư không-phi trạch diệt.

2. Hoặc vô ký làm nhân mà không phải là vô ký, là pháp giới bất thiện.

3. Hoặc vô ký mà cũng là vô ký làm nhân, là pháp giới hữu vi vô ký.

4. Hoặc không phải vô ký mà cũng không phải là vô ký làm nhân, là pháp giới thiện.

Có bao nhiêu thứ là nhân duyên mà không có nhân v.v...? Có mười bảy thứ là nhân duyên mà cũng có nhân, một thứ cần phân biệt, nghĩa là pháp giới, nếu hữu vi thì nó là nhân duyên mà cũng có nhân, nếu vô vi thì không phải nhân duyên mà cũng không có nhân.

Có bao nhiêu thứ là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên v.v...? Có mười thứ không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, tám thứ cần phân biệt: Nghĩa là nhãn thức giới có ba trường hợp:

Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, là nhãn thức vị lai mà hiện tiền đang khởi lên.

1. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, là nhãn thức quá khứ hoặc hiện tại.

2. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, là trừ ra nhãn thức vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các nhãn thức vị lai.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới cũng như vậy. Ý giới có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, là ý giới vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và ý giới của A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ-hiện tại.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, là trừ ra ý giới của A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ hay hiện tại, còn lại các ý giới ở quá khứ hay hiện tại.

3. Hoặc không phải đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, là trừ ra ý giới vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các ý giới vị lai.

Ý thức giới cũng như thế. Pháp giới có ba trường hợp:

1. Hoặc là đẳng vô gián mà không phải là đẳng vô gián duyên, là các pháp tâm sở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, và các pháp tâm sở của A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ hoặc hiện tại, cùng với các định diệt vô tưởng đã sinh mà đang khởi lên.

2. Hoặc là đẳng vô gián mà cũng là đẳng vô gián duyên, là trừ ra các tâm sở của A-la-hán khi mạng chung ở quá khứ hay hiện tại, còn lại các tâm sở quá khứ hay hiện tại.

3. Hoặc không phải là đẳng vô gián mà cũng không phải là đẳng vô gián duyên, là trừ ra các tâm sở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các tâm sở vị lai, và trừ ra các tâm bất tương ưng hành đẳng vô gián, còn lại các tâm bất tương ưng hành, và nghiệp thân-ngữ cùng với pháp vô vi.

Có bao nhiêu thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên v.v...? Có mười thứ là sở duyên duyên mà không có sở duyên, bảy thứ là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên, một thứ cần phân biệt: Nghĩa là pháp giới, nếu các tâm sở thì đó là sở duyên duyên mà cũng có sở duyên, nếu không phải là tâm sở thì đó là sở duyên duyên mà không có sở duyên. Có bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên mà không phải là có tăng thượng v.v...? Có mười bảy thứ là tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng, một thứ cần phân biệt, nghĩa là pháp giới, nếu hữu vi thì tăng thượng duyên mà cũng có tăng thượng, nếu vô vi thì tăng thượng duyên mà không có tăng thượng.

Có bao nhiêu thứ là bộc lưu mà không phải là thuận bộc lưu v.v...? Có mười lăm thứ là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, ba thứ cần phân biệt, nghĩa là ý giới, nếu hữu lậu thì thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, nếu vô lậu thì không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu.

Ý thức giới cũng như vậy. Pháp giới có ba trường hợp:

1. Hoặc là thuận bộc lưu mà không phải là bộc lưu, là các bộc lưu không thâu nhiếp pháp giới hữu lậu.

2. Hoặc là bộc lưu mà cũng là thuận bộc lưu, đó là bốn thứ bộc lưu.

3. Hoặc không phải là bộc lưu mà cũng không phải là thuận bộc lưu, đó là pháp giới vô lậu.

QUYỂN 18

Phẩm 8: BIỆN VỀ QUYẾT TRẠCH

Pháp có sắc thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm và diệt) sáu thức nhận biết, các biến hành ở Dục giới và Sắc giới, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do có sắc thâu nhiếp: Mười giới-mười xứ-một uẩn, không có trí, năm thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp không có sắc thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, mười trí, một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không có sắc thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-bốn uẩn, hai trí (tức là tha tâm trí-diệt trí), không có thức nhận biết, tất cả Vô sắc giới, hai bộ thuộc Dục-Sắc giới và các thứ không phải là biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp có thấy thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở Dục-Sắc giới, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do có thấy thâu nhiếp: Một giới-một xứ mà không có uẩn, không có trí, một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp không thấy thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, mười trí, năm thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không thấy thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-bốn uẩn, ba trí (tức là tha tâm, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả Vô sắc giới, hai bộ nơi Dục giới, và các thứ không phải là biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp có đối thâu nhiếp: Mười giới-mười xứmột uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, các biến hành ở Dục và Sắc giới và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do có đối thâu nhiếp: Mười giới-mười xứ-không có uẩn, không có trí, năm thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp không đối thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-năm uẩn, mười trí, một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không đối thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, ba trí (tức là tha tâm, diệt, đạo), không có thức nhận biết, tất cả Vô sắc giới, hai bộ thuộc Sắc-Dục giới, và thứ không phải là các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp hữu lậu thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do hữu lậu thâu nhiếp: Mười lăm giới-mười xứ-không có uẩn, hai trí (tức là khổ, tập), năm thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp vô lậu thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: khổ, tập), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do vô lậu thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, hai trí là diệt trí và đạo trí, không có thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp hữu vi thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do hữu vi thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, bốn trí (tức là: tha tâm, khổ, tập, đạo), năm thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp vô vi thâu nhiếp: Một giới-một xứ-không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do vô vi thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, một trí tức là diệt trí, không có thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Các pháp: Hữu tránh, vô tránh, thế gian, xuất thế gian, đọa giới, không phải đọa giới, có vị tham đắm, không có vị tham đắm, dựa vào đam mê, dựa vào xuất ly, thuận kiết, không phải thuận kiết, thuận thủ, không phải thuận thủ, thuận triền, không phải thuận triền; giống như pháp vô lậu-hữu lậu nên biết.

Pháp hữu ký thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, tất cả Dục giới, các biến hành cõi Sắc và Vô sắc, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do hữu ký thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, hai trí là diệt trí và đạo trí, không có thức nhận biết, hai bộ thuộc Dục giới, và các thứ không phải là biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp vô ký thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả cõi Sắc và Vô sắc, hai bộ thuộc Dục giới, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do vô ký thâu nhiếp: Tám giới-tám xứ-không có uẩn, không có trí, ba thức nhận biết, hai bộ thuộc Sắc-Vô sắc giới, và các thứ không phải biến hành tùy miên tùy tăng do khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp hữu phú thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do hữu phú thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức, có hai bộ của ba cõi, và các thứ không phải là biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp vô phú thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành của ba cõi, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do vô phú thâu nhiếp: Tám giới-tám xứ-không có uẩn, hai trí (diệt trí, đạo trí), ba thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp nên tu thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành của ba cõi, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do nên tu thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, một trí là đạo trí, không có thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp không nên tu thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không nên tu thâu nhiếp: Tám giới-tám xứ-không có uẩn, một trí là diệt trí, ba thức nhận biết, hai bộ của ba cõi, và các thứ không phải biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp nhiễm ô thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do nhiễm ô thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức, có hai bộ của ba cõi, và các thứ không phải biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp không nhiễm ô thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức, các biến hành của ba cõi, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do không nhiễm ô thâu nhiếp: Tám giới-tám xứ-không có uẩn, hai trí là diệt trí và đạo trí, ba thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có tội, không có tội cũng như thế.

Pháp có dị thục thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả Dục giới, các biến hành ở Sắc giới và Vô sắc giới, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do có dị thục thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức, có hai bộ của Dục giới, và các thức không phải biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp không có dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức, tất cả Sắc và Vô sắc giới, hai bộ của Dục giới, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do không có dị thục thâu nhiếp: Tám giới-tám xứ-không có uẩn, hai trí (tức diệt, đạo), ba thức nhận biết, hai bộ của Sắc và Vô sắc giới, và các thứ không phải biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp kiến thâu nhiếp: Hai giới-hai xứ-hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu ở ba cõi, và các tùy miên tùy tăng vô minh duyên vô lậu tương ưng với kiến.

Pháp chỉ do kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứkhông có uẩn, không có trí, không có thức, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải kiến thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không phải kiến thâu nhiếp: Mười sáu giới-mười xứ-ba uẩn, một trí là diệt trí, năm thức nhận biết, trừ vô minh duyên vô lậu tương ưng với kiến, còn lại các tùy miên tùy tăng duyên vô lậu.

Pháp bên trong thâu nhiếp: Mười hai giới-sáu xứ-hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do bên trong thâu nhiếp: Mười hai giới-sáu xứ-một uẩn, không có trí, không có thức, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp bên ngoài thâu nhiếp: Sáu giới-sáu xứ-bốn uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do bên ngoài thâu nhiếp: Sáu giới-sáu xứ-ba uẩn, một trí tức là diệt trí, năm thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có chấp thọ thâu nhiếp: Chín giới-chín xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), năm thức nhận biết, các thứ biến hành ở cõi Dục-Sắc, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ có chấp thọ thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp không có chấp thọ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không có chấp thọ thâu nhiếp: Chín giới-ba xứ-bốn uẩn, ba trí (là tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả Vô sắc giới, hai bộ thuộc Dục-Sắc giới, và các thứ không phải biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp tâm thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do tâm thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, không có trí, không có thức, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-bốn uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không phải tâm thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-bốn uẩn, một trí là diệt trí, năm thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có sở duyên thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do có sở duyên thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-ba uẩn, một trí là tha tâm trí, ba thức nhận biết, tùy miên tùy tăng duyên vô lậu ở ba cõi.

Pháp không có sở duyên thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ

-hai uẩn, chín trí (trừ tha tâm trí), sáu thức, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở ba cõi.

Pháp chỉ do không có sở duyên thâu nhiếp: Mười giới-mười xứ-một uẩn, một trí tức là diệt trí, năm thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm sở thâu nhiếp: Một giới-một xứ-ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do tâm sở thâu nhiếp: Không có giới-xứ-hai uẩn, không có trí, không có thức, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm sở thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không phải tâm sở thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn, một trí tức là diệt trí, năm thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do nghiệp thâu nhiếp: Không có giớixứ-uẩn-trí-thức, và các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không phải nghiệp thâu nhiếp: Mười lăm giới-chín xứ-ba uẩn, một trí biết là diệt trí, ba thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp thiện thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, các thứ biến hành trong ba cõi, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do thiện thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, có hai trí (tức là diệt trí, đạo trí), không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp bất thiện thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục.

Pháp chỉ do bất thiện thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức, có hai bộ của cõi Dục, và các thứ không phải biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp vô ký thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức, tất cả Sắc và Vô sắc giới, hai bộ của Dục giới, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do vô ký thâu nhiếp: Tám giới-tám xứ-không có uẩn, không có trí, ba thức, hai bộ của Sắc và Vô sắc giới, các thứ không phải biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp do thấy mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng do thấy mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do thấy mà đoạn trừ thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí, không có thức, có hai bộ của ba cõi và các thứ không phải biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ-tập mà đoạn trừ.

Pháp do tu mà đoạn trừ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, các thứ biến hành trong ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do tu mà đoạn trừ thâu nhiếp: Mười lăm giới-mười xứ-không có uẩn, không có trí, năm thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có gì phải đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: khổ, tập), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không có gì phải đoạn trừ thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, hai trí (là diệt, đạo), không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp học thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do học thâu nhiếp: Không có giới-xứuẩn-trí-thức, và các tùy miên tùy tăng.

Pháp vô học cũng như thế.

Pháp phi học phi vô học thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do phi học phi vô học thâu nhiếp: Mười lăm giới-mười xứ-không có uẩn, ba trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), năm thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp thuộc cõi Dục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do thuộc cõi Dục thâu nhiếp: Bốn giới-hai xứ-không có uẩn, không có trí, hai thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Pháp thuộc cõi Sắc thâu nhiếp: Mười bốn giới-mười xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Pháp chỉ do thuộc cõi Sắc thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức, có tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Pháp thuộc cõi Vô sắc thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Pháp chỉ do thuộc cõi Vô sắc thì không thâu nhiếp: Giới-xứ-uẩn-trí-thức, chỉ có tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Pháp không hệ thuộc cõi nào thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: khổ, tập), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không hệ thuộc cõi nào thâu nhiếp:

Không có giới-xứ-uẩn, có hai trí (là diệt, đạo), không có thức, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp quá khứ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do quá khứ thâu nhiếp: Không có giớixứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Các pháp vị lai, hiện tại cũng như thế.

Pháp không phải quá khứ-vị lai-hiện tại thâu nhiếp: Một giới-một xứ-không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không phải quá khứ-vị lai-hiện tại thâu nhiếp: Không có cả giới-xứ-uẩn, có một trí là diệt trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp do khổ thánh đế thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tập, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do khổ thánh đế thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, có một trí là khổ trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp do tập thánh đế thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do tập thánh đế thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, có một trí là tập trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp do diệt thánh đế thâu nhiếp: Một giới-một xứ-không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do diệt thánh đế thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, có một trí là diệt trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp do đạo thánh đế thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do đạo thánh đế thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, có một trí là đạo trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp do đế không thâu nhiếp: Một giới-một xứkhông có uẩn, một trí là thế tục trí, một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do đế không thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí, thức và các tùy miên tùy tăng.

Pháp do thấy khổ mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo) một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy khổ mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do thấy khổ mà đoạn trừ thâu nhiếp:

Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức, có các thứ không phải biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Pháp do thấy tập mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo) một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy tập mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Pháp chỉ do thấy tập mà đoạn trừ thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức, có các thứ không phải biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp do thấy diệt mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo) một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy diệt mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do thấy diệt mà đoạn trừ thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức, chỉ có các thứ tùy miên tùy tăng do thấy diệt mà đoạn trừ.

Pháp do thấy đạo mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo) một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy đạo mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do thấy đạo mà đoạn trừ thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức, chỉ có các thứ tùy miên tùy tăng do thấy đạo mà đoạn trừ. Pháp do tu mà đoạn trừ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo) sáu thức nhận biết, tất cả các thứ do tu mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do tu mà đoạn trừ thâu nhiếp: Mười lăm giới-mười xứ-không có uẩn, không có trí, năm thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có gì phải đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: khổ, tập) một thức nhận biết, không có các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp chỉ do không có gì phải đoạn trừ thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn, có hai trí là diệt trí và đạo trí, không có thức, không có các thứ tùy miên tùy tăng.

Sắc uẩn thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), sáu thức nhận biết, các thứ biến hành ở Dục-Sắc giới, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do sắc uẩn thâu nhiếp: Mười giới-mười xứmột uẩn, không có trí, năm thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Thọ uẩn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Chỉ do thọ uẩn thâu nhiếp: Không có giới-xứ, có một uẩn, không có trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Tưởng uẩn, hành uẩn cũng như thế.

Thức uẩn thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Chỉ do thức uẩn thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, không có trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Nhãn xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các thứ biến hành ở Dục-Sắc giới, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do nhãn xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứkhông có uẩn, không có trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân xứ cũng như thế.

Sắc xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các thứ biến hành ở cõi Dục-cõi Sắc, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do sắc xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứkhông có uẩn, không có trí, một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Thanh xứ, xúc xứ cũng như thế.

Hương xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các thứ biến hành ở Dục giới, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do hương xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứkhông có uẩn, không trí biết, một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Vị xứ cũng như thế.

Ý xứ thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Chỉ do ý xứ thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, không có trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-bốn uẩn, mười trí, một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Chỉ do pháp xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-ba uẩn, một trí tức là diệt trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Nhãn giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các thứ biến hành ở Dục-Sắc giới, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do nhãn giới thâu nhiếp: Một giới-một xứkhông có uẩn, không có trí, không có hức, không có các tùy miên tùy tăng.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân giới cũng như thế.

Sắc giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các thứ biến hành ở Dục-Sắc giới, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do sắc giới thâu nhiếp: Một giới-một xứkhông có uẩn, không có trí, một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Thanh giới và xúc giới cũng như thế.

Hương giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các thứ biến hành ở Dục giới, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do hương giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-không có uẩn, không có trí, một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Vị giới cũng như thế. Ý giới cũng như ý xứ.

Pháp giới cũng như pháp xứ.

Nhãn thức giới thâu nhiếp: Hai giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các thứ biến hành ở Dục-Sắc giới, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do nhãn thức giới thâu nhiếp: Một giới-không có xứ-không có uẩn, không có trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Nhĩ thức giới, thân thức giới cũng như thế.

Tỷ thức giới thâu nhiếp: Hai giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các thứ biến hành của Dục giới và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do tỷ thức giới thâu nhiếp: Một giới-không có xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Thiệt thức giới cũng như thế.

Ý thức giới thâu nhiếp: Hai giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Chỉ do ý thức giới thâu nhiếp: Một giới-không có xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Nhãn căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các thứ biến hành ở Dục-Sắc giới, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do nhãn căn thâu nhiếp: Một giới-một xứkhông có uẩn, không có trí, không có thức, không có các tùy miên tùy tăng.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn thì cũng thế.

Nữ căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các thứ biến hành ở Dục giới, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do nữ căn thâu nhiếp: Không có giới-xứuẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Nam căn cũng như thế.

Mạng căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các thứ biến hành của ba cõi, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do mạng căn thâu nhiếp: Không có giớixứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ý căn cũng như ý xứ.

Lạc căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả cõi Sắc, các thứ biến hành ở Dục giới, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do lạc căn thâu nhiếp: Không có giới-xứuẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Khổ căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các thứ biến hành ở Dục giới, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do khổ căn thâu nhiếp: Không có giới-xứuẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Hỷ căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả Sắc giới, trừ ra nghi tương ưng với vô minh và duyên vô lậu của Dục giới, còn lại tất cả các thứ tùy miên tùy tăng của Dục giới.

Chỉ do hỷ căn thâu nhiếp: Không có giới-xứuẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ưu căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng của Dục giới.

Chỉ do ưu căn thâu nhiếp: Không có giới-xứuẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Xả căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, và tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Chỉ do xả căn thâu nhiếp: Không có giới-xứuẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Tín căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các thứ biến hành của ba cõi, và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỉ do tín căn thâu nhiếp: Không có giới-xứuẩn-trí-thức và các thứ tùy miên tùy tăng.

Tinh tiến, niệm, định, tuệ căn cũng thế.

Vị tri đương tri căn thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-ba uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các thứ tùy miên tùy tăng.

Chỉ do vị tri đương tri căn thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Dĩ tri căn và cụ tri căn cũng như thế.

Ở cõi Dục thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới

-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo) một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy khổ mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Chỉ do ở cõi Dục thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Dục thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Dục do thấy tập mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Chỉ do ở cõi Dục thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Dục thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ ra các thứ không cùng với vô minh ở cõi Dục do thấy diệt mà đoạn trừ, còn lại tất cả các thứ biến hành tùy miên tùy tăng ở cõi Dục do thấy diệt mà đoạn trừ.

Chỉ do ở cõi Dục thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Dục thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ đi các thứ không cùng với vô minh ở cõi Dục do thấy đạo mà đoạn trừ, còn lại tất cả các thứ biến hành tùy miên tùy tăng ở cõi Dục do thấy đạo mà đoạn trừ.

Chỉ do ở cõi Dục thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Dục tu mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo) một thức nhận biết, tất cả các thứ do tu mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục.

Chỉ do ở cõi Dục tu mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Sắc thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Sắc do thấy khổ mà đoạn trừ và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Chỉ do ở cõi Sắc thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Sắc thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Sắc do thấy tập mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Chỉ do ở cõi Sắc thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Sắc thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ ra các thứ không cùng với vô minh ở cõi Sắc do thấy diệt mà đoạn trừ, còn lại tất cả các thứ ở cõi Sắc do thấy diệt mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng.

Chỉ do ở cõi Sắc thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Sắc thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới

-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ đi các thứ không cùng với vô minh ở cõi Sắc do thấy đạo mà đoạn trừ, còn lại tất cả các thứ ở cõi Sắc do thấy đạo mà đoạn trừ, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Chỉ do ở cõi Sắc thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Sắc tu mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Sắc do tu mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng.

Chỉ do ở cõi Sắc tu mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Vô sắc thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Vô sắc do thấy khổ mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Chỉ do ở cõi Vô sắc thấy khổ mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-tríthức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Vô sắc thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo) một thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Vô sắc do thấy tập mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Chỉ do ở cõi Vô sắc thấy tập mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-tríthức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Vô sắc thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ ra các thứ không cùng với vô minh ở cõi Vô sắc do thấy diệt mà đoạn trừ, còn lại tất cả các thứ ở cõi Vô sắc do thấy diệt mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng.

Chỉ do ở cõi Vô sắc thấy diệt mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-tríthức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Vô sắc thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ đi các thứ không cùng với vô minh ở cõi Vô sắc do thấy đạo mà đoạn trừ, còn lại tất cả các thứ ở cõi Vô sắc do thấy đạo mà đoạn trừ, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Chỉ do ở cõi Vô sắc thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-tríthức và các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Vô sắc tu mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, và các thứ biến hành tùy miên tùy tăng.

Chỉ do ở cõi Vô sắc tu mà đoạn trừ các tùy miên thâu nhiếp: Không có giới-xứ-uẩn-trí-thức và các tùy miên tùy tăng.

SỐ 1543 - LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ

Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử. Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm.

Bài tụng tám Kiền Độ:
Trí-hành-kiết sử-tạp,
Kiến-định-căn-bốn đại.

QUYỂN 1

Kiền độ thứ 1: TẠP

Pháp thứ nhất thế gian,
Người-trí-ái-cung kính,
Sắc-vô tàm-không nghĩa,
Phẩm tư-nói sau cuối.

Phẩm 1: PHÁP THỨ NHẤT CỦA THẾ GIAN

Thế nào là pháp thứ nhất của thế gian? Vì sao nói đó là pháp thứ nhất của thế gian?

Pháp thứ nhất của thế gian hệ thuộc những cõi nào? Nói hệ thuộc vào cõi Dục chăng? Hệ thuộc vào cõi Sắc chăng? Hệ thuộc vào cõi Vô sắc chăng?

Pháp thứ nhất của thế gian phải nói là có giác có quán chăng, không có giác có quán, không có giác có quán chăng?

Pháp thứ nhất của thế gian phải nói là tương ưng với lạc căn chăng, tương ưng với hỷ căn, hộ căn chăng?

Pháp thứ nhất của thế gian phải nói là một tâm chăng, phải nói là rất nhiều tâm chăng?

Pháp thứ nhất của thế gian phải nói là thoái lui, không thoái lui chăng?

Thế nào là đảnh? Thế nào là đảnh đọa? Thế nào là noãn?

Hai mươi thân kiến này, có bao nhiêu ngã kiến, bao nhiêu ngã sở kiến?

Có bao nhiêu kiến như vô thường mà nói có thường? Đối với năm kiến này thì đoạn những kiến nào, đoạn những đế nào? Kiến này nếu vô thường mà nói có thường; nếu khổ mà thấy vui, nếu vui mà thấy khổ; nếu bất tịnh mà thấy tịnh, nếu tịnh mà thấy bất tịnh; nếu vô ngã mà thấy có ngã; nếu vô nhân mà thấy có nhân, nếu có nhân mà thấy vô nhân; nếu có mà thấy không có, nếu không có mà thấy có; đối với năm kiến này thì đoạn những kiến nào, đoạn những đế nào? Nghĩa về kiến này ở chương này nguyện giải thích đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là pháp thứ nhất của thế gian?

Đáp: Các tâm-tâm pháp theo thứ lớp-vượt thứ lớp mà nhận lấy quả chứng được, đó gọi là pháp thứ nhất của thế gian.

Lại có thuyết nói: "Đối với năm căn theo thứ lớp-vượt thứ lớp mà nhận lấy quả chứng được, đó gọi là pháp thứ nhất của thế gian." Theo nghĩa tôi nói, tâm và tâm pháp lần lượt vượt trình tự rồi nhận lấy quả chứng được, thì gọi là pháp thứ nhất của thế gian.

Hỏi: Vì lẽ gì mà nói đó là pháp thứ nhất của thế gian?

Đáp: Tâm-tâm pháp như vậy, đối với các tâmtâm pháp còn lại của thế gian là tối thượng, vì không có khả năng theo kịp, cho nên gọi là pháp thứ nhất của thế gian. Hơn nữa, tâm-tâm pháp này đã từ bỏ các việc của phàm phu đạt được Thánh pháp, đã lìa bỏ việc tà đạt được Chánh pháp. Ở trong Chánh pháp, vượt qua trình tự mà nhận lấy quả chứng. Do nghĩa này cho nên nói là pháp thứ nhất của thế gian.

Hỏi: Pháp thứ nhất của thế gian hệ thuộc vào những cõi nào? Nên nói là hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Pháp thứ nhất của thế gian, nên nói là hệ thuộc cõi Sắc, chứ không phải hệ thuộc cõi Dục, không phải hệ thuộc cõi Vô sắc.

Vì lẽ gì mà pháp thứ nhất của thế gian không nên nói là hệ thuộc cõi Dục? Bởi vì đạo cõi Dục không đoạn trừ được những triền cái, cũng không thể trừ bỏ các kiết của cõi Dục, mà chính là do đạo cõi Sắc mới đoạn trừ được triền cái, cũng có thể loại trừ các kiết của cõi Dục. Vì lẽ, nếu đạo cõi Dục mà đoạn trừ được triền cái, thì cũng có thể loại trừ các kiết của cõi Dục.

Như thế, pháp thứ nhất của thế gian nên nói là hệ thuộc cõi Dục, nhưng không dùng đạo cõi Dục đoạn được triền cái, cũng không thể loại trừ các kiết cõi Dục, mà đạo cõi Sắc đoạn trừ được triền cái, cũng có công năng loại trừ các kiết cõi Dục. Vì lý do này cho nên pháp thứ nhất của thế gian không nên nói là hệ thuộc cõi Dục.

Vì lẽ gì mà pháp thứ nhất của thế gian, không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc? Ở trong pháp bằng nhau vượt qua trình tự mà nhận lấy quả chứng, trước hết phải từ cõi Dục, đối với khổ tư duy về khổ, sau đó với cõi Sắc-Vô sắc cũng đồng nhau. Nếu Thánh đạo khởi thì trước hết phải thực hiện các việc ở cõi Dục, sau mới đồng với cõi Sắc-Vô sắc. Giả sử vượt qua trình tự mà nhận lấy quả chứng ở trong pháp đồng đẳng, thì trước hết ở cõi Vô sắc, đối với khổ tư duy về khổ, sau đó đồng với cõi Dục-Sắc.

Nếu Thánh đạo khởi thì trước tiên phải thực hiện công việc của cõi Vô sắc, sau đó đồng với cõi Dục-Sắc.

Như thế, pháp thứ nhất của thế gian, không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc, nhưng trong pháp đồng đẳng vượt qua trình tự mà nhận lấy quả chứng, trước hết từ cõi Dục đối với khổ nghĩ là khổ, sau đó ở cõi Sắc-Vô sắc cũng như nhau.

Nếu Thánh đạo khởi thì trước hết là thực hiện các việc ở cõi Dục, sau đó cõi Sắc-Vô sắc giống nhau. Vì duyên cớ này cho nên pháp thứ nhất của thế gian, không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Lại nữa, nhập định vô sắc trừ khử tưởng sắc, không dùng tưởng vô sắc để phân biệt cõi Dục, như duyên khổ pháp nhẫn cũng là duyên pháp thứ nhất của thế gian.

Hỏi: Pháp thứ nhất của thế gian, nên nói là có giác-có quán chăng? Không có giác-có quán chăng? Không có giác-không có quán chăng?

Đáp: Pháp thứ nhất của thế gian hoặc có giác-có quán; hoặc không có giác-có quán; hoặc không có giác-không có quán.

Thế nào là có giác-có quán? Dựa vào Tammuội có giác-có quán, đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là có giác-có quán.

Thế nào là không có giác-có quán? Dựa vào Tam-muội không có giác-có quán, đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là không có giác-có quán.

Thế nào là không có giác-không có quán? Dựa vào Tam-muội không có giác-không có quán, đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là không có giác-không có quán.

Hỏi: Pháp thứ nhất của thế gian, nên nói là tương ưng với lạc căn chăng? Tương ưng với hỷ căn-hộ căn chăng?

Đáp: Pháp thứ nhất của thế gian hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với hộ căn.

Thế nào là tương ưng với lạc căn? Dựa vào tam thiền đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là tương ưng với lạc căn.

Thế nào là tương ưng với hỷ căn? Dựa vào sơ thiền-nhị thiền, đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là tương ưng với hỷ căn.

Thế nào là tương ưng với hộ căn? Dựa vào thiền vị lai, dựa vào thiền trung gian, dựa vào tứ thiền, đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là tương ưng với hộ căn.

Hỏi: Pháp thứ nhất của thế gian, nên nói là một tâm hay là nhiều tâm chăng?

Đáp: Pháp thứ nhất của thế gian, nên nói là một tâm chứ không phải là nhiều tâm.

Vì lẽ gì mà pháp thứ nhất của thế gian, nói là một tâm chứ không phải nhiều tâm? Nếu trung gian pháp thứ nhất của thế gian, không khởi lên pháp thế gian khác thì chỉ có vô lậu. Nếu đang khởi lên thì hoặc nhỏ, hoặc bằng nhau, hoặc vi diệu. Giả sử nhỏ thì không vượt qua trình tự mà thủ chứng. Vì sao? Vì không thể lấy sự thoái lui đạo trong pháp bình đẳng để vượt qua trình tự mà thủ chứng.

Nếu đang khởi lên bằng nhau thì cũng không vượt qua trình tự để thủ chứng. Vì sao? Vì vốn không thể dùng đạo này mà vượt qua trình tự để thủ chứng.

Nếu đang là vi diệu, thì pháp niệm của tâm-tâm sở trước kia, lúc này không phải là pháp đệ nhất thế gian. Nếu pháp niệm của tâm-tâm sở sau đó, thì lúc ấy là pháp đệ nhất thế gian.

Hỏi: Pháp đệ nhất thế gian, nên nói là thoái lui hay không thoái lui chăng?

Đáp: Pháp đệ nhất thế gian là không thoái lui.

Vì sao pháp đệ nhất thế gian là không thoái lui? Pháp đệ nhất thế gian có nghĩa là đế thuận, đế mãn, đế biện, không có chỗ thiếu sót rỗng không, không có sở hữu, không khởi ngần ấy tâm, không tư duy được. Ví như những kẻ phàm phu phải vượt qua sông-núi-hang động, qua được những chỗ nguy hiểm ấy thì trong khoảnh khắc, thân tâm cương quyết phải tới chứ không thể nào quay trở lại. Pháp đệ nhất thế gian cũng vậy. Đế thuận-đế mãn-đế biện không có chỗ rỗng thiếu, không có sở hữu, không khởi ngần ấy tâm, không suy nghĩ được. Ví như năm dòng chảy lớn:

1. Hằng-ca.

2. Đảm-phù-na.

3. Tát-lao.

4. Y-la-bạt-đề.

5. Ma-hê.

Đều chảy vào biển cả, không gì có khả năng cắt đứt dòng chảy, không gì có khả năng cách ngăn, nghĩa là đều chảy tới biển cả, biển tràn đầy và biển bao la; pháp đệ nhất thế gian cũng lại như thế, thuận đế-mãn đế-biện đế, không có chỗ thiếu sót rỗng không, không có sở hữu, không khởi ngần ấy tâm, không tư duy được.

Lại nữa, pháp đệ nhất thế gian ở trung gian khổ pháp nhẫn, không có một pháp nào nhanh chóng hơn tâm. Ngay từ bây giờ, không gì có khả năng chế ngự, không tư duy được.

Vì vậy cho nên pháp đệ nhất thế gian nên nói là không thoái lui. Hỏi: Thế nào là pháp đảnh?

Đáp: Ví như một khoảnh khắc thời gian, hoan hỷ hướng về Phật-Pháp-Tăng, như Đức Thế Tôn nói: "Cùng mười sáu Bà-la-môn nói về các Ma na, như trong một khoảnh khắc hoan hỷ hướng về Phật-Pháp-Tăng." Đó gọi là pháp đảnh.

Hỏi: Pháp đảnh thoái lui là sao?

Đáp: Đã được pháp đảnh, nếu mạng chung thì đã thoái lui không còn hiện tại nữa. Như có một người rất tương đắc với thiện tri thức, theo thiện tri thức nghe pháp tư duy, kiểm xét nội tại, tin có Phật đạo-mến Pháp-thuận Tăng, biết sắc vô thường, thống (thọ)-tưởng-hành-thức là vô thường, nghĩ suy và tin ở khổ-tập-tận (diệt)-đạo. Người kia, nếu ở vào thời điểm khác, không gặp được thiện tri thức, không nghe pháp Phật, không tư duy, kiểm xét nội tại, đối với thế tục niềm tin bị thoái lui, đó gọi là pháp đảnh thoái lui.

Hỏi: Thế nào là pháp noãn?

Đáp: Ở trong chánh pháp, khởi lên tâm Từ hoan hỷ như Đức Thế Tôn đã nói: "Tỳ-kheo Mã Sư-Tỳ-kheo Mãn Tú, hai người ngu si này, ở trong pháp của Ta mà không có mảy may pháp noãn".

Hỏi: Trong hai mươi thân kiến này, có bao nhiêu ngã kiến? Bao nhiêu ngã sở kiến?

Đáp: Có năm ngã kiến, mười lăm ngã sở kiến (đối tượng của ngã kiến).

Thế nào là năm ngã kiến? Ngã kiến sắc, ngã kiến thống (thọ)-tưởng-hành-thức, đó gọi là năm ngã kiến.

Thế nào là mười lăm ngã sở kiến? Sắc ngã có kiến-sắc trong ngã-ngã trong sắc, thống-tưởng-hành-thức ngã có kiến, thức trong ngã-ngã trong thức, đây gọi là mười lăm ngã sở kiến.

Nếu vô thường mà thấy có thường, là biên kiến, đối tượng đoạn của khổ đế.

Có thường mà thấy vô thường, là tà. Tà kiến là đối tượng đoạn của tận đế.

Khổ mà thấy vui, cho pháp ác là hơn. Đó gọi là trộm thấy, đối tượng đoạn của khổ đế.

Vui mà thấy khổ, là tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của tận đế (diệt đế).

Bất tịnh mà thấy tịnh, cho pháp ác là hơn. Đó là trộm thấy, đối tượng đoạn của khổ đế.

Tịnh mà thấy bất tịnh, là tà. Tà kiến này hoặc tận đế đoạn, hoặc đạo đế đoạn.

Nếu tận mà quán bất tịnh, thì đó là tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của tận đế.

Nếu đạo mà quán bất tịnh, thì đó là tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của đạo đế.

Vô ngã mà thấy có ngã, là thân tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của khổ đế.

Có nhân mà thấy không có nhân, là tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của tập đế.

Không có nhân mà thấy có nhân, nhân có tạo hay không tạo, thì trộm giới này vẫn là đối tượng đoạn của khổ đế.

Nếu có mà nói không thấy, là tà. Tà kiến này hoặc khổ đế đoạn, hoặc tập đế đoạn, hoặc tận đế đoạn, hoặc đạo đế đoạn.

Nếu nói không có khổ, thì đó là tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của khổ đế.

Nếu nói không có tập-tận-đạo, thì đó là tà. Tà kiến này do tập-tận-đạo đoạn trừ.

Nếu không có mà nói có thấy, thì đó không phải tà kiến, mà là tà trí.

Phẩm 2: NÓI VỀ TRÍ

Có thể có một trí mà biết tất cả các pháp chăng? Có thể có một thức mà biết được tất cả các pháp chăng? Có thể có hai tâm lần lượt làm nhân cho nhau chăng? Có thể có hai tâm lần lượt duyên với nhau chăng? Vì lẽ gì một người mà trước sau hai tâm không cùng nảy sinh? Nếu con người không thể nào tâm trước cũng không có mà dựa vào tâm sau, thì tại vì sao nhớ được việc mình đã làm trước kia? Vì sao ý thức lại ghi nhớ mạnh mẽ? Vì sao ghi nhớ mà không ghi nhớ? Vì sao cúng tế ngạ quỷ ở chỗ này thì được, mà ở chỗ khác lại không được? Nên nói một con mắt thấy sắc, hay hai con mắt trông thấy sắc? Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi hương lại cũng như thế.

Các pháp quá khứ thì tất cả không có hiện tại chăng? Nếu không có hiện tại thì tất cả đều là quá khứ sao? Các pháp quá khứ thì tất cả không còn chăng? Nếu không còn thì tất cả đều là quá khứ chăng? Các pháp quá khứ thì tất cả đều mất đi chăng? Nếu mất đi thì tất cả đều thuộc về quá khứ chăng?

Nếu khổ thì sinh nghi là khổ hay không phải là khổ chăng? Nên nói là một tâm hay là nhiều tâm? Nếu tập-tận-đạo thì sinh nghi là đạo hay không phải là đạo chăng? Nên nói là một tâm hay là nhiều tâm? Có thể có một tâm có nghi hay không có nghi?

Sao gọi là danh thân? Thế nào là cú thân? Vị thân là sao? Phật Thế Tôn bảo các đệ tử: "Các ông là những người ngu si!" Nghĩa này là thế nào?

Vì lẽ gì Phật Thế Tôn bảo các đệ tử: "Các ông là người ngu si?" Có sáu nhân, đó là: Nhân tương ưng, nhân có chung, nhân tự nhiên, nhân nhất thiết biến, nhân báo và nhân sở tác. Thế nào là nhân tương ưng? Nhân có chung là thế nào? Nhân tự nhiên là sao? Sao gọi là nhân nhất thiết biến? Nhân báo là sao? Thế nào là nhân sở tác?

Nếu tâm đều có các sử thì các sử này đều có tâm, vậy sử kia tâm này là đối tượng sai khiến sao? Nếu như sử bị tâm sai khiến thì tâm này đều có sử, vậy sử kia và tâm này đều có sử chăng? Nếu tâm-sử đều có sử sai khiến thì sử kia và tâm này sẽ đoạn chăng? Nếu như tâm sẽ đoạn sử, tâm này đều có sử, thì sử kia với tâm này đều đoạn chăng? Diệt nhân thức. Thế nào là diệt nhân thức? Diệt nhân thức có bao nhiêu sử bị sai khiến?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Có thể có một trí mà biết tất cả các pháp chăng?

Đáp: Không.

Hỏi: Nếu trí này sinh ra tất cả các pháp vô ngã, thì vô ngã này sao trí lại không biết?

Đáp: Vì không biết tự nhiên, không biết pháp có chung, không biết pháp tương ưng.

Hỏi: Có thể có một thức biết được tất cả các pháp chăng?

Đáp: Không.

Hỏi: Nếu thức này sinh ra tất cả các pháp vô ngã, thì sao thức này lại không thấu triệt?

Đáp: Vì không nhận thức tự nhiên, không nhận thức pháp có chung, không nhận thức pháp tương ưng.

Hỏi: Có thể có hai tâm lần lượt làm nhân cho nhau chăng?

Đáp: Không. Ở đây không phải một người, nếu vị lai và trước đây cùng sinh hai tâm, thì không phải tâm vị lai làm nhân cho tâm trước đây.

Hỏi: Có thể có hai tâm lần lượt duyên với nhau chăng?

Đáp: Có. Nếu có một suy nghĩ mà không có nảy sinh tâm ở vị lai, thì lúc người kia đang nghĩ nhớ liền sinh hai tâm. Nếu suy nghĩ có sinh tâm ở vị lai, thì khi người kia đang nhớ nghĩ liền sinh hai tâm.

Nếu nhớ nghĩ không nảy sinh tâm đạo ở vị lai, thì khi người kia đang nhớ nghĩ hai tâm liền sinh. Nếu nhớ nghĩ có sinh tâm đạo ở vị lai, thì khi người kia đang nhớ nghĩ liền sinh hai tâm.

Nếu cả hai người đều biết tâm người khác, thì tâm lần lượt sẽ tạo ra duyên.

Hỏi: Vì lẽ gì hai tâm trước-sau của một người không cùng nảy sinh?

Đáp: Vì lẽ không có duyên theo thứ tự thứ hai, và vì mỗi một tâm của chúng sinh chuyển biến, như con người không thể rỗng không được.

Hỏi: Tâm trước không dừng lại, tâm sau làm sao nhớ lại những gì mình đã làm xưa kia?

Đáp: Chúng sinh ở trong pháp, có được trí tuệ như thế để ghi nhớ những việc mình đã tạo ra trước kia. Ví như khắc-in-đúc chữ, phải có chỗ để in và phải biết chữ, thì hiện tại cũng phải biết người khác đã tạo tác xong, đối tượng tạo tác cũng tự biết. Người kia cũng không đi theo để hỏi, tôi cũng không đi theo đến hỏi: Ông viết ra chữ nào?. Người kia cũng không đáp: Tôi viết ra chữ này. Như chữ mà máy in tạo ra, chữ mà tự mình biết tạo. Tự mình đã tạo cũng biết, người khác đã tạo cũng biết.

Pháp của chúng sinh là như thế, tùy thuộc đối tượng tạo tác mà biết, pháp đã được tạo tác cũng biết. Ví như có hai người biết ý người khác, mỗi người đều làm nhân cho nhau, tâm một người kia không thuận theo hai, hỏi: Vì sao ông làm nhân cho nhau, người kia cũng không tạo ra nhân này?

Đáp: Tôi đã tạo ra nhân duyên như thế, cũng biết ý-pháp của người khác. Đạt được ý như thế, mỗi người cũng đều là nhân cho nhau. Pháp của chúng sinh là như thế, được biết như thế tùy thuộc pháp trước thì sẽ biết. Lại nữa, tất cả pháp mà tâm sở nghĩ nhớ, nhất định đều có nhân duyên, và tu theo đối tượng tạo tác của ý, ý có năng lực nên thường xuyên không quên mất.

Hỏi: Vì lẽ gì ghi nhớ mà lại ghi nhớ?

Đáp: Pháp của chúng sinh, tâm luôn tự nhiên nhớ lại (hồi ức) sự việc kia, theo thứ tự trí nảy sinh, tu sức ý kiên cường, chuyên ý không quên.

Hỏi: Vì lẽ gì ghi nhớ mà không ghi nhớ?

Đáp: Vì pháp của chúng sinh, ý không tự động nhớ lại sự việc kia, trí nảy sinh không theo thứ tự, ý dần dần nhỏ bé, cũng thường quên mất nhiều điều.

Hỏi: Vì lẽ gì cúng tế thì ngạ quỷ đến mà không phải ở chỗ khác?

Đáp: Đạo này tự như thế, pháp sinh nhập-xứ, với phần thọ thân như thế cho nên đến được. Ví như chim uyên ương-nhạn-hạc-khổng tước-anh vũ-thiên thu-cộng mạng, đều có khả năng bay trên hư không, nhưng chim không tinh thông hơn người, không lớn hơn người, sức dựa thần khí không thể hơn được con người, đức không thể lớn như con người, pháp tự nhiên thích ứng với sự sinh như thế, thọ thân mà bay lượn. Thí dụ như một chốn nê lê (địa ngục)-một đường súc sinh-một cõi ngạ quỷ, đều biết mạng đời trước cũng biết được ý người khác, cũng có khả năng sấm chớp-nổi mây-gió-mưa, dù tạo ra những thứ này, nhưng không thể hơn được con người, thần khí của chúng không thể lớn hơn con người, sức lực chúng không thể hơn được con người. Nhưng pháp ấy tự nhiên như thế, sinh-nhập-thọ thân đã tạo ra thì chính là quả. Lại nữa, có người hành dâm suốt đêm dài, tham như thế, nghĩ nhớ như thế, mong muốn như thế, tư duy như thế. Rồi người ấy cưới vợ, sinh con, lại vì con cưới vợ, vì cháu cưới vợ, cũng nói lời như vậy: "Ta sẽ có con, con ta sẽ có con, sau khi ta chết, nếu đọa vào ngạ quỷ thì các con sẽ nghĩ nhớ đến ta, cho ta lương thực."

Ngạ quỷ kia suốt đêm dài tạo ra dục vọng như thế, tạo ra nghĩ nhớ như thế, tạo ra tham như thế, tạo ra tư duy như thế, thì sự nghĩ nhớ ấy là quả.

Hỏi: Nên nói một mắt trông thấy sắc, hay hai mắt trông thấy sắc?

Đáp: Hai mắt trông thấy sắc.

Vì lẽ gì mà hai mắt trông thấy sắc? Như nhắm một mắt mà nhìn sắc bất tịnh thì dấy khởi thức bất tịnh. Như mở đôi mắt mà ngắm sắc thì dấy khởi thức tịnh. Như nhắm một mắt mà nhìn sắc thì dấy khởi thức tịnh. Như mở đôi mắt mà nhìn sắc thì dấy khởi thức bất tịnh. Không nên dấy lên nói rằng: Hai mắt trông thấy sắc, chỉ nhắm một mắt mà ngắm sắc thì dấy khởi thức bất tịnh, mở đôi mắt để nhìn sắc thì dấy khởi thức tịnh. Vì vậy đôi mắt trông thấy sắc, như sự hợp tan hay sinh diệt cũng như vậy.

Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi hương v.v… cũng như thế.

Hỏi: Các pháp quá khứ thì tất cả không hiện có chăng?

Đáp: Hoặc là quá khứ không phải không hiện có.

Hỏi: Quá khứ không phải không hiện có là sao? Đáp: Như Ưu Đà Da nói: Tất cả kiết quá khứ, nếu ở nơi vườn thì rời bỏ vườn, ở trong tham muốn không tiêm nhiễm tham muốn, như tinh luyện vàng ròng, đó gọi là quá khứ chứ không phải không hiện có.

Không biểu hiện mà không phải quá khứ là sao?

Đáp: Như có một người lúc thần túc không hiện, có hoặc dùng chú thuật, hoặc dùng cỏ thuốc, đây gọi là không biểu hiện mà không phải là quá khứ.

Tại sao quá khứ cũng không hiện có?

Đáp: Các hành khởi bắt đầu khởi, sinh bắt đầu sinh, thành bắt đầu thành, có thể mất hết mà không hiện rõ sự biến đổi của quá khứ, đời quá khứ thuộc về đời quá khứ, đây là quá khứ cũng không hiện có.

Thế nào là không quá khứ cũng không hiện có?

Đáp: Trừ những điều đã nói như trên.

Hỏi: Các pháp quá khứ thì tất cả không còn chăng?

Đáp: Hoặc quá khứ mà không phải không còn.

Thế nào là quá khứ mà không phải không còn? Đáp: Như Ưu Đà Da nói: Tất cả kiết quá khứ, nếu ở nơi vườn thì lìa bỏ vườn, ở nơi tham muốn mà không tiêm nhiễm tham muốn, như tinh luyện vàng ròng, đó gọi là quá khứ mà không phải không còn.

Thế nào là hết sạch không còn quá khứ?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Gọi là đệ tử Thánh tức là đã hết đường ác của các cõi địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ, đó gọi là đã hết sạch không còn quá khứ.

Thế nào là quá khứ cũng không còn?

Đáp: Các hành khởi thì bắt đầu khởi, sinh bắt đầu sinh, thành bắt đầu thành, có thể mất hết mà không còn hiện rõ sự biến đổi của quá khứ, đời quá khứ thuộc về đời quá khứ, đây gọi là quá khứ cũng không còn.

Không phải quá khứ cũng không phải không còn là sao?

Đáp: Trừ những điều đã nói như trên.

Lại nữa, nay tôi sẽ giải thích về kiết. Kiết hoặc là quá khứ mà không phải không còn, hoặc không còn mà không phải quá khứ, hoặc quá khứ mà cũng là không còn hoặc không phải quá khứ mà cũng không phải không còn.

Thế nào là quá khứ không mà không phải không còn?

Đáp: Các kiết quá khứ không hết sạch, có thừa mà không diệt không trừ bỏ, đó gọi là quá khứ mà không phải không còn.

Thế nào là không còn mà không phải quá khứ? Đáp: Kiết vị lai đã hết sạch không có gì sót lại và đã diệt đã trừ sạch đó gọi là đã không còn mà không phải quá khứ.

Thế nào là quá khứ mà cũng là không còn?

Đáp: Kiết quá khứ đã hết sạch không sót lại gì và đã diệt đã trừ sạch, đó gọi là quá khứ mà cũng là không còn.

Thế nào là không phải quá khứ mà cũng không phải không còn?

Đáp: Kiết vị lai không hết sạch mà còn thừa lại chứ không diệt không trừ sạch, cùng với các kiết hiện tại, đó gọi là không phải quá khứ mà cũng không phải không còn.

Hỏi: Các pháp quá khứ thì mất hết chăng?

Đáp: Hoặc quá khứ không mất đi.

Thế nào là quá khứ không mất đi?

Đáp: Như Ưu Đà Da nói: Tất cả kiết quá khứ, nếu ở vườn thì rời bỏ vườn, ở trong tham muốn thì không nhiễm ô như tinh luyện vàng ròng, đó gọi là quá khứ không mất đi.

Thế nào là mất đi mà không phải quá khứ?

Đáp: Nay tôi sẽ nói những việc hạn hẹp như cái quán nhỏ, nói cái quán nhỏ đó mất đi mà còn lại vật ở ven đường, mắt nhỏ mà thấy sắc nói là mắt mất đi, đó gọi là mất đi mà không phải quá khứ.

Thế nào là quá khứ cũng mất đi?

Đáp: Các hành khởi thì bắt đầu khởi, sinh bắt đầu sinh, thành bắt đầu thành, có thể mất hết mà không còn hiện rõ sự biến đổi của quá khứ, đời quá khứ thuộc về đời quá khứ, đó gọi là quá khứ cũng mất đi.

Thế nào là không phải quá khứ cũng không phải mất đi?

Đáp: Trừ những điều đã nói như trên.

Lại nữa, nay tôi sẽ giải thích về kiết: Kiết hoặc quá khứ mà không phải mất đi, hoặc mất đi mà không phải quá khứ, hoặc quá khứ mà cũng mất đi, hoặc không phải quá khứ cũng không phải mất đi.

Thế nào là quá khứ mà không phải mất đi?

Đáp: Các kiết quá khứ chưa hết sạch và còn sót lại và không diệt không trừ sạch, đó gọi là quá khứ mà không phải mất đi.

Thế nào là mất đi mà không phải quá khứ?

Đáp: Các kiết vị lai đã hết sạch không sót lại gì và đã diệt đã trừ sạch, đó gọi là mất đi mà không phải quá khứ.

Thế nào là quá khứ mà cũng mất đi?

Đáp: Các kiết quá khứ đã hết sạch không sót lại gì và, đã diệt đã trừ sạch, đó gọi là quá khứ mà cũng mất đi.

Thế nào là không phải quá khứ cũng không phải mất đi?

Đáp: Các kiết vị lai không hết sạch mà còn sót lại và không diệt không trừ sạch, và các kiết hiện tại, đó gọi là không phải quá khứ cũng không phải mất đi.

Hỏi: Nếu khổ mà sinh nghi thì khổ hay chẳng phải khổ, nên nói là một ý hay nhiều ý?

Đáp: Là một ý khổ chứ không có hai ý khổ.

Hỏi: Nếu tập-tận-đạo mà nảy sinh hoài nghi đạo này chẳng phải đạo, nên nói là một ý hay nhiều ý?

Đáp: Là một ý đạo chứ không có hai ý đạo.

Hỏi: Có thể có một ý là nghi hay không có nghi?

Đáp: Không có. Vì đối với khổ có nghi-đối với khổ không có nghi, chẳng phải là khổ có nghi-chẳng phải là khổ không có nghi. Đối với tập-tận-đạo thì nghi, đối với đạo không có nghi, thì chẳng phải đạo có nghi, chẳng phải là đạo không có nghi.

Hỏi: Thế nào là danh thân?

Đáp: Danh, là phân biệt ngữ có tướng của số tăng, thiết lập ra nói là chuyển thành danh, đó gọi là danh thân.

Hỏi: Thế nào là cú thân?

Đáp: Cú thân như vậy đạt được nghĩa đầy đủ ghi lại nghiệp đôi bên. Đức Thế Tôn cũng đã nói:

Đừng làm những điều ác,
Hãy làm mọi điều thiện,
Tự thanh tịnh tâm ý,
Là lời chư Phật dạy.

Đừng làm những điều ác, đó là một câu. Hãy làm mọi điều thiện, đó là hai câu. Tự thanh tịnh tâm ý, đó là ba câu. Là lời chư Phật dạy, đó là bốn câu.

Câu nghĩa đầy đủ như vậy ghi lại nghiệp của đôi bên, đó gọi là cú thân.

Hỏi: Thế nào là vị thân?

Đáp: Chữ nói là vị thân. Đức Thế Tôn cũng đã nói: Tụng là tướng của kệ, chữ là tướng của vị, danh là căn cứ vào kệ mà tạo ra thể của kệ. Chữ như thế nói là vị thân, đó gọi là vị thân.

Hỏi: Như Phật Thế Tôn bảo với các đệ tử, gọi là kẻ ngu si. Nghĩa này thế nào? Vì lẽ gì mà Phật-Thế Tôn gọi là kẻ ngu si?

Đáp: Trong pháp của Phật Thế Tôn, người không thuận theo giới hạnh, vi phạm mọi sự lỗi lầm, vì thực hành không có hiệu quả, cho nên gọi là người ngu si. Lại nữa, không thuận theo lời răn dạy của Phật Thế Tôn giáo huấn khiến cho thuận với pháp, cho nên gọi là người ngu si. Đó là Phật Thế Tôn đã thường xuyên giáo huấn răn dạy; như lời răn dạy các đệ tử của Hòa thượng, A-xà-lê ngày nay, gọi là người ngu si đã gây nên những việc bất thiện, phi pháp. Phật, Thế Tôn cũng lại như thế, bảo các đệ tử của mình là người ngu si.

Có sáu nhân, đó là: Nhân tương ưng, nhân cùng có, nhân tự nhiên, nhân nhất thiết biến, nhân báo, nhân sở tác.

Hỏi: Thế nào gọi là nhân tương ưng?

Đáp: Thống với thống tương ưng-pháp tương ưng với nhân trong nhân. Thống và pháp tương ưng, thống tương ưng nhân trong nhân. Tưởng và tư trải qua vui thích rồi nhớ lại mà mong muốn giải thoát cho nên nghĩ đến, Tam-muội. Tuệ với tuệ tương ưng-pháp tương ưng với nhân trong nhân. Tuệ và pháp tương ưng, tuệ tương ưng nhân trong nhân, đó gọi là nhân tương ưng.

Hỏi: Thế nào là nhân cùng có?

Đáp: Tâm và tâm sở nghĩ đến pháp là nhân trong nhân cùng có, tâm sở nghĩ đến pháp là nhân trong nhân của tâm cùng có. Lại nữa, tâm-tâm sở quay về thân hành-khẩu hành cùng có nhân trong nhân. Tâm-tâm sở quay về tâm bất tương ưng hành cùng có nhân trong nhân, tâm sở quay về tâm bất tương ưng hành, tâm cùng có nhân trong nhân. Vả lại, cùng sinh khởi bốn đại lần lượt cùng có nhân trong nhân. Đó gọi là nhân cùng có. (Nhân trong nhân có nghĩa là lần lượt sinh khởi lẫn nhau). Hỏi: Thế nào là nhân tự nhiên?

Đáp: Căn thiện sinh ra trước đây và căn thiện sinh ra sau này, cùng với pháp tương ưng căn thiện, là nhân trong nhân tự nhiên của phạm vi minh. Căn thiện quá khứ và căn thiện vị lai-hiện tại, cùng với pháp tương ưng căn thiện, là nhân trong nhân của phạm vi minh. Căn thiện quá khứ-hiện tại và căn thiện vị lai, cùng với pháp tương ưng căn thiện, là nhân trong nhân tự nhiên của phạm vi minh. Căn vô ký cũng lại như vậy. (Bốn thống: Một là ái, hai là năm tà kiến, ba là kiêu mạn, bốn là vô minh). Căn bất thiện sinh ra trước đây và căn bất thiện sinh ra sau này, cùng với pháp tương ưng căn bất thiện, là nhân trong nhân tự nhiên. Căn bất thiện quá khứ, căn bất thiện vị lai-hiện tại, cùng với pháp tương ưng căn bất thiện, là nhân trong nhân tự nhiên. Căn bất thiện quá khứ-hiện tại, căn bất thiện vị lai, cùng với pháp tương ưng căn bất thiện, là nhân trong nhân tự nhiên. Đó gọi là nhân tự nhiên.

Hỏi: Thế nào là nhân nhất thiết biến?

Đáp: Trước sinh khổ đế, đoạn nhất thiết biến sử. Sau sinh tập-tận-đạo tư duy đoạn trừ sử, cùng pháp tương ưng sử, là nhân trong nhân nhất thiết biến của phạm vi mình. Khổ đế quá khứ đoạn trừ nhất thiết biến sử, tập-tận-đạo vị lai và hiện tại tư duy đoạn trừ sử, cùng pháp tương ưng sử, là nhân trong nhân nhất thiết biến của phạm vi mình. Khổ đế quá khứ-hiện tại đã đoạn trừ nhất thiết biến sử, tập-tận-đạo vị lai tư duy đoạn trừ sử, cùng pháp tương ưng sử, là nhân trong nhân nhất thiết biến của phạm vi mình. Tập đế đã đoạn trừ cũng lại như thế. Đó gọi là nhân nhất thiết biến.

Hỏi: Thế nào là nhân báo?

Đáp: Sắc là thọ báo của pháp nghĩ nhớ ở các tâm-tâm sở, tâm-tâm pháp-tâm bất tương ưng hành, tâm và tâm pháp kia là nhân trong nhân báo của báo này. Lại nữa, sắc là thọ báo của hành động nơi thân-miệng, tâm-tâm pháp-tâm bất tương ưng hành là hành động của thân-miệng kia, là nhân trong nhân báo của báo này.

Lại nữa, các tâm bất tương ưng hành tiếp nhận sắc báo, tâm-tâm pháp tâm bất tương ưng hành, tâm bất tương hành kia là nhân trong nhân báo của báo này, đó gọi là nhân báo.

Hỏi: Thế nào là nhân sở tác?

Đáp: Mắt duyên sắc sinh ra nhãn thức, nhãn thức là nhân trong nhân sở tác của mắt kia. Như sắc cùng có pháp kia tương ưng với nó, tai nghe tiếng sinh ra nhĩ thức, mũi ngửi hương sinh ra tỷ thức, lưỡi nếm vị sinh ra thiệt thức, thân chạm xúc mịn trơn sinh ra thân thức, ý biết pháp sinh ra ý thức.

Pháp cùng kia tương ưng với nó có pháp sắc-pháp vô sắc, pháp có thể thấy-pháp không thể thấy, pháp hữu đối-pháp vô đối, pháp hữu lậu-pháp vô lậu, pháp hữu vi-pháp vô vi… các pháp như vậy là nhân sở tác, trừ ra tự nhiên của nó. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý duyên với pháp sinh ra ý thức, là nhân trong nhân sở tác của ý và ý thức kia. Nếu pháp ấy cùng có pháp, tương ưng với nó, thì mắt thấy sắc sinh ra nhãn thức, tai nghe tiếng sinh ra nhĩ thức, mũi ngửi mùi hương sinh ra tỷ thức, lưỡi nếm vị sinh ra thiệt thức, thân xúc mịn trơn sinh ra thân thức, thì pháp ấy cùng có pháp tương ưng với nó. Pháp sắc-pháp vô sắc, pháp có thể thấy-pháp không thể thấy, pháp hữu đối-pháp vô đối, pháp hữu lậu-pháp vô lậu, pháp hữu vi-pháp vô vi. Các pháp như vậy là nhân trong nhân sở tác trừ ra tự nhiên của nó, đó gọi là nhân sở tác.

Hỏi: Nếu tâm-sử cùng có, các sử-tâm cùng có, thì sử kia bị tâm này sai khiến chăng?

Đáp: Hoặc bị sai khiến, hoặc không bị sai khiến.

Thế nào là bị sai khiến? Các sử chưa hết sạch thì bị sai khiến.

Thế nào là không bị sai khiến? Các sử đã hết, sạch thì không bị sai khiến.

Hỏi: Nếu như sử bị tâm sai khiến mà tâm này cùng có sử, thì sử kia và tâm này cùng có sử chăng? Đáp: Hoặc là sử kia không còn, hoặc là sử kia đều còn.

Thế nào là sử kia không còn? Khổ trí sinh mà tập trí không sinh. Nếu tâm do tập đế mà đoạn, do khổ đế mà đoạn, thì duyên này nói là sử kia không còn.

Thế nào là sử kia đều còn? Tâm con người ô nhiễm thì tất cả đều bị ràng buộc, đó nói là sử kia đều còn.

Hỏi: Nếu tâm-sử cùng có, các sử-tâm cùng có, thì sử kia và tâm này sẽ diệt chăng?

Đáp: Hoặc diệt, hoặc không diệt.

Thế nào là diệt? Các sử duyên với tâm kia diệt, đó gọi là diệt.

Thế nào là không diệt? Các sử duyên với tâm kia chưa trừ hết, đó gọi là không diệt.

Hỏi: Các sử tương ưng thì sử này do đâu mà diệt?

Đáp: Các sử duyên với diệt.

Hỏi: Đúng như vậy, ông nói là sử duyên với diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Nếu nói lời này, thì các sử do tận đế-đạo đế mà đoạn trừ thì vô lậu duyên với sử này do đâu mà diệt?

Diệt này-diệt kia, việc này không như vậy, như trước kia đã nói: Các sử do tận đế-đạo đế mà đoạn hữu lậu duyên với tận này, thì sử nên nói là tận.

Hỏi: Nếu như các sử và tâm đã đoạn mà tâm đã đoạn này cùng có sử, thì sử kia-tâm này cùng có sử chăng?

Đáp: Hoặc là sử kia không còn, hoặc là sử kia đều còn.

Thế nào là sử kia không còn? Nếu tâm không có nhiễm ô do tư duy mà đoạn, thì đó nói là sử kia không còn. Thế nào là sử kia đều còn? Nếu tâm có nhiễm thì gọi là sử kia đều còn.

Hỏi: Tận duyên thức là sao?

Đáp: Khổ trí sinh mà tập trí chưa sinh. Nếu tâm do tập đế mà đoạn, duyên do khổ đế mà đoạn, thì gọi là tận duyên thức.

Hỏi: Thức kia có bao nhiêu sử bị sai kiến?

Đáp: Có mười chín.

Hỏi: Một tâm chăng?

Đáp: Không.

Ái dục chưa hết, khổ trí sinh mà tập trí chưa sinh, nếu tâm cõi Dục do tập đế mà đoạn, duyên do khổ đế mà đoạn, thì gọi là tận duyên thức.

Hỏi: Thức này có bao nhiêu sử bị sai khiến?

Đáp: Ở cõi Dục do tập đế mà đoạn có bảy.

Ái dục hết mà ái sắc chưa hết, khổ trí sinh mà tập trí chưa sinh. Nếu tâm cõi Sắc do tập đế mà đoạn, duyên do khổ đế mà đoạn, thì gọi là tận duyên thức.

Hỏi: Thức kia có bao nhiêu sử bị sai khiến?

Đáp: Ở cõi Vô sắc do tập đế mà đoạn có sáu.

Ái sắc tận, ái vô sắc chưa tận. Nếu khổ trí sinh, tập trí chưa sinh. Nếu tâm cõi Vô sắc, do tập đế đoạn, duyên do khổ đế đoạn, đấy là tận duyên thức.

Hỏi: Thức kia có bao nhiêu sử và đối tượng sử? Đáp: Đối tượng đoạn của tập đế cõi Vô sắc là sáu.

QUYỂN 2

Kiền độ thứ 1: TẠP

Phẩm 3: NÓI VỀ NGƯỜI

Một người sinh ra ở đây có mười hai thứ duyên. Có bao nhiêu thứ quá khứ? Bao nhiêu thứ vị lai? Bao nhiêu thứ hiện tại? Vả lại, Đức Thế Tôn có nói: "Vô minh duyên hành, thọ duyên hữu."

Thế nào là vô minh duyên hành? Thế nào là thọ duyên hữu? Vô minh duyên hành, thọ duyên hữu có những sai khác nào? Có thể hành duyên vô minh mà không duyên với minh chăng? Duyên với minh mà không duyên với vô minh chăng? Không duyên với minh cũng không duyên với vô minh chăng? Hơi thở ra-hơi thở vào nên nói là dựa vào, thân mà trở lại, hay nên nói là dựa vào tâm mà trở lại? Như chúng sinh nơi cõi Sắc, dựa vào thân tâm mà trở lại.

Đúng như vậy, chúng sinh ở cõi Vô sắc dựa vào đâu mà trở lại? Trong tâm không có ái thì nên nói kiến đế đoạn, hay nên nói tư duy mà đoạn? Không có tên gọi là pháp thế nào?

Vả lại, Đức Thế Tôn nói: "Tâm tham muốn kia được giải thoát, tâm ngu si-giận dữ kia được giải thoát." Giải thoát những tâm nào? Có dục hay không có dục? Có giận dữ hay không có giận dữ? Có ngu si hay không có ngu si? Tâm quá khứ-vị lai-hiện tại chưa giải thoát nên nói là giải thoát chăng? Tâm đã giải thoát thì nên nói giải thoát chăng?

Đức Thế Tôn lại nói: "Ở đây nên tập nhàm chán tập không có dâm. Không có dâm thì tập được giải thoát và diệt độ." Thế nào là nhàm chán? Thế nào là không có dâm? Thế nào là giải thoát? Thế nào là diệt độ?

Đức Thế Tôn lại nói: "Cõi có đoạn, cõi không có dâm, cõi có tận."

Thế nào là cõi đoạn? Thế nào là cõi không có dâm? Thế nào là cõi tận? Nếu cõi đoạn thì cõi đó không có dâm chăng? Giả sử là cõi không có dâm thì cõi ấy đoạn chăng? Nếu là cõi đoạn thì cõi đó tận chăng? Giả sử là cõi tận, thì cõi đó đoạn chăng? Nếu cõi không có dâm thì cõi ấy tận chăng? Giả sử là cõi tận thì cõi đó không có dâm chăng?

Đức Thế Tôn lại nói: "Có tưởng đoạn, có tưởng không có dâm, có tưởng tận." Thế nào là tưởng đoạn? Thế nào là tưởng không có dâm? Thế nào là tưởng tận?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Một người sinh ra ở đây có mười hai thứ duyên.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ quá khứ? Bao nhiêu thứ vị lai? Bao nhiêu thứ hiện tại?

Đáp: Có hai thứ vô minh-hành quá khứ, hai sinh tử vị lai, tám thứ ở hiện tại là thức-danh sắc-sáu nhập-canh lạc-thống-ái-thọ-hữu.

Đức Thế Tôn lại nói: "Vô minh duyên hành, thọ duyên hữu."

Hỏi: Thế nào là vô minh duyên hành? Thế nào là thọ duyên hữu?

Đáp: Vô minh duyên hành, có nghĩa là hành động thực hiện đã gây tạo từ đời trước, quả báo của hành vi đó đang có trong đời này, đó gọi là vô minh duyên hành.

Thọ duyên hữu, nghĩa là hành động hiện tại đã tạo tác ngay trong đời này. Quả báo về các hành vi phải thọ lãnh sẽ có ở vị lai, đó gọi là thọ duyên hữu. Hỏi: Vô minh duyên hành, thọ duyên hữu có gì sai biệt?

Đáp: Vô minh duyên hành, nghĩa là hành động thực hiện đã gây tạo từ đời trước, quả báo của hành vi đó đang có trong đời này. Duyên với hành vi đó, nói là một kiết vô minh. Thọ duyên hữu là hành động hiện tại đang tạo tác trong đời này. Quả báo của hành vi đó, nhất định có trong đời vị lai. Duyên với hành vi đó nói là tất cả kiết. Vô minh duyên hành, thọ duyên hữu, sự sai biệt là thế đó.

Hỏi: Có thể hành duyên vô minh mà không duyên với minh chăng?

Đáp: Không.

Hỏi: Duyên với minh mà không duyên với vô minh chăng?

Đáp: Điều này cũng không có.

Hỏi: Không duyên với minh cũng không duyên với vô minh chăng?

Đáp: Điều này cũng không có.

Vì sao không có?

Đáp: Vì lẽ chúng sinh này đã từ lâu xa đối với đạo, nói không phải đạo. Thời gian sau, ở giữa loài người tạo nên hành vi làm Túc tán tiểu vương, hoặc làm Biến vương chuyển đổi thành Đại vương, cho đến Giá-ca-việt thì mọi tham muốn được tự tại, lần lượt làm nhân cho nhau không có chỗ nào không thống lãnh, được làm chủ nhân cõi người-cõi thần, làm cho cỏ thuốc-cây cối lần lượt sinh trưởng.

Đó gọi là bốn duyên của tâm trước, một tăng thượng duyên của tâm sau.

Lại nữa, nay tôi sẽ giải thích về nhân duyên.

Hỏi: Có thể hành, duyên với vô minh mà không duyên với minh chăng?

Đáp: Có. Hành ô nhiễm thì báo là vô minh.

Hỏi: Có thể hành, duyên với minh mà không duyên với vô minh chăng?

Đáp: Có. Trừ ra minh đầu tiên, còn lại các hành vô lậu.

Hỏi: Có thể có hành, không duyên với minh cũng không duyên với vô minh chăng?

Đáp: Có. Trừ ra báo của vô minh, còn lại các hành vô ký không ẩn mất, cùng với minh đầu tiên và hành hữu lậu thiện.

Hỏi: Hơi thở ra, hơi thở vào, nên nói là dựa vào thân mà trở lại, hay nên nói là dựa vào tâm mà trở lại?

Đáp: Hơi thở ra-hơi thở vào như tùy theo phương tiện khéo léo, cũng tùy thân mà trở lại, cũng tùy tâm mà trở lại. Nếu hơi thở ra-hơi thở vào chỉ dựa vào thân mà trở lại chứ không dựa vào tâm mà trở lại, thì đó gọi là hơi thở ra hơi thở vào đã nhập định vô tư tưởng, định diệt tận. Nếu hơi thở ra hơi thở vào chỉ dựa vào tâm mà trở lại chứ không dựa vào thân mà trở lại, thì đó là hơi thở ra, hơi thở vào của người ở cõi Vô sắc.

Nếu hơi thở ra, hơi thở vào dựa vào thân mà trở lại, dựa vào tâm mà trở lại không như phương tiện khéo léo, thì đó là thịt của noãn thai chuyển biến dày lên như sữa đặc các căn ở trong bụng mẹ chưa đầy đủ và chưa thành thục. Nhập đệ tứ thiền hơi thở ra hơi thở vào trở lại, nhưng hơi thở ra hơi thở vào như phương tiện khéo léo kia, vừa dựa vào thân mà trở lại, vừa dựa vào tâm mà trở lại. Dưới đến Ma ha A tỳ nê lê (các địa ngục), trên đến trời Tịnh cư, ở khoảng giữa có những chúng sinh mà các căn không thiếu, tất cả chi tiết đều đủ hoàn toàn, với hơi thở ra hơi thở vào như phương tiện khéo léo kia, đều dựa vào thân mà trở lại, dựa vào tâm mà trở lại, như chúng sinh cõi Sắc dựa vào thân tâm mà trở lại.

Hỏi: Đúng như vậy, chúng sinh ở cõi Vô sắc dựa vào những tâm nào mà trở lại?

Đáp: Dựa vào xứ sở của mạng căn, ngoài ra cũng có tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Trong đó không có ái nên nói kiến đế đoạn, hay nên nói tư duy mà đoạn?

Đáp: Trong đó không có ái thì do tư duy mà đoạn, không thể nói là kiến đế đoạn. Hoặc lại có thuyết nói trong đó không có ái thì hoặc là kiến đế đoạn, hoặc do tư duy mà đoạn.

Thế nào là kiến đế đoạn?

Đáp: Pháp do kiến đế mà đoạn thì trong đó không có các dâm, đó gọi là kiến đế đoạn.

Thế nào là tư duy mà đoạn?

Đáp: Pháp do tư duy mà đoạn thì trong đó không có các dâm đó gọi là tư duy mà đoạn. Như nghĩa của ngã thì trong đó không có ái do tư duy mà đoạn.

Đúng như vậy, trong đó không có ái thì do tư duy mà đoạn sao?

Đáp: Đúng như vậy.

Nếu tạo ra thuyết này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này thì khiến cho ngã bị đoạn diệt hủy hoại cho đến chết chăng?

Đáp: Không nghe những gì mà tôi đã nói. Giả sử ở trong đó không có ái thì do tư duy mà đoạn.

Đúng như vậy, nên nói Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này thì đoạn diệt hủy hoại cho đến chết chăng?

Đáp: Dù có lời nói này, nhưng nghĩa không như vậy, không thể nói lời này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này, trong đó không có ái do tư duy mà đoạn. Không nên nói trong đó không có ái do tư duy mà đoạn, điều này không hợp.

Có thể có lời này: Tu-đà-hoàn chưa hết dâm dục, sẽ đọa vào địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Có thể có lời nói này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này, ta sẽ làm Long vương Y la bàn na, Ma-na-tư thiện trú, hoặc làm vua địa ngục Diêmphù chăng?

Đáp: Không nghe những điều mà tôi đã nói: Nếu Tu-đà-hoàn chưa hết ái, thì đọa vào địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ. Nên nói lời này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này, ta sẽ làm Long vương Yla-bàn-na, Ma-na-tư thiện trú, hoặc làm vua địa ngục Diêm-phù chăng?

Đáp: Dù có lời nói này, nhưng nghĩa này không như thế. Không thể nói lời này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này, ta sẽ làm Y-la-bàn-na, Ma-na-tư thiện trú, hoặc làm vua địa ngục Diêm-phùđề. Ý dục của Tu-đà-hoàn chưa hết sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Không thể nói lời này: Ái của Tu-đà-hoàn chưa hết sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Ai này do tư duy mà đoạn, điều này không đúng.

Có thể nói lời này: Các triền và sở triền giết cha mẹ, triền này là do tư duy mà đoạn, Tu-đà-hoàn chưa hết chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Có thể nói lời nói này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên triền này, là các triền giết cha giết mẹ chăng?

Đáp: Không. Hãy nghe điều tôi đã nói: Các triền và sở triền giết cha mẹ, triền này do tư duy mà đoạn.

Tu-đà-hoàn chưa hết triền kia nên phải nói như thế này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên triền này, đó là các triền giết cha mẹ?

Đáp: Dù có lời nói này nhưng sự việc này không như thế. Không nên nói lời này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên triền này, đó là các triền giết cha mẹ. Các triền và sở triền giết cha mẹ, triền này do tư duy mà đoạn. Tu-đà-hoàn chưa hết, không thể nói lời này: Các triền sở triền giết cha giết mẹ, triền này do tư duy mà đoạn. Tu-đà-hoàn chưa hết thì sự việc này không như thế.

Hỏi: Có thể nói lời này pháp do tư duy mà đoạn chứ không có tư duy mà đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Có thể nói lời này, Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi duyên ái kia chăng?

Đáp: Không. Hãy nghe điều tôi đã nói: Nếu pháp do tư duy mà đoạn, thì sẽ không có tư duy bị đoạn.

Hỏi: Người kia nói như thế này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên duyên ái kia chăng?

Đáp: Mặc dù có lời nói này nhưng sự việc này không như thế, không nên nói lời này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên duyên ái kia. Pháp do tư duy mà đoạn chứ không có tư duy đã đoạn, không nên nói lời này: Pháp do tư duy mà đoạn chứ không có tư duy đã đoạn, sự việc này không như thế.

Hỏi: Không có danh là những pháp nào?

Đáp: Ba cõi vô thường.

Đức Thế Tôn lại nói: "Giải thoát tâm tham muốn kia, giải thoát tâm giận dữ, tâm ngu si."

Thế nào là tâm được giải thoát khỏi có dâm-giận dữ-si và không có dâm-giận dữ-si?

Đáp: Không có dâm-giận dữ-si. Lại có người nói như thế này: "Tương ưng với tâm dâm-giận-dữ-si thì tâm đó giải thoát."

Người kia không nên nói lời này. Vì sao thế? Vì không phải tâm người kia cùng với dâm-giận dữ-ngu si này phù hợp nhau-thuận theo nhau-nương dựa nhau. Vì dâm-giận dữ-ngu si kia chưa đoạn trừ như thế thì tâm không giải thoát được dâm-giận dữ-ngu si kia. Dâm-giận-dữ-si kia đoạn trừ như thế tâm mới giải thoát dâm-giận dữ-ngu si kia được.

Đức Thế Tôn cũng nói: "Mặt trời-mặt trăng bị năm thứ che phủ là trời âm u, mây, khói, sương mù, bụi. A-tu-luân không phải mặt trời, mặt trăng kia, thì với bầu trời âm u này phù hợp nhau, nương dựa nhau, thuận theo nhau, bầu trời âm u này sẽ chưa hết.

Đúng như vậy, mặt trời-mặt trăng kia sẽ không sáng, không nóng, không rộng, không trong. Khi bầu trời âm u này đã hết, thì mặt trời-mặt trăng kia vẫn sáng, nóng, rộng, trong vắt."

Vì thế, không phải tâm người kia tương hợp-tương y-tương ưng với dâm-giận dữ-ngu si này. Dâm-giận dữ-ngu si kia chưa đoạn trừ thì tâm như thế không giải thoát được. Dâm-giận dữ-ngu si kia đoạn trừ thì tâm mới được giải thoát.

Hỏi: Tâm nào có thể giải thoát dâm-giận dữ-ngu si? Quá khứ-vị lai hay hiện tại?

Đáp: Tâm vị lai khởi lên tức thì sẽ giải thoát, không còn chướng ngại gì cả.

Thế nào là như đạo vô ngại hiện tiền liền diệt, tận trí hiện ở trước mắt chắc chắn sẽ sinh? Nếu đạo vô ngại kia diệt mà sinh ra tận trí.

Đúng như vậy, tâm vị lai sinh ra lập tức sẽ giải thoát không còn chướng ngại gì cả.

Hỏi: Tâm chưa giải thoát nên nói là giải thoát chăng? Tâm đã giải thoát nên nói giải thoát chăng? Đáp: Tâm đã giải thoát nên nói giải thoát. Nếu đã giải thoát thì không nên nói là sẽ giải thoát. Nếu sẽ giải thoát thì không thể nói là đã giải thoát, vì tâm đã giải thoát mà sẽ giải thoát, thì việc này không như thế.

Như trước đây đã nói: Đức Thế Tôn khéo nói Khế kinh:

Nếu đoạn dục hoàn toàn,
Như hoa sen vào nước,
Tỳ-kheo diệt đây-kia,
Như rắn lột bỏ da.

Hỏi: Đã diệt là diệt chăng? Không diệt là diệt chăng?

Đáp: Đã diệt là diệt. Nếu đã diệt thì không thể nói là sẽ diệt. Nếu sẽ diệt thì không thể nói là đã diệt. Đã diệt mà sẽ diệt thì việc này không như thế.

Như trước kia đã nói: Đức Thế Tôn khéo nói Khế kinh:

Mạn dứt tự ý định,
Tâm thiện thoát tất cả,
Một tĩnh cư không loạn,
Sợ chết vượt bờ sang.

Hỏi: Đã độ là độ chăng? Chưa độ là độ chăng?

Đáp: Đã độ là độ. Nếu đã độ thì không thể nói là sẽ độ. Nếu sẽ độ thì không thể nói là đã độ. Đã độ và sẽ độ thì việc này không như vậy.

Như trước kia đã nói: Thế Tôn khéo nói Khế kinh:

Nai-hươu nương rừng núi,
Chim dựa vào hư không,
Pháp quy về phân biệt,
Chân nhân quy về diệt.

Đức Thế Tôn lại nói: "Tập nhàm chán tập không có dâm, tập không có dâm thì giải thoát, tập giải thoát đạt đến Niết-bàn." Thế nào là nhàm chán? Thế nào là không có tham dục? Thế nào là giải thoát? Thế nào là Niết-bàn?

Hỏi: Thế nào là nhàm chán?

Đáp: Đi đến chỗ hôi hám bất tịnh, ý thường lẫn tránh nơi đó, dù chốc lát cũng không ưa thấy, đó gọi là nhàm chán.

Hỏi: Thế nào là không có tham dục?

Đáp: Sự nhàm chán kia tương ưng với căn thiện không có dâm-giận dữ-ngu si, đó gọi là không có tham dục.

Hỏi: Thế nào là giải thoát?

Đáp: Người kia tương ưng với căn thiện không có dâm-giận dữ-ngu si, tâm đã giải thoát-sẽ giải thoát và nay đang giải thoát, đó gọi là sự giải thoát. Hỏi: Thế nào là Niết-bàn?

Đáp: Dâm-tức giận-ngu si đã hết sạch không còn lại gì, đó gọi là Niết-bàn.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Có cõi đoạn, có cõi không còn dâm, có cõi diệt."

Hỏi: Thế nào là cõi đoạn?

Đáp: Trừ ra kiết ái, còn lại các kiết đã hết, đó gọi là cõi đoạn.

Hỏi: Thế nào là cõi không còn dâm?

Đáp: Kiết ái diệt, đó gọi là cõi không còn dâm.

Hỏi: Thế nào là cõi diệt?

Đáp: Pháp của các kiết đã diệt, đó gọi là cõi diệt (diệt giới).

Hỏi: Đã gọi là cõi đoạn chính là cõi không còn dâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử cõi không còn dâm chính là cõi đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đã gọi là cõi đoạn chính là cõi diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử cõi diệt này chính là cõi đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đã gọi là cõi không còn dâm chính là cõi diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử cõi diệt này chính là cõi không còn dâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Đức Thế Tôn lại nói: "Có tưởng đoạn, có tưởng không còn dâm, có tưởng diệt."

Hỏi: Thế nào là tưởng đoạn?

Đáp: Trừ ra kiết ái, còn lại các kiết diệt là tánh của các tưởng, đó gọi là tưởng đoạn.

Hỏi: Thế nào là tưởng không còn dâm?

Đáp: Kiết ái đã diệt là tánh của các tưởng, đó gọi là tưởng không còn dâm.

Hỏi: Thế nào là tưởng diệt?

Đáp: Pháp của các kiết diệt đi là tánh của các tưởng, đó gọi là tưởng diệt.

----------------

Phẩm 4: NÓI VỀ ÁI, CUNG KÍNH

Thế nào là ái cung kính? Thế nào là cúng dường cung kính? Thế nào là lực của thân, thuộc về lực của thân? Có bao nhiêu nhập? Bao nhiêu thức nhận biết? Thế nào là số duyên diệt? Thế nào là chẳng phải số duyên diệt? Thế nào là vô thường? Vô thường và chẳng phải số duyên diệt, có sai biệt nào? Thế nào là cõi Niết-bàn hữu dư? Cõi Niết-bàn vô dư là sao? Niết-bàn nên nói là học chăng? Vô học chăng? Phi học phi vô học chăng?

Lại, Đức Thế Tôn có nói: "Người kia thành tựu thân giới vô học, thân định vô học, thân tuệ vô học, thân giải thoát vô học, thân tri kiến giải thoát vô học."

Thế nào là thân giới vô học, thân định vô học, thân tuệ vô học, thân giải thoát vô học, thân tri kiến giải thoát vô học?

Lại, Đức Thế Tôn nói: "Một cứu cánh chẳng phải là nhiều cứu cánh." Cứu cánh gọi là pháp gì?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Có các dị học thật sự sẽ đoạn các thọ. Ở trong hiện pháp không thiết lập đoạn trừ tất cả các thọ, mà thiết lập đoạn trừ dục thọ, giới thọ, kiến thọ, phi ngã thọ.

Các nghĩa này là thế nào? Vì lẽ gì dị học của ngoại đạo ở trong hiện pháp không thiết lập đoạn ngã thọ trừ? Có hai trí: Trí biết và trí tận. Thế nào là trí biết? Thế nào là trí tận?

Nếu quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thì người kia quy về nẻo nào?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Thế nào là ái cung kính? Thế nào là cúng dường cung kính? Thế nào là lực của thân? Trong ái cung kính ấy, thế nào là ái? Thế nào là cung kính?

Hỏi: Thế nào là ái?

Đáp: Nếu như ái mà yêu thích nhau tạo ra sự yêu thích thì đó gọi là ái.

Hỏi: Thế nào là cung kính?

Đáp: Nếu như cung kính mà khéo cung kính và khéo hạ mình, thì đó gọi là cung kính.

Hỏi: Nghĩa này thế nào?

Đáp: Như một ái sư với ý thấm nhuần, dựa vào pháp cung kính đối với các Tăng, Hòa thượng Axà-lê giống với Hòa thượng A-xà-lê, và những người phạm hạnh đáng tôn trọng v.v... Ý ái ấy thấm nhuần đến các sư kia nhờ vào pháp cung kính như thế. Nếu yêu kính các sư kia với cử chỉ cung kính, thì đấy gọi là ái cung kính.

Hỏi: Thế nào là cung kính cúng dường?

Đáp: Cung kính cúng dường gồm hai sự cúng dường là pháp cúng dường, và cơm áo cúng dường. Đó gọi là cung kính cúng dường. Giống như cung kính mà khéo cung kính và khéo hạ mình.

Hỏi: Nghĩa này thế nào?

Đáp: Như một người thực hiện cúng dường người ấy do sự cung kính đối các Tăng, Hòa thượng A-xà-lê, cùng với Hòa thượng A-xà-lê và các bậc phạm hạnh đáng tôn trọng v.v... mà thiết lễ cúng dường. Từ sự cung kính ấy mà cúng dường, cho nên gọi đó là cung kính cúng dường.

Hỏi: Thế nào là lực của thân?

Đáp: Lực của thân là thân tinh tiến, thân cường tráng, thân phương tiện, thân dũng cảm, đó gọi là lực của thân. Lực của thân thâu tóm một nhập và tế hoạt nhập, hai thức nhận biết của là thân thức và ý thức. Như hai người tráng kiện cùng đấu sức với nhau, một người sức trội hơn, một người sức yếu kém. Người có sức nhiều hơn nắm lấy người thua kém, thì mới biết sức mình khỏe hơn người kia, người kia không bằng sức của ta. Người yếu kém khi tóm lấy người có sức mạnh kia, mới tự biết sức người kia khỏe hơn mình, mình không bằng người ta. Đó đều là sự thâu tóm của một nhập và tế hoạt nhập, hai thức nhận biết đó, gọi là thân thức và ý thức. Ví như có hai người, một người sức rất mạnh, một người sức yếu. Người có sức mạnh, bất cứ ở đâu hoặc nắm bắt, hoặc đánh, hoặc đè, hoặc túm lấy người yếu kia, cũng biết sức mình mạnh mà sức người kia yếu, người sức yếu biết sức mình không bằng người ta, đó đều là sự thâu tóm của một nhập và tế hoạt nhập, hai thức nhận biết đó, gọi là thân thức và ý thức.

Thế nào là số duyên tận? Thế nào là phi số duyên tận? Thế nào là vô thường?

Hỏi: Thế nào là số duyên tận?

Đáp: Tận kia là giải thoát, đó gọi là số duyên tận.

Hỏi: Thế nào là phi số duyên tận?

Đáp: Tận kia chẳng phải là giải thoát, đó gọi là phi số duyên tận.

Hỏi: Thế nào là vô thường?

Đáp: Các hành luôn biến đổi, diệt tận và không dừng đó gọi là vô thường.

Hỏi: Vô thường với phi số duyên tận có gì sai biệt?

Đáp: Vô thường là các hành biến đổi, diệt tận và không dừng. Còn phi số duyên tận là đã thoát khỏi các bệnh khổ, các phiền não lo rầu, không tùy thuộc vào ý tham dục, dù chưa thể lìa dục. Vô thường với phi số duyên tận, đó là có những sự sai biệt như vậy.

Hỏi: Thế nào là cõi Niết-bàn hữu dư?

Đáp: Nếu không có vướng mắc tuổi thọ, không bám trụ sự sống, bốn đại chưa ẩn mất, năm căn của sắc tạo ra xoay vần khắp tâm, đó gọi là cõi Niếtbàn hữu dư. Ở cõi Niết-bàn hữu dư, có kiết sử diệt tận, đến được bờ bên kia mà nhân lấy quả chứng, đó gọi là cõi Niết-bàn hữu dư.

Hỏi: Thế nào là cõi Niết-bàn vô dư?

Đáp: Không có gì vướng mắc, bát Niết-bàn từ quá khứ lâu xa, bốn đại diệt tận, năm căn của sắc tạo ra không có tâm để có thể xoay vần, đó gọi là cõi Niết-bàn vô dư. Ở cõi Niết-bàn vô dư, các kiết sử đều tận, đó gọi là cõi Niết-bàn vô dư.

Hỏi: Niết-bàn nên nói là học chăng? Là vô học chăng? Cũng là phi học phi vô học chăng?

Đáp: Niết-bàn cũng là phi học phi vô học.

Hoặc có thuyết nói: "Niết-bàn hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học."

Thế nào là học? Học đạt được các kiết sử diệt tận, đến được bờ bên kia mà nhận lấy quả chứng, đó gọi là học.

Thế nào là vô học? Vô học đạt được các kiết sử diệt tận, đến được bờ bên kia mà nhận lấy quả chứng, đó gọi là vô học.

Thế nào là phi học phi vô học? Hữu lậu đạt được các kiết sử diệt tận, đến được bờ bên kia mà nhận lấy quả chứng, đó gọi là phi học phi vô học.

Như nghĩa của tôi, Niết-bàn cũng phi học phi vô học.

Hỏi: Đúng như vậy, Niết-bàn cũng phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Có thể nói thế này: Trước hết dùng đạo thế tục đoạn trừ những sự tham dục-giận dữ, vĩnh viễn trừ sạch không có gì sót. Đây là không tu bốn Thánh đế.

Hỏi: Nếu đạt được bốn Thánh đế thì mới được bốn đế, đạt được quả A-na-hàm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Có thể nói thế này: Trước hết dùng đạo thế tục có thể diệt tận các kiết sử, đến được bờ bên kia mà nhận lấy quả chứng, được quả A-na-hàm.

Hỏi: Đó gọi là học chăng?

Đáp: Không phải.

Nếu như trước hết dùng đạo thế tục diệt tận được các kiết sử, đến được bờ bên kia mà nhận lấy quả chứng, được quả A-na-hàm; đang là người học, trước cũng là học nhưng chưa được quả A-nahàm, khi chưa được quả kia mà học như thế, thì việc này không như vậy.

Có thể nói thế này: Hướng về quả A-la-hán chứng học các kiết tận, được vô học A-la-hán chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Có thể nói thế này: Hướng về quả A-la-hán, chứng học các kiết tận, được quả A-la-hán. Quả đó là vô học chăng?

Đáp: Không. Nếu đang hướng đến quả A-la-hán mà chứng học kiết tận, thì sẽ được A-la-hán là bậc vô học, vốn là vô học, mà chưa được A-la-hán, lúc không đạt được A-la-hán mà vô học như thế, thì việc này không đúng.

Có thể nói thế này: A-la-hán đã dứt hết các kiết là vô học, mất A-la-hán là học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Có thể nói thế này: Các kiết của A-la-hán đã tận là vô học, nếu mất A-la-hán thì người kia là học chăng?

Đáp: Không. Nếu đang A-la-hán mà kiết tận là vô học, mất A-la-hán mà đang là người học, thì vốn cũng là học. Vậy thì khi chưa mất A-la-hán, không đạt được học kia thì như thế là học. Việc này không như vậy. Vì sao? Vì Niết-bàn là phi học phi vô học, không có học không có vô học. Nếu Niếtbàn đang là phi học phi vô học mà có cái học, có cái vô học, thì hai thứ pháp này là pháp loạn, là pháp bất định, tất nhiên là pháp có hủy hoại, cũng không thể biết là pháp trụ. Đức Thế Tôn cũng không thuyết giảng Niết-bàn là phi học phi vô học, là hữu học-vô học, chỉ vì Niết-bàn không có học, không có vô học. Vì lý do này, nên thường trong tất cả thời gian, tất cả tồn tại mà không hủy hoại, nó là pháp không có đổi thay, đó là Niết-bàn phi học phi vô học.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Vô học kia đã thành tựu thân giới, thân định, thân tuệ, thân giải thoát, thân giải thoát tri kiến vô học."

Thế nào là thân giới, thân định, thân tuệ, thân giải thoát vô học?

Thế nào là thân giải thoát tri kiến vô học?

Hỏi: Thế nào là thân giới vô học?

Đáp: Thân vô học, giữ gìn miệng, che chở mạng trong sạch, đó gọi là thân giới vô học.

Hỏi: Thế nào là thân định vô học?

Đáp: Không, vô tướng, vô nguyện vô học, đó gọi là thân định vô học.

Hỏi: Thế nào là thân tuệ vô học?

Đáp: Tư duy về vô học tương ưng duyên với trạch pháp, quán xét trạch pháp, phân biệt các loại quán, đó gọi là thân tuệ vô học.

Hỏi: Thế nào là thân giải thoát vô học?

Đáp: Tư duy về vô học tương ưng với ý giải thoát, đã giải thoát, đang giải thoát, đó gọi là thân giải thoát vô học.

Hỏi: Thế nào là thân giải thoát tri kiến vô học? Đáp: Tận trí và vô sinh trí. Hơn nữa, khổ trí-tập trí vô học là thân tuệ vô học, tận trí-đạo trí vô học là thân tri kiến giải thoát vô học. Lại nữa, khổ trí-tập trí-đạo trí vô học là thân tuệ vô học là tận trí vô học, thân tri kiến giải thoát vô học.

Đức Thế Tôn nói: Một rốt ráo chứ chẳng phải nhiều rốt ráo, rốt ráo là gọi tên những pháp nào?

Đáp: Thế Tôn đã nói: Hoặc đạo rốt ráo, hoặc Niết-bàn rốt ráo.

Hỏi: Thế nào là đạo?

Đáp: Như đã nói:

Nếu như không biết đạo,
Toàn thông minh kiêu mạn,
Chưa đến nơi cuối cùng,
Không nói ngăn cái chết.

Đó gọi là đạo.

Hỏi: Thế nào là Niết-bàn?

Đáp: Như đã nói:

Rốt ráo đến không sợ,
Không buộc cũng không hối,
Đã thoát khỏi gai có,
Thân này là sau cuối,
Đó gọi rất cuối cùng,
Dứt dấu vết, không trên,
Dứt tướng của tất cả,
Luyện dấu vết, không trên.

Như Mục-kiền-liên Bà-la-môn kia thường đến chỗ Đức Phật để hỏi sự việc như vầy: "Thưa Thế Tôn! Tất cả đệ tử của Sa-môn Cù-đàm được giáo huấn như thế, nhất định sẽ rốt ráo Niết-bàn vô dư chăng?"

Đức Thế Tôn bảo: "Này Mục-kiền-liên! Không nhất định mà hoặc được, hoặc không được Niếtbàn này." Lại, Đức Thế Tôn nói: "Dị học của ngoại đạo thật sự đoạn các thọ. Ở trong hiện pháp của Ta không thiết lập việc đoạn các thọ. Các thọ được thiết lập đoạn dục thọ, giới thọ, kiến thọ, phi ngã thọ". Họ có nói như thế này: Phật Thế Tôn thuyết pháp đó còn ít. Họ không thể nói như thế. Vì sao? Vì Đức Phật thuyết pháp không hư vọng.

Lại có người nói: Vì hiện tại ít diệt. Họ không thể nói như thế. Vì sao? Vì nếu thấy trời-người ở trong thọ của ngã ít chứng diệt, nhưng mà, Phật Thế Tôn đã luôn luôn vì họ thuyết pháp không cùng cực, cho đến trời-người đều vâng làm. Ở chỗ kia có Phạm chí dị học tiếp nhận lời Phật dạy là tên gọi duy trì nhập-ấm-cái, ý chỉ và, giác ý đầy đủ hay không đầy đủ. Ở chỗ kia, có Phạm chí dị học, thọ dục-thọ danh, họ nói như thế này: Ta thiết lập đoạn dục-thọ các giới-thọ kiến và thọ danh. Họ lại nói thế này: Ta thiết lập đoạn giới thọ, kiến thọ. Như trong chúng Tỳ-kheo, sau khi ăn xong, tập hợp lên giảng đường. Có đa số Phạm chí dị học đi đến hỏi thế này: Sa-môn Cù-đàm vì đệ tử nói pháp như vầy: Đối với việc đoạn năm cái che lấp tâm, nếu sức của tuệ yếu kém nên tập trung vào bốn ý chỉ-tu bảy giác ý. Chúng tôi cũng sẽ vì các đệ tử thuyết pháp như thế này: Ở đây, đoạn năm cái che lấp tâm, vì sức tuệ yếu kém, nên chuyên vào bốn ý chỉ-tu bảy giác ý. Chúng tôi đây so với Sa-môn Cù-đàm thì có khác gì đâu!

Bà-la-môn này không nhận thức được gì là Cái, huống hồ nhận thức được ý chỉ và giác ý. Nhưng Phật Thế Tôn vẫn rộng lòng thuyết pháp không hề dứt, cho đến hàng trời-người đều vâng theo mà hành.

Ở chỗ kia có Phạm chí dị học tiếp nhận lời Phật dạy là tên gọi duy trì nhập-ấm-cái, ý chỉ và giác ý đầy đủ hay không đầy đủ. Ở nơi đó có Phạm chí dị học, có người thọ dục-thọ danh, họ nói như thế này: Ta thiết lập việc đoạn dục-thọ các giới-thọ kiến và thọ danh. Họ nói như thế này: Ta thiết lập đoạn giới thọ-kiến thọ." Như Bà-la-môn Đàn Đề kia, thân mọc lên cái mụt nhọt như con rắn, thật vô thường, thật khổ, thật không, thật vô ngã. Lại dùng hai tay sờ chạm vào thân nói: Cù-đàm này không bệnh thì đó gọi là Niết-bàn.

Phạm chí Đàn-đề này không nhận thức được gì là pháp không bệnh, huống hồ là nhận thức được ý nghĩa Niết-bàn. Nhưng Phật Thế Tôn vẫn rộng lòng vì họ thuyết pháp, cho đến hàng trời người đều vâng theo mà hành.

Phạm chí dị học kia nghe lời Phật dạy là tên gọi duy trì nhập-ấm-cái, ý chỉ và giác ý đầy đủ hay không đầy đủ. Ở chỗ kia có Phạm chí dị học, có người thọ dục-thọ danh, họ đã nói như thế này: Ta thiết lập việc đoạn dục-thọ các giới-thọ kiến và thọ danh.

Phạm chí kia nói như thế này: Ta thiết lập việc đoạn giới thọ-kiến thọ." Nghĩa này thế nào? Vì lẽ gì mà dị học ngoại đạo không thiết lập đoạn ngã thọ?

Đáp: Vì lẽ dị học ngoại đạo suốt đêm dài vướng mắc thân mình, vướng mắc chúng sinh, vướng mắc con người, vướng mắc thọ mạng. Người học rộng của ngoại đạo không phải như vậy thì nói là mình thiết lập đoạn ngã thọ.

Có hai trí là trí biết và trí tận. Thế nào là trí biết? Thế nào là trí tận?

Hỏi: Thế nào là trí biết?

Đáp: Các trí thấy sáng suốt, hiểu biết tu hành, đó gọi là trí biết.

Hỏi: Thế nào là trí tận?

Đáp: Dâm-nộ-si hết sạch không còn gì, tất cả kiết hết sạch không còn sót, đó gọi là trí tận.

Đức Thế Tôn hoặc thuyết minh trí biết, hoặc thuyết minh Niết-bàn.

Hỏi: Thế nào là trí biết?

Đáp: Như đã nói: "Người hiền này lúc trẻ tuổi có thể hiểu tất cả sự đời. Nếu ái này sinh ra nỗi khổ thì có khả năng dùng trí thông minh. Nếu dùng hạnh thì nói, không dùng thì không nói. Không làm cho người ca tụng, nhưng có khả năng dùng trí thông minh để biết, đó gọi là trí biết." Hỏi: Thế nào là Niết-bàn?

Đáp: Như đã nói: "Nên nói trí biết pháp bởi đã biết người." Trí là sao?

Đáp: Dâm-nộ-si đã hết không còn, tất cả kiết đều trừ sạch không còn gì, đó gọi là trí.

Thế nào là biết pháp?

Đáp: Chính là năm ấm sinh sôi. Thế nào là bởi đã biết người?

Đáp: A-la-hán lậu tận, thì đây là niết bàn hướng về chư Phật. Chư Phật hướng về đâu?

Đáp: Các pháp thật có là do tưởng mà thiết lập sự nói năng chuyển biến xoay vòng.

Phật, nghĩa là hạnh giác, Phật hướng về pháp vô học. Hướng về pháp thì pháp ấy hướng về đâu?

Đáp: Ái hết sạch không có dâm, diệt thì nói là Niết-bàn, pháp ấy hướng về ở đây.

Các sự hướng về Tăng thì Tăng hướng về đâu? Đáp: Các pháp thật có là do tưởng mà thiết lập sự nói năng chuyển biến xoay vòng. Tăng là Tăng thực hành việc hướng về pháp học và pháp vô học.

----------------

Phẩm 5: NÓI VỀ KHÔNG HỔ THẸN

Thế nào là không hổ? Thế nào là không thẹn? Không hổ và không thẹn có gì sai biệt?

Thế nào là hổ? Thế nào là thẹn? Hổ và thẹn có gì sai biệt? Thế nào là tăng căn bất thiện? Thế nào là nhỏ? Thế nào là cõi Dục thêm căn thiện? Nếu tâm quá khứ thì tất cả tâm kia biến đổi chăng? Giả sử tâm biến đổi thì tất cả tâm kia thuộc về quá khứ chăng? Nếu tâm ô nhiễm, thì tất cả tâm đó sẽ biến đổi chăng? Giả sử tâm biến đổi thì tất cả tâm kia đều nhiễm ô chăng? Tất cả trạo cử tận đều tương ưng với đùa cợt chăng? Tất cả sự đùa cợt đều tương ưng với trạo cử chăng? Tất cả thụy đều tương ưng với miên chăng? Tất cả miên đều tương ưng với thụy chăng? Miên nên nói là thiện, bất thiện hay vô ký? Lúc ngủ, nên nói là phước trở lại chăng? Hay chẳng phải phước trở lại chăng? Không phải phước cũng không phải phước trở lại chăng?

Mộng gọi là pháp gì? Các Cái thuộc về năm Cái, hay năm Cái thuộc về các Cái? Các Cái kia là sự che lấp chăng? Giả sử sự che lấp kia là Cái chăng? Các sử-vô minh trói buộc cõi Dục thì tất cả sử và vô minh đều là bất thiện chăng? Giả sử đều là bất thiện thì tất cả sử-vô minh đều hệ thuộc cõi Dục chăng? Các sử-vô minh của cõi Sắc-Vô sắc thì tất cả sử-vô minh ấy đều là vô ký chăng? Giả sử đều là vô ký thì tất cả sử-vô minh là của cõi Sắc-Vô sắc kia chăng? Tất cả sử-vô minh đều do các khổ đế-tập đế mà đoạn trừ thì sử-vô minh đó bao trùm tất cả chăng? Giả sử bao trùm tất cả thì tất cả khổ đế-tập đế kia đã đoạn trừ các sử-vô minh chăng? Tất cả sử-vô minh là do tận đế và đạo đế mà đoạn trừ thì sử-vô minh đó không bao trùm tất cả chăng? Giả sử không bao trùm tất cả thì tất cả sử-vô minh là do tận đế và đạo đế mà đoạn trừ chăng? Thế nào là sử-vô minh không chung? Thế nào là triền-trạo cử không chung?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Thế nào là không hổ?

Đáp: Đáng hổ mà không hổ, đáng tránh mà không tránh, cũng không tránh người khác không cung kính, cung kính kẻ bất thiện, qua lại với kẻ bất thiện, đó gọi là không hổ.

Hỏi: Thế nào là không thẹn?

Đáp: Như không thẹn, không thẹn với điều thiện, không thẹn với người khác. Cái đáng thẹn mà không thẹn, không cảm thấy thẹn đối với người khác, không sợ việc xấu ác, thấy việc ác không sợ, đó gọi là không thẹn.

Hỏi: Không hổ và không thẹn có gì sai biệt?

Đáp: Qua lại với kẻ ác mà không biết xấu hổ, đối với việc ác mà không thấy sợ là không biết thẹn. Không biết xấu hổ, không biết thẹn, đó gọi là sự sai biệt.

Hỏi: Thế nào là hổ?

Đáp: Đáng xấu hổ thì xấu hổ, đáng tránh xa thì phải tránh xa, có thể tránh xa người để cung kính việc thiện, cung kính qua lại với người thiện, đó gọi là hổ.

Hỏi: Thế nào là thẹn?

Đáp: Đáng thẹn thì thẹn, đáng xấu hổ thì xấu hổ, phải biết xấu hổ đối với người, sợ thấy việc ác, sợ việc ác, đó gọi là thẹn.

Hỏi: Hổ và thẹn có gì sai biệt?

Đáp: Qua lại với người thiện, xấu hổ với việc ác, thấy việc ác thì sợ, với cái thẹn biết hổ thẹn, đó gọi là sự sai biệt.

Hỏi: Thế nào là tăng căn bất thiện? Thế nào là vi? Thế nào là thêm?

Đáp: Các căn bất thiện sẽ đoạn các căn thiện. Nghĩa là đoạn trừ cái dâm ở cõi Dục, đó gọi là thời gian diệt trước hết, đó gọi là thêm.

Hỏi: Thế nào là vi?

Đáp: Độ tham dục không có dâm, diệt sau cùng, đối với tham dục đã diệt đạt được không có dâm, đó gọi là vi.

Hỏi: Thế nào là tăng căn thiện cõi Dục? Vi là sao? Thêm là sao?

Đáp: Bồ-tát đối với chánh pháp vượt qua thứ lớp mà nhận lấy quả chứng, tu hành đạt được đẳng trí. Nếu Như Lai được tận trí, thì đối với dâm-sân hận-si sẽ dứt hết, và được căn thiện, đó gọi là thêm.

Hỏi: Thế nào là vi?

Đáp: Diệt sau cùng lúc đoạn căn thiện. Đối với đã diệt có thể thường đoạn căn thiện, đó gọi là vi.

Hỏi: Các tâm quá khứ thì tất cả tâm đó biến đổi chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các tâm quá khứ thì tất cả tâm đó đều biến đổi.

Hỏi: Có thể có tâm biến đổi mà tâm đó không phải quá khứ chăng?

Đáp: Có tâm tương ưng với tham dục-giận dữ ở vị lai-hiện lại. Đức Thế Tôn cũng nói: Nếu bọn giặc đến, dùng cưa-dao cắt đứt thân thể. Khi bọn giặc kia làm điều đó thì tâm có biến đổi.

Hỏi: Cũng lại nói rằng: Nếu Tỳ-kheo với tâm biến đổi, thì các tâm đều nhiễm ô, tất cả tâm kia đều biến đổi, chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các tâm nhiễm ô thì tất cả tâm kia đều biến đổi.

Hỏi: Có thể nếu có tâm biến đổi mà tâm đó không nhiễm ô chăng?

Đáp: Có. Tâm bất tương ưng với sự tham dục quá khứ, tâm tương ưng với sự giận dữ hiện tại và vị lai.

Hỏi: Đức Thế Tôn cũng đã nói: Nếu giặc đến cùng dùng cưa-dao cắt đứt thân thể, khi chúng cùng dùng dao cưa cắt rọc thân thể, thì tâm sẽ có trạng thái biến đổi, vậy tất cả trạo cử tương ưng với sự đùa cợt chăng?

Đáp: Hoặc trạo cử không tương ưng với sự đùa cợt. Thế nào là trạo cử không tương ưng với sự đùa cợt?

Đáp: Không đùa cợt, không dứt, không thôi, trạo cử hơi hơi, tâm trạo cử tăng thịnh, đó gọi là trạo cử không tương ưng với sự đùa cợt.

Thế nào là sự đùa cợt không tương ưng với trạo cử?

Đáp: Tâm không nhiễm ô nhưng nếu đã làm ác mà ăn năn đùa cợt, thì đó gọi là sự đùa cợt, không tương ưng với trạo cử.

Thế nào là trạo cử tương ưng với sự đùa cợt?

Đáp: Tâm ô nhiễm và đã làm ác mà ăn năn đùa cợt, đó gọi là trạo cử tương ưng với sự đùa cợt.

Thế nào là không phải trạo cử tương ưng với không phải đùa cợt?

Đáp: Trừ những điều đã nêu trên.

Hỏi: Tất cả thụy và miên tương ưng chăng?

Đáp: Hoặc thụy không tương ưng với miên.

Hỏi: Thế nào là thùy không tương ưng với miên?

Đáp: Khi chưa ngủ, thân không mềm mại, tâm không mềm mại, thân nặng nề-tâm nặng nề-thân trơ mắt-tâm trơ mắt, thân rối ruột

-tâm rối ruột, thân ngủ yên-tâm ngủ yên, giấc ngủ bị triền ràng buộc, đó gọi là ngủ yên không tương ưng với chợp mắt ngủ.

Hỏi: Thế nào là chợp mắt ngủ không tương ưng với ngủ yên?

Đáp: Tâm không nhiễm ô, ngủ nằm mộng, đó gọi là chợp mắt ngủ không tương ưng với ngủ yên. Hỏi: Thế nào là ngủ yên tương ưng với chợp mắt ngủ?

Đáp: Tâm nhiễm ô, chợp mắt ngủ nằm mộng, đó gọi là thụy và miên tương ưng.

Hỏi: Thế nào là không thụy, không miên?

Đáp: Trừ những điều đã nêu trên.

Hỏi: Miên nên nói là thiện chăng? Nên nói là bất thiện chăng?

Nên nói là vô ký chăng?

Đáp: Chợp mắt ngủ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Với tâm thiện chợp mắt ngủ mà nằm mộng, đó gọi là thiện.

Thế nào là bất thiện? Với tâm bất thiện chợp mắt ngủ mà nằm mộng, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Trừ những điều đã nêu trên.

Hỏi: Khi mới ngủ thì phước đã làm, nên nói là trở lại chăng? Đã làm không phải phước, nên nói là trở lại chăng? Phước đã làm, đã làm không phải phước, nên nói là trở lại chăng?

Đáp: Lúc chợp mắt ngủ, hoặc là phước đã làm nên nói là trở lại. Hoặc đã làm không phải phước, nên nói trở lại; hoặc phước đã làm, đã làm không phải phước, không nên nói là là trở lại.

Thế nào là lúc chợp mắt ngủ thì phước đã làm, nên nói trở lại?

Đáp: Như trong chiêm bao bố thí làm phước giữ gìn trai giới giữ gìn trai, như khi chợp mắt ngủ thì phước còn lại trong, tâm quay trở lại. Vì sao? Như với tâm thiện khi chợp mắt ngủ như thế thì phước đã làm, nên nói là trở lại.

Thế nào là khi vừa mới ngủ thì đã làm không phải phước, nên nói là trở lại?

Đáp: Như sát sinh-trộm cắp-hành tà dâm trong mộng, như nói dối-uống rượu, như khi chợp mắt ngủ thì việc làm không có phước còn trong tâm quay về. Vì sao? Như khi mới ngủ với tâm bất thiện. Đúng như vậy khi mới ngủ, đã làm không phải phước, nên nói là quay trở lại.

Thế nào là khi mới ngủ thì phước đã làm, đã làm không phải phước, không nên nói là quay trở lại.

Đáp: Như khi mới ngủ, chẳng phải tâm có phước cũng chẳng phải tâm không có phước thì không quay trở lại. Vì sao? Như khi mới ngủ với tâm vô ký. Đúng như vậy khi mới ngủ thì phước đã làm, đã làm không phải phước, không nên nói lại.

Hỏi: Mộng thì gọi là pháp gì?

Đáp: Khi chợp mắt ngủ, với các pháp duyên với tâm mà tâm nghĩ đến rồi, thì nhớ lại như thế, mình đã nói như thế, đã mộng thấy như thế.

Hỏi: Năm Cái thâu nhiếp các Cái hay các Cái thâu nhiếp năm Cái?

Đáp: Các Cái thâu nhiếp năm Cái, không phải năm Cái thâu nhiếp các Cái.

Không thâu nhiếp những gì?

Đáp: Cái vô minh.

Đức Thế Tôn cũng đã nói: "Vô minh che trùm, kiết ái trói buộc, ngu như thế có được thân này, thông minh cũng như thế!"

Hỏi: Hoặc Cái kia che trùm chăng?

Đáp: Hoặc Cái kia không che trùm. Hỏi: Cái kia không che trùm là sao?

Đáp: Năm Cái thuộc quá khứ-vị lai, đó gọi là cái không che trùm.

Hỏi: Thế nào là sự che trùm kia mà không phải là Cái?

Đáp: Trừ năm Cái thì các kiết sử hiện ở trước, đó gọi là che trùm kia mà không phải Cái.

Hỏi: Cái kia che trùm là sao?

Đáp: Năm Cái lần lượt hiện ở trước, đó gọi là Cái.

Hỏi: Sao sự che trùm kia không phải là Cái mà Cái kia không phải là che trùm?

Đáp: Trừ những điều đã nêu trên.

Hỏi: Các sử-vô minh hệ thuộc cõi Dục thì tất cả sử-vô minh đó đều là bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các bất thiện thì tất cả những cái đó đều là sử-vô minh hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Có thể có sử-vô minh hệ thuộc cõi Dục mà sử-vô minh đó không phải là bất thiện chăng? Đáp: Có. Thân kiến và biên kiến nơi cõi Dục tương ưng với sử-vô minh.

Hỏi: Các sử-vô minh của cõi Sắc-Vô sắc thì tất cả sử-vô minh ấy đều là vô ký chăng?

Đáp: Đúng thế. Các sử-vô minh của cõi Sắc-Vô sắc thì tất cả chúng đều là vô ký.

Hỏi: Có thể có vô ký mà chẳng phải là sử-vô minh của cõi Sắc-vô sắc chăng?

Đáp: Có. Thân kiến và biên kiến nơi cõi Dục tương ưng với sử-vô minh.

Hỏi: Các sử-vô minh do khổ đế và tập đế mà đoạn trừ thì chúng bao trùm tất cả chăng?

Đáp: Đúng thế! Những sự bao trùm tất cả là tất cả sử-vô minh, chúng do khổ đế và tập đế mà đoạn trừ.

Hỏi: Có thể có sử-vô minh là do khổ đế và tập đế mà đoạn trừ chúng không phải là bao trùm tất cả chăng?

Đáp: Có. Do khổ đế và tập đế mà đoạn trừ nhưng chẳng phải bao trùm tất cả tương ưng với sử-vô minh.

Hỏi: Các sử-vô minh do tận đế và đạo đế mà đoạn trừ tất cả chúng không phải là bao trùm tất cả chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các sử-vô minh do tận đế và đạo đến mà đoạn trừ không phải là tất cả mà chúng cũng không bao trùm tất cả.

Hỏi: Có thể không bao trùm tất cả cũng chẳng phải sử-vô minh do tận đế và đạo đế kia mà đoạn trừ chăng?

Đáp: Có. Khổ đế và tập đế đoạn trừ mà không phải là bao trùm tất cả tương ưng với sử-vô minh. Hỏi: Thế nào là sử-vô minh không chung?

Đáp: Khổ không nhẫn, tập-tận-đạo không nhẫn.

Hỏi: Thế nào là triền-trạo cử không chung?

Đáp: Không có triền-trạo cử không chung.

QUYỂN 3

Kiền độ thứ 1: TẠP

Phẩm 6: NÓI VỀ SẮC

Pháp của sắc là sinh lão vô thường nên nói là sắc chăng? Không phải sắc chăng? Không có sắc có thể thấy, không thể thấy; có đối, không đối; hữu lậu, vô lậu; hữu vi, vô vi; quá khứ, vị lai, hiện tại; thiện, bất thiện, vô ký? Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc? Học, vô học, phi học phi vô học? Pháp do kiến đế đoạn, tư duy mà đoạn, pháp không có gì đoạn? Sinh-lão-vô thường, nên nói là do kiến đế mà đoạn, nên nói là do tư duy mà đoạn, nên nói là không có gì đoạn chăng? Thế nào là lão? Thế nào là tử? Thế nào là vô thường? Các cái chết thì chúng là vô thường chăng? Giả sử là vô thường thì vô thường đó là chết chăng? Sức của hành mạnh hay sức của vô thường mạnh? Lại, như Đức Thế Tôn nói: "Ba hữu này là tướng hữu vi hưng thịnh, suy yếu, dừng lại bao nhiêu." Trong một tâm kia, sao là thịnh, sao là suy? Trụ là gì?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Pháp của sắc là sinh-lão-vô thường, nên nói là sắc hay nên nói là chẳng phải sắc?

Đáp: Nên nói là chẳng phải sắc, vô sắc nên nói tức là vô sắc. Có thể thấy nên nói là không thể thấy, không thể trông thấy nên nói là không thể trông thấy. Có đối nên nói là không có đối, không có đối nên nói là không có đối. Hữu lậu nên nói là hữu lậu, vô lậu nên nói là vô lậu. Hữu vi nên nói là hữu vi, vô vi nên nói là vô vi.

Quá khứ nên nói là quá khứ. Vị lai nên nói là vị lai. Hiện tại nên nói là hiện tại.

Thiện nên nói là thiện, bất thiện nên nói là bất thiện, vô ký nên nói là vô ký.

Hệ thuộc cõi Dục nên nói là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc nên nói là hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Học nên nói là học, vô học nên nói là vô học, phi học phi vô học nên nói là phi học phi vô học.

Do kiến đế mà đoạn nên nói là do kiến mà đoạn, do tư duy mà đoạn nên nói là do tư duy mà đoạn.

Hỏi: Sinh-lão-vô thường là pháp không đoạn, nên nói là do kiến đế mà đoạn, nên nói là do tư duy mà đoạn, hay nên nói là không đoạn?

Đáp: Nên nói là không có đoạn.

Hỏi: Thế nào là lão (già)?

Đáp: Các hành suy yếu các căn giảm xuống, thân đến lúc hư hoại, sắc biến đổi thì phải già di và hủy hoại, đó gọi là già.

Hỏi: Thế nào là tử?

Đáp: Chúng sinh kia, sinh ra ở mọi chỗ, nếu mạng chung, mạng sẽ thoái lui đến hết, không hiện, tiêu tan, ẩn mất, sự sống mất, bỏ ấm, mạng căn bị che đậy, không được khai thông, đó gọi là chết.

Hỏi: Thế nào là vô thường?

Đáp: Các hành rời rạc, suy kém, ẩn mất, đó gọi là vô thường.

Hỏi: Những sự chết ấy chính là vô thường sao? Đáp: Đúng như vậy. những sự chết đó đều là vô thường.

Hỏi: Có thể có vô thường, mà vô thường đó không phải là chết chăng?

Đáp: Có. Trừ cái chết còn lại các hành khác.

Hỏi: Sức của hành vô thường mạnh hay sức vô thường mạnh?

Đáp: Sức của hành là mạnh chứ không phải là sức của vô thường.

Hành, nghĩa là hành động quá khứ-vị lai và hiện tại. Diệt vô thường, nghĩa là hành hiện tại rời rạc.

Hoặc có thuyết nói: "Sức của vô thường là mạnh chứ không phải là sức của hành, bởi vì hành cũng vô thường. Sức của hành theo như ý của ta, không phải vô thường. Hành là hành động quá khứ

-vị lai và hiện tại. Diệt vô thường, nghĩa là hành hiện tại phân tán rời rạc."

Lại, Đức Thế Tôn có nói: "Tướng của ba hữu vi này là tướng hữu vi hưng-suy và trụ lại chỉ có bấy nhiêu."

Trong một tâm kia thì hưng thế nào? Suy yếu thế nào? Trụ lại chỉ có bấy nhiêu là thế nào?

Đáp: Hưng có nghĩa là sinh, suy yếu nghĩa là vô thường, trụ lại chỉ có bấy nhiêu nghĩa là già.

Phẩm 7: BÀN VỀ NGHĨA VÔ

Lại, Đức Thế Tôn nói:

Biết đầy đủ nghĩa Vô,
Các không và trì giới,
Nghĩa ấy không đạt được,
Như lúc ẩn lúc hiện.

Vì lẽ gì mà cùng với nghĩa Vô, các Không gìn giữ giới, Đức Thế Tôn nói là khổ?

Lại, Đức Thế Tôn nói: "Người kia, thân ngồi ngay ngắn, buộc niệm ở trước." Người kia buộc niệm ở trước thế nào?

Lại, Đức Thế Tôn nói: "Mục-kiền-liên, Đề-xá, Phạm thiên, mà không nói là người thứ sáu, thực hành vô tưởng (ba đạo hướng đắc)." Thế nào là người thứ sáu thực hành vô tưởng?

Đức Thế Tôn nói: "Lúc nghe pháp này rồi Thần đất cất tiếng bố cáo Như Lai đang chuyển pháp luân trong vườn Lộc Uyển tại thành Ba-la-nại.

Nếu Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên ma, Phạm thiên, và cả thế gian chưa từng nghe chuyển pháp luân, thì Thần đất có trí này có biết Như Lai đang chuyển pháp luân không?

Lại, Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo lậu tận A-la-hán kia, khi trời Ba Mươi Ba tập họp đang ngồi tại giảng đường Thiện pháp, thì thường thường vân tập, nhận danh hiệu nào đó của các tôn giả. Tôn giả với danh hiệu nào đó là đệ tử ở làng xóm đó, xuất gia, tín gia, phi gia, cạo râu tóc mặc áo cà sa làm đạo nhân, đã hết hữu lậu trở thành vô lậu, với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ở hiện pháp tự biết tu hành tác chứng, sự sinh đã tận, phạm hạnh đã hoàn thành, công việc làm đã xong, danh sắc đã có, cái biết như chân. Trời Ba Mươi Ba có trí này, có biết Tỳ-kheo lậu tận không?

Lại, Đức Thế Tôn nói: "Các pháp hóa, giáo hóa kia sẽ chỉ cho biết các pháp hướng, pháp trình tự, tám vạn bốn ngàn Ma-kiệt đại thần, với ba kiết đã tận, đạt được Tu-đà-hoàn, không đọa cõi ác. Pháp định chánh đạo đến bảy hữu, bảy lần qua lại, sinh nơi cõi trời, người, đến tận cùng phạm vi của khổ." Thế nào là pháp hóa giáo hóa? Thế nào là pháp hướng, pháp trình tự? Thế nào là nhiều tham dục? Thế nào là không có nhàm chán? Nhiều tham dục và không nhàm chán có gì sai biệt? Thế nào là thiểu dục? Thế nào là tri túc? Thiểu dục và tri túc có gì sai biệt? Thế nào là khó tròn đầy? Thế nào là khó nuôi nấng? Thế nào là dễ tròn đầy? Thế nào là dễ nuôi nấng?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Lại, Đức Thế Tôn nói:

Biết đầy đủ nghĩa Vô,
Các không và trì giới,
Nghĩa ấy không đạt được,
Như lúc ẩn lúc hiện.

Hỏi: Vì lẽ gì mà cùng với nghĩa Vô, các Không gìn giữ giới, Đức Thế Tôn nói là khổ?

Đáp: Đó là con đường chết, tướng chết, chết chung, không thể nào khổ như thế mà lìa khỏi cái chết. Vì vậy cho nên cùng với nghĩa Vô, các Không gìn giữ giới, Đức Thế Tôn nói là khổ.

Lại, Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo kia thân ngồi ngay ngắn, buộc niệm ở trước." Hỏi: Thế nào là buộc niệm?

Đáp: Hành giả kia tiếp cận được với phương tiện sáng suốt tốt lành, nghĩ nhớ chính đáng. Tưởng đến xương, tưởng màu xanh bầm, tưởng bộ khung xương, tưởng sình trướng lên, tưởng ăn bất tịnh, tưởng thân bị cháy nám, tưởng lóng xương dời đi chỗ khác.

Lại, Đức Thế Tôn nói: "Mục-kiền-liên, Đề-xá, Phạm thiên, không nói người thứ sáu tu hành vô tưởng."

Hỏi: Thế nào là người thứ sáu tu hành vô tưởng?

Đáp: Kiên tín, kiên pháp, đối với nghĩa này, hiện rõ người vô tưởng thứ sáu. Vô tưởng kia không thể đếm, không thể thiết lập nên. Hoặc trụ ở đây, trụ ở kia thì không thể đếm. Hoặc khổ pháp nhẫn, hoặc khổ pháp trí, hoặc khổ vị tri nhẫn, hoặc khổ vị tri trí. Hoặc tập pháp nhẫn, hoặc tập pháp trí, hoặc tập vị tri nhẫn, hoặc tập vị tri trí. Hoặc tận pháp nhẫn, hoặc tận pháp trí, hoặc tận vị tri nhẫn, hoặc tận vị tri trí. Hoặc đạo pháp nhẫn, hoặc đạo pháp trí, hoặc đạo vị tri nhẫn, hoặc đạo vị tri trí.

Vô tưởng như thế không thể nào đếm, không thể thiết lập. Hoặc dừng lại ở đây, hoặc dừng lại nơi kia. Vì vậy cho nên kiên tín, kiên pháp, đối với nghĩa này, hiện rõ người vô tưởng thứ sáu.

Đức Thế Tôn nói: Lúc nghe pháp này rồi. Thần đất liền cất tiếng bố cáo là: Đức Thế Tôn chuyển pháp luân cho người Tiên trong vườn Lộc Uyển, thuộc thành Ba-la-nại. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên ma, Phạm thiên, hoặc là thế gian chưa từng nghe chuyển pháp luân, thì Thần đất có trí này có biết Thế Tôn chuyển pháp luân không?

Đáp: Không!

Hỏi: Làm sao biết được?

Đáp: Đức Thế Tôn khởi tâm thế tục: "Ta chuyển pháp luân cho Tỳ-kheo tên đó được kiến pháp." Người này, người kia biết, cũng bảo với người khác: "Ta chuyển pháp luân cho Tỳ-kheo tên đó được kiến pháp." Người ở đây, ở kia nghe theo Tôn giả kia cũng khởi tâm thế tục: Đức Thế Tôn chuyển pháp luân, ta đã kiến pháp. Người ở đây, ở kia biết cũng tiếp tục bảo với người khác là: Đức Phật chuyển pháp luân, ta đã kiến pháp. Người ở nơi này, nơi khác đã nghe hoặc nghe từ Đại Tôn Thiên.

Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo kia là A-la-hán lậu tận, trời Ba Mươi Ba tập họp, ngồi ở giảng đường Thiện Pháp, thì thường thường vân tập, làm Tôn giả với danh hiệu kia. Tôn giả với danh hiệu kia, nghĩa là đệ tử ở tại thôn xóm đó, là người xuất gia, tín gia, phi gia, cạo râu tóc, mặc y cà sa, làm đạo nhân, dứt hết hữu lậu, thành vô lậu, với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ở hiện pháp tự biết tu hành tác chứng, sự sinh đã hết, phạm hạnh đã thành tựu, việc làm đã xong, danh sắc đã có, biết đúng như sự thật thì trời Ba Mươi Ba có trí này, có biết Tỳ-kheo lậu tận không?"

Đáp: Không biết!

Hỏi: Vậy làm sao biết?

Đáp: Đức Thế Tôn khởi tâm thế tục, gọi Tỳ-kheo có tên đó là A-la hán lậu tận. Người này, người kia biết, cũng mách bảo với người khác là Tỳ-kheo đó lậu tận, được A-la-hán. Người này người nọ nghe Tôn giả kia cũng khởi tâm thế tục:

Ta lậu tận, được A-la-hán. Người này người kia biết cũng bảo với người khác biết là ta lậu tận, được A-la-hán. Người này người nọ nghe người kia, hoặc nghe từ Đại Tôn Thiên. Lại, Đức Thế Tôn nói: "Các pháp hóa giáo hóa kia cũng là các pháp hướng và pháp trình tự, tám vạn bốn ngàn Ma-kiệt đại thần này ba kiết đã hết, được Tu-đà-hoàn, không đọa cõi ác. Pháp định chánh đạo đến bảy hữu, qua lại bảy lần, sinh cõi người-trời không còn trong vòng đau khổ."

Thế nào là pháp hóa giáo hóa? Thế nào là pháp hướng và pháp trình tự?

Hỏi: Thế nào là pháp hóa giáo hóa?

Đáp: Các Ma-kiệt đại thần đã sinh lên trời, nhờ kiến pháp, đó gọi là pháp hóa giáo hóa.

Hỏi: Thế nào là pháp hướng và pháp trình tự?

Đáp: Các Ma-kiệt đại thần đã kiến pháp lúc làm người trước kia, đó gọi là pháp hướng và pháp trình tự.

Hỏi: Thế nào là nhiều tham dục?

Đáp: Chưa có được sắc-thanh-hương-vị-mịn, trơn, cơm ăn áo mặc-giường chiếu-các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, và các tham dục đã tham dục-đang tham dục, đó gọi là nhiều tham dục.

Hỏi: Thế nào là không có nhàm chán?

Đáp: Đã được sắc-thanh-hương-vị-mịn, trơn, cơm ăn áo mặc-giường chiếu-các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật mà không vui không dễ dàng vui, cũng không vui với điều gì khác; không thỏa mãn không dễ dàng thỏa mãn, cũng không thỏa mãn với điều gì khác, đó gọi là không có nhàm chán.

Hỏi: Nhiều tham dục với không có nhàm chán có gì sai biệt?

Đáp: Chưa có được sắc-thanh-hương-vị-trơn, cơm ăn áo mặc-giường chiếu-các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, thì dựa vào mọi cách khéo léo để cầu xin-gắng sức cầu xin cho được.

- Đã có được sắc-thanh-hương-vị-trơn, cơm ăn áo mặc-giường chiếu-các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, lại tìm cách-lại tham dục lại mong muốn-lại nghĩ nhớ, được ít không vui-ít thì không dễ dàng vui được có được điều gì ít thì không vui, tham muốn rất nhiều không hề thỏa mãn đó gọi là sai khác.

Hỏi: Thế nào là thiểu dục?

Đáp: Chưa có được sắc-thanh-hương-vị-mịn-trơn, cơm ăn áo mặc-giường chiếu-các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, tất cả không phải là tham dục, không phải đã tham dục, không phải đang tham dục, đó gọi là thiểu dục.

Hỏi: Nhàm chán là sao?

- Đáp: Đã có được sắc-thanh-hương-vị-mịn trơn, cơm ăn áo mặc-giường chiếu-các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật. Đối với niềm vui thì khéo vui và cũng khéo vui với sự nhàm chán mọi điều khác, khéo nhàm chán và khéo nhàm chán tất cả mọi điều khác, đó gọi là nhàm chán.

Hỏi: Sự thiểu dục và nhàm chán có gì sai biệt?

- Đáp: Chưa được sắc-thanh-hương-vị-mịn trơn, cơm ăn áo mặc-giường chiếu-các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, mà không xin, không cầu xin, không xin mạnh, không nhờ phương tiện khéo léo. Đã có được sắc-thanh-hương-vị-mịn trơn, cơm ăn áo mặc-giường chiếu các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, lại không phương tiện, lại không tham dục, lại không mong muốn, lại không nghĩ nhớ, vui với ít và dễ dàng vui với ít, thích hợp với những niềm vui khác, thì đó gọi là sự khác nhau giữa thiểu dục và nhàm chán.

Hỏi: Thế nào là khó đầy?

Đáp: Muốn ăn nhiều, muốn nuốt nhiều, đó gọi là khó đầy.

Hỏi: Thế nào là khó nuôi nấng?

Đáp: Tham ăn, thường mong mỏi được ăn, đó gọi là khó nuôi nấng.

Hỏi: Thế nào là dễ đầy?

Đáp: Những người không ăn nhiều, không nuốt nhiều, không mong mỏi được ăn, đó gọi là dễ đầy.

Hỏi: Thế nào là dễ nuôi nấng?

Đáp: Không tham ăn, thường không mong mỏi được ăn, đó gọi là dễ nuôi nấng.

-----------------

Phẩm 8: BÀN VỀ TƯ

Thế nào là tư? Thế nào là tưởng? Tư và tưởng có gì sai biệt? Thế nào là giác? Thế nào là quán? Giác và quán có gì sai biệt?

Thế nào là trạo cử? Thế nào là loạn tâm? Trạo cử và loạn tâm có gì sai biệt?

Thế nào là vô minh? Thế nào là không thuận với trí?

Thế nào là mạn? Thế nào là kiêu? Mạn và kiêu có gì sai biệt?

Nếu nảy sinh tăng thượng mạn, ngã kiến khổ là khổ, đó là tăng thượng mạn. Vì sao nếu sinh tăng thương mạn là mình thấy tập là tập, thấy tận là tận, thấy đạo là đạo thì đó gọi là tăng thượng mạn?

Vì sao nếu sinh tăng thương mạn là sự sinh của đời ta đã hết, phạm hạnh đã thành, công việc đã xong, danh sắc đã có, biết đúng như thật thì đó là tăng thượng mạn?

Vì sao nói rằng không trội hơn mà sinh mạn-thượng mạn và dấy lên mạn?

Thế nào là giác dục tự hại? Thế nào là hại người khác? Thế nào là cùng có hại?

Thế nào là giác giận dữ tự hại? Thế nào là hại người khác? Thế nào là cùng có hại?

Thế nào là giác sát tự hại? Thế nào là hại người khác? Thế nào là cùng có hại?

Biết là nhiều trí, là nhiều trí hay là nhiều thức? Là nhiều hành hữu lậu hay nhiều hành vô lậu? Hữu vi nhiều hay vô vi nhiều? Thế nào là hành sự thành? Thế nào là trừ sự thành? Thế nào là tánh phàm phu, sự phàm phu?

Nên nói thiện, bất thiện hay vô ký? Nên nói hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hay hệ thuộc cõi Vô sắc? Nên nói do kiến đế mà đoạn hay là do tư duy mà đoạn vậy?

Tánh phàm phu gọi là những pháp gì? Các pháp tương ưng của tà kiến là tà chí kia chăng? Giả sử tà chí là tà kiến kia chăng? Tất cả các pháp tương ưng của tà kiến, là tà phương tiện-tà niệm-tà định chăng? Giả sử tà định là tà kiến kia chăng? Các pháp cho đến tà niệm thì tương ưng với tà định kia chăng? Giả sử tà định là tà niệm kia chăng?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Thế nào là tư?

Đáp: Các tư như là tư tăng tâm hành tư duy, ý tác động, đó gọi là tư.

Hỏi: Thế nào là tưởng?

Đáp: Các tưởng tưởng duyên tưởng xứng với quán, đó gọi là tưởng.

Hỏi: Tư và tưởng có gì sai biệt?

Đáp: Tư nghĩa là hành. Tưởng nghĩa là tuệ. Đó chính là sự sai biệt giữa tư và tưởng.

Hỏi: Thế nào là giác?

Đáp: Khảo xét các tâm hiểu biết, có chút hiểu biết, tiếp theo là phân biệt, phân biệt rõ một chút, đó gọi là giác.

Hỏi: Thế nào là quán?

Đáp: Những sự chọn lựa, nhất nhất đều thuận với sự chọn lựa, sự lựa chọn trở lại thuận với sự khảo xét. Tiếp theo là thuận với phạm vi đi qua, đó gọi là quán.

Hỏi: Giác và quán có gì sai biệt?

Đáp: Tâm thô là giác, tâm tinh tế là quán, đó là sự sai biệt giữa giác và quán.

Hỏi: Thế nào là trạo?

Đáp: Tâm không thôi, không dứt, tâm trạo hừng hực bốc lên, đó gọi là trạo.

Hỏi: Thế nào là tâm loạn?

Đáp: Tâm rời rạc, tâm lộn xộn, tâm hư vọng, tâm xao động, không nhất tâm, đó gọi là tâm loạn. Hỏi: Tâm trạo và tâm loạn có gì sai biệt?

Đáp: Không dừng nghỉ mà lay động nhau, tâm không nhất tướng, tâm lộn xộn, đó gọi là sự sai biệt.

Hỏi: Thế nào là vô minh?

Đáp: Không biết gì về ba cõi.

Hỏi: Không thuận với trí là sao?

Đáp: Tuệ không có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Như thế, tuệ không có phương tiện thiện xảo thì không thuận với trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Có thể nói thế này: Thuận với trí nói giả dối thì tất cả ý nghĩ sai lạc không thuận với trí, mà thuận với trí là nói giả dối chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Có thể nói: Thuận với trí thì không nói dối chăng?

Đáp: Không! Hãy nghe lời của tôi đã nói: Thuận với những trí nói giả dối thì tất cả ý nghĩ sai lạc kia là không thuận với trí."

Hỏi: Nếu thuận với trí mà nói lời giả dối, người kia nói thế này:

Thuận với trí thì không có nói dối.

Đáp: Dù nói lên lời này nhưng việc này không như vậy, không nên nói lời này: Thuận với trí thì không có sự nói dối. Chỉ thuận với trí nói lời giả dối thì tất cả ý nghĩ sai lạc kia là không thuận với trí. Thuận với trí nói lời giả dối, không nên nói là thuận với những trí nói lời giả dối. Tất cả ý nghĩ sai lạc kia thì không thuận với trí. Thuận với trí nói lời giả dối, việc này không như thế.

Có thể nói rằng: Tất cả vô minh không thuận với trí mà tương ưng với những trí thuận theo nói lời giả dối. Tất cả vô minh kia trải qua vô minh, vui với vô minh, đã bị ràng buộc mất ý không thuận với trí mà thuận với trí nói lời giả dối chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Có thể nói: Thuận với trí thì không có nói dối chăng?

Đáp: Không! Hãy nghe lời của tôi đã nói: Nếu tất cả vô minh không thuận với trí mà tương ưng với những trí thuận theo nói lời giả dối, thì tất cả vô minh kia trải qua vô minh, vui với vô minh, đã bị ràng buộc mất ý không thuận với trí.

Hỏi: Có thể trí nói lời giả dối, người kia nói như thế này: Thuận với trí thì không có nói dối chăng?

Đáp: Dù có nói lời này, nhưng sự việc này không như vậy. Không nên lời nói như vậy Thuận với trí thì không có nói dối. Nhưng có tất cả vô minh đều tương ưng với không thuận trí, đối với thuận trí nói lời nói dối, thì tất cả vô minh kia trải qua vô minh, vui với vô minh bị ràng buộc mất ý không thuận với trí mà thuận với trí nói lời nói dối. Không nên nói lời nói đó, vì tất cả vô minh đều tương ưng với không thuận trí. Đối với thuận trí nói lời nói dối thì tất cả vô minh kia trải qua vô minh, vui với vô minh, bị ràng buộc mất ý mà không thuận với trí. Thuận với trí nói lời giả dối thì sự việc này không như vậy.

Thế nào là mạn?

Đáp: Với mình thấp kém nói là tốt đẹp (tự nói là hơn hẳn), đối với điều tốt đẹp thì nói là tương tự, từ đây dấy lên mạn, tâm mạng bùng lên hừng hực, đó gọi là mạn.

Hỏi: Thế nào là kiêu?

Đáp: Ta sinh trong dòng họ, sắc tộc, kỹ thuật, nghề nghiệp, giàu có, đoan chánh, đều tốt đẹp, từ đây khởi kiêu hãnh, tạo đủ mọi cách kiêu, nhất nhất làm ra dáng kiêu hãnh, đó gọi là kiêu.

Hỏi: Mạn và kiêu có gì sai biệt?

Đáp: Đối với người khác dấy tâm hơn hẳn hừng hực, đó gọi là tướng mạn. Tự ở trong pháp mà tâm có ô nhiễm, đó gọi là tướng kiêu. Mạn và kiêu thì đó gọi là sự sai biệt.

Hỏi: Nếu sinh tăng thượng mạn, ta thấy khổ là khổ, thì tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Như một người tương đắc với thiện tri thức, từ thiện tri thức đó mà được nghe pháp, trong lòng suy nghĩ được thuận khổ nhẫn. Nỗi khổ kia là sự vui mừng của nhẫn khổ, của ý tham dục. Như thế, khi suy nghĩ không dối, tương ưng với suy nghĩ nhẫn kia, ở trong khoảng giữa đó kiến và nghi không hiện hành. Giả sử có hiện hành mà cũng không hiểu biết (không được nhẫn dù có hiện hành), liền có cảm nghĩ này: Ta thấy khổ là khổ.

Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn.

Tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Tức là khổ kia, duyên với trí cũng như thế. Giống như sinh khởi tăng thượng mạn rằng ta thấy tận là tận.

Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Như một người tương đắc với thiện tri thức, theo thiện tri thức ấy nghe pháp, trong lòng suy nghĩ được thuận tận nhẫn. Tận kia là sự vui mừng của ý tham dục, của nhẫn tận. Như thế, khi suy nghĩ không giả dối, tương ưng với suy nghĩ nhẫn kia, ở khoảng trung gian đó kiến và nghi không hiện hành. Giả sử có hiện hành mà cũng không hiểu biết, bèn có cảm nghĩ thế này: Ta thấy tận là tận. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn.

Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Tức là tận kia, duyên với đạo cũng như thế. Giống như nảy sinh tăng thượng mạn rằng đời ta đã tận.

Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Như một người có cảm nghĩ như thế này: Đạo này-dấu ấn này, ta đã dựa vào đạo này-dấu ấn này, đã biết khổ, đã đoạn tập, đã tận tác chứng, đã tư duy đạo, sự sinh của ta đã tận. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn."

Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Tức là duyên với sự sinh kia.

Nếu nảy sinh tăng thượng mạn: Phạm hạnh của ta đã hoàn thành, thì tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Như một người có cảm nghĩ này: Đạo này-dấu ấn này, ta nương dựa vào đạo này-dấu ấn này, đã biết khổ, đã đoạn tập, đã tận tác chứng, đã tư duy đạo, phạm hạnh ta đã hoàn thành. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn.

Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Tức là duyên nghĩ đến pháp của tâm và tâm sở kia.

Hỏi: Nếu nảy sinh tăng thượng mạn: Việc làm của ta đã xong, thì tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Như một người có cảm nghĩ này: Đạo này-dấu ấn này, ta dựa vào đạo này-dấu ấn này, ta đã biết khổ, đã đoạn tập, đã tận tác chứng, đã tư duy đạo, ta đã đoạn trừ sử, đã làm hại kiết, đã nhổ sạch kiết, công việc làm của ta đã xong. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn.

Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Tức là tâm-tâm sở của người kia duyên với pháp nghĩ nhớ. Giống như nảy sinh tăng thượng mạn rằng danh sắc của ta đã có biết đúng như thật.

Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Như một người có cảm nghĩ thế này: Đạo này-dấu ấn này, ta đã nương dựa đạo này-dấu ấn này, ta đã biết khổ không còn gì đáng biết, đã đoạn tập không còn gì đáng đoạn, đã tận tác chứng, không còn gì đáng tác chứng, đã tư duy đạo không còn gì đáng tư duy, danh sắc của ta đã có cái biết đúng như thật. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn."

Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì?

Đáp: Tức là duyên với pháp nghĩ nhớ của tâm-tâm sở nơi người kia.

Hỏi: Thế nào là đối với thấp hèn mà khởi mạn? Đáp: Đây là một khi thấy người khác trội hơn ta, hoặc sinh, hoặc dòng họ, hoặc sắc tộc, hành nghiệp kỹ thuật, hoặc giàu, hoặc giữ giới, thấy rồi thì có cảm nghĩ: Người này có phần trội hơn về nơi sinh-dòng họ-sắc tộc của ta, hành nghiệp kỹ thuật-giàu có-giữ giới. Đôi bên không phải trội hơn gấp mười lần, hai mươi lần, không phải gấp một trăm lần không bằng nhau đó gọi là khởi mạn đối với thấp kém.

Hỏi: Thế nào là hiểu biết sự tham dục mà tự hại? Thế nào là hại người? Thế nào là cùng có hại? Tự hại là sao?

Đáp: Như thân bị ràng buộc do dâm dục thì tâm sinh ra nóng bức đốt cháy cả thân tâm, cũng lại bị sự dâm dục ràng buộc suốt đêm dài không chịu nỗi mà phải nhận chịu báo ứng không êm ả-không yêu thích, như vậy là tự tại.

Hỏi: Thế nào là hại người khác?

Đáp: Như bị sự dâm dục ràng buộc mà ham muốn vợ người khác.

Nếu thấy chồng của người kia thì khởi giận dữ, như thế là hại người khác.

Hỏi: Thế nào là cùng có hại?

Đáp: Như bị dâm dục ràng buộc, trộm dâm vợ người khác. Nếu chồng của người kia bắt gặp thì nắm lấy vợ mình cùng kẻ gian dâm mà đánh đập và trói chặt giết chết. Như thế là cùng có hại.

Hỏi: Thế nào là hiểu biết giận dữ sẽ tự hại, sao là hại người khác?

Thế nào là cùng có hại? Tự hại là sao?

Đáp: Như bị sự giận dữ ràng buộc thân, thì tâm sinh ra nóng bức đốt cháy cả thân tâm, cũng lại bị sự giận dữ, ràng buộc suốt đêm dài, thọ báo không chịu đựng nỗi, không mềm mại và không yêu thích.

Như thế là tự hại.

Hỏi: Thế nào là hại người khác?

Đáp: Như bị giận dữ ràng buộc mà đánh người khác, hoặc bằng tay-gậy-đá, hoặc dao. Như thế là hại người khác.

Hỏi: Cùng có hại là sao?

Đáp: Như bị giận dữ ràng buộc mà đánh người khác, hoặc bằng tay-gậy-hoặc đá-dao, bị người kia đánh lại cũng hoặc bằng tay-gậy-đá-dao như thế, cùng có hại.

Thế nào là hiểu biết sát sẽ tự hại. Thế nào là hại người khác? Thế nào là cùng có hại?

Hỏi: Thế nào là tự hại?

Đáp: Như tâm sát hại ràng buộc lấy thân thì tâm sinh ra nóng bức đốt cháy cả thân tâm, cũng lại bị sự sát hại ràng buộc suốt đêm dài thọ báo không chịu nỗi, không mềm mại và không yêu thích. Như thế là tự hại.

Hỏi: Hại người khác là sao?

Đáp: Như bị sự tổn hại ràng buộc mà cắt đứt mạng sống người khác. Như thế là hại người khác. Hỏi: Thế nào là cũng tổn hại?

Đáp: Như bị sự tổn hại ràng buộc mà đoạn mạng sống người khác người khác cũng đáp trả sự đoạn mạng này. Như thế là cùng có hại.

Hỏi: Biết nhiều hay là trí nhiều chăng?

Đáp: Biết nhiều chứ không phải trí nhiều. Trí kia nghĩa là biết.

Hỏi: Trí nhiều hay thức nhiều?

Đáp: Thức nhiều chứ không phải trí nhiều. Tất cả trí thuộc về thức, thức không phải là thuộc về trí.

Không thâu nhiếp những gì? Nhẫn tương ưng với thức.

Hỏi: Hành hữu lậu nhiều hay hành vô lậu nhiều?

Đáp: Hành hữu lậu nhiều chứ không phải là hành vô lậu. Hành hữu lậu có mười nhập, hai nhập, phần ít của sở nhập; hành vô lậu có hai nhập, phần ít của sở nhập.

Hỏi: Thế nào là hành sự thành?

Đáp: Thân vô học, giữ gìn miệng và giữ gìn mạng thanh tịnh, đó gọi là hành sự thành.

Hỏi: Thế nào là trừ sự thành?

Đáp: Vô học giữ gìn căn, đây gọi là trừ sự thành.

Hỏi: Thế nào là tánh phàm phu?

Đáp: Thánh pháp, hoặc không được-đã không được và sẽ không được. Lại nữa, các noãn thánh-nhẫn thánh-kiến thánh-vị thánh-tuệ thánh, hoặc không được-đã không được và sẽ không được, đây gọi là tánh phàm phu.

Hỏi: Tánh phàm phu nên nói thiện-bất thiện hay là nói vô ký chăng?

Đáp: Tánh phàm phu nên nói là vô ký, không nên nói là thiện, không nên nói là bất thiện.

Hỏi: Vì lẽ gì mà tánh phàm phu không nên nói là thiện?

Đáp: Phương tiện cầu pháp thiện đã được pháp thiện, không cầu phương tiện ta làm phàm phu. Đã đoạn căn thiện là vĩnh viễn diệt pháp thiện, không được thành tựu pháp thiện. Giả sử tánh phàm phu là thiện, thì đoạn căn thiện kia không phải là phàm phu. Vì lý do này cho nên tánh phàm phu không được nói là thiện.

Hỏi: Vì sao tánh phàm phu không nên nói là bất thiện?

Đáp: Vì có thể ái dục hết thì căn bất thiện đã vĩnh viễn tận, không thành tựu pháp bất thiện. Giả sử tánh phàm phu là bất thiện, mà ái dục của phàm phu kia đã hết, tất nhiên phàm phu đó không phải là người phàm phu? Vì vậy cho nên tánh phàm phu không nên nói là bất thiện.

Hỏi: Tánh phàm phu nên nói là hệ thuộc cõi Dục hay nên nói là hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc?

Đáp: Tánh phàm phu hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Vì sao? Vì tánh phàm phu không nhất định nói là hệ thuộc cõi Dục. Ở cõi Dục mất rồi sinh đến cõi Sắc thì đã vĩnh viễn diệt pháp hệ thuộc cõi Dục, có thể không thành tựu pháp hệ thuộc cõi Dục. Nếu tánh phàm phu nhất định hệ thuộc cõi Dục, thì các phàm phu kia sinh đến cõi Vô sắc, phàm phu ấy không phải là phàm phu chăng?

Vì vậy cho nên tánh phàm phu không nên nói là nhất định hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Vì lẽ gì mà tánh phàm phu không nên nói là nhất định hệ thuộc cõi Sắc.

Đáp: Ở cõi Sắc ẩn mất, sinh đến cõi Vô sắc, vĩnh viễn diệt pháp hệ thuộc cõi Sắc, không thể nào thành tựu pháp hệ thuộc cõi Sắc. Nếu tánh phàm phu nhất định hệ thuộc cõi Sắc, thì các phàm phu kia sinh đến cõi Vô sắc, phàm phu đó không phải là phàm phu chăng? Vì vậy cho nên tánh phàm phu không nên nói là nhất định hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Vì lẽ gì mà tánh phàm phu không nên nói là nhất định hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Vì ngang bằng vượt qua trình tự mà thủ chứng. Trước hết, từ cõi Dục đối với khổ tư duy về khổ sau đó giống như cõi Sắc-Vô sắc. Thánh đạo đã sinh thì trước tiền là hoàn thành sự việc ở cõi Dục, sau đó giống như cõi Sắc-Vô sắc. Nếu cùng vượt qua trình tự mà thủ chứng, trước từ cõi Vô sắc đối với khổ tư duy về khổ, sau đó như cõi Dục-cõi Sắc. Thánh đạo đã sinh thì trước tiên là hoàn thành sự việc ở cõi Vô sắc, sau đó như cõi Dục-cõi Sắc.

Như thế, tánh phàm phu nhất định là hệ thuộc cõi Vô sắc, chỉ bằng vượt qua trình tự mà thu chứng, trước tiên từ cõi Dục đối với khổ tư duy về khổ, sau đó như cõi Sắc-Vô sắc. Thánh đạo đã sinh thì trước tiên hoàn thành sự việc cõi Dục, sau đó như cõi Sắc-Vô sắc. Vì vậy cho nên tánh phàm phu không nên nói nhất định là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Tánh phàm phu nên nói do kiến đế đoạn hay nên nói do tư duy đoạn?

Đáp: Tánh phàm phu nên nói do tư duy đoạn, không nên nói do kiến đế đoạn.

Vì lẽ gì mà tánh phàm phu là do tư duy đoạn chứ không phải do kiến đế đoạn?

Đáp: Vì lẽ pháp do kiến đế mà đoạn thì vĩnh viễn ô nhiễm mà tánh phàm phu thì không ô nhiễm. Điều này thế nào? Pháp đệ nhất của thế gian ở trước nhanh chóng diệt, khổ pháp nhẫn nhanh chóng sinh hiện rõ ở trước. Pháp đệ nhất thế gian này diệt, khổ pháp nhẫn sinh, tánh phàm phu của ba cõi trong trung gian kia, nhất định không thể thành tựu, chứ không phải pháp do kiến đế mà đoạn thì vĩnh viễn diệt.

Hỏi: Tánh phàm phu gọi là những pháp gì?

Đáp: Là tâm bất tương ưng hành không ô nhiễm của ba cõi.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tà kiến là tà chí kia chăng?

Đáp: Hoặc tà kiến mà không phải tà chí.

Thế nào là tà kiến mà không phải tà chí?

Đáp: Tà kiến tương ưng với tà chí. Các tà chí khác không tương ưng với pháp tương ưng của tà kiến, đó gọi là tà kiến chứ không phải tà chí.

Thế nào là tà chí mà không phải tà kiến?

Đáp: Tà chí tương ưng với tà kiến, các tà kiến khác không tương ưng với pháp tương ưng của tà chí, đó gọi là tà chí chứ không phải tà kiến.

Thế nào là tà kiến cũng là tà chí?

Đáp: Trừ ra tà kiến tương ưng với tà chí, các tà kiến khác là pháp tương ưng của tà chí, đó gọi là tà kiến cũng là tà chí.

Thế nào là không phải tà kiến cũng không phải tà chí?

Đáp: Tà kiến không tương ưng với tà chí, tà chí không tương ưng với tà kiến. Các tâm-tâm sở khác nghĩ nhớ đến pháp, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tà kiến cũng không phải tà chí.

Hỏi: Các pháp tương ưng của tà kiến là tà phương tiện kia chăng?

Đáp: Hoặc có tà kiến mà không phải tà phương tiện.

Thế nào là tà kiến mà không phải tà phương tiện?

Đáp: Tà kiến tương ưng với tà phương tiện, đó gọi là tà kiến chứ không phải tà phương tiện.

Thế nào là tà phương tiện mà không phải tà kiến?

Đáp: Tà kiến không tương ưng với các tà kiến khác mà tương ưng với pháp của tà phương tiện, đó gọi là tà phương tiện chứ không phải tà kiến.

Thế nào là tà kiến mà cũng là tà phương tiện?

Đáp: Trừ ra tà phương tiện, còn lại các pháp tương ưng với tà kiến, đó gọi là tà kiến mà cũng là tà phương tiện.

Thế nào là không phải tà kiến cũng không phải tà phương tiện?

Đáp: Tà kiến không tương ưng với tà phương tiện, còn lại các pháp nghĩ nhớ của tâm-tâm sở sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tà kiến cũng không phải tà phương tiện. Tà niệm-tà định, cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tà chí là tà phương tiện kia chăng?

Đáp: Hoặc tà chí mà không phải tà phương tiện. Thế nào là tà chí, không phải tà phương tiện?

Đáp: Tà chí tương ưng với tà phương tiện, đó gọi là tà chí chứ không phải tà phương tiện.

Thế nào là tà phương tiện mà không phải tà chí?

Đáp: Tà chí không tương ưng với các tà chí khác, là pháp tương ưng với tà phương tiện, đó gọi là tà phương tiện mà không phải tà chí.

Thế nào là tà chí cũng là tà phương tiện?

Đáp: Trừ ra tà phương tiện, còn lại các pháp tương ưng với tà chí, đó gọi là tà chí mà cũng là tà phương tiện.

Không phải tà chí cũng không phải tà phương tiện là sao?

Đáp: Tà chí không tương ưng với tà phương tiện, còn lại các pháp nghĩ nhớ của tâm-tâm sở, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tà chí cũng không phải tà phương tiện. Tà niệm-tà định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tà phương tiện tương ưng với tà niệm kia chăng?

Đáp: Hoặc tà phương tiện mà không phải là tà niệm.

Thế nào là tà phương tiện mà không phải là tà niệm?

Đáp: Tà niệm đó gọi là tà phương tiện mà không phải tà niệm. Tà niệm mà không phải tà phương tiện là sao?

Đáp: Tà phương tiện đó gọi là tà niệm chứ không phải tà phương tiện.

Thế nào là tà phương tiện cũng là tà niệm?

Đáp: Trừ ra tà niệm, còn lại các pháp tương ưng với tà phương tiện đó gọi là tà phương tiện mà cũng là tà niệm.

Không phải tà phương tiện cũng không phải tà niệm là sao?

Đáp: Pháp nghĩ nhớ của các tâm-tâm sở, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tà phương tiện cũng không phải tà niệm; tà định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tà niệm tà là định kia chăng?

Đáp: Hoặc tà niệm mà không phải là tà định.

Tà niệm mà không phải tà định là sao?

Đáp: Tà định đó gọi là tà niệm mà không phải là tà định. Thế nào là tà định mà không phải là tà niệm?

Đáp: Tà niệm đó gọi là tà định chứ không phải tà niệm. Thế nào là tà niệm mà cũng là tà định?

Đáp: Trừ ra tà niệm

Không phải tà niệm cũng không phải tà định là sao?

Đáp: Pháp nghĩ nhớ của các tâm-tâm sở, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tà niệm cũng không phải tà định.

QUYỂN 4

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 1: BÀN VỀ BẤT THIỆN

(Từ đây đến hết gồm mười hai phẩm)

Bất thiện có báo,
Kiến cũng kiến khổ,
Nếu kiến có giác,
Như căn tương ưng.
Cõi Dục đạt được,
Đoạn cũng năm người,
Thân kiến như thế,
Sau nhất thiết kiến.

Ba kiết, ba căn bất thiện, ba hữu lậu; bốn lưu, bốn ách, bốn thọ, bốn phược; năm cái, năm kiết, năm kiết phần dưới, năm kiến; sáu ái thân, bảy sử, chín kiết, chín mươi tám sử.

Ba kiết này có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký? Ba kiết này bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Từ đây cho đến chín mươi tám sử bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Ba kiết này có bao nhiêu do kiến đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu do kiến đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn. Ba kiết này có bao nhiêu do kiến khổ đế đoạn? Bao nhiêu do kiến tập-tận-đạo đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu do kiến khổ đế đoạn? Bao nhiêu do kiến tập-tận-đạo đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn?

Ba kiết này có bao nhiêu kiến bao nhiêu không kiến? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu kiến bao nhiêu không kiến? Ba kiết này bao nhiêu có giác-có quán? Bao nhiêu không có giác-có quán? Bao nhiêu không có giác-không có quán?

Từ đây cho đến chín mươi tám sử bao nhiêu là có giác-có quán? Bao nhiêu không có giác-có quán? Bao nhiêu không có giác-không có quán?

Ba kiết này có bao nhiêu loại tương ưng với lạc căn? Bao nhiêu loại tương ưng với khổ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hỷ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với ưu căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hộ căn?

Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu loại tương ưng với lạc căn? Bao nhiêu loại tương ưng với khổ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hỷ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với ưu căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hộ căn?

Ba kiết này có bao nhiêu là hệ thuộc cõi Dục? Bao nhiêu là hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu là hệ thuộc cõi Vô sắc?

Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục?

Bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Vô sắc?

Các kiết là kiết cõi Dục, thì kiết này ở cõi Dục chăng? Giả sử kiết ở cõi Dục là kiết cõi Dục chăng? Tất cả kiết là kiết của cõi Sắc-Vô sắc thì kiết này ở cõi Sắc-Vô sắc chăng? Giả sử kiết ở cõi Sắc-Vô sắc, là kiết của cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Tất cả kiết không phải là kiết cõi Dục, thì kiết này không ở cõi Dục chăng? Giả sử không ở cõi Dục, thì kiết này không phải là kiết cõi Dục chăng? Tất cả kiết không phải là kiết cõi Sắc-Vô sắc, thì kiết này không phải là kiết cõi Sắc-Vô sắc chăng? Giả sử kiết không phải ở cõi Sắc-Vô sắc, thì kiết này không phải là kiết của cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Thế Tôn còn sắc chưa tận là hệ thuộc sắc chăng? Giả sử là hệ thuộc sắc thì sắc này chưa tận chăng?

Nếu thống-tưởng-hành-thức chưa tận thì thuộc về thức chăng? Giả sử là thuộc về thức thì thức chưa tận chăng? Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Thế Tôn có sắc đã tận thì sắc này giải thoát chăng? Giả sử sắc giải thoát thì sắc này tận chăng? Nếu thống-tưởng-hành-thức tận thì thức này giải thoát chăng? Giả sử thức giải thoát thì thức này tận chăng?

Năm người có kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng.

Người tín kiên cố, đối với ba kiết này thì có bao nhiêu thành tựu? Bao nhiêu không thành tựu? Từ ba kiết này cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người thân chứng đối với.

Ba kiết này thì có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Từ ba kiết này cho đến chín mươi tám sử thì có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Thân kiến cùng thân kiến kia, có bao nhiêu duyên duyên với thân kiến-trộm giới-nghi, cho đến sử vô minh, cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn có bao nhiêu duyên duyên? Sử vô minh cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn, sử vô minh cõi Vô sắc ấy do tư duy mà đoạn có bao nhiêu duyên duyên? Sử vô minh cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn thân kiến-trộm giới-nghi của cõi Dục, cho đến sử mạn cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn có bao nhiêu duyên duyên duyên?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám sử, ba kiết kia có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Một vô ký, hai cần phân biệt: Trộm giới-nghi ở cõi Dục thì bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc thì vô ký. Tham-giận dữ-si nhất định là bất thiện.

Trong hữu lậu có một vô ký, hai cần phân biệt: Dục lậu hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với dục lậu, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với dục lậu, đó gọi là vô ký.

Vô minh lậu hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với vô minh lậu, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với vô minh lậu, đó gọi là vô ký. Trong lưu có một vô ký, ba cần phân biệt: Dục lưu hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với dục lưu kia, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với dục lưu, đó gọi là vô ký.

Vô minh lưu hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với vô minh lưu, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với vô minh lưu, đó gọi là vô ký. Kiến lưu hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Bất thiện là sao? Ba kiến cõi Dục, đây nói là bất thiện.

Vô ký là sao? Hai kiến cõi Dục, năm kiến cõi Sắc-Vô sắc, đó gọi là vô ký.

Ách cũng như thế.

Trong thọ có một vô ký, ba cần phân biệt: Dục thọ hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với dục thọ, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với dục thọ, đó gọi là vô ký.

Giới thọ hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Ở cõi Dục này, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Ở cõi Sắc-Vô sắc, đó gọi là vô ký.

Kiến thọ hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Hai kiến cõi Dục, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Hai kiến cõi Dục, bốn kiến của cõi Sắc-Vô sắc, đó gọi là vô ký.

Trong phược có hai bất thiện, hai cần phân biệt: Trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Cái và giận dữ, kiết keo kiệt, ganh tị, nhất định là kiết ái bất thiện, kiết kiêu mạn ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký. Trong năm kiết phần dưới có hai bất thiện, một vô ký, hai cần phân biệt: Trộm giới và nghi ở cõi dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong kiến có hai vô ký, ba cần phân biệt: Tà kiến-trộm kiến-trộm giới ở cõi Dục là bất thiện; ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong sáu ái thân có hai bất thiện, bốn cần phân biệt: Mắt lại yêu tai, thân lại yêu thích ở cõi Dục, là bất thiện; ở cõi Sắc, là vô ký. Ý lại yêu thích ở cõi Dục là bất thiện; ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong bảy sử có hai bất thiện, một vô ký, bốn cần phân biệt: Sử kiêu mạn, sử nghi ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Sử vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với sử vô minh, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với sử vô minh, đó gọi là vô ký.

Sử kiến hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Ba kiến cõi Dục, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Hai kiến cõi Dục, năm kiến cõi Sắc-Vô sắc, đó gọi là vô ký.

Trong chín kiết có ba bất thiện, sáu cần phân biệt: Kiết ái, kiết kiêu mạn, kiết thất nguyện, kiết nghi ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Kiết vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Vô tàm, vô quý, tương ưng với kiết vô minh, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Vô tàm, vô quý không tương ưng với kiết vô minh, đó gọi là vô ký.

Kiết kiến hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Một kiến cõi Dục, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Hai kiến cõi Dục, ba kiến cõi Sắc-Vô sắc, đó gọi là vô ký.

Chín mươi tám sử có ba mươi ba bất thiện, sáu mươi bốn vô ký, một cần phân biệt: Sử vô minh của cõi Dục do khổ đế mà đoạn đoạn của khổ đế cõi Dục hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Vô tàm, vô quý tương ưng với sử vô minh, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Vô tàm, vô quý không tương ưng với sử vô minh, đó gọi là vô ký.

Hỏi: Ba kiết này thì bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo?

Đáp: Các bất thiện thì có báo, các vô ký thì không có báo.

Hỏi: Các bất thiện-vô ký này cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo?

Đáp: Các bất thiện là có báo, các vô ký là không có báo.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu kiến đế đoạn, bao nhiêu tư duy đoạn?

Đáp: Thân kiến kiến đế, hai thứ ban đầu hoặc do kiến đế đoạn hoặc do kiến đế-tư duy đoạn.

Thế nào là kiến đế đoạn?

Đáp: Hoặc thân kiến ni duy tiên, hoặc na a tiên, hoặc hệ thuộc kiên tín, kiên pháp, hành khổ nhẫn đoạn, đó gọi là kiến đế đoạn, còn thừa lại hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn trộm giới-nghi kiến đế. Hai thứ ban đầu hoặc do kiến đế đoạn; hoặc do kiến đế-tư duy đoạn.

Thế nào là kiến đế đoạn?

Đáp: Hoặc trộm giới-nghi ni duy tiên, hoặc na a tiên, hoặc hệ thuộc kiên tín kiên pháp hành nhẫn đoạn, đó gọi là kiến đế đoạn, còn thừa lại hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn tham-giận dữ-ngu si và tư duy dục lậu. Hai thứ ban đầu hoặc do tư duy đoạn, hoặc do kiến đế-tư duy đoạn.

Thế nào là tư duy đoạn?

Đáp: Nếu học kiến tích tư duy đoạn, thì đó gọi là tư duy đoạn. Còn sót lại, hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn hữu lậu-vô minh lậu kiến đế. Ba thứ đầu tiên, hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc do kiến đế-tư duy đoạn.

Thế nào là kiến đế đoạn?

Đáp: Nếu hữu lậu-vô minh lậu-ni duy tiên, hoặc na a tiên, hoặc hệ thuộc kiên tín-kiên pháp-hành nhẫn đoạn, đó gọi là kiến đế đoạn.

Thế nào là tư duy đoạn?

Đáp: Nếu học kiến tích tư duy đoạn, thì đó gọi là tư duy đoạn. Còn sót lại hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn. Dục lưu trong dục do tư duy đoạn. Hai loại đầu là hữu lưu, vô minh lưu do kiến đế đoạn. Ba loại đầu là kiến lưu do kiến đế đoạn. Hai loại ách đầu cũng như vậy.

Dục thọ trong thọ tư duy đoạn. Hai loại đầu là giới thọ-thân thọ do kiến đế đoạn. Hai loại đầu là ngã thọ do kiến đế đoạn.

Dục ái ràng buộc thân-giận dữ ràng buộc thân trong ba loại phược đầu do tư duy đoạn. Hai loại đầu là trộm giới ràng buộc thân-ngã kiến ràng buộc thân do kiến đế đoạn. Trong hai loại cái đầu thì tham dục-sân giận-thụy miên-trạo cử do tư duy đoạn. Hai loại hối đầu thì chắc chắn do tư duy đoạn.

Nghi cái thì hoặc do phàm phu đoạn hay tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn thì do kiến đế đoạn. Kiết sân giận trong kiết do tư duy đoạn.

Hai loại đầu là kiết ái và kiết kiêu mạn do kiến đế đoạn. Ba loại đầu là kiết tật-kiết xan chắc chắn do tư duy đoạn.

Tư duy tham dục, giận dữ trong năm kiết phần dưới.

Ba thứ đầu tiên là thân kiến, trộm giới, nghi và năm kiến do kiến đế đoạn.

Năm ái thân trong sáu ái thân của hai thứ đầu tiên, nhất định do tư duy đoạn. Ý trải qua ái do kiến đế đoạn. Sử tham dục, sử giận dữ trong bảy sử của ba thứ đầu tiên do tư duy đoạn.

Ba thứ đầu là sử hữu ái, sử kiêu mạn, sử vô minh, do kiến đế đoạn.

Hai thứ sử kiến và sử nghi do kiến đế đoạn.

Kiết giận dữ trong chín kiết của hai thứ đầu tiên, do tư duy đoạn.

Hai thứ kiết ái đầu tiên là kiết kiêu mạn và kiết vô minh, do kiến đế đoạn.

Ba thứ là kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi đầu tiên, do kiến đế đoạn.

Hai thứ kiết ganh tị, kiết keo kiệt đầu tiên, nhất định do tư duy đoạn.

Hai mươi tám sử trong chín mươi tám sử, do kiến đế đoạn và tư duy đoạn. Còn sót lại hoặc do phàm phu đoạn và tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn thì do kiến đế đoạn.

Hỏi: Ba kiết này, có bao nhiêu do kiến khổ đế đoạn? Bao nhiêu do kiến tập-tận-đạo đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn?

Đáp: Thân kiến do kiến khổ đoạn. Trộm giới có hai hành, hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến đạo đoạn. Nghi có bốn hành, hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập-tận-đạo đoạn.

Tham, giận dữ, ngu si, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, dục lưu, hữu lưu, vô minh lưu có năm hành, kiến lưu có bốn hành; ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ, ngã thọ trong thọ có năm hành, giới thọ có hai hành, kiến thọ có bốn hành.

Trong phược thì ái dục ràng buộc thân và giận dữ ràng buộc thân có năm hành. Trộm giới ràng buộc thân hai hành. Ngã kiến ràng buộc thân có bốn hành.

Cái tham dục, cái giận dữ, thùy miên, trạo cử trong cái có năm hành.

Cái ăn năn, nhất định do tư duy đoạn, cái nghi có bốn hành.

Kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn trong kiết có năm hành. Kiết ganh tị và kiết keo kiệt nhất định do tư duy đoạn. Năm hành tham dục, giận dữ trong năm kiết phần dưới. Thân kiến do kiến khổ đoạn, trộm giới có hai hành, nghi có bốn hành. Thân kiến, biên kiến trong kiến do kiến khổ đoạn, tà kiến và trộm kiến có bốn hành, trộm giới có hai hành.

Năm ái thân trong ái thân do tư duy đoạn. Ý trải qua ái có năm hành.

Sử tham dục, sử giận dữ, sử hữu ái, sử kiêu mạn, sử vô minh trong sử có năm hành, sử kiến và sử nghi có bốn hành.

Kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn, kiết vô minh trong kiết có năm hành.

Kiết kiến, kiến thất nguyện, kiết nghi có bốn hành. Kiết ganh tị và kiết keo kiệt nhất định do tư duy đoạn.

Hai mươi tám sử trong chín mươi tám sử do kiến khổ đoạn, mười chín sử do kiến tập đoạn, mười chín sử do kiến tận đoạn, hai mươi hai sử do kiến đạo đoạn, mười sử do tư duy đoạn.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu kiến? Bao nhiêu không phải kiến?

Đáp: Hai kiến và một không kiến, tham-giận dữ-ngu si là không kiến. Trong lậu: có một không kiến, hai cần phân biệt:

Dục lậu hoặc kiến, hoặc không kiến.

Thế nào là kiến? Năm kiến của cõi Dục, đó gọi là kiến.

Thế nào là không kiến? Trừ ra ra năm kiến của cõi Dục, còn lại các dục lậu, đó gọi là không kiến.

Hữu lậu hoặc kiến, hoặc không kiến.

Thế nào là kiến? Năm kiến của cõi Sắc-Vô sắc, đó gọi là kiến. Thế nào là không kiến? Trừ ra ra năm kiến của cõi Sắc. Vô sắc, còn lại các hữu lậu, đó gọi là không kiến.

Trong lưu có một kiến, ba không kiến. Ách bộc lưu cũng như thế. Trong thọ hai kiến, hai không kiến. Trong phược hai kiến, hai không kiến. Kiết cái không kiến. Trong phần dưới hai kiến, ba không kiến. Kiến thì kiến. Ái thân không kiến.

Trong sử có một kiến, sáu không kiến. Trong kiết có hai kiến, bảy không kiến.

Trong chín mươi tám sử có ba mươi sáu kiến, sáu mươi hai không kiến.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu có giác-có quán? Bao nhiêu không có giác-có quán? Bao nhiêu không có giác, không có quán?

Đáp: Tất cả ba hành hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán. Tham-giận dữ-ngu si và dục lậu thì có giác-có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Dục lưu trong lưu thì có giác-có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán; ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ thì có giác-có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược thì có giác-có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán. Cái và kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt thì có giác-có quán.

Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán. Tham dục và giận dữ trong phần dưới thì có giác-có quán, còn sót lại và kiến có ba hành thì hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Năm ái thân trong ái thân thì có giác-có quán, ý trải qua ba hành của ái, hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán. Sử tham dục và, sử giận dữ trong sử có giác-có quán. Ba hành còn sót lại hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt trong kiết thì có giác-có quán. Ba hành còn sót lại hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Trong chín mươi tám sử cõi Dục có giác-có quán. Ba hành của cõi Sắc hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán. Cõi Sắc-Vô sắc thì không có giác, không có quán.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu loại tương ưng với lạc căn? Bao nhiêu loại tương ưng với khổ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hỷ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với ưu căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hộ căn?

Đáp: Thân kiến, trộm giới có ba, trừ ra ra khổ căn và ưu căn; nghi có bốn, trừ ra ra khổ căn. Tham có ba trừ ra khổ căn và ưu căn. Giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn.

Ngu si và dục lậu-vô minh lậu có năm; hữu lậu có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Dục lưu-vô minh lưu trong lưu có năm; hữu lưu có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Kiến lưu có bốn, trừ ra khổ căn; ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ có năm, giới thọ và ngã thọ có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Kiến thọ có bốn, trừ ra khổ căn. Sự giận dữ trong phược ràng buộc thân có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn; phược còn sót lại có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Cái tham dục trong cái có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Cái giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Thùy-trạo có năm; miên có ba, trừ ra lạc căn và khổ căn. Hối-nghi tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn.

Kiết giận dữ trong kiết có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Kiết ái, kiết kiêu mạn có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Kiết ganh tị-keo kiệt tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn.

Tham dục trong phần dưới có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn.

Thân kiến-trộm giới có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Nghi có bốn, trừ ra khổ căn.

Tà kiến trong kiến có bốn, trừ ra khổ căn. Kiến còn sót lại có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Năm ái thân trong ái thân, tương ưng với hai căn là lạc căn và hộ căn.

Ý trải qua ái có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Sử tham dục sử hữu ái, sử kiêu mạn trong sử có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Sử giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Sử vô minh có năm; sử kiến-sử nghi có bốn, trừ ra khổ căn. Kiết giận dữ trong kiết có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Kiết ái, kiết kiêu mạn, kiết thất nguyện có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Kiết vô minh có năm; kiết kiến-kiết nghi có bốn, trừ ra khổ căn. Kiết ganh tị-kiết keo kiệt tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn.

Trong chín mươi tám sử, thân kiến-biên kiến-trộm kiến-trộm giới trong cõi Dục, do kiến đế mà đoạn. Tham dục, kiêu mạn tương ưng với hai căn là hỷ căn và hộ căn. Nghi do kiến đế mà đoạn. Sân giận tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn. Tà kiến do kiến đế mà đoạn. Vô minh có, trừ ra lạc căn và khổ căn. Tham dục do tư duy mà đoạn có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Sự giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Kiêu mạn tương ưng với hai căn là hỷ căn và hộ căn.

Sử vô minh có năm, cõi Sắc có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn, cõi Vô sắc có một, tương ưng với hộ căn.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Dục? Bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Tất cả có ba hành, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Tham-giận dữ-ngu si và dục lậu hệ thuộc cõi Dục, hữu lậu hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Dục lưu trong lưu hệ thuộc cõi Dục. Hữu lưu hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc; ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ hệ thuộc cõi Dục; ngã thọ hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ buộc ràng thân trong phược, là hệ thuộc cõi Dục. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Năm cái và kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt hệ thuộc cõi Dục. Ba hành còn sót lại hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Tham dục-sân giận trong phần dưới hệ thuộc cõi Dục. Còn lại ba hành và năm kiến, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Mũi trải qua ái lưỡi trải qua ái trong ái thân, hệ thuộc cõi Dục; mắt trải qua ái, tai và thân trải qua ái, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc; ý trải qua ba hành ái, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Sử tham dục, sử giận dữ trong sử hệ thuộc cõi Dục. Sử hữu ái hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt trong kiết hệ thuộc cõi Dục. Ba hành còn sót lại hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Trong chín mươi tám sử có ba mươi sáu loại hệ thuộc cõi Dục, ba mươi mốt loại hệ thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt loại hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Các kiết sử sở hữu là của cõi Dục, kiết sử đó ở cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó không ở cõi Dục. Thế nào là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó không ở cõi Dục?

Đáp: Kiết sử đã ràng buộc ma Ba tuần ở trên Phạm thiên. Đức Như Lai nói cũng bị kiết sử ràng buộc. Từ cõi Sắc ẩn mất có đủ Trung ấm cõi Dục, đó gọi là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó không ở cõi Dục. Thế nào là kiết sử ở cõi Dục, mà kiết sử đó không phải là của cõi Dục?

Đáp: Kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi

Sắc, cũng là kiết sử sở hữu của cõi Sắc-Vô sắc, trụ vào cõi Dục hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử ở cõi Dục, mà kiết sử đó không phải là của cõi Dục.

Thế nào là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó cũng ở cõi Dục?

Đáp: Kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục là sinh ấm, cũng là các kiết sử ở cõi Dục, trụ vào cõi Dục hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử của cõi Dục, mà kiết sử đó cũng ở cõi Dục.

Thế nào là cũng không phải kiết sử cõi Dục mà kiết sử đó cũng không ở cõi Dục?

Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc là sinh ấm. Từ cõi Sắc ẩn mất sinh cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh cõi Vô sắc. Từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh cõi Sắc, cũng là kiết sử sở hữu ở cõi Sắc-Vô sắc, trụ vào cõi Sắc hiện ra ở trước. Các kiết sử sở hữu ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Vô sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử cũng không phải là của cõi Dục, mà kiết sử đó cũng không ở cõi Dục.

Hỏi: Các kiết sử sở hữu là của cõi Sắc thì kiết sử ấy ở cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết sử là của cõi Sắc mà kiết sử ấy không ở cõi Sắc.

Kiết sử là của cõi Sắc mà kiết sử ấy không ở cõi Sắc là sao?

Đáp: Kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc, cũng vốn có kiết sử là của cõi Sắc, ở cõi Dục hiện ra ở trước, đây nói là kiết sử cõi Sắc mà kiết sử đó không ở cõi Sắc.

Thế nào là kiết sử ở cõi Sắc mà kiết sử đó không phải là của cõi Sắc?

Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc ma Ba tuần trụ vào trên Phạm thiên. Đức Như Lai nói cũng bị ràng buộc do kiết sử, từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục, cũng vốn có kiết sử ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử ở cõi Sắc mà kiết sử đó không phải là của cõi Sắc.

Thế nào là kiết sử cõi Sắc mà kiết sử đó cũng ở cõi Sắc?

Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc là sinh ấm, cũng vốn có kiết sử là của cõi Sắc, trụ vào cõi Sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử cõi Sắc mà kiết sử đó cũng ở cõi Sắc.

Thế nào là kiết sử không phải là của cõi Sắc mà kiết sử đó cũng không ở cõi Sắc?

Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục là sinh ấm. Từ cõi Dục ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục, cũng vốn có kiết sử ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Dục hiện ra ở trước, cũng vốn có kiết sử ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Vô sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử không phải là của cõi Sắc mà kiết sử đó cũng không ở cõi Sắc.

Hỏi: Không phải cũng như thế, các kiết sử sở hữu là của cõi Vô sắc, thì kiết sử đó ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như thế, các kiết sử sở hữu ở cõi Vô sắc, thì kiết sử đó là của cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể là kiết sử của cõi Vô sắc mà kiết sử đó không ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có các kiết sử sở hữu là của cõi Vô sắc, trụ vào cõi Dục-Sắc hiện ra ở trước.

Hỏi: Các kiết sử sở hữu không phải là của cõi Vô sắc, thì kiết sử đó cũng không ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như thế. Các kiết sử sở hữu không phải là của cõi Vô sắc, thì kiết sử đó cũng không ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể, kiết sử không ở cõi Vô sắc, mà kiết sử ấy lại là của cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có, các kiết sử sở hữu là của cõi Vô sắc, trụ vào cõi Dục-cõi Sắc hiện ra ở trước.

Hỏi: Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Thế Tôn, sắc còn chưa tận là bị sắc trói buộc chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Giả sử bị sắc trói buộc thì sắc không tận chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thống chưa tận thì bị thống trói buộc chăng?

Đáp: Đúng vậy. Thống chưa tận là còn bị thống trói buộc.

Hỏi: Có thể, bị thống trói buộc mà không phải là thống chưa tận chăng?

Đáp: Có, Tư-đà-hàm gia gia, một thứ tư duy trong tăng thượng hệ thuộc cõi Dục đã đoạn kiết tận, thống tương ưng kia hệ thuộc kiết sử phần dưới; tưởng-hành-thức cũng lại như thế.

Hỏi: Kiến đế thành tựu mà đệ tử Đức Thế Tôn, nếu sắc đã tận thì sắc ấy giải thoát chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu sắc không trói buộc thì sắc đó tận chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thống đã tận thì thống đó không còn trói buộc chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nếu thống không còn trói buộc thì thống ấy đã tận vậy.

Hỏi: Có thể thống đã tận, thì thống ấy không phải là không còn trói buộc chăng?

Đáp: Có, Tư-đà-hàm gia gia, một thứ tư duy trong tăng thượng hệ thuộc cõi Dục đã đoạn kiết tận, thống tương ưng kia hệ thuộc kiết sử phần dưới; tưởng-hành-thức cũng lại như vậy.

Hỏi: Năm người là kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng. Người kiên tín đối với ba kiết này thì bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả thành tựu, khổ vị tri trí đã sinh thì có hai thành tựu và một không thành tựu. Tham-giận dữ-ngu si-ái dục chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu. Ái dục trong hữu lậu chưa tận thì tất cả thành tựu, ái dục đã tận thì hai thành tựu và một không thành tựu.

Ái dục trong lưu chưa tận thì tất cả thành tựu, ái dục đã tận thì ba thành tựu và một không thành tựu. Ách thọ cũng như thế. Ái dục trong phược chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì hai thành tựu và hai không thành tựu. Ái dục trong Cái chưa hết, đạo pháp trí chưa sinh thì tất cả thành tựu. Nếu ái dục chưa tận mà đạo pháp trí đã sinh thì có bốn thành tựu và một không thành tựu; ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu.

Ái dục trong kiết chưa tận, thì tất cả thành tựu; ái dục đã tận thì có hai thành tựu và ba không thành tựu.

Ái dục trong phần dưới chưa tận, khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả thành tựu. Nếu ái dục chưa tận, khổ vị tri trí đã sinh thì có bốn thành tựu và một không thành tựu. Ái dục đã tận, khổ vị tri trí chưa sinh, có ba thành tựu và hai không thành tựu. Nếu ái dục đã tận, khổ vị tri trí đã sinh, thì có hai thành tựu và ba không thành tựu.

Trong kiến mà khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả thành tựu, khổ vị tri trí đã sinh thì ba thành tựu và hai không thành tựu. Trong ái thân mà ái dục chưa tận thì tất cả thành tựu; ái dục đã tận mà ái Phạm thiên chưa tận có bốn thành tựu và hai không thành tựu. Ái Phạm thiên đã hết, có một thành tựu và năm không thành tựu.

Trong sử, ái dục chưa tận thì tất cả thành tựu; ái dục đã tận, có năm thành tựu và hai không thành tựu.

Trong kiết, ái dục chưa hết thì tất cả thành tựu; ái dục đã hết, có sáu thành tựu và ba không thành tựu.

Ái dục trong chín mươi tám sử chưa tận, khổ pháp trí chưa sinh thì tất cả thành tựu. Khổ pháp trí đã sinh mà khổ vị tri trí chưa sinh, thuộc khổ đế cõi Dục đã đoạn thì không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Khổ vị tri trí đã sinh mà tập pháp trí chưa sinh, khổ đế ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Tập pháp trí đã sinh mà tập vị tri trí chưa sinh, khổ đế ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, và tập đế cõi Dục đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tập vị tri trí đã sinh mà tận pháp trí chưa sinh, khổ-tập ba cõi đã đoạn thì không thành tựu thì còn lại thành tựu. Tận pháp trí đã sinh mà tận vị tri trí chưa sinh, khổ đế, tập đế ba cõi đã đoạn không thành tựu, và tận đế cõi Dục đã đoạn thì còn lại thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh mà đạo pháp trí chưa sinh, khổ đế-tập đế-tận đế của ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Đạo pháp trí đã sinh, khổ-tập-tận đế của ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, và đạo đế cõi Dục đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Ái dục đã tận mà ái sắc chưa tận, khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả cõi Dục không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Khổ vị tri trí đã sinh mà tập vị tri trí chưa sinh, thì tất cả cõi

Dục không thành tựu và khổ đế cõi Sắc-Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tập vị tri trí đã sinh mà tận vị tri trí chưa sinh thì tất cả cõi Dục không thành tựu, và khổ đế-tập đế cõi Sắc-Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh thì tất cả cõi Dục không thành tựu, và khổ đế-tập đế-tận đế cõi Sắc-Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu.

Ái sắc đã tận mà ái vô sắc chưa tận, khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả cõi Dục-Sắc không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Khổ vị tri trí đã sinh mà tập vị tri trí chưa sinh, tất cả cõi Dục-Sắc thì không thành tựu, và khổ đế cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tập vị tri trí đã sinh mà tận vị tri trí chưa sinh, tất cả cõi Dục-Sắc thì không thành tựu, và khổ đế-tập đế cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh, tất cả cõi Dục-Sắc thì không thành tựu, và khổ đế-tập đế cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh thì tất cả cõi Dục-Sắc không thành tựu, và khổ đế-tập đế-tận đế của cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát dối với ba kiết này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả không thành tựu. Tham-giận dữ-ngu si-ái dục chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu.

Ái dục trong hữu lậu chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì có hai thành tựu và một không thành tựu. Ái dục trong lưu chưa hết, có ba thành tựu và một không thành tựu, ái dục đã hết thì có hai thành tựu và hai không thành tựu. Ách bộc lưu cũng như thế. Ái dục trong thọ chưa hết thì có hai thành tựu và hai không thành tựu. Ái dục đã hết thì một thành tựu và ba không thành tựu. Ái dục trong phược chưa hết thì có hai thành tựu và hai không thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu. Ái dục trong cái chưa hết có bốn thành tựu và một không thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu.

Ái dục trong kiết chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết có hai thành tựu và ba không thành tựu.

Ái dục trong phần dưới chưa hết có hai thành tựu và ba không thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu.

Kiến không thành tựu (không thành tựu). Ái dục trong ái thân chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết mà ái của Phạm thiên chưa hết, có bốn thành tựu và hai không thành tựu. Ái của Phạm thiên đã hết có một thành tựu và năm không thành tựu.

Ái dục trong sử chưa hết, có năm thành tựu và hai không thành tựu, ái dục đã hết thì có ba thành tựu và bốn không thành tựu.

Ái dục trong kiết chưa hết, có sáu thành tựu và ba không thành tựu, ái dục đã hết thì có ba thành tựu và sáu không thành tựu.

Ái dục trong chín mươi tám sử chưa hết, có mười thành tựu và tám mươi tám không thành tựu; ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết có sáu thành tựu và chín mươi hai không thành tựu; ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, có ba thành tựu và chín mươi lăm không thành tựu. Kiến đáo cũng như thế.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả không thành tựu, tham-giận dữ-ngu si không thành tựu.

Trong hữu lậu có hai thành tựu và một không thành tựu.

Trong lưu có hai thành tựu và hai không thành tựu; ách bộc lưu cũng như thế.

Trong thọ có một thành tựu, ba không thành tựu; phược không thành tựu, cái không thành tựu.

Trong kiết có hai thành tựu, ba không thành tựu; phần dưới không thành tựu, kiến không thành tựu.

Trong ái thân có một thành tựu, năm không thành tựu. Trong sử có ba thành tựu, bốn không thành tựu.

Trong kiết có ba thành tựu, sáu không thành tựu. Trong chín mươi tám sử có ba thành tựu, chín mươi lăm không thành tựu.

Hỏi: Thân kiến. Thân kiến kia có bao nhiêu duyên duyên (chủ thể duyên, đối tượng duyên)?

Đáp: Hoặc bốn, ba, hai, một. Gì là bốn?

Đáp: Như thân kiến thứ tự sinh ra thân kiến, tức là tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau, theo thứ tự duyên tăng thượng, đó gọi là bốn.

Gì là ba?

Đáp: Như thân kiến theo thứ tự sinh ra thân kiến, tức là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau, thứ tự tăng thượng không có duyên, như thứ tự sinh, bao nhiêu tâm sinh ra thân kiến, tức là thân kiến kia tư duy về nhân sinh trước hay sau duyên tăng thượng không có thứ tự, đó gọi là ba.

Gì là hai?

Đáp: Như thân kiến theo thứ tự sinh ra bao nhiêu tâm, sinh ra thân kiến, tức là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau mà theo thứ tự tăng thượng, đó gọi là hai.

Gì là một?

Đáp: Sinh sau hay sinh trước, nếu cùng với duyên duyên tăng thượng, không cùng với duyên của một tăng thượng. Vị lai-quá khứ-hiện tại, nếu cùng với duyên duyên tăng thượng thì không duyên với một tăng thượng. Vị lai-hiện tại-quá khứ, nếu duyên với duyên tăng thượng, không duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Dục, nếu với thứ tự theo thứ tự tăng thượng, thì không theo thứ tự với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Dục nếu với thứ tự theo thứ tự tăng thượng, thì không theo thứ tự với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Sắc, nếu với thứ tự theo thứ tự tăng thượng, thì không theo thứ tự với một tăng thượng. Như thân kiến thì thân kiến như thế không nhất thiết biến cũng không nhất thiết biến, không nhất thiết biến mà nhất thiết biến.

Hỏi: Thân kiến trộm giới có bao nhiêu duyên duyên?

Đáp: Hoặc là bốn, ba, hai, một.

Gì là bốn?

Đáp: Như thân kiến thứ tự mà sinh. Trộm giới, tức là thân kiến kia tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau theo thứ tự duyên tăng thượng, đó gọi là bốn.

Gì là ba?

Đáp: Như thân kiến theo thứ tự mà sinh. Trộm giới, tức là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau theo thứ tự tăng thượng không có duyên. Như thân kiến theo thứ tự mà sinh, với bao nhiêu tâm sẽ sinh ra trộm giới. Thân kiến kia tức tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau duyên nhân tăng thượng, không có thứ tự, đó gọi là ba.

Gì là hai?

Đáp: Như thân kiến theo thứ tự mà sinh. Nếu bao nhiêu tâm sẽ sinh ra trộm giới, thì là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau tăng thượng, đó gọi là hai.

Gì là một?

Đáp: Sinh sau hay sinh trước, nếu với duyên duyên tăng thượng, thì không duyên với một tăng thượng. Vị lai-quá khứ-hiện tại, nếu với duyên duyên tăng thượng, thì không duyên với một tăng thượng. Vị lai-hiện tại-quá khứ, nếu với duyên duyên tăng thượng, thì không duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Dục, nếu với thứ tự, thì không có duyên theo thứ tự tăng thượng. Nếu với duyên không theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc cùng với thứ tự duyên theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc không theo thứ tự duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Dục, hoặc với thứ tự không duyên theo thứ tự tăng thượng. Nếu với duyên thì không theo thứ tự duyên tăng thượng, nếu với thứ tự duyên, thì theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc không theo thứ tự duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Sắc, hoặc với thứ tự không duyên theo thứ tự tăng thượng, hoặc với duyên không có thứ tự duyên tăng thượng, hoặc với thứ tự duyên theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc không theo thứ tự duyên với một tăng thượng. Như thân kiến trộm giới như thế, mà lại nhất thiết biến, nhất thiết biến mà không nhất thiết biến, không nhất thiết biến.

QUYỂN 5

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, Phần 1

Một hành trải qua sáu tiểu-bảy đại. Bảy gồm thâu ràng buộc của có thì vì sao cần phải diệt kiết sử? Các đạo đoạn, biết tám người, chín kiết là kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh tị.

Nếu kiết ái trói buộc trong thân, thì thân kia có giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ trói buộc thì lại có kiết ái chăng? Nếu trong thân có kiết ái trói buộc thì có kiết kiêu mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh tị cũng có chăng? Nếu có kiết ganh tị trói buộc thì lại có kiết ái chăng? Trong thân cho đến kiết keo kiệt trói buộc lại có kiết ganh tị chăng? Giả sử có kiết ganh tị thì lại có kiết keo kiệt chăng?

Nếu kiết ái quá khứ trói buộc trong thân thì vị lai lại có chăng? Nếu có vị lai thì quá khứ lại có chăng? Nếu có quá khứ thì hiện tại lại có chăng?

Nếu có hiện tại thì quá khứ lại có chăng? Nếu có vị lai thì hiện tại lại có chăng? Nếu có hiện tại thì vị lai lại có chăng? Nếu có quá khứ thì vị lai-hiện tại lại có chăng? Nếu có vị lai thì hiện tại-quá khứ lại có chăng? Nếu có vị lai thì quá khứ-hiện tại lại có chăng? Nếu có quá khứ thì hiện tại-vị lai lại có chăng? Nếu có hiện tại thì quá khứ-vị lai lại có chăng? Nếu có quá khứ thì vị lai-hiện tại lại có chăng? Cho đến kiết keo kiệt-ganh tị, cũng lại như thế.

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì kiết giận dữ quá khứ lại có chăng? Nếu có kiết giận dữ quá khứ, thì kiết ái quá khứ lại có chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì vị lai lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ vị lai, quá khứ lại có kiết ái chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì hiện tại lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ hiện tại thì quá khứ lại có kiết ái chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, quá khứ thì hiện tại, lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ hiện tại-quá khứ thì quá khứ lại có kiết ái chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì vị lai hiện tại lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ vị lai hiện tại, thì quá khứ lại có kiết ái chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì quá khứ-vị lai lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ quá khứ-vị lai, thì quá khứ lại có kiết ái chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì quá khứ-vị lai-hiện tại lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại, thì quá khứ lại có kiết ái chăng?

Ái quá khứ, giận dữ quá khứ, kiêu mạn quá khứ, vị lai-hiện tại, quá khứ-hiện tại, vị lai-hiện tại, quá khứ-vị lai, kiêu mạn quá khứ-vị lai-hiện tại cho đến keo kiệt, ganh tị cũng lại như vậy.

Thân kiến có bao nhiêu thuộc về sử? Trộm giới-nghi cho đến vô minh cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn, có bao nhiêu thuộc về sử? Ba kiết và ba căn bất thiện, thì ba kiết gồm thâu ba căn bất thiện, hay ba căn bất thiện gồm thâu ba kiết? Ba kiết cho đến chín mươi tám sử, thì ba kiết gồm thâu chín mươi tám sử, hay chín mươi tám sử gồm thâu ba kiết. Cho đến chín kiết và chín mươi tám sử thì chín kiết gồm thâu chín mươi tám sử, hay chín mươi tám sử gồm thâu chín kiết?

Ba kiết này có bao nhiêu thọ dục hữu? Bao nhiêu thọ sắc hữu? Bao nhiêu thọ vô sắc hữu? Từ đây cho đến chín mươi tám sử, có bao nhiêu thọ dục hữu? Bao nhiêu thọ sắc hữu và vô sắc hữu?

Thân kiến do Tam-muội nào tận? Trộm giới-nghi cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc đoạn, do Tam-muội nào tận?

Nếu kiết quá khứ thì kiết đó đã trói buộc chăng? Nếu kiết đó đã trói buộc, thì kiết đó là kiết quá khứ chăng?

Nếu kiết vị lai thì kiết ấy sẽ trói buộc chăng? Nếu kiết ấy sẽ trói buộc thì đó là kiết vị lai chăng? Nếu kiết hiện tại thì nay đang trói buộc kiết kia chăng? Nếu nay đang trói buộc, thì kiết đó là kiết hiện tại chăng?

Nếu vì đạo diệt kiết cõi Dục mà đoạn thì đối với đạo kia thoái lui, sẽ mắc phải kiết đó trói buộc hay không mắc phải kiết đó trói buộc?

Nếu vì đạo diệt kiết cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, thì đối với đạo kia thoái lui, sẽ mắc phải sự trói buộc của kiết kia, hay không bị kiết kia trói buộc?

Chín trí đoạn: Trong cõi Dục mà đoạn khổ đế-tập đế mà đoạn hết kiết là một trí đoạn. Khổ đế-tập đế của cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn hết kiết là hai trí đoạn. Tận đế cõi Dục mà đoạn hết kiết là ba trí đoạn. Tận đế cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn hết kiết là bốn trí đoạn.

Đạo đế cõi Dục mà đoạn hết kiết là năm trí đoạn. Đạo đế cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn hết kiết là sáu trí đoạn.

Năm kiết phần dưới tận là bảy trí đoạn. Ái sắc tận là tám trí đoạn.

Tất cả kiết tận là chín trí đoạn.

Chín trí đoạn gồm thâu tất cả trí đoạn, hay tất cả trí đoạn thu nhiếp chín trí đoạn?

Tám người hướng tới Tu-đà-hoàn chứng được Tu-đà-hoàn, hướng tới Tư-đà-hàm chứng được Tư-đà-hàm, hướng tới A-na-hàm chứng được Ana-hàm, hướng tới A-la-hán chứng được A-la-hán. Hướng tới Tu-đà-hoàn chứng Tu-đà-hoàn, đối với chín trí đoạn, thành tựu bao nhiêu trí đoạn, không thành tựu bao nhiêu đoạn trí? Cho đến hướng tới A-la-hán chứng A-la-hán, đối với chín trí đoạn, thành tựu bao nhiêu trí đoạn, không thành tựu bao nhiêu trí đoạn?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Chín kiết là kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh tị.

Hỏi: Trong thân đã có kiết ái trói buộc, lại có kiết giận dữ chăng?

Đáp: Như thế, nếu có kiết giận dữ thì sẽ có kiết ái trói buộc.

Hỏi: Có thể có kiết ái mà không có kiết giận dữ chăng?

Đáp: Có, nếu kiết ái của pháp cõi Sắc-Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái trói buộc mà lại có kiêu, mạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu có kiêu mạn, thì sẽ có kiết ái chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái trói buộc, thì sẽ có kiết vô minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Đã có kiết ái thì sẽ có kiết vô minh.

Hỏi: Có thể, có vô minh mà không có kiết ái chăng?

Đáp: Có, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu trong pháp do khổ đế mà đoạn, kiết vô minh, do tập đế mà đoạn chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân đã có kiết ái trói buộc thì lại có kiết kiến chăng?

Đáp: Hoặc có ái mà không có kiến. Có ái mà không có kiến là sao?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, nếu kiến do tận đế-đạo đế mà đoạn và kiết ái của pháp bất tương ưng chưa hết, nếu kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, nếu kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn và kiết ái của pháp bất tương ưng chưa hết, kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu, kiết ái của pháp mà đệ tử của Đức Thế Tôn đã tư duy mà đoạn chưa hết, đó gọi là ái chứ không phải là kiến.

Thế nào là kiến mà không phải là ái?

Đáp: Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh. Pháp do khổ đế mà đoạn, kiết kiến do tập đế mà đoạn chưa hết, đó gọi là kiến chứ không phải là ái.

Cả hai cùng có trói buộc là sao?

Đáp: Chi tiết của thân thể con người đều bị trói buộc, nếu pháp do tư duy bốn đế mà đoạn thì ái và kiến cùng trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu pháp do tư duy tập-tận-đạo đế mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp tương ưng với kiến do tận đế-đạo đế mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là ái-kiến trong thân cùng có trói buộc.

Thế nào là trong thân cả hai không trói buộc chăng?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế-tập đế mà đoạn cả hai không trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ-tập-tận đế mà đoạn cả hai không trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, pháp do bốn đế mà đoạn thì cả hai không trói buộc. Dục ái đã hết, đối với pháp cõi Dục thì cả hai đều không còn trói buộc. Dục ái đã hết, đối với pháp cõi Dục thì cả hai đều không còn trói buộc. Ái của Sắc-Vô sắc đã tận, pháp của cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc, đó gọi là cả hai trong thân không trói buộc. Nghi cũng như thế.

Hỏi: Trong thân đã có kiết ái trói buộc mà lại có kiết thất nguyện chăng?

Đáp: Hoặc có ái mà không có thất nguyện. Có ái mà không có thất nguyện là sao?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Đệ tử Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, nếu kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết, thì đó gọi là ái mà không có thất nguyện.

Có thất nguyện mà, không có ái là thế nào?

Đáp: Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu pháp do khổ đế mà đoạn, kiết thất nguyện do tập đế mà đoạn chưa hết, thì đó gọi là thất nguyện mà không có ái.

Thế nào là cả hai trong thân cùng có trói buộc? Đáp: Chi tiết của thân thể con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu pháp do tập-tận-đạo đế tư duy mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tập-tận-đạo đế tư duy mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc.

Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tận đế-đạo đế mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, nếu pháp do đạo đế mà đoạn mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là cả hai cùng có trói buộc.

Cả hai không có trói buộc là sao?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế-tập đế mà đoạn, cả hai không có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ-tận-tập đế mà đoạn, cả hai không có trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai không có trói buộc. Ái dục đã hết, đối với pháp cõi Dục mà đoạn cả hai không có trói buộc. Ái của cõi Sắc-Vô sắc đã hết, pháp của cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai không có trói buộc, đó gọi là cả hai trong thân không có trói buộc.

Hỏi: Nếu kiết ái trói buộc trong thân thì cũng có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Như thế. Hễ có keo kiệt thì có ái.

Hỏi: Có thể có ái mà không có keo kiệt chăng? Đáp: Có. Kiết ái của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, cho đến kiết ái của pháp cõi Sắc-Vô sắc chưa hết; kiết ganh tị cũng như thế.

Môn kiêu mạn cũng như thế.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết giận dữ trói buộc mà lại có kiết kiêu mạn.

Đáp: Như thế. Có kiết giận dữ trói buộc thì có kiết kiêu mạn.

Hỏi: Có thể có kiêu mạn mà không có giận dữ chăng?

Đáp: Có, kiết kiêu mạn của pháp cõi Sắc-Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết giận dữ trói buộc thì có kiết vô minh chăng?

Đáp: Như thế. Có giận dữ thì có vô minh.

Hỏi: Có thể có vô minh mà không có giận dữ chăng?

Đáp: Có, ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh. Pháp do khổ đế trong cõi Dục mà đoạn kiết vô minh do tập đế mà đoạn chưa hết, hoặc kiết vô minh mà pháp của cõi Sắc-Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết giận dữ trói buộc thì có kiết kiến chăng?

Đáp: Hoặc có giận dữ mà không có kiến. Thế nào là giận dữ mà không có kiến?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiến tương ưng với pháp do tận đế mà đoạn-do đạo đế mà đoạn mà đoạn trong cõi Dục mà đoạn chưa hết kiết giận dữ, pháp trong cõi Dục do tư duy mà đoạn chưa hết kiết giận dữ. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết giận dữ của pháp bất tương ưng với kiến, do đạo đế mà đoạn trong cõi Dục mà đoạn chưa hết. Kiết giận dữ của pháp do tư duy trong cõi Dục mà đoạn chưa hết. Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết giận dữ của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là giận dữ mà không có kiến.

Kiến mà không có giận dữ là sao?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do khổ đế trong cõi Dục mà đoạn, kiết kiến do tập đế mà đoạn chưa hết, kiết kiến của pháp cõi Sắc-Vô sắc chưa hết, đó gọi là kiến mà không có giận dữ.

Thế nào là trong thân cả hai cùng có trói buộc? Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do bốn đế tư duy trong cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tập-tận-đạo đế tư duy trong cõi Dục mà đoạn cả hai cùng trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh pháp tương ưng với kiến do tận đế-đạo đế trong cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn trong cõi Dục mà đoạn cả hai cùng trói buộc, đó gọi là trong thân cả hai cùng trói buộc.

Thế nào là trong thân cả hai không trói buộc?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế-tập mà đoạn đế, cả hai không trói buộc.

Pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ-tập-tận đế mà đoạn cả hai không trói buộc, pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc.

Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai không trói buộc. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai không trói buộc. Ái cõi Sắc-Vô sắc đã hết và pháp cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc, đó gọi là trong thân cả hai không trói buộc. Nghi cũng như thế.

Hỏi: Nếu trong thân đã có kiết giận dữ trói buộc mà lại có thất nguyện chăng?

Đáp: Hoặc có giận dữ mà không có thất nguyện. Có giận dữ mà không có thất nguyện là sao?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, giận dữ chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do tư dục cõi Dục mà đoạn, giận dữ chưa hết. Đệ tử của Đức Thế Tôn thành tựu kiến đế, ái Dục mà đoạn chưa hết, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, giận dữ chưa hết, đó gọi là có giận dữ mà không có thất nguyện.

Thế nào là có thất nguyện mà không có giận dữ?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do khổ đế cõi Dục mà đoạn, do tập đế mà đoạn thất nguyện chưa hết, thất nguyện của pháp cõi Sắc-Vô sắc chưa hết, đó gọi là thất nguyện không có giận dữ.

Cả hai cùng có trói buộc là sao?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy tập-tận-đạo đế cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tận đế-đạo đế cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do đạo đế mà đoạn cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là trong thân cả hai cùng có trói buộc. Thế nào là trong thân cả hai cùng có giải thoát? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế-tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ đế-tập đế-tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn cả hai cùng có giải thoát.

Đệ tử của Đức Thế Tôn kiến đế thành tựu, pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái cõi Sắc-Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Đó gọi là trong thân cả hai cùng có giải thoát.

Hỏi: Trong thân có kiết giận dữ trói buộc mà lại có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Như thế. Có kiết keo kiệt thì có kiết giận dữ.

Hỏi: Có thể, có kiết giận dữ mà không có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Có, pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn giận dữ chưa hết; kiết ganh tị cũng như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết vô minh trói buộc cũng có kiết kiến chăng?

Đáp: Như thế, có kiến thì có vô minh.

Hỏi: Có thể, có vô minh mà không có kiến chăng?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiến tận đế-đạo đế mà đoạn kiết vô minh của pháp không tương ưng chưa hết, kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn, kiết vô minh của pháp bất tương ưng chưa hết, kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết.

Nghi cũng như thế.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết vô minh trói buộc thì có kiết thất nguyện chăng?

Đáp: Như thế. Có thất nguyện thì có vô minh.

Hỏi: Có thể, có vô minh mà không có thất nguyện chăng?

Đáp: Có, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết vô minh là pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết vô minh trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Như thế. Có kiết keo kiệt thì có vô minh.

Hỏi: Có thể, có kiết vô minh mà không có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Có, kiết vô minh của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, kiết vô minh của pháp cõi Sắc-Vô sắc chưa hết; ganh tị cũng như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết kiến trói buộc lại có thất nguyện chăng? Đáp: Như thế. Có kiết kiến thì có thất nguyện.

Hỏi: Có thể, có thất nguyện mà không có kiến chăng?

Đáp: Có, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp bất tương ưng với kiến do tận đế-đạo đế mà đoạn kiết thất nguyện chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp bất tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn, thất nguyện chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết kiến trói buộc thì có kiết nghi chăng? Đáp: Hoặc có kiến mà không có nghi.

Có kiến mà không có nghi là sao?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết kiến của pháp tương ưng với kiến do tận đế-đạo đế mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết kiến của pháp tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn chưa hết, đó gọi là có kiến mà không có nghi.

Có nghi mà không có kiến là sao?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết nghi của pháp tương ưng với nghi do tận đế-đạo đế mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết nghi của pháp tương ưng với nghi do đạo đế mà đoạn mà đoạn chưa hết, đó gọi là có nghi mà không có kiến.

Thế nào là thân cả hai cùng có trói buộc?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do bốn đế tư duy mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy tập-tận-đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là thân cả hai cùng có trói buộc.

Thế nào là thân cả hai cùng có giải thoát?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế-tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến-nghi do tận đế-đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ đế-tập đế-tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến-nghi do đạo đế mà đoạn mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn đối với pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái của Sắc-Vô sắc đã hết, pháp của cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, đó gọi là thân cả hai cùng có giải thoát.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết kiến trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Hoặc có kiến mà không có keo kiệt. Thế nào là có kiến mà không có keo kiệt?

Đáp: Kiết kiến của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, kiết kiến của pháp cõi Sắc-Vô sắc chưa hết, đó gọi là kiến mà không có keo kiệt.

Có keo kiệt mà không phải kiến là sao?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết keo kiệt là pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là keo kiệt mà không phải kiến.

Thế nào là thân cả hai cùng có trói buộc?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc. Pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là thân cả hai cùng có trói buộc.

Thế nào là cả hai cùng có giải thoát?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ-tập đế mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến do tận đế-đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy của cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ-tập-tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến, do đạo đế mà đoạn mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái của Sắc-Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, đó gọi là cả hai cùng có giải thoát. Sự ganh tị cũng như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết thất nguyện trói buộc thì có kiết nghi chăng?

Đáp: Như thế. Hễ có kiết nghi thì có thất nguyện.

Hỏi: Có thể, có thất nguyện mà không có nghi chăng?

Đáp: Có, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết thất nguyện của pháp bất tương ưng với nghi do tận đế-đạo đế mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết thất nguyện của pháp bất tương ưng với nghi do đạo đế mà đoạn, chưa hết.

Hỏi: Trong thân có kiết thất nguyện trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Hoặc có thất nguyện mà không có keo kiệt. Thế nào là có thất nguyện mà không có keo kiệt?

Đáp: Kiết thất nguyện của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, kiết thất nguyện của pháp cõi Sắc-Vô sắc chưa hết, đó gọi là có thất nguyện mà không có keo kiệt.

Thế nào là có keo kiệt mà không có thất nguyện?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết.

Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn đối với ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là keo kiệt mà không có thất nguyện.

Cả hai cùng có trói buộc là sao?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là thân cả hai cùng có trói buộc.

Cả hai cùng có giải thoát là thế nào?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ-tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát; pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ-tập-tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát.

Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với pháp, do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái cõi Sắc-Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, đó gọi là cả hai cùng có giải thoát. Sự ganh tị cũng như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết nghi trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Hoặc có nghi mà không có keo kiệt.

Thế nào là có nghi mà không có keo kiệt?

Đáp: Pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn, kiết nghi chưa hết; kiết nghi của pháp cõi Sắc-Vô sắc chưa hết, đó gọi là có nghi mà không có keo kiệt.

Thế nào là có keo kiệt, không có nghi?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết.

Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là có keo kiệt không có nghi.

Thế nào là cả hai cùng có trói buộc?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là cả hai cùng có trói buộc.

Cả hai cùng có giải thoát là thế nào?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ-tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp không tương ưng với kiến do tận đế-đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ-tập-tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp không tương ưng với kiến, do đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát.

Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát; ái của cõi Sắc-Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc-Vô sắc, cả hai cùng có giải thoát; đó gọi là cả hai cùng có giải thoát. Sự ganh tị cũng như thế.

Hỏi: Trong thân đã có kiết keo kiệt trói buộc thì có kiết ganh tị chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có ganh tị thì có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Như thế. Một hạnh xong.

Hỏi: Trong thân đã có kiết ái quá khứ trói buộc thì có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có vị lai thì có quá khứ chăng?

Đáp: Vốn khởi chưa tận thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi hoặc vốn khởi đã tận thì không còn trói buộc.

Hỏi: Nếu có quá khứ thì có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Giả sử hiện tại thì có quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi không tận thì có trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc vốn khởi đã tận thì không còn trói buộc.

Hỏi: Nếu có vị lai thì có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Giả sử có hiện tại thì có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu đã có quá khứ thì sẽ có vị lai và hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì sẽ trói buộc hiện tại.

Hỏi: Nếu hiện tại ở trước mắt, giả sử có vị lai và hiện tại, thì có quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu vốn không khởi mà khởi ấy đã hết thì sẽ không còn trói buộc.

Hỏi: Nếu có vị lai thì có quá khứ và hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có vị lai mà không có quá khứ-hiện tại; hoặc có vị lai và quá khứ mà không có hiện tại; hoặc có vị lai và hiện tại mà không có quá khứ; hoặc có vị lai-quá khư-hiện tại.

Thế nào là có vị lai mà không có quá khứ và hiện tại?

Đáp: Nếu trong thân có kiết ái chưa hết, nếu vốn không khởi hoặc vốn khởi đã hết, không còn hiện ở trước mắt mắt, đó gọi là vị lai mà không có quá khứ-hiện tại.

Thế nào là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại?

Đáp: Trong thân vốn khởi kiết ái chưa hết, vả lại kiết ái của thân này không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại.

Thế nào là vị lai-hiện tại mà không có quá khứ?

Đáp: Trong thân có kiết ái hiện ở trước mắt. Nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết, đó gọi là vị lai và hiện tại mà không có quá khứ.

Vị lai và quá khứ-hiện tại là sao?

Đáp: Kiết ái trong thân vốn khởi chưa hết. Vả lại, kiết ái của thân này hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Giả sử có quá khứ-hiện tại mà còn có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có hiện tại, có quá khứ thì có vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì hệ thuộc với quá khứ. Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi, mà khởi đã hết thì sẽ không còn trói buộc.

Hỏi: Giả sử có quá khứ-vị lai mà còn có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt; giận dữ, kiêu mạn, keo kiệt, ganh tị cũng lại như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết vô minh quá khứ trói buộc thì có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có vị lai thì có quá khứ chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có quá khứ, thì có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có hiện tại thì có quá khứ chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có vị lai thì có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có hiện tại thì có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có quá khứ thì có vị lai và hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì trói buộc mà hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có vị lai-hiện tại thì có quá khứ chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có vị lai thì có quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ thì trói buộc mà hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có quá khứ-hiện tại thì sẽ có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có hiện tại thì có quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có quá khứ-vị lai thì có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt; kiến, thất nguyện, nghi cũng lại như thế.

Hỏi: Trong thân này có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc khởi đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ vị lai chăng?

Đáp: Nếu chưa hết.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước đó đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ mà không có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết giận dữ quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết giận dữ hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết giận dữ quá khứ-hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ mà không có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại?

Đáp: Kiết ái trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, trong thân này trước kia không khởi kiết giận dữ, nếu trước đó đã khởi liền hết chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ mà không có hiện tại?

Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia khởi chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này không hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ mà không có hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ hiện tại mà không có quá khứ?

Đáp: Kiết ái trong thân đã khởi trước kia chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện ở trước mắt. Nếu vốn không khởi mà khởi mà đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ-hiện tại?

Đáp: Nếu kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia đã khởi không hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại mà có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết ái chưa hết thì có trói buộc, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ vị lai-hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai-hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ vị lai-hiện tại?

Đáp: Pháp cõi Sắc-Vô sắc, trước kia khởi kiết ái chưa hết, đó gọi là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ vị lai-hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này chưa hết và không hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai-hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai-hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ vị lai-hiện tại mà có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia khởi mà chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ-vị lai. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ-vị lai.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ-vị lai?

Đáp: Pháp của cõi Sắc-Vô sắc, trước kia khởi kiết ái chưa hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ-vị lai. Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này chưa hết. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã diệt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ.

Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ quá khứ-vị lai?

Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia đã khởi chưa hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ-vị lai.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ-vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước không khởi hoặc khởi mà đã hết, thì không còn trói buộc.

QUYỂN 6

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, Phần 2

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ-hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ-vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai-hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Pháp cõi Sắc-Vô sắc trước kia khởi kiết ái chưa hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có kiết giận dữ quá-hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, trong thân này kiết giận dữ chưa hết. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ ở vị lai mà không có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ-vị lai mà không có hiện tại?

Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia khởi chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ quá khứ-vị lai mà không có hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ vị lai-hiện tại mà không có quá khứ?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện trước mắt, nếu trước kia không khởi hoặc khởi, mà đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ vị lai-hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Keo kiệt và ganh tị cũng lại như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết kiêu mạn quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ, lại có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết kiêu mạn vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn vị lai, lại có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết kiêu mạn hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn hiện tại, lại có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ mà không có kiết kiêu mạn quá khứ-hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ-hiện tại.

Thế nào là có kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết kiêu mạn quá khứ-hiện tại? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết kiêu mạn quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ mà không có hiện tại?

Đáp: Kiết ái và kiết kiêu mạn trong thân trước đó khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ mà không có hiện tại.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại mà không có quá khứ?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt. Nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết, thì gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ-hiện tại?

Đáp: Kiết ái và kiết kiêu mạn trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ-hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có bị trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn vị lai-hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước đó kiết ái không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì trói buộc, quá khứ, nếu vốn đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước đó kiết ái không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ-vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước đó kiết ái chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn vị lai mà không có quá khứ-hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ-vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn vị lai-hiện tại mà không có quá khứ.

Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ

-vị lai-hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiêu mạn quá khứ-hiện tại?

Đáp: Trong thân này trước kia khởi kiết ái chưa hết, và kiết kiêu mạn trong thân này chưa hết. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết, đồng thời kiết kiêu mạn trong thân này không hiện ở trước mắt. Đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai mà không có quá khứ-hiện tại. Hỏi: Thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ-vị lai mà không có hiện tại là sao?

Đáp: Kiết ái trong thân và kiết kiêu mạn trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này không có hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ-vị lai mà không có hiện tại.

Hỏi: Thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai-hiện tại mà không có quá khứ là sao?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt, đồng thời trong thân này vốn không khởi kiêu mạn hoặc khởi mà đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai-hiện tại mà không có quá khứ

Hỏi: Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Kiết ái trong thân và kiết kiêu mạn trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ-vị lai-hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ-vị lai-hiện tại mà có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì đã trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết vô minh vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tại ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi kiết ái chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ thì có trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ-hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì có trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh vị lai-hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ-vị lai thì sẽ có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ-vị lai thì có trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ-vị lai-hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái không hết.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến quá khứ thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ thì có kiết kiến vị lai chăng?

Đáp: Nếu kiết ái không hết.

Giả sử có kiết kiến vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia, kiết ái không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước đó chưa khởi kiết kiến hoặc khởi mà đã hết thì có không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ mà không có kiết kiến quá khứ-hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ-hiện tại.

Có kiết ái quá khứ mà không có kiết kiến quá khứ-hiện tại là sao?

Đáp: Kiết ái trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ mà không có kiết kiến quá khứ-hiện tại.

Thế nào là có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ mà không có hiện tại?

Đáp: Kiết ái trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia chưa hết và không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ mà không có hiện tại.

Có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ-hiện tại là sao?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết kiết quá khứ-hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi kiết kiến hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến vị lai-hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai-hiện tại.

Thế nào là có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến vị lai-hiện tại?

Đáp: Trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia đã hết, đó gọi là có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến vị lai-hiện tại.

Thế nào là có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai mà không có hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân này chưa hết mà cũng không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai mà không có hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến vị lai-hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân này hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến vị lai-hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến vị lai-hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Nếu không hết.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến quá khứ-vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ-vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Kiết ái trong thân vốn khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân này đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ-vị lai mà không có hiện tại?

Đáp: Trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia chưa hết mà không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến quá khứ-vị lai mà không có hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Kiết ái trong thân vốn khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết ái chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Kiết thất nguyện và nghi cũng lại như thế.

Kiết ái quá khứ, kiết giận dữ quá khứ, kiết kiêu mạn quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có ba, quá khứ và hiện tại có bốn, vị lai và hiện tại có năm, quá khứ và vị lai có sáu, kiêu mạn quá khứ-vị lai-hiện tại có bảy, cho đến kiết keo kiệt và ganh tị cũng lại như thế.

Thân kiến có ba sử mà tiếp nhận nhau, trộm giới có sáu, nghi có mười hai, tham có năm, giận dữ có năm, ngu si có bốn và phần ít một sử, hữu sở nhập có năm, dục hữu lậu trong hữu lậu có ba mươi mốt, hữu lậu có năm mươi hai, vô minh lậu có mười lăm. Dục lưu trong lưu có mười chín, hữu lưu có hai mươi tám, vô minh lưu có mười lăm, kiến lưu có ba mươi sáu; ách bộc lưu cũng như thế. Dục thọ trong thọ có hai mươi bốn, giới thọ có sáu, kiến thọ có ba mươi, ngã thọ có ba mươi tám.

Trong phược thì phược thân dục ái có năm, phược thân giận dữ có năm, phược thân trộm giới có sáu, phược thân của ngã kiến có mười hai.

Trong cái tham dục có năm, giận dữ có năm, thùy miên-trạo-hối không cùng với mọi sử mà thọ nhập lẫn nhau, cái nghi có bốn. Trong kiết thì kiết giận dữ có năm, kiết ái và kiết kiêu mạn đều có mười lăm, kiết keo kiệt và kiết ganh tị không cùng với các kiết mà thọ nhập lẫn nhau. Trong phần dưới thì tham dục có năm, giận dữ có năm, thân kiến có ba, trộm giới có sáu, nghi có mười hai. Trong kiến thì thân kiến và biên kiến đều có ba, tà kiến và trộm kiến đều có mười hai, trộm giới có sáu. Trong ái thân thì mũi trải qua ái và lưỡi trải qua ái, phần ít một sử thọ nhập lẫn nhau, mắt trải qua tai, trải qua thân, trải qua ái có phần ít hai sử thọ nhập lẫn nhau. Ý trải qua ái có mười ba sử mà thọ nhập lẫn nhau. Trong sử thì sử tham dục năm, sử giận dữ có năm, sử hữu ái có mười, sử kiêu mạn và sử vô minh đều có mười lăm. Sử kiến có ba mươi sáu, sử nghi có mười hai. Kiết giận dữ trong kiết có năm, kiết ái-kiết kiêu mạn và kiết vô minh đều có mười lăm. Kiết kiến và kiết thất nguyện đều có mười tám, kiết nghi có mười hai. Kiết keo kiệt và kiết ganh tị không thọ nhập lẫn nhau với các sử. Trong chín mươi tám sử thì thân kiến cõi Dục và thân kiến cõi Dục thọ nhập lẫn nhau. Trộm giới và nghi cõi Dục, cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn thì thọ nhập lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết và ba căn bất thiện, thì ba kiết thọ nhập ba căn bất thiện, hay ba căn bất thiện thọ nhập ba kiết?

Đáp: Tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Ba kiết và ba hữu lậu, thì ba kiết thọ nhập phần ít của hai lậu, phần ít của hai lậu thọ nhập ba kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Ba kiết và bốn lưu, thì ba kiết thọ nhập phần ít ba lưu, phần ít ba lưu thọ nhập ba kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau; ách cũng như thế. Ba kiết và bốn thọ, thì một kiết thọ nhập một thọ, hai kiết thọ nhập phần ít ba thọ, phần ít ba thọ thọ nhập hai kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết và bốn phược thì ba kiết thọ nhập bốn phược chăng?

Đáp: Hoặc kiết chứ không phải phược.

Thế nào là kiết chứ không phải phược?

Đáp: Hai kiết thì gọi là kiết chứ không phải phược.

Thế nào là phược mà không phải kiết? Ba phược thì gọi là phược mà không phải kiết.

Thế nào là kiết-phược?

Đáp: Một kiết thì gọi là kiết-phược.

Thế nào là không phải kiết cũng không phải phược?

Đáp: Trừ những điều như trên.

Ba kiết và năm cái, thì phần ít một kiết thọ nhập một cái phần ít một cái có thọ nhập phần ít một kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết và năm kiết thì ba kiết thọ nhập năm kiết, hay là năm kiết thọ nhập ba kiết?

Đáp: Tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết và năm kiết phần dưới, thì ba kiết thọ nhập năm kiết phần dưới, hay năm kiết phần dưới thọ nhập ba kiết?

Đáp: Năm thọ nhập ba không phải ba thọ nhập năm. Không thọ nhập những gì? Tham dục, giận dữ.

Hỏi: Ba kiết và năm kiến thì ba kiết thọ nhập năm kiến chăng?

Đáp: Hoặc kiết mà không phải kiến.

Thế nào là kiết mà không phải kiến?

Đáp: Một kiết thì gọi là kiết mà không phải kiến. Kiến không phải kiết là sao?

Đáp: Ba kiến thì gọi là kiến mà không phải kiết.

Thế nào là kiết kiến?

Đáp: Hai kiết thì gọi là kiết kiến.

Không phải kiết cũng không phải kiến là sao?

Đáp: Trừ những điều như trên.

Hỏi: Ba kiết và sáu ái thân thì ba kiết thọ nhập sáu ái thân, hay là sáu ái thân thọ nhập ba kiết?

Đáp: Tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Ba kiết và bảy sử, một kiết thọ nhập một sử, hai kiết thọ nhập phần ít của một sử, phần ít một sử thọ nhập hai kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Ba kiết và chín kiết, một kiết thọ nhập một kiết, hai kiết thọ nhập phần ít hai kiết, phần ít hai kiết thọ nhập hai kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết và chín mươi tám sử, thì ba kiết thọ nhập hai mươi mốt sử, hai mươi mốt sử thọ nhập ba kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Cho đến chín kiết va chín mươi tám sử, thì chín kiết thọ nhập chín mươi tám sử, hay chín mươi tám sử thọ nhập chín kiết?

Đáp: Chín không thọ nhập chín mươi tám chứ không phải chín mươi tám không thọ nhập chín. Đó là những gì? Keo kiệt và ganh tị.

Hỏi: ba kiết này có bao nhiêu thọ dục hữu, bao nhiêu sắc hữu và vô sắc hữu?

Đáp: Tất cả có phần ít đã nhập. Dục hữu đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Tham-giận dữ-ngu si và dục lậu thọ dục hữu đã nhập, hữu lậu đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập thì dục thì dục hữu đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập.

Trong lưu thì dục lưu thọ dục hữu, hữu lưu đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Ái cũng như vậy. Trong thọ thì dục thọ thọ dục hữu, ngã thọ đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Trong phược thì dục ái thân ràng buộc-giận dữ ràng buộc thân thọ dục hữu. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Cái và giận dữ-keo kiệt-ganh tị thì thọ dục hữu. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Trong phần dưới thì tham dục và giận dữ thọ dục hữu, còn lại cùng với kiến đã nhập, dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Trong ái thân thì mũi trải qua ái-lưỡi trải qua ái thọ dục hữu; mắt-tai-thân trải qua ái đã nhập, thọ dục hữu đã nhập, sắc hữu đã nhập; ý trải qua ái đã nhập, dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Trong sử thì sử tham dục-sử giận dữ thọ dục hữu, sử hữu ái đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập, thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Trong kiết thì kiết giận dữ-kiết keo kiệt-kiết ganh tị thọ dục hữu, còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hưu đã nhập.

Chín mươi tám sử có ba mươi sáu sử là thọ dục hữu, ba mươi mốt sử là thọ sắc hữu, ba mươi mốt sử là thọ vô sắc hữu.

Hỏi: Thân kiến do Tam-muội nào diệt?

Đáp: Hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Trộm giới và nghi hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí.

Tham dục, giận dữ, ngu si và dục lậu dựa vào vị chí; hữu lậu và vô minh lậu, hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí.

Dục lưu trong lưu dựa vào vị chí; hữu lưu và vô minh lưu hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí. Kiến lưu hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Ách cũng như thế. Dục thọ trong thọ dựa vào vị chí. Giới thọ và kiến thọ hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Ngã thọ hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí.

Ái dục ràng buộc thân trong phược, sự giận dữ ràng buộc thân, dựa vào vị chí. Trộm giới ràng buộc thân và ngã kiến ràng buộc thân, hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào ở vị chí.

Cái và giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị dựa vào vị chí, (một trong sáu sự thiền). Còn lại hoặc dựa vào bảy định (tứ thiền, ba không), hoặc dựa vào vị chí. Tham dục và giận dữ trong phần dưới, dựa vào vị chí. Còn lại cùng với kiến hoặc dựa vào bốn định hoặc dựa vào vị chí.

Mũi và lưỡi trải qua ái trong ái thân dựa vào vị chí. Mắt-tai-thân trải qua ái hoặc dựa vào sơ định, hoặc dựa vào vị chí. Ý trải qua ái hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí định.

Sử tham dục và sử giận dữ trong sử dựa vào vị chí; sử hữu ái-sử kiêu mạn và sử vô minh hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí.

Sử kiến và sử nghi hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí.

Kiết giận dữ và kiết keo kiệt-kiết ganh tị trong kiết dựa vào vị chí. Kiết ái-kiết kiêu mạn và kiết vô minh hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí.

Kiết kiến-kiết thất nguyện và, kiết nghi, hoặc dựa vào bốn định hoặc dựa vào vị chí.

Trong chín mươi tám sử thì cõi Dục dựa vào vị chí, cõi Sắc và cõi Vô sắc do bốn đế mà đoạn, hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn hoặc dựa vào bảy định hoặc dựa vào vị chí.

Hỏi: Kiết sở hữu quá khứ đã bị kiết ràng buộc chăng?

Đáp: Như thế. Kiết sở hữu quá khứ đã bị kiết trói buộc.

Hỏi: Có thể, đã bị kiết trói buộc mà kiết này không phải là quá khứ chăng?

Đáp: Có, các kiết vị lai-hiện tại đã bị trói buộc. Hỏi: Kiết sở hữu vị lai sẽ bị kiết trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết vị lai mà không phải là sẽ bị kiết trói buộc. Thế nào là kiết vị lai mà không phải là sẽ bị kiết trói buộc?

Đáp: Các kiết vị lai vĩnh viễn trừ hết không còn gì sót, đã diệt sạch-đã nhổ hết thì đối với kiết kia không còn nhất định sẽ không lùi lại, đó gọi là kiết vị lai mà không phải là sẽ bị kiết trói buộc.

Sẽ bị kiết trói buộc kiết này không phải kiết vị lai là sao?

Đáp: Các kiết quá khứ vĩnh viễn trừ hết không còn gì sót, đã trừ hết-đã nhổ sạch thì đối với kiết kia cuối cùng nhất định thoái lui, đó gọi là sẽ bị kiết trói buộc, kiết này không phải là vị lai.

Thế nào là kiết vị lai sẽ bị kiết trói buộc?

Đáp: Các kiết vị lai vĩnh viễn trừ hết không còn gì sót, đã trừ hết-đã nhổ sạch thì đối với kiết kia cuối cùng nhất định thoái lui đối với kiết kia, đó gọi là kiết vị lai sẽ bị kiết trói buộc.

Thế nào là không phải kiết vị lai cũng không phải sẽ bị kiết trói buộc?

Đáp: Các kiết quá khứ vĩnh viễn trừ hết, không còn gì sót, đã diệt sạch-đã nhổ hết thì đối với kiết kia cuối cùng nhất định không lùi lại và kiết hiện tại, đó gọi là cũng không phải kiết vị lai cũng không phải sẽ bị kiết trói buộc.

Hỏi: Kiết sở hữu hiện tại, nay bị kiết trói buộc chăng?

Đáp: Như thế, các kiết hiện tại, nay đang bị kiết trói buộc.

Hỏi: Có thể nay bị kiết trói buộc kiết này không phải hiện tại chăng?

Đáp: Có các kiết quá khứ và vị lai bị trói buộc. Đạo đáng được vận dụng nhằm đoạn trừ kiết cõi Dục.

Hỏi: Thoái lui đối với đạo kia, vẫn còn bị kiết trói buộc hay không bị kiết trói buộc?

Đáp: Vẫn còn bị kiết trói buộc. Đạo đáng vận dụng để dứt trừ kiết cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Thoái lui đối với đạo kia, vẫn còn bị kiết trói buộc hay không bị trói buộc do kiết?

Đáp: Vẫn còn bị kiết trói buộc.

Chín trí đoạn. Kiết do khổ đế-tập đế trong cõi Dục mà đoạn hết là trí đoạn thứ nhất. Kiết do khổ đế-tập đế trong cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn hết là trí đoạn thứ hai. Kiết do tận đế cõi Dục mà đoạn hết là trí đoạn thứ ba. Kiết do tận đế cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn hết là trí đoạn thứ tư. Kiết do đạo đế cõi Dục mà đoạn hết là trí đoạn thứ năm. Kiết do đạo đế cõi Sắc-Vô sắc mà đoạn hết là trí đoạn thứ sáu. Năm kiết phần dưới không còn là trí đoạn thứ bảy, sắc ái không còn là trí đoạn thứ tám, tất cả kiết không còn là trí đoạn thứ chín.

Hỏi: Chín thứ trí đoạn là thọ nhập tất cả trí đoạn, hay là tất cả trí đoạn, thọ nhập chín trí đoạn? Đáp: Tất cả thọ nhập chín trí đoạn chứ không phải chín trí đoạn thọ nhập tất cả.

Không thọ nhập những gì?

Đáp: Kiến đế thành tựu mà đệ tử Đức Thế Tôn chưa hết ái dục, kiết do tư duy cõi Dục mà đoạn hết, không thọ nhập chín trí đoạn. (hai đạo không được tiếp nhận tên bảy trí đoạn). Ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết, kiết do tư duy cõi Sắc mà đoạn hết, không thọ nhập chín trí đoạn. Ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, kiết do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn hết, không thọ nhập chín trí đoạn.

Tám người hướng tới Tu-đà-hoàn chứng đắc Tu-đà-hoàn. Hướng tới Tư-đà-hàm chứng đắc Tư-đà-hàm. Hướng tới A-na-hàm chứng đắc A-nahàm. Hướng tới A-la-hán chứng đắc A-la-hán.

Người hướng tới chứng Tu-đà-hoàn:

Hỏi: Đối với chín trí đoạn thì có bao nhiêu thành tựu? Bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không thành tựu, hoặc một-hai-ba-bốn-năm. Thế nào là không thành tựu?

Đáp: Khổ pháp nhẫn không thành tựu, khổ pháp trí không thành tựu, khổ vị tri nhẫn không thành tựu, khổ vị tri trí không thành tựu. Tập pháp nhẫn không thành tựu, tập pháp trí có một, tập vi tri nhẫn và tập vị tri trí có hai. Tận pháp nhẫn và tận pháp trí có ba, tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí có bốn. Đạo pháp nhẫn và đạo pháp trí có năm, đạo vị tri nhẫn đạt được Tu-đà-hoàn thành tựu sáu trí đoạn.

Hỏi: Người hướng tới chứng Tư-đà-hàm, đối với chín trí đoạn này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Nếu dứt hết tham dục gấp bội, qua thứ tự mà nhận lấy quả chứng, hoặc không thành tựu, hoặc một-hai-ba-bốn-năm-sáu.

Thế nào là không thành tựu?

Đáp: Khổ pháp nhẫn không thành tựu, khổ pháp trí không thành tựu, khổ vị tri nhẫn không thành tựu, khổ vị tri trí không thành tựu. Tập pháp nhẫn không thành tựu, tập pháp trí có một, tập vi tri nhẫn và tập vị tri trí có hai. Tận pháp nhẫn, và tận pháp trí có ba, tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí có bốn. Đạo pháp nhẫn và đạo pháp trí có năm đạo vị tri nhẫn, hoặc được chứng Tu-đà-hoàn hướng tới quả Tư-đà-hàm có sáu, được Tư-đà-hàm thành tựu sáu trí đoạn. Người hướng tới chứng A-na-hàm,

Hỏi: Đối với chín trí đoạn này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Nếu ái dục hết vượt qua thứ tự mà nhận lấy quả chứng, hoặc không thành tựu, hoặc một-hai-ba-bốn-năm-sáu.

Thế nào là không thành tựu?

Đáp: Khổ pháp nhẫn không thành tựu, khổ pháp trí không thành tựu, khổ vị tri nhẫn không thành tựu, khổ vị tri trí không thành tựu. Tập pháp nhẫn không thành tựu, tập pháp trí có một, tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí có hai. Tận pháp nhẫn và tận pháp trí có ba, tận vi tri nhẫn và tận vị tri trí có bốn. Đạo pháp nhẫn và đạo pháp trí có năm, đạo vị tri nhẫn nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, hướng tới quả A-na-hàm thì có sáu (thông suốt hai số đạo). Được A-na-hàm, thành tựu một trí đoạn.

Năm kiết phần dưới trừ hết là trí đoạn. Người hướng tới chứng A-la-hán,

Hỏi: Đối với chín trí đoạn này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Ái sắc chưa hết thì thành tựu một trí đoạn. Năm kiết phần dưới hết thì ái sắc đã hết, thành tựu hai trí đoạn. Năm kiết phần dưới hết là trí đoạn, ái sắc hết là trí đoạn đạt được A-la-hán thành tựu một trí đoạn, tất cả kiết trừ hết là trí đoạn.

QUYỂN 7

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 3: BÀN VỀ NGƯỜI

Kiết hai loại cõi bao nhiêu quả có năm? Chín mươi lăm kiết cùng với ba loại kiết. Môn này rộng giải thích rộng về những quả chứng, môn hữu dục xong đến tám người nên học. Ba loại thâu nhiếp thân tử sinh thọ hữu, tử mà không sinh hữu dục ở phần su. Hai loại y thân thì cõi Dục có hai, cõi Sắc có hai, cõi Vô sắc có hai.

Có thể có kiết cõi Dục trong một lúc bị trói buộc chăng? Trong một lúc không bị trói buộc chăng? Dần dần bị trói buộc, dần dần không bị trói buộc chăng?

Có thể kiết cõi Sắc trong một lúc bị trói buộc trong một lúc không bị trói buộc, dần dần bị trói buộc, dần dần không bị trói buộc chăng? Có thể kiết cõi Vô sắc trong một lúc bị trói buộc, trong một lúc không bị trói buộc, dần dần bị trói buộc, dần dần không bị trói buộc chăng?

Kiết do kiến đế cõi Dục mà đoạn hết là thuộc về quả gì? Do tư duy cõi Dục mà đoạn, do kiến đế cõi Sắc mà đoạn do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, do kiến đế cõi Vô sắc mà đoạn. Kiết do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc mà đoạn hết là thuộc về quả nào? Năm kiết chủng do khổ đế mà đoạn kiết chủng. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập đế-tận đế-đạo đế mà đoạn mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế mà đoạn thì đoạn là thuộc về quả gì? Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập đế-tận đế-đạo đế mà đoạn thì đoạn là thuộc về quả nào?

Chín kiết chủng là kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn, do đạo pháp trí mà đoạn, do đạo vị tri trí mà đoạn.

Kiết chủng do tư duy mà đoạn, kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn, do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn, do đạo pháp trí mà đoạn, do đạo vị tri trí mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn hết là thuộc về quả nào? Mười lăm kiết chủng là kiết chủng, do khổ đế cõi Dục mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập-tận-đạo đế cõi Dục mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế cõi Sắc mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập-tận-đạo đế cõi Sắc mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập-tận-đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế cõi Dục đã đoạn hết, là thuộc về quả nào?

Kiết chủng, do tư duy mà đoạn tập-tận-đạo đế cõi Dục mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do khổ đế cõi Sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập-tận-đạo đế cõi Sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập-tận-đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Thân kiến hết là thuộc về quả nào? Trộm giới-nghi-cho đến sử vô minh do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào?

Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn chưa hết ái dục, kiết do tư duy cõi Dục mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết, kiết do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, kiết do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào?

Tám người hướng tới Tu-đà-hoàn, chứng đắc Tu-đà-hoàn; hướng tới Tư-đà-hàm, chứng đắc Tưđà-hàm; hướng tới A-na-hàm, chứng đắc A-nahàm; hướng tới A-la-hán, chứng đắc A-la-hán. Hướng tới Tu-đà-hoàn chứng kiết hết, là thuộc về quả nào? Được quả Tu-đà-hoàn cho đến hướng tới A-la-hán chứng đắc A-la-hán kiết hết, là thuộc về quả nào?

Các pháp học thành tựu Tu-đà-hoàn, quả Tuđà-hoàn thâu nhiếp pháp học kia chăng? Nếu các pháp Tu-đà-hoàn thâu nhiếp thì đó là pháp học chăng? Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế. Các pháp vô học thành tựu A-la-hán, quả A-la-hán thâu nhiếp pháp vô học kia chăng? Nếu quả A-la-hán thâu nhiếp thì pháp kia là pháp vô học chăng?

Các Tu-đà-hoàn thành tựu pháp vô lậu thì quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp vô lậu kia chăng? Nếu quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp vô lậu kia, thì đó là pháp vô lậu chăng? Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán cũng lại như vậy.

Các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn là quả Tu-đàhoàn thâu nhiếp pháp kia chăng? Nếu quả Tu-đàhoàn thâu nhiếp pháp kia, thì Tu-đà-hoàn thành tựu pháp kia chăng? Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán cũng lại như thế.

Con người từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, đều thọ hữu cõi Dục chăng? Nếu thọ hữu cõi Dục hết thì từ cõi Dục ẩn mất mà sinh trở lại cõi Dục chăng? Con người từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, đều thọ hữu cõi Sắc chăng? Nếu thọ hữu cõi Sắc hết, thì từ cõi Sắc ẩn mất mà sinh trở lại cõi Sắc chăng? Con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà sinh trở lại cõi Vô sắc, đều thọ hữu cõi Vô sắc chăng? Nếu thọ hữu cõi Vô sắc hết thì từ cõi Vô sắc ẩn mất mà sinh trở lại cõi Vô sắc chăng?

Con người từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, số người này có bao nhiêu? Bao nhiêu người bị sử sai khiến? Bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, số người này có bao nhiêu? Bao nhiêu người bị sử sai khiến? Bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Vô sắc, số người này có bao nhiêu? Bao nhiêu người bị sử sai khiến? Bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Con người nếu không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì không thọ hữu cõi Dục chăng? Nếu không thọ hữu cõi Dục mà không từ cõi Dục ẩn mất, thì sẽ không sinh vào cõi Dục chăng? Con người nếu không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, thì không thọ hữu cõi Sắc chăng? Nếu không thọ hữu cõi Sắc mà không từ cõi Sắc ẩn mất, thì sẽ không sinh vào cõi Sắc chăng? Con người nếu không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì không thọ hữu cõi Vô sắc chăng? Nếu không thọ hữu cõi Vô Sắc mà không từ cõi Vô sắc ẩn mất, thì sẽ không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Con người nếu không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người nếu không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người nếu không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Có thể từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục chăng? Có thể từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc-Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc chăng? Có thể, từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, vô sắc chăng? Có thể từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc chăng?

Nếu con người từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc-Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Nếu con người từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, cõi Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Nếu con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, cõi Sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Có thể từ cõi Dục ẩn mất mà con người không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Sắc ẩn mất mà con người không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Vô sắc ẩn mất mà con người không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc chăng?

Nếu con người từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, thì sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, thì sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, thì sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Có thể ái dục chưa hết mà mạng chung không sinh vào cõi Dục. Có thể ái sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc. Có thể ái vô sắc chưa hất mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc.

Nếu ái dục chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục, thì số người này sẽ có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu ái sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục, cõi Sắc, thì số người này sẽ có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu ái vô sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc

-cõi Vô sắc, thì số người này sẽ có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hai thứ cõi Dục, hai thứ cõi Sắc, hai thứ cõi Vô sắc. Kiết chủng do bốn đế mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn.

Hỏi: Có thể kiết cõi Dục trong một lúc mà có thể trói buộc chăng?

Đáp: Có thể người phàm phu ở cõi Dục không có ái, thoái lui từ cõi Sắc-Vô sắc ẩn mất mà sinh vào cõi Dục.

Hỏi: Trong một lúc không thể trói buộc chăng?

Đáp: Có thể người phàm phu đạt đến chỗ không còn ái của cõi Dục.

Hỏi: Dần dần có thể trói buộc chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Dần dần không thể trói buộc chăng?

Đáp: Có thể! Đệ tử của Đức Thế Tôn, trước diệt kiết do do bốn đế mà đoạn, sau là do tư duy mà đoạn.

Hỏi: Có thể, kiết cõi Sắc trong một lúc có thể trói buộc chăng?

Đáp: Có thể người phàm phu từ cõi Sắc không có ái, thoái lui từ địa trên ẩn mất mà sinh vào cõi Dục.

Hỏi: Nếu trên Phạm thiên, trong một lúc có thể không bị trói buộc chăng?

Đáp: Có thể! Người phàm phu đạt được sắc không có ái.

Hỏi: Dần dần có thể bị trói buộc chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Dần dần có thể không bị trói buộc chăng? Đáp: Có thể! Đệ tử Đức Thế Tôn, trước diệt kiết do do bốn đế mà đoạn, sau là do tư duy mà đoạn.

Hỏi: Có thể kiết cõi Vô sắc cùng một lúc bị trói buộc chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Cùng một lúc có thể không bị trói buộc chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Dần dần bị trói buộc chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Dần dần không bị trói buộc chăng?

Đáp: Có thể Đệ tử Đức Thế Tôn trước diệt kiết do bốn đế mà đoạn, sau là do tư duy mà đoạn.

Hỏi: Kiết do bốn đế cõi Dục mà đoạn hết là thuộc về quả gì?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Do tư duy cõi

Dục mà đoạn, hoặc là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do bốn đế cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở, do tư duy cõi Sắc mà đoạn, hoặc là quả A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do bốn đế cõi Vô Sắc mà đoạn, do tư duy mà đoạn là quả A-la-hán.

Năm kiết chủng là kiết chủng do khổ đế mà đoạn, kiết chủng, do tư duy tập đế-tận đế-đạo đế mà đoạn.

Hỏi: Kiết chủng do khổ đế mà đoạn hết là thuộc về quả gì?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do tập đế-tận đế mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do đạo đế mà đoạn, A-la-hán do tư duy mà đoạn.

Chín kiết chủng là kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn, do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn, do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn, do đạo pháp trí mà đoạn, do đạo vị tri trí mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn. Kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn hết là thuộc về quả gì?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở.

Do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn, do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn. bốn quả Sa-môn do đạo pháp trí đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Samôn do đạo vị tri trí đoạn. A-la-hán do tư duy mà đoạn.

Mười lăm kiết chủng: Kiết chủng do khổ đế cõi Dục mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn tập đế-tận đế-đạo đế cõi Dục mà đoạn, kiết chủng do khổ đế cõi Sắc mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn của tập-tận-đạo đế mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, kiết chủng do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn tập-tận-đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn.

Hỏi: Kiết chủng do khổ đế cõi Dục mà đoạn hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn, do tập đế-tận đế-đạo đế cõi Dục mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Quả A-na-hàm A-la-hán do tư duy cõi Dục mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do khổ đế cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do tập-tận đạo đế cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở, A-la-hán do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do khổ đế cõi Vô Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn, do tập-tận đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn. A-la-hán do tư duy mà đoạn cõi Vô Sắc mà đoạn.

Hỏi: Thân kiến hết là thuộc về quả gì?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc trộm giới-nghi; tham-giận dữ-ngu si và dục lậu, hoặc, quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. A-la-hán thuộc hữu lậu và vô minh lậu. Dục lưu trong lưu hoặc quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. A-la-hán thuộc hữu lưu và vô minh lưu; kiến lưu là bốn quả Sa-môn. Ách cũng như thế. Dục thọ trong thọ là quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc giới thọ và kiến thọ. A-la-hán của ngã thọ.

Tham dục ràng buộc thân, giận dữ ràng buộc thân trong phược là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân. Tham dục, giận dữ, thùy miên, trạo cử, đùa bỡn trong cái là quả A-nahàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc cái nghi, hoặc là vô xứ sở.

Kiết giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị trong kiết là quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở.

A-la-hán thuộc kiết ái, kiết kiêu mạn.

Tham dục, giận dữ trong phần dưới là quả Ana-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở.

Bốn quả Sa-môn thuộc thân kiến, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc trộm giới và nghi. Bốn quả Sa-môn thuộc thân kiến và biên kiến trong kiến, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc tà kiến, trộm kiến, trộm giới. Mũi trải qua ái và lưỡi trải qua ái trong ái thân là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Mắt-tai-thân trải qua ái là A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Ý trải qua ái là A-la-hán.

Sử tham dục, sử giận dữ trong sử là quả A-nahàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở.

A-la-hán thuộc sử hữu ái, sử kiêu mạn, sử vô minh. Bốn quả Sa-môn thuộc sử kiến, sử nghi. Kiết giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị trong kiết, là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở.

A-la-hán thuộc kiết ái, kiêu mạn, vô minh. Bốn quả Sa-môn thuộc kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi.

Bốn quả Sa-môn, do khổ-tập-tận-đạo đế cõi

Dục mà đoạn chín mươi tám sử, hoặc là vô xứ sở. Do tư duy cõi Dục mà đoạn là quả A-na-hàm, A-la-hán., hoặc là vô xứ sở.

Bốn quả Sa-môn, do khổ-tập-tận-đạo đế mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Quả A-la-hán, do tư duy cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở.

Bốn quả Sa-môn do khổ-tập-tận-đạo đế mà đoạn của cõi Vô sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở; quả A-la-hán do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn.

Hỏi: Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn chưa hết ái dục, kiết do tư duy cõi Dục mà đoạn hết, là thuộc về quả gì?

Đáp: Quả Tư-đà-hàm, hoặc là vô xứ sở.

Hỏi: Ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết, kiết do tư duy cõi Sắc mà đoạn hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về vô xứ sở.

Hỏi: Ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về vô xứ sở.

Tám người hướng tới Tu-đà-hoàn, chứng đắc Tu-đà-hoàn, hướng tới Tư-đà-hàm, chứng đắc Tưđà-hàm; hướng tới A-na-hàm, chứng đắc A-nahàm; hướng tới A-la-hán, chứng đắc A-la-hán.

Hỏi: Người hướng tới chứng Tu-đà-hoàn, kiết đã hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về vô xứ sở.

Hỏi: Được Tu-đà-hoàn tức là Tu-đà-hoàn, hướng tới Tư-đà-hàm chứng kiết đã hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tu-đà-hoàn, hoặc là vô xứ sở.

Hỏi: Được Tư-đà-hàm tức là Tư-đà-hàm, hướng tới A-na-hàm chứng kiết đã hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tư-đà-hàm, hoặc là vô xứ sở.

Hỏi: Được A-na-hàm tức là A-na-hàm, hướng tới A-la-hán chứng kiết đã hết là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả A-na-hàm, hoặc là vô xứ sở. Được A-la-hán tức là A-la-hán.

Hỏi: Các pháp học thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp này thuộc về quả Tu-đà-hoàn chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về (hoặc thâu nhiếp, hoặc không thâu nhiếp).

Thế nào là thâu nhiếp?

Đáp: Tu-đà-hoàn hữu vi được mà không mất, đó gọi là thâu nhiếp.

Thế nào là không thâu nhiếp?

Đáp: Tu-đà-hoàn tăng ích tiến lên được các căn vô lậu tốt đẹp, được rồi thì kiết hết mà đến chứng, đó gọi là không thâu nhiếp.

Hỏi: Nếu các pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn thì pháp đó là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc là học, hoặc phi học phi vô học. Thế nào là học?

Đáp: Tu-đà-hoàn hữu vi, đó gọi là học. Thế nào là phi học phi vô học?

Đáp: Tu-đà-hoàn vô vi, đó gọi là phi học phi vô học. Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp vô học thành tựu A-la-hán thì quả A-la-hán thâu nhiếp pháp vô học kia chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu A-la-hán thâu nhiếp pháp thì pháp kia là pháp vô học chăng?

Đáp: Hoặc là vô học, hoặc phi học phi vô học. Thế nào là vô học?

Đáp: A-la-hán hữu vi, đó gọi là vô học. Thế nào là phi học phi vô học?

Đáp: A-la-hán vô vi, đó gọi là phi học phi vô học.

Hỏi: Các pháp vô lậu thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp đó thuộc về Tu-đà-hoàn chăng?

Đáp: Hoặc thâu nhiếp, hoặc không thâu nhiếp (hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về).

Thế nào là thâu nhiếp?

Đáp: Được quả Tu-đà-hoàn không mất, đó gọi là thâu nhiếp. Thế nào là không thâu nhiếp?

Đáp: Tu-đà-hoàn tăng ích tiến tới được căn vi diệu vô lậu. Được rồi thì kiết hết, thọ chứng đắc, cũng là phi số duyên tận thành tựu Tu-đà-hoàn, đó gọi là không thâu nhiếp.

Hỏi: Nếu các pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn thì đó là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Như thế. Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp vô lậu thành tựu A-la-hán, pháp ấy thuộc về A-la-hán chăng?

Đáp: Hoặc thâu nhiếp, hoặc không thâu nhiếp.

Thế nào là thâu nhiếp?

Đáp: Đắc quả A-la-hán không mất, đó gọi là thâu nhiếp. Thế nào là không thâu nhiếp?

Đáp: Phi số duyên tận thành tựu A-la-hán, đó gọi là không thâu nhiếp.

Hỏi: Nếu các pháp thuộc về A-la-hán thì pháp đó là vô lậu chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp đó thuộc về Tu-đà-hoàn chăng?

Đáp: Hoặc có pháp thành tựu Tu-đà-hoàn nhưng pháp đó không thuộc về quả Tu-đà-hoàn.

Tại sao các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn, các pháp đó lại không thuộc về quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Vì lẽ Tu-đà-hoàn tăng ích tiến tới được căn vi diệu vô lậu, được rồi thì kiết hết mà thọ chứng đắc, cũng là các phi số duyên tận thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp hữu lậu thành tựu Tu-đà-hoàn, đó gọi là các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn pháp này không thuộc về quả Tu-đà-hoàn.

Thế nào là các pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn mà pháp này không thành tựu quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Chưa được quả Tu-đà-hoàn, được rồi thì mất, đó gọi là các pháp thuộc về Tu-đà-hoàn, mà các pháp này không thành tựu Tu-đà-hoàn.

Thế nào là các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn là pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Được quả Tu-đà-hoàn không mất, đó gọi là các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn, là pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn.

Thế nào là các pháp không thành tựu Tu-đàhoàn, cũng không phải là pháp thuộc về quả Tuđà-hoàn?

Đáp: Trừ ra những sự việc trên.

Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp thành tựu A-la-hán, là pháp thuộc về A-la-hán chăng?

Đáp: Hoặc có các pháp thành tựu A-la-hán, mà pháp này không thuộc về A-la-hán?

Thế nào là các pháp thành tựu A-la-hán, mà pháp này không thuộc về A-la-hán?

Đáp: Cũng phi số duyên tận thành tựu A-la-hán và pháp hữu lậu thành tựu A-la-hán, đó gọi là các pháp thành tựu A-la-hán, mà pháp này không thuộc về A-la-hán.

Thế nào là các pháp thuộc về A-la-hán, mà pháp này không thành tựu A-la-hán?

Đáp: Nếu chưa được A-la-hán hoặc được rồi thì mất, đó gọi là các pháp thuộc về A-la-hán, mà pháp này không thành tựu A-la-hán.

Thế nào là các pháp thành tựu A-la-hán, là pháp thuộc về A-la-hán?

Đáp: Được A-la-hán không mất, đó gọi là các pháp thành tựu A-la-hán, là pháp thuộc về A-la-hán.

Thế nào là các pháp không thành tựu A-la-hán, mà pháp này cũng không thuộc về A-la-hán?

Đáp: Trừ ra những sự việc trên.

Hỏi: Từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, đều thọ hữu cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục không thọ hữu cõi Dục chăng?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất mà có đủ Trung ấm cõi Sắc, đó gọi là từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là thọ hữu cõi Dục mà không phải từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục?

Đáp: Nếu ở cõi Sắc ẩn mất mà có đủ Trung ấm cõi Dục, đó gọi là thọ hữu cõi Dục mà không phải từ cõi Dục ẩn mất, không sinh vào cõi Dục.

Hỏi: Từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, thọ hữu cõi Dục là sao?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất mà có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, đó gọi là từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất mà có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc. Từ cõi Sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Sắc, đó gọi là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục.

Hỏi: Từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, đều thọ hữu cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc ở cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc chăng?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất mà biện minh về ấm trong cõi Dục, đó gọi là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là thọ hữu cõi Sắc mà không là từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc chăng?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất mà có đủ Trung ấm cõi Sắc, đó gọi là thọ hữu cõi Sắc mà không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc.

Thế nào là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, thọ hữu cõi Sắc?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, đó gọi là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ấm cõi Dục. Từ cõi Dục ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục, đó gọi là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc.

Hỏi: Từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, đều thọ hữu cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như thế, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, đều thọ hữu cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có thọ hữu cõi Vô Sắc mà không từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có hoặc từ cõi Dục-Sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục. Người này có bốn: Phàm phu và Thánh nhân cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc. Từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, người này có ba: Phàm phu cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc. Từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, người này có hai: Phàm phu và Thánh nhân cõi Vô sắc.

Người phàm phu cõi Dục bị chín mươi tám sử sai khiến và chín kiết ràng buộc. Hiền Thánh nhân bị sai khiến bởi mười sử và sáu kiết trói buộc. Người phàm phu cõi Sắc bị sáu mươi hai sử sai khiến và sáu kiết trói buộc. Hiền Thánh nhân bị sáu sử sai khiến và ba kiết trói buộc. Người phàm phu cõi Vô sắc bị ba mươi mốt sử sai khiến và sáu kiết trói buộc. Hiền Thánh nhân bị ba sử sai khiến và ba kiết trói buộc.

Hỏi: Nếu không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì đều không thọ hữu cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc có lúc không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục, đó gọi là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là không thọ hữu cõi Dục mà không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không từ cõi Dục sinh?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong cõi Sắc, đó gọi là không thọ hữu cõi Dục mà không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không từ cõi Dục sinh.

Thế nào là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ấm cõi Sắc, từ cõi Sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Sắc, đó gọi là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không từ cõi Dục sinh, không phải không thọ hữu cõi Dục?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ấm cõi Dục, đó gọi là không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục.

Hỏi: Không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, đều không thọ hữu cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi Sắc chăng?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong cõi Sắc, đó gọi là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là không thọ hữu cõi Sắc mà không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, biện minh về ấm trong cõi Dục, đó gọi là không thọ hữu cõi Sắc mà không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc.

Thế nào là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ra ấm cõi Dục, từ cõi Dục ẩn mất sinh ra cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục, đó gọi là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi sắc?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm sinh ra ấm cõi Sắc, đó gọi là không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi sắc.

Hỏi: Không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, cuối cùng không thọ hữu cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như thế. Không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, cuối cùng không thọ hữu cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có loại không thọ hữu cõi Vô Sắc mà không phải không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục-cõi Sắc mà không phải từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, người này có năm: Phàm phu cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc, phàm phu và Thánh nhân cõi Vô sắc. Không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, người này có sáu: Phàm phu và Thánh nhân cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc, phàm phu và Thánh nhân cõi Vô sắc. Không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, người này có bốn: Phàm phu và Thánh nhân cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc. Luôn luôn bị sử sai khiến, luôn luôn bị kiết trói buộc.

Hỏi: Có thể ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Dục chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể, ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Sắc, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không sinh, vì có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục-cõi Sắc giống như bát Niết-bàn.

Có thể ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Sắc, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, cõi Sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể, ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, cõi Sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Sắc, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Nếu ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Dục thì người này có sáu: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Nếu ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc thì người này có sáu: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Nếu cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc.

Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc, thì người này có năm: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục, thì người này có năm: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì người này có ba: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc.

Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì người này có hai: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục, thì người này có bốn: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc, thì người này có bốn: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Luôn luôn bị sử sai khiến, luôn luôn bị kiết trói buộc.

Hỏi: Có thể ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục-cõi Sắc giống như bát Niết-bàn.

Hỏi: Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, cõi Sắc giống như bát Niết-bàn.

Hỏi: Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, cõi Sắc giống như bát Niết-bàn.

Nếu mạng chung ở cõi Dục, thì sẽ không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, thì người này có ba: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, thì người này có hai: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc. Luôn luôn bị sử sai khiến, luôn luôn bị kiết trói buộc.

Hỏi: Có thể ái dục chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục.

Hỏi: Có thể ái sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục-cõi Sắc.

Hỏi: Có thể ái vô sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc.

Nếu ái dục chưa hết, thì mạng chung không sinh vào cõi Dục, thì người này có hai: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục. Nếu ái sắc chưa hết, thì mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc, thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Nếu ái vô sắc chưa hết mà mạng chung không sinh vào cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc.

Người phàm phu cõi Dục bị chín mươi tám sử sai khiến và chín kiết trói buộc, Thánh nhân bị mười sử sai khiến và sáu kiết trói buộc. Phàm phu cõi Sắc bị sáu mươi hai sử sai khiến và sáu kiết trói buộc, Thánh nhân bị sáu sử sai khiến và ba kiết trói buộc. Người phàm phu cõi Vô sắc bị ba mươi mốt sử sai khiến và sáu kiết trói buộc, Thánh nhân bị ba sử sai khiến và ba kiết trói buộc.

QUYỂN 8

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 4: BÀN VỀ MƯỜI MÔN

Mấy sử sai khiến,
Cùng với hai duyên,
Thứ tự có giác,
Các căn tương ưng,
Cũng thành tựu căn,
Nếu không thành tựu,
Đoạn trí, tác chứng,
Mười môn hiện khắp.

Hai mươi hai căn, mười tám trì, mười hai nhập, năm ấm, năm thạnh ấm, sáu đại sắc pháp, vô sắc pháp, pháp có thể thấy-pháp không thể thấy, pháp có đối-pháp không có đối, pháp hữu lậu-pháp vô lậu, pháp hữu vi-pháp vô vi, pháp quá khứ-pháp vị lai-pháp hiện tại, pháp thiện-pháp bất thiện-pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Dục-pháp hệ thuộc cõi Sắc-pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp học-pháp vô học-pháp phi học phi vô học, pháp do kiến đế mà đoạn, pháp do tư duy mà đoạn, pháp không có đoạn.

Bốn đế, bốn thiền, bốn đẳng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập, mười nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội, ba kiết, ba căn bất thiện, ba hữu lậu.

Bốn lưu, bốn ách, bốn thọ, bốn phược.

Năm cái, năm kiết, năm kiết phần dưới, năm kiến, sáu ái thân, bảy sử, chín kiết, chín mươi tám sử.

Nhãn căn có bao nhiêu sử sai khiến? Cho đến sử vô minh tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, có bao nhiêu sử sai khiến? (một môn)

Nhãn căn duyên duyên nhãn thức có bao nhiêu sử sai khiến? Cho đến sử vô minh duyên duyên thức do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn có bao nhiêu sử sai khiến? (hai môn)

Nhãn căn duyên duyên thức có bao nhiêu sử sai khiến? Cho đến sử vô minh duyên duyên thức do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn có bao nhiêu sử sai khiến? (ba môn).

Ý căn theo thứ tự có bao nhiêu tâm sinh, cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn theo thứ tự có bao nhiêu tâm sinh? (bốn môn) Nhãn căn bị các sử sai khiến thì sử này nên nói là có giác-có quán, không có giác-có quán hay là không có giác, không có quán chăng? Cho đến sử vô minh và các sử sai khiến do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn thì sử này nên nói là có giác-có quán hay là không có giác-có quán, không có giác, không có quán chăng? (năm môn)

Nhãn căn bị các sử sai khiến thì sử này có bao nhiêu căn tương ưng? Cho đến sử vô minh vá các sử sai khiến do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, thì sử này có bao nhiêu căn tương ưng? (sáu môn)

Pháp nào thành tựu nhãn căn? Cho đến pháp nào thành tựu sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn? (bảy môn).

Pháp nào không thành tựu nhãn căn? Cho đến pháp nào không thành tựu sử vô minh, do do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc mà đoạn? (tám môn).

Nhãn căn khi trí đoạn thì có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết do trí đoạn? Cho đến sử vô minh do của tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, khi trí đoạn thì có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết do trí đoạn? (chín môn)

Khi nhãn căn tận tác chứng, có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết tận tác chứng. Cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, lúc tận tác chứng thì có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết tận tác chứng? (mười môn).

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Nhãn căn có bao nhiêu sử sai khiến?

Đáp: Cõi Dục-cõi Sắc, thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn; nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng lại như thế. Ý căn bao gồm tất cả.

Nam căn-nữ căn thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Mạng căn thông qua tất cả ba cõi và do tư duy mà đoạn. Lạc căn tất cả cõi Sắc-cõi Dục thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn.

Khổ căn thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hỷ căn gồm tất cả cõi Sắc, tất cả cõi Dục, trừ duyên vô lậu-nghi của cõi Dục và vô minh tương ưng với nghi. Ưu căn gồm tất cả cõi Dục.

Hộ căn gồm tất cả. Tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn, ba cõi thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Vị tri căn-dĩ tri căn và vô tri căn không có sự gìn giữ của mắt, sự gìn giữ của tai-mũi-lưỡi-thân. Gìn giữ sắc-gìn giữ tiếng-gìn giữ trơn mịn, gìn giữ nhãn thức-nhĩ thức-thân thức, cõi Dục-cõi Sắc thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn. Giữ gìn hương-giữ gìn vị-giữ gìn tỷ thức-giữ gìn thiệt thức, cõi Dục thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn.

Ý gìn giữ pháp, gìn giữ ý thức, gìn giữ bao gồm tất cả.

Nhãn nhập, nhĩ-tỷ-thiệt-thân nhập. Sắc, tiếng, trơn mịn nhập cõi Dục-cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hương-vị nhập cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Ý nhập và pháp nhập bao gồm tất cả.

Sắc ấm thì cõi Dục-cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Thống-tưởng-hành-thức ấm gồm tất cả. Sắc thạnh ấm thì cõi Dục-Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn

Thống-tưởng-hành-thức thạnh ấm thì tất cả địa chủng, cho đến không chủng. Cõi Dục-cõi Sắc thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn.

Thức chủng gồm tất cả, sắc pháp cõi Dục-cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Pháp vô sắc gồm tất cả, pháp có thể thấy, pháp có đối thì cõi Dục-cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn; tất cả gồm pháp không thể thấy và pháp không có đối tất cả, pháp hữu lậu, pháp vô lậu không có. Pháp hữu vi là tất cả, pháp vô vi không có. Pháp quá khứ-vị lai-hiện tại là tất cả. Pháp thiện thì ba cõi thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn; pháp bất thiện thì cõi Dục gồm tất cả; pháp vô ký thì cõi Sắc-cõi Vô sắc gồm tất cả, và hai thứ cõi Dục do tập đế cõi Dục mà đoạn thông tất cả. Pháp hệ thuộc cõi Dục có tất cả hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc có tất cả hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc có tất cả hệ thuộc cõi Vô sắc.

Pháp học và pháp vô học không có. Pháp phi học phi vô học gồm tất cả Pháp do kiến đế mà đoạn tất cả do kiến đế mà đoạn, pháp do tư duy mà đoạn-do tư duy mà đoạn tất cả và thông tất cả. Pháp không có gì đoạn là không có. Tất cả là khổ đế-tập đế, tận đế-đạo đế thì không có. Cõi Sắc trong thiền có tất cả, cõi Sắc bốn đẳng thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Cõi Vô sắc trong vô sắc có tất cả. Sơ-đệ nhị-đệ tam giải thoát tám trừ nhập tám nhất thiết nhập, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Giải thoát và nhất thiết nhập còn lại thì cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Pháp trí-vị tri trí không có, tri tha tâm trí thì cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Đẳng trí gồm tất cả, trừ ra kiến tương ưng với duyên vô lậu. Khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí-không-vô tướng-vô nguyện thì không có. Thân kiến trong kiết do khổ đế mà đoạn tất cả và do tập đế mà đoạn, thông tất cả. Trộm giới do khổ đế mà đoạn tất cả, và do tập đế mà đoạn thông tất cả. Hữu lậu duyên nghi do đạo đế mà đoạn. Hữu lậu duyên và nghi tương ưng với vô minh do kiến đế mà đoạn,. Vô lậu duyên tham-giận dữ trong căn bất thiện, hữu lậu duyên ngu si cõi Dục và tất cả cõi Dục, trừ vô minh vô lậu duyên cõi Dục. Dục lậu trong lậu có tất cả hữu lậu cõi Dục, tất cả cõi Sắc-Vô sắc, tất cả vô minh lậu, trừ vô minh duyên vô lậu.

Dục lưu trong lưu thì cõi Dục có tất cả, hữu lưu thì cỏi Sắc-Vô sắc có tất cả, vô minh lưu có tất cả, tất cả vô minh lưu, trừ duyên vô lậu của vô minh. Duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn trong kiến lưu, và kiến tương ưng với vô minh vô lậu duyên; ách cũng như thế.

Dục thọ trong thọ thì cõi Dục có tất cả, giới thọ thì tất cả do khổ đế mà đoạn và tập đế mà đoạn thông tất cả. Duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn. Duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn trong kiến thọ, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với kiến.

Ngã thọ thì cõi Sắc-Vô sắc có tất cả. Ái dục ràng buộc thân và giận dữ ràng buộc thân trong phược. Hữu lậu duyên trộm giới ràng buộc thân cõi Dục do khổ đế mà đoạn tất cả, và do tập đế mà đoạn thông tất cả. Ngã kiến ràng buộc thân duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn.

Duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn. Tham dục và giận dữ trong cái, hữu lậu duyên thùy miên-trạo cử thuộc cõi Dục thì cõi Dục có tất cả sự đùa cợt cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Nghi cái cõi Dục do kiến đế mà đoạn hữu lậu duyên và duyên vô lậu của vô minh tương ưng với nghi cõi Dục.

Kiết giận dữ trong kiết, cõi Dục duyên hữu lậu; kiết ái-kiết kiêu mạn duyên hữu lậu ba cõi; kiết keo kiệt-kiết ganh tị thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Tham dục-giận dữ trong kiết phần dưới thì cõi Dục duyên hữu lậu. Thân kiến do khổ đế mà đoạn tất cả, và tập đế mà đoạn thông tất cả. Trộm giới do khổ đế mà đoạn tất cả, và do tập đế mà đoạn thông tất cả. Hữu lậu duyên do đạo đế mà đoạn, nghi do kiến đế mà đoạn hữu lậu duyên, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với nghi.

Thân kiến-biên kiến trong kiến do khổ đế mà đoạn tất cả và do tập đế mà đoạn thông tất cả.

Tà kiến duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn và tà kiến duyên vô lậu tương ưng với vô minh. Trộm kiến duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn. Trộm giới, tất cả do khổ đế mà đoạn, và do tập đế mà đoạn thông tất cả, duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn. Mũi-lưỡi trải qua ái trong ái thân thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Mắt-tai-thân trải qua ái thì thông tất cả cõi Dục-cõi Sắc và do tư duy mà đoạn. Ý trải qua ái duyên hữu lậu ba cõi. Sử tham dục, sử giận dữ trong sử cõi Dục duyên hữu lậu. Sử hữu ái duyên hữu lậu cõi Sắc-Vô sắc; sử kiêu mạn duyên hữu lậu ba cõi; sử vô minh có tất cả, trừ duyên vô lậu vô minh. Sử kiến duyên hữu lậu do, kiến đế mà đoạn, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với kiến. Sử nghi duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với nghi.

Kiết giận dữ trong kiết cõi Dục duyên hữu lậu. Kiết ái-kiết kiêu mạn duyên hữu lậu ba cõi. Kiết vô minh duyên tất cả, trừ duyên vô lậu vô minh. Kiết kiến duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với kiến. Kiết thất nguyện duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn. Kiết nghi duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn và duyên vô lậu vô minh tương ưng với nghi. Kiết keo kiệt-kiết ganh tị thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Chín mươi tám sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn do khổ đế cõi Dục mà đoạn và tất cả do tập đế cõi Dục mà đoạn thông tất cả do tập đế cõi Dục mà đoạn và do tập đế cõi Dục mà đoạn tất cả và do khổ đế cõi Dục mà đoạn thông tất cả.

Do tận đế cõi Dục mà đoạn và do tận đế cõi Dục mà đoạn tất cả, cùng với cõi Dục thông tất cả. Do đạo đế cõi Dục mà đoạn và do đạo đế cõi Dục mà đoạn tất cả cùng với cõi Dục thông tất cả. Do tư duy cõi Dục mà đoạn và do tư duy cõi Dục mà đoạn tất cả, cùng với cõi Dục thông tất cả. Cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng lại như thế.

Hỏi: Nhãn căn duyên thức có bao nhiêu sử sai khiến?

Đáp: Ba thứ của cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức và bốn thứ tai-mũi-lưỡi-thân căn, cũng lại như thế. Ý căn duyên thức duyên hữu vi, duyên duyên thức duyên hữu vi.

Nam căn-nữ căn duyên thức cõi Dục có ba thứ cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ. Cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Mạng căn duyên thức thì ba cõi có ba loại, duyên duyên thức có bốn loại. Lạc căn duyên thức cõi Dục có bốn loại, cõi Sắc là hữu vi duyên, cõi Vô sắc có hai loại và thông tất cả. Duyên duyên thức cõi Dục và cõi Vô sắc có bốn loại.

Duyên hữu vi cõi Sắc, khổ căn duyên thức cõi Dục có ba thứ-cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ-cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hỷ căn duyên thức cõi Dục duyên hữu vi-Sắc, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi-Sắc, cõi Vô sắc có bốn thứ. Ưu căn duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên thức cõi Dục duyên hữu vi. Cõi Sắc có ba loại, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. hộ căn duyên thức duyên hữu vi, duyên duyên thức duyên hữu vi.

Căn tín-tinh tiến-niệm-định tuệ duyên bốn loại thức, duyên duyên thức có bốn thứ. Vị tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn duyên thức có hai thứ và thông tất cả, duyên duyên có thức bốn thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. duyên duyên thức có bốn loại. Nhãn trì, nhĩ-tỷ-thiệt-thân trì; sắc trì và thanh-tế hoạt trì, duyên thức cõi Dục-cõi Sắc có ba thứ: nhãn thức, nhĩ thức, thân thức, duyên thức. Cõi Dục-Sắc có ba thứ: Duyên duyên thức cõi Dục-Sắc có bốn loại, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Hương trì-vị trì, tỷ thức-thiệt thức trì, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Ý trì-ý thức trì, duyên thức duyên hữu vi. Duyên duyên thức duyên hữu vi.

Pháp trì duyên thức có tất cả duyên, duyên thức duyên hữu vi. Nhãn nhập, nhĩ-tỷ-thiệt-thân nhập. Sắc-thanh-tế hoạt nhập, duyên thức cõi Dục-Sắc có ba thứ cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn duyên duyên thức có bốn thứ. Hương nhập-vị nhập, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Ý nhập duyên thức duyên hữu vi. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp nhập duyên thức duyên tất cả, duyên thức duyên hữu vị. Sắc ấm duyên thức cõi Dục-Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Thống-tưởng-hành-thức ấm, duyên thức duyên hữu vi, duyên duyên thức duyên hữu vi. Sắc thạnh ấm duyên thức cõi Dục-Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức có bốn loại. Thống-tưởng-hành-thức thạnh ấm duyên duyên thức duyên hữu vi và duyên duyên thức-duyên hữu vi.

Chủng địa cho đến chủng không, duyên thức cõi Dục-Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức có bốn thứ. Thức chủng duyên thức-duyên hữu lậu, và duyên duyên thức-duyên hữu vi.

Sắc pháp duyên thức cõi Dục-cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Duyên duyên thức có bốn thứ. Pháp vô sắc duyên thức có tất cả, duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp có thể thấy và pháp có đối duyên thức cõi Dục-Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Pháp không thể thấy và pháp không có đối duyên thức có tất cả.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp hữu lậu duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp vô lậu duyên thức có ba thứ (tư duy, tận, đạo) và thông tất cả. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp hữu vi duyên thức duyên hữu vi. Duyên duyên thức cũng duyên hữu vi.

Pháp vô vi duyên thức có hai thứ và thông tất cả (tư duy-tận).

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp quá khứ-vị lai-hiện tại duyên thức duyên hữu vi.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp thiện duyên thức có tất cả, duyên duyên thức và duyên hữu vi. Pháp bất thiện duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. duyên duyên thức hữu vi cõi Dục, cõi sắc có ba loại, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Pháp vô ký duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi Sắc-Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn loại, cõi Sắc-Vô sắc duyên hữu vi. Pháp hệ thuộc cõi Dục duyên thức cõi Dục duyên hữu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba loại, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Pháp hệ thuộc cõi sắc duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi Sắc duyên hữu lậu, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi sắc duyên hữu vi, cõi Vô sắc có bốn loại. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc duyên cõi Dục-cõi Sắc có ba loại, cõi Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi sắc có bốn loại, cõi Vô sắc duyên hữu vi. Pháp học và pháp vô học duyên thức có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức có bốn loại. Pháp phi học phi vô học duyên thức có bốn loại, duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn, duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp do kiến đế mà đoạn duyên thức duyên hữu lậu, duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp do tư duy mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba loại, duyên duyên thức có bốn loại. Pháp không có đoạn diệt, duyên thức có ba loại thông tất cả, duyên duyên thức hữu vi. Khổ và tập đế duyên thức duyên hữu lậu, duyên duyên thức duyên hữu vi. Tận đế duyên thức có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức duyên hữu vi. Đạo đế duyên thức có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức có bốn loại. Thiền duyên thức cõi Dục có bốn loại, cõi Sắc duyên hữu vi, cõi Vô sắc có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức cõi Dục và cõi Vô sắc có bốn loại, cõi Sắc duyên hữu vi. Hộ từ bi trong bốn đẳng duyên thức cõi Dục-Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc có bốn thứ. Tịnh giải thoát-bốn trừ nhập sau-tám nhất thiết nhập cũng lại như thế.

Hỷ duyên thức cõi Dục-Sắc có ba loại, duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Giải thoát thứ nhất-thứ hai và bốn trừ nhập đầu cũng lại như vậy.

Không xứ-Thức xứ, bất dụng xứ, trong Vô sắc duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc duyên hữu vi.

Duyên duyên thức ở cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc duyên hữu vi.

Hữu tưởng-vô tưởng xứ duyên thức cõi Dục-Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi Sắc có bốn loại, cõi Vô sắc duyên hữu vi.

Không xứ giải thoát-Thức xứ giải thoát-bất dụng xứ giải thoát trong giải thoát, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc có bốn thứ.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc có bốn thứ. Hữu tưởng-vô tưởng xứ giải thoát, và diệt tận giải thoát duyên thức ba cõi có ba thứ.

Duyên duyên thức cõi Dục ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc có bốn thứ.

Không xứ nhập-Thức xứ nhập cũng lại như thế.

Pháp trí duyên thức cõi Dục có hai thứ, cõi Dục thông tất cả, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Vị tri trí duyên thức cõi Sắc-Vô sắc có hai thứ và cõi Sắc-Vô sắc thông tất cả. Cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc có bốn thứ. Trí biết tâm người khác duyên thức cõi Dục-Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả.

Duyên duyên thức có bốn thứ, đẳng trí duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí-không-vô nguyện-vô tưởng duyên thức có hai thứ và thông tất cả.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Thân kiến trong kiết duyên thức ba cõi có ba loại, duyên duyên thức có bốn loại. Trộm giới duyên thức ba cõi có ba thứ và do đạo đế mà đoạn.

Duyên duyên hữu lậu duyên duyên thức có bốn thứ. Nghi duyên thức duyên hữu lậu, duyên duyên thức duyên hữu vi. Tham-giận dữ-ngu si và dục lậu duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Hữu lậu duyên thức cõi Dục có ba thứ, duyên hữu lậu của cõi Sắc-Vô sắc.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc duyên hữu vi.

Vô minh lậu duyên thức duyên hữu lậu, đối tượng duyên chủ thể duyên thức duyên hữu vi.

Dục lưu trong lưu duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hữu lưu duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-

Vô sắc duyên hữu vi. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Ách cũng như thế.

Dục thọ trong thọ duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Giới thọ duyên thức ba cõi có ba thứ và do đạo đế mà đoạn duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức có bốn thứ kiến thọ duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Ngã thọ duyên thức cõi Dục có ba thứ cõi Sắc-Vô sắc duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ cõi Sắc-Vô sắc duyên hữu vi.

Ái dục ràng buộc thân-sự giận dữ ràng buộc thân trong phược, duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Trộm giới ràng buộc thân duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Ngã kiến ràng buộc thân duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi.

Tham dục-giận dữ-thùy miên-trạo cử-đùa bỡn trong cái duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi

Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Kiết giận dữ trong kiết, duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu-cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi-cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Kiết keo kiệt ganh tị duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. còn lại duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Tham dục-giận dữ trong phần dưới duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu-cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi-cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Thân kiến duyên thức ba cõi có ba thứ. Duyên duyên thức có bốn loại.

Trộm giới duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Nghi duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Thân kiến-biên kiến trong kiến, duyên thức ba cõi có ba thứ.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Trộm giới duyên thức ba cõi có ba thứ, và do đạo đế mà đoạn duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi.

Mũi-lưỡi, trải qua ái trong ái thân duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Nhãn-nhĩ-thân trải qua ái duyên thức cõi Dục-cõi Sắc có ba thứ.

Duyên duyên thức cõi Dục-cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Ý trải qua ái duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Sử tham dục-giận dữ trong sử duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu-cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Sử hữu ái duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc duyên hữu vi. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi.

Kiết giận dữ trong kiết duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu-cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi-cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Kiết keo kiệt-ganh tị, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi.

Chín mươi tám sử, sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn, duyên thức cõi Dục có ba thứ (tư duy-khổ-tập), cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, trừ ra tận thì cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn; do tập đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn cũng lại như thế.

Sử do tận đế cõi Dục mà đoạn, duyên thức cõi Dục có ba thứ, và duyên hữu lậu do tận đế cõi Dục mà đoạn, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi-cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn, duyên thức cõi Dục có ba thứ, và duyên hữu lậu do đạo đế cõi Dục mà đoạn, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Sử do khổ đế cõi Sắc mà đoạn, duyên thức cõi Dục-Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc có bốn thứ, do tư duy mà đoạn tập đế cũng lại như thế.

Sử do tận đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức cõi Dục-Sắc có ba thứ, và duyên hữu lậu do tận đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc duyên hữu vi, cõi Vô sắc có bốn thứ.

Sử do đạo đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức cõi Dục-Sắc có ba thứ, và duyên hữu lậu. Do đạo đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc có bốn thứ.

Sử do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba thứ.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc có bốn thứ.

Do tư duy tập đế mà đoạn cũng lại như thế.

Sử do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu, do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc duyên hữu vi.

Sử do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu, do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn.

Duyên duyên thức ba cõi có ba thứ, cõi Sắc-Vô sắc có bốn thứ.

Ý căn theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Lạc căn theo thứ tự sinh mười một tâm. Hỷ căn theo thứ tự sinh mười tâm (cõi Dục năm, nhị thiền năm). Khổ căn-ưu căn theo thứ tự sinh năm tâm. Hộ căn-tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Vị tri căn theo thứ tự không sinh tâm (mười lăm tâm, văn lại không có). Dĩ tri căn, vô tri căn theo thứ tự sinh ba tâm. Nhãn thức-nhĩ thức-thân thức trì, theo thứ tự sinh mười tâm. Tỷ thức-thiệt thức trì theo thứ tự sinh năm tâm.

Ý trì-pháp trì-ý thức trì-ý nhập-pháp nhập, thống ấm và tưởng-hành-thức ấm, thống thạnh ấm và tưởng-hành-thức-thạnh ấm, chủng thức-pháp vô sắc, pháp không thể thấy, pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Pháp vô lậu theo thứ tự sinh ba tâm. Pháp vô vi theo thứ tự không sinh tâm. Pháp quá khứ theo thứ tự sinh hai tâm. Pháp vị lai theo thứ tự không sinh tâm. Pháp hiện tại, pháp thiện, pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Pháp bất thiện theo thứ tự sinh năm tâm. Pháp học-pháp vô học, theo thứ tự sinh ba tâm. Pháp phi học phi vô học, pháp do kiến đế mà đoạn, pháp do tư duy mà đoạn, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Pháp không có gì đoạn theo thứ tự sinh ba tâm. Khổ đế-tập đế theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Tận đế theo thứ tự không sinh tâm. Đạo đế theo thứ tự sinh ba tâm. Thiền theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Bốn đẳng theo thứ tự sinh sáu tâm. Định vô sắc theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Giải thoát thứ nhất và thứ hai bốn trừ nhập đầu tiên, theo thứ tự sinh sáu tâm. Tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập, theo thứ tự sinh tám tâm.

Không xứ giải thoát-Không xứ nhập, Thức xứ giải thoát-Thức xứ nhập, theo thứ tự sinh sáu tâm. Bất dụng xứ giải thoát, hữu tưởng-vô tưởng giải thoát, theo thứ tự sinh năm tâm. Diệt tận giải thoát theo thứ tự không sinh tâm. Pháp trí theo thứ tự sinh hai tâm.

Vị tri trí theo thứ tự sinh ba tâm. Trí biết tâm người khác theo thứ tự sinh sáu tâm. Đẳng trí theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Khổ trí, tập-tận-đạo trí, không-vô nguyện-vô tướng, theo thứ tự sinh ba tâm. Thân kiến-trộm giới-nghi theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Tham-giận dữ-ngu si và dục lậu, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Dục lưu trong lưu theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Ách cũng như vậy.

Dục thọ trong thọ theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh tâm mười lăm tâm.

Năm cái và kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Sự tham dục-giận dữ trong phần dưới, theo thứ tự sinh năm tâm.

Còn lại và năm kiến theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Mũi-lưỡi trải qua ái trong ái thân, theo thứ tự sinh năm tâm. Mắt-tai-thân trải qua ái, theo thứ tự sinh mười tâm. Ý trải qua ái theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Sử tham dục-giận dữ trong sử theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị trong kiết, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Chín mươi tám sử cõi Dục theo thứ tự sinh năm tâm, cõi Sắc mười tâm, cõi Vô sắc mười lăm tâm.

Nam căn-nữ căn và khổ căn và ưu căn có các sử sai khiến thì sử này có giác-có quán. Vị tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn thì không có giác, không có quán. Căn còn lại và ba hành, nhãn thức-nhĩ thức-thân thức trì, hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán.

Hương trì, vị trì, tỷ thức, thiệt thức trì có giác-có quán, trì còn lại có đủ ba hành.

Hương nhập, vị nhập có giác-có quán, nhập còn lại có đủ ba hành.

Ấm và thạnh ấm chủng, pháp sắc-pháp vô sắc; pháp có thể thấy-pháp không thể thấy, pháp có đối-pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi; pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại; pháp thiện, pháp vô ký; pháp hệ thuộc cõi Sắc có đủ ba hành, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục có giác-có quán; pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, không có giác-không có quán. Pháp học, pháp vô học, không có pháp phi học phi vô học, pháp, do tư duy bốn đế mà đoạn có đủ ba hành. Pháp đoạn diệt không có. Khổ đế, tập đế có đủ ba hành, tận đế-đạo đế không có. Sơ thiền trong thiền, hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán. Thiền còn lại không có giác-không có quán. Bốn đẳng có ba hành. Định vô sắc không có giác, không có quán.

Hai giải thoát đầu tiên, bốn trừ nhập đầu tiên có ba hành, giải thoát và trừ nhập còn lại cùng nhất thiết nhập thì không có giác, không có quán.

Pháp trí-vị tri trí không có. Trí biết tâm người khác và đẳng trí có ba hành.

Khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, không-vô nguyện-vô tướng không có. Thân kiến-trộm giới-nghi có ba hành, tham-giận dữ-ngu si và dục lậu có giác-có quán, còn lại có đủ ba hành.

Dục lưu trong lưu có giác-có quán, còn lại có đủ ba hành. Ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ có giác-có quán, còn lại có đủ ba hành.

Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược có giác-có quán, còn lại có đủ ba hành.

Năm cái và kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị có giác-có quán, còn lại có đủ ba hành.

Tham dục-giận dữ trong phần dưới có giác-có quán, còn lại cùng với năm kiến có đủ ba hành.

Mũi-lưỡi trải qua ái trong ái thân, có giác-có quán. Mắt-tai-thân trải qua ái, hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác, không có quán. Ý trải qua ái có ba hành.

Sử tham dục-giận dữ trong sử có giác-có quán, còn lại có đủ ba hành.

Kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị trong kiết có giác-có quán, còn lại có đủ ba hành.

Chín mươi tám sử cõi Dục có giác-có quán, ba hành cõi Sắc có ba hành, cõi Vô sắc không có giác-không có quán.

Các sử sai khiến của nhãn căn thì sử này tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng lại như vậy.

Ý căn có năm; nam căn-nữ căn có ba, trừ lạc căn; khổ căn-mạng căn có bốn, trừ khổ căn; lạc căn có bốn, trừ khổ căn; khổ căn có bốn, trừ lạc căn; hỷ căn-ưu căn có ba, trừ lạc căn; khổ căn-hộ căn có năm; tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn có bốn, trừ khổ căn.

Vị tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn, không có sử sai khiến.

Nhãn trì, nhĩ-tỷ-thiệt-thân, ý thức trì có bốn, trừ khổ căn, trì còn lại có năm.

Nhãn nhập, nhĩ-tỷ-thiệt-thân nhập có bốn, trừ khổ căn, nhập còn lại có năm.

Ấm và thạnh ấm chủng, pháp sắc-pháp không có sắc, pháp có thể thấy-pháp không thể thấy, pháp có đối-pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi có năm. Pháp vô lậu, pháp vô vi không có.

Pháp quá khứ-vị lai-hiện tại, pháp thiện-pháp bất thiện-pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Dục có năm; pháp hệ thuộc cõi Sắc có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc có một là hộ căn. Pháp học-pháp vô học không có. Pháp phi học phi vô học có năm.

Pháp do bốn đế mà đoạn có bốn, trừ khổ căn. Pháp do tư duy mà đoạn có năm. Pháp không có gì đoạn diệt thì không có.

Khổ đế-tập đế có năm, tận đế-đạo đế không có. Sơ thiền trong thiền có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Nhị thiền trong thiền có hai là hỷ căn và hộ căn. Tam thiền trong thiền có hai là lạc căn và hộ căn. Tứ thiền trong thiền có một là hộ căn.

Hộ từ bi trong bốn đẳng có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Hỷ hai là hỷ căn và hộ căn. Định vô sắc có một là hộ căn.

Hai giải thoát đầu và bốn trừ nhập đầu có hai là hỷ căn và hộ căn, giải thoát và trừ nhập còn lại cùng với nhất thiết nhập có một là hộ căn.

Pháp trí-vị tri trí không có. Trí biết tâm người khác có ba, trừ khổ căn và ưu căn.

Đẳng trí có năm; khổ trí-tập-tận-đạo trí, không-vô nguyện-vô tướng không có.

Thân kiến-trộm giới-nghi và tham có bốn, trừ khổ căn; giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Ngu si và dục lậu-vô minh lậu có năm. Hữu lậu có ba, trừ khổ căn và ưu căn.

Dục lưu-vô minh lưu trong lưu có năm; hữu lưu có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Kiến lưu có bốn trừ khổ căn. Ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ có năm; giới thọ-kiến thọ có bốn, trừ khổ căn; ngã thọ có ba, trừ khổ căn và ưu căn.

Sự giận dữ ràng buộc thân trong phược có bốn, trừ lạc căn. Phược còn lại có bốn, trừ khổ căn.

Tham dục trong cái có bốn, trừ khổ căn. Sự giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Thùy và trạo cử có năm. Miên-đùa bỡn và nghi có ba, trừ lạc căn và khổ căn.

Kiết giận dữ trong kiết có bốn, trừ lạc căn. Kiết ái-kiết kiêu mạn có bốn, trừ khổ căn. Kiết keo kiệt-ganh tị có ba, trừ lạc căn và khổ căn.

Tham dục trong phần dưới có bốn, trừ khổ căn. Sự giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Thân kiến-trộm giới-nghi và năm kiến sáu ái thân có bốn, trừ khổ căn.

Sử tham dục-sử kiêu mạn-sử kiến-sử nghi trong sử bốn, trừ khổ căn. Sử giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Sử hữu ái có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Sử vô minh có năm.

Kiết giận dữ trong kiết có bốn, trừ lạc căn. Kiết ái-kiết kiêu mạn-kiết kiến-kiết thất nguyện-kiết nghi có bốn, trừ khổ căn. Kiết vô minh có năm; kiết keo kiệt-ganh tị có ba, trừ lạc căn và khổ căn.

Chín mươi tám sử cõi Dục do kiến đế mà đoạn có ba, trừ lạc căn và khổ căn. Ái do tư duy mà đoạn có bốn, trừ khổ căn. Giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Kiêu mạn có ba, trừ lạc căn và khổ căn. Vô minh có năm. Cõi Sắc có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Cõi Vô sắc có một là hộ căn.

Hỏi: Cõi nào thành tựu nhãn căn?

Đáp: Cõi Sắc-cõi Dục nếu được mà không mất; nhĩ-tỷ-thiệt căn cũng lại như thế.

Hỏi: Cõi nào thành tựu thân căn?

Đáp: Cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Ai thành tựu ý căn?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Cõi nào thành tựu nam căn-nữ căn?

Cõi Dục nếu được mà không mất.

Ai thành tựu mạng căn?

Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tự lạc căn?

Đáp: Biến tịnh thiên, hoặc dưới Biến tịnh thiên, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Cõi nào thành tựu khổ căn?

Đáp: Cõi Dục.

Hỏi: Ai thành tựu hỷ căn?

Đáp: Quang âm thiên, hoặc dưới Quang âm hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Ai thành tựu ưu căn?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu hộ căn?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu tín căn-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn?

Đáp: Người không đoạn căn thiện.

Hỏi: Ai thành tựu vi tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn?

Đáp: Nếu người nào được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu nhãn trì, nhĩ-tỷ-thiệt trì?

Đáp: Người ở cõi Sắc-cõi Dục nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu thân trì, sắc-thanh-tế hoạt trì?

Người ở cõi Dục-Sắc.

Ai thành tựu nhãn thức, nhĩ-thân thức trì? Trời Phạm ca di, dưới Phạm ca di hoặc sinh lên cõi trên mà hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Ai thành tựu hương trì-vị trì tỷ thức-thiệt thức trì?

Đáp: Người ái cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu ý trì-pháp trì-ý thức trì?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu nhãn nhập, nhĩ-tỷ-thiệt nhập?

Đáp: Người ở cõi Sắc-cõi Dục, nếu được mà không mất.

Hỏi: Ở đâu thành tựu thân nhập, sắc-thanh-tế hoạt nhập?

Đáp: Ở cõi Dục-cõi Sắc.

Hỏi: Người ở đâu thành tựu hương nhập-vị nhập?

Đáp: Người ở cõi Dục.

Hỏi: Ai thành tựu ý nhập-pháp nhập?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sắc ấm?

Đáp: Ở cõi Dục-Sắc, hoặc Thánh nhân sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai thành tựu thống-tưởng-hành-thức ấm?

Tất cả chúng sinh.

Ở đâu thành tựu sắc thạnh ấm?

Ở cõi Dục-Sắc.

Ai thành tựu thống-tưởng-hành-thức thạnh ấm?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ở đâu thành tựu địa chủng cho đến không chủng?

Đáp: Ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Ai thành tựu thức chủng?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sắc pháp?

Đáp: Ở cõi Dục-Sắc, hoặc Thánh nhân sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai thành tựu pháp không có sắc?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ở đâu thành tựu pháp có thể thấy và pháp có đối?

Đáp: Ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Ai thành tựu pháp không thể thấy và pháp không có đối?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu pháp hữu lậu, vô lậu? Pháp hữu vi, pháp vô vi?

Pháp quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Ai thành tựu pháp thiện?

Đáp: Người không đoạn căn thiện.

Hỏi: Ai thành tựu pháp bất thiện?

Đáp: Kẻ ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu pháp vô ký?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ở đâu thành tựu pháp hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Ở đâu thành tựu pháp hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Ai thành tựu pháp hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu pháp học và pháp vô học?

Đáp: Nếu người ấy được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu pháp phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Trí nào thành tựu pháp, do kiến đế mà đoạn?

Đáp: Vị sinh đạo, vị tri trí.

Hỏi: Ai thành tựu khổ đế-tập đế của pháp không có đoạn diệt do tư duy mà đoạn?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu tận đế?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu đạo đế?

Đáp: Nếu được trung gian thiền.

Trời nào thành tựu sơ thiền?

Đáp: Trời Phạm ca di, hoặc dưới Phạm ca di, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Trời nào thành tựu nhị thiền?

Đáp: Trời Quang âm, hoặc dưới Quang âm, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Trời nào thành tựu tam thiền?

Đáp: Trời Biến tịnh, hoặc dưới Biến tịnh, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Trời nào thành tựu tứ thiền?

Đáp: Trời Quả thật, hoặc dưới Quả thật, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Ai thành tựu bốn đẳng?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu Không xứ trong vô sắc?

Đáp: Người sinh Không xứ, hoặc dưới Không xứ, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Ai thành tựu Thức xứ?

Đáp: Người sinh Thức xứ, hoặc dưới Thức xứ, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Ai thành tựu bất dụng xứ?

Đáp: Người sinh bất dụng xứ, hoặc dưới bất dụng xứ, hoặc người vô cấu (các Thánh nhân trên, đều là người này) sinh lên cõi trên.

Hỏi: Ai thành tựu hữu tưởng-vô tưởng xứ?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Ai thành tựu giải thoát trừ nhập-nhất thiết nhập?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu pháp trí-vị tri trí?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu trí biết tâm người khác?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu đẳng trí?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu khổ trí, tập-tận-đạo trí, không-vô nguyện-vô tướng?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Trong kiết, ai thành tựu thân kiến?

Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu trộm giới-nghi?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu tham dục-giận dữ-ngu si và dục lậu?

Đáp: Kẻ ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu hữu lậu-vô minh lậu?

Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu dục lưu trong lưu?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu hữu lưu-vô minh lưu?

Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu kiến lưu?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh; ách cũng như vậy.

Hỏi: Trong thọ, ai thành tựu dục thọ? Đáp: Ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu giới thọ-kiến thọ?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu ngã thọ?

Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Trong phược, ai thành tựu ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Trong cái, ai thành tựu cái tham dục-giận dữ-thùy miên-trạo cử-đùa bỡn?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu cái nghi?

Đáp: Ái dục chưa hết, hoặc đạo pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Trong kiết, ai thành tựu kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu kiết ái-kiết kiêu mạn?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Trong phần dưới, ai thành tựu tham dục-giận dữ?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu thân kiến?

Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu trộm giới-nghi?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Trong kiến, ai thành tựu thân kiến-biên kiến?

Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu tà kiến-trộm kiến-trộm giới?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Trong ái thân, ai thành tựu mũi-lưỡi trải qua ái?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu nhãn-nhĩ-thân trải qua ái?

Đáp: Ái trên Phạm thiên chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu tất cả trải qua ái?

Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Trong sử, ai thành tựu sử tham dục-giận dữ?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu sử hữu ái-kiêu mạn-vô minh?

Đáp: Người mà ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu sử kiến-sử nghi?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Trong kiết, ai thành tựu kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu kiết ái-kiêu mạn-vô minh? Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu kiết kiến, kiết nghi, kiết thất nguyện?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Trong chín mươi tám sử, ai thành tựu sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc khổ pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tập đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc tập pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tận đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc tận pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc đạo pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tư duy cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu sử do khổ đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc khổ vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tập đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc tập vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tận đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc tận vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do đạo đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử, do tư duy cõi Sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái cõi Sắc chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu sử do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tập đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Tập vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Tận vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử, do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Ai không thành tựu nhãn căn?

Đáp: Người ở cõi Vô Sắc-cõi Dục, hoặc chưa được hoặc được rồi mất. Nhĩ-tỷ-thiệt, căn cũng lại như thế.

Hỏi: Ai không thành tựu thân căn?

Đáp: Cõi Vô sắc. Y căn không có gì không thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu nam căn-nữ căn?

Đáp: Cõi Sắc-Vô Sắc-cõi Dục hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất. Mạng căn đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu lạc căn?

Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi Trời Biến tịnh.

Hỏi: Ai không thành tựu khổ căn?

Đáp: Người ở cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Ai không thành tựu hỷ căn?

Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi Trời Quang âm.

Hỏi: Ai không thành tựu ưu căn?

Đáp: Người ái dục đã hết. Hộ căn đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn?

Đáp: Người với căn thiện vốn đoạn.

Hỏi: Ai không thành tựu vị tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn?

Đáp: Hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất.

Hỏi: Ai không thành tựu nhãn trì, nhĩ-tỷ-thiệt trì?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc, ở cõi Dục hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất.

Hỏi: Ai không thành tựu thân trì, sắc-thanh-tế hoạt trì?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai không thành tựu nhãn thức-nhĩ thức-thân thức trì?

Đáp: Người sinh trên cõi Phạm thiên, không hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Ai không thành tựu hương trì-vị trì, tỷ thức-thiệt thức trì?

Đáp: Người ở cõi Sắc-Vô sắc. Ý trì, pháp trì và ý thức trì đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu nhãn nhập, nhĩ-tỷ-thiệt nhập?

Đáp: Người ở cõi Vô Sắc-cõi Dục hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất.

Hỏi: Ai không thành tựu thân nhập, sắc-thanh-tế hoạt nhập?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai không thành tựu hương nhập-vị nhập? Đáp: Người ở cõi Sắc-Vô sắc, ý nhập-pháp nhập đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu sắc ấm?

Đáp: Người phàm phu sinh vào cõi Vô sắc, thống-tưởng-hành-thức ấm đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu sắc thạnh ấm?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc, thống-tưởng-hành-thức thạnh ấm đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu địa chủng, cho đến không chủng?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc, thức chủng đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp sắc?

Đáp: Người phàm phu sinh vào cõi Vô sắc, pháp vô sắc đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp có thể thấy và pháp có đối?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc, pháp không thể thấy và pháp không có đối đều thành tựu. Pháp hữu lậu-vô lậu, hữu vi-vô vi, quá khứ-vị lai-hiện tại đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp thiện?

Đáp: Người căn thiện vốn đoạn.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp bất thiện?

Đáp: Người ái dục đã hết, pháp vô ký đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp học, vô học?

Đáp: Nếu chưa được hoặc được rồi thì mất. Pháp phi học phi vô học đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp do kiến đế mà đoạn?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh, pháp không có đoạn diệt, do tư duy mà đoạn, khổ đế-tập đế đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu tận đế?

Đáp: Nếu chưa được hoặc được rồi thì mất.

Hỏi: Ai không thành tựu đạo đế?

Đáp: Người chưa được trung gian Thiền.

Hỏi: Ai không thành tựu sơ thiền?

Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi trời Phạm.

Hỏi: Ai không thành tựu nhị thiền?

Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi trời Quang âm.

Hỏi: Ai không thành tựu tam thiền?

Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi trời Biến tịnh.

Hỏi: Ai không thành tựu tứ thiền?

Đáp: Người phàm phu sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai không thành tựu bốn đẳng?

Đáp: Nếu chưa được hoặc được rồi thì mất.

Hỏi: Trong vô sắc, ai không thành tựu Không xứ?

Đáp: Người phàm phu sinh trên Không xứ.

Hỏi: Ai không thành tựu Thức xứ?

Đáp: Người phàm phu sinh trên Thức xứ.

Hỏi: Ai không thành tựu bất dụng xứ?

Đáp: Người phàm phu sinh trên bất dụng xứ. Hữu tưởng-vô tưởng xứ đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu giải thoát, trừ nhập, nhất thiết nhập?

Đáp: Người chưa được hoặc được liền mất.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp trí-vị tri trí?

Đáp: Người chưa được, hoặc được liền mất.

Hỏi: Ai không thành tựu trí biết tâm người khác?

Đáp: Người chưa được hoặc được rồi liền mất.

Đẳng trí đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí-không-vô tướng-vô nguyện?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Trong kiết ai không thành tựu thân kiến? Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu trộm giới-nghi? Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu tham-giận dữ-ngu si và dục lậu?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu hữu lậu-vô minh lậu?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Trong lưu ai không thành tựu dục lưu?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu hữu lưu-vô minh lưu?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu kiến lưu?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh; ách bộc lưu cũng như thế.

Hỏi: Trong thọ ai không thành tựu dục thọ?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu giới thọ-kiến thọ?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu ngã thọ?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Trong phược, ai không thành tựu ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân?

Đáp: Người ái Dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Trong cái, ai không thành tựu tham dục-giận dữ-thùy miên-trạo cử-đùa bỡn?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu cái nghi?

Đáp: Người ái dục đã hết hoặc ái dục chưa hết mà đạo pháp trí đã sinh.

Hỏi: Trong kiết, ai không thành tựu kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu kiết ái-kiết kiêu mạn?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Trong phần dưới, ai không thành tựu tham dục-giận dữ?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu thân kiến?

Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu trộm giới-nghi?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Trong kiến, ai không thành tựu thân kiến-biên kiến?

Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu tà kiến-trộm kiến-trộm giới?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Trong ái thân, ai không thành tựu mũi-lưỡi trải qua ái?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu mắt-tai-thân trải qua ái?

Đáp: Người với ái trên Phạm thiên đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu ý trải qua ái?

Đáp: Ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Trong sử, ai không thành tựu sử tham dụcgiận dữ?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu sử hữu ái-sử kiêu mạn-sử vô minh?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu sử kiến, sử nghi?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Trong kiết, ai không thành tựu kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu kiết ái-kiết kiêu mạn-kiết vô minh?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu kiến thất nguyện-kiết nghi?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Trong chín mươi tám sử, ai không thành tựu sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà khổ pháp trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tập đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà tập pháp trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tận đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà tận pháp trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà đạo pháp trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử, do tư duy đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do khổ đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà khổ vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tập đế cõi Sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà tập vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tận đế cõi Sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà tận vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do đạo đế cõi Sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử, do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái cõi Sắc đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn?

Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tập đế cõi Vô sắc mà đoạn?

Đáp: Người có tập vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn?

Đáp: Người với tận vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử, do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Trí đoạn của nhãn căn lúc người phàm phu đến tận cùng ái sắc, ba mươi mốt sử được trí đoạn, kiết không hoàn tất hết; ba sử của Thánh nhân (ba sử cõi Sắc) được trí đoạn, kiết không hoàn toàn hết. Như nhãn căn như vậy thì, nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn; nhãn trì, nhĩ-tỷ-thiệt-thân trì; sắc, thanh-tế hoạt trì; nhãn nhập, nhĩ-tỷ-thiệt-thân nhập; sắc-thanh-tế hoạt nhập; sắc ấm-sắc thạnh ấm-địa chủng cho đến không chủng.

Pháp sắc-pháp có thể thấy-pháp có đối, pháp hệ thuộc cõi Sắc; thiền thứ tư-hộ từ bi-tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau-tám nhất thiết nhập; trí biết tâm người khác, lúc trí đoạn người phàm phu đến tận cùng ái sắc thì ba mươi mốt sử được trí đoạn mà kiết không hoàn toàn hết; ba sử của Thánh nhân được trí đoạn, mà kiết không vĩnh viễn hoàn toàn hết. Ý căn lúc được trí đoạn đến tận cùng ái cõi Vô sắc, ba sử được trí đoạn, ba kiết vĩnh viễn hết.

Như ý căn như thế thì mạng căn-hộ căn-tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn; ý trì-pháp trì-ý thức trì, ý nhập-pháp nhập; thống ấm-tưởng-hành-thức ấm, thống thạnh ấm-tưởng-hành, thức thạnh ấm; pháp không có sắc thức chủng, pháp không thể thấy, pháp không có đối, pháp hữu lậu-pháp hữu vi, pháp quá khứ-vị lai-hiện tại, pháp thiện, pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp phi học phi vô học, pháp do tư duy mà đoạn, khổ đế-tập đế, hữu tưởng-vô tưởng xứ, hữu tưởng, vô tưởng xứ giải thoát, diệt tận giải thoát. Khi đẳng trí-đoạn trí, đến tận cùng ái cõi Vô sắc, trí đoạn ba sử, ba kiết vĩnh viễn hết.

Khi trí đoạn nam căn-nữ căn, người phàm phu đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết, trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vĩnh viễn hết. Như nam căn-nữ căn như vậy thì khổ căn-ưu căn, hương trì-vị trì, tỷ, thức thiệt thức trì; hương nhập-vị nhập, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục khi trí đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết; trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vĩnh viễn hết. Lúc trí đoạn lạc căn đến nơi ái của trời Biến tịnh hết, tức là trí đoạn lạc căn kia mà kiết sử không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn hỷ căn đến nơi ái của trời Quang âm hết, tức là trí đoạn hỷ căn kia mà kiết sử không hoàn toàn hết.

Nhãn thức-nhĩ thức-thân thức trì, khi trí đoạn đến nơi ái trên cõi Phạm thiên hết, tức là ba thức trì kia trí đoạn mà kiết sử không hoàn toàn hết..

Pháp do kiến đế đoạn khi được trí đoạn mà ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn mười bốn sử mà ba kiết vĩnh viễn hết. Ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn bảy sử mà ba kiết vĩnh viễn hết. Trung gian Thiền-sơ thiền-khi trí đoạn đến nơi ái sơ thiền hết, tức là trí đoạn sơ thiền kia mà kiết sử không hoàn toàn hết..

Khi trí đoạn nhị Thiền, đến nơi ái nhị Thiền hết, tức là trí đoạn nhị Thiền kia mà kiết sử không hoàn toàn hết.. Như hỷ của nhị Thiền, giải thoát đầu tiên-thứ hai và bốn trừ nhập đầu cũng lại như thế.

Khi trí đoạn tam Thiền đến nơi ái tam Thiền hết, tức là trí đoạn tam Thiền kia mà kiết sử không hoàn toàn hết.. Không xứ trong vô sắc khi trí đoạn đến nơi ái Không xứ hết, tức là Không xứ kia, trí đoạn kiết sử không hoàn toàn hết. Không xứ giải thoát, Không xứ nhập, cũng lại như thế. Khi trí đoạn Thức xứ, đến nơi ái Thức xứ hết, tức là trí đoạn của Thức xứ kia mà kiết sử không hoàn toàn hết. Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập cũng lại như thế.

Khi trí đoạn bất dụng xứ đến nơi ái bất dụng xứ hết, tức là trí đoạn bất dụng xứ kia mà kiết sử không hoàn toàn hết, bất dụng xứ giải thoát cũng lại như thế.

Khi trí đoạn thân kiến trong kiết mà ái sắc chưa hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, thì trí đoạn mười tám sử mà kiết không hoàn toàn hết.

Ái sắc đã hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn chín sử, kiết không hoàn toàn hết.

Như thân kiến như thế thì khi trí đoạn thân kiến trong phần dưới, thân kiến-biên kiến trong kiến, ái sắc chưa hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn mười tám sử, kiết không hoàn toàn hết.

Ái sắc đã hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn chín sử, kiết không hoàn toàn hết.. Khi trí đoạn trộm giới-nghi, ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn mười bốn sử, ba kiết hết vĩnh viễn. Ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn bảy sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Như trộm giới-nghi như thế thì Kiến lưu, kiến ách, giới thọ, kiến thọ, trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân; trộm giới-nghi trong phần dưới; tà kiến trộm kiến-trộm giới trong kiến; sử kiến-sử nghi trong sử; kiến trong kiết, kiết thất nguyện-nghi; khi trí đoạn mà ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt.

Trí đoạn mười bốn sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn bảy sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Tham dục-giận dữ-ngu si và dục lậu khi trí đoạn người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vĩnh viễn hết.

Như thế, dục lưu, dục ách, dục thọ, dục ái ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân.

Tham dục-giận dữ-thùy miên-trạo cử-đùa bỡn trong cái, kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị trong kiết, sự tham dục-giận dữ trong phần dưới, mũi-lưỡi trải qua ái trong ái thân, sử tham dục-giận dữ trong sử, kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị trong kiết khi trí đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vĩnh viễn hết. Khi trí đoạn hữu lậu-vô minh lậu, đến nơi ái cõi Vô sắc hết. Trí đoạn ba sử, ba kiết vĩnh viễn hết.

Như thế, hữu lưu-vô minh lưu, ách hữu-ách vô minh, ngã thọ, kiết ái-kiết kiêu mạn-kiết vô minh, ý trải qua ái, sử hữu ái-sử kiêu mạn-sử vô minh, kiết ái-kiết kiêu mạn-kiết vô minh khi trí đoạn đến nơi ái cõi Vô sắc hết. Trí đoạn ba sử, ba kiết vĩnh viễn hết.

Khi trí đoạn cái nghi, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Thánh nhân, đạo pháp trí hiện ở trước mắt.

Trí đoạn tám sử, kiết không hết hoàn toàn. Mắt-tai-thân trải qua ái khi trí đoạn đến nơi ái trên cõi Phạm thiên hết, tức là trí đoạn ba ái thân kia mà kiết sử không hết hoàn toàn

Trong chín mươi tám sử, khi trí đoạn sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết, khổ pháp trí của Thánh nhân hiện ở trước mắt.

Trí đoạn mười sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do tập đế cõi Dục đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết, tập pháp trí của Thánh nhân hiện ở trước mắt. Trí đoạn bảy sử, kiết không hoàn toàn hết. Do tận đế mà đoạn, cũng lại như thế.

Khi Sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn, được trí đoạn, người phàm phu tiến đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết, đạo pháp trí của Thánh nhân hiện ở trước mắt. Trí đoạn tám sử, kiết không hoàn toàn hết.. Khi trí đoạn sử, do tư duy mà đoạn cõi Dục đoạn, người phàm phu tiến đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vĩnh viễn hết. Khi trí đoạn sử do khổ đế cõi Sắc đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Trí đoạn ba mươi mốt sử, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười tám sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do tập đế cõi Sắc đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Ba mươi mốt sử được trí đoạn, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu, tập vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười hai sử, kiết không hoàn toàn hết. Sử do tận đế đoạn cũng lại như thế. Sử do đạo đế cõi Sắc đoạn, khi được trí đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Trí đoạn ba mươi mốt sử, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười bốn sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Lúc trí đoạn sử do tư duy cõi Sắc mà đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Ba mươi mốt sử được trí đoạn, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có trí đoạn ba sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do khổ đế cõi Vô sắc đoạn, ái sắc chưa hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt.

Trí đoạn mười tám sử, kiết không hoàn toàn hết, ái sắc đã hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn chín sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do tập đế cõi Vô sắc đoạn, ái sắc chưa hết, tập vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười hai sử, kiết không hoàn toàn hết, ái sắc đã hết, tập vi tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn sáu sử, kiết không hoàn toàn hết. Sử do tận đế, cũng lại như thế.

Khi trí đoạn Sử do đạo đế cõi Vô sắc đoạn, ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười bốn sử, ba kiết vĩnh viễn hết, ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt.

Trí đoạn bảy sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Khi trí đoạn sử, do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc đoạn, đến nơi ái cõi Vô sắc hết. Trí đoạn ba sử, ba kiết vĩnh viễn hết.

Lúc nhãn căn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu có ba sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Như nhãn căn như thế, nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn, nhãn trì, nhĩ-tỷ-thiệt-thân trì; sắc-thanh-tế hoạt trì; nhãn nhập, nhĩ-tỷ-thiệt-thân nhập; sắc-thanh-tế hoạt nhập; sắc ấm-sắc thạnh ấm-địa chủng cho đến không chủng; pháp sắc, pháp có thể thấy, pháp có đối, pháp hệ thuộc cõi Sắc; thiền thứ tư hộ từ bi tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau-tám nhất thiết nhập, trí biết tâm người khác, khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu có ba sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi ý căn đều tác chứng, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Như ý căn như thế, mạng căn-hộ căn-tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn; ý trì-pháp trì-ý thức trì ý nhập-pháp nhập; thống ấm, tưởng-hành-thức ấm. Thống thạnh ấm, tưởng-hành-thức thạnh ấm-thức chủng; pháp không có sắc, pháp không thể thấy, pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi, pháp quá khứ-vị lai-hiện tại, pháp thiện, pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp phi học phi vô học, pháp do tư duy mà đoạn, khổ đế-tập đế; hữu tưởng-vô tưởng xứ; hữu tưởng-vô tưởng giải thoát, diệt tận giải thoát, đẳng trí khi đều tác chứng được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi nam căn-nữ căn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng ba kiết vĩnh viễn hết, được quả A-na-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Như nam căn-nữ căn như thế, khổ căn-ưu căn, hương trì-vị trì, tỷ thức-thiệt thức trì, hương nhập-vị nhập, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục, khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng ba kiết vĩnh viễn hết, được quả A-na-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi lạc căn tác chứng đến trời Biến tịnh, ái hết, tức là khi lạc căn tận đều tác chứng kia, kiết sử không hoàn toàn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi hỷ căn đều tác chứng, đến nơi ái của trời Quang âm hết, tức là hỷ căn kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết., được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi nhãn thức-nhĩ thức-thân thức trì đều tác chứng, đến nơi ái trên cõi Phạm thiên hết, tức là ba thức trì kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Pháp do kiến đế khi đều tác chứng được quả Tu-đà-hoàn.

Tám mươi tám sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, được quả Tư đà hoàn.

Tám mươi tám sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, được quả A-na-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết.

Trong thiền, khi sơ thiền đều tác chứng, đến nơi ái sơ thiền hết, tức là sơ thiền kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết., được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi nhị thiền đều tác chứng, đến nơi ái của nhị thiền hết, tức là đều tác chứng nhị thiền kia, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Hỷ hai giải thoát đầu-bốn trừ nhập đầu cũng lại như thế. Khi tam thiền đều tác chứng, đến ái tam thiền hết, tức là tam thiền kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Trong không có sắc, khi Không xứ đều tác chứng, đến nơi ái của Không xứ hết, tức Không xứ kia tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Không xứ giải thoát, Không xứ nhập cũng lại như thế. Khi Thức xứ đều tác chứng, đến nơi ái của Thức xứ tận, tức là Thức xứ đều tác chứng kia, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập cũng lại như thế. Bất dụng xứ khi đều tác chứng, đến nơi ái của bất dụng xứ tận, tức là bất dụng xứ đều tác chứng, kiết sử không hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Bất dụng xứ giải thoát cũng lại như thế.

Trong kiết, khi thân kiến đều tác chứng thì khổ vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Thân kiến trong phần dưới và thân kiến-biên kiến trong kiến khi đều tác chứng thì khổ vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn, Tư đà hoàn, A-nahàm, A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Trộm giới-nghi khi đều tác chứng, được Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Như thế thì kiến lưu, kiến ách, giới thọ-kiến thọ, trộm giới ràng buộc thân-ngã kiến ràng buộc thân, trộm giới-nghi trong phần dưới, trong kiến có tà kiến-trộm kiến-trộm giới, sử kiến-sử nghi trong sử, kiết kiến-kiết thất nguyện, nghi trong kiết khi đều tác chứng, được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Tham-giận dữ-ngu si và dục lậu khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, được quả A-na-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Như thế thì dục lưu-dục ách-dục thọ, ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược, tham dục, giận dữ, thùy miên, trạo cử, đùa bỡn trong cái, kiết giận dữ-keo kiệt-ganh tị trong kiết, tham dục-giận dữ trong phần dưới, mũi-lưỡi trải qua ái trong ái thân, sử tham dục-sử giận dữ trong sử khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được quả A-na-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Hữu lậu-vô minh lậu khi đều tác chứng được quả A-la-hán, chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Hữu lưu-vô minh lưu trong lưu, hữu ách-vô minh ách, kiết ngã ái-kiết kiêu mạn, ý trải qua ái-sử hữu ái, sử kiêu mạn-sử vô minh, kiết ái-kiết kiêu mạn-kiết vô minh, khi đều tác chứng, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi cái nghi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết. Người vô cấu có đạo pháp trí hiện ở trước mắt. Tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Mắt-tai-thân trải qua ái khi đều tác chứng, đến nơi ái trên cõi Phạm thiện đã tận, tức là ba ái thân kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Trong chín mươi tám sử, sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, người vô cấu có khổ pháp trí hiện ở trước mắt. Mười sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi sử do tập đế cõi Dục đoạn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn. Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, người vô có tập pháp trí hiện ở trước mắt.

Bảy sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do tận đế đoạn cũng lại như thế. Sử do đạo đế cõi Dục đoạn khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, người vô cấu có đạo pháp trí hiện ở trước mắt. Tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử, do tư duy cõi Dục đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đạt đến nơi ái dục không còn.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, được quả A-na-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do khổ đế cõi Sắc đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đạt đến nơi ái sắc không còn.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có khổ vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do tập đế cõi Sắc đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đạt đến nơi ái sắc không còn.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có tập vị tri trí hiện ở trước mắt.

Hai mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do tận đế đoạn khi đều tác chứng cũng lại như thế. Khi sử do đạo đế cõi Sắc đoạn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc không còn.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có đạo vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười bốn sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử, do tư duy cõi Sắc đoạn khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc không còn.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu có ba sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do khổ đế cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do tập đế cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng có tập vị tri trí hiện ở trước mắt. Mười hai sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Do tận đế đoạn cũng lại như vậy. Sử do đạo đế cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử, do tư duy cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn không còn.

QUYỂN 9

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Năm phẩm tụng nói:

Tám thứ có năm xứ,
Trí biết tâm người khác,
Nếu trí giỏi tu hành,
Tương ưng ở sau cùng.

Phẩm 1: NÓI VỀ TÁM ĐẠO

Lại có mười chủng trí,
Trạch pháp luôn đi trước,
Các giác tương ưng,
Đời kiến vô lậu.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Tám hạng thành tựu học tích, mười hạng A-la-hán lậu tận".

Tám hạng học tích, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Mười hạng A-la-hán lậu tận, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Thế nào là kiến? Thế nào là trí? Thế nào là tuệ? Kiến là trí hay trí là kiến? Kiến là tuệ hay tuệ là kiến? Trí là tuệ hay tuệ là trí?

Kiến thâu nhiếp trí hay là trí thâu nhiếp kiến? Kiến thâu nhiếp tuệ hay là tuệ thâu nhiếp kiến? Trí thâu nhiếp tuệ hay tuệ thâu nhiếp trí?

Thành tựu kiến thì đó là trí, hay thành tựu trí thì đó là kiến? Thành tựu kiến thì đó là tuệ, hay thành tựu tuệ thì đó là kiến? Thành tựu trí thì đó là tuệ, hay thành tựu tuệ thì đó là trí?

Kiến đã diệt thì sẽ không còn lại trí, hay là trí đã diệt thì sẽ không còn lại kiến? Kiến đã diệt thì sẽ không còn lại tuệ, hay là tuệ đã diệt thì sẽ không còn lại kiến? Trí đã diệt thì sẽ không còn lại tuệ, hay là tuệ đã diệt thì sẽ không còn lại trí?

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, đó gọi là đẳng kiến hay là Trạch pháp giác ý, hay Trạch pháp giác ý này là đẳng kiến? Vốn gọi là đẳng trí là Trạch pháp giác ý, hay Trạch pháp giác ý này là đẳng trí?

Lúc Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt? Tinh tiến-hỷ-khinh an-định-hộ-giác ý, đẳng kiến-trí mà-đẳng ngữ-đẳng nghiệp (thân)-đẳng mạng-đẳng phương tiện-đẳng niệm-đẳng định, lúc hiện ở trước mắt có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt? Các pháp tương ưng với Niệm giác ý là Trạch pháp giác ý, hay các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý là Niệm giác ý? Các pháp tương ưng với Niệm giác ý là Tinh tiến-hỷ-khinh an-định-hộ, giác ý, đẳng kiến-trí mà-đẳng ngữ-đẳng nghiệp-đẳng mạng-đẳng phương tiện-đẳng niệm-đẳng định, hay các pháp tương ưng với Tinh tiến-hỷ-khinh an-định-hộ, giác ý, đẳng kiến-trí mà-đẳng ngữ-đẳng nghiệp-đẳng mạng-đẳng phương tiện-đẳng niệm-đẳng định là Niệm giác ý?

Thế nào là đẳng kiến thế tục? Thế nào là đẳng trí thế tục? Đẳng kiến thế tục là đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục là đẳng kiến thế tục? Đẳng kiến thế tục thuộc về đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục thuộc về đẳng kiến thế tục? Thành tựu đẳng kiến thế tục thì đó là đẳng trí thế tục, hay thành tựu đẳng trí thế tục thì đó là đẳng kiến thế tục? Đẳng kiến thế tục đã diệt không còn lại là đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục đã diệt không còn lại gì là đẳng kiến thế tục?

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, thế nào là đẳng kiến vô lậu? Thế nào là đẳng trí vô lậu? Đẳng kiến vô lậu là đẳng trí vô lậu, hay đẳng trí vô lậu là đẳng kiến vô lậu? Đẳng kiến vô lậu là thuộc về đẳng trí vô lậu, hay đẳng trí vô lậu là thuộc về đẳng kiến vô lậu? Thành tựu đẳng kiến vô lậu thì đó là đẳng trí vô lậu, hay thành tựu đẳng trí vô lậu thì đó là đẳng kiến vô lậu?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Tám hạng thành tựu học tích, mười hạng A-la-hán lậu tận."

Hỏi: Tám hạng học tích, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào Tam-muội có giác-có quán, thì đầu tiên học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Đó không phải là tám hạng quá khứ-tám hạng vị lai, hiện tại kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào Tam-muội có giác-có quán, thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Tám hạng kia thành tựu quá khứ tám-vị lai tám, hiện tại thì hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu căn cứ vào Tam-muội không có giác-không có quán, thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Tám hạng kia có quá khứ tám-vị lai bảy, hiện tại (không có đẳng trí) thì hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu dựa vào học kiến của định vô sắc hiện ở trước mắt, thì tám hạng kia có quá khứ tám-vị lai bốn, hiện tại (trừ nghĩa không có sắc của trí mà, đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng mạng) thì hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu nhập Tam-muội diệt tận, nếu tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì tám hạng kia là quá khứ tám, vị lai, hiện tại không có (Xong có giác-có quán).

Nếu căn cứ vào Tam-muội không có giác-không có quán, thì học kiến đầu tiên sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia không có quá khứ, vị lai tám-hiện tại bảy, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác-không có quán thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bảy-vị lai tám, hiện tại bảy, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bảy-vị lai tám-hiện tại bốn. Hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu nhập định diệt tận thì tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia ở quá khứ bảy-vị lai tám, hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội có giác-có quán, học kiến hiện ở trước mắt, hạng kia có quá khứ bảy-vị lai tám-hiện tại tám (Xong không giác quán). Nếu dựa vào định vô sắc, thì đầu tiên học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ không có, vị lai tám-hiện tại bốn, hạng kia diệt rồi, không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, học kiến hiện ở trước mắt, hạng kia có quá khứ bốn-vị lai tám-hiện tại bốn, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập định diệt tận thì tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bốn-vị lai tám, hiện tại không có, nếu diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác-có quán, học kiến đầu tiên sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bốn-vị lai tám-hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác-không có quán, học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bốn-vị lai tám-hiện tại bảy. (Học tích xong)

Hỏi: Mười hạng A-la-hán vô lậu, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào Tam-muội có giác-có quán, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ không có, vị lai mười-hiện tại chín (không có đẳng kiến), hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác-có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín-vị lai mười-hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào Tam-muội không có giác-không có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín-vị lai mười-hiện tại tám (không trí mà đẳng kiến), hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào định vô sắc, vô học kiến hiện ở trước mắt, hạng kia có quá khứ chín-vị lai mười-hiện tại năm-hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu nhập định diệt tận thì tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín-vị lai mười-hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào Tam-muội có giác-có quán, thì đầu tiên học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín-vị lai mười-hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác-có quán vô học, hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia ở quá khư và vị lai mười-hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác-không có quán, vô học hoặc là trí hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ và vị lai mười-hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia ở quá khứ và vị lai mười-hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ và vị lai mười-hiện tại không có.

Nếu dựa vào Tam-muội không có giác-không có quán, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ không có, vị lai mười-hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác-không có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười-hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười-hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười-hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác-có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười-hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác-không có quán, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười-hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác-không có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín-vị lai mười-hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín-vị lai mười-hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập Tam-muội diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín-vị lai mười-hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tammuội có giác-có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín-vị lai mười-hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia không có quá khứ, vị lai mười-hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm-vị lai mười-hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất, nếu nhập định diệt tận, thì tâm thế tục sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm-vị lai mười-hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội có giác-có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm-vị lai mười-hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tammuội không có giác-không có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm-vị lai mười-hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến đầu tiên hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm-vị lai mười-hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười-hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập Tam-muội diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười-hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội có giác-có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười-hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội không có giác-không có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười-hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Thế nào là kiến? Thế nào là trí? Thế nào là tuệ?

Hỏi: Thế nào là kiến?

Đáp: Nhãn căn, năm kiến, thế tục đẳng kiến, học kiến, vô học kiến.

Hỏi: Thế nào là trí?

Đáp: Trừ nhẫn đã tu hành, còn lại các ý thức thân tương ưng với trí, và năm thức thân tương ưng với trí, tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Thế nào là tuệ?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Có phải các kiến là trí không?

Đáp: Hoặc là kiến chứ không phải là trí.

Thế nào là kiến chứ không phải là trí? Nhẫn do nhãn căn tu hành đó gọi là kiến chứ không phải là trí.

Thế nào là trí mà không phải là kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí và vô sinh trí, đó gọi là trí mà không phải là kiến.

Thế nào là trí, kiến? Trừ nhẫn đã tu hành, và tận trí-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, năm kiến, đẳng kiến thế tục, đó gọi nói là kiến trí.

Thế nào là không phải trí cũng không phải kiến? Trừ những vốn như trên.

Hỏi: Vốn gọi là kiến có phải là tuệ không?

Đáp: Hoặc là kiến chứ không phải là tuệ.

Thế nào là kiến chứ không phải là tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải là tuệ.

Thế nào là tuệ mà không phải là kiến? Trừ năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí-vô sinh trí, đó gọi là tuệ mà không phải là kiến.

Thế nào là kiến tuệ? Trừ ra tận trí-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu và năm kiến, đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Các trí có phải là tuệ không?

Đáp: Đúng như vậy, trí là tuệ.

Hỏi: Có thể có tuệ mà không phải là trí?

Đáp: Có, đó là nhẫn do tu hành.

Hỏi: Vốn gọi là kiến thì thuộc về trí chăng?

Đáp: Hoặc là kiến mà không phải là trí.

Thế nào là kiến mà không phải là trí? Nhãn căn do tu hành mà nhẫn đó gọi là kiến mà không phải là trí.

Thế nào là trí mà không phải là kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí-vô sinh trí, đó gọi là trí mà không phải là kiến.

Thế nào là kiến trí? Trừ ra nhẫn do tu hành và tận trí-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu-năm kiến-đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến trí.

Thế nào là không phải trí cũng không phải kiến? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Vốn gọi là kiến thì kiến đó thuộc về tuệ sao?

Đáp: Hoặc là kiến chứ không phải là tuệ.

Thế nào là kiến chứ không phải là tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải là tuệ.

Thế nào là tuệ mà không phải là kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí-vô sinh trí, đó gọi là tuệ không phải kiến.

Thế nào là kiến tuệ? Trừ ra tận trí-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, năm kiến và đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Trí thâu nhiếp tuệ hay là tuệ thâu nhiếp trí?

Đáp: Tuệ thâu nhiếp trí chứ không phải trí thâu nhiếp tuệ.

Hỏi: Không thâu nhiếp những gì?

Đáp: Nhẫn đã tu hành (nhẫn trí không đạt được tuệ). Thành tựu và diệt cũng lại như thế.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt.

Hỏi: Vốn gọi là đẳng kiến thì đó là Trạch pháp giác ý chăng?

Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải Trạch pháp giác ý? Đẳng kiến thế tục, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải đẳng kiến? Tận trí-vô sinh trí, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến Trạch pháp giác ý? Trừ ra tận trí-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, đó gọi là đẳng kiến Trạch pháp giác ý.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Trạch pháp giác ý? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Vốn gọi là đẳng trí thì đó là Trạch pháp giác ý chăng?

Đáp: Hoặc đẳng trí mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là trí mà, không phải Trạch pháp giác ý? Đẳng trí thế tục, đó gọi là trí mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải trí mà? Nhẫn, đối tượng tu hành, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải trí mà.

Thế nào là trí mà, Trạch pháp giác ý? Trừ nhẫn do tu hành, còn lại tuệ vô lậu, đó gọi là trí mà Trạch pháp giác ý.

Thế nào là không phải trí mà, cũng không phải Trạch pháp giác ý? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Khi Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác-có quán ở vị lai, thì Niệm giác ý học hiện ở trước mắt sáu giác kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt và chín đạo chủng. Nếu dựa vào Sơ thiền, Niệm giác ý học hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt và chín đạo chủng. Nếu dựa vào thiền trung gian Niệm giác ý học hiện ở trước mắt, sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào nhị thiền thì Niệm giác ý học hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào định vô sắc thì Niệm giác ý học hiện ở trước mắt, sáu giác ý kia hiện ở trước mắt vào bốn đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng năm đạo chủng pháp. Tinh tiến-khinh an-định-Hộ giác ý, đẳng kiến-đẳng phương tiện-đẳng niệm-đẳng định cũng lại như vậy. Hỷ giác ý lúc hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt?

Đáp: nếu dựa vào sơ thiền Hỷ giác ý học hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo chủng. Nếu dựa vào Nhị thiền Hỷ giác ý học hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng.

Hỏi: Lúc đẳng chí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác-có quán ở vị lai, Đẳng chí học hiện ở trước mắt, thì sáu giác quán y kia hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo chủng.

Hỏi: Lúc đẳng giác hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác-có quán ở vị lai, Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo chủng. Nếu dựa vào Sơ thiền lúc Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo chủng. Nếu dựa vào Thiền trung gian Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào Nhị thiền lúc Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào Tam thiền-Tứ thiền lúc Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Đẳng nghiệp-đẳng mạng cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm giác ý là Trạch pháp giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Niệm giác ý mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý không phải Trạch pháp giác ý? Trạch pháp giác ý, đó gọi nói là Niệm giác ý mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý không phải là Niệm giác ý? Niệm giác ý, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý cũng là Trạch pháp giác ý? Trừ ra Trạch pháp giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý cũng là Trạch pháp giác ý.

Thế nào là không phải Niệm giác ý cũng không phải Trạch pháp giác ý? Còn lai các tâm-tâm pháp, sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Niệm giác ý cũng không phải Trạch pháp giác ý. Tinh tiến-khinh an-định-Hộ giác ý, đẳng phương tiện-đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp Niệm giác ý tương ưng thì đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc là Niệm giác ý chứ không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý chứ không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng. Pháp tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải Niệm giác ý? Hỷ giác ý tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Niệm giác ý cũng là Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải Niệm giác ý mà cũng không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Niệm giác ý, và còn lại tâm-tâm pháp, sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Niệm giác ý mà cũng không phải Hỷ giác ý.

Đẳng kiến, đẳng trí cũng lại như thế.

Hỏi: Niệm giác ý các pháp tương ưng với đẳng niệm kia chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Đẳng niệm các pháp tương ưng với Niệm giác ý kia chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Trạch pháp giác ý các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý kia chăng?

Đáp: Hoặc Trạch pháp giá ý mà không phải Tinh tiến giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải Tinh tiến giác ý? Tinh tiến giác ý, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải Tinh tiến giác ý.

Thế nào là Tinh tiến giác ý không phải là Trạch pháp giác ý? Trạch pháp giác ý, đó gọi là Tinh tiến giác ý, không phải là Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Tinh tiến giác ý mà cũng là Trạch pháp giác ý? Trừ ra Tinh tiến giác ý còn lại các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý đó gọi là Tinh tiến giác ý mà cũng là Trạch pháp giác ý.

Thế nào là không phải Tinh tiến giác ý mà cũng không phải Trạch pháp giác ý? Còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Tinh tiến giác ý mà cũng không phải Trạch pháp giác ý.

Khinh an-định-Hộ giác ý, đẳng phương tiện-đẳng định-đẳng niệm cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý, các pháp đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Trạch pháp giác ý chứ không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải là Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng mà tương ưng với pháp Trạch pháp giác ý, đó gọi là Trạch pháp giác ý, không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý không phải Trạch pháp giác ý? Hỷ giác ý tương ưng với Trạch pháp giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý, Hỷ giác ý? Trừ ra Trạch pháp giác ý còn lại pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý cũng là Trạch pháp giác ý.

Thế nào là không phải Trạch pháp giác ý, cũng không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Trạch pháp giác ý và còn lại tâm-tâm pháp-sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Trạch pháp giác ý, cũng không phải Hỷ giác ý.

Trí mà cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý, pháp đó là đẳng kiến chăng?

Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với đẳng kiến, pháp đó là Trạch pháp giác ý.

Hỏi: Có thể có Trạch pháp giác ý mà không có đẳng kiến chăng?

Đáp: Có, đẳng kiến mà không thâu nhiếp Trạch pháp giác ý.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, các pháp đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc là Tinh tiến giác ý, không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là Tinh tiến giác ý, không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng, mà tương ưng với pháp Tinh tiến giác ý, đó gọi là Tinh tiến giác ý, không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý không phải Tinh tiến giác ý? Nếu Hỷ giác ý tương ưng với Tinh tiến giác ý, thì đó gọi là Hỷ giác ý, không phải Tinh tiến giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý của Tinh tiến giác ý? Trừ ra Tinh tiến giác ý còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý của Tinh tiến giác ý. Thế nào là không phải Hỷ giác ý, cũng không phải Tinh tiến giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Tinh tiến giác ý, còn lại các tâm-tâm pháp-sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Hỷ giác ý, cũng không phải Tinh tiến giác ý.

Đẳng kiến, trí mà cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, các pháp ấy là Khinh an giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Tinh tiến giác ý, không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là Tinh tiến giác ý, không phải Khinh an giác ý? Khinh an giác ý, đó gọi là Tinh tiến giác ý, không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là Khinh an giác ý, không phải Tinh tiến giác ý? Tinh tiến giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý, không phải Tinh tiến giác ý.

Thế nào là Khinh an giác ý cũng là Tinh tiến giác ý? Trừ ra Khinh an giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý cũng là Tinh tiến giác ý.

Thế nào là không phải Khinh an giác ý cũng không phải Tinh tiến giác ý? Còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Khinh an giác ý, cũng không phải Tinh tiến giác ý. Định-hộ-giác ý, đẳng niệm-đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, pháp đó là đẳng phương tiện chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, pháp ấy là Tinh tiến giác ý chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, pháp đó là Khinh an giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Hỷ giác ý, không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý, không phải Khinh an giác ý? Hỷ giác ý tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý, không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là Khinh an giác ý, không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng, mà là pháp tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý chứ không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý cũng là Khinh an giác ý? Trừ ra Khinh an giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý cũng gọi là Khinh an giác ý.

Thế nào là không phải Hỷ giác ý cũng không phải Khinh an giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Khinh an giác ý. Còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Hỷ giác ý, cũng không phải Khinh an giác ý.

Định-Hộ giác ý, đẳng phương tiện-đẳng niệm-đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, các pháp ấy là đẳng kiến chăng?

Đáp: Hoặc Hỷ giác ý, không phải đẳng kiến.

Thế nào là Hỷ giác ý không phải đẳng kiến? Hỷ giác ý tương ưng với đẳng kiến, và còn lại đẳng kiến không tương ưng, pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải Hỷ giác ý? Đẳng kiến tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các Hỷ giác ý không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến, không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là đẳng kiến cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra đẳng kiến tương ưng với Hỷ giác ý, các pháp tương ưng với đẳng kiến và Hỷ giác ý, đó gọi là pháp tương ưng với đẳng kiến cùng Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với đẳng kiến, đẳng kiến mà không tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Hỷ giác ý. Trí mà cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, các pháp ấy là Định giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Khinh an giác ý mà không phải Định giác ý.

Thế nào là Khinh an giác ý mà không phải Định giác ý? Định giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý chứ không phải Định giác ý.

Thế nào là Định giác ý mà không phải Khinh an giác ý? Khinh an giác ý, đó gọi là Định giác ý chứ không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là Định giác ý cũng là Khinh an giác ý? Trừ ra Định giác ý, còn lại pháp tương ưng với

Khinh an giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý cũng là Định giác ý.

Thế nào là không phải Khinh an giác ý cũng không phải Định giác ý? Còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Khinh an giác ý, cũng không phải Định giác ý.

Hộ giác ý, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Khinh an giác ý, pháp đó là đẳng kiến kia chăng?

Đáp: Hoặc Khinh an giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là Khinh an giác ý mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng, pháp tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải Khinh an giác ý? Khinh an giác ý tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là đẳng kiến của Khinh an giác ý? Trừ ra Khinh an giác ý, còn lại các pháp tương ưng với đẳng kiến khác, đó gọi là đẳng kiến cũng là Khinh an giác ý.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Khinh an giác ý? Đẳng kiến mà không tương ưng với Khinh an giác ý. Còn lại tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Khinh an giác ý. Đẳng chí cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác ý, pháp đó là Hộ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Định giác ý mà không phải Hộ giác ý.

Thế nào là Định giác ý mà không phải Hộ giác ý? Hộ giác ý, đó gọi là Định giác ý mà không phải Hộ giác ý.

Thế nào là Hộ giác ý mà không phải Định giác ý? Định giác ý, đó gọi là Hộ giác ý mà không phải Định giác ý.

Thế nào là Hộ giác ý cũng là Định giác ý? Trừ ra Hộ giác ý, còn lại pháp tương ưng với Định giác ý khác, đó gọi là Hộ giác ý cũng là Định giác ý.

Thế nào là không phải Hộ giác ý cũng không phải Định giác ý? Còn lại tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Hộ giác ý cũng không phải Định giác ý.

Đẳng phương tiện, đẳng niệm cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác ý, các pháp đó là đẳng kiến chăng?

Đáp: Hoặc Định giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là Định giác ý mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng với nhau, mà là pháp tương ưng với Định giác ý, đó gọi là Định giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải Định giác ý? Đẳng kiến tương ưng với Định giác ý, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Định giác ý

Thế nào là đẳng kiến cũng là Định giác ý? Trừ ra Định giác ý, còn lại pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến cũng là Định giác ý.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Định giác ý? Đẳng kiến mà không tương ưng với Định giác ý, còn lại tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Định giác ý. Đẳng chí cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp Định giác ý tương ưng với đẳng định kia chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Các pháp đẳng định tương ưng với Định giác ý kia chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Các pháp Hộ giác ý tương ưng với đẳng kiến kia chăng?

Đáp: Hoặc Hộ giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là Hộ giác ý mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng với nhau, mà là pháp tương ưng với Hộ giác ý, đó gọi là Hộ giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải Hộ giác ý? Đẳng kiến tương ưng với Hộ giác ý, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Hộ giác ý.

Thế nào là đẳng kiến cũng là Hộ giác ý? Trừ ra Hộ giác ý, còn lại pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến cũng là Hộ giác ý.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Hộ giác ý? Đẳng kiến mà không tương ưng với Hộ giác ý, còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Hộ giác ý.

Trí mà cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hộ giác ý, các pháp đó là đẳng phương tiện?

Đáp: Hoặc Hộ giác ý mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là Hộ giác ý mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện, đó gọi là Hộ giác ý mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải Hộ giác ý? Hộ giác ý, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải Hộ giác ý.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là Hộ giác ý? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại pháp tương ưng với Hộ giác ý, đó gọi là đẳng phương tiện cũng Hộ giác ý.

Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải Hộ giác ý? Còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải Hộ giác ý.

Đẳng niệm, đẳng định, trí mà cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến, các pháp đó là đẳng chí chăng?

Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng chí chăng? Đẳng kiến tương ưng với đẳng chí và dẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng kiến? đẳng chí tương ưng với đẳng kiến, và đẳng kiến mà không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng chí, đó gọi là đẳng chí mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng chí cũng là đẳng kiến? Trừ ra đẳng kiến tương ưng với đẳng chí, còn lại pháp tương ưng với đẳng chí và đẳng kiến, đó gọi là đẳng chí cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng chí? Đẳng kiến mà không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với đẳng kiến, còn lại tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng kiến.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến là đẳng phương tiện chăng?

Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng, mà là pháp tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng kiến? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng phương tiện? Đẳng kiến mà không tương ưng với đẳng phương tiện, còn lại tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng phương tiện.

Đẳng niệm, đẳng định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng chí là đẳng phương tiện kia chăng?

Đáp: Hoặc đẳng chí mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đắng chí mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng chí mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí? Đẳng chí và đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại pháp tương ưng với đẳng chí đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí không tương ưng với đẳng phương tiện, còn lại tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện.

Đẳng niệm, đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện là đẳng niệm kia chăng?

Đáp: Hoặc đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm? Đẳng niệm, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm.

Thế nào là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện? Trừ ra đẳng niệm, còn lại pháp tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện.

Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm? Còn lại tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm. Đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng niệm đẳng định kia chăng?

Đáp: Hoặc đẳng niệm mà không phải đẳng định.

Thế nào là đẳng niệm mà không phải đẳng định? Đẳng định, đó gọi là đẳng niệm mà không phải đẳng định.

Thế nào là đẳng định mà không phải đẳng niệm? Đẳng niệm, đó gọi là đẳng định mà không phải đẳng niệm.

Thế nào là đẳng định cũng là đẳng niệm? Trừ ra đẳng định, còn lại pháp tương ưng với đẳng niệm, đó gọi là đẳng định cũng là đẳng niệm.

Thế nào là không phải đẳng niệm cũng không phải đẳng định? Còn lại tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng niệm cũng không phải đẳng định.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến thế tục?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu thiện.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí thế tục?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu thiện, năm thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Đẳng kiến thế tục là đẳng trí thế tục chăng?

Đáp: Như thế. Đẳng kiến thế tục thì đó là đẳng trí thế tục.

Hỏi: Có thể đẳng trí thế tục mà không phải đẳng kiến thế tục chăng?

Đáp: Có, năm thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Đẳng kiến thế tục thâu nhiếp đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục thâu nhiếp đẳng kiến thế tục?

Đáp: Đẳng trí thế tục thâu nhiếp đẳng kiến thế tục, chứ không phải đẳng kiến thế tục thâu nhiếp đẳng trí thế tục.

Hỏi: Không thâu nhiếp những gì?

Đáp: Năm thức thân tương ưng với tuệ thiện. Thành tựu diệt cũng lại như thế.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Thế nào là đẳng kiến vô lậu? Thế nào là đẳng trí vô lậu?

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến vô lậu?

Đáp: Tận trí-vô sinh trí không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí vô lậu?

Đáp: Trừ ra nhẫn do tu hành còn lại tuệ vô lậu. Hỏi: Đẳng kiến vô lậu là đẳng trí vô lậu chăng? Đáp: Hoặc đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu.

Thế nào là đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu? Nhẫn do tu hành, đó gọi là đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu.

Thế nào là đẳng trí vô lậu mà không phải đẳng kiến vô lậu? Tận trí-vô sinh trí, đó gọi là đẳng trí vô lậu chứ không phải đẳng kiến vô lậu.

Thế nào là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu? Trừ ra nhẫn do tu hành, tận trí-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, đó gọi là đẳng trí vô lậu cũng là đẳng kiến vô lậu.

Thế nào là không phải đẳng kiến vô lậu cũng không phải đẳng trí vô lậu? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Đẳng kiến vô lậu thâu nhiếp đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc là đẳng kiến vô lậu chứ không phải đẳng trí vô lậu.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến vô lậu chứ không phải đẳng trí vô lậu?

Đáp: Nhẫn do tu hành, đó gọi là đẳng kiến vô lậu chứ không phải đẳng trí vô lậu.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí vô lậu chứ không phải đẳng kiến vô lậu?

Đáp: Tận trí-vô sanh trí, đó gọi là đẳng trí vô lậu chứ không phải đẳng kiến vô lậu.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu?

Đáp: Trừ ra nhẫn do tu hành, tận trí và vô sinh trí, còn lại trí vô lậu, đó gọi là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu.

Hỏi: Thế nào là không phải đẳng kiến vô lậu cũng không phải đẳng trí vô lậu?

Đáp: Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng kiến vô lậu thì đó là đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Như thế. Nếu thành tựu đẳng trí vô lậu, cũng thành tựu đẳng kiến vô lậu.

Hỏi: Có thể thành tựu đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Có, khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt. Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu.

QUYỂN 10

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 2: NÓI VỀ NĂM CHỦNG

Các kiến nghịch, tà kiến,
Người học cũng vô học,
Phi học phi vô học,
Phạm nhẫn và năm chủng.

Thế nào là tà kiến? Thế nào là tà trí? Tà kiến là tà trí, hay tà trí này là tà kiến? Tà kiến thâu nhiếp tà trí, hay tà trí thâu nhiếp tà kiến? Thành tựu tà kiến thì đó là tà trí, hay thành tựu tà trí thì đó là tà kiến? Tà kiến đã diệt không còn sót thì đó là tà trí, hay tà trí đã diệt không còn sót đó là tà kiến?

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Thế nào là đẳng kiến? Thế nào là đẳng trí? Đẳng kiến là đẳng trí, hay đẳng trí là đẳng kiến? Đẳng kiến thâu nhiếp đẳng trí, hay đẳng trí thâu nhiếp đẳng kiến? Thành tựu đẳng kiến thì đó là đẳng trí, hay thành tựu đẳng trí thì đó là đẳng kiến? Đẳng kiến đã diệt không còn sót đó là đẳng trí, hay đẳng trí đã diệt không còn sót đó là đẳng kiến?

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Các tuệ nghịch đều là kiết, hay kiết đều là tuệ nghịch?

Thế nào là kiến học? Thế nào là trí học? Thế nào là tuệ học? Kiến học là trí học, hay trí học là kiến học? Kiến học là tuệ học, hay tuệ học là kiến học? Trí học là tuệ học, hay tuệ học là trí học? Kiến học thâu nhiếp trí học, hay trí học thâu nhiếp kiến học? Kiến học thâu nhiếp tuệ học, hay tuệ học thâu nhiếp kiến học? Trí học thâu nhiếp tuệ học, hay tuệ học thâu nhiếp trí học? Thành tựu kiến học thì đó là trí học, hay thành tựu trí học thì đó là kiến học? Thành tựu kiến học thì đó là tuệ học, hay thành tựu tuệ học thì đó là kiến học? Thành tựu trí học thì đó là tuệ học, hay thành tựu tuệ học thì đó là trí học? Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu. Thế nào là kiến vô học? Thế nào là trí vô học? Thế nào là tuệ vô học? Kiến vô học là trí vô học, hay trí vô học là kiến vô học? Kiến vô học là tuệ vô học, hay tuệ vô học là kiến vô học? Trí vô học là tuệ vô học, hay tuệ vô học là trí vô học? Kiến vô học thâu nhiếp trí vô học, hay trí vô học thâu nhiếp kiến vô học? Kiến vô học thâu nhiếp tuệ vô học, hay tuệ vô học thâu nhiếp kiến vô học? Trí vô học thâu nhiếp tuệ vô học, hay tuệ vô học thâu nhiếp trí vô học? Thành tựu kiến vô học thì đó là trí vô học, hay thành tựu trí vô học thì đó là kiến vô học? Thành tựu kiến vô học thì đó là tuệ vô học, hay thành tựu tuệ vô học thì đó là kiến vô học? Thành tựu trí vô học thì đó là tuệ vô học, hay thành tựu tuệ vô học thì đó là trí vô học?

Thế nào là kiến phi học phi vô học? Thế nào là trí phi học phi vô học? Thế nào là tuệ phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học là kiến phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học là kiến phi học phi vô học? Trí phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học là trí phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học thâu nhiếp kiến phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học thâu nhiếp kiến phi học phi vô học? Trí phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học? Thành tựu kiến phi học phi vô học thì sẽ thành tựu trí phi học phi vô học, hay thành tựu trí phi học phi vô học thì sẽ thành tựu kiến phi học phi vô học? Thành tựu kiến phi học phi vô học thì sẽ thành tựu tuệ phi học phi vô học, hay thành tựu tuệ phi học phi vô học thì sẽ thành tựu kiến phi học phi vô học? Thành tựu trí phi học phi vô học thì sẽ thành tựu tuệ phi học phi vô học, hay thành tựu tuệ phi học phi vô học thì sẽ thành tựu trí phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là kiến phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là kiến phi học phi vô học? Trí phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là trí phi học phi vô học?

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Như Phạm thiên kia đã nói thế này: "Ta làm Đại Phạm thiên này sẽ tạo ra sự biến hóa mầu nhiệm, tạo ra chủng loại chúng sinh. "Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này?". Như trời Phạm Ca Di kia đã nói thế này: "Đại Phạm thiên này sẽ tạo ra sự biến hóa mầu nhiệm, tạo ra chủng loại chúng sinh. Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này? Như Phạm chí Trường Trảo đã nói thế này: "Tất cả của Cù-đàm thì ta không nhẫn, tất cả nhẫn của ta có nhẫn cũng không nhẫn." Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này? Vốn gọi là vì kiến này, A-la-hán mất bất tịnh, là hình tượng của trời Tịnh Ma Ca Di. A-la-hán mất bất tịnh, đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này? Vốn gọi là kiến thì A-la-hán tự giải thoát mà không biết. A-la-hán tự giải thoát những hồ nghi, đắc A-la-hán do người khác mà biết. Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này? Vốn gọi là kiến này thì tên gọi chỉ có đạo chủng của khổ. Chủng đạo của khổ, đối với năm kiến này, là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Thế nào là tà kiến?

Đáp: Năm kiến với nghĩa không nhất định, năm kiến đều là tà kiến. Nếu nhất định thì vốn gọi là kiến này không có thí, không có báo, không có thuyết, đó gọi là tà kiến.

Hỏi: Thế nào là tà trí?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ ô nhiễm, năm thức thân tương ưng với tuệ ô nhiễm, đó gọi là tà trí.

Hỏi: Tà kiến là tà trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Tà kiến là tà trí.

Hỏi: Có thể có tà trí mà không phải tà kiến chăng?

Đáp: Có, Trừ ra ra năm kiến, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô, năm thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô.

Hỏi: Tà kiến thâu nhiếp tà trí, hay tà trí thâu nhiếp tà kiến?

Đáp: Tà trí thâu nhiếp tà kiến, không phải tà kiến thâu nhiếp tà trí.

Không thâu nhiếp những gì? Trừ ra ra năm kiến, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô, năm thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô.

Hỏi: Thành tựu tà kiến thì sẽ thành tựu tà trí hay sao?

Đáp: Đúng như vậy! Nếu thành tựu tà kiến thì đó là tà trí.

Hỏi: Có thể thành tựu tà trí mà không phải là tà kiến chăng?

Đáp: Thấy dấu vết hữu học.

Hỏi: Tà kiến đã diệt không còn sót thì đó là tà trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu tà trí đã diệt không còn sót thì đó là tà kiến.

Hỏi: Có thể có tà kiến diệt không còn sót mà không phải là tà trí chăng?

Đáp: Thấy dấu vết hữu học.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Thế nào là đẳng kiến? Thế nào là đẳng trí?

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến?

Đáp: Tận trí-vô sinh trí không thâu nhiếp ý thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí?

Đáp: Trừ ra ra nhẫn do tu hành, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Năm thức thân tương ưng với đẳng kiến tuệ thiện là đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng kiến, không phải đẳng trí? Nhẫn do tu hành, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng kiến? Năm thức thân tương ưng với tuệ thiện và tận trí-vô sinh trí, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng kiến? Trừ ra ra nhẫn, do tu hành và tận trí-vô sinh trí, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ thiện, đó gọi là đẳng trí cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng trí? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Đẳng kiến thâu nhiếp đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc là đẳng kiến mà không phải đẳng trí.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng trí?

Đáp: Nhẫn do tu hành, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng trí.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng kiến?

Đáp: Năm thứ thân tương ưng với tuệ thiện và tận trí-vô sinh trí, đó gọi là đẳng trí chứ không phải đẳng kiến.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến cũng là đẳng trí?

Đáp: Trừ ra nhẫn do tu hành và tận trí-vô sinh trí, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ thiện, đó gọi là đẳng kiến cũng là đẳng trí.

Hỏi: Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng trí?

Đáp: Trừ những điều như trên.

Hỏi: Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, các tuệ nghịch đều là kiết chăng?

Đáp: Hoặc tuệ nghịch mà không phải kiết.

Thế nào là tuệ nghịch mà không phải kiết? Trừ ra hai kiết, còn lại tuệ nhiễm ô, đó gọi là tuệ nghịch mà không phải kiết.

Thế nào là kiết mà không phải tuệ nghịch? Bảy kiết, đó gọi là kiết mà không phải tuệ nghịch.

Thế nào là tuệ nghịch chính là kiết? Hai kiết, đó gọi là tuệ nghịch chính là kiết.

Thế nào là không phải tuệ nghịch cũng không phải là kiết? Trừ những điều như trên.

Thế nào là kiến học? Thế nào là trí học? Thế nào là tuệ học?

Hỏi: Thế nào là kiến học?

Đáp: Đó là tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Tám trí giác.

Hỏi: Thế nào là tuệ học?

Đáp: Đó gọi là kiến học-trí học-tuệ học.

Hỏi: Kiến học là trí học hay sao?

Đáp: Đúng như vậy! Trí học là kiến học.

Hỏi: Có thể có kiến học mà không phải trí học chăng?

Đáp: Có, nhẫn do tu hành.

Hỏi: Kiến học là tuệ học phải không?

Đáp: Đúng như vậy!

Hỏi: Tuệ học này là kiến học?

Đáp: Đúng như vậy!

Hỏi: Trí học là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng như vậy! Trí học là tuệ học.

Hỏi: Có thể có tuệ học mà không phải trí học chăng?

Đáp: Có, nhẫn do tu hành.

Hỏi: Kiến học thâu nhiếp trí học, hay trí học thâu nhiếp kiến học?

Đáp: Kiến học thâu nhiếp trí học, không phải trí học thâu nhiếp kiến học.

Những gì không thâu nhiếp? Nhẫn do tu hành.

Hỏi: Kiến học thâu nhiếp tuệ học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tuệ học thâu nhiếp kiến học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Trí học thâu nhiếp tuệ học, hay tuệ học thâu nhiếp trí học?

Đáp: Tuệ học thâu nhiếp trí học, không phải trí học thâu nhiếp tuệ học.

Những gì không thâu nhiếp? Nhẫn do tu hành. Hỏi: Thành tựu kiến học thì đó là trí học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu trí học thì đó là kiến học.

Hỏi: Có thể có thành tựu kiến học mà không phải trí học chăng?

Đáp: Có, khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt.

Hỏi: Thành tựu kiến học thì thành tựu tuệ học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ học thì đó là kiến học?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu trí học thì đó là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu trí học thì đó là tuệ học.

Hỏi: Có thể thành tựu tuệ học mà không phải trí học chăng?

Đáp: Có, khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu. Thế nào là kiến vô học?

Thế nào là trí vô học? Thế nào là tuệ vô học?

Hỏi: Thế nào là kiến vô học?

Đáp: Tận trí-vô sinh trí, không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Tám trí vô học.

Hỏi: Thế nào là tuệ vô học?

Đáp: Đó gọi là kiến vô học-trí vô học-tuệ vô học.

Hỏi: Kiến vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Kiến vô học là trí vô học.

Hỏi: Có thể có trí vô học mà không phải kiến vô học chăng?

Đáp: Có, tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Trí vô học là tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tuệ vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Kiến vô học thâu nhiếp trí vô học, hay trí vô học thâu nhiếp kiến vô học?

Đáp: Trí vô học thâu nhiếp kiến vô học, không phải kiến vô học thâu nhiếp trí vô học.

Những gì không thâu nhiếp? Tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Kiến vô học thâu nhiếp tuệ vô học, hay tuệ vô học thâu nhiếp kiến vô học?

Đáp: Tuệ vô học thâu nhiếp kiến vô học, không phải kiến vô học thâu nhiếp tuệ vô học.

Không thâu nhiếp những gì? Tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Trí vô học thâu nhiếp tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tuệ vô học thâu nhiếp trí vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Thành tựu cũng như vậy.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu. Thế nào là kiến phi học phi vô học? Thế nào là trí phi học phi vô học? Thế nào là tuệ phi học phi vô học?

Hỏi: Thế nào là kiến phi học phi vô học?

Đáp: Năm kiến của nhãn căn và đẳng kiến thế tục.

Hỏi: Thế nào là trí phi học phi vô học?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ.

Hỏi: Thế nào là tuệ phi học phi vô học?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc kiến mà không phải trí.

Thế nào là kiến mà không phải trí? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải trí.

Thế nào là trí mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là trí chứ không phải kiến.

Thế nào là kiến trí? Đẳng kiến thế tục của năm kiến, đó gọi là kiến trí.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải trí? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc kiến mà không phải tuệ.

Thế nào là kiến mà không phải tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải tuệ.

Thế nào là tuệ mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là tuệ chứ không phải kiến.

Thế nào là kiến tuệ? Năm kiến và đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Trí phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử tuệ phi học phi vô học là trí phi học phi vô học?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc kiến mà không phải trí.

Thế nào là kiến không phải trí? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải trí.

Thế nào là trí mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến, đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là trí chứ không phải kiến.

Thế nào là kiến trí? Đẳng kiến thế tục cùng năm kiến, đó gọi là kiến trí.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải trí? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc kiến mà không phải tuệ.

Thế nào là kiến mà không phải tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải tuệ.

Thế nào là tuệ mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là tuệ chứ không phải kiến.

Thế nào là kiến tuệ? Năm kiến và đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Trí phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tuệ phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học?

Đáp: Như thế. Thành tựu diệt cũng như thế.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, như Phạm thiên kia nói thế này: Ta ở Đại Phạm thiên này, lấy pháp thấp trộm làm cao nhất. Đây là trộm kiến do khổ đế đoạn. Tạo hóa không làm mà nói làm, đó gọi là trộm giới do khổ đế đoạn. Nói hay đẹp nghĩa là lấy pháp thấp trộm làm cao nhất, đó gọi là trộm kiến, do khổ đế đoạn. Tạo ra chủng loại chúng sinh không làm mà nói làm đây là trộm giới do khổ đế đoạn. Như trời Phạm Ca Di kia nói thế này: Đại Phạm thiên này lấy pháp thấp trộm làm cao nhất. Đây là trộm kiến, do khổ đế đoạn. Tạo ra chủng loại chúng sinh không làm mà nói làm, đó gọi là trộm giới do khổ đế đoạn. Nói hay đẹp, nghĩa là dùng pháp thấp trộm làm cao nhất, đó gọi là trộm kiến do khổ đế đoạn. Tạo ra chủng loại chúng sinh không làm mà nói làm, đó gọi là trộm giới do khổ đế đoạn. Như Phạm chí Trường Trảo kia nói thế này: Tất cả của Cù-đàm thì ta không nhẫn, biên kiến này thuộc về đoạn diệt do khổ đế đoạn. Hết thảy của Cù-đàm ta nhẫn, biên kiến này thuộc về hữu thường do khổ đế đoạn. Ta có nhẫn cũng không có nhẫn, ông ta có nhẫn, biên kiến này thuộc hữu thường do khổ đế đoạn. Ông ta không có nhẫn, biên kiến này thuộc về đoạn diệt do khổ đế đoạn. Vốn gọi là A-la-hán bởi vì kiến này mất bất tịnh, là hình tượng của trời Tinh Ma Ca Di (quấy phá), A-la-hán mất bất tịnh, giường gối nhơ bẩn. Không làm mà nói làm, đây nói là trộm giới do khổ đế đoạn. Vốn gọi là A-la-hán do kiến này tự giải thoát mà không biết. Nói A-la-hán không có trí này, tà kiến này do đạo đế đoạn. Vốn gọi là kiến này do A-la-hán tự giải thoát hồ nghi, là A-la-hán đã vượt qua hồ nghi, tà kiến này do đạo đế đoạn. Vốn gọi là kiến này đạt được A-la-hán do người khác biết được, A-la-hán không do người khác mà biết, tà kiến này do đạo đế đoạn. Điều gọi là kiến này thì nói rằng khổ-đạo khổ-đạo chủng-vô tác-ngôn tác đây là trộm giới do khổ đế đoạn.

----------------

Phẩm 3: BIẾT VỀ TÂM NGƯỜI KHÁC

Biết tâm người khác bốn,
Và ái cũng có năm,
Tín sáng diệt điên đảo,
Tu hành đạo Tam-muội.

Thế nào là trí biết tâm người khác? Thế nào là trí biết mạng đời trước? Nếu trí biết tâm người khác thì biết tâm người khác chăng? Giả sử biết tâm người khác là trí biết tâm người khác chăng? Nếu trí biết mạng đời trước thì biết mạng đời trước chăng? Giả sử biết mạng đời trước là trí biết mạng đời trước chăng? Nếu trí biết mạng đời trước, trí ấy biết pháp do tâm người khác trong quá khứ đã nghĩ đến chăng? Giả sử biết pháp do tâm người khác trong quá khứ đã nghĩ đến, là trí biết mạng đời trước chăng? Thế nào là sự giải thoát của đẳng ý? Thế nào là ý không có hoài nghi giải thoát. Vì sao giải thoát đẳng ý mà nói là ái? Các giải thoát đẳng ý, tất cả giải thoát đẳng ý đó đều tương ưng với tận trí chăng? Giả sử tương ưng với tận trí, là tất cả giải thoát đẳng ý kia chăng? Các giải thoát không có ý hoài nghi, tất cả giải thoát đẳng ý đó tương ưng với vô sinh trí chăng? Giả sử vô sinh trí tương ưng với tất cả giải thoát không có ý hoài nghi chăng? Thế nào là minh học? Thế nào là trí học? Thế nào là minh vô học? Thế nào là trí vô học? Thời pháp tu hành đạt được đầu tiên, là những ai tin Phật-Pháp-Tăng? Với bốn điên đảo này thì Tuđà-hoàn có bao nhiêu diệt, bao nhiêu không diệt? Với ba Tam-muội này thì Tu-đà-hoàn có bao nhiêu thành tựu quá khứ, vị lai, hiện tại? Nếu đạo quá khứ thì tất cả đạo đó đã tu, đã khinh an chăng? Giả sử đạo đã tu, đã khinh an thì tất cả đạo đó đều thuộc quá khứ chăng? Nếu đạo vị lai thì tất cả đạo kia không tu, không khinh an chăng? Giả sử đạo không tu, không khinh an thì tất cả đạo đó đều thuộc vị lai chăng? Nếu là đạo hiện tại thì tất cả đạo đó đều tu chăng? Giả sử đạo đều tu thì tất cả đạo đó là hiện tại chăng?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Thế nào là trí biết tâm người khác?

Đáp: Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, thì trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt. Chúng sinh khác-người khác, điều đã giác, điều đã quán, điều đã thực hành, tánh ý đã giác như thật nhận biết, đó gọi là biết tâm người khác.

Hỏi: Thế nào là trí biết mạng đời trước?

Đáp: Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt, qua tướng mạo mà biết vô số đời sống đời trước, đó gọi là trí biết mạng đời trước.

Hỏi: Nếu trí biết tâm người khác thì biết tâm người khác chăng?

Đáp: Hoặc là trí biết tâm người khác mà không phải là biết tâm người khác.

Thế nào là trí biết tâm người khác mà không phải là biết tâm người khác? Nếu trí biết tâm người khác là quá khứ-vị lai thì đó gọi là trí biết tâm người khác mà không phải biết tâm người khác.

Hỏi: Thế nào là biết tâm người khác mà không phải là trí biết tâm người khác?

Đáp: Như vậy, nhìn tướng mạo nghe người khác nói thì biết tâm người khác, đó gọi là biết tâm người khác chứ không phải là trí biết tâm người khác.

Hỏi: Thế nào là trí biết tâm người khác cũng là biết tâm người khác?

Đáp: Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt, chúng sinh khác-người khác, điều đã giác-điều đã quán-điều đã thực hành, tánh ý đã giác nhận biết như thật, đó gọi là trí biết tâm người khác cũng là biết tâm người khác.

Hỏi: Thế nào là không phải trí biết tâm người khác cũng không phải là biết tâm người khác?

Đáp: Trừ những điều như trên.

Hỏi: Nếu trí biết mạng đời trước thì biết mạng đời trước chăng?

Đáp: Hoặc trí biết mạng đời trước mà không biết mạng đời trước. Thế nào là trí biết mạng đời trước mà không biết mạng đời trước?

Nếu trí biết mạng đời trước trong quá khứ-vị lai, thì đó gọi là trí biết mạng đời trước mà trí đó không biết mạng đời trước.

Thế nào là biết mạng đời trước mà không phải là trí biết mạng đời trước? Như sinh biết mạng đời trước, như sinh đắc của sắc tượng kia, trí này biết mạng đời trước, đó gọi là biết mạng đời trước mà không phải trí biết mạng đời trước.

Thế nào là trí biết mạng đời trước thì đó là biết mạng đời trước? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được, không mất, trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt, qua tướng mạo mà biết vô số đời sống của đời trước đó gọi là trí biết mạng đời trước thì đó là biết mạng đời trước.

Thế nào là không phải trí biết mạng đời trước cũng không phải biết mạng đời trước? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Nếu trí biết mạng đời trước thì trí đó sẽ biết pháp do tâm người khác trong quá khứ đã nghĩ nhớ chăng?

Đáp: Hoặc trí biết mạng đời trước mà trí ấy không biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ.

Làm sao trí biết mạng đời trước mà trí ấy không biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt. Lúc sinh trong quá khứ biết mình trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là trí biết mạng đời trước mà trí ấy không biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ.

Làm sao biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ mà không phải là trí biết mạng đời trước? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt, trí biết tâm người khác, chúng sinh khác ở đời này trong quá khứ trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là trí biết pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ chứ không phải là trí biết mạng đời trước.

Thế nào là trí biết mạng đời trước cũng biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt, lúc sinh trong quá khứ, đối với chúng sinh khác-người khác, trí trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là trí biết mạng đời trước cũng biết được pháp tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ.

Thế nào là không phải trí biết mạng đời trước, cũng không biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt, trong quá khứ đối với sự sinh này biết mình trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là không phải trí biết mạng đời trước cũng không biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ.

Hỏi: Thế nào là giải thoát đẳng ý?

Đáp: Giải thoát đẳng ý là tận trí của A-la-hán. Đẳng kiến vô học vốn có thể tương ưng với tâm giải thoát, đã giải thoát-sẽ giải thoát, đó gọi là giải thoát đẳng ý.

Hỏi: Thế nào là giải thoát của ý không có hoài nghi?

Đáp: Pháp của ý không có hoài nghi là tận trí-vô sinh trí A-la-hán, đẳng kiến vô học vốn có thể tương ưng với tâm giải thoát-đã giải thoát-sẽ giải thoát, đó gọi là sự giải thoát của ý không có hoài nghi.

Hỏi: Vì sao giải thoát đẳng ý mà nói là ái?

Đáp: Giải thoát đẳng ý là sự giữ gìn pháp này của A-la-hán. Tự yêu lấy và tàng trữ sự giải thoát của đẳng ý kia. A-la-hán đã khéo tự che chở yêu lấy và tàng trữ, ta không thoái lui đối với pháp này. Ví như người mẹ có một đứa con thương yêu thường xuyên không rời mắt. Người mẹ kia nuôi nấng, chở che, dìu dắt, gìn giữ đứa con này khiến cho không lạnh, không nóng, không đói, không khát, không có mọi phiền não.

Giải thoát đẳng ý như thế, A-la-hán đối với pháp này, tự giữ lấy, tàng trữ giải thoát đẳng ý kia. A-la-hán đã khéo tự giữ lấy và tàng trữ, ta không lùi lại pháp này. Vì lý do này nên giải thoát đẳng ý mà nói là ái.

Hỏi: Các giải thoát đẳng ý tương ưng với tận trí chăng?

Đáp: Hoặc giải thoát đẳng ý mà không tương ưng với tận trí.

Thế nào là giải thoát đẳng ý mà không tương ưng với tận trí? Giải thoát đẳng ý đã có thể tương ưng với đẳng kiến vô học A-la-hán, tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là giải thoát đẳng ý mà không tương ưng với tận trí.

Thế nào là tận trí tương ưng mà không phải giải thoát đẳng ý? Tận trí A-la-hán đối với pháp không còn nghi mà có thể tương ưng với tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là tương ưng với tận trí mà không phải giải thoát đẳng ý.

Thế nào là giải thoát đẳng ý tương ưng với tận trí? Tận trí A-la-hán đối với giải thoát đẳng ý, đã có thể tương ưng, tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là giải thoát đẳng ý tương ưng với tận trí.

Thế nào là không phải giải thoát đẳng ý cũng không tương ưng với tận trí? Vô sinh trí của A-la-hán của pháp không còn nghi, đẳng kiến vô học đã có thể tương ưng với tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là không phải giải thoát đẳng ý cũng không tương ưng với tận trí.

Hỏi: Các giải thoát mà ý không còn nghi điều tương ưng với vô sinh trí chăng?

Đáp: Như thế. Các giải thoát mà ý không còn nghi đều tương ưng với vô sinh trí.

Hỏi: Có thể có giải thoát mà ý không còn nghi nhưng không tương ưng với vô sinh trí chăng?

Đáp: Có, tận trí A-la-hán đối với pháp không còn hoài nghi, đẳng kiến vô học đã có thể tương ưng với tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát.

Hỏi: Thế nào là minh học?

Đáp: Là tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Là tám trí học.

Hỏi: Thế nào là minh vô học?

Đáp: Là tuệ vô học.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Là tám trí vô học.

Hỏi: Thời pháp tu hành đầu tiên đã đạt được những gì? Tin Phật-Pháp-Tăng chăng?

Đáp: Pháp tu hành khổ, pháp tu hành tập, pháp tu hành tận, pháp tu hành đạo và Phật-pháp-tăng. Hỏi: Bốn điên đảo này, Tu-đà-hoàn có bao nhiêu đã diệt, bao nhiêu chưa diệt?

Đáp: Tất cả diệt. Không còn.

Hỏi: Ba Tam-muội này Tu-đà-hoàn có bao nhiêu thành tựu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Đều thành tựu vị lai. Đã diệt không mất tức là thành tựu quá khứ. Nếu hiện ở trước mắt, thì thành tựu hiện tại.

Hỏi: Nếu là đạo quá khứ thì tất cả đạo ấy đã tu, đã khinh an chăng?

Đáp: Như thế. Nếu là đạo quá khứ thì tất cả đạo đó đã tu, đã tốt đẹp.

Hỏi: Có thể có đạo đã tu, đã khinh an mà đạo này không phải là quá khứ chăng?

Đáp: Có, đạo vị lai đã tu, đã khinh an.

Hỏi: Nếu đạo vị lai thì tất cả đạo kia không phải là đã tu, không phải là đã khinh an chăng?

Đáp: Hoặc đạo vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã khinh an.

Thế nào là đạo vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã tốt đẹp? Đạo vị lai đã tu, đã khinh an, đó gọi là đạo vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã tốt đẹp.

Thế nào là đạo không phải đã tu, không phải đã khinh an mà đạo này không phải là vị lai? Đạo chưa từng hiện ở trước mắt, đó gọi là đạo không phải đã tu, không phải đã khinh an mà đạo này không phải là vị lai.

Hỏi: Thế nào là đạo vị lai mà đạo này không phải đã tu, không phải đã khinh an?

Đáp: Nếu như đạo vị lai không phải đã tu, không phải đã khinh an, thì đó gọi là đạo vị lai mà đạo này không phải đã tu, không phải đã khinh an. Hỏi: Thế nào là đạo không phải vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã khinh an?

Đáp: đạo quá khứ vốn nhất định hiện ở trước mắt, đó gọi là đạo không phải vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã khinh an.

Hỏi: Nếu đạo hiện ở trước mắt thì tất cả đạo kia đều là tu và khinh an chăng?

Đáp: Như thế, nếu đạo hiện ở trước mắt thì tất cả đạo kia đều là tu và khinh an.

Hỏi: Có thể đạo tu và khinh an mà đạo này không hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Có, như đạo vốn chưa được mà hiện ở trước mắt, còn lại là đạo vị lai do loại ấy tu tập.

QUYỂN 11

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, Phần 1

Thâu nhiếp thành tu duyên,
Duyên trí diệt tác chứng,
Cũng tạo niệm vô thường,
Bảy xứ ở sau cùng.

Tám trí là pháp trí, vị tri trí, tri tha nhân tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Pháp trí thâu nhiếp bao nhiêu trí? Cho đến đạo trí thâu nhiếp bao nhiêu trí?

Nếu thành tựu pháp trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến thành tựu đạo trí đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Nếu tu pháp trí thì đó là tu vị tri trí chăng? Giả sử tu vị tri trí thì có pháp trí chăng? Nếu khi tu pháp trí thì sẽ có tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí? Giả sử tu đạo trí thì đó là pháp trí chăng? Cho đến tu tận trí thì có đạo trí chăng? Giả sử tu đạo trí thì có tận trí chăng? Có thể pháp trí duyên với pháp trí? Có thể pháp trí duyên với tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tận trí, tập trí, đạo trí?

Có thể đạo trí duyên với đạo trí? Có thể đạo trí duyên với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí chăng?

Pháp trí với pháp trí có bao nhiêu duyên duyên? Pháp trí với vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí và đạo trí có bao nhiêu duyên duyên? Đạo trí với đạo trí có bao nhiêu duyên duyên? Đạo trí với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí có bao nhiêu duyên… Nếu các kiết hệ thuộc ở cõi Dục thì các kiết đó do pháp trí diệt chăng? Giả sử kiết do pháp trí diệt thì đó là kiết hệ thuộc cõi Dục chăng?

Các kiết hệ thuộc ở cõi Sắc-Vô sắc thì kiết đó do vị tri trí diệt?

Giả sử kiết do vị tri trí diệt thì đó là kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc?

Các kiết do khổ đế đoạn thì kiết đó do khổ trí đoạn trừ chăng? Giả sử kiết kia do khổ trí đoạn, thì kiết đó do khổ đế đoạn trừ chăng? Các kiết do tập đế-tận đế-đạo đế đoạn thì kiết đó do đạo trí đoạn trừ chăng? Giả sử kiết đó do đạo trí đoạn thì kiết đó do đạo đế đoạn trừ chăng? Các kiết do pháp trí diệt pháp trí, kiết đó được tận chứng chăng? Giả sử kiết đó do pháp trí được tận chứng thì pháp trí diệt kiết đó chăng? Các kiết do vị tri trí diệt vị tri trí, kiết đó được tận chứng chăng? Giả sử các kiết đó do vị tri tri trí được tận chứng thì vị tri trí diệt kiết đó chăng? Các kiết do khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí diệt đạo trí, kiết đó được tận chứng chăng? Giả sử các kiết do đạo trí được tận chứng thì đạo trí diệt kiết kia sao? Nhãn căn dùng bao nhiêu trí biết? Cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn thì dùng bao nhiêu trí biết?

Lại nữa, Đức Thế Tôn đã nói: "Tập tưởng vô thường, tu hành rộng khắp, hết thảy ái dục, hết thảy ái sắc-ái vô sắc, hết thảy kiêu mạn, hết thảy vô minh". Tưởng này nên nói là tương ưng với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Nên nói là có giác-có quán chăng? Không có giác-có quán chăng? Không có giác-không có quán chăng? Nên nói tương ưng với lạc căn, hay tương ưng với hỷ căn, hộ căn chăng? Nên nói không-vô tướng-vô nguyện? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục chăng? Duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, duyên không hệ thuộc gì chăng? Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo đối với bảy xứ thiện và nghĩa ba quán mà thông suốt pháp này, được tận cùng sắc phân biệt hữu lậu, sắc khổ, sắc tập, sắc tận, sắc đạo tích, sắc vị, sắc hoạn nạn, sắc loại bỏ như thật mà biết sắc". Trí này nên nói là pháp trí chăng? Nên nói là cho đến biết đạo trí chăng? Thống-tưởng – hành-thức cũng lại như vậy.

Thế nào là sắc tận? Thế nào là sắc loại bỏ? Sắc tận và sắc loại bỏ có gì sai biệt? Thế nào là thống-tưởng-hành? Thế nào là thức tận? Thế nào là thức loại bỏ? Thức tận và thức loại bỏ có gì sai biệt?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Tám trí là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Pháp trí thâu nhiếp năm trí pháp trí, một ít hữu nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Vị tri trí thâu nhiếp năm trí vị tri trí, một ít hữu nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Tha tâm trí thâu nhiếp bốn trí tha tâm trí, một ít hữu nhập, pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Đẳng trí thâu nhiếp một trí của đẳng trí, một ít hữu nhập, tha tâm trí. Khổ trí thâu nhiếp hai trí khổ trí, một ít hữu nhập, pháp trí, vị tri trí. Tập trí, tận trí cũng như thế. Đạo trí thâu nhiếp ba trí đạo trí, một ít hữu nhập, pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Thế nào là ba?

Đáp: Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí-tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí-đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí thì đối với tám trí này, thành tựu bao nhiêu, không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Hoặc bốn-năm-sáu-bảy-tám. Thế nào là bốn?

Đáp: Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí-tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí-đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc hai-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Thế nào là hai?

Đáp: Người phàm phu có hai (đẳng trí, tha tâm trí). Người vô cấu thì khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt mắt là hai. Khổ pháp trí là bốn, khổ vị tri nhẫn là bốn, khổ vị tri trí là năm. Tập pháp nhẫn là năm, tập pháp trí là sáu. Tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí-tận pháp nhẫn là sáu. Tận pháp trí là bảy, tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí-đạo pháp nhẫn là bảy. Đạo pháp trí là tám, đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu về đẳng trí, thì đối với tám trí này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Thế nào là một?

Đáp: Không có tha tâm trí thì người phàm phu là một, người vô cấu có khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt mắt là một. Có tha tâm trí thì người phàm phu là hai, người vô cấu có khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt mắt là hai. Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn-tập vị tri trí và tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí bảy. Tận vị tri nhẫn-tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Thế nào là ba?

Đáp: Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn-tập vị tri trí và tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn-tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc năm-sáu-bảy-tám. Thế nào là năm?

Đáp: Tập pháp trí không có tha tâm trí năm, tha tâm trí sáu. Tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, tận pháp nhẫn không có tha tâm trí năm, tha tâm trí sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí sáu, tha tâm trí bảy. Tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí sáu, tha tâm trí bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí bảy, tha tâm trí tám. Đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí không có tha tâm trí bảy, tha tâm trí tám.

Hỏi: Nếu thành tựu tận trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc sáu-bảy-tám. Thế nào là sáu?

Đáp: Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn-tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc bảy-tám. Thế nào là bảy?

Đáp: Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Hỏi: Nếu lúc tu pháp trí thì đó là vị tri trí?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-tập pháp trí-tận pháp trí-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt mắt, thì gọi là tu pháp trí chứ không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là pháp trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí-tập vị tri trí-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì gọi là tu vị tri trí chứ không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là vị tri trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, hoặc A-la-hán nếu vốn chưa đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, thì vào lúc này tu pháp trí, vị tri trí, đó gọi là tu pháp trí cũng là vị tri trí.

Thế nào là không tu pháp trí, cũng không tu vị tri trí? Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu pháp trí và vị tri trí. Tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng, nhập Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của trời vô tưởng hiện ở trước mắt, không tu pháp trí cũng không tu vị tri trí, đó gọi là không tu pháp trí cũng không tu vị tri trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự hành đối với khổ pháp trí-tập pháp trí-tận pháp trí-đạo pháp trí mà không có tha tâm trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt thì vào lúc này không thể nào tu tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt thì lúc này có thể tu pháp trí chứ không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là pháp trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được, tha tâm trí hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt thì đó không phải là tha tâm trí, lúc đạt được là tu tha tâm trí. Học kiến tích thì nếu A-la-hán, hoặc vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là pháp trí, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì pháp tu đó là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu pháp trí và tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu pháp trí mà tha tâm trí đó gọi là tu pháp trí cũng là tha tâm trí.

Thế nào là không tu pháp trí cũng không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí-tập vị tri trí-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là pháp trí và tha tâm trí. Nếu vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì vào lúc này không thể nào tu pháp trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí, tâm ô nhiễm-tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng hiện ở trước mắt, không tu pháp trí cũng không phải là tha tâm trí, đó gọi là không tu pháp trí cũng không phải là tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là đẳng trí?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải đẳng trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải đẳng trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-tập pháp trí-tận pháp trí-đạo pháp trí và tu về đạo vị tri trí. Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể lúc này tu pháp trí chứ không phải là đẳng trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà không phải pháp trí? Người phàm phu nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập vị tri trí, biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán hoặc vốn đạt được hoặc vốn không đạt được, thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này không thể nào tu pháp trí, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là đẳng trí? Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu thế tục trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu trí vô lậu vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí cũng là đẳng trí.

Thế nào là không tu pháp trí và đẳng trí? Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là pháp trí. Tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và đẳng trí, đó gọi là không tu pháp trí và đẳng trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là khổ trí?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải khổ trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải khổ trí? Do sự tu hành đối với tập-tận-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt thì đó không phải khổ trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải pháp trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí và học kiến tích (thấy dấu vết), nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải pháp trí, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là khổ trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt thì đây là khổ trí; nếu vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc là thế tục trí hiện ở trước mắt mắt thì có thể tu pháp trí và khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí cũng là khổ trí.

Thế nào là không tu pháp trí và khổ trí? Do sự tu hành đối với tập-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì trí vô lậu đó không phải pháp trí cũng không phải là khổ trí. Nếu vốn đạt được, nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt có thể không tu pháp trí và khổ trí lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và khổ trí, đó gọi là không tu pháp trí và khổ trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là tập trí sao?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tận đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tập trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí không phải pháp trí? Do sự tu hành đối với tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải pháp trí, đó gọi là tu tập trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí và tập trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí và đạo vị tri trí cùng học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì pháp trí đó là tập trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, có thể tu pháp trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí và tập trí.

Thế nào là không tu pháp trí và tập trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt thì đây không phải là pháp trí và tập trí. Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt thể nào tu pháp trí và tập trí vào lúc này, tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và tập trí, đó gọi là không tu pháp trí và tập trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là tận trí sao?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải tận trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-tập pháp trí-đạo pháp trí, và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải tận trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải tận trí.

Thế nào là tu tận trí mà không phải pháp trí? Do sự tu hành đối với tận, vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí, đó gọi là tu tận trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí và tận trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí-đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đó là tận trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu pháp trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí và tận trí.

Thế nào là không tu pháp trí và tận trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí-tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí và tận trí. Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt có thể tu pháp trí và tận trí vào lúc này, tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và tận trí, đó gọi là không tu pháp trí và tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là đạo trí sao?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải đạo trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tập-tận pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải đạo trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí không mà phải pháp trí? Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí và đạo trí? do sự tu hành đối với đạo pháp trí-đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đây là đạo trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu pháp trí và đạo trí, đó gọi là tu pháp trí và đạo trí.

Thế nào là không tu pháp trí và đạo trí? do sự tu hành đối với khổ vị tri trí, tập-tận vị tri trí, và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí và đạo trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt thể nào tu pháp trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễmâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tammuội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và đạo trí, đó gọi là không tu pháp trí và đạo trí. Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó có phải là tha tâm trí?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải tha tâm trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải tha tâm trí? do sự tu hành đối với khổ vị tri trí-tận vị tri trí-tập vị tri trí mà không có tha tâm trí. Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt thì đây không phải tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí vào lúc này chứ không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí vào lúc này, chứ không phải là tha tâm trí đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là tha tâm trí.

Hỏi: Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là vị tri trí?

Đáp: Tha tâm trí thì người phàm phu, nếu vốn đạt được hoặc không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, lúc này có thể tu tha tâm trí. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tân trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là vị tri trí.

Hỏi: Thế nào là tu vị tri trí và tha tâm trí?

Đáp: Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu vi tri trí và tha tâm trí, đó gọi là tu vị tri trí và tha tâm trí.

Hỏi: Thế nào là không tu vị tri trí và tha tâm trí?

Đáp: Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tậptận-đạo pháp trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí và tha tâm trí. Nếu vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể không tu vị tri trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí, người phàm phu với tâm nhiễm ô-tâm vô ký, nhập Tam muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiện hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu vị tri trí và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải đẳng trí.

Hỏi: Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là đẳng trí?

Đáp: Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích nếu như A-la-hán, vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu vị tri trí mà không phải là đẳng trí, đó gọi là tu vị tri trí chứ không phải là đẳng trí.

Hỏi: Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là vị tri trí?

Đáp: Người phàm phu nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, học kiến tích nếu như A-la-hán, hoặc vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể không tu vị tri trí, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là vị ti trí

Thế nào là tu vị tri trí và đẳng trí? do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và đẳng trí.

Thế nào là không tu vị tri trí và đẳng trí? do sự tu hành đối với khổ pháp trí-tập pháp trí-tận pháp trí-đạo pháp trí, và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí. Tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và đẳng trí, đó gọi là không tu vị tri trí và đẳng trí.

Hỏi: Nếu lúc tu vị tri trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải khổ trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải khổ trí? Do sự tu hành đối với tập vị tri trí-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải vị tri trí?

Do sự tu hành đối với khổ pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí và khổ trí? do sự tu hành đối với khổ vị tri trí-đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt thì đây là khổ trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và khổ trí.

Thế nào là không tu vị tri trí và khổ trí? Do sự tu hành đối với tập-tận-đạo pháp trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí và khổ trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, có thể không tu vị tri trí và khổ trí vào lúc này, tâm ô nhiễm-tâm vô ký của tất cả phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tammuội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và khổ trí, đó gọi là không tu vị tri trí và khổ trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí mà không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu tập trí mà không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí và tập trí? Do sự tu hành đối với tập vị tri trí-đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là tập trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và tập trí.

Thế nào là không tu vị tri trí và tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tận-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt thì đây không phải là vị tri trí và tập trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không tu vị tri trí và tập trí. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm-tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và tập trí, đó gọi là không tu vị tri trí và tập trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là tận trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí-tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tận trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu tận trí mà không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí và tận trí? Đối tượng tu hành đối với tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là tận trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và tận trí.

Thế nào là không tu vị tri trí và tận trí? Đối tượng tu hành đối với khổ pháp trí, tập-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải vị tri trí và tận trí, nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không có thể tu vị tri trí và tận trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm-tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và tận trí, đó gọi là không tu vị tri trí và tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí, tập-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí mà không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải vị tri trí, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là đạo trí, nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và đạo trí.

Thế nào là không tu vị tri trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tập-tận pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, trí này không phải vị tri trí và đạo trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể không tu vị tri trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm-tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và đạo trí, đó gọi là không tu vị tri trí và đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là đẳng trí? Tha tâm trí do sự tu hành đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, trí này là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tha tâm trí mà không phải là đẳng trí, đó gọi là tu tha tâm trí, không phải đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là tha tâm trí? Không có tha tâm trí, người phàm phu nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể không đạt tu tha tâm trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu tha tâm trí và đẳng trí? Tha tâm trí, người phàm phu nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này, học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đây là đẳng trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tha tâm trí và đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu tha tâm trí và đẳng trí.

Thế nào là không tu đẳng trí và tha tâm trí? Đối tượng tu hành đối với khổ pháp trí, tập-tận-đạo pháp trí, không có tha tâm trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể không tu đẳng trí và tha tâm trí vào lúc này. Tất cả không có tha tâm trí, tâm ô nhiễm-tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tha tâm trí và đẳng trí, đó gọi là không tu đẳng trí và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí? Với tha tâm trí thì người phàm phu nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, lúc này có thể tu tha tâm trí. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, khổ vị tri trí chứ không có tha tâm trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không đạt thể nào tu tha tâm trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu khổ trí vào lúc này chứ không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu khổ trí và tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu khổ trí và tha tâm trí, đó gọi là tu khổ trí và tha tâm trí.

QUYỂN 12

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, Phần 2

Thế nào là không tu khố trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí-tập vị tri trí-tận pháp trí-tận vị tri trí-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khố trí và tha tâm trí, vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì sẽ không tu khố trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí, tâm ô nhiễm-tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tammuội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, đó gọi là không tu khố trí và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là tập trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí, tập vị tri trí, có tha tâm trí. Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không thể không tu tha tâm trí vào lúc này. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tập trí vào lúc này mà không phải là tha tâm trí mà đó gọi là tu tập trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu tập trí và tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu tập trí và tha tâm trí, đó gọi là tu tập trí và tha tâm trí.

Thế nào là không tu tập trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, khổ vị tri trí-tận pháp trí-tận vị tri trí-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể không tu tập trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí. Tâm ô nhiễm-tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tập trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu tập và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là tận trí?

Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là tận trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu tận trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí-tận vị tri trí, không có tha tâm trí. do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tha tâm trí vào lúc này. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tận trí vào lúc này mà không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu tận trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu tận trí và tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tận trí và tha tâm trí vào lúc này, đó gọi là tu tận trí và tha tâm trí.

Thế nào là không tu tận trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-khổ vị tri trí-tận pháp trí-tận vị tri trí-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí và tận trí. hoặc vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu tận trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí. Tâm ô nhiễm-tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tận trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu tận trí và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí, không có tha tâm trí. Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không đạt có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu đạo trí vào lúc này chứ không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu đạo trí và tha tâm trí? tha tâm trí là do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí, thì đó gọi là đạo trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu đạo trí và tha tâm trí vào lúc này, đó gọi là tu đạo trí và tha tâm trí.

Thế nào là không tu đạo trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-khổ vị tri trí-tập pháp trí-tập vị tri trí-tận pháp trí-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí và tha tâm trí. Hoặc vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu đạo trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí. Tâm ô nhiễm-tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu đạo trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu đạo trí và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu lúc tu đẳng trí thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Hoặc tu đẳng trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là khổ trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên tập-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, không có thể tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà khổ trí? Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu đẳng trí và khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và khổ trí.

Thế nào là không tu đẳng trí và khổ trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí-tận pháp trí-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí. Tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt không tu đẳng trí và khổ trí, đó gọi là không tu đẳng trí và khổ trí.

Hỏi: Nếu khi tu đẳng trí thì đó là tập trí chăng? Đáp: Hoặc tu đẳng trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là tập trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí và biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không có thể tu tập trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí-đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không có thể không tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu tập trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí và tập trí? Do sự tu hành đối với biên tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu đẳng trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và tập trí.

Thế nào là không tu đẳng trí và tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-tận pháp trí-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí. Tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu đẳng trí và tập trí, đó gọi là không tu đẳng trí và tập trí.

Hỏi: Nếu khi tu đẳng trí thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Hoặc tu đạo trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu đạo trí mà không phải là tận trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thì thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tận trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí mà không phải là đẳng trí?

Do sự tu hành đối với tận pháp trí-đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu tận trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí và tận trí? Do sự tu hành đối với biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu đẳng trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và tận trí.

Thế nào là không tu đẳng trí và tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-tập pháp trí-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tận trí. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt không tu đẳng trí và tận trí, đó gọi là không tu đẳng trí và tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu đẳng trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu đẳng trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là đạo trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí-biên tập vị tri trí-biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí mà không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí, đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không có thể tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí và đạo trí? Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu đẳng trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và đạo trí.

Thế nào là không tu đẳng trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-tập pháp trí-tận pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt không tu đẳng trí và đạo trí, đó gọi là không tu đẳng trí và đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu khổ trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Hoặc tu khổ trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí mà không phải là khổ trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí-tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tập trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí và tập trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt thì có thể tu khổ trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí và tập trí.

Thế nào là không tu khổ trí và tập trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí-tận vị tri trí-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí và tập trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí và tập trí vào lúc này. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm, tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận. Tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu khổ trí và tập trí, đó gọi là không tu khổ trí và tập trí.

Hỏi: Nếu khi tu khổ trí thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Hoặc tu khổ trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải là tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí mà không phải là khổ trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tận trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí, tận trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, nếu trí vô lậu hiện ở trước mắt thì có thể tu khổ trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí và tận trí.

Thế nào là không tu khổ trí và tận trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí-tập vị tri trí-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí và tận trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí, tận trí vào lúc này. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm-tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu khổ trí và tận trí, đó gọi là không tu khổ trí và tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu khổ trí thì tu đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu khổ trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí mà không phải là khổ trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được trí vô lậu, nếu thế tục trí hiện ở trước mắt thì có thể tu khổ trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí và đạo trí.

Thế nào là không tu khổ trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí-tập vị tri trí-tận pháp trí-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí và đạo trí. Hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí và đạo trí vào lúc này. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm-tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu khổ trí và đạo trí, đó gọi là không tu khổ trí và đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu tập trí thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tập trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tập trí mà không phải là tận trí?

Do sự tu hành đối với tập pháp trí-tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tập trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tận trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí và tận trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, nếu trí vô lậu hiện ở trước mắt thì có thể tu tập trí, tận trí vào lúc này, đó gọi là tu tập trí và tận trí.

Thế nào là không tu tập trí và tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-khổ vị tri trí-đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí và tận trí. Hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tập trí và tận trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm-tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tammuội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tập trí và tận trí, đó gọi là không tu tập trí và tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu tập trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tập trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu tập trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí-tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tập trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí, đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được trí vô lậu, nếu thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tập trí mà đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu tập trí mà đạo trí.

Thế nào là không tu tập trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-khổ vị tri trí-tận pháp trí-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí và đạo trí. Hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tập trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm, tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tập trí và đạo trí, đó gọi là không tu tập trí và đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu tận trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tận trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu tận trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí-tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tận trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí không phải là tận trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tận trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu tận trí và đạo trí.

Thế nào là không tu tận trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí-khổ vị tri trí-tập pháp trí-tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tận trí và đạo trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tận trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm-tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tận trí và đạo trí, đó gọi là không tu tận trí và đạo trí.

Hỏi: Có thể có pháp trí duyên với pháp trí chăng?

Đáp: Có, vị tri trí không có duyên, còn lại thì có duyên.

Hỏi: Có thể có vị tri trí duyên với vị tri trí chăng?

Đáp: Có, pháp trí không có duyên, còn lại thì có duyên.

Hỏi: Có thể có tha tâm trí duyên với tha tâm trí chăng?

Đáp: Có, duyên có còn lại.

Hỏi: Có thể có đẳng trí duyên với đẳng trí chăng?

Đáp: Có, còn lại thì có duyên.

Hỏi: Có thể có khổ trí duyên với khổ trí chăng? Đáp: Không có. Đẳng trí và tha tâm trí có duyên, còn lại thì không có duyên.

Tập trí cũng lại như thế.

Hỏi: Có thể có tận trí duyên với tận trí chăng?

Đáp: Không còn sót lại cũng không có duyên.

Hỏi: Có thể có đạo trí duyên với đạo trí chăng? Đáp: Có, đẳng trí không có duyên, còn lại thì có duyên.

Pháp trí là nhân của pháp trí kia, theo thứ tự duyên với nhân của vị tri trí tăng thượng, thứ tự và tăng thượng không có duyên. Nhân của tha tâm trí, thứ tự duyên, đẳng trí tăng thượng, thứ tự duyên tăng thượng, không có nhân. Nhân của khổ trí và tập trí-tận trí-thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng, thứ tự duyên vị tri trí tăng thượng

Nhân của vị tri trí kia thứ tự duyên tăng thượng với nhân của tha tâm trí, thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng. Thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhân của khổ trí và tập trí-tận trí-thứ lớp tăng thượng không có duyên với nhân của đạo trí. Thứ lớp duyên tăng thượng với nhân của pháp trí. Thứ tự tăng thượng không có duyên. Tha tâm trí là nhân của tha tâm trí kia. Thứ tự duyên tăng thượng với nhân của đẳng trí. Thứ tự duyên tăng thượng với nhân của khổ đế và tập đế. Thứ tự duyên tăng thượng nếu có nhân thì không có duyên.

Nếu có duyên mà không có nhân đó là nhân của tận trí. Thứ lớp tăng thượng không có duyên là nhân của đạo trí-pháp trí và vị tri trí. Thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng. Nhân của đẳng trí kia theo thứ lớp duyên với khổ trí và tập trí tăng thượng. Thứ lớp duyên tăng thượng không có nhân là tận trí và đạo trí. Thứ lớp tăng thượng không có nhân, không có duyên pháp trí và vị tri trí. Thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhân của tha tâm trí, thứ lớp duyên với khổ trí tăng thượng.

Nhân của khổ trí kia, thứ tự, tăng thượng không có duyên. Nhân của tập trí và tận trí, thứ tự, tăng thượng không có duyên. Nhân của đạo trí-pháp trí-vị tri trí tha tâm trí, thứ lớp duyên với đẳng trí tăng thượng. Thứ lớp duyên tăng thượng không có nhân. Tập trí, tận trí cũng như thế.

Đạo trí là nhân của đạo trí kia. Thứ lớp duyên tăng thượng với nhân của pháp trí-vị tri trí và tha tâm trí. Thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng, thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhân của khổ trí-tập trí-tận trí, thứ tự tăng thượng không có duyên.

Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết đó do pháp trí diệt chăng?

Đáp: Hoặc kiết hệ thuộc cõi Dục mà kiết đó không phải là do pháp trí diệt.

Thế nào là kiết hệ thuộc cõi Dục mà kiết ấy không phải là do pháp trí diệt? Các kiết hệ thuộc cõi Dục do nhẫn diệt cũng còn mà trí cũng không diệt, đó gọi là kiết hệ thuộc cõi Dục mà kiết này không phải là do pháp trí diệt.

Thế nào là kiết do pháp trí diệt, kiết này không phải là hệ thuộc cõi Dục? Các kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc do pháp trí diệt, đó gọi là kiết do pháp trí diệt, kiết này không hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết ấy do pháp trí diệt? Các kiết hệ thuộc cõi Dục do pháp trí diệt, đó gọi là kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết ấy do pháp trí diệt.

Hỏi: Các kiết không hệ thuộc cõi Dục, kiết đó không phải là do pháp trí diệt là sao?

Đáp: Các kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc do nhẫn diệt, cũng là trí khác mà cũng không diệt, đó gọi là kiết không hệ thuộc cõi Dục, kiết đó không phải là do pháp trí diệt.

Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, kiết đó do vị tri trí diệt chăng?

Đáp: Như thế, các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Có thể kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, kiết ấy không phải là do vị tri trí diệt chăng?

Đáp: Có, các kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc do nhẫn diệt, cũng do trí khác mà cũng không diệt.

Hỏi: Giả sử các kiết do kiến khổ đoạn, kiết ấy là do khổ trí diệt chăng?

Đáp: Kiết ấy không phải là do khổ trí diệt, mà là do nhẫn diệt.

Hỏi: Các kiết do khổ trí diệt, kiết ấy là do kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Kiết ấy không phải là do kiến khổ đoạn, mà là do tư duy đoạn.

Hỏi: Các kiết do kiến tập-tận-đạo mà đoạn, kiết đó có do đạo trí diệt chăng?

Đáp: Kiết ấy không phải là do đạo trí diệt, mà là do nhẫn diệt.

Hỏi: Giả sử các kiết do đạo trí diệt, kiết ấy là do kiến đạo đoạn chăng?

Đáp: Kiết ấy không phải là do kiến đạo đoạn, mà là do tư duy diệt.

Hỏi: Các kiết do pháp trí diệt, kiết đó là do pháp trí tận tác chứng chăng?

Đáp: Như thế. Các kiết do pháp trí diệt, kiết đó đều do pháp trí tận tác chứng.

Hỏi: Có thể kiết do pháp trí tận tác chứng, kiết đó không phải là do pháp trí diệt chăng?

Đáp: Có, các kiết do nhẫn diệt mà cũng do trí khác, kiết đó đều do pháp trí tận tác chứng.

Hỏi: Các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó do vị tri trí tận tác chứng chăng?

Đáp: Như thế, các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó đều do vị tri trí tận tác chứng.

Hỏi: Có thể có kiết do vị tri trí tận tác chứng, kiết ấy không phải là do vị tri trí diệt chăng?

Đáp: Có, các kiết do nhẫn diệt mà cũng do trí khác, kiết đó đều do vị tri trí tận tác chứng.

Hỏi: Các kiết do khổ trí, tập-tận-đạo trí diệt, kiết đó cũng đều do đạo trí tận tác chứng chăng?

Đáp: Như thế, các kiết do đạo trí diệt, kiết đó cũng do đạo trí tận tác chứng.

Hỏi: Có thể có kiết do đạo trí tận tác chứng, kiết đó không phải là do đạo trí diệt chăng?

Đáp: Có, các kiết do nhẫn diệt mà cũng do trí khác, kiết đó cũng do đạo trí tận tác chứng.

Bảy trí biết của nhãn căn, trừ ra tha tâm trí-tận trí-đạo trí. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như thế. Chín trí biết của ý căn, trừ ra ra tận trí. Lạc căn, hỷ căn, hộ căn, tinh tiến, niệm, định, tuệ căn cũng lại như thế. Nam căn-nữ căn do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí-tha tâm trí-tận trí và đạo trí. Mạng căn do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí-tận trí và đạo trí. Khổ căn-ưu căn do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Vị tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn do bảy trí biết, trừ ra khổ trí-tập trí và tận trí.

Nhãn trì, nhĩ-tỷ-thiệt-thân trì, sắc-thanh-tế-hoạt trì do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí-tận trí và đạo trí. Nhãn thức-nhĩ thức-thân thức trì do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Hương trì-vị trì do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí-tha tâm trí-tận trí và đạo trí. Tỷ-thiệt thức trì do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Ý trì-ý thức trì do chín trí biết, trừ ra tận trí. Pháp trì do mười trí biết.

Nhãn nhập, nhĩ-tỷ-thiệt-thân nhập, sắc-thanh-tế hoạt nhập do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí-tận trí và đạo trí. Hương nhập-vị nhập do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí-tha tâm trí-tận trí và đạo trí. Ý nhập do chín trí biết, trừ ra tận trí. Pháp nhập do mười trí biết.

Sắc ấm do tám trí biết, trừ ra tha tâm trí và tận trí. Thống-tưởng-hành-thức ấm do chín trí biết, trừ ra tận trí. Sắc thạnh ấm do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí-tận trí và đạo trí. Thống-tưởng-hành-thức thạnh ấm do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Địa chủng cho đến không chủng do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí-tận trí và đạo trí. Thức chủng do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Pháp sắc do tám trí biết, trừ ra tha tâm trí và tận trí. Pháp vô sắc do mười trí biết.

Pháp có thể thấy, pháp có đối do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí-tận trí và đạo trí. Pháp không thể thấy-pháp không có đối do mười trí biết.

Pháp hữu lậu do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Pháp vô lậu do tám trí biết, trừ ra khổ trí và tập trí.

Pháp hữu vi do chín trí biết, trừ ra tận trí. Pháp vô vi do sáu trí biết, trừ ra tha tâm trí-khổ trí-tập trí và đạo trí.

Pháp quá khứ-vị lai-hiện tại do chín trí biết, trừ ra tận trí.

Pháp thiện do mười trí biết. Pháp bất thiện do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Pháp vô ký do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Pháp hệ thuộc cõi Dục do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Pháp hệ thuộc cõi Sắc do bảy trí biết, trừ ra pháp trí-tận trí và đạo trí. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc do sáu trí biết, trừ ra pháp trí-tha tâm trí-tận trí và đạo trí.

Pháp học-pháp vô học do bảy trí biết, trừ ra khổ trí-tập trí và tận trí. Pháp phi học phi vô học do chín trí biết, trừ ra đạo trí.

Pháp do kiến đế đoạn, pháp do tư duy đoạn có tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Pháp không có gì đoạn do tám trí biết, trừ ra khổ trí và tập trí.

Khổ đế-tập đế do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Tận đế do sáu trí biết, trừ ra tha tâm trí-khổ trí-tập trí và đạo trí. Đạo đế do bảy trí biết, trừ ra khổ trí-tập trí và tận trí.

Thiền do chín trí biết, trừ ra tận trí. Bốn đẳng do bảy trí biết, trừ ra pháp trí-tận trí và đạo trí.

Không xứ, thức xứ, bật dụng xứ trong vô sắc do bảy trí biết, trừ ra pháp trí-tha tâm trí-tận trí.

Hữu tưởng-vô tưởng xứ do sáu trí biết, trừ ra pháp trí-tha tâm trí-tận trí và đạo trí.

Giải thoát đầu tiên-thứ hai-thứ ba tám trừ ra nhập và tám nhất thiết nhập do bảy trí biết, trừ ra pháp trí-tận trí và đạo trí. Giải thoát Không xứ-giải thoát Thức xứ-giải thoát bất dụng xứ do bảy trí biết, trừ ra pháp trí-tha tâm trí và tận trí.

Giải thoát hữu tưởng-vô tưởng và giải thoát diệt tận do sáu trí biết, trừ ra pháp trí-tha tâm trí-tận trí và đạo trí. Nhất thiết nhập của Không xứ và nhất thiết nhập của Thức xứ cũng như thế.

Pháp trí do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí-khổ trí tập trí và tận trí. Vị tri trí do sáu trí biết, trừ ra pháp trí-khổ trí-tập trí và tận trí. Tha tâm trí do chín trí biết, trừ ra tận trí. Đẳng trí do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí và không-vô nguyện-vô tướng do bảy trí biết, trừ ra khổ trí-tập trí và tận trí.

Thân kiến-trộm giới và nghi do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Tham lam-giận dữ-ngu si và dục lậu do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí.

Hữu lậu do bảy trí biết, trừ ra pháp trí-tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Dục lưu trong lưu do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Hữu lưu do bảy trí biết, trừ ra pháp trí-tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Ngã thọ do bảy trí biết, trừ ra pháp trí-tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Cái và kiết giận dữ-kiết keo kiệt-kiết ganh tị do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Sự tham dục-giận dữ trong phần dưới do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí, tận trí, đạo trí. Còn lại và năm kiến do tám trí biết, trừ ra tận trí, đạo trí.

Mũi, lưỡi, trải qua ái trong ái thân do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Sử tham dục-sử giận dữ trong sử do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí.

Sử hữu ái do bảy trí biết, trừ ra pháp trí-tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Kiết giận dữ-kiết keo kiệt-kiết ganh tị do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Chín mươi tám sử cõi Dục do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí-tận trí và đạo trí. Ở cõi Sắc có bảy trí biết, trừ ra pháp trí-tận trí và đạo trí. Cõi Vô sắc có sáu trí biết, trừ ra pháp trí-tha tâm trí-tận trí và đạo trí.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Tập tưởng vô thường, tu hành rộng khắp, dứt hết ái dục. Tưởng này nên nói tương ưng với pháp trí, tương ưng với khổ trí. Nên nói có giác-có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, nên nói tương ưng với vô nguyện, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục hết, ái cõi Sắc hết. Tưởng này nên nói tương ưng với vị tri trí, tương ưng với khổ trí. Hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với hộ căn. Nên nói tương ưng với vô nguyện, nên nói duyên hệ thuộc cõi Sắc hết, ái cõi Vô sắc hết.

Tưởng này nên nói tương ưng với vị tri trí, tương ưng với khổ trí.

Hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn và hộ căn. Nên nói tương ưng với vô nguyện, nên nói duyên hệ thuộc cõi Vô sắc hết kiêu mạn, hết vô minh.

Tưởng này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc tương ưng với vị tri trí, tương ưng với khổ trí, hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn và hộ căn.

Nên nói tương ưng với vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc."

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo khéo thấu triệt nghĩa của bảy xứ và ba thứ quán, đối với pháp này được trừ hết hữu lậu. Biết sắc khổ do bốn trí là pháp trí-vị tri trí-khổ trí-đẳng trí, sắc tập do bốn trí là pháp trí-vị tri trí-tập trí-đẳng trí, sắc tận do bốn trí là pháp trí-vị tri trí-tận trí-đẳng trí, sắc đạo do bốn trí là pháp trí-vị tri trí-đạo trí-đẳng trí. Sắc vị do bốn trí là pháp trí-vị tri trí-tập trí-đẳng trí. Sắc hoạn nạn do bốn trí là pháp trí-vị tri trí-khổ trí-đẳng trí. Sắc loại bỏ ra do bốn trí là pháp trí-vị tri trí-tận trí-đẳng trí. Thống-tưởng-hành-thức cũng như vậy."

Hỏi: Thế nào là sắc tận? Thế nào là sắc loại bỏ ra?

Đáp: Nếu ái sắc đủ mà sắc ấy nếu diệt đi thì đó gọi là sắc tận. Còn lại các sắc duyên ái, nếu sắc đó diệt đi thì gọi là sắc loại bỏ ra.

Lại nữa, sắc bẩn đủ mà nếu sắc ấy diệt đi thì đó gọi là sắc tận. Còn lại các sắc duyên với sắc bẩn, nếu sắc ấy diệt đi thì gọi là sắc loại bỏ ra.

Hơn nữa, hoặc là ái, hoặc là sắc bẩn đủ nếu sắc đó diệt đi thì gọi là sắc tận. Còn lại các sắc duyên với ái hoặc duyên với bẩn, nếu sắc ấy diệt đi thì đó gọi là sắc loại bỏ ra. Sắc tận và sắc loại bỏ ra, đó gọi là sai biệt. Thống-tưởng-hành-thức tận và thống-tưởng-hành-thức loại bỏ ra thì đó gọi là sai biệt.

QUYỂN 13

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 5: BÀN VỀ TƯƠNG ƯNG, Phần 1

Người, trí, Tam-muội, căn,
Giác ý tương ưng đạo,
Hai trí chủng, một hành,
Sáu, bảy tiểu-bảy đại.

Bảy người, tám trí, ba Tam-muội, ba căn, bảy giác ý, tám đạo chủng trí tương ưng và hai chủng trí, một hạnh, trải qua sáu và hai loại bảy.

- Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát.

- Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

- Ba Tam-muội: Không, Vô nguyện, Vô tướng.-Ba căn: Vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

- Bảy giác ý: Niệm giác ý, Trạch pháp giác ý, tinh tiến giác ý, Hỷ giác ý, ỷ giác ý, Định giác ý, hộ giác ý.

- Tám đạo chủng: Đẳng kiến, đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng phương tiện, đẳng hoạt, đẳng niệm, đẳng Định trí tương ưng với hai chủng trí, bốn mươi bốn chủng trí, bảy mươi bảy chủng trí, một hạnh, sáu tiểu, bảy đại bảy.

Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ-vị lai-hiện tại? Cho đến người câu giải thoát đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ-vị lai-hiện tại?

Người kiên tín, khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ-vị lai-hiện tại? Cho đến người câu giải thoát đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ-vị lai-hiện tại?

Người kiên tín khi Không Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Khi Vô nguyện và Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi Không tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Khi Vô nguyện và Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Người kiên tín vào lúc vị tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người kiên pháp cũng như thế. Người tín giải thoát khi dĩ tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người kiến đáo-thân chứng cũng như thế. Người tuệ giải thoát, khi vô tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người câu giải thoát cũng như thế.

Người kiên tín khi Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến hộ giác ý khi hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến hộ giác ý khi hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Người kiên tín khi đẳng kiến hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đẳng Định hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi đẳng kiến hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đẳng Định hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Các pháp tương ưng với pháp trí, thì đó là vị tri trí chăng? Giả sử các pháp tương ưng với vị tri trí thì đó là pháp trí chăng? Các pháp tương ưng với pháp trí thì đó là tha tâm trí-đẳng trí-khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, không-Vô nguyện-Vô tướng, vị tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn, Niệm giác ý-Trạch pháp giác ý-tinh tiến giác ý-Hỷ giác ý-ỷ giác ý-Định giác ý-hộ giác ý-đẳng kiến-đẳng chí-đẳng phương tiện-đẳng niệm

-đẳng Định chăng? Giả sử các pháp tương ưng với đẳng Định thì các pháp đó là pháp trí chăng? Các pháp cho đến đẳng niệm tương ưng thì đó là đẳng Định chăng? Giả sử các pháp mà đẳng Định tương ưng thì đó là đẳng niệm chăng?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Sẽ thuyết minh bốn mươi bốn chủng trí, khổ trí của lão tử, tập trí của lão tử, tận trí của lão tử tận đạo tích trí của lão tử." Trí này nên nói là pháp trí chăng? Cho đến đạo trí chăng? Sinh hữu cho đến hành trí cũng như thế.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Sẽ nói bảy mươi bảy chủng trí, trí biết sinh duyên lão tử, trí biết không có duyên còn lại duyên lão tử, trí biết lỗi lầm lâu xa sinh duyên lão tử, trí biết không phải duyên còn lại sinh duyên lão tử từ quá khứ lâu xa, trí biết sinh duyên lão tử ở vị lai lâu xa, trí biết không duyên còn lại sinh duyên lão tử ở vị lai lâu xa. Như trí trụ pháp giới, pháp tận của nhân duyên sinh, của tâm sở-hữu vi-vô thường, pháp biến dịch, pháp vô dục, pháp diệt, pháp tán, pháp trí tuệ đoạn." Trí này nên nói là pháp trí, cho đến đạo trí chăng? Cho đến trí biết vô minh duyên hành cũng như thế. Nếu thành tựu pháp trí thì đó là vị tri trí chăng? Giả sử thành tựu vị tri trí thì đó là pháp trí sao? Nếu thành tựu pháp trí thì đó là tha tâm trí-đẳng trí-khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí kia chăng? Giả sử thành tựu đạo trí thì đó là pháp trí chăng? Cho đến thành tựu tận trí thì đó là đạo trí chăng? Giả sử thành tựu đạo trí thì đó là tận trí chăng?

Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị lai, hay thành tựu pháp trí vị lai thì đó là quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là hiện tại, hay thành tựu pháp trí hiện tại thì đó là quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì đó là hiện tại, hay thành tựu pháp trí hiện tại thì đó là vị lai? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị lai-hiện tại, hay thành tựu pháp trí vị lai-hiện tại thì đó là quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì đó là hiện tại-quá khứ, hay thành tựu pháp trí quá khứ-hiện tại, thì đó là vị lai? Nếu thành tựu pháp trí hiện tại thì quá khứ-vị lai, hay thành tựu pháp trí quá khứ-vị lai, thì đó là hiện tại? Cho đến đạo trí cũng lại như thế.

Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí quá khứ, hay thành tựu vị tri trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí ở vị lai, hay thành tựu vị tri trí ở vị lai thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí ở hiện tại, hay thành tựu vị tri trí ở hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí quá khứ-hiện tại, hay thành tựu vị tri trí quá khứ-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì vị tri trí hiện tại-vị lai, hay thành tựu vị tri trí hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì sẽ thành tựu vị tri trí ở quá khứ-vị lai, hay thành tựu vị tri trí quá khứ-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí ở quá khứ-vị lai-hiện tại, hay thành tựu về vị tri trí quá khứ-vị lai hiện tại, thì đó là pháp trí quá khứ? Cho đến đạo trí cũng như thế.

Pháp trí quá khứ-vị tri trí quá khứ-tha tâm trí quá khứ là một, vị lai là hai, hiện tại là ba, quá khứ-hiện tại là bốn, vị lai-hiện tại là năm, quá khứ-vị lai là sáu, tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại là bảy, cho đến đạo trí cũng như thế.

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Hỏi: Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một-hai-ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Thế nào là một?

Đáp: Khổ pháp nhẫn không có tha tâm trí là một, có tha tâm trí là hai. Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn-tập vị tri trí và tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn-tận vị tri trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có ha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc bảy, hoặc tám, không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Kiến đáo cũng như thế.

Thân chứng-tuệ giải thoát và câu giải thoát thì thành tựu tất cả.

Hỏi: Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Khổ pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khư và vị lai là một, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ và vị lai là hai, hiện tại không có. Khổ pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là một, vị lai là ba, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là hai, vị lai là bốn, hiện tại là hai. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khứ, vị lai là ba, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ, vị lai là bốn, hiện tại không có. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí quá khứ là ba, vị lai là bốn, hiện tại là hai; cò tha tâm trí quá khứ là bốn, vị lai là năm, hiện tại là hai.

Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khứ, vị lai là bốn, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ, vị lai là năm, hiện tại không có. Tập pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là bốn, vị lai là năm, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là năm, vị lai là sáu, hiện tại là hai. Tập vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là năm, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có.

Tập vị tri trí không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là năm, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ và vị lai sáu, hiện tại là hai.

Tận pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là năm, hiện tại không có; tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có. Tận pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là năm, vị lai là sáu, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là sáu, vị lai là bảy, hiện tại là hai. Tận vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có; tha tâm trí quá khứ và vị lai là bảy, hiện tại không có. Tập vị tri trí không có tha tâm trí quá khư và vị lai là sáu, hiện tại là hai. Tha tâm trí quá khứ và vị lai là bảy, hiện tại là hai.

Đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có; tha tâm trí quá khư và vị lai là bảy, hiện tại không có. Đạo pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là sáu, vị lai là bảy, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là bảy, vị lai là tám, hiện tại là hai. Đạo vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khư và vị lai là bảy, hiện tại không có; tha tâm trí quá khứ và vị lai là tám, hiện tại không có.

Người kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát đối với tám trí này, thành tựu bao nhiêu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Không có tha tâm trí, vị lai thành tựu bảy.

Các trí đã diệt không mất thì thành tựu quá khứ. Các trí hiện ở trước mắt thì thành tựu hiện tại, có tha tâm trí thành tựu vị lai là tám. Các pháp đã diệt mà không mất thì thành tựu quá khứ. Các pháp hiện ở trước mắt thì thành tựu hiện tại.

Kiến đáo cũng như thế.

Thân chứng-tuệ giải thoát và câu giải thoát đều thành tựu vị lai. Nếu đã diệt mà không mất thì thành tựu quá khứ. Các pháp hiện ở trước mắt thì thành tựu hiện tại.

Hỏi: Người kiên tín khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Pháp trí-khổ trí là hai. Pháp trí-tập trí là hai. Pháp trí-tận trí là hai. Pháp trí-đạo trí là hai.

Hỏi: Lúc vị tri trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Vị tri trí-khổ trí là hai. Vị tri trí-tập trí là hai. Vị tri trí-tận trí là hai.

Hỏi: Khi khổ trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Khổ trí-pháp trí là hai. Khổ trí-vị tri trí là hai. Tập trí-tận trí cũng như thế.

Hỏi: Lúc đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Đạo trí-pháp trí là hai. Người kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Pháp trí-khổ trí là hai. Pháp trí-tập trí là hai. Pháp trí-tận trí là hai. Pháp trí-đạo trí không có tha tâm trí là hai. Tha tâm trí là ba.

Hỏi: Lúc vị tri trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Vị tri trí-khổ trí là hai. Vị tri trí-tập trí là hai. Vị tri trí-tận trí là hai. Vị tri trí-đạo trí, không có tha tâm trí là hai, có tha tâm trí là ba.

Hỏi: Khi tha tâm trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tha tâm trí không có đạo trí là hai, hoặc đạo trí là ba.

Hỏi: Khi đẳng trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Đẳng trí không có tha tâm trí một, hoặc tha tâm trí là hai.

Hỏi: Khi khổ trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Khổ trí pháp trí là hai. Khổ trí-vị tri trí là ai. Tập trí-tận trí cũng như thế.

Hỏi: Lúc đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Đạo trí-pháp trí không có tha tâm trí là hai, có tha tâm trí là ba. Đạo trí-vị tri trí không có tha tâm trí là hai, có tha tâm trí là ba.

Người kiến đáo-thân chứng cũng như thế.

Hỏi: Người tuệ giải thoát khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Pháp trí-khổ trí không có tận trí-vô sinh trí là hai; nếu có tận trí-vô sinh trí là ba. Pháp trí-tập trí không có tận trí-vô sinh trí là hai; nếu có tận trí-vô sinh trí là ba. Pháp trí-tận trí không có tận trí-vô sinh trí là hai; nếu có tận trí-vô sinh trí là ba. Pháp trí-đạo trí không có tận trí-vô sinh trí không có tha tâm trí hai, nếu có tận trí-vô sinh trí-tha tâm trí là ba.

Hỏi: Lúc vị tri trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Vị tri trí-khổ trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba. Vị tri trí-tập trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba. Vị tri trí-tận trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba. Vị tri trí-đạo trí không có tận trí-vô sinh trí, không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí-tha tâm trí là ba.

Hỏi: Lúc tha tâm trí hiện ở trước mắt có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tha tâm trí không có, đạo trí là hai, nếu có đạo trí là ba.

Hỏi: Lúc đẳng trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Đẳng trí không có tha tâm trí là một, nếu có tha tâm trí là hai.

Hỏi: Khi khổ trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí-pháp trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba. Khổ trí-vị tri trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba. Tập trí-tận trí cũng như vậy.

Hỏi: Khi đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Đạo trí-pháp trí không có tận trí-vô sinh trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí, tha tâm trí là ba. Đạo trí-vị tri trí không có, tận trí-vô sinh trí-tha tâm trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí-tha tâm trí là ba.

Người câu giải thoát cũng như thế.

Hỏi: Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tận pháp nhẫn chưa sinh thì thành tựu có hai, không thành tựu có một. Tận pháp nhẫn đã sinh thì tất cả thành tựu.

Người kiên pháp cũng như thế. Tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát thành tựu tất cả.

Hỏi: Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào Không Tam-muội, vượt qua thứ tự thủ chứng, thì khổ pháp nhẫn không có quá khứ, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ pháp trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Tập pháp nhẫn quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Tập pháp trí quá khứ và vị lai có hai, hiện tại có một. Tập vị tri nhẫn-tập vị tri trí quá khứ và vị lai có hai, hiện tại có một. Tận pháp nhẫn quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tận pháp trí quá khứ và vị lai có ba, hiện tại có một. Tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí-đạo pháp nhẫn-đạo pháp trí-đạo vị tri nhẫn quá khứ và vị lai có ba, hiện tại có một.

Nếu dựa vào Vô nguyện Tam-muội, vượt qua thứ tự thủ chứng, thì khổ pháp nhẫn không có quá khứ, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ pháp trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ vị tri nhẫn-khổ vị tri trí, tập pháp nhẫn-tập pháp trí, tập vị tri nhẫn-tập vị tri trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Tận pháp nhẫn quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tận pháp trí quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tận vị tri nhẫn-tận vị tri trí-đạo pháp nhẫn-đạo pháp trí-đạo vị tri nhẫn quá khứ có ba, vị lai có hai, hiện tại có một.

Kiên pháp cũng như thế. Tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát tất cả thành tựu ở vị lai, nêu đã hết mà không mất thì thành tựu ở quá khứ, các pháp hiện ở trước mắt thì thành tựu ở hiện tại.

Hỏi: Người kiên tín khi Không Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí-pháp trí có hai; khổ trí-vị tri trí có hai; nhẫn không có.

Hỏi: Lúc Vô nguyện Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí-pháp trí có hai; khổ trí-vị tri trí có hai; tập trí-pháp trí có hai; tập trí-vị tri trí có hai; đạo trí-pháp trí có hai; nhẫn không có.

Hỏi: Lúc Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Tận trí-pháp trí có hai; tận trí-vị tri trí có hai; nhẫn không có.

Người kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát lúc Không Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Có hai. Khổ trí-pháp trí là hai; khổ trí, vị tri trí là hai.

Hỏi: Lúc Vô nguyện Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí-pháp trí là hai; khổ trí-vị tri trí là hai; tập trí-pháp trí là hai; tập trí-vị tri trí là hai; đạo trí-pháp trí không có tha tâm trí là hai; nếu có tha tâm trí là ba. Đạo trí-vị tri trí không có tha tâm trí là hai; nếu có tha tâm trí là ba.

Hỏi: Lúc Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Tận trí-pháp trí hai; tận trí-vị tri trí là hai. Người kiến đáo-thân chứng cũng như thế.

Hỏi: Người tuệ giải thoát khi Không Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Có hai. Khổ trí-pháp trí là hai. Khổ trí-vị tri trí là hai.

Hỏi: Lúc Vô nguyện Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí-pháp trí không có tận trí-vô sinh trí là hai; nếu có tập trí-vô sinh trí là ba; khổ trí-vị tri trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh là ba; tập trí-pháp trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba; tập trí-vị tri trí không có tận trí-vô sinh trí là hai; nếu có tận trí-vô sinh trí là ba; đạo trí-pháp trí không có tận trí-vô sinh trí, không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí-tha tâm trí là ba; đạo trí-vị tri trí không có tận trí-vô sinh trí không có tha tâm trí là hai; nếu có tận trí-vô sinh trí-tha tâm trí là ba.

Hỏi: Lúc Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tận trí-pháp trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba; tận trí-vị tri trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba. Câu giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Người kiên tín lúc vị tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí-pháp trí là hai, khổ trí-vị tri trí là hai, tập trí-pháp trí là hai, tập trí-vị tri trí là hai, tận trí-pháp trí là hai, tận trí-vị tri trí là hai, đạo tri-pháp trí là hai, nhẫn là không có. Bảy giác ý và tám đạo chủng cũng như vậy. kiên pháp cũng như vậy.

Hỏi: Người tín giải thoát lúc dĩ tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí-pháp trí là hai, khổ trí-vị tri trí là hai; tập trí-pháp trí là hai, tập trí-vị tri trí là hai; tận trí-pháp trí là hai, tận trí-vị tri trí là hai, đạo trí-pháp trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba; đạo trí-vị tri trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba. Bảy giác ý và tám đạo chủng cũng như vậy. Kiến đáo và thân chứng cũng như vậy.

Hỏi: Người tuệ giải thoát lúc vô tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí-pháp trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba; khổ trí-vị tri trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-p vô sinh trí là ba; tập trí-pháp trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba; tập trí-vị tri trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba; tận trí-pháp trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba; tận trí-vị tri trí không có tận trí-vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí là ba; đạo trí-vị tri trí không có tận trí-vô sinh trí, không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí-vô sinh trí-tha tâm trí là ba.

Bảy giác ý và tám đạo chủng cũng như thế.

Hỏi: Khi đẳng kiến hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí-pháp trí là hai; khổ trí-vị tri trí là hai; tập trí-pháp trí là hai; tập trí-vị tri trí là hai; tận trí-pháp trí là hai; tận trí-vị tri trí là hai. Đạo trí-pháp trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba; đạo trí-vị tri trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba. Người câu giải thoát cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, đó không phải là vị tri trí mà đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là pháp trí mà không phải là tha tâm trí? Tha tâm trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí mà không phải là pháp trí? Pháp trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là pháp trí và tha tâm trí? pháp trí thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là pháp trí và tha tâm trí.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là tha tâm trí? Pháp trí và tha tâm trí. còn lại pháp trí và tha tâm trí không thâu nhiếp không tương ưng với pháp tâm-tâm sở niệm sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí mà không phải là tha tâm trí.

Khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí và đẳng kiến cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, đó không phải là đẳng trí mà đó là Không Tam-muội chăng?

Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải Không Tam-muội.

Thế nào là pháp trí mà không phải Không Tammuội? Pháp trí tương ưng với Không Tam-muội. Còn lại các Không Tam-muội, đó gọi là pháp trí mà không phải Không Tam-muội. Muội không tương ưng cùng pháp tương ưng với pháp trí.

Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là pháp trí? Không Tam-muội tương ưng với pháp trí. còn lại các pháp trí không tương ưng cùng pháp tương ưng với Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam-muội mà không phải pháp trí.

Thế nào là pháp trí và Không Tam-muội? Trừ ra pháp trí tương ưng với Không Tam-muội, còn lại các pháp tương ưng với pháp trí và Không Tammuội đó gọi là pháp trí và Không Tam-muội.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải Không Tam-muội? Pháp trí không tương ưng với Không Tam-muội, Không Tam-muội không tương ưng với pháp trí và còn lại pháp niệm của tâm-tâm sở, sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí cũng không phải Không Tammuội.

Vô nguyện-Vô tướng-Hỷ giác ý-đẳng chí cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí thì đó là vị tri căn sao? Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là pháp trí mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn mà không phải là pháp trí? Vị tri căn tương ưng với pháp trí, còn lại các pháp trí không thâu nhiếp không tương ưng cùng pháp tương ưng với vị tri căn, đó gọi là vị tri căn mà không phải là pháp trí.

Thế nào là pháp trí cũng là vị tri căn? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí cũng là vị ti căn.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp trí. còn lại các pháp trí và vị tri căn không thâu nhiếp không tương ưng cùng các tâm-tâm pháp, sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí cũng không phải là vị tri căn.

Dĩ tri căn và vô tri căn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí thì đó là Niệm giác ý?

Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là pháp trí mà không phải là Niệm giác ý? Pháp trí tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là pháp trí mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là pháp trí? Pháp trí và các pháp trí còn lại không tương ưng cùng pháp tương ưng của Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý mà không phải pháp trí.

Thế nào là pháp trí cũng là Niệm giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí cũng là Niệm giác ý.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là Niệm giác ý? Pháp trí không tương ưng với Niệm giác ý, và còn lại tâm-tâm pháp, sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí cũng không phải là Niệm giác ý.

Tinh tiến giác ý-ỷ giác ý-Định giác ý-hộ giác ý-đẳng phương tiện-đẳng niệm-đẳng Định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí đó là Trạch pháp giác ý chăng?

Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với pháp trí đó là Trạch pháp giác ý.

Hỏi: Có thể có Trạch pháp giác ý tương ưng với các pháp mà không phải là pháp trí chăng?

Đáp: Có, pháp trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý.

Môn vị tri trí cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc tha tâm trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tha tâm trí mà không phải là đẳng trí? Đẳng trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí, không phải tha tâm trí? Tha tâm trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí cũng là đẳng trí? Tha tâm trí thâu nhiếp pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là tha tâm trí cũng là đẳng trí.

Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là đẳng trí? tha tâm trí và đẳng trí, các tha tâm trí cùng đẳng trí còn lại, không thâu nhiếp không tương ưng với tâm-tâm pháp, sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tha tâm trí cũng không phải là đẳng trí. Đạo trí-Trạch pháp giác ý và đẳng kiến cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí thì đó không phải là khổ trí-tập trí-tận trí, không phải Không Tam-muội và Vô tướng Tam-muội, đó là Vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc tha tâm trí mà không phải là Vô nguyện.

Thế nào là tha tâm trí mà không phải là Vô nguyện? Tha tâm trí tương ưng với Vô nguyện, các Vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện, không phải tha tâm trí?

Vô nguyện tương ưng với tha tâm trí. Các tha tâm trí, không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện, không phải tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí cũng Vô nguyện? Trừ ra tha tâm trí tương ưng với Vô nguyện, còn lại pháp tương ưng với tha tâm trí và Vô nguyện, đó gọi là tha tâm trí cũng là Vô nguyện.

Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là Vô nguyện? Tha tâm trí không tương ưng với Vô nguyện, Vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí, và pháp còn lại niệm của tâm-tâm sở, sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tha tâm trí cũng không phải là Vô nguyện.

Niệm giác ý-tinh tiến-hỷ-khinh an-Định và hộ giác ý; đẳng chí-đẳng phương tiện-đẳng niệm và đẳng Định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, đó không phải là vị tri căn mà đó là dĩ tri căn chăng?

Đáp: Hoặc tha tâm trí mà không phải là dĩ tri căn.

Thế nào là tha tâm trí mà không phải là dĩ tri căn? Dĩ tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là dĩ tri căn.

Thế nào là dĩ tri căn mà không phải là tha tâm trí? Dĩ tri căn thâu nhiếp tha tâm trí. còn lại các tha tâm trí không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng của dĩ tri căn, đó gọi là dĩ tri căn mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí cũng là dĩ tri căn? Dĩ tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí cũng là dĩ tri căn.

Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là dĩ tri căn? Dĩ tri căn không thâu nhiếp tha tâm trí, còn lại các tha tâm trí không thâu nhiếp không tương ưng với dĩ tri căn và tâm-tâm pháp, sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tha tâm trí cũng không phải là dĩ tri căn. Vô tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với khổ trí, thì đó không phải là tập trí-tận trí-đạo trí, không phải Vô tướng, mà đó là Không Tam-muội chăng?

Đáp: Hoặc khổ trí mà không phải Không Tammuội.

Thế nào là khổ trí mà không phải Không Tammuội? Khổ trí tương ưng với Không Tam-muội. Còn lại các Không Tam-muội không tương ưng với pháp tương ưng của khổ trí mà đó gọi là khổ trí, không phải Không Tam-muội.

Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là khổ trí? Không Tam-muội tương ưng với khổ trí, các khổ trí không tương ưng với pháp tương ưng của Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam-muội mà không phải là khổ trí.

Thế nào là khổ trí cũng không phải là Không Tam-muội? Trừ ra khổ trí tương ưng với Không

Tam-muội, các khổ trí tương ưng với pháp của Không Tam-muội, đó gọi là khổ trí cũng là Không Tam-muội.

Thế nào là không phải khổ trí, không phải Không Tam-muội? Khổ trí không tương ưng với Không Tam-muội, Không Tam-muội không tương ưng với khổ trí, và còn lại tâm-tâm pháp, sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải khổ trí cũng không phải là Không Tam-muội. Vô nguyện cũng như vậy. còn lại như pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tập trí, đó không phải là tận trí-đạo trí, không phải Không Tammuội và Vô tướng Tam-muội mà đó là Vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc tập trí mà không phải là Vô nguyện.

Thế nào là tập trí mà không phải là Vô nguyện? Tập trí tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là tập trí chứ không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện chứ không phải là tập trí? Tập trí và các tập trí còn lại không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là tập trí.

Thế nào tập trí cũng là Vô nguyện? Trừ Vô nguyện, còn lại các pháp tương ưng với tập trí, đó gọi là tập trí cũng là Vô nguyện.

Thế nào là không phải tập trí cũng không phải là Vô nguyện? Tập trí không tương ưng với Vô nguyện và tâm-tâm pháp còn lại với sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tập trí cũng không phải Vô nguyện. Còn lại như pháp trí. Hỏi: Các pháp tương ưng với tận trí, thì đó không phải là đạo trí, Không Tam-muội, Vô nguyện Tam-muội, mà đó là Vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc tận trí mà không phải là Vô tướng.

Thế nào là tận trí mà không phải là Vô tướng? Tận trí tương ưng với Vô tướng, đó gọi là tận trí chứ không phải là Vô tướng.

Thế nào là Vô tướng mà không phải tận trí? Tận trí và, các tận trí còn lại không tương ưng với nhau mà tương ưng với pháp Vô tướng, đó gọi là Vô tướng chứ không phải là tận trí.

Thế nào là tận trí mà cũng là Vô tướng? Trừ Vô tướng, còn lại các pháp tương ưng với tận trí, đó gọi là tận trí mà cũng là Vô tướng.

Thế nào là không phải tận trí cũng không phải Vô tướng? Tận trí không tương ưng với Vô tướng và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tận trí cũng không phải Vô tướng. Còn lại như pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đạo trí, thì đó không phải Không Tam-muội cũng không phải Vô tướng, mà đó là Vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc đạo trí mà không phải là Vô nguyện.

Thế nào là đạo trí mà không phải là Vô nguyện? Đạo trí tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là đạo trí chứ không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện mà không phải là đạo trí? Đạo trí và các đạo trí không tương ưng với nhau mà tương ưng với pháp Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là đạo trí.

Thế nào là đạo trí mà cũng là Vô nguyện? Trừ Vô nguyện, còn lại các pháp tương ưng với đạo trí, đó gọi là đạo trí mà cũng là Vô nguyện. Còn lại như pháp trí.

Thế nào là không phải đạo trí cũng không phải là Vô nguyện? Đạo trí không tương ưng với Vô nguyện, và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đạo trí củng không phải là Vô nguyện.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tammuội, thì đó không phải là Vô nguyện-Vô tướng, mà đó là vị tri căn chăng?

Đáp: Hoặc Không Tam-muội mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Không Tam-muội, đó gọi là Không Tammuội chứ không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn mà không phải là Không Tam-muội? Vị tri căn thâu nhiếp Không Tammuội. Các Không Tam-muội không thâu nhiếp và không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri căn, đó gọi là vị tri căn chứ không phải là Không Tammuội.

Thế nào là Không Tam-muội cũng là vị tri căn? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam-muội cũng là vị tri căn.

Thế nào là không phải Không Tam-muội cũng không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp Không Tam-muội. Các Không Tam-muội không thâu nhiếp tương ưng với vị tri căn, và còn lại tâm-tâm pháp sắc vô vị-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Không Tam-muội cũng không phải là vị tri căn.

Dĩ tri căn, vô tri căn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tammuội, thì đó là Niệm giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Không Tam-muội mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là Niệm giác ý? Không Tam-muội tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Không Tam-muội mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý mà không phải Không Tam-muội? Không Tam-muội và các Không Tam-miệu không tương ưng với nhau mà tương ưng với pháp Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý mà không phải Không Tam-muội.

Thế nào là Không Tam-muội cũng là Niệm giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam-muội cũng là Niệm giác ý.

Thế nào là không phải Không Tam-muội cũng không phải là Niệm giác ý? Không Tam-muội không tương ưng với Niệm giác ý, và còn lại tâm-tâm pháp sắc vô vị-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Không Tam-muội cũng không phải Niệm giác ý.

Trạch pháp giác ý-tinh tiến giác ý-ỷ giác ý-hộ giác ý, đẳng kiến-đẳng phương tiện-đẳng niệm cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tammuội, thì đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Không Tam-muội mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là Hỷ giác ý? Không Tam-muội tương ưng với Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý không tương ưng nhau mà tương ưng với pháp Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam-muội mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là Không Tam-muội? Hỷ giác ý tương ưng với Không Tammuội, các Không Tam-muội không tương ưng nhau mà tương ưng với pháp Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác y mà không phải là Không Tam-muội.

Thế nào là Không Tam-muội cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra Không Tam-muội tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý và Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam-muội cũng là Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải Không Tam-muội cũng không phải là Hỷ giác ý? Không Tam-muội không tương ưng với Hỷ giác ý, Hỷ giác ý không tương ưng với Không Tam-muội và tâm-tâm pháp sắc vô vị-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Không Tam-muội cũng không phải là Hỷ giác ý.

Đẳng chí cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tammuội, thì đó là Định giác ý chăng?

Đáp: Như thế. Nếu như các pháp tương ưng với Không Tam-muội thì đó là Định giác ý.

Hỏi: Có thể các pháp tương ưng với Định giác ý, mà đó không phải là Không Tam-muội chăng?

Đáp: Có, Không Tam-muội không thâu nhiếp pháp tương ưng với Định giác ý. Đẳng Định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó không phải là Vô tướng, mà đó là vị tri căn chăng?

Đáp: Hoặc Vô nguyện mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là Vô nguyện mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn mà không phải là Vô nguyện? Vị tri căn thâu nhiếp Vô nguyện, các Vô nguyện không thâu nhiếp và không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri căn, đó gọi là vị tri căn chứ không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện cũng là vị tri căn? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện cũng là vị tri căn. Thế nào là không phải Vô nguyện cũng không phải là vị tri căn?

Vị tri căn không thâu nhiếp Vô nguyện, các Vô nguyện không thâu nhiếp không tương ưng vị tri căn, và còn lại tâm-tâm pháp sắc vô vị-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Vô nguyện cũng không phải là vị tri căn. Dĩ tri căn, vô tri căn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Niệm giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Vô nguyện mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Vô nguyện mà không phải là Niệm giác ý? Vô nguyện tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là Vô nguyện? Vô nguyện không tương ưng với Vô nguyện mà tương ưng với pháp Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện cũng là Niệm giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng với

Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện cũng là Niệm giác ý.

Thế nào là không phải Vô nguyện cũng không phải là Niệm giác ý? Vô nguyện không thâu nhiếp Niệm giác ý và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vị-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Vô nguyện cũng không phải là Niệm giác ý.

Trạch pháp-tinh tiến-ỷ-hộ giác ý, đẳng phương tiện-đẳng niệm cũng như thế.

QUYỂN 14

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Phẩm 5: BÀN VỀ TƯƠNG ƯNG, Phần 2

Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Vô nguyện mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Vô nguyện mà không phải là Hỷ giác ý? Vô nguyện tương ưng với Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý còn lại không tương ưng với pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là Vô nguyện? Hỷ giác ý tương ưng với Vô nguyện, các Vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra Vô nguyện tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Vô nguyện và Hỷ giác ý, đó gọi là Vô nguyện cũng là Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải Vô nguyện cũng không phải là Hỷ giác ý? Vô nguyện không tương ưng với Hỷ giác ý, Hỷ giác ý không tương ưng với Vô nguyện không và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Vô nguyện cũng không phải là Hỷ giác ý.

Đẳng kiến và đẳng chí cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Định giác ý chăng?

Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Định giác ý.

Hỏi: Có thể có các pháp tương ưng với Định giác ý, mà đó không phải là Vô nguyện?

Đáp: Có, Vô nguyện không thâu nhiếp pháp tương ưng với Định giác ý.

Đẳng định cũng như thế. Vô tướng môn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó không phải là dĩ tri căn và vô tri căn, mà đó là Niệm giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là vị tri căn mà không phải là Niệm giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp Niệm giác ý, đó gọi là vị tri căn chứ không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn cũng là Niệm giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đây gọi là vị tri căn cũng là Niệm giác ý.

Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là Niệm giác ý? Vị tri căn không thâu nhiếp Niệm giác ý, và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là Niệm giác ý.

Trạch pháp giác ý-tinh tấn giác ý-Định giác ý, đẳng kiến-đẳng phương tiện-đẳng định-đẳng niệm cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là vị tri căn mà không phải Hỷ giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý không thâu nhiếp, không tương ưng nhau mà tương ưng với pháp với vị tri căn, đó gọi là vị tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn cũng là Hỷ giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đây gọi là vị tri căn cũng là Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý? Vị tri căn không thâu nhiếp Hỷ giác ý, các vị tri căn và Hỷ giác ý không thâu nhiếp không tương ưng và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó là Ỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải là Ỷ giác ý.

Thế nào là vị tri căn làm không phải Ỷ giác ý? Vị tri căn tương ưng với Ỷ giác ý, đây là vị tri căn chứ không phải là Ỷ giác ý.

Thế nào là Ỷ giác ý mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đó gọi là Ỷ giác ý mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn cũng là Ỷ giác ý? Vị tri căn tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đây gọi là vị tri căn cũng là Ỷ giác ý.

Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý? Vị tri căn không tương ưng với Ỷ giác ý, Ỷ giác ý không tương ưng với vị tri căn, và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý.

Hộ giác ý cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó là đẳng chí chăng?

Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải là đẳng chí.

Thế nào là vị tri căn mà không phải đẳng chí? Vị tri căn tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng với vị tri căn, đây là vị tri căn mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng chí mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không tương ưng với pháp tương ưng với đẳng chí, đó gọi là đẳng trí mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn cũng đẳng chí? Vị tri căn tương ưng với pháp tương ưng với đẳng trí, đây gọi là vị tri căn cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là đẳng chí? Vị tri căn không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với vị tri căn, và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là đẳng chí.

Môn dĩ tri căn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là Niệm giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là vô tri căn mà không phải là Niệm giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp Niệm giác ý, đó gọi là vô tri căn chứ không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải là vô tri căn.

Thế nào là vô tri căn cũng là Niệm giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đây gọi là vô tri căn cũng là Niệm giác ý.

Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là Niệm giác ý? Vô tri căn không thâu nhiếp Niệm giác ý, Niệm giác ý không thâu nhiếp vô tri căn, và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn cũng không phải là Niệm giác ý.

Trạch pháp giác ý-tinh tấn giác ý-Định giác ý, đẳng phương tiện-đẳng niệm-đẳng định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là vô tri căn mà không phải là Hỷ giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng với vô tri căn, đó gọi là vô tri căn mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải là vô tri căn.

Thế nào là vô tri căn cũng là Hỷ giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đây gọi là vô tri căn cũng là Hỷ giác ý. Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý?

Vô tri căn không thâu nhiếp Hỷ giác ý, các vô tri căn không thâu nhiếp không tương ưng với Hỷ giác ý, và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn, không phải Hỷ giác ý. Đẳng kiến cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là Ỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là Ỷ giác ý.

Thế nào là vô tri căn mà không phải là Ỷ giác ý? Vô tri căn tương ưng với Ỷ giác ý, đó gọi là vô tri căn mà không phải là Ỷ giác ý.

Thế nào là Ỷ giác ý mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đó gọi là Ỷ giác ý mà không phải là vô tri căn.

Thế nào là vô tri căn cũng là Ỷ giác ý? Vô tri căn tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đây gọi là vô tri căn cũng là Ỷ giác ý.

Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý? Vô tri căn không tương ưng với Ỷ giác ý, Ỷ giác ý không tương ưng với vô tri căn, và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý.

Hộ giác ý cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là đẳng chí chăng?

Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là đẳng chí.

Thế nào là vô tri căn mà không phải là đẳng trí? Vô tri căn tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng cùng pháp tương ưng với vô tri căn, đó gọi là vô tri căn chứ không phải là đẳng chí.

Thế nào là đẳng chí mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không tương ưng cùng pháp tương ưng với đẳng chí, đó gọi là đẳng chí mà không phải là vô tri căn.

Thế nào là vô tri căn cũng là đẳng chí? Vô tri căn tương ưng cùng pháp tương ưng với đẳng chí, đây gọi là vô tri căn cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là đẳng chí? Vô tri căn không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với vô tri căn, và còn lại tâm-tâm pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn cũng không phải là đẳng chí.

Còn lại tương ưng như trên.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Nay Ta sẽ thuyết minh về bốn mươi bốn thứ trí:

Khổ trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, khổ trí, đẳng trí. Tập trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, tập trí, đẳng trí. Tận trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, tận trí, đẳng trí. Đạo trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, đạo trí, đẳng trí. Sinh hữu cho đến hành trí cũng như thế."

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Nay Ta sẽ thuyết minh về bảy mươi bảy thứ trí:

Trí biết sinh duyên về lão tử, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Trí biết không duyên có còn lại sinh duyên về lão tử, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Trí biết sinh duyên lão tử trong quá khứ lâu xa, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Trí biết không phải sinh duyên còn lại của lão tử từ quá khứ lâu xa có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Trí biết sinh duyên lão tử lâu xa về vị lai có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Trí biết không có duyên còn lại sinh duyên lão tử ở vị lai lâu xa, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí. Như trí trụ pháp giới, pháp vô thường-hữu vi-tâm sở-duyên sinh không còn, pháp biến dịch, pháp vô dục, pháp tận. Trí tuệ đoạn thì trí này là một đẳng trí cho đến vô minh duyên hành, trí biết cũng như thế.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là vị tri trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Giả sử thành tựu vị tri trí, thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được mà không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giả sử đạt được rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là pháp trí chăng?

Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là tập trí-tận trí-đạo trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí, thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được mà không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giải sử đạt được rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là vị tri trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là vị tri trí chăng?

Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là vị tri trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là tập trí-tận trí-đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí, thì đó là vị tri trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giả sử đạt được rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là tha tâm trí chăng?

Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là tập trí-tận trí-đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí-tận trí-đạo trí, thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giả sử đạt được rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là tập trí-tận trí-đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí-tận trí-đạo trí, thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí, thì đó là tận trí-đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tận trí-đạo trí, thì đó là tập trí chăng?

Đúng như vậy.

Nếu thành tựu tận trí, thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí, thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí vị lai thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu pháp trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu pháp trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai, thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu pháp trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí vị lai-hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu pháp trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc vị lai không có quá khứ-hiện tại. Hoặc vị lai và quá khứ không có hiện tại. Hoặc vị lai và hiện tại không có quá khứ. Hoặc vị lai và quá khứ-hiện tại.

Thế nào là vị lai không có quá khứ-hiện tại? Nếu đạt được pháp trí không tận. Giả sử pháp trí tận rồi mất không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai mà không có quá khứ-hiện tại.

Thế nào là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại? Nếu pháp trí đã tận không mất. Vả lại pháp trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại.

Thế nào là vị lai và hiện tại mà không có quá khứ? Nếu pháp trí hiện ở trước mắt không tận. Giả sử pháp trí ấy tận rồi mất, đây gọi là vị lai và hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là vị lai và quá khứ-hiện tại? Nếu pháp trí đã tận không mất. Vả lại pháp trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí quá khứ-hiện tại, thì thành tựu pháp trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu pháp trí đã tận không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí quá khứ-vị lai, thì thành tựu pháp trí hiện tại?

Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt.

Vị tri trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí cũng như thế.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu tha tâm trí vị lai, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ?

Đáp: Nếu tha tâm trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu tha tâm trí không tận, giả sử tha tâm trí đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai-hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc vị lai mà không có quá khứ-hiện tại. Hoặc vị lai và quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc vị lai và quá khứ-hiện tại.

Thế nào là vị lai mà không có quá khứ-hiện tại? Nếu đạt được tha tâm trí mà không mất. Nếu tha tâm trí không tận, giả sử tha tâm trí tận rồi mất mà không hiện ở trước mắt, thì đó gọi là vị lai chứ không có quá khứ-hiện tại.

Thế nào là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại? Nếu tha tâm trí đã tận mà không mất. Vả lại tha tâm trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ chứ không có hiện tại.

Thế nào là vị lai và quá khứ-hiện tại? Nếu tha tâm trí đã tận mà không mất, nếu tha tâm trí này hiện ở trước mắt, thì đó gọi là vị lai và quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ-hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ-vị lai, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại?

Đáp: Nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu đẳng trí quá khứ?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu đẳng trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu đẳng trí quá khứ?

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu đẳng trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu đẳng trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu đẳng trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại, nếu đẳng trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai-hiện tại, thì thành tựu đẳng trí quá khứ?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu đẳng trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ thì thành tựu, hiện tại, nếu đẳng trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ-hiện tại, thì thành tựu đẳng trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu đẳng trí quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ-vị lai, thì thành tựu đẳng trí hiện tại?

Đáp: Nếu đẳng trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận, không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ chứ không có vị tri trí hiện tại-quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ chứ không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại chứ không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ chứ không có vị tri trí hiện tại-quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất và vị tri trí này không tận, giả sử tận rồi mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khư chứ không có vị tri trí hiện tại-quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ chứ không có hiện tại? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận không mất, và vị tri trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khư chứ không có hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại chứ không có quá khứ? Nếu pháp trí đã tận không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt, nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại-quá khứ? Nếu pháp trí, vị tri trí đã tận không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí quá khứ-hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất, thì sẽ không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí hiện tại-vị lai. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại-vị lai.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí hiện tại-vị lai? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và trí này không đạt được vị tri trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí hiện tại-vị lai.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này có thể vị tri trí không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai, không có hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại-vị lai? Nếu pháp trí đã tận không mất, và lúc này đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại-vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí hiện tại-vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí vị lai-quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí vị lai-quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai-quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí vị lai-quá khứ? Nếu pháp trí đã tận không mất, và lúc này không đạt được vị tri trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí vị lai-quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này đạt được vị tri trí. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai-quá khứ? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận mà không mất, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai-quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí vị lai-quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí quá khứ-vị lai-hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ-hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ-vị lai mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai-hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là vị tri trí quá khứ-vị lai-hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này không đạt được vị tri trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải vị tri trí quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này đạt được vị tri trí vị lai. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí vị lai-quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận mà không mất, và vị tri trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai-quá khứ mà không phải là hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ-vị lai

-hiện tại? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận mà không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ-vị lai-hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí quá khứ-vị lai-hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu về tha tâm trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu về tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu về tha tâm trí vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất thì thành tựu, nếu không đạt được hoặc đạt được rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu về tha tâm trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu về tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải tha tâm trí hiện tại-quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại-quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải tha tâm trí hiện tại-quá khứ chăng? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này không tận, giả sử tận rồi mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ, không phải là tha tâm trí hiện tại-quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và tha tâm trí đã tận mà không mất, vả lại tha tâm trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải là hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại-quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại-quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ-hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí hiện tại-vị lai. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại-vị lai.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí hiện tại-vị lai. Nếu pháp trí tận mà không mất, và lúc trí này không đạt được tha tâm trí, hoặc đạt được rồi mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí hiện tại-vị lai.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này đạt được tha tâm trí không mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại-vị lai? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này hiện ở trước mắt, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại-vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại-vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí vị lai-quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí vị lai-quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai-quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải có tha tâm trí vị lai-quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này không đạt được giả sử đạt được rồi mất, tha tâm trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải có tha tâm trí vị lai-quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này đạt được tha tâm trí không mất. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai-quá khứ? Nếu pháp trí và tha tâm trí đã tận mà không mất, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai-quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai-quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại? Nếu pháp trí đã tận không mất, và lúc trí này không đạt được tha tâm trí, giả sử đạt được thì mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá và tha tâm trí vị lai mà không có quá khứ-hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này tha tâm trí không mất. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá và tha tâm trí vị lai-quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và tha tâm trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai-quá khứ mà không phải là hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu.

Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ-hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại-vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai-quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai-quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ-vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ-vị lai-hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu về khổ trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất là thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất là thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu về khổ trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có khổ trí hiện tại-quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại-quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có khổ trí hiện tại-quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và khổ trí này không tận, giả sử tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có khổ trí hiện tại-quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không có hiện tại? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận mà không mất, và khổ trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không có hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại mà không có quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, nếu không tận hay giả sử đã tận rồi mất thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại-quá khứ? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại-quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ-hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí hiện tại-vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí vị lai-quá khứ chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Quá khứ nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí vị lai-quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận, không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này đạt được khổ trí, nếu không tận hoặc đã tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai-quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận mà không mất, và khổ trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và khổ trí vị lai-quá khứ mà không phải là hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, nếu không tận hoặc đã tận rồi mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và khổ trí hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ-vị lai-hiện tại? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận mà không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ-vị lai-hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ-vị lai-hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Tập trí-tận trí-đạo trí cũng như thế.

Pháp trí quá khứ-vị tri trí quá khứ-tha tâm trí quá khứ là một, vị lai là hai, hiện tại là ba, quá khứ và vị lai là bốn, vị lai và hiện tại là năm, quá khứ và vị lai là sáu, quá khứ-vị lai và hiện tại là bảy.

Tha tâm trí có bảy, cho đến đạo trí cũng như vậy.

QUYỂN 15

Kiền độ thứ 4: HÀNH

Phẩm 1: BÀN VỀ HÀNH ÁC

Tà ngữ hành ác,
Chúng sinh và mạng,
Thân không có giáo,
Tự hành ở sau.

Ba hành ác và ba căn bất thiện, ba hành ác thâu tóm ba căn bất thiện, hay ba căn bất thiện thâu tóm ba hành ác?

Ba hành diệu và ba căn thiện, ba hành diệu thâu tóm ba căn thiện, hay ba căn thiện thâu tóm ba hành diệu?

Ba hành ác và mười hành tích bất thiện, ba hành ác thâu tóm mười hành tích bất thiện, hay mười hành tích bất thiện thâu tóm thâu tóm ba hành ác?

Ba hành diệu và mười hành tích thiện, ba hành diệu thâu tóm mười hành tích thiện, hay mười hành tích thiện thâu tóm ba hành diệu?

Ba hành và mười hành tích, ba hành thâu tóm mười hành tích, hay mười hành tích thâu tóm ba hành?

Ba hành và bốn hành thì đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có hành bào-hành tận. Ba hành thâu tóm bốn hành, hay bốn hành thâu tóm ba hành?

Lại nữa, báo hiện pháp của ba hành là sinh báo-hậu báo; báo khổ-báo vui-báo không khổ, không vui; quá khứ-vị lai-hiện tại; thiện-bất thiện-vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, học-vô học, phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có hành báo-hành tận. Báo hiện pháp của ba hành là sinh báo-hậu báo; báo vui-báo khổ-báo không khổ báo không vui; quá khứ-vị lai-hiện tại; thiện-bất thiện-vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc; học-vô học-phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Bốn hành thâu tóm ba hành, hay ba hành thâu tóm bốn hành?

Báo hiện pháp của ba hành là sinh báo-hậu báo. Lại nữa, ba hành là báo vui-báo khổ-báo không khổ không vui; quá khứ-vị lai-hiện tại; thiện-bất thiện-vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, học-vô học-phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Ba hành là báo vui-báo khổ-báo không vui không khổ. Lại nữa, ba hành là quá khứ-vị lai-hiện tại; thiện-bất thiện-vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, học-vô học-phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Ba hành là quá khứ-vị lai-hiện tại. Lại nữa, ba hành là thiện-bất thiện-vô ký, hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, học-vô học-phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Ba hành là thiện-bất thiện, vô ký. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, học-vô học-phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Lại nữa, ba hành là học-vô học-phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Lại nữa, ba hành là do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Có thể báo của hành thọ là báo của thân mà thống-thọ không phải là tâm chăng? Có thể báo của hành thọ là báo của tâm mà thống-thọ không phải là thân sao? Có thể báo của hành thọ là báo của thân và tâm thống-thọ sao? Có thể báo của hành thọ là thân-tâm thống không thọ báo mà thọ báo sao?

Ba chướng là chướng hành-chướng nhơ-chướng báo. Thế nào là chướng hành? Thế nào là chướng nhơ? Thế nào là chướng báo. Ba hành ác này, hành nào là lớn nhất? Ba hành diệu này, hành nào có quả lớn nhất?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Ba hành ác và ba căn bất thiện, ba hành ác thâu tóm ba căn bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc hành ác chứ không phải là căn bất thiện.

Thế nào là hành ác chứ không phải là căn bất thiện? Tà kiến-tư duy bất thiện và hành ác của thân-miệng, đó gọi là hành ác chứ không phải là căn bất thiện.

Thế nào là căn bất thiện chứ không phải là hành ác? Căn bất thiện si, đó gọi là căn bất thiện chứ không phải là hành ác.

Thế nào là hành ác cũng là căn bất thiện? Căn bất thiện tham-giận dữ, đó gọi là hành ác cũng là căn bất thiện.

Thế nào là không phải hành ác cũng không phải là căn bất thiện?

Trừ những điều như trên.

Hỏi: Ba hành diệu và ba căn thiện, ba hành diệu thâu tóm ba căn thiện chăng?

Đáp: Hoặc hành diệu chứ không phải là căn thiện.

Thế nào là hành diệu chứ không phải là căn thiện? Tư duy thiện hành diệu của thân-miệng, đó gọi là hành diệu chứ không phải là căn thiện.

Thế nào là căn thiện chứ không phải là hành diệu? Đẳng kiến không thâu tóm căn thiện vô si, đó gọi là căn thiện chứ không phải là hành diệu.

Thế nào là hành diệu cũng là căn thiện? Đẳng kiến của căn thiện là không tham-không giận dữ, đó gọi là hành diệu cũng là căn thiện.

Thế nào là không phải hành diệu cũng không phải là căn thiện?

Trừ những điều như trên.

Hỏi: Ba hành ác và mười hành tích bất thiện, ba hành ác thâu tóm mười hành tích bất thiện, hay mười hành tích bất thiện thâu tóm ba hành ác?

Đáp: Ba hành ác thâu tóm mười hành tích bất thiện chứ không phải mười hành tích bất thiện thâu tóm ba hành ác.

Không thâu tóm những gì? Trừ hành tích thâu tóm hành ác của thân-miệng, còn lại các hành ác của thân-miệng và tư duy bất thiện.

Hỏi: Ba hành diệu và mười hành tích thiện, ba hành diệu thâu tóm mười hành tích thiện, hay mười hành tích thiện thâu tóm ba hành diệu?

Đáp: Ba hành diệu thâu tóm mười hành tích thiện chứ không phải mười hành tích thiện thâu tóm ba hành diệu.

Không thâu tóm những gì? Trừ hành tích thâu tóm hành diệu của thân-miệng, còn lại các hành diệu của thân-miệng và tư duy thiện.

Hỏi: Ba hành và mười hành tích, ba hành thâu tóm mười hành tích chăng?

Đáp: Hoặc hành chứ không phải hành tích.

Thế nào là hành chứ không phải hành tích? Trừ hành tích thâu tóm hành động của thân-miệng, còn lại các nghĩ hành động của thân-miệng, đó gọi là hành chứ không phải hành tích.

Thế nào là hành tích chứ không phải hành? Ba hành tích sau, đó gọi là hành tích chứ không phải hành.

Thế nào là hành cũng là hành tích? Bảy hành tích, đó gọi là hành cũng là hành tích.

Thế nào là không phải hành cũng không phải hành tích? Trừ những điều như trên.

Ba hành và bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành-hành tận.

Hỏi: Ba hành thâu tóm bốn hành, hay bốn hành thâu tóm ba hành?

Đáp: Ba hành thâu tóm bốn hành chứ không phải bốn hành thâu tóm ba hành.

Không thâu tóm những gì? Trừ học-tư duy-tác-tận, còn lại các hành vô lậu và hành thiện của cõi Vô sắc, ba hành cùng hành vô ký.

Lại nữa, báo hiện pháp của ba hành là sinh báo-hậu báo, trước thâu nhiếp sau hay sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Trước thâu nhiếp sau chứ không phải là sau thâu nhiếp trước.

Không thâu nhiếp những gì? ba hành bất địnhvô ký và vô lậu hành.

Lại nữa, ba hành là báo vui-báo khổ-báo không khổ không vui. Trước thâu tóm sau hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Trước thâu tóm sau chứ không phải là sau thâu tóm trước. Không thâu tóm những gì? Ba hành vô lậu-vô ký.

Lại nữa, ba hành là quá khứ-vị lai-hiện tại; thiện-bất thiện-vô ký, học-vô học-phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại ba hành thâu nhiếp lẫn nhau.

Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Trước thâu tóm sau hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Trước thâu tóm sau chứ không phải sau thâu tóm trước. Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu.

Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành-hành tận.

Ba hành là hiện pháp báo-sinh báo-hậu báo.

Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành chăng?

Đáp: Hoặc bốn hành chứ không phải là ba hành.

Thế nào là bốn hành chứ không phải là ba hành? Học-tư duy-tác-tận, hành thiện-bất thiện và bất định hệ thuộc cõi Dục, hành bất định-thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành chứ không phải là ba hành. Thế nào là ba hành chứ không phải là bốn hành? Hạnh định thiện, hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là ba hành chứ không phải là bốn hành.

Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Hành định-thiện và bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành định-thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành cũng là ba hành.

Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải ba hành? Trừ ra học-tư duy-tác-tận, còn lại các hành vô lậu, hành bất định-thiện và hành vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là không phải bốn hành cũng không phải ba hành.

Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành-hành tận.

Ba hành là báo vui-báo khổ-báo không khổ không vui. Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành chăng? Đáp: Hoặc bốn hành chứ không phải ba hành.

Thế nào là bốn hành chứ không phải ba hành? Học-tư duy-tác-tận, đó gọi là bốn hành chứ không phải ba hành.

Thế nào là ba hành chứ không phải bốn hành? Hành thiện hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là ba hành chứ không phải bốn hành.

Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Hành thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành cũng là ba hành. Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải ba hành? Trừ ra học-tư duy-tác-tận, còn lại các hành vô lậu và hành vô ký, đó gọi là không phải bốn hành cũng không phải ba hành.

Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành-hành tận.

Ba hành là quá khứ-vị lai-hiện tại; thiện-bất thiện-vô ký, học-vô học-phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành, hay ba hành thâu tóm bốn hành?

Đáp: Ba hành thâu tóm bốn hành chứ không phải bốn hành thâu tóm ba hành.

Không thâu tóm những gì? Trừ ra học-tư duy-tác-tận, còn lại các hành vô lậu và hành thiện-vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc.

Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành-hành tận.

Ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành, hay ba hành thâu tóm bốn hành?

Đáp: Hoặc bốn hành, không phải ba hành.

Thế nào là bốn hành chứ không phải ba hành? Học-tư duy-tác-tận, đó gọi là bốn hành chứ không phải ba hành.

Thế nào là ba hành chứ không phải bốn hành? Hành thiện và hành vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là ba hành chứ không phải bốn hành.

Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Hành thiện và bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành cũng là ba hành. Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải ba hành? Trừ ra học-tư duy-tác-tận, còn lại các hành vô lậu, đó gọi là không phải bốn hành cũng không phải ba hành.

Ba hành là báo của pháp hiện hành-sinh báo-hậu báo. Lại nữa, ba hành là báo vui-báo khổ và báo không khổ không vui.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành bất định.

Ba hành là báo hiện pháp-sinh báo và hậu báo. Lại nữa, ba hành là quá khứ, vị lai và hiện tại; thiện-bất thiện và vô ký, học-vô học-phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành bất định-vô ký-vô lậu.

Ba hành là báo hiện pháp-sinh báo và hậu báo. Lại nữa, ba hành hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành bất định và vô ký.

Ba hành là báo vui-báo khổ và báo không khổ không vui. Lại nữa, ba hành là quá khứ-vị lai và hiện tại; thiện-bất thiện và vô ký; học-vô học và phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu-vô ký.

Ba hành là báo vui-báo khổ và báo không khổ không vui. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc và Vô sắc.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành vô ký.

Ba hành là quá khứ-vị lai và hiện tại. Lại nữa, ba hành là thiện-bất thiện và vô ký, học-vô học và phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do ư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại mà thâu nhiếp nhau. Ba hành là quá khứ-vị lai và hiện tại. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Trước thâu tóm sau chứ không phải sau thâu tóm trước. Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu.

Ba hành là thiện-bất thiện và vô ký. Lại nữa ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Trước thâu nhiếp sau, hay sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Trước thâu nhiếp sau chứ không phải sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Hành vô lậu.

Ba hành là thiện-bất thiện và vô ký. Lại nữa, ba hành là học-vô học và phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Lại nữa, ba hành là học-vô học và phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu.

Ba hành là học-vô học và phi học phi vô học. Lại nữa, ba hành là do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại mà thâu nhiếp nhau. Hỏi: Có thể báo của hành thọ là báo của thân mà thống thọ chứ không phải là tâm chăng?

Đáp: Hành bất thiện thọ báo.

Hỏi: Có thể báo của hành thọ là báo của tâm mà thống-thọ chứ không phải là thân chăng?

Đáp: Hành vô học-thiện thọ báo.

Hỏi: Có thể báo của hành thọ là báo của thân và tâm thống-thọ chăng?

Đáp: Hành hữu học-thiện thọ báo.

Hỏi: Có thể báo của hành thọ là thân-tâm thống không thọ báo mà thọ báo chăng?

Đáp: Thọ báo của hành thiện và bất thiện, thọ báo của sắc-tâm-tâm sở pháp niệm và tâm bất tương ưng hành.

Ba chướng: chướng hành-chướng nhơ và chướng báo.

Hỏi: Thế nào là chướng hành?

Đáp: Năm hành không còn cứu chữa.

Hỏi: Thế nào là chướng nhơ?

Đáp: Các chúng sinh nặng về dâm dục, nặng về sự giận dữ, ngu si. Nặng về sư dâm dục và nặng về giận dữ-ngu si, thì loại đó thật không dễ gì giáo hóa mà khó nói-khó cứu giúp và khó thoát khỏi, đó gọi là chướng nhơ.

Hỏi: Thế nào là chướng báo?

Đáp: Xứ địa ngục, xứ súc sinh, xứ ngạ quỷ, xứ Uất-đơn-viết, xứ vô tưởng, đó gọi là chướng báo.

Hỏi: Ba hành ác này thì hành nào lớn nhất?

Đáp: Phá hoại Tăng và nói dối. Do báo của hành ác này, mà nhận chịu kiếp sống lâu dài trong đại địa ngục A-tỳ.

Hỏi: Ba hành diệu này thì hành nào có quả lớn nhất?

Đáp: Có báo của hành tư Tam-muội hữu thứ nhất, hữu tưởng và vô tưởng tiếp nhận sống lâu tám mươi ngàn kiếp.

Phẩm 2: NÓI VỀ TÀ NGỮ

Các tà ngữ thì đó là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng thì đó là tà ngữ chăng?

Các tà nghiệp thì đó là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng thì đó là tà nghiệp chăng?

Các đẳng ngữ thì đó là đẳng mạng chăng? Nếu là đẳng mạng thì đó là đẳng ngữ chăng?

Các đẳng nghiệp thì đó là đẳng mạng chăng? Nếu là đẳng mạng thì đó là đẳng nghiệp chăng?

Ba hành ác là ba cong vạy-ba nhơ bẩn-ba vẩn đục. Thân cong vạy, thân nhơ bẩn, thân vẩn đục. Miệng cong vạy, miệng nhơ bẩn, miệng vẩn đục. Ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục.

Thế nào là thân cong vạy, thân nhơ bẩn, thân vẩn đục? Thế nào là miệng cong vạy, miệng nhơ bẩn, miệng vẩn đục? Thế nào là ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục?

Ba hành ác thâu tóm ba cong vạy-ba nhơ bẩn-ba vẩn đục hay ba cong vạy, ba nhơ bẩn, ba vẩn đục thâu tóm ba hành ác?

Ba hành diệu và ba tịnh, ba hành diệu thâu tóm ba tịnh, hay ba tịnh thâu tóm ba hành diệu?

Ba hành diệu và ba mãn, ba hành diệu thâu tóm ba mãn, hay ba mãn thâu tóm ba hành diệu?

Ba tịnh và ba mãn, ba tịnh thâu tóm ba mãn, hay ba mãn thâu tóm ba tịnh?

Các hành ác của thân thì đó đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo, nếu là hành của thân không có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành ác của thân chăng? Các hành ác của miệng thì hành đó đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo, nếu là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành ác của miệng chăng? Các hành ác của ý thì hành đó đều là hành của ý không có phương tiện thiện xảo, nếu là hành của ý không có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành ác của ý chăng?

Các hành diệu của thân thì hành diệu đó đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo, nếu hành của thân có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành diệu của thân? Các hành diệu của miệng thì hành diệu đó đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo, nếu hành của miệng có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành diệu của miệng? Các hành diệu của ý thì hành diệu đó đều là hành của ý có phương tiện thiện xảo, nếu hành của ý có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành diệu của ý?

Các pháp do hành đạt được thì pháp đó nên nói là thiện-bất thiện hay vô ký chăng?

Có thể hành quá khứ là báo quá khứ, hay là báo hiện tại, vị lai chăng? Có thể hành vị lai là báo của quá khứ-hiện tại và vị lai sao? Có thể hành hiện tại là báo của vị lai-quá khứ và hiện tại chăng?

Có thể như hành của thân mà thọ báo nhưng hành của miệng-hành của ý không như vậy chăng? Có thể như hành của miệng mà thọ báo nhưng hành của thân-hành của ý không như vậy chăng?

Có thể như hành của ý mà thọ báo nhưng hành của thân-hành của miệng không như vậy chăng?

Có thể như hành của thân-hành của miệng mà thọ báo nhưng hành của ý không như vậy chăng?

Có thể như hành của thân-hành của ý mà thọ báo nhưng hành của miệng không như vậy chăng? Có thể như hành của miệng-hành của ý mà thọ báo nhưng hành của thân không như vậy chăng?

Có thể như hành của thân-hành của miệng mà thọ báo thì hành của ý cũng như vậy chăng?

Có thể như hành của thân-hành của miệng-hành của ý không thọ báo mà lại thọ báo chăng?

Có thể ba hành thọ báo không trước không sau chăng?

Hiện pháp ba-sinh báo và hậu báo, báo vui-báo khổ và báo không khổ không vui, hệ thuộc cõi Dục và hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có thể ba hành thọ báo không trước không sau chăng?

Thiện bất thiện, do kiến đế mà đoạn-do tư duy mà đoạn. Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Các tà ngữ thì đó là tà mạng sao?

Đáp: Hoặc tà ngữ mà không phải là tà mạng.

Thế nào là tà ngữ mà không phải là tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, còn lại các hành ác của miệng, đó gọi là tà ngữ mà không phải là tà mạng.

Thế nào là tà mạng mà không phải là tà ngữ? Tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, đó gọi là tà mạng mà không phải là tà ngữ.

Thế nào là tà ngữ cũng là tà mạng? Tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, đó gọi là tà ngữ cũng là tà mạng.

Thế nào là không phải tà ngữ cũng không phải tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, còn lại các hành ác của thân, đó gọi là không phải tà mạng cũng không phải tà ngữ.

Hỏi: Các tà nghiệp thì đó là tà mạng sao?

Đáp: Hoặc tà nghiệp mà không phải là tà mạng.

Thế nào là tà nghiệp mà không phải là tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, còn lại các hành ác của thân khác, đó gọi là tà nghiệp mà không phải là tà mạng.

Thế nào là tà mạng mà không phải là tà nghiệp? Tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, đó gọi là tà mạng mà không phải là tà nghiệp.

Thế nào là tà nghiệp cũng là tà mạng? Tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, đó gọi là tà nghiệp cũng là tà mạng.

Thế nào là không phải tà nghiệp cũng không phải tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, còn lại các hành ác của miệng, đó gọi là không phải tà nghiệp cũng không phải tà mạng.

Hỏi: Các đẳng ngữ thì đó là đẳng mạng sao?

Đáp: Hoặc đẳng ngữ mà không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng ngữ mà không phải là đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, còn lại các hành diệu của miệng, đó gọi là đẳng ngữ mà không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng mạng mà không phải là đẳng ngữ? Đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, đó gọi là đẳng mạng mà không phải là đẳng ngữ.

Thế nào là đẳng mạng của đẳng ngữ? Đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, đó gọi là đẳng ngữ cũng là đẳng mạng.

Thế nào là không phải đẳng ngữ cũng không phải đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, còn lại các hành diệu của thân, đó gọi là không phải đẳng ngữ cũng không phải đẳng mạng.

Hỏi: Các đẳng nghiệp thì đó là đẳng mạng sao?

Đáp: Hoặc đẳng nghiệp mà không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng nghiệp mà không phải là đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, còn lại các hành diệu của thân, đó gọi là đẳng nghiệp mà không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng mạng mà không phải là đẳng nghiệp? Đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, đó gọi là đẳng mạng mà không phải là đẳng nghiệp.

Thế nào là đẳng nghiệp cũng là đẳng mạng? Đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, đó gọi là đẳng nghiệp cũng là đẳng mạng.

Thế nào là không phải đẳng nghiệp cũng không phải đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, còn lại các hành diệu của miệng, đó gọi là không phải đẳng nghiệp cũng không phải đẳng mạng.

Ba hành ác là ba cong vạy-ba nhơ bẩn-ba vẩn đục. Thân cong vạy, thân nhơ bẩn, thân vẩn đục. Miệng cong vạy, miệng nhơ bẩn, miệng vẩn đục.

Ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục.

Hỏi: Thế nào là thân cong vạy?

Đáp: Hành vi của thân có nhiều giả dối.

Hỏi: Thế nào là thân nhơ bẩn?

Đáp: Hành vi của thân có nhiều giận dữ.

Hỏi: Thế nào là thân vẩn đục?

Đáp: Hành vi của thân có nhiều dâm dục.

Hỏi: Thế nào là miệng cong vạy?

Đáp: Hành vi của miệng có nhiều giả dối.

Hỏi: Thế nào là miệng nhơ bẩn?

Đáp: Hành vi của miệng có nhiều giận dữ.

Hỏi: Thế nào là miệng vẩn đục?

Đáp: Hành vi của miệng có nhiều dâm dục.

Hỏi: Thế nào là ý cong vạy?

Đáp: Hành vi của ý có nhiều giả dối.

Hỏi: Thế nào là ý nhơ bẩn?

Đáp: Hành vi của ý có nhiều giận dữ.

Hỏi: Thế nào là ý vẩn đục?

Đáp: Hành vi của ý có nhiều dâm dục.

Hỏi: Ba hành ác thâu tóm ba cong vạy-ba nhơ bẩn-ba vẩn đục chăng?

Đáp: Hoặc ba hành ác mà không phải là cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục.

Thế nào là hành ác mà không phải cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục?

Trừ ra hành ác của thân-miệng-ý có nhiều giả dối dục vọng và giận dữ hệ thuộc cõi Dục, còn lại các hành ác của thân-miệng-ý, đó gọi là hành ác mà không phải cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục.

Thế nào là sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục mà không phải là hành ác? Hành của thân-miệng-ý thương yêu giả dối, hệ thuộc cõi Sắc, hành của ý có nhiều ái nhiễm hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục mà không phải là hành ác.

Thế nào là hành ác cũng là cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục? Hành ác của thân-miệng-ý có nhiều giả dối dục vọng và giận giữ hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là hành ác cũng là cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục.

Thế nào là không phải hành ác cũng không phải là cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Ba hành diệu và ba tịnh, ba hành diệu thâu tóm ba tịnh, hay ba tịnh thâu tóm ba hành diệu?

Đáp: Tùy thuộc vào chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Hỏi: Ba hành diệu và ba mãn, ba hành diệu thâu tóm ba mãn chăng?

Đáp: Hoặc hành diệu mà không phải là mãn.

Thế nào là hành diệu mà không phải là mãn? Trừ ra hành diệu vô học của thân-miệng, còn lại các hành diệu của thân-miệng, đều là hành diệu của ý, đó gọi là hành diệu mà không phải là mãn.

Thế nào là mãn mà không phải là hành diệu? Tâm vô học, đó gọi là mãn mà không phải là hành diệu.

Thế nào là hành diệu cũng là mãn? Hành diệu vô học của thân-miệng, đó gọi là hành diệu cũng là mãn.

Thế nào là không phải hành diệu cũng không phải mãn? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Ba tịnh và ba mãn, ba tịnh thâu tóm ba mãn chăng?

Đáp: Hoặc tịnh mà không phải là mãn.

Thế nào là tịnh mà không phải là mãn? Trừ ra tịnh vô học của thân-miệng, còn lại các tịnh của thân-miệng, đều là tịnh của ý, đó gọi là tịnh mà không phải là mãn.

Thế nào là mãn mà không phải là tịnh? Tâm vô học, đó gọi là mãn mà không phải là tịnh.

Thế nào là tịnh cũng là mãn? Tịnh vô học của thân-miệng, đó gọi là tịnh cũng là mãn.

Thế nào là không phải mãn cũng không phải là tịnh? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Các hành ác của thân đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. các hành ác của thân đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Có thể có hành của thân không có phương tiện thiện xảo mà đó không phải là hành ác của thân chăng?

Đáp: Có, hành của thân ẩn mất vô ký, hành của thân không có phương tiện thiện xảo, không ẩn mất vô ký.

Hỏi: Các hành ác của miệng đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành ác của miệng đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Có thể có hành của miệng không có phương tiện thiện xảo mà đó không phải là hành ác của miệng chăng?

Đáp: Có, hành của miệng ẩn mất vô ký, hành của miệng không có phương tiện thiện xảo, không ẩn mất vô ký.

Hỏi: Các hành ác của ý đều là hành của ý không có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Hoặc hành ác của ý mà đó không phải là hành ác của ý không có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành ác của ý mà đó không phải là hành ác của ý không có phương tiện thiện xảo? Ba hành ác của ý, đó gọi là hành ác của ý nhưng đó không phải là hành của ý không có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành của ý không có phương tiện thiện xảo mà đó không phải là hành ác của ý? Tư duy ẩn mất vô ký, tư duy không có phương tiện thiện xảo, không ẩn mất vô ký, đó gọi là hành của ý không có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành ác của ý.

Thế nào là hành ác của ý mà đó là hành của ý không có phương tiện thiện xảo? Tư duy bất thiện, đó gọi là hành ác của ý nhưng đó là hành của ý không có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là không phải hành ác của ý cũng không phải là hành của ý không có phương tiện thiện xảo? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Các hành diệu của thân thì đó đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành diệu của thân thì đó đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Có thể có hành của thân có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của thân chăng?

Đáp: Có, hành của thân có phương tiện thiện xảo thì không ẩn mất vô ký.

Hỏi: Các hành diệu của miệng thì đó đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành diệu của miệng thì đó đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Có thể có hành của miệng có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của miệng chăng?

Đáp: Có, hành của miệng có phương tiện thiện xảo thì không ẩn mất vô ký.

Hỏi: Các hành diệu của ý thì đó đều là hành của ý có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Hoặc hành diệu của ý nhưng đó không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành diệu của ý nhưng đó không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Ba hành diệu của ý, đó gọi là hành diệu của ý nhưng đó không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành của ý có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của ý? Tư duy phương tiện thiện xảo không ẩn mất vô ký, đó gọi là hành của ý có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của ý.

Thế nào là hành diệu của ý nhưng đó là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Tư duy thiện, đó gọi là hành diệu của ý nhưng đó là hành của ý có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là không phải hành diệu của ý cũng không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Các pháp do hành đạt được thì pháp đó nên nói là thiện-bất thiện hay vô ký?

Đáp: Các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp này nên nói là vô ký.

Hỏi: Các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp đó nên nói là vô ký hay sao?

Đáp: Đúng như vậy.

Nếu nói như thế, thì vốn không có Như lai dùng thiện tâm giảng thuyết, nói lời dịu dàng-nói lời tuyệt vời-nói lời êm ái tốt đẹp, lời này là thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nghe những điều tôi đã nói, nếu các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp đó là vô ký, không nên dấy lên nói rằng vốn không có Như Lai dùng thiện tâm giảng thuyết, nói lời dịu dàng-nói lời tuyệt vời-nói lời êm ái tốt đẹp thì lời này là thiện. Tuy có lời này nhưng điều ấy không có như vậy. Nếu như dấy lên nói rằng vốn không có Như Lai dùng thiện tâm giảng thuyết, nói lời dịu dàng-nói lời tuyệt vời-nói lời êm ái tốt đẹp thì lời này là thiện; không nên dấy khởi lên nói rằng các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp đó là vô ký. Bởi vì các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp này là vô ký, điều này không phải như vậy. Nên dấy khởi lên nói rằng vốn không có Như Lai, vốn là lúc sinh vào đời khác làm thiện hạnh mà thọ báo thì báo hiện rõ ở trước mắt, đó là do nhân duyên này có được yết hầu dựa vào bốn đại chủng lưu thông với bốn đại chủng, bốn đại chủng phát ra tiếng, là tiếng chứ không phải là báo.

Hỏi: Có thể có hành quá khứ thọ báo quá khứ, báo hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có như thế.

Hỏi: Có thể có hành vị lai thọ báo vị lai chăng?

Đáp: Có, không có quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Có thể có hành hiện tại thọ báo hiện tại chăng?

Đáp: Có, quá khứ không có mà vị lai có.

Hỏi: Có thể như hành của thân mà thọ báo, hành của miệng và hành của ý không như vậy sao? Đáp: Có như thân bất tịnh mà miệng tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện, hoặc là tâm vô ký. Như thân tịnh mà miệng bất tịnh, nên vào lúc ấy có tâm bất thiện, hoặc là tâm vô ký, đó gọi là như hành của thân mà thọ báo, hành của miệng và hành vi của ý thì không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của miệng mà thọ báo, hành của thân và hành của ý không như vậy sao?

Đáp: Có như thân tịnh mà miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện, hoặc là tâm vô ký. Như thân bất tịnh mà miệng tịnh, nên vào lúc ấy có tâm bất thiện, hoặc là tâm vô ký, đó gọi là như hành của miệng mà thọ báo, hành của thân và hành của ý thì không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của ý mà thọ báo, hành của thân và hành của miệng không như vậy sao?

Đáp: Có như thân bất tịnh và miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện. Như thân tịnh và miệng tịnh, nên vào lúc ấy có tâm bất thiện, đó gọi là như hành của ý mà thọ báo, hành của thân và hành của miệng thì không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của thân và hành của miệng mà thọ báo, hành của ý không như vậy sao? Đáp: Có như thân bất tịnh và miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện, hoặc là tâm vô ký. Như thân tịnh và miệng tịnh, vào lúc ấy có tâm bất thiện, hoặc là tâm vô ký, đó gọi là như hành của thân và hành của miệng thọ báo, hành của ý không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của thân và hành của ý thọ báo, hành của miệng không như vậy sao?

Đáp: Có như thân bất tịnh mà miệng tịnh, nên vào lúc này có tâm bất thiện. Như thân tịnh mà miệng bất tịnh, vào lúc ấy có tâm thiện, đó gọi là như hành của thân và hành của ý thọ báo, hành vi của miệng thì không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của miệng và hành của ý mà thọ báo, hành của thân không như vậy sao?

Đáp: Có như thân tịnh mà miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm bất thiện. Như thân bất tịnh mà miệng tịnh, vào lúc ấy có tâm thiện, đó gọi là như hành của miệng, hành của ý thọ báo, hành của thân thì không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của thân và hành của miệng mà thọ báo, hành của ý cũng như vậy sao?

Đáp: Có như thân bất tịnh và miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm bất thiện. Như thân tịnh và miệng tịnh, vào lúc ấy có tâm thiện, đó gọi là như hành của thân và hành của miệng mà thọ báo, hành của ý cũng như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của thân-hành của miệng và hành của ý không thọ báo mà lại thọ báo chăng? Đáp: Có các tâm bất tương ưng hành thọ báo, sắc-tâm-tâm sở niệm pháp và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Có thể ba hành không trước không sau mà thọ báo của báo hiện pháp-sinh báo và hậu báo chăng?

Đáp: Thọ báo của báo hiện pháp là sắc-tâm-tâm sở niệm pháp là của sinh báo, tâm bất tương ưng hành là của hậu báo.

Lại nữa, tâm-tâm sở niệm pháp là của báo hiện pháp, sắc là của sinh báo, tâm bất tương ưng hành là của hậu báo.

Lại nữa, tâm bất tương ưng hành là của báo hiện pháp, tâm-tâm sở niệm pháp là của sinh báo, sắc là của hậu báo.

Báo vui-báo khổ-báo không khổ không vui cũng như thế.

Tâm, tâm sở niệm pháp là hệ thuộc cõi Dục và hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, tâm bất tương ưng hành là hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại nữa, tâm-tâm sở niệm pháp là hệ thuộc cõi Dục, tâm bất tương ưng hành là hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Lại nữa, tâm bất tương ưng hành là hệ thuộc cõi Dục, tâm, tâm sở niệm pháp là hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Có thể hai hành không trước không sau mà thọ báo thiện và bất thiện chăng?

Đáp: Thọ báo thiện là sắc, thọ báo bất thiện là tâm-tâm sở niệm pháp và tâm bất tương ưng hành. Lại nữa, báo thiện là tâm-tâm sở niệm pháp và tâm bất tương ưng hành, bất thiện là sắc.

Pháp do kiến đế đoạn, pháp do tư duy đoạn cũng như thế.

QUYỂN 16

Kiền độ thứ 4: HÀNH

Phẩm 3: NÓI VỀ HẠI CHÚNG SINH

Có thể hại mà chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng? Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng? Có thể hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng? Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng? Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết thì hành kia thọ báo chắc chắn phải sinh vào địa ngục chăng? Có thể hành bất thiện, hành khổ đau chưa thành thục, hành đó của chúng sinh đầu tiên thọ nhận báo thì chắc chắn là tâm ô nhiễm chăng?

Có thể hại mạng chúng sinh mà chúng sinh kia về sau không thọ giới, nên nói là tịnh trong tất cả chúng sinh chăng? Nếu như tịnh trong tất cả chúng sinh, thì thọ giới trong tất cả chúng sinh kia chăng? Giả sử thọ giới trong tất cả chúng sinh, thì tịnh trong tất cả chúng sinh kia chăng?

Nếu thành tựu thân thì có hành của miệng ấy chăng? Giả sử thành tựu hành của thân thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì có hành của miệng ấy chăng? Giả sử thành tựu hành của miệng thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì có hành của ý ấy chăng? Giả sử thành tựu hành của ý thì có thân ấy chăng?

Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của thân và hành của miệng chăng? Giả sử thành tựu hành của thân và hành của miệng thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân, thì thân ấy có hành của thân và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của thân và hành của ý thì có thân ấy chăng?

Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của miệng và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của miệng và hành của ý thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của thân-hành của miệng và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của thân-hành của miệng và hành của ý thì thân ấy là có chăng?

Nếu thành tựu hành của thân thì sẽ thân ấy có hành của miệng chăng? Giả sử thành tựu hành của miệng thì hành của thân ấy là có chăng? Nếu thành tựu hành của thân thì thân ấy có hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của ý thì hành của thân ấy là có chăng? Nếu thành tựu hành của thân thì thân ấy có hành của miệng và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của miệng và hành của ý thì hành của thân ấy là có chăng?

Nếu thành tựu hành của miệng thì hành của ý ấy là có chăng? Giả sử thành tựu hành của ý, thì hành của miệng ấy là có chăng?

Nếu dục của hành chưa hết thì dục của báo kia chưa hết sao? Giả sử dục của báo chưa hết, thì dục của hành cũng chưa hết sao? Nếu dục của hành hết thì dục của báo kia sẽ hết sao? Giả sử dục của báo hết thì dục của hành cũng hết sao?

Nếu hành có quả thì tất cả hành kia đều có báo chăng? Giả sử hành có báo thì tất cả hành kia đều có quả chăng? Nếu hành không có quả thì tất cả hành kia đều không có báo chăng? Giả sử hành không có báo thì tất cả hành kia đều không có quả chăng?

Nếu hành bất thiện thì tất cả hành đó đều điên đảo chăng? Giả sử hành điên đảo thì tất cả hành đó đều bất thiện chăng? Nếu hành không phải bất thiện thì tất cả hành đó đều không điên đảo chăng? Giả sử hành không phải điên đảo thì tất cả hành đó đều không phải bất thiện chăng?

Nếu thành tựu hành bất thiện, thì thành tựu hành của cõi Sắc-Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành của cõi Sắc-Vô sắc, thì thành tựu hành bất thiện chăng? Nếu thành tựu hành thiện của cõi Dục, thì thành tựu hành thiện của cõi Sắc-Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành thiện của cõi Sắc-

Vô sắc, thì thành tựu hành thiện của cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu hành của cõi Dục, thì thành tựu hành của cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu hành của cõi Sắc, thì thành tựu hành của cõi Dục chăng? Nếu thành tựu hành của cõi Dục, thì thành tựu hành của cõi Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành của cõi Vô sắc, thì thành tựu hành của cõi Dục chăng? Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Sắc thì thành tựu hành cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu hành của cõi Dục thì thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc, thì thành tựu hành của cõi Dục? Nếu thành tựu hành của cõi Sắc, thì thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc, thì thành tựu hành của cõi Sắc? Nếu thành tựu hành của cõi Vô sắc, thì thành tựu hành vô lậu chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu, thì thành tựu hành của cõi Vô sắc chăng?

Nếu thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Dục, hành thuộc cõi Sắc-hành thuộc cõi Vô sắc, thì sau khi mạng chung sẽ sinh vào xứ nào?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng?

Đáp: Có, như đoạn mạng chúng sinh mà không ngừng tìm phương tiện.

Hỏi: Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng?

Đáp: Có, như không hại mạng chúng sinh mà ngừng tìm phương tiện.

Hỏi: Có thể hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng?

Đáp: Có, như hại mạng chúng sinh làm ngừng tìm phương tiện.

Hỏi: Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng?

Đáp: Có, như không hại mạng chúng sinh mà không ngừng tìm phương tiện.

Hỏi: Có thể không hại chúng sinh mà hại chúng sinh không hết, những hành kia thọ báo thì chắc chắn sinh vào địa ngục chăng?

Đáp: Có, như tạo ra phương tiện không có thể cứu chữa mà nữa chừng mạng chung.

Hỏi: Có thể hành bất thiện và hành khổ đau chưa thành thục, hành đó của chúng sinh đầu tiên thọ báo chắc chắn là tâm ô nhiễm chăng?

Đáp: Có như tạo ra hành không thể cứu chữa, chúng sinh kia đầu tiên thọ nhận trung ấm địa ngục. Hỏi: Có thể hại mạng chúng sinh mà chúng sinh kia về sau không thọ giới, nên nói là tịnh trong tất cả chúng sinh chăng?

Đáp: Có, như phương tiện muốn có thể hại chúng sinh mà từ trong đó gặp pháp.

Hỏi: Nếu tịnh trong tất cả chúng sinh, thì thọ giới trong tất cả chúng sinh kia chăng?

Đáp: Hoặc tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh.

Thế nào là tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh? Như không thọ giới mà từ trong đó gặp pháp, đó gọi là tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh.

Thế nào là thọ giới trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là tịnh trong tất cả chúng sinh? Như thọ giới mà vượt qua giới, đó gọi là thọ giới trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là tịnh trong tất cả chúng sinh.

Thế nào là tịnh trong tất cả chúng sinh cũng là chúng sinh kia thọ giới trong tất cả chúng sinh? Như thọ giới mà không vượt qua giới, đó gọi là tịnh trong tất cả chúng sinh và thọ giới trong tất cả chúng sinh.

Thế nào là không phải tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì có hành của thân chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu thân mà không phải là hành của thân.

Thế nào là thành tựu thân, không phải thành tựu hành của thân? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục không có oai nghi, không ở nơi không phải oai nghi, thân không có giáo, hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân mà không phải là hành của thân.

Thế nào là thành tựu hành của thân mà không phải là thân? Người vô cấu sinh ở cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành của thân mà không phải là thân.

Thế nào là thành tựu thân cũng là hành của thân? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, thân có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân cũng là hành của thân.

Thế nào là không thành tựu thân cũng không phải là hành của thân? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu thân cũng không phải là hành của thân.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì có hành của miệng thuộc thân ấy chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu thân mà không phải là hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân mà không phải là hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, miệng không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân mà không phải là hành của miệng.

Thế nào là thành tựu hành của miệng mà không phải là thân? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành của miệng mà không phải là thân.

Thế nào là thành tựu thân cũng là hành của miệng? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân cũng là hành của miệng. Thế nào là không thành tựu thân cũng không phải hành của miệng? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu thân cũng không phải là hành của miệng.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì có hành của thuộc thân ấy chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu thân thì có hành của ý thuộc thân ấy.

Hỏi: Có thể thành tựu hành của ý mà không phải là thân chăng? Đáp: Có, sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của thân và hành của miệng chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu thân mà không phải là hành của thân và hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của thân mà không phải là hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của miệng mà không phải là hành của thân. Hoặc thành tựu thân và hành của thân cùng hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân mà không phải là hành của thân và hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân và miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân mà không phải là hành của thân và hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân và hành của thân mà không phải là hành của miệng? Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất, miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của thân mà không phải là hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân và hành của miệng mà không phải là hành của thân? Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, thân không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của miệng mà không phải là hành của thân.

Thế nào là thành tựu thân và hành của thân cùng hành của miệng? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân-miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân và hành của thân cùng hành của miệng.

Hỏi: Giả sử thành tựu hành của thân và hành của miệng thì đó là thành tựu thân sao?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì đó là thành tựu hành của thân và hành của ý chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu thân và hành của ý mà không có hành của thân. Hoặc thành tựu thân và hành của thân cùng hành của ý.

Thế nào là thành tựu thân và hành của ý mà không có hành của thân? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì sẽ không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi. Thân không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của ý mà không có hành của thân.

Thế nào là thành tựu thân và hành của thân-hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi, không có oai nghi hay không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thân và thành tựu về hành của thân-hành của ý.

Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân-hành của ý, thì đó là thành tựu thân sao?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì đó là thành tựu hành của miệng-hành của ý?

Đáp: Hoặc thành tựu thân và hành của ý, không phải là hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của miệng-hành của ý.

Thế nào là thành tựu thân và hành của ý mà không phải là hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của ý mà không phải là hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân và hành của miệng-hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân và hành của miệng-hành của ý.

Hỏi: Nếu thành tựu về hành của miệng-hành của ý thì đó là thành tựu thân sao?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì thân ấy có hành của thân-hành của miệng và hành của ý?

Đáp: Hoặc thành tựu thân và hành của ý, không phải hành của thân-hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của thân-hành của ý, không phải hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của miệng-hành của ý, không phải hành của thân. Hoặc thành tựu thân và hành của thân-hành của miệng và hành của ý.

Thế nào là thành tựu thân và hành của ý mà không phải hành của thân-hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi. Thân-miệng không có giáo hoặc có giáo, liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của ý mà không phải hành của thân-hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân và hành của thân-hành của ý mà không phải hành của miệng? Người phàm nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất, miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của thân-hành của ý mà không phải hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân và hành của miệng-hành của ý mà không phải hành của thân? Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi. Miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, thân không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của miệng-hành của ý mà không phải hành của thân.

Thế nào là thành tựu thân và hành của thân-hành của miệng-hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân-miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân và hành của thân-hành của miệng-hành của ý.

Hỏi: Thành tựu về hành của thân-hành của miệng và hành của ý, thì đó là thành tựu thân sao? Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân, thì đó là thành tựu hành của miệng sao?

Đáp: Hoặc thành tựu hành của thân mà không phải hành của miệng.

Thế nào là thành tựu hành của thân mà không phải hành của miệng. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, thân có giáo hoặc có giáo mà không mất, miệng không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu hành của thân mà không phải hành của miệng.

Thế nào là thành tựu hành của miệng mà không phải hành của thân? Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, thân không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu hành của miệng mà không phải hành của thân.

Thế nào là thành tựu hành của thân cùng hành của miệng? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hoặc không có oai nghi, không là oai nghi cũng không phải không có oai nghi, thân-miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là thành tựu hành của thân và hành của miệng.

Thế nào là không thành tựu hành của thân và hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu sinh ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục, thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, thân-miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là không thành tựu hành của thân và hành của miệng.

Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân, thì đó là thành tựu hành của ý chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành của thân thì đó là thành tựu hành của ý.

Hỏi: Có thể thành tựu về hành của ý mà không phải là thành tựu hành của thân chăng?

Đáp: Có, màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, thân không có giáo hoặc có giáo liền mất; hoặc là người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân, thì đó là thành tựu hành của miệng và hành của ý chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu hành của thân và hành của ý, không phải hành của miệng. Hoặc thành tựu hành của thân và hành của miệng và hành của ý.

Thế nào là thành tựu hành của thân và hành của ý mà không phải hành của miệng? Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Dục, thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất. Miệng không có giáo hoặc có giáo, liền mất, đó gọi là thành tựu hành của thân và hành của ý mà không phải hành của miệng. Thế nào là thành tựu hành của thân và hành của miệng-hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục, thì oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, thân, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất hoặc là người vô cấu sinh nơi cõi Sắc mà sinh đến cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành của thân và hành của miệng-hành của ý.

Hỏi: Nếu thành tựu về hành của miệng và hành của ý, thì đó là thành tựu hành của thân sao?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, thân không có giáo hoặc có giáo liền mất, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu hành của miệng, thì đó là thành tựu hành của ý sao?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành hành của miệng thì đó là thành tựu hành của ý.

Hỏi: Có thể thành tựu hành của ý mà không phải hành của miệng chăng?

Đáp: Có, màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng không có giáo hoặc có giáo, liền mất.

Hỏi: Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, nếu dâm hành chưa hết thì dâm báo kia chưa hết sao?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu dâm hành chưa hết thì dâm báo ấy chưa hết.

Hỏi: Có thể báo dâm chưa hết mà không phải là hành chăng?

Đáp: Có Tu-đà-hoàn do kiến đế mà đoạn hết dâm hành, nhưng báo dâm ấy chưa hết.

Hỏi: Nếu dâm hành đã hết thì dâm báo kia hết sao?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu dâm báo không còn thì do dâm hành ấy không còn.

Hỏi: Có thể dâm hành không còn mà không phải là báo chăng?

Đáp: Tu-đà-hoàn do kiến đế mà đoạn hết dâm hành nhưng dâm báo kia chưa hết.

Hỏi: Nếu hành đã có quả thì hành ấy đều có báo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu hành có báo thì có hành này đều có quả.

Hỏi: Có thể hành có quả mà hành ấy không có báo chăng?

Đáp: Có, hành vô ký và vô lậu.

Hỏi: Nếu hành không có quả thì hành ấy đều không có báo chăng?

Đáp: Không có hành thì không có quả.

Hỏi: Có thể hành mà không có báo chăng?

Đáp: Có, hành vô ký và vô lậu.

Hỏi: Nếu hành bất thiện thì hành đó đều điên đảo sao?

Đáp: Hoặc hành bất thiện mà hành này không phải là điên đảo. Thế nào là hành bất thiện mà hành ấy không phải là điên đảo?

Giống như có một chúng sanh thấy quả có thật, thấy như thế và nói như thế, có hành có quả báo của hành, đó là hành ác của thân-hành ác của miệng và hành ác của ý. Giống như có một chúng sanh không thấy là có tưởng kiến, không nghe-không phân biệt, không nhận thức là có tưởng thức. Chúng sinh kia không do tưởng này, không do nhẫn này, không do kiến này, không do dục này, không do trí tuệ này mà mình không thấy-không nghe-không phân biệt-không nhận thức. Giống như có một chúng sinh, thấy không có tưởng kiến-nghe-phân biệt-nhận thức không có tưởng thức, chúng sinh kia không do tưởng này, không do nhẫn này, không do kiến này, không do dục này, không do trí tuệ này mà mình thấy-nghe-phân biệt-nhận thức. Đó gọi là hành bất thiện mà hành ấy không phải là điên đảo.

Thế nào là hành điên đảo mà hành này không phải là bất thiện? Giống như có một chúng sinh không có thấy là không có quả thật sự, thấy như thế và nói như thế, không có hành, không có quả báo của hành, đó là hành diệu của thân-hành diệu của miệng và hành diệu của ý. Giống như có một chúng sinh không thấy là có tưởng kiến, không nghe-không phân biệt-không nhận thức là có tưởng thức. Chúng sinh kia do tưởng này, do nhẫn này, do kiến này, do dục này, do trí tuệ này mà mình thấy-nghe-phân biệt-nhận thức. Giống như có một chúng sinh không thấy có tưởng thấy nghe-phân biệt-nhận thức không có tưởng thức, chúng sinh kia do tưởng này, do nhẫn này, do kiến này, do dục này, do trí tuệ này mà mình không thấy-nghe-phân biệt nhận thức. Đó gọi là hành điên đảo mà hành này không phải là bất thiện.

Thế nào là hành bất thiện mà hành đó cũng điên đảo? Giống như có một chúng sinh thấy không có thấy không có quả thật sự, thấy như thế và nói như thế, không có hành và không có quả báo của hành, đó là hành vi ác của thân-hành ác của miệng và hành ác của ý. Giống như có một chúng sinh không thấy và không tưởng là thấy không nghe-không phân biệt-không nhận thức có tưởng không nhận thức. Chúng sinh kia không do tưởng này, không do nhẫn này, không do dục này, không do trí tuệ này mà mình thấy-nghe-phân biệt-nhận thức. Giống như có một chúng sinh thấy có tưởng kiến-nghe-phân biệt-nhận thức có tưởng thức. Chúng sinh không do tưởng này, nhẫn này, không do kiến-dục và trí tuệ này mà mình không thấy-không nghe-không phân biệt-không nhận thức. Đó gọi là hành bất thiện mà hành đó cũng điên đảo.

Thế nào là hành không phải bất thiện mà hành đó cũng không phải điên đảo? Giống như có một chúng sinh thấy có quả thật sự thấy như thế và nói như thế, có hành và có quả báo của hành. Đó là hành diệu của thân-hành diệu của miệng và hành diệu của ý. Giống như có một chúng sinh không thấy có tưởng không thấy-không nghe-không phân biệt-không nhận thức có tưởng không nhận thức. Chúng sinh kia do tưởng này, do nhẫn này, do kiến này, do dục này, do trí tuệ này mà mình không thấy-không nghe-không phân biệt-không nhận thức. Giống như như có một chúng sinh thấy có tưởng kiến, nghe-phân biệt-nhận thức-có tưởng thức chúng sinh kia do tưởng này-nhẫn này, do kiến này, do dục-trí tuệ này mà mình thấy-nghe-phân biệt-nhận thức, đó gọi là hành không phải bất thiện mà hành đó cũng không phải là điên đảo. Không phải bất thiện cũng như thế.

Hỏi: Nếu thành tựu hành bất thiện, thì đó là thành tựu hành cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành bất thiện thì đó là thành tựu hành cõi Sắc và Vô sắc.

Hỏi: Có thể thành tựu hành cõi Sắc-Vô sắc, mà không phải là thành tựu hành bất thiện chăng?

Đáp: Có, nếu sinh ở cõi Dục mà dục ái không còn, hoặc sinh ở cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành thiện cõi Dục, thì đó là thành tựu hành thiện cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc-Vô sắc.

Thế nào là thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc-Vô sắc? Nếu sinh vào cõi Dục mà không đoạn thiện vốn có không đạt được tâm thiện cõi Sắc-Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc-Vô sắc.

Thế nào là thành tựu hành thiện cõi Sắc-Vô sắc mà không phải hành thiện cõi Dục? Nếu sinh vào cõi Sắc đạt được tâm thiện cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành thiện cõi Sắc-Vô sắc mà không phải là hành thiện cõi Dục.

Thế nào là thành tựu hành thiện cõi Dục và hành thiện cõi Sắc-Vô sắc? Nếu sinh vào cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc-Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành thiện cõi Dục và hành thiện cõi Sắc-Vô sắc.

Thế nào là không thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc-Vô sắc? Căn bản của thiện đã đoạn, đó gọi là không thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Sắc, thì đó là thành tựu hành cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể thành tựu hành cõi Vô sắc, thì đó là không thành tựu hành cõi Dục?

Đáp: Có, nếu sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu hành cõi Dục mà không thành tựu hành vô lậu.

Thế nào là thành tựu hành cõi Dục mà không thành tựu hành vô lậu? Nếu người phàm phu sinh vào cõi Dục-Sắc, thì đó gọi là thành tựu hành cõi Dục mà không phải là hành vô lậu.

Thế nào là thành tựu hành vô lậu mà không phải là hành cõi Dục? Người vô cấu sinh vào cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành vô lậu mà không phải hành cõi Dục.

Thế nào là thành tựu hành cõi Dục cũng là hành vô lậu? Nếu người vô cấu sinh vào cõi Dục-cõi Sắc, đó gọi là thành tựu hành cõi Dục cũng là hành vô lậu.

Thế nào là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Dục? Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Dục.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Sắc, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành cõi Sắc thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể thành tựu hành cõi Vô sắc, mà không phải là thành tựu hành cõi Sắc chăng?

Đáp: Có, sinh ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Sắc, thì đó là thành tựu hành vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu hành cõi Sắc mà không phải là hành vô lậu.

Thế nào là thành tựu hành cõi Sắc mà không phải là hành vô lậu?

Người phàm phu sinh nơi cõi Dục-Sắc, đó gọi là thành tựu hành cõi Sắc mà không phải hành vô lậu.

Thế nào là thành tựu hành vô lậu mà không phải hạnh cõi Sắc? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành vô lậu mà không phải là hành cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc? Người vô cấu sinh nơi cõi Dục-cõi Sắc, đó gọi là thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc.

Thế nào là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Vô sắc, thì đó là thành tựu hành vô lậu?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành vô lậu thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc.

Hỏi: Vả lại, thành tựu hành vô lậu, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc?

Đáp: Có, là người phàm phu, nếu thành tựu hành cõi Dục, hành vô lậu cõi Sắc và Vô sắc.

Hỏi: Sau khi mạng chung ở đây sẽ sinh về nơi nào?

Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc-cõi Vô sắc, hoặc không có xứ sở.

QUYỂN 17

Kiền độ thứ 4: HÀNH

Phẩm 4: NÓI VỀ HỮU GIÁO, VÔ GIÁO

Có giáo và không giáo,
Quả thật của các hành,
Hoặc người hữu lậu học,
Tư duy giới ở sau.

Nếu thành tựu thân giáo thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo thì đó là thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo thiện-bất thiện, ẩn một-vô ký, không ẩn một-vô ký, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo thì đó là thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo thiện-bất thiện, ẩn một-vô ký, không ẩn một-vô ký quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng Giả sử thành tựu vô giáo, thì sẽ thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo thiện-bất thiện, ẩn một-vô ký, không ẩn một-vô ký vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo trong hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì sẽ thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo thiện-bất thiện, ẩn một-vô ký, không ẩn một-vô ký hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng?

Khẩu giáo cũng như thế.

Các hành hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó là quả hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử hành là quả hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó hệ thuộc cõi Dục chăng? Các hành hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử hành là quả hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó hệ thuộc cõi Sắc chăng? Các hành hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử hành là quả hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Các hành vô lậu thì hành đó là quả vô lậu chăng? Giả sử hành là quả vô lậu, thì hành đó là hành vô lậu chăng?

Các hành không hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử hành không phải là quả hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó không hệ thuộc cõi Dục chăng? Các hành không hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử hành không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó không hệ thuộc cõi Sắc chăng? Các hành không hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử hành không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó không hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Các hành không phải vô lậu, thì hành đó không phải là quả vô lậu chăng? Giả sử hành không phải là quả vô lậu, thì hành đó không phải là hành vô lậu chăng?

Có thể hành hữu lậu thì hành đó là quả hữu lậu chăng? Hành hữu lậu mà quả vô lậu chăng? Hành hữu lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Có thể hành vô lậu thì hành đó là quả vô lậu chăng? Hành vô lậu mà quả hữu lậu chăng? Hành vô lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Có thể hành hữu lậu và vô lậu, thì hành đó là quả hữu lậu và vô lậu chăng? Hành hữu lậu và vô lậu mà quả hữu lậu chăng? Hành hữu lậu và vô lậu mà quả vô lậu chăng?

Có thể hành học là quả học chăng? Hành học thì quả vô học chăng? Hành học mà quả phi học phi vô học chăng?

Có thể hành vô học mà quả vô học chăng? Hành vô học mà quả học chăng? Hành vô học mà quả phi học phi vô học chăng?

Có thể hành phi học phi vô học thì quả phi học phi vô học chăng? Hành phi học phi vô học mà quả học chăng? Hành phi học phi vô học mà quả vô học chăng?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí tuệ".

Thế nào là không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí tuệ?

Nếu không tu thân, thì đó là không tu giới, không tu tâm, không tu trí tuệ chăng? Giả sử không tu trí tuệ, thì đó là không tu thân chăng?

Nếu không tu giới, thì đó là không tu tâm, không tu trí tuệ chăng?

Giả sử không tu trí tuệ, thì đó là không tu giới chăng?

Nếu không tu tâm, thì đó là không tu trí tuệ chăng? Giả sử không tu trí tuệ, thì đó là không tu tâm chăng?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Tu thân, tu giới, tu tâm, tu trí tuệ." Thế nào là tu thân, tu giới, tu tâm, tu trí tuệ?

Nếu tu thân, thì đó là tu giới, tu tâm, tu trí tuệ chăng? Giả sử tu trí tuệ, thì đó là tu thân chăng?

Nếu tu giới, thì đó là tu tâm, tu trí tuệ chăng? Giả sử tu trí tuệ, thì đó là tu giới chăng?

Nếu tu tâm, thì đó là tu trí tuệ chăng? Giả sử tu trí tuệ, thì đó là tu tâm chăng?

Có thể thành tựu giới quá khứ mà chủng này không phải là của hiện tại-vị lai chăng? Vị lai không phải hiện tại, hiện tại không phải vị lai, và chủng này là của hiện tại-vị lai chăng?

Có thể thành tựu giới vị lai mà chủng này không phải là của hiện tại-quá khứ chăng? Quá khứ không phải hiện tại, hiện tại không phải quá khứ, và chủng này của quá khứ-hiện tại chăng?

Thành tựu giới hiện tại mà chủng này không phải là của quá khứ-vị lai chăng? Quá khứ không phải vị lai, vị lai không phải quá khứ, và chủng này là của quá khứ-vị lai chăng?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục không phải luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân có giáo mà lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục, có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới. Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Hoặc sinh nơi cõi Sắc thì thân vô giáo. Nếu người vô cấu sinh nơi cõi

Vô sắc, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi, không đạt được luật nghi giới. Thân có giáo mà lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo có luật nghi giới hay không có luật nghi giới, cũng không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà thân có giáo, thì đó gọi là giáo mà cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng là vô giáo? Người phàm phu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có luật nghi mà cũng không phải không có luật nghi. Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, người phàm phu sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là không phải là giáo cũng là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo chứ không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo chứ không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục, không có luật nghi. Thân thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo mất. Lúc ấy không đạt được vô giáo không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo mà vốn có giáo không mất. Lúc ấy không đạt được vô giáo. Đó gọi là giáo chứ không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục, ở trong luật nghi không đạt được luật nghi giới. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì thân thiện vô giáo. Nếu người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới. Thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo vốn có giáo không mất, lúc ấy đạt được vô giáo có luật nghi giới hay không có luật nghi, cũng không có luật nghi mà cũng không phải không có luật nghi. Thân thiện có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì đạt được vô giáo. Nếu sinh ở cõi Sắc thì thân thiện có giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào không phải là giáo mà cũng là vô giáo? Người phàm phu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có luật nghi. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân thiện vô giáo vốn có giáo liền mất lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo mà cũng là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục, vào chỗ phải luật nghi. Thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo vốn có giáo không mất lúc ấy không đạt được vô giáo. Đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi. Thân bất thiện vô giáo lúc ấy đạt được vô giáo. Vốn có giáo liền mất thì lúc ấy đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện vô giáo lúc ấy đạt được vô giáo vốn có giáo liền mất; lúc đạt được vô giáo, đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi hay không có luật nghi, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện có giáo thì lúc ấy đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo mà không mất. Lúc ấy đạt được vô giáo, thì đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục có luật nghi hay không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện vô giáo lúc ấy không đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc, Vô sắc, thì đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo ẩn một-vô ký, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu vô giáo.

Có thể thành tựu giáo chăng? Có, thân giáo ẩn một-vô ký sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo không ẩn một-vô ký, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu vô giáo.

Có thể thành tựu giáo chăng? Có, thân có giáo không ẩn một-vô ký sinh nơi cõi Dục hoặc sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, vốn thân có giáo không mất, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào chỗ luật nghi nơi cõi Dục không đạt được luật nghi giới, vốn thân là vô giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì vốn thân vô giáo; nếu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được luật nghi giới, vốn thân có giáo không mất, lúc ấy đạt được vô giáo. Nơi có luật nghi giới hay nơi không có luật nghi, không có luật nghi, cũng không phải nơi không có luật nghi, vốn thân có giáo không mất, thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc, vốn thân có giáo không mất, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh cõi Dục không đạt được luật nghi, cũng không phải không có luật nghi, vốn thân vô giáo, hoặc giáo liền mất A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục không có luật nghi. Vốn thân thiện có giáo không mất lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Vốn thân thiện có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục có luật nghi thì không đạt được luật nghi giới, vốn thân thiện là vô giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì vốn thân thiện là vô giáo. Nếu học mà sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới, vốn thân thiện là có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo có luật nghi giới hoặc không có luật nghi không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, vốn thân thiện là có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà vốn thân thiện là có giáo không mất, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục không có luật nghi thân thiện vốn là vô giáo, hoặc có giáo liền mất. Không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân thiện vốn có là vô giáo hoặc có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi, vốn thân bất thiện có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo; không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, vốn thân bất thiện có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi thân bất thiện vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo. Không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân bất thiện vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi, thân bất thiện vốn là có giáo, lúc ấy đạt được vô giáo không có luật nghi. không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân bất thiện vốn là có giáo không mất, lúc ấy đạt được vô giáo đó gọi là giáo cũng gọi là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh cõi Dục có luật nghi thân bất thiện vốn là vô giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo. Không phải luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân bất thiện vốn là vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc-Vô sắc, thì đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo ẩn một-vô ký, không ẩn một-vô ký quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu giáo chẳng phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu giáo.

Hỏi: Có thể thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Có, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục, thì đạt được tâm thiện nơi cõi Sắc. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì người vô cấu sẽ sinh vào cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu giáo.

Hỏi: Có thể thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Có, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục thì đạt được tâm thiện nơi cõi Sắc. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì người vô cấu sẽ sinh vào cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện, ẩn một-vô ký, không ẩn một-vô ký vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu giáo chẳng phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu đã thành tựu thân giáo trong hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới. Thân có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo. Vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân có giáo thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà thân có giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi giới mà không đạt được luật nghi giới, nhập định mà không nhập định. Thân vô giáo vốn có giáo liền mất, thì lúc ấy đạt được luật nghi giới vô giáo, có luật nghi hoặc không có luật nghi, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân vô giáo vốn có giáo liền mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh vào cõi Sắc mà nhập định thì đó gọi là không giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được luật nghi giới, thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo mà không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo, có luật nghi giới hay không có luật nghi giới cũng không phải không có luật nghi giới. Thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào cõi Dục có luật nghi mà không đạt được giới luật và không nhập định. Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, thì lúc ấy không đạt được vô giáo cũng không có giới luật cũng không phải không có giới luật. Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà không nhập định, thân vô giáo sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được giới luật. Thân thiện vốn có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo; không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân thiện vốn có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo; vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà thân thiện vốn có giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng thì sẽ không đạt được giới luật nhập định hay không nhập định. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được luật nghi vô giáo, có luật nghi hay không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà nhập định, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được giới luật nghi, thân thiện vốn có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất, thì lúc ấy đạt được vô giáo có luật nghi hay không có luật nghi, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân thiện có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng thì sẽ không đạt được giới luật và không nhập định. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi mà không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc nhưng không nhập định, thân thiện vô giáo, sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện vô giáo, vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, không có giới luật mà không có giới luật cũng không phải không có giới luật. Thân bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là vô giáo cũng không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo thân vốn có giáo không mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, không có giới luật nhưng không có giới luật cũng không phải không có giới luật. Thân bất thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo. Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo không có giới luật cũng không phải không có giới luật. Thân bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc-Vô sắc thì đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo ẩn một-vô ký hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu vô giáo.

Hỏi: Có thể có thành tựu giáo chăng?

Đáp: Có, thân có giáo ẩn một-vô ký sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo không ẩn một-vô ký hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu vô giáo.

Hỏi: Có thể có thành tựu giáo chăng?

Đáp: Có, sinh thân có giáo không ẩn-vô ký sinh nơi cõi Dục hoặc cõi Sắc.

Khẩu giáo cũng như thế.

Hỏi: Các hành hệ thuộc cõi Dục thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành hệ thuộc cõi Dục thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có thể có hành là quả hệ thuộc cõi Dục nhưng hành kia không phải là quả cõi Dục chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc mà biến hóa nơi cõi Dục, hóa làm ngữ nơi cõi Dục.

Hỏi: Các hành hệ thuộc cõi Sắc thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành hệ thuộc cõi Sắc thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có thể có hành là quả hệ thuộc cõi Sắc nhưng hành kia không phải là quả cõi Sắc chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc mà biến hóa nơi cõi Dục; hóa làm ngữ nơi cõi Dục, như đạo cõi Sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng.

Hỏi: Các hành hệ thuộc cõi Vô sắc, thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành hệ thuộc cõi Vô sắc thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có hành hệ thuộc cõi Vô sắc nhưng hành kia không phải là quả cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Vô sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng.

Hỏi: Các hành vô lậu thì hành đó là quả vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành vô lậu thì hành đó lá quả vô lậu.

Hỏi: Có thể có quả của hành vô lậu mà hành kia không phải là hành vô lậu chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc-Vô sắc đoạn kiết hướng tới chứng.

Hỏi: Các hành không phải hành cõi Dục thì hành ấy không phải quả cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành không phải là hành cõi Dục thì hành ấy không phải là quả cõi Dục.

Hỏi: Có thể có hành không phải hành cõi Dục mà hành ấy không phải không là hành cõi Dục chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc biến hóa nơi cõi Dục, hóa làm ngữ nơi cõi Dục.

Hỏi: Các hành không hệ thuộc cõi Sắc, thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành không hệ thuộc cõi Sắc thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc

Hỏi: Có thể có hành không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc mà hành đó không phải không là hành cõi Sắc chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc biến hóa nơi cõi Dục; hóa làm ngữ nơi cõi Dục, như đạo cõi Sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng.

Hỏi: Các hành không phải hệ thuộc cõi Vô sắc, thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành không phải hệ thuộc cõi Vô sắc thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có hành không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc mà hành ấy không phải không là hành cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Vô sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng.

Hỏi: Các hành không phải vô lậu, thì hành đó không phải là quả vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành không phải là quả vô lậu thì hành đó không phải là vô lậu.

Hỏi: Có thể có hành không phải vô lậu mà hành đó không phải không là quả vô lậu chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc-Vô sắc đoạn kiết hướng tới chứng. Hỏi: Có thể có hành hữu lậu thì hành đó là quả hữu lậu chăng?

Đáp: Có đó gọi là dựa vào quả và quả báo.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu mà quả vô lậu chăng?

Đáp: Có, quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Đáp: Có đó gọi là dựa vào quả-quả báo và quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành vô lậu là quả vô lậu chăng? Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả và quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành vô lậu mà quả hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành vô lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu và vô lậu mà quả hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu và vô lậu mà quả vô lậu chăng?

Đáp: Có, quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành học mà quả học chăng?

Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả.

Hỏi: Có thể có hành học mà quả vô học chăng?

Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả.

Có thể có hành học mà quả phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành vô học mà quả vô học chăng?

Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả.

Hỏi: Có thể có hành vô học thì quả học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành vô học mà quả phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành phi học phi vô học thì quả phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả-quả báo và quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành phi học phi vô học mà quả học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành phi học phi vô học mà quả vô học chăng?

Đáp: Không có.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ." Hỏi: Thế nào là không tu thân?

Đáp: Thân dục chưa hết, tham chưa hết, nghĩ nhớ chưa hết, khát ái chưa hết. Lại nữa, dùng đạo vô ngại diệt hết ái sắc, với đạo đó không tu, không nương dựa, như thế là không tu thân.

Không tu giới cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là không tu tâm?

Đáp: Tâm dục chưa hết, tham chưa hết, niệm chưa hết, khát ái chưa hết. Lại nữa, dùng đạo vô ngại diệt hết ái sắc, với đạo đó không tu, không nương dựa, như thế là không tu tâm.

Không tu tuệ cũng như thế.

Hỏi: Nếu không tu thân thì đó là không tu giới chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu không tu giới thì đó là không tu thân chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu không tu thân thì đó là không tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu thân thì đó là không tu tâm.

Hỏi: Có thể không tu tâm mà không phải là không tu thân chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu không tu thân thì đó là không tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu thân thì đó là không tu tuệ.

Hỏi: Có thể không tu tuệ, mà không phải là không tu thân chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu không tu giới thì đó là không tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu giới thì đó là không tu tâm.

Hỏi: Có thể không tu tâm mà không phải là không tu giới chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu không tu giới thì đó là không tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu giới thì đó là không tu tuệ.

Hỏi: Có thể không tu tuệ mà không phải là không tu giới chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu không tu tâm thì đó là không tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu không tu tuệ thì đó là không tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ."

Hỏi: Thế nào là tu thân?

Đáp: Thân hết ái, hết tham, hết nghĩ nhớ, hết khát ái. Lại nữa, dùng đạo vô ngại để diệt hết ái sắc, tu tập và dựa vào đạo đó, như thế là tu thân.

Tu giới cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là tu tâm?

Đáp: Tâm hết ái, hết tham, hết niệm, hết khát ái. Lại nữa, dùng đạo vô ngại diệt hết hết ái vô sắc, tu tập và dựa vào đạo đó, như thế là tu tâm.

Tu tuệ cũng như thế.

Hỏi: Nếu tu thân thì đó là tu giới chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu giới thì đó là tu thân chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tu thân thì đó là tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tâm thì đó là tu thân.

Hỏi: Có thể tu thân mà không tâm chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu tu thân thì đó là tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tuệ thì đó là tu thân.

Hỏi: Có thể có tu thân mà không tu tuệ chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết. Hỏi: Nếu tu giới thì đó là tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tâm thì đó là tu giới.

Hỏi: Có thể có tu giới mà không tu tâm chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu tu giới thì đó là tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tuệ thì đó là tu giới.

Hỏi: Có thể có tu giới mà không tu tuệ chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu tu tâm thì đó là tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu tuệ thì đó là tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Có thể có thành tựu giới quá khứ, mà chủng này không phải ở hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có, giáo giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Và vị lai, mà chủng này không phải của hiện tại chăng?

Đáp: Có, đạo cộng-định cộng giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Và hiện tại, chủng này không phải ở vị lai chăng?

Đáp: Có, giáo giới đã hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt.

Hỏi: Và chủng này của hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có, đạo cộng-định cộng giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Có thể có thành tựu giới vị lai mà chủng này không phải ở hiện tại-quá khứ chăng?

Đáp: Có, A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Và quá khứ mà chủng này không phải ở hiện tại chăng?

Đáp: Có, đạo cộng-định cộng giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Và hiện tại mà chủng này không phải ở quá khứ chăng?

Đáp: Có, đầu tiên được giới luật vô lậu.

Hỏi: Và chủng này của hiện tại-quá khứ chăng?

Đáp: Có, đạo cộng-định cộng giới hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt.

Hỏi: Có thể có thành tựu giới hiện tại mà chủng này không phải ở quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Có, đầu tiên được giới luật.

Hỏi: Và quá khứ mà chủng này không phải ở vị lai chăng?

Đáp: Có, giáo giới hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt.

Hỏi: Và vị lai mà chủng này không phải ở quá khứ chăng?

Đáp: Có, đầu tiên được giới luật vô lậu.

Hỏi: Và chủng này của vị lai-quá khứ chăng?

Đáp: Có, đạo cộng-định cộng giới hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt.

----------------

Phẩm 5: BÀN VỀ TỰ HÀNH

Thế nào là tự hành? Dựa vào những gì mà tự hành? Do đâu có thể sử dụng hành? Tự hành thì hành ấy nên nói là quá khứ-vị lai-hiện tại chăng? Vốn có thể sử dụng hành thì tự hành và hành ấy thành tựu chăng? Giả sử hành thành tựu thì hành đó là tự hành chăng? Vốn có thể sử dụng hành mà không phải tự hành thì hành ấy không thành tựu chăng? Giả sử hành không thành tựu thì hành ấy không phải tự hành chăng?

Vốn có thể sử dụng hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn phải thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn phải thọ báo thì hành ấy là tự hành chăng? Vốn có thể sử dụng hành mà không phải tự hành, thì hành ấy chắc chắn không thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn không thọ báo thì hành ấy không phải là tự hành chăng?

Vốn có thể sử dụng hành thành tựu thì hành chắc chắn phải thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn phải thọ báo thì hành ấy là thành tựu chăng? Vốn có thể sử dụng hành mà không thành tựu, thì hành ấy chắc chắn không thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn không thọ báo thì hành ấy là không thành tựu chăng? Như có Tu-đà-hoàn hành bất thiện mà báo thống khổ chưa thành thục, thì hành ấy vì sao ngăn trở lối vào địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Đây gọi là đệ tử của Thế Tôn đã hết địa ngục-hết súc sinh-hết ngạ quỷ, không đọa vào con đường ác." Tu-đà-hoàn đã có trí này, tỏ ngộ mình đã hết và địa ngục hết-súc sinh hết-ngạ quỷ hết, không đọa vào con đường ác hay là không tự tỏ ngộ?

Thế nào là học mưu hại? Tất cả học có quả mưu hại chăng? Thế nào là trụ vào thọ hành? Thế nào là xả bỏ thọ hành? Thế nào là tâm rối loạn? Vì lẽ gì mà pháp tương ưng với triền đều là bất thiện? Thế nào là thật ngữ? Phật ngữ nên nói là thiện hay vô ký? Phật ngữ là gọi cho những pháp nào?

Khế kinh-Thi-Ký-Kệ-Nhân duyên-Báo-Bổn mạt-Thí dụ

-Sinh-Phương quảng-Vị tằng hữu-Pháp nghĩa, là gọi cho pháp ấn nào? Gọi cho pháp số nào? Gọi cho pháp toán nào? Gọi cho pháp thư nào? Gọi cho pháp tụng nào? Gọi cho tài nghệ của các loại pháp nào? Gọi cho pháp nào?

Nếu giới học thành tựu, thì đó là sự thành tựu giới phi học phi vô học chăng? Giả sử thành tựu giới phi học phi vô học, thì đó là thành tựu giới học chăng? Nếu thành tựu giới vô học, thì đó là thành tựu giới phi học phi vô học chăng? Giả sử thành tựu giới phi học phi vô học, thì đó là thành tựu giới vô học chăng?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Thế nào là tự hành?

Đáp: Nếu báo của hành, thì đó gọi là nay có được. Có quả này là do hành ấy phát sinh mà thọ báo, đó gọi là tự hành.

Hỏi: Dựa vào những gì mà tự hành?

Đáp: Hành này dựa vào tự quả-tự y và tự báo. Lại nữa, khi hành này thọ báo, thì ý này thọ báo chứ không phải gì khác. Vì vậy cho nên tự hành vốn có thể sử dụng hành mà tự hành.

Hỏi: Hành này nên nói là thuộc về quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Hành đó thuộc về quá khứ.

Hỏi: Vốn có thể sử dụng hành mà tự hành thì hành thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc hành mà tự hành những hành này không thành tựu.

Thế nào là hành mà tự hành những hành đó không thành tựu? Báo của hành có được hiện nay, là do báo hành ấy phát sinh mà thọ báo vào lúc hành ấy, đó gọi là hành tự hành nhưng hành đó không thành tựu.

Thế nào là hành thành tựu mà hành này không phải tự hành? Báo của hành không có được ở hiện nay, hành này phát sinh mà không thọ báo, hành ấy còn không mất, đó gọi là hành thành tựu mà hành này không phải là tự hành.

Thế nào là hành mà tự hành thì hành ấy thành tựu? Báo của hành này có được hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà thọ báo và hành ấy không mất đó gọi là hành tự hành thì hành ấy thành tựu.

Thế nào là hành mà không phải tự hành thì hành ấy không thành tựu chăng? Báo của hành không có được ở hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà không thọ báo lúc hành ấy mất, đó gọi là hành mà không phải tự hành thì hành ấy không thành tựu.

Không phải tự hành thì hành đó không thành tựu cũng như thế.

Hỏi: Vốn có thể sử dụng hành mà tự hành, thì hành ấy chắc chắn phải thọ báo chăng?

Đáp: Hoặc hành tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo. Thế nào là hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo?

Báo của hành có được ở hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà thọ báo, báo về sau của hành kia, đó gọi là hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo.

Thế nào là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không phải là tự hành? Báo của hành không có được ở hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà không thọ báo bởi vì báo của hành kia chưa thành thục, đó gọi là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không phải là tự hành.

Thế nào là hành mà tự hành thì hành ấy cắc chắn thọ báo? Báo của hành có được hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà thọ báo nhưng hành ấy không phải là báo về sau, đó gọi là hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn thọ báo.

Thế nào là hành mà không phải là tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo? Báo của hành không có được hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà không thọ báo bởi vì báo của hành kia đã thành thục, đó gọi là hành mà không phải là tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo.

Không phải là tự hành, thì hành ấy chắc chắn không phải thọ báo cũng như thế.

Hỏi: Vốn có thể sử dụng hành thành tựu thì hành ấy chắc chắn phải thọ báo chăng?

Đáp: Hoặc hành thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo. Thế nào là hành thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo?

Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện thành thục thì hành kia không mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử có được hữu lậu thiện thì chắc chắn không sinh, nếu hành vô lậu-vô ký thành tựu, thì đó gọi là hành thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo.

Thế nào là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không thành tựu? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện không thành thục mà hành kia đã mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử không có được hữu lậu thiện thì chắc chắn sẽ sinh, đây là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không thành tựu.

Thế nào là hành thành tựu thì hành ấy chắc chắn thọ báo? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện không thành thục mà hành kia không mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử đắc hữu lậu thiện, tất nhiên sẽ sinh. Các hành vi bất thiện hiện tại, giả sử hữu lậu thiện, đó gọi là hành thành tựu thì hành ấy chắc chắn thọ báo

Thế nào là hành không thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện thành thục mà hành kia mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử không có được hữu lậu thiện thì chắc chắn không sinh. Nếu hành vô lậu và vô ký không thành tựu, thì đó gọi là hành không thành tựu thì hành ấy chắc chắn không thọ báo.

Hành động không thành tựu thì hành ấy chắc chắn không thọ báo cũng như thế.

Hỏi: Nếu Tu-đà-hoàn có báo đau khổ của hành bất thiện chưa tành thục thì hành ấy vì sao lại ngăn trở lối vào địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ?

Đáp: Hai kiết chủng ràng buộc thì chắc chắn đọa vào địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ. Kiến đế đoạn kiết chủng, tư duy đoạn kiết chủng, Tu-đà-hoàn kia kiến đế đoạn hết kiết mà tư duy đoạn kiết không hết.

Sự sai khác kia đủ để không đọa vào địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ. Ví như hai bánh của chiếc xe không hư hỏng thì có thể có nơi đến, nếu một bánh bị hỏng thì không thể nào có nơi đến. Như vậy hai kiết chủng ràng buộc hướng về địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ; do kiến đế đoạn và tư duy đoạn chủng, Tu-đà-hoàn kia do kiến đế đoạn hết kiết mà tư duy đoạn kiết không hết, sự sai khác ấy đủ để không hướng về địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ. Ví như đôi cánh của chim loan không thương tổn thì nó luôn luôn bay đến trời cao một cánh thương tổn thì không thể nào bay đến trời cao. Như thế, hai kiết chủng ràng buộc hướng vào trong địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ. Tu-đà-hoàn kia kiến đế đoạn hết kiết mà tư duy đoạn kiết không hết. Sự sai khác ấy đủ để không vào địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Đây gọi là đệ tử của Thế Tôn đã hết địa ngục-hết súc sinh-hết ngạ quỷ, đều không đọa vào đường ác."

Hỏi: Tu-đà-hoàn có trí này, tỏ ngộ mình đã hết địa ngục-hết súc sinh-hết ngạ quỷ, đều không đọa vào đạo ác hay là không tự tỏ ngộ vậy?

Đáp: Không tự tỏ ngộ.

Hỏi: Làm sao biết được?

Đáp: Luôn luôn tin vào Thế Tôn, như Đức Thế Tôn nói: "Đối với bốn pháp tự tỉnh sát, Tu-đà-hoàn kia thiết tha tự tiến lên khiến mình hết địa ngục-hết súc sinh-ngạ quỷ, đều không đọa vào ác đạo." Lại nữa, Tu-đà-hoàn có bốn pháp trí là khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, của Tu-đà-hoàn. Không có vô tận trí, vô sinh trí chăng?

Hỏi: Thế nào là học mưu hại?

Đáp: Như dục học chưa hết, bị người khác đánh đập hoặc bằng tay-đá-dao-gậy, bị bức bách do nỗi đau đớn kia liền sinh tâm khiến cho người ấy thống khổ khốc hại, khiến cho vợ người ấy không có con. Như thế là học mưu hại. Như học hết dâm bị người ta đánh đập hoặc bằng tay-đá-dao-gậy, bị bức bách do nỗi đau đớn kia từ chỗ vô dục mà lui sụt, lui sụt rồi sinh tâm nói rằng làm cho người ấy đau đớn cực kỳ, làm cho người ấy không có con.

Như vậy là học mưu hại

Hỏi: Tất cả học có quả mưu hại chăng?

Đáp: Không, các chúng sinh, có sức mạnh đã tạo ra hành đó là không phải quả.

Hỏi: Thế nào là trụ vào thọ hành?

Đáp: Như A-la-hán dùng y-bát-khóa cửa-giày dép-ống kim và dụng cụ lặt vặt khác để thí cho Tăng. Nếu người nhân đó phát tâm nói: Ta nhờ vào báo này khiến cho tuổi thọ được tăng thêm. Phát nguyện này xong tiến lên vào trong tứ thiền. Báo của người kia dựa vào thì trở thành báo thuộc về thọ mạng và trụ vào thọ mạng như thế.

Hỏi: Thế nào là xả bỏ thọ hành?

Đáp: Như A-la-hán dùng y-bát-khóa cửa-giày dép-ống kim và dụng cụ lặt vặt khác để thí cho Tăng. Nếu người nhân đó phát tâm nói: Ta vốn được báo tuổi thọ thì thành tựu báo của bố thí. Phát nguyện này xong tiến lên vào trong tứ thiền, báo của tuổi thọ kia liền trở thành báo của bố thí, như thế là xả bỏ thọ hành.

Hỏi: Tâm rối loạn là chăng?

Đáp: Do bốn sự mà tâm rối loạn, hình phi nhân-hình voi điên-hình ngựa-hình di-hình mao ngưu, trông thấy các hình này rồi trong lòng sợ hãi mà tâm rối loạn; hoặc là phi nhân giận dữ đánh đập tay chân, vì sự đau đớn hết sức phải chịu mà tâm rối loạn; hoặc vì những sai lầm to lớn mà tâm rối loạn; hoặc vì đối diện với báo của hành vốn có mà tâm rối loạn.

Hỏi: Vì sao những pháp tương ưng với triền đều là bất thiện vậy? Đáp: Bởi vì không có tàm-không có quý.

Hỏi: Thế nào là Phật ngữ?

Đáp: Như Lai nói về "sở thuyết Tế ha la, Bà sa, Kỳ la, Ni lưu đế, Ngữ cú, Ngữ thanh, Khẩu hành, Khẩu giáo" đó gọi là Phật ngữ.

Hỏi: Phật ngữ nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Phật ngữ hoặc thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Tâm thiện mà Như Lai đã nói, mười sự như trên thì đó gọi là thiện.

Thế nào là vô ký? Tâm vô ký mà Như Lai đã nói, mười sự như trên thì đó gọi là vô ký.

Hỏi: Phật ngữ là gọi cho những pháp nào?

Đáp: Danh thân-cú thân-ngữ thân, trụ theo thứ tự: Khế kinh (1),

Thi (2), Ký (3), Kệ (4), Nhân duyên (5), Báo (6), Bổn mạt (7), Thí dụ (8), Sinh (9), Phương quảng (10), Vị tằng hữu (11), Pháp nghĩa (12). Đó là mười hai bộ kinh Hỏi: Gọi là những pháp nào?

Đáp: Danh thân-cú thân-ngữ thân, trụ theo thứ tự.

Hỏi: Ấn là gọi cho pháp nào?

Đáp: Khéo tạo ra hành của thân, trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Số là gọi cho pháp nào?

Đáp: Khéo tạo ra hành của miệng, trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Toán là gọi cho pháp nào?

Đáp: Khéo tạo ra hành của ý, trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Thủ là gọi cho pháp nào?

Đáp: Khéo tạo ra hành của thân, trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Tụng là gọi cho pháp nào?

Đáp: Khéo tạo ra hành của miệng, trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Hành khắc sâu các loại là gọi cho pháp nào?

Đáp: Tuệ là phương tiện đầu tiên được truyền thụ tất cả các trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Nếu thành tựu giới học thì đó là thành tựu giới phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học.

Thế nào là thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học? Học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học.

Thế nào là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới học? A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Dục-Sắc, đó gọi là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới học.

Thế nào là thành tựu giới học cũng là phi học phi vô học? Học mà sinh nơi cõi Dục-Sắc, đó gọi là thành tựu giới học cũng là phi học phi vô học.

Thế nào là không thành tựu giới học cũng không phải là giới phi học phi vô học? A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu giới học cũng không phải là giới phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu thành tựu giới vô học thì đó là thành tựu giới phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học.

Thế nào là thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học? A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học.

Thế nào là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới vô học? Người phàm phu học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới vô học.

Thế nào là thành tựu giới vô học cũng là phi học phi vô học? A-la-hán sinh nơi cõi Dục-Sắc, đó gọi là thành tựu giới vô học cũng là phi học phi vô học.

Thế nào là không thành tựu giới vô học cũng không phải là giới phi học phi vô học? Người phàm phu học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải thành tựu giới vô học cũng không phải là giới phi học phi vô học.

QUYỂN 18

Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI

Bốn đại tạo tác,
Đó gọi là duyên,
Kiến đế thành tựu,
Tự tạo ở sau.

Phẩm 1: BÀN VỀ TỊNH CĂN

Nhập do bốn đại tạo, bao nhiêu có thể thấy, bao nhiêu không thể thấy? Bao nhiêu có đối, bao nhiêu không có đối? Bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu? Bao nhiêu hữu vi, bao nhiêu vô vi? Bao nhiêu quá khứ-vị lai-hiện tại? Bao nhiêu thiện-bất thiện-vô ký? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, bao nhiêu không hệ thuộc? Bao nhiêu học-vô học, bao nhiêu phi học phi vô học? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Bao nhiêu không đoạn?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc tạo chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu không thành tựu bốn đại, thì sẽ không thành tựu sắc tạo chăng? Giả sử không thành tựu sắc tạo, thì sẽ không thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện-bất thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện-bất thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện-bất thiện, ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện-bất thiện, ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện-bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện-bất thiện không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện-bất thiện ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện-bất thiện ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng?

Giả sử thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng?

Bốn đại do Tam-muội nào diệt? Sắc tạo sự giận dữ-có đối-trải qua lạc, có giác-có quán, lạc căn-khổ căn-hỷ căn-ưu căn-hộ căn-đoàn thực-canh lạc thực-ý niệm thực-thức thực, do Tam-muội nào diệt? Bốn đại đã hết không còn sót, nên nói tạo ra quả nào? Sắc tạo sự giận dữ-có đối-trải qua lạc, có giác-có quán, lạc căn-khổ căn-hỷ căn-ưu căn-hộ căn-đoàn thực-canh lạc thực-ý niệm thực-thức thực, do Tam-muội nào diệt? Bốn đại đã hết không còn sót, nên nói là tạo ra quả nào?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Nhập do bốn đại mà tạo, bao nhiêu có thể thấy?

Đáp: Một.

Hỏi: Bao nhiêu không thể thấy?

Đáp: Tám và phần ít của hai nhập.

Hỏi: Bao nhiêu có đối?

Đáp: Chín và phần ít của một nhập.

Hỏi: Bao nhiêu không có đối?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu hữu lậu?

Đáp: Chín và phần ít của hai nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu hữu vi?

Đáp: Chín và phần ít của hai nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu quá khứ?

Đáp: Mười và phấn ít của một nhập. Hỏi: Có bao nhiêu vị lai?

Đáp: Mười và phấn ít của một nhập. Hỏi: Có bao nhiêu hiện tại?

Đáp: Mười và phấn ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu thiện?

Đáp: Ba phần ít của ba nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu bất thiện?

Đáp: Phần ít của ba nhập. Hỏi: Có bao nhiêu vô ký?

Đáp: Bảy và phần ít của ba nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Hai và phần ít của chín nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Phần ít của chín nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu không hệ thuộc?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu học?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu vô học?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Chín và phần ít của hai nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu do tư duy đoạn?

Đáp: Chín và phần ít của hai nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu không đoạn?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc tạo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu bốn đại thì đó là thành tựu sắc tạo.

Hỏi: Có thể thành tựu sắc tạo mà không phải là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu bốn đại, thì đó là không thành tựu sắc tạo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu không thành tựu sắc tạo thì đó là không thành tựu bốn đại.

Hỏi: Có thể không thành tựu bốn đại mà cũng không phải là không có sắc tạo chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh nơi cõi Dục không có giới luật, thân-miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật, cũng không phải không có giới luật, thân miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện. Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải là bốn đại? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải là bốn đại.

Thế nào là thành tựu bốn đại cũng là sắc thiện? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật cũng không có giới luật hoặc không phải không có giới luật, thân thiện, miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo mà không mất hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại cũng sắc thiện.

Thế nào là không phải thành tựu bốn đại cũng không phải là sắc thiện? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải thành tựu bốn đại cũng không phải là sắc thiện.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu bốn đại thì đó là thành tựu sắc bất thiện.

Hỏi: Có thể có thành tựu bốn đại mà không phải là sắc bất thiện chăng?

Đáp: Có, ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật thân-miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại.

Hỏi: Có thể thành tựu bốn đại mà không phải là sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà thân-miệng ẩn một vô ký vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện-bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện-bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện-bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện-bất thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh nơi cõi Dục cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân và miệng thiện-bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện-bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất; thân-miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân-miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; không có giới luật cũng không phải không có giới luật; thân-miệng bất thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện-bất thiện? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất; không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất; không có giới luật cũng không phải không có giới luật, thân-miệng thiện và bất thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện-bất thiện.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện-bất thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện sắc ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân-miệng thiện, vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; không có giới luật cũng không phải không có giới luật, thân-miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật hay không có giới luật không có giới luật cũng không phải không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, ẩn một vô ký thân-miệng vô giáo, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc ẩn một vô ký, thân-miệng có giáo, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đúng như vậy.

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân-miệng thiện, vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật cũng không phải có giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện và sắc ẩn một vô ký chăng?

Không có.

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký và không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện? Ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không là giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, không phải giới luật, cũng không phải là có giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đúng như vậy.

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc ẩn một vô ký-sắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thân-miệng vô giáo ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc ẩn một vô ký, sắc không ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc, thân-miệng có giáo ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc ẩn một vô ký, sắc không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện-bất thiện ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện-bất thiện không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện-bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện-bất thiện không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện-bất thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh nơi cõi Dục cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện và bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện-bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải có giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân-miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện?

Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân-miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân-miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện-bất thiện không ẩn một vô ký? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; không phải là giới luật; thân-miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện và bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện-bất thiện không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện-bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký cũng là không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân-miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng dày dần, nếu sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, thân-miệng vô giáo mà ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký cùng sắc không ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc, thân-miệng có giáo mà ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký cũng là không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện, sắc bất thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện. Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện?

Người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, thân miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hay người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện.

Thế nào là thành tựu sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân-miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân-miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu sắc thiện và bất thiện? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; không phải giới luật, thân-miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện và bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; đó gọi là thành tựu sắc thiện và bất thiện.

Thế nào là không thành tựu sắc thiện-bất thiện? Người phàm phu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục, cũng không phải là giới luật mà không phải không giới luật, thân-miệng thiện và bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc thiện và bất thiện.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký thì đó là thành tựu sắc thiện.

Hỏi: Có thể có thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Có, người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, ẩn một vô ký mà thân-miệng vô giáo, hoặc người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc không ẩn một vô ký? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện? Người phàm phu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân-miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, đó gọi là thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu sắc thiện cũng là sắc không ẩn một vô ký? Người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc thiện cũng là sắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là không thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện không ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc bất thiện cùng sắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện và sắc không ẩn một vô ký? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện và sắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất, cũng không phải giới luật mà không phải khống có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân-miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện.

Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc bất thiện không ẩn một vô ký? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, cũng không là giới luật, không phải không có giới luật; thân-miệng có giáo thiện-bất thiện hoặc vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc bất thiện-sắc không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc bất thiện-sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Trước đây đã nói, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân-miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật; thân-miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân-miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký-sắc không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký-sắc không ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thân-miệng ẩn một vô giáo, đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc, thân-miệng có giáo ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký và sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Điều này không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Đáp: Điều này không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc bất thiện thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký.

Hỏi: Có thể có thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện chăng?

Đáp: Có, ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân-miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh vào cõi Sắc..

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký-không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Điều này không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký.

Hỏi: Có thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thân-miệng ẩn một vô ký vô giáo.

Hỏi: Bốn đại do Tam-muội nào diệt?

Đáp: Hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào sắc tạo vị lai; hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai có đối-trải qua lạc, có giác-có quán. Hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào lạc căn vị lai; hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào hỷ căn vị lai; hoặc dựa vào hai, hoặc dựa vào khổ căn-ưu căn-đoàn thực vị lai, dựa vào hộ căn-canh lạc thực-ý niệm thực-thức thực ở vị lai; hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Hỏi: Bốn đại đã hết không còn sót, nên nói là tạo ra quả gì?

Đáp: Quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở, Sắc tạo-có đối-trải qua lạc, có giác-có quán, lạc căn-hỷ căn là quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở; khổ căn-ưu căn-đoàn thực là quả A-na-hàm, quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở; hộ căn-canh lạc thực-ý niệm thực-thức thực là quả A-la-hán.

QUYỂN 19

Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

Bốn đại và bốn đại kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại và sắc tạo có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo và sắc tạo đó có bao nhiêu duyên duyên? (Đối tượng duyên, Chủ thể duyên). Sắc tạo và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại và tâm-tâm pháp có bao nhiêu duyên duyên? Tâm-tâm pháp và tâm-tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm-tâm pháp có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại và nhãn nhập có bao nhiêu duyên duyên? Nhãn nhập và nhãn nhập kia có bao nhiêu duyên duyên? Nhãn nhập và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại cho đến pháp nhập có bao nhiêu duyên duyên? Pháp nhập và pháp nhập kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp nhập và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại và nhãn căn có bao nhiêu duyên duyên? Nhãn căn và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại cho đến vô tri căn có bao nhiêu duyên duyên? Vô tri căn và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên?

Vì lẽ gì bốn đại cùng khởi-cùng trụ-cùng tận nhưng không tương ưng? Còn tâm-tâm pháp cũng cùng khởi-cùng trụ-cùng tận, nhưng chúng lại tương ưng với nhau?

Có thể bốn đại quá khứ tạo ra sắc quá khứ, sắc hiện tại, vị lai chăng? Có thể bốn đại vị lai tạo ra sắc vị lai, sắc hiện tại-quá khứ chăng? Có thể bốn đại hiện tại tạo ra sắc hiện tại, sắc quá khứ-vị lai chăng?

Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng?

Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Giả sử thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng?

Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng?

Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng?

Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng? Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Giả sử thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng?

Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng?

Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng?

Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng?

Nếu thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Bốn đại quá khứ và bốn đại quá khứ kia có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại quá khứ và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và sắc tạo quá khứ kia có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại quá khứ và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại vị lai và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại vị lai và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại quá khứ và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và sắc tạo vị lai kia có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại quá khứ và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hiện tại và bốn đại hiện tại kia có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hiện tại và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại quá khứ và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hiện tại và sắc tạo hiện tại kia có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hiện tại và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại vị lai và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hiện tại và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hiện tại và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại vị lai và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại vị lai và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại vị lai và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo vị lai và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hiện tại và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hiện tại và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên?

Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Dục kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục kia có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc kia có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên?

Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng?

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên?

Các sắc hệ thuộc cõi Dục, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, thì tất cả sắc ấy đều hệ thuộc cõi Dục chăng?

Các sắc hệ thuộc cõi Sắc, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì tất cả sắc ấy đều hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Các sắc quá khứ, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo quá khứ chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo quá khứ thì tất cả sắc đó đều thuộc về quá khứ chăng?

Các sắc vị lai, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo vị lai chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo vị lai thì tất cả sắc đó đều thuộc về vị lai chăng?

Các sắc hiện tại, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hiện tại chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo hiện tại thì thì tất cả sắc đó đều thuộc về hiện tại chăng?

Thế nào là địa? Thế nào là địa chủng? Thế nào là thủy? Thế nào là thủy chủng? Thế nào là hỏa? Thế nào là hỏa chủng? Thế nào là phong? Thế nào là phong chủng?

Địa thuộc về nhập nào? Có bao nhiêu thức? Địa và địa chủng; thủy và thủy chủng; hỏa và hỏa chủng; phong và phong chủng; bốn đại có bao nhiêu nhập thâu nhiếp? Có bao nhiêu thức nhận biết?

Về nghĩa của chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

Bốn đại là nhân tăng thượng của bốn đại ấy. Bốn đại là nhân tăng thượng của sắc tạo. Sắc tạo là nhân tăng thượng của sắc tạo ấy. Sắc tạo là nhân tăng thượng của bốn đại ấy. Bốn đại là tùy duyên tăng thượng của tâm-tâm pháp. Tâm-tâm pháp là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng của tâm-tâm pháp ấy. Tâm-tâm pháp là nhân tăng thượng của bốn đại.

Bốn đại là nhân tăng thượng của nhãn nhập. Nhãn nhập là nhân tăng thượng của nhãn nhập ấy. Nhãn nhập và bốn đại cùng một tăng thượng. Nhĩ

-tỷ-thiệt-thân nhập và hương-vị nhập cũng như vậy.

Bốn đại là nhân tăng thượng của sắc nhập. Sắc nhập là nhân tăng thượng của sắc nhập ấy. Sắc nhập là nhân tăng thượng của bốn đại. Thanh-tế hoạt nhập cũng như vậy.

Bốn đại là duyên tăng thượng của ý nhập. Ý nhập là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng của ý nhập ấy. Ý nhập là nhân tăng thượng của bốn đại. Bốn đại là nhân duyên tăng thượng của pháp nhập. Pháp nhập là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng của pháp nhập ấy. Pháp nhập là nhân tăng thượng của bốn đại.

Bốn đại là nhân tăng thượng của nhãn căn. Nhãn căn và bốn đại cùng một tăng thượng. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn, nam căn-nữ căn cũng như vậy. Bốn đại là duyên tăng thượng của ý căn. Ý căn là nhân tăng thượng của bốn đại.

Lạc căn-khổ căn-hỷ căn-ưu căn-hộ căn-tín căn, tinh tiến-niệm-định-tuệ căn cũng như thế.

Bốn đại và mạng căn cùng một tăng thượng. Mạng căn và bốn đại cùng một tăng thượng. Bốn đại là duyên tăng thượng của vị tri căn. Vị tri căn và bốn đại cùng một tăng thượng. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng như thế.

Hỏi: Vì lẽ gì bốn đại cùng khởi-cùng trụ-cùng tận, nhưng không tương ưng? Còn tâm-tâm pháp, cùng khởi-cùng trụ-cùng tận, nhưng chúng lại tương ưng?

Đáp: Như nói có được bốn đại hoặc lớn hoặc nhỏ, nhưng không phải tâm-tâm pháp. Lại nữa, tâm-tâm pháp cùng duyên mà bốn đại không có duyên nên không thể nào tương ưng với pháp không có duyên.

Hỏi: Có thể có bốn đại quá khứ, tạo ra sắc quá khứ và sắc hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn đại vị lai tạo ra sắc vị lai chăng?

Đáp: Có. Không có quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Có thể có bốn đại hiện tại tạo ra sắc hiện tại chăng?

Đáp: Có. Không có quá khứ mà vị lai sẽ có.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ, có thành tựu sắc tạo quá khứ. Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng vốn có giáo không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc học mà sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng?

Đáp: Không có. Có thành tựu bốn đại quá khứ mà cũng không thành tựu bốn đại vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ mà có thành tựu sắc tạo vị lai. Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục có được tâm thiện cõi Sắc, nếu sinh nơi cõi Sắc thì người vô cấu sẽ sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ mà có thành tựu bốn đại hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ mà có thành tựu sắc tạo hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai mà có thành tựu sắc tạo của quá khứ. Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật. Thân-miệng vốn có giáo không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc học mà sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo vị lai.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo vị lai?

Sinh vào cõi Dục có giới luật, không có được tâm thiện cõi Sắc, không phải là có giới luật cũng không phải là giới luật mà cũng không phải không có giới luật, thân-miệng vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo vị lai.

Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo của quá khứ? A-la-hán sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo của quá khứ.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ cũng là sắc tạo vị lai? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục thì có được tâm thiện cõi Sắc, nếu sinh nơi cõi Sắc thì học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ cũng là sắc tạo vị lai.

Thế nào là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo vị lai? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo của quá khứ mà không phải bốn đại hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải bốn đại hiện tại? Người học sẽ sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải bốn đại hiện tại.

Thế nào là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo quá khứ? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục cũng không là chỗ giới luật, không là chỗ không giới luật. Thân, miệng vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo quá khứ.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ và bốn đại hiện tại? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng có giáo hoặc có giáo không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ và bốn đại hiện tại.

Thế nào là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo quá khứ? A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo hiện tại? Học sẽ sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo quá khứ? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo của quá khứ.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân-miệng có giáo hoặc có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại.

Thế nào là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại? A-la-hán, hành giả sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai, có thành tựu sắc tạo vị lai. Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục có được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì người vô cấu sẽ sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai, có thành tựu bốn đại hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai, có thành tựu sắc tạo hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải bốn đại hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải bốn đại hiện tại? Người vô cấu sinh nơi cõi

Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải bốn đại hiện tại.

Thế nào là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai.

Thế nào là thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai.

Thế nào là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo hiện tại?

Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai.

Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục có được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại.

Thế nào là không thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại quá khứ kia. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo quá khứ. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo quá khứ kia. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại quá khứ. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai kia. Bốn đại vị lai và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai kia. Sắc tạo vị lai và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại. Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại kia. Bốn đại hiện tại và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại kia. Sắc tạo hiện tại và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai và sắc tạo quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai và sắc tạo quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại. Bốn đại hiện tại và sắc tạo quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại. Sắc tạo hiện tại và sắc tạo quá khư cùng một tăng thượng.

Bốn đại vị lai là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai và bốn đại hiện tại cùng một tăng thượng. Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai và sắc tạo hiện tại cùng một tăng thượng. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai.

Sắc tạo vị lai và bốn đại hiện tại cùng một tăng thượng. Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại cùng một tăng thượng. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai.

Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có thể thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, mà không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc và bốn đại cõi Sắc không hiện ở trước mắt. Bốn đại hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Dục kia. Bốn đại hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Dục. Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Dục kia. Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Sắc kia. Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc kia. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc mà bốn đại không hiện ở trước mắt, đây là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc-cõi Dục, thay đổi hoặc không thay đổi không dấy lên ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục-cõi Sắc và bốn đại hiện ở trước mắt, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và hoá làm ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và cõi Sắc.

Thế nào là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc, hoá hiện nơi cõi Dục hoặc không hoá hiện và không làm ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và hoá hiện làm ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc và bốn đại không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và không hoá hiện không làm ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục-cõi Sắc và bốn đại hiện ở trước mắt, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và hoá hiện làm ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục, không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và không hóa hiện không có ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà hóa hiện nơi cõi Dục và hóa hiện có ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cũng không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cũng không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng.

Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng. Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng.

Hỏi: Các sắc hệ thuộc cõi Dục, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Dục? Các sắc không hệ thuộc, mà bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục? Các sắc hệ thuộc cõi Dục thì sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Dục, sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là sắc không hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, các sắc hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, các sắc không hệ thuộc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc không hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các sắc hệ thuộc cõi Sắc, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc sắc hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Sắc? Các sắc không hệ thuộc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Sắc thì sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc? Các sắc hệ thuộc cõi Sắc là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Sắc thì sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là sắc không hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục, các sắc hệ thuộc cõi Dục và bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, các sắc không hệ thuộc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc không hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Các sắc quá khứ thì tất cả sắc đó là bốn đại tạo quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc sắc quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ.

Thế nào là sắc quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ? Bốn đại quá khứ, đó gọi là sắc quá khứ, sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ.

Thế nào là sắc của bốn đại tạo quá khứ mà sắc đó không phải là sắc quá khứ? Các sắc bốn đại tạo quá khứ, hiện tại-vị lai, đó gọi là sắc của bốn đại tạo quá khứ mà sắc đó không phải là sắc quá khứ.

Thế nào là sắc quá khứ mà sắc đó là bốn đại tạo quá khứ? Các sắc quá khứ là bốn đại tạo quá khứ, đó gọi là sắc quá khứ mà sắc đó là bốn đại tạo quá khứ.

Thế nào là sắc không phải quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ? Bốn đại hiện tại-vị lai, các sắc vị lai-hiện tại và bốn đại tạo hiện tại, các sắc vị lai, bốn đạo vị lai, đó gọi là sắc không phải quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ.

Hỏi: Các sắc vị lai thì tất cả sắc ấy là bốn đại tạo vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các sắc là bốn đại tạo vị lai thì tất cả sắc ấy là vị lai.

Hỏi: Có thể có sắc vị lai mà sắc đó không phải là bốn đại tạo vị lai chăng?

Đáp: Có, bốn đại vị lai, các sắc vị lai và bốn đại tạo hiện tại-quá khứ.

Hỏi: Các sắc hiện tại thì tất cả sắc ấy là bốn đại tạo hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc sắc hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại.

Thế nào là sắc hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại? Bốn đại hiện tại, các sắc bốn đại tạo hiện tại-quá khứ, đó gọi là sắc hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại.

Thế nào là sắc của bốn đại tạo hiện tại mà sắc đó không phải là sắc hiện tại? Các sắc của bốn đại tạo vị lai-hiện tại, đó gọi là sắc của bốn đại tạo hiện tại mà sắc đó không phải là sắc hiện tại.

Thế nào là sắc hiện tại mà sắc đó là bốn đại tạo hiện tại? Các sắc hiện tại là bốn đại tạo của hiện tại, đó gọi là sắc hiện tại mà sắc đó là bốn đại tạo hiện tại.

Thế nào là sắc không phải hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại? Bốn đại quá khứ, vị lai, các sắc quá khứ-vị lai và bốn đại tạo quá khứ, các sắc vị lai và bốn đại tạo vị lai, đó gọi là sắc không phải hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại.

Hỏi: Thế nào là địa?

Đáp: Nơi biểu lộ.

Hỏi: Thế nào là địa chủng?

Đáp: Cứng chắc.

Hỏi: Thế nào là thủy?

Đáp: Nơi biểu lộ.

Hỏi: Thế nào là thủy chủng?

Đáp: Ẩm ướt.

Hỏi: Thế nào là hỏa?

Đáp: Nơi biểu lộ.

Hỏi: Thế nào là hỏa chủng?

Đáp: Nóng.

Hỏi: Thế nào là phong?

Đáp: Gió.

Hỏi: Thế nào là phong chủng?

Đáp: Lay động.

Địa là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là nhãn thức và ý thức.

Địa chủng là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức.

Thủy là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là nhãn thức và ý thức.

Thủy chủng là một nhập thâu nhiếp tế hoạt nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức.

Hỏa là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là nhãn thức và ý thức.

Hỏa chủng là một nhập thâu nhiếp tế hoạt nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức.

Phong và phong chủng là một nhập thâu nhiếp tế hoạt nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức.

QUYỂN 20

Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI

Phẩm 3: BÀN VỀ KIẾN ĐẾ

Đệ tử của Thế Tôn thành tựu kiến đế mà ái dục chưa hết, các giới luật về thân-miệng hệ thuộc cõi Sắc, thành tựu sắc ấy là do bốn đại nào tạo ra?

Sinh nơi cõi Dục hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền-tam thiền-tứ thiền, các giới luật về thân-miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy? Sinh nơi cõi Dục vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền-tam thiền-tứ thiền, các giới luật về thân-miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Sinh nơi cõi Sắc hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền-tam thiền-tứ thiền, các giới luật về thân-miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Sinh nơi cõi Sắc vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền-tam thiền-tứ thiền, các giới luật về thân-miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Đệ tử của Thế Tôn sinh nơi cõi Vô sắc, các vô lậu thành tựu giới luật thân-miệng thì sắc ấy là do bốn đại nào tạo ra?

Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Sắc ban đầu được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Ở cõi Sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Sinh nơi cõi Dục hóa hiện nơi cõi Sắc, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Sắc, sắc đó là bốn đại nào tạo?

Sinh nơi cõi Sắc hóa hiện nơi cõi Dục, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Dục, sắc đó là bốn đại nào tạo?

Hóa hiện nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại? Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo? Nên nói là hữu tâm hay vô tâm? Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào?

Trung ấm nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại? Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo? Nên nói là hữu tâm hay vô tâm? Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào?

Đời lâu xa gọi là pháp gì? Kiếp gọi là pháp gì? Tâm khởi trụ diệt gọi là pháp gì?

Pháp là do bốn duyên sinh, ba duyên sinh, hai duyên sinh, hay là một duyên sinh?

Thế nào là pháp nhân tương ưng? Thế nào là pháp nhân bất tương ưng? Thế nào là pháp nhân tương ưng mà nhân bất tương ưng? Thế nào là pháp không phải nhân tương ưng, cũng không phải nhân bất tương ưng?

Thế nào là pháp cùng duyên duyên? Thế nào là pháp không cùng duyên duyên? Thế nào là pháp cùng duyên duyên và không cùng duyên duyên? Thế nào là pháp không phải cùng duyên duyên cũng không phải không cùng duyên duyên?

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: "Bên trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc." Thế nào là bên trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Có tưởng không có sắc". Thế nào là có tưởng không có sắc? Đối với có sắc không có tưởng thì tất cả ái sắc kia hết chăng?. Giả sử ái sắc hết thì tất cả là có sắc mà không có tưởng chăng? Đối với không phải có sắc cũng không có tưởng thì tất cả ái sắc chưa hết hay sao? Giả sử ái sắc chưa hết thì tất cả đó là không phải có sắc cũng không có tưởng chăng?

Nơi bốn thức dừng lại và nơi bảy thức dừng lại, nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại, hay là nơi bảy thức dừng lại thâu nhiếp nơi bốn thức dừng lại? Nơi bốn thức dừng lại và chính nơi cứ trú của chúng sinh, thì nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp chín nơi cư trú của chúng sinh, hay là chín nơi cư trú của chúng sinh thâu nhiếp nơi bốn thức dừng lại. Nơi bảy thức dừng lại và chín nơi cư trú của chúng sinh, thì nơi bảy thức dừng lại thâu nhiếp chính nơi cư trú của chúng sinh, hay là chính nơi cư trú của chúng sinh thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Đệ tử của Thế Tôn thành tựu kiến đế mà ái dục chưa hết, các giới luật về thân-miệng hệ thuộc cõi Sắc, thành tựu sắc ấy là do bốn đại nào tạo ra?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Dục hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền-tam thiền-tứ thiền. Các giới luật về thân-miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Dục vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền-tam thiền-tứ thiền, các giới luật về thân-miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền-tam thiền-tứ thiền, các giới luật về thân-miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền-tam thiền-tứ thiền, các giới luật về thân-miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Đệ tử của Thế Tôn sinh nơi cõi Vô sắc, các vô lậu thành tựu giới luật nơi thân-miệng thì sắc ấy là do bốn đại nào tạo?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Sắc ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Ở nơi cõi Sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh nơi cõi Dục hóa hiện nơi cõi Sắc, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Sắc, sắc đó là bốn đại nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc hóa hiện nơi cõi Dục, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Dục, sắc đó là bốn đại nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Hóa hiện nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại?

Đáp: Hóa hiện nên nói là bốn đại.

Hỏi: Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo?

Đáp: Nên nói là sắc tạo.

Hỏi: Nên nói là hữu tâm hay vô tâm?

Đáp: Nên nói vô tâm.

Hỏi: Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào?

Đáp: Ngông ngữ và tâm hóa hiện.

Hỏi: Trung ấm nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại?

Đáp: Trung ấm nên nói là bốn đại.

Hỏi: Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo?

Đáp: Nên nói là sắc tạo.

Hỏi: Nên nói là hữu tâm hay vô tâm?

Đáp: Nên nói là hữu tâm.

Hỏi: Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào?

Đáp: Nên nói là sử dụng ngôn ngữ và tâm của mình.

Hỏi: Thế gọi là pháp gì?

Đáp: Gọi cho số lượng chỉ về hành.

Hỏi: Kiếp gọi là pháp gì?

Đáp: Gọi cho số lượng chỉ về nửa tháng-tháng-xuân-hạ-năm.

Hỏi: Tâm khởi-trụ-diệt gọi là pháp gì?

Đáp: Gọi cho số lượng chỉ về thời tiết-phút-giây.

Hỏi: Pháp là do bốn duyên sinh chăng?

Đáp: Sinh tất cả tâm.

Hỏi: Tâm pháp do ba duyên sinh chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Định vô tưởng và định diệt tận do hai duyên sinh chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Trừ ra định vô tưởng và định diệt tận, các sắc của tâm bất tương ưng hành do một duyên sinh chăng?

Đáp: Không sinh.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân tương ưng?

Đáp: Tất cả tâm-tâm pháp.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân bất tương ưng?

Đáp: Sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân tương ưng mà nhân bất tương ưng?

Đáp: Tâm-tâm pháp kia có một ít nhân tương ưng và một ít nhân không tương ưng.

Hỏi: Thế nào là pháp không phải nhân tương ưng, cũng không phải là nhân bất tương ưng?

Đáp: Tâm-tâm pháp kia có một ít nhân không tương ưng và một ít nhân không phải không tương ưng.

Hỏi: Thế nào là pháp cùng duyên duyên?

Đáp: Các ý thức thân cùng tương ưng duyên với tâm-tâm pháp.

Hỏi: Thế nào là pháp không cùng duyên duyên?

Đáp: Năm thức thân cùng tương ưng ý thức thân cùng tương ưng duyên với sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp cùng duyên duyên và không cùng duyên duyên?

Đáp: Năm thức thân cùng tương ưng, thân ý thức cùng tương ưng, duyên với tâm-tâm pháp, duyên với sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp không phải cùng duyên duyên cũng không phải không cùng duyên duyên? Đáp: Sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Bên trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc."

Hỏi: Thế nào là trong không có tưởng sắc mà ngoài quán sắc?

Đáp: Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chôn dưới đất, đã chôn dưới đất, sẽ bị các thứ sâu trùng rỉa ăn, đã bị các thứ sâu trùng rỉa ăn. Hành giả kia không quán thân này nhưng thấy các thứ sâu trùng kia.

Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chất củi, đã chất củi, sẽ hỏa thiêu, đã hỏa thiêu. Hành giả kia không quán thân này nhưng thấy lửa.

Như thân này là đống tuyết đông lại, là sữa đặc và bơ, sẽ đặt trên lửa, đã đặt trên lửa, sẽ tiêu tan, đã tiêu tan. Hành giả kia không quán thân này nhưng thấy lửa.

Như thế là trong không có tưởng sắc mà ngoài quán sắc. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Có tưởng không có sắc."

Hỏi: Thế nào là có tưởng không có sắc?

Đáp: Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chôn dưới đất, đã chôn dưới đất, sẽ bị các thứ sâu trùng rỉa ăn, đã bị các thứ sâu trùng rỉa ăn, mỗi thứ đều sẽ tan rã, mỗi thứ đã tan rã.

Hành giả kia không quán thân này, cũng không thấy các thứ sâu trùng kia.

Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chất củi, đã chất củi, sẽ hỏa thiêu, đã hỏa thiêu, lửa sẽ tắt, đã tắt. Hành giả kia không quán thân này, cũng không thấy lửa.

Như thân này là đống tuyết đông lại, là sữa đặc và bơ, sẽ đặt trên lửa, đã đặt trên lửa, sẽ tiêu tan, lửa đã tiêu tan, sẽ tắt, đã tắt. Hành giả kia không quán thân này, cũng không thấy lửa. Như thế là có tưởng không có sắc.

Hỏi: Đối với có sắc không có tưởng thì tất cả ái sắc kia hết chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Đối với có sắc mà không có tưởng thì tất cả ái sắc kia không còn.

Hỏi: Có thể ái sắc hết mà đó không phải là có sắc không có tưởng chăng?

Đáp: Có, ái sắc hết thì đó là không nhập Tammuội.

Hỏi: Đối với không có sắc cũng không có tưởng thì tất cả ái sắc kia chưa hết chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Đối với ái sắc chưa hết thì tất cả đều là không có sắc cũng không có tưởng.

Hỏi: Có thể không có sắc cũng không có tưởng, thì đó là không phải ái sắc không hết chăng?

Đáp: Có, ái sắc hết thì đó là không nhập Tammuội.

Hỏi: Nơi bốn thức dừng lại và nơi bảy thức dừng lại, thì nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại chăng?

Đáp: Hoặc bốn thức chứ không phải bảy thức.

Thế nào là bốn thức mà không phải bảy thức? Sắc-thống (thọ)-tưởng-hành của địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ, sắc-thống-tưởng-hành của trời Quả thật, thống-tưởng-hành của Hữu tưởng-Vô tưởng-đó gọi là bốn thức mà không phải bảy thức.

Thế nào là bảy thức làm không phải bốn thức? Tâm của người và trời cõi Dục, trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, Không xứ, Thức xứ, tâm bất dụng xứ, đó gọi là bảy thức mà không phải bốn thức.

Thế nào là bốn thức cũng là bảy thức? Sắc-thống-tưởng-hành của người mà trời cõi Dục; thống-tưởng-hành của trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, thống-tưởng-hành của Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ; đó gọi là bốn thức cũng là bảy thức.

Thế nào là không phải bốn thức cũng không phải bảy thức? Tâm của địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ; tâm của các cõi Quả thật, Hữu tưởng, Vô tưởng; đó gọi là không phải bốn thức cũng không phải bảy thức.

Hỏi: Nơi bốn thức dừng lại và chín nơi cư trú của chúng sinh thì nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp nơi cư trú của chúng sinh chăng?

Đáp: Hoặc bốn mà không phải chín.

Thế nào là bốn mà không phải chín? Sắc-thống-tưởng-hành của địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ; chúng sinh cõi Vô tưởng không thâu nhiếp sắc-thống-tưởng-hành của cõi Quả thật, đó gọi là bốn mà không phải chín.

Thế nào là chín mà không phải bốn? Tâm của người và trời cõi Dục; tâm của trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, chúng sinh cõi Vô tưởng và cõi Vô sắc; đó gọi là chín mà không phải bốn.

Thế nào là bốn và chín? Sắc-thống-tưởng-hành của người và trời cõi Dục; sắc-thống-tưởng-hành của trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh và chúng sinh cõi Vô tưởng; thống-tưởng-hành của cõi Vô sắc; đó gọi là bốn và chín.

Thế nào là không phải bốn cũng không phải chín? Tâm của địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ và chúng sinh cõi Vô tưởng không thâu nhiếp tâm của cõi Quả thật, đó gọi là không phải bốn cũng không phải chín.

Hỏi: Nơi bảy thức dừng lại và chín nơi cư trú của chúng sinh, thì nơi bảy thức dừng lại thâu nhiếp chín nơi cứ trú của chúng sinh hay là chín nơi cư trú của chúng sinh thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại?

Đáp: Chín thâu nhiếp bảy chứ không phải bảy thâu nhiếp chín.

Không thâu nhiếp những gì? Hai xứ là chúng sinh cõi Vô tưởng và trời Hữu tưởng, Vô tưởng.

---------------------------

Phẩm 4: BÀN VỀ NỘI TẠO

Bốn đại bên trong và bốn đại bên trong ấy có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại bên trong không phải bốn đại bên trong, không phải bốn đại bên trong và không phải bốn đại bên trong ấy, không phải bốn đại bên trong và bốn đại bên trong có bao nhiêu duyên duyên?

Nhân tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp ấy có bao nhiêu duyên duyên? Nhân tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp, nhân không tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp ấy nhân không tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp có bao nhiêu duyên duyên?

Pháp cùng duyên và pháp cùng duyên ấy có bao nhiêu duyên duyên? Pháp cùng duyên và pháp không có duyên, pháp không có duyên và pháp không có duyên ấy, pháp không có duyên và pháp cùng duyên có bao nhiêu duyên duyên?

Pháp sắc và pháp sắc kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp sắc và pháp không có sắc; pháp không có sắc và pháp không có sắc kia; pháp không có sắc và pháp sắc có bao nhiêu duyên duyên?

Có thể thấy và không thể thấy, có đối và không có đối cũng như thế.

Pháp hữu lậu và pháp hữu lậu kia có bao nhiêu duyên duyên?

Pháp hữu lậu và pháp vô lậu; pháp vô lậu và pháp vô lậu kia; pháp vô lậu với pháp hữu lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Pháp hữu vi và pháp hữu vi kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp hữu vi và pháp vô vi; pháp vô vi và pháp vô vi kia; pháp vô vi với pháp hữu vi có bao nhiêu duyên duyên?

Nếu có thể ràng buộc hoặc tự nhận chịu ràng buộc, địa ngục có được các căn bốn đại ấy; căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm-tâm pháp ấy và căn bốn đại kia có bao nhiêu duyên duyên?

Nếu có thể ràng buộc hoặc tự nhận chịu ràng buộc, súc sinh-ngạ quỷ-trời người, có được các căn bốn đại ấy; căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm-tâm pháp kia và các căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Sinh nơi cõi Dục, hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng-vô tưởng, căn ấy tăng thêm bốn đại cũng tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm-tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Sinh nơi cõi Dục, vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu cho đến nhập định bất dụng, các căn bốn đại ấy tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm-tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Sinh nơi cõi Sắc, hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng-vô tưởng, căn bốn đại ấy tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm-tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Sinh nơi cõi Sắc vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu cho đến nhập định bất dụng, căn bốn đại ấy tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm-tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Nội gọi nghĩa là gì? Không phải nội gọi là nghĩa gì? Thọ gọi là nghĩa gì? Không phải thọ gọi là nghĩa gì? Kiết gọi là nghĩa gì? Không phải kiết gọi là nghĩa gì? Kiến xứ là nghĩa gì? Không phải kiến xứ là nghĩa gì?

Các pháp bên trong thì pháp đó thuộc về nội nhập chăng? Giả sử pháp thuộc về nội nhập thì pháp đó là bên trong chăng? Các pháp bên ngoài thì pháp đó thuộc về ngoại nhập chăng? Giả sử pháp thuộc về ngoại nhập thì pháp đó là bên ngoài chăng?

Hai thống (thọ) và ba thống, hai thống thâu nhiếp ba thống, hay ba thống thâu nhiếp hai thống? Hai thống-bốn thống-năm thống-sáu thống, mười tám thống-ba mươi sáu thống-một trăm lẻ tám thống. Hai thống thâu nhiếp một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống thâu nhiếp hai thống? Cho đến ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống, ba mươi sáu thống thâu nhiếp một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống thâu nhiếp ba mươi sáu thống?

Dùng đạo vô ngại hướng tới quả Tu-đà-hoàn. Khi tu chứng đạo ấy, có bao nhiêu ý dừng lại hiện ở trước mắt mắt? Bao nhiêu tu vị lai? Bao nhiêu ý đoạn? Bao nhiêu thần túc? Bao nhiêu căn-lực? Bao nhiêu giác ý? Bao nhiêu đạo chủng? Bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu tu Tam-muội hiện ở trước mắt mắt? Bao nhiêu tu vị lai?

Dùng đạo vô ngại hướng tới quả Tư-đà-hàm và A-na-hàm, chứng được thần thông có thần túc-thiên nhĩ-biết tâm người khác-tự biết mạng đời trước-lậu tận trí nhìn thấy tất cả. Lúc tu đạo kia, tu bao nhiêu ý dừng lại hiện ở trước mắt? Bao nhiêu tu vị lai? Bao nhiêu ý đoạn? Bao nhiêu thần túc? Bao nhiêu căn-lực? Bao nhiêu giác ý? Bao nhiêu đạo chủng? Bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu tu Tam-muội hiện ở trước mắt? Bao nhiêu tu vị lai?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của bốn đại bên trong ấy. Bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của không phải bốn đại bên trong. Không phải bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của không phải bốn đại bên trong. Không phải bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của bốn đại bên trong.

Nhân tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp ấy, là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Nhân tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp là nhân thứ đệ tăng thượng mà không có duyên. Nhân không tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp ấy là nhân tăng thượng. Nhân không tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp là nhân duyên tăng thượng chứ không có thứ đệ.

Pháp cùng duyên và pháp cùng duyên kia là nhân thứ đệ thượng duyên tăng. Pháp cùng duyên và pháp không có duyên là nhân thứ đệ tăng thượng mà không có duyên. Pháp không có duyên và pháp không có duyên kia là nhân tăng thượng. Pháp không có duyên và pháp cùng duyên là, nhân duyên tăng thượng chứ không có thứ đệ.

Pháp sắc và pháp sắc kia là nhân duyên tăng thượng. Pháp sắc và pháp không có sắc là nhân duyên tăng thượng mà không có thứ đệ. Pháp không có sắc và pháp không có sắc kia là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Pháp không có sắc và pháp sắc là nhân tăng thượng chứ không có duyên cũng không có thứ đệ.

Có thể thấy và không thể thấy, có đối và không có đối cũng như thế.

Pháp hữu lậu và pháp hữu lậu kia là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Pháp hữu lậu và pháp vô lậu, là thứ đệ duyên tăng thượng mà không có nhân. Pháp vô lậu và pháp vô lậu kia là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Pháp vô lậu và pháp hữu lậu, là thứ đệ và duyên tăng thượng chứ không có nhân.

Pháp hữu vi và pháp hữu vi kia là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Pháp hữu vi và pháp vô vi thì không có. Pháp vô vi và pháp vô vi kia thì không có. Pháp vô vi với pháp hữu vi là duyên tăng thượng.

Nếu có thể ràng buộc hoặc tự nhận ràng buộc, địa ngục có được các căn bốn đại ấy, căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm-tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Nếu có thể ràng buộc hay tự nhận chịu ràng buộc súc sinh-ngạ quỷ-trời người có được căn bốn đại ấy, căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm-tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Sinh nơi cõi Dục, hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng-vô tưởng, căn ấy tăng thêm bốn đại cũng tăng thêm, căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm-tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Sinh nơi cõi Dục vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu cho đến nhập định bất dụng, căn bốn đại ấy tăng thêm. Căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm-tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Sinh nơi cõi Sắc hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng, vô tưởng, căn bốn đại ấy tăng thêm. Căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia cùng một tăng thượng. tâm-tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Sinh nơi cõi Sắc, vô lậu nhập sơ thiền. Vô lậu, cho đến nhập định bất dụng, căn bốn đại ấy tăng thêm. Căn bốn đại ấy và tâm-tâm pháp kia cùng một tăng thượng. tâm-tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Hỏi: Nội pháp là gì?

Đáp: Danh số của tự mình.

Hỏi: Không phải nội là gọi cho nghĩa nào?

Đáp: Không phải danh số của tự mình.

Hỏi: Thọ nghĩa là gì?

Đáp: Danh số của pháp hữu lậu.

Hỏi: Không phải thọ là nghĩa gì?

Đáp: Danh số của pháp vô lậu.

Hỏi: Kiết là nghĩa gì?

Đáp: Danh số của pháp hữu lậu.

Hỏi: Không phải kiết là nghĩa gì?

Đáp: Danh số của pháp vô lậu.

Hỏi: Kiến xứ là nghĩa gì?

Đáp: Danh số của pháp hữu lậu.

Hỏi: Không phải kiến xứ là nghĩa gì?

Đáp: Danh số của pháp vô lậu.

Hỏi: Các pháp bên trong thì pháp đó thuộc về nội nhập chăng?

Đáp: Hoặc pháp bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập.

Thế nào là pháp bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập? Như đã nói về nội thống-nội pháp và pháp quán làm xử lý đó gọi là pháp bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập.

Thế nào là pháp thuộc về nội nhập mà pháp đó không phải bên trong? Như đã nói về ngoại thân-ngoại tâm và tâm quán mà xử lý đó gọi là pháp thuộc về nội nhập mà pháp đó không phải bên trong.

Thế nào là pháp bên trong và pháp đó thuộc về nội nhập? Như đã nói về nội thân-nội tâm và tâm quán mà xử lý, đó gọi là bên trong và pháp đó thuộc về nội nhập.

Thế nào là pháp không phải bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập? Như đã nói về ngoại thống-ngoại pháp và pháp quán mà xử lý, đó gọi là pháp không phải bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập.

Hỏi: Các pháp bên ngoài thì pháp đó thuộc về ngoại nhập chăng?

Đáp: Hoặc pháp bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập.

Thế nào là pháp bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập? Như đã nói về ngoại thân-ngoại tâm và tâm quán mà xử lý, đó gọi là pháp bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập.

Thế nào là pháp thuộc về ngoại nhập mà pháp đó không phải ngoại? Như đã nói về nội thống-nội pháp và pháp quán mà xử lý, đó gọi là pháp thuộc về ngoại nhập và pháp đó không phải bên ngoài.

Thế nào là pháp bên ngoài mà pháp đó thuộc về ngoại nhập? Như đã nói về ngoại thống-ngoại pháp và pháp quán mà xử lý, đó gọi là pháp bên ngoài mà pháp đó thuộc về ngoại nhập.

Thế nào là pháp không phải bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập? Như đã nói về nội thân-nội tâm và tâm quán mà xử lý, đó gọi là pháp không phải bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập.

Hỏi: Hai thống (thọ) và ba thống, hai thống thâu nhiếp ba thống, hay ba thống thâu nhiếp hai thống?

Đáp: Tùy thuộc về chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Hỏi: Hai thống-bốn thống-năm thống-sáu thống… Hai thống thâu nhiếp sáu thống, hay sáu thống thâu nhiếp hai thống.

Đáp: Tùy thuộc về chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Hỏi: Hai thống và mười tám thống, hai thống thâu nhiếp mười tám thống, hay mười tám thống thâu nhiếp hai thống?

Đáp: Hai thống thâu nhiếp mười tám thống chứ không phải mười tám thống thâu nhiếp hai thống.

Không thâu nhiếp những gì? Khổ căn, hữu lậu, lạc căn, có đối, tương ưng, hộ (xả) căn, thống, vô lậu.

Ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống cũng như thế, cho đến sáu thống và mười tám thống cũng như thế.

Hỏi: Sáu thống thâu nhiếp mười tám thống, hay mười tám thống thâu nhiếp sáu thống?

Đáp: Sáu thâu nhiếp mười tám chứ không phải mười tám thâu nhiếp sáu.

Không thâu nhiếp những gì? Khổ căn, hữu lậu, lạc căn, có đối, tương ưng, hộ căn, thống, vô lậu.

Ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống cũng như thế, cho đến mười tám thống và ba mươi sáu thống cũng như thế.

Hỏi: Ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống, ba mươi sáu thống thâu nhiếp một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống thâu nhiếp ba mươi sáu thống?

Đáp: Tùy thuộc về chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Dùng đạo vô ngại hướng tới quả Tu-đà-hoàn. Lúc tu chứng đạo ấy, thì tu một ý dừng lại (niệm xứ) hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn (chánh cần), vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng (chánh đạo), vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng, vị lai không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí không có vị lai; một Tammuội, vị lai có một.

Dùng đạo vô ngại hướng tới chứng quả Tư-đàhàm. Nếu ái dục hết thì vượt qua thứ tự mà thủ chứng. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng, vị lai không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí không có vị lai; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo thế tục nhận lấy quả Tư-đà-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có sáu; không có đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; một trí, vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu, nhận lấy quả Tư-đà-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; hai trí, vị lai có bảy; một Tam-muội, vị lai có ba.

Dùng đạo vô ngại thủ chứng quả A-na-hàm. Nếu ái dục hết thì vượt qua thứ tự mà thủ chứng. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tammuội, vị lai có một.

Nếu dựa vào Sơ thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có bảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có một, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu dựa vào Trung gian thiền nhận lấy quả Ana-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có một; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu dựa vào Nhị thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có hai; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu dựa vào Tam thiền nhận lấy quả A-nahàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có ba, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tammuội, vị lai có một.

Nếu dựa vào Tứ thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì đã tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, bốn vị lai, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo thế tục nhận lấy quả A-na-hàm, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có sáu; không có đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; một trí, vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu nhận lấy quả A-na-hàm, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có bảy; một Tammuội, vị lai có ba.

Dùng đạo vô ngại chứng thần túc trí thông. Nếu dựa vào Sơ thiền mà người phàm phu tu đạo tần túc lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có bốn, không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai không có; một trí, vị lai có một; không có Tam-muội, vị lai không có.

Nếu dựa vào Sơ thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; không có đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có bốn; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai không có; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Nhị thiền mà người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có bốn; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai không có; một trí, vị lai có một; không có Tammuội, vị lai không có.

Nếu dựa vào Nhị thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc. Lúc tu đạo đó thì sẽ tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; không có đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có hai; vô đẳng, vị lai có bốn; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; mười nhất thiết nhập không có, vị lai không có; một trí vị lai có bảy; Tam-muội không có, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Tam thiền mà người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc; không có giải thoát; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai không có.

Nếu dựa vào Tam thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc, túc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có ba; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc; không có giải thoát; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Tứ thiền mà người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó, thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có một; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai có tám; một trí vị lai có một; không có Tam-muội, vị lai không có.

Nếu dựa vào Tứ thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó, thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; không có đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có một; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai có tám; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba.

Thiên nhĩ-biết tâm người khác-tự biết mạng đời trước và nhìn thấy tất cả cũng như thế. Dùng đạo vô ngại tận lậu trí chứng thông, nếu dựa vào Tam-muội có giác-có quán vị lai, đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt; vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Sơ thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có bảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Trung gian thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí, vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Nhị thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Tam thiền và Tứ thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào định vô sắc đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bốn đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; một định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí, vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

QUYỂN 21

Kiền độ thứ 6: CĂN

Hai mươi hai căn hữu,
Cánh lạc (xúc) tâm bắt đầu,
Mới phát ngư nhân duyên.

Phẩm 1: BÀN VỀ CĂN

Hai mươi hai căn là nhãn căn-nhĩ căn-tỷ căn-thiệt căn-thân căn-ý căn, nam căn-nữ căn, mạng căn-lạc căn-khổ căn-hỷ căn-ưu căn-hộ (xả) căn-tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn-vị tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn.

Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu học-vô học-phi học phi vô học?

Các căn học thì đó là căn người học chăng? Giả sử căn của người học thì đó là căn học chăng? Các căn vô học thì đó là căn người vô học chăng? Giả sử căn của người vô học thì đó là căn vô học chăng? Các căn phi học phi vô học thì đó là căn người phi học phi vô học chăng? Giả sử căn của người phi học phi vô học thì đó là căn phi học phi vô học chăng?

Trong hai mươi hai căn ấy thì có bao nhiêu căn thiện-bất thiện-vô ký? Bao nhiêu căn có báo, không có báo? Bao nhiêu căn do kiến đế đoạn, do tư duy đoạn, không có gì đoạn? bao nhiêu do thấy khổ đoạn, thấy tập-tận-đạo-do tư duy đoạn, bao nhiêu không có gì đoạn? Bao nhiêu có kiến-không kiến? Bao nhiêu có giác-có quán, không có giác-có quán, không có giác-không có quán? Bao nhiêu tương ưng với lạc căn-khổ căn-hỷ căn-ưu căn-hộ căn?

Trong hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Vô sắc? Bao nhiêu không hệ thuộc?

Trong hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu nhân tương ưng, nhân không tương ưng? Bao nhiêu nhân tương ưng với nhân không tương ưng? Bao nhiêu không phải nhân tương ưng cũng không phải là nhân không tương ưng?

Trong hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu cùng duyên mà duyên với nhau? Bao nhiêu không cùng duyên mà duyên với nhau? Bao nhiêu cùng duyên mà duyên với nhau, không cùng duyên mà duyên với nhau? Bao nhiêu không cùng duyên mà duyên với nhau cũng không phải không cùng duyên mà duyên với nhau?

Các căn của pháp này thì đó là căn của người phàm phu chăng?

Giả sử căn của người phàm phu thì căn ấy là pháp này chăng?

Sắc ấm thâu tóm bao nhiêu căn? Thống (thọ)-tưởng-hành-thức ấm thâu tóm bao nhiêu căn?

Căn thiện thâu tóm bao nhiêu trì (giới), bao nhiêu nhập (xứ), bao nhiêu ấm? Căn bất thiện thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Căn ẩn một vô ký thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Căn không ẩn một vô ký thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Pháp căn thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Pháp vô căn thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Pháp căn và vô căn thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Có thể có duyên căn mà sinh căn chăng? Duyên căn mà sinh không phải căn chăng? Duyên căn mà sinh căn không phải căn chăng? Duyên không phải căn mà sinh không phải căn chăng? Duyên không phải căn mà sinh căn chăng? Duyên không phải căn mà sinh căn không phải căn chăng? Duyên căn không phải căn mà sinh căn chăng? Duyên căn không phải căn mà sinh không phải căn chăng? Duyên căn không phải căn mà sinh căn không phải căn chăng?

Có thể có duyên nhãn căn mà sinh nhãn căn chăng? Duyên nhãn căn cho đến sinh vô tri căn chăng? Duyên vô tri căn mà sinh vô tri căn chăng? Duyên vô tri căn mà sinh nhãn căn, cho đến dĩ tri căn chăng?

Nhãn căn với nhãn căn ấy có bao nhiêu duyên duyên với nhãn căn? Cho đến vô tri căn có bao nhiêu duyên duyên? Vô tri căn và vô tri căn ấy có bao nhiêu duyên duyên vô tri căn? Nhãn căn cho đến dĩ tri căn, có bao nhiêu duyên duyên? Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hai mươi hai căn là nhãn căn-nhĩ căn-tỷ căn-thiệt căn-thân căn-ý căn, nam căn-nữ căn-mạng căn-lạc căn-khổ căn-hỷ căn-ưu căn-hộ căn-tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn-vị tri trí căn-dĩ tri căn-vô tri căn.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu học-vô học-phi học phi vô học?

Đáp: Hai căn học, một căn vô học, mười căn phi học phi vô học, chín căn cần phân biệt. Ý căn hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Ý học đã nghĩ nhớ tương ưng với các ý căn, đó gọi là học.

Thế nào là vô học? Ý vô học đã nghĩ nhớ tương ưng với các ý căn, đó gọi là vô học.

Thế nào là phi học phi vô học? Ý hữu lậu đã nghĩ nhớ tương ưng với các ý căn, đó gọi là phi học phi vô học.

Lạc căn-hỷ căn-hộ căn-tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn và tuệ căn cũng như thế.

Hỏi: Các căn học thì đó là căn của người học chăng?

Đáp: Hoặc căn học mà căn ấy không phải là người học.

Thế nào là căn học mà căn ấy không phải là người học? Các căn học mà người học không thành tựu, đó gọi là căn học mà căn ấy không phải là người học.

Thế nào là căn của người học mà căn ấy không phải là học? Các căn phi học phi vô học là người học thành tựu, đó gọi là căn của người học mà căn ấy không phải là học.

Thế nào là căn học mà căn ấy là người học? Các căn học mà người học thành tựu, đó gọi là căn học mà căn ấy là người học.

Thế nào là căn phi học mà căn ấy không phải là người học? Căn vô học và các căn phi học phi vô học mà người học không thành tựu, đó gọi là căn phi học mà căn ấy không phải là người học.

Hỏi: Các căn vô học mà căn ấy là người vô học chăng?

Đáp: Hoặc căn vô học mà căn ấy không phải là người vô học.

Thế nào là căn vô học mà căn ấy không phải là người vô học? Các căn vô học mà người vô học không thành tựu, đó gọi là căn vô học mà căn ấy không phải là người vô học.

Thế nào là căn người vô học mà căn ấy không phải là vô học? Các căn phi học phi vô học mà người vô học thành tựu, đó gọi là căn người vô học mà căn ấy không phải là vô học.

Thế nào là căn vô học mà căn ấy là người vô học? Các căn vô học mà người vô học thành tựu, đó gọi là căn vô học mà căn ấy là người vô học.

Thế nào là căn không phải vô học mà căn ấy không phải là người vô học? Căn học và các căn phi học phi vô học mà người vô học không thành tựu, đó gọi là căn không phải vô học mà căn ấy không phải là người vô học.

Hỏi: Các căn phi học phi vô học thì căn ấy là căn người phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các căn của người phi học và phi vô học thì căn ấy là phi học phi vô học.

Hỏi: Có thể có căn phi học phi vô học mà căn ấy không phải là người phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, các căn phi học phi vô học mà người phi học phi vô học không thành tựu.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu căn thiện-bất thiện-vô ký?

Đáp: Tám căn thiện, tám căn vô ký, sáu căn cần phân biệt. Ý căn hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Tâm thiện nghĩ nhớ về các pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là thiện.

Thế nào là bất thiện? Tâm bất thiện nghĩ nhớ về pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Tâm vô ký nghĩ nhớ về pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là vô ký.

Lạc căn, khổ căn-hỷ căn-hộ căn cũng như thế. Ưu căn hoặc thiện, hoặc bất thiện.

Thế nào là thiện? Tâm thiện nghĩ nhớ về các pháp tương ưng với ưu căn, đó gọi là thiện.

Thế nào là bất thiện? Tâm bất thiện nghĩ nhớ về các pháp tương ưng với ưu căn, đó gọi là bất thiện.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo?

Đáp: Một căn có báo, mười một căn không có báo, mười căn cần phân biệt:

Ý căn hoặc có báo, hoặc không có báo.

Thế nào là có báo? Ý căn hữu lậu thiện và bất thiện, đó gọi là có báo.

Thế nào là không có báo? Ý căn vô lậu và vô ký, đó gọi là không có báo.

Lạc căn-hỷ căn-hộ căn cũng như thế. Khổ căn hoặc có báo, hoặc không có báo.

Thế nào là có báo? Khổ căn thiện và bất thiện, đó gọi là có báo. Thế nào là không có báo? Khổ căn vô ký, đó gọi là không có báo.

Tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn, nếu hữu lậu thì đó là có báo, nếu là vô lậu thì không có báo.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu do kiến đế đoạn, do tư duy đoạn và không có gì đoạn?

Đáp: Chín căn do tư duy đoạn, ba căn không có gì đoạn, mười căn cần phân biệt.

Ý căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín (tùy tín hành) kiên pháp hành (tùy pháp hành) của ý căn, do nhẫn đoạn tám mươi tám sử tương ưng với ý căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ mười sử tương ưng với ý căn, cũng là ý căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Ý căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn.

Hộ căn cũng như thế.

Lạc căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín-kiên pháp hành của lạc căn, do nhẫn đoạn hai mươi tám sử tương ưng với lạc căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ năm sử tương ưng với lạc căn, cũng là lạc căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Lạc căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn

Hỷ căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín-kiên pháp hành của hỷ căn, do nhẫn đoạn năm mươi hai sử tương ưng với hỷ căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ sáu sử tương ưng với hỷ căn, cũng là hỷ căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Hỷ căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn

Ưu căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn.

Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín-kiên pháp hành của ưu căn, do nhẫn đoạn mười sáu sử tương ưng với ưu căn, đó gọi là do kiến đế đoạn. Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ hai sử tương ưng với ưu căn, cũng là ưu căn vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Tín, tinh tiến, niệm, định, tuệ căn, các hữu lậu thì do tư duy đoạn, các vô lậu thì căn ấy không có gì đoạn.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu do kiến khổ đoạn; bao nhiêu do kiến tập-tận-đạo và tư duy đoạn. bao nhiêu không có gì đoạn?

Đáp: Chín căn do tư duy đoạn, ba căn không có gì đoạn, mười căn cần phân biệt.

Ý căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập-tận-đạo và tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín-kiên pháp hành của ý căn là do nhẫn đoạn, hai mươi tám sử tương ưng với ý căn là do kiến tập đoạn, mười chín sử do kiến tận đoạn, mười chín sử do kiến đạo đoạn, hai mươi hai sử tương ưng với ý căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích của ý căn do tư duy đoạn mười sử tương ưng với ý căn, cũng là ý căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Ý căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn.

Hộ căn cũng như thế.

Lạc căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập-tận-đạo và tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín-kiên pháp hành của lạc căn là do nhẫn đoạn, chín sử tương ưng với các lạc căn là do kiến tập đoạn, sáu sử do kiến tận đoạn, sáu sử do kiến đạo đoạn, bảy sử tương ưng với lạc căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn năm sử tương ưng với lạc căn, cũng là lạc căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Lạc căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn

Hỷ căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập-tận-đạo và tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín-kiên pháp hành của hỷ căn, do nhẫn đoạn, mười bảy sử tương ưng với hỷ căn là do kiến tập đoạn, mười một kiến tận đoạn, mười một kiến đạo đoạn, mười ba sử tương ưng với hỷ căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn sáu sử tương ưng với hỷ căn, cũng là hỷ căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Hỷ căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn

Ưu căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập-tận-đạo và tư duy đoạn.

Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín-kiên pháp hành của ưu căn là do nhẫn đoạn, bốn sử tương ưng với ưu căn do kiến tập đoạn, bốn do kiến tận đoạn, bốn do kiến đạo đoạn, bốn sử tương ưng với ưu căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn hai sử tương ưng với các ưu căn, cũng là ưu căn vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn. Tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn, các hữu lậu thì do tư duy đoạn, các vô lậu thì không có gì đoạn. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu kiến, bao nhiêu không kiến?

Đáp: Một căn kiến, mười bảy căn không kiến, bốn căn cần phân biệt.

Tuệ căn hoặc kiến, hoặc không kiến.

Thế nào là kiến? Tận trí-vô sinh trí không thâu tóm, tuệ thiện tương ưng với thân ý thức, đó gọi là kiến.

Thế nào là không kiến? Tận trí-vô sinh trí và tuệ thiện tương ưng với năm thức thân, đó gọi là không kiến.

Vị tri căn hoặc kiến, hoặc không kiến.

Thế nào là kiến? Vị tri căn thâu tóm tuệ, đó gọi là kiến.

Thế nào là không kiến? Vị tri căn thâu tóm tám căn, đó gọi là không kiến.

Dĩ tri căn cũng như thế.

Vô tri căn hoặc kiến, hoặc không kiến.

Thế nào là kiến? Tận trí, vô sinh trí không thâu tóm vô tri căn mà thâu tóm tuệ, đó gọi là kiến.

Thế nào là không kiến? Vô tri căn thâu tóm tám căn và tận trí-vô sinh trí, đó gọi là không kiến.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu có giác-có quán, bao nhiêu không có giác-có quán, bao nhiêu không có giác-không có quán?

Đáp: Hai căn có giác-có quán, tám căn không có giác-không có quán, mười hai căn cần phân biệt.

Ý căn hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán. Thế nào là có giác-có quán? Tâm có giác-có quán mà nghĩ về các pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là có giác-có quán.

Thế nào là không có giác-có quán? Tâm không có giác-có quán mà nghĩ về pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là không có giác-có quán.

Thế nào là không có giác-không có quán? Tâm không có giác-không có quán mà nghĩ đến pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là không có giác-không có quán.

Hộ căn-tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn-vị tri căn-dĩ tri căn-vô tri căn cũng như thế.

Lạc căn hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán.

Thế nào là có giác-có quán? Tâm có giác-có quán, nhớ nghĩ đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là có giác-có quán.

Thế nào là không có giác-không có quán? Tâm không có giác-không có quán mà nghĩ đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là không có giác-không có quán.

Hỷ căn cũng như thế.

Lạc căn-hỷ căn-hộ căn có chín căn tương ưng với phần ít của nhập. Khổ căn-ưu căn có sáu căn tương ưng với phần ít của nhập.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc và không hệ thuộc?

Đáp: Có bốn căn hệ thuộc cõi Dục, ba căn không hệ thuộc, mười lăm căn cần phân biệt.

Nhãn căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nhãn căn do bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nhãn căn do bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn cũng như thế.

Ý căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Tâm niệm hệ thuộc cõi Dục tương ưng với ý căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Tâm niệm hệ thuộc cõi Sắc tương ưng với ý căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Vô sắc? Tâm niệm hệ thuộc cõi Vô sắc tương ưng với ý căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là không hệ thuộc? Tâm niệm vô lậu tương ưng với ý căn, đó gọi là không hệ thuộc.

Hộ-tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn cũng như thế.

Mạng căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Thọ mạng hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Thọ mạng hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Vô sắc? Thọ mạng hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Lạc căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Tâm hệ thuộc cõi Dục mà nghĩ đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Tâm hệ thuộc cõi Sắc mà nghĩ đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là không hệ thuộc? Tâm vô lậu mà nghĩ nhớ pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là không hệ thuộc.

Hỷ căn cũng như thế.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu nhân tương ưng, bao nhiêu nhân không tương ưng?

Đáp: Mười bốn căn là nhân tương ưng, tám căn là không nhân tương ưng.

Bao nhiêu nhân tương ưng? Bao nhiêu nhân không tương ưng?

Đáp: Trong mười bốn căn kia có một ít là nhân tương ưng, một ít là nhân không tương ưng.

Có bao nhiêu không phải là nhân tương ưng? Không phải là nhân không tương ưng?

Đáp: Trong mười bốn căn kia có một ít là nhân không tương ưng, một ít là nhân không phải không tương ưng.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu cùng duyên duyên với nhau?

Đáp: Có mười ba căn và phần ít của nhập.

Có bao nhiêu không cùng duyên mà duyên với nhau?

Đáp: Có mười ba căn và phần ít của nhập.

Có bao nhiêu cùng duyên mà duyên với nhau cũng không cùng duyên mà duyên với nhau?

Đáp: Có mười ba.

Có bao nhiêu duyên không chung duyên nhau, không phải duyên không chung duyên nhau?

Đáp: Có tám.

Các căn của pháp này thì căn ấy không phải là phàm phu. Các căn của phàm phu thì căn ấy không phải là pháp này.

Sắc ấm thâu tóm bảy căn, thống (thọ) ấm thâu tóm năm căn và phần ít nhập của ba căn. Tưởng ấm không thâu tóm căn. Hành ấm thâu tóm sáu căn và phần ít nhập của ba căn. Thức ấm thâu tóm một căn và phần ít nhập của ba căn. Căn thiện thâu tóm tám trì-hai nhập-ba ấm. Căn bất thiện thâu tóm tám trì-hai nhập-hai ấm.

Căn ẩn một vô ký thâu tóm sáu trì-hai nhập-hai ấm, căn không ẩn một vô ký thâu tóm mười ba trì-bảy nhập-bốn ấm.

Pháp căn thâu tóm mười ba trì-bảy nhập-bốn ấm. Pháp vô căn thâu tóm sáu trì-sáu nhập-ba ấm. Pháp căn, và vô căn thâu tóm mười tám trì-mười hai nhập-năm ấm.

Hỏi: Có thể có duyên căn mà sinh căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên căn mà sinh không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên căn mà sinh căn không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên không phải căn mà sinh không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên không phải căn mà sinh căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên không phải căn mà sinh căn, không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên căn không phải căn mà sinh căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên căn không phải căn mà sinh không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên căn không phải căn mà sinh căn không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Lại nữa, có duyên nhãn căn mà sinh nhãn căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên nhãn căn cho đến sinh vô tri căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên vô tri căn mà sinh vô tri căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên vô tri căn sinh nhãn căn cho đến dĩ tri căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Nhãn căn và nhãn căn ấy là nhân tăng thượng. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn, nam căn-nữ căn-mạng căn và khổ căn cùng một tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng. Nhĩ-tỷ-thiệt căn cũng lại như vậy.

Thân căn và thân căn ấy là nhân tăng thượng. Nam căn-nữ căn cũng là nhân tăng thượng. Mạng căn-khổ căn-nhãn căn-nhĩ căn-tỷ căn-thiệt căn cùng một tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng.

Ý căn và ý căn ấy là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng. Mạng căn có tám nhân tăng thượng. Khổ căn là nhân thứ đệ tăng thượng chứ không có duyên, còn lại là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Lạc căn-hỷ căn-hộ căn-tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn cũng lại như thế.

Nữ căn và nữ căn ấy là nhân tăng thượng. Nam căn-mạng căn-khổ căn, nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt căn cùng một tăng thượng. Thân căn nhân tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng, nam căn cũng như thế.

Mạng căn và mạng căn ấy là nhân tăng thượng. Khổ căn-nhãn căn, nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn, nam căn-nữ căn cùng một tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng.

Khổ căn và khổ căn ấy là nhân tăng thượng, không có duyên cũng không có thứ đệ.

Mạng căn có tám, nhân tăng thượng, vô lậu duyên tăng thượng. Lạc căn là nhân duyên tăng thượng mà không có thứ đệ, còn lại là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Ưu căn và ưu căn ấy là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng.

Mạng căn có tám nhân tăng thượng, khổ căn là nhân thứ đệ tăng thượng, không có duyên. Vô lậu là duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng.

Vị tri căn và vị tri căn ấy là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Dĩ tri căn cũng là nhân thứ đệ duyên tăng thượng.

Vô tri căn là nhân duyên tăng thượng mà không có thứ đệ. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Ưu căn duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng. Dĩ tri căn và dĩ tri căn ấy là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Vô tri căn cũng là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Vô tri căn cũng là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Ưu căn và vị tri căn là duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Vô tri căn và và vô tri căn ấy là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Ưu căn và vị tri căn-dĩ tri căn là duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ tăng thượng.

-----------------

Phẩm 2: BÀN VỀ HỮU

Tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua? Tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, Vô sắc, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua?

Có thể ý hệ thuộc cõi Dục mà nghĩ đến pháp thì hiểu rõ về cõi Dục, hiểu rõ về cõi Sắc-Vô sắc chăng? Có thể ý hệ thuộc cõi Sắc mà nghĩ đến pháp thì hiểu rõ về cõi Sắc, hiểu rõ về cõi Dục-Vô sắc chăng? Có thể ý hệ thuộc cõi Vô sắc mà nghĩ đến pháp thì hiểu rõ về cõi Vô sắc, hiểu rõ về cõi Dục-Sắc chăng?

Hiểu rõ về cõi Dục thì có bao nhiêu căn hiểu rõ? Hiểu rõ về cõi Sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ? Hiểu rõ về cõi Vô sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ?

Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Dục? Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Sắc? Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Vô sắc?

Bao nhiêu căn đạt được quả Tu-đà-hoàn? Bao nhiêu căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán?

Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn đã đạt được quả Tu-đà-hoàn, căn ấy nên nói thành tựu, hay không thành tựu? Các căn đạt được quả Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán, đã đạt được quả Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán, các căn ấy nên nói thành tựu, hay không thành tựu?

Các căn đạt được quả Tu-đà-hoà thì căn ấy diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì căn ấy diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào?

Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn có được các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán có được các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy là thuộc về quả nào?

Tu-đà-hoàn thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào? Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán đã thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào?

Các căn diệt trừ kiết của Tu-đà-hoàn thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào? Các căn diệt trừ kiết của Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào?

Các căn thuộc về quả Tu-đà-hoàn thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Các căn thuộc về quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Các khổ trí thì khổ đó là trí vô lậu chăng? Giả sử khổ là trí vô lậu thì đó là khổ trí chăng? Các tập trí thì tập đó là trí vô lậu chăng? Giả sử tập là trí vô lậu thì đó là tập trí chăng? Các tận trí thì tận đó là trí vô lậu chăng? Giả sử tận là trí vô lậu thì đó là tận trí chăng? Các đạo trí thì đạo đó là trí vô lậu chăng? Giả sử đạo là trí vô lậu thì đó là đạo trí chăng?

Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, thì căn ấy tương ưng với pháp trí chăng? Giả sử căn vô lậu tương ưng với pháp trí, thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, thì căn ấy tương ưng với vị tri trí chăng? Giả sử các căn vô lậu tương ưng với vị tri trí, thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc?

Pháp trí, nên nói là pháp trí chăng? Vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí nên nói là có giác-có quán, không có giác-có quán, không có giác-không có quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn-hỷ căn-hộ căn, tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc, nên nói là duyên không hệ thuộc chăng? Vị tri trí cũng như thế.

Đẳng ý giải thoát nên nói là đạt được căn học-căn vô học chăng? Vô nghi ý giải thoát nên nói là đạt được căn học-căn vô học chăng? Tất cả kiết đã hết, nên nói là đạt được căn học-căn vô học chăng? Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả Tu-đàhoàn thì đạo này nên nói là tương ưng với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí; nên nói là có giác-có quán, không có giác-có quán, không có giác-không có quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn-hỷ căn-hộ căn, tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục-cõi Sắc-Vô sắc, nên nói là duyên không hệ thuộc chăng?

Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán thì đạo này nên nói là tương ưng với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí; nên nói là có giác-có quán, không có giác-có quán, không có giác-không có quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn-hỷ căn-hộ căn, không-vô tướng-vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục-cõi Sắc-Vô sắc, nên nói là duyên không hệ thuộc chăng?

Có bao nhiêu căn đoạn tận khởi, nên nói là đạt được quả Tu-đà-hoàn chăng? Có bao nhiêu căn đoạn tận khởi, nên nói là đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Tiếp nhận hữu cõi Dục, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua?

Đáp: Noãn sinh-thai sinh-hợp hội sinh hai là thân căn và mạng căn. Hóa sinh hoặc là sáu-bảy-tám căn, vô hình là sáu, một hình là bảy, hai hình là tám căn.

Hỏi: Tiếp nhận hữu cõi Sắc, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua?

Đáp: Có sáu căn.

Hỏi: Tiếp nhận hữu cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua?

Đáp: Có một căn.

Hỏi: Có thể tâm hệ thuộc cõi Dục mà nghị đến pháp thì hiểu rõ về cõi Dục, hiểu rõ về cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Đáp: Không hiểu rõ.

Hỏi: Tâm hệ thuộc cõi Sắc, đã nghĩ đến pháp, là hiểu rõ về cõi Sắc, là hiểu rõ về cõi Dục, Vô sắc chăng?

Đáp: Hiểu rõ về cõi Sắc-cõi Dục. Không hiểu rõ về cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể tâm hệ thuộc cõi Vô sắc mà nghĩ đến pháp thì hiểu rõ về cõi Vô sắc, hiểu rõ về cõi Dục-Sắc chăng?

Đáp: Hiểu rõ về cõi Vô sắc. Không hiểu rõ về cõi Dục. Hiểu rõ về cõi Sắc.

Hỏi: Hiểu rõ về cõi Dục thì có bao nhiêu căn hiểu rõ?

Đáp: Bốn căn.

Hỏi: Hiểu rõ về cõi Sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ?

Đáp: Năm căn.

Hỏi: Hiểu rõ về cõi Vô sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ?

Đáp: Tám căn.

Hỏi: Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Dục?

Đáp: Người phàm phu có bảy căn. Người vô cấu có tám căn.

Hỏi: Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Sắc?

Đáp: Người phàm phu có bảy. Người vô cấu có mười.

Hỏi: Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Vô sắc?

Đáp: Có mười một.

Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Có chín.

Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả Tư-đà-hàm?

Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng thì có chín căn. Nếu đạt được quả Tu-đàhoàn, thì dùng đạo thế tục đạt được quả Tu-đàhoàn có bảy, vô lậu có tám.

Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả A-na-hàm?

Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì có chín căn. Nếu đạt được quả Tư-đàhàm, thì dùng đạo thế tục đạt được quả A-na-hàm có bảy, vô lậu có tám.

Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả A-la-hán?

Đáp: Có mười một căn.

Hỏi: Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn, đã đạt được quả Tu-đà-hoàn, căn ấy nên nói thành tựu hay không thành tựu?

Đáp: Đạo vô ngại thì không thành tựu, đạo giải thoát thì thành tựu.

Hỏi: Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán, đã đạt được quả Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán, các căn ấy nên nói thành tựu hay không thành tựu?

Đáp: Đạo vô ngại thì không thành tựu, đạo giải thoát thì thành tựu.

Hỏi: Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi

Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-nahàm, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn đạt được quả A-la-hán, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn, căn ấy thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tu-đà-hoàn, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, căn ấy thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tư-đà-hàm, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Các căn đạt được quả A-na-hàm, căn ấy thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-na-hàm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn đạt được quả A-la-hán, căn ấy thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la hán, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả A-la-hán thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tu-đà-hoàn, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả A-na-hàm thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tư-đà-hàm, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả A-la-hán thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-na-hàm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn có được các căn, căn này là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán có được các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn có được các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán có được các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Quả A-la-hán.

Hỏi: Tu-đà-hoàn thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Tư-đà-hàm thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: A-na-hàm thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: A-la-hán thành tựu về các căn, căn này là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Tu-đà-hoàn thành tựu về các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thành tựu về các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Hoặc quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tu-đà-hoàn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tư-đà-hàm, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của A-na-hàm, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tu-đà-hoàn, căn ấy là thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tư-đà-hàm, Ana-hàm, căn ấy là thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Các căn thuộc về quả Tu-đà-hoàn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Các căn thuộc về quả Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Các khổ trí thì khổ đó là trí vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các khổ trí thì khổ đó là trí vô lậu

Hỏi: Có thể khổ là trí vô lậu mà không phải là khổ trí chăng?

Đáp: Có các khổ tập trí.

Hỏi: Các tập trí thì tập đó là trí vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các tập trí thì tập đó là trí vô lậu.

Hỏi: Có thể tập là trí vô lậu mà đó không phải là tập trí chăng?

Đáp: Có các tập khổ trí.

Hỏi: Các tận trí thì tận đó là trí vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử tận là trí vô lậu thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các đạo trí thì đạo đó là trí vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử đạo là trí vô lậu thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, thì căn ấy sẽ tương ưng với pháp trí chăng?

Đáp: Hoặc căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy không tương ưng với pháp trí.

Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy không tương ưng với pháp trí? Khổ pháp trí của căn tương ưng với khổ pháp nhẫn, tập pháp trí của căn tương ưng với tập pháp nhẫn, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy không tương ưng với pháp trí.

Thế nào là căn vô lậu tương ưng với pháp trí mà căn ấy không phải là duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn duyên với tận duyên với khổ tương ưng với pháp trí, đó gọi là căn vô lậu tương ưng với pháp trí mà căn ấy không phải là duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy tương ưng với pháp trí? Các căn duyên với khổ tương ưng với tập pháp trí, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy tương ưng với pháp trí.

Thế nào là căn vô lậu không phải duyên hệ thuộc cõi Dục, cũng không tương ưng với pháp trí? Căn tương ưng với khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí; căn tương ưng với tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí; căn tương ưng với tận pháp nhẫn; căn tương ưng với tận pháp trí, tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí; căn tương ưng với đạo pháp nhẫn; căn tương ưng với đạo pháp trí, đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí; đó gọi là căn vô lậu mà căn này không duyên hệ thuộc cõi Dục, cũng không tương ưng với pháp trí.

Hỏi: Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, thì căn ấy tương ưng với vị tri trí chăng?

Đáp: Hoặc căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, mà căn ấy không tương ưng với vị tri trí.

Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, mà căn ấy không tương ưng với vị tri trí? Căn tương ưng với khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí; căn tương ưng với tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà căn ấy không tương ưng với vị tri trí.

Thế nào là căn vô lậu tương ưng với vị tri trí mà căn ấy không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc? Các căn duyên với tận, duyên với đạo tương ưng với vị tri trí, đó gọi là căn vô lậu tương ưng với vị tri trí, mà căn ấy không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, mà căn ấy tương ưng với vị tri trí? Các căn duyên với khổ, duyên với tập, tương ưng với vị tri trí, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, mà căn ấy tương ưng với vị tri trí.

Thế nào là căn vô lậu không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, mà căn ấy cũng không tương ưng với vị tri trí? Căn tương ưng với khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí; căn tương ưng với tập pháp nhẫn, tập pháp trí; căn tương ưng với tận pháp nhẫn; căn tương ưng với tận pháp trí, tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí; căn tương ưng với đạo pháp nhẫn; căn tương ưng với đạo pháp trí, đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí; đó gọi là căn vô lậu mà căn ấy không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, căn ấy cũng không tương ưng với vị tri trí.

Hỏi: Pháp trí, nên nói là pháp trí chăng?

Đáp: Pháp trí nên nói là pháp trí; hoặc đó là tha tâm trí, khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí; hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán, hoặc tương ưng với lạc căn-hỷ căn-hộ căn, hoặc tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Vị tri trí nên nói là vị tri trí chăng?

Đáp: Vị tri trí nên nói là vị tri trí, hoặc tha tâm trí, khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán, hoặc tương ưng với lạc căn-hỷ căn-hộ căn, tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Đẳng ý giải thoát, nên nói là đạt được căn học hay đạt được căn vô học?

Đáp: Đẳng ý giải thoát nên nói đạt được căn học và đạt được căn vô học.

Hỏi: Vô nghi ý giải thoát, nên nói là đạt được căn học hay đạt được căn vô học?

Đáp: Nếu bắt đầu đạt được không còn nghi thì nên nói là đạt được căn học và đạt được căn vô học. Nếu đẳng ý giải thoát A-la-hán đạt được không còn nghi, thì nên nói là đạt được căn vô học.

Hỏi: Tất cả kiết đã hết nên nói là đạt được căn học hay đạt được căn vô học?

Đáp: Tất cả kiết đã hết nên nói là đạt được căn học và đạt được căn vô học.

Dùng đạo vô ngại dẫn đến, chứng quả Tu-đàhoàn thì đạo này nên nói là tương ưng với nhẫn, nên nói có giác-có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, tương ưng với vô nguyện, nên nói là duyên không hệ thuộc.

Dùng đạo vô ngại dẫn đến, chứng quả Tư-đàhàm, nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì đạo này nên nói là tương ưng với nhẫn, nên nói có giác-có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, tương ưng với vô nguyện, nên nói là duyên không hệ thuộc.

Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo thế tục dẫn đến quả Tư-đà-hàm thì đạo này nên nói tương ưng với đẳng trí, nên nói có giác-có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục.

Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả Tư-đà-hàm, thì đạo này nên nói tương ưng với pháp trí, hoặc khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, nên nói có giác-có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc duyên không hệ thuộc.

Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả A-nahàm, nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì đạo này nên nói tương ưng với nhẫn, hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán, hoặc tương ưng với hộ căn-lạc căn-hỷ căn, tương ưng với vô nguyện. Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo thế tục dẫn đến quả A-na-hàm, thì đạo này nên nói tương ưng với đẳng trí, nên nói có giác-có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục.

Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả A-na-hàm, thì đạo này nên nói tương ưng với pháp trí, hoặc khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, nên nói có giác-có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc duyên không hệ thuộc.

Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả A-la-hán, nếu dựa vào Tam-muội có giác-có quán ở vị lai mà thủ chứng quả vị A-la-hán, thì đạo này hoặc là tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, nên nói có giác-có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào Sơ thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, nên nói có giác-có quán, nên nói tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào trung gian thiền, dẫn đến quả A-la-hán, thì đạo này nên nói hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, nên nói không có giác-có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào Nhị thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, nên nói không có giác-không có quán, nên nói tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào Tam thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, nên nói không có giác-không có quán, nên nói tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào Tứ thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, nên nói không có giác-không có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào định vô sắc đạt được quả A-la-hán, thì đạo này nên nói tương ưng với vị tri trí, hoặc khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí, nên nói không có giác-không có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Căn không diệt hoàn toàn, có bảy tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, nên nói đạt được quả Tu đà hoàn.

Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả Tư-đà-hàm?

Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì căn không diệt hoàn toàn, có bảy tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, nên nói đạt được quả Tư-đà-hàm.

Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo thế tục dẫn đến quả Tư-đà-hàm, thì căn không diệt hoàn toàn mà có bảy tận khởi, nên nói đạt được quả Tưđà-hàm.

Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả Tư-đà-hàm, thì căn không diệt hoàn toàn mà có tám căn tận khởi, nên nói đạt được quả Tư-đà-hàm.

Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả A-na-hàm?

Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì căn không diệt hoàn toàn mà có bảy tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, nên nói đạt được quả A-na-hàm.

Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo thế tục dẫn đến quả A-na-hàm, thì thiền không hiện ở trước mắt, bốn căn diệt hoàn toàn mà có bảy tận khởi, nên nói đạt được quả A-na-hàm. Nếu thiền hiện ở trước mắt thì bốn căn đều diệt mà có sáu tận khởi, một diệt không khởi một, khởi không tận, nên nói đạt được quả A-na-hàm.

Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả A-na-hàm, thì thiền không hiện ở trước mắt, bốn căn đều diệt mà có tám tận khởi, nên nói đạt được quả A-na-hàm. Nếu thiền hiện ở trước mắt thì bốn căn đều diệt mà có bảy tận khởi, một diệt không khởi một, khởi không tận, nên nói đạt được quả A-na-hàm.

Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả A-la-hán?

Đáp: Nếu dựa vào Tam-muội có giác-có quán ở vị lai dẫn đến quả A-la-hán, thì một căn diệt hoàn toàn và có bảy diệt tận khởi, một diệt không khởi một, khởi không tận, nên nói đạt được quả A-la-hán. Sơ thiền, trung gian thiền, thiền thứ tư, định vô sắc cũng lại như thế. Nếu dựa vào Sơ thiền đạt được quả A-la-hán, thì hai căn diệt hoàn toàn và có sáu diệt tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, một tận khởi, nên nói là đạt được quả A-la-hán.

Nhị thiền, Tam thiền cũng lại như thế.

-----------------

Phẩm 3: BÀN VỀ CÁNH LẠC

(Xúc trong mười hai nhân duyên)

Mười sáu cánh lạc là cánh lạc có đối, cánh lạc tăng ngữ, cánh lạc minh, cánh lạc vô minh, cánh lạc phi minh phi vô minh, cánh lạc ái, cánh lạc giận dữ, cánh lạc lạc thống, cánh lạc khổ thống, cánh lạc bất khổ bất lạc thống, cánh lạc nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý.

Thế nào là cánh lạc có đối? Cho đến thế nào là cánh lạc ý?

Cánh lạc có đối thâu tóm bao nhiêu cánh lạc? Cho đến cánh lạc ý thâu tóm bao nhiêu cánh lạc?

Cánh lạc có đối có bao nhiêu căn tương ưng?

Cho đến cánh lạc ý, có bao nhiêu căn tương ưng?

Các căn là nhân của cánh lạc có đối thì cánh lạc có đối tương ưng với căn ấy chăng? Giả sử căn tương ưng với cánh lạc có đối, thì căn đó là nhân của cánh lạc có đối? Cho đến nhân của cánh lạc ý cũng như thế chăng?

Các loại này thành tựu nhãn căn thì đó là thành tựu thân căn loại này chăng? Giả sử thành tựu thân căn loại này thì đó là thành tựu nhãn căn loại này chăng? Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như thế.

Địa ngục có bao nhiêu căn thành tựu? Súc sinh, ngạ quỷ, đoạn căn thiện, tà định, đẳng định, bất định, cõi Diêm-phù-đề, Câu-da-ni, Phất-vu-đãi, Uất-đơn-viết thân Tứ thiên vương, trời Ba mươi ba, Diệm-ma, Đâu thuật, Hóa tự tại, Tha hóa tự tại, Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, Quả thật, trung ấm, vô sắc, kiên tín-kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát thành tựu bao nhiêu căn?

Lúc nhãn căn được trí đoạn, có bao nhiêu căn được trí đoạn? Cho đến lúc tuệ căn được trí đoạn, có bao nhiêu căn được trí đoạn?

Lúc nhãn căn được tận chứng, có bao nhiêu căn được tận chứng? Cho đến lúc tuệ căn được tận chứng, có bao nhiêu căn được tận chứng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ. Mười sáu cánh lạc là cánh lạc có đối, cánh lạc tăng ngữ, cánh lạc minh, cánh lạc vô minh, cánh lạc phi minh phi vô minh, cánh lạc ái, cánh lạc giận dữ, cánh lạc lạc thống, cánh lạc khổ thống, cánh lạc bất khổ bất lạc thống, cánh lạc nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc có đối?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với năm thức thân.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc tăng ngữ?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với thân ý thức.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc minh?

Đáp: Cánh lạc vô lậu.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc vô minh?

Đáp: Cánh lạc ô nhiễm.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc phi minh phi vô minh?

Đáp: Cánh lạc hữu lậu không có ô nhiễm.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc ái?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với dục.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc giận dữ?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với giận dữ.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc lạc thống (lạc thọ)?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với lạc thống.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc khổ thống (khổ thọ)? Đáp: Cánh lạc tương ưng với khổ thống.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc bất khổ bất lạc thống (bất khổ bất lạc thọ)?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với bất khổ bất lạc thống.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc nhãn?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với nhãn thức thân.

Cánh lạc nhĩ-tỷ-thiệt-thân cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc ý?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với thân ý thức.

Cánh lạc có đối thâu tóm sáu cánh lạc và phần ít nhập của bảy cánh lạc.

Cánh lạc tăng ngữ thâu tóm ba cánh lạc và phàn ít nhập của bảy cánh lạc.

Cánh lạc minh thâu tóm cánh lạc minh và phần ít nhập của bốn cánh lạc.

Cánh lạc vô minh thâu tóm ba cánh lạc và phần ít nhập của mười một cánh lạc.

Cánh lạc phi minh phi vô minh thâu tóm cánh lạc phi minh phi vô minh và phần ít nhập của mười một cánh lạc.

Cánh lạc ái thâu tóm cánh lạc ái và phần ít nhập của mười một cánh lạc.

Cánh lạc giận dữ thâu tóm cánh lạc giận dữ và phần ít nhập của mười một cánh lạc.

Cánh lạc lạc thống thâu tóm cánh lạc lạc thống và phần ít nhập của mười hai cánh lạc.

Cánh lạc khổ thống thâu tóm cánh lạc khổ thống và phần ít nhập của mười một cánh lạc.

Cánh lạc bất khổ bất lạc thống thâu tóm cánh lạc bất khổ bất lạc thống và phần ít nhập của mười ba cánh lạc.

Cánh lạc nhãn thâu tóm cánh lạc nhãn và phần ít nhập của tâm cánh lạc.

Cánh lạc nhĩ-tỷ-thiệt-thân cũng như thế.

Cánh lạc ý thâu tóm ba cánh lạc và phần ít nhập của bảy cánh lạc.

Cánh lạc có đối tương ưng với một căn và phần ít nhập của tám căn.

Cánh lạc tăng ngữ tương ưng với năm căn và phần ít nhập của tám căn.

Cánh lạc minh tương ưng với ba căn và phần ít nhập của chín căn.

Cánh lạc vô minh tương ưng với phần ít nhập của sáu căn.

Cánh lạc phi minh phi vô minh tương ưng với phần ít nhập của mười một căn.

Cánh lạc ái tương ưng với phần ít nhập của bốn căn.

Cánh lạc giận dữ tương ưng với phần ít nhập của bốn căn.

Cánh lạc lạc thống tương ưng với hai căn và phần ít nhập của chín căn.

Cánh lạc khổ thống tương ưng với hai căn và phần ít nhập của sáu căn.

Cánh lạc bất khổ bất lạc thống, tương ưng với một căn và phần ít nhập của chín căn.

Cánh lạc nhãn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Cánh lạc nhĩ-tỷ-thiệt-thân cũng như thế.

Cánh lạc ý tương ưng với năm căn và phần ít nhập của tám căn.

Hỏi: Các căn là nhân của cánh lạc có đối thì cánh lạc có đối tương ưng với căn ấy chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các căn tương ưng với cánh lạc thì đối với căn ấy là nhân của cánh lạc có đối.

Hỏi: Có thể có căn là nhân của cánh lạc có đối mà căn ấy không tương ưng với cánh lạc có đối chăng?

Đáp: Có, các căn là nhân của cánh lạc có đối tương ưng với các cánh lạc khác. Nếu căn là nhân của cánh lạc có đối thì báo sinh không có duyên, cho đến nhân cánh lạc ý cũng như thế, trừ ra hai cánh lạc.

Hỏi: Các căn là nhân cánh của cánh lạc thì căn này tương ưng với cánh lạc minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các căn tương ưng với cánh lạc minh thì căn đó là nhân của cánh lạc minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân của cánh lạc phi minh phi vô minh, các căn ấy tương ưng với cánh lạc phi minh phi vô minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các căn tương ưng với cánh lạc phi minh vô minh, thì căn này là nhân của cánh lạc phi minh vô minh

Hỏi: Có thể có căn là nhân của cánh lạc phi minh phi vô minh mà căn ấy tương ưng với cánh lạc phi minh phi vô minh chăng?

Đáp: Có, các căn là nhân của cánh lạc phi minh phi vô minh thì báo sinh không có duyên.

Hỏi: Các loại này thành tựu nhãn căn thì đó là thành tựu thân căn loại này chăng?

Đáp: Hoặc loại này thành tựu nhãn căn mà không thành tựu thân căn loại này.

Thế nào là loại này thành tựu nhãn căn mà không thành tựu thân căn loại này? Vì lẽ sinh nơi cõi Dục không được nhãn căn, giả sử được rồi mất mà được thiên nhãn, đó gọi là loại này thành tựu nhãn căn mà không thành tựu thân căn loại này.

Thế nào là loại này thành tựu thân căn mà không thành tựu nhãn căn loại này? Sinh nơi cõi Dục, không được nhãn căn, giả sử được rồi mất mà không được thiên nhãn, đó gọi là loại này thành tựu thân căn mà không thành tựu nhãn căn loại này.

Thế nào là loại này thành tựu nhãn căn mà cũng thành tựu thân căn loại này? Sinh nơi cõi Dục được nhãn căn không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là loại này thành tựu nhãn căn mà cũng thành tựu thân căn loại này.

Thế nào là không phải loại này thành tựu nhãn căn, cũng không thành tựu thân căn loại này? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải loại này thành tựu nhãn căn, cũng không thành tựu thân căn loại này.

Nhĩ căn cũng như thế.

Hỏi: Nếu loại này thành tựu tỷ căn, thì đó là thành tựu thân căn loại này chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu loại này thành tựu tỷ căn, thì đó là thành tựu thân căn loại này.

Hỏi: Có thể có loại này thành tựu thân căn mà không phải loại này thành tựu tỷ căn chăng?

Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục không được tỷ căn, giả sử được rồi mất.

Thiệt căn cũng như thế.

Hỏi: Địa ngục có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là tám căn.

Hỏi: Súc sinh có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Ngạ quỷ cũng như thế.

Hỏi: Đoạn căn thiện có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười ba căn, ít nhất là tám căn.

Hỏi: Tà định có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là tám căn.

Hỏi: Đẳng định có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười một căn.

Hỏi: Bất định có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là tám căn.

Các cõi Diêm-phù-đề, Câu-da-ni, Phất-vu-đãi cũng như thế.

Cõi Uất-đơn-viết nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười tám căn, ít nhất là mười ba căn.

Thân Tứ thiên vương nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười bảy căn.

Trời Ba mươi ba, trời Diệm-ma, trời Đâu thuật, trời Hóa tự tại, trời Tha hóa tự tại cũng như thế.

Trời Phạm ca di nếu nhiều nhất thì thành tựu mười sáu căn, ít nhất là mười lăm căn. Trời Quang âm cũng như thế.

Trời Biến tịnh nếu nhiều nhất thì thành tựu mười sáu căn, ít nhất là mười bốn căn

Trời Quả thật nếu nhiều nhất thì thành tựu mười sáu căn, ít nhất là mười ba căn

Trung ấm nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười ba căn

Vô sắc nếu nhiều nhất thì thành tựu mười một căn, ít nhất là tám căn.

Kiên tín-kiên pháp nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười ba căn.

Tín giải thoát, kiến đáo nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười một căn.

Thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát nếu nhiều nhất thì thành tựu mười tám căn, ít nhất là mười một căn.

Lúc nhãn căn được trí đoạn đến ái sắc tận, có năm căn được trí đoạn; nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng lại như thế. Lúc ý căn được trí đoạn đến ái vô sắc tận, có tám căn được trí đoạn. Mạng căn-hộ căn-tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn cũng như thế.

Lúc nam căn và nữ căn được trí đoạn đến lúc ái dục tận, có bốn căn được trí đoạn. Khổ căn và ưu căn cũng như thế.

Khi lạc căn được trí đoạn, đến ái cõi Biến tịnh diệt tận, thì lạc căn ấy được trí đoạn. Lúc hỷ căn được trí đoạn đến ái cõi Quang âm diệt tận, thì hỷ căn ấy được trí đoạn.

Lúc nhãn căn tận tác chứng, đến ái sắc tận, có năm căn tác chứng đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng lại như thế.

Khi ý căn tận tác chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng. Mạng căn-hộ căn-tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn cũng như thế.

Khi nam căn và nữ căn tận tác chứng, đến ái dục tận, có bốn căn tác tận chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng. Khổ căn và ưu căn cũng như thế.

Khi lạc căn tận tác chứng, đến ái cõi Biến tịnh diệt tận, thì lạc căn ấy tận tác chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng.

Khi hỷ căn tận tác chứng, đến ái cõi Quang âm diệt tận, thì hỷ căn ấy tận tác chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng.

QUYỂN 22

Kiền độ thứ 6: CĂN

Phẩm 4: BÀN VỀ TÂM BẮT ĐẦU

Tất cả chúng sinh nên nói tâm bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng? Các tâm có dục và các tâm không có dục, tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng? Các tâm có giận dữ và không có giận dữ, có si và không có si có ô nhiễm và không có ô nhiễm, có rối loạn và không có rối loạn có lười biếng và không có lười biếng, có nhỏ và có lớn có tu và không tu, có Tam-muội và không có Tam-muội, có tâm giải thoát và tâm không giải thoát. Các tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng?

Thọ mạng nên nói khởi tâm trở lại hay không khởi tâm trở lại? Thọ mạng nên nói thuận theo trở lại, nên nói bắt đầu sinh-trụ chăng?

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: "Mạng người dần hết, như nước nơi sông nhỏ. Các chúng sinh luôn mong thọ mạng đến hết thọ mạng kia." Thế nào là thọ mạng kia đã hết? Nhập định vô tưởng, định diệt tận, thọ mạng lưu chuyển nên nói thuận theo trở lại hay không trở lại? Nhập định vô tưởng có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Tam-muội vô tưởng khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Nhập định diệt tận có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Tam-muội diệt tận khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Sinh nơi vô tưởng thì chúng sinh có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Chúng sinh vô tưởng ẩn mất có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Chúng sinh vô tưởng nên nói là do tưởng sinh hay vô tưởng sinh?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Chúng sinh ấy do tưởng sinh ra, nơi ấy ẩn đi thì tưởng ấy diệt." Chúng sinh ấy ở nơi ấy ẩn đi là không diệt trụ. Nơi nào diệt tưởng này? Tưởng này nên nói là thiện, hay vô ký? Tưởng này có bao nhiêu sử sai khiến? Có bao nhiêu kiết trói buộc?

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: "Tất cả chúng sinh đều do ăn mà tồn tại." Chúng sinh cõi vô tưởng ăn những gì?

Nhãn căn thâu tóm bao nhiêu căn? Cho đến vô tri căn thâu tóm bao nhiêu căn? Tín lực cho đến tuệ lực, niệm giác ý cho đến hộ giác ý, đẳng kiến cho đến đẳng định, pháp trí cho đến đạo trí. Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện thâu tóm bao nhiêu căn?

Ý căn có bao nhiêu căn tương ưng? Cho đến vô tri căn có bao nhiêu căn tương ưng? Tín lực cho đến tuệ lực, niệm giác ý cho đến hộ giác ý, đẳng kiến cho đến đẳng định, pháp trí cho đến đạo trí. Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện có bao nhiêu căn tương ưng?

Ở cõi Dục ẩn đi rồi sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Dục ẩn đi sinh đến cõi Sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Dục sinh nơi cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Ở cõi Sắc ẩn đi sinh đến cõi Sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Từ cõi Sắc ẩn đi sinh đến cõi Dục, có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Sắc ẩn đi sinh đến cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Ở cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Dục, có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

A-la-hán bát Niết-bàn có bao nhiêu căn diệt sau cùng? Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Tất cả chúng sinh nên nói tâm bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các tâm có dục và các tâm không có dục, tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các tâm có giận dữ và không có giận dữ, có si và không có si, có ô nhiễm và không có ô nhiễm, có rối loạn và không có rối loạn, có lười biếng và không có lười biếng, có nhỏ và có lớn, có tu và không tu, có Tam-muội và không có Tammuội, có tâm giải thoát và tâm không giải thoát. Các tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Thọ mạng, nên nói khởi tâm trở lại, hay không khởi tâm trở lại?

Đáp: Thọ mạng, nên nói không khởi tâm trở lại. Hỏi: Thọ mạng nên nói thuận theo trở lại, bắt đầu sinh-trụ chăng?

Đáp: Chúng sinh nơi cõi Dục, không nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, thì thuận theo trở lại. Nếu nhập định vô tưởng-định diệt tận và trời cõi Sắc-Vô sắc thì nên nói bắt đầu sinh-trụ.

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: "Mạng người mòn dần hết, như nước nơi sông nhỏ, các chúng sinh luôn mong thọ mạng đến hết thọ mạng kia." Hỏi: Thế nào là biết thọ mạng kia đã hết?

Đáp: Đời tận-kiếp tận nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận.

Hỏi: Thọ mạng lưu chuyển nên nói thuận theo trở lại hay nên nói là trụ?

Đáp: Nên nói là trụ.

Hỏi: Nhập Tam-muội vô tưởng, có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Tam-muội vô tưởng khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nhập Tam-muội diệt tận, có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Tam-muội diệt tận khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc có bảy (năm căn như tín v.v..., ý căn, hộ căn), hoặc tám năm căn như tín v.v… ý căn, hộ căn, dĩ tri căn), tâm hữu lậu là bảy, tâm vô lậu là tám.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Sinh đến cõi vô tưởng có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có tám (năm căn như tín v.v..., ý căn, mạng căn, hộ căn).

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Chúng sinh vô tưởng ẩn đi, có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc tám căn-chín căn-mười căn, vô hình là tám, một hình là chín căn, hai hình là mười căn.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Chúng sinh vô tưởng nên nói là do tưởng sinh hay vô tưởng sinh?

Đáp: Chúng sinh vô tưởng nên nói là do tưởng sinh.

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: "Chúng sinh ấy do tưởng sinh ra, ở nơi ấy ẩn đi thì tưởng diệt."

Hỏi: Chúng sinh ấy ở nơi ấy ẩn đi là tưởng diệt chăng? Chúng sinh ấy ở nơi ấy ẩn đi là không diệt chăng?

Đáp: Tưởng kia diệt thì chúng sinh kia ẩn đi ở xứ đó chứ không phải là chẳng diệt trụ.

Hỏi: Nơi nào diệt tưởng này?

Đáp: Tưởng ấy trụ nơi này diệt nơi kia.

Hỏi: Tưởng này nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Tưởng này hoặc thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Tưởng này có bao nhiêu sử sai khiến?

Đáp: Duyên hữu lậu nơi cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Có sáu.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Tất cả chúng sinh đều do ăn mà tồn tại."

Hỏi: Chúng sinh cõi vô tưởng ăn những gì?

Đáp: Trải qua ý-niệm-thức.

Nhãn căn thâu tóm nhãn căn. Nhĩ-tỷ-thiệt căn cũng lại như thế.

Thân căn thâu tóm ba căn. Ý căn thâu tóm ý căn và phần ít nhập của ba căn. Lạc căn-hỷ căn-hộ căn-tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn cũng lại như thế. Nữ căn thâu tóm nữ căn và phần ít nhập của thân căn. Nam căn thâu tóm nam căn và phần ít nhập của thân căn. Mạng căn thâu tóm mạng căn. Khổ căn thâu tóm khổ căn. Ưu căn thâu tóm ưu căn. Vị tri căn thâu tóm vị tri căn và phần ít nhập của chín căn. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng lại như thế.

Tín lực thâu tóm một căn và phần ít nhập của ba căn. Tinh tấn lực-niệm lực-định lực-tuệ lực cũng lại như thế. Niệm giác ý thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Trạch pháp, tinh tiến, hỷ, định giác ý cũng lại như thế. Ỷ, hộ giác ý không thâu tóm căn. Đẳng kiến, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Pháp trí và vị tri trí thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Tha tâm trí thâu tóm phần ít nhập của ba căn. Đẳng trí thâu tóm phần ít nhập của một căn. Khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện thâu tóm phần ít nhập của bốn căn.

Ý căn có mười căn tương ưng với phần ít nhập của ba căn. Lạc căn-hỷ căn-hộ căn có chín căn tương ưng với phần ít của nhập. Khổ căn, ưu căn có sáu căn tương ưng với phần ít của nhập. Tín căn có bốn căn tương ưng với phần ít của chín căn nhập. Tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn cũng lại như thế. Vị tri căn có tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng lại như thế.

Tín lực có bốn căn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Tinh tấn lực-niệm lực-định lực-tuệ lực cũng lại như thế. Niệm giác ý tương ưng với phần ít nhập của mười một căn. Trạch pháp tinh tiến và định giác ý cũng lại như thế. Hỷ giác ý có chín căn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Ỷ giác ý và hộ giác ý có ba căn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Đẳng kiến-đẳng chí-đẳng phương tiện-đẳng niệm và đẳng định có mười một căn tương ưng với phần ít của nhập. Pháp trí và vị tri trí có mười một căn tương ưng với phần ít của nhập. Tha tâm trí có mười căn tương ưng với phần ít của nhập. Đẳng trí có hai căn tương ưng với phần ít nhập của tám căn. Khổ trí-tập trí-tận trí và đạo trí có mười một căn tương ưng với phần ít của nhập. Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện có mười một căn tương với phần ít của nhập.

Hỏi: Ở cõi Dục sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín; hoặc tám, hoặc mười ba; hoặc chín, hoặc mười bốn; hoặc mười, hoặc mười lăm. Tâm vô ký hệ thuộc cõi Dục dần mạng chung có bốn, tâm thiện có chín; một lúc vô hình mà tâm vô ký mạng chung có tám, tâm thiện có mười ba; một lúc một hình mà tâm vô ký mạng chung có chín, tâm thiện có mười bốn; một lúc có hai hình mà tâm vô ký mạng chung có mười, tâm thiện có mười lăm.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười; vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Từ cõi Dục sinh đến cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín, hoặc mười bốn. Tâm vô ký hệ thuộc cõi Dục dần mạng chung là bốn, tâm thiện là chín; trong một lúc mà tâm vô ký mạng chung là chín, tâm thiện là mười bốn.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Từ cõi Dục sinh đến cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín, hoặc mười bốn. Tâm vô ký hệ thuộc cõi Dục dần mạng chung là bốn, tâm thiện là chín,; trong một lúc mà tâm vô ký mạng chung là chín, tâm thiện là mười bốn.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Ở cõi Sắc sinh vào cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba. Tâm vô ký mạng chung là tám, tâm thiện là mười ba.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Từ cõi Sắc sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba. Tâm vô ký mạng chung là tám, tâm thiện là mười ba.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười. Vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Từ cõi Sắc sinh đến cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba. Tâm vô ký mạng chung là tám, tâm thiện là mười ba.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Ở cõi Vô sắc ẩn đi sinh vào cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám. Tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám. Tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười. Vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám. Tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: A-la-hán bát Niết-bàn có bao nhiêu căn diệt sau cùng?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín; hoặc tám, hoặc ba. Ở nơi cõi Dục dần bát Niết-bàn bốn, trong một lúc có chín; cõi Sắc có tám, Vô sắc có ba.

------------------

Phẩm 5: BÀN VỀ MỚI PHÁT TÂM

Các pháp và tâm có cùng một khởi-một trụ-một tận thì pháp đó tương ưng với tâm chăng? Giả sử pháp tương ưng với tâm thì pháp đó với tâm có cùng một khởi-một trụ-một tận chăng? Các pháp và tâm có cùng một khởi-một trụ-một tận thì pháp đó với tâm có cùng một duyên chăng? Giả sử các pháp và tâm có cùng một duyên thì pháp đó và tâm có cùng một khởi-một trụ-một tận chăng? Các pháp và tâm cùng khởi không phải là không dụng tâm, pháp đó khởi thì tâm cùng khởi chẳng phải là không dụng tâm chăng? Pháp đó trụ-tận thì tâm cùng trụ-tận, chẳng phải là không dụng tâm chăng?

Thế nào là không tu nhãn căn? Thế nào là không tu nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý căn? Thế nào là tu nhãn căn? Thế nào là tu nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý căn? Nếu không thành tựu căn học, mà được căn học, thì tất cả học đó đều vượt qua thứ tự để thủ chứng chăng? Giả sử vượt qua thứ tự để thủ chứng, thì tất cả học đó sẽ không thành tựu căn học mà được căn học chăng?

Nếu không thành tựu căn học mà được căn học, thì tất cả học đó đều là thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian chăng? Giả sử thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian, thì tất cả học đó sẽ không thành tựu căn học mà được căn học chăng?

Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả quả ấy là do quả vô lậu chăng? Giả sử quả là do quả, thì tất cả quả ấy bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu chăng? Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả căn vô lậu kia sẽ tận hay căn vô lậu hiện trước mắt chăng? Giả sử căn vô lậu đã tận hay căn vô lậu hiện trước mắt, thì tất cả vô lậu kia bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu chăng?

Các vị tri căn thì tất cả căn ấy không tu đế-tu hữu chăng? Giả sử không tu đế-tu hữu, thì tất cả căn ấy là vị tri căn chăng? Tận trí sinh ra ban đầu thì tất cả đó là thứ tự của đạo vô ngại chăng? Giả sử theo thứ tự của đạo vô ngại, thì đó là tất cả tận trí chăng? Vô sinh trí phát khởi ban đầu thì đó là thứ tự của tất cả tận trí chăng? Giả sử theo thứ tựu của tận trí, thì trí ấy là tất cả vô sinh trí chăng?

Như duyên đạo vô ngại thì duyên đó là tận trí chăng? Như duyên tận trí thì duyên ấy là đạo vô ngại chăng? Như duyên tận trí thì duyên ấy là vô sinh trí chăng? Như duyên vô sinh trí thì duyên ấy là tận trí chăng? Tận trí nên nói là tận trí-pháp trí-vị tri trí-tha tâm trí, khổ-tập-tận-đạo trí; nên nói là có giác-có quán, nên nói là không có giác-có quán, nên nói là không có giác-không có quán, nên nói là tương ưng với lạc căn, hỷ căn-hộ căn-Không, Vô tướng, Vô nguyện; nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục; nên nói duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nên nói duyên không hệ thuộc. Vô sinh trí, đẳng kiến vô học cũng như thế.

Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng chí vô học chăng? Giả sử các pháp tương ưng với đẳng chí vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng kiến vô học chăng? Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng phương tiện-đẳng niệm-đẳng định-đẳng giải thoát-đẳng trí vô học chăng? Giả sử các pháp tương ưng với đẳng trí vô học thì pháp ấy tương ưng với đẳng kiến vô học chăng? Các pháp vô học cho đến tương ưng với đẳng giải thoát thì pháp ấy tương ưng với đẳng trí vô học chăng? giả sử các pháp tương ưng với đẳng trí vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng giải thoát vô học chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Các pháp và tâm có cùng một khởi-một trụ-một tận, pháp đó tương ưng với tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp và tâm cùng tương ưng, thì pháp ấy và tâm có cùng một khởi-một trụ-một tận.

Hỏi: Có thể có pháp và tâm cùng một khởi-một trụ-một tận mà pháp đó không tương ưng với tâm chăng?

Đáp: Có, tâm hồi chuyển, sắc-tâm hồi chuyển, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp và tâm cùng khởi, không phải là không vận dụng tâm, pháp đó khởi thì tâm cùng khởi, chẳng phải là không dụng tâm chăng? Pháp đó trụ-tận thì tâm cùng trụ-tận, chẳng phải là không dụng tâm chăng?

Đáp: Chúng sinh nơi cõi Dục-Sắc, không nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận. Các căn bốn đại vào lúc pháp kia khởi thì tâm cùng khởi chứ không phải là không dụng tâm, trụ-tận thì tâm cùng trụ-tận chứ không phải là không dụng tâm, nhập định không dụng tâm.

Hỏi: Thế nào là không tu nhãn căn?

Đáp: Nhãn căn chưa hết ái-chưa hết tham-chưa hết nghĩ nhớ-chưa hết khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái sắc mà đạo vô ngại kia không tu cũng không nương dựa. Như thế là không tu nhãn căn.

Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp và tâm cùng một khởi-một trụ-một tận, thì pháp đó và tâm cùng một duyên chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các pháp và tâm cùng một duyên thì pháp ấy và tâm cùng một khởi-một trụ-một tận.

Hỏi: Có thể có pháp và tâm cùng một khởi-một trụ-một tận mà pháp ấy không cùng một duyên với tâm chăng?

Đáp: Có, tâm hồi chuyển, sắc-tâm hồi chuyển và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là không tu ý căn?

Đáp: Ý căn chưa hết ái-chưa hết tham-chưa hết nghĩ nhớ-chưa hết khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái vô sắc, mà đạo vô ngại kia không tu cũng không nương dựa. Như thế là không tu ý căn.

Hỏi: Thế nào là tu nhãn căn?

Đáp: Nhãn căn đã hết ái-hết tham-hết nghĩ nhớ-hết khát khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái sắc, tu và nương dựa vào đạo vô ngại.

Như thế là tu nhãn căn.

Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là tu ý căn?

Đáp: Ý căn đã hết ái-hết tham-hết nghĩ nhớ-hết khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái vô sắc, tu, nương dựa vào đạo vô ngại đó. Như thế là tu ý căn.

Hỏi: Nếu không thành tựu căn học mà được căn học, thì tất cả học đó đều vượt qua thứ tự để thủ chứng chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Vượt qua thứ tự để thủ chứng, thì tất cả học ấy không thành tựu căn học mà đạt được căn học.

Hỏi: Có thể không thành tựu căn học mà được căn học, thì các học đó không phải là vượt qua thứ tự để thủ chứng chăng?

Đáp: Có, quả A-la-hán lui sụt.

Hỏi: Nếu không thành tựu căn học mà được căn học, thì tất cả học đó đều là thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian, đó là tất cả học không thành tựu căn học mà được căn học.

Hỏi: Có thể không thành tựu căn học mà được căn học, thì tất cả học ấy không phải là thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian chăng?

Đáp: Có quả A-la-hán lui sụt.

Hỏi: Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả quả ấy là do quả vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. các quả của do quả thì tất cả quả ấy bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu.

Hỏi: Có thể bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì đó không phải là quả do quả chăng?

Đáp: Có, đã tu đạo mà vị tri trí hiện ở trước mắt, hoặc là A-la-hán đối với đẳng ý giải thoát đạt đến vô nghi.

Hỏi: Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả căn vô lậu kia không còn hay là căn vô lậu hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia không phải là căn vô lậu không còn hay là căn vô lậu hiện trước mắt.

Thế nào là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia không phải là căn vô lậu không còn mà là căn vô lậu hiện trước mắt? Đạo thế tục nhận lấy quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, thoái lui quả A la hán; thoái lui quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đó gọi là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia không phải là căn vô lậu không còn mà là căn vô lậu hiện trước mắt.

Thế nào là căn vô lậu không còn mà căn vô lậu hiện trước mắt, thì căn vô lậu đó không phải là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu? Như vốn có được căn vô lậu đều hiện trước mắt, đó gọi là căn vô lậu không còn mà căn vô lậu hiện trước mắt, thì căn vô lậu đó không phải là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu.

Thế nào là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia là căn vô lậu không còn, cũng là căn vô lậu hiện trước mắt? Đã tu đạo mà vị tri trí hiện trước mắt. Đạo vô lậu nhận lấy quả Tư-đàhàm, A-na-hàm, được quả A-la-hán. Đẳng ý giải thoát A-la-hán không có hoài nghi, đó gọi là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia là căn vô lậu không còn, cũng là căn vô lậu hiện trước mắt.

Thế nào là không bỏ căn vô lậu cũng không được căn vô lậu, không phải căn vô lậu không còn cũng không phải căn vô lậu hiện trước mắt? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Các vị tri căn thì tất cả căn ấy không tu đế-tu hữu chăng?

Đáp: Hoặc là vị tri căn mà căn ấy không phải là không tu đế-tu hữu.

Thế nào là vị tri căn mà căn ấy không phải là không tu đế-tu hữu? Các vị tri căn nếu quá khứ-vị lai, thì đó gọi là vị tri căn mà căn đó chẳng phải là không tu đế-tu hữu.

Thế nào là không tu đế-tu hữu mà căn ấy không phải là vị tri căn? Các căn vô lậu không tu đế-tu hữu, đó gọi là không tu đế-tu hữu, căn ấy không phải vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn mà căn đó không tu đế-tu hữu? Các vị tri căn không tu đế-tu hữu, đó gọi là vị tri căn mà căn đó không tu đế-tu hữu.

Thế nào là không phải không tu đế-tu hữu mà căn ấy cũng không phải là vị tri căn? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Tận trí sinh ra ban đầu thì tất cả đó là thứ tự của đạo vô ngại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử theo thứ tự của đạo vô ngại, thì đó là tất cả tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Vô sinh trí phát khởi ban đầu, thì đó là thứ tự của tất cả tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử theo thứ tự của tận trí, thì đó là tất cả vô sinh trí chăng?

Đáp: Hoặc tận trí, hoặc vô sinh trí, hoặc đẳng kiến vô học.

Hỏi: Các duyên của đạo vô ngại thì duyên đó là tận trí chăng?

Đáp: Nếu đạo vô ngại duyên với chủng ấy thì duyên ấy là tận trí, nếu đạo vô ngại không duyên với chủng này thì đó không phải là duyên với tận trí.

Hỏi: Như duyên tận trí thì duyên đó là vô sinh trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Như duyên vô sinh trí thì duyên đó là tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tận trí nên nói là tận trí chăng?

Đáp: Tận trí nên nói tận trí. Hoặc đó là pháp trí-vị tri trí-tha tâm trí, khổ-tập-tận-đạo trí, hoặc có giác-có quán; hoặc không có giác-có quán; hoặc không có giác-không có quán; hoặc tương ưng với lạc căn; hoặc hỷ căn, hộ căn, hoặc không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Vô sinh trí cũng như thế.

Hỏi: Vô học đẳng kiến nên nói là vô học đẳng kiến chăng?

Đáp: Vô học đẳng kiến, nên nói là vô học đẳng kiến. Hoặc đó là pháp trí-vị tri trí-tha tâm trí, khổ-tập-tận-đạo trí, hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán, hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn, hoặc không-vô tướng-vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng chí vô học chăng? Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng chí? Đẳng kiến tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng kiến?

Đẳng chí tương ưng với đẳng kiến, các đẳng kiến không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng chí, đó gọi là đẳng chí mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng chí cũng là đẳng kiến? Trừ đẳng kiến tương ưng với đẳng chí, các pháp tương ưng của đẳng chí, đẳng kiến, đó gọi là đẳng chí cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng chí? Đẳng kiến không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với đẳng kiến, còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng chí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó là đẳng phương tiện vô học chăng?

Đáp: Hoặc là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng kiến tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến không tương ưng với các đẳng kiến tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng kiến?

Trừ ra đẳng phương tiện còn lại các pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng phương tiện, đẳng kiến.

Thế nào là không phải đẳng kiến, không phải đẳng phương tiện? Đẳng kiến không tương ưng với đẳng phương tiện, đẳng phương tiện không tương ưng với đẳng kiến, các tâm-tâm pháp khác, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến, không phải đẳng phương tiện.

Đẳng niệm, đẳng định, đẳng giải thoát cũng như thế.

Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học pháp đó không phải là đẳng trí vô học. Giả sử các pháp tương ưng với đẳng trí vô học, pháp đó không phải là đẳng kiến vô học.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng chí vô học, pháp đó là đẳng phương tiện vô học chăng?

Đáp: Hoặc đẳng chí, không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng chí, không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí? Đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại các pháp tương ưng với đẳng chí, đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí không tương ưng với đẳng phương tiện, đẳng phương tiện không tương ưng với đẳng chí, còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện. Đẳng niệm-đẳng định-đẳng giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng chí vô học, pháp đó là đẳng trí vô học chăng?

Đáp: Hoặc đẳng chí mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng trí? Đẳng chí tương ưng với đẳng trí, các đẳng trí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng chí, đó gọi là đẳng chí, không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng chí? Đẳng trí tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng trí, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng chí? Trừ ra đẳng chí tương ưng với đẳng trí, còn lại các đẳng chí là pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng trí cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng trí? Đẳng chí không tương ưng với đẳng trí, đẳng trí không tương ưng với đẳng chí, còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, vô học pháp đó là đẳng niệm vô học chăng?

Đáp: Hoặc là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm? Đẳng niệm, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm.

Thế nào là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện? Trừ ra đẳng niệm, còn lại các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện.

Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm? Đẳng niệm không tương ưng với đẳng phương tiện, đẳng phương tiện không tương ưng với đẳng niệm, còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm. Đẳng niệm-đẳng định-đẳng giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, vô học pháp đó là đẳng trí vô học chăng?

Đáp: Hoặc đẳng phương tiện mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng trí? Đẳng trí, không tương ưng với các đẳng trí mà tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng trí tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng phương tiện? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại các pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng trí.

Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng trí? Đẳng trí không tương ưng với đẳng phương tiện, còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng trí. Đẳng niệm, đẳng định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng giải thoát vô học, pháp đó là đẳng trí vô học chăng?

Đáp: Hoặc là đẳng giải thoát mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng giải thoát mà không phải đẳng trí? Đẳng trí không tương ưng với các đẳng trí mà tương ưng với pháp tương ưng của đẳng giải thoát, đó gọi là đẳng giải thoát mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng giải thoát? Đẳng trí tương ưng với đẳng giải thoát, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng giải thoát.

Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng giải thoát? Trừ ra đẳng giải thoát, còn lại các pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng giải thoát cũng đẳng trí.

Thế nào là không phải đẳng giải thoát cũng không phải đẳng trí? Đẳng trí không tương ưng với đẳng giải thoát, còn lại các tâm-tâm pháp và sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng giải thoát cũng không phải đẳng trí.

-----------------

Phẩm 6: BÀN VỀ NGƯ TỬ

Hai mươi hai căn là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, hộ căn, tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

Nếu thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu? Cho đến thành tựu vô tri căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu?

Nếu thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ-vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ-vị lai, hiện tại? Cho đến thành tựu vô tri căn, thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ-vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ-vị lai, hiện tại?

Nếu không thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu? Cho đến không thành tựu vô tri căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu?

Nếu không thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ-vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ-vị lai, hiện tại? Cho đến không thành tựu vô tri căn, thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ-vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ-vị lai, hiện tại?

Các căn thiện thì nhân của căn đó vốn là căn thiện chăng? Giả sử nhân của các căn vốn là căn thiện thì căn ấy là thiện chăng? Các căn bất thiện, thì nhân của căn đó vốn là căn bất thiện chăng? Giả sử nhân của các căn vốn là căn bất thiện thì căn ấy là bất thiện chăng? Các căn vô ký thì nhân của căn đó vốn là căn vô ký chăng? Giả sử nhân của các căn vốn là căn bất thiện thì căn vô ký thì căn ấy là vô ký chăng?

Có thể có căn không phải nhân vốn là căn thiện, không phải nhân vốn là căn bất thiện, cũng không phải nhân vốn là căn vô ký, căn ấy không phải là không có nhân chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ. Hai mươi hai căn là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, hộ căn, tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

Nếu thành tựu nhãn căn thì đó là chắc chắn thành tựu năm căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, cũng lại như thế.

Nếu thành tựu thân căn thì đó là chắc chắn thành tựu bốn căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu ý căn thì đó là chắc chắn thành tựu ba căn (ý, mạng, hộ); còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Mạng căn, hộ căn cũng lại như thế.

Nếu thành tựu nam căn-nữ căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu lạc căn, thì đó là chắc chắn thành tựu bốn căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu khổ căn, thì đó là chắc chắn thành tựu bảy căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu hỷ căn thì đó là chắc chắn thành tựu năm căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu ưu căn thì người kia thành tựu tám căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu tín căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế.

Nếu thành tựu vị tri căn thì người kia thành tựu mười ba căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu hai căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu dĩ tri căn thì người kia thành tựu mười một căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu hai căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu vô tri căn thì người kia thành tựu mười một căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu ba căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu nhãn căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ-vị lai và ba căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn cũng lại như thế.

Nếu thành tựu thân căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ-vị lai và hai căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu ý căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ-vị lai và một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Mạng căn, hộ căn cũng lại như thế.

Nếu thành tựu nam căn-nữ căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ--vị lai, chắc chắn thành tựu năm căn quá khứ-vị lai và ba căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu lạc căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ-vị lai và một căn vị lai một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu khổ căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, chắc chắn thành tựu năm căn quá khứ-vị lai và hai căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu hỷ căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ-vị lai và hai căn vị lai một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu ưu căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, lúc ấy chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ-vị lai-hiện tại; chắc chắn thành tựu bốn căn quá khứ-vị lai, thành tựu hai căn quá khứ-vị lai-hiện tại và hai căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu tín căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ-vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế.

Nếu thành tựu vị tri căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, chắc chắn không thành tựu hai căn quá khứ-vị lai-hiện tại; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ-vị lai-hiện tại, thành tựu quá khứ-vị lai có ba, vị lai-hiện tại có một, hiện tại có hai; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu dĩ tri căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, chắc chắn không thành tựu hai căn quá khứ-vị lai-hiện tại; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ-vị lai và vị lai có ba, hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu vô tri căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai, chắc chắn không thành tựu ba căn quá khứ-vị lai-hiện tại; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ-vị lai và vị lai có ba, hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu nhãn căn thì đó là chắc chắn thành tựu ba căn, và chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn cũng lại như thế.

Nếu không thành tựu thân căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu mười căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Ý căn, mạng căn, hộ căn đều thành tựu.

Nếu không thành tựu nam căn-nữ căn thì đó là chắc chắn thành tựu ba căn, vá chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu lạc căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu chín căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu khổ căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn và chắc chắn không thành tựu năm căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu hỷ căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu ưu căn thì người kia thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu tín căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, không thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế.

Nếu không thành tựu vị tri căn thì người kia thành tựu ba căn, và chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng lại như thế.

Nếu không thành tựu nhãn căn thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ-vị lai-hiện tại, chắc chắn không thành tựu bảy căn quá khứ-vị lai; chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ-vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn cũng lại như thế.

Nếu không thành tựu thân căn, thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu mười căn quá khứ-vị lai, hiện tại, chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ-vị lai; chắc chắn thành tựu năm căn quá khứ-vị lai; hai căn quá khứ-vị lai và hiện tại, hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Ý căn, mạng căn, hộ căn đều thành tựu. Nếu không thành tựu nam căn-nữ căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ-vị lai, hiện tại, không thành tựu bảy căn quá khứ-vị lai; thành tựu hai căn quá khứ-vị lai-hiện tại một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu lạc căn thì đó là chắc chắn không thành tựu chín căn quá khứ-vị lai-hiện tại, chắc chắn không thành tựu sáu căn quá khứ-vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ-vị lai, một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu khổ căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu năm căn quá khứ-vị lai, hiện tại, chắc chắn không thành tựu sáu căn quá khứ-vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ-vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu hỷ căn thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai-hiện tại, chắc chắn không thành tựu sáu căn quá khứ-vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ-vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu ưu căn thì đó là chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ-vị lai-hiện tại, chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ-vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu tín căn thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai-hiện tại, cũng chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai; chắc chắn thành tựu bốn căn quá khứ-vị lai, hai căn quá khứ-vị lai-hiện tại và hiện tại có hai; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế.

Nếu không thành tựu vị tri căn thì đó là chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ-vị lai-hiện tại, cũng chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-vị lai; chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ-vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng lại như thế.

Hỏi: Các căn thiện thì nhân của căn đó vốn là căn thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các căn thiện thì nhân của căn đó vốn là căn thiện.

Hỏi: Có thể nhân của căn vốn là căn thiện mà căn ấy chẳng phải là thiện chăng?

Đáp: Có, vốn là căn thiện mà báo là căn vô ký.

Hỏi: Các căn bất thiện, thì nhân của căn đó vốn là căn bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các căn bất thiện, căn đó là nhân căn bất thiện.

Hỏi: Giả sử nhân của các căn vốn là căn bất thiện thì căn ấy là bất thiện chăng?

Đáp: Có, vốn là căn bất thiện mà báo là căn vô ký, hoặc căn tương ưng với thân kiến-biên kiến nơi cõi Dục.

Hỏi: Các căn vô ký thì nhân của căn ấy vốn là căn vô ký chăng?

Đáp: Hoặc là căn vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký.

Thế nào là căn vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký?

Vì vô ký không duyên với căn, đó gọi là căn vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký.

Thế nào là căn có nhân vốn là căn vô ký mà căn đó không phải là căn vô ký? Căn bất thiện, đó gọi là căn có nhân vốn là căn vô ký mà căn đó không phải căn vô ký.

Thế nào là căn vô ký mà căn đó có nhân vốn là căn vô ký? Vốn là căn vô ký có duyên vô ký có duyên với căn, đó gọi là căn vô ký mà căn đó có nhân vốn là căn vô ký.

Thế nào là căn không phải vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký? Căn thiện, đó gọi là căn không phải vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký.

Hỏi: Có thể có căn không phải nhân vốn là căn thiện, không phải nhân vốn là căn bất thiện, cũng không phải nhân vốn là căn vô ký mà căn đó không phải là không có nhân chăng?

Đáp: Có, các căn không có duyên mà nhân là sắc-tâm bất tương ưng hành.

QUYỂN 23

Kiền độ thứ 6: CĂN

Phẩm 7: BÀN VỀ DUYÊN, Phần 1

Nhân cùng với các duyên, nên làm theo thứ tự. Năm-ba cho đến bốn, bốn cùng với tám. Tám đều có tám loại, tám cũng lại là bốn.

Các căn có nhân quá khứ thì căn đó là duyên với quá khứ chăng? Giả sử các căn là duyên quá khứ thì căn đó có nhân quá khứ chăng? Các căn có nhân vị lai-nhân hiện tại, nhân thiện-nhân bất thiện-nhân vô ký, nhân hệ thuộc cõi Dục-nhân hệ thuộc cõi Sắc-nhân hệ thuộc cõi Vô sắc-nhân không hệ thuộc, nhân học-nhân vô học-nhân phi học phi vô học có nhân kiến đế đoạn-nhân tư duy đoạn có nhân không có, đoạn thì căn ấy là duyên không có đoạn chăng?

Giả sử các căn là duyên không có đoạn thì căn ấy có nhân không có đoạn chăng?

Các căn có nhân kiến khổ đoạn, căn đó là duyên kiến khổ đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn đó có nhân kiến khổ đoạn chăng?

Các căn có nhân kiến tập đoạn-kiến tận đoạn-kiến đạo đoạn, căn đó là duyên kiến tập đoạn-kiến tận đoạn-kiến đạo đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến tập đoạn-kiến tận đoạn-kiến đạo đoạn, căn đó có nhân kiến tập đoạn-kiến tận đoạn-kiến đạo đoạn chăng?

Các căn có nhân kiến khổ đoạn, căn đó là duyên khổ pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ pháp trí đoạn, căn đó có nhân kiến khổ đoạn chăng? Các căn có nhân kiến khổ đoạn, căn ấy là duyên khổ vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ vị tri trí đoạn, căn ấy có nhân kiến khổ đoạn chăng? Các căn có nhân kiến tập đoạn-kiến tận đoạn-kiến đạo đoạn, căn đó là duyên tập pháp trí đoạn-tận pháp trí đoạn-đạo pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập pháp trí đoạn tận pháp trí đoạn-đạo pháp trí đoạn, căn đó là nhân kiến tập đoạn-kiến tận đoạn-kiến đạo đoạn chăng? Các căn có nhân kiến tập đoạn-kiến tập đoạn-kiến đạo đoạn, căn đó là duyên tập vị tri trí đoạn-tận vị tri trí đoạn-đạo vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập-tận-đạo vị tri trí đoạn, căn ấy có nhân kiến tập-tận-đạo đoạn chăng?

Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn, căn đó là duyên khổ pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ pháp trí đoạn, căn đó nhân khổ pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn, căn đó là duyên khổ vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ vị tri trí đoạn, căn đó nhân khổ vị tri trí đoạn chăng?

Các căn có nhân tập pháp trí đoạn-tận pháp trí đoạn-đạo pháp trí đoạn, căn đó là duyên tập pháp trí đoạn, tận pháp trí đoạn-đạo pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập pháp trí đoạn-tận pháp trí đoạn-đạo pháp trí đoạn, căn đó nhân tập pháp trí đoạn-tận pháp trí đoạn-đạo pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân tập vị tri trí đoạn-tận vị tri trí đoạn-đạo vị tri trí đoạn, căn đó là duyên tập vị tri trí đoạn-tận vị tri trí đoạn-đạo vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập vị tri trí đoạn, tận vị tri trí đoạn-đạo vị tri trí đoạn, căn đó nhân tập vị tri trí đoạn-tận vị tri trí đoạn-đạo vị tri trí đoạn chăng?

Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn, căn đó là duyên kiến khổ đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn ấy có nhân khổ pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn, căn đó là duyên kiến khổ đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn ấy có nhân khổ vị tri trí đoạn chăng?

Các căn có nhân tập pháp trí đoạn-tận pháp trí đoạn-đạo pháp trí đoạn-căn đó là duyên kiến tập đoạn-kiến tận đoạn-kiến đạo đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến tập đoạn-kiến tận đoạn-kiến đạo đoạn căn ấy có nhân tập pháp trí đoạn-tận pháp trí đoạn-đạo pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân tập vị tri trí đoạn-tận vị tri trí đoạn-đạo vị tri trí đoạn-căn đó là duyên kiến tập đoạn-kiến tận đoạn-kiến đạo đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến tập đoạn-kiến tận đoạn-kiến đạo đoạn, căn ấy có nhân tập vị tri trí đoạn-tập vị tri trí đoạn-tập vị tri trí đoạn-đạo vị tri trí đoạn chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Các căn có nhân quá khứ thì căn đó là duyên quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên quá khứ; hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên vị lai; hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên hiện tại; hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên vô vi; hoặc căn có nhân quá khứ mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên quá khứ? Các căn có nhân quá khứ mà duyên quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai-hiện tại nhân quá khứ duyên quá khứ.

Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên vị lai? Các căn có nhân quá khứ mà duyên vị lai. Lại nữa, các căn vị lai-hiện tại nhân quá khứ duyên vị lai.

Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên hiện tại? Các căn có nhân quá khứ mà duyên hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai-hiện tại nhân quá khứ duyên hiện tại.

Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên vô vi? Các căn có nhân quá khứ mà duyên vô vi. Lại nữa, các căn vị lai-hiện tại nhân quá khứ duyên vô vi.

Thế nào là căn có nhân quá khứ mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp quá khứ.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên quá khứ thì căn đó có nhân quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên quá khứ có nhân quá khứ; hoặc căn là duyên quá khứ có nhân vị lai; hoặc căn là duyên quá khứ có nhân hiện tại.

Thế nào là căn có duyên quá khứ và nhân quá khứ? Các căn là duyên quá khứ có nhân quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ và duyên quá khứ.

Thế nào là căn có duyên quá khứ và nhân vị lai? Các căn vị lai có duyên quá khứ.

Thế nào là căn có duyên quá khứ và nhân hiện tại? Các căn hiện tại có duyên quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên quá khứ.

Hỏi: Các căn có nhân vị lai thì căn đó là duyên vị lai chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân vị lai và duyên vị lai; hoặc căn có nhân vị lai và duyên quá khứ; hoặc căn có nhân vị lai mà duyên hiện tại; hoặc căn có nhân vị lai mà duyên vô vi; hoặc căn có nhân vị lai mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên vị lai? Các căn vị lai duyên với vị lai.

Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên quá khứ? Các căn vị lai duyên với quá khứ.

Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên hiện tại? Các căn vị lai duyên với hiện tại.

Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên vô vi? Các căn vị lai duyên với vô vi.

Thế nào là căn có nhân vị lai mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp vị lai.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên vị lai thì căn đó có nhân vị lai chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên vị lai có nhân vị lai; hoặc căn là duyên vị lai có nhân quá khứ; hoặc căn là duyên vị lai có nhân hiện tại.

Thế nào là căn là duyên vị lai mà nhân vị lai? Các căn vị lai duyên với vị lai.

Thế nào là căn là duyên vị lai mà nhân quá khứ? Các căn quá khứ duyên với vị lai. Lại nữa, các căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ mà duyên vị lai.

Thế nào là căn có duyên vị lai mà nhân hiện tại? Các căn hiện tại duyên với vị lai. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên vị lai.

Hỏi: Các căn có nhân hiện tại thì căn đó là duyên hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên hiện tại; hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên quá khứ; hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên vị lai; hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên vô vi; hoặc căn có nhân hiện tại mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên hiện tại? Các căn hiện tại duyên với hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên hiện tại.

Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên quá khứ? Các căn hiện tại duyên với quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên quá khứ.

Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên vị lai? Các căn hiện tại duyên với vị lai. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên vị lai.

Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên vô vi? Các căn hiện tại mà duyên vô vi. Lại nữa, các căn vị lai mà nhân hiện tại mà duyên vô vi.

Thế nào là căn có nhân hiện tại mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hiện tại.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên hiện tại thì căn đó có nhân hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên hiện tại có nhân hiện tại; hoặc căn là duyên hiện tại có nhân quá khứ; hoặc căn là duyên hiện tại có nhân vị lai.

Thế nào là căn duyên với hiện tại có nhân hiện tại? Các căn hiện tại duyên với hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại duyên với hiện tại.

Thế nào là căn duyên với hiện tại có nhân quá khứ? Các căn quá khứ duyên hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ duyên với hiện tại.

Thế nào là căn là duyên với hiện tại có nhân vị lai? Các căn vị lai duyên với hiện tại.

Hỏi: Các căn có nhân thiện thì căn đó duyên với thiện chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân thiện thì duyên với thiện; hoặc căn có nhân thiện mà duyên với bất thiện; hoặc căn có nhân thiện mà duyên với vô ký; hoặc căn có nhân thiện mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân thiện, duyên với thiện? Các căn thiện, duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký nhân thiện, duyên với thiện.

Thế nào là căn có nhân thiện thì duyên với bất thiện? Các căn thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện duyên với bất thiện.

Thế nào là căn có nhân thiện mà duyên với vô ký? Các căn thiện duyên với vô ký. Các căn vô ký có nhân thiện duyên với vô ký.

Thế nào là căn có nhân thiện mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp thiện.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên với thiện thì các căn đó có nhân thiện chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên với thiện có nhân thiện; hoặc căn là duyên với thiện có nhân bất thiện; hoặc căn là duyên với thiện có nhân vô ký.

Thế nào là căn là duyên với thiện có nhân thiện? Các căn thiện duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện duyên với thiện.

Thế nào là căn là duyên với thiện có nhân bất thiện? Các căn bất thiện duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện duyên với thiện.

Thế nào là căn là duyên với thiện có nhân vô ký? Các căn vô ký duyên với thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký duyên với thiện.

Hỏi: Các căn có nhân bất thiện thì căn đó là duyên với bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân bất thiện thì duyên với bất thiện; hoặc căn có nhân bất thiện mà duyên với thiện; hoặc căn có nhân bất thiện mà duyên với vô ký; hoặc căn có nhân bất thiện mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân bất thiện thì duyên với bất thiện? Các căn bất thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện mà duyên với bất thiện.

Thế nào là căn có nhân bất thiện mà duyên với thiện? Các căn bất thiện duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện với duyên với thiện.

Thế nào là căn có nhân bất thiện mà duyên với vô ký? Các căn bất thiện duyên với vô ký. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện mà duyên với vô ký.

Thế nào là căn có nhân bất thiện mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp bất thiện.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên với bất thiện thì các căn đó có nhân bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên với bất thiện có nhân bất thiện; hoặc căn là duyên với bất thiện có nhân thiện; hoặc căn là duyên với bất thiện có nhân vô ký.

Thế nào là căn duyên với bất thiện có nhân bất thiện? Các căn bất thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện thì duyên với bất thiện.

Thế nào là căn là duyên với bất thiện có nhân thiện? Các căn thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện mà duyên với bất thiện. Thế nào là căn là duyên với bất thiện có nhân vô ký? Các căn vô ký duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với bất thiện.

Hỏi: Các căn có nhân vô ký thì căn đó duyên với vô ký chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân vô ký thì duyên với vô ký; hoặc căn có nhân vô ký mà duyên với thiện; hoặc căn có có nhân vô ký mà duyên với bất thiện; hoặc căn có nhân vô ký mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân vô ký thì duyên với vô ký? Các căn vô ký duyên với vô ký. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký thì duyên với vô ký.

Thế nào là căn có nhân vô ký mà duyên với thiện? Các căn vô ký duyên với thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với thiện.

Thế nào là căn có nhân vô ký mà duyên với bất thiện? Các căn vô ký duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với bất thiện.

Thế nào là căn có nhân vô ký mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp vô ký.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên với vô ký thì các căn đó có nhân vô ký chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên với vô ký có nhân vô ký; hoặc căn là duyên với vô ký có nhân thiện; hoặc căn là duyên với vô ký có nhân bất thiện.

Thế nào là căn là duyên với vô ký có nhân vô ký? Các căn vô ký duyên với vô ký. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với vô ký.

Thế nào là căn là duyên với vô ký có nhân thiện? Các căn thiện duyên với vô ký. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện mà duyên với vô ký.

Thế nào là căn là duyên với vô ký có nhân bất thiện? Các căn bất thiện duyên với vô ký. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện mà duyên với vô ký.

Hỏi: Các căn có nhân hệ thuộc cõi Dục thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục thì duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên không hệ thuộc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên không hệ thuộc? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên không hệ thuộc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên hệ thuộc cõi Dục thì căn đó có nhân hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục mà nhân không hệ thuộc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục là duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục mà nhân không hệ thuộc? Các căn không hệ thuộc mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên không hệ thuộc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên không hệ thuộc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên không hệ thuộc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc thì căn đó có nhân hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc mà nhân không hệ thuộc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc là duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc mà nhân không hệ thuộc? Các căn không hệ thuộc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Các căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc thì duyên hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên không hệ thuộc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc thì duyên hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên không hệ thuộc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên không hệ thuộc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà không có duyên?

Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc thì căn đó có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc mà nhân không hệ thuộc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc mà nhân không hệ thuộc? Các căn không hệ thuộc, duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Các căn có nhân học thì căn đó là duyên học chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân học thì duyên học; hoặc căn có nhân học mà duyên vô học; hoặc căn có nhân học mà duyên phi học phi vô học.

Thế nào là căn có nhân học thì duyên học? Các căn học duyên với học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với học.

Thế nào là căn có nhân học mà duyên vô học? Các căn học duyên vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với vô học.

Thế nào là căn có nhân học mà duyên phi học phi vô học? Các căn học mà duyên với phi học phi vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên học thì căn đó có nhân học chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên học có nhân học; hoặc căn là duyên học có nhân vô học; hoặc căn là duyên học có nhân phi học phi vô học.

Thế nào là căn là duyên học có nhân học? Các căn học duyên với học. Lại nữa, các căn vô học có nhân học mà duyên với học.

Thế nào là căn là duyên học có nhân vô học? Các căn vô học mà duyên với học.

Thế nào là căn là duyên học có nhân phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học mà duyên với học.

Hỏi: Các căn có nhân vô học thì căn đó là duyên vô học chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân vô học thì duyên vô học; hoặc căn có nhân vô học mà duyên học; hoặc căn có nhân vô học mà duyên phi học phi vô học.

Thế nào là căn có nhân vô học mà duyên vô học? Các căn vô học duyên vô học.

Thế nào là căn có nhân vô học mà duyên học? Các căn vô học duyên học.

Thế nào là căn có nhân vô học mà duyên phi học phi vô học? Các căn vô học duyên với phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên vô học thì căn đó nhân vô học chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên vô học có nhân vô học; hoặc căn là duyên vô học có nhân học; hoặc căn là duyên vô học có nhân phi học phi vô học.

Thế nào là căn là duyên vô học có nhân vô học? Các căn vô học duyên với vô học.

Thế nào là căn là duyên vô học có nhân học? Các căn học duyên với vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với vô học.

Thế nào là căn là duyên vô học có nhân phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học duyên với vô học.

Hỏi: Các căn có nhân phi học phi vô học thì căn đó là duyên phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân phi học phi vô học mà duyên phi học phi vô học; hoặc căn có nhân phi học phi vô học mà duyên học; hoặc căn có nhân phi học phi vô học mà duyên vô học; hoặc căn có nhân phi học phi vô học, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà duyên phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học mà duyên phi học phi vô học.

Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà duyên học? Các căn phi học phi vô học mà duyên học.

Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà duyên vô học? Các căn phi học phi vô học mà duyên vô học.

Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà không có duyên?

Các căn không có duyên mà có nhân của pháp phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên phi học phi vô học thì căn đó có nhân phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên phi học phi vô học có nhân phi học phi vô học; hoặc căn là duyên phi học phi vô học có nhân học; hoặc căn là duyên phi học phi vô học có nhân vô học.

Thế nào là căn là duyên phi học phi vô học có nhân phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học thì duyên với phi học phi vô học.

Thế nào là căn là duyên phi học phi vô học có nhân học? Các căn học mà duyên với phi học phi vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với phi học phi vô học.

Thế nào là căn là duyên phi học phi vô học có nhân vô học? Các căn vô học mà duyên với phi học phi vô học.

Hỏi: Các căn có nhân kiến đế (kiến đế = kiến đạo) đoạn thì căn đó là duyên với kiến đế đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn; hoặc căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến đế đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn?

Các căn do kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn?

Các căn do kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do kiến đế đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến đế đoạn thì căn đó nhân kiến đế đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên kiến đế đoạn có nhân kiến đế đoạn; hoặc căn là duyên kiến đế đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến đế đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến đế đoạn có nhân kiến đế đoạn? Các căn do kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến đế đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến đế đoạn có nhân không có đoạn?

Các căn không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn.

Hỏi: Các căn có nhân tư duy đoạn thì căn đó là duyên tư duy đoạn chăng? (tu đoạn)

Đáp: Hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn; hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với tư duy đoạn?

Các căn do tư duy đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn?

Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn.

Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn?

Các căn do tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do tư duy đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên tư duy đoạn thì căn đó có nhân tư duy đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên tư duy đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn; hoặc căn là duyên tư duy đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên tư duy đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn là duyên tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn? Các căn do kiến đế đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn là duyên tư duy đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Hỏi: Các căn có nhân không có đoạn, căn đó là duyên không có đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân không có đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn; hoặc căn có nhân không có đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân không có đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn.

Thế nào là căn có nhân không có đoạn mà duyên với tư duy đoạn?

Các căn không có đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên không có đoạn, căn đó nhân không có đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên không có đoạn có nhân không có đoạn; hoặc căn là duyên không có đoạn có nhân kiến đế đoạn; hoặc căn là duyên không có đoạn có nhân tư duy đoạn.

Thế nào là căn là duyên không có đoạn có nhân không có đoạn?

Các căn không có đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên không có đoạn có nhân kiến đế đoạn?

Các căn do kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên không có đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn.

Hỏi: Các căn có nhân kiến khổ đoạn thì căn đó là duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn do kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do kiến tận-kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp kiến khổ đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn thì căn đó nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn là duyên kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân không có đoạn?

Các căn không có đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến tập đoạn cũng như thế.

Hỏi: Các căn có nhân kiến tận đoạn, căn đó là duyên kiến tận đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến tận đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do kiến tận đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến tận đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do kiến tận đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến tận đoạn thì căn đó nhân kiến tận đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân kiến tận đoạn; hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn do kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân kiến tận đoạn?

Các căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn do kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn do kiến tận đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Nhân kiến đạo đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn cũng như thế.

Hỏi: Các căn có nhân kiến khổ đoạn thì căn đó là duyên với khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn, không có duyên. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do kiến tận-kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do kiến khổ đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn đó nhân khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tập pháp trí đoạn?

Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn.

QUYỂN 24

Kiền độ thứ 6: CĂN

Phẩm 7: BÀN VỀ DUYÊN, Phần 2

Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn mà nhân không có đoạn?

Các căn không có đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Nhân là kiến tập đoạn thì duyên với tập pháp trí đoạn, nhân kiến tập đoạn thì duyên với tập vị tri trí đoạn cũng như trên.

Hỏi: Các căn do kiến tận đoạn thì căn đó duyên với tận pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn; hoặc căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn nhân kiến tận đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn?

Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với không có đoạn?

Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên, nhân pháp do kiến tận đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với kiến tận đoạn, căn đó nhân tận pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tận pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tận pháp trí đoạn?

Các căn do tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn?

Các căn do tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn mà nhân không có đoạn?

Các căn không có đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Nhân là kiến đạo đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn, nhân kiến đạo đoạn thì duyên với đạo vị tri trí cũng như trên..

Hỏi: Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì căn đó duyên với khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn, đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ pháp trí đoạn, căn đó nhân khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn?

Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn do không có đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì căn đó duyên với khổ vị tri trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn, đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ vị tri trí đoạn thì căn đó nhân khổ vị tri trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn?

Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn do không có đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn; nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn cũng như trên.

Hỏi: Các căn do tận pháp trí đoạn thì căn đó duyên tận pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên tận pháp trí đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên tận pháp trí đoạn?

Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên, nhân pháp tận pháp trí đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận pháp trí đoạn thì căn đó nhân tận pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tận pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tận pháp trí đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn?

Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn do tận vị tri trí đoạn, căn đó duyên với tận vị tri trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận vị tri trí đoạn, căn đó nhân tận vị tri trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn?

Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn do không có đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Nhân là đạo pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn; nhân đạo vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn cũng như trên.

Hỏi: Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn, căn đó duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn, đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ pháp trí đoạn thì căn đó nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn?

Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì căn đó duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn nhân tư duy đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn, đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ vị tri trí đoạn, căn đó nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn?

Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Nhân là tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn cũng như thế.

Hỏi: Các căn do tận pháp trí đoạn thì căn đó duyên với kiến tận đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên, nhân tận pháp trí đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận pháp trí đoạn, căn đó nhân kiến tận đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tận đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tận đoạn?

Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn?

Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Các căn do tận vị tri trí đoạn, căn đó duyên với kiến tận đoạn chăng? Hoặc căn nhân tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận vị tri trí đoạn thì căn đó nhân kiến tận đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tận đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tận đoạn?

Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn?

Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Nhân là đạo pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; nhân đạo vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn cũng như trên.

QUYỂN 25

Kiền độ thứ 7: ĐỊNH

Đắc quá khứ gọi duyên,
Giải thoát A-na-hàm,
Một hàng xem ở sau.

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC QUÁ KHỨ, Phần 1

Nếu được pháp quá khứ thì đó là được quá khứ chăng? Giả sử được quá khứ thì đó là được pháp quá khứ chăng? Nếu được pháp vị lai thì đó là được vị lai chăng? Giả sử được vị lai thì đó là được pháp vị lai chăng? Nếu được pháp hiện tại thì đó là được hiện tại chăng? Giả sử được hiện tại thì đó là được pháp hiện tại chăng?

Nếu được pháp thiện thì đó là được thiện chăng? Giả sử được thiện thì đó là được pháp thiện chăng? Nếu được pháp bất thiện thì đó là được bất thiện chăng? Giả sử được bất thiện thì đó là được pháp bất thiện chăng? Nếu được pháp vô ký thì đó là được vô ký chăng? Giả sử được vô ký thì đó là được pháp vô ký chăng?

Nếu được pháp hệ thuộc cõi Dục thì đó là được hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử được hệ thuộc cõi Dục thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Dục chăng? Nếu được pháp hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử được hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Sắc chăng? Nếu được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử được hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Nếu được pháp học thì đó là được học chăng? Giả sử được học thì đó là được pháp học chăng? Nếu được pháp vô học thì đó là được vô học chăng? Giả sử được vô học thì đó là được pháp vô học chăng? Nếu được pháp phi học phi vô học thì đó là được phi học phi vô học chăng? Giả sử được phi học phi vô học thì đó là được pháp phi học phi vô học chăng?

Nếu được pháp do kiến đế đoạn thì đó là được kiến đế đoạn chăng? Giả sử được kiến đế đoạn thì đó là được pháp do kiến đế đoạn chăng? Nếu được pháp tư duy đoạn thì đó là được tư duy đoạn chăng? Giả sử được tư duy đoạn thì đó là được pháp do tư duy đoạn chăng? Nếu được pháp không đoạn thì đó là được không đoạn chăng? Giả sử được không đoạn thì đó là được pháp không đoạn chăng?

Các pháp thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm thiện chăng? Giả sử các pháp đều là tâm thiện thì đó là pháp thiện nơi vô sắc chăng? Các pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm bất thiện chăng? Giả sử các pháp đều là tâm bất thiện thì đó là pháp đó là bất thiện nơi vô sắc chăng? Các pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm vô ký chăng? Giả sử các pháp đều là tâm vô ký thì đó là pháp vô ký nơi vô sắc chăng?

Các pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử các pháp đều là tâm hệ thuộc cõi Dục thì đó là pháp hệ thuộc cõi Dục ở vô sắc chăng? Các pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử các pháp đều là tâm hệ thuộc cõi Sắc thì đó là pháp hệ thuộc cõi Sắc ở vô sắc chăng? Các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử các pháp đều là tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh pháp đó là hệ thuộc cõi Vô sắc ở vô sắc chăng?

Các pháp học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm học chăng? Giả sử các pháp đều là tâm học thì đó là pháp học ở vô sắc chăng? Các pháp vô học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm vô học chăng? Giả sử các pháp đều là tâm vô học thì đó là pháp vô học ở vô sắc chăng? Các pháp phi học phi vô học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm phi học phi vô học chăng? Giả sử các pháp đều là tâm phi học phi vô học thì đó là pháp phi học phi vô học ở vô sắc chăng?

Các pháp do kiến đế đoạn (kiến đạo đoạn) sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm do kiến đế đoạn chăng? Giả sử các pháp đều là tâm do kiến đế đoạn thì đó là pháp do kiến đế đoạn nơi vô sắc chăng? Các pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm do tư duy đoạn chăng? Giả sử các pháp đều là tâm của tư duy đoạn thì đó là pháp do tư duy đoạn nơi vô sắc chăng? Các pháp không đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm không đoạn chăng? Giả sử các pháp đều là tâm không đoạn thì đó là pháp không đoạn nơi vô sắc chăng?

Tất cả sơ thiền gồm có năm hạng chăng? Tất cả nhị thiền gồm có bốn hạng chăng? Tất cả tam thiền gồm có năm hạng chăng? Tất cả tứ thiền gồm có bốn hạng chăng?

Vị tương ưng với sơ thiền, nhập nên nói là vị hay khởi nên nói là vị chăng? Vị tương ưng cho đến hữu tưởng, vô tưởng, nhập nên nói là vị, hay khởi nên nói là vị chăng?

Các vị tương ưng với sơ thiền, tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng? Giả sử là ẩn một vô ký thì tất cả vị đó đều tương ưng với sơ thiền chăng? Các vị tương ưng cho đến hữu tưởng, vô tưởng, tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng? Giả sử ẩn một vô ký thì tất cả vị đó đều tương ưng cho đến hữu tưởng-vô tưởng chăng?

Có thể không nhập sơ thiền, mà nhập nhị thiền chăng? Có thể cho đến không nhập định bất dụng, mà nhập hữu tưởng-vô tưởng chăng? Có thể không nhập sơ thiền mà sinh sơ thiền chăng? Có thể cho đến không nhập hữu tưởng-vô tưởng mà sinh hữu tưởng-vô tưởng chăng?

Nếu được sơ thiền chứ không phải nhị thiền, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào? Nếu cho đến đạt được định bất dụng mà không phải hữu tưởng-vô tưởng, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào?

Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Từ? Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Bi? Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Hỷ? Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Hộ (xả)?

Từ diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Bi-Hỷ-Hộ diệt hết kiết hệ thuộc cõi nào?

Sơ thiền diệt hết kiết hệ thuộc cõi nào? Cho đến hữu tưởng-vô tưởng diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Giải thoát thứ nhất cho đến giải thoát thứ tám; trừ nhập thứ nhất cho đến trừ nhập thứ tám; nhất thiết nhập thứ nhất cho đến nhất thiết nhập thứ mười; pháp trí cho đến đạo trí, không-vô nguyện-vô tướng diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Báo của Từ thọ báo ở chỗ nào? Báo của Bi-Hỷ-Hộ thọ báo thanh tịnh nơi nào? Báo của sơ thiền thọ báo thanh tịnh ở chỗ nào? Cho đến báo của hữu tưởng-vô tưởng thì thọ báo ở nơi nào? Báo của giải thoát đầu tiên cho đến giải thoát thứ tám; trừ nhập đầu tiên cho đến trừ nhập thứ tám; nhất thiết nhập đầu tiên cho đến nhất thiết nhập thứ mười; tha tâm trí-đẳng trí sẽ thọ báo ở nơi nào?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu được pháp quá khứ thì đó là được quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Giả sử được quá khứ thì đó là được pháp quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc vô vi.

Hỏi: Nếu được pháp vị lai thì đó là được vị lai chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Giả sử được vị lai thì đó là được pháp vị lai chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc vô vi.

Hỏi: Nếu được pháp hiện tại thì đó là được hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Giả sử được hiện tại thì đó là được pháp hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc vô vi.

Hỏi: Nếu được pháp thiện thì đó là được thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được thiện thì đó là được pháp thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp bất thiện thì đó là được bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được bất thiện thì đó là được pháp bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp vô ký thì đó là được vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được vô ký thì đó là được pháp vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp hệ thuộc cõi Dục thì đó là được hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được hệ thuộc cõi Dục thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc đó là hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Nếu được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc đó là hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Nếu được pháp học thì đó là được học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được học thì đó là được pháp học chăng?

Đáp: Hoặc đó là học, hoặc phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu được pháp vô học thì đó là được vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được vô học thì đó là được pháp vô học chăng?

Đáp: Hoặc đó là vô học, hoặc phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu được pháp phi học phi vô học thì đó là được phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc đó là học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử được phi học phi vô học thì đó là được pháp phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp của kiến đế đoạn thì đó là được kiến đế đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được kiến đế đoạn thì đó là được pháp kiến đế đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp do tư duy đoạn thì đó là được tư duy đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được tư duy đoạn thì đó là được pháp do tư duy đoạn chăng?

Đáp: Hoặc đó là do tư duy đoạn, hoặc không đoạn.

Hỏi: Nếu được pháp không đoạn thì đó là được không đoạn chăng?

Đáp: Hoặc đó là do tư duy đoạn, hoặc không đoạn.

Hỏi: Giả sử được không đoạn thì đó là được pháp không đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm thiện chăng?

Đáp: Hoặc pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm thiện; hoặc pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm bất thiện; hoặc pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm vô ký.

Thế nào là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm thiện? Các pháp tương ưng với tâm thiện kia, pháp đó cùng có thiện, đó gọi là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm thiện.

Thế nào là pháp thiện, sinh nơi vô sắc đều có tâm bất thiện? Như tâm bất thiện hoặc lui lại hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh đó gọi là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm bất thiện.

Thế nào là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm vô ký? Như tâm vô ký hoặc lui lại hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh, đó gọi là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm vô ký.

Hỏi: Giả sử các pháp đều có tâm thiện sinh ra thì pháp đó là thiện ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp đều có tâm thiện sinh ra thiện nơi vô sắc hay là vô ký nơi vô sắc.

Thế nào là pháp đều có tâm thiện sinh thiện nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm thiện kia, pháp đó đều có thiện, đó gọi là pháp đều có tâm thiện sinh ra thiện nơi vô sắc.

Thế nào là pháp đều có tâm thiện sinh vô ký nơi vô sắc? Như tâm thiện tiến lên tốt đẹp thì pháp vô ký được sinh. Như căn vô ký trú trong tâm thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm mềm mại, đầy đủ hơn so với các pháp sinh-lão-vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp đều có tâm thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện, hoặc pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký.

Thế nào là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện? Các pháp tương ưng với tâm kia, đều có bất thiện, đó gọi là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện.

Thế nào là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký? Như tâm vô ký hoặc lui lại hoặc sinh ra thì pháp bất thiện được sinh, đó gọi là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký.

Hỏi: Giả sử các pháp đều có tâm bất thiện sinh ra thì pháp đó là bất thiện ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp đều có tâm bất thiện sinh ra bất thiện nơi vô sắc, hoặc pháp tâm bất thiện đều có sinh thiện nơi vô sắc, hoặc pháp đều có tâm bất thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc.

Thế nào là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra bất thiện nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia, pháp đó đều có bất thiện, đó gọi là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra bất thiện nơi vô sắc.

Thế nào là pháp tâm bất thiện đều có sinh thiện nơi vô sắc? Như tâm bất thiện hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh, đó gọi là pháp tâm bất thiện đều có sinh thiện nơi vô sắc.

Thế nào là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc? Như tâm bất thiện hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp vô ký được sinh, như căn vô ký trú trong tâm bất thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm mềm mại, đầy đủ hơn so với các pháp sinh-lão-vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp vô ký sinh ở vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký chăng?

Đáp: Hoặc pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký; hoặc pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm thiện; hoặc pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện.

Thế nào là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký? Các pháp tương ưng với tâm vô ký kia, pháp đó đều có vô ký, đó gọi là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký.

Thế nào là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm thiện? Như tâm thiện tiến lên tốt đẹp thì pháp vô ký được sinh. Như căn vô ký trú trong tâm thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm mềm mại, đầy đủ hơn so với các pháp sinh-lão-vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm thiện.

Thế nào là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện? Như tâm bất thiện hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp vô ký được sinh, như căn vô ký trú trong tâm bất thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm tốt đẹp, đầy đủ hơn so với các pháp sinh-lão-vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện. Hỏi: Giả sử các pháp đều là tâm vô ký thì pháp đó là vô ký nơi vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp là tâm vô ký đều có sinh vô ký nơi vô sắc, hoặc pháp là tâm vô ký đều có sinh thiện nơi vô sắc, hoặc pháp là tâm vô ký đều có sinh bất thiện nơi vô sắc.

Thế nào là pháp do tâm vô ký đều có sinh vô ký nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm vô ký kia thì pháp đó đều có vô ký, đó gọi là pháp do tâm vô ký đều có sinh vô ký nơi vô sắc.

Thế nào là pháp do tâm vô ký đều có sinh thiện nơi vô sắc? Như tâm vô ký hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh, đó gọi là pháp do tâm vô ký đều có sinh thiện nơi vô sắc.

Thế nào là pháp do tâm vô ký đều có sinh bất thiện nơi vô sắc? Như tâm vô ký hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp bất thiện được sinh, đó gọi là pháp do tâm vô ký đều có sinh bất thiện nơi vô sắc. Hỏi: Các pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc, pháp đó là tâm hệ thuộc cõi Dục đều có chăng?

Đáp: Hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Dục, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc sinh ra hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp hệ thuộc cõi Dục được sinh ra, như căn hệ thuộc cõi Dục trú vào tâm hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này đều phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ các pháp này đều phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc, tiến lên tốt đẹp thì pháp hệ thuộc cõi Dục được sinh ra, như tâm không hệ thuộc trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Hỏi: Giả sử các pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh thì pháp đó hệ thuộc cõi Dục ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục? Các pháp tương ưng với tâm kia, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Sắc được sinh, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc không hệ thuộc? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không hệ thuộc được sinh, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc.

Hỏi: Các pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có chăng?

Đáp: Hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Sắc, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp hệ thuộc cõi Sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc trụ vào căn hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc tiến lên tốt đẹp thì pháp hệ thuộc cõi Sắc được sinh ra, như tâm không hệ thuộc trụ vào căn hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Hỏi: Giả sử các pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh, pháp đó hệ thuộc cõi Sắc ở vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc? Các pháp tương ưng có tâm hệ thuộc cõi Sắc pháp đó đều có hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Dục được sinh ra, hoặc là tâm hệ thuộc cõi Sắc trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không hệ thuộc được sinh ra, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc không hệ thuộc.

Hỏi: Các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Hỏi: Giả sử các pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh, pháp đó hệ thuộc cõi Vô sắc ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục; hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc; hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, trụ vào căn hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp không hệ thuộc được sinh ra, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc không hệ thuộc.

Hỏi: Các pháp học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm học chăng?

Đáp: Hoặc pháp học sinh nơi vô sắc đều là tâm học; hoặc pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học.

Thế nào là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm học? Các pháp tương ưng với tâm học kia thì pháp đó đều có học, đó gọi là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm học.

Thế nào là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học? Như tâm phi học phi vô học hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp học được sinh ra, đó gọi là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử các pháp có tâm học đều sinh thì pháp học đó sinh ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp có tâm học đều sinh là học nơi vô sắc; hoặc pháp có tâm học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm học đều sinh là học nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm học kia thì pháp đó đều có học, đó gọi là pháp có tâm học đều sinh là học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc? Như tâm học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp có tâm học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp vô học sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm vô học chăng?

Đáp: Hoặc pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học; hoặc pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học.

Thế nào là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học? Các pháp tương ưng với tâm vô học kia thì pháp đó đều có vô học, đó gọi là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học.

Thế nào là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học? Như tâm phi học phi vô học hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp vô học được sinh ra, đó gọi là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử các pháp có tâm vô học đều sinh thì pháp vô học đó sinh ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp có tâm vô học đều sinh là vô học nơi vô sắc; hoặc pháp có tâm vô học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm vô học đều sinh là vô học nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm vô học kia thì pháp đó đều có vô học, đó gọi là pháp có tâm vô học đều sinh là vô học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm vô học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc? Như tâm vô học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm vô học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp có tâm vô học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp phi học phi vô học sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học; hoặc pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm học; hoặc pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học.

Thế nào là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học? Các pháp tương ưng với tâm phi học đều là thì tâm phi học phi vô học.

Thế nào là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm học? Như tâm học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc thì tâm học đều có.

Thế nào là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học đều có? Như tâm vô học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm vô học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học.

Hỏi: Giả sử các pháp phi học phi vô học với tâm thì pháp đó là phi học phi vô học ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc; hoặc pháp phi học phi vô học với tâm đều sinh là học nơi vô sắc; hoặc pháp phi học phi vô học với tâm đều sinh vô học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp phi học phi vô học, với tâm đều sinh phi học phi vô học nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia thì pháp đó đều có phi học phi vô học, đó gọi là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là học nơi vô sắc? Như tâm phi học phi vô học, hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp học được sinh ra, đó gọi là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là vô học nơi vô sắc? Như tâm phi học phi vô học hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp vô học được sinh ra, đó gọi là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là vô học nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm cùng sinh do kiến đế đoạn chăng?

Đáp: Hoặc pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn; hoặc pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do tư duy đoạn.

Thế nào là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn? Các pháp tương ưng với tâm do kiến đế đoạn thì pháp đó đều có kiến đế đoạn, đó gọi là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh ra do kiến đế đoạn.

Thế nào là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do tư duy đoạn? Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp do kiến đế đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do tư duy đoạn.

Hỏi: Giả sử các pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn thì đó là pháp do kiến đế đoạn nơi vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do kiến đế đoạn; hoặc pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do tư duy đoạn.

Thế nào là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do kiến đế đoạn? Các pháp tương ưng với tâm kia thì pháp đó đều có kiến đế đoạn, đó gọi là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do kiến đế đoạn.

Thế nào là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc của tư duy đoạn? Như tâm do kiến đế đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra, như tâm cùng sinh do kiến đế đoạn trụ vào căn tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do tư duy đoạn.

QUYỂN 26

Kiền độ thứ 7: ĐỊNH

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC QUÁ KHỨ, Phần 2

Hỏi: Các pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm do tư duy đoạn chăng?

Đáp: Hoặc pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn; hoặc pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do kiến đế đoạn; hoặc pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn.

Thế nào là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn? Các pháp tương ưng với tâm do tư duy đoạn thì pháp đó tư duy đoạn, đó gọi là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn.

Thế nào là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do kiến đế đoạn? Như tâm do kiến đế đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra. Như tâm do kiến đế đoạn, trụ căn do tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do kiến đế đoạn.

Thế nào là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn? Như tâm không đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra; như tâm không đoạn trụ vào căn do tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn.

Hỏi: Giả sử các pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn thì pháp đó là do tư duy đoạn nơi vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do tư duy đoạn; hoặc pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do kiến đế đoạn; hoặc pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc không đoạn.

Thế nào là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do tư duy đoạn? Các pháp tương ưng với tâm thì pháp đó đều có tư duy đoạn, đó gọi là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do tư duy đoạn.

Thế nào là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do kiến đế đoạn? Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp do kiến đế đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do kiến đế đoạn.

Thế nào là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc mà không đoạn? Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc không đoạn.

Hỏi: Các pháp không đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm không đoạn chăng?

Đáp: Hoặc pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn; hoặc pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn. Thế nào là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn? Các pháp tương ưng với tâm không đoạn thì pháp đó đều có không đoạn, đó gọi là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn.

Thế nào là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn? Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn.

Hỏi: Giả sử các pháp đều sinh tâm không đoạn thì pháp đó không đoạn đó vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc không đoạn; hoặc pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc do tư duy có đoạn.

Thế nào là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc không đoạn? Các pháp tương ưng với tâm không đoạn thì pháp đó đều có không đoạn, đó gọi là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc không đoạn.

Thế nào là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc do tư duy đoạn? Như tâm không đoạn tiến lên tốt đẹp thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra, như tâm không đoạn trụ vào căn do tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh-lão-vô thường, đó gọi là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc do tư duy đoạn.

Hỏi: Tất cả sơ thiền gồm có năm hạng chăng?

Đáp: Năm hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải là năm hạng.

Thế thì không có những gì?

Đáp: Xa lìa sự vui mừng.

Hỏi: Tất cả nhị thiền gồm có bốn hạng chăng?

Đáp: Bốn hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải là bốn hạng.

Thế thì không có những gì?

Đáp: Không có nội tín.

Hỏi: Tất cả tam thiền gồm có năm hạng chăng? Đáp: Năm hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải năm hạng. Thế thì không có những gì?

Đáp: Không có niệm trí.

Tất cả tứ thiền gồm có bốn hạng chăng?

Bốn hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải là bốn hạng.

Thế thì không có những gì?

Đáp: Không có hộ, niệm, tịnh.

Hỏi: Vị tương ưng với sơ thiền, nhập nên nói là vị, hay khởi nên nói là vị?

Đáp: Các vị là nhập kia, hoặc vị ngưng thì khởi tương ưng với các vị.

Hỏi: Vị tương ưng cho đến hữu tưởng-vô tưởng, nhập nên nói là vị hay khởi, nên nói là vị?

Đáp: Các vị là nhập kia, hoặc vị ngưng thì khởi tương ưng với các vị.

Hỏi: Các vị tương ưng với sơ thiền, tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy, các vị tương ưng với sơ thiền thì tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký.

Hỏi: Có thể có ẩn một vô ký thì đó không phải là vị tương ưng với sơ thiền chăng?

Đáp: Có trừ ra ái còn lại các phiền não hiện ở trước mắt, tương ưng với các vị.

Hỏi: Các vị tương ưng cho đến hữu tưởng-vô tưởng thì tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy, các vị tương ưng cho đến hữu tưởng-vô tưởng thì tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký.

Hỏi: Có thể có ẩn một vô ký mà nó không phải là vị tương ưng cho đến hữu tưởng-vô tưởng chăng?

Đáp: Có trừ ra ái còn lại các phiền não hiện ở trước mắt.

Hỏi: Có thể không nhập sơ thiền mà nhập nhị thiền chăng?

Đáp: Có nhập.

Hỏi: Có thể không nhập cho đến định bất dụng mà nhập hữu tưởng-vô tưởng chăng?

Đáp: Có nhập.

Hỏi: Có thể không nhập sơ thiền mà sinh ở sơ thiền chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể không nhập cho đến hữu tưởng-vô tưởng mà sinh ở hữu tưởng-vô tưởng chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Nếu được sơ thiền chứ không phải nhị thiền, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thiên, hoặc cõi trời Quang âm, hoặc cõi trời Biến tịnh, hoặc cõi trời Quả thật, hoặc Không xứ, hoặc Thức xứ, hoặc Bất dụng xứ, hoặc Hữu tưởng-Vô tưởng, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Nếu được cho đến bất dụng xứ chứ không phải hữu tưởng-vô tưởng, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào?

Đáp: Hoặc bất dụng xứ, hoặc hữu tưởng-vô tưởng, hoặc vô xứ sở.

Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Từ?

Mang lại an lành cho chúng sinh. Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Bi?

Đáp: Loại trừ đau khổ cho chúng sinh.

Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Hỷ?

Đáp: Làm cho chúng sinh được vừa lòng.

Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Hộ (xả)?

Đáp: Bảo vệ che chở cho chúng sinh.

Hỏi: Từ diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Bi, Hỷ, Hộ diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Sơ thiền tịnh diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Tịnh cho đến hữu tưởng-vô tưởng diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ ba diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Không xứ giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc Không xứ, hoặc hệ thuộc Thức xứ, hoặc hệ thuộc Bất dụng xứ, hoặc hệ thuộc Hữu tưởng-vô tưởng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Thức xứ giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Hoặc hệ thuộc Thức xứ, hoặc hệ thuộc Bất dụng xứ, hoặc hệ thuộc Hữu tưởng-vô tưởng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Bất dụng xứ giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc Bất dụng xứ, hoặc hệ thuộc Hữu tưởng-vô tưởng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Hữu tưởng-vô tưởng giải thoát và Diệt tận giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Trừ nhập đầu tiên diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Cho đến trừ nhập thứ tám diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Nhất thiết nhập đầu tiên diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Cho đến nhất thiết nhập thứ mười diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Pháp trí diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Vị tri trí diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Tha tâm trí diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Đẳng trí-khổ trí-tập-tận-đạo trí, không-vô nguyện-vô tướng diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của Từ thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hoặc trời Phạm thiên, hoặc Quang âm, hoặc Biến tịnh, hoặc Quả thật, hoặc vô xứ sở.

Bi và Hộ cũng như thế.

Hỏi: Báo của Hỷ thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Phạm thiên và Quang âm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của tịnh sơ thiền thọ báo ở nơi nào? Đáp: Trên cõi Phạm thiên, hoặc vô xứ sở

Hỏi: Cho đến báo của hữu tưởng e vô tưởng thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hữu tưởng-vô tưởng, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của giải thoát thứ nhất-thứ hai thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Phạm thiên và Quang âm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của bốn trừ nhập đầu tiên thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Phạm thiên và Quang âm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của tịnh giải thoát và bốn trừ nhập sau báo của tám nhất thiết nhập thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Quả thật, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của Không xứ giải thoát thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Không xứ, hoặc vô xứ sở. Không xứ nhất thiết nhập cũng như thế.

Hỏi: Báo của Thức xứ giải thoát thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Thức xứ, hoặc vô xứ sở. Thức xứ, nhất thiết nhập cũng như thế.

Hỏi: Báo của Bất dụng xứ giải thoát thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Bất dụng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của Hữu tưởng-vô tưởng giải thoát thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hữu tưởng-vô tưởng, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của Diệt tận giải thoát thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hữu tưởng-vô tưởng, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của tha tâm trí thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hoặc Phạm thiên, hoặc Quang âm, hoặc Biến tịnh, hoặc Quả thật, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của đẳng trí thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc-cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

--------------

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

Tám Tam-muội, bốn thiền, bốn định vô sắc, vị tương ưng với tịnh-vô lậu.

Có thể có vị tương ưng thành tựu sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Vị tương ưng thành tựu tịnh mà không phải vô lậu chăng? Vị tương ưng thành tựu vô lậu mà không phải tịnh chăng? Thành tựu tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Vị tương ưng thành tựu tịnh-vô lậu mà không thành tựu được-bỏ-thoái lui cũng như thế.

Nếu tu sơ thiền thế tục thì đó là tu vô lậu sơ thiền chăng? Giả sử tu vô lậu sơ thiền thì đó là tu sơ thiền thế tục chăng? Nếu tu sơ thiền thế tục cho đến bất dụng xứ thì đó là tu vô lậu bất dụng xứ chăng? Giả sử tu vô lậu bất dụng xứ thì đó tu bất dụng xứ thế tục chăng?

Nếu ban đầu nhập sơ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói có giác-có quán chăng? Nếu ban đầu nhập nhị thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hỷ căn chăng? Nếu ban đầu nhập tam thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp tất cả pháp đó nên nói tương ưng với lạc căn chăng? Nếu ban đầu nhập tứ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hộ căn chăng?

Nếu ban đầu nhập không xứ vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm không xứ chăng? Nếu ban đầu nhập thức xứ vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm thức xứ chăng? Nếu ban đầu nhập Bất dụng xứ vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm Bất dụng xứ chăng?

Vị tương ưng với sơ thiền cùng vị tương ưng sơ thiền ấy có bao nhiêu duyên duyên. Tịnh có bao nhiêu duyên duyên? Vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Trên vị tương ưng có bao duyên? Trên tịnh-vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Tịnh sơ thiền cùng tịnh sơ thiền kia có bao nhiêu duyên duyên? Vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Trên vị tương ưng có bao duyên? Trên tịnh-vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Vị và tịnh của địa mình có bao nhiêu duyên duyên?

Sơ thiền vô lậu, sơ thiền vô lậu kia có bao nhiêu duyên duyên? Trên vị tương ưng có bao duyên? Trên tịnh-vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Vị tương ưng của địa mình có bao nhiêu duyên duyên? Cho đến bất dụng xứ cũng như thế.

Vị tương ưng hữu tưởng, vô tưởng cùng vị tương ưng hữu tưởng-vô tưởng ấy có bao nhiêu duyên duyên? Tịnh có bao nhiêu duyên duyên? Dưới vị tương ưng có bao nhiêu duyên duyên? Dưới tịnh-vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Tịnh hữu tưởng-vô tưởng với tịnh hữu tưởng-vô tưởng đó có bao nhiêu duyên duyên? Dưới vị tương ưng có bao nhiêu duyên duyên? Dưới tịnh vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Dưới vị tương ưng của địa mình có bao nhiêu duyên duyên?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Tám Tam-muội, bốn thiền, bốn định vô sắc, vị tương ưng với tịnh-vô lậu.

Hỏi: Có thể vị tương ưng thành tựu sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, ái dục chưa hết.

Hỏi: Tịnh thành tựu mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Vị tương ưng thành tựu tịnh chứ không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục ái dục không còn mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, hoặc sinh trên cõi Phạm thiền mà ái cõi ấy chưa hết.

Hỏi: Vị tương ưng thành tựu vô lậu mà không phải tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thành tựu tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiện, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Vị tương ưng thành tựu tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục ái dục không còn mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, hoặc sinh trên cõi Phạm thiên mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng không thành tựu sơ thiền mà đều là tịnh cũng đều là vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Không thành tựu tịnh mà đều là vị tương ưng mà đều là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Không thành tựu vô lậu mà đều là vị tương ưng cũng đều là tịnh chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục ái dục đã hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết hoặc sinh trên cõi Phạm thiên mà ái cõi ấy chưa hết.

Hỏi: Vị tương ưng không thành tựu tịnh mà đều là vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh lên trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Vị tương ưng không thành tựu vô lậu mà đều là tịnh chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Không thành tựu tịnh-vô lậu mà đều là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, ái nơi cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng và tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh lên trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng đạt được sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được sinh trên cõi Phạm thiên mà không có ái thoái lui.

Hỏi: Được tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Người phàm phu đến nơi ái dục không còn.

Hỏi: Được vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Dựa vào sơ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, sẽ đạt đến quả A-la-hán.

Hỏi: Được vị tương ưng tịnh mà không phải vô lậu chăng?

Đáp: Địa trên ẩn đi mà sinh vào cõi Phạm thiên. Hỏi: Cho đến được tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Người vô cấu đến nơi ái dục không còn.

Hỏi: Phần còn lại được chăng?

Đáp: Không được.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng bỏ sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Bỏ, đến nơi ái trên cõi Phạm thiên không còn

Hỏi: Bỏ tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Bỏ người phàm phu đối với ái dục không còn mà thoái lui ở cõi Dục, hoặc trên cõi Phạm thiên ẩn đi rồi sinh vào địa phía trên.

Hỏi: Cho đến bỏ tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Bỏ, người vô cấu đối với ái dục không còn mà thoái lui.

Hỏi: Còn lại cũng bỏ chăng?

Đáp: Không bỏ.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng sơ thiền mà thoái lui chứ không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Tịnh thoái lui mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Thoái lui, người phàm phu đối với ái dục không còn mà thoái lui.

Hỏi: Cho đến tịnh-vô lậu thoái lui mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Thoái lui, người vô cấu đối với ái dục không còn mà thoái lui.

Hỏi: Phần còn lại thoái lui chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Nếu tu sơ thiền thế tục thì đó là tu sơ thiền vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là thế tục mà không phải vô lậu? Vốn đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền thế tục chứ không phải vô lậu, đó gọi là thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là vô lậu mà không phải thế tục? Vốn đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền thế tục; hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu chứ không phải là thế tục; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu chứ không phải là thế tục, đó gọi là vô lậu mà không phải thế tục.

Thế nào là vô lậu mà cũng là thế tục? Vốn không đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt mà lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu, hoặc vốn không đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu sơ thiền thế tục, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu và thế tục, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là ở sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu và thế tục, đó gọi là vô lậu mà cũng là thế tục.

Thế nào là không phải thế tục cũng không phải vô lậu? Vốn được trí thế tục hiện ở trước mắt, mà đó không phải là sơ thiền, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu và thế tục, hoặc vốn được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu và thế tục, tất cả tâm nhiễm ô và tâm vô ký nhập định vô tưởng-định diệt tận, không phải tu sơ thiền thế tục cũng không phải sơ thiền vô lậu, đó gọi là không phải thế tục cũng không phải vô lậu.

Nhị thiền và tam thiền cũng như thế.

Hỏi: Nếu tu tứ thiền thế tục thì đó là tu tứ thiền vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là thế tục làm không phải vô lậu? Vốn đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt; hoặc vốn không đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền thế tục lúc này có thể tu tứ thiền thế tục chứ không phải tứ thiền vô lậu, đó gọi là thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là vô lậu mà không phải thế tục? Vốn đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt; hoặc vốn không đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền thế tục; hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu chứ không phải thế tục; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu chứ không phải thế tục, đó gọi là vô lậu mà không phải thế tục.

Thế nào là vô lậu mà cũng là thế tục? Vốn không đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu; hoặc vốn không đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu tứ thiền thế tục; hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu và thế tục; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu và thế tục, đó gọi là vô lậu mà cũng là thế tục.

Thế nào là không phải thế tục cũng không phải vô lậu? Vốn được trí thế tục hiện ở trước mắt, mà đó không phải là tứ thiền hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu và thế tục; hoặc vốn được trí vô lậu hiện ở trước mắt mà đó không phải là tứ thiền; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu và thế tục. Tất cả tâm nhiễm ô và tâm vô ký nhập định vô tưởng-định diệt tận, vô tưởng thiên không tu tứ thiền thế tục cũng không tu tứ thiền vô lậu, đó gọi là không phải thế tục cũng không phải vô lậu. Cho đến định bất dụng cũng như thế.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập sơ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói có giác-có quán chăng?

Đáp: Hoặc pháp đó có giác, có quán; hoặc không có giác, có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập nhị thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hỷ căn chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hỷ căn, hoặc hộ căn.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập tam thiền vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với lạc căn chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập tứ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hộ căn chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập không định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm không định chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định, bất dụng định.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập thức định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm thức định chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định, bất dụng định.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập bất dụng định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm-tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm bất dụng định chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định-bất dụng định.

Vị tương ưng sơ thiền cùng vị tương ưng sơ thiền ấy là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng. Tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng mà không có nhân. Vô lậu là duyên tăng thượng. Vị tương ưng còn lại cùng một tăng thượng. Nhị thiền-tam thiền-tứ thiền vô lậu-tịnh là duyên tăng thượng. Định vô sắc vô lậu-tịnh cùng chung một tăng thượng.

Sơ thiền tịnh cùng sơ thiền tịnh kia là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng, vô lậu là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân, trừ ra địa mình còn lại tất cả vị tương ưng cùng một tăng thượng. Nhị thiền-tam thiền vô lậu-tịnh, theo thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân. Tứ thiền vô lậu tịnh duyên tăng thượng; định vô sắc vô lậu-tịnh cùng một tăng thượng. Vị tương ưng với địa mình là theo thứ tự duyên tăng thượng.

Sơ thiền vô lậu cùng sơ thiền vô lậu kia là nhân thứ tự duyên tăng thượng; tất cả vị tương ưng cùng một tăng thượng. Tịnh sơ thiền-nhị thiền-tam thiền là theo thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhị thiền-tam thiền vô lậu là nhân thứ tự duyên tăng thượng. Tứ thiền tịnh, định vô sắc tịnh là duyên tăng thượng. Tứ thiền vô lậu, định vô sắc vô lậu là nhân duyên tăng thượng. Tự địa tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Cho đến bất dụng định cũng như thế.

Vị tương ưng hữu tưởng-vô tưởng cùng vị tương ưng hữu tưởng-vô tưởng ấy là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng; tịnh là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân. Dưới vị tương ưng cùng một thứ tự tăng thượng. Bất dụng xứ tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng, còn lại dưới vô lậu tịnh là duyên tăng thượng.

Hữu tưởng-vô tưởng tịnh cùng hữu tưởng-vô tưởng tịnh kia nhân thứ tự và duyên tăng thượng. Dưới vị tương ưng là cùng một tăng thượng. Dưới vô lậu tịnh và thức xứ-bất dụng xứ là thứ tự duyên tăng thượng mà không có nhân. Còn lại vô lậu tịnh là duyên tăng thượng vị tương ưng với địa mình là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân.

QUYỂN 27

Kiền độ thứ 7: ĐỊNH

Phẩm 3: BÀN VỀ GIẢI THOÁT

Thâu tóm tương ưng cũng chung, thành tựu thiền vô sắc, bảy người, bảy đắc lập tức.

Do Tam-muội nào dứt hết mười tưởng? Bốn thiền, bốn đẳng, bốn định vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập (tám thắng xứ), mười nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội.

Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận.

Tưởng về vô thường thâu nhiếp bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến tưởng về tận cũng như thế.

Sơ thiền thâu nhiếp bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến tứ thiền cũng như thế.

Từ thâu nhiếp bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến Hộ cũng như thế.

Không xứ trong vô sắc thâu nhiếp bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến hữu tưởng-vô tưởng cũng như thế.

Giải thoát thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến giải thoát thứ tám cũng như thế.

Trừ nhập thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến trừ nhập thứ tám cũng như thế.

Nhất thiết nhập thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tammuội? Cho đến nhất thiết nhập thứ mười cũng như thế.

Pháp trí thâu nhiếp bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến đạo trí cũng như thế.

Không-vô tướng-vô nguyện thâu nhiếp bao nhiêu Tam-muội?

Tương ưng chung cũng như thế.

Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với tứ thiền này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với bốn đẳng, bốn định vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập, mười nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến tứ thiền cũng như thế.

Bảy người là kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Người kiên tín đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Người kiên tín đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Có thể thành tựu vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Thành tựu vị tương ưng và tịnh mà hông phải vô lậu chăng? Thành tựu vị tương ưng và vô lậu mà không phải tịnh chăng? Thành tựu tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Thành tựu vị tương ưng tịnh-vô lậu chăng? Không thành tựu-được-bỏ, thoái lui cũng như thế.

Có thể thành tựu vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Thành tựu vị tương ưng tịnh mà không phải vô lậu chăng? Thành tựu vị tương ưng vô lậu mà không phải tịnh chăng? Thành tựu tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Thành tựu vị tương ưng tịnh-vô lậu chăng? Không thành tựu-được-bỏ, thoái lui cũng như thế.

Có thể vị tương ưng tứ thiền lập tức được-lập tức bỏ, dần dần được-dần dần bỏ chăng? Có thể tịnh của tứ thiền lập tức được-lập tức bỏ, dần dần được-dần dần bỏ chăng? Có thể tứ thiền vô lậu lập tức được-lập tức bỏ, dần dần được-dần dần bỏ chăng? Có thể vị tương ưng bốn định vô sắc lập tức được-lập tức bỏ, dần dần được-dần dần bỏ chăng? Có thể tịnh của bốn định vô sắc lập tức được-lập tức bỏ, dần dần được-dần dần bỏ chăng? Định của ba vô sắc vô lậu lập tức được-lập tức bỏ, dần dần được-dần dần bỏ chăng?

Thân giáo do Tam-muội nào trừ hết? Khẩu giáo do Tam-muội nào trừ hết? Thân không có giáo, khẩu không có giáo, ba hành ác, ba hành diệu, ba căn bất thiện, ba căn thiện, bốn không thánh ngữ, bốn thánh ngữ, bốn bào thai, bốn sinh, bốn thức trụ, năm thạnh ấm, năm dục, năm giới Ưu-bà-tắc, sáu nội nhập, sáu ngoại nhập, sáu thức thân, sáu cánh lạc (xúc) thân, sáu thống (thọ) thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân, chỗ dừng lại của bảy thức, tám pháp, chín nơi cư trú của chúng sinh, mười hành tích, bốn thiền, bốn đẳng, bốn định vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập (tám thắng xứ), mười nhất thiết nhập, tha tâm trí và đẳng trí do Tam-muội nào trừ hết?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ. Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận.

Tưởng về vô thường thâu nhiếp bốn thiền, bốn định vô sắc, bốn giải thoát. Tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như thế. Tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống thâu nhiếp bốn thiền và hai giải thoát đầu; tưởng về tất cả thế gian không thể vui thâu nhiếp thiền thứ ba-thứ tư.

Trong thiền sơ thiền thâu nhiếp sơ thiền, bốn đẳng, giải thoát đầu tiên, thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội. Nhị thiền thâu nhiếp nhị thiền, bốn đẳng, giải thoát đầu tiên-thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội. Tam thiền thâu nhiếp tam thiền, ba đẳng, tám trí, ba Tam-muội. Tứ thiền thâu nhiếp tứ thiền, ba đẳng, tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội.

Từ thâu nhiếp Từ-Bi-Hỷ-Hộ (xả) thâu nhiếp Hộ.

Trong vô sắc Không xứ thâu nhiếp Không xứ, Không xứ giải tho-át, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Thức xứ thâu nhiếp Thức xứ, Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Bất dụng xứ thâu nhiếp Bất dụng xứ, Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội. Hữu tưởng, vô tưởng xứ thâu nhiếp hữu tưởng-vô tưởng xứ, hữu tưởng-vô tưởng giải thoát diệt tận, giải thoát một trí.

Giải thoát đầu tiên-thứ hai-thứ ba thâu nhiếp giải thoát đầu tiên-thứ hai-thứ ba. Không xứ giải thoát thâu nhiếp giải thoát Không xứ, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Thức xứ giải thoát thâu nhiếp Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Bất dụng xứ giải thoát thâu nhiếp Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội. Hữu tưởng-vô tưởng giải thoát thâu nhiếp hữu tưởng-vô tưởng giải thoát, một trí. Diệt tận giải thoát thâu nhiếp diệt tận giải thoát.

Trừ nhập đầu tiên thâu nhiếp trừ nhập đầu tiên, cho đến trừ nhập thứ tám thâu nhiếp trừ nhập thứ tám.

Nhất thiết nhập đầu tiên thâu nhiếp nhất thiết nhập đầu tiên, cho đến nhất thiết nhập thứ mười thâu nhiếp nhất thiết nhập thứ mười.

Pháp trí thâu nhiếp pháp trí, năm trí, phần ít nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Vị tri trí thâu nhiếp vị tri trí, năm trí, phần ít nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập-tận-đạo trí. tha tâm trí thâu nhiếp tha tâm trí, bốn trí, phần ít nhập, pháp trí, vị tri trí, đạo trí, đẳng trí. Đẳng trí thâu nhiếp đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Không-vô tướng-vô nguyện thâu nhiếp vô tướng cũng tồn tại cũng như thế.

Tưởng về vô thường tương ưng tứ thiền, bốn định vô sắc, bốn giải thoát, bốn trí, một Tam-muội. Tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như vậy.

Tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống tương ưng tứ thiền, giải thoát thứ nhất-thứ hai và đẳng trí.

Tưởng về tất cả thế gian không thể vui tương ưng với thiền thứ ba-thứ tư và đẳng trí.

Trong thiền sơ thiền tương ưng với sơ thiền, bốn đẳng, giải thoát thứ nhất và thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội.

Thiền thứ hai tương ưng với thiền thứ hai, bốn đẳng, giải thoát thứ nhất và thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội.

Thiền thứ ba tương ưng với thiền thứ ba, ba đẳng, tám trí, ba Tam-muội.

Thiền thứ tư tương ưng với thiền thứ tư, ba đẳng, tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội.

Từ tương ưng với Từ và đẳng trí cùng Bi-Hỷ-Hộ (xả) tương ưng với Hộ cùng đẳng trí.

Trong vô sắc Không xứ tương ưng với Không xứ, Không xứ giải thoát, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội.

Thức xứ tương ưng với Thức xứ, Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội.

Bất dụng xứ tương ưng với Bất dụng xứ, Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội.

Hữu tưởng-vô tưởng xứ tương ưng với hữu tưởng vô tưởng xứ, hữu tưởng vô tưởng giải thoát cùng đẳng trí.

Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ ba tương ưng với giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ ba và đẳng trí.

Không xứ giải thoát tương ưng với Không xứ giải thoát, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội.

Thức xứ giải thoát tương ưng với Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội.

Bất dụng xứ giải thoát tương ưng với Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội.

Hữu tưởng vô tưởng giải thoát tương ưng với hữu tưởng vô tưởng giải thoát cùng đẳng trí.

Trừ nhập thứ nhất tương ưng với trừ nhập thứ nhất cùng đẳng trí, cho đến trừ nhập thứ tám tương ưng với trừ nhập thứ tám và đẳng trí.

Nhất thiết nhập thứ nhất tương ưng với nhất thiết nhập thứ nhất và đẳng trí, cho đến nhất thiết nhập thứ mười tương ưng với nhất thiết nhập thứ mười và đẳng trí.

Pháp trí tương ưng với vị tri trí, ba Tam-muội, phần ít nhập. Tha tâm trí tương ưng với một Tammuội, phần ít nhập.

Đẳng trí không tương ưng với Tam-muội.

Khổ trí tương ưng với hai Tam-muội, phần ít nhập. Tập-tận-đạo trí tương ưng với một Tammuội và phần ít nhập. Tam-muội không, vô tướng, vô nguyện không tương ưng với Tam-muội.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền, thì đối với tứ thiền này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là một? Ái cõi Dục hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái trên cõi Phạm thiên hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái cõi Quang âm hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Ái cõi Biến tịnh hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền, thì đối với bốn đẳng này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc ba, hoặc bốn.

Thế nào là không có? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không có. Thế nào là ba? Sinh trời Biến tịnh hoặc cõi Quả thật, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, cõi Quang âm, đó gọi là bốn.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với bốn định vô sắc này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là không có? Ái cõi Sắc chưa hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Ái cõi Sắc đã hết mà ái Không xứ chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Ái của Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền, thì đối với tám giải thoát này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám.

Thế nào là không có? Sinh cõi Biến tịnh đối với ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Biến tịnh đối với ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái cõi Quả thật chưa hết hoặc sinh nơi Không xứ thì ái Không xứ chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái cõi Quả thật đã hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái cõi Quả thật đã hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh Không xứ thì ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì đối với ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Không xứ thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì đối với ái Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì đối với ái Bất dụng xứ chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Quả thật hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Quả thật đã hết mà ái nơi Không xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái nơi Thức xứ hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ thì ái hết, hông đạt được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì đối với ái cõi ấy đã hết, không đạt được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh nơi hữu tưởng-vô tưởng xứ thì không đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là bốn.

Thế nào là năm? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái nơi Thức xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm, thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái nơi Thức xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh nơi hữu tưởngvô tưởng xứ, thì đạt được

Tam-muội diệt tận, đó gọi là năm.

Thế nào là sáu? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì đạt được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quả thật thì đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là sáu.

Thế nào là bảy? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là bảy.

Thế nào là tám? Sinh cõi Dục hoặc sinh trên cõi Phạm thiên, đạt được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quang âm thì đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với tám trừ nhập này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc bốn, hoặc tám.

Thế nào là không có? Sinh cõi Biến tịnh đối với ái cõi Biến tịnh chưa hết hoặc sinh đến cõi Vô sắc thì đó gọi là không có.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Quang âm hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì đối với ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái cõi Biến tịnh hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái cõi Quả thật chưa hết, đó gọi là bốn.

Thế nào là tám? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái cõi Biến tịnh đã hết hoặc sinh cõi Quang âm thì ái cõi Biến tịnh hết, đó gọi là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với mười nhất thiết nhập này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một-hai-tám-chín-mười.

Thế nào là không có? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái cõi Quang âm hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì đối với ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái cõi Biến tịnh chưa hết hoặc sinh nơi Bất dụng xứ, hữu tưởng-vô tưởng xứ, thì đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh nơi Không xứ đối với ái nơi Không xứ chưa hết hoặc sinh nơi Thức xứ, thì đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh nơi Không xứ, đối với ái nơi Không xứ đã hết, đó gọi là hai.

Thế nào là tám? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, Biến tịnh hết ái mà Quả thật chưa hết ái. Nếu sinh Quang âm thì hết ái Biến tịnh mà chưa hết ái Quả thật. Nếu sinh Biến tịnh thì hết ái nơi đây mà chưa hết ái Quả thật. Nếu sinh Quả thật mà chưa hết ái nơi đây, thì đó gọi là tám.

Thế nào là chín? Sinh cõi Dục hoặc cõi Sắc, ái cõi Sắc hết mà chưa hết ái Không xứ, đó gọi là chín.

Thế nào là mười? Sinh cõi Dục hoặc hết cõi Sắc mà ái nơi Không xứ hết, đó gọi là mười.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với tám trí này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hai, bốn-năm-sáu-bảy-tám.

Thế nào là hai? Người phàm phu là hai, người vô cấu với khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt là hai, khổ pháp trí là bốn; khổ vị tri nhẫn là bốn, khổ vị tri trí là năm, tập pháp nhẫn là năm, tập pháp trí là sáu, tập vị tri nhẫn-tập vị tri trí và tận pháp nhẫn là sáu. Tận pháp trí là bảy, tận vị tri nhẫn-tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn là bảy, đạo pháp trí là tám.

Đạo vị tri nhẫn-đạo vị tri trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với ba Tammuội này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không, hoặc hai-ba.

Thế nào là không? Người phàm phu không có người vô cấu với tận pháp nhẫn chưa sinh là hai, đã sinh là ba…. Cho đến thiền thứ tư cũng như vậy. Bảy người là kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Hỏi: Người kiên tín đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là không có? Ái cõi Sắc đã hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái trên cõi Phạm thiên đã hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là không có? Sinh cõi Dục mà ái dục chưa hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Dục, ái dục đã hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh nơi cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh cõi Quang âm, ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Biến tịnh, ái cõi Biến tịnh đã hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là không có? Dựa vào vị lai vượt thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Dựa vào sơ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Dựa vào nhị thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Dựa vào tam thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Dựa vào tứ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là bốn.

Người kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là không có? Sắc ái hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Ái cõi Biến tịnh hết mà ái cõi Quả thật chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái cõi Quang âm hết mà ái nơi cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái trên cõi Phạm thiên hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một-hai-ba-, bốn.

Thế nào là không có? Sinh cõi Dục mà chưa hết dục ái hoặc sinh cõi Vô sắc đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Dục đã hết dục ái, ái trên cõi Phạm thiên chưa hết hoặc sinh trên Phạm thiên mà chưa hết ái cõi Phạm thiên. Nếu sinh cõi Quang âm mà chưa hết ái nơi đó hoặc sinh cõi Biến tịnh mà chưa hết ái nơi đó. Nếu sinh cõi Quả thật, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên đã hết mà ái cõi Quang âm chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì đối với ái cõi đó đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì đối với ái cõi đó đã hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Biến tịnh hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Biến tịnh đã hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là không có? Dục ái chưa hết thì đó gọi là không có.

Thế nào là một? Dục ái hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết thì đó gọi là một.

Thế nào là hai? Hết ái trên cõi Phạm thiên mà chưa hết ái cõi Quang âm thì đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Hết ái cõi Quang âm mà chưa hết ái cõi Biến tịnh thì đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Hết ái cõi Biến tịnh thì đó gọi là bốn. Người kiến đáo cũng như vậy.

Hỏi: Người thân chứng đối với vị tương ưng tứ thiền, thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Hết thảy không thành tựu.

Hỏi: Tịnh thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Không có, hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là không có? Sinh nơi hữu tưởng-vô tưởng xứ, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Quả thật, đó gọi là một. Thế nào là hai? Sinh cõi Biến tịnh, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Sinh cõi Quang âm, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Thành tựu tất cả.

Người câu giải thoát cũng vậy.

Hỏi: Người tuệ giải thoát đối với vị tương ưng tứ thiền, thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Cả thảy không thành tựu.

Hỏi: Tịnh thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Không có, hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là không có? Sinh cõi Vô sắc, đó gọi là không có. Thế nào là một? Sinh cõi Quả thật, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh cõi Biến tịnh, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Sinh cõi Quang âm, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Nếu sinh trên trời Phạm, cõi Dục, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Thành tựu tất cả.

Hỏi: Người kiên tín đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là một? Hết ái cõi Bất dụng xứ, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Hết ái Thức xứ mà chưa hết ái Bất dụng xứ, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Hết ái Không xứ mà chưa hết ái Thức xứ, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Chưa hết ái Không xứ, đó gọi là bốn.

Hỏi: Tịnh thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Không có, hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là không có? Chưa hết sắc ái, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Hết sắc ái mà chưa hết ái Không xứ, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Hết ái Không xứ mà chưa hết ái Thức xứ, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Hết ái Thức xứ mà chưa hết ái Bất dụng xứ, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Hết ái Bất dụng xứ, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu thành tựu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Hết thảy không thành tựu.

Người kiên pháp cũng như thế.

Người tín giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là một? Ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Ái Không xứ chưa hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là không có? Sinh cõi Dục hoặc ái sắc cõi Sắc chưa hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Dục hoặc ái sắc của cõi Sắc đã hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Không xứ thì ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì ái Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh Hữu tưởng-Vô tưởng xứ thì đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh cõi Dục hoặc cõi Sắc, ái nơi Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết hoặc sinh nơi Không xứ thì ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh cõi Dục hoặc hoặc cõi Sắc, ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh Không xứ thì ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh Thức xứ thì ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc sinh cõi Sắc thì ái Bất dụng xứ đã hết hoặc sinh ở Không xứ, thì ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một, hai, ba.

Thế nào là không có? Ái cõi Sắc chưa hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Ái cõi Sắc đã hết mà ái Không xứ chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái của Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái của Thức xứ đã hết, đó gọi là ba. Người kiến đáo cũng như thế.

Người thân chứng đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Thành tựu một, không thành tựu ba.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hoặc bốn.

Thế nào là một? Sinh nơi hữu tưởng, vô tưởng, đó gọi là một. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc sinh cõi Sắc, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả thành tựu.

Người tuệ giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả không thành tựu.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một-hai-ba-bốn.

Thế nào là một? Sinh nơi Hữu tưởng-Vô tưởng xứ, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh nơi Bất dụng xứ, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Sinh nơi Thức xứ, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc sinh nơi cõi

Sắc hoặc sinh

Không xứ, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả thành tựu.

Người câu giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả không thành tựu.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hoặc bốn.

Thế nào là một? Sinh nơi Hữu tưởng-Vô tưởng, đó gọi là một. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục và cõi Sắc, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả thành tựu.

Hỏi: Có thể thành tựu vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, ái cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết.

Hỏi: Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Thành tựu vị tương ưng tịnh mà không phải vô lậu chăng? Đáp: Không có.

Hỏi: Thành tựu vị tương ưng vô lậu mà không phải tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thành tựu tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Dục, hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết.

Hỏi: Thành tựu vị tương ưng tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể không thành tựu vị tương ưng tứ thiền mà đều là tịnh cũng đều là vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết.

Hỏi: Không thành tựu tịnh mà đều là vị tương ưng cũng đều là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Không thành tựu vô lậu mà đều là vị tương ưng cũng đều là tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng tịnh mà đều là vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng vô lậu mà đều là tịnh chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết.

Hỏi: Không thành tựu tịnh-vô lậu mà đều là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, ái cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể đạt được vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được, ái sắc hết và phiền não của cõi Dục giảm đi, hoặc mất ở cõi Vô sắc mà sinh cõi Dục.

Hỏi: Được tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được, người phàm phu đến thiền thứ ba thì ái đã hết.

Hỏi: Được vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Được, dựa vào thiền thứ tư vượt qua thứ tự mà thủ chứng, nên đạt đến quả A-la-hán

Hỏi: Cho đến được tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Người vô cấu đến thiền thứ ba thì ái đã hết, còn lại có được chăng?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Có thể rời bỏ vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Bỏ tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Bỏ, người phàm phu đến thiền thứ ba đã hết ái và ràng buộc của cõi Dục giảm xuống.

Hỏi: Cho đến bỏ tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Người vô đến thiền thứ ba đã hết ái và ràng buộc của cõi Dục giảm xuống, còn lại có bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Có thể thoái lui vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Thoái lui tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Thoái lui, người phàm phu đến thiền thứ ba đã hết ái và ràng buộc của cõi Dục giảm xuống.. Hỏi: Cho đến thoái lui tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Thoái lui.

Người vô cấu đến thiền thứ ba đã hết ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, còn lại có thoái lui chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Có thể thành tựu vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, ái sắc chưa hết.

Hỏi: Cho đến thành tựu tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Có sinh cõi Dục và cõi Sắc, được quả A-la-hán, hoặc sinh nơi Không xứ đạt được quả A-la-hán

Hỏi: Thành tựu pháp khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể không thành tựu vị tương ưng bốn định vô sắc mà đều là tịnh cũng đều là vô lậu chăng?

Đáp: Có, A-la-hán sinh cõi Dục-cõi Sắc, hoặc A-la-hán sinh Không xứ,

Hỏi: Cho đến không thành tựu tịnh-vô lậu mà đều là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, ái sắc chưa hết.

Hỏi: Còn lại không thành tựu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể đạt được vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được, A-la-hán giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục-cõi Sắc.

Hỏi: Được tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được người phàm phu đến bất dụng xứ thì ái đã hết.

Hỏi: Được vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Được, sẽ đạt đến quả A-la-hán.

Hỏi: Cho đến được tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Được, người vô cấu theo đến Bất dụng xứ thì ái không còn.

Hỏi: Còn lại có được không?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Có thể rời bỏ vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Bỏ tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Bỏ, người phàm phu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Cho đến bỏ tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Bỏ, người vô cấu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục-cõi Sắc.

Hỏi: Các pháp khác cũng bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Thoái lui vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có thoái lui, người phàm phu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Cho đến thoái lui tịnh-vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Thoái lui, người vô cấu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Còn lại có thoái lui chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Có thể vị tương ưng tứ thiền lập tức đạt được chăng?

Đáp: Được, ái sắc không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, hoặc mất ở cõi Vô sắc mà sinh vào cõi Dục hay trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Dần dần được chăng?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Có thể có tịnh của tứ thiền lập tức đạt được chăng?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Tịnh của tứ thiền lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ. Thiền thứ ba không còn ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, ở cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên mất rồi sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Dần dần đạt được chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Có thể có tứ thiền vô lậu lập tức đạt được chăng?

Đáp: Được. Dựa vào tứ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng sẽ đạt đến A-la-hán.

Hỏi: Lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ. Người vô cấu đến thiền thứ ba đã không còn ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục.

Hỏi: Dần dần đạt được chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng bốn định vô sắc lập tức đạt được chăng?

Đáp: Được. A-la-hán giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Dần dần đạt được chăng?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Có thể có tịnh của bốn định vô sắc lập tức đạt được chăng?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Tịnh của bốn định vô sắc lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ. Bất dụng xứ không còn ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, cõi Sắc.

Hỏi: Dần dần đạt được chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Có thể có ba định vô sắc vô lậu lập tức đạt được chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Sẽ đạt đến A-la-hán lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Người vô cấu đối với Thức xứ không còn ái mà giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục dần dần đạt được chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Thân giáo do Tam-muội nào trừ hết?

Đáp: Hoặc dựa vào sơ thiền, hoặc dựa vào vị lai. Khẩu giáo cũng như thế.

Thân không có giáo hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Khẩu không có giáo cũng như thế.

Ba hành ác-ba hành diệu, ba căn bất thiện-ba căn thiện, bốn không có thánh ngữ-bốn thánh ngữ, bốn bào thai-noãn sinh-hợp hội sinh, dựa vào hóa sinh vị lai, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Chỗ dừng lại của sắc thức, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai.

Chỗ dừng lại của thống (thọ)-tưởng-hành-thức, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Sắc ấm, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Thống-tưởng-hành-thức ấm hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Sắc thạnh ấm hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai.

Thống-tưởng-hành-thức thạnh ấm hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Năm dục-năm Ưu-bà-tắc giới, hoặc dựa vào vị lai.

Nhãn nhập và nhĩ-tỷ-thiệt-thân nhập cùng sắc-thanh-tế hoạt (xúc) nhập, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai.

Hương nhập và vị nhập dựa vào vị lai. Ý nhập và pháp nhập hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Nhãn thức-nhĩ thức-thân thức thì tương ưng với cánh lạc (xúc trong mười hai nhân duyên)-thống-tưởng-tư-ái, hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào vị lai. Tỷ thức và thiệt thức thì tương ưng với cánh lạc-thống-tưởng-tư ái, dựa vào ý thức vị lai. Ý thức đó tương ưng với cánh lạc-thống-tưởng-tư-ái, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ nhất dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ hai hoặc dựa vào một hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ ba hoặc dựa vào hai, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ tư hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ năm hoặc dựa vào năm, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ sáu hoặc dựa vào sáu, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ bảy hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Tám pháp dựa vào vị lai. Nơi cư trú đầu tiên của chúng sinh hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ hai của chúng sinh hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ ba của chúng sinh hoặc dựa vào hai hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ tư của chúng sinh hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ năm của chúng sinh hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ sáu của chúng sinh hoặc dựa vào năm, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ bảy của chúng sinh hoặc dựa vào sáu, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ tám của chúng sinh hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ chín của chúng sinh hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai; mười hành tích dựa vào vị lai. Trong thiền thì sơ thiền hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào vị lai. Nhị thiền hoặc dựa vào hai, hoặc dựa vào vị lai. Hỷ và giải thoát đầu tiên-thứ hai cùng bốn trừ nhập đầu tiên cũng như thế. Tam thiền hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào vị lai. Tứ thiền hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Từ-Bi-Hộ, tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập cũng như thế.

Trong vô sắc thì Không xứ, Không xứ giải thoát, không xứ nhất thiết nhập hoặc dựa vào năm, hoặc dựa vào vị lai. Thức xứ, Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhất thiết nhập hoặc dựa vào sáu, hoặc dựa vào vị lai. Bất dụng xứ, Bất dụng xứ giải thoát Hữu tưởng-Vô tưởng xứ, Hữu tưởng-vô tưởng giải thoát và diệt tận giải thoát hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Tha tâm trí hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Đẳng trí hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

-----------------

Phẩm 4: BÀN VỀ A NA HÀM

Năm A-na-hàm là Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn, Hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niếtbàn, Thượng lưu vãng A-ca-nị-tra.

Năm A-na-hàm thâu nhiếp tất cả A-na-hàm hay tất cả A-na-hàm thâu nhiếp năm A-na-hàm?

Thế nào là tối thắng Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn? Thế nào là tối thắng cho đến Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng A-ca-nị-tra?

Các học thì tất cả học đó không đến mà muốn đến mà không được mà muốn được mà không chứng mà muốn chứng là học chăng? Giả sử không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì học là tất cả học ấy chăng? Các vô học thì tất cả vô học ấy không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là vô học chăng? Giả sử không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì không học ấy là tất cả vô học chăng?

Thế nào là nghĩa thuận lưu? Thế nào là nghĩa nghịch lưu? Thế nào là nghĩa thật trụ? Các thật trụ, thì tất cả đó là A-la-hán chăng? Giả sử A-la-hán thì tất cả đó là thật trụ chăng? Các hoàn tích thì tất cả đó là đến bờ kia chăng? Giả sử đến bờ kia thì tất cả đó là hoàn tích chăng? Thế nào là Tỳ-kheo được đến bờ kia? Bồ-tát đã đạt đến đâu? Bồ-tát đã được vật gì?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Ông nay là Di-lặc trong vị lai lâu xa gọi là Di Lặc Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri." Đây là trí nào? Trí này nên nói là biện giải về sự việc gì?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: "Đây là đệ tử của Đức Thế Tôn, hiện pháp biện giải về các giáo, suốt đời gồm đủ phạm hạnh, công việc làm đã xong, danh sắc đã có, biết đúng như thật." Đây là trí nào? Nên nói trí này là biện giải về sự việc gì? Thế nào là nguyện trí? Nguyện trí nên nói là thiện hay vô ký? Thế nào là dấu tích còn lại? Dấu tích còn lại là gọi cho pháp nào?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo thứ nhất trong các đệ tử của Ta, trí bậc nhất là Hê-đâu-manạp, trí tuệ mẫn tiệp là Bà-du-phả-lệ-chỉ-lê." Điều này có gì sai biệt?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo thứ nhất trong các đệ tử của Ta, với tâm hướng về thiện là Chúc-lợi-bàn-đặc-ca, tưởng hướng về thiện là Ma ha Bàn-đặc-ca." Điều này có gì sai biệt?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo thứ nhất trong các đệ tử của Ta, có đại trí tuệ là Xá-lợi-phất, đạt được biện tài là Ma ha Câu-hy-la." Điều này có gì sai biệt?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Trong số đệ tử bậc nhất nơi các Tỳ-kheo của Ta, Ma ha Ca-diếp đã hành hạnh đầu đà thiểu dục, thiểu dục không vướng mắc là Bạc-câu-lô." Điều này có gì sai biệt? Lại như Đức Thế Tôn nói: "Ma-ha-nam học diệt trừ năm cái, đã giải thoát." Thế nào là học diệt trừ năm cái đã giải thoát?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Đó đó gọi là pháp tri túc trong Tỳ-ni tri túc, là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc." Thế nào là pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc? Thế nào là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Pháp theo thứ tự pháp hướng về pháp." Thế nào là pháp? Theo thứ tự pháp hướng về pháp là sao? Thế nào là pháp luân? Như nhau thế nào nên nói là chuyển pháp luân? Thế nào là đẳng pháp? Như nhau thế nào nên nói là đẳng pháp trụ? Như nhau thế nào nên nói là đẳng pháp tận? Nếu sinh thì pháp kia thuộc về đời nào? Nếu tận thì pháp đó thuộc về đời nào? Nếu ban đầu từ vô lậu nhập sơ thiền, thì vô lậu kia thuộc về đời nào? Nếu ban đầu từ vô lậu cho đến nhập định Bất dụng, thì vô lậu kia thuộc về đời nào?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Năm A-na-hàm là Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn, Hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niếtbàn, Thượng lưu vãng A-ca-nị-tra.

Hỏi: Năm A-na-hàm thâu nhiếp tất cả A-nahàm hay tất cả thâu nhiếp năm A-na-hàm?

Đáp: Tất cả thâu nhiếp năm chứ không phải năm thâu nhiếp tất cả.

Không thâu nhiếp những gì? Hiện pháp bát Niết-bàn, A-na-hàm của cõi Vô sắc.

Hỏi: Thế nào là tối thắng Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn?

Đáp: Đẳng tận trụ Trung bát Niết-bàn trội hơn chứ không phải

Sinh bát Niết-bàn. Nếu kiết của Sinh bát Niếtbàn này đã trừ hết thì đa số Niết-bàn kia là trội hơn.

Hỏi: Thế nào là tối thắng cho đến Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng A-ca-nị tra?

Đáp: Đẳng tận trụ Vô hành bát Niết-bàn là trội hơn chứ không phải Thượng lưu vãng A-ca-nị tra. Nếu kiết của Thượng lưu vãng A-ca-nị tra này đã hết thì phần nhiều Niết-bàn đó là trội hơn.

Hỏi: Vốn gọi là học sĩ thì tất cả đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là học chăng?

Đáp: Hoặc là học sĩ nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học.

Thế nào là học sĩ, học sĩ đó không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không học? Tánh học sĩ là trụ, đó gọi là học sĩ, học sĩ ấy không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học.

Thế nào là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng thì học đó không phải là học sĩ? A-la-hán hoặc người phàm phu vận dụng phương tiện mong cầu hướng thượng, đó gọi là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, học đó không phải là học sĩ.

Thế nào là học sĩ cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là học? Học sĩ dùng phương tiện mong cầu hướng lên trên, đó gọi là học sĩ cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là học.

Thế nào là cũng không phải học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học? A-la-hán hoặc người phàm phu trụ tánh, đó gọi là cũng không phải học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học.

Hỏi: Vốn gọi là vô học sĩ thì tất cả đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là vô học chăng?

Đáp: Hoặc là vô học sĩ nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học.

Thế nào là vô học sĩ nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học? A-la-hán dùng phương tiện mong cầu lên trên, đó gọi là vô học sĩ nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học.

Thế nào là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học mà đó không phải là vô học sĩ chăng? Học sĩ hoặc người phàm phu trụ vào tánh đó gọi là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, không phải học nhưng đó không phải là vô học sĩ.

Thế nào là cũng vô học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, không phải học? A-la-hán trụ vào tánh, đó gọi là vô học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, không phải học.

Thế nào là không phải vô học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học? Học sĩ hoặc là người phàm phu dùng phương tiện mong cầu lên trên, đó gọi là không phải vô học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học.

Hỏi: Thế nào là nghĩa thuận lưu?

Đáp: Các pháp sinh ra, các pháp diệt đi, các pháp hiện hữu, các pháp được sinh ra, các pháp được tồn tại hướng về chủng loại ấy, phương thức ấy, duyên ấy, đạo ấy, đó vốn là thuận lưu..

Hỏi: Thế nào là nghĩa nghịch lưu?

Đáp: Các pháp hết sinh ra, hết diệt đi, hết hiện hữu, hết được sinh ra, hết được tồn tại hướng về chủng loại ấy, phương thức ấy, duyên ấy, dấu tích ấy, đó vốn là nghịch lưu.

Hỏi: Thế nào là nghĩa thật trụ?

Đáp: Đó không phải giống như các pháp sinh ra, các pháp diệt đi, các pháp hiện hữu, các pháp được sinh ra, các pháp được tồn tại này hướng về chủng loại ấy phương thức ấy, duyên ấy, đạo ấy, dấu tích ấy; đó không phải giống như các pháp hết sinh ra, hết diệt đi, hết hiện hữu, hết được sinh ra, hết được tồn tại này hướng về chủng loại ấy, phương thức ấy, duyên ấy, đạo ấy, dấu tích ấy; đó vốn là nghĩa thật trụ.

Các thật trụ thì tất cả đó là A-la-hán chăng? Đáp: Như thế, các A-la-hán thì đó là tất cả thật trụ.

Hỏi: Có thể có thật trụ mà đó không phải là A-la-hán chăng?

Đáp: Có, A-na-hàm. Đức Thế Tôn cũng nói: "Nếu học đầy đủ diệt năm cấu uế, thì tâm pháp vô lậu đạt được định căn tự tại của thật trụ ấy, đó gọi là người thật trụ."

Hỏi: Các hoàn tích thì tất cả đó là đến bờ bên kia chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hoàn tích thì tất cả đó là đến bờ bên kia.

Hỏi: Có thể đến bờ bên kia mà đó không phải là hoàn tích chăng?

Đáp: Có, A-na-hàm. Đức Thế Tôn cũng nói.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo được đến bờ kia?

Đáp: Năm kiết phần dưới đã hết không còn sót lại gì.

Hỏi: Bồ-tát đầy đủ điều gì?

Đáp: Đầy đủ hạnh báo của mình thực hiện không chán.

Hỏi: Đạt được điều gài gọi là Bồ-tát?

Đáp: Hạnh và báo của mình.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Ông nay là Di-lặc trong vị lai lâu xa, đó gọi là Di Lặc Như Lai Ứng

Cúng Chánh Biến Tri."

Đây là trí nào?

Đáp: Nhân trí và đạo trí.

Hỏi: Trí này nên nói là biện giải về sự việc gì?

Đáp: Trí là nhân của hạnh báo tự mình, các căn-lực-giác-đạo chủng vô lậu, đạt được đạo quả Vô thượng Bồ-đề là nhờ đạo trí này.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Đây là đệ tử của Đức Thế Tôn, hiện pháp biện giải về các giáo, không còn sinh tử suốt đời gồm đủ phạm hạnh, công việc làm đã xong, danh sắc đã có, biết đúng như thật." Đây là trí nào?

Đáp: Là đạo trí.

Hỏi: Trí này nên nói là biện giải về sự việc gì?

Đáp: Các căn-lực-giáo-đạo chủng vô lậu được trừ sạch các lậu, đó gọi là đạo trí.

Hỏi: Thế nào là nguyện trí?

Đáp: Như A-la-hán hiểu rõ nghĩa của các dục, họ phát nguyện rồi tiến vào đỉnh cao của thiền thứ tư, từ Tam-muội ấy bắt đầu biết rõ tất cả các nghĩa, đó gọi là nguyện trí.

Hỏi: Nguyện trí nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Nguyện trí hoặc thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Thế nào là dấu tích khác?

Đáp: Tất cả A-la-hán trong nội tâm luôn luôn phân biệt rõ thiện pháp chứ không hoàn toàn ở ngoài, đó gọi là trong nội tâm luôn luôn phân biệt rõ thiện pháp..

Dấu tích và nghĩa lý khác là gọi cho pháp nào?

Đáp: Vô cấu khác.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, trí bậc nhất là Hê-đâu-manạp, trí tuệ mẫn tiệp là Bà-du-quả-y." Điều này có gì sai biệt?

Đáp: Tôn giả Hê-đâu-ma-nạp luôn giữ tâm ngay thẳng thuận với tự nhiên, Tôn giả Bà-du-quảy ít chú ý nhưng tâm nhu hòa. Đây gọi là sự sai biệt.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, với tâm hướng về thiện là Chúc-lợi-bàn-đặc-ca, tưởng hướng về thiện là Ma ha Bàn-đặc-ca." Điều này có gì sai biệt?

Đáp: Tôn giả Chúc-lợi-bàn-đặc-ca trải qua nhiều tâm mà quán xét tâm, Tôn giả Ma ha Bànđặc-ca trải qua nhiều pháp mà quán xét pháp. Đây là sự sai biệt?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, có đại trí tuệ là Xá-lợi-phất, đạt được biện tài là Ma ha Câu-hy-la." Điều này có gì sai biệt?

Đáp: Tôn giả Xá-lợi-phất trải qua nhiều nghĩa lý mà biện giải, Tôn giả Ma ha Câu-hy-la trải qua nhiều về bốn biện tài. Đây là sự sai biệt.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, Tôn giả Ma ha Ca-diếp hành hạnh đầu đà thiểu dục, còn Tôn giả Bạc-câu-lô thì thiểu dục không vướng mắc." Điều này có gì sai biệt?

Đáp: Tôn giả Ma ha Ca-diếp hoặc được thức ăn, hoặc ngon hay dở, với ý niệm bình đẳng mà thọ thực không có ý phân biệt đây kia. Tôn giả Bạccâu-lô được các thức ăn hoặc ngon hay dở, Tôn giả để riêng thức ăn ngon ra mà chỉ ăn thứ dở. Lại nữa, Tôn giả Ma ha Ca-diếp là bậc Đại đức nhận thức xa rộng, khi thọ nhận các thứ thức ăn-y phục-giường nằm-thuốc thang trị bệnh thì luôn bình đẳng theo hạnh đầu đà. Tôn giả Bạc-câu-lô không phải là bậc Đại đức có nhận thức xa rộng, cũng ít nhận được các vật dụng cúng dường như y phục-thức ăn-thuốc men trị bệnh v.v... Một vị thì luôn luôn bình đẳng theo hạnh đầu đà, một vị thì không có nhận thức xa rộng nên không bình đẳng theo hạnh đầu đà. Đây là sự sai biệt.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Ma-ha-nam học diệt trừ năm cái được giải thoát." Thế nào là học diệt trừ năm cái được giải thoát?

Đáp: Tu-đà-hoàn và Tư-đà-hàm học hiểu về nghĩa này để diệt trừ năm cái kia, diệt lìa dần, lìa chướng dần, trái với chướng dần, trái dần nên tự tại. Vì lý do này cho nên Tu-đà-hoàn và Tư-đàhàm đều học hiểu về nghĩa ấy.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Đó đó gọi là pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc, là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc." Thế nào là pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc? Thế nào là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc?

Đáp: Tám thánh đạo chủng gọi là pháp Tỳ ni loại trừ tham dâm-giận dữ-ngu si thì được gọi là Tỳ ni. Tám thánh đạo chủng kia nếu không tu, không hiểu rộng thì đối với tham dâm-giận dữ-si ấy, Tỳ ni không thể tác chứng. Tỳ ni không thể tác chứng thì đối với các thứ tham dâm-giận-si kia, tám thánh đạo chủng không thể tu, không thể hiểu rộng. Pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc là như thế. Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc là như thế.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Pháp theo thứ tự pháp hướng về pháp." Thế nào là pháp? Thứ tự pháp hướng về pháp là sao?

Đáp: Niết-bàn đó gọi là pháp, tám thánh đạo chủng gọi là theo thứ tự pháp hướng về pháp. Lại nữa, giới giải thoát gọi là pháp, Tỳ ni giới giải thoát gọi là theo thứ tự pháp hướng đến pháp. Lại nữa, giới luật nơi thân và giới luật nơi miệng gọi là pháp, đẳng trì (định) đó gọi là thứ tự pháp hướng đến pháp kia.

Hỏi: Thế nào là pháp luân?

Đáp: Tám thánh đạo chủng.

Hỏi: Như nhau thế nào nên nói là chuyển pháp luân?

Đáp: Như lúc Tôn giả A-nhã-câu-lân kiến pháp.

Hỏi: Thế nào là đẳng pháp?

Đáp: Căn-lực-giác-đạo chủng vô lậu.

Hỏi: Như thế nào nên nói là đẳng pháp trụ?

Đáp: Các pháp hiện hành ấy là trụ.

Hỏi: Như nhau thế nào nên nói đẳng pháp diệt?

Đáp: Các pháp hiện hành ấy là diệt.

Hỏi: Các pháp sinh ra thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Nếu các pháp diệt đi thì thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời hiện tại.

Hỏi: Nếu ban đầu từ vô lậu nhập sơ thiền, thì vô lậu thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Nếu ban đầu từ vô lậu cho đến nhập định Bất dụng, thì vô lậu thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

QUYỂN 28

Kiền độ thứ 7: ĐỊNH

Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT HÀNH

Một hành đi quá sáu, bảy đại-bảy tiểu tu đoạn, Tam-muội vượt qua thiền trí, tưởng và khởi hai định, giác ý tụ và Câu luật đà, thiên nhãn thiên nhĩ thấu suốt, phàm phu lui sụt quả, Thánh nhân có nơi đến, cõi sinh gồm năm thông, khổ ở điểm cuối cùng. Ba Tam-muội là Không-Vô tướng và Vô nguyện.

Nếu thành tựu Tam-muội Không thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tammuội Không chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không thì đó là thành tựu Tam-muội Vô tướng chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam-muội Không chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam-muội Vô tướng chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Không vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Không hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không vị lai chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Không hiện tại-vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Không hiện tại-vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ-hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Không quá khứ-hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không vị lai chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ-vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Không quá khứ-vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không hiện tại chăng? Vô nguyện, vô tướng cũng như thế. Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu

Tam-muội Vô nguyện hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại thì đó là thành tựu Tammuội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện hiện tại-vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện hiện tại-vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện vị lai, quá khứ chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện vị lai-quá khứ thì đó là thành tựu Tammuội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai, chăng? Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng? Vô tướng cũng như thế. Tam-muội không quá khứ, Tammuội Vô nguyện quá khứ, tam-muội Vô tướng quá khứ có một; vị lai có hai, hiện tại có ba, quá khứ-hiện tại có bốn, vị lai-hiện tại có năm, quá khứ-vị lai có sáu, quá khứ-vị lại-hiện tại là Vô tướng.

Nếu tu Tam-muội Không thì đó là tu Tam-muội Vô nguyện chăng? Giả sử tu Tam-muội Vô nguyện thì đó là tu Tam-muội Không chăng? Nếu tu Tammuội Không thì đó là tu Tam-muội Vô tướng chăng? Giả sử tu Tam-muội Vô tướng thì đó là tu Tam-muội Không chăng? Nếu tu Tam-muội Vô nguyện thì đó là tu Tam-muội Vô tướng chăng? Giả sử tu Tam-muội Vô tướng thì đó là tu Tammuội Vô nguyện chăng?

Có thể có kiết do Tam-muội Không trừ diệt mà không phải Tam-muội Vô nguyện mà Tam-muội Vô tướng chăng? Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam-muội Không và Tam-muội Vô tướng chăng? Vô tướng trừ diệt mà không phải Tammuội Không và Tam-muội Vô nguyện chăng? Tam-muội Không và Tam-muội Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam-muội Vô tướng chăng? Tam-muội Không và Tam-muội Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam-muội Vô nguyện chăng? Vô nguyện, vô tướng diệt, không phải Tam-muội Không chăng? Không, vô nguyện, vô tướng diệt chăng? Có thể có kiết không phải Tam-muội Không, không phải Tam-muội Vô nguyện, không phải Tam-muội Vô tướng trừ diệt mà Kiết tự trừ diệt chăng?

Thế nào là ý đã nghĩ đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng? Hành ý hệ thuộc cõi nào đã nghĩ đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng?

Tận trí nên nói là ý dừng lại nơi thân mà quán thân chăng? Nên nói là ý dừng lại nơi thống-tâm pháp mà quán pháp chăng? Vô sinh trí cũng như thế,

Các niềm vui của sơ thiền vô lậu và các khinh an giác ý các pháp này có gì sai biệt? Các vui của nhị thiền vô lậu và các khinh an giác ý này có gì sai biệt?

Nếu từ Tam-muội khởi thì đó là nhân duyên khởi chăng? Giả sử nhân duyên khởi thì đó là Tammuội khởi chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Cho đến tưởng định đều là được giáo." Nếu đệ tử của Thế Tôn sinh Hữu tưởng-vô tưởng xứ thì họ sẽ nương dựa vào những gì để đạt đến quả A-la-hán?

Lại Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên nói: "Các Hiền giả! Tôi tự nhớ lại đã nhập định bất dụng bên bờ ao Đề hồ ở núi Kỳ-xà-quật, có rất nhiều voi và rồng đưa mũi lên gầm vang mà nghe tiếng.

Là Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên đang nhập định mà nghe, hay lúc xuất định mới nghe tiếng gầm rống?

Các pháp bất định thì tất cả pháp đó thật sự vô minh nên nói là vô minh chăng? Giả sử thật sự vô minh và ngữ vô minh thì tất cả pháp đó là bất định chăng? Các pháp định thì tất cả pháp đó là thật sự minh hay là ngữ minh? Giả sử thật sự minh và ngữ minh thì tất cả pháp đó là định chăng?

Các pháp bất định thì tất cả pháp đó không thành tựu giác ý chăng? Giả sử tất cả không thành tựu giác ý thì tất cả pháp đó là bất định chăng? Các pháp định thì tất cả pháp đó thành tựu giác ý chăng? Giả sử thành tựu giác ý thì tất cả pháp đó là định chăng?

Nếu đã thành tựu giác ý thì đó là thành tựu pháp vô lậu chăng? Giả sử thành tự pháp vô lậu thì đó là thành tựu giác ý chăng? Nếu không thành tựu giác ý thì đó là không thành tựu pháp vô lậu chăng? Giả sử không thành tựu pháp vô lậu thì đó là không thành tựu giác ý chăng? Nếu đạt được giác ý thì đó là được pháp vô lậu chăng? Giả sử đạt được pháp vô lậu thì đó là đạt được giác ý chăng? Nếu rời bỏ giác ý thì đó là rời bỏ pháp vô lậu chăng? Giả sử rời bỏ pháp vô lậu thì đó là rời bỏ giác ý chăng? Nếu lui sụt giác ý thì đó là lui sụt pháp vô lậu chăng? Giả sử lui sụt pháp vô lậu thì đó là lui sụt giác ý chăng?

Nếu không hết thì pháp kia sẽ không còn sót gì chăng? Giả sử không còn sót gì thì pháp kia sẽ không hết chăng? Nếu hết thì đó là còn sót lại chăng? Giả sử còn sót lại thì đó là hết chăng?

Đối với pháp sinh ra này, mắt vốn không thấy sắc mà mắt ấy được biện giải là về thiên nhãn. Dựa vào những gì để biện giải là thiên nhãn? Tai và tiếng cũng như thế.

Vì lẽ gì mà người phàm phu lui sụt kiến đế do tư duy đoạn kiết vẫn được? Còn đệ tử của Thế Tôn do tư duy mà đoạn. Vì lý do gì mà lui sụt quả A-la-hán chứ không phải quả Tu-đà-hoàn? Vì lẽ gì mà lui sụt quả A-na-hàm và Tư-đà-hàm chứ không phải là quả Tu-đà-hoàn?

Lui sụt quả A-la-hán, đạt được các căn-lực-giác-đạo chủng vô lậu nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được? Lui sụt quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đạt được các căn-lực-giác-đạo chủng vô lậu, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được?

Ẩn mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm-nhập-bốn đại, căn thiện-căn bất thiện-căn vô ký, Kiết-phược-sử-cấu-triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được? Ẩn mất ở cõi Vô sắc sinh nơi cõi Sắc, duy trì được các ấm-nhập-bốn đại, căn thiện-căn bất thiện-căn vô ký, Kiết-phược-sử-cấu-triền, nên nói là vốn đạt được mà được, hay vốn không đạt được mà được? Ẩn mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm-nhập-bốn đại, căn thiện-căn bất thiện-căn vô ký, Kiết-phược-sử-cấu-triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được?

Nếu dựa vào sơ thiền thì trí thần túc chứng thông suốt tu đạo, lúc ấy ngang bậc nào và có thể đến được bao nhiêu chỗ? Nếu được vào sơ thiền, thì trí nghe tiếng thấu suốt chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu? Nếu dựa vào sơ thiền, trí biết tâm người khác chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu mà biết tâm-tâm pháp? Nếu dựa vào sơ thiền, trí tự biết túc mạng chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thu cội vào đâu mà mắt thấy sắc? Thiền thứ hai-thứ ba-thứ tư cũng như vậy.

Nếu ý tư duy về khổ khổ đạt đến quả A-la-hán, thì lúc ấy ngang bậc nào và hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về khổ khổ đạt đến quả A-la-hán? Tập cũng như vậy. Nếu ý tư duy về tận tận đạt đến quả A-la-hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về tận tận đạt đến quả A-la-hán? Đạo cũng như vậy.

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ. Ba Tam-muội là Không, Vô nguyện, Vô tướng.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam-muội Không chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không thì đó là thành tựu Tam-muội Vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc đạt được.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam-muội Không chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam-muội Vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc đạt được.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Không vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Không hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai sẽ thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Không hiện tại-vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Thành tựu vị lai mà không phải quá khứ-hiện tại; thành tựu vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại; thành tựu vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ; thành tựu vị lai, và quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thành tựu vị lai mà không phải quá khứ-hiện tại? Nếu đạt được Tam-muội Không thì sẽ không hết, giả sử hết liền mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu vị lai mà không phải quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thành tựu vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại? Nếu đạt được Tam-muội Không hết mà không mất và Tam-muội Không kia không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại.

Thế nào là thành tựu vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ? Nếu Tam-muội Không hiện ở trước mắt, hết hoặc là hết liền mất, đó gọi là thành tựu vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ.

Thế nào là thành tựu vị lai, và quá khứ-hiện tại? Nếu Tam-muội Không hết mà không mất và Tam-muội Không kia hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu vị lai và quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Không quá khứ-hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu hết mà không mất thì thành tựu, nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Không quá khứ-vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Vô nguyện, vô tướng cũng như thế.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô nguyện hiện tại, quá khứ; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ mà không phải Tam-muội Vô nguyện hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện hiện tại mà không phải Tam-muội Vô nguyện quá khứ; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện hiện tại, quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô nguyện hiện tại, quá khứ? Nếu Tam-muội Không đã hết mà không mất và Tam-muội Vô nguyện kia không hết hoặc là hết liền mất, cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô nguyện hiện tại-quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ mà không phải Tam-muội Vô nguyện hiện tại? Nếu Tam-muội Không và Tam-muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô nguyện kia không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ mà không phải Tam-muội Vô nguyện hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện hiện tại mà không phải Tam-muội Vô nguyện quá khứ? Nếu Tam-muội Không đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô nguyện kia hiện ở trước mắt, không tận, giả sử tận ấy là mất, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện hiện tại mà không phải Tam-muội Vô nguyện quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại? Nếu Tam-muội Không và Tam-muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô nguyện kia hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai sẽ thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện hiện tại-vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện vị lai, quá khứ chăng?

Đáp: Vị lai sẽ thành tựu quá khứ, nếu tận không mất thì sẽ thành tựu, nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện vị lai, quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện vị lai mà không phải Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ-vị lai mà không phải Tammuội Vô nguyện hiện tại; hoặc thành tựu Tammuội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện vị lai-hiện tại mà không phải Tam-muội Vô nguyện quá khứ; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện vị lai mà không phải Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại? Nếu Tam-muội Không đã hết mà không mất, và Tammuội Vô nguyện không hết hoặc là hết liền mất cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện vị lai mà không phải Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ-vị lai mà không phải Tam-muội Vô nguyện hiện tại? Nếu Tammuội Không và Tam-muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô nguyện ấy không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ-vị lai mà không phải Tam-muội Vô nguyện hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện vị lai-hiện tại mà không phải Tam-muội Vô nguyện quá khứ? Nếu Tammuội Không đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, không hết hoặc là hết liền mất, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện vị lai-hiện tại mà không phải Tam-muội Vô nguyện quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ-vị lai-hiện tại? Nếu Tam-muội Không và Tam-muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô nguyện ấy hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô nguyện quá khứ-vị lai, hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai thì đó là thành tựu Tammuội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô tướng quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô tướng vị lai chăng?

Đáp: Nếu như đạt được.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô tướng hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải

Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng hiện tại mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại? Nếu Tam-muội Không hết mà không mất, và Tam-muội Vô tướng kia không hết hoặc là hết liền mất, cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam-muội Không và Tam-muội Vô tướng đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô tướng kia không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng hiện tại mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ? Nếu Tam-muội Không đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô tướng kia hiện ở trước mắt, không tận, giả sử tận ấy là mất, thì đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng hiện tại mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại? Nếu Tam-muội Không và Tam-muội Vô tướng đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô tướng kia hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô tướng hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng vị lai, hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai mà không phải Tammuội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng hiện tại-vị lai.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng vị lai, hiện tại? Nếu Tam-muội Không hết mà không mất, và hành giả kia không đạt được Tam-muội Vô tướng, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng vị lai, hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai mà không phải Tammuội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam-muội Không hết mà không mất, và hành giả kia được Tam-muội Vô tướng, không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam-muội Vô tướng hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng hiện tại-vị lai? Nếu Tammuội Không hết mà không mất, và hành giả kia được Tam-muội Vô tướng hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tammuội Vô tướng hiện tại-vị lai.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng hiện tại-vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai mà không phải Tam-muội

Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai-hiện tại mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tammuội Vô tướng quá khứ-vị lai, hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai? Nếu Tam-muội Không đã hết mà không mất, và người kia đã không đạt được Tam-muội Vô tướng thì đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai mà không phải Tammuội Vô tướng quá khứ-hiện tại? Nếu Tam-muội Không đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô tướng không hết hoặc là hết liền mất, cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai mà không phải Tam-muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam-muội Không và Tam-muội Vô tướng đã hết mà không mất, và Tam-muội Vô tướng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai mà không phải Tam-muội Vô tướng hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam-muội Không quá khứ, thì đó là thành tựu Tam-muội Không Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai mà không phải Tam-muội

Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội

Không quá khứ-vị lai mà không phải Tam-muội

Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai-hiện tại mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ; hoặc thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tammuội Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải là Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại? Nếu Tam-muội Không hết mà không mất, vả lại lúc ấy không đạt được Tam-muội Vô tướng, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai mà không phải Tammuội Vô tướng quá khứ-hiện tại? Nếu Tam-muội Không hết mà không mất, vả lại lúc ấy đạt được Tam-muội Vô tướng, không hết hoặc là hết liền mất cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai mà không phải là Tam-muội Vô tướng quá khứ-hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai mà không phải Tam-muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam-muội Không và Tam-muội Vô tướng hết mà không mất, vả lại lúc ấy Tam-muội Vô tướng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai mà không phải Tam-muội Vô tướng hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai-hiện tại mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ? nếu Tam-muội Không mà hết không mất, vả lại lúc ấy Tam-muội Vô tướng hiện ở trước mắt, không hết hoặc là hết liền mất, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng vị lai-hiện tại mà không phải Tam-muội Vô tướng quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại? Nếu Tam-muội Không và Tam-muội Vô tướng hết làm không mất, vả lại lúc ấy Tam-muội Vô tướng hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam-muội Không quá khứ và Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam-muội Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại, thì đó là thành tựu Tam-muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Như Tam-muội Không, Tam-muội Vô tướng và Vô nguyện cũng vậy.

Tam-muội Không quá khứ, Tam-muội Vô nguyện quá khứ, Tam-muội Vô tướng quá khứ là một; vị lai là hai; hiện tại là ba; quá khứ-hiện tại là bốn; vị lai-hiện tại là năm; quá khứ-vị lai là sáu; quá khứ-vị lai-hiện tại Vô tướng.

Hỏi: Nếu tu Tam-muội Không thì đó là tu Tammuội Vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc tu Tam-muội Không mà không phải tu Tam-muội Vô nguyện.

Thế nào là tu Tam-muội Không mà không phải tu Tam-muội Vô nguyện? Vốn được Tam-muội Không hiện ở trước mắt, đó gọi là tu Tam-muội Không mà không phải tu Tam-muội Vô nguyện.

Thế nào là tu Tam-muội Vô nguyện mà không phải tu Tam-muội Không? Vốn đạt được Tammuội Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được Tam-muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu Tam-muội Không, đó gọi là tu Tam-muội Vô nguyện mà không phải tu Tam-muội Không.

Thế nào là tu Tam-muội Không và vô nguyện? Vốn không đạt được Tam-muội Không hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu Tam-muội Vô nguyện. Nếu vốn không đạt được Tam-muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam-muội Không. Nếu vốn không đạt được Tam-muội Vô tướng, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu Tam-muội Không và vô nguyện, đó gọi là tu Tam-muội Không và vô nguyện.

Thế nào là không tu Tam-muội Không cũng không tu Tam-muội Vô nguyện? Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được Tam-muội Vô tướng hiện ở trước mắt. Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không phải là tu Tam-muội Không và vô nguyện. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội Vô tưởng, Tammuội diệt tận và vô tưởng thiên, không tu Tammuội Không cũng không phải Tam-muội Vô nguyện, đó gọi là không tu Tam-muội Không cũng không tu Tam-muội Vô nguyện.

Hỏi: Nếu tu Tam-muội Không thì lúc ấy tu Tam-muội Vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc tu Tam-muội Không mà không tu Tam-muội Vô tướng.

Thế nào là tu Tam-muội Không mà không tu Tam-muội Vô tướng? Vốn được Tam-muội Không hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tammuội Không hiện ở trước mắt, lúc này không thể tu Tam-muội Vô tướng hoặc vốn không đạt được Tam-muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc ấy có thể tu Tam-muội Không mà không phải là Vô tướng, đó gọi là tu Tam-muội Không mà không tu Tam-muội Vô tướng.

Thế nào là tu Tam-muội Vô tướng mà không tu Tam-muội Không? Vốn được Tam-muội Vô tướng hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tammuội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam-muội Không, đó gọi là tu Tam-muội Vô tướng mà không phải tu Tam-muội Không.

Thế nào là tu Tam-muội Không và vô tướng? Vốn không đạt được Tam-muội Không hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu Tam-muội Vô tướng. Nếu vốn không đạt được Tam-muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam-muội Không. Nếu vốn không đạt được Tam-muội Vô nguyện hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam-muội Không và Vô tướng, đó gọi là tu Tam-muội Không và Vô tướng.

Thế nào là không tu Tam-muội Không cũng không tu Tam-muội Vô tướng? Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được Tam-muội Vô nguyện hiện ở trước mắt. Vốn được trí thế tục hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam-muội Không và Vô tướng. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội Vô tưởng, Tam-muội diệt tận và vô tưởng thiên, không tu Tam-muội Không cũng không Tam-muội Vô tướng, đó gọi là không tu Tam-muội Không cũng không tu Tammuội Vô tướng.

Hỏi: Nếu tu Tam-muội Vô nguyện thì lúc ấy tu Tam-muội Vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc tu Tam-muội Vô nguyện mà không tu Tam-muội Vô tướng.

Thế nào là tu Tam-muội Vô nguyện mà không tu Tam-muội Vô tướng? Vốn đạt được Tam-muội Vô nguyện hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tam-muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam-muội Vô tướng. Nếu vốn không đạt được Tam-muội Không hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam-muội Vô nguyện mà không phải là Tam-muội Vô tướng, đó gọi là tu Tam-muội Vô nguyện mà không tu Tam-muội Vô tướng.

Thế nào là tu Tam-muội Vô tướng mà không tu Tam-muội Vô nguyện? Vốn đạt được Tam-muội Vô tướng hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tam-muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam-muội Vô nguyện, đó gọi là tu Tam-muội Vô tướng mà không tu Tam-muội Vô nguyện.

Thế nào là tu Tam-muội Vô tướng cùng Tammuội Vô nguyện? Vốn không đạt được Tam-muội

Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam-muội Vô tướng. Nếu vốn không đạt được Tam-muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam-muội Vô nguyện. Nếu vốn không đạt được Tam-muội Không hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam-muội Vô tướng và Vô nguyện, đó gọi là tu Tam-muội Vô tướng cùng Tam-muội Vô nguyện.

Thế nào là không tu Tam-muội Vô nguyện cũng không tu Tam-muội Vô tướng? Vốn đạt được Tam-muội Không hiện ở trước mắt, vốn đạt được trí thế tục hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu Tammuội Vô tướng và vô nguyện. Tâm ô nhiễm và tâm vô ký của tất cả người phàm phu nhập Tam-muội Vô tưởng, Tam-muội diệt tận và vô tưởng thiên, không tu Tam-muội Vô nguyện cũng không phải vô tướng, đó gọi là không tu Tam-muội Vô nguyện cũng không tu Tam-muội Vô tướng.

Hỏi: Có thể có kiết do Tam-muội Không trừ diệt mà không phải Tam-muội Vô nguyện và Tammuội Vô tướng chăng?

Đáp: Không diệt.

Hỏi: Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tammuội Không cũng không phải Tam-muội Vô tướng chăng?

Đáp: Diệt trừ các kiết do tập đế-đạo đế đoạn và do Vô nguyện đoạn.

Hỏi: Vô tướng trừ diệt mà không phải Tammuội Không cũng không phải Tam-muội Vô nguyện chăng?

Đáp: Diệt trừ các kiết do tận đế đoạn và Vô tướng đoạn.

Hỏi: Tam-muội Không và Tam-muội Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam-muội Vô tướng chăng?

Đáp: Diệt trừ các kiết do khổ đế đoạn và Tammuội Không và Tam-muội Vô nguyện trừ diệt.

Hỏi: Tam-muội Không và Tam-muội Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam-muội Vô nguyện chăng?

Đáp: Không trừ diệt.

Hỏi: Tam-muội Vô nguyện và Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam-muội Không chăng?

Đáp: Không trừ diệt.

Hỏi: Tam-muội Không, Vô nguyện và Vô tướng trừ diệt chăng?

Đáp: Diệt trừ các kiết, học kiến tích do tư duy trừ diệt.

Hỏi: Có thể có kiết không phải Tam-muội Không, không phải Tam-muội Vô nguyện, không phải Tam-muội Vô tướng trừ diệt mà kiết tự trừ diệt chăng?

Đáp: Diệt trừ các kiết thì người phàm phu trừ diệt.

Hỏi: Thế nào là ý đã nghĩ đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng?

Đáp: Vô thường-khổ-không-vô ngã.

Hỏi: Hành ý hệ thuộc cõi nào đã nghĩ đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Tận trí nên nói là ý dừng lại nơi thân ấy làm quán thân chăng?

Đáp: Tận trí hoặc là ý dừng lại nơi thân ấy mà quán thân; hoặc là ý dừng lại nơi thống-tâm pháp mà quán pháp. Vô sinh trí cũng như thế.

Hỏi: Các niềm vui của sơ thiền vô lậu và các khinh na giác ý, các pháp này có gì sai biệt? Đáp: Không có sai biệt.

Hỏi: Các niềm vui của nhị thiền vô lậu và các khinh an giác ý có gì sai biệt?

Đáp: Không có sai biệt.

Hỏi: Nếu từ Tam-muội khởi thì đó là từ duyên mà khởi chăng?

Đáp: Hoặc Tam-muội khởi mà không phải là duyên.

Thế nào là Tam-muội khởi mà không phải là duyên? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghĩ đến nhập sơ thiền, do ý đó mà nghĩ đến muốn nhập nhị thiền, đó gọi là Tam-muội khởi mà không phải là duyên.

Thế nào là duyên khởi mà không phải là Tammuội? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghĩ đến nhập sơ thiền, lúc ấy như định kia mà nghĩ đến tưởng thứ hai còn lại, đó gọi là duyên khởi mà không phải là Tam-muội.

Thế nào là Tam-muội khởi duyên? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghĩ đến nhập sơ thiền, lúc ấy do ý mà nghĩ đến tưởng thứ hai còn lại để nhập nhị thiền, đó gọi là Tam-muội khởi duyên.

Thế nào là không phải Tam-muội khởi cũng không phải là duyên? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghĩ đến nhập sơ thiền, lúc ấy như định mà an trú lâu dài, đó gọi là không phải Tammuội khởi cũng không phải là duyên.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Vốn gọi Tam-muội tưởng đều là đạt được giáo pháp. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn sinh đến Hữu tưởng-vô tưởng xứ thì họ sẽ nương dựa vào pháp nào để đạt đến quả A-la-hán?

Đáp: Nương vào định bất dụng vô lậu.

Lại như Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên nói: Các hiền giả! Tôi tự nhớ lại, đã nhập định bất dụng bên bờ ao Đề hồ ở núi Kỳ-xà-quật, có rất nhiều voi và rồng đưa mũi lên gầm vang mà nghe tiếng.

Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên đang nhập định mà nghe, hay lúc xuất định mới nghe tiếng gầm rống?

Đáp: Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghe tiếng khi xuất định chứ không phải lúc nhập định.

Hỏi: Các pháp bất định thì tất cả pháp đó là thật sự vô minh nên nói là vô minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp bất tịnh thì tất cả pháp đó là thật sự vô minh nên nói là vô minh.

Hỏi: Có thể thật sự là vô minh nên nói là vô minh, mà đó không phải là bất tịnh chăng?

Đáp: Có, là tà định.

Hỏi: Các pháp định thì tất cả pháp ấy thật sự là minh nên nói là minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp thật sự là minh nên nói là minh, tất cả đó là pháp định.

Hỏi: Có thể các pháp định mà đó không phải thật sự là minh nhưng nói là minh chăng?

Đáp: Có, là tà định.

Hỏi: Các pháp bất định thì tất cả pháp ấy không thành tựu giác ý chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp bất định thì tất cả pháp ấy không thành tựu giác ý.

Hỏi: Có thể không thành tựu giác mà đó không phải là bất định chăng?

Đáp: Có, là tà định.

Hỏi: Các pháp định thì tất cả pháp ấy thành tựu giác ý chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp thành tựu giác ý thì tất cả pháp ấy là định.

Hỏi: Có thể pháp định mà pháp ấy không phải là thành tựu giác ý chăng?

Đáp: Có, là tà định.

Hỏi: Nếu thành tựu giác ý thì đó là thành tựu pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp thành tựu giác ý thì pháp ấy thành tựu pháp vô lậu.

Hỏi: Có thể có thành tựu pháp vô lậu mà không phải là giác ý chăng?

Đáp: Có, là người phàm phu.

Hỏi: Nếu không thành tựu giác ý thì đó là không thành tựu pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không có pháp vô lậu không thành tựu, mà có người phàm phu không thành tựu giác ý.

Hỏi: Nếu được giác ý thì đó là đạt được pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu đạt được giác ý thì đạt được pháp vô lậu.

Hỏi: Có thể đạt được pháp vô lậu mà không phải là giác ý chăng?

Đáp: Có người phàm phu.

Hỏi: Nếu rời bỏ giác ý thì đó là rời bỏ pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không có rời bỏ pháp vô lậu, không có rời bỏ tất cả giác ý.

Hỏi: Nếu lui sụt giác ý thì đó là lui sụt pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không có lui sụt pháp vô lậu, không có lui sụt tất cả giác ý.

Hỏi: Nếu không hết thì đó là các pháp không biết chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp không biết thì pháp đó không biết.

Hỏi: Có thể có pháp không hết mà pháp đó không phải là không biết chăng?

Đáp: Có, các pháp đã biết thì cái biết không đoạn mất hoàn toàn.

Hỏi: Các pháp không còn thì biết pháp ấy chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp không còn thì biết pháp ấy.

Hỏi: Có thể có cái biết biết mà không phải là hết chăng?

Đáp: Có, những cái biết đã biết không phải đoạn mất tất cả cái biết.

Hỏi: Đối với pháp sinh ra này mắt vốn không thấy sắc mà mắt ấy được biện giải là thiên nhãn. Dựa vào những gì để biện giải là thiên nhãn?

Đáp: Giống như có một người tánh tự nhận biết về mạng sống đời trước, tánh vốn có ấy sinh ra ở đời khác thì mắt trông thấy sắc, nhờ vào tánh ấy mà biện giải về thiên nhãn. Tai và tiếng cũng như thế.

Hỏi: Vì lẽ gì mà người phàm phu lui sụt kiến đế tư duy đoạn kiết vẫn được, còn đệ tử của Đức Thế Tôn lại do tư duy mà đoạn vậy?

Đáp: Người phàm phu vốn có thể vận dụng đạo kiến đế đoạn kiết không còn, họ tư duy đoạn rồi lui sụt đối với đạo ấy lại bị kiết ấy trói buộc. Đệ từ của đức Thế Tôn cùng đạo khác mà kiến đế đoạn kiết không còn, dùng tư duy đoạn kiết còn sót lại. Phàm phu vốn có thể vận dụng đạo đế kiến đế đoạn kiết không còn, đối với đạo ấy không lui sụt. Vốn có thể vận dụng đạo tư duy đoạn kiết không còn, mà đối với đạo ấy có lúc lui sụt, có lúc không lui sụt. Đệ tử của Đức Thế Tôn vốn có thể vận dụng kiến đế mà tư duy đoạn kiết không còn, họ tư duy về đạo đoạn kiết không còn mà đạo ấy không lui sụt.

Hỏi: Vì lẽ gì mà lui sụt quả A-la-hán chứ không phải là quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Pháp do kiến đế đoạn không có thay thế, do tư duy đoạn thì có thay thế. Pháp kiến đế tưởng về có tịnh, tưởng về không có tịnh.

Tưởng về có tịnh không thuận với ý đã nghĩ đến và không thuận với tưởng về không có tịnh, lui sụt tưởng đến không có một pháp như ngã, nếu không có ngã này thì bị lui sụt vì các kiến chấp về ngã mà không có ngã.

Hỏi: Vì lẽ gì mà lui sụt quả A-la-hán và Tư-đà-hàm chứ không phải là quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Pháp do kiến đế đoạn không thể thay thế, do tư duy đoạn thì có thể thay thế. Pháp kiến đế tưởng về có tịnh, tưởng về bất tịnh. Pháp ấy không thuận với ý đã nghĩ đến, không thuận với tưởng về bất tịnh, lui sụt tưởng đến không có một pháp nếu không có ngã. Nếu là ngã thì bị lui sụt vì các kiến chấp về ngã và không có ngã.

Hỏi: Lui sụt quả A-la-hán, đạt được các căn-lực-giác-đạo chủng vô lậu, nên nói là vốn được mà được hay vốn không được mà được?

Đáp: Nên nói là vốn được mà được.

Hỏi: lui sụt quả Tư-đà-hàm và quả A-na-hàm, đạt được các căn-lực-giác-đạo chủng vô lậu, nên nói là vốn được mà hay vốn không được mà được. Đáp: Nên nói là vốn được mà được.

Hỏi: Ẩn mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm-nhập-bốn đại, căn thiện-căn bất thiện-căn vô ký, Kiết-phược-sử-cấu-triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được?

Đáp: Điều thiện nếu ô nhiễm thì nên nói là vốn đạt được mà được, báo nên nói là vốn không đạt được mà được.

Hỏi: Ẩn mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc, duy trì được các ấm-nhập-bốn đại, căn thiện-căn bất thiện-căn vô ký, Kiết-phược-sử-cấu-triền, nên nói là vốn đạt được mà được, hay vốn không đạt được mà được?

Đáp: Việc thiện, nếu ô nhiễm, thì nên nói vốn đạt được mà được, báo nên nói vốn không đạt được mà được.

Hỏi: Ẩn mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm-nhập-bốn đại, căn thiện-căn bất thiện-căn vô ký, Kiết-phược-sử-cấu-triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được?

Đáp: Điều thiện nếu ô nhiễm thì nên nói là vốn đạt được mà được, báo nên nói là vốn không đạt được mà được.

Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, thì tu trì thần túc chứng thông suốt tu đạo, lúc ấy ngang bậc nào và có thể đến bao nhiêu chỗ?

Đáp: Đến cõi Phạm thiên.

Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, thì trí nghe tiếng thấu suốt chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu?

Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, dùng trí biết tâm người khác chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào tâm mà biết tâm-tâm pháp của người khác?

Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, trí tự biết túc mạng chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào hệ thuộc vào đâu mà tự biết túc mạng?

Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, trí nhãn chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu mà mắt thấy sắc?

Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên. Nhị thiền hệ thuộc cõi Quang âm, Tam thiền hệ thuộc cõi Biến tịnh, Tứ thiền hệ thuộc cõi Quả thật.

Hỏi: Nếu ý tư duy về khổ-khổ đạt đến quả A-la-hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đầu mà ý tư duy về khổ-khổ đạt đến quả A-la-hán?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc. Tập cũng như thế.

Hỏi: Nếu ý tư duy về tận-tận đạt đến quả A-la-hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về tận-tận đạt đến quả A-la-hán?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu ý tư duy về đạo-đạo đạt đến quả A-la-hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về đạo-đạo đạt đến quả A-la-hán?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

QUYỂN 29

Kiền độ thứ 8: KIẾN

Ý chỉ, dục, tưởng, duyên trí, kiến, phẩm kệ ở sau.

Phẩm 1: BÀN VỀ Ý CHỈ

Bốn ý chỉ (Bốn niệm xứ): Ý chỉ quán thân trên thân, ý chỉ quán pháp trên thọ tâm pháp.

Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu thọ chăng? Giả sử tu thọ thì đó là tu thân chăng? Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu tâm chăng? Giả sử tu tâm, thì đó là tu thân chăng? Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu pháp chăng? Giả sử tu pháp thì đó là tu thân chăng?

Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu tâm chăng? Giả sử tu tâm, thì đó là tu thọ chăng? Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu pháp chăng? Giả sử tu pháp thì đó là tu thọ chăng? Nếu tu ý chỉ quán tâm trên tâm, thì đó là tu pháp chăng? Giả sử tu pháp thì đó là tu tâm chăng?

Ý chỉ của quán thân trên thân, nên nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí chăng? Nên nói có giác-có quán; không có giác-có quán; không có giác-không có quán chăng? Nên nói tương ưng với lạc căn-hỷ căn-hộ căn, Không-Vô tướng-Vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc? Nên nói là duyên không hệ thuộc chăng? Ý chỉ thọ, tâm pháp, quán pháp cũng như thế.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Khi thọ nhận lạc thọ kia, nên biết thọ của lạc thọ." Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí? Khi thọ khổ thọ biết thọ của khổ thọ, khi thọ bất khổ bất lạc thọ biết thọ bất khổ bất lạc thọ, trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí? Thân vui-thân khổ-thân không vui-không khổ-tâm vui-tâm khổ-tâm không khổ không vui. Ăn vui-ăn khổ-ăn không khổ không vui, vui không ăn-khổ không ăn-không khổ không vui không ăn. Dựa vào dần độn vui, dựa vào đần độn khổ, dựa vào đần độn không vui, không khổ. Dựa vào xuất yếu vui-dựa vào xuất yếu khổ-dựa vào xuất yếu không khổ không vui. Khi thọ cảm thọ, biết xuất yếu không khổ không vui. Trí cảm thọ này nên nói là pháp trí ấy nên nói cho đến đạo trí chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Lúc đó có tâm dục nên như thật biết có tâm dục ấy." Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí? Không có dục mà có giận dữ, không có giận dữ mà có ngu si, không có ngu si mà có ô nhiễm, không có ô nhiễm mà có tán loạn, không có tán loạn mà có lười biếng, không có lười biếng, ít, nhiều, tu hay không tu định hay bất định, có tâm giải thoát hay không có tâm giải thoát, nên như thật biết tâm đó. Tâm không giải thoát hay tâm giải thoát, như thật biết rõ tâm đó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Mắt duyên sắc sinh ra kiết bên trong." Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong ấy, kiết bên trong này như thật biết về nó. Không thật sự không có kiết bên trong ấy, kiết bên trong này như thật biết về nó. Như chưa sinh thì kiết bên trong liền sinh và đã sinh, liền hết và đã hết thì không sinh. Tỳ-kheo kia cũng như thật biết kiết đó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng? Nhĩ-tỷ-thiệt-thân cũng như thế.

Ý duyên pháp sinh tham dục bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có tham dục bên trong ấy, tham dục bên trong này như thật biết về nó. Không thật sự không có tham dục bên trong ấy, tham dục bên trong này như thật biết về nó. Như chưa nảy sinh thì tham dục bên trong liền sinh và đã sinh, liền hết và đã hết, không sinh Tỳ-kheo kia cũng như thật biết về điều đó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng? Giận dữ, thùy miên, trạo cử, nghi cũng như thế.

Sinh niệm giác ý bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có niệm giác ý bên trong kia. Niệm giác ý bên trong này như thật biết về nó. Không thật sự không có niệm giác ý bên trong, niệm giác ý bên trong này như thật biết về nó. Như chưa nảy sinh niệm giác ý bên trong thì liền sinh và đã sinh liền trụ lại không quên mất, không lui sụt mà rộng thêm, tư duy đầy đủ, điều này cũng như thật biết về nó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng? Trạch pháp-tinh tiến-hỷ-khinh an-định-hộ giác ý cũng như thế.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo kia tự quán tham dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên." Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên? Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo kia tự quán dâm, giận dữ, ngu si ít lại." Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận dữ, ngu si ít lại?

Thế nào là cảm thọ khi chết? Nếu hành mạng tận thì giới hạn cảm thọ khi chết ở chỗ nào? Khi chết và khi cảm thọ chết, thọ thâu tóm vào pháp nào? Có bao nhiêu thức nhận biết? A-la-hán nên nói là tâm thiện bát Niết-bàn, hay nên nói là tâm vô ký bát Niết-bàn? Vì lẽ gì mà hai đệ tử bát niết bàn trước Phật Thế Tôn, sau đó mới đến Phật, Thế Tôn?

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Nhập Tam-muội bất động, Như Lai bát Niết-bàn." Như Lai bát Niếtbàn lúc nhập định hay bát Niết-bàn lúc xuất định?

Bốn hữu là bổn thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu. Thế nào là bổn thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu? Các dục hữu thì tất cả dục hữu kia có năm hành chăng? Giả sử có năm hành thì đó là tất cả dục hữu chăng? Các sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì tất cả sắc hữu ấy có năm hành chăng? Giả sử có năm hành thì tất cả sắc hữu ấy ở cõi trời Hữu tưởng chăng? Các sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng, tất cả sắc hữu ấy có hai hành chăng? Giả sử có hai hành thì tất cả sắc hữu ấy ở cõi trời Vô tưởng chăng? Các Vô sắc hữu thì tất cả vô sắc hữu ấy có bốn hành chăng? Giả sử có bốn hành thì tất cả đó là vô sắc hữu chăng? Có thể có năm hành, bốn hành, ba hành, hai hành, một hành chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ. Bốn ý chỉ: Ý chỉ quán thân trên thân, ý chỉ quán pháp trên thọ-tâm-pháp.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu thọ chăng?

Đáp: Hoặc tu thân mà không phải tu thọ.

Thế nào là tu thân mà không phải tu thọ? Vốn đạt được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thân mà không phải tu thọ.

Thế nào là tu thọ mà không phải tu thân? Vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thân trên thân. Nếu vốn không đạt được tâm, hoặc vốn không đạt được pháp thì lúc này có thể tu ý chỉ quán thọ trên thọ chứ không phải tu thân, đó gọi là tu thọ chứ không phải tu thân.

Thế nào là tu thân cũng là tu thọ? Vốn không đạt được thân mà lúc này đạt được thọ hoặc vốn không đạt được thọ mà lúc này đạt được thân. Hoặc vốn không đạt được tâm, vốn không đạt được pháp, lúc này có thể tu ý chỉ quán thọ trên thân và thọ, đó gọi là tu thân cũng là tu thọ.

Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu thọ? Vốn đạt được tâm, vốn đạt được pháp. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thọ trên thân và thọ. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập định vô tưởng và định diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thân trên thân cũng không phải tu thọ, đó gọi là không phải tu thân cũng không phải tu thọ.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu tâm chăng?

Đáp: Hoặc tu thân mà không phải tu tâm.

Thế nào là tu thân mà không phải tu tâm? Vốn đạt được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thân mà không phải tu tâm.

Thế nào là tu tâm mà không phải tu thân? Vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thân trên thân. Nếu vốn không đạt được thọ, hoặc vốn không đạt được pháp thì lúc này có thể tu ý chỉ quán tâm trên tâm chứ không phải tu thân, đó gọi là tu tâm mà không phải tu thân.

Thế nào là tu thân cũng là tu tâm? Vốn không đạt được thân mà lúc này đạt được tâm hoặc vốn không đạt được tâm mà lúc này đạt được thân. Nếu vốn không đạt được thọ và vốn không đạt được pháp, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán tâm trên thân và tâm, đó gọi là tu thân cũng là tu tâm.

Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu tâm? Vốn đạt được thọ và vốn đạt được pháp. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán tâm trên thân và tâm. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thân trên thân cũng không phải tu tâm, đó gọi là không phải tu thân cũng không phải tu tâm.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu pháp chăng?

Đáp: Hoặc tu thân mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu thân mà không phải tu pháp? Vốn đạt được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thân mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu pháp, không phải tu thân? Vốn đạt được ý chỉ của quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thân trên thân. Nếu vốn không đạt được thọ và vốn không đạt được tâm, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên pháp chứ không phải tu thân, đó gọi là tu pháp mà không phải tu thân.

Thế nào là tu thân cũng là tu pháp? Vốn không đạt được thân mà lúc ấy đạt được pháp, hoặc vốn không đạt được pháp mà lúc ấy đạt được thân. Nếu vốn không đạt được thọ và vốn không đạt được tâm, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên thân và pháp, đó gọi là tu thân cũng là tu pháp.

Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu pháp? Vốn đạt được thọ và vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ thân, quán pháp trên pháp vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thân trên thân mà không phải tu pháp, đó gọi là không phải tu thân cũng không phải tu pháp.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu tâm chăng?

Đáp: Hoặc tu thọ mà không phải tu tâm.

Thế nào là tu thọ mà không phải tu tâm? Vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thọ mà không phải tu tâm.

Thế nào là tu tâm mà không phải tu thọ? Vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tâm, không phải tu thọ.

Thế nào là tu thọ cũng là tu tâm? Vốn không đạt được thọ mà đạt được tâm vào lúc này, hoặc vốn không đạt được tâm làm đạt được thọ vào lúc ấy. Nếu vốn không đạt được thân và vốn không đạt được pháp, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán tâm trên tâm và thọ, đó gọi là tu thọ cũng là tu tâm.

Thế nào là không phải tu thọ cũng không phải tu tâm? Vốn đạt được thân và vốn đạt được pháp. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ thọ, quán tâm trên tâm vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thọ trên thọ cũng không phải tu tâm, đó gọi là không phải tu thọ cũng không phải tu tâm.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu pháp chăng?

Đáp: Hoặc tu thọ mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu thọ mà không phải tu pháp? Vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thọ mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu pháp mà không phải tu thọ? Vốn đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thọ trên thọ, đó gọi là tu pháp mà không phải tu thọ.

Thế nào là tu pháp cũng là tu thọ? Vốn không đạt được thọ mà lúc này đạt được pháp, hoặc vốn không đạt được pháp mà lúc này đạt được thọ. Nếu vốn không đạt được thân và vốn không đạt được tâm, lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên pháp và thọ, đó gọi là tu pháp cũng là tu thọ.

Thế nào là không phải tu thọ cũng không phải tu pháp? Vốn đạt được thân và vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ thọ, quán pháp trên pháp vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thọ trên thọ cũng không phải tu pháp, đó gọi là không phải tu thọ cũng không phải tu pháp.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán tâm trên tâm thì đó là tu pháp chăng?

Đáp: Hoặc tu tâm mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu tâm mà không phải tu pháp? Vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tâm mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu pháp mà không phải tu tâm? Vốn đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán tâm trên tâm, đó gọi là tu pháp mà không phải tu tâm.

Thế nào là tu pháp cũng là tu tâm? Vốn không đạt được tâm mà đạt được pháp vào lúc này, hoặc vốn không đạt được pháp mà đạt được tâm vào lúc này. Nếu vốn không đạt được thân và vốn không đạt được thọ thì lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên pháp và tâm đó gọi là tu pháp cũng là tu tâm.

Thế nào là không phải tu tâm cũng không phải tu pháp? Vốn đạt được thân và vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ tâm, quán pháp trên pháp vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, nhập Tammuội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán tâm trên tâm cũng không phải tu pháp, đó gọi là không phải tu tâm cũng không phải tu pháp.

Hỏi: Ý chỉ quán thân trên thân nên nói là pháp trí chăng?

Đáp: Ý chỉ quán thân trên thân hoặc nói là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, đạo trí; hoặc có giác-có quán; hoặc không có giác-có quán; hoặc không có giác-không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hoặc hộ căn, hoặc Không, hoặc Vô nguyện, hoặc Vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Ý chỉ quán thọ trên thọ nên nói là pháp trí chăng?

Đáp: Ý chỉ quán thọ trên thọ, hoặc nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, đạo trí, hoặc có giác-có quá, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc hoặc tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với Không, hoặc tương ưng với Vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Ý chỉ quán tâm trên tâm cũng như thế.

Hỏi: Ý chỉ quán pháp trên pháp nên nói là pháp trí chăng?

Đáp: Ý chỉ quán pháp trên pháp, hoặc nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí, hoặc có giác-có quán, hoặc không có giác-có quán, hoặc không có giác-không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc hoặc tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không, hoặc tương ưng với vô tướng, hoặc tương ưng với vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Khi thọ nhận lạc thọ kia, biết là thọ của lạc thọ."

Bốn trí là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Khi thọ khổ thọ chỉ một đẳng trí biết thọ khổ thọ. Khi thọ bất khổ bất lạc thọ, bốn trí biết thọ bất khổ bất lạc thọ là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Thân vui-thân khổ-thân không khổ-không vui và tâm khổ chỉ một đẳng trí biết.

Tâm vui-tâm không khổ không vui, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Ăn khổ-ăn vui-ăn không khổ không vui và khổ không ăn chỉ một đẳng trí biết.

Vui không ăn-không khổ không vui không ăn, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Dựa vào đần độn vui-dựa vào đần độn khổ-dựa vào đần độn không vui không khổ và dựa vào xuất yếu khổ, do một đẳng trí biết.

Dựa vào xuất yếu vui-dựa vào xuất yếu không khổ, không vui, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có tâm dục nên như thật biết là có tâm dục, do một đẳng trí biết không có dục do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có giận dữ do một đẳng trí biết, không có giận dữ do ba trí biết là pháp trí, đẳng trí, đạo trí.

Có ngu si do một đẳng trí biết, không có ngu si do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Có ô nhiễm do một đẳng trí biết, không có ô nhiễm do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có tán loạn do một đẳng trí biết; không có tán loạn, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có lười biếng do một đẳng trí biết, không có lười biếng do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Ít do một đẳng trí biết, nhiều do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Không tu do một đẳng trí biết, tu do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Bất định do một đẳng trí biết, định do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Không có giải thoát do một đẳng trí biết, giải thoát do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Mắt duyên sắc sinh ra kiết bên trong." Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong, biết như thật về kiết bên trong này, do một đẳng trí biết; không thật sự là không có kiết bên trong này, biết như thật kiết bên trong ấy, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Như chưa sinh thì kiết bên trong, liền sinh, Tỳ-kheo kia cũng biết như thật do một đẳng trí biết. Như sinh liền hết và đã hết mà không sinh, điều này cũng biết như thật, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Nhĩ duyên thanh, thân duyên xúc, ý duyên pháp cũng như vậy.

Tỷ duyên hương sinh kiết bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong. Kiết bên trong này do một đẳng trí biết như thật. Không thật sự là không có kiết bên trong, biết như thật về kiết bên trong này do ba trí biết là pháp trí, đẳng trí, đạo trí. Như chưa sinh kiết bên trong, liền sinh, điều này cũng biết như thật do một đẳng trí. Như sinh liền hết và đã hết thì không sinh, điều này cũng biết như thật, do ba trí là pháp trí, đẳng trí, đạo trí. Thiệt, vị, tham dục, giận dữ, thùy miên, trạo cử và nghi cũng như thế.

Sinh niệm giác ý bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có niệm giác ý bên trong. Niệm giác ý bên trong này, như thật biết rõ do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Không thật sự là không có niệm giác ý bên trong, một đẳng trí biết như thật về niệm giác ý bên trong. Như chưa nảy sinh niệm giác ý bên trong thì liền sinh và đã sinh, liền trụ lại không quên mất, không lui sụt mà rộng thêm, tư duy đầy đủ Tỳ-kheo kia cũng như thật biết do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Trạch pháp-tinh tiến-hỷ-khinh an-định-hộ-giác ý cũng như thế.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo kia tự quán tham dâm, nóng giận, ngu si." Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên? Đáp: Một ít tham dâm, nóng giận, ngu si, ở trong mức độ vừa phải liền tăng thêm. Như thế là tham dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Tỳ-kheo kia tự quán tham dâm, nóng giận, ngu si ít lại." Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận, ngu si ít lại?

Đáp: Tham dâm, nóng giận, ngu si tăng lên vừa phải liền ít lại.

Như thế là tham dâm, nóng giận, ngu si ít lại.

Hỏi: Thế nào là cảm thọ khi chết?

Đáp: Khi các đốt xương đau nhức.

Hỏi: Nếu hành mạng tận thì giới hạn cảm thọ khi chết ở chỗ nào? Khi chết và khi cảm thọ chết, thọ thâu tóm vào pháp nào? Có bao nhiêu thức nhận biết?

Đáp: Giống như các bộ phận của thân thể đau nhức. Hành mạng hết và cảm thọ khi chết có một nhập thâu tóm là xúc nhập. Có hai thức nhận biết thân thức và ý thức. Thân thể đau nhức trước là thân thức, sau là ý thức.

Hỏi: A-la-hán nên nói là tâm thiện bát Niếtbàn, hay nên nói là tâm vô ký bát Niết-bàn?

Đáp: A-la-hán bát Niết-bàn với tâm vô ký.

Hỏi: Vì lẽ gì mà hai đệ tử bát Niết-bàn trước Phật Thế Tôn, sau đó mới đến Phật Thế Tôn?

Đáp: Vì lẽ Tôn giả kia, suốt trong cõi sinh tử, tạo ra hành không gián đoạn mà tiếp nhận báo, họ không thể làm cho trống rỗng, không có quả, không có báo. Vả lại vì pháp thường của Phật Thế Tôn, nên hai đệ tử bát Niết-bàn trước mà Phật Thế Tôn thì sau.

Lại như Đức Thế Tôn nói: "Nhập Tam-muội bất động, Như Lai bát Niết-bàn."

Hỏi: Như Lai bát Niết-bàn lúc nhập định hay bát Niết-bàn lúc xuất định?

Đáp: Như Lai bát Niết-bàn lúc xuất định chứ không phải nhập định.

Bốn hữu là bổn thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu.

Hỏi: Thế nào là bổn thời hữu?

Đáp: Năm ấm giữa ranh giới tử-sinh, ở giới hạn trung gian này đều là các hữu, đó gọi là bổn thời hữu.

Hỏi: Thế nào là tử hữu?

Đáp: Năm ấm chết, đó gọi là tử hữu.

Hỏi: Thế nào là trung hữu?

Đáp: Năm ấm của trung hữu, đó gọi là trung hữu.

Hỏi: Thế nào là sinh hữu?

Đáp: Năm ấm sinh, đó gọi là sinh hữu.

Hỏi: Các dục hữu thì tất cả dục hữu kia có năm hành chăng?

Đáp: Hoặc dục hữu mà hữu đó không phải năm hành.

Thế nào là dục hữu mà hữu đó không phải năm hành? Chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm, mà nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu, đó gọi là dục hữu, hữu đó không phải năm hành.

Thế nào là hữu năm hành, hữu đó không phải dục hữu? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm, không nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu, hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là có năm hành mà hữu đó không phải dục hữu.

Thế nào là dục hữu mà hữu đó có năm hành? Chúng sinh cõi Dục tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận, đó gọi là dục hữu mà hữu đó có năm hành.

Thế nào là không phải dục hữu mà hữu đó không phải năm hành? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ vào tâm, nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu; hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc đạt được các hữu vô tưởng, hoặc là các hữu cõi Vô sắc, đó gọi là không phải dục hữu mà hữu đó không phải năm hành.

Hỏi: Các sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì tất cả hữu ấy có năm hành chăng?

Đáp: Hoặc sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì hữu đó không phải năm hành.

Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì hữu đó không phải năm hành? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc, không tự an trụ vào tâm, nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì hữu đó không phải năm hành.

Thế nào là có năm hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng? Chúng sinh cõi Dục tự trụ vào tâm, không nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu; hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là có năm hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng.

Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng mà hữu đó là năm hành? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng mà hữu đó là năm hành.

Thế nào là không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng mà hữu đó không phải năm hành? Chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm, nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu; hoặc trời Vô tưởng nơi cõi Sắc được các hữu vô tưởng, hoặc là hữu của cõi Vô sắc, đó gọi là không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng mà hữu đó không phải năm hành.

Hỏi: Các sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng thì tất cả hữu đó có hai hành chăng?

Đáp: Hoặc sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng thì hữu đó không phải hai hành.

Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành? Trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành.

Thế nào là hữu thuộc hai hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng? Chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm, nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ vào tâm, nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận, đó gọi là hữu thuộc hai hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng.

Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó là hai hành? Trời Vô tưởng nơi cõi Sắc đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó là hai hành.

Thế nào là không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành? Chúng sinh cõi Dục, tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc là hữu của cõi Vô sắc, đó gọi là không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành.

Hỏi: Các hữu của cõi Vô sắc thì tất cả hữu đó đều là bốn hành chăng?

Đáp: Đúng như thế. Các hữu là bốn hành thì hữu đó đều là hữu của cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể hữu của cõi Vô sắc mà hữu ấy không phải bốn hành chăng?

Đáp: Có, chúng sinh cõi Vô sắc không tự trụ tâm vào các hữu.

Hỏi: Có thể có năm hành chăng?

Đáp: Có, chúng sinh cõi Dục tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc là trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu của vô tưởng.

Hỏi: Có thể có bốn hành chăng?

Đáp: Có, chúng sinh cõi Vô sắc tự trụ vào tâm mà nhập các hữu.

Hỏi: Có thể có ba hành chăng?

Đáp: Không có ba hành.

Hỏi: Có thể có hai hành chăng?

Đáp: Có, chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm mà nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ vào tâm mà nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; trời Vô tưởng nơi cõi Sắc được các hữu của trời Vô tưởng.

Hỏi: Có thể có một hành chăng?

Đáp: Có, chúng sinh cõi Vô sắc không tự trụ vào tâm mà nhập các hữu.

------------------

Phẩm 2: BÀN VỀ DỤC

Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, thì tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Vì lẽ gì sử cõi Dục không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc? Vì lẽ gì sử cõi Sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Vô sắc? Vì lẽ gì sử cõi Vô sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Sắc?

Vì lý do gì cõi Dục không phải nhất thiết biến sử, không phải tất cả cõi Dục đã bị sử sai khiến? Vì lý do gì cõi Sắc không phải nhất thiết biến sử, không phải tất cả cõi Sắc đã bị sử sai khiến? Vì lý do gì cõi Vô sắc không phải nhất thiết biến sử, không phải tất cả cõi Vô sắc đã bị sử sai khiến?

Mười tưởng: tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận.

Nếu tu tưởng về vô thường, thì ý của người kia đã nghĩ nhớ đến tưởng về vô thường chăng? Giả sử ý đã nghĩ nhớ đến tưởng về vô thường, thì người kia đã tu tưởng về vô thường chăng? Tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như thế.

Nếu nhận biết dục giác, thì khi nhận biết, ý của hành giả kia đã nghĩ nhớ đến dục giác chăng? Giả sử ý đã nghĩ nhớ đến dục giác, thì hành giả kia biết về dục giác ấy chăng? Các giác về sân hận, hại cũng vậy.

Nếu khi nhận biết giác xuất yếu, thì ý của hành giả kia đã nghĩ nhớ đến giác xuất yếu chăng? Giả sử ý đã nghĩ nhớ đến giác xuất yếu, thì hành giả kia sẽ nhận biết giác xuất yếu chăng? Giác không giận dữ, không hại cũng như thế.

Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó duyên vô minh chăng? Giả sử pháp duyên vô minh, thì pháp đó là nhân vô minh chăng? Các pháp nhân minh, thì pháp đó duyên minh chăng? Giả sử pháp duyên minh, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng?

Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó duyên minh chăng? Giả sử pháp duyên minh, thì pháp đó sẽ nhân vô minh chăng? Các pháp nhân minh, thì pháp đó duyên vô minh chăng? Giả sử pháp duyên vô minh, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng?

Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó bất thiện chăng? Giả sử pháp bất thiện, thì pháp đó sẽ nhân vô minh chăng? Các pháp nhân minh, thì pháp đó thiện chăng? Giả sử pháp thiện, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng? Vả lại, có pháp không nhân minh, không nhân vô minh, thì pháp đó không phải không có nhân chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế, nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế, nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, toàn bộ pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử toàn bộ pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử toàn bộ pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Vì lẽ gì sử cõi Dục không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc?

Đáp: Vì lẽ cõi hư hoại, nếu cõi Dục không tiếp nhận vô tri.

Hỏi: Vì lẽ gì sử cõi Sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Vô sắc?

Đáp: Vì lẽ cõi hư hoại, nhưng sử nơi cõi Sắc đó không phải duyên nơi cõi này.

Hỏi: Vì lẽ gì sử cõi Vô sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Sắc?

Đáp: Vì lẽ cõi hư hoại, nhưng sử nơi cõi Sắc đó không phải duyên nơi cõi này.

Hỏi: Vì lý do gì cõi Dục không phải sử hiện bày khắp, không phải tất cả cõi Dục đã bị sử sai khiến?

Đáp: Khắp tất cả hữu, hữu đó không phải duyên nơi cõi này.

Hỏi: Vì lý do gì cõi Sắc không phải sử hiện bày khắp, không phải tất cả cõi Sắc đã bị sử sai khiến? Đáp: Khắp tất cả hữu, hữu đó không phải duyên nơi cõi này.

Hỏi: Vì lý do gì cõi Vô sắc không phải sử hiện bày khắp, không phải tất cả cõi Vô sắc đã bị sử sai khiến?

Đáp: Khắp tất cả hữu, hữu đó không phải duyên nơi cõi này.

Mười tưởng: tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận.

Hỏi: Nếu tu tưởng về vô thường, thì ý của người kia đã nghĩ nhớ đến tưởng về vô thường chăng?

Đáp: Hoặc tu tưởng vô thường, ý người kia không phải đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường.

Thế nào là tu tưởng vô thường, ý người kia không phải đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường? Cũng như duyên khác tu tưởng vô thường, đó gọi là tu tưởng vô thường, người kia không phải ý đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường.

Thế nào là ý đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường, người kia không phải tu tưởng vô thường? Cũng như ý khác đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường, đó gọi là ý đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường, người kia không phải tu tưởng vô thường.

Thế nào là tu tưởng vô thường, ý của người kia đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường? Như duyên tưởng vô thường, tu tưởng vô thường, đó gọi là tu tưởng vô thường, ý của người kia đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường.

Thế nào là không phải tu tưởng vô thường, người kia không phải với ý đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường? Trừ ngần ấy sự việc trên.

Tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như thế.

Hỏi: Nếu nhận biết dục giác, thì khi nhận biết, ý của hành giả kia đã nghĩ nhớ đến dục giác chăng? Đáp: Hoặc khi nhận biết dục giác, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ tới dục giác.

Thế nào là khi nhận biết dục giác, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ tới dục giác? Cũng như duyên khác, khi nhận biết dục giác, đó gọi là khi nhận biết dục giác, hành giả kia không có ý nghĩ nhớ về đối tượng ấy.

Thế nào là ý nghĩ nhớ về dục giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết về dục giác? Cũng ý khác đã nghĩ nhớ về dục giác, đó gọi là ý nghĩ nhớ về dục giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết về dục giác.

Thế nào là khi nhận biết về dục giác, ý của hành giả kia đã nghĩ nhớ về dục giác? Cũng như duyên của dục giác khi nhận biết về dục giác, đó gọi là khi nhận biết về dục giác, ý của hành giả kia nghĩ nhớ về đối tượng ấy.

Thế nào là không phải khi nhận biết về dục giác, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ về đối tượng ấy? Trừ ngần ấy sự việc nêu trên.

Sân hận giác, hại giác cũng như thế.

Hỏi: Nếu xuất yếu giác khi nhận biết, thì ý của hành giả kia đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác chăng? Đáp: Hoặc xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác.

Thế nào là xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác? Cũng như các duyên khác khi nhận biết xuất yếu giác, đó gọi là xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ đến đối tượng ấy.

Thế nào là ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết xuất yếu giác? Cũng như ý khác khi nghĩ nhớ đến xuất yếu giác, đó gọi là đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết chúng.

Thế nào là khi nhận biết xuất yếu giác, hành giả kia với ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác? Cũng như duyên của xuất yếu giác khi nhận biết về xuất yếu giác, đó gọi là xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia với ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác.

Thế nào là không phải xuất yếu giác khi được nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác? Trừ ngần ấy sự việc nêu trên. Vô sân giác, vô hại giác cũng như thế.

Hỏi: Các pháp nhân vô minh thì pháp đó duyên nơi vô minh chăng?

Đáp: Đúng như thế. Các pháp nhân vô minh thì pháp đó duyên nơi vô minh

Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi vô minh, thì pháp đó sẽ nhân vô minh chăng?

Đáp: Có. Trừ báo của vô minh, các hành vô ký khác không ẩn một, hoặc hành vi thiện.

Hỏi: Các pháp nhân minh thì pháp đó duyên nơi minh chăng?

Đáp: Đúng như thế. Các pháp nhân minh thì pháp đó duyên nơi minh.

Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi minh thì pháp đó không nhân minh chăng?

Đáp: Có. Minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu.

Hỏi: Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó duyên nơi minh chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi minh, thì nó không nhân vô minh chăng?

Đáp: Có. Trừ báo của vô minh, các hành vô ký khác không ẩn một, hoặc hành vi thiện.

Hỏi: Các pháp nhân minh thì nó duyên nơi vô minh chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi vô minh thì nó không nhân minh chăng?

Đáp: Có. Minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu.

Hỏi: Các pháp nhân vô minh thì nó bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử pháp bất thiện thì nó là nhân vô minh chăng?

Đáp: Có. Là hành vi ô nhiễm nơi báo của vô minh.

Hỏi: Các pháp nhân minh, thì pháp đó thiện chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử pháp thiện, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng?

Đáp: Có. Minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu thiện.

Hỏi: Vả lại, có pháp không nhân minh, không nhân vô minh, thì pháp đó đều có nhân chăng?

Đáp: Có, trừ báo của vô minh, các hành khác không ẩn một vô ký, và minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu thiện.

QUYỂN 30

Kiền độ thứ 8: KIẾN

Phẩm 3: BÀN VỀ TƯỞNG

Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dâm tưởng về tận.

Các pháp sinh tưởng về vô thường thì pháp ấy tương ưng vời tưởng về vô thường chăng? Giả sử các pháp tương ưng với tưởng về vô thường, thì pháp ấy sinh tưởng về vô thường chăng? cho đến về tận cũng như vậy.

Các pháp sinh tưởng về vô thường, pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường chăng? Giả sử các pháp cùng một duyên với tưởng về vô thường, pháp ấy sinh tưởng về vô thường chăng? Cho đến tưởng về tận cũng như vậy.

Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn-không tu-không tác chứng chăng?

Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn-không tu mà tác chứng chăng?

Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn mà tu và tác chứng chăng?

Có thể có pháp trí phân biệt đoạn-tu và tác chứng chăng?

Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu và tác chứng chăng?

Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu-không tác chứng chăng?

Có thể có pháp không có duyên duyên, nhân cũng không có duyên duyên mà pháp và duyên củng sinh, có-có cảnh tượng không phải là không có mà không phải là không có cảnh tượng; còn lại sắc-còn lại thống-còn lại tưởng-còn lại thức-còn lại pháp tương ưng ấy; pháp ấy đối với pháp ấy nên nói là nhân hay nên nói là duyên? Vả lại, nên nói là duyên hay nên nói là không phải nhân chăng? Pháp ấy nên nói là thiện là bất thiện hay là vô ký chăng?

Pháp ấy có bao nhiêu sử chi phối, bao nhiêu kiết ràng buộc?

Nếu pháp và tâm cùng sinh không phải là không dụng tâm, tâm sinh như vậy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu tâm diệt tận thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu tâm diệt tận thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu đạt được tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu rời bỏ tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu tâm ấy thọ báo thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Kiến tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Kiến không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Nghi tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Nghi không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Nhân là đạo mà duyên sinh thâu nhiếp bao nhiêu trì-nhập-ấm (giới-xứ-uẩn)? Nhãn canh đẳng sinh tưởng-thống trừ ra tâm tương ưng với pháp, nhĩ canh đẳng sinh tưởng-thống trừ ra tâm không tương ưng với pháp, còn lại các pháp thâu nhiếp bao nhiêu trì-nhập-ấm? Tỷ-thiệt-thân canh đẳng sinh tưởng-thống trừ ra tâm tương ưng với pháp, ý canh đẳng sinh tưởng-thống trừ ra tâm không tương ưng với pháp, còn lại các pháp thâu nhiếp bao nhiêu trì-nhập-ấm?

Về nghĩa của chương nầy, xin sẽ diễn nói đầy đủ.

Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dâm, tưởng về tận.

Hỏi: Các pháp sinh tưởng về vô thường thì pháp ấy tương ưng với tưởng về vô thường chăng? Đáp: Hoặc là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không tương ưng với tưởng vô thường.

Thế nào là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không tương ưng với tưởng về vô thường? Giống như tưởng về vô thường ở trước mắt chắc chắn không còn, các tưởng còn lại nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không tương ưng với tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp tương ưng với tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không sinh tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp tương ưng với tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không sinh tưởng về vô thường.

Thề nào là pháp sinh tưởng về vô thường, mà pháp ấy tương ưng với tưởng về vô thường? Giống như tưởng về vô thường chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường nhưng mà pháp ấy tương ưng với tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp không sinh tưởng về vô thường, mà pháp ấy cũng không tương ưng với tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, giống như các tưởng khác nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp không sinh tưởng về vô thường mà pháp ấy cũng không tương ưng với tưởng về vô thường.

Cho đến tưởng về tận cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp sinh tưởng về vô thường, pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường chăng? Đáp: Hoặc là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không phải là cùng một duyên với tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường? giống như tưởng về vô thường chắc chắn không còn ở trước mắt, giống như các tưởng khác nhất định sinh ra ở trước mắt, tưởng ấy có duyên khác, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp cùng một duyên với tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không phải là sinh tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, lúc ấy có duyên này, đó gọi là pháp cùng một duyên với tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không phải là sinh tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp sinh tưởng về vô thường, mà pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường? Giống như tưởng về vô thường chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, lúc ấy có duyên này, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường mà pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp không phải sinh tưởng về vô thường, mà pháp cũng không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, giống như các tưởng khác nhất định sinh ra ở trước mắt, lúc ấy áo duyên khác, đó gọi là pháp không phải sinh tưởng về vô thường mà pháp ấy cũng không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường.

Cho đến tưởng về tận này cũng như vậy.

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt không đoạnkhông tu-không tác chứng chăng?

Đáp: Có, hư không-không phải số duyên tận

(hư không phi trạch diệt).

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn-không tu mà tác chứng chăng?

Đáp: Có, số duyên tận (trạch diệt).

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn mà tu và tác chứng chăng?

Đáp: Có, pháp hữu vi vô lậu.

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt đoạn-tu và tác chứng chăng?

Đáp: Có, pháp thiện hữu lậu.

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu và tác chứng chăng?

Đáp: Có, thiên nhãn và thiên nhĩ.

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu-không tác chứng chăng?

Đáp: Có, trừ ra thiên nhãn và thiên nhĩ, còn lại các pháp vô ký hữu vi, hoặc là pháp bất thiện.

Hỏi: có thể có pháp không có duyên duyên, nhân cũng không có duyên mà pháp và duyên cùng sinh chăng?

Đáp: Có, các pháp cùng tương ưng với năm thức thân, các pháp cùng tương ưng với thân ý thức, sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành, duyên với các pháp ấy nhận được sinh-lão-vô thường. Đó gọi là pháp không có duyên duyên, nhân cũng không có duyên duyên mà pháp và duyên cùng sinh.

Có và có cảnh tượng, có pháp ấy chứ không phải là không có pháp ấy, vì vậy có cùng có cảnh tượng không phải là không có mà không phải là không có cảnh tượng. Nhưng mà có pháp ấy chứ không phải là không có pháp ấy, vì vậy không phải là không có cũng không phải là không có cảnh tượng. Còn lại sắc thì pháp ấy chẳng phải là sắc, còn lại thống thì pháp ấy chẳng phải là thống, còn lại tưởng thì pháp ấy chẳng phải là tưởng, còn lại thức thì pháp ấy chẳng phải là thức, còn lại pháp tương ưng ấy thì pháp ấy chẳng phải là tương ưng, vì vậy còn lại pháp không tương ưng.

Hỏi: Pháp ấy đối với pháp ấy, nên nói là nhân hay nên nói là duyên? Hoặc nên nói là duyên hay nên nói không phải là nhân chăng?

Đáp: Sinh trước sinh sau nên nói là nhân-nên nói là duyên; sinh sau mà sinh trước thì nên nói là duyên chứ không nên nói là nhân.

Hỏi: Pháp ấy nên nói là thiện-bất thiện hay nên nói vô ký chăng?

Đáp: Pháp ấy trong thiện thì nên nói là thiện, trong bất thiện thì nên nói là bất thiện, trong vô kỳ nên nói là vô ký.

Hỏi: Pháp ấy có bao nhiêu sử chi phối?

Đáp: Duyên với hữu lậu của ba cõi.

Hỏi: Có bao nhiêu kiết ràng buộc?

Đáp: Có chín kiết ràng buộc.

Hỏi: Các pháp và tâm cùng sinh không phải là không dụng tâm, nếu tâm ấy sinh thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Đáp: Tâm sinh trước rồi sau là pháp ấy.

Hỏi: Nếu diệt tận thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Đáp: Tâm diệt tận trước rồi sau là pháp ấy.

Hỏi: Nếu đạt được tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Đáp: Tâm đạt được rồi sau là pháp ấy.

Hỏi: Nếu rời bỏ tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Đáp: Pháp rời bỏ trước rồi sau là tâm ấy rời bỏ. Hỏi: Nếu tâm ấy thọ báo thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc là đúng, hoặc là không đúng.

Hỏi: Kiến tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối?

Đáp: Duyên hữu lậu, cũng là kiến duyên vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó.

Hỏi: Kiến không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối?

Đáp: Trừ ra ra kiến duyên vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó, còn lại tất cả các pháp khác.

Hỏi: Nghi tương ưng vời thống có bao nhiêu sử chi phối?

Đáp: Do kiến đế đoạn duyên hữu lậu, cũng là nghi duyên với vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó.

Hỏi: Nghi không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối?

Đáp: Trừ ra ra nghi duyên với vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó, còn lại tất cả các pháp đều do kiến đế đoạn.

Hỏi: Nhân là đạo mà duyên sinh thâu nhiếp bao nhiêu trì-nhập-ấm?

Đáp: Nhân là đạo mà duyên sinh thâu nhiếp mười tám trì-mười hai nhập-năm ấm. Nhãn căn đẳng sinh tưởng-thống, trừ ra tâm tương ưng với pháp; nhĩ canh đẳng sinh tưởng-thống, trừ ra tâm không tương ưng với pháp, còn lại các pháp thâu nhiếp mười tám trì-mười hai nhập-năm ấm. Tỷ-thiệt-thân canh đẳng sinh tưởng-thống, trừ ra tâm tương ưng với pháp; ý canh.

------------------

Phẩm 4: BÀN VỀ TRÍ, THỜI

Các trí thì đó là tụ đoạn chăng? Giả sử tụ đoạn thì đó là tụ trí chăng? Các tụ yếm ly thì đó là tụ vô dục chăng? Giả sử tụ vô dục thì đó là tụ yểm ly chăng? Các tụ yếm ly thì đó là tụ tu yếm ly chăng? Giả sử tụ tu yếm ly thì đó là tụ vô dục chăng?

Nếu pháp là nhân của các pháp hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là nhân chăng? Nếu pháp là thứ đệ duyên tăng thượng của các pháp, hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là thứ đệ duyên tăng thượng chăng?

Các ý xúc (canh) thì tất cả ý xúc ấy là ba xúc như nhau chăng? Giả sử ba xúc như nhau thì tất cả đó là ý xúc chăng?

Các mạn thì đó là làm tăng thêm mạn chăng? Giả sử làm tăng thêm mạn thì đó là mạn chăng?

Các mạn là tâm tăng thượng chăng? Giả sử tâm tăng thượng thì đó là mạn chăng? Các hành không phải là hộ (xả) chăng? Giả sử không phải là hộ thì đó là hành chăng? Các hành thì đó là hộ chăng? Giả sử hộ thì đó là hành chăng?

Nếu tụ không đạt được thì tụ ấy không thành tựu chăng? Giả sử tụ không thành tựu thì tụ ấy không đạt được chăng? Các tụ đạt được thì tụ ấy thành tựu chăng? Giả sử tụ thành tựu thì tụ ấy đạt được chăng?

Trừ ra ra Khổ thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì-nhập-ấm (giới-xứ-uẩn)? Tập cũng như vậy.

Trừ ra ra Tận thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì-nhập-ấm? Đạo cũng như vậy.

Trừ ra ra sắc pháp và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì-nhập-ấm?

Vô sắc-có thể thấy-không thể thấy, hữu đối-vô đối, hữu lậu-vô lậu, hữu vi-vô vi, quá khứ-vị lai-hiện tại, thiện-bất thiện-vô ký, hệ thuộc cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, học-vô học-phi học phi vô học, do kiến đế đoạn và do tư duy đoạn, trừ ra pháp vô đoạn và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì-nhập-ấm?

Trừ ra ra pháp khởi và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì-nhập-ấm?

Pháp chưa sinh-sắc-vô sắc, có thể thấy-không thể thấy, hữu đối-vô đối, hữu lậu-vô lậu, hữu vi-vô vi, quá khứ-vị lai-hiện tại, thiện-bất thiện-vô ký, hệ thuộc cõi Dục Sắc-cõi Vô sắc, học-vô học-phi học phi vô học, do kiến đế đoạn và do tư duy đoạn, trừ ra pháp bất đoạn và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì-nhập-ấm? Có thể có một trì-một nhập-một ấm, thâu nhiếp tất cả các pháp chăng?

Về nghĩa chương này xin nêu ra đầy đủ.

Hỏi: Các tụ trí thì đó là tụ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc là tụ trí mà đó là tụ không đoạn.

Thế nào là tụ trí mà đó là tụ không đoạn? bởi vì khổ trí, tập-tận-đạo trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ trí mà đó là tụ không đoạn. Thế nào là tụ đoạn mà đó là tụ không phải trí? Bởi vì khổ nhẫn, tập-tận-đạo nhẫn đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ đoạn mà đó là tụ không phải trí.

Thế nào là tụ trí mà đó cũng là tụ đoạn? Bởi vì khổ trí, tập-tận-đạo trí đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ trí mà đó cũng là tụ đoạn.

Thế nào là tụ không phải trí mà đó cũng là tụ không đoạn? bởi vì khổ nhẫn, tập-tận-đạo nhẫn không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ không phải trí mà đó cũng là tụ không đoạn.

Hỏi: Các tụ yếm ly thì đó là tụ vô dục chăng?

Đáp: Hoặc là tụ yếm ly mà đó không phải là tụ vô dục.

Thế nào là tụ yếm ly mà đó không phải là tụ vô dục? Bởi vì khổ nhẫn-tập nhẫn, vì khổ trí-tập trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ yếm ly mà đó không phải là tụ vô dục.

Thế nào là tụ vô dục mà đó không phải là tụ yếm ly? Bởi vì tận nhẫn-đạo nhẫn, vì tận trí-đạo trí đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ vô dục mà đó không phải là tụ yếm ly.

Thế nào là tụ yếm ly mà đó cũng là tụ vô dục? Bởi vì khổ nhẫn-tập nhẫn, vì khổ trí-tập trí đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ yếm ly mà đó cũng là tụ vô dục.

Thế nào là không phải tụ yếm ly mà đó cũng không phải là tụ vô dục? Bởi vì tận nhẫn-đạo nhẫn, vì tận trí-đạo trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là không phải tụ yếm ly mà đó cũng không phải là tụ vô dục.

Hỏi: Các tụ yếm ly thì đo là tụ tu yếm ly chăng? Đáp: Đúng như vậy. các tụ tu yếm ly thì đó là tụ tu yếm ly.

Hỏi: Có thể có tụ tu yếm ly làm đó không phải là tụ yếm ly chăng?

Đáp: Có, bởi vì tận trí và đạo trí đoạn trừ cấu uế.

Hỏi: các tụ vô dục thì đó là tụ tu yếm ly chăng? Đáp: Hoặc là tụ vô dục mà đó không phải là tụ tu yếm ly.

Thế nào là tụ vô dục mà đó không phải là tụ tu yếm ly? Bởi vì tận nhẫn và đạo nhẫn đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ vô dục mà đó không phải là tụ tu yếm ly.

Thế nào là tụ tu yếm ly mà đó không phải là tụ tu vô dục? Bởi vì khổ nhẫn-tập nhẫn, vì khổ trí-tập trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ tu yếm ly mà đó không phải là tụ tu vô dục.

Thế nào là tụ tu vô dục mà đó cũng là tụ tu yếm ly? Bởi vì khổ nhẫn-tập nhẫn, vì khổ trí-tập trí-tận trí-đạo trí trừ cấu uế, thì gọi là tụ vô dục mà đó cũng là tụ tu yếm ly.

Thế nào là không phải tụ tu vô dục mà đó cũng không phải là tụ tu yếm ly? Bởi vì tận nhẫn và đạo nhãn không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là không phải tụ vô dục mà đó cũng không phải là tụ tu yếm ly.

Hỏi: Nếu pháp là nhân của các pháp hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là nhân chăng?

Đáp: Không nên.

Hỏi: Nếu pháp là thứ đệ của các pháp, hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là thứ đệ chăng?

Đáp: Nếu pháp ấy chưa sinh.

Hỏi: Nếu pháp là duyên tăng thượng của các pháp, hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là duyên tăng thượng chăng?

Đáp: Không nên.

Hỏi: Các ý xúc (canh) thì tất cả ý xúc ấy là ba xúc như nhau chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các ý xúc thì tất cả ý xúc ấy là ba xúc như nhau.

Hỏi: Có thể có ba xúc như nhau mà đó không phải là ý xúc chăng?

Đáp: Có, năm thức thân tương ưng với xúc.

Như Đức Thế Tôn cũng nói: "Tỳ kheo có ý trì-pháp trì, có vô minh trì và vô minh thọ-xúc (thống canh)." Vậy thì xúc có đạt được chăng? Không có đạt được chăng? Có mà không có đạt được chăng? Hỏi: Các mạn thì đó là tất cả tự mình chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các mạn thì đó là tất cả tự mình.

Hỏi: Có thể có tự mình mà không là mạn chăng?

Đáp: Có, đó là cách nhìn. Đức Thế Tôn cũng nói: "Tỳ kheo thì Ta là tự minh, đối với Ta thì Tỳ kheo là tự mình."

Hỏi: Các mạn thì đó là tâm tăng thượng nhiều lên chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các mạn thì đó là tâm tăng thượng nhiều lên.

Hỏi: Có thể có tâm tăng thượng nhiều lên nhưng không phải là mạn chăng?

Đáp: Có, loại trừ mạn còn lại là các phiền não hiện ở trước mắt.

Đức Thế Tôn cũng nói: "Nếu Tỳ kheo tăng thượng mạn, thì bị ma vương trói buộc, nếu không tăng thượng mạn thì giải thoát ngoài ma Ba tuần".

Hỏi: Các hành nhưng đó không phải là hộ (xả) chăng? Đáp: Hoặc là hành nhưng đó không phải là không hộ.

Thế nào là hành nhưng đó không phải là không hộ? Thân hộ và khẩu hộ, đó gọi là hành nhưng hành ấy không phải là không hộ.

Thế nào là không phải hộ mà đó cũng chẳng phải hành? Căn chẳng phải là hộ, đó gọi là không phải hộ mà cũng chẳng phải hành.

Trừ ra Khổ thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì-một nhập-một ấm. Tập cũng như vậy.

Trừ ra Tận Thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì-mười một nhập-hai ấm. Đạo Thánh đế cũng như vậy.

Trừ ra pháp sắc và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bảy trì-một nhập-một ấm.

Trừ ra pháp vô sắc và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì-mười nhập-một ấm.

Trừ ra pháp có thể thấy và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười sáu trì-mười nhập-hai ấm. Trừ ra pháp không thể thấy và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp một trì-một nhập-một ấm. Trừ ra pháp hữu đối và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bảy trì-một nhập-một ấm.

Trừ ra pháp vô đối và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì, mười nhập, một ấm.

Trừ ra pháp hữu lậu và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì-một nhập-một ấm. trừ pháp vô lậu và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì-mười một nhập-hai ấm.

Trừ ra pháp hữu vi và pháp nhập, trừ ra tất cả các pháp không có tụ nên không bàn.

Trừ ra pháp vô vi và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì-mười một nhập-hai ấm.

Trừ ra pháp quá khứ-hiện tại và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì-mười một nhập-hai ấm.

Trừ ra pháp vị lai và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì-mười một nhập-hai ấm.

Trừ ra pháp thiện-bất thiện và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì-mười một nhập-hai ấm.

Trừ ra pháp vô ký và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp chín trì-ba nhập-hai ấm.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Dục và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười ba trì-chín nhập-hai ấm.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, pháp học-vô học cùng pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì-mười một nhập-hai ấm.

Trừ ra pháp phi học phi vô học và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì-một nhập-một ấm.

Trừ ra pháp do kiến đế đoạn, pháp không đoạn và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì-mười một nhập-hai ấm.

Trừ ra pháp do tư duy đoạn và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì-một nhập-một ấm. Trừ ra pháp khởi và các pháp chắc chắn không khởi, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì-mười hai nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp chưa sinh và các pháp chắc chắn không sinh, trừ ra hết thảy các pháp không có tụ nên không bàn.

Trừ ra pháp sắc và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp tám trì-hai nhập-bốn ấm.

Trừ ra pháp vô sắc và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười một trì-mười một nhập-một ấm.

Trừ ra pháp có thể thấy và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì-mười một nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp không thể thấy và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp một trì-một nhập-một ấm.

Trừ ra pháp hữu đối và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp tám trì-hai nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp vô đối và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì, mười nhập, một ấm.

Trừ ra pháp hữu lậu và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp ba trì-hai nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp vô lậu và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì-mười hai nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp hữu vi và các pháp chắc chắn không sinh, trừ ra hết thảy các pháp không có tụ nên không bàn.

Trừ ra pháp vô vi và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì-mười hai nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp quá khứ-hiện tại và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì-mười hai nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp vị lai và các pháp chắc chắn không sinh, trừ ra hết thảy các pháp không có tụ nên không bàn.

Trừ ra pháp thiện-bất thiện và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì-mười hai nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp vô ký và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì-bốn nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Dục và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bốn trì-mười nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, pháp học-vô học và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì-mười hai nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp phi học phi vô học và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp ba trì-hai nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp do kiến đế đoạn, pháp không đoạn và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì-mười hai nhập-năm ấm.

Trừ ra pháp do tư duy đoạn và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp ba trì-hai nhập-năm ấm.

Hỏi: Có thể có một trì-một nhập-một ấm thâu nhiếp tất cả các pháp chăng?

Đáp: Có. Một trì là pháp trì (Pháp giới), một nhập là ý nhập, một ấm là sắc ấm.

----------------

Phẩm 5: BÀN VỀ KIẾN

Tà kiến đoạn dứt cấu-tịnh,
Không có nhân duyên-trí kiến,
Không có năng lực-tinh tiến,
Làm nhân của thân bảy loại.
Bốn duyên căn bản không có,
Mình và người cũng không nhân,
Mình làm-làm không có nhân,
Sáu kiến nhân ngã đôi bên.
Dục lạc cùng với các thiền,
Có-không đều là gió thoảng,
Mình làm cũng có Kiêu mạn,
Hoặc được hoặc là sẽ được,
Cho nên nói phẩm Kiến này.

Gọi là kiến này thì không có bố thí, không có phước thiện không có giảng nói; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Không có hành thiện-hành ác và quả báo; tà kiến này do khổ đế đoạn trừ.

Không có đời này đời sau, không có cha mẹ; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Không có pháp lạc của A-la-hán ở thế gian; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ

Không có pháp bình đẳng; tà kiến này do tận đế đoạn trừ. Không có pháp bình đẳng; tà kiến này do tận đế đoạn trừ.

Không có nơi đạt đến của đời này và đời sau, tự trí tác chứng trải qua thành tựu; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến đế thì mạng sống ở nơi này, đoạn hoại ở nơi khác chứ không có chết đi; biên kiến này thuộc về kiến đoạn diệt, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến đế này thì thân người do bốn đại tạo thành, nếu lúc thân ấy mạng chung thì đang lúc ấy, đất chính là Địa đại nơi thân, nước chính là Thủy đại nơi thân, lửa chính là Hỏa đại nơi thân, gió chính là Phong đại nơi thân, năm nhập trống rỗng mang thi thể đến bỏ ở bãi tha ma, dấu tích của căn hiện có trở về với hư không; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì xương tráng sạm đen ngã biến thành tro bụi. Nếu lửa duyên với ngã thì đây không phải là kiến mà chính là trí, hoặc là hành hữu lậu duyên với ngã; tà kiến này do tập đế đoạn trừ. Nếu như ngã kiến của hành vô lậu, thì tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì người tham ca ngợi bố thí, người trí ca ngợi thọ nhận, trí phỉ báng giáo pháp; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì đó là vọng ngữ không thật, đây là ngu chứ không phải là trí, dấy lên những luận thuyết là có mạng sống ở nơi này, đoạn hoại ở nơi khác chứ không hề có cái chết; biên kiến ngu si này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có nhân-không có duyên mà chúng sinh có cấu uế phiền não; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có nhân-không có duyên mà chúng sinh thanh tịnh; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có nhân-không có duyên mà chúng sinh không có trí-không có kiến thức; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có nhân-không có duyên mà chúng sinh có trí-có kiến thức; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có năng lực-không có tinh tiến, không có năng lực tinh tiến; không có mình làm-không có người khác làm-không có mọi người làm, không phải mình làm-không phải người khác làm-không phải mọi người làm; năng lực của mọi người-sự tinh tiến của mọi người-phương tiện của mọi người; tất cả chúng sinh-tất cả côn trùng-tất cả thần linh; không có năng lực-không có tự tại-không có tinh tiến-không có phương tiện; có hành báo mà không có nhân-không có duyên thọ nhận khổ vui của chúng sinh. Đối với sáu loại chúng sinh trong sáu đường, nếu phỉ bàng năng lực tinh tiến hữu lậu thì tà kiến này do tập đế đoạn trừ, nếu phỉ báng năng lực tinh tiến vô lậu thì tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì tạo ra giáo điều-tạo ra giáo điều đoạn dứt, làm cho ưu sầu phiền muộn đấm ngực rên rĩ tâm chí tán loại, giết hại chúng sinh-trộm cướp-tà dâm-nói dối-uống rượu, khoét tường phá kho lấy trộm vàng bạc-dâm với vợ người, làm hại thôn xóm, làm hại chúng sinh. Gây ra những điều như vậy mà cho rằng đây không phải là điều ác. Dùng dao dùng vòng giữ chặt tất cả các loài sâu bọ trên mặt đất này, tất cả mọi loài chỉ trong một ngày, cắt chặt đánh đập làm thành một đống thịt, cho rằng điều ấy không có gì ác, không có ác báo-nhân duyên.

Ở bên trái sông Hằng bố thí làm phước nói pháp, ở bên phải sông Hằng cắt chặt đánh đập chúng sinh, cho rằng điều ấy không có phước thiện không có ác báo. Bố thí-trì giới đầy đủ hoan hỷ nói đến tiền tài, nhân duyên đó không có phước thiện, nhân duyên đó không có báo ứng phước thiện; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Gọi là tà kiến này thì thân bảy loại không làm mà làm, không thay đổi mà thay đổi, thật sự an trú, tụ hội luôn luôn tồn tại vững chắc nơi ấy, không bị lay động, cũng không liên quan đến nhau. Hoặc phước thiện-hoặc ác báo-hoặc phước thiện cùng ác báo, hoặc khổ đau-hoặc vui sướng-hoặc khổ đau cùng vui sướng. Đó là thế nào? Đó gọi là bảy loại chi phối nơi thân, gồm có đất-nước-lửa-gió-khổ-vui và thọ mạng. Đó gọi là thân bảy loại không làm mà làm, không thay đổi mà thay đổi, thật sự an trú, tụ hội luôn luôn tồn tại vững chắc nơi ấy, không bị lay động cũng không liên quan đến nhau. Hoặc phước thiện-hoặc ác báo-hoặc phước thiện cùng ác báo, hoặc khổ đau-hoặc vui sướng-hoặc khổ đau cùng vui sướng, hoặc loại vui sướng-hoặc loại khổ đau không tham gia thế sự. Ơ giữa bảy loại nơi thân mới đạt được quá khứ cũng không làm hại mạng sống. Điều đó không có ai nói như vậy: hoặc làm hại hoặc giết chết không đến nỗi mạng chung mà đến chỗ mạng chung. Biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì dựa vào bốn trăm ngàn sinh môn, sáu mươi vạn đại kiếp, sáu trăm lẻ ba hành-một hành và nửa hành, sáu mươi hai dấu tích xưa nay, sáu mươi hai trần trì (giới trần), sáu mươi hai trung kiếp, một trăm hai mươi căn, một trăm ba mươi sáu đại địa ngục, bốn vạn chín ngàn nhà Phạm chí, bốn vạn chín ngàn thôn lão hình, bốn vạn chín ngàn nước rồng. Từ trong đó đi vào sáu loại chúng sinh ở sáu đường-tám loại nơi chốn (sĩ địa), bảy hành hữu tưởng, bảy hành vô tưởng, bảy hành ni kiền tử, bảy a tu luân-bảy chẳng phải a tu luân, bảy trời-bảy tức giận-bảy người-bảy chẳng phải người, bảy dòng suối-bảy trăm dòng suối, bảy dốc cao-bảy trăm dốc cao, bảy ngọn núi-bảy trăm ngọn núi, bảy giấc mộng-bảy trăm giấc mộng. Đó là tám vạn bốn ngàn đại kiếp. Hoặc ngu hoặc trí từ xưa đến nay trải qua tận cùng phạm vi đau khổ ấy, điều đó không có ai nói như vậy. mình dùng giới này đạt đến quả của hành thanh tịnh, không thực hành hạnh quả dị thục-đang dị thục và đã dị thục, đang tăng lên-đã tăng lên, hai báo ứng khổ-vui tăng lên đã tiến tới không có lùi lại. Ví như cuộn chỉ cầm cuộn chỉ thả chạy xa. Tám vạn bốn ngàn đại kiếp như vậy, hoặc ngu hoặc trí từ xưa đến nay trải qua tận cùng phạm vi khổ đau ấy, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì những người này đã trải qua, tất cả họ vốn đã làm thành nhân, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì người này đã trải qua, tất cả điều ấy nhiều lên làm nhân thay đổi, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì người này đã trải qua, cho rằng tất cả điều ấy không có nhan-không có duyên; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì do mình tạo ra khổ-vui, không có làm mà làm thành duyên giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì do người khác tạo ra khổ-vui, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì do mình tạo ra-do người khác tạo ra, khổ-vui không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không phải mình tạo ra cũng không phải người khác tạo ra, không phải mình tạo ra cũng không chỉ bày cho người khác tạo ra, không có nhân-không có duyên mà chúng sinh cũng trải qua khổ-vui; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì đó chính là mình, đó chính là thế hệ của mình, đó là thường pháp chứ không phải là pháp biến đổi; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì thật sự có mình ở đây; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì thật sự không có mình ở đây; biên kiến này thuộc về kiến đoạn diệt, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì mình nhìn thấy-mắt mình thấy sắc-mình đang tồn tại; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì mình nhìn thấy không phải mắt của mình-sắc chất của mình đang tồn tại có đủ các nhân; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có mình nhìn thấy không phải mắt của mình-sắc chất của mình đang tồn tại có đủ các nhân; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có mình nhìn thấy-sắc chất của mình-mắt mình đang tồn tại có đủ các nhân; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này đây chính là mình, hoặc nói năng-hoặc cảm nhận, làm ra dạy bảo-làm ra sự sống cùng chung sự sống, ở khắp mọi nơi làm ra hành thiện-hành ác nhận lấy quả báo; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì lúc ấy thanh tịnh được thoát ra, nếu như năm dục lạc vui đùa thích thú thì lấy pháp bất tịnh chấp làm bậc nhất; kiến thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì lúc ấy thanh tịnh được thoát ra, nếu giải thoát không còn dục cho đến trải qua thành tựu thiền thứ tư, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì mình hơn người dựa vào không kiến mà dấy lên tăng mạn, mình ngay với người dựa vào không kiến mà dấy lên tăng mạn, mình ngang với người dựa vào nơi Không kiến mà dấy lên mạn, mình thua người dựa vào Không kiến mà dấy lên tiểu mạn; có người hơn mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tiểu mạn, có người ngang với mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tăng mạn; không ai hơn mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tăng mạn, không có ai thua mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tiểu mạn.

Gọi là kiến này thì không có gió-không có mưa-không có ánh sáng, mọi loài không mang thai, sông không chảy-lửa không cháy, mặt trời mặt trăng không mọc-không lặn, nhớp-sạch không có nơi tồn tại; biên kiến này thuộc về kiến đoạn diệt, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì dựa vào mình tạo ra chúng sinh, dựa vào người cũng có tạo ra, tất cả đều không trông thấy gì, không quán sát đây là trước mắt.

Dựa vào mình tạo ra chúng sinh: Mình làm ra-mình tạo nên-mình thay đổi cho nên nói là mình tạo ra chúng sinh.

Dựa vào người cũng có tạo ra: Người làm ra-người tạo nên-người thay đổi cho nên nói là dựa vào cũng có tạo ra.

Tất cả đều không trông thấy gì: Tất cả không phải là tất cả trước mắt, trông thấy điều đó mà không xem xét-không nhìn thấy-không hiểu ra, cho nên nói là tất cả đều không trông thấy gì.

Không quán sát đây là trước mắt: Đang lúc quán sát duyên trước mắt này, nếu xúc chạm phát sinh cảm thọ thì mình làm ra điều đó chứ không có người khác làm ra, lúc đó không có người đang quán sát duyên trước mắt này, trước mắt này gọi đó là kiến. Duyên trước mắt này sinh nới khác-lão nơi khác-bệnh nơi khác-tử nơi khác, nhìn vào đây thấy mà hiểu rõ ở trước mắt, cho nên nói là quán sát duyên trước mắt. Nếu xúc chạm phát sinh cảm thọ thì phát sinh ấy gọi là dựa vào. Phỏng theo duyên ấy thì lúc này thấy xúc chạm đến nhiễm trước, cho nên nói là nếu xúc chạm phát sinh cảm thọ. Mình làm ra điều đó chứ không có ai khác: Lúc đó không có mình làm ra-mình tạo nên-mình thay đổi, cho nên nói là mình làm ra điều đó chứ không có người nào khác. Làm ra điều đó không có người nào khác: Điều đó không phải là có người khác làm ra-người khác tạo nên-người khác thay đổi, cho nên nói là người khác làm ra điều ấy chứ không phải là có.

Mạn trú trong thân chúng sinh này, mạn giữ lấy trói chặt kiến chấp, ngược dòng sinh tử không vượt qua.

Mạn trú trong thân chúng sinh này: Bảy loại mạn trú trong thân thuộc về thành tựu, cho nên nói là mạn trú trong thân chúng sinh này.

Mạn giữ lấy: Giữ lấy điều đó-trở lại giữ lấy-luôn luôn giữ lấy cho nên nói là mạn giữ lấy.

Mạn trói buộc: Trói chặt điều đó-trở lại trói chặt-luôn luôn trói chặt cho nên nói là mạn trói chặt.

Kiến chấp trái ngược: Kiến đoạn diệt mà kiến hữu thường cùng trái ngược với nhau, kiến hữu thường và kiến đoạn diệt cùng trái ngược với nhau, cho nên nói là kiến chấp trái ngược.

Sinh tử không vượt qua: Vô cùng tận vì vậy không thể vượt qua-không thể cùng vượt qua nơi ấy, cho nên nói là sinh tử không vượt qua.

Hoặc đạt được hoặc sẽ đạt được, hai trần lẫn tạp cũng tản ra, học giới khác nhau cùng các học, những loại trì giới và sinh sống, những phạm hạnh cùng những sự nuôi dưỡng đầy đủ.

Hoặc đạt được hoặc sẽ đạt được: Đã có được trì-ấm-nhập (giới-xứ-uẩn) cho nên nói là hoặc đạt được. Hoặc sẽ đạt được: Không có được trì-ấm-nhập thì nhất định sẽ có được, cho nên nói là hoặc sẽ đạt được.

Hai trần lẫn tạp cùng tản ra: Hai trần là dục-sân giận và ngu si lúc ấy tản ra như mây mù tan hết, cho nên nói là hai trần lẫn tạp cùng tản ra.

Học giới khác nhau: Học điều đó thuận theo điều đó, cho nên nói là học giới khác nhau. Các học là các chúng sinh thấy như vậy thì nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra ngoài những phạm vi của mọi cách học chấp trước như cổ voi-lưng ngựa-xe cộ-cung tên, gắng gượng tìm xét những cách kéo ra lôi vào, cho nên nói là các học.

Những loại trì giới: Các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra ngoài những loại trì giới như giữ giới trâu-giữ giới chó-giới hưu-giới voi-giới lõa hình, cho nên nói là những loại trì giới.

Những cách sinh sống; các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ sống nhiều và sống lâu, như làm sạch dòng suối con người-không còn dòng suối con người-lên trên dòng suối con người, dòng suối luôn luôn có ba vực sâu, cho nên nói là sinh sống.

Những phạm hạnh sinh sống: Các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra khỏi những đối đãi, phạm hạnh và đổi thay những điều bất thiện trước đây đều được tiếp nhận, cho nên nói là những phạm hạnh sinh sống.

Những sự nuôi dưỡng đầy đủ: các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra ngoài những nhận thức sai lạc của ngoại đạo, như thờ lửa-mặt trăng-một trời và tinh tú, chế thuốc thang-trang hoàng cung quán rực rỡ, cho nên nói là những sự nuôi dưỡng đầy đủ. Đây là một bên, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, mong muốn tốt đẹp-mong muốn thanh tịnh-mong muốn ăn uống, mong muốn các căn được đầy đủ, trong mong muốn không có điều gì bất ổn. Đây là một bên dùng pháp nhiễm ô chấp làm tốt nhất; kiến thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Một bên này không biết giới thủ-kiến thủ, như thật không biết-như thật không thấy, giữ lấy điều đó-tiếp nhận điều đó-chạy theo điều đó mà dấy lên kiến chấp cho rằng mắt trở thành cái thấy. Mắt trở thành cái thấy, nghĩa là Phật Thế Tôn, họ thấy lúc giữ lấy-lúc tiếp nhận lúc rong ruổi, dấy lên kiến chấp cho nên nói là mắt trở thành cái thấy như thế. Một bên này biết là giới thủ-kiến thủ, biết như thật-thấy như thật, không giữ lấy điều đó-không tiếp nhận điều đó-không rong ruổi theo nó, cũng không dấy lên kiến chấp cho rằng mắt trở thành cái thấy. Mắt trở thành cái thấy, nói là Phật Thế Tôn, họ thấy lúc không giữ lấy-lúc không tiếp nhận-lúc không rong ruổi-lúc không dấy khởi, cho nên nói là mắt trở thành cái thấy như thế.

Hai bên không nhiễm trước-không cấu uế-không ngu si, lúc ấy không ham muốn mà thanh tịnh giải thoát vượt ra, lúc ấy không còn luận chuyển. Luân chuyển nghĩa là vô lượng sinh tử. Kiến chấp đều trừ sạch không có gì sót lại, cho nên nói là không còn luân chuyển. Bên này Ngã nói là khổ khổ, tức là năm thạnh ấm. Bên này đối lại bên kia, là giới hạn sau cũng là giới hạn cuối cùng, cho nên nói là bên này Ngã nói là khổ. Trông thấy Bà la môn, cả hai mẹ đều rời bỏ, giống như gánh vác một mình, không in theo ba mươi sáu ác kiến, không hy vọng gì vào đám bọt nước, giữ nhà như ở hai bên, thoát khỏi phiền não ái nhiễm, như cây không có vỏ che.

Nhìn là nhìn trong lúc nhìn, lúc không nhìn cũng cứ nhìn, Không nhìn mà cũng là nhìn, không nhìn mà nhìn cũng nhìn.

Nhìn là nhìn trong lúc nhìn: Nhìn nghĩa là đã thấy những chân lý về khổ-tập-tận-đạo; nhìn trong lúc nhìn nghĩa là những nhận thức còn lại đối với khổ-tập-diệt-đạo; nơi khác cũng trông thấy, ở đây cũng trông thấy khổ-tập-tận-đạo, cho nên nói là: Nhìn là nhìn trong lúc nhìn.

Lúc không nhìn cũng cứ nhìn: Nghĩa là không trông thấy những chân lý về khổ-tập-tận-đạo nào khác; nơi khác nhìn nơi này không thấy được khổ-tập-tận-đạo, cho nên nói là: Lúc không nhìn cũng cứ nhìn.

Không nhìn thấy mà cũng là nhìn: Không nhìn nghĩa là không trông thấy khổ-tập-tận-đạo; nhìn nghĩa là trông thấy những chân lý về khổ-tập-tận đạo; nhìn nghĩa là trông thấy những chân lý về khổ-tập-tận-đạo, cho nên nói là: Không nhìn mà cũng là nhìn.

Không nhìn mà nhìn cũng nhìn: Nơi khác trông thấy khổ-tập-tận-đạo, cho nên nói là: Không nhìn mà nhìn cũng nhìn.

Không nên đánh đập Bà la môn, cũng không tha cho Bà la môn, Không phải là đánh Bà la môn, cũng không phải tha Bà la môn. Không nên đánh đập Bà la môn: bà la môn nghĩa là bậc A-la-hán, không nên đánh đập họ dù là bằng tay-bằng đá-bằng dao-bằng gậy, cho nên nói là: Không nên đánh đập Bà la môn.

Cũng không tha cho Bà la môn: Bậc A-la-hán ấy không tha cho cũng không tôn kính bố thí cơm áo-đồ nằm-thuốc thang chữa trị bệnh tật, cho nên nói là: cũng không tha cho Bà la môn.

Không phải là đánh Bà la môn: Họ không phải là hạng xấu xa tệ hại, mà là bậc A la hán, vì thế không đánh đập họ dù là bằng tay-bằng đá-bằng dao-bằng gậy, cho nên nói là: Không phải là đánh Bà la môn.

Cũng không phải tha Bà la môn: Họ không phải là hạng xấu xa tệ hại, mà là bậc A-la-hán, vì thế không tôn kính bố thí cơm áo-đồ nằm-thuốc thang chữa trị bệnh tật cho họ, do đó nói là: cũng không phải tha Bà la môn.

Rời bỏ đối với cha mẹ, bỏ cả vua cùng hai học,

Bỏ xứ sở muốn đi theo, vượt qua Phạm chí vô ngại.

Rời bỏ đối với cha mẹ: Mẹ nghĩa là vốn sinh ra ái. Như nói: Ái là sinh ra người, tâm đó mãi ruổi rong, người vì thế sinh tử, khổ đau thật đáng sợ. Cha nghĩa là hành hữu lậu, có hành hữu lậu thì nên xa rời đoạn trừ. Vì thế nói là: Rời bỏ đối với cha mẹ.

Bỏ cả vua cùng hai học: Vua nghĩa là tâm-ý-thức hữu lậu. Như nói: Sáu tăng thượng là vua, nhiễm trước các cảnh trần, không nhiễm không ô trược, nhiễm gọi là ngu si. Hai học nghĩa là giới thủ và kiến thủ. Vì thế nói là: Bỏ vua cùng với hai học.

Bỏ xứ sở muốn đi theo: Xứ sở nghĩa là trần cấu bất tịnh. Muốn đi theo nghĩa là tâm tương ưng có giác-có quán, lúc ấy nên xa rời đoạn dứt. Vì vậy nói là: Bỏ xứ sở muốn đi theo.

Vượt qua Phạm chí vô ngại: Ba chướng ngại là tham dục-sân giận và ngu si, ba chướng ngại không còn thì từ trong cõi Dục vượt qua mà ra ngoài, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng cần phải vượt qua mà thoát ra. Phạm chí là đối với nhận thức này cần phải diệt hết. Vì vậy nói là: vượt qua Phạm chí vô ngại.

Rời bỏ đối với cha mẹ, bỏ cả vua cùng hai học, Đã hại đối với năm hổ, đó gọi là người thanh tịnh.

Rời bỏ đối với cha mẹ: Mẹ nghĩa là vốn sinh ra ái. Như nói: Ái là sinh ra người, tâm đó mãi ruổi rong, người vì thế sinh tử, khổ đau thật đáng sợ. Cha nghĩa là hành hữu lậu, có hành hữu lậu thì nên xa rời đoạn trừ. Vì thế nói là: Rời bỏ đối với cha mẹ.

Bỏ cả vua cùng hai học: Vua nghĩa là tâm-ý-thức hữu lậu. Như nói: Sáu tăng thượng là vua, nhiễm trước các cảnh trần, không nhiễm không ô trược, nhiễm gọi là ngu si. Hai học nghĩa là giới thủ và kiến thủ. Vì vậy nói là: Bỏ cả vua cùng hai học.

Đã hại đối với năm hổ: Thế Tôn thị hiện sân giận, như hổ kia hung ác không có lòng Từ. Sân giận ràng buộc như vậy, chúng sinh hung ác không có lòng Từ, lúc ấy Thế Tôn thị hiện sẽ không còn hung ác.

Hỏi: Thế nào là năm hổ?

Đáp: Số lượng là năm, năm trong năm cái, năm trong năm kiết phần dưới. Lúc ấy những loại Cái-Kiết nên xa rời đoạn trừ, cho nên nói là: Đã hại đối với năm hổ.

Đó gọi là người thanh tịnh: Không còn dục nên được thanh tịnh, sân giận-ngu si đã hết nên gọi là thanh tịnh. Vì thế nên gọi là người thanh tịnh.

Nếu đã hết thì không sinh, đã hết không còn mang theo,

Vô lượng hạnh của chư Phật, không dấu tích nào mang dấu.

Nếu đã hết thì không sinh: Kiết sử trừ diệt không còn sót gì thì gọi là hết. Hoặc là sinh, hoặc không sinh.

Hỏi: Ai sinh?

Đáp: Nếu kiết sử không còn mà lui sụt thì đây là sinh. Hỏi: Ai không sinh?

Đáp: Nếu kiết sử không còn mà không lui sụt thì đây là không sinh.

Do đó nói là: Nếu đã hết thì không sinh.

Đã hết không còn mang theo: Kiết sử này không trừ hết thì còn sót lại, vì hai sự việc đi theo nhau, ở trong pháp hiện tại vui vơi sắc-thanhhương-vị-xúc, nếu lúc thân hoại diệt thì sẽ có khổ sinh ra. Kiết sử trừ hết không còn sót thì không đi theo nhau. Vì thế nói là: Đã hết không còn mang theo.

Vô lượng hạnh của chư Phật:

Hỏi: Thế nào là Phật?

Đáp: Như tư duy giác ngộ rõ ràng với trí tuệ nhận thức không sót điều gì của Như Lai, đã đạt được giải thoát thành tựu, tôn xưng là Phật. Hai bên có kiến chấp về thường-đoạn thì đây không phải là công hạnh của Phật Thế Tôn. Bốn ý niệm ngưng dứt đến vô lượng vô biên không còn giới hạn, đây là công hạnh của Phật Thế Tôn. Vì vậy nói là: Vô lượng hạnh của chư Phật.

Không dấu tích nào mang dấu: Dấu tích gọi là cấu nhiễm, cấu nhiễm ấy không có một cái gì đáng mang theo, như cấu nhiễm-như uế trược-như ngu si. Vì vậy nói là: Không dấu tích nào mang theo.

Như lùm cỏ dại úa tàn, không ái nào đáng mang theo,

Vô lượng hạnh của chư Phật, không dấu tích nào mang dấu.

Như lùm cỏ dại úa tàn: Lùm cỏ dại gọi là ái. Như nói: Tỳ kheo! Nay Ta sẽ nói về lùm cỏ dại ái nhiễm lấy nước rưới trên cành, như các chúng sinh kia bị Ấm-Cái-Triền che phủ kín mít.

Hỏi: Thế nào là rưới thêm nước?

Đáp: Ái nhiễm này không trừ hết mà còn thừa lại, có nước rưới thêm tươi tốt, như quá khứ-vị lai-hiện tại trôi lăn trong năm nẻo sinh tử. Ái nhiễm ấy đoạn hết không còn sót gì cũng không rưới thêm nước, cho nên nói là: Như lùm cỏ dại úa tàn.

Không ái nào đang mang theo: Nghĩa là ái nhiễm đoạn trừ không sót lại gì. ái nhiễm này không đoạn trừ thì còn sót lại hai điều mang theo, ở trong pháp hiện tại vui với sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp, nếu lúc thân hoại diệt thì có khổ nảy sinh. Ái nhiễm đoạn hết không còn lại gì cũng không mang theo, cho nên nói là: Không ái nào đáng mang theo.

Vô lượng hạnh của chư Phật:

Hỏi: Thế nào là Phật?

Đáp: Như tư duy giác ngộ rõ ràng với trí tuệ nhận thức không sót điều gì của Như Lai, đã đạt được giải thoát thành tựu tôn xưng là phật. Chấp trước hai bên đoạn diệt-hữu thường, đó không phải là công hạnh của Phật Thế Tôn. Bốn ý niệm ngưng dứt đến vô lượng vô biên không còn giới hạn, đây là công hạnh của Phật Thế Tôn. Vì vậy nói là: Vô lượng hạnh của chư Phật.

Không dấu tích nào mang dấu: Dấu tích gọi là cấu nhiễm, cấu nhiễm ấy không có một cái gì đáng mang theo, như cấu nhiễm-như uế trược-như ngu si. Vì vậy nói là: Không dấu tích nào mang theo.

Dây buộc trên cao đã dứt, ý cũng dựa vào nhau. Giác là đã vượt qua sông, đó là Phạm chí thế gian. Dây buộc trên cao đã đứt: Thế Tôn thị hiện dây ái cao mạn, ví như xe chở đầy hiện rõ có dây ràng buộc trên cao. Chúng sinh bị ái ràng buộc ngại mạn trên cao như vậy, lúc ấy Đúc Thế Tôn thị hiện đang diệt, cho nên nói là: Dây buộc trên cao đã đứt.

Y cũng dựa vào nhau: Ba ý tham dục-sân giận-ngu si, cùng dựa vào nhau gọi đó là giác quán tương ưng, cho nên nói là: Ý cũng cùng dựa vào nhau.

Giác là đã vượt qua sông: Phật Thế Tôn thị hiện đang đoạn diệt vô minh.

Như nói: Thế nào là Tỳ kheo đã vượt qua bến bờ?

Đáp: Dòng sông vô minh khô cạn không còn sót gì, cho nên nói là: Giác là đã vượt qua sông.

Đó là Phạm chí thế gian: Phạm chí hiện thân đã diệt trừ ác pháp.

Vì vậy nói là: Đó là Phạm chí thế gian.

Một gốc hai lần xoay chuyển, ba cấu nhiễm năm đường rộng, Các biển của mười hai nhập, văn Ni vượt qua sinh tử (ốc tiêu).

Một gốc hai lần xoay chuyển: Đức Thế Tôn thị hiện vô minh làm gốc rễ. Như nói: Những nẻo xấu ác này, đời nay và đời sau, vô minh làm gốc rễ, tham-sân cùng sinh ra. Hai lần xoay chuyển gọi là danh sắc, vì vậy nói là: Một gốc hai lần xoay chuyển.

Ba cấu nhiễm-năm đường rộng: Ba cấu nhiễm là tham dâm-sân giận-ngu si. Năm đường rộng là đường địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ-trời và người. Vì vậy nói là: ba cấu nhiễm-năm đường rộng.

Các biển của mười hai nhập: Đức Thế Tôn thị hiện biển rộng, Lục nhập đều là những biển rộng của sinh tử. Như nói: Biển rộng giáo pháp của Tỳ kheo mà người phàm phu ngu muội nói rằng đây không phải là biển rộng của thánh điển diệu kỳ. Nơi bao la mênh mông nước có nhiều dòng nước hội tụ xa hút, nhãn tiếp nhận đó là biển. Sóng sắc quay lại chi phối, nếu chấp nhận sóng sắc ấy chi phối, thì không vượt qua biển cả của mắt, cũng quay lại chi phối, trở thành cùng là Thần, cùng là La sát. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý nhập đều là biển, pháp đó quay lại chi phối, thì lúc đó không vượt qua biển cả của ý mà cùng quay lại chi phối, trở thành cùng là Thần, cùng là La sát. Mười hai chuyển tức là gọi cho mười hai nhập, như nhãn-sắc giữa chừng quay lại, sắc-nhãn giữa chừng quay lại, cho đến ý-pháp giữa chừng quay lại, pháp-ý giữa chừng quay lại. Vì vậy nói là; Các biển của mười hai nhập.

Văn Ni vượt qua sinh tử: Sinh tử gọi là ốc tiêu, là sinh tử không có giới hạn, bậc Văn Ni vô học đã vượt qua, học Văn ni mới có thể vượt qua. Vì vậy nói là: Văn Ni vượt qua sinh tử.

Không tin không trụ vào trí, giống như Na La đoạn trừ, Làm hại dâm rời bỏ dâm, đó là bậc Vô Thượng Sĩ.

Không tin không trụ vào trí: Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thật sự thấy rõ bốn Đế, vì sao nói là không tin? Bởi vì họ không tin gì khác mà chỉ tin vào Phật-Pháp-Tăng và khổ-tập-tận-đạo. Không trụ vào trí: Nghĩa là Niết bàn. Như nói: Có Tỳ kheo không sinh-không trụ-không có, thuận theo tự nhiên ở tại đây lâu dài mãi mãi, không đạt được mà nay đạt được nhờ vào đạo-nhờ vào dấu tích. Vì vậy nói là; Không tin không trụ vào trí.

Giống như Na La đoạn trừ: đó là đoạn trừ tất cả giới hạn của ba cõi. Như Na La ấy là tên gọi. Như nói; Chúng sinh gọi là Na La, Ma nậu xá, Ma nạp bà, Phú lâu sa, Phước già la, Kỳ phi, Thiền đậu. Vì vậy cho nên nói là: Giống như na La đoạn trừ.

Làm hại dâm rời bỏ dâm: Làm hại dâm là rời bỏ hình thể không còn. Rời bỏ dâm là hiện rõ mạng sống của dâm không còn. Vì vậy nói là: Làm hại dâm rời bỏ dâm.

Đó là bậc Vô Thượng Sĩ: Đó là người bậc nhất, người vĩ đại, người tuyệt diệu, người cao quý, người không có gì hơn được. Vì vậy nói là: Đó là bậc Vô Thượng Sĩ.

Trong ba mươi sáu dòng nước, dòng chảy của ý có hơn, Dòng chảy thuận có hai kiến, nhờ dâm mà giác sinh ra.

Trong ba mươi sáu dòng nước: Nước gọi là chủng loại của ba mươi sáu ái, cho nên nói là: Trong ba mươi sáu dòng nước.

Dòng chảy của ý có hơn: Ý nảy sinh, ý đứng đầu, ý đã ràng buộc chấp trước, làm cho tăng thêm tràn đầy gấp bội. Vì vậy nói là: Dòng chảy của ý có hơn.

Dòng chảy thuận có hia kiến: Hai kiến gọi là kiến đoạn diệt và kiến hữu thường. Dòng chảy đó xuôi đến chốn địa ngục-súc sinh-ngạ quỷ, cho nên nói: Dòng chảy thuận có hai kiến.

Nhờ dâm mà giác sinh ra: Ba giác là dục giác-sân giận giác-hại giác. Dục nảy sinh, dục đứng đầu, dục đã ràng buộc đắm trước. Vì vậy nói là: Nhờ dâm mà giác sinh ra.

Bỏ hành bất thiện của thân, và hành bất thiện của miệng, Bỏ hành bất thiện của ý, và những ý niệm uế tập.

Bỏ hành bất thiện của thân: Hiện đang diệt trừ ba hành bất thiện của thân, cho nên nói là: Bỏ hành bất thiện của thân.

Và hành bất thiện của miệng: Hiện đang diệt trừ bốn hành bất thiện của miệng cho nên nói là: Và hành bất thiện của miệng.

Bỏ hành bất thiện của ý: Hiện đang diệt trừ ba hành bất thiện của ý, cho nên nói là: Bỏ hành bất thiện của ý.

Và những ý niệm uế tạp: Nếu biết các ý niệm uế tạp còn lại thì cũng nên diệt trừ, vì vậy nói là: Và những ý niệm uế tạp.

Như Man đồng tử, thấy thì thấy có đủ, nghe thì nghe đủ, biết thì biết đủ, nhận thức thì nhận thức đủ, giống như không phải nơi này.

Giống như không phải nơi này là giống như không phải nơi kia. Giống như không phải nơi kia là giống như không phải ở dưới, không phải ở trên, không phải ở giữa hai bên, mà đây là phạm vi của khổ.

Hỏi: Hoặc là Man đồng tử thấy thì thấy có đủ, hoặc không có thì cái gì có?

Đáp: Nếu mắt thấy sắc mà không dấy khởi cấu nhiễm, thì gọi là có.

Hỏi: Cái gì không có?

Đáp: Nếu mắt thấy sắc dấy khởi cấu nhiễm, thì gọi là không có. Nghe thì nghe đủ, biết thì biết đủ, nhận thức thì nhận thức cũng như vậy.

Như Man đồng tử vào lúc ấy, thấy thì thấy có đủ, nghe thì nghe đủ, biết thì biết đủ, nhận thức thì nhận thức đủ giống như không phải nơi này. Hoặc cấu nhiễm, hoặc uế trược, hoặc ngu si, hoặc không phải nơi này. Hoặc cấu nhiễm, hoặc uế trược, hoặc ngu si là như vậy chứ không phải lúc ấy giữ lấy ràng buộc.

Nếu như không phải vào lúc ấy giữ lấy ràng buộc, thì như vậy giống như không phải ở dưới là cõi Dục, không phải ở trên là cõi Vô sắc, không phải ở giữa hai bên là cõi Sắc, mà đây là phạm vi của khổ, khổ nghĩa là năm thạnh ấm. Đó là phạm vi, phạm vi đằng sau và phạm vi cuối cùng, vì vậy nói rằng đây là phạm vi của khổ.

Ma xá, Đâu xá, Tăng thế ma, Tát phi đa la tỳ tỉ lật đa, đây là phạm vi của khổ.

Ma xá là không hy vọng, bởi vì hoặc là tham dục, hoặc sân giận, hoặc ngu si, cho nên nói là Ma xá.

Đâu xá là ưa thích Phật đạo, ưa thích pháp hành thiện, thuận với Thánh Tăng phân biệt về khổ-tập-tận-đạo, sắc vô thưởng và thọ-tưởng-hành-thức cũng vô thường, cho nên nói là Đâu xá.

Tăng thế ma là tham dục phát sinh thì ngăn chặn làm cho ngừng lại, sân giận-ngu si phát sinh thì ngăn chặn làm cho ngừng lại, vì vậy gọi là Tăng thế ma.

Tát phi ta la tỳ tỉ lật đa là trừ bỏ tất cả các tâm của cõi Dục, trừ bỏ tất cả các tâm của cõi Sắc và cõi Vô sắc, cho nên nói là Tát phi đa là tỳ tỉ lật đa. Đây là phạm vi của khổ, khổ nghĩa là năm thạnh ấm; đó là phạm vi, phạm vi đằng sau và phạm vi cuối cùng, cho nên nói rằng đây là phạm vi của khổ.

Biết thân như đám bọt nước, biết pháp như con ngựa hoang, Đoạn trừ hoa đốm tà ma, vua chết không đến gặp mặt.

Biết thân như đám bọt nước: Như bọt nước kết tụ không có sức lực gì mà yếu đuối như hư không chẳng bền vững, năm thạnh ấm như vậy cũng không có sức lực mà yếu đuối như hư không chẳng có gì bền vững, cho nên nói là: Biết thân như đám bọt nước.

Biết pháp như con ngựa hoang: Như con ngựa hoang từ khi ánh nắng mặt trời xuất hiện không lâu, không dừng lại trong khoảnh khắc, vốn không có mà bổng nhiên có, cho dù có nhưng mà lập tức không còn. Năm thạnh ấm như vậy thì không dừng lại trong khoảnh khắc, vốn không có mà chợt có, cho dù có nhưng lập tức không còn, vì vậy nói là: Biết pháp như con ngựa hoang.

Đoạn trừ hoa đốm tà ma: Bốn ma là ma năm ấm-ma cấu nhiễm-ma chết-ma trời Tự Tại. Đức Thế Tôn vì các loại ma mà hiện rõ kiến đế đoạn trừ. Hoa đốm cấu nhiễm không còn thì hoa đốm bé nhỏ do tư duy mà đoạn trừ. Vì vậy nói là: Đoạn trừ hoa đốm tà ma.

Vua chết không đến gặp mặt: Kiến đế và tư duy đoạn trừ kiết sử như vậy đã hết không sót lại gì, ma trời Tự Tại không thể tuỳ ý tự làm bừa, cho nên nói là: Vua chết không đến gặp mặt.

Giữa nhà như ở hai bên, các giác hỷ mình có đủ,

Biết rõ thế gian hưng-suy, tâm thiện giải thoát tất cả.

Giữ nhà như ở hai bên: ba giảng đường là Không-Vô nguyện và Vô tướng, các duyên bên trong sinh ra các duyên bên ngoài, cho nên nói là: Giữ nhà như ở hai bên.

Các giác hỷ mình có đủ: Giác gọi là trí thông hiểu, thành tựu trí tuệ thông minh, vui thích đối với Phật đạo, thông thạo thuyết pháp, thuận với Thánh Tăng phân biệt rõ ràng khổ-tập-tận-đạo, biết sắc là vô thường mà thọ-tưởng-hành-thức cũng vô thường, ý tưởng tuyệt diệu giúp mình thành tựu đầy đủ thiện hạnh của thân miệng ý. Vì vậy nói là: Các giác hỷ mình có đủ.

Biết rõ thế gian hưng-suy: Thế gian nghĩa là năm thịnh ấm. Các Tỳ kheo dạo qua quán xét những sự hưng-suy; sắc như vậy-sắc tập như vậy-sắc tận như vậy, thọ-tưởng-hành-thức như vậy; đây là thức tập, đây là thức tận. Vì vậy nói là: Biết rõ thế gian hưng-suy.

Tâm thiện giải thoát tất cả: Lúc ấy tư duy về nghĩa, tư duy về pháp, tư duy về thiện, tư duy về diệu, tất cả đều có mà đạo ẩn sâu, giải thoát hiện tại-quá khứ-vị lai. Vì vậy nói là: Tâm thiện giải thoát tất cả.

Thoát khỏi như đọa-đã đọa tham ăn uống lại quay về, Đã đến nơi chốn yên ổn, thích đi đến chỗ vui hơn.

Thoát khỏi như đọa-đã đọa: Thoát khỏi nghĩa là cõi Dục, đã đọa nghĩa là sinh đến cõi Sắc. Như đọa nghĩa là có đủ năm mất trong cõi Sắc. Vì vậy nói là: Thoát khỏi như đọa-đã đọa.

Tham ăn uống lại quay về: Có đạo thế gian trừ hết cấu nhiễm mà Thánh trí chưa phát sinh, lúa ấy tự mình vui thú, tự mình nương nhờ chính mình, lại rơi vào địa ngục-ngạ quỷ-súc sinh. Vì vậy nói là: Tham ăn uống lại quay về.

Đã đến nơi chốn yên ổn: Đã đến nghĩa là đệ tử cửa Phật. Yên ổn nghĩa là Niết-bàn. Cảnh giới Niết-bàn vui thú, cho nên nói là: Đã đến nơi chốn yên ổn.

Thích đi đến chỗ vui hơn: Đạo lý đó vui thú đến cảnh giới Niết-bàn, cho nên nói là: Thích đi đến chỗ vui hơn.

Nếu như không có rễ-da, lá không có huống gì cành, Cởi bỏ mọi thứ trói buộc, ai có thể phỉ báng được?

Nếu như không có rễ-da: Đức Thế Tôn hiện bày gốc rễ vô minh. Như nói: Các đường xấu ác này, đời nay và đời sau, vô minh làm gốc rễ, tham-sân cùng sinh ra. Da là bốn thức trú, thức không trừ hết mà còn sót lại, không phải ham muốn, không phải ham muốn cũng không phải nhận lấy. Vì vậy nói là: Nếu như không có rễ-da.

Lá không có huống gì cành: Đức Thế Tôn hiện bày lá ngã mạn. Như nói: Tại vì sao Tỳ kheo đốt là? Bởi vì ngã mạn trừ hết không còn lại gì. cành là chỉ cho ái, như nói: Tỳ kheo! Nay Ta sẽ nói về lùm cỏ dại ái nhiễm lấy nước rưới lên cành, làm cho các chúng sinh này bị Am-Cái-Triền che phủ kín mít. Vì vậy nói là: Lá không có huống gì cành. Cởi bỏ mọi thứ trói buộc: Mạnh dạn là chỉ cho đệ tử của Phật với tâm dũng mãnh, thành tựu trí tuệ dũng mãnh trừ diệt ba sự trói buộc của ác pháp, họ cởi bỏ-đã cởi bỏ-đang cởi bỏ tham dục-sân giận-ngu si. Vì vậy nói là: Cởi bỏ mọi thứ trói buộc.

Ai có thể phỉ báng được: Người ấy đáng được tôn xưng ca ngợi chứ không thể nào huỷ nhục che bai. Nếu huỷ nhục chê bai thì nhận lấy nhiều tội lỗi. Như nói: Nếu đáng chê mà khan, nếu đáng khen mà chê, thì miệng chuốc lấy tai họa, không thể nào cảm thấy yên vui. Vì vậy nói là: Nếu như không có gốc rễ-không có da che, thì lá cũng không có huống gì là có cành, người này can đảm cởi bò mọi sự ràng buộc, ai có thể đủ khả năng để phỉ báng họ?

SỐ 1544 - LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ

Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử. Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng

QUYỂN 1

Chương 1: TẠP UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ PHÁP THẾ ĐỆ NHẤT

Pháp thế đệ nhất cùng bảy loại,
Đảnh có hai-Noãn và thân kiến,
Mười một kiến thâu nhiếp-đoạn trừ,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là pháp Thế đệ nhất?

Đáp: Nếu tâm-tâm sở pháp là đẳng vô gián, nhập chánh tánh ly sinh, thì đó gọi là pháp Thế đệ nhất.

Có thuyết nói: Nếu năm căn là đẳng vô gián, nhập chánh tánh ly sinh, thì đó gọi là pháp Thế đệ nhất. Ở trong nghĩa này, nếu tâm-tâm sở pháp là đẳng vô gián, nhập chánh tánh ly sinh thì gọi là pháp Thế đệ nhất.

Hỏi: Tại sao gọi là pháp Thế đệ nhất?

Đáp: Tâm-tâm sở pháp như thế, đối với pháp thế gian khác, là tốt đẹp nhất, là cao quý nhất, là tuyệt vời nhất, cho nên gọi là pháp Thế đệ nhất.

Lại nữa, tâm-tâm sở pháp như thế, là đẳng vô gián, bỏ tánh phàm phu được tánh Thánh, bỏ tánh tà, được tánh chánh, có năng lực nhập chánh tánh ly sinh, cho nên gọi là pháp Thế đệ nhất.

Hỏi: Pháp Thế đệ nhất nên nói là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hay hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Nên nói là hệ thuộc cõi Sắc.

Vì sao pháp này không nên nói là hệ thuộc cõi Dục? Bởi vì không phải đạo của cõi Dục, để có thể đoạn trừ cái (Những thứ ngăn che), chế ngự triền (Những thứ ràng buộc), khiến cho triền cái cõi Dục không còn hiện khởi, mà chính là đạo của cõi Sắc có thể đoạn trừ cái, chế ngự triền, khiến cho triền cõi Dục không còn hiện khởi.

Nếu dùng đạo cõi Dục, có thể đoạn trừ cái, chế ngự triền, thì trước mắt triền cõi Dục không còn hiện khởi.

Như vậy, pháp Thế đệ nhất nên nói là hệ thuộc cõi Dục, nhưng không phải là đạo nơi cõi Dục có khả năng đoạn trừ cái, chế ngự triền, khiến cho triền cõi Dục không hiện khởi, mà chính là đạo của cõi Sắc có năng lực đoạn trừ cái, chế ngự triền, khiến cho triền cõi Dục không còn hiện khởi, vì vậy pháp Thế đệ nhất không nên nói là hệ thuộc cõi Dục.

Vì sao pháp này không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc? Bởi vì nhập chánh tánh ly sinh, trước tiên hiện quán khổ của cõi Dục là khổ, sau đó kết hợp hiện quán nỗi khổ của cõi Sắc-Vô sắc là khổ thánh đạo dấy khởi. Trước là biện minh về sự của cõi Dục, sau kết hợp biện minh về sự của cõi Sắc-Vô sắc. Nếu nhập chánh tánh ly sinh, thì trước hết hiện quán khổ của cõi Vô sắc là khổ, sau kết hợp hiện quán khổ của cõi Dục-cõi Sắc là khổ thánh đạo dấy khởi. Trước là biện minh về sự của cõi Vô sắc, sau kết hợp biện minh về sự của cõi Dục-Sắc. Như vậy, pháp Thế đệ nhất cho nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Tuy nhiên, nhập chánh tánh ly sinh, trước là hiện quán khổ của cõi Dục là khổ, sau hợp lại hiện quán khổ của cõi Sắc-Vô sắc là khổ thánh đạo dấy khởi. Trước là biện minh về sự của cõi Dục, sau hợp lại biện minh về sự của cõi Sắc-Vô sắc. Vì vậy pháp Thế đệ nhất không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Lại nữa, nhập định vô sắc, trừ bỏ tưởng sắc, không loại trừ tưởng sắc mà có thể biết cõi Dục; nếu duyên pháp này, dấy khởi khổ pháp trí nhẫn, thì duyên pháp này dấy khởi pháp Thế đệ nhất.

Hỏi: Pháp Thế đệ nhất nên nói là có tầm-có tứ, không có tầm-chỉ có tứ, không có tầm-không có tứ chăng?

Đáp: Nên nói hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầm-chỉ chỉ có tứ, hoặc không có tầm-không có tứ.

Thế nào là có tầm-có tứ? Nếu dựa vào Tamma-địa có tầm-có tứ, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đạt được pháp Thế đệ nhất.

Thế nào là không có tầm-chỉ có tứ? Nếu dựa vào Tam-ma-địa không có tầm-chỉ có tứ, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đạt được pháp Thế đệ nhất.

Thế nào là không có tầm-không có tứ? Nếu dựa vào Tam-ma-địa không có tầm-không có tứ, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đạt được pháp Thế đệ nhất.

Hỏi: Pháp Thế đệ nhất cho nên nói tương là ưng với lạc căn, tương ưng với hỷ căn, hay tương ưng với xả căn?

Đáp: Cho nên nói hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn.

Thế nào là tương ưng với lạc căn? Nếu dựa vào tĩnh lự thứ ba, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đạt được pháp Thế đệ nhất.

Thế nào là tương ưng với hỷ căn? Nếu dựa vào tĩnh lự sơ, nhị, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đạt được pháp Thế đệ nhất.

Thế nào là tương ưng với xả căn? Nếu dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đạt được pháp Thế đệ nhất.

Hỏi: Pháp Thế đệ nhất cho nên nói là một tâm hay nhiều tâm?

Đáp: Cho nên nói là một tâm.

Vì sao pháp này không phải là nhiều tâm? Từ tâm-tâm sở pháp này, liên tục không khởi tâm thế gian nào khác, chỉ có khởi tâm xuất thế.

Nếu lúc ấy khởi tâm thế gian khác thì đó là thua kém, là bằng nhau, hay là hơn hẳn? Nếu tâm đang thua kém, thì lúc ấy không thể nào nhập chánh tánh ly sinh. Vì sao? Vì không phải dùng đạo lui sụt mà có thể nhập chánh tánh ly sinh. Nếu tâm đang bằng nhau, thì cũng không thể nhập chánh tánh ly sinh. Vì sao? Vì trước kia đã dùng đạo loại này, cho nên không thể nào nhập chánh tánh ly sinh. Nếu tâm đang hơn hẳn, thì trước tiên không phải là pháp Thế đệ nhất, sau mới là pháp Thế đệ nhất.

Hỏi: Pháp Thế đệ nhất cho nên nói lui sụt hay không lui sụt?

Đáp: Nên nói là không lui sụt.

Vì sao pháp này nhất định không lui sụt? Bởi vì pháp Thế đệ nhất là tùy thuận đế, hướng tới đế, sắp nhập đế, ở giữa nơi này nơi kia không cho phép có thể dấy khởi tâm không tương tự, khiến cho không thể nào nhập hiện quán Thánh đế. Ví như tráng sĩ lội qua sông, vượt qua hang, vượt qua núi, băng qua vách núi, trung gian không có thể quay trở lại, thân tráng sĩ kia trở về đến chỗ cũ, hoặc đi tới chỗ khác, trước đã phát khởi mạnh mẽ, thân đi chưa đến chỗ hướng tới, thì nhất định không dừng lại. Pháp Thế đệ nhất cũng lại như thế, tùy thuận đế, hướng tới đế, sắp nhập đế, ở giữa nơi này nơi kia không cho phép có thể dấy khởi tâm không tương tự, khiến cho không thể nào nhập hiện quán Thánh đế. Như châu Thiệm-bộ có năm dòng sông lớn:

1. Căng-già. (Sông Hằng)

2. Diêm-mẫu-na.

3. Tát-lạc-du.

4. A-thị-la-phiệt-để.

5. Mạc-hê.

Năm con sông như thế, xuôi dòng về biển cả, hướng đến biển cả, sắp hòa vào biển cả, trong giai đoạn ấy không có năng lực nào xoay chuyển, dòng chảy kia trở về đến chỗ cũ, hoặc hướng đến chỗ khác, dòng chảy ấy quyết định luôn luôn chảy hòa vào biển cả.

Pháp Thế đệ nhất cũng lại như thế, tùy thuận đế, hướng tới đế, sắp nhập đế, ở giữa nơi này nơi kia không cho phép có thể dấy khởi tâm không tương tự, khiến cho không thể nào nhập hiện quán Thánh đế.

Lại nữa, pháp Thế đệ nhất cùng với khổ pháp trí nhẫn, làm thành Đẳng vô gián duyên, không có một pháp nào nhanh chóng quay lại, vượt qua tâm, để có thể vào lúc bấy giờ có năng lực làm chướng ngại, khiến cho không thể nào nhập hiện quán Thánh đế.

Vì vậy pháp này nhất định không lui sụt.

Hỏi: Thế nào là Đảnh?

Đáp: Đối với Phật-Pháp-Tăng, sinh niềm tin nhỏ bé, như Đức Thế Tôn đã vì Ma Ba La Diễn Noa Ma Nạp Bà mà thuyết kệ:

Nếu như đối với Phật-Pháp-Tăng,
Sinh khởi niềm tin dù nhỏ bé,
Cần phải biết rằng Nho đồng ấy,
Gọi là đã đạt được pháp Đảnh.

Hỏi: Thế nào là Đảnh đọa?

Đáp: Như có một loại thân cận bậc thiện sĩ (Thiện tri thức), lắng nghe chánh pháp, tác ý như lý, tin pháp Bồ-đề của Phật, là Tăng khéo giảng nói, tu diệu hạnh, sắc vô thường, thọ-tưởng-hànhthức vô thường, khéo thiết lập khổ đế, khéo thiết lập tập-diệt-đạo đế. Người ấy, ở vào lúc khác, không thân cận bậc thiện sĩ, không lắng nghe chánh pháp, tác ý không như lý, đối với mình có được niềm tin thế tục, mà lui sụt, hủy hoại, chuyển đổi mất đi, cho nên gọi là Đảnh đọa. Như Phật, liền vì Ba La Diễn Noa Ma Nạp Bà mà thuyết kệ:

Nếu người đối với pháp như vậy,
Mà lui sụt mất đi ba pháp,
Ta nói rằng những loại như thế,
Nên biết tên gọi là Đảnh đọa.

Hỏi: Thế nào là Noãn?

Đáp: Nếu ở trong Tỳ-nại-da chánh pháp, có một chút tín thọ, như Đức Thế Tôn đã vì hai Bí-sô Mã Sư-Tỉnh Tú mà nói: Hai người ngu này xa rời chánh pháp và Tỳ-nại-da của Ta. Ví như đại địa cách xa hư không, hai người ngu này ở trong Tỳnại-da chánh pháp của Ta, không có phần ít pháp Noãn nào.

Hỏi: Hai mươi câu về Tát-ca-da-kiến này, có bao nhiêu là ngã kiến, bao nhiêu là ngã sở kiến?

Đáp: Có năm ngã kiến: Đẳng tùy quán sắc là ngã, thọ-tưởng-hành-thức là ngã.

Mười lăm ngã sở kiến: Đẳng tùy quán ngã có sắc, sắc là ngã sở, ngã ở trong sắc. Ngã có thọtưởng-hành-thức; thọ-tưởng-hành-thức là ngã sở, ngã ở trong thọ, tưởng, hành thức.

Hỏi: Nếu như không phải thường mà thấy là thường thì đối với năm kiến, thuộc về kiến nào? Do kiến nào đoạn?

Đáp: Biên chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Nếu như thường mà thấy không phải là thường thì đối với năm kiến thuộc về kiến nào? Do kiến nào đoạn?

Đáp: Thuộc về tà kiến, do kiến diệt đoạn trừ.

Hỏi: Nếu như thấy khổ-vui thì đối với năm kiến thuộc về kiến nào? Do kiến nào đoạn?

Đáp: Lấy pháp kém cho là hơn, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ đoạn trừ.

Hỏi: Nếu như thấy vui-khổ thì đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, do kiến nào đoạn?

Đáp: Thuộc về tà kiến, do kiến diệt đoạn trừ.

Hỏi: Nếu như bất tịnh mà thấy là tịnh thì đối với năm kiến, thuộc về kiến nào? Do kiến nào đoạn?

Đáp: Lấy pháp kém cho là hơn, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ đoạn trừ.

Hỏi: Nếu như tịnh mà thấy là bất tịnh thì đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, do kiến nào đoạn?

Đáp: Thuộc về tà kiến. Kiến này có hai loại: Nếu cho diệt là bất tịnh thì do kiến diệt mà đoạn, nếu cho đạo là bất tịnh, thì do kiến đạo mà đoạn.

Hỏi: Nếu như không có ngã mà thấy có ngã thì đối với năm kiến, thuộc về kiến nào? Do kiến nào đoạn?

Đáp: Thuộc về hữu thân kiến, do kiến khổ đoạn trừ.

Hỏi: Nếu như không phải nhân mà thấy là nhân thì đối với năm kiến, thuộc về kiến nào? Do kiến nào đoạn?

Đáp: Không phải nhân mà nói là nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ đoạn trừ.

Hỏi: Nếu như là nhân mà thấy không phải nhân thì đối với năm kiến thuộc về kiến nào? Do kiến nào đoạn?

Đáp: Thuộc về tà kiến, do kiến tập đoạn trừ.

Hỏi: Nếu như có mà thấy là không có thì đối với năm kiến, thuộc về kiến nào? Do kiến nào đoạn?

Đáp: Thuộc về tà kiến. Kiến này có bốn loại:

1. Nếu nói là không có khổ, thì do kiến khổ đoạn trừ.

2. Nếu nói là không có tập, thì do kiến tập đoạn trừ.

3. Nếu nói là không có diệt, thì do kiến diệt đoạn trừ.

4. Nếu nói là không có đạo, thì do kiến đạo đoạn trừ.

Hỏi: Nếu như không có mà thấy có thì đối với năm kiến thuộc về kiến nào? Do kiến nào đoạn?

Đáp: Đây không phải là kiến mà chính là tà trí.

----------------

Phẩm 2: BÀN VỀ TRÍ

Một trí nhận biết và nhân duyên,
Hai tâm nghĩ nhớ và thờ cúng,
Ba căn sử dụng thuộc quá khứ,
Nghi cùng với Danh-Cú-Văn thân.
Phật quở trách đệ tử-sáu nhân,
Tâm tùy miên cho đến đoạn trừ,
Dựa vào cảnh đoạn trừ các thức,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Có thể có một trí mà biết tất cả pháp chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu trí này sinh ra tất cả pháp không có ngã, thì trí này không biết điều gì?

Đáp: Không biết tự tánh, và trí này tương ưng với các pháp cùng có.

Hỏi: Có thể có một thức mà nhận biết tất cả pháp chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thức này sinh ra tất cả pháp không có ngã, thì thức này không nhận biết điều gì?

Đáp: Không nhận biết tự tánh, và thức này tương ưng với các pháp cùng có.

Hỏi: Có thể có hai tâm lần lượt là nhân cho nhau chăng?

Đáp: Không có. Vì sao? Vì không có một Bổđặc-già-la nào, không phải trước-không phải sau mà hai tâm cùng sinh, cũng không phải tâm sau là nhân cho tâm trước.

Hỏi: Có thể có hai tâm lần lượt làm duyên cho nhau chăng?

Đáp: Có. Như có tâm khởi lên mà không có tâm vị lai, ngay nơi tư duy này khởi lên tâm thứ hai. Như có tâm khởi lên mà có tâm vị lai, ngay nơi tư duy này khởi lên tâm thứ hai. Như có tâm khởi lên mà, không có tâm đạo vị lai, ngay nơi tư duy này khởi lên tâm lên thứ hai. Như có tâm khởi lên mà có tâm đạo vị lai, ngay nơi tư duy tâm này khởi tâm thứ hai. Như có hai người biết tâm người khác, thì hai tâm ấy lần lượt duyên nhau.

Hỏi: Vì sao không có một Bổ-đặc-già-la, không phải trước-không phải sau mà hai tâm cùng sinh?

Đáp: Vì không có đẳng vô gián duyên thứ hai, vì mỗi một tâm của hữu tình chuyển biến nối tiếp nhau, cho nên Bổ-đặc-già-la đã không thể có được. Hỏi: Vả lại theo lý thì không có tâm trước hướng về tâm sau, vì sao có thể nhớ lại những việc đã làm trước kia?

Đáp: Hữu tình đối với pháp, do sức mạnh của tập quán, được trí đồng phần như thế, tùy thuộc vào sự việc đã từng trải qua, cho nên có khả năng biết như thế. Như có hai người chế tạo ra chữ in, có kỹ năng hiểu rõ kiểu chữ in mà mình và người khác đã chế tạo ra, mặc dù hai người kia không qua lại với nhau để hỏi: Ông đã chế tạo kiểu chữ này ra sao?. Cũng không trả lời nhau: Tôi đã chế tạo chữ này như thế. Nhưng hai người kia do sức mạnh của tập quán, cho nên được trí đồng phần như thế, có kỹ năng hiểu rõ mẫu chữ in mà mình và người khác đã chế tạo. Hữu tình cũng như vậy, do sức mạnh của tập quán, đạt được trí đồng phần như thế, tùy thuộc vào sự việc đã từng trải qua nên có khả năng nhận biết như vậy.

Lại, như có hai người biết tâm người khác, biết tâm của nhau, mặc dù hai người đó không qua lại với nhau, để hỏi xem: Làm sao ông biết được tâm của tôi?. Cũng không trả lời nhau: Tôi đã biết như thế về tâm ông. Nhưng hai người kia do sức mạnh của tập quán, cho nên được trí đồng phần như thế, biết tâm của nhau. Hữu tình cũng như vậy, do sức mạnh của tập quán, cho nên được trí đồng phần như thế, tùy thuộc vào sự việc đã từng trải qua, có khả năng nhận biết như vậy.

Lại nữa, tất cả tâm-tâm sở pháp, đối với pháp đã duyên, nhất định an trụ vào pháp đã duyên, lại dùng ý tiếp làm sức mạnh của nhân, cố gắng nghĩ nhớ, cho thì không quên.

Hỏi: Vì sao hữu tình quên mà lại nhớ?

Đáp: Đồng phần của hữu tình lúc chuyển biến nối tiếp nhau, đối với pháp có khả năng dấy khởi trí và kiến hệ thuộc nhau, lại dùng ý tiếp nhận làm sức mạnh của nhân, cố gắng nghĩ nhớ thường không quên.

Hỏi: Vì sao hữu tình nhớ mà lại quên?

Đáp: Dị phần của hữu tình, lúc chuyển biến nối tiếp nhau, đối với pháp không dấy khởi trí và kiến hệ thuộc nhau, lại dùng ý tiếp nhận làm sức mạnh của nhân, sự nghĩ nhớ kém thì quên mất.

Hỏi: Vì sao cúng tế thì ngạ quỷ đến, không phải là loài khác?

Đáp: Loài ngạ quỷ kia, theo pháp như vậy được nơi chốn quan hệ như thế, sinh ra phần của mình. Như vậy hễ có thờ cúng thì đến chứ không phải loài khác. Như các loài chim thiên nga, hồng nhạn, khổng tước, anh vũ, xá lợi, mạng mạng v.v..., dù như ý tự tại tung cánh bay vào hư không, nhưng thần lực, oai đức không lớn hơn con người. Tuy nhiên loài súc sinh kia, theo pháp như vậy được nơi chốn quan hệ như thế, sinh ra phần của mình, có công năng vỗ cánh bay lượn giữa hư không. Loài quỷ cũng như vậy, do sức mạnh của pháp như vậy, nơi nào có thờ, cúng thì hiện đến, loài khác không như thế.

Lại như một loại Na-lạc-ca, có khả năng nhớ lại đời trước, cũng biết tâm người khác. Một loại bàng sinh, một loại ngạ quỷ, có khả năng nhớ lại đời trước, cũng biết được tâm người khác, và dấy lên khói lửa, gây mây, nổi mưa, làm ra lạnh nóng v.v... Mặc dù chúng có khả năng gây ra sự việc như thế, nhưng mà thần lực oai đức thì không lớn hơn con người. Tuy nhiên, các loại ấy theo pháp như vậy tự nhiên được nơi chốn quan hệ như thế, sinh ra phần của mình, có khả năng gây ra sự việc ấy.

Loài quỷ cũng thế, do sức mạnh của pháp như vậy hễ có thờ cúng thì hiện đến, loài khác thì không như vậy.

Lại nữa, có người suốt trong cuộc đời dấy lên mong muốn như vậy, ái lạc như vậy: Ta sẽ cưới vợ, cưới vợ cho con, cưới vợ cho cháu khiến sinh con, cháu, nối dòng kế tục không dứt. Ta mạng chung rồi, nếu sinh vào loài quỷ, chúng sẽ nghĩ nhớ đến ta, nên sẽ thờ cúng ta. Do người kia luôn có dục lạc này suốt trong cuộc đời vì thế hễ có cúng tế thì hiện đến chứ không phải loài khác.

Hỏi: Nên nói là một mắt trông thấy sắc hay là hai mắt trông thấy sắc?

Đáp: Nên nói là hai mắt trông thấy sắc. Bởi vì sao? Vì nếu nhắm một mắt, khởi lên thức bất tịnh, thì khi mở hai mắt khởi lên thức tịnh. Giả sử nhắm một mắt, khởi lên thức như thế, khi mở cả hai mắt, cũng khởi lên thức này, thì không nên nói là hai mắt trông thấy sắc. Tuy nhiên nhắm một mắt, khởi lên thức bất tịnh, khi mở hai mắt, liền khởi lên thức tịnh vì vậy, phải nói là hai mắt trông thấy sắc. Như nhắm mắt, che phủ-gây tổn hại-phá hoại cũng thế.

Như mắt trông thấy sắc; tai nghe tiếng, mũi ngửi hương cũng như vậy.

Hỏi: Các quá khứ thì tất cả quá khứ không hiện ra chăng?

Đáp: Cho nên làm thành bốn cây để biện giải:

1. Có quá khứ mà không phải là không hiện.

Nghĩa là như Tôn giả Ô-đà-di nói:

Tất cả kiết sử của quá khứ,
Đến từ rừng lại rời xa rừng,
Vui thoát ra ngoài các dục lạc,
Như vàng ròng hiện trên đỉnh núi.

2. Có không hiện mà không phải là quá khứ. Nghĩa là như có một người hoặc dùng thần thông, hoặc dùng chú thuật, hoặc dùng vật thuốc, hoặc từ nơi sinh như thế mà được trí, có chỗ ẩn mất khiến không hiện rõ ra.

3. Có quá khứ cũng không hiện. Nghĩa là tất cả các hành đã khởi thì cùng khởi, đã sinh, cùng sinh, đã chuyển và đang chuyển, đã tập-đã hiện, đã quá khứ-đã tận diệt-đã lìa xa biến đổi, là quá khứ-phần của quá khứ, thuộc về đời quá khứ.

4. Có mà không phải quá khứ-cũng không phải là không hiện. Nghĩa là trừ ra các tướng trước đây.

Hỏi: Các quá khứ thì tất cả quá khứ là tận cùng chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có quá khứ mà không phải tận cùng. Nghĩa là như Tôn giả Ô-đà-di nói: Tất cả kiết sử của quá khứ, cho đến nói rộng ra.

2. Có tận cùng mà không phải là quá khứ. Nghĩa là như Đức Phật nói: Đây là đệ tử bậc Thánh đã hết địa ngục, đã hết bàng sinh, đã hết ngạ quỷ, đã hết mọi hầm hố nguy hiểm của đường ác.

3. Có quá khứ mà cũng tận cùng. Nghĩa là tất cả các hành đã khởi thì cùng khởi, cho đến nói rộng ra.

4. Có mà không phải quá khứ, cũng không phải tận cùng. Nghĩa là trừ ra các tướng trước đây.

Lại nữa, nếu dựa vào kiết đoạn mà nói thì:

1. Có kiết quá khứ mà không phải tận cùng. Nghĩa là kiết quá khứ chưa đoạn-chưa biết khắp, chưa diệt-chưa biến đổi.

2. Có kiết tận cùng mà không phải là quá khứ. Nghĩa là kiết vị lai đã đoạn-đã biết khắp, đã diệtđã biến đổi.

3. Có kiết quá khứ mà cũng tận cùng. Nghĩa là kiết quá khứ đã đoạn-đã biết khắp, đã diệt-biến đổi. 4. Có kiết không phải quá khứ mà cũng không phải tận cùng. Nghĩa là kiết vị lai, chưa đoạn-chưa biết khắp, chưa diệt-chưa biến đổi, và kiết hiện tại. Hỏi: Các quá khứ thì tất cả quá khứ là diệt chăng?

Đáp: Cho nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có quá khứ mà không phải là diệt. Nghĩa là như Tôn giả Ô-đà-di nói: Tất cả kiết của quá khứ, cho đến nói rộng ra.

2. Có diệt mà không phải là quá khứ. Nghĩa là dựa vào con đường nhỏ, mái nhà nhỏ, đồ đựng nhỏ, mắt nhỏ của thế tục, nói là diệt con đường, cho đến diệt mắt.

3. Có quá khứ mà cũng là diệt. Nghĩa là tất cả các hành đã khởi thì cùng khởi, cho đến nói rộng ra.

4. Có mà không phải là quá khứ cũng không phải là diệt. Nghĩa là trừ ra các tướng trước đây.

Lại nữa, nếu dựa vào kiết đoạn mà nói thì:

1. Có kiết quá khứ mà không phải là diệt. Nghĩa là kiết quá khứ, chưa đoạn-chưa biết khắp, chưa diệt-chưa biến đổi.

2. Có kiết diệt, không phải là quá khứ. Nghĩa là kiết vị lai, đã đoạn-đã biết khắp, đã diệt-đã biến đổi.

3. Có kiết quá khứ mà cũng là diệt. Nghĩa là kiết quá khứ, đã đoạn-đã biết khắp, đã diệt-đã biến đổi.

4. Có kiết không phải là quá khứ mà cũng không phải là diệt. Nghĩa là kiết vị lai, chưa đoạnchưa biết khắp, chưa diệt-chưa biến đổi, và kiết hiện tại.

Hỏi: Nếu đối với khổ, mà sinh nghi: Đây đúng là khổ chăng? Đây không phải là khổ chăng? Cho nên nói là một tâm hay là nhiều tâm?

Đáp: Cho nên nói là nhiều tâm. Nói rằng đây đúng là khổ chăng, là một tâm. Đây không phải là khổ chăng, là tâm thứ hai. Đối với Tập-Diệt-Đạo, sinh nghi cũng như thế.

Hỏi: Có thể có một tâm, có nghi cũng không có nghi chăng? Đáp: Không có.

Vì sao thế? Vì đối với Khổ đế, nếu nói đây đúng là khổ chăng? Thì tâm này có nghi. Nếu nói đây là khổ, thì tâm này không có nghi. Nếu nói đây không phải là khổ chăng? Thì tâm này có nghi. Nếu nói đây không phải là khổ, thì tâm này không có nghi. Đối với Tập-Diệt-Đạo cho nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Thế nào là nhiều Danh thân?

Đáp: Nghĩa là nhiều danh hiệu, dị ngữ, tăng ngữ, tưởng cùng tưởng, dựa vào mà thiết lập. Đó gọi là nhiều Danh thân.

Hỏi: Thế nào là nhiều Cú thân?

Đáp: Các câu có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ mà kết hợp với nhau nghĩa ở trong đó. Đó gọi là nhiều Cú thân. Như Đức Thế Tôn dạy:

Đừng làm mọi điều ác,
Hãy làm những điều thiện,
Tự thanh tịnh tâm ý,
Là lời chư Phật dạy.

Với bốn câu như thế, đều có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ mà nghĩa kết hợp với nhau ở trong đó.

Đó gọi là nhiều Cú thân.

Hỏi: Thế nào là nhiều Văn thân?

Đáp: Là các nhóm chữ. Đó gọi là nhiều Văn thân. Như Đức Thế Tôn nói:

Muốn làm thành bản tụng,
Văn chính là nhiều chữ,
Tụng dựa vào danh từ,
Và người làm ra tụng.

Như Phật Thế Tôn quở trách các đệ tử, gọi là người ngu si. Điều này có nghĩa gì?

Đáp: Đây là lời quở trách, nghĩa là Phật Thế Tôn quở trách đệ tử, gọi là người ngu si. Như cha mẹ dạy dỗ và thầy quỹ phạm hiện nay, nếu có con cái hay đệ tử ở gần bên cạnh gây ra các lỗi lầm, thì quở trách rằng: Ông là kẻ ngu si, không sáng suốt, không tốt. Đức Thế Tôn cũng vậy, quở trách các đệ tử, gọi là người ngu si.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn quở trách các đệ tử mà gọi là người ngu si?

Đáp: Bởi vì các đệ tử ấy đối với lời răn dạy của Đức Thế Tôn đã truyền trao, không theo đúng nghĩa thực hành, không tùy thuận, không nối tiếp. Hơn nữa, họ đối với Thánh giáo đã làm những việc ngu si, trống rỗng, mà không có kết quả, không có ý vị vượt ra vươn lên, không có thắng lợi, trái lời Phật dạy. Đối với các học xứ, không có năng lựa tiếp nhận để học, cho nên Đức Phật quở trách họ là người ngu si.

Có sáu nhân, nghĩa là nhân tương ưng cho đến nhân năng tác.

Hỏi: Thế nào là nhân tương ưng?

Đáp: Thọ và pháp tương ưng với thọ, là nhân tương ưng. Pháp tương ưng với thọ và thọ, là nhân tương ưng. Tưởng-tư-xúc-tác ý-dục, thắng giảiniệm-tam-ma-địa-tuệ, cùng pháp tương ưng với tuệ, là nhân tương ưng. Pháp tương ưng của tuệ cùng tuệ là nhân tương ưng. Đó gọi là nhân tương ưng.

Hỏi: Thế nào là nhân câu hữu?

Đáp: Tâm cùng với tâm sở pháp, là nhân câu hữu. Tâm sở pháp cùng với tâm, là nhân câu hữu. Tâm cùng với tùy tâm mà chuyển thân nghiệp-ngữ nghiệp là nhân câu hữu. Tâm cùng với tùy tâm mà chuyển bất tương ưng hành, là nhân câu hữu. Tùy tâm mà chuyển bất tương ưng hành cùng với tâm, là nhân câu hữu.

Lại nữa, bốn đại chủng câu sinh lần lượt làm nhân câu hữu. Đó gọi là nhân câu hữu.

Hỏi: Thế nào là nhân đồng loại?

Đáp: Căn thiện đời trước, với căn thiện của cõi mình ở đời sau và pháp tương ưng, là nhân đồng loại. Căn thiện quá khứ, với căn thiện của cõi mình ở hiện tại-vị lai và pháp tương ưng, là nhân đồng loại.

Căn thiện hiện tại với căn thiện của cõi mình ở vị lai và pháp tương ưng là nhân đồng loại. Như căn thiện; căn bất thiện và vô ký cũng vậy.

Sai biệt là trong bất thiện trừ ra cõi của mình.

Đó gọi là nhân đồng loại.

Hỏi: Thế nào là nhân biến hành?

Đáp: Tùy miên biến hành của đời trước do kiến khổ đoạn, cùng với tùy miên của cõi mình ở đời sau do kiến tập-diệt-đạo-tu đoạn và pháp tương ưng, là nhân biến hành.

Tùy miên biến hành của quá khứ do kiến khổ đoạn, cùng với tùy miên của cõi mình ở hiện tại-vị lai do kiến tập-diệt-đạo-tu đoạn và pháp tương ưng là nhân biến hành.

Tùy miên biến hành của hiện tại do kiến khổ đoạn, cùng với tùy miên của cõi mình ở vị lai do kiến tập-diệt-đạo-tu đoạn và pháp tương ưng, là nhân biến hành. Như kiến khổ đoạn, kiến tập đoạn cũng vậy. Đó gọi là nhân biến hành.

Hỏi: Thế nào là nhân dị thục?

Đáp: Các tâm-tâm sở pháp tiếp nhận sắc dị thục cùng tâm-tâm sở pháp và tâm bất tương ưng hành. Tâm-tâm sở pháp này, cùng với dị thục kia, là nhân dị thục. Lại nữa, các nghiệp thân-ngữ tiếp nhận sắc dị thục cùng tâm-tâm sở pháp và tâm bất tương ưng hành. Nghiệp thân-ngữ này cùng với dị thục kia, là nhân dị thục. Lại nữa, các tâm bất tương ưng hành thọ nhận sắc dị thục cùng tâm-tâm sở pháp và tâm bất tương ưng hành. Tâm bất tương ưng hành này cùng với dị thục kia, là nhân dị thục. Đó gọi là nhân dị thục.

Hỏi: Thế nào là nhân năng tác?

Đáp: Mắt và sắc là duyên sinh ra nhãn thức. Nhãn thức này dùng mắt và sắc kia, pháp tương ưng với mắt mà sắc kia, pháp câu hữu của mắt và sắc kia, cùng nhĩ thanh và nhĩ thức, tỷ hương và tỷ thức, lưỡi, thiệt vị và thức, thân xúc và thân thức ý và pháp-ý thức, có sắc-không sắc, có kiến-không có kiến, có đối-không có đối, hữu lậu-vô lậu, hữu vi-vô vi v.v..., tất cả pháp như thế là nhân năng tác, trừ ra tự tánh của chúng. Như nhãn thức; nhĩ-tỷthiệt-thân-ý thức cũng vậy. Đó gọi là nhân năng tác.

Hỏi: Các tâm bởi vì tùy miên, cho nên gọi là tâm có tùy miên. Tùy miên kia là tùy tăng đối với tâm này chăng?

Đáp: Hoặc tùy tăng, hoặc không tùy tăng.

Thế nào là tùy tăng? Nghĩa là tùy miên kia tương ưng với tâm này chưa đoạn và duyên với tâm này.

Thế nào là không tùy tăng? Nghĩa là tùy miên kia tương ưng với tâm này đã đoạn.

Hỏi: Giả sử tùy miên tùy tăng đối với tâm-tâm này chỉ do tùy miên kia, cho nên gọi là tâm có tùy miên chăng?

Đáp: Hoặc do tùy miên kia chứ không phải pháp khác, hoặc do tùy miên kia và pháp khác.

Thế nào là do tùy miên kia chứ không phải pháp khác? Nghĩa là tâm này chưa đoạn.

Thế nào là do tùy miên kia và pháp khác? Nghĩa là khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh. Nếu tâm do kiến khổ mà đoạn, do kiến tập đoạn, là duyên của tùy miên, thì các tâm do tùy miên, cho nên gọi là tâm có tùy miên.

Hỏi: Tùy miên kia đối với tâm này là nên đoạn chăng?

Đáp: Hoặc nên đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là nên đoạn? Nghĩa là tùy miên kia duyên nơi tâm này.

Thế nào là không nên đoạn? Nghĩa là tùy miên kia tương ưng vào tâm này.

Hỏi: Các tùy miên dựa vào pháp nào mà đoạn?

Đáp: Dựa vào pháp đã duyên.

Hỏi: Ông nói tùy miên, dựa vào pháp đã duyên mà đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu vậy, thì các tùy miên do kiến diệt-đạo mà đoạn, tùy miên ấy duyên hữu lậu dựa vào pháp nào mà đoạn? Nếu nói pháp này đoạn thì pháp kia đoạn đều không hợp lý?

Đáp: Do kiến diệt-đạo mà đoạn tùy miên duyên vô lậu, dựa vào pháp đã duyên cho nên đoạn, bởi vì pháp này đoạn cho nên tùy miên cũng đoạn.

Hỏi: Nếu tùy miên đối với tâm nên đoạn, thì tâm này chỉ vì do tùy miên cho nên gọi là tâm có tùy miên chăng?

Đáp: Hoặc do tùy miên chứ không phải pháp khác, hoặc do tùy miên và pháp khác.

Thế nào là do tùy miên chứ không phải pháp khác? Nghĩa là tâm không ô nhiễm do tu mà đoạn.

Thế nào là do tùy miên kia và pháp khác?

Nghĩa là tâm ô nhiễm.

Hỏi: Thế nào là dựa vào cảnh mà đoạn thức?

Đáp: Khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, nếu tâm do kiến tập mà đoạn, duyên vào kiến khổ mà đoạn, thì đó gọi là dựa vào cảnh mà đoạn thức.

Hỏi: Đối với thức này có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Có mười chín.

Hỏi: Cùng một tâm chăng?

Đáp: Không như vậy. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, khổ pháp trí đã sinh, tập pháp trí chưa sinh, nếu tâm cõi Dục do kiến tập mà đoạn duyên vào kiến khổ đoạn, thì đó là dựa vào cảnh mà đoạn thức. Cõi Dục do kiếm tập mà đoạn bảy tùy miên tùy tăng, đã lìa dục nhiễm mà chưa lìa sắc nhiễm, khổ loại trí đã sinh, tập loại trí chưa sinh.

Nếu tâm cõi Sắc do kiến tập mà đoạn, duyên vào kiến khổ đoạn, thì đó là dựa vào cảnh mà đoạn thức. Cõi Sắc do kiến tập mà đoạn sáu tùy miên tùy tăng, đã lìa sắc nhiễm, khổ loại trí đã sinh, tập loại trí chưa sinh. Nếu tâm cõi Vô sắc do kiến tập mà đoạn duyên vào kiến khổ đoạn, thì đó là dựa vào cảnh mà đoạn thức. Cõi Vô sắc do kiến tập mà đoạn trừ sáu tùy miên tùy tăng.

------------------

Phẩm 3: NÓI VỀ BỔ ĐẶC GIÀ LA

Duyên khởi-duyên dựa vào hơi thở,
Tâm dựa vào không còn có ái,
Tâm giải thoát dựa vào giới-tưởng,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Một Bổ-đặc-già-la, đối với mười hai chi duyên khởi của đời này, có bao nhiêu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Hai quá khứ là vô minh-hành; hai vị lai là sinh-lão tử; tám hiện tại là thức-danh sắc-sáu xứxúc-thọ-ái-thủ-hữu. Như Đức Thế Tôn đã nói: Vô minh duyên hành, thủ duyên hữu.

Hỏi: Thế nào là vô minh duyên hành?

Đáp: Vô minh duyên hành. Đây là thể hiện rõ nghiệp hạnh đã tạo tác tăng lên trong những đời kiếp trước đây, nay phải có quả dị thục và đã tiếp nhận quả dị thục.

Hỏi: Thế nào là thủ duyên hữu?

Đáp: Thủ duyên hữu đây là thể hiện rõ nghiệp hạnh tạo tác tăng lên trong đời hiện tại, phải có quả dị thục sẽ tiếp nhận..

Hỏi: Vô minh duyên hành và thủ duyên hữu khác nhau thế nào?

Đáp: Vô minh duyên hành, nghĩa nói rộng như trước. Nghiệp duyên này như Đức Thế Tôn nói: Một phiền não, nghĩa là vô minh.

Thủ duyên hữu, nghĩa nói rộng như trước. Nghiệp duyên này như Đức Thế Tôn nói: Tất cả phiền não, nghĩa là các thủ. Đó gọi là khác nhau giữa hai điều này.

Hỏi: Có thể có hành duyên với vô minh mà không duyên với minh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành duyên với minh mà không duyên với vô minh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành duyên với vô minh, cũng duyên với minh chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có hành không duyên với vô minh mà cũng không duyên với minh chăng?

Đáp: Không có. Vì sao như vậy? Bởi vì không có một hữu tình nào, từ lâu xa đến nay, không đối với Thánh đạo, hủy báng nói rằng không phải là đạo. Trước kia đã hủy báng đạo rồi, thời gian sau hữu tình ấy tạo tác tăng trưởng, cảm đến nghiệp đại địa. Hoặc vào thời gian sau tạo tác tăng trưởng, cảm đến nghiệp tiểu vương. Hoặc vào thời gian sau tạo tác tăng trưởng, cảm đến nghiệp đại vương.

Hoặc vào thời gian sau tạo tác tăng trưởng, cảm đến nghiệp Chuyển luân vương.

Do nhân này và duyên này, do Thánh đạo kia, lần lượt cảm được đại địa, có được thành ấp thôn xóm, nhân và phi nhân, súc vật-thóc lúa-cỏ thuốccây cối-rừng rậm, tăng trưởng tốt tươi.

Bốn duyên của tâm trước như thế, đối với tâm sau chỉ là một duyên tăng thượng.

Lại nữa, hoặc dựa vào nhân duyên mà nói về phương diện này:

Hỏi: Có thể có hành với duyên vô minh mà không duyên với minh chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là vô minh dị thục và hành nhiễm ô.

Hỏi: Có thể có hành duyên với minh mà không duyên với vô minh chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là trừ ra minh đầu tiên, còn lại các hành vô lậu khác.

Hỏi: Có thể có hành duyên với vô minh mà cũng duyên với minh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành không duyên với vô minh mà cũng không duyên với minh chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là trừ vô minh dị thục, còn lại các hành vô phú vô ký khác và hành hữu lậu thiện của minh đầu tiên.

Hỏi: Hơi thở ra thở vào, nên nói là dựa vào thân mà chuyển hay dựa vào tâm mà chuyển?

Đáp: Cho nên nói cũng dựa vào thân mà chuyển, cũng dựa vào tâm mà chuyển, như nhưng điều kiện thích hợp. Nếu hơi thở ra vào chỉ dựa vào thân mà chuyển, không dựa vào tâm mà chuyển, thì ở bậc định vô tưởng mà định diệt tận, hơi thở ra vào cũng phải chuyển biến.

Nếu hơi thở ra vào chỉ dựa vào tâm mà chuyển, không dựa vào thân mà chuyển, thì hơi thở ra vào của hữu tình cõi Vô sắc cũng phải chuyển biến.

Nếu hơi thở ra vào chỉ dựa vào thân và tâm mà chuyển biến, không như điều kiện thích hợp, thì Yết-lạt-lam, Át-bộ-đàm, Bế-thi, Kiện-nam ở trong trứng và trong thai mẹ, các căn chưa đầy đủ, chưa thành thục, và ở tĩnh lự thứ tư, hơi thở ra vào cũng phải chuyển biến.

Hỏi: Vì hơi thở ra vào cũng dựa vào thân mà chuyển, cũng dựa vào tâm mà chuyển, như những điều kiện thích hợp, vì vậy dưới từ địa ngục vô gián, trên đến cõi trời Biến tịnh, các căn của hữu tình trong đó đã đầy đủ, thành thục, hơi thở ra vào dựa vào thân và tâm mà chuyển biến.

Hỏi: Như tâm của hữu tình có sắc nối tiếp nhau, dựa vào thân mà chuyển biến, tâm của hữu tình vô sắc nối tiếp nhau thì dựa vào đâu mà chuyển?

Đáp: Dựa vào mạng căn có tính chất đồng phần và các pháp tương tự như thế.

Hỏi: Tâm bất tương ưng hành không có ái, cho nên nói là do kiến đoạn hay tu đoạn?

Đáp: Cho nên nói do tu đoạn.

Có thuyết nói: Không có ái, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tu đoạn.

Hỏi: Thế nào là do kiến đoạn?

Đáp: Nghĩa là đối với pháp do kiến đoạn, không có mà lại tham. Hỏi: Thế nào là do tu đoạn? Đáp: Nghĩa là đối với pháp do tu đoạn, không có mà lại tham. Ở trong nghĩa này không có ái, chỉ nên nói do tu đoạn.

Hỏi: Ông đã nói: Không có ái, chỉ do tu đoạn. Vậy những người Dự lưu chưa đoạn ái này chăng? Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Ý ông muốn gì? Những người Dự lưu vì khởi tâm như thế này: Nếu sau khi ta chết thì đoạn hoại không có, há không yên vui chăng?

Đáp: Không như vậy.

Hãy nghe tôi trình bày: Nếu không có ái, thì chỉ do tu đoạn. Những người Dự lưu khi chưa đoạn ái này thì nên nói người Dự lưu khởi lên tâm niệm như thế này: Nếu sau khi ta chết thì đoạn hoại không có, há không yên vui hay sao?

Nếu người Dự lưu không khởi tâm như vậy: Nếu sau khi ta chết thì đoạn, hoại không có, há không yên vui hay sao? Thì không nên nói là không có ái chỉ do tu đoạn. Những người Dự lưu khi chưa đoạn ái này, nói như thế đều không hợp lý.

Hỏi: Các ông cũng nói rằng: Ái dị thục của địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ, chỉ do tu đoạn. Những người Dự lưu chưa đoạn ái này chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Ý ông muốn gì? Những người Dự lưu vì khởi tâm như thế này: Ta sẽ làm Long vương Aila-phiệt-noa, Long vương Thiện trú, Quỷ vương Diệm-ma, thống lãnh các hữu tình của cõi quỷ chăng?

Đáp: Không như vậy. Hãy nghe tôi trình bày: Nếu Ái dị thục của địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ, chỉ do tu đoạn, mà những người Dự lưu khi chưa đoạn ái này, thì nên nói người Dự lưu khởi tâm như vậy: Ta sẽ làm Long vương Ai-la-phiệt-noa, cho đến nói rộng.

Nếu người Dự lưu không khởi tâm như vậy: Ta sẽ làm Long vương Ai-la-phiệt-noa, cho đến nói rộng, thì không nên nói rằng: Ái dị thục của địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ, chỉ do tu đoạn.

Những người Dự lưu chưa đoạn ái này, mà nói như thế, đều không hợp lý.

Các ông cũng nói rằng: Vì bị ràng buộc do các triền, cho nên hại mạng cha mẹ, triền này chỉ do tu đoạn.

Những người Dự lưu chưa đoạn triền này chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Ý ông muốn gì? Những người Dự lưu vì khởi triền như thế cho nên hại mạng cha mẹ chăng? Đáp: Không như vậy. Hãy nghe tôi nói: Nếu bị triền ràng buộc, cho nên đã hại mạng cha mẹ, thì triền này chỉ do tu đoạn. Những người Dự lưu chưa đoạn triền này, thì nên nói: Người Dự lưu vì đã khởi triền như thế, cho nên hại mạng cha mẹ. Nếu người Dự lưu không khởi triền như thế, mà hại mạng cha mẹ, thì không nên nói: Vì bị các triền ràng buộc, cho nên hại mạng cha mẹ. Triền này chỉ do tu đoạn, những người Dự lưu chưa đoạn triền ấy, mà nói như thế đều không hợp lý.

Các ông cũng nói rằng: Đối với pháp do tu đoạn, không có mà tham, nhưng tham này chỉ do tu đoạn. Vậy thì người Dự lưu chưa đoạn tham ấy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Ý ông muốn gì? Những người Dự lưu vì duyên vào tham này mà khởi ái chăng?

Đáp: Không như vậy. Hãy nghe tôi nói: Nếu đối với pháp do tu đoạn, không có mà tham, thì tham ấy chỉ do tu đoạn. Những người Dự lưu chưa đoạn tham này, thì nên nói người Dự lưu duyên vào tham này mà khởi ái. Nếu người Dự lưu không duyên vào tham này mà khởi ái, thì không nên nói đối với pháp do tu đoạn, không có mà tham, thì tham này chỉ do tu đoạn. Những người Dự lưu chưa đoạn tham ấy, mà nói như thế đều không hợp lý. Thuyết kia đã hợp lý, thì thuyết này cũng cho nên như thế.

Hỏi: Không-có là gọi cho pháp gì?

Đáp: Ba cõi vô thường, như Đức Thế Tôn đã nói: Tâm giải thoát tham-giận-si.

Hỏi: Như thế nào là tâm được giải thoát? Tâm có tham-giận-si chăng? Hay tâm lìa tham-giận-si chăng?

Đáp: Tâm lìa tham-giận-si là được giải thoát.

Có thuyết nói: Tâm tương ưng với tham-giậnsi thì được giải thoát.

Người kia không nên dấy lên nói như thế. Vì sao? Vì không phải tâm này tương hợp với thamgiận-si, tương ưng xen tạp nhau, mà vì tham-giậnsi chưa dứt trừ, cho nên tâm không giải thoát. Tham-giận-si được đoạn trừ thì tâm liền giải thoát. Đức Thế Tôn cũng nói: Bí-sô nên biết! Vầng mặt trời, mặt trăng này bị ngăn che do năm thứ che lấp, cho nên không sáng-không chiếu rọi, không rộng-không sạch. Những gì là năm?

1. Mây.

2. Khói.

3. Bụi.

4. Sương mù.

5. Tay của A-tố-lạc Át-la-hô.

Như vầng mặt trời, mặt trăng không phải cùng với năm thứ che lấp tương hợp, tương ưng xen tạp nhau, mà vì sự che lấp kia chưa lìa, cho nên vầng mặt trời, mặt trăng này không sáng, không soi, không rộng, không sạch. Các thứ che lấp kia, nếu lìa thì vầng mặt trời, mặt trăng này sẽ chiếu-sáng, rộng và sạch. Như thế, không phải tâm này phù hợp với tham-giận-si, tương ưng lẫn lộn nhau, mà do tham-giận-si chưa đoạn, cho nên tâm không giải thoát. Tham-giận-si nếu đoạn thì tâm liền giải thoát.

Hỏi: Như thế nào là tâm giải thoát? Ở quá khứ chăng? Hay ở vị lai, hay ở hiện tại?

Đáp: Khi tâm vô học vị lai sinh ra thì giải thoát tất cả mà chướng ngại.

Hỏi: Sự việc ấy như thế nào?

Đáp: Như định kim cang dụ của đạo vô gián sắp diệt, tận trí của đạo giải thoát sắp sinh. Nếu định kim cang dụ của đạo vô gián đang diệt, thì tận trí của đạo giải thoát đang sinh. Bấy giờ gọi là lúc tâm vô học vị lai, sinh ra thì giải thoát tất cả mọi chướng ngại.

Hỏi: Tâm chưa giải thoát nên nói là giải thoát, hay tâm đã giải thoát nên nói là giải thoát?

Đáp: Tâm đã giải thoát nên nói là giải thoát. Nếu đã giải thoát thì không nên nói là giải thoát.

Nếu giải thoát thì không cho nên nói đã giải thoát. Vì tâm đã giải thoát mà nói giải thoát thì không hợp với chánh lý. Nay cần phải hỏi người kia, như Đức Thế Tôn nói:

Nếu đoạn ái không sót lại gì,
Như hoa sen mọc giữa nước bùn,
Tỳ kheo rời bỏ cả hai bên,
Như rắn già lột da thay vỏ.

Hỏi: Ông thừa nhận thuyết này là thuyết tốt đẹp chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Ý ông thế nào? Vì đã bỏ (xả) thì nói bỏ, hay vì chưa bỏ mà nói bỏ chăng?

Đáp: Đã bỏ thì nói bỏ. Hãy nghe tôi nói: Nếu đã bỏ thì không cho nên nói bỏ. Nếu bỏ thì không cho nên nói đã bỏ. Vì đã bỏ mà nói bỏ, thì không hợp với chánh lý. Lại như Đức Thế Tôn nói:

Đoạn mạn tự mình dễ dàng định,
Tâm thiện rời bỏ hết tất cả,
Một mình vắng lặng không buông thả,
Vượt dòng sinh tử đến Niết-bàn.

Hỏi: Ông thừa nhận thuyết này là thuyết tốt đẹp chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Ý ông thế nào? Vì đã đến thì nói đến, hay vì chưa đến mà nói đến chăng?

Đáp: Đã đến thì nói đến. Hãy nghe tôi nói: Nếu đã đến thì không cho nên nói đến. Nếu đến thì không cho nên nói đã đến. Vì đã đến mà nói đến, thì không hợp với chánh lý. Thuyết kia đã hợp lý, thì thuyết này cũng phải như thế. Nên đối với Khế kinh, trí phải phân biệt nghĩa, như Đức Thế Tôn nói:

Thú tập trung về rừng,
Chim bay giữa trời cao,
Thánh quay về Niết-bàn,
Pháp thì cứ phân biệt.

Như Đức Thế Tôn nói: Bí-sô nên biết! Dựa vào nhàm chán mà lìa nhiễm, dựa vào lìa nhiễm mà được giải thoát, dựa vào giải thoát mà được Niếtbàn.

Hỏi: Thế nào là nhàm chán?

Đáp: Nếu đối với các hành vô học mà nhàm chán trái ngược, thì đó gọi là nhàm chán.

Hỏi: Thế nào là dựa vào vào nhàm chán mà lìa nhiễm?

Đáp: Nếu nhàm chán tương ưng với căn thiện vô tham-vô đẳng tham, vô sân-vô đẳng sân, vô si, vô đẳng si, thì đó gọi là dựa vào nhàm chán mà lìa nhiễm.

Hỏi: Thế nào là dựa vào lìa nhiễm mà được giải thoát?

Đáp: Nếu lìa nhiễm tương ưng với tâm, đã thắng giải, đang thắng giải và sẽ thắng giải, thì đó gọi là dựa vào lìa nhiễm mà được giải thoát.

Hỏi: Thế nào là dựa vào giải thoát mà được Niết-bàn?

Đáp: Nếu tham vĩnh viễn đoạn, sân vĩnh viễn đoạn, si vĩnh viễn đoạn, tất cả phiền não vĩnh viễn đoạn trừ, thì đó gọi là dựa vào giải thoát mà được Niết-bàn.

Như Đức Thế Tôn nói: Có ba cảnh giới là cảnh giới đoạn, cảnh giới lìa, cảnh giới diệt.

Hỏi: Thế nào là cảnh giới đoạn?

Đáp: Trừ bỏ kiết ái thì kiết khác đoạn, gọi là cảnh giới đoạn.

Hỏi: Thế nào là cảnh giới lìa?

Đáp: Kiết ái đoạn, gọi là cảnh giới lìa.

Hỏi: Thế nào là cảnh giới diệt?

Đáp: Các pháp thuận với kiết còn lại được đoạn trừ, gọi là cảnh giới diệt.

Hỏi: Các cảnh giới đoạn là cảnh giới lìa chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Giả sử cảnh giới lìa là cảnh giới đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các cảnh giới đoạn là cảnh giới diệt chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Giả sử cảnh giới diệt là cảnh giới đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các cảnh giới lìa là cảnh giới diệt chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Giả sử cảnh giới diệt là cảnh giới lìa chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Như Đức Thế Tôn nói có ba tưởng, nghĩa là tưởng đoạn, tưởng lìa, tưởng diệt.

Hỏi: Thế nào là tưởng đoạn?

Đáp: Trừ bỏ kiết ái thì kiết còn lại đoạn hết các tưởng rời xa, gọi là tưởng đoạn.

Hỏi: Thế nào là tưởng lìa?

Đáp: Kiết ái đoạn thì các tưởng rời xa, gọi là tưởng lìa. Hỏi: Thế nào là tưởng diệt?

Đáp: Các pháp thuận với kiết còn lại đoạn hết các tưởng rời xa, gọi là tưởng diệt.

QUYỂN 2

Chương 1: TẠP UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ ÁI KÍNH

Ái kính-cúng dường-lực và diệt,
Niết-bàn-năm uẩn và cứu cánh,
Thủ-biết tất cả-ba quy y,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là ái?

Đáp: Các ái-đẳng ái, hỷ, đẳng hỷ-lạc-đẳng lạc, đó gọi là ái.

Hỏi: Thế nào là kính?

Đáp: Có kính và có tánh kính, có tự tại và có tánh tự tại. Đối với người tự tại, có chuyển đổi sợ hãi đó gọi là kính.

Hỏi: Thế nào là ái kính?

Đáp: Như có một người đối với Phật-PhápTăng, bậc Thân giáo-Quỹ phạm và người khác, tùy thuận một người có trí, tôn trọng người đồng phạm hạnh, với tâm vui vẻ yêu mến, cung kính mà trú.

Nếu ở chỗ này có ái và kính, thì gọi là ái kính.

Hỏi: Thế nào là cúng dường?

Đáp: Sự cúng dường này có hai loại:

1. Cúng dường của cải.

2. Cúng dường pháp.

Hỏi: Thế nào là cung kính?

Đáp: Có cung kính và có tánh cung kính, có tự tại và có tánh tự tại.

Đối với người tự tại, có chuyển đổi sợ hãi, đó gọi là cung kính.

Hỏi: Thế nào là cung kính cúng dường?

Đáp: Như có một người, đối với Phật-PhápTăng, bậc Thân giáo-Quỹ phạm và người khác, tùy thuộc một người có trí, tôn trọng người đồng phạm hạnh, thể hiện cúng dường cung kính, mà trú. Nếu ở chỗ này có cúng dường và cung kính, thì gọi là cung kính cúng dường.

Hỏi: Thế nào là thân có sức mạnh

Đáp: Những thân dũng mãnh, tráng kiện, nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, có năng lực làm mọi công việc.

Đó gọi là sức mạnh của thân.

Hỏi: Thế nào là thân yếu kém?

Đáp: Những thân không dũng mãnh, không cường tráng, không nhẹ nhàng, không nhanh nhẹn, không có năng lực làm xong công việc. Đó gọi là thân yếu kém.

Hỏi: Thân mạnh mẽ và thân yếu kém, có bao nhiêu xứ thâu nhiếp?

Bao nhiêu thức nhận biết?

Đáp: Một xứ thâu nhiếp, đó là xúc xứ. Hai thức nhận biết là thân thức và ý thức. Như lúc hai lực sĩ giao đấu với nhau, cổ tay vừa giao tiếp, thì nhận biết sức lực mạnh yếu của nhau. Lại như người mạnh nắm lấy kẻ yếu giữ chặt, sự hơn kém của thể lực nhận biết lẫn nhau cũng như vậy.

Hỏi: Thế nào là trạch diệt?

Đáp: Các diệt đều là xa lìa trói buộc.

Hỏi: Thế nào là phi trạch diệt?

Đáp: Các diệt không phải xa lìa trói buộc.

Hỏi: Thế nào là vô thường diệt?

Đáp: Các hành phân tán hư hoại, ẩn mất và giảm sút đó gọi là vô thường diệt.

Hỏi: Phi trạch diệt với vô thường diệt có gì sai biệt?

Đáp: Phi trạch diệt thì không dựa vào sức lựa chọn, giải thoát các loại ma sự-bệnh tật-tai họasầu não, thực hành pháp khổ của đời, không phải đối với tham dục mà điều phục đoạn trừ để vượt qua.

Vô thường diệt là các hành phân tán hư hoại, ẩn mất và giảm sút.

Đó gọi là sự sai biệt giữa hai thứ diệt.

Như Khế kinh nói: Có hai cõi Niết-bàn, nghĩa là cõi Niết-bàn hữu dư y và cõi Niết-bàn vô dư y.

Hỏi: Thế nào là cõi Niết-bàn hữu dư y?

Đáp: Nếu các lậu của A-la-hán vĩnh viễn không còn, mạng sống còn tồn tại, sắc tạo của đại chủng nối tiếp nhau chưa đoạn. Dựa vào năm căn của thân-tâm chuyển biến tương tục, là còn có chỗ dựa, các kiết vĩnh viễn không còn đạt được xúc chứng, gọi là cõi Niết-bàn hữu dư y.

Hỏi: Thế nào là cõi Niết-bàn vô dư y?

Đáp: Tức là các lậu của A-la-hán vĩnh viễn không còn, mạng sống đã diệt, sắc tạo của đại chủng nối tiếp nhau đã đoạn. Dựa vào năm căn của thân-tâm không chuyển biến nữa, là không còn chỗ dựa, các kiết vĩnh viễn không, gọi là cõi Niết-bàn vô dư y.

Hỏi: Niết-bàn nên nói là học-vô học, hay phi học phi vô học?

Đáp: Niết-bàn nên nói là phi học phi vô học.

Có thuyết nói: Niết-bàn có học, có vô học, có phi học phi vô học. Hỏi: Thế nào là học?

Đáp: Học nghĩa là học được các kiết đoạn, đạt được chứng.

Hỏi: Thế nào là vô học?

Đáp: Vô học nghĩa là vô học cần phải đoạn trừ các kiết, đạt được xúc chứng.

Hỏi: Thế nào là phi học phi vô học?

Đáp: Nghĩa là hữu lậu đoạn trừ được các kiết, đạt được xúc chứng.

Hỏi: Ở trong nghĩa này, Niết-bàn chỉ nên nói là phi học phi vô học, nhưng mà ông nói Niết-bàn là có học, có vô học, có phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Ý ông thế nào? Trước kia dùng đạo thế tục, vĩnh viễn đoạn trừ được tham dục-giận dữ phi học phi vô học xa lìa được trói buộc nhưng đối với bốn đế, chưa đạt được hiện quán, tu tập hiện quán đạt được hiện quán rồi, chứng quả Bất hoàn, chuyển thành học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Lại nữa, ý ông thế nào? Trước kia dùng đạo thế tục, vĩnh viễn đoạn trừ được tham dục-sân hận, phi học phi vô học xa lìa được trói buộc. Về sau, khi chứng quả Bất hoàn, thì xa lìa trói buộc ấy nên chuyển thành học.

Nếu sự xa lìa trói buộc ấy vào lúc này chuyển thành học, thì trước kia phải là thể thường còn của học nên khi chưa chứng quả Bất hoàn, chưa đạt được hữu học, mà đã gọi là học, thì không hợp với chánh lý.

Hỏi: Y ông thế nào? A-la-hán hướng đến học đoạn trừ các kiết, chứng quả A-la-hán, quả học đó chuyển thành vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Lại nữa, ý ông thế nào? A-la-hán hướng đến học đoạn trừ các kiết, khi chứng quả A-la-hán, thì đoạn trừ kiết ấy thuận theo chuyển thành vô học. Nếu đoạn trừ kiết ấy vào lúc này, trở thành vô học, thì trước đó, phải là thể thường còn của vô học. Khi chưa chứng quả A-la-hán, không đạt được vô học, mà đã gọi là vô học, thì không hợp với chánh lý.

Hỏi: Y ông thế nào? Các bậc A-la-hán vô học đoạn trừ các kiết, khi giảm sút quả A-la-hán, thì vô học chuyển thành học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Lại nữa, ý ông thế nào? Các bậc A-la-hán vô học đoạn trừ các kiết, khi giảm sút quả A-la-hán, thì các bậc A-la-hán vô học đoạn trừ kiết thuận theo chuyển thành học. Nếu đoạn trừ kiết ấy vào lúc này chuyển thành học, thì trước kia phải là thể thường còn của học chưa giảm sút quả A-la-hán, không đạt đến hữu học, mà đã gọi là học thì không hợp với chánh lý.

Lại nữa, Niết-bàn không phải trước là phi học phi vô học; sau chuyển thành học, trước là học, sau chuyển thành vô học; trước là vô học, sau lại chuyển thành học.

Lại nữa, Niết-bàn không phải là có học, có vô học, có phi học phi vô học. Nếu như thế thì trở thành các pháp có hai phần, vì không quyết định cho nên có tạp loạn, thế thì không nên thiết lập tánh-tướng quyết định của các pháp. Đức Phật cũng không thuyết minh Niết-bàn có tánh học, tánh vô học. Bởi vì Niết-bàn luôn luôn là các pháp quyết định phi học phi vô học, không có tạp loạn, luôn luôn trú vào tự tánh, không bỏ tự tánh, Niết-bàn là thường trụ, không có biến dịch. Vì thế, Niết-bàn chỉ nên nói là phi học phi vô học.

Như Khế kinh nêu: A-la-hán thành tựu uẩn giới, uẩn định, uẩn tuệ, uẩn giải thoát, uẩn giải thoát tri kiến vô học.

Hỏi: Thế nào là uẩn giới vô học?

Đáp: Luật nghi của thân, luật nghi của ngữ, mạng thanh tịnh vô học.

Hỏi: Thế nào là uẩn định vô học?

Đáp: Tam-ma-địa vô học, nghĩa là Không-Vô tướng-Vô nguyện.

Hỏi: Thế nào là uẩn tuệ vô học?

Đáp: Trí chánh kiến vô học.

Hỏi: Thế nào là uẩn giải thoát vô học?

Đáp: Tác ý vô học tương ưng với tâm, đã thắng giải, hiện đang thắng giải, sẽ thắng giải.

Hỏi: Thế nào là uẩn giải thoát tri kiến vô học? Đáp: Tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Uẩn tuệ vô học với uẩn giải thoát tri kiến vô học có gì sai biệt?

Đáp: Khổ-tập trí vô học là uẩn tuệ vô học, diệt đạo trí vô học là uẩn giải thoát tri kiến vô học. Lại nữa, khổ-tập-diệt trí vô học là uẩn tuệ vô học. Đạo trí vô học là uẩn giải thoát tri kiến vô học. Lại nữa, khổ-tập-đạo trí vô học là uẩn tuệ vô học, diệt trí vô học là uẩn giải thoát tri kiến vô học. Đó gọi là sự sai biệt.

Như Đức Thế Tôn nói: Bí-sô nên biết! Chỉ có một cứu cánh, không có cứu cánh nào khác. Trong này thì pháp nào gọi là cứu cánh?

Đáp: Đức Thế Tôn có lúc đối với đạo thuyết về âm thanh cứu cánh, có lúc đối với đoạn thuyết về âm thanh cứu cánh.

Đối với đạo, thuyết về âm thanh cứu cánh, như Đức Thế Tôn dạy:

Một hạng người thông minh kiêu mạn,
Không thể nào biết được cứu cánh,
Vì thế người ấy không chứng đạo,
Không khéo léo điều phục mà chết.

Đối với đoạn thuyết về âm thanh cứu cánh, như Đức Thế Tôn dạy:

Người đã đạt đến nơi cứu cánh,
Không sợ hãi nghi ngờ hối hận,
Vĩnh viễn rút ra mũi tên Hữu,
Người ấy trú vào thân sau cuối.
Đây chính là cứu cánh bậc nhất,
Dấu tích của tĩnh lặng vô thượng,
Dấu tích của thanh tịnh bất tử,
Bởi vì các tướng đều xóa sạch.

Lại như Khế kinh nói: Có một Phạm chí, tên Số Mục-liên, đi đến chỗ Phật, thưa hỏi Đức Phật: Kiều-đáp-ma tôn quý đã giáo huấn, truyền trao, răn dạy các Bí-sô v.v... Họ tiếp nhận giáo huấn rồi, đều có khả năng chứng được cõi Niết-bàn cứu cánh cao nhất không? Đức Thế Tôn bảo: Sự việc này không nhất định, cùng loại thì có thể chứng, không cùng loại thì không thể.

Như Khế kinh nói: Phật bảo Bí-sô, có các ngoại đạo mặc dù cùng thiết lập đoạn trừ biết về các thủ, nhưng họ không có khả năng thiết lập đầy đủ, nghĩa là chỉ thiết lập đoạn trừ biết về dục thủ-kiến thủ-giới thủ-phi ngã ngữ thủ.

Sự việc này có nghĩa gì?

Có thuyết nói: Đây là Đức Thế Tôn thuyết pháp một cách tự nhiên, ngoại đạo kia không nên tạo ra thuyết này. Vì sao? Vì Đức Thế

Tôn thuyết pháp, không phải hoàn toàn không có nhân, hoặc chỉ một ít nhân.

Lại có thuyết nói: Lời nói ấy chứng tỏ ngoại đạo kia có đoạn phần ít, họ không nên nói như thế. Vì sao? Vì phàm phu cũng có khả năng đoạn trừ phần ít, vì ngã ngữ thủ. Tuy nhiên, Phật Thế Tôn đã vì các hàng trời-người và vô lượng đại chúng, thuyết giảng rộng về pháp yếu, khai thị không có trái ngược, khiến cho tùy loại đều được hiểu rõ.

Có các ngoại đạo trộm nghe Đức Phật thuyết giảng các tên gọi về uẩn-giới-xứ-cái-niệm trụ, cho đến giác chi, hoặc có đầy đủ, hoặc không đầy đủ.

Các ngoại đạo này nếu có nghe được tên gọi về dục thủ, bèn nói thế này: Ta cũng thiết lập đoạn biết về dục thủ.

Nếu có người nghe được tên gọi về kiến thủ, liền nói thế này: Ta cũng thiết lập đoạn trừ biết kiến thủ. Nếu có người nghe được tên gọi về giới thủ liền nói thế này: Ta cũng thiết lập đoạn trừ biết về giới thủ. Như nhiều Bí-sô tập họp tại một chỗ, có các ngoại đạo đến nói thế này: Như Kiều-đáp-ma đã vì các đệ tử tuyên thuyết về pháp yếu, nghĩa là nói thế này: Bí-sô các ông nên đoạn trừ năm cái (ngăn che), năm cái như vậy luôn luôn làm nhiễm ô tâm, khiến cho sức tuệ yếu kém, gây tổn hại phần giác, chướng ngại cho Niết-bàn. Đối với bốn niệm trụ nên khéo trụ tâm, đối với bảy giác chi phải siêng năng tu tập.

Chúng tôi cũng có thể vì các đệ tử nói về pháp yếu này, thì pháp yếu Kiều-đáp-ma đã nói cùng với pháp yếu tôi nói đâu có khác biệt, mà sao các ông chỉ quay về với ông ấy vậy?

Nhưng ngoại đạo kia, hãy còn không thể nào nhận biết về danh, tướng của năm cái, huống hồ có khả năng hiểu rõ ràng, trụ vào bốn niệm trụ, tu bảy giác chi? Như vậy vì nghe trộm lời Phật nói, nên đã tạo ra thuyết này; thiết lập đoạn trừ thủ, nên biết cũng như vậy.

Lại, như ngoại đạo Ma-kiện-địa-ca không hiểu rõ thân mình là chỗ tích tập mọi thứ bệnh, sát na không dừng lại, chỉ có khổ-không-vô ngã, đi đến chỗ Phật, vỗ bụng mà nói: Nay thân này của tôi đã không có các bệnh tật, nên biết tức là Niết-bàn cứu cánh.

Ngoại đạo kia hãy còn không biết danh tướng của không có bệnh, huống hồ có thể hiểu rõ ràng Niết-bàn cứu cánh. Nhưng vì nghe trộm lời Phật nói, nên đã tạo ra thuyết này, thiết lập đoạn trừ thủ, nên biết cũng như thế.

Hỏi: Vì sao ngoại đạo chỉ có thiết lập đoạn trừ biết về ba thủ chứ không phải là ngã ngữ thủ?

Đáp: Ngoại đạo kia trong đêm dài sinh tử, chấp có chân thật về ngã và hữu tình, thọ mạng, sinh ra, khả năng nuôi dưỡng, Bổ-đặc-già-la, ngoại đạo kia đã chấp là có chân thật.

Hỏi: Chúng tôi thà rằng thiết lập đoạn trừ ngã ngữ thủ, nói cùng thiết lập đoạn trừ biết về các thủ. Lời nói này có nghĩa gì?

Đáp: Là Phật, Thế Tôn tùy thuận ngôn thuyết của ngoại đạo, như Đức Thế Tôn nói: Các ngoại đạo kia thiết lập thật có hữu tình đoạn hoại. Nhưng dựa vào thắng nghĩa, thì không thật sự có hữu tình, chỉ tùy thuận lời nói của ngoại đạo mà tạo ra thuyết này, nghĩa này cũng như thế, nên không hề có lỗi.

Như Khế kinh nói: Có hai biết khắp đó là trí biết khắp và đoạn biết khắp.

Hỏi: Thế nào là trí biết khắp?

Đáp: Các trí kiến sáng suốt, giác ngộ về hiện quán, đó gọi là Trí biết khắp.

Hỏi: Thế nào là đoạn biết khắp?

Đáp: Các tham vĩnh viễn đoạn trừ, giận-si vĩnh viễn đoạn trừ, hết thảy phiền não vĩnh viễn đoạn trừ, đó gọi là Đoạn biết khắp. Đức Thế Tôn có lúc đối với trí thuyết về âm thanh biết khắp, có lúc đối với đoạn, thuyết về âm thanh biết khắp. Đối với trí thuyết về âm thanh biết khắp, như kệ nói:

Nho đồng tài đức luôn vắng lặng,
Có thể lợi ích các thế gian,
Có trí luôn luôn biết tất cả,
Tham ái nảy sinh mọi khổ đau.
Có trí lời nói theo việc làm,
Không thực hiện không cần phải nói,
Người trí thuận theo biết tất cả,
Có lời nói mà không tạo tác.

Đối với đoạn, thuyết về âm thanh biết khắp, như Khế kinh nói: Phật bảo Bí-sô: Ta sẽ vì các ông nói về những pháp biết khắp, tự tánh biết khắp. Có thể biết, là những pháp biết khắp, gọi là năng thủ uẩn. Tự tánh biết khắp, nghĩa là tham vĩnh viễn đoạn, giận-si vĩnh viễn đoạn, tất cả phiền não vĩnh viễn đoạn.

Có thể biết khắp, nghĩa là bậc A-la-hán, các lậu vĩnh viễn không còn, không chấp Như Lai sau khi mất có những thân vị lai, không thuận theo pháp thọ ký.

Hỏi: Quy y Phật, là quy y chốn nào?

Đáp: Nếu pháp thật có, hiện có tưởng, bình đẳng tưởng, thiết lập ra ngôn thuyết, gọi là Phậtđà. Quy y hết thảy pháp vô học thành tựu quả vị Bồ đề, gọi là quy y Phật.

Hỏi: Quy y Pháp, là quy y chốn nào?

Đáp: Nếu pháp thật có, hiện có tưởng, tưởng bình đẳng, thiết lập ra ngôn thuyết, gọi là Đạt ma. Quy y như vậy thì ái tận lìa diệt là Niết-bàn, gọi là quy y Pháp.

Hỏi: Quy y Tăng, là quy y chốn nào?

Đáp: Nếu pháp thật có, hiện có tưởng, tưởng bình đẳng, thiết lập ra ngôn thuyết, gọi là Tăng già. Quy y tất cả pháp học và vô học trở thành Tăng già ấy, gọi là quy y Tăng.

-----------------

Phẩm 5: BÀN VỀ VÔ TÀM

Tâm-hai căn thiện và bất thiện,
Trạo-hối-hôn trầm-thụy miên-mộng,
Cái-vô minh-tùy miên-bất cọng,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là vô tàm (Không hổ)?

Đáp: Những loại không có hổ thẹn-không có gì hổ thẹn-không có hổ thẹn gì khác. Không có xấu hổ-không có gì xấu hổ-không có xấu hổ gì khác. Không có kính trọng, không có tánh kính trọng, không có tự tại, không có tánh tự tại. Đối với người tự tại, không chuyển biến sợ hãi. Đó gọi là vô tàm. Hỏi: Thế nào là vô quý (Không thẹn)?

Đáp: những loại không có xấu hổ không có gì xấu hổ-không có xấu hổ gì khác. Không có nhục nhã-không có gì nhục nhã-không có nhục nhã gì khác. Ở trong các tội, không hề sợ hãi không thấy sợ hãi. Đó gọi là vô quý.

Hỏi: Có sai biệt gì giữa vô tàm và vô quý?

Đáp: Đối với người tự tại, không có chuyển biến sợ hãi, là vô tàm. Ở trong các tội, không cảm thấy sợ hãi là vô quý. Sai biệt là như thế.

Hỏi: Thế nào là tàm?

Đáp: Các thứ có hổ thẹn, có đối tượng được hổ, có hổ khác. Có xấu hổ, có đối tượng được xấu hổ, có xấu hổ khác. Có kính trọng, có tánh kính trọng, có tự tại, có tánh tự tại. Đối với người tự tại, có chuyển biến sợ hãi. Đó gọi là tàm.

Hỏi: Thế nào là quý?

Đáp: Những loại có xấu hổ-có những điều xấu hổ-có xấu hổ khác nhau. Có nhục nhã-có những điều nhục nhã-có nhục nhã khác nhau. Ở trong các tội, có sợ hãi, cảm thấy hết sức sợ hãi. Đó gọi là quý.

Hỏi: Tàm và quý có gì sai biệt?

Đáp: Đối với người tự tại, có chuyển biến sợ hãi là tàm. Ở trong các tội, cảm thấy sợ hãi hết sức, là quý. Sai biệt là như thế.

Hỏi: Thế nào là căn bất thiện tăng thượng?

Đáp: Các căn bất thiện, có thể đoạn trừ căn thiện và khi lìa xa dục nhiễm thì đầu tiên là rời bỏ căn bất thiện.

Hỏi: Thế nào là căn bất thiện cùng hiện hành vi tế?

Đáp: Các căn bất thiện, khi lìa xa dục nhiễm thì rời bỏ sau cùng, bởi vì rời bỏ dục nhiễm cho nên gọi là xa lìa dục nhiễm.

Hỏi: Thế nào là căn thiện tăng thượng của cõi Dục?

Đáp: Khi Bồ-tát nhập chánh tánh ly sinh, là đạt được trí thế tục hiện quán biên của cõi Dục; và khi Như Lai đạt được tận trí, là đạt được căn thiện vô tham, vô sân, vô si của cõi Dục.

Hỏi: Thế nào là căn thiện cùng hiện hành vi tế? Đáp: Khi đoạn căn thiện, thì rời bỏ sau cùng, bởi vì rời bỏ căn thiện cho nên gọi là đoạn căn thiện.

Hỏi: Các tâm quá khứ thì tâm đó có biến đổi hư hoại chăng?

Đáp: Các tâm quá khứ thì tâm ấy đều biến đổi, hư hoại. Có tâm biến đổi hư hoại mà tâm ấy không phải quá khứ, nghĩa là tâm tương ưng với thamgiận ở hiện tại và vị lai. Như Đức Thế Tôn nói: Bísô các ông! Giả như bị giặc oán cưa xẻ thân mình, hoặc các chi tiết nơi thân, các ông ở vào tình trạng đó, tâm chớ biến đổi hư hoại, cũng nên phòng giữ miệng chớ thốt ra lời nói hung dữ. Nếu tâm biến đổi hư hoại và thốt ra lời nói ác, thì đối với điều mình đã mong cầu, sẽ gặp rất nhiều chướng ngại.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Bí-sô các ông! Ở trong cảnh dục tuyệt vời, không nên khởi tâm biến đổi hư hoại.

Hỏi: Các tâm nhiễm trước thì tâm ấy là biến đổi hư hoại chăng?

Đáp: Các tâm nhiễm trước thì tâm ấy đều biến đổi hư hoại. Có tâm biến đổi hư hoại mà tâm ấy không phải là nhiễm trước, nghĩa là tâm không tương ưng với tham quá khứ, và tâm tương ưng với sân hiện tại-vị lai. Như Đức Thế Tôn nói: Bí-sô các ông! Giả như bị giặc oán… nói rộng cho đến… đối với điều mình đã mong cầu, sẽ gặp rất nhiều chướng ngại.

Hỏi: Thế nào là trạo cử?

Đáp: Các tâm không tĩnh lặng, không dừng lại, khinh suất, dao động, vội vã, tâm ý bồn chồn, tánh tán động. Đó gọi là trạo cử.

Hỏi: Thế nào là ố tác?

Đáp: Các tâm nóng nảy, cháy bỏng, áo não, biến đổi, ghét việc đã làm, tâm theo đuổi, tánh ăn năn. Đó gọi là ố tác.

Hỏi: Các tâm có trạo cử thì tâm ấy tương ưng với ố tác chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có tâm có trạo cử mà không tương ưng với ố tác. Nghĩa là không có tâm ố tác, có tánh hấp tấp vội vàng.

2. Có tâm có ố tác mà không tương ưng với trạo cử. Nghĩa là không có tâm nhiễm ô, có tánh ăn năn, hối tiếc.

3. Có tâm có trạo cử mà cũng tương ưng với ố tác. Nghĩa là tâm nhiễm ô, có tánh ăn năn hối tiếc.

4. Có tâm không có trạo cử mà cũng không tương ưng với ố tác. Nghĩa là trừ các tướng ở trước. Hỏi: Thế nào là hôn trầm?

Đáp: Những tánh nặng nề của thân-tâm, thân không điều hòa nhu thuận, tâm không điều hòa, nhu thuận; thân-tâm mụ mẫm, rối loạn, phiền muộn; tâm mờ mịt, tánh nặng nề. Đó gọi là hôn trầm.

Hỏi: Thế nào là thụy miên?

Đáp: Các tâm ham ngủ nghỉ mờ mịt yếu đuối mà chuyển đổi, tâm tánh mê muội sơ suất. Đó gọi là thụy miên.

Hỏi: Các tâm có hôn trầm thì tâm đó tương ưng với thụy miên chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có tâm có hôn trầm mà không tương ưng với thụy miên. Nghĩa là không có tâm thụy miên mà có tánh hôn trầm.

2. Có tâm có thụy miên mà không tương ưng với hôn trầm. Nghĩa là không có tâm nhiễm ô mà có tánh thụy miên.

3. Có tâm có hôn trầm mà cũng tương ưng với thụy miên. Nghĩa là tâm nhiễm ô có tánh thụy miên.

4. Có tâm không có hôn trầm mà cũng không tương ưng với thụy miên. Nghĩa là trừ các tướng ở trước.

Hỏi: Thụy miên nên nói là thiện, bất thiện hay vô ký?

Đáp: Thụy miên nên nói hoặc là thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Nghĩa là tâm thiện nơi thụy miên mờ tối suy yếu mà chuyển, tâm tánh mê muội sơ suất.

Thế nào là bất thiện? Nghĩa là tâm bất thiện nơi thụy miên, mờ tối suy yếu mà chuyển, tâm, tánh mê muội sơ suất.

Thế nào là vô ký? Nghĩa là tâm vô ký nơi thụy miên mờ tối, suy yếu mà chuyển, tâm, tánh mê muội sơ suất.

Hỏi: Trong mộng nên nói là phước tăng trưởng, không phải phước tăng trưởng, hay không phải phước cũng không phải không có phước tăng trưởng?

Đáp: Trong mộng nên nói hoặc là phước tăng trưởng, hoặc không phải phước tăng trưởng, hoặc không phải phước cũng không phải không có phước tăng trưởng.

Thế nào là phước tăng trưởng? Nghĩa là như có bố thí, làm phước, thọ trì trai giới ở trong mộng, hoặc hành động khác, thuận theo một phước chuyển biến nối tiếp nhau.

Thế nào là không phải phước tăng trưởng? Như trong mộng có hại sinh mạng, không cho mà lấy, vì dục mà tà hạnh, cố tình nói dối, uống các thứ rượu, hoặc phạm vào giới khác, thuận theo một điều không phải phước chuyển biến nối tiếp nhau.

Thế nào là không phải phước cũng không phải không có phước tăng trưởng? Như trong mộng, có điều không phải phước, chẳng phải không có phước chuyển biến nối tiếp nhau.

Hỏi: Mộng gọi cho pháp gì?

Đáp: Đối với lúc thụy miên (ngủ), tâm-tâm sở pháp, chuyển biến theo những pháp đã duyên. Người kia, sau khi thức giấc tùy thuộc vào sự ghi nhớ, có thể nói cho người khác biết mình đã mộng thấy những sự việc như thế, như thế. Đó gọi là mộng.

Như Khế kinh nói: Có năm cái (ngăn che). Thế thì năm Cái thâu tóm các Cái, hay các Cái thâu tóm năm Cái?

Đáp: Các Cái thâu tóm năm Cái chứ không phải năm Cái thâu tóm các Cái.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là Cái vô minh. Như Đức Thế Tôn nói:

Cái vô minh đã che kín mít,
Kiết ái đã trói buộc mọi nơi,
Ngu và trí đều cảm nhận được,
Như vậy là thân có nhận biết.

Hỏi: Các Cái thì đó là che phải chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có Cái mà không phải là che lấp. Nghĩa là năm Cái quá khứ-vị lai.

2. Có che lấp mà không phải là Cái. Nghĩa là trừ ra năm Cái, còn lại các phiền não khác hiện ở trước mắt.

3. Có Cái cũng là che lấp. Nghĩa là năm cái tùy thuộc một pháp hiện ở trước mắt.

4. Không phải Cái cũng không phải che lấp. Nghĩa là trừ cái tướng ở trước.

Hỏi: Các tùy miên vô minh hệ thuộc cõi Dục, tất cả tùy miên, vô minh đó đều bất thiện chăng?

Đáp: Các tùy miên vô minh bất thiện đều hệ thuộc cõi Dục. Có tùy miên vô minh hệ thuộc cõi Dục mà không phải bất thiện. Nghĩa là có thân kiến, biên chấp kiến tương ưng với vô minh hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các tùy miên vô minh hệ thuộc cõi SắcVô sắc, tất cả tùy miên, vô minh đó đều vô ký chăng?

Đáp: Các tùy miên vô minh hệ thuộc cõi SắcVô sắc, đều là vô ký. Có tùy miên, vô minh vô ký nhưng không hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không phải vô ký. Nghĩa là có thân kiến, biên chấp kiến hệ thuộc cõi Dục tương ưng với vô minh.

Hỏi: Các tùy miên vô minh do kiến khổ-tập mà đoạn đều là biến hành chăng?

Đáp: Các tùy miên vô minh biến hành này đều do kiến khổ-tập mà đoạn. Có tùy miên, vô minh do kiến khổ-tập đoạn nhưng không phải là biến hành, nghĩa là pháp do kiến khổ-tập đoạn trừ không phải là biến hành.

Hỏi: Vô minh tương ưng với tùy miên, các tùy miên vô minh do kiến diệt-đạo đoạn, tùy miên vô minh đó đều không phải là biến hành chăng?

Đáp: Các tùy miên vô minh do kiến diệt-đạo mà đoạn đều không phải là biến hành. Có tùy miên, vô minh không phải là biến hành cũng không phải do kiến diệt-đạo mà đoạn, nghĩa là tùy miên tương ưng với vô minh, không phải là biến hành do kiến khổ-tập mà đoạn.

Hỏi: Thế nào là tùy miên vô minh bất cọng?

Đáp: Các vô minh không hiểu rõ về khổ, không hiểu rõ về tập-diệt-đạo.

Hỏi: Thế nào là triền, trạo cử bất cọng?

Đáp: Không có triền, trạo cử bất cọng.

-----------------

Phẩm 6: BÀN VỀ TƯỚNG

Ba-ba tướng và khác nhau,
Lão tử-vô thường-nghiệp lực mạnh,
Ba tướng cùng trong một sát na,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Pháp sắc sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là sắc hay không phải sắc?

Đáp: Nên nói không phải là sắc.

Hỏi: Pháp không phải là sắc sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là sắc hay không phải sắc?

Đáp: Nên nói không phải là sắc.

Hỏi: Pháp có thấy sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là có thấy hay không có thấy?

Đáp: Nên nói là không có thấy.

Hỏi: Pháp không có thấy sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là có thấy, hay không có thấy?

Đáp: Nên nói là không có kiến.

Hỏi: Pháp có đối sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là có đối hay không có đối?

Đáp: Nên nói là không có đối.

Hỏi: Pháp không có đối sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là có đối hay không có đối?

Đáp: Nên nói là không có đối.

Hỏi: Pháp hữu lậu sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là hữu lậu hay vô lậu?

Đáp: Nên nói là hữu lậu.

Hỏi: Pháp vô lậu sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là vô lậu hay hữu lậu?

Đáp: Nên nói là vô lậu.

Hỏi: Pháp hữu vi sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là hữu vi hay là vô vi?

Đáp: Nên nói là hữu vi.

Hỏi: Pháp vô vi sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là vô vi, hay là hữu vi?

Đáp: Nên nói là pháp vô vi, không có sinh-trụlão-vô thường.

Hỏi: Pháp quá khứ sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là quá khứ, hay vị lai-hiện tại?

Đáp: Nên nói là quá khứ.

Hỏi: Pháp vị lai sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là vị lai, hay quá khứ-hiện tại?

Đáp: Nên nói là vị lai.

Hỏi: Pháp hiện tại sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là hiện tại, hay quá khứ-vị lai?

Đáp: Nên nói là hiện tại.

Hỏi: Pháp thiện sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là thiện, hay bất thiện-vô ký?

Đáp: Nên nói là thiện.

Hỏi: Pháp bất thiện sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là bất thiện, hay thiện-vô ký?

Đáp: Nên nói là bất thiện.

Hỏi: Pháp vô ký sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là vô ký, hay thiện-bất thiện?

Đáp: Nên nói là vô ký.

Hỏi: Pháp hệ thuộc cõi Dục sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là hệ thuộc cõi Dục, hay hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc?

Đáp: Nên nói là hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là hệ thuộc cõi Sắc, hay hệ thuộc cõi Dục, Vô sắc?

Đáp: Nên nói là hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc, hay hệ thuộc cõi Dục, Sắc?

Đáp: Nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Pháp học sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là học hay là vô học-phi học phi vô học?

Đáp: Nên nói là học.

Hỏi: Pháp vô học sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là vô học hay là học-phi học phi vô học?

Đáp: Nên nói là vô học.

Hỏi: Pháp phi học phi vô học sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là phi học phi vô học hay là họcvô học?

Đáp: Nên nói là phi học phi vô học.

Hỏi: Pháp do kiến mà đoạn sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là do kiến đoạn, do tu đoạn hay không đoạn?

Đáp: Nên nói là do kiến đoạn.

Hỏi: Pháp do tu mà đoạn sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là do tu đoạn, do kiến đoạn hay không đoạn?

Đáp: Nên nói là do tu đoạn.

Hỏi: Pháp không đoạn sinh-trụ-lão-vô thường, nên nói là không đoạn hay tu đoạn kiến đoạn?

Đáp: Nên nói là không đoạn.

Hỏi: Thế nào là lão (già)?

Đáp: Các hành hướng đến tướng mạo trái với sự biến chuyển của dị thục. Đó gọi là lão (già).

Hỏi: Thế nào là tử (chết)?

Đáp: Tất cả hữu tình từ chúng đồng phần của mình mà dời đổi, hư mất, xả bỏ thọ mạng, mạng căn tàn lụi, diệt bỏ các uẩn, thân tiêu tan. Đó gọi là tử.

Hỏi: Thế nào là vô thường?

Đáp: Các hành tan hoại, sụp đổ, suy tàn, giảm sút. Đó gọi là vô thường.

Hỏi: Tử và vô thường có gì sai biệt?

Đáp: Mọi cái chết là vô thường. Có cái vô thường nhưng không phải là tử, nghĩa là trừ ra tử còn lại các hành diệt.

Hỏi: Lực của nghiệp mạnh hay là lực của vô thường mạnh?

Đáp: Lực của nghiệp mạnh chứ không phải lực của vô thường mạnh.

Có thuyết nói: "Lực của vô thường mạnh chứ không phải lực của nghiệp Vì sao? Vì nghiệp cũng là vô thường". Ở trong nghĩa này, lực của nghiệp mạnh chứ không phải lực của vô thường. Vì sao? Vì nghiệp có khả năng tiêu diệt hành của ba đời, còn vô thường chỉ tiêu diệt hành trong hiện tại.

Như Đức Thế Tôn đã nói: Có ba tướng hữu vi của các pháp hữu vi, lúc pháp hữu vi dấy khởi cũng có thể biết rõ về tận và trụ-dị, cũng có thể biết rõ trong một sát na.

Hỏi: Thế nào là khởi?

Đáp: Là sinh.

Hỏi: Thế nào là tận?

Đáp: Là vô thường.

Hỏi: Thế nào là trụ-dị?

Đáp: Là lão.

-----------------

Phẩm 7: BÀN VỀ NGHĨA VÔ

Không ý nghĩa-nghĩ đến vô tướng,
Biết pháp luân-các lậu không còn,
Nhiều ham muốn-biết đủ-vừa lòng,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Như Đức Thế Tôn nói:

Tu những phương pháp khổ hạnh khác,
Nên biết đều không có ý nghĩa,
Không đạt được lợi ích an vui,
Như khua mái chèo thuyền trên đất.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói như thế này: Tu những pháp khổ hạnh đều không có ý nghĩa gì cả? Đáp: Hành kia hướng tới cái chết, gần cái chết và đến cái chết, không phải là tu khổ hạnh như thế thì có thể vượt lên trên cái cái chết được.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Ngồi kiết già, thân trang nghiêm nguyện chính đáng, trú trong ý niệm trước mặt.

Hỏi: Sao gọi là trú trong ý niệm trước mặt?

Đáp: Người tu hạnh quán, buộc sự nghĩ nhớ giữa chân mày, hoặc quán thi thể bầm đen hoặc quán thi thể sình trướng, hoặc quán máu mủ nát rữa, hoặc quán nứt rã hư hoại, hoặc quán màu đỏ khác lạ, hoặc quán bị chim thú ăn thịt, hoặc quán thân hình phân tán rời ra, hoặc quán xương trắng, hoặc quán khung xương còn lại. Những cách quán này gọi là trú trong ý niệm trước mặt.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Đại Mục-kiền-liên! Phạm thiên Để-sa không nói về trụ vô tướng thứ sáu ấy chăng?

Hỏi: Sao gọi là trụ vô tướng thứ sáu ấy?

Đáp: Tùy tín hành-tùy pháp hành, gọi là trụ vô tướng thứ sáu. Vì sao? Vì hai pháp này là vô tướng cho nên không thể an lập, không thể nêu bày ở chỗ này hay chỗ khác, hoặc Khổ pháp trí nhẫn, hoặc Khổ pháp trí, nói rộng cho đến hoặc Đạo loại trí nhẫn, vì vô tướng này không thể an lập, không thể nêu bày ở đây-ở kia, cho nên gọi là trụ vô tướng thứ sáu.

Như Khế kinh nói: "Phật chuyển pháp luân, các Bí-sô như Kiều-trần-na v.v... thấy pháp, các Địa thần, Dược-xoa cất tiếng bày tỏ khắp nơi: Nay, ở vườn nai của Tiên nhân Bà-la-nê-tư, Đức Thế Tôn ba lần chuyển pháp luân, đủ mười hai tướng.

Hỏi: Có phải Địa thần kia có hiểu biết đúng đắn kiến, biết Phật chuyển pháp luân, Bí-sô thấy pháp hay không?

Đáp: Không phải.

Hỏi: Địa thần kia làm sao biết?

Đáp: Vì tin Đức Thế Tôn, tức là Phật khởi tâm thế tục: Ta chuyển pháp luân, Bí-sô thấy pháp. Vì vậy mà biết điều ấy. Hoặc Phật bảo người khác: Ta chuyển pháp luân, Bí-sô thấy pháp. Do đó Địa thần kia đã nghe được. Hoặc từ Đại đức-Thiên tiên mà nghe, hoặc các Tôn giả như Kiều-trần-na kia khởi tâm thế tục: Phật chuyển pháp luân, chúng ta thấy pháp. Vì vậy mà Địa thần kia biết được. Hoặc các vị ấy bảo với người khác, cho nên Địa thần đã nghe được.

Lại như Khế kinh nói: "Có các Bí-sô đạt được A-la-hán, các lậu đã tận, chư Thiên cõi trời Ba Mươi Ba thường vân tập trong Thiện pháp đường, ca ngợi nói rõ ở nơi ấy, hoặc đệ tử kia cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục cà sa, chánh tín xuất gia, siêng tu Thánh đạo, các lậu đã tận, chứng được tâm vô lậu, tuệ giải thoát, ở trong hiện pháp, có năng lực tự thông đạt, trụ chứng đầy đủ. Lại tự biết rõ: Đời sống của mình đã tận, phạm hạnh đã lập, việc làm đã hoàn thành, không còn thọ thân đời sau".

Hỏi: Vì chư Thiên kia có hiểu biết đúng đắn kiến, biết các Bí-sô đạt được A-la-hán, các lậu đã tận chăng?

Đáp: Không phải.

Hỏi: Làm sao họ biết?

Đáp: Vì tin ở Đức Thế Tôn, tức là Đức Phật khởi tâm thế tục: Các Bí-sô này đạt được A-la-hán, các lậu đã tận. Vì vậy, chư Thiên kia biết. Hoặc là Phật bảo với người khác: Các Bí-sô này đạt được A-la-hán, các lậu đã tận. Vì vậy chư Thiên kia nghe được. Hoặc từ Đại đức-Thiên tiên mà nghe. Hoặc Tôn giả kia đã khởi tâm thế tục: Ta đã sạch hết lậu đạt được quả A-la-hán! Vì vậy, chư Thiên kia biết. Hoặc các vị kia nói với người khác, khiến chư Thiên được nghe.

Như Khế kinh nói: "Ở nước Ma-yết-đà, các quan phụ tá hoặc là hóa pháp điều phục, hoặc là pháp tùy pháp hành".

Hỏi: Sao các quan kia gọi là hóa pháp điều phục, là pháp tùy pháp hành?

Đáp: Nếu ở trong cõi trời mà thấy pháp, thì gọi là hóa pháp điều phục. Nếu ở cõi người mà thấy pháp thì gọi là pháp tùy pháp hành. Lại nữa, nếu người không vâng giữ giới mà thấy pháp, thì gọi là hóa pháp điều phục. Nếu thọ trì giới mà thấy pháp thì gọi là pháp tùy pháp hành.

Hỏi: Thế nào là nhiều ham muốn?

Đáp: Mọi ham muốn đã ham muốn và đang ham muốn, đó gọi là nhiều ham muốn.

Hỏi: Thế nào là không biết đủ (hỷ túc)?

Đáp: Những điều không vui, không cùng vui, không vui khắp, không ngừng vui, không đáng vui. Đó gọi là không biết đủ.

Hỏi: Nhiều ham muốn và không biết đủ có sai biệt gì?

Đáp: Đối với lúc chưa đạt được sắc-thanhhương-vị-xúc đáng yêu, áo quần-ăn uống-giường ghế-thuốc thang, và những đồ dùng cung cấp cho cuộc sống, cùng các phương tiện để mong cầu, tìm tòi, đòi hỏi, tư duy, mến mộ. Đó gọi là nhiều ham muốn.

Đối với đồ dùng cung cấp cho cuộc sống, đã được sắc-thanh-hương-vị-xúc đáng yêu, áo quầnăn uống-giường ghế-thuốc thang, và những đồ dùng cung cấp cho cuộc sống, lại còn hy vọng nữa nhiều dục-ham muốn-ưa thích-mong cầu nhiều hơn. Đó gọi là không biết đủ. Sự sai biệt là như thế. Hỏi: Thế nào là ít ham muốn?

Đáp: Mọi điều không ham muốn-không ngừng ham muốn-không đáng ham muốn. Đó gọi là ít ham muốn.

Hỏi: Thế nào là biết đủ?

Đáp: Những niềm vui, vui bình đẳng, vui khắp nơi-đã vui và đang vui. Đó gọi là biết đủ.

Hỏi: Ít ham muốn và biết đủ có sai biệt gì?

Đáp: Đối với lúc chưa đạt được sắc-thanhhương-vị-xúc đáng yêu, áo quần-ăn uống-giường ghế-thuốc thang, và những đồ dùng cung cấp cho cuộc sống, cũng không hy vọng, không mong cầu, không tìm kiếm, không đòi hỏi, không nghĩ cách, không tạo phương tiện. Đó gọi là ít ham muốn.

Đối với lúc đã được có sắc-thanh-hương-vị-xúc đáng yêu, áo quần-ăn uống-giường ghế-thuốc thang, và những đồ dùng cung cấp cho cuộc sống, cũng không tiếp tục hy vọng, không tiếp tục mong muốn, không tiếp tục ưa thích, không tiếp tục theo đuổi. Đó gọi là biết đủ. Sự sai biệt là như thế.

Hỏi: Thế nào là khó thỏa mãn?

Đáp: Những người chú trọng đến ăn uống, ăn nhiều-ăn lắm vẫn không đủ, không phải một ít mà có thể cứu giúp. Đó gọi là khó thỏa mãn.

Hỏi: Thế nào là khó nuôi nấng?

Đáp: Những người ham ăn uống, rất ham ăn uống, ưa nhai nuốt, thích nếm-mút, lựa chọn mà ăn, lựa chọn mà ăn uống, không phải là người có thể cứu giúp. Đó gọi là khó nuôi nấng.

Hỏi: Khó thỏa mãn và khó nuôi nấng có gì sai biệt?

Đáp: Tức là như trước đã nói. Đó gọi là sự sai biệt.

Hỏi: Thế nào là dễ thỏa mãn?

Đáp: Những người không chú trọng đến ăn uống, không tham ăn nhiều, không ăn thô lỗ, ít mà vẫn có thể cứu giúp được. Đó gọi là dễ thỏa mãn.

Hỏi: Thế nào là dễ nuôi nấng?

Đáp: Những người không tham ăn uống, không đắm trong ăn uống, không thích nếm thử, không lựa chọn mà ăn uống tùy thuận, đi đến đâu cũng có thể cứu giúp được. Đó gọi là dễ nuôi nấng.

Hỏi: Dễ thỏa mãn và dễ nuôi nấng có sai biệt gì?

Đáp: Tức là như trước đã nói. Đó gọi là sự sai biệt.

------------------

Phẩm 8: BÀN VỀ TƯ

Tư-tầm-trạo cử đều khác nhau,
Ngu si-hiểu biết-kiêu mạn-hại,
Nhiều hạnh-căn tánh và các tà,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là tư?

Đáp: Đối với những điều tư duy-tư duy bình đẳng-tư duy tăng lên, tánh tư duy-chủng loại tư duy, tâm hành ý nghiệp. Đó gọi là tư.

Hỏi: Thế nào là lự?

Đáp: Đối với những điều suy nghĩ-suy nghĩ bình đẳng-suy nghĩ tăng lên, tùy theo mức độ tính toán quán sát. Đó gọi là lự.

Hỏi: Tư và lự có khác biệt gì?

Đáp: Tư là nghiệp, lự là tuệ. Đó gọi là sự sai biệt.

Hỏi: Thế nào là tầm?

Đáp: Những tâm tìm tòi phân biệt biểu hiện rõ ràng, suy tính quán sát phương pháp tạo thành, tánh phân biệt-chủng loại phân biệt. Đó gọi là tầm. Hỏi: Thế nào là tứ?

Đáp: Những tâm tìm tòi suy xét, vừa hành động vừa chuyển đổi, vừa lưu chuyển vừa tùy thuộc. Đó gọi là tứ.

Hỏi: Tầm và tứ có sai biệt gì?

Đáp: Tánh thô của tâm gọi là tầm, tánh vi tế của tâm gọi là tứ. Đó gọi là sự sai biệt.

Hỏi: Thế nào là trạo cử?

Đáp: Những tâm không vắng lặng, không dừng lại, dao động không ngừng vội vã hấp tấp tâm tánh tán động. Đó gọi là trạo cử.

Hỏi: Thế nào là tâm loạn?

Đáp: Những tâm tán loạn trôi nổi bềnh bồng không dừng lại, tánh không phải ở một cảnh. Đó gọi là tâm loạn.

Hỏi: Trạo cử với tâm loạn có sai biệt gì?

Đáp: Tướng không tĩnh lặng gọi là trạo cử, tướng không phải ở một cảnh gọi là tâm loạn. Đó gọi là sự sai biệt.

Hỏi: Thế nào là vô minh?

Đáp: Không có trí nhận thức đối với ba cõi.

Hỏi: Thế nào là không biết đúng?

Đáp: Tuệ bị dẫn dắt theo phi lý.

Hỏi: Ông nói không biết đúng là tuệ bị dẫn dắt phi lý chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Ý ông thế nào? Đối với người có hiểu biết đúng đắn mà nói dối, họ đều lạc mất ý niệm không hiểu biết đúng đắn mà nói dối chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nhưng ý ông thế nào? Không có biết đúng đắn mà nói dối chăng?

Đáp: Không phải như thế, nên nghe tôi nói: Nếu nói không hiểu biết đúng đắn là tuệ bị dẫn dắt phi lý thì đối với người có hiểu biết đúng đắn mà nói dối, đều vì lạc mất ý niệm, không biết đúng đắn mà nên nói dối thì nên nói là không có hiểu biết đúng đắn mà nói dối. Nếu không nói là không có hiểu biết đúng đắn mà nói dối, thì không nên nói là không hiểu biết đúng đắn là tuệ bị dẫn dắt phi lý. Những người có hiểu biết đúng đắn mà nói dối, những người ấy đều vì lạc mất ý niệm không biết đúng đắn không hiểu biết đúng đắn mà nói dối.

Dấy lên nói như thế, đều không hợp lý. Nên hỏi vặn về điều ấy.

Các vô minh đều tương ưng với hiểu biết đúng đắn chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Ý ông thế nào? Những người có hiểu biết đúng đắn mà nói dối, đều hướng đến vô minh, bị vô minh ràng buộc, vì lạc mất ý niệm không hiểu biết đúng đắn mà nói dối chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nhưng ý ông thế nào? Không có hiểu biết đúng đắn mà nói dối chăng?

Đáp: Không phải như vậy. Ông hãy nghe tôi nói: Nếu nói tất cả vô minh đều tương ưng với không hiểu biết đúng đắn, thì những người có hiểu biết đúng đắn mà nói dối, đều thuộc về vô minh, bị vô minh ràng buộc. Vì lạc mất ý niệm, không hiểu biết đúng đắn, mà nói dối thì nên nói là không có hiểu biết đúng đắn mà nói dối. Nếu không nói là không có hiểu biết đúng đắn mà nói dối, thì không nên nói là tất cả vô minh đều tương ưng với không hiểu biết đúng đắn. Những người có hiểu biết đúng đắn mà nói dối, thì đều hướng đến vô minh, bị ràng buộc do vô minh, vì lạc mất ý niệm không hiểu biết đúng đắn mà nói dối. Dấy lên nói như thế, cũng không hợp lý.

Hỏi: Thế nào là kiêu?

Đáp: Những tâm lý kiêu hãnh, mê say, rất buồn bực khó chịu, tâm kiêu ngạo buông thả, tự chấp lấy. Đó gọi là kiêu.

Hỏi: Thế nào là mạn?

Đáp: Những tâm lý ngạo mạn-đã ngạo mạnđang ngạo mạn, tâm ỷ lại và tự chấp lấy. Đó gọi là mạn.

Hỏi: Kiêu với mạn có gì sai biệt?

Đáp: Nếu không trái với người khác, mà chấp vào pháp mình, tâm với tướng ngạo nghễ phóng dật, gọi là kiêu. Nếu trái với người khác, tướng cậy thế vào mình, gọi là mạn. Đó gọi là sự sai biệt.

Hỏi: Nếu khởi tăng thượng mạn, ta thấy khổ là khổ, hoặc thấy tập là tập, thì mạn này duyên vào gì?

Đáp: Như có người thân cận bậc thiện sĩ, lắng nghe chánh pháp, tác ý như lý, do nhân duyên này đạt được đế thuận với pháp nhẫn. Khổ hiện quán biên, là đối với khổ nhẫn, vui hiểu rõ là khổ. Tập hiện quán biên, là đối với tập nhẫn, vui hiểu rõ là tập. Người ấy do nhẫn này cho nên tác ý gìn giữ, hoặc do trung gian không tác ý, cho nên kiến nghi không hiện hành. Giả như hiện hành mà không biết thì dấy lên ý niệm này: Ta đối với khổ thấy là khổ, hoặc đối với tập thấy là tập. Do đó khởi mạn, đã mạn và đang mạn, tâm ỷ lại và tự chấp lấy, gọi là tăng thượng mạn. Mạn này chính là duyên khổ, hoặc chính là duyên và tập.

Hỏi: Nếu khởi tăng thượng mạn; ta thấy diệt là diệt, hoặc thấy đạo là đạo, thì mạn này duyên vào chỗ nào?

Đáp: Như có người thân cận bậc thiện sĩ, lắng nghe chánh pháp, tác ý như lý, do nhân duyên ấy đạt được đế thuận với pháp nhẫn. Diệt hiện quán biên, là đối với diệt, nhẫn vui hiểu rõ là diệt. Đạo hiện quán biên, là đối với đạo, nhẫn vui hiểu rõ là đạo. Người kia do nhẫn này, cho nên tác ý gìn giữ, hoặc do trung gian không tác ý cho nên kiến-nghi không hiện hành. Giả như hiện hành mà không biết, liền dấy lên ý niệm này: Ta đối với diệt thấy là diệt, hoặc đối với đạo thấy là đạo. Vì vậy khởi mạn, đã mạn, và đang mạn, tâm ỷ lại và tự chấp lấy, gọi là tăng thượng mạn. Mạn này chính là duyên nơi tâm-tâm sở pháp kia.

Hỏi: Nếu khởi tăng thượng mạn; sự sinh của ta đã hết thì mạn này duyên vào gì?

Đáp: Như có một người dấy lên nghĩ rằng: Đây là đạo, đây là hành, ta dựa vào đạo này, hành này, đã biết tất cả khổ, đã vĩnh viễn đoạn tập, đã chứng diệt, đã tu đạo, sự sinh của ta đã hết. Vì thế khởi mạn, đã ngạo mạn, và đang ngạo mạn, tâm ỷ lại và tự chấp lấy, gọi là tăng thượng mạn. Mạn này chính là duyên vào sinh.

Hỏi: Nếu khởi tăng thượng mạn; phạm hạnh ta đã lập, thì mạn này duyên vào gì?

Đáp: Như có người dấy lên nghĩ rằng: Đây là đạo, đây là hành, ta dựa vào đạo này, hành này, đã biết tất cả khổ, đã vĩnh viễn đoạn tập, đã chứng diệt, đã tu đạo, phạm hạnh ta đã lập. Vì vậy mà khởi mạn, đã ngạo mạn, và đang ngạo mạn, tâm ỷ lại và tự chấp lấy, gọi là tăng thượng mạn. Mạn này chính là duyên vào tâm-tâm sở pháp kia.

Hỏi: Nếu khởi tăng thượng mạn; việc cần làm ta đã làm xong, thì mạn này duyên vào pháp nào?

Đáp: Như có một người dấy lên nghĩ rằng: Đây là đạo, đây là hành, ta dựa vào đạo này, hành này, đã biết tất cả khổ, đã vĩnh viễn đoạn tập, đã chứng diệt, đã tu đạo. Ta đã đoạn trừ tùy miên, đã dứt mọi phiền não, đã rời bỏ kiết, đã không còn lậu, việc đã làm xong. Vì vậy mà khởi mạn, đã ngạo mạn, và đang ngạo mạn, tâm ỷ lại và tự chấp lấy, gọi là tăng thượng mạn. Mạn này chính là duyên nơi tâm-tâm sở pháp kia.

Hỏi: Nếu khởi tăng thượng mạn, ta không thọ nhận thân sau, thì mạn này duyên vào pháp nào?

Đáp: Như có một người dấy lên nghĩ rằng: Đây là đạo, đây là hành, ta dựa vào đạo này, hành này, đã biết tất cả khổ, đã vĩnh viễn đoạn tập, đã chứng diệt, đã tu đạo. Sự sinh của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc đã làm xong, không thọ nhận thân sau. Vì thế khởi mạn, đã ngạo mạn, và đang ngạo mạn, tâm ỷ lại và tự chấp lấy, gọi là tăng thượng mạn. Mạn này chính là duyên vào hữu.

Hỏi: Thế nào là tự cho thấp kém mà khởi mạn? Đáp: Như có một người thấy người khác hơn hẳn mình về dòng họ, chủng tánh, của cải, địa vị, tài năng và ruộng vườn v.v... mà dấy lên nghĩ rằng: Người kia hơn ta một ít, ta chỉ thua họ một ít. Nhưng thật sự thua kém người khác nhiều gấp trăm ngàn lần. Vì thế khởi mạn, đã ngạo mạn, và đang ngạo mạn, tâm ỷ lại và tự chấp lấy. Đó gọi là tự cho thấp kém mà khởi mạn.

Như Khế kinh nói: Nếu dấy khởi tầm dục-tầm giận dữ, tầm hại, hoặc hại mình-hại người khác, hoặc cùng tổn hại.

Hỏi: Thế nào là tầm dục hại mình?

Đáp: Như có một người vì khởi tham nên bị ràng buộc, thân tâm vất vả, thân tâm nung đốt, thân tâm nóng bức, thân tâm cháy bỏng. Lại bởi vì duyên này, cho nên nhận chịu các quả dị thục không ái, không vui, không mừng, không hài lòng trong cõi sinh tử. Tự hại mình là như thế.

Hỏi: Thế nào là tầm dục hại người khác?

Đáp: Như có một người vì khởi tham nên bị ràng buộc ngắm nhìn vợ người khác, chồng người ta thấy rồi, tâm sinh giận dữ, oán hận buồn rầu.

Như thế là hại người khác.

Hỏi: Thế nào là tầm dục cả hai tổn cùng hại?

Đáp: Như có một người vì khởi tham nên bị ràng buộc, chiếm đoạt làm nhục vợ người khác, chồng người ta biết rồi bắt trói lại, đánh đập vợ mình và người kia, cả hai đều bị đoạn mạng, hoặc đoạt lấy của báu. Như thế là cả hai cùng tổn hại.

Hỏi: Thế nào là tầm giận dữ tự hại?

Đáp: Có người vì khởi sân giận nên bị ràng buộc, thân tâm vất vả, thân tâm nung đốt, thân tâm nóng bức, thân tâm cháy bỏng. Lại bởi vì duyên này cho nên phải nhận chịu các quả dị thục không ái, không vui, không mừng, không vừa lòng trong cõi sinh tử. Tự hại mình là như thế.

Hỏi: Thế nào là tầm giận dữ hại người khác?

Đáp: Như có một người vì dấy lên sân giận nên bị ràng buộc, làm hại mạng người khác. Như thế là hại người khác.

Hỏi: Thế nào là tầm giận dữ cả hai cùng tổn hại?

Đáp: Như có một người vì dấy lên sân giận nên bị ràng buộc làm hại mạng người khác, cũng lại bị người khác làm hại mạng mình. Như thế là cả hai cùng tổn hại.

Hỏi: Thế nào là tầm hại hại mình?

Đáp: Như có một người vì dấy lên sự tổn hại nên bị ràng buộc, thân tâm vất vả, thân tâm nung đốt, thân tâm nóng bức, thân tâm cháy bỏng. Lại bởi vì duyên này cho nên phải nhận chịu các quả dị thục không ái, không vui, không mừng, không vừa lòng trong cõi sinh tử. Hại mình là như thế.

Hỏi: Thế nào là tầm hại làm hại người khác?

Đáp: Như có một người vì dấy lên sự tổn hại nên bị ràng buộc, đánh đập bức hiếp người khác.

Như thế là hại người khác.

Hỏi: Thế nào là tầm hại cả hai cùng tổn hại?

Đáp: Như có một người vì dấy lên sự tổn hại nên bị ràng buộc, đánh đập bức hiếp người khác, cũng lại bị người khác bức hiếp, đánh đập. Như thế là cả hai cùng tổn hại.

Hỏi: Trí nhiều hay là cảnh nhiều?

Đáp: Cảnh nhiều chứ không phải trí. Vì sao? Vì trí cũng là cảnh. Hỏi: Trí nhiều hay là thức nhiều?

Đáp: Thức nhiều chứ không phải trí. Vì sao? Vì các trí đều tương ưng với thức, không phải các thức đều tương ưng với trí. Nhẫn tương ưng với thức, chứ không tương ưng với trí.

Hỏi: Hạnh hữu lậu nhiều hay hạnh vô lậu nhiều?

Đáp: Hạnh hữu lậu nhiều chứ không phải hạnh vô lậu. Vì sao? Vì hạnh hữu lậu thâu tóm mười xứ và phần ít hai xứ, hạnh vô lậu chỉ thâu tóm phần ít của hai xứ.

Hỏi: Thế nào là hạnh viên mãn?

Đáp: Thân luật nghi-ngữ luật nghi vô học, mạng thanh tịnh.

Hỏi: Thế nào là hộ viên mãn?

Đáp: Luật nghi của căn vô học.

Hỏi: Thế nào là tánh phàm phu?

Đáp: Nếu đối với pháp Thánh, noãn Thánh, kiến Thánh, nhẫn Thánh, dục Thánh, tuệ Thánh, những điều đó không đạt được-đã không đạt đượcsẽ không đạt được, đó gọi tánh phàm phu.

Hỏi: Tánh phàm phu này nên nói là thiện-bất thiện, hay là vô ký?

Đáp: Nên nói là vô ký.

Hỏi: Vì sao tánh phàm phu không phải là thiện? Đáp: Pháp thiện, hoặc do gia hạnh cho nên đạt được, hoặc do duyên khác cho nên đạt được, không thiết lập gia hạnh để mong cầu làm phàm phu. Lại nữa, khi đoạn căn thiện thì pháp thiện đều xả, đạt được tánh chẳng thành tựu của các pháp thiện. Nếu tánh phàm phu là tánh thiện, thì người đoạn căn thiện sẽ không phải là phàm phu.

Hỏi: Vì sao tánh phàm phu không phải là bất thiện?

Đáp: Vì khi xa lìa dục nhiễm thì pháp bất thiện đều bỏ, đạt được tánh chẳng thành tựu của pháp bất thiện. Nếu tánh phàm phu là bất thiện, thì các phàm phu đã lìa dục nhiễm, sẽ không phải là phàm phu.

Hỏi: Tánh phàm phu này nên nói là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc hay hệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Nên nói hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Vì sao tánh phàm phu không phải chỉ hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Khi mất ở cõi Dục sinh vào cõi Vô sắc, thì pháp của cõi

Dục đều bỏ, đạt được tánh chẳng thành tựu của pháp cõi Dục. Nếu tánh phàm phu chỉ hệ thuộc cõi Dục ấy, thì các phàm phu mất ở cõi Dục sinh vào cõi Vô sắc, sẽ không phải là phàm phu.

Hỏi: Vì sao tánh phàm phu không phải chỉ hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Khi mất ở cõi Sắc sinh cõi Vô sắc, pháp cõi Sắc đều bỏ, đạt được pháp cõi Sắc với tánh chẳng thể thành tựu. Nếu tánh phàm phu chỉ hệ thuộc cõi Sắc, thì các phàm phu mất ở cõi Sắc sinh vào cõi Vô sắc, sẽ không phải là phàm phu.

Hỏi: Vì sao tánh phàm phu không chỉ hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Nhập chánh tánh ly sinh, trước tiện hiện quán khổ cõi Dục, sau kết hợp hiện quán khổ cõi Sắc-Vô sắc. Thánh đạo dấy khởi trước tiện lo liệu xong sự cõi Dục, sau kết hợp lo liệu xong sự cõi Sắc-Vô sắc. Vì vậy tánh phàm phu không chỉ hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Tánh phàm phu này nên nói là do kiến đoạn, hay là do tu đoạn?

Đáp: Nên nói là do tu đoạn.

Hỏi: Vì sao tánh phàm phu không phải do kiến đoạn?

Đáp: Pháp do kiến đoạn đều nhiễm ô, mà tánh phàm phu không nhiễm ô. Lại, pháp Thế đệ nhất đang diệt, khổ pháp trí nhẫn đang sinh. Bấy giờ, bỏ tánh phàm phu của ba cõi, đạt được tánh chẳng thành tựu kia, không phải là vào lúc ấy mà pháp do kiến đoạn có xả bỏ.

Hỏi: Tánh phàm phu gọi là pháp gì?

Đáp: Ba cõi không nhiễm ô, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tà kiến, pháp đó tương ưng với tà tư duy chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp tương ưng với tà kiến nhưng không phải là tà tư duy. Nghĩa là tà tư duy tương ưng với tà kiến, và tà tư duy khác không tương ưng với pháp tương ưng của tà kiến.

2. Có pháp tương ưng với tà tư duy nhưng không phải là tà kiến. Nghĩa là tà tư duy tương ưng với tà kiến, và tà kiến còn lại không tương ưng với pháp tương ưng của tà tư duy.

3. Có pháp tương ưng với tà kiến mà cũng là tà tư duy. Nghĩa là trừ ra tà kiến tương ưng với tà tư duy, và trừ ra tà tư duy tương ưng với tà kiến, còn lại các tà kiến và tà tư duy tương ưng với pháp.

4. Có pháp không tương ưng với tà kiến mà cũng không phải là tà tư duy. Nghĩa là tà kiến không tương ưng với tà tư duy, tà tư duy không tương ưng với tà kiến, và còn lại các tâm-tâm sở pháp và sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tà kiến, pháp đó tương ưng với tà tinh tiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp tương ưng với tà kiến, nhưng không phải là tà tinh tiến. Nghĩa là tà kiến tương ưng với tà tinh tiến.

2. Có pháp tương ưng với tà tinh tiến nhưng không phải là tà kiến.

Nghĩa là tà kiến và tà kiến khác không tương ưng với pháp tương ưng của tà tinh tiến.

3. Có pháp tương ưng với tà kiến mà cũng là tà tinh tiến. Nghĩa là trừ ra tà kiến tương ưng với tà tinh tiến, còn lại các pháp tương ưng với tà kiến khác.

4. Có pháp không tương ưng với tà kiến mà cũng không phải là tà tinh tiến. Nghĩa là tà kiến không tương ưng với tà tinh tiến, và còn lại các tâm-tâm sở pháp cùng sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Như dùng tà kiến đối với tà tinh tiến, dùng tà kiến đối với tà niệm-tà định cũng thế. Như dùng tà kiến đối với tà tinh tiến, tà niệm-tà định, dùng tà tư duy đối với tà tinh tiến-tà niệm-tà định cũng thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với tà tinh tiến, pháp đó tương ưng với tà niệm chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp tương ưng với tà tinh tiến mà không phải là tà niệm, gọi là tà niệm.

2. Có pháp tương ưng với tà niệm mà không phải là tà tinh tiến, gọi là tà tinh tiến.

3. Có pháp tương ưng với tà tinh tiến mà cũng phải là tà niệm, nghĩa là pháp tương ưng với tà niệm và tà tinh tiến.

4. Có pháp không tương ưng với tà tinh tiến, cũng không phải là tà niệm. Nghĩa là còn lại các tâm-tâm sở pháp và sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Như dùng tà tinh tiến đối với tà niệm, dùng tà tinh tiến đối với tà định cũng thế. Như dùng tà tinh tiến đối với tà niệm, tà định, dùng tà niệm đối với tà định cũng vậy.

QUYỂN 3

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ PHÁP BẤT THIỆN

Ba kiết cùng các tánh-dị thục
Đoạn-kiến-hữu hệ thuộc vào căn,
Là thuộc về đầy đủ thành duyên,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có ba kiết, gọi là kiết hữu thân kiến, kiết giới cấm thủ và kiết nghi.

Ba căn bất thiện là căn bất thiện tham, căn bất thiện sân và căn bất thiện si.

Ba lậu là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.

Bốn bộc lưu là bộc lưu dục, bộc lưu hữu, bộc lưu kiến và bộc lưu vô minh.

Bốn ách là ách dục, ách hữu, ách kiến và ách vô minh. Bốn thủ là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã ngữ thủ.

Bốn trói buộc thân là tham dục trói buộc thân, giận dữ trói buộc thân, giới cấm thủ trói buộc thân và chấp thật hữu thân này trói buộc thân.

Năm cái là cái tham dục, cái giận dữ, cái hôn trầm-thụy miên, cái trạo cữ ố tác và cái nghi.

Năm kiết là kiết tham, kiết giận, kiết mạn, kiết ganh tị và kiết keo kiệt.

Năm kiết thuận phần dưới là kiết tham dục thuận phần dưới, kiết giận dữ thuận phần dưới, kiết hữu thân kiến thuận phần dưới và kiết giới cấm thủ thuận phần dưới, kiết nghi thuận phần dưới.

Năm kiết thuận phần trên là kiết tham sắc thuận phần trên, kiết tham vô sắc thuận phần trên, kiết trạo cử thuận phần trên, kiết mạn thuận phần trên, kiết vô minh thuận phần trên.

Năm kiến là hữu thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ.

Sáu ái thân là ái thân do mắt tiếp xúc sinh ra, ái thân do tai-mũi-lưỡi-thân-ý chạm xúc sinh ra.

Bảy tùy miên là tùy miên dục tham, tùy miên giận dữ, tùy miên hữu tham, tùy miên mạn, tùy miên vô minh, tùy miên kiến và tùy miên nghi.

Chín kiết, là kiết ái, kiết giận dữ, kiết mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thủ, kiết nghi, kiết ganh tị và kiết keo kiệt.

Chín mươi tám tùy miên là ba mươi sáu tùy miên hệ thuộc cõi Dục. Hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc đều có ba mươi mốt tùy miên.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Trong ba kiết là một vô ký, hai cần phân biệt; đó là kiết nghi và kiết giới cấm thủ, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Ba căn bất thiện chỉ là bất thiện.

Trong ba lậu là một vô ký, hai cần phân biệt; đó là dục lậu, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Vô tàmvô quý và tương ưng với chúng, là bất thiện. Pháp còn lại là vô ký.

Vô minh lậu hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Trong bốn bộc lưu có một vô ký, ba cần phân biệt; đó bộc lưu dục, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, vô tàm-vô quý và pháp tương ưng với chúng đều là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Bộc lưu kiến hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ba kiến thuộc cõi Dục là bất thiện. Hai kiến thuộc cõi Dục, năm kiến thuộc cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Bộc lưu vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký, tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, pháp còn lại là vô ký. Như bốn bộc lưu, bốn ách cũng vậy.

Trong bốn thủ có một vô ký, ba cần phân biệt đó là dục thủ bất thiện, hoặc vô ký.

Vô tàm-vô quý và tương ưng với chúng là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Kiến thủ hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Hai kiến thuộc cõi Dục là bất thiện. Hai kiến thuộc cõi Dục, bốn kiến thuộc cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Giới cấm thủ hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thuộc cõi Dục là bất thiện, thuộc cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong bốn trói buộc thân có hai bất thiện, hai cần phân biệt; đó là giới cấm thủ, sự trói buộc thân vì chấp thật hữu thân, ở cõi Dục là bất thiện, thuộc cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Năm cái chỉ là bất thiện. Trong năm kiết có ba bất thiện, hai cần phân biệt; đó là kiết tham-kiết mạn, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, thuộc ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Năm kiết thuận phần dưới có hai bất thiện, một vô ký, hai cần phân biệt; đó là kiết giới cấm thủkiết nghi, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện. Ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Năm kiết thuận phần trên chỉ là vô ký.

Trong năm kiến có hai là vô ký, ba cần phân biệt; đó là tà kiến, kiến thủ, kiến giới cấm thủ, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, thuộc cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Hai bất thiện trong sáu ái thân có hai bất thiện, bốn cần phân biệt đó là ái thân sinh ra do mắt-taithân tiếp xúc, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Phạm thế là vô ký. Ý tiếp xúc sinh ra ái thân, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong bảy tùy miên có hai bất thiện, một vô ký, bốn cần phân biệt; đó là tùy miên mạn-nghi, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Tùy miên vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Tùy miên kiến, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ba kiến thuộc cõi Dục là bất thiện. Hai kiến thuộc cõi Dục, năm kiến thuộc cõi Sắc-Vô sắc là vô ký. Trong chín kiết có ba bất thiện, sáu cần phân biệt; đó là kiết ái-mạn-thủ-nghi, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Kiết vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Kiết kiến hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Một kiến thuộc cõi Dục là bất thiện, hai kiến thuộc cõi Dục, ba kiến thuộc cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong chín mươi tám tùy miên có ba mươi ba bất thiện, sáu mươi bốn vô ký, một cần phân biệt; đó là tùy miên vô minh, thuộc cõi Dục do kiến khổ mà đoạn, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, bao nhiêu là có dị thục, bao nhiêu là không có dị thục?

Đáp: Các bất thiện thì có dị thục, các vô ký thì không có dị thục.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu do kiến mà đoạn, bao nhiêu do tu mà đoạn?

Đáp: Trong ba kiết thì kiết hữu thân kiến, kiến là hành đi trước, có hai trường hợp: Hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do kiến tu mà đoạn.

Nếu hữu thân kiến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tùy tín-tùy pháp hành, hiện quán biên khổ nhẫn đoạn thì do kiến mà đoạn.

Ngoài ra, nếu phàm phu đoạn do tu mà đoạn, thì đệ tử của Thế Tôn đoạn do kiến mà đoạn. Như kiết hữu thân kiến-kiết hữu thân kiến trong năm kiết thuận phần dưới, hữu thân kiến, biên chấp kiến trong năm kiến cũng vậy.

Kiết giới cấm thủ-kiết nghi-kiến là hành đi trước, có hai trường hợp: Hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do kiến tu đoạn. Nếu giới cấm thủ-nghi hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì tùy tín-tùy pháp hành, hiện quán biên và các nhẫn đoạn, là do kiến mà đoạn.

Ngoài ra nếu phàm phu đoạn do tu mà đoạn, thì đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn do kiến mà đoạn. Như kiết giới cấm thủ-kiết nghi; bộc lưu kiến và ách kiến trong bốn bộc lưu-bốn ách; kiến thủ-giới cấm thủ trong bốn thủ; giới cấm thủ-trói buộc vì chấp thật có thân này trong bốn trói buộc thân; kiết giới cấm thủ và kiết nghi trong năm kiết thuận phần dưới; tà kiến-kiến thủ và giới cấm thủ trong năm kiến; kiến-nghi tùy miên trong bảy tùy miên; kiếnthủ và nghi trong chín kiết, cũng như vậy.

Căn bất thiện tham, lấy tu làm hạnh dẫn đầu, có hai trường hợp: Hoặc do tu mà đoạn, hoặc do kiến tu mà đoạn. Nếu căn bất thiện tham, học kiến tích các trí đoạn do tu mà đoạn. Ngoài ra, nếu phàm phu đoạn do tu mà đoạn, thì đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn, là do kiến mà đoạn. Như căn bất thiện tham, căn bất thiện sân-si; dục lậu trong ba lậu, dục áchdục bộc lưu trong bốn bộc lưu và bốn ách; dục thủ trong bốn thủ; tham sục-sân giận trói buộc thân trong bốn trói buộc thân; trừ ra ố tác-nghi còn lại các cái trong năm cái; kiết.

Kiết giận dữ trong năm kiết; kiết tham dục-giận dữ, trong năm kiết thuận phần dưới; tùy miên tham dục, tùy miên giận dữ trong bảy tùy miên, kiết giận dữ trong chín kiết, cũng như vậy.

Hữu lậu-vô minh lậu, kiến là hành dẫn đầu, có ba trường hợp: Hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc do kiến-tu mà đoạn.

Nếu hữu lậu-vô minh lậu hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tùy tín-tùy pháp hành, hiện quán biên các nhẫn đoạn, thì do kiến mà đoạn. Nếu hữu lậu-vô minh lậu, học kiến tích các trí đoạn, thì do tu mà đoạn. Ngoài ra, nếu phàm phu đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn.

Như hữu lậu-vô minh lậu, hữu-vô minh bộc lưu-ách trong bốn bộc lưu-bốn ách ngã ngữ thủ trong bốn thủ, kiết tham-mạn trong năm kiết; ý tiếp xúc sinh ra ái thân trong sáu ái thân; tùy miên hữu tham-mạn-vô minh, trong bảy tùy miên; kiết ái mạn-vô minh trong chín kiết, cũng như vậy.

Cái ố tác do tu mà đoạn. Như cái ố tác; kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong năm kiết; năm kiết thuận phần trên, năm ái thân trước trong sáu ái thân; kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong chín kiết, cũng như vậy. Cái nghi, nếu phàm phu đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn. Trong chín mươi tám tùy miên có hai mươi tám loại do kiến mà đoạn, mười loại do tu đoạn; số tùy miên còn lại, nếu là phàm phu đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu loại do kiến khổ mà đoạn, cho đến có bao nhiêu loại do tu mà đoạn?

Đáp: Trong ba kiết thì kiết hữu thân kiến do kiến khổ mà đoạn. Như kiết hữu thân kiến; kiết hữu thân kiến trong năm kiết thuận phần dưới. Hữu thân kiến và biên chấp kiến trong năm kiến, cũng như vậy.

Kiết giới cấm thủ có hai loại: Hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến đạo mà đoạn. Như kiết giới cấm thủ; giới cấm thủ trong bốn thủ; giới cấm thủ trói buộc thân trong bốn trói buộc thân; kiết giới cấm thủ trong năm kiết thuận phần dưới; giới cấm thủ trong năm kiến cũng như vậy.

Kiết nghi có bốn loại: Hoặc do kiến khổ mà đoạn, cho đến hoặc do kiến đạo mà đoạn. Như kiết nghi; ách-bộc lưu kiến trong bốn ách và bốn bộc lưu; kiến thủ trong bốn thủ; cái nghi trong năm cái; trói buộc thân do chấp thân này thật có trong bốn trói buộc thân, kiết nghi trong năm kiết thuận phần dưới, tà kiến, kiến thủ trong năm kiến, tùy miên nghi-kiến trong bảy tùy miên; kiết nghi-kiết kiến-thủ trong chín kiết cũng như vậy.

Ba căn bất thiện có năm loại: Hoặc do kiến khổ mà đoạn, cho đến hoặc do tu mà đoạn. Như ba căn bất thiện; ba lậu và trừ ra kiến còn lại các bộc ách trong bốn bộc lưu-bốn ách; dục thủ ngã ngữ thủ trong bốn thủ, trói buộc thân do tham dục, giận dữ trong bốn trói buộc thân; trừ ra ố tác-nghi còn lại các cái trong năm cái; kiết tham-giận-mạn trong năm kiết; kiết tham dục-giận dữ trong năm kiết thuận phần dưới; ý tiếp xúc sinh ra ái thân trong sáu ái thân; trừ ra kiến-nghi còn lại các tùy miên trong bảy tùy miên; kiết vô minh-ái-giận dữ-mạn trong chín kiết, cũng như vậy.

Cái ố tác do tu mà đoạn. Như cái ố tác, kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong năm kiết; năm kiết thuận phần trên, năm ái thân trước trong sáu ái thân, kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong chín kiết, cũng như vậy. Trong chín mươi tám tùy miên có hai mươi tám loại do kiến khổ mà đoạn, mười chín loại do kiến tập mà đoạn, mười chín loại do kiến diệt mà đoạn, hai mươi hai loại do kiến đạo mà đoạn, mười loại do tu mà đoạn.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu kiến, bao nhiêu phi kiến?

Đáp: Trong ba kiết có hai kiến, một phi kiến. Ba căn bất thiện đều là phi kiến. Trong ba lậu có một phi kiến, hai loại cần phân biệt, đó là dục lậu: Hoặc kiến, hoặc phi kiến. Năm kiến thuộc cõi Dục là kiến, còn lại là phi kiến.

Hữu lậu hoặc kiến, hoặc phi kiến. Năm kiến của cõi Sắc-Vô sắc là kiến, còn lại là phi kiến. Trong bốn bộc lưu và bốn ách có một kiến, ba phi kiến. Trong bốn thứ và bốn trói buộc thân đều có hai kiến, hai phi kiến. Năm cái và năm kiết đều là phi kiến. Trong năm kiết thuận phần dưới có hai kiến, ba phi kiến. Năm kiết thuận phần trên đều là phi kiến. Năm kiến đều là kiến. Sáu ái thân đều là phi kiến. Trong bảy tùy miên có một kiến và sáu phi kiến. Trong chín kiến có hai kiến và bảy phi kiến. Trong chín mươi tám tùy miên có ba mươi sáu loại là kiến, sáu mươi hai loại là phi kiến.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, bao nhiêu loại có tầm-có tứ? Bao nhiêu loại không có tầm, chỉ có tứ? Bao nhiêu loại không có tầmkhông có tứ?

Đáp: Ba kiết hệ thuộc ba loại. Ba căn bất thiện và dục lậu là có tầm có tứ. Hữu lậu-vô minh lậu, trừ ra dục bộc lưu ách-thủ, còn lại các bộc-ách-thủ hệ thuộc ba loại. Dục bộc lưu-ách và dục thủ là có tầm-có tứ. Ba thủ còn lại cùng ba trói buộc thân là có tầm có tứ. Hai trói buộc thân còn lại hệ thuộc ba loại. Năm cái và ba kiết có tầm-có tứ. Hai kiết còn lại và ba kiết thuận phần dưới hệ thuộc ba loại. Hai kiết thuận phần dưới còn lại có tầm-có tứ. Trong năm kiết thuận phần trên; tham vô sắc là không có tầm-không có tứ. Bốn kiết thuận phần trên còn lại, cùng với năm kiến gồm đủ ba loại. Năm ái thân trước và tùy miên tham dục-giận dữ thì có tầm-có tứ.

Ái thân thứ sáu và năm tùy miên còn lại gồm đủ ba loại. Kiết giận dữ, kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong chín kiết là có tầm-có tứ. Sáu kiết còn lại hệ thuộc ba loại. Trong chín mươi tám loại tùy miên; ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục là có tầm-có tứ. Ba mươi mốt loại thuộc cõi Sắc hệ thuộc ba loại. Ba mươi mốt loại thuộc cõi Vô sắc thì không có tầm-không có tứ.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu tương ưng với lạc căn, bao nhiêu tương ưng với khổ căn-hỷ căn-ưu căn-xả căn?

Đáp: Trong ba kiết, kiết hữu thân kiến và kiết giới cấm thủ tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Kiết nghi tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Căn bất thiện tham tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Căn bất thiện sân tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Trong ba căn bất thiện, căn bất thiện si và dục lậu, vô minh lậu tương ưng với năm căn; hữu lậu tương ưng với ba căn trừ khổ cănưu căn. Trong bốn bộc lưu-bốn ách, dục và vô minh bộc lưu-ách tương ưng với năm căn. Ách-bộc lưu hữu tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Ách-bộc lưu kiến tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Dục thủ trong bốn thủ tương ưng với năm căn. Kiến thủ tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Giới cấm thủ và ngã ngữ thủ tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn.

Trói buộc thân do giận dữ tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Ba trói buộc thân còn lại và cái tham dục tương ưng với ba căn, trừ khổ cănưu căn. Cái giận dữ tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Cái hôn trầm-trạo cử tương ưng với năm căn. Cái thụy miên tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-khổ căn. Cái nghi-ố tác tương ưng với hai căn, là ưu căn và xả căn.

Kiết tham-mạn trong năm kiết tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Kiết giận dữ tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Kiết ganh tị tương ưng với hai căn là ưu căn-xả căn. Kiết keo kiệt tương ưng với hai căn, là hỷ căn và xả căn.

Kiết giận dữ trong năm kiết thuận phần dưới tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn.

Kiết nghi tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Ba kiết còn lại tương ưng với ba căn, trừ khổ cănưu căn. Kiết tham vô sắc trong năm kiết thuận phần trên tương ưng với một căn là xả căn. Bốn kiết còn lại và bốn kiến tương ưng với ba căn, trừ khổ cănưu căn.

Tà kiến tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Năm ái thân trước trong sáu ái thân tương ưng với hai căn, là lạc căn và xả căn. Ái thân thứ sáu và tùy miên dục-hữu tham-mạn tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn.

Tùy miên giận dữ tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn.

Tùy miên nghi-kiến tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Tùy miên vô minh tương ưng với năm căn. Kiết ái, mạn, thủ trong chín kiết tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn.

Kiết giận dữ tương ưng với ba căn, trừ lạc cănhỷ căn. Kiết vô minh tương ưng với năm căn. Kiết nghi-kiến, tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn.

Kiết ganh tị tương ưng với hai căn, là ưu căn và xả căn. Kiết keo kiệt tương ưng với hai căn, là hỷ căn và xả căn. Trong chín mươi tám tùy miên bốn kiến mạn của cõi Dục và tham do kiến mà đoạn tương ưng với hai căn, là hỷ căn và xả căn. Nghi và giận dữ, do kiến mà đoạn, tương ưng với hai căn, là ưu căn và xả căn. Tà kiến và vô minh, do kiến mà đoạn, tương ưng với ba căn, trừ lạc cănkhổ căn.

Tham do tu mà đoạn tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Sân tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Vô minh tương ưng với năm căn.

Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc tương ưng với ba căn, trừ ưu căn-khổ căn. Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Vô sắc tương ưng với một căn là xả căn.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Ba kiết hệ thuộc ba cõi. Ba căn bất thiện và dục lậu hệ thuộc cõi Dục. Hữu lậu có hai cõi, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Vô minh lậu hệ thuộc ba cõi. Dục bộc lưu-ách và dục thủ hệ thuộc cõi Dục. Hữu bộc lưu-ách và ngã ngữ thủ hệ thuộc hai cõi; hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ách-bộc lưu còn lại và hai thủ còn lại hệ thuộc ba cõi.

Tham dục-giận dữ trong bốn thứ trói buộc thân và năm cái hệ thuộc cõi Dục. Hai thứ trói buộc thân còn lại hệ thuộc ba cõi. Tham-mạn trong năm kiết và ba kiết thuận phần dưới hệ thuộc ba cõi. Ba kiết còn lại và tham dục-giận dữ trong kiết thuận phần dưới hệ thuộc cõi Dục. Tham sắc trong năm kiết thuận phần trên hệ thuộc cõi Sắc, tham vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba kiết còn lại hệ thuộc hai cõi; hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Năm kiến và ái thân thứ sáu hệ thuộc ba cõi. Ái thân sinh ra do sự tiếp xúc của mắt-tai-thân hệ thuộc hai cõi; hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc. Sự tiếp xúc của mũi-lưỡi sinh ra ái thân hệ thuộc cõi Dục. Dục tham-giận dữ trong bảy tùy miên hệ thuộc cõi Dục. Hữu tham hệ thuộc hai cõi; hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Các tùy miên còn lại hệ thuộc ba cõi.

Kiến giận dữ, kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong chín kiết hệ thuộc cõi Dục. Các kiết còn lại hệ thuộc ba cõi.

Trong chín mươi tám tùy miên ba mươi sáu loại hệ thuộc cõi Dục, ba mươi mốt loại hệ thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt loại hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Các kiết rơi vào cõi Dục thì kiết đó thuộc về cõi Dục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có kiết rơi vào cõi Dục thì kiết đó không thuộc về cõi Dục. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Sắc, trung hữu cõi Dục dấy khởi ác ma ở cõi Phạm thế, vì bị triền ràng buộc, nên trách chống Như Lai.

2. Có kiết ở cõi Dục, kiết đó không rơi vào cõi Dục. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Dục, trung hữu cõi sắc dấy lên và trụ vào cõi Dục, kiết của cõi Sắc-Vô sắc hiện ở trước mắt.

3. Có kiết rơi vào cõi Dục mà kiết ấy cũng ở cõi Dục. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Dục, khởi hữu, sinh hữu thuộc cõi Dục và trụ về cõi Dục, kiết của cõi Dục hiện ở trước mắt.

4. Có kiết không rơi vào cõi Dục mà kiết đó cũng không thuộc về cõi Dục. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Sắc, sinh hữu-trung hữu cõi sắc dấy lên; mất ở cõi sắc sinh vào cõi Vô sắc, ở cõi Vô sắc mất, sinh vào cõi Vô sắc; mất ở cõi Vô sắc, sinh vào cõi Sắc và trụ vào cõi Sắc, kiết của cõi Sắc-Vô sắc hiện ở trước mắt. Trụ vào cõi Vô sắc, kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các kiết rơi vào cõi Sắc thì kiết đó thuộc về cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có kiết rơi vào cõi Sắc mà kiết đó không thuộc về cõi Sắc. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Dục, trung hữu cõi Sắc dấy khởi và trụ vào cõi Dục, kiết của cõi Sắc hiện ở trước mắt.

2. Có kiết thuộc ở cõi Sắc mà kiết ấy không rơi vào cõi Sắc. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Sắc, trung hữu cõi Dục dấy khởi và ác ma ở cõi Phạm thế, vì bị triền ràng buộc, nên trách chống Như Lai, và trụ vào cõi Sắc, kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước trước.

3. Có kiết rơi vào cõi Sắc mà kiết ấy cũng thuộc về cõi Sắc. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Sắc, trung hữu và sinh hữu cõi Sắc dấy khởi trụ vào cõi Sắc, kiết của cõi Sắc hiện ở trước mắt.

4. Có kiết không rơi vào cõi Sắc mà cũng không thuộc về cõi Sắc. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Dục, trung hữu và sinh hữu cõi Dục dấy khởi, mất ở cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc, mất ở cõi Vô sắc, sinh vào cõi Vô sắc, mất vào cõi Vô sắc, sinh vào cõi Dục, và trụ ở cõi Dục, kiết của cõi Dục-vô sắc hiện ở trước mắt, trụ vào cõi Vô sắc thì kiết cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các kiết rơi vào cõi Vô sắc thì kiết đó thuộc về cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các kiết thuộc về cõi Vô sắc thì kiết ấy rơi vào cõi Vô sắc. Có kiết rơi vào cõi Vô sắc mà kiết đó không thuộc về cõi Vô sắc. Nghĩa là trụ vào cõi Dục-Sắc mà kiết cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các kiết không rơi vào cõi Dục thì kiết đó không thuộc về cõi Dục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải: Ngược lại với điều đã trình bày trên, nên nhận biết. Hỏi: Các kiết không rơi vào cõi Sắc thì kiết đó không thuộc về cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải: Ngược lại với điều đã trình bày trên, nên nhận biết. Hỏi: Các kiết không rơi vào cõi Vô sắc thì kiết đó không thuộc về thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng thế. Có kiết không thuộc về cõi Vô sắc mà kiết ấy đều rơi vào cõi Vô sắc. Nghĩa là trụ vào cõi Dục, cõi Sắc, kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn đầy đủ các kiến mà các sắc chưa đoạn thì bị sắc kia trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử bị sắc trói buộc thì sắc đó chưa đoạn chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các thọ-tưởng-hành-thức chưa đoạn thì bị thọ-tưởng-hành-thức ấy trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế. Có thọ-tưởng-hành-thức trói buộc, nhưng thọ-tưởng-hành-thức ấy không phải là chưa đoạn, gọi là gia gia, hoặc nhất lai, hoặc nhất gian. Cõi Dục do tu mà đoạn kiết thuộc phẩm trung thượng, đã đoạn biết khắp, nhưng thọ-tưởng-hànhthức tương ưng kia thuộc về kiết phẩm hạ.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn đầy đủ các kiến mà các sắc đã đoạn thì sắc ấy lìa xa trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử sắc lìa xa trói buộc thì sắc đó đã đoạn chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các thọ-tưởng-hành-thức đã đoạn, thì thọtưởng-hành-thức ấy lìa xa trói buộc chăng?

Đáp: Các thọ-tưởng-hành-thức lìa xa trói buộc, thì thọ-tưởng-hành-thức ấy đã đoạn. Có thọtưởng-hành-thức đã đoạn mà không phải là lìa xa trói buộc, gọi là gia gia, hoặc nhất lai, hoặc nhất gian. Cõi Dục do tu mà đoạn kiết thuộc phẩm trung-thượng, đã đoạn biết khắp, nhưng thọ-tưởnghành-thức tương ưng kia thuộc về kiết phẩm hạ.

Hỏi: Có năm Bổ-đặc-già-la; đó là tùy tín hành, tùy pháp hành, tín thắng giải, kiến chí, thân chứng. Năm Bổ-đặc-già-la này, đối với ba kiết, cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tùy tín hành, đối với ba kiết, khổ loại trí chưa và đã sinh đều thành tựu; khổ loại trí đã sinh có hai thành tựu, một không thành tựu.

Đối với ba căn bất thiện, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm đều không thành tựu.

Đối với ba lậu, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm có hai thành tựu, một không thành tựu.

Đối với bốn ách-bộc lưu, thủ, chưa lìa dục nhiễm thì đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm có ba thành tựu, một không thành tựu.

Đối với bốn sự trói buộc thân, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm có hai thành tựu, hai không thành tựu.

Đối với năm cái, chưa lìa dục nhiễm, đạo pháp trí chưa và đã sinh đều thành tựu, đạo pháp trí đã sinh có bốn thành tựu, một không thành tựu. Đã lìa dục nhiễm đều không thành tựu.

Đối với năm kiết, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm có hai thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần dưới, chưa lìa dục nhiễm, khổ loại trí chưa và đã sinh đều thành tựu, khổ loại trí đã sinh có bốn thành tựu, một không thành tựu. Đã lìa dục nhiễm, khổ loại trí chưa và đã sinh có ba thành tựu, hai không thành tựu, khổ loại trí đã sinh có hai thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần trên, chưa lìa sắc nhiễm đều thành tựu. Đã lìa sắc nhiễm có bốn thành tựu, một không thành tựu.

Đối với năm kiến, khổ loại trí chưa và đã sinh thì đều thành tựu, khổ loại trí đã sinh ba thành tựu, hai không thành tựu.

Đối với sáu ái thân, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu; đã lìa dục nhiễm mà chưa lìa xa nhiễm của cõi Phạm thế có bốn thành tựu, hai không thành tựu; đã lìa xa nhiễm của cõi Phạm thế, thì có một thành tựu, năm không thành tựu.

Đối với bảy tùy miên, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì có năm thành tựu, hai không thành tựu.

Đối với chín kiết, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì có sáu thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với chín mươi tám tùy miên chưa lìa dục nhiễm, khổ pháp trí chưa và đã sinh đều thành tựu; khổ pháp trí đã sinh, khổ loại trí chưa và đã sinh, do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Khổ loại trí đã sinh mà tập pháp trí chưa và đã sinh, do kiến khổ mà đoạn thuộc ba cõi đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Tập pháp trí đã sinh mà tập loại trí chưa và đã sinh, do kiến khổ mà đoạn thuộc ba cõi, và do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Dục đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Tập loại trí đã sinh, diệt pháp trí chưa và đã sinh, do kiến khổ-tập mà đoạn thuộc ba cõi đều không thành tựu, còn lại thì đều thành tựu.

Diệt pháp trí đã sinh, diệt loại trí chưa và đã sinh, do kiến khổ-tập mà đoạn thuộc ba cõi và do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Dục đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Diệt loại trí đã sinh, đạo pháp trí chưa và đã sinh, do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn thuộc ba cõi đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Đạo pháp trí đã sinh, do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn nơi ba cõi, và do kiến đạo mà mà đoạn thuộc cõi Dục đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Đã lìa dục nhiễm, chưa lìa sắc nhiễm, khổ loại trí chưa và đã sinh, thuộc cõi Dục tất cả không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Khổ loại trí đã sinh mà tập loại trí chưa và đã sinh, tất cả thuộc cõi Dục và do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Tập loại trí đã sinh, diệt loại trí chưa và đã sinh, tất cả thuộc cõi Dục và do kiến khổ-tập mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Diệt loại trí đã sinh, tất cả thuộc cõi Dục, do kiến khổ-tập-diệt, đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Đã lìa sắc nhiễm, khổ loại trí chưa và đã sinh, tất cả thuộc cõi Dục, Sắc đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Diệt loại trí đã sinh mà tập loại trí chưa và đã sinh, tất cả thuộc cõi Dục và cõi Sắc-Vô sắc do kiến khổ mà đoạn đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Tập loại trí đã sinh, diệt loại trí chưa và đã sinh, hết thảy thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc do kiến khổ-tập mà đoạn không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Diệt loại trí đã sinh, hết thảy thuộc cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn không thành tựu, còn lại đều thành tựu. Như tùy tín hành, tùy pháp hành cũng vậy.

Tín thắng giải đối với ba kiết đều không thành tựu. Đối với ba căn bất thiện, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì đều không thành tựu.

Đối với ba lậu, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì có hai thành tựu, một không thành tựu.

Đối với bốn ách-bộc lưu, chưa lìa dục nhiễm có ba thành tựu, một không thành tựu; đã lìa dục nhiễm có hai thành tựu, hai không thành tựu.

Đối với bốn thủ, chưa lìa dục nhiễm có hai thành tựu, hai không thành tựu; đã lìa dục nhiễm có một thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với bốn sự trói buộc thân, chưa lìa dục nhiễm có hai thành tựu, hai không thành tựu; đã lìa dục nhiễm đều không thành tựu.

Đối với năm cái, chưa lìa dục nhiễm có bốn thành tựu, một không thành tựu; đã lìa dục nhiễm đều không thành tựu.

Đối với năm kiết, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm có hai thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần dưới, chưa lìa dục nhiễm có hai thành tựu, ba không thành tựu; đã lìa dục nhiễm đều không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần trên, chưa lìa sắc nhiễm đều thành tựu, đã lìa sắc nhiễm có bốn thành tựu, một không thành tựu.

Đối với năm kiến đều không thành tựu.

Đối với sáu ái thân, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm, nhưng chưa lìa xa nhiễm của cõi Phạm thế thì có bốn thành tựu, hai không thành tựu. Đã lìa nhiễm của cõi Phạm thế thì có một thành tựu, năm không thành tựu.

Đối với với bảy tùy miên, chưa lìa dục nhiễm có năm thành tựu, hai không thành tựu; đã lìa dục nhiễm có ba thành tựu, bốn không thành tựu.

Đối với chín kiết, chưa lìa dục nhiễm có sáu thành tựu, ba không thành tựu; đã lìa dục nhiễm có ba thành tựu, sáu không thành tựu.

Đối với chín mươi tám tùy miên, chưa lìa dục nhiễm thì có mười thành tựu, tám mươi tám không thành tựu. Đã lìa dục nhiễm, nhưng chưa lìa sắc nhiễm thì có sáu thành tựu, chín mươi hai không thành tựu. Đã lìa sắc nhiễm thì có ba thành tựu, chín mươi lăm không thành tựu.

Như Tín thắng giải, Kiến chí cũng vậy.

Thân chứng đối với ba kiết và ba căn bất thiện đều không thành tựu.

Đối với ba lậu thì có hai thành tựu, một không thành tựu.

Đối với bốn ách-bộc lưu thì có hai thành tựu, hai không thành tựu.

Đối với bốn thủ thì có một thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với bốn sự trói buộc thân và năm cái đều không thành tựu. Đối với năm kiết thì có hai thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần dưới đều không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần trên thì có bốn thành tựu, một không thành tựu.

Đối với năm kiến đều không thành tựu.

Đối với sáu ái thân thì có một thành tựu, năm không thành tựu. Đối với bảy tùy miên thì có ba thành tựu, bốn không thành tựu. Đối với chín kiết thì có ba thành tựu, sáu không thành tựu.

Đối với chín mươi tám tùy miên thì có ba thành tựu, chín mươi lăm không thành tựu.

Hỏi: Hữu thân kiến với hữu thân kiến có bao nhiêu duyên? Hữu thân kiến với giới cấm thủ, cho đến tùy miên vô minh thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn có bao nhiêu duyên? Cho đến tùy miên vô minh thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn cùng với tùy miên vô minh thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn, có bao nhiêu duyên? Tùy miên vô minh thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn, cùng với hữu thân kiến, cho đến, cho đến tùy miên mạn thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn có bao nhiêu duyên?

Đáp: Hữu thân kiến với hữu thân kiến hoặc là bốn-ba-hai-một duyên.

Thế nào là bốn? Như hữu thân kiến vô gián, khởi lên hữu thân kiến, tức là tư duy thuộc đời trước đó cùng với đời sau là bốn duyên.

Thế nào là ba? Như hữu thân kiến vô gián, khởi lên hữu thân kiến, không tư duy về đời trước đó cùng với đời sau là ba duyên, trừ ra sở duyên. Hoặc hữu thân kiến vô gián khởi lên tâm khác, về sau khởi lên hữu thân kiến, tức là tư duy hữu về đời trước đó cùng với đời sau là ba duyên, trừ đẳng vô gián.

Thế nào là hai? Như hữu thân kiến vô gián khởi lên tâm khác, về sau khởi lên hữu thân kiến, không tư duy hữu về đời trước đó cùng với đời sau là hai duyên, gọi là nhân tăng thượng.

Thế nào là một? Như hữu thân kiến của đời sau, với hữu thân kiến của đời trước, nếu làm thành sở duyên là sở duyên tăng thượng, không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến vị lai với hữu thân kiến quá khứhiện tại, nếu làm thành sở được duyên là sở duyên tăng thượng, nếu không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến vị lai, hiện tại với hữu thân kiến quá khứ, nếu làm thành sở duyên là sở duyên tăng thượng, không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Dục với hữu thân kiến của cõi Sắc-Vô sắc là một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Sắc-Vô sắc với hữu thân kiến thuộc cõi Dục, nếu làm thành đẳng vô gián là đẳng vô gián tăng thượng, nếu không làm thành đẳng vô gián thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Sắc với hữu thân kiến thuộc cõi Vô sắc là một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Vô sắc với hữu thân kiến thuộc cõi Sắc, nếu làm thành đẳng vô gián là đẳng vô gián tăng thượng, không làm thành đẳng vô gián thì chỉ một tăng thượng. Như hữu thân kiến với hữu thân kiến; nên biết; hữu thân kiến cùng với tất cả không phải biến hành khác; tất cả không phải biến hành khác cùng với tất cả không phải biến hành, tất cả biến hành cùng với tất cả không phải biến hành cũng vậy.

Hữu thân kiến với giới cấm thủ hoặc là bốn-bahai-một duyên. Thế nào là bốn? Như hữu thân kiến vô gián khởi lên giới cấm thủ, tức là tư duy về đời trước đó với đời sau là bốn duyên.

Thế nào là ba? Hữu thân kiến vô gián khởi lên giới cấm thủ, không tư duy về đời trước đó và đời sau là ba duyên, trừ ra sở duyên. Hoặc hữu thân kiến vô gián khởi lên tâm khác, về sau khởi lên giới cấm thủ, tức là tư duy về đời trước kia với đời sau là ba duyên, trừ đẳng vô gián.

Thế nào là hai? Như hữu thân kiến vô gián khởi lên tâm khác, về sau khởi lên giới cấm thủ, không tư duy về đời trước kia với đời sau là hai duyên, gọi là nhân tăng thượng.

Thế nào là một? Về sau hữu thân kiến thuộc đời sau với giới cấm thủ thuộc đời trước, nếu làm thành sở duyên là sở duyên tăng thượng, không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến vị lai với giới cấm thủ của quá khứ-hiện tại, nếu làm thành sở duyên là sở duyên tăng thượng, không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến vị lai-hiện tại với giới cấm thủ của quá khứ, nếu làm thành sở duyên là sở duyên tăng thượng, không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Dục với giới cấm thủ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, là một tăng thượng.

Hữu thân kiến của cõi Sắc-Vô sắc với giới cấm thủ thuộc cõi Dục, nếu làm thành sở duyên không phải đẳng vô gián là sở duyên tăng thượng; nếu làm thành đẳng vô gián chứ không phải sở duyên, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng. Nếu làm thành đẳng vô gián và sở duyên, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, không làm thành đẳng vô gián và sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Sắc cùng với giới cấm thủ của cõi Vô sắc là một tăng thượng. Hữu thân kiến thuộc cõi Vô sắc với giới cấm thủ thuộc cõi Sắc, nếu tạo sở duyên không phải đẳng vô gián, là sở duyên tăng thượng. Nếu làm thành đẳng vô gián chứ không phải sở duyên là đẳng vô gián tăng thượng. Nếu làm thành đẳng vô gián và sở duyên, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, nếu không làm thành đẳng vô gián và sở duyên là một tăng thượng.

Như hữu thân kiến cùng với giới cấm thủ, nên biết hữu thân kiến với tất cả biến hành khác; tất cả biến hành cùng với tất cả biến hành; tất cả chẳng phải biến hành khác với tất cả biến hành cũng vậy.-----------------

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, Phần 1

Kiết, một hành trải qua sáu loại,
Bảy tiểu-bảy đại thuộc về hữu,
Dựa vào đạo biết khắp tất cả,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có chín kiết, là kiết ái cho đến kiết keo kiệt.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết giận dữ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc, thì chắc chắn có kiết ái trói buộc. Hoặc có kiết ái trói buộc mà không có kiết giận dữ trói buộc, nghĩa là đối với pháp cõi Sắc-Vô sắc có kiết ái chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết mạn trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử có kiết mạn trói buộc thì cũng có kiết ái trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết vô minh trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này có kiết ái trói buộc, thì chắc chắn có kiết vô minh trói buộc. Hoặc có kiết vô minh trói buộc mà không có kiết ái trói buộc, nghĩa là khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn, có kiết vô minh do kiến tập mà đoạn nhưng chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết kiến trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết ái trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh mà diệt trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn.

Có kiết ái chưa đoạn, diệt trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn.

Có kiết ái chưa đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn có đủ các kiến đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết ái chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết kiến trói buộc mà không có kiết ái trói buộc.

Nghĩa là khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn, có kiết kiến do kiến tập mà đoạn còn chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc. Đó là có đủ ràng buộc đối với pháp do kiến-tu mà đoạn, có hai kiết trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến tập-diệt-đạo-tu mà đoạn có hai kiết trói buộc. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn, có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn, có hai kiết trói buộc. 4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh mà diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập mà đoạn không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn, không có hai kiết trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ, đối với pháp do kiến mà đoạn, không có hai kiết trói buộc.

Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục, Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa nhiễm vô sắc, đối với pháp của ba cõi không có hai kiết trói buộc. Như đối với kiết kiến, đối với kiết nghi cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết thủ trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết ái trói buộc mà không có kiết thủ trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn có kiết ái chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn có kiết ái chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết ái chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết thủ trói buộc mà không có kiết ái trói buộc, nghĩa là khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn, có kiết thủ do kiến tập mà đoạn còn chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc. Đó là vốn có trói buộc đối với pháp do kiến tu mà đoạn có hai kiết trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến tập-diệt-đạo, tu mà đoạn, có hai kiết trói buộc. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến diệt-đạo mà đoạn, có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến đạo mà đoạn, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc: Tức là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập mà đoạn không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn, không có hai kiết trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ đối với pháp do kiến mà đoạn, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp của thuộc Dục-Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa vô sắc nhiễm, đối với pháp của ba cõi, không có hai kiết trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết ganh tị trói buộc, chắc chắn có kiết ái trói buộc. Hoặc có kiết ái trói buộc mà không có kiết ganh tị trói buộc. Nghĩa là đối với pháp do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục, và đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết ái chưa đoạn. Như đối với kiết ganh tị, đối với kiết keo kiệt cũng vậy. Như kiết ái đối với một hành dấy khởi sau đó, kiết mạn đối với một hành dấy khởi sau đó, cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc thì cũng có kiết mạn trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc, chắc chắn có kiết mạn trói buộc. Hoặc có kiết mạn trói buộc mà không có kiết giận dữ trói buộc. Nghĩa là đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết mạn chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc thì cũng có kiết vô minh trói buộc chăng? Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc, chắc chắn có kiết vô minh trói buộc. Hoặc có kiết vô minh trói buộc mà không có kiết giận dữ trói buộc. Nghĩa là chưa xa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết vô minh do kiến tập mà đoạn còn chưa đoạn. Đối với pháp của cõi Sắc-Vô sắc, có kiết vô minh chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc thì cũng có kiết kiến trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết giận dữ trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc. Nghĩa là chưa xa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh.

Đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết kiến trói buộc mà không có kiết giận dữ trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết kiến do kiến tập mà đoạn còn chưa đoạn. Đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết kiến chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc. Gọi là vốn có trói buộc. Đối với pháp do kiến tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc. Chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến, tập, diệt-đạo tu mà đoạn của cõi Dục, có hai kiết trói buộc. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến diệt đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc.

Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ, tập mà đoạn và đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, cùng với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt đoạn và đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi

Sắc-Vô sắc cùng với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi

Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do kiến mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc.

Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục, Sắc không có hai kiết trói buộc. Đã lìa vô sắc nhiễm, đối với pháp của ba cõi không có hai kiết trói buộc. Như đối với kiết kiến, đối với kiết nghi cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc thì cũng có kiết thủ trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết giận dữ trói buộc mà không có kiết thủ trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục có kiết giận dữ chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết thủ trói buộc mà không có kiết giận dữ trói buộc. Gọi là chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết thủ do kiến tập mà đoạn còn chưa đoạn.

Đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết thủ chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc, gọi là vốn có trói buộc.

Đối với pháp do kiến tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc. Chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục có hai kiết trói buộc. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ, tập mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn, và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi SắcVô sắc, không có hai kiết trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do kiến mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục-Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục, Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa nhiễm vô sắc, đối với pháp của ba cõi, không có hai kiết trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc thì cũng có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết ganh tị trói buộc, chắc chắn có kiết giận dữ trói buộc. Hoặc có kiết giận dữ trói buộc mà không có kiết ganh tị trói buộc, nghĩa là đối với pháp do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn. Như đối với kiết ganh tị, đối với kiết keo kiệt cũng vậy.

QUYỂN 4

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, Phần 2

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết vô minh trói buộc thì cũng có kiết kiến trói buộc chăng?

Đáp: Đối với sự việc này, có kiết kiến trói buộc, chắc chắn có kiết vô minh trói buộc. Hoặc có kiết vô minh trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến, do kiến diệt đạo mà đoạn, và đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết vô minh chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn, và đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết vô minh chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ, đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết vô minh chưa đoạn. Như đối với kiết kiến, đối với kiết nghi cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết vô minh trói buộc thì cũng có kiết thủ trói buộc chăng?

Đáp: Đối với sự việc này, có kiết thủ trói buộc, chắc chắn có kiết vô minh trói buộc. Hoặc có kiết vô minh trói buộc mà không có kiết thủ trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn có kiết vô minh chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết vô minh chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết vô minh chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết vô minh trói buộc thì cũng có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Đối với sự việc này, có kiết ganh tị trói buộc, chắc chắn có kiết vô minh trói buộc. Hoặc có kiết vô minh trói buộc mà không có kiết ganh tị trói buộc. Nghĩa là đối với pháp do kiến mà đoạn ở cõi Dục và pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết vô minh chưa đoạn. Như đối với kiết ganh tị, đối với kiết keo kiệt cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến trói buộc thì cũng có kiết thủ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến trói buộc, chắc chắn có kiết thủ trói buộc. Hoặc có kiết thủ trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến, do kiến diệt đạo mà đoạn, có kiết thủ chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn, có kiết thủ chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến trói buộc thì cũng có kiết nghi trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết kiến trói buộc mà không có kiết nghi trói buộc, là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến diệt đạo mà đoạn, có kiết kiến chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn, có kiết kiến chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết nghi trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc, là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng của kiết nghi do kiến diệt đạo mà đoạn, có kiết nghi chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng của kiết nghi do kiến đạo mà đoạn, có kiết nghi chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc, là vốn có trói buộc, đối với pháp do kiến tu mà đoạn, có hai kiết trói buộc. Khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt-đạo tu mà đoạn, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không có trói buộc, là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập mà đoạn, và đối với pháp không tương ưng với kiết kiến và kiết nghi do kiến diệt đạo mà đoạn, cùng với pháp do tu mà đoạn không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt đoạn, và đối với pháp không tương ưng với hai kiết kiếnnghi do kiến đạo mà đoạn, cùng với pháp do tu mà đoạn, không có hai kiết trói buộc, đủ thấy đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ đối với pháp do kiến, tu mà đoạn không có hai kiết trói buộc. Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục-Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa vô sắc nhiễm, đối với pháp của ba cõi, không có hai kiết trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến trói buộc thì cũng có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết kiến trói buộc mà không có kiết ganh tị trói buộc. Nghĩa là đối với pháp do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục, và đối với pháp thuộc cõi SắcVô sắc, có kiết kiến chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết ganh tị trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết ganh tị chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết ganh tị chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầu đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết ganh tị chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc. Đó là vốn có trói buộc, đối với pháp do tu mà đoạn ở cõi Dục có hai kiết trói buộc. Chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập mà đoạn, và đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn, cùng với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn, và đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn cùng với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc, đủ thấy đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do kiến mà đoạn, và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc.

Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục-Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa vô sắc nhiễm, đối với pháp của ba cõi, không có hai kiết trói buộc. Như đối với kiết ganh tị, đối với kiết keo kiệt cũng vậy. Như kiết kiến đối với một hành dấy khởi sau đó, kiết nghi đối với một hành dấy khởi sau đó, cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết thủ trói buộc thì cũng có kiết nghi trói buộc chăng?

Đáp: Đối với sự việc này, có kiết nghi trói buộc, chắc chắn có kiết thủ trói buộc. Hoặc có kiết thủ trói buộc mà không có kiết nghi trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết nghi, do kiến diệt đạo mà đoạn, có kiết thủ chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết nghi do kiến đạo mà đoạn, có kiết thủ chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết thủ trói buộc thì cũng có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết thủ trói buộc mà không có kiết ganh tị trói buộc. Nghĩa là đối với pháp do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục, và pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết thủ chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết ganh tị trói buộc mà không có kiết thủ trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết ganh tị chưa dứt trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết ganh tị chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục có kiết ganh tị chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc. Gọi là vốn có trói buộc, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục có hai kiết trói buộc, chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi SắcVô sắc, không có hai kiết trói buộc, đủ thấy đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do kiến mà đoạn, và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục-Sắc không có hai kiết trói buộc. Đã lìa vô sắc nhiễm, đối với pháp của ba cõi, không có hai kiết trói buộc. Như đối với kiết ganh tị, đối với kiết keo kiệt cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ganh tị trói buộc thì cũng có kiết keo kiệt trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử có kiết keo kiệt trói buộc, lại có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết ái vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử có kiết ái vị lai, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh mà chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết ái hiện tại chăng?

Đáp: Như hiện còn trước.

Hỏi: Giả sử có kiết ái hiện tại lại có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh mà chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái vị lai trói buộc cũng có kiết ái hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết ái hiện tại, lại có kiết ái vị lai chăng? Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết ái vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Kiết ái vị lai tất nhiên sẽ trói buộc. Hiện tại thì nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết ái vị lai-hiện tại, lại có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh mà chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này có kiết ái vị lai trói buộc, cũng có kiết ái quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có vị lai mà không có quá khứ-hiện tại, nghĩa là đối với sự việc này, kiết ái chưa đoạn, mà trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn chứ không hiện còn trước mắt. Hoặc có vị lai và quá khứ, không có hiện tại, nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, không hiện còn trước mắt. Hoặc có vị lai và hiện tại mà không có quá khứ, nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái hiện còn trước mắt, mà trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn. Hoặc có vị lai và quá khứ-hiện tại, nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, cũng hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết ái quá khứ-hiện tại, lại có kiết ái vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái hiện tại trói buộc, cũng có kiết ái quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai tất nhiên sẽ trói buộc, quá khứ nếu kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn thì có trói buộc, nếu kiết ái trước kia chưa sinh, giả sử kiết ái sinh rồi đoạn thì không còn trói buộc.

Hỏi: Nếu có kiết ái quá khứ-vị lai, lại có kiết ái hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt. Như kiết ái trải quá sáu thứ; nên biết kiết giận dữ, kiêu mạn, ganh tị, keo kiệt, phi biến hành, kiết vô minh trải qua sáu thứ cũng như vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến quá khứ trói buộc cũng có kiết kiến vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có vị lai thì lại có quá khứ chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến hiện tại trói buộc, lại có kiết kiến quá khứ chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến vị lai trói buộc cũng có kiết kiến hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến hiện tại, lại có kiết kiến vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai tất nhiên sẽ, hiện tại thì nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến vị lai-hiện tại, thì có kiết kiến quá khứ chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến vị lai trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ tất nhiên trói buộc, hiện tại nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ-hiện tại, có kiết kiến vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến hiện tại, thì cũng có kiết kiến quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ-vị lai, có kiết kiến hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt. Như kiết kiến trải qua sáu thứ; nên biết, kiết thủ-nghi-biến hành-vô minh trải quá sáu thứ cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh mà chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ quá khứ trói buộc, có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Nếu chưa đoạn.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, không có kiết giận dữ trước kia đã sinh, giả sử sinh rồi đoạn chứ không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết giận quá khứ đã trói buộc mà không có hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết giận dữ trước kia đã sinh chưa đoạn chứ không có kiết giận dữ hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết giận dữ hiện tại đang trói buộc mà không có quá khứ, nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, có kiết giận dữ hiện còn trước mắt, mà trước đó chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, và có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại trói buộc, nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái kiết giận dữ trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ hiện tại, quá khứ trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ hiện tại-vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết giận dữ hiện tại-vị lai trói buộc. Nghĩa là đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ đã trói buộc và có kiết giận dữ vị lai trói buộc chứ không có hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ chưa đoạn mà không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ hiện tại-vị lai trói buộc, nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ hiện tại-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ-vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết giận dữ quá khứ-vị lai trói buộc. Nghĩa là đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết giận dữ vị lai sẽ trói buộc chứ không có quá khứ. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ chưa đoạn mà không có kiết giận dữ trước kia đã sinh, giả sử sinh rồi đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứvị lai trói buộc, nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết giận dữ trước kia đã sinh chưa đoạn.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ quá khứ-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước đó chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết giận dữ vị lai trói buộc chứ không có quá khứ-hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ chưa đoạn, mà trước đây chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn chứ không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết giận dữ vị lai-hiện tại chứ không có quá khứ. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ hiện ở trước mắt, mà trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, và có kiết giận dữ quá khứ-vị lai trói buộc chứ không có hiện tại, nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết giận dữ trước kia đã sinh chưa đoạn, không có kiết giận dữ hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết áikiết giận dữ trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc. Như đối với kiết giận dữ, đối với kiết ganh tị-kiết keo kiệt cũng vậy.

Sự sai biệt: Đối với pháp do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục và đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn chứ không có kiết ganh tị-kiết keo kiệt quá khứ-vị laihiện tại.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu có kiết mạn quá khứ trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn vị lai trói buộc chăng? Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có kiết mạn vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết mạn hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn quá khứ-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết mạn quá khứ-hiện tại trói buộc.

Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn chứ không có kiết mạn trước kia đã sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn chứ không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và đã có kiết mạn quá khứ trói buộc chứ không có hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết mạn trước kia đã sinh chưa đoạn, không có kiết mạn hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, và có kiết mạn hiện tại trói buộc chứ không có quá khứ. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn và có kiết mạn hiện ở trước mắt mà trước đó chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, và cũng có kiết mạn quá khứ-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết mạn trước kia đã sinh chưa đoạn và có kiết mạn hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết mạn quá khứ-hiện tại trói buộc, cũng có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, chắc chắn có kiết mạn vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Vị lai tất nhiên sẽ trói buộc, hiện tại thì như hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết mạn vị lai-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn quá khứ-vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Vị lai tất nhiên sẽ trói buộc, quá khứ nếu trước đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước đó chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu có kiết mạn quá khứ-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết ái trước đó đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước đó chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết mạn vị lai trói buộc chứ không có quá khứhiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, không có kiết mạn trước kia đã sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn chứ không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết mạn quá khứ-vị lai trói buộc mà không có hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết mạn trước kia đã sinh chưa đoạn, chứ không có kiết mạn hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết mạn vị lai-hiện tại trói buộc chứ không có quá khứ. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết mạn hiện còn trước mắt mà không có trước kia đã sinh, giả sử sinh rồi đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết mạn trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết mạn hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết mạn quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh quá khứ trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết ái trước đó đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh quá khứ-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Quá khứ chắc chắn trói buộc, hiện tại thì nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh quá khứ-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Vị lai tất nhiên trói buộc, hiện tại thì như hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh vị lai-hiện tại trói buộc, cũng có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh quá khứ-vị lai, trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh quá khứ-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Quá khứ-vị lai tất nhiên trói buộc, hiện tại thì nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng? Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết kiến chưa đoạn.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến vị lai trói buộc chăng? Đáp: Nếu chưa đoạn.

Hỏi: Nếu có kiết kiến vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến hiện tại trói buộc chăng?

Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết kiến quá khứ-hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, nhưng kiết kiến đã đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết kiến quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, và có kiết kiến chưa đoạn, mà không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến hiện tại, quá khứ trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, cũng có kiết kiến hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến hiện tại-vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến hiện tại-vị lai trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước đó đã sinh chưa đoạn, mà kiết kiến đã đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết kiến vị lai trói buộc chứ không có kiết kiến hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước đó đã sinh chưa đoạn, và có kiết kiến chưa đoạn mà không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, và cũng có kiết kiến hiện tại-vị lai trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước đó đã sinh chưa đoạn, và có kiết kiến hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu đã có kiết kiến hiện tại-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ-vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Nếu chưa đoạn.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, mà kiết kiến đã đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết kiến quá khứ-vị lai trói buộc chứ không có kiết kiến hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn và có kiết kiến chưa đoạn mà không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và cũng có kiết kiến hiện còn trước mắt. Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Như đối với kiết kiến, đối với kiết thủ, kiết nghi cũng vậy. Như kiết ái đối với bảy tiểu dấy khởi sau đó, cho đến kiết ganh tị đối với kiết keo kiệt, tùy theo những pháp thích hợp, bảy tiểu dấy khởi bảy cũng vậy. Như bảy tiểu, bảy đại cũng thế.

Sự sai biệt: Dùng hai đối một, cho đến dùng tám đối một. Như quá khứ thì ái đều là kiết đứng đầu có bảy, cho đến quá khứ-vị lai-hiện tại thì ái đều là kiết đứng đầu cũng đều có bảy. Như thế nên biết, có bảy thuộc về bảy câu.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, ở trong chín mươi tám tùy miên, mỗi mỗi tùy miên thâu tóm bao nhiêu tùy miên?

Đáp: Tất cả nên phân biệt. Nghĩa là trong ba kiết có kiết thân kiến thâu tóm ba, kiết giới cấm thủ thâu tóm sáu, kiết nghi thâu tóm mười hai tùy miên.

Căn bất thiện tham, giận trong ba căn bất thiện, mỗi căn đều thâu tóm năm, căn bất thiện si thâu tóm bốn và phần ít của một tùy miện.

Trong ba lậu: Dục lậu thâu tóm ba mươi mốt. Hữu lậu thâu tóm năm mươi hai, vô minh lậu thâu tóm mười lăm. Trong bốn bộc lưu thì bộc lưu dục thâu tóm mười chín bộc lưu hữu thâu tóm hai mươi tám, bộc lưu kiến thâu tóm ba mươi sáu, bộc lưu vô minh thâu tóm mười lăm. Như bốn bộc lưu, bốn ách cũng vậy. Trong bốn thủ thì dục thủ thâu tóm hai mươi bốn, kiết thủ thâu tóm ba mươi, giới cấm thủ thâu tóm sáu, ngã ngữ thủ thâu tóm ba mươi tám. Trong bốn trói buộc thân thì tham dục, giận dữ, trói buộc thân đều thâu tóm năm, giới cấm thủ trói buộc thân, thâu tóm sáu, chấp thật hữu thân này trói buộc thân thâu tóm mười hai.

Trong năm cái, thì cái tham dục, giận dữ mỗi cái đều thâu tóm năm, cái nghi thâu tóm bốn, cái còn lại không thâu tóm gì.

Trong năm kiết thì kiết tham, mạn, mỗi kiết thâu tóm mười lăm, kiết giận thâu tóm năm, kiết ganh tị-kiết keo kiệt không thâu tóm gì.

Trong năm kiết thuận phần dưới thì kiết tham dục, giận dữ, mỗi kiết đều thâu tóm năm.

Kiết hữu thân kiến thâu tóm ba, kiết giới cấm thủ thâu tóm sáu, kiết nghi thâu tóm mười hai tùy miên.

Trong năm kiết thuận phần trên thì kiết tham sắc thâu tóm phần ít của một, kiết tham vô sắc thâu tóm phần ít của một, kiết trạo cử không thâu tóm loại nào cả, kiết mạn thâu tóm phần ít của hai tùy miên, kiết vô minh thâu tóm phần ít của hai. Trong năm kiến hữu thân kiến-biên chấp kiến, mỗi kiến đều thâu tóm ba, tà kiến-kiến thủ, mỗi kiến đều thâu tóm mười hai, giới cấm thủ thâu tóm sáu tùy miên.

Trong sáu ái thân thì sự chạm xúc của mắt-taithân sinh ra ái thân, mỗi ái thân đều thâu tóm phần ít của hai. Ái thân sinh ra do sự chạm xúc của mũi, lưỡi, đều thâu tóm phần ít của một tùy miên.

Sự chạm xúc của ý, sinh ra ái thân, thâu tóm mười ba, và phần ít của hai tùy miên.

Trong bảy tùy miên thì tùy miên tham dục-giận dữ, mỗi tùy miên đều thâu tóm năm, tùy miên hữu tham thâu tóm mười, tùy miên vô minh-mạn đều thâu tóm mười lăm tùy miên, tùy miên kiến thâu tóm ba mươi sáu, tùy miên nghi thâu tóm mười hai. Trong chín kiết thì kiết ái-mạn-vô minh đều thâu tóm mười lăm, kiết giận dữ thâu tóm năm, kiết kiến-thủ đều thâu tóm mười tám, kiết nghi thâu tóm mười hai, kiết ganh tị-kiết keo kiệt không thâu tóm gì.

Trong chín mươi tám tùy miên thì hữu thân kiến thuộc cõi Dục thâu tóm hữu thân kiến thuộc cõi Dục, cho đến vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, thâu tóm vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên thì trước thâu tóm sau hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Ba kiết-ba căn bất thiện không thâu tóm lẫn nhau. Ba kiết-ba lậu, ba kiết, và phần ít của hai lậu thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-bốn bộc lưu, ba kiết, và phần ít của ba bộc lưu thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau. Như đối với bốn bộc lưu, đối với bốn ách cũng vậy.

Ba kiết-bốn thủ, ba kiết thâu tóm một thủ, phần ít của ba thủ thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-bốn trói buộc thân, một kiết và một trói buộc thân, thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-năm cái, một cái, phần ít của một kiết, thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết và năm kiết cùng không thâu tóm lẫn nhau. Ba kiết-năm kiết thuận phần dưới, ba kiết và ba kiết thuận phần dưới, thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-năm kiết thuận phần trên, không thâu tóm lẫn nhau. Ba kiết-năm kiến, hai kiết và hai kiến, thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-sáu ái thân không thâu tóm lẫn nhau. Ba kiết-bảy tùy miên, ba kiết và phần ít của một tùy miên thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-chín kiết-ba kiết và một kiết cùng phần ít của hai, kiết thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-chín mươi tám tùy miên, ba kiết và hai mươi mốt tùy miên thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Như thế cho đến chín kiết-chín mươi tám tùy miên, bảy kiết-chín mươi tám tùy miên thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu loại làm cho dục hữu nối tiếp nhau, bao nhiêu loại làm cho sắc hữu nối tiếp nhau, bao nhiêu loại làm cho vô sắc hữu nối tiếp nhau?

Đáp: Tất cả nên phân biệt. Nghĩa là ba kiết khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Ba căn bất thiện và dục lậu khiến cho dục hữu nối tiếp nhau.

Hữu lậu khiến cho Sắc-Vô sắc, hữu nối tiếp nhau. Vô minh lậu khiến cho ba hữu nối tiếp nhau. Trong bốn ách-bộc lưu thì ách, bộc-lưu dục khiến cho dục hữu nối tiếp nhau.

Ách-bộc lưu hữu khiến cho Sắc-Vô sắc, hữu nối tiếp nhau. Ách-bộc lưu kiến vô minh khiến cho ba hữu nối tiếp nhau. Trong bốn thủ thì dục thủ, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau. Kiến, giới cấm thủ khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Ngã ngữ thủ khiến cho Sắc-Vô sắc, hữu nối tiếp nhau.

Trong bốn thứ trói buộc thân, hai trói buộc đầu khiến cho dục hữu nối tiếp nhau, hai trói buộc sau khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Năm cái, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau. Trong năm kiết thì kiết tham, mạn khiến cho ba hữu nối tiếp nhau, ba kiết còn lại khiến cho dục hữu nối tiếp nhau. Hai kiết đầu trong năm kiết thuận phần dưới, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau, ba kiết sau khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Tham sắc trong năm kiết thuận phần trên khiến cho sắc hữu nối tiếp nhau, tham vô sắc khiến cho vô sắc hữu nối tiếp nhau, ba kiết còn lại khiến khiến cho Sắc-Vô sắc, hữu nối tiếp nhau.

Năm kiến khiến cho ba hữu nối tiếp nhau. Trong sáu ái thân thì sự chạm xúc của mắt-tai-thân sinh ra ái thân, khiến cho Dục-Sắc hữu nối tiếp nhau. Xúc chạm của mũi, lưỡi sinh ra ái thân, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau. Xúc chạm của ý sinh ra ái thân khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Dục-tham-giận dữ trong bảy tùy miên, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau.

Hữu tham khiến cho Sắc-Vô sắc, hữu nối tiếp nhau. Bốn tùy miên còn lại khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Kiết giận dữ-kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong chín kiết, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau. Sáu kiết còn lại khiến cho ba hữu nối tiếp nhau. Ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục trong chín mươi tám tùy miên, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau.

Ba mươi mốt thứ nơi thuộc Sắc, khiến cho sắc hữu nối tiếp nhau. Ba mươi mốt thứ nơi thuộc Vô sắc, khiến cho vô sắc hữu nối tiếp nhau,

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên dựa vào định nào mà diệt?

Đáp: Ba kiết hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Ba căn bất thiện và dục lậu, dựa vào vị chí mà diệt; hữu lậu-vô minh lậu, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Trong bốn bộc lưu-ách thì dục bộc lưu-ách dựa vào vị chí mà diệt; hữu-vô minh bộc lưu-ách, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; kiến ách-bộc lưu, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Dục thủ trong bốn thủ, dựa vào vị chí mà diệt; kiến thủ-giới cấm thủ, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Ngã ngữ thủ, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Hai trói buộc đầu trong bốn trói buộc thân dựa vào vị chí mà diệt, hai trói buộc sau, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Năm cái dựa vào vị chí mà diệt. Kiết tham-mạn trong năm kiết, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; ba kiết còn lại dựa vào vị chí mà diệt. Hai kiết đầu trong năm kiết thuận phần dưới, dựa vào vị chí mà diệt; ba kiết sau, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Tham sắc trong năm kiết thuận phần trên, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; bốn kiết còn lại, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Năm kiến, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Ái thân sinh ra do sự chạm xúc của mũi-lưỡi trong sáu ái thân, dựa vào vị chí mà diệt; ái thân sinh ra do sự chạm xúc của mắt-tai-thân, hoặc dựa vào sơ thiền, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; ái thân do xúc chạm của ý sinh ra, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Dục tham, giận dữ trong bảy tùy miên, dựa vào vị chí mà diệt; vô minh-mạn-hữu tham, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; kiến-nghi-hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Vô minh-ái-mạn trong chín kiết, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; kiết giận dữ-kiết ganh tị-kiết keo kiệt, dựa vào vị chí mà diệt; kiết thủ, kiết nghi, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục trong chín mươi tám tùy miên, dựa vào vị chí mà diệt; ba mươi mốt thứ thuộc cõi Sắc và do kiến mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Các kiết quá khứ thì các kiết đó đã trói buộc chăng?

Đáp: Các kiết quá khứ thì các kiết đó đã trói buộc.

Có kiết đã trói buộc mà kiết ấy chẳng phải là quá khứ. Nghĩa là kiết vị lai-hiện tại đã trói buộc.

Hỏi: Các kiết vị lai thì kiết đó sẽ trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có kiết vị lai mà kiết đó không phải là sẽ trói buộc, nghĩa là kiết vị lai đã đoạn, đã biết khắp, đã diệt, đã loại bỏ, nhất định không được thoái lui.

Có kiết sẽ trói buộc mà kiết ấy không phải vị lai, nghĩa là kiết quá khứ đã đoạn, đã biết khắp, đã diệt, đã loại bỏ, nhất định sẽ thoái lui.

2. Có kiết vị lai mà kiết đó cũng sẽ trói buộc, nghĩa là kiết vị lai đã đoạn, đã biết khắp, đã diệt, đã loại bỏ, nhất định sẽ thoái lui.

3. Có kiết không phải vị lai mà kiết ấy cũng không phải là sẽ trói buộc, nghĩa là kiết quá khứ đã đoạn, đã biết khắp, đã diệt, đã loại bỏ, nhất định không được thoái lui, và kiết hiện tại.

Hỏi: Các kiết hiện tại thì các kiết đó đang trói buộc chăng?

Đáp: Các kiết hiện tại mà kiết đó đang trói buộc. Có kiết đang trói buộc mà kiết đó không phải là hiện tại. Nghĩa là kiết quá khứ-vị lai đang trói buộc.

Hỏi: Đối với người vận dụng đạo này để đoạn hết kiết cõi Dục, khi đạo này lui sụt, họ vẫn bị kiết kia trói buộc hay không?

Đáp: Vẫn bị kiết kia trói buộc.

Hỏi: Đối với người vận dụng đạo này để đoạn hết kiết thuộc cõi Sắc-Vô sắc, khi đạo này lui sụt, họ vẫn bị kiết kia trói buộc hay không?

Đáp: Vẫn bị kiết kia trói buộc.

Có chín sự biết khắp, nghĩa là cõi Dục do kiến khổ-tập mà đoạn hết kiết là sự biết khắp thứ nhất.

Do kiến khổ-tập mà đoạn hết kiết thuộc cõi Sắc-Vô sắc, là biết khắp thứ hai.

Cõi Dục do kiến diệt đoạn hết kiết là biết sự khắp thứ ba.

Cõi Sắc-Vô sắc, do kiến diệt đoạn hết kiết là sự biết khắp thứ tư. Cõi Dục do kiến đạo mà đoạn hết kiết là sự biết khắp thứ năm. Cõi Sắc-Vô sắc, do kiến đạo mà đoạn hết kiết là sự biết khắp thứ sáu.

Năm kiết thuận phần dưới không còn, là sự biết khắp thứ bảy. Kiết ái của sắc không còn là sự biết khắp thứ tám.

Tất cả kiết không còn là sự biết khắp thứ chín.

Hỏi: Là chín sự biết khắp thâu tóm tất cả mọi sự biết khắp, hay tất cả mọi sự biết khắp thâu tóm chín mọi sự biết khắp?

Đáp: Tất cả thâu tóm chín, chứ không phải chín thâu tóm tất cả.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh do kiến khổ mà đoạn hết kiết của ba cõi, không phải thuộc về chín loại. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, không phải thuộc về chín loại. Đã lìa dục nhiễm, chưa xa lìa sắc nhiễm, kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, không phải thuộc về chín loại. Đã lìa sắc nhiễm, nhưng chưa lìa vô sắc nhiễm, kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi vô Sắc, không phải thuộc về chín loại.

Có tám Bổ-đặc-già-la:

1. Hướng Dự lưu.

2. Quả Dự lưu.

3. Hướng Nhất lai.

4. Quả Nhất lai.

5. Hướng Bất hoàn.

6. Quả Bất hoàn.

7. Hướng A-la-hán.

8. Quả A-la-hán. Đó là tám Bổ-đặc-già-la.

Hỏi: Đối với chín sự biết khắp có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hướng Dự lưu hoặc không thành tựu, hoặc thành tựu một-hai-ba-bốn-năm, nghĩa là phần vị khổ pháp trí nhẫn, cho đến phần vị tập pháp trí nhẫn là không thành tựu. Phần vị tập pháp trí-tập loại trí nhẫn là thành tựu một.

Phần vị tập loại trí-diệt pháp trí nhẫn là thành tựu hai. Phần vị diệt pháp trí-diệt loại trí nhẫn là thành tựu ba. Phần vị diệt loại trí-đạo pháp trí nhẫn là thành tựu bốn. Phần vị đạo pháp trí-đạo loại trí nhẫn là thành tựu năm.

Quả Dự lưu thành tựu sáu. Hướng Nhất lai nếu tăng thêm là lìa dục nhiễm. Nhập chánh tánh ly sinh thì giống như hướng Dự lưu. Nếu từ quả Dự lưu, hướng tới quả Nhất lai, cùng với quả Nhất lai thì thành tựu sáu. Hướng Bất hoàn nếu đã lìa dục nhiễm, nhập chánh tánh ly sinh thì như hướng Dự lưu. Nếu từ quả Nhất lai, hướng đến quả Bất hoàn, thì thành tựu sáu. Quả Bất hoàn là thành tựu một, nghĩa là đã dứt hết năm kiết thuận phần dưới.

Hướng A-la-hán, hoặc thành tựu một, hoặc thành tựu hai, nghĩa là chưa lìa sắc nhiễm, thì thành tựu một, đã lìa sắc nhiễm thì thành tựu hai. Quả A-la-hán thành tựu một, nghĩa là tất cả kiết không còn.

QUYỂN 5

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 3: BÀN VỀ HỮU TÌNH

Trói buộc nhanh-chậm, lìa trói buộc,
Quả thâu nhiếp bảy-thành tựu ba,
Mất đi và sinh ra không sáu loại,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Ba cõi, mỗi cõi đều có hai bộ kiết, gọi là do kiến-tu mà đoạn.

Hỏi: Đối với hai bộ kiết do kiến-tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có thể có thể có tức khắc bị trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là phàm phu đã lìa dục nhiễm, từ lúc lìa dục nhiễm mà lui sụt và mất ở cõi Sắc Vô sắc, đến lúc sinh thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có thể có tức khắc lìa sự trói buộc chăng? Đáp: Có. Nghĩa là lúc phàm phu lìa dục nhiễm.

Hỏi: Có thể có dần dần bị trói buộc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có dần dần lìa trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là đệ tử của Đức Thế Tôn, trước đã lìa kiết do kiến kia mà đoạn, sau lìa kiết do tu kia mà đoạn.

Hỏi: Đối với hai bộ kiết do kiến-tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, có thể có tức khắc bị trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là phàm phu đã lìa sắc nhiễm, từ khi lìa sắc nhiễm mà lui sụt và mất ở cõi Vô sắc, đến lúc sinh thuộc cõi Sắc-Dục.

Hỏi: Có thể có lìa tức khắc lìa sự trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là lúc phàm phu lìa sắc nhiễm.

Hỏi: Có thể có dần dần bị trói buộc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có dần dần lìa trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là đệ tử của Đức Thế Tôn, trước đã lìa kiết do kiến kia mà đoạn, sau lìa kiết do tu kia mà đoạn.

Hỏi: Đối với hai bộ kiết do kiến-tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, có thể có tức khắc bị trói buộc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tức khắc lìa trói buộc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có dần dần bị trói buộc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có dần dần lìa trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là đệ tử của Đức Thế Tôn, trước đã lìa kiết do kiến kia mà đoạn, sau lìa kiết do tu kia mà đoạn.

Hỏi: Kiết hết do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục là thuộc về quả nào?

Đáp: Bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Dục là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán và Bất hoàn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến mà đoạn thuộc cõi Sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết trừ hết do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến mà đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán.

Có năm bộ kiết, gọi là kiết do kiến khổ mà đoạn cho đến kiết do tu mà đoạn.

Hỏi: Kiết hết do kiến khổ mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến tập mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến diệt mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến đạo đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Kiết trừ hết do tu mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán.

Có chín bộ kiết, nghĩa là kiết do khổ pháp trí mà đoạn, cho đến kiết do tu mà đoạn.

Hỏi: Kiết hết do khổ pháp trí mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do khổ loại trí cho đến đạo pháp trí mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do đạo loại trí đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán.

Có mười lăm bộ kiết, nghĩa là ba cõi, mỗi cõi đều có năm bộ. Kiết do kiến khổ mà đoạn, cho đến kiết do tu mà đoạn.

Hỏi: Kiết hết do kiến khổ-tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Dục là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, A-la-hán và hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiến hết do kiến khổ-tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến khổ-tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến đạo đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, mỗi một tùy miên trừ hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Trong ba kiết hữu thân kiết trừ hết là thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở. Như hữu thân kiết trừ hết trong ba kiết; nên biết. Hữu thân kiết trừ hết trong năm kiết thuận phần dưới, hữu thân kiến-biên chấp kiết trừ hết trong năm kiến cũng vậy. Giới cấm thủ-nghi trừ hết, thuộc về bốn quả Sa-môn. Như trong ba kiết giới cấm thủnghi trừ hết, nên biết, ách-bộc hữu kiến trong bốn ách-bộc lưu, kiến thủ-giới cấm thủ trong bốn thủ, giới cảm thủ-chấp thật có thân này trói buộc trong bốn thứ trói buộc thân, giới cấm thủ-nghi trong năm kiết thuận phần dưới, tà kiến-kiến thủ và giới cấm thủ trong năm kiến, kiến và nghi tùy miên trong bảy tùy miên, kiến-thủ và nghi kiết trong chín kiết, trừ hết cũng như vậy.

Ba căn bất thiện trừ hết thuộc về quả Bất hoàn mà A-la-hán, hoặc Vô xứ sở. Như ba căn bất thiện trừ hết; nên biết dục lậu trong ba lậu, ách-bộc lưu dục trong bốn ách-bộc lưu, dục thủ trong bốn thủ, tham dục-giận dữ trong bốn thứ trói buộc thân, bốn cái trước trong năm cái, kiết giận dữ-kiết ganh tịkiết keo kiệt trong năm kiết, tham dục-giận dữ trong năm kiết thuận phần dưới, mũi, lưỡi chạm xúc sinh ra ái thân trong sáu ái thân, dục tham-giận dữ trong bảy tùy miên, kiết giận dữ-kiết ganh tịkiết keo kiệt tận trong chín kiết, trừ hết cũng như vậy.

Hữu lậu-vô minh trừ hết thuộc về quả A-la-hán. Như hữu lậu-vô minh trừ hết, nên biết hữu-vô minh ách và bộc lưu trong bốn ách-bộc lưu, ngã ngữ thủ trong bốn thủ, kiết tham-mạn trong năm kiết, trừ ra tham sắc còn lại bốn kiết trong năm kiết thuận phần trên, ý xúc chạm sinh ra ái thân trong sáu ái thân, hữu tham-vô minh-mạn trong bảy tùy miên, kiết ái-mạn-vô minh trong chín kiết, trừ hết cũng như vậy.

Cái nghi trừ hết thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở. Tham sắc thuộc kiết thuận phần trên trừ hết, thuộc về quả A-la-hán, hoặc Vô xứ sở. Như tham sắc thuộc kiết thuận phần trên trừ hết, nên biết sự chạm xúc của mắt-tai-thân sinh ra ái thân trừ hết, cũng vậy. Trong chín mươi tám tùy miên, tùy miên, do kiến khổ-tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục trừ hết, thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở; tùy miên, do tu mà đoạn thuộc cõi Dục thuộc về quả A-la-hán và Bất hoàn, hoặc Vô xứ sở; tùy miên do kiến khổ-tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc trừ hết, thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở; tùy miên, do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc trừ hết, thuộc về quả A-la-hán, hoặc Vô xứ sở; tùy miên do kiến khổ, tập, diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc trừ hết, thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở; tùy miên, do kiến đạo đoạn thuộc cõi Vô sắc trừ hết, thuộc về bốn quả Sa-môn; tùy miên, do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc trừ hết thuộc về quả A-la-hán.

Hỏi: Trong hướng Dự lưu, các kiết trừ hết thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong quả Dự lưu thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong hướng Nhất lai thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong quả Nhất lai thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong hướng Bất hoàn thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong quả Bất hoàn thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong hướng A-la-hán thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong quả A-la-hán thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ mà chưa lìa dục nhiễm. Các kiết trừ hết do tu mà đoạn thuộc cõi Dục là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Đã lìa dục nhiễm, chưa lìa sắc nhiễm, các kiết trừ hết do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa nhiễm vô sắc, các kiết trừ hết do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Những người Dự lưu đã thành tựu pháp học thì pháp này thuộc về quả Dự lưu chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về quả Dự lưu.

Thế nào là thuộc về quả Dự lưu? Quả Dự lưu hữu vi đã đạt được không mất.

Thế nào là không thuộc về quả Dự lưu? Những người Dự lưu đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng pháp hữu vi.

Hỏi: Nếu pháp thuộc về quả Dự lưu thì pháp này là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Là quả Dự lưu hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Là quả Dự lưu vô vi.

Hỏi: Những người Nhất lai đã thành tựu pháp học, pháp này thuộc về quả Nhất lai chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về quả Nhất lai.

Thế nào là thuộc về quả Nhất lai? Quả Nhất lai hữu vi đã đạt được không mất.

Thế nào là không thuộc về quả Nhất lai? Những người Nhất lai đã đạt được căn vô lậu thắng tiến, cùng pháp hữu vi.

Hỏi: Nếu pháp thuộc về quả Nhất lai thì pháp này là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc học, hoặc phi học phi vô học. Thế nào là học? Quả Nhất lai hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Quả Nhất lai vô vi.

Hỏi: Những người Bất hoàn đã thành tựu pháp học thì pháp này thuộc về quả Bất hoàn chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về quả Bất hoàn.

Thế nào là thuộc về quả Bất hoàn? Quả Bất hoàn hữu vi đã đạt được không mất.

Thế nào là không thuộc về quả Bất hoàn? Những người Bất hoàn đã đạt được căn vô lậu thắng tận cùng pháp hữu vi.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả Bất hoàn thì pháp này là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc học, hoặc phi học phi vô học. Thế nào là học? Quả Bất hoàn hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Quả Bất hoàn vô vi.

Hỏi: Các A-la-hán đã thành tựu pháp vô học thì pháp này thuộc về quả A-la-hán chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả A-la-hán thì pháp này là pháp vô học chăng?

Đáp: Hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Thế nào là vô học? Quả A-la-hán hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Quả A-la-hán vô vi.

Hỏi: Những người Dự lưu đã thành tựu pháp vô lậu thì pháp này thuộc về quả Dự lưu chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về.

Thế nào là thuộc về? Quả Dự lưu vô vi-hữu vi đã đạt được không mất.

Thế nào là không thuộc về? Những người Dự lưu đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng pháp hữu vi, và các kiết trừ hết do họ đã chứng và phi trạch diệt người Dự lưu đã thành tựu.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả Dự lưu thì pháp này là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Những người Nhất lai đã thành tựu pháp vô lậu, thì pháp này thuộc về quả Nhất lai chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về.

Thế nào là thuộc về? Quả Nhất lai vô vi-hữu vi, đã đạt được, không mất.

Thế nào là không thuộc về? Những người Nhất lai đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng các pháp hữu vi, và các kiết trừ hết do họ đã chứng, cùng phi trạch diệt mà người nhất lai đã thành tựu.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả Nhất lai thì pháp này là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Những người Bất hoàn đã thành tựu pháp vô lậu, thì pháp này thuộc về quả Bất hoàn chăng? Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về.

Thế nào là thuộc về? Quả Bất hoàn vô vi-hữu vi, đã đạt được, không mất.

Thế nào là không thuộc về? Những người Bất hoàn đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng các pháp hữu vi, các kiết trừ hết do họ đã chứng và phi trạch diệt mà người Bất hoàn đã thành tựu.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả Bất hoàn thì pháp này là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các A-la-hán đã thành tựu pháp vô lậu thì pháp này thuộc về quả A-la-hán chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về.

Thế nào là thuộc về? Quả A-la-hán vô vi-hữu vi đã đạt được không mất.

Thế nào là không thuộc về? Phi trạch diệt mà A-la-hán đã thành tựu.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả A-la-hán, thì pháp này là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các pháp mà người Dự lưu thành tựu thì pháp ấy thuộc về quả Dự lưu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp do người Dự lưu thành tựu mà không phải thuộc về quả Dự lưu, nghĩa là người Dự lưu đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng pháp hữu vi, cho đến các kiết trừ hết do người Dự lưu đã chứng, và pháp hữu lậu phi trạch diệt mà người Dự lưu đã thành tựu.

2. Có pháp thuộc về quả Dự lưu mà không do người Dự lưu thành tựu, nghĩa là quả Dự lưu chưa đạt được đã mất.

3. Có pháp do người Dự lưu thành tựu, cũng thuộc về quả Dự lưu nghĩa là quả Dự lưu đã đạt được không mất.

4. Có pháp không do người Dự lưu thành tựu cũng không thuộc về là quả Dự lưu, nghĩa là trừ các tướng ở trước.

Hỏi: Các pháp do người Nhất lai thành tựu thì pháp ấy thuộc về quả Nhất lai chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp do người Nhất lai thành tựu mà không thuộc về quả Nhất lai, nghĩa là người Nhất lai đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng pháp hữu vi, cho đến các kiết trừ hết mà họ đã chứng và pháp hữu lậu phi trạch diệt ma người Nhất lai đã thành tựu.

2. Có pháp thuộc về quả Nhất lai, mà không do người Nhất lai thành tựu, nghĩa là quả Nhất lai chưa đạt được đã mất.

3. Có pháp do người Nhất lai thành tựu, cũng là quả Nhất lai, nghĩa là quả Nhất lai đã đạt được, không mất.

4. Có pháp chẳng phải do người Nhất lai thành tựu cũng chẳng phải thuộc về của Nhất lai, nghĩa là trừ tướng ở trước.

Hỏi: Các pháp do người Bất hoàn thành tựu thì pháp ấy thuộc về quả Bất hoàn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp do người Bất hoàn thành tựu mà không thuộc về quả Bất hoàn, nghĩa là người Bất hoàn đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng pháp hữu vi, cho đến kiết trừ hết mà họ đã chứng và pháp hữu lậu phi trạch diệt mà người bất hoàn đã thành tựu.

2. Có pháp là quả Bất hoàn mà do người Bất hoàn thành tựu, nghĩa là quả Bất hoàn chưa đạt được đã mất.

3. Có pháp do người Bất hoàn thành tựu cũng thuộc về quả Bất hoàn, nghĩa là quả Bất hoàn đã đạt được không mất.

4. Có pháp không do người Bất hoàn thành tựu cũng không thuộc về quả Bất hoàn, nghĩa là trừ các tướng ở trước.

Hỏi: Các pháp do người A-la-hán thành tựu thì pháp ấy là quả A-la-hán chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp do A-la-hán thành tựu mà không thuộc về quả A-la-hán, nghĩa là A-la-hán thành tựu pháp hữu lậu phi trạch diệt.

2. Có pháp thuộc về quả A-la-hán mà không phải là A-la-hán thành tựu, nghĩa là quả A-la-hán chưa đạt, đã mất.

3. Có pháp do A-la-hán thành tựu mà cũng thuộc về quả A-la-hán, nghĩa là quả A-la-hán đã đạt được không mất.

4. Có pháp không do người A-la-hán mà thành tựu cũng không thuộc về quả A-la-hán, nghĩa là trừ các tướng ở trước.

Hỏi: Những người ở cõi Dục mất đi và sinh ra, đều thọ nhận dục hữu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có người ở cõi Dục mất đi và sinh ra mà không thọ nhận dục hữu, nghĩa là mất đi ở cõi Dục, khởi lên Trung hữu cõi Sắc.

2. Có người thọ nhận dục hữu mà không phải ở cõi Dục mất đi và sinh ra, nghĩa là mất đi ở cõi Sắc, khởi lên Trung hữu cõi Dục.

3. Có người ở cõi Dục mất đi và sinh ra cũng thọ nhận dục hữu, nghĩa là ở cõi dục mất đi, khởi lên Trung hữu và Sinh hữu của cõi Dục.

4. Có người không ở cõi Dục mất đi và sinh ra cũng không thọ nhận dục hữu, nghĩa là mất đi ở cõi Sắc, sinh ra thuộc cõi Vô sắc; ở cõi Vô sắc mất đi, sinh ra ở cõi Vô sắc-Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Sắc mất đi và sinh ra đều thọ nhận sắc hữu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có người ở cõi Sắc mất đi và sinh ra mà không thọ nhận sắc hữu, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, khởi lên Trung hữu của cõi Dục.

2. Có người thọ nhận sắc hữu mà không phải ở cõi Sắc mất đi và sinh ra, nghĩa là ở cõi Dục mất đi, khởi lên Trung hữu và Sinh hữu của cõi Sắc.

3. Có người ở cõi Sắc mất đi và sinh ra cũng thọ nhận sắc hữu, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, khởi lên Trung hữu và Sinh hữu của cõi Sắc.

4. Có người không ở tại cõi Sắc mất và đi-sinh ra cũng không thọ nhận sắc hữu, nghĩa là mất đi ở cõi Dục, sinh ra thuộc cõi Dục và ở cõi Vô sắc. Thuộc cõi Vô sắc mất đi và sinh ra ở cõi Vô sắc và cõi Dục.

Hỏi: Những người ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra đều thọ nhận vô sắc hữu chăng?

Đáp: Những người ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra đều thọ nhận vô sắc hữu. Có người thọ nhận vô sắc hữu, nhưng không phải ở cõi Vô sắc mất đi mà sinh ra ở cõi Vô sắc sinh ra. Nghĩa là ở cõi Dục và cõi Sắc mất đi, sinh ra ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Dục mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có bốn, nghĩa là hàng phàm phu, bậc Thánh ở cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Sắc mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có ba, nghĩa là hàng phàm phu ở cõi Dục, hàng phàm phu và bậc Thánh ở cõi Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có hai, nghĩa là hàng phàm phu, bậc Thánh ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Dục mất đi và sinh ra đều không họ nhận dục hữu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có người không phải ở cõi Dục mất đi và sinh ra không phải là không thọ nhận dục hữu, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, khởi lên Trung hữu cõi Dục.

2. Có người không thọ nhận dục hữu mà không phải là không ở cõi Dục mất đi mà sinh ra, nghĩa là ở cõi Dục mất đi, khởi lên Trung hữu của cõi Sắc.

3. Có người không phải ở cõi Dục mất đi và sinh ra cũng không thọ nhận dục hữu, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, sinh ra ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, ở cõi Vô sắc mất đi, sinh ra ở cõi Vô sắc và cõi Sắc.

4. Có người không phải là không ở cõi Dục mất đi và sinh ra cũng không phải là không thọ nhận dục hữu, nghĩa là ở cõi Dục mất đi, khởi lên Trung hữu và Sinh hữu của cõi Dục.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Sắc mất đi và sinh ra đều không thọ nhận sắc hữu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có người không phải ở cõi Sắc mất đi và sinh ra mà không phải là không thọ nhận sắc hữu, nghĩa là ở cõi Dục mất đi, khởi lên Trung hữu của cõi Sắc.

2. Có người không phải là thọ nhận sắc hữu mà không phải là không ở cõi Sắc mất đi và sinh ra, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, khởi lên

Trung hữu của cõi Dục.

3. Có người không phải ở cõi Sắc mất đi và sinh ra cũng không thọ nhận sắc hữu, nghĩa là ở cõi Dục mất đi, sinh ra ở cõi Dục-cõi Vô sắc; ở cõi Vô sắc mất đi, sinh ra ở cõi Vô sắc và cõi Dục.

4. Có người không phải là không ở cõi Sắc mất đi và sinh ra cũng không phải là không thọ nhận sắc hữu, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, khởi lên Trung hữu và Sinh hữu của cõi Sắc.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra đều không thọ nhận vô sắc hữu chăng? Đáp: Những người không phải ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra đều không thọ nhận vô sắc hữu. Có người không thọ nhận vô sắc hữu mà không phải là không ở cõi Vô sắc mất đi, cũng không phải ở cõi Vô sắc sinh ra, nghĩa là ở cõi Vô sắc mất đi, sinh ra ở cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Dục mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có năm, nghĩa là hàng phàm phu ở cõi Dục, hàng phàm phu ở cõi Sắc-Vô sắc, bậc Thánh ở cõi Sắc và Vô sắc.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Sắc mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có sáu, nghĩa là hàng phàm phu ở ba cõi. Bậc Thánh ở ba cõi.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có bốn, nghĩa là hàng phàm phu ở cõi Dục-cõi Sắc, bậc Thánh ở cõi Dục-cõi Sắc.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở cõi Dục chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở cõi Sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh ở cõi Sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở cõi Dục chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở cõi Sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Những người ở cõi Dục mất đi mà không sinh thuộc cõi Dục, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có sáu, nghĩa là hàng phàm phu nơi ba cõi, bậc Thánh ở ba cõi.

Hỏi: Những người ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở cõi Sắc, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có sáu. Tức hàng phàm phu nơi ba cõi. Bậc Thánh nơi ba cõi.

Hỏi: Những người ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở cõi Vô sắc, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có bốn. Tức hàng phàm phu ở cõi Dụccõi Sắc. Bậc Thánh ở cõi Dục-cõi Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh ở cõi Sắc, có bao nhiêu loại?

Có năm, nghĩa là hàng phàm phu thuộc cõi Dục-cõi Sắc và Vô sắc, bậc Thánh ở cõi SắcVô sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh ở cõi Dục, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có năm, nghĩa là hàng phàm phu ở cõi Dục-cõi Sắc và Vô sắc, bậc Thánh ở cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh thuộc cõi Vô sắc, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có ba, nghĩa là phàm phu thuộc cõi Dục, Thánh giả, phàm phu ở cõi Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở cõi Vô sắc, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có hai, nghĩa là phàm phu thuộc cõi DụcSắc.

Hỏi: Những người ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở cõi Dục, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có bốn, nghĩa là Thánh giả và phàm phu ở cõi Vô sắc, phàm phu ở cõi Dục-Sắc, có bao nhiêu loại?

Hỏi: Có bao nhiêu loại người mất đi ở cõi Vô sắc, không sinh thuộc cõi Sắc?

Đáp: Có bốn, nghĩa là Thánh giả và phàm phu ở cõi Vô sắc, phàm phu ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở ba cõi chăng?

Có, nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-Sắc, hoặc bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh ở ba cõi chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-Sắc, hoặc bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở ba cõi chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-Sắc, hoặc bát Niết-bàn.

Hỏi: Có bao nhiêu loại người mất ở cõi Dục mà không sinh nơi ba cõi?

Đáp: Có bốn, đó là Thánh giả và phàm phu ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu loại người mất ở cõi Sắc, không sinh ở ba cõi?

Đáp: Có ba, đó là phàm phu ở cõi Dục, Thánh giả mà phàm phu ở cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu loại người mất ở cõi Vô sắc mà không sinh nơi ba cõi?

Đáp: Có hai, đó là phàm phu ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có thể có người chưa lìa dục nhiễm mà mạng chung không sinh ở cõi Dục chăng?

Đáp: Có nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục.

Hỏi: Có thể có người chưa lìa sắc nhiễm mà mạng chung không sinh ở cõi Dục-Sắc chăng?

Có, nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi

Dục-Sắc.

Hỏi: Có thể có người chưa lìa nhiễm vô sắc mà mạng chung không sinh ở ba cõi chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu loại người chưa lìa dục nhiễm mà mạng chung không sinh ở cõi Dục?

Đáp: Có hai, đó là Thánh giả và phàm phu ở cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu loại người chưa lìa sắc nhiễm mà mạng chung không sinh ở cõi Dục-Sắc? Đáp: Có bốn, đó là Thánh giả và phàm phu ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu loại chưa lìa vô sắc nhiễm mà mạng chung không sinh nơi ba cõi?

Đáp: Có bốn, đó là hàng phàm phu ở hai cõi Dục-Sắc, bậc Thánh ở hai cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Thánh giả và phàm phu ở cõi Dục, có bao nhiêu tùy miên tùy tăng, bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Phàm phu có chín mươi tám tùy miên tùy tăng, chín kiết trói buộc. Thánh giả có mười tùy miên tùy tăng, sáu kiết trói buộc.

Hỏi: Thánh giả, phàm phu thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu tùy miên tùy tăng, bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Phàm phu có sáu mươi hai tùy miên tùy tăng, sáu kiết trói buộc. Thánh giả có sáu tùy miên tùy tăng, ba kiết trói buộc.

Hỏi: Thánh giả, phàm phu thuộc cõi Vô sắc, có bao nhiêu tùy miên tùy tăng, bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên tùy tăng, sáu kiết trói buộc. Thánh giả có ba tùy miên tùy tăng, ba kiết trói buộc.

-----------------

Phẩm 4: BÀN VỀ MƯỜI MÔN, Phần 1

Bốn mươi hai tùy miên tùy tăng,
Hai duyên phát sinh không gián đoạn,
Căn thành tựu không biết tác chứng,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hai mươi hai căn, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, năm thủ uẩn, sáu giới; pháp hữu sắc-vô sắc; pháp hữu kiến-vô kiến; pháp hữu đối-vô đối; pháp hữu lậu-vô lậu; pháp hữu vi-vô vi; pháp quá khứ-vị lai-hiện tại; pháp thiện-bất thiện, vô ký; pháp hệ thuộc cõi Dục-cõi Sắc-Vô sắc; pháp họcvô học-phi học phi vô học; pháp do kiến mà đoạn, tu mà đoạn, không có đoạn.

Bốn đế, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, tám trí, ba Tam-ma-địa, ba lớp Tam-ma-địa, ba kiết, ba căn bất thiện, ba lậu, bốn bộc lưu, bốn ách, bốn thủ, bốn sự trói buộc của thân, năm cái, năm kiết, năm kiết thuận phần dưới, năm kiết thuận phần trên, năm kiến, sáu ái thân, bảy tùy miên, chín kiết, chín mươi tám tùy miên.

Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn.

Hỏi: Trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một tùy miên có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Nhãn căn là biến hành thuộc cõi Dục-Sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Nhĩ-tỷ-thiệtthân căn cũng vậy. Nữ căn là biến hành thuộc cõi Dục và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Nam căn, khổ căn cũng vậy.

Mạng căn là biến hành của ba cõi và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Năm căn như tín v.v... cũng vậy. Tất cả ý căn tùy miên tùy tăng, xả căn cũng vậy. Lạc căn thuộc cõi Sắc, tất cả biến hành thuộc cõi Dục và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Hỷ căn thuộc cõi Sắc, tất cả thuộc cõi Dục, trừ vô lậu duyên với nghi, và căn ấy tương ưng với vô minh, còn lại tất cả là tùy miên tùy tăng, ưu căn là tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục. Ba căn vô lậu không có tùy miên tùy tăng. Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệtthân, sắc, thanh, xúc, nhãn, nhĩ, thân, thức giới là biến hành thuộc cõi Dục-Sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân, sắc-thanhxúc-xứ, sắc uẩn, sắc thủ uẩn-năm giới trước, pháp có sắc, có kiến, có đối cũng vậy. Hương-vị-tỷ-thiệt thức giới là biến hành thuộc cõi Dục, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Hương-vị xứ cũng vậy. Ý pháp-ý thức giới là tất cả tùy miên tùy tăng, ý pháp xứ-bốn uẩn sau-thức giới bốn thủ uẩn sau, vô sắcvô kiến-vô đối pháp hữu lậu-hữu vi, pháp quá khứvị lai-hiện tại, phi học phi vô học cũng vậy. Pháp vô lậu-vô vi không có tùy miên tùy tăng. Pháp họcvô học và không có đoạn cũng vậy.

Pháp thiện và tu mà đoạn, biến hành thuộc ba cõi và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, pháp bất thiện và pháp hệ thuộc cõi Dục, tất cả là tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục, pháp vô ký và tất cả thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hai bộ thuộc cõi Dục và biến hành do kiến tập mà đoạn là tùy miên tùy tăng, pháp hệ thuộc cõi Sắc, tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, tất cả là tùy miên tùy tăng thuộc cõi Vô sắc.

Pháp do kiến mà đoạn, tất cả là tùy miên tùy tăng do kiến mà đoạn. Tất cả tùy miên tùy tăng của khổ-tập đế-diệt. Đạo đế không có tùy miên tùy tăng. Pháp loại khổ-tập-diệt-đạo trí, ba Tam-mađịa cũng như vậy. Tất cả là tùy miên tùy tăng thuộc bốn tĩnh lự cõi Sắc, biến hành thuộc bốn vô lượng cõi Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Ba giải thoát trước, tám thắng xứ, tám biến xứ trước, tha tâm trí cũng vậy.

Bốn vô sắc thuộc cõi Vô sắc tất cả là tùy miên tùy tăng, năm giải thoát sau, hai biến xứ sau là biến hành thuộc cõi vô sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Trí thế tục, trừ vô lậu duyên với kiến, còn lại tất cả là tùy miên tùy tăng.

Ba lớp Tam-ma-địa là biến hành của ba cõi và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Kiết hữu thân kiến, tất cả do kiến khổ mà đoạn, và tùy miên tùy tăng, biến hành, do kiến tập mà đoạn kiết hữu thân kiến thuận phần dưới, hữu thân kiến và biên chấp kiến cũng vậy. Kiết giới cấm thủ do kiến khổ mà đoạn tất cả và biến hành do kiến tập mà đoạn, do kiến đạo mà đoạn duyên hữu lậu, tùy miên tùy tăng thuộc giới cấm thủ, và giới cấm thủ.

Thân hệ thuộc-kiết thuận phần dưới, giới cấm thủ cũng vậy. Kiết nghi, do kiến mà đoạn duyên hữu lậu và nghi tương ưng với vô minh duyên vô lậu. Nghi thuộc tùy miên tùy tăng, kiết thuận phần dưới, tùy miên nghi, kiết nghi cũng vậy.

Căn bất thiện tham-giận, duyên hữu lậu tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục, hai thứ trói buộc thân trước, hai cái trước, kiết sân, hai kiết trước thuộc kiết thuận phần dưới, hai tùy miên trước, kiết giận dữ cũng vậy.

Căn bất thiện si thuộc cõi Dục, trừ vô minh duyên vô lậu, còn lại tất cả tùy miên tùy tăng.

Dục lậu thuộc cõi Dục là tất cả tùy miên tùy tăng. Dục bộc lưu-ách thủ, cái, hôn trầm, thụy miên, trạo cử cũng vậy.

Tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Vô sắc, sắc hữu lậu, hữu bộc-lưu ách, ngã ngữ thủ cũng vậy.

Vô minh lậu trừ vô minh duyên vô lậu, còn lại tất cả tùy miên tùy tăng, ách-bộc lưu vô minh, tùy miên vô minh, kiết vô minh cũng như vậy.

Kiến bộc lựu-ách do kiến mà đoạn duyên hữu lậu, và kiến tương ưng với vô minh duyên vô lậu, tùy miên tùy tăng. Kiến thủ-tà kiến-tùy miên kiến và kiết kiến cũng vậy.

Sự trói buộc do chấp thật có thân này, do kiến mà đoạn, tùy miên, tùy tăng, tùy tăng tùy miên kiến thủ, kiết thủ cũng vậy.

Cái ố tác là biến hành thuộc cõi Dục và kiết ganh tị-kiết keo kiệt thuộc tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Mũi-lưỡi xúc chạm sinh ái thân, kiết ganh tị-kiết keo kiệt cũng vậy.

Cái nghi thuộc cõi Dục do kiến mà đoạn duyên hữu lậu, và nghi tương ưng với vô minh duyên vô lậu, tùy miên tùy tăng.

Kiết tham-mạn duyên hữu lậu thuộc ba cõi là tùy miên tùy tăng; ý xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên mạn, kiết ái-mạn cũng vậy.

Tham sắc là biến hành thuộc cõi Sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Tham vô sắc là biến hành thuộc cõi Vô sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Ba kiết thuận phần trên ở phía sau là biến hành thuộc cõi Sắc-Vô sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Mắt-tai-thân xúc chạm sinh ra ái thân là biến hành thuộc cõi Dục-Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Tùy miên hữu tham là tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc-vô sắc. Tùy miên thuộc cõi Dục do kiến khổ mà đoạn, tất cả do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục và tùy miên tùy tăng của biến hành do kiến tập mà đoạn. Tùy miên thuộc cõi Dục do kiến tập mà đoạn, tất cả do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và tùy miên tùy tăng của biến hành do kiến khổ mà đoạn.

Tùy miên thuộc cõi Dục do kiến diệt mà đoạn, kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Dục trừ vô minh bất cộng duyên vô lậu, còn lại tất cả tùy miên tùy tăng và biến hành. Tùy miên thuộc cõi Dục do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, trừ vô minh bất cọng duyên vô lậu, còn lại tất cả tùy miên tùy tăng và biến hành. Tùy miên thuộc cõi Dục do tu mà đoạn. Tất cả do tu mà đoạn thuộc cõi Dục và tùy miên tùy tăng của biến hành. Năm bộ tùy miên tùy thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nói rộng cũng vậy.

Sự sai biệt là nói theo cảnh giới của mình.

Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc duyên thức và duyên duyên thức.

Đáp: Nhãn căn duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng vậy.

Nữ căn duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, biến hành thuộc cõi Sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn. Nam căn và khổ căn cũng vậy.

Mạng căn duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Ý căn duyên thức và duyên duyên thức, duyên với hữu vi. Xả căn cũng vậy.

Lạc căn duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, cõi Sắc duyên với hữu vi, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Vô sắc, cõi Sắc duyên với hữu vi.

Hỷ căn duyên thức, có duyên hữu vi thuộc cõi Dục-cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, và biến hành; duyên duyên thức, có duyên hữu vi thuộc cõi Dụccõi sắc, bốn bộ thuộc cõi Vô sắc.

Ưu căn duyên thức, có duyên hữu lậu thuộc cõi Dục, biến hành thuộc cõi Sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có duyên hữu vi thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn.

Năm căn là tín…, duyên thức và duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Ba căn vô lậu duyên thức, có hai bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc giới duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc xứ, sắc thủ uẩn, năm giới trước, pháp hữu tiến-hữu đối cũng vậy.

Hương-vị-tỷ-thiệt-thân giới duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, biến hành thuộc cõi Sắc, cùng với do tu mà đoạn, duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn. Hương-vị xứ cũng vậy.

Nhãn-nhĩ-thân thức giới duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, cùng với biến hành.

Ý giới-ý thức giới, duyên thức và duyên duyên thức, có duyên hữu vi.

Ý xứ, bốn uẩn sau, pháp hữu vi, pháp quá khứvị lai-hiện tại cũng vậy.

Pháp giới duyên thức, có tất cả thuộc ba cõi, duyên duyên thức, có duyên hữu vi.

Pháp xứ, pháp vô sắc-vô kiến-vô đối-thiện cũng vậy.

Sắc uẩn duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dụccõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, và biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Pháp hữu sắc cũng vậy.

Bốn thủ uẩn sau duyên thức, có duyên hữu lậu; duyên duyên thức, có duyên hữu vi.

Thức giới, pháp hữu lậu, pháp do kiến mà đoạn cũng vậy.

Pháp vô lậu duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có duyên hữu vi. Pháp vô đoạn cũng vậy.

Pháp vô vi duyên thức, có hai bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành, duyên duyên thức, có duyên hữu vi pháp bất thiện duyên thức, có duyên hữu lậu thuộc cõi Dục, biến hành thuộc cõi Sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có duyên hữu vi thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi vô sắc, và do tu mà đoạn. Pháp hệ thuộc cõi Dục cũng vậy.

Pháp vô ký duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục có duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc-vô sắc; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, có duyên hữu vi thuộc cõi Sắc-vô Sắc.

Pháp hệ thuộc cõi Sắc duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, có duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc, bốn bộ thuộc cõi Vô sắc.

Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, duyên hữu lậu thuộc cõi vô sắc, duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc, duyên hữu vi thuộc cõi vô sắc.

Pháp học và vô học duyên thức, có hai bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành, duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Pháp phi học phi vô học duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến đạo mà đoạn; duyên duyên thức, có duyên hữu vi.

Pháp do tu mà đoạn duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Khổ-tập đế duyên thức, có duyên hữu lậu; duyên duyên thức, có duyên hữu vi.

Thế tục trí cũng vậy.

Diệt đế duyên thức, có hai bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có duyên hữu vi. Đạo đế duyên thức, có hai bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Khổ-tập-diệt-đạo trí, và ba Tam-mađịa cũng vậy.

Bốn tĩnh lự duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, và biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc. Từ-Bi-Xả vô lượng duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn, duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước cũng như vậy. Hỷ Vô lượng duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, cùng với biến hành.

Hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước cũng như vậy.

Ba vô sắc trước duyên thức và duyên duyên thức, cùng có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc, duyên hữu vi thuộc cõi Vô sắc.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, duyên hữu lậu thuộc cõi vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc, duyên hữu vi thuộc cõi Vô sắc. không-Thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ-giải thoát duyên thức và duyên duyên thức, cùng có ba bộ thuộc, bốn bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hai giải thoát sau và hai biến xứ sau duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi, duyên duyên thức; có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-vô sắc.

Pháp trí duyên thức, có hai bộ thuộc cõi Dục cùng với biến hành, biến hành thuộc cõi Sắc và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi vô sắc, và do tu mà đoạn.

Loại trí duyên thức, có hai bộ và biến hành thuộc cõi Sắc-Vô sắc, biến hành thuộc cõi Dục và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi sắc-Vô sắc.

Tha tâm trí duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Ba lớp Tam-ma-địa duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Kiết hữu thân kiến duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có bốn bộ ba cõi.

Kiết giới cấm thủ duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến đạo mà đoạn; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Giới cấm thủ và giới cấm thủ trói buộc thân, kiết giới cấm thủ thuận phần dưới, giới cấm thủ cũng như vậy.

Kiết nghi duyên thức, duyên với hữu lậu; duyên duyên thức, duyên với hữu vi.

Vô minh lậu-bộc lưu-ách-kiến thủ-chấp thật có thân này trói buộc thân, kiết tham-mạn, kiết nghi thuận phần dưới, tà kiến-kiến thủ, ý xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên mạn-vô minh-kiến-nghi, kiết ái-mạn-vô minh-kiến-thủ-nghi cũng như vậy.

Ba căn bất thiện và dục lậu duyên thức, duyên với hữu lậu thuộc cõi Dục, biến hành thuộc cõi sắc và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, duyên với hữu vi thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Dục bộc lưu-ách-thủ, hai trói buộc thân trước, trừ ra ố tác còn lại các cái, kiết sân giận hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, tùy miên dục tham-sân giận và kiết giận dữ cũng như vậy.

Hữu lậu duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc-Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hưu bộc lưu-ách, ngã ngữ thủ, tùy miên hữu tham cũng như vậy.

Cái ố tác duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Kiết ganh tỵ-keo kiệt, mũi-lưỡi xúc chạm sinh ra ái thân, kiết ganh tỵ-keo kiệt cũng như vậy.

Kiết tham sắc thuận phần trên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, biến hành cho đến do tù mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Bốn kiết sau trong kiết thuận phần trên duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-vô sắc.

Nhãn-nhĩ-thân xúc chạm sinh ra ái thân duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi sắc; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, biến hành cho đến do tu mà đoạn thuộc cõi vô sắc.

Tùy miên do kiến khổ-tập và tu mà đoạn thuộc cõi Dục duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn cõi Dục duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục và duyên hữu lậu do kiến diệt mà đoạn, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc; duyên duyên thức, duyên với hữu vi thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi vô sắc.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, có ba bộ thuộc cõi Dục và duyên hữu lậu do kiến đạo mà đoạn, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến khổ-tập và tu mà đoạn thuộc cõi Sắc duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-Sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-Sắc, và duyên hữu lậu do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc, bốn bộ thuộc cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-Sắc, và duyên hữu lậu do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-vô sắc.

Tùy miên do kiến khổ-tập và tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-vô sắc.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc, duyên hữu vi thuộc cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, có bốn bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

QUYỂN 6

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ MƯỜI MÔN, Phần 2

Hỏi: Ý căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, ở trong mười lăm bộ tâm của ba cõi, mỗi một đẳng vô gián sinh bao nhiêu tâm?

Đáp: Đẳng vô gián thuộc ý căn sinh mười lăm tâm; xả và năm căn như tín v.v... cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc lạc căn sinh mười một tâm. Đẳng vô gián thuộc khổ căn sinh năm tâm; ưu căn cũng thế. Đẳng vô gián thuộc hỷ căn sinh mười tâm. Đẳng vô gián thuộc vị tri căn-đương tri căn không sinh tâm. Đẳng vô gián thuộc dĩ tri căn-cụ tri căn sinh ba tâm. Đẳng vô gián thuộc nhãn-nhĩthân, thức giới sinh mười tâm. Đẳng vô gián thuộc tỷ-thiệt thức giới sinh năm tâm; pháp bất thiện cũng như vậy.

Đẳng vô gián thuộc ý pháp, ý thức giới sinh mười lăm tâm. Ý pháp xứ bốn uẩn sau, bốn thủ uẩn sau, thức giới, vô sắc, vô kiến, không có đối, pháp hữu vi-hữu lậu, hiện tại-thiện-vô ký, phi học phi vô học, hệ thuộc ba cõi, pháp do kiến-tu mà đoạn cũng như vậy.

Đẳng vô gián thuộc pháp vô lậu sinh ba tâm; pháp học-vô học, không có đoạn cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc pháp quá khứ sinh hai tâm, pháp vị lai không sinh tâm.

Đẳng vô gián thuộc khổ-tập đế sinh mười lăm tâm. Bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, thế tục trí cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc đạo đế sinh ba tâm. Loại, khổ-tập-diệt-đạo trí, ba Tam-ma-địa cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc bốn vô lượng sinh sáu tâm.

Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ tư-thứ năm, bốn thắng xứ trước, tha tâm trí cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc giải thoát thứ ba-thứ sáuthứ bảy sinh năm tâm.

Bốn thắng xứ sau, mười biến xứ cũng vậy. Giải thoát thứ tám không sinh tâm.

Đẳng vô gián thuộc pháp trí sinh hai tâm.

Đẳng vô gián thuộc ba kiết sinh mười lăm tâm. Hữu vô minh lậu, hữu-kiến-vô minh bộc lưuách, ba thủ sau, kiết tham, mạn, hai trói buộc thân sau, ba kiết sau trong kiết thuận phần dưới, bốn kiết sau trong kiết thuận phần trên, năm kiến, ý xúc sinh ra ái thân, năm tùy miên sau, sáu kiết như ái… cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc ba căn bất thiện và dục lậu sinh năm tâm. Dục bộc lưu-ách-thủ, thủ, năm cái, hai trói buộc thân trước, kiết giận-kiết ganh tị-kiết keo kiệt, hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, mũi-lưỡi xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên dục tham-giận dữ, kiết ganh tỵ-kiết keo kiệt cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc tham sắc-vô sắc trong năm kiết thuận phần trên sinh hai tâm. Đẳng vô gián thuộc ba kiết sau trong kiết thuận phần trên sinh ba tâm. Mắt-tai-thân chạm xúc sinh ra ái thân cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc ba mươi sáu tùy miên của cõi Dục sinh năm tâm.

Đẳng vô gián thuộc ba mươi mốt tùy miên của cõi Sắc sinh mười tâm.

Đẳng vô gián thuộc ba mươi mốt tùy miên của cõi Vô sắc sinh mười lăm tâm.

Hỏi: Từ nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, mỗi mỗi tùy miên đã tăng, nên nói có tầm-có tứ, không có tầm-chỉ có tứ, hay không có tầm-không có tứ?

Đáp: Nên nói nhãn căn đã tăng tùy miên có đủ ba. Tai-mũi-lưỡi-thân mạng-ý lạc-hỷ-năm căn như tín v.v... đã tăng tùy miên cũng vậy.

Nữ căn đã tăng tùy miên có tầm-có tứ. Khổ, ưu, nam căn đã tăng tùy miên cũng vậy.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc-ý thức giới đã tăng tùy miên có đủ ba.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc-ý-pháp xứ, năm uẩn, năm thủ uẩn, sáu giới hữu sắc-vô sắc-hữu kiến-vô kiến, hữu đối-vô đối, pháp hữu lậuhữu vi, quá khứ, vị lai-hiện tại, thiện-vô ký, hệ thuộc nơi cõi Sắc, phi học phi vô học, pháp do kiến, tu mà đoạn, tùy miên đã tăng cũng như thế.

Hương-vị-tỷ-thiệt thức giới đã tăng tùy miên có tầm-có tứ. Hương-vị xứ, bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục đã tăng tùy miên cũng vậy.

Nhãn-nhĩ-thân thức giới đã tăng tùy miên, hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm-chỉ có tứ. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc đã tăng tùy miên không có tầm không có tứ. Khổ-tập đế đã tăng tùy miên đủ cả ba. Bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất-thứ hai, bốn thắng xứ trước, tha tâm, thế tục trí, ba lớp Tamma-địa, đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Sơ tĩnh lự đã tăng tùy miên hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm-chỉ có tứ. Ba tĩnh lự sau đã tăng tùy miên không có tầm-không có tứ.

Bốn vô sắc, sáu giải thoát sau, bốn thắng xứ sau, mười biến xứ đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Ba kiết đã tăng tùy miên đủ cả ba. Hữu vô minh lậu, ba lưu-ách-thủ sau, thủ kiết tham-mạn, hai trói buộc nơi thân sau, ba kiết sau trong kiết thuận phần dưới, trừ tham vô sắc còn lại bốn kiết trong kiết thuận phần trên, năm kiến, ái thân thứ sáu, năm tùy miên sau, sáu kiết như ái, đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Ba căn bất thiện đã tăng tùy miên có tầm-có tứ. Dục lậu-bộc lưu-ách-thủ, hai trói buộc thân trước, năm cái, kiết giận-ganh tị-keo kiệt, hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, mũi, lưỡi xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên đầu tiên-thứ hai, kiết giận dữ-kiết ganh tị-kiết keo kiệt đã tăng tùy miên cũng vậy.

Tham vô sắc đã tăng tùy miên không có tầmkhông có tứ. nhãn-nhĩ-thân xúc chạm sinh ra ái thân đã tăng tùy miên, hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm-chỉ có tứ. Ba mươi sáu tùy miên thuộc cõi Dục đã tăng tùy miên có tầm-có tứ. Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc đã tăng tùy miên đủ cả ba. Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Vô sắc đã tăng tùy miên không có tầm-không có tứ.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, một một tùy miên đã tăng, nên nói tương ưng với lạc căn-khổ căn-hỷ căn-ưu căn-xả căn chăng?

Đáp: Nên nói nhãn căn đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Nhĩ, tỷ-thiệt-thânmạng-lạc-xả căn, năm căn như tín v.v..., đã tăng tùy miên cũng vậy.

Nữ căn đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-khổ căn.

Hỷ-ưu-nam căn đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Ý căn đã tăng tùy miên tương ưng với năm căn. Khổ căn đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ lạc căn.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt, thân và ý thức giới đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Pháp do kiến mà đoạn thuộc nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt, thân xứ đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Sắc-thanh-hương-vị-xúc, nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt, thân thức, ý-pháp, giới đã tăng tùy miên tương ưng với năm căn. Sắc-thanh-hương-vị-xúc, ý-pháp xứ, năm uẩn, năm thủ uẩn, sáu giới hữu sắc, vô sắc, hữu kiến, vô kiến, hữu đối, vô đối, pháp hữu lậuhữu vi, pháp quá khứ-vi lai-hiện-tại, thiện-bất thiện-vô ký, hệ thuộc nơi cõi Dục, pháp do tu mà đoạn, phi học phi vô học, đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Pháp hệ thuộc cõi Sắc đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ khổ căn, ưu căn.

Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc đã tăng tùy miên tương ưng với xả căn.

Khổ-tập đế đã tăng tùy miên tương ưng với năm căn. Thế tục trí đã tăng tùy miên cũng vậy.

Sơ tĩnh lự đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Từ-bi-xả vô lượng, tha tâm trí đã tăng tùy miên cũng vậy.

Tĩnh lự thứ hai đã tăng tùy miên tương ưng với hỷ căn-xả căn.

Hỷ vô lượng, giải thoát đầu tiên, thứ hai, bốn thắng xứ trước đã tăng tùy miên cũng vậy.

Tĩnh lự thứ ba đã tăng tùy miên tương ưng với lạc căn-xả căn. Tĩnh lự thứ tư đã tăng tùy miên tương ưng với xả căn.

Bốn vô sắc, sáu giải thoát sau, bốn thắng xứ sau, mười biến xứ đã tăng tùy miên cũng vậy.

Ba lớp Tam-ma-địa tăng tùy miên được tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Ba kiết đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn.

Căn bất thiện tham, kiến bộc lưu-ách-thủ, giới cấm thủ, tham dục, giới cấm thủ, và chấp thật có thân này trói buộc thân, cái tham dục, kiết thammạn, tham dục-hữu thân kiến-giới cấm thủ, nghi, trong kiết thuận phần dưới, năm kiến, sáu ái thân, tùy miên dục tham-mạn-kiến-nghi, kiết ái-mạnkiến-thủ-nghi, đã tăng tùy miên cũng vậy.

Căn bất thiện sân đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ lạc căn.

Cái giận dữ, giận dữ trói buộc thân, kiết giận dữ, kiết giận dữ trong năm kiết thuận phần dưới, tùy miên giận dữ, kiết giận dữ, đã tăng tùy miên cũng vậy.

Căn bất thiện si đã tăng tùy miên tương ưng với năm căn. Dục vô minh lậu-bộc lưu-ách, dục thủ, cái hôn trầm-trạo cử, tùy miên-kiết vô minh, đã tăng tùy miên cũng vậy.

Hữu lậu đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ khổ căn, ưu căn. Hữu lưu-ách dục thủ, ngã ngữ thủ, tham sắc-trạo cử-mạn-vô minh trong kiết thuận phần trên, tùy miên hữu tham, đã tăng tùy miên cũng vậy.

Cái thụy miên, cái ố tác-cái nghi đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-khổ căn.

Kiết ganh tị-keo kiệt và kiết ganh tị-keo kiệt trong chín kiết đã tăng tùy miên cũng vậy.

Tham vô sắc đã tăng tùy miên tương ưng với xả căn, cõi Dục do kiến mà đoạn tất cả và tùy miên mạn do tu mà đoạn, đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ lạc căn, khổ căn.

Tùy miên tham do tu mà đoạn thuộc cõi Dục đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Tùy miên giận do tu mà đoạn thuộc cõi Dục đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ lạc căn. Tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Dục đã tăng tùy miên tương ưng với năm căn.

Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Vô sắc đã tăng tùy miên tương ưng với xả căn.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, loại nào thành tựu, loại nào không thành tựu?

Đáp: Nhãn căn thuộc cõi Sắc và cõi Dục đã được không mất thì thành tựu, thuộc cõi Vô sắc và cõi Dục chưa được đã mất thì không thành tựu. Nhĩ, tỷ-thiệt căn cũng vậy.

Thân căn thuộc cõi Dục-Sắc thì thành tựu, thuộc cõi Vô sắc thì không thành tựu.

Nữ, nam căn thuộc cõi Dục đã được không mất thì thành tựu, thuộc cõi Sắc-vô sắc và cõi Dục chưa được đã mất thì không thành tựu. Mạng-ý-xả căn thì tất cả hữu tình đều thành tựu.

Lạc căn, từ cõi Biến tịnh trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Khổ căn thuộc cõi Dục thì thành tựu, thuộc cõi Sắc-Vô sắc thì không thành tựu.

Hỷ căn từ cõi Cực quang tịnh trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Ưu căn chưa lìa dục nhiễm thì thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì không thành tựu. Năm căn như tín v.v..., không đoạn căn thiện thì thành tựu, đã đoạn căn thiện thì không thành tựu.

Ba căn vô lậu đã được không mất thì thành tựu, chưa được đã mất thì không thành tựu.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt, giới cõi Sắc và cõi Dục đã được không mất thì thành tựu. Cõi Vô sắc và cõi Dục chưa được đã mất thì không thành tựu. Nhãnnhĩ-tỷ-thiệt-xứ cũng vậy.

Thân-sắc-thanh-xúc giới, thuộc cõi Dục-Sắc thì thành tựu, thuộc cõi Vô sắc thì không thành tựu.

Thân-sắc-thanh-xúc xứ sắc thủ uẩn, năm giới trước, pháp hữu kiến-hữu đối, pháp hệ thuộc cõi Dục-Sắc cũng vậy. Hương-vị-tỷ-thiệt thức giới thuộc cõi Dục thì thành tựu, cõi Sắc-Vô sắc thì không thành tựu; hương-vị xứ cũng vậy. Nhãn-nhĩthân thức giới, từ cõi Phạm thế trở xuống và sinh cõi trên ba tĩnh lự hiện ở trước mắt mắt thì thành tựu, không hiện ở trước mắt mắt và thuộc cõi Vô sắc thì không thành tựu.

Ý-pháp-ý thức giới thuộc tất cả hữu tình đều thành tựu. Ý-pháp xứ, bốn uẩn sau, bốn thủ uẩn, thức giới vô sắc-vô kiến-vô đối, pháp hữu lậu-vô lậu-hữu vi-vô vi, pháp quá khứ-vi lai-hiện-tại, vô ký-pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, phi học phi vô học, pháp do tu mà đoạn-không có đoạn cũng vậy.

Sắc uẩn thuộc cõi Dục-Sắc và Thánh giả thuộc cõi Vô sắc thì thành tựu, phàm phu thuộc cõi Vô sắc thì không thành tựu. Pháp hữu sắc cũng vậy.

Pháp thiện không đoạn căn thiện thì thành tựu, đã đoạn căn thiện thì không thành tựu. Pháp bất thiện chưa lìa dục nhiễm thì thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì không thành tựu.

Pháp học-vô học đã được không mất thì thành tựu, chưa được đã mất thì không thành tựu.

Pháp do kiến đoạn, đạo loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Khổ-tập đế thì tất cả hữu tình đều thành tựu; Phi tưởng phi phi tưởng xứ và thế tục trí cũng vậy. Diệt đế đã được không mất thì thành tựu, chưa được đã mất thì không thành tựu.

Bốn vô lượng, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, tha tâm trí cũng như vậy.

Đạo đế đã được thì thành tựu, chưa được thì không thành tựu. Pháp-loại-khổ-tập-diệt-đạo trí, ba Tam-ma-địa, ba lớp Tam-ma-địa cũng vậy.

Sơ tĩnh lự từ cõi Phạm thế trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Tĩnh lự thứ hai từ cõi Cực quang tịnh trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Tĩnh lự thứ ba từ cõi Biến tịnh trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Tĩnh lự thứ tư từ cõi Quảng quả trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Không vô biên xứ từ Không vô biên xứ trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Thức vô biên xứ từ Thức vô biên xứ trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Vô sở hữu xứ từ Vô sở hữu xứ trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Kiết hữu thân kiến, khổ loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Hữu thân kiến trong kiết thuận phần dưới, hữu thân kiến-biên chấp kiến cũng vậy.

Kiết giới cấm thủ-kiết nghi, đạo loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Kiến, bộc lưu-ách-thủ, giới cấm thủ, hai trói buộc thân sau trong bốn giới cấm thủ-nghi trong kiết thuận phần dưới, ba kiến sau, tùy miên kiến, nghi, kiết kiến-thủ-nghi cũng vậy.

Ba căn bất thiện chưa lìa dục nhiễm thì thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì không thành tựu.

Dục lậu-bộc lưu-ách-thủ, hai trói buộc thân trước trong bốn, bốn cái trước, kiết giận-ganh tịkeo kiệt, hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, mũi-lưỡi-xúc chạm, sinh ra ái thân, tùy miên dục tham-giận dữ, kiết giận dữ-ganh tị-keo kiệt cũng vậy.

Có vô minh lậu chưa lìa vô sắc nhiễm thì thành tựu, đã lìa vô sắc nhiễm thì không thành tựu.

Hữu-vô minh bộc lưu-ách, ngã ngữ thủ, kiết tham, mạn, bốn kiết sau trong kiết thuận phần trên, ý xúc sinh ái thân, tùy miên hữu tham-mạn-vô minh, kiết vô minh, ái, mạn cũng vậy.

Cái nghi chưa lìa dục nhiễm, phàm phu và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, đạo pháp trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả và phàm phu đã lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, đạo pháp trí đã sinh thì không thành tựu.

Tham sắc trong kiết thuận phần trên chưa lìa sắc nhiễm thì thành tựu, đã lìa sắc nhiễm thì không thành tựu.

Nhãn-nhĩ-thân xúc chạm đã sinh ái thân chưa lìa nhiễm thuộc cõi Phạm thế thì thành tựu, đã lìa nhiễm nơi cõi Phạm thế thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, phàm phu chưa lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, khổ pháp trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả-phàm phu đã lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, khổ pháp trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Dục, phàm phu chưa lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, tập pháp trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả-phàm phu đã lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, tập pháp trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, phàm phu chưa lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, diệt pháp trí chưa sinh thì thành tựu, Thánh giả-phàm phu đã lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, diệt pháp trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, phàm phu chưa lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, đạo pháp trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả-phàm phu đã lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, đạo pháp trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, phàm phu chưa lìa dục nhiễm thì thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, phàm phu chưa lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, khổ trí chưa sinh thì thành tựu, Thánh giả-phàm phu đã lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, khổ loại trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, phàm phu chưa lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, tập loại trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả-phàm phu đã lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, tập loại trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc, phàm phu chưa lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, diệt loại trí chưa sinh thì thành tựu.

Thánh giả-phàm phu đã lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, diệt loại trí đã sinh thì thành tựu.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, phàm phu chưa lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, đạo loại trí chưa sinh thì thành tựu, Thánh giả-phàm phu đã lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, đạo loại trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, chưa lìa sắc nhiễm thì thành tựu, đã lìa sắc nhiễm thì không thành tựu.

Tùy miên, do kiến mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, khổ loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên, do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, tập loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên, do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, diệt loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, đạo loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc chưa lìa vô sắc nhiễm thì thành tựu, đã lìa vô sắc nhiễm thì không thành tựu.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, lúc tất cả được biết khắp, ở trong chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu tùy miên được biết khắp? Ở trong chín kiết, có bao nhiêu kiết hết?

Đáp: Khi nhãn căn được biết khắp thì ái sắc hết, phàm phu có ba mươi mốt tùy miên, được biết khắp không có kiết hết. Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Nhĩ-tỷ-thiệt thân căn cũng vậy. Nữ, nam căn khi được biết khắp thì ái dục hết.

Phàm phu có ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả có bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Khổ, ưu căn cũng vậy.

Mạng căn khi được biết khắp thì ái vô sắc hết, ba tùy miên được biết khắp thì ba kiết hết. Ý-xa và năm căn như tín v.v... cũng vậy.

Lạc căn khi được biết khắp thì ái thuộc cõi Biến tịnh hết, tức lạc căn được biết khắp, không có kiết hết.

Hỷ căn khi được biết khắp thì ái thuộc cõi Cực quang tịnh hết, tức là hỷ căn được biết khắp, không có kiết hết.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc giới khi được biết khắp thì ái sắc hết. phàm phu có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt, thân, sắc, thanh, xúc xứ, sắc uẩn, sắc thủ uẩn, năm giới trước hữu sắc-hữu kiến, pháp hữu đối, pháp hệ thuộc cõi Sắc, cũng vậy.

Hương-vị-tỷ-thiệt thức giới, khi được biết khắp thì ái dục hết. Phàm phu có ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết.

Thánh giả có bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Hương-vị xứ, bất thiện, pháp hệ thuộc thuộc cõi Dục cũng vậy.

Nhãn-nhĩ-thân thức giới khi được biết khắp thì ái cõi Phạm thế hết, tức là nhãn-nhĩ-thân thức giới được biết khắp, không có kiết hết.

Ý-pháp-ý thức giới khi được biết khắp, thì ái vô sắc hết; ba tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Ý-pháp xứ, bốn uẩn sau, bốn thủ uẩn-thức giới, vô sắc-vô kiến-vô đối, pháp hữu lậu-hữu vi, quá khứvi lai-hiện tại, thiện, vô ký, pháp hệ thuộc cõi Sắc pháp, phi học phi vô học, pháp do tu mà đoạn cũng vậy. Pháp do kiến mà đoạn khi được biết khắp, người chưa lìa ái sắc, đạo loại trí hiện ở trước mắt mắt, mười bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Người đã lìa ái sắc, đạo loại trí hiện ở trước mắt mắt, bảy tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Khổ-tập đế khi được biết khắp thì ái vô sắc hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hai giải thoát sau, thế tục trí, ba lớp Tam-ma-địa cũng vậy.

Sơ tĩnh lự khi được biết khắp thì ái thuộc cõi Phạm thế hết, tức là sơ tĩnh lự được biết khắp, không có kiết hết.

Tĩnh lự thứ hai khi được biết khắp thì ái cõi Cực quang tịnh hết, tức là tĩnh lự thứ hai được biết khắp, không có kiết hết.

Hỷ vô lượng, giải thoát đầu tiên-thứ hai, bốn thắng xứ trước cũng vậy.

Tĩnh lự thứ ba khi được biết khắp thì ái cõi Biến tịnh hết, tức là tĩnh lự thứ ba được biết khắp không có kiết hết.

Tĩnh lự thứ tư khi được biết khắp thì ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết, Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, tha tâm trí cũng vậy.

Không vô biên xứ khi được biết khắp thì ái của Không vô biên xứ hết, tức Không vô biên xứ được biết khắp, không có kiết hết. Không vô biên xứ, giải thoát biến xứ cũng vậy.

Thức vô biên xứ khi được biết khắp thì ái. Thức vô biên xứ hết, tức là Thức vô biên xứ được biết khắp, không có kiết hết. Thức vô biên xứ, giải thoát biến xứ cũng vậy.

Vô sở hữu xứ khi được biết khắp thì ái của Vô sở hữu xứ hết, tức là Vô sở hữu xứ được biết khắp, không có kiết hết. Vô sở hữu xứ giải thoát cũng vậy.

Kiết thân kiến khi được biết khắp, khổ loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm, có mười tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Người đã lìa sắc nhiễm có chín tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Kiết hữu thân kiến trong kiết thuận phần dưới, hữu thân kiến-biên chấp kiến cũng vậy.

Kiết giới cấm thủ, kiết nghi khi được biết khắp, đạo loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm, có mười bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Người đã lìa sắc nhiễm, có bảy tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Kiến bộc lưu-ách-thủ, giới cấm thủ hai thứ sau trong bốn trói buộc, hai kiết sau trong kiết thuận phần dưới, ba kiến sau, tùy miên kiến-nghi, kiết kiến-thủ nghi cũng vậy.

Ba căn bất thiện và dục lậu khi được biết khắp thì ái dục hết, phàm phu có ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả có bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết.

Dục bộc lưu-ách-thủ, hai thứ trước trong bốn trói buộc thân, bốn cái trước, kiết giận-ganh tị-keo kiệt, hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, mũilưỡi xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên tham dụcgiận dữ, kiết giận-ganh tị-keo kiệt cũng vậy.

Hữu lậu, vô minh lậu khi được biết khắp thì ái vô sắc hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Hữu-vô minh bộc lưu-ách, ngã ngữ thủ, kiết thammạn, bốn kiết sau trong kiết thuận phần trên, ý xúc sinh ra ái thân, tùy miên hữu tham-mạn-vô minh, kiết vô minh-ái-mạn cũng vậy.

Cái nghi khi được biết khắp thì ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả lúc đạo pháp trí hiện ở trước mắt, tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Khi tham sắc được biết khắp thì ái sắc hết, phàm phu có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Mắt-tai-thân xúc chạm sinh ra ái thân khi được biết khắp thì ái cõi Phạm thế hết, tức là ba ái thân được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, khi được biết khắp thì ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên thuộc cõi Dục được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả lúc khổ pháp trí hiện ở trước mắt, mười tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Dục, khi được biết khắp thì ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả lúc tập trí hiện ở trước mắt, bảy tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, khi được biết khắp thì ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giải lúc diệt pháp trí hiện ở trước mắt, bảy tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, khi được biết khắp thì ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giải lúc đạo pháp trí hiện ở trước mắt, tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục khi được biết khắp thì thí ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết; Thánh giải có bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc khi được biết khắp thì ái sắc của phàm phu hết, ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giải lúc khổ loại trí hiện ở trước mắt.

Mười tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Sắc khi được biết khắp thì ái sắc của phàm phu hết, ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giải lúc tập loại trí hiện ở trước mắt, mười tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc khi được biết khắp thì ái sắc của phàm phu hết, ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giải lúc diệt loại trí hiện ở trước mắt, mười hai tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, khi được biết khắp thì ái sắc của phàm phu hết, ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giải lúc đạo loại trí hiện ở trước mắt, mười bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc khi được biết khắp thì ái sắc của phàm phu hết, có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giải có ba tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi được biết khắp, khổ loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm, có mười tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết; người đã lìa sắc nhiễm, có chín tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi được biết khắp, tập loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm, có mười hai tùy miên được biết khắp, không có kiết hết; người đã lìa sắc nhiễm, có sáu tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi được biết khắp, diệt loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm có mười hai tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Người đã lìa sắc nhiễm có sáu tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi được biết khắp, đạo loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm, có mười bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết; người đã lìa sắc nhiễm, có bảy tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, khi được biết khắp thì ái vô sắc hết; ba tùy miên được biết khắp, ba kiết hết.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, khi tất cả diệt tác chứng, ở trong chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu tùy miên diệt tác chứng? Ở trong chín kiết, có bao nhiêu kiết hết?

Đáp: Khi nhãn căn diệt tác chứng, thì ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giả có ba tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Nhĩ-tỷ-thiệt, thân căn cũng như vậy.

Khi nữ, nam căn diệt tác chứng thì ái dục hết. Phàm phu có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giả được quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết. Đến A-la-hán có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Khổ căn-ưu căn cũng vậy.

Khi mạng căn diệt tác chứng, được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Ý, xả và năm căn như tín v.v... cũng vậy. Khi lạc căn diệt tác chứng, ái biến tịnh hết, tức là lạc căn diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Lúc hỷ căn diệt tác chứng, ái thuộc cõi Cực quang tịnh hết, tức là hỷ căn diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến quả A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc giới, khi diệt tác chứng thì ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giải có ba tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng chín kiết hết. Nhãn-nhĩ-tỷthiệt-thân-sắc-thanh-xúc-xứ, sắc uẩn, sắc thủ uẩn, năm giới trước, pháp hữu sắc-hữu kiến-hữu đối, pháp hệ thuộc nơi cõi Sắc cũng vậy.

Hương, vị, tỷ-thiệt thức giới, khi diệt tác chứng thì ái dục hết. Phàm phu có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết.

Thánh giả được quả Bất hoàn, có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết. Đến A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Hương-vị xứ, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc nơi cõi Dục cũng vậy.

Nhãn-nhĩ-thân thức giới khi diệt tác chứng, ái của cõi Phạm thế hết, tức là ba giới diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Ý-pháp-ý thức giới khi diệt tác chứng, được quả A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Ý-pháp xứ, bốn uẩn sau, bốn thủ uẩn, thức giới, vô sắc-vô kiến-vô đối, pháp hữu lậu-hữu vi, quá khứ-vi lai-hiện tại, thiện-vô kýpháp phi học phi vô học, hệ thuộc nơi cõi Vô sắc, pháp do tu mà đoạn cũng vậy. Pháp do kiến đoạn khi diệt tác chứng được quả Dự lưu, có tám mươi chín tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy. Đến quả Bất hoàn, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết. Đến quả A-la-hán, chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Lúc khổ-tập-diệt tác chứng, được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hai giải thoát sau, thế tục trí, ba lớp Tam-ma-địa cũng vậy. Lúc sơ tĩnh lự diệt tác chứng, ái thuộc cõi Phạm thế hết, tức là sơ tĩnh lự diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Khi tĩnh lự thứ hai diệt tác chứng, ái thuộc cõi Cực quang tịnh hết, là tức tĩnh lự thứ hai diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Hỷ vô lượng, giải thoát đầu tiên-thứ hai, bốn thắng xứ trước cũng vậy.

Tĩnh lự thứ ba khi diệt tác chứng, ái thuộc cõi

Biến tịnh hết, tức là tĩnh lự thứ ba, diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Khi tĩnh lự thứ tư diệt tác chứng, ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giả có ba tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, tha tâm trí cũng vậy.

Không vô biên xứ khi diệt tác chứng, ái thuộc Không vô biên xứ hết, tức là diệt tác chứng kia không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên, diệt tác chứng, chín kiết hết. Không vô biên xứ, giải thoát biến xứ cũng vậy.

Thức vô biên xứ khi diệt tác chứng, ái thuộc thức vô biên xứ hết, tức là diệt tác chứng kia không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Thức vô biên xứ, giải thoát biến xứ cũng vậy. Vô sở hữu xứ khi diệt tác chứng, ái thuộc Vô sở hữu xứ hết, tức là diệt tác chứng kia không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Vô sở hữu xứ giải thoát cũng vậy.

Kiết hữu thân kiến khi diệt tác chứng, khổ loại trí hiện ở trước mắt, có mười tám tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến quả Dự lưu, có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy. Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết. Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Hữu thân kiến trong kiết thuận phần dưới, hữu thân kiến-biên chấp kiến cũng vậy.

Kiết nghi-giới cấm thủ khi diệt tác chứng được quả Dự lưu, có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Khi đến quả Bất hoàn, có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết. Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Kiến bộc lưu-ách-thủ, giới cấm thủ, giới cấm thủ hai thứ sau trong bốn trói buộc thân, giới cấm thủ-nghi trong kiết thuận phần dưới, ba kiến sau, tùy miên nghi-kiến, kiết kiến-thủ-nghi cũng vậy.

Ba căn bất thiện và dục lậu khi diệt tác chứng, ái dục phàm phu hết, có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết, Thánh giả được quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Dục bộc lưu-ách-thủ hai thứ trước trong bốn trói buộc thân, kiết giận dữganh tị-keo kiệt, bốn cái trước, hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, mũi-lưỡi xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên tham dục-giận dữ, kiết giận dữ-ganh tị-keo kiệt cũng vậy.

Hữu lậu-vô minh lậu khi diệt tác chứng, được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Hữu-vô minh bộc lưu-ách, ngã ngữ thủ, kiết tham, mạn, bốn kiết sau trong kiết thuận phần trên, ý xúc sinh ra ái thân, tùy miên vô minh-hữu tham-mạn-kiết vô minh ái, mạn cũng vậy. Khi cái nghi diệt tác chứng, thì ái dục của phàm phu hết có, ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giải lúc đạo pháp trí hiện ở trước mắt, có tám tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến quả Dự lưu, có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn, có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Khi tham sắc diệt tác chứng thì ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giải với ba tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Mắt-tai-thân xúc chạm sinh ra ái thân, khi diệt tác chứng, ái thuộc cõi Phạm thế hết, tức thì ba ái thân diệt tác chứng không có kiết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục khi diệt tác chứng, ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giải lúc khổ pháp trí hiện ở trước mắt có mười tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Dục, khi diệt tác chứng thì ái dục của phàm phu hết, có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giải lúc tập pháp trí hiện ở trước mắt, có bảy tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết tập.

Tùy miên là đối tượng mà đoạn của kiến diệt nơi do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, khi diệt tác chứng, ái dục của phàm phu hết, có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giả lúc diệt pháp trí hiện ở trước mắt. Bảy tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu với tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn với chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục khi diệt tác chứng, ái dục của phàm phu hết có, ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giải lúc đạo pháp trí hiện ở trước mắt, có tám tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục khi diệt tác chứng, ái dục của phàm phu hết, có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giả được quả Bất hoàn, có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, khi diệt tác chứng, ái sắc của phàm phu hết, có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giải lúc khổ loại trí hiện ở trước mắt, có mười tám tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết.

Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Sắc khi diệt tác chứng, ái sắc của phàm phu hết, có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết, Thánh giải lúc tập loại trí hiện ở trước mắt, có mười hai tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu với tám mươi tám diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc, khi diệt tác chứng, ái sắc của phàm phu hết, có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giải lúc diệt loại trí hiện ở trước mắt, có mười hai tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, khi diệt tác chứng, ái sắc của phàm phu hết, có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giả được quả Dự lưu, có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn nơi cõi Sắc khi diệt tác chứng, ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giải có ba tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi diệt tác chứng, khổ loại trí hiện ở trước mắt, có mười tám tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu với tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy. Đến quả Bất hoàn, có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi diệt tác chứng, tập loại trí hiện ở trước mắt, có mười hai tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu với tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, khi diệt tác chứng thì diệt loại trí hiện ở trước mắt, có mười hai tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, khi diệt tác chứng được quả Dự lưu, có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi diệt tác chứng, được quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

QUYỂN 7

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ GIÁC CHI

Tám chi học-mười chi vô học
Kiến và giác chi-đạo có ba,
Thế tục-vô lậu-kiến và trí,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Như Đức Thế Tôn nói: "Kiến học tích thành tựu tám chi học".

Hỏi: Thành tựu tám chi học có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào có tầm-có tứ, kiến học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị laihiện tại có tám, kiến học kia diệt rồi không mất. Nếu lại dựa vào định có tầm-có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai-hiện tại có tám, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào không có tầm-không có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại có bảy, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại có bốn, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại không có.

Nếu dựa vào không có tầm-không có tứ, kiến học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có tám, hiện tại có bảy, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định không có tầm-không có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có bảy, vị lai có tám, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ có bảy, vị lai có tám, hiện tại có bốn, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ có bảy, vị lai có tám, hiện tại không có, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ có bảy, vị lai-hiện tại có tám, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có tám, hiện tại có bốn, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định vô sắc, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có bốn, vị lai có tám, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ bốn, vị lai có tám, hiện tại không có, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào có tầm-có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ bốn, vị lai-hiện tại có tám, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định không có tầm-không có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ bốn, vị lai có tám, hiện tại có bảy, kiến học kia diệt rồi không mất.

Như Đức Thế Tôn nói: "A-la-hán lậu tận, thành tựu mười chi vô học".

Hỏi: Vô học ấy thành tựu có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, trí vô học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có mười, hiện tại có chín, vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào có tầm-có tứ, trí vô học được hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có chín, vị lai có mười, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định không có tầm-không có tứ, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại không có, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, trí kiến vô học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có chín, vị lai có mười, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào có tầm-có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại có chín, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định không có tầm-không có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại có tám, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại có năm, trí kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại không có.

Nếu dựa vào không có tầm-không có tứ, trí vô học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định không có tầm-không có tứ, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có tám, vị lai có mười, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ tám, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ tám, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, trí vô học được hiện ở trước mắt, thì quá khứ tám, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào không có tầm-không có tứ, kiến vô học đầu tiên được hiện ở trước mắt, thì quá khứhiện tại có tám, vị lai có mười, kiến vô học ấy diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định không có tầm-không có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có chín, vị lai có mười.

Nếu dựa vào vô sắc, trí vô học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định vô sắc, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có năm, vị lai có mười, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ có năm, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào có tầm-có tứ, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ có năm, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định không có tầm-không có tứ, trí vô học sẽ hiện ở trước mắt, thì quá khứ có năm, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, kiến vô học đầu tiên sẽ hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có năm, vị lai có mười, kiến đó diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định vô sắc, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại có năm, vô học, trí kiến đó diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí kiến vô học, đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định không có tầm-không có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại có tám.

Hỏi: Thế nào là kiến?

Đáp: Là năm kiến thuộc nhãn căn, Chánh kiến của thế tục, kiến học, vô học.

Hỏi: Thế nào là trí?

Đáp: Tuệ tương ưng với năm thức, trừ nhẫn vô lậu, còn lại tuệ tương ưng với ý thức.

Hỏi: Thế nào là tuệ?

Đáp: Sáu thức tương ưng với tuệ.

Hỏi: Các kiến là trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến không phải trí, nghĩa là nhãn căn và nhẫn vô lậu.

2. Có trí không phải kiến, nghĩa là năm thức thân tương ưng với tuệ, tận-vô sinh trí, trừ ra năm kiến cùng với Chánh kiến thế tục, còn lại tuệ hữu lậu tương ưng với ý thức.

3. Có kiến cũng là trí, nghĩa là năm kiến, Chánh kiến thế tục, trừ nhẫn vô lậu và tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu.

4. Không phải kiến cũng không phải trí, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các kiến là tuệ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến không phải tuệ, nghĩa là nhãn căn.

2. Có tuệ không phải kiến, nghĩa là tuệ tương ưng với năm thức thân, tận-vô sinh trí, trừ ra năm kiến và Chánh kiến thế tục, còn lại tuệ hữu lậu tương ưng với ý thức khác.

3. Có kiến cũng là tuệ, nghĩa là trừ ra tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu và năm kiến, Chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải tuệ, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các trí là tuệ chăng?

Đáp: Các trí đều là tuệ. Có tuệ không phải trí, nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Kiến thuộc về trí hay trí thuộc về kiến?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến không phải thuộc về trí, nghĩa là nhãn căn và nhẫn vô lậu.

2. Có trí không phải thuộc về kiến, nghĩa là tuệ tương ưng với năm thức thân, tận-vô sinh trí, trừ ra năm kiến và Chánh kiến thế tục, còn lại tuệ hữu lậu tương ưng với ý thức.

3. Có kiến cũng thuộc về trí, nghĩa là năm kiến, Chánh kiến thế tục, trừ ra nhẫn vô lậu và tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu.

4. Không phải kiến, cũng không phải thuộc về trí, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Kiến thuộc về tuệ hay tuệ thuộc về kiến?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến không phải thuộc về tuệ, nghĩa là nhãn căn.

2. Có tuệ không phải thuộc về kiến, nghĩa là tuệ tương ưng với năm thức thân, tận-vô sinh trí, trừ ra năm kiến và Chánh kiến thế tục, còn lại tuệ hữu lậu tương ưng với ý thức.

3. Có kiến cũng thuộc về tuệ, nghĩa là trừ ra tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu khác và năm kiến, Chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến, cũng không phải thuộc về tuệ, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Trí thâu tóm tuệ hay tuệ thâu tóm trí?

Đáp: Tuệ thâu tóm trí chứ không phải trí thâu tóm tuệ. Không thâu tóm những gì? Nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Các kiến thành tựu thì đó là trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các kiến thành tựu thì đó là kiến chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các kiến thành tựu thì đó là tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ thì thành tựu kiến chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các trí thành tựu thì đó là tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ thì thành tựu trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các kiến đã đoạn, đã biến khắp thì đó là trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu trí đã đoạn, đã biến khắp thì đó là kiến chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các kiến đã đoạn, đã biến khắp thì đó là tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tuệ đã đoạn, đã biến khắp thì đó là kiến chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các trí đã đoạn, đã biến khắp thì đó là tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tuệ đã đoạn, đã biến khắp thì đó là trí kia chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các Chánh kiến là Trạch pháp giác chi không?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có Chánh kiến không phải Trạch pháp giác chi, nghĩa là Chánh kiến thế tục.

2. Có Trạch pháp giác chi không phải Chánh kiến, nghĩa là tận-vô sinh trí.

3. Có Chánh kiến cũng là Trạch pháp giác chi, nghĩa là trừ ra tận-vô sinh trí, tuệ vô lậu.

4. Không phải Chánh kiến cũng không phải Trạch pháp giác chi, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các chánh trí là Trạch pháp giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có chánh trí không phải Trạch pháp giác chi, nghĩa là chánh trí thế tục.

2. Có Trạch pháp giác chi không phải chánh trí, nghĩa là nhẫn vô lậu.

3. Có chánh trí cũng là Trạch pháp giác chi, nghĩa là trừ ra nhẫn vô lậu, còn lại tuệ vô lậu.

4. Không phải chánh trí cũng không phải Trạch pháp giác chi, nghĩa là trừ ra tướng trước.

Hỏi: Bảy giác chi, tám đạo chi, khi mỗi mỗi chi hiện ở trước mắt, thì có có bao nhiêu giác chi, bao nhiêu đạo chi hiện ở trước mắt?

Đáp: Nếu dựa vào vị chí định, lúc Niệm giác chi hiện ở trước mắt, có sáu giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, có sáu giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự, thì lúc Niệm giác chi hiện ở trước mắt, có bảy giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào ở trung gian tĩnh lự thì lúc Niệm giác chi hiện ở trước mắt, có sáu giác chi học, bảy đạo chi hiện ở trước mắt, và sáu giác chi vô học, tám đạo chi hiện ở trước mắt. Dựa vào tĩnh lự thứ ba-thứ tư cũng vậy.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, lúc Niệm giác chi hiện ở trước mắt, có bảy giác chi học, bảy đạo chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi vô học, tám đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào định vô sắc, lúc Niệm giác chi hiện ở trước mắt, có sáu giác chi học, bốn đạo chi hiện ở trước mắt, và sáu giác chi vô học, năm đạo chi hiện ở trước mắt. Trạch pháp giác chi-Tinh tiến-Khinh an-định-Xả, giác chi Chánh kiếnChánh tinh tiến-Chánh niệm-Chánh định đạo chi, cũng vậy.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự, lúc Hỷ giác chi hiện ở trước mắt, thì có bảy giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, thì khi Hỷ giác chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi học, bảy đạo chi hiện ở trước mắt, thì bảy giác chi vô học, tám đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào vị chí, thì khi Chánh tư duy hiện ở trước mắt, và sáu giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, thì sáu giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự thì khi Chánh tư duy hiện ở trước mắt, có bảy giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào vị chí định, khi Chánh ngữ hiện ở trước mắt, thì có sáu giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, và sáu giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự, khi Chánh ngữ hiện ở trước mắt, thì có bảy giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, thì bảy giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào trung gian tĩnh lự, khi Chánh ngữ hiện ở trước mắt, thì có sáu giác chi học, bảy đạo chi hiện ở trước mắt, và sáu giác chi vô học, tám đạo chi hiện ở trước mắt. Dựa vào tĩnh lự thứ bathứ tư cũng vậy.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, khi Chánh ngữ hiện ở trước mắt, thì có bảy giác chi học, bảy đạo chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi vô học, tám đạo chi hiện ở trước mắt. Chánh nghiệp, chánh mạng cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm giác chi, thì pháp đó tương ưng với Trạch pháp giác chi chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Niệm mà không tương ưng với Trạch pháp, nghĩa là Trạch pháp giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Trạch pháp mà không tương ưng với Niệm, nghĩa là Niệm giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Niệm cũng tương ưng với Trạch pháp, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Niệm cũng không tương ưng với Trạch pháp, nghĩa là các tâmtâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Trạch pháp giác chi, đối với Tinh tiến-Khinh an-định-Xả giác chi-Chánh tinh tiến-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm giác chi, thì pháp đó tương ưng với Hỷ giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Niệm mà không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Hỷ giác chi và Hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Niệm giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Hỷ mà không tương ưng với Niệm, nghĩa là Hỷ giác chi tương ưng với Niệm.

3. Có pháp tương ưng với Niệm cũng tương ưng với Hỷ, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Niệm cũng không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Hỷ không tương ưng với Niệm giác chi và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Hỷ giác chi, đối với Chánh kiến-Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh niệm chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với chánh niệm, thì pháp đó tương ưng với Niệm giác chi chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi, thì pháp đó tương ưng với Tinh tiến giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Trạch pháp mà không tương ưng với Tinh tiến, nghĩa là Tinh tiến giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Tinh tiến mà không tương ưng với Trạch pháp, nghĩa là Trạch pháp giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Trạch pháp cũng tương ưng với Tinh tiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Trạch pháp cũng không tương ưng với Tinh tiến, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Tinh tiến giác chi, đối với giác chi Khinh an-Định-Xả, Chánh tinh tiến, Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi, thì pháp đó tương ưng với Hỷ giác chi chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Trạch pháp mà không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Hỷ giác chi và Hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Trạch pháp giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Hỷ mà không tương ưng với Trạch pháp, nghĩa là Hỷ giác chi tương ưng với Trạch pháp.

3. Có pháp tương ưng với Trạch pháp cũng tương ưng với Hỷ, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Trạch pháp, cũng không tương ưng với Hỷ, nghĩa là hỷ không tương ưng với Trạch pháp giác chi, và các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Hỷ giác chi, đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh kiến chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng với Chánh kiến thì cũng tương ưng với Trạch pháp giác chi. Có pháp tương ưng với Trạch pháp mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến vốn không thâu tóm pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác chi, thì pháp đó tương ưng với Hỷ giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Tinh tiến mà không tương ưng với hỷ, nghĩa là Hỷ giác chi và Hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Tinh tiến giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Hỷ mà không tương ưng với Tinh tiến, nghĩa là Hỷ giác chi tương ưng với Tinh tiến.

3. Có pháp tương ưng với Tinh tiến cũng tương ưng với Hỷ, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Tinh tiến, cũng không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Hỷ không tương ưng với Tinh tiến giác chi và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Hỷ giác chi, đối với Chánh kiến-Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác chi, thì pháp đó tương ưng với Khinh an giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Tinh tiến mà không tương ưng với Khinh an, nghĩa là Khinh an giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Khinh an mà không tương ưng với Tinh tiến, nghĩa là Tinh tiến giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Tinh tiến cũng tương ưng với Khinh an, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Tinh tiến, cũng không tương ưng với Khinh an, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Khinh an giác chi, đối với ĐịnhXả giác chi, Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh tinh tiến chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với Chánh tinh tiến, thì pháp ấy tương ưng với Tinh tiến giác chi chăng? Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác chi, thì pháp đó tương ưng với Khinh an giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Hỷ mà không tương ưng với Khinh an, nghĩa là Hỷ tương ưng với Khinh an giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Khinh an mà không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Hỷ giác chi và Hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Khinh an giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Hỷ cũng tương ưng với Khinh an, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Hỷ cũng không tương ưng với Khinh an, nghĩa là Hỷ không tương ưng với Khinh an giác chi và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Khinh an giác chi, đối với Định-Xả giác chi, Chánh tinh tiến, Chánh niệm-Chánh định cũng thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh kiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Hỷ mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Hỷ giác chi tương ưng với Chánh kiến và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Hỷ giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Hỷ giác chi và Hỷ giác chi không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh kiến.

3. Có pháp tương ưng với Hỷ cũng tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Hỷ cũng không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Hỷ giác chi không tương ưng với Chánh kiến, Chánh kiến không tương ưng với Hỷ giác chi, và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Khinh an giác chi, thì pháp đó cũng tương ưng với Định giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Khinh an mà không tương ưng với Định, nghĩa là Định giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Định, không tương ưng với Khinh an, nghĩa là Khinh an giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Khinh an cũng tương ưng với Định, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Khinh an cũng không tương ưng với định, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Định giác chi, đối với Xả giác chi, Chánh tinh tiến-Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Khinh an giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh kiến chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Khinh an mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến, và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Khinh an giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Khinh an, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Khinh an giác chi

3. Có pháp tương ưng với Khinh an cũng tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Khinh an cũng không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến không tương ưng với Khinh an giác chi và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác chi, thì pháp đó cũng tương ưng với Xả giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Định mà không tương ưng với Xả, nghĩa là Xả giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Xả mà không tương ưng với Định, nghĩa là Định giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Định mà cũng tương ưng với Xả, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Định cũng không tương ưng với Xả, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Xả giác chi, đối với Chánh tinh tiến, chánh niệm cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh kiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Định mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Định giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Định, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Định giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Định cũng tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Định cũng không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến không tương ưng với Định giác chi và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh định chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với Chánh định, thì pháp đó tương ưng với Định giác chi chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Xả giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh kiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Xả mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Xả Chánh kiến và

Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Xả giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Xả, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Xả giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Xả cũng tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Xả cũng không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến không tương ưng với Xả giác chi và các tâmtâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Xả giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh tinh tiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Xả mà không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh tinh tiến.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tinh tiến mà không tương ưng với Xả, nghĩa là Xả giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Xả cũng tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với xả, cũng không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh tinh tiến, đối với Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh kiến, thì pháp đó tương ưng với Chánh tư duy chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Chánh tư duy, Chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh kiến.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh tư duy tương ưng với Chánh kiến, và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tư duy.

3. Có pháp tương ưng với Chánh kiến cũng tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh kiến cũng không tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là Chánh kiến không tương ưng với Chánh tư duy và Chánh tư duy không tương ưng với Chánh kiến và các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh kiến, thì pháp đó tương ưng với Chánh tinh tiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Chánh tinh tiến và Chánh tinh tiến không tương ưng với với pháp tương ưng của Chánh kiến.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tinh tiến mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh tinh tiến tương ưng với Chánh kiến và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tinh tiến.

3. Có pháp tương ưng với Chánh kiến cũng tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh kiến cũng không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh kiến không tương ưng với Chánh tinh tiến và các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh tinh tiến, đối với Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh tư duy, thì pháp đó tương ưng với Chánh tinh tiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy mà không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh tư duy tương ưng với Chánh tinh tiến.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tinh tiến mà không tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là Chánh tư duy và Chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tinh tiến.

3. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy cũng tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh tư duy cũng không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh tư duy không tương ưng với Chánh tinh tiến và các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh tinh tiến, đối với Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh tinh tiến, thì pháp đó tương ưng với chánh niệm chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh tinh tiến mà không tương ưng với chánh niệm, nghĩa là chánh niệm.

2. Có pháp tương ưng với Chánh niệm mà không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh tinh tiến.

3. Có pháp tương ưng với Chánh tinh tiến cũng tương ưng với chánh niệm, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh tinh tiến cũng không tương ưng với chánh niệm, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với chánh niệm, đối với Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với chánh niệm, thì pháp đó tương ưng với Chánh định chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh niệm mà không tương ưng với Chánh định, nghĩa là Chánh định.

2. Có pháp tương ưng với Chánh định mà không tương ưng với chánh niệm, nghĩa là chánh niệm.

3. Có pháp tương ưng với Chánh niệm cũng tương ưng với Chánh định, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh niệm cũng không tương ưng với Chánh định, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là Chánh kiến thế tục?

Đáp: Ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu thiện.

Hỏi: Thế nào là chánh trí thế tục?

Đáp: Năm thức tương ưng với tuệ thiện, và ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu thiện.

Hỏi: Các Chánh kiến thế tục, là chánh trí thế tục chăng?

Đáp: Các Chánh kiến thế tục cũng là chánh trí thế tục. Có chánh trí thế tục, không phải Chánh kiến thế tục, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Chánh kiến thế tục thâu tóm chánh trí thế tục, hay chánh trí thế tục thâu tóm Chánh kiến thế tục?

Đáp: Chánh trí thế tục thâu tóm Chánh kiến thế tục mà không phải là Chánh kiến thế tục thâu tóm chánh trí thế tục.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Những Chánh kiến thế tục thành tựu thì đó là Chánh trí thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu chánh trí thế tục thì thành tựu Chánh kiến thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các Chánh kiến thế tục đã đoạn, đã biết khắp thì đó là chánh trí thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu chánh trí thế tục đã đoạn, đã biết khắp thì đó là Chánh kiến thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thế nào là kiến vô lậu?

Đáp: Trừ ra tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu.

Hỏi: Thế nào là trí vô lậu?

Đáp: Trừ nhẫn vô lậu, còn lại tuệ vô lậu.

Hỏi: Các kiến vô lậu là trí vô lậu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến vô lậu mà không phải trí vô lậu, nghĩa là nhẫn vô lậu.

2. Có trí vô lậu mà không phải kiến vô lậu, nghĩa là tận-vô sinh trí.

3. Có kiến vô lậu cũng là trí vô lậu, nghĩa là trừ ra nhẫn vô lậu và tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu.

4. Không phải kiến vô lậu cũng không phải trí vô lậu, nghĩa là trừ ra tướng trước.

Hỏi: Kiến vô lậu thâu tóm trí vô lậu, hay trí vô lậu thâu tóm kiến vô lậu?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến vô lậu không phải thuộc về trí vô lậu, nghĩa là nhẫn vô lậu.

2. Có trí vô lậu không phải thuộc về kiến vô lậu, nghĩa là tận-vô sinh trí.

3. Có kiến vô lậu cũng thuộc về trí vô lậu, nghĩa là trừ ra nhẫn vô lậu, và tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu.

4. Không phải kiến vô lậu cũng không phải thuộc về trí vô lậu, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Những kiến vô lậu thành tựu thì đó là trí vô lậu chăng?

Đáp: Thành tựu trí vô lậu cũng là thành tựu kiến vô lậu. Có kiến vô lậu thành tựu mà không phải là trí vô lậu, nghĩa là khổ pháp trí nhẫn hiện ở trước mắt.

-------------------

Phẩm 2: BÀN VỀ NĂM LOẠI

Tà-chánh-kiến-trí gồm năm loại,
Tuệ sai lạc-học gồm ba loại,
Phạm-nhẫn và năm loại ác kiến,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là tà kiến?

Đáp: Nếu không an lập, thì năm kiến đều gọi là tà kiến. Nếu an lập thì chỉ có những kiến về không có bố thí, không có yêu thích, không có thờ cúng, không có hành tuyệt diệu, không có hành xấu xa không có hành tuyệt diệu-xấu xa và những nghiệp quả dị thục, gọi là tà kiến.

Hỏi: Thế nào là tà trí?

Đáp: Sáu thức tương ưng với tuệ ô nhiễm.

Hỏi: Các tà kiến là tà trí chăng?

Đáp: Các tà kiến là tà trí. Có tà trí không phải tà kiến, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ ô nhiễm và trừ năm kiến, còn lại ý thức tương ưng với tuệ ô nhiễm.

Hỏi: Tà kiến thâu tóm tà trí, hay tà trí thâu tóm tà kiến?

Đáp: Tà trí thâu tóm tà kiến, không phải tà kiến thâu tóm tà trí.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là năm thức khác tương ưng với tuệ ô nhiễm, và trừ ra năm kiến, còn lại ý thức tương ưng với tuệ ô nhiễm.

Các tà kiến thành tựu thì đó là trí chăng?

Đáp: Các tà kiến thành tựu cũng là tà trí. Có tà trí thành tựu nhưng không phải là tà kiến, nghĩa là kiến học tích.

Hỏi: Các tà kiến đã đoạn, đã biến khắp thì đó là tà trí chăng?

Đáp: Các tà trí đã đoạn, đã biết khắp cũng là tà kiến. Có tà kiến đã đoạn, đã biết khắp nhưng không phải là tà trí, nghĩa là kiến học tích.

Hỏi: Thế nào là Chánh kiến?

Đáp: Tận-vô sinh trí vốn không thâu tóm tuệ thiện tương ưng với ý thức.

Hỏi: Thế nào là chánh trí?

Đáp: Năm thức tương ưng với tuệ thiện và nhẫn vô lậu mà không thâu tóm tuệ thiện tương ưng với ý thức.

Hỏi: Các Chánh kiến là chánh trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có Chánh kiến không là phải chánh trí, nghĩa là nhẫn vô lậu.

2. Có chánh trí không phải là Chánh kiến, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện và tận-vô sinh trí.

3. Có Chánh kiến cũng là chánh trí, nghĩa là nhẫn vô lậu, và tận-vô sinh trí vốn không thâu tóm tuệ thiện tương ưng với ý thức.

4. Không phải Chánh kiến cũng không phải là chánh trí, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Chánh kiến thâu tóm chánh trí hay chánh trí thâu tóm Chánh kiến?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có Chánh kiến không phải thuộc về chánh trí, nghĩa là nhẫn vô lậu.

2. Có chánh trí không phải thuộc về Chánh kiến, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện và tận-vô sinh trí.

3. Có Chánh kiến cũng thuộc về chánh trí, nghĩa là nhẫn vô lậu, tận-vô sinh trí vốn không thâu tóm tuệ thiện tương ưng với ý thức.

4. Không phải Chánh kiến cũng không phải thuộc về chánh trí, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các Chánh kiến thành tựu thì đó là trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu chánh trí thì đó là Chánh kiến chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các Chánh kiến đã đoạn, đã biến khắp thì đó là chánh trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu chánh trí đã đoạn, đã biến khắp thì đó là Chánh kiến chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Các tuệ sai lạc đều là kiết chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tuệ sai lạc không phải là kiết, nghĩa là trừ ra hai kiết, còn lại tuệ ô nhiễm.

2. Có kiết không phải là tuệ sai lạc, nghĩa là bảy kiết.

3. Có tuệ sai lạc cũng là kiết, nghĩa là hai kiết.

4. Không phải tuệ sai lạc, cũng không phải là kiết, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Thế nào là kiến học?

Đáp: Tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Tám trí học.

Hỏi: Thế nào là tuệ học?

Đáp: Kiến học, và trí học, gọi chung là tuệ học.

Hỏi: Các kiến học là trí học chăng?

Đáp: Các trí học cũng là kiến học. Có kiến học không phải là trí học, nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Các kiến học là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tuệ học thì đó là kiến học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các trí học là tuệ học chăng?

Đáp: Các trí học cũng là tuệ học, có tuệ. Học không phải là trí học, nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Kiến học thâu tóm trí học hay trí học thâu tóm kiến học?

Đáp: Kiến học thâu tóm trí học, không phải trí học thâu tóm kiến học.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Kiến học thâu tóm tuệ học, hay tuệ học thâu tóm kiến học?

Đáp: Lần lượt thâu tóm lẫn nhau.

Hỏi: Trí học thâu tóm tuệ học hay tuệ học thâu tóm trí học?

Đáp: Tuệ học thâu tóm trí học, không phải trí học thâu tóm tuệ học.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Các kiến học thành tựu thì đó là trí học chăng?

Đáp: Các trí học thành tựu đó cũng là kiến học. Có kiến học thành tựu nhưng không phải là trí học thành tựu, nghĩa là lúc khổ pháp trí nhẫn hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các kiến học thành tựu thì đó là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ học thì đó là kiến học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Các trí học thành tựu thì đó là tuệ học chăng?

Đáp: Các trí học thành tựu, đó cũng là tuệ học. Có tuệ học thành tựu nhưng không phải là trí học, nghĩa là lúc khổ pháp trí nhẫn hiện ở trước mắt.

Hỏi: Thế nào là kiến vô học?

Đáp: Tận-vô sinh trí vốn không thâu tóm tuệ vô học.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Tám trí vô học.

Hỏi: Thế nào là tuệ vô học?

Đáp: Kiến vô học và trí vô học, gọi chung là tuệ vô học.

Hỏi: Các kiến vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Các kiến vô học cũng là trí vô học. Có trí vô học không phải là kiến vô học, nghĩa là tận-vô sinh trí.

Hỏi: Các kiến vô học thì đó là tuệ vô học chăng?

Đáp: Các kiến vô học cũng là tuệ vô học. Có tuệ vô học không phải là kiến vô học, nghĩa là tậnvô sinh trí.

Hỏi: Các trí vô học là tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tuệ vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Kiến vô học thâu tóm trí vô học, hay trí vô học thâu tóm kiến vô học?

Đáp: Trí vô học thâu tóm kiến vô học, không phải kiến vô học thâu tóm trí vô học.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là tận-vô sinh trí.

Hỏi: Kiến vô học thâu tóm tuệ vô học hay tuệ vô học thâu tóm kiến vô học?

Đáp: Tuệ vô học thâu tóm kiến vô học, không phải kiến vô học thâu tóm tuệ vô học.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là tận-vô sinh trí.

Hỏi: Trí vô học thâu tóm tuệ vô học hay tuệ vô học thâu tóm trí vô học?

Đáp: Lần lượt thâu tóm lẫn nhau.

Hỏi: Các kiến vô học thành tựu thì đó là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu trí vô học thì đó là kiến vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các kiến vô học thành tựu thì đó là tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ vô học, thì đó là kiến vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các trí vô học thành tựu thì đó là tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ vô học, thì đó là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thế nào là kiến phi học phi vô học?

Đáp: Năm kiến của nhãn căn và Chánh kiến thế tục.

Hỏi: Thế nào là trí phi học phi vô học?

Đáp: Năm thức tương ưng với tuệ, và ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là tuệ phi học phi vô học?

Đáp: Năm thức tương ưng với tuệ, và ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến phi học phi vô học mà không phải là trí phi học phi vô học, nghĩa là nhãn căn.

2. Có trí phi học phi vô học mà không phải là kiến phi học phi vô học, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ, và trừ ra năm kiến-Chánh kiến thế tục, còn lại ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

3. Có kiến phi học phi vô học cũng là trí phi học phi vô học, nghĩa là năm kiến và Chánh kiến thế tục.

4. Không phải là kiến phi học phi vô học cũng không phải là trí phi học phi vô học, nghĩa là trừ ra các tướng trước.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến phi học phi vô học mà không phải là tuệ phi học phi vô học, nghĩa là nhãn căn.

2. Có tuệ phi học phi vô học mà không phải là kiến phi học phi vô học, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ và trừ năm kiến, Chánh kiến thế tục, còn lại ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

3. Có kiến phi học phi vô học cũng là tuệ phi học phi vô học, nghĩa là năm kiến và Chánh kiến thế tục.

4. Không phải là kiến phi học phi vô học cũng không phải là tuệ phi học phi vô học, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các trí phi học phi vô học thỉ đó là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tuệ phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học thâu tóm trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học thâu tóm kiến phi học phi vô học?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến phi học phi vô học mà không thuộc về trí phi học phi vô học, nghĩa là nhãn căn.

2. Có trí phi học phi vô học mà không thuộc về kiến phi học phi vô học, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ, và trừ năm kiến, Chánh kiến thế tục, còn lại ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

3. Có kiến phi học phi vô học cũng thuộc về trí phi học phi vô học, nghĩa là năm kiến và Chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến phi học phi vô học cũng không thuộc về trí phi học phi vô học, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học thâu tóm tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học thâu tóm kiến phi học phi vô học?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến phi học phi vô học mà không phải thuộc về tuệ phi học phi vô học, nghĩa là nhãn căn. 2. Có tuệ phi học phi vô học mà không phải thuộc về kiến phi học phi vô học, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ, và trừ ra năm kiến, Chánh kiến thế tục, còn lại ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

3. Có kiến phi học phi vô học cũng thuộc về tuệ phi học phi vô học, nghĩa là năm kiến và Chánh kiến thế tục.

4. Không phải là kiến phi học phi vô học cũng không thuộc về tuệ phi học phi vô học, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Trí phi học phi vô học thâu tóm tuệ phi học phi vô học hay tuệ phi học phi vô học thâu tóm trí phi học phi vô học?

Đáp: Lần lượt thâu tóm lẫn nhau.

Hỏi: Thành tựu kiến phi học phi vô học là thành tựu thì đó là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu trí phi học phi vô học thì đó là kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học thành tựu thì đó là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ phi học phi vô học thì đó là kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các trí phi học phi vô học thành tựu thì đó là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ phi học phi vô học thì đó là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu trí phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tuệ phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là kiến phi học phi vô học chăng? Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các trí phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tuệ phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Như Đại Phạm thiên nói: "Ta là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại. Ở thế gian, ta có khả năng tạo tác, biến hóa, có khả năng xuất sinh, là cha của thế gian kia".

Đối với năm kiến thì kiến này thuộc về kiến nào? Kiến đế nào mà đoạn kiến này vậy?

Đáp: Ta là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại; nghĩa là lấy pháp thấp kém làm hơn hẳn, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Ta đối với thế gian, có khả năng tạo tác biến hóa, có khả năng xuất sinh, là cha của thế gian kia; nghĩa là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Như Phạm chúng thiên nói Đúng vậy này: "Đây là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại, đối với thế gian này có khả năng tạo tác biến hóa, có khả năng xuất sinh, là cha của chúng ta".

Kiến này đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến này?

Đáp: Đây là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại, nghĩa là lấy pháp thấp kém làm hơn hẳn, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Đối với thế gian này có khả năng tạo, tác biến hóa, có khả năng xuất sinh là cha của chúng ta, nghĩa là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Dấy lên các kiến này: Ta chịu đựng tất cả. Kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến này?

Đáp: Thuộc về thường kiến trong biên chấp kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Ta không chịu đựng tất cả. Kiến này đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến này?

Đáp: Thuộc về đoạn kiến trong biên chấp kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Ta chịu đựng một phần, không chịu đựng một phần. kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến này?

Đáp: Chịu đựng một phần, nghĩa là thuộc về thường kiến trong biên chấp kiến; không chịu đựng một phần thuộc về đoạn kiến trong biên chấp kiến, đều do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Có A-la-hán bị thiên ma quấy nhiễu, sai lầm thiếu sót bất tịnh. Kiến này đối với năm kiến thuộc kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến này?

Đáp: Không phải nhân mà chấp là nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Có A-la-hán đối với tự giải thoát, còn có điều không biết. Kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến ấy?

Đáp: Trí kiến vô lậu của các A-la-hán, thuộc về tà kiến, do kiến đạo mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Có A-la-hán đối với tự giải thoát, còn có điều nghi hoặc. Kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào? Kiến đế nào mà đoạn kiến ấy?

Đáp: Các A-la-hán vượt qua sự nghi hoặc, thuộc về tà kiến, do kiến đạo mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Có A-la-hán chỉ do người khác hóa độ. Kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào? Kiến đế nào mà đoạn kiến ấy?

Đáp: Các A-la-hán không có chướng ngại, không có trái ngược, tuệ nhãn hiện lượng, thân chứng tự tại, thuộc về tà kiến, do kiến đạo mà đoạn. Hỏi: Dấy khởi kiến này: Đạo và chi đạo, khổ nói là đã gây ra. Kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến ấy?

Đáp: Không phải nhân mà chấp là nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.

QUYỂN 8

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 3: BÀN VỀ THA TÂM TRÍ

Hai loại trí-hai loại giải thoát,
Trí minh và ba pháp chứng tịnh,
Điên đảo cùng với trì và tu,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là tha tâm trí?

Đáp: Nếu trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất, có năng lực biết được tâm-tâm sở pháp thuộc cõi Dục-Sắc đang nối tiếp nhau trong hiện tại của người khác, hoặc là tâm-tâm sở pháp vô lậu, đó gọi là tha tâm trí.

Hỏi: Thế nào là túc trụ tùy niệm trí?

Đáp: Nếu trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất, có năng lực tùy theo sự hồi ức biết tất cả các tướng trạng và mọi nương tựa của những đời trước, đó gọi là túc trụ tùy niệm trí.

Hỏi: Các tha tâm trí, đều biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tha tâm trí mà không phải là biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác, nghĩa là tha tâm trí thuộc quá khứ-vị lai.

2. Có trí biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là như có một người, hoặc nhìn thấy tướng mạo, hoặc nghe tiếng nói, hoặc có thể như vậy ở nơi sinh ra đạt được trí, có năng lực biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác.

3. Có tha tâm trí cũng là trí biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác, nghĩa là như trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất, có năng lực biết được tâmtâm sở pháp thuộc cõi Dục-Sắc đang nối tiếp nhau trong hiện tại của người khác, hoặc là tâm-tâm sở pháp vô lậu.

4. Có trí không phải là tha tâm trí cũng không phải là trí biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các trí túc trụ tùy niệm, đều đang nhớ biết các sự việc ở đời trước chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có trí túc trụ tùy niệm mà không phải là đang nhớ biết các sự việc ở đời trước, nghĩa là trí túc trụ tùy niệm thuộc quá khứ-vị lai.

2. Có trí đang nhớ biết các sự việc ở đời trước mà không phải là trí túc trụ tùy niệm, nghĩa là như có một người, đạt được trí từ tánh nhớ nghĩ sinh ra, hoặc có thể như vậy ở nơi sinh ra đạt được trí, có năng lực đang nhớ biết những sự việc ở đời trước.

3. Có trí túc trụ tùy niệm cũng là trí đang nhớ biết những sự việc ở đời trước, nghĩa là như trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất, có năng lực đang nhớ biết tất cả các tướng trạng và mọi nơi nương tựa của những đời trước.

4. Có trí không phải trí túc trụ tùy niệm cũng không phải là trí đang nhớ biết những sự việc ở đời trước, nghĩa là trừ các tướng trước?

Hỏi: Các trí túc trụ tùy niệm đều biết tâm nối tiếp nhau nơi uẩn-xứ-giới quá khứ của người khác chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có trí túc trụ tùy niệm mà không phải là biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ của người khác, nghĩa là như trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất, biết tâm nối tiếp nhau thuộc Uẩn-Xứ-Giới quá khứ từ nhiều đời trước.

2. Có biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ của người khác mà không phải là trí túc trụ tùy niệm, nghĩa là nếu trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập đã được không mất, biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ trong đời này của người khác.

3. Có trí túc trụ tùy niệm cũng là trí biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ của người khác, nghĩa là nếu trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập đã được không mất, biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ từ nhiều đời trước của người khác.

4. Có trí không phải là trí túc trụ tùy niệm, cũng không phải là trí biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩnxứ-giới quá khứ của người khác, nghĩa là như trí do tu mà thành là quả tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩnxứ-giới quá khứ trong đời này của mình.

Hỏi: Thế nào là tâm ái lúc giải thoát?

Đáp: Tận trí của lúc A-la-hán giải thoát, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

Hỏi: Thế nào là tâm bất động giải thoát?

Đáp: Tận trí-vô sinh trí của A-la-hán trong pháp bất động, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

Hỏi: Các tâm ái lúc giải thoát đều tương ưng với tận trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tâm ái lúc giải thoát không phải tương ưng với tận trí, nghĩa là tâm tương ưng với chánh kiến vô học của A-la-hán khi giải thoát, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

2. Có tận trí tương ưng mà không phải là tâm ái lúc giải thoát, nghĩa là tâm tương ưng với tập trí của A-la-hán trong pháp bất động, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

3. Có tâm ái lúc giải thoát cũng tương ưng với tận trí, nghĩa là tâm tương ưng với tận trí của A-la-hán lúc giải thoát, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

4. Có tâm không phải là tâm ái lúc giải thoát, cũng không phải là tâm tương ưng với tận trí, nghĩa là vô sinh trí nơi A-la-hán trong pháp bất động, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

Hỏi: Các tâm bất động giải thoát đều tương ưng với vô sinh trí chăng?

Đáp: Các tâm tương ưng với vô sinh trí đều là tâm bất động giải thoát.

Có tâm bất động giải thoát mà không tương ưng với vô sinh trí, nghĩa là tận trí của A-la-hán trong pháp bất động, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

Hỏi: Vì sao khi tâm giải thoát gọi là ái?

Đáp: Lúc A-la-hán giải thoát, luôn luôn đối với pháp này, thiết tha giữ gìn, yêu quý cất giữ cẩn thận, đừng làm cho mình gặp duyên giảm sút pháp này, như người một mắt, tự mình và bạn thân thiết tha giữ gìn, yêu quý cất giữ cẩn thận, không để gặp phải các duyên lạnh nóng-bụi bặm, làm cho một mắt này, lại phải hư hoại. Pháp giải thoát của A-la-hán cũng như thế, cho nên gọi là ái.

Hỏi: Thế nào là minh học?

Đáp: Tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Tám trí học.

Hỏi: Thế nào là minh vô học?

Đáp: Tuệ vô học.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Tám trí vô học.

Hỏi: Lúc hiện quán đế, bắt đầu từ tâm mà được chứng tịnh, Phật-Pháp hay Tăng?

Đáp: Lúc hiện quán khổ-tập-diệt, đầu tiên là đối với pháp mà được chứng tịnh. Lúc hiện quán đạo, đầu tiên là đối với Phật-Pháp-Tăng mà được chứng tịnh.

Hỏi: Những người Dự lưu đối với bốn điên đảo có bao nhiêu đã đoạn, bao nhiêu chưa đoạn?

Đáp: Tất cả đã đoạn.

Hỏi: Những người Dự lưu thành tựu, đối với ba Tam-ma-địa: Không-Vô nguyện-Vô tướng, có bao nhiêu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Tất cả là vị lai, quá khứ nếu đã diệt mà không mất, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các đạo quá khứ đều đã tu, đã ngừng chăng?

Đáp: Các đạo quá khứ đều đã tu, đã ngừng. Có đạo đã tu, đã ngừng nhưng không phải là quá khứ, nghĩa là đạo vị lai đã tu, đã ngừng.

Hỏi: Các đạo vị lai đều chưa tu mà đã ngừng chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có đạo vị lai không phải chưa tu mà đã ngừng, nghĩa là đạo vị lai đã tu, đã ngừng.

2. Có đạo chưa tu mà đã ngừng nhưng không phải là vị lai, nghĩa là chưa từng đạt được đạo lần đầu tiên hiện ở trước mắt.

3. Có đạo vị lai cũng chưa tu mà đã ngừng, nghĩa là đạo vị lai chưa tu đã ngừng.

4. Có đạo không phải vị lai, cũng không phải chưa tu mà đã ngừng, nghĩa là đạo quá khứ và đạo đã từng đạt được, đang hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các đạo hiện tại đều là đang tu chăng?

Đáp: Các đạo hiện tại đều là đang tu. Có đạo đang tu mà không phải là hiện tại, nghĩa là đạo chưa từng đạt được, đầu tiên hiện ở trước mắt, mà chủng loại của đạo ấy được tu tập ở vị lai.-----------------

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, Phần 1

Tám trí thâu nhiếp thành tựu tu,
Duyên với nhau-duyên đoạn-tác chứng,
Trí biết-tưởng và bảy xứ thiện,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có tám trí, đó là pháp trí cho đến đạo trí.

Hỏi: Thế nào là pháp trí?

Đáp: Đối với các hành thuộc cõi Dục, các hành là nhân, các hành là diệt, các hành là đạo có thể đoạn là trí vô lậu vốn có. Lại đối với pháp trí và cảnh giới của pháp trí, là trí vô lậu vốn có. Đó gọi là pháp trí.

Hỏi: Thế nào là loại trí?

Đáp: Đối với các hành thuộc cõi Sắc-Vô sắc, các hành là nhân, các hành là diệt, các hành là đạo có thể đoạn là trí vô lậu vốn có. Lại đối với loại trí và cảnh giới của loại trí, là trí vô lậu vốn có. Đó gọi là loại trí.

Hỏi: Thế nào là tha tâm trí?

Đáp: Nếu trí là quả của sự tu tập biết tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác.

Hỏi: Thế nào là thế tục trí?

Đáp: Tuệ hữu lậu của ba cõi.

Hỏi: Thế nào là khổ trí?

Đáp: Đối với các hành, trí chuyển hành tướng tạo thành khổ-vô thường-không-vô ngã.

Hỏi: Thế nào là tập trí?

Đáp: Đối với các hành, trí chuyển hành tướng của nhân tạo thành nhân-tập-sinh-duyên Hỏi: Thế nào là diệt trí?

Đáp: Đối với các hành, trí chuyển hành tướng của diệt tạo thành diệt-tĩnh-diệu-ly.

Hỏi: Thế nào là đạo trí?

Đáp: Đối với các hành, trí chuyển hành tướng của đạo đối trị tạo thành đạo-như-hành-xuất.

Hỏi: Pháp trí cho đến đạo trí, ở trong tám trí, mỗi một trí thâu tóm bao nhiêu trí?

Đáp: Pháp trí thâu tóm pháp trí và phần ít của năm trí, nghĩa là tha tâm trí, khổ-tập-diệt-đạo trí.

Loại trí thâu tóm loại trí và phần ít của năm trí, nghĩa là tha tâm trí, khổ-tập-diệt-đạo trí.

Tha tâm trí thâu tóm tha tâm trí và phần ít của bốn trí, nghĩa là pháp trí, loại trí, đạo trí, thế tục trí. Thế tục trí thâu tóm thế tục trí và phần ít của tha tâm trí. Khổ trí thâu tóm khổ trí và phần ít của hai trí, nghĩa là pháp trí, loại trí. Tập trí thâu tóm tập trí và phần ít của hai trí, nghĩa là pháp-loại trí. Diệt trí thâu tóm diệt trí và phần ít của hai trí, đó là pháp-loại trí. Đạo trí thâu tóm đạo trí và phần ít của ba trí, đó là pháp-loại-tha tâm trí.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là lúc có khổ pháp trí-khổ loại trí nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn.

Khi có khổ loại trí tập pháp trí nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc bốn-năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là khi có khổ loại trí-tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc hai-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là phàm phu và Thánh giả, khi có khổ pháp trí nhẫn thì thành tựu hai. Khi có khổ pháp trí-thể loại trí nhẫn thì thành tựu bốn. Khi có khổ loại trí tập pháp trí nhẫn thì thành tựu năm. Tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí nhẫn thì thành tựu sáu. Diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn thì thành tựu bảy. Đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một-hai-ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là phàm phu và Thánh giả, lúc có khổ pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu một, có tha tâm trí thì thành tựu hai. Lúc có khổ pháp tríkhổ loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Lúc có khổ loại trí tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Lúc có tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Lúc có diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Lúc có đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám, nghĩa là vào thời điểm khổ pháp trí-khổ loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Lúc có khổ loại trí-tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Lúc có tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Lúc có diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Lúc có đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là Tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc sáu-bảy-tám. Nghĩa là Diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc bảy-tám. Nghĩa là không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng tu loại trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; lúc ấy A-la-hán học kiến tích đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu loại trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt loại trí nhập hiện quán; lúc ấy

A-la-hán học kiến tích đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt.

3. Có tu pháp trí cũng là loại trí, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; lúc ấy A-la-hán học kiến tích chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể tu cả hai trí.

4. Không phải là tu pháp trí cũng không phải là loại trí, nghĩa là lúc A-la-hán học kiến tích đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, nếu đạt chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này cả hai loại trí không tu. Lúc ấy tất cả phàm phu với tâm ô nhiễm, tâm vô ký, vô tưởng định, diệt tận định, Vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng tu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm; lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu pháp trí chứ không phải tha tâm trí.

2. Có tu tha tâm trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; A-la-hán học kiến tích đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí và tha tâm trí được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải lúc tha tâm trí chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu. Lúc phàm phu không tu tha tâm trí, lúc ấy tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký, vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng là tu thế tục trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt-đạo pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, mà chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu thế tục trí.

2. Có tu thế tục trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc các phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc khổ-tậpdiệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc ấy đã được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là A-la-hán học kiến tích, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu pháp trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở, trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí; lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký, vô tưởng định-diệt tận định vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng là tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc tập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải khổ trí.

2. Có tu khổ trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc khổ loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc khổ pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được khổ pháp trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể cùng tu hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là khi tậpdiệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp-khổ trí; lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này không tu pháp-khổ trí; lúc ấy tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng tu tập trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là tu tập trí, nghĩa là lúc khổ-diệt đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tập trí.

2. Có tu tập trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc tập loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc tập pháp tríđạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập pháp trí hiện ở trước mắt, khi chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, khi tu pháp và tập trí.

4. Có hai đều không tu, nghĩa là lúc khổ-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp tập trí; đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu pháp-tập trí lúc này, tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc khổ-tập-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là diệt trí.

2. Có tu diệt trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc diệt pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã được diệt pháp trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải pháp diệt trí. Đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu, lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng tu đạo trí chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là đạo trí.

2. Có tu đạo trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là A-la-hán học kiến tích, đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được đạo pháp trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt mà chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc này không phải là pháp đạo trí, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt lúc ấy hai trí đều không tu, lúc này tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng tu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt loại trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm, lúc này là đạo loại trí; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu loại trí chứ không phải là tha tâm trí.

2. Có tu tha tâm trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được, hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí. A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải loại trí.

3 Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt lúc ấy là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trí đều cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tậpdiệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là loại trí, và tha tâm trí; đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu, lúc này phàm phu không tu tha tâm trí, tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký cho đến vô lậu của định vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng tu thế tục trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, mà chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu thế tục trí.

2. Có tu thế tục trí không phải loại trí, nghĩa là phàm phu đã đạt được, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, khi không tu loại trí.

3 Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, khi tu thế tục trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc tu loại trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là loại trí; lúc này tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải mà khổ trí.

2. Có tu khổ trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc khổ pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là loại trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc khổ-đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được khổ loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4 Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc tập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải loại khổ trí, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu; lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng là tu tập trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là tập trí, nghĩa là lúc khổ-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải tập trí.

2. Có tu tập trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc tập pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải loại trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc tập-đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập loại trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổdiệt, đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là loại tập-trí, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu; lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc khổ-tập loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là diệt trí.

2. Có tu diệt trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc diệt pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải loại trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc diệt-đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được diệt loại trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải loại diệt trí, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu; lúc này tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô lậu của định vô tưởng, định diệt, nơi cõi Vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng là tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải đạo trí.

2. Có tu đạo trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã được đạo trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là loại trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được đạo loại trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập-diệt pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là đạo trí, loại trí, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này cả hai trí cùng không tu, lúc ấy cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí thì cũng tu thế tục trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tha tâm trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải thế tục trí, khi chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí chứ không phải là thế tục trí.

2. Có tu thế tục trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là không có tha tâm trí, lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Có tha tâm trí phàm phu đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí. Lúc khổ-tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, khi không tu tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí mà không phải là tha tâm trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí. A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tha tâm trí và thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm; lúc đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc này không phải là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu, lúc này tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí thì cũng tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí, A-la-hán học kiến tích đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu khổ trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc khổ-pháp loại trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm; lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; mà chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu khổ trí, chứ không phải là tha tâm trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc tậpdiệt-pháp-loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí và khổ trí; đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này không phải là tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này cả hai trí không tu. Lúc phàm phu không tu tha tâm trí, tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí thì cũng tu tập trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tha tâm trí mà không phải là tập trí, nghĩa là lúc phàm phu đã được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này tu tha tâm trí. A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu tập trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc tập-pháp loại trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt, mà chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tập trí chứ không phải là tha tâm trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổdiệt-pháp loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí, tập trí, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu. Lúc phàm phu không tu tha tâm trí, thì lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký, cho đến vô tưởng địnhdiệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí thì cũng tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tha tâm trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; A-la-hán học kiến tích đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu diệt trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc diệt-pháp loại trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm; lúc đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; mà chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, khi tu diệt trí chứ không phải là tha tâm trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, có khả năng đều cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập-pháp loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; và diệt trí; đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu. Lúc không tu tha tâm trí, thì tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí thì cũng tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là đạo trí.

2. Có tu đạo trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc đạo pháp trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu đạo trí chứ không phải tha tâm trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tha tâm trí và đạo trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập-diệt-pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí và đạo trí, đã được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu, lúc không tu tha tâm trí thì tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí thì cũng là tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu thế tục trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc tập diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu khổ trí.

2. Có tu khổ trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc khổ pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, mà chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu thế tục trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc khổ loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu khổ trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc tậpdiệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là khổ trí. Lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí thì cũng là tu tập trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu thế tục trí mà không phải là tập trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc khổ-diệt, loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tập trí.

2. Có tu tập trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc tập pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc tập loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tập trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ diệt đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tập trí. Lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng địnhdiệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí thì cũng là tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu thế tục trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc khổ-tập loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu diệt trí.

2. Có tu diệt trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc diệt pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu diệt trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải diệt trí. Lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng địnhdiệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí thì cũng tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu thế tục trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc phàm phu đã được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc khổ-tập-diệt, loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu đạo trí.

2. Có tu đạo trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc đạo-pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí, khi chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu đạo trí.

Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập-diệt pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc này không phải là đạo trí. Tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

QUYỂN 9

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, Phần 2

Hỏi: Nếu tu khổ trí thì cũng là tu tập trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu khổ trí mà không phải tập trí, thì nghĩa là lúc khổ pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu tập trí mà không phải khổ trí, nghĩa là lúc tập pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc diệt pháp-loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là khổ-tập trí, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hay chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu. Tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu khổ trí thì cũng tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu khổ trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc khổ pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu diệt trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc diệt pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc tập pháp-loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là khổ diệt trí; lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không có tu. Tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu khổ trí thì cũng là tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu khổ trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc khổ pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu đạo trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc tậpdiệt-pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là khổ-đạo trí, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu; tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tập trí thì cũng là tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

Có tu tập trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc tập pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt.

1. Có tu diệt trí mà không phải là tập trí, nghĩa là lúc diệt pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt.

2. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu hai trí.

3. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ pháp-loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tập-diệt trí; lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hay chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, khi đều cùng không tu; tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, và vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tập trí thì cũng tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tập trí mà không phải đạo trí, nghĩa là lúc tập pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt.

Có tu đạo trí mà không phải tập trí, nghĩa là lúc đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt.

2. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu hai trí.

3. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổdiệt pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tập-đạo trí, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu, tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu diệt trí thì cũng tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu diệt trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc diệt pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu đạo trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, hay chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, có khả năng đều cùng tu hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là diệt-đạo trí; lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hay chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu; tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Pháp trí cho đến đạo trí, ở trong tám trí, mỗi một trí duyên bao nhiêu trí?

Đáp: Pháp trí duyên bảy trí, trừ ra loại trí. Loại trí duyên bảy trí, trừ ra pháp trí. Tha tâm trí và thế tục trí đều cùng duyên tám trí. Khổ trí và tập trí đều duyên hai trí, đó là tha tâm trí và thế tục trí nào. Diệt trí không duyên trí. Đạo trí duyên bảy trí, trừ ra thế tục trí.

Hỏi: Pháp trí cho đến đạo trí, trí này và trí kia hướng về nhau là bao nhiêu duyên?

Đáp: Pháp trí và pháp trí là bốn duyên; pháp trí và loại trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; pháp trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; pháp trí và thế tục trí là ba duyên, trừ ra nhân; pháp trí và khổ-tập-diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; pháp trí và đạo trí là bốn duyên.

Loại trí và loại trí là bốn duyên; loại trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì phải là nhân đẳng vô gián; loại trí và thế tục là ba duyên; trừ ra nhân; loại trí và khổ-tập-diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; loại trí và đạo trí là bốn duyên; loại trí và pháp trí là ba duyên, trừ ra sở duyên.

Tha tâm trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; tha tâm trí và thế tục trí là bốn duyên; tha tâm trí và khổ trí-tập trí là bốn duyên, nếu cùng với khổ trí-tập trí làm nhân thì không phải sở duyên, nếu cùng với khổ trí-tập trí làm sở duyên thì không phải là nhân; tha tâm trí và diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; tha tâm trí và đạo trí-pháp trí-loại trí là bốn duyên.

Thế tục trí và thế tục trí là bốn duyên; thế tục trí và khổ trí-tập trí là ba duyên, trừ ra nhân; thế tục và diệt trí-đạo trí là hai duyên, đó là tăng thượng và đẳng vô gián; thế tục trí và pháp trí-loại trí là ba duyên, trừ ra nhân; thế tục trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián.

Khổ trí và khổ trí, cho đến tập trí-diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; khổ trí và đạo trí-pháp tríloại trí là bốn duyên; khổ trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; khổ trí và thế tục trí là ba duyên, trừ ra nhân.

Tập trí và tập trí, cùng diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên, tập trí và đạo trí-pháp trí loại trí là bốn duyên; tập trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; tập trí và thế tục trí là ba duyên, trừ ra nhân; tập trí và khổ trí là ba duyên, trừ ra sở duyên.

Diệt trí và diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; diệt trí và đạo trí-pháp trí-loại trí là bốn duyên; diệt trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; diệt trí và thế tục trí là ba duyên, trừ ra nhân; diệt trí và khổ trí-tập trí là ba duyên, trừ ra sở duyên.

Đạo trí và đạo trí, cùng pháp trí-loại trí là bốn duyên; đạo trí và tha trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; đạo trí và thế tục trí là ba duyên, trừ ra nhân; đạo trí và khổ trí-tập trí-diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên.

Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết đó do pháp trí đoạn chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiết hệ thuộc cõi Dục mà không do pháp trí đoạn, nghĩa là kiết thuộc cõi Dục, hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn.

2. Có kiết do pháp trí đoạn mà không phải là hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là kiết thuộc cõi Sắc-Vô sắc do pháp trí đoạn.

3. Có kiết hệ thuộc cõi Dục mà cũng do pháp trí đoạn, nghĩa là kiết thuộc cõi Dục do pháp trí đoạn.

4. Có kiết không phải hệ thuộc cõi Dục cũng không do pháp trí đoạn, nghĩa là kiết thuộc cõi SắcVô sắc, hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn.

Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, kiết ấy do loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các kiết do loại trí đoạn, kiết đó hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Có kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà không do loại trí đoạn, nghĩa là kiết thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn.

Hỏi: Các kiết do kiến khổ mà đoạn thì kiết đó do khổ trí mà đoạn chăng?

Đáp: Các kiết do kiến khổ mà đoạn thì kiết đó không do khổ trí đoạn, hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn.

Hỏi: Nếu kiết do khổ trí đoạn thì kiết đó do kiến khổ mà đoạn chăng?

Đáp: Các kiết do khổ trí đoạn, sự trói buộc của kiết đó không do kiến khổ mà đoạn, là do kiến tu mà đoạn.

Hỏi: Các kiết do kiến tập-diệt-đạo mà đoạn, kiết đó do tập-diệt-đạo trí đoạn chăng?

Đáp: Các kiết do kiến tập diệt-đạo mà đoạn, kiết đó không do tập-diệt-đạo trí đoạn, hoặc nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn.

Hỏi: Nếu kiết do tập-diệt-đạo trí đoạn thì kiết đó do kiến tập diệt-đạo mà đoạn chăng?

Đáp: Các kiết do tập-diệt-đạo trí đoạn, kiết đó không do kiến tập-diệt-đạo mà đoạn, là do tu mà đoạn.

Hỏi: Các kiết do pháp trí đoạn, kiết đó diệt do pháp trí tác chứng chăng?

Đáp: Các kiết do pháp trí đoạn, kiết đó diệt do pháp trí tác chứng.

Có kiết diệt do pháp trí tác chứng mà kiết đó không do pháp trí đoạn, nghĩa là hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, kiết đó diệt do pháp trí tác chứng.

Hỏi: Các kiết do loại trí đoạn, kiết đó diệt do loại trí tác chứng chăng?

Đáp: Các kiết do loại trí đoạn, kiết đó diệt do loại trí tác chứng.

Có kiết diệt do loại trí tác chứng mà kiết đó không do loại trí đoạn, nghĩa là hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, kiết đó diệt do loại trí tác chứng.

Hỏi: Các kiết do khổ trí đoạn, kiết đó diệt do khổ trí tác chứng chăng?

Đáp: Các kiết do khổ trí đoạn, kiết đó diệt do khổ trí tác chứng. Có kiết diệt do khổ trí tác chứng mà kiết đó không do khổ trí đoạn, nghĩa là hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, kiết đó diệt do khổ trí tác chứng.

Hỏi: Các kiết do tập diệt-đạo trí đoạn, kiết đó diệt do tập diệt-đạo trí tác chứng chăng?

Đáp: Các kiết do tập diệt-đạo trí đoạn, kiết đó diệt do tập diệt-đạo trí tác chứng.

Có kiết diệt do tập-diệt-đạo trí tác chứng mà kiết đó không do tập diệt-đạo trí đoạn, nghĩa là hoặc do nhẫn đoạn, hoặc trí khác đoạn, kiết đó diệt do tập diệt-đạo trí tác chứng.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, ở trong mười trí có bao nhiêu trí biết?

Đáp: Nhãn căn có bảy trí biết, trừ ra tha tâmdiệt-đạo trí. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân, mạng căn cũng vậy. Nữ căn có sáu trí biết, trừ ra loại, tha tâm-diệt đạo trí. Nam căn cũng vậy.

Ý căn có chín trí biết, trừ ra diệt trí. Lạc-hỷ-xả, năm căn như tín... cũng vậy.

Khổ căn có bảy trí biết, trừ ra loại-diệt-đạo trí. Ưu căn cũng vậy. Ba căn vô lậu có bảy trí biết, trừ ra khổ-tập-diệt trí. Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân, sắc, thanh-xúc giới có bảy trí biết, trừ ra tha tâm-diệt-đạo trí. Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân, sắc-thanh-xúc xứ-sắc thủ uẩn, năm giới trước, pháp hữu kiến, hữu đối cũng vậy.

Hương, vị giới có sáu trí biết, trừ ra loại-tha tâm-diệt-đạo trí. Hương-vị-xứ cũng vậy. Nhãnnhĩ-thân thức giới có tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí. Bốn thủ uẩn sau, thức giới, pháp hữu lậu, vô ký, pháp do kiến tu đoạn cũng vậy. Tỷ-thiệt-thức giới có bảy trí biết, trừ ra loại, diệt-đạo trí. Bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục cũng vậy.

Ý giới-ý thức giới có chín trí biết, trừ ra diệt trí. Ý xứ, bốn uẩn sau pháp hữu vi, pháp quá khứ-vị lai-hiện tại cũng vậy.

Pháp giới có mười trí biết; pháp xứ và pháp vô sắc-vô kiến-vô đối cùng pháp thiện cũng vậy.

Sắc uẩn có tám trí biết, trừ ra tha tâm-diệt trí. Pháp có sắc cũng vậy.

Pháp vô lậu có tám trí biết, trừ ra khổ-tập trí.

Pháp không có đoạn cũng vậy.

Pháp vô vi có sáu trí biết, trừ ra tha tâm-khổ tập-đạo trí.

Pháp hệ thuộc cõi Sắc có bảy trí biết, trừ ra pháp-diệt-đạo trí. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc có sáu trí biết, trừ ra pháp-tha tâm-diệt-đạo trí.

Pháp học, vô học có bảy trí biết, trừ ra khổ-tậpdiệt trí. Pháp phi học phi vô học, có chín trí biết, trừ ra đạo trí. Khổ-tập đế có tám trí biết, trừ ra diệt đạo trí. Thế tục trí, ba lớp Tam-ma-địa cũng vậy.

Diệt đế có sáu trí biết, trừ ra tha tâm-khổ-tập, đạo trí.

Đạo đế có bảy trí biết, trừ ra khổ-tập-diệt trí. Khổ-tập-diệt-đạo trí, ba Tam-ma-địa cũng vậy.

Bốn tĩnh lự có chín trí biết, trừ ra diệt trí. Tha tâm trí cũng vậy.

Bốn vô lượng có bảy trí biết, trừ ra pháp-diệt đạo trí. Ba giải thoát đầu, tám thắng xứ, tám biến xứ trước cũng vậy.

Ba vô sắc sau có bảy trí biết, trừ ra pháp-tha tâm-diệt trí. Giải thoát thứ tư-thứ năm-thứ sáu cũng vậy.

Vô sắc thứ tư có sáu trí biết, trừ ra pháp-tha tâm-diệt-đạo trí. Giải thoát thứ bảy-thứ tám hai biến xứ sau cũng vậy.

Pháp trí có sáu trí biết, trừ ra loại-khổ-tập-diệt trí. Loại trí có sáu trí biết, trừ ra pháp-khổ-tập-diệt trí.

Ba kiết có tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí. Vô minh lậu, kiến-vô minh bộc lưu-ách, kiến giới cấm thủ, hai trói buộc thân sau trong bốn trói buộc thân, kiết tham-mạn, ba kiết sau trong năm kiết thuận phần dưới, năm kiến, nhẫn-nhĩ-thân-ý xúc sinh ra ái thân bốn tùy miên sau trong bảy tùy miên, kiết ái-mạn-vô minh-kiến-thủ-nghi cũng như vậy.

Ba căn bất thiện có bảy trí biết, trừ ra ba loạidiệt-đạo trí. Dục lậu-bộc lưu-ách-thủ, hai trói buộc thân trước trong bốn trói buộc thân, năm cái, kiết giận dữ-ganh tỵ-keo kiệt, hai kiết trước trong năm kiết thuận phần dưới, tỷ-thiệt xúc sinh ra ái thân, tùy miên dục tham-giận dữ, kiết giận dữ-ganh tỵkeo kiệt cũng như vậy.

Hữu lậu có bảy trí biết, trừ ra pháp-diệt-đạo trí. Hữu bộc lưu-ách, ngã ngữ thủ, trừ ra tham vô sắc còn lại bốn kiết thuận phần trên, tùy miên hữu tham cũng như vậy.

Hữu lậu có bảy trí biết, trừ ra pháp-diệt-đạo trí.

Ách bộc lưu hữu, ngã ngữ thủ, trừ ra tham vô sắc, bốn ách còn lại, kiết thuận phần trên, tùy miên hữu tham cũng vậy.

Tham vô sắc có sáu trí biết, trừ ra pháp, tha tâm-diệt-đạo trí.

Ba mươi sáu tùy miên thuộc cõi Dục có bảy trí biết, trừ ra loại, diệt-đạo trí.

Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc có bảy trí biết, trừ ra pháp-diệt-đạo trí.

Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Vô sắc có sáu trí biết, trừ ra pháp-tha tâm-diệt-đạo trí.

Hỏi: Như nói rõ về tưởng vô thường, hoặc là tập, hoặc là tu, hoặc nhiều điều thực hành, có công năng loại trừ ra tất cả tham dục-tham sắc-tham vô sắc, trạo cử, ngã mạn, vô minh. Tưởng này nên nói có bao nhiêu tương ưng?

Đáp: Nên nói, có năng lực loại trừ tham dục thì tương ưng với pháp trí, khổ trí. Có năng lực loại trừ tham Sắc-Vô sắc thì tương ưng với loại trí, khổ trí. Có năng lực loại trừ trạo cử, ngã mạn, vô minh thì tương ưng với pháp trí-loại trí và khổ trí.

Hỏi: Tưởng này nên nói có tầm có tứ, không có tầm-chỉ có từ hay không có tầm, không có tứ chăng?

Đáp: Nên nói, có năng lực loại trừ tham dục, là có tầm-có tứ. Có năng lực loại trừ tham Sắc-Vô sắc, trạo cử-mạn-vô minh, là hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm, không có tứ.

Hỏi: Tưởng này nên nói có bao nhiêu căn tương ưng?

Đáp: Nên nói, có năng lực loại trừ tham sắc, tham vô sắc, trạo cử-mạn-vô minh thì tương ưng với lạc-hỷ-xả căn. Có năng lực loại trừ tham dục thì tương ưng với xả căn.

Hỏi: Tưởng này nên nói Không, Vô nguyện, Vô tướng đều cùng có chăng?

Đáp: Nên nói Vô nguyện đều cùng có.

Hỏi: Tưởng này nên nói duyên hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Nên nó, có năng lực loại trừ tham dục thì duyên hệ thuộc cõi Dục. Có năng lực loại trừ tham sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc. Có năng lực loại trừ tham vô sắc thì duyên hệ thuộc cõi Vô sắc. Có năng lực loại trừ ra trạo cử-mạn-vô minh thì duyên hệ thuộc nơi ba cõi.

Như nói về bảy xứ thiện-quán ba nghĩa, năng lực ở trong pháp Tỳ-nại-da này, nhanh chóng trừ hết các lậu.

Hỏi: Thế nào là bảy?

Đáp: Nghĩa là biết như thật về sắc, sắc tập, sắc diệt, hướng đến hành sắc diệt, sắc vị, sắc hoạn, sắc xuất.

Biết như thật về thọ-tưởng-hành-thức có bảy thứ (tập-diệt, vị, hoạn, xuất v.v...) cũng vậy.

Hỏi: Trí này nên nói là pháp trí cho đến đạo trí chăng?

Đáp: Nên nói, biết như thật về sắc là bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục-khổ trí.

Biết như thật về sắc tập là bốn trí, tức là pháploại-thế tục-tập trí.

Biết như thiệt về sắc diệt là bốn trí, đó là pháploại-thế tục-diệt trí.

Biết như thật về hướng đến hành sắc diệt là bốn trí, tức là pháp-loại-thế tục-đạo trí.

Biết như thật về sắc vị là bốn trí, đó là pháploại-thế tục-tập trí. Biết như thật về sắc hoạn là bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục-khổ trí.

Biết như thật về sắc xuất là bốn trí, đó là pháploại-thế tục-diệt trí.

Biết như thật về thọ-tưởng-hành-thức có bảy thứ cũng vậy.

Hỏi: Sắc cho đến thức diệt, sắc cho đến thức xuất có gì sai biệt?

Đáp: Nếu do ái này, các sắc tập khởi lên, ái kia đoạn thì gọi là sắc diệt. Nếu các ái khác duyên vào sắc rộng thêm, ái kia đoạn thì gọi là sắc xuất. Lại nữa, nếu do nghiệp phiền não này, các sắc tập khởi, khởi lên, ái kia đoạn thì gọi là sắc diệt. Nếu nghiệp phiền não còn lại, duyên vào sắc nhiều lên ái kia đoạn thì gọi là sắc xuất. Vả lại, nếu do ái này và nghiệp phiền não, các sắc tập khởi lên, ái kia đoạn thì gọi là sắc diệt. Nếu các ái khác và nghiệp phiền não duyên vào sắc rộng thêm, thì việc đoạn ái kia gọi là sắc xuất. Thọ-tưởng-hành-thức với diệt, xuất cũng vậy. Đó gọi là sự sai biệt.

-----------------

Phẩm 5: BÀN VỀ BẢY THÁNH, Phần 1

Bảy Thánh đối với năm phẩm đức,
Hai thành tựu có ba hiện tại,
Sự tương ưng đối với bốn môn,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, đối với tám trí này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tùy tín hành đối với tám trí, hoặc thành tựu một-hai-ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là lúc khổ-pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí là một, có tha tâm trí là hai. Lúc khổ pháp trí và khổ loại trí nhẫn, không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Lúc khổ loại trí tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Lúc tập pháp trí cho đến diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Lúc diệt pháp trí cho đến đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Lúc đạo pháp trí đạo và loại trí nhẫn, không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Tùy pháp hành cũng vậy.

Tín thắng giải đới với tám trí, hoặc thành tựu bảy, tám, tức là không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Kiến chí cũng vậy. Thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát, đối với tám trí đều thành tựu.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, đối với tám trí thành tựu bao nhiêu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Tùy tín hành đối với tám trí, lúc khổ-pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có một, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứvị lai có hai, hiện tại không có. Lúc khổ pháp trí, không có tha tâm trí thì quá khứ có một, vị lai có ba, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ có hai, vị lai có bốn, hiện tại có hai.

Lúc khổ-loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có ba, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bốn, hiện tại không có. Lúc khổ-loại trí không hợp nhận, không có tha tâm trí thì quá khứ có ba, vị lai có bốn, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ có bốn, vị lai có năm, hiện tại có hai.

Lúc tập-pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bốn, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có năm, hiện tại không có. Lúc tập pháp trí, không có tha tâm trí thì quá khứ có bốn, vị lai có năm, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ có năm, vị lai có sáu, hiện tại có hai.

Lúc tập-loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có năm, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại không có. Lúc tập loại trí không hợp nhận, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có năm, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại có hai.

Lúc diệt-pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có năm, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại không có. Lúc diệt pháp trí không hợp nhận, không có tha tâm trí thì quá khứ có năm, vị lai có sáu, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ có sáu, vị lai có bảy, hiện tại có hai.

Lúc diệt-loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bảy, hiện tại không có. Lúc diệt loại trí không hợp nhận, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bảy, hiện tại có hai.

Lúc đạo-pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bảy, hiện tại không có. Lúc đạo-pháp trí không hợp nhận, không có tha tâm trí thì quá khứ có sáu, vị lai có bảy, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ có bảy, vị lai có tám, hiện tại có hai.

Lúc đạo-loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bảy, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại không có. Tùy pháp hành cũng vậy.

Tín thắng giải đối với tám trí không có tha tâm trí thì vị lai có bảy, có tha tâm trí thì vị lai có tám, quá khứ nếu đã diệt mà không mất, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Kiến chí cũng vậy.

Thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát đối với tám trí, đều là vị lai có tám, quá khứ nếu đã diệt, không mất, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, pháp trí cho đến đạo trí, lúc hiện ở trước mắt có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Tùy tín hành lúc pháp trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là pháp-khổ trí là hai, pháp-tập trí là hai, pháp-diệt trí là hai, phápđạo trí là hai.

Lúc loại trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là loại-khổ trí là hai, loại, tập trí hai, loại, diệt trí hai.

Lúc khổ trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai.

Lúc tập trí hiện ở trước mắt, có hai trí hiện ở trước mắt, đó là tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai.

Lúc diệt trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai.

Lúc đạo trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là đạo-pháp trí là hai. Tùy pháp hành cũng như vậy.

Lúc đối với tín thắng giải, pháp trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt, đó là pháp-khổ trí là hai, pháp-tập trí hai, pháp-diệt trí hai, pháp-đạo trí, không phải tha tâm trí là hai, pháp-đạo trí và tha tâm trí ba.

Lúc loại trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt, đó là loại-khổ trí là hai, loại-tập trí hai, loại-diệt trí hai, loại-đạo trí, không phải tha tâm trí là hai, loại-đạo trí và tha tâm trí là ba.

Khi tha tâm trí hiện ở trước mắt, hoặc có haiba trí hiện ở trước mắt, nghĩa là tha tâm trí, thế tục trí là hai, tha tâm, đạo-pháp trí là ba, tha tâm-đạoloại trí là ba.

Lúc thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc một, hai trí hiện ở trước mắt, đó là thế tục trí, không có tha tâm trí một, thế tục trí có tha tâm trí là hai.

Lúc khổ trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai.

Lúc tập trí hiện ở trước mắt, có hai trí hiện ở trước mắt, đó là tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai.

Lúc diệt trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, nghĩa là diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai.

Lúc đạo trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai, ba trí hiện ở trước mắt, đó là đạo-pháp trí không có tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí có tha tâm trí ba; đạoloại trí, không có tha tâm trí là hai, đạo-loại trí có tha tâm trí là ba. Kiến chí và thân chứng cũng như vậy.

Lúc đối với tuệ giải thoát, pháp trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt, đó là pháp-khổ trí có phải tận-vô sinh trí là hai, phápkhổ trí, tận-vô sinh trí là ba; pháp-tập trí không có tận-vô sinh trí là hai, pháp-tập trí có tận-vô sinh trí là ba; pháp-diệt trí, không có tận-vô sinh trí là hai, pháp-diệt trí, tận-vô sinh trí là ba; pháp-đạo trí, không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, phápđạo trí có tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba.

Lúc loại trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt, loại-khổ trí, không có tận-vô sinh trí là hai, loại-khổ trí, tận-vô sinh trí là ba. Loại, tập trí, không có tận-vô sinh trí là hai, loại, tập trí có tận-vô sinh trí là ba. Loại, diệt trí, không có tận-vô sinh trí là hai, loại, diệt trí có tận-vô sinh trí là ba.

Loại, đạo trí, không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, loại, đạo trí có tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba.

Lúc tha tâm trí hiện ở trước mắt, hoặc có haiba trí hiện ở trước mắt. Tha tâm trí, thế tục trí hai, tha tâm trí, đạo trí, pháp trí ba; tha tâm trí-đạo-loại trí là ba.

Lúc thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc có mộthai trí hiện ở trước mắt. Thế tục trí không có tha tâm trí một; thế tục trí có tha tâm trí là hai.

Lúc khổ trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt. Khổ-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, khổ-pháp trí có tận-vô sinh trí là ba. Khổ-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, khổloại trí, tận-vô sinh trí là ba.

Lúc tập trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt. Tập-pháp trí không có tận-vô sinh trí là hai, tập-pháp trí có tận-vô sinh trí là ba, tập-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, tập-loại trí, tận-vô sinh trí là ba.

Lúc diệt trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt. Diệt-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, diệt-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba, diệt-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, diệtloại trí có tận-vô sinh trí là ba.

Lúc đạo trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt. Đạo-pháp trí, không có tận-vô sinh trí-tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí có tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba; đạo-loại trí không có tận-vô sinh trí-tha tâm trí là hai, đạo-loại trí, có tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba.

Câu giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tùy tín hành đối với ba Tam-ma-địa, diệtpháp trí nhẫn chưa sinh thì thành tựu hai, đã sinh thì thành tựu ba. Tùy pháp hành cũng vậy.

Tín thắng giải cho đến câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa đều thành tựu.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa thành tựu bao có nhiêu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Tùy tín hành đối với ba Tam-ma-địa nếu dựa vào không, nhập chánh tánh ly sinh, lúc khổ pháp trí nhẫn thì quá khứ không có, vị lai có hai, hiện tại có một.

Khổ pháp trí khi tập pháp trí nhẫn thì quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một.

Tập pháp trí cho đến lúc tập loại trí thì quá khứvị lai có hai, hiện tại có một.

Diệt pháp trí cho đến lúc thì quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một.

Diệt pháp trí cho đến lúc đạo loại trí thì quá khứ-vị lai có ba, hiện tại có một.

Nếu dựa vào Vô nguyện, nhập chánh tánh ly sinh thì lúc khổ pháp trí nhẫn quá khứ không có, vị lai có hai, hiện tại có một.

Khổ pháp trí cho đến lúc tập loại trí thì quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một.

Lúc diệt pháp trí nhẫn thì quá khứ có một, vị lai có ba, hiện tại có một.

Diệt pháp trí cho đến lúc đạo loại trí thì quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tùy pháp hành cũng như vậy.

Tín thắng giải cho đến câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa, đều là vị lai ba, quá khứ nếu đã diệt không mất, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, lúc Tam-ma-địa Không, Vô nguyện, vô tướng, hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt.

Đáp: Tùy tín hành lúc Tam-ma-địa Không hiện ở trước mắt, hoặc hai, hoặc không có trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, lúc hai nhẫn không có. Lúc Tam-ma-địa Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc có hai, hoặc không có, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai, đạo-pháp trí là hai, lúc sáu nhẫn là không có. Lúc Tam-ma-địa Vô tướng hiện ở trước mắt, hoặc có hai, hoặc không có, nghĩa là diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai, lúc hai nhẫn không có. Tùy pháp hành cũng như vậy.

Tín thắng giải lúc Tam-ma-địa không hiện ở trước mắt, có hai trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổpháp trí là hai, khổ-loại trí là hai. Lúc Tam-ma-địa Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc hai, hoặc ba trí, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, tậppháp trí là hai, tập-loại trí là hai, đạo-pháp trí, không phải tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí, tha tâm trí ba; đạo-loại trí, không có tha tâm trí là hai, đạoloại trí, tha tâm trí ba. Lúc Tam-ma-địa vô tướng hiện ở trước mắt, có hai trí hiện ở trước mắt, nghĩa là diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai. Kiến chí và thân chứng cũng vậy.

Tuệ giải thoát lúc Tam-ma-địa Không hiện ở trước mắt, có hai trí hiện ở trước mắt, đó là khổpháp trí là hai, khổ-loại trí là hai.

Lúc Tam-ma-địa Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc hai, hoặc ba trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổpháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, khổ-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba, khổ-loại trí, không có tậnvô sinh trí là hai, khổ-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Tập-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, tậppháp trí, tận-vô sinh trí là ba. Tập-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, tập-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Đạo-pháp trí, không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí, tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba, đạo-loại trí, không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, đạo-loại trí, tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba.

Lúc Tam-ma-địa Vô tướng hiện ở trước mắt, hoặc hai, hoặc ba trí hiện ở trước mắt, nghĩa là diệtpháp trí không có tận-vô sinh trí là hai, diệt-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba. Diệt-loại trí, không có tậnvô sinh trí là hai, diệt-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Câu giải thoát cũng vậy.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, lúc ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám đạo chi, thuận theo thích hợp hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Tùy tín hành khi vị tri, đương tri căn hiện ở trước mắt, hoặc có hai, hoặc không có trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai, diệtpháp trí là hai, diệt-loại trí là hai, đạo-pháp trí là hai, lúc tám nhẫn là không có. Bảy giác chi và tám đạo chi, lúc hiện ở trước mắt cũng vậy. Như tùy tín hành, tùy pháp hành cũng vậy.

Tín thắng giải lúc dĩ tri căn hiện ở trước mắt, hoặc có hai, hoặc ba trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai, diệt-pháp trí là hai, diệtloại trí là hai, đạo-pháp trí, không có tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí có tha tâm trí là ba; đạo-loại trí, không có tha tâm trí là hai, đạo-loại trí có tha tâm trí là ba.

Lúc bảy giác chi và tám đạo lúc chi hiện ở trước mắt cũng vậy.

Như tín thắng giải, kiến chí và thân chứng cũng vậy.

Tuệ giải thoát lúc cụ tri căn hiện ở trước mắt, hoặc hai, hoặc ba trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổpháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, khổ-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba; khổ-loại trí, không có tậnvô sinh trí là hai, khổ-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Tập-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, tậppháp trí, tận-vô sinh trí là ba; tập-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, tập-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Diệt-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, diệt-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba; diệt-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, diệt-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Đạo-pháp trí không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí, tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba. Đạo-loại trí không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, đạo-loại trí, tận-vô sinh trí, không phải tha tâm trí ba; đạo-loại trí, tha tâm trí, không có tận-vô sinh trí là ba. Bảy giác chi và bảy đạo chi cũng vậy.

Lúc Chánh kiến hiện ở trước mắt, hoặc có hai, hoặc ba trí hiện ở trước mắt. Khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai, diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai, đạopháp trí, không có tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí, tha tâm trí ba; đạo-loại trí, không phải tha tâm trí là hai, đạo-loại trí có tha tâm trí ba. Như tuệ giải thoát, câu giải thoát cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với loại trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với loại trí, thì pháp đó tương ưng với pháp trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với thế tục trí cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với tha tâm trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với pháp trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là tha tâm vốn không thuộc về pháp tương ưng với pháp trí.

2. Có pháp tương ưng với tha tâm trí mà không phải pháp trí, nghĩa là pháp trí vốn không thuộc về pháp tương ưng với tha tâm trí.

3. Có pháp tương ưng với pháp trí, cũng tương ưng với tha tâm trí, nghĩa là pháp trí thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí.

4. Có pháp không tương ưng với pháp trí, cũng không tương ưng với tha tâm trí, đó là pháp trí không thâu nhiếp tha tâm trí, và tha tâm trí không thâu nhiếp pháp trí. Pháp trí và tha tâm trí không tương ưng với các tâm, tâm sở pháp cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với khổ-tập-diệt đạo trí và Chánh kiến cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với

Tam-ma-địa Không chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với pháp trí mà Không phải là Không, đó là pháp trí tương ưng với Không và Không chẳng tương ưng với pháp tương ưng của pháp trí.

2. Có pháp tương ưng với Không mà không phải là pháp trí, nghĩa là Không tương ưng với pháp trí và pháp trí không tương ưng với pháp tương ưng của Không.

3. Có pháp tương ưng với pháp trí, cũng tương ưng với không, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với pháp trí, cũng không tương ưng với Không, đó là pháp trí không tương ưng với Không, và Không cũng không tương ưng với pháp trí. Pháp trí và Không không thâu nhiếp, không tương ưng với các tâm, tâm sở pháp cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với Vô nguyện, Vô tướng, Hỷ giác chi, chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với vị tri, đương tri căn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với pháp trí mà không phải là vị tri-đương tri căn, nghĩa là vi tri-đương tri căn vốn không thuộc về pháp tương ưng với pháp trí.

2. Có pháp tương ưng với vị tri, đương tri căn mà không phải là pháp trí, đó là vị tri-đương tri căn đã thâu nhiếp pháp trí, và pháp trí không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri-đương tri căn.

3. Có pháp tương ưng với pháp trí cũng tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vi tri-đương tri căn đã thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí.

4. Có pháp không tương ưng với pháp trí, cũng không tương ưng với vị tri-đương tri căn, vị triđương tri căn vốn không thâu nhiếp pháp trí, và pháp trí cùng vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp không tương ưng với, các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với dĩ tri căn và cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với Niệm giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với pháp trí, không phải Niệm giác chi, nghĩa là pháp trí tương ưng với Niệm giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Niệm giác chi mà không phải pháp trí, đó là pháp trí và pháp trí không tương ưng với pháp tương ưng của Niệm giác chi.

3. Có pháp tương ưng với pháp trí, cũng tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với pháp trí, cũng không tương ưng với Niệm giác chi, đó là pháp trí không tương ưng với Niệm giác chi và các tâmtâm sở pháp cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với Tinh tiến-Khinh an-Định-xả, giác tri Chánh tinh tiến-Chánh niệm-Chánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với Trạch pháp giác chi chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng với pháp trí, cũng tương ưng với Trạch pháp giác chi. Có pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi mà không tương ưng với pháp trí, đó là pháp trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi.

Như pháp trí đối với phần sau, loại trí đối với phần sau cũng vậy.

QUYỂN 10

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 5: BÀN VỀ BẢY THÁNH, Phần 2

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, thì pháp đó tương ưng với thế tục trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với tha tâm trí không tương ưng với thế tục trí, nghĩa là thế tục trí không thâu nhiếp pháp tương ưng của tha tâm trí.

2. Có pháp tương ưng với thế tục trí mà không tương ưng với tha tâm trí, nghĩa là tha tâm trí không thâu nhiếp pháp tương ưng của thế tục trí.

3. Có pháp tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với thế tục trí, nghĩa là tha tâm trí đã thâu nhiếp pháp tương ưng với thế tục trí.

4. Có pháp không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với thế tục trí, nghĩa là tha tâm trí, thế tục trí không tương ưng. Tha tâm trí, và thế tục trí không thâu nhiếp, không tương ưng với các tâm-tâm sở pháp cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với đạo trí, Trạch pháp giác tri, Chánh kiến cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, thì pháp đó tương ưng với khổ trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với khổ trí, thì pháp đó tương ưng với tha tâm trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với tập, diệt trí, Tam-ma-địa Không, Vô tướng, vị tri-đương tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với tha tâm trí mà không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là tha tâm trí tương ưng với Vô nguyện, và Vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của tha tâm trí.

2. Có pháp tương ưng với Vô nguyện, không tương ưng với tha tâm trí, nghĩa là Vô nguyện tương ưng với tha tâm trí và tha tâm trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện.

3. Có pháp tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là tha tâm trí không tương ưng với Vô nguyện, Vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí, và các tâm-tâm sở pháp cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Niệm-Tinh tiến-Hỷ-Khinh an-Định-Xả giác chi và Chánh tư duy, chánh tinh tiến, chánh niệm, Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, thì pháp đó tương ưng với dĩ tri căn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với tha tâm trí mà không tương ưng với dĩ tri căn, dĩ tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng của tha tâm trí.

2. Có pháp tương ưng với dĩ tri căn mà không tương ưng với tha tâm trí, nghĩa là dĩ tri căn thâu nhiếp tha tâm trí, và tha tâm trí không thâu nhiếp không tương ưng với pháp tương ưng của dĩ tri căn

3. Có pháp tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với dĩ tri căn, nghĩa là dĩ tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí.

4. Có pháp không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với dĩ tri căn, nghĩa là dĩ tri căn không tương ưng với tha tâm trí, và tha tâm trídĩ tri căn không thâu nhiếp, không thâu nhiếp các tâm-tâm sở pháp cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với cụ tri căn cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với thế tục trí, thì pháp đó tương ưng với khổ trí cho đến tương ưng với Chánh định chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với khổ trí cho đến tương ưng với Chánh định, thì pháp đó tương ưng với thế tục trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với khổ trí, thì pháp đó tương ưng với tập trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với tập trí, thì pháp đó tương ưng với khổ trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với diệt-đạo trí, Tam-ma-địa Vô tướng cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với khổ trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa không chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với khổ trí mà không tương ưng với Tam-ma-địa Không, nghĩa là khổ trí tương ưng với Không, và Không không tương ưng với pháp tương ưng của khổ trí.

2. Có pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, không tương ưng với khổ trí, nghĩa là Không tương ưng với khổ trí, và khổ trí không tương ưng với pháp tương ưng của không.

3. Có pháp tương ưng với khổ trí cũng tương ưng với Không, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với khổ trí cũng không tương ưng với Không, nghĩa là khổ trí không tương ưng với Không, Không không tương ưng với khổ trí, và các tâm-tâm sở pháp cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với Vô nguyện cũng vậy. Đối với ba căn vô lâu-bảy giác chi và tám đạo chi, như pháp trí đã nói.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tập trí, thì pháp đó tương ưng với diệt trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với diệt trí, thì pháp đó tương ưng với tập trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với đạo trí, Tam-ma-địa Không, Vô tướng cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tập trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với tập trí mà không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là tập trí tương ưng với Vô nguyện.

2. Có pháp tương ưng với Vô nguyện mà không tương ưng với tập trí, nghĩa là tập trí và tập trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện.

3. Có pháp tương ưng với tập trí cũng tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với tập trí cũng không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là tập trí không tương ưng với Vô nguyện, các tâm-tâm sở pháp cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám chi đạo, như nói về pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với diệt trí, thì pháp đó tương ưng với đạo trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với đạo trí, thì pháp đó tương ưng với diệt trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với Tam-ma-địa không, Vô nguyện cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với diệt trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Vô tướng chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với diệt trí mà không tương ưng với Vô tướng, nghĩa là diệt trí tương ưng với Vô tướng.

2. Có pháp tương ưng với Tam-ma-địa Vô tướng, không tương ưng với diệt trí, nghĩa là diệt trí và diệt trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô tướng.

3. Có pháp tương ưng với diệt trí cũng tương ưng với Vô tướng, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với diệt trí cũng không tương ưng với Vô tướng, nghĩa là diệt trí không tương ưng với Vô tướng, và các tâm-tâm sở pháp cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám chi đạo, như pháp trí đã nói.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đạo trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Không chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, thì pháp đó tương ưng với đạo trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với Tam-ma-địa Vô tướng cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đạo trí, thì pháp đó tương ưng với

Tam-ma-địa Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với đạo trí mà không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là đạo trí tương ưng với Vô nguyện.

2. Có pháp tương ưng với Vô nguyện mà không tương ưng với đạo trí, nghĩa là đạo trí và đạo trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện.

3. Có pháp tương ưng với đạo trí cũng tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với đạo trí cũng không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là đạo trí không tương ưng với Vô nguyện, và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám chi đạo, như nói về pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Không chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với Tam-ma-địa Vô tướng cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, thì pháp đó tương ưng với vị tri-đương tri căn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với không mà không tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị triđương tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng của không.

2. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn mà không tương ưng với Không, nghĩa là vị triđương tri căn thâu nhiếp không và không không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri-đương tri căn.

3. Có pháp tương ưng với không cũng tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với không.

4. Có pháp không tương ưng với Không, cũng không tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp Không và không-vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp, không tương ưng với các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với dĩ tri căn, cụ tri căn cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, thì pháp đó tương ưng với Niệm giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với không, không tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là Niệm giác chi tương ưng với không.

2. Có pháp tương ưng với Niệm giác chi mà không tương ưng với Không, nghĩa là Không và không không tương ưng với pháp tương ưng của Niệm giác chi.

3. Có pháp tương ưng với không, cũng tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với không cũng không tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là không không tương ưng với Niệm giác chi, Niệm và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Trạch pháp-Tinh tiến-Khinh an-Xả giác chi và Chánh kiến-Chánh tinh tiến-Chánh niệm cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, thì pháp đó tương ưng với Hỷ giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với không mà không tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là không tương ưng với Hỷ giác chi, và Hỷ giác chi không tương ưng với pháp tương ưng của Không.

2. Có pháp tương ưng với Hỷ giác chi mà không tương ưng với Không, nghĩa là Hỷ giác chi tương ưng với Không, và Không không tương ưng với pháp tương ưng của Hỷ giác chi.

3. Có pháp tương ưng với không, cũng tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Không cũng không tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là không không tương ưng với Hỷ giác chi, Hỷ giác chi không tương ưng với Không, và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa

Không, thì pháp đó tương ưng với Định giác chi chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng với không, thì pháp đó cũng tương ưng với Định giác chi.

Có pháp tương ưng với Định giác chi, không tương ưng với Không, nghĩa là không không thâu nhiếp pháp tương ưng của Định giác chi.

Đối với Chánh định cũng vậy. Như Không đối với phần sau, Vô nguyện và Vô tướng đối với phần sau cũng như vậy.

Có sự sai biệt là như không đối với Hỷ giác chi, Chánh tư duy, Vô nguyện và Vô tướng đối với Hỷ giác chi, Chánh kiến, Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, thì pháp đó tương ưng với dĩ tri căn chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với dĩ tri căn, thì pháp đó tương ưng với vị tri-đương tri căn chăng?

Đáp: Không phải như thế. Đối với cụ tri căn cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, thì pháp đó tương ưng với Niệm giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn mà không tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp và Niệm giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Niệm giác chi mà không tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng của Niệm giác chi.

3. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn cũng tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là vị triđương tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác chi.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri-đương tri căn, cũng không tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là Niệm vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp Niệm giác chi, và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Trạch pháp-Tinh tiến-Định giác chiChánh kiến-Chánh tinh tiến-Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, thì pháp đó tương ưng với Hỷ giác chi chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn mà không tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp Hỷ giác chi và Hỷ giác chi không thâu nhiếp tương ưng với pháp tương ưng của vị tri-đương tri căn.

2. Có pháp tương ưng với Hỷ giác chi, không tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị triđương tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng của Hỷ giác chi.

3. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, cũng tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là vị triđương tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác chi.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri-đương tri căn, cũng không tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp Hỷ giác chi, và Hỷ giác chi-vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp, không tương ưng với các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, thì pháp đó tương ưng với Khinh an giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, không tương ưng với Khinh an giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn tương ưng với Khinh an giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Khinh an giác chi mà không tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng của Khinh an giác chi.

3. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn cũng tương ưng với Khinh an giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn tương ưng với pháp tương ưng của Khinh an giác chi.

Có pháp không tương ưng với vị tri-đương tri căn cũng không tương ưng với Khinh an giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn không tương ưng với Khinh an giác chi và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Xả giác chi cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, thì pháp đó tương ưng với Chánh tư duy chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn mà không tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là vị tri-đương tri căn tương ưng với Chánh tư duy, và Chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri-đương tri căn.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy mà không tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tư duy.

3. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, cũng tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa vị triđương tri căn tương ưng với pháp tương của Chánh tư duy.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri-đương tri căn cũng không tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là vị tri-đương tri căn không tương ưng với Chánh tư duy và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như vị tri-đương tri căn đối với phần sau, dĩ tri, cụ tri căn đối với phần sau cũng vậy.

Có sự sai biệt là cụ tri căn đối với Chánh kiến, Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với cụ tri căn, không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến thuộc về cụ tri căn và Chánh kiến không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng của cụ tri căn.

2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với cụ tri căn, nghĩa là cụ tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng của Chánh kiến.

3. Có pháp tương ưng với cụ tri căn, cũng tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là pháp tương ưng của Chánh kiến thuộc về cụ tri căn.

4. Có pháp không tương ưng với cụ tri căn, cũng không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là cụ tri căn không thâu nhiếp Chánh kiến và các tâmtâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Niệm giác chi cho đến chánh niệm đối với phần sau, nói rộng như phần bàn về giác chi.

Như nói: "Bí-sô! Ta sẽ vì ông nói về bốn mươi bốn sự trí, ông nên lắng nghe, cố gắng suy tư tìm hiểu".

Hỏi: Thế nào là bốn mươi bốn sự trí?

Đáp: Nghĩa là trí biết lão tử, trí biết lão tử tập, trí biết lão tử diệt, trí biết hướng lão tử diệt hành.

Như thế, trí biết sinh hữu-thủ-ái-thọ-xúc-sáu xứ-danh sắc-thức-hành. Trí biết hành tập, trí biết hành diệt, trí biết hướng hành diệt hành. Đó gọi là bốn mươi bốn sự trí.

Hỏi: Trí biết lão tử cùng với bốn mươi bốn sự trí trong này, nên nói pháp trí, cho đến đạo trí chăng?

Đáp: Nên nói trí biết lão tử là bốn trí, nghĩa là pháp, loại, thế tục, khổ trí. Trí biết lão tử tập là bốn trí, nghĩa là pháp-loại-thế tục-tập trí. Trí biết lão tử diệt là bốn trí, nghĩa là pháp-loại-thế tục-diệt trí. Trí biết hướng lão tử diệt hành là bốn trí, nghĩa là pháp-loại-thế tục-đạo trí. Sinh cho đến hành, mỗi chi có bốn trí cũng vậy.

Như nói: "Bí-sô! Ta sẽ vì ông nói về bảy mươi bảy sự trí, ông nên quán chân thật, tác ý cho thật tốt đẹp".

Hỏi: Thế nào là bảy mươi bảy sự trí?

Đáp: Nghĩa là trí biết sinh duyên lão tử. Trí biết đều là sinh duyên lão tử. Trí biết quá khứ sinh duyên lão tử. Trí biết quá khứ sinh đều là sinh duyên lão tử. Trí biết vị lai sinh duyên lão tử. Trí biết vị lai sinh đều là sinh duyên lão tử. Và pháp trụ trí biết tất cả sự này là hữu vi, vô thường, do tâm tạo ra, thuận theo duyên sinh-pháp tận-pháp giảm-pháp lìa-pháp diệt.

Như thế, trí biết hữu-thủ-ái-thọ-xúc-sáu xứdanh sắc-thức-hành. Trí biết vô minh duyên hành. Trí biết đều là vô minh duyên hành. Trí biết quá khứ vô minh duyên hành. Trí biết quá khứ đều là vô minh duyên hành. Trí biết vị lai vô minh duyên hành. Trí biết đều là vị lai vô minh duyên hành. Và trí pháp trụ biết tất cả sự này là hữu vi, vô thường, do tâm tạo ra, thuận theo duyên sinh pháp tận-pháp giảm-pháp lìa-pháp diệt.

Hỏi: Trí biết sinh duyên lão tử cùng bảy mươi bảy sự trí trong này, nên nói là pháp trí cho đến đạo trí chăng?

Đáp: Nên nói sáu trí trước là trí biết sinh duyên lão tử…, đều là bốn trí, nghĩa là pháp-loại-thế tụctập trí. Trí pháp trụ thứ bảy, là một thế tục trí. Như bảy trí biết sinh duyên lão tử, cho đến bảy trí biết vô minh duyên hành cũng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Nếu như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Nếu được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu vị lai thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất, thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì đó là. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất, thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Nếu thành tựu vị lai-hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì đó là hiện tại-quá khứ chăng?

Đáp: Có vị lai mà không phải quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã đạt được chưa diệt, giả sử diệt rồi mất, không hiện ở trước mắt. Có vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, không hiện ở trước mắt. Có vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ, nghĩa là pháp trí hiện ở trước mắt kia chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có vị lai và quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất và cũng hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí hiện tại thì đó là quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Như pháp trí, trải qua sáu loại, khổ-tập-diệt-đạo cũng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu vị lai thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ thì đó là vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu vị lai-hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai thì đó là quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có vị lai mà không phải hiện tại-quá khứ, nghĩa là tha tâm trí đã được không mất và chưa diệt, giả sử diệt rồi mất chứ không hiện ở trước mắt. Có vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại, nghĩa là tha tâm trí đã diệt không mất chứ không hiện ở trước mắt. Có vị lai và quá khứ là hiện tại, nghĩa là tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại thì đó là quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu vị lai thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì đó là hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại-vị lai thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí vị lai thì đó là quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí hiện tại thì đó là quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Nếu thành tựu quá khứ-vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt, không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải loại trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất chứ không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ mà không phải là hiện tại nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và loại trí hiện tại chứ không phải là quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước mắt chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí quá khứ-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải là loại trí hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa đạt được loại trí. Có pháp trí quá khứ và loại trí vị lai mà không phải hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã đạt được loại trí mà không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và loại trí hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước mắt.

Nếu thành tựu loại trí hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải loại trí quá khứ-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa đạt được loại trí. Có pháp trí quá khứ và loại trí vị lai, không phải quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã đạt được loại trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ-vị lai, nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí quá khứ-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải loại trí quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa đạt được loại trí. Có pháp trí quá khứ và loại trí vị lai mà không phải quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã đạt được loại trí mà chưa diệt, giả sử diệt rồi mất chứ không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và loại trí hiện tại-vị lai, không phải quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp, loại trí diệt không mất, loại trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí quá khứ-hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Như đối với loại trí làm thành bảy tiểu.

Đối với tập-diệt-đạo trí cũng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải tha tâm trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là pháp trí, tha tâm trí đã diệt không mất, tha tâm trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, giả sử đã được rồi mất. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đã được không mất mà không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí quá khứ-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, giả sử được rồi mất. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đạt được không mất, chưa diệt nếu diệt đã mất. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-vị lai, nghĩa là pháp trí và tha tâm trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, giả sử được mà đã mất. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đã đạt được không mất, chưa diệt nếu diệt đã mất, không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là pháp trí và tha tâm trí đã diệt không mất, tha tâm trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ-hiện tạivị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí vị lai chăng?

Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí vị lai, thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí hiện tại, thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu quá khứ đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí quá khứ-hiện tại-vị lai?

Đáp: Quá khứ-vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ-hiện tạivị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí vị lai chăng?

Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải là khổ trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất chứ không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là pháp trí, khổ trí đã diệt không mất, khổ trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và khổ khổ trí hiện tại mà không phải là quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là khổ trí và pháp trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu. Quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất chứ không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại-vị lai, không phải là quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là pháp trí và khổ trí đã diệt không mất, khổ trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí và khổ trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ-hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Như pháp trí đối với phần sau, làm thành bảy phần nhỏ, cho đến diệt trí đối với đạo trí, tùy theo những sự thích hợp, làm thành bảy phần nhỏ cũng như vậy. Như bảy phần nhỏ, bảy phần lớn cũng như vậy.

Sự sai biệt là dùng hai hoặc nhiều đối với một, hoặc dùng một đối chiếu với hai hoặc nhiều, như quá khứ là đầu tiên có bảy, vị lai cho đến quá khứvị lai-hiện tại là đầu tiên cũng đều có bảy, như vậy, nên biết.

QUYỂN 11

Chương 4: NGHIỆP UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ HÀNH ÁC

Ba hành cùng đối ba căn,
Cho đến đối với người nghiệp đạo,
Ba nghiệp đối với mười nghiệp đạo,
Chín môn nghiệp thâu nhiếp lẫn nhau,
Thân-tâm-thọ đều có bốn câu,
Ba chướng thế ấy như thế nào,
Thế nào là tội lớn-quả lớn,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Ba hành ác, ba căn bất thiện, ba hành ác thâu nhiếp ba căn bất thiện, hay là ba căn bất thiện thâu nhiếp ba hành ác?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có hành ác mà không phải là căn bất thiện, nghĩa là hành ác của thân-ngữ, tà kiến, tư duy bất thiện.

2. Có căn bất thiện mà không phải là hành ác, nghĩa là căn bất thiện si.

Có hành ác cũng là căn bất thiện, nghĩa là tham dục-giận dữ.

3. Không phải hành ác cũng không phải căn bất thiện, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Ba diệu hạnh, ba căn thiện, ba diệu hạnh thâu nhiếp ba căn thiện, hay là ba căn thiện thâu nhiếp ba diệu hạnh?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có diệu hạnh mà không phải là căn thiện, nghĩa là diệu hạnh của thân-ngữ và tư duy thiện.

2. Có căn thiện mà không phải là diệu hạnh, nghĩa là chánh kiến không thâu nhiếp căn thiện vô si.

3. Có diệu hạnh cũng là căn thiện, nghĩa là vô tham-vô sân và chánh kiến.

4. Không phải diệu hạnh, cũng không phải căn thiện, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Ba hành ác và mười nghiệp đạo bất thiện, ba thâu nhiếp mười, hay mười thâu nhiếp ba?

Đáp: Ba thâu nhiếp mười, không phải mười thâu nhiếp ba. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là trừ ra nghiệp đạo đã thâu nhiếp hành ác của thân ngữ ý, còn lại những hành ác của thân-ngữ-ý.

Hỏi: Ba diệu hạnh và mười nghiệp đạo thiện, ba thâu nhiếp mười, hay là mười thâu nhiếp ba?

Đáp: Ba thâu nhiếp mười chứ không phải mười thâu nhiếp ba. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là trừ ra nghiệp đạo đã thâu nhiếp diệu hạnh của thân-ngữ-ý, còn lại những diệu hạnh của thân-ngữý.

Hỏi: Ba nghiệp và mười nghiệp đạo, ba nghiệp thâu nhiếp mười nghiệp đạo, hay là mười nghiệp đạo thâu nhiếp ba nghiệp?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có nghiệp mà không phải nghiệp đạo, đó là nghiệp đạo không thâu nhiếp nghiệp thân-ngữ và ý.

2. Có nghiệp đạo, không phải nghiệp, nghĩa là ba nghiệp đạo sau.

3. Có nghiệp cũng là nghiệp đạo, nghĩa là bảy nghiệp đạo trước.

4. Không phải nghiệp, cũng không phải nghiệp đạo, nghĩa là trừ các tướng trước.

Ba nghiệp, là nghiệp của thân-ngữ-ý. Bốn nghiệp, là nghiệp dị thục đen-đen, nghiệp dị thục trắng-trắng, nghiệp dị thục đen trắng

-đen trắng, nghiệp không có dị thục không phải là đen không phải là trắng mà có khả năng trừ hết các nghiệp.

Hỏi: Ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp, hay là bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp?

Đáp: Ba thâu nhiếp bốn, không phải là bốn thâu nhiếp ba. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là trừ ra khả năng đoạn trừ các nghiệp tư duy học, còn lại các nghiệp vô lậu, nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc, và tất cả các nghiệp vô ký.

Ba nghiệp là nghiệp của thân-ngữ-ý. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thuận theo pháp hiện tại mà thọ, nghiệp thuận theo đời kế tiếp mà thọ, nghiệp thuận theo đời sau tiếp mới thọ.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, không phải ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp bất định, nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp là nghiệp của thân-ngữ-ý. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thuận lạc thọ, nghiệp thuận khổ thọ, nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, không phải ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp là nghiệp của thân-ngữ-ý. Lại có ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn, tu đoạndo không-có đoạn.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Tùy thuộc vào sự việc của nghiệp mà lần lượt thâu nhiếp nhau.

Ba nghiệp là nghiệp của thân-ngữ-ý. Lại có ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, không phải ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Bốn nghiệp như trước đã trình bày. Ba nghiệp là nghiệp thuận theo pháp hiện tại mà thọ, nghiệp thuận theo đời kế tiếp mà thọ, nghiệp thuận theo đời sau tiếp mới thọ.

Hỏi: Bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp, hay là ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bốn nghiệp mà không phải ba nghiệp, nghĩa là có thể đoạn các nghiệp tư duy học, nghiệp bất định thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục và nghiệp bất định thiện hệ thuộc cõi Sắc.

2. Có ba nghiệp mà không phải bốn nghiệp, đó là quyết quyết định-thiện hệ thuộc cõi Vô sắc.

3. Có bốn nghiệp cũng là ba nghiệp, là nghiệp định thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục và nghiệp quyết định thiện hệ thuộc cõi Sắc.

4. Không phải bốn nghiệp cũng không phải ba nghiệp, nghĩa là trừ ra khả năng đoạn các nghiệp tư duy học, còn lại nghiệp vô lậu, nghiệp bất địnhthiện hệ thuộc cõi Vô sắc và nghiệp vô ký.

Bốn nghiệp như trước đã trình bày. Ba nghiệp, là nghiệp thuận lạc thọ, nghiệp thuận khổ thọ, nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: Bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp, hay là ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bốn nghiệp mà không phải ba nghiệp, nghĩa là có thể đoạn các nghiệp tư duy học.

2. Có ba nghiệp mà không phải bốn nghiệp, đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc.

3. Có bốn nghiệp cũng là ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục và nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc.

4. Không có bốn nghiệp cũng không phải ba nghiệp, nghĩa là trừ ra khả năng đoạn các nghiệp tư duy học, còn lại nghiệp vô lậu và nghiệp vô ký.

Bốn nghiệp như trước đã trình bày. Ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại nữa, có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạnkhông có đoạn.

Hỏi: Bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp, hay là ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp?

Đáp: Ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp, không phải bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là trừ ra khả năng đoạn các nghiệp tư duy học, còn lại nghiệp vô lậu, nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc và nghiệp vô ký.

Bốn nghiệp như trước đã trình bày. Ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp, hay là ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bốn nghiệp mà không phải ba nghiệp, nghĩa là có thể đoạn các nghiệp tư duy học.

2. Có ba nghiệp mà không phải bốn nghiệp, đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc và nghiệp vô ký.

3. Có bốn nghiệp cũng là ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục và nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc.

4. Không phải bốn nghiệp cũng không phải ba nghiệp, nghĩa là trừ ra khả năng đoạn các nghiệp tư duy học, còn lại nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp thuận theo pháp hiện tại mà thọ nghiệp theo đời kế tiếp mà thọ, nghiệp thuận theo đời sau tiếp mới thọ. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thuận lạc thọ, nghiệp thuận khổ thọ, nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước, không phải ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp bất định.

Ba nghiệp, là nghiệp thuận theo pháp hiện tại mà thọ, nghiệp thuận theo đời kế tiếp mà thọ, nghiệp thuận theo đời sau tiếp mới thọ. Lại có ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp bất định, nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp thuận theo pháp hiện tại mà thọ, nghiệp thuận theo đời kế tiếp mà thọ, nghiệp thuận theo đời sau tiếp mới thọ. Lại có ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước, không phải ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp bất định, nghiệp vô ký.

Ba nghiệp, là nghiệp thuận lạc thọ, nghiệp thuận khổ thọ, nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ. Lại có ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp thuận lạc thọ, nghiệp thuận khổ thọ, nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ. Lại có ba nghiệp là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Nghiệp trước thâu nhiếp sau, hay sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Sau thâu nhiếp trước, phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là nghiệp vô ký.

Ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạndo tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Tùy thuộc vào sự việc của nghiệp mà lần lượt thâu nhiếp nhau.

Ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-SắcVô sắc.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Là trước thâu nhiếp sau, không phải sau thâu nhiếp trước.

Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại nữa, có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạndo tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Tùy thuộc vào sự việc của nghiệp kia, lần lượt thâu nhiếp nhau.

Ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Là trước thâu nhiếp sau, không phải sau thâu nhiếp trước.

Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp là nghiệp thiện-bất thiện-vô ký. Lại có ba nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Vô sắc.

Hỏi: Là nghiệp trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Trước thâu nhiếp sau, không phải sau thâu nhiếp trước.

Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Tùy thuộc vào sự việc của nghiệp mà lần lượt thâu nhiếp nhau.

Ba nghiệp là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc. Lại có ba nghiệp là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là nghiệp trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi DụcSắc-Vô sắc.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau hay sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Là sau thâu nhiếp trước, không phải trước thâu nhiếp sau.

Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Hỏi: Có thể có nghiệp cảm thân thọ mà không phải là tâm chăng?

Đáp: Có, đó là nghiệp bất thiện.

Hỏi: Có thể có nghiệp cảm tâm thọ mà không phải là thân chăng?

Đáp: Có, đó là nghiệp thiện vô ký.

Có thể có nghiệp cảm thân tâm thọ chăng?

Đáp: Có đó là nghiệp thiện-hữu ký.

Hỏi: Có thể có nghiệp không cảm thân-tâm thọ mà cảm dị thục chăng?

Đáp: Có, đó là các nghiệp cảm dị thục của sắc tâm bất tương ưng hành.

Như nói có ba chướng, là phiền não chướng, nghiệp chướng, dị thục chướng.

Hỏi: Thế nào là phiền não chướng?

Đáp: Nghĩa là như có một bản tánh đầy đủ phiền não tham-giận-si bùng cháy. Bởi vì như vậy cho nên khó sống, chán việc khó, khó có thể dạy bảo, khó có thể khai ngộ, khó có thể lìa bỏ, khó có thể giải thoát được.

Hỏi: Thế nào là nghiệp chướng?

Đáp: Nghĩa là năm nghiệp vô gián.

Hỏi: Thế nào là dị thục chướng?

Đáp: Nghĩa là các xứ hữu tình, Na-lạc-ca, bàng sinh, cõi quỷ, châu Bắc Câu-lô, xứ Vô tưởng thiên. Hỏi: Trong ba hành ác, hành nào là tội lớn nhất?

Đáp: Đó là tội phá Tăng, nói lời lừa dối. Nghiệp này có thể nhận lấy quả dị thục đau khổ trong tất cả các địa ngục vô gián qua vô lượng đời kiếp

Hỏi: Trong ba diệu hạnh, diệu hạnh nào là quả lớn nhất?

Đáp: Nghĩa là tư duy trong đẳng chí của Hữu thứ nhất. Nghiệp này có thể nhận lấy quả báo sống lâu tám vạn kiếp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

-------------------

Phẩm 2: BÀN VỀ TÀ NGỮ

Ba tà-ba chánh giống và khác,
Ba hành ác là cong-bẩn-đục,
Diệu-tịnh-mặc thâu nhiếp lẫn nhau,
Phi lý dẫn dắt cùng sáu câu,
Nghiệp cảm được quả trải ba đời,
Quả dị thục gồm có tám câu,
Năm nghiệp chẳng trước cũng chẳng sau,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Các tà ngữ thì đó là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng thì đó là tà ngữ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tà ngữ mà không phải tà mạng, nghĩa là trừ ra tham đã khởi bốn hành ác của ngữ, còn lại các hành ác của ngữ.

2. Có tà mạng mà không phải tà ngữ, nghĩa là tham đã khởi ba hành ác của thân.

3. Có tà ngữ cũng là tà mạng, nghĩa là tham đã khởi bốn hành ác của ngữ.

4. Không phải tà ngữ, cũng không phải tà mạng, nghĩa là trừ ra tham đã khởi ba hành ác của thân, còn lại các hành ác của thân.

Hỏi: Các tà nghiệp thì đó là tà mạng chăng?

Nếu là tà mạng thì đó là tà nghiệp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tà nghiệp mà không phải tà mạng, nghĩa là trừ ra tham đã khởi ba hành ác của thân, các hành ác của thân.

2. Có tà mạng mà không phải tà nghiệp, nghĩa là tham đã khởi bốn hành ác của ngữ.

3. Có tà nghiệp cũng là tà mạng, nghĩa là tham đã khởi ba hành ác của thân.

4. Không phải tà nghiệp cũng không phải tà mạng, nghĩa là trừ ra tham đã khởi bốn hành ác của ngữ, còn lại các hành ác của ngữ.

Hỏi: Các chánh ngữ thì đó là Chánh mạng chăng? Nếu là Chánh mạng thì đó là Chánh ngữ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có chánh ngữ mà không phải chánh mạng, nghĩa là trừ vô tham đã khởi bốn diệu hạnh của ngữ, còn lại các diệu hạnh của ngữ.

2. Có chánh mạng mà không phải chánh ngữ, nghĩa là vô tham đã khởi ba diệu hạnh của thân.

3. Có chánh ngữ cũng là chánh mạng, nghĩa là vô tham đã khởi bốn diệu hạnh của ngữ.

4. Không phải chánh ngữ, cũng không phải chánh mạng, nghĩa là trừ vô tham đã khởi ba diệu hạnh của thân, còn lại các diệu hạnh của thân.

Hỏi: Các chánh nghiệp là chánh mạng, hay chánh mạng là chánh nghiệp?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có chánh nghiệp, không phải chánh mạng, nghĩa là trừ vô tham đã khởi ba diệu hạnh của thân, còn lại các diệu hạnh của thân.

2. Có chánh mạng, không phải chánh nghiệp, nghĩa là vô tham đã khởi bốn diệu hạnh của ngữ.

3. Có chánh nghiệp, cũng có chánh mạng, nghĩa là vô tham đã khởi ba diệu hạnh của thân.

4. Không phải chánh nghiệp, cũng không phải chánh mạng, nghĩa là trừ vô tham đã khởi bốn diệu hạnh của ngữ, còn lại các diệu hạnh của ngữ.

Ba sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục của ba hành ác, nghĩa là thân cong vạy-thân nhơ bẩn-thân vẩn đục; ngữ cong vạy-ngữ nhơ bẩn-ngữ vẩn đục; ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục.

Hỏi: Thế nào là ba cong vạy?

Đáp: Nghĩa là sự dua nịnh đã khởi ba nghiệp thân-ngữ-ý.

Hỏi: Thế nào là ba nhơ bẩn?

Đáp: Nghĩa là sự giận dữ đã khởi ba nghiệp thân-ngữ-ý.

Hỏi: Thế nào là ba vẩn đục?

Đáp: Nghĩa là tham đã khởi ba nghiệp thânngữ-ý.

Hỏi: Ba hành ác thâu nhiếp ba cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục; hay là ba sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục thâu nhiếp ba hành ác?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có hành ác mà không phải là cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục, nghĩa là trừ ra sự dua nịnh-giận-tham, đã khởi hành ác của thân-ngữ-ý thuộc cõi Dục, còn lại các hành ác của thân-ngữ-ý.

2. Có sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục mà không phải là hành ác, nghĩa là sự dua nịnh-tham của sơ tĩnh lự đã khởi nghiệp của thân-ngữ-ý và còn lại tham thuộc đã khởi ý nghiệp cõi Sắc-Vô sắc.

3. Có hành ác cũng là sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục, nghĩa là tham-giận-dua nịnh thuộc cõi Dục đã khởi hành ác nơi thân-ngữ-ý.

4. Không phải hành ác cũng không phải sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Ba diệu hạnh, ba thanh tịnh, nghĩa là thânngữ-ý thanh tịnh. Diệu hạnh thâu nhiếp thanh tịnh, hay là thanh tịnh thâu nhiếp diệu hạnh?

Đáp: Tùy thuộc vào sự việc của nghiệp mà lần lượt thâu nhiếp nhau.

Hỏi: Ba diệu hạnh, ba tĩnh lặng, nghĩa là trạng thái tĩnh lặng của thân-ngữ-ý. Diệu hạnh thâu nhiếp tĩnh lặng, hay là tĩnh lặng thâu nhiếp diệu hạnh?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có diệu hạnh mà không phải tĩnh lặng, nghĩa là trừ ra diệu hạnh của thân-ngữ vô học, còn lại các diệu hạnh của thân-ngữ và tất cả diệu hạnh của ý.

2. Có tĩnh lặng mà không phải diệu hạnh, nghĩa là tâm vô học.

3. Có diệu hạnh cũng là tĩnh lặng, nghĩa là diệu hạnh của thân-ngữ vô học.

4. Không phải diệu hạnh, cũng không phải tĩnh lặng, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Ba thanh tịnh, ba tĩnh lặng. Thanh tịnh thâu nhiếp tĩnh lặng, hay là tĩnh lặng thâu nhiếp thanh tịnh?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thanh tịnh mà không phải tĩnh lặng, nghĩa là trừ ra thân-ngữ vô học thanh tịnh, là các thânngữ thanh tịnh khác và tất cả ý thanh tịnh.

2. Có tĩnh lặng mà không phải thanh tịnh, nghĩa là tâm vô học.

3. Có thanh tịnh cũng có tĩnh lặng, nghĩa là thân-ngữ vô học thanh tịnh.

4. Không phải thanh tịnh, cũng không phải tĩnh lặng, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các hành ác của thân, hành ấy đều do phi lý mà dẫn dắt thân nghiệp chăng? Nếu do phi lý mà dẫn dắt thân nghiệp thì thân nghiệp đó đều là hành ác của thân chăng?

Đáp: Các hành ác của thân thì hành ấy đều do phi lý, mà dẫn dắt thân nghiệp. Có thân nghiệp bị dẫn dắt do sự phi lý mà không phải là hành ác của thân, nghĩa là thân nghiệp hữu phú vô ký và thân nghiệp vô phú vô ký phi lý dẫn dắt.

Hỏi: Các hành ác của ngữ thì hành ấy đều do phi lý mà dẫn dắt ngữ nghiệp chăng? Nếu do phi lý mà dẫn dắt ngữ nghiệp, thì ngữ nghiệp ấy đều là hành ác của ngữ?

Đáp: Các hành ác của ngữ thì hành ấy đều do phi lý, mà dẫn dắt ngữ nghiệp. Có ngữ nghiệp do phi lý dẫn dắt mà không phải là hành ác của ngữ, nghĩa là ngữ nghiệp hữu phú vô ký và ngữ nghiệp bị dẫn dắt bởi sự phi lý vô phú vô ký.

Hỏi: Các hành ác của ý thì hành ấy đều do phi lý mà dẫn dắt ý nghiệp chăng? Nếu do phi lý mà dẫn dắt ý nghiệp, thì ý nghiệp ấy đều là hành ác của ý chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có hành ác của ý mà không phải do sự phi lý đã dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là tham dục-giận dữ-tà kiến.

2. Có sự phi lý đã dẫn dắt ý nghiệp mà không phải là hành ác của ý, nghĩa là ý nghiệp hữu phú vô ký và bị dẫn dắt bởi sự phi lý vô phú vô ký ý nghiệp.

3. Có hành ác của ý cũng do sự phi lý đã dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là ý nghiệp bất thiện.

4. Không phải hành ác của ý, cũng không phải do sự phi lý đã dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các diệu hạnh của thân thì diệu hạnh ấy đều do như lý mà dẫn dắt thân nghiệp chăng? Nếu do như lý mà dẫn dắt thân nghiệp thì thân nghiệp ấy đều là diệu hạnh của thân chăng?

Đáp: Các diệu hạnh của thân đều do như lý mà dẫn dắt thân nghiệp. Có như lý đã dẫn dắt thân nghiệp mà không phải là diệu hạnh của thân, nghĩa là thân nghiệp được dẫn dắt do như lý vô phú, vô ký.

Hỏi: Các diệu hạnh của ngữ thì diệu hạnh ấy đều do như lý đã dẫn dắt ngữ nghiệp chăng? Nếu do như lý mà dẫn sinh ngữ nghiệp, thì ngữ nghiệp ấy đều là diệu hạnh của ngữ chăng?

Đáp: Các diệu hạnh của ngữ thì diệu hạnh ấy đều do như lý mà dẫn dắt ngữ nghiệp. Có như lý đã dẫn dắt ngữ nghiệp mà không phải là diệu hạnh của ngữ, nghĩa là như lý vô phú, vô ký đã dẫn dắt ngữ nghiệp.

Hỏi: Các diệu hạnh của ý, diệu hạnh ấy đều như lý đã dẫn dắt ý nghiệp? Hay là như lý đã dẫn dắt ý nghiệp, nên ý nghiệp ấy đều là diệu hạnh của ý?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có diệu hạnh của ý mà không phải là do như lý đã dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là vô tham-vô sânchánh kiến.

2. Có như lý đã dẫn dắt ý nghiệp mà không phải là diệu hạnh của ý, nghĩa là như lý vô phú vô ký đã dẫn dắt ý nghiệp.

3. Có diệu hạnh của ý, cũng do như lý mà dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là ý nghiệp thiện.

4. Không phải diệu hạnh của ý, cũng không phải do như lý mà dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các pháp do nghiệp đạt được, pháp đó nên nói là thiện-bất thiện-vô ký chăng?

Đáp: Dựa vào ở quả dị thục thì các pháp do nghiệp đạt được, pháp đó là vô ký, nhất định dấy lên nói như vậy là dựa vào quả dị thục.

Hỏi: Các pháp do nghiệp đạt được, pháp đó là vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Vì mong muốn điều gì mà Đức Như Lai dùng tâm thiện nói pháp với âm vi diệu, âm tốt lành, âm hòa nhã, âm vừa ý? Ngữ này là thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Nếu dấy lên nói rằng: Dựa vào quả dị thục, các pháp do nghiệp đạt được, pháp đó là vô ký, thì không nên nói Đức Như Lai dùng tâm thiện nói pháp với âm vi diệu tốt lành, âm hòa nhã, âm vừa ý, ngữ này là thiện.

Dấy lên nói như vậy thì là không hợp với đạo lý. Nếu dấy lên nói rằng: Như lai dùng tâm thiện, nói pháp với âm vi diệu, âm tốt lành, âm hòa nhã, âm vừa ý, ngữ này là thiện, thì không nên nói dựa vào quả dị thục, các pháp đều do nghiệp đạt được, pháp đó là vô ký. Nếu dấy lên nói như thế thì không hợp lý. Nên dấy lên nói rằng: Bồ tát trong nhiều đời xa xưa đã tạo tác tăng trưởng, cảm nghiệp đại tông diệp (Tông tộc lớn) của quả dị thục. Do nhân duyên này, lần lượt sinh ra đại chủng vi diệu nơi yết hầu của Như lai. Từ yết hầu này luôn luôn phát ra âm thanh ngôn ngữ vi diệu, mà âm thanh không phải là dị thục".

Hỏi: Các nghiệp quá khứ thì quả đó là quá khứ chăng?

Đáp: Quả đó hoặc là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Các nghiệp vị lai, thì quả đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các nghiệp hiện tại, thì quả đó là hiện tại chăng?

Đáp: Quả đó hoặc là hiện tại, hoặc vị lai.

Hỏi: Có thể có thân nghiệp cảm quả dị thục mà ngữ nghiệp và ý nghiệp không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân không giữ gìn mà giữ gìn ngữ, vào vào lúc ấy người kia có tâm thiện, hoặc tâm vô ký. Lại như giữ gìn thân mà không giữ gìn ngữ vào vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký.

Hỏi: Có thể có như ngữ nghiệp cảm quả dị thục mà thân nghiệp và ý nghiệp không như vậy chăng? Đáp: Có. Như giữ gìn thân mà không giữ gìn ngữ, vào vào lúc ấy người kia có tâm thiện, hoặc tâm vô ký. Ở đây nói ngược lại, cũng như vậy.

Hỏi: Có thể có như ý nghiệp cảm quả dị thục mà thân nghiệp và ngữ nghiệp không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như gìn giữ thân và gìn giữ ngữ, vào vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện. Như thân không giữ gìn, ngữ không gìn giữ, bấy giờ, người kia có tâm thiện.

Hỏi: Có thể có như thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm quả dị thục mà ý nghiệp không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân không giữ gìn, ngữ không giữ gìn vào vào lúc ấy người kia có tâm thiện, hoặc tâm vô ký. Như gìn giữ thân, gìn giữ ngữ, vào vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký.

Hỏi: Có thể có như thân nghiệp và ý nghiệp cảm quả dị thục mà ngữ nghiệp không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân không giữ gìn mà ngữ giữ gìn, vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện. Như gìn giữ thân mà không gìn giữ ngữ, vào lúc ấy người kia có tâm thiện.

Hỏi: Có thể có như ngữ nghiệp-ý nghiệp cảm quả dị thục mà thân nghiệp không như vậy chăng? Đáp: Có. Như gìn giữ thân mà không gìn giữ ngữ, vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện. Như không giữ gìn thân mà giữ gìn ngữ, bấy giờ người kia có tâm thiện.

Hỏi: Có thể có như thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm quả dị thục mà ý nghiệp cũng như vậy chăng?

Đáp: Có. Như không giữ gìn thân, không giữ gìn ngữ, vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện. Như gìn giữ thân, gìn giữ ngữ, vào lúc ấy người kia có tâm thiện.

Hỏi: Có thể có không phải là nghiệp thân-ngữý cảm dị thục mà cảm quả dị thục chăng?

Đáp: Có, nghĩa là tâm bất tương ưng hành cảm quả dị thục, sắc, tâm-tâm sở pháp thuộc tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Có thể có ba nghiệp như thuận theo pháp hiện tại mà thọ…, thọ nhận quả dị thục không phải trước, không phải sau chăng?

Đáp: Có, nghĩa là thuận theo sắc thọ nghiệp trong pháp hiện tại, thuận theo tâm-tâm sở pháp thọ nghiệp ở đời kế tiếp, thuận theo tâm bất tương ưng hành thọ nghiệp ở đời sau tiếp. Lại thuận theo tâm bất tương ưng hành thọ nghiệp trong pháp hiện tại, thuận theo sắc thọ nghiệp ở đời kế tiếp, thuận theo tâm-tâm sở pháp thọ nghiệp ở đời sau tiếp. Lại, thuận theo tâm-tâm sở pháp thọ nghiệp trong pháp hiện tại, thuận theo tâm bất tương ưng hành thọ nghiệp ở đời kế tiếp, thuận theo sắc thọ nghiệp ở đời sau tiếp.

Hỏi: Có thể ba nghiệp như thuận lạc thọ…, thọ nhận quả dị thục không phải trước, không phải sau chăng?

Đáp: Có, nghĩa là thuận theo sắc là nghiệp lạc thọ, thuận theo tâm-tâm sở pháp là nghiệp khổ thọ, thuận theo tâm bất tương ưng hành là nghiệp bất khổ bất lạc thọ. Lại thuận theo tâm bất tương ưng hành là nghiệp lạc thọ, thuận theo sắc là nghiệp khổ thọ, thuận theo tâm-tâm sở pháp là nghiệp bất khổ bất lạc thọ. Lại nữa, thuận theo tâm-tâm sở pháp của nghiệp lạc thọ, thuận theo tâm bất tương ưng hành là nghiệp khổ thọ, thuận theo sắc là nghiệp bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: Có thể có nghiệp của ba cõi thọ nhận quả dị thục không phải trước, không phải sau chăng?

Đáp: Có, nghĩa là sắc cảm nghiệp hệ thuộc cõi Dục, tâm-tâm sở pháp cảm nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, tâm bất tương ưng hành của nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại tâm bất tương ưng hành cảm nghiệp hệ thuộc cõi Dục, sắc của nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, tâm-tâm sở pháp cảm nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại nữa, tâm-tâm sở pháp cảm nghiệp hệ thuộc cõi Dục, tâm bất tương ưng hành cảm nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, sắc cảm nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có nghiệp thiện và bất thiện thọ nhận quả dị thục không phải trước, không phải sau chăng?

Đáp: Có, nghĩa là sắc của nghiệp thiện, tâm bất tương ưng hành, tâm-tâm sở pháp của nghiệp bất thiện. Lại, tâm-tâm sở pháp và tâm bất tương ưng hành của nghiệp thiện, sắc nghiệp bất thiện, của.

Hỏi: Có thể có nghiệp do kiến-tu mà đoạn thọ nhận quả dị thục không phải trước, không phải sau chăng?

Đáp: Có, nghĩa là sắc của nghiệp do kiến mà đoạn, tâm-tâm sở pháp và tâm bất tương ưng hành của nghiệp do tu mà đoạn. Lại tâm-tâm sở pháp và tâm bất tương ưng hành của nghiệp do kiến mà đoạn, sắc của nghiệp do tu mà đoạn.

Phẩm 3: BÀN VỀ HẠI

Bốn loại làm hại đến sinh mạng,
Hai dị thục và hai phòng hộ,
Thân hành và nghiệp đã thành tựu,
Quả dị thục đạp nhiễm lẫn nhau.
Bất thiện cùng với những điên đảo,
Hệ thuộc-không hệ thuộc thành tựu,
Nơi chốn mạng chung và thọ sanh,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Có thể Có thể có đã hại sinh mạng mà nghiệp sát sinh chưa diệt chăng?

Đáp: Có, nếu đã đoạn mạng người khác, thì gia hạnh của người đó chưa dứt.

Hỏi: Có thể có chưa hại sinh mạng mà nghiệp sát sinh đã diệt rồi chăng?

Đáp: Có, như chưa đoạn mạng người khác, mà gia hạnh của người ấy đã dứt.

Hỏi: Có thể có đã hại sinh mạng mà nghiệp sát sinh đã diệt chăng?

Đáp: Có, như đã đoạn mạng người khác, thì gia hạnh của người đó đã thôi dứt.

Hỏi: Có thể có chưa hại sinh mạng mà nghiệp sát sinh chưa diệt chăng?

Đáp: Có, như chưa đoạn mạng người khác mà nghiệp gia hạnh của người ấy chưa dứt.

Hỏi: Có thể có chưa hại sinh mạng mà nghiệp sát sinh chưa diệt.

Dị thục của nghiệp này nhất định sinh vào địa ngục chăng?

Đáp: Có, như gây ra nghiệp vô gián, lúc gia hạnh thì mạng chung.

Hỏi: Có thể có nghiệp bất thiện thuận theo khổ thọ, dị thục chưa thành thục, không phải là không thọ quả dị thục đầu tiên mà khởi tâm ô nhiễm chăng?

Đáp: Có, như tạo tác tăng trưởng nghiệp vô gián xong, nghiệp này đầu tiên thọ báo trong địa ngục kia, có quả dị thục sinh khởi.

Hỏi: Có thể có cố ý lo nghĩ sau khi hại sinh mạng, không chịu xa lìa mà đối với tất cả hữu tình có thể phòng hộ chăng?

Đáp: Có, như khởi lên gia hạnh sát hại, làm cho người kia phải chết mà trung gian chứng được kiến giải về pháp tánh.

Hỏi: Nếu đối với tất cả hữu tình có thể phòng hộ, thì người kia đối với tất cả hữu tình chấp nhận xa lìa chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Đối với tất cả hữu tình được phòng hộ mà không tiếp nhận xa lìa, như không tiếp nhận học xứ mà chứng được kiến giải về pháp tánh.

2. Đối với tất cả hữu tình tiếp nhận xa lìa mà không được phòng hộ, như thọ học xứ mà phạm vào xa lìa.

3. Đối với tất cả hữu tình được phòng hộ, cũng tiếp nhận xa lìa, như thọ học xứ mà không phạm vào xa lìa.

4. Không phải đối với tất cả hữu tình được phòng hộ cũng không phải tiếp nhận xa lìa, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì đó là thành tựu thân nghiệp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân mà không phải là thân nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc những phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, không phải là không luật nghi, cũng không có thân biểu, giả sử có mà mất.

2. Có thành tựu thân nghiệp mà không phải là thân, nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân, cũng là thân nghiệp, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi hoặc trụ nơi không có luật nghi và hoặc trụ nơi không phải luật nghi, không phải là không luật nghi, đều hiện có thân biểu, hoặc trước đã có mà không mất, hoặc sinh thuộc cõi Sắc. 4. Không thành tựu thân, cũng không phải là thân nghiệp, nghĩa là phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì đó là thành tựu ngữ nghiệp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Nếu thành tựu thân mà không phải là ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ở trong thai tạng, nếu sinh thuộc cõi Dục, thì sẽ trụ nơi phi luật nghi, không phải là không luật nghi, đều không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

2. Có thành tựu ngữ nghiệp mà không phải là thân, nghĩa là các Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân cũng là ngữ nghiệp, nghĩa là các Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không có luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi, không phải là không luật nghi, đều hiện có ngữ biểu, hoặc trước có mà không mất, hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

4. Phải là thân, cũng phải là ngữ nghiệp, nghĩa là các phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì đó là thành tựu ý nghiệp chăng?

Đáp: Nếu thành tựu thân, thì lúc ấy nhất định thành tựu ý nghiệp.

Có thành tựu ý nghiệp mà không phải là thân, nghĩa là sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì đó là thành tựu thân nghiệp, ngữ nghiệp chăng?

Đáp: Có thành tựu thân mà không phải là thân nghiệp-ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, không có thân ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và thân nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân biểu, hoặc trước có mà không mất, không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và ngữ nghiệp mà không phải là thân nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có ngữ biểu, hoặc trước có mà không mất; không có thân biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân, và thân nghiệp-ngữ nghiệp, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân-ngữ biểu, hoặc trước có mà không mất, hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp-ngữ nghiệp, thì lúc ấy thành tựu thân chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc phải là.

Thế nào là thành tựu? Nghĩa là như trước đã nói.

Thế nào là phải là? Nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp-ý nghiệp chăng?

Đáp: Có thành tựu thân và ý nghiệp mà không phải thân nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, không có thân biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và thân nghiệp-ý nghiệp, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu, hoặc trước có mà không mất; sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp-ý nghiệp, thì lúc ấy thành tựu thân chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc phải là.

Thế nào là thành tựu? Nghĩa là như trước đã nói.

Thế nào là phải là? Nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì lúc ấy thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp chăng?

Đáp: Có thành tựu thân và ý nghiệp, không phải ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và ngữ nghiệp-ý nghiệp, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục thì sẽ trụ nơi luật nghi, không luật nghi, hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có ngữ biểu, hoặc trước đã có không mất; hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp, thì lúc ấy thành tựu thân chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc phải là.

Thế nào là thành tựu? Nghĩa là như trước đã nói.

Thế nào là phải là? Nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp-ngữ nghiệp-ý nghiệp chăng?

Đáp: Có thành tựu thân và ý nghiệp mà không phải là thân nghiệp-ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu trú trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trú nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và thân nghiệp-ý nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân biểu, hoặc trước có mà không mất, không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và ngữ nghiệp-ý nghiệp mà không phải là thân nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có ngữ biểu, hoặc trước có mà không mất, không có thân biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và thân nghiệp-ngữ nghiệpý nghiệp, nghĩa là các Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân-ngữ biểu, hoặc trước có mà không mất, nếu sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp, ngữ nghiệp-ý nghiệp, thì lúc ấy thành tựu thân chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc phải là, cũng như trước đây đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp, thì lúc ấy thành tựu ngữ nghiệp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân biểu, hoặc trước đã có không mất, không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

2. Có thành tựu ngữ nghiệp, phải là thân nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, hiện có ngữ biểu, hoặc trước đã có không mất, không có thân biểu, giả sử có mà mất.

3. Có thành tựu thân nghiệp cũng là ngữ nghiệp, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hoặc không luật nghi, cũng trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân-ngữ biểu, hoặc trước đã có không mất, nếu sinh thuộc cõi Sắc.

4. Phải là thân nghiệp cũng phải là ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu, giả sử có rồi mất, hoặc phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp, thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp chăng?

Đáp: Nếu thành tựu thân nghiệp, thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp.

Có thành tựu ý nghiệp mà phải là thân nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, không có thân biểu, giả sử có mà mất, hoặc phàm phu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp, thì lúc ấy thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp chăng?

Đáp: Có thành tựu thân nghiệp và ý nghiệp mà phải là ngữ nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu, hoặc trước đã có mà mất, không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân nghiệp và ngữ nghiệp-ý nghiệp, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục trụ nơi luật nghi hay không luật nghi, cũng trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu, hoặc trước đã có không mất, hoặc sinh thuộc cõi Sắc, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp, thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc phải là.

Thế nào là thành tựu? Nghĩa là như trước đã nói.

Thế nào là phải là? Nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có ngữ biểu, hoặc trước kia đã có không mất, không có thân biểu, giả sử có mà mất.

Hỏi: Nếu thành tựu ngữ nghiệp, thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp chăng?

Đáp: Đối với thành tựu ngữ nghiệp, lúc ấy thành tựu ý nghiệp. Có thành tựu ý nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ở trong thai tạng, nếu sinh thuộc cõi Dục trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, không có ngữ biểu, giả sử đã có rồi mất, hoặc phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu nghiệp chưa lìa nhiễm, thì nghiệp dị thục kia chưa lìa nhiễm chăng?

Đáp: Các nghiệp chưa lìa nhiễm, thì nghiệp dị thục kia chắc chắn chưa lìa nhiễm. Hoặc có dị thục chưa lìa nhiễm mà nghiệp kia đã lìa nhiễm, nghĩa là người Dự lưu do kiến mà đoạn, nghiệp đã nhiễm mà dị thục kia chưa lìa nhiễm.

Hỏi: Nếu nghiệp đã lìa nhiễm, thì nghiệp dị thục kia đã lìa nhiễm chăng?

Đáp: Các nghiệp dị thục đã lìa nhiễm, thì nghiệp kia chắc chắn đã lìa nhiễm. Hoặc có nghiệp đã lìa nhiễm mà nghiệp dị thục kia chưa lìa nhiễm, nghĩa là người Dự lưu do kiến mà đoạn, nghiệp đã lìa nhiễm mà dị thục kia chưa lìa nhiễm.

Hỏi: Nếu nghiệp có quả, thì nghiệp kia đều có dị thục chăng?

Đáp: Các nghiệp có dị thục thì nghiệp đó đều có quả. Hoặc có nghiệp có quả mà nghiệp ấy không có dị thục, đó là nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Hỏi: Nếu nghiệp không có quả, thì nghiệp kia đều không có dị thục chăng?

Đáp: Không có nghiệp nào không có qua. Hoặc có nghiệp không có dị thục, đó là nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Hỏi: Nếu nghiệp bất thiện, thì nghiệp đó đều điên đảo chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có nghiệp bất thiện mà nghiệp ấy không phải là điên đảo, nghĩa là như có một người khởi đủ kiến về nhân quả, khởi kiến điên đảo như thế, lập luận như thế này: "Có nghiệp, nghiệp quả dị thục mà được hiện hành ác của thân-ngữ-ý". Lại, như có một người đối với thấy mà có tưởng không thấy, đối với nghe-hiểu-biết, có tưởng không nghe-hiểubiết. Người kia che giấu tưởng này, nhẫn này, kiến dục này nói: "Tôi thấy-nghe-hiểu-biết". Hoặc đối với không thấy mà có tưởng thấy, đối với không nghe-hiểu-biết, có tưởng nghe-hiểu-biết, người ấy che giấu tưởng này, nhẫn này, kiến-dục này, nói: Tôi không thấy, không nghe-hiểu-biết. Có nghiệp điên đảo, nghiệp ấy không phải là bất thiện, nghĩa là như có một người khởi kiến này, lập luận như thế này: "Không có nghiệp, không có nghiệp quả dị thục, mà thực hành diệu hạnh của thân-ngữ-ý".

2. Lại như có một người đối với thấy mà có tưởng không thấy, đối với nghe-hiểu-biết, có tưởng không nghe-hiểu-biết, người ấy không che giấu tưởng này, nhẫn-kiến-dục này, nói: "Tôi không thấy, không nghe-hiểu-biết". Hoặc đối với không thấy, có tưởng thấy, đối với không nghe-hiểu-biết, có tưởng nghe-hiểu-biết, người ấy không che giấu tưởng này, nhẫn này, dục này, nói: "Tôi thấy-nghehiểu-biết".

Có nghiệp quả bất thiện mà cũng điên đảo, nghĩa là như có một người khởi kiến này, lập luận như thế này: "Không có nghiệp, không có quả nghiệp dị thục". Lại, thực hiện hành ác thân-ngữý.

3. Lại như có một người đối với thấy mà có tưởng thấy, đối với nghe-hiểu-biết, mà có tưởng nghe, giác biết, người ấy che giấu tưởng này, nhẫn này, kiến, dục này, nói: "Tôi không thấy, không nghe, giác biết". Hoặc đối với không thấy, mà có tưởng không thấy, đối với không nghe-hiểu-biết mà có tưởng không nghe-hiểu-biết, người ấy che giấu tưởng này, nhẫn này, kiến, dục này, nói: "Tôi thấy, tôi nghe-hiểu-biết".

4. Có nghiệp không phải bất thiện cũng không phải điên đảo, nghĩa là như có một người khởi kiến này, lập luận như thế này: "Có nghiệp, có nghiệp quả dị thục". Lại thực hành diệu hạnh của thânngữ-ý.

Lại, như có một người đối với thấy, có tưởng thấy, đối với nghe-hiểu-biết, có tưởng nghe, giác biết, người ấy không che giấu tưởng này, nhẫn này, dục này, nói: "Tôi thấy-nghe-hiểu-biết. Hoặc đối với không thấy có tưởng không thấy, đối với không nghe-hiểu-biết, có tưởng không nghe-hiểu-biết mà người ấy không che giấu tưởng này, nhẫn, dục này, nói: "Tôi không thấy, không nghe, giác biết".

Hỏi: Nếu nghiệp thiện, thì nghiệp đó không điên đảo chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

Câu thứ hai trước đây, làm câu thứ nhất của phần này. Câu thứ nhất trước đây, làm câu thứ hai của phần này. Câu thứ tư trước đây, làm câu thứ ba của phần này.

Câu thứ ba trước đây, làm câu thứ tư của phần này. Rộng ra như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp bất thiện, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Đáp: Nếu thành tựu nghiệp bất thiện, thì lúc ấy nhất định sẽ thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà không phải là nghiệp bất thiện, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, đã lìa nhiễm cõi Dục; hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi SắcVô sắc chăng?

Đáp: Nếu thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, người kia nhất định thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà không phải là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổ-đặc-già-la đoạn căn thiện, hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục mà không phải nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, không đoạn căn thiện, chưa đạt được tâm thiện thuộc cõi Sắc.

2. Có thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi SắcVô sắc, không phải nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh thuộc cõi Sắc, được tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, cũng thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, đạt được tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.

4. Không phải thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, cũng không phải thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la đoạn căn thiện.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đối với việc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, người kia nhất định sẽ thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, không phải nghiệp hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổđặc-già-la sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp không hệ thuộc chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, không phải nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là phàm phu sinh thuộc cõi Dục và cõi Sắc.

2. Có thành tựu nghiệp không hệ thuộc mà không phải nghiệp hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục mà cũng thành tựu nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Dục, Sắc.

4. Phải là nghiệp hệ thuộc cõi Dục, cũng phải là nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Đáp: Đối với việc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, người kia nhất định thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, không phải là nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là các hữu tình sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp không hệ thuộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là phàm phu sinh thuộc cõi Dục-Sắc.

2. Có thành tựu nghiệp không hệ thuộc mà không phải là nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc mà cũng thành tựu nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Dục, Sắc.

4. Phải là nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, cũng không thành tựu nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp không hệ thuộc chăng? Đáp: Đối với việc thành tựu nghiệp không hệ thuộc, người kia nhất định thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc mà không phải là nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là các phàm phu.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp không hệ thuộc và hệ thuộc cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, thì người kia mạng chung sẽ sinh vào xứ nào?

Đáp: Hoặc sinh vào cõi Dục, hoặc sinh vào cõi Sắc, hoặc sinh vào cõi Vô sắc, hoặc không có nơi sinh.

QUYỂN 12

Chương 4: NGHIỆP UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ BIỂU, VÔ BIỂU

Biểu-vô biểu có chung và riêng,
Bốn tánh thành tựu qua ba đời,
Nghiệp-quả-giới cùng với đúng-sai,
Hữu lậu cùng với cả tâm tuệ,
Chung và riêng tu với không tu,
Giới loại thành tựu qua ba đời,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu mà không phải vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu, không đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có biểu này mà không mất, không đạt được vô biểu này.

2. Có thành tựu thân vô biểu mà không phải là biểu này, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, không có thân biểu, giả sử có rồi mất. Nếu sinh vào cõi Sắc, không có thân biểu, giả sử có rồi mất; hoặc Thánh giả sinh vào cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu, cũng thành tựu vô biểu này nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu, cũng đạt được vô biểu này, hoặc trước kia đã có biểu này mà không mất, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc trú vào luật nghi biệt giải thoát, hoặc trú vào không có luật nghi, hoặc trú vào chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu, cũng đạt được vô biểu này; hoặc trước có biểu này không mất, cũng đạt được vô biểu này. Nếu sanh vào cõi Sắc, hiện có thân biểu, hoặc trước có biểu này không mất.

4. Không thành tựu thân biểu, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trụ trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, không có thân biểu, giả sử có rồi mất; hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

Có thành tựu thân biểu thiện mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không có luật nghi và chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu thiện, không đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có biểu này không mất, không đạt được vô biểu này.

1. Có thành tựu thân vô biểu, thiện mà không phải là biểu này, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất; hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu thân biểu thiện cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu thiện, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc trước kia đã có biểu này không mất, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, Hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân biểu thiện, cũng đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có biểu này không mất, cũng đạt được vô biểu này; hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện có thân biểu thiện, hoặc trước đã có biểu này không mất.

3. Không thành tựu thân biểu thiện, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trụ trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không có luật nghi và chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất; hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu bất thiện, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Có thành tựu thân vô biểu bất thiện, thì lúc ấy thành tựu biểu này. Có thành tựu thân biểu bất thiện, không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi và chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu bất thiện, không đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có biểu này không mất, không đạt được vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân vô biểu hữu phú vô ký mà có thành tựu biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân biểu hữu phú, vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú, vô ký, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân vô biểu vô phú vô ký mà có thành tựu biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc, hiện có thân biểu vô phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu thân vô biểu quá khứ, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu quá khứ mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, trước đã có thân biểu không mất, không đạt được vô biểu này.

2. Có thành tựu thân vô biểu quá khứ mà không phải là biểu này, nghĩa là Thánh giả ở bào thai; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, trước không có thân biểu, giả sử có rồi mất. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, trước không có thân biểu, giả sử có rồi mất; hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu quá khứ cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, trước đã có thân biểu không mất, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc trụ nơi không có luật nghi, hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, trước đã có thân biểu không mất, cũng đạt được vô biểu này; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì trước đã có thân biểu không mất.

4. Không thành tựu thân biểu quá khứ, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở bào thai; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi chẳng phải là luật nghi, không phải không luật nghi, trước không có thân biểu, giả sử có rồi mất, hoặc A-la-hán và phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện quá khứ, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu thiện quá khứ mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi và trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, trước đã có thân biểu thiện không mất, không đạt được vô biểu này.

2. Có thành tựu thân vô biểu thiện quá khứ mà không phải là biểu này, nghĩa là Thánh giả ở bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, trước không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, trước không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu thiện quá khứ cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, trước đã có thân biểu thiện không mất, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, trước đã có thân biểu thiện không mất, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì trước đã có thân biểu thiện không mất.

4. Không thành tựu thân biểu thiện quá khứ, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở bào thai; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không có luật nghi, và nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, trước đã không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất; hoặc A-la-hán và phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu bất thiện quá khứ, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Thành tựu thân biểu bất thiện quá khứ, thì lúc ấy thành tựu biểu này. Có thành tựu thân biểu bất thiện quá khứ mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, và nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, trước đã có thân biểu bất thiện quá khứ không mất, không đạt được vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký quá khứ, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký quá khứ và vô biểu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú, vô ký quá khứ, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu vô phú, vô ký quá khứ và vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu vị lai mà có thành tựu vô biểu này, nghĩa là Thánh giả ở bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục rồi, đạt được tâm thiện thuộc cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc; hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu thiện vị lai mà có thành tựu vô biểu này, nghĩa là Thánh giả ở bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục rồi, đạt được tâm thiện nơi cõi Sắc, hoặc sinh thuộc cõi Sắc, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu bất thiện ở vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu bất thiện vị lai và vô biểu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký vị lai và vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú, vô ký vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu vô phú, vô ký vị lai và vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu ở hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu hiện tại mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu, không đạt được vô biểu này, giả sử trước đã có thân biểu không mất mà không đạt được vô biểu này. Hoặc đã trụ nơi không phải luật nghi, không phải là không luật nghi, hiện có thân biểu, không đạt được vô biểu này, giả sử trước đã có thân biểu không mất, mà không đạt được vô biểu này, hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện có thân biểu.

2. Có thành tựu thân vô biểu hiện tại mà không phải là biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, đang trong định giả sử không ở trong định, hiện không có thân biểu, trước đã có thân biểu không mất, đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát và không luật nghi hiện không có thân biểu. Hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi hiện không có thân biểu, trước đã có thân biểu không mất, đạt được vô biểu này, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đang trong định.

3. Có thành tựu thân biểu hiện tại cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu, đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có thân biểu không mất, đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát và không luật nghi, thì hiện đang có thân biểu. Hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, thì hiện có thân biểu, được vô biểu này, hoặc trước đã có thân biểu không mất, được vô biểu này.

4. Không thành tựu thân biểu hiện tại cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trong vỏ trứng và trụ trong thai tạng. Hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, không ở trong định, hiện không có thân biểu, giả sử trước đã có thân biểu không mất mà không đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, hiện không có thân biểu, giả sử trước đã có thân biểu không mất, mà vẫn không đạt được vô biểu này; hoặc sinh nơi cõi Sắc, không ở trong định, hiện không có thân biểu, hoặc sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu thiện hiện tại mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu thiện, không đạt được vô biểu này, giả sử trước đã có thân biểu thiện không mất mà không đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi không luật nghi và nơi không phải luật nghi, không phải không luật nghi, hiện có thân biểu thiện, không đạt được vô biểu này, giả sử trước đã có thân biểu thiện không mất, mà không đạt được vô biểu này, hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện có thân biểu thiện.

2. Có thành tựu thân vô biểu hiện tại mà không phải là biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, đang trong định, giả sử không ở trong định, hiện không có thân biểu thiện, trước đó có thân biểu thiện không mất, đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát và không luật nghi, hiện không có thân biểu thiện. Hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi hiện không có thân biểu thiện, trước đã có thân biểu thiện không mất, mà đạt được vô biểu này, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đang ở trong định.

3. Có thành tựu thân biểu thiện hiện tại, cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu thiện, cũng đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có thân biểu thiện không mất, đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát và không luật nghi, hiện đang có thân biểu thiện. Hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, thì hiện có thân biểu thiện, cũng đạt được vô biểu này; hoặc trước đã có thân biểu thiện không mất, đạt được vô biểu này.

4. Không thành tựu thân biểu thiện hiện tại, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trong vỏ trứng và trụ trong thai tạng. Hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, không ở trong định, hiện không có thân biểu thiện, giả sử trước đã có thân biểu thiện không mất mà không đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi không luật nghi và nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, hiện không có thân biểu thiện, giả sử trước đã có thân biểu thiện không mất, mà vẫn không đạt được vô biểu này. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, không ở trong định, hiện không có thân biểu thiện, hoặc sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu bất thiện hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu bất thiện hiện tại, không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, và không phải luật nghi, không phải là không luật nghi, hiện có thân biểu bất thiện, không đạt được vô biểu này, giả sử trước đã có thân biểu bất thiện không mất mà không đạt được vô biểu này.

2. Có thành tựu thân vô biểu bất thiện hiện tại mà không phải là biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, hiện không có thân biểu bất thiện. Hoặc trụ nơi luật nghi và chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi thì hiện không có thân biểu bất thiện, trước đã có thân biểu bất thiện không mất, mà đạt được vô biểu này.

3. Có thành tựu thân biểu bất thiện hiện tại, cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân biểu bất thiện, cũng đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có thân biểu bất thiện không mất, đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi không luật nghi hiện có thân biểu bất thiện.

4. Không thành tựu thân biểu bất thiện hiện tại, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trong vỏ trứng hoặc trụ trong thai tạng. Hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện tại không có thân biểu bất thiện, giả sử trước đã có thân biểu bất thiện không mất mà vẫn không đạt được vô biểu này, hoặc sinh nơi cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân vô biểu hữu phú, vô ký hiện tại. Có thành tựu biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc, hiện có thân biểu hữu phú, vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú, vô ký hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân vô biểu vô phú, vô ký hiện tại. Có thành tựu biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc, hiện có thân biểu vô phú, vô ký. Như trình bày rộng về biểu-vô biểu của thân. Như vậy biểu-vô biểu của ngữ, trình bày rộng cũng đúng như vậy.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì nghiệp quả đó hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Các nghiệp thuộc về nơi cõi Dục, nghiệp quả ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp quả hệ thuộc nơi cõi Dục, mà không phải là nghiệp kia, nghĩa là do đạo cõi Sắc, làm thay đổi cõi Dục, phát ra ngôn ngữ cõi Dục.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì nghiệp quả đó hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp quả thuộc về nơi cõi Sắc, nghiệp ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp hệ thuộc nơi cõi Sắc, không phải là nghiệp quả kia, nghĩa là do đạo cõi Sắc, làm thay đổi cõi Dục phát ra ngôn ngữ cõi Dục và do đạo cõi Sắc, chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, thì nghiệp quả đó hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp quả thuộc về nơi cõi Vô sắc, nghiệp ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp hệ thuộc nơi cõi Vô sắc, không phải nghiệp quả kia, nghĩa là do đạo nơi cõi Vô sắc chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc, thì nghiệp quả đó không hệ thuộc chăng?

Đáp: Các nghiệp không hệ thuộc, nghiệp quả đó cũng vậy. Có thể có nghiệp quả không hệ thuộc, không phải nghiệp kia, nghĩa là do đạo của cõi SắcVô sắc, chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Nếu nghiệp không phải hệ thuộc nơi cõi Dục, thì nghiệp quả đó không hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Các nghiệp quả không hệ thuộc cõi Dục, nghiệp ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp không phải hệ thuộc cõi Dục mà không phải là nghiệp quả của cõi Dục, nghĩa là do đạo cõi Sắc, làm thay đổi cõi Dục phát ra ngôn ngữ cõi Dục.

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Sắc, thì nghiệp quả đó không hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp không hệ thuộc cõi Sắc, nghiệp quả ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp quả không hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là nghiệp của cõi Sắc, nghĩa là do đạo cõi Sắc, làm thay đổi cõi Dục, phát ra ngôn ngữ cõi Dục, và do đạo nơi cõi Sắc chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc cõi Vô sắc, thì nghiệp quả đó không phải hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp không hệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp quả ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp quả không hệ thuộc cõi Vô sắc cũng không phải là nghiệp của cõi Vô sắc, nghĩa là do đạo cõi Vô sắc, chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Nếu nghiệp không phải không hệ thuộc, thì nghiệp quả đó không phải là không hệ thuộc chăng?

Đáp: Các nghiệp quả không phải là không hệ thuộc, nghiệp đó cũng vậy. Có thể có nghiệp không phải là không hệ thuộc, cũng không phải là nghiệp quả kia, nghĩa là do đạo của cõi Sắc-Vô sắc, chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu mà có quả là hữu lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả dị thục đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu mà có quả là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả ly hệ.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu mà có quả là hữu lậu-vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả ly hệ thuộc dị thục đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu mà có quả là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả ly hệ đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu mà có quả là hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu mà có quả là vô lậu, hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-vô lậu mà có quả là hữu lậu-vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-vô lậu mà có quả là hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-vô lậu mà có quả là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp học mà có quả là học chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp học mà có quả là vô học chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp học mà có quả là phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả lìa sự hệ thuộc.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô học mà có quả là vô học chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô học mà có quả là học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô học mà có quả là phi học phi vô học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp phi học phi vô học mà có quả là phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả ly hệ thuộc dị thục đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp phi học phi vô học mà có quả là học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp phi học phi vô học, mà có quả là vô học chăng?

Đáp: Không có.

Như Đức Thế Tôn nói: "Không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ".

Hỏi: Thế nào là không tu thân?

Đáp: Nếu đối với thân chưa lìa tham dục, thêm nhiều khao khát vui thích, còn đạo vô gián có năng lực trừ tham sắc, mà người kia đối với đạo này lại không tu-không an.

Hỏi: Thế nào là không tu giới?

Đáp: Nếu đối với giới mà chưa lìa tham; nói rộng ra như thân.

Hỏi: Thế nào là không tu tâm?

Đáp: Nếu đối với tâm chưa lìa tham dục, thêm nhiều khao khát vui thích, còn tạo vô gián có năng lực trừ hết tham vô sắc, mà người kia đối với đạo này lại không tu-không an.

Hỏi: Thế nào là không tu tuệ?

Đáp: Nếu đối với tuệ mà chưa lìa tham, nói rộng như tâm.

Hỏi: Nếu không tu thân thì lúc ấy không tu giới chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu không tu giới thì lúc ấy không tu thân chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu không tu thân thì lúc ấy không tu tâm chăng?

Đáp: Đối với không tu thân, thì lúc ấy không tu tâm. Có lúc không tu tâm mà không phải là không tu thân, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu không tu thân thì lúc ấy không tu tuệ chăng?

Đáp: Đối với không tu thân, thì lúc ấy không tu tuệ. Có lúc không tu tuệ mà không phải là không tu thân, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu không tu giới thì lúc ấy không tu tâm chăng?

Đáp: Đối với không tu giới, thì lúc ấy không tu tâm. Có lúc không tu tâm mà không phải là không tu giới, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu không tu giới thì lúc ấy không tu tuệ chăng?

Đáp: Đối với không tu giới, thì lúc ấy không tu tuệ. Có lúc không tu tuệ mà không phải là không tu giới, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu không tu tâm thì lúc ấy không tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Nếu không tu tuệ thì lúc ấy không tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Như Đức Thế Tôn nói: "Tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ".

Hỏi: Thế nào là tu thân?

Đáp: Nếu đối với thân đã lìa tham dục, lìa tăng thêm khao khát vui thú, còn đạo vô gián có năng lực trừ hết tham sắc, thì người kia đối với đạo này đã tu và đã an.

Hỏi: Thế nào là tu giới?

Đáp: Nếu đối với giới thì đã lìa tham; nói rộng ra như thân.

Hỏi: Thế nào là tu tâm?

Đáp: Nếu đối với tâm, đã lìa tham dục, lìa tăng thêm khao khát vui thú, còn đạo vô gián có năng lực trừ hết tham vô sắc, thì người kia đối với đạo này đã tu và đã an.

Hỏi: Thế nào là tu tuệ?

Đáp: Nếu đối với tuệ thì đã lìa tham, nói rộng ra như tâm.

Hỏi: Nếu tu thân thì lúc ấy có tu giới chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu giới thì lúc ấy có tu thân chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu thân thì lúc ấy có tu tâm chăng?

Đáp: Đối với tu tâm, thì lúc ấy có tu thân. Có lúc tu thân mà không phải là tu tâm, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu tu thân thì lúc ấy có tu tuệ chăng?

Đáp: Đối với tu tuệ, thì lúc ấy có tu thân. Có lúc tu thân mà không phải là tu tuệ, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu tu giới thì lúc ấy tu tâm chăng?

Đáp: Đối với tu tâm, thì lúc ấy có tu giới. Có lúc tu giới mà không phải là tu tâm, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu tu giới thì lúc ấy tu tuệ chăng?

Đáp: Đối với tu tuệ, thì lúc ấy có tu giới. Có lúc tu giới mà không phải là tu tuệ, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu tu tâm thì lúc ấy tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu tuệ thì lúc ấy tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu giới quá khứ, thì đó là thành tựu giới loại này ở hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu giới quá khứ mà không phải là giới loại này ở hiện tại-vị lai, nghĩa là giới biểu đã diệt không mất, giới loại này không hiện ở trước mắt. Thành tựu giới quá khứ và vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là giới vô lậu thuộc tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại này không hiện ở trước mắt. Thành tựu giới quá khứ và hiện tại mà không phải là vị lai, nghĩa là giới biểu đã diệt không mất, giới loại này hiện ở trước mắt. Thành tựu giới quá khứ và hiện tại-vị lai, nghĩa là giới vô lậu thuộc tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại này hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu giới vị lai, thì đó là thành tựu giới loại này ở quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có thành tựu giới vị lai mà không phải là giới loại này ở quá khứ-hiện tại, nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc. Thành tựu giới vị lai và quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là giới vô lậu thuộc tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại này không hiện ở trước mắt. Thành tựu giới vị lai và hiện tại mà không phải là quá khứ, nghĩa là giới vô lậu mới hiện ở trước mắt. Thành tựu giới vị lai và quá khứ-hiện tại, nghĩa là giới vô lậu thuộc tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại này hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu giới hiện tại, thì đó là thành tựu giới loại này trong quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu giới hiện tại mà không phải là giới loại này thuộc quá khứ, vị lai, nghĩa là giới biểu mới hiện ở trước mắt. Thành tựu giới hiện tại và quá khứ mà không phải là vị lai, nghĩa là giới biểu đã diệt không mất, giới loại này hiện ở trước mắt. Thành tựu giới hiện tại và vị lai mà không phải là quá khứ, nghĩa là giới vô lậu mới hiện ở trước mắt. Thành tựu giới hiện tại và quá khứ-vị lai, nghĩa là giới vô lậu thuộc tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại này hiện ở trước mắt.

----------------

Phẩm 5: BÀN VỀ TỰ NGHIỆP

Nghĩa tự nghiệp thành tựu thế gian,
Đối với dị thục thành rơi rụng,
Trí tìm cách hại giữ và bỏ,
Tâm loạn ràng buộc lời Phật dạy,
Thư-số-toán-ấn cùng với thi,
Thuộc về kỹ nghệ của thế gian,
Thành tựu các giới học-vô học,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là tự nghiệp?

Đáp: Nếu nghiệp đã được, nay có dị thục và dị thục của nghiệp đã sinh đang thọ.

Hỏi: Tự nghiệp là nghĩa gì?

Đáp: Là nghĩa đạt được quả của mình, đẳng lưu của mình, dị thục của mình. Vả lại nghiệp này đã chiêu cảm dị thục, đối với tự mình nối tiếp nhau hiện rõ dị thục chứ không phải nơi khác; đối với tự mình nối tiếp nhau, dưỡng thuận theo dưỡng, dục thuận theo dục, hộ thuận theo hộ, chuyển thuận theo chuyển, ích thuận theo ích, cho nên gọi là tự nghiệp.

Hỏi: Nếu nghiệp là tự nghiệp, thì nghiệp này nên nói là quá khứ-hiện tại hay vị lai chăng?

Đáp: Nghiệp này nên nói là quá khứ.

Hỏi: Nếu nghiệp là tự nghiệp, thì nghiệp này thành tựu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có nghiệp là tự nghiệp mà nghiệp này không thành tựu, nghĩa là nghiệp đã đạt được, nay có dị thục và nghiệp của dị thục đã đang chánh thọ, nghiệp này đã mất.

2. Có nghiệp thành tựu mà nghiệp này, không phải là tự nghiệp, nghĩa là nghiệp không phải đã được, nay có dị thục, và nghiệp dị thục mà không phải là đã sinh đang thọ, nghiệp này không mất.

3. Có nghiệp là tự nghiệp mà nghiệp này cũng thành tựu, nghĩa là nghiệp đã đạt được, nay có dị thục và nghiệp dị thục đã sinh đang thọ, nghiệp này không mất.

4. Có nghiệp không phải là tự nghiệp mà nghiệp này cũng không thành tựu, nghĩa là nghiệp không phải đã đạt được, nay có dị thục và nghiệp dị thục mà không phải là đã sinh đang thọ, nghiệp này đã mất, không phải là cũng có, thì bốn câu biện giải ngược lại với trước, nên biết.

Hỏi: Nếu nghiệp là tự nghiệp, thì nghiệp này nhất định sẽ thọ dị thục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có nghiệp là tự nghiệp mà nghiệp này nhất định sẽ không thọ dị thục, nghĩa là nghiệp đã được, nay, có dị thục, và nghiệp dị thục đã sinh đang thọ, dị thục của nghiệp này đến phần vị sau cùng.

2. Có nghiệp nhất định sẽ thọ dị thục mà nghiệp này không phải là tự nghiệp, nghĩa là nghiệp không phải đã được, nay có dị thục, và nghiệp dị thục không phải là đã sinh đang thọ, dị thục của nghiệp này chưa thành thục.

3. Có nghiệp là tự nghiệp mà nghiệp này nhất dị thục của nghiệp này không định sẽ thọ dị thục, nghĩa là nghiệp đã được, nay có dị thục và nghiệp dị thục đã sinh đang thọ, đến phần vị sau cùng.

4. Có nghiệp là tự không phải nghiệp mà nghiệp này nhất định sẽ không thọ dị thục, nghĩa là nghiệp không phải đã được, nay có dị thục và nghiệp dị thục không phải là đã sinh đang thọ, nghiệp dị thục này đã thành thục. Không phải là cũng có, thì bốn câu biện giải ngược lại với trước, nên biết.

Phủ nhận (Phi) cũng có bốn luận chứng trái với trước, nên nói rộng.

Hỏi: Nếu nghiệp thành tựu thì nghiệp này nhất định sẽ thọ dị thục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có nghiệp thành tựu mà nghiệp này nhất định sẽ không thọ dị thục, nghĩa là dị thục của nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc quá khứ đã thành thục, nghiệp này không mất. Hoặc là nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc vị lai đã được, nhưng nhất định không sinh. Hoặc là nghiệp vô ký vô lậu đã thành tựu.

2. Có nghiệp nhất định sẽ thọ dị thục mà nghiệp này không thành tựu, nghĩa là dị thục của nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc quá khứ chưa thành thục, nghiệp này đã mất. Hoặc là nghiệp bất thiệnthiện-hữu lậu thuộc vị lai không đạt được, mà nhất định sẽ sinh.

3. Có nghiệp thành tựu mà nghiệp này nhất định sẽ thọ dị thục, nghĩa là dị thục của nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc quá khứ chưa thành thục, nghiệp này không mất. Hoặc là nghiệp thiệnbất thiện-hữu lậu thuộc vị lai đã được, cũng nhất định sẽ sinh; hoặc là nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc hiện tại.

4. Có nghiệp không thành tựu mà nghiệp này nhất định sẽ không thọ dị thục, nghĩa là dị thục của nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc quá khứ đã thành thục, nghiệp này đã mất. Hoặc là nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc vị lai không đạt được, cũng nhất định chẳng sinh. Hoặc là nghiệp vô ký vô lậu không thành tựu.

Không phải là cũng có, thì bốn câu biện giải ngược lại với trước, nên biết.

Hỏi: Nếu người Dự lưu có nghiệp bất thiện có thể thuận với khổ thọ, dị thục chưa thành thục; lúc dị thục kia đã thành thục, phải đọa vào cõi ác. Vì đạo nào ngăn cản mà không đọa?

Đáp: Do hai bộ kiết hệ thuộc, các hữu tình làm cho đọa vào cõi ác, nghĩa là kiết do kiến mà đoạn, do tu mà đoạn.

Những người Dự lưu dù chưa vĩnh viễn đoạn kiết do tu đoạn, mà đã vĩnh viễn đoạn kiết do kiến đoạn, thiếu một tư lương cho nên không đọa cõi ác. Như chiếc xe đủ hai bánh thì có công dụng vận tải, như chim có hai cánh thì tự mình bay giữa hư không, thiếu một thì không như vậy; người Dự lưu cũng đúng như vậy.

Như Đức Thế Tôn nói: "Đệ tử bậc Thánh của Ta nên tự xét kỹ, ghi nhận đã trừ hết mọi thứ hiểm nguy của ba cõi ác là địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ". Hỏi: Những người Dự lưu vì có hiện trí nên có thể tự mình thẩm tra, biết rõ đã dứt hết mọi nguy hiểm nơi ba cõi ác là địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ mà tự mình ghi nhận chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Nếu vậy thì người Dự lưu tại sao biết được?

Đáp: Vì tin lời Phật dạy, nghĩa là Đức Thế Tôn dạy: "Nếu có các đệ tử bậc Thánh học đa văn luôn luôn có thể thuận theo quán sát, nhận thấy trong tự thân, có bốn chứng tịnh hiện ở trước mắt, thì nên tự mình xét kỹ, ghi nhận là đã trừ hết mọi hầm hố hiểm nguy của ba cõi ác địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ". Vả lại, người Dự lưu đã đạt được bốn trí, nghĩa là khổ-tập-diệt-đạo trí, chưa đạt được tận trívô sinh trí.

Như Đức Thế Tôn dạy: "Do học mưu hại, Nagià-quán sát kỹ càng sau bảy ngày nữa, nhà Kiềutát-la chắc chắn bị diệt hết".

Hỏi: Thế nào là học mưu hại?

Đáp: Như người hữu học chưa lìa dục nhiễm, khi bị người khác làm hại, liền dấy lên ý nghĩ: "Nên khiến cho suy sụp hủy hoại, như mẹ mất đi con yêu". Lại như người học đã lìa dục nhiễm, khi bị người khác làm hại, từ lìa dục bị lui sụt, dấy lên ý nghĩ rằng: Nên làm cho suy sụp hủy hoại, như mẹ mất đi con yêu quý".

Hỏi: Những cái học mưu hại, quả nhất định thành tựu chăng?

Đáp: Điều này không quyết định. Nếu các hữu tình tạo tác tăng trưởng uy thế to lớn, nghiệp dị thục hiện ở trước mắt, thì quả không thành tựu.

Hỏi: Thế nào là Bí-sô lưu lại hành sống lâu?

Đáp: Nghĩa là A-la-hán thành tựu thần thông, tâm được tự tại, hoặc đối với chúng Tăng, hoặc người khác dùng y bát giúp cho; hoặc vì thuận theo lời dạy của một Sa-môn duyên vào đồ vật bố thí. Thí xong, phát nguyện, tức thì tiến vào cảnh giới tận cùng thuộc tĩnh lự thứ tư. Từ định đứng dậy tâm nghĩ, miệng nói: Nếu mình có năng lực cảm được nghiệp dị thục giàu có, thì nguyện chuyển quả này dẫn đến quả dị thục sống lâu". Lúc ấy, A-la-hán có năng lực dẫn đến nghiệp dị thục giàu có, thì chuyển đổi có năng lực dẫn đến quả dị thục sống lâu.

Hỏi: Thế nào là Bí-sô xả bỏ hành sống lâu?

Đáp: Nghĩa là A-la-hán thành tựu thần thông, tâm được tự tại, bố thí như trước, thí xong phát nguyện, liền tiến vào cảnh giới tận cùng thuộc tĩnh lự thứ tư. Từ định đứng lên, tâm nghĩ, miệng nói: "Nếu mình có năng lực cảm được nghiệp dị thục sống lâu, thì nguyện chuyển quả này dẫn đến quả dị thục giàu có. Lúc ấy, A-la-hán có năng lực dẫn đến nghiệp dị thục sống lâu, thì chuyển đổi có năng lực dẫn đến quả dị thục giàu có.

Hỏi: Thế nào là tâm cuồng loạn?

Đáp: Nghĩa là do thế lực của bốn duyên bức bách, làm cho tâm cuồng loạn.

1. Do hàng phi nhân hiện rõ hình tướng xấu ác, gặp rồi, cảm thấy sợ hãi, khiến cho tâm cuồng loạn.

2. Do hàng phi nhân phẫn nộ, đánh đập, thân thể bị bức bách do chịu đựng đau khổ, khiến cho tâm cuồng loạn.

3. Do đại chủng trái ngược với nhau làm cho tâm cuồng loạn.

4. Do nghiệp dị thục trước kia, khiến cho tâm cuồng loạn.

Hỏi: Triền nào tương ưng với pháp thì đều là bất thiện chăng?

Đáp: Vô tàm-vô quý.

Hỏi: Phật giảng dạy đúng như vậy nào?

Đáp: Nghĩa là ngữ lộ-ngữ âm-ngữ nghiệp-ngữ biểu của Đức Phật thuyết giảng-bình luận-khuyên nhắc, đó gọi là Đức Phật giảng dạy-giáo hóa.

Hỏi: Lời giáo huấn của Đức Phật, nên nói là thiện hay là vô ký?

Đáp: Hoặc thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Nghĩa là tâm thiện của Đức Phật đã phát ra ngữ ngôn, cho đến ngữ biểu.

Thế nào là vô ký? Nghĩa là tâm vô ký của Phật đã phát ra ngữ ngôn, cho đến ngữ biểu.

Hỏi: Lời giáo huấn của Đức Phật được gọi là pháp nào?

Đáp: Danh thân-Cú thân-Văn thân, sắp xếp thuận theo thứ tự, bố trí hài hòa thuận theo thứ tự, kết hợp với nhau thuận theo thứ tự.

Hỏi: Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Già tha,

Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bổn sự, Bổn sinh, Phương quang, Pháp hy hữu, Luận nghị được gọi là pháp nào?

Đáp: Danh thân-Cú thân-Văn thân, sắp xếp thuận theo thứ tự, bố trí hài hòa thuận theo thứ tự, kết hợp với nhau thuận theo thứ tự.

Hỏi: Thư là gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến thuộc thân nghiệp và thân nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Số là gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến thuộc ý nghiệp và ý nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo. Hỏi: Toán là gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến thuộc ngữ nghiệp và ngữ nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Ấn là gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến thuộc thân nghiệp và thân nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Thi là gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến thuộc ngữ nghiệp và ngữ nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Đối với tất cả các loại việc làm tinh xảo của thế gian là gọi cho pháp nào?

Đáp: Tuệ là sự tạo tác đầu tiên đối với tất cả các loại việc làm tinh xảo và tuệ ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Nếu thành tựu giới học, thì lúc ấy thành tựu giới phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học, nghĩa là người học sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới học, nghĩa là A-la-hán và các phàm phu sinh nơi cõi Dục-sắc.

3. Có thành tựu giới học mà cũng là giới phi học phi vô học, nghĩa là người học sinh nơi cõi Dục-sắc.

4. Không thành tựu giới học, cũng không phải là giới phi học phi vô học, nghĩa là A-la-hán và các phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu giới vô học, thì lúc ấy thành tựu giới phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học, nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới vô học, nghĩa là những người học và các phàm phu sinh nơi cõi Dục-sắc.

3. Có thành tựu giới vô học mà cũng là giới phi học phi vô học, nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Dụcsắc.

Không thành tựu giới vô học cũng không phải là giới phi học phi vô học, nghĩa là những người học và các phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

QUYỂN 13

Chương 5: ĐẠI CHỦNG UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẠI TẠO

Xứ do bốn đại chủng tạo ra,
Có bao nhiêu bốn-hai-năm-ba,
Đại tạo thành tựu-không thành tựu,
Đại thành tựu đối với bốn tạo,
Chỉ thành tựu bốn đại sở tạo,
Đại chủng và tất cả bảy loại,
Dựa vào định diệt và trụ quả,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Xứ do đại chủng tạo, bao nhiêu hữu kiến?

Đáp: Một.

Hỏi: Bao nhiêu vô kiến?

Đáp: Tám và phần ít của hai xứ.

Hỏi: Bao nhiêu hữu đối?

Đáp: Chín và phần ít của một xứ.

Hỏi: Bao nhiêu vô đối?

Đáp: Phần ít của một xứ.

Hỏi: Bao nhiêu hữu lậu?

Đáp: Chín và phần ít của hai xứ.

Hỏi: Bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Phần ít của một xứ.

Hỏi: Bao nhiêu hữu vi?

Đáp: Chín và phần ít của hai xứ.

Hỏi: Bao nhiêu vô vi?

Đáp: Không có.

Hỏi: Bao nhiêu quá khứ?

Đáp: Mười và phần ít của một xứ. Hỏi: Bao nhiêu vị lai?

Đáp: Mười và phần ít của một xứ. Hỏi: Bao nhiêu hiện tại?

Đáp: Mười và phần ít của một xứ.

Hỏi: Bao nhiêu thiện?

Đáp: Phần ít của ba xứ.

Hỏi: Bao nhiêu bất thiện?

Đáp: Phần ít của ba xứ.

Hỏi: Bao nhiêu vô ký?

Đáp: Bảy và phần ít của ba xứ.

Hỏi: Bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Hai phần ít của chín.

Hỏi: Bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Phần ít của chín.

Hỏi: Bao nhiêu hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Không có.

Hỏi: Bao nhiêu học?

Đáp: Phần ít của một.

Hỏi: Bao nhiêu vô học?

Đáp: Phần ít của một xứ.

Hỏi: Bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Chín và phần ít của hai xứ.

Hỏi: Bao nhiêu do kiến đoạn?

Đáp: Không có.

Hỏi: Bao nhiêu do tu đoạn?

Đáp: Chín và phần ít của hai xứ.

Hỏi: Bao nhiêu không đoạn?

Đáp: Phần ít của một xứ.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc do bốn đại tạo ra (Sở tạo sắc) chăng?

Đáp: Thành tựu các đại chủng, thì lúc ấy nhất định thành tựu sắc sở tạo. Có thành tựu sắc sở tạo mà không phải là đại chủng, nghĩa là các Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu không phải là đại chủng, thì lúc ấy không phải là sắc sở tạo chăng?

Đáp: Đối với không phải là sắc sở tạo, thì lúc ấy không phải là đại chủng. Có lúc không phải là đại chủng mà cũng không phải là sắc sở tạo, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu đại chủng mà không phải là sắc thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, thì sẽ trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử có mà mất.

2. Có thành tựu sắc thiện mà không phải là đại chủng, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện, nghĩa là các Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước có không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là đại chủng, cũng không phải là sắc thiện, nghĩa là phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng thì lúc ấy thành tựu sắc bất thiện chăng?

Đáp: Có thành tựu sắc bất thiện, A-la-hán kia nhất định sẽ thành tựu đại chủng. Có thành tựu đại chủng không phải là sắc bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng và ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử có mà mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Đối với thành tựu sắc hữu phú vô ký, A-la-hán kia nhất định sẽ thành tựu đại chủng. Có thành tựu đại chủng mà không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Dục; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện-bất thiện chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng mà không phải là sắc thiện-bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện và bất thiện, giả sử có mà mất. Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện, nghĩa là sắc bất thiện, nghĩa là Thánh giả trú trong thai tạng; hoặc sinh nơi cõi Dục, trú vào luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử có mà mất; hoặc trú vào nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước có mà không mất, không có thânngữ biểu bất thiện, giả sử có mà mất; hoặc sanh thuộc cõi Sắc. Có thành tựu đại chủng cũng là sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử có mà mất; hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước có mà không mất, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử có mà mất. Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện và bất thiện, nghĩa là sinh nơi cõi Dục trú trong luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước có mà không mất; hoặc trú nơi không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước có mà không mất; hoặc trú nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện và bất thiện, hoặc trước có mà không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện-bất thiện, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện-hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng, không phải là sắc thiện-hữu phú vô ký, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thânngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

Có thành tựu đại chủng và sắc thiện, không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước có mà không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện-hữu phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc hiện có thânngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện-hữu phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng, cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất. Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện-vô phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước có mà không mất. Hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện không có thân-ngữ biểu vô phú vô ký. Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện-vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc bất thiện-hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc bất thiện-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc bất thiệnvô phú vô ký, nghĩa là hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước có mà không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện-vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng, cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện-bất thiện-hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện-bất thiện-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng, cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện-bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện-bất thiện, giả sử mà mất.

Có thành tựu đại chủng, cũng là sắc thiện-vô phú vô ký, không phải là sắc bất thiện, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không có thân-ngữ-biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc bất thiệnvô phú vô ký mà không phải là sắc thiện, nghĩa là sinh nơi cõi Dục trụ nơi không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện-bất thiện-vô phú-vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất, hoặc trụ nơi không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện-bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện-bất thiện-vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện-hữu phú vô ký, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

Có thành tựu đại chủng, cũng là sắc thiện-vô phú vô ký, không phải sắc hữu phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện-hữu phú vô ký và vô phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện hữu phú vô ký và vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc bất thiện-hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì Lúc ấy thành tựu sắc thiện-bất thiện-hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc bất thiện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc thiện, không phải là sắc bất thiện, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không có thânngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thânngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

3. Có thành tựu sắc thiện cũng là sắc bất thiện, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất. Nếu đã trụ nơi không luật nghi hiện có thânngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất. Nếu đã trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ thiện-bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất.

4. Không phải là sắc thiện và sắc bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện-bất thiện, giả sử mà mất, hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Đối với thành tựu sắc hữu phú vô ký, Thánh giả kia nhất định sẽ thành tựu sắc thiện. Hoặc đã thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải là không luật nghi không phải là luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký; hoặc Thánh giả sinh nơi cõi vô sắc

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện mà thì Lúc ấy phải là sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc vô phú vô ký, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thânngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

3. Có thành tựu sắc thiện cũng là sắc vô phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi. Hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất.

4. Không phải là sắc thiện và sắc vô phú vô ký, nghĩa là phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc bất thiện-hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc bất thiện-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện-vô phú vô ký, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Có thành tựu sắc thiện cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc bất thiện, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc sinh nơi cõi sắc.

Có thành tựu sắc thiện cũng là sắc bất thiện-vô phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất. Hoặc trụ nơi không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất; hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện-bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện-vô phú vô ký, thì Lúc ấy thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không phải là. Thế nào là thành tựu? Tức là như trên đã nói.

Thế nào là không phải là? Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất; hoặc trú nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử có mà mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Có thành tựu sắc thiện, cũng là sắc vô phú vô ký, không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Có thành tựu sắc thiện cũng là sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký, thì Lúc ấy thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc bất thiện-hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: Đối với thành tựu sắc bất thiện, Thánh giả kia nhất định sẽ thành tựu sắc vô phú vô ký. Có thành tựu sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, trụ trong thai tạng; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện thì lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc hữu phú vô ký, thì Lúc ấy thành tựu sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: Đối với thành tựu sắc hữu phú vô ký, thì lúc ấy nhất định sẽ thành tựu sắc vô phú vô ký. Có thành tựu sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Đối với bốn đại chủng và sắc sở tạo, thì Lúc ấy dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Tầm tứ hữu đối xúc, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào định thứ nhất, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Lạc căn dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào ba định, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỷ căn dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào hai định, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Khổ căn, ưu căn, đoan thực dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Xả căn-xúc-tư-thức thực dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Đối với bốn đại chủng và sắc sở tạo, tầmtừ-hữu đối-xúc-lạc căn-hỷ căn, đã đoạn, đã biết khắp, nên nói trụ quả nào?

Đáp: Quả A-la-hán, hoặc vô sở trụ.

Hỏi: Khổ căn-ưu căn-đoàn thực, đã đoạn-đã biết khắp, nên nói trụ quả nào?

Đáp: Quả Bất hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc vô sở trụ.

Hỏi: Xả căn-xúc-tư-thức thực đã đoạn-đã biết khắp, nên nói trụ quả nào?

Đáp: Quả A-la-hán.

-------------------

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

Đại chủng tạo ra-căn-xứ-tâm,
Đối với nhau có bao nhiêu duyên,
Tương ưng đại chủng tạo ba đời,
Thế giới biện giải làm thành duyên,
Đại chủng cùng với sắc sở tạo,
Giới và thế làm thành đồng-dị,
Bốn thể thâu nhiếp vào xứ-thức,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Đại chủng và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng và sắc sở tạo là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo và sắc sở tạo là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo và đại chủng là bao nhiêu duyên Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng và tâm-tâm sở pháp là bao nhiêu duyên

Đáp: Sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Tâm-tâm sở pháp và tâm-tâm sở pháp là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián, sở duyên tăng thượng. Hỏi: Tâm-tâm sở pháp và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Đại chủng và nhãn xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nhãn xứ và nhãn xứ là bao nhiêu duyên? Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nhãn xứ và đại chủng là bao nhiêu duyên? Đáp: Một tăng thượng. Như nhãn xứ, nhĩ-tỷthiệt-thân-hương-vị xứ cũng vậy.

Hỏi: Đại chủng và sắc xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc xứ và sắc xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc xứ và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Như sắc xứ, xứ thanh, xúc cũng vậy.

Hỏi: Đại chủng và ý xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Ý xứ và ý xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián, sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Ý xứ và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng và pháp xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân, sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp xứ và pháp xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián, sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp xứ và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Đại chủng và nhãn căn là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nhãn căn và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng. Như nhãn căn, nhĩ-tỷthiệt-thân-nam-nữ căn cũng như vậy.

Hỏi: Đại chủng và mạng căn là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Mạng căn và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng và ý căn là bao nhiêu duyên? Đáp: Sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Ý căn và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Như ý căn-lạc-khổ-hỷ-ưu-xả-tín-tinh tiếnniệm-định-tuệ căn cũng như vậy.

Hỏi: Đại chủng và vị tri-đương tri căn là bao nhiêu duyên?

Đáp: Sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Vị tri-đương tri căn và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng. Như vị tri-đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn cũng như vậy.

Vì sao bốn đại chủng, cùng sinh-cùng trụcùng diệt mà lại không tương ưng? Còn tâm-tâm sở pháp thì cùng sinh-cùng trụ-cùng diệt, lại gọi là tương ưng?

Đáp: Như bốn đại chủng hoặc giảm hoặc tăng, còn tâm-tâm sở pháp thì không như vậy. Vả lại, tâm-tâm sở pháp đều có sở duyên, bốn đại chủng không có sở duyên, không phải là pháp không có sở duyên để có thể nói tương ưng.

Hỏi: Có thể có đại chủng quá khứ tạo ra sắc quá khứ, tạo ra sắc vị lai, hay là tạo ra sắc hiện tại chăng?

Đáp: Đều có.

Hỏi: Có thể có đại chủng vị lai tạo ra sắc vị lai, tạo ra sắc quá khứ, hay là tạo ra sắc hiện tại chăng? Đáp: Vị lai có, quá khứ và hiện tại không có.

Hỏi: Có thể có đại chủng hiện tại tạo ra sắc hiện tại, tạo ra sắc quá khứ, hay là tạo ra sắc vị lai chăng?

Đáp: Hiện tại và vị lai có, quá khứ không có.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng quá khứ, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng quá khứ, có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi trước có thân-ngữ biểu không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc những người học đã sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng quá khứ, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng vị lai chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng quá khứ-vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng quá khứ, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở vị lai tạo ra chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng quá khứ mà có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, được tâm thiện thuộc cõi Sắc; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng quá khứ, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng quá khứ mà có thành tựu đại chủng hiện tại, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng quá khứ, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng quá khứ, có thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng vị lai chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng vị lai, có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi. Hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước có thân-ngữ biểu không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc những người học đã sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở vị lai tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, không phải là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được tâm thiện thuộc cõi Sắc; hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước có thân-ngữ biểu không mất.

2. Có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra mà không phải là sắc sở quá khứ tạo ra, nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, cũng là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, đạt được tâm thiện thuộc cõi Sắc; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc những người học sinh nơi cõi Vô sắc.

4. Không phải là sắc sở quá khứ tạo ra, cũng không phải là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước đó không có thân-ngữ biểu, giả sử mà mất; hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hiện tại chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, không phải là đại chủng hiện tại, nghĩa là người học sinh cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu đại chủng hiện tại, không phải là sắc sở quá khứ tạo ra, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước đó không có thân-ngữ biểu, giả sử mà mất.

3. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra cũng là đại chủng hiện tại, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước đó có thân-ngữ biểu không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc. 4. Không phải là sắc sở quá khứ tạo ra cũng không phải là đại chủng hiện tại, nghĩa là A-la-hán, hoặc phàm phu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, thì

A-la-hán sẽ thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, không phải là sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là người học đã sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra, không phải là sắc sở quá khứ tạo ra, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước không có thân-ngữ biểu, giả sử có mà mất.

3. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, cũng là sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi trước có thân-ngữ biểu không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là sắc sở quá khứ tạo ra, cũng không phải là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là A-la-hán, hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng vị lai, thì lúc ấy thành tựu sắc sở vị lai tạo ra chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng vị lai, có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, được tâm thiện thuộc cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc; hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng vị lai, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng vị lai. Có thành tựu đại chủng hiện tại, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng vị lai, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng vị lai. Có thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hiện tại chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, không phải là đại chủng hiện tại, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu đại chủng hiện tại, không phải là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ổ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục không được tâm thiện thuộc cõi Sắc.

3. Có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, cũng là đại chủng hiện tại, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục được tâm thiện thuộc cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là sắc sở vị lai tạo ra cũng không phải là đại chủng hiện tại, nghĩa là các phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra mà không phải là sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra, không phải là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục không được tâm thiện thuộc cõi Sắc.

3. Có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, cũng là sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục được tâm thiện thuộc cõi Sắc; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là sắc sở vị lai tạo ra, cũng không phải là sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng hiện tại, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hiện tại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Một tăng thượng.

Đại chủng quá khứ và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên? Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Nhân tăng thượng.

Sắc sở vị lai tạo ra và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên? Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Nhân tăng thượng.

Đại chủng vị lai và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, đại chủng của cõi Sắc không hiện ở trước mắt.

2. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, làm thay đổi của cõi Dục, không phát ra ngôn ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

3. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục cũng là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, đại chủng thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt mắt; hoặc sinh nơi cõi Sắc, làm thay đổi của cõi Dục, phát ra ngôn ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

4. Không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Dục, cũng không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, không đạt được tâm thiện thuộc cõi Sắc.

2. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, không làm thay đổi của cõi Dục, không phát ra ngôn ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

3. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, cũng là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, được tâm thiện thuộc cõi Sắc. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, làm sự thay đổi của cõi Dục, phát ra ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

4. Không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Dục, cũng không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, đại chủng của cõi Sắc không hiện ở trước mắt.

2. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, không làm thay đổi của cõi Dục, không phát ra ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

3. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, cũng là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, đại chủng của cõi Sắc hiện ở trước mắt, hoặc sinh nơi cõi Sắc làm thay đổi cõi Dục, phát ra ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

4. Không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, cũng không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy lúc ấy sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục đạt không được tâm thiện thuộc cõi Sắc.

2. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc mà không làm thay đổi của cõi Dục, không phát ra ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

3. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục cũng là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, được tâm thiện thuộc cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi làm thay đổi cõi Dục, phát ra ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

4. Không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục cũng không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đối với sự thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, Thánh giả kia nhất định sẽ thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện thuộc cõi Sắc, đại chủng của cõi Sắc, không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Dục và đại chủng hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Dục và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục và đại chủng hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Dục và đại chủng hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Sắc và đại chủng hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Sắc và đại chủng hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Dục và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc và đại chủng hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục và đại chủng hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Sắc và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Sắc và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc và đại chủng hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Các sắc hệ thuộc cõi Dục, thì tất cả sắc đó đều do đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có sắc hệ thuộc cõi Dục mà không do đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra, nghĩa là đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra.

2. Có sắc do đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra mà không phải sắc hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sắc không hệ thuộc đại chủng hệ thuộc cõi Dục.

3. Có sắc hệ thuộc cõi Dục cũng là đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra mà nghĩa là sắc hệ thuộc cõi Dục, đại chủng tạo nên hệ thuộc cõi Dục.

Có sắc không phải hệ thuộc cõi Dục cũng không phải là do đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra mà nghĩa là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc. Nếu sắc hệ thuộc cõi Sắc thì do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra, nếu là sắc không hệ thuộc, đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra.

Hỏi: Các sắc hệ thuộc cõi Sắc, thì tất cả sắc đó đều do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có sắc hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra, nghĩa là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc.

2. Có sắc là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra mà không phải là sắc hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sắc không hệ thuộc mà do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra.

3. Có sắc hệ thuộc cõi Sắc, cũng là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra, nghĩa là sắc hệ thuộc cõi Sắc, đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra.

4. Có sắc không phải là hệ thuộc cõi Sắc, cũng không phải là do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra, nghĩa là đại chủng hệ thuộc cõi Dục.

Nếu sắc hệ thuộc cõi Dục thì do đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra nếu sắc không hệ thuộc, thì do đại chủng tạo hệ thuộc cõi Dục tạo ra.

Hỏi: Các sắc quá khứ, thì tất cả sắc ấy là do đại chủng quá khứ tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có sắc quá khứ mà không phải là do đại chủng quá khứ tạo ra, nghĩa là đại chủng quá khứ.

2. Có sắc là do đại chủng quá khứ tạo ra mà không phải là quá khứ, nghĩa là sắc do đại chủng vị lai-hiện tại-quá khứ tạo ra.

3. Có sắc quá khứ, cũng là do đại chủng quá khứ tạo ra, nghĩa là sắc quá khứ do đại chủng quá khứ tạo ra.

4. Có sắc không phải là quá khứ cũng không phải là do đại chủng quá khứ tạo ra, nghĩa là đại chủng hiện tại-vị lai.

Nếu sắc vị lai-hiện tại thì do đại chủng hiện tại tạo ra, nếu sắc vị lai thì do đại chủng vị lai tạo ra.

Hỏi: Các sắc vị lai thì tất cả sắc ấy đều là do đại chủng vị lai tạo ra chăng?

Đáp: Các sắc, đại chủng vị lai tạo ra thì tất cả sắc ấy là vị lai. Có sắc vị lai mà không phải là đại chủng vị lai tạo ra, nghĩa là đại chủng vị lai; hoặc là sắc do đại chủng quá khứ-vị lai-hiện tại tạo ra.

Hỏi: Các sắc hiện tại, thì tất cả sắc ấy đều do đại chủng hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có sắc hiện tại mà không do đại chủng hiện tại tạo ra, nghĩa là đại chủng hiện tại; hoặc là sắc hiện tại do đại chủng quá khứ tạo ra.

2. Có sắc do đại chủng hiện tại tạo ra mà không phải là hiện tại, nghĩa là sắc vị lai do đại chủng hiện tại tạo ra.

3. Có sắc hiện tại do đại chủng tạo nên hiện tại, nghĩa là sắc hiện tại do đại chủng hiện tại tạo ra.

4. Có sắc không phải hiện tại cũng không do đại chủng hiện tại tạo ra, nghĩa là đại chủng quá khứ-vị lai; nếu là sắc quá khứ, do đại chủng quá khứ, vị lai tạo ra, hoặc là sắc vị lai do đại chủng vị lai tạo ra.

Hỏi: Thế nào là đất?

Đáp: Hình sắc hiển bày rõ ràng.

Hỏi: Thế nào là giới (cảnh giới) của đất?

Đáp: Sự chạm xúc của tánh cứng nhắc.

Hỏi: Thế nào là nước?

Đáp: Hình sắc hiển bày rõ ràng.

Hỏi: Thế nào là giới của nước?

Đáp: Sự chạm xúc của tánh ướt.

Hỏi: Thế nào là lửa?

Đáp: Hình sắc hiển bày rõ ràng.

Hỏi: Thế nào là giới của lửa?

Đáp: Sự chạm xúc của tánh nóng.

Hỏi: Thế nào là gió?

Đáp: Tức là cảnh giới của gió.

Hỏi: Thế nào là giới của gió?

Đáp: Sự chạm xúc của tánh động.

Hỏi: Đất-nước-lửa-gió có bao nhiêu xứ thâu nhiếp? Bao nhiêu thức nhận biết?

Đáp: Đất-nước-lửa, có hai thức nhận biết, đó là nhãn thức và ý thức. Gió do một xứ thâu nhiếp, đó là xúc xứ; có hai thức nhận biết, đó là thân thức và ý thức.

Hỏi: Giới của đất-nước-lửa-gió có bao nhiêu xứ thâu nhiếp? Bao nhiêu thức nhận biết

Đáp: Một xứ thâu nhiếp, đó là xúc xứ, có hai thức nhận biết, đó là thân thức và ý thức.

------------------

Phẩm 3: BÀN VỀ THẤY ĐỦ

Sáu sắc do đại chủng nào tạo,
Ba sắc do chủng nào làm nhân,
Biến hóa chín-trung hữu có bảy,
Thế-kiếp-tâm gồm có ba phần,
Duyên-nhân duyên mỗi loại có bốn,
Không có sắc đoạn trừ sắc tưởng,
Bốn-bảy-chín thâu nhiếp lẫn nhau,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn đã kiến đế đầy đủ, chưa lìa dục nhiễm mà thành tựu sắc của nghiệp thân-ngữ hệ thuộc cõi Sắc, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh cõi Dục, nhập vào sắc của nghiệp thân-ngữ thuộc bốn tĩnh lự hữu lậu, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh cõi Dục, nhập vào sắc của nghiệp thân-ngữ thuộc bốn tĩnh lự vô lậu, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh cõi Sắc, nhập vào sắc của nghiệp thân-ngữ thuộc bốn tĩnh lự hữu lậu, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh cõi Sắc, nhập vào sắc của nghiệp thân-ngữ thuộc bốn tĩnh lự vô lậu, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn, sinh vào cõi Vô sắc, mà thành tựu sắc của nghiệp thân-ngữ vô lậu, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Ở cõi Vô sắc mất đi, sinh vào cõi Dục, ban đầu do đại chủng mà được các căn, đại chủng nào làm nhân?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Ở cõi Vô sắc mất đi, sinh vào cõi Sắc, ban đầu do đại chủng mà được các căn, đại chủng nào làm nhân?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Ở cõi Sắc mất đi, sinh vào cõi Dục, ban đầu do đại chủng mà được các căn, đại chủng nào làm nhân?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh cõi Dục, làm thay đổi cõi Sắc, phát ra ngôn ngữ cõi Sắc, sắc của thân-ngữ ấy, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh cõi Sắc, làm thay đổi cõi Dục, phát ra ngôn ngữ cõi Dục, sắc của thân-ngữ ấy, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sự thay đổi nên nói là có đại chủng hay không có đại chủng?

Đáp: Nên nói là có đại chủng.

Hỏi: Sự thay đổi nên nói là có sắc sở tạo hay không có sắc sở tạo?

Đáp: Nên nói là có sắc sở tạo.

Hỏi: Sự thay đổi nên nói là có tâm hay không có tâm?

Đáp: Nên nói không có tâm.

Hỏi: Sự thay đổi nên nói là do tâm nào mà chuyển?

Đáp: Nên nói là do hóa chủ.

Hỏi: Trung hữu nên nói là có đại chủng hay không có thể có đại chủng?

Đáp: Nên nói là có đại chủng.

Hỏi: Trung hữu nên nói là có sắc sở tạo hay không có sắc sở tạo? Đáp: Nên nói có sắc sở tạo.

Hỏi: Trung hữu nên nói là có tâm, hay không có tâm?

Đáp: Nên nói là có tâm.

Hỏi: Trung hữu nên nói là do tâm nào mà chuyển?

Đáp: Nên nói là tự tâm.

Hỏi: Đời được gọi cho pháp nào?

Đáp: Hành do tăng ngữ này mà hiển bày.

Hỏi: Kiếp được gọi cho pháp nào?

Đáp: Thời do tăng ngữ này mà hiển bày nửa tháng-thang-mùa-năm của tâm khởi-trụ-diệt.

Hỏi: Phần được gọi cho pháp nào?

Đáp: Do tăng ngữ này mà hiển bày sát-na-lạp phược-mâu hô-lật đa.

Hỏi: Có thể có pháp do bốn duyên sinh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là tất cả tâm-tâm sở pháp.

Hỏi: Có thể có pháp do ba duyên sinh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Đẳng chí vô tưởng, Đẳng chí diệt tận.

Hỏi: Có thể có pháp do hai duyên sinh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là trừ ra Đẳng chí vô tưởng-diệt tận còn lại các tâm bất tương ưng hành và các tất cả sắc.

Hỏi: Có thể có pháp do một duyên sinh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thế nào là nhân tương ưng với pháp?

Đáp: Tất cả tâm-tâm sở pháp.

Hỏi: Thế nào là nhân không tương ưng với pháp?

Đáp: Sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là nhân tương ưng và nhân không tương ưng với pháp?

Đáp: Tức là tâm-tâm sở pháp, phần ít của tương ưng với nhân, phần ít là nhân không tương ưng.

Hỏi: Thế nào là không phải nhân tương ưng, không phải nhân không tương ưng với pháp?

Đáp: Tức là tâm-tâm sở pháp, phần ít không phải là nhân tương ưng, phần ít không phải là nhân không tương ưng.

Hỏi: Thế nào là pháp duyên hữu duyên?

Đáp: Nếu ý thức và pháp tương ưng, duyên với tâm-tâm sở pháp. Hỏi: Thế nào là pháp duyên vô duyên?

Đáp: Năm thức thân và pháp tương ưng. Hoặc ý thức và pháp tương ưng, duyên với sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp duyên hữu duyên, pháp duyên vô duyên?

Đáp: Nếu ý thức và pháp tương ưng, duyên với tâm-tâm sở pháp cùng sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là không phải pháp duyên hữu duyên, không phải pháp duyên vô duyên?

Đáp: Sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Như Đức Thế Tôn nói: "Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài".

Hỏi: Thế nào là trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài?

Đáp: Có Bí-sô khởi lên thắng giải như vậy: "Nay thân này của ta sắp chết, đã chết, sắp đưa lên xe, đã đưa lên xe, sắp đi đến nơi gò mả, đã đến nơi gò mả, sắp để xuống đất, đã để dưới đất, sắp bị các loại côn trùng cắn ăn, đã bị các loại côn trùng cắn ăn". Bí-sô kia, về sau không thấy trong thân, chỉ thấy trùng bên ngoài.

Lại có Bí-sô khởi lên thắng giải đúng như vậy này: "Nay, thân này của ta sắp chết, đã chết, sắp đưa lên xe, đã đưa lên xe, sắp đi đến nơi gò mả, đã đến nơi gò mả, sắp đặt trên đống củi, đã đặt trên đống củi, sắp bị lửa đốt cháy, đã bị lửa đốt cháy". Về sau, Bí-sô kia không thấy trong thân, chỉ thấy lửa bên ngoài".

Lại có Bí-sô khởi lên thắng giải như vậy: "Nay, thân này của ta thật là hư giả, như tuyết hoặc nắm tuyết, như đường phèn hoặc nhúm đường phèn, như sữa đặc chưa chín miệng sữa đặc chưa chín, sắp bị lửa nướng, đã bị lửa nướng, sắp chảy tan, đã chảy tan". Bí sô kia vào lúc cuối cùng, không thấy thân bên trong, chỉ thấy lửa bên ngoài. Đó gọi là bên trong không có tưởng sắc, quán sắc bên ngoài. Như Đức Như Lai nói: "Có đoạn trừ tưởng sắc".

Hỏi: Thế nào là đoạn trừ tưởng sắc?

Đáp: Nghĩa là có Bí-sô khởi lên thắng giải đúng như vậy này: "Nay thân này của ta sắp chết, đã chết, sắp đưa lên xe, đã đưa lên xe, sắp đi đến nơi gò mả, đã đến nơi gò mả, sắp để xuống đất, đã chôn dưới đất, sắp bị các thứ trùng cắn ăn, đã bị các loại côn trùng cắn ăn, những loại côn trùng này sắp tản ra, đã tản ra". Sau cùng, Bí-sô kia không thấy tự thân, cũng không thấy trùng.

Lại có Bí-sô khởi lên thắng giải đúng như vậy này: "Nay thân này của ta sắp chết, đã chết, sắp đưa lên xe, đã đưa lên xe, sắp đi đến nơi gò mả, đã đến nơi gò mả, sắp đặt trên đống củi, đã đặt trên đống củi, sắp bị lửa đốt cháy, đã bị lửa đốt cháy, lửa đốt cháy thi thể này sắp tắt", đã tắt. Sau cùng, Bí-sô kia không thấy tự thân, cũng không thấy lửa. Lại có Bí-sô khởi lên thắng giải đúng như vậy này: "Nay thân này của ta thật là hư giả, như tuyết, hoặc nắm tuyết, như bơ sống, hoặc miếng bơ sống, như bơ chín hoặc miếng bơ chín sắp bị lửa nướng, đã bị lửa nướng, sắp tiêu tan, đã tiêu tan, lửa có năng lực nung chảy này sắp tắt, đã tắt". Sau cùng, Bí-sô kia không thấy tự thân, cũng không thấy lửa. Đó gọi là đoạn trừ tưởng sắc.

Hỏi: Mọi tưởng sắc không có đoạn trừ, đều chưa lìa sắc nhiễm chăng?

Đáp: Mọi sắc nhiễm chưa lìa, đều không có đoạn trừ tưởng sắc. Có lúc không có đoạn trừ tưởng sắc mà không phải là chưa lìa sắc nhiễm, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, nhưng chưa tiến vào định ấy.

Hỏi: Mọi tưởng sắc có đoạn trừ, đều đã lìa sắc nhiễm chăng?

Đáp: Mọi tưởng sắc có đoạn trừ, đều đã lìa sắc nhiễm. Có lúc đã lìa sắc nhiễm mà không phải là có đoạn trừ tưởng sắc, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, mà chưa tiến vào định ấy.

Hỏi: Bốn thức trụ và bảy thức trụ, là bốn gồm thâu bảy hay bảy gồm thâu bốn?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bốn (thức trụ) mà không phải bảy (thức trụ), nghĩa là sắc-thọ-tưởng-hành của cõi Quảng quả-địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ, và thọ-tưởngthành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

2. Có bảy mà không phải là bốn, nghĩa là tâm của người trời cõi Dục, trời Phạm chúng, Cực quang tịnh, Biến tịnh, cõi Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ.

3. Có bốn cũng là bảy, nghĩa là sắc-thọ-tưởnghành của người nơi trời cõi Dục, trời Phạm chúng, Cực quang tịnh, Biến tịnh, và thọ-tưởng-hành của Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ. 4. Không phải bốn, cũng không phải bảy, nghĩa là tâm của cõi địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ và Quảng quả, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hỏi: Bốn thức trụ và chín hữu tình cư, là bốn gồm thâu chín hay là chín gồm thâu bốn?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bốn mà không phải là chín, nghĩa là địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ và trời Vô tưởng, không thâu nhiếp sắc-thọ-tưởng-hành của trời Quảng quả. 2. Có chín mà không phải là bốn, nghĩa là tâm của người trời cõi Dục, trời Phạm chúng, Cực quang tịnh, Biến tịnh, Vô tưởng và bốn Vô sắc.

3. Có bốn cũng là chín, nghĩa là sắc-thọ-tưởnghành của người trời cõi Dục, trời Phạm chúng, Cực quang tịnh, Biến tịnh, Vô tưởng và thọ-tưởnghành của bốn vô sắc.

4. Không phải bốn, cũng không phải chín, nghĩa là địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ và trời Vô tưởng không gồm thâu tâm của trời Quảng quả.

Hỏi: Bảy thức trụ và chín hữu tình cư, là bảy gồm thâu chín hay là chín gồm thâu bảy?

Đáp: Chín gồm thâu bảy chứ không phải bảy gồm thâu chín.

Hỏi: Không thâu nhiếp nơi nào?

Đáp: Hai xứ, đó là xứ Vô tưởng thiên và xứ Phi tưởng phi phi tưởng.

Luận A Tỳ Đạt Ma Phát Trí.

QUYỂN 14

Chương 5: ĐẠI CHỦNG UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ CHẤP THỌ

Mười bảy đối có bao nhiêu duyên
Đối với tự-tha có tám loại,
Riêng đối với tha có chín loại,
Tám nghĩa trong-ngoài như thế nào,
Tám môn thọ thâu nhiếp lẫn nhau,
Chín địa vị và mười lăm môn,
Hiện tại tu và vị lai tu,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Đại chủng có chấp thọ và đại chủng có chấp thọ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng có chấp thọ và đại chủng không có chấp thọ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng không có chấp thọ và đại chủng không có chấp thọ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Đại chủng không có chấp thọ và đại chủng có chấp thọ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nhân tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Nhân tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng vô gián tăng thượng,

Hỏi: Nhân không tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nhân không tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp có sở duyên và pháp có sở duyên là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp có sở duyên và pháp không có sở duyên là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián tăng thượng.

Hỏi: Pháp không có sở duyên và pháp không có sở duyên là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp không có sở duyên và pháp có sở duyên là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp có sắc và pháp có sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp có sắc và pháp không có sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không có sắc và pháp không có sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không có sắc và pháp có sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp có thấy và pháp không thấy là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không thấy và pháp không thấy là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không thấy và pháp có thấy là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp có đối và pháp có đối là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp có đối và pháp không đối là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không đối và pháp không đối là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không đối và pháp có đối là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp hữu lậu và pháp hữu lậu là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp hữu lậu và pháp vô lậu là bao nhiêu duyên?

Đáp: Đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp vô lậu và pháp vô lậu là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp vô lậu và pháp hữu lậu là bao nhiêu duyên?

Đáp: Đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp hữu vi và pháp hữu vi là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp hữu vi và pháp vô vi là bao nhiêu duyên?

Đáp: Không có.

Hỏi: Pháp vô vi và pháp vô vi là bao nhiêu duyên?

Đáp: Không có.

Hỏi: Pháp vô vi và pháp hữu vi là bao nhiêu duyên?

Đáp: Sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Do các triền mà ràng buộc nối tiếp hữu của địa ngục, ban đầu đã có được đại chủng các căn, đại chủng các căn ấy và tâm-tâm sở pháp kia, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Tâm-tâm sở pháp kia và đại chủng các căn ấy, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Do các triền mà ràng buộc nối tiếp hữu của bàng sinh, hữu của quỷ giới, hữu của người, hữu của trời, ban đầu đã có được đại chủng các căn, đại chủng các căn ấy và tâm-tâm sở pháp kia, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Tâm-tâm sở pháp kia và đại chủng các căn ấy, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sinh cõi Dục, nhập sơ tĩnh lự hữu lậu cho đến khi tưởng phi phi tưởng xứ, nuôi lớn các căn, tăng thêm đại chủng, đại chủng các căn ấy và tâmtâm sở pháp kia là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Tâm-tâm sở pháp kia và đại chủng các căn ấy, là bao nhiêu duyên?

Hỏi: Có chấp thọ là nghĩa thế nào?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày rơi vào pháp của tự thể.

Hỏi: Thế nào là không chấp thọ?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày không rơi vào pháp của tự thể.

Hỏi: Thế nào là thuận với thủ?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là không thuận với thủ?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp vô lậu.

Hỏi: Thế nào là thuận với kiết?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là không thuận với kiết?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp vô lậu.

Hỏi: Thế nào là kiến xứ?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là không phải kiến xứ?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp vô lậu.

Hỏi: Nếu pháp là nội, thì pháp ấy do nội xứ thâu nhiếp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp là nội mà không phải nội xứ thâu nhiếp, như nói ở nội thọ-nội pháp trụ theo quán pháp.

2. Có pháp nội xứ thâu nhiếp mà không phải nội, như nói đối với ngoại thọ-ngoại pháp trụ theo quán tâm.

3. Có pháp là nội, cũng là nội xứ thâu nhiếp, như nói đối với thân trong, tâm trong trụ theo quán tâm.

4. Có pháp không phải nội, cũng không phải nội xứ thâu nhiếp, như nói đối với ngoại thọ-ngoại pháp, trụ theo quán pháp.

Hỏi: Nếu pháp là ngoại, thì pháp ấy do ngoại xứ thâu nhiếp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp là ngoại mà không phải ngoại xứ thâu nhiếp, như nói đối với ngoại thân-ngoại tâm trụ theo quán tâm.

2. Có pháp ngoại xứ thâu nhiếp mà không phải ngoại, như nói đối với nội thọ-nội pháp, trụ theo quán pháp.

3. Có pháp là ngoại cũng là ngoại xứ thâu nhiếp, như nói đối với ngoại thọ-ngoại pháp trụ theo quán pháp.

4. Có pháp không phải ngoại, cũng không phải ngoại xứ thâu nhiếp, như nói đối với nội thân-nội tâm trụ theo quán tâm.

Có hai thọ, gọi là thân thọ tâm thọ.

Có ba thọ, gọi là lạc thọ-khổ thọ-bất khổ bất lạc thọ (không khổ không vui).

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp ba thọ, hay là ba thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc nơi hai thọ kia như trước đã nói.

Có bốn thọ, đó là thọ hệ thuộc ba cõi và thọ không hệ thuộc. Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp bốn thọ, hay bốn thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc của hai thọ như trước đã nói.

Có năm thọ, nghĩa là lạc thọ, khổ thọ-hỷ thọưu thọ-xả thọ.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp năm thọ, hay là năm thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc nơi hai thọ như trước đã nói.

Có sáu thọ, nghĩa là do nhãn xúc sinh ra thọ do nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh ra thọ.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp sáu thọ, hay là sáu thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc hai thọ như trước đã nói.

Có mười tám thọ, đó là sáu hỷ ý cận hành, sáu ưu ý cận hành, sáu xả ý cận hành.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp mười tám thọ, hay là mười tám thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Hai thọ thâu nhiếp mười tám thọ chứ không phải mười tám thọ thâu nhiếp hai thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là lạc cănkhổ căn hữu lậu, năm thức tương ưng với xả căn và thọ vô lậu. Hai thọ như trước đã nói.

Có ba mươi sáu thọ, nghĩa là sáu hỷ dựa vào thị (Dựa vào sự đam mê ưa thích), sáu hỷ dựa vào ly, sáu ưu dựa vào thị, sáu ưu dựa vào ly, sáu xả dựa vào thị, sáu xả dựa vào ly.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp ba mươi sáu thọ, hay là ba mươi sáu thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Hai thọ thâu nhiếp ba mươi sáu thọ chứ không phải ba mươi sáu thọ thâu nhiếp hai thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói. Hai thọ như trước đã nói.

Có một trăm lẻ tám thọ, đó là dựa vào ở ba đời, mỗi đời đều có ba mươi sáu thọ.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp một trăm lẻ tám thọ, hay là một trăm lẻ tám thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Hai thọ thâu nhiếp một trăm lẻ tám thọ, không phải một trăm lẻ tám thọ thâu nhiếp hai thọ. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói.

Hỏi: Ba thọ và bốn thọ. Ba thọ thâu nhiếp bốn thọ, hay là bốn thọ thâu nhiếp ba thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Ba thọ và năm thọ-sáu thọ. Ba thọ thâu nhiếp năm và sáu thọ, hay là năm và sáu thọ thâu nhiếp ba thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Ba thọ và mười tám thọ-ba mươi sáu thọ, một trăm lẻ tám thọ. Ba thọ thâu nhiếp mười tám..., hay là mười tám... thâu nhiếp ba thọ?

Đáp: Ba thọ thâu nhiếp mười tám..., không phải mười tám... thâu nhiếp ba thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói.

Hỏi: Bốn thọ và năm thọ-sáu thọ. Bốn thọ thâu nhiếp năm và sáu thọ, hay là năm và sáu thọ thâu nhiếp bốn thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Hỏi: Bốn thọ và mười tám thọ-ba mươi sáu thọ, một trăm lẻ tám thọ. Là bốn thọ thâu nhiếp mười tám..., hay là mười tám... thâu nhiếp bốn thọ?

Đáp: Bốn thọ thâu nhiếp mười tám..., không phải mười tám... thâu nhiếp bốn thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói.

Hỏi: Năm thọ và sáu thọ. Năm thọ thâu nhiếp sáu thọ, hay là sáu thọ thâu nhiếp năm thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Hỏi: Năm thọ và mười tám thọ-ba mươi sáu thọ-một trăm lẻ tám thọ. Là năm thọ thâu nhiếp mười tám..., hay là mười tám... thâu nhiếp năm thọ?

Đáp: Năm thọ thâu nhiếp mười tám..., không phải mười tám... thâu nhiếp năm thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói.

Hỏi: Sáu thọ và mười tám thọ-ba mươi sáu thọ, một trăm lẻ tám thọ. Sáu thọ thâu nhiếp mười tám..., hay là mười tám... thâu nhiếp sáu thọ?

Đáp: Sáu thọ thâu nhiếp mười tám..., không phải mười tám... thâu nhiếp sáu thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói.

Hỏi: Mười tám thọ và ba mươi sáu thọ-một trăm lẻ tám thọ. Mười tám thọ thâu nhiếp ba mươi sáu..., hay là ba mươi sáu... thâu nhiếp mười tám thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Hỏi: Ba mươi sáu thọ và một trăm lẻ tám thọ. Ba mươi sáu thọ thâu nhiếp một trăm lẻ tám thọ, hay là một trăm lẻ tám thọ thâu nhiếp ba mươi sáu thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng quả Dự lưu, lúc tu đạo kia thì bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám đạo chi, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, tám trí, ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai?

Đáp: Niệm trụ, hiện tại có một, vị lai có bốn. Chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; cănlực hiện tại-vị lai có năm; giác chi hiện tại-vị lai có sáu; đạo chi hiện tại-vị lai có tám, không có tĩnh lư, không có vô lượng, không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng quả Nhất lai, khi tu đạo vô gián kia, từ bốn niệm trụ cho đến ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai có?

Đáp: Nếu tăng gấp bội việc lìa dục nhiễm, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm, giác chi hiện tại và vị lai có sáu; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc, không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo thế tục để chứng quả Nhất lai, thì khi tu đạo thế tục kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi, hiện tại không có, vị lai có sáu; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại không có, vị lai có ba.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo vô lậu để chứng quả Nhất lai, thì khi tu đạo vô lậu kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có sáu; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng quả Bất hoàn, thì lúc tu đạo vô gián kia, từ bốn niệm trụ cho đến ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai?

Đáp: Nếu đã lìa dục nhiễm, dựa vào vị chí định, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạnthần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có bảy, đạo chi hiện tại và vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, thì khi tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có sáu; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại và vị lai có một; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu dựa vào trung gian tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại không có, vị lai có một; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc, hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có hai; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ ba, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có ba; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có bốn; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo thế tục để chứng quả Bất hoàn, thì lúc tu đạo thế tục ấy, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc, hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại không có, vị lai có sáu; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại không có, vị lai có ba.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo vô lậu để chứng quả Bất hoàn, thì tu đạo vô lậu ấy, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có sáu; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng thần cảnh trí thông, thì lúc tu đạo vô gián đó, từ bốn niệm trụ cho đến ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai có?

Đáp: Nếu các phàm phu dựa vào sơ tĩnh lự, thì khi tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; không có giác chi; không có đạo chi; tĩnh lự hiện tại và vị lai có một; vô lượng hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có hai; thắng xứ hiện tại không có, vị lai có bốn; không có biến xứ, trí hiện tại và vị lai có một; không có đẳng trì.

Nếu các Thánh giả dựa vào sơ tĩnh lự, thì khi tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại không có, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; tĩnh lự, hiện tại và vị lai có một; vô lượng hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có hai; thắng xứ hiện tại không có, vị lai có bốn; không có biến xứ, trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại không có, vị lai có ba.

Nếu các phàm phu dựa vào tĩnh lự thứ hai, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; không có giác chi; không có đạo chi; tĩnh lự hiện tại và vị lai có một; vô lượng hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có hai; thắng xứ hiện tại không có, vị lai có bốn; không có biến xứ, trí hiện tại và vị lai có một; không có đẳng trì.

Nếu các Thánh giả dựa vào tĩnh lự thứ hai, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại không có, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có hai; vô lượng hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có hai; thắng xứ hiện tại không có, vị lai có bốn; không có biến xứ, trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại không có, vị lai có ba.

Nếu các phàm phu dựa vào tĩnh lự thứ ba, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; không có giác chi; không có đạo chi; tĩnh lự hiện tại và vị lai có một; vô lượng hiện tại không có, vị lai có ba; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại và vị lai có một; không có đẳng trì.

Nếu các Thánh giả dựa vào tĩnh lự thứ ba, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực, hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại không có, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có ba; vô lượng hiện tại không có, vị lai có ba; không có vô sắc, không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại không có, vị lai có ba.

Nếu các phàm phu dựa vào tĩnh lự thứ tư, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; không có giác chi; không có đạo chi; tĩnh lự hiện tại và vị lai có một; vô lượng hiện tại không có, vị lai có ba; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có một; thắng xứ hiện tại không có, vị lai có bốn; biến xứ hiện tại không có, vị lai có tám; trí hiện tại và vị lai có một; không có đẳng trì.

Nếu các Thánh giả dựa vào tĩnh lự thứ tư, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại không có, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có bốn; vô lượng hiện tại không có, vị lai có ba; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có một; thắng, hiện tại không có, vị lai có bốn; biến xứ hiện tại không có, vị lai có tám; trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì, hiện tại không có, vị lai có ba.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng thiên nhĩ trí thông, tha tâm trí thông, túc trụ tùy niệm trí thông, tử sinh trí thông, khi tu đạo vô gián kia, từ bốn niệm trụ cho đến ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai có?

Đáp: Như thần cảnh trí thông, nên tùy thuận vào tướng để nói.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng lậu tận trí thông, khi tu đạo vô gián kia, từ bốn niệm trụ cho đến ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai có?

Đáp: Nếu dựa vào vị chí định để chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; tĩnh lự, hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại không có, vị lai có ba; giải thoát hiện tại không có, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự, nhằm chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có bảy; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại không có, vị lai có ba; giải thoát hiện tại không có, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Nếu dựa vào trung gian tĩnh lự, để chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián đó, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại không có, vị lai có ba; giải thoát hiện tại không có, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, để chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián đó, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại không có, vị lai có ba; giải thoát hiện tại không có, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ ba, thứ tư, để chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián đó, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại không có, vị lai có ba; giải thoát hiện tại không có, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Nếu dựa vào định vô sắc, để chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián đó, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bốn, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại có một, vị lai có ba; giải thoát hiện tại có một, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

----------------

Chương 6: CĂN UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ CĂN

Căn-học và thiện đều có ba,
Dị thục ba loại-đoạn do sáu,
Kiến-phi kiến-hữu tầm-vô tầm…,
Thọ tương ưng hệ thuộc giới-xứ…,
Nhân duyên có bốn phàm và Thánh,
Uẩn thâu nhiếp bảy, thâu nhiếp ba,
Làm duyên sinh có bao nhiêu duyên,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hai mươi hai căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, ý căn, lạc căn-khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.

Hỏi: Hai mươi hai căn này có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học mà bao nhiêu phi học phi vô học? Đáp: Hai học, một vô học mà mười phi học phi vô học mà chín cần phân biệt: Nghĩa là ý căn, hoặc học, hoặc vô học mà hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Nghĩa là tác ý học tương ưng với ý căn.

Thế nào là vô học? Nghĩa là tác ý vô học tương ưng với ý căn.

Thế nào là phi học phi vô học? Nghĩa là tác ý hữu lậu tương ưng với ý căn.

Như ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn, tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như vậy. Hỏi: Các căn học mà các căn đó là căn của người học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có căn học mà căn đó không phải là căn của người học, nghĩa là căn học mà người học không thành tựu.

2. Có căn là căn của người học, căn ấy không phải học, nghĩa là căn phi học phi vô học mà người học đã thành tựu.

3. Có căn học mà căn đó cũng là căn của người học, nghĩa là căn học mà người học đã thành tựu.

4. Có căn không phải là học mà căn ấy cũng không phải là căn của người học, nghĩa là căn vô học và căn phi học phi vô học mà người học không thành tựu.

Hỏi: Các căn vô học đó là căn của người vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có căn vô học mà căn đó không phải là căn của người vô học mà nghĩa là căn vô học mà người vô học không thành tựu.

2. Có căn là căn của người vô học mà căn ấy không phải là vô học mà nghĩa là với căn phi học phi vô học mà người vô học đã thành tựu.

3. Có căn vô học mà căn đó cũng là căn của người vô học mà nghĩa là căn vô học mà người vô học đã thành tựu.

4. Có căn không phải là vô học mà căn ấy cũng không phải là căn của người vô học mà nghĩa là căn học và căn phi học phi vô học mà người vô học không thành tựu.

Hỏi: Các căn phi học phi vô học mà căn đó là căn của người phi học phi vô học chăng?

Đáp: Các căn của người phi học phi vô học thì căn đó là phi học phi vô học. Có căn phi học phi vô học mà căn đó không phải là căn của người phi học vô học, nghĩa là căn phi học phi vô học mà người phi học phi vô học không thành tựu.

Hỏi: Hai mươi hai căn này có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Có tám thiện, tám vô ký, sáu cần phân biệt. Nghĩa là ý căn, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Nghĩa là tác ý thiện tương ưng với ý căn.

Thế nào là bất thiện? Nghĩa là tác ý bất thiện tương ưng với ý căn.

Thế nào là vô ký? Nghĩa là tác ý vô ký tương ưng với ý căn. Như ý căn; lạc căn-khổ căn, hỷ căn, xả căn cũng như vậy.

Ưu căn hoặc thiện, hoặc bất thiện.

Thế nào là thiện? Nghĩa là tác ý thiện tương ưng với ưu căn.

Thế nào là bất thiện? Nghĩa là tác ý bất thiện tương ưng với ưu căn.

Hỏi: Hai mươi hai căn này bao nhiêu có dị thục, bao nhiêu không có dị thục?

Đáp: Một có dị thục, mười một không có dị thục, mười cần phân biệt. Nghĩa là ý căn, hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Thế nào là có dị thục? Nghĩa là ý căn hữu lậu thiện-bất thiện. Thế nào là không có dị thục? Nghĩa là ý căn vô lậu, vô ký.

Như ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn cũng như vậy. Khổ căn hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Thế nào là có dị thục? Nghĩa là khổ căn thiệnbất thiện. Thế nào là không có dị thục? Nghĩa là khổ căn vô ký.

Tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn, hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Thế nào là có dị thục? Nghĩa là năm căn hữu lậu.

Thế nào là không có dị thục? Nghĩa là năm căn vô lậu.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu kiến sở đoạn bao nhiêu tu đoạn, bao nhiêu không đoạn? Đáp: Chín tu sở đoạn, ba không đoạn, mười cần phân biệt: Nghĩa là ý căn, hoặc do kiến sở đoạn, hoặc tu sở đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nghĩa là ý căn tùy tín-tùy pháp hành, do hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là tám mươi tám tùy miên tương ưng với ý căn do kiến mà đoạn. Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là ý căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười tùy miên tương ưng với ý căn do tu mà đoạn và ý căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là ý căn vô lậu. Như ý căn; xả căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nghĩa là lạc căn của tùy tín-tùy pháp hành, do hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là hai mươi tám tùy miên tương ưng với lạc căn do kiến mà đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là lạc căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là năm tùy miên tương ưng với lạc căn do tu mà đoạn và lạc căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là lạc căn vô lậu. Hỷ căn hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn của tùy tín-tùy pháp hành, di hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là năm mươi hai tùy miên do kiến mà đoạn tương ưng với hỷ căn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là sáu tùy miên tương ưng với hỷ căn do tu mà đoạn và hỷ căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là hỷ căn vô lậu. Ưu căn hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nghĩa là ưu căn tùy tín-tùy pháp hành, do hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười sáu tùy miên do kiến mà đoạn tương ưng với ưu căn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là học kiến tích của ưu căn do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là hai tùy miên do tu mà đoạn, tương ưng với ưu căn và ưu căn không ô nhiễm.

Tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là năm căn hữu lậu. Thế nào là không đoạn? Nghĩa là năm căn vô lậu.

Hỏi: Hai mươi hai căn này có bao nhiêu do kiến khổ mà đoạn, bao nhiêu do kiến tập mà đoạn, bao nhiêu do kiến diệt mà đoạn, bao nhiêu kiến đạo mà đoạn, bao nhiêu do tu mà đoạn, bao nhiêu không đoạn?

Đáp: Chín do tu mà đoạn, ba không đoạn, mười cần phân biệt: Nghĩa là ý căn, hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến tập mà đoạn, hoặc do kiến diệt mà đoạn, hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến khổ mà đoạn? Nghĩa là ý căn tùy tín-tùy pháp hành, do khổ hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là hai mươi tám tùy miên tương ưng với ý căn do kiến khổ mà đoạn.

Thế nào là do kiến tập mà đoạn? Nghĩa là ý căn tùy tín-tùy pháp hành, tập hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười chín tùy miên tương ưng với ý căn do kiến tập mà đoạn. Thế nào là do kiến diệt mà đoạn? Nghĩa là ý căn tùy tín-tùy pháp hành, diệt hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười chín tùy miên tương ưng với ý căn do kiến đạo mà đoạn.

Thế nào là do kiến đạo mà đoạn? Nghĩa là ý căn tùy tín-tùy pháp hành, đạo hiện quán biên do nhẫn đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là hai mươi hai tùy miên đối tượng đoạn của kiến đạo, tương ưng với ý căn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là ý căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười tùy miên tương ưng với ý căn do tu mà đoạn và ý căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là ý căn vô lậu. Như ý căn; xả căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến tập mà đoạn, hoặc do kiến diệt mà đoạn, hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến khổ mà đoạn? Nghĩa là lạc căn tùy tín-tùy pháp hành, do khổ hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là chín tùy miên tương ưng với lạc căn do kiến khổ mà đoạn.

Thế nào là do kiến tập mà đoạn? Nghĩa là lạc căn của tùy tín-tùy pháp hành, do tập hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là sáu tùy miên tương ưng với lạc căn do kiến tập mà đoạn.

Thế nào là do kiến diệt mà đoạn? Nghĩa là lạc căn của tùy tín-tùy pháp hành, diệt hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là sáu tùy miên tương ưng với lạc căn do kiến diệt mà đoạn.

Thế nào là do kiến đạo mà đoạn? Nghĩa là lạc căn của tùy tín-tùy pháp hành, đạo hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là bảy tùy miên tương ưng với lạc căn do kiến đạo mà đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là lạc căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là năm tùy miên tương ưng với lạc căn do tu mà đoạn căn và lạc căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là lạc căn vô lậu.

Hỷ căn hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến tập mà đoạn, hoặc do kiến diệt mà đoạn, hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến khổ mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn của tùy tín-tùy pháp hành, do khổ hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười bảy tùy miên tương ưng với hỷ căn do kiến khổ mà đoạn.

Thế nào là do kiến tập mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn của tùy tín-tùy pháp hành, do tập hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười một tùy miên tương ưng với hỷ căn do kiến tập mà đoạn.

Thế nào là do kiến diệt mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn của tùy tín-tùy pháp hành, do diệt hiện quán nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười một tùy miên tương ưng với hỷ căn do kiến diệt mà đoạn.

Thế nào là do kiến đạo mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn tùy tín-tùy pháp hành, do đạo hiện quán nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười ba tùy miên do kiến đạo mà đoạn, tương ưng với hỷ căn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là sáu tùy miên tương ưng với hỷ căn do tu mà đoạn và hỷ căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là hỷ căn vô lậu. Ưu căn hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến tập mà đoạn, hoặc do kiến diệt mà đoạn, hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn.

Thế nào là do kiến khổ mà đoạn? Nghĩa là ưu căn tùy tín-tùy pháp hành, do khổ hiện quán nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là bốn tùy miên, tương ưng với ưu căn do kiến khổ mà đoạn.

Thế nào là do kiến tập mà đoạn? Nghĩa là ưu căn của tùy tín-tùy pháp hành, do tập quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là bốn tùy miên do kiến tập mà đoạn, tương ưng với ưu căn.

Thế nào là do kiến diệt mà đoạn? Nghĩa là ưu căn tùy tín-tùy pháp hành, do diệt hiện quán nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là bốn tùy miên tương ưng với ưu căn do kiến diệt mà đoạn.

Thế nào là do kiến đạo mà đoạn? Nghĩa là ưu căn của tùy tín-tùy pháp hành, do đạo hiện quán nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là bốn tùy miên, tương ưng với ưu căn do kiến đạo mà đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là ưu căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là hai tùy miên tương ưng với ưu căn do tu mà đoạn và ưu căn không ô nhiễm.

Tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là năm căn hữu lậu. Thế nào là không đoạn? Nghĩa là năm căn vô lậu.

Hỏi: Hai mươi hai căn này có bao nhiêu kiến, bao nhiêu phi kiến?

Đáp: Một kiến, mười bảy phi kiến, bốn cần phân biệt: Nghĩa là tuệ căn hoặc do kiến, hoặc phi kiến.

Thế nào là kiến? Nghĩa là tận trí-vô sinh trí không thâu nhiếp ý thức tương ưng với tuệ căn.

Thế nào là phi kiến? Nghĩa là tuệ căn khác.

Vị tri-đương tri căn hoặc là kiến, hoặc phi kiến. Thế nào là kiến? Nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp tuệ căn.

Thế nào là phi kiến? Nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp các căn khác. Như vị tri-đương tri căn dĩ tri căn cũng như vậy.

Cụ tri căn hoặc do kiến, hoặc phi kiến.

Thế nào là kiến? Nghĩa là tận trí-vô sinh trí, không thâu nhiếp cụ tri căn mà thâu nhiếp tuệ căn. Thế nào là phi kiến? Nghĩa là cụ tri căn thâu nhiếp các căn khác.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, bao nhiêu có tầmcó tứ; bao nhiêu không có tầm-có tứ; bao nhiêu không có tầm-không có tứ?

Đáp: Hai có tầm-có tứ; tám không có tầmkhông có tứ; mười hai cần phân biệt: Ý căn hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầm, chỉ có tứ; hoặc không có tầm-không có tứ.

Thế nào là có tầm-có tứ? Nghĩa là tác ý có tầmcó tứ, tương ưng với ý căn.

Thế nào là không có tầm chỉ có tứ? Nghĩa là tác ý không có tầm-chỉ có tứ, tương ưng với ý căn.

Thế nào là không có tầm-không có tứ? Nghĩa là tác ý không có tầm-không có tứ tương ưng với ý căn.

Như ý căn, xả căn, tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri-đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầmkhông có tứ.

Thế nào là có tầm-có tứ? Nghĩa là tác ý có tầmcó tứ tương ưng với lạc căn.

Thế nào là không có tầm-không có tứ? Nghĩa là tác ý không có tầm-không có tứ, tương ưng với lạc căn.

Như lạc căn, hỷ căn cũng như vậy.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao tương ưng với lạc căn, bao nhiêu tương ưng với khổ căn, bao nhiêu tương ưng với hỷ căn, bao nhiêu tương ưng với ưu căn, bao nhiêu tương ưng với xả căn?

Đáp: Lạc căn-hỷ căn-xả căn tương ưng với phần ít của chín căn, khổ căn-ưu căn tương ưng với phần ít của sáu căn.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu hệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu không hệ thuộc?

Đáp: Bốn căn hệ thuộc cõi Dục, ba không hệ thuộc, mười lăm căn cần phân biệt. Nghĩa là nhãn căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nghĩa là nhãn căn được tạo do đại chủng hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nghĩa là nhãn căn được tạo do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc.

Như nhãn căn; nhĩ căn-tỷ căn-thiệt căn, thân căn cũng như vậy.

Mạng căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nghĩa là thọ mạng hệ thuộc cõi Dục. Sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nghĩa là thọ mạng hệ thuộc cõi Thế nào là hệ thuộc cõi Vô sắc? Nghĩa là thọ mạng hệ thuộc cõi Vô sắc.

Ý căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nghĩa là tác ý hệ thuộc cõi Dục, tương ưng với ý căn.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nghĩa là tác ý hệ thuộc cõi Sắc, tương ưng với ý căn.

Thế nào là hệ thuộc cõi Vô sắc? Nghĩa là tác ý hệ thuộc cõi Vô sắc, tương ưng với ý căn.

Thế nào là không hệ thuộc? Nghĩa là tác ý vô lậu tương ưng với ý căn.

Như ý căn, xả căn, tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nghĩa là tác ý hệ thuộc cõi Dục, tương ưng với lạc căn.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nghĩa là tác ý hệ thuộc cõi Sắc, tương ưng với lạc căn.

Thế nào là không hệ thuộc? Nghĩa là tác ý vô lậu tương ưng với lạc căn.

Như lạc căn, hỷ căn cũng như vậy.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu nhân tương ưng?

Đáp: Có mười bốn.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu nhân không tương ưng?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu nhân tương ưng, và nhân không tương ưng?

Đáp: Tức là mười bốn căn trước, phần ít là nhân tương ưng, phần ít là nhân không tương ưng.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu không phải là nhân tương ưng, bao nhiêu không phải là nhân không tương ưng?

Đáp: Tức là mười bốn căn trước, phần ít không phải là nhân tương ưng, phần ít không phải là nhân không tương ưng.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, bao nhiêu là duyên có duyên?

Đáp: Phần ít của mười ba căn.

Hỏi: Bao nhiêu là duyên không có duyên?

Đáp: Một căn và phần ít của mười ba căn.

Hỏi: Bao nhiêu duyên có duyên, duyên không có duyên?

Đáp: Tức là phần ít của mười ba căn trước.

Hỏi: Bao nhiêu không phải duyên có duyên, không phải duyên không có duyên?

Đáp: Là tám.

Hỏi: Các căn là pháp này, thì căn đó là phàm phu chăng?

Đáp: Các căn là pháp này, căn đó không phải là phàm phu.

Hỏi: Nếu căn là phàm phu, thì căn đó là pháp này chăng?

Đáp: Các căn thuộc phàm phu, căn đó không phải là pháp này.

Hỏi: Sắc uẩn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Bảy căn.

Hỏi: Thọ uẩn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Năm căn và phần ít của ba căn.

Hỏi: Tưởng uẩn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Không có.

Hỏi: Hành uẩn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Sáu căn và phần ít của ba căn.

Hỏi: Thức uẩn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Một căn và phần ít của ba căn

Hỏi: Căn thiện thâu nhiếp bao nhiêu giới, bao nhiêu xứ, bao nhiêu uẩn?

Đáp: Gồm tám giới-hai xứ-ba uẩn.

Hỏi: Riêng căn thiện thâu nhiếp có bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn bất thiện thâu nhiếp bao nhiêu giớixứ-uẩn?

Đáp: Gồm tám giới, hai xứ, hai uẩn.

Hỏi: Riêng căn bất thiện thâu nhiếp có bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn hữu phú, vô ký thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm sáu giới-hai xứ-hai uẩn.

Hỏi: Riêng căn hữu phú vô ký thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn vô phú vô ký thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm mười ba giới, bảy xứ, bốn uẩn.

Hỏi: Riêng căn vô phú vô ký thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Năm giới, năm xứ, không có uẩn.

Hỏi: Các căn thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứuẩn?

Đáp: Gồm mười ba giới, bảy xứ, bốn uẩn.

Hỏi: Riêng căn pháp thâu nhiếp bao nhiêu giớixứ-uẩn?

Đáp: Gồm mười hai giới-sáu xứ-hai uẩn.

Hỏi: Không phải căn pháp thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm sáu giới, sáu xứ, ba uẩn.

Hỏi: Riêng không phải căn pháp thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm năm giới, năm xứ, một uẩn.

Hỏi: Căn pháp và không phải căn pháp thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Hỏi: Riêng căn pháp và không phải căn pháp thâu nhiếp có bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm một giới-một xứ-hai uẩn.

Hỏi: Có thể căn làm duyên sinh ra căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh không phải là căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh căn không phải là căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Có thể không phải căn làm duyên sinh ra không phải căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh căn không phải là căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Có thể căn và không phải căn làm duyên sinh ra căn không phải là căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh chẳng phải là căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Có thể nhãn căn làm duyên sinh ra nhãn căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh ra nhĩ căn cho đến cụ tri căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Có thể cho đến cụ tri căn làm duyên sinh ra cụ tri căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh ra nhãn căn cho đến dĩ tri căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Nhãn căn và nhãn căn, là bao nhiêu duyên? Nhãn căn và nhĩ căn cho đến cụ tri căn, là bao nhiêu duyên? Cho đến và cụ tri căn, là bao nhiêu duyên? Cụ tri căn và nhãn căn cho đến dĩ tri căn là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhãn căn và nhãn căn, là nhân tăng thượng; Cùng với các sắc căn-mạng căn-khổ căn, là một tăng thượng, cùng với căn khác là sở duyên tăng thượng.

Như nhãn căn, nhĩ-tỷ-thiệt căn cũng như vậy.

Thân căn cùng với thân căn-nữ-năm căn, là nhân tăng thượng; cùng với các sắc căn-mạng cănkhổ căn là một tăng thượng, cùng với các căn khác là sở duyên tăng thượng.

Nữ căn và nữ căn-thân căn, là nhân tăng thượng; cùng với sắc căn-mạng căn-khổ căn, là một tăng thượng, cùng với các căn khác, là sở duyên tăng thượng. Như nữ căn; năm căn cũng như vậy

Mạng căn và mạng căn, là nhân tăng thượng cùng với bảy sắc căn-khổ căn, là một tăng thượng; cùng với các căn khác, là sở duyên tăng thượng.

Ý căn và ý căn là nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng; cùng với bảy sắc căn-mạng căn, là nhân tăng thượng; cùng với khổ căn, là nhân đẳng vô gián tăng thượng, chứ không phải là sở duyên; cùng với các căn khác là nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng. Như ý căn, lạc căn-hỷ căn-xả căn-tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như vậy.

Khổ căn và khổ căn, là nhân đẳng vô gián tăng thượng, chứ không phải là sở duyên, cùng với bảy sắc căn-mạng căn, là nhân tăng thượng; cùng với ba căn vô lậu, là sở duyên tăng thượng; cùng với các căn khác, là nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Ưu căn và ưu căn, là nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng; cùng với bảy sắc căn-mạng căn, là nhân tăng thượng; cùng với khổ căn, là nhân đẳng vô gián tăng thượng, không có sở duyên; cùng với va căn vô lậu, là sở duyên tăng thượng; cùng với các căn khác, là nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Vị tri-đương tri căn và vị tri-đương tri căn, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với cụ tri căn, là nhân sở duyên tăng thượng, không phải là đẳng vô gián; cùng với bảy sắc căn-mạng căn-khổ căn, là một tăng thượng; cùng với ưu căn, là sở duyên tăng thượng; cùng với các căn khác, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng.

Dĩ tri căn và dĩ tri căn, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với bảy sắc căn-mạng căn-khổ căn, là một tăng thượng; cùng với ưu căn và vị tri căn, là sở duyên tăng thượng; cùng với các căn khác, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng.

Cụ tri căn và cụ tri căn, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với bảy sắc căn-mạng căn-mạng căn-khổ căn, là một tăng thượng; cùng với ưu căn, vị tri-đương tri căn và dĩ tri căn, là sở duyên tăng thượng; cùng với các căn khác, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng.

QUYỂN 15

Chương 6: CĂN UẨN

Phẩm 2: BÀN VỀ HỮU

Đạt được một-biết tất cả ba, Quả Sa môn gồm có chín đoạn, Bốn trí gồm có pháp-loại trí,

Duyên tương ưng cùng với năm môn, Căn học và vô học đạt được

Dùng đạo vô gián chứng bốn quả, Có bao nhiêu căn đoạn-diệt-khởi, Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Dục hữu nối tiếp nhau, đầu tiên do bao ban đầu do bao nhiêu nghiệp mà sinh ra căn?

Đáp: Noãn sinh, thai sinh, thấp sinh có hai; hóa sinh có sáu, hoặc bảy, hoặc tám; vô hình có sáu, một hình bảy, hai hình có tám.

Hỏi: Sắc hữu nối tiếp nhau, ban đầu do bao nhiêu nghiệp mà sinh ra căn?

Đáp: Sáu.

Hỏi: Vô sắc hữu nối tiếp nhau, ban đầu do bao nhiêu nghiệp mà sinh ra căn?

Đáp: Một.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Dục thì biết tất cả cõi Dục chăng?

Đáp: Biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Dục thì biết tất cả cõi Sắc chăng?

Đáp: Không biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Dục thì biết tất cả cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Sắc thì biết tất cả cõi Sắc chăng?

Đáp: Biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Sắc thì biết tất cả cõi Dục chăng?

Đáp: Biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Sắc thì biết tất cả cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì biết tất cả cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì biết tất cả cõi Dục chăng?

Đáp: Không biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì biết tất cả cõi Sắc chăng?

Đáp: Biết tất cả.

Hỏi: Có bao nhiêu căn biết tất cả cõi Dục?

Đáp: Đạo thế tục có bảy, đạo vô lậu tám.

Hỏi: Có bao nhiêu căn biết tất cả cõi Sắc?

Đáp: Đạo thế tục có bảy, đạo vô lậu có mười.

Hỏi: Có bao nhiêu căn biết tất cả cõi Vô sắc?

Đáp: Mười một.

Hỏi: Khi biết tất cả cõi Dục, thì có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Có bốn.

Hỏi: Khi đã biết tất cả cõi Sắc thì có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Có năm.

Hỏi: Khi biết tất cả cõi Vô sắc thì có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Có bao nhiêu căn được quả Dự lưu?

Đáp: Có chín.

Hỏi: Có bao nhiêu căn được quả Nhất lai?

Đáp: Nếu lìa dục nhiễm gấp bội, nhập Chánh tánh ly sinh thì có chín, nếu từ quả Dự lưu, được quả Nhất lai thì đạo thế tục có bảy, đạo vô lậu có tám.

Hỏi: Có bao nhiêu căn được quả Bất hoàn?

Đáp: Nếu người đã lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh thì có chín. Nếu từ quả Nhất lai, được quả Bất hoàn thì đạo thế tục có bảy, đạo vô lậu tám.

Hỏi: Có bao nhiêu căn được quả A-la-hán?

Đáp: Có mười một.

Hỏi: Được quả Dự lưu có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Không có.

Hỏi: Được quả Nhất lai có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Không có.

Hỏi: Được quả Bất hoàn có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Nếu người đã lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh thì không có. Nếu từ quả Nhất lai, được quả Bất hoàn thì có bốn.

Hỏi: Được quả A-la-hán có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Các căn được quả Dự lưu, căn này được quả ấy rồi, nên nói là thành tựu hay là không thành tựu?

Đáp: Thuộc về đạo giải thoát thì nói là thành tựu, thuộc về đạo vô gián thì nói là không thành tựu.

Hỏi: Các căn được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán, căn này được các quả ấy rồi, nên nói là thành tựu hay là không thành tựu?

Đáp: Thuộc về đạo giải thoát thì nói là thành tựu, thuộc về đạo vô gián thì nói là không thành tựu.

Hỏi: Các căn được quả Dự lưu, căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Sắc, cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu, hoặc không có.

Hỏi: Các căn được quả Nhất lai, căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc không có.

Hỏi: Các căn được quả Bất hoàn, căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, hoặc không có.

Hỏi: Các căn được quả A-la-hán, căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán, hoặc không có.

Hỏi: Lúc được quả Dự lưu là đã xả các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Khi được quả Nhất lai là đã xả các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu, hoặc không có.

Hỏi: Khi được quả Bất hoàn là đã xả các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc không có.

Hỏi: Khi đắc quả A-la-hán là đã xả các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, hoặc không có.

Hỏi: Khi đạt được quả Dự lưu là đã được các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu, hoặc không có.

Hỏi: Khi đạt được quả Nhất lai là đã được các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc không có.

Hỏi: Khi đạt được quả Bất hoàn là đã được các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, hoặc không có.

Hỏi: Khi đạt được quả A-la-hán là đã được các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán, hoặc không có.

Hỏi: Những người Dự lưu đã thành tựu căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu, hoặc không có.

Hỏi: Những người Nhất lai đã thành tựu căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc không có.

Hỏi: Những người Bất hoàn đã thành tựu căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, hoặc không có.

Hỏi: Những người A-la-hán đã thành tựu căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán, hoặc không có.

Hỏi: Những người Dự lưu đoạn trừ kiết do các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Những người Nhất lai đoạn trừ kiết do các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Những người Bất hoàn đoạn trừ kiết do các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Các căn thuộc về quả Dự lưu, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Các căn thuộc về quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Các khổ trí là trí vô lậu đối với khổ chăng?

Đáp: Các khổ trí là trí vô lậu về khổ.

Hỏi: Nếu trí vô lậu đối với khổ thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Có trí vô lậu đối với khổ mà không phải là khổ trí, nghĩa là trí đối với khổ nhận biết về tập.

Hỏi: Các tập trí là trí vô lậu đối với tập chăng?

Đáp: Các tập trí là trí vô lậu về tập.

Hỏi: Nếu trí vô lậu đối với tập thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Có trí vô lậu đối với tập mà không phải là tập trí, nghĩa là trí đối với tập nhận biết về khổ.

Hỏi: Các diệt trí là trí vô lậu đối với diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu trí vô lậu đối với diệt thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các đạo trí là trí vô lậu đối với đạo chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu trí vô lậu đối với đạo thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, thì căn này tương ưng với pháp trí chăng? Nếu căn vô lậu tương ưng với pháp trí, thì căn này duyên hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục mà căn này không tương ưng với pháp trí, nghĩa là khổ pháp trí nhẫn và căn tương ưng với khổ pháp trí, tập pháp trí nhẫn và căn tương ưng với tập pháp trí. 2. Có căn vô lậu tương ưng với pháp trí mà căn này không duyên hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là căn tương ưng với diệt-đạo pháp trí.

3. Có căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục mà căn này cũng tương ưng với pháp trí, nghĩa là căn tương ưng với khổ-tập pháp trí.

4. Có căn vô lậu không duyên hệ thuộc cõi Dục mà căn này cũng không tương ưng với pháp trí, nghĩa là khổ loại trí của khổ loại trí nhẫn và hai căn tương ưng; tập loại trí, tập loại trí nhẫn và hai căn tương ưng; diệt pháp trí nhẫn và căn tương ưng với diệt pháp trí; diệt loại trí nhẫn-diệt loại trí và hai căn tương ưng; đạo pháp trí nhẫn và căn tương ưng với đạo phát trí; tạo loại trí nhẫn-đạo loại trí và hai căn tương ưng.

Hỏi: Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, thì căn này tương ưng với loại trí chăng? Nếu căn vô lậu tương ưng với loại trí, thì căn này duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà căn này không tương ưng với loại trí, nghĩa là khổ loại trí nhẫn và căn tương ưng với khổ loại trí, tập loại trí nhẫn và căn tương ưng với tập loại trí.

2. Có căn vô lậu tương ưng với loại trí, căn này không duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là căn tương ưng với diệt-đạo loại trí.

3. Có căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà căn này cũng tương ưng với loại trí, nghĩa là căn tương ưng với khổ-tập loại trí.

4. Có căn vô lậu không duyên hệ thuộc cõi SắcVô sắc mà căn này cũng không tương ưng với loại trí, nghĩa là khổ pháp trí nhẫn, khổ pháp trí và hai căn tương ưng; tập pháp trí nhẫn-tập pháp trí và hai căn tương ưng, diệt pháp trí nhẫn-diệt pháp trí và hai căn tương ưng; diệt loại trí nhẫn và căn tương ưng với diệt loại trí; đạo pháp trí nhẫn-đạo pháp trí và hai căn tương ưng; đạo loại trí nhẫn và căn tương ưng với đạo loại trí.

Hỏi: Pháp trí, nên nói là pháp trí chăng? Hay nên nói là loại trí, tha tâm trí, thế tục trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí chăng?

Đáp: Nên nói là pháp trí, hoặc tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

Hỏi: Nên nói là có tầm-có tứ; không có tầm, chỉ có tứ; không có tầm-không có tứ chăng?

Đáp: Nên nói đủ ba loại.

Hỏi: Nên nói tương ưng với lạc căn, tương ưng với hỷ căn hay là tương ưng với xả căn?

Đáp: Nên nói đủ ba căn.

Hỏi: Nên nói tương ưng với Không-Vô tướngVô nguyện chăng?

Đáp: Nên nói đủ ba loại.

Hỏi: Nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục, duyên hệ thuộc cõi Sắc, duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hay là duyên không hệ thuộc?

Đáp: Nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Loại trí, nên nói là loại trí chăng? Hay nên nói là pháp trí, tha tâm trí, thế tục trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí?

Đáp: Nên nói là loại trí, hoặc tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

Hỏi: Nên nói là có tầm-có tứ; không có tầm-chỉ có tứ; không có tầm-không có tứ chăng?

Đáp: Nên nói đủ ba loại.

Hỏi: Nên nói tương ưng với lạc căn, tương ưng với hỷ căn hay là tương ưng với xả căn?

Đáp: Nên nói đủ ba căn.

Hỏi: Nên nói tương ưng với Không-Vô tướngVô nguyện chăng?

Đáp: Nên nói đủ ba loại.

Hỏi: Nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục, duyên hệ thuộc cõi Sắc, duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hay là duyên không hệ thuộc?

Đáp: Nên nói duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Lúc tâm giải thoát, nên nói căn học đạt được, căn vô học đạt được, hay là căn học đạt được, vô học?

Đáp: Nên nói đạt được căn học-vô học.

Hỏi: Tâm bất động giải thoát, nên nói là căn học đạt được, căn vô học đạt được, hay là căn họcvô học đạt được?

Đáp: Nếu vốn đạt được bất động, nên nói là căn học, vô học đạt được. Nếu lúc A-la-hán giải thoát đạt được bất động, thì nên nói là căn vô học đạt được.

Hỏi: Tất cả kiết trừ hết, nên nói là căn học đạt được, căn vô học đạt được, hay là căn học-vô học đạt được?

Đáp: Nên nói là căn học, vô học đạt được.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng quả Dự lưu, cho đến quả A-la-hán. Đạo này nên nói là pháp trí tương ưng với loại trí, tha tâm trí, thế tục trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí? Nên nói là có tầm-có tứ, không có tầm-chỉ có tứ; không có tầm-không có tứ chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn, hỷ căn, xả căn chăng? Nên nói tương ưng với Không-Vô tướng-Vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc hay không hệ thuộc?

Đáp: Dùng đạo vô gián để chứng quả Dự lưu, thì đạo này nên nói là tương ưng với có tầm-có tứ, tương ưng với xả căn, tương ưng với Vô nguyện, duyên không hệ thuộc.

Dùng đạo vô gián để chứng quả Nhất lai. Nếu tăng thêm lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh ra như nói về chứng quả Dự lưu.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo thế tục để chứng quả Nhất lai, thì đạo này nên nói là thế tục trí tương ưng với có tầm-có tứ, tương ưng với xả căn, duyên hệ thuộc cõi Dục.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo vô lậu để chứng quả Nhất lai, thì đạo này nên nói tương ưng với pháp trí, hoặc khổ trí-tập trí-diệt trí; hoặc tương ưng với đạo trí; tương ưng với có tầm-có tứ, tương ưng với xả căn, tương ưng với Không, hoặc Vô nguyện, Vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên không hệ thuộc.

Dùng đạo vô gián để chứng quả Bất hoàn, nếu đã lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh, thì đạo này nên nói là tương ưng với nhẫn, hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầm, chỉ có tứ; hoặc không có tầm-không có tứ; hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn, tương ưng với vô nguyện, duyên không hệ thuộc.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo thế tục để chứng quả Bất hoàn, thì như nói về dùng đạo thế tục để chứng quả Nhất lai.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo vô lậu để chứng quả Bất hoàn, thì như nói về dùng đạo vô lậu để chứng quả Nhất lai.

Dùng đạo vô gián để chứng quả A-la-hán, thì đạo này nên nói hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc tương ưng với loại trí, hoặc tương ưng với khổ trí; hoặc tập trí, hoặc diệt trí, hoặc đạo trí, hoặc có tầm có tứ, hoặc không có tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm không có tứ; hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn, hoặc tương ưng với không, hoặc tương ưng với vô nguyện, hoặc tương ưng với vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn vĩnh viễn đoạn, diệtkhởi chứng đắc quả Dự lưu?

Đáp: Không có căn vĩnh viễn đoạn; bảy căn diệt-khởi; một căn diệt không khởi; một căn khởi, không diệt thì được quả Dự lưu.

Hỏi: Có bao nhiêu căn vĩnh viễn đoạn-diệtkhởi đạt được quả Nhất lai?

Đáp: Nếu tăng thêm lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh, thì như nói về chứng quả Dự lưu.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo thế tục để chứng quả Nhất lai, thì không có căn vĩnh viễn đoạn; bảy căn diệt-khởi, được quả Nhất lai.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo vô lậu để chứng quả Nhất lai, thì không có căn vĩnh viễn đoạn; tám căn diệt-khởi, được quả Nhất lai.

Hỏi: Có bao nhiêu căn vĩnh viễn đoạn-diệtkhởi đạt được quả Bất hoàn?

Đáp: Nếu đã lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh, không có căn vĩnh viễn đoạn; bảy căn diệtkhởi, một căn diệt, không khởi; một căn khởi, không diệt được quả Bất hoàn.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo thế tục để chứng quả Bất hoàn, thì không nhập tĩnh lự, bốn căn vĩnh viễn đoạn; bảy căn diệt-khởi, được quả Bất hoàn. Nếu nhập tĩnh lự, thì bốn căn vĩnh viễn đoạn; sáu căn diệt-khởi; một căn diệt, không khởi; một căn khởi, không diệt, được quả Bất hoàn.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo vô lậu để chứng quả Bất hoàn, thì không nhập tĩnh lự, bốn căn vĩnh viễn đoạn; tám căn diệt-khởi, được quả Bất hoàn. Nếu nhập tĩnh lự, thì bốn căn vĩnh viễn đoạn, bảy căn diệt-khởi; một căn diệt, không khởi; một căn khởi, không diệt, được quả Bất hoàn.

Hỏi: Có bao nhiêu căn vĩnh viễn đoạn-diệt khởi, đạt được quả A-la-hán?

Đáp: Nếu dựa vào vị chí định chứng quả A-la-hán, thì một căn vĩnh viễn đoạn, bảy căn vĩnh viễn đoạn, diệt-khởi; một căn diệt, không khởi; một căn khởi, không diệt, được quả A-la-hán. Như dựa vào vị chí định, dựa vào trung gian tĩnh lự, tĩnh lự thứ tư, ba định vô sắc cũng như vậy.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự chứng quả A-la-hán, thì hai căn vĩnh viễn đoạn; sáu căn vĩnh viễn đoạn, diệt-khởi; một căn diệt-khởi; một căn diệt, không khởi; một căn khởi, không diệt, được quả A-la-hán. Như dựa vào sơ tĩnh lự, dựa vào tĩnh lự thứ hai-thứ ba cũng như vậy.

---------------

Phẩm 3: BÀN VỀ XÚC

Mười sáu xúc thâu nhiếp lẫn nhau, Căn tương ưng cùng với thành tựu, Biết khắp tất cả-diệt tác chứng, Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có mười sáu xúc: Xúc hữu đối, xúc tăng ngữ, xúc minh, xúc vô minh, xúc phi minh phi vô minh, xúc ái, xúc giận dữ, xúc thuận với lạc thọ, xúc thuận với khổ thọ, xúc thuận với bất khổ bất lạc thọ, xúc nhãn, xúc nhĩ, xúc tỷ, xúc thiệt, xúc thân, xúc ý.

Hỏi: Thế nào là xúc hữu đối?

Đáp: Xúc tương ưng với năm thức thân.

Hỏi: Thế nào là xúc tăng ngữ?

Đáp: Xúc tương ưng với ý thức thân.

Hỏi: Thế nào là xúc minh?

Đáp: Xúc vô lậu.

Hỏi: Thế nào là xúc vô minh?

Đáp: Xúc ô nhiễm.

Hỏi: Thế nào là xúc phi minh, phi vô minh?

Đáp: Xúc hữu lậu không nhiễm.

Hỏi: Thế nào là xúc ái?

Đáp: Xúc tương ưng với tham.

Hỏi: Thế nào là xúc giận dữ?

Đáp: Xúc tương ưng với giận.

Hỏi: Thế nào là xúc thuận với lạc thọ?

Đáp: Xúc tương ưng với lạc thọ.

Hỏi: Thế nào là xúc thuận với khổ thọ?

Đáp: Xúc tương ưng với khổ thọ.

Hỏi: Thế nào là xúc thuận với bất khổ bất lạc thọ?

Đáp: Xúc tương ưng với bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: Thế nào là xúc nhãn?

Đáp: Xúc tương ưng với nhãn thức thân.

Hỏi: Thế nào là xúc nhĩ?

Đáp: Xúc tương ưng với thân nhĩ thức.

Hỏi: Thế nào là xúc tỷ?

Đáp: Xúc tương ưng với thân tỷ thức.

Hỏi: Thế nào là xúc thiệt?

Đáp: Xúc tương ưng với thiệt thức thân.

Hỏi: Thế nào là xúc thân?

Đáp: Xúc tương ưng với thân thức của thân.

Hỏi: Thế nào là xúc ý?

Đáp: Xúc tương ưng với ý thức thân.

Hỏi: Xúc hữu đối thâu nhiếp bao nhiêu xúc? Cho đến xúc ý thâu nhiếp bao nhiêu xúc?

Đáp: Xúc hữu đối thâu nhiếp toàn bộ sáu xức và phần ít của bảy xúc.

Xúc tăng ngữ thâu nhiếp toàn bộ ba xúc và phần ít của bảy xúc.

Xúc minh thâu nhiếp toàn bộ xúc minh và phần ít của bốn xúc. Xúc vô minh thâu nhiếp toàn bộ ba xúc và phần ít của mười một xúc. Xúc phi minh, phi vô minh thâu nhiếp toàn bộ xúc phi minh phi vô minh và phần ít của mười một xúc. Xúc ái thâu nhiếp toàn bộ xúc ái và phần ít của mười một xúc. Xúc giận dữ thâu nhiếp toàn bộ xúc dữ và phần ít của mười một xúc. Xúc thuận với lạc thọ toàn bộ xúc thuận với lạc thọ và phần ít của mười hai xúc. Xúc thuận với khổ thọ thâu nhiếp toàn bộ xúc thuận với khổ thọ và phần ít của mười một xúc. Xúc thuận với bất khổ bất lạc thọ thâu nhiếp toàn bộ xúc thuận với bất khổ lạc thọ và phần ít của mười ba xúc. Xúc thâu nhiếp toàn bộ xúc nhãn và phần ít của tám xúc. Như xúc nhãn, xúc nhĩ-xúc tỷxúc thiệt-xúc thân cũng như vậy. Xúc ý thâu nhiếp toàn bộ ba xúc và phần ít của bảy xúc.

Hỏi: Xúc hữu đối tương ưng với bao nhiêu căn?

Cho đến xúc ý tương ưng với bao nhiêu căn?

Đáp: Xúc hữu đối tương ưng toàn bộ một căn và phần ít của tám căn. Xúc tăng ngữ tương ưng toàn bộ năm căn và phần ít của tám xúc minh tương ưng toàn bộ ba căn phần ít của chín căn. Xúc vô minh tương ưng phần ít của sáu căn. Xúc phi minh phi vô minh tương ưng phần ít của mười một căn. Xúc ái tương ưng phần ít của bốn căn. Xúc giận dữ tương phần ít của bốn căn. Xúc thuận với lạc thọ tương ưng toàn bộ hai căn và phần ít của chín căn, xúc thuận với khổ thọ tương ưng toàn bộ hai căn và phần ít của sáu căn. Xúc thuận với bất khổ bất lạc thọ tương ưng toàn bộ một căn và phần ít của chín căn. Xúc nhãn tương ưng với phần ít của chín căn. Như xúc nhãn, xúc nhĩ, xúc tỷ, xúc thiệt, xúc thân cũng như vậy. Xúc ý tương ưng toàn bộ năm căn và phần ít của tám căn.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc hữu đối thì căn này tương ưng với xúc hữu đối chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc hữu đối thì căn này là nhân của xúc hữu đối.

Hỏi: Nếu căn tương ưng với xúc hữu đối thì căn này là nhân của xúc hữu đối chăng?

Đáp: Có căn là nhân của xúc hữu đối thì căn này không phải tương ưng với xúc hữu đối, nghĩa là căn làm nhân của xúc hữu đối, tương ưng với xúc khác, và dị thục sinh không hữu sở duyên.

Như xúc hữu đối, trừ ra xúc minh và xúc phi minh, phi vô minh, các xúc còn lại cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc minh thì căn này tương ưng với xúc minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu căn tương ưng với xúc minh thì căn này là nhân của xúc minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc phi minh, phi vô minh thì căn này tương ưng với xúc phi minh, phi vô minh chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc phi minh, phi vô minh thì căn này là nhân của xúc phi minh, phi vô minh.

Hỏi: Nếu căn tương ưng với xúc phi minh, phi vô minh thì căn này là nhân của xúc phi minh, phi vô minh chăng?

Đáp: Có căn là nhân của xúc phi minh, phi vô minh thì căn này không tương ưng với xúc phi minh, phi vô minh, nghĩa là căn làm nhân của xúc phi minh, phi vô minh, tương ưng với xúc khác, và dị thục sinh không hữu sở duyên.

Hỏi: Thành tựu nhãn căn loại này thì lúc ấy thành tựu thân căn loại này chăng? Giả sử thành tựu thân căn loại này thì lúc ấy thành tựu nhãn căn loại này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu nhãn căn loại này mà không phải thân căn loại này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, không được thân căn, giả sử được rồi mất, được nhãn căn nơi cõi Sắc.

2. Có thành tựu thân căn loại này mà không phải nhãn căn loại này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, không được nhãn căn, giả sử được rồi mất, không được nhãn căn cõi Sắc.

3. Có thành tựu nhãn căn loại này mà cũng là thân căn loại này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, nhãn căn, đã được không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không thành tựu về nhãn căn loại này mà cũng không phải là thân căn loại này, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc.

Như nhãn căn, nhĩ căn cũng như vậy.

Hỏi: Thành tựu tỷ căn loại này thì lúc ấy thành tựu về thân căn loại này chăng?

Đáp: Nếu thành tựu tỷ căn loại này thì lúc ấy thành tựu thân căn loại này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân căn loại này thì lúc ấy thành tựu tỷ căn loại này chăng?

Đáp: Có thành tựu thân căn loại này mà không thành tựu tỷ căn loại này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, không được tỷ căn, giả sử được rồi mất. Như tỷ căn; thiệt căn cũng như vậy.

Hỏi: Địa ngục thành tựu bao nhiêu căn? Bàng sinh cho đến các vô sắc, tùy tín hành cho đến câu giải thoát thành tựu bao nhiêu căn?

Đáp: Địa ngục nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là tám căn. Bàng sinh nhiều nhất là mười chín căn ít nhất là mười ba căn. Cõi ngạ quỷ cũng như vậy. Kẻ đoạn căn thiện nhiều nhất là mười ba căn, ít nhất là tám căn. Tà định tụ nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười tám căn. Chánh định tụ nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười một căn. Bất định tụ nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là tám căn. Châu Thiệm-bộ nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là tám căn. Châu Tỳ-đề-ha, châu Cùđà-ni cũng như vậy. Châu Câu-lô nhiều nhất là mười tám căn, ít nhất là mười ba căn.

Trời tứ đại vương chúng nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười bảy căn. Trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại cũng như vậy. Trời Phạm chúng nhiều nhất là mười sáu căn, ít nhất là mười lăm căn. Trời Cực quang tịnh cũng như vậy. Trời Biến tịnh nhiều nhất là mười sáu căn, ít nhất là mười bốn căn. Trời Quảng quả nhiều nhất là mười sáu căn, ít nhất là mười ba căn. Trung hữu nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Các vô sắc nhiều nhất là mười một căn, ít nhất là tám căn. Tùy tín hành nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Tùy pháp hành cũng như vậy. Tín thắng giải nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười một căn. Kiến chí cũng như vậy. Thân chứng nhiều nhất là mười tám căn, ít nhất là mười một căn. Tuệ giải thoát, câu giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tuệ căn, khi được có bao nhiêu căn biết tất cả được biết tất cả?

Đáp: Khi nhãn căn được biết tất cả, đến lìa sắc nhiễm có năm căn được biết tất cả. Nhĩ-tỷ-thiệtthân căn cũng như vậy.

Khi nữ căn được biết tất cả, đến lìa dục nhiễm có bốn căn được biết tất cả. Nam căn, khổ căn, ưu căn cũng như vậy.

Khi mạng căn được biết tất cả, đến lìa vô sắc nhiễm có tám căn được biết tất cả. Ý căn, xả căn, năm căn như tín... cũng như vậy.

Khi lạc căn được biết tất cả, đến lìa nhiễm cõi Biến tịnh, thì lạc căn được biết tất cả. Lúc hỷ căn được biết tất cả, đến lìa nhiễm cõi Cực quang tịnh, thì hỷ căn được biết tất cả.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tuệ căn, khi diệt tác chứng có bao nhiêu căn diệt tác chứng?

Đáp: Khi nhãn căn diệt tác chứng, đến lìa sắc nhiễm, năm căn diệt tác chứng, đến A-la-hán mười chín căn diệt tác chứng. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như vậy. Khi nữ căn diệt tác chứng, đến lìa dục nhiễm, có bốn căn diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn diệt tác chứng. Nam căn, khổ căn, ưu căn cũng như vậy. Khi mạng căn diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn diệt tác chứng. Ý căn, xả căn, năm căn như tín... cũng như vậy. Khi lạc căn diệt tác chứng, đến lìa nhiễm nơi cõi Biến tịnh, thì lạc căn diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn diệt tác chứng. Khi hỷ căn diệt tác chứng, đến lìa nhiễm cõi Cực quang tịnh, thì hỷ căn diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn diệt tác chứng.

-----------------

Phẩm 4: BÀN VỀ ĐẲNG TÂM

Đẳng tâm-thọ mạng và hai định,
Vô tưởng-thâu nhiếp và tương ưng,
Phạm vi tử-sinh và Niết bàn,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Tâm của tất cả hữu tình, nên nói là cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tâm hữu tham, tâm lìa tham, nên nói là cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Hữu sân-lìa sân, hữu si-lìa si, rời rạc-sơ lược, lùi xuống-đưa lên, lớn-nhỏ, trạo cử-không trạo cử, vắng lặng-không vắng lặng-không định tukhông tu, giải thoát-không giải thoát, các tâm đúng như vậy nên nói là cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Thọ mạng nên nói là tùy tâm chuyển hay không tùy tâm chuyển?

Đáp: Không tùy tâm chuyển.

Hỏi: Nên nói tùy chuyển nối tiếp nhau là cùng khởi thì trụ chăng?

Đáp: Nếu hữu tình nơi cõi Dục không trụ nơi các đẳng chí (định)-vô tưởng-diệt tận, thì nên nói tùy chuyển biến nối tiếp nhau. Nếu trụ nơi đẳng chí-vô tưởng-diệt tận, và hữu tình của cõi Sắc-Vô sắc, nên nói cùng khởi ấy là trụ

Hỏi: Trụ nơi đẳng chí-vô tưởng-diệt tận thì thọ mạng nên nói chuyển là trụ chăng?

Đáp: Nên nói là chuyển, như Đức Thế Tôn nói: "Thọ mạng của con người dần hết, như nước sông nhỏ".

Hỏi: Nếu thọ mạng của các hữu tình khởi, thì trụ, làm sao biết được thọ mạng ấy dần hết?

Đáp: Bởi vì đời hết cho nên kiếp hết.

Hỏi: Nhập định vô tưởng có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Xuất định vô tưởng có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nhập định diệt tận có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Xuất định diệt tận có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Hoặc bảy, hoặc tám. Tâm hữu lậu bảy, tâm vô lậu là tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Sinh Vô tưởng Thiên có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Vô tưởng Thiên mất có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười, vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Khi hữu tình sinh nơi Vô tưởng nên nói là hữu tưởng hay vô tưởng?

Đáp: Nên nói hữu tưởng.

Như Đức Thế Tôn nói: "Các lúc ấy, bởi vì tưởng khởi cho nên từ nơi hữu tưởng kia mất".

Hỏi: Khi từ hữu tưởng kia mất, tưởng kia nên nói là diệt hay không diệt?

Đáp: Nên nói là diệt.

Hỏi: Nên nói trụ xứ nào mà tưởng ấy diệt?

Đáp: Nên nói là trụ ngay nơi xứ hữu tưởng.

Hỏi: Tưởng kia nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Hoặc thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Tưởng kia có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Duyên hữu lậu cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Có sáu.

Như Đức Thế Tôn nói: "Tất cả hữu tình đều do ăn mà trụ".

Hỏi: Hữu tình vô tưởng dựa vào cách ăn gì mà trụ?

Đáp: Xúc-ý-tư-thức.

Hỏi: Nhãn căn thâu nhiếp bao nhiêu căn? Cho đến cụ tri căn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Nhãn căn thâu nhiếp nhãn căn. Như nhãn căn, nhĩ-tỷ-thiệt-mạng, khổ, ưu căn cũng như vậy. Thân căn thâu nhiếp ba căn. Nữ căn thâu nhiếp nữ căn, phần ít của thân căn. Nam căn cũng như vậy. Ý căn thâu nhiếp ý căn và phần ít của ba căn. Như ý căn; lạc-hỷ-xả căn, năm căn như tín... cũng như vậy.

Vị tri đương tri căn thâu nhiếp vị tri đương tri căn, phần ít của chín căn. Như vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Tín lực cho đến Tuệ lực, Niệm giác chi, cho đến Xả giác chi, Chánh kiến cho đến Chánh định, pháp trí cho đến đạo trí, Không-Vô nguyệnVô tướng thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Tín lực thâu nhiếp một căn và phần ít của ba căn. Như Tín lực, bốn lực còn lại cũng như vậy.

Niệm giác chi thâu nhiếp phần ít của bốn căn. Như Niệm giác chi, Trạch pháp, Tinh tiến, hỷ, định... giác chi cũng như vậy, pháp khác không thâu nhiếp căn.

Chánh kiến thâu nhiếp phần ít của bốn căn. Như Chánh kiến, Chánh cần, niệm-định cũng như vậy, còn lại không thâu nhiếp căn.

Pháp trí thâu nhiếp phần ít của bốn căn. Như pháp trí; loại trí-khổ trí-tập trí-diệt trí, đạo trí cũng như vậy.

Tha tâm trí thâu nhiếp phần ít của ba căn, thế tục trí thâu nhiếp phần ít của một căn.

Không thâu nhiếp phần ít của bốn căn. Như Không-Vô nguyện-Vô tướng cũng như vậy.

Hỏi: Ý căn có bao nhiêu căn tương ưng? Cho đến cụ tri căn có bao nhiêu căn tương ưng?

Đáp: Ý căn tương ưng với mười căn và phần ít của ba căn. Lạc căn-hỷ căn tương ưng với phần ít của chín căn. Khổ căn, ưu căn tương ưng với phần ít của sáu căn. Tín căn tương ưng với bốn căn và phần ít của chín căn. Như Tín căn, Tinh tiến-NiệmĐịnh-Tuệ căn cũng như vậy. Vị tri đương tri căn tương ưng với vị tri đương tri căn và phần ít của chín căn. Như vị tri đương tri căn; dĩ tri căn và cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Tín lực cho đến Tuệ lực, Niệm giác chi cho đến Xả giác chi, Chánh kiến cho đến Chánh định, pháp trí cho đến đạo trí, không, vô nguyện, vô tướng có bao nhiêu căn tương ưng?

Đáp: Tín lực tương ưng với phần ít của bốn căn, chín căn. Như tín lực, bốn lực còn lại cũng như vậy.

Niệm giác chi tương ưng với phần ít của mười một căn. Như Niệm giác chi, Trạch pháp, Tinh tiến, Định giác chi cũng như vậy. Hỷ giác chi tương ưng với phần ít của chín căn, An, Xả giác chi tương ưng với ba căn và phần ít của chín căn. Chánh kiến tương ưng với phần ít của mười một căn. Như Chánh kiến, Chánh tư duy-Chánh cầnChánh định cũng như vậy, còn lại không tương ưng với căn. Pháp trí tương ưng với phần ít của mười một căn. Như pháp trí-loại trí-khổ trí-tập trí-diệt trí-đạo trí cũng như vậy. Tha tâm trí tương ưng với phần ít của mười căn. Thế tục trí tương ưng với hai căn và phần ít của tám căn. Không-Vô nguyện-Vô tương ưng với phần ít của mười một căn.

Hỏi: Khi mất ở cõi Dục, sinh ở cõi Dục có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Hoặc bốn-hoặc chín, hoặc tám-hoặc mười ba; hoặc chín-hoặc mười bốn; hoặc mười, hoặc mười lăm. Người mạng chung dần thì tâm vô ký là bốn, tâm thiện là chín; kẻ mạng chung tức khắc, nếu vô hình thì tâm vô ký là tám, tâm thiện mười ba, nếu một hình thì tâm vô ký là chín, tâm thiện mười bốn, nếu hai hình thì tâm vô ký là mười, tâm thiện mười lăm.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười, vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Khi mất ở cõi Dục, sinh ở cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín, hoặc chín, hoặc mười bốn. Người mạng chung dần thì tâm vô ký là bốn, tâm thiện là chín; kẻ mạng chung tức khắc thì tâm vô ký là chín, tâm thiện là mười bốn.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Khi mất ở cõi Dục, sinh ở cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín, hoặc mười chín, hoặc mười bốn. Như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Khi mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba, tâm vô ký là tám, tâm thiện là mười ba.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Khi mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Khi mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám, tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Khi A-la-hán bát Niết-bàn, có bao nhiêu căn diệt sau cùng?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín; hoặc tám, hoặc ba. Ở nơi cõi Dục, A-la-hán bát Niết-bàn dần dần là bốn, bát Niết-bàn tức khắc là chín, nơi cõi Sắc là tám, nơi cõi Vô sắc là ba.

------------------

Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT TÂM

Tương ưng-duyên và không lìa xa,
Tu-không tu và đạt được căn,
Bỏ-được vị tri đương tri căn,
Năm môn biện giải về hai trí,
Tâm trí-vô sinh trí ban đầu,
Sở duyên tận trí-vô sinh trí,
Bảy chánh đạo tương ưng lẫn nhau,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Các pháp với tâm cùng khởi-cùng trụcùng diệt, thì pháp ấy tương ưng với tâm chăng?

Đáp: Nếu pháp tương ưng với tâm, thì pháp đó sẽ cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt với tâm. Có pháp cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt với tâm, pháp ấy không phải tương ưng với tâm, nghĩa là tùy tâm chuyển biến sắc, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt, thì pháp ấy cùng một sở duyên với tâm chăng?

Đáp: Nếu pháp có cùng một sở duyên với tâm, thì pháp ấy và tâm cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt. Có pháp cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt với tâm, pháp ấy không phải là một sở duyên của tâm, nghĩa là tùy tâm chuyển sắc, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp cùng với tâm đồng thời khởi lên không lìa tâm, pháp đó cùng với tâm đồng thời trụđồng thời diệt không lìa tâm chăng?

Đáp: Hữu tình cõi Dục, Sắc không trụ nơi định vô tưởng-diệt tận, đại chủng của các căn, cùng với tâm đồng thời khởi, không lìa tâm, cùng với tâm đồng thời trụ-đồng thời diệt, không lìa tâm. Nếu người trụ nơi định vô tưởng-diệt tận, thì người ấy sẽ lìa tâm.

Hỏi: Như nói về không tu nhãn căn cho đến thân căn. Thế nào là không tu nhãn căn cho đến thân căn?

Đáp: Nếu đối với nhãn căn, chưa lìa tham, chưa lìa mong mỏi khao khát vui thú. Nhưng, đạo vô gián có khả năng trừ hết tham sắc, mà lúc ấy đối với đạo vô gián này chưa tu mà chưa an. Như không tu nhãn căn; không tu nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như vậy.

Hỏi: Như nói không tu ý căn. Thế nào là không tu ý căn?

Nếu đối với ý căn chưa lìa tham, chưa lìa mong mỏi khao khát vui thú. Nhưng đạo vô gián có khả năng trừ hết tham vô sắc, mà lúc ấy đối với đạo này chưa tu và chưa an.

Hỏi: Như nói tu nhãn căn cho đến thân căn. Thế nào là tu nhãn căn cho đến thân căn?

Đáp: Nếu đối với nhãn căn, đã lìa tham, đã lìa mong mỏi khao khát vui thú. Đồng thời đạo vô gián có khả năng trừ hết tham sắc, lúc ấy đối với đạo này đã tu, đã an. Như tu nhãn căn, nhĩ-tỷ-thiệtthân căn cũng như vậy.

Hỏi: Như nói tu ý căn. Thế nào là tu ý căn?

Đáp: Nếu đối với ý căn đã lìa tham, đã lìa mong mỏi khao khát vui thú. Đồng thời đạo vô gián có khả năng trừ hết tham vô sắc, lúc ấy đối với đạo này đã tu và đã an.

Hỏi: Các căn học không thành tựu được căn học, thì lúc ấy tất cả nhập Chánh tánh ly sinh chăng?

Đáp: Nếu nhập Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy tất cả không thành tựu căn học mà đạt được căn học. Có lúc không thành tựu căn học mà đạt được căn học, lúc ấy không phải là nhập Chánh tánh ly sinh, nghĩa là lúc quả A-la-hán lui sụt.

Hỏi: Các căn học không thành tựu mà được căn học, thì lúc ấy tất cả pháp Thế đệ nhất là đẳng vô gián chăng?

Đáp: Nếu pháp thế đệ nhất là đẳng vô gián, thì thì lúc ấy tất cả không thành tựu căn học, đạt được căn học. Có lúc không thành tựu căn học mà căn học đạt được, lúc ấy không phải pháp Thế đệ nhất là đẳng vô gián, nghĩa là khi quả A-la-hán lui sụt.

Hỏi: Bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu, thì lúc ấy tất cả là từ quả đến quả chăng?

Đáp: Nếu từ quả đến quả, thì tất cả Thánh giả kia đều bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu.

Có lúc bỏ căn vô lậu được căn vô lậu, mà lúc ấy không phải là từ quả đến quả, nghĩa là lúc hiện quán biên phát khởi đạo loại trí, hoặc là lúc A-la-hán giải thoát lúc luyện căn làm thành bất động.

Hỏi: Bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu, lúc ấy tất cả căn vô lậu diệt hay là căn vô lậu khởi?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu mà lúc ấy không phải là căn vô lậu diệt hay căn vô lậu khởi, nghĩa là lúc thoái lui quả A-la-hán, Bất hoàn, Nhất lai; và lúc dùng đạo thế tục, đạt được quả Nhất lai và bất hoàn.

2. Có căn vô lậu diệt, căn vô lậu khởi, mà lúc ấy không phải là bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu, nghĩa là đã được căn vô lậu diệt-khởi hiện ở trước mắt.

Có bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu, mà lúc ấy cũng là căn vô lậu diệt, căn vô lậu khởi, nghĩa là lúc hiện quán biên phát khởi đạo loại trí và lúc dùng đạo vô lậu, đạt được quả Nhất lai, Bất hoàn, lúc đạt được quả A-la-hán, lúc A-la-hán giải thoát, lúc luyện căn làm thành bất động.

3. Không phải xả căn vô lậu, được căn vô lậu, lúc ấy cũng không phải là căn vô lậu diệt, căn vô lậu khởi, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các vị tri đương tri căn, tất cả căn ấy đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có vị tri đương tri căn mà căn ấy không phải đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán, nghĩa là vị tri đương tri căn ở quá khứ, hoặc vị lai.

2. Có căn đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán mà căn đó không phải vị tri đương tri căn, nghĩa là các pháp không có căn đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán.

3. Có vị tri đương tri căn mà căn ấy cũng đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán, nghĩa là vị tri đương tri căn đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán.

4. Không phải vị tri đương tri căn mà căn ấy cũng không phải đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Tận trí nên nói là tận trí cho đến đạo trí, nên nói có tầm có tứ, cho đến không có tầm không có tứ, nên nói lạc căn cho đến xả căn tương ưng, nên nói Không cho đến Vô nguyện-Vô tướng tương ưng, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục cho đến duyên không hệ thuộc chăng? Như tận trí, vô sinh trí và Chánh kiến vô học cũng như vậy.

Đáp: Tận trí nên nói là tận trí, hoặc pháp trí, loại trí, hoặc khổ-tập-diệt-đạo trí; hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầm, chỉ có tứ; hoặc không có tầm-không có tứ; hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ-xả căn, hoặc tương ưng với Vô nguyện, hoặc tương ưng với Vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Như tận trí, vô sinh trí cũng như vậy.

Chánh kiến vô học nên nói là Chánh kiến vô học, hoặc pháp-loại-tha tâm trí, hoặc khổ-tập-diệt đạo trí; hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầm, chỉ có tứ; hoặc không có tầm-không có tứ; hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ, xả căn, hoặc tương ưng với Không, hoặc tương ưng với Vô nguyện, hoặc tương ưng với Vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Các tận trí đầu tiên, lúc ấy tất cả là đạo vô gián đẳng vô gián chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu đạo vô gián là đẳng vô gián, thì lúc ấy tất cả là tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các vô sinh trí đầu tiên, lúc ấy tất cả là tận trí đẳng vô gián chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tận trí là đẳng vô gián, thì lúc ấy tất cả là vô sinh trí chăng?

Đáp: Hoặc tận trí, hoặc vô sinh trí, hoặc Chánh kiến vô học.

Hỏi: Các duyên phát khởi đạo vô gián ấy, tức là duyên phát khởi tận trí ấy đầu tiên chăng?

Đáp: Nếu duyên khởi sinh đạo vô gián thì duyên phát khởi tận trí ấy đầu tiên. Nếu không phải là duyên sinh khởi đạo vô gián thì không phải là duyên phát khởi tận trí ấy đầu tiên.

Hỏi: Các duyên phát khởi tận trí ấy, tức là duyên phát khởi vô sinh trí ấy chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu duyên phát khởi vô sinh trí ấy, thì đó là duyên phát khởi tận trí ấy chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh kiến vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh tư duy vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh kiến vô học mà không phải Chánh kiến vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, và Chánh tư duy vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh kiến vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học mà không phải là Chánh tư duy vô học, nghĩa là Chánh kiến vô học tương ưng với Chánh kiến vô học, và Chánh kiến vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tư duy vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh kiến vô học, cũng tương ưng với Chánh tư duy vô học, nghĩa là trừ ra Chánh kiến vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, và trừ ra Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh kiến vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh kiến vô học và Chánh tư duy vô học.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh kiến vô học, cũng không tương ưng với Chánh tư duy vô học, nghĩa là Chánh kiến vô học không tương ưng với Chánh tư duy vô học, Chánh tư duy vô học không tương ưng với Chánh kiến vô học, và trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp cùng Sắc-Vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh kiến vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh cần vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh kiến vô học mà không phải là Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh kiến vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học mà không phải là Chánh kiến vô học, nghĩa là Chánh kiến vô học, và Chánh kiến vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh cần vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh kiến vô học, cũng tương ưng với Chánh cần vô học, nghĩa là trừ Chánh kiến vô học tương ưng với Chánh cần vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh kiến vô học.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh kiến vô học, cũng không tương ưng với Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh kiến vô học không tương ưng với Chánh cần vô học, và trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp cùng Sắc-Vô vi-tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh cần; đối với Chánh niệm-Chánh định-Chánh giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh kiến vô học, thì pháp đó không tương ưng với Chánh trí vô học chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng với Chánh trí vô học, pháp đó không tương ưng với Chánh trí vô học.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học, thì pháp ấy tương ưng với Chánh cần vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học mà không phải là

Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh cần vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học mà không phải Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, và Chánh tư duy vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh cần vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học, cũng tương ưng với Chánh cần vô học, nghĩa là trừ ra Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh cần vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh tư duy vô học.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh tư duy vô học, cũng không tương ưng với Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học không tương ưng với Chánh cần vô học, và trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp cùng Sắc, Vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Như đối với Chánh cần; đối với Chánh niệmChánh định-Chánh giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh trí vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học mà không phải Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh trí vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, và Chánh trí vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tư duy vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh trí vô học mà không phải Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, và Chánh tư duy vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh trí vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học, cũng tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là trừ ra Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh trí vô học, và trừ ra Chánh trí vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh trí và Chánh tư duy vô học khác.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh tư duy vô học, cũng không tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học không tương ưng với Chánh trí vô học, Chánh trí vô học không tương ưng với Chánh tư duy vô học. Và trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp cùng Sắc Vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh cần vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh niệm vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học mà không phải là Chánh niệm vô học, nghĩa là Chánh niệm vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh niệm vô học mà không phải là Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh cần vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học, cũng tương ưng với Chánh niệm vô học, nghĩa là trừ ra Chánh cần vô học và Chánh niệm vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh niệm và Chánh cần vô học.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh cần vô học, cũng không tương ưng với Chánh niệm vô học, nghĩa là trước kia vốn không thâu nhiếp tâmtâm sở pháp và Sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Như đối với Chánh niệm; đối với Chánh địnhChánh giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh cần vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh trí vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học mà không phải Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh trí vô học, và Chánh trí vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh cần vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh trí vô học mà không phải là Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh trí vô học tương ưng với Chánh cần vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học, cũng tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là trừ ra Chánh trí vô học tương ưng với Chánh cần vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh trí.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh cần vô học, cũng không tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh trí vô học không tương ưng với Chánh cần vô học, trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp cùng Sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Như đối với Chánh cần; đối với Chánh niệmChánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh giải thoát vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh trí vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh giải thoát vô học mà không phải Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh trí vô học, và Chánh trí vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh giải thoát vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh trí vô học mà không phải là Chánh giải thoát vô học, nghĩa là Chánh trí vô học tương ưng với Chánh giải thoát vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh giải thoát vô học, cũng tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là trừ ra Chánh trí vô học tương ưng với Chánh giải thoát vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh trí.

Có pháp không tương ưng với Chánh giải thoát vô học, cũng không tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh trí vô học không tương ưng với Chánh giải thoát vô học, và trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp và Sắc vô vitâm bất tương ưng hành.

QUYỂN 16

Chương 6: CĂN UẨN

Phẩm 6: BÀN VỀ NGƯ

Tất cả ba đời là đều thành tựu,
Không thành tựu là cũng giống như vậy,
Căn thiện-bất thiện… cũng làm nhân,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu thành tựu nhãn căn thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu là? Cho đến cụ tri căn, câu hỏi cũng như vậy?

Hỏi: Như đã nêu?

Đáp: Nếu thành tựu nhãn căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là năm, còn lại là không nhất định. Nhĩ-tỷ-thiệt căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu thân căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là bốn, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu nữ căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định. Nam căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu mạng căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là ba, còn lại thì không nhất định. Ý cănxả căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu lạc căn, thì người trí kia nhất định thành tựu là bốn, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu khổ căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là bảy, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu hỷ căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là năm, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu ưu căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là tám, nhất định không thành tựu là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu Tín căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định. Tinh tiến, Niệm-Định-Tuệ căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu vị tri, đương tri căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là mười ba, nhất định không thành tựu là hai, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu dĩ tri căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là mười một, nhất định không thành tựu là hai, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu cụ tri căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là mười một, nhất định không thành tựu là ba, còn lại thì không nhất định.

Hỏi: Nếu thành tựu nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn thuộc ba đời là có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu là? Cho đến cụ tri căn, câu hỏi cũng như vậy?

Đáp: Nếu thành tựu nhãn căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, hiện tại là ba; các căn còn lại thì không nhất định. Nhĩ-tỷ-thiệt căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu thân căn, lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, hiện tại là hai, các căn còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu nữ căn, thì trí giả kia nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là năm, hiện tại là ba, các căn còn lại thì không nhất định. Nam căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu mạng căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, hiện tại là một, các căn còn lại thì không nhất định. Ý căn-xả căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu lạc căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, vị lai là một, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu khổ căn, thì trí giả kia nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là năm, hiện tại là hai, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu hỷ căn, thì người trí giả kia nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, vị lai là hai, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu ưu căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, ba đời là một; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bốn, ba đời là hai, hiện tại là hai, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu tín căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định. Tinh tiến-Niệm-ĐịnhTuệ căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu vị tri, đương tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, ba đời là hai, hiện tại là hai, nhất định thành tựu là ba đời là bảy, quá khứ-vị lai là ba, hiện tại vị lai một, hiện tại là hai, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu dĩ tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, ba đời là hai; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, vị lai là ba, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu cụ tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, ba đời là ba; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, vị lai là ba, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Hỏi: Nếu không thành tựu là nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn, có bao nhiêu không thành tựu là, bao nhiêu thành tựu? Cho đến cụ tri căn, câu hỏi cũng như vậy.

Đáp: Nếu không thành tựu là nhãn căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là một, nhất định thành tựu là ba, còn lại thì không nhất định. Nhĩtỷ-thiệt, nữ, nam căn, ba căn vô lậu cũng như vậy.

Hỏi: Nếu không thành tựu là thân căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là mười, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định. Mạng, ý, xả căn đều thành tựu.

Nếu không thành tựu là lạc căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là chín, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là khổ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là năm, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là hỷ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là tám, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định.

Hỏi: Nếu không thành tựu là ưu căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là một, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là tín căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là tám, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định. Tinh tiếnNiệm-Định-Tuệ căn cũng như vậy.

Nếu không thành tựu là nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn của ba đời là có bao nhiêu căn không thành tựu là, bao nhiêu căn thành tựu? Cho đến cụ tri căn, câu hỏi cũng như vậy.

Đáp: Nếu không thành tựu là nhãn căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là ba đời là một, quá khứ-vị lai là bảy; nhất định thành tựu là quá khứvị lai là hai, hiện tại là một; còn lại thì không nhất định. Nhĩ-tỷ-thiệt, nữ, nam căn cũng như vậy.

Nếu không thành tựu là thân căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là ba đời là mười, quá khứvị lai là một; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là năm, ba đời là hai, hiện tại là một, các căn còn lại thì không nhất định. Mạng-ý-xả căn đều thành tựu.

Nếu không thành tựu là lạc căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu ba đời là chín, quá khứ-vị lai là sáu, nhất định thành tựu quá khứ-vị lai là bảy, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là khổ căn, thì trí giả kia nhất định không thành tựu là ba đời là năm, quá khứ-vị lai là sáu, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là hỷ căn, thì trí giả kia nhất định không thành tựu là ba đời là tám, quá khứ-vị lai là sáu, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là ưu căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là ba đời là một, quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là tín căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là ba đời là tám, quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bốn, ba đời là hai, hiện tại là hai, còn lại thì không nhất định. Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ căn cũng như vậy.

Nếu không thành tựu là vị tri, đương tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu ba đời là một, quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu quá khứ-vị lai là hai, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định. Dĩ tri căn và cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các căn thiện thì căn ấy làm nhân của căn thiện chăng? Nếu căn là nhân của căn thiện thì căn ấy là thiện chăng?

Đáp: Các căn thiện thì căn đó là nhân của căn thiện. Có căn là nhân của căn thiện thì căn đó không phải là thiện, nghĩa là do căn thiện mà dẫn dắt dị thục sinh ra căn.

Hỏi: Các căn bất thiện thì căn ấy là nhân của căn bất thiện chăng?

Nếu căn là nhân của căn bất thiện thì căn ấy là bất thiện chăng?

Đáp: Các căn bất thiện thì căn đó là nhân của căn bất thiện. Có căn là nhân của căn bất thiện thì căn đó không phải là bất thiện, nghĩa là căn bất thiện đã dẫn căn dị thục sinh ra căn, và căn tương ưng với hữu thân kiến-biện chấp kiến thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các căn vô ký thì căn ấy là nhân của căn vô ký chăng? Nếu căn là nhân của căn vô ký thì căn ấy là vô ký chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có căn vô ký thì căn đó không phải là nhân của căn vô ký, nghĩa là căn không có duyên.

2. Có căn là nhân của căn vô ký thì căn đó không phải là vô ký, nghĩa là căn bất thiện.

3. Có căn vô ký thì căn đó cũng là nhân của căn vô ký, nghĩa là căn vô ký có duyên.

4. Có căn không phải vô ký thì căn đó cũng không phải là nhân của căn vô ký, nghĩa là căn thiện.

Hỏi: Có thể có căn không phải là nhân của căn thiện, không phải là nhân của căn bất thiện, không phải là nhân của căn vô ký, mà căn đó không phải là không có nhân chăng?

Đáp: Có, nghĩa là căn không có duyên làm nhân của sắc-tâm bất tương ưng hành.

--------------------

Phẩm 7: BÀN VỀ NHÂN DUYÊN

Năm-ba-bốn-tám khác nhau,
Tám tám tám cùng với bốn môn,
Biện giải về căn nhân sở duyên,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Các căn là nhân quá khứ thì căn ấy là duyên quá khứ chăng?

Đáp: Các căn là nhân quá khứ thì căn ấy hoặc là duyên quá khứ, hoặc duyên vị lai, hoặc duyên hiện tại, hoặc duyên vô vi, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân quá khứ, duyên quá khứ, nghĩa là căn quá khứ-duyên quá khứ, và căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ-duyên quá khứ.

Nhân quá khứ-duyên vị lai, nghĩa là căn quá khứ-duyên vị lai và căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ-duyên vị lai.

Nhân quá khứ-duyên hiện tại, nghĩa là căn quá khứ-duyên hiện tại và căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ-duyên hiện tại.

Nhân quá khứ-duyên vô vi, nghĩa là căn quá khứ-duyên vô vi và căn vị lai-hiện tại, có nhân quá khứ-duyên vô vi.

Nhân quá khứ, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân quá khứ.

Hỏi: Nếu căn là duyên quá khứ thì căn ấy là nhân quá khứ chăng?

Đáp: Các căn là duyên quá khứ thì căn ấy hoặc là nhân quá khứ, hoặc nhân vị lai, hoặc nhân hiện tại. Các căn là duyên quá khứ-nhân quá khứ, nghĩa là căn quá khứ, duyên quá khứ và căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ-duyên quá khứ. Duyên quá khứ-nhân vị lai nghĩa là căn vị lai-duyên quá khứ. Duyên quá khứ-nhân hiện tại, nghĩa là căn hiện tạiduyên quá khứ, và căn vị lai có nhân hiện tại-duyên quá khứ.

Hỏi: Các căn là nhân vị lai thì căn ấy là duyên với vị lai chăng?

Đáp: Các căn là nhân vị lai thì căn ấy hoặc là duyên vị lai, hoặc duyên quá khứ, hoặc duyên hiện tại, hoặc duyên vô vi, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân vị lai-duyên vị lai, nghĩa là căn vị lai-duyên vị lai.

Nhân vị lai-duyên quá khứ, nghĩa là căn vị laiduyên quá khứ. Nhân vị lai-duyên hiện tại, nghĩa là căn vị lai-duyên hiện tại. Nhân vị lai-duyên vô vi, nghĩa là căn vị lai-duyên vô vi.

Nhân vị lai, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân vị lai.

Hỏi: Nếu căn là duyên vị lai thì căn ấy là nhân vị lai chăng?

Đáp: Các căn là duyên vị lai thì căn ấy hoặc là nhân vị lai, hoặc nhân quá khứ, hoặc nhân hiện tại. Các căn là duyên vị lai-nhân vị lai, nghĩa là căn vị lai-duyên vị lai, và căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ-duyên vị lai. Duyên vị lai-nhân quá khứ, nghĩa là căn quá khứ-duyên vị lai. Duyên vị lainhân hiện tại, nghĩa là căn hiện tại-duyên vị lai, và căn vi lai có nhân hiện tại-duyên vị lai.

Hỏi: Các căn là nhân hiện tại thì căn ấy là duyên hiện tại chăng?

Đáp: Các căn là nhân hiện tại thì căn ấy hoặc là duyên hiện tại, hoặc duyên quá khứ, hoặc duyên vị lai, hoặc duyên vô vi, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân hiện tại-duyên hiện tại, nghĩa là căn hiện tại-duyên hiện tại, và căn vị lai có nhân hiện tại-duyên hiện tại.

Nhân hiện tại-duyên quá khứ, nghĩa là căn hiện tại-duyên quá khứ, và căn vị lai có nhân hiện tạiduyên quá khứ.

Nhân hiện tại-duyên vị lai, nghĩa là căn hiện tại-duyên vị lai, và căn vị lai có nhân hiện tạiduyên vị lai.

Nhân hiện tại-duyên vô vi, nghĩa là căn hiện tại-duyên vô vi, và căn vị lai có nhân hiện tạiduyên vô vi.

Nhân hiện tại, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân hiện tại.

Hỏi: Nếu căn là duyên hiện tại thì căn ấy là nhân hiện tại chăng?

Đáp: Các căn là duyên hiện tại thì căn ấy hoặc là nhân hiện tại, hoặc nhân quá khứ, hoặc nhân vị lai. Các căn là duyên hiện tại, nhân hiện tại, nghĩa là căn hiện tại-duyên hiện tại, và căn vị lai có nhân hiện tạiduyên hiện tại, và căn vị lai có nhân hiện tại-duyên hiện tại. Duyên hiện tại, nhân quá khứ, nghĩa là căn quá khứ-duyên hiện tại. Duyên hiện tại, nhân vị lai, nghĩa là căn vị lai-duyên hiện tại.

Hỏi: Các căn là nhân thiện thì căn ấy là duyên thiện chăng?

Đáp: Các căn là nhân thiện thì căn ấy hoặc là duyên thiện, hoặc duyên bất thiện, hoặc duyên vô ký, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân thiện-duyên thiện, nghĩa là căn thiện duyên thiện, và căn vô ký có nhân thiệnduyên thiện. Các căn là nhân thiện-duyên bất thiện, nghĩa là căn thiện-duyên bất thiện, và căn vô ký có nhân thiện-duyên bất thiện. Các căn là nhân thiệnduyên vô ký, nghĩa là căn thiện-duyên vô ký và căn vô ký có nhân thiện-duyên vô ký. Các căn là nhân thiện, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên, nhận thiện.

Hỏi: Nếu căn là duyên thiện thì căn ấy là nhân thiện chăng?

Đáp: Các căn là duyên thiện thì căn ấy hoặc là nhân thiện, hoặc nhân bất thiện, hoặc nhân vô ký.

Các căn là duyên thiện, nhân thiện, nghĩa là căn thiện duyên thiện. Các căn là duyên thiện, nhân bất thiện, nghĩa là căn bất thiện-duyên thiện, và căn vô ký có nhân thiện-duyên thiện. Các căn là duyên thiện, nhân vô ký, nghĩa là căn vô ký-duyên thiện.

Hỏi: Các căn là nhân bất thiện thì căn ấy là duyên bất thiện chăng?

Đáp: Các căn là nhân bất thiện thì căn ấy hoặc là duyên bất thiện, hoặc duyên thiện, hoặc duyên vô ký, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân bất thiện-duyên bất thiện, nghĩa là căn bất thiện duyên bất thiện, và căn vô ký có nhân bất thiện-duyên thiện. Các căn là nhân bất thiện-duyên thiện, nghĩa là căn bất thiện-duyên thiện, và căn vô ký có nhân vô ký-duyên thiện. Các căn là nhân bất thiện-duyên vô ký, nghĩa là căn bất thiện-duyên vô ký, và căn vô ký có nhân bất thiệnduyên vô ký. Các căn là nhân bất thiện-không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân bất thiện.

Hỏi: Nếu căn là duyên bất thiện thì căn ấy là nhân bất thiện chăng?

Đáp: Các căn là duyên bất thiện thì căn ấy hoặc là nhân bất thiện, hoặc là nhân thiện, hoặc nhân vô ký.

Các căn là duyên bất thiện, nhân bất thiện, nghĩa là căn bất thiện duyên bất thiện. Các căn là duyên bất thiện, nhân thiện, nghĩa là căn thiệnduyên bất thiện, và căn vô ký có nhân bất thiệnduyên bất thiện, và căn vô ký có nhân thiện-duyên bất thiện. Các căn là duyên bất thiện, nhân vô ký, nghĩa là căn vô ký-duyên bất thiện, và căn bất thiện có nhân vô ký-duyên bất thiện.

Hỏi: Các căn là nhân vô ký thì căn ấy là duyên vô ký chăng?

Đáp: Các căn là nhân vô ký thì căn ấy hoặc là duyên vô ký, hoặc duyên thiện, hoặc duyên bất thiện, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân vô ký-duyên vô ký, nghĩa là căn vô ký duyên vô ký, và căn bất thiện có nhân vô ký-duyên vô ký. Các căn là nhân vô ký-duyên thiện, nghĩa là căn vô ký-duyên thiện, và căn bất thiện có nhân vô ký-duyên thiện. Các căn là nhân vô ký-duyên bất thiện, nghĩa là căn vô ký-duyên bất thiện, và căn bất thiện có nhân vô ký-duyên bất thiện. Các căn là nhân vô ký, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân vô ký.

Hỏi: Nếu căn là duyên vô ký thì căn ấy là nhân vô ký chăng?

Đáp: Các căn là duyên vô ký thì căn ấy hoặc là nhân vô ký, hoặc là nhân thiện, hoặc nhân bất thiện.

Các căn là duyên vô ký-nhân vô ký, nghĩa là căn vô ký-duyên vô ký. Các căn là duyên vô kýnhân thiện, nghĩa là căn thiện-duyên vô ky, và căn bất thiện có nhân vô ký-duyên vô ký, và căn vô ký có nhân thiện-duyên vô ký. Các căn là duyên vô ký-nhân bất thiện, nghĩa là căn bất thiện-duyên vô ký, và căn vô ký có nhân bất thiện-duyên vô ký.

Hỏi: Các căn là nhân cõi Dục thì căn ấy duyên cõi Dục chăng?

Đáp: Các căn là nhân cõi Dục thì căn ấy hoặc là duyên cõi Dục, hoặc duyên cõi Sắc, hoặc duyên cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân cõi Dục-duyên cõi Dục, nghĩa là căn cõi Dục-duyên cõi Dục. Các căn là nhân cõi Dục-duyên cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Dục-duyên cõi Sắc. Các căn là nhân cõi Dục-duyên cõi Vô sắc, nghĩa là căn cõi Dục-duyên cõi Vô sắc. Các căn là nhân cõi Dục-duyên không hệ thuộc, nghĩa là căn cõi Dục-duyên không hệ thuộc. Các căn là nhân cõi Dục, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân cõi Dục.

Hỏi: Nếu căn là duyên cõi Dục thì căn ấy là nhân cõi Dục chăng?

Đáp: Các căn là duyên cõi Dục thì căn ấy hoặc là nhân cõi Dục, hoặc nhân cõi Sắc, hoặc nhân cõi Vô sắc, hoặc nhân không hệ thuộc.

Các căn là duyên cõi Dục-nhân cõi Dục, nghĩa là căn cõi Dục-duyên cõi Dục. Các căn là duyên cõi Dục-nhân cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Sắc-duyên cõi Dục. Các căn là duyên cõi Dục-nhân cõi Vô sắc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Dục. Các căn là duyên cõi Dục-nhân không hệ thuộc, nghĩa là căn không hệ thuộc, duyên cõi Dục.

Hỏi: Các căn là nhân cõi Sắc thì căn ấy là duyên cõi Sắc chăng?

Đáp: Các căn là nhân cõi Sắc thì căn ấy hoặc là duyên cõi Sắc, hoặc duyên cõi Dục, hoặc duyên cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân cõi Sắc-duyên cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Sắc-duyên cõi Sắc. Các căn là nhân cõi Sắc-duyên cõi Dục, nghĩa là căn cõi Sắc-duyên cõi Dục. Các căn là nhân cõi Sắc-duyên không hệ thuộc, nghĩa là căn cõi Sắc-duyên không hệ thuộc. Các căn là nhân cõi Sắc, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân cõi Sắc.

Hỏi: Nếu căn là duyên cõi Sắc thì căn ấy là nhân cõi Sắc chăng?

Đáp: Các căn là duyên cõi Sắc thì căn ấy hoặc là nhân cõi Sắc, hoặc nhân cõi Dục, hoặc nhân cõi Vô sắc, hoặc nhân không hệ thuộc. Các căn là duyên cõi Sắcnhân cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Sắc-duyên cõi Sắc. Các căn là duyên cõi Sắc-nhân cõi Dục, nghĩa là căn cõi Dục-duyên cõi Sắc. Các căn là duyên cõi Sắc-nhân cõi Vô sắc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Sắc. Các căn là duyên cõi Sắc-nhân không hệ thuộc, nghĩa là căn không hệ thuộc, duyên cõi Sắc.

Hỏi: Các căn là nhân cõi Vô sắc thì căn ấy là duyên cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các căn là nhân cõi Vô sắc thì căn ấy hoặc là duyên cõi Vô sắc, hoặc duyên cõi Dục, hoặc duyên cõi Sắc, hoặc duyên không hệ thuộc, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân cõi Vô sắc-duyên cõi Vô sắc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Vô sắc. Các căn là nhân cõi Vô sắc-duyên cõi Dục, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Dục. Các căn là nhân cõi Vô sắc-duyên cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Sắc. Các căn là nhân cõi Vô sắc-duyên không hệ thuộc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên không hệ thuộc. Các căn là nhân cõi Vô sắc, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu căn là duyên cõi Vô sắc thì căn ấy là nhân cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các căn là duyên cõi Vô sắc thì căn ấy hoặc là nhân cõi Vô sắc, hoặc nhân cõi Dục, hoặc nhân cõi Sắc, hoặc nhân không hệ thuộc.

Các căn là duyên cõi Vô sắc-nhân cõi Vô sắc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Vô sắc. Các căn là duyên cõi Vô sắc-nhân cõi Dục, nghĩa là căn cõi Dục-duyên cõi Vô sắc. Các căn là duyên cõi Vô sắc-nhân cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Sắc-duyên cõi Vô sắc. Các căn là duyên cõi Vô sắc-nhân không hệ thuộc, nghĩa là căn không hệ thuộc, duyên cõi Vô sắc.

Hỏi: Các căn là nhân học thì căn ấy là duyên với học chăng?

Đáp: Các căn là nhân học thì căn ấy hoặc là duyên học, hoặc duyên vô học, hoặc duyên phi học phi vô học, và căn vô học có nhân học-duyên học.

Các căn là nhân học-duyên học, nghĩa là căn học-duyên học, và căn vô học có nhân học-duyên vô học.

Các căn là nhân học-duyên vô học, nghĩa là căn học-duyên vô học, và căn vô học có nhân họcduyên phi học phi vô học.

Các căn là nhân học-duyên phi học phi vô học, nghĩa là căn học-duyên phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu căn là duyên học, căn ấy là nhân học chăng?

Đáp: Các căn là duyên học, căn ấy hoặc là nhân học, hoặc nhân vô học, hoặc nhân phi học phi vô học.

Các căn là duyên học-nhân học, nghĩa là căn học-duyên học, và căn vô học có nhân học-duyên học.

Các căn là duyên học-nhân vô học, nghĩa là căn vô học-duyên học.

Các căn là duyên học-nhân phi học phi vô học, nghĩa là căn phi học phi vô học-duyên học.

Hỏi: Các căn là nhân vô học, căn ấy là duyên với vô học chăng?

Đáp: Các căn là nhân vô học, căn ấy hoặc là duyên vô học, hoặc duyên học, hoặc duyên phi học phi vô học.

Các căn là nhân vô học-duyên vô học, nghĩa là căn vô học-duyên vô học.

Các căn là nhân vô học-duyên học, nghĩa là căn vô học-duyên học.

Các căn là nhân vô học-duyên phi học phi vô học, nghĩa là căn vô học-duyên phi học phi vô học. Hỏi: Nếu căn là duyên vô học, căn ấy là nhân vô học chăng?

Đáp: Các căn là duyên vô học, căn ấy hoặc là nhân vô học, hoặc nhân học, hoặc nhân phi học phi vô học.

Các căn là duyên vô học-nhân vô học, nghĩa là căn vô học-duyên vô học.

Các căn là duyên vô học-nhân học, nghĩa là căn học-duyên vô học, và căn vô học có nhân họcduyên học.

Các căn là duyên vô học-nhân phi học phi vô học, nghĩa là căn phi học phi vô học-duyên vô học. Hỏi: Các căn là nhân phi học phi vô học, căn ấy là duyên với phi học phi vô học chăng?

Đáp: Các căn là nhân phi học phi vô học, căn ấy hoặc là duyên phi học phi vô học, hoặc duyên học, hoặc vô học, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân phi học phi vô học-duyên phi học phi vô học, nghĩa là căn phi học phi vô họcduyên phi học phi vô học.

Các căn là nhân phi học phi vô học-duyên học, nghĩa là căn phi học phi vô học-duyên học.

Các căn là nhân phi học phi vô học-duyên vô học, nghĩa là căn phi học phi vô học-duyên vô học. Các căn là nhân phi học phi vô học, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu căn là duyên phi học phi vô học, căn ấy là nhân phi học phi vô học chăng?

Đáp: Các căn là duyên phi học phi vô học, căn ấy hoặc là nhân phi học phi vô học, hoặc nhân học, hoặc nhân vô học.

Các căn là duyên phi học phi vô học-nhân phi học phi vô học, nghĩa là căn phi học phi vô họcduyên phi học phi vô học.

Các căn là duyên phi học phi vô học-nhân học, nghĩa là căn học-duyên phi học phi vô học, và căn vô học có nhân học-duyên phi học phi vô học.

Các căn là duyên phi học phi vô học-nhân vô học, nghĩa là căn vô học-duyên phi học phi vô học. Hỏi: Các căn là nhân kiến đoạn thì căn ấy là duyên với kiến đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến đoạn thì căn ấy hoặc là duyên kiến đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến đoạn-duyên kiến đoạn, nghĩa là căn kiến đoạn-duyên kiến đoạn.

Các căn là nhân kiến đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn kiến đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân kiến đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên kiến đoạn thì căn ấy là nhân kiến đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên kiến đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên kiến đoạn-nhân kiến đoạn, nghĩa là căn kiến đoạn-duyên kiến đoạn.

Các căn là duyên kiến đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến đoạn.

Các căn là duyên kiến đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân tu đoạn thì căn ấy là duyên tu đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân tu đoạn thì căn ấy hoặc là duyên tu đoạn, hoặc duyên kiến đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân tu đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân tu đoạn-duyên kiến đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến đoạn.

Các căn là nhân tu đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân tu đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân tu đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên tu đoạn thì căn ấy là nhân tu đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên tu đoạn thì căn ấy hoặc là nhân tu đoạn, hoặc nhân kiến đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên tu đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là duyên tu đoạn-nhân kiến đoạn, nghĩa là căn kiến đoạn-duyên tu đoạn, và căn tu đoạn có nhân kiến đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là duyên tu đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên tu đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân không đoạn thì căn ấy là duyên với không đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân không đoạn thì căn đó hoặc là duyên không đoạn, hoặc duyên kiến đoạn, hoặc duyên tu đoạn.

Các căn là nhân không đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên không đoạn. Các căn là nhân không đoạn-duyên kiến đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến đoạn.

Các căn là nhân không đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên tu đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên không đoạn thì căn ấy là nhân không đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên không đoạn thì căn ấy hoặc là nhân không đoạn, hoặc nhân kiến đoạn, hoặc nhân tu đoạn.

Các căn là duyên không đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên không đoạn. Các căn là duyên không đoạn-nhân kiến đoạn, nghĩa là căn kiến đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là duyên không đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên không đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy là duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là duyên kiến khổ đoạn, hoặc duyên kiến tập đoạn, hoặc duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên kiến đạo đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạnduyên kiến khổ đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến tập đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạnduyên kiến tập đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạnduyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến đạo đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến đạo đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạnduyên kiến đạo đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến diệt-kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến khổ đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên kiến khổ đoạn thì căn ấy là nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạnduyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến tập đoạnduyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Như kiến khổ đoạn, kiến tập đoạn cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy duyên với kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là tu đoạn có nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến diệt đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên kiến diệt đoạn thì căn ấy là nhân kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến diệt đoạn, hoặc nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân kiến diệt đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạnduyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy là duyên với khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là duyên khổ pháp trí đoạn, hoặc duyên khổ loại trí đoạn, hoặc duyên tập pháp trí đoạn, hoặc duyên tập loại trí đoạn, hoặc duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên đạo pháp trí đoạn, hoặc duyên đạo loại trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tập loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tập loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên tập loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên đạo loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên đạo loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn kiến diệt kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến khổ đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên khổ pháp trí đoạn thì căn ấy là nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạnduyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy là duyên khổ loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là duyên khổ loại trí đoạn, hoặc duyên khổ pháp trí đoạn, hoặc duyên tập pháp trí đoạn, hoặc duyên tập loại trí đoạn, hoặc duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên đạo pháp trí đoạn, hoặc duyên đạo loại trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tập loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tập loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên không đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạnduyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến khổ đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với khổ loại trí đoạn thì căn ấy là nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với khổ loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Như đối với khổ, đối với tập cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy là duyên diệt pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn tu đoạn có nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến diệt đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với diệt pháp trí đoạn thì căn ấy là nhân kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với diệt pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến diệt đoạn, hoặc nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân kiến diệt đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn kiến tập-kiến diệt đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn kiến tập-kiến diệt đoạn có nhân kiến tập đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy duyên với diệt loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn có nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến diệt đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên diệt loại trí đoạn thì căn ấy là nhân kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên diệt loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến diệt đoạn, hoặc nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân kiến diệt đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn kiến tập-kiến diệt đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn kiến tập-kiến diệt đoạn có nhân kiến tập đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên diệt loại trí đoạn. Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Như đối với diệt, đối với đạo cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn thì căn ấy duyên với khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên khổ pháp trí đoạn, hoặc duyên khổ loại trí đoạn, hoặc duyên tập pháp trí đoạn, hoặc duyên tập loại trí đoạn, hoặc duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên đạo pháp trí đoạn, hoặc duyên đạo loại trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tập loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên tập loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tập pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tập pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn diệt-đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên với khổ pháp trí đoạn thì căn ấy là nhân khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên với khổ pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân khổ loại trí đoạn thì căn ấy là duyên với khổ loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân khổ loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên khổ loại trí đoạn, hoặc duyên tập loại trí đoạn, hoặc duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên đạo loại trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên tập loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên tập loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tập loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên tu đoạn, và căn tập loại trí-tu đoạn có nhân khổ loại trí đoạnduyên tu đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên không đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên với khổ loại trí đoạn thì căn ấy là nhân khổ loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên với khổ loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân khổ loại trí đoạn, hoặc nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên khổ loại trí đoạn. Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Như đối với khổ, đối với tập cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn thì căn ấy duyên với diệt pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn có nhân diệt pháp trí đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân diệt pháp trí đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên với diệt pháp trí đoạn thì căn ấy là nhân diệt pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên với diệt pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân diệt pháp trí đoạn, hoặc nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân diệt loại trí đoạn thì căn là duyên với diệt loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân diệt loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên không đoạn.

Các căn là nhân diệt loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn diệt loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là nhân diệt loại trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn diệt loại trí đoạn-duyên không đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với diệt loại trí đoạn thì căn ấy là nhân diệt loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với diệt loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân diệt loại trí đoạn, hoặc nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân khổ loại trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn diệt loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên diệt loại trí đoạn. Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Như đối với diệt, đối với đạo cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn thì căn ấy duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc duyên với kiến khổ đoạn, hoặc duyên kiến tập đoạn, hoặc duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên kiến đạo đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến tập đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến tập đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến tập đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến đạo đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến đạo đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến đạo đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn diệt-đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với kiến khổ đoạn thì căn ấy là nhân khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân khổ loại trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân tập loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân khổ loại trí đoạn thì căn ấy duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân khổ loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên kiến khổ đoạn, hoặc duyên kiến tập đoạn, hoặc duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên kiến đạo đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến tập đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến tập đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ loại đoạn-duyên kiến tập đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoan-duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiết diệt đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến đạo đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến đoạn-duyên kiến đạo đoạn, và căn tập-đạo loại trí đoạn-duyên kiến đạo đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên tu đoạn, và căn tập loại trí đoạn-tu đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên tu tu đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩ là căn diệt-đạo loại trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên không đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với kiến khổ đoạn thì căn ấy là nhân khổ loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là nhân khổ loại trí đoạn, hoặc nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập loại trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn khổ loại trí đoạn có nhân tập loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn, duyên kiến khổ đoạn. Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến khổ đoạn. Như đối với khổ, đối với tập cũng như vậy.]

Hỏi: Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn thì căn ấy duyên với kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn có nhân diệt pháp trí đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân diệt pháp trí đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với kiến diệt đoạn thì căn ấy là nhân diệt pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là nhân diệt pháp trí đoạn, hoặc nhân diệt loại trí đoạn, hoặc nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân khổ loại trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn diệt do loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn tập-diệt pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn, và căn tập-diệt loại trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn là nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn khổ diệt pháp trí đoạn có nhân nơi tập pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn là nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn, và căn khổ diệt loại trí đoạn có nhân tập loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân diệt loại trí đoạn thì các căn ấy là duyên với kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân diệt loại trí đoạn thì các căn ấy, hoặc duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên không đoạn.

Các căn là nhân diệt loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn có nhân diệt loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân diệt loại trí đoạn duyên không đoạn, nghĩa là căn do diệt loại trí đoạn-duyên không đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên kiến với diệt đoạn thì căn ấy là nhân của diệt loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là nhân diệt loại trí đoạn, hoặc là nhân của diệt pháp trí đoạn, hoặc là nhân của khổ pháp trí đoạn, hoặc là nhân của khổ loại trí đoạn, hoặc là nhân của tập pháp trí đoạn, hoặc là nhân của tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc là nhân của không đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn là nhân của diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn diệt loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn là nhân của diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn là nhân của khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn tập-diệt pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn và căn tập-diệt loại trí đoạn nhân khổ loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn và căn khổ diệt pháp trí đoạn, là nhân của tập pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn khổ diệt loại trí đoạn có nhân tập loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Như đối với diệt; đối với đạo cũng như vậy.

QUYỂN 17

Chương 7: ĐỊNH UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC

Năm đắc-bốn khởi đến các chi,
Vị-nhập-sinh cùng với vô lượng,
Đoạn kiết-thọ quả và xứ sở,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Các pháp đạt được quá khứ, pháp ấy đạt được quá khứ chăng?

Đáp: Pháp đạt được ấy, hoặc quá khứ-hoặc vị lai,-hoặc hiện tại.

Hỏi: Nếu quá khứ đạt được thì pháp ấy đạt được ở quá khứ chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là quá khứ-hoặc vị lai-hoặc hiện tại-hoặc vô vi.

Hỏi: Các pháp đạt được ở vị lai, pháp ấy vị lai đạt được chăng?

Đáp: Pháp đạt được ấy, hoặc vị lai-hoặc quá khứ-hoặc hiện tại.

Hỏi: Nếu vị lai đạt được thì pháp ấy đạt được ở vị lai chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc vị lai-hoặc quá khứ-hoặc hiện tại-hoặc vô vi.

Hỏi: Các pháp đạt được ở hiện tại, pháp ấy hiện tại đạt được chăng?

Đáp: Pháp đạt được ấy, hoặc hiện tại-hoặc quá khư-hoặc vị lai.

Hỏi: Nếu hiện tại đạt được thì pháp ấy đạt được ở hiện tại chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc hiện tại-hoặc quá khứ-hoặc vị lai, hoặc vô vi.

Hỏi: Các pháp thiện đạt được thì pháp ấy là thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu đạt được thiện thì đó là đạt được pháp thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp bất thiện đạt được thì pháp ấy là bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu đạt được bất thiện thì đó là pháp đạt được pháp bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp vô ký đạt được thì pháp ấy là vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu đạt được vô ký thì đó là đạt được pháp vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đạt được các pháp thuộc cõi Dục thì pháp đạt được ấy thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp đạt được thuộc cõi Dục thì pháp đạt được là thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc thuộc cõi Dục, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Đạt được các pháp thuộc cõi Sắc thì pháp đạt được ấy thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: nếu pháp đạt được thuộc cõi Sắc thì pháp đạt được là thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc hệ thuộc thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Đạt được các pháp thuộc cõi vô Sắc thì pháp đạt được ấy thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: nếu pháp đạt được thuộc cõi vô Sắc thì pháp đạt được là thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Đạt được các pháp học thì pháp đạt được ấy là học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp đạt được là học thì đó là đạt được pháp học chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc học, hoặc phi học phi vô học.

Hỏi: Đạt được các pháp vô học thì pháp đạt được ấy là vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp đạt được là vô học thì đó là đạt được pháp vô học chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Hỏi: Đạt được các pháp phi học vô học thì pháp đạt được ấy là phi học phi vô học chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc phi học phi vô học, hoặc học, hoặc vô học.

Hỏi: Nếu pháp đạt được là phi học phi vô học đó là đạt được pháp phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp đạt được do kiến mà đoạn thì pháp đạt được ấy do kiến mà đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp đạt được do kiến mà đoạn thì pháp đạt được ấy là do kiến đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp đạt được do tu mà đoạn thì pháp đạt được ấy do tu đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp đạt được do tu mà đoạn thì pháp đạt được ấy là pháp do tu đoạn chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Hỏi: Các pháp đạt được không đoạn thì pháp đạt được ấy không đoạn chăng?

Đáp: Pháp đạt được ấy hoặc không đoạn, hoặc do tu mà đoạn.

Hỏi: Nếu pháp đạt được không đoạn thì pháp đạt được ấy là pháp không đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp thiện vô sắc dấy khởi, pháp ấy đều có tâm thiện chăng?

Đáp: Các pháp thiện vô sắc dấy khởi, pháp đó hoặc tâm thiện đều có, hoặc tâm bất thiện đều có, hoặc tâm vô ký đều có.

Thế nào là tâm thiện đều có? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có thiện vô sắc.

Thế nào là tâm bất thiện đều có? Như tâm bất thiện, hoặc thoái chuyển, hoặc sinh thì pháp thiện được dấy khởi.

Thế nào là tâm vô ký đều có? Như tâm vô ký, hoặc thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp thiện được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp với tâm thiện đều dấy khởi, thì pháp đó là thiện vô sắc chăng?

Đáp: Các pháp với tâm thiện đều dấy khởi, pháp đó hoặc thiện vô sắc, hoặc vô ký vô sắc.

Thế nào là thiện vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có thiện vô sắc.

Thế nào là vô ký vô sắc? Như tâm thiện phát triển tốt đẹp, pháp vô ký được dấy khởi và trụ vào tâm thiện, các căn vô ký được nuôi lớn, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường

Hỏi: Các pháp bất thiện vô sắc dấy khởi, pháp ấy đều có bất thiện chăng?

Đáp: Các pháp bất thiện vô sắc dấy khởi, pháp đó hoặc tâm bất thiện đều có, hoặc tâm vô ký đều có.

Thế nào là tâm bất thiện đều có? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có bất thiện vô sắc.

Thế nào là tâm vô ký đều có? Như tâm vô ký, hoặc thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp bất thiện được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp với tâm bất thiện đều dấy khởi, thì pháp đó là bất thiện vô sắc chăng?

Đáp: Các pháp với tâm bất thiện đều dấy khởi, pháp đó hoặc bất thiện vô sắc, hoặc thiện vô sắc, hoặc vô ký vô sắc.

Thế nào là bất thiện vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có bất thiện vô sắc.

Thế nào là thiện vô sắc? Như tâm bất thiện, nếu thoái chuyển, hoặc sinh thì pháp thiện được dấy khởi.

Thế nào là vô ký vô sắc? Như tâm bất thiện, nếu thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp vô ký được dấy khởi và trụ vào tâm bất thiện, các căn vô ký được nuôi lớn, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Các pháp vô ký vô sắc dấy khởi, pháp ấy đều có tâm bất thiện chăng?

Đáp: Các pháp vô ký vô sắc dấy khởi, pháp đó hoặc tâm vô ký đều có, hoặc tâm thiện đều có, hoặc tâm bất thiện đều có.

Thế nào là tâm vô ký đều có? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô ký vô sắc.

Thế nào là tâm thiện đều có? Như tâm thiện tiến lên tốt đẹp, pháp vô ký được dấy khởi và trụ vào tâm thiện, nuôi lớn các căn vô ký, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm bất thiện đều có? Như tâm bất thiện, nếu thoái chuyển, hoặc sinh thì pháp vô ký được dấy khởi và trụ vào tâm bất thiện, nuôi lớn các căn vô ký, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Nếu pháp với tâm vô ký đều cùng dấy khởi, thì pháp đó là vô ký vô sắc chăng?

Đáp: Các pháp với tâm vô ký đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc vô ký vô sắc, hoặc thiện vô sắc, hoặc bất thiện vô sắc.

Thế nào là vô ký vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô ký vô sắc.

Thế nào là thiện vô sắc? Như tâm vô ký, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp thiện được dấy khởi.

Thế nào là bất thiện vô sắc? Như tâm vô ký, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp bất thiện được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc cõi Dục dấy khởi, pháp ấy với tâm thuộc cõi Dục đều có chăng?

Đáp: Các pháp thuộc vô sắc thuộc cõi Dục dấy khởi, pháp ấy hoặc là tâm thuộc cõi Dục đều có, hoặc tâm thuộc cõi Sắc đều có, hoặc tâm thuộc cõi Vô sắc đều có, hoặc tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là tâm thuộc cõi Dục đều có? Các pháp tương ưng với tâm ấy, tâm ấy đều có vô sắc thuộc cõi Dục.

Thế nào là tâm thuộc cõi Sắc đều có? Như tâm thuộc cõi Sắc, hoặc sinh, hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp thuộc cõi Dục sẽ được sinh khởi và trụ vào tâm thuộc cõi Sắc, các căn thuộc cõi Dục được nuôi lớn, đại chủng được tăng thêm, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm thuộc cõi Vô sắc đều có? Như trụ vào tâm thuộc cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn cõi Dục, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinhlão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc, tiến lên tốt đẹp, pháp thuộc cõi Dục được dấy khởi và trụ vào tâm không hệ thuộc, các căn thuộc cõi Dục được nuôi lớn, đại chủng được tăng thêm, pháp ấy cần phải sinh-lãotrụ-vô thường.

Hỏi: Nếu pháp và tâm thuộc cõi Dục đều cùng dấy khởi, pháp ấy là vô sắc thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Các pháp và tâm thuộc cõi Dục đều cùng dấy khởi, pháp ấy hoặc vô sắc thuộc cõi Dục, hoặc vô sắc thuộc cõi Sắc, hoặc vô sắc thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô sắc không hệ thuộc.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Dục? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm ấy đều có vô sắc thuộc cõi Dục.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Sắc? Như tâm thuộc cõi Dục, nếu thoái chuyển, hoặc sinh thì pháp thuộc cõi Sắc sẽ được dấy khởi.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Vô sắc? Như tâm thuộc cõi Dục, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp thuộc cõi Vô sắc sẽ được dấy khởi.

Thế nào là vô sắc không hệ thuộc? Như tâm thuộc cõi Dục, thoái chuyển thì pháp không hệ thuộc được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc cõi Sắc dấy khởi, pháp ấy với tâm thuộc cõi Sắc đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc cõi Sắc dấy khởi, pháp ấy hoặc là tâm thuộc cõi Sắc đều có, hoặc tâm thuộc cõi Dục đều có, hoặc tâm thuộc cõi Vô sắc đều có, hoặc tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là tâm thuộc cõi Sắc đều có? Các pháp tương ưng với tâm cõi Sắc, tâm ấy đều có vô sắc cõi Sắc.

Thế nào là tâm thuộc cõi Dục đều có? Như tâm thuộc cõi Dục, nếu thoái chuyển hoặc sinh, thì pháp thuộc cõi Sắc sẽ được dấy khởi.

Thế nào là tâm thuộc cõi Vô sắc đều có? Như trụ vào tâm thuộc cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn thuộc cõi Sắc, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc, tiến lên tốt đẹp, pháp thuộc cõi Sắc được dấy khởi và trụ vào tâm không hệ thuộc, các căn thuộc cõi Sắc được nuôi lớn, đại chủng được tăng thêm, pháp ấy cần phải sinh-lãotrụ-vô thường.

Hỏi: Nếu pháp và tâm thuộc cõi Sắc đều cùng dấy khởi, pháp ấy là vô sắc thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Các pháp và tâm thuộc cõi Sắc đều cùng dấy khởi, pháp ấy hoặc là vô sắc thuộc cõi Sắc, hoặc vô sắc thuộc cõi Dục, hoặc vô sắc thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô sắc không hệ thuộc.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Sắc? Các pháp tương ưng với tâm thuộc cõi Dục kia, tâm ấy đều có vô sắc thuộc cõi Sắc.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Dục? Như tâm thuộc cõi Sắc, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp thuộc cõi Dục sẽ được dấy khởi và trụ vào tâm thuộc cõi Sắc, nuôi lớn các căn thuộc cõi Dục, tăng thêm đại chủng, pháp đó cần phải sinh-lãotrụ-vô thường.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Vô sắc? Như tâm thuộc cõi Sắc, hoặc sinh, thì pháp cõi Vô sắc sẽ được dấy khởi.

Thế nào là vô sắc không hệ thuộc? Như tâm thuộc cõi Sắc, nếu thoái chuyển hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp không hệ thuộc được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc cõi Vô sắc dấy khởi, pháp ấy với tâm thuộc cõi Vô sắc đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc cõi Vô sắc dấy khởi, pháp ấy hoặc với tâm thuộc cõi Vô sắc đều có, hoặc tâm thuộc cõi Dục đều có, hoặc tâm thuộc cõi Sắc đều có, hoặc tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là tâm thuộc cõi Vô sắc đều có? Các pháp tương ưng với tâm thuộc cõi Vô sắc, tâm ấy đều có vô sắc thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là tâm thuộc cõi Dục đều có? Như tâm thuộc cõi Dục, nếu thoái chuyển hoặc sinh, thì pháp thuộc cõi Vô sắc được dấy khởi.

Thế nào là tâm thuộc cõi Sắc đều có? Như tâm thuộc cõi Sắc, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp thuộc cõi Vô sắc sẽ được dấy khởi.

Thế nào là tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc, tiến lên tốt đẹp, pháp thuộc cõi Vô sắc được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp và tâm thuộc cõi Vô sắc đều cùng dấy khởi, pháp ấy là vô sắc thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các pháp và tâm thuộc cõi Vô sắc đều cùng dấy khởi, pháp ấy hoặc là vô sắc thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô sắc thuộc cõi Dục, hoặc vô sắc thuộc cõi Sắc, hoặc vô sắc không hệ thuộc.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm cõi Vô sắc, tâm ấy đều có vô sắc thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Dục? Như tâm thuộc cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn thuộc cõi Dục, tăng thêm đại chủng, pháp cần phải sinh-lão-trụvô thường.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Sắc? Như trụ vào tâm cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn thuộc cõi Sắc, tăng thêm đại chủng, pháp cõi Sắc cần phải sinhlão-trụ-vô thường.

Thế nào là vô sắc không hệ thuộc? Như tâm thuộc cõi Vô sắc, nếu thoái chuyển, hoặc nếu tiến lên tốt đẹp thì pháp không hệ thuộc được dấy khởi. Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc hữu học dấy khởi, pháp ấy với tâm hữu học đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc hữu học dấy khởi, pháp đó hoặc là tâm hữu học đều có, hoặc tâm phi học phi vô học đều có.

Thế nào là tâm hữu học đều có? Các pháp tương ưng với tâm hữu học, tâm hữu học đều có vô sắc hữu học.

Thế nào là tâm phi học phi vô học đều có? Như tâm phi học phi vô học, nếu thoái chuyển, hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp hữu học được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp và tâm hữu học đều dấy khởi, pháp ấy là vô sắc thuộc hữu học chăng?

Đáp: Các pháp và tâm hữu học đều dấy khởi, pháp đó hoặc là vô sắc thuộc hữu học, hoặc vô sắc thuộc phi học phi vô học.

Thế nào là vô sắc thuộc hữu học? Các pháp tương ưng với tâm hữu học kia, tâm ấy đều có vô sắc hữu học.

Thế nào là vô sắc thuộc phi học phi vô học? Như tâm hữu tiến lên tốt đẹp, pháp phi học phi vô học được dấy khởi, và trụ vào tâm hữu học, nuôi lớn các căn của phi học phi vô học, tăng thêm đại chủng, pháp đó cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc vô học dấy khởi, pháp ấy với tâm vô học đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc vô học dấy khởi, pháp đó hoặc là tâm vô học đều có, hoặc tâm phi học phi vô học đều có.

Thế nào là tâm vô học đều có? Các pháp tương ưng với tâm vô học, tâm ấy đều có vô sắc vô học.

Thế nào là tâm phi học phi vô học đều có? Như tâm phi học phi vô học, nếu thoái chuyển, hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp vô học được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp và tâm vô học đều cùng dấy khởi, pháp ấy là vô sắc thuộc vô học chăng?

Đáp: Các pháp và tâm vô học đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc là vô sắc thuộc vô học, hoặc vô sắc của phi học phi vô học.

Thế nào là vô sắc thuộc vô học? Các pháp tương ưng với tâm vô học kia, tâm ấy đều có vô sắc vô học.

Thế nào là vô sắc thuộc phi học phi vô học? Như tâm vô học tiến lên tốt đẹp, pháp phi học phi vô học được dấy khởi và trụ vào tâm vô học, nuôi lớn các căn của phi học phi vô học, tăng thêm đại chủng, pháp đó cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc phi học phi vô học dấy khởi, pháp ấy với tâm phi học phi vô học đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc phi học phi vô học dấy khởi, pháp đó hoặc là tâm phi học phi vô học đều có, hoặc tâm hữu học đều có, hoặc tâm vô học đều có.

Thế nào là tâm phi học phi vô học đều có? Các pháp tương ưng với tâm phi học phi vô học, tâm ấy đều có vô sắc của phi học phi vô học.

Thế nào là tâm hữu học đều có? Như tâm hữu học, tiến lên tốt đẹp, thì pháp phi học phi vô học được dấy khởi, và trụ vào tâm học, nuôi lớn các căn của phi học phi vô học, tăng thêm đại chủng, pháp cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm vô học đều có? Như tâm vô học, nếu tiến lên tốt đẹp, thì pháp phi học phi vô học được dấy khởi, và trụ vào tâm vô học, nuôi lớn các căn của phi học phi vô học, tăng thêm đại chủng, pháp cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Nếu pháp và tâm phi học phi vô học đều cùng dấy khởi, pháp ấy là vô sắc của phi học phi vô học chăng?

Đáp: Các pháp và tâm phi học phi vô học đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc vô sắc thuộc phi học phi vô học, hoặc là vô sắc thuộc hữu học, hoặc vô sắc thuộc vô học.

Thế nào là vô sắc của phi học phi vô học? Các pháp tương ưng với tâm phi học phi vô học kia, tâm ấy đều có vô sắc thuộc phi học phi vô học.

Thế nào là vô sắc thuộc hữu học? Như tâm phi học phi vô học, nếu thoái chuyển, nếu tiến lên tốt đẹp, thì pháp hữu học được dấy khởi.

Thế nào là vô sắc của vô học? Như tâm phi học phi vô học, nếu thoái chuyển, nếu tiến lên tốt đẹp, thì pháp vô học được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc do kiến đoạn dấy khởi, pháp ấy với tâm do kiến đoạn đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc do kiến đoạn dấy khởi, pháp ấy hoặc là tâm do kiến đoạn đều có, hoặc tâm do tu đoạn đều có.

Thế nào là tâm do kiến đoạn đều có? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô sắc do kiến đoạn.

Thế nào là tâm do tu đoạn đều có? Như tâm do tu đoạn, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp do kiến đoạn được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp và tâm do kiến đoạn đều cùng dấy khởi, thì pháp đó là vô sắc do kiến đoạn chăng? Đáp: Các pháp và tâm do kiến đoạn đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc là vô sắc do kiến đoạn, hoặc vô sắc do tu đoạn.

Thế nào là vô sắc do kiến đoạn? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô sắc do kiến đoạn.

Thế nào là vô sắc do tu đoạn? Như tâm do kiến đoạn, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp do tu đoạn được dấy khởi, và trụ vào tâm do kiến đoạn, nuôi lớn các căn do tu đoạn, tăng thêm đại chủng, pháp ấy đắc sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Các pháp vô sắc do tu đoạn dấy khởi, pháp đó với tâm do tu đoạn đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc do tu đoạn dấy khởi, pháp ấy hoặc là tâm do tu đoạn đều có, hoặc tâm do kiến đoạn đều có, hoặc tâm không đoạn đều có. Thế nào là tâm do tu đoạn đều có? Các pháp tương ưng với tâm đó, tâm đó đều có vô sắc do tu đoạn.

Thế nào là tâm do kiến đoạn đều có? Như tâm do kiến đoạn, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp do tu đoạn được dấy khởi, và trụ nơi tâm do kiến đoạn, nuôi lớn các căn do tu đoạn, tăng thêm đại chủng, pháp ấy đắc sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm không đoạn đều có? Như tâm không đoạn tiến lên tốt đẹp thì pháp do tu đoạn được dấy khởi và trụ vào tâm không đoạn. Các căn do tu đoạn được nuôi lớn, tăng thêm đại chủng, pháp cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Nếu pháp và tâm do tu đoạn đều cùng dấy khởi, thì pháp đó là vô sắc do tu đoạn chăng?

Đáp: Các pháp và tâm do tu đoạn đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc vô sắc do tu đoạn, hoặc vô sắc do kiến đoạn, hoặc vô sắc không đoạn.

Thế nào là vô sắc do tu đoạn? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô sắc do tu đoạn. Thế nào là vô sắc do kiến đoạn? Như tâm do tu đoạn, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp do kiến đoạn sẽ được dấy khởi.

Thế nào là vô sắc không đoạn? Như tâm do tu đoạn, hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp không đoạn được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc không đoạn dấy khởi, pháp ấy với tâm không đoạn đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc không đoạn dấy khởi, pháp ấy hoặc là tâm không đoạn đều có, hoặc tâm do tu đoạn đều có.

Thế nào là tâm không đoạn đều có? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô sắc không đoạn.

Thế nào là tâm do tu đoạn đều có? Như tâm do tu đoạn, nếu thoái chuyển, hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp không đoạn được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp và tâm không đoạn đều cùng dấy khởi, thì pháp đó là vô sắc không đoạn chăng? Đáp: Các pháp và tâm không đoạn đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc là vô sắc không đoạn, hoặc vô sắc do tu đoạn.

Thế nào là vô sắc không đoạn? Các pháp tương ưng với tâm không đoạn, tâm ấy đều có vô sắc không đoạn.

Thế nào là vô sắc do tu đoạn? Như tâm không đoạn, tiến lên tốt đẹp, thì pháp do tu đoạn được dấy khởi, và trụ vào tâm không đoạn, các căn do tu đoạn được nuôi lớn, tăng thêm đại chủng, pháp cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ nhất đều có năm Chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô thì có năm, nhiễm ô thì không có năm. Những gì là không có? Không có ly sinh hỷ lạc.

Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ hai đều có bốn Chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô thì có bốn, nhiễm ô thì không có bốn. Những gì là không có? Không có nội đẳng tịnh.

Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ ba đều có năm Chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô thì có năm, nhiễm ô thì không có năm. Những gì là không có? Không có Chánh niệm-Chánh tri.

Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ tư đều có bốn chi chăng? Đáp: Không nhiễm ô thì có bốn, nhiễm ô thì không có bốn. Những gì là không có? Không có xả niệm thanh tịnh.

Hỏi: Vị tương ưng với tĩnh lự thứ nhất, nhập nên nói là vị hay xuất nên nói là vị?

Đáp: Đối với Năng vị, nên nói là nhập; đối với Sở vị, nên nói là xuất.

Hỏi: Cho đến vị tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ nhập nên nói là vị hay xuất nên nói là vị?

Đối với Năng vị, nên nói là nhập; đối vơi Sở vị, nên nói là xuất.

Hỏi: Các vị tương ưng với tĩnh lự thứ nhất đều là hữu phú, vô ký chăng?

Đáp: Các vị tương ưng với tĩnh lự thứ nhất đều là hữu phú, vô ký.

Hỏi: Nếu tĩnh lự thứ nhất là hữu phú vô ký thì đều tương ưng với vị chăng?

Đáp: Có tĩnh lự thứ nhất là hữu phú vô ký mà không tương ưng với vị, nghĩa là trừ ra ái còn lại phiền não khác hiện ở trước mắt.

Hỏi: Cho đến các vị tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều là hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Các vị tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều là hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu Phi tưởng phi phi tưởng xứ là hữu phú vô ký thì đều tương ưng với vị chăng?

Đáp: Có Phi tưởng phi phi tưởng xứ là hữu phú vô ký mà không tương ưng với vị, nghĩa là trừ ra ái, phiền não khác hiện ở trước mắt.

Hỏi: Có thể có không nhập tĩnh lự thứ nhất mà nhập tĩnh lự thứ hai chăng?

Đáp: Nhập.

Hỏi: Cho đến có thể có không nhập Vô sở hữu xứ mà nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Đáp: Nhập.

Hỏi: Có thể có không nhập tĩnh lự thứ nhất mà sinh cõi Phạm thế chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Cho đến có thể có không nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Nếu đạt được tĩnh lự thứ nhất chứ không phải tĩnh lự thứ hai, thì hành giả kia mạng chung sinh đến xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc cõi Biến tịnh, hoặc cõi Quảng quả, hoặc Không vô biên xứ, hoặc Thức vô viên xứ, hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không có xứ sở.

Hỏi: Cho đến nếu đạt được Vô sở hữu xứ-Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì hành giả kia mạng chung sinh đến xứ nào?

Đáp: Hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không có xứ sở.

Hỏi: Tư duy về những gì để nhập định Từ?

Đáp: Mang lại niềm vui cho hữu tình.

Hỏi: Tư duy về những gì để nhập định Bi?

Đáp: Trừ diệt khổ đau giúp hữu tình.

Hỏi: Tư duy về những gì để nhập định Hỷ? Đáp: Vui mừng cho các hữu tình.

Hỏi: Tư duy về những gì để nhập định Xả?

Bình đẳng đối với hữu tình.

Hỏi: Từ đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Bi-Hỷ-Xả đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Tịnh tĩnh lự thứ nhất đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Cho đến tịnh Phi tưởng phi phi tưởng xứ đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Sự giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Không vô biên xứ giải thoát đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc là Không vô biên xứ, hoặc Thức vô biên xứ, hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không có.

Hỏi: Thức vô biên xứ giải thoát đoạn kiết hệ thuộc thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc Thức vô biên xứ, hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không có.

Hỏi: Vô sở hữu xứ giải thoát đoạn kiết hệ thuộc thuộc cõi nào?

Hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không có

Hỏi: Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát, giải thoát diệt-thọ-tưởng đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thắng xứ đầu tiên đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Cho đến thắng xứ thứ tám đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Biến xứ đầu tiên đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Cho đến biến xứ thứ mười đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Pháp trí đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Loại trí đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Tha tâm trí đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thế tục trí đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc không có.

Như thế tục trí, trí khổ-tập-diệt-đạo, Tam-mađịa Không-Vô nguyện-Vô tướng cũng như vậy.

Hỏi: Dị thục Từ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc cõi Biến tịnh, hoặc cõi Quảng quả, hoặc vô xứ sở.

Như Từ, đối với Bi, Xả cũng như vậy.

Hỏi: Dị thục Hỷ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của sơ tĩnh lự thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của tĩnh lự thứ hai thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của tĩnh lự thứ ba thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Biến tịnh, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của tĩnh lự thứ tư thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Quảng quả, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của Không vô biên xứ thọ sanh xứ nào?

Hoặc là Không vô biên xứ, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Dị thục tịnh của Thức vô biên xứ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc là Thức vô biên xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của Vô sở hữu xứ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của giải thoát đầu tiên-thứ hai thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của tịnh giải thoát thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Quảng quả, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Không vô biên xứ giải thoát, cho đến dị thục của Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc địa mình, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của diệt thọ tưởng giải thoát thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của bốn thắng xứ đầu thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của bốn thắng xứ sau thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Quảng quả, hoặc vô xứ sở.

Như đối với bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước cũng như vậy.

Hỏi: Dị thục của hai biến xứ sau thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc phần vị của mình, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của tha tâm trí thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc cõi Biến tịnh, hoặc cõi Quảng quả, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của thế tục trí thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

----------------

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

Tám định có vị-tịnh-vô lậu,
Thành tựu-không thành tựu-đắc-xả,
Thoái chuyển-tu-ban đầu nhập-duyên,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có tám định, đó là bốn tĩnh lự và bốn vô sắc. Có ba định, đó là vị tương ưng-tịnh và vô lậu.

Trong này bảy loại trước đều có đủ ba loại, loại thứ tám chỉ có hai, đó là trừ vô lậu.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng tĩnh lự thứ nhất mà không phải tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là ái thuộc cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu tịnh tĩnh lự thứ nhất mà không phải vô lậu-vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu sinh cõi Dục và cõi Phạm thế, ái thuộc cõi Phạm thế đã hết.

Hỏi: Có thể thành tựu vô lậu tĩnh lự thứ nhất mà không phải tịnh-vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh trên cõi Phạm thế.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng-tịnh tỉnh tự thứ nhất mà không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu sinh ở cõi Dục, ái của cõi Dục đã hết mà ái cõi Phạm thế chưa hết, và sinh ở cõi Phạm thế, ái cõi Phạm thế chưa hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng-vô lậu tĩnh lự thứ nhất mà không phải là tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có thành tựu tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ nhất mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh nơi cõi DụcPhạm thế, ái của cõi Phạm thế đã hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng-tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ nhất chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh nơi cõi Dục, ái cõi Dục không còn, ái cõi Phạm thế chưa hết, và sinh nơi cõi Phạm thế, ái cõi Phạm thế chưa hết.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành tựu vị tương ưng mà không phải là tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh nơi cõi DụcPhạm thế, ái cõi Phạm thế không còn.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành tựu tịnh mà không phải là vị tương ưng-vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành tựu vô lậu mà không phải là vị tương ưng-tịnh chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu sinh nơi cõi Dục, ái cõi Dục không còn, ái cõi Phạm thế chưa hết, và sinh nơi cõi phạm thế, ái cõi Phạm thế chưa hết.

Hỏi: Có thể tĩnh lự thứ nhất không thành tựu vị tương ưng-tịnh mà không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh trên cõi Phạm thế.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành vị tương ưng-vô lậu mà không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu sinh nơi cõi DụcPhạm thế, ái cõi Phạm thế không còn.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành tựu tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là ái cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành tựu vị tương ưng-tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu sinh trên cõi Phạm thế.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được vị tương ưng chứ không phải là tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là từ lúc ái cõi Phạm thế không còn mà lui sụt, và lúc trên cõi Phạm thế mất đi, sinh vào cõi Dục.

Hỏi: Có thể tĩnh lự thứ nhất đạt được tịnh chứ không phải là vị tương ưng-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc phàm phu hết ái cõi Dục.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được vô lậu chứ không phải là vị tương ưng-tịnh chăng?

Đáp: Có, đó là dựa vào tĩnh lự và trung gian tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sanh, và lúc đạt được quả A-la-hán.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được vị tương ưng-tịnh chứ không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc trên cõi Phạm thế mất đi, sanh vào cõi Phạm thế.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được vị tương ưng-vô lậu chứ không phải là tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được tịnhvô lậu chứ không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả hết ái cõi Dục.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được vị tương ưng-tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất xả vị tương ưng chứ không phải là tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc ái cõi Phạm thế không còn.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất xả tịnh chứ không phải là vị tương ưng-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu từ lúc ái cõi Dục hết mà lui sụt, và lúc ở cõi Dục-Phạm thế mất đi, sinh trên cõi Phạm thế, cùng với lúc ở cõi Phạm thế mất đi sinh vào cõi Dục.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất xả tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả từ cõi Dục không còn ái mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có xả những pháp còn lại chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất lui sụt vị tương ưng chứ không phải là tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất lui sụt tịnh chứ không phải là vị tương ưng-vô lậu chăng?

Có, đó là lúc phàm phu từ cõi Dục không còn ái mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất lui sụt tịnh-vô lậu chứ không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả từ cõi Dục không còn ái mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có lui sụt những pháp còn lại chăng?

Đáp: Không có.

Như nói về tĩnh lự thứ nhất, cho đến vô sở hữu xứ, giải thích cũng như vậy.

Hỏi: Nếu tu tịnh tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy cũng tu vô lậu chăng?

Nếu tu vô lậu tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy cũng tu tịnh chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tịnh tĩnh lự thứ nhất mà không phải vô lậu, nghĩa là đã đạt được tịnh tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt; hoặc chưa đạt được tịnh tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, mà không tu vô lậu; hoặc chưa đạt được chứ không phải là tĩnh lự thứ nhất, thế tục trí hiện ở trước mắt, mà tu tịnh tĩnh lự thứ nhất chứ không phải là vô lậu.

2. Có tu vô lậu tĩnh lự thứ nhất mà không phải là tịnh, nghĩa là đã đạt được vô lậu tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt; hoặc chưa đạt được vô lậu tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, mà không tu tịnh; hoặc chưa đạt được chứ không phải thế tục trí thuộc tĩnh lự thứ nhất, và chưa đạt được chứ không phải là vô lậu trí thuộc tĩnh lự thứ nhất trí đó hiện ở trước mắt, mà tu vô lậu tĩnh lự thứ tư chứ không phải là tịnh.

3. Có tu tịnh tĩnh lự thứ nhất cũng là vô lậu, nghĩa là chưa đạt được tịnh tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, mà tu vô lậu; hoặc chưa đạt được vô lậu tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt, mà tu tịnh; hoặc chưa đạt được chứ không phải là thế tục trí, vô lậu trí thuộc tĩnh lự thứ nhất trí đó hiện ở trước mắt mà tu tịnh tĩnh lự thứ nhất và vô lậu.

4. Không tu tịnh tĩnh lự thứ nhất, cũng không phải là vô lậu, nghĩa là đã đạt được mà không phải là thế tục trí, vô lậu trí thuộc tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được mà không phải là thế tục trí-vô lậu trí hiện ở trước mắt mà không tu tịnh tĩnh lự thứ nhất và vô lậu; hoặc tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký hiện ở trước mắt, hoặc trụ vào định vô tưởng, định diệt tận, sinh cõi trời Vô tưởng. Như nói về tĩnh lự thứ nhất, tĩnh lự thứ hai, thứ ba cũng đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu tịnh tĩnh lự thứ tư, Lúc ấy cũng tu vô lậu chăng? Nếu tu tĩnh lự thứ tư vô lậu, Lúc ấy cũng tu tịnh chăng?

Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tịnh tĩnh lự thứ tư, không phải vô lậu, nghĩa là đã đạt được tịnh tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt. Nếu chưa đạt được tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt, mà không tu vô lậu.

2. Có tu tĩnh lự thứ tư vô lậu, mà không phải tịnh, nghĩa là đã đạt được tĩnh lự thứ tư vô lậu hiện ở trước mắt. Nếu chưa đạt được tĩnh lự thứ tư vô lậu hiện ở trước mắt, mà không tu tịnh, nếu chưa đạt được không phải thế tục trí của tĩnh lự thứ tư và chưa đạt được không phải vô lậu trí của tĩnh lự thứ tư, trí ấy hiện ở trước mắt mà vô lậu tĩnh lự thứ tư chứ không phải là tịnh.

3. Có tu tịnh tĩnh lự thứ tư, cũng là vô lậu, nghĩa là chưa đạt được tịnh tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt, mà tu vô lậu; hoặc chưa đạt được tĩnh lự thứ tư vô lậu hiện ở trước mắt, mà tu tịnh, nếu chưa đạt được không phải vô lậu trí của tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt mà tu tịnh tĩnh lự thứ tư và vô lậu.

4. Không tu tịnh tĩnh lự thứ tư, cũng không phải là vô lậu, nghĩa là đã đạt được không phải thế tục trí, vô lậu trí của tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được mà không phải thế tục trí, vô lậu trí thuộc tĩnh lự thứ tư, trí ấy hiện ở trước mắt mà không tu tịnh tĩnh lự thứ tư và vô lậu; hoặc tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký hiện ở trước mắt, hoặc vào trụ định vô tưởng-định diệt tận, sinh cõi trời Vô tưởng.

Như nói về tĩnh lự thứ tư, cho đến nói về Vô sở hữu xứ giải thích cũng cũng như vậy.

Hỏi: Nếu đầu tiên nhập vô lậu tĩnh lự thứ nhất, thì bấy giờ đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói là có tầm-có tứ chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm-chỉ có tứ, hoặc không có tầm-không có tứ.

Hỏi: Nếu đầu tiên thứ hai nhập tĩnh lự vô lậu, bấy giờ đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói là tương ưng với hỷ căn chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn.

Hỏi: Nếu đầu tiên tĩnh lự thứ ba nhập vô lậu, lúc ấy đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói là tương ưng với lạc căn chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn.

Hỏi: Nếu đầu tiên thứ tư nhập tĩnh lự vô lậu, bấy giờ đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói tương ưng với xả căn chăng?

Các tâm ấy hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn.

Hỏi: Nếu đầu tiên Không vô biên xứ nhập vô lậu, bấy giờ đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói thuộc về Không vô biên xứ chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc thuộc về Không vô biên xứ, hoặc thuộc về Thức vô biên xứ, hoặc thuộc về Vô sở hữu xứ.

Hỏi: Nếu đầu tiên Thức vô biên nhập xứ vô lậu, lúc ấy đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói thuộc về Thức vô biên xứ chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc thuộc về Không vô biên xứ, hoặc thuộc về Thức vô biên xứ, hoặc thuộc về Vô sở hữu xứ.

Hỏi: Nếu đầu tiên Vô sở hữu xứ nhập vô lậu, bấy giờ đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói là thuộc về Vô sở hữu xứ chăng?

Đáp: Các tâm ấy thuộc về Không vô biên xứ, hoặc thuộc về Thức vô biên xứ, hoặc thuộc về Vô sở hữu xứ.

Hỏi: Vị tương ưng tĩnh lự thứ nhất, cùng với vị tương ưng tĩnh lự thứ nhất…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của địa mình, và tịnh-vô lậu của ba tĩnh lự trên, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp còn lại, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh tĩnh lự thứ nhất, cùng với tịnh tĩnh lự thứ nhất…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu-vị tương ưng của địa mình, và tịnh, vô lậu tĩnh lự thứ hai-thứ ba, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ tư, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp còn lại, là một tăng thượng. Hỏi: Vô lậu tĩnh lự thứ nhất, cùng với vô lậu tĩnh lự thứ nhất…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vô lậu của địa mình, và vô lậu tĩnh lự thứ hai-thứ ba, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, cùng với tịnh của địa mình, và tịnh tĩnh lự thứ hai-thứ ba, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ tư, và tịnh vô sắc, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu tĩnh lự thứ tư, và vô lậu vô sắc, là nhân sở duyên tăng thượng; cùng với pháp còn lại, là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng tĩnh lự thứ hai, cùng với vị tương ưng tĩnh lự thứ hai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, và tịnh tĩnh lự thứ ba-thứ tư, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp còn lại, là một tăng thượng. Hỏi: Tịnh tĩnh lự thứ hai, cùng với tịnh tĩnh lự thứ hai…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, và tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ ba-thứ tư; cùng với vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với pháp còn lại, là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu tĩnh lự thứ hai, cùng với vô lậu tĩnh lự thứ hai, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự tịnh, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh vô sắc, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu vô sắc, là nhân và sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng tĩnh lự thứ ba, cùng với vị tương ưng tĩnh lự thứ ba… là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa minh, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ hai-thứ ba, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, và tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ tư là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh tĩnh lự thứ ba, cùng với tịnh tĩnh lự thứ ba…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, và tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ tư, cho đến vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của không vô biên xứ, là tăng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu tĩnh lự thứ ba, cùng với vô lậu tĩnh lự thứ ba…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vô lậu của bốn tĩnh lự-Không vô biên xứ, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của bốn tĩnh lự-Không vô biên xứ, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của ba vô sắc trên, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của hai vô sắc trên, là nhân sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng tĩnh lự thứ tư, cùng với vị tương ưng tĩnh lự thứ tư…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ ba-thứ tư, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của bốn tĩnh lự, và tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh tĩnh lự thứ tư, cùng với tịnh tĩnh lự thứ tư… là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của ba tĩnh lự trên, và tịnh tĩnh lự thứ hai-thứ ba, cho đến vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của hai vô sắc trước, là đẳng vô gián tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ nhất, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu tĩnh lự thứ tư, cùng với vô lậu tĩnh lự thứ tư…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vô lậu của ba tĩnh lự trên-hai vô sắc sau, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của ba tĩnh lự trên-hai vô sắc trước, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ hai vô sắc sau, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu tĩnh lự thứ nhất-Vô sở hữu xứ, là nhân và sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng không vô biên xứ, cùng với vị tương ưng không vô biên xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của địa mình, và tịnh tĩnh lự thứ tư, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, và tịnh của ba tĩnh lự dưới, là sở duyên tăng thượng, cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh của Không vô biên xứ, cùng với tịnh của Không vô biên xứ…, là bao duyên duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng cùng với vô lậu của địa mình, và tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ ba-thứ tư, cho đến vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ, là đẳng vô gián tăng thượng, cùng với tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu của Không vô biên xứ, cùng với vô lậu của Không vô biên xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vô lậu của ba vô sắc-hai tĩnh lự sau, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của ba vô sắc dưới-hai tĩnh lự sau là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, và tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, là nhân và sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng Thức vô biên xứ, cùng với vị tương ưng Thức vô biên xứ…, là bao duyên duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của hai vô sắc dưới, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của bốn tĩnh lự, và vô lậu của hai vô sắc dưới, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh của Thức vô biên xứ, cùng với tịnh của Thức vô biên xứ…, là bao duyên duyên.

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của địa mình, và tịnh-vô lậu của tĩnh lự thứ tư-Không vô biên xứ, cho đến vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, cùng với tịnhvô lậu của Vô sở hữu xứ, và tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là đẳng vô gián tăng thượng, cùng với tịnh-vô lậu của ba tĩnh lự dưới, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu của Thức vô biên xứ, cùng với vô lậu của Thức vô biên xứ…, là bao nhiêu duyên.

Đáp: Cùng với vô lậu tĩnh lự thứ tư-ba vô sắc, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ ba-bốn sắc, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của ba tĩnh lự dưới, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của ba tĩnh lự dưới, là nhân và sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng của Vô sở hữu xứ, cùng với vị tương ưng của Vô sở hữu xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của địa mình và tịnh của Thức vô biên xứ, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của tất cả địa khác và tịnh của bốn tĩnh lựkhông vô biên xứ, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh của Vô sở hữu xứ, cùng với tịnh của Vô sở hữu xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của ba vô sắc, và tịnh của hai vô sắc dưới, cho đến vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của phi tưởng phi phi tưởng xứ, là đẳng vô gián tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của bốn tĩnh lự, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu của Vô sở hữu xứ, cùng với vô lậu của Vô sở hữu xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vô lậu của ba vô sắc, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của bốn vô sắc, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của bốn tĩnh lự, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của bốn tĩnh lự, là nhân và sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cùng với vị tương ưng của Phi tưởng phi phi tưởng xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của hai vô sắc trên, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của tất cả địa khác, và tịnh của sáu địa dưới, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh của Phi tương phi phi tương xứ, cùng với tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh vô lậu của Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ, và vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của năm địa dưới, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một sở duyên.

QUYỂN 18

Chương 7: ĐỊNH UẨN

Phẩm 3: BÀN VỀ SỰ THÂU NHIẾP

Thâu nhiếp thích hợp được tương ưng
Thành tựu-không đạt được-lùi-bỏ,
Diệt trừ nhanh-chậm dựa theo định,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Mười tưởng là Tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về chết, tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn, tưởng về tất cả gian là không đáng vui, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt.

Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, tám trí, ba Tamma-địa.

Hỏi: Tưởng về vô thường... thâu nhiếp bao nhiêu tĩnh lự...?

Đáp: Tưởng về vô thường thâu nhiếp bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, bốn giải thoát.

Như tưởng về vô thường; tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt cũng như vậy.

Tưởng về bất tịnh thâu nhiếp giải thoát thứ nhất-thứ hai và tĩnh lự thứ ba-thứ tư. Như tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn cũng như vậy.

Tưởng về không thể vui của tất cả thế gian thâu nhiếp tĩnh lự thứ ba-thứ tư.

Hỏi: Tĩnh lự thứ nhất... thâu nhiếp bao nhiêu tĩnh lự...?

Đáp: Tĩnh lự thứ nhất thâu nhiếp tĩnh lự thứ nhất, bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất-thứ hai, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ hai thâu nhiếp tĩnh lự thứ hai, bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất, thứ hai, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ ba thâu nhiếp tĩnh lự thứ ba, ba vô lượng, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ tư thâu nhiếp tĩnh lự thứ tư, ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Hỏi: Từ Vô lượng... thâu nhiếp bao nhiêu vô lượng...?

Đáp: Từ Vô lượng thâu nhiếp Từ-thế tục trí Từ, cho đến Xả thâu nhiếp Xả-thế tục trí.

Hỏi: Không vô biên xứ... thâu nhiếp bao nhiêu vô sắc...?

Đáp: Không vô biên xứ thâu nhiếp Không vô biên xứ và giải thoát của mình-biến xứ của mình, ba Tam-ma-địa.

Thức vô biên xứ thâu nhiếp Thức vô biên xứ và giải thoát của mình-viếng xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Vô sở hữu xứ thâu nhiếp Vô sở hữu xứ và giải thoát kia, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ thâu nhiếp Phi tưởng phi phi tưởng xứ và giải thoát của mình, diệt thọ tưởng giải thoát, thế tục trí giải thoát.

Hỏi: Giải thoát thứ nhất... thâu nhiếp bao nhiêu giải thoát...?

Đáp: Giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba thâu nhiếp thế tục trí của giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

Không vô biên xứ giải thoát thâu nhiếp Không vô biên xứ giải thoát và biến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Thức vô biên xứ giải thoát thâu nhiếp Thức vô biên xứ giải thoát và biến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Vô sở hữu xứ giải thoát thâu nhiếp Vô sở hữu xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát thâu nhiếp Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát và thế tục trí.

Diệt thọ tưởng giải thoát thâu nhiếp giải thoát diệt thọ tưởng.

Hỏi: Thắng xứ thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu thắng xứ…?

Đáp: Thắng xứ thứ nhất thâu nhiếp thế tục trí của thắng xứ thứ nhất, cho đến thắng xứ thứ tám thâu nhiếp thế tục trí của thắng xứ thứ tám.

Hỏi: Biến xứ thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu biến xứ…

Đáp: Biến xứ thứ nhất thâu nhiếp thế tục trí của biến xứ thứ nhất, cho đến biến xứ thứ mười thâu nhiếp thế tục trí của biến xứ thứ mười.

Hỏi: Pháp trí... thâu nhiếp bao nhiêu trí…

Đáp: Pháp trí thâu nhiếp pháp trí và phần ít của năm trí. Loại trí thâu nhiếp loại trí, phần ít của năm trí. Tha tâm trí thâu nhiếp tha tâm trí, phần ít của bốn trí. Thế tục trí thâu nhiếp thế tục trí và phần ít của một trí. Khổ trí thâu nhiếp khổ trí, phần ít của hai trí. Tập trí thâu nhiếp tập trí và phần ít của hai trí. Diệt trí thâu nhiếp diệt trí, phần ít của ba trí. Đạo trí thâu nhiếp đạo trí và phần ít của ba trí.

Hỏi: Tam-ma-địa không... thâu nhiếp bao nhiêu Tam-ma-địa?

Đáp: Không thâu nhiếp Không, Vô nguyện thâu nhiếp Vô nguyện, Vô tướng thâu nhiếp Vô tướng. Như thâu nhiếp có thể đạt được cũng như vậy.

Hỏi: Tưởng về vô thường... tương ưng với bao nhiêu tĩnh lự...?

Đáp: Tưởng về vô thường tương ưng với bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, bốn giải thoát, bốn trí, một Tam-ma-địa.

Như tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt cũng như vậy.

Tưởng về bất tịnh tương ưng với hai tĩnh lự sau, thế tục trí của hai giải thoát đầu. Như tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn cũng như vậy.

Tưởng về tất cả thế gian không đáng vui tương ưng với thế tục trí của hai tĩnh lự sau.

Hỏi: Tĩnh lự thứ nhất... tương ưng với bao nhiêu tĩnh lự...?

Đáp: Tĩnh lự thứ nhất tương ưng với tĩnh lự thứ nhất, bốn vô lượng, hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ hai tương ưng với tĩnh lự thứ hai, bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất-thứ hai, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ ba tương ưng với tĩnh lự thứ ba, ba vô lượng, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ tư tương ưng với tĩnh lự thứ tư, ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Hỏi: Từ vô lượng... tương ưng với bao nhiêu vô lượng...?

Đáp: Từ tương ưng với từ và thế tục trí, cho đến Xả tương ưng với xả và thế tục trí.

Hỏi: Không vô biên xứ... tương ưng với bao nhiêu vô sắc...?

Đáp: Không vô biên xứ tương ưng với Không vô biên xứ và giải thoát của mình-biến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Thức vô biên xứ tương ưng với Thức vô biên xứ và giải thoát của mình-biến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Vô sở hữu xứ tương ưng với Vô sở hữu xứ và giải thoát của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ và giải thoát của mình cùng thế tục trí.

Hỏi: Giải thoát... thứ nhất tương ưng với bao nhiêu giải thoát...?

Đáp: Giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba tương ưng với thế tục trí của giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

Không vô biên xứ giải thoát tương ưng với không vô biên xứ giải thoát và biến xứ kia, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Thức vô biên xứ giải thoát tương ưng với thức vô biên xứ giải thoát và biến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Vô sở hữu xứ giải thoát tương ưng với Vô sở hữu xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát và thế tục trí.

Diệt thọ tưởng giải thoát không có pháp tương ưng.

Hỏi: Thắng xứ thứ nhất tương ưng với bao nhiêu thắng xứ?

Đáp: Thắng xứ thứ nhất tương ưng với thế tục trí của thắng xứ thứ nhất, cho đến thắng xứ thứ tám tương ưng với thế tục trí của thắng xứ thứ tám.

Hỏi: Biến xứ thứ nhất tương ưng với bao nhiêu biến xứ?

Đáp: Biến xứ thứ nhất tương ưng với thế tục trí của biến xứ thứ nhất, cho đến biến xứ thứ mười tương ưng với thế tục trí của biến xứ thứ mười.

Hỏi: Pháp trí... tương ưng với bao nhiêu Tamma-địa?

Đáp: Pháp trí tương ưng với phần ít của ba Tam-ma-địa. Như pháp trí, loại trí cũng như vậy.

Tha tâm trí tương ưng với phần ít của một Tamma-địa. Như tha tâm trí, tập trí, diệt trí, đạo trí cũng như vậy. Khổ trí tương ưng với phần ít của hai Tam-ma-địa.

Hỏi: Nếu thành tựu tĩnh lự thứ nhất..., lúc ấy đối với bốn tĩnh lự có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Nếu thành tựu tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy đối với bốn tĩnh lự, hoặc một-hai-ba-bốn. Một nghĩa là ái của cõi Phạm thế chưa hết. Hai, nghĩa là ái của cõi Phạm thế đã hết, ái cõi trên chưa hết. Ba nghĩa là ái của cõi Cực quang tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết. Bốn, nghĩa là ái của cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với bốn vô lượng, hoặc không có, hoặc ba, hoặc bốn. Không có nghĩa là sinh cõi Vô sắc. Ba nghĩa là sinh cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả. Bốn nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh nơi cõi Dục.

Đối với bốn vô sắc hoặc không có, hoặc mộthai-ba-bốn. Không có nghĩa là ái sắc chưa hết. Một nghĩa là ái sắc đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hai nghĩa là ái Không vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Ba nghĩa là ái Thức vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Bốn nghĩa là ái của Vô sở hữu xứ đã hết.

Đối với tám giải thoát, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn-năm-sáu-bảy.

Không có nghĩa là sinh cõi Biến tịnh, ái của cõi Biến tịnh chưa hết.

Một nghĩa là sinh cõi Biến tịnh, ái của cõi Biến tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết; hoặc sinh cõi Quảng quả, ái cõi ấy chưa hết; hoặc sinh Không vô biên xứ, ái cõi kia chưa hết.

Hai nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái của cõi Biến tịnh chưa hết; hoặc sinh cõi Biến tịnh-cõi Quảng quả ái cõi Quảng quả đã hết, ái cõi trên chưa hết, hoặc sinh Không vô biên chăng, ái cõi ấy đã hết, ái cõi trên chưa hết; hoặc sinh Thức vô biên xứ ái cõi ấy chưa hết.

Ba nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái cõi Biến tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết; hoặc sinh cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả, thì ái của Không vô biên xứ hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Thức vô biên xứ, ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Vô sở hữu xứ, ái xứ ấy chưa hết.

Bốn nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục ái của cõi Quảng quả đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả, thì ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Không-Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, ái của Vô sở hữu xứ đã hết. Hoặc sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không đạt được định diệt tận.

Năm nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái của Không vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả thì ái của Vô sở hữu xứ hết, không đạt được định diệt tận. Hoặc sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ đạt được định diệt tận. Sáu nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả đạt được định diệt tận. Tám nghĩa là sinh cõi Dục-cõi Phạm thế-cõi cực quang tịnh, đạt được định diệt tận.

Bảy nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh của cõi Dục thì ái của Vô sở hữu xứ đã hết, không được định diệt tận.

Đối với tám thắng xứ hoặc không có, hoặc bốn, hoặc tám. Không có nghĩa là sinh cõi Biến tịnh, tức ái cõi ấy chưa hết, hoặc sinh cõi vô Sắc. Bốn nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái của cõi Biến tịnh chưa hết. Hoặc sinh ở Biến tịnh tức ái của cõi ấy đã hết; hoặc sinh cõi Quảng quả. Tám nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái của cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với mười biến xứ, hoặc không có, hoặc một-hai-tám-chín-mười. Không có nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, cõi Biến tịnh và cõi Dục, ái nơi cõi Biến tịnh chưa hết; hoặc sinh ở Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Một nghĩa là sinh Không vô biên xứ, ái cõi đó chưa hết, hoặc sinh Thức vô biên xứ. Hai nghĩa là sinh Không vô biên xứ, ái cõi đó đã hết. Tám, nghĩa là sinh cõi Dục cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, cõi Biến tịnh, ái cõi Biến tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết, hoặc sinh cõi Quảng quả, tức ái cõi đó chưa hết. Chín, nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc, thì ái của cõi Dục-Sắc đã hết, ái cõi trên chưa hết. Mười, nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc, thì ái của Không vô biên xứ đã hết.

Đối với tám trí, hoặc hai-bốn-năm-sáu-bảy, tám. Hai nghĩa là phàm phu ở phần vị khổ pháp nhẫn. Bốn, nghĩa là phần vị khổ pháp trí-khổ loại nhẫn. Năm, nghĩa là phần vị khổ loại trí-tập pháp nhẫn. Sáu, nghĩa là phần vị tập pháp trí cho đến diệt pháp nhẫn. Bảy nghĩa là phần vị diệt pháp trí cho đến đạo pháp nhẫn. Tám, nghĩa là đạo pháp trí. Những phần vị trên đây, đối với ba Tam-mađịa, hoặc không có, hoặc hai, hoặc ba. Không có nghĩa là các phàm phu. Hai nghĩa là các Thánh giả chưa sinh ra diệt pháp nhẫn. Ba nghĩa là diệt pháp nhẫn đã sinh. Như thành tựu tĩnh lự thứ nhất, cho đến thành tựu tĩnh lự thứ tư, tùy theo sự thích ứng cũng như vậy.

Bảy bổ đặc già la, đó là tùy tín hành, tùy pháp hành, tín thắng giải, kiến chí, thân chứng, tuệ giải thoát và câu giải thoát.

Hỏi: Tùy tín hành…, đối với vị tương ưng… bốn tĩnh lự-bốn vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tùy tín hành, đối với vị tương ưng của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là ái sắc đã hết. Một, nghĩa là ái nơi cõi Biến tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết, cho đến bốn, nghĩa là ái cõi Phạm thế chưa hết.

Đối với tịnh của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có nghĩa là ái dục chưa hết. Một nghĩa là ái dục đã hết, ái cõi trên chưa hết, cho đến bốn nghĩa là ái cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với vô lậu của bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có nghĩa là dựa vào vị chí định, nhập chánh tánh ly sinh. Một, nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ nhất hoặc trung gian tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, cho đến bốn nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh.

Đối với vị tương ưng của bốn vô sắc, hoặc mộthai-ba-bốn. Một, nghĩa là ái Vô sở hữu xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết, cho đến bốn, nghĩa là ái của Không vô biên xứ chưa hết.

Đối với tịnh của bốn vô sắc, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là ái sắc chưa hết. Một, nghĩa là ái sắc đã hết, ái cõi trên chưa hết, cho đến bốn nghĩa là ái Vô sở hữu xứ đã hết.

Đối với vô lậu của ba vô sắc đều không thành tựu. Như tùy tín hành, tùy pháp hành cũng như vậy. Tín thắng giải, đối với vị tương ưng của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là ái sắc đã hết. Một, nghĩa là ái cõi Biến tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết; cho đến bốn, nghĩa là ái của cõi Phạm thế chưa hết.

Đối với tịnh của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có nghĩa là ái dục chưa hết, hoặc sinh cõi Vô sắc. Một, nghĩa là sinh cõi Dục, ái dục đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Phạm thế, ái cõi đó chưa hết. Hoặc sinh cõi Cực quang tịnh, ái của cõi ấy chưa hết. Hoặc sinh cõi Biến tịnh tức ái cõi đó chưa hết, hoặc sinh cõi Quảng quả. Hai, nghĩa là sinh cõi Phạm thế, ái của cõi Phạm thế đã hết, ái của cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Cực quang tịnh tức ái của cõi ấy đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Biến tịnh, tức ái cõi đó đã hết. Ba, nghĩa là ái của cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh đã hết, ái của cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Cực quang tịnh, ái của cõi Biến tịnh hết. Bốn nghĩa là sinh cõi Phạm thế và cõi Dục, ái cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với vô lậu của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có nghĩa là ái của cõi Dục chưa hết. Một, nghĩa là ái của cõi Dục đã hết, ái của cõi trên chưa hết, cho đến bốn, nghĩa là ái của cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với vị tương ưng của bốn vô sắc hoặc mộthai-ba-bốn. Một, nghĩa là ái của Vô sở hữu xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết, cho đến bốn, nghĩa là ái không vô biên xứ chưa hết.

Đối với tịnh của bốn vô sắc, hoặc không có, hoặc một, hai, ba bốn. Không có, nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc, ái của cõi Sắc chưa hết. Một nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc, ái của cõi Sắc đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Không vô biên xứ, tức ái cõi đó chưa hết. Hoặc sinh Thức vô biên xứ, ái cõi đó chưa hết. Hoặc sinh Vô sở hữu xứ, ái cõi đó chưa hết. Hoặc sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ái cõi đó chưa hết. Hai, nghĩa là sinh Không vô biên xứ và cõi Dục-Sắc, ái Không vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Thức vô biên xứ, ái cõi đó đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Vô sở hữu xứ, ái cõi đó đã hết. Ba, nghĩa là sinh Không vô biên xứ cõi Dục-Sắc, ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Thức vô biên xứ, ái của Vô sở hữu xứ đã hết. Bốn, nghĩa là sinh Không vô biên xứ và cõi Dục-Sắc, ái của Vô sở hữu xứ đã hết.

Đối với vô lậu của ba vô sắc, hoặc không có, hoặc một, hai, ba. Không có nghĩa là ái sắc chưa hết. Một nghĩa là ái sắc đã hết, ái cõi trên chưa hết; cho đến ba nghĩa là ái của Thức vô biên xứ đã hết. Như tín thắng giải, kiến chí cũng như vậy.

Thân chứng đối với vị tương ưng của bốn tĩnh lự đều không thành tựu.

Đối với bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc mộthai-ba-bốn. Không có, nghĩa là sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Một, nghĩa là sinh cõi Quảng quả; cho đến bốn, nghĩa là sinh cõi Phạm thế thuộc cõi Dục.

Đối với vô lậu của bốn tĩnh lự đều thành tựu. Đối với vị tương ưng của bốn vô sắc của, thành tựu một, không thành tựu ba.

Đối với tịnh của bốn vô sắc, hoặc một, hoặc bốn. Một, nghĩa là sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn, nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc.

Đối với vô lậu của ba vô sắc đều thành tựu.

Tuệ giải thoát đối với vị tương ưng của bốn tĩnh lự đều không thành tựu.

Đối với tịnh của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là sinh cõi Vô sắc. Một, nghĩa là sinh cõi Quảng quả; cho đến bốn nghĩa là sinh cõi Phạm thế và cõi Dục.

Đối với vô lậu của bốn tĩnh lự đều thành tựu.

Đối với vị tương ưng của bốn vô sắc đều không thành tựu.

Đối với bốn vô sắc, hoặc một-hai-ba-bốn. Một, nghĩa là sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ; cho đến bốn nghĩa là sinh Không vô biên xứ và cõi DụcSắc.

Đối với vô lậu của ba vô sắc đều thành tựu.

Câu giải thoát đối với vị tương ưng của bốn tĩnh lự đều không thành tựu.

Đối với tịnh của bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Một, nghĩa là sinh cõi Quảng quả; cho đến bốn, nghĩa là sinh cõi Phạm thế và cõi Dục.

Đối với vô lậu của bốn tĩnh lự đều thành tựu.

Đối với vị tương ưng của bốn vô sắc đều không thành tựu.

Đối với tịnh của bốn vô sắc hoặc một, hoặc bốn Một nghĩa là sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn, nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc. Đối với vô lậu của ba vô sắc đều thành tựu.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng của bốn tĩnh lự, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái dục chưa hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu tịnh của bốn tĩnh lự mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là phàm phu sinh cõi Phạm thế và cõi Dục, ái sắc đã hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu vô lậu của bốn tĩnh lự mà không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Thánh giả sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có thành tựu tịnh-vô lậu của bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Thánh giả sinh cõi Phạm thế cõi Dục, ái sắc đã hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu hai hoặc ba pháp khác chăng?

Đáp: Không có

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu vị tương ưng mà không phải tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Thánh giả sinh vào cõi Phạm thế nơi cõi Dục, ái sắc đã hết.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu vị tương ưng-tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu vị tương ưng-tịnh mà không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Thánh giả sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu vị tương ưng-vô lậu mà không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là phàm phu sinh cõi Phạm thế của cõi Dục, ái sắc đã hết.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái dục chưa hết.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu vị tương ưng-tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là phàm phu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng của bốn vô sắc mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái sắc chưa hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu tịnh-vô lậu của bốn vô sắc mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là A-la-hán sinh Không vô biên xứ và cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có thể có thành tựu pháp khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc không thành tựu vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là A-la-hán sinh ở Không vô biên xứ và cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc không thành tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái sắc chưa hết.

Hỏi: Có thể có pháp khác không thành tựu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có đạt được vị tương ưng của bốn tĩnh lự mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái sắc đã hết, lúc dấy khởi triền của cõi Dục mà lui sụt, hoặc khi mất ở cõi Vô sắc sinh cõi Dục.

Hỏi: Có thể có đạt được tịnh của bốn tĩnh lự mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có đạt được vô lậu của bốn tĩnh lự mà không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh, hoặc khi đạt được quả A-la-hán.

Hỏi: Có thể có đạt được pháp khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự xả vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có bốn tĩnh lự xả tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái nơi cõi Biến tịnh của phàm phu đã hết, khi dấy khởi triền của cõi Dục, mà lui sụt, hoặc khi mất ở cõi Phạm thế và cõi Dục, sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bốn tĩnh lự xả tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Thánh giả không còn ái cõi Biến tịnh, lúc triền của cõi Dục dấy khởi mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có xả khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc đạt được vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi A-la-hán khởi dấy khởi triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt.

Hỏi: Có ba vô sắc đạt được vô lậu mà không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi đạt được quả A-la-hán.

Hỏi: Có thể có đạt được quả khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc xả vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc xả tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là phàm phu đã không còn ái Vô sở hữu xứ, lúc dấy khởi triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc xả vô lậu mà không phải là vị tương ưng, không phải tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là tín thắng giải lúc duyên căn đã hết ái của Thức vô biên xứ.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc xả tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả không còn ái của Vô sở hữu xứ lúc dấy khởi triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có xả pháp khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự lui sụt vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng? Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự lui sụt tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là phàm phu đã không còn ái cõi Biến tịnh, lúc dấy khởi triền của cõi Dục mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự lui sụt tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi Thánh giả đã không còn ái của cõi Biến tịnh, dấy khởi triền của cõi Dục mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có lui sụt pháp khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc lui sụt vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc lui sụt tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi phàm phu đã không còn ái của Vô sở hữu xứ, dấy khởi triền của cõi DụcSắc mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc lui sụt tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi Thánh giả đã không còn ái của Vô sở hữu xứ, triền của cõi Dục-Sắc dấy khởi mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có lui sụt pháp khác không?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng đạt được vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi ái sắc hết, triền của cõi Dục và Phạm thế dấy khởi mà lui sụt, hoặc khi mất ở cõi Vô sắc, sinh cõi Phạm thế và cõi Dục.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng xả vị tương ưng chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần đạt được vị tương ưng chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần xả vị tương ưng chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng đạt được tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng xả tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi ái cõi Biến tịnh đã hết, triền cõi Dục dấy khởi mà lui sụt, hoặc lúc mất ở cõi Phạm thế và cõi Dục, sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần đạt được tịnh chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần xả tịnh chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng đạt được vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh, hoặc đạt được quả A-la-hán.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng xả vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi Thánh giả đã hết ái của cõi Biến tịnh, triền cõi Dục dấy khởi mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần đạt được vô lậu chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần xả vô lậu chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc nhanh chóng đạt được vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi A-la-hán dấy khởi triền của cõi Dục-Sắc và không vô biên xứ mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc nhanh chóng xả vị tương ưng chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc dần dần đạt được vị tương ưng chăng? Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc dần dần xả vị tương ưng chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc nhanh chóng đạt được tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc nhanh chóng xả tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái của Vô sở hữu xứ đã hết, lúc triền cõi Dục-Sắc dấy khởi mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc dần dần đạt được tịnh chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn sắc dần dần xả tịnh chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có ba vô sắc nhanh chóng đạt được vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc được quả A-la-hán.

Hỏi: Có thể có ba vô sắc nhanh chóng xả vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả không còn ái của Thức vô biên xứ, triền của cõi Dục-Sắc dấy khởi mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có ba vô sắc dần dần đạt được vô lậu chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có ba vô sắc dần dần xả vô lậu chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Thân-ngữ biểu và vô biểu dựa vào định nào diệt?

Đáp: Thân-ngữ biểu dựa vào sơ định, hoặc vị chí định; thân-ngữ vô biểu dựa vào bốn định, hoặc vị chí định.

Hỏi: Ba ác hành, ba diệu hành, ba căn bất thiện, ba căn thiện, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào vị chí định.

Hỏi: Bốn phi Thánh ngữ, bốn Thánh ngữ, bốn sinh, bốn loại nhập thai, bốn thức trụ, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Bốn phi Thánh ngữ, bốn Thánh ngữ, thainoãn-thấp sinh, bốn loại nhập thai, dựa vào vị chí định; hóa sinh và ba thức trụ sau, dựa vào bảy định hoặc vị chí định; sắc thức trụ, dựa vào bốn định hoặc vị chí định.

Hỏi: Năm uẩn, năm thủ uẩn, năm thứ, năm diệu dục, năm học xứ, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Sắc uẩn-sắc thủ uẩn, dựa vào bốn định hoặc vị chí định; bốn uẩn-bốn thủ uẩn còn lại và cõi trời, dựa vào bảy định hoặc vị chí định; bốn cõi, còn lại, năm diệu dục và năm học xứ, dựa vào vị chí định.

Hỏi: Sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Năm nội xứ, sắc-thanh-xúc ngoại xứ, dựa vào bốn định hoặc vị chí định; ý nội xứ-pháp ngoại xứ-thân ý thức, và xúc-thọ-tưởng-tư-ái thân tương ưng với chúng, dựa vào bảy định hoặc vị chí định; hương vị ngoại xứ, tỷ-thiệt-thức thân, và xúc-thọtưởng-tư-ái thân tương ưng với chúng, dựa vào vị chí định; nhãn-nhĩ-thân-thức, và xúc-thọ-tưởngtư-ái thân tương ưng với chúng, dựa vào sơ định hoặc vị chí định.

Hỏi: Bảy thức trụ, tám thế pháp, chín hữu tình cư, mười nghiệp đạo, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Thức trụ thứ nhất, tám thế pháp, hữu tình cư thứ nhất, mười nghiệp đạo, dựa vào vị chí định; thức trụ thứ hai, hữu tình cư thứ hai, dựa vào sơ định hoặc vị chí định; thức trụ thứ ba, hữu tình cư thứ ba, dựa vào hai định hoặc vị chí định; thức trụ thứ tư, hữu tình cư thứ tư, dựa vào ba định hoặc vị chí định; hữu tình cư thứ năm, dựa vào bốn định hoặc vị chí định; thức trụ thứ năm, hữu tình cư thứ sáu, dựa vào năm định hoặc vị chí định; thức trụ thứ sáu, hữu tình thứ bảy, dựa vào sáu định hoặc vị chí định; thức trụ thứ bảy, hữu tình cư thứ tám-thứ chín, dựa vào bảy định vị chí định.

Hỏi: Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Tĩnh lự thứ nhất, dựa vào sơ định hoặc vị chí định; tĩnh lự thứ hai, Hỷ vô lượng, hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước, dựa vào hai định hoặc vị chí định; tĩnh lự thứ ba, dựa vào ba định hoặc vị chí định; tĩnh lự thứ tư, ba vô lượng còn lại, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, dựa vào bốn định hoặc vị chí định; không vô biên xứ, và giải thoát-biến xứ của cõi ấy. Dựa vào năm định hoặc vị chí định; Thức vô biên xứ, và giải thoátbiến xứ của cõi ấy, dựa vào sáu định hoặc vị chí định; hai vô sắc sau, ba giải thoát sau, dựa vào bảy định hoặc vị chí định.

Hỏi: Tha tâm trí và thế tục trí, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Tha tâm trí, dựa vào bốn định hoặc vị chí định; thế tục trí, dựa vào bảy định hoặc vị chí định.

------------------

Phẩm 4: BÀN VỀ BẤT HOÀN

Bất hoàn-học cùng với vô học,
Thuận-nghịch-trụ hai chốn cuối cùng,
Bồ tát-thọ ký và nguyện trí,
Vô tránh có bốn cặp khác nhau,
Trụ-đoạn pháp cùng với điều phục,
Tùy pháp pháp hành và trụ-diệt,
Pháp luân-chánh pháp và đời kiếp,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có năm Bất hoàn: Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn, Hữu hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng sắc cứu cánh.

Hỏi: Tất cả thâu nhiếp năm hay là năm thâu nhiếp tất cả?

Đáp: Tất cả thâu nhiếp năm, không phải năm thâu nhiếp tất cả.

Hỏi: Không thâu nhiếp những gì?

Đáp: Đó là Hiện pháp bát Niết-bàn và vãng vô sắc Bất hoàn.

Hỏi: Trung bát Niết-bàn và Sinh bát Niết-bàn, thì Niết bàn nào là thù thắng?

Đáp: Nếu trụ đẳng đoạn, thì Trung bát Niết-bàn là thù thắng hơn. Nếu Sinh bát Niết-bàn đoạn kiết nhiều, thì Niết-bàn đó là thù thắng hơn.

Hỏi: Trung bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh, Niết-bàn nào là thù thắng hơn?

Đáp: Nếu trụ đẳng đoạn thì Trung bát Niết-bàn là thù thắng hơn; hoặc cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh đoạn kiết nhiều, thì Niết-bàn đó là thù thắng hơn.

Hỏi: Như vậy Sinh bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh, Hữu hành bát Niếtbàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh, Vô hành bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh, Niết-bàn nào là thù thắng hơn?

Đáp: Nếu trụ đẳng đoạn thì Sinh bát Niết-bàn là thù thắng hơn. Nếu Hữu hành bát Niết-bàn…, đoạn kiết nhiều thì Niết-bàn đó thù thắng hơn.

Hỏi: Những sự học, tất cả học ấy là vì đạt được điều chưa được mà học chăng?

Nếu như vì đạt được điều chưa đạt mà học, thì tất cả đó là học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có học không phải là vì đạt được điều chưa đạt được mà học, đó là học trụ trong tánh vốn có.

2. Có học là vì đạt được điều chưa được mà học nhưng đó không phải là học, đó là A-la-hán và phàm phu cầu tiến lên pháp cao hơn.

3. Có học cũng là vì đạt được điều chưa được mà học, đó học cầu tiến lên pháp cao hơn.

Có học không phải là học cũng không phải là vì đạt được điều chưa được mà học, đó là A-la-hán và phàm phu trụ trong tánh vốn có.

Hỏi: Những vô học, tất cả vô học ấy không vì đạt được điều chưa được mà học chăng? Nếu như không vì đạt được điều chưa được mà học, thì tất cả đó là vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có vô học mà không phải là không vì đạt được điều chưa được mà học, đó là A-la-hán cầu tiến lên pháp cao hơn.

2. Có vô học không phải vì đạt được điều chưa được mà học nhưng không phải là vô học, đó là học và phàm phu trụ trong tánh vốn có.

3. Có vô học cũng không phải vì đạt được điều chưa được mà học, đó là A-la-hán trụ trong tánh vốn có.

4. Có vô học không phải là vô học cũng không phải là không vì đạt được điều chưa được mà học, đó là học và phàm phu cầu tiến lên pháp cao hơn.

Hỏi: Thuận lưu là nghĩa gì?

Đáp: Đối với các loại sinh-các thú-các hữu-các chủng loại-các sinh tử, làm thành chi-làm nên-làm sự-làm đạo-làm dấu tích hướng về, đó là nghĩa của thuận lưu.

Hỏi: Nghịch lưu là nghĩa gì?

Đáp: Đối với loại sinh diệt-thú diệt-hữu diệtchủng loại diệt-sinh tử diệt làm thành chi-làm môn-làm sự-làm đạo-làm dấu tích hướng về, đó là nghĩa của nghịch lưu.

Hỏi: Tự trụ là nghĩa gì?

Đáp: Không phải là đối với các loại sinh cho đến các sinh tử làm thành chi cho đến làm thành dấu tích hướng về, cũng không phải là đối với các sinh diệt cho đến sinh tử diệt làm thành chi cho đến làm thành dấu tích hướng về, đó là nghĩa của tự trụ. Hỏi: Các A-la-hán, tất cả A-la-hán ấy là tự trụ chăng? Nếu tự trụ thì tất cả tự trụ ấy là A-la-hán chăng?

Đáp: Các A-la-hán, tất cả A-la-hán kia đều tự trụ. Có tự trụ nơi không phải A-la-hán, nghĩa là Bất hoàn, như Đức Thế Tôn nói:

Vĩnh viễn đoạn trừ năm phiền não,
Học đầy đủ không có pháp dẫn,
Đạt được định căn luân tự tại,
Người như vậy gọi là tự trụ.

Hỏi: Những chịu đựng cuối cùng đạt được, tất cả đó là dấu tích đạt được cuối cùng chăng? Nếu dấu tích đạt được cuối cùng, thì tất cả đó là chịu đựng cuối cùng đạt được chăng?

Đáp: Những chịu đựng cuối cùng đạt được, tất cả đó là dấu tích đạt được cuối cùng. Có dấu tích đạt được cuối cùng nhưng không phải là sự chịu đựng cuối cùng đạt được, đó là Bất hoàn. Như Đức

Thế Tôn nói: Thế nào là dấu tích đạt được cuối cùng của Bí-sô? Đó là đối với năm kiết thuận phần dưới, vĩnh viễn đoạn trừ và biết khắp tất cả.

Hỏi: Đầy đủ gì thì gọi là Bồ tát?

Đáp: Đầy đủ năng lực tạo tác tướng tăng trưởng của nghiệp dị thục.

Hỏi: Đạt được gì thì gọi là Bồ tát?

Đáp: Đạt được tướng của nghiệp dị thục. Như nói: "Từ Thị! Ông ở đời vị lai, sẽ được làm Phật danh hiệu là Từ Thị Như Lai Ứng Chánh Đẳng

Giác."

Hỏi: Đây là trí nào?

Đáp: Nhân trí-đạo trí.

Hỏi: Trí này chuyển thế nào?

Đáp: Có lúc chuyển đối với tướng của nghiệp dị thục, vì vậy gọi là nhân trí.

Có lúc chuyển đối với căn-lực vô lậu-giác chiđạo chi, đạt được đạo quả này ngay nơi pháp hiệp tại, phân rõ được Thánh chỉ." Hỏi: Đây là trí nào?

Đáp: Đạo trí.

Hỏi: Trí này chuyển thế nào?

Đáp: Trí này chuyển đối với căn-lực vô lậugiác chi-đạo chi, đạt được các lậu vĩnh viễn không còn, vì vậy gọi là đạo trí.

Đáp: Như A-la-hán thành tựu thần thông, được tâm tự tại, tùy thuận nghĩa muốn biết, phát chánh nguyện xong, liền tiến vào cảnh giới của tĩnh lự thứ tư.

Hỏi: Từ định khởi xong, như nguyện đều biết trí nguyện, nên nói là thiện hay vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Thế nào là hạnh vô tránh?

Đáp: Khi tất cả A-la-hán khéo thông suốt bên trong, bên ngoài không như vậy, hoặc là lúc cũng khéo thông suốt bên ngoài thì gọi là hạnh vô tránh. Hỏi: Vô tránh gọi cho pháp nào?

Đáp: Khiến cho sự nối tiếp nhau của người khác chuyển biến không có nhơ bẩn xen tạp. Như nói: Trong các đệ tử của Ta, Nhân Nho Đồng là thông tuệ bậc nhất, Bà-hệ-ca… là mẫn tiệp bậc nhất.

Hỏi: Hai người này khác nhau thế nào?

Đáp: Tôn giả Nhân Nhu Đồng với tâm ngay thẳng, tâm không có cong vạy, tâm trong sáng thuần phác tăng thượng. Tôn giả Bà-hê-ca với tâm bình đẳng, tâm thấm nhuần, tâm mềm mỏng, hòa thuận tăng thượng. Như nói: "Trong đệ tử của Ta, Tiểu Lộ thuộc về tâm hồi thiện, Đại Lộ thuộc về tâm hồi thiện".

Hỏi: Hai người này khác nhau thế nào?

Đáp: Tôn giả Tiểu Lộ phần nhiều trụ vào tâm thuận theo tâm quán niệm trụ, Tôn giả Đại Lộ thì phần nhiều trụ vào pháp thuận theo pháp quán niệm trụ. Như nói: "Trong đệ tử của Ta, Xá-lợi-tử đủ tuệ biện lớn, còn Chấp Đại Tạng được vô ngại giải".

Hỏi: Hai người này khác nhau thế nào?

Đáp: Tôn giả Xá-lợi-tử phần nhiều trụ vào nghĩa vô ngại giải, Tôn giả Chấp Đại Tạng thì phần nhiều trụ vào bốn vô ngại giải. Như nói: "Trong đệ tử của Ta, Đại Ca-diếp-ba thiểu dục tri túc đầy đủ hạnh đầu đà, Bạc-củ-la thì ít bệnh tiết kiệm có đủ giới hạnh thanh tịnh".

Hỏi: Hai vị này khác nhau ra sao?

Đáp: Đại Ca-diếp-ba có được các thức uống ăn hoặc dở hoặc ngon đều ăn theo thứ lớp, không hề có sự lựa chọn. Tôn giả Bạc-củ-la, hễ được thức uống ăn hoặc dở hoặc ngon đều lựa bỏ thức ngon mà ăn cái dở. Lại nữa, Tôn giả Đại Ca-diếp-ba nhận thức sâu rộng-phước lớn, dễ có được y phụcthức uống ăn-dụng cụ giường nằm, thuốc thang và vật dụng cần thiết khác, trước kia không tiếp nhận công đức của hạnh đầu đà mà vẫn có khả năng phụng hành. Tôn giả Bạc-củ-la thì không phải kiến văn sâu rộng-phước lớn, khó có được y phục-thức uống ăn-tọa cụ-giường nằm-thuốc thang và dụng cụ cần thiết khác, trước kia đã tiếp nhận công đức của hạnh đầu đà, cũng có khả năng vâng giữ thực hành.

Bí-sô ít kiến thức, thọ nhận công đức của hạnh đầu đà, ở trong ấy tùy thuận chuyển biến, điều này không lấy làm khó.

Như nói: "Đại Danh học, phần nhiều ở năm cái mà đoạn trừ dần".

Hỏi: Trong này thế nào là học?

Đáp: Dự lưu, hoặc Nhất lai.

Hỏi: Thế nào là học phần nhiều ở năm cái mà đoạn trừ dần?

Đáp: Đoạn trừ dần, lìa dần, điều phục dần, rời bỏ dần.

Như nói: "Vì Bí-sô xả bỏ pháp cho nên xả bỏ

Tỳ-nại-da, vì xả bỏ Tỳ-nại-da cho nên xả bỏ pháp." Hỏi: Thế nào là pháp?

Đáp: Tám chi thánh đạo.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-nại-da?

Đáp: Tham-giận-si diệt.

Hỏi: Thế nào là vì xả bỏ pháp cho nên xả bỏ Tỳ-nại-da, vì xả bỏ Tỳ-nại-da cho nên xả bỏ pháp? Đáp: Nếu đối với tám chi Thánh đạo, lúc không tu tập thì lúc ấy đối với tham-sân-si trừ diệt, không có năng lực tác chứng. Nếu đối với tham-sân-si trừ diệt, lúc không thể tác chứng, thì lúc ấy đối với tám chi Thánh đạo, không có năng lực tu tập. Vì nhân duyên này cho nên nói lời như vậy.

Như nói: "Tùy pháp pháp hành".

Hỏi: Thế nào là pháp?

Đáp: Niết-bàn vắng lặng.

Hỏi: Thế nào là tùy pháp?

Đáp: Tám chi thánh đạo.

Hỏi: Thế nào là tùy pháp pháp hành?

Đáp: Nếu ở trong pháp này, tùy thuận nghĩa mà thực hành. Hơn nữa, biệt giải thoát gọi là pháp biệt giải thoát, luật nghi gọi là tùy pháp. Nếu ở trong pháp ấy, tùy thuận nghĩa mà tu hành, thì gọi là tùy pháp pháp hành. Lại nữa, thân luật nghi-ngữ luật nghi-mạng thanh tịnh, gọi là pháp thọ, đây gọi là tùy pháp. Nếu ở trong pháp này, tùy thuận nghĩa mà tu hành, thì gọi là tùy pháp pháp hành.

Hỏi: Thế nào là pháp luân?

Đáp: Tám chi thánh đạo.

Hỏi: Dựa vào gì nên nói là chuyển pháp luân?

Đáp: Như lúc ấy Tôn giả A-nhã-đa Kiều-trầnna kiến pháp.

Hỏi: Thế nào là chánh pháp?

Đáp: Căn-lực vô lậu-giác chi-chi đạo.

Hỏi: Đầy đủ thế nào nên nói là chánh pháp trụ? Đáp: Nếu vào lúc người thực hành giáo pháp trụ.

Hỏi: Đầy đủ thế nào nên nói là chánh pháp diệt? Đáp: Nếu vào lúc người thực hành giáo pháp diệt.

Hỏi: Nếu đầu tiên nhập vô lậu tĩnh lự thứ nhất, do đạt được định này, cho nên đã đạt được các tâmtâm sở pháp vô lậu khác, tâm ấy thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Nếu đầu tiên nhập cho đến nhập vô lậu Vô sở hữu xứ, do đạt được vô lậu này cho nên đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu khác, tâm ấy thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Các sự sinh thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Các pháp diệt thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời hiện tại.

QUYỂN 19

Chương 7: ĐỊNH UẨN

Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT HẠNH

Một hành trải qua sáu-bảy tu,
Đoạn-chánh tánh ly sinh-hai trí,
Hai niềm vui khác với hai khởi,
Tướng nghe thấy trong định-xuất định,
Định-bất định và những giác chi,
Đoạn-biết khắp-thiên nhãn-thiên nhĩ,
Lui sụt-đạt được-năm thông-quả,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Ba Tam-ma-địa là Không-Vô nguyện, Vô tướng.

Hỏi: Nếu thành tựu Không thì thành tựu Vô nguyện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện thì thành tựu Không chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không thì thành tựu Vô tướng chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng thì thành tựu Không chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện thì thành tựu Vô tướng chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng thì thành tựu Vô nguyện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không vị lai thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không vị lai thì thành tựu Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại thì thành tựu Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Không hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thành tựu, hiện tại, nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại-vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không vị lai, thì thành tựu Không hiện tại-quá khứ chăng?

Đáp: Có thành tựu Không vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại. Thành tựu Không vị lai-quá khứ mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không vị lai-hiện tại mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không vị lai-hiện tại-quá khứ.

Thành tựu Không vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, nghĩa là đã đạt được không chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất, không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không vị lai-quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là Không đã diệt không mất, không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không vị lai-hiện tại mà không phải là quá khứ, nghĩa là không hiện ở trước mắt và chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Thành tựu Không vị lai-hiện tại-quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất, hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại-quá khứ, thì thành tựu Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại thì thành tựu Không quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, vị lai, thì thành tựu Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Như đối với không; Vô nguyện và Vô tướng cũng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện quá khứ, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện hiện tại, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: có thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô nguyện quá khứ-hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện quá khứ mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện hiện tại mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không quá khứ cũng thành tựu Vô nguyện hiện tại-quá khứ.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô nguyện quá khứ-hiện tại, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô nguyện chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất, không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là Không-Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện hiện tại mà không phải là quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô nguyện hiện ở trước mắt chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô nguyện hiện tại-quá khứ, nghĩa là Không-Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện hiện tại-vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện quá khứ, vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện quá khứ, vị lai mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô nguyện chưa diệt, giả sử đã diệt rồi mất, không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô nguyện hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử diệt rồi mất.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện quá khứ, vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là Không-Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là KhôngVô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Vô tướng quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng quá khứ thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Vô tướng vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng vị lai thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Vô tướng hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng hiện tại thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ-hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng quá khứ mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không quá khứ; thành tựu Vô tướng hiện tại mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ-hiện tại, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô tướng chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất chứ không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ; thành tựu Vô tướng quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ; thành tựu Vô tướng hiện tại mà không phải là quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất; Vô tướng hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng hiện tại-quá khứ, nghĩa là không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng hiện tại-vị lai. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng hiện tại-vị lai, nghĩa là không đã diệt không mất, chưa đạt được Vô tướng.

Thành tựu Không quá khứ; thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô tướng không hiện ở trước mắt. Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô tướng đã đạt được được nhưng không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ, vị lai. Thành tựu Không quá khứ; thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ, vị lai, nghĩa là không đã diệt không mất, chưa đạt được Vô tướng.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất, đã đạt được Vô tướng chưa diệt, giả sử diệt rồi mất.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai, nghĩa là không, Vô tướng đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu Không quá khứ mà không thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không quá khứ cũng thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai.

Thành tựu Không quá khứ mà không thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô tướng chưa đạt được.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, nghĩa là không đã diệt không mất, đạt được Vô tướng chưa diệt, giả sử diệt rồi mất, không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô tướng hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử diệt rồi mất.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tạivị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất, thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Như không đối với Vô tướng nên biết, Vô nguyện đối với Vô tướng cũng như vậy. Như bảy tiểu, nên biết bảy tiểu cũng như vậy.

Sai biệt là dùng hai đối với một, như dùng không quá khứ, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ có bảy.

Hỏi: Nếu tu Không thì tu Vô nguyện chăng?

Nếu tu Vô nguyện thì tu không?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu không mà không phải Vô nguyện, nghĩa là đã đạt được không hiện ở trước mắt.

2. Có tu Vô nguyện mà không phải không, nghĩa là đã đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt hoặc chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, nhưng không tu không.

3. Có tu không cũng tu Vô nguyện, nghĩa là chưa đạt được không hiện ở trước mắt thì tu Vô nguyện, hoặc chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì tu không, hoặc chưa đạt được Vô tướng và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì tu Không-Vô nguyện.

4. Không tu không, cũng không tu Vô nguyện, nghĩa là đã đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt nhưng không tu Không-Vô nguyện. Hoặc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt nhưng không tu Không-Vô nguyện. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu đều ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh nơi Vô tưởng thiên.

Hỏi: Nếu tu không thì tu Vô tướng chăng? Nếu hay tu Vô tướng thì tu không chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu không mà không phải là Vô tướng, nghĩa là đã đạt được không hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được không hiện ở trước mắt, nhưng không tu Vô tướng. Hoặc chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, nhưng tu không chứ không phải là Vô tướng.

2. Có tu Vô tướng mà không phải là không, nghĩa là đã đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, nhưng không tu không.

3. Có tu không cũng tu Vô tướng, nghĩa là chưa đạt được không hiện ở trước mắt, tu Vô tướng, hoặc chưa đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, nhưng tu không, hoặc chưa đạt được Vô nguyện và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, mà tu không, Vô tướng.

4. Không tu không, cũng không tu Vô tướng, nghĩa là đã đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt nhưng không tu không, Vô tướng, hoặc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt nhưng không tu không, Vô tướng. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu đều ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh nơi Vô tưởng thiên.

Hỏi: Nếu tu Vô nguyện thì tu Vô tướng, hay tu Vô tướng thì tu Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu Vô nguyện, không phải là Vô tướng, nghĩa là đã đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, và chưa đạt được không hiện ở trước mắt, nhưng không tu Vô tướng.

2. Có tu Vô tướng, không phải Vô nguyện, nghĩa là đã đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, nhưng không tu Vô nguyện.

3. Có tu Vô nguyện cũng tu Vô tướng, nghĩa là chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì tu Vô tướng, hoặc chưa đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, mà tu Vô nguyện, hoặc chưa đạt được không và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, mà tu Vô nguyện, Vô tướng.

4. Không tu Vô nguyện, cũng không tu Vô tướng, nghĩa là đã đạt được không và thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt nhưng không tu Vô nguyện, Vô tướng. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu đều ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh nơi Vô tưởng thiên.

Hỏi: Có thể có kiết không mà đoạn chứ không phải là Vô nguyện-Vô tướng chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có kiết Vô nguyện mà đoạn chứ không phải là không, Vô tướng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là kiết do kiến tập-kiến đạo mà đoạn, Vô nguyện đoạn.

Hỏi: Có thể có kiết Vô tướng mà đoạn chứ không phải là Không-Vô nguyện chăng?

Đáp: Có, nghĩa là kiết do kiến diệt mà đoạn Vô tướng đoạn.

Hỏi: Có thể có kiết Không-Vô nguyện đoạn chứ không phải là Vô tướng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là kiết do kiến khổ mà đoạn, Không-Vô nguyện đoạn.

Hỏi: Có thể có kiết không, Vô tướng mà đoạn, không phải Vô nguyện chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có kiết Vô nguyện, Vô tướng mà đoạn, không phải là không chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có kiết do Không-Vô nguyện, Vô tướng mà đoạn chăng?

Đáp: Có, nghĩa là kiết do học kiến tích tu mà đoạn, Không-Vô nguyện-Vô tướng đoạn.

Hỏi: Có kiết không phải do Không-Vô nguyệnVô tướng đoạn mà chính nó đã đoạn chăng?

Đáp: Có, nghĩa là kiết do phàm phu mà đoạn. Hỏi: Thế nào là tác ý nhập chánh tánh ly sinh?

Đáp: Hoặc tư duy về vô thường, hoặc Khổ, hoặc không, hoặc Vô ngã.

Hỏi: Hành hệ thuộc cõi nào nhập chánh tánh ly sinh? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Tận trí nên nói là đối với thân thuận theo thân, quán niệm trụ chăng? Cho đến nên nói đối với pháp, thuận theo pháp, quán niệm trụ chăng?

Đáp: Tận trí nên nói hoặc đối với thân thuận theo thân, quán niệm trụ. Hoặc đối với thọ, hoặc đối với tâm, hoặc đối với pháp, thuận theo pháp quán niệm trụ. Như tận trí, vô sinh trí cũng như vậy.

Hỏi: Những niềm vui vô lậu của tĩnh lự thứ nhất, những niềm vui của các giác chi như khinh an..., hai niềm vui này có gì sai biệt?

Đáp: Không có sai biệt.

Hỏi: Những niềm vui vô lậu của tĩnh lự thứ hai, những niềm vui của các giác chi như khinh an..., hai niềm vui này có gì sai biệt?

Đáp: Không có sai biệt.

Hỏi: Nếu từ đẳng trì xuất, thì đó là sở duyên chăng? Giả sử từ sở duyên xuất, thì đó là đẳng trì chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có từ đẳng trì xuất mà không phải là sở duyên, nghĩa là như có một tư duy về tướng này, nhập tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy lại tư duy về tướng ấy mà nhập tĩnh lự thứ hai.

2. Có từ sở duyên xuất mà không phải là đẳng trì, nghĩa là như có một tư duy về tướng này, nhập tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy không xuất tĩnh lự thứ nhất, lại tư duy về tướng khác.

3. Có từ đẳng trì xuất cũng là sở duyên, nghĩa là như có một tư duy về tướng này, nhập tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy lại tư duy về tướng khác mà nhập tĩnh lự thứ hai.

4. Không phải từ đẳng trì xuất cũng không phải sở duyên, nghĩa là như có một tư duy về tướng này, nhập tĩnh lự thứ nhất, dừng lại rồi trải qua nhiều thời gian.

Như nói: "Bí-sô! Cho đến tưởng định, có năng lực thấu triệt Thánh chỉ, đệ tử của Đức Thế Tôn sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ".

Hỏi: Đệ tử ấy dựa vào định nào mà đạt được quả A-la-hán?

Đáp: Vô lậu thuộc Vô sở hữu xứ.

Như Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói: "Hiền giả! Tôi tự nhớ lại, đã trụ định Vô sở hữu xứ, ở bên ao Mạn đà chỉ ni, nghe tiếng gầm rống của rất nhiều loài voi và rồng".

Hỏi: Tôn giả lúc ấy là nghe trong định hay là nghe lúc khởi định? Đáp: Khởi định mà nghe chứ không phải là ở trong định.

Hỏi: Đối với bất định, tất cả bất định đó không phải là thông tuệ mà thuộc về vô minh chăng?

Đáp: Các bất định, tất cả bất định đó không phải là thông tuệ mà thuộc về vô minh.

Có lúc không phải là thông tuệ, thuộc về vô minh mà không phải bất định, nghĩa là tà định.

Hỏi: Đối với định, tất cả định đó là thông tuệ, thuộc về minh chăng?

Đáp: Các thông tuệ, thuộc về minh, tất cả tuệ minh ấy là định có định mà định ấy không phải là thông tuệ, thuộc về vô minh, nghĩa là tà định.

Hỏi: Đối với bất định, hầu hết bất định đó đều không thành tựu các giác chi chăng?

Đáp: Đối với các bất định, tất cả bất định ấy không thành tựu các giác chi. Có lúc không thành tựu các giác chi mà không phải bất định, nghĩa là tà định.

Hỏi: Đối với định, tất cả định đó đều thành tựu các giác chi chăng?

Đáp: Đối với định, tất cả định đó đều thành tựu các giác chi. Có định mà không thành tựu các giác chi, nghĩa là tà định.

Hỏi: Đối với việc thành tựu các giác chi đó là thành tựu pháp vô lậu chăng?

Đáp: Những thành tựu về các giác chi, đó là thành tựu pháp vô lậu. Có thành tựu pháp vô lậu nhưng không phải là các giác chi, nghĩa là các phàm phu.

Hỏi: Đối với việc không thành tựu các giác chi, đó là không thành tựu pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đều thành tựu pháp vô lậu. Không thành tựu về các giác chi, nghĩa là các phàm phu.

Hỏi: Vào lúc đạt được các giác chi, lúc ấy đạt được pháp vô lậu chăng?

Đáp: Vào lúc đạt được các giác chi, lúc ấy đạt được pháp vô lậu. Có lúc đạt được pháp vô lậu nhưng không phải là các giác chi, đó là những phàm phu.

Hỏi: Vào lúc xả các giác chi, lúc ấy xả pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không hoàn toàn xả các giác chi, cũng không hoàn toàn xả pháp vô lậu.

Hỏi: Vào lúc lui sụt các giác chi, lúc ấy lui sụt pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không hoàn toàn lui sụt các giác chi, cũng không có hoàn toàn lui sụt pháp vô lậu.

Hỏi: Vào lúc chưa đoạn, lúc ấy chưa biết khắp chăng?

Đáp: Vào lúc chưa biết khắp, thì lúc ấy là chưa đoạn. Có lúc chưa đoạn nhưng không phải là chưa biết khắp, nghĩa là nếu trí biết khắp vì đã biết khắp chứ không phải là đoạn, biết khắp vốn là đã đoạn.

Hỏi: Vào lúc đã đoạn, lúc ấy đã biết khắp chăng?

Đáp: Vào lúc đã đoạn lúc ấy đã biết khắp. Có lúc đã biết khắp nhưng không phải là đã đoạn, nghĩa là như trí biết khắp vốn là đã biết khắp chứ không phải là đoạn, biết khắp vốn là đã đoạn.

Hỏi: Có những người vào đời này mắt không thấy sắc, người ấy dựa vào pháp nào dẫn phát thiên nhãn?

Đáp: Như có một người đạt được tự tánh sinh, nghĩ nhớ trước kia trong đời khác, mắt đã từng trông thấy sắc, người ấy dựa vào đây cho nên dẫn phát thiên nhãn.

Hỏi: Có những người vào đời này tai không nghe tiếng, người ấy đã dựa vào pháp nào dẫn phát thiên nhĩ?

Đáp: Như có một người đạt được tự tánh sinh, nghĩ nhớ trước kia trong đời khác, tai đã từng nghe tiếng, người ấy dựa vào đây cho nên dẫn phát thiên nhĩ.

Hỏi: Vì sao khi phàm phu thoái lui thì tăng thâm kiết do kiến-tu mà đoạn? Khi đệ tử của Đức Thế Tôn lui sụt chỉ tăng thêm kiết do tu mà đoạn?

Đáp: Phàm phu dùng đạo này để đoạn kiết do kiến mà đoạn, thì dùng đạo này để đoạn kiết do tu mà đoạn cho nên khi phàm phu lui sụt, hai kiết đều tăng thêm. Đệ tử của Đức Thế Tôn dùng đạo này để đoạn kiết do kiến mà đoạn, quyết định không lui sụt đối với đạo này, lại dùng đạo khác để đoạn kiết do tu mà đoạn. Phàm phu kia đối với đạo khác có lui sụt hoặc không lui sụt. Đệ tử của Đức Thế Tôn, giả sử dùng đạo này đoạn kiết do kiến mà đoạn, cũng dùng đạo này để đoạn kiết do tu mà đoạn, nên các đệ tử của Đức Thế Tôn cũng không lui sụt.

Hỏi: Vì lẽ gì ba quả trên có lui sụt mà không phải là quả Dự lưu?

Đáp: Kiết do tu mà đoạn dựa vào sự có dấy khởi, nghĩa là có tướng tịnh, có tướng bất tịnh.

Thánh giả kia do tác ý phi lý khi quán tướng tịnh, thế là lui sụt đối với tưởng bất tịnh. Kiết do kiến mà đoạn dựa vào sự không có dấy khởi, không có một pháp nào là ngã-ngã sở, có thể khiến cho Thánh giả kia lui sụt khi quán về kiến chấp vô ngã. Hỏi: Khi lui sụt ba quả trên, những điều đạt được về căn-lậu vô lậu-giác chi-đạo chi, nên nói là đã từng được mà được, hay chưa từng được mà được?

Đáp: Nên nói là đã từng được mà được.

Hỏi: Khi mất ở cõi Vô sắc, sinh cõi Dục, các uẩn-giới-xứ đã đạt được, với căn thiện-bất thiệnvô ký, tùy miên kiết-phược, tùy phiền não triền, nên nói là đã từng được mà được, hay chưa từng được mà được?

Đáp: Nên nói là pháp thiện-ô nhiễm đã từng được mà được, pháp dị thục chưa từng được mà được.

Hỏi: Khi mất ở cõi Vô sắc, sinh cõi Sắc, các uẩn-giới-xứ đã đạt được, với căn thiện, vô ký, tùy miên kiết, phược, tùy phiền não triền, nên nói là đã từng được mà được, hay chưa từng được mà được? Đáp: Nên nói là pháp thiện-ô nhiễm đã từng được mà được, pháp dị thục chưa từng được mà được.

Khi mất ở cõi Sắc, sinh cõi Dục, các uẩn-giớixứ... đã đạt được, như đã nói mất ở cõi Vô sắc, sinh cõi Dục.

Hỏi: Dựa vào tĩnh lự thứ nhất, khi dẫn phát đạo thần cảnh thông, lúc ấy xa nhất là đến nơi nào xa?

Đáp: Cho đến cõi trời Phạm thế.

Hỏi: Dựa vào tĩnh lự thứ nhất, khi dẫn phát đạo thiên nhĩ thông, lúc ấy xa nhất là đến nơi nào xa hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Cho đến cõi trời Phạm thế.

Hỏi: Dựa vào tĩnh lự thứ nhất, khi dẫn phát đạo tha tâm thông, lúc ấy biết xa nhất là tâm-tâm sở pháp hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Cho đến cõi trời Phạm thế.

Hỏi: Dựa vào tĩnh lự thứ nhất, khi dẫn phát đạo túc trụ tùy niệm thông, lúc ấy nhớ lại xa nhất là sự việc của túc trụ hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Cho đến cõi trời Phạm thế.

Hỏi: Dựa vào tĩnh lự thứ nhất, khi dẫn phát đạo thiên nhãn thông, lúc ấy nhìn thấy xa nhất là sắc hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Cho đến cõi trời Phạm thế.

Như dựa vào tĩnh lự thứ nhất, cho đến dựa vào tĩnh lự thứ tư, mỗi tĩnh lự đều tùy thuộc xứ mình, nói rộng ra cũng như vậy.

Hỏi: Nếu đối với khổ tư duy về khổ, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy đến khổ hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu đối với tập, tư duy về tập, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy đến tập hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Tập thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu đối với diệt tư duy về diệt, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy đến các hành diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc các hành diệt hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Nếu đối với đạo, tư duy về đạo, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy đến các hành có năng lực đoạn đạo hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc các hành có năng lực đoạn đạo hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Chương 8: KIẾT UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ NIỆM TRỤ

Niệm trụ tất cả có sáu môn,
Biết đúng như thật có tám phần,
Tham-sân-si có tăng và giảm,
Tử-thọ-tâm cùng với Niết-bàn,
Đệ tử mà lại Niết-bàn trước,
Phật Niết-bàn sau và xuất định,
Bốn hữu-ba hữu cùng với hành,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Bốn niệm trụ là thân-thọ-tâm-pháp niệm trụ.

Hỏi: Nếu tu thân niệm trụ là thì lúc ấy là thọ niệm trụ chăng? Nếu tu thọ niệm trụ thì lúc ấy là thân niệm trụ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu thân niệm trụ mà không tu thọ niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thân niệm trụ hiện ở trước mắt.

2. Có tu thọ niệm trụ mà không tu thân niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thọ niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thọ niệm trụ hiện ở trước mắt, nhưng không tu thân niệm trụ, hoặc chưa đạt được tâm, pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, nhưng u thọ niệm trụ chứ không tu thân niệm trụ.

3. Có tu thân niệm trụ, cũng tu thọ niệm trụ, nghĩa là chưa đạt được thân niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thọ niệm trụ hiện ở trước mắt, mà tu thân.

4. Không tu thân niệm trụ cũng không tu thọ niệm trụ, nghĩa là đã đạt được tâm-pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc mà không tu thân, thọ. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh Vô tưởng thiên.

Như thân niệm trụ đối với thọ niệm trụ, thân niệm trụ đối với tâm niệm trụ cũng như vậy.

Hỏi: Nếu tu thân niệm trụ thì lúc ấy là pháp niệm trụ chăng? Nếu tu pháp niệm trụ thì lúc là thân niệm trụ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu thân niệm trụ mà không tu pháp niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thân niệm trụ hiện ở trước mắt.

2. Có tu pháp niệm trụ mà không tu thân niệm trụ, nghĩa là đã đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, nhưng không tu thân niệm trụ, hoặc chưa đạt được tâm, thọ niệm trụ hiện ở trước mắt, nhưng tu pháp niệm trụ mà không tu thân niệm trụ.

3. Có tu thân niệm trụ, cũng tu pháp niệm trụ, nghĩa là chưa đạt được thân niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, mà tu thân, hoặc chưa đạt được thọ, tâm niệm trụ hiện ở trước mắt, mà tu thân, pháp.

4. Không tu thân niệm trụ, cũng không tu pháp niệm trụ, nghĩa là đã đạt được tâm-thọ niệm trụ hiện ở trước mắt. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh vô tưởng thiên.

Hỏi: Nếu tu thọ niệm trụ thì lúc ấy là tâm niệm trụ chăng? Nếu tu tâm niệm trụ thì lúc ấy là thọ niệm trụ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu thọ niệm trụ mà không tu tâm niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thọ niệm trụ hiện ở trước mắt.

2. Có tu tâm niệm trụ mà không tu thọ niệm trụ, nghĩa là đã đạt được tâm niệm trụ hiện ở trước mắt.

3. Có tu thọ niệm trụ mà cũng tu tâm niệm trụ, nghĩa là chưa đạt được thân thọ tâm niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, mà tu thọ-tâm.

4. Không tu thọ niệm trụ cũng không tu tâm niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thân-pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, không tu thọ tâm. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh vô tưởng thiên.

Hỏi: Nếu tu thọ niệm trụ thì lúc ấy là pháp niệm trụ chăng? Nếu tu pháp niệm trụ thì lúc ấy là thọ niệm trụ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu thọ niệm trụ mà không tu pháp niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thọ niệm trụ hiện ở trước mắt.

2. Có tu pháp niệm trụ mà không tu thọ niệm trụ, nghĩa là đã đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, mà không tu thọ.

3. Có tu thọ niệm trụ, cũng tu pháp niệm trụ, nghĩa là chưa đạt được thân, tâm niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, mà tu thọ.

4. Không tu thọ niệm trụ cũng không tu pháp niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thân-tâm niệm trụ hiện ở trước mắt. Tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký, ở định vô tưởng-định diệt tận, sinh Vô tưởng thiên.

Như thọ niệm trụ đối với pháp niệm trụ; nên biết tâm niệm trụ đối với pháp niệm trụ cũng như vậy.

Đối với thân thuận theo thân quán niệm trụ, nên nói là pháp-loại-thế tục-khổ-tập-đạo trí; nên nói là có tầm-có tứ; không có tầm-chỉ có tứ; không có tầm-không có tứ; nên nói tương ưng với lạc căn, hỷ căn, xả căn; nên nói là Tam-ma-địa Không-Vô nguyện, Vô tướng đều có; nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục, Sắc và không hệ thuộc. Đối với thọ, thuận theo thọ quán niệm trụ, nên nói là pháp, loại, tha tâm-thế tục-khổ-tập-đạo trí; nên nói là có tầm-có tứ; không có tầm-chỉ có tứ; không có tầm-không có tứ; nên nói là tương ưng với lạc căn, hỷ căn, xả căn; nên nói là Tam-ma-địa Không-Vô nguyện đều có; nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc và không hệ thuộc. Như đối với thọ, đối với tâm cũng như vậy. Đối với pháp, thuận theo pháp, quán niệm trụ, nên nói là pháp-loại-tha tâm-thế tục-khổ-tập-diệt-đạo trí; nên nói là có tầm-có tứ, không có tầm-chỉ có tứ; không có tầm-không có tứ; nên nói tương ưng với lạc căn, hỷ căn, xả căn; nên nói là Tam-ma-địa Không-Vô nguyện, Vô tướng đều cùng có; nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc và không hệ thuộc.

Như nói về lúc thọ lạc thọ, như thật biết là mình thọ lạc thọ, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí. Lúc thọ khổ thọ, như thật biết là mình thọ khổ thọ, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Lúc thọ bất khổ bất lạc thọ, biết như thật là mình thọ bất khổ bất lạc thọ, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Thân thọ lạc-thân thọ khổ-thân thọ bất khổ bất lạc thọ và lúc tâm thọ khổ, biết như thật là đang thọ, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Lúc tâm thọ lạc-tâm thọ bất khổ bất lạc thọ, biết như thật đang thọ, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Thọ lạc có ý vị-thọ khổ có ý vị-thọ bất khổ bất lạc thọ có ý vị và lúc thọ khổ không có ý vị, biết như thật là đang thọ, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Lúc thọ lạc không có ý vị-thọ bất khổ lạc thọ không có ý vị, như thật biết là đang thọ, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Lúc thọ lạc dựa vào sự ham thích-thọ khổ dựa vào sự ham thích-thọ bất khổ bất lạc thọ dựa vào sự ham thích và thọ khổ dựa vào sự tách rời, biết khổ bất lạc thọ dựa vào sự ham thích và thọ khổ dựa vào sự tách rời, biết như thật là đang thọ, đây là do một trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Như nói rằng tâm có tham, biết như thật là tâm có tham, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Tâm lìa tham, biết như thật là tâm lìa tham, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí. Như tâm có tham-tâm lìa tham, cần phải biết. Tâm có si-tâm lìa si, tâm nhiễm-tâm không nhiễm, tâm sơ suấttâm tán loạn, tâm thấp xuống-tâm cao lên, tâm nhỏ bé-tâm rộng lớn-tâm dao động-tâm không vắng lặng, tâm định-tâm bất định, tâm tu-tâm-tâm không tu, tâm giải thoát-tâm không giải thoát, cũng như vậy.

Tâm có sân, như thật biết là tâm có sân, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Tâm lìa sân, như thật biết là tâm lìa sân, đây là do ba trí, đó là pháp-thế tục và đạo trí.

Như nói rằng bên trong có cái tham dục, biết như thật là bên trong có Cái tham dục, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Bên trong không có cái tham dục, biết như thật là bên trong không có Cái tham dục, đây là do ba trí, đó là pháp-thế tục và đạo trí. Như bên trong chưa sinh Cái tham dục mà sinh, biết như thật về điều này, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Sinh rồi liền đoạn, đoạn rồi sau không sinh nữa, biết như thật về điều này, đây là do ba trí, đó là pháp-thế tục và đạo tri.

Như cái tham dục, nên biết cái giận dữ-hôn trầm-thụy miên-trạo cử-ố tác và nghi, cũng như vậy.

Như nói về bên trong có kiết của nhãn, như thật biết là bên trong có kiết của nhân, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Bên trong không có kiết của nhãn như thật biết là bên trong không có kiết của nhãn, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí. Như bên trong chưa sinh kiết của nhãn mà sinh, biết như thật về điều này, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Sinh rồi liền đoạn, đoạn rồi sau không sinh nữa, như thật biết về điều này, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Như kiết của nhãn, nên biết của nhĩ-thân-ý cũng như vậy. Kiết của tỷ-thiệt như nói về Cái.

Như nói rằng bên trong có các giác chi như Niệm…, biết như thật là bên trong có các giác chi như Niệm…, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Bên trong không có các giác chi như Niệm…, như thật biết là bên trong không có các giác chi như Niệm…, đây là do một trí, đó là thế tục trí.

Như Niệm giác chi… chưa sinh mà sinh, sinh rồi trụ vững không quên, làm cho nên mãn tăng thêm trí rộng ra tác chứng, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Như niệm giác chi, nên biết rằng Trạch pháp-

Tinh tiến-Hỷ-Khinh an-Định và Xả, cũng như vậy. Hỏi: Như nói về cùng thuận theo quán tự thamsân-si tăng lên, thế nào là tham-sân-si tăng lên?

Đáp: Vì có tham-sân-si trói buộc thuộc phẩm hạ cho nên có phẩm trung, vì có phẩm trung cho nên có phẩm thượng, đó là tăng.

Hỏi: Như nói cùng thuận theo quán tự thamsân-si giảm bớt, thế nào là tham-sân-si giảm bớt?

Đáp: Vì không có tham-sân-si trói buộc thuộc phẩm thượng cho nên không có phẩm trung, vì không có phẩm trung cho nên không có phẩm hạ, Đó gọi là giảm.

Hỏi: Thế nào là thọ biên tế tử?

Đáp: Do mạt ma (Marman, tử huyệt) này đoạn mà mạng căn diệt.

Hỏi: Tương đương với giới hạn nào, nên nói là thọ biên tế tử?

Đáp: Tương đương với giới hạn mạt ma ấy đoạn mà mạng căn diệt.

Hỏi: Thuộc về xứ nào?

Đáp: Pháp xứ.

Hỏi: Có bao nhiêu thức tương ưng?

Đáp: Thân thức-ý thức. Đầu tiên mạt ma đoạn cảm thọ thì tương ưng với thân thức; cảm thọ sau cùng thì tương ưng với ý thức.

Hỏi: Tâm bát Niết-bàn của A-la-hán, nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Nên nói là vô ký.

Hỏi: Vì sao hai đệ tử bậc Hiền bát Niết-bàn trước, còn Phật thì sau?

Đáp: Vì lẽ hai Tôn giả ấy từ trước đã tạo tác tăng trưởng trong suốt nẻo sinh tử, chiêu cảm nghiệp không đoạn, chớ cho là trống rỗng, không có quả dị thục. Vả lại bởi vì pháp vốn như vậy.

Hỏi: Như nói: "Đức Thế Tôn dựa vào định Bất động tịch tịnh mà bát Niết bàn, ánh mắt của thế gian mất đi." Đây là trong định hay là xuất định vậy?

Đáp: Xuất định.

Hỏi: Như nói bốn hữu là bổn hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu. Thế nào là bổn hữu?

Đáp: Trừ phần sinh-phần tử ra là các hữu trung gian của các uẩn. Hỏi: Thế nào là tử hữu?

Đáp: Phần tử của các uẩn.

Hỏi: Thế nào là trung hữu?

Đáp: Trừ phần sinh-phần tử ra là các hữu trung gian của các uẩn. Hỏi: Thế nào là sinh hữu?

Đáp: Phần sinh của các uẩn.

Hỏi: Các dục hữu, tất cả dục hữu đó là năm hành chăng? Nếu là năm hành thì tất cả năm hành ấy là dục hữu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có dục hữu mà không phải là năm hành, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trụ tâm nơi không đồng phần và trụ nơi định vô tưởng, diệt tận.

2. Có năm hành mà không phải là dục hữu, nghĩa là trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi đồng phần, hoặc là trời Vô tưởng, không đạt được vô tưởng.

3. Có dục hữu cũng là năm hành, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trụ tâm đồng phần.

4. Không phải dục hữu cũng không là phải năm hành, nghĩa là trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi không đồng phần và trụ nơi định vô tưởng-diệt tận. Hỏi: Nếu nơi Vô tưởng thiên đạt được vô tưởng, hoặc sinh cõi Vô sắc, thì các sắc hữu thuộc trời Hữu tưởng, tất cả sắc hữu đó là năm hành chăng? Nếu là năm hành thì tất cả sắc hữu kia thuộc trời Hữu tưởng chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có sắc hữu thuộc trời Hữu tưởng mà không phải là năm hành, nghĩa là trời hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi không đồng phần và trụ định vô tưởng, diệt tận.

2. Có năm hành, không phải sắc hữu thuộc trời Hữu tưởng, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trụ tâm nơi đồng phần, hoặc là trời Vô tưởng thì không được vô tưởng.

3. Có sắc hữu thuộc trời Hữu tưởng, cũng là năm hành, nghĩa là trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi phần đồng.

4. Không phải sắc hữu thuộc trời Hữu tưởng cũng không phải là năm hành, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trụ tâm nơi không đồng phần và trụ nơi định vô tưởng-diệt tận, hoặc là trời Vô tưởng được vô tưởng.

Hỏi: Nếu sinh cõi Vô sắc thì các sắc hữu thuộc trời Vô tưởng, tất cả sắc hữu đó là hai hành chăng? Nếu là hai hành thì tất cả sắc hữu kia thuộc trời Vô tưởng chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có sắc hữu thuộc trời Vô tưởng mà không phải hai hành, nghĩa là trời Vô tưởng không đạt được vô tưởng.

2. Có hai hành mà không phải là sắc hữu thuộc trời Vô tưởng, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trụ tâm nơi không đồng phần và trụ nơi định vô tưởng, diệt tận. Hoặc trời Hữu tưởng cõi Sắc trụ tâm nơi không đồng phần và trụ định vô tưởng-diệt tận.

3. Có sắc hữu thuộc trời Vô tưởng, cũng là hai hành, nghĩa là trời Vô tưởng đạt được vô tưởng.

4. Không phải sắc hữu thuộc trời Vô tưởng cũng không phải hai hành, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm đồng phần, hoặc sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Các vô sắc hữu, thì tất cả vô sắc hữu ấy là bốn hành chăng? Nếu là bốn hành, thì tất cả bốn hành là vô sắc hữu chăng?

Đáp: Đối với bốn hành, tất cả đó là vô sắc hữu. Có vô sắc hữu mà không phải là bốn hành, đó là hữu tình cõi Vô sắc, trụ tâm không đồng phần.

Hỏi: Có thể có thể có hữu là năm hành chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hữu tình cõi Dục và trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi phần đồng, hoặc là trời Vô tưởng thì không được vô tưởng.

Hỏi: Có thể có hữu là bốn hành chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hữu tình cõi Vô sắc, trụ tâm nơi phần đồng.

Hỏi: Có thể có hữu là ba hành chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hữu là hai hành chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hữu tình cõi Dục và trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi không đồng phần, hoặc trụ nơi định vô tưởng-diệt tận, hoặc trời Vô tưởng được vô tưởng.

Hỏi: Có thể có hữu là một hành chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hữu tình cõi Vô sắc, trụ tâm nơi không đồng phần.

Hỏi: Có thể có hữu là vô hành chăng?

Đáp: Không có.

---------------

Phẩm 2: BÀN VỀ BA HỮU

Ba hữu-tùy miên và mười tưởng,
Sáu tầm-mình cùng với vô minh,
Đối với nhân duyên có và không,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Đối với xả dục hữu-dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Dục diệt đi, đồng thời pháp cõi Dục hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả dục hữu-dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Dục diệt đi nhưng pháp cõi Dục hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Dục diệt đi và pháp cõi Dục hiện ở trước mắt mà không phải là xả dục hữu-dục hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Dục diệt đi và pháp cõi Dục hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả dục hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Dục diệt đi, pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả dục hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả cả pháp cõi Dục diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Dục diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt mà không phải là xả dục hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Dục diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả dục hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Dục diệt đi, pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử pháp cõi Dục diệt đi, pháp cõi vô sắc hiện ở trước mắt, lúc ấy tất cả là xả dục hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đối với xả sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi sắc diệt đi, đồng thời pháp cõi sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi sắc diệt đi, pháp cõi sắc hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt mà không phải là xả sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả sắc hữu-dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi sắc diệt đi, pháp cõi Dục hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả sắc hữu-dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Sắc diệt đi, pháp cõi Dục hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Dục hiện ở trước mắt mà không phải là xả sắc hữu-dục hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Dục hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả sắc-vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Sắc diệt đi, pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả sắc hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Sắc diệt đi, pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt mà không phải là xả sắc hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả vô sắc hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi vô sắc diệt đi, đồng thời pháp cõi vô sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả vô sắc hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi vô sắc diệt đi, pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Vô sắc diệt đi và pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt mà không phải là xả vô sắc hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Vô sắc diệt đi và pháp cõi vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả vô sắc hữu-dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi vô sắc diệt đi, pháp cõi Dục hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử pháp cõi Vô sắc diệt đi, pháp cõi Dục hiện ở trước mắt, thì lúc ấy tất cả là xả vô sắc hữu-dục hữu nối tiếp nhau chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đối với xả vô sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi vô sắc diệt đi, pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả vô sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi vô sắc diệt đi, pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Vô sắc diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt mà không phải là xả vô sắc hữusắc hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Vô sắc diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Vì lẽ gì tùy miên cõi Dục không tùy tăng đối với pháp cõi Sắc-Vô sắc?

Đáp: Vì cõi sẽ trở nên tạp loạn và thuận theo không thể thiết lập, do đã lìa nhiễm dục.

Hỏi: Vì lẽ gì tùy miên cõi Sắc không tùy tăng đối với pháp cõi Dục?

Đáp: Vì cõi sẽ trở thành tạp loạn và thuận theo không thể thiết lập, do đã lìa nhiễm dục.

Hỏi: Vì lẽ gì tùy miên cõi Sắc không tùy tăng đối với pháp cõi Vô sắc?

Đáp: Vì cõi sẽ trở thành tạp loạn và cũng không thể nhận biết, vì đã lìa nhiễm sắc.

Hỏi: Vì lẽ gì tùy miên cõi Vô sắc không tùy tăng đối với pháp cõi Dục, cõi Sắc?

Đáp: Vì cõi sẽ trở thành tạp loạn và thuận theo không thể thiết lập, do đã lìa sắc nhiễm.

Hỏi: Vì lẽ gì tùy miên bất biến hành thuộc cõi Dục không tùy tăng đối với pháp cõi Dục?

Đáp: Vì tùy miên ấy đã hợp thành biến hành và tùy miên ấy không phải sở duyên của tùy tăng này.

Hỏi: Vì sao tùy miên bất biến hành thuộc cõi Sắc không tùy tăng đối với pháp cõi Sắc?

Đáp: Như trước đã nói tùy miên không biến hành thuộc cõi Vô sắc, nói rộng cũng như vậy.

Có mười tưởng là tưởng về vô thường cho đến tưởng về diệt.

Hỏi: Nếu tu tập tưởng về vô thường, thì lúc ấy tư duy về tưởng vô thường chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu tập tưởng về vô thường mà không tư duy về tưởng vô thường, nghĩa là duyên vào pháp khác mà tu tưởng về vô thường.

2. Có tư duy về tưởng vô thường mà không tu tập tưởng về vô thường, nghĩa là duyên vào tưởng về vô thường mà tu tưởng khác.

3. Có tu tưởng về vô thường cũng tư duy về tưởng vô thường, nghĩa là duyên tưởng về vô thường mà tu tưởng về vô thường.

4. Không tu tưởng về vô thường cũng không tư duy về tưởng vô thường, nghĩa là trừ các tưởng trước.

Như tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã cũng như vậy. Tưởng về chết, tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn, tưởng về tất cả thế gian là không đáng vui, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt cũng tùy theo sự việc, nên biết.

Hỏi: Nếu dấy khởi tầm dục, thì lúc ấy tư duy về tầm dục chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có dấy khởi tầm dục mà không tư duy về tầm dục, nghĩa là duyên vào pháp khác, dấy khởi tầm dục.

2. Có tư duy về tầm dục mà không dấy khởi tầm dục, nghĩa là duyên tầm dục dấy khởi tầm khác.

3. Có dấy khởi tầm dục cũng tư duy về tầm dục, nghĩa là duyên vào tầm dục dấy khởi về tầm dục.

4. Không dấy khởi tầm dục cũng không tư duy về tầm dục, nghĩa là trừ các tướng trước.

Như tầm dục; tầm giận dữ, tầm hại, tầm xuất ly, tầm không có giận dữ, tầm không có hại cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp là nhân vô minh thì pháp đó duyên với vô minh chăng?

Đáp: Nếu pháp là nhân vô minh, thì pháp đó duyên với vô minh. Có pháp duyên với vô minh mà không phải là nhân vô minh, nghĩa là trừ dị thục vô minh còn lại các hành vô phú-vô ký và hành thiện.

Hỏi: Các pháp là nhân vô minh thì pháp đó duyên với minh chăng?

Đáp: Nếu pháp là nhân vô minh, thì pháp đó duyên với minh. Có pháp duyên với minh mà không vô nhân minh, nghĩa là minh đầu tiên và các hành hữu lậu.

Hỏi: Các pháp là nhân vô minh thì pháp đó duyên với minh chăng?

Đáp: Nếu pháp là nhân vô minh, thì pháp đó duyên với vô minh. Có pháp duyên với vô minh, không phải là nhân vô minh, nghĩa là trừ dị thục nơi vô minh, các hành vô phú, vô ký khác và hành thiện.

Hỏi: Các pháp là nhân vô minh thì pháp đó duyên với vô minh chăng?

Đáp: Nếu pháp là nhân vô minh, thì pháp đó vô duyên minh. Có pháp duyên vô minh, không nhân minh, nghĩa là minh đầu tiên và các hành hữu lậu.

Hỏi: Các pháp là nhân vô minh thì pháp đó là bất thiện chăng?

Đáp: Nếu pháp là bất thiện, thì pháp đó là nhân vô minh. Có thể có là nhân vô minh, không phải là bất thiện, nghĩa là dị thục nơi vô minh, và hành hữu phú, vô ký.

Hỏi: Các pháp là nhân minh thì pháp đó là thiện chăng?

Đáp: Nếu pháp là nhân minh thì pháp đó là thiện. Có pháp thiện mà không phải là nhân minh, nghĩa là minh đầu tiên và hành hữu lậu thiện.

Hỏi: Có thể có pháp không phải là nhân minh cũng không phải là nhân vô minh, thì pháp đó không phải là không có nhân chăng?

Đáp: Có, nghĩa là trừ dị thục vô minh còn lại các hành vô phú vô ký và minh đầu tiên, hành hữu lậu thiện.

Phẩm 3: BÀN VỀ TƯỞNG

Tưởng-tâm-biết khắp gồm có bốn, Không có duyên-pháp-kiến và nghi, Nhân đạo cùng thâu nhiếp có ba, Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Các pháp do tưởng về vô thường sinh, thì pháp đó tương ưng với tưởng về vô thường chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có pháp do tưởng về vô thường sinh mà không tương ưng với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh pháp tương ưng kia.

2. Có pháp tương ưng với tưởng về vô thường mà không do tưởng về vô thường sinh, nghĩa là tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ phải diệt, tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh pháp tương ưng kia.

3. Có pháp do tưởng về vô thường sinh, cũng tương ưng với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh pháp tương ưng kia.

4. Có pháp không do tưởng về vô thường sinh, cũng không tương ưng với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh pháp tương ưng kia.

Như tưởng về vô thường, cho đến tưởng về diệt cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp do tưởng về vô thường sinh, thì pháp đó là một duyên với tưởng về vô thường chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có pháp do tưởng về vô thường sinh mà không phải một duyên với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh, tưởng kia có duyên khác.

2. Có thể có là một duyên với tưởng về vô thường mà không do tưởng về vô thường sinh, nghĩa là tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ phải diệt, tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh, tưởng kia có duyên này.

3. Có pháp do tưởng về vô thường sinh, cũng là một duyên với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh, tưởng kia có duyên này.

4. Có pháp không do tưởng về vô thường sinh, cũng không phải một duyên với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh, tưởng kia có duyên khác.

Như tưởng về vô thường; cho đến tưởng về diệt cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp do tâm dấy khởi, không pháp nào là không do tâm, hoặc vào lúc tâm dấy khởi, thì bấy giờ, pháp kia dấy khởi chăng?

Đáp: Tâm dấy khởi trước, pháp kia dấy khởi sau.

Hỏi: Nếu khi tâm diệt, thì bấy giờ pháp kia diệt chăng?

Đáp: Tâm diệt trước, pháp kia diệt sau.

Hỏi: Nếu khi tâm đạt được, thì bấy giờ pháp kia đạt được chăng?

Đáp: Tâm đạt được trước, pháp kia đạt được sau.

Hỏi: Nếu khi tâm bỏ, thì bấy giờ pháp kia bỏ chăng?

Đáp: Pháp kia bỏ trước, rồi sau mới đến tâm.

Hỏi: Nếu khi tâm cảm thọ dị thục, thì bấy giờ là pháp kia chăng?

Đáp: Hoặc lúc ấy, hoặc khi khác.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp mà không phải là đã đoạn, không phải là đã tu, không phải là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hư không phi trạch diệt.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp mà không phải là đã đoạn, không phải là đã tu, là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là trạch diệt.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp mà không phải là đã đoạn, là đã tu, là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là pháp hữu vi vô lậu.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp cũng là đã đoạn, là đã tu, là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hành hữu lậu thiện.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp cũng là đã đoạn, không phải là đã tu nhưng là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là định đã dấy khởi thiên nhãn và thiên nhĩ.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp cũng là đã đoạn mà không phải là đã tu, không phải là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là trừ ra định đã dấy khởi thiên nhãn và thiên nhĩ, còn lại hành vô ký và pháp bất thiện.

Hỏi: Có pháp không có duyên với nhân duyên, không có duyên với pháp duyên, không có duyên với pháp câu sinh mà là có, là tánh có, không phải không có, không phải không có tánh, khác sắc, khác thọ-tưởng-thức, tương ưng với hành khác chăng?

Đáp: Có, nghĩa là năm thức thân, pháp tương ưng năm thức thân kia, và duyên với Sắc-Vô vi, tâm bất tương ưng hành, thân ý thức, pháp tương ưng với ý thức kia, vốn có sinh-lão-trụ-vô thường. Pháp này không có duyên với nhân duyên, không có duyên với pháp duyên, không có duyên với pháp câu sinh mà là có, là tánh có, không phải không có, không phải không có tánh, khác sắc, khác thọ-tưởng-thức, tương ưng với hành khác.

Hỏi: Pháp này đối với pháp kia nên nói là nhân hay nói là duyên?

Đáp: Nên nói là nhân, nên nói là duyên.

Hỏi: Pháp này nên nói là thiện, là bất thiện, hay là vô ký?

Đáp: Đối với pháp thiện nên nói là thiện, đối với pháp bất thiện nên nói là bất thiện, đối với pháp vô ký nên nói là vô ký.

Hỏi: Pháp này có bao nhiêu tùy miên tùy tăng, bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu thuộc ba cõi, có chín kiết trói buộc.

Hỏi: Kiến tương ưng với thọ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Duyên hữu lậu thuộc ba cõi và kiến duyên với vô lậu, tùy miên tùy tăng vô minh tương ưng với kiến kia.

Hỏi: Kiến không tương ưng với thọ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ ra kiến duyên vô lậu, vô minh tương ưng với kiến kia, còn lại tùy miên tùy tăng.

Hỏi: Nghi tương ưng với thọ, có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Duyên hữu lậu do kiến mà đoạn thuộc ba cõi và nghi duyên vô lậu, là tùy miên tùy tăng vô minh tương ưng với kiến kia.

Hỏi: Nghi không tương ưng với thọ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ ra duyên vô lậu, nghi tương ưng với vô minh, còn lại tùy miên tùy tăng.

Hỏi: Pháp duyên khởi dựa vào đạo, thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, trừ ra nhãn xúc cùng dấy khởi tưởng-thọ, tâm tương ưng với pháp và nhĩ xúc cùng dấy khởi tưởng-thọ, tâm không tương ưng với pháp.

Hỏi: Pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứuẩn?

Đáp: Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, cho đến trừ ra thân xúc cùng dấy khởi tưởng-thọ, tâm tương ưng với pháp, và ý xúc cùng dấy khởi tưởngthọ, tâm không tương ưng với pháp.

Hỏi: Pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứuẩn?

Đáp: Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.

QUYỂN 20

Chương 8: KIẾT UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ TRÍ

Trí-đoạn-nhàm chán-xa lìa-tu,
Duyên-xúc-mạn-nghiệp cùng với sự,
Thâu nhiếp còn lại và tất cả,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu sự có thể thông đạt, thì sự ấy có thể biết khắp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có sự có thể thông đạt, không phải có thể biết khắp, nghĩa là khổ-tập-diệt-đạo trí không đoạn trừ ra các phiền não.

2. Có sự có thể biết khắp mà không phải có thể thông đạt, nghĩa là khổ-tập-diệt-đạo nhẫn dứt trừ ra các phiền não.

3. Có sự có thể thông đạt, cũng có thể biết khắp, nghĩa là trí khổ-tập-diệt-đạo đoạn trừ ra các phiền não.

Có sự không có thể thông đạt, cũng không có thể biết khắp, nghĩa là khổ-tập-diệt-đạo nhẫn không đoạn trừ ra các phiền não.

Hỏi: Nếu sự có thể nhàm chán, thì sự ấy có thể xa lìa chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có sự có thể nhàm chán mà không có thể xa lìa, nghĩa là khổ-tập nhẫn trí không đoạn trừ ra các phiền não.

2. Có sự có thể xa lìa mà không có thể nhàm chán, nghĩa là diệt-đạo nhẫn trí đoạn trừ ra các phiền não.

3. Có sự có thể nhàm chán cũng có thể xa lìa, nghĩa là khổ, tập nhẫn trí đoạn trừ ra các phiền não. 4. Có sự không có thể nhàm chán, cũng không có thể xa lìa, nghĩa là diệt-đạo nhẫn trí không đoạn trừ ra các phiền não.

Hỏi: Nếu sự có thể nhàm chán thì sự có thể tu nhàm chán chăng?

Đáp: Nếu sự có thể nhàm chán, thì sự ấy cũng nên tu nhàm chán.

Có sự nên tu nhàm chán mà không phải là có thể nhàm chán, nghĩa là diệt-đạo trí đoạn trừ ra các phiền não.

Hỏi: Nếu sự có thể lìa thì sự có thể tu nhàm chán chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có sự có thể xa lìa mà không phải là tu nhàm chán, nghĩa là diệt-đạo nhẫn đoạn trừ ra các phiền não.

2. Có sự tu nhàm chán mà không phải là có thể xa lìa, nghĩa là khổ-tập nhẫn trí không đoạn trừ ra các phiền não.

3. Có sự có thể xa lìa cũng tu nhàm chán, nghĩa là khổ-tập nhẫn trí và trí diệt, đạo đoạn trừ ra các phiền não.

4. Có sự không phải có thể lìa, cũng không phải tu nhàm chán, nghĩa là diệt-đạo nhẫn trí không đoạn trừ ra các phiền não.

Hỏi: Nếu pháp làm nhân cho pháp kia, thì có lúc pháp này không phải là nhân của pháp kia chăng?

Đáp: Không có lúc nào không phải là nhân.

Hỏi: Nếu pháp làm đẳng vô gián cho pháp kia, thì có lúc pháp này không phải là đẳng vô gián của pháp kia chăng?

Đáp: Nếu khi pháp này chưa đến mà đã sinh.

Hỏi: Nếu pháp làm sở duyên cho pháp kia, thì có lúc pháp này không phải là sở duyên của pháp kia chăng?

Đáp: Không có lúc nào không phải là sở duyên. Hỏi: Nếu pháp làm tăng thượng cho pháp kia, thì có lúc pháp này không phải là tăng thượng của pháp kia chăng?

Đáp: Không có lúc nào không phải là tăng thượng.

Hỏi: Đối với ý xúc thì tất cả là xúc của ba loại hòa hợp?

Đáp: Vào lúc ý xúc thì tất cả là xúc của ba loại hòa hợp. Có xúc của ba loại hòa hợp mà không phải là ý xúc, nghĩa là năm thức thân tương ưng với xúc. Do đó,

Đức Thế Tôn nói: "Bí-sô nên biết, có ý giới, có pháp giới, có vô minh giới, do vô minh xúc mà sinh, do thọ mà xúc, cho nên người ngu tối kém hiểu biết liền chấp có, chấp không, hoặc chấp có-không".

Hỏi: Đối với mạn thì tất cả mạn ấy là tự chấp chăng?

Đáp: Đối với mạn thì đó là tất cả tự chấp. Có tự chấp mà không phải là mạn, nghĩa là các kiến thú. Vì vậy Đức Thế Tôn nói: "Bí-sô nên biết, tự chấp là có ngã, tự chấp là có ngã sở".

Hỏi: Đối với mạn thì tất cả mạn ấy là không tĩnh lặng chăng?

Đáp: Đối với mạn thì tất cả mạn đó là không tĩnh lặng. Có lúc không tĩnh lặng mà không phải là mạn, nghĩa là phiền não còn lại hiện ở trước mắt. Do đó Đức Thế Tôn nói: "Bí-sô nên biết, sự khuynh động bị ma ràng buộc, không khuynh động là thoát khỏi điều ác".

Hỏi: Đối với nghiệp thì nghiệp ấy là không luật nghi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có nghiệp mà không phải là không luật nghi, nghĩa là thân, ngữ luật nghi.

2. Có lúc không luật nghi mà không phải nghiệp, nghĩa là căn không luật nghi.

3. Có nghiệp cũng là không luật nghi, nghĩa là thân-ngữ không luật nghi.

4. Không phải nghiệp cũng không phải là không luật nghi, nghĩa là căn luật nghi.

Hỏi: Đối với nghiệp thì nghiệp ấy là luật nghi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có nghiệp mà không phải là luật nghi, nghĩa là thân, ngữ không luật nghi.

2. Có luật nghi mà không phải là nghiệp, nghĩa là căn luật nghi.

3. Có nghiệp cũng là luật nghi, nghĩa là thânngữ luật nghi.

4. Không phải nghiệp cũng không phải là luật nghi, nghĩa là căn không luật nghi.

Hỏi: Nếu sự chưa đạt được, thì sự ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Nếu sự chưa đạt được, thì sự ấy không thành tựu. Có sự không thành tựu mà không phải là chưa đạt được, nghĩa là đạt được mà đã mất.

Hỏi: Nếu sự đã đạt được, thì sự ấy thành tựu chăng?

Đáp: Nếu sự thành tựu, thì sự ấy đã đạt được. Có sự đã đạt được mà không thành tựu, nghĩa là đạt được mà đã mất.

Trừ ra Khổ Thánh đế và pháp xứ, các pháp còn lại thâu nhiếp hai giới-một xứ-một uẩn. Trừ ra Tập Thánh đế và pháp xứ nêu ra cũng như vậy. Trừ ra Diệt Thánh đế và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Trừ ra Đạo Thánh đế và pháp xứ nêu ra cũng như vậy.

Trừ ra pháp hữu sắc và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp bảy giới-một xứ-một uẩn. Trừ ra pháp vô sắc và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười giới-mười xứ-một uẩn.

Trừ ra pháp hữu kiến và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười sáu giới-mười xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp vô kiến và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp một giới-một xứ-một uẩn.

Trừ ra pháp hữu đối và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp bảy giới-một xứ-một uẩn. Trừ ra pháp vô đối và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười giới-mười xứ-một uẩn.

Trừ ra pháp hữu lậu và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp hai giới-một xứ-một uẩn. Trừ ra pháp vô lậu và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn.

Trừ ra pháp hữu vi và pháp xứ, trừ ra tất cả pháp này mà hỏi về pháp khác là điều không có, là sự bàn luận trống rỗng.

Trừ ra pháp vô vi và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn.

Trừ ra pháp quá khứ và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp hiện tại-vị lai và pháp xứ, giải thích cũng như vậy.

Trừ ra pháp thiện và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp bất thiện và pháp xứ, giải thích cũng như vậy. Trừ ra pháp vô ký và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp chín giới, ba xứ-hai uẩn.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Dục và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười ba giới-chín xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Sắc và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp học, pháp vô học và pháp xứ, nói cũng như vậy. Trừ ra pháp phi học phi vô học và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp hai giới-một xứ-một uẩn.

Trừ ra pháp do kiến đoạn và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp do tu đoạn và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp hai giới-một xứ-một uẩn. Trừ ra pháp không đoạn và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn.

Trừ ra pháp đã sinh và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp không phải đã sinh và pháp nhất định không sinh, trừ ra tất cả pháp này mà hỏi về pháp khác, là sự việc không có, là sự bàn luận trống rỗng.

Trừ ra pháp hữu sắc và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp tám giới-hai xứ-bốn uẩn. Trừ ra pháp vô sắc và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười một giới-mười một xứ-một uẩn.

Trừ ra pháp có kiến và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp vô kiến và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp một giớimột xứ-một uẩn.

Trừ ra pháp hữu đối và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp tám giới, hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp vô đối và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười giới-mười xứ-một uẩn.

Trừ ra pháp hữu lậu và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp ba giới, hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp vô lậu và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn.

Trừ ra pháp hữu vi và pháp nhất định không sinh, trừ ra tất cả pháp này mà hỏi về pháp khác, là sự việc không có, là sự bàn luận trống rỗng. Trừ ra pháp vô vi và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn.

Trừ ra pháp quá khứ, pháp hiện tại và pháp nhất định không sinh, giải thích cũng như vậy. Trừ ra pháp vị lai và pháp nhất định không sinh, trừ ra tất cả pháp này mà hỏi về pháp khác, là sự việc không có, là sự bàn luận trống rỗng.

Trừ ra pháp thiện và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp bất thiện và pháp nhất định không sinh, giải thích cũng như vậy. Trừ ra pháp bất thiện và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười giới, bốn xứ, năm uẩn.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Dục và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười bốn giớimười xứ-năm uẩn. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Sắc và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp học, pháp vô học và pháp nhất định không sinh giải thích cũng như vậy. Trừ ra pháp phi học phi vô học và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp ba giới, hai xứ, năm uẩn.

Trừ ra pháp do kiến đoạn và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giớimười hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp do tu đoạn và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp ba giới-hai xứ-năm uẩn. Trừ ra pháp không đoạn và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn.

Hỏi: Có thể có một giới-một xứ-một uẩn thâu nhiếp tất cả các pháp chăng?

Đáp: Có, một giới nghĩa là pháp giới, một xứ nghĩa là ý xứ, một uẩn nghĩa là sắc uẩn.

Phẩm 5: BÀN VỀ KIẾN

Tà kiến có hai loại Đoạn-Thường,
Giới cấm thủ-tà giới-tà thường,
Sáu kiến chấp-năm loại Niết bàn.
Chín loại mạn cùng với thường kiến.
Mê chấp vào mình-người làm ra,
Ngộ thì cả hai đều không có,
Có đủ mạn và những đạt được,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có những kiến chấp như vậy: Không có bố thí, không có yêu thích, không có thờ cúng, không có diệu hạnh và ác hạnh. Đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn. Không có quả của diệu hạnhác hạnh, đây là tà kiến bài bác quả, do kiến khổ mà đoạn. Không có đời này, không có đời khác, không có hữu tình hóa sinh, tà kiến này hoặc do kiến tập mà đoạn, hoặc do kiến khổ mà đoạn. Không có cha, không có mẹ, đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Thế gian không có A-la-hán, đây là tà kiến bài bác đạo, do kiến đạo mà đoạn. Không có sự chính xác tuyệt đối, đây là tà kiến bài bác diệt, do kiến diệt mà đoạn. Không có chánh hạnh của đời này-đời khác, ngay nơi pháp hiện tại biết tự mình không đạt, trú trọng tác chứng đầy đủ, đời sống mình đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc làm đã xong, không tiếp nhận quả báo của thân sau, biết đúng như thật. Đây là tà kiến bài bác đạo, do kiến đạo mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Thậm chí có mạng sống này, chết đi rồi hủy diệt không còn, không có bốn đại chủng này, lúc thân sĩ phu chết đi, địa chủng trong thân trở về với đất, thủy chung trong thân trở về với nước, hóa chủng thân trở về với lửa, phong chủng trong thân trở về với gió, căn chuyển biến thuận theo hư không, xe chở đi là thứ năm, mang tử thi kia đến bỏ giữa mồ hoang, chưa tốt thì có thể biết, đốt rồi thì trở thành tro bụi, còn lại xương khô đen nám. Người ngu khen ngợi giúp cho, người trí khen ngợi cảm thọ. Có những lời bàn luận, tất cả đều là nói dối chẳng hề thật. Cho đến có mạng sống, người ngu kẻ trí chết đi, hủy hoại chấm dứt không còn. Đây là biên chấp kiến thuộc về đoạn kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình bị tạp nhiễm; chẳng phải nhân, chẳng phải duyên mà hữu tình bị tạp nhiễm. Đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn. Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình được thanh tịnh; chẳng phải nhân, chẳng phải duyên mà hữu tình được thanh tịnh. Đây là tà kiến bài bác đạo, do kiến đạo mà đoạn. Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình không có trí tuệ-không có nhận thức; chẳng phải nhân, chẳng phải duyên mà hữu tình không có trí tuệ-không có nhận thức. Đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn. Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình có trí tuệ-nhận thức; chẳng phải nhân, chẳng phải duyên mà hữu tình cò trí tuệ-nhận thức. Đây là tà kiến bài bác đạo, do kiến đạo mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Không có lực, không có tinh tiến, không có lực tinh tiến; không có chí khí, không có uy thế, không có chí khí uy thế; không có mình làm, không có người khác làm, không có mình và người khác làm; tất cả hữu tình, tất cả chúng sinh tất cả chủng loại, không có lực, không có tự tại, không có tinh tiến, không có uy thế, chắc chắn hợp với tánh biến đổi, đối với sáu sinh loại tốt đẹp, thọ nhận mọi khổ-vui. Tà kiến này, nếu bài bác lực-tinh tiến…hữu lậu, thì chính là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn; nếu bài bác lực-tinh tiến… vô lậu, thì chính là tà kiến bài bác đạo, do kiến đạo mà đoạn. Có những kiến chấp như vậy: Tạo sự giết hại-tạo sự nấu nướng, tạo sự nấu nướng làm hại, tạo sự giết hại tổn thương các chúng sinh, không cho mà lấy, ham muốn tà hạnh, biết mà nói dối, cố tình uống các loại rượu đục tường-cạy vách lấy hết tất cả mọi thứ, giữ lối ngăn đường, làm hại thôn làng thành ấp, hại đến mạng sống của đất nước, dùng dao dùng vòng, vây chặn tách rời mặt đất cắt xẻ chặt đứt thân thể tất cả chúng sinh, gom lại chất làm một đống thịt náy. Nên biết rằng bởi vì những điều này không có gì ác, không có duyên ác. Ở bờ Nam sông Hằng chém chặt đánh đập, ở bờ Bắc sông Hằng bố thí tu phước. Nên biết rằng bởi vì những điều này không có tội-phước, cũng không có duyên của tộiphước, bố thí-ái ngữ-lợi hành-đồng sự thâu nhiếp các chúng sinh, đều không có phước thiện. Đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Thân bảy sĩ này, không làm mà làm, không hóa hiện mà hóa hiện, không thể làm hại, luôn luôn an trú, như Y Sư Ca an trú bất động, không có gì chuyển biến, không xúc chạm lẫn nhau. Những gì là bảy sĩ? Đó là địathủy-hỏa phong và khổ-lạc-mạng. Thân bảy sĩ này, không phải là làm cho đến như Y Sư Ca, an trú bất động, hoặc tội-hoặc phước, hoặc là tội-phước, hoặc khổ-hoặc vui, hoặc là khổ-vui, không thể nào chuyển biến được, cũng không thể nào làm cho xúc chạm ngăn ngại lẫn nhau được. Giả sử có sĩ phu chặt đầu sĩ phu, cũng không gọi là làm hại mạng sống thế gian. Hoặc đi-hoặc đứng, ở giữa bảy thân, tuy dao sắc quay vòng mà không làm hại mạng sống. Trong này không có chủ thể làm hại, không có khách thể bị hại, không có chủ thể đánh đập, không có khách thể bị đánh đập, không có biểu hiện, không có nơi biểu hiện. Đây là biên chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Có mười bốn ứcsáu vạn-sáu trăm sinh môn; năm nghiệp-ba nghiệphai nghiệp-một nghiệp và nửa nghiệp; sáu mươi hai hành tích; sáu mươi hai trung kiếp; một trăm ba mươi sáu địa ngục; một trăm hai mươi căn; ba mươi sáu trần giới; bốn vạn chín ngàn nhà rồng; bốn vạn chín ngàn nhà chim diệu sí; bốn vạn chín ngàn nhà dị học; bốn vạn chín ngàn nhà mạng sống; bảy kho tạng hữu tưởng, bảy kho tạng vô tưởng, bảy kho tạng ly hệ, bảy A-tố-lạc, bảy Tấtxá-già, bảy trời, bảy người, bảy mộng-bảy trăm mộng, bảy giác-bảy trăm giác, bảy hồ-bảy trăm hồ, bảy đèo cao-bảy trăm đèo cao, bảy giảm-bảy trăm giảm, bảy trăm tăng, sáu loại sinh tốt đẹp, tám địa vị Đại sĩ. Ở nơi như vậy, trải qua tám vạn bốn ngàn đại kiếp, hoặc ngu-hoặc trí, lưu chuyển qua lại, mới quyết định có năng lực làm thành giới hạn của khổ, như ném cuộn tơ, tơ hết thì dừng lại. Trong này không có Sa môn hoặc Bà-la-môn nào có năng lực dấy lên nói rằng: Tôi dùng Thi-la (giới), hoặc dùng tinh tiến, hoặc dùng phạm hạnh, khiến cho nghiệp vốn có chưa chín muồi thì được chín muồi, chín muồi rồi thì đã tiếp xúc, lập tức chuyển đổi loại bỏ. Bởi vì sự suy xét về giới hạn sinh tử khổ vui như vậy, không thể nào thiết lập được, có tăng-có giảm cũng không thể nào giải thích được, hoặc đúng hay là không đúng. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn, có những kiến chấp như vậy. Tất cả sĩ phu và Bổ-đặc-già-la, có những sự cảm thọ, hết thảy đều lấy việc tạo ra từ đời trước để làm nhân. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Tất cả sĩ phu và Bổ-đặc-già-la, đối với sự cảm thọ, hết thảy đều lấy sự biến hóa tự tại để làm nhân. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Có những kiến chấp như vậy: Tất cả sĩ phu và Bổ-đặc-già-la, mọi sự cảm thọ đều là không có nhân-không có duyên. Đây là tà kiến bài bác nhân do kiến tập mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Tự mình làm ra khổ-vui, người khác làm ra khổ-vui, mình và người khác làm ra khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Có những kiến chấp như vậy: Mọi sự khổ-vui đã cảm thọ, không phải tự mình làm ra, không phải do người khác làm ra, không có nhân mà sinh ra. Đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Mình và thế gian, thường hằng tồn tại kiến cố, không có pháp nào biến dịch, đích thực an trú như vậy. Đây là biên chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Chân lý vốn tồn tại cho nên mình có bản ngã. Đây là biên chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn. Có những kiến chấp như vậy: Chân lý vốn tồn tại cho nên mình không có bản ngã. Đây là biên chấp kiến thuộc về đoạn kiến, do kiến khổ mà đoạn. Có những kiến chấp như vậy: Mình quán nhãn sắc của mình chính là bản ngã. Đây là hữu thân kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Mình quán không có nhãn của mình chính là bản ngã, sắc là những công cụ phụ thuộc. Đây là hữu thân kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Không có bản ngã quán sắc của mình chính là bản ngã, nhãn là những công cụ phụ thuộc. Đây là hữu thân kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Đây là ngã, là hữu tình; là mạng sống, là sự sinh trưởng, là sự nuôi nấng, là Bổ đặc-già-la; ý sinh nho đồng, là sự tạo tác, là sự chỉ dạy, là sự sinh trưởng-cùng sinh trưởng, là sự dấy khởi-cùng dấy khởi, là nói năng, là hiểu biết, là cùng tiếp nhận cảm thọ, không phải đã từng không có, không phải là sẽ không có; đối với mọi nơi chốn ấy, tạo ra nghiệp thiện-ác, đối với mọi nơi chốn ấy, nhận lấy quả dị thục; rời bỏ uẩn này, thì uẩn khác nối tiếp liên tục. Đây là biên chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Cảm thọ năm dục vi diệu, gọi là đạt được Niết bàn trong pháp hiện tại bậc nhất. Đây là lấy pháp yếu kém làm tốt đẹp, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Lìa xa pháp bất thiện-ham muốn xấu xa, có tầm-có tứ, ly sinh hỷ lạc, nhập tĩnh lự thứ nhất an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết bàn trong pháp hiện tại bậc nhất; tầm-tứ vắng lặng; nội xứ cùng tâm thanh tịnh hướng về tánh vốn có, không có tầm-không có tứ, định sinh hỷ lạc, nhập tĩnh lự thứ hai an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết bàn trong pháp hiện tại bậc nhất; ly hỷ trụ vào xả, chánh niệm-chánh tri, thân cảm thọ an lạc như lời Thánh giả tuyên thuyết, luôn luôn xả đầy đủ niệm an trú vui vẻ, nhập tĩnh lự thứ ba an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết bàn trong pháp hiện tại bậc nhất; đoạn vui-đoạn khổ, tâm lý mừng-lo trước kia không còn, không khổ-không vui, xả niệm thanh tịnh, nhập tĩnh lự thứ tư an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết bàn trong pháp hiện tại bậc nhất. Đây là lấy pháp yếu kém làm tốt đẹp, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Có chín loại mạn, đó là mình hơn hẳn, mình bằng người, mình kém hơn, có người hơn mình, có người bằng mình, có người thua mình, không có ai hơn mình, không có ai bằng mình, không có ai thua mình.

Mình hơn hẳn, là dựa vào kiến dấy khởi quá mạn. Mình bằng người, là dựa vào kiến dấy khởi mạn Mình kém hơn, là dựa vào kiến dấy khởi ti mạn.

Có người hơn mình, là dựa vào kiến dấy khởi ti mạn. Có người bằng mình, là dựa vào kiến dấy khởi mạn.

Có người thua mình, là dựa vào kiến dấy khởi quá mạn. Không có ai hơn mình, là dựa vào kiến dấy khởi mạn. Không có ai bằng mình, là dựa vào kiến dấy khởi quá mạn. Không có ai thua mình, là dựa vào kiến dấy khởi ti mạn.

Có những kiến chấp như vậy: Gió không thổi, sông không chảy, lửa không cháy, sữa không đông lại, thai không mang, mặt trời-mặt trăng không mọc-không lặn, an trú trong tự tánh nhiễm-tịnh, không tăng-không giảm. Đây là biến chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Như trong khế kinh nói:

Chúng sinh chấp do mình làm ra, Chấp người làm ra cũng như vậy, Tất cả không thể nào như thật, Quán sát biết đây là mùi tên.

Hỏi: Lời này có nghĩa gì?

Đáp: Chúng sinh, đó là chỉ cho ngoại đạo. Ngoại đạo dấy lên chấp rằng: Ngã có thể làm ra, ngã có thể sinh trưởng, ngã có thể thay đổi. Vì vậy nói là chúng sinh chấp do mình làm ra. Lại có ngoại đạo chấp người khác có thể làm ra, người khác có thể sinh trưởng người khác có thể thay đổi. Vì vậy nói là chấp người làm ra cũng như vậy. Tất cả nghĩa là mỗi một mà không phải là hết thảy. Mũi tên nghĩa là ác kiến luôn luôn làm cho bị trúng thương. Ngoại đạo đối với kiến chấp này, không thể nào quán sát biết như thật đây là mũi tên.

Nên quán sát đây là mũi tên,
Chúng sinh cố tình giữ chấp trước,
Như vậy thì không hề có gì,
Mình làm và người khác làm ra.

Nên quán sát đây là mũi tên, nghĩa là nên quán sát biết như thật kiến chấp này là mũi tên độc thật sự, vốn làm kẻ đi trước dẫn đường cho lão-bệnhtử. Chúng sinh cố tình giữ chấp trước, chúng sinh nghĩa là ngoại đạo, họ ở trong sự hứng thú đối với kiến chấp, chấp trước kiên cố, không thể nào rời ra được. Nếu có thể như thật quán sát biết như vậy, thì không còn có chấp vào mình làm ra-mình sinh trưởng-mình thay đổi, cũng không còn có chấp do người khác làm ra-người khác sinh trưởng-người khác thay đổi, do đó biết rằng đối với cái không phải là có mà vọng chấp là có.

Chúng sinh có đủ mạn,
Mạn trước và mạn trói,
Đối với kiến ngược nhau,
Không vượt qua sinh tử.

Có đủ mạn, biểu hiện thành tựu bảy loại mạn. Chúng sinh, đó là ngoại đạo. Ngoại đạo đối với bảy loại mạn, vướng mắc vào đó-vướng mắc nhiềuvướng mắc khắp nơi, cho nên nói là mạn trước, trói buộc vào đó-trói buộc nhiều-trói buộc khắp nơi, cho nên nói là mạn trói. Đối với kiến ngược nhau, nghĩa là hai loại đoạn kiến và thường kiến, trái ngược lẫn nhau. Không vượt qua sinh tử, nghĩa là ngoại đạo đối với sinh tử không có giới hạn, không có năng lực vượt qua Mà đến được Niết bàn.

Được-sẽ được đều là tro bụi,
Học kém tắm trong giới cấm thủ,
Một bên thờ khổ hạnh-tịnh phạm,
Thọ dục thanh tịnh là thứ hai,
Không thấy cuối cùng mãi chạy theo,
Mắt sáng thấy có thể khác lạ,
Đối với trần mạn không có kia,
Hết đường đến giới hạn khổ đau.

Đạt được, là biểu hiện rõ ràng đã đạt được các uẩn-giới-xứ; sẽ đạt được, là biểu hiện rõ ràng chưa đạt được các uẩn-giới-xứ; đều là tro bụi, nghĩa là cả hai điều này đều là tham sân si, đó là tro bụikhắp nơi là tro bụi-cuối cùng là tro bụi. Kém có hai nghĩa: Một là mắt bị bệnh, hai là mắt ngoại đạo. Nay nói ngoại đạo là kém, bởi vì họ học theo đối với điều này cho nên nói là học kém. Họ dấy lên nói rằng: Các Bổ-đặc-già-la, học cưỡi voi ngựachèo thuyền-lái xe-gánh kiệu, cầm giữ cung têndao gậy-móc sắt-vòng quay-dây lụa, viết chép-in ấn-tính toán, đều làm cho thông thạo khéo léo, nhờ đó liền đạt được thanh tịnh, giải thoát xa rời đến cuối cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Giới là có những ngoại đạo, dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la thọ trì các giới trâu chó hươu dê-giới khỏa thân trần truồng…, nhờ vậy liền đạt được giải thoát thanh tịnh, xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Cấm là có những ngoại đạo, dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la thị trì những điều cấm kỵ đối với quạ-cấm kỵ đối với chim cú-cấm kỵ đối với sự im lặng…, nhờ vậy liền đạt được giải thoát thanh tịnh, xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Tắm gội là có những ngoại đạo, dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la tắm gội ở trong ba hồ nơi cửa sông Ma-nại-bà, Tỷ-ma-nại-bà, Căng-già, nhờ vậy liền được giải thoát thanh tịnh xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Phạm nghĩa là phạm hạnh, có những ngoại đoạn, dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la thọ trì phạm hạnh, xa lìa dâm dục, nhờ vậy liền được giải thoát thanh tịnh, xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn, khổ nghĩa là khổ hạnh, có những ngoại đạo dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la thọ trì các loại khổ hạnh, nhờ vậy liền đạt được giải thoát thanh tịnh, xa rời đến tận cùng giới hạn của khổvui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Sự nghĩa là thừa sự, có những ngoại đạo dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặcgià-la điều phục nơi voi ngựa trâu dê, thờ cúng nhật-nguyệt-tinh-tú-lửa-châu ngọc-thuốc thang…, nhờ vậy liền đạt được giải thoát thanh tịnh, xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ vui. Đây là phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Một bên, nghĩa là trước đã nói chính là phía khổ hạnh. Thọ dục thanh tịnh, có những ngoại đạo dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, đối với dục lạc thanh tịnh vi diệu, tùy ý vui sướng tiếp nhận hưởng thụ mà không có lỗi lầm gì. Đây là lấy pháp thấp kém làm tốt đẹp, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn. Là thứ hai, nghĩa là ở đây nói đến chính là phía lạc hạnh. Không thấy, nghĩa là những ngoại đạo đối với hai phía đã nói trước đây, không thấy đúng như thật. Cuối cùng mãi chảy theo, nghĩa là ngoại đạo kia, bởi vì không thấy cho nên nhất loạt dấy lên ái trước, do đó gọi là cuối cùng chìm đắm theo, nhất loạt dấy khởi kiến chấp, do đó gọi là cuối cùng mãi chạy theo. Vả lại, nhất loạt lười nhác, cho nên gọi là cuối cùng chìm đắm theo; nhất loạt trạo cử, cho nên gọi là cuối cùng mãi chạy theo. Lại nữa, nhất loạt dấy khởi mạn, cho nên gọi là cuối cùng chìm đắm theo; nhất loạt dấy khởi quá mạn, cho nên gọi là cuối cùng mãi chạy theo. Mắt sáng thấy, mắt sáng nghĩa là phật và đệ tử của Phật, thấy nghĩa là ở trước đã nói về hai bên, thấy biết đúng như thật. Có thể khác lạ, bởi vì thấy biết đúng như thật, cho nên không giống với kẻ kia cuối cùng chìm đắm theo, cuối cùng mãi chạy theo, bởi vì luôn luôn không dấy khởi những ái kiến… Đối với trần mạn không có kia, nghĩa là đối với uẩn-giới-xứ đã đạt được hay chưa đạt được, không dấy khởi bụi bặm của tham sân si. Đối với trần mạn không có kia, nghĩa là đối với hai bên, tuy đều xa lìa mà tâm không ỷ lại. Hết đường, là nếu luôn luôn như vậy thì cắt đứt ba đường, đó là phiền não nghiệp khổ. Đến giới hạn khổ đau, khổ nghĩa là khổ do năm thủ uẩn. Giới hạn nghĩa là Niết bàn. Nếu cắt đứt ba đường, thì nhất định đến cuối cùng giới hạn của khổ uẩn này.

-----------------

Phẩm 6: BÀN VỀ GIÀ THA

Thấy lưới giăng đẹp cõi Phạm phụ,
Xe vốn là lưu chuyển niềm tin,
Tuệ vương mẫu thoát khỏi các căn,
Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.
Người đã thấy thì luôn luôn thấy,
Đã thấy cùng với không thấy gì,
Người không thấy thì không thể thấy,
Không thể thấy cùng với đã thấy.

Đã thấy, nghĩa là đã thấy được khổ-tập-diệt đạo. Luôn luôn thấy-đã thấy và không thấy, nghĩa là người ấy luôn luôn thấy những điều mà người khác đã thấy, và không thấy được khổ-tập-diệt đạo. Người không thấy, nghĩa là những người không thấy được khổ-tập-diệt-đạo. Không thể thấy điều không thể thấy cùng với đã thấy, nghĩa là người ấy không thấy những điều người khác không thấy và đã thấy được khổ-tập-diệt-đạo, không thể thấy điều không thể thấy cùng với đã thấy, nghĩa là người ấy không thấy những điều người khác không thấy và đã thấy được khổ-tập-diệt-đạo.

Không nên làm hại những Phạm chí,
Lại cũng không nên rời bỏ họ,
Nếu làm hại hoặc rời bỏ họ,
Đều bị người trí thế gian trách.

Không nên làm hại những Phạm chí, Phạm chí tức là A-la-hán, nghĩa là không nên dùng tay-đất đá-dao gậy để làm hại A-la-hán. Lại cũng không nên rời bỏ họ, nghĩa là đối với A-la-hán, thì nên dùng y phục-đồ ăn thức uống-đồ nằm-thuốc thang và những đồ vật dụng cụ khác, cung kính cung dường chứ không nên rời bỏ. Nếu làm hại hoặc rời bỏ họ-đều bị người trí thế gian trách, nghĩa là đối với A-la-hán, nếu dùng mọi thứ để làm hại, hoặc là lìa bỏ mà không cung kính cúng dường thì đều bị những người có trí ở thế gian chê bai chỉ trích.

Ngang ngược làm hại đến cha mẹ
Vua chúa và hai bậc đa văn,
Hủy diệt đất nước và tùy hành,
Vượt qua Phạm chí không ngăn ngại.

Ngang ngược làm hại đến cha mẹ-vui chúa và hai bậc đa văn: Mẹ tức là dụ cho ái, bởi vì luôn luôn sinh ra. Như Đức Thế Tôn nói:

Sĩ phu do ái mà sinh ra,
Do tâm cho nên mãi rong ruổi,
Hữu tình ở trong chốn sinh tử,
Khổ đau là vô cùng sợ hãi.

Cha, tức là dụ cho nghiệp hữu lậu, bởi vì luôn luôn dẫn dắt. Như Đức Thế Tôn nói: "Này Bí-sô, hữu tình như vậy, tạo ra thiện hữu lậu, do tu mà nghiệp thành tựu, được sinh ở cõi kia mà nhận lấy quả dị thục, cho nên Ta nói thuận theo nghiệp mà đi". Vua chúa, tức là dụ cho hữu-thủ-thức. Như Đức Thế Tôn nói:

Tăng thượng thứ sáu là tâm vương,
Tự mình giữ lấy nhiễm thì nhiễm,
Không có gì nhiễm mà có nhiễm,
Nhiễm thì gọi là người ngu si.

Đức Thế Tôn lại nói: "Này Bí-sô nên biết! Ta nói đến chủ thành, chính là hữu-thủ-thức". Hai bậc đa văn, tức là dụ cho kiến thủ và giới cấm thủ. Như cúng tế-thờ tự im lặng, hai bậc đa văn ở trong chỗ bụi bặm dơ bẩn cùng làm ra mọi thứ hý luận. như vậy hai thủ, chấp vào pháp hữu lậu, lấy làm cao đẹp bậc nhất; hoặc là giải thoát thanh tịnh rời xa, vĩnh viễn đoạn trừ thức-thủ-ái nghiệp, cho nên gọi là ngang ngược làm hại. Đất nước, dụ cho phiền não. Tùy hành, dụ cho tầm-tứ tương ưng với thứcthủ. Hủy diệt nghĩa là giết sạch, vĩnh viễn loại bỏ đoạn trừ phiền não tầm tứ, cho nên gọi là hủy diệt. Không ngăn ngại, ngăn ngại có ba loại đó là tham sân si. Người kia đối với ba loại này, đã đoạn trừ và biết khắp, cho nên gọi là không ngăn ngại. Vượt qua ấy là thoát ra. Người ấy không có gì ngăn ngại, cho nên vượt ra ngoài ba cõi, vĩnh viễn trừ bỏ ác pháp, cho nên gọi là Phạm chí. Như Đức Thế Tôn nói:

Phật luôn luôn an trú chánh niệm,
Thường xuyên giáo hóa cho thế gian,
Diệt trừ ác pháp không còn kiết,
Cho nên gọi là bậc Phạm chí.
Ngang ngược làm hại đến mẹ cha,
Vua chúa và hai bậc đa văn,
Trừ bỏ hổ-oán hận thứ năm,
Người này nói là bậc thanh tịnh.

Nghĩa của nữa trên trong tụng này như trước đã nói. Hổ là dụ cho sân trói buộc, như loài hổ bẩm tánh hung bạo hiểm ác, ăn thịt uống máu mọi loài; sân trói buộc cũng như vậy, hung bạo hiểm ác, hủy diệt các thiện căn. Oán hận thứ năm, là dụ cho cái thứ năm trong năm cái, hoặc dụ cho kiết thứ năm trong năm kiết thuận phần dưới. Vĩnh viễn loại bỏ đoạn trừ, cho nên nói là trừ bỏ. Người này vĩnh viễn đoạn trừ tham sân si, cho nên nói là bậc thanh tịnh.

Thắng rồi không trở lại thắng nữa,
Đã thắng không có gì phụ thuộc,
Công hạnh của Phật không giới hạn,
Không dấu tích từ đâu hướng đến.

Thắng rồi, nghĩa là các phiền não đã đoạn trừ biết khắp. Nơi ấy có tiếp tục thắng, có lúc không trở lại thắng nữa. Ai tiếp tục thắng? Đó là người đã đoạn trừ phiền não về sau lại còn lui sụt. Ai không trở lại thắng nữa? Đó là người đã đoạn trừ phiền não không còn lui sụt nữa? Người không trở lại thắng nữa, là chọn lấy sự khác biệt với người tiếp tục thắng. Đã thắng không có gì phụ thuộc, nghĩa là nếu phiền não chưa đoạn biết khắp, thì phụ thuộc vào ba cõi, lưu chuyển mãi không dứt. Khi các phiền não đã đoạn trừ biết khắp, chính là không có gì phụ thuộc. Công hạnh của Phật không giới hạn, nghĩa là Phật Thế Tôn, đầy đủ trí-kiến vô học, giác ngộ bồ đề rõ ràng, tuệ soi chiếu hiện quán, phát khởi đạt được thành tựu, cho nên tôn xưng là Phật. Bốn loại niệm trú, gọi là công hạnh của Phật. Bốn niệm trú này, có hành tướng sở duyên, đều không có giới hạn, cho nên gọi là vô biên, không dấu tích từ đâu hướng đến, dấu tích nghĩa là dấu vết bàn chân, tức là dụ cho phiền não. Nếu các phiền não chưa đoạn trừ biết khắp, thì lúc ấy hướng về nẻo ác trong ba cõi; các phiền não đã đoạn trừ biết khắp, cho nên không còn hướng về nơi nào nữa.

Những mạng lưới không thể giăng ra,
Ái không còn nơi nào nuôi dưỡng,
Công hạnh của Phật không giới hạn,
Không dấu tích từ đâu hướng đến.

Những mạng lưới không thể giăng ra, mạng lưới tức là dụ cho ái. Như Đức Thế Tôn dạy: "Ta nói lưới ái giăng ra che phủ khắp nơi. Nếu như ái chưa đoạn trừ biết khắp, thì có thể mạng lưới sẽ giăng ra khắp ba cõi. Ái đã đoạn trừ biết khắp, cho nên không thể giăng ra được".

Ái không còn nơi nào nuôi dưỡng, nếu ái chưa đoạn trừ biết khắp, thì có thể nuôi dưỡng hướng đến ba cõi. Đã đoạn trừ diệt biết khắp, cho nên không còn gì nuôi dưỡng hướng đến. Nghĩa của nửa sau trong bài tụng, như trước đã nói:

Xe đã hư hoại-dây đã đứt,
Chảy băng băng cùng với tùy hành,
Vượt qua hào sâu của thế gian,
Chỉ riêng Phật xưng là Phạm chí.

Xe đã hư hoại-dây đã đứt, chảy băng băng cùng với tùy hành: Xe là dụ cho ngã mạn, dây là dụ cho ái. Như chiếc xe chuyên chở đồ vật, bởi vì chiếc xe vốn nó đã cao, dùng dây buộc chặt để giữ lại, đi xa thì có nơi đến; hữu tình cũng như vậy, bởi vì mạn vốn nó đã cao, mà do ái buộc chặt để giữ lại, lưu chuyển trong sinh tử. Chảy băng băng tức là dụ cho tất cả phiền não. Tùy hành là dụ cho tầm-tứ tương ưng với phiền não. Đã đoạn biết khắp mạn ái là những phiền não tương ưng với tầm-tứ, gọi là đã đoạn trừ hư hoại. Vượt qua hào sâu, hào sâu là dụ cho vô minh, đã đoạn trừ biết khắp cho nên gọi là vượt qua. Như Đức Thế Tôn dạy: "Đến đâu thì gọi là đã vượt qua hào sâu? Đó là đã đoạn trừ biết khắp vô minh". Đối với thế gian chỉ riêng Phật xưng là Phạm chí, nghĩa giải thích như trước. Đối với các thế gian, chỉ riêng Phật được tôn xưng là bậc vô Thượng Giác, là bậc Phạm chí chân thật, mới có năng lực vĩnh viễn diệt trừ những ác pháp vốn có.

Một nguồn chảy-hai dòng nước xoáy,
Ba cấu trược-năm loại lưu chuyển,
Biển mênh mông-mười hai đèo cao,
Mâu Ni đều đã vượt qua hết.

Một nguồn chảy là dụ cho vô minh, vốn là gốc rễ của sinh tử. Như Đức Thế Tôn dạy:

Tất cả các nẻo ác khổ đau,
Đời hiện tại và đời vị lai,
Đều do vô minh làm gốc rễ,
Các loại dục tham cùng giúp đỡ.

Hai dòng nước xoáy, tức là dụ cho danh sắc, hữu tình ở trong đó khó mà thoát ra được. Ba cấu trược, đó là tham sân si. Năm loại lưu chuyển tức là dụ cho năm thú, hữu tình ở trong đó luôn luôn lưu chuyển bất tận. Biển mênh mông là dụ cho sáu nội xứ. Mười hai đèo cao, tức là mười hai tướng, đây là dụ cho sáu nội xứ và sáu ngoại xứ. Đèo cao là hầm hố nguy hiểm, dụ cho các phiền não. Mâu Ni đều đã vượt qua hết, Mâu Ni có hai, đó là học và vô học. Học là đang vượt qua tất cả mọi thứ kia, vô học là đã vượt qua tất cả mọi thứ kia.

Không tin tưởng-không biết ân tình,
Đoạn thân thiết không chốn dung thân,
Luôn luôn hy vọng thay đổi hết,
Chính là bậc trượng phu cao nhất.

Không tin tưởng, đó là A-la-hán đối với Tam bảo-Tứ đế đều tự mình chứng biết, không phải là tin theo người khác nói. Không biết ân tình, ân tình đó là hữu vi, vốn có tác dụng; Niết bàn gọi là không ân tình, các bậc A-la-hán có trí kiến tốt đẹp, vốn biết là không phải ân tình, cho nên gọi là không biết ân tình. Đoạn thân thiết, thân thiết nghĩa là nối tiếp. Ở đây có hai loại:

1. Cõi Dục và cõi Sắc nối tiếp nhau.

2. Cõi Sắc và cõi Vô sắc nối tiếp nhau.

Bậc A-la-hán ấy xa lìa sự nối tiếp nhau này, cho nên gọi là đoạn thân thiết. Không chốn dung thân, nghĩa là bậc A-la-hán xa lìa sự nối tiếp nhau, cho nên ở trong ba cõi không có nơi tiếp nhận sinh ra. Luôn luôn hy vọng thay đổi hết: Hy vọng có hai loại, một là hy vọng về tài sản địa vị, hai là hy vọng về thọ mạng. Bậc A-la-hán ấy đối với hai loại này, đã đoạn trừ biết khắp, cho nên gọi là thay đổi hết, tức là nghĩa của sự từ bỏ tâm lý luôn luôn hy vọng. Chính là bậc trượng phi cao nhất, đó là bậc A-la-hán đạt được công đức bậc nhất-tốt đẹp nhất-cao nhất đã nói trước đây. Vì vậy gọi là cao nhất-tốt đẹp nhất-đứng bậc nhất trong hàng trượng phu.

Ba mươi sáu dòng chảy băng băng,
Do ý dẫn dắt càng thâm mạnh,
Hạng ác kiến điều khiển rong ruổi,
Phân biệt vướng mắc nơi nương tựa.

Ba mươi sáu dòng chảy băng băng, là dụ cho ba mươi sáu hành ái. Do ý dẫn dắt, nghĩa là ý làm nơi quy tụ, do ý mà sinh khởi, là chủng loại thuộc về ý. Càng thêm mạnh, đó là nhanh chóng tròn đầy đến mức cao nhất. Hạng ác kiến, đó là những ngoại đạo, học điều khiển rong ruổi theo điều này, hướng đến nẻo dữ của địa ngục-ngạ quỷ-súc sinh, cho nên gọi là điều khiển rong ruổi. Phân biệt thì đó là ba loại phân biệt:

1. Phân biệt vì dục

2. Phân biệt vì giận dữ.

3. Phân biệt vì tổn hại. Vướng mắc nơi nương tựa, vướng mắc nghĩa là tham dục-giận dữ-ngu si. Dựa vào đây dấy khởi kia, cho nên gọi là nơi nương tựa,

Bỏ ác hạnh của thân, và ác hạnh của ngữ,
Bỏ ác hạnh của ý, và những lỗi lầm khác.

Bỏ ác hạnh của thân, đó là đoạn trừ ba ác của thân. Và ác hạnh của ngữ, đó là đoạn trừ bốn ác hạnh của ngữ. Bỏ ác hạnh của ý, đó là đoạn trừ ba ác hạnh của ý. Và những lỗi lầm khác, đó là đoạn trừ mười loại ác hành trước và những lỗi lầm khác.

Ông đối với những điều thấy nghe,
Chỉ có những điều đã thấy nghe,
Và đối với những điều hiểu biết,
Chỉ có những điều đã hiểu biết.
Bởi vì ông chỉ có như vậy,
Không có đây kia và xa gần,
Cũng không có khoảng giữa hai bên,
Thì đến giới hạn của khổ đau.

Hai tụng như vậy là tụng lại trong kinh: "Đức Phật bảo với Đại Mẫu: Ông đối với điều đã thấy, chỉ có điều đã thấy; ông đối với điều đã nghe, chỉ có điều đã nghe, ông đối với điều đã hiểu, chỉ có điều đã hiểu; ông đối với điều đã biết, chỉ có điều đã biết. Bởi vì ông chỉ có những điều đã thấy nghe…, cho nên ông không có nơi này, cho nên ông không có nơi kia; vì ông không có nơi kia, cho nên ông không có xa-không có gần, không khoảng giữa hai bên. Bởi vì nhân duyên này, cho nên đến giới hạn của khổ đau"

Trong này, nhãn thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, gọi là đã thấy. Có lúc đối với điều đã không thấy, chỉ có điều đã thấy; có lúc đối với điều đã thấy mà không phải là chỉ có điều đã thấy; ai đối với điều đã thấy, chỉ có điều đã thấy? Đó là đối với nhãn thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà không dấy khởi phiền não. Ai đối với điều đã thấy mà không phải là chỉ có điều đã thấy? Đó là đối với nhãn thức đã tiếp nhận, đã rõ ràng mà dấy khởi các phiền não. Nhĩ thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, gọi là đã nghe. Có lúc đối với điều đã nghe, chỉ có đã nghe; có lúc đối với điều đã nghe mà không phải là chỉ có điều đã nghe. Ai đối với điều đã nghe, chỉ có điều đã nghe? Đó là đối với nhĩ thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà không dấy khởi phiền não. Ai đối với điều đã nghe mà không phải là chỉ có điều đã nghe? Đó là đối với nhĩ thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng mà dấy khởi các phiền não. Ba thức tỷ-thiệt-thân đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, gọi là đã hiểu. Có lúc đối với điều đã hiểu, chỉ có điều đã hiểu; có lúc đối với điều mà không phải là chỉ có đã hiểu. Ai đối với điều đã hiểu, chỉ có điều đã hiểu? Đó là đối với ba thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà dấy khởi phiền não. Ai đối với điều đã hiểu mà không phải là chỉ có điều đã hiểu? Đó là đối với ba thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà dấy khởi các phiền não. Ý thức đã tiếp nhận đã phân biệt rõ ràng, gọi là đã biết. Có lúc đối với điều đã biết, chỉ có điều đã biết; có lúc đối với điều đã biết mà không phải là chỉ có điều đã biết. Ai đối với điều đã biết, chỉ có điều đã biết? Đó là đối với ý thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà không dấy khởi phiền não. Ai đối với điều đã biết mà không phải là chỉ có điều đã biết? Đó là đối với ý thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà dấy khởi các phiền não. Bởi vì người ấy đối với những điều đã thấynghe-hiểu-biết, chỉ có những điều đã thấy-nghe-hiểu-biết, mà không dấy khởi phiền não, cho nên không có nơi này, nghĩa là không dấy khởi tâm lý kiêu mạn-cao ngạo-đề cao mình-mạnh mẽ quyết đoán. Bởi vì không có nơi này cho nên không có nơi kia, nghĩa là không dấy khởi tham-sân-si. Bởi vì không có nơi kia cho nên không có xa-không có gần, không có khoảng giữa hai bên, nghĩa là đối với cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, đều không còn nơi sinh ra. Dựa vào lý như vậy, thì đến được giới hạn của khổ đau. Khổ đau đó là năm thủ uẩn, giới hạn của khổ đau này tức là rời bỏ tất cả mọi nơi nương tựa, ái không còn-lìa xa nhiễm trước-vĩnh viễn diệt hết đến nơi Niết bàn.

Giống như Y-nê và Mê-nê,
Đạp-phô cùng với Đạt-điệp-phô,
Đừng mong nên vui với tịch lặng,
Lìa hết đến giới hạn khổ đau.

Một tụng như vậy là hiển bày lại trong kinh: "Đức Phật vì hai vị vua hộ thế mà phát ra ngôn ngữ Miệt-lệ-xa để thuyết giảng về bốn Thánh đế…, hai vị vua liền lĩnh hội được."

Y-nê là hiển bày Thánh đế về khổ, Mê-nê là hiển bảy Thánh đế về tập, Đạo-phô là hiển bày Thánh đế về Diệt, Đạt-điệp-phô là hiển bày Thánh đế về Đạo. Đừng mong là khuyên nhủ hai vị vua ấy đừng mong cầu đến cõi Dục-cõi Sắc và cõi vô sắc. Nên vui với, là khuyên nhủ hai vị vua ấy nếu nghe Đức Phật chứng pháp Bồ đề, thì cố gắng giảng giải về tăng tu tập diệu hạnh là Sắc vô thường, Thọ-Tưởng-Hành-Thức vô thường, khéo léo thiết lập về khổ đế, khéo léo thiết lập về TậpDiệt-Đạo đế, nên sinh tâm hoan hỷ. Nên tịch lặng, là khuyên nhủ hai vị vua ấy nếu lúc tham sân si dấy khởi, thì nên tịch lặng tất cả-tịch lặng đến mức cao nhất-tịch lặng đến tận cùng. Nên lìa hết, là khuyến khích tâm hai vị vua ấy nên lìa xa cõi Dục-Cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đến giới hạn khổ đau, đó là hai vị vua ấy nếu có thể như vậy, thì đến được giới hạn của khổ đau. Giới hạn của khổ đau thì nghĩa như trước đã nói.

Biết thân như bọt nước tụ tập,
Cũng hiểu rõ như hơi nắng tỏa,
Đoạn trừ hoa đốm bay huyễn ảo,
Không thấy sứ giả của vua chết.

Biết thân như bọt nước tụ tập: Đó là biết đúng như thật thân giống như bọt nước tụ tập, không có sức lực-trống rỗng yếu kém không thể nắm giữ được. Cũng hiểu rõ như hơi nắng tỏa: Đó là hiểu đúng như thật thân giống như hơi năng nóng tỏa ra, là nhân tố sinh ra nóng bức phiền muộn, chuyển dịch không dừng lại. Đoạn trừ hoa đốm bay huyễn ảo: Hoa đốm tụ cho cha, ma có bốn loại, đó là ma phiền não-ma uẩn-ma chết-ma cõi trời Tự tại. Nên biết rằng trong này nói đến là ma phiền não. Do kiến mà đoạn trừ, thì gọi là ma hoa; do tu mà đoạn trừ, thì gọi là ma nhỏ. Đối với các loại ấy vĩnh vĩnh đoạn trừ rời bỏ gọi là đoạn tuyệt. Không thấy sứ giả của vua chết: Vô thường luôn luôn hủy diệt, gọi nó là vua chết. Lão-bệnh đuổi thao bức bách, gọi là sứ giả của vua chết.

Quán sát an trú hiểu gần-xa,
Nên vui mừng không còn các nghiệp,
Biết cuộc đời có hưng-có suy,
Tâm thiện giải thoát khắp mọi nơi.

Quán sát an trú, đó là nên quán sát. An trú có ba loại:

1. Không.

2. Vô nguyện.

3. Vô tướng.

Hiểu gần-xa, hiểu nghĩa là tuệ giác, thông minh đầy đủ tất cả, đối với nội cảnh và ngoại cảnh, thuận theo đích thực mà sinh khởi. Nên vui mừng, nghĩa là nếu nghe thuyết giảng về pháp chứng ngộ Bồ-đề của Đức Phật, thì cố gắng giảng giải về Tăng tu tập diệu hạnh là Sắc vô thường, Thọ-Tưởng-HànhThức vô thường, khéo léo thiết lập khổ đế, khéo léo thiết lập Tập-Diệt-Đạo đế, nên sinh tâm hoan hỷ. Không còn các nghiệp, đó là không thành tựu, có thể cảm được nghiệp thân-ngữ-ý của đời vị lai. Biết cuộc đời có hưng-có suy; Biết nghĩa là thông hiểu rõ ràng.

Cuộc đời, nghĩa là năm thủ uẩn. Hưng suy, nghĩa là sinh-diệt. Tức là nghĩa của sự tùy thuận quán sát năm uẩn hữu lậu có phát khởi và hủy diệt. Tâm thiện, đó là tâm quyết trạch-tâm thiện xảotâm điều hòa mềm mỏng. Giải thoát khắp mọi nơi, nghĩa là đối với các cõi-các hữu-các sinh, đã giải thoát-giải thoát khắp nơi-giải thoát đến cuối cùng.

Tuy thoát ra mà lại rơi rụng,
Tham ăn uống vẫn còn trở lại,
Được yên ổn vẫn thích vui sướng,
Nhờ vào vui đến nơi vui hơn.

Tuy thoát ra, đó là các ngoại đạo, tuy thoát ra ngoài cõi Dục mà vẫn còn rơi rụng. Mà lại rơi rụng, đó là ngoại đạo còn rơi rụng sinh vào cõi Sắc-cõi Vô sắc, và rơi vào tâm lý tham lam thọ sinh các cõi ấy.

Tham ăn uống vẫn còn trở lại: Đó là ngoại đạo đối với năm kiết thuận phần dưới, tuy đoạn được phần ít, mà còn lại rất nhiều, cho nên về sau nhất định dấy khởi tham, sinh trở lại cõi Dục. Được yên ổn, yên ổn đó là cảnh giới Hữu dư y Niết bàn, các bậc A-la-hán đã chứng cho nên gọi là được. Vẫn thích vui sướng, vui sướng đó là cảnh giới vô dư y Niết bàn, các bậc A-la-hán luôn luôn ngưỡng mộ và ưa thích cho nên gọi là thích. Nhờ vào vui đến nơi vui hơn: Đó là nhờ vào niềm vui đối với đạo, đến với niềm vui của cảnh giới Niết bàn.

Không có gốc rễ ở phần đất,
Không có lá cũng không có cành,
Người dũng mãnh cởi bỏ ràng buộc,
Ai lại tùy ý mà chê bai?

Gốc rễ là dụ cho hữu-thủ-thức. Phần tất là dục cho bốn thức trú. Như Đức Thế Tôn dạy: "Năm chủng tử là biểu hiện về bốn thức trú". Lá là dụ cho ngã mạn. Như đức Thế Tôn dạy: "Tại sao phải đốt lá? Nghĩa là ngã mạn đã đoạn trừ-đã biết khắp." Cành là dụ cho ái. Như Đức Thế Tôn dạy:

Trong cung điện năm màu tuyệt diệu,
Nếu như có cành ái sinh ra,
Mâu Ni thấy cành ái sinh ra,
Dùng kiếm tuệ nhanh chóng đoạn trừ.

Các vị A-la-hán, ở trong bốn thức trú, không có thức hữu-thủ dắt dẫn nhân quả dị thục đời sau, không có mạn-không có ái, cho nên nói là không có gốc rễ ở phần đất-không có lá cũng không có cành. Người dũng mạnh, đó là bậc A-la-hán thành tựu, vốn có năng lực thành tựu pháp dũng mãnh, cho nên cũng gọi là người dũng mãnh. Cởi bỏ ràng buộc, ràng buộc có ba loại, đó là tham sân si. Bậc A-la-hán đối với ràng buộc này, đã giải thoát-giải thoát khắp nơi-giải thoát đến cuối cùng. Ai lại tùy ý mà chế bai: Nghĩa là loại Bổ-đặc-già-la như vậy, chỉ thuận theo ca ngợi chứ không nên chê bai. Nếu như dẫn đến chê bai khinh rẻ, thì nhận chịu vô số tội lỗi, bởi vì làm tổn hại đến ruộng phước chân thật của thế gian. Như đức Thế Tôn dạy:

Nếu như đáng chê mà lại khen,
Và đáng ca ngợi mà chê bai,
Miệng người kia tụ tập tai họa,
Chắc chắn không thể nào an lạc.


[Đầu trang][Mục lục bộ A-Tỳ-Đàm][Mục lục tổng quát]