TẠNG LUẬN
SỐ 1605 - LUẬN ĐẠI THỪA A-TỲ-ĐẠT-MA TẬP
Tác giả: Bồ-tát Vô Trước Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang đời Đường
Bản sự và quyết trạch, Mỗi phần có bốn thứ,
Ba pháp nhiếp nên thành, Đế pháp được luận nghị. Bao nhiêu nhân chấp tướng, Kiến lập và thứ lớp,
Nghĩa, Dụ, phân biệt rộng, Nhóm tụng chung nên biết.
Uẩn, Giới, Xứ, mỗi thứ có bao nhiêu pháp? Uẩn có năm pháp:
1. Sắc uẩn.
2. Thọ uẩn.
3. Tưởng uẩn.
4. Hành uẩn.
5. Thức uẩn.
Giới có mười tám pháp:
1. Nhãn giới.
2. Sắc giới.
3. Nhãn thức giới.
4. Nhĩ giới.
5. Thanh giới.
6. Nhĩ thức giới.
7. Tỷ giới.
8. Hương giới.
9. Tỷ thức giới.
10. Thiệt giới.
11. Vị giới.
12. Thiệt thức giới.
13. Thân giới.
14. Xúc giới.
15. Thân thức giới.
16. Ý giới.
17. Pháp giới.
18. Ý thức giới.
-Xứ có mười hai thứ:
1. Nhãn xứ.
2. Sắc xứ.
3. Nhĩ xứ.
4. Thanh xứ.
5. Tỷ xứ.
6. Hương xứ.
7. Thiệt xứ.
8. Vị xứ.
9. Thân xứ.
10. Xúc xứ.
11. Ý xứ.
12. Pháp xứ.
Vì sao uẩn chỉ có năm thứ? Vì để hiển bày năm thứ ngã sự (việc của ngã):
1. Thân cụ ngã sự (sự việc của ngã có đủ ở thân).
2. Thọ dụng ngã sự (việc của ngã thọ dụng).
3. Ngôn thuyết ngã sự (việc của ngã về ngôn thuyết).
4. Tạo tác nhất thiết pháp phi pháp ngã sự (việc của ngã tạo tác tất cả pháp phi pháp).
5. Bỉ sở y chỉ ngã tự thể sự.
Vì sao giới chỉ có mười tám thứ? Vì thân cụ v.v… có thể trì sáu hạnh nơi tánh thọ dụng của quá khứ và hiện tại.
Vì sao xứ chỉ có mười hai thứ? Vì chỉ do thân cụ ngã sự có thể cùng với sáu hạnh thọ dụng của vị lai làm môn sinh trưởng.
Vì sao gọi là thủ uẩn? Vì chấp hợp nên gọi là thủ uẩn. Thế nào là thủ? Là tất cả dục tham trong các uẩn.
Vì sao dục tham gọi là thủ? Là vì đối với vị lai và hiện tại, các uẩn có thể dẫn mà không buông xả. Mong cầu vị lai nhiễm chấp, hiện tại dục tham, gọi là Thủ.
Tại sao giới xứ gọi là hữu thủ pháp? Phải biết như đã nói về uẩn.
Sắc uẩn có tướng gì? Tướng biến hiện là tướng sắc. Tướng nầy có hai thứ:
1. Xúc đối biến hoại.
2. Nơi chốn thị hiện.
Xúc đối biến hoại là gì? Là do tay chân, đất đá, dao gậy, lạnh nóng, đói khát, muỗi mòng, rắn rết, khi đối xúc thì liền biến hoại.
Nơi chốn thị hiện là gì? Là do nơi chốn có thể hiện tướng, thị hiện sắc như vậy như vậy. Sắc như vậy như vậy hoặc do tâm định, hoặc do tâm bất định tầm tư tương ưng với các tướng trong tưởng tượng.
Thọ uẩn có tướng gì? Tướng lãnh nạp là tướng của thọ, lãnh nạp các quả dị thục của nghiệp tịnh và nghiệp bất tịnh.
Tưởng uẩn có tướng gì? Tướng rõ ràng trong tưởng tượng là tướng của tưởng, do tưởng mà vạch vẽ các thứ pháp tượng tương tự, tùy nghĩa thấy nghe hiểu biết mà khởi nói năng.
Hành uẩn có tướng gì? Tướng tạo tác là tướng hành. Do hành khiến cho tâm tạo tác đối với phẩm Thiện, phẩm Bất thiện và phẩm Vô ký, trong đó sai khiến tâm.
Thức uẩn có tướng gì? Tướng phân biệt nhận biết là tướng của thức, vì thức mà phân biệt các thứ cảnh giới của sắc thanh hương vị xúc pháp.
Nhãn giới có tướng gì? Là nhãn từng hiện thấy sắc, và hạt giống chứa nhóm dị thục nơi thức A-lại-da nầy, là tướng của nhãn giới. Như nhãn giới, tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý giới cũng vậy.
Sắc giới có tướng gì? Là sắc, nhãn từng hiện thấy, và nhãn giới đối với sắc nầy tăng thượng, đó là tướng của sắc giới. Như sắc giới, tướng của thanh, hương, vị, xúc và pháp giới cũng vậy.
Nhãn thức giới có tướng gì? Là nương vào nhãn duyên sắc, tương tự sắc mà phân biệt rõ, và hạt giống chứa nhóm trong thức A-lại-da nầy là tướng của nhãn thức giới. Cũng như tướng của nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức giới cũng vậy.
Xứ có tướng gì? Phải biết cũng như giới, tùy theo thích ứng của nó.
Làm sao kiến lập sắc uẩn? Là tất cả sắc, hoặc là bốn đại chủng và do bốn Đại chủng tạo ra.
Thế nào là bốn đại chủng? Là Địa giới, Thủy giới, Hoả giới và Phong giới.
Thế nào là địa giới? Là tánh cứng chắc. Thế nào là thủy giới? Là tánh ướt chảy. Thế nào là hoả giới? Là tánh ấm nóng.
Thế nào là phong giới? Là tánh động như nhẹ nhàng v.v…
Thế nào là sắc được tạo? Là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, một phần sắc, thanh, hương, vị, phần xúc và sắc thuộc về pháp xứ.
Thế nào là nhãn căn? Là bốn Đại chủng đã tạo nhãn thức, chỗ nương của sắc thanh tịnh.
Thế nào là nhĩ căn? Là bốn Đại chủng đã tạo nhĩ thức, chỗ nương của sắc thanh tịnh.
Thế nào là tỷ căn? Là bốn Đại chủng đã tạo tỷ thức, chỗ nương của sắc thanh tịnh.
Thế nào là thiệt căn? Là bốn Đại chủng đã tạo thiệt thức, chỗ nương của sắc thanh tịnh.
Thế nào là thân căn? Là bốn Đại chủng đã tạo thân thức, chỗ nương của sắc thanh tịnh.
Thế nào là sắc? Là bốn Đại chủng đã tạo nhãn căn và đã hiện hành nghĩa, là sanh vàng đỏ trắng dài ngắn vuông tròn, thô tế, cao thấp, chánh, bất chánh, ánh sáng, bóng ảnh, tối sáng, mây khói, sương bụi, sắc xa, sắc biểu hiện và sắc không nhất hiển. Sắc nầy lại có ba thứ, là sắc diệu, sắc không diệu và sắc có cả hai.
Thế nào là thanh? Là bốn Đại chủng đã tạo nhĩ căn và đã chấp lấy nghĩa, hoặc hợp ý hoặc không hợp ý, hoặc cùng có cả hai, hoặc chấp thọ Đại chủng làm nhân, hoặc không chấp thọ Đại chủng làm nhân, hoặc cùng với chủng làm nhân, hoặc là chỗ thành tựu tột bực của thế gian, hoặc dẫn đến sự thành tựu, hoặc Biến kế đã khởi, hoặc sự thâu nhiếp của thánh ngôn, hoặc sự thâu nhiếp của phi thánh ngôn.
Thế nào là hương? Là bốn Đại chủng đã tạo tỷ căn và chỗ chấp lấy nghĩa, là hương tốt, hương xấu, hương bình đẳng, hương cùng sinh, hương hòa hợp và hương thay đổi.
Thế nào là vị? Là bốn Đại chủng đã tạo thiệt căn và đã chấp lấy nghĩa, là đắng chua ngọt cay mặn nhạt, hoặc vừa ý hoặc không vừa ý, hoặc có cả hai, hoặc cùng sinh, hoặc hòa hợp, hoặc đổi khác.
Thế nào là một phần của xúc? Là bốn Đại chủng đã tạo thân căn và chấp lấy nghĩa, là có tánh trơn, tánh nhám, tánh nhẹ, tánh nặng, tánh mềm, tánh hoãn, gấp, lạnh, đói, khát, no, sức yếu, buồn bực, ngứa, dính, bệnh, già chết, mệt, thở, mạnh mẽ.
Thế nào là sắc thuộc về pháp xứ? Có năm thứ phải biết, là cực lược sắc, cực huỳnh sắc, thọ sở dẫn sắc, biến kế sở khởi sắc và định tự tại sở sinh sắc.
Thế nào là kiến lập thọ uẩn? Là sáu thọ thân:
1. Thọ do nhãn xúc sinh.
2. Thọ do nhĩ xúc sinh.
3. Thọ do tỷ xúc sinh.
4. Thọ do thiệt xúc sinh.
5. Thọ do thân xúc sinh.
6. Thọ do ý xúc sinh.
Sáu thọ thân như vậy, hoặc vui hoặc khổ, hoặc không khổ không vui. Lại có thân thọ vui, thân thọ khổ, thân thọ không vui không khổ, thân thọ không khổ không vui, tâm thọ vui, tâm thọ khổ, tâm thọ không vui không khổ. Lại có thọ vui hữu vị, thọ khổ hữu vị, thọ hữu vị không khổ không vui, thọ vui vô vị, thọ khổ vô vị, thọ vô vị không khổ không vui.
Lại có thọ lạc dựa vào đam mê, thọ khổ dựa vào đam mê, thọ không khổ không vui dựa vào đam mê, thọ vui dựa vào xuất ly, thọ khổ dựa vào xuất ly, thọ không khổ không vui dựa vào xuất ly thọ.
Thế nào là thân thọ? Là năm thức tương ưng với thọ. Thế nào là tâm thọ? Là ý thức tương ưng với thọ.
Thế nào là thọ hữu vị? Là tự thể ái tương ưng với thọ. Thế nào là thọ vô vị? Là ái nầy không tương ưng với thọ.
Thế nào là thọ dựa vào đam mê? Là năm dục ái hấp dẫn tương ưng với thọ.
Thế nào là thọ dựa vào xuất ly? Là ái nầy không tương ưng với thọ.
Thế nào là kiến lập tưởng uẩn? Là sáu tưởng thân:
1. Tưởng do nhãn xúc sinh.
2. Tưởng do nhĩ xúc sinh.
3. Tưởng do tỷ xúc sinh.
4. Tưởng do thiệt xúc sinh.
5. Tưởng do thân xúc sinh.
6. Tưởng do ý xúc sinh.
Do tưởng nầy, hoặc biết rõ có tướng, hoặc biết rõ vô tướng, hoặc biết rõ về nhỏ, hoặc biết rõ về lớn, hoặc biết rõ vô lượng, hoặc biết rõ về Vô thiểu sở hữu xứ, Vô sở hữu xứ.
Thế nào là tưởng của hữu tướng? Là trừ lời nói bất thiện ở định Vô Tưởng, định tưởng Hữu Đảnh và các tưởng khác.
Thế nào là tưởng của vô tướng? Là các tưởng còn lại. Thế nào là tưởng nhỏ? Là có thể biết rõ tưởng cõi Dục. Thế nào là tưởng lớn? Là có thể biết rõ tưởng cõi Sắc.
Thế nào là tưởng vô lượng? Là có thể biết rõ tưởng Không vô biên xứ và tưởng Thức vô biên xứ.
Thế nào là Vô thiểu sở hữu Vô sở hữu xứ tưởng? Là có thể biết rõ Vô sở hữu xứ tưởng.
Thế nào là kiến lập hành uẩn? Là sáu tư thân:
1. Tư do nhãn xúc sinh.
2. Tư do nhĩ xúc sinh.
3. Tư do tỷ xúc sinh.
4. Tư do thiệt xúc sinh.
5. Tư do thân xúc sinh.
6. Tư do ý xúc sinh.
Do tư nầy mà tư duy tạo tác các thiện, suy nghĩ tạo tác tạp nhiễm, tư duy tạo tác phần vị sai khác. Lại nữa, ngay trên tư nầy mà trừ thọ, tưởng, các pháp tâm sở và tâm bất tương ưng hành khác, gọi chung là hành uẩn.
Những gì gọi là các pháp tâm sở khác? Là tác ý, xúc, dục, thắng giải, niệm, Tam-ma-địa, tuệ, tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô si, cần, an, không buông lung, xả, bất hại, tham, sân, mạn, vô minh, nghi, Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến, phẫn, hận, phú, não, tật, san, cuống, siểm, kiêu, hại, vô tàm. Vô quí, hôn trầm, trạo cử, bất tín, biếng nhác, buông lung, thất niệm, bất chánh tri, tán loạn, ngủ nghỉ, ố tác, tầm tứ.
Thế nào là tư? Là đối với tâm tạo tác, ý nghiệp làm thể, trong ba phẩm thiện bất thiện vô ký, sai khiến tâm tạo nghiệp.
Thế nào là tác ý? Là phát động tâm làm thể, đối với cảnh của đối tượng duyên giữ tâm làm nghiệp.
Thế nào là xúc? Là nương vào ba hòa hợp, các căn thay đổi phân biệt làm thể, thọ sở y làm nghiệp.
Thế nào là dục? Là đối với các việc vui, dục kia phát khởi sự tạo tác mong cầu làm thể, nghiệp là chỗ nương của chánh cần.
Thế nào là thắng giải? Là đối với các sự quyết định tùy đã quyết định, ấn trì làm thể, không thể dẫn chuyển làm nghiệp.
Những gì là niệm? Là các sự tập quen khiến cho tâm nhớ rõ không quên làm thể, không tán loạn làm nghiệp.
Những gì là Tam-ma-địa? Là đối với quán sự, khiến cho tâm chuyên một cảnh làm thể, nghiệp là chỗ nương của trí.
Những gì là tuệ? Là đối với sự được quán, chọn lựa pháp làm thể, dứt nghi làm nghiệp.
Thế nào là tín? Là đối với có thể, có đức, có khả năng nhẫn, có thể hy vọng thanh tịnh làm thể, nghiệp là chỗ nương của lạc dục.
Thế nào là tàm (hổ)? Là đối với các tội ác hổ thẹn với chính mình làm thể, nghiệp là chỗ nương của của sự dứt bỏ hành vi ác.
Thế nào là quí (thẹn) là đối với các tội ác hổ thẹn với người khác làm thể, nghiệp như tàm.
Thế nào là vô tham? Là đối với hữu và vật dụng của hữu không mê đắm làm thể, nghiệp là chỗ nương của hành vi ác không chuyển.
Thế nào là vô sân? Là đối với các hữu tình khổ và khổ cụ, không có giận dữ làm thể, nghiệp là chỗ nương của hành vi ác không chuyển.
Thế nào là vô si? Là do báo, giáo, chứng, trí quyết định lựa chọn làm thể, nghiệp là chỗ nương của hành vi ác không chuyển.
Thế nào là cần? Là tâm mạnh mẽ làm thể, hoặc mặc áo giáp, hoặc gia hạnh, hoặc không thấp kém, hoặc không lui sụt, hoặc không đầy đủ, thành tựu phẩm mãn thiện sai khác làm nghiệp.
Thế nào là an? Là ngừng dứt thân tâm thô nặng, thân tâm điều phục thông suốt làm thể, dứt trừ tất cả chướng ngại làm nghiệp.
Thế nào là không buông lung? Là nương vào chánh cần, vô tham, vô sân, vô si tu các pháp thiện, đối với tâm ngăn ngừa các pháp hữu lậu làm thể, nghiệp là chỗ nương của sự thành tựu tất cả phước thế gian, xuất thế gian.
Thế nào là xả? Là nương vào chánh cần, vô tham, vô sân, vô si, cùng trụ tạp nhiễm trái nhau, tâm tánh bình đẳng, tâm tánh ngay thẳng, tâm trụ tánh vô công dụng làm thể, nghiệp là chỗ nương của sự không dung chứa tạp nhiễm.
Thế nào là bất hại? Là một phần của gốc lành vô sân, tâm thương xót làm thể, nghiệp là chỗ nương của không tổn não.
Thế nào là tham? Là ái ở ba cõi làm thể, nghiệp là chỗ nương của sinh nhiều khổ.
Thế nào là sân? Là đối với hữu tình khổ và vật dụng khổ, tâm giận dữ làm thể, nghiệp là chỗ nương của trụ hành vi ác không an ổn.
Thế nào là mạn? Là nương vào Tát-ca-da kiến (thân kiến), tâm cao ngạo làm thể, nghiệp là chỗ nương của bất kính, sinh khổ.
Thế nào là vô minh? Là vô tri cõi làm thể, nghiệp là chỗ nương của tà quyết định và nghi tạp sinh khởi trong các pháp.
Thế nào là nghi? Là đối với đế, do dự làm thể, nghiệp là chỗ nương của phẩm thiện bất sinh.
Thế nào là Tát-ca-da kiến? Là đối với năm thủ uẩn v.v… tùy theo quán mà chấp ngã và ngã sở, các chấp chặt về nhãn, dục, giác, quán, làm thể, nghiệp là chỗ nương của tất cả kiến thú.
Thế nào là biên chấp kiến? Là đối với năm thủ uẩn v.v… tùy theo quán chấp hoặc đoạn hoặc thường, các thứ các chấp chặt về nhẫn, dục, giác, quán, làm thể, nghiệp làm hạnh xuất ly trong xứ chướng.
Thế nào là kiến thủ? Là đối với năm thủ uẩn… của các kiến và chỗ nương của kiến, tùy theo quán mà chấp làm tối, làm thắng, làm thượng, làm diệu, các chấp chặt về nhẫn, dục, giác, quán, làm thể, nghiệp làm chỗ nương của chấp không chánh kiến.
Thế nào là giới cấm thủ? Là đối với các giới cấm và chỗ nương năm thủ uẩn… của giới cấm, tùy quán chấp làm thanh tịnh, làm giải thoát, làm xuất ly, các thứ chấp chặt về nhẫn, dục, giác, quán, làm thể, nghiệp làm chỗ nương của sự lao nhọc mà không có quả.
Thế nào là tà kiến? Là chê bai nhân, quả, hoặc chê bai tác dụng, hoặc hoại sự thật, hoặc tà phân biệt, các thứ chấp chặt về nhẫn, dục, giác, quán, làm thể, dứt gốc lành làm nghiệp, và chỗ nương vững chắc của căn bất thiện làm nghiệp, bất thiện sinh khởi làm nghiệp, thiện không sinh khởi làm nghiệp.
Năm kiến như vậy, có bao nhiêu kiến tăng ích, bao nhiêu kiến tổn giảm? Có bốn kiến tăng ích, là đối với tự tánh tăng ích và sai khác của cảnh sở tri, là tăng ích thứ nhất và thanh tịnh trong các kiến.
Phần nhiều là kiến tổn giảm, chấp tất cả các kiến ở tiền tế và hậu tế.
Đối với năm thứ nầy có bao nhiêu chỗ thâu nhiếp của kiến? Là hoặc hai hoặc tất cả. Tức đối với chỗ có các kiến với sự việc không thể ghi chép. Các kiến đó đối với năm thứ nầy có bao nhiêu chỗ thâu nhiếp của kiến? Hoặc hai, hoặc tất cả.
Đức Bạc-già-phạm quán lỗi gì đối với uẩn, giới, xứ, dùng năm thứ tướng không phải chê bai chấp ngã? Do quán nhiếp thọ Tát-ca-da kiến kia nên có năm thứ lỗi, là lỗi dị tướng, lỗi vô thường, lỗi không tự tại, lỗi vô thân, lỗi không do công dụng giải thoát.
Đối với năm thủ uẩn có hai mươi câu Tát-ca-da kiến:
1. Chấp sắc là ngã.
2. Ngã có các sắc.
3. Sắc thuộc về ngã.
4. Ngã ở trong sắc.
Như vậy kế chấp thọ, tưởng, hành và thức là ngã, ngã có thức…, thức v.v… thuộc về ngã, ngã ở trong thức…
Đối với các thứ kiến nầy, có bao nhiêu thứ là ngã kiến, bao nhiều thứ là ngã sở kiến? Có năm thứ là ngã kiến, mười lăm thứ là ngã sở kiến.
Do vì sao mười lăm thứ là ngã sở kiến? Do tương ưng với ngã sở, tùy chuyển ngã sở, không lìa ngã sở.
Tát-ca-da kiến phải nói đối với các sự là biết rõ hay không biết rõ? Phải nói là đối với các sự không được biết rõ, ví như sợi dây mà nhận lầm là con rắn.
Thế nào là phẫn? Là đối với tướng trước mắt không lợi ích, một phần sân và tâm nộ làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho việc nóng giận cầm dao gậy.
Thế nào là hận? Là từ đây về sau ngay một phần sân, ôm lòng oán hận, không xả làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho bất nhẫn.
Thế nào là phú? Là đối với tội đã làm, khi người khác nói đến thì một phần si và che giấu làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho hối không an trụ.
Thế nào là não? Một phần sân mà phẫn hận mà làm đầu và tâm ác làm thể, nghiệp là chỗ nương cho hành vi bạo ngược ngôn ngữ thô, sinh khởi phi phước làm nghiệp, trụ không an ổn làm nghiệp.
Thế nào là Tật? Là đam mê lợi dưỡng, không nhẫn nhịn được trước sự vinh quang của người khác, một phần sân và tâm ganh ghét làm thể, nghiệp khiến cho tâm lo lắng trụ không an ổn.
Thế nào là San? Là đam mê lợi dưỡng đối với tài sản, một phần tham và tâm keo kiệt làm thể, nghiệp làm chỗ mương cho bất xả.
Thế nào là cuống? Là đam mê lợi dưỡng, một phần tham si, dối trá hiện công đức không thật làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho tà mạng.
Thế nào là siểm? Là đam mê lợi dưỡng, một phần tham si, giả dối lập bày phương tiện để che giấu sự thật tội lỗi làm thể, che chướng việc dạy trao chánh giáo làm nghiệp.
Thế nào là kiêu? Hoặc là dựa vào tuổi trẻ, tướng không bệnh, sống lâu, hoặc được tùy một sự vinh hoa lợi dưỡng hữu lậu, một phần của tham khiến cho tâm vui thích tham dự làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho tất cả phiền não và tùy phiền não.
Thế nào là hại? Là một phần của sân, không thương không xót không từ bi làm thể, tổn não hữu tình làm nghiệp.
Thế nào là vô tàm? Là phần tham sân si, đối với các tội lỗi không tự hổ thẹn làm thể, nghiệp làm giúp đỡ cho tất cả phiền não và tùy phiền não.
Thế nào là vô quý? Là phần tham sân si, đối với các tội lỗi không hổ thẹn với người làm thể, nghiệp làm giúp đỡ cho tất cả phiền não và tùy phiền não.
Thế nào là hôn trầm? Là phần của ngu si, tâm không chịu đựng nổi làm thể, chướng ngại Tỳ-bát-xá-na (quán) làm nghiệp.
Thế nào là trạo cử? Là phần tham dục, tướng theo niệm tịnh, tâm không vắng lặng làm thể, chướng ngại Xa-ma-tha (chỉ) làm nghiệp.
Thế nào là bất tín? Là phần ngu si, đối với các pháp thiện, tâm không nhẫn nhịn, tâm không thanh tịnh, tâm không hy vọng làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho biếng nhác.
Thế nào là biếng nhác? Là phần ngu si, mê đắm ngủ nghỉ, nghỉ ngơi nhàn hạ làm ưa thích, tâm không siêng năng cố gắng làm thể, chướng ngại tu phương tiện phẩm thiện làm nghiệp.
Thế nào là buông lung? Là nương vào biếng nhác và tham sân si không tu pháp thiện, đối với pháp hữu lậu, tâm không ngăn ngừa làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho ganh ghét tổn thiện.
Thế nào là vong niệm? Là các phiền não tương ưng với niệm làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho tán loạn.
Thế nào là bất chánh tri? Là các phiền não tương ưng với tuệ làm thể, do tuệ nầy mà khởi thân ngữ bất chánh tri, nghiệp làm chỗ nương cho tâm hạnh chê bai.
Thế nào là tán loạn? Là phần tham sân si, tâm lưu tán làm thể, tâm nầy lại có sáu thứ:
1. Tự tánh tán loạn.
2. Ngoại tán loạn.
3. Nội tán loạn.
4. Tướng tán loạn.
5. Thô nặng tán loạn.
6. Tác ý tán loạn.
Thế nào là tự tánh tán loạn? Là năm thức thân.
Thế nào là ngoại tán loạn? Là khi đang tu thiện, đối với năm thứ dục hấp dẫn, tâm rong ruổi theo.
Thế nào là nội tán loạn? Là khi đang tu thiện, vướng mắc vị của hôn trầm và trạo cử.
Thế nào là tướng tán loạn? Vì kẻ khác mà quy y tín ngưỡng chỉ bày tu thiện.
Thế nào là thô nặng tán loạn? Dự vào ngã chấp, ngã sở chấp và lực thô nặng của phẩm ngã mạn, khi tu pháp thiện, đối với tất cả các thọ đã sinh khởi mà khởi ngã chấp, ngã sở chấp và cùng với ngã mạn chấp thọ xen lẫn chấp tướng.
Thế nào là tác ý tán loạn? Là nương vào các thừa khác, các định khác, hoặc nương hoặc nhập, tất cả lưu tán làm chướng ngại việc lìa dục làm nghiệp.
Thế nào là ngủ nghỉ? Là nương vào nhân duyên của ngủ nghỉ, là phần ngu si, tâm sơ sót làm thể, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, hoặc đúng thời, hoặc phi thời, hoặc đúng như vậy, hoặc không đúng như vậy, nghiệp làm chỗ nương có thể gây ra nhiều lỗi.
Thế nào là ố tác? Là nương vào chỗ ưa tạo tác, không ưa tạo tác, nên làm không nên làm là phần ngu si, tâm đuổi theo hối hận làm thể, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, hoặc đúng thời, hoặc phi thời, hoặc đúng như vậy, hoặc không đúng như vậy, nghiệp làm chướng cho tâm trụ.
Thế nào là tầm? Hoặc nương vào tư, hoặc nương vào tuệ mà tầm cầu ý ngôn khiến cho tâm thô chuyển thành thể.
Thế nào là tứ? Hoặc nương vào suy tư, hoặc nương vào tuệ mà rình ngó dò xét ý ngôn khiến cho tâm tế chuyển thành thể.
Như vậy hai thứ tầm tứ, nghiệp là chỗ nương cho trụ an và trụ bất an.
Lại nữa, các tâm sở thiện, đã dứt sự đối trị của mình làm nghiệp, phiền não và tùy phiền não chướng ngại chủ thể trị của chính mình làm nghiệp.
Thế nào là tâm bất tương ưng hành? Là đắc, định Vô tưởng, định Diệt tận, Vô tưởng dị thục, mạng căn, chúng đồng phần, sinh, già, trụ, vô thường, danh thân, cú thân, văn thân, tánh dị sanh, trôi lăn, định dị, tương ưng, thế tốc, thứ lớp, thời, phương, số, hòa hợp…
Thế nào là đắc? Là đối với các pháp thiện, bất thiện và vô ký, hoặc thêm hoặc bớt mà giả lập là đắc, là được thành tựu.
Thế nào là định Vô Tưởng? Là đã lìa dục Biến Tịnh, chưa lìa dục tưởng xuất ly của cõi trên, vì tác ý làm đầu, đối với các tâm, tâm sở không thường hành và tâm, tâm sở diệt giả lập định Vô tưởng.
Thế nào là định Diệt tận? Là đã lìa dục Vô sở hữu xứ, vượt qua Hữu đảnh tạm thời dừng tưởng, vì tác ý làm đầu, đối với các tâm tâm sở không thường hành và một phần tâm tâm sở diệt thường hành, giả lập định Diệt tận. Thế nào là vô tưởng dị thục? Là đã sinh lên tầng trời vô tưởng hữu tình, đối với các tâm tâm sở diệt không thường hành, giả lập vô tưởng dị thục.
Thế nào là mạng căn? Là đối với sự dẫn nghiệp đời trước của chúng đồng phần, khi trụ mà quyết định giả lập mạng căn.
Thế nào là chúng đồng phần? Là các hữu tình như vậy như vậy, đối với các thứ chủng loại tự thể tương tự, giả lập chúng đồng phần.
Thế nào là sinh? Là đối với chúng đồng phần, các hành vốn hiện tại không có, giả lập làm sinh.
Thế nào là già? Là đối với chúng đồng phần, các hành nối nhau thay đổi, giả lập làm già.
Thế nào là trụ? Là đối với chúng đồng phần, các hành nối nhau biến hoại, giả lập là trụ.
Thế nào là vô thường? Là đối với chúng đồng phần, các hành nối nhau biến hoại, giả lập là vô thường.
Thế nào là danh thân? Là đối với tự tánh của các pháp tăng thêm ngôn (văn tự) giả lập danh thân.
Thế nào là cú thân? Là đối với các pháp sai khác tăng thêm ngôn, giả lập gọi là cú thân.
Thế nào là văn thân? Là đối với hai chỗ nương của các tự (chữ), giả lập văn thân. Vì ngôn văn nầy có thể làm rõ danh thân và cú thân kia, ngôn văn nầy cũng gọi là hiển, vì có thể hiển nghĩa kia, ngôn văn nầy lại gọi là tự (chữ) vì không có dị chuyển.
Thế nào là tánh dị sanh? Là đối với thánh pháp chưa đắc mà giả lập tánh dị sanh.
Thế nào là trôi lăn? Là đối với nhân quả nối nhau không dứt mà giả lập trôi lăn.
Thế nào là định dị? Là đối với các thứ sai khác của nhân quả giả lập định dị.
Thế nào là tương ưng? Là đối với nhân quả tương xứng, giả lập tương ưng.
Thế nào là thế tốc? Là đối với nhân quả trôi lăn nhanh chóng, giả lập thế tốc.
Thế nào là thứ đệ? Là đối với nhân quả mỗi mỗi trôi lăn, giả lập thứ đệ.
Thế nào là thời? Là đối với nhân quả trôi lăn nối nhau, giả lập là thời.
Thế nào là phương? Là Đông Tây Nam Bắc, bốn duy, thượng hạ, theo nhân quả sai khác mà giả lập làm phương.
Thế nào là số? Là đối với các hành mỗi hành sai khác, giả lập làm số.
Thế nào là hòa hợp? Là đối với nhân quả nhiều duyên tập hợp giả lập hòa hợp.
Thế nào là kiến lập thức uẩn? Là sự sai khác của Tâm-ý-thức.
Thế nào là tâm? Là chỗ huân tập tập khí của uẩn, giới, xứ, tất cả hạt giống của thức A-lại-da cũng gọi là thức dị thục, cũng gọi là thức A-đà-na, vì có thể chứa nhóm các tập khí.
Thế nào là y? Là tất cả thời, duyên theo thức A-lạida, suy lường xét làm tánh, thường tương với bốn phiền não ưng, là ngã kiến, ngã ái, ngã mạn, vô minh. Ý nầy đi khắp (biến hành) các vị thiện, bất thiện và vô ký, chỉ trừ khi thánh đạo hiện tiền, hoặc ở định Diệt tận và tại địa Vô học. Lại cũng sáu thức lấy thức vô gián diệt làm ý.
Thế nào là thức? Là sáu thức thân: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Thế nào là nhãn thức? Là nương nhãn duyên sắc sinh phân biệt biết rõ làm tánh.
Thế nào là nhĩ thức? Là nương nhĩ duyên thanh sinh phân biệt biết rõ làm tánh.
Thế nào là tỷ thức? Là nương tỷ duyên hương sinh phân biệt biết rõ làm tánh.
Thế nào là thiệt thức? Là nương thiệt duyên vị sinh phân biệt biết rõ làm tánh.
Thế nào là thân thức? Là nương thân duyên xúc sinh phân biệt biết rõ làm tánh.
Thế nào là ý thức? Là nương ý duyên pháp sinh phân biệt biết rõ làm tánh.
Thế nào là kiến lập giới? Là sắc uẩn, tức mười giới và một phần ý giới:
1. Nhãn giới.
2. Sắc giới.
3. Nhĩ giới.
4. Thanh giới.
5. Tỷ giới.
6. Hương giới.
7. Thiệt giới.
8. Vị giới.
9. Thân giới.
10. Xúc giới.
Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn tức một phần pháp giới; thức uẩn tức là bảy thức giới:
1. Nhãn thức giới.
2. Nhĩ thức giới.
3. Tỷ thức giới.
4. Thiệt thức giới.
5. Thân thức giới.
6. Thức giới.
7. Ý giới.
Thế nào là giới pháp mà uẩn không thâu nhiếp? Là các pháp vô vi trong pháp giới. Pháp vô vi nầy lại có tám thứ:
1. Pháp thiện chân như.
2. Pháp Bất thiện chân như.
3. Pháp Vô ký chân như.
4. Hư không chân như.
5. Phi trạch diệt chân như.
6. Trạch diệt chân như.
7. Bất động diệt chân như.
8. Tưởng thọ diệt chân như.
Thế nào là pháp thiện chân như? Là tánh vô ngã, cũng gọi là không tánh vô tướng thật tế thắng nghĩa pháp giới.
Tại sao chân như gọi là chân như? Vì tự tánh của chân như không thay đổi.
Tại sao chân như gọi là tánh vô ngã? Vì lìa hai ngã.
Tại sao chân như gọi là không tánh? Vì tất cả tạp nhiễm không hiện hành.
Tại sao chân như gọi là vô tướng? Vì tất cả tướng đều vắng lặng. Tại sao chân như gọi là thật tế? Vì tánh sở duyên không điên đảo.
Tại sao chân như gọi là thắng nghĩa? Vì là sự hành xứ của thánh trí tối thắng.
Tại sao chân như gọi là pháp giới? Vì là tướng chỗ nương các pháp mầu của tất cả thanh văn Độc giác và chư Phật. Như pháp thiện chân như, phải biết pháp bất thiện chân như và vô ký chân như cũng vậy.
Thế nào là hư không? Là tất cả nghiệp đã tạo của tánh vô sắc dung chứa thọ.
Thế nào là phi trạch diệt? Là diệt chẳng phải ly hệ. Thế nào là trạch diệt? Là diệt ly hệ.
Thế nào là bất động? Là đã lìa dục biến tịnh, chưa lìa dục diệt khổ vui của cõi trên.
Thế nào là tưởng thọ diệt? Là đã lìa dục Vô sở hữu xứ, vượt qua cõi hữu đảnh tạm dừng tưởng, vì tác ý làm đầu, các tâm tâm sở không thường hành diệt, và một phần tâm tâm sở thường hành diệt.
Lại nữa, hoặc năm thứ sắc, hoặc thọ tưởng hành uẩn và đã nói tám pháp vô vi nầy, như vậy mười sáu thứ gọi chung là pháp giới.
Thế nào là kiến lập xứ? Mười cõi Sắc tức là mười sắc xứ, bảy thức giới tức là ý xứ, pháp giới tức là pháp xứ.
Do đạo lý nầy mà sự thâu nhiếp của ba pháp uẩn, giới, xứ là sắc uẩn, pháp giới và ý xứ.
Như nói nhãn và nhãn giới, hoặc có nhãn cũng là nhãn giới: Có khi nào nhãn giới cũng là nhãn hay chăng? Hoặc có khi nào nhãn không phải là nhãn giới: Là nhãn sau cùng của A-la-hán.
Hoặc có khi nào nhãn giới không phải nhãn: Là ở tại noãn khi là Yết-la-lam, khi là Át-bộ-đàm, khi là Bế-thi, trong bụng mẹ thì hoặc không được nhãn, nếu được rồi thì mất. Nếu tất cả nhãn nhân của dị sinh sinh nơi cõi Vô sắc. Hoặc có nhãn cũng là nhãn giới, là chỗ các vị khác. Hoặc có không nhãn không nhãn giới là đã nhập Niếtbàn giới vô dư y và các bậc Thánh sinh cõi Vô sắc.
Như nhãn và nhãn giới, như vậy nhĩ tỷ thiệt thân cùng với nhĩ giới… tùy theo sự thích ứng của nó phải biết tất cả là như vậy.
Hoặc có khi nào ý cũng là ý giới, hay có ý giới cũng là ý chăng? Hoặc có khi nào ý không phải ý giới, là ý sau cùng của A-la-hán.
Hoặc có khi nào ý giới không phải ý, là người ở trong diệt định tất cả nhân ý.
Hoặc có khi nào ý cũng là ý giới, là chỗ các vị khác. Hoặc có không ý không ý giới, là đã nhập Niết-bàn giới vô dư.
Nếu sinh trưởng ở địa kia, tức là dùng nhãn của địa kia trở lại thấy sắc của địa kia hay sao? Hoặc có khi dùng nhãn của địa kia trở lại thấy sắc của địa kia, hoặc các địa khác nữa.
Nếu sinh trưởng ở cõi Dục, tức là dùng nhãn sắc trần để thấy trần sắc dục, hoặc dùng nhãn sắc trần của địa trên để thấy sắc của địa dưới.
Như lấy nhãn đối với sắc, như vậy lấy nhĩ đối với thanh, cũng như sinh trưởng ở cõi Dục, như vậy mà sinh trưởng cõi Sắc.
Nếu sinh trưởng ở cõi Dục, tức là lấy tỷ thiệt thân của dục trần trở lại ngửi nếm nhận biết hương vị xúc của dục trần.
Nếu sinh trưởng ở cõi Sắc, tức là lấy thân sắc trần trở lại biết xúc của tự địa, tự tánh của cõi đó chắc chắn không có hương vị, vì lìa tham đoạn thực. Do lý nầy cũng không có thức của tỷ và thiệt.
Nếu sinh trưởng ở cõi Dục, tức là ý của dục trần biết pháp của ba giới và pháp vô lậu. Như sinh trưởng cõi Dục, sinh trưởng cõi Sắc cũng như vậy.
Nếu sinh trưởng ở cõi Vô sắc, là lấy ý của vô sắc trần để biết pháp của tự địa ở vô sắc trần.
Hoặc dùng ý vô lậu để biết pháp của ba giới và pháp vô lậu.
Tại sao các uẩn theo thứ lớp như vậy? Do thức trụ, là bốn thức trụ và thức. Lại nữa, thức trước làm chỗ nương cho thức sau. Như theo sắc tướng của nó mà lãnh thọ. Như sự lãnh thọ mà nhận biết, như sự nhận biết mà tư duy tạo tác. Như điều tư duy tạo tác tùy các xứ ấy để phân biệt rõ ràng. Lại do nhiễm ô và thanh tịnh, hoặc ở xứ đó mà khởi nhiễm, tịnh, hoặc do lãnh thọ chấp lấy tướng tạo tác nên có nhiễm ô thanh tịnh, hoặc do đối tượng nhiễm ô và đối tượng thanh tịnh. Do lý nầy cho nên nói thứ lớp của uẩn.
Tại sao các giới theo thứ lớp như vậy? Do tùy chỗ chuyển sai khác của thế sự.
Thế nào là chỗ chuyển sai khác của thế sự? Nghĩa là các thế gian đầu tiên là thấy nhau, đã thấy nhau rồi lại hỏi nhau, đã hỏi nhau rồi liền được tắm gội, thoa hương đeo tràng hoa, kế đó là thọ thức ăn uống thơm ngon, kế là thọ các thứ đồ nằm và người hầu nữ, rồi sau đó ý giới phân biệt khắp nơi, vì thứ lớp của nội giới nên lập ra ngoại giới, tùy theo thứ lớp nầy mà kiến lập thức giới. Như giới có thứ lớp, xứ cũng vậy.
Thế nào là nghĩa của uẩn? Là tất cả sắc, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội ngoại, hoặc thô, tế, hoặc hơn kém, hoặc xa gần, tất cả những thứ đó lược nói là một sắc uẩn, là nghĩa chứa nhóm, như chứa nhóm tài sản vật dụng. Như vậy cho đến thức uẩn. Lại nữa, tướng khổ rộng lớn nên gọi là uẩn, như tích chứa lớn của uẩn, như khế kinh nói: "Như vậy toàn là chứa nhóm đại khổ uẩn".
Lại nữa, vì gánh vác sự tạp nhiễm nên gọi là uẩn, như vai mang gánh.
Nghĩa của giới là thế nào? Là nghĩa hạt giống của tất cả pháp, lại cũng có nghĩa có thể duy trì tự tướng, lại cũng có nghĩa là có thể duy trì tánh nhân quả, lại cũng có nghĩa thâu nhiếp tất cả pháp sai khác.
Nghĩa của xứ là thế nào? Nghĩa môn sinh trưởng của thức là nghĩa xứ.
Như điều Phật nói, sắc như chùm bọt nước, thọ như hòn bọt nổi, tưởng như sóng nắng, hành như cây chuối, thức như huyễn hóa. Vì sao sắc như chùm bọt nước cho đến thức như huyễn hóa? Vì vô ngã, vì lìa tịnh, vì thiểu vị, vì không bền chắc cho nên không thật.
Lại nữa, uẩn, giới, xứ nếu phân biệt rộng thì thế nào?
Ốt-tha-nam rằng:
Tánh thật có thảy, sở tri thảy,
Sắc, thảy, lậu thảy, đã sinh thảy,
Đời quá khứ thảy các duyên thảy,
Bao nhiêu thứ duyên, là nghĩa gì.
Trong uẩn, giới, xứ, thế nào là thật có? Có bao nhiêu thứ là thật có? Vì sao lại quán thật có? Là không chờ danh ngôn, các căn cảnh khác nầy là nghĩa thật có, tất cả đều là thật có. Để lìa bỏ chấp trước thật có ngã, nên quán sát thật có.
Thế nào là giả có? Có bao nhiêu giả có? Vì sao lại quán giả có? Là chờ danh ngôn, các căn cảnh khác nầy là nghĩa giả có, tất cả đều là giả có. Để lìa bỏ chấp trước thật có ngã, nên quán sát giả có.
Thế nào là thế tục có? Có bao nhiêu thế tục có? Vì sao lại quán thế tục có? Sự bám lấy tạp nhiễm, là nghĩa của thế tục có, tất cả đều là thế tục có. Để xả chấp trước tạp nhiễm là tướng ngã, nên quán sát thế tục có.
Thế nào là thắng nghĩa có? Có bao nhiêu thắng nghĩa có? Vì sao lại quán thắng nghĩa có? Sự bám lấy thanh tịnh là nghĩa thắng nghĩa có, tất cả đều là thắng nghĩa có. Để xả chấp trước tướng ngã thanh tịnh, nên quán sát thắng nghĩa có.
Thế nào là sở tri (đối tượng nhận biết)? Có bao nhiêu sở tri? Vì sao quán sở tri? Sở tri có năm thứ:
1. Sắc.
2. Tâm.
3. Pháp sở hữu của tâm.
4. Tâm bất tương ưng hành.
5. Vô vi.
Hoặc ở xứ đó là tạp nhiễm và thanh tịnh, hoặc là sở tạp nhiễm và sở thanh tịnh, hoặc năng tạp nhiễm và năng thanh tịnh, hoặc ở phần vị nầy, hoặc tánh thanh tịnh nầy, do nương vào năm thứ ấy mà tất cả đều là sở tri.
Sắc trong đây là sắc uẩn, mười cõi Sắc, mười sắc xứ và các sắc thuộc về pháp giới pháp xứ
Tâm là thức uẩn, thất thức giới và ý xứ, pháp sở hữu của tâm, là một phần của thọ uẩn, tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn và pháp giới pháp xứ.
Tâm bất tương ưng hành là một phần của bất tương ưng hành uẩn và pháp giới pháp xứ.
Vô vi là một phần của pháp giới pháp xứ.
Lại nữa, pháp sở tri là sở hành của trí thắng giải, sở hành của trí đạo lý, sở hành của trí bất tán, sở hành của trí nội chứng, sở hành của trí tha tánh, sở hành của hạ trí, sở hành của thượng trí, sở hành của trí yếm hoạn, sở hành của trí bất khởi, sở hành của trí vô sinh, sở hành của trí trí, sở hành của trí rốt ráo, sở hành của trí đại nghĩa. Đó là nghĩa sở tri, tất cả đều là sở tri. Để xả chấp trước người biết, người thấy là ngã, nên quán sát sở tri.
Thế nào là sở thức? Có bao nhiêu sở thức? Vì sao lại quán sở thức? Vì không phân biệt, có phân biệt, vì nhân, vì chuyển, vì tướng, vì tướng sở sinh, vì năng trị sở trị, khác nhau nhỏ nhiệm đó là nghĩa sở thức, tất cả đều là sở thức. Để xả chấp trước người, năng thấy đồng với ngã, nên quán sát sở thức.
Thế nào là sở thông đạt? Có bao nhiêu sở thông đạt? Vì sao lại quán sở thông đạt? Vì chuyển biến, vì tùy nghe, vì nhập hạnh, vì đến, vì đi, vì xuất ly, là nghĩa của sở thông đạt, tất cả đều là sở thông đạt. Để xả chấp trước ngã là có oai đức, cho nên quán sát sở thông đạt.
Thế nào là hữu sắc? Có bao nhiêu hữu sắc? Vì sao lại quán hữu sắc? Vì tự tánh của sắc, dựa vào Đại chủng, vui tập hợp, có nơi chốn, xứ đủ khắp, nơi chốn có thể nói, sở hành của phương xứ, cả hai đồng sở hành, vì thuộc nhau, vì theo đuổi, hiển rõ, biến hoại, nêu bày, chứa nhóm, kiến lập, ngoại môn, nội môn, lâu dài, giới hạn, tạm thời, thị hiện, đó là nghĩa của hữu sắc, tất cả đều là hữu sắc, hoặc tùy theo sự thích ứng, để xả chấp trước hữu sắc là ngã, nên quán sát hữu sắc.
Thế nào là vô sắc? Có bao nhiêu vô sắc? Vì sao phải quán vô sắc? Trái với hữu sắc là nghĩa của vô sắc, tất cả đều là vô sắc, hoặc tùy theo sự thích ứng, để xả chấp trước vô sắc là ngã, nên quán sát vô sắc.
Thế nào là hữu kiến? Có bao nhiêu hữu kiến? Vì sao lại quán hữu kiến? Cảnh sở duyên hành của nhãn (mắt) là nghĩa có kiến, các sai khác khác cũng nói như hữu sắc, tất cả đều là hữu kiến, hoặc tùy theo sự thích ứng, để xả chấp trước cảnh của nhãn là ngã, nên quán sát hữu kiến. Thế nào là vô kiến? Có bao nhiêu vô kiến? Vì sao lại quán vô kiến? Trái với hữu kiến là nghĩa của vô kiến, tất cả đều là vô kiến, hoặc tùy theo sự thích ứng, để xả chấp trước chẳng phải cảnh của nhãn là ngã, nên quán sát vô kiến.
Thế nào là hữu đối? Có bao nhiêu hữu đối? Vì sao lại quán hữu đối? Các thứ hữu kiến đều là hữu đối. Lại nữa, có ba nhân nên gọi là hữu đối:
1. Chủng loại.
2. Chứa nhóm.
3. Không tu trị chủng loại, là các sắc pháp làm năng ngại lẫn nhau và làm sở ngại lẫn nhau. Chứa nhóm, là cực vi trở lên. Không tu trị là chẳng phải sắc ở Tam-mađịa tự tại chuyển.
Lại nữa, tổn hại chỗ nương là nghĩa có đối, tất cả đều là hữu đối hoặc tùy theo sự thích ứng, để xả bỏ chấp trước hành bất biến là ngã, nên quán sát hữu đối.
Thế nào là vô đối? Có bao nhiêu vô đối? Vì sao lại quán vô đối? Trái với hữu đối là nghĩa của vô đối, tất cả đều là vô đối, hoặc tùy theo sự thích ứng, để xả bỏ chấp trước biến hành là ngã, nên quán sát vô đối.
Thế nào là hữu lậu? Có bao nhiêu hữu lậu? Vì sao lại quán hữu lậu? Vì tự tánh của lậu, tương thuộc lậu, chỗ lệ thuộc của lậu, thuận theo lậu, chủng loại lậu, đó là nghĩa hữu lậu. Toàn phần năm thủ uẩn, mười lăm giới, mười xứ và phần ít của hai xứ nơi ba giới là hữu lậu. Để xả chấp trước lậu hợp với ngã, nên quán sát hữu lậu.
Thế nào là vô lậu? Có bao nhiêu vô lậu? Vì sao lại quán vô lậu? Trái với hữu lậu là nghĩa vô lậu. Toàn phần năm vô thủ uẩn và phần ít ba giới hai xứ là vô lậu, vì xả chấp trước lìa lậu là ngã, nên quán sát vô lậu.
Thế nào là hữu tránh (tranh cãi)? Có bao nhiêu hữu tránh? Vì sao lại quán hữu tránh? Vì dựa theo tham sân si như vậy, mà cầm chắc dao gậy phát khởi tất cả tranh chấp thưa kiện cãi lẩy. Đó là tự tánh, những cái đó thuộc nhau trói nhau tùy thuộc, thuận theo, chủng loại kia, đó là nghĩa hữu tránh, cho đến hữu lậu có số lượng cỡ nào thì hữu tránh cũng vậy. Để xả chấp trước tranh cãi hợp với ngã, nên quán sát hữu tránh.
Thế nào là vô tránh? Có bao nhiêu vô tránh? Vì sao lại quán vô tránh? Trái với hữu tránh là nghĩa vô tránh, cho đến vô lậu có số lượng cỡ nào, thì vô tránh cũng vậy. Để xả chấp trước lìa tranh chấp là ngã, nên quán sát vô tránh.
Thế nào là hữu nhiễm? Có bao nhiêu hữu nhiễm? Vì sao lại quán hữu nhiễm? Nghĩa là y theo tham sân si như vậy mà đắm nhiễm chấp hậu hữu của mình, tự tánh, lệ thuộc trói buộc, theo đuổi thuận theo, chủng loại, đó là nghĩa hữu nhiễm, cho đến hữu tránh có số lượng cỡ nào, thì hữu nhiễm cũng vậy. Để xả chấp trước nhiễm hợp với ngã, nên quán sát hữu nhiễm.
Thế nào là vô nhiễm? Có bao nhiêu vô nhiễm? Vì sao lại quán vô nhiễm? Trái với hữu nhiễm là nghĩa vô nhiễm, cho đến vô tránh có số lượng cỡ nào, thì vô nhiễm cũng vậy. Để xả chấp trước lìa nhiễm là ngã, nên quán sát vô nhiễm.
Thế nào là dựa vào đam mê? Có bao nhiêu dựa vào đam mê? Vì sao lại quán dựa vào đam mê? Dựa vào theo tham sân si như vậy nên đắm nhiễm năm dục, vì tự tánh, thuộc nhau trói buộc, theo đuổi, thuận theo, chủng loại, đó là nghĩa của đam mê, cho đến có nhiễm có số lượng cỡ nào thì dựa theo đam mê cũng vậy. Để xả chấp trước đam mê hợp với ngã, nên quán sát dựa vào đam mê.
Thế nào là dựa vào xuất ly? Có bao nhiêu dựa vào xuất ly? Vì sao lại quán dựa vào xuất ly? Trái với dựa vào đam mê là nghĩa của dựa vào xuất ly, cho đến vô nhiễm có số lượng cỡ nào thì xuất ly cũng vậy. Để xả chấp trước lìa đam mê là ngã, nên quán sát xuất ly.
Thế nào là hữu vi? Có bao nhiêu hữu vi? Vì sao lại quán hữu vi? Nếu pháp có sinh diệt trụ dị, nên biết đó là nghĩa có vi, tất cả đều là hữu vi, chỉ trừ một phần của pháp giới pháp xứ. Để xả chấp trước vô thường là ngã, nên quán sát hữu vi.
Thế nào là vô vi? Có bao nhiêu vô vi? Vì sao lại quán vô vi? Trái với hữu vi là nghĩa của vô vi, một phần của pháp giới pháp xứ là vô vi. Để xả chấp trước thường trụ là ngã, nên quán sát vô vi.
Không chấp giữ năm uẩn phải nói là hữu vi hay vô vi? Không chấp giữ năm uẩn không nên nói là hữu vi hay vô vi. Tại sao? Vì nghiệp phiền não không làm nhiễm được, do đó không nên nói là hữu vi. Vì tùy theo dục hiện tiền hay không hiện tiền, do đó không nên nói là vô vi. Như Thế tôn nói: "pháp có hai thứ, là hữu vi và vô vi", vì sao nay nói pháp nầy không phải hữu vi, không phải là vô vi? Tức hoặc do nghĩa ấy nên nói là hữu vi, không do nghĩa ấy nên nói là vô vi, hoặc do nghĩa nầy nói là vô vi, không do nghĩa nầy nói là hữu vi. Dựa theo đạo lý đó chỉ nói hai thứ.
Thế nào là thế gian? Có bao nhiêu thế gian? Vì sao lại quán thế gian? Là sự thâu nhiếp của ba cõi và trí xuất thế, trí hậu sở đắc tương tự hiển hiện, là nghĩa thế gian. Một phần các uẩn, toàn phần mười lăm giới, mười xứ và một phần, hai xứ là của ba giới thế gian. Để xả chấp trước thế gian nương vào ngã, nên quán sát thế gian.
Thế nào là xuất thế gian? Có bao nhiêu xuất thế gian? Vì sao lại quán xuất thế gian? Là có thể đối trị ba cõi, không điên đảo, không hý luận, không phân biệt, đó là nghĩa xuất thế gian vô phân biệt. Lại nữa, sở đắc sau khi xuất thế cũng gọi là xuất thế, vì nương vào thế xuất gian, nên nghĩa là xuất thế gian. Một phần của các uẩn và một phần, hai xứ của ba giới là xuất thế gian. Để xả chấp trước ngã tồn tại riêng, nên quán sát xuất thế.
Thế nào là đã sinh (dĩ sinh)? Có bao nhiêu đã sinh? Vì sao lại quán dĩ sinh? Nghĩa là quá khứ và hiện tại là nghĩa đã sinh, một phần của tất cả là nghĩa đã sinh. Để xả chấp trước ngã là phi thường nên quán sát đã sinh. Lại có hai mươi bốn thứ đã sanh là: Tối sơ đã sinh, nối nhau đã sinh, trưởng dưỡng đã sinh, y chỉ đã sinh, chuyển biến đã sinh, thành thục đã sinh, thoái đọa đã sinh, thắng tiến đã sinh, thanh tịnh đã sinh, bất thanh tịnh đã sinh, vận chuyển đã sinh, hữu chủng đã sinh, vô chủng đã sinh, ảnh tượng tự tại thị hiện đã sinh, triển chuyển đã sinh, sát-na hoại đã sinh, ly hội đã sinh, dị vị đã sinh, sinh tử đã sinh, thành hoại đã sinh, tiên thời đã sinh, tử thời đã sinh, trung thời đã sinh, tục thời đã sinh. Thế nào là chẳng phải đã sinh? Có bao nhiêu chẳng phải đã sinh? Vì sao lại quán chẳng phải đã sinh? Là vị lai và pháp vô vi là nghĩa chẳng phải đã sinh, một phần của tất cả là chẳng phải đã sinh. Để xả chấp trước ngã thường trụ, nên quán sát chẳng phải đã sinh. Lại nữa, trái với đã sinh là nghĩa chẳng phải đã sinh.
Thế nào là năng thủ? Có bao nhiêu năng thủ? Vì sao lại quán năng thủ? Các sắc căn và tâm, tâm sở là nghĩa của năng thủ. Toàn phần ba uẩn, một phần của sắc uẩn và hành uẩn, toàn phần mười hai giới, sáu xứ và một phần của pháp giới pháp xứ là năng thủ. Để xả chấp trước năng thọ dụng là ngã, nên quán sát năng thủ. Lại nữa, năng thủ có bốn thứ là:
1. Bất chí năng thủ.
2. Chí năng thủ.
3. Tự tướng hiện tại năng thủ của mỗi mỗi đều cảnh giới riêng.
4. Năng thủ của tự tướng cộng tướng ở tất cả thời tất cả cảnh giới.
Lại nữa, do thức hòa hợp v.v… Cùng sinh nên giả lập làm năng thủ.
Thế nào là sở thủ? Có bao nhiêu sở thủ? Vì sao lại quán sở thủ?
Các năng thủ cũng là sở thủ, hoặc có khi sở thủ không phải năng thủ, chỉ là nghĩa về chốn hành của thủ, tất cả đều là sở thủ. Để xả chấp trước cảnh giới là ngã, nên quán sát sở thủ.
Thế nào là ngoại môn? Có bao nhiêu ngoại môn? Vì sao lại quán ngoại môn? Pháp lệ thuộc cõi Dục là nghĩa ngoại môn, trừ sự sinh văn, tư tuệ do nương vào Phật giáo hóa và chỗ thâu nhiếp tâm tâm sở của tùy pháp hành. Toàn phần hai xứ của bốn giới và một phần còn lại, chỗ thâu nhiếp của cõi Dục là ngoại môn. Để xả chấp trước không lìa dục là ngã, nên quán sát ngoại môn.
Thế nào là nội môn? Có bao nhiêu nội môn? Vì sao lại quán nội môn? Trái với ngoại môn là nghĩa nội môn, trừ ra toàn phần hai xứ của bốn giới và một phần còn lại, là nội môn. Để xả chấp trước lìa dục là ngã, nên quán sát nội môn.
Thế nào là nhiễm ô? Có bao nhiêu nhiễm ô? Vì sao lại quán nhiễm ô? Pháp bất thiện và pháp hữu phú vô ký là nghĩa nhiễm ô. Hữu phú vô ký, là ý biến hành tương ưng với phiền não và phiền não thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc, một phần các uẩn, mười giới, bốn xứ là nhiễm ô. Để xả chấp trước phiền não hợp với ngã, nên quán sát nhiễm ô.
Thế nào là không nhiễm ô? Có bao nhiêu không nhiễm ô? Vì sao lại quán không nhiễm ô? Pháp thiện và pháp vô phú vô ký là nghĩa không nhiễm ô. Toàn phần tám giới, tám xứ, một phần các uẩn và các giới, xứ còn lại là không nhiễm ô. Để xả chấp trước lìa phiền não là ngã, nên quán sát không nhiễm ô.
Thế nào là quá khứ? Có bao nhiêu quá khứ? Vì sao lại quán quá khứ? Vì tự tướng đã sinh đã diệt, nhân quả đã thọ dụng, công dụng nhiễm tịnh đã lui mất, thâu nhiếp nhân đã hoại, có hay không có quả và tự tướng, tướng nhớ nghĩ phân biệt, tướng luyến ái làm tạp nhiễm, tướng xả làm thanh tịnh, đó là nghĩa của quá khứ, một phần của tất cả là quá khứ, vì bỏ chấp trước trôi lăn là ngã, nên quán sát quá khứ.
Thế nào là vị lai? Có bao nhiêu vị lai? Vì sao lại quán vị lai? Hữu nhân không phải là đã sinh, tự tướng chưa đắc, nhân quả chưa thọ dụng, tánh tạp nhiễm và tánh thanh tịnh chưa hiện tiền, có hay không nhân và tự tướng, hy vọng là tướng tạp nhiễm, bất hy vọng là tướng thanh tịnh, đó là nghĩa vị lai, một phần của tất cả là vị lai. Để xả chấp trước trôi lăn là ngã, nên quán sát vị lai.
Thế nào là hiện tại? Có bao nhiêu hiện tại? Vì sao lại quán hiện tại? Vì tự tướng đã sinh chưa diệt, nhân quả thọ dụng và chưa thọ dụng, tạp nhiễm, thanh tịnh chánh thức hiện tiền, có thể hiển tướng của quá khứ và vị lai ở tác dụng hiện tiền, đó là nghĩa hiện tại, một phần của tất cả là hiện tại. Để xả chấp trước trôi lăn là ngã, nên quán sát hiện tại.
Vì sao quá khứ, vị lai và hiện tại, nói là việc của danh, ngôn không phải Niết-bàn v.v…? Vì là điều chứng bên trong, không thể nói, nhưng đã từng ngay trong hiện tại là chỗ nương của lời nói.
Thế nào là thiện? Có bao nhiêu thiện? Vì sao lại quán thiện? Vì tự tánh, lệ thuộc, theo đuổi, phát khởi, thắng nghĩa, sinh đắc, gia hạnh, hiện tiền cúng dường, làm lợi ích, dẫn dắt, đối trị, vắng lặng, đẳng lưu, đó là nghĩa thiện, một phần năm uẩn, mười giới và bốn xứ là thiện.
Để xả chấp trước pháp hợp với ngã, nên quán sát thiện.
Thế nào là thiện tự tánh? Là mười một pháp sở hữu của tâm như tín…
Thế nào là thiện cùng thuộc? Là cùng thuộc về pháp.
Thế nào là thiện theo đuổi? Là tập khí của các pháp.
Thế nào là thiện phát khởi?
Là sự phát khởi thân nghiệp và ngữ nghiệp.
Thế nào là thiện thắng nghĩa? Là chân như.
Thế nào là thiện sinh đắc? Tức là các pháp thiện, do trước kia đã tập quen nên chiêu cảm được quả báo như vậy, vì tự tánh nầy ngay ở chỗ đó, không do tư duy tùy ý lạc trụ.
Thế nào là thiện gia hạnh? Là nương vào thiện thân cận trượng phu thiện, nghe chánh pháp, tác ý như lý tu tập tịnh, pháp thiện, tùy pháp mà hành.
Thế nào là thiện hiện tiền cúng dường? Là nghĩ tưởng đối với Như Lai, xây dựng tôn miếu, hoạ vẽ tôn dung, hoặc nghĩ tưởng đối với chánh pháp, biên chép pháp tạng cúng dường.
Thế nào là khéo làm lợi ích? Là dùng bốn nhiếp sự mà làm lợi ích cho hữu tình.
Thế nào là thiện dẫn dắt? Là tánh thí, phước sự nghiệp và giới tánh phước nghiệp sự mà dẫn dắt gồm sinh vui cõi trời, khi dị thục thì dẫn dắt sinh nhà giàu sang. Sự dẫn dắt thuận theo pháp thanh tịnh.
Thế nào là thiện đối trị? Là đối trị chán hoại, đối trị đoạn, đối trị trì, đối trị viễn phần, đối trị phục, đối trị ly hệ, đối trị chướng phiền não, đối trị chướng sở tri.
Thế nào là thiện vắng lặng? Là dứt hẳn tham dục, dứt hẳn sân hận, dứt hẳn ngu si, dứt hẳn tất cả phiền não, dứt hẳn tưởng thọ diệt, là hoặc Niết-bàn giới hữu dư y, hoặc Niết-bàn giới vô dư y, hoặc Niết-bàn giới vô sở trụ. Thế nào là thiện đẳng lưu? Là người đã được vắng lặng, do năng lực tăng thượng nầy mà phát khởi công đức cộng, công đức bất cộng thế gian xuất thế của thần thông phẩm thù thắng.
Thế nào là bất thiện? Có bao nhiêu bất thiện? Vì sao lại quán bất thiện? Vì tự tánh, lệ thuộc nhau, theo đuổi, phát khởi, thắng nghĩa, sinh đắc, gia hạnh, hiện tiền cúng dường, tổn hại, dẫn dắt, chỗ đối trị, chướng ngại, đó là nghĩa của bất thiện. Một phần của năm uẩn, mười giới và bốn xứ là bất thiện. Để xả chấp trước phi pháp hợp với ngã, nên quán sát bất thiện.
Thế nào là bất thiện tự tánh? Là trừ nhiễm ô tương ưng ý và phiền não cõi Sắc, cõi Vô Sắc, các chỗ còn lại có thể phát khởi hành vi ác theo phiền não và tùy phiền não.
Thế nào là bất thiện lệ thuộc nhau? Tức là phiền não và tùy phiền não nầy tương ưng với pháp.
Thế nào là bất thiện theo đuổi? Tức là tập khí.
Thế nào là bất thiện phát khởi? Là sự khởi thân nghiệp, ngữ nghiệp.
Thế nào là bất thiện thắng nghĩa? Là tất cả trôi lăn.
Thế nào là bất thiện sinh đắc? Do tập quen bất thiện mà chiêu cảm quả dị thục như vậy, do tự tánh nầy, ngay nơi bất thiện nhậm vận lạc trụ.
Thế nào là bất thiện gia hạnh? Là nương tựa gần gũi trượng phu không phải thiện, nghe pháp bất chánh, không khởi ý mà như lý thực hành hành vi ác nơi thân và ngữ.
Thế nào là bất thiện hiện tiền cúng dường? Là nghĩ tưởng đối với trở về nương tựa theo một thiên chúng, hoặc ý sát hại làm đầu, hoặc ý tà ác làm đầu, kiến lập miếu thờ tạo sự cúng dường rộng, khiến cho vô lượng chúng làm nhiều việc phi phước.
Thế nào là bất thiện tổn hại? Là đối với tất cả xứ khởi các thứ hạnh tà của thân ngữ ý.
Thế nào là bất thiện dẫn dắt? Là đã thực hành các hành vi ác của thân ngữ ý rồi, hoặc đường ác hoặc đường thiện dẫn dắt quả dị thục không yêu thích, hoặc dẫn hoặc tạo đủ.
Thế nào là bất thiện sở trị? Là các pháp đối trị và sở đối trị.
Thế nào là bất thiện chướng ngại? Là có thể làm chướng ngại các pháp phẩm thiện.
Thế nào là vô ký? Có bao nhiêu vô ký? Vì sao lại quán vô ký? Vì tự tánh, lệ thuộc nhau, theo đuổi, phát khởi, thắng nghĩa, sinh đắc, gia hạnh, hiện tiền cúng dường, làm lợi ích, thọ dụng, dẫn dắt, đối trị, vắng lặng, đẳng lưu, đó là nghĩa của vô ký. Toàn phần tám giới tám xứ và một phần các uẩn giới xứ còn lại là vô ký. Để xả chấp trước làm pháp, phi pháp là ngã, nên quán sát vô ký.
Thế nào là vô ký tự tánh? Là tám cõi Sắc xứ tương ưng với ý, mạng căn, chúng đồng phần, danh, cú, văn thân…
Thế nào là vô ký lệ thuộc nhau? Là người giữ ôm tâm không uế, không tịnh, tất cả do nhiếp thọ tâm pháp tâm sở của danh cú, văn thân.
Thế nào là vô ký theo đuổi? Tức là hý luận và tập khí.
Thế nào là vô ký phát khởi? Là sự thâu nhiếp các pháp tâm, tâm sở, sự phát khởi thân nghiệp và ngữ nghiệp.
Thế nào là vô ký thắng nghĩa? Là hư không và phi trạch diệt.
Thế nào là vô ký sinh đắc? Là các pháp bất thiện, pháp thiện hữu lậu và dị thục.
Thế nào là vô ký gia hạnh? Là người có tâm thiên không nhiễm không thiện, tất cả đường oai nghi và xứ pháp công xảo.
Thế nào là vô ký hiện tiền cúng dường? Như có một tưởng đối nơi quy y theo một thiên chúng, xa lìa ý sát hại, tà ác kiến, dựng lập miếu thờ, rộng làm việc cúng dường, khiến cho vô lượng chúng tại xứ như vậy sinh trưởng phước và phi phước.
Thế nào là vô ký làm lợi ích? Như có người đối với tôi tớ vợ con của mình, đem tâm không uế không tịnh mà thực hành ân tuệ thí.
Thế nào là vô ký thọ dụng? Như có người dùng tâm không chọn lựa không nhiễm ô, thọ dụng vật dụng tài sản.
Thế nào là vô ký dẫn nhiếp? Như có người đối với xứ công xảo luyện tập quen, trong đời sau sẽ dẫn dắt thân tướng như vậy, do thân nầy nên luyện tập xứ công xảo mau chóng rốt ráo.
Thế nào là vô ký đối trị? Như có người vì trị tật bệnh mà được an lạc, vì tâm chọn lựa khéo uống thuốc.
Thế nào là vô ký vắng lặng? Là các phiền não cõi Sắc và cõi Vô sắc, do chỗ ẩn tàng của Xa-ma-tha.
Thế nào là vô ký đẳng lưu? Là phẩm cùng sinh của tâm biến hóa.
Lại có thị hiện pháp thiện bất thiện vô ký. Pháp nầy là thế nào?
Là Phật và Đại Bồ-tát đắc rốt ráo bậc nhất, vì muốn làm lợi ích cho hữu tình nên có chỗ thị hiện, phải biết trong đây không có một pháp nào thật có.
Thế nào là lệ thuộc cõi Dục? Có bao nhiêu lệ thuộc cõi Dục? Vì sao lại quán lệ thuộc cõi Dục? Là chỗ có pháp thiện bất thiện và vô ký của người chưa lìa dục, đó là nghĩa lệ thuộc cõi Dục. Toàn phần bốn giới hai xứ và một phần các uẩn giới xứ còn lại là ràng buộc cõi Dục. Để xả chấp trước chưa lìa dục của cõi Dục là ngã, nên quán sát lệ thuộc cõi Dục.
Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc? Có bao nhiêu lệ thuộc cõi Sắc? Vì sao lại quán lệ thuộc cõi Sắc? Là người đã lìa dục của cõi Dục, chưa lìa dục cõi Sắc, chỗ có pháp thiện và vô ký, đó là nghĩa lệ thuộc cõi Sắc. Trừ chỗ nói bốn giới hai xứ ra, còn lại một phần uẩn giới xứ là lệ thuộc cõi Sắc để xả bỏ chấp trước lìa dục của cõi Dục là ngã, nên quán sát lệ thuộc cõi Sắc.
Thế nào là lệ thuộc cõi Vô sắc? Có bao nhiêu lệ thuộc cõi Vô sắc? Vì sao lại quán lệ thuộc cõi Vô sắc? Là người đã lìa dục của cõi Sắc, chưa lìa dục của cõi Vô sắc, chỗ có pháp thiện và vô ký đó là nghĩa lệ thuộc cõi vô sắc. Một phần ba giới hai xứ bốn uẩn, là lệ thuộc cõi Vô sắc. Để xả chấp trước lìa dục cõi Sắc là ngã, nên quán sát lệ thuộc cõi Vô sắc.
Lại nữa, có ly dục nhất phần, ly dục cụ phần, ly dục thông đạt, ly dục tổn phục, ly dục vĩnh hại. Lại có mười thứ ly dục:
1. Ly dục tự tánh.
2. Ly dục tổn hại.
3. Ly dục nhậm trì.
4. Ly dục tăng thượng.
5. Ly dục ngu si. 6. Ly dục đối trị.
7. Ly dục biết khắp.
8. Ly dục dứt hẳn.
9. Ly dục hữu thượng.
10. Ly dục vô thượng.
Thế nào là ly dục tự tánh? Là khổ thọ và thuận khổ thọ nơi xứ pháp sinh tánh chán trái.
Thế nào là ly dục tổn hại? Là người quen tập các dục, thuận thích và nhiệt não đã sinh tánh chán trái.
Thế nào là ly dục nhậm trì? Là đã ăn no rồi đối với các món ngon sinh tánh chán trái.
Thế nào là ly dục tăng thượng ly dục? Là đã đắc xứ thù thắng đối với xứ thấp kém sinh tánh chán trái.
Thế nào là ly dục ngu si? Là kẻ ngu đối với Niết-bàn giới sinh tánh chán trái.
Thế nào là ly dục đối trị? Là do đạo thế gian và xuất thế gian dứt các phiền não.
Thế nào là ly dục biết khắp? Là người đã được kiến đạo, đối với pháp ba cõi sinh tánh chán trái.
Thế nào là ly dục dứt hẳn? Là đã dứt hẳn các phiền não ở các địa rồi sinh tánh chán trái.
Thế nào là ly dục hữu thượng? Là tất cả sự ly dục của Thanh văn, Độc giác ở thế gian.
Thế nào là ly dục vô thượng? Là tất cả sự ly dục của Phật và Bồ-tát, là vì muốn tạo lợi lạc cho các hữu tình.
Thế nào là Hữu học? Có bao nhiêu Hữu học? Vì sao lại quán Hữu học? Là tất cả pháp thiện của người giải thoát, là nghĩa của Hữu học. Một phần của mười giới bốn xứ và các uẩn, là Hữu học. Để xả chấp trước cầu giải thoát là ngã, nên quán sát Hữu học.
Thế nào là Vô học? Có bao nhiêu Vô học? Vì sao lại quán Vô học? Là tất cả pháp thiện của người đối với các học xứ đã được rốt ráo, là nghĩa của Vô học. Vì xả chấp trước đã giải thoát là ngã, nên quán sát Vô học.
Thế nào là Phi học phi Vô học? Có bao nhiêu Phi học phi Vô học? Vì sao lại quán Phi học phi Vô học? Là tất cả pháp thiện, bất thiện, vô ký của hàng dị sinh, pháp nhiễm ô, vô ký của các vị học và pháp Vô ký cùng pháp Vô vi của các bậc Vô học, là nghĩa của Phi học phi Vô học. Toàn phần tám giới tám xứ và một phần uẩn giới xứ còn lại, là Phi học phi Vô học. Để xả chấp trước không giải thoát là ngã, nên quán sát Phi học phi Vô học. Thế nào là kiến sở đoạn (do thấy đạo mà đoạn)? Có bao nhiêu kiến sở đoạn? Vì sao lại quán kiến sở đoạn? Là sự khởi, kiến, nghi, nhiễm ô kiến xứ, nghi xứ của phân biệt, đối với sự khởi hạnh tà, phiền não, tùy phiền não của kiến…, và do chỗ phát nghiệp thân ngữ ý của kiến… gồm uẩn giới xứ của tất cả đường ác… là nghĩa của kiến sở đoạn. Một phần của tất cả là kiến sở đoạn. Để xả chấp trước kiến viên mãn là ngã, nên quán sát kiến sở đoạn.
Thế nào là tu sở đoạn (do tu đạo mà dứt trừ)? Có bao nhiêu tu sở đoạn? Vì sao lại quán tu sở đoạn? Là đắc kiến đạo sau kiến sở đoạn, trái với các pháp hữu lậu là nghĩa của tu sở đoạn. Một phần của tất cả là tu sở đoạn. Để xả chấp trước tu viên mãn là ngã, nên quán sát tu sở đoạn.
Thế nào là phi sở đoạn? Có bao nhiêu phi sở đoạn? Vì sao lại quán phi sở đoạn? Là các pháp vô lậu trừ thuận phần quyết trạch ra là phi sở đoạn. Một phần của mười giới bốn xứ và các uẩn là phi sở đoạn. Để xả chấp trước thành tựu đủ là ngã, nên quán sát phi sở đoạn.
Thế nào là duyên sinh? Có bao nhiêu duyên sinh? Vì sao lại quán duyên sinh? Vì tướng, chi phân biệt, chi lược nhiếp, chi kiến lập duyên, chi kiến lập nêu nghiệp, chi tạp nhiễm nhiếp, nghĩa, sâu xa, sai khác, thuận nghịch, là nghĩa duyên sinh. Tất cả đều là duyên sinh, chỉ trừ một phần của pháp giới pháp xứ và các pháp Vô vi. Để xả bỏ chấp trước vô nhân và nhân bất bình đẳng là ngã pháp, nên quán sát duyên sinh.
Thế nào là tướng? Là duyên sinh vô tác, duyên sinh vô thường, duyên sinh thế dụng, đó là tướng duyên sinh. Thế nào là chi phân biệt? Là chia duyên sinh làm thành mười hai phần, mười hai phần? Là vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, già chết.
Thế nào là chi lược nhiếp? Là chi năng dẫn, chi sở dẫn, chi năng sinh, chi sở sinh, chi năng dẫn: Là vô minh, hành, thức. Chi sở dẫn: Là danh sắc, sáu xứ, xúc thọ. Chi năng sinh: Là ái, thủ, hữu. Chi sở sinh: Là sinh, già, chết. Thế nào là kiến lập chi duyên? Là tập khí, dẫn phát, tư duy, cùng hiện hữu. Kiến lập chi duyên tùy theo sự thích ứng của nó.
-Thế nào là kiến lập chi tạo nghiệp? Là vô minh có hai thứ nghiệp:
1. Khiến các hữu tình đối với hữu ngu si.
2. Làm duyên với hành.
-Hành có hai thứ nghiệp:
1. Khiến các hữu tình trong các cõi có vô số sai khác.
2. Làm duyên với thức, vì do huân tập.
-Thức có hai thứ nghiệp:
1. Giữ vững tất cả nghiệp trói buộc của các hữu tình.
2. Làm duyên với danh sắc.
-Danh sắc có hai thứ nghiệp:
1. Thâu nhiếp tự thể của các hữu tình.
2. Làm duyên với sáu xứ.
-Sáu xứ có hai thứ nghiệp:
1. Thâu nhiếp tự thể viên mãn của các hữu tình.
2. Làm duyên với xúc.
-Xúc có hai thứ nghiệp:
1. Khiến các hữu tình đối với điều thọ dụng cảnh giới trôi lăn.
2. Làm duyên với thọ.
-Thọ có hai thứ nghiệp:
1. Khiến các hữu tình đối với điều thọ dụng sinh quả trôi lăn.
2. Làm duyên với ái.
-Ái có hai thứ nghiệp:
1. Dẫn các hữu tình trôi lăn nơi sinh tử.
2. Làm duyên với thủ.
-Thủ có hai thứ nghiệp:
1. Thủ Hậu hữu, khiến các hữu tình phát thức hữu thủ.
2. Làm duyên với sinh.
-Hữu có hai thứ nghiệp:
1. Khiến các hữu tình hậu hữu hiện tiền.
2. Làm duyên với sinh.
-Sinh có hai thứ nghiệp:
1. Khiến danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ của các hữu tình thứ lớp sinh khởi.
2. Làm duyên với già chết.
-Già chết có hai thứ nghiệp:
1. Thường khiến cho thời phân của hữu tình thay đổi.
2. Thường khiến cho thọ mạng của hữu tình thay đổi.
Thế nào là thuộc về chi tạp nhiễm thâu nhiếp? Hoặc vô minh, hoặc ái, hoặc thủ, là sự thâu nhiếp của phiền não tạp nhiễm. Hoặc hành, hoặc thức, hoặc hữu, là sự thâu nhiếp của nghiệp tạp nhiễm, ngoài ra là thuộc về sinh tạp nhiễm.
Thế nào là nghĩa? Là nghĩa không tác giả, nghĩa có nhân, nghĩa lìa hữu tình, nghĩa y tha khởi, nghĩa vô tác dụng, nghĩa vô thường, nghĩa có sát-na, nghĩa nhân quả nối nhau không dứt, nghĩa nhân quả tương tự nhiếp thọ, nghĩa nhân quả sai khác, nghĩa nhân quả quyết định, đó là nghĩa duyên khởi.
Thế nào là sâu xa? Là nhân sâu xa, tướng sâu xa, sinh sâu xa, trụ sâu xa, chuyển sâu xa, đó là nghĩa sâu xa. Lại nữa, các pháp duyên khởi tuy sát-na diệt nhưng trụ có thể đạt được, tuy không có duyên tác dụng nhưng có duyên công năng có thể đạt, tuy lìa hữu tình nhưng hữu tình có thể đạt được, tuy không tác giả nhưng các nghiệp quả không hoại có thể đạt được, đó là sâu xa. Lại nữa, các pháp duyên khởi, không từ tự sinh, không từ tha sinh, không từ cộng sinh, không phải không có nhân của tự tạo, tha tạo sinh, đó là sâu xa.
Thế nào là sai khác? Là thức sinh sai khác, nội tử sinh sai khác, ngoại cốc v.v... Sinh sai khác, thành hoại sai khác, thực trì sai khác, cõi ái phi ái phân biệt sai khác, thanh tịnh sai khác, oai đức sai khác. Đó là nghĩa sai khác.
Thế nào là thuận nghịch? Là tạp nhiễm thuận nghịch, thanh tịnh thuận nghịch, đó là nói thuận nghịch của duyên khởi.
Thế nào là duyên? Có bao nhiêu duyên? Vì sao lại quán duyên? Là do nhân, do đẳng vô gián, do sở duyên, do tăng thượng, đó là nghĩa duyên. Tất cả là duyên. Vì xả bỏ chấp trước ngã là nhân, pháp, nên quán sát duyên. Thế nào là nhân duyên? Là thức A-lại-da và tập khí thiện. Lại nữa, tự tánh, sai khác, giúp đỡ, cùng hành, tăng ích, chướng ngại, nhiếp thọ, là nghĩa nhân duyên.
Tự tánh, là nhân năng tác.
Tự tánh sai khác, là nhân năng tác sai khác, lược có hai mươi thứ:
1. Sinh năng tác, là thức hòa hợp đối với thức.
2. Trụ năng tác, là thực (ăn) đối với đã sinh và cầu sinh hữu tình.
3. Trì năng tác, là đại địa đối với hữu tình.
4. Chiếu năng tác, là đăng (đèn) đối với các sắc.
5. Biến hoại năng tác, là lửa đối với củi.
6. Phân ly năng tác, là lưỡi liềm đối với cái bị cắt.
7. Chuyển biến năng tác, là công xảo trí đối với các vật như vàng bạc v.v...
8. Tín giải năng tác, là khói đối với lửa.
9. Hiển rõ năng tác, là tông nhân dụ đối với sự thành nghĩa.
10. Đẳng chí năng tác, là thánh đạo đối với Niếtbàn.
11. Tùy thuyết năng tác, là danh, tưởng, kiến.
12. Quán đãi năng tác, là quán chờ đây đối với kia cầu muốn sinh, như chờ đói khát mà tìm kiếm thức uống ăn.
13. Khiên dẫn năng tác, là duyên cách xa, như vô minh đối với già chết.
14. Sinh khởi năng tác, là duyên lân cận, như vô minh đối với hành.
15. Nhiếp thọ năng tác, là các duyên khác, như do ruộng nước phân đối với hạt lúa sinh.
16. Dẫn phát năng tác, là thuận theo duyên, như quan chánh sự của vua làm cho vua vui vẻ.
17. Định biệt năng tác, là duyên sai khác, như duyên năm cõi đối với quả năm cõi.
18. Đồng sự năng tác, là duyên hòa hợp, như căn không hoại cảnh giới hiện tiền, tác ý chánh khởi đối với thức đã sinh.
19. Tương vi năng tác, là duyên chướng ngại, như mưa đá đối với giống lúa.
20. Bất tương vi năng tác, là duyên không chướng ngại, như lúa giống không chướng ngại.
Giúp đỡ, là các pháp cùng có chung mà sinh thì không thiếu giảm, như bốn Đại chủng và sắc được tạo ra, tùy theo sự thích ứng của nó.
Cùng hành, là các pháp cùng có cùng hành sở duyên, không có khuyết giảm, như tâm, tâm sở.
Tăng ích, là đời trước tu pháp thiện, bất thiện và vô ký, có thể khiến cho đời sau các pháp thiện… Lần lượt tăng thắng, sinh khởi mãi về sau.
Chướng ngại, là tùy chỗ tập quen các phiền não, tùy chỗ có hoặc đều được tăng trưởng nối nhau vững chắc, khiến cho sự nối tiếp xa lánh Niết-bàn.
Nhiếp thọ, là pháp bất thiện và thiện hữu lậu có thể nhiếp thọ tự thể.
Thế nào là duyên đẳng vô gián? Là khoảng giữa không có ngăn cách, vì đều không gián đoạn. Đồng phần, dị phần, tâm, tâm sở sinh, vì đều không gián đoạn. Thế nào là duyên sở duyên? Là có cảnh sai khác ở sở duyên, không có cảnh sai khác ở sở duyên, không có cảnh của hành tướng khác ở sở duyên, có cảnh của hành tướng khác ở sở duyên, có cảnh của sự ở sở duyên, không cảnh của sự ở sở duyên, sự ở sở duyên, phân biệt ở sở duyên, có điên đảo ở sở duyên, không điên đảo nơi sở duyên, có ngại ở sở duyên, vô ngại ở sở duyên, đó là nghĩa duyên sở duyên.
Thế nào là duyên tăng thượng? Là nhậm trì tăng thượng, dẫn phát tăng thượng, câu hữu tăng thượng, cảnh giới tăng thượng, sản sinh tăng thượng, trụ trì tăng thượng, thọ dụng quả tăng thượng, thế gian thanh tịnh ly dục tăng thượng, xuất thế thanh tịnh ly dục tăng thượng.
Đó là nghĩa duyên tăng thượng.
Thế nào là đồng phần bỉ đồng phần? Có bao nhiêu đồng phần bỉ đồng phần? Vì sao lại quán đồng phần bỉ đồng phần? Là không lìa thức mà tướng kia tự như căn đối với cảnh nối tiếp sinh, lìa tựa tướng thức, tự nối nhau sinh. Đó là nghĩa đồng phần bỉ đồng phần. Một phần của sắc uẩn, một phần của năm hữu cõi Sắc xứ như nhãn... là đồng phần bỉ đồng phần. Để xả chấp trước tương ưng với thức và bất tương ưng là ngã, nên quán sát đồng phần bỉ đồng phần.
Thế nào là chấp thọ? Có bao nhiêu chấp thọ? Vì sao lại quán chấp thọ? Thọ sinh chỗ nương là sắc, là nghĩa chấp thọ. Một phần của sắc uẩn, toàn phần của năm hữu sắc, giới, xứ và một phần của bốn xứ là chấp thọ. Để xả chấp trước thân tự tại chuyển là ngã, nên quán sát chấp thọ.
Thế nào là căn? Có bao nhiêu căn? Vì sao lại quán căn? Là giữ lấy cảnh tăng thượng, chủng tộc bất đoạn tăng thượng, chúng đồng phần trụ tăng thượng, thọ dụng nghiệp tịnh bất tịnh quả tăng thượng, thế gian lìa dục tăng thượng, xuất thế lìa dục tăng thượng, đó là nghĩa căn. Toàn phần của thọ uẩn và thức uẩn, một phần sắc uẩn và hành uẩn, toàn phần mười hai giới, sáu xứ và một phần của pháp giới pháp xứ là căn. Để xả chấp trước tăng thượng là ngã, nên quán sát căn.
Thế nào là tánh khổ khổ? Có bao nhiêu tánh khổ khổ? Vì sao lại quán tánh khổ khổ? Là tự tướng khổ thọ, tự tướng thuận theo khổ thọ pháp, là nghĩa của tánh khổ khổ. Một phần của tất cả là tự tánh của khổ khổ. Để xả bỏ chấp trước hữu khổ là ngã, nên quán sát tánh khổ khổ.
Thế nào là tánh khổ hoại? Có bao nhiêu tánh khổ hoại? Vì sao lại quán tánh khổ hoại? Là tự tướng lạc thọ biến hoại, thuận theo lạc thọ tự tướng của pháp biến hoại, đối với tâm bị ái biến hoại, là nghĩa của tánh khổ hoại. Một phần của tất cả là tánh khổ hoại. Để xả bỏ chấp trước hữu lạc là ngã, nên quán sát tánh khổ hoại.
Thế nào là tánh khổ hành? Có bao nhiêu tánh khổ hành? Vì sao lại quán tánh khổ hành? Là tự tướng bất khổ bất lạc tho, tự tướng thuận theo bất khổ bất lạc thọ, đối với sự nhiếp thọ của hai thứ thô nặng, không lìa chỗ tùy thuộc không an ổn của hai vô thường, là nghĩa của tánh khổ hành. Trừ một phần trong ba giới, hai xứ và các uẩn, tất cả là tánh khổ hành. Để xả chấp trước hữu bất khổ bất lạc là ngã, nên quán sát tánh khổ hành.
Thế nào là hữu dị thục? Có bao nhiêu hữu dị thục? Vì sao lại quán hữu dị thục? Là hữu lậu bất thiện và thiện là hữu dị thục. Một phần của mười giới, bốn xứ và các uẩn là hữu dị thục. Để xả bỏ chấp trước khả năng xả bỏ, nối tiếp các uẩn là ngã, nên quán sát hữu dị thục. Lại nữa, dị thục, là chỉ có thức A-lại-da và pháp tương ưng, ngoài ra chỉ có dị thục sinh phi dị thục.
Thế nào là thực (ăn)? Có bao nhiêu thực? Vì sao lại quán thực? Là biến hoại, có biến hoại là cảnh giới, có cảnh giới là hy vọng, có hy vọng là thủ, có thủ nghĩa là thực. Một phần của ba uẩn, mười một giới, năm xứ là thực. Để xả chấp trước do thực trụ ngã, nên quán sát thực. Lại nữa, kiến lập thực sai khác lược có bốn thứ:
1. Bất tịnh dựa vào chỉ trụ thực.
2. Tịnh bất tịnh dựa vào chỉ trụ thực.
3. Thanh tịnh dựa vào trụ thực.
4. Thị hiện trụ thực (trụ thật dựa vào bất tịnh. Trụ thật dựa vào tịnh, bất tịnh trụ thật dựa vào thanh tịnh và trụ thật thị hiện)
Thế nào là hữu thượng? Có bao nhiêu hữu thượng? Vì sao lại quán hữu thượng? Là tất cả hữu vi, một phần của vô vi, là nghĩa có thượng. Trừ một phần pháp giới pháp xứ ra, tất cả là vô thượng. Để xả chấp trước sự thấp kém là ngã, nên quán sát hữu thượng.
Thế nào là vô thượng? Có bao nhiêu vô thượng? Vì sao lại quán vô thượng? Một phần vô vi là nghĩa của vô thượng, một phần pháp giới pháp xứ là hữu thượng. Để xả bỏ chấp trước sự tối thắng là ngã, nên quán sát vô thượng.
Do điều nói về lý sai khác nầy, môn vô lượng khác có thể quán sát tương tự. Lại nữa, uẩn giới xứ sai khác lược có ba thứ:
1. Tướng sai khác của biến kế sở chấp.
2. Tướng sai khác của sự phân biệt.
3. Tướng sai khác của pháp tánh.
Thế nào là tướng sai khác của biến kế sở chấp? Là biến kế sở chấp ngã trong uẩn giới xứ, là mạng, hữu tình, là sinh, là dưỡng, là sát thủ, là ý sinh, là Ma-nạp-bà (thiếu niên)…
Thế nào là tướng sai khác của sự phân biệt? Tức là pháp uẩn giới xứ.
Thế nào là tướng sai khác của pháp tánh? Tức là vô tánh của ngã và hữu tánh của vô ngã trong uẩn giới xứ.
Lại có bốn thứ sai khác:
1. Tướng sai khác.
2. Phân biệt sai khác.
3. Y chỉ sai khác.
4. Nối nhau sai khác.
Thế nào là tướng sai khác? Là uẩn giới xứ mỗi mỗi tự tướng sai khác.
Thế nào là phân biệt sai khác? Tức là thật có và giả có trong uẩn giới xứ. Thế tục có, thắng nghĩa có, hữu sắc, vô sắc, hữu kiến, vô kiến. Vô lượng sai khác, như vậy có phân biệt nói như trước.
Thế nào là y chỉ sai khác? Là cho đến chỗ nương sai khác của hữu tình có như vậy, phải biết uẩn giới xứ cũng thế.
Thế nào là nối nhau sai khác? Là mỗi sát-na uẩn giới xứ chuyển biến.
Đối với tướng sai khác thiện xảo thì rõ biết pháp nào? Là nhận biết rõ tội lỗi của ngã chấp. Đối với phân biệt sai khác thiện xảo thì nhận biết rõ pháp nào? Là nhận biết rõ lỗi lầm nhóm tưởng. Đối với y chỉ sai khác thiện xảo thì nhận biết rõ pháp nào? Là biết rõ không tạo mà được, tuy làm nhưng mất lỗi của tưởng. Đối với nối nhau sai khác thiện xảo thì biết rõ pháp nào? Là biết rõ lỗi an trụ trong tưởng.
Lại nữa, uẩn giới xứ có sáu thứ sai khác:
1. Ngoại môn sai khác.
2. Nội môn sai khác.
3. Trường thời sai khác.
4. Phần hạn sai khác.
5. Tạm thời sai khác.
6. Hiển thị sai khác.
Thế nào là ngoại môn sai khác? Là đa phần cõi Dục sai khác. Thế nào là nội môn sai khác? Là tất cả định địa. Thế nào là trường thời sai khác? Là các dị sinh.
Thế nào là phần hạn sai khác? Là các bậc Hữu học, trừ sát-na sau cuối nơi uẩn giới xứ thuộc bậc Vô học khác.
Thế nào là tạm thời sai khác? Là sát-na sau cùng nơi uẩn giới xứ thuộc các bậc Vô học.
Thế nào là hiển thị sai khác? Là sự thị hiện uẩn giới xứ của các Đức Phật và các Đức Bồ-tát đã đạt rốt ráo.
----------------------------
Thế nào là thâu nhiếp? Lược nói nhiếp có mười một thứ:
1. Tướng nhiếp.
2. Giới nhiếp.
3. Chủng loại nhiếp.
4. Phần vị nhiếp.
5. Bạn nhiếp.
6. Phương nhiếp.
7. Thời nhiếp.
8. Nhất phần nhiếp.
9. Cụ phần nhiếp.
10. Cánh hỗ nhiếp.
11. Thắng nghĩa nhiếp.
Thế nào là tướng nhiếp? Là mỗi tự tướng của uẩn giới xứ, tức là thể tự nhiếp.
Thế nào là giới nhiếp? Là tất cả hạt giống của thức A-lại-da thuộc uẩn giới xứ có thể nhiếp giới kia.
Thế nào là chủng loại thâu nhiếp? Là tướng của uẩn giới xứ tuy sai khác, nhưng nghĩa uẩn nghĩa giới nghĩa xứ lần lượt thâu nhiếp nhau.
Thế nào là phần vị thâu nhiếp? Là uẩn giới xứ của lạc vị tức là tự tướng thâu nhiếp. Khổ vị, bất khổ bất lạc vị cũng vậy, vì phần vị bình đẳng.
Thế nào là bạn thâu nhiếp? Là sắc uẩn cùng với các uẩn còn lại làm bạn lẫn nhau, tức là thâu nhiếp giúp đỡ. Uẩn giới xứ khác cũng vậy.
Thế nào là phương thâu nhiếp? Là dựa theo phương Đông, các uẩn giới xứ trở lại thâu nhiếp tự tướng uẩn giới xứ của các phương khác, cũng vậy.
Thế nào là thời thâu nhiếp? Là các uẩn giới xứ đời quá khứ trở lại thâu nhiếp tự tướng. Các uẩn giới xứ vị lai và hiện tại cũng vậy.
Thế nào là nhất phần thâu nhiếp? Là tất cả pháp, chỗ thâu nhiếp của uẩn giới xứ chỉ thâu nhiếp nhất phần, chẳng phải phần nào khác, phải biết là nhất phần nhiếp.
Thế nào là cụ phần thâu nhiếp? Là tất cả pháp, đã thâu nhiếp uẩn giới xứ có thể thâu nhiếp toàn phần, phải biết đó là cụ phần nhiếp.
Thế nào là cánh hỗ thâu nhiếp? Là sắc uẩn thâu nhiếp bao nhiêu giới bao nhiêu xứ, là toàn phần của mười giới, phần ít của một xứ.
Thọ uẩn thâu nhiếp bao nhiêu giới bao nhiêu xứ? Phần ít của một giới một xứ.
Như thọ uẩn, tưởng và hành uẩn cũng vậy.
Thức uẩn thâu nhiếp bao nhiêu giới bao nhiêu xứ? Thâu nhiếp bảy giới, một xứ.
Nhãn giới thâu nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu xứ? Phần ít của sắc uẩn, toàn phần một xứ.
Như nhãn giới, nhĩ tỷ thiệt thân sắc thanh hương vị và xúc giới cũng vậy.
Ý giới thâu nhiếp bao nhiêu uẩn, bao nhiêu xứ? Thâu nhiếp một uẩn, một xứ.
Pháp giới thâu nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu xứ? Thâu nhiếp toàn phần ba uẩn, phần ít của sắc uẩn, toàn phần một xứ.
Nhãn thức giới thâu nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu xứ? Thâu nhiếp phần ít của thức uẩn và ý xứ.
Như nhãn thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân và ý thức giới cũng vậy.
Nhãn xứ thâu nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu giới? Thâu nhiếp ít phần của sắc uẩn, toàn phần một giới.
Như nhãn xứ, nhĩ tỷ thiệt, thân sắc thanh hương vị và xúc xứ cũng vậy.
Ý xứ thâu nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu giới? Thâu nhiếp một uẩn, bảy giới.
Pháp xứ thâu nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu giới?
Thâu nhiếp toàn phần ba uẩn, phần ít một giới. Như vậy các pháp khác thì lấy tên của uẩn giới xứ mà nói, và tên của phi uẩn giới xứ mà nói. Như thật có, giả có, thế tục có và thắng nghĩa có, sở tri, sở thức, sở đạt, hữu sắc, vô sắc, hữu kiến, vô kiến, các pháp như vậy theo chỗ hiển bày ở trước, phải biết tùy theo sự thích ứng của nó cùng với uẩn giới xứ mà lại cùng thâu nhiếp (cánh hổ nhiếp) tất cả.
Thế nào là thắng nghĩa thâu nhiếp? Là uẩn giới xứ thuộc về chân như. Đối với nhiếp thiện xảo thì được thắng lợi gì? Được ở sở duyên duyên, lược tập hợp thắng lợi, tùy theo các cảnh đó lược nhóm họp tâm. Gốc lành như vậy như vậy mà tăng thắng.
----------------------
-Thế nào là tương ưng? Nói lược tương ưng có sáu thứ:
1. Tương ưng không lìa nhau.
2. Hòa hợp tương ưng.
3. Nhóm họp tương ưng.
4. Câu hữu tương ưng.
5. Tác sự tương ưng.
6. Đồng hành tương ưng.
Thế nào là tương ưng không lìa nhau? Là tất cả có phương phần sắc và xứ cực vi không lìa nhau.
Thế nào là hòa hợp tương ưng? Là cực vi trở lên, tất cả có phương phần sắc hòa hợp lẫn nhau.
Thế nào là nhóm họp tương ưng? Là phương, phần, nhóm, sắc lần lượt tập hợp.
Thế nào là cùng hữu tương ưng? Là trong một thân, các uẩn giới xứ đồng thời trôi lăn, đồng sinh trụ diệt.
Thế nào là tác sự tương ưng? Là đối với một việc làm lần lượt thâu tóm nhau, như hai Bí-sô tùy cùng một việc làm mà tương ưng nhau.
Thế nào là đồng hành tương ưng? Là tâm, tâm sở cùng một đối tượng duyên lần lượt đồng hành. Đồng hành tương ưng nầy lại có nhiều nghĩa: tha tánh tương ưng, không phải tánh của chính mình, bất tương vi tương ưng, không phải tương vi, đồng thời tương ưng, không phải dị thời, giới địa đồng phần tương ưng, chẳng phải giới địa khác phần.
Lại có nhất thiết biến hành đồng hành tương ưng, là thọ, tưởng, tư, xứ, tác ý và thức.
Lại có nhiễm ô biến hành đồng hành tương ưng, là đối với bốn thứ phiền não của ý nhiễm ô.
Lại có phi nhất thiết thời đồng hành tương ưng, là nương theo tâm, hoặc có khi khởi các pháp thiện như tín…, hoặc có khi khởi các pháp phiền não và tùy phiền não như tham…
Lại có phần vị đồng hành tương ưng, là cùng với lạc thọ lãnh thọ các pháp tương ưng, cùng với khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ lãnh thọ các pháp tương ưng.
Lại có vô gián đồng hành tương ưng, là ở hữu tâm vị.
Lại có hữu gián đồng hành tương ưng, là sự gián đoạn định vô tâm.
Lại có ngoại môn đồng hành tương ưng, là phần nhiều ở cõi Dục trói buộc tâm, tâm sở.
Lại có nội môn đồng hành tương ưng, là tất cả tâm, tâm sở của các định địa.
Lại có tằng tập đồng hành tương ưng, là tất cả các tâm, tâm sở của các dị sinh và một phần tâm, tâm sở của bậc Hữu học.
Lại có vị tằng tập đồng hành tương ưng, là các tâm, tâm sở xuất thế gian, trước và sau khi xuất thế, là điều mà các tâm, tâm sở đó đạt được.
Đối với tương ưng thiện xảo được thắng lợi gì? Có thể khéo tỏ ngộ chỉ nương vào tâm, có nghĩa tương ưng, bất tương ưng đối với các pháp nhiễm, tịnh của thọ tưởng… Do sự tỏ ngộ nầy có thể lìa bỏ chấp ngã là năng thọ, năng tưởng, năng tư, năng niệm, là chấp trước nhiễm tịnh, lại cũng có thể khéo nhanh chóng nhập vô ngã.
--------------------------
Thế nào là thành tựu? Là thành tựu tướng như đã nói ở trước. Thành tựu nay có ba thứ sai khác: 1. Hạt giống thành tựu. 2. Tự tại thành tựu. 3. Hiện hành thành tựu.
Thế nào là hạt giống thành tựu? Nếu sinh nơi cõi
Dục thì cõi Sắc và Vô sắc bị trói buộc do phiền não và tùy phiền não, vì hạt giống thành tựu nên thành tựu và thiện sinh đắc. Nếu sinh ở cõi Sắc thì ở cõi Dục bị trói buộc do phiền não và tùy phiền não, vì hạt giống thành tựu nên thành tựu, cũng gọi là không thành tựu. Cõi Sắc và Vô sắc bị trói buộc do phiền não và tùy phiền não, vì hạt giống thành tựu nên thành tựu và thiện sinh đắc. Nếu sinh cõi Vô sắc thì cõi Dục và Sắc bị trói buộc do phiền não và tùy phiền não, vì hạt giống thành tựu nên thành tựu, cũng gọi là bất thành tựu. Cõi Vô sắc bị trói buộc do phiền não và tùy phiền não, vì hạt giống thành tựu nên thành tựu và thiện sinh đắc. Nếu đã đắc đạo đối trị của ba giới, thì tùy phẩm loại như vậy như vậy mà đối trị đã sinh, phẩm loại như vậy, như vậy, do hạt giống thành tựu mà được không thành tựu. Tùy phẩm loại như vậy như vậy mà đối trị chưa sinh, phẩm loại như vậy do hạt giống thành tựu nên thành tựu.
Thế nào là tự tại thành tựu? Là các gia hạnh pháp thiện, hoặc tĩnh lự giải thoát của thế gian và xuất thế gian, Tam-ma-địa, tam-ma-bát-để với các công đức và một phần pháp vô ký do tự tại thành tựu nên thành tựu.
Thế nào là hiện hành thành tựu? Là các pháp uẩn giới xứ tùy chỗ hiện tiền, hoặc thiện hoặc bất thiện, hoặc vô ký, các pháp đó do hiện hành thành tựu nên thành tựu. Nếu người đã dứt thiện thì tất cả pháp thiện do hạt giống thành tựu nên thành tựu, cũng gọi là không thành tựu.
Nếu không phải là pháp Niết-bàn, là Nhất-xiển-đểca rốt ráo thành tựu các pháp tạp nhiễm, do thiếu nhân giải thoát cũng gọi là A-điên-để-ca vì giải thoát kia được nhân thì không bao giờ thành tựu.
Đối với thành tựu thiện xảo thì được thắng lợi gì? Là có thể khéo biết rõ các pháp tăng giảm, vì biết tăng giảm nên đối với sự hưng suy của thế gian lìa tưởng quyết định, cho đến có thể dứt hoặc ái hoặc giận dữ.
---------------------------
Thế nào là quyết trạch? Nói lược quyết trạch có bốn thứ:
1. Đế quyết trạch.
2. Pháp quyết trạch.
3. Đắc quyết trạch.
4. Luận nghi quyết trạch.
Thế nào là đế quyết trạch: Là bốn Thánh đế, Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Thế nào là Khổ đế? Là nơi sinh và chỗ nương của hữu tình.
Thế nào là nơi sinh và chỗ nương của các hữu tình? Tức là các hữu tình đọa vào các đường Na-lạc-ca, bàng sinh, ngạ quỷ, người, trời. Người là các châu Đông Tỳđề-ha, Tây Cù-đà-ni, Nam thiệm bộ, Bắc câu-lô.
Trời là bốn Đại vương chúng, trời ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Vô vân, trời Phước sinh, trời Quảng quả, trời Vô tưởng hữu tình, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc rốt ráo, trời Vô biên không xứ, trời Vô biên thức xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Thế nào là chỗ nương để sinh của hữu tình? Tức là khi thế gian, tức là lớp nước nương Phong luân, lớp đất nương Thủy luân. Nương vào địa Luân nầy có núi Tômê-lô, núi bảy lớp núi vàng, bốn Đại châu, tám tiểu châu, nội hải, ngoại hải. Bốn lớp bên ngoài núi Tô-mê-lô là chỗ ở của bốn Đại trời vương chúng, là trụ xứ của trời Tam thập tam. Ngoài luân vi sơn là cung điện trên hư không, hoặc là chỗ ở riêng của trời Dạ-ma, trời Đỗ-sửđa, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại và các tầng trời cõi Sắc. Chỗ ở riêng của các A-tố-lạc và chỗ ở riêng của các Na-lạc-ca (địa ngục), là Na-lạc-ca nhiệt, Na-lạc-ca lạnh, Na-lạc-ca cô độc và chỗ ở riêng của một phần bàng sinh, ngạ quỷ. Cho đến một mặt trời một mặt trăng vòng quanh soi sáng, chỗ được chiếu sáng gọi là một thế giới, như vậy trong một ngàn thế giới có một ngàn mặt trời, một ngàn mặt trăng, một ngàn núi chúa Tô-mê-lô, một ngàn bốn Đại châu, một ngàn bốn vị trời Đại vương chúng, một ngàn cõi trời ba mươi ba, một ngàn trời Dạ-ma, một ngàn trời Đỗ-sử-đa, một trời ngàn lạc biến hóa, một ngàn trời tha hóa tự tại, một ngàn trời phạm thế, như vậy gọi chung là một tiểu thiên thế giới. Một ngàn tiểu thiên thế giới gọi là Trung thiên thế giới. Một ngàn trung thiên thế giới gọi là Đại thiên thế giới thứ ba. Như vậy tam thiên đại thiên thế giới gồm có núi đại luân vi bao xung quanh. Lại nữa, tam thiên đại thiên thế giới nầy đồng hoại đồng thành. Ví như trời mưa giọt nước mưa như trục xe không gián không đoạn từ trên không rót xuống, như vậy ở phương Đông vô gián vô đoạn vô lượng thế giới, hoặc có thế giới sắp hoại, hoặc có thế giới sắp thành, hoặc có đang hoại, hoặc hoại rồi trụ, hoặc có đang thành, hoặc thành rồi trụ. Như đối với phương Đông, cho đến tất cả mười phương cũng vậy. Hoặc hữu tình thế gian, hoặc khí thế gian, đã sinh do năng lực của nghiệp phiền não, chỗ khởi tăng thượng của nghiệp phiền não, gọi chung là khổ đế.
Lại có thế giới thanh tịnh không phải khổ đế đã khởi tăng thượng của nghiệp phiền não, nhưng do đã dẫn tăng thượng của đại nguyện từ gốc lành thanh tịnh nên sinh xứ nầy không thể nghĩ bàn, chỉ có sự giác ngộ của Phật, còn lại chẳng phải cảnh giới tĩnh lự của người đắc tĩnh lự, huống chi là người tầm tư.
Lại nữa, tướng khổ có tám thứ sai khác:
1. Sinh khổ.
2. Già khổ.
3. Bệnh khổ.
4. Chết khổ.
5. Oán ghét mà phải gặp. khổ thương yêu mà chia lìa.
6. Cầu bất đắc khổ.
7. Lược nhiếp nhiếp tất cả năm thủ uẩn khổ.
Sinh khổ do nhân gì? Là bị bức bách của nhiều thứ khổ, là chỗ nương của các khổ khác.
Già khổ do nhân gì? Là thời phần biến hoại khổ. Bệnh khổ do nhân gì? Là khi do Đại chủng đổi khác. Chết khổ do nhân gì? Là khổ mạng sống biến hoại.
Oán tắng hội khổ do nhân gì? Là oán ghét hội hợp gặp nhau sinh khổ.
Ái biệt ly khổ do nhân gì? Là do yêu thương chia lìa sinh khổ. Cầu bất đắc khổ do nhân gì? Là sự mong cầu không có kiết quả sinh khổ.
Lược nhiếp nhiếp tất cả năm thủ uẩn nhân gì là khổ? Là thô nặng sinh khổ.
Tám thứ như vậy lược nhiếp nhiếp làm sáu thứ:
1. Bức bách khổ.
2. Chuyển biến khổ.
3. Hợp hội khổ.
4. Biệt ly khổ.
5. Sự mong cầu không đạt quả khổ.
6. Thô nặng khổ.
Sáu thứ như vậy nếu chia rộng thì làm tám thứ, hoặc sáu hoặc tám đều bình đẳng. Như nói ba khổ, thì tám khổ ở đây là ba thâu nhiếp tám hay là tám thâu nhiếp ba? Lần lượt thâu nhiếp nhau, điều gọi là sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, tử khổ, oán tắng hội khổ, năm thứ nầy có thể hiển bày về khổ khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, hai thứ nầy có thể hiển bày về khổ hoại, lược nhiếp tất cả năm thủ uẩn khổ, một thứ nầy có thể hiển bày về khổ hành. Như nói hai khổ là thế tục đế khổ và thắng nghĩa đế khổ. Thế nào là thế tục đế khổ? Thế nào là thắng nghĩa đế khổ? Là sinh khổ cho đến cầu bất đắc khổ, đó là thế tục đế khổ. Lược nhiếp tất cả cả năm thủ uẩn khổ là thắng nghĩa đế khổ.
Thế nào là cộng tướng của Khổ đế? Là tướng vô thường, tướng khổ, tướng không và tướng vô ngã.
Thế nào là tướng Vô thường? Lược có mười hai tướng tướng:
1. Tướng phi hữu.
2. Tướng hoại diệt.
3. Tướng thay đổi.
4. Tướng biệt ly.
5. Tướng hiện tiền. 6. Tướng pháp nhĩ.
7. Tướng sát-na.
8. Tướng nối nhau.
9. Tướng bệnh đẳng.
10. Tướng chủng chủng tâm hành chuyển.
11. Tướng tư sản hưng suy.
12. Tướng khi thế gian thành hoại.
Thế nào là tướng phi hữu? Là uẩn giới xứ đối với tất cả thời, tánh của ngã và ngã sở thường phi hữu.
Thế nào là tướng hoại diệt? Là các hành đã sinh rồi liền diệt, tạm có rồi không.
Thế nào là tướng thay đổi? Là các hành dị sinh do không tương tự, nối nhau chuyển.
Thế nào là tướng chia lìa? Là đối với các hành bị mất lực tăng thượng, hoặc sự thâu nhiếp của tha mà chấp cho là tự mình có.
Thế nào là tướng hiện tiền? Là đang ở tại vô thường, do nhân đeo đuổi theo mà hiện tại thọ vô thường.
Thế nào là tướng pháp nhĩ? Là vị lai vô thường do nhân đeo đuổi mà quyết định sẽ chịu vô thường.
Thế nào là tướng sát-na? Là sát-na của các hành sau đó thì không trụ.
Thế nào là tướng nối tiếp? Là vô thỉ đến nay các hành sinh diệt nối nhau không dứt.
Thế nào là tướng bệnh đẳng? Là thời phần, thọ mạng và thay đổi của bốn Đại.
Thế nào là tướng chủng chủng tâm hành chuyển? Là đối với một lúc khởi tâm có tham, hoặc trong nhất thời khởi tâm lìa tham, như vậy có sân lìa sân, có si lìa si, hoặc hợp hoặc tan, hoặc xuống hoặc lên, hoặc dao động hoặc lìa dao động, hoặc không vắng lặng hoặc vắng lặng, hoặc định hoặc bất định, các tâm vận hành trôi lăn như vậy.
Thế nào là tướng tư sản hưng suy? Là các thiện hưng thịnh cuối cùng cũng suy biến.
Thế nào là tướng khi thế gian thành hoại? Là ba thứ lửa, nước, gió thành hoại mà có ba tai họa. Đảnh có nghĩa là tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư. Ngoài tĩnh lự thứ tư là các cung điện, tuy không ngoài ba tai họa thành hoại, nhưng các vị trời và các cung điện đó cùng sinh cùng diệt mà nói có thành hoại.
Lại có ba thứ trung kiếp, đó là đói khát, dịch bệnh, đao binh. Tiểu tam tai kiếp nầy, tại vị rốt ráo mới xuất hiện, là thế giới đã thành. Một Trung kiếp đầu tiên chỉ có giảm, một Trung kiếp sau chỉ có tăng, mười tám Trung kiếp còn lại thì vừa tăng vừa giảm, hai mươi trung kiếp thì thế giới đang hoại. hai mươi trung kiếp thì thế giới đã hoại rồi trụ, hai mươi trung kiếp thì thế giới đang thành. hai mươi trung kiếp thì thế giới đã thành rồi trụ, cộng chung tám mươi Trung kiếp nầy là một Đại kiếp. Do kiếp số nầy nói lên tuổi thọ của các vị trời ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, như nói vì thọ mạng hết do đó phước hết, do đó nghiệp hết. Các hữu tình theo các xứ kia mà chìm đắm.
Thế nào là tuổi thọ hết? Là khi chết.
Thế nào là phước hết? Là chết phi thời, tức là phi phước mà chết, vì hữu tình kia tham chấp định vị nên phước lực giảm hết, do đó chết đi.
Thế nào là Nghiệp hết? Là thuận sinh thọ nghiệp và thuận hậu thọ nghiệp đồng thời hết nên chết.
Thế nào là tướng khổ? Hoặc ba khổ, hoặc tám khổ, hoặc sáu khổ, nói rộng như trước. Tại sao trong kinh nói nếu vô thường là khổ? Là do hai phần vô thường làm duyên cho tướng khổ có thể biết, là sinh phần vô thường làm duyên, tánh khổ khổ có thể biết rõ, diệt phần vô thường làm duyên, tánh khổ hoại có thể biết rõ, cùng phần vô thường làm duyên, tánh khổ hành có thể biết rõ. Tức là nương vào nghĩa nầy mà đức Bạc-già-phạm nói: "Các hành vô thường, các hành biến hoại". Lại nữa, nương vào nghĩa nầy nên nói: "Những tất cả thọ, ta nói đều là khổ". Lại nữa, đối với hai pháp sinh và diệt sự tùy theo các hành mà có tám khổ như sinh, già…, vì tánh có thể biết rõ. Phật nói: "Nếu vô thường tức là khổ". Lại nữa, đối với vô thường trong các hành, có các khổ như sinh, già… có thể biết rõ. Như lai nương vào mật ý nầy nói: "Do vô thường nên khổ, ch phải tất cả hành".
Thế nào là tướng không? Hoặc đối với xứ nầy, ở đây là phi hữu, do lý nầy nên chánh quán không. Hoặc ở xứ nầy ngoài tướng không ra là hữu. Do lý nầy mà biết như thật là có, đó gọi là khéo nhập không tánh. Như thật biết, là nghĩa không điên đảo. Đối với xứ nào, cái gì phi hữu? Đối với uẩn giới xứ thường hằng ngưng trụ, pháp không biến hoại, ngã và ngã sở là phi hữu. Do lý nầy mà các pháp kia đều là không. Ở tại xứ nào, cái gì là hữu khác? Là tánh vô ngã tại xứ nầy, ngã nầy là vô tánh, vô ngã hữu tánh, đó là tánh không, nên đức Bạc-già-phạm mật ý nói: "Hữu thì biết như thật là hữu, vô thì biết như thật là vô".
Lại có ba thứ tánh không:
1. Tự tánh không tánh.
2. Như tánh không tánh.
3. Chân tánh không tánh. Tánh thứ nhất nương vào tự tánh Biến kế sở chấp mà quán, tánh thứ hai nương vào tự tánh Y tha khởi mà quán, tánh thứ ba nương vào tự tánh Viên thành thật mà quán.
Thế nào là tướng Vô ngã? Như luận, của tôi đây đã lập tướng ngã là uẩn giới xứ thì chẳng phải tướng nầy, vì tướng ngã của uẩn giới xứ không có, gọi là tướng vô ngã. Cho nên Đức Bạc-già-phạm mật ý nói: "Tất cả pháp đều là vô ngã". Như Thế tôn nói thì uẩn giới xứ nầy là phi ngã sở, đây là phi ngã xứ, đây là phi ngã ngã. Đối với nghĩa đó phải dùng chánh tuệ đúng như thật mà quán sát. Điều nầy nói nghĩa gì? Là đối với nội sự mật ý nói "Tất cả pháp nầy là phi ngã sở", đối với ngoại sự thì mật ý nói "đây là phi ngã xứ, đây là phi ngã ngã". Vì sao? Vì đối với ngoại sự chỉ chấp tướng của ngã sở, do đó chỉ dứt trừ ngã sở. Đối với nội sự thì chấp chung tướng của ngã và ngã sở, nên dứt trừ cả hai ngã và ngã sở.
Trước đã nói vô thường đều là tướng sát-na, điều đó làm sao biết? Như tâm, tâm sở là tướng sát-na, thì phải biết sắc… cũng là tướng sát-na. Do tâm chấp thọ, cùng tâm an nguy, tùy tâm chuyển biến, là chỗ nương tựa của tâm, tâm tăng thượng sinh, tâm tự tại chuyển. Lại nữa, đối với vị sau cùng thì biến hoại có thể đạt, sinh đã không chờ duyên, vì tự nhiên diệt hoại nên phải quán sắc… cũng là niệm niệm diệt.
Như Thế tôn nói: "Tất cả sắc, tất cả sắc kia là bốn đại chủng hoặc do bốn Đại chủng tạo ra". Đó là nương vào mật ý gì để nói? Nương vào ý cho là có, nói đồng tại một xứ, nương vào xứ nầy mà có nghĩa tạo, hoặc đối với nhóm ấy mà Đại chủng nầy có thể đạt được, thì phải biết nhóm nầy, chỉ có nhóm nầy chứ không phải nhóm nào khác, hoặc có nhóm chỉ có một Đại chủng, hoặc có hai Đại chủng, hoặc có cho đến tất cả Đại chủng, đã tạo sắc thì cũng như thế, hoặc đối với nhóm nầy mà sắc ấy đạt được, phải biết tụ ấy chỉ có sắc nầy, không phải sắc nào khác. Hoặc có nhóm chỉ có một sắc được tạo, hoặc hai sắc được tạo, hoặc có cho đến nhiều sắc được tạo, tùy theo sự thích ứng của nó.
Lại nói, tụ thô sắc là cực vi tập hợp mà thành, phải biết cực vi trong đây không có thể, chỉ do giác tuệ phân tích phần tế dần dần giảm cho đến bờ mé có thể phân tích, tức là căn cứ theo bờ mé nầy kiến lập cực vi, để dứt trừ tưởng nhất hợp, lại cũng để ngộ nhập các sắc sở hữu là phi chân thật.
Lại nữa, pháp khổ lược có tám thứ sai khác:
1. Có khổ rộng lớn không vắng lặng.
2. Có khổ vắng lặng.
3. Có khổ vắng lặng, không vắng lặng.
4. Có khổ không vắng lặng vừa.
5. Có khổ không vắng lặng mỏng ít.
6. Có khổ vắng lặng mỏng ít.
7. Có khổ vắng lặng hết sức mỏng.
8. Có phi khổ tự khổ trụ đại vắng lặng.
Thế nào là có khổ rộng lớn không vắng lặng? Là người sinh nơi cõi Dục nhưng không hề chứa nhóm gốc lành.
Thế nào là khổ vắng lặng? Là người nầy đã sinh gốc lành thuận phần giải thoát.
Thế nào là khổ vắng lặng, không vắng lặng? Tức là người nầy vì đạo thế gian đã lìa dục rồi gieo trồng gốc lành.
Thế nào là khổ không vắng lặng vừa? Là người sinh ở cõi Sắc, xa lìa phần thuận giải thoát.
Thế nào là không bất vắng lặng mỏng ít? Là người sinh ở cõi Vô Sắc xa lìa phần thuận giải thoát.
Thế nào là khổ vắng lặng mỏng ít? Là các bậc Hữu học.
Thế nào là khổ vắng lặng hết sức mỏng? Là các bậc
Vô học, mạng căn duyên nơi sáu xứ.
Thế nào là phi khổ tự khổ trụ đại vắng lặng? Là người đã đắc đại Bồ-tát rốt ráo, vì nương nguyện lực đại bi mà sinh trong các cõi.
Lại nữa, trước đã nói chết khổ, chết có ba thứ:
1. Chết với tâm thiện.
2. Chết với tâm bất thiện
3. Chết với tâm vô ký.
- Chết với tâm thiện, là đối với tâm lanh lợi ở vị hiện hành, hoặc do sức chống vững gốc lành, của mình hoặc do sự dẫn dắt của người khác, phát khởi tâm thiện tiến đến vị qua đời.
- Chết với tâm bất thiện: cũng đối với tâm minh lợi nơi vị hiện hành, hoặc do sức chống đỡ của bất gốc lành nơi chính mình, hoặc do sự dẫn dắt của kẻ khác, mà phát khởi tâm bất thiện tiến đến vị qua đời.
- Chết với tâm Vô ký, cũng đối với tâm minh lợi nơi vị hiện hành, hoặc đối với tâm không lanh lợi nơi vị hiện hành, hoặc do thiếu hai duyên, hoặc do gia hạnh không có công năng mà phát khởi tâm vô ký tiến đến vị qua đời.
Người tu tịnh hạnh, khi đến vị qua đời, ở thân phần dưới khởi xúc lạnh trước hết. Người hạnh bất tịnh, khi sắp giai đoạn qua đời vị, thì ở thân phần trên khởi xúc lạnh trước hết. Khi thân trung hữu của người hạnh bất tịnh sinh, thì tướng đó hiển hiện như bóng sáng của con dê đen, hoặc như phần tối trong ban đêm. Khi thân trung hữu của người tịnh hạnh sinh, thì tướng đó hiển hiện như bóng sáng của tấm lụa trắng, như phần sáng ban đêm lúc trời đãng.
Lại nữa, ở đây có chánh thọ sinh ở cõi Dục, cũng từ sau vị qua đời của cõi Vô sắc, cũng gọi là ý sanh kiệnđạt-phược, trụ tối đa bảy ngày, hoặc bị yểu (chết non), hoặc có khi chuyển dời.
Trụ trong trung hữu, cũng có thể nhóm họp các nghiệp, được dẫn bởi sức mạnh của thói quen thiện trước kia nên tư lương hiện hành.
Lại nữa, có thể nhìn thấy hữu tình đồng loại.
Lại nữa, hình dạng trung hữu tương tự nơi sẽ sinh.
Lại nữa, chỗ đến của trung hữu nầy vô ngại, như đầy đủ thần thông, qua lại nhanh chóng, nhưng ở nơi sinh thì có chướng ngại.
Lại nữa, chỗ sinh của trung hữu ấy, như nguyên tắc của cái cân với hai đầu lên cao hoặc thấp, khi qua đời hoặc khi kiết sinh thì thời phần cũng vậy. Trụ trong trung hữu, đối với chỗ sinh phát khởi tham ái, cũng do các phiền não khác làm trợ duyên. Thân trung hữu nầy cùng diệt với tham, Thân Yết-la-lam cùng sanh với thức, thức nầy chỉ là dị thục. Từ đây về sau các giác quan dần dần lớn lên, như trong duyên khởi nói: "Trong bốn loại sinh, hoặc thọ noãn sinh, hoặc thọ thai sinh, hoặc thọ thấp sinh, hoặc thọ hóa sinh".
Thế nào là Tập đế? Là các nghiệp sanh do phiền não và phiền não tăng thượng sanh ra, đều gọi là tập đế. Nhưng Đức Bạc-già-phạm thì tùy theo chỗ tối thắng mà nói, hoặc ái hoặc hậu hữu ái. Nếu hỷ tham cùng đi với ái hoặc các hỷ lạc ái kia, gọi đó là tập đế. Tối thắng là nghĩa biến hành, do ái có đủ nghĩa biến hành, nên là tối thắng. Sáu nghĩa gồm:
1. Sự biến hành.
2. Vị biến hành.
3. Thế biến hành.
4. Giới biến hành.
5. Cầu biến hành.
6. Chủng biến hành.
Thế nào là phiền não? Là do các thứ số, tướng, duyên khởi, cảnh giới, tương ưng, sai khác, hạnh tà, giới, chúng, đoạn mà quán các phiền não.
Thế nào là số? Hoặc là sáu, hoặc là mười. Sáu là tham, sân, mạn, vô minh, nghi và kiến. Mười là năm thứ trước, và kiến lại chia làm năm thứ:
1. Tát-ca-da kiến.
2. Biên chấp kiến.
3. Tà kiến.
4. Kiến thủ.
5. Giới cấm thủ.
Thế nào là tướng? Nếu khi pháp sinh thì tướng không vắng lặng, do sự sinh nầy mà thân tâm không vắng lặng nối tiếp chuyển, là tướng phiền não.
Thế nào là duyên khởi? Là phiền não và tùy miên chưa đoạn vĩnh viễn, vì thuận pháp phiền não hiện tiền, tư duy bất chánh khởi hiện tiền, như vậy phiền não mới được sinh, đó gọi là duyên khởi.
Thế nào là cảnh giới? Là tất cả phiền não lại dùng tất cả phiền não làm cảnh cho sở duyên, và duyên theo các phiền não sự. Lại nữa, phiền não cõi Dục trừ vô minh, kiến và nghi ra, thì các thứ còn lại không thể duyên các địa trên làm cảnh. Phiền não của các địa trên không thể duyên với địa dưới làm cảnh, nên đã lìa dục của địa kia. Lại nữa, duyên theo diệt đế, đạo đế, các phiền não không thể thân duyên với diệt đạo làm cảnh, chỉ do nương vào phiền não kia vọng khởi phân biệt mà gọi là sở duyên.
Lại nữa, phiền não có hai thứ:
1. Duyên vô sự.
2. Duyên hữu sự.
Duyên vô sự, là kiến và pháp tương ưng của kiến. Các phiền não còn lại gọi là duyên hữu sự.
Thế nào là tương ưng? Là tham không tương ưng sân, như sân nghi cũng vậy, ngoài ra đều được tương ưng. Như tham sân cũng vậy, là sân không tương ưng với tham mạn kiến, mạn không cùng với sân nghi tương ưng. Vô minh có hai thứ:
1. Vô minh tương ưng với tất cả phiền não.
2. Vô minh bất cộng.
Vô minh bất cộng, là đối với đế không có trí. Kiến không tương ưng với sân nghi, nghi không cùng tương ưng tham mạn kiến... các tùy phiền não như phẫn lại cũng không tương ưng lẫn nhau. Vô tàm vô quí trong tất cả phẩm bất thiện thường cùng tương ưng. Hôn trầm, trạo cử, bất tín, biếng nhác, buông lung trong tất cả phẩm nhiễm ô thường cùng tương ưng.
Thế nào là sai khác? Là các phiền não nương vào đủ thứ loại nghĩa lập ra vô số môn sai khác, đó là kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền (buộc vây), bộc lưu (dòng thác), ách, thủ, hệ, cái (ngăn che), chu ngột, cấu, thiêu hại, tiễn (mũi tên), các hành vi ác, lậu gây ra, nhiệt não, tránh (cãi lẫy), xí nhiên lừng lẫy trù lâm (rừng rậm), ngăn ngại…
Kiết có mấy thứ? Thế nào là kiết? Kiết với chỗ nào?
Kiết có chín thứ:
1. Ái kiết.
2. Khuể kiết.
3. Mạn kiết.
4. Vô minh kiết.
5. Kiến kiết.
6. Thủ kiết.
7. Nghi kiết.
8. Tật kiết.
9. San kiết.
1. Ái kiết, là sự trói buộc của tham ái kiết nơi ba cõi, nên không chán ba cõi, do không chán nên làm làm nhiều bất thiện, không làm các thiện, do đó có thể chiêu cảm quả khổ của đời vị lai, và tương ưng với khổ.
2. Khuể kiết, là đối với tâm của hữu tình khổ và pháp thuận khổ có tổn hại, vì bị khuể kiết trói buộc, đối với cảnh tướng của khuể (giận dữ), tâm không buông xả, vì không buông xả nên nên làm nhiều bất thiện, không làm các thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ đời vị lai và tương ưng với khổ.
3. Mạn kiết, tức là bảy mạn: mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, hạ liệt mạn, tà mạn.
Mạn, là mình hèn mọn mà chấp mình là hơn, hoặc bằng mà chấp mình cũng là bằng, tâm cao cử làm tánh.
Quá mạn, là đối với bằng cho mình là hơn, hoặc đối với người hơn mình cho mình là bằng, tâm cao cử làm tánh.
Mạn quá mạn, là đối với người hơn mình mà cho mình là hơn người, tâm cao cử làm tánh.
Ngã mạn, đối với năm thủ uẩn mà quán là ngã và ngã sở, lấy tâm cao cử làm tánh.
Tăng thượng mạn, chưa chứng đắc pháp thượng thắng, cho mình đã chứng đắc pháp thượng thắng, lấy tâm cao cử làm tánh.
Hạ liệt mạn, là đối với người phần nhiều hơn cho mình là thua chút thôi, tâm cao cử làm tánh.
Tà mạn, là thật không có đức cho mình có đức, tâm cao cử làm tánh.
Vì mạn kiết trói buộc, đối với ngã và ngã sở không thể hiểu rõ, vì không thể hiểu rõ nên chấp ngã và ngã sở, làm nhiều bất thiện, không thực hành các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ đời vị lai và cùng với khổ tương ưng.
4. Vô minh kiết, là ba cõi, không có trí tuệ vì bị vô minh kiết trói buộc, đối với pháp khổ, pháp tập không thể hiểu rõ, vì không thể hiểu rõ nên làm nhiều việc bất thiện không làm các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ ở đời vị lai và cùng với khổ tương ưng.
5. Kiến kiết, tức là ba kiến, là Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến và tà kiến, vì kiến kiết trói buộc, đối với xuất ly tà vọng chấp, truy cầu, hưng khởi chấp trước, đối với xuất ly tà đã vọng chấp nên, làm nhiều bất thiện không làm các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ ở đời vị lai và tương ưng với khổ.
6. Thủ kiết, là kiến thủ, giới cấm thủ, vì thủ kiết trói buộc, đối với phương tiện xuất ly tà vọng chấp trước, vì vọng chấp trước phương tiện xuất ly tà, nên làm nhiều bất thiện không làm các thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ của đời vị lai và cùng với khổ tương ưng.
7. Nghi kiết, là đối với đế còn do dự, nghi kiết trói buộc, đối với Phật pháp tăng vọng sinh nghi hoặc, vì nghi hoặc nên không tu chánh hạnh, vì không tu chánh hạnh đối với Tam Bảo nên làm nhiều bất thiện không làm các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ ở đời vị lai tương ưng với khổ.
8. Tật kiết, là đam mê lợi dưỡng, không chịu được đối với quang vinh của người khác mà khởi tâm ganh ghét, vì tật kiết trói buộc, coi trọng lợi dưỡng, không tôn kính pháp, nên làm nhiều việc bất thiện không thực hành các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ của đời vị lai và cùng với khổ tương ưng.
9. San kiết, là đam mê lợi dưỡng đối với vật dụng sinh sống tâm thường keo kiệt tham tiếc, vì san kiết trói buộc, coi trọng chứa để, không tôn trọng sự xa lìa chứa để, làm nhiều việc bất thiện không làm các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ ở đời vị lai và tương ưng với khổ.
Phược có ba thứ:
1. Tham phược.
2. Sân phược.
3. Si phược.
Do tham trói buộc, các hữu tình khiến ở trong khổ hoại, do sân trói buộc khiến các hữu tình ở trong khổ khổ, do si trói buộc khiến các hữu tình ở trong khổ hành. Lại nữa, vì nương vào tham sân si đối với gia hạnh thiện không được tự tại, nên gọi là phược.
Tùy miên có bảy thứ: 1. Dục ái tùy miên; 2. Sân khuể tùy miên; 3. Hữu ái tùy miên; 4. Mạn tùy miên; 5. Vô minh tùy miên; 6. Kiến tùy miên; 7. Nghi tùy miên.
1. Dục ái tùy miên, là phẩm tham của dục thô nặng.
2. Sân khuể tùy miên, là phẩm khuể của sân thô nặng.
3. Hữu ái tùy miên, là phẩm tham của cõi Sắc và cõi Vô sắc thô nặng.
4. Mạn tùy miên, là phẩm mạn thô nặng.
5. Vô minh tùy miên, là phẩm vô minh thô nặng.
6. Kiến tùy miên, là phẩm kiến thô nặng.
7. Nghi tùy miên, là phẩm nghi thô nặng.
Nếu người chưa lìa sự mong cầu, là do sự tùy tăng trưởng của tùy miên dục ái, tùy miên giận dữ. Nếu người chưa lìa cầu hữu, là do sự tùy tăng của hữu ái tùy miên. Nếu người chưa lìa phạm hạnh tà mà cầu, là do sự tùy tăng trưởng của vô minh tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên. Vì chúng sinh được chút ít đối trị thì liền sinh kiêu mạn, ngu si đối với Thánh đế, luống dối kế chấp giải thoát tà và phương tiện giải thoát tà của ngoại đạo, đối với thánh giáo chánh pháp của Phật trong Tỳ-nại-da, còn do dự nghi ngờ.
Tùy phiền não: Là tất cả phiền não đều là tùy phiền não, nhưng có tùy phiền não chẳng phải phiền não, là trừ phiền não. Ngoài ra nhiễm ô là tất cả pháp tâm sở thuộc về hành uẩn. Điều nầy là thế nào? Là trừ sáu phiền não, như tham và chỗ nhiễm ô khác thuộc hành uẩn là các pháp tâm sở như phẫn, hận... Lại nữa, tham sân si gọi là tùy phiền não vì các pháp tâm sở do tùy phiền não nầy tùy theo tâm mà não hại, khiến không lìa nhiễm, khiến không giải thoát, khiến không dứt chướng, nên gọi là tùy phiền não. Như Thế tôn nói: "Trong đêm dài sanh tử, các ông bị tham sân si, đeo đuổi làm não loạn mà tâm hằng nhiễm ô".
Triền có tám thứ:
1. Hôn trầm.
2. Ngủ nghỉ.
3. Trạo cử.
4. Ác tác.
5. Tật.
6. San.
7. Vô tàm.
8. Vô quí.
Niệm niệm tăng trưởng, lừng lẫy trói buộc nhiễu loạn tâm nên gọi là triền. Tức là tùy khi tu tập tướng chỉ quán xả, và chỗ thâu nhiếp của Thi-la tịnh theo chỗ nương nơi phạm hạnh thì các triền nhiễu buộc tâm.
Bộc lưu có bốn thứ:
1. Dục bộc lưu.
2. Hữu bộc lưu.
3. Kiến bộc lưu.
4. Vô minh bộc lưu.
Cuốn trôi theo dòng chảy sanh tử là nghĩa của bộc lưu thuận theo tạp nhiễm. Dục bộc lưu là người tu tập cầu dục hữu bộc lưu là người tu tập cầu hữu; kiến bộc lưu và vô minh bộc lưu là người tu tập cầu phạm hạnh tà. vì năng y sở tương ưng với lý.
Ách có bốn thứ:
1. Dục ách.
2. Hữu ách.
3. Kiến ách.
4. Vô minh ách.
Gây chướng ngại cho sự lìa trói buộc là nghĩa ách, trái với thanh tịnh. Ách nầy cũng theo thứ lớp mà người tu tập ba thứ cầu tương ưng hiện hành như bộc lưu.
Thủ có bốn thứ:
1. Dục thủ.
2. Kiến thủ.
3. Giới cấm thủ.
4. Ngã ngữ thủ.
Chấp thủ ở gốc tranh cãi, chấp thủ nơi thân hậu hữu, là nghĩa của thủ. Vì sao? Vì tham vướng mắc, dục trói buộc và đắm nhiễm làm nhân, các người tại gia phải xa lìa chúng, vì gốc tranh cãi nầy vốn là dục thủ thứ nhất. Vì tham vướng mắc, kiến trói buộc và đắm nhiễm làm nhân, các người xuất gia phải cố gắng dứt bỏ chúng, vì gốc tranh cãi nầy vốn là ba thứ thủ sau. Sáu mươi hai thứ kiến là kiến thủ, mỗi đều có giới cấm riêng, phần nhiều là khổ hạnh, đó là giới cấm thủ, y chỉ của cấm thủ nầy là Tát-ca-da kiến (thân kiến), là ngã ngữ thủ. Do kiến thủ và giới cấm thủ mà các ngoại đạo tranh luận với nhau. Do ngã ngữ thủ nên các ngoại đạo không tranh luận lẫn nhau, mà tranh luận với những người chánh pháp. Gốc chấp trước tranh luận như vậy, lại có thể dẫn đến chấp thủ khổ dị thục khổ của hậu hữu, nên gọi là thủ Hệ có bốn thứ:
1. Tham dục thân hệ.
2. Sân khuể thân hệ.
3. Giới cấm thủ thân hệ.
Thử thật chấp thủ thân hệ (chấp thủ cho đó là thật, trói buộc thân).
Vì có thể làm chướng ngại thân ý tánh của định nên gọi là hệ. Vì sao? Vì có thể làm nhân của bốn thứ tâm loạn:
1. Do tham lam tài vật khiến cho tâm tán loạn.
2. Đối với sự tranh tranh lấy hạnh bất chánh làm nhân khiến cho tâm tán loạn.
3. Đối với giới cấm khó hành lấy khổ não làm nhân khiến tâm tán loạn.
4. Không như chánh lý để xét tìm cảnh giới làm nhân khiến tâm tán loạn.
Cái có năm thứ:
1. Tham dục cái.
2. Sân khuể cái.
3. Hôn trầm ngủ nghỉ cái.
4. Trạo cử ác tác cái.
5. Nghi cái.
Vì có thể khiến cho thiện phẩm không được hiển rõ, đó là nghĩa cái, là lạc xuất gia vị giác tà hạnh vị và chỉ cử xả vị.
Chu ngột có ba thứ:
1. Tham chu ngột.
2. Sân chu ngột.
3. Si chu ngột.
Do nương vào tham sân si, sự tập quen trước kia làm phương tiện, nên thành các hạnh của tham…, tâm không điều thuận, không có chỗ gắng sức đảm nhận, khó có thể giải thoát, khiến các hữu tình khó dứt hạnh nầy, nên gọi là chu ngột.
Cấu có ba thứ:
1. Tham cấu.
2. Sân cấu.
3. Si cấu.
Do nương vào tham sân si, hủy phạm các học xứ của Thi-la như thế, do đó những vị có trí đồng phạm hạnh, hoặc ở xóm làng, hoặc ở nơi thanh vắng, khi nghe thấy rồi nói như vầy: "Trưởng già nầy làm các việc như vậy, hành các hạnh như vậy", rồi bị xóm làng, chê trách các điểm nhiễm ô bất tịnh, gọi đó là cấu.
Thiêu hại có ba thứ:
1. Tham thiêu hại.
2. Sân thiêu hại.
3. Si thiêu hại.
Vì nương vào tham sân si, nên trong thời gian dài thường bị sinh tử thiêu hại, vì thế gọi là thiêu hại (đốt cháy gây hại).
Tiễn có ba thứ:
1. Tham tiễn.
2. Sân tiễn.
3. Si tiễn.
Do nương vào tham sân si, đối với hữu và vật dụng của hữu, truy cầu sâu xa nối nhau không dứt, đối với Phật pháp tăng, khổ tập diệt đạo thường sinh nghi hoặc, nên gọi là tiễn (mũi tên).
Sở hữu có ba thứ:
1. Tham sở hữu.
2. Sân sở hữu.
3. Si sở hữu.
Do nương vào tham sân si, tích chứa tài vật, có sợ có oán, thường là trụ trong tán loạn, nên gọi là sở hữu.
Ác hạnh có ba thứ:
1. Tham hành vi ác.
2. Sân hành vi ác.
3. Si hành vi ác.
Do nương vào tham sân si, thường hành hành vi ác nơi thân ngữ ý, nên gọi là hành vi ác. Lại cũng tức nương vào môn tham sân si nầy, gây ra vô lượng hành vi ác, bất thiện, kiến lập ba thứ căn bất thiện. Vì sao? Vì các hữu tình ái vị hiện có ở thế gian làm nhân hành các hành vi ác, phân biệt tướng oán của thế gian làm nhân gây ra các hành vi ác, chấp trước pháp tà của thế gian làm nhân, hành các hành vi ác, nên tham sân si nầy cũng gọi là làm các việc ác, cũng gọi là căn bất thiện.
Lậu có ba thứ:
1. Dục lậu.
2. Hữu lậu.
3. Vô minh lậu.
Vì khiến cho tâm nối tiếp lưu tán không dứt nên gọi là lậu. Điều nầy là thế nào? Nương vào ngoại môn tuôn chảy mà lập dục lậu. Nương vào nội môn tuôn chảy mà lập hữu lậu. Nương vào sự tuôn chảy của hai môn kia mà lập vô minh lậu.
Quỹ có ba thứ:
1. Tham quỹ.
2. Sân quỹ.
3. Si quỹ.
Do nương theo tham sân si, đối với hữu và các vật dụng giúp ích cho đời sống hằng ngày thường khởi truy cầu không thoả mãn, thường bị nghèo túng các khổ bức não, gọi đó là quỹ (hết).
Nhiệt có ba thứ:
1. Tham nhiệt.
2. Sân nhiệt.
3. Si nhiệt.
Do nương vào tham sân si, không đúng chánh lý, chấp trước các tướng, chấp trước các tùy hảo, do chấp trước tướng và tùy hảo nên thiêu đốt thân tâm, gọi đó là nhiệt (nóng bức).
Não có ba thứ:
1. Tham não.
2. Sân não.
3. Si não.
Do nương vào tham sân si, tùy các tướng hảo kia ưa thích đam mê, tướng tốt kia nếu biến hoại thì liền tăng thêm ưu sầu than trách, là sự xúc cảm của các thứ phiền não, ép ngặt nên gọi là Não.
Tránh có ba thứ:
1. Tham tránh.
2. Sân tránh.
3. Si tránh.
Do nương vào tham sân si, nắm giữ dao gậy, dấy lên các sự gây chiến thưa kiện, nên tham sân si gọi là tránh.
Xí nhiên có ba thứ:
1. Tham xí nhiên.
2. Sân xí nhiên.
3. Si xí nhiên.
Do nương vào tham sân si, bị lửa dữ tham phi pháp thiêu đốt, bị lửa dữ tham bất bình đẳng thiêu đốt, bị lửa dữ của pháp tà thiêu đốt, nên gọi là xí nhiên (bùng cháy).
Trù lâm có ba thứ:
1. Tham trù lâm.
2. Sân trù lâm.
3. Si trù lâm.
Do nương vào tham sân si, trong các hành căn bản của sinh tử dấy lên nhiều nhiễm chấp, khiến các hữu tình chiêu cảm các thứ thân trôi lăn trong năm đường, nên tham sân si gọi là trù lâm (rừng rậm).
Câu ngại có ba thứ:
1. Tham câu ngại.
2. Sân câu ngại.
3. Si câu ngại.
Do nương vào tham sân si, thường quyến luyến mang phần tài sản, không có giác ngộ, ưa thích nơi ồn ào náo nhiệt, được chút ít pháp thiện thì liền sinh thoả mãn, do đây không thể tu các pháp thiện, nên gọi là câu ngại (câu thúc chướng ngại).
Nghĩa môn sai khác của các phiền não như vậy nhiều vô lượng.
Thế nào là hạnh tà? Là hai thứ phiền não tham sân, mê lầm cảnh giới và kiến mà khởi hạnh tà mạn, mê lầm hữu tình và kiến mà khởi hạnh tà Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến và tà kiến, mê lầm cảnh của sở tri khởi hạnh tà kiến thủ và giới cấm thủ; mê lầm nơi các kiến mà khởi hạnh tà nghi, mê lầm sự đối trị mà khởi hạnh tà vô minh, lầm tất cả, khởi hạnh tà. Lại nữa, mười thứ phiền não đều là mê lầm nơi khổ tập dấy khởi các hạnh tà, là chỗ nương của nhân duyên kia. Lại nữa, mười thứ phiền não đều là mê lầm diệt đế và đạo đế mà khởi các hạnh tà, do đấy có thể sinh các sự sợ hãi.
Thế nào là giới? Ngoài sân ra, tất cả phiền não còn lại đều thuộc về ba cõi, sân chỉ lệ thuộc nơi cõi Dục.
Lại nữa, tham đối với cõi Dục thì tương ưng với lạc hỷ xả. Như cõi Dục, đối với sơ tĩnh lự và tĩnh lự thứ hai cũng vậy, đối với tĩnh lự thứ ba tương ưng với lạc xả, từ đây trở lên thì chỉ tương ưng với xả. Sân tương ưng với khổ ưu xả. Mạn đối với cõi Dục tương ưng với hỷ xả, đối với sơ và hai tĩnh lự thì tương ưng với lạc hỷ xả, đối với đệ ba tĩnh lự thì cùng với lạc xả tương ưng, từ đây trở lên thì chỉ tương ưng với xả. Như mạn, đối với Tátca-da kiến, biên chấp kiến, kiến thủ, giới cấm thủ cũng vậy. Tà kiến đối với cõi Dục cùng với ưu hỷ xả tương ưng, đối với cõi Sắc và cõi Vô sắc tùy tất cả thọ thì đều tương ưng với thọ. Nghi đối với cõi Dục tương ưng với ưu xả, đối với cõi Sắc và cõi Vô sắc tất cả thọ thì đều tương ưng với thọ.
Vô minh có hai thứ: Tương ưng và bất cộng. Vô minh tương ưng: Là đối với tất cả phiền não đều tương ưng, hoặc đối với xứ kia tùy tất cả thọ đều tương ưng. Vô minh bất cộng, là đối với cõi Dục tương ưng với ưu xả, đối với tất cả thọ của cõi trên đều được tương ưng. Tại sao các phiền não đều tương ưng với xả? Vì tất cả phiền não đều rơi vào phần vị ở giữa mới dứt hết.
Lại nữa, tham đối với cõi Dục thì ở tại sáu thức thân. Như tham, đối với sân và vô minh cũng vậy. Tham đối với cõi Sắc thì ở tại bốn thức thân, đối với cõi Vô sắc thì ở tại ý thức thân. Như tham, đối với vô minh cũng vậy. Mạn kiến nghi đối với tất cả xứ thì ở tại ý thức thân. Lại nữa, tham sân mạn đối với cõi Dục thì duyên một phần sự mà chuyển. Như cõi Dục, đối với cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng vậy. Các phiền não khác đối với tất cả xứ thì duyên khắp tất cả sự mà chuyển.
Thế nào là chúng? Là hai chúng phiền não:
1. Kiến sở đoạn chúng.
2. Tu sở đoạn chúng.
Kiến sở đoạn chúng lại có bốn thứ:
1. Kiến khổ sở đoạn chúng.
2. Kiến tập sở đoạn chúng.
3. Kiến diệt sở đoạn chúng.
4. Kiến đạo sở đoạn chúng.
Kiến khổ sở đoạn của cõi Dục có đủ mười phiền não. Như kiến khổ sở đoạn, đối với kiến tập, kiến diệt và kiến đạo cũng vậy. bốn thứ sở đoạn như kiến khổ, kiến tập... của cõi Sắc, mỗi mỗi đều có chín thứ phiền não, trừ sân. Như cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng vậy. Như thế kiến sở đoạn phiền não chúng cộng chung có một trăm mười hai phiền não.
Tu sở đoạn của cõi Dục có sáu phiền não, là Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến cùng sinh và tham, sân, mạn, vô minh. Tu sở đoạn của cõi Sắc có năm phiền não, trừ sân. Như cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng vậy. Như vậy, tu sở đoạn phiền não chúng gồm có mười sáu phiền não.
Thế nào là đoạn? Như vậy, đoạn sai khác là do tác ý đoạn nầy, từ đó được dứt. "Như vậy đoạn sai khác", là biến trí, là viễn ly, là đắc đối trị. Biến trí, là biết rõ khắp các nhân duyên của đoạn sai khác kia, biết rõ khắp tự thể, biết rõ khắp tội lỗi. Viễn ly, là tùy nơi đoạn sai khác kia tạm sinh mà không kiên chấp. Đắc đối trị là như phiền não chưa sinh thì khiến bất sinh, đã sinh thì khiến đoạn. Đắc đạo đối trị là "do tác ý dứt này". Thế nào là tác ý có thể đoạn? Duyên chung nơi tác ý, quán tất cả pháp đều là tánh vô ngã, có thể đoạn các hạnh phiền não, vô thường… chỉ vì tu trị hành vô ngã. "Từ đấy được dứt", là từ đâu được dứt? Không từ quá khứ vì đã diệt mất, không từ vị lai vì chưa sinh, không từ hiện tại vì đạo không đồng thời, nhưng từ các phiền não thô nặng cần được dứt là đoạn. Như vậy, như vậy có phẩm thô nặng sinh khởi, như vậy, như vậy phẩm đối trị, nếu phẩm đối trị nầy sinh thì phẩm thô nặng kia diệt, bình đẳng, bình đẳng, cũng như ánh sáng của thế gian sinh thì tối diệt. Do phẩm nầy ly hệ, khiến cho phiền não ở vị lai dừng lại không sinh khởi trong pháp, gọi đó là Đoạn.
Thế nào là các nghiệp do phiền não tăng thượng sinh ra? Hoặc là tư nghiệp, hoặc là tư dĩ nghiệp, gọi chung là tướng nghiệp. Lại có năm thứ nghiệp:
1. Thủ thọ nghiệp.
2. Tác dụng nghiệp.
3. Gia hạnh nghiệp.
4. Chuyển biến nghiệp.
5. Chứng đắc nghiệp.
Hiện có trong nghĩa nầy phần nhiều nghiêng về nghiệp gia hạnh.
Thế nào là tư nghiệp? Là phước nghiệp, phi phước nghiệp và bất động nghiệp.
Thế nào là tư dĩ nghiệp? Là thân nghiệp, ngữ nghiệp và ý nghiệp. Lại nữa, ba nghiệp thân ngữ ý nầy hoặc thiện hoặc bất thiện.
Bất thiện, tức là mười nghiệp đạo bất thiện:
1. Sát sinh.
2. Không cho mà lấy.
3. Dục tà hạnh. lời dối gạt.
4. Lời chia rẽ.
5. Lời Thô ác.
6. Tạp uế ngữ.
7. Tham dục.
8. Sân khuể.
9. Tà kiến.
Thiện, tức là mười nghiệp đạo thiện:
1. Lìa sát sinh.
2. Lìa trộm cắp.
3. Lìa dục tà hạnh.
4. Lìa lời dối gạt.
5. Lìa lời chia rẽ.
6. Lìa lời thô ác.
7. Lìa tạp uế ngữ.
8. Vô tham.
9. Vô sân.
10. Chánh kiến.
Lại nữa, sát sinh, trộm cắp… phải dùng năm môn để phân biệt tướng của nó, là sự, là ý lạc, là phương tiện, là phiền não, là rốt ráo.
Như khế kinh nói do tư tạo nghiệp. Thế nào là do Tư tạo nghiệp?
Là điều mà kẻ khác truyền dạy Tư tạo nghiệp, sự khuyến thỉnh của người khác nên tư tạo nghiệp, không nhận biết rõ nên tư tạo nghiệp, căn bản chấp trước nên tư tạo nghiệp, phân biệt điên đảo nên tư tạo nghiệp. Trong đây, căn bản chấp trước nên tư tạo nghiệp. Phân biệt điên đảo nên tư tạo nghiệp, hoặc tạo tác hoặc tăng trưởng chẳng phải không thọ dị thục. Tác, là khởi tạo tác các nghiệp khiến nó hiện hành. Tăng trưởng, là khiến cho tập khí tăng thêm.
Như khế kinh nói quyết định thọ nghiệp. Thế nào là quyết định thọ nghiệp? Là tác nghiệp quyết định, thọ dị thục quyết định, phần vị quyết định.
Mười nghiệp đạo bất thiện là quả dị thục, là trong ba nghiệp ác tùy theo hạ phẩm, trung phẩm và thượng phẩm mà thọ dị thục bàng sinh, ngạ quỷ hay Na-lạc-ca. Quả đẳng lưu: Là mỗi mỗi đều tùy tướng của nó trong cõi người chiêu cảm được tự thân đầy đủ hay suy tổn. Quả tăng thượng, là mỗi mỗi đều tùy tướng của nó mà chiêu cảm được tất cả ngoại sự suy tổn, nói rộng như trong kinh.
Mười nghiệp đạo thiện là quả dị thục, là dị thục của người, trời, trong cõi người trời. Quả đẳng lưu, tức là đối với xứ người, trời, kia mỗi mỗi tùy theo tướng của nó mà chiêu cảm được tự thân đầy đủ hưng thịnh. Quả tăng thượng, tức là xứ người, trời, kia, mỗi quả đều tùy tướng của nó mà chiêu cảm được tất cả ngoại sự hưng thịnh.
Nghiệp thiện bất thiện: Là trong đường thiện, đường ác khi chiêu cảm sinh dị thục thì có nghiệp chiêu dẫn và nghiệp viên mãn. Nghiệp chiêu dẫn, là do nghiệp nầy có thể chiêu cảm quả dị thục. Nghiệp viên mãn là do nghiệp nầy đã sinh rồi thì lãnh thọ quả ái và quả bất ái. Hoặc có nghiệp do một nghiệp lực dẫn mà đạt được một thân, hoặc có nghiệp do một nghiệp lực dẫn mà đạt được nhiều thân, hoặc có nghiệp do nhiều nghiệp lực dẫn mà đạt được một thân, hoặc có nghiệp do nhiều nghiệp lực dẫn mà đạt được nhiều thân. Nếu một hữu tình thành tựu nhiều nghiệp thì làm sao thứ lớp thọ quả dị thục? Trong thân đó nghiệp nào nặng thì thành thục trước, hoặc hiện tiền khi sắp chết, hoặc trước là chỗ tập quen, hoặc việc làm lúc đầu tiên, mà dị thục kia thành thục trước hết.
Như khế kinh nói: "Có ba thứ nghiệp, là phước nghiệp, phi phước nghiệp và bất động nghiệp". Thế nào là nghiệp phước? Là nghiệp thiện lệ thuộc trong cõi Dục. Thế nào là nghiệp phi phước? Là nghiệp bất thiện. Thế nào là nghiệp bất động? Là nghiệp thiện thuộc về cõi Sắc và cõi Vô sắc.
Như khế kinh nói: "Vô minh duyên hành", nếu phước, phi phước và bất động thì làm sao thực hành phước và thực hành bất động duyên vô minh mà sinh? Có hai thứ ngu:
1. Quả dị thục ngu.
2. Chân thật nghĩa ngu.
Do quả dị thục ngu nên phát khỏi hành phi phước, do chân thật nghĩa ngu nên phát khỏi hành phước và hành bất động.
Nghiệp đạo sát sinh là tham sân si làm phương tiện, do sân là chính. Như sát sinh, lời thô ác và nghiệp đạo sân nhuế cũng vậy.
Nghiệp đạo trộm cắp là do tham sân si làm phương tiện, tham là chính. Như không cho mà lấy, dục tà hạnh và nghiệp đạo tham dục cũng vậy. Nghiệp đạo nói lời dối gạt do tham sân si làm phương tiện, trong ba thứ tùy do một thứ rốt ráo. Như nói lời dối gạt, nghiệp đạo ly gián ngữ và tạp uế ngữ cũng vậy. Nghiệp đạo tà kiến là tham sân si làm phương tiện, do si là chính.
Như khế kinh nói: "Có cộng nghiệp, có bất cộng nghiệp, có cường lực nghiệp, có liệt lực nghiệp".
Thế nào là Cộng nghiệp? Nếu nghiệp có thể khiến cho các khí thế gian có các thứ sai khác.
Thế nào là Bất cộng nghiệp? Nếu nghiệp có thể khiến cho hữu tình thế gian có các thứ sai khác, hoặc lại có nghiệp khiến cho các hữu tình lần lượt tăng thượng. Do nghiệp lực nầy nên nói các hữu tình đối mặt nhau là duyên Tăng thượng, vì sự lẫn nhau ấy có sức tăng thượng lẫn nhau, cũng gọi là cộng nghiệp, nên kinh nói: "Như vậy hữu tình cùng với hữu tình khác nhận thấy lẫn nhau mà không thọ dụng, không dễ có thể đạt được.
Thế nào là cường lực nghiệp? Là lực đối trị mạnh mẽ nơi Bổ-đặc-già-la, nên sự tạo các nghiệp bất thiện của tư, do đã nhiếp phục của lực đối trị khiến hữu tình đang thọ nghiệp Na-lạc-ca chuyển thành thọ hiện pháp, đang là thọ hiện pháp thì chuyển khiến không thọ. Sở dĩ nghiệp nầy gọi là cường lực, là do có thể đối trị với nghiệp lực mạnh, lại cũng do sự tạo của tư mà tất cả nghiệp thiện đều gọi là cường lực. Nương vào nghiệp nầy nên Đức Bạc-già-phạm nói: "Các Thánh đệ tử của ta có thể dùng vô lượng nghiệp thiện rộng lớn huân tập vào tâm. Nhưng sự tạo tác của nghiệp thì có hạn lượng, không thể dắt dẫn, không thể giữ lại, cũng không thể khiến rơi vào số lượng kia". Lại nữa, sức đối trị Bổ-đặcgià-la yếu, là sự tạo các nghiệp bất thiện của tư, đối với các nghiệp thiện, đều gọi là cường lực. Lại cũng do tư tạo nghiệp dị thục quyết định không dứt, không rõ, gọi là nghiệp cường lực. Trong đây có ý nói tất cả nghiệp thiện và nghiệp bất thiện là dị thục quyết định. Lực thánh đạo không dứt, đều gọi là nghiệp cường lực.
Lại ở cõi Dục trói buộc tánh nghiệp bất thiện đều là cường lực. Lại cũng đã tập quen từ trước gọi là nghiệp cường lực. Lại cũng nương vào cường vị mà gọi là nghiệp cường lực. Lại không thể đối trị, là các nghiệp tạo ra gọi là nghiệp cường lực, vì không có pháp Niếtbàn. Lại do ruộng nên phát khởi nghiệp cường lực. Lại do tâm gia hạnh nên phát nghiệp cường lực, lại do chín nhân phát nghiệp cường lực:
1. Ruộng.
2. Sự.
3. Tự thể.
4. Sở y.
5. Tác ý.
6. Ý lạc.
7. Giúp đỡ.
8. Đa tu tập.
9. Cùng nhiều chúng sinh chung việc làm.
Trái với các nghiệp trên là nghiệp lực yếu kém.
Như đức Thế Tôn nói: "Hoặc có ai bảo các Trượng phu Bổ-đặc-già-la kia, theo nghiệp như vậy như vậy. Hoặc làm, hoặc tăng trưởng, lại thọ dị thục như vậy như vậy. Nếu có việc đó thì không nên tu phạm hạnh thanh tịnh".
Lại cũng không thể biết đúng hết các khổ tạo tác và bờ mé của khổ. Hoặc có người nói các Trượng phu Bổđặc-già-la thuận theo như vậy như vậy nghiệp mà mình thọ, hoặc làm hoặc tăng trưởng, trở lại thọ như vậy như vậy thuận sự thọ dị thục. Nếu có sự đó thì nên tu tập phạm hạnh thanh tịnh, lại cũng có thể biết đúng hết các khổ tạo tác và bờ mé của khổ...
Kinh nói như vậy có mật ý gì? Trong đây ý Phật là muốn ngăn dứt các tà thuyết như vậy, là nghiệp lạc cùng hành lại có thể chiêu cảm đạt được lạc dị thục cùng hành. Hoặc cùng nghiệp hành lại có thể cảm được dị thục khổ câu hành. Bất khổ bất lạc câu nghiệp hành, trở lại có thể chiêu cảm được dị thục bất khổ bất lạc câu hành, nên khởi nói như vậy.
Lại nữa, thừa nhận chánh thuyết như vậy, là nghiệp lạc câu hành. Thuận lạc thọ, là lại thọ dị thục lạc. Thuận khổ thọ, là trở lại thọ khổ dị thục. Thuận bất khổ bất lạc thọ, là lại thọ dị thục bất khổ bất lạc.
Nghiệp khổ câu hành thuận lạc thọ, là trở lại thọ lạc dị thục. Thuận khổ thọ là trở lại thọ dị thục khổ. Thuận bất khổ bất lạc thọ, là lại thọ dị thục bất khổ bất lạc. Nghiệp bất khổ bất lạc câu hành thuận lạc thọ, là lại thọ dị thục lạc. Thuận khổ thọ là trở lại thọ dị thục khổ. Thuận bất khổ bất lạc thọ, là lại thọ dị thục bất khổ bất lạc. Như vậy gọi là mật ý của kinh nầy.
Lại nữa, nghiệp sai khác có ba thứ:
1. Nghiệp luật nghi.
2. Nghiệp bất luật nghi.
3. Nghiệp phi luật nghi phi bất luật nghi.
Thế nào là nghiệp luật nghi? Là nghiệp thuộc về luật nghi biệt giải thoát. Nghiệp thuộc về tĩnh lự luật nghi. Nghiệp thuộc về của vô lậu luật nghi. Nghiệp thuộc về của biệt giải thoát luật nghi, tức là luật nghi mà bảy chúng thọ:
1. Luật nghi Bí-sô.
2. Luật nghi Bí-sô-ni.
3. Luật nghi Thức-xoa-ma-na.
4. Luật nghi Cần sách.
5. Luật nghi Cần sách nữ.
6. Luật nghi Ô-ba-sách-ca, ô-ba-tư-ca luật nghi.
7. Cận trụ luật nghi.
Nương vào những gì mà Bổ-đặc-già-la kiến lập luật nghi xuất giá? Nương vào khả năng tu hành xa lìa hành vi ác, xa lìa hạnh dục Bổ-đặc-già-la. Nương vào những gì mà Bổ-đặc-già-la kiến lập luật nghi Ô-ba-sách-ca và luật nghi Ô-ba-tư-ca? Nương vào có thể thọ tận xa lìa hành vi ác, không xa lìa hạnh dục Bổ-đặc-già-la. Nương vào những gì mà Bổ-đặc-già-la kiến lập luật nghi cận trụ? Nương vào không thể xa lìa hành vi ác và không thể xa lìa hạnh dục Bổ-đặc-già-la. Nếu chỉ tu học một phần học xứ của Ô-ba-sách-ca là nói thành tựu, thì luật nghi Ô-ba-sách-ca nói là không thành tựu, nên nói thành tựu mà gọi là Phạm giới. Phiến-để-bán-trạch-ca… là ngăn dứt kẻ kia thọ luật nghi Ô-ba-sách-ca phải không? Không ngăn dứt kẻ kia thọ luật nghi Ô-ba-sách-ca, nhưng ngăn dứt tánh của Ô-ba-sách-ca, vì không thể làm được việc thân cận, thừa sự hai chúng xuất gia Bí-sô và Bí-sô-ni. Lại nữa, Bán-trạch-ca có năm thứ:
1. Sinh tiện Bán-trạch-ca.
2. Tật đố Bán-trạch-ca.
3. Bán nguyệt Bán-trạch-ca.
4. Quán sái Bán-trạch-ca.
5. Trừ khử Bán-trạch-ca.
Sự thâu nhiếp nghiệp của luật nghi tĩnh lự, là có thể tổn phục hoặc phát khởi hạt giống phiền não phạm giới. Lìa dục của cõi Dục là xa lìa tất cả. Lìa dục của sơ tĩnh lự, là xa lìa tất cả. Lìa dục của tĩnh lự thứ hai là xa lìa tất cả. Lìa dục của tĩnh lự thứ ba là xa lìa tất cả. Đó gọi là nghiệp thân ngữ nghiệp thuộc về luật nghi tĩnh lự.
Nghiệp thuộc về vô lậu luật nghi, là lấy kiến đế, do vô lậu tác khởi ý lực, sự đắc vô lậu thì xa lìa giới tánh, gọi đó là sự nghiệp thuộc về luật nghi vô lậu.
Thế nào là nghiệp bất luật nghi? Là các bất luật nghi, hoặc do sinh trong chủng tánh kia, hoặc do thọ trì sự nghiệp ấy, đã có kỳ hẹn hiện hành thì nghiệp kia quyết định.
Những gì gọi là bất luật nghi? Đó là giết dê, nuôi gà, nuôi heo, bắt chim, bắt cá, săn nai, bẫy thỏ, cướp giật, làm đầu sổ, xỏ mũi trâu, trói voi, lập đàn chú rồng, giữ ngục, sàm nịnh, dụ dỗ, làm tổn hại…
Thế nào là nghiệp phi luật nghi phi bất luật nghi? Là sự có nghiệp thiện và nghiệp bất thiện của người trụ phi luật nghi, phi bất luật nghi.
Lại nữa, nghiệp có ba thứ sai khác:
1. Thuận lạc thọ nghiệp.
2. Thuận khổ thọ nghiệp.
3. Thuận bất khổ bất lạc thọ nghiệp.
Thuận lạc thọ nghiệp, là sự có nghiệp thiện từ cõi Dục cho đến tĩnh lự thứ ba.
Thuận khổ thọ nghiệp là nghiệp bất thiện. Thuận bất khổ bất lạc thọ nghiệp, là tất cả nghiệp thiện từ tĩnh lự thứ ba trở lên.
Lại nữa, nghiệp sai khác có ba thứ:
1. Thuận hiện pháp thọ nghiệp.
2. Thuận sinh thọ nghiệp.
3. Thuận hậu thọ nghiệp.
Thuận hiện pháp thọ nghiệp là nếu nghiệp trong hiện pháp, thành tựu dị thục, là đã do định từ mà khởi, đối với sự tạo tác kia hoặc tổn hoặc tăng thì phải được hiện dị thục. Như từ định từ khởi, do định vô tránh khởi, do định diệt khởi, do quả dự lưu khởi, do quả A-la-hán khởi cũng vậy.
Lại nữa, Phật là vị đứng đầu trong tăng tạo nghiệp thiện nghiệp ác thì sẽ có dị thục hiện đời, lại có phương tiện ý lạc mạnh mẻ, việc làm nghiệp thiện và bất thiện cũng được dị thục hiện đời.
Thuận sinh thọ nghiệp là nếu nghiệp sinh trong vô gián thì dị thục thành thục, là nghiệp ngũ vô gián. Lại có nghiệp thiện và bất thiện khác trong vô gián sinh dị thục, thì tất cả đều gọi là thuận sanh thọ nghiệp. Thuận hậu thọ nghiệp là nếu nghiệp ở trong vô gián sinh thì dị thục sau thành thục, đó gọi là thuận hậu thọ nghiệp. Lại nữa, có bốn thứ nghiệp sai khác:
1. Hắc hắc dị thục nghiệp.
2. Bạch bạch dị thục nghiệp.
3. Hắc bạch hắc bạch dị thục nghiệp.
4. Phi hắc bạch vô dị thục nghiệp năng tận các nghiệp. Hắc hắc dị thục nghiệp: Là nghiệp bất thiện.
Bạch bạch dị thục nghiệp, là nghiệp thiện trong ba cõi. Hắc bạch hắc bạch dị thục nghiệp, là tạp nghiệp thuộc về cõi Dục. Hoặc có nghiệp thì ý lạc nên hắc, phương tiện nên bạch. Hoặc có nghiệp thì phương tiện nên hắc, ý lạc nên bạch.
Phi hắc bạch vô dị thục nghiệp năng tận các nghiệp, là các nghiệp vô lậu trong gia hạnh, đạo vô gián.
Y cứ chung tất cả nghiệp vô lậu, tất cả chướng ngại thuận theo thể tánh, như thứ lớp kiến lập các nghiệp ô nhiễm của đủ loại uế trược…, các nghiệp thanh tịnh của
Mâu-ni tịnh…
Lại có các nghiệp thanh tịnh như thí…
Thế nào là thí nghiệp? Là nhân duyên, đẳng khởi, xứ sở, tự thể, phân biệt nơi thí nghiệp.
Nhân duyên, là gốc lành như vô tham, vô sân, vô si. Đẳng khởi, là nhân duyên kia cùng hành với tư.
Xứ sở, là vật được thí.
Tự thể: Là thân ngữ ý nghiệp khi đang hành thí.
Thế nào là thí viên mãn? Là thường bố thí, không thí theo bè nhóm, tùy những gì mình muốn viên mãn mà thí, nên thí được viên mãn.
Lại nữa, thí không chỗ nương cho nên rộng thanh tịnh thí, cực hoan hỷ thí, thường thí, điền khí thí, thiện phân bố tân cựu thí, là thí được viên mãn.
Thế nào là nên biết vật thí viên mãn? Cái gọi là thí tài vật không phải dối trá mà được, sự thí tài vật không phải xâm chiếm của người khác mà được, sự thí tài vật không phải uế mà lìa cấu, tài vật thí thanh tịnh, tài vật thí như pháp đã dẫn, như vậy nên biết là thí vật viên mãn. Như khế kinh nói: "Thành tựu Thi-la, là khéo ngăn ngừa luật nghi biệt giải thoát. Các nghi thức phép tắc mà mình làm đều viên mãn, thấy tội lỗi nhỏ nhiệm rất lo sợ, đối với các học xứ khéo thọ học".
Thế nào là thành tựu Thi-la? Là khéo thọ trì, khéo ngăn ngừa Thi-la thanh tịnh.
Thế nào là khéo ngăn ngừa luật nghi Biệt giải thoát?
Là có thể khéo hộ trì Thi-la xuất ly.
Thế nào là sự hành trì các nghi thức phép tắc đều viên mãn? Là đầy đủ Thi-la thanh tịnh thì khó bị chê bai chê trách.
Thế nào là thấy tội lỗi nhỏ nhiệm mà sinh sợ hãi lớn? Là mạnh mẽ cung kính Thi-la đã học.
Thế nào là đối với các học xứ có thể khéo thọ học viên mãn? Là thọ học Thi-la đã học.
Từ đây về sau nương vào Thi-la, giải thích các nghĩa hộ thân… trong kinh Phật.
Thế nào gọi là ngăn ngừa thân ngữ? Là do hiểu rõ sự nhiếp giữ.
Thế nào là thân ngữ đầy đủ viên mãn? Là không hề hủy phạm sự hủy phạm.
Thế nào là thân ngữ thanh tịnh hiện hành? Là do không hối… dần dần tu hành cho đến đắc định, làm chỗ nương dựa.
Thế nào là thân ngữ cực thiện hiện hành? Là sự không xen lẫn của tầm tư nhiễm ô.
Thế nào là thân ngữ vô tội hiện hành? Là xa lìa nguyện tà tu phạm hạnh.
Thế nào là thân ngữ vô hại hiện hành? Là không khinh khi lăng mạ người khác vì dễ ở chung.
Thế nào là thân ngữ thuận theo hiện hành? Là do có thể thuận theo Niết-bàn.
Thế nào là thân ngữ tùy ẩn hiển hiện hành? Là ẩn thiện hiển ác.
Thế nào là thân ngữ thân thiện hiện hành? Là đồng bậc phạm hạnh nhiếp thọ Thi-la.
Thế nào là thân ngữ ứng nghi hiện hành? Là đối với vị tôn túc lìa mọi kiêu mạn.
Thế nào là thân ngữ kính thuận hiện hành? Là đối với những lời răn dạy thường kính thuận lãnh thọ.
Thế nào là thân ngữ vô nhiệt hiện hành? Là xa lìa khổ hạnh nóng bức muốn giải thoát thấp kém.
Thế nào là thân ngữ bất não hiện hành? Là xả bỏ tài sản, cơ nghiệp không hối hận.
Thế nào là thân ngữ vô hối hiện hành? Tuy đạt được ít phần không lấy làm mừng, nhưng không hối hận.
Như Đức Thế Tôn nói: "Hữu tình Như vậy đều do tự nghiệp, sự tranh cãi trái nghịch của nghiệp, từ nghiệp mà sinh, nương nghiệp xuất ly, nghiệp có thể phân biệt tất cả hữu tình cao thấp, hơn kém".
Thế nào là "hữu tình đều do tự nghiệp"? Là do tự tạo nghiệp mà thọ dị thục.
Thế nào là "sự tranh cãi trái nghịch của nghiệp"? Là sự đắc dị thục khi thọ tự nghiệp, thì nghiệp thiện và nghiệp bất thiện trái nhau.
Thế nào là "từ nghiệp sinh ra"? Là các hữu tình xa lìa vô nhân, nhân ác, chỉ từ nghiệp mà sinh.
Thế nào là "nương nghiệp xuất ly"? Là nương nghiệp đối trị mở trói cho nghiệp.
Thế nào là "do nghiệp mà hữu tình có cao thấp"? Là cũng như nghiệp nên đối với đường thiện và đường ác đều có được tự thể sai khác.
Thế nào là "hơn kém"? Là các hữu tình thành tựu công đức và lỗi lầm sai khác.
Như đức thế tôn nói: "Nghiệp dị thục của hữu tình không thể nghĩ bàn".
Thế nào là "Nghiệp dị thục có thể nghĩ bàn, và thế nào là nghiệp dị thục không thể nghĩ bàn"? Là các nghiệp thiện đối với cõi người, trời đạt được dị thục đáng yêu, đó là có thể nghĩ bàn. Các nghiệp bất thiện đọa vào ba đường ác được dị thục bất ái, đó là có thể nghĩ bàn. Do nghiệp nầy chiêu cảm các thứ sai khác dị thục tự thân của hữu tình đó là không thể nghĩ bàn.
Lại nữa, ngay nơi nghiệp thiện, bất thiện, có xứ sai khác, sự sai khác, nhân sai khác, dị thục sai khác, phẩm loại sai khác… Đều là không thể nghĩ bàn. Lại có các thứ ngoại sự sai khác, có thể chiêu cảm nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Lại nữa, châu báu mạt-ni, dược thảo, chú thuật là nghiệp dụng tương ưng không thể nghĩ bàn. Lại nữa, người quán hạnh, oai đức nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Lại nữa, các Bồ-tát tự tại, nghiệp dụng không thể nghĩ bàn, điều gọi là mạng tự tại, là tâm tự tại, của cải tự tại, nghiệp tự tại, sinh tự tại, thắng giải tự tại, nguyện tự tại, thần thông tự tại, trí tự tại, pháp tự tại. Các đại Bồ-tát do các năng lực tự tại như vậy, nên nghiệp dụng đã làm không thể nghĩ bàn. Lại nữa, tất cả việc làm mà chư Phật cần làm nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Như vậy tập đế gồm có bốn thứ hành tướng sai khác:
1. Nhân tướng.
2. Tập tướng.
3. Sinh tướng.
4. Duyên tướng.
Thế nào là nhân tướng? Là có thể dẫn phát. Lại có tập khí nhân, gọi là nhân tướng.
Thế nào là tập tướng? Là sự nhóm hợp tập khí của các hữu tình, đối với các hữu tình làm nhân đẳng khởi, đó là tập tướng.
Thế nào là sinh tướng? Là mỗi hữu tình đều có riêng nội thân và vô lượng phẩm loại sai khác nhân sinh, gọi đó là sinh tướng.
Thế nào là duyên tướng? Là các hữu tình mỗi hữu tình đều có được nhân xả, gọi đó là duyên tướng.
Thế nào là Diệt đế? Là tướng, sâu xa, thế tục, thắng nghĩa, không viên mãn, viên mãn, không trang nghiêm, có trang nghiêm, hữu dư, vô dư, tối thắng, sai khác, phân biệt diệt đế.
Thế nào là tướng? Là chân như thánh đạo, phiền não bất sinh. Hoặc chỗ nương của diệt, hoặc chủ thể diệt, hoặc tánh diệt, là tướng của diệt đế. Như Đức Thế Tôn nói: "Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Ý, tại xứ nầy gọi là diệt rốt ráo không còn sót". Lại nói: "Do đó nay các ông phải quán xứ, điều gọi xứ nầy là nhãn diệt rốt ráo xa lìa sắc tưởng, cho đến ý diệt rốt ráo xa lìa pháp tưởng". Do đạo lý nầy hiển bày sở duyên, pháp hữu lậu diệt trên cảnh chân như, là tướng của diệt đế.
Thế nào là sâu xa? Là các hành vắng lặng rốt ráo, như vậy vắng lặng đối với các hạnh kia, không thể nói là khác, không thể nói không khác, chẳng thể nói vừa khác vừa không khác, chẳng thể nói phi dị phi bất dị. Vì sao? Vì không hý luận. Đối với nghĩa nầy nếu sinh hý luận thì chẳng phải chánh tư nghì, phi đạo, phi như, cũng không phải là phương tiện thiện xảo nơi tư. Như Đức Thế Tôn nói: "Sáu xúc xứ nầy đều lìa dục, diệt vắng lặng, ẩn. Hoặc nói hữu dị, hoặc nói vô dị, hoặc nói vừa hữu dị vừa vô dị. Hoặc nói phi hữu dị phi vô dị, là đối với vô hý luận liền sinh hý luận, cho đến có sáu xứ có thể có các hý luận, sáu xứ đã diệt dứt bặt các hý luận tức là Niết-bàn.
Thế nào là thế tục? Là dùng đạo thế gian mà hàng phục các hạt giống có thể diệt được, do đó đức thế tôn gọi riêng là bỉ phần Niết-bàn.
Thế nào là thắng nghĩa? Là dùng thánh tuệ trừ sạch hẳn các hạt giống có thể diệt được.
Thế nào là không viên mãn? Là tất cả diệt của các bậc Hữu học, hoặc thuộc về quả Dự lưu, hoặc thuộc về quả Nhất lai, hoặc thuộc về quả Bất hoàn.
Thế nào là viên mãn? Là tất cả diệt của các bậc thuộc Vô học quả A-la-hán.
Thế nào là không trang nghiêm? Là tất cả diệt của A-la-hán tuệ giải thoát.
Thế nào là có trang nghiêm? Là tất cả diệt của câu phần giải thoát, ba minh, sáu thông của A-la-hán.
Thế nào là hữu dư? Là diệt hữu dư y. Thế nào là vô dư? Là diệt vô dư y.
Thế nào là tối thắng? Là tất cả diệt thuộc về Niếtbàn vô trụ của Phật Bồ-tát, vì thường an trụ nơi sự lợi lạc của hữu tình.
Thế nào là sai khác? Là dứt hẳn vô dư, xuất hẳn, mửa hẳn, tận, lìa dục, diệt, vắng lặng, một (mất)…
Tại sao gọi là dứt hẳn vô dư? Là dứt hẳn không còn sót. Do những câu khác.
Tại sao gọi là xuất hẳn? Là ra khỏi hẳn các triền. Tại sao gọi là mửa hẳn? Là vứt bỏ hẳn tùy miên.
Tại sao gọi là tận? Là kiến đạo đối trị được lìa trói buộc. Tại sao gọi là lìa dục? Là tu đạo đối trị được lìa trói buộc. Tại sao gọi là diệt? Là trong vị lai quả khổ kia bất sinh.
Tại sao gọi là vắng lặng? Là quả kia trong hiện pháp, tâm khổ không bao giờ hiện hành.
Tại sao gọi là một? Là tất cả sự khác diệt mất hẳn. Tại sao diệt nầy lại gọi là vô vi? Vì lìa ba tướng.
Tại sao diệt nầy lại gọi là khó thấy? Vì siêu vượt cảnh của thiên nhãn và nhục nhãn.
Tại sao diệt nầy lại gọi là bất chuyển? Vì lìa hẳn mọi chuyển sai khác ở các cõi.
Tại sao diệt nầy lại gọi là không khuất lấp? Vì lìa ba thứ ái. Tại sao diệt nầy lại gọi là cam lộ? Vì lìa ma uẩn.
Tại sao diệt nầy lại gọi là vô lậu? Vì lìa hẳn tất cả ma phiền não.
Tại sao diệt nầy lại gọi là nhà cửa? Vì là chỗ nương của hỷ lạc vô tội.
Tại sao diệt nầy lại gọi là cồn bãi? Vì cách ngăn ba cõi.
Tại sao diệt nầy lại gọi là hoằng tế (cứu giúp rộng lớn)? Vì có khả năng ngăn che tất cả tai hoạ của đại khổ. Tại sao diệt nầy lại gọi là quy y? Vì không có nơi chốn nương tựa của phương tiện ý lạc luống dối.
Tại sao diệt nầy lại gọi là quy thú thù thắng? Vì có thể là chỗ nương của tất cả thánh tánh tối thắng.
Tại sao diệt nầy lại gọi là bất tử? Vì lìa hẳn sinh.
Tại sao diệt nầy lại gọi là vô nhiệt não? Vì lìa hẳn tất cả phiền não nóng, lìa hẳn mọi đại nhiệt não của cầu bất đắc khổ.
Tại sao diệt nầy lại gọi là không bùng cháy? Vì lìa hẳn tất cả các não loạn của sầu than ưu khổ.
Tại sao diệt nầy lại gọi là an ổn? Vì lìa mọi sợ hãi, trụ vào chỗ nương.
Tại sao diệt nầy lại gọi là mát mẽ? Vì chỗ nương của sự lợi ích. Tại sao diệt nầy lại gọi là lạc sự? Vì lạc sự của đệ nhất nghĩa.
Tại sao diệt nầy lại gọi là hướng tới tốt lành? Vì là chỗ nương của phương tiện dễ tu tập chứng đắc sự an lành kia.
Tại sao diệt nầy lại gọi là vô bịnh? Vì lìa hẳn tất cả bịnh chướng ngại.
Tại sao diệt nầy lại gọi là bất động? Vì lìa hẳn tất cả tán động. Tại sao diệt nầy lại gọi là Niết-bàn? Vì là chỗ nương dựa của trụ xứ an vui, vắng lặng, vô tướng.
Tại sao diệt nầy lại gọi là vô sinh? Vì lìa các sinh khởi nối tiếp.
Tại sao diệt nầy lại gọi là vô khởi? Vì lìa hẳn mọi sinh khởi ở nơi đây cũng như sinh khởi dần dần về sau.
Tại sao diệt nầy lại gọi là vô tạo? Vì lìa hẳn sự dẫn dắt theo lực của các nghiệp phiền não đời trước.
Tại sao diệt nầy lại gọi là vô tác? Vì không tạo tác làm chỗ nương của các nghiệp phiền não hiện tại.
Tại sao diệt nầy lại gọi là bất sinh? Vì lìa hẳn sự sinh nối tiếp ở vị lai.
Như vậy Diệt đế tổng cộng có bốn thứ hành tướng sai khác: 1. Diệt tướng. 2. Tĩnh tướng. 3. Diệu tướng. 4. Ly tướng.
Thế nào là diệt tướng? Là lìa trói buộc của phiền não. Thế nào là tĩnh tướng? Là lìa trói buộc của khổ.
Thế nào là diệu tướng? Là sự việc an vui vắng lặng. Thế nào là ly tướng? Là sự việc thường lợi lạc.
Thế nào là Đạo đế? Là đạo nầy nên biết khổ, đoạn tập, chứng diệt và tu đạo là lược nói tướng của đạo đế. Đạo có năm thứ:
1. Đạo tư lương. 2. Đạo gia hạnh.
3. Kiến đạo.
4. Tu đạo.
5. Đạo rốt ráo.
Thế nào là đạo tư lương? Là tất cả Thi-la (giới) của các dị sinh, giữ gìn căn môn, uống ăn biết lượng, đầu hôm gần sáng thường không ngủ nghỉ, siêng tu chỉ quán, chánh tri mà trụ. Lại có chỗ khác là tinh tiến tu tập các thiện, tuệ do văn, tư, tu tạo thành, tu tập ba pháp nầy tức thành tựu tánh pháp khí làm chỗ nương cho hiện quán giải thoát.
Thế nào là Đạo gia hạnh? Là có khi đạo tư lương đều là đạo gia hạnh, có khi đạo gia hạnh chẳng phải đạo tư lương. Người đã chứa nhóm đạo tư lương, thì hiện có gốc lành của thuận phần quyết trạch, là Noãn pháp, Đảnh pháp, thuận đế nhẫn pháp và Thế đệ nhất pháp.
Thế nào là Noãn pháp? Là mỗi thứ có riêng nội chứng trong các đế, đạt ánh sáng Tam-ma-địa, Bát nhã và các pháp tương ưng.
Thế nào là Đảnh pháp? Là mỗi pháp có riêng nội chứng trong các đế, tăng thêm ánh sáng nơi Tam-ma-địa Bát-nhã và các pháp tương ưng.
Thế nào là Thuận đế nhẫn pháp? Là mỗi mỗi đều có riêng nội chứng trong các đế, một phần đã nhập thuận theo Tam-ma-địa Bát-nhã và các pháp tương ưng.
Thế nào là Thế đệ nhất pháp? Là mỗi pháp đều có nội chứng riêng trong các đế, đạt tâm vô gián Tam-mađịa Bát-nhã và các pháp tương ưng.
Thế nào là Kiến đạo? Hoặc nói chung là Thế đệ nhất pháp Tam-ma-địa vô gián, vô sở đắc, Bát-nhã hoặc tương ưng với các pháp.
Lại nữa, sở duyên và năng duyên trí bình đẳng bình đẳng là tướng. Lại nữa, dứt trừ mỗi pháp có hữu tình giả và pháp giả riêng, để dứt trừ khắp hai thứ giả, pháp trí của đối tượng duyên làm tướng.
Hoặc nói riêng về sự sai khác của kiến đạo, là Thế đệ nhất pháp, vô gián, khổ pháp trí nhẫn, khổ pháp trí, khổ loại trí nhẫn, khổ loại trí, tập pháp trí nhẫn, tập pháp trí, tập loại trí nhẫn, tập loại trí, diệt pháp trí nhẫn, diệt pháp trí; diệt loại trí nhẫn, diệt loại trí, đạo pháp trí nhẫn, đạo pháp trí; đạo loại trí nhẫn, đạo loại trí. Mười sáu trí nhẫn Như vậy, là tướng sai khác của kiến đạo.
Thế nào là Khổ? Tức là Khổ đế.
Thế nào là Khổ pháp? Là đã khởi giáo pháp của khổ đế tăng thượng. Thế nào là Pháp trí? Là trong đạo gia hạnh quán sát pháp trí của đế tăng thượng.
Thế nào là Trí nhẫn? Là trước hết quán sát năng lực tăng thượng, trong mỗi thứ có khổ đế riêng khởi hiện chứng tuệ vô gián, do tuệ nầy nên xả bỏ hẳn tất cả phiền não.
Thế nào là Khổ pháp trí? Là nhẫn vô gián do trí nầy, đối với phiền não, giải thoát nói trước được tác chứng, gọi là khổ pháp trí.
Thế nào là Khổ loại trí nhẫn? Là khổ pháp trí, tuệ vô gián, vô lậu sinh, đối với khổ pháp trí nhẫn và khổ pháp trí, mỗi pháp đều có nội chứng riêng, nói rõ các pháp thánh đều là chủng loại nầy, nên gọi là khổ loại trí nhẫn. Thế nào là Khổ loại trí? Là trí vô gián vô lậu nầy sinh, xét định và chấp thuận là khổ loại trí nhẫn, đó gọi là khổ loại trí.
Như vậy trong các đế còn lại tùy theo sự thích ứng của chúng, các nhẫn các trí đều phải biết hết.
Trong vị nầy do pháp nhẫn và pháp trí nên giác ngộ về sở thủ, do loại nhẫn và loại trí mà giác ngộ năng thủ. Lại nữa, trong tất cả vị nhẫn trí nầy, gọi là người an trụ quán vô tướng.
Mười sáu tâm sát-na như vậy gọi là Kiến đạo. Đối với cảnh của đối tượng nhận biết trí sinh rốt ráo, gọi là một sát-na.
Tất cả đạo đế do bốn thứ tương ưng theo đó mà biết rõ:
1. An lập.
2. Tư duy.
3. Chứng thọ.
4. Viên mãn.
Thế nào là an lập? Là Thanh văn, Độc giác tùy theo điều tự chứng đạt được rốt ráo, vì muốn khiến cho người khác cũng biết rõ nên do trí hậu đắc dùng vô lượng thứ danh, cú văn thân để an lập đạo đế.
Thế nào là tư duy? Là chánh tu tập phương tiện hiện quán, dùng trí thế gian như đã an lập, tư duy thực hiện.
Thế nào là chứng thọ? Là đã thường tu tập như vậy rồi, từ nội chứng, thọ nhận quả vị kiến đạo đầu tiên, chính thức là xuất thế gian, dứt các hí luận.
Thế nào là viên mãn? Vì sau quả vị nầy là chuyển y viên mãn, cho đến chứng đắc rốt ráo. Hành giả đã chứng đắc vị rốt ráo rồi, lại do trí hậu đắc dùng danh cú, văn thân an lập đạo đế.
Như khế kinh nói: "Người xa lìa trần cấu là sanh khởi mắt chánh pháp trong các pháp". Đây là nói theo kiến đạo, vì các pháp nhẫn có thể xa trần, các pháp trí có thể lìa cấu, vì biết khắp, dứt trừ hẳn mà đạo được thanh tịnh.
Như Khế Kinh nói: "Kiến pháp, đắc pháp, rất thông đạt về pháp, kiên pháp rốt ráo, vượt qua tất cả mong muốn, nghi ngờ mà không nhờ duyên khác. Đối với giáo pháp của đại sư, thì các giáo khác không thể dẫn, trong các pháp chứng đắc vô sở úy". Đây cũng là nói theo Kiến đạo. "kiến pháp", là các pháp nhẫn. "Đắc pháp", là các pháp trí. "Rất thông đạt về pháp", là các loại nhẫn. "Kiên pháp rốt ráo", là các loại trí. "Vượt qua tất cả mong muốn", là do các nhẫn trí đối với điều chứng của mình không có tư lự, hy vọng. "Vượt qua tất cả nghi ngờ", là trong vị nầy đối với chỗ chứng của người khác không nhờ do dự. "Không mượn duyên", là trong chỗ tu đạo không có người khác dẫn dắt mà tự nhiên được khéo léo. "Đối với giáo pháp của đại sư, thì các giáo khác không thể dẫn", là đối với thánh giáo của Phật không bị tà đạo dẫn dụ. "Trong các pháp chứng đắc vô sở úy", là trong việc hỏi ghi các pháp nương vào điều đã chứng, các tâm yếu đuối không bao giờ có.
Thế nào là Tu đạo? Là tất cả đạo thế gian, đạo xuất thế gian, Nhuyễn đạo, Trung đạo, Thượng đạo, đạo Gia hạnh, đạo vô gián, đạo giải thoát và đạo thắng tiến… Trên kiến đạo, đều gọi là tu đạo.
Thế nào là Đạo thế gian? Là sơ tĩnh lự, tĩnh lự thứ hai, tĩnh lự thứ ba, tĩnh lự thứ tư, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng Phi phi tưởng xứ của thế gian. Như vậy tĩnh lự vô sắc do bốn thứ tương ưng mà phân biệt rộng:
1. Tạp nhiễm.
2. Thanh bạch.
3. Kiến lập.
4. Thanh tịnh.
Thế nào là tạp nhiễm? Là bốn thứ căn vô ký:
1. Ái.
2. Kiến.
3. Mạn.
4. Vô minh.
Do có ái nên vị tĩnh lự trên bị tạp nhiễm. Do có kiến nên kiến tĩnh lự trên bị tạp nhiễm. Do có mạn nên mạn ở tĩnh lự trên bị tạp nhiễm. Do vô minh nên nghi ở tĩnh lự trên bị tạp nhiễm. Như vậy phiền não thường làm cấu nhiễm tâm, khiến cho phiền não, tùy phiền não của cõi Sắc và cõi Vô Sắc nối tiếp trôi lăn.
Thế nào là thanh bạch? Là tĩnh lự Vô Sắc thanh tịnh, do tánh thiện nên gọi là thanh bạch.
Thế nào là kiến lập? Có bốn thứ kiến lập:
1. Chi phần kiến lập. 2. Đẳng chí kiến lập.
3. Phẩm loại kiến lập.
4. Danh tưởng kiến lập.
Thế nào là chi phần kiến lập? Là sơ tĩnh lự có năm chi, năm chi ấy là.
Thế nào là năm chi:
1. Tầm.
2. Tứ.
3. Hỷ.
4. Lạc.
5. Tâm một tánh cảnh. Tĩnh lự thứ hai có bốn chi. Thế nào là là bốn chi:
1. Nội đẳng tịnh.
2. Hỷ.
3. Lạc.
4. Tâm tánh một cảnh.
Tĩnh lự có thứ ba có năm chi.
-Thế nào là năm chi:
1. Xả.
2. Niệm.
3. Chánh tri.
4. Lạc.
5. Tâm tánh một cảnh.
-Đệ Tứ tĩnh lự có bốn chi. Thế nào là bốn chi:
1. Xả thanh tịnh.
2. Niệm thanh tịnh.
3. Tâm bất khổ bất lạc.
4. Tâm tánh một cảnh.
Chi tự tánh là của hai thứ chi đối trị và chi lợi ích. Trong các vô sắc không lập chi phần, vì Xa-ma-tha là tánh nhất vị.
Thế nào đẳng chí kiến lập? Là do bảy thứ tác ý chứng nhập sơ tĩnh lự, như vậy cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Bảy thứ tác ý là?
1. Biết rõ tướng tác ý.
2. Thắng giải tác ý.
3. Xa lìa tác ý.
4. Thâu nhiếp lạc tác ý.
5. Quán sát tác ý.
6. Gia hạnh rốt ráo tác ý.
7. Gia hạnh rốt ráo quả tác ý.
Thế nào là phẩm loại kiến lập? Là sơ tĩnh lự có đủ ba bậc hạ trung thượng huân tu. Như sơ tĩnh lự, các tĩnh lự khác và ở cõi Vô sắc ba bậc huân tu cũng vậy. Do phẩm hạ trung thượng huân tu nơi sơ tĩnh lự, nên trong sơ tĩnh lự lại sinh ba thứ dị thục. Như sơ tĩnh lự, trong các tĩnh lự khác hoặc huân tu hoặc sinh quả, mỗi mỗi đều có ba bậc cũng thế. Trong cõi Vô sắc thì không có xứ sở riêng, không lập xứ sở sai khác của quả sinh, nhưng do ba phẩm huân tu của định vô sắc nên dị thục kia khi sinh thì có cao có thấp, có hơn có kém.
Thế nào là danh tưởng kiến lập? Là trong sự thâu nhiếp định của sơ tĩnh lự, là sự nhập Tam-ma-địa của đức Phật Thế tôn và Đại Bồ-tát đắc rốt ráo đại oai đức. Tam-ma-địa đó, tất cả Thanh văn, Độc giác hãy còn chưa biết tên, đâu thể biết số, huống chi là chứng nhập! Như trong định thuộc về sơ tĩnh lự, sự định trong thuộc về cõi Vô sắc của các tĩnh lự khác cũng vậy. Những điều nói như vậy, đều nương vào tĩnh lự ba-la-mật-đa.
Thế nào là thanh tịnh? Là bờ mé định trong sơ tĩnh lự, cho đến biến vực định trong phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Thế nào là đạo xuất thế? Là các phẩm Pháp trí, Loại trí trong Tu đạo, đã thâu nhiếp khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí và các Tam-ma-địa tương ưng kia, thuộc về định Vị Chí, hoặc sự thâu nhiếp của sơ tĩnh lự cho đến Vô sở hữu xứ. Phi tưởng phi phi tưởng xứ chỉ là tưởng không sáng rõ thường hiện hành ở thế gian, do đạo lý nầy nên gọi là vô tưởng. Như Đức Thế Tôn nói: "Cho đến Tamma-bát-để hữu tưởng mới có khả năng như thật chiếu soi thông đạt. Diệt định cũng thuộc về xuất thế gian, do sự chứng đắc sau thánh đạo phải đối với cõi người mới có thể dẫn phát. Hoặc ở cõi người, hoặc đối với cõi Sắc có thể hiện tiền, sinh cõi Vô sắc thì phần nhiều không hiện khởi. Do trụ nơi dị thục của giải thoát vắng lặng đối với diệt định nầy phần nhiều không phát khởi phương tiện tinh tiến.
Thế nào là Nhuyến đạo? Là nhuyến nhuyến, nhuyến trung và nhuyến thượng. Do đạo nầy nên có thể xả ba phẩm phiền não thượng thượng, thượng trung và thượng hạ trong sự trói buộc các địa của ba cõi.
Thế nào là Trung đạo? Là ba đạo phẩm Nhuyến trung, trung trung và trung thượng. Do đạo nầy nên có thể xả ba phẩm phiền não trung thượng, trung trung và trung nhuyến trong chỗ trói buộc các địa của ba cõi.
Thế nào thượng đạo? Là thượng nhuyến, thượng trung và thượng thượng. Do đạo nầy nên có thể xả ba phẩm phiền não nhuyến thượng, nhuyến trung và nhuyến nhuyến trong chỗ trói buộc các địa của ba cõi.
Thế nào là đạo Gia hạnh? Là do đạo nầy có công năng xả bỏ phiền não, nên gọi là đạo Gia hạnh trong tu đạo.
Thế nào là đạo vô gián? Là do đạo nầy vô gián dứt hẳn phiền não khiến không còn sót gì.
Thế nào là đạo Giải thoát? Là do đạo nầy chứng được giải thoát của việc dứt trừ phiền não.
Thế nào là đạo thắng tiến? Vì để đoạn các phẩm phiền não khác nên có các đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát, gọi đó là đạo Thắng tiến. Lại nữa, từ bỏ việc đoạn phiền não nơi Gia hạnh, hoặc cần phương tiện để tư duy các pháp, hoặc cần phương tiện an trụ các pháp, hoặc tiến tu tất cả đạo của Tam-ma-bát-để khác, gọi là đạo Thắng tiến. Lại nữa, vì dẫn phát công đức của Thắng phẩm, hoặc an trụ lại tất cả đạo, nên gọi là đạo Thắng tiến.
Làm thế nào để tu các đạo như vậy? Là đắc tu, tập tu, trừ khử tu và đối trị tu.
Đắc tu, là khi chưa sinh pháp thiện thì tu làm cho sinh.
Tập tu, là đã sinh pháp thiện thì tu cho trụ vững không quên, tăng rộng thêm gấp bội. Trừ khử tu, là pháp ác bất thiện đã sinh thì tu làm cho dứt hẳn. Đối trị tu, là pháp ác bất thiện chưa sinh thì tu làm cho không sinh. Lại nữa, khi đạo sinh thì có thể an lập thói quen của mình, gọi đó là đắc tu. Ngay nơi đạo nầy hiện tiền tu tập, gọi đó là tập tu. Ngay nơi đạo nầy khi hiện tiền có thể xả chướng của mình, gọi là trừ khử tu. Ngay trên đạo nầy đã xả bỏ tự chướng, khiến cho vị lai an trụ pháp bất sinh, gọi là tu đối trị. Lại có bốn thứ đối trị gọi là tu đối trị:
1. Yếm hoại đối trị.
2. Đoạn đối trị.
3. Trì đối trị.
4. Viễn phần đối trị.
Thế nào là yếm hoại đối trị? Là đối với các hạnh hữu lậu thấy nhiều lỗi lầm.
Thế nào là đoạn đối trị? Là đạo gia hạnh và đạo vô gián.
Thế nào là trì đối trị? Là đạo giải thoát.
Thế nào là viễn phần đối trị?
Là các đạo sau đạo nầy.
Lại nữa, đạo sai khác có mười một thứ:
1. Đạo Quán sát sự.
2. Cần công dụng.
3. Đạo Tu trị định.
4. Đạo Hiện quán phương tiện.
5. Đạo Thân cận hiện quán.
6. Đạo Hiện quán.
7. Đạo Thanh tịnh xuất ly.
8. Đạo Y căn sai khác.
9. Đạo Tịnh tu ba học.
10. Đạo Phát các công đức.
11. Đạo Biến thâu nhiếp các đạo.
Các đạo như vậy theo thứ lớp là ba mươi bảy phần pháp Bồ-đề, bốn thứ chánh hạnh, bốn thứ pháp tích, Xama-địa, Tỳ-bát-xá-na, ba căn vô lậu.
Tất cả phần pháp Bồ-đề trong đây đều do năm môn mà được kiến lập:
1. Sở duyên.
2. Tự thể.
3. Giúp đỡ.
4. Tu tập.
5. Tu quả.
Đối tượng duyên của bốn niệm trụ, là thân thọ tâm pháp.
Lại có bốn sự:
1. Ngã y sự (sự việc nơi chỗ nương của ngã).
2. Ngã thọ dụng sự (việc thọ dụng của ngã).
3. Ngã tự thể sự (việc nơi tự thể của ngã).
4. Ngã nhiễm tịnh sự (sự việc nhiễm tịnh của ngã). Tự thể, là tuệ và niệm.
Giúp đỡ, là các tâm và tâm sở tương ưng kia.
Tu tập, là đối với nội thân tu theo quán thân. Như thế đối với nội, đối với ngoại, đối với nội ngoại cũng vậy. Nội thân, là trong thân nầy tất cả nội sắc xứ. Ngoại thân, là tất cả ngoại sắc xứ. Nội ngoại thân là nội sắc tương ưng tất cả ngoại xứ mà căn nương tựa. Lại nữa, tất cả nội sắc xứ trong thân người, làm sao tu theo quán thân? Là dùng phân biệt thân ảnh tượng và thân bản chất bình đẳng, tùy quán. Nội thọ, là nhân nội thân đã sanh thọ. Ngoại thọ, là nhân ngoại thân đã sanh thọ. Nội ngoại thọ, là nhân đã sanh thọ nội ngoại thân. Như thọ tâm pháp cũng thế. Như đối với thân tu theo thân quán, như vậy đối với thọ tu theo thọ quán tùy chỗ thích ứng của nó.
Lại nữa, tu tập, là dục, cần, sách, lệ, mạnh mẽ, không ngừng, chánh niệm, chánh tri và không buông lung, là tu tập sai khác.
Dục tu tập: Là vì đối trị tùy phiền não không tác ý.
Cần tu tập, là vì đối trị tùy phiền não biếng nhác. Sách tu tập, là đối trị tùy phiền não hôn trầm và trạo cử. Lệ tu tập: Là vì đối trị tùy phiền não của tâm tánh thấp kém. Mạnh mẽ tu tập, là đối trị tùy phiền não mệt nhọc. Bất tức tu tập: Là đối trị tùy phiền não được ít pháp thiện mà sinh hỷ túc. Chánh niệm tu tập, là vì đối trị tùy phiền não quên mất tôn kính. Chánh tri tu tập, là vì đối trị tùy phiền não hủy phạm ăn năn hối hận. Không buông lung tu tập, là đối trị tùy phiền não xả bỏ các ách thiện.
Tu quả, là dứt bốn điên đảo tiến nhập bốn đế, thân… đều lìa trói buộc.
Đối tượng duyên của bốn chánh đoạn, là pháp sở đối trị và chủ thể đối trị đã sinh và chưa sinh.
Tự thể, là tinh tiến.
Giúp đỡ, là tâm và tâm sở tương ưng kia.
Tu tập, là như khế kinh nói: "Khởi dục, sách, lệ, phát khởi, chánh cần, sách tâm, trì tâm". Trong các câu đây đều nói về tu chánh cần và chỗ nương. Chỗ nương là dục. Chánh cần là sách, lệ… trong phần chỉ nêu tướng xả và tác ý, vì dục làm tổn giảm hôn trầm, trạo cử, phát khởi chánh cần nên kế là nói sách tâm, trì tâm.
Tu quả, là xả bỏ hết tất cả sở trị, đối với năng đối trị thì hoặc đắc hoặc tăng, đó gọi là tu quả.
Sở duyên của bốn thần túc, là việc làm của định đã thành mãn. Tự thể là Tam-ma-địa.
Trợ giúp là dục, cần, tâm, quán và các tâm, tâm sở tương ưng của dục, cần… ấy. Thế nào là dục Tam-mađịa: Là do chú trọng phương tiện xúc với tâm tánh một cảnh.
Thế nào là cần Tam-ma-địa: Là do phương tiện vô gián xúc với tâm tánh một cảnh.
Thế nào là tâm Tam-ma-địa: Là do trước kia tu lực Tam-ma-địa xúc với tâm một tánh cảnh.
Thế nào là quán Tam-ma-địa: Là do nghe giáo pháp khác bên trong tự xét đoán xúc với tâm một tánh cảnh.
Lại nữa, dục Tam-ma-địa, là do khởi dục xúc với tâm tánh một cảnh. Cần Tam-ma-địa, là do sách lệ, phát khởi chánh cần xúc đối với tâm một tánh cảnh. Tâm Tam-ma-địa, là do trì tâm xúc đối với tâm một tánh cảnh. Quán Tam-ma-địa, là do sách tâm xúc với tâm một tánh cảnh.
-Tu tập, là thường tu tập tám thứ hạnh dứt, tám hạnh dứt là:
1. Dục.
2. Tinh tiến.
3. Tín.
4. An.
5. Chánh niệm.
6. Chánh tri.
7. Tư. 8. Xả.
-Tám thứ thâu gọn làm thành bốn thứ:
1. Gia hạnh.
2. Nhiếp thọ.
3. Kế thuộc.
4. Đối trị.
-Lại nữa, tu dục, cần, tâm, quán có hai thứ:
1. Nhân duyên tụ tán xa lìa tu (tu xa lìa nhân duyên tụ tán).
2. Bất liệt bất tán hai chỗ nương thuận theo tu.
Tu quả, là đã khéo tu trị Tam-ma-địa, tùy theo chỗ muốn chứng, pháp mình thông đạt có thể tùy tâm thông đạt biến hiện, lại đối với sở pháp của các xứ khác nhau, sẽ chứng được tác dụng chịu đựng tự tại như nguyện ưa thích có khả năng tạo ra các thứ thần thông, v.v... lại có khả năng dẫn pháp công đức thù thắng.
Sở duyên của năm căn, là bốn Thánh đế. Tự thể, là tín, tinh tiến, niệm, định, tuệ. Giúp đỡ, là tâm, tâm sở tương ưng kia.
Tu tập, là tín căn đối với các đế khởi nhẫn có thể hành, tu tập tinh tiến căn đối với các đế đã có thể sinh nhẫn. Vì giác ngộ nên khởi hạnh tinh tiến. Tu tập niệm căn, là đối với các đế đã phát khởi tinh tiến giữ vững niệm khởi không quên thực hành. Tu tập định căn, là đối với các đế đã giữ vững niệm rồi, phát khởi hành tâm một tánh cảnh. Tu tập tuệ căn, là đối với các đế, tâm đã đắc định, khởi hành xét đoán trạch hạnh mà tu tập.
Tu quả, là có thể nhanh chóng phát khởi hiện quán đế, có thể tu trị noãn, đảnh, dẫn phát nhẫn thế đệ nhất pháp.
Như năm căn, năm lực cũng vậy. Sai khác, là do năm căn nầy có thể làm tổn giảm sự đối trị chướng nhưng không thể khuất phục, nên gọi là lực.
Sở duyên của bảy giác chi, là tánh như thật của bốn Thánh đế.
Tự thể, là niệm, trạch pháp, tinh tiến, hỷ, an, định, xả. Niệm là chỗ nương, trạch pháp là chi tự thể, tinh tiến là chi xuất ly, chi hỷ là lợi ích, an định xả là chi không nhiễm ô. Do không nhiễm ô nầy, nương vào không nhiễm ô thì thể là không nhiễm ô.
Giúp đỡ, là tương ưng tâm, tâm sở kia.
Tu tập, là y chỉ viễn ly, y chỉ vô dục, y chỉ vắng lặng, hồi hướng xả bỏ tu niệm giác chi. Như niệm giác chi, cho đến xả giác chi cũng vậy. Bốn câu như thế đã thứ lớp hiển bày, duyên cảnh bốn đế mà tu tập giác chi.
Tu quả, là phiền não do kiến đạo đoạn đã dứt hẳn trừ.
Sở duyên của tám Thánh đạo: Tức từ đây về sau là tánh như thật của bốn Thánh đế.
Tự thể, là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định. Chánh kiến là chi phân biệt. Chánh tư duy là chi dạy bảo kẻ khác. Chánh ngữ chánh nghiệp chánh mạng là chi khiến kẻ khác tin, vì tánh của kiến, giới, mạng thanh tịnh. Chánh tinh tiến là chi làm thanh tịnh chướng phiền não. Chánh niệm là chi thanh tịnh chướng tùy phiền não. Chánh định là chỉ có thể làm chướng thanh tịnh tối thắng công đức.
Giúp đỡ, là tâm, tâm sở tương ưng kia. Tu tập, là nói như phần giác chi.
Tu quả, là phân biệt dạy bảo kẻ khác khiến họ tin tưởng, vì chướng phiền não thanh tịnh, chướng tùy phiền não thanh tịnh, chướng tối thắng công đức đã thanh tịnh.
Bốn thứ chánh hạnh:
1. Hạnh khổ trì thông.
2. Hạnh khổ tốc thông.
3. Hạnh lạc trì thông.
4. Hạnh lạc tốc thông.
Khổ trì là độn căn, chưa đắc tĩnh lự căn bản. Khổ tốc là lợi căn chưa đắc tĩnh lự căn bản. Lạc trì là độn căn đã đắc tĩnh lự căn bản. Lạc tốc là lợi căn đã đắc tĩnh lự căn bản.
Bốn thứ pháp tích:
1. Vô tham.
2. Vô sân.
3. Chánh niệm.
4. Chánh định.
Vô tham vô sân có thể khiến cho giới học thanh tịnh tăng thượng. Chánh niệm có thể khiến cho tâm học thanh tịnh tăng thượng. Chánh định có thể khiến cho tuệ học thanh tịnh tăng thượng.
Xa-ma-tha: Là thâu giữ tâm bên trong khiến trụ. Đẳng trụ, an trụ, cận trụ, vắng lặng điều thuận, vắng lặng tối cực, chuyên chú một hướng, thâu giữ bình đẳng trì.
Tỳ-bát-xá-na: Là quán sát các pháp, quán sát tột cùng tầm tư, khắp chốn quán sát, kỹ càng vì muốn đối trị tướng kiết thô nặng, vì muốn chế phục các điên đảo, khiến cho tâm vô đảo khéo an trụ.
Lại nữa, dựa vào Xa-ma-tha Tỳ-bát-xá-na lập bốn thứ đạo: Hoặc có một loại đã đắc Xa-ma-tha, không phải Tỳ-bát-xá-na, loại nầy nương vào Xa-ma-tha tiến tu Tỳbát-xá-na. Hoặc có một loại đã tu đắc Tỳ-bát-xá-na, chẳng phải Xa-ma-tha, loại nầy nương vào Tỳ-bát-xána, tiến tu Xa-ma-tha. Hoặc có một loại không đắc Xama-tha cũng không phải Tỳ-bát-xá-na, loại nầy chuyên tâm chế phục hôn trầm trạo cử, tu cả hai đạo. Hoặc có một loại đã đắc Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na, đây là loại hai đạo Xa-ma-tha Tỳ-bát-xá-na hòa hợp bình đẳng cùng chuyển.
Ba căn:
1. Căn vị tri đương tri.
2. Căn dĩ tri.
3. Căn cụ tri.
Thế nào là căn vị tri đương tri? Là nơi đạo gia hạnh và tất cả các căn trong mười lăm tâm sát-na của kiến đạo. Thế nào là Dĩ tri căn? Là từ tâm sát-na thứ mười sáu của kiến đạo trở lên, tất cả các căn trong tất cả đạo Hữu học. Thế nào là cụ tri căn? Là tất cả các căn của đạo Vô học.
Khi nương vào địa sơ tĩnh lự hiện tu đạo, thì cũng tu tất cả gốc lành thuộc cõi Dục, vì đối với cõi Dục đạt được tự tại. Như nương vào địa sơ tĩnh lự, tu gốc lành của cõi Dục, như vậy khi nương vào tất cả địa nơi cõi trên mà hiện tu đạo, đều có thể tu tập tất cả gốc lành địa dưới cõi dưới, vì đối với giới, địa kia được tự tại.
Thế nào là đạo rốt ráo? Là nương vào định Kim Cương dụ, vì mọi thú thô nặng đã dứt hẳn, tất cả trói buộc đã được dứt hẳn, chứng hẳn tất cả đắc ly hệ. Từ đây thứ lớp là chuyển y vô gián, chứng đắc mười pháp Vô học của trí tận và trí vô sinh. Mười pháp Vô học? Là Vô học chánh kiến cho đến Vô học chánh định, Vô học chánh giải thoát và Vô học chánh trí, các pháp như vậy gọi là đạo rốt ráo.
Thế nào gọi là tất cả thô nặng? Nói lược có hai mươi bốn thứ:
1. Nhất thiết biến hành hý luận thô nặng.
2. Lãnh thọ thô nặng.
3. Phiền não thô nặng.
4. Nghiệp thô nặng.
5. Dị thục thô nặng.
6. Tùy phiền não thô nặng.
7. Nghiệp chướng thô nặng.
8. Dị thục chướng thô nặng.
9. Cái thô nặng.
10. Tầm tư thô nặng.
11. Ẩm thực thô nặng.
12. Giao hội thô nặng.
13. Mộng thô nặng.
14. Bệnh thô nặng.
15. Già thô nặng.
16. Tử thô nặng.
17. Lao quyện thô nặng.
18. Vững chắc thô nặng.
19. Thượng thô nặng.
20. Trung thô nặng.
21. Tế thô nặng.
22. Phiền não chướng thô nặng.
23. Định chướng thô nặng.
24. Sở tri chướng thô nặng.
Thế nào là Hệ đắc? Là đối với thô nặng chứa nhóm giả lập tánh hệ đắc. Thế nào là Ly hệ đắc? Là đối với thô nặng ly tán giả lập tánh ly hệ đắc.
Thế nào là định Kim Cương dụ? Là đối với tất cả Tam-ma-địa của tu đạo sau cùng ở đạo chưa dứt kiết, hoặc thuộc đạo gia hạnh, hoặc đạo vô gián thuộc. Đạo gia hạnh, là từ đây trở đi không còn bị ngại của tất cả chướng có thể phá tất cả chướng. Đạo vô gián thâu nhiếp, là từ đây tận trí vô gián và trí vô sinh phát khởi. Lại nữa, đây là Tam-ma-địa vững chắc vô gián nhất vị đầy đủ cùng khắp. Để hiển bày nghĩa nầy nên Đức Bạcgià-phạm nói: "Như núi đá lớn, không có khuyết lõm, không có khe hở, không có một lỗ hổng nào, rất khéo tròn đầy, mười phương gió mạnh không thể lay chuyển". Thế nào gọi là chuyển y vô gián? Là người đã chứng đắc ba thứ chuyển y của đạo Vô học. Thế nào là ba thứ chuyển y? Là tâm chuyển y, đạo chuyển y và thô nặng chuyển y.
Thế nào là trí Tận? Là trí do nhân tận mà chứng đắc. Thế nào là trí vô Sinh? Là do quả dứt mà đắc trí, hoặc duyên quả bất sinh làm cảnh.
Mười pháp Vô học phải biết y chỉ Vô học giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn mà nói.
Như vậy đạo đế gồm có bốn thứ hành tướng sai khác, là đạo tướng, như tướng, hành tướng, xuất tướng.
Thế nào là Đạo tướng? Do đạo tướng nầy mà tìm cầu nghĩa chân thật. Thế nào là như tướng? Vì có thể đối trị các phiền não. Thế nào là hành tướng? Vì khéo thành tựu tâm không để cho điên đảo. Thế nào là xuất tướng?
Vì tiến đến dấu vết của chân thường, là mười sáu hành tướng trong các đế đều có cả thế gian và xuất thế gian. Thế gian và xuất thế gian có gì khác nhau? Đối với cảnh của đối tượng nhận biết có tánh khác nhau là khéo ngộ nhập và không khéo ngộ nhập, có tánh khác nhau là có chướng ngại và không chướng ngại, có tánh sai khác là phân biệt và vô phân biệt. Vì sao? Vì mười sáu hành tướng của thế gian như vô thường, khổ v.v... Trong các đế không khéo thông đạt tánh chân như, vì chỗ tùy miên của phiền não, dựa theo môn danh ngôn khởi hý luận. Hành tướng xuất thế cùng trái với mười sáu hành tướng nầy, khi hành tướng xuất thế hiện tiền, tuy lại hiện chứng thấy rõ nghĩa vô thường, nhưng không nương vào môn danh ngôn hý luận, thấy đây là nghĩa vô thường. Như hành tướng của vô thường đối với nghĩa vô thường, các hành tướng khác đối với các nghĩa khác, tùy theo sự thích ứng của nó, phải biết cũng vậy.
Thế nào là pháp quyết trạch? Pháp là mười hai phần thánh giáo, mười hai phần là:
1. Khế kinh.
2. Ứng tụng.
3. Ký biệt.
4. Phúng tụng.
5. Tự thuyết.
6. Duyên khởi.
7. Thí dụ.
8. Bổn sự.
9. Bản sanh.
10. Phương quảng.
11. Hy pháp.
12. Luận nghị.
Thế nào là Khế kinh? Là dùng văn xuôi sắp xếp để nói lược những nghĩa phải nói. Như lai quán sát mười thứ thắng lợi, văn xuôi lược nêu các pháp, là dễ có thể kiến lập, dễ có thể giảng nói, dễ có thể thọ trì, vì cung kính pháp, tư lương Bồ-đề mau chóng được tròn đầy, mau chóng có thể thông đạt thật tánh các pháp, đối với những gì chư Phật đã chứng, phát tịnh tín, đối với chỗ chứng đắc tịnh tín của pháp tăng, tiếp xúc thì chứng hiện pháp lạc trụ bậc nhất, bàn luận quyết định lựa chọn thích hợp trí là tâm, đạt được thông tỏ, tinh túy sáng suốt là tâm sở.
Thế nào là Ứng tụng? Tức là trong các kinh, ở giữa kinh hoặc sau kinh dùng tụng để lặp lại. Lại nữa, kinh bất liễu nghĩa còn dùng tụng để giải thích, nên gọi là ứng tụng.
Thế nào là Ký biệt? Là trong kinh đó các thánh đệ tử ghi lại trong quá khứ các chỗ sinh khác nhau được mất. Lại nữa, kinh liễu nghĩa nói về ký biệt, là ký biệt khai thị các ý sâu kín.
Thế nào là Phúng tụng? Là trong các kinh dùng câu ngắn để giảng nói, hoặc dùng hai câu, hoặc ba câu, hoặc bốn, hoặc năm hoặc sáu.
Thế nào là Tự thuyết? Là trong các kinh, hoặc Như Lai có khi vui vẻ tự nói.
Thế nào là Duyên khởi? Là do thưa thỉnh mà nói. Lại có nhân duyên chế lập học xứ mà nói, cũng gọi là duyên khởi.
Thế nào là Thí dụ? Là trong các kinh có khi nói về các trường hợp so sánh.
Thế nào là Bổn sự? Là trong các kinh nói các sự tương ưng nơi đời trước của các thánh đệ tử.
Thế nào là Bản sanh? Là trong các kinh tuyên với các sự tương ưng của tạng Bồ-tát bổn hạnh.
Thế nào là Phương quảng? Là trong các kinh ngôn thuyết tương ưng của tạng Bồ-tát. Như gọi là phương quảng, tức cũng gọi là quảng phá, cũng gọi là vô tỷ.
Vì sao gọi là Phương quảng? Là vì chỗ nương dựa đem lại lợi ích an vui cho tất cả hữu tình, mà nêu pháp rộng lớn sâu xa. Vì sao gọi là Quảng phá? Vì có thể rộng phá tất cả chướng. Vì sao gọi là vô tỷ? Vì không có pháp nào sánh bằng.
Thế nào là Hy pháp? Hoặc trong kinh đó tuyên nói Thanh văn, các đại Bồ-tát và Như lai là hy pháp ít có, là pháp rất kỳ đặc.
Thế nào là luận nghị? Hoặc trong kinh đó không điên đảo giải thích tất cả tướng pháp sâu xa.
Mười hai phần thánh giáo như khế kinh v.v… như vậy là thuộc về ba tạng.
-Ba tạng là:
1. Tạng Tô-đát-lãm.
2. Tạng Tỳ-nại-da.
3. Tạng A-tỳ-đạt-ma.
-Tạng nầy lại có hai thứ:
1. Tạng Thanh văn.
2. Tạng Bồ-tát.
Khế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, năm loại nầy trong tạng Thanh văn, thuộc về tạng Tôđát-lãm.
Duyên khởi, Thí dụ, Bổn sự, Bản sanh, bốn loại nầy thì trong hai tạng, thuộc về tạng Tỳ-nại-da và quyến thuộc.
Phương quảng và Hy pháp, hai loại nầy trong tạng Bồ-tát, thuộc về tạng Tô-đát-lãm.
Luận nghị, một loại nầy trong tạng Thanh văn và tạng Bồ-tát, thuộc về tạng A-tỳ-đạt-ma.
Vì sao Như Lai lập ra ba tạng? Vì muốn đối trị tùy phiền não nghi, nên lập ra tạng Tô-đát-lãm. Vì muốn đối trị tùy phiền não thọ dụng hai bên nên lập ra tạng Tỳnại-da. Vì muốn đối trị tùy phiền não tự kiến thủ chấp nên lập ra tạng A-tỳ-đạt-ma.
Lại nữa, vì muốn khai thị ba thứ học nên lập ra tạng Tô-đát-lãm. Vì muốn thành lập giới học tăng thượng, tâm học tăng thượng nên lập ra tạng Tỳ-nại-da. Vì muốn lập ra tuệ học tăng thượng nên lập ra A-tỳ-đạt-ma tạng.
Lại nữa, vì muốn khai thị nghĩa của chánh pháp nên lập ra tạng Tô-đát-lãm. Vì hiển bày pháp nghĩa để tác chứng xứ an túc nên lập ra tạng Tỳ-nại-da. Vì khiến cho luận nghị của bậc trí được quyết đoán, trụ trong thọ dụng pháp lạc nên lập ra tạng A-tỳ-đạt-ma.
Như vậy sự thâu nhiếp các pháp của ba tạng là sở hành của ai? Là hành của pháp tâm, tâm sở do văn, tư, tu tạo thành. Như khế kinh nói: "Các tâm, pháp tâm sở có sở duyên, có hành tướng, có chỗ nương và tương ưng". Các pháp kia đối với pháp nầy sở duyên là gì? Là khế kinh… Tạo hành tướng gì? Là nghĩa tương ưng với uẩn… Làm chỗ nương cho gì? Vì kẻ khác biểu hiện sự nhớ rõ về tập khí.
Thế nào là tương ưng? Là giúp đỡ lẫn nhau, đối với hành tướng sở duyên bình đẳng hiểu rõ.
Thế nào là đối với pháp sở duyên sai khác?
-Nếu nói lược thì có bốn thứ:
1. Biến mãn sở duyên.
2. Tịnh hạnh sở duyên duyên.
3. Thiện xảo sở duyên duyên.
4. Tịnh hoặc sở duyên duyên.
-Biến mãn sở duyên duyên có bốn thứ:
1. Hữu phân biệt ảnh tượng sở duyên duyên.
2. Vô phân biệt ảnh tượng sở duyên duyên.
3. Sự biên tế sở duyên duyên.
4. Sở tác thành tựu sở duyên duyên.
Có phân biệt ảnh tượng sở duyên duyên, là do tác ý thắng giải, là tất cả cảnh giới sở duyên duyên của Xama-tha và Tỳ-bát-xá-na.
Không phân biệt ảnh tượng sở duyên duyên, là do tác ý chân thật, là tất cả cảnh giới sở duyên của Xa-matha và Tỳ-bát-xá-na.
Sự biên tế sở duyên, là tánh tận tất cả tánh, như tất cả tánh. Tánh tận tất cả là uẩn, giới, xứ, như tất cả tánh là bốn Thánh đế mười sáu hành tướng. Chân như tất cả hành Vô thường, tất cả Khổ hành, tất cả pháp Vô ngã, Niết-bàn vắng lặng không, Vô nguyện, Vô tướng.
Sở tác thành tựu sở duyên, là chuyển y, như vậy chuyển y là không thể nghĩ bàn. Trong mười sáu hành tướng. Không thâu nhiếp bao nhiêu hành tướng? Thâu nhiếp hai hành tướng. Vô nguyện thâu nhiếp bao nhiêu hành tướng? Thâu nhiếp sáu hành tướng. Vô tướng thâu nhiếp bao nhiêu hành tướng? Thâu nhiếp tám hành tướng.
-Tịnh hạnh sở duyên lại có năm thứ:
1. Đa tham hạnh, là duyên cảnh bất tịnh.
2. Đa sân hạnh, là duyên cảnh tu từ.
3. Đa si hạnh, là duyên các cảnh duyên khởi của chúng duyên tánh.
4. Kiêu mạn hạnh, là duyên giới cảnh sai khác.
5. Tầm tư hạnh, là duyên cảnh niệm hơi thở ra vào.
-Thiện xảo sở duyên cũng có năm thứ:
1. Uẩn thiện xảo.
2. Giới thiện xảo.
3. Xứ thiện xảo.
4. Duyên khởi thiện xảo.
5. Xứ phi xứ thiện xảo.
Xứ phi xứ thiện xảo phải làm thế nào để quán? Phải như duyên khởi thiện xảo mà dùng lấy các pháp nhuần thấm các pháp khiến lìa vô nhân nhân bất, bình đẳng sinh ra, thì nhân quả của duyên khởi thiện xảo là tương xứng, vì nhiếp thọ sinh là xứ phi xứ thiện xảo.
Tịnh hoặc sở duyên, là tánh thô của địa cõi dưới và tánh tịnh của địa cõi trên. Chân như và bốn Thánh đế gọi là tịnh hoặc sở duyên.
Nếu muốn đối với pháp siêng năng quán sát kỹ, thì do bao nhiêu đạo lý mới có thể quán sát đúng? Do bốn Đạo lý:
1. Đạo lý quán đãi.
2. Đạo lý tác dụng.
3. Đạo lý chứng thành.
4. Đạo lý pháp nhĩ.
Thế nào là đạo lý quán đãi? Là khi các hạnh sinh khởi thì phải đợi nhiều duyên.
Thế nào là đạo lý tác dụng? Là các pháp dị tướng mỗi pháp đều có tác dụng riêng.
Thế nào là đạo lý chứng thành? Là chứng thành nghĩa đáng thành, nói các lượng không trái với ngữ.
Thế nào là đạo lý pháp nhĩ? Là từ vô thỉ đến nay, thường ở trong pháp sở trụ của tự tướng và cộng tướng, nên tất cả thành tựu pháp tánh pháp nhĩ.
Chánh cần quán sát trong các pháp, làm sao đối với pháp khởi tầm tư?
-Là khởi bốn thứ tầm tư:
1. Danh tầm tư.
2. Sự tầm tư.
3. Tự thể giả lập tầm tư.
4. Sai khác giả lập tầm tư.
Thế nào là danh tầm tư? Là suy tìm tự tướng danh thân cú thân văn thân của các pháp đều không thành thật. Thế nào là sự tầm tư? Là suy tìm các tướng uẩn giới xứ của các pháp không thành thật.
Thế nào là tự thể giả lập tầm tư? Là suy tìm tự thể trong năng thuyên, sở thuyên tương ưng của các pháp, chỉ là giả lập tánh nhân của danh ngôn. Thế nào là sai khác giả lập tầm tư? Là suy tìm sai khác trong năng thuyên và sở thuyên tương ưng của các pháp, chỉ là giả lập nhân tánh của danh ngôn.
Đối với pháp chánh cần đã tu tầm tư rồi, thế nào là đối với pháp khởi trí như thật?
-Là khởi bốn thứ trí như thật:
1. Danh tầm tư sở dẫn trí như thật.
2. Sự tầm tư sở dẫn trí như thật.
3. Tự thể giả lập tầm tư sở dẫn trí như thật.
4. Sai khác giả lập tầm tư sở dẫn trí như thật.
Thế nào là danh tầm tư sở dẫn trí như thật? Là trí biết như thật về danh không thật có. Thế nào là sự tầm tư sở dẫn trí như thật? Là trí biết như thật sự tướng cũng không thể thủ đắc. Thế nào là tự thể giả lập tầm tư sở dẫn trí như thật trí? Là trí như thật biết thật có tự tánh là không thật có. Thế nào là sai khác giả lập tầm tư sở dẫn trí như thật? Là trí như thật biết thật có sai khác không thật có. Người nương vào pháp siêng tu Tam-ma-địa, thì du-già địa làm sao biết được?
-Có năm thứ:
1. Trì.
2. Tác.
3. Kinh (gương).
4. Minh.
5. Y.
Thế nào là trì? Là đã chứa nhóm tư lương Bồ-đề, đối với các vị như Noãn tất cả đa văn nơi các Thánh đế. Thế nào là tác? Là duyên cảnh nầy mà tác ý như lý. Thế nào là cảnh (gương)? Là duyên nơi cảnh của Tam-ma-địa hữu tướng. Thế nào là minh? Là trí vô sở đắc của năng thủ sở thủ. Nương vào đạo lý nầy, đức Phật Bạc-giàphạm khéo nói:
Bồ-tát ở vị định,
Quán ảnh chỉ là tâm,
Nghĩa tưởng đã dứt trừ,
Quán kỹ chỉ tự tưởng.
Như vậy trụ nội tâm,
Biết sở thủ chẳng có,
Kế, năng thủ cũng không,
Sau, xúc vô sở đắc.
Thế nào là dựa vào? Là chuyển y, lìa bỏ các thô nặng mà đắc chuyển y thanh tịnh. Trong các pháp, thế nào là pháp thiện xảo? Là học rộng. Thế nào là nghĩa thiện xảo? Là trong A-tỳ-đạt-ma, Tỳ-nại-da khéo biết tướng của nó. Thế nào là văn (văn tự) thiện xảo? Là khéo biết các văn từ giải thích chỉ dạy. Thế nào là từ (ngôn từ) thiện xảo? Là có thể khéo biết về ngã, ngã sở v.v… đối với ngôn từ của thế tục không chấp trước, vì thuận theo mà nói. Thế nào là mật ý thiện xảo ở đời trước và đời sau? Là có thể khéo biết đối với đời trước thì lãnh thọ, đối với đời sau thì xuất ly.
Đối với các pháp, thế nào là trụ pháp? Nếu không đắc tu tuệ, chỉ có phương tiện cần (tinh tiến) tu tập văn, tư thì không gọi là trụ pháp. Nếu không đắc văn, tư mà chỉ có phương tiện cần tu tập tu tuệ, cũng không gọi là trụ pháp. Nếu đồng thời đạt được hai thứ phương tiện và an trụ mới gọi là trụ pháp. Nếu chỉ đối với pháp thọ trì đọc tụng, giảng nói cho người khác nghe, tư duy về nghĩa, thì đó là văn tư. Nếu tu Tam-ma-địa phương tiện, thấy không đủ, thì gọi đó là tu tuệ. Tam-ma-địa phương tiện: Là phương tiện vô gián ân trọng và phương tiện vô đảo. Không biết đủ, là không sinh nhiễm chấp vị khi tu Xa-ma-tha phương tiện ở cõi trên.
Vì sao chỉ có một phần Phương quảng được gọi là tạng Bồ-tát Ba-la-mật-đa? Vì trong phần nầy nói rộng tất cả số, tướng, thứ lớp, giải thích từ, tu tập sai khác, thâu nhiếp, đối trị, công đức, quyết đoán lẫn nhau của Ba-lamật-đa.
Vì sao phần phương quảng gọi là rộng lớn sâu xa? Là do tánh của nhất thiết chủng trí rộng lớn sâu xa.
Vì sao một phần chúng sinh đối với rộng lớn sâu xa của phần phương quảng không sinh thắng giải, lại có tâm kinh sợ? Vì xa lìa pháp tánh, chưa gieo trồng gốc lành, bạn ác dẫn dắt.
Vì sao một phần chúng sinh đối với rộng lớn sâu xa của phần phương quảng tuy sinh thắng giải nhưng không xuất ly? Vì do an trụ sâu trong tự kiến thủ, thường chấp chặt nghĩa như ngôn từ. Nương vào mật ý nầy mà đức Bạc-già-phạm trong kinh Đại Pháp nói những lời như vầy: "Nếu các Bồ-tát chỉ y theo ngôn từ mà lấy nghĩa, không bằng chánh lý để tư duy, chọn lựa pháp, liền sinh hai mươi tám thứ không chánh kiến". Hai mươi tám thứ không chánh kiến là:
1. Kiến tướng.
2. Kiến tổn giảm thi thiết.
3. Kiến tổn giảm phân biệt.
4. Kiến tổn giảm chân thật.
5. Kiến nhiếp thọ.
6. Kiến chuyển biến.
7. Kiến vô tội.
8. Kiến xuất ly.
9. Kiến khinh hủy.
10. Kiến phẫn phát.
11. Kiến điên đảo
12. Kiến xuất sinh.
13. Kiến bất lập tông.
14. Kiến kiểu loạn.
15. Kiến kính sư.
16. Kiến vững chắc ngu si.
17. Kiến căn bản.
18. Kiến thấy nôi không thấy.
19. Kiến xả phương tiện.
20. Kiến bất xuất ly.
21. Kiến chướng tăng ích.
22. Kiến sinh phi phước.
23. Kiến vô công quả.
24. Kiến thọ nhục. 25. Kiến phỉ báng.
26. Kiến bất khả dữ ngôn.
27. Kiến rộng lớn.
28. Kiến tăng thượng mạn.
Như phần Phương Quảng nói: "Tất cả các pháp đều không có tự tánh. Nương vào mật ý gì mà nói? Là tánh không tự nhiên, tánh không tự thể, tự thể vô trụ, vô như ngu phu sở thủ tướng tánh. Lại nữa, đối với tự tánh Biến kế sở chấp thì do tướng vô tánh, đối với tự tánh Y tha khởi thì do sinh vô tánh, đối với tự tánh Viên thành thật thì do thắng nghĩa vô tánh.
Lại nữa, phần phương quảng nói: "Tất cả các pháp vô sinh vô diệt, xưa nay vắng lặng tự tánh Niết-bàn". Nương vào mật ý gì mà nói? Như không tự tánh, không sinh cũng vậy. Như vô sinh, không diệt cũng vậy. Như vô sinh không diệt, xưa nay vắng lặng cũng vậy. Như xưa nay vắng lặng, tự tánh Niết-bàn cũng vậy.
Lại nữa, có bốn thứ ý thú, do ý thú nầy nên tất cả ý thú trong phần phương quảng chư Như lai phải thuận theo để quyết định rõ. Thế nào là bốn ý thú:
1. Bình đẳng ý thú.
2. Biệt thời ý thú.
3. Biệt nghĩa ý thú.
4. Bổ-đặc-già-la ý lạc ý thú.
Lại nữa, có bốn thứ bí mật, do bí mật nầy nên tất cả bí mật trong phần Phương quảng các Đức Như lai phải thuận theo để quyết định rõ bốn thứ bí mật:
1. Khiến nhập bí mật.
2. Tướng bí mật.
3. Đối trị bí mật.
4. Chuyển biến bí mật.
Lại nữa, trong phần Phương quảng, đối với pháp Tam-ma-địa thiện xảo Bồ-tát tướng, làm sao biết được? Là do năm thứ nhân:
1. Sát-na sát-na tiêu trừ tất cả chỗ nương thô nặng.
2. Xuất ly các thứ tưởng đạt được pháp lạc ưa thích.
3. Biết rõ vô lượng tướng vô phân biệt.
4. Thuận theo phần thanh tịnh nơi tướng vô phân biệt thường hiện ở trước.
5. Có thể nhiếp thọ nhân chuyển thượng chuyển thắng thành tựu viên mãn, nhận pháp thân Phật.
Tạng pháp Thanh văn và tạng pháp Bồ-tát là chỗ lưu xuất từ pháp thân Như lai, vì sao dùng hương, hoa, tràng hoa… cung kính cúng dường tạng pháp Bồ-tát? Vì sinh khởi vô biên nhóm phước rộng lớn không phải là tạng pháp Thanh văn. Vì tạng pháp Bồ-tát là nơi nương tựa của mọi lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh, là có thể kiến lập đại nghĩa, là chốn sinh của vô lượng đại công đức nhóm vô thượng.
------------------------
- Thế nào là đắc quyết trạch?
- Nói lược có hai thứ:
1. Kiến lập Bổ-đặc-già-la.
2. Kiến lập hiện quán.
- Thế nào là kiến lập Bổ-đặc-già-la?
- Có Lược bảy thứ:
1. Bịnh hành sai khác.
2. Xuất ly sai khác.
3. Nhậm trì sai khác.
4. Phương tiện sai khác.
5. Quả sai khác.
6. Giới sai khác.
7. Tu hành sai khác.
Phải biết kiến lập Bổ-đặc-già-la.-Thế nào là bịnh hành sai khác?
-Có bảy thứ:
1. Hành tham.
2. Hành sân.
3. Hành si.
4. Hành mạn.
5. Hành tầm tư.
6. Hành cùng phân biệt.
7. Hành bạc trần, Bổ-đặc-già-la sai khác.
- Thế nào là xuất ly sai khác?
- Có ba thứ:
1. Thanh văn thừa.
2. Độc giác thừa.
3. Đại thừa. Là Bổ-đặc-già-la sai khác.
- Thế nào là nhậm trì sai khác?
- Có ba thứ:
1. Tư lương chưa đủ.
2. Vị tư lương đã đủ chưa đủ.
3. Đã đủ tư lương, Bổ-đặc-già-la sai khác.
- Thế nào là phương tiện sai khác?
- Có hai thứ:
1. Tùy tín hành.
2. Tùy pháp hành, Bổ-đặc-già-la sai khác.
- Thế nào là quả sai khác?
- Có hai mươi thứ:
1. Tín thắng giải.
2. Kiến chí.
3. Thân chứng.
4. Tuệ giải thoát.
5. Câu phần giải thoát.
6. Hướng dự lưu.
7. Quả dự lưu.
8. Hướng nhất lai.
9. Quả nhất lai.
10. Hướng bất hoàn.
11. Quả bất hoàn.
12. Hướng A-la-hán.
13. Quả A-la-hán.
14. Nhiều nhất là bảy lần sanh trở lại.
15. Gia gia.
16. Nhất gián.
17. Trung nhập Niết-bàn.
18. Sinh nhập Niết-bàn.
19. Vô hành nhập Niết-bàn.
20. Hữu hành nhập Niết-bàn.
21. Thượng lưu.
22. Thoái pháp A-la-hán.
23. Tư pháp A-la-hán.
24. Hộ pháp A-la-hán.
25. Trụ bất động A-la-hán.
26. Kham đạt A-la-hán.
27. Bất động pháp A-la-hán, Bổ-đặc-già-la sai khác.
- Thế nào là giới sai khác?
- Là cõi Dục có ba thứ:
1. Dị sinh.
2. Hữu học.
3. Vô học.
Như cõi Dục có ba thứ cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng vậy. Lại có Bồ tát nơi cõi Dục và cõi Sắc, lại có Độc giác ở cõi Dục và Như Lai không thể nghĩ bàn, Bổ-đặc-giàla sai khác.
- Thế nào là tu hành sai khác? Lược có năm thứ:
1. Thắng giải hạnh Bồ-tát.
2. Tăng thượng ý lạc hạnh Bồ-tát.
3. Hữu tướng hạnh Bồ-tát.
4. Vô tướng hạnh Bồ-tát.
5. Vô công dụng hạnh Bồ-tát, Bổ-đặc-già-la sai khác.
Thế nào là hành tham Bổ-đặc-già-la? Là có mạnh mẽ trong thời gian dài tham dục. Như vậy hành sân, hành si, hành mạn và hành tầm tư nơi Bổ-đặc-già-la đều có mạnh mẽ trong thời gian dài sai khác.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la hành đẳng phần? Là phiền não trụ nơi vị tự tánh. Thế nào là hành bạc trần nơi Bổđặc-già-la? Là phiền não mỏng nhẹ trụ nơi vị tự tánh.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la Thanh văn thừa? Là trụ nơi pháp tánh Thanh văn, hoặc tánh định hoặc tánh bất định, là độn căn, tự cầu giải thoát, phát chánh nguyện rộng, tu chán lìa tham, ý vui thích giải thoát, dùng tạng Thanh văn làm cảnh của đối tượng duyên, tinh tiến tu hành pháp tùy, pháp hành, đắc tận bờ mé của khổ.
Thế nào là Độc giác thừa Bổ-đặc-già-la? Là trụ trong pháp tánh Độc giác, hoặc tánh định hoặc tánh bất định, là trung căn, tự cầu giải thoát, phát chánh nguyện rộng, tu chán lìa tham, ý lạc giải thoát, và tu độc chứng ý lạc Bồ-đề, dùng tạng Thanh văn làm cảnh của đối tượng duyên, tinh tiến tu hành pháp tùy, pháp hành, hoặc trước chưa khởi thuận phần quyết trạch, hoặc trước đã khởi thuận phần quyết trạch, hoặc trước kia chưa đắc quả, hoặc trước kia đã đắc quả, không gặp Phật ra đời, chỉ có bên trong tư duy Thánh đạo hiện tiền, hoặc độc trụ như lân giác, hoặc lại riêng bộ hành thù thắng đắc tận bờ mé khổ.
Thế nào là Đại thừa Bổ-đặc-già-la? Là trụ pháp tánh Bồ-tát, hoặc tánh định, hoặc tánh bất định, là lợi căn, vì cầu giải thoát cho tất cả hữu tình, phát chánh nguyện rộng lớn. Tu Niết-bàn vô trụ xứ ý lạc, dùng tạng Bồ-tát làm cảnh của đối tượng duyên, tinh tiến tu hành pháp tùy, pháp hành, thành thục chúng sinh, tu tịnh cõi Phật, được thọ đại ký chứng thành chánh đẳng Bồ-đề vô thượng.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la tư lương chưa đủ? Là duyên pháp tăng thượng của đế làm cảnh, phát khởi nhuyễn phẩm thắng giải thanh tín, thành tựu nhuyễn phẩm thuận phần giải thoát khi chưa sinh định.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la tư lương đã đủ, chưa đủ? Là duyên pháp tăng thượng của đế làm cảnh, phát khởi trung phẩm thắng giải thanh tín, thành tựu trung phẩm thuận phần giải thoát khi đã sinh định.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la tư lương đã đủ? Là duyên theo pháp tăng thượng của đế làm cảnh, phát khởi thượng phẩm thắng giải thanh tín, thành tựu thượng phẩm thuận phần giải thoát sinh ngay lúc nầy.
Lại nữa, tư lương chưa đủ, là duyên theo pháp tăng thượng của đế làm cảnh, trong các đế, thành tựu đế hạ phẩm xét kỹ pháp nhẫn, thành tựu hạ phẩm theo thuận phần quyết trạch khi chưa sinh định. Tư lương đã đủ chưa đủ, là duyên theo pháp tăng thượng của đế làm cảnh, trong các đế, thành tựu đế trung phẩm xét kỹ pháp nhẫn, thành tựu trung phẩm theo thuận phần quyết trạch khi đã sinh định. Tư lương đã đủ, là duyên theo pháp tăng thượng của đế làm cảnh, trong các đế, thành tựu đế thượng phẩm xét kỹ pháp nhẫn, thành tựu thượng phẩm theo thuận phần quyết trạch sinh ngay lúc nầy.
Trong đây, ba phẩm thuận phần quyết trạch, là trừ pháp thế đệ nhất, do tánh của pháp thế đệ nhất nầy chỉ có một sát-na thì không nối nhau, ngay lúc sinh ấy quyết định nhập hiện quán chẳng phải nơi vị trước. Từ hạ phẩm trung phẩm thuận phần giải thoát, thuận phần quyết trạch, có nghĩa thoái lui, đây là chỉ thoái lui về hiện hành, không phải thoái lui tập khí. Đã nương vào Niết-bàn thì trước khởi gốc lành, vì không phát khởi mới nữa.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la tùy tín hành? Là tư lương đã đủ tánh là độn căn, thuận theo sự chỉ dạy của người khác tu hiện quán đế.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la tùy pháp hành? Là tư lương đã đủ tánh là lợi căn, tự nhiên thuận theo nơi pháp tăng thượng của đế tu hiện quán đế.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la tín thắng giải? Là Tùy tín hành đã đạt đến quả vị.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la kiến chí? Là tùy pháp hạnh đã đạt đến quả vị.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la thân chứng? Là các bậc Hữu học đã chứng đầy đủ tám định giải thoát.
Thế nào là tuệ Bổ-đặc-già-la giải thoát? Là đã dứt hết các lậu, nhưng chưa chứng đủ tám định giải thoát.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la cùng câu phần giải thoát? Là đã dứt hết các lậu và chứng đắc đầy đủ tám định giải thoát.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la hướng dự lưu? Là trụ thuận phần quyết trạch và trụ nơi vị mười lăm tâm sát-na của kiến đạo.
Thế nào là quả Dự lưu Bổ-đặc-già-la? Là trụ ở vị tâm sát-na thứ mười sáu của kiến đạo. Ngay ở kiến đạo nầy cũng gọi là hướng nhập chánh tánh quyết định, cũng gọi là pháp hiện quán. Nếu người đối với cõi Dục chưa lìa dục, sau khi nhập vị chánh tánh quyết định thì đắc quả Dự lưu. Nếu người đối với cõi Dục đã lìa dục, sau khi nhập vị chánh tánh quyết định thì đắc quả nhất lai. Nếu người đã lìa dục cõi Dục, khi nhập vị chánh tánh quyết định thì đắc quả bất hoàn. Nếu đã lìa hẳn tất cả phiền não kiến đạo dứt trừ đắc quả Dự lưu, tại sao chỉ nói dứt hẳn ba kiết đắc quả Dự lưu? Vì thuộc về phần tối thắng. Do đâu là tối thắng? Là do đối với giải thoát là nhân của hành không phát khởi hướng tới, tuy đã phát khởi hướng tới nhưng lại làm nhân của xuất ly tà, và làm nhân của xuất ly bất chánh. Lại nữa, ba kiết nầy là nhân mê lầm đối với cảnh sở tri, vì mê nhân kiến, mê lầm nhân đối trị.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la hướng Nhất lai? Là trong tu đạo đã dứt năm phẩm phiền não của cõi Dục, an trụ nơi đạo.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la quả Nhất lai? Là trong tu đạo đã dứt phẩm phiền não thứ sáu của cõi Dục, an trụ nơi đạo.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la hướng Bất hoàn? Là trong tu đạo đã dứt phẩm phiền não thứ bảy, thứ tám của cõi Dục, an trụ trong đạo.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la quả Bất hoàn? Là trong tu đạo đã dứt phẩm phiền não thứ chín của cõi Dục, an trụ nơi đạo. Nếu đã dứt hẳn tất cả phiền não do kiến đạo dứt trừ, đã dứt hẳn tất cả phiền não của cõi Dục do tu đạo dứt trừ thì đắc quả Bất hoàn. Tại sao chỉ nói dứt hẳn năm kiết thuận hạ phần thì đắc quả Bất hoàn? Vì thuộc về phần tối thắng. Tại sao là tối thắng? Vì có thể là nhân thắng của cõi dưới và đường dưới.
Thế nào là hướng A-Bổ-đặc-già-la-la-hán? Là đã dứt hẳn tám phẩm phiền não của hữu đảnh, an trụ nơi đạo.
Thế nào là quả A-Bổ-đặc-già-la-la-hán? Là đã dứt hẳn phẩm phiền não thứ chín của hữu đảnh, an trụ nơi đạo rốt ráo. Nếu A-la-hán dứt hẳn tất cả phiền não của ba cõi, vì sao chỉ nói dứt hẳn năm kiết thuận thượng phần thì đắc quả A-la-hán? Vì tối thắng. Vì sao? vì thuộc về phần tối thắng? Là lấy nhân của thượng phần và nhân không xả thượng phần.
Thế nào là tối đa là Bổ-đặc-già-la bảy lần sanh trở lại? Tức là quả Dự lưu, đối với việc thọ sanh cõi người, trời, sinh qua lại thọ nhận xen lẫn, đến tối đa là bảy lần trở lại thì đắc tận bờ mé của khổ.
Thế nào là gia gia Bổ-đặc-già-la? Tức là quả Dự lưu, hoặc ở cõi trời, hoặc ở cõi người, từ nhà nầy đến nhà kia được dứt hết bờ mé khổ. Thế nào là Bổ-đặc-già-la nhất gián? Tức là quả Nhất lai, hoặc ở cõi trời chỉ thọ một lần sanh thì được tận bờ mé của khổ.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la trung nhập Niết-bàn? Là sinh kiết đã dứt, khởi kiết chưa đoạn, hoặc trung hữu mới khởi liền ở nơi Thánh đạo hiện tiền, được hết bờ mé của khổ. Hoặc trung hữu khởi đã làm sinh hữu nơi cõi mới khởi tư duy, liền ở nơi Thánh đạo hiện tiền được tận bờ mé khổ. Hoặc tư duy đã phát khởi, hướng tới sinh hữu, chưa đến sinh hữu liền hiện tiền ở Thánh đạo, được hết bờ mé khổ.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la sinh nhập Niết-bàn? Là hai kiết đều chưa dứt, vừa sinh cõi Sắc rồi liền ở nơi Thánh đạo hiện tiền, được hết bờ mé của khổ.
Thế nào là vô hành nhập Niết-bàn? Là đã sinh Niếtbàn rồi, không do gia hạnh mà hiện tiền Thánh đạo, được tận bờ mé của khổ.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la hữu hạnh nhập Niết-bàn? Là đã sinh Niết-bàn rồi, do năng lực gia hạnh mà Thánh đạo hiện tiền, được tận bờ mé của khổ.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la thượng lưu? Là trong các địa của cõi Sắc đều đã thọ sinh, cho đến sau cùng nhập sắc rốt ráo, đối với Thánh đạo vô lậu hiện tiền, được hết bờ mé của khổ. Lại cho đến sanh tới cõi hữu đảnh, Thánh đạo hiện tiền được hết bờ mé khổ.
Lại nữa, tạp tu tĩnh lự thứ tư có năm phẩm sai khác:
1. Tu hạ phẩm.
2. Tu trung phẩm.
3. Tu thượng phẩm.
4. Tu thượng thắng phẩm.
5. Tu thượng cực phẩm.
Do tạp tu năm phẩm này mà tĩnh lự thứ tư như thứ lớp của nó sinh ở năm tầng trời tịnh cư.
Thế nào là A-la-hán thoái pháp? Là tánh độn căn, hoặc phân tán, hoặc không phân tán, hoặc tư duy hoặc không tư duy, đều có thể thoái lui mất hiện pháp lạc trụ. Thế nào là tư pháp A-la-hán? Là tánh độn căn, hoặc phân tán, hoặc không phân tán, hoặc không tư duy, liền có thể thoái lui sụt hiện pháp lạc trụ. Nếu đã tư duy rồi thì có thể không lui sụt.
Thế nào là A-la-hán hộ pháp? Là tánh độn căn, hoặc phân tán liền có thể thoái thất hiện pháp lạc trụ, hoặc không phân tán thì có thể không lui sụt.
Thế nào là A-la-hán trụ bất động? Là tánh độn căn, hoặc phân tán hoặc không phân tán, đều có thể không thoái thất hiện pháp lạc trụ, cũng không thể luyện căn.
Thế nào là A-la-hán kham đạt? Là tánh độn căn, hoặc phân tán hoặc không phân tán, đều có thể không thoái thất hiện pháp lạc trụ, nhưng có thể gắng hành luyện căn.
Thế nào là A-la-hán pháp bất động? Là tánh lợi căn, hoặc phân tán hoặc không phân tán, đều có thể không thoái thất hiện pháp lạc trụ.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la cõi Dục dị sinh? Là đối với cõi Dục hoặc sinh hoặc trưởng không đắc thánh pháp.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la cõi Dục Hữu học? Là đối với cõi Dục hoặc sinh hoặc trưởng đã đắc thánh pháp, cũng còn các kiết khác.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la cõi Dục Vô học? Là đối với cõi Dục hoặc sinh hoặc trưởng đã đắc thánh pháp, không có kiết khác. Như cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng vậy.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la cõi Dục và cõi Sắc Bồ-tát? Là cùng với sự diệt lìa sinh tướng tĩnh lự nơi cõi Vô sắc, nên trụ lạc của tĩnh lự, sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh cõi Sắc.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la cõi Dục Độc giác? Là khi không có Phật ra đời, sinh ở cõi Dục, tự nhiên chứng đắc Bồ-đề của Độc giác.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la Như lai bất khả tư nghì? Là đối với cõi Dục bắt đầu từ việc thị hiện an trụ ở cõi trời đỗ-sử-đa tại cung điện diệu bảo, cho đến thị hiện đại nhập Niết-bàn, thị hiện chỗ hành đại hạnh của tất cả chư Phật, Bồ-tát.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la Bồ-tát thắng giải hạnh? Là trụ trong địa thắng giải hạnh, thành tựu nhẫn hạ trung thượng của Bồ-tát.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la Bồ-tát tăng thượng ý lạc hạnh? Là tất cả Bồ-tát trong mười địa.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la Bồ-tát hữu tướng hạnh? Là tất cả Bồ-tát trụ trong các địa Cực hỷ, Ly cấu, Phát quang, Diệm tuệ, Cực nan thắng, Hiện tiền.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la Bồ-tát vô tướng hạnh? Là tất cả Bồ-tát trụ trong địa Viễn hành.
Thế nào là Bổ-đặc-già-la Bồ-tát vô công dụng hạnh? Là tất cả Bồ-tát trụ trong các địa Bất động, Thiện Tuệ và Pháp Vân.
Lại nữa, như nói quả Dự lưu Bổ-đặc-già-la, quả nầy có hai thứ:
1. Tiệm xuất ly.
2. Đốn xuất ly.
Tiệm xuất ly, là như trước đã nói rộng. Đốn xuất ly, là đã nhập hiện quán đế, nương vào định vị chí phát khởi đạo xuất thế gian, dứt nhanh tất cả phiền não trong ba cõi, từng mỗi phẩm dứt riêng chỉ lập hai quả, là quả Dự lưu và quả A-la-hán. Như vậy, Bổ-đặc-già-la phần nhiều đối với hiện pháp, hoặc khi lâm chung khéo phân rõ thánh chỉ, nếu không thể phân rõ thì do nguyện lực, tức là dùng nguyện lực để sinh trở lại cõi Dục, xuất hiện không có Phật ở đời, mà thành quả độc thắng.
Thế nào là kiến lập hiện quán? Lược có mười thứ:
1. Hiện quán về pháp.
2. Hiện quán nghĩa.
3. Hiện quán về chân.
4. Hiện quán hậu.
5. Hiện quán bảo.
6. Hiện quán về bất hành.
8. Hiện quán về rốt ráo.
9. Hiện quán Thanh văn.
10. Hiện quán Bồ-tát.
Thế nào là hiện quán về pháp? Là trong pháp tăng thượng của các đế đã đắc tịnh tín thượng phẩm Thắng giải, Tùy tín hành.
Thế nào là hiện quán về nghĩa? Là trong pháp tăng thượng của các đế đã đắc đế thượng phẩm xét kỹ pháp nhẫn, nhẫn nầy ở vào thuận phần vị giải thoát. Đây là do sự hiển phát của ba thứ tác ý như lý, trở thành ba phẩm: thượng nhuyễn, thượng trung và thượng thượng.
Thế nào là hiện quán về chân? Là đã đắc tất cả Thánh đạo của mười sáu tâm sát-na ở vị kiến đạo. Lại nữa, trong kiến đạo đắc hiện quán biên, an lập đế và trí thế tục không hiện tiền, ở vị tu đạo thì trí thế tục nầy mới hiện tiền.
Thế nào là hiện quán về hậu? Là tất cả tu đạo.
Thế nào là hiện quán về bảo? Là đối với Phật chứng tịnh, đối với pháp chứng tịnh, đối với tăng chứng tịnh.
Thế nào là hiện quán về bất hành? Là đã chứng đắc luật nghi vô tác, tuy ở vị Hữu học, nhưng cho rằng: "Ta hiện giờ đã dứt bỏ Na-lạc-ca, đã dứt bỏ bàng sinh, đã dứt bỏ ngạ quỷ, đã dứt bỏ điên đảo đọa đường ác, ta không còn tạo tác nghiệp đường ác chiêu cảm dị thục của đường ác". ráo.
Thế nào là hiện quán về rốt ráo? Như trong đạo đế đã nói đạo rốt Thế nào là hiện quán về Thanh văn? Như đã nói bảy thứ hiện quán ở trước, là do nghe tiếng nói của người khác mà chứng đắc, gọi là hiện quán về Thanh văn.
Thế nào là hiện quán về Độc giác? Như đã nói bảy thứ hiện quán ở trước, là không do nghe tiếng nói của người khác mà chứng đắc, gọi là hiện quán về Độc giác. Thế nào là hiện quán về Bồ-tát? Như đã nói bảy thứ hiện quán ở trước của các Bồ-tát, khởi tu tập nhẫn nhưng không khởi chứng, ở trong địa cực hỷ của Bồ-tát nhập chánh tánh quyết định của Bồ-tát, đó gọi là hiện quán về Bồ-tát.
Hiện quán Thanh văn và hiện quán Bồ-tát có gì sai khác? Lược nói có mười một thứ:
1. Cảnh giới sai khác.
2. Nhậm trì sai khác.
3. Thông đạt sai khác.
4. Thệ nguyện sai khác.
5. Xuất ly sai khác.
6. Nhiếp thọ sai khác.
7. Kiến lập sai khác.
8. Quyến thuộc sai khác.
9. Thắng sinh sai khác.
10. Sinh sai khác.
11. Quả sai khác.
-Quả sai khác của chúng lại có mười thứ:
1. Chuyển y sai khác.
2. Công đức viên mãn sai khác.
3. Năm tướng sai khác.
4. Ba thân sai khác.
5. Niết-bàn sai khác.
6. Chứng đắc hòa hợp trí dụng sai khác.
7. Chướng thanh tịnh sai khác.
8. Hòa hợp tác nghiệp sai khác.
9. Phương tiện thị hiện thành đẳng chánh giác nhập nhập Niết-bàn sai khác. năm thứ cứu vớt sai khác.
Các công đức tối thắng như vô lượng. Hiện quán nào thâu nhiếp hiện quán hậu và hiện quán rốt ráo? Thâu nhiếp các hiện quán kia lại là thế nào? Là vô lượng giải thoát thắng xứ, biến xứ, vô tránh, nguyện trí, vô ngại giải thần thông, tướng tùy hảo, lực thanh tịnh, vô úy, niệm trụ, bất hộ, pháp không quên mất, dứt hẳn tập khí, đại bi, bất cộng Phật pháp, Nhất thiết chủng diệu trí. Những công đức như vậy trong các khế kinh, chỗ nào cũng có nói.
Vô lượng: Là bốn vô lượng từ bi hỷ xả.
Thế nào là từ? Là nương vào tĩnh lự trong các hữu tình cùng với lạc tương ưng ý lạc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và ý lạc kia tương ưng với các tâm, tâm sở.
Thế nào là bi? Là nương vào tĩnh lự, trong các hữu tình lìa khổ, ý lạc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là hỷ? Là nương vào tĩnh lự, trong các hữu tình không lìa lạc, ý lạc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là xả? Là nương vào tĩnh lự, trong các hữu tình làm lợi ích, ý lạc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Giải thoát, là tám giải thoát.
Thế nào là Hữu sắc quán các sắc? Là nương vào tĩnh lự, bên trong chưa điều phục kiến là sắc tưởng, hiện an lập kiến là sắc tưởng, quán sở kiến sắc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và quán kia tương ưng các tâm, tâm sở, cho đến thành giải thoát khỏi chướng biến hóa.
Thế nào là Nội vô sắc tưởng quán các sắc bên ngoài? Là nương vào tĩnh lự, đối với việc đã điều phục kiến là sắc tưởng, hoặc hiện an lập kiến là vô sắc tưởng, quán chỗ thấy sắc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là Tịnh giải thoát, thân tác chứng trụ đầy đủ? Là nương vào tĩnh lự, bên trong các sắc tịnh, bất tịnh, đã đắc tưởng lần lượt đối đãi, tưởng nhập, và tưởng lần lượt đạt nhất vị, ở đó đã đắc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói, cho đến thành giải thoát khỏi chướng tịnh bất tịnh, phiền não biến hóa sinh khởi.
Thế nào là Vô biên không xứ giải thoát? Là trong thuận theo giải thoát vô biên không xứ trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói. Như vô biên không xứ giải thoát, vô biên thức xứ, Vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát cũng vậy, cho đến làm giải thoát, vắng lặng giải thoát không có chướng ngại.
Thế nào là Tưởng thọ diệt giải thoát? Là nương vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát, vượt qua các giải thoát vắng lặng khác, trụ trong tự chân giải thoát, trụ trong chỗ đầy đủ tâm, tâm sở diệt, là giải thoát chướng tưởng thọ diệt.
Thắng xứ, là tám thắng xứ, bốn thắng xứ trước là do hai giải thoát, bốn thắng xứ kiến lập sau thì do bát kiến lập của một giải thoát. Ở đây, giải thoát là ý giải sở duyên duyên, thắng xứ là thắng phục ở sở duyên duyên, vì chuyển tự tại. Nương vào hữu tình số và phi hữu tình số để nói sắc có nhiều ít. Nương vào tịnh và bất tịnh mà nói sắc tốt xấu. Nương vào người và trời mà nói sắc hơn kém, ngoài ra trong giải thoát mà nói thắng phục ở sở duyên duyên nên gọi là thắng xứ.
Biến xứ, là sở duyên duyên của mười biến xứ hiện bày đầy khắp nên gọi là biến xứ, trong hiện bày đầy khắp đó trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và tương ưng với tâm, tâm sở, nên gọi là biến xứ. Tại sao đối với biến xứ kiến lập địa…? Là do biến xứ nầy quán sắc của chủ thể và đối tượng nương dựa, đều hiện bày đầy khắp. Ngoài ra tùy theo sự thích ứng mà nói như phần giải thoát.
Vô tránh, là nương vào tĩnh lự, trong sự ngăn ngừa việc đáng khởi phiền não của người khác trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và phiền não kia tương ưng tâm, tâm sở.
Nguyện trí, là nương vào tĩnh lự thấu rõ sở tri nguyện đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói.
Vô ngại giải, là bốn vô ngại giải. Thế nào là pháp vô ngại giải? Là nương vào tĩnh lự, trong tất cả pháp gọi là sai khác vô ngại đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói.
Thế nào là nghĩa vô ngại giải? Là nương vào tĩnh lự, đối với các tướng và nghĩa lý vô ngại đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói.
Thế nào là Huấn từ vô ngại giải? Là nương vào tĩnh lự, trong các âm thanh phương ngôn giải thích chỉ dạy các pháp, ngôn từ vô ngại đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói.
Thế nào là Biện tài vô ngại giải? Là nương vào tĩnh lự, trong các pháp sai khác vô ngại đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói.
Thần thông, là sáu thần thông.
Thế nào là Thần cảnh thông? Là nương vào tĩnh lự, các thứ thần biến oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và thần biến kia tương ưng với tâm, tâm sở.
Thế nào là Thiên nhĩ thông? Là nương vào tĩnh lự, đối với sự thuận nghe các thứ âm thanh oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là Tâm sai khác thông? Là nương vào tĩnh lự trong nhập đối với hữu tình khác với tâm hành sai khác, oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là Túc trụ tùy niệm thông? Là nương vào tĩnh lự trong chốn hành tùy niệm về đời trước oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là Tử sinh thông? Là nương vào tĩnh lự, trong quán hữu tình tử sinh sai khác, oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là Lậu tận thông? Là nương vào tĩnh lự, trong trí lậu tận oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và lậu tận kia tương ưng với các tâm, tâm sở.
Tướng tùy hảo: Là nương vào tĩnh lự trong tướng tùy hảo trang nghiêm nơi chỗ nương thị hiện đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và tướng tùy hảo kia tương ưng với các tâm, tâm sở, gồm chỗ khởi dị thục của tướng ấy.
Thanh tịnh, là bốn thanh tịnh.
Thế nào là Y chỉ thanh tịnh? Là nương vào tĩnh lự, sự mong muốn nương dựa vào thủ, trụ xả đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ sự mong muốn tương ưng tất cả tâm sở.
Thế nào là Cảnh giới thanh tịnh? Là nương vào tĩnh lự, sự mong muốn, cảnh giới, trí biến hóa đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là Tâm thanh tịnh? Là nương vào tĩnh lự, như sự mong muốn môn Tam-ma-địa tự tại đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là Trí thanh tịnh? Là nương vào tĩnh lự tùy sự mong muốn môn Đà-la-ni nhậm trì đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Lực, là mười lực của Như lai.
Thế nào là Trí lực xứ phi xứ? Là nương vào tĩnh lự, trong Nhất thiết chủng trí xứ phi xứ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và xứ kia tương ưng các tâm, tâm sở.
Thế nào là Trí lực tự nghiệp? Là nương vào tĩnh lự trong nhất thiết chủng tự nghiệp trí đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói. Các lực còn lại tùy theo sự thích đáng, nên biết cũng như vậy.
Vô úy, là bốn vô úy.
Thế nào là Chánh Đẳng Giác vô úy? Là nương vào tĩnh lự, do môn tự lợi trong nhất thiết chủng, cảnh giới sở tri nơi chánh đẳng giác tự xứng đức hiệu kiến lập đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và sở tri kia tương ưng với các tâm, tâm sở.
Thế nào là lậu tận vô úy? Là nương vào tĩnh lự, do môn tự lợi trong. Nhất thiết chủng lậu tận, tự xứng đức hiệu kiến lập đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là chướng pháp vô úy? Là nương vào tĩnh lự, do môn lợi tha trong nhất thiết chủng, nói pháp chướng ngại, tự xứng đức hiệu, kiến lập đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Thế nào là xuất khổ đạo vô úy? Là nương vào tĩnh lự, do môn lợi tha trong nhất thiết chủng thuyết xuất khổ đạo pháp tự xứng đức hiệu kiến lập đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Niệm trụ, tức là ba niệm trụ, là khi chế ngự đại chúng trong nhất thiết chủng, tạp nhiễm không hiện hành đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Bất hộ, là ba bất hộ, là khi chế ngự đại chúng trong theo điều mong muốn dạy trao răn bảo phương tiện đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Không quên mất pháp, là trong nhất thiết chủng, tùy sự tạo tác, nêu bày đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Dứt hẳn tập khí, là nhất thiết trí trong phi nhất thiết trí, sự tạo tác không hiện hành đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Đại bi, là trong duyên khổ cảnh vô gián, đại bi trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.
Bất cộng Phật pháp, tức là mười tám thứ pháp bất cộng của Phật, là trong thân ngữ ý nghiệp bất cộng thanh tịnh đầy đủ, trong chỗ nương và quả căn chưa đắc, bất thoái đầy đủ, trong nghiệp bất cộng hiện hành đầy đủ, trong trí bất cộng trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ đã nói như trước.
Nhất thiết chủng diệu trí, là trong các uẩn giới xứ, nhất thiết chủng diệu trí với tánh đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và diệu trí kia tương ưng tất cả tâm, tâm sở.
Thế nào là dẫn phát các công đức như vậy? Là nương vào bốn tĩnh lự thanh tịnh, hoặc ngoại đạo, hoặc Thanh văn, hoặc Bồ-tát... Dẫn phát bốn vô lượng và năm thần thông, phần nhiều là dựa vào biến vực nơi tĩnh lự thứ tư. Hoặc Thanh văn, Bồ-tát, Như lai… Dẫn phát các công đức khác.
Nhân nào dẫn phát công đức như vậy? Là nương vào tĩnh lự, niệm niệm tư duy, vì tùy sự kiến lập pháp, các công đức như vậy lược có hai thứ:
1. Hiện tiền phát khởi từ chỗ tác dụng của mình.
2. An trụ tự tánh. Nếu hiện tiền phát khởi từ sự tác dụng của mình, sau khi xuất thế thì chỗ đắc trí thế tục làm thể. Nếu an trụ nơi tự tánh thì dùng trí xuất thế làm thể.
Vô lượng tạo nghiệp gì? Là xả bỏ chướng sở trị, vì thương xót Trụ, có thể nhanh chóng viên mãn tư lương phước đức, thành thục hữu tình, tâm không nhàm mỏi.
Giải thoát tạo nghiệp gì? Là dẫn phát sự biến hóa, đối với tịnh và bất tịnh, biến hóa không khó khăn, đối với giải thoát vắng lặng không có trở ngại, có thể trụ nơi thánh trụ đệ nhất vắng lặng, là do tư duy thắng giải.
Thắng xứ tạo nghiệp gì? Là có thể khiến cho cảnh giới sở duyên duyên của ba giải thoát trước tự tại mà chuyển, vì chế phục sở duyên thù thắng.
Biến xứ tạo nghiệp gì? Là khéo có thể làm xong giải thoát sở duyên duyên, vì truyền bá khắp chốn.
Vô tránh tạo nghiệp gì? Là sự phát ngữ ngôn, người nghe đều tin phục, vì ưa thích hộ vệ tâm người khác rất thù thắng, vì như sự thích ứng mà phát ngôn ngữ.
Nguyện trí tạo nghiệp gì? Là có thể khéo nhớ các sự của ba đời, tất cả thế gian đều cung kính, do xa lìa, nơi quy ngưỡng của tất cả chúng.
Vô ngại giải tạo nghiệp gì? Là khéo giảng pháp yếu, làm vui tâm chúng sinh, có thể cắt đứt tất cả lưới nghi.
Thần thông tạo nghiệp gì? Là dùng thân nghiệp ngữ nghiệp ghi vào tâm, hóa độ dẫn dắt hữu tình khiến cho nhập thánh giáo, đã khéo biết tất cả tâm hạnh và quá khứ vị lai của hữu tình đúng như thích ứng mà truyền dạy khiến xuất ly hẳn.
Tướng và tùy hảo tạo nghiệp gì? Là có thể khiến cho tạm thấy, là tâm của trượng phu sinh tịnh tín.
Thanh Tịnh tạo nghiệp gì? Là do thế lực nầy nên thủ sinh hữu tùy theo lạc dục của nó, hoặc trụ một kiếp, hoặc hơn một kiếp, hoặc xả tuổi thọ, hoặc đối với các pháp tự tại chuyển, hoặc đối với các định tự tại chuyển, hoặc lại nhận chánh pháp của chư Phật.
Lực tạo nghiệp gì? Là vì xả trừ các luận vô nhân, nhân ác, luận không làm mà đắc, không điên đảo mà giảng nói đạo tăng thượng sinh, ngộ nhập tất cả tâm hành của hữu tình, chánh thuyết pháp phẩm, cảnh giới tư lương của ý lạc và tùy miên có thể xuất ly, tùy theo sự thích ứng của nó giảng nói quyết định thắng đạo, hàng phục các ma, khéo có thể ghi nhận phân biệt tất cả câu hỏi về luận.
Vô úy tạo nghiệp gì? Là ở trong đại chúng, tự chánh kiến lập ngã làm đại sư, dẹp bỏ tất cả câu hỏi sai bậy của ngoại đạo.
Niệm trụ làm nghiệp gì? Là có công năng không nhiễm ô điều phục đại chúng.
Bất hộ tạo nghiệp gì? Là có thể không gián đoạn dạy trao răn dạy các đồ chúng hóa độ.
Không quên pháp tạo nghiệp gì? Là có thể không lìa bỏ tất cả Phật sự.
Dứt hẳn tập khí tạo nghiệp gì? Là lìa các phiền não, cũng không hiển hiện tương tự sự tạo tác nghiệp của các phiền não.
Đại bi tạo nghiệp gì? Là sáu thời trong ngày đêm quán khắp thế gian.
Pháp bất cộng của Phật tạo nghiệp gì? Là do nghiệp thân ngữ ý thanh tịnh đã được bất thoái, hoặc hành hoặc trụ đều chiếu sáng che khuất tất cả Thanh văn Độc giác. Nhất thiết chủng diệu trí tạo nghiệp gì? Là có thể cắt dứt các lưới nghi của tất cả hữu tình, khiến cho mắt chánh pháp được trụ lâu dài. Do đây những hữu tình chưa thành thục thì giúp cho thành thục, đã thành thục thì giúp giải thoát.
Trong việc nói trên về vị hiện quán, khi chứng đắc sau các phẩm đạo thắng thì xả các phẩm đạo kém chứng đắc trước đó. Cũng ngay trong lúc nầy, tập khí dứt trừ, khởi chứng đối với vị Niết-bàn giới vô dư y, tất cả Thánh đạo của Thanh văn Độc giác, chẳng có Thánh đạo nào không do xả nhanh chỗ xả, chẳng phải các Bồ-tát, nên chỉ nói các Bồ-tát là những bậc gốc lành vô tận, công đức vô tận. Tại sao kiến lập các sự vô ký? Là do người kia hỏi không như lý. Vì sao chỗ hỏi không đúng như lý? Vì xa rời nhân quả nhiễm tịnh, đều nên tư duy.
Duyên gì Bồ-tát đã nhập vị Bồ-tát siêu thăng ly sinh mà chẳng phải Dự lưu? Vì đắc đạo bất trụ toàn bộ hành Dự lưu không thành tựu.
Vì sao cũng chẳng phải Nhất lai? Vì thọ các hữu trong vô lượng đời. Vì sao cũng chẳng phải Bất Hoàn? Vì an trụ trong tĩnh lự rồi sinh lại cõi Dục.
Lại nữa, các Bồ-tát đã đắc hiện quán đế, đối với vị tu đạo của mười địa chỉ có đạo đối trị chướng sở tri, không phải đạo đối trị của phiền não chướng, nếu khi đắc Bồ-đề thì nhanh chóng đoạn chướng phiền não và chướng sở tri, nhanh chóng thành A-la-hán và Như lai. Các Bồ-tát nầy tuy chưa dứt hẳn tất cả phiền não, nhưng phiền não ấy cũng như các chất độc bị thần chú và thuốc chế phục, không khởi sai lầm của tất cả phiền não trong tất cả địa, cũng như A-la-hán đã dứt phiền não.
Lại nữa, các Bồ-tát đối với cảnh sở tri phải tu khéo léo, đối với các phương tiện phải tu thiện xảo, đối với phân biệt luống dối phải tu thiện xảo, đối với không phân biệt phải tu thiện xảo, trong từng thời phải tu thiện xảo.
Thế nào là cảnh sở tri? Nói lược có sáu thứ:
1. Mê loạn.
2. Mê loạn nơi chỗ nương.
3. Không mê loạn chỗ nương.
4. Mê loạn không mê loạn.
5. Không mê loạn.
6. Không mê loạn đẳng lưu.
Thế nào là phương tiện thiện xảo?
-Nói lược có bốn thứ:
1. Phương tiện thiện xảo thành thục hữu tình.
2. Phương tiện thiện xảo viên mãn Phật pháp.
3. Phương tiện thiện xảo mau chứng thông minh.
4. Phương tiện thiện xảo đạo không dứt bặt. Thế nào là phân biệt luống dối?
-Nói lược có mười thứ:
1. Căn bản phân biệt.
2. Tướng phân biệt.
3. Tướng hiển hiện phân biệt.
4. Tướng thay đổi phân biệt.
5. Tướng hiển hiện thay đổi phân biệt.
6. Tha dẫn phân biệt.
7. Bất như lý phân biệt.
8. Như lý phân biệt.
9. Chấp trước phân biệt.
10. Tán loạn phân biệt.
-Tán loạn nầy lại có mười thứ:
1. Vô tánh phân biệt.
2. Hữu tánh phân biệt.
3. Tăng ích phân biệt.
4. Tổn giảm phân biệt.
5. Nhất tánh phân biệt.
6. Dị tánh phân biệt.
7. Tự tánh phân biệt.
8. Sai khác phân biệt.
9 Tùy danh nghĩa phân biệt.
10. Tùy nghĩa danh phân biệt. Thế nào là vô phân biệt?
Nói lược có ba thứ:
1. Tri túc vô phân biệt.
2. Vô điên đảo vô phân biệt.
3. Không hý luận vô phân biệt.
Như vậy ba thứ dị sinh của Thanh văn Bồ-tát, phải biết như thứ lớp đó, tướng đó là không hý luận vô phân biệt. Lại lìa năm tướng:
1. Vì chẳng phải không có tác ý.
2. Vì không phải siêu vượt tác ý.
3. Vì chẳng phải vắng lặng.
4. Vì chẳng phải tự tánh.
5. Vì chẳng phải sở duyên mà khởi gia hạnh.
Nói sở duyên không khởi gia hạnh, nếu các Bồ-tát tánh là lợi căn. Vì sao lại khiến tu luyện căn hạnh? Là khiến nương vào căn lợi nhuyễn dẫn phát căn lợi trung, lại nương vào căn lợi trung mà dẫn phát căn lợi lợi.
-------------------------
-Thế nào là luận nghị quyết trạch? Lược nói có bảy thứ:
1. Nghĩa quyết trạch.
2. Thích quyết trạch.
3. Phân biệt hiển thị quyết trạch.
4. Đẳng luận quyết trạch.
5. Thâu nhiếp quyết trạch.
6. Luận quỹ quyết trạch.
7. Bí mật quyết trạch.
-Thế nào là nghĩa quyết trạch?
Là nương vào sáu nghĩa mà khởi quyết trạch. Sáu nghĩa gồm:
1. Nghĩa Tự tánh.
2. Nghĩa Nhân.
3. Nghĩa Quả.
4. Nghĩa Nghiệp.
5. Nghĩa Tương ưng.
7. Nghĩa Chuyển.
Tự tánh nghĩa là ba tự tánh.
-Nhân nghĩa là ba nhân:
1. Nhân Sinh.
2. Nhân chuyển.
3. Nhân Thành.
-Quả nghĩa là năm quả:
1. Quả dị thục.
2. Quả đẳng lưu.
3. Thượng Quả tăng.
4. Quả sĩ dụng.
5. Quả ly hệ.
-Nghiệp nghĩa là năm nghiệp:
1 Nghiệp Thủ thọ.
2. Nghiệp Tác dụng.
3. Nghiệp Gia hạnh.
4. Nghiệp Chuyển biến.
5. Nghiệp Chứng đắc.
-Tương ưng nghĩa là năm tương ưng:
1. Tụ kiết tương ưng.
2. Theo đuổi tương ưng.
3. Liên xuyết tương ưng.
4. Phần vị tương ưng.
5. Chuyển biến tương ưng.
-Nghĩa là Chuyển năm chuyển:
1. Chuyển Tướng.
2. Chuyển An trụ.
3. Chuyển Điên đảo.
4. Chuyển Bất điên đảo.
5. Chuyển Sai khác.
-Thế nào là thích quyết trạch? Là khả năng giải thích các tông yếu của kinh. Giải thích nầy là thế nào? Lược có sáu thứ:
1. Sở biết khắp sự.
2. Sở biết khắp nghĩa.
3. Biết khắp nhân duyên.
4. Biết khắp tự tánh.
5. Biết khắp quả.
6. Bỉ chứng thọ.
-Lại nữa, mười bốn môn biện thích quyết trạch, mười bốn môn là:
1. Nhiếp thích môn.
2. Nhiếp sự môn.
3. Tổng biệt phần môn.
4. Hậu hậu khai dẫn môn.
5. Già chỉ môn.
6. Chuyển biến tự môn.
7. Hoại bất hoại môn.
8. An lập Bổ-đặc-già-la môn.
9. An lập sai khác môn.
10. Lý thú môn.
11. Biết khắp đẳng môn.
12. Lực vô lực môn.
13. Biệt biệt dẫn môn.
14. Dẫn phát môn.
Thế nào là phân biệt hiển thị quyết trạch? Là trong đã chỗ nói các pháp như uẩn… Tùy theo sự thích ứng của nó mà khởi một hàng thuận với câu trước, thuận với câu sau, hai câu, ba câu, bốn câu, câu tường thuật, câu ngăn dứt.
Thế nào là đẳng luận quyết trạch? Là nương vào tám thứ. Thế nào là tám thứ? Hoặc là ngôn từ vấn đáp để quyết trạch tất cả chân ngụy. Sau đây có bốn thứ đạo lý của đẳng luận quyết trạch:
1. Năng phá.
2. Năng lập.
3. Năng đoạn.
4 Năng giác.
-Thế nào là thâu nhiếp quyết trạch? Là do mười xứ thâu nhiếp quyết trạch. Mười xứ gồm:
1. Thành sở tác quyết trạch xứ.
2. Thú nhập quyết trạch xứ.
3. Thắng giải quyết trạch xứ.
4. Đạo lý quyết trạch xứ.
5. Luận quyết trạch xứ.
6. Thông đạt quyết trạch xứ.
7. Thanh tịnh quyết trạch xứ.
8. Dẫn phát quyết trạch xứ. câu sai khác quyết trạch xứ.
9. Không do công dụng khi tạm tác ý thì tất cả nghĩa thành xứ quyết trạch.
-Thế nào là luận quỹ quyết trạch? Lược có bảy thứ:
1. Luận thể.
2. Luận xứ.
3. Luận y.
4. Luận trang nghiêm.
5. Luận phụ.
6. Luận xuất ly.
7. Luận đa sở tác pháp.
-Luận thể thứ nhất lại có sáu thứ:
1. Ngôn luận.
2. Thượng luận. 3 Tránh luận.
4 Hủy luận.
5 Thuận luận.
6. Giáo luận.
Ngôn luận là ngôn ngữ của tất cả thế gian.
Thượng luận là sự tùy nghe luận của các thế gian, sự ưa chuộng của thế trí.
Tránh luận là sự lập ngôn luận trái nhau.
Hủy luận là phẫn nộ lẫn nhau mà nói lời thô ác.
Thuận luận là thuận theo trí thanh tịnh mà thấy tất cả ngôn luận quyết trạch.
Giáo luận là tất cả ngôn luận dẫn dạy hữu tình tâm chưa định giúp cho tâm định, hữu tình tâm đã định thì giúp cho giải thoát.
Luận xứ thứ hai hoặc đối với vương gia, hoặc đối với chấp lý gia, hoặc đối với thuần chất (chất trong sạch) gắng tạo xét tính, hoặc đối với bạn tốt, hoặc đối với Samôn, Bà-la-môn… Khéo hiểu nghĩa pháp mà mở đầu luận.
Luận dựa vào thứ ba là nương vào luận xứ nầy mà lập luận, lược có hai thứ:
1. Sở thành lập.
2. Năng thành lập.
-Sở thành lập có hai thứ:
1. Tự tánh.
2. Sai khác.
-Năng thành lập có tám thứ:
1. Lập tông.
2. Lập nhân.
3 Lập dụ.
4. Hợp.
5. Kiết.
6. Hiện lượng.
7. Tỷ lượng.
8. Thánh giáo lượng.
Sự thành lập tự tánh, là tự tánh ngã, hoặc tự tánh pháp. Sai khác là ngã sai khác hoặc pháp sai khác. Lập tông, là lấy sự thích ứng thành lập nghĩa tự thừa nhận để tuyên bố hiển thị đối với người khác, giúp người kia hiểu rõ. Lập nhân, là đối với đã thành nhưng chưa rõ nghĩa chánh thức nói tướng tin hiểu của hiện lượng có thể đạt hoặc không thể đạt được. Lập dụ, là đem điều đã thấy cùng với sự chưa thấy hòa hợp để chánh thức thuyết nêu. Hợp, là dẫn nghĩa ngoài các chủng loại ấy, khiến dựa theo chánh pháp mà nói nghĩa lí. Kiết, là tất cả chánh thức giảng nói đạt đến nghĩa lí rốt ráo. Hiện lượng, là nghĩa tự nhận biết rõ đúng không mê lầm. Tỷ lượng, là hiển hiện các tín hiểu khác. Thánh giáo lượng, là không trái giáo của hai lượng kia.
Luận trang nghiêm thứ tư là nương vào chánh lý của luận mà mở đầu luận, vì hay khéo, sâu xa nên gọi là trang nghiêm. Luận nầy lại có sáu thứ:
1. Thiện tự tha tông.
2. Ngôn âm tròm đầy.
3. Vô úy.
4 Biện tài.
5 Đôn hậu, nghiêm túc.
6 Ứng cúng.
Luận phụ thứ năm là là xả ngôn, ngôn khuất, ngôn quá. Xả ngôn là tự phát lời luận của mình, bỏ qua đức của luận người.
Ngôn khuất là nhờ vào phương tiện của các việc khác, hoặc nói ngoại sự xả bỏ bổn tông, hoặc hiện phẫn nộ kiêu mạn để che giấu, như kinh nói rộng.
-Ngôn quá, lược có chín thứ:
1. Tạp loạn.
2. Thô ác.
3. Không nói rõ.
4. Vô hạn lượng.
5. Phi nghĩa tương ưng.
6. Không ứng thời.
7. Không quyết định.
8. Không hiển rõ.
9. Không nối tiếp.
Luận xuất ly thứ sáu là quán sát đức và lỗi khiến luận xuất ly, hoặc không khởi lại nữa. Nếu như biết hai bên chẳng phải chánh pháp khí, có nhiều thứ không đức, tự nó không thiện xảo, không nên tranh luận. Nếu khi hai bên là chánh pháp khí, có nhiều hữu đức, tự nó có thiện xảo mới có thể khởi luận.
-Luận đa sở tác pháp thứ bảy lược có ba thứ:
1. Khéo đạt tự tha tông, do đó có thể gắng phát khởi đàm luận khắp.
2. Vô úy, do đây có thể gắng ở trong tất cả chúng phát khởi mở đầu.
3 Biện tài, do đây có thể kham đối với các vấn nạn đều khéo biện luận đối đáp.
Lại nữa, nếu muốn tự cầu lợi ích an vui, đối với các quy tắc luận phải khéo thông đạt, không nên phát khởi tranh luận với người khác, như Đức Bạc-già-phạm trong kinh Đại thừa A-tỳ-đạt-ma nói như vầy: "Nếu các Bồ-tát muốn siêng năng tiến tu các phẩm thiện, muốn hành pháp chân thật, tùy pháp hành, muốn khéo làm lợi ích cho tất cả hữu tình, muốn được nhanh chóng chứng đạo quả Bồ-đề vô lượng, thì phải chánh quán sát pháp mười hai xứ, không nên phát khởi tranh luận với người khác". Mười hai xứ gồm:
1. Khi tuyên thuyết chứng nghĩa vô thượng nơi pháp mầu nhiệm, thì sự tin hiểu đó là rất khó được.
2. Tác tâm thọ giáo, như người thưa hỏi là rất khó được.
3. Lúc đó các vị hiền thiện quán sát đức lỗi là rất khó được.
4. Phàm sự phát khởi luận có thể lìa sáu lỗi là rất khó được.
Sáu lỗi là:
a. Lỗi chấp trước tà tông.
b. Lỗi kiểu loạn ngữ.
c. Lỗi lời nói ra không đúng lúc.
d. Lỗi lời nói thoái khuất.
e. Lỗi nói lời thô ác. f Lỗi tâm phẫn nộ.
5 Hễ khi khởi luận, thì không có tâm ác độc trong lòng là rất khó được.
6. Hễ khi khởi luận, khéo ủng hộ tha tâm là rất khó được.
7. Hễ khi khởi luận, khéo ủng hộ định tâm là rất khó được.
8. Hễ khi khởi luận, tâm muốn khiến cho mình kém người hơn là rất khó được.
9. Mình kém người hơn, tâm không phiền não là rất khó được.
10. Tâm đã phiền não mà được trụ an ổn là rất khó được.
11. Đã không an trụ nhưng thường tu pháp thiện là rất khó được.
12. Đối với các pháp thiện đã không hằng tu, tâm chưa đắc định thì có thể mau đắc định, tâm đã đắc định thì có thể mau giải thoát là rất khó được.
Thế nào là là bí mật quyết trạch? Là nói danh cú, văn thân của các nghĩa ẩn mật khác chuyển biến, lại càng hiển bày các nghĩa khác, như khế kinh nói:
Nghịch hại với cha mẹ,
Vua và hai học rộng,
Diệt quốc và tùy hạnh,
Là người nói thanh tịnh.
Lại, khế kinh nói:
Không tín, không tri ân,
Dứt mật không chỗ chứa,
Thường ăn vật người ói,
Là trượng phu tối thượng.
Lại khế kinh nói:
Biết không chắc là chắc,
Khéo trụ nơi điên đảo,
Bị phiền não ép ngặt,
Đắc Bồ-đề tối thượng.
Lại nữa, khế kinh nói: "Đại Bồ-tát thành tựu năm pháp thì thí Ba-la-mật-đa nhanh chóng được viên mãn".
-Năm pháp là:
1. Tăng ích san lận pháp tánh.
2. Đối với thí có mệt nhọc.
3. Ganh ghét cầu xin.
4. Không tạm thời thí ít.
5. Xa lìa bố thí.
-Lại, khế kinh nói: "Đại Bồ-tát thành thành tựu năm pháp thì gọi là bậc phạm hạnh, thành tựu phạm hạnh thanh tịnh bậc nhất". Năm pháp là:
1. Thường cầu lấy dục lìa dục.
2. Xả dứt pháp dục.
3. Dục tham đã sinh thì liền chấp chặt.
4. Sợ pháp đối trị dục.
5. Ba, hai thường tham.
Vì sao luận nầy gọi là Đại thừa A-tỳ-đạt-ma tập?
Lược có ba nghĩa:
1. Vì đẳng sở tập.
2. Vì biến sở tập.
3. Vì chánh sở tập.