TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ DU GIÀ

SỐ 1609 - LUẬN ĐẠI THỪA THÀNH NGHIỆP

Tác giả: Bồ-tát Thế Thân Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng Đời Đường


Như trong các kinh, chỗ nào đức Thế Tôn cũng nói: "Ba nghiệp là Thân nghiệp, Ngữ nghiệp và Ý nghiệp". Trong đây có nói nghiệp do thân tạo nên gọi là Thân nghiệp; ngữ tức là nghiệp cho nên gọi là Ngữ nghiệp, hai nghiệp nầy dùng Biểu và Vô biểu làm tự tánh của nó; ý tương ưng với nghiệp nên gọi là Ý nghiệp, nghiệp nầy chỉ lấy tư làm tự tánh.

Hỏi: Hiện tại trong đây pháp nào gọi là Biểu?

Đáp: Như hình sắc của thân biểu nghiệp làm tánh, duyên hình sắc nầy làm cảnh là do tâm sinh ra…

Hỏi: Hình sắc của ai gọi là hình sắc của thân? Nếu hình sắc của thân thì vì sao đã nói trước là nghiệp do thân tạo nên gọi là thân nghiệp?

Đáp: Gọi chung là thân, vì một phần nhiếp nên gọi là thanh hình sắc. Nương vào thân Đại chủng mà phát sinh nên gọi là thân tạo tác, lấy thân chung mà nói thì đối với biệt cũng chuyển, như thế gian nói cư ở ấp, trú ở rừng.

Hỏi: Vì sao lại nói duyên hình sắc nầy làm cảnh do tâm sinh ra?

Đáp: Vì muốn phân biệt với hình sắc của môi răng… kia, môi răng kia chẳng phải do tâm sinh ra, vì duyên ngôn âm mà tâm… sinh ra. Lại nữa, vì lựa phân biệt với túc nguyện, sự dẫn hình sắc của tâm… túc nguyện kia không phải duyên đã sinh của tâm kia, các nhân Dị thục còn lại mà tâm sinh.

Hỏi: Vì sao gọi là Biểu?

Đáp: Biểu nầy có thể biểu thị tự phát nghiệp tâm giúp cho người biết, để hiển nghĩa nầy nên nói bài tụng rằng:

Bên ngoài phát thân ngữ, Nêu điều nghĩ bên trong,

Như cá kia lặn sâu,

Sóng vỗ mà tự bày.

Hỏi: Hình sắc là gì?

Đáp: Là tánh của dài v.v...

Hỏi: Cái gì là dài…?

Đáp: Là đối với các hình sắc kia mà sinh danh tưởng dài…

Hỏi: Dài v.v... nầy thuộc về chỗ nào?

Đáp: Là thuộc về sắc xứ.

Hỏi: Nay nên tư duy chọn lựa trường (dài)… là cực vi sai khác giống như hiển sắc, là cực vi sai khác chứa nhóm, hay riêng một vật khắp các nhóm sắc nếu thế thì lỗi gì?

Đáp: Dài v.v... nếu là cực vi sai khác thì lẽ ra như hiển sắc, trong các nhóm sắc, mỗi một phần nhỏ nhiệm, dài v.v... có thể nắm lấy.

Hỏi: Nếu là cực vi sai khác chứa nhóm, thì cực vi nầy cùng với cực vi hiển sắc chứa nhóm nào có khác gì? Đáp: Ngay các hiển sắc chứa nhóm sai khác lẽ ra thành dài v.v... Hoặc riêng một vật mà khắp các nhóm sắc, là nhất và biến, trong mỗi phần phải hoàn toàn có thể nắm lấy, vì đối với tất cả phần đều có đủ, hoặc lẽ ra không phải một. Trong các phần mỗi mỗi đều trụ riêng. Lại nữa, hoại mười xứ của tự tông đều là cực vi chứa nhóm, lại lẽ ra cũng trợ giúp, thực mễ, tề tông, chấp thật có một phần khắp các phần, tức là hòa hợp trong các tụ sắc. Thấy một phía nhiều hơn thì liền biết dài, thấy một phía ít hơn thì liền biết ngắn, thấy bốn phía bằng nhau thì liền biết vuông, thấy các mặt đầy thì liền biết tròn, thấy từ trong lồi ra thì liền biết cao, thấy từ trong lõm xuống thì liền biết thấp, thấy mặt bằng phẳng thì liền biết ngay thẳng, thấy mặt so le thì liền biết không ngay thẳng, như khi quán sát gấm vóc cẩm tú thì liền sinh biết các thứ hình loại sai khác, không nên thật có dị loại hình sắc đồng ở một chỗ như các hiển sắc, nếu thừa nhận như thế thì phải ở tại một chỗ khởi tất cả hình sắc, nhưng việc nầy không có, nên hình sắc không có tự thể riêng, tức là các hiển sắc đối với các mặt an bố khác nhau mà biết dài v.v... như mối gỗ xếp thành hàng không có lỗi.

Hỏi: Nếu thế vì sao đối với chỗ xa và tối không thấy rõ hiển sắc hay thấy rõ hình sắc, tại sao không thấy rõ hình sắc của cây… Mà có thể thấy rõ hình ảnh của hàng cây kia vậy?

Đáp: Nhưng lìa cây… thì không có riêng hàng cây, hoặc các tụ sắc trong chỗ xa và tối, nếu có hiển hình thì cũng không thể rõ, tuy có thể nắm lấy nhưng không rõ ràng, nghi đó là vật gì, đây là đã thấy gì, do đó chỉ nắm lấy hiển sắc, do xa và tối nên thấy không rõ ràng, do đó biểu là hình và lý không thành lập.

Có người nói: Thân biểu hành động làm tánh, duyên hành động nầy làm cảnh do tâm, v.v… sinh ra.

Hỏi: Vì sao lại nói, duyên hành động nầy đã sinh của cảnh tâm?

Đáp: Vì muốn phân biệt với sự dao động của môi răng… Vì môi răng kia không duyên tâm kia v.v… mà sinh ra, vì duyên ngôn âm mà tâm sinh.

Hỏi: Thế nào gọi là hành động?

Đáp: Là chuyển đến phương khác.

Hỏi: Hành động nầy thuộc về chỗ nào?

Đáp: Là thuộc về của sắc xứ.

Hỏi: Vì sao biết hành động nầy là chuyển đến phương khác?

Đáp: Là sai khác tướng thì không thể biết, lý nầy không đúng, như vật thục biến tuy mới chạm vào lửa, ánh tuyết, rượu… Các thục biến duyên đến thì liền có sai khác, mà không thể biết tướng của sai khác kia, nhưng trước sau kia chẳng phải không có khắp nhau, tướng nầy cũng vậy, như củi dài đám cỏ có nhiều phần tương tự. Mỗi thứ cũng đều sinh ánh lửa, tuy có sai khác mà không thể biết tướng sai khác kia. Tướng kia có nhiều phần không phải không có sai khác, tướng nầy cũng vậy. Hoặc thục biến vừa chạm vào duyên thì các tướng của thục biến không sinh ngay, thì các tướng kia sau đó cũng phải bất sinh, vì duyên không khác. Nếu củi cỏ dài có nhiều phần tương tự, không phải trong từng phần mà sinh ánh lửa riêng, ánh lửa kia lẽ ra không do từng phần kia mà khác, hình lượng, chiếu sáng, ánh lửa, nóng… Các thứ sai khác, do đó không nên lấy tướng sai khác không thể nhận biết liền cho tức là hành động nầy chuyển đến phương khác, nên xem xét biết rõ tướng sai khác kia, nếu cho là nhân diệt không thật có, nên biết tức là pháp nầy chuyển đến phương khác, điều nầy cũng phi lý.

Hỏi: Như tâm, tâm sở, âm thanh, đèn, ánh lửa… có nhân diệt gì mà niệm niệm diệt?

Đáp: Các pháp khác lẽ ra cũng như thế, vì diệt không chờ nhân, hoặc nói tâm… cũng có diệt nhân, là chỉ có mỗi mỗi pháp riêng tự tướng vô thường của nó.

Hỏi: Nếu như thế vì sao các pháp khác không thừa nhận như vậy?

Đáp: Vì các pháp khác đã không như thế.

Hỏi: Pháp nầy vì sao như vậy?

Đáp: Vì biết tâm diệt không chờ nhân. Tâm đã như thế thì các pháp khác cũng như thế. Nếu pháp khác diệt mà không chờ nhân, thì củi cỏ… khi chưa hợp với lửa thì các tánh sắc kia lẽ ra không thể nắm lấy, nếu như hợp với hậu vị thì sau đó cũng như tiền vị.

Hỏi: Có thể nắm lấy là thế nào?

Đáp: Khi tay phất gió chưa chạm chưa bưng đèn, thì đèn, ánh lửa, tiếng chuông đều có thể nắm lấy rõ ràng, không phải đối với hậu vị, nhưng ánh lửa và âm thanh diệt không chờ tay phất gió, củi cỏ… cũng như thế khỏi phải đặt vấn nạn. Lại nữa, nếu củi cỏ do lửa tắt, tánh sắc kia không thể nắm lấy, vừa xúc chạm vô gián thì lẽ ra không thể nắm lấy, vì củi cỏ kia khi vừa chạm lửa thì có sai khác. Lại nữa, duyên bên ngoài kia không có sai khác, vì Phẩm Hạ Trung Thượng của các vật thục biến, các vật thục biến khi tướng sai khác sinh, do duyên bên ngoài kia làm nhân.

Hỏi: Các pháp sau sinh khởi, các pháp trước diệt hoại, thì ai lại làm nhân?

Đáp: Không nên cho rằng pháp nầy do pháp kia mà sinh, tức là pháp nầy lại do pháp kia mà diệt. Hai pháp trái nhau chẳng phải cùng một nhân, là thế gian cực thành lập nên pháp hữu vi không chờ diệt nhân, tùy ý tự diệt như trước có thể nắm lấy. Không thể nắm lấy, phải biết là tướng nối tiếp tùy chuyển diệt hoại sai khác, vì có tăng thêm nhỏ nhiệm. Lại nữa, nếu pháp diệt cũng có nhân, đó thì là phải không có vô nhân diệt pháp, tâm tâm sở nếu như chờ nhân mà sinh, thì diệt cũng phải như vậy, chẳng phải lìa tâm… có Riêng thế gian vô thường cùng thành lập. Lại nữa, vì nhân dị nên diệt phải sai khác, như lửa, ánh tuyết, rượu… sai khác nên thục biến sai khác. Lại nữa, đã là pháp diệt thì phải có thể diệt lại nữa, vì thừa nhận có nhân, cũng như sắc… nên pháp diệt chắc chắn vô nhân, vì diệt vô nhân nên khi vừa mới sinh thì liền diệt, vì biết không có chuyển đến phương khác. Nếu cho rằng nhân sinh không thể đạt thì biết tức là pháp nầy chuyển đến phương khác, đây cũng là phi lý, vì có sinh nhân, là trước và sau mà khởi nhân sinh, như niệm trước và tâm niệm sau niệm trước thục biến cùng với niệm sau thục biến, nhũ (sữa) cùng với lạc (váng sữa), nước quả nho và rượu nho, rượu nho cùng với rượu đắng, không có ít pháp chuyển đến phương khác. Chuyển tướng đã không có thì làm sao có hành động? Lại nữa, nếu có trụ thì không có hành động, đã không có hành động thì trụ kia lẽ đáng là thường trụ, nếu pháp không có trụ thì không có hành động, vì mới sinh thì liền diệt, tức là nghĩa vô động.

Hỏi: Nếu như vậy thì hiện thấy hành động là thế nào? Điều thấy của các phương khác không phải tức là bản vật, thì vì sao lại biết hành động kia không phải là bản vật?

Đáp: Do các phương kia mới sinh, như cỏ, lửa, ánh lửa và như bóng đi, không phải ở tại phương nầy mà bóng phương khác có thể thấy hình chất bất động, ánh sáng của mặt trời xoay vần hồi chuyển xa gần thì liền thấy bóng kia hoặc dài, hoặc ngắn, hoặc dời động, cũng vì che chướng ánh sáng ít phần sinh.

Có người hỏi vặn rằng: Vì sao trưng bày vấn nạn nghĩa "đến phương khác"? Lại hiểu như thế nào?

Đáp: Sự thấy của phương khác không phải tức là bản vật, điều nầy cũng nên dẫn lý trước để làm chứng, nếu có trụ thì không có động, lại ngoài các duyên như lửa… ra thì không có sai khác, nhưng sau đó thì sai khác có thể nắm lấy, do đây chứng biết niệm niệm khác nhau.

Hỏi: Lại, nếu làm chứng cho dị nhân không có, thì các sự thấy khác lại là bản vật, đã không có nhân làm chứng tức là bản vật, thì vì sao không cho không phải bản vật?

Đáp: Do hai nghĩa nầy phải đồng thời bất định, nên nghĩa "đến phương khác" không thành lập.

Luận về mặt trời mọc nói như vầy: "Các hành thật ra không có nghĩa "đến phương khác", vì pháp hữu vi tánh niệm niệm diệt, nhưng riêng có pháp tâm sai khác làm nhân, dựa vào tay chân mà khởi pháp nầy, có thể làm các vật như tay chân". Sinh nhân của phương khác gọi là hành động, cũng gọi là thân biểu.

Hỏi: Thân biểu nầy thuộc về tại chỗ nào?

Đáp: Là sự thuộc về của sắc xứ.

Hỏi: Nếu thế thì vì sao không thừa nhận nhãn kiến như các hiển sắc?

Đáp: Đã không phải là sự thấy biết biểu thị cho người khác biết.

Hỏi: Thế nào gọi là biểu? Lại làm sao biết pháp nầy thật có? Làm sao pháp nầy có thể khiến cho tự thân chuyển đến phương khác riêng biệt mà khởi?

Đáp: Nếu nói do tâm sai khác thì sự sinh phong giới đúng như vậy, vì tánh của phong giới là động, đủ có thể làm nhân sinh của phương khác kia.

Hỏi: Thế nào là lìa phong mà chấp có pháp động?

Đáp: Lại, cỏ lá… lìa phong giới thì không riêng có pháp động.

Hỏi: Thế nào là dời chuyển? Nhưng các phong giới dao động xúc chạm mà sinh ra tánh năng động của nó, tức là phải thừa nhận tánh năng động kia khiến cho tay chân chuyển phương khác mà sinh, đâu nhọc gì phải chấp riêng biệt?

Đáp: Hoặc thể hoặc dụng đều không cực thành pháp năng động mà sinh.

Nếu không như thế thì tức là tâm sai khác, sự sinh phong giới có thể làm phương khác của tay chân, nhân sinh lẽ ra là thân biểu, như vậy phong giới không có sự biểu thị.

Hỏi: Thế nào gọi là biểu?

Đáp: Lại nữa, thừa nhận xúc xứ là thiện hay bất thiện thì không phải Thích Tử, nếu không như thế tức là tâm sai khác, có thể khiến cho tự thân phương khác sinh khởi, ngay thân sinh khởi là thân biểu, thì thân biểu đó phải là giả chẳng phải thật, vì tự thân đó có nhiều pháp hợp lại làm thể, lại cũng không có biểu thị thì làm sao gọi là biểu? Như hương… không thể biểu thị người khác thấy.

Lại, thừa nhận hương… là thiện hay bất thiện thì chẳng phải Thích Tử, nếu không như thế tức là tâm sai khác, sự sinh hiển sắc tức thân biểu, hiển sắc không phải sự khởi của tâm sai khác, vì tự hạt giống phong sai khác sinh.

Lại nữa, thừa nhận hiển sắc là thiện hay bất thiện thì không phải Thích Tử, nếu thể của hiển sắc nầy không phải là thân biểu, hiển sắc nầy phương khác sinh lẽ ra là thân biểu, nhưng biểu nghiệp nầy không phải dùng công năng lực mà có thể thành.

Hỏi: Làm sao trong đó không sinh lao nhọc, ai có thể thành lập sinh riêng có tự thể?

Đáp: Đây là sự chấp sinh chẳng phải như sắc… là sự hiện kiến chẳng giống như nhãn…

Hỏi: Năng hiện kiến đó vì sao biết là có? Lại không thể thấy làm sao gọi là biểu?

Đáp: Trước nói là không thể biểu thị cho người biết. Lại nữa, nếu hiển sắc là thiện hoặc bất thiện thì có thể nói sinh nầy làm thân biểu nghiệp, nhưng các hiển sắc thì không phải thiện hay bất thiện, trước đã có nói rồi, sinh cũng như thế, nên quyết định vô thân thật là biểu nghiệp.

Hỏi: Nếu thế thì thân nghiệp lẽ ra chỉ có vô biểu, thì vô biểu danh nầy làm đề mục cho pháp gì?

Đáp: Là pháp xứ thuộc về luật nghi sắc.

Hỏi: Vì sao cõi Dục có thiện Vô biểu lìa Biểu mà phát? Nếu trong cõi Dục có Vô biểu nầy thì có lỗi gì?

Đáp: Phải tùy tâm mà chuyển, nếu ở cõi Sắc thì đó là các tâm khác và vô tâm vị, lẽ ra không có luật nghi nào chẳng phải luật nghi. Nếu cho là khi thọ thì phải phát ngữ, do sự dẫn phát nên không có lỗi nầy. Khi thuyết Giới kinh thì im lặng, không nói gì nói cũng không có thời gian chủ yếu.

Hỏi: Thế nào là phạm tội nói lời dối gạt?

Đáp: Lại lẽ ra không có thân nghiệp Vô ký, vì nghiệp Vô biểu chỉ có hai thứ. Lại lẽ ra cũng phải không có một khoảng sát-na nào là thân nghiệp thiện ác, vì các Vô biểu quyết định nối tiếp, là nếu khinh tâm không phát Vô biểu, thì sự phát của trọng tâm chắc chắn nối tiếp. Tuy nghiệp kia tùy theo tính kế độ, thật ra thì có sắc của thân ngữ nghiệp nhưng không nên thành thiện tánh hay bất thiện tánh. Vì sao? Vì kia nói sắc nghiệp vào lúc qua đời thì đều là bỏ.

Hỏi: Thế nào là do sắc nghiệp nầy mà đắc quả ái và phi ái ở vị lai? Có người nói rằng: Điều nầy vì sao phi lý?

Đáp: Là nghiệp quá khứ, thể của nó thật có, có thể được chiêu cảm quả tương lai, điều nầy là trên ung nhọt lại sinh ung nhọt, là chấp thể của nghiệp quá khứ thật có, trước có sau không gọi là quá khứ.

Hỏi: Thế nào là chấp tự thể thật có? Nếu thế vì sao đức Thế tôn tự nói:

Nghiệp tuy trải trăm kiếp, Cũng không bao giờ mất, Khi gặp các duyên hợp, Phải đều trả quả kia.

Hỏi: Câu "không mất", là nói nghĩa gì?

Đáp: Là nói nghĩa sự tạo nghiệp không phải không có quả. Từ nửa bài tụng sau chứng thành nghĩa nầy.

Hỏi: Người nào không tin thọ nghiệp thiện và bất thiện?

Đáp: Tuy trải qua lâu xa mà có thể đắc quả, chỉ nên tư duy mà quyết trạch.

Hỏi: Thế nào là đắc quả?

Đáp: Là do nối tiếp chuyển biến sai khác.

Hỏi: Như trồng lúa mà đắc quả chăng? Là do tự tướng trải qua thời gian lâu xa an trụ không hoại mà đắc quả chăng?

Đáp: Nếu do nối tiếp chuyển biến sai khác mà đắc quả, thì nghĩa đó có thể đúng. Nếu do tự tướng trải qua thời gian lâu xa an trụ không hoại mà đắc quả, thì lẽ ra phải nói nghiệp nầy trải qua thời gian lâu xa thể của nó không diệt mất mà đắc quả. Nếu nghiệp nầy không phải tự tướng thì không gọi là diệt mất, nhưng do nghiệp nầy không còn có tác dụng nữa nên gọi là diệt mất.

Hỏi: Như thế nào là nghiệp nầy không còn tác dụng nữa? Đáp: Vì không thể dẫn quả vị lai.

Hỏi: Vì sao không thể dẫn quả vị lai?

Đáp: Đây là đối với quả đã từng dẫn mà không thể dẫn quả đó nữa, như pháp đã sinh rồi thì không sinh nữa. Hỏi: Vì sao không dẫn quả Đẳng lưu khác?

Đáp: Vì quả đẳng lưu không có phạm vi giới hạn, lẽ nào phủ nhận quả nầy cũng là thời hiện tại, vì đã từng dẫn nên không cần dẫn lại nữa, thể nghiệp không diệt thường ứng với hiện tại.

Hỏi: Thế nào là không thường dẫn quả sở đắc?

Đáp: Lẽ nào đã không nói trước không thể đối với quả dẫn mà lại dẫn, như pháp đã sinh rồi thì không sinh nữa.

Hỏi: Thế nào là lại vấn nạn?

Đáp: Trước tuy có nói nhưng chưa giải thích vấn nạn. Nghiệp thể hằng có, lẽ ra như trung tế, thường gọi là hiện tại, thường có thể dẫn quả; lẽ ra như sơ tế vì thường có thể sinh lại. Hoặc cho rằng nghiệp thể quá khứ tuy có nhưng không có tác dụng nên không phải hiện tại, vì không phải hiện tại nên không thể dẫn quả, điều nầy cũng không đúng, đã thường có tự thể thì lẽ ra như hiện tại, vì thường có tác dụng.

Hỏi: Lại nữa, sự lập tông của ông, có các pháp quá khứ cùng với quả dụng, thì vì sao là phi hiện tại?

Đáp: Nếu là hiện tại thì chỉ nương vào các pháp, nắm lấy quả dụng mà nói, lý nầy cũng không đúng, vì nghĩa sử dụng đồng nhau, phải là các pháp đồng thời hiện tại và quá khứ. Không có nắm lấy quả dụng gọi là quá khứ, có chung với quả dụng thì gọi là hiện tại, khi quả dụng nầy hết thì gọi là diệt mất, đó là các pháp diệt rồi lại diệt nữa, như vậy thì cũng phải sinh rồi lại sinh nữa, nên nghĩa lý của tông kia không được thành lập.

Hỏi: Lại nữa, pháp như thế nào gọi là quả Năng dẫn? Đáp: Là an lập pháp kia khiến cho sinh, các lậu dứt hết, sát-na sau rốt phải không dẫn quả vì sau cùng bất sinh, đó là niệm nầy xứng với phi hiện tại, không nên trở lại diệt rồi nhập vào quá khứ.

Hỏi: Sơ thời ở hiện tại đã không có tác dụng, thì làm sao hậu thời gọi là diệt mất?

Đáp: Hoặc tuy vô dụng nhưng trở lại diệt nữa, thì đó là quá khứ lại cần phải diệt. Nếu đã diệt rồi mà lại diệt nữa, thì cũng lẽ ra sinh rồi lại sinh nữa thì liền tự có trái nghịch là lỗi với điều nói ở trước. Nếu cho rằng niệm nầy tuy có thể sinh tác dụng của quả sau, nhưng vì thiếu duyên nên quả không sinh, điều nầy cũng phi lý, vì quả phải bất sinh.

Hỏi: Làm sao biết có tác dụng năng sinh?

Đáp: Phải nói hai duyên thuận nghịch của niệm nầy là hữu và phi hữu, tuy từ nhân sinh nhưng không có tác dụng có thể sinh quả sau, nên chủng loại như vậy của tông kia, nghĩa lý quả năng dẫn chắc chắn không thành, vì quả nầy phải đối với hạt giống của quả có thể nuôi lớn nên gọi là quả năng dẫn.

Lại nữa, tông kia nói thể của quá khứ vị lai đều là thật có vị lai, vì sao không giống như quả năng dẫn của hiện tại?

Đáp: Hoặc tất cả thời, tất cả vật, có tự thể của vật nào và thời gian nào là phi hữu đâu? Nhưng kinh nói: "Khi gặp nhiều duyên hợp thì sẽ đền đáp quả kia".

Hỏi: Lại nữa, quả kia phải nói là người nào đối với vị nào, đối với ai có thể nói rằng an lập quả kia khiến cho sẽ sinh, gọi là quả năng dẫn?

Đáp: Vì tất cả thời thì tất cả đều có, nên đã nói rằng nghiệp quá khứ, thể của nó thật có, có thể đắc trong tương lai, sự chiêu cảm quả thì lý chắc chắn không thành.

Nếu như thế thì phải thừa nhận do thiện và bất thiện của hai nghiệp thân ngữ, trong các uẩn nối tiếp mà dẫn các pháp khác sinh khởi. Thể của nó thật có thì tâm không tương ưng với sự nhiếp của hành uẩn, có người nói pháp nầy gọi là tăng trưởng, có người nói pháp nầy gọi là không hoại mất, do pháp nầy nên có thể đắc quả ái và quả phi ái trong vị lai, ý nghiệp cũng phải thừa nhận có pháp nầy. Nếu không như thế khi các tâm khác khởi thì pháp nầy sẽ đoạn diệt, trong tâm nối tiếp nếu không dẫn khởi các pháp riêng như vậy thì làm sao có thể đắc quả ở đời vị lai? Nên quyết định phải thừa nhận có pháp nầy. Hoặc đối với trước kia tụng tập văn nghĩa, sau đó trải qua thời gian lâu xa đối với cảnh kia nhớ lại, đối với sát-na nào dẫn khởi pháp nào, do ức niệm nầy sau đó lại nhớ lại.

Hỏi: Lại nữa, trước tiến nhập định Diệt… thì tâm dẫn khởi pháp gì?

Đáp: Do định Diệt nầy, sau đó lại từ định khởi sinh tâm xuất định.

Hỏi: Lại nước tử khoáng dính lên hoa cẩu duyên, cả hai đồng thời diệt thì dẫn sinh pháp gì?

Đáp: Về sau lúc kết quả thì múi quả sinh sắc đỏ, nên lìa chấp kia là sự dẫn pháp riêng của hai nghiệp thân ngữ, chỉ nên do tác dụng sai khác của tư huân vào tâm nối tiếp khiến cho khởi công năng, do công năng nầy chuyển biến quả sai khác ở đời vị lai sai khác mà sinh, như nước tử khoáng dính lên hoa cẩu duyên, nối tiếp chuyển biến đến khi kết quả thì múi quả của nó màu đỏ, nội pháp huân tập phải biết cũng vậy.

Hỏi: Lại nữa, thế nào là không thừa nhận hai nghiệp thân ngữ huân vào tâm nối tiếp?

Đáp: Vì thân ngữ nghiệp do tâm dẫn thành thiện và bất thiện, không phải do tâm mà thành thiện bất thiện. Đối với tâm sở huân tập nối tiếp khác có thể ban cho quả ái và quả phi ái ở tương lai, không phải ngoài tâm nầy tạo nghiệp, ngoài tâm nầy thọ quả, hoặc thể của sự tạo nghiệp tuy đã lui mất, nhưng do tâm sở huân tập nối tiếp, công năng chuyển biến sai khác, có thể đắc quả ái, phi ái tương lai, ở trong định vô tâm và trời vô tưởng, tâm nối tiếp dứt.

Hỏi: Thế nào là nghiệp trước có thể đắc quả ái phi ái ở tương lai?

Đáp: Có thuyết như vầy: "Trong sinh ấy, sự huân tập tâm trước kia sẽ nối tiếp trở lại đắc quả ái, phi ái tương lai".

Đã dứt rồi, vì sao có thể nối lại?

Đáp: Tâm nhập định, khởi duyên Đẳng vô gián có thể khiến cho tiếp tục.

Hỏi: Nghiệp đã làm kia lui mất đã lâu thì làm sao khởi duyên Đẳng vô gián?

Đáp: Như phá nghiệp quá khứ thì có thể đắc quả, thì duyên Đẳng vô gián nầy cũng đồng với quả kia phải như lý mà phá, nên tâm xuất định không nên tiếp tục khởi.

Có thuyết nói rằng: "Dựa vào năng lực hạt giống của sắc căn mà tâm sau khởi lại, vì có thể sinh hạt giống của tâm tâm sở nương vào hai thứ nối tiếp, là tâm nối tiếp và sắc căn nối tiếp, tùy theo sự thích ứng của nó lẽ nào chưa từng nói qua ý pháp làm duyên sinh ý thức.

Hỏi: Thế nào là lìa ý mà ý thức sinh?

Đáp: Phải biết ý chủng hoặc có khi gọi là ý, vì trong nhân mà lập tên quả, như đối với sự xúc chạm mà đặt tên đói khát.

Hỏi: Thế nào là mỗi pháp tâm, tâm sở từ hai hạt giống nối tiếp sinh?

Đáp: Không thấy mầm… từ hạt giống sinh pháp, có sự như vậy là có thể dựa vào nhiều duyên sinh ra một quả, không có từ hai chủng mà một quả sinh, nếu thế thì không tránh khỏi lỗi trước, là tâm của định vô tâm và trời vô tưởng thiên nối nhau dứt.

Hỏi: Thế nào là nghiệp trước có thể đắc quả ái, phi ái ở vị lai? Là lỗi của tông kia, thế nào là tông kia?

Đáp: Là chấp vị nầy hoàn toàn vô tâm. Nếu nói vị nầy là hữu tâm, thì không có lỗi nầy, như sự tạo của tôn giả Thế Hữu trong vấn luận nói: "Nếu chấp định Diệt hoàn toàn vô tâm, thì có thể có lỗi nầy, tôi nói định Diệt cũng còn có tâm nhỏ nhiệm nên không có lỗi này". Tôn giả kia lại dẫn kinh để chứng thành nghĩa nầy, như khế kinh nói: "Người trong định Diệt thì thân hành đều diệt, nói rộng cho đến căn không biến hoại, thức không lìa thân".

Hỏi: Nay trong vị nầy thừa nhận có thức nào?

Đáp: Có thuyết nói vị nầy có ý thức thứ sáu, lẽ nào chưa từng nói qua, ý pháp làm duyên sinh ý thức. Ba hòa hợp xúc cùng với xúc đồng thời khởi có thọ tưởng tư.

Hỏi: Thế nào là vị nầy được có ý thức mà không có ba hòa hợp? Hoặc có ba hòa hợp mà không có xúc? Hoặc có xúc mà không có thọ tưởng?

Đáp: Do thuyết đó gọi là định Diệt thọ tưởng, có giải thích điều đó.

Hỏi: Vì sao Thế Tôn nói, thọ duyên ái mà tất cả thọ chẳng phải đều là duyên ái, lẽ ra xúc cũng như thế, chẳng phải tất cả xúc đều là các duyên như thọ… Thế Tôn trong các kinh khác thì phân biệt nghĩa nầy, nói vô minh đã sinh của xúc, các thọ làm duyên sinh ái đã không hề có xúc, để phân biệt với xúc sinh thọ, vì không lựa riêng biệt nên không phải giải thích hay. Có giải thích khác rằng: Ba hòa hợp xúc, là ba việc hữu năng lực hợp chung lại nên xúc sinh ở vị nầy, ba việc vô năng lực có thể sinh xúc và sinh thọ tưởng, do nhập sự chán hoại của tâm định, nên đang ở trong định vị mà cũng không có xúc, huống chi có thọ tưởng, nên trong vị nầy ngoài ý thức ra thì không có các tâm sở.

Nếu thế thì ý thức của vị nầy là tánh thiện, tánh nhiễm hay tánh vô ký? Nếu thế thì có lỗi gì? Nếu tánh thiện thì thế nào là tánh thiện? Không phải tương ưng thiện căn vô tham… nếu tương ưng thiện căn vô tham… thì thế nào là vô xúc?

Đáp: Nếu là do sự dẫn phát của duyên Đẳng vô gián thiện nên thức nầy thiện, lý không phải như vậy, vì tâm thiện vô gián sinh ra ba tâm. Lại nữa, tâm thiện do năng lực thiện căn, dắt dẫn vì vô nhân có thể ngăn vô tham. Lại không có gốc lành thì lẽ ra không thành thiện, nhưng định Diệt nầy như diệt là thiện.

Hỏi: Nếu tánh nhiễm thì thế nào là tánh nhiễm không tương ưng với phiền não của tham… Nếu tương ưng với các phiền não như tham… thì thế nào là vô xúc?

Đáp: Như Phật trong kinh Thập Vấn kia tự nói như vầy: "Tất cả thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn đều là xúc làm duyên". Lại định Vô Tưởng còn không thừa nhận nhiễm, huống chi định Diệt tận.

Hỏi: Nếu là tánh Vô phú Vô ký, thì là Dị thục sinh, là đường oai nghi, là xứ công xảo, là chủ thể biến hóa, nếu thế thì có lỗi gì? Nếu là Dị thục sinh, thì thế nào là tâm vô gián của định Hữu Đảnh? Những khoảng cách giữa tám địa sau mà khởi tâm Dị thục sinh cõi Dục, thì thế nào lại từ tâm vô gián nầy mà được các tâm hiện khởi bất động?

Đáp: Như trong khế kinh Ma-ha-câu-sắc-chỉ-la hỏi như vầy: "Khi xuất định Diệt thì phải xúc chạm bao nhiêu xúc?

Đáp: Nầy Cụ thọ! Phải xúc ba xúc, là Xúc Bất động, Xúc Vô sở hữu và Xúc Vô tướng".

Hỏi: Lại tâm Dị thục nghiệp đời trước dắt dẫn, có đạo lý gì? Do thế năng lực và thời hạn chủ yếu trước của định Diệt, khiến cho tâm kia khi xuất định thì thời hạn không quá, lại có vì sao?

Đáp: Phải đối với Hữu Đảnh duyên diệt làm cảnh bờ mé của tâm định, sự dẫn tập khí nơi túc nghiệp trong cõi Dục thì tâm Dị thục quả mới được hiện khởi, chẳng phải đối với các vị trước.

Hỏi: Lại nữa, vì sao sự khởi Dị thục sinh nầy sắc dứt rồi không nối tiếp?

Đáp: Tâm của Dị thục sinh dứt rồi mà nối tiếp trở lại, hoặc đường oai nghi, hoặc xứ công xảo, hoặc chủ thể biến hóa.

Hỏi: Thế nào là tâm nầy duyên đường oai nghi…?

Đáp: Không có xúc mà có tạo tác. Lại nữa, thừa nhận thể của sự tu định thứ chín và tám giải thoát đều là thiện, không nên ở vị nầy khởi nhiễm ô hoặc tâm vô ký. Lại dùng Hữu Đảnh duyên diệt là cảnh vắng lặng tư duy, định làm y chỉ mới có thể hiện nhập định Diệt thọ tưởng, như trong khế kinh Ma-ha-câu-sắc-chỉ-la dựa vào định Diệt tận mà hỏi như vầy: "Có bao nhiêu nhân, bao nhiêu duyên làm chỗ nương để có thể nhập định vô tướng giới? Đáp: Nầy Cụ thọ! Hai nhân hai duyên làm chỗ nương thì có thể nhập định vô tướng giới, là không tư duy tất cả tướng và chánh tư duy vô tướng giới. Nếu trong định Diệt có ý thức, thì ý thức nầy duyên cảnh gì? Khởi hành tướng gì? Nếu duyên diệt cảnh, khởi hành tướng tĩnh, thì thế nào là phi thiện? Nếu là thiện, thì vì sao không thừa nhận tương ưng với các thiện căn như vô tham…? Nếu thừa nhận tương ưng thì vì sao không thừa nhận xúc làm duyên khởi? Nếu duyên các cảnh khác mà khởi các hành tướng khác thì làm vì sao nhập tâm diệt định, vô gián khởi tâm tán loạn mà không trái lý? Nếu tự so lường cho rằng hữu dư vô ký do hai nhân nầy thì cũng không đúng đạo lý, nên các ông không biết nghĩa như thật của A-cấp-ma. Nếu vọng tình kế chấp ý thức thứ sáu có trong định Diệt… Do đó mà chấp định nầy có tâm".

Hỏi: Nếu thế vì sao thừa nhận các vị vô tâm của định Diệt… cũng có tâm?

Đáp: Phải như một loại kinh làm lượng, thì sự thừa nhận tâm tế của vị kia vẫn có, là quả Dị thục thức có đủ tất cả hạt giống, từ bắt đầu kết sinh cho đến kết thúc xoay vần nối tiếp không hề gián đoạn. Các xứ sinh kia do nhân Dị thục, phẩm loại sai khác nối tiếp chuyển cho đến Niếtbàn mới rốt ráo diệt, tức là do thức nầy không có gián đoạn, nên đối với vị vô tâm cũng nói hữu tâm, ngoài ra sáu thức thân đối với các vị đều không chuyển nên nói là vô tâm, do các Gia hạnh như định Diệt… mà nhập năng lực tăng thượng của tâm khiến cho hạt giống của sáu thức tạm thời ẩn nấp (tổn phục) không được hiện khởi nên gọi là vô tâm, không phải không có tất cả.

Tâm có hai thứ:

1.     Tâm tập khởi, là nơi nhóm họp và phát khởi của vô lượng hạt giống.

2.     Tâm chủng chủng, là hành tướng của sở duyên sai khác chuyển.

Trong vị của định Diệt thiếu tâm thứ hai nên gọi là vô tâm, như chiếc giường một chân, thiếu ba chân kia nên cũng gọi là giường không chân. Các thức chủng kia thì khác các vị tổn phục, quả Dị thục thức thì từng sátna chuyển biến sai khác, có thể năng lực tổn phục dần dần kém yếu cho đến đều dứt hết như nước, như nhiệt, như bắn tên, nhiệt năng lực và dẫn năng lực dần dần yếu dần dần kém đều đến tận vị, thức chủng lúc đó mới được sinh quả, liền bắt đầu từ thức chủng ý thức sinh trở lại, các vị sau thì tùy duyên các thức khác mà dần dần khởi, tức ở trước đã nói quả Dị thục thức gom nhiếp hạt giống các pháp, khi các thức khác kia và tánh thiện bất thiện của pháp câu hữu thường huân tập và phát khởi, tùy theo sự thích ứng của nó, mà năng lực của hạt giống tăng thịnh, do nối tiếp chuyển biến sai khác nầy mà tùy năng lực của hạt giống chín muồi, hễ gặp trợ duyên thì liền chiêu cảm quả ái, phi ái ở vị lai. Dựa vào nghĩa như vậy nên có bài tụng rằng:

Tâm và vô biên chủng,
Đều nối nhau hằng lưu,
Gặp các duyên huân khác,
Tâm chủng liền tăng thịnh.
Sức hạt giống dần dần chín,
Duyên hợp thì cho quả,
Như nhuộm hoa câu duyên,
Kết quả múi màu đỏ.

Thế Tôn nương vào tâm chủng nầy, trong kinh Đại Thừa Giải Thâm Mật nói tụng như vầy:

Thức A-đà-na rất nhỏ nhiệm,
Tất cả hạt giống như dòng thác,
Ta đối phàm ngu không giảng nói,
Sợ chúng phân biệt chấp làm ngã.

Vì có thể nối tiếp thân hậu hữu, có thể chấp giữ thân, thì gọi tâm chủng nầy là thức A-đà-na, thâu nhiếp tất cả hạt giống của các pháp, thì gọi tâm chủng nầy là thức Alại-da, vì làm chỗ dẫn nghiệp Dị thục ở đời trước, tức là tâm chủng nầy cũng gọi là quả Dị thục thức. Nếu không thừa nhận có thức Dị thục nầy thì còn có thức nào để chấp giữ thân? Chẳng phải các thức khác có thể khắp trì thân, cho đến khi qua đời cũng không xả.

Hỏi: Lại nữa, chỗ nào mà khi đối trị của uẩn, phiền não tùy miên sinh khởi có thể gọi là dứt?

Đáp: Nếu nói rằng uẩn đang tại tâm có năng, thì điều nầy không đúng lý.

Hỏi: Như thế nào là phiền não tùy miên đeo đuổi có thể làm chủ thể đối trị? Lại nữa, các hữu tình sinh cõi Vô sắc, khi tâm nhiễm thiện vô lậu đang khởi thì có cõi nào thâu nhiếp tồn tại pháp Dị thục?

Đáp: Nếu phải thừa nhận cõi chung với phi Dị thục và pháp không hệ thuộc thì liền trái với lý.

Hỏi: Lại quả Bất hoàn sinh xứ Hữu Đảnh, vì diệt hết các lậu mà tu đạo đối trị, khi vô lậu của Vô sở hữu xứ khởi thì đối với xứ Hữu đảnh có vật gì khác chăng?

Đáp: Tự thể vẫn còn nêu không gọi là tử, chẳng phải Chúng đồng phần, hoặc Mạng căn lìa sắc tâm mà có thật vật riêng, thì hai thứ nầy chỉ đối với các uẩn của Dị thục, tương tự thế phân mà giả kiến lập, tương tự thế phân không có thật thể riêng, như tương tự thế phần của lúa nếp… nên quyết định phải thừa nhận khác với sáu thức thân thì có thể của thức trì chủng như trên đã nói.

Tức là nương vào thức nầy, trong kinh Xích Đồng Diệp Bộ kiến lập tên Hữu phần thức, kinh đại thừa bộ thì gọi là Căn bản thức, Hóa địa bộ thì nói là cùng sinh tử Uẩn.

Hỏi: Thế nào là thức duyên hành tướng của cảnh?

Đáp: Cảnh hành tướng nầy không thể biết rõ.

Hỏi: Thế nào gọi là thức mà được như vậy?

Đáp: Như chấp các vị hữu dư như định Diệt. Thức là hành tướng của cảnh giới khó biết thì hành tướng của cảnh giới nầy cũng phải như vậy.

Hỏi: Thức nầy thuộc về thủ uẩn nào?

Đáp: Đúng lý thì phải nói là thuộc về thức thủ uẩn.

Hỏi: Nếu thế thì các văn kinh làm sao thông? Như nói làm sao gọi thức thủ uẩn là sáu thức thân? Lại nữa, nói thức duyên làm sao gọi sắc thức là sáu thức?

Đáp: Phải biết kinh nầy có mật ý riêng, như khế kinh nói: "Thế nào Hành uẩn là sáu tư thân? Chẳng phải trong Hành uẩn có pháp khác". Thức uẩn nầy cũng vậy, nói số sáu (lục), chẳng phải có mật ý gì khác. Lại như Thế Tôn trong kinh Giải Thâm Mật nói: "Ta đối phàm ngu không giảng nói, vì sợ phàm ngu kia phân biệt chấp là ngã".

Hỏi: Vì sao ngu phu chấp thức nầy là ngã?

Đáp: Đây là cùng tận bờ mé sinh tử từ vô thỉ đến nay, hành tướng nhỏ nhiệm không chuyển đổi. Lại nữa, vì hành tướng phẩm loại chỗ nương, sở duyên của sáu thức thì thô dễ hiểu, có tương ưng với các phiền não và đạo đối trị nên kiến lập tạp nhiễm và phẩm thanh tịnh.

Thể là quả thức, do đây so sánh mà biết có chủng thức. Trong các khế kinh tùy sự giảng nói không nói nhân thức trái với với điều nói trên, gọi là "nói số sáu (lục), chẳng có mật ý gì khác". Do đây đã giải thích, trong các bộ kinh khác chỉ nói sáu thức thân làm thức hữu phần… tùy theo sự thích ứng của nó đều không trái ngược. Lại nay trong mỗi bộ vô lượng khế kinh đã ẩn mất, phải biết như luận thích chấp biện luận rộng, nên không nên chấp thức A-lại-da chắc chắc chẳng phải kinh nói, vì lý thì có.

Hỏi: Nếu thế thì một thân phải có hai thức đồng thời chuyển, là thức Dị thục và các chuyển thức khác, như vậy có lỗi gì?

Đáp: Nếu trong một thân có hai thức đồng thời chuyển thì phải đồng thời lập hai thân hữu tình, như trong thân khác hai thức đồng thời chuyển thì thân nầy có lỗi, vì hai thức của nhân quả lần lượt làm chỗ nương không tương ưng. Lại thức Dị thục là sự huân tập của các chuyển thức khác, không phải trong thân khác mà hai thức đồng thời chuyển, vì có việc như vậy nên không có lỗi nầy.

Hỏi: Có chút ít Hiện kiến chủng (hạt giống hiện thấy) cùng với chủng quả (hạt giống và quả) nối tiếp sai khác chăng?

Đáp: Hiện thấy hoa sen xanh… của thế gian, gốc rễ và cọng lá nối tiếp mỗi mỗi đều sai khác mà làm thành chủng quả. Hiện kiến chủng nầy cũng vậy. Lại từ thế gian thấy và không thấy, nếu không thừa nhận có thức A-lại-da thì liền có lỗi nạn như trước, nên phải quyết định thừa nhận thức A-lại-da lìa sáu thức thân, vì thể của nó thật có.

Hỏi: Vì sao không thừa nhận ngã thể thật có làm chỗ nương cho sáu thức thân? Chỗ chấp ngã của ông, tướng nó thế nào mà nói có thể làm chỗ nương của sáu thức?

Đáp: Nếu thừa nhận ngã như thức A-lại-da sinh diệt nối tiếp tùy duyên chuyển biến thì nào có khác gì với thức mà chấp làm ngã? Nếu chấp ngã thể là nhất là thường thì rốt ráo vô biến.

Hỏi: Như thế làm sao có thể nói thọ thức… huân tập làm chỗ nương?

Đáp: Nói rằng huân tập, là khiến cho sự huân tập nối tiếp biến thành công năng sai khác, như nước tử khoáng huân tập lên hoa câu duyên, khiến cho công năng của hoa kia nối tiếp chuyển biến. Nếu không có huân tập thì không có công năng sai khác chuyển biến.

Hỏi: Vì sao trước kia nhận trí tham tập quen đã biến dị, sau đó trải qua thời gian lâu niệm trí tham… sinh khởi sai khác? Lại nữa, vị vô tâm không khác với hậu thời ngã thể kia, hiện tại đã không có thức, sau đó ý thức… từ đâu mà sinh? Lại đối với thức… thì ngã có công năng gì mà chấp ngã làm chỗ nương của thức? Nếu nói rằng thức… do ngã sinh, ngã thể thường không có sai khác, thì thức… làm sao dần dần sinh?

Đáp: Chẳng phải cùng lúc tất cả pháp khởi một lượt, nếu cho rằng chờ các nhân duyên khác giúp đỡ mới có thể sinh, thì lìa nhân duyên khác.

Hỏi: Làm sao biết hữu ngã có thể sinh dụng?

Đáp: Nếu nói thức… nương vào ngã mà chuyển, thì các pháp vừa sinh vô gián thì liền diệt.

Hỏi: Đã không có nghĩa trụ thì làm sao có chuyển?

Đáp: Không nên chấp ngã thể thật có làm chỗ nương cho sáu thức thân. Lại nữa, chấp có ngã thì trái với Acấp-ma nói: "Tất cả pháp đều là vô ngã, sự chấp nhất, thường, thật ngã của ông đều không đúng lý, chỉ noi theo vọng tình"!

Do đây chứng thành, chỉ tư duy sai khác huân tập đồng thời thức A-lại-da khiến cho nó nối tiếp chuyển biến sai khác, có thể dẫn quả ái phi ái vị lai, thì không giống như kinh kia nói tướng của thân nghiệp ngữ nghiệp.

Nếu không thừa nhận có hai nghiệp thân ngữ, thì lẽ nào để lại sự chê bai khế kinh, không thể hủy báng, nhưng có thể như lý giải thích kinh nầy khiến cho không có lỗi.

Hỏi: Làm thế nào giải thích kinh nầy khiến cho không có lỗi?

Đáp: Là phải trừ độc chấp nên sẽ nói rộng.

Hỏi: Thế nào là khế kinh nói ba nghiệp, cái gì là thân, cái gì là nghiệp? Nghĩa gì gọi là thân, nghĩa gì gọi là nghiệp? Lại dùng nghĩa gì mà gọi là thân nghiệp ngữ nghiệp ý nghiệp? Ngữ nghiệp ý nghiệp cũng hỏi như vậy. Lại vì vì sao khế kinh chỉ nói ba nghiệp thân, ngữ, ý, không phải nhãn hay sao?

Đáp: Khế kinh nói ba nghiệp, là hiển ba nghiệp gồm nhiếp mười nghiệp đạo, để khuyến khích, khủng bố nhiều sở tác. Như lược nói ba học truyền dạy Phật-lậtthị tử, có chấp các nghiệp chỉ có chỗ tạo tác của thân, chẳng phải ngữ chẳng phải ý, để hiển hai nghiệp ngữ ý kia cũng có chỗ tạo tác, nên nói ba nghiệp. Thân, là các căn, Đại chủng, tạo sắc, hòa hợp, sai khác làm thể, nghiệp tức là tư sai khác làm tánh, chứa nhóm tạo thành đó nghĩa là thân, cực vi của Đại chủng và tạo sắc chứa nhóm thành, có nói vô số uế ác tập thành là nghĩa thân, thân là các thứ vật bất tịnh, nếu thế thì cõi trời lẽ ra không có thân. Tùy ý tác giả mà có sở tạo tác, đó là nghiệp, có thể động thân tư duy gọi là thân nghiệp.

Tư có ba thứ:

1. Tư thẩm lự.

2. Tư quyết định.

3. Tư động phát.

Nếu tư có thể động thân thì gọi là thân nghiệp, tư nầy có thể dẫn khiến cho thân nối tiếp, phương khác nhân sinh phong giới phát khởi, phải nói đầy đủ nghiệp động thân, trừ chữ động ra thì gọi là thân nghiệp, như dầu để tăng thêm năng lực thì chỉ gọi là năng lực của dầu, như gió động trần thì chỉ gọi là trần phong, điều nầy cũng như vậy trong mười nghiệp đạo, ba nghiệp đạo trước thừa nhận thuộc về thân nghiệp, là sát sanh, không cho mà lấy và dục tà hạnh.

Hỏi: Vì sao tư nghiệp được tên gọi đó?

Đáp: Do tư nghiệp nầy có thể động thân, khiến cho hành sát sanh, trộm cắp và tà hạnh, tư năng lực động thân khiến cho có sự tạo tác thì gọi là tư tác, như thế gian nói bọn chướng thiêu đốt xóm làng, củi cỏ nấu chín cơm.

Hỏi: Tư lại vì sao được gọi là nghiệp đạo?

Đáp: Tư có tạo tác nên gọi là nghiệp, lại cho đường thiện, đường ác làm đạo, thông sinh với nghiệp kia nên được gọi là nghiệp đạo, hoặc sự động thân là ba thứ Tư nghiệp của Tư nghiệp đạo dựa vào nghiệp kia mà chuyển. Lại nữa, sát đạo dâm do nghiệp khởi, dựa vào thân mà sinh, vì tùy theo thế tục nên cũng gọi là thân nghiệp, nhưng thật ra thân nghiệp nầy chẳng phải tánh thiện và tánh bất thiện, cũng vì thuận theo thế tục mà giả lập tên đó, để khiến cho thế gian dựa vào môn nầy, đối với thiện ác mà tư siêng năng tu dứt tác, nên giả nói gọi là thiện bất thiện. Nếu chỉ có tư nghiệp là thiện bất thiện, thì vì sao trong khế kinh nghiệp đạo nói: "Do ba thứ của thân mà tư tạo nghiệp, vì tác và tăng trưởng là bất thiện, có thể sinh quả khổ và Dị thục khổ". Kinh nầy có ý nói, có thể động thân, lấy thân làm môn, thân làm chỗ nương, duyên sát đạo dâm làm cảnh, tư nghiệp làm nhân có thể chiêu cảm quả khổ Dị thục nên gọi là ba thứ của thân mà tư tạo nghiệp, ngoài tư nầy ra, các tư khác gọi là ý nghiệp, vì ý tương ưng nên không thể động phát thân và ngữ.

Hỏi: Nếu thế thì vì sao kinh nói: "Hai nghiệp đã gọi là Tư nghiệp và Tư dĩ nghiệp". Tức là đã nói trong ba loại tư, hai loại tư trước gọi là Tư nghiệp, một loại tư sau gọi là tư dĩ nghiệp, không có lỗi trái với kinh. Ngữ là ngữ ngôn, âm thanh làm tánh, ngữ nầy có thể nêu rõ điều muốn nói nghĩa nên gọi là ngữ, có thể phát ngữ tư duy nên gọi là ngữ nghiệp, hoặc ngữ là chỗ nương của tự (chữ)… do liên đới với sự nêu giảng khẳng định nghĩa của chữ v.v… nên gọi là ngữ, phải nói đầy đủ là nghiệp Phát ngữ, bỏ chữ phát thì chỉ gọi là ngữ nghiệp, thí dụ nói như trước. Ý là thức, vì có thể tư lương, hướng đến các đời khác và các cảnh giới, nên gọi là Ý. Tác động ý tư duy gọi là Ý nghiệp, khiến cho ý tạo tác các việc thiện và bất thiện, phải nói đầy đủ là nghiệp tác ý, bỏ chữ tác thì chỉ gọi là Ý nghiệp, hoặc ý tương ưng với nghiệp nên gọi là Ý nghiệp, trừ hai chữ tương ưng ra thì chỉ gọi là Ý nghiệp, thí dụ như trước.

Hỏi: Nếu ba thứ nghiệp chỉ có tư làm thể, thì đối với tâm tán loạn và vị vô tâm, lúc đó không có tư thì làm sao được gọi là cụ luật nghi và bất luật nghi?

Đáp: Do sự huân tập của tư sai khác thành hạt giống không tổn hoại, nên gọi là cụ luật nghi và bất luật nghi do đó không có lỗi. Tư sai khác, là phân biệt với thủ thắng tư, có thể phát Luật Nghi Biểu và Bất Luật Nghi Biểu, do tư nầy mà huân tập thành hai thứ hạt giống thù thắng, dựa vào hai hạt giống giai đoạn chưa tổn hoại mà giả lập luật nghi thiện ác Vô biểu.

Hỏi: Vì sao nói tổn hoại như vậy, là do sự huân tập thành hạt giống của tư sai khác?

Đáp: Là từ đây về sau không làm nhân sinh ra ngăn dứt tư hoặc không ngăn dứt tư.

Hỏi: Như sự thọ trước kia thì ai có thể tổn hoại hạt giống như vậy?

Đáp: Nếu có tư có thể phát biểu lộ ra, nương vào đây mà xả bỏ luật nghi thiện ác và các xả nhân khác cũng có thể tổn hoại. Nguyên nhân không nói các nghiệp của nhãn… là do trong kinh nầy chỉ nói nghiệp gia hạnh của hữu tình, không nói nghiệp tác dụng của các pháp.

Hỏi: Thế nào gọi là nghiệp gia hạnh của hữu tình?

Đáp: Là tùy ý tạo tác của tác giả.

Hỏi: Thế nào nghiệp tác dụng của các pháp?

Đáp: Là nhãn, nhĩ… đều có công năng riêng. Phật thuyết nghĩa ba nghiệp sâu kín,

Ta nương lý giáo nói khéo thành, Nguyện nương phước nầy độ chúng sinh, Đều khiến mau chứng Giác thanh tịnh.


[Đầu trang][Mục lục Bộ Du Già][Mục lục tổng quát]