TẠNG LUẬN
SỐ 1612 - LUẬN ĐẠI THỪA NGŨ UẨN
Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng Đời Đường
Như Đức Bạc-già-phạm nói lược về năm uẩn:
1. Sắc uẩn.
2. Thọ uẩn.
3. Tưởng uẩn.
4. Hành uẩn.
5. Thức uẩn.
Hỏi: Thế nào là Sắc uẩn?
Đáp: Là bốn đại chủng và các Sắc do bốn đại chủng tạo ra.
Hỏi: Thế nào là bốn đại chủng?
Đáp: Là Địa giới, Thủy giới, Hoả giới và Phong giới.
Hỏi: Thế nào là Địa giới?
Đáp: Là có tánh cứng chắc.
Hỏi: Thế nào là Thủy giới?
Đáp: Là có tánh thấm ướt.
Hỏi: Thế nào là Hoả giới?
Đáp: Là có tánh ấm nóng, khô ráo.
Hỏi: Thế nào là Phong giới?
Đáp: Là có tánh động như nhẹ.
Hỏi: Thế nào là các Sắc do bốn đại chủng tạo ra?
Đáp: Là Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn, Sắc, Thanh, Hương, Vị, một phần của Xúc và Vô biểu sắc...
Hỏi: Thế nào là Nhãn căn?
Đáp: Là Sắc làm Sắc thanh tịnh cho cảnh.
Hỏi: Thế nào là Nhĩ căn?
Đáp: Là Thanh làm Sắc thanh tịnh cho cảnh.
Hỏi: Thế nào là Tỷ căn?
Đáp: Là Hương làm Sắc thanh tịnh cho cảnh.
Hỏi: Thế nào là Thiệt căn?
Đáp: Là Vị làm Sắc thanh tịnh cho cảnh.
Hỏi: Thế nào là thân căn?
Đáp: Là Sở Xúc làm Sắc thanh tịnh cho cảnh.
Hỏi: Thế nào là Sắc?
Đáp: Là cảnh giới của Nhãn (Mắt): Hiển sắc, Hình sắc, Biểu sắc…
Hỏi: Thế nào là Thanh?
Đáp: Là cảnh giới của nhĩ (Tai): Thanh chấp thọ nhân đại chủng, thanh không chấp thọ nhân đại chủng, thanh chấp thọ, không chấp thọ nhân đại chủng.
Hỏi: Thế nào là Hương?
Đáp: Là cảnh giới của Tỷ (Mũi): mùi thơm, mùi thoái và các mùi khác.
Hỏi: Thế nào là Vị?
Đáp: Là cảnh giới của Thiệt: vị ngọt, vị chua, vị mặn, vị cay, vị đắng, vị lạt.
Hỏi: Thế nào là một phần Sở Xúc?
Đáp: Là cảnh giới của thân: Trừ bốn đại chủng là các Xúc được tạo ra còn lại, có Tánh trơn, tánh nhám, Tánh nặng, Tánh nhẹ, lạnh, đói, khát…
Hỏi: Thế nào là Vô biểu sắc…?
Đáp: Là Sắc được sinh không thấy, không đối của nghiệp hữu biểu và Tam-ma-địa.
Hỏi: Thế nào là thọ uẩn?
Đáp: Là ba thứ lãnh nạp: 1. Khổ. 2. Vui. 3. Không khổ không vui. Vui là Thọ khi diệt thì có hòa hợp với Dục. Khổ là Thọ khi sinh thì có trái lìa Dục. Không Khổ không Vui là Thọ không có hai thứ dục trên.
Hỏi: Thế nào là Tưởng uẩn?
Đáp: Là đối với cảnh giới chấp lấy các Tướng.
Hỏi: Thế nào là hành uẩn?
Đáp: Trừ Thọ và Tưởng ra, còn lại là các tâm Pháp và tâm Bất tương ưng hành.
Hỏi: Thế nào gọi là các Tâm pháp khác?
Đáp: Là các pháp đó tương ưng với Tâm.
Hỏi: Các pháp kia là thế nào?
Đáp: Là Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư. Dục, Thắng giải, Niệm, Tam-ma-địa, Tuệ. Tín, Tàm, Quí, Gốc lành Vô tham, Gốc lành Vô sân, Gốc lành Vô si, Tinh tấn, Khinh an, Không buông lung, Xả, Bất hại. Tham, Sân, Mạn, Vô minh, Kiến, Nghi. Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, San, Cuống, Siểm, Kiêu, Hại, Vô tàm, Vô quí, Hôn trầm, Trạo cử, Bất tín, biếng nhác, buông lung, Thất niệm, Tán loạn, Bất chánh tri. Ác tác, Thuỳ miên, Tầm, Tứ.
Đó là các Tâm Pháp, có năm thứ là Biến hành, có năm thứ là Biệt cảnh, có mười một thứ là thiện, có sáu thứ phiền não, còn lại là Tùy phiền não, có bốn thứ Bất quyết định.
Hỏi: Thế nào là Xúc?
Đáp: Phân Biệt của ba thứ hòa hợp làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tác Ý?
Đáp: Là có thể khiến cho tâm phát ngộ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tư?
Đáp: Là đối với công đức, tội lỗi và cả hai, khiến cho tâm tạo tác, Ý nghiệp làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Dục?
Đáp: Là đối với việc đáng yêu sinh hy vọng làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Thắng giải?
Đáp: Là đối với sự quyết định thì ngay sự biết rõ đó, tạo sự chấp thuận làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Niệm?
Đáp: Là đối với các thói quen khiến cho tâm không quên, nhớ rõ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tam-ma-địa?
Đáp: Là đối với sự của đối tượng quán khiến tâm chuyên một cảnh không tán loạn làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tuệ?
Đáp: Là đối với các Pháp kia, dùng chọn lựa pháp làm tánh, hoặc là sự dẫn đúng lý, hoặc là sự dẫn không đúng lý, hoặc là sự dẫn có cả hai.
Hỏi: Thế nào là Tín?
Đáp: Là trong các Đế thật của nghiệp quả rất thuận hợp, tâm tịnh làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tàm?
Đáp: Là Tự tăng thượng và Pháp tăng thượng, đối với tội lỗi đã gây, ra tâm hổ thẹn làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Quí?
Đáp: Là thế tăng thượng, đối với tội lỗi đã gây, gây ra hổ thẹn làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Vô tham?
Đáp: Là đối trị tham, khiến cho rất chán lo, không đắm nhiễm làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Vô sân?
Đáp: Là đối trị sân, lấy từ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Vô si?
Đáp: Là Si đối trị, lấy chánh hạnh như thật làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tinh tấn?
Đáp: Là đối trị biếng nhác, tâm đối với Phẩm thiện mạnh mẽ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Khinh an?
Đáp: Là đối trị thô nặng, thân tâm điều hòa thư thái, có khả năng chịu đựng làm tánh.
Hỏi: Thế nào là không buông lung?
Đáp: Là đối trị buông lung, tức là vô tham cho đến tinh tấn nương theo không buông lung ấy, cho nên bỏ pháp bất thiện, tức là tu pháp thiện đối trị.
Hỏi: Thế nào là Xả?
Đáp: Tức là vô tham cho đến tinh tấn nương vào xả nầy, nên được tánh tâm bình đẳng, tánh tâm ngay thẳng, tánh tâm không phát ngộ. Lại cũng do xả nầy mà an trụ không nhiễm ô trong pháp nhiễm ô đã dứt trừ.
Hỏi: Thế nào là Bất hại?
Đáp: Là đối trị hại, lấy bi làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tham?
Đáp: Là nhiễm ái, mê đắm năm thủ uẩn làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Sân?
Đáp: Là đối với hữu tình, ưa thích gây tổn hại làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Mạn?
Đáp: Là bảy thứ Mạn: 1. Mạn. 2. Quá mạn. 3. Mạn quá mạn. 4. Ngã mạn. 5. Tăng thượng mạn. 6. Ty mạn.
7. Tà mạn.
Hỏi: Thế nào là Mạn?
Đáp: Đối với người kém mình, tự cho mình là hơn, hoặc đối với người bằng mình, tự cho mình bằng người. Tâm cao cử làm tánh.
Hỏi: Thế nào là quá mạn?
Đáp: Là đối với người bằng mình, tự cho mình hơn người; hoặc đối với người hơn mình, tự cho mình bằng người. Tâm cao cử làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Mạn quá mạn?
Đáp: Là đối với người hơn mình, tự cho mình hơn người, Tâm cao cử làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Ngã mạn?
Đáp: Là đối với năm thủ uẩn, hễ quán bất cứ uẩn nào thì chấp uẩn đó làm ngã, hoặc làm ngã sở. Tâm cao cử làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tăng thượng mạn?
Đáp: Là đối với pháp được chứng, chưa được tăng thượng cao siêu mà cho là đã được, tâm cao cử làm tánh. Hỏi: Thế nào là Tỷ mạn?
Đáp: Là đối với nhiều phần cao siêu tự cho mình chỉ có ít phần, tâm thấp kém cao cử làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tà mạn?
Đáp: Là thật không có đức mà tự cho mình có đức, tâm cao cử làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Vô minh?
Đáp: Là trong nghiệp quả và đế thật, lấy vô trí làm tánh. Vô minh nầy lại có hai thứ: 1. Gọi là Câu sinh. 2. Do Phân biệt khởi. Lại Dục Triền, Tham, Sân (Tham, sân lệ thuộc cõi Dục), và Dục Triền, Vô minh (Vô minh lệ thuộc cõi Dục), gọi là ba thứ căn Bất thiện: 1. Căn Tham bất thiện. 2. Bất Gốc lành sân. 3. Bất Gốc lành si. Hỏi: Thế nào là Kiến?
Đáp: Cái gọi là năm Kiến: 1. Tát-ca-da kiến (Thân kiến). 2. Biên chấp kiến. 3. Tà kiến. 4. Kiến thủ. 5. Giới cấm thủ.
Hỏi: Thế nào là Tát-ca-da Kiến?
Đáp: Là đối với năm Thủ uẩn quán bất cứ uẩn nào đó chấp làm Ngã, hoặc Ngã sở. Nhiễm ô tuệ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Biên chấp kiến?
Đáp: Là do năng lực tăng thượng của Tát-ca-da Kiến quán bất cứ pháp nào cho là Thường hoặc cho là Đoạn, nhiễm ô tuệ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là tà kiến?
Đáp: Hoặc là chê bai nhân, hoặc chê bai quả, hoặc chê bai tác dụng, hoặc hủy loại việc thiện, nhiễm ô tuệ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Kiến thủ?
Đáp: Là ngay ba kiến trên và chỗ nương của các uẩn, quán bất cứ Uẩn nào đó chấp làm cao siêu trên hết, nhiễm ô tuệ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là giới cấm Thủ?
Đáp: Là đối với giới cấm và chỗ nương của các uẩn, quán bất cứ Uẩn nào đó chấp làm thanh tịnh, làm giải thoát hoặc làm xuất ly, nhiễm ô tuệ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Nghi?
Đáp: Là đối với đế v.v… do dự làm tánh. Trong các phiền não, ba Kiến sau và Nghi, chỉ có Phân biệt khởi, còn lại thì có cả Câu sinh và Phân biệt khởi.
Hỏi: Thế nào là Phẫn?
Đáp: Là gặp các việc không có lợi ích trước mắt, tâm tổn hại làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Hận?
Đáp: Là kết oán, không xả làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Phú?
Đáp: Là đối với tội lỗi của mình tự, che giấu làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Não?
Đáp: Là phát khởi bạo ác, oán trách làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tật?
Đáp: Là đối với việc tốt đẹp của người khác, tâm ganh ghét làm tánh.
Hỏi: Thế nào là San?
Đáp: Là trái với bố thí, tâm bỏn xẻn làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Cuống?
Đáp: Là dối gạt người, giả hiện những việc không thật làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Siểm?
Đáp: Thuộc về phương tiện che giấu lỗi mình, tâm dua nịnh làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Kiêu?
Đáp: Là đối với sự tốt đẹp của mình chấp trước, ngạo mạn, tâm ỷ lại làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Hại?
Đáp: Là đối với các hữu tình, tổn não làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Vô tàm?
Đáp: Là đối với tội lỗi đã gây, không hổ thẹn với chính mình làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Vô quí?
Đáp: Là đối với tội lỗi mình đã gây, không hổ thẹn với người làm tánh.
Hỏi: Thế nào là hôn trầm?
Đáp: Là Tâm không điều phục thư thái, không thể gánh vác, mê muội làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Trạo cử?
Đáp: Là Tâm không vắng lặng làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Bất tín?
Đáp: Là sự đối trị của tín, đối với nghiệp quả… không chánh tín thuận theo, Tâm không thanh tịnh làm tánh.
Hỏi: Thế nào là biếng nhác?
Đáp: Biếng nhác được đối trị bằng tinh tấn, đối với các phẩm thiện, tâm không mạnh mẽ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Buông lung?
Đáp: Là tức do tham sân si, Biếng nhác, nên đối với các phiền não, tâm phòng hộ, đối với phẩm thiện, tâm không thể tu tập làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Thất niệm?
Đáp: Là Niệm bị nhiễm ô, đối với các pháp thiện không thể nhớ rõ làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tán loạn?
Đáp: Là phần Tham Sân Si, tâm lưu hời hợt mạnh làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Bất chánh tri?
Đáp: Là trong hạnh hiện tiền của thân ngữ ý, nương theo bất chánh làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Ác tác?
Đáp: Là tâm thay đổi ăn năn làm tánh.
Hỏi: Thế nào là ngủ nghỉ?
Đáp: Là không tự tại chuyển, Tâm cực mê muội làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tầm?
Đáp: Là có thể tìm cầu ý ngôn phân biệt, tư tuệ sai khác, khiến cho tâm thô làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tứ?
Là hay dò xét ý ngôn phân biệt, tư tuệ sai khác, khiến tâm vi tế làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Tâm Bất tương ưng hành?
Đáp: Là nương vào phần vị của sắc, tâm, tâm pháp, chỉ giả mượn để kiến lập mà không thể nêu nhất định là tánh khác hay tánh không khác. Các sắc, tâm kia thế nào? Là các loại như: Đắc, Đẳng chí Vô tưởng, Đẳng chí Diệt tận, Vô tưởng sở hữu, Mạng căn, Chúng đồng phần, Sinh, Già, Trụ, Vô thường, Danh thân, Cú thân, Văn thân, Tánh Dị sanh …
Hỏi: Thế nào là Đắc?
Đáp: Hoặc đạt được, hoặc thành tựu. Đắc nầy có ba thứ, hoặc hạt giống, hoặc tự tại, hoặc hiện tiền, như chỗ thích ứng của nó.
Hỏi: Thế nào là Đẳng chí Vô tưởng?
Đáp: Là đã lìa cõi Tham Biến tịnh, chưa lìa tham cõi trên do ra khỏi Tưởng và tác ý làm đầu, không thường hiện hành, tâm, tâm pháp diệt làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Đẳng chí diệt tận?
Đáp: Là đã lìa Tham của Vô sở hữu xứ. Từ đệ nhất hữu lại cầu thắng tấn, do ngừng dứt tưởng tác ý làm đầu, không thường thường hiện hành và một phần hiện hành Tâm, Tâm pháp diệt làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Vô tưởng sở hữu?
Đáp: Là quả Đẳng chí Vô tưởng. Đã sinh trong cõi trời Hữu tình Vô tưởng rồi, thì không thường hiện hành, Tâm, Tâm Pháp diệt làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Mạng căn?
Là trong Chúng đồng phần, sự dẫn của nghiệp trước, khi trụ thì nhất định phần hạn làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Chúng đồng phần?
Đáp: Là Tự loại tương tợ của các hữu tình làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Sinh?
Đáp: Là trong Chúng đồng phần, các hành xưa không nay có làm tánh.
Hỏi: Thế nào là già?
Đáp: Tức là các hành như vậy nối tiếp thay đổi làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Trụ?
Đáp: Tức là các Hành như vậy nối tiếp tùy chuyển làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Vô Thường?
Đáp: Tức là các Hành như vậy nối tiếp diệt mất làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Danh thân?
Đáp: Là Tự tánh tăng ngữ của các pháp làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Cú thân?
Đáp: Là tăng ngữ sai khác của các pháp làm tánh.
Hỏi: Thế nào là Văn thân?
Đáp: Là các chữ làm tánh, do có thể biểu hiện rõ hai thứ Danh, Cú trên, nên cũng gọi là Hiển. Vì cùng với Danh, Cú là chỗ nương dựa để hiển bày nghĩa, nên cũng gọi là chữ, vì không phải là chỗ biến đổi của môn sai khác.
Hỏi: Thế nào là Tánh Dị sanh?
Là đối với các Thánh pháp lấy không đắc làm tánh. Những loại như vậy là đã nói về Hành uẩn.
Hỏi: Thế nào là Thức uẩn?
Đáp: Là đối với cảnh sở duyên, lấy biết rõ làm tánh. Cũng gọi là Tâm Ý, do chứa nhóm là chỗ thâu nhiếp của Ý.
Tâm trên hết: Là Thức A-lại-da. Tại sao? Vì trong Thức nầy, các hạt giống của Hành đều chứa nhóm. Lại hành nầy duyên không thể phân biệt, trước sau một loại nối tiếp tùy chuyển. Lại cũng do thức nầy cho nên từ Đẳng chí Diệt tận, Đẳng chí Vô tưởng, Vô Tưởng sở hữu dấy khởi. Cảnh phân biệt nhận rõ gọi là thức chuyển sanh trở lại chờ duyên Sở duyên chuyển sai khác, nên thường gián đoạn chuyển lại, cũng khiến cho sinh tử lưu chuyển xoay vòng.
Thức A-lại-da: Là chủ thể thâu nhiếp tất cả Hạt giống, cũng là khả năng thâu giữ tướng ngã mạn. Lại duyên nơi thân làm cảnh giới cho nên Thức A-lại-da nầy cũng gọi là Thức A-đà-na, vì có thể nắm giữ ở thân.
Ý trên hết: Là duyên theo thức A-lại-da làm cảnh, luôn cùng với Thức của Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn và Ngã ái tương ưng, trước sau một loại nối tiếp tùy chuyển, trừ quả vị A-la-hán và Đẳng chí Diệt tận của Thánh đạo hiện tiền.
Hỏi: Vì sao gọi là Uẩn?
Đáp: Vì nghĩa chứa nhóm mà gọi là Uẩn. Vì là thâu nhiếp chung, lược về sắc v.v… của đường, xứ sai khác, nơi phẩm loại nối tiếp của thế gian.
Lại có mười hai Xứ: 1. Nhãn xứ. 2. Sắc xứ. 3. Nhĩ xứ. 4. Thanh xứ. 5. Tỷ xứ. 6. Hương xứ. 7. Thiệt xứ. 8. Vị xứ. 9. Thân xứ. 10. Xúc xứ. 11. Ý xứ. 12. Pháp xứ.
Năm Xứ: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân; bốn Xứ: Sắc, Thanh, Hương, Vị đã giải thích như trước.
Xúc xứ: Là bốn đại chủng và một phần sở xúc đã nói ở trước. Ý xứ: Tức là Thức uẩn.
Pháp xứ: Tức là Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Hành uẩn, Vô biểu sắc… và Vô vi.
Hỏi: Thế nào là Vô vi?
Đáp: Là hư không vô vi, Phi trạch diệt vô vi, Trạch diệt vô vi, và Chân như…
Hỏi: Thế nào là hư không?
Đáp: Hoặc dung chứa thọ lãnh các Sắc.
Hỏi: Thế nào là Phi Trạch diệt?
Đáp: Là nếu diệt là Phi ly hệ, điều nầy thế nào? Là lìa phiền não được đối trị, các Uẩn rốt ráo bất sinh.
Hỏi: Thế nào là trạch diệt?
Đáp: Là nếu diệt là ly hệ. Điều nầy thế nào? Là do phiền não được đối trị, các Uẩn rốt ráo bất sinh.
Hỏi: Thế nào là Chân như?
Đáp: Là Pháp tánh của các pháp, là tánh vô ngã của pháp.
Hỏi: Vì nghĩa gì mà gọi là Xứ?
Đáp: Vì nghĩa là môn sinh trưởng của các thức.
Lại có mười tám Giới: 1. Nhãn giới. 2. Sắc giới. 3. Nhãn Thức giới. 4. Nhĩ giới. 5. Thanh giới. 6. Nhĩ Thức giới. 7. Tỷ giới. 8. Hương giới. 9. Tỷ Thức giới. 10. Thiệt giới. 11. Vị giới. 12. Thiệt Thức giới. 13. Thân giới. 14. Xúc giới. 15. Thân Thức giới. 16. Ý giới. 17. Pháp giới. 18. Ý Thức giới.
Giới Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân và Giới Sắc Thanh Hương Vị Xúc, như trong phần xứ đã nói.
Sáu Thức giới, là nương vào các căn như nhãn căn… mà duyên với các cảnh như Sắc…, biết rõ làm tánh.
Nói Ý giới, tức là vô gián diệt kia, vì muốn hiển bày Ý thức thứ sáu và lập rộng mười tám giới.
Như vậy Sắc uẩn tức là mười Xứ, mười giới và một phần Pháp xứ, Pháp giới.
Thức uẩn tức là Ý xứ và bảy tâm giới, ba Uẩn còn lại và một phần Sắc uẩn gồm các Vô vi tức là Pháp xứ, Pháp giới.
Hỏi: Lấy nghĩa gì mà gọi là giới?
Đáp: Vì có thể đảm đương gìn giữ nghĩa Tự tướng của tánh vô tác dụng, nên gọi là giới.
Hỏi: Vì nghĩa gì mà nói là Uẩn v.v…?
Đáp: Vì muốn đối trị ba thứ chấp ngã. Như thứ lớp của, ba thứ chấp ngã là: 1. Chấp ngã Nhất Tánh. 2. Chấp ngã Thọ Giả. 3. Chấp ngã Tác Giả.
Hỏi: Lại nữa, mười tám giới vày có bao nhiêu giới hữu sắc?
Đáp: Là một phần ít của mười giới, tức là Tự tánh của Sắc uẩn.
Hỏi: Có bao nhiêu giới Vô sắc?
Đáp: Là các giới còn lại.
Hỏi: Có bao nhiêu giới là hữu kiến?
Đáp: Là một Sắc giới.
Hỏi: Có bao nhiêu giới là Vô kiến?
Đáp: Là các giới còn lại.
Hỏi: Có bao nhiêu giới là hữu đối?
Đáp: Là mười giới hữu sắc, hoặc sắc kia đối với xứ nầy có chỗ chướng ngại, đó là nghĩa hữu đối.
Hỏi: Có bao nhiêu giới là Vô đối?
Đáp: Là các giới còn lại.
Hỏi: Có bao nhiêu giới hữu lậu?
Đáp: Là mười lăm giới và phần ít của ba giới sau. Vì đối với Xứ đó, phiền não dấy khởi cho nên của đối tượng hành hiển hiện.
Hỏi: Có bao nhiêu giới vô lậu?
Đáp: Là phần ít của ba giới sau.
Hỏi: Có bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Dục?
Đáp: Có tất cả.
Hỏi: Có bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Sắc?
Đáp: Có mười bốn thứ, trừ Hương, Vị, Tỷ, và thiệt thức xa.
Hỏi: Có bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Là ba thứ giới sau.
Hỏi: Có bao nhiêu giới không lệ thuộc ba cõi?
Đáp: Tức là giới Vô lậu kia.
Hỏi: Có bao nhiêu giới thuộc về Uẩn?
Đáp: Trừ Vô vi.
Hỏi: Có bao nhiêu giới thuộc về Thủ uẩn?
Đáp: Là hữu lậu.
Hỏi: Có bao nhiêu giới Thiện, bao nhiêu Bất thiện, bao nhiêu Vô ký?
Đáp: Có mười Thông, ba Chủng tánh, bảy Tâm giới, Sắc giới, Thanh giới, Pháp giới và tám Vô Ký.
Hỏi: Có bao nhiêu giới là Nội?
Đáp: Có hai thứ, trừ Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp giới.
Hỏi: Có bao nhiêu giới là Ngoại?
Đáp: Tức sáu giới còn lại.
Hỏi: Có bao nhiêu giới Hữu duyên?
Đáp: Là bảy Tâm giới, phần ít của Pháp giới và pháp sở hữu của tâm.
Hỏi: Có bao nhiêu giới Vô duyên?
Đáp: Là mười thứ còn lại và phần ít của Pháp giới.
Hỏi: Có bao nhiêu giới thứ có Phân biệt?
Đáp: Là Ý giới, Ý Thức giới và phần ít của Pháp giới.
Hỏi: Có bao nhiêu giới chấp thọ?
Đáp: Là năm nội giới và bốn phần ít của bốn giới, là Sắc, Hương, Vị, Xúc.
Hỏi: Có bao nhiêu giới Phi chấp thọ?
Đáp: Là chín thức còn lại và phần ít của bốn giới.
Hỏi: Có bao nhiêu giới Đồng phần?
Đáp: Là năm Nội Giới hữu sắc, vì cùng với tự thức đồng cảnh giới.
Hỏi: Có bao nhiêu giới Bỉ đồng phần?
Đáp: Là ngay ở tự thức kia khi không thì bình đẳng với tự loại.