TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ DU GIÀ

SỐ 1625 - GIẢI THÍCH LUẬN QUÁN SỞ DUYÊN

Tác giả: Bồ-tát Hộ Pháp. Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh Đời Đường Nếu nói khiến đầu độc người trí Là khiến trí tuệ rất thấu tỏ Và vì tiêu trừ các tội ác Đảnh lễ kính quán các nghĩa đó.


Luận chép: "Nếu thừa nhận các thức, như nhãn thức v.v… đối với các sự lấy, bỏ, hoặc xả bỏ hoặc chọn lấy, đó là quán sát quả, thể của sự bị bỏ, và nhân điên đảo là sự hiển bày. Những câu trong ấy là thuộc về các sự thừa nhận của người khác. Y theo sắc căn và năm thức, do kẻ khác đối với căn và thức kia hoàn toàn chấp làm duyên thật sự. Ý thức thì không như vậy, vì chẳng phải hoàn toàn thừa nhận có duyên nơi xe v.v… hoặc thừa nhận ý thức duyên nơi cảnh thật sự, có một chút phần đó cũng có thể đem tướng tương tự của thức lìa không có cảnh. Đối với nhãn thức v.v… cảnh không lìa nhau, đã được thành tựu rồi mới thành lập, nên đối với cảnh nầy không ân cần. Lại nữa, đối với việc quen tu quả, sắc mà trí biết rõ thật ra không phải là cảnh hoạt động Đát-ca và như điều thấy để an lập. Hiện tại luận nầy chỉ quán về văn và tư mà sinh cảnh của trí chứng đắc. Như vậy cảnh nơi sở duyên của ý thức nầy hoàn toàn trở thành phi hữu, vì ý thức nầy không thể duyên được với nhóm của nó, trở lại duyên theo quá khứ và vị lai, không phải thật sự, cũng giống như vô vi. Đây là những câu nói thuộc về năm thức thân. Nếu thế thì căn và thức dẫn sinh tất cả ý thức. Điều nầy là thế nào? Không phải thân nầy đồng thời với căn thức, hoặc là vô gián, đều là diệt sắc… làm sở duyên, hoặc duyên hiện tại thì đó không phải căn thức, vì đã từng là đã lãnh thọ, đây mới là ý thức tự nó có thể gần gũi duyên với thể tánh của cảnh ngoài, trở thành không bị ngăn lấp… lại trái với tỷ lượng, biết có riêng căn, đây là ngăn dứt tăng thêm sắc, vì là điều mong muốn. Nhưng đối với ý thức thì không tồn tại lại nữa. Nhãn thức… thì sắc làm chỗ nương duyên mới có. Vô biểu sắc chỉ là tánh bất tác, tự thừa nhận là không có bản ý như sắc nầy. Sắc nầy đối với sở duyên làm hiện lượng, vì là tánh được chọn lấy đi, sâu vào đường tà. Đây là ý chánh ngăn dứt tánh sở duyên, nhân theo phương tiện mà ngăn dứt tánh của chỗ nương ấy. Căn đồng thời, sắc của công năng, sẽ lập bày thừa nhận nó. Nói cảnh ngoài, là người kia chấp lìa cảnh nầy mà riêng có cảnh khác, đây là hiển bày về điên đảo. Hiển bày người kia chấp dị sự có thể giữ lấy, nên nói là cảnh. Như thế thì phải nói thế nào? Hoặc duyên nhóm chung, do không phải là nhóm chung, thật sự thì xứng lý, thất ra Như Lai vấn nạn người kia thì tự đạo lý của người đó trước sau trái nhau. Tôi lại có lỗi gì? Duyên thật sự đó và duyên nơi nhóm chung, là điều được thừa nhận. Đem dục ra để trình bày lỗi riêng của nó, lại còn nêu ra sai lầm nầy, hoặc thừa nhận cực vi, tuy cực vi chỉ có cùng tụ rồi mới thấy sinh diệt. Nhưng thật thể thì mỗi mỗi đều là duyên và không duyên nơi nhóm chung, cũng như sắc… nếu tự các căn đều hiện tiền, thì cảnh không tạp loạn. Công năng của các căn kia mỗi mỗi đều quyết định, nhưng đối với thật sự đoạn dứt hữu năng, thì mỗi mỗi cực vi trở thành cảnh của sở duyên. Tánh do nhân kia là tánh nhân của nhãn thức… do thức sinh khởi, có nghĩa gần gũi với chi phần, nhưng có thuyết cho cảnh của sở duyên là thức sinh nhân tại các duyên. Hoặc đối với thức kia làm nhóm chung, là các nhà tạo luận cho tất cả tụ hợp của nhiều cực vi làm sở duyên ấy nên tướng thức sinh. Do đối với nhóm chung mà sinh trí đó, nên quyết định biết tướng kia làm sở duyên. Như có thuyết nói nếu thức có tướng, thì tướng kia là cảnh nầy. Có hai nhà làm luận đều nói tướng kia lẽ ra là lý ấy. Nếu không nói nhân, thì nhân nầy không có thí dụ, cũng như nhân… trở thành tổng tướng nơi tánh cực vi của nhân… đó là tánh của sở duyên thành lập. Lại nữa, nếu tự thừa nhận không đối với chính thật sự duyên bên ngoài của thức, thì phải có lỗi của hữu pháp tự trái nhau, nhưng pháp thì xứng với không thừa nhận. Đây là đối với kẻ khác đều thừa nhận, nên lấy làm thí dụ. Nếu chỉ có như đã nói, phải đối với sự lập nghĩa để thích ứng với nó. Lượng trước ý nói: Nói về hai nhân của phần gốc, chỉ nói về lý do của nhân không, tức nhân vì không có thí dụ cùng thành chung, đây là cần nêu ra nhân tương ưng. Vì sao?

Kế là nói lên luận lý của chính mình, là không sai lầm luống dối, nói cùng thừa nhận của kẻ khác đặt ra âm thanh thứ năm. Nếu thừa nhận làm nhân, cũng như cùng chung thừa nhận các sự không có, vì tánh không có, không phải cực vi của nhân. Và lại nếu thừa nhận thì thể của các cực vi chính là tánh nhân, chỉ nói không hợp là tánh của sở duyên, vì không phải tướng cực vi của tướng kia. Đó là căn thức và cực vi trần, chẳng phải là cảnh. Như căn mà nói, cũng như đối với căn, nếu thật là thức, thì nhân gần gũi để nương, không có tướng căn. Chẳng phải cảnh của nó thì các cực vi kia cũng vậy. Những căn không có tướng, chúng không phải cảnh nầy, thì gọi là gì? Đây là nói danh cảnh, đồng như nói tánh cảnh, là tự, tướng cộng tướng đã rõ, là định. Như thế nào mà tự tướng cộng tướng nầy lại gọi là thấu rõ? Vì như tướng kia mà sinh. Ý của câu nầy là đồng với tướng mạo kia mà thức sinh khởi. Vì tùy theo thể của tướng, thì nói là hiểu rõ cảnh kia. Thật ra lìa thức thì không có cái gì khác đều hiểu rõ. Như vậy có thể cùng với thức làm tánh nhân hay sao? Nhưng chỉ có tướng trạng của cảnh trước. Đối với tông của mình thì cũng như hình bóng trong gương mà an bày, cùng thừa nhận chung, gọi đó là hiểu rõ cảnh. Nhưng chẳng phải cực vi, mỗi tự thể của thức tùy theo tướng trạng, vì do cực vi nảy sinh mà làm thể của cảnh. Nếu có tánh nhân là do nghĩa chẳng phải nhân, sở duyên như căn, tuy là tánh nhân nhưng không làm sở duyên. Nếu do tánh nhân thừa nhận làm sở duyên, thì căn cũng đồng với tánh nhân nầy, lẽ ra phải thành tướng. Đây là nói tướng kia của thuyết trước, xứng với lý, nên nhân có lỗi bất thành. Nhưng có ý hiển không phải chỉ có tánh nhân, tức chính là tướng của sở duyên căn đó. Nếu như đã nói nhân sẽ làm năng lập, thì tánh nhân kia do đó làm tánh của sở duyên hay sao? Đối với căn cũng thành lỗi.

Nếu vậy, là do tướng kia, nghĩa đó như thế nào? Để nói về thành lập tông của mình, do phi (chỗ sai quấy) chỉ nói lỗi của tông khác thì nghĩa liền thành lập. Câu nói nầy là hiển rõ chỗ sai liền có thể sinh tướng của tự thứ. Cảnh không phải là cực vi, cũng như nhãn… nếu đó là nói tánh nhân, sẽ làm chỗ lập tông khác ở trước của luận chủ, nói về chỗ cùng thừa nhận của tha, lúc nầy có ý ngăn dứt tha, hiển tự (mình), nghĩa "năng phá" được thành lập. Đặt câu nói nầy rồi thì thừa nhận tông là quyết định tánh nhân kia, không quyết định tông khác, sợ tông khác không thừa nhận, trước đến nay cùng với tha nêu ra thành bất định, tức là năng phá. Thế nào là giả mượn tự tông lại do tỷ lượng? Phàm nói bất định, là chưa chắc quyết định, không thành thì sợ đưa đến nghi ngờ, do đó cần phải lập lượng, hoặc có thể do lượng nầy không phải tướng kia, đối với các cực vi không phải quyết định nhận rõ tánh, như tướng do thức sinh, đó là quyết định rõ, vì đã là phi (sai quấy). Nhân biết đúng quyết định rõ, điều nầy cũng không có lý do, lẽ ra có thể nói không phải tánh nhất định rõ chỉ nêu ra nhân nầy không phải là sở duyên. Như cực vi của căn, là có các cực vi làm các thức sai khác để hiển bày chỗ thành lập nhãn thức không thể bày rõ cực vi sắc, vì không có tướng, như các căn, thức khác. Như vậy các thức khác, ngược lại điều nầy lẽ ra phải nói, câu nói "Như căn thành ra làm thừa (cỗ xe)", thí dụ đó cần phải y theo nghĩa mà đưa ra.

Lại nếu nói là tánh nhân, thì là vô dụng. Tánh nhân kia tuy nương vào dụng, không phải tánh sở duyên. Tánh nầy cũng vậy, thật ra là hữu dụng, nhưng không phải tất cả cực vi của âm thanh… có thể là thức của căn khác sinh nhân, đối với tự thể của thức không có nhóm hiển hiện, chẳng phải sở duyên. Cũng như căn có nhiều cực vi, do tướng trạng của cảnh an bày tại thức, là tánh của tướng, vì tướng nầy là phi hữu. Lý thì nói chính là không có nhóm hiển hiện, như vậy lại nói Bát-la-ma-nộ không phải là sở duyên, vì năng lập của tướng không tương ưng, và vì không phải lượng của tánh cảnh khéo thành. Nếu như thế thì nhóm chung là cảnh, nhưng do đã nói các cõi có thể lập, nếu đối chiếu tông mô a thì đều có tánh bất thành, lý thật là như vậy. Nhưng nhóm chung thật có tướng, có thể là sở duyên không có tánh nhân, nên do tướng thức kia không thể sinh nhóm chung nơi tướng thức. Nhóm chung không sinh thì tướng kia không sinh, thức nầy như thế nào? Khiến cho thức ấy nương nơi tướng của sở duyên thì không tương ưng nên không phải nghĩa của sở duyên. Do trước đã nói, tướng kia xứng lý thì duyên nầy không thành, như thế thì vì sao nói là tướng của sở duyên? Phàm là cảnh, thì lý phải sinh tợ tự tướng của thức, thức tùy theo cảnh thì tướng kia là năng sinh, tướng kia là sở duyên. Có thuyết nói: Hễ là cảnh, thì lý phải là tâm và nhân của tâm sinh khởi. Nhân nầy đã sinh khởi rồi, thì tùy theo cảnh lãnh thọ, đưa ra ngôn luận, lúc đó gọi cảnh là cảnh của sở duyên. Nếu nghĩa có đủ hai thứ tướng nầy, thì nghĩa ấy mới thích hợp gọi là sở duyên, là cảnh của sở duyên tánh năng sinh, dẫn A-cấp-ma (A-hàm) làm chứng, thì tánh của năng sinh nầy tức là tánh duyên sinh. Vì sinh nhân nầy thức kia sinh duyên, cùng chung thừa nhận là cảnh của sở duyên. Tự thể tướng hiện, trong ấy vô ích, nên không nói. Có thể nhóm chung là không phải năng sinh, vì không phải thật sự. Do nhóm chung của nó không phải thật sự, nhóm chung nầy đối với nhóm tụ và hai tánh một, dị là không thể nói năng. Lại nữa, không và có là các sự không thật, có thể sinh khởi công năng của quả dụng, cũng như hai mặt trăng, như mặt trăng thứ hai, không thể sinh tướng mặt trăng thứ hai của thức. Nếu thế thì nhân nào có tướng ấy hiển hiện? Vì căn tổn hại, hoặc có khi nhãn căn do mù lòa… mà tổn hại đức sáng của nó, từ sự tổn hại về căn xứ nầy mà thấy có hai mặt trăng, không phải là thật cảnh. Do hai mặt trăng nầy, giả sử có tướng kia, nhưng không phải cảnh nầy. Như mặt trăng thứ hai, giả sử khiến cho thức nầy có tướng trạng kia, vì bất sinh nên không gọi là cảnh, đây là do không phải thật có tánh. Nhóm chung không phải là sinh nhân của thức, vì không phải thật tánh nên như mặt trăng thứ hai. Do đó mới lập tánh phi nhân, không phải sở duyên trở lại như mặt trăng thứ hai. Lại nữa, đem thí dụ mặt trăng thứ hai nầy đối với tướng nhân kia, phải biết đó chính là nói lỗi bất định, lại do nghĩa lý của thức thành tựu cho nên lỗi đó là trái nhau.

Lại nữa, duyên nhãn thức mà không duyên các nhóm họp sanh, vàng… là do tự thể của nhãn thức kia chẳng phải tánh sinh, như các căn thức khác. Đây là thí dụ cùng chung thừa nhận nên không nói riêng, vì thí dụ mặt trăng thứ hai chẳng phải thật sự, phải biết thí dụ nầy đối với tánh phi nhân mà thành lập. Như đã nói, giả sử có tướng tánh, nhưng chẳng phải cảnh, thì lời nói đó chẳng phải là nghĩa của nhân. Nếu nói không có mặt trăng thứ hai, thì như thế nào hiện thấy có hai tướng sinh khởi? Từ bên trong an bày công năng sai khác, đã đồng đều theo thứ lớp của nó, thì tức tương tự liền chuyển sinh, cũng như khi mộng thấy có cảnh khởi, do đấy khiến cho kiến giải tương tự luống dối ấy dấy khởi, đối với mặt trăng đó mà nương theo thấy mặt trăng khác. Có người nói, nhưng đối với nhãn thức khi cả hai mặt trăng cùng hiện, tức hai mặt trăng nầy thứ lớp khó ấn định, sẽ khởi ý thức đồng thời sau hai thứ tướng nầy, thì liền nói tôi thấy mặt trăng, đó là mặt trăng thứ hai. Hoặc có người lại bảo cùng thừa nhận thì nói số có sai lầm lẫn lộn vì do căn bị tổn hoại, nếu đối với tông không thừa nhận cảnh bên ngoài, như vậy nhiều người thấy thì chỉ là vọng chấp, vì không phải sở duyên vô gián của nhãn thức dẫn sinh ý thức. Có thể trong một lúc mà cùng duyên cả hai tướng, khởi kiến giải như vậy mà thấy hai mặt trăng hay sao? Lại nữa, đối với thức của âm thanh… duyên âm thanh, không biết thứ lớp của nó phải có hai âm thanh… mà hiểu là đồng thời khởi hay sao? Ý thức của người có đôi mắt tốt thứ lớp còn nhiều khó hiểu, huống chi nương vào thức của sắc căn, suy lường sự sai khác đó, trở thành phần nhiều có hai tướng đồng thấy một Chiên-đạt-la. Nếu có khi lìa thức thừa nhận thật có, điều nầy đâu cần nhọc mệt gì vọng chấp tăng thêm hai mặt trăng, đối với số có sự thác loạn đó, nếu lìa ngoài thức chấp có hai thứ nhóm chung của cực vi, thì thiếu một phần nghĩa. Lại nữa, như đã nói năng lập có thể chê trách lực của đạo lý, lấy đó làm cảnh thì trở thành bất tương ưng, vì thiếu một phần. Tự thể tướng hiện và tánh năng sinh có đủ hai phần nầy mới là sở duyên. Đối với xứ của cực vi thì thiếu chi đầu tiên, đối với bên thứ hai thì liền mất thứ hai. Nếu vậy, như vừa luận trước, hai thứ lỗi thuộc về sai sử không khác nhau. Có người nói tướng tập, là đối với xứ cực vi, mỗi cực vi đều có tướng tập, ngay tập Trần-nầy có tướng hiện, tùy tất cả bao nhiêu cực vi, thì tập trần đều có ở xứ cực vi, có tướng nhóm chung sinh tự tướng thức, vì thật có tánh, lẽ ra là sở duyên, đây là hai chi song song, vì đều là có, là đối với tất cả thành lập ở trước. Cầu tiến thì không có lý do, là tướng nhóm họp tức là cực vi hay là không phải như vậy? Do nghĩa của các cảnh có nhiều tướng, tức là các cực vi nầy thừa nhận có tướng trạng cực vi, cũng có tướng nhóm họp. Như thế nào khiến cho hai tướng cùng ở chung trong một sự là xứng lý hay sao? Hễ là vật các hữu nhóm Sắc hợp thì đều lấy bốn đại như địa v.v… làm tánh, các vật kia đều là tự tánh có công năng thù thắng, các tướng sanh vàng… tùy sự tùy căn mà làm cảnh nhận biết phân biệt, ngay tướng nầy đối với xứ cực vi có nhiều tướng xứ của nó, có tập tướng nhóm chung, tức là lấy tướng nầy làm cảnh hoạt động của nhãn thức… là tánh hiện lượng. Nếu vậy, đối với các xứ cực vi, thì thức có tướng tụ, vì sao không nói? Trần có tướng tụ vì sao không nói thức có tướng tụ? Vì thế nói: "Nhưng đối với các xứ cực vi có tướng nhóm chung", tức là lấy tướng nầy làm phương tiện, cũng hiển ra thức có tổng tướng của cực vi. Nếu như thế thì mỗi cực vi đều có tướng nầy, vì sao lại nói là tướng tổng tập? Nhóm Sắc có nhiều cực vi phân biệt, là luận đã thừa nhận, vì đây là tánh tổng tập của nó, không phải thật có, như trước đã trình bày, không cần thuật lại. Có ý thú riêng, dù có sự thật có tự thể riêng khác nhau, nhưng tướng trạng nầy, chỉ đối lập với tập xứ, lại càng nương tựa nhau mới có thể hiểu rõ, nói quán tập tướng, lại càng không có tướng nào khác. Lại nữa, nếu các hữu cực vi tụ hợp làm tánh, nhưng một sự có hơn kém thì tùy theo sự mà quán, cũng như màu sanh lá cây là địa giới của nó. Các thuyết như vậy thật xứng lý. Nếu thừa nhận như thế, thì như cực xích vật (vật rất đỏ) khi mới sinh khởi, mọi việc đều mạnh mẽ, không cần dung chứa, nương vào chỗ dung chứa nơi hữu xứ khởi sự đắn đo nầy: "Nếu thế thì vì sao nói các cực vi là cái mà phi căn nhìn thấy? Lại nữa, vì sao chỉ có như trí có thể thấy cực vi? Vì tướng trần không phải là nghĩa của thức, không phải là cảnh giới nương căn thức, nên nói phi căn và nghĩa của phi căn, chỉ là sự quán sát của như trí. Lại nữa, vì sao lý thì thấy cực vi, còn hình tướng của trần thì không thấy? Như tánh cứng… như cứng chắc, nhuần thấm… đối với sanh vàng… nếu có việc đó thì không phải cảnh giới của nhãn thức… công năng của căn, vì mỗi mỗi đều quyết định. Trần cũng như vậy, không trái với sự thừa nhận chung lẽ nào chẳng phải hiển cực vi, không có tánh cứng của nó vì tự thể riêng, đây là đối với tông pháp thừa nhận chung có mười xứ, chỉ là đại chủng, câu nói nầy không lỗi, nhưng điều nầy đã trình bày. Sự hiểu biết về bình chậu… của ông, là sự chứng như vậy của ông, đối với bình và chậu liền thành căn giác, tương tự mà quán đối với tự cảnh, vì thức không sai khác. Lại nữa, do căn giác, tùy sự hiện có cảnh mà sinh lẫn nhau, nên cảnh của thức không khác, làm sao biết được? Vì không phải đối với xứ của các bình, chậu v.v… đo có nhiều cực vi có riêng khác mà luận nầy nói, nhưng các cực vi lấy nhóm chung tướng mà làm cảnh của nó, chắc chắn không phải khi tự thể rõ biết của bình chậu… đối với nhiều tụ thể có mảnh riêng khác với thật sự. Ngoài tướng mạo thì không riêng có thể tích tụ có thể đạt được, nên duyên căn thức liền thành tướng trạng, không có sai khác. Do đây mới thành tự thể của trần, là tánh của sở duyên, lại không phải đối với tướng xứ không khác nhau mà che lấp duyên quán sát, vì tánh hiểu khác như duyên sanh vàng… nếu tướng khác, thì nói khác đó là tướng, là hình dáng phân bố có sai khác, đối với cổ bụng đáy của bình chậu… tức viên ngọc báu có dị trạng, là do cảnh có khác thì biết mới có khác, cho đúng lý là không có sự như vậy, không phải cảnh được quán xứ của căn thức mà cực vi có khác, nhưng nhóm chung nầy là Tam-Phật-lật-để (thế tục đế), còn nhóm chung nầy không phải cảnh của căn thức, điều nầy đã phá từng bộ phận. Lại nữa, không phải phi cảnh có riêng mà khiến cho thức có khác, có thể là xứng lý, làm sao biết được? Hình dáng riêng biệt của các xứ cực vi, chẳng phải có hình tướng của cực vi, vì không có riêng khác. Phàm các sự vật có chi phần, thì chắc chắn có hình dáng khác nhau, đối với phương và xứ mà chuyển biến, nhưng thể của các cực vi thì không có phương phần, đến cùng cực xứ, thì xứ nầy làm sao đã từng có hình dáng riêng khác? Đối với bình chậu… nếu khiến cho các sự khác nhau, nhưng tánh cực vi không hề có khác nhau, vì đây là một thể chưa từng có giảm, nên nhất định biết đối với nhóm chung xứ không phải có thật vật. Hễ là có góc cạnh bày bố hình dáng thì đều là cảnh nơi chốn hành xứ của căn thức.

Từ trên đến đây, có nhiều câu hỏi vặn, ý là muốn hiển bày có tướng riêng, hiểu biết bình chậu… không phải lấy việc riêng làm cảnh của sở duyên, cũng như tình của Tô-khư độc-khư. Nhưng cực vi là cảnh không riêng biệt, tức là nói rõ không phải tánh cảnh kia. Hoặc tướng khác nhau mới nói là khác. Câu nầy có ý hiển bày, vừa nói không phải lấy sự không riêng khác làm cảnh, thì đã lập thành. Ý đó nói cực vi làm cảnh, thật ra là không khác, nhưng vì hình tướng khác nên khác. Cực vi không khác, ta cũng thừa nhận chung, là đã lập thành, vì các lượng cực vi không khác nhau. Đây là nói lên các việc khác nhau, là biệt cảnh, đáp không phải đã thành, hoặc có thể đây là nói về thức của các căn, đối với bình chậu… không có tánh tướng trạng của cực vi, cho nên chẳng phải sở duyên, cũng như các thức khác. Các thức khác là ý, hoặc là các căn thức khác, khi chỉ duyên màu sanh thì không có tướng vàng. Đối với các cực vi, tuy thể có nhiều mà không sai khác, nhưng các căn thức có tướng sai khác, đây là cộng thành, chẳng phải tánh tướng trạng của trần khen ngợi đối với cực vi. Hai chữ sai khác đồng với hỏi đáp ở trước. Nếu nhóm chung của nó đã thừa nhận có tướng che lấp, hình không phải thật cảnh thì lý mới có thể thành, như lý thắng thì nên thành lập. Nếu nói lìa cực vi như vậy cũng như lìa các tướng kia, thì giác liền không có, cũng quân lính… đây là nói bình chậu… nghĩa không thật. Do chẳng phải thật sự, đây là nói lên các thứ không chẳng phải thật của các tông khác đều là không phải bỏ nó trái với sự kia, như đối với âm thanh… thì hiểu biết màu sanh không phải có, đây là hình tướng khác nhau, có tướng che lấp, vì lấy bình chậu… đó làm tánh cảnh. Tuy dẫn nhiều đạo lý dị kiến, nhưng không bao giờ có thể hiển bày thể thật sự của cực vi có sự sai khác. Y theo thể của nội cảnh, cho lập sự việc nơi sở duyên của tự tông, hoặc cùng bác bỏ cho không có cảnh sở duyên, liền trái với thế tục, tự thừa nhận lỗi của tông, vì bốn thứ tánh duyên đối với kinh mà nói. Âm thanh bên trong ở đấy là hiển bất ly, đối với thức làm sở duyên. Nói thể cảnh là phần được giữ lấy là nghĩa thức biến làm tướng cảnh, nhưng ngoài thức riêng phần mà trụ, lấy làm cảnh thì trái với lỗi của thế gian, như trước còn tồn tại là do các thế tục cùng thừa nhận ở ngoài cảnh trụ, lẽ ra nói như bên ngoài, cảnh nầy không lìa thức, phần được giữ lấy của nó như bên ngoài hiện, nói ta thấy cảnh, là sinh tưởng mạn. Thật ra đây là nhân, như đối với nhãn thức hiện cảnh ngoài râu tóc… tuy không cho là thật, nhưng không có cảnh bên ngoài, vì tánh không biết rõ. Lấy lý tìm tòi rốt ráo thì không thể hiểu rõ tự thể của nó nhất định ở bên ngoài. Nếu khiến cho thừa nhận cảnh kia thật có tướng bên ngoài, nhưng chẳng phải thức duyên, chẳng phải tánh của tướng kia, không phải tướng của cực vi hiển hiện, thì như khi tương tự tướng bên ngoài hiển hiện, thì đây là duyên của sở duyên, vì tướng kia tương ưng. Nếu như cùng với tướng lý tương ưng, thì đây tức là đây, như nhân tánh… do tương ưng với lý của tự tướng. Lại hiển bày thể tướng của sở duyên sai khác, như nói thức có tướng kia nên đồng nói về không nhờ việc bên ngoại làm cảnh, như sự chấp của tình mà tướng cảnh theo đó sinh. Lại sự chấp trước của tình, nếu lìa thức thì không phải bên ngoài mà có. Cảnh tướng nầy ban đầu không lìa thức, do đó gọi là nội cảnh tướng. Âm thanh bên trong ở đây là nói không lìa thức, vốn không ở bên ngoài thức, đối chiếu cái gì làm âm thanh bên trong và từ đó sinh, có nội thanh nầy mới sinh, hoặc có thể từ âm thanh ấy, do thức thứ bảy mà năm thức có khác, vì không phải lìa cảnh mà có được thức, nên có âm thanh ấy thì thức mới sinh, không nói thức thứ năm vì hai pháp hợp chung để nói về sở duyên của nó, đạo lý hợp chung để hiển bày năng lập. Đây là lấy cảnh của cộng tướng làm năng lập. Nếu sai khác, thì bắc hoặc nam không duyên việc bên ngoài, đối với việc mộng lấy để hiển bày như nói hai thứ làm một năng lập, thức có tướng lại là thức đó sinh, duyên nơi hai dụng nầy mới thành nhất lượng. Nếu thừa nhận có nội tướng của nó thì chỉ quán cảnh bên ngoài mà vọng có tướng. Nói không có tướng địa, như tình chấp cảnh, sinh ra lãnh thọ tướng trạng của cảnh, phô bày ở trong cho là xứng lý. Vì sao một phần kia được làm duyên đồng sinh? Phần được chọn lấy của nó lìa thức thì không có, tức một phần nầy trở lại sinh thức, liền thành lỗi tự thể mâu thuẫn, vì trở lại làm tánh của một phần kia, như phần có thể giữ lấy thì đây mới là thành, không phải là tánh của năng sinh, chỉ do tướng bên ngoài nhiễm thức mà sinh. Đây là tướng phần đồng khởi với thức, không phải cả hai đồng thời có tánh nhân quả, như hai sừng bò, lại cũng chẳng phải đối với sự không khác của nó, cùng lúc lấy âm thanh đồng bạn mà hợp chung lại nói, cũng không phải đối với thức mà nói có cảnh riêng. Vì sao gọi là đồng bạn tánh? Đúng ra là như vậy, nhưng do lực sai khác của tướng trạng, y cứ đoán là khác mà nói, do có kiến phần và tướng phần khác nhau, cho nên thức mới có sai khác. Nếu vậy thì tánh duyên cũng lẽ ra chỉ là chỗ chấp, không phải sự phân biệt, có thể của tự tánh, điều nầy lẽ ra phải thành tánh duyên không thật. Nhân nầy trái nhau vì nghĩa duyên của nó, đối với sự chấp cảnh sai khác cũng cùng thừa nhận, như thức đồng phần của đẳng vô gián diệt, khi bị cắt đứt thì thức nầy cũng dùng bốn thứ nhiều duyên làm duyên.


[Đầu trang][Mục lục Bộ Du Già][Mục lục tổng quát]