TẠNG LUẬN
SỐ 1631 - HỒI TRÁNH LUẬN
Tác giả: Bồ-tát Long Thọ. Hán dịch: Đời Hậu Ngụy, Tam Tạng Pháp sư Tỳ Mục Trí Tiên và Cù Đàm Lưu Chi.
Lời kệ hỏi rằng:
Nếu tất cả vô thể
Ngôn ngữ là tất cả
Ngôn ngữ tự vô thể
Làm sao ngăn thể đó?
Nếu ngữ có tự thể
Tôn sở lập trước hoại
Như vậy là có lỗi
Nên thay nói thắng nhân
Nếu nói nhưng không tiếng
Thời nghĩa ấy không đứng
Tiếng có thể chận tiếng
Không tiếng sao chận được
Nếu bảo chận sự chận
Như vậy cũng không được
Như vậy tôn tướng ông
Tự hoại chẳng do tôi
Nếu hiện đó là có
Thời ông có thể hối
Nếu hiện đó là không
Thì làm sao được hối?
Nói hiện tỷ A-hàm
Thí dụ gồm bốn lượng
Hiện A-hàm kia thành
Thí dụ cùng đã thành
Người trí hiểu pháp thuyết
Thiện pháp có tự thể
Người đời hiểu hữu thể
Ngoài pháp cũng như vậy
Pháp xuất thể pháp xuất
Là bậc Thánh nói ra
Như vậy pháp không xuất
Pháp không xuất tự thể
Các pháp nếu vô thể
Vô thể không có tên
Có tự thể có tên
Vậy gọi tên thế nào?
Nếu lìa pháp có tên
Ở trong pháp đó không
Nói lìa pháp có tên
Người đó thời có hỏi
Pháp nếu có tự thể
Có thể chận các pháp
Các pháp nếu vô thể
Làm thế nào chận được?
Như có bình có bùn
Có thể chận bùn bình
Thấy có vật thời chận
Thấy không vật không chận
Nếu pháp vô tự thể
Ngôn ngữ làm sao chận?
Nếu không pháp bị chận
Không nói cũng thành chận
Như người ngu si kia
Vọng chấp lửa là nước
Nếu ông chận vọng chấp
Việc ấy cũng như thế
Chấp sở thủ năng thủ
Chận sở chận năng chận
Như vậy sáu loại nghĩa
Đều rõ là có pháp
Nếu không thủ sở thủ
Cũng không có năng thủ
Thì không chận sở chận
Cũng không có năng chận
Nếu không chận sở chận
Cũng không sở năng chận
Thì tất cả pháp thành
Tự thể nó cũng thành
Nhân khác nếu không thành
Tự thể nhân thế nào?
Nếu pháp không có nhân
Làm sao được nói thành
Ông nếu nhân không thành
Các pháp hối tự thể
Tôi cũng không nhân thành
Các pháp có tự thể
Nếu có nhân vô thể
Là nghĩa không tương ưng
Thế gian pháp vô thể
Thì không được nói có
Trước chận sau bị chận
Như vậy không tương ưng
Nếu sau chận và tịnh
Như vậy biết có thể.
Nếu tôi rời ngôn ngữ
Pháp nhân duyên hòa hợp
Là chính thành không nghĩa
Các pháp không tự thể
Nếu nhân duyên không pháp
Ta nay nói nghĩa này
Người nào có nhân duyên
Nhân duyên đó vô thể
Hóa nhân ở hóa nhân
Ấu nhân ở ấu nhân
Như vậy chận sở chận
Điều nói đó cũng vậy
Ngôn ngữ không tự thể
Điều nói cũng vô thể
Ta như vậy không lỗi
Không cần nói thắng nhân
Ông nói không âm thanh
Chẳng phải ta thí dụ
Ta chẳng lấy thinh này
Giỏi chận âm thanh đó
Hoặc như có trượng phu
Vọng chấp thân hóa nữ
Mà sinh khởi dục tâm
Nghĩa đây cũng như vậy
Cùng không thể được thành
Trong hưởng ấy không nhân
Ta dựa vào thế đế
Nên mới nói như vậy
Nếu không dựa thế đế
Không chứng được chân đế
Nếu không chứng chân đế
Không chứng được Niết-bàn
Nếu tôn ta là có
Ta chính là có lỗi
Tôn ta vì không vật
Nên như vậy không lỗi
Nếu ta chấp chuyển hối
Thì phải dụng hiện tại
Chấp chuyển hối có lỗi
Không vậy thế nào lỗi?
Nếu lượng pháp được thành
Đó lại có lượng thành
Ông nói lượng chỗ nào
Thì được thành lượng ấy
Nếu lượng rời lượng thành
Ông tranh nghĩa là mất
Như vậy là có lỗi
Nên lại nói thắng nhân
Do như ánh sáng lửa
Tự chiếu và chiếu vật
Lượng này cũng như vậy
Tự tha đều được thành
Lời ông nói có lỗi
Chẳng phải lửa tự chiếu
Vì nó không tương ưng
Như thấy tối trong bình
Lại nếu lời ông nói
Lửa tự tha đều chiếu
Như lửa đốt cái khác
Sao nó không tự đốt?
Lại nếu lời ông nói
Lửa giỏi chiếu tự tha
Tối cũng nên như vậy
Tự tha bị che phủ
Ở trong lửa không tối
Chỗ nào tự tha trụ
Tối ấy giết được sáng
Lửa thế nào có sáng
Như vậy lúc lửa sinh
Tức lúc sinh mới chiếu
Lửa sinh chiếu bóng tối
Nghĩa ấy không tương ưng
Nếu lửa không chiếu tối
Mà có thể phá tối
Lửa ở tại chỗ này
Nên phá tất cả tối
Nếu lượng năng tự thành
Không chờ sở lượng thành
Thì là lượng tự thành
Không đợi tha năng thành
Nếu không đợi sở lượng
Mà lượng ông được thành
Như vậy là vô nhân
Dùng lượng lường các pháp
Nếu vật của sở lượng
Chờ lượng mà được thành
Thì là thành sở lượng
Chờ lượng sau đó thành
Nếu vật không lượng thành
Đó là không chờ lượng
Ông sao dùng thành lượng
Lượng kia sao bị thành?
Nếu ông thành lượng đó
Đợi cái bị lượng thành
Thì là lượng sở lượng
Như vậy không rời nhau
Nếu lượng thành sở lượng
Nếu sở lượng thành lượng
Nếu ông là như vậy
Cả hai đều không thành
Lượng được thành sở lượng
Sở lượng được thành lượng
Nếu nghĩa như vậy đó
Làm sao cùng được thành?
Sở lượng năng thành lượng
Lượng năng thành sở lượng
Nếu nghĩa là như vậy
Làm sao năng tương thành?
Vì là cha sinh con
Vì là con sinh cha
Thế nào là năng sinh
Thế nào là sở sinh
Thế nào gọi là cha
Thế nào gọi là con
Ông nói hai loại này
Cha con cùng có nghi
Lượng chẳng tự năng thành
Chẳng phải đây đó thành
Chẳng phải lượng khác thành
Chẳng vô nhân duyên thành
Nếu điều pháp sư nói
Thiện pháp có tự thể
Tự thể thiện pháp này
Pháp nên phân phân nói
Nếu tự thể thiện pháp
Từ nhân duyên mà sinh
Thiện pháp là tha thể
Thì tự thể là sao?
Nếu có vài thiện pháp
Không từ nhân duyên sinh
Thiện pháp nếu như vậy
Không trụ nơi phạm hạnh
Chẳng pháp chẳng phi pháp
Thế gian pháp cũng không
Có tự thể là thường
Thường thì không nhân duyên
Thiện, bất thiện, vô ký
Tất cả pháp hữu vi
Như ông nói là thường
Như vậy là có lỗi
Nếu như nói hữu danh
Ngôn thuyết có tự thể
Ông khá hỏi kệ đó
Bảo danh ngã không thật
Nếu đây danh không có
Thì có cũng là không
Nếu nói có nói không
Tên ông có hai lỗi
Nếu danh đây là có
Thì không cũng là có
Nếu nói không nói có
Ông cãi có hai lỗi
Như vậy trước tôi nói
Tất cả pháp đều không
Nghĩa tôn tội như vậy
Thì không mắc lỗi lầm
Nếu riêng có tự thể
Không ở trong pháp này
Ông nghĩ nên ta nói
Đây thì không cần nghĩ
Nếu có thể bị chận
Nếu không được nói thành
Nếu vô thể vô không
Làm sao bị chận thành?
Vì sao ông phải chận
Điều ông chận là không
Pháp không mà có chận
Như vậy có lỗi tránh
Ta không có ít vật
Chính vì ta không chận
Như vậy ông vô lý
Uổng hoạnh mà hỏi ta
Ông riêng pháp ngôn ngữ
Nay ta nói nghĩa đó
Vô pháp được nói lời
Thì ta là không lỗi
Ông nói dụ nai ái
Để làm rõ nghĩa lớn
Ngươi nghe ta có nói
Như thí dụ tương ưng
Nếu nó có tự thể
Không cần nhân duyên sinh
Nếu cần nhân duyên ấy
Như vậy được nói không
Nếu chấp thật tự thể
Ai là giỏi chận hồi
Ngoài ra cũng như vậy
Vậy nên ta không lỗi
Đây nói vô nhân ấy
Nghĩa trước đã nói rồi
Trong ba thời nói nhân
Bình đẳng đó mà nói
Nếu nói nhân ba thời
Trước như vậy bình đẳng
Như vậy nhân ba thời
Cũng nói không tương ưng
Nếu ai tin vô không
Thì họ tin tất cả
Nếu ai chẳng tin không
Thì họ không cả thảy
Không tự thể nhân duyên
Một trong ba đường nói
Ta quy mạng đảnh lễ
Vô thượng đại trí tuệ.
Kệ ban đầu nói:
Nếu tất cả vô thể
Ngôn ngữ là tất cả
Ngôn ngữ tự vô thể
Sao giỏi chận thể kia.
Kệ này nêu ra nghĩa gì?
Nếu tất cả pháp đều là nhân duyên thì nhân duyên này có hòa hợp và phân ly. Đây tức là không có tất cả tự thể. Như vậy tất cả pháp đều "Không". Như mầm không phải có trong hạt giống, không phải có trong nhân duyên, đất, nước, gió, hư không v.v… không phải có trong mỗi mỗi nhân duyên, không phải có trong các nhân duyên hòa hợp, không phải lìa nhân duyên hay trong nhân duyên hòa hợp, chẳng phải có trong nơi chắc chắn riêng biệt. Nếu trong những điều kiện này v.v… tất cả pháp đều không có thì như có thể nói mầm không có tự thể. Nếu như vậy thì không có tất cả tự thể cho được phép nói "Không". Nếu tất cả pháp đều "Không" thì không thể có "Ngôn ngữ". Nếu không có "ngôn ngữ" thì không có gì có thể ngăn cản tất cả các pháp. Nếu ý ông bảo rằng ngôn ngữ chẳng "Không" thì đã nói tất cả các pháp đều không có ngôn ngữ thì nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Vì ông nói tất cả các pháp đều "Không" thì ngôn ngữ cũng "không". Vì sao? Vì trong nhân không có, trong bốn đại không có, trong mọi thứ không có trong hòa hợp không có, trong nhân duyên hòa hợp và không hòa hợp tất cả đều không có. Như vậy ngôn ngữ không có trong yết hầu, không có trong môi, lưỡi, răng, mũi, đầu v.v… tất cả đều không có trong hòa hợp cũng không có trong hai xứ không có mà chỉ có nhân duyên bền chắc và nhân duyên hòa hợp. Nếu lìa nhân duyên hòa hợp như vậy thì không có pháp riêng biệt. Nếu như vậy thì tất cả ngôn ngữ đều không có tự thể. Nếu như vậy không có tự thể ngôn ngữ, thì tất cả pháp đều không có tự thể. Nếu ngôn ngữ này không có tự thể thì chỉ có ngăn chận tên gọi mà không thể ngăn chận pháp. Ví như không có lửa thì không thể đốt cháy, cũng như không có dao thì không thể cắt đứt được, lại như không có nước thì không thể thấm ướt. Như vậy, không có ngôn ngữ tại sao nói có thể ngăn chận tự thể của các pháp. Tuy ngôn ngữ không thể ngăn chận tự thể của các pháp, nhưng tâm chớ nghĩ chận tự thể của các pháp. Chữ "Hồi" nghĩa là "Không tương ứng". Lại nữa nó còn có nghĩa như kệ nói:
Lời nói có tự thể
Chỗ lập tôn trước hỏng
Như vậy tức có lỗi
Nên nói nhân thù thắng.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ngôn ngữ có tự thể thì sự lập nghĩa tôn trước của ông tự hoại và như vậy thì mắc lỗi. Nếu vậy thì nên nói là nhân thù thắng. Nếu ý ông nói ngôn ngữ có tự thể, các pháp khác thì "Không" tức như vậy là trái ngôn ngữ "Không" của các pháp và tôn chỉ của ông cũng hư hỏng. Lại nữa có nghĩa tức ngôn ngữ không lìa tất cả các pháp số. Nếu tất cả pháp đều là không thì ngôn ngữ cũng không. Nếu ngôn ngữ "Không" thì không thể ngăn chận tất cả các pháp. Nếu như vậy thì đối với sáu thứ tranh luận tương ưng sao ông không tương ưng? Ông nói tất cả các pháp đều không tức ngôn ngữ cũng không. Tại sao? Vì ngôn ngữ cũng là tất cả pháp nên ngôn ngữ nếu "Không" thì không thể ngăn chận. Người kia nếu ngăn cản cách nói tất cả các pháp đều "Không" tức là không tương ưng. Lại nữa nếu ngôn ngữ tương ưng có khả năng ngăn chận thể của tất các pháp thì tất cả pháp không và ngôn ngữ tức là "Bất không". Nếu "Bất không" ngăn chận tất cả pháp tức là "Bất tương ứng". Nếu các pháp vốn "Không", ngôn ngữ "Bất không" thì có chỗ nào ngăn chận? Lại nữa nếu ngôn ngữ này nhập vào trong tất cả các pháp thì thí dụ không có tương đương. Nếu ngôn ngữ kia là tất cả thì tất cả đã "Không" cho nên ngôn ngữ ấy cũng "Không". Nếu ngôn ngữ không thì không có khả năng ngăn chận. Nếu ngôn ngữ "Không" các pháp cũng "Không", dùng "Không" có thể ngăn chận các pháp khiến trở nên "Không". Như vậy "Không" cũng là nhân duyên. Điều này tức là không thể xảy ra. Lại nữa, nếu ông sợ thí dụ không tương đương thì tất cả pháp "Không" có khả năng làm tác nhân duyên. Như vậy "Không" và ngôn ngữ tức không thể ngăn chận tất cả tự thể. Lại có nghĩa một bên có lỗi, vì pháp có "Không" thì cũng có "Bất không". Người kia nếu có lỗi bèn nói nhân thù thắng. Nếu một bên "Không" và một bên "Bất không" thì như vậy nếu nói tất cả pháp đều không, không có tự thể tức nghĩa ấy không tương ưng.
Lại có nghĩa như kệ nói:
Ông nói như không tiếng
Thì nghĩa ấy không đúng
Tiếng có thể ngăn tiếng
Không tiếng sao ngăn được?
Kệ nầy làm rõ nghĩa gì? Nếu ý ông bảo tiếng có khả năng ngăn tiếng, như có người nói: Ông từng ra tiếng. Họ tự ra tiếng và có thể ngăn tiếng. Như vậy như vậy, hết thảy pháp không, ngữ không có thể ngăn. Điều này nay tôi nói nó không tương ưng. Tại sao vậy? Vì tiếng này có thể ngăn tiếng kia. Ông bảo không có thì không thể ngăn tự thể các pháp. Nghĩa mà ông lập ngữ cũng là không, các pháp cũng không. Như vậy nếu bảo như không có tiếng thì đây không có lỗi. Kệ nói:
Ông bảo ngăn sự ngăn
Như vậy cũng không đúng
Tướng tôn ông như vậy
Tự hỏng nào phải tôi.
Kệ này muốn nói rõ nghĩa gì? Nếu ý ông muốn nói ngăn chận sự ngăn chận cũng như thế thì điều ấy không tương ưng. Nếu ông nói "Ngôn ngữ của tôi có thể ngăn chận tất cả các pháp có tự thể" thì điều ấy không tương ưng. Điều này nay tôi nói nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Vì biết được tôn tướng như vậy là lỗi của ông chứ chẳng phải tại tôi. Vì ông nói tất cả pháp đều "không" thì như vậy nghĩa "tôn" trước của ông có lỗi chứ chẳng phải tại tôi. Nếu ông nói ngăn và sở ngăn của ông không tương ưng thì nghĩa này không đúng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu kia hiện là có
Ông có thể hồi chuyển
Kia hiện cũng không có
Sao bám vào hồi chuyển?
Kệ này nói rõ nghĩa gì? Nếu tất cả pháp có hiện hữu có thể nắm bắt thì ông được hồi chuyển cái ngã và các pháp khiến trở nên "không". Nhưng thật không phải vậy. Lấy gì để biết được điều đó? Vì "hiện lượng" nhập vào tất cả các số pháp thì cũng là "không". Nếu ông phân biệt nương vào "hiện lượng" mà có "tỷ lượng" thì "hiện lượng" và "tỷ lượng" đều "không". Như vậy, không có hiện lượng và tỷ lượng thì làm sao có thể có được hiện lượng và tỷ lượng? Nếu cả hai pháp số này đều không có thì sao gọi là ngăn chận? Ông nói tất cả các pháp "không" thì nghĩa ấy không đúng. Nếu ông lại nói hoặc so sánh, hoặc thí dụ, hoặc nương vào A-hàm mà được tất cả pháp thì như vậy tất cả các pháp đều có tự thể.
"Ngã" có thể hồi chuyển nghĩa này nay sẽ nói. Kệ nói:
Nói hiện, tỷ, A-hàm
Thí dụ và bốn lượng v. v..
Hiện, tỷ, A-hàm thành
Thí dụ cũng năng thành.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nêu ra thí dụ, A-Hàm và bốn lượng như tỷ lượng, hiện lượng v.v… Nếu hiện lượng thành tựu thì tỷ lượng, A-hàm v.v… đều cũng thành tựu. Nếu tất cả pháp đều là "không" thì hiện lượng cũng không. Như vậy, tỷ lượng và thí dụ cũng "không". Lượng kia đã thành tựu tất cả các pháp đều "không" vì bốn loại lượng hiện có nơi tất cả pháp. Vậy tùy vào pháp nào? Nếu vì tỷ lượng mà thành tựu thì cũng là thí dụ, Ahàm thành tựu tức nó đã thành tựu pháp kia, tất cả đều không. Ông dùng ba lượng A-hàm thí dụ, so sánh để đo lường thì "sở lượng" của tất cả pháp đều "không". Nếu như vậy thì pháp không thể đạt được; lượng và sở lượng không có cho nên không ngăn chận. Như vậy nếu nói tất cả các pháp đều "không", không có tự thể thì nghĩa ấy không tương ưng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Người trí hiểu pháp thuyết
Pháp thiện có tự thể
Người đời biết có thể
Pháp khác cũng như vậy.
Kệ này muốn nói rõ nghĩa gì? Pháp sư nói pháp thiện tức có một trăm mười chín thứ nhưng đều quy về một tướng của tâm. Các pháp thiện ấy được liệt kê như sau:
1. Thọ.
2. Tướng.
3. Giác.
4. Xúc.
5. Quán sát.
6. Dục.
7. Tin giải thoát.
8. Tinh tấn.
9. Nhớ nghĩ.
10. Ma-đề.
11. Tuệ.
12. Xả.
13. Tu.
14. Hợp tu.
15. Tập.
16. Đạt được.
17. Thành tựu.
18. Biện tài.
19. Thích hợp.
20. Chuyên cần.
21. Tư duy.
22. Mong cầu.
23. Thế lực.
24. Không ganh ghét.
25. Tự tại.
26. Khéo biện luận.
27. Không hối.
28. Hối.
29. Thiểu dục.
30 Không thiểu dục.
31 Xả.
32 Không tư duy.
33 Không mong cầu.
34 Không nguyện.
35 Ưa nói.
36 Không đắm cảnh giới.
37. Không hành.
38. Sanh.
39. Trụ.
40. Diệt.
41. Tập.
42. Già.
43. Phiền não chín muồi.
44. Phiền muộn.
45. Nghi.
46. Suy nghĩ.
47. Ái.
48. Tín.
49. An vui.
50. Không thuận.
51. Thuận giữ gìn.
52. Không sợ trước đại chúng.
53. Cung kính.
54. Tạo ra pháp thù thắng.
55. Kính nể.
56. Bất kính.
57 Cung cấp.
58 Không cung cấp.
59 Thuận định.
60 Giữ yên.
61 Phát động.
62 Không an vui.
63 Che lấp.
64. Bất định.
65. Sầu não.
66. Cầu mà không được.
67. Hoang loạn.
68. Biếng nhác.
69. Ưu phiền.
70. Sợ hãi.
71. Tâm tin.
72. Sợ.
73. Tín.
74. Tàm.
75. Chất trực.
76. Không dối.
77. Tịnh tĩnh.
78. Không sợ.
79. Không lẫn lộn.
80. Nhu nhuyến.
81. Khai hiểu.
82. Hiềm khích.
83. Nóng nảy (Thiêu).
84. Hoảng sợ.
85 Không tham.
86 Không sân.
87 Không si.
88 Không biết tất cả.
89 Phóng xả.
90 Bất hữu.
91. Quý.
92. Không tự giấu ác.
93. Bi.
94. Hỷ.
95. Xả bỏ.
96. Thần thông.
97. Không chấp.
98. Không đố kị.
99. Tâm tịnh.
100. Nhẫn nhục.
101. Lợi ích.
102. Năng dụng.
103. Phước đức.
104. Vô tưởng định.
105. Không là Nhất thiết trí.
106. Tam muội vô thường.
(Đã bị khuyết mười ba pháp thiện do không tìm thấy bản gốc)
Như vây, như vậy chính là một trăm mười chín pháp thiện. Như thiện pháp và tự thể của thiện pháp ấy; pháp bất thiện và tự thể của pháp bất thiện; vô ký và vô ký; bản tánh vô ký và bản tánh vô ký; Dục giới và dục giới;
Sắc giới và sắc giới; vô sắc giới và vô sắc giới; vô lậu và vô lậu; khổ, tập, diệt đạo và khổ, tập, diệt, đạo; tu định và tu định v.v… cứ như vậy và như vậy thấy có vô lượng mỗi mỗi các pháp đều có tự thể. Như thế nếu nói tất cả các pháp đều không có tự thể tức "không" thì nghĩa không có tương ưng. Điều này lại có nghĩa như kệ nói:
Thoát khỏi pháp, tự thể
Là Thánh nhân đã nói
Nếu không thoát khỏi pháp
Không thoát tự thể pháp.
Kệ này muốn nói rõ nghĩa gì? Như nói thoát ra khỏi các pháp và tự thể của pháp như vậy không thoát ra khỏi pháp và tự thể của pháp: Giác phần và tự thể của giác phần, Bồ-đề phần và tự thể của Bồ-đề phần. Như vậy, các pháp khác cũng lại như thế. Nếu thấy tự thể của vô lượng các pháp thì được phép nói tất cả các pháp đều không có tự thể. Vì không có tự thể cho nên là "không" thì nghĩa này không tương ưng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Các pháp nếu vô thể
Vô thể không có tên
Có tự thể, có tên
Chỉ tên sao gọi tên?
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu tất cả pháp đều không có tự thể thì nói không có tự thể và ngôn ngữ cũng không có. Tại sao có vật thì có tên mà không có vật thì không có tên gọi. Vì tất cả pháp đều có tên gọi nên biết các pháp đều có tự thể. Pháp có tự thể cho nên không được nói tất cả pháp đều là "không". Như vậy, nếu nói tất cả pháp đều "không" không có tự thể thì nghĩa không tương ưng. Kệ nói:
Nếu lìa pháp có tên
Trong pháp kia không có
Nói lìa pháp có tên
Người kia tức không hiểu.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông nói có pháp có tên, lìa pháp có tên thì như vậy tất cả các pháp đều "không" không có tự thể thành tựu. Chẳng phải vật không có tên gọi, có vật có tên gọi là điều mà nay ta nói. Nếu như vậy thì người nào nói lìa thể của pháp, riêng biệt có tên gọi? Nếu riêng biệt có tên gọi, riêng biệt có pháp thì không thể chỉ ra và người ấy cũng không thể chỉ ra. Như vậy tâm ông phân biệt riêng có các pháp và riêng có tên thì nghĩa ấy không đúng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Pháp nếu có tự thể
Có thể ngăn các pháp
Các pháp nếu vô thể
Rốt cuộc chỗ nào ngăn?
Như có bình, có bùn
Có thể ngăn bình, bùn
Thấy có vật thì ngăn
Thấy không vật không ngăn.
Kệ này muốn nêu lên nghĩa gì? Nếu có vật thì có ngăn chận nhưng nếu không có vật thì không có ngăn chận. Như không có bình và bùn thì không cần ngăn chận. Có bình thì có ngăn chận, không có bình không thể ngăn chận. Như vậy, pháp như vậy không có tự thể, không phải bị ngăn chận. Vậy nếu pháp có tự thể thì được nói là ngăn chận nhưng pháp vốn không có tự thể thì sao gọi là ngăn chận? Nếu tất cả pháp đều không có tự thể mà nói là ngăn chận thì tất cả pháp không có tự thể tức nghĩa ấy không tương ưng. Như vậy ông nói chỗ nào là ngăn chận? Nếu có ngăn chận thể thì có thể ngăn chận tự thể của tất cả các pháp. Kệ nói:
Nếu pháp không tự thể
Ngôn ngữ chỗ nào ngăn
Nếu không pháp được ngăn
Không lời cũng thành ngăn.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu pháp không có thể, ngôn ngữ cũng không có thể thì tại sao ngăn chận mà nói tất cả các pháp đều không có tự thể! Nếu ngăn như vậy thì không nói ngôn ngữ cũng thành ngăn chận. Nếu như vậy thì lửa, nước lạnh, vật cứng v.v… trở thành có lỗi. Lại có nghĩa như kệ nói:
Ví như người ngu si
Vọng chấp lửa là nước
Nếu ông ngăn vọng chấp
Việc ấy cũng như vậy.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông muốn nói như người ngu si nắm lấy lửa mà cho là nước. Chỗ không có nước mà hư vọng chấp là nước. Có người thông minh vì muốn hồi chuyển tâm người kia mà bảo rằng: Ông vọng chấp nước. Như vậy là như vậy đối với tất cả pháp không có tự thể mà chấp có tự thể của pháp. Vì chuyển đổi vọng tâm của chúng sanh kia cho nên nói tất cả pháp đều không có tự thể. Đây là điều mà nay tôi nói. Kệ nói:
Chấp, sở chấp, năng chấp
Ngăn, sở ngăn, năng ngăn
Như vậy sáu loại nghĩa
Thảy đều là có pháp.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu có chúng sanh như vậy thì có chấp, sở chấp, năng chấp nên có thể hư vọng nói ngăn, "sở ngăn" v.v… và vì thế sáu loại nghĩa được thành tựu. Nếu sáu nghĩa thành tựu mà nói tất cả các pháp đều "không" thì nghĩa này không đúng. Kệ nói:
Không có chấp, sở chấp Cũng không có "năng chấp" Tức không ngăn, sở ngăn Cũng không có năng ngăn.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng không có lỗi như vậy, là chẳng phải chấp sở chấp và chẳng phải năng chấp. Người kia nếu như vậy thì hư vọng chấp và ngăn chận tất cả các pháp không có tự thể thì ngăn chận kia cũng không có, sở ngăn cũng không có và năng ngăn cũng không có. Kệ nói:
Nếu không có "sở ngăn"
Cũng không có "năng ngăn"
Tất cả pháp thành tựu
Tự thể kia cũng thành.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu không phải có ngăn, chẳng phải có sở ngăn, chẳng phải có năng ngăn tức là không thể ngăn tất cả các pháp, nghĩa là tất cả các pháp đều có tự thể. Kệ nói:
Nhân ông thì không thành
Vô thể sao có nhân?
Nếu pháp không có nhân
Sao có thể được thành?
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu tất cả các pháp đều "không", không có tự thể thì như vậy trong nghĩa mà nói nhân là không thành. Vì sao? Vì tất cả các pháp đều "không", không có tự thể thì chỗ nào có nhân! Nếu pháp không có nhân, tất cả các pháp đều "không" thì do nhân nào mà thành tựu? Do vậy, ông nói tất cả pháp đều không, không có tự thể thì nghĩa này không đúng. Kệ nói:
Nếu ông vô nhân thành
Tự thể các pháp chuyển
Tôi cũng vô nhân thành
Các pháp có tự thể.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng ngã không có nhân tạo thành và pháp không có tự thể thì như vậy ông không có tự thể của nhân chuyển biến thành tựu và pháp, tự thể của ngã, cũng không có nhân tạo thành. Kệ nói:
Nếu có nhân vô thể
Nghĩa ấy không tương ưng
Pháp vô thể ở đời
Tức không thể nói có.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng nói ngã có nhân tạo thành mà nhân không có tự thể, như vậy nghĩa không có tự thể trở nên không tương ưng. Vì sao? Vì tất cả thế gian không có tự thể nên không được nói là có. Kệ nói:
Trước ngăn, sau sở ngăn
Như vậy không tương ưng
Nếu sau ngăn và đều
Như vậy biết có thể.
Kệ này muốn nêu lên nghĩa gì? Nếu ngăn ở trước và "sở ngăn" ở sau thì nghĩa không tương ưng. Nếu chưa có "sở ngăn" thì ngăn "sở ngăn" nào? Nếu ngăn ở sau và "sở ngăn" ở trước thì cũng không tương ưng. Sở ngăn đã thành thì ngăn năng ngăn nào? Nếu hai pháp: ngăn và sở ngăn đồng thời không có tướng nhân duyên, ngăn không có nhân "sở ngăn", "sở ngăn" không có nhân "ngăn" thì đều có tự thể tức không thể nói "ngăn". Như sừng cùng sanh mỗi thứ không có tướng nhân: phải không có nhân bên trái và bên trái không có nhân bên phải. Như vậy, nếu nói tất cả các pháp không có tự thể thì nghĩa ấy không đúng.
Giải thích rằng: Như điều ông nói, tôi nay sẽ trả lời cho ông.
Ông nói kệ rằng:
Nếu tất cả vô thể
Ngôn ngữ là tất cả
Ngôn ngữ vốn vô thể
Lấy gì ngăn thể kia.
Tôi nay cũng dùng kệ để đáp lại ông:
Ngôn ngữ ta nếu lìa
Pháp nhân duyên hòa hợp
Tức thành tựu nghĩa "không"
Các pháp không tự thể.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu ngôn ngữ kia không có trong nhân, trong các đại, trong hòa hợp, trong ly tán, trong các chỗ như yết hầu, môi, lưỡi, răng, căn, nứu, mũi, đầu v.v… tất cả đều có công lực. Như vậy trong hai chỗ hòa hợp cũng không có ngôn ngữ. Nếu lìa nhân duyên hòa hợp như thế lại không có pháp riêng biệt. Vì thế cho nên không có tự thể. Do không có tự thể nên tôi nói tất cả đều không có tự thể và nghĩa "không" được thành tựu. Nếu ngôn ngữ này không có tự thể tức "không" và các pháp như vậy không có tự thể tức "không" cho nên ông nói thế. Ngôn ngữ của ông tức "không" nên không thể nói "không" thì nghĩa này không đúng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu pháp nhân duyên không
Tôi nay nói nghĩa này
Người nào có nhân duyên
Nhân duyên ấy vô thể.
Kệ này muốn nói nghĩa gì? Ông không thể hiểu tất cả các pháp "không", không biết nghĩa "không" thì tại sao lại đỗ lỗi cho tôi? Như ông đã nói thì ngôn ngữ của ông "không" và không có tự thể nên không thể ngăn chận pháp. Pháp này nếu là nhân duyên sanh thì vì sanh cho nên được nói tất cả pháp "không" đều không có tự thể.
Vì nghĩa gì?
Vì biết nhân duyên sanh ra pháp nên không có tự thể. Nếu tất cả pháp đều do duyên sanh thì tất cả pháp đều không có tự thể. Pháp không có tự thể tức cần nhân duyên. Nếu có tự thể thì dùng nhân duyên làm gì? Vì nếu lìa nhân duyên thì không có các pháp. Nếu nhân duyên sanh thì không có tự thể. Vì không có tự thể cho nên được nói là "không". Như vậy thì lời nói của tôi cũng do nhân duyên sanh. Nếu nhân duyên sanh thì không có tự thể. Vì không có tự thể nên được nói "không". Vì nếu tất cả pháp do nhân duyên sanh nên tự thể đều "không". Như cùng các vật: bình lọ, vải, cỏ v.v… Pháp kia mỗi thứ đều có nhân duyên như ở thế gian củi, cỏ, đất làm đồ chứa nước, mật, sữa v.v… đến rồi đi v.v… Lại nữa, các pháp thọ dụng trong các chướng ngại của nóng lạnh gió v.v… Do nhân duyên sanh nên đều không có tự thể. Tất cả như vậy tôi nói do nhân duyên hòa hợp mà sanh nên được phép nói không có tự thể. Nếu không có tự thể thì như vậy được phép nói "không có tự thể" thành tựu. Như vậy, ngôn ngữ "không" thuộc thọ dụng thế gian cho nên ông nói không có tự thể và ngôn ngữ của ông cũng "không" tức không thể ngăn chận tự thể của các pháp.
Nghĩa này không đúng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Người hóa đối người hóa
Người huyễn đối người huyễn
Như vậy ngăn, sở ngăn (bị ngăn)
Nghĩa ấy cũng như vậy.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Như hóa ra bậc trương phu đối với hóa nhơn khác thấy có đi đến nhiều việc tạo tác mà liền ngăn chận. Như trượng phu huyễn đối với người huyễn khác thấy có đến, đi nhiều việc tạo tác mà liền ngăn chận. Năng ngăn hóa nhơn năng ngăn kia tức là "không". Nếu kia có thể ngăn chận "hóa nhơn" tức là "không", thì hóa nhơn bị ngăn cũng "không". Nếu sở ngăn "không" người ngăn chận cũng "không" tức năng ngăn người huyễn kia cũng "không". Nếu "năng ngăn" người huyễn kia là "không" thì "sở ngăn người huyễn cũng là "không". Nếu "sở ngăn" "tức không" thì người ngăn chận cũng "không". Như vậy ngôn ngữ của tôi là "không", như huyễn hóa. "không". Như vậy lời nói "không" có thể ngăn chận tự thể của tất cả các pháp. Do đó ngôn ngữ của ông đều "không" thì không thể ngăn chận tất cả các pháp có tự thể, nghĩa là ông và ngôn ngữ kia không có tương ưng. Nếu ngôn ngữ của ông và sáu loại tranh luận kia ngăn chận như vậy thì ngôn ngữ của tôi chẳng phải tất cả các pháp, ngôn ngữ của tôi cũng "không" và các pháp cũng "không" chẳng phải tất cả pháp đều bất "không". Lại nữa ông dùng kệ nói:
Ngôn ngữ có tự thể
Sự lập tôn trước hỏng
Như vậy là có lỗi
Nên nói nhân thù thắng.
Tôi nay cũng dùng kệ đáp lại ông:
Ngôn ngữ không tự thể
Điều nói cũng không thể
Như vậy tôi không lỗi
Không cần nhân thù thắng.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Ngôn ngữ này của tôi do nhân duyên sanh nên không phải có tự thể, như trước đã nói. Tự thể không sanh cho nên được phép nói "không". Như vậy cũng được phép nói ngôn ngữ này "không" và tất cả các pháp khác thảy đều "không". Do "không" như vậy cho nên tôi không có lỗi. Nếu tôi nói ngôn ngữ này "bất không" nên tất cả pháp khác thảy đều "không" thì tôi có lỗi. Do tôi không nói như vậy nên không có lỗi. Đúng lý ra không được phép nói: ngôn ngữ "bất không" nên tất cả các pháp khác thảy đều "không". Vì thế nên tôi không nói nhân thù thắng. Nếu ngôn ngữ "bất không" và tất cả pháp khác thảy đều không thì có thể nói nhân thù thắng cho nên ông nói. Nếu ông tranh luận làm hoại ngôn ngữ tức có lỗi nên nói nhân thù thắng và nghĩa này không đúng. Lại nữa ông dùng kệ nói:
Nếu nói không có tiếng
Thì nghĩa ấy không đúng
Tiếng có thể ngăn tiếng
Không tiếng lấy gì ngăn?
Tôi nay cũng dùng kệ đáp lại ông:
Ông nói không có tiếng
Chẳng phải tôi thí dụ
Tôi chẳng dùng tiếng này
Để ngăn âm tiếng kia.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Đây chẳng phải là thí dụ của tôi. Như người nào nói chớ tạo ra âm thanh? Người kia tự tạo ra âm thanh lấy âm thanh ngăn chận âm thanh; âm thanh chẳng phải "bất không" còn tôi không phải như vậy. Nên biết ngôn ngữ cũng không mà sự ngăn chận pháp cũng không. Vì sao? Ví như âm thanh kia có thể hồi chuyển âm thanh này. Tôi không có như vậy nên tôi nói: tất cả các pháp đều không có tự thể. Vì không có tự thể cho nên được phép nói "không". Vì sao? nếu nói lời vô thể hồi chuyển không có tự thể thì các pháp đều thành tự thể. Như nói chớ có âm thanh vì âm thanh ngăn chận âm thanh. Như vậy, ngôn ngữ không có tự thể ngăn chận pháp không có tự thể. Nếu ngăn chận "không có tự thể" như vậy thì tất cả pháp đều thành tự thể. Nếu có tự thể thì tất cả pháp thảy đều "bất không". Do đó, tôi nói "pháp không" mà không nói "bất không". Thí dụ cũng như vậy. Kệ nói:
Như vậy có trượng phu
Vọng chấp thân nữ hóa
Mà sanh khởi tâm dục
Nghĩa này cũng như vậy.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Như hóa ra người phụ nữ chứ thật sự tự thể vốn "không". Như vậy bậc trượng phu đối với thân người nữ hóa hiện ấy mà cho là thật nên sanh tưởng khởi tâm ham muốn. Người kia chấp vào các pháp hư vọng cũng giống như vậy. Người kia hoặc là Như Lai hoặc đệ tử Thanh Văn của Như Lai vì chuyển biến tâm chấp vào hư vọng của người ấy mà dùng thần lực tạo ra để giáo hóa. Như vậy ngôn ngữ "không" như hóa. Tương tự như biến hóa người phụ nữ không có tự thể, vốn không. Pháp "không" như thế, giữ lấy tự thể của pháp có khả năng ngăn chận khiến hồi chuyển. Như vậy và như vậy, dùng thí dụ "không" này để có thể thành tựu nghĩa "không". Nếu thế thì quan điểm của tôi tương ưng chứ chẳng phải ông tương ưng.
Kệ nói:
Đồng chỗ thành không đúng
Trong tiếng vang vô nhân
Tôi nương vào thế đế
Nên tạo thuyết như vậy.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? nếu ông hoặc nói như chớ có âm thanh thì nhân đồng với điều thành tựu. Vì sao? Vì nhân không lìa tất cả các pháp không có tự thể chứ chẳng phải tiếng vang kia mà có tự thể. Vì nhân duyên sanh nên không có tự thể. Nếu không có tự thể thì sao ông nói âm thanh có thể ngăn chận âm thanh! Nếu thế thì nghĩa ấy đã hỏng. Lại nữa tôi vốn nói không trái với "thế đế" không bỏ "thế đế" mà nương vào "thế đế" nên có thể nói thể của tất cả các pháp là "không". Nếu lìa pháp thế đế thì không thể nói được. Phật nói kệ rằng:
Nếu không nương thế đế
Không thể chứng chơn đế
Nếu không chứng chơn đế
Không thể chứng Niết-bàn.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Như vậy các pháp chẳng phải là bất không và tất cả các pháp đều không có tự thể, hai thứ này không khác nhau. Lại nữa ông dùng kệ nói:
Ông nói ngăn sở ngăn
Như vậy cũng không đúng
Như vậy tôn tướng ông
Tự hoại chẳng phải tôi.
Nay tôi cũng dùng kệ đáp lại ông:
Nếu tôn của tôi có
Thì tôi là có lỗi
Tôn tôi không có vật
Như vậy không có lỗi.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu "tôn" của tôi có thì có tướng của "tôn". Nếu tôi có "tôn" và có "tướng tôn" thì tôi bị lỗi ông vừa nói. Do đó, chẳng phải tôi có tôn chỉ. Như vậy, các pháp vốn thật vắng lặng, bản tánh không thì chỗ nào có tôn? Và như vậy "tướng tôn" ở chỗ nào có thể được thiết lập? Tôi không có "tướng tôn" làm sao nói lỗi ở tôi! Cho nên ông nói: Ông có tướng tôn tức có lỗi lầm và nghĩa này không đúng. Lại nữa, ông dùng kệ nói:
Nếu nó hiện là có
Ông có thể hồi chuyển
Nó hiện cứng là không
Sao thể chấp hồi chuyển
Nói hiện tỷ A-hàm
Thí dụ thảy bốn lượng
Hiện tỷ A-hàm thành
Thí dụ cũng năng thành.
Tôi nay cũng dùng kệ đáp lại:
Nếu tôi chấp hồi chuyển
Thì nên phải dùng hiện v.v…
Chấp hồi chuyển có lỗi
Không vậy sao nói lỗi?
Kệ này nói rõ nghĩa gì? Nếu tôi có một ít vật pháp như vậy thì phải nên hiện tỷ như A-hàm, thí dụ và bốn lượng v.v… Lại có bốn lượng và nếu tôi chấp sự hồi chuyển như vậy thì tôi có lỗi nhưng ở đây tôi đã không chấp vào ít pháp hồi chuyển. Nếu như vậy thì tôi không có chuyển cũng không có hồi. Ông nếu như vậy mà cho tôi có lỗi thì nghĩa ấy không đúng. Nếu "hiện lượng" v.v… lại có "lượng" thành "lượng" thì thật là vô cùng.
Nghĩa của ông như vậy thì không thể đỗ lỗi cho tôi.
Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu lượng năng thành pháp
Pháp lại có lượng thành
Ông nói lượng chỗ nào?
Mà năng thành lượng này?
Kệ này muốn nói rõ nghĩa gì? Nếu ý ông nói lượng có thể thành vật thì như lượng, sở lượng, hiện lượng tỷ lượng, A-hàm, Thí dụ v.v…bốn lượng lại lấy lượng nào thành tựu bốn lượng này? Nếu bốn lượng này không có lượng tạo thành thì lượng tự nó không thành. Nếu tự không thành mà năng thành vật thì tôn chỉ của ông bị hỏng. Nếu lượng lại có lượng khác thành thì lượng ấy không cùng. Nếu vô cùng thì không phải ban đầu thành, chẳng phải chặng giữa và sau thành. Vì sao? Nếu lượng năng thành sở lượng thì lượng kia lại có lượng khác đến thành lượng kia, vì lại có lượng khác thành như vậy, không có ban đầu. Nếu không có ban đầu thì không có ở giữa. Nếu không có ở giữa thì chỗ nào có ở sau! Như vậy nếu nói lượng kia lại có lượng khác tạo thành thì nghĩa ấy không đúng.
Kệ nói:
Nếu lượng lìa lượng, thành
Ông cãi nghĩa thì sai
Như vậy là có lỗi
Nên nói nhân thù thắng.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông muốn nói lượng lìa lượng mà thành thì vật của sở lượng vì lượng mà thành. Nếu như vậy tranh luận về lượng thành sở lượng thì ông có lỗi là có vật có lượng mà thành và có cái không có "lượng" mà thành. Nếu như vậy thì nên nói nhân thù thắng. Nếu nói nhân thù thắng thì có thể được biết. Vì sao lượng tạo thành và vì sao không thành? Ông không thể chỉ ra sự phân biệt như vậy thì nghĩa không tương ưng. Điều này nay tôi nói. Như có người nói điều mà tôi nói lượng tự và tha có khả năng tạo thành. Kệ nói:
Giống như lửa chiếu sáng
Giỏi chiếu mình chiếu người
Lượng kia cũng như vậy
Mình và người đều thành.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Như lửa tự chiếu sáng cũng có thể chiếu soi vật khác. Lượng cũng như vậy, tự thành và thành tựu cái khác. Nay tôi sẽ dùng kệ đáp lại ông:
Lời nói ông có lỗi
Chẳng phải lửa tự chiếu
Vì kia không tương ưng
Như thấy bình trong tối.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Lượng kia như lửa, tự và có thể thành tựu nhưng không tương ưng. Vì sao? Vì chẳng phải lửa tự chiếu. Như ban đầu chưa chiếu thì cái bình ở trong tối chúng ta không thể thấy được. Nhưng khi lửa đã chiếu rõ thì sau đó mới thấy được cái bình trong tối. Như vậy; nếu lửa tự chiếu thì ban đầu lửa phải tối và sau đó mới sáng. Do vậy cho nên được phép nói lửa có khả năng tự chiếu. Nếu ban đầu lửa sáng thì không thể được phép nói lửa có khả năng tự chiếu. Như thế, phân biệt lửa tự chiếu, chiếu tha thì nghĩa ấy không tương ưng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Lại nếu ông có nói
Lửa năng chiếu tự tha
Như lửa năng đốt tha (vật khác)
Cớ gì không tự đốt?
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ông nói như lửa tự soi chiếu và có thể soi chiếu vật khác thì như vậy nó tự soi chiếu mình và vật khác. Và nó đã tự thiêu đốt vật khác thì cũng nên tự thiêu đốt mình. Nhưng sự thực không thấy có sự việc như vậy. Nếu nói lửa kia có năng chiếu của tự mình và vật khác thì nghĩa ấy không tương ưng.
Lại có nghĩa như kệ nói:
Lại nếu ông nói rằng
Lửa năng chiếu tự tha
Tối cũng nên như vậy
Tự và tha đều che.
Kệ này nói nghĩa gì? Nếu ông nói lửa năng chiếu tự và tha đẩy lùi bóng tối, thì bóng tối sao không che tự tha. Nhưng trên thực tế không thấy có sự việc như vậy. Nếu nói tự và tha của lửa kia chiếu sáng thì nghĩa ấy không tương ưng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Ở trong lửa không tối
Chỗ nào "tự, tha" ở
Phá tối năng giết sáng
Sao gọi lửa có sáng.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Trong lửa không có bóng tối thì sao gọi là ánh sáng năng phá bóng tối? Nếu trong lửa kia không có bóng tối như vậy thì chỗ nào có bóng tối mà lửa có thể phá! Nếu không có bóng tối có thể phá diệt thì sao nói "mà được tự và tha đều chiếu soi? Điều này nay tôi sẽ nói. Nếu như vậy thì chẳng phải bóng tối có mặt trong lửa và chẳng phải chỗ lửa là bóng tối bóng tối. Tuy nhiên tự và tha của lửa chiếu sáng như vậy và như vậy. Lửa kia, khi sanh khởi thì có thể phá bóng tối. Như vậy trong lửa không có bóng tối và nơi lửa không có bóng tối. Do đó, nếu lửa sanh khởi thì hay chiếu rõ "tự" và "tha". Điều này nay tôi nói. Kệ nói:
Như vậy khi lửa sanh Khi sanh thì năng chiếu Lửa tức sanh đến tối
Nghĩa tức không tương ưng.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu khi lửa sanh thì có khả năng chiếu soi "tự" và "tha". Nếu như vậy thì nghĩa không tương ưng. Lấy gì biết điều đó? Vì như vậy thì ban đầu lửa không thể đi đến bóng tối. Làm sao biết được? Vì nếu chưa đi đến bóng tối thì không thể phá bóng tối. Nếu không thể phá bóng tối thì không thể được sáng soi. Kệ nói:
Nếu lửa không đến tối
Mà năng phá bóng tối
Lửa ở tại chỗ này
Nên phá các bóng tối.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông nói lửa không dẫn đến bóng tối có khả năng phá bóng tối thì từ chỗ ở của mình, lửa có khả năng phá tất cả chỗ tối tăm vốn có của thế gian. Vì sao? Vì đều không dẫn đến mà thực tế thì không thấy có sự việc như vậy. Nếu đều không dẫn đến thì tại sao nói chỉ có thể phá chỗ tăm tối này mà không phá tất cả chỗ tăm tối của thế gian. Nếu ý ông nói lửa không đi đến bóng tối mà giỏi phá bóng tối thì nghĩa ấy không tương ưng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu lượng năng tự thành
Không đợi "sở lượng" thành
Vậy là lượng tự thành
Chẳng đợi tha năng thành.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông muốn nói lượng cùng sở lượng như lửa được tạo thành thì lượng tức tự thành, không đợi "sở lượng". Vì sao? Vì nếu tự thành thì không đợi pháp khác. Nếu đợi pháp khác thì không phải tự thành. Điều này nay tôi nói. Nếu không đợi nhau thì tại sao không tự thành Nếu đợi vào pháp khác thì không phải tự thành. Điều này nay tôi nói. Nếu lượng không đợi vật của sở lượng thì có gì bị mắc lỗi. Điều này nay tôi nói. Kệ nói:
Không đợi vật sở lượng
Mà lượng ông được thành
Như vậy thì không ai
Dùng lượng, lường các pháp.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông muốn nói không đợi "sở lượng" mà lượng được thành thì không có người nào dùng lượng để đo lường pháp và như vậy thì mắc phải sai lầm. Nếu người nào phải dùng lượng này thì không đợi "sở lượng" mà được có lượng! Nếu không đợi mà thành thì người kia mắc lỗi gì? Tất cả các pháp đều không đợi lượng. Nếu tất cả các pháp không đợi lượng mà thành tựu thì người kia mắc lỗi gì? Thành tựu được phép nói thành tựu, chưa thành tựu không thể thành tựu. Vì không đợi cho nên nếu ông lại nói đợi vật sở lượng mà lượng được thành thì như vậy bốn lượng đều có đợi mà thành. Vì sao? Nếu vật chưa thành thì sao gọi đợi nhau? Vật nếu đã thành thì không phải đợi nhau, nếu chưa được, chưa thành thì không thể đợi vật. Nếu đã thành thì không do đợi làm thành, như vật đã tạo ra nhân duyên "vô tác". Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu là vật "sở lượng"
Đợi lượng mà được thành
Đó là "sở lượng" thành
Đợi lượng sau mới thành.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu vật sở lượng đợi lượng mà thành tức dùng "lượng” thành tựu sở lượng kia. Vì sao? Vì sở thành chẳng phải thành mà lượng thành sở lượng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu vật không lượng thành
Đó là không đợi lượng
Ông sao dùng lượng thành
Lượng kia chỗ nào thành?
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng không có đợi "lượng kia mà sở lượng thành thì sao ông nay dùng, mong cầu lượng mà thành! Vì sao nghĩa lượng kia cầu mong chỗ nào? Vật của sở lượng kia lìa lượng mà thành thì lượng kia đâu có sử dụng!? Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu lượng kia thành tựu
Đợi sở lượng thành tựu
Tức lượng và sở lượng
Như vậy không tương ưng.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông nói đợi vật của sở lượng cho nên có "lượng" thì sợ vướng phải lỗi trước. Nếu ông nói sở lượng và lượng như vậy hợp nhất thì không lìa nhau. Nếu ông nói lượng như vậy tức là sở lượng thì lấy gì để biết điều đó? Nếu "sở lượng" tạo thành lượng thì "sở lượng" tức là lượng và "lượng" thành sở lượng thì "sở lượng" và lượng hợp nhất. Kệ nói:
Nếu lượng thành sở lượng
Nếu sở lượng thành lượng
Ý ông nếu như vậy
Hai thứ đều không thành.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng "lượng" thành "sở lượng nên thấy có đợi lượng; "sở lượng" thành "lượng" nên thấy có đợi "sở lượng" thì như vậy cả hai thứ đều không thành. Vì sao? Kệ nói:
Lượng năng thành "sở lượng"
Sở lượng năng thành lượng
Nếu nghĩa là như vậy
Sao có thể cùng thành?
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu lượng năng thành vật của "sở lượng" và vật của "sỡ lượng" kia năng thành "lượng" thì "lượng" tự chưa thành và nhân duyên không thành sao lại nói năng thành vật của "sở lượng". Lại có nghĩa như kệ nói:
Sở lượng năng thành lượng
Lượng năng thành sở lượng
Nếu nghĩa như thế ấy
Sao có thể cùng thành?
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu vật của "sở lượng" năng thành "lượng" kia và "lượng" kia năng thành vật của "sở lượng" thì "sở lượng" chưa thành và nhân duyên không thành, sao nói tạo thành lượng? Kệ nói:
Vì cha sanh ra con
Vì con sanh ra cha
Ai là kẻ năng sanh
Ai là kẻ sở sanh?
Kệ này nói lên nghĩa gì? Như có người nói cha có thể sanh ra con và như vậy con cũng sanh ra cha, nhưng nay ông nói ai là kẻ năng sanh và ai là kẻ sở sanh? Nếu ông nói như vậy thì "lượng" thành "sở lượng" và "sở lượng" thành "lượng". Ông nay vì người nói "năng thành" là gì và "sở thành" là gì. Lại có nghĩa như kệ nói:
Vì sao gọi là cha
Vì sao gọi là con
Ông nói hai thứ này
Cha, con đều khả nghi.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Trước nói hai lãnh vực tức cha và con, như vậy sao gọi là cha, sao gọi là con? Hai lãnh vực cha con nếu đối đãi lẫn nhau mà sanh ra mới tương quan ấy thì rất khả nghi, nên đưa ra câu hỏi tại sao gọi là con và tại sao gọi là cha! Cũng thế, nếu ông nói "lượng" này và "sở lượng" thì sao gọi là "lượng", sao gọi là "sở lượng". Hai điều này nếu có thể tạo thành vật thì có thể nói là "lượng". Nếu vật có thể thành thì được phép nói "sở lượng". Điều này không còn nghi ngờ gì nữa vậy sao nói là "lượng", sao nói là "sở lượng". Kệ nói:
Lượng chẳng năng tự thành
Chẳng phải tự, tha thành
Chẳng phải lượng khác thành
Chẳng không nhân duyên thành.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Như vậy "lượng" chẳng phải tự thành, "hiện" chẳng phải "hiện" tạo thành, "tỷ" chẳng phải "tỷ" (so sánh) tạo thành, thí dụ chẳng phải thí dụ tạo thành, A-hàm chẳng phải A-hàm tạo thành, chẳng phải tự và tha lần lượt hỗ tương tạo thành; "hiện" chẳng phải tỷ, thí dụ, A-hàm v.v… tạo thành; "tỷ" chẳng phải hiện, thí dụ, A-hàm tạo thành; "thí dụ" chẳng phải hiện, tỷ, A-hàm v.v… tạo thành; "A-hàm" chẳng phải hiện, tỷ, thí dụ v.v… tạo thành. Nếu như vậy thì cũng chẳng phải hiện, tỷ, thí dụ, A-hàm khác riêng biệt có hiện, tỷ, thí dụ, A-hàm lượng khác đến tạo thành. Nếu lượng tự phân và hòa hợp cũng không thành, cảnh giới tự và tha hòa hợp cũng không thành, chẳng phải không có nhân duyên thành, chẳng phải tụ tập thành. Nhân duyên này như trước đã nói rõ: hai mươi, ba mươi, hoặc bốn, năm, sáu mươi nhân duyên v.v… nếu điều ông nói: vì có "lượng" nên được phép nói "sở lượng" thì "lượng và "sở lượng" chứng minh tất cả các pháp đều có nghĩa tự thể thì nghĩa ấy không ương ưng. Lại nữa ông dùng kệ để nói:
Người trí biết pháp nói
Pháp thiện có tự thể
Người đời biết có thể
Pháp khác cũng như vậy
Thoát pháp thoát tự thể
Là điều bậc Thánh nói
Như vậy không thoát pháp
Không thoát tự thể pháp.
Nay tôi cũng dùng kệ đáp lại ông:
Như điều Pháp sư nói
Pháp thiện có tự thể
Tự thể pháp thiện này
Pháp nên từng phần nói.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu pháp sư kia nói pháp thiện ấy có tự thể thì nên từng phần nói về tự thể của pháp thiện. Pháp thiện này như tâm thiện kia và tự thể của thiện tâm vốn như vậy, như vậy nên tất cả các pháp không thể thấy như vậy. Nếu như vậy mà nói chỉ ra tự thể của pháp thì nghĩa ấy không có tương ưng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu tự thể pháp thiện
Từ nhân duyên mà sanh
Pháp thiện là thể khác
Sao gọi là tự thể?
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu thể của pháp thiện từ nhân duyên hòa hợp mà sanh ra thì đó là thể khác chứ sao nói có tự thể? Do đó thể của pháp khác cũng lại như vậy. Nếu ông nói như thiện pháp và tự thể của thiện pháp kia thì như vậy pháp bất thiện và thể của pháp bất thiện v.v… nghĩa ấy không tương ưng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu có ít thiện pháp
Không từ nhân duyên sanh
Pháp thiện nếu như vậy
Thì không trụ phạm hạnh.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông nói có ít thiện pháp không do nhân duyên sanh thì như vậy là trở nên bất thiện, tự thể của bất thiện và vô ký, tự thể của vô ký. Mà nếu đã thế thì không trụ vào phạm hạnh. Vì sao? Vì nếu ông nói như vậy thì ông đã bỏ qua mười hai nhân duyên tức bỏ đi cái thấy về mười hai nhân duyên. Nên không có mười hai nhân duyên tức không thể thấy mười hai nhân duyên. Nếu không thể thấy mười hai nhân duyên thì không thể thấy pháp. Đức Thế Tôn nói "Nếu Tỳ-kheo nào thấy mười nhân duyên thì thấy được pháp. Nếu không thấy pháp thì không trụ phạm hạnh. Nếu lìa mười hai nhân duyên như vậy thì lìa khổ và tập, vì mười hai nhân duyên là khổ, tập. Nếu lìa khổ, tập tức lìa khổ. Nếu không có tập thì chỗ nào có khổ! Nếu không có khổ thì sao có diệt! Nếu không có khổ, diệt thì từ đâu tu đạo diệt khổ. Nếu như vậy thì không có bốn Thánh đế. Nếu không có bốn Thánh đế thì cũng không có đạo quả của Thanh văn. Nếu thấy bốn Thánh đế như vậy thì chứng được đạo quả của Thanh văn. Nếu không có đạo quả của Thanh văn thì không trụ vào phạm hạnh. Lại có nghĩa như kệ nói:
Chẳng pháp, chẳng phi pháp
Pháp thế gian cũng không
Có tự thể tức "thường"
"Thường" thì không nhân duyên.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu lìa nhân duyên hòa hợp mà sanh như vậy thì ông mắc phải nhiều lỗi. Vì không thể là pháp và chẳng phải pháp cho nên tất cả pháp thế gian đều không thể bắt được. Vì sao? Vì nhân duyên hòa hợp mà sanh ra tất cả pháp và vì tất cả pháp đều từ nhân duyên hòa hợp mà sanh ra. Nếu không có nhân duyên hòa hợp sanh thì tất cả các pháp đều không thể có được. Lại nữa tự thể không do nhân duyên hòa hợp mà sanh thì không có nhân duyên tức là pháp thường hằng. Vì sao? Vì không có pháp nhân duyên tức là thường hằng. Người kia nếu hiểu như vậy thì không trụ vào phạm hạnh. Lại nữa pháp của ông tự có lỗi lầm. Vì sao Đức Thế Tôn nói "tất cả các pháp hữu vi đều là vô thường".
Vậy pháp kia tự thể sao đều là vô thường? Kệ nói:
Thiện, bất thiện, vô ký
Tất cả pháp hữu vi
Nếu ông nói là thường
Ông có lỗi như vậy.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu nói thiện pháp có tự thể của pháp thì pháp bất thiện và vô ký cũng như vậy. Nếu như vậy thì ông nói tất cả pháp hữu vi là thường. Tại sao? Vì pháp nếu không có nhân thì không có sanh, trụ và diệt. Nếu pháp không sanh trụ diệt thì chẳng phải là pháp hữu vi tức tất cả pháp đều là vô vi. Nếu nói tất cả các pháp như thiện pháp v.v… đều có tự thể thì tất cả pháp tất đều "không thể không" tức nghĩa ấy không có tương ưng. Lại nữa ông nói kệ rằng:
Các pháp nếu vô thể
Vô thể không có tên
Có tự thể có tên
Chỉ tên sao gọi tên?
Tôi nay cũng dùng kệ đáp lại ông:
Nếu người nói có tên
Lại nói có tự thể
Người kia ông nên hỏi
Tôi nói tên không thật.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu người nào nói "tên" có tự thể thì người ấy như ông tức mắc bị hỏi. Người kia nói có thể, có tên, không thể không tên nhưng tôi thì không nói như vậy. Lấy gì để biết được điều đó? Vì tất cả các pháp đều không có tự thể. Nếu không có tự thể thì được phép nói là "không". Nếu pháp kia là "không" thì được phép nói là không thật. Nếu ông nói có tên và có tự thể thì nghĩa ấy không tương ưng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu tên kia không có
Thì có cũng là không
Nếu nói có nói không
Tôn ông có hai lỗi
Nếu tên này là không
Thì không cũng là có
Nếu nói không nói có
Lời ông có hai lỗi.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu tên này không có thì "tôn" bị mắc lỗi. Tương tự như có mà tranh luận thì mắc lỗi. Tôn của tôi không phải như vậy. Nếu có vật thì có tên, không vật thì không tên. Như vậy các pháp có tự thể thì nghĩa không tương ứng. Lại có nghĩa như kệ nói:
Như vậy tôi nói trước Tất cả pháp đều không Nghĩa Tôn tôi như vậy Tức không có lỗi lầm.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Tôi trước đã nói tất cả các pháp đều "không" và tên gọi cũng không, do ông chấp trước vào tên "không" mà nói lên lời đó. Nếu tất cả các pháp đều không có tự thể thì tên gọi cũng không có tự thể. Tôi nói Tôn, nghĩa như vậy nên không có lỗi và tôi không nói tên gọi có tự thể. Lại nữa ông dùng kệ nói rằng:
Nếu lìa pháp có tên
Không ở tại trong pháp
Nói lìa pháp có tên
Người kia có thể hỏi.
Tôi nay cũng dùng kệ đáp lại ông:
Nếu riêng có tự thể
Không ở tại trong pháp
Ông nghĩ nên tôi nói
Đây tức không nên nghĩ.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Người kia không cần lo nghĩ ông vọng gây khó cho tôi. Tôi không ngăn chận tự thể của các pháp. Tôi không lìa pháp riêng biệt có vật để nắm bắt thì người nào bám víu lấy pháp. Người kia phải nghĩ rằng tôi không bám víu pháp cho nên không ngăn chận pháp thì sao gọi là có lỗi. Nếu tôi chấp pháp có tự thể thì có thể khó nói ông không tương ứng. Tuy nhiên tôi lại không như vậy nên ông hỏi quá xa hoàn toàn không có tương đương. Lại nữa ông dùng kệ nói:
Pháp nếu có tự thể
Thì ngăn được các pháp
Các pháp không tự thể
Rốt ráo chỗ nào ngăn?
Như có bình, có bùn
Thì có ngăn bình, bùn…
Thấy có vật thì ngăn
Thấy không vật không ngăn.
Nay tôi lại dùng kệ đáp lại ông:
Nếu có thể thì ngăn
Nếu "không" thì nói thành
Nếu vô "thể" vô "không"
Sao gọi được ngăn, thành.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu pháp có thì có thể ngăn chận pháp. Nếu không có pháp thì không thể ngăn chận. Ông vặn hỏi tôi nói tất cả các pháp đều không có tự thể, mà thật như ông nói tất cả các pháp không có tự thể thì lấy gì để biết được? Vì ông ngăn chận pháp không có tự thể tạo thành. Nếu ngăn chận các pháp không có tự thể tạo thành thì được phép nói tất cả các pháp đều "không".
Kệ nói:
Ông vì chỗ ngăn nào
Chỗ ngăn ấy tức "không"
Pháp "không" mà có ngăn
Như vậy ông có lỗi.
Kệ này ý nói lên nghĩa gì? Nếu tất cả pháp ngăn chận có tự thể. Nếu không có tự thể thì pháp kia có thể nói là "không" và "không" kia cũng "không", cho nên ông nói có vật được ngăn và không có vật thì không ngăn chận. Nghĩa này không tương ưng.
Lại có nghĩa như kệ nói:
Tôi không có ít vật
Cho nên tôi không ngăn
Như vậy ông vô lý
Uổng hoạnh mà hỏi tôi!
Kệ này nói nghĩa gì? Nếu tội có ít vật ngăn chận thì ông mới được hỏi vặn tôi. Tôi không có vật ngăn chận thì như vậy không có vật và không có chỗ ngăn chận của tôi. Do không có chỗ ngăn chận nên tất cả pháp đều "Không". Như thế, không có vật ngăn chận và chỗ ngăn chận mà ông hướng đến vấn nạn, như vậy thì nói ngăn chận chỗ nào? Điều này là ông vô lý, chỉ uổng phí càn bướng hỏi tôi. Lại nữa ông dùng kệ nói:
Nếu pháp không tự thể
Ngôn ngữ chỗ nào ngăn
Nếu vô pháp được ngăn
Vô ngữ cũng thành ngăn.
Tôi nay cũng dùng kệ đáp lại ông:
Ông nói ngữ, pháp riêng
Nghĩa này nay tôi nói
Không pháp được nói lời (ngữ)
Nhưng tôi thì không lỗi.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ông nói không có ngôn ngữ cũng thành ngăn chận thì tùy thuận pháp nào mà tất cả các pháp kia đều không có tự thể. Nói tất cả các pháp kia không có tự thể thì chẳng phải ngôn ngữ này tạo ra không có tự thể. Điều này tôi nay đáp. Nếu nói các pháp không có ngôn ngữ của tự thể thì ngôn ngữ này chẳng phải là tạo ra pháp không tự thể. Lại nữa có nghĩa: Vì không có pháp thể nên biết không có thể pháp và vì có pháp thể nên biết có pháp thể. Ví như ở trong nhà thật sự không có trời nhưng có người hỏi có trời chăng? Và người trả lời nói có. Lại có người nói không có và người đáp nói không có tức là ngôn ngữ. Điều này không thể ở trong nhà kia mà tạo ra trời được. Không chỉ biết trong nhà vốn "không" mà không có trời được. Như vậy, nếu nói tất cả các pháp không có tự thể thì ngôn ngữ này không thể tạo ra tất cả các pháp không có tự thể. Như vậy không những biết tự thể của các pháp mà biết luôn các pháp không có tự thể. Nếu ông nói rằng: Nếu không có vật tức là không thể nói pháp không có tự thể. Vì không có ngôn ngữ nên không thể tạo thành pháp không có tự thể thì nghĩa này không tương ưng. Lại nữa, ông dùng kệ nói:
Như người ngu si kia
Vọng chấp lửa là nước
Nếu ông ngăn vọng chấp
Việc ấy cũng như vậy
Chấp sở chấp, năng chấp
Ngăn sở ngăn năng ngăn
Như vậy sáu loại nghĩa
Tất cả đều có pháp
Nếu không chấp sở chấp
Cũng không có năng chấp
Thì không ngăn, sở ngăn
Cũng không có năng ngăn
Nếu không ngăn sở ngăn
Cũng không có năng ngăn
Thì tất cả pháp thành
Tự thể kia cũng thành.
Với bốn hàng kệ trên, nay tôi đáp kệ rằng:
Ông nói dụ nai ái
Vì nói rõ nghĩa lớn
Ông nghe tôi giỏi đáp
Như thí dụ tương ưng.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ông nói thí dụ nai ái này tức vì nói rõ nghĩa lớn. Vậy ông hãy lắng nghe tôi đáp như thí dụ tương ưng. Kệ nói:
Nếu kia có tự thể
Không phải nhân duyên sanh
Nếu phải nhân duyên sanh
Như vậy được nói "không".
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu trong nai ái mà vọng chấp là thể của nước chẳng phải nhân duyên sanh thì cùng với thí dụ của ông tương đương. Tức vì nhân duyên của nai ái mà nói thấy điên đảo. Điên đảo thấy tức là vì không quán sát do nhân duyên mà sanh. Như vậy có thể được phép nói do nhân duyên mà sanh. Nếu do nhân duyên sanh thì tự thể kia vốn "không" nghĩa này như trước đã nói. Lại có nghĩa như kệ nói:
Nếu chấp tự thể thật
Người nào ngăn hồi chuyển
Pháp khác cũng như vậy
Nên tôi không có lỗi.
Kệ này muốn nói lên nghĩa gì? Nếu trong nai ái, chấp lấy thể của nước là thật thì người nào có thể hồi chuyển! Nếu có tự thể tức là không thể hồi chuyển. Như lửa nóng bức, nước ẩm ướt vốn "không", không có chướng ngại cái thấy về sự được hồi chuyển này. Như vậy, chấp tự thể "không" thì nghĩa trong pháp khác nên biết thế. Như chấp không thật thì năm pháp khác cũng như vậy. Nếu ông nói sáu pháp kia là có tức cũng có quyền nói tất cả các pháp đều "bất không" thì nghĩa ấy không tương ưng.
Lại nữa, ông dùng kệ mà nói:
Nhân ông tức không thành
Vô thể sao gọi nhân
Nếu pháp không có nhân
Sao được nói là thành?
Nếu không có nhân thành
Tự thể các pháp chuyển
Tôi cũng không nhân thành
Các pháp có tự thể
Nếu có nhân, vô thể
Nghĩa ấy không tương ưng
Pháp vô thể ở đời
Tức không được nói có.
Nay tôi cũng dùng kệ để đáp lại ông:
Nếu nói không nhân ấy
Nghĩa trước đã nói rồi
Trong ba thời nói nhân
Kia bình đẳng mà nói.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Như vậy nghĩa lớn thì như trước đã nói. Điều này tức không có nhân nên biết thế. Nếu luận nghĩa nhân thì trước đã nói ngăn chận sáu thứ hồi chuyển. Người kia trước luận về nghĩa nay lại đưa ra thuyết này. Lại nữa ông dùng kệ nói:
Trước ngăn sau sở ngăn
Như vậy không tương ưng
Sau ngăn nếu đầy đủ
Như vậy biết có thể.
Nay tôi lại dùng kệ đáp:
Nếu nói nhân ba thời
Trước như vậy bình đẳng
Ba thời nhân như vậy
Cùng nói tương ưng "không".
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ngăn chận ngôn ngữ thuộc nhân của ba thời này thì trước đã đáp nên phải biết như vậy. Vì sao? Vì nhân bình đẳng. Nếu ngăn ba thời thì điều ấy không tương ưng. Ngôn ngữ kia cũng ở tại trong "ngăn" và "sở ngăn". Nếu ý ông nói không có "ngăn" và "sở ngăn" mới được "ngăn" thì tôi đã ngăn rồi. Nhân ba thời này cùng với thuyết "không" và ngôn ngữ của người tương ưng. Lại nữa, tại sao gọi trước tiên đã nói rồi? Như kệ vừa nói:
Tôi không có ít vật
Cho nên tôi không ngăn
Như vậy ông vô lý
Uổng hoạnh mà hỏi tôi.
Nếu ông lại nói ba thời ngăn chận thành tựu thì thấy nhân lúc trước, thấy nhân lúc sau, thấy nhân đồng thời. Nhân lúc trước là như cha và con. Nhân lúc sau như thầy và đệ tử. Nhân đồng thời là như đèn và ánh sáng. Điều này tôi nay nói chứ không như trước nói ba loại. Trong ba loại nhân kia, mỗi mỗi lại có ba thứ lỗi lầm. Điều này trước đã nói. Lại thứ tự ngăn chận: ông lập tôn có lỗi về tự thể, ngăn chận, được thành v.v… như thế. Kệ nói:
Nếu người tin vào không
Người ấy tin tất cả
Nếu người chẳng tin không
Thì chẳng tin tất cả.
Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu người nào tin "không" thì người ấy tin tưởng tất cả pháp của thế gian và xuất thế gian. Vì sao? nếu người tin "không" thì tin vào việc do nhân duyên hòa hợp mà sanh. Nếu tin do nhân duyên hòa hợp mà sanh tức tin tưởng "bốn đế". Nếu tin tưởng "bốn đế" thì người ấy tin tất cả sự chứng đắc thù thắng. Nếu người tin tất cả sự chứng đắc thù thắng thì tin tưởng Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Nếu tin nhân duyên hòa hợp mà sanh thì người ấy tin pháp nhân quả. Nếu ai giỏi tin pháp nhân, quả thì họ tin nhân quả phi pháp. Nếu ai giỏi tin pháp nhân pháp quả, tin phi pháp nhân tin phi pháp quả thì tin phiền não, phiền não hòa hợp và pháp vật thuộc phiền não. Người kia nếu đối với tất cả đều tin tưởng thì có thể nói người ấy tin tưởng cả hành thiện và hành ác. Nếu người hay tin hành thiện và hành ác thì tin tưởng cả pháp hành thiện và ác. Nếu người giỏi tin pháp hành thiện và ác thì biết rõ phương tiện vượt qua ba đường ác. Như vậy, người ấy có thể tin tất cả các pháp của thế gian, vô lượng pháp như vậy không thể nói hết được.
Tự thể, nhân duyên, không Ba, một nói trung đạo Con quy mạng đảnh lễ Trí tuệ lớn vô thượng.
Tạo ra luận này, con xin hiến dâng lên bậc A-xà-lê Long thọ Bồ-tát, người có thể giải thích tất cả các luận nghĩa.