TẠNG LUẬN
SỐ 1664 - LUẬN QUẢNG THÍCH BỒ ĐỀ TÂM
Bồ-tát Liên Hoa Giới tạo luận. Hán dịch: Đời Triệu Tống, Đại sư Thi Hộ.
Quy mạng tất cả Phật ba đời
Lược tập hợp pháp hành Đại thừa
Xây dựng sự nghiệp đầu thù thắng
Nay con giải rộng tâm Bồ-đề.
Trong nầy vì sao nói: Nếu muốn nhanh chóng chứng được Nhất thiết trí, lược nêu chung tâm trú vào ba chỗ, phát sanh tâm bi, thuận theo Bi phát sanh tâm Đại Bồđề. Tất cả pháp Phật tối thắng vốn có, đều do tâm bi làm căn bản. Tâm bi nầy vốn vì quán xét chúng sanh, như Kinh Thánh Pháp Tập nói: "Bấy giờ, Đại Bồ-tát Quán Tự Tại thưa Đức Phật: Thưa Đức Thế Tôn! Các Bồ-tát không nên tu tập nhiều loại pháp môn, chỉ ở tại một pháp tự mình cần mẫn thực hành, thì đối với tất cả các pháp như đã trong tay. Như thế nào là một pháp? Đó gọi là Đại bi? Các Bồ-tát nhờ vào đại bi nầy, thì đối với tất cả pháp Phật như đã nắm trong tay. Thế Tôn! Ví như vị Chuyển luân Thánh vương đi khắp mọi nơi với xe báu, thì quy tụ được tất cả mọi năng lực. Các Bồ-tát cũng lại như vậy, Đại bi đi qua mọi nơi, đã có thể tích tụ thành tựu năng lực của tất cả pháp Phật. Thế Tôn! Lại như bậc sĩ phu có mạng căn kiên cố, thì có thể làm cho các căn sẽ được chuyển hóa. Các Bồ-tát cũng lại như vậy, đại bi kiên cố mới có thể làm cho các pháp hành Bồ-đề được chuyển hóa".
Như Kinh Vô Tận Ý nói: "Lại nữa, Xá-lợi-tử! Nên biết các Bồ-tát có đại bi vô tận. Tại sao? Vì làm người dẫn đường cho tất cả các pháp. Xá-lợi-tử! Ví như bậc sĩ phu vốn có mạng căn cùng với hơi thở ra vào nên làm người dẫn đường. Pháp môn Đại thừa rộng lớn tập hợp tất cả cũng lại như vậy, cho nên Bồ-tát lấy đại bi làm người dẫn đường".
Như Kinh Tượng Đầu nói: "Bấy giờ, có một vị trời thưa hỏi Bồ-tát Diệu Cát Tường: Nên nói thế nào là có thể phát khởi tất cả các hạnh tốt đẹp của Bồ-tát, lại an trú thế nào?
Bồ-tát Diệu Cát Tường nói với vị trời: Tâm đại bi có thể phát khởi tất cả các hạnh tốt đẹp của Bồ-tát. Bồ-tát duyên với các chúng sanh làm cảnh giới an trú, vì thế nên Bồ-tát thường khởi ái niệm tất cả chúng sanh, đối với bản thân mình không hề tiếc nuối, thuần nhất làm lợi ích nuôi lớn người khác, ở trong thời gian lâu dài phát sanh các hạnh khó làm nhưng làm được".
Như Kinh Tín Lực Pháp Môn nói: "Các Bồ-tát ấy tâm bi kiên cố, vì cứu độ tất cả chúng sanh, luôn nghĩ không có một chút nào gian khổ. Nếu được độ rồi cũng nghĩ không có gì đã độ, không bỏ tất cả các hạnh gian khổ khó thực hành. Như vậy, không bao lâu các hạnh được viên mãn, thành tựu sở nguyện vốn có, chứng được Nhất thiết trí, đạt được tất cả pháp Phật. Như vậy, đều căn cứ vào bi làm căn bản. Hết thảy chư Phật, Thế Tôn hiện chứng Nhất thiết trí, đại bi thâu tóm khắp nơi, rộng ra làm lợi ích tốt đẹp nhất cho thế gian, an trú nơi vô trú Niết-bàn. Như vậy, chư Phật đã thực hiện, đều lấy đại bi làm nhân tố đó. Trong nhân của chư Phật giả sử có khổ não, bấy giờ bèn tác ý duyên với chúng sanh, quay trở lại làm cho tăng trưởng sự không lui sụt nhiều hơn". Như Đức Phật đã thuyết giảng trong các kinh, tất cả chúng sanh nơi các nẻo có nhiều loại đau khổ, như chúng tương ưng với khổ não hết sức to lớn, Bồ-tát thường vì chúng sanh mà thương xót quán sát. Đó là báo ứng trong chốn địa ngục có nhiều loại đau khổ, lửa nghiệp thiêu đốt suốt thời gian dài không gián đoạn và khổ não không bao giờ hết. Như các loại sửa trị trừng phạt đám trộm cướp của thế gian, giam cầm đánh đập cùm kẹp xua đuổi, chặt đứt thân hình khổ đau vô cùng nhưng phải nhận chịu, khổ não nầy cũng vậy. Trong chốn ngạ quỷ có các loại đau khổ đói khát cùng cực của loài đó, thân thể khô đét, vì rình rập tìm kiếm thức ăn cho nên tàn hại lẫn nhau, tuy luôn mong cầu, cho dù trải trăm năm, nhưng cuối cùng không thể nào có được phần nhỏ những thứ còn thừa lại bỏ đi và bất tịnh… Lại có ngạ quỷ sức mình yếu kém dựa vào nơi khác mạnh hơn, tuy dựa vào họ mà chẳng được gì. Giả như có giành được, trở lại bị các quỷ sức mạnh hơn, ức hiếp chèn ép cướp đoạt bức bách đánh đập trừng trị, nhận chịu vô lượng khổ não thuộc loại như vậy. Nhận chịu khổ đau nầy, là các loại được an vui tự tại trong loài người xưa kia, do nhớ các điều ác nên vào trong chốn nầy. Trong loài súc sanh nhận chịu vô số khổ đau, khởi tâm thù hận làm hại ăn nuốt lẫn nhau, hoặc có khi xâu thủng lỗ mũi, hoặc mổ thịt lột da trên thân của nó, hoặc đánh đập trói buộc… không tự tại chút nào, bức bách thân mình đau khổ vô cùng, thật sự không có chút nào đáng để vui mừng yêu thích. Như người gánh gánh nặng từng không dám có lười mỏi, tuy trải qua thời gian dài nhưng không thể nghĩ là cần nghỉ ngơi vì mất nhiều sức lực. Lại có các loài súc sanh ở giữa đồng hoang mênh mông, dốc lòng buông thả tùy tiện, dong ruổi nơi nầy đến nơi kia, chưa hề tạm dừng, tàn hại lẫn nhau, sợ hãi lẫn nhau, ở trong loài nầy lại có đau khổ như thế.
Như vậy, các nẻo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, vì khởi lên nhiều loại nghiệp ác và phiền não, vì nhân tố đó mà ở trong những nẻo ấy nhận chịu các khổ não. Như người rơi vào nơi núi non nguy hiểm, khổ não cũng như thế. Trong cõi người kia, có nhiều loại đau khổ, như nơi khác có nói rõ. Tiếp đến các trời cõi Dục, lửa dục vọng thiêu đốt làm tán loạn tâm ý, muốn khiến cho tự tâm trong phút chốc được quy tụ ổn định một chỗ, cuối cùng không thể nào làm được. Nên biết lúc dục lạc đi qua thì khổ đau lập tức hiện rõ trước mặt, như người nghèo khổ làm sao có vui sướng? Trong cõi trời Dục ấy thường bị sợ hãi, buồn lo và những điều tổn hại của sự đọa lạc, hủy diệt, cũng không phải là niềm vui của họ. Tất cả các trời cõi Sắc, vì các hành thường bị chuyển đổi, báo nơi cõi trời ấy dùng hết, hoặc trở lại rơi vào các nẻo địa ngục… Trong các nẻo tương tự đều như vậy, nghiệp và phiền não luôn luôn ràng buộc làm cho không được tự tại, vì vậy phát sanh các khổ não. Do đó, nên biết ngọn lửa đau khổ bùng cháy lên, thiêu cháy thế gian không lúc nào dừng lại. Bồ-tát trông thấy khổ đau nầy rồi tức thì phát khởi tâm bi, quán sát khắp nơi tất cả chúng sanh. Vả lại, lúc Bồ-tát thấy các chúng sanh nhận chịu các loại khổ đau, khởi tâm thương xót không oán không thân, bình đẳng quán sát cứu độ cho tất cả. Hơn nữa, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay lưu chuyển trong vòng luân hồi, Bồ-tát chưa từng đối với một chúng sanh nào không khởi lên nghĩ là bạn thân, khởi tâm bình đẳng nầy, lập tức theo đó thực hành, quán sát hướng về tất cả chúng sanh khắp mười phương. Nếu như thấy một chúng sanh nào có điều khổ não, Bồ-tát thương yêu họ như con, liền thay họ nhận chịu không để cho chúng sanh chịu đựng điều khổ não ấy, dùng tâm bi nầy chuyển hóa, nên có thể làm cho tất cả chúng sanh chấm dứt khổ não, mới thành tựu được công hạnh tốt đẹp của đại bi.
Như Kinh Vô Tận Ý nói: Bồ-tát quán, thực hành theo tâm bi nầy. Ở Kinh A Tỳ Đạt Ma, đầu tiên Phật đã giảng nói: Vì muốn cứu độ tất cả hữu tình, Bồ-tát khởi các lực bi, nguyện... hướng đến cầu quả vị Chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng. Nếu không vì cứu độ chúng sanh, Ta lập tức không phát tâm Bồ-đề.
Như Kinh Thập Địa nói: "Trong tất cả chúng sanh, những người không ai cứu hộ, không có nơi quay về, không có chốn nương tựa, không có sự hiểu biết, Bồ-tát thấy họ rồi lập tức sanh niệm bi, mới phát tâm cầu đạt đạo quả Bồ-đề vô thượng. Nếu như không vì họ mà giảng giải khuyên bảo, chỉ dạy rõ, thì Bồ-tát đã không phát tâm cầu đạt đạo quả Bồ-đề vô thượng". Vì thế nên biết các vị Bồ-tát đã dũng cảm phát tâm cầu đạt đạo quả Bồ-đề vô thượng, đó chính là tâm bi kiên cố.
Như Kinh Như Lai Trí Ấn Tam Ma Địa Thắng Thượng nói: "Tâm Bồ-đề đã thực hành có thể trừ bỏ nỗi khổ luân hồi".
Như Kinh Di Lặc Giải Thoát nói: "Nầy người thiện nam! Ví như có người không lấy vật báu Đại Kim Cang, nhưng chỉ đạt được tất cả đồ dùng trang nghiêm bằng vàng, mà cũng không bỏ vật báu Đại Kim Cang, đối với người nghèo túng có thể cứu giúp rộng khắp. Nầy người thiện nam! Bồ-tát cũng lại như vậy, không chọn lấy tâm Nhất thiết trí là vật báu Đại Kim Cang, nhưng chỉ đạt được tất cả công đức hàng Thanh văn, Duyên giác là đồ dùng trang nghiêm bằng vàng, mà cũng không bỏ mất công hạnh Bồ-tát, vì đối với tất cả người nghèo trong luân hồi, nó có năng lực cứu giúp rộng khắp. Bồ-tát có thể đối với tất cả các loại, tất cả các pháp môn tu học, bình đẳng tu tập, vì vô lượng công hạnh thù thắng nầy, nên thuận theo tâm Bồ-đề để sanh khởi, đưa ra các phương tiện, thành tựu quả vị Đại Bồ-đề".
Như Kinh Như Lai Thị Giáo Thắng Quân Vương nói: "Đức Phật nói với Đại vương: Nếu ông đã làm nhiều loại sự nghiệp, đối với tất cả các loại, tất cả các nơi, nên tạo điều kiện để Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát nhã Ba-la-mật-đa tương ưng mà học. Vì thế Đại vương, ông nên như vậy đối với Chánh Đẳng Giác, khởi lên các tâm mong muốn, tin tưởng, cầu nguyện và hướng đến…
Trong bốn oai nghi hoặc đi, đứng, nằm, ngồi, hoặc là ăn uống, hoặc trong các việc làm, quyết luôn luôn nhớ nghĩ định ra ý hướng, quán tưởng hết thảy chư Phật-Bồ-tát – Duyên giác-Thanh văn, các phàm phu chúng sanh cho đến bản thân mình…, tất cả quá khứ, vị lai và hiện tại, tất cả thiện căn hợp lại tập trung một nơi, phát tâm thắng thượng tự hướng về tùy hỷ rồi, rộng khắp ở trong tất cả chư Phật-Bồ-tát-Duyên giác-Thanh văn, cúng dường thừa sự những công đức vốn có, tặng cho tất cả chúng sanh cùng chung hưởng, nguyện cầu mọi chúng sanh cho đến đạt được Nhất thiết trí, tất cả pháp Phật thảy đều viên mãn. Nếu như ngày từng ngày ba thời hồi hướng về đạo quả Bồ-đề vô thượng, nầy Đại vương, việc ông đã làm đều được thanh tịnh, các hạnh Bồ-đề cũng đều thành tựu. Lại nữa, nầy Đại vương! Tâm Chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng đã phát sanh vô số quả báo thiện căn. Như sanh trong loài người hoặc sanh lên cõi trời, ở tất cả mọi nơi thường được tốt đẹp nhất, mà ông là Đại vương cũng làm như vậy, thì trở thành rộng lớn. Vả lại, nầy Đại vương! Tâm Đại Bồ-đề là tối thượng tối thắng, nếu như tiếp tục thực hành được chân thật, thì có thể thành tựu kết quả Đại Bồ-đề".
Như Kinh Vô Úy Thọ Vấn nói: "Phát tâm Bồ-đề đã sanh ra những phước đức giống như hư không giới, rộng lớn bao la không có cùng tận. Giả sử, có người dùng châu báu ngọc ngà chứa đầy trong hằng hà sa số cõi Phật để cúng dường Đức Thế Tôn. Nếu như người có thể chắp tay thành kính, một lần phát tâm đạo quả Chánh đẳng Bồ đề Vô thượng ấy, mà phước đức nầy hơn hẳn phước đức trước không thể so sánh tính toán được".
Như Kinh Hoa Nghiêm nói: "Nầy người thiện nam! Từ tâm Bồ-đề sanh ra tất cả pháp Phật, rộng lớn tối thượng và trang nghiêm. Tâm Bồ-đề có hai loại của nó: 1. Tâm nguyện. 2. Tâm phần vị". Lại ở kinh ấy nói: "Nầy người thiện nam! Điều mà tất cả chúng sanh rất khó có được, đó gọi là đạo quả Chánh đẳng Bồ đề Vô thượng. Nếu như rộng ra khởi lên hạnh nguyện, thì được an trú trong Chánh đẳng Bồ đề Vô thượng hiện đang phía trước, có thể làm lợi ích khắp nơi tất cả thế gian. Nầy người thiện nam! Ta được thành Phật, nghĩa là do phát khởi tâm cầu Bồ-đề, tâm nhờ vào bổn nguyện. Về sau theo đó đã thực hành các công hạnh, trước đây đã khởi lên tất cả hạnh ấy, mà thảy đều thâu tóm rộng khắp trở thành phần vị tâm. Vì thế cho nên những năng lực của hạnh nguyện dường như đều thành lập, liền được tri thức thiện hiện rõ trước mắt thâu nhận, xả bỏ tất cả mọi cảnh tướng không thật, như Bồ-tát Diệu cát Tường ở trước dựa vào nhà vua đã phát tâm Bồ-đề. Bồ-tát phát tâm Bồđề như vậy rồi, tự thực hành Bố thí cùng các Ba-la-mậtđa tương ưng với thắng hạnh. Nếu như người tự mình không thể điều phục được mình, sao có thể điều phục được người khác? Vì thế nên biết Bồ-tát nếu như không tự mình tu tập các công hạnh, sao có thể đạt được quả vị Đại Bồ-đề?"
Lại như Kinh Tượng Đầu nói: "Các Bồ-tát đã thực hành chân thật cho nên đạt được Bồ-đề, không phải là các công hạnh không chân thật".
Như Kinh Tam Ma Địa Vương nói: "Nầy Đồng tử! Như Ta đã thực hành được chân thật, mà ông là Đồng tử nên học như vậy. Tại sao Đồng tử? Vì nếu đã thực hành chân thật, thì không khó gì đạt được đạo quả Chánh đẳng Bồ đề Vô thượng".
Như vậy, các công hạnh Bồ-tát đã thực hành, hoặc là dùng mười Ba-la-mật-đa, bốn vô lượng, bốn nhiếp pháp… phân biệt điều ấy rộng ra, như Kinh Vô Tận Ý-Kinh Bảo Vân… đều nói. Vả lại, học có hai loại, đó là thế gian và xuất thế gian. Sao nói là thế gian học? Đó là những kỹ năng công xảo. Sao nói là xuất thế gian học? Đó là các thiền định. Những gì còn lại nói sao? Đó là đã làm tất cả sự nghiệp lợi ích cho chúng sanh. Trong nầy nên biết các thực hành của Bồ-tát, tóm tắt mà nói, đó là tuệ và phương tiện, nhưng hai pháp nầy không khiến cho giảm bớt.
Như Kinh Duy Ma Cật nói: "Bồ-tát không có tuệ phương tiện ràng buộc, có tuệ phương tiện giải thoát; không có tuệ phương tiện ràng buộc, có tuệ phương tiện giải thoát". Lại như Kinh Tượng Đầu nói: "Tổng quát lược nói: Về các Bồ-tát, có hai loại đạo, đối với hai đạo nầy nếu như người đầy đủ, thì các Bồ-tát ấy sẽ có thể nhanh chóng chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Bồ đề Vô thượng. Như thế nào là hai đạo? Đó gọi là tuệ và phương tiện. Nếu như xa rời hạnh Bát nhã Ba-la-mật-đa, thì các Ba-la-mật-đa-bốn nhiếp pháp…, làm sao có thể trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật rất phong phú tự tại, thành thục hữu tình thực hiện các hóa sự, khắp nơi thâu gồm các pháp phương tiện thiện xảo? Vì thế cho nên tuệ nầy cùng với phương tiện kia, là tánh không có điên đảo mà nhân có phân biệt. Căn cứ vào nhân nầy nên khởi lên phương tiện đích thực. Như đã nói về các pháp, khởi tư duy phân biệt không có điên đảo, có thể suy cho cùng là lợi lạc cho mình và người, có thể làm cho phiền não không khởi lên, giống như các chất độc bị bùa chú ngăn trừ". Lại kinh nầy nói: "Trí tuệ thâu tóm phương tiện, đây là trí có phân biệt".
Lại như Kinh Tín Lực Pháp Môn nói: "Sao nói là phương tiện thiện xảo? Đó gọi là thâu tóm tất cả các pháp. Sao nói là tuệ? Đó là đối với tất cả các pháp không hề làm tổn hại đến thiện căn".
Như vậy hai loại tuệ và phương tiện, đi vào khắp nơi các địa, trong tất cả mọi lúc luôn luôn thực hành, không được ở trong đó làm cho nó bị giảm bớt. Tất cả các Bồtát Thập Địa thực hành mười hạnh Ba-la-mật-đa cho đến rộng ra thực hành các hạnh, như Kinh Thập Địa giải thích nhiều, hết thảy Bồ-tát Bát Địa, thuận theo oai nghi Phật bắt đầu thực hành chắc chắn dừng lại. Kinh ấy nói: "Lại nữa, Phật tử là bậc Đại Bồ-tát, nên hướng về dựa vào đại nguyện đã phát khởi trước đây gia trì trú trong năng lực thiện căn, chư Phật Thế Tôn cũng từ pháp môn nầy, lưu chuyển ra đại trí viên mãn các công hạnh. Đây chính là thành tựu pháp môn nhẫn cao nhất, tất cả pháp Phật từ đây mà tụ tập. Lại nữa, nầy người thiện nam! Không nên như vậy khởi lên thực hành dừng lại. Như Ta đã đạt được mười lực-bốn vô sở úy-mười tám bất cộng, các thần thông cùng tất cả pháp Phật, nhưng ông chưa đầy đủ thì hãy phát khởi tinh tấn, thành lập các nguyện cầu tương ưng mà thực hành. Vì thế cho nên ông đối với pháp môn Nhẫn như vậy, không nên lìa bỏ. Nầy người thiện nam! Lẽ nào ông không quán sát các hạng phàm phu ngu muội, tích tập các loại phiền não, khởi các loại tìm cầu nối tiếp nhau không gián đoạn, tại sao lại muốn khởi lên thực hành dừng lại? Lại nữa, nầy người thiện nam! Nên biết pháp tánh của các pháp mà tự thường trú, vì pháp tánh thường trú, cho nên Như Lai chính là vô sanh, nghĩa là các hàng Thanh văn, Duyên giác, không hiểu rõ tất cả các pháp không có phân biệt-không có sanh ra, Như lai dùng thiện phương tiện xuất hiện giữa thế gian thôi. Lại nữa, nầy người thiện nam! Ông nhìn thấy thân vô lượng-trí vô lượng của Ta, cõi Phật vô lượng-viên quang vô lượng, trí hiện tiền môn vô lượng-thanh tịnh vô lượng, các pháp rộng lớn thuộc loại như vậy, vì thế nên ông nương theo nguyện hạnh vốn có, hãy luôn luôn suy nghĩ và nhớ làm lợi ích cho chúng sanh, thì đạt được pháp môn trí không thể nghĩ bàn như vậy".
Như Kinh Thập Địa đã nói về hành tướng, cùng với Kinh Duy Ma Cật trái ngược nhau, kinh ấy nói: "Diệu Cát Tường! Nếu người nào đối với pháp Như Lai đã thuyết ra mà khởi lên khinh thường phỉ báng, người nầy tuy nói ra lời phỉ báng, như Ta đã nói cũng được thanh tịnh. Lý và sự trong nầy cũng không trái ngược nhau".
Như Kinh Tượng Đầu nói: "Đức Phật dạy: Từ Thị! Các Bồ-tát vì Bồ-đề, nên tích tập Ba-la-mật-đa. Hoặc có người si mê khởi lên nói như vầy: Bát nhã Ba-la-mật-đa là pháp học hàng Bồ-tát, tại sao nói trở lại học các Ba-la-mật-đa khác? Hoặc có người nghe rồi đối với các phương tiện và các Ba-la-mật-đa khởi lên ý lìa bỏ. Nầy Từ Thị! Theo ý của ông thế nào? Như Ca Thi Vương lấy xác thân của mình mà cứu cho chim bồ câu, vị Vương nầy lẽ nào là ngu si ư? Từ Thị thưa: Thưa Thế Tôn, không phải vậy. Đức Phật dạy: Từ Thị! Lúc Ta tu hạnh Bồ-tát, tu nhiều về sáu Ba-la-mật-đa tương ưng với thiện căn, nên không có lợi ích gì chăng? Từ Thị thưa: Thưa Thế Tôn! Không phải vậy. Đức Phật dạy: Như vậy Từ Thị, như ông tích tập ở trong sáu mươi kiếp, Bố thí cùng các Ba-la-mật-đa, cho đến trong sáu mươi kiếp tích tập Bát nhã Ba-la-mật-đa cũng lại như vậy". Trong kinh ấy nói rộng về hành tướng, cần phải biết.
LUẬN QUẢNG THÍCH BỒ ĐỀ TÂM
Lại nữa, trong nầy, như Kinh Tỳ Lô Giá Na Thành Phật nói: "Tất cả trí Nhất thiết trí (Trí Phật) lấy tâm bi làm căn bản, thuận theo bi phát sanh ra tâm Đại Bồ-đề, sau đó thành lập các phương tiện. Vì vậy các Bồ-tát đối với tất cả mọi lúc, luôn thực hành hai loại nầy. Tất cả các phương tiện như bố thí… hiện rõ thân, hiện rõ cõi, sắc tướng quyến thuộc, quả báo rộng lớn, vì hai loại thâu gồm nên thảy đều được thành tựu. Như Phật Thế Tôn không trú vào Niết-bàn, vì khiến cho tất cả khởi chánh tuệ, có thể đoạn trừ các điên đảo khắp nơi lại không trụ vào sanh tử, vì sanh tử khởi điên đảo. Vì vậy Đức Thế Tôn thành tựu Niết-bàn Vô trú. Lại nữa, nên biết tự tướng đã thực hành của tuệ và phương tiện, cần phải xa rời hai bên cộng tướng và hủy báng. Xa rời hai bên nên đã thực hành trung gian thì đạt được vô ngại". Đã nói là hai bên cộng tướng và hủy báng, nghĩa là tuệ xa rời bên cộng tướng, phương tiện xa rời bên hủy báng. Như vậy trong nầy, như Kinh Thánh Pháp Tập nói: "Nếu sắc thân đầy đủ các tướng hảo, thì có thể khiến người nhìn thấy khởi lên được ý vui mừng hơn hẳn. Nếu ở trong Tam muội quán sát pháp thân ấy, thì không thể nào làm cho khởi ý vui mừng được". Lại có thuyết nói: "Tuệ và phương tiện sanh ra các Như Lai, có thể khiến cho người khác khởi tín giải thanh tịnh". Như vậy nên biết! Vả lại có nơi nói: Như pháp thế gian cần phải biết rõ, pháp hãy còn phải bỏ huống hồ chẳng phải là pháp, vì xa rời tướng thủ, các tâm chấp thủ điên đảo kia đoạn dứt. Do đoạn dứt nơi kia rồi nên ở đây nói: Đây thực sự có được ý vui mừng, không nên ở trong những việc đã làm ấy, mà dấy tâm quyết định thực sự nương nhờ. Cũng như có nơi nói: Trong tất cả các pháp cũng không đáng lấy, cũng không đáng bỏ, vì pháp lấy bỏ ấy không thể đạt được.
Hoặc có thuyết nói: Các hành như bố thí… cảm đến quả sanh tử. Ở đây vì sao nói là xa rời tuệ mà thực hành bố thí…? Đạt được một chút thiện cho là niềm vui đủ để khởi tâm dũng mãnh, tiếp tục khởi lên ý tưởng thiện căn được tăng thượng.
Như Kinh Duy Ma Cật nói: "Tất cả các pháp vốn có, nên cùng với tuệ và phương tiện thực hành cả hai loại. Các việc làm như bố thí… nếu là tuệ thâu tóm, thì có thể gọi là Ba-la-mật-đa, tên gọi khác đây thì không phải là bố thí… thanh tịnh".
Trong ấy nên biết, nếu như trú vào Tam-ma-địa thì có thể sanh khởi các tuệ, vì gia hạnh chuyên chú tổng thâu các tạo tác, nghĩa là do trước khởi lên nghe thành tựu tuệ, theo nghĩa của bổn tông mà đích thực nhiếp trì, sau đó từ suy nghĩ thành tựu tuệ mới có thể sanh khởi. Ở trong sự tư tuệ nầy quán sát như thật nghĩa, sự quán sát ấy quyết định chân thật, không có tà vọng điên đảo giả dối. Quán sát như vậy nên nghi hoặc chấm dứt, chánh trí sanh ra như lý mà tu tập đúng đắn. Như Đức Phật ngồi nơi cội Bồ-đề vì các ngoại đạo thuyết về pháp vô ngã. Trong nầy cần phải tư duy quán sát, chắc chắn có chánh nhân đạt được quả Niết-bàn. Khác với điều nầy đều là nhân phân biệt bình thường của ngoại đạo, không phải là tịch tĩnh. Vì thế nên trong Tạp A Hàm đều nói rõ. Trong tư duy đã thành tựu tuệ như lý quán sát rồi, thuận theo quán sát các vật có tự tướng chân thật, mà tự tướng kia trong Thắng nghĩa đế chính là không sanh khởi. Như vậy quyết định tương ưng với những gì trong A Hàm đã nói.
Như Kinh Thánh Pháp Tập nói: "Vô sanh chân thật, không thật thì gọi là pháp sai khác. Những loại như vậy đều là vô sanh tùy thuận với Thắng nghĩa đế. Đây nói là chân thật, còn thắng nghĩa vô sanh chính là chẳng phải vô sanh, tất cả các hành ấy đều là tánh quá khứ". Ở đây lại nói: "Nầy người thiện nam! Hai pháp sanh diệt suy cho cùng đều là sự chấp thủ của thế gian. Vì thế nên Đức Phật đại bi vì muốn cảnh tỉnh thế gian xả bỏ các hành tướng, thuyết về pháp sanh diệt suy cho cùng không có một pháp nào được sanh ra".
Lại trong Kinh Thánh Pháp Tập nói: "Sao nói là sanh, sao nói là diệt?
Đáp: Vô sanh gọi là sanh, vô diệt gọi là diệt". Trong nầy lại nói: "Pháp môn chữ A nghĩa là tất cả các pháp xa rời sanh diệt, đây chính là tất cả các pháp không có chủng loại tự tánh, tự tánh thành tựu từ Không".
Kinh Thánh Nhị Đế nói: "Nếu như vô sanh bình đẳng, thì đạt được tất cả các pháp bình đẳng".
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói: "Nầy Tu-bồ-đề!
Sắc sắc tự tánh là không, cho đến thức thức tự tánh đều là không, tự tướng được thành tựu từ không".
Kinh Tượng Dịch nói: "Tất cả các tánh không thể nào được sanh ra, ở trong vô sanh tánh, người ngu muội chấp có tánh sanh ra".
Kinh Phụ Tử Hiệp Tập nói: "Tất cả các pháp kia thảy đều bình đẳng, ba đời cũng bình đẳng, tất cả các pháp quá khứ xa rời tự tánh, cho đến tất cả các pháp hiện tại cũng xa rời tự tánh". Như vậy là nói tổng quát về tánh các pháp. Trong A Hàm kia nghĩa chắc chắn tương ưng cần phải quán sát, khác với điều nầy có nhân thì không thể thành tựu được. Trong nầy như lý quán sát quyết định rối, nói tóm tắt: Nghĩa là các tánh sanh ra hoặc nói là có nhân, hoặc nói là không có nhân. Như thật nên biết. Không phải tánh ấy có nhân, không phải tánh ấy không có nhân, nghĩa nầy nói thế nào? Nếu như tánh xả bỏ nhân, thì tánh sai biệt nầy hoặc biểu hiện rõ là có thật, không phải là không có nhân của nó. Nếu lúc pháp sanh ra chính là tất cả các tánh khắp tất cả các xứ, sao nói là chẳng phải có? Lúc tánh kia không có hoặc là không hề sai biệt, trong lúc sanh ra cũng không phải là có được, không phải tánh đó có nhân. Nói tổng quát như vậy, tánh ấy không phải là không có nhân mà được hòa hợp, cũng không phải là có nhân mà được hòa hợp. Như vậy đã nói nếu nghĩ là có ngã tức là ngoại đạo khởi lên chấp vào nhân thường có, thì vô tánh kia được sanh ra, có thể khởi lên các hành mà biểu hiện rõ. Làm hỏng các nhân của tánh thì sao có thể sanh khởi các hành, vì xả bỏ không như lý. Vả lại, không phải ngoại đạo đã chấp vào ngã đều tự nó có năng lực, đối với pháp sai biệt nơi khác có thể không xả bỏ tánh. Đã chấp là tánh thường có thì không thể đối với nơi khác làm những điều lợi ích được. Nếu không có lợi ích thì trái với pháp tương ưng. Trong nầy như vậy nên biết, đã chấp vào tất cả mọi năng lực của các ngã, thì rốt cuộc đều là không, giống như người phụ nữ vô sanh. Không có tự tánh kia ở trong các việc đã làm, thì không thể nào thành tựu những việc ấy. Giả sử có năng lực đã làm không có thật, thì dường như chẳng phải đã làm lại chẳng phải hòa hợp. Lại giống như tất cả mọi việc thuận theo có làm ra, quyết định từ lúc sanh ra về sau, nếu có năng lực thì chính năng lực ấy, thuận theo chuyển đổi tự tánh như trước đã nói, các sự đã khởi làm mà được hoà hợp, hoặc không thuận theo chuyển đổi cũng như trước đã nói. Không có tự tánh kia thì tánh là nhân vô thường chắc chắn không hòa hợp. Vì vậy trong các nhân vô thường không có một pháp nào có thể đạt được.
Ý ấy trong nầy như Đức Thế Tôn dạy: "Lại nữa, Đại Tuệ! Cộng tướng không thật, đó gọi là hư không diệt mất Niết-bàn không có tạo tác, không có tánh, không chấp thủ cộng tướng, vì vậy nên đều là vô thường". Sanh nầy không hòa hợp mà cũng chẳng phải vô thường, như tánh trong hai sự việc của quá khứ và vị lai, cũng chẳng phải có sanh mà được hòa hợp, nhân kia không có hòa hợp thì tánh theo đó chuyển đổi. Nếu cùng thời gian sanh ra có những tương ưng, cũng không phải là nhân cùng thời gian đã làm tự tánh của sự việc được quyết định. Quán sát cùng lúc ấy cũng không có tánh nào được thành tựu, hoặc quán sát thời gian khác nhau cũng không phải là thời gian khác nhau. Nếu như quán sát ở trong thời gian-trong duyên, thì tánh ấy cũng không sanh ra-không có thật. Quá khứ nếu như sanh ra có những hòa hợp, nhưng cũng không phải là duyên-cũng không phải là có sanh ra, tất cả ngã ấy cũng không có duyên, lại không phải tất cả sát na thuận theo đi vào trong một sát na, kiếp và sát na phân biệt hạng lượng mà không thể hòa hợp, như các vi trần tập hợp tích tụ lại thành đống lớn, trong nầy cũng không có ngã ở mức vô cùng nhỏ mà được hòa hợp. Như vậy trong một tập hợp-một thành phần, sát na uẩn kia tích tụ tánh không thể hòa hợp, tự nó không được sanh ra cũng không có thành phần của nhân. Nếu như ở trong nầy giữ lấy phần của tánh ấy, thì tự ngã đã khởi lên trái với nhau cũng không có hai loại. Nếu như có hai phần của tánh thì thuận theo mắc phải hai loại sai lầm. Như vậy nói tóm lại, vì tất cả thế tục đã sanh khởi có những tánh đạt được, ở trong Thắng nghĩa đế mà thật sự không có sanh khởi. Điều nầy nói không trái ngược gì với A Hàm.
Như Đức Phật đã nói: "Tánh của các chúng sanh đều gọi là thế tục, trong Thắng nghĩa đế chúng sanh không có tự tánh, trong tự tánh không có nếu như khởi lên nghi hoặc, lúc ấy chính là thật sự khởi lên ý nghĩ thế tục". Đã nói như lý, thì Phật Thế Tôn là chân thật vui với ý thù thắng, như những thân lúa của thế gian, tự tánh và tha tánh ở trong hai loại nói là không có nhân sanh ra, nghĩa nầy nên chấm dứt. Trong nầy nên thuận theo quán sát như lý, nếu là Sắc hay Vô sắc, hai tánh ấy thì sắc giống như những loại bình lọ v.v... và Vô sắc là những, hạn lượng nhỏ vô cùng không thể làm hỏng tánh sắc, đối với phần vị trước (sắc) nhưng không phải là một tánh, trong phần vị trước (sắc) nếu như có những tổn hại thì tánh kia (Vô sắc) không thành tựu. Lại nữa, không phải trong tập hợp những nhỏ bé cùng cực ấy có một tánh hay nhiều tánh, xa rời một hay nhiều tánh ấy sao nói là có tự tánh? Nếu như không có tự tánh thì đây chính là thắng nghĩa, giống như tướng sắc, tánh sắc đã đạt được trong mộng ảo. Nghĩa đó nên biết và đây chính là lời Đức Phật đã thuyết.
Như Kinh Lăng Già nói: "Lại nữa, nầy Đại Tuệ! Ví như một con voi lớn tách ra nhỏ như hạt bụi, ở trong tướng hạt bụi nầy, như lý quán sát tánh sắc của con voi kia thật sự không có tự tánh. Lại như các màu sắc xanh vàng đỏ trắng trong Sắc uẩn, sắc ấy có đối ngại nhau nhưng không có tự tánh. Như vậy suy cho cùng ngoài thức không có sắc. Nghĩa nầy cần phải biết".
Như Đức Thế Tôn nói: "Bên ngoài không có các sắc mà hiện ra do tự tâm. Các loại sắc tướng xanh vàng đỏ trắng ngoài kia thật sự không có đối ngại, mà tướng lấy-bỏ cũng không đối ngại, chẳng phải một tánh tương ưng, cũng chẳng phải nhiều tánh tương ưng". Một và nhiều trái ngược nhau sao nói là chẳng phải một tánh? Vì là một tập hợp tánh sắc không phải là một tánh sanh ra, không phải là nhiều tánh, nghĩa đó cần phải biết! Trong nầy quán sát các tướng sắc là có, tự thể không chân thật cho nên không có đối ngại. Thức kia cũng không thật, tại sao thức xa rời tự tướng, không nói là sắc ấy xa rời thức mà có? Vả lại tự tướng của thức rất nhiều loại không thật, vì vậy nên nói là thức không thật. Do đó Đức Phật nói thức giống như huyễn sĩ. Như thế, nói tóm lại, nếu là một tánh hay nhiều tánh thì tánh đều là không. Trong Thắng nghĩa đế quyết định nghĩa nầy: Tất cả các tánh không có thật.
Lại như Kinh Lăng Già nói: "Ví như cảnh tượng đã nhìn thấy trong gương, chẳng phải cùng một tánh, chẳng phải là khác tánh". Lúc quán sát như vậy thì tánh chẳng phải có. Tại sao xa rời một tánh và khác tánh? Vì không thể nắm bắt được một tánh hay khác tánh. Hoặc có thuyết nói: Người trí quán sát tự tánh thật sự không thể đạt được, trong nầy không thể nói rõ là không có tự tánh. Những loại như vậy đều có những luận thuyết riêng vì thế hãy quán sát như lý. Đây là tuệ thành tựu từ tư duy quyết định như thật, nghĩa nầy thành tựu và từ đây tu tập trở thành tuệ tương xứng được sanh khởi. Nếu như không có nghe, suy nghĩ thì tu tuệ không thành tựu.
Như Kinh Bảo Vân nói: "Các chánh hạnh ấy có trí trong sáng, sanh ra trong đó thì chánh hạnh kia không hủy hoại, do trí sanh ra các sự tu tập, mà khởi sanh ra các thành tựu. Ví như trong đất đầy dẫy những thứ bất tịnh, những gì được sanh ra (sở) và tồn tại đâu nói là chủ thể (năng) phát sanh. Các sự tu tập cũng như vậy, đã thông suốt rõ trí quả trong tánh chân thật, vì Như lý xuất hiện.
Như Kinh Tam Ma Địa Vương nói: "Nếu như có người khởi lên nhiều loại tìm cầu, mà tâm đã khởi lên lại có vướng mắc có nương nhờ. Vì vậy nếu như muốn chứng được tu tuệ chân thật ấy, thì ban đầu nên tu Xama-tha tương ưng với thắng pháp, khiến cho tâm an trú giống như làm cho dòng nước dừng lại. Nếu tâm có dao động thì chẳng phải là Xa-ma-tha, không thể thâu gồm giữ gìn mà dừng lại được". Như Đức Phật đã thuyết: "Tâm an trú, tâm đẳng dẫn có thể biết như thật. Nếu vị trí của tâm bị phân tán thì không tương ưng với định nầy. Vì vậy lúc tu Xa-ma-tha, tất cả những gì đạt được, những gì mong muốn, nên trú trong bình đẳng mà xả bỏ, những khổ đau trong Thể thảy đều trừ bỏ, an trú trong tịnh giới và phát khởi tinh tấn nhanh chóng được thành tựu". Trong nầy là như vậy nên biết.
Như Kinh Hòa Hợp Giải Thoát nói: "Trước tiên tu các hạnh thắng thượng như bố thí, trì giới…, sau đó trú vào thực hành Xa-ma-tha. Nếu người muốn trú trong Xa-ma-tha nầy, tùy theo các phần vị, đối với chư Phật, Bồ-tát trước tiên nên quy mạng sám hối và tùy hỷ, tiếp sau đó hãy khởi tâm đại bi nảy sanh ý tưởng cứu độ rộng khắp tất cả thế gian, vào trong chỗ ngồi yên ổn kín đáo ngồi xếp bằng tròn lặng lẽ, thân vươn thẳng đoan trang hiện tại chánh niệm tràn đầy, dẫn phát Tam-ma-địa tương ưng với hiện tại trước mắt. Thuận theo lúc đầu chuyên chú như thích ứng quán sát, cho đến nhiều loại sự việc đã duyên vào, thâu gồm tất cả khắp cả các nơi gắn chặt tâm trú trong vắng lặng. Lại tiếp tục tổng hợp để gạn lọc, trong hai loại Sắc và Vô sắc, cần phải xả bỏ những sai lầm tán loạn, tổng nhiếp các đối tượng duyên kia khởi lên ý thực hiện tốt đẹp, cho đến tất cả mọi sự thuộc loại uẩn-xứ-giới, đều không phân biệt gì thì được thanh tịnh". Tất cả nói rộng về các hành tướng đối tượng duyên, như phần tương ưng thứ mười tám trong kinh Hòa Hợp Giải Thoát.
Hết thảy sự việc thâu gồm hữu tình của Đức Thế Tôn, phân biệt về các sắc và phân biệt về tất cả sự việc, sơ lược trong phần mở rộng về hành tướng, như những gì nói trong Luận A Tỳ Đạt Ma.
Ý trong nầy là đối với những sự việc kia, quán sát đã xa rời lầm lỗi mà thâu gồm tất cả, làm cho tâm tương tục được tiến tới tu tập nhiều hơn. Nếu như tâm nảy sanh các tham ái chấp trước, lúc ấy cần phải thực hiện những cách quán về bất tịnh, được dừng lại rồi, lại tiếp tục vượt qua trước khởi tâm thắng tiến. Hết thảy hành tướng của quán bất tịnh nầy (sợ văn nhiều nên thôi không nói ra). Nếu như tâm ấy không thể thắng tiến khởi lên ý vui mừng tốt đẹp, cũng là những sai lầm do tán loạn, lúc ấy nên quán Tam-ma-địa vốn có các công đức để khởi lên ý vui mừng hơn hẳn, thì có thể dừng lại ý vui mừng không phải tốt đẹp. Nếu lúc ấy sanh khởi hôn trầm muốn ngủ, nên quán các công đức của Phật và những việc vui thích thù thắng, thì hôn trầm kia có thể chấm dứt. Vả lại, ở trong những duyên như vậy, nếu như thích hợp thâu gồm giữ gìn kiên cố không phân tán, thì nhất định tương ưng. Vả lại, nếu như lúc tâm trước yêu thích vui vẻ, tâm sau theo đó sanh ra bốc lên cao, lúc ấy nên thực hiện cách quán về Vô thường. Như vậy nói tổng quát, ở trong các duyên thuận theo làm cho tâm không có hoạt động gì, chuyên chú trú trong tĩnh lặng xa rời các pháp cao thấp, những hành tướng bình đẳng nên tâm được thanh tịnh, làm cho hiểu ra những nguyên nhân tán loạn kia mà xả bỏ tất cả. Nếu như có sự gợi mở hiểu biết chân thật về những điều làm cho tâm ấy bị tán loạn, thì vào trong những duyên đã gặp dường như không có tác động gì. Như vậy mới đạt được những ham muốn những công hạnh tương ưng với Định tốt đẹp, lúc ấy nên biết Xa-ma-tha có thể thành tựu. Những loại như vậy nên biết là cộng tướng của tất cả Xama-tha, đó gọi là tự tánh trong Tâm nhất cảnh tánh. Xama-tha ấy đã duyên quyết định như vậy. Những pháp Xa-ma-tha nầy, Đức Phật đã giảng giải rộng trong các kinh nói về Bát nhã Ba-la-mật-đa.
Hơn nữa, nên biết tu tập Xa-ma-tha có chín phương pháp:
1. Trừ bỏ.
2. Trừ bỏ tất cả.
3. Trừ bỏ phần vị.
4. Trừ bỏ tiếp cận.
5. Điều phục.
6. Dừng lại.
7. Dừng lại tiếp cận.
8. Luôn luôn thực hiện.
9. Biết dừng lại.
Chín loại hành tướng nầy nói thế nào? Đó là tất cả chín pháp nầy, đây chính gọi là Trừ. Giữ tâm gắn liền trong những duyên thì gọi là Biến trừ. Tiếp nối vào trong những duyên mà chuyển đổi là Phần vị trừ. Tán loạn hiện tại trước mắt mà biết làm cho thuần phục nhanh chóng, đây là Cận trừ. Tán loạn xa rời rồi lại tiếp tục tiến lên trước, trừ diệt tất cả các duyên, đây là Điều phục. Nếu như lúc tâm ái khởi làm cho thuần phục được thì gọi là Chỉ. Nếu sai lầm do tán loạn hiện tại trước mắt không thể khởi lên, ý được vui vẻ mà có thể dừng lại thì đây là Cận chỉ. Nếu lúc hôn trầm mơ màng thùy miên cùng khởi lên, nhanh chóng làm cho phải xa lìa, đây là hoàn toàn được tạo. Ở trong những duyên đã không có tác động gì nữa, sau đó chuyên chú được tương ưng với Chỉ, đạt được Chỉ tương ưng rồi, trú tâm vào nơi xả, đây là Tri chỉ. Những nghĩa như vậy, như bậc Thánh giả Bồ-tát Từ Thị đã nói.
Vả lại, nên biết những lúc tu tập tất cả các Tam-mađịa, có sáu loại lỗi lầm:
1. Biếng trễ.
2. Quên mất đối tượng duyên.
3. Cảm thấy nặng nề.
4. Bốc lên cao quá đáng.
5. Không làm cho thức tỉnh.
6. Phát ra hiểu biết.
Lúc sáu loại sai lầm nầy phát sanh, nên khởi lên tám loại Đoạn hành để đối trị. Như thế nào là tám loại? Đó là: 1. Tín. 2. Dục. 3. Cần. 4. Khinh an. 5. Niệm. 6. Chánh tri. 7. Tư. 8. Xả. Những hành tướng đối trị nầy như thế nào? Đó là bốn pháp như tín v.v… đối trị biếng trễ. Ý nói trong nầy là do trong công đức của Tam-ma-địa, cần phải có đủ trạng thái thuận theo chánh tín tăng thượng, tương ưng tín ấy thì khởi lên niềm hy vọng tốt đẹp, vào lúc hy vọng làm cho thực hành tinh tấn, đã khởi lên tinh tấn thì thân tâm dũng mãnh về sau được khinh an. Vì thế nên mới nói là Đối trị. Niệm đối trị với quên mất đối tượng duyên, nghĩa nầy thuận theo biết rõ. Chánh tri đối trị với tâm vọng nặng nề và lên cao quá đáng (hưng phấn thái quá), nghĩa là dùng sự hiểu biết chính đáng khởi lên quán sát đúng đắn, có thể làm cho hai pháp cao-thấp được dừng lại. Vì thế cho nên phải đối trị. Tư đối trị với không gợi mở thức tỉnh, nghĩa nầy tùy theo biết rõ. Xả đối trị với sanh ra hiểu biết, do pháp cao thấp trước đây có thể dừng lại rồi, tâm an trú thì chính là không gợi mở thức tỉnh, vì thế cho nên hãy đối trị. Tám loại Đoạn hành như vậy, đối trị với sáu loại sai lầm do sơ suất rồi, thì sự nghiệp Tam-ma-địa tối thượng vốn có sẽ được thành tựu, thần túc và công đức căn cứ vào đây mà phát sanh.
Như các kinh nói, nếu như có đủ tám loại đoạn hành, thì có thể phát khởi bốn loại thần túc, có tâm nhất cảnh tánh, sự nghiệp tốt đẹp cao cả nhất định tương ưng chính đáng, bèn có thể chứng đạt vào trong pháp môn thiền định giải thoát, đầy đủ trọn vẹn tất cả mọi công đức thù thắng nhất.
LUẬN QUẢNG THÍCH BỒ ĐỀ TÂM
Lại nữa, trong nầy lần lượt nên tu tập các thiền định. Đó nói là nếu như có thể xa rời dục ái mà có hỷ lạc, nội tâm thanh tịnh trú vào nơi chánh tương ưng, có tầm có tứ là Thiền định thứ nhất. Tiếp tục trú trong sơ thiền, không có tầm chỉ có tứ, gọi là trung gian thiền. Bậc Thiền thứ nhất nếu như ái có thể xa rời được, tất cả mọi niềm hỷ lạc nội tâm thanh tịnh an trú ở chánh tương ưng, là Thiền thứ hai. Bậc Thiền thứ hai nếu như ái được xa rời rồi, lạc, xả, chánh tri an trú chánh tương ưng, là Thiền thứ ba. Bậc Thiền thứ ba nếu như ái được xa rời rồi, xả, niệm tương ưng, là Thiền thứ tư. Tất cả những hành tướng của định vô sắc cần phải biết. Các tướng nơi đối tượng duyên trong nầy thuận theo nên phân biệt, vào trong đối tượng duyên khiến cho tâm được kiên cố, như lý khởi lên theo tuệ mà quán sát, ánh sáng trí tuệ phát ra phá tan chủng tử vô minh, rốt cuộc được đoạn trừ chính là đích thực tương ưng. Khác với đây thì đều là những pháp tu của ngoại đạo, không phải là Tam-ma-địa chính đáng, không thể đoạn trừ được phiền não.
Như các kinh nói, tất cả mọi lúc đang tu tập Tamma-địa, nếu như ngã tưởng nảy sanh, thì chính là quay trở lại phát khởi phiền não, lúc ấy trú tâm phải giống như làm cho dòng nước dừng lại, đi vào Tam-ma-địa tương ưng với thực hành quán.
Như kinh Lăng Già nói: "Nói tóm lại, chánh tuệ quán hành chỉ do tâm an trú vắng lặng, ngoài ra không có phân biệt. Nếu trú vào đối tượng duyên của chân như, thì chính ngay đối tượng duyên tâm phải vượt qua, nếu tâm vượt qua rồi, thì sự không đối ngại kia tâm cũng phải vượt qua. Trong không có đối ngại nếu tương ưng an trụ là quán Đại thừa, tâm kia đạt đến sự tịch tĩnh thù thắng nhất, không phát khởi ngộ tức chính là trí vô ngã thù thắng, quán không có đối ngại".
Ý trong nầy nói: Như thật quán sát ngoài tâm chắc chắn không có sắc pháp phân biệt, đây chính là thắng hạnh tương ưng cao nhất. Nếu vậy thì thức và sắc sao nói là có khác nhau? Hoặc không thể khác nhau tức là thức cũng phải có nghĩa đối ngại chăng? Không phải như vậy, vì phần vị như mộng ảo và cái thấy không thật có, cho nên ngoài thức quán sát như thật, các sắc vô cùng bé nhỏ và tinh vi mà giữ lấy không thể nào được. Vì không thể đạt được nên như vậy trở thành chỉ có thức, không còn tất cả các nghĩa ngoài thức có thể có, chỉ có tâm an trú vắng lặng, ngoài ra không có phân biệt. Ở trong sự quán sát vì xa rời sắc pháp cho nên có tướng sở đắc, vì đắc ấy suy cho cùng thì không có sở đắc, cho nên đối với các sắc pháp phải quán là vô sắc. Điều ấy nếu như chỉ có tâm mà không có thật sự chủ thể thủ cũng không có đối tượng thủ thì, tánh của hai thủ nầy thật sự không thể đạt được, xa rời thủ-xả cho nên ngay nơi tâm không có hai tánh. Như vậy quán sát cũng không có hai tướng, ở trong chân như đối tượng duyên thì tâm cũng vượt qua, tướng nơi đối tượng thủ kia cũng lại vượt qua. Cả hai không có đối đãi ngăn trở, ở trong trí không hai nầy trú vào nghĩa như thật. Đã nói là chỉ có tâm vượt qua rồi thì cả hai không có đối đãi ngăn ngại, ở trong trí nầy mà cũng phải xa rời. Vì thế trong tự tánh hay tha tánh đều có tánh phát sanh nhưng không thể đạt được. Như vậy thuận theo quán sát tánh của các chúng sanh cũng không hòa hợp, như thủ như xả cả hai tánh không thật có đều phải xa rời. Nên biết tánh của tất cả mọi vật đều có sự chấp giữ, ở trong trí không hai đều nên xả bỏ. Ở trong trí không hai, không có đối đãi ngăn ngại nếu an trú như vậy, thì đối với tất cả các pháp hoàn toàn hiểu rõ như thật không có tự tánh, lúc ấy chính là có thể đi vào thật tánh cao nhất, phù hợp với pháp môn Tam-ma-địa vô phân biệt. Hơn nữa, nếu vào trong trí không hai, không có đối đãi ngăn ngại mà an trú tương ưng, thì chính là an trú trong thật tánh tối thượng, là cái thấy thuộc hàng Đại thừa, như vậy cũng thấy Thật tánh tối thượng. Do vì thấy thật tánh tối thượng, chính là tuệ nhãn quán không đối với tất cả các pháp, trong ánh sáng trí tuệ đều nhìn thấy như thật.
Như các kinh nói thì như thế nào là kiến (thấy) Thắng nghĩa đế? Đó là không thấy tất cả các pháp. Như vậy ở trong nầy, đã nói là không thấy gì (vô kiến), là ý vui mừng chân thật hơn hẳn, không thấy gì nhưng không phải là như những chúng sanh đui mù và người nhắm mắt giữa thế gian, vì thiếu duyên hoặc vì không tác ý mà đều là không nhìn thấy được, những loại ấy có tánh điên đảo và chủng tử hoàn toàn không thể đoạn dứt được. "Không thấy" nầy thì không phải như vậy. Lại như đi vào định vô tưởng, sau đó hoặc là lúc rời xa vẫn trở lại sanh khởi có tánh đạt được chấp giữ lấy, các phiền não căn bản như tham… tích tụ lại mà không giải thoát. Đã nói là có tánh chấp giữ và hành tướng các phiền não căn bản như tham…, như các Kinh Thánh Nhị Đế… đã nói. Nếu như trở lại có nói đi vào pháp môn Tổng trì vô phân biệt, trong pháp vô phân biệt xa rời tướng của các sắc, dùng tuệ quyết định vào trong vô sắc, quán không có chỗ thủ đắc cũng không có tác ý, thì thắng ý lạc không phải như những định vô tưởng, đối với các loại sắc trong pháp chấp thủ tác ý mà xa rời. Vì vậy nên biết như trước đã nói, trong các loại sắc tác ý xa rời tướng. Nếu không có chánh tuệ thì không thể nào đoạn dứt chủng tử nghi hoặc, ví như ngọn lửa ở thế gian nếu lúc nó còn lại thì sẽ đốt cháy các vật khác, sao nói có thể xa rời một pháp của Tư? Nếu như không điều phục làm cho dừng lại thì tất cả tà (Từ sở hữu tà tức là tất cả tà... trở xuống, theo bản đời Tống và Minh đều có tiếp theo 317 chữ bắt đầu từ: vọng phân biệt cho đến giới cụ túc...).
Từ đó nên biết, trong các đối tượng duyên của tất cả Xa ma địa, tâm an trú kiên cố như lý đã thực hiện, dùng tuệ quán sát sanh ra ánh sáng của trí, ánh sáng hiện ra thì bóng tối diệt trừ-trí tuệ sanh ra thì chướng ngại không còn. Giống như đôi mắt con người tùy theo mức độ không sai khác gì, đối với các phần vị chiếu rọi rõ không khác nhau, ánh sáng của trí phát ra cũng lại như vậy, không phải trong ánh sáng có tánh sáng-tối trái ngược lẫn nhau, nên biết trong Tam-ma-địa xa rời tánh tối tăm cũng lại như vậy. Nếu không như thế tại sao nói là có thể trú tâm nhất cảnh tướng. Vì thế nếu vào trong Tam-mahý-đa (Tam muội) biết rõ như thật, thì có thể luôn luôn tùy thuận với chánh tuệ. Ở đây đã nói tất cả không trái ngược nhau.
Hơn nữa, trong Tam-ma-hý-đa, thuận theo tuệ quán thì tất cả không có sắc tướng, đối với tất cả các pháp hoàn toàn không có đạt được, chúng trong các phần vị tướng tương ưng, không có tiến tới hướng đến và không có cảm thấy thức tỉnh, hoặc tự hay là tha đều thấy là vô tánh, các tướng hý luận phân biệt có tánh thảy đều chấm dứt. Như vậy chính là ở trong chánh tuệ quán sát vô tướng vô tánh mà được tương ưng, tâm có phân biệt đều không thể tồn tại, thì vô tánh kia cũng không thể đạt được. Nếu như ở trong nầy hoặc nói là có tánh mà có thể thấy, thì cái thấy ấy phải làm cho dừng lại. Như vậy đã dừng lại, nếu như đối với vô tánh phân biệt chuyển đổi, điều nầy cũng không đúng. Giả sử tánh có tương ưng với ba thời, dùng tuệ nhãn quán sát vô tướng không có đạt được, còn gì dừng lại sao? Như thật nghĩa ấy thì có tánh-không có tánh chẳng cần phân biệt, một tánh và khác tánh cũng không đáng phân biệt. Trong nầy nếu xa rời hai phân biệt về tánh và không có tánh, thì đều có thể chiếu rọi đạt được các phân biệt là không, tức trí là chủ thể chiếu kia và tánh là đối tượng được chiếu cũng không hề có gì. Như vậy mới đạt được tương ưng vô phân biệt tối thắng tối thượng. Trong nầy nếu trú vào tương ưng như vậy, thì tất cả mọi phân biệt đều có thể đoạn trừ sạch, hết thảy phiền não chướng-trí chướng ngại cũng có thể đoạn trừ. Ở trong phiền não chướng kia tánh không sanh ra không diệt đi, mà các tánh điên đảo căn bản đều bị trừ diệt.
Các kinh như Kinh Thánh Nhị Đế nói: "Như vậy trong tương ưng hành, tất cả các tánh đều phân biệt đoạn trừ hết, tất cả mọi gốc rễ của phiền não chướng, tự tánh vô minh và các tánh điên đảo lập tức đoạn trừ. Gốc rễ kia đoạn trừ hết thì các phiền não chướng ngại sẽ có thể đoạn trừ sạch".
Lại như trong Kinh Thánh Nhị Đế: "Hỏi Bồ-tát Diệu Cát Tường: Làm sao có thể điều phục được phiền não? Làm sao mà có thể biết rõ phiền não? Bồ-tát Diệu Cát Tường nói: Trong Thắng nghĩa đế rốt cuộc không sanh khởi, tất cả pháp kia trong tánh vô sanh, thế tục đều là điên đảo không thật, cần phải ngăn lại tất cả các tánh đã khởi điên đảo tư duy phân biệt. Nếu tư duy phân biệt kia không ngăn lại thì đó chính là có cộng tướng của ngã, đã có cộng tướng của ngã thì dấy lên thành lập các cái thấy, nếu cái thấy dấy lên thì phiền não chuyển vận. Thiên tử! Nếu như có thể biết rõ tất cả các pháp trong Thắng nghĩa đế rốt cuộc không có sanh ra, tức là Thắng nghĩa đế có đủ mười loại không điên đảo. Nếu trong Thắng nghĩa đế không có điên đảo tức là không có phân biệt. Nếu không có phân biệt thì đạt được Diệt tương ưng. Nếu Diệt tương ưng với cộng tướng của ngã kia không thể nào đạt được. Nếu cộng tướng của ngã đã không thể nào đạt được, thì các cái thấy kia không thể thành lập, cho đến trong Thắng nghĩa đế dù là cái thấy Niết-bàn cũng không thể dấy lên được. Vì như vậy cho nên ngay từ trong hành vô sanh đã điều phục được tất cả mọi phiền não. Thiên tử nên biết, các phiền não ở trong Thắng nghĩa đế vô ngại trí, rốt cuộc là không-rốt cuộc là Vô tướng-rốt cuộc là vô tánh. Biết như vậy chính là biết rõ về phiền não. Thiên tử! Ví như rắn độc bị nguyền rủa làm hại, chủng loại phiền não kia cũng lại như vậy. Thiên tử lại hỏi: Sao nói là chủng loại phiền não? Bồ-tát Diệu Cát Tường nói: Thiên tử! Trong Thắng nghĩa đế kia rốt cuộc tánh không có sanh ra. Nếu vào lúc đối với tất cả các pháp khởi lên phân biệt, ngay lúc nầy chính là các chủng loại phiền não, từ đây dấy các tánh điên đảo, ở trong điên đảo không thể soi chiếu thông suốt. Vì thế nếu ở trong pháp đã đoạn trừ thì tất cả điên đảo đều có thể đoạn trừ, tất cả trí chướng có thể quyết định đúng đắn mà trừ bỏ hết. Trí chướng đã đoạn trừ thì không có tánh nối tiếp nhau, ví như lúc ánh sáng mặt trời tỏa ra xa rời các áng mây che lấp, ở tất cả mọi nơi chiếu sáng không ngăn ngại gì, mà ánh sáng trí tuệ kia thanh tịnh soi rõ, hoặc là sắc hay là tâm tất cả tự tánh cũng lại như vậy. Thật tánh mọi vật quyết định thường trú, ở trong tánh không có nối tiếp nhau, chân thật rõ ràng như tánh của tất cả mọi vật như thật nghĩa của nó. Tánh của vật trong nầy, làm sao có thể dùng ngôn từ để nói ra được, vì thế đối với thắng nghĩa kia trong thế tục đế nói là Như Như, tức nói như thật biết rõ tất cả mọi sắc tướng và tánh các vật, thì đạt được Nhất thiết trí. Như vậy đã nói về các nghĩa đoạn trừ chướng ngại, là chứng Nhất thiết trí tối thượng thắng đạo, không phải là đạo của các hàng Thanh văn, Duyên giác, các điên đảo ấy không thể nào trừ hết được, lại cũng không thể đích thực đoạn trừ hai chướng".
Như Kinh Lăng Già nói: "Nầy Đại Tuệ! Người Thanh văn kia khởi lên nhân sai khác và có những trú trước, thấy pháp rồi lấy làm Niết-bàn tự nói là được thành Phật, không thể thấy pháp theo lý vô ngã. Nầy Đại Tuệ! Đây không phải là giải thoát. Như vậy người Thanh văn với trí tuệ tự họ chứng được chưa phải thực sự xuất ly mà nói là được xuất ly. Vì tuy thấy chuyển đổi khác nhau nhưng những việc làm kia chẳng tương ưng với điều nầy, sự hành đạo của họ không phải là giải thoát thực sự. Thế Tôn chỉ thuyết về pháp Nhất thừa, không thuyết về đạo lý của hàng Thanh văn. Người hàng Thanh văn kia chỉ ở trong Uẩn quán sát vô ngã, mà những gì đạt được họ nói là con người vô ngã. Trong điều nầy không phải vậy, nên quán sát ba cõi tất cả chỉ do thức. Nếu như nói ngoài thức có nghĩa vô ngã đạt được, như vậy chính là đối với trí vô nhị ở trong vô ngã, mà không thể đi vào được, vì dùng tha tánh để có thể đi vào. Nếu như tha tánh có thể đi vào, thì lúc ấy chính là không phải đi vào tánh duy thức".
Lại như trong phẩm Thánh Xuất Thế của kinh nầy nói: "Lại nữa, Phật tử nên biết, ba cõi chỉ do tâm, hiện rõ ra là tâm, cũng không có phần giữa các biên hạn có thể đạt được. Nếu nói có giới hạn (Hữu biên) thì có những đối tượng được phát sanh, nếu nói có phần giữa thì có những tồn tại, tất cả đều là tướng của phân biệt. Nếu như tâm không có phần giữa, thì vì thế có thể đi vào trí không hai ấy (Vô nhị trí), đi vào như vậy chính là đi vào chân thật".
Trong nầy có hỏi: Nếu như vậy thì các phần vị tương ưng sẽ sanh khởi như thế nào?
Đáp: Căn cứ vào nguyện lực thù thắng và thanh tịnh ấy, Bồ-tát phát khởi đại bi, vì tất cả chúng sanh làm công việc lợi ích, thuận theo nguyện lực ấy, sanh ra các hạnh thiện rõ ràng thù thắng tối thượng như Bố thí…, đó chính là chân thật thanh tịnh đã phát sanh. Vả lại, Bồ-tát vì đại bi, nếu tất cả chúng sanh chưa có thể vào hết trong trí thanh tịnh và các pháp vô tánh, thì Bồ-tát thậm chí thuận theo đi vào luân hồi, cũng không bị sai lầm trong luân hồi làm cho ô nhiễm, lẽ nào lại trú vào trong pháp tịch tĩnh không phát khởi tỏ ngộ kia sao? Như tụng trong kinh nói: "Thấy trong chỗ không có đối ngại, trí vô ngã tuyệt vời bậc nhất".
Vì vậy nếu như vào trong cảnh giới không có hai tướng giảng giải không có hai lời, thật là tuyệt vời bậc nhất, chính là vui với ý tốt đẹp thực sự trong Thắng nghĩa đế. Ở trong trí không có hai-không có đối đãi ngăn ngại, chung quy là vô ngã không có tự tánh, thì nhất định tương ưng với những cái thấy. Tất cả cái thấy ấy thấy không có sai khác, tất cả không có phân biệt và không có phát khởi ngộ ra, tất cả đều vắng lặng. Lại Hỏi: Nếu như vậy làm sao có thể khởi lên các tương ưng hành? Đáp: Không phải thế. Nếu như có thấy điều ấy thực sự, nhưng không thể tùy thuận với thắng nghĩa. Tại sao? Do trong nầy không có chi phối và tự tại tương ưng với tướng, nhưng sao có thấy? Chỉ vì trong pháp thế tục tùy thuận với tướng nơi cảnh giới của các sắc. Nếu như trí sanh khởi, thì thức cũng tùy thuận với những hành tướng thế gian. Vì vậy nên biết trí bên nầy bên kia, trong trí sâu xa có thể là có những cái thấy, mà lại không phải là thật sự có các tướng chi phối. Nếu như lúc trí sanh khởi hiểu được tất cả như thật không có hai, không có đối đãi ngăn ngại, mới có thể ở trong trí nầy đạt được cái thấy như thật, không phải nói là tất cả các pháp ở trong Thắng nghĩa đế không có tự tánh mà quyết định tương ưng với thế tục đế. Nếu khác với ý chỉ nầy, thì đó là trí hẹp hòi nhỏ bé của các chúng sanh.
Như Kinh Thánh Nhị Đế nói: "Trong Thắng nghĩa đế suy cho cùng là vô tánh, trong thế tục đạo thuận theo cũng quán sát như vậy. Nếu như khác với điều nầy, thì các phần vị của phàm phu-chúng sanh-Thanh văn-Duyên giác-Bồ-tát và Phật, sẽ tồn tại ra sao? Nói là thế tục không có nhân, thế tục không sanh khởi. Trước mắt điều nầy không phải như vậy, vì trong thế tục đạo thuận theo quán sát như vậy, đối với Thắng nghĩa đế thật sự không có sanh khởi. Trong Thắng nghĩa đế nếu như có gì đạt được thì giống như là lông rùa sừng thỏ, vì các pháp thế tục như huyền ảo-như hình bóng và như tiếng vang… Do như vậy, nên thế tục duyên sanh cùng với Thắng nghĩa đế, tánh của vật trong nầy không phải là không hòa hợp, quán sát tư duy xét kỹ điều ấy không có tánh đổi thay sai khác. Như vậy trong nầy, nên biết thế gian tất cả đều như huyễn hóa, các phiền não nghiệp chính là nhân tố huyễn ảo, các chúng sanh sanh ra tức là sự thay đổi huyễn ảo, tất cả các hành phước trí tương ưng cũng là nhân tố huyễn ảo. Như vậy trí tương ưng tức là sự chuyển đổi ở trong huyễn ảo".
Như Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói: "Nầy Tu-bồđề! Hết thảy Thanh văn như hóa-Duyên giác như hóa, Bồ-tát như hóa-Như Lai như hóa, phiền não như hóa-nghiệp cũng như hóa. Nầy Tu-bồ-đề! Vì duyên nầy cho nên tất cả các pháp như hóa. Như vậy các hành sai biệt và các chúng sanh nầy, đều là tướng như huyễn. Ở trong huyễn ấy như những gì đã biết rõ, đều là sự chấp giữ giả dối. Nếu có thể biết như vậy, thì chính là tương ưng với điều ấy. Nếu như cho là thật, thì chính là chúng sanh phàm phu ngu muội. Như vậy đã nói hoàn toàn không trái ngược nhau".
Như tụng trong Kinh Thánh Pháp Tập nói:
Công việc đã làm giống như huyễn
Thuận theo chuyển hóa được giải thoát
Điều nầy biết rõ ràng như trước
Chẳng có vướng mắc trong chuyển hóa.
Nói là ba cõi như huyễn hóa
Chư Phật, Bồ-tát đều biết rõ
Biết rồi khoác áo giáp tốt đẹp
Làm việc lợi ích cho thế gian.
Trong các đối tượng hành thuộc loại như vậy, thuận theo quán sát thật tánh, như trước đã nói ở trong Xa-matha (Định-Chỉ), nếu như lúc dấy lên các tâm ý nặng nề hẳn xuống hay bốc lên quá đáng, nên quán sát tất cả các pháp hoàn toàn không có tự tánh. Bấy giờ, phải xa rời ý dấy lên cao-thấp để trí có thể thành tựu. Xa-ma-tha (Chỉ) và Tỳ-bát-xá-na (Quán) ấy tương ưng hành là đạo của những công hạnh thực hành, tức là phải đầy đủ, cho đến có thể phát khởi các năng lực tín giải, trú vào địa vị giải hành, quán sát về sau lúc tâm ý dục dấy lên vẫn trở lại tư duy, trong Thắng nghĩa đế không có tự tánh, thế tục đế kia cũng an trú như vậy.
Như Kinh Bảo Vân nói: "Bồ-tát làm sao đạt được lý vô ngã? Nầy người thiện nam! Bồ-tát nên dùng chánh trí quán sát sắc-thọ-tưởng-hành-thức, lúc quán sát ấy thì sắc sanh ra không thể đạt được, tập không thể đạt được, diệt không thể đạt được, các thọ, tưởng, hành, thức hoặc sanh, hoặc tập, hoặc diệt đều không thể đạt được. Trong Thắng nghĩa đế ấy biết rõ hành vô sanh rồi, dấy lên tuệ quán sát, không trở lại những gì được thực hành mà có sự chấp giữ. Do vậy người ngu si vô trí, ở trong không có tự tánh như vậy, chấp là có tánh, chấp giữ điên đảo, vì vậy mà sanh tử theo nhau không bao giờ chấm dứt, hiện tại nhận chịu bao nỗi khổ đau không có hạn kỳ dừng lại. Bồ-tát thường khởi lòng đại bi như vậy, không ngừng suy nghĩ đến những việc làm hiện tại trước mắt, xót thương vì làm lợi ích mà phát ra nguyện hạnh cao cả, như những gì mình đã thực hành tùy đó đạt được Nhất thiết trí, đối với pháp tánh nầy giác ngộ rõ như thật, sau đó hướng về hết thảy chư Phật và Bồ-tát hết lòng cúng dường xưng tán. Những việc làm thành tựu rồi, từ kho tàng đại bi rộng lớn, phát sanh tất cả phước hạnh bố thí bình đẳng".
Như Kinh Thánh Pháp Tập nói: "Nếu các Bồ-tát như thật biểu hiện rõ ràng điều ấy, nghĩa là ở giữa tất cả chúng sanh dùng đại bi chuyển hóa, mình vui với Tamma-địa nầy, trong tất cả các pháp biểu hiện rõ, tất cả chúng sanh làm cho được thành tựu. Lúc đã khai phát lòng đại bi nầy, tức thì đạt được giới định tuệ tăng thượng, các sự học được viên mãn, thành tựu quả vị Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng". Trong nầy nên biết, tuệ và phương tiện là thắng đạo tương ưng với chốn hành của các Bồ-tát, không đoạn mất thế tục đế, biểu hiện rõ Thắng nghĩa đế. Nếu như không đoạn mất thế tục thì luôn dùng đại bi để làm người dẫn đường, cố gắng làm việc lợi ích cho chúng sanh, rời xa mọi điên đảo, đó chính là gọi năng lực khéo xây dựng tuệ xuất thế gian. Từ đây mới trở thành phương tiện thuận theo thực hành, trong lúc thực hành các phương tiện, hiểu rõ tướng như huyễn cũng không điên đảo, dùng trí xuất thế gian, phương tiện tốt đẹp nhất cố gắng tu Như Như, có thể ở trong văn từ nghĩa lý chân thật, làm cho ý dũng mãnh sanh ra tuệ thù thắng. Bồ-tát đạt được tuệ và phương tiện nầy rồi, mới trú trong thắng đạo thực hành công hạnh tương ưng.
Như Kinh Vô Tận Ý nói: "Thiền định vô tận có thể sanh ra tuệ và phương tiện, sự ra đời của điều ấy nên biết chính là tương ưng hành, ấy là thắng đạo đã thực hành.
* Chú thích số 3 ô 2 trang 568 (gồm 317 chữ...) tất cả tà vọng phân biệt ngang ngược…, sao có thể trừ hết? Vả lại trong nầy làm sao có thể xa rời chủng tử nghi hoặc được? Điều ấy có nghĩa là ở trong tương ưng định, dùng tuệ nhãn quán sát chủng tử ấy là không. Như trước đã nói, ở trong các sắc nếu như có tướng đã đạt được mà trở thành có được nó thì suy cho cùng không đạt được gì. Giống như người mê muội thấy sợi dây nói là con rắn, trí hiểu rõ không có khác, trong sắc xa rời nghi ngờ thì nghĩa đó cũng như vậy. Dùng tuệ nhãn quán sát các cảnh đều là chấp trước tà vọng không thật, như người ở trong nhà tối lại còn che kín, chỉ toàn một màn đen mờ mịt không trông thấy cái gì. Lại như trong các đồ dùng như bình lọ chứa đầy các vật khác, vì đậy kín cho nên cũng không trông thấy vật gì. Ý trong nầy nói: Những nhà tối đen nầy tuy không trông thấy gì, nhưng sự nghi hoặc các sắc loại có tánh... bám chặt lấy không thể nào xa rời được. Do không xa rời nên nơi ấy tuy không trông thấy gì nhưng không đoạn dứt được sai lầm. Những người như vậy với các tâm ý chấp giữ rốt cuộc làm sao có thể đoạn trừ được? Vì thế nên dùng Tam-ma-địa, tay nắm thanh gươm trí tuệ rất vi diệu và sắc bén, chặt đứt tư duy về các sắc, thì chủng tử phân biệt tà vọng, được đoạn trừ chân thật như vậy. Ví như nhổ cây ngay cả rễ cũng trừ bỏ hết, đất đã không có rễ thì không thể tiếp tục sanh trưởng, chủng tử tư duy tà vọng đã được đoạn dứt rồi, thì tất cả mọi sai lầm hoàn toàn không nảy sanh trở lại. Như vậy trong nầy, nghĩa đoạn trừ các chướng ngại là pháp môn tương ưng với Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na (Chỉ và Quán), chính là đạo lý phải thực hành của người tu hành. Như Đức Thế Tôn dạy: Pháp môn tương ưng nầy là tánh của nhân thành tựu chánh trí, vô phân biệt. Cho nên tụng trong kinh nói: "Trước tiên an trú giới, tiếp theo đạt được định, đạt được định ấy rồi, tuệ hướng về tu tập. Thanh tịnh và sáng ngời, trí tuệ được thành tựu, trí thanh tịnh trước tiên, nhờ vào giới đầy đủ".
LUẬN QUẢNG THÍCH BỒ ĐỀ TÂM
Lại nữa, trong nầy, như Kinh Bảo Vân nói: "Bồ-tát làm sao đạt được pháp Đại thừa? Nghĩa là nếu như Bồtát cố gắng học hỏi tất cả các pháp, họ tuy là có học hỏi nhưng vào lúc học và pháp đã học hoàn toàn không thể đạt được. Tuy ở trong cái học quyết định không có đạt được, cũng không ở trong pháp nhân duyên kia mà dấy lên cái thấy đoạn dứt (Đoạn kiến)".
Như Kinh Thánh Pháp Tập nói: "Sao nói là đối tượng hành của các Bồ-tát? Nghĩa là nếu như Bồ-tát ở trong các đối tượng hành từ thân, ngữ và ý, luôn luôn không bỏ rơi tất cả chúng sanh, nội tâm phát khởi đại bi tăng thượng, vì muốn làm lợi lạc cho các chúng sanh, theo đó dấy lên suy nghĩ: Nếu công hạnh hiện tại và công hạnh đã thực hành của mình, toàn bộ tặng cho tất cả chúng sanh, thực hiện lợi ích an lạc to lớn. Bồ-tát tuy quán xét các uẩn như huyễn, cũng không ở trong đó mà sanh ra chán bỏ, tất cả đối tượng hành hoàn toàn không có chướng ngại. Xứ như trụ trống rỗng, cũng không thể ở trong đó mà sanh ra chán bỏ, tất cả đối tượng hành đều không có chướng ngại. Giới giống như rắn độc, cũng không ở trong đó sanh ra chán bỏ, tất cả đối tượng hành hoàn toàn không có chướng ngại. Hơn nữa, tuy quán sắc giống như bọt nước tụ lại, cũng không rời bỏ sắc thân tướng hảo của Như Lai. Thọ giống như bong bóng nước trôi nổi, cũng không ở trong các thiền định-Tam-ma-địa, Tam-ma-bát-để của Như Lai sanh ra niềm vui tuyệt vời mà không thành lập phương tiện. Tưởng giống như dợn nắng, sóng nắng, cũng không ở trong các trí của Như Lai mà không khởi lên ý tưởng tốt đẹp. Hành giống như thân cây chuối, cũng không ở trong tất cả pháp hành của Phật làm người dẫn đường mà không thực hành điều gì. Thức giống như người có pháp thuật huyễn ảo, cũng không ở trong trí ba nghiệp làm người dẫn đường của Như Lai mà không thực hành điều gì. Như vậy tất cả các đối tượng hành, hoàn toàn không có chướng ngại".
Vả lại, các kinh đều nói: Nên biết tuệ và phương tiện, là những công hạnh đang thực hành của các Bồ-tát. Vì vật các vị Bồ-tát ở trong vô số tất cả các hạnh kia, luôn luôn đã phát khởi tuệ và phương tiện, quán tưởng tu tập thực hiện qua thời gian dài không gián đoạn. Như vậy chính là đạt được mười hai phần vị, các địa vị nầy được an lập rồi, trong từng địa vị ấy công đức được tăng lên thảy đều đầy đủ. Đã nói là mười hai phần vị ấy, đó là từ địa Tín giải hành cho đến Phật địa. Trong những địa nầy chỉ ngoại trừ Phật địa, những địa còn lại đều là phàm phu và Bồ-tát gồm thâu. Địa Tín giải hành trong nầy, chưa có thể chứng được hai lý vô ngã, luôn luôn phát khởi tín giải kiên cố, quân ma không thể lay động được. Năng lực tín giải ấy cũng chưa có thể quán thật tánh duy thức, nhưng ở trong pháp tín giải kiên cố, thành lập địa Giải hành. Lại trong các địa, tùy theo mỗi địa đều có vô số các công đức thuộc loại Tam-ma-địa-Tổng trì-Giải thoát-Thần thông…
Như Kinh Bảo Vân nói: "An lập bốn loại thuận theo phần quyết trạch mà bốn địa vị ấy có phát ra ánh sáng trí tuệ bậc thượng, bậc trung và bậc hạ. Bốn địa vị nầy đều quán các pháp vô ngã, trong nầy nếu như có phát sanh ánh sáng trí tuệ thuộc phẩm thấp, thì đây là Noãn vị. Phần vị ấy đã chứng định tên gọi là Minh đắc. Nếu có phát sanh ánh sáng trí tuệ thuộc phẩm trung, thì đây là Đảnh vị. Địa vị ấy đã chứng định tên gọi là Minh tăng. Nếu có phát sanh ánh sáng trí tuệ tối thượng không có đối đãi ngăn ngại nào khác, đối với phần vị của tâm xa rời tướng chủ thể thủ, thì đây là Nhẫn vị. Địa vị ấy chứng được định gọi là Nhất phần nhập. Nếu ở trong tướng chủ thể thủ và đối tượng thủ biết không có đạt được, vì trí không có hai, do đó quyết định phù hợp hai tướng thủ kia là không, thì đây là vị thế đệ nhất. Địa vị ấy chứng được định tên gọi là vô gián, từ vô gián nầy đi vào tánh duy thức". Trong nầy, nói tóm lại, những giải thích như vậy, đều là địa Tín giải hành đã thâu tóm.
Hơn nữa, Thập Địa chính là mười phần vị. Địa thứ nhất là người thuận theo thế đệ nhất pháp trước đây không gián đoạn, sơ tâm được vào vị kiến đạo, đã đạt được Thánh tánh phát sanh đại hoan hỷ, vì thế địa nầy gọi là địa Hoan Hỷ. Địa nầy có thể phần chứng hai lý vô ngã, được phát sanh trí tuệ chân thật về pháp vô tánh, tất cả mọi sự phân biệt hý luận đều xa rời. Ở đây có thể đoạn trừ một trăm mười hai hoặc do kiến đạo đoạn, ngoài ra, tu đạo đoạn ba cõi tất cả có mười sáu hoặc, như thích ứng mà đoạn. Địa nầy Bồ-tát đạt được trí bình đẳng, tự lợi và lợi tha, đối với Bố thí Ba-la-mật-đa được viên mãn, an trú trong Tam-ma-địa, cho đến chưa có thể xa lìa cấu nhiễm hủy phạm vi tế. Nếu như có thể đạt phần chứng đắc thì tiến tiếp vào vị trí Địa thứ hai.
Địa thứ hai có thể xa rời tất cả mọi cấu nhiễm và phạm giới, vì thế địa nầy gọi là địa Ly Cấu. Ở địa ấy Bồtát có thể đích thực xa lìa mọi cấu nhiễm do phạm giới rất vi tế, đối với Trì giới Ba-la-mật-đa sẽ được viên mãn, thậm chí chưa có thể thành tựu được Tam-ma-địa-Tamma-bát-để thù thắng cho đến văn tổng trì. Nếu có thể đạt phần chứng đắc thì được tiến tiếp vào vị trí Địa thứ ba.
Địa thứ ba có thể phát ra vô lượng ánh sáng trí tuệ thù thắng, vì vậy địa nầy gọi là địa Phát Quang. Ở địa nầy, Bồ-tát thu được tất cả mọi Tam-ma-địa và văn tổng trì, nhẫn chịu mọi khổ đau, đối với Nhẫn nhục Ba-lamật-đa được viên mãn, ở trong tất cả Tam-ma-bát-để xả bỏ tâm ái, cho đến chưa có thể tu tập nhiều về phần pháp Bồ-đề. Nếu có thể đạt phần chứng đắc thì tiếp tục tiến vào vị trí Địa thứ tư.
Địa thứ tư là ngọn lửa trí tuệ của phần pháp Bồ-đề, có thể đốt cháy mọi thứ củi phiền não, vì thế địa nầy có tên gọi là địa Diệm Tuệ. Ở địa nầy Bồ-tát đã xa rời và giảm bớt sự phân biệt của ngữ ý, cố gắng tu tập phần pháp Bồ-đề không thiếu sót, do Tinh tấn Ba-la-mật-đa được viên mãn, cho đến chưa có thể thực hiện quán bốn đế. Nếu như có thể đạt phần chứng đắc thì tiến tiếp vào vị trí Địa thứ năm.
Địa thứ năm, đối với sanh tử và Niết-bàn, dùng phương tiện khéo léo quán sát bình đẳng, do tu tập thù thắng vượt qua những nạn khó nhất, vì thế địa nầy có tên gọi là địa Nan Thắng. Ở địa nầy Bồ-tát từ trong bốn Thánh đế có thể khéo léo quán sát thực hiện nhiều sự tu tập, vì Thiền định Ba-la-mật-đa được viên mãn, từ trong thuận theo phần quyết trạch vượt ra đến trong địa nầy, mới đạt được hành về vô tướng, cho đến chưa có thể thực hiện quán duyên sanh. Nếu có thể đạt phần chứng đắc thì tiến vào vị trí Địa thứ sáu.
Địa thứ sáu là có đủ tuệ thù thắng, lại có thể thuận theo chuyển vận pháp môn hiện tại trước mắt, thù thắng của tất cả pháp Phật vì vậy địa nầy có tên là địa Hiện Tiền. Ở địa nầy Bồ-tát có thể khéo léo quán sát về pháp duyên sanh, do Trí tuệ Ba-la-mật-đa được viên mãn, đạt được vô tướng hành, cho đến chưa có thể viên mãn hạnh nầy. Nếu có thể đạt phần chứng đắc thì tiến vào vị trí Địa thứ bảy.
Địa thứ bảy là vào trong đạo phương tiện không có công dụng, tuy chưa thể đầy đủ, nhưng vì trải qua lâu dài, vì thế địa nầy có tên là địa Viễn Hành. Ở địa nầy Bồ-tát quán tất cả các tướng đều giống như sự việc hóa hiện không thật, biết rõ chân thật tướng dụng đã thực hành hoàn toàn không có xa cách ngăn ngại, lúc ấy có thể thành tựu công hạnh về vô tướng. Do phương tiện Ba-la-mật-đa được viên mãn, thậm chí chưa có đủ công hạnh và không có công dụng, nếu có thể đạt phần chứng đắc thì được tiến vào vị trí Địa thứ tám.
Địa thứ tám có các loại tướng dụng hoàn toàn không thể lay động, vì thế địa nầy có tên gọi là địa Bất Động.
Ở địa nầy Bồ-tát dễ dàng đạt được công hạnh về công dụng vô tướng, do Nguyện Ba-la-mật-đa được viên mãn, thậm chí chưa có thể phân biệt tất cả các tướng thuyết pháp tự tại. Nếu có thể đạt phần chứng đắc thì được tiến vào vị trí Địa thứ chín.
Địa thứ chín có đủ tuệ tối thắng dễ dàng nói về các pháp, vì thế địa nầy có tên gọi là địa Thiện Tuệ. Ở địa nầy Bồ-tát được tương ưng với tuệ lực tối thắng của bốn loại vô ngại giải, do Lực Ba-la-mật-đa được viên mãn, cho đến chưa có thể vào trong pháp hội cõi Phật tùy loại ứng hóa, hiện thân thuyết pháp, lợi ích chúng sanh được viên mãn tự tại. Nếu có thể đạt phần chứng đắc thì được tiến vào Địa thứ mười.
Địa thứ mười có thể đối với tất cả các thế giới không giới hạn, tỏa ra vầng mây pháp rộng lớn, rưới mưa cam lồ vi diệu, vì thế địa nầy có tên gọi là địa Pháp Vân. Ở địa nầy Bồ-tát có được trí tuệ thù thắng tương ưng thuyết pháp lợi ích cho chúng sanh, thực hiện các hóa sự đều được tự tại, cho đến chưa có thể ở trong tất cả các tướng, tất cả những gì đã biết đạt được trí vô ngại. Nếu có thể đạt phần chứng thì được tiến vào vị trí Phật địa.
Các địa như trên vốn có những hành tướng đã được thành lập, như trong Kinh Hòa Hợp Giải Thoát nói. Vả lại, các địa nầy đã có rất nhiều nơi giảng giải, uẩn-xứ-giới thanh tịnh và phần vị tướng, ở những nơi khác có văn nhưng sợ nhiều quá nên tạm thời không nói đến.
Hơn nữa, Phật địa chính là một phần vị. Phật địa ở đây là tất cả các tướng thù thắng thảy đều đầy đủ, tất cả mọi công đức thảy đều viên mãn, đã có thể rộng khắp tất cả mọi giới hạn. Vượt qua phần vị thắng thượng nầy không có phần vị nào khác, nhưng hết thảy công đức trong Phật Địa, ngay như đến chư Phật dùng mọi ngôn từ vi diệu, cũng không thể nào xưng tán được một phần trong muôn vạn. Vì thế nên biết, công đức của chư Phật vô lượng vô biên không thể nào ca ngợi suy tính được, chỉ có Phật Thế Tôn dùng trí tuệ tự nhiên quán xét tự chứng thực biết được. Như trong Kinh Hoa Nghiêm đã nói về công đức, cũng chính là một phần mà không thể nào cùng tận, huống hồ nay tôi làm ra luận nầy, dám dùng ngôn từ để giảng giải ngợi ca đầy đủ được ư? Vả lại, tất cả công đức trong Phật địa, toàn bộ thâu tóm tất cả các nghĩa thù thắng, như trong Kinh Lăng Già nói đầy đủ.
Tiếp theo, tụng nêu:
Cần phải biết rõ ràng về ba thân ấy
Thâu gồm tất cả các thân của chư Phật
Chỗ dựa của pháp nơi nghĩa tối thù thắng
Vì thế biểu hiện rõ ràng tướng ba thân.
Thân của tự tánh và thân của chánh báo
Ba thân như ứng hóa là tối thắng thượng
Phân biệt thân vốn có của chư Thế Tôn
Thân thứ nhất cho hai thân kia làm y chỉ.
Đã tu hạnh khó làm và hạnh hiếm có
Trăm loại rèn luyện tâm nhẫn nại yên ổn
Tất cả các pháp môn tốt đẹp vốn có
Luôn luôn tích tập tất cả không bỏ sót.
Tu tập từ vô lượng kiếp kiếp đến nay
Pháp môn vi diệu tối thượng của Đại thừa
Tất cả mọi chướng ngại thảy đều trừ diệt
Hết sạch không sót lại gì được thanh tịnh.
Trong nhân vốn có những chướng ngại vi tế
Trí lực trong quả trừ dứt hết tất cả
Ví như vật báu kỳ lạ mới mở hòm
Phát ra ánh sáng rực rỡ soi tất cả.
Tùy thuận thế gian hiện tại có sanh ra
Trải qua đau khổ chỉ cầu quả Bồ-đề
Thuyết pháp hóa độ lợi ích trăm ngàn cách
Cố gắng thực hành khắp tất cả mọi nơi.
Như Lai cao vời vợi mà lại bất động
Bậc Đại Thánh Tôn an trú giữa thế gian
Như núi chúa Tu Di giữa các núi kia
Ngước mặt nhìn cao đẹp sừng sững uy nghi.
To lớn là vì tâm bi làm gốc rễ
Pháp môn Tam-ma-địa cố gắng sanh ra
Khắp nơi trong ba cõi hiện bày thân ấy
Tất cả không đâu không chỉ bày xứ sanh.
Như vầng mặt trời trong sáng tỏa ánh sáng
Khắp nơi thế gian đều chiếu rọi rõ ràng
Ánh sáng vi diệu từ trí tuệ chư Phật
Luôn luôn biết rõ các pháp cũng như vậy.
Những người hàng Thanh văn đã chứng quả vị
Rời bỏ thế gian làm thù thắng nhất Nhưng
trong quả đạt được của Thanh văn kia
Lại không giống như ở địa vị Duyên giác.
Duyên giác nếu như so với địa Bồ-tát
Ở trong các phần không thể bằng một phần
Bồ-tát nếu như so với Phật Như Lai
Trong gấp ngàn phần không bằng một phần.
Như Lai đã chứng đắc đạo quả Bồ-đề
Vô lượng công đức không thể nghĩ bàn được
Như thời gian xứ sở đã thực hành ấy
Tùy thuận phương tiện mà cố gắng chuyển đổi.
Trong quả đã chứng được tối thắng tối thượng
Năm căn thanh tịnh diệu dụng đã thành tựu
Công đức pháp môn trong mười hai phần vị
Tất cả nghĩa ấy đều có thể chuyển đổi.
Trong quả tối thắng tối thượng đã chứng được
Tất cả mọi ý đạo thảy đều thanh tịnh
Như quả đã chứng được ấy đều biết rõ
Tất cả không còn cấu nhiễm không phân biệt.
Trong quả tối thắng tối thượng đã chứng được
Thâu gồm các nghĩa lợi ích đều thanh tịnh
Cõi Phật thanh tịnh như những gì mong muốn
Tất cả tự tại mà hiện rõ trước mắt.
Trong quả tối thắng tối thượng đã chứng được
Tất cả phân biệt hoàn toàn được thanh tịnh
Những việc làm trong lúc bình thường không hỏng
Cố gắng tu tập sự nghiệp Nhất thiết trí.
Trong quả tối thắng tối thượng đã chứng được
Tất cả đều thanh tịnh dễ dàng an trú
Đã đạt được vô trú với Đại Niết-bàn
Đầy đủ trọn vẹn câu "Chư Phật Thanh Tịnh".
Trong quả tối thắng tối thượng đã chứng được
Tất cả các pháp nhiễm chấp đã thanh tịnh
Không xen lẫn phiền não-vốn không tì vết
Thường đi vào diệu lạc hạnh của chư Phật.
Trong quả tối thắng tối thượng đã chứng được
Ý tưởng như hư không thảy đều thanh tịnh
Tích góp quy tụ thắng nghĩa môn rộng lớn
Xa rời các sắc tướng để mà quán sát.
Như Lai hóa tướng rộng lớn tột cùng
Vô lượng công hạnh nầy đều được thanh tịnh
Thành sở tác trí vi diệu khó nghĩ được
Nơi y chỉ thù thắng nhất của chư Phật.
Trong nầy nên biết, pháp giới thanh tịnh chính là tất cả pháp chân như, là chánh nhân tự tánh không điên đảo của tất cả các pháp, nhưng luôn luôn sanh ra chư Phật và trí tuệ chư Phật, xa rời các chướng ngại nhiễm vướng, xây dựng pháp môn Tổng trì-Tam-ma-địa, và vô lượng phước đức các công hạnh phác, thành tựu những sự nghiệp tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh, cho đến thành thục tất cả các chủng tử nghe-giữ (Văn trì) chánh pháp, những tướng như vậy đều được thành tựu.
Nói là chư Phật trí ấy, đó chính là bốn trí. Thứ nhất là trí đại viên cảnh, là trí lìa xa tướng ngã và ngã sở, cho đến xa rời phân biệt chủ thể thủ và đối tượng thủ, không lẫn lộn với tất cả các phiền não cấu nhiễm, ở trong tướng của tất cả đối tượng duyên-đối tượng hành-đối tượng nhận biết, không thể quên không thể ngu si, trí và ảnh phát sanh lẫn nhau hiện rõ chủng loại tựa vào nhau giữ gìn, làm sở y thanh tịnh của Nhất thiết trí, đây chính là trí vô phân biệt mà chân như đã duyên theo. Thứ hai là trí bình đẳng tánh, đạt được đối tượng duyên thắng thượng, trí nầy luôn luôn quán sát tự và tha bình đẳng, đã có thể an ổn ở nơi Niết-bàn vô trú bàn, khởi lên đại từ bi thuận theo hướng tới tất cả mọi nơi hiện thân hiện rõ quốc độ, dùng phương tiện khéo léo tương ưng với tất cả. Thứ ba là trí diệu quan sát, thâu gồm rộng khắp tất cả các pháp môn Tam-ma-địa-Tam-ma-bát-để và Tổng trì, đối với tất cả các phần vị đã biết, vô ngại mà chuyển hóa và có thể phát sanh mọi công đức thù thắng, phương tiện hiện thân khéo đoạn trừ những gì nghi ngờ, như những gì thích hợp với điều ấy thì có thể dễ dàng thuyết pháp. Thứ tư là trí thành sở tác, có thể dùng các loại phương tiện không thể nghĩ bàn được, làm cho người khác thành thục tất cả mọi việc đã làm, như thuận theo hóa độ tất cả chúng sanh. Những tướng như vậy chính là bốn trí.
Tiếp theo, tụng nêu:
Phần vị ba thân phân ra hai-hai-một
Hai Pháp thân-hai Báo thân-một Hóa thân
Trong pháp giới chư Phật hoàn toàn thanh tịnh
Hoặc một hay nhiều tánh không thể tồn tại.
Ý trong nầy nói: Pháp thân thanh tịnh giống như hư không mà không có hình tướng, từ trong thân nầy phát sanh ra tất cả các pháp, những pháp nầy đều là bạch pháp tối thắng vi diệu không gì ví dụ được, là chân lý thanh tịnh làm nhân cho sự lợi lạc to lớn, sanh ra thiện lạc tối thượng trong Phật Địa, để có thể viên mãn đại dương chánh pháp vô tận. Lại luôn luôn đầy đủ diệu tuệ thanh tịnh, tức là có thể thành tựu tâm Đại Bồ-đề. Nghĩa lý của tâm Bồ-đề đã giải thích như trên, ở trong các kinh sớ lược sưu tập những văn quan trọng, chỉ có Phật Bồ-tát mới có năng lực thấy biết tất cả.