TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ KINH SỚ

SỐ 1696 - ĐẠI PHẨM DU Ý

Đời Tùy, Ngài Cát Tạng Soạn

MỤC LỤC

I. THÍCH DANH

II. TÔNG THỂ

III. HỘI GIÁO

IV. BÁT NHÃ BỘ ĐẢNG

DUYÊN KHỞI

 


Đạo ấy vu vi, sâu xa khó lường, vô tai vô chiếu, vô danh vô tướng, lý tuyệt trăm phi, đạo vong trí cú, ngôn ngữ chẳng thể bàn, tình thức chẳng thể suy, tuy lại nhất tướng nhưng vô tướng, vạn dụng chẳng hao, rất lặng rất không, đạo quang pháp giới. Cho nên khi khởi đầu khai mở tông chỉ của kinh, lấy bất trú làm pháp trú, sau cùng biện về nghĩa lý thì lấy vô đắc làm đắc, do đó tuyệt tướng thì ắt mượn lời để tuyên, vô danh thì phải do giáo mà hiển. Ma Ha Bát-nhã Ba-la-mật Kinh. Ma Ha, Hán dịch là Đại, Đại là rộng lớn, bao trùm, là đầu tiên. Bát-nhã; cuốn luận giải rằng: như đống lửa lớn, bốn bề chẳng thể tiếp xúc, chạm vào nó đều bị cháy, ý này là chánh pháp Bát-nhã phiên dịch hay chẳng phiên dịch ra, đều bất khả đắc. Ba-la-mật, Hán dịch là Độ bỉ ngạn. Kinh: là dạy pháp dạy thường. Thánh hiền xưa nay sau này đều chẳng thể sửa đổi nó, cho nên gọi là thường, làm khuôn phép cho tâm thức của người thực hành, gọi đó là pháp, nên gọi là kinh.

Nghĩa Bát-nhã có năm lớp: 1. Thích Danh; 2. Tông thể; 3. Hội Giáo; 4. Duyên khởi; 5. Bộ đảng.

I. THÍCH DANH

Có năm phần: 1. Ma Ha; 2. Bát-nhã; 3. Ba-la-mật; 4. Tu Đa La; 5. Tự.

1. Ma Ha: Là Ma ha ma hê ưu ba. Hán gọi là Đại. Ngài Long Thọ nói rằng: Ma Ha có ba nghĩa, là Đại, Đa, Thắng. Đại nghĩa là rộng lớn, bao trùm, đầu tiên, như trong Đại kinh đã nói. Sư Niết-bàn ở Chiên Đề khi chú thích nghĩa trang nghiêm nói rằng: nghĩa của chữ Đại có mười thứ: 1. Cảnh; 2. Người; 3. Thể; 4. Dụng; 5. Nhân; 6. Quả; 7. Hướng dẫn; 8. Lợi ích; 9. Đoạn kết; 10. Diệt tội. Cảnh khắp cả pháp giới cho nên gọi là Cảnh Đại. Người hiểu pháp này, gọi là Nhân đại, cho nên cuốn Thập Nhị Môn luận nói rằng; những đại sĩ như: Thế Âm, Thế Chí đã thừa pháp này, gọi đó là đại. Thật tướng Bát-nhã là gốc của vạn hạnh, bao trùm vạn phẩm, gọi là Thể Đại, cái đó gọi là trăm hoa khác màu đều thành một âm, vạn phẩm thể riêng đều về Bát-nhã. Bát-nhã đều thành một âm, Vạn phẩm thể riêng đều về Bát-nhã. Bát-nhã có thể soi chiếu đệ nhất nghĩa không, dụng của nó tối thắng, cho nên gọi là Dụng đại. Câu trên là chỉ về Trí Năng, câu này là chỉ về tác dụng khác nhau. Bố Tát tu vạn hạnh, gọi là Nhân đại. Nhân đã quảng đại, sở đắc to lớn, nên gọi là quả đại. Nhị thừa dẫn dắt, hướng dẫn, duy chỉ có ba, Bồ-tát thì dẫn dắt khắp cả vạn hạnh nên gọi là Đạo đại, đã là dẫn dắt vạn hạnh, lợi công tối thắng, cho nên gọi là lợi ích đại. Nhị thừa chỉ đoan chánh sử kiến đế, chẳng đoạn được tập khí vô minh, duy chỉ Bồ-tát kiêm đoạn cả hai, cho nên gọi là Đoạn kết đại, cho nên kinh Đại phẩm nói rằng: một niệm tương ưng với tuệ, đoạn vô lượng phiền não và tập khí. Nhị thừa chỉ diệt tội nhẹ, chẳng thể diệt bốn tội nặng năm tội nghịch. Kinh A Hàm nói rằng: Vua A Xà Thế đọa vào Đại ngục Bạt Thiệt. Bồ-tát đốn diệt, cho nên gọi là Diệt tội đại. đại phẩm nói rằng: Nếu nghe kinh này, tức diệt bệnh lở loét, cuốn Thích luận quyển năm mươi chín chú chích phẩm pháp xứng nói rằng; bệnh lở loét là tội tứ trọng ngủ nghịch, nên kinh nói: Thế Vương diệt tội, là nghĩa đó. Ngài Long Quang khi chú thích nghĩa của ngài khai Thiện nói rằng: Đại có sáu loại; Nhơn, Cảnh, Thể, Dụng, Nhân, Quả, bốn loại sau; dẫn dắt, diệt tội,… gom vào trong Dụng Đại. rồi nói rằng: đó đều so với Tiểu mà gọi là Đại, chứ chưa sáng tỏ. Nay nếu dựa theo Hoành môn mà chú thích, về nghĩa cũng được nhưng lời thì giống nhau mà ý chỉ thì khác nhau. Nay ở đây chỉ dùng hai loại Đại; Thể đại và Dụng đại. Vì sao? Vì nghĩa của chúng chẳng ra ngoài Trung và Giả. Hai nhà trên nêu ra mười loại nghĩa hay sáu loại nghĩa của "Đại". Theo trong nghĩa chữ đại có ba nghĩa: 1. Đối đãi với Tiểu gọi là Đại, nghĩa là nhân duyên lớn nhỏ, nhỏ lớn. 2. Đối lập với Tiêu mà gọi là Đại. đây là phá căn bệnh hẹp hòi của Tiểu thừa, dùng chữ rộng lớn để tỏ tướng nhân duyên, dùng câu đó vì nghiêng về trừ bệnh mà thôi. 3. Xưng tán gọi là đại, như câu "Pháp tuyệt ly như Đại hỏa tụ". Mà câu "Đại Thắng Nghĩa luận" là dùng chữ Đại để xưng tán bổn gốc của nó, nó chẳng đại chẳng tiểu, gượng gọi là Đại mà thôi.

Hỏi: Nếu phi đại phi tiểu, gọi đó là Đại thì đúng phải chẳng lệnh chẳng giữa cũng gọi là Trung, vì sao phi Hữu phi vô lại gọi đó là Trung?

Đáp: nghĩa có sai biệt. Vì sao? Nếu những thứ tương nhiếp với nhau để tỏ rõ như phi Hữu phi vô gọi là Đại, phi Đại phi Tiểu gọi là trung. Còn thứ hổ tương tránh nhau, hể tương mâu thuẫn nhau, cái này có nên cái kia sinh, là sao? Phật thường thực hành Trung Đạo, vì chúng sanh mà có lúc thì thuyết là Hữu (có). Có lúc thì thuyết là vô (không có). Hữu và vô đó, chẳng phải là bảo chúng sanh chấp giữ lấy, nghĩa của nó ở tại trong và ngoài, cho nên kinh Thập Đại nói rằng: "Lấy hữu và vô làm phương tiện để nhập vào phi Hữu phi vô". Do vậy ngay tại phi Hữu phi vô, gọi là trung. Vì muốn khen ngợi cái lý cùng cực, nên gượng là Ma Ha. E có người trở lại chấp nên lại nói rằng phi Đại phi Tiểu gọi là Đại.

2. Bát-nhã: Danh và nghĩa Bát-nhã, kinh luận giải thích khác nhau. Nay lược nêu sáu loại: 1. Bát-nhã; 2. Ban Nhược; 3. Bát-nhã; 4. Bát la Nhã; 5. Mạn Đa la; 6. Ma Ha Mạn Đa La, hoặc gọi là Tỳ Đàm, ở nước Hán gọi là vô tỉ pháp (pháp không có gì so sánh được). Ở đây phiên dịch khác nhau. Thích luận quyển mười tám nói rằng: Bát-nhã là trí tuệ. Quyển bốn mươi ba nói rằng: Bát-nhã là trí tuệ. Kinh Lục Ba-la-mật nói rằng: Bát-nhã là trí tuệ, pháp sư Đạo An viết cuốn chiết nghi luận dẫn kinh phẩm vô gián nói: Bát-nhã là Giác Viễn ly, pháp sư Duệ nói: Bát-nhã là Thanh Tịnh, còn ngài khai Thiện thì chú thích rằng: là viễn ly, thanh tịnh. Đều là cái Dụng trong Bát-nhã, chẳng phải là nghĩa chính của Bát-nhã. Như trong không Tuệ có nhiều Dụng như kị, Đạo,.. quyển thứ mười tám nói: Bát-nhã là Tuệ. Nay hiểu chẳng vậy. Vì sao? Phần đầu kinh này nói: Bát-nhã chẳng ngu chẳng trí. Luận rằng: Bát-nhã thì sâu nặng, trí tuệ thì nhẹ mỏng, cho nên chẳng thể phiên dịch, cho nên chánh pháp Bát Nhã, đừng dùng một nghĩa mà phiên dịch. Ba đời pháp sư khi nói về vấn đề này, một cho rằng: đừng dùng từ "trí tuệ" thuộc cấp dưới để phiên dịch Bát-nhã thuộc cấp trên. Một cho rằng: Thuyết đó không đúng, chẳng đủ để y theo. Theo thuyết của phẩm Thế Đế cuốn Thành luận. Là sao? Phẩm kia nói rằng: Tâm duyên với Thế Đế thì cạn cợt, duyên với Đệ nhất nghĩa Đế thì thâm sâu, cho nên không thể dùng chữ "Trí Tuệ" cạn cợt để phiên dịch Bát-nhã thâm sâu. Nay hiểu rằng: Chánh pháp Bát-nhã, chẳng ngu chẳng trí, những pháp như Trí Tuệ,… là tác dụng ngọn của nó. Cho nên không thể dùng tác dụng ngọn của nó mà phiên dịch cái thể gốc của kia. Chánh pháp là nguồn suối cải nó, vẫn truyền trao cho cành Bát-nhã. Trí Tuệ là ngọn.

Pháp sư Duệ và pháp sư Thập ở Trường An, khi đối chiếu phiên dịch kinh Đại phẩm. Bài tựa viết rằng: Âm tiếng Hồ bị sai thì chỉnh bằng âm tiếng Thiên trúc. Âm tiếng Tần (Hán) bị nhầm thì định bằng nghĩa của chư, những từ không thể phiên dịch thì để nguyên âm. Do vậy mà có nhiều danh từ khác nhau, những từ nữa tiếng Hồ nữa tiếng Hán thì phải chú thích rõ ràng. Còn trong kinh luận, chỗ thì gọi là Trí, nơi thì gọi là Tuệ. Đó là muốn nên ra một nghĩa để cho chúng sanh tin tưởng vui theo, chẳng phải là chánh phiên dịch như vậy. Kinh Đại phẩm nói rằng: Bát-nhã là chủ chúng sanh, Tỳ Bà Sa Na là

Thanh Văn, Duyên giác, Xà na là Phật Bồ-tát. Cuốn Thành luận giải thích đoạn văn trên rằng: Người phàm phu y theo giáo lý mà chuyển đổi căn si, sinh ra căn Thiện Vô Si, cho nên gọi tên là Bát-nhã. Người Nhị thừa thấy bốn Chơn Đế, thấy được một phần ít tánh không, cho nên gọi là thấy cành. Bồ-tát soi chiếu cảnh quyết đoạn, cho nên gọi là Trí. Nay hiểu rằng: phàm phu, Nhị thừa, Bồ-tát đều thấy cái dụng của chánh pháp, phàm phu chỉ có cái tâm thú hướng đến mà không có khởi tâm dung đạo, cho nên vẫn dùng tên gọi thuộc bổn Thể. Còn hai điều sau thì giải thích như phần trên.

Lại nữa kinh rằng: nói Trí và Trí xứ đều danh là Bát-nhã. Sư Thành Luận nói rằng: Đó là giáo, hành, cảnh. Là sao? Giáo có thể mở mang Trí. Trí có thể soi chiếu cảnh, cảnh có thể phát trí. Đó đều là Duyên của Bát-nhã, cho nên gọi chung là Bát-nhã mà quán chiếu Bát-nhã thật ra là Trí Tuệ, do vậy mà có thể soi chiếu cảnh. Đệ nhất nghĩa không là duyên của trí, cho nên gọi đó là Thật Tướng Bát-nhã. Là sao? Tâm ta ngộ lý liền sinh ra hiểu biết rõ ràng, trí lại liền sinh ra mê hoặc, cho nên ba loại đó tướng và tính chất của chúng khác nhau. Nay giải thích chẳng như vậy. Vì sao? Nếu có sự khác biệt giữa cảnh và trí thì cảnh chẳng sinh ra Trí, Trí chẳng soi chiếu Cảnh, tức là Tính nghĩa chẳng lìa đoạn và thường vậy. Nay giải thích rằng: Cảnh có thể phát trí, trí có thể soi chiếu cảnh, cảnh trí trí cảnh, cảnh trí là không, cảnh trí tức phi cảnh phi trí, bình đẳng vô nhị, đó là tông có cái sở biện. Bất nhị này được khai mở bởi vật, tức gọi là giáo hành Bát-nhã, khai mở mà chẳng thiếu, tức gọi là chánh pháp Bát-nhã. Đã là không cảnh không trí, do vậy nói Trí thì chẳng mất cảnh, nói cảnh thì chẳng mất Trí. Vì vậy mới biết cuốn Thành Luận cho rằng cảnh và trí là khác. Lại nữa cuốn Thành Thật Luận nói rằng; cái dẫn dắt để đoạn (dứt) Hoặc, duy chỉ cần Không tuệ (trí tuệ tánh không). Vì sao? Vì đã trái với cái đã chấp. Còn theo nghĩa của ngài khai Thiện, khi ở Đông Sơn thì nói rằng năm phương tiện đều duyên với lý giả (giả trong Trung đạo quán), cho nên đệ Nhất pháp chẳng làm Tập Nhân cho khổ nhẫn. Khi trở về Dương Châu thì nói rằng; năm phương tiện đều duyên với Chơn. Vì vậy mà khi duyên với giả để giải mở đối thì thối chẳng phục, tiến chẳng Đoạn. Còn khi chết thì nói rằng; những điều nói trước kia nghĩa là đắc, là gì? Cuốn Thành Luận phẩm Tứ vô ngại nói rằng: Cái gì cận pháp trú Thế Đế trí? Luận chủ đáp; là Chúy Đỉnh. Nay giải thích rằng: có bốn trường hợp; giả phục trung đoạn, Trung phục Giả đoạn, trung giả đều đoạn, trung giả đều phục, như trong nghĩa của Đoạn và phục đã nói đầy đủ. Thành Luận Sư nói rằng; từ vô thủy đến nay, những phiền não đã nhiễm, tùy tâm thành tựu, như bóng theo hình, do vậy khi tu hành mười Địa, dần dần đoạn dứt các kết sử. Nay đây chẳng vậy, để tâm tạo không, tức gọi là Đoạn Hoặc, không có thành tựu, như bóng theo hình, mà mê đắc ngộ. Cho nên kinh nói rằng: Vô minh liền biến thành ra là minh, mà điên đảo vốn không tịch rỗng rang, đi chẳng có chỗ đến, do vậy kinh nói; Minh và vô minh chơn tính vô nhị (không có hai khác). Nhưng mà Phật quả đoạn Hoặc và bất đoạn Hoặc, đến nay vẫn có hai. Ngài Khai Thiện nói rằng: Phật Địa tức hoặc. Nghĩa đó khó hiểu. Vì sao? Nếu khi tâm Phật khởi thì phiền não diệt, thì đúng phải là hoặc thuộc về Phật Địa. Trang Nghiêm nói rằng; diệt Hoặc sinh giải, như Nhân diệt thì quả sinh. Cho nên Phật Địa chẳng tức hoặc. Nếu vậy phiền não tự diệt, giải chẳng khai mở. Giải rằng: Thường bức ép phục thì sức Hoặc chuyển yếu, sức giải chuyển mạnh, mới có thời sinh, do vậy tuy chẳng tương can nhau nhưng có tồn có vong, lý số như vậy.

Về nghĩa Bát-nhã, cuốn Thích Luận đưa ra tám nhà: Nhà thứ nhất nói rằng; Vô lậu là Bát-nhã. Thành luận chủ sử dụng nghĩa này. Nhà thứ hai nói rằng; Hữu Lậu là Bát-nhã. Số gia sử dụng nghĩa này. Vì sao? Bởi vì thấy có người đắc đạo. Nhà thứ ba nói rằng: tả Hữu lậu và vô lậu hợp lại là Bát-nhã. Nhà thứ tư nói rằng; Trí Tuệ trong Nhân là Bát-nhã, do vậy kinh tại nhân gọi là Bát-nhã, tại Quả gọi là Tát Bát-nhã. Nhà thứ năm nói rằng: Vô lậu, vô vi, chẳng thể thấy, không có đối đãi gọi là Bát-nhã. Nhà thứ sáu nói rằng; ly tứ cú Hữu vô là Bát-nhã. Nhà thứ bảy nói rằng; là gộp chung cả sáu nhà trên. Nhà thứ tám nói rằng; trong sáu nhà trên, thuyết giải của nhà thứ sáu là đúng. Long Thọ Bồ-tát chỉ đưa ra tám nhà mà thôi, chẳng bình luận nhà nào đúng nhà nào sai. Nay giải rằng: Nếu như cái chấp của năm nhà trước thì chỉ là một mảnh trong Bát-nhã đó chẳng phải là nghĩa chính của Bát-nhã. Nhà thứ bảy hợp chung cả sáu nhà gọi là Bát-nhã, đó là nêu ra thời dụng (sử dụng tác dụng theo thời). Thuyết của nhà thứ sáu chính là Thể của Bát-nhã.

Về lý do thuyết về Bát-nhã, các sư có hai giải thích: Một giải thích rằng: Sơ giáo là để phá Hữu pháp không có các lợi ích, cho nên lập chánh Nhân quả để phá những cái chấp đó. Đã lập ra nhân quả thì phải dùng Hữu Tướng làm tông, nhưng lại chưa tỏ rõ bổn ý, do vậy mà có lần thứ hai thuyết Bát-nhã (đệ nhị giáo). Đó là điều mà pháp sư Tuệ Quán đã trình bày.

Một giải thích rằng: Sơ giáo (giáo đầu tiên) cũng thuyết về vô tướng, cho nên thấy không mà đắc đạo. Mà giáo ngôn tướng là từ đa luận mà thế. Giáo thứ nhất đã là thuyết một cách tóm tắc, cho nên giáo thứ hai là rộng thuyết Vô tướng Bát-nhã, mà rồi cuốn Thích Luận dùng mười chín lần "Lại nữa" để phân tích một cách chi tiết. Nhưng không có một phần "Lại nữa" nào được giải thích nguyên nhân. Nay tóm lược như sau: lần "lại nữa" thứ nhất là vì Di Lặc mà rộng thuyết về Bồ-tát hạnh, cho nên thuyết Bát-nhã. Lần "Lại nữa" thứ hai là để đoạn dứt lưới nghi tà kiến. Lần "Lại nữa" thứ ba là phá tà kiến, khiến cho tin tưởng nhập vào Trung đạo. Lần "lại nữa" thứ tư là đoạn dứt hai kiến hữu vọ, khiến tiến vào Trung Đạo. Lần "Lại nữa" thứ năm là khiến tin chánh pháp, lần "Lại nữa" thứ sáu là thuyết về Tứ tất đàn, do vậy mà thuyết Bát-nhã, lần thứ bảy là để phân biệt giữa Đại thừa và Tiểu thừa, cho nên thuyết Bát-nhã. Những "Lại nữa" còn lại, như trong cuốn Luận kia đã nói.

3. Ba-la-mật Ba La, còn gọi là Ba Già. Ba La, tiếng Hán gọi là Bỉ Ngạn (bờ bên kia). Mật nghĩa là độ (vượt qua). Kinh Hiền Kiếp nói rằng: Ba là ngạn (bờ). Mật là cứu cánh. Trong cuốn Thích Luận ngài Long Thọ đã thuyết chi tiết về Bờ này, Bờ kia và độ. Nay lược nêu ra ba điều để tỏ rõ tướng của chúng.

1. Tiểu thừa là Bờ này, Đại thừa là Bờ kia. Là sao? Bỉ người Tiểu thừa mà ủy khúc truyền trao giáo, chưa đạt đến sâu xa, gọi là Thứ ngạn (Bờ này). Vì người Đại căn mà thuyết Đại thừa mãn giáo gọi là bỉ ngạn (Bờ Kia). Đàn Ba-la-mật là Trung lưu (giữa dòng sông) từ đây thực hành cho đến khi đạt quả, gọi là Độ. Mà ngài Long Thọ thì nói rằng: ở trong biển gọi là Độ, đã đến bờ kia gọi là Đáo, cũng là tên gọi khác nhau của nhăn mắt.

2. Đôi thứ hai là: Ma là bờ này. Phật là Bờ kia. Trung lưu (giữa dòng) là như trên.

3. Đôi thứ ba là: Thế gian là bờ này, Niết-bàn là Bờ kia, Thọ là giòng sông sinh tử, Bát chánh hoa là giữa dòng. Thành Luận Sư; Hữu tướng là bờ này, vô tướng là bờ kia. Sinh tử là Bờ này, Niết-bàn là bờ kia, chúng hoặc là bờ này, Chủng Trí là Bờ kia. Đây giống với ba giải thích trên, nhưng thật thì hơi khác. Nhờ cậy xác chết giả xả bỏ này qua kia là độ bỉ ngạn. Nay thì chẳng vậy, không có một pháp nào từ đây đến kia, chỉ có viễn ly ngã, vô ngã, bất nhị gọi là Độ. Độ là vượt qua sông.

4. Tu Đa La: Trong ba nghĩa, có một phần gọi là kinh, những gì là ba? Một là miệng Phật thuyết ra, hai là Thần nhãn thấy, ba là quang minh, như ngồi trong chúng, đệ tử sở thuyết, gọi là phóng quang. Nếu vào rừng sâu, khi chánh tạo ra luận, Phật phóng hào quang, là biểu tỉ kẻ có nghi ngờ liền nhập vào Tu Đa la. Nếu thiếu ba nghĩa này, tuy có cái Đức của bậc Thánh minh cũng chẳng nhập vào kinh nghi. Cho nên Phật tại Xá-lợiphất thì tạo A Tỳ Đàm, tại ngài Ca Chiên Diên thì tạo Tỳ

Lặc Luận. Đàm Ma trần Na Tỳ Khưu ni cũng tạo luận, đều gọi là Luận. Như ngoại điển do thánh nhân thuyết, gọi là kinh. Hiền nhân nói Da gọi là Thủ. Tu Đa La, lược có ba tên: là Tu Đa La, Tu Lam Lâm, Tu Đa lại, mà kinh luận phiên dịch khác nhau. Nhân vương kinh thì dịch là pháp Bổn. Đại kinh và tạp tâm thì gọi là khế kinh. Cuốn Thành Luận thì gọi là Trực thuyết Thánh Ngôn, hoặc kinh gọi là kinh, có lúc nói rằng; phân tích sự khác nhau của kinh luận, như Thánh thuyết thì gọi là kinh, dị nhân thuyết thì gọi là Thư, chẳng phiên dịch Tu Đa La.

5. Phần Tự: Tự có nghĩa là do tiệm. Nếu chẳng đúng thời, chẳng đúng nơi chốn, chẳng đúng người thì chánh giáo không do từ đâu đến. Do vậy, nguyên nhân, gọi đó là Tự (phần tựa). Mà phần Tự có ba: 1. Ốc; 2. Thư; 3. Vương. Thiên Tử ngồi giữa Đại lực điện, các quan đồng hội, bên trái là Dương, bên phải là Tự. Nếu đi theo vua, thì phải theo thứ tự mà đi, không được đi thẳng đến. Khi thuyết pháp, ắt phải nhân ở năm sự, chẳng thể thuyết ngay, cho nên lấy phẩm Tự làm phần mở đầu, để tăng thêm nghĩa Thánh mà thôi. Đã có thời gian phương chốn, con người thì giáo tự nó mở bày, ban bảo bằng phần Tự là lúc chánh hành giáo. Gọi là vương (vua), là văn, là đi đến, những việc vua ban mệnh lệnh thì việc làm thông suốt, những việc chẳng ra lệnh làm thì chẳng nên thực hành. Chữ "Bạt cư", Hán gọi là "Phẩm", nghĩa loại bất đồng gọi đó là "Phẩm". Nếu gọi cho đủ thì phải gọi là Phật đà bàn Già Ma ha Bát-nhã Ba-la-mật. Hán gọi là Tu Đa La. Hể thuyết pháp có năm: 1. Phật; 2. Đệ tử; 3. Chư Thiên; 4. Tiên nhân; 5. Hóa nhân. Vì lược bớt tên các Thánh, nên nói là Phật thuyết. Những Kinh bàn từ Hồ đến, kinh có tên kinh đều đề ở đầu kinh. Duy chỉ pháp sư Đạo An. Trúc pháp Chơn, vì muốn dể dàng mà đề bên trong.

II. TÔNG THỂ

Có năm lớp: 1. Thể; 2. Tông; 3. Nhân quả; 4. Trường đoản; 5. Viễn cận.

1. Thể: Có bốn giải thích:

- Nhà thứ nhất nói rằng; lấy lý làm Chánh kinh. Là sao? Như Đà Đa Đa La trưởng giả, lấy ngũ Ấm, Thập nhị nhập, Thập Bát giới. Kiểm ma thuyết về Ấm, Thập Tam Nhập, Thập cửu giới, cho nên lý là chánh. Lời kinh là Bàng. Như ngài Long Quang nói rằng: Lý là năng Ấn, văn là sở Ấn.

- Thứ hai là pháp sư Thật ở Chùa Linh vị nói rằng: giáo và lý tương hợp nhau, nhân thành giả đó là kinh. Vì sao? Văn và lý cùng hợp nhau thành ra kinh, thiên lệch tức chẳng phải là kinh, cho nên ngoại đạo có giáo nhưng không có lý, như sâu ăn gổ cây. Mà cuốn Thành Luận nói rằng: Dị pháp nhất thời, đều gọi là Nhân thành giả. Nếu giải thích như vậy thì rõ là nhân thành giả.

- Thứ ba là pháp sư Thịnh chùa Linh Diệu nói rằng: Văn là Văn Kinh, Lý là lý kinh. Giáo và lý đều là kinh mà thô. Vì sao? Văn có thể giải thích bày tỏ lý, lý là cái được bày tỏ, giáo và lý gộp lại là kinh.

- Thứ tư là pháp sư Tông ở chùa Thái Sáng và pháp sư yếu pháp ở chùa Bạch Mã, cho giáo là Kinh, đây là sư của chùa khai thiện. Sư khai thiện nói rằng: Trong mười bốn loại sắc, hai trần sắc và thanh là thể của kinh.

Về sau pháp sư Doanh gia thêm Xúc. Vì sao? Trong bóng tối khi rờ mò bia đá, liền biết chữ nghĩa, cho nên Thanh và Xúc đều là thể của kinh. Cuốn Thành Luận nói rằng: là tính âm thanh, nằm trong pháp nhập. Trong năm trần, duy chỉ là pháp trần. Vì sao? Vì cái công để biện bạch có Hành mới đắc, do vậy thuộc về pháp trần. Nay giải rằng: vạn pháp không có pháp nào chẳng phải là kinh. Vì sao? Sắc biểu có sắc, tâm biểu là tâm, chư pháp như vậy, cho nên Duyên giác ngộ Duyên, thế mà đắc đạo, há lại có giáo sao? Phương nào cần gì, thứ ấy là chính, cho nên ở cõi Phật Hương Tích, hương thơm làm Phật sự, ở Hóa Thổ của Đức Phật Thích Ca, lấy âm thanh mà tác sự, đó là vì hóa duyên khác nhau. Trong cuốn Luận Tỳ Bà Sa, ngài A Nan dùng bảy nghĩa để nói về Tu Đa La (kinh: 1. Phát; 2. Thiện ngữ; 3. Tú xuất; 4. Kinh cường; 5. Suối nguồn; 6. Mực thước; 7. Khâu may.

Phàm là Phật lời Phật, ắt có cái thật của lời trình bày, lời nói của ngoại đạo không có lý. Phật thì có thật chất khai mớ, gọi đó là trưng phát, lời nói tuyệt diệu, gọi đó là thiện ngôn. Khai phát diệu lý, gọi đó là tú xuất. Giáo và lý khai mở cho nhau, gọi đó là kinh cường Nam bắc là kinh, đông tây là cường. Giảng giải bày tỏ lý vô cùng, gọi đó là suối nguồn. Ngay ngắn thẳng thắn, gọi đó là mực thước, lấy giáo nắm giữ lý, như chỉ may áo, dọi đó là khâu may. Hơn nữa ở tây vực thấy có chợ bán tợ lụa, gọi đó là Tu Đa La. A Tỳ Đàm dùng năm nghĩa: 1. Xuất sinh; 2. Hiển bày; 3. Suối nguồn; 4. Mực thước; 5. Kết mạn theo trên thì rõ.

2. Tông

Thành Luận Sư giải thích: Nếu lấy thanh sắc làm thể của kinh thì Thể khác với Tông, nếu lấy những điều được giải bày làm thể Kinh thì Thể chính là Tông, mà lấy thứ được bàn làm tông.

Xét về Tông gồm có ba nhà: 1. Pháp sư Diệu ở Tâm An nói rằng: lấy cảnh và Trí làm tông. Vì sao? Chẳng phải cảnh thì không có thứ gì để sinh ra trí. Chẳng phải Trí thì không có thứ gì để hiểu rõ cảnh. Cảnh và trí xen hợp, đó là Thánh nghĩa, cho nên lấy cảnh và Trí, hợp lại làm Tông của kinh; 2. Pháp sư Niểu nói rằng: Quyền Trí và Thật Trí. Hai trí làm tông, pháp sư này chỉ giữ bốn thời, do vậy kinh Bát-nhã và Duy Ma hợp tại thành thời thứ hai, do vậy mà lấy hai trí làm tông; 3. Pháp sư Đạo ở Trị thành nói rằng: chỉ Thật Trí là Tông. Vì sao? Đệ nhất nghĩa không là gốc của chư pháp, Thế Đế là ngọn, cho nên lấy chiếu nhất chơn trí làm tông. Nay (giải rằng); cảnh và trí của kinh đều từ Bất Nhị mà khởi, cho nên phi cảnh phi trí (chẳng phải cảnh chẳng phải trí), đó là Tông của kinh.

3. Nhân Quả

Trang nghiêm nói: Bát-nhã duy chỉ ở Nhân. Chẳng thông nói quả. Do vậy Kinh nói rằng: Bát-nhã ở tại Nhân, đạt đến quả là Tát Bát-nhã. Còn nói rằng: Bát-nhã có Phật pháp, có nhị thừa pháp đó là Bồ-tát pháp. Lại nói: muốn đắc nhất thiết chủng trí quả, nếu học Bát-nhã Ba-la-mật. Mới biết duy chỉ ở Nhân. Ngài Khai Thiện nói rằng: Bát-nhã thông cả Nhân và Quả, nguyên nhân thông cả Nhân Quả là vì Đại Kinh nói rằng: pháp để giải thoát cùng chẳng phải là Niết-bàn, Ma Ha Bát-nhã cũng chẳng phải là Niết-bàn. Lại nữa Kinh Thắng Man nói rằng: Minh Phật Trí sở đoạn, Phật Bồ-đề Trí sở đoạn, La Hán ngộ Bát-nhã là hồ ngộ, cho nên biết rằng Trí thông cả Nhân và Quả. Nay hiểu rằng; Bát-nhã chẳng phải là Trí, chẳng phải là Nhân chẳng phải là Quả. Cho là nhân rồi tưởng tượng đó là Nhân, cho là Quả rồi tưởng tượng đó là Quả, thế cho nên ở tại Nhân thì gọi là Bát-nhã, đạt đến quả thì gọi đó là Tát Bát-nhã. Tại Nhân thì gọi là Thập Địa, tại Quả gọi là Pháp Giới. Tại Nhân thì gọi là Phật Tích, tại Quả thì gọi là Niết-bàn, đó đều là tùy theo chỗ biện nói, chẳng có pháp nào khác, mà có kẻ mê thì gọi là sinh pháp, si thì có đoạn, chỉ tranh tụng mà thôi.

4. Thọ Mệnh Trường Đoản

Thành luận sư nói khác nhau: Rằng sơ giáo thì Phật thọ 80 tuổi đệ nhị giáo thì Phật thọ vô lượng. Do đó cuốn thích luận bàn về tuổi thọ của Đức Phật có hai thứ: 1. Thân thể do cha mẹ sinh ra, tức là thường thân Phật trong kinh; 2. Thân pháp tính thì thọ mệnh vô lượng, quang minh vô lượng, tức là Đặc tôn Phật ở trong kinh. Lại nữa kinh Đại Phẩm nói rằng: Muốn đắc thọ mệnh, phải học Bát-nhã Ba-la-mật. Lại nữa; cuốn Thích Luận, phần Bà Già phạm tử; chúng sanh của cả một thôn, thọ mệnh còn dài lâu, huống nữa là Phật độ vô lượng chúng sanh, cho nên Phật thọ mệnh vô lượng; 3. Bảy trăm A tăng kỳ; 4. Như trong kinh Pháp Hoa đã thuyết; 5. Thường trú. Sơ giáo và Đệ nhị phẩm là tám mươi tuổi. Nếu vậy sao lại thị hiện Đặc Tôn Phật? Giải rằng; tám mươi tuổi tức là hiệu Đặc tôn Phật, chẳng có đức Phật nào khác. Theo nghĩa của sư Huệ Quán; từ đệ nhị giáo đã tỏ về Thường.

Nay giải hiển chẳng vậy. Vì sao? Kinh thuyết không có nhất định hoặc nói bảy mươi chín tuổi, hoặc nói tám mươi lăm tuổi. Lại nữa Kinh A Hàm nói rằng. Phật thọ vô lượng, còn có tịnh thổ khác, chỉ hiệu dư báo mà thôi. Nếu vậy sao lại định báo? Cứ theo đó mà xét thì thời sơ giáo Phật thọ 80 tuổi, thời đệ nhị giáo Phật thọ vô lượng, đó là phương tiện dài ngắn, cho nên nói; dài chẳng mất ngắn, ngắn chẳng mất dài, là nhân duyên.

5. Viễn Cận

Thành Luận Sư nói rằng: Thời sơ giáo đã nói rõ thành đạo, chẳng nói những hạnh kiếp trước. Cho nên Kinh Di lặc nói rằng: A Dật Đa này đủ phàm, vị lại sẽ đoạn dứt chư lậu, là ý đó vậy. Bắt đầu từ đệ nhị giáo, Phật đạo dài lậu, cho nên Đại phẩm quyển thứ tám nói rằng; ở thành Hoa Nghiêm, nơi Phật Nhiên Đăng, chẳng lìa sáu Ba-la-mật, vì Vô sở đắc. Lại nói, Di Lặc đã tu sáu Ba-la-mật, vì vô sở đắc. Nay ở đây chẳng vậy, chỉ là phương tiện cận viễn, cận nhưng chẳng tạm thời, viễn nhưng chẳng lâu dài, há lại có sự khác nhau giữa viễn và cận ư! Có lẻ do chấp cận viễn chấp cận thì mất viễn, trù giữ Viễn thì mất cận, do vậy mà đọa vào Hữu Sở đắc đoạn và thường. Nay hiểu rằng; vô ngại pháp môn là nghĩa gì? Chẳng lẽ dài và ngắn chẳng thể nhất định? Ý như đang nói.

III. HỘI GIÁO

Thành luận sư nói rằng: Phật giáo chẳng ngoài ba giáo: 1. Đốn giáo, nhị Đại thừa Hoa Nghiêm;… 2. Thiên phương bất định giáo. Như Thắng Man, Kinh Quang Minh, Phật tạng kinh;… 3. Tiệm giáo, như Tứ A Hàm và Niết-bàn. Trong Tiệm giáo có hai giáo: một là chư pháp sư chia ra làm bốn giáo: A Hàm là giáo đầu tiên. Bát-nhã, Duy Ma, Tư ích, pháp cổ, lăng già là giáo thứ hai. Pháp Hoa là giáo thứ ba,. Niết-bàn là giáo thứ tư. Nguyên do kinh Bát-nhã và Kinh Tư ích hợp thành giáo thứ hai là vì Kinh Đại phẩm chư thiên tử nói rằng: thấy pháp luân thứ hai. Kinh Tư ích nói rằng; thấy pháp luân thứ hai. Có sư chia ra thành năm giáo, cả hai nghĩa vốn do sư Tuệ Quán nói, một nhà nói rằng; A Hàm là đầu tiên. Thiền kinh là thứ hai. Bát-nhã, Duy Ma, Pháp Cổ, là thứ ba. Pháp Hoa là thứ tư. Niết-bàn là thứ năm. Một nhà nói rằng; A Hàm là kinh đầu tiên. Duy Ma, Tư Ích, Pháp Cổ là kinh thứ hai. Pháp Hoa là thứ ba. Bát-nhã là thứ tư. Niết-bàn là thứ năm. Sở dĩ Bát-nhã thứ tư là vì cuốn Thích Luân nói rằng: Tu Bồ-đề nghe pháp Hoa, cử tay cúi đầu đều thành Phật Đạo. Do đó nay hỏi thối hay chẳng thối. Vì vậy mới biết Pháp Hoa là sau. Pháp sư Đại Lượng ở Quảng Châu nói rằng; Năm thời; A Hàm là đầu tiên, ly tam tạng là thứ hai, như Kinh Ưu Bà tắc. Bát-nhã, Tư Ích, Pháp Cổ là thứ ba. Pháp Hoa là thứ tư. Niếtbàn là thứ năm. Pháp sư Tuệ Quán nói rằng; A Hàm là đầu tiên. Bát-nhã là thú nhì Duy Ma, Tư Ích,.. là thứ ba. Pháp Hoa là thứ tư. Niết-bàn là thứ năm. Hai kinh cùng nói: Thấy pháp luân thứ hai, thứ nhất là Tiểu trung, thứ hai là Đại Trung. Đó là chú thích của chùa Khai Thiện. Nay hiểu rằng; hai giáo Bán và Mãn. Vì sao? Trong kinh chỉ thuyết hai xứ Bán Mãn. Lại nữa cuốn Thích Luận quyển một trăm nói rằng: Pháp vân Bát-nhã là Hiển hiện giáo. Pháp Hoa Niết-bàn là Bí Mật giáo. Nếu vậy Duy Ma, Bát-nhã,... vẫn còn cạn hơn Pháp Hoa ư?

Thứ đến là xét về năm nhà, vị tương sinh nhau. Nhà thứ nhất nói rằng: Thập Nhị Bộ Kinh phối với A Hàm. Tu Đa La phối với Thiền kinh, vì sao? Vì Định có thể phát trí, nên lấy Tu Đa La phối với Thiền kinh Phương Đẳng phối với Bát-nhã, Tư Ích. Bát-nhã phối với Pháp Hoa. Đề Hồ phối với Niết-bàn. Sở dĩ sư Tuệ Quán ghép Thập Nhị Bộ Kinh với A Hàm là vì A Hàm phân biệt theo sự. Tứ Đế lý phối với Thập Nhị Bộ là vì phận biệt pháp tính. Thứ hai vô tướng giáo gọi là Tu Đa la, thuyết của họ là nhị đế thể sinh hành nhân, lý không là gốc của vạn pháp, cho nên lý không được đặt tên là pháp Bổn. Thứ ba gọi là Phương Đẳng, đặt tên theo giáo, sửa đổi sự hẹp hòi của tiểu thừa, cho nên gọi là Phương Đẳng. Thứ tư gọi là Bát-nhã, có thể khiến cho chúng sanh thọ lượng như Phật, bình đẳng đại tuệ, như luận trong phẩm Đa Bảo Phật vậy. Thứ năm gọi là Đại Niết-bàn, vĩnh trừ sinh tử, như Đề Hồ, thể tính mát mẻ, cho nên gọi là Niếtbàn. Nay giải rằng; Tiểu giáo gọi là Thập Nhị Bộ Kinh, như Đề Vi,… tam quy, ngũ giới, Tu Đa La phối với Tiểu thừa chữ Bán. Gì là chữ mãn, là thứ làm gốc (bổn). Phương Đẳng phối chung chữ Mãn, Bát-nhã phối riêng với Bát-nhã. Vì sao? Phương Đẳng tuy rộng nhưng Bát-nhã làm chính yếu, bởi nó thứ chủ yếu để đắc Quả. Đã có cái Nhân năng đắc thì phải có cái quả sở đắc, cho thứ năm là phối riêng với Tánh Quả, mà Niết-bàn và Bát-nhã là tên gọi khác nhau của Nhãn mắt. Do vậy trong các Đại thừa đều phối với nó, chẳng phải như ngài nói giáo thứ năm Niết-bàn là quả cùng cực, trước đó đều chẳng phải là cùng cực.

Về phần chia giáo năm thời và bốn thời, Tông và mật cũng khác nhau. Sư Tuệ quán, Sư Tân An thì cho là Đại thừa để cải chính Tiểu Thừa. Sư Doanh ở Trang nghiêm nói rằng: từ giáo thứ hai đã tỏ rõ là Thường Trú. Vì sao? Kinh Nhân Vương nói rằng: Siêu độ thế đệ nhất nghĩa, nhất chuyển Diên giác thường trạm nhiên. Lại nữa, kinh Đại phẩm, Đàm vô yết Bồ-tát phẩm nói rằng: pháp thân vô lai vô khứ. Kinh Tịnh danh nói rằng; cái thân kim cang, Phật thân vô vi, chẳng đọa chư giáo, đã tỏ rõ là thường trú rồi vậy. Chùa Khai Thiện nói rằng: bốn thời giáo trước, chỉ tỏ về vô thường, vô lượng quang minh và bội số, cuối cùng quy về hủy diệt, cho nên đều là vô thường. Mà kinh Nhân vương nói rằng: "Vừa chuyển diệu giác", Kinh nói tam đế có nhiều thứ, hoặc là ngay ở Nhân và Quả mà thuyết nhị đế, hoặc là ngay ở quả và thật mà tỏ về Nhị đế. Cho nên cuốn Thành Thật Luận nói rằng: Sắc,… và đất là chơn đế, tứ đại ngũ căn là Thế đế, khi nhị đế này đã nhập vào chơn đế thật thì giống với lý, càng không có thối chuyển. Cho nên nói là "Trạm nhiên", chứ chẳng phải ý nói là không có sinh diệt. Nay giải hiển rằng; thường và vô thường, phi thường phi vô thường là nghĩa Tích. Kinh Nhân Vương nói, "Siêu độ thế đế, đệ nhất nghĩa đế" là ngay ở lời nói, đó tức phi hữu phi vô. Nghĩa là ngay ở Diệu giác có đủ cả hai Đế. Do đó có thể nói rằng, từ Hữu và vô làm phương tiện, nhập vào phi Hữu phi vô cũng là năm thời tên gọi khác nhau. Sư Tuệ Quán nói rằng: Sơ giáo (giáo đầu tiên) gọi là Tướng giáo. Giáo thứ hai gọi là Thông giáo, vì Bổn không chưa chuyển, là Thông giáo thủ lấy quả tam thừa. Cho nên kinh nói: muốn đắc quả Bồ-tát, cho đến muốn đắc quả Thanh Văn, phải học Bát-nhã Ba-la-mật. Giáo thứ ba. Duy ma gọi là Biến Giáo. Giáo thứ tư gọi là Đồng Quy Giáo. Giáo thứ năm là Thường Trú. Nhóm Khai Thiện nói rằng: dùng giáo thứ nhì phá để phá giáo thứ nhất, nghĩa đó chẳng vậy. Chẳng lẽ Phật tự phá lời Phật? Sơ giáo (giáo thứ nhất) gọi là Tam Thời Biệt giáo. Vì sao? Vì thuyết riêng từng quả vị của Tam Thừa. Giáo thứ nhì là Vô Tướng giáo. Còn gọi là Tam Thừa Thông giáo. Thông, chẳng phải là Quả Nhị Thừa, gọi đó là thông. Chỉ thủ lấy pháp mà mình đã học, gọi là Thông giáo. Vì sao? Muốn đắc Bồ-tát quả cho đến tu quả, thường nên học Bát-nhã Ba-la-mật? Cho nên biết rằng điều được khuyên bảo là Thông. Hơn nữa, trước kia khuyến khích Tam thừa, về sau liền chê bai. Cho nên kinh nói: "Pháp của thượng nhân". Giáo thứ Ba là tức đương giáo, hủy diệt Tiểu Thừa. Kinh nói: Nơi cao nguyên đồng bằng chẳng sinh ra hoa sen, nơi ẩm thấp bùn lầy mới sinh ra hoa sen. Lại nữa, nhập chánh pháp lau ngày, rốt cuộc chẳng phát A Nậu Tam Bồ-đề, khởi Ngã kiến như núi Tu Di, chẳng thể phát Bồ-đề. Giáo thứ tư gọi là Đồng Quy giáo. Còn gọi là Thiện pháp giáo. Vì sao? Vì kia nói rằng: điều mà các ông đã thực hành, là Bồ-tát Đạo. Lại nói: dơ tay cúi đầu đều thành Phật đạo. Lấy giáo làm tên gọi. Giáo thứ năm gọi là thường trú, tức như trên.

Về thọ mệnh khác nhau, như đã nói trong phần Tông Thể. Còn về câu nói thọ bảy trăm, Kinh Duy Ma, Tư ích,… không có lời nói đó. Chỉ có kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: "Đông phương Trang nghiêm vương Phật, bảy trăm A Tăng Kỳ nhập Niết-bàn, đó tức là thân ta". Sở dĩ dị kinh bị sót mất. Giáo thứ ba, lý tự nó phải vậy. Vì sao? Sơ giáo thọ 80, giáo thứ nhì thì vô lượng, giáo thứ tư lại tăng gấp bội, giáo thứ năm thường trú. Nếu vậy, tuổi thọ bảy trăm đúng phải là giáo thứ nhì. Cho nên nói bảy trăm A Tăng Kỳ. Nay giải hiểu rằng; đó đều là tùy cơ mà nói, chẳng có sự khác nhau giữa tám mươi và bảy trăm A Tăng Kỳ. Cho nên kinh rằng: "Mười phương chư Như Lai cùng chung một thân". Đã lấy chánh pháp làm Thể, há lại có sự khác nhau giữa vô thường và thường, giữa dài và ngắn hay sao?

Hiển hiện và bí mật, có hai loại: 1. Pháp; 2. Sự ấy thấy được. Kinh Tịnh Danh nói rằng; "pháp chuyển pháp luân ở đại thiên, luân ấy xưa nay vốn thường thanh tịnh, trời người được ích, ấy làm chứng vậy, gọi đó là Hiển thị,.. về Hiển thị và bí mật, cuốn Thích luận quyển một trăm nói rằng: Pháp Vân Bát-nhã là hiển hiện, Pháp Hoa, Niết-bàn là bí mật. Còn cuốn Thành Thật luận nói rằng; Năm thời Bát-nhã trong Kinh Đại Phẩm chỉ giải mở những sự việc cạn cợt bên trong quả, chẳng phải là những sự việc khó hiểu, cho nên gọi đó là Hiển hiện giáo. Nguyên do là sao? Kinh Nhân vương nói rằng; ngoài Tam giới còn có chúng sanh, đó là thuyết của ngài Đại Hữu chẳng phải là thuyết của bảy vị Phật. Kinh Pháp

Hoa kiểm cả những sự việc thâm sâu bên trong bên ngoài, cho nên chẳng dể thấy biết, gọi đó là Bí Mật.

Nay hiểu chẳng vậy; kinh Pháp vân… là phát chẩn, đốn khai bổn kinh, cho nên gọi là Hiển giáo, kinh Pháp Hoa, Niết-bàn, trước tiên là sửa đổi chấp trước, sau đó hiển tỏ chánh pháp, cho nên gọi là Bí Mật giáo. Hiển hiện và Bí mật có dị thánh cứu cánh, như thường nói vậy. Thành Luận sư nói rằng: mười hai năm đều thuyết Tiểu Thừa, về sau thuyết Đại thừa.

Nay hiểu chẳng vậy; có bốn trường hợp: 1. Trước và sau đều thuyết Đại thừa; 2. Trước và sau đều thuyết Tiểu thừa; 3. Trước thuyết Đại thừa, sau thuyết Đại thừa; 4. Trước thuyết Tiểu thừa sau thuyết Đại thừa là sao? Trong kinh Niết-bàn, than rằng mười hai năm đồng tử Ca Diếp hỏi ba mươi sáu câu hỏi đều không có gì khác. Cho nên biết Phật sơ thành đạo đã thuyết Niết-bàn. Nhưng Thành Thật Luận Sư nói rằng; đó là kinh Hoa Nghiêm. Kinh Niết-bàn đã vậy, những kinh khác đúng phải vậy. Vì sao? Cuốn Thích Luận nói rằng: Tu Bồ-đề nghe Pháp Hoa, cử tay cúi đầu đều thành Phật đạo. Nay hiểu chẳng vậy; Nếu nói rằng dựa vào đâu mà nói chắc này trước Pháp Hoa đã thuyết Bát-nhã. Hơn nữa chư Phật hóa độ chúng sanh, đúng phải có duyên liền thuyết, sao về sau mới thuyết Đại thừa ư? Cho nên biết có bốn trường hợp.

Tiếp nữa là nói về ý nghĩa của Đản và Bất Đản. Đản có nghĩa là trú, nghĩa là bất hành (chẳng hành chẳng đi). Nếu là Phật giáo Đại thừa Tiểu thừa đều là nghĩa vô ích. Cho nên nói Hữu mà chẳng trú Hữu, nói không mà chẳng trú không, nhưng vừa đi đến liền khai mở. Tiểu thừa chỉ là Đản. Đại thừa là Bất Đản. Vì sao? Tiểu thừa là Thiền hành nhân (người thực hành cạn cợt), thí cho pháp môn nhân quả tứ đế, gọi đó là Đản. Đại giáo là Đại sĩ, Đức Phật khai mở pháp môn Bất trú, để chỉ bày chư pháp vô ích (không có dấu vết), đó là Bất Đản. Hai Thừa Đại và Tiểu đã có hai Trí thì người cũng có hai, là sao? Người Tiểu thừa bảo thủ kinh giáo xưa kia, gọi đó là Đản. Người Đại thừa như huyễn hóa, không có đi hay ở, gọi đó là Bất Đản, cho nên nhân và pháp Đản, Bất Đản là nghĩa Đản bất Đản. Nếu theo những cú (trường hợp) trên, đúng phải có trí cú (bốn trường hợp). Hai cú trước như trên, cú thứ ba là Đản, Bất Đản đều là Bất Đản. Cú thứ tư là Đản, Bất Đản đều Đản, như chỗ chấp của Thập Địa Luận, Thành luận đều tồn lưu tướng của Đại và Tiểu, gọi đó là Đản. Nếu như nay nói; Đại Tiểu đều vô tích, gọi là Bất Đản. Nếu nói theo hai pháp: đi theo giáo lý Phật Thích Ca là Đản, theo giáo lý Phật Xá Na là Bất Đản. Nhưng giáo lý của Phật Thích Ca có Đản và Bất Đản. Vì sao? Vì thuyết cho những chúng sanh khó hóa độ. Phật Xá Na duy chỉ một Đại thừa, không có Đản Bất Đản, vả lại Kinh nói: Kinh Hoa Nghiêm chẳng vào tay nhị thừa, vì Nhị thừa còn chấp trước, vì Thánh giáo chẳng nhập chẳng xuất, đều chẳng nghe thấy. Kinh Đại Phẩm, phần thứ nhất Phật thuyết năm phẩm là bất động, phần thứ hau truyền giáo Tu Bồ-đề thuyết Thiện phẩm là cộng thuyết.

IV. BÁT NHÃ BỘ ĐẢNG

Cuốn Thích Luận nói rằng: có hai loại Bát-nhã: 1.

Cộng; 2. Bất cộng. Có hai giải thích: 1. Cộng là Tam thừa Thông giáo. Bất cộng là riêng hành địa thứ mười mới nghe Bát-nhã, hành Địa thứ chín chẳng nghe được Bát-nhã; 2. Chỉ ngay trong kinh Đại phẩm cũng có cộng và Bất cộng, là sao? Kinh nói; muốn đắc Bồ-tát quả cho đến Thanh văn quả đều nên học. Đó là cộng Bát-nhã. Lại có những thứ đối đáp của Bồ-tát, gọi đó là Bất cộng. Nay thì (hiểu rằng) không có phân biết Bát-nhã, chỉ phần Nhị thừa cũng được nghe thì gọi đó là cộng. Thứ của Bồtát khác với nhị thừa thì gọi đó là Bất cộng. Đó là dựa theo Hữu phương tiện và vô phương tiện mà chia ra thánh cộng và bất cộng, không có phân biệt Bát-nhã.

Lại có 3 loại Bát-nhã: 1. Thượng; 2. Trung; 3. Hạ. Thượng là Quang Tán Bát-nhã. Nếu phiên dịch cho đủ thì đúng phải năm mươi quyển, nhưng vì lâu ngày bị mất một ít, chỉ phiên dịch mười quyển, là phần do ngài Trúc pháp Hộ dịch. Trung là Đại phẩm, số quyển chẳng định, hoặc là hai mươi bảy quyển, pháp sư Cưu Ma La Thập dịch. Phóng Quang Bát-nhã là hai mươi bảy quyển, là bộ kinh do chu Sĩ Hành lấy ở nước Vu Điền, tức là Đại phẩm. Hạ là Tiểu phẩm, có bảy quyển, tức là tùy hành. Lại có loại Bát-nhã, đó là Thượng, Trung, Hạ và kim cang Bát-nhã. Có thuyết nói là Thượng, Trung, Hạ và Bất cộng Bát-nhã. Lại có chia ra năm loại Bát-nhã; Đó là Ma Ha Bát-nhã, Thiên Vương Vấn Bát-nhã, Quang Tán Bát-nhã, Nhân Vương Bát-nhã.

Từ Thiên Vương Vấn Bát-nhã, xuất ra năm Bát-nhã: 1. Tu Chơn Thiên Tử Vấn Bát-nhã, có bảy quyển; 2. Pháp phương Thiên tử vấn Bát-nhã, có ba quyển; 3. Tứ Thiên Vương vấn Bát-nhã, có một quyển; 4. Văn Thù Sư Lợi vấn Bát-nhã; 5. Tư Ích Phạm Chí Vấn Bát-nhã.

Từ Quang Tán Bát-nhã chia ra hai Bát-nhã:

1. Thành Cụ Bát-nhã.

2. Quang Tịnh Bát-nhã, hoặc gọi là Kim Cang Bát-nhã. Bản gốc chỉ có một quyển, đó là phẩm Hiện lượng công đức mà sao chép thành một kinh riêng. Một thuyết nói rằng. Trong năm thời Bát-nhã là cùng một một thời thuyết. Nếu dựa theo pháp của kinh Nhân Vương thì Kim Cang Bát-nhã là thời thứ nhì. Nhưng có thuyết nói rằng: Kim Cang Bát-nhã, theo lý phải là thời thứ nhất. Vì sao? Vì ba nghĩa, có thể nghiệm. 1. Theo chúng; 2. Có những sự như khất thực…; 3. Trong kinh có văn. Là sao? Kinh Đại phẩm, chúng là năm ngàn người. Chúng kim cang là một ngàn hai trăm năm mươi người. Sao trước nhiều sau lại thành ít? Hơn nữa trong kinh Đại Phẩm, chẳng số Địa, tuy địa chỉ bốn thốn, kinh Kim Cang đủ số về Địa, vả lại trong kinh nói rằng; sở đắc Tuệ nhãn, chưa từng được nghe. Với ba nghĩa tên thì nó chẳng phải là thời sau. Hoặc nói rằng: như cách sắp xếp trong kinh Nhân Vương.

DUYÊN KHỞI

Thời Ngụy, sa môn Chu Sĩ Hành, khi chú thích kinh Tiểu phẩm, bèn biết năm nghĩa chưa hết. Do đó niên hiệu cam lộ năm thứ sáu, ở nước Vu Điền, gặp được bản kinh Đại Phẩm, nhưng danh tăng nước đó chỉ tin Tiểu Thừa. Khi Chu Sĩ Hành sắp về nước, vị tăng kia bạch với vua rằng: Người Hán này bỏ chánh giáo của Đức Phật, chỉ trì giữ kinh Bà La Môn đem về nước mình mà tuyên ba. Vua nay đừng cho. Vua liền nghe lời, ngăn lấm không cho. Bấy giờ Chu Sĩ Hành bèn bạch với vua rằng: tôi nay chẳng kể thân mạng mà đến, chính chỉ vì kinh. Vua nếu chẳng cho kinh này, nên xét một nguyện, bèn phát lời thề rằng: Nếu kinh này có duyên ở nước Hán, ném vào lửa, lửa phải tắt. Lời thề tức là Ma Ha Bát-nhã Ba-la-mật Kinh. Ấy Đạo u vi, sâu xa khó lường, vô tri, vô chiếu, vô tướng vô danh, lý tuyệt trăm phi, đạo vong tứ cú, chẳng thể bày tỏ bằng ngôn ngữ, lý tuyệt nhị biên, tình thức vô phương, nhất tướng vô tướng. Vạn dụng vô khuy, chí tịnh chí không, đạo quang pháp giới. Cho nên khi bắt đầu khai mở tông, thì lấy Bất trú làm pháp trú, cuối cùng khi biện về nghĩa thì lấy vô đắc làm đắc. Do vậy tuyệt tướng ắt mượn lời tuyên, vô danh phải nhờ giáo hiển. Ma Ha Bát-nhã Ba-la-mật: Ma Ha dịch là Đại, Đại nghĩa là quảng bác, là bao trùm, là không có gì trước nó. Bát-nhã là: cuốn Thích Luận nói rằng: như đống lửa lớn, chẳng thể chạm vào, chạm vào đều bị cháy thiêu. Phiên dịch ra hay chẳng phiên dịch ra đều bất khả đắc. Nhưng theo tác dụng thì có thể phiên dịch ra. Ba-la-mật là Đáo bỉ ngạn. Kinh là dạy pháp dạy Thường.

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Kinh Sớ][Mục lục tổng quát]