TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ KINH SỚ

SỐ 1735 - ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH SỚ

 

MỤC LỤC

QUYỂN 31

Phẩm thứ hai mươi sáu: THẬP ĐỊA

Đoạn thứ nhất: HOAN HỶ ĐỊA.

QUYỂN 32

QUYỂN 33

QUYỂN 34

QUYỂN 35

Đoạn thứ hai: LY CẤU ĐỊA

QUYỂN 36

Đoạn thứ ba: PHÁT QUANG ĐỊA

QUYỂN 37

Đoạn thứ tư: DIỆM TUỆ ĐỊA

QUYỂN 38

Đoạn thứ năm: NAN THẮNG ĐỊA

QUYỂN 39

Đoạn thứ sáu: HIỆN TIỀN ĐỊA

QUYỂN 40

QUYỂN 41

Đoạn thứ bảy: VIỄN HÀNH ĐỊA

Đoạn thứ tám: Bất Động Địa.

QUYỂN 42

QUYỂN 43

Đoạn thứ chín: THIỆN TUỆ ĐỊA

QUYỂN 44

Đoạn thứ mười: PHÁP VÂN ĐỊA

QUYỂN 45

Phẩm thứ hai mươi bảy: THẬP ĐỊNH

QUYỂN 46

Phẩm thứ hai mươi tám: THẬP THÔNG

Phẩm thứ hai mươi chín: THẬP NHẪN

QUYỂN 47

Phẩm thứ ba mươi: A TĂNG KỲ

Phẩm thứ ba mươi mốt: THỌ LƯỢNG

Phẩm thứ ba mươi hai: CHƯ BỒ TÁT TRÚ XỨ

Phẩm thứ ba mươi ba: PHẬT BẤT TƯ NGHỊ PHÁP

QUYỂN 48

Phẩm thứ ba mươi bốn: NHƯ LAI THẬP THÂN TƯỚNG HẢI

Phẩm thứ ba mươi lăm: NHƯ LAI TÙY HẢO QUANG MINH CÔNG ĐỨC

Phẩm thứ ba mươi sáu: PHỔ HIỀN HẠNH

QUYỂN 49

Phẩm thứ ba mươi bảy: NHƯ LAI XUẤT HIỆN

QUYỂN 50

QUYỂN 51

Phẩm thứ ba mươi tám: LY THẾ GIAN

QUYỂN 52

QUYỂN 53

QUYỂN 54

Phẩm thứ ba mươi chín: NHẬP PHÁP GIỚI

QUYỂN 55

QUYỂN 56

QUYỂN 57

QUYỂN 58

QUYỂN 59

QUYỂN 60

 


QUYỂN 31

Phẩm thứ hai mươi sáu: THẬP ĐỊA

(Đi vào quyển thứ 34 trong kinh)

A- Ý ĐƯA RA Vì giải đáp câu hỏi về Thập Địa ở Điện Phổ Quang. Nói về công không thiết lập hư rỗng thì cuối cùng nhất định phải có nơi quy về. Trước trình bày về Giải dẫn dắt Hạnh Nguyện là cuối cùng thuộc nhân của phần vị Hiền, nay trình bày về Trí hợp với Chân Như mà thiết lập thuộc quả của phần vị Thánh, cho nên có Hội này đưa ra.

Trước là Giáo đạo, ở đây là Chứng đạo. Giáo là nhân của Chứng, Chứng tức Chứng về Giáo của ba tâm trước đây. Vì vậy trong Nhiếp Luận của Vô Tánh nói: "Nghe về Giáo này huân tập tuy là hữu lậu, mà là tánh thuộc chủng tử của tâm xuất thế gian." Tức là nghĩa này. Nhưng đưa ra Hội tức là đưa ra Phẩm, bởi vì trong một

Hội chỉ có một Phẩm. Vì vậy, phần Giải thích tên gọi, Tông thú cũng là Phẩm-Hội không có sai biệt. Bản kinh thời Tấn thì Hội này có mười một Phẩm, bởi vì tên gọi... đều khác nhau.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Tên gọi của Hội có ba: 1-Dựa theo con người thì gọi là Hội Kim Cang Tạng.

2- Dựa theo nơi chốn thì gọi là Hội Tha Hóa Tự Tại Thiên, nghĩa là Tha Hóa làm ra nhạc cụ tự mình có được để thọ dụng, biểu thị cho đã tiến vào Địa-Chứng được Như-không có tâm, không ngăn ngại Hậu đắc trí mà khởi Dụng, Sự-Lý còn lại hay mất đi không phải ngay đó-không phải tách rời. Nhờ vào Tha thọ dụng mà có những việc đã làm, bởi vì không phải là sự việc của mình, bởi vì Tự-Tha tác thành lẫn nhau đều tự tại, bởi vì sắp Chứng được Thật tế của Ly dục. Không ở cõi Hóa Lạc, bởi vì biểu thị cho sự cách tuyệt của Thánh-phàm.

3- Dựa theo pháp thì gọi là Hội Thập Địa, tức là giống như tên gọi của Phẩm.

Sở dĩ có được tên gọi này, như kinh Bổn Nghiệp nói: "Địa gọi là Trì, duy trì trăm vạn A-tăng-kỳ công đức; cũng gọi là Sinh, bởi vì thành tựu tất cả nhân quả, cho nên gọi là Địa."

Luận này nói: Sinh, là thành tựu Trí của Phật mà an trú duy trì.

Tức là nghĩa này.

Luận Duy Thức quyển thứ 9 nói: "Làm nơi nương tựa duy trì thù thắng cho Hạnh đã tu tập, khiến cho được sinh trưởng." Là chỉ nói đến nhân mà thiếu về nghĩa sinh ra quả.

Có bản dịch lưu hành riêng biệt gọi là Kinh Thập Trú, Trú là một nghĩa trong Địa.

Kinh Nhân Vương bao trình bày rằng: "Tiến vào Lý của Bát-nhã gọi là Trú, Trú sinh ra công đức gọi là Địa." Nhưng văn sau của kinh lại gọi là Tập Nhất Thiết Trí Trí Pháp Môn, cũng bao gồm nhân quả.

Lại có bản dịch khác gọi là Kinh Tiệm Bị Nhất Thiết Trí Đức, bởi vì những pháp sau vượt qua những pháp trước, cho nên gọi là Tiệm Bị (Từng bước đầy đủ), Tiệm Bị tức là nghĩa của tích tập.

Nếu gọi là Thập Địa thì ngay nơi nghĩa dựa theo Dụ để nhận lấy tên gọi ấy. Nếu nói là Thập Trú thì chỉ dựa vào pháp mà gọi tên, Thập là một số tròn vẹn, mườimười vô tận đều là Đới số thích. Hai cách giải thích sau đều là Y chủ thích, bởi vì pháp môn của Trí thuộc Nhất thiết trí, bởi vì từng bước đầy đủ đức của Nhất thiết trí. Tên gọi riêng biệt của Thập xem ở phần Căn bản.

C-TÔNG THÚ: Trước là tổng quát, sau là riêng biệt.

Trước là tổng quát có hai nghĩa: 1-Bởi vì Trí thuộc Đoạn-Chứng của Địa dựa vào phần vị để tu hành là Tông, bởi vì hiển bày tướng của Hạnh viên dung vô ngại là Thú. 2-Hai loại trước đều là Tông, vì thành tựu quả Phật là Thú.

Sau là riêng biệt, khác với tổng quát nói trên tóm lược có mười nghĩa:

1- Dựa theo Bổn, chỉ là tánh Bất khả thuyết của Quả Hải (biển quả), bởi vì lìa xa chủ động Chứng-thụ động Chứng, tuy bao gồm một Bộ mà chính thức trình bày về Phẩm này.

2- Dựa theo Pháp đã Chứng là Chân Như lìa xa cấu nhiễm.

3- Dựa theo Trí, nghĩa là Căn bản trí-Hậu đắc trí cũng bao gồm phương tiện.

4- Dựa theo Pháp đã Đoạn, nghĩa là lìa xa chủng tử và hiện hành của hai chướng.

5- Dựa theo Pháp đã Tu, Địa thứ nhất tu tập thực hành về Nguyện, Địa thứ hai tu tập thực hành về Giới, Địa thứ ba tu tập thực hành về Thiền, Địa thứ tư tu tập thực hành về Đạo phẩm, Địa thứ năm tu tập thực hành về Tứ đế, Địa thứ sáu tu tập thực hành về Duyên sinh, Địa thứ bảy tu tập thực hành về Bồ-đề phần, Địa thứ tám tu tập thực hành về Tịnh độ, Địa thứ chín tu tập thực hành về Thuyết pháp, Địa thứ mười tu tập thực hành về Tiếp nhận phần vị (Thọ vị).

6- Dựa theo tu tập thành tựu có bốn Hạnh, đó là Địa thứ nhất thuộc Hạnh về Tín-Lạc, Địa thứ hai thuộc Hạnh về Giới, Địa thứ ba thuộc Hạnh về Định, Địa thứ tư trở lên đều thuộc Hạnh về Tuệ. Trong đó Địa thứ tư-thứ năm-thứ sáu là dựa vào Tuệ của Nhị thừa, Địa thứ bảy trở lên là dựa vào Tuệ của Bồ-tát.

7- Dựa theo Hạnh của phần vị nương vào, mười Địa thì mỗi Địa nương vào một Độ.

8- Dựa theo Pháp có ba đức, đó là đức thuộc về Chứng, đức thuộc về A-hàm và Bất trú đạo, là đức của mười Địa.

9- Dựa theo Pháp của Thừa nương vào, đó là Địa thứ nhất-thứ hai-thứ ba nương vào Nhân-Thiên thừa thuộc thế gian, Địa thứ tư-thứ năm-thứ sáu-thứ bảy nương vào Tam thừa thuộc xuất thế gian, Địa thứ tám trở lên vượt khỏi xuất thế gian, là pháp thuộc về Nhất thừa, bởi vì các Thừa là pháp của Địa này.

10- Nói tóm tắt là sáu Quyết định, phần Tông biện giải ở đây.

Ở trong mười nghĩa này, nghĩa 2-3-4-8-10 bao gồm môn Viên dung và môn Hành bố, nghĩa 1 thì cả hai đều không phải, các nghĩa còn lại đều là môn Hành bố, bởi vì phần nhiều dựa theo pháp nương vào để hiển bày về mức độ cạn-sâu.

Nếu dùng môn Viên dung để dung thông với môn Hành bố ấy, thì tất cả đều là môn Viên dung. Vì vậy lấy riêng biệt thuận theo bao gồm, đều là Tông của Thập Địa. Nếu tách biệt trong riêng biệt thì từng Địa-từng Địa đều có Tông riêng biệt.

Luận riêng biệt về Thú ấy thì không khác với Thú của tổng quát. Luận về Thể tánh ấy thì phần nhiều không ra ngoài những điều đã nói trước đây, bởi vì thành tựu về mười cho nên có phần thêm vào-giảm bớt:

1- Tức là Thể lìa xa ngôn từ.

2- Thể là thụ động Chứng, Lương Nhiếp Luận nói: "Chân Như xuất ly vốn là Thể của Địa."

3- Thể là chủ động Chứng, luận Vô Tánh nói: "Trí về pháp Vô ngã, cho nên phân ra phần vị của Địa." Luận này cũng gọi là Trí Địa, bởi vì pháp đã đoạn ấy dựa theo lìa xa cho nên không phải là Thể của Địa. Nếu chọn lấy lìa xa phiền não mà hiển bày thì lại chính là Chân Như.

4- Chủ động Chứng-thụ động Chứng hợp lại dùng làm Thể của Địa, bởi vì chỉ có một thì không thiết lập.

Lương Nhiếp Luận nói: "Như Như và Trí của Như Như chỉ một mình tồn tại."

5- Thu nhận các nghĩa 5-6-7 và 9 là Thể của Tùy tướng, bởi vì những nghĩa này đều là thành tựu về pháp của Địa.

6- Chọn lấy Tam-muội Quang Minh tức là Thể thuộc về Chứng nhập, bởi vì chính thức tương ưng. Luận nói: Tam-muội là Thể của pháp.

7- Dựa vào đức của Thể, tức là Giáo đạo-Chứng đạo và Bất trú đạo làm Thể.

8- Tùy theo pháp quan trọng của Thể, nghĩa là sáu Quyết định.

9- Thể là tổng quát thâu nhiếp, luận Thành Duy Thức nói: "Tổng quát thâu nhiếp tất cả công đức hữu vivô vi mà làm tự tánh."

10- Thể chỉ là nhân, bởi vì chọn lấy Biệt tướng ấy cho nên khác với quả hải.

Thu nhận mười Thể này, không ra ngoài ba Thể: 1-Thể hàm chứa toàn bộ; 2-Thể gắn liền với Thật, nghĩa là Trí và Chứng; 3-Thể lìa xa ngôn từ, phối hợp đầy đủ có thể biết. Hai Thể trước là nhân, một Thể sau là quả. Nhân-quả không phải là chính nó, không phải là tách rời. Ngôn từ-suy nghĩ đều bặt dứt, lấy làm Thể của Địa. Hỏi: Vì sao Địa tiền hiển bày về đức thuộc Viên dung, Địa thượng là Hành bố làm sáng tỏ về cạn-sâuthua kém như vậy? Đáp: Bởi vì hiển bày về Nhất thừa. Vì sao hiển bày? Bởi vì phần vị của Tam thừa, Địa tiền thuộc về Hành bố, Địa thượng thuộc về Viên dung. Nay phần vị của Nhất thừa thì Địa tiền-Địa thượng đều có Hành bố-Viên dung. Nếu cả hai cùng biện giải thì trướcsau không khác nhau. Nếu Địa tiền thuộc về Hành bố, Địa thượng thuộc về Viên dung, thì hoàn toàn giống như Tam thừa, trước cạn-sau sâu. Lại tựa như Hành bố-Viên dung khác nhau.

Giáo-Hạnh không nhận biết về pháp tánh, GiáoHạnh không phải là chính nó-không phải là tách rời. Vì vậy đối với Địa tiền chỉ hiển bày về Viên dung, là đã vượt qua Tam thừa; Địa thượng phần nhiều trình bày về Hành bố, là để hiển bày về siêu việt thù thắng.

Tướng thù thắng như thế nào? Nghĩa là phần vị Hiền, từ đầu đến cuối đã viên dung tự tại, từ Đăng Địa trở đi thì rất sâu xa và sâu xa hơn, ngôn từ vốn không đạt tới. Nếu không nương vào phần vị thì lấy gì để hiển bày về sâu xa? Không hàm chứa Tam thừa thì lấy gì để hiển bày về rộng lớn? Vì vậy, dấu chim bay giữa hư không thì từng dấu-từng dấu hợp với hư không, mười đức trong biển rộng thì từng đức-từng đức đều là biển.

Trong từng Địa-từng Địa thâu nhiếp đầy đủ tất cả công đức của các Địa, trong từng câu văn-từng câu văn đều nói: Nếu dùng nguyện lực thù thắng thì lại vượt qua nơi này, không thể nào nhận biết số lượng. Vì vậy, Kim Cang Tạng đợi đến năm lần thưa thỉnh rồi mới thuyết giảng. Thế Thân dùng sáu tướng mà viên dung, ý thuộc về nơi này.

Lại một Hội này, văn chỉ có một Phẩm, thiếu đi phần Phương tiện và Thắng tiến, chính là biểu thị cho nghĩa này.

Sở dĩ thiếu đi phần Phương tiện, bởi vì có hai nghĩa: 1-Biểu thị cho pháp Chứng được không hai, cho nên lìa xa Phương tiện; 2-Tổng quát thâu nhiếp Tam Hiền, đều làm Phương tiện mà tiến vào Địa.

Thiếu đi phần Thắng tiến cũng có hai nghĩa: 1-Bởi vì Thập Địa như Phật, không có gì hướng đến nữa; 2-Bởi vì phẩm Thập Định..., tức là phần Thắng tiến của phẩm này.

Nếu như vậy thì vì sao thuyết ở Hội khác? Bởi vì hàm chứa hai nghĩa: 1-Tách phần Thắng tiến này mà thành tựu Đẳng giác; 2-Thắng tiến hướng đến Phật vốn là Hạnh sâu xa. Nếu thiết lập riêng biệt về Phương tiệnThắng tiến, thì không thể nào bao hàm thâu nhiếp trước-sau. Hiển bày về sự Viên dung của Địa, Thập Địa rất sâu xa chính là ở tại nơi này. Địa tiền chính là trước đây của Địa mình, sao có thể nói là sâu xa? Bởi vì khác với Địa thượng cho nên sự hiểu biết này càng tuyệt diệu. Người học nên suy nghĩ!

D-GIẢI THÍCH VĂN: Một phẩm phân hai: Đầu là phần trường hàng giải thích rộng ra; sau là phần kệ tụng tổng quát thâu nhiếp.

Trong phần kệ, tuy có kệ của Địa thứ mười, nhưng bởi vì sau có kệ tổng quát thâu nhiếp, trước cách xa các văn kết luận nối thông..., cho nên thuận theo văn thích hợp để phân định. Các kệ ở phần giữa thâu nhiếp ở ngay Địa ấy.

Trong đoạn đầu là phần trường hàng, có hai phần: Một-Chính thức thuyết giảng về Thập Địa; Hai-Từ "Nhĩ thời phục dĩ..." trở xuống là Bồ-tát chứng minh thành tựu.

Trong phần một cũng có hai: 1-Hiển bày về thuyết giảng ở thế giới này; 2-Từ "Như thử thế giới..." trở xuống là kết luận nối thông với mười phương cùng thuyết giảng.

Trong phần 1: Hoặc là tổng quát làm một pháp môn của Thập Địa.

Hoặc là phân làm hai phần: Một-Chính thức thuyết giảng; Hai-Mặt đất rung động..., là hiển bày về Thật chứng thành tựu.

Hoặc là phân làm ba phần, đó là Tựa-Chánh tông và Lưu thông, nhưng Giáo-Chứng không giống nhau thì ba phần cũng khác nhau.

Dựa vào Giáo phân làm ba phần: Một-Từ đầu đến phần Phát khởi là nguyên do dẫn đến, bởi vì phát khởi chính thức thuyết giảng; Hai-Từ phần Căn bản trở đi là phần Chánh tông, bởi vì chính thức thuyết giảng về Địa; ba-Phần nói về Lợi ích của Địa, dùng làm phần Lưu thông, bởi vì làm lợi ích cho đời sau.

Dựa vào Chứng phân làm ba phần: Một-Phần Tựa làm Tựa; Hai-Phần Tam-muội làm Chánh tông, bởi vì tiến vào Định này là hiển bày về Thật chứng, do đó luận nói: Tam-muội vốn là Thể của pháp; Ba-Từ phần Gia hộ trở đi đều là Lưu thông, bởi vì thuyết giảng về pháp đã đạt được của mình, khiến cho Bồ-tát tin tưởng thực hành mà chứng nhập vào Địa.

Hoặc là phân làm bốn phần, ở trong phần Chính thức thuyết giảng, bởi vì đầu là Pháp Thuyết hiển bày về phần Ảnh tượng của Địa, Dụ hiển bày về Địa; GiáoChứng dựa theo trước đây.

Hoặc là phân làm năm phần: Phần Tựa làm phần Tựa xa, từ phần Tam-muội về sau là phần Tựa gần.

Hoặc là phân làm sáu phần, tùy theo đức của Hạnh để phân: Một-Từ đầu đến phần Phát khởi là nguyên do phát khởi giáo hóa, làm phát sinh niềm tin của chúng sinh; Hai-Trong phần Căn bản tóm lược thuyết giảng ca ngợi thù thắng, phát khởi ưa thích mong muốn của Đại chúng; Ba-Trong phần Thưa thỉnh làm sáng tỏ về Địa vượt qua ngôn từ, khiến cho phát sinh hiểu biết chính xác; Bốn-Trong phần Thuyết giảng mở rộng trình bày về tướng tu tập, khiến cho chúng sinh phát khởi thực hành; Năm-Phần Ảnh tượng dựa vào Dụ để hiển bày về đức; Sáu-Phần Lợi ích trình bày Thật chứng thành tựu về đức.

Hoặc là phân làm bảy phần: Từ đầu đến phần Thưa thỉnh là sáu, bởi vì phần Thuyết giảng bao gồm tất cả mười Địa.

Hỏi: Luận nói rằng Địa thứ nhất đã thâu nhiếp tám phần, phần Thuyết giảng thứ bảy, phần So sánh thù thắng, biết rõ ràng phần Thuyết giảng chỉ thuyết về Địa thứ nhất, thì vì sao có thể nối thông?

Đáp: Nếu không thể nối thông, thì vì sao Địa thứ nhất một mình nhận lấy tên gọi Thuyết giảng? Vì vậy biết rằng nêu lên tên gọi tổng quát, tức là nhận lấy tên gọi riêng biệt của Địa thứ nhất. Nếu theo Luận nói Địa thứ nhất đã thâu nhiếp liền chắc chắn là giới hạn, thì sáu phần trước cũng không nên nối thông, là biết trong tám phần, bảy phần trước đều nối thông, một phần sau mới giới hạn. Lại sau phần Thuyết giảng, tuy nói từ đây trở về sau chính thức thuyết về Địa thứ nhất, nhưng đã có phần Thuyết giảng của Địa thứ nhất, thì có phần Thuyết giảng của Địa thứ hai cho đến phần Thuyết giảng của Địa thứ mười.

Hoặc là phân làm tám phần: Tách ra phần Lợi ích của Địa bởi vì khác với phần Chính thức thuyết giảng.

Hoặc là phân làm chín phần: Bởi vì phần Ảnh tượng riêng biệt hướng về Pháp-Dụ trước đây.

Hoặc là phân làm mười phần: Tức là mười Địa, hoặc là ở sau chín Địa trước thêm vào phần Kệ tụng. Thứ tự của mười phần này có ba nghĩa: a-Dựa vào tướng giáo hóa thì tất cả là phát khởi Thuyết giảng; b-Dựa vào ý giáo hóa thì tất cả là hiển bày Chứng đạt; c-Tùy theo Tông chỉ quan trọng, cùng biện giải về Giáo-Chứng.

Nghĩa a là phát khởi Thuyết giảng, tùy theo văn giải thích, trong Luận tự nhiên đầy đủ. Nay sẽ biện giải tóm lược:

1- Nguyên do dẫn đến phát khởi Thuyết giảng, cho nên có phần Tựa.

2- Hiển bày về Chứng đạt có thể thuyết giảng, cho nên có phần Tam-muội.

3- Nêu ra thuyết giảng không trống rỗng, cho nên có phần Gia hộ.

4- Định thì không có ngôn thuyết, cho nên có phần Ra khỏi Định.

5- Phát khởi thì trước phải tóm lược trình bày, cho nên có phần Căn bản.

6- Nghe danh hiệu thì khao khát ngưỡng mộ, cho nên có phần Thưa thỉnh.

7- Chính thức vì mở rộng trình bày, cho nên có phần Thuyết giảng.

Bảy phần trên dựa theo thứ tự trong Luận.

8- Nói riêng biệt khó hiểu, dùng Dụ trình bày tổng quát, cho nên có phần Ảnh tượng.

9- Vì thuyết giảng đã xong, hiển bày thù thắng để khuyến tu, cho nên có phần Lợi ích.

10- Nói mở rộng khó biết, cho nên có phần Kệ tụng. Nghĩa b là hiển bày Chứng đạt: Một phần đầu là nguyên do dẫn đến hiển bày Chứng đạt, chín phần còn lại là chính thức hiển bày về tướng Chứng đạt. Trong đó: Ba phần trước là dựa vào tướng để hiển bày Chứng đạt: 1-Dựa vào Nhập Định để hiển bày Chứng đạt; 2-Nhờ vào Gia hộ để hiển bày Chứng đạt, bởi vì được gia hộ cho nên hiển bày Chứng đạt không trống rỗng; 3-Dựa vào Xuất Định để hiển bày Chứng đạt, bởi vì không rời Định thì không có ngôn từ, không thể nào hiển bày vắng lặng. Bốn phần tiếp là dựa vào Thuyết giảng để hiển bày Chứng đạt, nghĩa là phần Căn bản sơ lược thuyết giảng để hiển bày Chứng đạt, phần Thưa thỉnh lướt qua tướng để hiển bày vắng lặng, phần Thuyết giảng và phần Ảnh tượng thì dựa vào tướng tu tập để biểu thị cho đức, nhưng Pháp-Dụ không giống nhau. Một phần tiếp là dựa vào lợi ích để hiển bày Chứng đạt. Một phần sau cùng trở lại nói về đức Chứng đạt.

Nghĩa c là cùng biện giải về Giáo-Chứng: Một phần đầu là nguyên do, chín phần sau là chính thức hiển bày về tướng của Giáo-Chứng. Trong đó: Phần Tam-muội là hiển bày về Chứng, tám phần sau là hiển bày về Giáo, bởi vì từ phần Gia hộ trở đi đã có thuyết giảng. Thứ tự trong tám phần giống như nghĩa a đã nói.

Hoặc là phân làm bốn mươi tám phần: Địa thứ nhấtĐịa thứ mười đều thâu nhiếp tám phần, Địa thứ hai có hai phần, Địa thứ ba-thứ tư và thứ chín đều thâu nhiếp bốn phần, Địa thứ năm-thứ sáu đều có ba phần, Địa thứ bảy có năm phần, Địa thứ tám có bảy phần, cho nên thành bốn mươi tám phần.

Hỏi: Bảy phần trước trong tám phần của Địa thứ nhất, hai phần sau trong tám phần của Địa thứ mười, nghĩa bao gồm Thập Địa, vì sao luận phân định thuộc về Địa thứ nhất và Địa thứ mười?

Đáp: Địa Luận phân định về văn có bốn thể lệ: 1-Thể lệ lấy sau thâu nhiếp trước, bởi vì phần Tựa... trước gần với Địa thứ nhất, cho nên phân định thuộc về Địa thứ nhất. 2-Thể lệ lấy trước thâu nhiếp sau, bởi vì hai phần sau gần với Địa thứ mười, cho nên thâu nhiếp ở Pháp Vân Địa, không phải nói là không nối thông. 3-Thể lệ ngay nơi tướng để phân văn, như các phần ở giữa. 4-Thể lệ hiển bày về Địa thu nhận đầy đủ, nghĩa là bởi vì hiển bày Thập Địa là pháp Đà-la-ni, cho nên văn trong các Địa tuy ẩn-hiển, mà nghĩa chắc chắn thu nhận tất cả. Trong mỗi một Địa đều có bốn mươi tám phần, như sáu phần đầu thuộc về Địa thứ nhất, có thể bao gồm chín Địa còn lại, tương tự hiển bày những phần khác, không có gì không nối thông.

Hỏi: Địa thứ nhất không nói về Giới thì không có hai loại thanh tịnh ấy, không nói về chi Thiền thì không có khởi lên chán ngán..., vì sao các phần trong từng Địatừng Địa đều nối thông?

Đáp: Trình bày về ngôn từ ý nghĩa nối thông, đâu dẫn ra văn hạn chế? Lẽ nào không nghe trong kinh nói: Trong từng Địa-từng Địa, đầy đủ tất cả công đức của các Địa. Lẽ nào cho rằng Địa thứ nhất không trì giới... hay sao?

Đã sơ lược phân tích chọn lựa. Tiếp là chính thức giải thích văn, nếu dựa vào mười Địa thì làm thành mười đoạn.

Đoạn thứ nhất: HOAN HỶ ĐỊA.

Văn có tám phần, bảy phần như trình bày trước đây, phần tám gọi là phần So sánh thù thắng, phạm vi giới hạn của văn về sau trình bày rõ ràng.

Phần thứ nhất là phần Tựa: Luận về Kinh lưu hành riêng biệt có đủ sáu loại Thành tựu, nay thâu nhiếp ở trong Bộ lớn (Đại bộ), cho nên thiếu đi Tín-Văn, chỉ có bốn loại còn lại: Một-Thời; Hai-Chủ; Ba-Xứ; Bốn-Chúng. Tuy có bốn sự việc, mà Luận chỉ nói về ThờiXứ..., bởi vì so sánh để biểu hiện rõ ràng về thù thắng. Bởi vì pháp này là thù thắng, cho nên thuyết giảng ở thời gian đầu và nơi chốn thù thắng, mà không nói về Chủ và Chúng thù thắng, là ý trình bày về Chủ-Chúng có thể có ở các kinh khác. Nếu dùng tướng thuận theo Chủ đã là mười thân, thì Chúng không thể nào nói được cũng có thể gọi là thù thắng, cho nên luận có chữ Đẳng.

Trong phần một: Lúc bấy giờ là Thời thù thắng, bởi vì là thời gian đầu cho nên được gọi là thù thắng. Luận nói: Đức Thế Tôn (Bà-già-bà) thành đạo chưa lâu, mà là bảy ngày thứ hai (14 ngày), bởi vì Luận về Kinh lưu hành riêng biệt nêu lên hai lần bảy ngày (Nhị thất). Nay kinh thâu nhiếp ở trong Bộ lớn, chỉ nói là lúc bấy giờ, tức là lúc mới thành tựu Chánh Giác thuộc về Hội thứ nhất.

Lại dựa vào Luận để trình bày. Nếu lấy lúc đầu để biểu thị cho thù thắng, thì bảy ngày đầu là lúc đầu(Tối sơ) vì sao không thuyết giảng? Luận nói: Bởi vì hành thuộc tư duy, hành thuộc nhân duyên. Nhân là Trí chủ động thuyết giảng, Duyên là căn cơ thụ động giáo hóa. Muốn đem Diệu pháp đã đạt được để thuyết giảng, mà hợp với căn cơ của chúng sinh, cho nên nói là thực hành về hành thuộc tư duy. Vì vậy kinh Pháp Hoa nói: "Trí tuệ vi diệu mà Ta đã đạt được là bậc nhất." Là tư duy về Nhân. Các căn của chúng sinh chậm chạp..., là tư duy về Duyên. Luận nói: Thành đạo chính là vì Lợi tha, vì sao bảy ngày tư duy mà không thuyết giảng? Bởi vì biểu hiện rõ ràng về tự mình vui với niềm vui của Đại pháp. Ở đây ý hỏi rằng: Thuộc về Địa của Pháp thân, thấy căn cơ có thể giáo hóa, mới thuận theo thành Phật, đâu cần phải trải qua tư duy? Nay ý đáp rằng: Không phải tư duy rồi sau đó mới nhận biết, mà bởi vì tự mình thọ nhận niềm vui của pháp. Niềm vui của Đại pháp, tức là niềm vui tịch tĩnh mà Trí tuệ đã đạt được. Luận nói: Vì sao hiển bày về niềm vui với pháp của mình? Bởi vì khiến cho chúng sinh tăng trưởng tâm ái kính đối với Như Lai. Lại rời bỏ niềm vui tuyệt diệu như vậy, là bởi vì thương xót chúng sinh mà thuyết pháp. Tại sao chỉ thực hành về hành thuộc nhân duyên? Bởi vì biểu hiện rõ ràng về pháp Bất cọng, nghĩa là tận cùng của Trí cứu cánh soi chiếu căn cơ không sót lại gì. Trừ một người là Đức Phật ra thì không có ai có thể sánh kịp, gọi là pháp Bất cọng. Vả lại, nhân duyên cũng chính là Lý sâu xa đã chứng được, chỉ riêng Đức Phật mới tận cùng được.

Phần hai: Đức Thế Tôn là Chủ thù thắng, nghĩa như trước giải thích.

Phần ba: Từ "Tại Tha Hóa..." trở xuống là Xứ thù thắng. Luận nói: Nơi này vốn là cung điện thù thắng, Cung tức là cung trời Tự Tại, hơn hẳn năm cõi trời phía dưới; Điện tức là Ma-ni Bảo Tạng, do các vật báu tạo thành, bởi vì trang nghiêm bằng vật báu thù thắng. Thiên cung Tha Hóa, đã biểu thị cho Trí của Địa, tâm rỗng rang (Vô tâm) mà thành tựu sự việc giáo hóa. Bảo điện Ma-ni, cũng biểu thị cho Từ che phủ khắp nơi, tâm rỗng rang mà phát sinh tác dụng vô tận. Nếu dùng đỉnh cao của cõi Dục để biểu thị cho thù thắng, thì cõi Sắc càng thù thắng, sao không thuyết giảng ở cõi ấy? Luận nói: Bởi vì cảm quả ở cõi này, nghĩa là cơ cảm vốn ở nơi này. Lại cõi Sắc là bởi vì nạn của cõi trời Trường Thọ cho nên không có thể cảm đến quả, mà có thể cảm đến quả thù thắng chắc chắn là thân của cõi Dục. Trong kinh Mật Nghiêm trình bày: "Cõi này là nơi Bồ-tát Thập Địa thường xuyên qua lại." Kinh Đại Thừa Đồng Tánh nói: "Cõi này có Tịnh độ của Báo Phật, cho nên thuyết giảng ở cõi này." Nếu chỉ dựa theo cơ cảm thì mất đi nghĩa đã biểu thị.

Phần bốn: Từ "Dữ Đại..." trở xuống là Chúng thù thắng, văn phân làm năm: 1-Lựa chọn xác định chủng loại của Chúng; 2-Từ "Trú nhất thiết..." trở xuống là ca ngợi về đức thù thắng của Chúng ấy; 3-Từ "Kỳ danh..." trở xuống là dựa vào đức để nêu ra tên gọi; 4-Từ "Như thị..." trở xuống là kết luận về số lượng khó tính được; 5-Từ "Kim Cang Tạng..." trở xuống là nêu lên vị Chủ thuyết pháp.

Phần 1 lại có ba: a-Lựa chọn cùng là Bồ-tát Đại thừa khác với Tiểu thừa. b-Từ "Kỳ chư..." trở xuống là lựa chọn phần vị trên khác với phần vị dưới, nghĩa là từ Địa thứ tám trở lên vốn là Niệm bất thối chuyển. Kinh Di Lặc Vấn nói: "Tự phần kiên cố gọi là Bất thối, Thắng tiến không hoại gọi là Bất chuyển." Nếu dựa theo Luận về Kinh thì lại nói: "Đều là một đời đạt được Vô thượng Bồ-đề, đều là phần vị Đẳng giác, bởi vì Đẳng giác cũng bao gồm Niệm bất thối chuyển." Lại kinh Nhân Vương nói: "Nhất sinh chính là đạt được Nhẫn tịch diệt bậc Hạ." Nói về Bất thối, là bởi vì không còn lui sụt tiến vào Nhẫn vô sinh. Văn hiển bày tuy là như vậy mà Bổn-Tích khó lường, bởi vì phần nhiều là sự hóa hiện của chư Phật. c-Từ "Tất tùng..." trở xuống là lựa chọn mới khác với cũ, bởi vì quy tụ đến từ phương khác.

Trong phần 2: là ca ngợi về đức, có hai mươi câu: Hai câu đầu là sơ lược trình bày, hai câu sau là tổng quát kết luận, mười sáu câu giữa là mở rộng ca ngợi.

Trong hai câu đầu là sơ lược trình bày: Câu trước là đầy đủ Hạnh về Tự phần, nghĩa là Quyền-Thật vô ngại, Trí trú vào cảnh Chân-Tục cùng dung thông, Cảnh-Trí như nhau vốn là Vô trú mà trú. Câu sau là đầy đủ Hạnh về Thắng tiến, chứng được pháp mà Phật đã chứng tức là Như Lai, chịu khó thực hành không ngừng nghỉ cho nên gọi là Bồ-tát.

Từ "Thiện năng..." trở xuống là mở rộng ca ngợi có mười sáu câu, phân hai: Mười ba câu trước là mở rộng về Tự phần, ba câu sau là mở rộng về Thắng tiến.

Trong mười ba câu trước cũng có hai: Ba câu đầu trình bày về Hạnh tu đầy đủ: 1-Thần thông vận dụng khéo léo; 2-Điều phục giáo hóa đúng lúc; 3-Hạnh nguyện rộng khắp tất cả thời gian-nơi chốn. Mười câu còn lại nói về Đức Dụng tròn vẹn đầy đủ: 4-Phước trí làm lợi ích mà không cạn; 5-Nhận biết tuy là QuyềnThật mà Tuệ đã cứu cánh; 6-Dùng đạo Vô trú mà không rời bỏ tu hành; 7-Bên trong chứng được Định-TríThông-Minh; 8-Bên ngoài Dụng-Thí làm tự tại.

Trong câu 7 nếu thuận theo pháp tướng của Tam thừa: Thiền tức là bốn Thiền. Định tức là bốn Định Vô sắc. Giải thoát là tám Giải thoát. Tam-muội, Trung Hoa nói là Đẳng Trì, giữ tâm bình đẳng mà hướng về một cảnh, tức là ba Tam-muội thuộc về các Định Hữu tâm. Tam-ma-bát-để, Trung Hoa nói là Đẳng Chí, lìa xa hôn trầm-trạo cử mà đến một cảnh, giới hạn thì Địa thuộc về Định, nối thông thì Định thuộc về Vô tâm, nghĩa là Vô tưởng-Diệt Định... Thần thông-Minh trí, tức là nói chung do tất cả Địa thuộc về Định Hữu tâm-Vô tâm mà dẫn phát công đức. Nay Bồ-tát này đều có thể khéo léo tiến vào-khéo léo dẫn phát. Nếu dựa vào Nhất thừa để giải thích, thì Thiền định tức là mười Thiền định, Giải thoát tức là Tam-muội Bất tư nghị..., Đẳng Chí đều có vô lượng trăm ngàn, Thông-Minh và Trí mỗi loại đều có mười, mười-mười vô tận là Bồ-tát ở phần vị Phổ Hiền đã đạt được.

9-Bên trong đạt được năng lực tự tại; 10-Bên ngoài có thể một niệm thỉnh cầu giáo pháp ở khắp mọi nơi; 11-Hộ pháp; 12-Cúng dường; 13-Chịu khó tu hạnh Tự lợi-Lợi tha.

Ba câu sau mở rộng về Thắng tiến, tức là ba nghiệp rộng lớn, và hai câu sau tổng quát kết luận, văn đều hienr bày có thể biết.

Trong phần 3 là nêu ra tên gọi: Ba mươi tám vị trước cùng tên gọi là Tạng, biểu thị cho pháp của Địa có hàm chứa thâu nhiếp các đức mà sinh ra Dụng của quả; một vị sau tên gọi Giải Thoát Nguyệt, tức là vị Thượng thủ thỉnh pháp đã thoát khỏi những nghi ngờ tăm tối, khiến cho đạt được trong lành, vốn như ánh trăng trong đêm.

Vả lại, Tạng biểu thị cho Căn bản trí hàm chứa đầy đủ mà sinh ra, Nguyệt biểu thị cho Hậu đắc trí trong lành làm lợi ích cho chúng sinh. Tô-lợi-da, Trung Hoa nói là Nguyệt, Câu-tô-ma là Duyệt Ý (ý vui thích), tức là tên của loài hoa. Tên gọi riêng biệt còn lại, có thể theo nghĩa để giải thích.

Phần 4: Là kết luận về số lượng, có thể biết.

Phần 5: Là nêu lên vị Chủ thuyết pháp. Luận nói: Vì sao Bồ-tát thuyết giảng về pháp môn này? Bởi vì khiến cho Lực của các Bồ-tát tăng trưởng, nghĩa là bởi vì cùng chủng loại ấy mà có thể như vậy. Bồ tát rất nhiều, vì sao chỉ riêng Kim Cang Tạng thuyết giảng? Luận đáp rằng:

Tất cả phiền não khó hủy hoại, mà pháp này có thể phá trừ, bởi vì thiện căn kiên cố vững chắc giống như Kim cang, cho nên không nói đến tên gọi khác. Ở đây giải thích về Kim cang, nghĩa là biểu thị cho Trí của Địa có hai nghĩa về kiên cố và sắc bén vốn như Kim cang, có thể phá hủy phiền não tức là nghĩa về sắc bén.

Sau là giải thích về nghĩa của Tạng, Luận trước kia hỏi rằng: Vì sao gọi là Kim Cang Tạng? Ý câu hỏi này nói: Là dùng Tạng để thâu nhiếp Kim cang gọi là Kim Cang Tạng, hay là dùng Kim cang mà làm Tạng? Câu trước tức là Hữu tài thích, câu sau là Trì nghiệp thích, mà luận cùng thuận với hai câu. Thuận với câu sau nói rằng: Tạng tức là nói đến vững chắc giống như cây cối cất giữ (Thọ tạng), nghĩa là như cây tâm ken dày vững chắc, có thể sinh ra và nuôi lớn cành lá hoa quả, Trí của Địa cũng như vậy có thể sinh ra nhân quả. Đây là dựa vào Tạng chủ động gọi là Tạng. Tiếp là thuận với câu trước nói rằng: Lại như mang thai ở trong Tạng, vì thế cho nên vững chắc như Kim cang, như Kim Cang Tạng; ở đây nói về người con mang ở trong Thai tạng, do nghiệp thiện đã giữ gìn vững chắc, không thể hư hoại mà được sinh ra và lớn lên. Đây là dựa vào Tạng thụ động gọi là Tạng. Hai ví dụ cùng có nghĩa về sinh ra và lớn lên. Luận về sau mở rộng kết hợp nói rằng: Các thiện căn này là Lực tối thượng trong tất cả thiện căn khác, giống như Kim cang, cũng có thể sinh ra và thành tựu đạo hạnh của trời-người, các thiện căn khác vốn không thể nào hủy hoại, cho nên gọi là Kim Cang Tạng. Một kết hợp này nối thông với hai ví dụ trên. Các thiện căn này, nghĩa là thiện vô lậu, các thiện căn khác tức là Địa tiền-Nhị thừa. Nay thiện vô lậu ở trong các thiện khác, như thai ở trong thai tạng, lực ấy là tối thượng, cùng kết hợp về nghĩa vững chắc của hai ví dụ. Cũng có thể sinh ra và thành tựu là nối thông kết hợp về nghĩa sinh ra và lớn lên của hai ví dụ. Lực ấy tối thượng giống như Kim cang, ngay nơi Thể gọi là vững chắc, những loại khác không thể nào hủy hoại, là đối với nơi khác gọi là vững chắc.

Phần thứ hai: Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là trình bày về phần Tam-muội: Lúc bấy giờ, là lúc Đại chúng đã quy tụ. Bồ-tát Kim Cang Tạng, là nêu lên người tiến vào Định, bởi vì là vị đứng đầu Đại chúng. Nương theo thần lực của Phật, là biện giải về chỗ dựa tiến vào Định, hiển bày về Định sâu xa khó hiểu, chỉ riêng Đức Phật mới suy xét tận cùng, cho nên suy ra công có tồn tại bởi vì không có Ngã mạn. Tam-muội Bồ-tát Đại Trí Tuệ Quang Minh, là hiển bày về tên gọi của Định đã tiến vào. Tam-muội là tên gọi tổng quát, còn lại đều là tên gọi riêng biệt. Trí Tuệ là Thể, Quang Minh là dựa vào Dụng. Soi chiếu hai Vô ngã, chứng được Như gọi là Tuệ, soi chiếu Sự gọi là Trí. Hai loại này vô ngại có thể phá trừ Kiến Hoặc và Vô minh, cho nên gọi là Quang Minh. Đại có hai nghĩa: 1-Lựa chọn khác với phàm phu-Tiểu thừa; 2-Có thể đoạn trừ Đại Hoặc, có thể chứng được Đại Lý, cho nên thành tựu Đại Quả. Làm sáng tỏ không phải là Định thuộc về Quả, cho nên nói là Bồ-tát, vắng lặng ngay nơi soi chiếu cho nên nói là

Tam-muội. Trí và Lý sâu xa cho nên gọi là tiến vào (Nhập).

Luận về Kinh gọi là Tam-muội Đại Thừa Quang Minh, thì Quang Minh tức là Trí. Tên gọi này giống với tên gọi của Định thứ nhất trong bốn Định của luận Duy Thức quyển thứ 9. Nhưng Thể tánh ấy không ra ngoài ba loại: 1-Định; 2-Tuệ; 3-Như đã chứng được. Bởi vì đầy đủ chủ động Chứng-thụ động Chứng, cho nên bao gồm vắng lặng và soi chiếu (Tịch chiếu).

Nguyên cớ tiến vào Định, ý tóm lược có sáu, Luận chỉ có hai: 1-Đó là biểu thị cho sâu xa, Luận nói: Bởi vì biểu hiện rõ ràng pháp này không phải là cảnh giới của suy nghĩ (Tư lương). 2-Tức là dùng nghĩa này để hiển bày không phải là Chứng thì không thuyết giảng. Bốn ý còn lại như phẩm Thập Trú đã nói.

Phần thứ ba: Từ "Nhập thị..." trở xuống là phần Gia hộ, có sáu: 1-Biện giải về nguyên nhân gia hộ; 2-Từ "Tức thời..." trở xuống là Phật hiện rõ chủ động gia hộ; 3-Từ "Tác như thị..." trở xuống là khen ngợi đạt được Định ấy; 4-Từ "Thiện nam tử thử thị..." trở xuống là cùng biện giải về nhân duyên gia hộ trong Định; 5-Từ "Dục linh nhữ..." trở xuống là biện giải về gia hộ qua việc làm; 6-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng gia hộ.

Phần 1: Tiến vào Tam-muội này rồi, là bởi vì nếu chưa tiến vào Định thì Phật không gia hộ. Vì vậy, văn sau Luận nói: Sở dĩ chỉ gia hộ cho Kim Cang Tạng, là bởi vì đạt được Tam-muội này. Hội Thập Trú nói: Bởi vì Lực của Tam-muội.

Trong phần 2: Là Phật hiện rõ chủ động gia hộ, có năm: Một-Lúc Phật hiện rõ, nghĩa là lúc chính thức tiến vào Định; Hai-Từ "Thập phương..." trở xuống là nơi đến xa-gần; Ba-Từ "Các hữu..." trở xuống là số lượng chư Phật chủ động gia hộ; Bốn-Cùng tên gọi Kim Cang Tạng, là hiển bày do tên gọi giống nhau mà gia hộ; Năm-Mà hiện rõ trước mắt vị ấy là hiện thân phát sinh niềm tin.

Trong mục hai-ba trên đây, ý trình bày về số nhiều bởi vì hơn hẳn phần vị trước.

Nếu như vậy thì vì sao không nói là Vô lượng thế giới, mà nói là mười ức Sát trần thế giới? Luận nói: Bởi vì phương tiện hiển bày nhiều vị Phật, nghĩa là Vô lượng tuy nhiều, mà chữ ấy hãy còn có người không nói là nhiều. Nay tạm dùng chữ Sát trần, một mảy trần là một thế giới (Sát), một thế giới là một vị Phật, thì nghĩa là vi tế mà khó lường.

Nếu như vậy chỉ cần nêu ra Sát trần thì đã hiển bày về nhiều, đâu cần phải xác định nói là mười ức? Bởi vì có hai ý: 1-Bởi vì thuyết giảng về Thập Địa; 2-Kinh này như vậy phần nhiều nói về số mười, bởi vì hiển bày về Vô tận. Tức là do nghĩa này mà không nói về Vô lượng, bởi vì Vô lượng không thể nào hiển bày về Vô tận.

Sao cần phải hiển bày nhiều vị Phật gia hộ cho vị này? Luận nói: Bởi vì hiển bày về tâm cung kính tăng trưởng đối với Pháp và Pháp Sư. Lại bởi vì biểu thị cho chư Phật đều cùng nhau thuyết giảng.

Sao cần phải gia hộ cho người cùng tên gọi? Luận có hai ý:

Ý thứ nhất nói rằng: Bởi vì Lực của Bổn nguyện. Vì sao Như Lai phát ra nguyện như vậy? Bởi vì biểu hiện rõ ràng về nhiều vị Phật, Tam-muội này là Thể của pháp, Bổn hạnh lúc còn làm Bồ-tát đều tên là Kim Cang Tạng, cùng thuyết giảng về pháp này, nay thành bậc Chánh giác cũng tên là Kim Cang Tạng, cho nên không gia hộ cho tên gọi khác. Trong này, ý Luận nói rằng: Trong nhân của chư Phật đạt được Định tên gọi Kim Cang Tạng, liền phát nguyện rằng: Lúc tôi thành Phật cũng cùng tên gọi ấy. Việc đã làm giống nhau, là hiển bày về Thể của pháp mà Bồ-tát đã đạt được giống với nhiều vị Phật, trình bày vốn là người khác nhau mà đạo giống nhau, ý của luận chính là như vậy. Nếu theo nghĩa mà chọn lấy thì cũng bao gồm Bổn nguyện của Đức Giána, bởi vì trong nhân của Phật đạt được Định thuyết pháp, chủ động gia hộ-thụ động gia hộ cùng tên gọi, pháp vốn như vậy cũng phát khởi nguyện này, để hiển bày về đạo giống nhau. Văn sau Kinh nói: Cũng là Lực thuộc Bổn nguyện của Đức Như Lai Tỳ-lô Giá-na.

Ý thứ hai Luận nói rằng: Vả lại, Bồ-tát này nghe các Đức Như Lai cùng tên gọi với mình rồi, cho nên tăng thêm vui mừng hăng hái. Trước là dựa vào lý của pháp, ở đây dựa vào nghi thức giáo hóa.

Phần 3 là cùng khen ngợi đạt được Định, hiển bày về có nguyên nhân gia hộ.

Phần 4: Là cùng biện giải về nhân duyên gia hộ trong Định, có bốn nhân duyên: Một-Bởi vì Phật bạn cùng gia hộ; Hai-Bởi vì Bổn nguyện của Phật chủ; Ba-Bởi vì Phật chủ hiện rõ uy lực; Bốn-Bởi vì Định là Lực của Trí.

Một nhân duyên đầu chỉ là nhân đạt được Định, bởi vì trước phải do Phật gia hộ mới có thể tiến vào. Vì vậy Luận nói: Đức Phật ấy trước kia phát ra nguyện này, nay lại tự mình gia hộ. Ba nhân duyên sau bao gồm hai nhân, từ đó mà có thể tiến vào Định, từ đó mà được gia hộ, không phải là tướng gia hộ chính thức. Luận nói: Sau là do chư Phật khác gia hộ.

Nói về Lực thuộc Bổn nguyện của Đức Tỳ-lô Giána gia hộ, ý Luận này nói rằng: Về sau văn mới hiển bày về tướng gia hộ của chư Phật, tức là do Lực của Bổn nguyện trong này mà thôi, bởi vì đây là nhân của gia hộ. Nếu dựa theo đạt được Định, do Phật chủ gia hộ, thì những Nguyện trong này đã hiển bày về tướng gia hộ, nhưng bởi vì ý bí mật gia hộ, tức là nương theo thần lực của Phật trước đây mà thôi.

Vậy thì nhân của Định có bốn, nhân của gia hộ cũng có bốn. Tuy thiếu nhân gia hộ của Phật bạn, mà có một nhân về đạt được Định, cho nên có bốn. Vì lẽ đó bắt đầu của ba nhân sau trong Hội thứ ba có nói "Lại là...", hai Hội thứ tư-thứ năm cùng nói "Cũng là...", cho nên không thể dùng một nhân trước làm nhân chính thức thực hiện gia hộ. Nếu ở đây đã thực hiện gia hộ, thì văn sau đâu cần chính thức hiển bày về tướng gia hộ? Còn lại như Hội thứ ba biện giải.

Phần 5: Trình bày gia hộ qua việc làm. Luận nói: Vì sao gia hộ? Nhưng thẳng thắn dựa vào kinh văn thì thuận theo phân hai: Đầu là tổng quát trình bày; sau từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Luận không có hai chữ "Sở vị", cho nên chọn lấy câu "Nhập trí địa" trong riêng biệt hiển bày ở phần sau, đưa vào câu tổng quát của phần đầu. Tổng quát-riêng biệt hợp lại trình bày chỉ có hai mươi câu: Mười câu trước là dựa vào Hạnh thuộc Tự lợi, mười câu sau là dựa vào Hạnh thuộc Lợi tha.

Nghĩa tuy bao gồm tất cả mà thuận theo phần nhiều để phân định, bởi vì muốn hiển bày về tướng sai biệt của Tự lợi-Lợi tha. Nay dựa vào Luận để giải thích.

Trong mười câu trước, Luận dùng hai môn để giải thích: Môn một là giải thích thẳng vào kinh văn, môn hai là kết hợp nối thông với gốc-ngọn (Bổn mạt).

Môn một: Trước là giải thích về câu tổng quát, kinh ấy nói: "Lại vì tất cả Bồ-tát mà thuyết giảng về Pháp Minh không thể nghĩ bàn của chư Phật, khiến cho tiến vào Địa của Trí tuệ." Đã lấy câu riêng biệt đưa vào tổng quát, thì Kinh-Luận tách ra và hợp lại không giống nhau. Luận về Kinh nói là Minh, tức là Quang minh ở kinh này, chỉ là mở rộng và tóm lược có khác nhau; Luận ấy nói là Minh thuyết, ở đây nói là Bất tư nghị; Luận ấy không quay về văn, thì Kinh-Luận mới nói có khác nhau. Đã biết về điểm giống nhau-khác nhau ở hai kinh. Tiếp là chính thức giải thích văn: Câu đầu nói muốn khiến cho ông làm..., là nêu lên Chương môn, tổng quát hiển bày về ý gia hộ, ý là làm việc gì, nghĩa là thuyết giảng cho tất cả Bồ-tát... Trong này có ba nghĩa: 1-Tất cả Bồ-tát là căn cơ đã che phủ; 2-Pháp quang minh không thể nghĩ bàn của chư Phật, là pháp đã thuyết giảng; 3-Khiến cho tiến vào Địa của Trí, là lợi ích của thuyết giảng.

Nghĩa 1: Che phủ những căn cơ nào? Luận nói: Tất cả Bồ-tát trong này, nghĩa là trú trong Địa thuộc TínHạnh. Ở đây bao gồm hai loại: Một là Địa tiền chưa chứng Chân Như, bởi vì chỉ dựa vào tâm Tín mà khởi Hạnh. Trong luận của Vô Trước cũng cùng tên gọi này. Hai là bao gồm Địa thượng, như trong phần vị Gia hạnh ở Địa thứ nhất gọi là Tín Hạnh Địa, tức là Gia hạnh của từng Địa-từng Địa đều gọi là Tín Hạnh. Bởi vì trong Nhiếp Luận, ý nói quán sát không có phân biệt nối thông với bốn phần vị, cho nên biết Địa thượng cũng có Tín Hạnh. Sau giải thích về Địa của Trí đã tiến vào,và trong riêng biệt tiến vào đều bao gồm mười Địa. Vì vậy biết rõ ràng đã che phủ không chỉ riêng Địa tiền, huống hồ trong phần Thưa thỉnh sau này, Luận nói: Chưa tiến vào Địa thì khiến cho đạt được tâm thanh tịnh, đã tiến vào Địa thì khiến cho đạt được mười Lực, nhất định phải che phủ tất cả.

Trong nghĩa 2: Thuyết giảng về pháp gì để che phủ? Ở đây có hai loại: Một-Pháp đã Chứng được, Luận nói: Pháp không thể nghĩ bàn của chư Phật, là Đạo phẩm xuất thế gian. Ở đây trình bày về Thể của pháp Thập Địa là vô lậu, cho nên gọi là Xuất thế gian; sinh ra quả Phật cho nên gọi là Đạo, pháp hành của mười phần vị theo chủng loại khác nhau gọi là Phẩm. Đã là nhân của Phật, là pháp đã chứng của Phật, cho nên gọi là Phật pháp; bặt dứt lộ trình của tâm-ngôn, gọi là Bất tư nghị. Hai-Nói về chủ động Chứng được, Luận nói: Quang minh là Kiến-Trí Đắc Chứng. Đây nghĩa là Hậu đắc trí quán sát về Sự sai biệt gọi là Kiến, Căn bản trí quán sát về Lý một tướng gọi là Trí, thấy thông suốt đối với Sự gọi là Đắc, Trí phù hợp với Lý gọi là Chứng. Nói thẳng vào Thể của Trí cho nên nói là Kiến Trí, bởi vì Trí hợp với cảnh cho nên nói là Đắc Chứng. Pháp của Địa tuy nhiều mà không ra ngoài hai loại này, Kiến-Trí tuy rộng mà cách giải thích này đều thích hợp.

Vì vậy, kinh Giải Thâm Mật quyển thứ 3 nói: "Như Lai thuyết giảng Vô lượng môn về Trí-Kiến, nay sẽ vì ông mà nói sơ lược về tướng ấy. Nếu duyên với pháp tổng quát, tu về Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na mà phát sinh Diệu Tuệ, thì gọi là Trí. Nếu duyên với pháp riêng biệt, tu về Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na mà phát sinh Diệu Tuệ, thì gọi là Kiến." Tức là nghĩa này.

Trước nói rằng Thuyết giảng là khiến cho phân biệt về pháp chủ động Chứng-thụ động Chứng trên đây.

Trong nghĩa 3: Thuyết về pháp này có lợi ích gì? Bởi vì khiến cho tiến vào Địa của Trí. Luận nói: Tiến vào là tin tưởng vui thích có thể chứng được. Trong này, tin tưởng vui thích tức là căn cơ đã che phủ đạt được Chứng, tức là hai Trí khế hợp trên đây. Tiến vào pháp gì? Đó gọi là Địa của Trí. Luận nói: Địa của Trí tuệ, nghĩa là Trí của Thập Địa, như trong phần Căn bản trình bày, tức là pháp không thể nghĩ bàn của Phật ở trên. Trên đây nói về chủ động Chứng-thụ động Chứng, là ý khiến cho Bồ-tát dùng Trí chủ thể Chứng, tiến vào pháp mà Phật đã chứng, là ý tổng quát ở đây. Đã nói về tướng tiến vào Địa ở câu tổng quát.

Tiếp theo chín câu sau, dựa vào gốc tách ra ngọn để hiển bày về tiến vào sai biệt. Luận nói: Trong Tu-đa-la này, dựa vào căn bản để tiến vào, có chín loại tiến vào, chín loại tiến vào này nương vào bốn phần vị: Bốn loại đầu là phần vị của Nguyện lạc, một loại tiếp là phần vị của Kiến, ba loại tiếp là phần vị của Tu, một loại cuối là phần vị Cứu cánh. Phương tiện gần Địa vốn cũng thuộc về Địa, Thắng tiến sau Địa vốn là hướng đến Cứu cánh, đều là Thập Địa thâu nhiếp. Nói về chín loại tiến vào (Nhập):

1- Tiến vào thâu nhiếp, nghĩa là bởi vì thâu nhiếp tất cả thiện căn trong Văn tuệ.

2- Tiến vào nghĩa tư duy, bởi vì Tư tuệ là Trí phương tiện ở trong tất cả Đạo phẩm, Trí phương tiện tức là khéo léo lựa chọn, Đạo phẩm tức là pháp của Phật.

3- Tiến vào pháp tướng, bởi vì nhận biết đủ loại vô lượng trong nghĩa của các pháp ấy (bỉ bỉ). Bỉ bỉ tức là các pháp, nhận biết đủ loại tức là nhận biết rộng rãi. Đây tức là thành tựu về pháp đã tư duy.

4- Tiến vào giáo hóa, tùy theo nghĩa đã tư duy, vốn có đầy đủ tên gọi, có thể khéo léo thuyết giảng về sự nhận biết này là Tu tuệ, Tu bao gồm Tự lợi-Lợi tha, Bồtát Lợi tha tức là tự mình thành tựu về pháp của Phật, cho nên thu nhận hòa vào trong Tự lợi.

5- Chứng Trí bình đẳng mà tiến vào trong tất cả các pháp, bởi vì thiện thanh tịnh trong lúc Kiến đạo. Nói bình đẳng tức là không có phân biệt, Trí không có phân biệt đích thực chứng được Chân Như. Lìa xa hai tướng đạt được(Thủ) cho nên nói là bình đẳng; không sinh khởi tùy miên phân biệt về hai Ngã, gọi là thiện thanh tịnh, lúc đầu hiểu rõ Lý mà thiết lập tên gọi Kiến đạo.

6- Không phóng dật, tiến vào trong lúc Tu đạo, bởi vì xa lìa tất cả phiền não chướng, cho nên pháp thế gian không vấy nhiễm.

7- Từng Địa chuyển đổi mà tiến vào, bởi vì thiện căn thanh tịnh như Vô tham... là Đạo phẩm xuất thế gian. Đây là trình bày trong phần vị Tu đạo, lìa xa chướng-chứng được Lý, Trí-Hạnh càng tiến thêm, ở trong từng Địa-từng Địa cùng đoạn trừ hai Ngu, thì thiện vô lậu có thể thanh tịnh đã nhận biết. Dùng ba thiện căn thanh tịnh vô lậu này, gọi là thanh tịnh phiền não. Luận nói: Lại có thiện căn có thể làm nhân của Đạo phẩm xuất thế gian. Đây là trình bày về thiện căn thanh tịnh thuộc về Gia hạnh trong các Địa.

8- Tiến vào tận cùng của Bồ-tát, bởi vì ở trong Địa thứ mười, tiến vào Trí bí mật của tất cả Như Lai, tức là tiến vào mười loại Trí bí mật của Như Lai trong phần Đại Tận sau này. Trí bí mật của Như Lai thì Địa dưới không lường được, gọi là Bất tư nghị. Nếu tiến vào là cảnh của Trí thì đó là thụ động tiến vào, nếu tiến vào ngay nơi Trí là cảnh thì đó là chủ động tiến vào, bởi vì đạt được tức là tiến vào, cho nên khen ngợi Tịnh Danh rằng: Bí mật của Chư Phật tất cả đều có thể tiến vào.

9- Tiến vào tận cùng của Phật, bởi vì Trí hướng về tiến vào Nhất thiết trí. Trước là Nhất thiết trí giải thích về tiến vào Nhất thiết trí, chữ Trí sau tức là cảnh giới của Trí, tiến vào tức là đạt được. Trên đây là môn một giải thích thẳng vào kinh văn, xong.

Môn hai là kết hợp nối thông với gốc-ngọn: Đầu là kết hợp ngọn quy về gốc, nghĩa là chín loại tiến vào (Nhập) trên đây, bởi vì muốn so sánh về tướng chuyển đổi thù thắng sai biệt về Trí của Địa, không phải là tiến vào Căn bản cho nên có môn Hành bố này. Sau là trình bày về gốc-ngọn vô ngại, muốn hiển bày trước là thuận theo gốc khởi lên ngọn, là không có riêng biệt mà riêng biệt; tiếp là thâu nhiếp ngọn quy về gốc, riêng biệt mà không có riêng biệt, bởi vì sáu tướng dung thông mà vô ngại.

Luận nói: Trong tất cả mười câu đã thuyết giảng đều có sáu loại tướng môn sai biệt. Đây là nêu lên để hiển bày nối thông, cho nên nói rằng: Tất cả đều có. Ở đây nói đến thuyết giảng là giải thích, nên biết! Trừ ra sự việc, đây là hiển bày về ý thiết lập, nói sáu tướng này là hiển bày về pháp viên dung của duyên khởi, đừng giữ lấy sự tướng theo Ấm-Giới-Nhập...

Nói về sáu tướng, đó là Tổng tướng-Biệt tướng, Đồng tướng-Dị tướng, Thành tướng-Hoại tướng. Đây là nêu ra.

Sau giải thích rằng: Tổng là căn bản, tiến vào là dùng một loại tiến vào đầu tiên mà không có gì không thâu nhiếp; Biệt là chín loại tiến vào còn lại riêng biệt dựa vào gốc, bởi vì gốc ấy đầy đủ. Nghĩa là dựa vào một loại mà tách ra chín loại. Không có Tổng thì Biệt không thiết lập, cho nên nói là dựa vào; do Biệt mới trở thành Tổng, cho nên nói là gốc ấy đầy đủ. Đồng tướng là bởi vì tiến vào, cho nên cùng gọi là tiến vào. Dị tướng là bởi vì tướng tăng lên, cho nên chín tướng dần dần tăng lên không giống nhau. Thành tướng là bởi vì nói tóm lược, thu nhận chín duyên để làm thành một, cho nên nói sơ lược để nêu lên hiển bày. Hoại tướng là bởi vì nói mở rộng, phân một làm chín, ngoài chín không có một, chín nhân duyên này đều trú vào Tự tướng mà không tác thành lẫn nhau.

Lại nói: Như thế giới Thành-Hoại, là giống như thế giới do nhiều duyên cùng nhau tạo thành. Mỗi một sự vật trong đó mở rộng đưa ra, cái gì là Giới mà gọi là Hoại? Cũng như cột kèo... cùng nhau làm thành một ngôi nhà, Tổng là một ngôi nhà, Biệt là các duyên, Đồng là không trái ngược lẫn nhau, Dị là các duyên khác nhau, Thành là các duyên làm ra quả, Hoại tức là mỗi loại trú trong pháp của mình. Còn lại tất cả mười câu đều tương tự nhận biết tùy theo nghĩa thích hợp, mở rộng hiển bày ở chương riêng biệt.

Mười câu sau từ "Hựu linh đắc..." trở xuống dựa vào Hạnh thuộc Lợi tha, là mười thuộc số tăng. Kinh có mười hai câu, Luận về Kinh hợp lại hai câu 7-8, cho nên chỉ có mười một câu. Câu đầu là tổng quát, mười câu còn lại là riêng biệt.

Trong tổng quát: Bắt đầu là bên trong khởi lên TínDục, nên ngoài gần gũi Thiện hữu-lắng nghe giáo pháp; cuối cùng là nhớ lại, vận dụng duy trì về pháp của Địa đã được nghe. Từng Địa-từng Địa đều như vậy, cho nên nói là từ đầu đến cuối (Thỉ chung) của mười Địa. Đây là dựa theo Giáo-Hạnh. Lại có A-hàm là bắt đầu, dùng Chứng làm cuối cùng, thì trước đều là Giáo. Nghĩa về Giáo-Chứng này tổng quát có chín lớp: 1-Giáo và Hạnh đối lập với nhau: Ngôn-thanh là Giáo, hạnh-đức là Chứng, giống như hai Tạng thuộc Tự-Nghĩa trong phần Thưa thỉnh ở sau.

2- Địa tiền và Địa thượng đối lập với nhau: Như ca ngợi Chúng trong phần Thưa thỉnh ở sau, bởi vì VănTư-Tu... ở Địa tiền là Giáo tịnh, hạnh-đức ở Địa thượng là Chứng tịnh.

3- Chân và Ngụy đối lập với nhau: Tức là Văn-TưTu tuệ ở trong Địa, hiểu biết về Báo sinh Thức-Trí dựa theo soi chiếu, gọi là A-hàm, Chân Trí phát ra ngôn từ là Chứng. Văn sau luận nói: Văn-Tư-Tu... là bởi vì có thể nói ra, Trí của Địa là lìa xa ngôn từ.

4- Tu và Thành đối lập với nhau: Trong tất cả các Địa, Chân-Ngụy hợp lại tu tập là Giáo, rời bỏ Ngụy hợp với Chân là Chứng; giống như ở văn sau trình bày về Nghĩa Đại-Thuyết Đại.

5- Tướng và Thật đối lập với nhau: Trong thế gian tu tập đạt được tướng Chứng ấy gọi là Giáo, hợp với Thật tướng vốn có là Chứng; giống như ở văn sau nói về pháp môn Tăng Thượng Diệu Pháp Quang Minh, Quang Minh là Giáo, Tăng Thượng là Chứng.

6- Thể và Đức đối lập với nhau: Ngay trong Hạnh đã thành tựu ở phần Ly tướng ấy, hiển bày về pháp tánh vốn có là Chứng, dựa vào vốn có mà thành tựu về đức là Giáo; giống như ở văn sau nói về luyện vàng, Thể của vàng và vòng-xuyến...

7- Thể và Dụng đối lập với nhau: Thể và Đức trước đây đều là Chứng, dựa vào Thể khởi Dụng của Giáo-Trí là Giáo; văn sau nói về ngọc quý phát ra ánh sáng, ánh sáng dụ cho Giáo, Thể của ngọc quý dụ cho Chứng.

8- Tự phần và Thắng tiến đối lập với nhau: Do Tự phần mà thành tựu về Thể-Đức và Dụng đều là Chứng, tiến lên tiếp nhận giáo pháp của Phật là Giáo; văn sau khen ngợi Kim Cang Tạng, hai lực Diệu Trí và Biện tài gọi là lực của Chứng, niệm vững vàng về giáo pháp là A-hàm.

9- Dựa theo Thuyên và dựa vào Thật đối lập với nhau: Thể của Chân Trí là Chứng, dựa theo ngôn từ phân ra làm mười là A-hàm; giống như văn sau, hư không ở nơi dấu vết dụ cho Chứng, dấu vết ở giữa hư không dụ cho A-hàm của Địa. Văn sau luận nói: Tự thân-trú xứ do Chứng Trí mà thâu nhiếp, tất cả đều là Danh-Cú-Tự thân thuộc về Trí của Địa, Danh-Cú-Tự thân tức là A-hàm.

Nay là phần thứ tư, trong một kinh nhiều lần nói về Giáo-Chứng, Lý cần phải thông hiểu, đừng chán ngán vì văn nhiều.

Tiếp là dựa vào từ đầu đến cuối thuộc Căn bản, có mười bắt đầu-cuối cùng (Thỉ chung): Ba loại trước là Tư-Tu làm lợi ích cho chúng sinh của Địa tiền; một loại tiếp là Kiến đạo; sáu loại còn lại là Tu đạo. Ở đây nghĩa hẹp so với tiến vào trước đây, nghĩa là đầu thiếu đi Văn tuệ, sau không có tận cùng của Phật, Lý thật thì bao gồm như nhau, bởi vì hai mục này đều không phải là chính, Địa tiền đã nói hết, cho nên ở đây lược qua không có.

1- Từ đầu đến cuối thuộc về thâu nhiếp, kinh nói: Bởi vì như thật thuyết giảng về tướng sai biệt của Bồtát Thập Địa, nghĩa là dùng Trí của Tư tuệ mà thâu nhiếp duy trì những pháp đã nghe, hợp với Tư tuệ mà thuyết giảng, cho nên nói là như thật.

2- Từ đầu đến cuối thuộc về mong muốn (Dục), duyên vào pháp nghĩ đến Phật, ý muốn khiến cho chúng sinh chứng được, đây tức là tâm mong cầu Tư tuệ thuộc phẩm Thượng.

3- Từ đầu đến cuối thuộc về thực hành, bởi vì là Tu tuệ cho nên gọi là tu tập. Nói phân biệt về pháp vô lậu, là đối với Đạo phẩm vô lậu của Địa thượng, mà khởi lên ý nói về quán hành phân biệt. Bởi vì chưa Chứng, cho nên chỉ là thời gian thuộc về quán sát từng phần, dẫn dắt tâm quán sát về tướng. Chưa hiểu rõ về Vô tướng, cho nên nói là phân biệt.

4- Từ đầu đến cuối thuộc về Chứng, tức là phần vị Kiến đạo. Đại Trí tức là Chân Kiến đạo, Trí căn bản về pháp Vô ngã vượt qua Tiểu thừa cho nên gọi là Đại, đối trị Vô minh cho nên nói là Quang minh. Trí này tự chứng được Chân Như bình đẳng. Bình đẳng lìa xa hai tướng đạt được, gọi là khéo léo quán sát. Đích thực đoạn trừ hai chướng Tùy miên phân biệt, gọi là khéo léo lựa chọn. Khéo léo trang nghiêm, tức là tướng thuộc Kiến đạo, là Hậu đắc trí, cho nên luận gọi là phương tiện, phương tiện tức là pháp khéo léo. Kiến lập đủ loại Chân Kiến đạo, gọi là trang nghiêm. Lại trang nghiêm tức là hai Trí thành tựu đức, do đạt được hai Trí này, khéo léo thông hiểu về pháp giới, đối với trăm môn phần nhiều đã được tự tại, cho nên nói là trang nghiêm. Vì vậy Luận nói: Trong sự việc này, trong thời gian kia đều khéo léo nhận biết. Bởi vì tướng thuộc Kiến đạo lại có hai loại: Một-Quán sát an lập về Đế, gọi là trong sự việc này; Hai-Quán sát phi an lập về Đế, gọi là trong thời gian kia. Bởi vì pháp Chân Kiến đạo, đang lúc Chứng được Như, không thể gọi là sự việc, cùng hướng về Chân trước đây, cho nên gọi là nơi kia.

5- Từ đầu đến cuối thuộc về Tu đạo, Luận nói: Trí lực của Trí xuất thế gian có thể tiến vào nghĩa của pháp, dùng Hậu đắc trí hiểu rõ về Tục, bởi vì chứng Chân, cho nên gọi là Trí xuất thế gian. Trí dựa vào chứng Chân hiểu rõ Tục, cho nên gọi là khéo léo tiến vào. Trí có thể tiến vào pháp thì gọi là Môn.

Trên đây nương theo từ Địa thứ hai đến Địa thứ bảy, xong.

Tiếp là năm câu sau có năm loại từ đầu đến cuối (Thỉ chung), nương theo tiến vào Địa thứ tám cho đến Phật Địa, đối trị năm loại chướng ngại đối với Bồ-đề của Bồtát. Năm chướng ngại thuộc về Địa thứ bảy cho đến phần vị Đẳng giác. Kinh văn chỉ có chủ động đối trị, chướng ngại thuộc về ngoài văn.

1- Hai câu đầu, tức là từ đầu đến cuối thuộc về chủ động phá trừ chướng ngại của Tà luận, không thể nào phá trừ chướng ngại của Tà luận tức là thụ động đối trị. Tùy theo nơi đã trú vào, tức là nơi của tâm trú vào đắm theo Tà luận. Nói về thuyết giảng hiển bày theo thứ tự, là dùng Tông-Nhân-Dụ-Hiện-Tỷ-Giáo lượng, hiển bày về nghĩa đích thực của mình, tùy theo bệnh mà đối trị. Trên đây đều là dựa vào Luận.

Nói về Vô sở úy, tức là luận về trang nghiêm. Câu sau nói về Biện tài, tức là luận về Thể, cũng là luận về trang nghiêm. Nghĩa là lời nói đầy đủ viên mãn, thuận theo ngôn từ chân thành nghiêm túc, cho nên gọi là Biện tài.

Lại trên đây đều là luận về nhiều pháp đã thực hiện (Sở tác), đã thực hiện có ba: Một-Khéo léo về Tông chỉ của mình và người; Hai-Dũng mãnh không sợ hãi; Ba-Biện tài không hề cạn. Văn phối hợp có thể biết.

Nói về Quang minh, là tánh vốn không tối tăm, tức là luận về xuất ly, nghĩa là khéo léo quán sát về đượcmất... Bởi vì đầy đủ các nghĩa trên, cho nên không rơi vào thua kém. Bởi vì phá trừ chướng ngại này, cho nên có thể tiến vào Địa thứ tám.

2- Từ đầu đến cuối thuộc về năng lực khéo léo giải đáp chất vấn, trên đây trình bày về chủ động phá trừ (Năng phá), ở đây hiển bày về chủ động thiết lập (Năng lập). Địa thứ chín là Thiện Tuệ thuộc về Biện tài, trú vào Địa tức là Chứng.

3- Từ đầu đến cuối thuộc về đối trị vui thích đắm theo của Tiểu thừa, bởi vì không quên Bồ-đề, cho nên hướng lên trên là mong cầu-hướng xuống dưới là giáo hóa.

4- Từ đầu đến cuối thuộc về đối trị lười nhác giáo hóa chúng sinh, bởi vì thành tựu cho nên không mệt mỏi. 5-Từ đầu đến cuối thuộc về đối trị không có phương tiện, khéo léo thông hiểu về năm Minh mà mở bày tỏ ngộ cho tất cả mọi nơi, vì vậy có thể khéo léo giáo hóa. Lại năm chướng ngại nói trên: Một-Không thể nào phá trừ Tà luận; Hai-Tuy có thể phá trừ mà không thể nào thiết lập; Ba-Tuy có thể phá trừ-thiết lập mà tình thức vui thích Tiểu thừa; Bốn-Tuy không vui thích Tiểu thừa mà không chịu khó giáo hóa người khác; Năm-Tuy giáo hóa không mệt mỏi mà không có phương tiện giáo hóa. Đối trị năm chướng ngại này thì thực hành giáo hóa có thể rộng khắp.

Phần 6: Chính thức hiển bày về tướng gia hộ. Luận nói: Đã trình bày vì sao gia hộ, lại gia hộ như thế nào? Tướng của gia hộ có ba, đó là khẩu-ý và thân.

Dựa theo tướng riêng biệt mà nói, miệng gia hộ để thêm nhiều Biện tài, ý gia hộ để trao cho Trí, thân gia hộ để tăng thêm uy lực. Như thật thuyết giảng, là chủ động gia hộ thì giới hạn, thụ động gia hộ đều nối thông. Nương theo lời nói trước đây là thích hợp cho nên trước phải là miệng gia hộ; đạt được Trí có thể thuyết giảng về sự việc thì cần phải rời khỏi Định là thích hợp; thân tiếp xúc khiến cho nhận biết mà làm như vậy.

Tiếp theo đây dựa vào chư Phật mười phương để biện giải. Nếu dựa theo Đức Xá-na thì trước là ý khiến cho đạt được Định, nên có pháp đã thuyết giảng, tiếp là ánh sáng nơi thân soi chiếu tiếp xúc tăng thêm uy lực, sau là ở đài mây nói kệ khiến cho thuyết giảng. Cũng là nghĩa theo thứ tự không có gì hơn-kém.

Trong mục một là miệng gia hộ, có mười một câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong tổng quát: Khiến cho dùng Lạc thuyết để biện giải thuyết giảng về pháp môn của Thập Địa, danhtướng sai biệt không trái với Sự-Lý, khéo léo mà thành tựu, vì vậy nói là ông nên biện giải thuyết giảng...

Trong riêng biệt từ "Sở vị..." trở xuống là mười câu, dựa vào Biện tài căn bản có hai loại Biện tài: 1-Biện tài thuộc về Tha lực, tức là câu đầu, nghĩa là nương theo Lực của Phật. Nương theo Lực nào? Vốn là Trí Minh của Như Lai. 2-Biện tài thuộc về Tự lực, tức là chín câu sau, bởi vì nhân duyên Tự-Tha mới có thuyết giảng.

Thâu nhiếp chín Lực này làm bốn loại thanh tịnh, bởi vì trong nhân có bốn nghĩa: 1-Có Lực có thể thực hiện; 2-Không có Lực không thể thực hiện; 3-Đầy đủ hai loại có thể khiến cho phát sinh; 4-Phai mờ mà thâu nhiếp ba loại trước.

Xứng với Lý mà thành tựu đức mà làm bốn thanh tịnh:

Một: Thanh tịnh thiện căn của mình, là pháp thiện Hữu tác thanh tịnh, tức là Giáo hành, cũng dựa theo Tướng cho nên gọi là Hữu tác.

Hai: Thanh tịnh khắp nơi pháp giới, tức là pháp Vô tác thanh tịnh, đây là dựa theo Chứng hành, cũng dựa theo Thể cho nên gọi là Vô tác. Bởi vì dựa vào tánhtướng này mà có thuyết giảng. Hai loại trên đều là Tự lợi.

Ba: Thâu nhiếp tất cả chúng sinh, là Giáo hóa chúng sinh thanh tịnh, tức là Lợi tha.

Bốn: Sáu câu còn lại, kinh đều gọi là Thân thanh tịnh, thâu nhiếp làm ba loại Tận, đều hiển bày về Tự lợiLợi tha đầy đủ mà thành tựu đức. Thành tựu đức có hai nghĩa: 1-Ngay phần vị ấy hiển bày về lợi ích có Tận của Bồ-tát; 2-Dựa vào so sánh để biện giải về thù thắng có hai Tận sau.

Nghĩa 1: Tận của Bồ-tát, là bởi vì cuối cùng phần vị của nhân, thâu nhiếp ba câu trong kinh: Câu đầu là đầy đủ phần vị, nghĩa là Thắng tiến của Địa thứ mười, phá bỏ Thức hòa hợp mà biểu hiện rõ ràng Pháp thân, không phải là do tâm-ý thức mà có thể đạt được, chỉ dựa vào Như-Trí mà thành tựu Trí thân, Bồ-tát soi chiếu vắng lặng cho nên nói là tiến sâu vào. Hai câu sau là thành tựu lợi ích: Một là thành tựu lợi ích thuộc về Hiện báo, bởi vì đạt được pháp Quán Đảnh của Phật mà tiếp nhận phần vị của Phật; hai là thành tựu lợi ích thuộc về Hậu báo, Địa thứ mười là quả Nhiếp Báo, sinh đến cõi Đại Tự Tại, nói là thân cao lớn.

Cao lớn có hai nghĩa: 1-Bởi vì lớn nhất đến mức cao nhất trong mọi hình sắc, cho nên ở cõi Hữu Đảnh; 2-Dựa theo Tam thừa, phần vị này thành tựu về Báo thân, hết sức rộng lớn, cho nên nói là cao lớn. Luận nói: Sinh ra từ Trí xứ của Ma-hê Thủ-la. Trí xứ cũng có hai nghĩa: 1-Bởi vì Trí tự tại của Ma-hê Thủ-la; 2-Bởi vì đầy đủ Trí của quả Nhiếp Báo mà thành tựu Chủng trí.

Nghĩa 2: Dựa vào so sánh để hiển bày về thù thắng: Một-So sánh phần vị dưới để làm sáng tỏ vượt ra có Tận không giống như Nhị thừa, thâu nhiếp hai câu trong kinh: a-Vượt lên trên tất cả các nẻo của thế gian, là bởi vì vượt qua năm nẻo (ngũ đạo), đạo tức là nghĩa của nhân; b-Thiện căn xuất thế gian thanh tịnh, Luận nói: Lại vốn là đạo thanh tịnh của Niết-bàn, bởi vì Nhị thừa tuy vượt qua năm nẻo mà có ba nẻo khác, cho nên Niếtbàn không thanh tịnh. Nay không có ba nẻo khác, cho nên nói là lại thanh tịnh. Bởi vì đầy đủ hai loại này cho nên không giống như Nhị thừa. Hai-Hướng lên trên để hiển bày về giống nhau, gọi là Tận của Phật, bởi vì Bồtát Đẳng giác cùng đầy đủ về Chủng trí. Hiển bày nhiều nghĩa trong Biện tài thuộc về Tự lực, bởi vì so sánh những phần vị sau hơn hẳn những phần vị trước.

Trong mục hai là ý gia hộ, có hai: Trước là chính thức hiển bày; sau là đưa ra giải thích về nguyên cớ chỉ gia hộ vị ấy.

Trong mục trước có mười câu: Đầu là tổng quát; còn lại là riêng biệt.

Trong tổng quát, thân có hai loại: Một-Trao cho thân Uy đức thù thắng vô thượng, như vua ở giữa quần thần, không có ai có thể hơn được; Hai-Trao cho thân Biện tài không có ai có thể hơn được. Trước là Sắc thân thù thắng, sau là Danh thân thù thắng.

Sau từ "Dữ vô ngại..." trở xuống là riêng biệt. Riêng biệt tách Danh thân ra thành chín loại thân, bởi vì đã gia hộ bao gồm ba nghiệp, tăng thêm Sắc thân ấy, ở nơi tâm gọi là Trí, ở nơi miệng gọi là Biện. Kinh nói là trao cho Trí, Luận phân định là Danh, hai văn phỏng theo tóm lược hiển bày về nghĩa mới đầy đủ.

1: Trao cho Biện tài không vướng mắc, thuyết pháp không gián đoạn bởi vì không có ngưng trệ ngăn ngại, nghĩa là không có chấp trước thiên lệch cho nên không vướng vào Sự-Lý, nói là Lạc thuyết vô ngại. 2: Trao cho

Biện tài không sai lạc, bởi vì phân biệt về pháp tướng có thể thuyết giảng chính xác, cho nên gọi là thanh tịnh. Luận nói: Trí có thể khéo léo thanh tịnh có bốn loại: Một là Duyên, hai là Pháp, ba là Tác, bốn là Thành. Khéo léo nhận biết về nghĩa này vốn là tướng Thành và Bất thành.

Ở đây nói: Một-Duyên, tức là do nhân duyên mà sinh ra pháp, cũng gọi là quán sát về đối đãi (Quán đãi). Hai-Pháp, tức là pháp mà pháp vốn như vậy (Pháp nhĩ). Ba-Tác, là tác dụng của hai loại này. Bốn-Thành, là dẫn ra Chánh lý để ví dụ chứng minh thành tựu ba loại trên. Nếu thuận theo bốn loại này thì gọi là tướng Thành tướng, không thuận với bốn loại này thì gọi là tướng Bất thành. Bồ-tát khéo léo nhận biết, cho nên có thể có đầy đủ năng lực thuyết giảng, gọi là Biện tài không sai lạc.

Nhưng bốn loại này thì Kinh-Luận trình bày nhiều. Kinh Tương Tục Giải Thoát gọi là Tứ Thành, kinh Tương Tục Giải Thoát tức là kinh Giải Thâm Mật, do trước-sau dịch khác nhau; kinh Giải Thâm Mật quyển thứ 5 gọi là bốn loại đạo lý. Nhưng hai kinh này, văn mở rộng mà nghĩa ẩn kín. Nay dựa vào luận Tạp Tập quyển thứ 11 để giải thích, tên gọi theo thứ tự hoàn toàn giống với kinh Giải Thâm Mật. Luận ấy nói: "1-Đạo lý về quán đãi, nghĩa là lúc các hành sinh khởi cần phải chờ đợi nhiều duyên, như lúc mầm mọc lên cần phải có hạt giống-thời tiết-nước-đất... 2-Tác dụng, nghĩa là các pháp có tướng khác nhau, có tác dụng khác nhau, như Nhãn căn... có tác dụng làm chỗ dựa cho Nhãn thức..., cảnh giới như Sắc... có tác dụng làm chỗ duyên cho Nhãn thức... 3-Chứng thành, nghĩa là bởi vì chứng minh thành tựu do nghĩa thích hợp mà thành tựu, thuyết giảng về các Lượng không trái ngược với lời nói. Do nghĩa thích hợp mà thành tựu, nghĩa là do Tự Thể sai biệt mà thâu nhiếp, do nghĩa thích hợp mà thành tựu. Các Lượng không trái ngược với lời nói, nghĩa là bởi vì nói về Hiện lượng... không trái ngược Tông chỉ thiết lập... 4-Pháp nhĩ, nghĩa là từ vô thỉ đến nay, ở trong Tự tướng-Cọng tướng mà trú vào pháp, tất cả thành tựu về pháp tánh, bởi vì pháp vốn như vậy, như pháp hữu vi vô thường..., lửa có thể đốt cháy..." Nhưng mà Kinh-Luận ấy theo thứ tự như vậy, nghĩa là pháp thuộc duyên sinh có tác dụng này, dùng Lý thành tựu để chứng minh, sau kết luận về tánh-tướng của các pháp thường như vậy. Nay luận về nghĩa theo thứ tự đã nói như trước.

3: Biện tài lập tức tùy ý phát ra, thuyết giảng không cần đến thứ tự, ngôn từ không gián đoạn, khắp nơi tùy ý không quên danh nghĩa, cho nên nói là Lực khéo léo nhớ nghĩ không quên, nghĩa là thuyết giảng khác nhau tùy theo môn mà không quên Tông chỉ vốn có.

4: Biện tài chủ động thuyết giảng, bởi vì tùy theo thích hợp mà hóa độ, cho nên đủ loại thí dụ có thể đoạn trừ nghi ngờ, nghĩa là thuận theo căn cơ đoạn trừ nghi ngờ cho nên gọi là quyết định, có thể tùy theo thích hợp thì gọi là rõ ràng.

5: Biện tài không xen tạp, bởi vì ba loại Đồng Trí luôn luôn hiện rõ trước mắt. Ba loại Đồng Trí, tức là Tự tướng-Đồng tướng và Bất nhị tướng. Tự tướng là bởi vì khác nhau như Sắc-Tâm... Đồng tướng là bởi vì giống nhau về Vô thường-Khổ-Vô ngã. Bất nhị tướng tức là một Thật Lý. Vả lại, Tự tướng tức là Tục đế, Đồng tướng tức là Chân đế, Bất nhị tướng tức là Trung đạo đệ nhất nghĩa đế. Các luận như Kim Cang Tiên..., đều trình bày về ba loại này, không có pháp nào không như vậy, vì thế nói là cho đến khắp nơi; tất cả Bồ-tát đã hiểu rõ, cho nên nói là tỏ ngộ thông suốt.

6: Biện tài giáo hóa vượt ra, dùng Trí thuộc Thập Lực mà tự tại giáo hóa chúng sinh, đoạn trừ phiền não mà đạt được quả, cho nên nói là tự tại thành đạo.

7: Biện tài không sợ hãi, bởi vì không yếu hèn đối với ngôn thuyết của người khác.

8: Biện tài vô lượng, đối với Nhất thiết trí, tùy thuận thuyết giảng về các pháp như Tu-đa-la..., vốn là sáu loại Chánh kiến. Sáu Chánh kiến, tức là pháp môn. Luận Kim Cang Tiên nói: "1-Chánh kiến về Trí chân thật, có thể nhận biết về pháp thuộc Lý; 2-Chánh kiến về Hạnh, có thể nhận biết về pháp thuộc Hạnh. Hai loại này là ý nghĩa của Giáo. 3-Chánh kiến về Giáo, có thể nhận biết về pháp thuộc Giáo; 4-Chánh kiến về lìa xa hai bên, nhận biết về pháp thuộc Lý trước đây không giống như tình thức giữ lấy; 5-Chánh kiến về không thể nghĩ bàn, nhận biết về pháp thuộc Hạnh trước đây, thành tựu đức vượt khỏi tình thức; 6-Chánh kiến về tánh của Căn-Dục, nhận biết về pháp thuộc Giáo trước đây, thuyết giảng tùy theo tâm của chúng sinh." Luận Du Già quyển thứ 64 gọi là sáu loại Lý môn, ý chính không có gì khác nhau.

9: Biện tài cùng giáo hóa, bởi vì tất cả Như Lai đều dùng ba Luân để giáo hóa, ba nghiệp thù thắng cho nên nói là trang nghiêm.

Mười câu trên đã biện giải về Tha lực.

Mục sau từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ chỉ gia hộ vị ấy, để hiển bày về Tự lực có thể gia hộ, chỉ dựa vào ý nghiệp để giải thích, bởi vì ý là căn bản: Trước là ý đưa ra rằng: Từ lực của chư Phật, nếu thuận theo người thiết hụt thì có thể gia hộ riêng, đã có Lực có thể trao cho, có Từ có thể phủ khắp, vì sao mười loại trên chỉ gia hộ cho Kim Cang Tạng mà không gia hộ cho vị khác? Sau là giải thích có mười câu: Đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát trình bày về đạt được Tam-muội này thì pháp nên gia hộ riêng biệt, bởi vì Kim Cang Tạng đạt được Tam-muội này, những vị khác thì không đạt được. Vì sao đạt được Tam-muội này?

Sau trong riêng biệt hiển bày có hai nhân: Một-Do Bổn nguyện mà dẫn đến, ngay nơi câu đầu hiển bày rõ ràng; Hai-Từ "Thiện tịnh..." trở xuống là thân trong Tam-muội mà thâu nhiếp công đức. Ở đây lại có tám loại thanh tịnh, bởi vì dựa vào Tự lợi-Lợi tha, nghĩa là bốn loại trước thuộc về Tự lợi, bốn loại sau thuộc về Lợi tha.

Trong bốn loại trước là Tự lợi: 1-Tâm sâu xa khéo léo thanh tịnh là nhân của thanh tịnh, bởi vì tin tưởng vui thích đến cuối cùng có thể hướng về Bồ-tát Địa, đều vốn là tận cùng của thanh tịnh, cho nên nói là khéo léo thanh tịnh. Một tâm này làm căn bản của các Hạnh cho nên gọi là nhân. Tiếp là ba loại trình bày về đức của hành Tự lợi: 2-Trí thanh tịnh, hướng đến tận cùng của Bồ-tát Địa, bởi vì tu đạo quán sát về Chân Như, như vầng mặt trời viên mãn, soi chiếu khắp nơi pháp giới, đây tức là Trí đức. 3-Thân chuyển thanh tịnh, nghĩa là đời đời chuyển sang thù thắng, bởi vì tích tập phước đức của Trợ đạo. 4-Tâm điều phục thanh tịnh, khéo léo đoạn trừ tập khí phiền não, cho nên nói là tu tập đối trị, đây tức là Đoạn đức. Ba loại trên cũng là không trú vào Chứng-Trợ.

Trong bốn loại sau là Lợi tha: 5-Nghe thâu nhiếp thanh tịnh, có thể nghe và duy trì pháp Phật, cho nên làm pháp khí, đây là phương tiện Lợi tha. Ba loại còn lại là Thể của hành Lợi tha, tức là nghiệp thân-ngữ-ý. 6-Thần thông thanh tịnh, dùng Thần thông thù thắng mà phát sinh tin tưởng hiểu biết của chúng sinh. 7-Biện tài thanh tịnh, nhờ vào Lực của Tổng trì, ở trong một chữ thâu nhiếp tất cả câu chữ, trước-sau không có trái ngược, cho nên không có sai lầm. 8-Lìa xa kiêu mạn mà thanh tịnh, nghĩa là tuy giáo hóa chúng sinh, mà bởi vì phù hợp với Thật Trí, phù hợp với pháp giới không trái ngược, cho nên không có kiêu mạn về giáo hóa.

Trong tám câu trên, bốn câu trước là nhân của Tự lợi: 1-Nhân của tinh tiến; 2-Nhân của không quên; 3-Nhân của thế lực; 4-Nhân của không cấu nhiễm. Như thứ tự phối hợp với bốn câu trước, nghĩa là do tâm sâu xa mà có thể khởi hạnh... Bốn câu sau là nhân của Lợi tha: 5-Nhân của đoạn trừ nghi ngờ, bởi vì nhận biết về pháp; 6-Nhân của kính trọng, bởi vì dùng Lực của Thần thông khiến cho tin tưởng tiến vào; 7-Nhân của Lý chuyển vận giáo pháp, bởi vì nếu lúc pháp hoại diệt, thì dựa vào pháp tôn trọng khác để tụng trì; 8-Nhân của truyền trao giáo pháp xuất ly. Luận nói: Giáo hóa như vậy thì đạt được Tự lợi mà không quên. Ý này trình bày: Nếu lúc giáo hóa giữ lấy tướng, bởi vì phù hợp với pháp giới thì Tự lợi mà không quên, chính là có thể xuất ly.

Mục ba là thân gia hộ tăng thêm uy lực mà khiến cho rời khỏi định. Nói đều duỗi tay, là không rời xa trú xứ của mình mà duỗi tay ra, tức là kéo dài-rút ngắn vô ngại. Chư Phật đều xoa trên đỉnh đầu, cho nên nói là đều duỗi tay, tức là một-nhiều vô ngại, tức là Như ý thông trong bốn Thông. Nghĩa còn lại như trong Hội thứ ba trước đây trình bày.

Phần thứ tư: Từ "Ma đảnh dĩ..." trở xuống là phần Rời khỏi Định. Sở dĩ rời khỏi là bởi vì kết thúc sự việc tiến vào Định. Vì sao kết thúc? Bởi vì đã có được uy lực thù thắng. Tuy đã có được uy lực mà sao không an trú trong Định? Bởi vì đến lúc thuyết giảng. Sao không thuyết giảng ở trong Định? Bởi vì Định không có ngôn thuyết.

Phần thứ năm: Từ "Phổ cáo..." trở xuống là phần Căn bản sơ lược nêu ra cương yếu, bởi vì mở rộng về phần Căn bản; cũng làm Căn bản cho phần Thưa thỉnh sau này. Không thưa thỉnh mà thuyết giảng, là lúc đầu không tự mình thuyết giảng, Đại chúng thì không biết là thuyết giảng hay không thuyết giảng, lại cũng không biết sắp thuyết giảng về pháp gì?

Văn phân làm ba: Một-Trình bày về sáu Quyết định, dùng làm Thể của Địa; Hai-Từ "Phật tử hà đẳng..." trở xuống là nêu ra mười tên gọi, để hiển bày về Tướng của Địa; Ba-Từ "Phật tử ngã bất kiến..." trở xuống là đưa ra mười phương cùng thuyết giảng, làm sáng tỏ về pháp quan trọng thù thắng của Địa.

Phần một: Thể của Địa đã biện giải như trước đây. Trong văn: Câu đầu là nêu lên; từ "Cáo chư Phật tử..." trở xuống là chính thức hiển bày, trong đó: Đầu là câu tổng quát trình bày, sau từ "Vô tạp..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong tổng quát, nói Bồ-tát nguyện khéo léo quyết định, là nêu lên con người để đưa ra pháp. Bởi vì nói Bồ-tát đối với Đại Bồ-đề lập nên lời thề hướng về mong cầu, cho nên gọi là Nguyện, tức là phát tâm Bồ-đề trong Địa thứ nhất sau này.

Sở dĩ Nguyện này gọi là Thiện quyết định, là bởi vì Trí chân thật thâu nhiếp, nghĩa là thâu nhiếp dẫn dắt Nguyện này, đều khiến cho thuận theo Lý mà quyết định lựa chọn rõ ràng. Chân Trí tức là Thiện, Thiện tức là Quyết định, theo Trì nghiệp thích mà nhận tên gọi. Vì vậy luận nói Thiện quyết định, tức là Thiện quyết định. Đây là lựa chọn dựa vào nơi khác mà nhận tên gọi. Ở đây đã tiến vào Địa thứ nhất, là Quyết định thuộc về Chứng, không phải là Nguyện do Tín Địa thuộc Địa tiền thâu nhiếp, mà nhận tên gọi Quyết định.

Nếu luận tổng quát về Quyết định, thì có sáu nghĩa: 1-Dựa theo Thể của Hạnh, là Quyết định kiên cố; 2-Hướng về pháp đã Chứng, là Quyết định cần phải Chứng; 3-Quyết định có thể đoạn trừ phiền não; 4-Quyết định tin tưởng không nghi ngờ; 5-Quyết định làm Thánh để độ chúng sinh; 6-Quyết định thành tựu quả Phật.

Trong riêng biệt, Thiện quyết định này có sáu loại, tức là sáu câu trong kinh, luận Du Già-luận Địa Trì đều nói về sáu loại này, tên gọi và thứ tự khác nhau ở chi tiết, mà ý chính thì không khác nhau.

Tướng của sáu Hạnh này, năm loại trước là Tự phần, một loại sau là Thắng tiến.

Trong năm loại: Bốn loại trước là Tự lợi, một loại sau là Lợi tha. Trong bốn loại: Ba loại trước là trình bày về Thể đức của Hạnh, một loại sau là hiển bày về công năng của Hạnh.

Trong ba loại: Hai loại trước là Thể tròn vẹn của Hạnh, một loại sau là Đức đầy đủ của Hạnh.

Trong hai loại: Một loại trước là trình bày về Hạnh thuộc Tự Thể, một loại sau là hiển bày về Hạnh lìa xa lỗi lầm. Vì thế cho nên Tự Thể lìa xa lỗi lầm thâu nhiếp công đức làm nhân. Hạnh Tự lợi-Lợi tha tròn vẹn, thành tựu quả Phật, là Tướng của Hạnh này.

Một: Không có xen tạp, tức là Thiện quyết định về tướng quán sát, quán sát về Chân Như vốn là tướng cùng một vị. Nghĩa là Chánh Thể duyên với Như, Cảnh và Trí cùng một vị là tướng của quán sát, bởi vì không có xen tạp của tướng kèm theo.

Hai: Không thể nhìn thấy, là Thiện quyết định về chân thật, không phải là cảnh giới của tất cả thế gian, bởi vì xuất thế gian. Nghĩa là Chân Trí này vượt lên pháp xuất thế gian có thể hủy hoại, cho nên gọi là chân thật, chân thật cho nên không phải là do Trí thế gian mà thấy được.

Ba: Rộng lớn như pháp giới, là Thiện quyết định thù thắng.

Luận giải thích tổng quát rằng: Bởi vì pháp giới rộng lớn, vốn là căn bản của tất cả chư Phật. Trong này, câu trước nêu ra pháp giới là Như thụ động, cũng giải thích về nghĩa của Đại; câu sau hiển bày Trí của Địa là Như chủ động, cũng giải thích về nghĩa của Quảng.

Pháp giới sở dĩ gọi là Giới, một là nghĩa của Nhân, bởi vì nguồn gốc của mê-ngộ; hai là nghĩa của Tánh, bởi vì tánh vốn có của pháp. Nay Trí của Địa là Như chủ động, làm căn bản của chư Phật, mà đạt được Như; ví như Thể hợp với Như thì không có Như thụ động.

Sau là tách ra nghĩa để giải thích: Kinh nêu lên Quảng Đại, giải thích theo Thiện thù thắng, ở đây sao nói là giống nhau? Luận giải thích tổng quát rằng: ĐạiThắng-Cao-Quảng cùng một Thể mà khác tên gọi, bởi vì nghĩa về tướng của pháp. Nói cùng một Thể là bởi vì chỉ có một Vị, tên gọi khác nhau là bởi vì tùy theo nghĩa về tướng của pháp. Thể không nơi nào không có gọi là Đại, mà Tướng không phải là tình thức giữ lấy gọi là Thắng, Lý vượt lên trên số lượng biểu thị là Cao, Dụng không có gì không đầy đủ là Quảng.

Trên đây giải thích về hai chữ Quảng Đại. Tiếp theo giải thích về tên gọi Pháp Giới, nói là tất cả các pháp bởi vì pháp vốn như vậy, tất cả các pháp là giải thích chữ Pháp, pháp vốn như vậy tức là nghĩa của Giới, bởi vì Tánh tự nhiên như vậy. Về sau, chữ pháp vốn như vậy (Pháp nhĩ) đều dựa theo đây biết được.

Trên đây giải thích về Pháp giới là Như thụ động, sau biện giải về Trí của Địa là Như chủ động, cũng nhận lấy bốn tên gọi:

1: Cùng giải thích về nghĩa của Đại-Thắng rằng: Lại quán sát về Chân Như to lớn của pháp giới, Trí hơn hẳn phàm phu-Nhị thừa... Pháp thanh tịnh là bởi vì pháp vốn như vậy. Ở đây nói là Tịnh, bởi vì khác với Thể của Như thụ động trước đây bao gồm nhiễm-tịnh, đây tức là Trí căn bản của Địa, Thể ấy hợp với Như rộng khắp mọi nơi gọi là Đại, so sánh đối với phàm phu-Tiểu thừa vượt lên trên yếu kém gọi là Thắng.

2: Giải thích về nghĩa của Quảng rằng: Lại Địa tích tập phương tiện to lớn của pháp giới, nghĩa là thuyết giảng về pháp Đại thừa bởi vì pháp vốn như vậy, do chứng được Chân-hiểu rõ Tục, tích tập nhiều Đại Hạnh, đã thông suốt hai Trí cho nên gọi là Đại thừa.

3: Giải thích về nghĩa của Cao rằng: Pháp thiện của pháp giới thanh tịnh vô cùng bởi vì pháp vốn như vậy, nghĩa là pháp thiện vô lậu vốn vượt ngoài sự biểu thị của thế gian, tức là thiện do hai Trí mà thành tựu, cho nên tùy theo nghĩa thiết lập bốn tên gọi, nhưng không ra ngoài một Như của Cảnh-Trí.

Bốn: Cứu cánh như hư không tận cùng thời gian vị lai, là Thiện quyết định về nhân. Ở đây có hai loại: 1-Nhân thành tựu về quả yêu quý thuộc Vô thường, là nhân như hư không, dựa vào đây sinh ra các Sắc, cho nên Sắc không cùng tận; 2-Nhân thuộc quả Thường, bởi vì đạt được đạo Niết-bàn, vì vậy kinh nói: Tận cùng thời gian vị lai.

Có nơi giải thích rằng: Một là Sinh nhân, bởi vì sinh ra quả Bồ-đề hữu vi; hai là Liễu nhân, bởi vì hiểu rõ về quả Niết-bàn vô vi.

Đây là thuận theo tướng của pháp, chứ không thuận với Tông chỉ của kinh, bởi vì Tông chỉ của kinh thì

Thường và Vô thường không phải một-khác. Nay lại giải thích thẳng vào văn của luận, trình bày Trí của Địa này có hai công năng: 1-Tịch mà thường Dụng bởi vì là nhân của Vô thường, Dụng tuy thiếu-đủ mà Trí không có khởi-diệt, như hư không đã dựa vào thì không phải là Vô thường, cho nên kinh trình bày về Trí này cứu cánh như hư không. 2-Dụng mà thường Tịch bởi vì là nhân thuộc quả Thường, tuy Niết-bàn vĩnh viễn vắng lặng mà Thể của Trí không phải không có, không như vậy thì lấy gì để tận cùng thời gian vị lai? Nếu hợp với ba thân, thì Dụng là Hóa thân, Tịch là Pháp thân, Trí là Báo thân, không phải là Vô thường. Nếu như Trí là Liễu nhân thì cũng cùng hiểu rõ về Bồ-đề và Niết-bàn, vì vậy luận nói rằng: Đạo Niết-bàn, bởi vì Đạo cũng là Bồ-đề. Nếu dung thông thâu nhiếp với nhau thì hẳn nhiên không thuộc về ngôn từ. Nói quả yêu quý thuộc Vô thường, là bởi vì Dụng hợp với căn cơ.

Năm: Khắp nơi tất cả cõi Phật, cứu giúp che chở tất cả chúng sanh, là Thiện quyết định thuộc về Đại, bởi vì tùy thuận thực hiện Hạnh làm lợi ích cho người khác, tức là che phủ khắp nơi gọi là Đại.

Luận lại nói: Tiếp theo Thiện quyết định trước đây, trong này Nguyện về Niết-bàn của thế gian bởi vì không phải là luôn luôn trú vào, nghĩa là dựa vào thiện của nhân trước đây thì Đại Trí không trú trong sinh tử, dựa vào thiện thuộc Đại ở đây thì Đại Bi không trú trong

Niết-bàn. Trước tuy có Ứng mà Dụng cũng thành tựu do Trí.

Có nơi giải thích: Chọn lấy nhân thuộc quả Thường trước đây, bởi vì không trú trong sinh tử; chọn lấy nhân thuộc quả Vô thường trước đây, và thiện thuộc Đại ở đây, là không trú trong Niết-bàn cũng không trái với Lý. Nhưng dựa theo ngăn chặn cả hai thì cả hai không trú vào. Nếu dựa theo soi chiếu cả hai thì cả hai đều trú vào, nghĩa là bởi vì Đại Bi cho nên thường ở trong sinh tử... Vì thế cho nên Luận nói không phải là luôn luôn trú vào. Sáu: Vì tất cả, hướng xuống dưới là Thiện không yếu hèn, hướng lên trên thì tiến vào Địa của Trí mà không yếu hèn. Luận về Kinh thiếu mất một câu: Được tất cả chư Phật che chở. Nhưng nói: Tiến vào Địa của Trí không yếu hèn. Nếu dựa theo Kinh này thì do được che chở cho nên tiến vào Trí không sợ hãi gì.

Nói chư Phật che chở, là Trí đạt đến cảnh Phật cho nên Trí của Phật soi chiếu, bởi vì được chư Phật che chở và tiến vào Địa của Trí lặp đi lặp lại mà tác thành lẫn nhau.

Phần sau Luận nói về sáu tướng viên dung, giống như trước có thể thấy.

Trong phần hai là Tướng của Địa, có bốn: 1-Dựa vào thưa hỏi để đưa ra phát khởi; 2-Từ "Phật tử..." trở xuống là đưa ra số lượng để hiển bày giống nhau; 3-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là đưa ra số lượng để nêu ra tên gọi; 4-Từ "Phật tử thử Bồ-tát..." trở xuống là kết luận về tên gọi để hiển bày thù thắng.

Phần 1, có thể biết.

Trong phần 2, bởi vì Sinh-Thành-Trú-Trì, cho nên ba đời cùng thuyết giảng. Nói về Cùng thuyết giảng, văn thuộc về Tướng của Địa mà nghĩa bao gồm Thể của Địa. Trong phần 3, là nêu ra tên gọi, vì đối trị với mười chướng, chứng được mười Chân Như, thành tựu mười Hạnh thù thắng, mà thuyết giảng về Thập Địa và dẫn ra các Luận, đều biện giải như trong phần mở rộng giải thích ở văn sau. Nay dựa vào Luận này sơ lược giải thích về tên gọi của Địa. Luận nói: Thành tựu Hạnh Tự lợiLợi tha Vô thượng:

Một-Chứng được Thánh xứ mà phần nhiều sinh tâm hoan hỷ, cho nên gọi là Hoan Hỷ Địa. Địa này có hai nghĩa: 1-Bởi vì Tự lợi-Lợi tha bắt đầu thành tựu; 2-Bởi vì Thánh vị mới đạt được, thành tựu như tâm mong mỏi lúc đầu cho nên sinh lòng hoan hỷ.

Hai-Lìa xa tâm sai lầm có thể khởi lên phiền não cấu trược như phạm giới..., Giới thanh tịnh đầy đủ, cho nên gọi là Ly Cấu Địa. Địa này có ba nghĩa: 1-Tức là lìa xa nhân, nghĩa là lìa xa có thể khởi lên phiền não phạm vào sai lầm; 2-Lìa xa hành của quả, nghĩa là lìa xa ác nghiệp phạm giới, cho nên nói là Đẳng; 3-Đối trị để lìa xa, nghĩa là Giới thanh tịnh đầy đủ.

Ba-Tùy thuận Văn-Tư-Tu... dựa theo pháp hiển bày rõ ràng, cho nên gọi là Minh Địa. Địa này chỉ có một nghĩa, nghĩa là ba Tuệ dựa theo pháp đã nghe ở Địa ấy. Nếu dựa theo văn sau của Luận thì lại có một nghĩa, nghĩa là bởi vì đạt được tướng ánh sáng của Tuệ thuộc Địa thứ tư, cho nên như Minh Đắc Định... Văn sau của Luận nói: Tuệ thuộc Vô sinh hạnh-Vô hạnh của Địa ấy, ở đây gọi là Quang Minh, dựa vào Quang Minh này cho nên gọi là Minh Địa. Nhưng luận Duy Thức và kinh này đều gọi là Phát Quang, nghĩa là thành tựu về Định thù thắng, duy trì toàn bộ Đại pháp, cho nên có thể phát ra ánh sáng của Diệu Tuệ vô biên. Ở đây là ba nghĩa: 1-Định là chủ động phát ra; 2-Trì là chủ động duy trì; 3-Ánh sáng thuộc Tuệ của Địa sau là thụ động phát ra-thụ động duy trì. Nhưng ba Tuệ dựa vào nghĩa đầu, phát ra ánh sáng dựa theo nghĩa sau, cho nên nhận lấy tên gọi không giống nhau.

Bốn-Không quên củi phiền não thì lửa Trí có thể đốt cháy, cho nên gọi là Diệm Địa. Diệm tức là Tuệ Diệm, cho nên ở đây gọi là Diệm Tuệ Địa. Địa này cũng bao gồm hai nghĩa sau: 1-Tức là lửa của Căn bản trí có thể đốt cháy phiền não cậy vào Văn trì không quên mà trở thành Mạn của Địa trước; 2-Dựa vào Hậu đắc trí mà khởi Dụng. Văn sau của Luận nói: Trong ánh sáng của vật báu Ma-ni thuộc về Chứng Trí Pháp Minh của Địa ấy, phát ra ánh sáng A-hàm tiến vào nghĩa của vô lượng pháp môn, Quang Minh Trí Xứ soi chiếu khắp nơi hiển bày rõ ràng. Bởi vì nghĩa này, cho nên Địa này giải thích tên gọi là Diệm.

Hỏi: Dựa theo nghĩa đầu, thì các Địa trước-sau lẽ nào không đốt cháy phiền não? Đáp: Có hai nghĩa cho nên chỉ riêng Địa này nhận lấy tên gọi: 1-Dựa vào phần vị nương nhờ mà nói, thì Địa này nương nhờ là pháp vô lậu xuất thế gian; 2-Theo ba Học thì Địa này là Tuệ, bởi vì ban đầu đạt được Tuệ.

Năm-Đạt được Trí xuất thế gian, dùng phương tiện khéo léo có thể vượt qua những pháp khó vượt qua, cho nên gọi là Nan Thắng Địa. Địa này chỉ có một nghĩa, nghĩa là Chân-Tục không có trái ngược, vốn là điều hơn hẳn khó nhất. Bởi vì Địa thứ ba giống với thế gian chưa có thể vượt ra được; Địa thứ tư tuy vượt ra mà không có thể thuận theo, phần nhiều vướng vào hai bên, khó mà vượt qua được. Nay đạt được xuất thế gian, lại có thể thuận theo Tục, khéo léo thông hiểu năm Minh, ChânTục không có trái ngược, có thể vượt qua vướng mắc thiên lệch, thật sự là khó hơn hẳn. Địa này lần đầu đạt được, cho nên chỉ riêng Địa này nhận lấy tên gọi ấy.

Sáu-Thực hành Bát-nhã Ba-la-mật có gián đoạn, Đại Trí hiện rõ trước mắt, cho nên gọi là Hiện Tiền Địa. Nghĩa là khéo léo thông hiểu về duyên sinh, khiến cho không có phân biệt, gọi là thực hành Bát-nhã. Gần gũi như mắt nhìn thấy, gọi là hiện rõ trước mắt, hướng về Địa sau làm sáng tỏ yếu kém gọi là có gián đoạn, bởi vì Địa thứ bảy luôn luôn ở trong Quán.

Bảy-Khéo léo tu tập thực hành Vô tướng, công dụng đến cuối cùng có thể vượt qua thế gian và đạo xuất thế gian của Nhị thừa, cho nên gọi là Viễn Hành Địa. Địa này hoặc là có ba nghĩa: 1-Khéo léo tu tập về Vô tướng đến giới hạn của Vô tướng, cho nên gọi là Viễn Hành; 2-Công dụng đến cuối cùng, cho nên gọi là Viễn Hành; 3-Hướng về trước vượt lên trên, cho nên gọi là Viễn Hành. Hợp lại chỉ là một nghĩa, khéo léo tu tập thực hành Vô tướng là giải thích chữ Hành, từ công dụng về sau đều giải thích về chữ Viễn.

Nhưng khéo léo tu tập có hai nghĩa: 1-Địa trước có gián đoạn không gọi là khéo léo tu tập, nay luôn luôn ở trong Quán, cho nên nói là khéo léo tu tập; 2-Rời bỏ không có thuộc về có, không phải là khéo léo tu tập về không có, nay có và không có đều lìa xa cả hai, cho nên nói là khéo léo tu tập. Vì sao đều lìa xa cả hai? Nghĩa là Tuệ phương tiện ở trong Không cho nên lìa xa có, Hành thù thắng trong Hữu cho nên lìa xa không có. Sau trong giải thích về chữ Viễn, công dụng đến cuối cùng chính là trình bày về nghĩa của Viễn, bởi vì xa như giới hạn cuối cùng của một cõi. Vượt qua nơi nào? Hướng về tướng của ba Địa trước thì giống với thế gian, vượt qua đã xa; hướng về tướng của Địa thứ tư-thứ năm-thứ sáu thì giống với Nhị thừa, nay cũng vượt lên trên. Địa thứ năm thì Chân-Tục không có trái ngược, đâu khác gì có và không có cùng lìa xa trong này? Sơ lược có ba loại khác nhau: 1-Bởi vì Địa ấy hãy còn chưa có thể vượt qua Nhị thừa; 2-Bởi vì tuy dùng Chân để tiến vào Tục mà hãy còn chưa tự tại đối với hai hành; 3-Bởi vì Địa ấy hãy còn chưa đạt được Bát-nhã rất sâu xa, cho nên không phải là sâu xa vi diệu đối với hai hành.

Tám-Hành của Báo thuần thục, Vô tướng không có gián đoạn, cho nên gọi là Bất Động Địa. Địa này cũng có ba nghĩa: 1-Xả bỏ hành Sinh của ba cõi, nhận lấy quả biến dịch, cho nên nói là hành của Báo, dựa vào đây để khởi hạnh, tùy ý vận dụng mà thành tựu, cho nên công dụng không thay đổi; 2-Đạt được Diệu Tuệ-Vô tướng của Vô sinh Nhẫn, thì Hữu tướng không làm cho lay động; 3-Hai loại này không có gián đoạn thì phiền não không làm cho lay động. Hợp lại chỉ là một nghĩa, nghĩa là Địa trước đã đạt được Vô tướng, tướng không có gián đoạn và phiền não cũng không thể làm cho lay động, mà bị công dụng làm cho lay động, không có tên gọi của Bất Động. Nay bởi vì không có công dụng, khiến cho quán sát về Vô tướng, tùy ý vận dụng không có gián đoạn, cả ba loại không thể nào làm cho lay động. Sau dụ về Luân Vương-Phạm Vương có thể chứng minh điều này.

Chín-Đạt được Lực vô ngại mà thuyết pháp, thành tựu hành Lợi tha, cho nên gọi là Thiện Tuệ Địa. Đạt được Tuệ vô ngại hãy còn chưa gọi là Thiện, thuyết giảng khắp nơi, lợi ích cho tất cả mới gọi là Thiện.

Mười-Đạt được Đại Pháp thân đầy đủ tự tại, cho nên gọi là Pháp Vân Địa. Địa này có hai nghĩa: 1-Đạt được Đại Pháp thân là nói về Thể của Pháp Vân, đầy đủ tự tại là giải thích về nghĩa của Pháp Vân, nghĩa là có thể thuyết pháp như mây cuộn mưa tuôn, bởi vì Dụng tự tại; đây là dựa theo chủ động thuyết giảng làm tên gọi. 2-Đạt được Đại Pháp thân, đây là trình bày về nghĩa của Pháp, bởi vì là Đại pháp khí; đầy đủ tự tại, đây là giải thích về nghĩa của Vân, bởi vì có thể tiếp nhận thuyết pháp như mây cuộn mưa tuôn của Như Lai. Sau trong phần giải thích tên gọi, tự nhiên sẽ giải thích mở rộng.

Mười Địa này có được tên gọi, tóm lược có bốn cặp: 1-Dựa theo Pháp-Dụ, Diệm Tuệ và Pháp Vân là Pháp-

Dụ hợp lại làm tên gọi, còn lại đều dựa vào Pháp. 2-Dựa theo Thể-Dụng, Hoan Hỷ và Thiện Tuệ là dựa theo Thể làm tên gọi, còn lại đều dựa vào Dụng. 3-Dựa theo TựTha, Ly Cấu và Bất Động là dựa vào Tha mà nhận lấy tên gọi, còn lại đều thiết lập tên gọi theo nghĩa của mình. 4-Dựa theo tướng của phần vị ấy để so sánh, Nan Thắng và Viễn Hành là so sánh với phần vị khác mà nhận lấy tên gọi, còn lại đều ngay nơi phần vị mà nhận lấy tên gọi.

Mười loại này Viên dung, từng Địa từng Địa đều đầy đủ. Nếu dựa theo Hành bố, thì tên gọi của những Địa trước thuận theo bao gồm những Địa sau, tên gọi của những Địa sau thì không bao gồm những Địa trước, như tên gọi của Hoan Hỷ Địa thì nghĩa bao gồm mười Địa, tên gọi của Pháp Vân Địa thì không đưa vào trong chín Địa trước. Nay bởi vì hiển bày về tướng riêng biệt, đều thuận theo ban đầu đạt được mà nhận lấy tên gọi, văn sau sẽ trở lại hiển bày.

Phần 4, là kết luận về tên gọi để hiển bày thù thắng, có thể biết.

Phần ba là làm sáng tỏ về pháp quan trọng thù thắng của Địa, bởi vì muốn khiến cho chúng sinh sinh lòng khao khát ngưỡng mộ, trong văn có hai: 1-Trình bày về không thấy nơi nào không thuyết giảng, trở lại hiển bày Báo-Hóa ở mười phương đều thuyết giảng; 2-Đưa ra giải thích về nguyên cớ. Đưa ra rằng: Quốc độ chư Phật không giống nhau, nghi thức giáo hóa cũng khác nhau, đều thuyết giảng về pháp quan trọng của mười Địa là như thế nào? Ý giải thích rằng: Bởi vì pháp này thù thắng nhất, nghĩa là vạn pháp đều Như, Như là Thể thành Thánh, lìa xa Chứng Trí này đều là tùy theo thích hợp, là pháp quan trọng thù thắng.

Văn có bốn câu. Hai câu đầu là tổng quát nêu lên để hiển bày thù thắng: Câu đầu là Chứng Hành, nghĩa là chư Phật chứng được Hành này làm nhân mà thành tựu Bồ-đề, còn lại đều là Trợ đạo, cho nên pháp này là Tối thượng-Tối thắng; câu sau là pháp môn A-hàm, gọi là Thể của pháp, Quang minh là hiển bày về soi chiếu tất cả các pháp môn khác. Hai câu sau là riêng biệt hiển bày về tướng ấy: Câu đầu là giải thích về A-hàm trước đây, nói là phân biệt thuyết giảng, tức là trình bày về ánh sáng của pháp trước đây, là Thể-Dụng của Giáo. Câu này là pháp môn mà Giáo đã soi chiếu, Luận nói: Phân biệt về sự việc của mười Địa, là hiển bày rõ ràng về pháp do Trí thế gian mà nhận biết. Câu sau là hiển bày về Chứng Đạo trên đây, không phải là Trí thế gian thuộc Địa tiền mà nhận biết, cho nên gọi là không thể nghĩ bàn, luận nói: Hiển bày rõ ràng về Trí xuất thế gian mà thuyết giảng về Chứng, muốn im lặng cho nên gọi Phật tử. Đã nói về phần Căn bản.

QUYỂN 32

Phần thứ sáu: Từ "Nhĩ thời Kim Cang Tạng Bồ-tát thuyết thử..." trở xuống là trong phần Thưa thỉnh, có ba: Một-Thuyết giảng rồi dừng lại im lặng; Hai-Từ "Thị thời..." trở xuống là ba vị thưa thỉnh năm lần; Ba-Từ "Nhĩ thời Kim Cang Tạng quán sát..." trở xuống là nhận lời thuyết giảng về phạm vi giới hạn.

Sở dĩ im lặng, là lúc sắp thuyết giảng thì nhất định phải im lặng, bởi vì muốn khiến cho Đại chúng khao khát ngưỡng mộ mà thưa thỉnh thuyết giảng. Sở dĩ chờ đợi thưa thỉnh, sơ lược có hai ý: 1-Bởi vì tăng thêm tâm tôn kính pháp của các Bồ-tát; 2-Bởi vì trong phần Căn bản trước đây, nêu ra Địa ca ngợi thù thắng để làm tăng thêm ưa thích, muốn khiến cho trong phần Thưa thỉnh này phát sinh hiểu biết đích thực. Vì sao phát sinh hiểu biết? Nghĩa là bởi vì thưa thỉnh cho nên có thể nói rõ nguyên cớ im lặng, hiển bày về Thể của Địa rất sâu xa, lìa xa nói năng-suy nghĩ, khiến cho Đại chúng trước đã hiểu biết, sau khi nghe phần Thuyết giảng không giữ lấy thuận theo âm thanh, mà lìa xa hiểu biết sai lạc. Tức là cũng bởi vì điều này, cho nên có phần ba là nêu ra thuyết giảng về phạm vi giới hạn.

Phần một: Thuyết giảng rồi dừng lại im lặng, có thể biết.

Trong phần hai là thưa thỉnh, ba vị thưa thỉnh khác nhau, tức phân làm ba phần: 1-Giải Thoát Nguyệt thưa thỉnh; 2-Đại chúng thưa thỉnh; 3-Như Lai thưa thỉnh.

Sở dĩ cần phải ba vị thưa thỉnh, là hiển bày về pháp sâu xa vi diệu, mà khiến cho nghe hiểu. Vị đứng đầu Đại chúng là biểu lộ rõ ràng sự khao khát ngưỡng mộ của Đương cơ, vị Hóa Chủ gia hộ khuyến khích cho nên sự việc mới tròn vẹn. Đạo rộng lớn đều không còn, cho nên pháp cần phải thưa thỉnh, là thuận theo người đứng đầu thưa thỉnh. Đại chúng này có thể nghe, bởi vì lời nói không hư rỗng, là người thưa thỉnh thành tựu. Như Lai hộ niệm mà sinh tâm tin nhận, bởi vì lời nói có chứng minh. Đây là dựa theo nguyên nhân thưa thỉnh mà phát sinh thưa thỉnh, cũng là theo thứ tự.

Vả lại, Đức Phật thưa thỉnh thì gọi là gia hộ, nghĩa là bởi vì Đại chúng tuy đã thưa thỉnh, mà cần phải nhờ vào uy quang của Phật chủ, mới có thể thuyết giảng; cũng gọi là chỉ dạy, Như Lai chỉ dạy thuyết giảng là hiển bày sự thuyết giảng của Kim Cang Tạng, bởi vì truyền bá giáo pháp của Phật.

Lại hai vị thưa thỉnh trước, hiển bày về pháp của Địa này vốn là nhân của người tu tập; một vị thưa thỉnh sau, hiển bày về pháp của Địa này vốn là Đức Phật đã chứng. Hai vị thưa thỉnh trước thì ở kinh khác có thể là có, một vị thưa thỉnh sau thì ở kinh khác không có, ba lần thưa thỉnh trong kinh Pháp Hoa chỉ là một vị. Bởi vì pháp của Địa rất sâu xa, dựa vào phần vị khó mà thuyết giảng.

Lại ba lần thưa thỉnh theo thứ tự: Đầu là Giải Thoát Nguyệt thưa thỉnh, bởi vì là vị Thượng thủ trong Đại chúng ấy, nếu vị khác thưa hỏi thì lộn xộn. Vì sao Đại chúng không thưa hỏi lộn xộn? Bởi vì Đại chúng đã được điều phục, nhờ vào hai lần ngăn lại-ba lần thưa thỉnh trước đây mà Đại chúng lúc ấy ghìm xuống-nâng lên. Tiếp là Đại chúng thưa thỉnh để biểu thị cho sự thành kính, nhưng không phải là tranh nhau đứng lên, mà dựa vào nghi thức thưa thỉnh trước đây, đồng thanh cùng thưa thỉnh, cho nên cũng không lộn xộn. Sau là lắng nghe thuyết giảng về Lý tận cùng, cho nên Như Lai khuyến khích thuyết giảng.

Trong phần 1: Giải Thoát Nguyệt thưa thỉnh, tổng quát có ba lần thưa thỉnh. Sở dĩ ba lần là thuận theo nghi thức của thế gian, bởi vì ít thì không thiết tha sâu nặng, nhiều thì lộn xộn phức tạp, đích thực thích hợp với trung bình, cho nên chỉ có ba lần. Lúc ấy ghìm xuống-nâng lên là bởi vì điều phục căn cơ, cho nên hai vị trợ giúp thành tựu đều chỉ có một lần thưa thỉnh. Nhưng dựa vào ba lần thưa thỉnh, thuận theo phân làm ba phần; nếu bao gồm ba lần ngăn lại thì phải phân làm sáu. Bởi vì ngăn lại mà đứng im lặng trước đây, nối thông làm căn bản của năm lần thưa thỉnh, không thể nào chỉ thuộc về phần đầu, cho nên ngăn lại và thưa thỉnh nương theo nhau. Tạm thời phân làm năm mục: Một-Lạ lùng vì im lặng vượt lên trên nghi ngờ mà thưa thỉnh. Hai-Pháp sâu xa khó tiếp nhận mà ngăn lại. Ba-Ca ngợi Đại chúng có thể nghe nổi mà thưa thỉnh. Bốn-Không chịu nổi sẽ có tổn hại mà ngăn lại, nghĩa là tuy có người có thể nghe mà cũng có người không chịu nổi. Năm-Cùng ca ngợi về người và pháp mà thưa thỉnh, nghĩa là người nghe không chịu nổi bởi vì pháp sâu xa, cũng được chư Phật che chở thì hẳn nhiên thuận theo để thuyết giảng, ngay sau đó Kim Cang Tạng theo lý cuối cùng lại không làm trái sự thưa thỉnh.

Ngay trong mục một là thưa thỉnh lần thứ nhất, phân hai: 1-Trình bày về Đại chúng nhìn thấy im lặng sinh tâm nghi ngờ; 2-Từ "Giải Thoát Nguyệt..." trở xuống là vượt lên trên nghi ngờ mà thưa thỉnh.

Mục 1: Nói về Nhân gì-Duyên gì, là từ ngữ của sự nghi ngờ cảm thấy lạ lùng. Vì Nhân của người thuyết giảng không có thể thuyết giảng chăng? Vì Duyên của người nghe không có thể nghe chăng? Từ "Kim Cang Tạng..." trở xuống là nêu ra sự việc đã nghi ngờ.

Trong mục 2 là vượt lên trên nghi ngờ mà thưa thỉnh, có hai: a-Nói về nhân thưa thỉnh, nghĩa là hiểu được nghi ngờ của Đại chúng; b-Dùng tụng để chính thức thưa thỉnh.

Văn có năm kệ hiển bày về thuyết giảng-lắng nghe không có lỗi lầm, vì vậy nên thuyết giảng. Tức là phân làm hai: Đầu là một kệ về người thuyết giảng không có lỗi lầm, cũng loại bỏ nghi ngờ về Nhân gì của Đại chúng; sau là bốn kệ về người nghe không có lỗi lầm, cũng loại bỏ nghi ngờ về Duyên gì của Đại chúng. Tuy tựa như hai mục đầu đưa ra nguyên cớ im lặng, là vì lướt qua nghi ngờ của Đại chúng, mà ba mục sau thưa thỉnh thuyết giảng là vì thỏa mãn mong muốn của Đại chúng. Văn làm sáng tỏ tóm lược mà thôi, không phải là không nối thông vói nhau, cho nên dựa vào cách phân định trước đây.

Đầu là một kệ ca ngợi người thuyết giảng là vị Giác ngộ thanh tịnh (Tịnh Giác) không có lỗi lầm: Hai chữ đầu kệ, ba chữ cuối kệ, hợp lại làm từ ngữ đưa ra thưa hỏi, nghĩa là ở giữa có Giác ngộ thanh tịnh không có lỗi lầm, vì sao không giải thích? Thánh đức tuy nhiều, mà chỉ ca ngợi về Giác ngộ thanh tịnh, là bởi vì nói về nhân. Giác tức là Giác quán, từ đó đạt được mà làm gia hạnh của miệng, đầy đủ chủ động đối trị-thụ động đối trị, không suy nghĩ gì mà phát ra ngôn từ, cho nên nói là Giác ngộ thanh tịnh. Người Giác ngộ thanh tịnh gọi là người Tịnh Giác, ba chữ làm tổng quát, còn lại đều là riêng biệt.

Riêng biệt ca ngợi về Giác ngộ thanh tịnh có hai công năng thù thắng: 1-Thâu nhiếp đối trị, nghĩa là Niệm-Trí đầy đủ, Niệm là bốn Niệm, Trí là Trí thuộc Như. 2-Lìa xa các sai lầm, nghĩa là mười chữ còn lại, chữ đầy đủ (Cụ) sử dụng hai nơi.

Trong công năng 1, do có chủ động đối trị, mà thụ động đối trị không sinh khởi. Thụ động đối trị có hai: a-Hiểu biết xen tạp (Tạp giác), nghĩa là Tầm-Tứ của phàm phu tương ưng với bốn điên đảo, tức là điên đảo mê lầm về Sự, dùng bốn Niệm để đối trị; b-Nhân của hiểu biết xen tạp là nhớ tưởng phân biệt, nghĩa là chuyển theo Danh-Tướng, tức là điên đảo mê lầm về Lý, dùng Trí thuộc Chân Như để đối trị. Trước là chỉ riêng phàm phu, sau thì bao gồm phàm phu-Tiểu thừa.

Nói lìa xa lỗi lầm, là lìa xa ba loại lỗi lầm: a-Bởi vì đầy đủ công đức không có Sân..., cho nên lìa xa lỗi lầm của keo kiệt-ganh ghét, nghĩa là không có Sân đối trị ganh ghét... mà dẫn đến không có Tham, không có Tham đối trị keo kiệt không bình đẳng mà đạt được không có Si, không có Si tức là Niệm-Trí trước đây thâu nhiếp. b-Bởi vì trước đã nói về sự Thượng Diệu của Địa, cho nên không có lỗi lầm lười nhác về thuyết pháp. c-Bởi vì có năng lực của Lạc thuyết biện tài, cho nên không có lỗi lầm về không Lạc thuyết.

Nhưng Niệm-Trí chính là vì đối trị về hiểu biết xen tạp..., cho nên nhận lấy tên gọi Đối trị, mà không có Sân... thì chủ ý không vì đối trị với ganh ghét... Có pháp này tùy ý vận dụng thì tự nhiên không có pháp kia, cho nên chỉ gọi là lìa xa lỗi lầm.

Sau là ca ngợi người nghe không có lỗi lầm, trong đó có bốn kệ phân ba: Hai kệ đầu là ca ngợi về chúng Đồng sinh, Luận nói: Bởi vì đồng pháp quyết định, cho nên có vui thích lắng nghe. Một kệ tiếp là ca ngợi về chúng Dị sinh, Luận nói: Lại nêu ra những người khác, bởi vì tâm thanh tịnh. Một kệ sau là ca ngợi hai chúng, Luận nói: Lại hiển bày Đại chúng này đều có thể nghe pháp.

Hai kệ đầu: Kệ trước ca ngợi về Căn, cho nên nói là Quyết định. Kệ sau ca ngợi về Dục (mong muốn), cho nên nói là mong muốn được nghe. Nếu có mong muốnkhông có căn thì tuy nghe mà không hiểu, có căn-không có mong muốn thì tuy nghe mà không tiếp nhận, vì vậy cần phải ca ngợi cả hai.

Kệ trước: Đồng pháp tức là Đồng sinh, chọn ra Dị sinh ở sau; Quyết định tức là căn khí, chọn ra vui thích mong muốn ở sau.

Câu đầu là tổng quát, luận nói: Quyết định là bởi vì trí tuệ sáng suốt hiểu biết rõ ràng, trí tuệ sáng suốt tức là căn, sáng suốt có thể nhận biết về Giáo, trí tuệ có thể tiến vào Chứng.

Hai câu tiếp là riêng biệt, Luận nói: Quyết định có ba: 1-Quyết định hướng lên trên Nguyện đạt được Đại Bồ-đề, cho nên nói là dũng mãnh; 2-Quyết định về danh tiếng, người khác dễ dàng kính trọng, cho nên nói là không có yếu hèn, bởi vì bên trong không có yếu hèn cho nên bên ngoài nổi tiếng khắp nơi; 3-Quyết định về thâu nhiếp tiếp nhận, nghĩa là người thuyết giảng ấy vốn khéo léo nhận biết, tức là kinh nói về tên gọi của Địa, do có thể thâu nhiếp tiếp nhận mới thuyết giảng cho biết mà thôi.

Một câu sau là đưa ra im lặng, có thể biết.

Trong kệ sau là ca ngợi về mong muốn: Câu đầu là pháp mà mình mong muốn, hai câu tiếp là chính thức trình bày về có mong muốn, một câu sau là kết luận về thưa thỉnh. Luận nói: Trong này, nếu chỉ có Quyết định về A-hàm mà không có Quyết định về Chứng, chỉ có Quyết định về Phi hiện tiền mà không có Quyết định về Hiện tiền, Quyết định như vậy thì pháp khí không đầy đủ. Không thể nào nghe nhận, thì Hiện tiền là Dục, bởi vì đang thấy mà khởi lên; Phi hiện tiền là Căn, bởi vì chỉ âm thầm đầy đủ.

Trong này, ý trình bày là chỉ có Căn mà không có Dục thì không có thể nghe pháp. Nay kệ trước đối với Giáo quyết định hiểu rõ, đối với Lý quyết định chứng được, đầy đủ hai Quyết định, là Căn thuộc về Phi hiện tiền. Lại có Dục thuộc Hiện tiền trong kệ này là Quyết định về Giáo-Chứng, thì đầy đủ Quyết định cho nên có thể tiếp nhận. Tâm ấy không có yếu hèn, thì Luận về kinh nói: "Trí của Phật tử là Vô úy. Vô úy tức là không có yếu hèn, tâm hợp với Lý thì gọi là Trí." Nhưng Trí có hai loại: 1-Chứng được pháp, vì vậy thuộc về Căn trước đây; 2-Hiện tại tiếp nhận, vì vậy thuộc về mong muốn hiện tại. Mong muốn cũng cần đến Trí, cho nên đối với vui thích lắng nghe, tâm không có yếu hèn.

Tổng quát về Căn-Dục ở hai kệ trước, cùng đầy đủ về diệu nghĩa của các Địa, Nguyện thuyết giảng cho biết về điều đó.

Một kệ tiếp ca ngợi về chúng Dị sinh, chỉ nói là Chúng hội bởi vì cùng ca ngợi về Căn-Dục: Câu đầu là tổng quát, bởi vì tâm không có cấu trược, cho nên gọi là thanh tịnh. Ba câu sau là riêng biệt, riêng biệt lìa xa sáu cấu trược: 1-Cấu trược vì không mong muốn, nghĩa là bởi vì không có tâm thu nhận chọn lấy, dùng lìa xa lười nhác để đối trị. 2-Cấu trược của oai nghi, bởi vì không cung kính nghiêm túc, dùng nghiêm túc chỉnh tề để đối trị. 3-Cấu trược của năm loại ngăn che, bởi vì tham danh..., dùng trong sáng để đối trị. 4-Cấu trược của suy nghĩ kỳ quái, nghĩa là tạp nhiễm của cao ngạo, tạp nhiễm của khinh mạn..., đều gọi là suy nghĩ kỳ quái, nay nói về Hạnh kiên cố không lay động để đối trị. 5-Cấu trược vì công đức không đủ, bởi vì thiện căn nhỏ bé ít ỏi, cho nên ở trong pháp thuyết giảng ấy, tâm không vui thích trú vào, dùng công đức đầy đủ để đối trị. 6-Cấu trược của ngu si, nghĩa là bởi vì ngu muội tối tăm không hiểu rõ, dùng trí tuệ để đối trị.

Một kệ sau là cùng ca ngợi hai chúng, cho nên nói là tất cả. Nhìn thấy nhau là tổng quát, luận nói: Lần lượt theo nhau cùng ngước nhìn, là nêu ra vốn không có tạp nhiễm. Còn lại đều là riêng biệt. Đều cung kính... là không có tạp nhiễm của khinh mạn. Nửa kệ sau là Dụ hiển bày cung kính đối với pháp càng sâu xa, đâu có gì tạp nhiễm? Luận về Kinh nói: "Như ong muốn mật chín muồi." Xưa giải thích rằng: "Một lòng một dạ hướng về chứng đạt, như ong chuyên ý làm mật chín muồi, mong cầu giáo pháp như khát nước nghĩ đến cam lồ." Nay thì chỉ nói nghĩ đến mật, là hai câu đều bao gồm GiáoChứng. Nhưng ong là nghĩ đến mật, khát là nghĩ đến nước mát, dụ cho vị Giải thoát hiếm có của pháp Hỷ. Lại nói là mật ngon, lại nghĩ đến cam lồ, hiển bày về pháp vi diệu mà tình thức sâu xa khao khát suy nghĩ. Mục hai-Từ "Nhĩ thời Đại Trí..." trở xuống là pháp sâu xa khó tiếp nhận mà ngăn lại, trong văn có hai: 1-Nói về ý; 2-Dùng kệ đáp lại.

Trong mục 1, khiến cho Đại chúng hoan hỷ, là tổng quát về tướng đáp lại, nghĩa là nói kệ chủ yếu để loại trừ nghi ngờ phiền muộn trước đây mà đạt được tâm hoan hỷ. Đáp lại có hai: a-Có thể đáp lại, bởi vì tự mình có Đại Trí; b-Đáp lại không yếu hèn, bởi vì không sợ gì Đại chúng không chịu nổi, luận nói: Hai điều này nêu ra rõ ràng tự mình và người khác không có lỗi lầm, bởi vì ý kệ sau trình bày về pháp khó thuyết giảng, không phải là tự mình không có Trí mà không có thể thuyết giảng; nhưng nói khó nghe, không phải là chê trách Đại chúng hoàn toàn không có thể nghe nổi.

Trong mục 2, là dùng kệ đáp lại, có năm kệ phân bốn: Đầu là hai kệ trình bày về pháp khó thuyết giảng, loại bỏ nghi ngờ về Nhân gì trước đây, thành tựu về nghĩa có Trí nói trên. Tiếp là một kệ hiển bày về pháp khó nghe nổi, loại bỏ nghi ngờ về Duyên gì trước đây, thành tựu về nghĩa Vô úy nói trên. Tiếp là một kệ dụ về khó thuyết giảng-khó nghe nổi. Sau cuối là một kệ nêu ra khó để kết luận về im lặng.

Trong hai kệ đầu phân hai: Kệ trước hiển bày về pháp khó thuyết giảng, kệ sau làm sáng tỏ nguyên cớ khó thuyết giảng.

Kệ trước, chữ Khó (Nan) ở cuối kệ, tức là tướng tổng quát, đó là bởi vì khó đạt được. Nguyên cớ khó đạt được, trình bày ở kệ sau. Ở đây, khó có hai loại: Một-Khó nhất, bởi vì Thể vượt ngoài danh-tướng, kinh nói là Bậc nhất; Hai-Khó chưa từng có, bởi vì thuộc về tướng mà không có, kinh nói là Hiếm có. Hai loại trên là trình bày về tướng của khó.

Cái gì là Thể của pháp khó? Tức là hai câu đầu của kệ: Hạnh Bồ-tát là Trí xuất thế gian, đó chính là Chứng đạo. Chứng tâm trải qua cảnh cho nên gọi là Hành Địa. Sự nghĩa là Hành thuộc Sự của mười Địa, tức là Giáo đạo, bởi vì tướng sai biệt. Tối thượng là nói bao gồm hai loại thù thắng trên đây. Căn bản của chư Phật, là giải thích về Chứng Trí trên đây, có được tên gọi của Hạnh Bồ-tát, cho nên Hành là nghĩa của nhân; Giác ngộ bởi Trí của Phật, cho nên gọi là Phật. Nay Chứng Trí này cũng là Giác ngộ về Trí của Phật, cho nên làm căn bản của Chứng Trí, căn bản tức là nhân.

Giáo-Chứng này đối với nơi nào trở thành khó? Nghĩa là biểu hiện rõ ràng phân biệt mà thuyết giảng, Chứng đạo không còn tâm cho nên khó mà biểu hiện rõ ràng, Giáo đạo dựa vào Chứng cho nên cũng khó mà phân biệt.

Kệ sau là giải thích về nguyên cớ của khó: Sự của Hạnh Bồ-tát trước kia sở dĩ khó, là bởi vì trú trong nghĩa sâu xa vi diệu, cho nên Luận nói: Trú trong nghĩa thuộc Sự của Hạnh Bồ-tát ấy, không thể thuyết giảng như vậy. Trong kệ: Hai câu đầu là so sánh yếu kém để làm sáng tỏ về sâu xa, một câu tiếp dựa vào thù thắng để hiển bày về vi diệu, một câu cuối là nêu ra nghe mà mê hoặc để hiển bày thành tựu về khó thuyết giảng.

Trong đó, khó là tướng tổng quát. Vì sao khó? Bởi vì khó đạt được, khó chứng đắc.

Khó đạt được có bốn: 1-Vi tế khó đạt được, hiển bày vốn không phải là cảnh của Văn tuệ. 2-Khó nhìn thấy-khó đạt được, cũng không phải là Tư tuệ và Tâm nhãn mà thấy được. 3-Lìa xa Niệm khó đạt được, cũng không phải là cảnh của Tu tuệ thuộc thế gian, bởi vì Trí của Địa là thuộc về Chân Tu, vốn không phải là cảnh thuộc tâm sở phân biệt duyên vào tu của Địa tiền. 4-Vượt quá tâm địa khó đạt được, không những không phải là cảnh của Địa tiền, mà cũng không phải là cảnh của Báo sinh khéo léo đạt được Trí về Tu đạo từ Đăng

Địa trở lên, nghĩa là do Biến dịch mà khởi lên Tâm-Thức của Dị thục gọi là Báo sinh, sinh ra liền có thể nhận biết về Vô thường..., cho nên gọi là khéo léo đạt được Trí về Tu đạo. Bởi vì không phải là Trí soi chiếu Thật, cho nên cũng không lường được Trí của Địa. Nhận biết về Vô thường... mà chưa quên tâm cảnh, cho nên gọi là tâm địa, bởi vì Địa thứ bảy trở về sau đều có thể ra khỏi Quán. Vả lại, khéo léo đạt được Trí về Tu đạo này tức là gia hạnh, vốn là Hậu đắc trí chứ không phải là Căn bản trí, cho nên chọn ra Trí ấy. Bởi vì luận Du Già quyển thứ 55 nói: "Trong phần vị Tu đạo, có đạo thuộc về Đoạn xuất thế gian, có đạo thuộc về Đoạn thế gian và xuất thế gian. Đã nối thông với thế gian, cho nên không phải là cảnh của tâm. Đã không phải là cảnh của bốn tâm, thì đó là cảnh gì? Tức là cảnh thuộc về Trí của Phật. Thế nào là Trí? Bởi vì thấy rõ Thật nghĩa." Xuất sinh có hai nghĩa: 1-Bởi vì sinh ra Trí của Phật ấy; 2-Bởi vì ra khỏi sinh là vô lậu.

Câu cuối nói: Sở dĩ khó thuyết giảng, là bởi vì người nghe thuận theo nghe mà giữ lấy đắm theo thì sẽ mê hoặc.

Một kệ tiếp hiển bày về pháp khó nghe nổi, Luận nói: Đã biện giải về khó thuyết giảng, lại hiển bày về khó nghe nổi. Nhưng trong kệ nêu ra đầy đủ đức có thể nghe, là trở lại hiển bày về khó nghe nổi, bởi vì bao gồm mong muốn khiến cho người học có thể nghe.

Trong đó: Ba câu đầu là nêu ra đức, câu cuối là kết luận thành tựu về có thể nghe.

Trong ba câu đầu: Câu trước là tổng quát, nghĩa là giữ tâm nghe pháp vững chắc như Kim cang thì tự nhiên có thể nghe; hai câu sau là riêng biệt. Vững chắc có hai loại: 1-Quyết định tin tưởng vững chắc, tức là câu thứ hai, bởi vì nếu không có niềm tin vững chắc này thì không thể nào tiến vào đối với pháp thuộc phần của người khác; 2-Chứng được vững chắc, tức là câu thứ ba, bởi vì nếu không có Chứng được vững chắc thì không thể nào tiến vào đối với pháp thuộc phần của mình.

Tướng của niềm tin sâu xa như thế nào? Nghĩa là đối với Trí của Phật, nếu như Tâm-Trí không đạt tới, thì ngưỡng mộ tôn sùng Trí của Phật không phải cảnh giới của mình, là tướng của niềm tin sâu xa, tức là Trí ngưỡng mộ tôn sùng trong ba loại Chánh Trí ở kinh Thắng Man. Pháp đã tin tưởng là gì? Nghĩa là Trí tuệ thù thắng của Phật, bởi vì Trí của Địa này hướng lên trên giống với Trí của Phật. Trí của Phật có hai: 1-Trí thuộc Bồ-đề, là Tự hành-Chứng pháp, Xứng tánh vô biên; 2-Quyền Trí giáo hóa chúng sinh, là giáo pháp Lợi tha, tùy theo căn cơ ẩn hiện đủ loại sai biệt, tức là Trí tuệ của chư Phật và môn Trí tuệ trong kinh Pháp Hoa, đối với hai loại sâu xa này đều tự nhiên tin tưởng.

Thế nào là Chứng được vững chắc? Ở đây cũng có hai: 1-Nhận biết là chủ động Chứng; 2-Tâm địa là thụ động Chứng. Nói về Vô ngã, bao gồm chủ động Chứngthụ động Chứng. Tâm địa tức là Chân Lý thuộc hai Không, chỗ dựa của Sự gọi là tướng thuộc Duy Thức, luận nói: Tùy theo tâm sở mà nhận lấy Báo trong ba cõi. Đây tức là Thức dị thục. Lại tùy theo tâm sở hiện hành tất cả các cảnh giới, cũng gọi là tâm địa. Đây tức là bảy Chuyển thức trước, và bao gồm các cảnh trong-ngoài thuộc Tướng phần của Thức thứ tám. Đối với hai loại này, nhận biết rõ ràng như thật về Ngã Không-Pháp Không, thành tựu Trí về Vô ngã.

Câu cuối là kết luận thành tựu. Đã biết về nghĩa khó nghe nổi, như vậy đầy đủ hai loại vững chắc nói trên, thì mới nghe nổi về Trí thù thắng vi tế trên đây.

Trong một kệ tiếp dụ về khó thuyết giảng-khó nghe nổi: Nửa kệ trước là Dụ, nửa kệ sau là Pháp-Hợp.

Trong này, ý của Dụ không chỉ chọn lấy hư không, bởi vì trống rỗng không có nét vẽ thì không làm Dụ; cũng không chỉ chọn lấy nét vẽ, bởi vì nét vẽ trên bức tường không làm Dụ; cho nên chủ yếu chọn lấy nét vẽ giữa hư không. Dụ về gió cũng như vậy, trong đó gió và nét vẽ là chủ động dựa vào mà dụ cho A-hàm, hư không là thụ động dựa vào mà dụ cho Chứng Trí. Nhưng gió và nét vẽ giữa hư không, không thể nói là không có, nghĩa là nếu dựa vào cây cối-bức tường thì có thể thấy; cũng không thể nói là có, bởi vì dựa vào hư không thì không dừng lại. Không phải là có, không phải là không có, cho nên không thể thuyết giảng. Ý của văn đích thực như vậy.

Luận có ba mục: Đầu là giải thích về tướng của Dụ; tiếp là giải thích về tướng của Hợp; sau là chọn ra không giống với Dụ.

Trong mục đầu có ba: 1-Tách ra giải thích về hai Dụ để trình bày không phải là có; 2-Hợp lại giải thích về hai Dụ để trình bày không phải là không có; 3-Cùng kết luận về hai Dụ thành tựu không thể thuyết giảng.

Trong tiết 1, Dụ về nét vẽ có hai: a-Chính thức hiển bày về tướng của Dụ, nói rằng kệ này nêu ra rõ ràng như màu sắc nét vẽ giữa hư không cũng giống như bức tường, nghĩa là màu sắc nét vẽ giữa hư không này không khác gì màu sắc nét vẽ trên bức tường, cho nên nói là giống như bức tường. Nếu như vậy thì vì sao không thấy? b-Hiển bày về điều ấy không phải là có, Luận nói: Không trú vào trong này cho nên không thể thấy, nghĩa là nét vẽ trên bức tường có bức tường có thể trú vào cho nên có thể thấy được, nét vẽ giữa hư không thì không có thể dựa vào cho nên không thể thấy.

Sau là Dụ về gió cũng có hai: a-Nói như gió giữa hư không cũng giống như lá cây, đây chính là hiển bày về tướng của Dụ. b-Nói không trú vào trong này cho nên không thể thấy được, đây là hiển bày không phải là có, nghĩa là gió trên lá cây có lá có thể dựa vào cho nên có thể thấy được, gió giữa hư không thì không có thể dựa vào cho nên không thể thấy.

Tiết 2, là hợp lại giải thích về hai Dụ để trình bày không phải là không có: Nói động tác này, không phải là không có hai sự việc này giữa hư không, ý Luận này trình bày chỉ vì không có thể dựa vào cho nên không thấy được, không phải là Thể của gió lay động-nét vẽ tạo ra hoàn toàn không có.

Tiết 3, là kết luận thành tựu về nghĩa không thể thuyết giảng, nói là sự việc ở giữa hư không thì không thể thuyết giảng về nơi chốn được, ở giữa hư không là hư không làm chỗ dựa của gió và nét vẽ, sự việc giữa hư không là tướng của gió và nét vẽ ở giữa hư không. Bởi vì nghĩa trước cho nên không thể nói là có, bởi vì nghĩa sau cho nên không thể nói là không có, vì vậy ở giữa hư không này và sự việc của nét vẽ-sự việc của gió, đều không thể nói đến xứ sở ấy.

Trong mục tiếp là giải thích về tướng của Hợp, theo thứ tự hợp với ba tiết trên, mà chỉ hợp với hai tiết: Một-Luận nói là nét vẽ và gió như thuyết giảng, đây là hợp với tướng của Dụ nói trên. Tiếp đến Luận nói: Bởi vì không phải tự tánh không thể thấy được, mà chính là không trú vào bởi vì vốn là khách, hợp với không phải là có nói trên; tức là bởi vì không phải tự tánh, hợp với không trú vào nói trên; bởi vì vốn là khách, là đưa ra nguyên cớ của tên gọi Vô tánh không trú vào, nghĩa là tên gọi chính là khách của Thật, cho nên không có trú vào-không có tự tánh. Hai-Hợp với không phải là không có trước đây, nói không phải là không có ngôn thuyết này ở trong đó. Ba-Hợp với kết luận thành tựu không thể thuyết giảng trước đây, nói như vậy Trí của Phật ngôn thuyết biểu hiện rõ ràng về Địa so sánh thù thắng phân biệt khó thấy, Trí của Phật tức là thụ động phân biệt, hợp với ở giữa hư không nói trên; ngôn thuyết biểu hiện rõ ràng..., là chủ động phân biệt, hợp với sự việc giữa hư không nói trên; bởi vì giải thích thuận theo ý nghĩa cho nên cũng khó thấy, hợp với không thể thuyết giảng về nơi chốn nói trên. Nhưng Trí của Phật trong Luận tức là Trí của Mâu-ni ở kinh này. Mâu-ni, Trung Hoa nói là Tịch Mặc, bởi vì tướng của Trí tức là tánh của Trí. Ở đây tức là Trí của Địa mà gọi là Trí của Phật, bởi vì không có hai Thể, cũng là bởi vì người dịch thấy chữ Mâu-ni, nói là Thích-ca mà thôi.

Mục sau là chọn ra không giống với Dụ, nêu ra hai Dụ là bởi vì ý nghĩa của Dụ sai khác. Luận nói: Nét vẽ là dụ cho Danh-Tự-Cú dựa vào tướng mà thuyết giảng, nghĩa là nét vẽ có tướng trạng như Danh-Cú gập lại, có thể hiển bày về tướng của Địa. Gió là để dụ cho âm thanh, âm thanh không có gập lại, như tướng của gió. Giả-Thật đã khác nhau, cho nên cùng nêu ra. Vả lại, GiảThật dựa vào nhau, thiếu đi một thì không được, cho nên nói đến cả hai. Lại người thuyết giảng theo hai sự việc này mà nói, người nghe theo hai sự việc này mà nghe, cho nên nêu ra hai Dụ cùng Dụ cho thuyết giảng và nghe. Nếu dùng hai Dụ, dụ cho pháp đã giải thích, thì vẫn có hai lớp: 1-Gió và nét vẽ dụ cho tướng của Địa, sở dĩ không thể thấy là bởi vì giống với Trí của Địa, như gió và nét vẽ hợp với hư không; 2-Đem gió và nét vẽ trở lại dụ cho Trí của Địa, Trí của Địa sở dĩ không thể thuyết giảng là bởi vì đã giống với phần quả, lìa xa tướng của ngôn thuyết, cho nên như gió và nét vẽ hợp với hư không. Nếu lấy quả thuận theo nhân thì cũng có thể thuyết giảng, dùng Trí thuận theo tướng thì Địa có sai khác, dùng ý nghĩa thuận theo giải thích thì có thể nghe-có thể thuyết giảng, đó là nghe-thuyết giảng mà không có gì nghe-thuyết giảng.

Một kệ cuối nêu ra khó để kết luận về im lặng: Nếu dựa theo nghĩa trên, dùng hai sự việc để thuyết giảngdùng hai sự việc để nghe, thì có thể thuyết giảng-có thể nghe, nhưng khó thấy vì sao không thuyết giảng, cho nên có kệ này, ý nói: Thuyết giảng-nghe chủ yếu ở tại Chứng thấy, khó thấy thì thuyết giảng nào lợi ích gì? Huống hồ lại thêm vào khó tin, cho nên tôi im lặng không nói gì. Câu một là pháp đã Chứng thấy. Câu hai là khó Chứng, khó ở trong khó cho nên nói là Tối thắng. Câu ba là khó tin, không phải là Chứng-Tín của Địa tiền cho nên nói là Thế gian. Ba câu trên là nêu ra sự khó, một câu sau là kết luận về im lặng.

Mục ba: Giải Thoát Nguyệt ca ngợi Đại chúng có thể nghe nổi mà thưa thỉnh. Trước đã ca ngợi xong, ở đây tiếp tục ca ngợi, là bởi vì nghe đến Chứng-Tín khó đạt được nói trên, nêu ra rõ ràng Đại chúng này có Tíncó Chứng, cho nên có thể nghe nổi. Văn có hai: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.

Trong mục trước, phân hai: 1-Nói về thưa thỉnh; 2-Từ "Phật tử..." trở xuống là phát ra lời nói chính thức thưa thỉnh.

Trong mục 2 có ba tiết: Một-Trình bày về Đại chúng quy tụ; hai-Từ "Thiện tịnh..." trở xuống là ca ngợi Đại chúng đầy đủ đức; ba-Từ "Thiện tai..." trở xuống là kết thúc thưa thỉnh.

Trong tiết hai có mười câu: Đầu là câu tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Đầu là tổng quát nói bởi vì tâm sâu xa khéo léo thanh tịnh, lìa bỏ lỗi lầm của Giáo-Chứng, cho nên gọi là Thiện tịnh. Tâm sâu xa có hai: 1-Bởi vì tu tập đầy đủ tất cả các thiện hạnh, tức là Giáo tịnh ở văn sau; 2-Bởi vì tương ưng với Lý, tức là Chứng tịnh ở văn sau.

Sau trong chín câu riêng biệt: Năm câu trước là Ahàm tịnh, bốn câu sau là Chứng tịnh, nghĩa là thuận theo Giáo tu hành gọi là A-hàm thanh tịnh, Chứng Lý khởi Hạnh gọi là Chứng thanh tịnh, Giáo bao gồm Địa tiền, Chứng chỉ riêng Địa thượng.

Trong năm câu trước:

1- Khéo léo trong sáng Tư-Niệm tức là Dục thanh tịnh, tùy theo A-hàm đã nghĩ đến, đạt được Niệm giác ngộ thanh tịnh làm phương tiện, nghĩa là đạt được phương tiện, tức là không giữ lấy tướng của Niệm gọi là khéo léo trong sáng.

2- Khéo léo tu tập các Hạnh là mong cầu ba nghiệp thanh tịnh, cung kính thuận theo mà khởi Hạnh cầu pháp.

3- Khéo léo tích tập Trợ đạo tức là thanh tịnh do sinh ra đạt được (Sinh đắc tịnh), nguyện được sinh đến nơi thù thắng bậc nhất làm lợi ích cho chúng sinh, sinh đến rồi liền đạt được Niệm thù thắng của Bi-Trí, để giúp cho Chánh đạo.

4- Khéo léo có thể... tức là thọ trì thanh tịnh, gần gũi nhiều vị Phật, ý muốn nghe nhiều mà ghi nhớ giữ gìn.

5- Thành tựu thiện căn tức là Hạnh thanh tịnh, vì mong cầu chứng được pháp chân thật của Địa thượng, cho nên luyện tập thiện căn lìa xa đắm trước như hạnh Đầu-đà ít ham muốn...

Trong bốn câu sau là Chứng tịnh:

1- Rời bỏ Si-Hoặc, là đạt được Hiện trí thanh tịnh, cho nên khéo léo quyết định, nghĩa là trong chân thật Kiến đạo đạt được Trí vô phân biệt, bởi vì không phải là nhận biết do so sánh, cho nên gọi là Hiện trí; trong tương tự Kiến đạo, bởi vì Hậu đắc trí quán sát kỹ càng về Lý trí, cho nên quyết định không có mê hoặc. Cũng có thể cùng thông suốt trong tương tự Kiến đạo, cũng gọi là Hiện quán; trong chân thật Kiến đạo thì quyết đoán về Lý không có mê hoặc, đều phá trừ Vô minh, cho nên nói là rời bỏ Si-Hoặc.

2- Không có cấu nhiễm tức là thanh tịnh không hiện hành (Bất hành tịnh), bởi vì trong Tu đạo thì tất cả phiền não không hiện hành, tương tự Kiến đạo về sau cho đến trong Kim cang-Vô gián đạo, đều là Tu đạo; lại thường xuyên tu tập về Trí vô phân biệt, cho nên gọi là Tu đạo. Diệt trừ hai loại phiền não thô nặng đều khiến cho không hiện hành, đối với trong Kiến đạo thì ban đầu đoạn trừ Sở tri chướng, cho nên gọi là cấu nhiễm. Luận Thành Duy Thức quyển thứ 10 nói: "Chủng tử do Tu mà đoạn trong phiền não chướng, lúc Định Kim Cang Dụ hiện rõ ở trước mắt thì tất cả lập tức đoạn trừ. Chướng ấy hiện khởi thì Địa tiền từng bước làm cho ẩn kín, từ Địa thứ nhất trở lên có thể lập tức ẩn kín tất cả, khiến cho vĩnh viễn không hiện hành, như A-la-hán. Bởi vì lực của ý, cho nên trong Địa thứ bảy tuy tạm thời hiện khởi mà không làm mất đi; từ Địa thứ tám trở lên hoàn toàn không hiện hành... Phiền não tức là cấu nhiễm, không hiện hành tức là không có." Nhưng trong Kiến đạo, không phải là tăng về nghĩa không đoạn trừ phiền nãothấy được Lý; trong phần vị Tu đạo suy nghĩ kỹ càng, trở lại quán sát trừ bỏ chướng ngại thì nghĩa hơn hẳn, cho nên ở đây chỉ nói về điều ấy.

3- Tâm tin hiểu sâu xa tức là thanh tịnh không hề thỏa mãn, không vui với Tiểu thừa, nhưng đối với đức thù thắng bậc nhất của Phật thì tâm hết sức mong mỏi, cho nên quyết định tin hiểu.

4- Đối với pháp của Phật về sau không thuận theo Giáo thanh tịnh nào khác, bởi vì Chánh hạnh của mình hướng đến trong tận cùng Bồ-tát Địa. Trên đây ca ngợi về đức, xong.

Tiết ba là kết thúc thưa thỉnh, có thể biết.

Trong mục sau là kệ tụng: Kệ đầu thẳng thắn nêu ra pháp thưa thỉnh mà không tụng về văn trước đây, nửa kệ trước là nêu ra pháp thưa thỉnh thuyết giảng, nửa kệ sau là làm sáng tỏ về thuyết giảng có lợi ích. Kệ sau là tụng về phần thưa thỉnh trước đây, có thể biết.

Trong mục bốn: Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là không chịu nổi sẽ có tổn hại mà ngăn lại, có hai:

Trong trường hàng cũng có hai: Trước là tiếp nhận sự ca ngợi trước đây mà có sự tổn hại đối với phần vị dưới, cho nên nói là Tuy. Sau từ "Nhiên hữu..." trở xuống là nêu ra sự tổn hại mà làm trái lời thưa thỉnh, trong đó có hai: 1-Nêu ra sự tổn hại đối với người hiểu biết yếu kém. Bao gồm phàm phu-Tiểu thừa..., bởi vì đều là căn khí mê lầm về pháp. Phần nhiều sinh lòng nghi ngờ, là bởi vì nghĩa về do dự làm trái với Chánh hạnh. Mê hoặc là bởi vì tâm mê lạc đối với Lý, có thể phá hoại thiện pháp mà xa rời thiện pháp. Đây là trình bày về sự tổn hại của hiện tại, từ "Ư trường dạ..." trở xuống là trình bày về sự tổn hại của vị lai. 2-Từ "Ngã mẫn..." trở xuống là kết luận về sự im lặng làm trái lời thưa thỉnh.

Trong kệ tụng cũng có hai: Kệ đầu tụng về mục trước, thanh tịnh rõ ràng là có Tín, còn lại đều là có Chứng; như núi-như biển là cùng dụ cho Giáo-Chứng. Kệ sau tụng về mục sau, bởi vì giữ lấy tướng, chỉ dựa vào Thức mà không có thể dựa vào Trí.

Trong mục năm: Là cùng ca ngợi về người và pháp mà thưa thỉnh: Lại tiếp tục thưa thỉnh, là nêu ra nghi ngờ kia cần phải đoạn trừ, lẽ nào có thể lẫn tránh? Lẫn tránh không thuyết giảng thì có nhiều sai lầm. Sai lầm như thế nào? Bởi vì không có thể thành tựu pháp của tất cả chư Phật. Trong văn: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.

Trong trường hàng có ba: 1-Nêu lên thưa thỉnh; 2-

Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là giải thích về thưa thỉnh; 3-Từ "Thị cố Phật tử..." trở xuống là kết luận về thưa thỉnh.

Trong mục 2 là giải thích có hai: Trước là thẳng thắn đưa ra giải thích; sau là quay lại đưa ra giải thích.

Trong mục trước: a-Đưa ra ý nói rằng: Vì sao sẽ được Phật che chở mà có thể tin tưởng như vậy? b-Giải thích rằng: Pháp cần phải được che chở, bởi vì được che chở cho nên chắc chắn có thể tin nhận.

Trong mục sau là quay lại đưa ra giải thích: a-Đưa ra; b-Giải thích.

Đưa ra ý nói rằng: Vì sao lúc thuyết giảng về Thập Địa, pháp cần phải được Phật che chở như vậy?

Sau giải thích, ý nói rằng: Như Lai thuyết pháp không lìa xa Giáo-Chứng, bởi vì đó là điều quan trọng nhất. Trong văn có ba, đó là Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp: Đầu tiên là những công hạnh, vốn dựa vào hạnh thuộc A-hàm. Thành tựu tất cả các pháp của chư Phật, là bởi vì Chứng Trí; đây tức là loại thứ tư về Tu-Thành đối lập với nhau trong chín loại Giáo-Chứng.

Trong Dụ: Dùng Tự mẫu (chữ cái) để dụ cho Trí của Địa, làm căn bản của các pháp. Luận nói: Thư (viết chữ) là tướng của chữ, như chữ Tư (ngựa hý) là hình tướng của Sư tử..., dùng thể chữ để ghi chữ mà không phải là Thể của chữ đích thực.

Nói hình dạng Sư tử, nghĩa là chữ Doãn như hình dạng ngồi xổm. Có nơi nói: "Như gọi Sư tử là Thất Đa." Tượng hình của chữ Thất tựa như đầu đuôi của Sư tử, thì hoàn toàn không tương tự. Tự (chữ), Luận nói là ÁcA..., tức là mười bốn âm chính là Thể của chữ, chữ tức là văn, giống như mười hai âm khác.

Nhưng có mười bốn âm, hai âm không đưa vào chữ cái, đó là hai chữ Lí-Lê.

Số là Danh-Cú. Hai chữ này là nghĩa về Số, nghĩa là Danh có hai chữ-nhiều chữ, nhất định phải dùng nhiều chữ làm thành Cú (câu) cho nên đều là Số.

Thuyết là ngôn ngữ, đều dùng Tự mẫu làm căn bản, là trình bày về ngọn dựa vào gốc, dụ cho quả dựa vào nhân.

Tự mẫu cứu cánh, là trình bày về gốc có thể thâu nhiếp ngọn, dụ cho nhân không có gì không thâu nhiếp. Hai mục trên là thuận theo để trình bày.

Không có một phần nào lìa xa Tự mẫu, là ngược lại thành tựu hai mục trên.

Nói về Tự mẫu, tức là ba mươi bốn chữ như CaKhư..., lấy mười hai âm trước đây đưa vào ba mươi bốn chữ này, thì trong mỗi một chữ thành ra mười hai chữ. Lại có hai Hợp-ba Hợp cho đến sáu Hợp, lần lượt chuyển tiếp theo nhau đưa ra tất cả các chữ, cho nên gọi là Mẫu. Luận về Kinh gọi là Chương thứ nhất, bởi vì trong Chương cú của tiếng Phạn đều nói đến Tự mẫu ở Chương đầu tiên. Nhưng năm xứ Thiên Trúc phát âm thì nặng nhẹ có khác nhau, mà Thể của chữ viết trên Bối Diệp không khác nhau. Chữ viết của Phạm Thiên xưa nay không có thay đổi, không giống như chữ Triện-Lệ của Trung Hoa tùy theo thời gian, cho nên làm Mẫu, cũng là phép tắc cố định không đổi.

Trong Hợp: Đầu là Hợp ngọn dựa vào gốc; sau là Hợp với mười Địa cứu cánh, nhân không có gì không thâu nhiếp. Sở dĩ cần phải có hai loại này, bởi vì nếu chỉ nói làm gốc thì có lẽ không phải là ngọn, như lấy một trăm đồng tiền làm gốc mà thành ra nhiều tiền của-hàng hóa... Nay trình bày như nước làm gốc của biển, thì không có biển nào không phải là nước, cho nên nói là cứu cánh không có gì lìa xa. Lại làm gốc, thì không những là nhân làm gốc của quả, mà cũng chính là phần vị sau làm gốc của phần vị trước, bởi vì Địa tiền hướng về Chứng mà tu tập A-hàm. Tâm ban đầu tức là dùng Trí quán sát về Như.

Trong mục 3 là kết luận về thưa thỉnh, có thể biết.

Hỏi: Nếu dựa vào nghĩa trên, thì chư Phật có uy lực có thể khiến cho tin tưởng, vì sao về sau chúng sinh ở trong pháp ấy cũng có ý bài báng? Đáp: Bởi vì có hai loại Định không được gia hộ: 1-Định thuộc về cảm báo, bởi vì đời trước-đời nay thành tựu về nghiệp của Định; 2-Định thuộc về tác nghiệp, bởi vì nghiệp ác vốn có huân tập trong tâm nhanh nhạy sắc bén, ràng buộc khởi lên khó mà nói cho biết. Loại trước như giải thích về chủng tử, loại sau như lưu ly.

Trong kệ tụng: Kệ đầu tụng về phần nêu lên thưa thỉnh, kệ sau tụng về phần giải thích thưa thỉnh, lược qua không tụng về phần kết luận.

Trong kệ sau tụng phần giải thích thưa thỉnh, trong trường hàng nói về Pháp không có chữ Cứu Cánh, mà trong Dụ thì có. Nay ở đây ngược lại với trước, muốn hiển bày có đầy đủ. Lại trong Pháp trình bày về gốc có thể sinh ra ngọn, trong Hợp thì trình bày về ngọn dựa vào gốc, đều phỏng theo tóm lược mà thôi.

Phần 2: Đại chúng cùng nhau thưa thỉnh: Trên đây là vị đứng đầu Đại chúng thưa thỉnh thuyết giảng, hiển bày Đại chúng có thể nghe và vui thích được nghe; nay Đại chúng bày tỏ chân thành tự mình trình bày có Căncó Dục.

Trong văn có hai mục: Một-Nói về thưa thỉnh; Hai-Chính thức nói kệ thưa thỉnh.

Trong mục hai, có hai: Bốn kệ rưỡi trước là ca ngợi về người có thể có năng lực thưa thỉnh; một kệ sau là ca ngợi về pháp thành tựu lợi ích thưa thỉnh.

Trong bốn kệ rưỡi, cũng có hai: 1-Có hai kệ ca ngợi về người thuyết giảng; 2-Có hai kệ rưỡi ca ngợi về người nghe.

Trong hai kệ đầu: Năm câu đầu ca ngợi về người thuyết giảng, tự mình thành tựu về Giáo-Chứng; ba câu sau ca ngợi về năng lực khiến cho người khác tiến vào.

Trong năm câu đầu: Bốn câu trước ca ngợi về Chứng, một câu sau ca ngợi về Giáo. Tự phần đã thành tựu tất cả các hạnh của phần vị, gọi chung là Chứng; hướng lên trên (Thượng) tiếp nhận giáo pháp của Phật, nói là A-hàm, tức là môn thứ tám trong chín loại GiáoChứng.

Nay ca ngợi về Chứng, hướng lên trên là tổng quát. Nhưng tổng quát có hai nghĩa: 1-Cùng làm tổng quát của Giáo-Chứng; 2-Chỉ hiển bày về Lực của Chứng là Biện tài, đối với Giáo gọi là Thượng.

Trong này, ca ngợi về Biện tài của Chứng, có ba: Một-Trí chân thật là chỗ dựa của Biện tài, tức là câu thứ nhất trong kinh, Vô lậu cho nên không có cấu nhiễm, vượt qua Tiểu thừa cho nên nói là Diệu. Hai-Thể tánh của Biện tài, tức là câu thứ hai, nghĩa là có thể có năng lực phân biệt về nghĩa của vô biên pháp. Ba-Quả của Biện tài, tức là hai câu sau, dựa vào trước đây phát khởi về Từ-Lạc thuyết, cho nên gọi là quả: a-Giải thích trình bày Tông chỉ sâu xa, thành tựu về nghĩa của chữ, tức là một câu sau; b-Nhanh nhạy sắc bén thù thắng hướng lên trên, thành tựu về nghĩa của chữ, tức là câu trình bày thông suốt.

Một câu sau ca ngợi về A-hàm, nghĩa là nghĩ đến duy trì đối với Giáo, đạt được Tuệ thanh tịnh, không nghi ngờ gì, gọi là hành thanh tịnh.

Trong ba câu sau ca ngợi về năng lực khiến cho người khác tiến vào: Câu đầu là khiến cho tiến vào Chứng, nghĩa là đã tiến vào Địa thì khiến cho đạt được mười Lực của Phật, chưa tiến vào Địa thì khiến cho có thể tiến vào, cho nên nói là tích tập công đức. Tích tập công đức tức là tâm thanh tịnh trong Luận về Kinh. Tâm thanh tịnh tức là Địa thứ nhất, do tích tập công đức mà thành tựu. Hai câu sau là khiến cho tiến vào A-hàm, là Biện tài phân biệt về thuyết giảng, bởi vì ý khiến cho thọ trì pháp của mười Địa. Vị chủ thuyết giảng, bên trong đã đầy đủ hai Lực, bên ngoài khiến cho người khác tiến vào, vì sao không thuyết giảng?

Trong hai kệ rưỡi sau là ca ngợi về người nghe, có hai: Kệ đầu ca ngợi Đại chúng có căn; một kệ rưỡi sau ca ngợi Đại chúng có Dục.

Kệ đầu: Bởi vì có Căn cho nên có thể tiếp nhận Giáo-Chứng, câu đầu là có đối trị, hai câu tiếp là lìa xa pháp đã đối trị, một câu sau là kết luận về thưa thỉnh.

Kết luận về thưa thỉnh chỉ nguyện (Duy nguyện) là tổng quát, chỉ nguyện có hai: 1-Mong cầu A-hàm; 2-Mong cầu đích thực về Chứng.

Có hai vọng tưởng không có thể nghe Giáo: a-Ngã; b-Mạn. Bởi vì Ngã mạn cho nên không sinh tâm cung kính đối với Pháp và Pháp Sư. Dùng Định và Giới để đối trị, nghĩa là nếu có Định thì tâm điều phục, cho nên bên trong không có Ngã mạn; Giới thì khéo léo trú trong oai nghi, tướng bên ngoài không nổi bật.

Có hai vọng tưởng không có thể đạt được Chứng: a-Tà kiến, bởi vì kiến chấp điên đảo; b-Nghi ngờ, bởi vì nghĩ đến pháp không thể nghĩ bàn mà không phát sinh niềm tin.

Có hai đối trị thì có thể đạt được Chứng: a-Chứng, thấy nghĩa mà khéo léo suy nghĩ, tức là tích tập đúng đắn trong kinh, nghĩa là tích tập mà đi sâu vào suy nghĩ; b-Tâm đúng đắn, nghĩa là tâm tin tưởng mà hoan hỷ.

Một kệ rưỡi sau là ca ngợi Đại chúng có Dục, biểu hiện rõ ràng Đại chúng cầu pháp càng sâu xa, trong đó: Một kệ là Dụ để trình bày, nửa kệ là Pháp-Hợp.

Trong một kệ có bốn Dụ, dụ cho bốn loại Nghĩa môn, nêu ra Chánh Thọ hiện tại, thuộc về nghĩa đã thuyết giảng ấy: 1-Thọ trì, nghĩa là mong cầu Văn tuệ, mới nghe liền tiếp nhận tùy theo nghe mà thọ trì, như nước không nhai tùy theo có được mà uống. 2-Trợ lực, nghĩa là mong cầu Tư tuệ, nghiền ngẫm về pháp đã nghe để giúp cho thành tựu Trí lực, như nhai thức ăn để cung cấp sức mạnh cho thân. 3-Xa lìa, nghĩa là mong cầu Tu tuệ, dựa vào thực hành Văn-Tư có thể trừ bỏ tập khí phiền não, như uống thuốc tốt thì thuốc lưu thông trừ hết bệnh tật. Ba loại trên là ba Tuệ. 4-Hạnh an lạc, nghĩa là mong cầu Chứng Trí, tức là quả thuộc ba Tuệ, vốn là hạnh tiếp nhận niềm vui trong pháp hiện tại làm chỗ dựa của bậc Thánh, như mật làm chỗ dựa của đàn ong, cho nên gọi là Tham.

Trong nửa kệ sau là Pháp-Hợp: Chủ động mong cầu luôn luôn là Pháp, thụ động mong cầu hãy còn bao gồm Pháp-Dụ. Dùng một vị Cam lồ để tổng quát kết hợp bốn Dụ, bởi vì Cam lồ có bốn công năng: 1-Trừ khát; 2-Hết đói; 3-Lành bệnh; 4-An lạc.

Một kệ sau là ca ngợi về lợi ích của pháp mà thưa thỉnh. Quan sát thẳng vào văn kinh thì tựa như là kết luận về thưa thỉnh. Nay dựa vào Luận mà phân định, cho nên nói là ca ngợi về pháp. Thiện tai (khéo léo thay) là tổng quát, bởi vì trong pháp đã thuyết giảng khéo léo đầy đủ. Thiện tai có ba: 1-Chỗ dựa tức là Trí rộng lớn, bởi vì thuyết giảng về Địa thì nhất định phải dựa vào Tuệ này; 2-Thể tánh, tức là câu thứ hai, bởi vì chính thức thuyết giảng đi vào các Địa thì từng Địa-từng Địa càng thêm thù thắng; 3-Quả của Địa, tức là hai câu sau, nghĩa là bởi vì đầy đủ mười Lực không chướng ngại gì Bồ-đề của Phật. Hành cũng là hành thuộc quả, như phẩm Xuất Hiện trình bày.

Phần 3: Như Lai gia hộ thưa thỉnh: Trước tuy là hai vị đã bốn lần thưa thỉnh, bởi vì hiển bày về pháp thù thắng lại chờ đợi Đức Phật gia hộ. Trước đây là phân ra chủ-bạn thuộc Phật chủ, chỉ trình bày gia hộ qua ý; nay muốn đầy đủ thân-miệng cho nên tiếp tục trở lại gia hộ. Lại trước đây im lặng trao cho uy thần, khiến cho có thưa thỉnh gia hộ; nay gia hộ để thuyết giảng không giống với trước đây. Nếu như vậy thì chư Phật trước đây đã đầy đủ ba nghiệp, đâu nhất định phải trở lại gia hộ? Bởi vì trước chỉ là gia hộ, chưa phải là thưa thỉnh; nay lấy gia hộ làm thưa thỉnh, hoàn toàn khác với trước.

Trên thì uy lực che phủ, dưới thì thuyết giảng để mà gia hộ, nhờ vào gia hộ khuyến khích thuyết giảng, gọi đó là thưa thỉnh. Gia hộ tức là thưa thỉnh, cho nên nói là thưa thỉnh gia hộ. Phần trường hàng thì lấy gia hộ làm thưa thỉnh, phần kệ tụng thì lấy thưa thỉnh làm gia hộ. Không dùng miệng bình thường để mong cầu thưa thỉnh, mà dùng đài mây phát ra lời nói. Không dùng thân bình thường để bày tỏ cung kính, mà dùng ánh sáng thay cho nghiệp, là bởi vì không xem thường địa vị tôn kính. Cần phải trở lại thưa thỉnh, là bởi vì trọng pháp.

Trong phần Gia hộ trước đây không gia hộ cho Đại chúng, nay ở đây thì gia hộ, bởi vì trước đây nếu chính là gia hộ cho người thuyết giảng, thì ba lần ngăn lại không biết do đâu; ở đây nếu không gia hộ cho người thưa thỉnh, thì trước đây nói được chư Phật hộ niệm sẽ trở thành không có ứng nghiệm.

Trong văn gồm có tám nghiệp-hai thân, tạm thời phân làm hai:

Trước là trường hàng có hai thân-bảy nghiệp; sau là kệ tụng chỉ trình bày về nghiệp thưa thỉnh.

Trong mục trước có hai: Một-Ánh sáng của Đức Phật ở thế giới này soi chiếu mười phương; Hai-Chư Phật mười phương phát ra ánh sáng soi chiếu. Hai ánh sáng này soi chiếu lẫn nhau thì chắc chắn nhìn thấy lẫn nhau, hai mục đều có hai thân-bảy nghiệp.

Mục một phân hai: 1-Trình bày về Thể và nghiệp dụng của ánh sáng; 2-Từ "Tác thị sự dĩ..." trở xuống là chính thức trình bày về những việc làm.

Mục 1: a-Trình bày về nguồn gốc của ánh sáng, trên gia hộ cho dưới phần nhiều dùng ánh sáng giữa chặng mày, cũng biểu thị cho sắp thuyết giảng về Chánh giáo Trung đạo. b-Từ "Xuất thanh tịnh..." trở xuống là chính thức trình bày về Thể-Dụng.

Trong mục b, văn có sáu nghiệp: Một-Nghiệp thuộc về Giác, ngay nơi ánh sáng gọi là Thể, nghĩa là ánh sáng này chiếu vào thân của Bồ-tát, đã tự mình hiểu rõ uy lực của Như Lai gia hộ, hiểu rõ Dụng của ánh sáng chiếu vào, cho nên nói là Diệm Minh. Hai-Từ "Bách thiên..." trở xuống là nghiệp thuộc về nhân, vốn là nghĩa về có thể sinh ra quyến thuộc. Ba-Từ "Phổ chiếu..." trở xuống là nghiệp thuộc về tụ vào-tản ra, tản ra thì soi chiếu khắp nơi mười phương, tụ vào thì trở lại hợp với ánh sáng bình thường (Thường quang). Nay văn tóm lược không có nghiệp thuộc về tụ vào; nếu bao gồm chọn lấy văn sau, như trong thân mặt trời trú ở giữa hư không, thì nghĩa gồm có tất cả. Bốn-Từ "Tam ác..." trở xuống là nghiệp thuộc về ngăn chặn. Năm-Nghiệp thuộc về hàng phục, Luận về Kinh nói: "Tất cả cung điện của ma ẩn kín không hiện ra." Nay kinh thiếu về nghiệp này. Sáu-Từ "Hựu chiếu nhất thiết..." trở xuống là nghiệp thuộc về cung kính, biểu hiện rõ ràng pháp hội của Phật mà khiến cho chúng sinh cung kính. Bảy-Từ "Hựu chiếu thập phương..." trở xuống là nghiệp thuộc về thị hiện, chính là khiến cho Đại chúng nhìn thấy người thuyết giảng-người nghe, đều được Đức Phật gia hộ cho nên có thể thuyết giảng-lắng nghe. Phần trường hàng nhận lấy tên gọi của thân gia hộ, chỉ từ đây mà thiết lập.

Mục 2, là chính thức hiển bày về những việc làm, tức là một trong hai thân. Nói hai thân: Một-Thân như sao băng (Lưu tinh), bởi vì hướng tới thế giới ở phương khác, luận không dựa vào kinh. Cổ đức cùng dựa vào ba nghiệp là tụ vào tản ra-cung kính và thị hiện, bởi vì Thể của ánh sáng qua lại này giống như sao băng. Hai-Thân như mặt trời, nghĩa là như mặt trời ở giữa hư không, ngay nơi này là những việc làm, chính là đài cao ở giữa hư không.

Vì vậy dùng thân-nghiệp đối lập với nhau, nên làm thành bốn câu phân biệt: 1-Nghiệp mà không phải là thân, nghĩa là trong tám nghiệp trừ ra ba nghiệp; 2-Thân mà không phải là nghiệp, tức là thân như mặt trời; 3-Cũng là thân-cũng là nghiệp, tức là thân như sao băng; 4-Không phải thân-không phải nghiệp, kinh này vốn không có. Ngay trong Luận về Kinh nói là đôi bên nhìn thấy nhau, bởi vì thân dựa theo có Thể, nghiệp dựa theo có Dụng, ba là cả hai đều có, bốn là không phải những việc làm đích thực.

Mục hai: Chư Phật mười phương phát ra ánh sáng soi chiếu nơi này, chính là soi chiếu thế giới này, nhưng tác nghiệp ấy cũng rộng khắp mười phương, bảy nghiệphai thân không khác với Đức Phật này mà gia hộ. Lại cũng soi chiếu thế giới Ta-bà này, kinh văn dùng Phật chủ soi chiếu khắp nơi thế giới này, không cần nói đến Phật bạn soi chiếu khắp nơi, ý chính là bởi vì tướng che phủ gia hộ nơi này.

Trong mục sau là kệ tụng trình bày về nghiệp thưa thỉnh, có hai: Một-Kệ về chỗ dựa so với trước hãy còn thuộc về thân; Hai-Chính thức nói kệ thưa thỉnh.

Năm kệ phân hai: 1-Bốn kệ trước là gia hộ thưa thỉnh về pháp đã thuyết giảng; 2-Một kệ sau là phạm vi giới hạn thuyết giảng của Giáo.

Trong bốn kệ trước cũng có hai: Hai kệ đầu nêu ra pháp thưa thỉnh, hai kệ sau nêu ra lợi ích thưa thỉnh.

Trong hai kệ đầu cũng có hai: Kệ một là chính thức hiển bày về thực hiện gia hộ; kệ hai là hiển bày về gia hộ qua những việc làm.

Kệ một: Ba chữ Gia ư bỉ (gia hộ cho vị ấy) là tổng quát, bởi vì kệ này chính là nói về gia hộ. Cao nhất giữa thế gian cũng là tổng quát-cũng là riêng biệt. Hướng về Gia hộ cho vị ấy là riêng biệt, bởi vì trong hai loại gia hộ thì đây là gia hộ đầy đủ về quả. Hướng về bốn Thắng nghĩa là tổng quát, bởi vì cao nhất tức là Thắng nghĩa, đầy đủ bốn loại thù thắng là cao nhất giữa thế gian. Nói về bốn loại thù thắng, thì cũng như vua ở thế gian:

1: Tự tại thù thắng, bởi vì những việc làm không ngăn ngại gì, tức là câu thứ nhất trong kinh. Nói về Phật không gì sánh bằng (Vô đẳng), bởi vì lìa xa hai chướng, giải thoát tự tại không cấu nhiễm giống như hư không, Thập Địa trở về sau đều không gì sánh bằng. Nói lặp lại chữ Đẳng là chỉ cùng với Phật như nhau, bởi vì muốn hiển bày Phật-Phật đều là Chánh Giác.

2: Lực thù thắng, tức là trong kinh nói mười Lực, bởi vì có thể làm cho oán địch của Tà trí phải khuất phục.

3: Quyến thuộc thù thắng, tức là vô lượng công đức thù thắng và thù thắng nhất trong loài người. Luận về Kinh nói chính là vị đứng đầu vô lượng các chúng, nghĩa là đầy đủ công đức có thể làm vị đứng đầu Đại chúng, cho nên nói là thù thắng nhất trong loài người. Luận nói là vị đứng đầu các chúng, bởi vì Phật là thù thắng tối thượng đối với thế gian.

4: Chủng tánh thù thắng, nghĩa là bởi vì gia tộc thù thắng, tức là pháp của Thích Sư Tử. Trong đó lại có hai: Một-Thích Sư Tử là sinh trong gia tộc thù thắng, nghĩa là ứng hiện sinh làm con nhà quý tộc của Luân Vương họ Thích, cho nên chư Phật cùng gia hộ. Chỉ nói đến họ Thích là bởi vì hiện tại trông thấy, chính là Phật chủ. Hai-Một chữ Pháp là pháp của gia tộc thù thắng, nghĩa là không những sinh trong gia tộc thù thắng, mà cũng giống như chư Phật đều trú trong pháp Chân Như.

Bởi vì bốn nghĩa trên, cho nên xưng là Pháp Vương, tên gọi cao nhất giữa thế gian.

Trên đây nói hai loại gia hộ: Một-Gia hộ đầy đủ về thân bởi vì dựa vào Pháp thân, nghĩa là Thích Sư Tử thì có thân làm chỗ dựa cho pháp; Hai-Gia hộ đầy đủ về quả bởi vì chứng được quả Phật, tức là cao nhất giữa thế gian, và riêng biệt trình bày về bốn loại thù thắng, bởi vì khác với Sắc thân khi chưa thành Phật. Nay gia hộ cho Kim Cang Tạng là người đầy đủ đức này.

Kệ hai: Gia hộ qua những việc làm, là bởi vì muốn khiến cho mở bày rõ ràng về nghĩa của Pháp Tạng. Trong văn: Câu đầu và câu cuối, bởi vì uy thần của Phật là chỗ dựa của thuyết giảng; hai câu còn lại chính thức biện giải về những việc làm. Mở bày về Tạng thù thắng, một câu là tổng quát, mười chữ sau là riêng biệt.

Riêng biệt ca ngợi về Tạng thù thắng, có hai loại: a-Thành tựu về Tạng của nghĩa; b-Thành tựu về Tạng của chữ.

Tạng của nghĩa, tức là hành thắng diệu. Hành là các hành của Bồ-tát, đó gọi là pháp Trợ đạo. Diệu là Trí chân thật, tức là Chứng đạo. Thắng là thần lực thù thắng, là đạo không trú vào, nhiễm-tịnh vô ngại cho nên nói là thần lực. Như vậy biểu hiện rõ ràng về nghĩa rất vi diệu-rất thù thắng.

Tạng của chữ, tức là Trí rộng lớn của các Địa cho đến phân biệt thuyết giảng, nghĩa là thuyết giảng về tướng sai biệt của mười Địa. Trên đây nêu pháp thưa thỉnh, xong.

Hai kệ sau nêu ra lợi ích thưa thỉnh, hiển bày về pháp đã thuyết giảng vốn là Lợi tha, có lợi ích của ba thời gian, hai kệ phân ba:

Đầu là nửa kệ nói về lợi ích ở thời gian nghe, nếu cảm được gia hộ trên đây thì Pháp quý báu đi vào tâm, thành tựu về nghe mà giữ gìn (Văn trì).

Tiếp là nửa kệ nói về lợi ích ở thời gian tu tập, câu trước nói về nhân tròn vẹn ở thời gian tu tập, câu sau nói về quả đầy đủ do tu tập.

Sau là một kệ nói về lợi ích ở thời gian chuyển sinh, tức là người đầy đủ chủng tử kiên cố: Nửa kệ trước trình bày thuận theo, trình bày về lợi ích của có Tín; nửa kệ sau hiển bày ngược lại, nêu ra tổn hại của không có Tín. Luận về Kinh chỉ có trình bày thuận theo, kệ nói:

Tuy ở nơi biển rộng mênh mông, Và trong lửa của kiếp cuối cùng, Quyết định tin tưởng không ngại gì, Chắc chắn được nghe đến kinh này.

Nay kinh nói có thể tiếp nhận tức là nghĩa về quyết định tin tưởng, đại ý trong này nói: Nếu có tin tưởngcó căn cơ thì có thể tiếp nhận, không ngại gì nẻo ác hay nẻo thiện, sinh ở nơi khó khăn đều được nghe kinh. Bởi vì khó khăn không trở ngại đến nghe, cho nên nói là tuy. Nước của biển-lửa của kiếp tức là chuyển sinh ở nơi khó khăn. Biển rộng tức là nẻo ác, bởi vì hướng về súc sinh, cho nên Luận nói: Thế giới

Trường Thọ của loài rồng, cũng có thể nghe đến kinh này.

Kệ nói tuy ở nơi biển rộng mênh mông, mà nói về Trường Thọ, như có kinh nói: "Hông bên phải chạm đất trong khoảng thời gian chư lay động, đã trải qua ngàn vị Phật ở kiếp Hiền xuất thế, trải qua một lần chuyển cũng như vậy." Chỉ tạm thời nằm nghỉ hãy còn như vậy, huống hồ một đời hay sao? Trong ngọn lửa của kiếp, tức là nẻo thiện.

Luận nói: Tuy là trời Quang Âm ở cõi Sắc..., cũng được nghe kinh này. Kệ nói: Và trong lửa của kiếp cuối cùng. Đây tức là dựa vào Thiền thứ hai trở lên, là nạn thuộc cõi trời Trường Thọ. Nhưng Luận không có chữ Trường Thọ, mà thế giới loài rồng trước đây lại có

Trường Thọ. Lại ba nẻo ác là nạn không nhất định phải Trường Thọ, sợ rằng là người dịch nhầm lẫn, đem Trường Thọ trong phần này đưa vào ở văn trước.

Nhưng văn trong hai kinh đều khéo léo tóm lược. Nếu đầy đủ thì phải nói là: Lúc lửa của kiếp cuối cùng nổi lên, bởi vì ở trong trời Quang Âm. Luận là giải thích điều này, bởi vì lúc ngọn lửa nổi lên thì ở Thiền thứ nhất không có người, Thiền thứ hai thì không bị hủy hoại mà ở trong đó được nghe; chữ Đẳng là cùng chọn lấy Thiền thứ ba-Thiền thứ tư, tránh khỏi Thủy tai-Phong tai và nạn của cõi trời Trường Thọ, cho đến Vô sắc cũng đều được nghe. Nay đưa ra đầu thâu nhiếp sau, và đối với nước thành tựu văn, cho nên nói là lửa của kiếp (Kiếp hỏa). Dựa vào Trí Luận... bao gồm hai cõi trên, trừ ra năm cõi trời Tịnh Cư, còn lại đều là nạn của Trường Thọ.

Nay không chọn lấy Thiền thứ nhất, bởi vì ở đó có Phạm Vương phần nhiều rất thích thuyết pháp, có Giáccó Quán ít chướng ngại đến nghe pháp, lại đích thực đã đốt cháy cho nên không nói đến. Trên đây là giải thích thuận theo luận.

Trong tám nạn thì nẻo thiện-nẻo ác đều đưa ra một loại, lý thật thì tám nạn đều có thể được nghe. Lại nói đến lửa của kiếp thì bao gồm trước Phật-sau Phật, bởi vì lúc kiếp hoại không có Phật xuất thế, Tu-la và địa ngục có thể ở trong biển thì bao gồm nhiều nạn rồi.

Nay kinh chỉ nói đến lửa của kiếp, thì đang ở trong ngọn lửa cũng có thể được nghe, bởi vì chúng sinh thấy đốt cháy mà ở nơi đốt cháy có nơi không bị đốt cháy.

Hỏi: Nếu dựa vào nghĩa trước đây, thì tại sao người có thể tiếp nhận giáo pháp lại sinh vào nơi khó khăn? Đáp: Đây là dựa theo Thừa-Giới chậm và nhanh, nên làm thành bốn câu phân biệt: 1-Thừa trì hoãn mà Giới cấp bách, sinh ở cõi Trường Thọ và Bắc Câu-lô châu, không nghe đến pháp quan trọng; 2-Thừa cấp bách mà Giới trì hoãn, sinh trong ba đường dữ mà không trở ngại nghe pháp, trong pháp hội của Phật phần nhiều nêu ra chủng loại như rồng-quỷ...; 3-Thừa và Giới đều cấp bách, là ở loài người và loài trời mà nghe pháp; 4-Thừa và Giới đều trì hoãn, là ở ba đường dữ không đầy đủ các căn lại không nghe đến pháp.

Nay nước của biển-lửa của kiếp là hai câu 2-3, bởi vì hai câu còn lại không có Thừa. Kinh-Luận không trình bày, tức là ý nửa kệ sau khuyên nhủ người học cố gắng, nguyện để tâm đến pháp quan trọng. Vì vậy kinh Niết Bàn nói: "Đối với Giới trì hoãn thì không gọi là trì hoãn, đối với Thừa trì hoãn thì mới gọi là trì hoãn."

Trong một kệ sau là phạm vi giới hạn thuyết giảng của Giáo, cần phải thuyết giảng về các Địa, là tổng quát khuyến khích thuyết giảng. Thuyết giảng về nghĩa gì của Địa? Nghĩa là cần phải thuyết giảng về ba tướng từ từ theo thứ tự (Tiệm thứ) thuộc Trí rộng lớn của các Địa trong Tạng của chữ trước đây. Tiếp đến nói về tu tập tức là tướng tổng quát. Nói về từ từ theo thứ tự, từ từ (Tiệm) thì trình bày không phải là nhanh chóng (Đốn), theo thứ tự (Thứ) thì biện giải không lộn xộn. Như thế nào là ba? Một-Quán sát từ từ theo thứ tự; Hai-Chứng từ từ theo thứ tự; Ba-Tu hành từ từ theo thứ tự. Đây tức là ba Trí thuộc Gia hạnh-Căn bản-Hậu đắc trong mười Địa, là tướng đầu-giữa-sau trong mỗi một Địa.

Đạo thuộc Trí thù thắng, tức là Quán sát từ từ theo thứ tự, Đạo là nhân. Bởi vì Trí gia hạnh là đích thực chứng đạt về Trí thù thắng từ từ theo thứ tự, cho nên gọi là Đạo thuộc Trí thù thắng, nghĩa là thuyết giảng về mười Địa này, hoặc là quán sát về gia hạnh, hoặc là Lý làm chỗ dựa của gia hạnh, mà có thể phát sinh Thật Trí của các Địa.

Tiếp đến tiến vào trú lần lượt chuyển tiếp, là Chứng từ từ theo thứ tự. Tiến vào là tâm tiến vào Địa. Trú tức là tâm trú vào Địa, bởi vì chưa chuyển hướng đến Địa khác. Lần lượt chuyển tiếp tức là tâm ra khỏi Địa, bởi vì mỗi một Địa chuyển đến nơi đã trú vào. Ngay nơi ba tâm này chứng đạt Trí tự nhiên mà từ từ theo thứ tự.

Câu thứ ba tức là tu hành từ từ theo thứ tự, bởi vì Trí hậu đắc cần phải nhờ vào tu hành mà chứng đạt Chân, mới có thể hiểu rõ Tục, cho nên gọi là tu hành từ từ theo thứ tự.

Nói về Pháp trí, là chính thức biện giải về Thể của Trí hậu đắc duyên với pháp riêng biệt, cho nên gọi là Pháp trí. Trí này sinh ra từ hai cảnh: 1-Do chứng Chân, cho nên nói là thuận theo hành mà sinh ra. Luận nói: Hành là tiến vào trú, lần lượt chuyển tiếp mà thành tựu. 2-Bên ngoài có thể hiểu rõ Tục, cho nên nói là thuận theo cảnh giới mà sinh ra. Luận nói: Cảnh giới, là bởi vì cảnh giới của hành này đủ loại khác nhau, nghĩa là dùng hành đích thực chứng đạt, hiện hành ở cảnh Tục là Trí hậu đắc.

Lợi ích cho chúng sinh, là một câu kết luận về lợi ích của thuyết giảng, cũng là cảnh của Trí hậu đắc.

Hỏi: Mỗi một Địa đích thực chứng đạt, Như trong Địa thứ nhất là Chánh Trí tự chứng Chân Như, thì trong chín Địa sau không cần phải trải qua chứng đạt, bởi vì Như không hai-không khác. Cổ đức giải thích rằng: "Như tuy là cùng một vị, mà dựa theo Trí sáng-tối thì có mười loại tự chứng đạt (Thân chứng)." Điều này cũng thuận với Lý. Luận Duy Thức nói: "Tuy tánh của Chân Như thật sự không có sai biệt, mà tùy theo đức thù thắng để thiết lập mười loại." Đây là dựa theo đức đã chứng đạt khác nhau, cho nên có tự chứng đạt của mười Địa. Lại nói: "Tuy trong Địa thứ nhất đã đạt được tất cả, nhưng hành chủ động chứng đạt hãy còn chưa viên mãn, vì khiến cho viên mãn, mà kiến lập ở những Địa sau." Đây là cũng dựa theo ý sáng-tối chủ động chứng đạt. Nếu chỉ chọn lấy đức đã chứng đạt khác nhau, thì ở Địa thứ nhất chưa hoàn toàn chứng đạt về Như, cũng chưa có thể hoàn toàn thông suốt chất vấn về Như không có khác nhau; như người nhìn bầu trời, lúc nhỏ thì không thấy xa, lớn lên thì dần dần tăng thêm, bầu trời tuy không có sai khác nhưng mắt có sáng-tối.

Phần ba là nhận lời thuyết giảng về phạm vi giới hạn, nghĩa là đã thuyết giảng không vượt qua Nghĩa Đại và Thuyết Đại, là phạm vi giới hạn của Địa. Trong đó có hai: Trước là nói về ý của nghi thức thuyết giảng, sau là chính thức hiển bày về lời kệ.

Phần trước: Quán sát mười phương là nói về nghi thức thuyết giảng. Luận nói: Bởi vì chỉ rõ không có Ngã mạn, không có tâm thiên lệch. Quán sát chư Phật mười phương mà mong muốn nương theo uy lực, cho nên không có Ngã mạn. Quán sát căn cơ mười phương mà mong muốn che phủ tất cả, cho nên không có tâm thiên lệch. Văn trước-sau đều nói nương theo thần lực của Phật, quán sát tất cả mười phương. Cũng có thể quán sát tất cả căn cơ chúng sinh mà không khinh mạn người khác, quán sát tất cả chư Phật mà không nghiêng về một vị Phật nào.

Muốn khiến cho Đại chúng tăng thêm niềm tin thanh tịnh, là nói về ý thuyết giảng. Nghĩa là Đại chúng trước đây có niềm tin sâu xa, khao khát đối với pháp đã nghe, nay lại nêu ra thuyết giảng về hai Đại của Chánh Địa, làm tăng thêm lợi ích cho người nghe, có thể tiếp nhận Chánh nghĩa, không như lời nói chọn lấy, gọi là tăng thêm niềm tin thanh tịnh.

Nếu dựa theo Luận về Kinh thì lại có tăng thêm hoan hỷ. Kinh ấy nói: "Muốn khiến cho Đại chúng lại tăng thêm vui mừng hớn hở, mà phát sinh Chánh Tín." Bởi vì vui mừng hớn hở tức là niềm tin thanh tịnh, cho nên nay lược bớt không có. Luận nói: Vui mừng hớn hở, là bởi vì tâm trong sáng không vẩn đục, dựa vào Tín lấy tâm thanh tịnh làm tánh, thì xứng với Lý mà vui mừng.

Bởi vì trong phần trước đây, người thuyết giảng làm trái lời thưa thỉnh đã khiến cho Đại chúng hoan hỷ, nay nói tăng thêm như thế nào mà có được sự vui mừng hớn hở này? Luận nói: Vui mừng hớn hở có hai loại: 1-Vui mừng hớn hở về Nghĩa Đại, bởi vì đạt được nghĩa; 2-Vui mừng hớn hở về Thuyết Đại, bởi vì nhờ vào Thuyết Đại này mà có thể đạt được nghĩa. Nghĩa gọi là nguyên cớ sâu rộng xứng với Đại, tức là ngay nơi pháp mà nhận lấy tên gọi; Thuyết gọi là giải thích bày tỏ, bởi vì nhờ vào sự thuyết giảng này mà đạt được nghĩa ấy, dựa vào nghĩa đã đạt được cho nên gọi là Đại, thuyết giảng về Đại vốn dựa vào nơi khác mà nhận lấy tên gọi. Nghe đến hai Đại đều vui mừng hớn hở, là nhờ vào giải thích mà hiểu được ý nghĩa rất thanh tịnh không nghi ngờ gì, bên trong tràn đầy pháp Hỷ cho nên tăng thêm vui mừng hớn hở. Đại ý như vậy.

Nhưng mà Thể-Tướng của hai Đại, xưa giải thích không giống nhau.

Viễn Công nói: "Tông chỉ quan trọng trong Địa Kinh này có bốn:

Một là Ngôn giáo, hai là hạnh của Giáo đạo đã thuyết giảng, ba là hạnh của Chứng đạo đã hiển bày, bốn là pháp của Địa do Chứng đạo mà biểu hiện. Ngay trong bốn loại này, hai loại đầu là Thuyết Đại, bởi vì hạnh dựa vào ngôn từ mà thành tựu, ngôn từ dựa vào hạnh mà phát ra, cho nên hợp lại làm Thuyết; hai loại sau hợp lại làm Nghĩa Đại, bởi vì chứng đạt dựa vào pháp mà thành tựu, pháp dựa vào chứng đạt mà hiển bày, cho nên hợp lại làm Nghĩa."

Hiền Thủ giải thích rằng: "Tông chỉ quan trọng của kinh này có sáu: 1-Chỗ dựa của Quả Hải như hư không rộng lớn; 2-Do Trí của Địa mà chứng đạt mười lớp pháp giới, như nơi đã vẽ ra ở giữa hư không; 3-Trí căn bản chủ động chứng đạt pháp giới, như tướng chủ động dựa vào nét vẽ; 4-Trí hậu đắc của các Địa tùy theo sự việc mà khởi Hạnh, không trú vào Bi-Trí; 5-Do Trí gia hạnh của các Địa mà khởi Hạnh-Giải, làm phương tiện hướng đến Địa; 6-Nương vào pháp hiển bày thành tựu sai biệt về các Địa, như trong Địa thứ hai lấy mười thiện làm Chánh, Địa thứ ba là các chi Thiền..." Ở trong sáu loại này, ba loại trước hợp lại làm Nghĩa Đại, ba loại sau hợp lại làm Thuyết Đại.

Nhưng cách giải thích sau không chọn lấy chủ động giải thích (Năng thuyên), ý nói rằng: Như bảy kệ trong phần kệ cũng trình bày về Nghĩa Đại, lẽ nào không có chủ động giải thích hay sao? Chính là hợp với Dụng bởi vì rất sâu xa, cho nên gọi là Nghĩa; có thể nương vào ngôn thuyết, cho nên gọi là Thuyết. Lại dựa vào cách giải thích sau, Cổ đức dựa vào đây lại biện giải về nghĩa có thể thuyết giảng-không thể thuyết giảng. Nhưng văn sau của Luận tự trình bày về nghĩa của thuyết giảng-không thuyết giảng thuộc hai phần nhân quả, không phải là không có điểm cốt yếu, cho nên nay nói về điều đó.

Trong đó: Trước là dựa vào Nghĩa Đại, tiếp là dựa theo Thuyết Đại, sau là biện giải dung thông cả hai.

Trong mục trước là dựa vào Nghĩa Đại, có ba: Một-Dựa theo Quả Hải, có thể tổng quát nêu lên khiến cho người nhận biết về có, gọi là có thể thuyết giảng; không thể dựa vào mở rộng nêu ra cho người nhận biết, gọi là không thể thuyết giảng. Hai-Dựa theo nơi chứng đạt, đã từ đây mà chứng đạt lìa xa tướng-lìa xa danh, trở lại nói rằng: Pháp này không thể thuyết giảng-lắng nghe, dùng ngôn từ này để loại bỏ ngôn từ, thích hợp với pháp ấy cho nên gọi là có thể thuyết giảng; có ngôn từ thì loại bỏ, gọi là không thể thuyết giảng. Ba-Dựa theo Trí căn bản, nghĩa là bởi vì giải thích chặn lại thì dễ dàng hiểu được, cho nên gọi là có thể thuyết giảng; giải thích thẳng vào không đạt tới, cho nên gọi là không thể thuyết giảng. Nhiếp Luận nói: "Trí không có phân biệt bởi vì lìa xa năm tướng, gọi là Thụy miên-Hôn trầm... Bởi vì giải thích thẳng vào không đạt tới, cho nên dựa theo giải thích chặn lại để nêu ra pháp ấy."

Trong mục tiếp là dựa theo Thuyết Đại, cũng có ba: Một-Dựa theo Trí hậu đắc, tùy theo hành tướng của sự việc, có thể dùng ngôn từ để phân biệt, vậy thì có thể thuyết giảng; là xuất thế gian cho nên không thể thuyết giảng. Hai-Dựa theo Trí gia hạnh, nói là bởi vì quán sát ý nghĩ-ngôn từ, vậy thì có thể thuyết giảng; hành tướng trong quán thì ngôn từ không đạt tới, cho nên gọi là không thể thuyết giảng. Vả lại, Tự tướng của các pháp đều không thể thuyết giảng, Cọng tướng của các pháp đều là có thể thuyết giảng, đây là bao gồm tất cả các pháp. Ba-Dựa theo pháp đã nương vào, có thể nương vào pháp này để biểu hiện rõ ràng khiến cho người hiểu rõ về mười Địa, cho nên gọi là có thể thuyết giảng; không thể nương vào pháp này tức là mười Địa, gọi là không thể thuyết giảng.

Trong mục sau là dựa theo dung thông cả hai: Trong sáu loại trên đây đều thuyết giảng tức là không có thuyết giảng, không có thuyết giảng tức là thuyết giảng, không có hai đều dung thông, dựa theo suy nghĩ có thể biết.

Vả lại: Một-Quả Hải lìa xa duyên cho nên không thể thuyết giảng, pháp đã chứng dựa vào duyên vậy thì có thể thuyết giảng. Hai-Pháp đã chứng không phải là tu cho nên không thể thuyết giảng, pháp có thể chứng do tu khởi lên vậy thì có thể thuyết giảng. Ba-Chính thức chứng đạt lìa xa tướng cho nên không thể thuyết giảng, Trí hậu đắc hiện rõ tướng vậy thì có thể thuyết giảng. Bốn-Trí hậu đắc không có phân biệt cho nên không thể thuyết giảng, Trí gia hạnh có ý nghĩ-ngôn từ vậy thì có thể thuyết giảng. Năm-Quán sát gia hạnh không có phân biệt cho nên không thể thuyết giảng, nương vào pháp biểu thị cho Địa vậy thì có thể thuyết giảng.

Không thể thuyết giảng trên đây, tất cả đều không khác với có thể thuyết giảng, bởi vì Lý chân thật có khắp mọi nơi, cho nên có thể thuyết giảng không khác với không thể thuyết giảng; bởi vì Duyên-Tu vô tánh, cho nên văn sau tuy thuyết giảng một phần mà nghĩa cũng không thiếu sót. Vì vậy, Luận nói: Thâu nhiếp tiếp nhận đầy đủ đúng như thật. Ý ở tại nơi này. Kinh Niết Bàn cũng nói: "Sinh-không sinh... đều không thể thuyết giảng, bởi vì có nhân duyên cho nên cũng có thể thuyết giảng. Thuyết giảng-không thuyết giảng, không thể cố chấp hạn hẹp." Còn lại về sau sẽ trình bày. Trên đây là nói về ý, xong.

QUYỂN 33

Phần sau là chính thức hiển bày về lời kệ, có mười hai kệ, tất cả phân làm hai: Trước là bảy kệ hiển bày về Nghĩa Đại; sau là năm kệ trình bày về Thuyết Đại.

Trong bảy kệ trước, phân bốn: Một-Có bốn kệ tổng quát hiển bày về Trí vi diệu của Địa; Hai-Có một kệ tương tự về hành vi diệu của Địa; Ba-Có một kệ nương vào so sánh làm sáng tỏ về vi diệu; Bốn-Có một kệ dùng Dụ để hiển bày về vi diệu của Địa.

Một-Có bốn kệ, phân hai: Hai kệ đầu tổng quát hiển bày về Địa ngục, hai kệ sau riêng biệt hiển bày về tướng vi diệu.

Hai kệ đầu: Chính thức hiển bày về tướng vi diệu thuộc Trí của Địa, vì vậy luận nói: Kệ này dựa vào nghĩa nào mà thuyết giảng? Bởi vì dựa vào Trí của Địa. Dựa vào tức là căn cứ. Vì sao biết là dựa vào Trí của Địa? Phần Căn bản, phần Thưa thỉnh trước đây đều dựa vào Trí của Địa; sau trong phần Thuyết giảng cũng thuyết giảng về Trí của Địa. Nay ở đây kệ thứ sáu trong phần này, nói Trí khởi lên cảnh giới của Phật, cũng dựa vào Trí của Địa, biết rõ ràng ở đây hiển bày về Trí vi diệu của Địa, không phải là riêng biệt trình bày về quả Phật.

Trong đó, luận về kinh chỉ có sáu câu: Hai câu đầu tức là kệ thứ nhất ở đây. Luận ấy nói Thánh đạo vi diệu khó nhận biết, không phải là phân biệt về lìa xa niệm. Nói đến vi diệu, là tướng tổng quát của hai kệ, tức là Trí của Địa tiền vốn vượt lên trên ngôn từ-ý nghĩ, còn lại đều là riêng biệt.

Trong riêng biệt: Câu đầu là Thể vi diệu, còn lại đều là nguyên cớ của vi diệu. Trong đó: Khó có thể nhận biết, là tổng quát hiển bày về nguyên cớ; sáu câu sau là riêng biệt hiển bày về nguyên cớ. Luận nói: Vì sao vi diệu? Kệ nói: Bởi vì khó nhận biết về Thánh đạo. Đây tức là cùng nêu ra, nói Thánh đạo là Thể khó nhận biết cho nên vi diệu. Vì vậy kinh Tịnh Danh nói: "Vi diệu là Bồ-đề, bởi vì các pháp khó nhận biết." Vì sao khó nhận biết? Ở đây có hai nghĩa: Một-Lúc thuyết giảng khó nhận biết, bởi vì miệng muốn biện giải mà từ ngữ mất đi; Hai-Lúc chứng đạt khó nhận biết, bởi vì tâm sắp duyên vào mà suy nghĩ dừng lại.

Đạo Đại Tiên trên đây là thuyết giảng về pháp đã chứng đạt, bởi vì Đại Tiên là Phật.

Nói về Đạo vi diệu, là nhân của Chứng Trí nhờ vào tu hành, cho nên đạt được quả của Đại Tiên.

Trong sáu câu riêng biệt hiển bày về nguyên cớ của vi diệu:

Một câu đầu tức là lúc thuyết giảng khó nhận biết. Nói không phải là niệm, bởi vì không phải là cảnh giới của tâm phân biệt có ý niệm-suy nghĩ. Vì sao không phải là cảnh của ý niệm-suy nghĩ? Bởi vì Tự Thể thuộc Trí của Địa này là Vô niệm, cho nên nói là lìa xa các niệm.

Do hai nghĩa nói trên, cho nên Thánh đạo như vậy gọi là rất vi diệu.

Năm câu sau trình bày về lúc chứng đạt rất vi diệu, trong đó lại có tổng quát-riêng biệt: Câu một là tổng quát, cầu mong chứng thấy vốn khó chứng được, bởi vì không có thấy-không có được mới có thể chứng đạt. Bốn câu sau là riêng biệt, có bốn loại rất vi diệu: Một-Quán hành; Hai-Y chỉ; Ba-Thanh tịnh; Bốn-Công đức. Câu một tức là Công đức rất vi diệu: Không sinh, là bởi vì hợp với lý xuất thế gian; không diệt, là bởi vì không phải luôn luôn diệt, không rời bỏ việc làm lợi ích cho chúng sinh, tức là không trú vào Niết-bàn, công đức Tịch-Dụng vô ngại.

Câu hai tức là Thanh tịnh rất vi diệu: Tánh lìa xa phiền não, không phải là trước đây có cấu nhiễm, về sau mới lìa xa, cho nên gọi là tánh thanh tịnh. Như vậy thì không có lúc nào không lìa xa, cho nên luôn luôn vắng lặng, tức là tánh thanh tịnh của Niết-bàn.

Nói lìa xa cấu nhiễm, tức là Quán hành rất vi diệu, nghĩa là trong Trí quán sát lìa xa cấu nhiễm của Vô minh, không giống như tám Thiền của thế gian, bởi vì xen tạp Vô minh.

Từ "Thông tuệ nhân..." trở xuống, tức là Y chỉ rất vi diệu. Người thông tuệ, là người có Trí tuệ từ Đăng Địa trở lên, Trí tuệ của người ấy có thể hiện hành ở Trí của Địa. Trí nào có thể hiện hành? Nếu dựa vào tổng quátdựa vào Thật, thì chỉ một Thật Trí mà thấy rõ một Thật Đế. Nếu dựa vào riêng biệt bao gồm Quyền, thì gồm chung ba Trí: Một-Trí gia hạnh, bởi vì Thắng giải hết sức tăng thượng; Hai-Trí căn bản, bởi vì Tịch diệt hết sức tăng thượng, nghĩa là diệt trừ các phiền não mà chứng Lý vắng lặng; Ba-Trí hậu đắc, bởi vì tùy theo nghe mà nhận biết rõ ràng.

Nơi hiện hành (Hành xứ) thế nào? Trí của Địa này là Chứng Trí của Địa ấy, bởi vì tự chứng biết, dựa vào Trí của Địa ấy thuyết giảng về Chứng Trí phát sinh, cho nên nói là Hành, không phải là có hành chủ động-hành thụ động vào lúc đang chứng (Chánh Chứng).

Trong bốn loại vi diệu nói trên: Công đức khác với Tiểu thừa, Quán hành khác với phàm phu, Y chỉ và Thanh tịnh là chọn ra khác với ngoại đạo. Người tự mình tôn trọng, bởi vì Trí-Đoạn khác nhau. Thanh tịnh vi diệu trước đây là Đoạn đức, bởi vì không giống như ngoại đạo ấy có Kiến hoặc và diệt tâm tưởng, vốn là thanh tịnh. Y chỉ tức là Trí đức, bởi vì không giống như ngoại đạo ấy dùng sáu hành mà điều phục phiền não.

Trên đây là dựa vào tăng trưởng thù thắng. Nếu nối thông mà nói thì đều khác với phàm phu-Tiểu thừa.

Hai kệ sau: Riêng biệt hiển bày về tướng vi diệu, vì vậy Luận nói: Trí rất vi diệu này lại có tướng gì? Đây là đưa ra Thể tướng. Trí này có hai tướng: Hai câu đầu trình bày về tướng giống nhau, bởi vì Thể của Trí rỗng rang vắng lặng; sáu câu sau là tướng không giống nhau, bởi vì phần vị của Trí sai biệt.

Trong hai câu đầu về tướng giống nhau, câu trước là tổng quát, câu sau là riêng biệt.

Trong tổng quát: Đây là tướng gì? Bởi vì tướng của Trí ấy, cho nên nói là Tự Thể. Tự Thể của Trí này lấy gì làm tướng? Nghĩa là vốn rỗng rang vắng lặng. Vì sao nói là giống nhau? Đây chính là tánh thanh tịnh của Niết-bàn, trên giống với chư Phật, dưới giống với chúng sinh, bởi vì tất cả chúng sinh đều có tánh này. Chiều ngang giống với các pháp, bởi vì các pháp là Như, mà Như này chính là Tự Thể rỗng rang (Không). Tất cả đều lấy Không để làm tự tánh, bởi vì tánh của Trí-tánh của Sắc vốn không có sai khác, cho nên tất cả đều có tánh an lạc.

Câu sau là riêng biệt, Luận về Kinh thêm vào một chữ Có, nói là có bất nhị-bất tận. Giải thích rằng: Trí này rỗng rang vắng lặng, tướng ấy thế nào? Nghĩa là lìa xa ba loại Không, thâu nhiếp tướng của Chân Không này.

Ba loại Không, tức là Không của Địa tiền làm cho ý hỗn loạn, Bồ-tát có ba loại nghi ngờ: 1-Nghi ngờ về Không diệt trừ Sắc, chọn lấy Không của đoạn diệt, đây là mất đi Không thuộc Như Lai Tạng, bởi vì làm cho giảm bớt. 2-Nghi ngờ về Không khác với Sắc, chọn lấy Không ở ngoài Sắc. 3-Nghi ngờ về Không đều là vật chất, chọn lấy Không làm có.

Nay nói là Có, tức là thứ nhất thâu nhiếp lìa xa bài báng, bởi vì không nói đoạn diệt vốn như sừng thỏ.

Nói về Bất nhị, tức là thâu nhiếp lìa xa khác nhau, bởi vì không nói khác với Không này, Trí lại có Không khác.

Nói về Bất tận, là thâu nhiếp lìa xa tận diệt, bởi vì không nói có Tự Thể của bên này-bên kia, chuyển diệt của bên này-bên kia. Đây là trình bày không phải là diệt đi Trí của Thể có, trở thành Không của Thể có, cũng không phải là vật có trống rỗng có thể chuyển diệt. Lìa xa ba Không này, tức là thấy tự tánh vốn Không là Không thuộc Như Lai Tạng.

Nay thiếu mất chữ Có, làm thế nào để hiểu thông suốt? Ở đây có hai ý: Một-Thâu nhiếp theo Bất tận, nghĩa là Thể có cho nên không tận, không có thì khác với đoạn diệt. Nếu không có mà có thể tận diệt thì không phải là có vật, nghĩa như trước đã nói. Hai-Kinh của Tây Vức tự có hai bản, cho nên luận nói: Có hai loại tụng: 1-Có bất nhị-bất tận; 2-Nhất định bất nhị-bất tận. Tụng này tuy khác mà cùng trình bày về Thật có. Nếu không phải là Thật có thì không có thể nói là nhất định. Điều này vì sao nhất định? Bởi vì nhất định có thể diệt trừ các phiền não. Ý nói: Nhất định tức là có, bởi vì có thể diệt trừ phiền não. Nay kinh cũng không có chữ Định, nghĩa giống như nhất định vốn có, bởi vì nói nhất định là pháp có-không có vốn không hai; lìa xa hai Không trước đây, nghĩa là trong không có hai bao gồm đạt được Không và Hữu không hai, cho nên không phải là đoạn diệt. Nghĩa về ba loại Không, như luận Bảo Tánh quyển thứ 4 đã trình bày.

Sáu câu sau trình bày về tướng không giống nhau, tức là phương tiện thanh tịnh của Niết-bàn, đoạn trừ phiền não bình đẳng không giống như phàm phu-Tiểu thừa, mà có thể đoạn trừ cho nên không giống như cảnh bên ngoài.

Nhưng pháp đã chứng đạt có tướng khác nhau, cho nên không giống với Không. Niết-bàn là quả, quả này vì sao đều là dựa theo Phần chứng? Lại là chỗ dựa của Quả Hải, như văn sau nói về mười núi vốn là mười đức không lìa xa biển? Bởi vì đây là Nghĩa Đại, cho nên không thể thuyết giảng.

Nay trình bày về Trí của Địa phải là Bồ-đề, sao nói là Niết-bàn?

Nếu như Phần tướng môn thì pháp đã chứng là Niếtbàn.

Nay hiển bày về dung thông với nhau, ngay nơi tánh của Trí là tánh thanh tịnh của Niết-bàn, Trí ra khỏi phiền não chướng là phương tiện thanh tịnh của Niết-bàn, hai mà không hai, rất sâu xa khó thuyết giảng, chính là ở nơi này.

Trong văn: Giải thoát là tổng quát, còn lại đều là riêng biệt.

Tổng quát nói là tướng thanh tịnh giải thoát cho nên khác với trước. Luận Bảo Tánh quyển thứ 4 nói: "Thanh tịnh có hai loại: Một-Tự tánh thanh tịnh, nghĩa là tánh giải thoát tức là tướng giống nhau trước đây; Hai-Ly cấu thanh tịnh, nghĩa là đạt được giải thoát tức là tướng thanh tịnh giải thoát ở đây.

Trong riêng biệt: Dùng riêng biệt để hiển bày tổng quát. Riêng biệt có hai loại: Một-Nơi nào được giải thoát? Tức là trải qua ở các nẻo (Thú). Đây là hiển bày về đã thoát khỏi, nghĩa là phiền não làm duyên của nẻo, nghiệp làm nhân của nẻo, sinh làm quả của nẻo. Ba loại tạp nhiễm đều thâu nhiếp các nẻo, nếu thoát khỏi nhânduyên thì không có quả của sinh. Hai-Vì sao giải thoát?

Tức là năm câu sau.

Ở đây trình bày về Thể của giải thoát, năm câu tức là hiển bày về tướng của năm loại giải thoát: 1-Hai đời bình đẳng là tướng của Trí quán sát; 2-Đoạn trừ phiền não là tướng của lìa xa chướng ngại; 3 câu sau là ThểĐức viên mãn, tức là tướng của Niết-bàn.

Nói về bình đẳng, nghĩa là thế gian và Niết-bàn thâu nhiếp tiếp nhận bình đẳng, bởi vì không giống như Thanh văn luôn luôn rời bỏ thế gian, bởi vì tánh của thế gian tức là Niết-bàn. Luận Trung Quán nói: "Thật tế của thế gian, tức là ở trong Niết-bàn, bởi vì không có mảy may sai biệt."

Tướng đoạn trừ phiền não, nghĩa là ba thời gian không có gì đoạn mới nói là đoạn, cho nên nói: Không phải đầu-không phải giữa-không phải sau. Giải thích điều này có hai nghĩa: 1-Dựa theo trái ngược lẫn nhau; 2-Dựa theo nối tiếp lẫn nhau.

Nói về trái ngược lẫn nhau, nghĩa là lúc đạo vô gián đang đoạn trừ phiền não, là Trí dấy khởi trước-phiền não diệt trừ sau, hay là phiền não diệt trừ trước-Trí phát sinh sau, hay là cùng lúc chăng? Ba thời gian này thì phiền não và Trí đều có hai sai lầm, như không thành tựu về đoạn, nghĩa là Trí dấy khởi trước thì Trí có sai lầm về tự nhiên thành tựu vô lậu, sai lầm vì không có thể diệt trừ phiền não; phiền não diệt trừ trước thì phiền não có sai lầm về tự nhiên diệt mất, sai lầm vì không chướng ngại Thánh đạo. Trí dấy khởi sau và cùng lúc đều có đủ bốn sai lầm, như ngọn đèn không phá tan bóng tối, có thể dụ cho điều này.

Lại kinh Niết Bàn nói: "Tỳ-bát-xá-na không phá trừ phiền não." Nếu như vậy thì tại sao nói là đoạn trừ? Nếu dựa vào luận Duy Thức quyển thứ 9: "Rõ ràng là lúc Chân đạo và Kiến đạo hiện rõ ở trước mắt, thì chủng tử của hai chướng ấy chắc chắn không thành tựu, giống như sáng và tối nhất định không cùng lúc sinh ra, như hai đầu cân lúc xuống thấp-lúc lên cao... Các pháp trái ngược nhau thì lý nhất định phải như vậy." Vì vậy hai tánh không có thành tựu-sai lầm cùng lúc, đây chỉ nêu ra một phía của pháp tướng, cũng không trái với nghĩa về Duyên-Tập-Đoạn còn lại. Nếu hướng về Tông này thì có điều còn sót, nghĩa là cái cân thì một mà xuống thấp-lên cao không có gì ngăn ngại, hiểu biết và mê hoặc thì không như vậy, lẽ nào có thể cùng lúc hay sao? Dụ về sáng-tối, tuy là dựa theo nhau mà đến và không đến đều không phá tan bóng tối, bởi vì cùng lúc thì trái ngược với nhau, khác lúc thì không xen tạp với nhau. Nếu như Tông này thì Đoạn Kiết phải là tánh-tướng vô ngại.

Trên đây trình bày về không phải trước-sau-cùng lúc, là hiển bày về Vô tánh. Duyên với Vô tánh mà thành tựu thì nói là Đoạn Kiết, bởi vì chủ động đoạn trừ là Vô tánh thì mới trở thành chủ động đoạn trừ, thụ động đoạn trừ vốn là Không thì mới thành tựu thụ động đoạn trừ. Nếu nhất định là có thì rơi vào Thường, cho nên không thể đoạn trừ. Nếu nhất định là không có thì rơi vào Đoạn, cho nên lạc mất Thánh Trí.

Nói về nối tiếp lẫn nhau, không dựa theo phiền nãoTrí đối lập với nhau, chỉ dựa theo một Trí, tự nhiên có ba thời gian. Luận dựa vào cách giải thích này, dựa vào ba thời gian này lại có hai loại: 1-Dựa theo cứu cánh thuộc tâm ban đầu, tất cả phân làm ba thời gian; 2-Dựa theo ba thời gian thuộc sát-na trong đạo Vô gián. KinhLuận đều bao gồm hai loại này.

Luận nói: Trí này sạch hết lậu là đầu, Trí đoạn trừ là giữa hay là sau? Đáp rằng: Không phải là đầu, Trí đoạn trừ cũng không phải là giữa-sau. Kệ nói: Vốn không phải là đầu-giữa-sau.

Trên đây là giải thích thuận theo văn kệ, bao gồm xác định về ba thời gian, chỉ dựa theo Trí mà nói, cho nên nói là Trí đoạn trừ phiền não. Nếu như vậy thì ba thời gian không có đoạn, vì sao đoạn trừ? Luận nói: Như ngọn lửa của cây đèn, không phải là chỉ riêng đầu-giữasau, mà chọn lấy trước-giữa-sau. Đây là nêu ra dụ để giải thích về thành tựu, nghĩa là Thật giáo đoạn trừ phiền não thì nhất định phải trình bày đầy đủ tánh-tướng. Văn kinh chính là hiển bày về Chứng Trí, chỉ dựa vào nghĩa về tánh của duyên rất sâu xa không thể nói được. Luận chủ bao gồm trình bày về nghĩa của đoạn trừ, cho nên phân rõ đầy đủ tánh-tướng, không phải là đầu-giữa-sau. Phân rõ về nhân-duyên Vô tánh, là đoạn trừ mà không đoạn trừ; chọn lấy trước-giữa-sau thì không giữ lấy tướng của duyên, là không đoạn trừ mà đoạn trừ. Kinh Đại Phẩm nói: "Bồ-tát đạt được Bồ-đề không phải là tâm ban đầu, cũng không lìa xa tâm ban đầu, tâm sau cuối cũng như vậy mà đạt được Bồ-đề; ví như đốt đèn, không phải là ngọn lửa ban đầu đốt cháy tim đèn, cũng không lìa xa ngọn lửa ban đầu, ngọn lửa sau cuối cũng như vậy mà tim đèn thật sự đốt cháy." Long Thọ phân định rằng: "Đức Phật dùng nhân duyên rất sâu xa để giải đáp." Kinh Niết Bàn quyển thứ 29 cũng nói: "Năm ấm của chúng sinh, tuy niệm niệm diệt đi mà có Tu đạo; như ngọn đèn, tuy niệm niệm diệt đi mà có ánh sáng."

Các Kinh-Luận trên đây, đều hiển bày về tánhtướng vô ngại, không có đoạn trừ mà đoạn trừ.

Lại Kinh-Luận này lặp đi lặp lại tác thành lẫn nhau, nghĩa là nếu nhất định đoạn trừ, thì một niệm đã đủ, sao lại nhờ vào ba tâm? Đã đều chọn lấy mới thành tựu, thì biết rõ ràng là Vô tánh, không có đầu-giữa-sau. Không có đầu-giữa-sau là Vô tánh, cho nên mới có thể thành tựu về đoạn trừ đối với đầu-giữa-sau. Vậy thì nhânduyên vốn là Vô tánh, Vô tánh vốn là nhân-duyên. Nếu nói niệm đầu là có thể đoạn trừ, niệm sau mới đoạn trừ cứu cánh, thì không khác với luận Tỳ-đàm nói là một niệm có đốt cháy, trước-sau mới hết sạch. Nếu nói niệm đầu một mình không thể nào đoạn trừ, tích lũy đến giữasau mới có thể đoạn trừ, thì không khác với luận Thành Thật nói là một niệm không đốt cháy, nối tiếp nhau mới đốt cháy. Đừng lạc mất Tông chỉ!

Trên đây hãy còn bao gồm Thật giáo. Nếu dựa vào Tông chỉ của Viên giáo thì phiền não đã đoạn trừ, vốn là một mê mờ-tất cả mê mờ, một đoạn trừ-tất cả đoạn trừ, không có đoạn trừ-không có gì không đoạn trừ. Nếu hiển bày đầy đủ về các Tông sai biệt thì như chương Biệt hành nói rõ.

Từ "Phi ngôn từ..." trở xuống là ba câu, trình bày về ba đức:

Câu 1-Tức là Bát-nhã, là tướng của Quán hành, nghĩa là Quán không có phân biệt, Thể bặt dứt danh ngôn, Chân Trí phát ra từ bên trong, không giống như Thanh văn dựa vào âm thanh mà tỏ ngộ. Trước đây nói: Trí quán sát dựa theo sự quyết đoán rõ ràng. Ở đây nói: Hành quán sát dựa theo hành hết sức phù hợp.

Câu 2-Pháp thân là tướng của Chuyển y, nghĩa là chuyển đổi dựa vào Vô thường, cho nên nói là vượt qua ba đời, Trí vi diệu này dựa vào Pháp thân Thường trú. Luận nói: Không giống như Trí thuộc Ý-Thức Vô thường nương vào nhân-duyên Vô thường, đây là chọn ra lúc chưa Chuyển y, nay là đã Chuyển y. Trí thuộc ÝThức Vô thường là chủ động dựa vào nhân-duyên Vô thường, nhân-duyên Vô thường tức là thụ động dựa vào, duy trì chủng tử của Bổn thức là nhân của Vô thường, các chủng tử nhiễm-tịnh... đã duy trì là duyên của Vô thường. Dựa vào nhân-duyên này khởi lên Ý-Thức Vô thường. Nay chuyển Thức Vô thường thành Trí Diệu quán sát, chuyển Ý Vô thường thành Trí Bình đẳng tánh, lấy làm chủ động dựa vào; Pháp thân Chân Như thuộc tánh Như Lai Tạng dựa vào Bổn thức ấy, lấy làm thụ động dựa vào. Luận nói: Như quyết định thuyết giảng trong Tu-đa-la, vốn là Liễu nghĩa. Kinh Niết Bàn nói: "Chuyển Thức Vô thường mà đạt được Thức Thường." Trong các kinh Đại thừa, văn nói về điều này không phải là một.

Hỏi: Thụ động dựa vào vốn có thì có thể là Thường, chủ động dựa vào do Tu mà phát khởi thì lẽ nào không có sinh diệt? Nếu dựa vào luận Duy Thức, thì thụ động dựa vào vốn là Thường, chủ động dựa vào cũng nói là Thường, bởi vì không phải Thường thuộc tự tánh mà là hữu vi. Như luận Khởi Tín..., thì Thỉ giác giống như Bổn giác, cũng đều là Thường. Kinh Thắng Man nói: "Tất cả các pháp vốn là thường trú."

Câu 3-Tướng ấy như hư không tức là tướng giải thoát, không giống như Thanh văn còn có chướng ngại của Trí; bởi vì hai chướng đều không còn, cho nên giống như hư không vô ngại.

Nghĩa của ba đức đã thấy ở văn trên, nhưng viên mãn thuộc về Phật, Viên giáo thì Thập Trú có thể làm cho mở rộng. Trong này dựa theo nhân, tức là nói về Phần Đắc, làm chỗ dựa cho Quả Hải giống như Phật không có sai khác; Chuyển y cũng như vậy, là Chuyển thuộc Kiến-Tu thuận theo trong Nhân môn.

Dựa vào Quả để phân rõ, thì Chuyển rộng lớn đến cuối cùng; đây là tướng không giống nhau. Do đạt được tướng giống nhau trước đây mà thành tựu về tướng không giống nhau ở đây, có thể hiển bày về tướng giống nhau trước đây, không có sai khác về tướng không giống nhau khiến cho thanh tịnh lìa xa chướng, như vàng nấu chảy làm thành tượng, tượng không phải là ở ngoài vàng. Trong Luận, kết luận về năm câu sau rằng: Quán sát về Trí như vậy, đoạn trừ phiền não như vậy, quán sát về Như như vậy mà quán sát về Như, nương tựa như vậy mà nương tựa, giải thoát như vậy mà đạt được giải thoát. Ba câu sau đều nói lặp lại, bởi vì đều là trên thì nhắc lại trước đây, dưới thì kết luận thành tựu, nghĩa là quán sát như vậy mà quán sát... Riêng ba câu sau này có nhắc lại, là dùng ba câu sau của văn trước đây so sánh với Vọng để hiển bày Chân. Cần phải nhắc lại Chân là để kết luận về điều đó.

Hai-Có một kệ tương tự về hành vi diệu của Địa, trong đó: Nửa kệ trước nhắc lại Trí của Địa trước đây lìa xa ngôn từ, lấy làm chủ động tương tự; nửa kệ sau chính thức nêu ra hành của Địa, lấy làm thụ động tương tự.

Trong nửa kệ trước, nghĩa là Trí của Địa trước kia hiển bày về hai Niết-bàn, đều là ngôn từ không đạt tới được. Tịch tức là tướng giống nhau, thuộc về tánh thanh tịnh của Niết-bàn, bởi vì tự tánh vắng lặng. Diệt tức là tướng không giống nhau, thuộc về phương tiện thanh tịnh của Niết-bàn, bởi vì Trí chủ yếu duyên vào Diệt, chứ không phải là dựa theo tánh Diệt. Hai Niết-bàn này là pháp đã thực hành của Phật, cho nên ngôn từ không đạt tới được. Hành là Chứng. Ngôn từ không đạt tới được, là thuyết giảng-lắng nghe đều khó. Sao không nói thẳng là không có ngôn từ, mà nói là ngôn từ vốn không đạt tới được. Nếu luôn luôn không có ngôn từ, thì hiểu biết tỏ ngộ từ đâu? Bởi vì khiến cho tìm theo ngôn từmong cầu Lý, mà nhận biết Lý tròn vẹn-ngôn từ thiên lệch, cho nên chỉ nói là không đạt tới được.

Nửa kệ sau là thụ động tương tự, nghĩa là không những Chứng Trí sâu xa khó hiểu như vậy, mà còn khiến cho hành quyến thuộc của Trí cũng khó thuyết giảngtiếp nhận. Luận nói: Địa là cảnh giới. Quán hành là quyến thuộc của Trí. Quyến thuộc của Trí, nghĩa là hành giống nhau. Hành giống nhau, nghĩa là các Ba-la-mật như Bố thí (Đàn)...

Nói về quán sát cảnh giới, Như là cảnh giới, soi chiếu thông suốt gọi là Quán. Đây tức là Gia hạnh. Giả sử Địa là Thể của Địa, ý ở chỗ nêu ra Địa mà chọn lấy hành, cho nên nói là hành của Địa. Dùng Trí của Địa này tu tập thực hành Bố thí..., cho nên gọi là hành giống nhau, bởi vì giống như sự việc ấy mà thực hành. Đây tức là Trí Hậu đắc làm quyến thuộc cho Chứng Trí.

Ba-Có một kệ nương vào so sánh làm sáng tỏ về vi diệu, so sánh Văn-Tư... để hiển bày về vi diệu.

Câu 1-Nêu ra Thể của pháp, Trí là Trí của Địa đã khởi lên, tức là năm kệ trước đây đã trình bày về Trí Căn bản. Khởi lên tức là hai Trí Gia hạnh-Hậu đắc đều quán sát về Như, Như tức là cảnh giới của Phật, bởi vì đều là chủ động khởi lên. Luận nói: Lấy gì để quán sát, lấy gì để hành giống nhau, mà có thể khởi lên Trí này? Đây tức là kệ trước đã nói. Quán sát điều gì? Quán sát cảnh giới trước đây. Hành giống nhau thế nào? Thực hành Bố thí... trước đây. Đều nói là Thế nào (Hà), tùy theo quán sát-thực hành thế nào, là nói không phải một pháp, bởi vì Gia hạnh tùy theo Địa không giống nhau, Hậu đắc duyên với cảnh khác nhau.

Câu 2-3-Là trình bày về khó thuyết giảng, trong đó: Câu đầu không phải là Tâm số, cho nên khó thuyết giảng; không phải là Niệm, bởi vì không phải là cảnh giới của Tư tuệ; lìa xa Tâm đạo, bởi vì không phải là cảnh giới của Trí-Thức thuộc Báo sinh. Thức thuộc Báo sinh, phân rõ như trong mục làm trái lời thưa thỉnh trước đây. Câu sau trình bày về không giống nhau, ba khoa có Sắc-Tâm và Căn cảnh, cho nên không thể thuyết giảng. Luận về Kinh nói: "Không phải thuyết giảng về ẤmGiới-Nhập." Luận giải thích về không phải thuyết giảng, là bởi vì lìa xa văn tự. Nay Kinh lược bớt không có chữ Thuyết, bởi vì Môn tức là Thuyết, trong kinh Pháp Hoa lấy Thuyết làm Trí môn.

Câu 4-Trình bày về không thể nghe nổi. Trí nhận biết, là chỉ riêng Chứng Trí mới nhận biết. Ý không đạt tới được, là như nghe mà chọn lấy, tức là dựa vào Trí chứ không dựa vào Thức.

Bốn-Có một kệ dùng Dụ để hiển bày về vi diệu của Địa: Nửa kệ trước là Dụ, nửa kệ sau là Hợp.

Dụ trong này, không chỉ chọn lấy hư không, bởi vì hư không ở nơi khác không làm Dụ; không chỉ chọn lấy dấu tích, bởi vì đất cát trên dấu tích không làm Dụ; chủ yếu chọn lấy dấu tích của chim ở giữa hư không. Luận nói: Nơi dấu tích của chim bay ở giữa hư không, không thể nói về tướng cũng không thể thấy được, là tổng quát hiển bày về tướng của Dụ. Xứ tức là hư không ở nơi dấu tích, Tướng tức là dấu tích ở nơi hư không, không thể chỉ rõ về dài-ngắn, lớn-nhỏ khiến cho thấy được, không thể nói là có-không có... Trong này, hư không ở nơi dấu tích dùng để dụ cho Chứng Trí, dấu tích ở nơi hư không dùng để dụ cho A-hàm. Luận hợp lại nói rằng: Như vậy dấu tích của chim là trú xứ, Danh-Cú-Tự thân là trú xứ. Vì sao không thể nói được? Luận nói: Bởi vì dấu tích của chim ở giữa hư không là tướng không thể phân biệt. Ý nói rằng: Chân chim đi giữa cát thì có dấu tích và nơi chốn, bởi vì bay giữa hư không cho nên nơi chốn và dấu tích khó phân biệt; Danh-Cú-Tự thân cũng như vậy, do Chứng Trí của Bồ-tát mà thâu nhiếp, cho nên không thể thuyết giảng-lắng nghe, như thuyết giảng-như lắng nghe mà tâm ý không thể nào hiểu rõ được. Vì vậy dùng Chứng thâu nhiếp Giáo, giống như hư không thâu nhiếp dấu tích, khiến cho Danh-Cú... không giống như tánh của âm thanh, bởi vì Chứng Trí này vốn là Danh-Cú...

Trên đây trình bày về tướng Thô không phải là có, thuận theo dụ cho không thể thuyết giảng-lắng nghe. Sau là trình bày về tướng Tế không phải không có, để dụ cho có thể Chứng. Luận nói: Bởi vì không phải là không có dấu tích đi giữa hư không, nghĩa là hư không ở nơi dấu tích khác với hư không nơi khác, dụ cho không phải là không có Trí của Địa; dấu tích ở nơi hư không khác với không có dấu tích, dụ cho không phải là không có Danh-Cú-Tự thân. Bởi vì có chim bay qua thì nhất định phải có dấu tích, vì vậy Luận nói: Không phải là không có Trí của Địa và Danh-Cú-Tự thân, tức là cùng kết hợp. Nghĩa là có các Thánh tự mình chứng về Như, chứng hãy còn không thể không có, huống gì đối với ngôn giáo hay sao? Lại dùng hư không thâu nhiếp dấu tích mà dấu tích không thể chỉ rõ, dùng dấu tích thâu nhiếp hư không mà hư không cũng không phải không có, dụ cho dùng Chứng thâu nhiếp Giáo mà Giáo không thể chỉ rõ, dùng Giáo thâu nhiếp Chứng mà Chứng có thể nương vào ngôn từ. Ý của Dụ đích thực như vậy.

Nếu muốn tách biệt về chim khác với dấu tích, thì chim là dụ cho ngôn từ giải thích, dấu tích là dụ cho tướng của Địa sai biệt, bởi vì có ba sự việc. Nhưng trong nơi chốn của dấu tích dùng dấu tích tùy theo chim mà tướng của dấu tích không phải không có, dùng dấu tích tùy theo hư không mà tướng của dấu tích không phải là có, dụ cho dùng sai biệt tùy theo giải thích mà sai biệt không phải không có, tướng của Địa tùy theo Chứng mà sai biệt không phải là có.

Nếu lại tách biệt về hư không ở nơi dấu tích khác với hư không rộng lớn, thì hư không nơi dấu tích là dụ cho Chứng Trí, hư không rộng lớn là dụ cho Quả Hải. Hư không nơi dấu tích tùy theo dấu tích mà Trí của Địa có thể thuyết giảng, hư không nơi dấu tích tùy theo hư không rộng lớn thì Trí của Địa lìa xa ngôn từ. Tuy bao gồm nghĩa này mà ở trong luận không có văn.

Nếu dùng dấu tích dụ cho Chứng Trí, thì phân rõ như trong phần nói về gió và nét vẽ trước đây. Dùng dụ về dấu tích của chim ở đây, làm sáng tỏ về văn của mười Địa sau này, là nương vào phần vị mà nói về sâu-cạn, tương tự với Thí-Giới-Thiền chi, một văn-một câu không có điều gì không sâu xa khó hiểu, lẽ nào cho rằng Địa tiền là sâu, Địa thượng là cạn hay sao? Vì vậy luận tổng quát kết luận rằng: Trong này, sâu xa vốn chỉ rõ về vui mừng hớn hở đối với Nghĩa Đại.

Trong này, dấu tích của chim cũng cùng dụ cho Giáo-Chứng, khó thuyết giảng-khó nghe nổi khác gì Dụ về gió và nét vẽ trong phần Thưa thỉnh? Do đó Luận nói rằng: Vì sao lại thuyết giảng? Luận đáp rằng: Các ông không nên như âm thanh mà chọn lấy nghĩa. Ý này nói rằng: Dụ và Pháp nói trên, là hiển bày về ý im lặng không thuyết giảng; Dụ và khó thuyết giảng trong này, là nhắc nhủ Đại chúng rời bỏ chấp trước, nhận lời để thuyết giảng, ý không giống nhau.

Nếu dùng tâm chấp trước, tùy theo âm thanh chọn lấy nghĩa, thì có năm sai lầm: 1-Không đích thực tin tưởng, bởi vì tùy theo ngôn từ mà hiểu thì không hợp với Thật. 2-Lui sụt tâm dũng mãnh, bởi vì không thể nào quên tướng để hướng đến Thật lý. 3-Lừa dối người khác, bởi vì chính mình hiểu biết sai lạc mà nói cho người khác. 4-Phỉ báng Phật, bởi vì chỉ ra hiểu biết sai lạc của mình là do Phật thuyết giảng. 5-Khinh thường Pháp, bởi vì hiểu biết nông cạn mà giải thích về ý nghĩa sâu xa, nghĩa là pháp như lời nói mà không thiết tha sâu nặng. Ý khiến cho Đại chúng tự nhận biết không có năm sai lầm này, cho nên trình bày về khó thuyết giảng-khó nghe nổi.

Nay người cho rằng Địa thượng là nông cạn, đều rơi vào năm sai lầm này, cho nên ca ngợi về khó thuyết giảng-khó nghe nổi, là vượt qua năm sai lầm này mà thành tựu năm đức, thuyết giảng về nghĩa sâu xa khiến cho phát sinh tin tưởng đích thực.

Từ đây trở xuống là năm kệ sau, lại hiển bày về Thuyết Đại khiến cho phát sinh tin tưởng đích thực, phân ba: Một-Có một kệ rưỡi chính thức hiển bày nghĩa về ba loại thành tựu của Thuyết Đại; Hai-Có ba kệ làm sáng tỏ chính mình không có sai lầm mà nhắc nhủ Đại chúng loại trừ sai lầm; Ba-Có nửa kệ nêu ra phạm vi giới hạn của thuyết giảng, chỉ là thuyết giảng về nhân.

Một-Có một kệ rưỡi. Nói về ba thành tựu: 1-Nhân thành tựu về Đại, nghĩa là Từ-Bi Nguyện Lực làm căn bản khởi hạnh, cho nên gọi là nhân. 2-Nhân từng bước thành tựu về Đại, nghĩa là Văn-Tư tuệ... làm nhân của Trí xuất thế gian, không nhanh chóng dấy khởi cho nên gọi là từng bước. 3-Giáo thuyết tu tập thành tựu về Đại, nghĩa là ngay nơi Tu tuệ mà tu tập chân thật, hợp với Thật như đối với Chánh Chứng, có thể nương vào ngôn từ để giải thích, cho nên gọi là Giáo thuyết. Hai chữ Giáo Thuyết chính là chọn ra Nghĩa Đại, bởi vì không phải như phần Quả không thể thuyết giảng. Hai loại trước không tương tự Chánh Chứng, Thể không phải là huyền diệu, không nhờ vào ngôn từ để chọn ra, chỉ làm nhân của Trí xuất thế gian, cho nên đều gọi là nhân. Ngay phần vị ấy đạt được ba loại đều thành tựu.

Ba thành tựu này, ở phần vị của Địa là thuộc về nơi nào? Ở đây có hai ý: Một-Dựa theo Địa thứ nhất thì hai loại trước có thể thuộc về Địa tiền, bởi vì gia hạnh của Địa, một loại sau chỉ ở Địa thượng. Hai-Dựa theo nối thông mà nói, thì trong mỗi một Địa, Từ-Bi Nguyện Lực như tu tập gia hạnh..., tức là nhân thành tựu; Văn-Tư tuệ... tức là nhân thuộc về từng bước; Chánh Chứng-Hậu đắc, đều là Giáo thuyết tu tập.

Hỏi: Từ-Bi..., Văn-Tư... nói trong mười Địa, ở tại văn dễ dàng hiểu được, tướng của Chánh Chứng thì ở nơi nào? Đáp: Ở đây có hai ý: Một-Thể của Địa huyền diệu không thể nào đi thẳng vào để làm sáng tỏ, nương vào pháp mà biểu hiện rõ ràng tức là tướng ấy, nghĩa là như mười Thiện-Thiền chi-Đạo phẩm-các Đế... Hai-Nhân đầy đủ tiến vào Xứ tức là Chánh Chứng. Như Địa thứ nhất nói: Gọi là trú trong Địa Hoan Hỷ của Bồ-tát, bởi vì tương ưng với Bất động. Địa thứ tám nói: Tiến vào tất cả các pháp giống như tánh của hư không, thành tựu Nhẫn này gọi là tiến vào Địa Bất Động... Tức là văn nói về điều ấy.

Bởi vì chân thật Chánh Chứng không thể thuyết giảng nêu ra, cho nên hai loại này đều là thuyết giảngtu tập. Nếu như vậy thì theo thứ tự ba loại trên, vì sao chư Phật lại Giáo hóa-Thuyết giảng về Chứng? Đó là thuận theo Nghĩa Đại đã biểu hiện cho nên gọi là Chứng, nay thuận theo có thể thuyết giảng cho nên chỉ có thể nói là Thuyết, bởi vì trước đây Luận nói: Nhờ vào Thuyết Đại này, cho nên có thể đạt được Nghĩa ấy. Đã biết về đại ý. Tiếp theo là chính thức giải thích văn.

1- Nhân thành tựu về Đại, tức là hai câu đầu, Từ-Bi là Lợi tha, Nguyện là bao gồm Tự lợi-Lợi tha, Lực là bao gồm ba loại trên, bởi vì Tự lợi-Lợi tha huân tu không giống như Nhị thừa, cho nên gọi là Lực. Câu sau tức là công dụng của Tự lợi-Lợi tha, sinh ra hành của Địa, chính là nghĩa của Nhân.

2- Nhân từng bước thành tựu về Đại, tức là hai chữ Thứ Đệ (theo thứ tự). Luận nói: Thuyết giảng theo thứ tự về Văn-Tư tuệ..., cho đến có thể thành tựu về nhân của Trí xuất thế gian. Ở đây nói là Đẳng(cùng với), có hai nghĩa: Một-Cùng với loại trước, bởi vì Tu tuệ là Đại thứ ba, cho nên không giống nhau. Hai-Cùng với Tu, Tu có hai loại: a-Duyên tu, thuộc về môn này thâu nhiếp; b-Chân tu, thuộc về môn thứ ba thâu nhiếp. Bởi vì nghĩa của Đẳng có hàm chứa, cho nên chỉ nói là Đẳng. Không như vậy thì sao không chỉ nói là Văn-Tư-Tu mà còn dùng Đẳng thay cho Tu?

3- Từ "Viên mãn..." trở xuống là trình bày Giáo thuyết tu tập thành tựu về Đại. Ở đây có hai loại: Một-Tu đầy đủ, tức là tám chữ đầu; Hai-Tu về quán sát, tức là hai câu sau. Phần vị Chân tu cao nhất thì suy nghĩ của thế gian đều vắng lặng, có thể đầy đủ Trí của Địa gọi là Tu đầy đủ. Chân Trí bên trong phát khởi vắng lặng soi chiếu rõ ràng, gọi là Tu về quán sát. Loại đầu tức là hợp với tánh vắng lặng, loại sau tức là vắng lặng mà có thể soi chiếu, giống như gương sáng rõ trong suốt, không có vết bẩn nào không sạch như Tu đầy đủ, không có suy xét nào không thấu triệt như Tu về quán sát. Hai loại Tu này hướng về Chân Chứng, giống như phần vị Đẳng giác-Diệu giác ấy. Đẳng giác giống như Diệu giác, mà chỉ là nhân tròn vẹn; Diệu giác rời bỏ hành mới gọi là quả đầy đủ. Ở đây cũng như vậy, hai loại Tu như đối với xuất thế, chỉ là cuối cùng của phần nhân, Chánh Chứng rời bỏ Tu mới gọi là phần quả. Những người có Trí, xin suy xét ý nghĩa này!

Trong văn: Suy nghĩ (Lự) tức là Văn-Tư, Trí tức là Trí của Chân tu, Tâm tức là Thể của tâm thuộc Chân tu. Nghĩa là nếu không có tâm của Văn-Tư duyên theo suy nghĩ, thì mới gọi là tâm viên mãn của Chân tu, cho nên chỉ riêng Trí của Chân tu có thể thực hành mà thôi.

Nếu dựa theo Luận về Kinh, thì tâm vốn là tâm của xuất thế gian thuộc về Như thụ động (Sở Như). Luận về Kinh nói: "Không phải là Trí thuộc tâm-cảnh đầy đủ như tâm thanh tịnh." Luận giải thích rằng: Tu đầy đủ, là bởi vì kệ nói không phải là tâm-cảnh.

Không phải là tâm-cảnh, câu này nêu ra Giới-Xứ của tâm-cảnh như Văn-Tư tuệ..., chỉ là nhân của Trí có thể sinh ra Trí xuất thế gian.

Nhưng ở đây không có thể đầy đủ Trí xuất thế gian ấy, đây là trình bày về Văn-Tư, là tâm-cảnh không có thể đầy đủ Trí của Địa. Trở lại hiển bày về Chân tu, bởi vì không phải là tâm-cảnh mới có thể đầy đủ Trí của Địa.

Tiếp đến thì dẫn ra kệ rằng: Kệ nói Trí đầy đủ như tâm thanh tịnh.

Tiếp đến nhắc lại giải thích rằng: Như tâm thanh tịnh, bởi vì như tâm xuất thế gian thanh tịnh, có thể đầy đủ Trí của Địa ấy. Đây là trình bày về hộp và nắp đậy (Hàm cái) phù hợp với nhau, nghĩa là mong muốn đầy đủ Trí của Địa, không phải là năng lực của tâm khác, phải là tâm của Chân tu vắng lặng suy nghĩ, tâm và Trí xuất thế gian như một mới có thể đầy đủ. Tâm của xuất thế gian thuộc về Như thụ động ấy, tức là Chánh Chứng thuộc Trí của Địa. Đây là nói thẳng về Chân.

Tiếp đến trong Tu về quán sát là cảnh giới, tức là cảnh của Chân tu. Khó nhận thấy, là không phải VănTư có thể thấy được. Có thể nhận biết, là chỉ có tự tâm vắng lặng soi chiếu của Chân tu mới nhận biết, nhận biết tức là thấy. Vì vậy Luận về Kinh nói: Khó thuyết giảng về tự tâm nhận biết. Giải thích rằng: Tự tâm thanh tịnh có thể thấy. Đã khó có thể thấy thì cũng khó có thể thuyết giảng, mà tùy theo Tu để hiển bày về thu nhận trong Thuyết Đại, không giống như phần quả chỉ là nghĩa sâu xa.

Hai-Có ba kệ làm sáng tỏ chính mình không có sai lầm mà nhắc nhủ Đại chúng loại trừ sai lầm, có hai: Đầu là nửa kệ tổng quát trình bày, sau là hai kệ rưỡi riêng biệt hiển bày.

Đầu là nửa kệ tổng quát trình bày: Bởi vì thuyết giảng và lắng nghe đều có hai sai lầm, không thể nào Chứng được, cho nên cùng làm sáng tỏ để lìa xa.

Hai sai lầm của thuyết giảng: 1-Phật thuyết giảng không tùy hỷ, nay nói rằng: Phật lực thuyết giảng làm cho thông suốt, thì nhận biết Phật đã tùy hỷ. 2-Thuyết giảng không bình đẳng, nay nói rằng: Các ông nên tiếp nhận, thì tình không có bên này-bên kia.

Hai sai lầm của lắng nghe: 1-Sai lầm vì tranh chấp về nhận thức, nói pháp của mình là đúng, pháp của người là sai, các nhận thức đủ loại chấp trước như vậy. 2-Đối với người thuyết pháp, không sinh tâm cung kính, nay khiến cho cung kính tiếp nhận, cùng lìa xa hai sai lầm. Nghĩa là kính trọng giáo pháp cho nên không có sai lầm tranh chấp nhận thức, bởi vì kính trọng người nói cho nên không có sai lầm thứ 2.

Sau là hai kệ rưỡi trong riêng biệt hiển bày, trên đây tuy lìa xa bốn sai lầm mà sự việc chỉ có ba: 1-Nương theo uy lực; 2-Thuyết giảng làm cho thông suốt; 3-Cung kính tiếp nhận.

Nay có ba mục mở rộng: Đầu là một kệ mở rộng về thuyết giảng làm cho thông suốt; tiếp là một kệ hiển bày về cung kính tiếp nhận; sau là nửa kệ hiển bày về nương theo uy lực.

Mục đầu là một kệ: Trên đây chỉ nói là thuyết giảng làm cho thông suốt, không biết là mở rộng hay tóm lược, nay hiển bày về tóm lược mà không phải là mở rộng.

Nửa kệ trước hiển bày về Trí tiến vào hành sâu xa khó hiểu, mở rộng thuyết giảng không hết. Nói về Trí tiến vào hành, pháp của Địa là thụ động tiến vào, Chứng Trí là chủ động tiến vào, thực hành về hành của Trí này thì tiến vào pháp của Địa. Vả lại, Trí tiến vào là Chứng Trí, Hành là hành thuộc về Sự.

Nửa kệ sau: Nay tuy tóm lược thuyết giảng mà thâu nhiếp mở rộng không sót lại gì. Chân thật, tức là Trí tiến vào hành. Vô dư (không sót lại gì), bởi vì hoặc là Sựhoặc là Lý, tất cả đều đầy đủ.

Mục tiếp là một kệ hiển bày về cung kính tiếp nhận, tức là nêu ra tướng cung kính: Câu đầu là chính thức trình bày, ba câu sau là đưa ra nguyên nhân.

Cung kính có hai: 1-Thân đích thực cung kính chờ đợi, như trú trong oai nghi cho nên có thể tiếp nhận giáo pháp sẽ thuyết giảng; 2-Tâm đích thực cung kính chờ đợi, như tâm quyết định cho nên có thể có năng lực ghi nhớ duy trì. Tâm cung kính thì thân nhất định phải cung kính, cho nên kệ chỉ nói về tâm.

Ba câu sau giải thích về nguyên nhân của cung kính, nghĩa là do khéo léo thuyết giảng mà khiến cho chúng sinh cung kính chờ đợi.

Câu 1-Hợp với người là rõ ràng mình khéo léo thuyết giảng. Một chữ Thuyết, ở Luận về Kinh gọi là Thiện thuyết. Khéo léo thuyết giảng, là hợp với Đương cơ, mà không có nịnh bợ-không có kiêu mạn. Nương theo uy lực của Phật, là chỉ rõ về mình không có tăng thượng mạn, bởi vì không nói sánh bằng Phật.

Hai câu tiếp-Hợp với pháp là rõ ràng mình khéo léo thuyết giảng. Hai chữ Thắng Pháp tức là pháp đã giải thích. Sáu chữ tiếp theo là pháp có thể giải thích. Hai chữ Tương Ưng là bao gồm pháp có thể giải thích và đã giải thích. Văn tuy có ba tiết, mà nghĩa lại có bốn lớp:

Một: Pháp đã giải thích này là chỉ rõ sự việc gì? Đó gọi là pháp của Địa rất thù thắng, cho nên nói là Thắng pháp.

Hai: Lại đưa ra nói rằng: Pháp đã giải thích là Địa, pháp có thể giải thích nhiều loại. hoặc là bởi vì SắcHương-Oai nghi đi đứng đều là pháp có thể giải thích, là dùng pháp nào để có thể giải thích? Vì vậy Luận nói: Dùng sự việc gì? Đáp rằng: Tôi dùng tám loại âm thanh vi diệu của Phạm âm để làm pháp có thể giải thích, mà không dùng Hương... Kinh nói: Âm thanh vi diệu.

Ba: Lại đưa ra nói rằng: Dùng âm thanh này lại có nhiều loại, là cứ như vậy mà dùng hay là Dụ tương tự để hiển bày? Vì vậy Luận nói: Sự việc như thế nào? Đáp rằng: Không phải là cứ như vậy mà hiển bày, nương vào Dụ tương tự để trình bày, cho nên nói là Thí dụ. Nhưng Dụ có hai loại: 1-Ví như sự việc làm Dụ, như trong những tiết sau dẫn ra vật dụng trang nghiêm bằng vàng, châu báu trong biển lớn... 2-Dựa vào Sự thuộc pháp tướng để so sánh đưa ra Lý, lúc hiểu rõ về Dụ thì lắng nghe cũng gọi là Dụ. Nay bao gồm hai loại này.

Bốn: Lại đưa ra nói rằng: Tuy nhận biết Dụ để hiển bày, mà Dụ cũng có nhiều loại, là dựa vào văn tự không khéo léo của thế gian mà làm Dụ, hay là dựa vào văn tự khéo léo của xuất thế gian để làm Dụ? Vì vậy Luận nói: Nương vào sự việc gì? Đáp rằng: Dựa vào văn tự khéo léo. Kinh thiếu chữ Thiện, Luận về Kinh thì có đủ. Vì sao Tương ưng bao gồm pháp có thể giải thích và đã giải thích? 1-Bởi vì âm thanh vi diệu cùng với Dụ tương ưng, là dựa theo pháp có thể giải thích; 2-Dựa theo văn tự khéo léo cùng với Lý tương ưng, là bao gồm pháp đã giải thích. Vì vậy Luận nói: Văn tự khéo léo có hai loại: a-Tùy theo âm thanh ngôn ngữ của địa phương mà khéo léo tùy thuận; b-Câu chữ trọn vẹn đầy đủ, không tăngkhông giảm mà cùng với Lý tương ưng. Lại tương ưng với ba Sự có thể giải thích, thì tương ưng với Lý.

Mục sau là nửa kệ mở rộng về nương theo uy lực, Luận nói: Trước đây nói nương theo thần lực của Phật, mà chưa nói là thần lực như thế nào, cho nên ở đây nói đến.

Vô lượng Phật, tóm lược có ba loại: Một là Đức Phật chủ, hai là Phật Kim Cang Tạng ở mười phương, ba là tất cả chư Phật mười phương.

Ba-Có nửa kệ nêu ra phạm vi giới hạn của thuyết giảng, chỉ là thuyết giảng về nhân mà thôi.

Câu sau trong nửa kệ, Luận về Kinh chính là thuộc về Thuyết Đại. Đầu năm kệ nói rằng tôi chỉ thuyết giảng một phần, chính là phạm vi giới hạn. Hoặc là người dịch quay lại với văn, hoặc là bản tiếng Phạn có nghĩa khác mà mục đích không khác nhau, ngại gì trước-sau. Trong đó: Câu trước là nhắc lại pháp đã thưa thỉnh trước đây, bao gồm kết luận về Nghĩa Đại và Thuyết Đại trước đây, là ở nơi này. Khó nói ra rõ ràng, thì nghĩa mở rộng phân rõ như trước đây. Câu sau là nhận lời thuyết giảng về phần ít.

Trong Luận giải thích rằng: Trước đây nói mười Địa như vậy không thể nào thuyết giảng và lắng nghe được, nay nói Tôi chỉ thuyết giảng một phần. Câu này có ý nghĩa gì? Là do Địa đã thâu nhiếp có hai loại: 1-Phần nhân; 2-Phần quả. Thuyết giảng, nghĩa là giải thích; một phần, là phần nhân, bởi vì vốn là một phần đối với phần quả. Nhưng hai phần nhân-quả, xưa có nhiều cách giải thích, hoàn toàn trái với ý nghĩa của văn, nay không luận về điều đó; có thể có điểm thông suốt, thì sửa lại cho đúng mà sử dụng. Thẳng thắn hướng về ý của luận, thì dựa vào Nghĩa Đại làm phần quả, cho nên không thể thuyết giảng; Thuyết Đại làm phần nhân, vậy thì có thể thuyết giảng.

Lại theo nghĩa mà chọn lấy, sơ lược có hai loại: 1-Chỉ dựa vào mười Địa để trình bày, dùng Chứng Trí làm phần quả, phương tiện nương vào pháp... đều làm phần nhân. Ở đây lại có hai nghĩa: a-Dùng Tu-Chứng đối lập với nhau, thì phương tiện thành tựu về Tu làm phần nhân, ngừng Tu hợp với Thật làm phần quả; b-Dùng Thuyên-Biểu đối lập với nhau, thì bởi vì nương vào pháp để hiển bày về sai biệt của Địa làm phần nhân, Chứng Trí chân thật làm phần quả. Như ở Địa thứ nhấtthứ hai-thứ ba nương vào giống như thế gian, Địa thứ tư-thứ năm-thứ sáu nương vào Nhị thừa và Thiền chiĐạo phẩm..., khiến cho Đại chúng nhờ vào đây biểu hiện hiểu rõ về nghĩa của Địa, là do nhân mà biểu hiện; Chứng Trí là quả của nhân này, đây đều là Chứng Trí, ngôn từ vốn không đạt tới được, cho nên không thể thuyết giảng. Như dấu tích của chim ấy giống với hư không, phương tiện nương vào pháp có thể dùng ngôn từ để hiển bày, nên cho nói là có thể thuyết giảng. Như dấu tích của chim ở giữa hư không, dựa theo chim mà nói khác nhau, là bởi vì một dấu tích gồm có hai phần, tức là có thể thuyết giảng và không thể thuyết giảng. 2-Dựa theo quả Phật cứu cánh hợp với nhân của Phổ Hiền, Thuyết và Nghĩa bao gồm một Bộ, nghĩa là ngay nơi Chứng Trí này sâu xa giống như Quả Hải cứu cánh làm phần quả, như hư không ở nơi dấu tích không khác với hư không rộng lớn, nhân ở tướng của Địa giống như nhân của Phổ Hiền. Bởi vì mở rộng về thuyết giảng thì nguyện lực thù thắng có vô lượng sự việc sai biệt, cho nên lại vượt quá điều này. Vậy thì hư không ở nơi dấu tích, tùy theo dấu tích ở nơi hư không, cũng có Thuyết và Nghĩa, cho nên Trí của Địa cũng có thể nương vào ngôn từ mà nêu ra.

Hỏi: Trên đây Luận nói: Địa này đã thâu nhiếp có hai. Thuyết làm quả cứu cánh như thế nào? Đáp: Lẽ nào không phải trước đây nói sâu xa giống như Quả Hải hay sao? Vì vậy trên đây Luận nói: Trí này là ai Chứng? Kệ nói là pháp hành của Phật. Lại phần Gia hộ trước đây nói: Pháp của Phật không thể nghĩ bàn. Lại phần Ảnh tượng của Địa nói: Mười núi lớn ấy nhờ vào biển rộng mà có được tên gọi biển rộng, cũng nhờ vào mười núi mà có được tên gọi Bồ-tát, Thập Địa cũng như vậy, cùng thuộc về Nhất thiết trí, nhờ vào Nhất thiết trí mà có được tên gọi, bởi vì nhân-quả ấy thuận theo nhau, thì biết Luận chủ cũng dùng quả cứu cánh, để thâu nhiếp Thập Địa.

Có người nói rằng: "Phần ấy nói mười núi dựa vào biển, không nói biển rộng tức là núi." Mười đức của biển rộng lẽ nào lìa xa biển hay sao? Mười nghĩa của ngọc báu lẽ nào lìa xa ngọc hay sao? Biết rõ ràng là người chất vấn này, không thấy ý nghĩa về Trí của Địa. Vả lại, dựa vào một tướng thì không thể chỉ ra rõ ràng... Nói là không thể thuyết giảng và có thể thuyết giảng, bởi vì nếu có nhân duyên thì quả có thể nương vào ngôn từ, ngay nơi Sự tiến vào sâu xa thì nhân cũng không thể nói được, cho nên nói là Thuyết giảng phần ít, không thể cố chấp hạn hẹp.

Phần thứ bảy trình bày về phần Thuyết giảng, có ba môn phân biệt:

Một-Ý đưa ra, nghĩa là nghi thức thưa thỉnh đã kết thúc, đã nêu ra phạm vi giới hạn, làm sáng tỏ về pháp Thật của Địa thì khó rõ ràng, nương vào hiển bày thuộc về tướng, tướng tức là phần nhân. Từ đây trở xuống, mở rộng trình bày về tướng của Địa, khiến cho tìm theo tướng mà đạt được pháp Thật, cho nên có đưa ra phần này. Lại phần Thưa thỉnh phát sinh về Chánh Giải, từ đây về sau hiển bày về Hạnh tu tập, cho nên tiếp theo đưa ra.

Hai-Giải thích tên gọi: Giảng giải thông suốt, trình bày rõ ràng về sai biệt của Thập Địa, cho nên gọi là phần Thuyết giảng. Bởi vì phần Thưa thỉnh trên đây bao gồm thưa thỉnh về Thập Địa, hợp với Thưa thỉnh để phân rõ về Thuyết giảng, lý nhất định phải thích hợp thông suốt.

Bởi vì Hoan Hỷ thuộc về ban đầu cho nên nhận lấy tên gọi tổng quá này. Luận nói: Từ đây về sau chính thức thuyết giảng về Địa thứ nhất. Đã có phần Thuyết giảng của Địa thứ nhất, thì biết mười Địa đều có phần Thuyết giảng. Lại trong Địa thứ nhất, đều thuận theo tên gọi để thuyết giảng làm phần đầy đủ của Địa, cho nên khác với Trú thứ nhất. Mười Nguyện về sau, lại cùng với tên gọi khác, gọi là so sánh thù thắng. Vả lại, người soạn luận phân tích về văn chỉ đưa ra quy cách lớn(Đại cách), còn như chi tiết nhỏ(Huyết mạch) thì thật sự không để ý đến, đúng lúc đưa ra toàn bộ không cần phải nắm giữ nhất định.

Ba-Giải thích văn, mười Địa tức là mười đoạn.

Ngay trong Đoạn thứ nhất-Hoan Hỷ Địa có bảy môn phân biệt: Một-Ý đưa ra; Hai-Giải thích tên gọi; Ba-Đoạn trừ chướng; Bốn-Chứng đạt lý; năm-Thành tựu về Hạnh; Sáu-Đạt được quả; Bảy-Giải thích văn.

Một-Ý đưa ra: Trong mười Địa, đầu tiên là đoạn trừ chướng, chứng đạt lý, đạt được tánh Thánh.

Hai-Giải thích tên gọi: Luận này giải thích đã thấy ở phần Căn bản. Kinh này có giải thích đầy đủ ở văn sau. Nay dẫn ra Bộ khác để thành lập về nghĩa chính.

Luận Duy Thức quyển thứ 9 nói: "Ban đầu đạt được tánh Thánh, chứng đạt đầy đủ hai Không, có thể làm lợi ích cho mình và người, cho nên sinh tâm vô cùng hoan hỷ." Ở đây có ba nghĩa: 1-Đạt được phần vị; 2-Chứng đạt lý; 3-Thành tựu về Hạnh. Do ba nghĩa này cho nên gọi là vô cùng hoan hỷ.

Luận Nhiếp Đại Thừa quyển thứ 7 nói: "Từ đó bắt đầu đạt được, cho nên có thể thành tựu đầy đủ công đức thù thắng làm lợi ích ý nghĩa cho mình và người." Đây là chỉ dựa vào nghĩa thứ 3 Thành tựu về Hạnh mà nói.

Luận Thập Trú Tỳ-bà-sa nói: "Bắt đầu đạt được pháp vị, cho nên sinh tâm vô cùng hoan hỷ." Đây là chỉ dựa theo nghĩa về Chứng đạt lý mà nói.

Luận Du Già quyển thứ 78 dẫn ra kinh Giải Thâm Mật nói: "Thành tựu về nghĩa Đại, đạt được tâm xuất thế gian chưa từng có, cho nên sinh tâm vô cùng hoan hỷ." Ở đây dựa theo hai nghĩa: Nghĩa Đại tức là thành tựu về hạnh Tự lợi-Lợi tha, tâm xuất thế gian là đạt được phần vị Thánh. Cách giải thích này giống như giải thích trong phần Căn bản của Luận này.

Ba-Chướng đã đoạn trừ: Trong luận Duy Thức quyển thứ 9 nói: "Chướng thuộc tánh của dị sinh là do đây mà đoạn trừ, nghĩa là phân biệt khởi lên trong hai chướng, dựa vào loại ấy mà thiết lập về tánh của dị sinh. Nhị thừa lúc Kiến đạo hiện rõ ở trước mắt, chỉ đoạn trừ một loại, gọi là đạt được tánh Thánh. Bồ-tát lúc Kiến đạo hiện rõ ở trước mắt, thì đoạn trừ cả hai loại, gọi là đạt được tánh Thánh." Ở đây nói Dị sinh tức là phàm phu, trong Lương Nhiếp Luận gọi là tánh phàm phu. Trong phần Căn bản của Luận này, gọi là chướng ngại do tướng Ngã của phàm phu, chướng này làm chướng ngại cho Địa thứ nhất.

Trên đây dựa vào phiền não có thể khởi lên vốn là căn bản, cho nên nói là đoạn trừ hai chướng. Nếu nói đầy đủ, thì cũng đoạn trừ các nghiệp quả... của nẻo ác. Bởi vì Địa thứ nhất này nói về đoạn trừ hai Ngu và thô nặng của pháp ấy: 1-Ngu vì chấp trước Ngã-Pháp, tức là chướng của phàm phu; 2-Ngu vì nẻo ác tạp nhiễm, tức là các nghiệp quả... của nẻo ác. Những nghiệp quả này, tuy không phải là ngu, mà là phẩm loại của ngu. Ngu trong chín Địa sau đều dựa theo đây. Nghĩa về đoạn trừ, nói như trong phần về Phạm vi giới hạn trước đây.

Bốn-Lý đã Chứng được: Bởi vì đoạn trừ chướng trước đây, mà Chứng được Chân Như hiện hành khắp nơi (Biến hành), nghĩa là Chân Như này do hai Không mà hiển bày, không có một pháp nào mà không có mặt.

Trong Lương Nhiếp Luận gọi là Biến mãn, bởi vì đầy đủ khắp nơi tất cả các hành hữu vi. Ý trình bày bởi vì không có một pháp nào không phải là hai Không. Địa này lúc ban đầu chỉ chứng đạt về Biến mãn.

Năm-Hạnh đã thành tựu: Tóm lược có bốn loại: 1-Dựa theo tu tập tăng thêm thù thắng mà thành tựu về Hạnh bố thí; 2-Dựa theo Hạnh đã thành tựu mà phát khởi mười Đại nguyện; 3-Dựa theo Hạnh tu tập thành tựu, nghĩa là mười Hạnh như Tín...; 4-Dựa theo Hạnh chân thật, nghĩa là tất cả các Hạnh như mười Độ... đều tu tập. Còn lại những Hạnh đã tu tập, văn giải thích tự nhiên rõ ràng.

Sáu-Quả đã đạt được: Tóm lược có bốn loại: 1-Đạt được bốn quả như Điều Nhu... vào lúc đầy đủ Địa ấy; 2-Đạt được quả về tài sản lớn vào lúc thành tựu Hạnh bố thí; 3-Dựa vào Nhiếp Luận, thông hiểu về chướng Không, đạt được quả diệt trừ tất cả các chướng; 4-Luận tổng quát là đạt được quả như Trí về Lý của ba Tánh-ba Vô tánh thuộc Duy Thức, và Xa-ma-tha (Chỉ), Tỳ-bátxá-na (Quán)...

Nhưng các môn trên đây phần nhiều dựa vào Hành bố. Nếu dựa theo Viên dung, hễ một đoạn trừ thì tất cả đều đoạn trừ, một chứng đạt thì tất cả đều chứng đạt, một thực hành thì tất cả đều thực hành, một đạt được thì tất cả đều đạt được.

Bảy-Giải thích văn, phân hai: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.

Trong phần trường hàng: Nếu thẳng thắn dựa vào văn kinh, thì nên phân làm hai: Đầu là trình bày về pháp của Địa; sau từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử Địa đa tác Diêmphù-đề vương..." trở xuống là nói về quả của Địa.

Trong phần đầu, có hai: Một-Mở rộng trình bày; Hai-Từ "Phật tử thị danh..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong phần một, có ba: 1-Trình bày về tâm tiến vào; 2-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát dĩ Đại Bi vi thủ..." trở xuống là trình bày về tâm trú vào Địa; 3-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử Hoan hỷ địa dĩ, dĩ Đại nguyện lực đắc kiến đa Phật..." trở xuống là trình bày về tâm vượt ra.

Văn của mười Địa, đại thể đều như vậy. Bởi vì dựa vào luận Từ Thị ở nội dung của mười Địa, đều có ba tâm. Kinh Nhân Vương quyển Thượng cũng nói: "Mỗi một Địa có ba mươi Nhẫn thuộc Thượng-Trung-Hạ, bắt đầu sinh-trú vào sinh-kết thúc sinh trong mỗi một Địa không thể đạt được..., Lý nhất định phải như vậy." Nhưng luận lấy Tâm vượt ra làm quả Điều Nhu, nguyên cớ về sau sẽ trình bày.

Nay tạm thời dựa vào Luận để phân định, trong trường hàng có hai: Đầu là trình bày về phần Thuyết giảng của Địa thứ nhất; sau từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử..." trở xuống là phần So sánh thù thắng.

Trong phần đầu: Dựa vào luận toàn bộ có một trăm câu, phân làm ba phần: Một-Có bốn mươi câu trình bày về phần Trú vào; Hai-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú Hoan hỷ địa..." trở xuống có ba mươi câu là phần Giải thích tên gọi; ba-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát dĩ Đại Bi..." trở xuống có ba mươi câu là phần An trú.

Nếu bao gồm chọn lấy phần So sánh thù thắng, tức là Địa thứ nhất có bốn phần: Đầu nói về trú vào, là sinh tâm Bồ-đề xuất thế gian, kiên quyết giữ lấy Địa thứ nhất, lại không thối thất, cho nên gọi là trú vào, tức là tâm tiến vào bắt đầu trú. Ban đầu tuy trú vào Địa mà chưa có thể gọi là khéo léo, lại khởi lên Tín... khéo léo trú vào trong Địa, cho nên gọi là An trú. Tức là chính thức trú vào trong Địa và một phần sau, đều là tâm trú vào. Về phần Giải thích tên gọi thì mười Địa phải như nhau, nhưng thuận theo nghĩa hiển bày chỉ giải thích ba Địa, đó là Địa thứ nhất-thứ tám và thứ mười, các Địa còn lại lược bớt mà không nói đến. Bởi vì Địa thứ nhất là bắt đầu đạt được phần vị của Thánh, Địa thứ tám là bắt đầu không còn công dụng, Pháp Vân Địa là tận cùng của Bồ-tát đều đầy đủ Vô số kiếp, cho nên chỉ giải thích về ba Địa này. Nhưng trong mười Địa, ba tâm đã chứng đạt như nhau, thì trong mỗi một Địa đều thâu nhiếp ba phần vị trước đây. Trong này, phần Trú vào thâu nhiếp Phát Tâm Trú, phần Giải thích tên gọi thâu nhiếp Hoan Hỷ

Hạnh, hai phần sau thâu nhiếp Hồi hướng Cứu hộ chúng sinh và Hồi hướng Ly tướng chúng sinh, đều là văn nghĩa thuận theo nhau, như văn suy nghĩ về điều đó!

Phần một: Trình bày về phần Trú vào, văn phân làm hai: 1-Riêng biệt hiển bày về pháp trú vào; 2-Từ "Bồtát trú như thị..." trở xuống là kết luận về trú trong phần vị tiến vào.

Trong phần 1: Bốn mươi câu phân bốn: a-Có mười câu trình bày về dựa vào thân nào? b-Có mười câu trình bày về vì nghĩa gì? c-Có mười câu trình bày về dùng nhân nào? d-Có mười câu trình bày về có tướng gì?

Phần a-Nghĩa là thiện căn gieo trồng sâu xa làm chỗ dựa của thân.

Phần b-Vì đạt được quả Phật làm nghĩa của cảnh đã duyên vào. Hai phần trên đều là duyên của phát tâm.

Phần c-Dùng Đại Bi làm nhân của phát tâm.

Phần d-Bởi vì vượt phàm phu-đạt được Thánh, làm tướng phước lợi của phát tâm.

Luận Du Già quyển thứ 47 cũng có bốn tướng, luận dựa vào kinh mà soạn ra cho nên giống như ở đây. Lại bốn sự việc này tức là ba loại tâm Bồ-đề: 1-Thiện căn gieo trồng sâu xa là Thâm tâm; 2-Vì cầu Bồ-đề là Trực tâm; 3-Tức là Đại Bi tâm. Đầy đủ ba tâm này thì thành tựu tướng tiến vào Địa về sau. Lại bốn phần này đều hàm chứa đầy đủ ba tâm, có thể dựa theo để suy nghĩ.

Phần a-Có mười câu trình bày về dựa vào thân nào? Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói: Nếu có chúng sinh, là người đầy đủ

Hạnh. Dựa vào luận Địa Trì là người Giải-Hạnh. Có tâm như vậy thì tiến vào Địa thứ nhất, tiến vào rồi thì tâm này luôn luôn hiện rõ ở trước mắt. Mười tâm bắt đầu trong các Địa sau giống như ở đây, có thể biết.

Nói thiện căn gieo trồng sâu xa, chính là câu tổng quát. Luận về kinh gọi là Hậu Tập, Hậu (dày) là Thâm (sâu), Tập (tích tập) tức là Chủng (gieo trồng). Nếu dựa theo Viên dung, thì số lượng thời gian không nhất định; nếu dựa vào Hành bố, thì nói một Tăng-kỳ đã tích chứa tư lương, cho nên nói là gieo trồng sâu xa.

Trong riêng biệt có chín loại tích tập, sáu loại trước là Hạnh bảo vệ phiền não, ba loại sau là Hạnh bảo vệ Nhị thừa.

Trong sáu loại trước tức là Tăng thượng về ba Học: Đầu là Giới, tiếp là Định, bốn loại còn lại là Tuệ. Trong Tuệ: Ba loại trước như thứ tự là Văn-Tư-Tu, một loại sau là Trí xuất thế gian đã thành tựu.

Trong ba loại sau: Hai loại đầu là tâm bảo vệ Nhị thừa, nghĩa là Đại Chí bảo vệ tâm hẹp hòi, Đại Giải bảo vệ tâm nhỏ bé; một loại sau là Hạnh bảo vệ Nhị thừa.

Đã nhận biết về ý như vậy, thế nào là chín loại tích tập?

1- Tích tập về Hạnh, tức là luôn luôn khéo léo tu tập các Hạnh, khéo léo làm quyến thuộc của Trì giới, bởi vì ba Tụ chứ không phải là một, cho nên gọi là Chư (các). Thi-la bất tịnh thì Tam-muội không sinh khởi, cho nên trình bày đầu tiên.

2- Tích tập về Định, tức là luôn luôn khéo léo tích tập Trợ đạo, khéo léo làm quyến thuộc của Tam-muội, tức là Minh Đắc... và bốn Tĩnh lự. Bởi vì Định gần gũi giúp đỡ Tuệ cho nên gọi là Trợ đạo. Đều nói là quyến thuộc, bởi vì Tuệ làm chủ.

3- Tích tập về Thân cận, tức là luôn luôn khéo léo cúng dường chư Phật, cúng dường Phật là bởi vì muốn tích tập về Văn tuệ.

4- Tích tập về Tụ, tức là luôn luôn khéo léo tích tập về pháp thiện thanh tịnh, tụ vào Tư tuệ mà khéo léo suy nghĩ về các pháp thiện như Ba-la-mật..., nghĩa là dựa vào Văn-Tư thì tự tánh sai biệt của pháp ấy, hoặc là Danh-hoặc là Nghĩa vốn có trên-dưới, thành tựu phần vị Noãn-Đảnh, đối trị các phiền não che lấp, cho nên nói là thiện thanh tịnh (Bạch tịnh).

5- Tích tập về Hộ, tức là làm Thiện tri thức khéo léo thâu nhiếp, do Thật chứng tu hành bên trong, cho nên có thể truyền thụ bên ngoài. Thật chứng tu hành tức là Trí như thật, cũng phân ra trên-dưới, thiết lập về phần vị Nhẫn và Thế đệ nhất.

Năm loại trên đều là gia hạnh, bốn loại sau đều đã tiến vào Địa. 6-Tích tập về Tịnh tâm, tức là khéo léo làm thanh tịnh tâm sâu xa. Bởi vì đạt được Chánh Trí xuất thế gian, Trí không có gì phân biệt cũng không có gì đạt được đối với cảnh đã duyên vào, không giữ lấy tướng của các loại hý luận, cho nên gọi là khéo léo làm thanh tịnh; Trí luôn luôn hợp với Lý, cho nên nói là tâm sâu xa.

7- Tích tập về Quảng, tức là lập chí rộng lớn, tâm sâu xa làm lợi ích cho tất cả.

8- Tích tập về Tín tâm, tức là phát sinh hiểu biết rộng lớn, bởi vì mong cầu Trí Nhất thiết trí.

9- Tích tập về Hiện, tức là Từ Bi hiện rõ trước mắt, nghĩa là thực hành nhiều về Từ Bi, không có lúc nào tạm thời rời bỏ, cho nên nói là hiện rõ trước mắt.

Nhưng bởi vì Tiểu thừa không mong cầu ý Phật, cho nên trình bày ở trong bảo vệ tâm nhỏ bé là tâm Tự lợi; Tiểu thừa cũng có cầu Nhất thiết trí, bởi vì Hạnh thuộc ba Học là Tự lợi. Nay trong Hạnh bảo vệ, chỉ nêu ra Từ Bi là Lợi tha. Trong đó: Từ dựa vào Khổ khổ-Hoại khổ, bởi vì đang ở trong đau khổ mà suy nghĩ nguyện cho vui sướng; Bi dựa vào Hành khổ để loại bỏ vui sướng hư vọng ấy, bởi vì không biết do Hành khổ mà lưu chuyển. Bởi vì ba cõi không rời xa ba Khổ, vốn là cảnh của Từ Bi. Lại trình bày trao cho niềm vui thì có thể loại bỏ nỗi khổ, bởi vì Từ dựa vào Khổ khổ-Hoại khổ; loại bỏ nỗi khổ thì trao cho niềm vui chân thật, bởi vì Bi dựa vào Hành khổ.

Đã nhận biết về tổng quát-riêng biệt, Tích tập là tướng giống nhau, Giới... là tướng khác nhau, nói tóm lược là Thành, nói mở rộng là Hoại, như trước đây trình bày đầy đủ.

Phần b-Có mười câu trình bày về vì nghĩa gì? Vì cầu quả Phật: Trước là riêng biệt hiển bày về tướng mong cầu quả; sau từ "Phật tử..." trở xuống là tổng quát kết luận về phát tâm.

Mục trước có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói: Trí Phật, nghĩa là Trí vô thượng vốn là Tri-Đoạn-Chứng-Tu. Dựa theo Vô tác Tứ đế mà nói về bốn loại riêng biệt này, bởi vì Tu cứu cánh cũng có thể gọi là Tu.

Trí này sai biệt có chín loại nghiệp thảy đều mong cầu:

1- Trí Phật thuộc về Lực, ghi nhớ câu hỏi là nghiệp, dùng mười loại Lực tùy theo căn cơ mà giải đáp.

2- Trí Phật thuộc về Vô úy, phá trừ tà kiến là nghiệp, chọn ra khác với Bồ-tát, lại gọi là Đại.

3- Trí Phật thuộc về Bình đẳng, đạt được Nhân Vô ngã-Pháp Vô ngã, là nghiệp chứng nhập giảng dạy cho chúng sinh.

4- Trí Phật thuộc về Cứu giúp, dùng bốn Nhiếp pháp để giáo hóa chúng sinh là nghiệp.

5- Trí Phật thuộc về Thanh tịnh, nghiệp có thể làm nhân cứu giúp-thâu nhiếp, bởi vì Từ Bi làm cho không còn nóng giận.

6- Trí Phật thuộc về Trí vô dư, nghiệp thường dùng Phật nhãn quán sát chúng sinh thế gian, quán sát khắp nơi mười phương cho nên nói là Vô dư.

7- Trí Phật thuộc về Nhiễm, nếu thuận theo kinh này, thì dùng Trí không có chướng ngại để trang nghiêm Y báo, Ứng-Hóa tự nhiên, khiến cho tin tưởng vui thích là nghiệp; luận về kinh thiếu câu về làm thanh tịnh quốc độ.

8- Trí Phật thuộc về Giác, một niệm nhận biết về tâm-tâm sở pháp của chúng sinh ba đời là nghiệp.

9- Trí Phật thuộc về chuyển pháp luân, phương tiện thiện xảo của giải thoát là nghiệp. Nói về thiện xảo, bởi vì ở tại trăm ức cõi Diêm-phù-đề mà cùng lúc chuyển Đại pháp luân. Pháp luân tức là phương tiện có thể khiến cho chúng sinh giải thoát.

Nhưng chín câu trên đều trước là nêu lên Thể của Trí, sau là hiển bày về nghiệp của Trí: Ba câu đầu là Tự lợi, sáu câu sau là Lợi tha.

Trong Lợi tha: Tứ Nhiếp là Hạnh của Lợi tha, Từ Bi là Tâm của Lợi tha; bốn câu sau là Trí của Lợi tha.

Trong mục sau là tổng quát kết luận về phát tâm. Nói khởi tâm như vậy, nếu thẳng thắn hướng về văn kinh, thì dựa vào mười tâm trước đây. Nhưng Luận nói: Tức là Nguyện thiện quyết định trong phần Căn bản, bởi vì hướng lên trên mong cầu Trí Phật tức là Nguyện. Trong phần Căn bản trước đây dựa vào văn này nói: Nguyện thiện quyết định, là như phát tâm Bồ-đề trong Địa thứ nhất. Ngay trong phần Căn bản này thì Nguyện tức là chỉ về văn này. Sinh tâm, tức là sinh tâm Bồ-đề, bởi vì hướng lên trên mong cầu Trí Phật. Nguyện tức là nguyện hướng về Bồ-đề. Hai Thể không khác nhau, cho nên có thể dựa vào nhau. Phần trước dựa vào phần này, tức là thâu nhiếp mười câu về Trí Phật nói trên; phần này dựa vào phần trước, tức là thâu nhiếp về nghĩa của sáu Quyết định ở văn trước; phần trước thì dựa vào trong câu tổng quát, phần này thì dựa vào trong tổng quát kết luận, vốn là tổng quát thâu nhiếp riêng biệt. Lại chỉ nói đến sinh Tâm, bởi vì Tâm là tổng quát, tức là thâu nhiếp Tri-Đoạn-Chứng-Tu, cho nên không nói đến sinh Trí; bởi vì cũng thâu nhiếp tất cả các pháp Trợ đạo, cho nên không nói đến sinh tâm sở khác.

Phần c-Từ "Dĩ Đại Bi..." trở xuống là trình bày về dùng nhân nào để sinh tâm như vậy? Ý nói vì sao mong cầu Đại Bồ-đề? Nghĩa là dùng Đại Bi bởi vì chúng sinh, như trong Địa thứ ba tư duy về hóa độ chúng sinh không lìa xa Trí Phật. Bởi vì câu tổng quát sau, Luận về Kinh nói: Tâm này dùng Đại Bi làm đầu. Tâm này tức là chỉ cho tâm mong cầu Trí Phật trước đây. Trong mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong riêng biệt có chín loại Đại:

1- Đại thuộc về tăng thượng, tường tận về Hành khổ mà phát sinh Trí tuệ tăng thượng, nghĩa là nếu Trí hiểu rõ về Khổ khổ-Hoại khổ thì không phải là tăng thượng. Luận lại nói: Trí là quán sát nhiễm-tịnh-thuận-nghịch về nhân quả. Đây là dựa theo hiểu rõ về Sự, gọi là Trí. Luận nói: Tuệ là quán sát sai biệt về Tự tướng-Đồng tướng. Đây là dựa theo hiểu rõ về hai Đế, thông suốt về Lý là Tuệ. Lại là nghĩa tách biệt về một môn. Nói đến Tự tướng, bởi vì có thuộc về nhân duyên là Tự Thể của pháp; Đồng tướng, là bởi vì Chân Như của hai Không bình đẳng một vị, nghĩ đến chúng sinh mê lầm điều này cho nên khởi lên tâm Bi, giống như Đại Bi tăng thượng trong Địa thứ sáu, quán sát thuận-nghịch... mở rộng trình này như Địa thứ sáu.

2- Thiện xảo... tức là Đại thuộc về thâu nhiếp, bởi vì Tứ Nhiếp uyển chuyển khéo léo, tùy theo thích hợp mà thâu nhiếp.

3- Từ "Tối thượng..." trở xuống là Đại thuộc về thuần chí. Thuần chí tức là nghĩa về Tối thượng, nghĩa là trước đây phát khởi Đại tâm, thề nguyện làm lợi ích vô tận đến tận cùng chúng sinh giới, cho nên nói là tâm sâu xa; duyên vào đây tăng thêm tâm Bi đạt đến nơi thuần thục sâu dày, cho nên nói là Tối thượng. Thường dùng hai loại này để duy trì hạnh Bồ-tát này.

4- Vô lượng uy lực của Như Lai, là Đại thuộc về vô lượng, bởi vì thâu nhiếp tiếp nhận vô lượng thần lực của Như Lai, làm phát sinh niềm tin của chúng sinh.

5- Khéo léo quán sát..., tức là Đại thuộc về quyết định. Quyết định tin-hiểu đối với pháp vi diệu-vô thượng, gọi là khéo léo quán sát phân biệt. Quyết định có thể hóa độ đối với các chúng sinh, là Lực của dũng mãnh. Quyết định có thể đối trị với chướng ngại đã đối trị, là Lực của Trí. Trí vô ngại hiện rõ trước mắt, bao gồm kết luận về câu trên.

6- Trí tùy thuận tự nhiên, tức là Đại thuộc về tùy thuận.

7- Có thể tiếp nhận..., tức là Đại thuộc về thọ trì, bởi vì có thể chọn lấy pháp rất thù thắng trao cho chúng sinh. Đại là bao gồm tất cả, thù thắng tức là pháp của Phật, trao cho tức là giáo hóa, Trí tuệ cho nên có thể trao truyền.

8- Rộng lớn như pháp giới, tức là Đại thuộc về vi diệu tối thượng, bởi vì thâu nhiếp tiếp nhận công đức thù thắng vi diệu.

9- Từ "Cứu cánh..." trở xuống là Đại thuộc về an trú tận cùng, bởi vì tận cùng giới hạn Niết-bàn là nhân của vô lượng quả yêu quý. Hợp lại làm thành mười câu là ở hai Đại này. Hai Đại sau giải thích như phần Căn bản, nhưng trước đây nói là Ái thuộc Vô thường, ở đây nói là Vô lượng, bởi vì Dụng thù thắng không phải là một.

Trong chín Đại nói trên: Bảy Đại trước là Thể của Bi, một Đại tiếp là Đức của Bi, một Đại sau cuối là Công năng của Bi. Trong bảy Đại về Thể của Bi: Ba Đại trước là Tự phần, một là Trí bạt trừ đau khổ, hai là Hạnh bạt trừ đau khổ, ba là Tâm bạt trừ đau khổ; bốn Đại sau là Thắng tiến.

Phần d-Từ "Phật tử, Bồ-tát..." trở xuống là trình bày về có tướng gì? Chính thức hiển bày về tướng phước lợi đạt được phần vị. Văn có chín câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói: Mới phát tâm như vậy, là chỉ ra hai phần trước đây. Lập tức có thể vượt qua địa của phàm phu, là bởi vì đạt được Thánh đạo xuất thế gian. Siêu là nghĩa của vượt qua.

Từ "Nhập Bồ-tát vị..." trở xuống là riêng biệt, có tám loại vượt qua. Luận đều nói trước là Pháp, sau là Dụ. Ở đây nói tiến vào phần vị Thánh, sinh trong nhà của Như Lai, bởi vì như Vương tử thế gian sinh trong nhà của Quốc Vương, cho nên từng câu-từng câu đều có pháp tương tự.

1- Vượt qua tiến vào phần vị, bởi vì ban đầu thành tựu tâm xuất thế gian. Pháp tương tự như bắt đầu trú vào thai, trong phẩm Trú của luận Du Già, gọi là tiến vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát.

2- Sinh trong nhà của Như Lai, tức là vượt qua thuộc về gia tộc. Pháp tương tự là nhà sinh ra, nghĩa là như người thế gian, tuy thọ báo trong thai, nhưng nếu ở nhà bình thường thì không thể cho là thù thắng, phải ở nhà

Quốc Vương thì mới biểu hiện thù thắng. Bồ-tát cũng như vậy, nếu xuất gia ở trong pháp của ngoại đạo, thì không thể cho là thù thắng, nay đạt được pháp mà Phật đã chứng thì mới là tôn quý thù thắng. Lương Nhiếp Luận nói: "Sinh trong nhà của bậc Pháp Vương, đầy đủ tôn quý thù thắng." Các câu sau ví dụ đều dựa theo trước chọn ra thù thắng.

3- Từ "Vô năng..." trở xuống là vượt qua thuộc về chủng tánh. Pháp tương tự là con, bởi vì sinh ra hạnh Đại thừa, nghĩa là thành lập Đại hạnh, như có được phần Thể của Vương mới có thể tiếp nối chủng tánh của Phật, là nghĩa của người con, mà không phải là hèn mọn, không phải là khách. Lương Nhiếp Luận nói: "Bởi vì vượt qua chủng tánh Nhị thừa và chủng tánh thế gian."

4- Từ "Ly thế..." trở xuống là vượt qua thuộc về đạo.

Bởi vì không phải là hữu lậu, cho nên lìa xa nẻo thế gian, như Thể của Vương chứ không phải là quỷ-súc sinh...; thành tựu vô lậu, như tiến vào đạo xuất thế gian, vốn phải là phần Thể của Nhân Vương. Lương

Nhiếp Luận nói: "Vĩnh viễn không gây ra tà hạnh như sát sinh..."

5- Đạt được pháp của Bồ-tát, tức là vượt qua thuộc về Thể của pháp. Bởi vì Đồng Thể Đại Bi là Thể của Bồ-tát; bởi vì sự việc giáo hóa người khác, chính là sự việc của chính mình. Nếu không có Đại Bi, thì Pháp thân không đầy đủ, như chọn ra không hoàn chỉnh khác nhau. Luận Du Già nói: "Giả sử có người hỏi rằng: Bồ-tát lấy gì làm Thể? Nên đáp là lấy Đại Bi làm Thể."

6- Trú vào nơi chốn của Bồ-tát, là vượt qua thuộc về nơi chốn. Nói không trú vào đạo là trú xứ của Bồ-tát, không giống như phàm phu-Tiểu thừa, đắm nhiễm thế gian-rời bỏ thế gian bởi vì vướng vào hai bên, như Vương tử thế gian không ở nơi thấp hèn.

7- Bình đẳng tiến vào ba đời, là vượt qua thuộc về nghiệp. Nghĩa là chứng đạt Chân Như bình đẳng để giúp cho Tuệ mạng, chọn ra không có mùi vị là thọ mạng ngắn ngủi của chư Thiên, bởi vì không thể đảm nhiệm tiếp tục kế thừa, pháp tương tự là Mạng.

8- Từ "Ư Như Lai..." trở xuống, là vượt qua thuộc về quyết định. Chủng tánh Phật không đoạn mất là hiển bày quyết định về nhân, đạt được đạo Vô thượng là hiển bày quyết định về quả; như Vương tử thế gian, tuy YChánh vô cùng thù thắng, nhưng chí khí không lập thì những việc làm không thành tựu. Nay chí khí đã thành lập, quyết định kế thừa ngôi vị, pháp tương tự gọi là thành tựu. Luận nói: Như vậy thị hiện phàm phu sinh ra, Bồ-tát sinh ra không tương tự, bởi vì có phiền nãokhông có phiền não, hiển bày về không tương tự cùng với Địa tiền.

Phần 2: Từ "Bồ-tát trú..." trở xuống là kết luận về trú trong phần vị tiến vào: Trú vào pháp như vậy, là dựa vào bốn phần trên. Gọi là trú vào Hoan Hỷ Địa, là nghĩa về bắt đầu trú vào Địa. Bởi vì tương ưng Bất động, là giải thích thành tựu về nghĩa của trú vào. Bởi vì một khi Chứng đạt Chân lý thì không trở lại sai lạc; bởi vì Nhị thừa và ngoại đạo không thể làm cho lay động.

Nhưng Bất động có năm: 1: Chủng tử không hư hoại, gọi là Bất động, tức là chủng tánh của Địa trở lên. 2: Khởi hạnh không lui sụt, gọi là Bất động, tức là Địa thứ nhất này trở lên, luận Địa Trì nói: "Địa thứ nhất trở lên, như phần sáng của vầng trăng tăng trưởng theo ngày đêm, pháp thiện không lui sụt cũng lại như vậy." 3: Không-Hữu vô gián Bất động, tức là Địa thứ bảy. 4: Vô công dụng Bất động, tức là Địa thứ tám trở lên. 5: Cứu cánh Bất động, tức là Phật Địa.

Phần hai: Trong phần Giải thích tên gọi, có hai: 1-Tổng quát nêu lên; 2-Từ "Thành tựu..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong phần 2 là riêng biệt, phân hai: Trước là chính thức trình bày về tướng của Hỷ; sau từ "Phật tử..." trở xuống là nêu ra nhân của Hỷ.

Nhưng tướng của Hỷ phù hợp dựa vào thân nào? Bởi vì thiện căn gieo trồng sâu xa mà đạt được phần vị này. Sau trong nhân của Hỷ, có Niệm là đạt được Hỷ, hợp với vì nghĩa gì? Bởi vì quả đã mong cầu nhất định sẽ đạt được. Có Niệm hiện tại đạt được Hỷ, hợp với có tướng gì? Bởi vì hiện tại lìa xa phàm-đạt được Thánh. Phần c trên đây nói về dùng nhân nào, là tâm Bi thương xót thì nghĩa của Hỷ không hiển bày, cho nên không phù hợp.

Trong phần trước là chính thức trình bày về tướng của Hỷ, có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát có ba Hỷ, nói là nhiều Hoan Hỷ: 1-Tâm Hỷ, nghĩa là tâm vui thích tiến vào Quán; 2-Thể Hỷ, là ra khỏi Quán tương ưng với Hỷ-Thọ; 3-Căn Hỷ, bởi vì bên trong tràn đầy Tâm-Thể hoan hỷ trước đây, cho nên bên ngoài và năm căn nhẹ nhàng thư thái điều hòa thích hợp, Hỷ này cũng gọi là Lạc. Lại bên trong và Quán tâm, tức là Hỷ của Vô Hỷ, không giống như Hỷ trôi nổi của Thiền thứ hai. Vì vậy bản tiếng Phạn và các kinh khác phần nhiều gọi là Cực Hỷ, là cuối cùng của Hỷ.

Trong riêng biệt có chín:

1- Hỷ thuộc về cung kính, bởi vì chứng đạt Thể của Tam Bảo, có được niềm tin bất hoại, mà tăng thêm cung kính.

2- Hỷ thuộc về yêu thích, bởi vì vui thích quán sát về pháp Chân Như. Hai loại trên tức là tâm của hành Hỷ, tức là Tâm Hỷ. Ba loại tiếp chính là Thể tướng của Hỷ.

3- Hỷ thuộc về điều hòa mềm mỏng, bởi vì khắp nơi thân tâm đều được điều hòa thích hợp, tức là Hỷ thuộc các căn.

4- Hỷ thuộc về mừng vui, bởi vì tự nhận biết về pháp đã chứng hơn hẳn Địa tiền; câu này ở luận là loại thứ ba, trước nhận biết-sau vui thích, nghĩa rất hợp với thứ tự.

5- Hỷ thuộc về vui mừng hớn hở, bởi vì khắp nơi thân tâm tăng thêm đầy đủ, tăng thêm vượt qua trước đây là nghĩa của vui mừng hớn hở.

6- Hỷ thuộc về dũng cảm mạnh mẽ, tự biết mình có thể tiếp nhận Bồ-đề, cách quả vị không xa, cho nên nói là Dũng mãnh. Một loại này là năng lực của Hỷ. Sáu loại trên đều là Hỷ thuộc về Tự hành. Ba loại sau là giáo hóa người khác, lìa xa chướng ngại của Hỷ.

7- Hỷ thuộc về không có tranh chấp, bởi vì tự tâm điều hòa thuần phục, lúc bàn luận về nghĩa giải thoát, không làm cho tâm mình và người bị rối loạn.

8- Hỷ thuộc về không có phiền muộn, bởi vì lúc giáo hóa thâu nhiếp chúng sinh, chỉ dùng tâm hiền hòa dịu dàng không làm phiền lòng người khác.

9- Hỷ thuộc về không có nóng giận, bởi vì thấy thực hành không như lời nói, ngay lúc ấy không giận dữ, về sau không có hối hận, câu này là không bị người khác làm phiền lòng.

Trong phần sau là nêu ra nhân của Hỷ, có hai: a-Nghĩ đến sẽ đạt được mà Hỷ; b-Nghĩ đến đang đạt được mà Hỷ. Mỗi phần đều có mười câu.

Phần a: Nghĩ đến sẽ đạt được: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói: Nghĩ đến chư Phật. Trong Luận nói: Như pháp đã đạt được của Phật, con cũng sẽ đạt được. Trong văn tuy đều nghĩ đến người khác, mà đều là dùng người khác để suy ra mình, cho nên phân định là nghĩ đến sẽ đạt được, bởi vì tổng quát bao gồm riêng biệt đều thuộc về chính mình sẽ đạt được.

Riêng biệt có chín loại: 1-Nghĩ đến pháp của Phật; 2-Nghĩ đến hạnh Bồ-tát của Phật; 3-Nghĩ đến hạnh của Phật; 4-Nghĩ đến hạnh thanh tịnh của Phật; 5-Nghĩ đến hạnh thù thắng của Phật; 6-Nghĩ đến hạnh bất hoại của Phật; 7-Nghĩ đến hạnh giáo hóa của Phật; 8-Nghĩ đến hạnh làm lợi ích của Phật; 9-Nghĩ đến hạnh tiến vào của Phật.

Dùng tổng quát bao gồm riêng biệt đều gọi là Phật, là bởi vì thành Phật, cho nên sáu tướng viên dung.

Nếu riêng biệt hiển bày về tướng của nghĩa thì thu nhận tất cả mười câu, không ra ngoài nhân và quả, người và pháp: 1-Phật; 2-Pháp, là người và pháp trong quả. Luận nói: Hai niệm đầu giống nhau, là hai sự việc về Phật và Pháp của Phật bao gồm niệm của Nhị thừa, cho nên gọi là giống nhau, thì hiển bày tám loại còn lại không giống với Nhị thừa. Tám loại sau đều là nhân: Một loại đầu là người, nghĩa là Địa thứ hai trở lên, cho đến phần vị Phổ Hiền; bảy loại còn lại là pháp.

Trong bảy loại lại có tổng quát và riêng biệt: Hạnh của Bồ-tát là tổng quát.

Trong riêng biệt là sáu câu theo thứ tự hiển bày về hạnh của Bồ-tát trước đây: 1-Dùng pháp nào để mà hiển bày? Nghĩa là Ba-la-mật thanh tịnh, bởi vì là Thể của hạnh. 2-Thể của hạnh ấy hiển bày về tướng thế nào? Nghĩa là một Địa loại bỏ một Cấu, làm thanh tịnh một Độ, tức là pháp thù thắng của Bồ-tát Địa. 3-Sao nói là hạnh này hiển bày đầy đủ? Nghĩa là bởi vì cuối cùng Bồ-tát Địa thứ mười loại bỏ hết sạch chướng ngại, là hạnh không thể hủy hoại. Ba câu trên là Tự lợi. Ba câu còn lại là Lợi tha, đều là hạnh của Pháp Vân Địa: 1-Có thể tiếp nhận pháp của chư Phật, rõ ràng là pháp giáo hóa. 2-Có thể thuyết pháp như mây cuộn mưa tuôn, là chúng sinh đạt được lợi ích. 3-Tiếp nhận chức vị thuộc Trí Phật, tiến vào Đại Tận..., là hạnh của Nhất thiết trí. Cũng có thể ba câu sau nối thông với các Địa.

Lại trong mười câu trên, câu đầu là Phật, câu tiếp là Pháp, tám câu còn lại đều là Tăng; trong Tăng có ngườicó đức, có thể biết.

Trong phần b: Nghĩ đến đang đạt được, có hai mục: Một-Chính thức trình bày về pháp đã nghĩ đến; Hai-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là tùy theo chỗ khó đưa ra để giải thích.

Trong mục một, có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói: Tôi chuyển ly tất cả cảnh giới của thế gian, bởi vì chuyển đổi lìa xa tất cả sự việc tham trước giữ lấy của phàm phu. Nhưng sự việc có thô-tế, Thô là sáu trần cảnh bên ngoài, bởi vì tất cả là cảnh tham trước giữ lấy của phàm phu; Tế là một ít pháp tồn tại hiện rõ trước mắt, nói là tánh thuộc Duy Thức, bởi vì cũng là cảnh tham trước giữ lấy của phàm phu-Địa tiền. Riêng biệt có chín loại Chuyển ly. Nhưng chín loại này, đối với chín câu tổng quát và riêng biệt trong phần nói về có tướng gì trước đây, văn tuy không theo thứ tự, mà Thể của pháp hoàn toàn giống nhau, bởi vì đều là nghĩ đến tướng phước lợi trước đây. Vì vậy trong hai phần của Luận, đều dùng tương tự-không tương tự để chọn ra, nghĩa là bởi vì không tương tự với Địa tiền.

Trong chín loại Chuyển ly:

1- Chuyển ly thuộc về tiến vào, Kinh nói: "Gần gũi tất cả chư Phật, bởi vì hiểu rõ về pháp như thường xuyên được thấy Phật." Đây là hiển bày về sự việc không tương tự, nghĩa là ngay nơi câu sinh trong nhà của Như Lai trước đây, lấy pháp của Phật làm sự việc, cho nên không giống như sự việc thuộc sáu trần của phàm phu.

2- Chuyển ly thuộc về rời xa.

3- Chuyển ly thuộc về đến gần. Hai loại này chỉ rõ về tự thân không tương tự, nghĩa là đầu thì vượt qua địa vị phàm phu, bởi vì Thức làm thân; sau thì tiến vào phần vị Bồ-tát, bởi vì Trí làm thân.

4- Chuyển ly thuộc về đoạn trừ, tức là hành không tương tự, nghĩa là lìa xa hành hướng về thế gian, mà thực hành hạnh thanh tịnh xuất thế gian.

5- Chuyển ly thuộc về nương tựa, tức là thay đổi nhau nương tựa không tương tự, nghĩa là đạt được pháp của Bồ-tát, Đại Bi làm Thể dựa vào chúng sinh mà khởi lên, trở lại làm nơi nương tựa cho chúng sinh, không giống như phàm phu không khởi lên tâm Bi, bởi vì không làm nơi nương tựa cho người khác.

6- Chuyển ly thuộc về thấy gần, là Tha lực không tương tự, nghĩa là dùng hạnh của Đại thừa mà thành tựu chủng tánh không có sai lầm, được thấy Phật-đạt được lực của Trợ đạo, không giống như phàm phu, bởi vì không phải là pháp khí thì không đạt được.

7- Chuyển ly thuộc về sinh, tức là nơi chốn không tương tự, nghĩa là không trú vào đạo, chính là cảnh giới của Phật, cũng là trú xứ của Bồ-tát. Dựa vào đó mà khởi hạnh, gọi là sinh trong đó.

8- Chuyển ly thuộc về bình đẳng, tức là sinh nghiệp không tương tự, nghĩa là chứng tánh bình đẳng của ba đời, để giúp cho Tuệ mạng mà sinh ra Trí nghiệp, không giống như nghiệp tạp nhiễm của phàm phu.

9- Chuyển ly thuộc về rời bỏ, tức là thành tựu không tương tự, nghĩa là thành tựu phần vị nhất định thù thắng lìa xa chướng ngại, rời bỏ dựa theo lìa xa chướng ngại, thành tựu dựa theo đạt được phần vị, tức là vượt qua thuộc về quyết định ở câu thứ 8 trước đây, bởi vì pháp tương tự thành tựu, do lìa xa sợ hãi mà quyết định đạt được Bồ-đề Vô thượng. Trước là dựa vào phần vị của Hành, đây là dựa vào phần vị của Đoạn.

Nói về sợ hãi, Luận nói: Bởi vì không Ái-Nghi-LựƯu-Tưởng tương ưng với tâm, không Ái là những sự việc sợ hãi, bởi vì năm loại như không sống nổi (Hoạt)... khiến cho tâm ghét bỏ; Nghi-Lự-Ưu-Tưởng chính là Thể của sợ hãi, đã sợ hãi không nhất định thì sinh ra nghi ngờ lo lắng, đã sợ hãi quyết định thì sinh ra buồn rầu suy nghĩ. Bởi vì tâm sợ hãi cho nên tướng hiện rõ ở nơi thân, gọi là nổi gai ốc (Mao thụ)...

Nhưng chín câu này thì văn giống như phù hợp với phần nói về có tướng gì, đều đã dẫn ra nghĩa không cần phải giải thích khác nhau. Bởi vì các nghĩa không tương tự trên đây, cho nên gọi là Chuyển ly, chứ không chỉ riêng lìa xa chướng ngại mới gọi là Chuyển ly.

Mục hai: Là tùy theo chỗ khó đưa ra để giải thích. Bởi vì Chuyển ly thuộc về rời bỏ, thì văn nghĩa mở rộng, cho nên trở lại đưa ra nghĩa để giải thích. Có bốn lớp, nghĩa là sợ hãi và lìa xa đều có nhân-quả, mà văn phân làm năm mục: 1-Tổng quát đưa ra; 2-Nêu ra tên gọi để giải đáp tổng quát; 3-Chuyển tiếp đưa ra; 4-Nêu ra nhân để hiển bày về tướng; 5-Từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là kết thúc giải đáp về phần đầu đưa ra.

Mục 1-ý đưa ra nói rằng: Vì sao trong này nói đến lìa xa sợ hãi?

Mục 2-ý giải đáp rằng: Bởi vì năm loại sợ hãi là chướng ngại của Địa thứ nhất, cho nên lúc đạt được Địa thứ nhất, thì pháp vốn như vậy mà lìa xa. Lại lìa xa những sợ hãi này tức là lợi ích của Địa này, vượt qua sợ hãi gọi là vui mừng (Hỷ), cho nên tướng này biểu lộ rõ nhất, phân rõ ở trong phần Giải thích tên gọi.

Mục 3-Chuyển tiếp đưa ra, ở đây chỉ có một câu, văn đưa ra hàm chứa bốn ý: Một-Vì sao gọi là sợ hãi như không sống nổi...? Hai-Vì sao lại có năm loại sợ hãi này? Bởi vì hai ý này là nhân-quả của sợ hãi, cho nên luận nói về sinh khởi trên: Thế nào là sợ hãi? Thế nào là nhân của sợ hãi? Ba-Vì sao gọi là có thể vĩnh viễn lìa xa? Bốn-Vì sao khiến cho những sợ hãi này có thể vĩnh viễn lìa xa? Hai ý này là nhân-quả của lìa xa sợ hãi, bởi vì nếu có thể lìa xa nhân thì tự nhiên không có quả. Luận về ý trên nói: Bởi vì xa lìa nhân này cho nên không có sợ hãi.

Mục 4-Nêu ra nhân để hiển bày về tướng, nghĩa là chính thức nêu ra nhân lìa xa để hiển bày về tướng của quả lìa xa, cho nên trở lại hiển bày về nhân của sợ hãi và tướng của quả sợ hãi. Tất cả có bốn ý giải đáp bốn ý đưa ra trước đây: Như thân mình còn không yêu quý huống gì đối với tiền của tài sản, là lìa xa nhân của sợ hãi không sống nổi, thì trở lại hiển bày yêu quý thân mình-tiền của tài sản, là nhân của sợ hãi không sống nổi. Nếu như không sợ hãi về không sống nổi, tức là lìa xa quả của sợ hãi, thì trở lại hiển bày sợ hãi về không sống nổi, là quả của sợ hãi này. Bốn câu còn lại ví dụ như vậy.

Vả lại, nhân của lìa xa này tức là chủ động đối trị, nhân của sợ hãi ấy tức là thụ động đối trị.

Quả của năm loại sợ hãi, không sống nổi cùng với chết, hai tướng sai khác thế nào? Lo sợ về thân không có duyên cung cấp thì sớm chiều không còn tồn tại, gọi là sợ hãi không sống nổi. Lo sợ về nhân ấy không còn thì chính là lúc xả báo, gọi là sợ hãi cái chết, bởi vì nỗi sợ hãi lớn nhất không có gì hơn cái chết. Lại bởi vì không sống nổi thì bao gồm ba nghiệp, cái chết thì chỉ dựa theo thân.

Luận nói: Sợ hãi thứ nhất-thứ hai-thứ năm là dựa vào thân-khẩu-ý, sợ hãi thứ ba-thứ tư là dựa vào thân. Chết là dựa vào luyến ái đối với nẻo thiện, bởi vì sợ rời bỏ thân. Sợ hãi nẻo ác, là chán ghét đối với nẻo ác, bởi vì sợ hãi mang lấy thân ấy.

Chỉ nói đến năm loại sợ hãi, bởi vì sợ hãi như đánh đập-trói buộc... đều là năm loại thâu nhiếp. Nhân của sợ hãi này tóm lược có hai loại: 1-Bởi vì Tà trí tùy tiện giữ lấy-nghĩ đến-nhìn thấy (Thủ-tưởng-kiến) mà tham trước yêu quý; 2-Bởi vì thiện căn nhỏ bé.

Nhưng hai nhân này bao gồm năm loại sợ hãi. Thiện căn nhỏ bé, là bởi vì cũng thiếu thốn tiền của tài sản, cho nên sợ hãi không sống nổi... Có tham trước yêu quý, là bởi vì chưa có thể quên đi nỗi sợ hãi Đại chúng...Nếu chọn lấy tướng để hiển bày, thì một nhân đầu là nhân của ba loại sợ hãi trước, một nhân sau là nhân của hai loại sợ hãi sau.

Tà trí tức là phân biệt. Thân kiến giữ lấy Ngã trái với Lý gọi đó là Tà, Tà tâm quyết đoán gọi đó là Trí. Bởi vì có Trí này mà tùy tiện giữ lấy, đối với Ngã lại nghĩ đến Ngã sở. Bởi vì tham trước yêu quý mà khởi lên trở thành kiến chấp, Ngã kiến làm chủ, Ngã sở tùy theo sinh ra.

Tham trước yêu quý đối với Ngã thì có sợ hãi về cái chết, bởi vì thấy có Ngã thân cho nên sợ hãi rời bỏ thân mạng. Tham trước yêu quý đối với Ngã sở có hai loại sợ hãi trước, nhưng tham trước về Tài-Lợi thì có sợ hãi về không sống nổi, tham trước về Lợi bao gồm Danh thì có sợ hãi về tiếng xấu.

Chỉ là không có Ngã-Ngã sở thì nhân của ba loại sợ hãi không còn. Nhưng nhân của không sống nổi, nêu ra Ngã để so với Ngã sở, ý chỉ chọn lấy Ngã sở. Nhân của hai loại sau, là thiện của công đức ít ỏi thì sợ hãi rơi vào nẻo ác, thiện của trí tuệ ít ỏi thì sợ hãi đối với Đại chúng. Vả lại, thiện của quá khứ ít ỏi thì hiện tại sợ hãi Đại chúng, thiện của hiện tại ít ỏi thì tương lai sợ hãi rơi vào nẻo ác. Nay đầy đủ phước trí, bao gồm thiện của hai đời dùng làm đối trị, cho nên lìa xa nhân của ba loại đầu tức là Trí về hai Không, lìa xa nhân của hai loại sau tức là hai loại trang nghiêm.

Mục 5-Từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là kết thúc giải đáp về phần đầu đưa ra. Trước đây nói: Vì sao có thể lìa xa? Nay đáp rằng: Bởi vì ba mục trên đây có nghĩa như vậy, cho nên có thể lìa xa, ý đích thực như vậy. Nhưng Luận nói: Sự việc sợ hãi nổi gai ốc..., vì sao nói ở hai nơi? Trước nói sợ hãi đối với Thân, sau nói sợ hãi đối với Thân khác, ý nói là câu thứ 10 trước đây thuộc về phần Nghĩ đến đang đạt được, cho nên chỉ nói về Thân. Nay bao gồm báo ở vị lai-nẻo ác..., cho nên nói là Thân khác.

QUYỂN 34

Phần ba: Từ "Phật tử, thử Bồ-tát dĩ Đại Bi..." trở xuống là trong phần An trú vào Địa, có ba: 1-Tổng quát trình bày về an trú; 2-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về an trú; 3-Từ "Phật tử, Bồ-tát dĩ thành tựu..." trở xuống là tổng quát kết luận về an trú.

Phần 1: Văn có ba câu:

Một-Đại Bi làm đầu là nhân của an trú, những công hạnh của Bồ-tát đều vì chúng sinh. Bi làm căn bản của hạnh, cho nên nói là đứng đầu.

Hai-Chí nguyện rộng lớn không có gì có thể làm trở ngại-hủy hoại, là quán sát về an trú. Luận nói: Phiền não-Tiểu thừa không thể nào làm cho hủy hoại sự quán sát này, nghĩa là tâm sâu xa hợp với Lý là to lớn, cho nên phiền não không thể nào làm cho hủy hoại; tâm Bi hóa độ tất cả chúng sinh là rộng khắp, cho nên Tiểu thừa không thể nào làm cho hủy hoại.

Ba-Lại càng chịu khó tu tập tất cả thiện căn mà được thành tựu, là hành của an trú. Câu này hướng về câu một là Trí dẫn dắt Bi, hướng về câu hai là Hạnh bổ sung cho Nguyện. Thiện căn đã tu tập này, tức là biểu hiện rõ ràng ở ba mươi câu sau.

Phần 2: Là riêng biệt hiển bày về an trú, tức là hiển bày về chịu khó tu tập tất cả thiện căn ở câu thứ ba trước đây. Vì sao chịu khó tu tập? Ở đây có ba mươi câu, hiển bày về ba loại thành tựu: a-Thành tựu về Tín tâm; b-Thành tựu về Tu hành; c-Thành tựu về Hồi hướng.

Tín là bắt đầu của Hạnh, tiếp là dựa vào Tín để khởi Hạnh, sau là Hồi hướng Hạnh mà thành tựu đức, lấy làm thứ tự của Hạnh tu tập.

Phần a-Thành tựu về Tín tâm, có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói: Tín tăng thượng, là tùy theo tất cả sự việc, nghĩa là cảnh về Thánh Đế-Tam Bảo... nêu ra ở sau, quyết định tin sâu xa gọi là Tăng thượng.

Trong riêng biệt có chín câu: Sáu câu trước là bắt đầu phát khởi Tín tâm, ba câu sau là Tín tăng thêm thành Dục (mong muốn).

Trong sáu câu trước: Hai câu đầu là Tự lợi, bốn câu sau là Lợi tha.

Trong hai câu về Tự lợi: 1-Tín về cung kính tăng thượng, nghĩa là Tín đầy đủ về Tam Bảo, gọi là niềm tin rất thanh tịnh. 2-Tín về thanh tịnh tăng thượng, bởi vì tự mình chứng được hiểu biết về Trí thanh tịnh chân thật. Hai câu trên đều nói thanh tịnh, là tánh của Tín.

Trong bốn câu về Lợi tha: 3-Tín về quyết định tăng thượng phân biệt, bởi vì khiến cho người khác chứng được Trí thanh tịnh, tức là hạnh Lợi tha. 4-Bi; 5-Từ; 6-Không hề mệt mỏi chán nản. Ba loại tăng thượng này đều là tâm Lợi tha, Từ-Bi là trình bày về tâm rộng lớn, không hề chán nản là trình bày về tâm không thay đổi.

Trong ba câu sau: 7-Tín về hổ thẹn tăng thượng, là Thể của hạnh đã thành tựu, nghĩa là có hổ thẹn cho nên đối trị các che lấp như keo kiệt..., không tham đắm thế gian cho nên thành tựu các Độ như bố thí... 8-Tín về hài hòa mềm mỏng tăng thượng, là có được những người bạn đối với pháp giống nhau, cho nên không làm phiền muộn hỗn loạn. 9-Tín về cung kính giáo pháp tăng thượng, bởi vì đối với pháp đã tiến vào càng thêm tin tưởng cung kính.

Phần b-Từ "Nhật dạ..." trở xuống là trong Thành tựu về Tu hành, có chín câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói: Không hề thỏa mãn, tức là tu tập không gián đoạn.

Riêng biệt có tám câu về tích tập: Bảy câu trước là Hạnh thuộc Giáo, một câu sau là Hạnh thuộc Chứng.

Trong bảy câu trước: Hai câu đầu là phương tiện thâu nhiếp pháp: 1-Tích tập về thân cận, bởi vì gần gũi Thiện hữu là ý thuộc về không quên các pháp. 2-Tích tập về pháp ưa thích, luận theo nghĩa giải thích về tâm Hỷ-Lạc vốn ở trong phần hỏi-đáp. Năm câu sau là tu hành theo thứ tự, trong đó ba câu trước là hạnh của Nội quán thuận với Lý: 3-Tích tập về Đa văn, đây tức là Văn tuệ. 4-Tích tập về Chánh quán, tức là Tư tuệ. 5-Tích tập về không tham trước, tức là Tu tuệ, bởi vì ở trong Tam-muội không có nương tựa tham trước. Hai câu sau là hạnh tùy duyên lìa xa tham trước: 6-Tích tập về không tham lam, là hạnh biết vừa đủ, bởi vì đã đạt được không tham lam. 7-Tích tập về không mong cầu, là hạnh ít ham muốn, bởi vì chưa đạt được không mong cầu.

Một câu sau là Hạnh thuộc Chứng: 8-Tích tập về tâm như vật báu, tức là Chứng được Hạnh tròn vẹn sáng ngời, cho nên luôn luôn hiện rõ trước mắt.

Vả lại, khó đạt được thế lực không có cấu nhiễm, trang nghiêm thù thắng mà không thay đổi tâm Chứng. Bởi vì cùng đầy đủ sáu nghĩa này, cho nên trên đây hoàn toàn dựa vào Luận để giải thích.

Tích tập ở câu thứ 6-thứ 7 lại có một lý, nghĩa là: Ở câu thứ 6 thì tâm là tu hạnh xa lìa, tu tâm đối trị mà lìa xa ba lỗi lầm. Những người thuyết pháp có ba loại lỗi lầm: Một-Tham trước lợi dưỡng mà mong cầu bốn sự cúng dường, ít ham muốn-biết vừa đủ thì có thể đối trị lỗi lầm ấy; Hai-Có được danh tiếng mà cho là hơn người, Định-Tuệ-Chánh Niệm thì có thể đối trị lỗi lầm ấy; Ba-Bởi vì người ta phụ thuộc mà vượt qua sự yêu quý cung kính, tinh tiến xa lìa thì có thể đối trị lỗi lầm ấy. Có thể đối trị trong này chính là sự thức tỉnh của bậc Đại Nhân. Trong câu thứ 7 là quán sát lỗi lầm mà tu về tám loại bất tịnh, là nói về tiền của vật dụng sinh hoạt, tất cả không mong cầu cho nên thấy là bất tịnh. Câu này dựa vào Luận giải thích thì mở rộng và giới hạn có khác nhau.

Phần c-Từ "Cầu Nhất thiết trí..." trở xuống là Thành tựu về Hồi hướng, nghĩa là cầu Nhất thiết trí chính là Hồi hướng Bồ-đề, có mười hai câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát, tức là sự việc đã mong cầu gọi đó là nhà, bởi vì Nhất thiết trí Địa là nơi mong cầu.

Riêng biệt, tức là nhân của sự việc có thể mong cầu, có mười một mong cầu: Một loại đầu hiển bày quán sát về sự việc có thể mong cầu, gọi là dựa vào gia tộc, bởi vì ở trong gia tộc trước đây, phân biệt quán sát đầy đủ về mười Lực-Vô úy... Mười loại còn lại là Hạnh có thể mong cầu, cùng với tổng quát cũng có ba mong cầu.

Ở trong Hạnh mong cầu, lại phân ra tổng quát và riêng biệt.

Tổng quát gọi là mong cầu không có chướng ngại, nghĩa là mong cầu các Độ, không hề tham trước đối với pháp, cho nên có thể trừ bỏ chướng ngại che lấp. Chín câu sau là riêng biệt, bởi vì riêng biệt đối trị các chướng. Hai câu đầu là đối trị hai loại cấu nhiễm trong Bố thí:

1- Mong cầu lìa xa, đối trị về nịnh hót quanh co, bởi vì thấy người cầu xin thì giả vờ đưa ra phương tiện, mà luôn luôn không có tâm giúp cho.

2- Mong cầu có thể thực hành như lời nói, đối trị về không thuận theo lời nói trước, bởi vì hứa mà không cho, hoặc là hứa thì nhiều và tốt đẹp mà cho thì ít và xấu kém. Lại câu trước là nịnh hót, câu sau thì chính là dối gạt.

3- Mong cầu bảo vệ, đối trị một loại cấu nhiễm về Giới, nghĩa là không bảo vệ lời nói chân thật, làm trái những điều đã thọ nhận trước đây, phạm vào rồi mà che giấu.

Mong cầu không cấu uế, đối trị một loại cấu uế về Nhẫn, nghĩa là nghiệp làm não loạn người khác, là làm bẩn ngôi nhà lợi ích của Như Lai.

4- Mong cầu không rời bỏ, đối trị một loại cấu uế về Tinh tiến, nghĩa là giới pháp của Bồ-tát vô lượng mà không thể giữ gìn đầy đủ, kiếp số lâu xa mà không thể thường xuyên giữ gìn, giới pháp vô cùng vi diệu khó giữ gìn-khó thực hành mà không thể khéo léo giữ gìn thì sinh tâm thối chuyển. Căn bản không rời bỏ Bồ-tát giới mà có thể giữ gìn đầy đủ, không rời bỏ Luật nghi mà có thể giữ gìn pháp khó giữ gìn, không rời bỏ ba Tụ mà có thể thực hành pháp khó thực hành. Tinh tiến thúc đẩy vạn hạnh, mà chỉ dựa vào giới để phân rõ, bởi vì có ba nghĩa: Một-Bởi vì Giới là đầu tiên của ba Học; hai-Bởi vì Giới đầy đủ ba Tụ; ba-Bởi vì Giới bao gồm Sự-Lý, khó thực hành mà dễ thất bại, cho nên nương vào Giới mà thúc đẩy.

5- Mong cầu không lay động, đối trị hai loại cấu nhiễm về Thiền: Một-Tâm hỗn loạn dựa vào bên ngoài, vững vàng như núi để đối trị. Hai-Không thể nào điều phục nhớ nghĩ phân biệt, dùng tâm Nhất thiết trí để đối trị.

Ba câu sau là đối trị ba loại cấu nhiễm về Bát-nhã, tức là ba chướng ngại của Đạo:

6- Mong cầu không rời bỏ thành tựu, đối trị cấu nhiễm về chướng ngại không trú vào đạo, nghĩa là không có phương tiện khéo léo mà luôn luôn hướng về Niết-bàn, hiện tại không rời bỏ thế gian để đối trị; luôn luôn hướng về thế gian, hiện tại thành tựu xuất thế gian để đối trị. Thành tựu về không trú vào đạo, khác với phàm phu-Tiểu thừa.

Mong cầu tích tập, đối trị cấu nhiễm về chướng ngại Trợ đạo. 9-Mong cầu thường xuyên mong cầu, đối trị cấu nhiễm về chướng ngại Chứng đạo, ở trong pháp vi diệu thù thắng tối thượng đã Chứng, mà nguyện cầu cho tâm nhẹ nhàng.

Trên đây là phần Thành tựu về Hồi hướng, xong.

Phần 3: Là tổng quát kết luận: Ba mươi câu trên mở rộng về chịu khó thực hành đầy đủ, thành tựu về hạnh chịu khó thực hành này có bốn: 1-Tín; 2-Dục; 3-Tinh tiến; 4-Phương tiện. Tín là quyết định nhẫn nại để tiếp nhận. Dục là mong cầu hướng đến Hạnh ấy. Trong mười câu đầu: Bảy câu trước là Tín, ba câu sau là Dục. Mười câu tiếp là Tinh tiến, hướng về Hạnh để thành tựu tu tập. Mười câu sau là Phương tiện, bởi vì Hạnh mà thành tựu mong cầu khéo léo. Đây gọi là An trú trong phần Thuyết giảng của Địa này, cho nên nói: Thành tựu về pháp của Địa đối trị thanh tịnh như vậy, gọi là an trú.

Trên đây dựa vào Luận phân rõ, lại có Lý riêng: Niềm tin rất thanh tịnh trên đây, đã có thể vĩnh viễn đoạn trừ chướng ngại về không tin của hạng Xiển-đề. Phát sinh thương xót-tôn trọng giáo pháp..., cũng có thể vĩnh viễn đoạn trừ chướng ngại về tham trước Ngã của phàm phu. Ngày đêm chịu khó tu tập không hề mệt mỏi chán nản, cũng có thể vĩnh viễn đoạn trừ chướng ngại về sợ khổ của Thanh văn. Mong cầu Nhất thiết trí, cho đến thường xuyên mong cầu Đạo thù thắng tối thượng, cũng có thể vĩnh viễn đoạn trừ chướng ngại về rời bỏ tâm Bi của Duyên giác, cho nên nói là pháp của Địa đối trị thanh tịnh. Phần an trụ vào Địa, xong.

Phần sau là phần So sánh về thù thắng, nghĩa là trú trong Địa này vốn hơn hẳn Nhị thừa. Luận phát sinh đã nói: Trú trong Địa này hơn hẳn, thì biết rõ ràng về Nguyện... đã có ở phần bắt đầu trú vào Địa, nhưng văn sắp xếp không liên tục, cho nên ở sau phần An trú, chứ không phải là Địa đầy đủ mới có Nguyện.

Hỏi: Kinh nói mới phát tâm đã làm thầy của trờingười, cho nên thù thắng vượt khỏi Thanh văn và Duyên giác, Sa-di phát tâm thì La-hán tôn kính, vì sao đến phần này mới phân rõ về thù thắng? Đáp: Nhưng nghĩa về thù thắng ấy lại có rất nhiều, thu nhận tất cả thì không ra ngoài ba loại, đó là Nguyện-Hạnh và Trí. Ba loại này trải qua các phần vị cho nên có rất nhiều. Sơ lược trình bày về mười phần vị:

1- Thù thắng thuộc về Sơ phát tâm, bao gồm tất cả phàm phu, như Sa-di phát tâm...; đây là bao gồm ba tâm.

2- Thù thắng thuộc về Tín, cũng bao gồm ba tâm. 3-Thù thắng thuộc về Giải.

4- Thù thắng thuộc về Hạnh.

5- Thù thắng thuộc về Hiển. Ba loại này tức là Tam Hiền riêng biệt trải qua ba tâm.

6- Thù thắng thuộc về Chứng nhập, cùng chứng ba tâm-cùng chứng hai Không, đây là thù thắng thuộc về Trí. Phát khởi mười Đại nguyện, tức là thù thắng thuộc về Nguyện. Tu tập đầy đủ các Hạnh, tức là thù thắng thuộc về Hạnh. Phần sau phân rõ thù thắng thuộc về Quả cũng là Quả của ba tâm. Trong này, Hạnh và Trí do Nguyện dẫn dắt, cho nên thù thắng nhất. Dựa vào môn Hành bố mà nói, Địa thứ bảy trở lên thì Trí mới tự nhiên thù thắng. Văn sau Kinh nói: "Từ Địa thứ nhất trở đi, thì Trí ấy đều vượt lên trên, nhưng bởi vì nguyện cầu về pháp của chư Phật, cho nên không phải là Lực quán sát của Tự Trí." Nay ở Địa thứ bảy này vốn là Lực của Tự Trí, cho nên tất cả Nhị thừa vốn không thể nào đạt tới được. Luận chủ thiết lập về Nguyện để so sánh thù thắng, dựa vào văn này để trình bày, tuy Giới-Định-Đạo phẩm... trải qua các Địa, mỗi một Địa đều thù thắng vượt lên trên, mà cũng không ra ngoài ba tâm.

7- Từ Địa thứ bảy trở đi, gọi là thù thắng thuộc về Quyền-Thật của Tự Trí.

8- Thù thắng thuộc về khởi Hạnh không có công dụng. 9-Thù thắng thuộc về Thượng đẳng của chư Phật.

10-Thù thắng thuộc về Cứu cánh, đó gọi là đầy đủ quả thuộc ba tâm của chư Phật.

Nay ở đây chính thức trình bày về thù thắng của Nguyện-Hạnh. Văn phân làm ba: Một-Thù thắng của Nguyện, nghĩa là nêu lên chí nguyện xa rộng; hai-Thù thắng của Hạnh tu tập, dựa vào Nguyện mà thành tựu tu tập; ba-Thù thắng của lợi ích thuộc về Quả, tức là thành tựu về Hạnh của phần vị.

Phần một: Thù thắng của Nguyện: Bởi vì hai nghĩa cho nên hơn hẳn Nhị thừa: 1-Bởi vì thường xuyên chịu khó tu tập vô lượng Hạnh; 2-Bởi vì cùng thực hành với tất cả chúng sinh, cùng thực hành tức là mười câu về Vô tận.

Giải thích về thù thắng của Nguyện này, trước là dùng năm môn để phân biệt: 1-Danh Thể; 2-Tu chứng; 3-Hành vị; 4-Nhân quả; 5-Lập ý viên dung. Năm môn đều có hai nghĩa thì có mười môn.

Trong môn 1-Danh Thể: Trước là Danh, sau là Thể. Trong phần trước là Danh: a-Tổng quát; b-Riêng biệt.

Tổng quát nói: Nguyện, chính là nghĩa về mong cầu. Văn sau của Luận nói: Phát khởi các Đại nguyện, chính là nghĩa tùy theo tâm mong cầu. Nhưng nói là Đại, văn sau của Luận nói: Ánh sáng của thiện căn chuyển sang thù thắng tăng thêm rộng lớn, nghĩa là hai ánh sáng của Giáo-Chứng, cùng với thiện căn của Hạnh-Nguyện chuyển sang thù thắng so với Địa tiền, cho nên rộng khắp pháp giới. Trong mười Nguyện đều nói là rộng lớn như pháp giới.

Luận Du Già quyển thứ 45 nói: "Chánh Nguyện đã tu của Bồ-tát, tóm lược có năm loại: 1-Nguyện phát tâm; 2-Nguyện thọ sinh; 3-Nguyện thực hành; 4-Chánh Nguyện; 5-Đại Nguyện. Một là mong cầu Bồđề; hai là thâu nhiếp sinh về nơi chốn sinh ra; ba là suy nghĩ lựa chọn các pháp không có trái ngược, nguyện tu Vô lượng... đối với cảnh giới; bốn là Nguyện ở vị lai thâu nhiếp tiếp nhận tất cả pháp thiện của Bồ-tát, cho nên gọi là Chánh Nguyện. Đại Nguyện tức là thuận theo Chánh Nguyện mà phát sinh." Ở đây lại có mười loại hoàn toàn giống với kinh này. Nay chọn ra khác với bốn loại trước, cho nên gọi là Đại Nguyện, bao gồm chọn lấy những Nguyện tùy thuộc. Ngay nơi hai Nguyện sau, phân tích riêng biệt về tướng của Đại, đến văn sẽ nhận biết.

Riêng biệt hiển bày về tên gọi. Luận Du Già quyển thứ 35 và các Nhiếp Luận đều có văn trình bày, cũng như văn sau tự giải thích ngay nơi Nguyện ấy. Nay tạm thời dựa vào Lương Nhiếp Luận sơ lược nêu ra: 1-Nguyện cúng dường; 2-Nguyện thọ trì; 3-Nguyện chuyển pháp luân; 4-Nguyện tu hạnh Tự lợi-Lợi tha; 5-Nguyện thành thục chúng sinh; 6-Nguyện thừa sự; 7-Nguyện thanh tịnh quốc độ; 8-Nguyện không lìa xa; 9-Nguyện làm lợi ích; 10-Nguyện thành tựu Chánh giác.

Phần sau là Thể tánh: Khắc tánh là dùng ba loại Dục-Thắng giải-Tín để làm tự tánh. Nếu chọn lấy BiTrí dẫn dắt nhau làm chỗ dựa, thì Hậu đắc trí dùng làm Thể của Nguyện. Nếu cùng với quyến thuộc, thì mỗi một Nguyện đều dùng tất cả công đức đi cùng với Hạnh làm tánh. Vì vậy Luận nói: Ánh sáng của thiện căn, ánh sáng tức là Hậu đắc trí, thiện căn tức là Tín... và Hạnh.

Môn 2-Tu chứng, có hai: Trước là dựa theo tu hành, bảy Nguyện đầu là bắt đầu tu tập, hai Nguyện tiếp là tu tập thành thục, một Nguyện sau là tu tập thành tựu đạt được quả. Sau là dựa theo Chứng, Địa tiền đã phát khởi, nay cùng Chứng mười Nguyện này.

Môn 3-Hành vị, có hai: Trước là dựa theo Hạnh: Hai-Nguyện đầu là Tự lợi, năm Nguyện tiếp là Lợi tha: Ba-Dùng thân nào? Nói là Nhiếp pháp làm Thượng thủ, mà làm thân chuyển pháp của Lợi tha. Bốn-Dùng tâm nào? Nói là ngay nơi tâm khiến cho người khác tu hành. Năm-Chúng sinh nơi nào? Sáu-Trú xứ của chúng sinh. Bảy-Tự thân trú vào nơi nào có thể giáo hóa chúng sinh? Ba Nguyện trên có thể biết. Ba Nguyện sau không nhất định: Tám-Đầy đủ Tự lợi. Chín-Đầy đủ Lợi tha.

Mười-Đạt được quả của Tự lợi-Lợi tha, hoặc đều là Tự lợi. Luận nói: Ba Nguyện sau hiển bày về tự thân, hoặc đều là Lợi tha. Luận nói:

Ba Nguyện này vốn là thị hiện giáo hóa chúng sinh đúng như thật. Nếu dựa theo tổng quát mà nói thì mười Nguyện đều vốn là Tự lợi-Lợi tha. Luận nói: So sánh về thù thắng có hai: 1-Thực hành vô lượng hạnh, tức là Tự lợi; 2-Giống với chúng sinh, tức là Lợi tha. Sau là dựa theo phần vị: Tổng quát thì mười Nguyện đều là pháp đã đạt được của Địa thứ nhất. Riêng biệt thì bảy Nguyện trước trình bày về Hạnh, đã phân rõ như trên; ba Nguyện sau trình bày về phần vị. Văn sau của Luận nói: MộtĐạt được so sánh về thù thắng của Địa, từ Địa thứ nhất đến Địa thứ chín; Hai-Đạt được so sánh về thù thắng tận cùng của Bồ-tát Địa, tức là Địa thứ mười; Ba-Đạt được cứu cánh tận cùng của tất cả các Địa, tức là Như Lai Địa.

Môn 4-Nhân quả: Nếu dựa vào ngôn từ để hiển bày thì chín Nguyện trước là nhân của mong cầu, một Nguyện sau là quả của mong cầu. Nếu dựa theo thâu nhiếp đầy đủ, thì Nguyện thứ bảy cũng là quả của mong cầu bởi vì chính là quả thuộc Y báo, Nguyện thứ mười là quả thuộc Chánh báo, những Nguyện còn lại đều là nhân.

Môn 5-Lập ý viên dung, có hai:

Trước là lập ý, sở dĩ chỉ nói mười Nguyện, là bởi vì Hạnh và phần vị đã thâu nhiếp nhân quả của hai Lợi-hai

Trang nghiêm, tất cả đều đầy đủ. Lại bởi vì biểu thị về

Nguyện vô tận này, cho nên văn sau nói: Mỗi một Nguyện đều thâu nhiếp A-tăng-kỳ Nguyện, mà làm quyến thuộc. Nói về Viên dung, là bởi vì xứng tánh, trong một Nguyện đầy đủ tất cả Nguyện, ngay trong nhau-hòa vào nhau trùng trùng, như bình thường đã phân rõ. Sáu tướng Viên dung chính là ở văn này. Đã biết về Đại ý.

Tiếp là chính thức giải thích văn. Văn phân làm hai mục: Một-Chính thức hiển bày về mười Nguyện, làm sáng tỏ về tự mình chịu khó thực hành; hai-Trình bày mười câu về Tận (Tận cú) giống với chúng sinh.

Mục một, phân bốn: 1-Tổng quát nêu lên; 2-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt nêu ra; 3-Từ "Phật tử, Bồtát trú Hoan Hỷ Địa..." trở xuống là tổng quát kết luận; 4-Từ "Dĩ thử thập Nguyện môn vi thủ..." trở xuống là trình bày về thâu nhiếp quyến thuộc.

Mục 1: Câu đầu trình bày về phần vị thành tựu Nguyện, là Hoan Hỷ Địa. Tiếp từ "Năng thành tựu..." trở xuống là chính thức trình bày tổng quát về Nguyện. Nói có thể thành tựu là bao gồm ba câu sau: Một-Bắt đầu khởi lên hạn kỳ quan trọng, nói Đại thệ nguyện như vậy, là nghĩa tùy theo tâm mong cầu; Hai-Phương tiện để khởi Hạnh, nói Đại dũng mãnh như vậy, nghĩa là thành tựu trong mỗi một Nguyện ấy, những phương tiện đã thực hiện đều dũng mãnh; Ba-Nguyện thỏa mãnHạnh thành tựu, nói Đại tác dụng như vậy, nghĩa là như Nguyện cúng dường Phật thì có thể cúng dường. Phần còn lại dựa theo đây có thể biết.

Luận nói: Bồ-tát trú trong Địa này, từng bước tu tập trong thời gian dài mà khởi lên ba Hạnh này, chứ không phải là trong thời gian ngắn. Vì vậy biết rằng Nguyện này cũng tức là Hạnh, cho nên gọi là Nguyện Hạnh. Không giống như hạn kỳ quan trọng về Không-Hữu của phàm phu, vì vậy tổng quát nói là có thể thành tựu. Lấy tổng quát bao gồm riêng biệt thì mười Nguyện đều có ba câu này.

Trong mục 2 là riêng biệt nêu ra, mười Nguyện không giống nhau tức là mười đoạn. Trong mỗi một Nguyện, văn đều có bốn tiết: Một-Bốn chữ tổng quát nêu lên khởi Nguyện; Hai-Hiển bày về tướng thuộc hành của Nguyện; Ba-Từ "Quảng đại..." trở xuống là làm sáng tỏ về công năng thuộc đức của Nguyện; Bốn-Từ "Nhất thiết kiếp số..." trở xuống là trình bày về phạm vi giới hạn của Nguyện.

Hai tiết một và tiết bốn thì văn nối thông mà nghĩa hạn chế, tiết hai là tướng của hành thì văn-nghĩa đều hạn chế, tiết ba là công năng thuộc đức thì văn-nghĩa đều nối thông, bởi vì mười Nguyện không có gì sai khác.

Thứ nhất: Nguyện cúng dường. Dựa theo Luận thì Nguyện cúng dường Thầy và Pháp chủ là ruộng phước thù thắng. Ở đây thì cúng dường tất cả. Kinh thuận theo thù thắng cho nên chỉ nói cúng dường Phật. Trong văn thiếu tiết một là tổng quát nêu lên, bởi vì gần với Đại Nguyện như vậy ở mục tổng quát nêu lên trước đây. Hai tiết hai-ba đều có ba nghĩa, bao gồm thành tựu về sáu Đại, hiển bày về nghĩa của Đại Nguyện cúng dường thứ nhất.

Tiết một-Trong tướng thuộc hành của Nguyện, có ba nghĩa về Đại:

1- Đại thuộc về Tâm, tức là trải qua phát sinh hiểu biết quyết định thanh tịnh rộng lớn, nghĩa là kính trọng tăng thượng sâu xa hợp với cảnh Phật, cho nên nói là rộng lớn; tin tưởng quyết định Hồi hướng Bồ-đề, cho nên gọi là hiểu biết quyết định thanh tịnh, hiểu biết thanh tịnh là nói về tin tưởng nhân quả. Trên đây là ý của Luận, hạn chế ở Nguyện thứ nhất. Nếu dùng nghĩa mong cầu để nối thông, thì chín Nguyện còn lại đều là Bồ-đề, bởi vì tin tưởng thanh tịnh rộng lớn không có giới hạn-không có nghi ngờ mà khởi Nguyện.

2- Dùng tất cả vật dụng để cúng dường, tức là Đại thuộc về vật dụng cúng dường, đây là duyên của hành.

3- Từ "Cung kính..." trở xuống là Đại thuộc về ruộng phước. Trong đó, khiến cho không có gì sót là tướng tổng quát.

Không có gì sót, có ba: a-Tất cả chư Phật không sót vị nào, tức là Cảnh của hành; b-Cúng dường tất cả không sót vị nào; c-Cung kính tất cả không sót vị nào. Hai nghĩa này là Thể của hành, do hai nghĩa trên mà thành tựu về ruộng cung kính (Kính điền) trên đây. Ba nghĩa trên đều nói là Tất cả, bởi vì Phật tức là ba thân, cũng bao gồm mười thân.

Cúng dường có ba: a-Cúng dường về lợi ích như y phục...; b-Cúng dường về cung kính như Hương...; c-Cúng dường về thực hành như Giới...

Cung kính cũng có ba: a-Cung kính chu cấp hầu hạ; b-Cung kính đón tiếp đưa tiễn; c-Cung kính tu tập thực hành, tức là cung kính thuận theo Phật.

Ba nghĩa trên đều có ba, là theo thời gian (Thụ) mà luận về Tất cả. Nếu theo không gian (Hoành) mà luận về Tất cả, thì Phật bao gồm mười phương vô tận... Hai loại còn lại dựa theo suy nghĩ.

Tiết hai, làm sáng tỏ về công năng thuộc đức của Nguyện. Nói về ba Đại: 1-Đại thuộc về thâu nhiếp công đức, như Kinh nói: Rộng lớn như pháp giới, bởi vì thù thắng trong tất cả các thiện căn còn lại. 2-Đại thuộc về nhân, tức là cứu cánh như hư không, bởi vì nhân của vô lượng quả yêu quý thuộc về Vô thường. 3-Đại thuộc về thời gian, tức là tận cùng thời gian vị lai, bởi vì đây là nhân đạt được quả Thường của Niết-bàn.

Tiết ba, trình bày về phạm vi giới hạn của Nguyện, văn của mười Nguyện thì giống nhau mà những việc làm khác nhau, vì vậy sự cúng dường này thuận theo thực hành đến tận cùng thời gian vị lai.

Thứ hai: Nguyện thọ trì, cũng gọi là Nguyện hộ pháp; luận Du Già cùng nói: "Nguyện nhiếp thọ phòng hộ."

Trong tướng thuộc hành của Nguyện, văn có bốn câu, đều bao gồm Tự lợi-Lợi tha.

Nhưng nếu dựa theo chủ động tiếp nhận... mà nói, thì Thọ nghĩa là thọ lãnh, Nhiếp nghĩa là nhiếp thuộc, cho nên kinh Thắng Man nói: "Nhiếp thọ Chánh pháp." Hộ nghĩa là phòng hộ, Trì tức là nhậm trì, cho nên kinh Thắng Man nói: "Hộ trì Chánh pháp."

Nếu dựa theo thụ động tiếp nhận, thì: 1-Giáo; 2-Quả; 3-Hạnh; 4-Lý. Mà nói là tiếp nhận..., thì văn tuy nêu lên lẫn nhau, mà nghĩa thật sự nối thông với nhau, cũng: 1-Giáo; 2-Chứng; 3-Nói về Hộ giáo mà phân định là Hạnh, thì Luận về Kinh nói: Pháp giáo hóa của tất cả chư Phật thảy đều giữ gìn bảo vệ. Luận nói: Nghĩa là pháp tu hành, đối với lúc tu tập thực hành, bởi vì có các chướng nạn cho nên thâu nhiếp bảo vệ cứu giúp, tức là thâu nhiếp bảo vệ công hạnh của mình, cứu giúp đối với công hạnh của người khác.

Trên đây dựa theo Nguyện bắt đầu tu tập, gọi là thâu nhiếp tiếp nhận... Nếu dựa theo cuối cùng thành tựu, thì gọi là bốn thành tựu, cho nên trước đây tổng quát nói là Thành tựu Đại thệ nguyện như vậy: 1-Thành tựu về Pháp luân không gián đoạn; 2-Thành tựu về Chứng Trí; 3-Thành tựu về Hạnh; 4-Thành tựu về tiến vào Lý.

Thứ ba: Nguyện chuyển pháp luân, cũng gọi là Nguyện về Nhiếp pháp làm Thượng thủ: Trước là thâu nhiếp, sau là chuyển pháp.

Trong tướng thuộc hành của Nguyện, có bốn: 1-Nơi chuyển pháp, tức là nơi chốn ứng hiện của Phật trong tất cả thế giới. 2-Từ "Tùng Đâu-suất..." trở xuống là thời gian chuyển pháp, nghĩa là lúc thị hiện tám tướng, nghĩa của tám tướng giải thích mở rộng ở phẩm Ly Thế Gian. 3-Từ "Giai tất..." trở xuống là phương tiện thâu nhiếp các pháp, trong đó: Trước là phương tiện tích tập công đức; sau từ "Vi chúng thượng thủ..." trở xuống là phương tiện tích tập Trí tuệ. Bởi vì hai loại này giúp cho pháp Bồ-đề, cho nên nói là phương tiện. 4-Từ "Ư nhất thiết..." trở xuống là trình bày về chuyển pháp nhanh chóng rộng khắp.

Thứ tư: Nguyện tu hành Tự lợi-Lợi tha. Nếu dựa theo lợi ích thành tựu thì gọi là Tâm tăng trưởng. Luận thuận theo nghĩa này, cho nên trước nêu lên rằng: Đại nguyện thứ tư là tâm được tăng trưởng. Dùng những công hạnh như thế nào mà khiến cho tâm tăng trưởng? Tất cả Bồ-tát đã thực hành giáo hóa tất cả, khiến cho tiếp nhận thực hành mà tâm tăng trưởng. Trong văn cũng có bốn.

Trong tiết hai là tướng thuộc hành của Nguyện, phân hai: Đầu là trình bày về hành có thể tăng trưởng, sau là trình bày về tâm đã tăng trưởng.

Trong tiết đầu, phân bốn: a-Trình bày về tướng của hành, Luận gọi là Chủng chủng; b-Thể của hành; c-Nghiệp của hành; d-Phương tiện của hành. Dùng bốn loại này giáo hóa chúng sinh, khiến cho tiếp nhận thực hành.

Tiết a-Tướng của hành: Thế gian-xuất thế gian đều có nhiều loại khác nhau, cho nên gọi là đủ loại. Trong đó: Quảng đại vô lượng là hành của thế gian, ý trình bày về hành của Tục Trí, Quảng là từ Địa thứ nhất cho đến Địa thứ sáu, Đại là Địa thứ bảy, Vô lượng là từ Địa thứ tám trở lên. Không hủy hoại-không xen tạp, là hành xuất thế gian, bởi vì Trí xuất thế gian quán sát về pháp bình đẳng Vô ngã, nghĩa là pháp hữu lậu của thế gian vốn không xen tạp; không hủy hoại là bởi vì sâu xa giống như Chân tánh.

Nếu như luận Du Già thì trong phần tổng quát nói Địa tiền gọi là Quảng, tuy thực hành tất cả nhưng chỉ có thể gọi là Quảng, bởi vì mỗi một hành, chứ không phải là Đại-Vô lượng; Địa thượng gọi là Đại, bởi vì mỗi một hành đều dùng tất cả các hành để thành tựu; Bất Động Địa trở lên mới gọi là Vô lượng, bởi vì trong tất cả các hành có đủ tất cả. Không hủy hoại, là đối với sáu Địa trước, đều có thể thành tựu một hành không thể phá hoại. Ý của Luận chủ là trình bày về Nguyện trong Địa này, cho nên không chọn lấy hành của Địa tiền, nghĩa không khác với trước.

Tiết b-Thể của hành: Thâu nhiếp các pháp Ba-lamật, tức là Thể của hành, cho nên các tướng như QuảngĐại... chỉ phân rõ ở nơi này.

Tiết c-Nghiệp của hành: Đối trị làm thanh tịnh các Địa, tức là Nghiệp của hành. Dùng hành thuộc mười Độ làm thanh tịnh những sự che lấp của mười Địa, giúp đỡ quán sát Chân Như làm thanh tịnh mười chướng.

Tiết d-Từ "Tổng tướng..." trở xuống là trình bày về Phương tiện của hành. Nhưng có hai loại: 1-Phương tiện thuộc về Tự hành, nghĩa là dùng sáu tướng viên dung khéo léo tích tập với nhau mà thành tựu, một đầy đủ tất cả nhưng không hủy hoại tướng, cho nên gọi là phương tiện. Nghĩa của sáu tướng mở rộng như ở chương riêng biệt, giải thích tóm lược như trước. 2-Từ "Giai như thật..." trở xuống tức là phương tiện thuộc về Hóa tha, bởi vì không trái với Thật đạo mà giáo hóa chúng sinh.

Tiết sau là trình bày về tâm đã tăng trưởng, tức là tâm đã tăng trưởng. Giáo hóa người khác tiếp nhận thực hành, khiến cho tâm của họ tăng trưởng. Giáo hóa người khác thành tựu chính mình, khiến cho tâm của mình tăng trưởng.

Thứ năm: Nguyện thành thục chúng sinh. Thành thục cũng gọi là giáo hóa.

Ngay trong tướng thuộc hành của Nguyện, văn phân hai tiết riêng biệt: 1-Trình bày về chúng sinh đã giáo hóa; 2-Từ "Giáo như thị đẳng..." trở xuống là làm sáng tỏ về giáo hóa qua những việc làm.

Tiết 1: Câu đầu là tổng quát; từ "Hữu sắc..." trở xuống là riêng biệt.

Trong riêng biệt có sáu loại sai biệt:

Một-Sai biệt về thô-tế, đây là trình bày về tướng của Báo, hai cõi dưới có Sắc là thô, cõi Vô sắc là tế. Ở trong cõi có Sắc, trời Hữu tưởng là thô, trời Vô tưởng là tế. Ngay trong cõi Vô sắc, Phi Hữu tưởng là tế, đó là Không thứ tư; Phi Vô tưởng là thô, đó là ba cõi trời phía dưới. Văn kinh này tóm lược. Luận về Kinh nói: Phi Vô tưởng, Phi tưởng-phi phi tưởng, gọi Phi Vô tưởng là thô, còn lại tức là tế.

Hai-Từ "Noãn sinh..." trở xuống là sai biệt về Sinh loại nương tựa, làm nơi nương tựa của Báo. Ba loại còn lại có thể nương tựa. Hóa sinh dựa vào đâu? Dựa vào nghiệp nhiễm mà sinh. Nhưng bốn Sinh loại thâu nhiếp toàn bộ sáu nẻo, mà nối thông và hạn chế có khác nhau. Hóa sinh nối thông với sáu nẻo, Thai sinh không nối thông với địa ngục-chư Thiên, Thấp sinh-Noãn sinh chỉ hạn chế ở người và súc sinh. Lại bởi vì sáu nẻo không thâu nhiếp Hóa sinh thuộc Trung Hữu, cho nên rộng hẹp có khác nhau. Còn lại như Chương riêng biệt.

Ba-Do ba cõi mà hệ thuộc gọi là sai biệt về nơi chốn thanh tịnh-không thanh tịnh, cõi Dục là không thanh tịnh, hai cõi trên là thanh tịnh. Dựa vào quả để trình bày, cho nên gọi là nơi chốn; dựa vào nhân để giải thích, cho nên gọi là hệ thuộc.

Bốn-Tiến vào sáu nẻo là sai biệt về khổ-vui. Bởi vì nhận lấy đủ loại thân, cho nên cũng gọi là sai biệt về Thọ sinh. Theo tướng thô mà nói thì ba nẻo dữ là khổ, trên cõi trời là vui, loài người và A-tu-la bao gồm khổvui.

Năm-Tất cả nơi chốn sinh ra là sai biệt về Tự nghiệp. Đây là dùng nhân để giải thích về quả, bởi vì nghiệp khác nhau cho nên nơi chốn sinh ra không giống nhau, nghĩa là ở trong một nẻo có nhiều loại không giống nhau, như ở trong loài người thì có trung tâm-có biên địa, bởi vì gia đình sang-hèn khác nhau...

Sáu-Do Danh-Sắc mà thâu nhiếp là sai biệt về Tự Thể, có Thể chỉ riêng Danh, đó là cõi Vô sắc, bởi vì ở cõi ấy có Sắc mà không phải là quả của nghiệp; có Thể chỉ riêng Sắc, đó là như cõi trời Vô Tưởng, bởi vì ở cõi ấy vốn có Tưởng mà không thể nhận biết; có Thể đầy đủ Danh-Sắc, đó là trừ ra hai loại trước.

Trong tiết 2, là giáo hóa qua những việc làm: Câu đầu là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; từ "Linh nhập..." trở xuống là riêng biệt trình bày về những việc làm. Những việc làm có ba: Một-Vì người chưa tin tưởng tiến vào, thì khiến cho tin tưởng tiến vào pháp của Phật. Hai-Người đã tin tưởng tiến vào, thì khiến cho lìa xa pháp ác, làm nhân của Niết-bàn; hướng về thế gian, đó là khổ của nghiệp và phiền não. Ba-Khiến cho tu tập về đạo Bồ-đề, đạo bao gồm nhân-quả.

Thứ sáu: Nguyện thừa sự. Nguyện đi đến quốc độ của chư Phật, luôn luôn được thấy chư Phật, luôn luôn cung kính hầu hạ, lắng nghe-tiếp nhận. Vì vậy luận Du Già nói: "Nguyện thị hiện ở trong tất cả thế giới." Ý trình bày về giáo hóa chúng sinh. Nay kinh chỉ nói đến Tri kiến, là bởi vì nhận biết về trú xứ của Phật và chúng sinh.

Ngay trong tướng thuộc hành của Nguyện, phân hai: Đầu là trình bày về pháp đã nhận biết, sau là phân rõ về pháp có thể nhận biết.

Trong tiết đầu: Câu đầu là tổng quát, từ "Quảng đại..." trở xuống là riêng biệt.

Riêng biệt có ba loại tướng: Một-Tướng thuộc về tất cả; Hai-Tướng thuộc về nghĩa chân thật; Ba-Tướng thuộc về vô lượng.

Một: Tướng của thế giới không giống nhau, cho nên nói là Tất cả. Trong đó lại có ba: 1-Trình bày về phần lượng, nghĩa là Tiểu-Trung-Đại thiên, như thứ tự trở thành rộng lớn vô lượng. 2-Thô và tế, là trình bày về Thể chất thô-diệu, nghĩa là Ứng-Báo khác nhau... Luận nói: Tế là bởi vì tùy theo Thân của Ý-Thức thuộc thế giới như thế nào? Thô là bởi vì tùy theo Sắc thân của ÝThức thuộc thế giới như thế nào. Nghĩa là tùy theo SắcTâm thô-tế chủ động dựa vào thế giới thô-tế, thô nói là Sắc. 3-Từ "Loạn trú..." trở xuống là an lập không giống nhau. Loạn thì không dựa vào hàng ngũ, Đảo tức là quốc độ lật úp, Chánh tức là quốc độ ngửa lên; hoặc là tiến vào, hoặc là đi đến, hoặc là rời bỏ. Luận không có văn này.

Văn hàm chứa hai ý: a-Thành tựu về an lập trước đây, nghĩa là con đường qua lại ba loại thế giới trước đây; b-Thuận với phần sau, tiến vào tức là thâu nhiếp tiến vào nơi khác, đã rời bỏ tức là do nơi khác thâu nhiếp, đi đến tức là qua lại không dừng. Như lưới giăng của Đế Thích, chính là dụ cho điều này.

Hai: Sai biệt như lưới giăng của Đế Thích, tức là tướng thuộc về nghĩa Chân thật, quốc độ-quốc độ đồng Thể mà không giữ lấy tự tánh, trải qua hòa vào lẫn nhau giống như những viên ngọc nơi lưới giăng của Đế Thích, cho nên gọi là chân thật. Luận nói: Vốn như nghiệp huyễn làm ra, là chuyển sang dùng Dụ để hiển bày. Như thế giới huyễn ảo, là ở nơi lửa nhìn thấy nước, ở nơi lớn nhìn thấy nhỏ...; do nghiệp mà làm ra quốc độ vốn cũng giống như huyễn ảo, cho nên có thể trải qua hòa vào trùng trùng vô tận.

Ba: Từ "Thập phương..." trở xuống là tướng thuộc về Vô lượng, nghĩa là hai tướng trước đây rộng khắp mười phương. Lại trên đây nói về không cùng tận, cho nên kết luận nói là Vô lượng. Kinh Đại Bồ Tát Tạng nói: "Thế giới trong hư không trùng trùng nối tiếp, nhiều hơn vi trần vốn có trong Đại thiên thế giới, chỉ do nghiệp khác nhau mà không chướng ngại lẫn nhau, một nơi trùng trùng hãy còn như vậy, huống hồ rộng khắp không gian hay sao?"

Tiết sau từ "Trí giai minh liễu..." trở xuống là phân rõ về pháp có thể nhận biết, như tướng thuộc về nghĩa Chân thật, chỉ là Trí có thể nhận biết; còn lại tướng thuộc về tất cả thì có thể hiện rõ nhìn thấy bằng mắt.

Thứ bảy: Nguyện làm thanh tịnh quốc độ. Nguyện làm thanh tịnh quốc độ của mình, bởi vì an lập Chánh pháp, và có thể tu tập thực hành với chúng sinh.

Ở trong tướng thuộc hành của Nguyện, tổng quát có bảy thanh tịnh:

Một-Đồng Thể thanh tịnh, bởi vì cùng chung pháp tánh, khiến cho một-nhiều ngay trong nhau-hòa vào nhau (Tương tức-nhập).

Hai-Vô lượng quốc độ chư Phật, tất cả đều thanh tịnh, tức là thanh tịnh tự tại; như ngọc Ma-ni thì đẹp-xấu đều hiện rõ, tịnh-uế viên thông cho nên nói là tất cả đều thanh tịnh.

Ba-Đồ vật nhiều ánh sáng dùng làm trang nghiêm, gọi là trang nghiêm thanh tịnh, tức là tướng thanh tịnh.

Bốn-Từ "Ly nhất thiết..." trở xuống là trình bày về thọ dụng thanh tịnh, nghĩa là thọ dụng quốc độ này lìa xa lỗi lầm mà thành tựu về đức: Câu đầu là thành tựu về Đoạn đức, câu sau là thành tựu về Hạnh đức. Như thọ dụng cơm thơm, thân diệt trừ các phiền não, tiến vào phần vị chính thức...

Năm-Từ "Vô lượng trí tuệ..." trở xuống là trú xứ của chúng sinh thanh tịnh, nghĩa là nơi ở của người đầy đủ đức. Nay nói tóm lược là Trí tuệ.

Sáu-Từ "Phổ nhập..." trở xuống là nhân thanh tịnh. Nhân thanh tịnh có hai: 1-Nhân phát sinh, nghĩa là ThíGiới..., nói như kinh Tịnh Danh; 2-Nhân nương tựa, loại này lại có hai: a-Thức thuộc Cảnh Trí thanh tịnh làm chỗ dựa của quốc độ; b-Trí Hậu đắc bao gồm Tuệ làm chỗ dựa, như bắt đầu Địa thứ mười tiến vào quốc độ của Phật, Thể tánh của Tam-muội hiện rõ Tịnh độ... Hai loại này đều là cảnh giới của chư Phật.

Bảy-Từ "Tùy chúng sinh..." trở xuống là quả thanh tịnh. Nhân đã có hai loại thì quả cũng có hai loại: 1-Quả đã phát sinh, tức là tướng thanh tịnh trước đây; 2-Quả đã thị hiện, tức là hợp với căn cơ mà thị hiện. Nay dựa vào nghĩa này.

Trong bảy loại thanh tịnh trên đây: Bốn loại trước là ngay nơi tướng mà trình bày về quốc độ, một loại tiếp là dựa vào con người để hiển bày thù thắng, hai loại sau là nêu ra nhân để hiển bày quả.

Ngay trong bốn loại trước: Hai loại đầu là Thể của quốc độ, một loại tiếp là Tướng của quốc độ, một loại sau cuối là Dụng của quốc độ.

Ngay trong Thể của quốc độ: Loại đầu là làm sáng tỏ về Thể giống nhau, loại sau là trình bày về Thể thanh tịnh. Bởi vì có bảy loại thanh tịnh, cho nên nghĩa về Tịnh độ đầy đủ.

Thứ tám: Nguyện không lìa xa. Nguyện đối với tất cả mọi nơi sinh ra, luôn luôn không lìa xa Phật Bồ-tát, mà đạt được Ý hành giống nhau, cũng gọi là Nguyện về Tâm hành, bởi vì Nguyện không lìa xa Nhất thừa. Vì vậy Luận nói: Đại nguyện thứ tám là không nghĩ đến Thừa khác.

Trong tướng thuộc hành của Nguyện, có mười hai câu: Đầu là một câu tổng quát, tiếp là mười câu riêng biệt trình bày về hạnh của Bồ-tát, sau là một câu kết luận.

Đầu là tổng quát: Cùng chí hướng Nhất thừa, cho nên cùng tu vạn hạnh.

Tiếp từ "Vô hữu oán tật..." trở xuống là riêng biệt, trong đó: Năm câu trước là tu hạnh giống nhau, năm câu sau là Đức Dụng giống nhau.

Trong năm câu trước: Đầu là hai câu về hai trang nghiêm thuộc Tự phần, câu 1-Phước và Thiện tích tập như nhau, câu 2-Trí và Quán ngang nhau. Sau từ "Thường cọng..." trở xuống là ba câu thuộc Thắng tiến, trong đó: Một câu đầu là phương tiện thâu nhiếp pháp, nghĩa là tụ tập giải thoát bởi vì luận về pháp của Phật. Hai câu sau là dựa vào pháp mà khởi Hạnh, câu đầu là Lợi tha, bởi vì tùy ý hiện thân; câu sau là Tự lợi, nghĩa là quên duyên để soi chiếu cảnh, không do người khác chỉ dạy, nói là Tự tâm vận dụng. Trí hợp với Pháp thân, gọi là nhận biết cảnh giới của Phật. Uy lực là Dụng bên ngoài, Trí tuệ là Minh bên trong, là bao gồm cảnh thuộc phạm vi giới của Báo-Hóa.

Trong năm câu sau là Đức Dụng: Câu đầu trình bày về Thể nối thông, như ý mà thành tựu không có gì có thể làm cho lui sụt. Bốn câu còn lại là Nghiệp nối thông, trong đó: Ba câu trước là Nghiệp nối thông như ý: 1-Thân chính (Bổn thân) hướng đến thế giới khác; 2-Hiện ra nhiều thân khác nhau ở tất cả pháp hội của Phật; 3-Thị hiện sinh thân cùng loại, gọi là tất cả nơi chốn sinh ra. Một câu sau là Nghiệp nối thông Pháp-Trí.

Sau là một câu về tu hạnh của Bồ-tát, tổng quát kết luận mười câu trên.

Thứ chín: Nguyện làm lợi ích. Nguyện ở tất cả mọi lúc, luôn luôn làm việc lợi ích cho chúng sinh, không có gì trôi qua trống rỗng, cũng gọi là ba nghiệp không trống rỗng. Luận Du Già nói: "Nguyện tất cả những hạnh vốn có, không hề trái với gia hạnh, đều không trống rỗng.

Trong tướng thuộc hành của Nguyện, có hai:

Trước là tổng quát trình bày, nghĩa là nương vào Niệm không lui sụt, viên mãn về Giáo Luân, ba nghiệp đều lợi ích. Lại ba nghiệp đều không trống rỗng, tức là không lui sụt. Phá tan chướng ngại, tròn vẹn công đức, cho nên gọi là Luân.

Sau từ "Nhược tạm..." trở xuống là riêng biệt hiển bày, có hai loại không trống rỗng (Bất Không):

1- Tác nghiệp nhất định không trống rỗng, cho nên ba nghiệp tự nhiên an lạc, nghĩa là thấy rõ hành của thân hành, nhận biết chân thật về pháp của Phật, cho nên nói là nhất định; nghe miệng thuyết pháp có thể phát sinh Trí tuệ, ý luôn nghĩ về Thật đức thì các phiền não không sinh khởi. Đây là thuận theo tăng trưởng thù thắng, cho nên nói ba nghiệp thành tựu lợi ích không giống nhau, thật sự thì có lẫn nhau.

2- Từ "Đắc như Đại dược..." trở xuống là lợi ích không trống rỗng, hai Dụ đều dụ cho bạt trừ đau khổ. Tất cả chúng sinh có hai loại khổ: Một-Những nỗi khổ đủ loại, nghĩa là bức bách..., dùng thân làm cây thuốc chúa để có thể đối trị; hai-Khổ về bần cùng, dùng thân làm vật báu Như ý để có thể cứu giúp. Nghĩa về đủ loại bao gồm thân-tâm, hoặc là thô-hoặc là tế; bần cùng bao gồm tài sản thế gian và tài sản Chánh pháp.

Luận chủ hướng về an lạc trước đây, ở đây là lợi ích, cho nên đưa ra cách giải thích này. Thật sự thì Dụ trước là dụ cho ba nghiệp rời bỏ pháp ác-lìa xa đau khổ, Dụ sau là dụ cho ba nghiệp tiến tới pháp thiện-đạt được niềm vui.

Thứ mười: Nguyện thành Chánh giác. Nguyện cùng với tất cả chúng sinh cùng lúc đạt được Bồ-đề Vô thượng, mà luôn luôn làm Phật sự. Văn có bốn tiết giống như trước, mà luận tổng quát hiển bày về tướng của Nguyện, nói: Đại nguyện thứ mười là khởi hạnh Đại thừa, vốn là Thừa của quả, tuy đạt được Phật đạo, mà không rời bỏ lợi ích của Bồ-tát, cho nên gọi là phát khởi Đại hạnh.

Ngay trong tướng thuộc hành của Nguyện, phân làm hai tiết riêng biệt: Đầu là thành tựu Thể của Bồ-đề, Nguyện tự vận dụng đã viên mãn; sau từ "Bất ly..." trở xuống là tác nghiệp của Bồ-đề, tức là không ngừng vận dụng nơi khác.

Tiết đầu: Bồ-đề cũng là tướng tổng quát. Tất cả thế giới tức là nơi chốn đạt được Bồ-đề, nghĩa là tất cả các quốc độ cùng loại-khác loại khắp nơi mười phương, Chân thì phù hợp với tánh, Ứng thì tùy theo căn cơ, cho nên tất cả mọi nơi đều có mặt.

Trong tiết sau là tác nghiệp của Bồ-đề, có bảy loại Nghiệp:

1- Từ không lìa xa cho đến tiến vào Niết-bàn, là Nghiệp về thị hiện Chánh giác, đầu tất cả mảy lông là nơi thành Phật.

Trên đây trải rộng khắp nơi mười phương, nói là tất cả thế giới. Nay trình bày mỗi một đầu mảy lông trong pháp giới bao la, là nơi rất nhỏ bé, đều ở trong đó thị hiện tám tướng Thành Đạo, bởi vì những nơi ấy đều có thể giáo hóa chúng sinh. Vì vậy, phẩm Ly Thế Gian nói: Có nhiều chúng sinh ở nơi đầu một mảy lông, huống là ở pháp giới. Nhưng lại không lìa xa nơi đầu một mảy lông, mà thị hiện ở nơi đầu tất cả mảy lông, thì không chuyển động mà ở khắp nơi, vốn là một-nhiều tự tại.

2- Từ "Đắc Phật cảnh giới..." trở xuống là Nghiệp về thuyết giảng Thật đế, nghĩa là thuyết giảng bốn Chân đế, khiến cho tỏ ngộ về Thật:

Đầu là trình bày về chủ động thuyết giảng, nghĩa là Lực của Trí tuệ. Lực bao gồm hai nghĩa, đó là Lực của Trí tuệ và Lực của Thần thông. Luận về Kinh trình bày đầy đủ. Dụng của hai Lực này chỉ là cảnh giới của Phật.

Sau là hiển bày về Dụng của Lực, dùng Lực của Thần thông để niệm niệm thành Phật, dùng Lực của Trí tuệ để tùy theo ưa thích mà thuyết giảng, khiến cho đạt được tịch diệt, là lợi ích của thuyết giảng, nghĩa là có thể đoạn Tập-tu Đạo, thì đạt được Khổ Diệt, chứng lý đối với Diệt. Luận giải thích về thành Phật rằng: Loại trừ nơi chốn của các nạn, sinh vào những nơi chốn thù thắng ấy. Bởi vì nơi chốn sinh ra Phật chắc chắn không phải là nơi chốn của năm nạn, cũng không có nạn sinh trước Phật-sau Phật, cho nên nói là loại trừ nơi chốn của các nạn.

3- Từ "Dĩ nhất tam Bồ-đề..." trở xuống là Nghiệp về chứng đạt giáo hóa, bởi vì Bồ-đề là một hoàn toàn không có hai, hợp với Niết-bàn thuộc tánh thanh tịnh sai biệt, thì không còn trải qua Diệt. Thuyết giảng về pháp đã Chứng này, khiến cho chúng sinh phát sinh niềm tin, gọi là Nghiệp giáo hóa.

4- Từ "Dĩ nhất âm..." trở xuống là Nghiệp về thuyết pháp đủ loại, một âm thanh mà hợp với căn cơ.

5- Từ "Thị nhập..." trở xuống là Nghiệp về không đoạn mất chủng tánh Phật, Niết-bàn thường trú độngtịch không hai, Song lâm ứng hiện diệt độ, tình cảm lưu luyến của chúng sinh càng tăng, cho nên nói là Thị hiện nhập diệt. Đã không phải là vĩnh viễn diệt độ, mà thường xuyên làm Phật sự, cho nên chủng tánh của Phật không đoạn mất. Đây cũng là đạt được quả mà không rời bỏ nhân.

6- Từ "Thị Đại Trí..." trở xuống là Nghiệp về Minh pháp luân lại thường trú. Địa của Đại Trí Tuệ chỉ là một sự thật, tức là Trí của Phật có thể sinh ra vạn vật, cuối cùng thuộc về nơi này, cho nên gọi là Địa. Nêu rõ vạn vật kết thúc như nhau, nhưng môn Trí tuệ tùy theo căn cơ vô cùng sai khác, gọi là an lập tất cả. Trước đây tức là Niết-bàn có thể kiến lập Đại sự, ở đây tức là đối với một Phật thừa mà phân biệt nói thành ba, đối với Thật để thi thiết Quyền cho nên gọi là lại thường trú (Phục trú).

7- Từ "Dĩ pháp trí..." trở xuống là Nghiệp về Tự tại, trong đó: Trước là hiển bày về chỗ dựa của Tự tại, đó gọi là ba Thông. Pháp trí thông, là quán sát tất cả các pháp vốn không có tánh-tướng. Thần túc thông, là tự thân thị hiện sinh-trú-diệt dài ngắn, bởi vì tùy tâm tự tại. Huyễn thông, là chuyển biến sự việc bên ngoài, bởi vì tất cả đều tùy ý. Hai Thông sau này, chỉ là khác nhau về trong-ngoài. Bởi vì Pháp trí thông thấy rõ Lý-rời bỏ

Tướng, cho nên không trú vào thế gian; bởi vì hai Thông sau có Dụng về Sự luôn tự tại, cho nên không trú vào Niết-bàn mà thành tựu về Đạo Vô Trú. Lại dựa vào Trí Luận nói có bốn Thông, ba loại trước giống như trước đây, bốn là Chủng chủng biến hóa Thông, thuộc về tự tại của bậc Thánh, nghĩa là mười tám Thần biến-ba Luân hóa hiện... Chọn lấy loại này thì từ "Tự tại..." trở xuống là Thông thứ tư.

Trên đây là riêng biệt hiển bày về mười Nguyện, xong.

Mục 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là tổng quát kết luận về mười Nguyện, không khác với mục nêu lên trước đây.

Mục 4-Từ "Dĩ thử..." trở xuống là trình bày về thâu nhiếp quyến thuộc. Nếu xem theo văn kinh, thì tựa như chủng loại của mười Nguyện này có đến trăm-vạn... Dựa vào Luận giải thích rằng: Mười Đại Nguyện này, trong mỗi một Nguyện có trăm ngàn vạn A-tăng-kỳ Đại Nguyện, dùng làm quyến thuộc, thì mười Nguyện này thâu nhiếp không có gì không tận cùng; như Nguyện Thành Chánh Giác, thì thâu nhiếp mười hai Thượng Nguyện của Đức Phật Dược Sư; như Nguyện Tịnh Độ, thì thâu nhiếp bốn mươi tám Nguyện của Đức Phật A Di Đà... Vì vậy, kinh này-kinh khác, tất cả các Nguyện không ra ngoài mười Nguyện này, không những thâu nhiếp Nguyện mà cũng thâu nhiếp tất cả pháp phần Bồđề, như Địa thứ bảy phân rõ.

Trên đây trình bày về mười Nguyện, làm sáng tỏ về tự mình chịu khó thực hành, xong.

Mục hai-Từ "Phật tử thử Đại nguyện..." trở xuống là dùng mười câu về Tận (Tận cú) giống với chúng sinh, nghĩa là mười Nguyện trước đây đều vì chúng sanh, do mười Vô tận mà thành tựu Đại Nguyện trước đây, cũng đều Vô tận. Văn phân làm hai: 1-Tổng quát nêu lên; 2-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là đưa ra riêng biệt hiển bày.

Mục 1, bản kinh thời Tấn gọi là Pháp không thể tận cùng, văn sau giải thích cũng nói: Đều không thể tận cùng. Nay nói mười câu về Tận, là cùng tận Vô tận ấy đều không có gì sót lại, cho nên gọi là Tận. Đây là giống như tận cùng chúng sinh Vô tận.

Vì vậy văn sau Luận nói: Tận cùng, là thị hiện tận cùng không đoạn mất, không phải là tận cùng niệm niệm. Vì nguyên cớ này, nay mười Nguyện trước đây có được tên gọi Đại Nguyện, cho nên nói là Đại thệ nguyện này mà được thành tựu.

Trong mục 2, là đưa ra riêng biệt hiển bày: Trước là hiển bày về mười Tận nói trên; sau từ "Nhược chúng sinh giới..." trở xuống là hiển bày về thành tựu Đại Nguyện trước đây.

Mục trước: a-Đưa ra; b-Hiển bày. Trong hiển bày có mười câu: Câu đầu là tổng quát, mười Nguyện đều là bởi vì chúng sinh; chín câu còn lại là riêng biệt.

Riêng biệt đều là nghĩa về tích tập thành tựu hóa độ chúng sinh: 1-Chúng sinh trú ở nơi nào? Đó gọi là thế giới. 2-Thế giới dựa vào đâu? Đó là tận cùng hư không giới. 3-Thuyết về pháp gì để giáo hóa? Đó là pháp giới. 4-Những chúng sinh đã giáo hóa an trí nơi nào? Đó là Niết-bàn. 5-Niết bàn có Dụng gì? Đó là Phật xuất hiện. 6-Dùng phương tiện gì để khéo léo giáo hóa? Đó là Trí của Như Lai. 7-Trí này nhận biết điều gì? Đó là nhận biết về tâm đã duyên vào. 8-Tâm này đã duyên vào khiến cho thuận theo cảnh giới nào? Đó là đã tiến vào cảnh giới thuộc Trí của Phật, tức là Chân tánh. Ba loại Chuyển Tận sau (Thế gian-Pháp và Trí), tóm lược thâu nhiếp chín nghĩa trước, hàm chứa tổng quát và riêng biệt. Vì sao thâu nhiếp chín nghĩa? Nghĩa là Thế gian chuyển, thâu nhiếp Chúng sinh giới, Thế giới và Hư không giới trước đây; Pháp chuyển ấy thâu nhiếp Pháp giới, Niết-bàn giới và Phật xuất hiện giới trước đây; Trí chuyển ấy thâu nhiếp Trí của Như Lai trước đây.

Ba Giới sau mà nói là Chuyển, bởi vì Thế gian-Pháp và Trí lần lượt chuyển tiếp thâu nhiếp vô cùng tận trước đây, cho nên Chuyển cũng là nghĩa về Vô tận mà thôi.

Lại trong mười nghĩa: Bốn nghĩa trước là bốn loại Vô lượng giới, sáu nghĩa sau đều là phương tiện điều phục Vô lượng giới. Mười loại đều nói là Tận, bởi vì không có đoạn tận.

Trong mục sau là hiển bày về thành tựu Đại Nguyện: a-Trở lại hiển bày; b-Từ "Nhi chúng sinh giới..." trở xuống là thuận theo trình bày về nguyên cớ Vô tận.

Mười Nguyện giống với mười nghĩa này, bởi vì mười Nguyện trước đây không ra ngoài mười nghĩa này, mười câu về Tận này vốn là Lực tăng thượng, chư Phật dùng Lực này, thường xuyên làm sự việc lợi ích cho chúng sinh, con nguyện giống như vậy.

Trên đây là so sánh về Nguyện, xong.

Phần hai: Từ "Phật tử, Bồ-tát phát như thị Đại nguyện dĩ..." trở xuống là thù thắng thuộc về Hạnh tu tập, tức là so sánh về Hạnh, có mười loại Hạnh, dựa vào văn có ba: 1-Trình bày về tâm làm chỗ dựa của Hạnh; 2-Từ "Thành tịnh Tín..." trở xuống là hiển bày về tướng của Hạnh đã thành tựu; 3-Từ "Phật tử, Bồ-tát như thị..." trở xuống là kết luận về Thể của mười tên gọi.

Phần 1: Bởi vì Đại Nguyện trước đây huân tập trong tâm, thì đạt được mười tâm như lợi ích..., làm chỗ dựa để khởi Hạnh, khởi lên tác dụng tự tại đối với mười Hạnh sau. Nhưng có hai ý: Một-Dùng mười tâm nối thông làm chỗ dựa của mười Hạnh, tùy theo giải thích dễ dàng hiểu rõ; Hai-Dùng mười tâm riêng biệt hướng về mười Hạnh, để đối trị mười chướng, văn đều theo thứ tự, chỉ có Tín-Hạnh đầu tiên, mà tâm không cấu trược ở cuối cùng, là bởi vì nối liền nhau với văn giải thích. 1-Tâm lợi ích, lợi ích về cứu giúp khổ đau, tức là chỗ dựa của tâm

Bi; đối trị chướng ngại về tổn hại, có thể thành tựu Hạnh về Bi.

2- Mang lại niềm vui dịu dàng mềm mỏng, tức là tâm Từ; đối trị chướng ngại về nóng giận thô bạo.

3- Tùy thuận những mong cầu, tức là tâm bố thí; đối trị chướng ngại về đối với thân mạng-tài sản mà sinh lòng luyến tiếc.

4- Vắng lặng rỗng rang không có mong cầu, mới có thể mong cầu mà không chán nản, là tâm không hề mệt mỏi chán nản; đối trị chướng ngại về mong cầu đền đáp ân nghĩa, tham đắm về lợi dưỡng, không vắng lặng rỗng rang.

5- Ba Học điều hòa thuần phục, là tâm nhận biết về Kinh-Luận, bởi vì Kinh giải thích về Định, Luận giải thích về Tuệ, Kinh bao gồm Luật, lại là điều hòa thuần phục; đối trị chướng ngại về không có khéo léo mong cầu gia hạnh, bởi vì có thì điều hòa thuần phục.

6- Tuy đi giữa thế gian mà phiền não hư vọng không sinh khởi, cho nên nói là tịch diệt, là tâm hiểu rõ pháp thế gian; đối trị chướng ngại về không tịch diệt, không tùy thuận với tâm người khác mà chuyển, tánh không nhu hòa.

7- Tôn sùng kính trọng Hiền thiện, cự tuyệt điều ác không để tăng lên, cho nên gọi là khiêm tốn, là tâm hổ thẹn; đối trị chướng ngại về kiêu ngạo buông lung.

8- Dùng pháp phương tiện nhuần nhuyễn có thể tu tập giải thoát, tức là trang nghiêm kiên cố; đối trị chướng ngại về sinh lòng yếu hèn đối với đủ loại khổ đau vô cùng mãnh liệt, không hề gián đoạn-không hề dừng lại của sinh tử.

9- Có thể thực hành đúng như lời nói, cho nên tâm không thay đổi, tức là Hạnh cúng dường chư Phật; đối trị chướng ngại về những nghi hoặc-do dự đối với bậc Đại Sư.

10- Tâm không cấu trược, tức là Tín-Hạnh thứ nhất, Tín dùng tâm thanh tịnh làm tánh, bởi vì lìa xa cấu trược của không tin tưởng. Đây là đối trị chướng ngại về hoàn toàn chưa phát tâm, hoàn toàn chưa thọ trì Học xứ của Bồ-tát.

Bởi vì đối trị mười chướng, cho nên kinh gọi là Pháp của Địa đối trị làm cho thanh tịnh. Pháp của Địa bao gồm Giáo-Chứng. Chướng đã đối trị này, nói đầy đủ như luận Du Già quyển thứ 49.

Phần 2: Riêng biệt hiển bày về tướng của Hạnh đã thành tựu, sơ lược đưa ra bảy môn:

Một-Giải thích tên gọi: Trước là nêu ra; sau là giải thích. Nêu ra: 1-Tín Hạnh; 2-Bi; 3-Từ; 4-Thí; 5-Không hề mệt mỏi chán nản; 6-Nhận biết về KinhLuận; 7-Hiểu rõ về pháp thế gian; 8-Trang nghiêm bằng hổ thẹn; 9-Lực kiên cố; 10-Cúng dường chư Phật. Giải thích tên gọi thuận theo văn có thể thấy.

Hai-Phân rõ về Thể, phần nhiều giống như Thập Tạng.

Ba-Trình bày về nơi chốn đạt được: Bởi vì phần vị Tín tức là Tu, cho nên Tín-Tiến-Niệm... trên đại thể giống như ở đây. Bởi vì Tam Hiền từng bước thuần thục, cho nên phẩm Thập Tạng có Tạng như Tín... Bởi vì Địa thứ nhất Chứng được, dùng thanh tịnh để đối trị chướng ngại của Địa, cho nên ở đây chỉ trình bày về điều này. Văn sau Luận nói: Bởi vì mười Hạnh như Tín... này, không còn là chướng ngại về pháp thanh tịnh của Địa, cho nên trước đây dùng một Hạnh để đối trị một chướng. Bốn-Dựa theo Tu để phân biệt về mười Hạnh, phân hai: Ba loại trước là Hạnh thuộc về Ý lạc, cho nên gọi là Tâm; bảy loại sau là gia hạnh thành tựu về Tu, cho nên gọi là Hạnh. Vì vậy Luận nói: Mười loại Hạnh này hiển bày về hai loại thành tựu thù thắng, một là thành tựu về tâm sâu xa, đó là Tín-Bi-Từ; hai là thành tựu về tu hành, đó là bảy Hạnh còn lại. Luận Du Già-luận Địa Trì đều giống như ở đây nói.

Năm-Dựa theo Tự lợi-Lợi tha: Bảy Hạnh trước là riêng biệt hiển bày về Tự lợi-Lợi tha, Tín và không hề mỏi mệt là hạnh Tự lợi, năm Hạnh còn lại là hạnh Lợi tha. Ba Hạnh sau là bao gồm dựa theo Tự lợi-Lợi tha, bởi vì thâu nhiếp bảo vệ bảy Hạnh trước, trong đó: Hai Hạnh thứ tám-thứ chín bảo vệ cho bảy Hạnh trước, nghĩa là Tàm-Quý đối trị chướng ngại, bảo vệ khiến cho lìa xa pháp ác, có thể khiến cho Tín... thành tựu về hạnh không có tham trước; nhờ vào Lực của kiên cố bảo vệ khiến cho trú vào pháp thiện, có thể khiến cho Tín... thành tựu về hạnh không thể lay động. Hạnh thứ mười thâu nhiếp bảy Hạnh trước, một là thâu nhiếp khiến cho thành tựu về hạnh, hai là thâu nhiếp khiến cho đạt được quả. Suy nghĩ có thể biết.

Sáu-Trình bày về thứ tự: Trước là tự chứng về Tín nhân quả. Đã tự chứng về Tín thì thương xót khổ đau hư vọng, thề trao cho niềm vui chân thật. Bởi vì cứu giúp người khác, cho nên bố thí mà không hề luyến tiếc. Cầu pháp không hề mệt mỏi, thì có thể nhận biết rõ ràng về Kinh-Luận. Suy nghĩ về pháp thế gian, tàm quý ngăn chặn điều ác, kiên cố tiến tới điều thiện, tự nhiên chân thật cúng dường chư Phật.

Bảy-Giải thích văn: Mười Hạnh phân làm chín mục, bởi vì Từ và Bi hợp làm một.

Mục một-Tín Hạnh phân hai: 1-Thâu nhiếp đức thành tựu về người; 2-Từ "Năng Tín..." trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của Tín, có mười một câu, văn phân ba tiết riêng biệt: Đầu là một câu tổng quát về

Tín nhân quả; tiếp là chín câu riêng biệt trình bày về nhân quả; sau là một câu kết luận tóm lược-hiển bày mở rộng.

Tiết đầu: Như Lai là quả, Bổn Hạnh là nhân. Bởi vì đã tiến vào bao gồm nhân-quả, cho nên nhân-quả đều có nghĩa về Chứng Nhập.

Trong tiết tiếp từ "Tín thành tựu..." trở xuống là riêng biệt trình bày về nhân quả: Hai câu trước là nhân, câu một là Thể của Hạnh, câu hai là công năng của Hạnh. Bảy câu còn lại là quả, câu tuy có bảy mà thâu nhiếp làm thành năm loại thù thắng, bởi vì ba câu đầu hợp làm một, cùng với kết luận là có sáu. Năm loại đều là đức của Phật, cho nên gọi là thù thắng.

Trong năm loại: Bốn loại trước là Trí đức, một loại sau là Đoạn đức.

Trong Trí đức: 1-Thù thắng thuộc về đối trị, tức là nương vào đối trị để hiển bày thù thắng, nghĩa là mười Lực làm cho ma phải khuất phục, Vô úy chế ngự ngoại đạo, Bất cọng vượt qua Tiểu thừa cho nên nói là đối trị. Nhưng Kinh nói Bất hoại, bởi vì đối với Nhị thừa không phải là cứu cánh. Tiếp là ba loại ngay nơi tướng hiển bày thù thắng: 2-Tức là Lực của Thần thông không thể nghĩ bàn, do thù thắng tối thượng mà hiện bày cho nên bặt dứt suy nghĩ tính toán. 3-Thù thắng thuộc về không tạp nhiễm, nghĩa là Chứng Chân-phát sinh Trí, không có xen tạp Trung-Biên (Trung đạo và Nhị biên), vốn là cảnh giới của Phật; bởi vì ngay nơi Nhị biên mà Trung đạo, cho nên không có Nhị biên, Nhị biên đã không có thì Trung đạo vì sao lại có? 4-Thù thắng thuộc về Nhất thiết chủng trí, Chứng Chân-hiểu rõ Tục, cho nên nói là tùy thuận tiến vào vô lượng sai biệt, là cảnh giới của Chủng trí. 5-Thù thắng thuộc về lìa xa (Đoạn đức), bởi vì luôn luôn xa lìa tập khí của tất cả phiền não. Kinh chỉ nói là quả, mà Luận phân định là Đoạn đức, bởi vì bốn loại trước đều là quả. Nay lại nói là quả, cho nên rõ ràng là quả thuộc về quả, chính là Niết-bàn.

Tiết sau từ "Cử yếu..." trở xuống là nêu ra tóm lượchiển bày mở rộng, bởi vì tổng quát về tất cả nhân quả của Tín. Trí Địa là Chứng, Thuyết tức là Giáo, Lực bao gồm hai loại trước, có lúc gọi là Uy lực, cũng là lợi ích của ba Luân giáo hóa.

Trong mục hai: Là cùng phân rõ về hai Hạnh Từ-Bi, có hai: Trước là trình bày về ba Quán làm phương tiện; sau từ "Bồ-tát kiến chư chúng sinh..." trở xuống là trình bày về tướng của Hạnh đã phát khởi.

Trong mục trước về ba Quán tức là ba đoạn: 1-Quán sát về xa lìa niềm vui thuộc Đệ nhất nghĩa tối thượng; 2-Từ "Nhi chư phàm phu..." trở xuống là quán sát đầy đủ các khổ; 3-Từ "Nhiên chư chúng sinh..." trở xuống là quán sát về hai loại điên đảo ấy, chỉ mất đi niềm vui chân thật đã là đáng thương xót, huống hồ còn thêm khổ đau hư vọng, huống hồ lại cùng mê chấp, trái với lúc đầu của ngày nào? Do quán sát thứ nhất mà khởi lên Từ, do quán sát thứ hai mà khởi lên Bi, do quán sát thứ ba mà cùng khởi lên Từ-Bi.

Đoạn 1: Quán sát về xa lìa, tánh thanh tịnh sâu xa vắng lặng gọi là Đệ nhất nghĩa, không lay động là niềm vui, tùy theo hư vọng thì lìa xa. Trong văn: Trước là tổng quát nêu lên khởi niệm, sau từ "Chư Phật..." trở xuống là hiển bày về niềm vui đã lìa xa, trong đó có chín câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói: Pháp của chư Phật, là bởi vì chỉ riêng Giáo-Chứng của Phật mới có thể hiển bày, đầy đủ các nghĩa sau cho nên gọi là rất sâu xa.

Riêng biệt có chín loại rất sâu xa (Thậm thâm), nay Kinh thiếu mất loại thứ 9 là khó đạt được trong Luận:

1- Tịch tĩnh rất sâu xa, nghĩa là Thể của pháp lìa xa vọng chấp về Thật có, cho nên gọi là Tịch tĩnh. Tự cho là vọng chấp, trong đó đích thực giữ lấy không phải là căn bản thì không Tịch tĩnh. Trung Luận nói: "Hư dối tùy tiện giữ lấy, thì Trung đạo giữ lấy cái gì?" Một loại này dựa theo giải thích để ngăn chặn (Già thuyên).

2- Tịch diệt rất sâu xa. Đây là dựa theo giải thích để biểu lộ (Biểu thuyên). Luận nói: Bởi vì xác định về pháp-nghĩa, nghĩa là Thể vắng lặng của Nhất tâm, cho nên gọi là xác định về pháp, hai môn cũng vắng lặng tức là xác định về nghĩa.

Tiếp là ba loại rất sâu xa đối trị về ba chướng, thành tựu về quán sát ba môn giải thoát, nghĩa là:

3- Đối trị chướng ngại về phân biệt hư vọng; 4-Đối trị chướng ngại về Hữu tướng;

5- Đối trị chướng ngại về giữ lấy Chân-rời bỏ Vọng.

6- Trình bày về quán sát lìa xa tạp nhiễm, nghĩa là đạo phương tiện chân thật.

7- Quán sát về thiện căn phát sinh, không thể tính toán suy nghĩ, tức là Trợ đạo.

Quán sát về Trí tăng thượng dựa vào Tự lợi-Lợi tha, cho nên nói là rộng lớn, tức là không trú vào đạo.

8- Luận nói: Rất sâu xa khó đạt được, bởi vì quán sát về Chứng Trí trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp, tức là Chứng Đạo, vốn là Chứng về Tín thuộc tánh thanh tịnh. Nay thâu nhiếp rộng lớn, bởi vì Đại xứng với Thể, cho nên nghĩa cùng với Chứng giống nhau. Hai loại trước thẳng thắn dựa vào Thể của pháp, bảy loại sau dựa theo Trí để hiển bày về rất sâu xa, cho nên đều nói là Quán.

Đoạn 2: Là quán sát đầy đủ các khổ, dựa theo mười hai duyên để trình bày. Nhưng mười hai duyên đầy đủ khổ-phiền não và nghiệp, chỉ nói quán sát về khổ, là bởi vì nhân của khổ-phiền não và nghiệp. Lại hai loại lưu chuyển thay đổi (Lưu động) là khổ ngay trong nhau, bởi vì thay đổi tức là có khổ. Văn phân làm hai tiết: Một-Riêng biệt trình bày về tướng của duyên; Hai-Từ "Như thị chúng sinh..." trở xuống là kết luận thành tựu về khổ hư vọng.

Trong tiết một, phân hai: Trước là trình bày về ba Chi của thời gian (Tế) trước; sau từ "Ư tam giới điền..." trở xuống là hiển bày về chín Chi của thời gian giữa và sau. Vì vậy Luận chủ phân ra ba Chi trước giải thích ở một phần, chín Chi sau và kết luận giải thích ở một phần, muốn hiển bày ba Chi trước là nhân, nhân là bởi vì nghĩa giống như điên đảo-mê hoặc-tà kiến. Chi Thức dựa theo Chủng, là bởi vì nghĩa của nhân, cũng hiển bày hai Chi trước. Bởi vì ba Chi trước cùng với Chi thứ bảy-Chi thứ tám có lẽ khác đời, dựa theo quả để kết luận về khổ, cho nên hiển bày về nghĩa của khổ.

Tiết trước, trong ba Chi trước, văn có mười câu: Đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói Tà kiến, là trước đây trình bày về Chánh pháp thì Lý vốn không có thiên lệch, nay mê lầm về Thật nghĩa ấy mà dẫn đến sai lạc ngoài Lý, đều gọi là Tà kiến, bao gồm phiền não-nghiệp chứ không chỉ riêng bài bác không có nhân-quả. Kinh Niết Bàn cũng nói: "Tất cả phiền não, tà kiến thâu nhiếp toàn bộ."

Vốn ở trong đó, vì sao nói là rơi vào? Ở đây có hai nghĩa: Một-Dựa theo một phần bắt đầu khởi lên, gọi đó là rơi vào; hai-Dựa theo nghĩa về mê lầm Chân-thuận theo Vọng, nói là rơi vào, chứ không phải là có bắt đầu. Chân tuy vốn có mê lầm mà cũng không có tướng bắt đầu, dựa vào Vô tánh cho nên gọi là Chân. Nếu nhất định có Chân thì Chân lại trở thành Vọng. Nếu như vậy thì Chân phải giống như Vọng, bởi vì dựa vào lẫn nhau. Vọng nhất định có thể đoạn trừ, Chân nhất định có thể hiển bày. Đây là không giống như Chân thuộc về Bất Không, bởi vì không phải là do Vọng, chỉ là Vọng chấp trống rỗng thì tự thấy nguồn Chân.

Sau từ "Vô minh phú ế..." trở xuống là riêng biệt, có chín loại Tà kiến: Năm loại đầu là Vô minh, ba loại tiếp là Hành, một loại sau là chi Thức.

Nghiệp và Thức chủng cũng gọi là Tà kiến, nghĩa nói như trước.

Lại bởi vì Tà kiến đi cùng, bởi vì Tà kiến dẫn dắt. Sở dĩ Vô minh đầy đủ nhiều câu, bởi vì tất cả phiền não rơi rụng hướng về quá khứ, tổng quát gọi là Vô minh, cho nên nay nói tường tận. Lại hiển bày tất cả phiền não đều có thể phát ra tươi tốt, mà phần vị phát khởi về nghiệp thì lực của Vô minh tăng mạnh, cho nên gọi là Vô minh.

Trong năm loại đầu là Vô minh, có hai: Ba loại trước là Căn bản Vô minh, lỗi lầm do mê mờ về pháp-nghĩa; hai loại sau là Chi mạt Vô minh, lỗi lầm do theo đuổi thời gian.

Ba loại trước là Căn bản Vô minh: Một loại đầu là mê mờ về pháp, hai loại sau là mê mờ về nghĩa.

Vì vậy Luận tổng quát nói rằng: Ba loại này vọng chấp dựa vào pháp-nghĩa, như vậy theo thứ tự. Vậy thì nói về vọng chấp, bao gồm pháp-nghĩa trên đây. Cũng có thể vọng chấp riêng biệt đối với Tà kiến Ái niệm thứ ba.

Một câu đầu là Tà kiến Tế ý thứ nhất (che lấp ý). Đây là dựa vào mê mờ về pháp, nghĩa là Vô minh trụ địa mê mờ che lấp Thể của pháp. Đã nói đến Pháp, nghĩa là tâm của chúng sinh, gọi là che lấp ý. Vô minh này là đầu tiên của mê mờ về Chân, là nguồn gốc của phiền não hư vọng.

Hai câu tiếp là mê mờ về nghĩa, bao gồm bốn trụ hoặc, bởi vì si mê trước đây, cho nên mê mờ che lấp nghĩa của Nhân duyên Vô ngã, hư vọng thiết lập các pháp. Đã mê mờ các pháp có trong-có ngoài, nghĩa là Tà kiến Kiêu mạn thứ hai. Đây là dựa vào mê mờ bên trong, hư vọng thiết lập Ngã-Pháp, tự cao mà xem thường chúng sinh. Kinh nói: "Dựng lên cột cao của kiêu mạn."

Ba-Đi vào trong mạng lưới Khát Ái, tức là Tà kiến

Ái niệm thứ ba. Đây là dựa vào mê mờ hư vọng bên ngoài, nghĩa là Ngã sở và cảnh giới bên ngoài, mà sinh ra tham ái, như con Nai khát nước chạy theo hơi nóng mặt trời, loài cá bị mắc vào lưới, như chi Ái hiện tại.

Bốn-Từ "Hành siểm cuống..." trở xuống là hai loại Tà kiến, lỗi lầm do theo đuổi thời gian, bởi vì như chi Thủ hiện tại. Luận Câu Xá nói: "Rong ruổi khắp nơi để tìm cầu gọi là Thủ." Do bên trong chấp có Ngã, bên ngoài thấy có Ngã sở trên đây, dùng Ngã đối với Sở thì sinh ra ba lỗi lầm: 1-Đối với điều có thể đạt được thì khởi lên Tà kiến Siểm cuống thứ tư (nịnh hót lừa dối); nịnh hót lừa dối quanh co, giả mà tựa như thật, vì vậy dụ cho rừng rậm không thể nào tự mình ra khỏi. 2-Đối với điều không thể đạt được thì sinh lòng ganh ghét. 3-Đối với điều đã đạt được thì sinh lòng bủn xỉn keo kiệt. Hai loại trên tức là Tà kiến Xan tật thứ năm. Kinh nói: "Tâm tương ưng với bủn xỉn-ganh ghét không rời bỏ." Bởi vì ganh ghét về thân người khác, cho nên sinh trong hạng thấp hèn, dung mạo xấu xí. Bởi vì bủn xỉn về tài sản, cho nên tiền bạc vật dụng không đầy đủ. Do đó nói là: Luôn luôn tạo ra nhân duyên thọ sanh ở các nẻo." Trong ba loại tiếp là trình bày về Hành:

Đầu từ "Tham khuể..." trở xuống là Tà kiến Tập nghiệp thứ sáu. Bởi vì theo đuổi trước đây, khởi lên lỗi lầm của nghiệp hành, làm tăng trưởng phiền não. Câu này tổng quát trình bày bởi vì phiền não mà tạo ra nghiệp, vì vậy Địa thứ sáu nói là Tư duy không đúng đắn, khởi lên hành hư vọng. Cũng là Hành đi cùng Vô minh mà chính thức phát ra nghiệp, các nghiệp không phải một là bởi vì tích tập theo không gian, ngày đêm luôn tăng trưởng lại hiển bày tích tập theo thời gian. Nhưng nhân của Tập nghiệp, bởi vì ba Độc, cho nên nói là ba Độc tham lam-giận dữ-ngu si, duyên với ba Thọ. Vì vậy Luận nói: Lúc nhận lấy các Thọ thì hai loại yêughét ấy vốn là cảnh giới điên đảo, nghĩa là Lạc thọ thì sinh lòng yêu thích, Khổ thọ thì sinh lòng giận dữ, Si thuận theo tiếp nhận giữa hai loại, cho nên nói là hai loại ấy. Nói điên đảo là bao gồm ba loại trên, đều bởi vì trong pháp không có trái-thuận mà tùy tiện cho là có. Nhưng hành tướng của Ngu si và Vô minh sai khác thế nào? Ngu tức là chậm chạp-vướng mắc che lấp do nhiều loại, Si là mê tối không phân biệt đúng-sai, đều đối với cảnh hiện tại chứ không duyên với ba đời; duyên với cảnh của ba đời mà không thông hiểu rõ ràng, mới gọi là Vô minh, bởi vì không thấy vị lai mà phát ra nghiệp hiện tại. Nghĩa bao gồm có thể biết.

Tiếp là hai loại riêng biệt trình bày trong chi Hành: Câu đầu trình bày về Tà kiến Xí nhiên thứ bảy, thổi vào ngọn lửa Tâm-Thức, tức là nghiệp suy nghĩ (Tư) thuộc về nội tâm, bị gió phiền não lay động, nghĩa là nhớ lại lẫn nhau vào lúc oán hận, gọi là Phẫn hận; đây là bắt đầu của suy nghĩ; muốn khởi lên nghiệp ác đền trả, cho nên nói là rừng rực không dứt; đây là cuối cùng của suy nghĩ. Suy nghĩ nối thông với các nghiệp ác mà nghiệp giết hại đứng đầu, cho nên chỉ nói là Phẫn hận. Về sau làm hại cũng như vậy. Câu sau là Tà kiến Khởi nghiệp thứ tám, tức là bao gồm hành động của thân-miệng, cho nên nói là tất cả nghiệp đã gây ra. Luận nói: Vào lúc gây ra việc ác thì lần lượt thay nhau mà làm hại. Do điên đảo mà tạo nghiệp, nghiệp không lìa xa điên đảo, cho nên nói là tương ưng.

Sau từ "Dục lưu..." trở xuống là Tà kiến Tâm-ý-thức thứ chín, trình bày về chi Thức đã dẫn dắt. Bởi vì chi Thức ấy bao gồm nhân quả, Kinh muốn trình bày đầy đủ, cho nên hiển bày đầy đủ về nhân quả; Luận muốn phân tích, cho nên trước là trình bày về chủng tử của Thức. Ba tên gọi về Tâm-Ý-Thức có tổng quát-riêng biệt, đã giải thích như trước.

Nay trong văn này, nghĩa hàm chứa tổng quát và riêng biệt. Riêng biệt gọi Tâm là chủng tử của Thức, ÝThức bao gồm bốn chủng tử còn lại. Nói chủng tử là chọn ra khác với hiện hành, gọi là chủng tử của năm quả. Cái gì có thể khởi lên chủng tử này? Đó là nghiệp thiện-ác. Vô ký không phải là nhân, cho nên ở đây không nói đến. Nghiệp thiện vì sao lại sinh ra chủng tử của khổ? Bởi vì tương ưng với bốn Lưu như Dục... Nay Thí-Giới... đều là hữu lậu, không phải là Trí vô niệm, không có hạn kỳ đoạn trừ. Nếu như vậy thì tại sao không gọi là chủng tử của nghiệp phát khởi? Lý thật thì cùng nối thông, Nghiệp là chủng tử chính hướng về báo của khổ-vui, Thức là chủng tử chính hướng về Thể của tâm sinh ra. Bởi vì tất cả sinh tử đều do tâm khởi lên dựa vào tánh vốn có, như mầm cây mạnh-yếu nhờ vào đất-nước, mà sinh ra mầm chính là do hạt giống. Vì vậy, các KinhLuận cùng nói đến hai loại.

Trên là trình bày về ba Chi của thời gian trước, xong.

Tiết sau là trình bày về chín Chi của thời gian giữa và sau, nhưng Luận bao gồm văn kết luận, tổng quát phân làm ba tiết: 1-Trình bày về Tự tướng; 2-Từ "Hữu sinh cố..." trở xuống là Đồng tướng; 3-Từ "Thị trung giai không..." trở xuống là tướng điên đảo.

Nói về Tự tướng, bởi vì thể trạng sai khác của các chi Danh-Sắc... hiện tại.

Nói về Đồng tướng, giải thích có hai nghĩa: a-Hai chi của vị lai cũng giống như hiện tại, bởi vì có DanhSắc; b-Dựa theo tướng của quả để hiển bày về lỗi lầm tai họa của duyên khởi, bao gồm tất cả phần vị của quả cho nên gọi là Đồng. Giống như Sắc... ngăn ngại... là Tự tướng, Khổ... là Cọng tướng. Cọng tức là Đồng. Vậy thì hiện tại cũng có Đồng tướng, vị lai không phải là không có Tự tướng, chỉ ẩn kín-hiển bày mà thôi. Đây là giải thích thuận theo Luận. Luận nói: Hai là Đồng tướng, là bởi vì lỗi lầm của sinh-lão-bệnh-tử... Ba là điên đảo, Thể của duyên là trống rỗng, chấp có là điên đảo.

Tiết 1-Trình bày về Tự tướng, lại có ba loại: Một-Tướng của báo; Hai-Hai chữ Bất ly là tướng của nhân; Ba-Từ "Thử Danh sắc..." trở xuống là tướng theo thứ tự của quả ấy.

Một-Nói về tướng của báo, tức là Thức dị thục bắt đầu thọ sinh, bởi vì Thể sinh ra cùng Danh-Sắc. Luận nói: Tướng của báo, là Danh-Sắc sinh ra cùng Thức Alại-da, bởi vì ở đây hàm chứa một nửa chi Thức và toàn bộ chi Danh-Sắc. Nhiếp Luận nói: "Bổn thức có ba tướng: 1-Tự tướng, nghĩa là Tự Thể của Bổn thức; 2-Tướng của nhân, nghĩa là Thức ở chủng tử; 3-Tướng của quả, nghĩa là Thức dị thục." Ý này trình bày gần bên nghĩa làm nhân gọi là Thức ở chủng tử, tức là dựa theo nhân trước đây; chi Thức gần bên nghĩa làm quả gọi là

Thức dị thục, tức là tướng của báo này dựa vào DanhSắc. Nếu không hướng về nhân quả mà nói thẳng vào Tự Thể, thì gọi là Tự tướng.

Nay Luận nói về tướng của nhân, lại là tướng của quả trong nhân ấy, thiết lập tên gọi tuy khác nhưng đều bao gồm nhân quả. Kinh nói ở trong ruộng của ba cõi, là nơi đã sinh ra. Sau trong Địa thứ sáu dựa theo phần vị của nhân mà nói, dùng Nghiệp làm ruộng, dùng Thức làm hạt giống. Nay bởi vì dựa theo phần vị của quả, cho nên dùng ba cõi làm ruộng, chúng sinh làm chủng tử của Thức.

Lại sinh ra mầm khổ, là nêu lên báo đã sinh ra, nhân của ba Chi trước nhất định phải dựa vào quả của khổ mà khởi lên, nay lại sinh ra khổ, cho nên gọi là Lại. Đây là hiển bày về nghĩa lần lượt chuyển tiếp không có tận cùng.

Từ "Sở vị..." trở xuống là đưa ra Thể-Tướng của mầm khổ. Luận nói: Danh-Sắc cùng sinh ra, bởi vì Danh-Sắc sinh ra cùng Thức ấy, nghĩa là Danh-Sắc sinh ra cùng Bổn thức ấy. Sợ rằng người ta sai lầm chọn lấy Danh cùng với Sắc giống nhau, cho nên có cách nói này: Danh gọi là bốn Uẩn phi sắc, Sắc gọi là Yết-la-lam... Hai loại này cùng với Thức dựa vào nhau mà tồn tại, giống như hai bó lau trở lại làm duyên cho nhau, luôn luôn mà chuyển chứ không rời bỏ nhau.

Hai-Không lìa xa là tướng của nhân, tức là hiển bày về Bổn thức làm nhân của Danh-Sắc, nghĩa là Danh-Sắc này không lìa xa Bổn thức ấy, bởi vì dựa vào Bổn thức ấy. Đã dựa vào cách giải thích này, thì biết chắc chắn tiết này có đủ hai Chi, đó là Thức và Danh-Sắc.

Ba-Tướng của quả ấy, quả của Danh-Sắc là tướng của báo ấy, do Danh-Sắc tăng trưởng mà thành tựu tám Chi còn lại, không phải là có riêng Thể khác: 1-Thành tựu sáu Xứ, Danh tăng lên thành tựu Ý xứ, Sắc tăng lên thành tựu năm Xứ còn lại. 2-Sáu Xứ tăng trưởng thành tựu Xúc. Nói trong đó, bởi vì có Căn-Cảnh ở trong sáu Xứ; nghĩa về nhân duyên còn lại mở rộng như Địa thứ sáu.

Trong tiết 2, là Đồng tướng: Sinh cho đến lão-tử, chính là hiển bày về Đồng tướng.

Từ "Như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận thành tựu về khổ. Nơi nào là khổ? Ở đây có ba lớp: a-Luận đem gộp vào trong Đồng tướng, là dùng sinh-lão tử-ưu bi-khổ não, mà trình bày về Khổ tụ, bởi vì văn nghĩa rõ ràng. b-Kết luận gần đối với quả, Danh-Sắc cùng sinh ra, đây là trình bày về Khổ sinh ra, tám Chi còn lại là Khổ tăng trưởng. c-Kết luận xa đối với mười hai Chi, hai Chi rưỡi trước là chủ động sinh trưởng, chín Chi rưỡi sau là thụ động tăng trưởng.

Trong tiết 3, là tướng điên đảo: Nói trong đó, là trong mười hai duyên trước đây. Từ "Giai Không..." trở xuống là trình bày về nguyên cớ của điên đảo, bởi vì trống rỗng mà nói là có, cho nên gọi là điên đảo. Ở đây có bốn lớp: Một-Do duyên mà thành vốn là Vô tánh, cho nên nói là Không; Hai-Lìa xa Ngã-Ngã sở, giải thích thành tựu về nghĩa của Không, lìa xa Ngã là Nhân Không, lìa xa Sở là Pháp Không; Ba-Từ "Vô tri..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ Vô ngã; Bốn-Dùng sự vật bên ngoài để giải thích về không hiểu biết gì.

Bốn câu trong lớp thứ ba là bao gồm ngoại đạo và Tiểu thừa.

Câu đầu là dựa theo ngoại đạo. Ngoại đạo tuy đông nhưng không ra ngoài hai bộ phái là Tăng Khư (Số Luận) và Vệ Thế (Thắng Luận). Bộ phái Tăng Khư nói về Giác lấy làm Thần tướng, bộ phái Vệ Thế nói về Tri lấy làm Thần tướng. Nay nói không có Tri-Giác, thành tựu Tự Thể trên vốn không có Ngã.

Hai câu về Tác-Thọ bao gồm chủ động-thụ động (Năng-sở), bởi vì chủ động làm ra-chủ động nhận lấy, thì thụ động làm ra-thụ động nhận lấy đối với Ngã tức là Ngã sở; ở nhân gọi là Tác, ở quả gọi là Thọ. Nay chỉ do duyên mà thành cho nên không có làm ra-nhận lấy.

Nếu dựa theo Tiểu thừa, dựa vào năm Uẩn mà nói, thì Thọ uẩn gọi là Giác, ba Uẩn còn lại gọi là Tri; dựa theo sáu Căn mà nói, thì Thân thức gọi là Giác, năm Thức còn lại gọi là Tri. Năm Ấm tạo nghiệp cho nên gọi là Tác giả, ngay nơi Ấm dẫn đến báo gọi là Thọ giả. Nay đều loại bỏ những điều đó.

Hiện có hiểu biết, vì sao nói là không có? Bởi vì tùy theo Tục đế cho nên có, dựa theo Chân đế cho nên không có. Lại tâm pháp có bốn: 1-Sự; 2-Pháp; 3-Lý; 4-Thật. Nghĩa là tùy theo cảnh mà phân biệt thấy-nghe-hiểubiết, gọi đó là Sự. Nói về Thể chỉ là nhiều pháp sinh diệt, cho nên gọi là Pháp. Nói về tận cùng rỗng lặng, lấy đó làm Lý. Luận về tánh vốn có ấy, chỉ là pháp của Như Lai Tạng chân thật, cho nên gọi là Thật.

Nói trong bốn lớp này, thì lớp đầu tức là nói về tên gọi của Tri-Giác...; nếu dựa vào ba lớp sau thì không có Tri...

Câu bốn từ "Như thảo..." trở xuống là dùng Dụ về sự vật bên ngoài, để giải thích về không có Tri-Giác... Bởi vì thấy các chúng sinh hiện tại có di chuyển-đứng yên-chuyện trò nói năng, vì sao nói là không có TriGiác...? Bởi vì cỏ cây thì lay động, tường đá không lay động, đều không có Tri-Giác, di chuyển-đứng yên bên trong lẽ nào là có hay sao? Kinh Tịnh Danh nói: "Thân này không có nhận biết, giống như cỏ cây gạch đá."

Nói về cũng như hình ảnh, là hiển bày thuận theo duyên có, tương tự mà không phải là chân thật, tức là cùng dụ cho hai Đế. Nếu dựa theo Luận về Kinh thì không có dụ về hình ảnh, mà có như tiếng vang, có thể dụ cho ngôn từ-âm thanh mà không có Tri-Giác.

Đoạn 3: Từ "Nhiên chư chúng sinh..." trở xuống là quán sát về hai loại điên đảo ấy: Khổ đau hư vọng vốn là trống rỗng, mang lấy mà không nhận ra; niềm vui chân thật vốn là có, mất đi mà không biết rõ; nhưng xa rời niềm vui-dựa vào khổ đau, gọi là hai loại điên đảo.

Trên đây là ba Quán làm phương tiện, xong.

Mục sau từ "Bồ-tát kiến chư chúng sinh..." trở xuống là chính thức khởi lên Từ-Bi: 1-Trình bày về phát khởi tâm Bi, nghĩa là thấy khổ đau cần phải cứu giúp; 2-Từ "Phục tác..." trở xuống là phát khởi tâm Từ, nghĩa là không có niềm vui cần phải trao cho. Đã nói đầy đủ khổ đau cho nên biết nhất định không có niềm vui.

Mục ba-Hạnh Bố thí, văn có ba: 1-Tổng quát trình bày về thực hành bố thí; 2-Riêng biệt hiển bày về vật dụng bố thí; 3-Tổng quát kết luận về Hạnh thành tựu.

Mục 1, văn có năm câu: Một-Trình bày về chỗ dựa của bố thí, bởi vì thấy có khổ đau mà không có niềm vui. Hai-Từ "Dĩ thâm trọng..." trở xuống là làm sáng tỏ về phần vị của bố thí, bởi vì Địa này đạt được viên mãn về Bố thí Độ, hợp với Lý gọi là sâu, không rời bỏ Bi nguyện là nặng, tâm này trú vào Địa cho nên có thể đầy đủ Bố thí Độ. Ba-Từ "Ư nhất thiết..." trở xuống là trình bày về Thể tướng của bố thí. Bốn-Mong cầu Đại Trí của Phật, hiển bày những việc làm của bố thí. Năm-Tu hạnh Đại Xả, kết luận về tên gọi của Hạnh Thí.

Mục 2, từ "Phàm sở hữu..." trở xuống là riêng biệt trình bày về vật dụng bố thí, chỉ hiển bày về tất cả không hề tiếc rẻ ở văn trên, trong đó: Đầu là tổng quát, sau từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt. Riêng biệt hiển bày về tất cả, tóm lược có hai loại: a-Tài sản bên ngoài; b-Tài sản bên trong, nghĩa là đầu-mắt..., văn hiển bày có thể biết.

Mục 3, từ "Vị cầu..." trở xuống là tổng quát kết luận về Hạnh thành tựu: Đầu là kết luận về những việc làm; sau từ "Thị danh..." trở xuống là chính thức kết luận về Hạnh thành tựu. Nhưng trong Địa thứ nhất cần phải đầy đủ ba loại Bố thí, thuận theo tăng thêm thù thắng mà nói cho nên chỉ nêu ra Tài thí. Luận Bát Nhã nói trong Địa thứ hai-thứ ba mới thực hành Vô úy thí, Địa thứ tư trở lên mới thực hành Pháp thí. Trong mục bốn-Hạnh không hề mệt mỏi chán nản, phân ba: 1-Nhắc lại phần trước phát khởi phần sau; 2-Từ "Chuyển cánh..." trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của Hạnh; 3-Từ

"Tức đắc..." trở xuống là kết luận về Hạnh thành tựu.

Trong năm Hạnh sau, chỉ trừ ra Hạnh thứ mười là có hiển bày về tướng, tức là kết luận về tên gọi, các Hạnh còn lại đều có đủ ba mục, ở văn có thể thấy.

Mục năm-Từ "Đắc vô bì..." trở xuống là thành tựu Hạnh của Trí nhận biết về Kinh-Luận.

Mục sáu-Từ "Hoạch thị Trí..." trở xuống là thành tựu Hạnh của Trí thế gian. Nói: Tùy theo thích hợp, là tùy theo căn cơ thích hợp, nên dùng pháp gì? Tùy theo năng lực, là tùy theo khả năng thuộc Trí lực của mình, tùy theo khả năng thuộc Trí lực của người. Tùy theo những thói quen của họ, là dựa theo việc làm hiện tại của căn cơ, Luận giải thích là Tùy theo thích hợp. Nói như Luận giải thích, tức là phẩm Bồ Đề Phần của Bồ-tát Địa trong luận Du Già.

Mục bảy-Từ "Thành thế Trí..." trở xuống là trình bày về Hạnh Tàm quý. Từ "Tri thời..." trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của Hạnh. Thời có ba loại: 1-Thời gian thuộc về niệm, trong thời gian như vậy nên tu Định..., vì vậy sát-na không gián đoạn. 2-Thời gian thuộc về ngày đêm, ngày thì giữ lấy tâm, vì vậy đầugiữa và cuối đêm đều đừng bỏ phế. 3-Thời gian thuộc về những gì đã đạt được nhất định không gián đoạn. Đây tức là sự lường tính của Trí, nghĩa là tùy theo năng lực của mình có thể, cũng yêu thích-cũng thúc đẩy, đừng khiến cho quá mức mà về sau ngừng bỏ. Dùng ba thời gian này, tu tập về hành Tự lợi-Lợi tha của tám Hạnh trước đây, con rắn ngủ phiền não ngày đêm không lẫn lộn, mà tự trang nghiêm bằng y phục hổ thẹn.

Mục tám-Từ "Ư thử Hạnh trung..." trở xuống là thành tựu về Lực kiên cố, nghĩa là Lực này ngay trong hành Tự lợi-Lợi tha thuộc về hổ thẹn trước đây, mong cầu giải thoát sớm thì cần phải chịu khó tinh tiến, Tự phần không lui sụt, Thắng tiến không thay đổi.

Mục chín-Từ "Đắc kiên cố..." trở xuống là trình bày về Hạnh cúng dường chư Phật, đầy đủ hai loại cúng dường là Lợi dưỡng và Chánh hạnh.

Phần 3: Từ "Phật tử, Bồ-tát như thị..." trở xuống là kết luận về Thể-Dụng của mười tên gọi: Trước là kết luận về Thể-Dụng; sau từ "Sở vị..." trở xuống là kết luận về tên gọi.

Nói về Thể-Dụng, mười Hạnh này tức là pháp thanh tịnh của các Địa, bởi vì đối trị mười chướng, chướng nói như trước.

Nhưng phần An trú vào Địa có ba mươi câu, cũng trình bày về Tín-Từ-Bi..., cùng với phần có gì khác nhau? Luận nói: Trước là pháp thanh tịnh của Địa, nay tất cả là pháp làm thanh tịnh chướng ngại của Địa. Văn câu trước tóm lược, nếu đầy đủ thì nên nói: Trước là thanh tịnh, bởi vì pháp của Địa này hạn chế ở Địa thứ nhất, nay tất cả là pháp làm thanh tịnh chướng ngại của Địa, nghĩa là không hạn chế ở Địa thứ nhất, cho nên nói Tất cả là, bởi vì tất cả làm thanh tịnh chướng ngại của các Địa. Vì vậy Kinh nói: Pháp làm thanh tịnh các Địa.

Luận Du Già cũng nói: "Mười loại pháp này, ở tất cả các Địa có thể tu tập đối trị làm cho thanh tịnh." Trong các Địa sau đều nói là Tín... đều chuyển sang thanh tịnh...

Phần ba: Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử Hoan Hỷ..." trở xuống là so sánh thù thắng về lợi ích của Quả.

Có bốn loại Quả: 1-Quả Điều Nhu; 2-Quả Phát Thú; 3-Quả Nhiếp Báo; 4-Quả Nguyện Trí. Giải thích về bốn Quả này, tóm lược đưa ra bốn môn.

Môn thứ nhất, là giải thích tên gọi, tổng quát gọi là Quả bởi vì đầy đủ trong Địa. Riêng biệt mà nói:

1- Điều Nhu, nghĩa là điều hòa luyện tập mềm mại thuần thục, bởi vì cúng dường-thâu nhiếp-giáo hóa... là chủ động điều hòa, luyện tập mười Hạnh như Tín... là thụ động điều hòa. Luyện tập nhờ vào thực hành cúng dường... khiến cho Tín... điều hòa mềm mại, tùy ý có thể sử dụng cho nên gọi là Điều Nhu. Dụ về luyện vàng ở văn sau, nghĩa ấy rất rõ ràng.

2- Phát Thú, Phát nghĩa là phát khởi tiến lên, Thú nghĩa là luôn luôn hướng về. Ở trong Địa đầy đủ lại mong cầu hiểu biết rõ ràng, là chủ động Phát Thú. Phát khởi từ Địa này luôn luôn hướng về những Địa sau, là thụ động Phát Thú. Dụ về chủ buôn ở văn sau, nghĩa rất tương tự.

3- Nhiếp Báo, nghĩa là thân ở ngôi Vương, đáp lại nhân gọi là Báo, nhân thành tựu dung nạp quả, cho nên gọi là Nhiếp.

4- Nguyện Trí, nghĩa là bên trong chứng đạt Nguyện lực, Giáo-Trí tự tại, lại dùng Nguyện lực giúp đỡ Trí khiến cho thành tựu nghiệp dụng vô biên.

Môn thứ hai, là trình bày về phạm vi giới hạn, hai quả đầu là Hạnh ấy tu tập về phương tiện, hai quả sau là Báo của Hạnh ấy thuần thục. Hạnh tu tập chỉ thuộc về Địa đầy đủ, Báo của Hạnh bao gồm từ đầu đến cuối. Từ lúc bắt đầu trú vào Địa cho đến Địa đầy đủ, đã nhận lấy thân Vương nói là Nhiếp Báo, vốn có tác dụng nói là Nguyện Trí. Lại hai quả đầu-một quả sau thì Địa này nhất định là có, một quả Nhiếp Báo thì không nhất định là có hay không có, có lẽ có mà không tác dụng cho nên nói là nhiều tác dụng, mà nhất định có thể tác dụng cho nên cũng nhất định là có. Lại hai quả đầu cũng là pháp của Địa, đầu là Hạnh-tiếp là Giải, là bởi vì đã tu tập; hai quả sau chỉ là quả chứ không phải là pháp, đầu là Thểsau là Dụng, bởi vì không phải là đã tu tập. Vì vậy trải qua hai quả sau, đã có văn kết luận nói rằng: Sơ lược thuyết giảng về pháp môn của Địa thứ nhất. Ý này không thích hợp, bởi vì tựa như người soạn luận nhầm lẫn chọn lấy pháp môn để làm tên gọi của quả.

Môn thứ ba, là phân rõ về nối thông và hạn chế: Quả Phát Thú thì văn hạn chế ở Địa thứ nhất, bởi vì bắt đầu thuộc về Địa này; nghĩa nối thông với mười Địa, bởi vì bao gồm giải thích về mười Địa. Nghĩa của ba quả còn lại, hạn chế ở Địa thứ nhất bởi vì Báo... khác nhau; văn nối thông với mười Địa, bởi vì từng Địa-từng Địa đều có.

Môn thứ tư, là giải thích văn, bốn quả tức là bốn mục riêng biệt.

Mục một-Quả Điều Nhu, phân ba, đó là Pháp-Dụ và Hợp. Trong Pháp, phân bốn: 1-Được thấy Phật là duyên luyện tập về

Hạnh; 2-Từ "Tất dĩ..." trở xuống là Thể của Hạnh đã luyện tập; 3-Từ "Dĩ tiền nhị..." trở xuống là tướng thuộc Hạnh riêng biệt của Địa; 4-Từ "Thị Bồ-tát tùy sở..." trở xuống là Hạnh luyện tập thành thục.

Trong tiết 1: Trước là tổng quát trình bày, sau từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong tổng quát: Bởi vì lực của Đại Nguyện là được thấy Phật, cho nên lực của nhân bao gồm Thần lực. Phẩm Trú ở luận Du Già nói có hai nhân được thấy Phật: 1-Nguyện; 2-Lực. Luận về Kinh đầy đủ hai loại. Luận nói: Dùng lực của Thần thông thù thắng thấy được Sắc thân của Phật, dùng lực của Chánh Nguyện thấy được Pháp thân của Phật. Luận Du Già nói Chánh Nguyện được sinh trong quốc độ Thọ dụng, luôn luôn được thấy Phật. Nay nói Pháp thân, tức là Pháp thân công đức.

Trong riêng biệt nói: Được thấy nhiều trăm vị Phật..., Luận nói: Phương tiện thiện xảo mà thị hiện nhiều Phật. Thiện xảo này có hai: 1-Không nói thẳng là vô lượng, mà khéo léo nói ra từng số như trăm-ngàn..., làm phương tiện hiển bày về nhiều. 2-Nói nhiều trăm, là nhiều lần trăm, nhiều lần ngàn... cũng như vậy, là bởi vì trong một số đã thâu nhiếp nhiều số, cho nên gọi là thiện xảo. Lý thật thì tiến vào vô lượng thế giới trong Hoa Tạng, thấy được vô lượng thân (Thân vân) của pháp giới.

Trong tiết 2, là Thể của Hạnh đã luyện tập, từ Hạnh mà tiến vào Hạnh, cho nên gọi là luyện tập, như vàng đưa vào lửa. Nhưng có ba loại tiến vào (Nhập) thì phân làm ba: Một-Tiến vào công đức, tức là Hạnh cúng dường Phật, loại trừ cấu uế của phước mỏng, cũng bao gồm cúng dường Tăng. Hai-Từ "Dĩ thử thiện..." trở xuống là tiến vào quả Vô thượng, tức là Hạnh hồi hướng, loại trừ cấu uế của thấp kém; Luận là loại thứ ba, bởi vì ý trình bày bao gồm hồi hướng hai Hạnh. Ba-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát..." trở xuống là tiến vào tâm Đại Bi, tức là Hạnh làm lợi ích chúng sinh, loại trừ cấu uế của lười nhác.

Trong tiết 3, là tướng thuộc Hạnh riêng biệt của Địa: Một-Dựa theo bốn Nhiếp. Nhưng bốn Nhiếp, hướng về trước hãy còn là pháp lợi ích cho chúng sinh, hướng về sau là tướng thuộc Hạnh riêng biệt của Địa, bởi vì nhờ vào phương tiện làm lợi ích cho chúng sinh. Ở đây trình bày chính là phần sau thuộc về Hạnh luyện tập trong Địa thứ hai. Thành tựu bốn Nhiếp sau, tuy không đầy đủ toàn bộ về Hạnh riêng biệt của Địa, nhưng bởi vì là pháp hóa độ chúng sinh, cho nên sử dụng mà thôi. Ái ngữ là Pháp thí, Địa thứ nhất đầy đủ về bố thí, cho nên nói là hai Hạnh tăng thêm.

Hai-Dựa theo mười Độ. Nhưng tướng của Chứng khó phân biệt, phải nương vào mười Độ..., bởi vì hiển bày về sai biệt, cho đều nói tăng thêm một Độ. Nếu không như vậy, thì sao không nói Địa thứ hai tăng thêm hai Độ? Bởi vì Bố thí Độ thì Địa thứ nhất trước đây đã tăng thêm. Cho đến Địa thứ chín phải nói là tăng thêm chín Độ, nhưng Địa thứ chín hãy còn nói tất cả Độ khác đều tu tập tùy theo lực-tùy theo phần, hiển bày nương vào rõ ràng rồi.

Vì vậy luận đầy đủ về Hạnh của các Địa, tóm lược có năm nghĩa: 1-Đều nói tăng thêm một Độ, là bởi vì Địa riêng biệt, như ở văn này. 2-Phân rõ về thù thắng vượt qua, bởi vì trước đây Địa thứ nhất là thù thắng về Bố thí, Địa thứ hai là thù thắng về hai Độ; văn trong Địa thứ hai nói: Bởi vì xa lìa cấu nhiễm của bủn xỉn-ganh ghét và phá giới, cho đến Địa thứ mười thì mười Độ đều thù thắng, vậy thì những Địa sau đều thù thắng vượt qua những Địa trước. 3-Luận về Hạnh chân thật ấy, thì từng Địa-từng Địa tu tập đầy đủ. 4-Chứng lý bình đẳng, không phải là nhiều-không phải là một. 5-Dựa theo Viên dung thì một đầy đủ tất cả.

Trong tiết 4, là Hạnh đã luyện tập thành thục, tổng quát thu nhận về ba loại tiến vào (Nhập): Một-Nhắc lại cúng dường chư Phật và hóa độ chúng sinh, dùng làm chủ động luyện tập. Hai-Pháp thanh tịnh như Tín... dùng làm thụ động luyện tập. Ba-Nêu ra chủ động luyện tập hồi hướng trước đây, khiến cho Tín... thanh tịnh.

Nói về Chuyển chuyển, là Tín... này, ở trong Địa thứ nhất có ba tiết, Tịnh nghĩa là lúc bắt đầu trú vào Địa, chứng được Tu thuộc về Duyên trước đây, khiến cho thành tựu Tu thuộc về Chân, đã là một Tịnh; trong phần so sánh hai Hạnh, là pháp đối trị trừ bỏ chướng ngại, lại thêm một Độ về Tịnh. Nay sau Địa này lại trải qua ba Tu, cho nên nói là Chuyển chuyển.

Trong Dụ: Thợ vàng dụ cho Bồ-tát, Vàng dụ cho Tín..., Lửa dụ cho ba Hạnh như cúng dường... Ba Hạnh không phải là một, gọi là nhiều lần tiến vào. Quả Điều Nhu thành tựu dụ cho Hạnh luyện tập thành tựu.

Tánh của vàng vốn có thuận theo duyên mới hiển bày, Tín... do Tu mà phát sinh vì sao Dụ giống nhau? Tín... có hai: 1-Trước lúc chưa Chứng Chân, chỉ dựa theo Tu thuộc về Duyên, là Hạnh đối trị, lấy Vọng Thức làm Thể; 2-Sau khi Chứng Chân, mới biết Tín... không phải là bây giờ mới có, tức là hằng sa pháp Phật trong Như Lai Tạng, lấy Chân Tâm làm Thể. Chân Tâm làm Thể tức là Tánh thuộc về Lý, tướng của Tín... khác nhau nói là Tánh thuộc về Hạnh. Hai loại này không hai, đều có thể dụ cho Vàng. Tuy nhờ vào Tu thuộc về Duyên như cúng dường..., mà thành tựu về đức Chân thật; đức do Chân thật khởi lên, sau thành tựu vật dụng để trang nghiêm, cũng không khác với Vàng.

Đã hiểu rõ về Chân, Chân không phải ở ngoài Vọng, cho nên toàn bộ Vọng Thức tức là Chân Tâm. Nương vào tướng để hiển bày Chân, cho nên phân ra chủ độngthụ động.

Trong Pháp-Hợp, dựa theo Dụ có thể biết.

Mục hai-Quả Phát Thú, có hai: Trước là chính thức trình bày về quả Phát Thú; sau từ "Phật tử, thị danh..." trở xuống là tổng quát kết luận về tướng của Địa.

Trong mục trước, có bốn: 1-Pháp; 2-Dụ; 3-Hợp; 4-Kết luận.

Trong mục 1, về Pháp, có bốn: a-Thưa hỏi; b-Nhận biết; c-Thực hành; d-Đến nơi.

Nhận biết là hiểu biết rõ ràng, đích thực có thể phát khởi hướng về. Nhưng nhờ vào thưa hỏi mà nhận biết, cho nên trước phải nói đến thưa hỏi, ý nhận biết thuộc về thực hành, thực hành thì nhất định có thể đến được.

Tiết a-Trong thưa hỏi, thưa hỏi đầy đủ về các Địa. Địa thứ nhất đã đầy đủ mà lại thưa hỏi: Một-Thưa hỏi về Thắng tiến, không phải thưa hỏi về Tự phần. Hai-Trong một Địa, thâu nhiếp đầy đủ công đức của tất cả các Địa, cho nên thưa hỏi về có thể thâu nhiếp những gì? Chưa biết trong đó, thế nào là Tướng và Đắc-Quả? Tướng, tức là tùy theo tất cả các chướng và tướng đối trị trong các Địa, nghĩa là tướng thuộc về chủ động-thụ động quán sát của các Địa, bởi vì mười Địa đều khác nhau. Đắc, tức là chính thức chứng được Trí xuất thế gian. Quả, là nhờ vào lực của Chứng Trí, mà đạt được Trí thế gian và xuất thế gian. Tướng tức là Trí phương tiện, Đắc là Trí Căn bản, Quả tức là Trí Hậu đắc. Trí Hậu đắc duyên với Tục đế cho nên gọi là thế gian, không có phân biệt cho nên lại gọi là xuất thế gian.

Lại ba Trí này tức là ba đạo, một là đạo Vô gián cùng với phiền não trái ngược nhau, hai là đạo Giải thoát đích thực Chứng đạt vô vi, ba là đạo Thắng tiến thuộc về Trí Hậu đắc tiến tới tu tập.

Không nói về Gia hạnh, bởi vì Gia hạnh của Địa tiền không phải là Địa thâu nhiếp, Gia hạnh của Địa thượng thâu nhiếp ở Thắng tiến.

Nói bởi vì muốn thành tựu pháp của Địa này, là pháp của Địa hiện tại. Sau nói pháp của Địa ấy, là pháp của Địa sau. Nếu dựa theo ý của Luận, thì thành tựu pháp của Địa tức là Tín...

Tiết b-Từ "Thị Bồ-tát thiện tri..." trở xuống là trình bày về nhận biết, nhờ vào thưa hỏi mà nhận biết, nhận biết không khác với thưa hỏi, trong Kinh mở rộng về thưa hỏi, Tướng và Đắc-Quả dùng làm mười câu, Luận thâu nhiếp mười câu làm năm phương tiện.

Nói về phương tiện, là thực hành tu tập khéo léo.

Một-Phương tiện thuộc về Quán. Quán nghĩa là quán sát hiểu rõ, thâu nhiếp hai câu đầu: 1-Đối trị chướng của các Địa, bởi vì quán sát hiểu rõ có thể đối trị để đối trị mười loại chướng. Thiết lập về mười Địa, văn đầy đủ ở bản riêng biệt (Biệt bổn). Đây là dựa theo chướng đã đoạn trừ để trình bày về Quán. 2-Thành và Hoại của Địa, thu nhận về hành thành tựu phần vị, tích tập cho nên gọi là Thành; các hành đều trú vào-tản ra, cho nên gọi là Hoại. Đây là dựa theo pháp đã nhận biết để trình bày về Quán.

Hai-Phương tiện thuộc về Đắc. Đắc nghĩa là chứng nhập, thâu nhiếp ba câu tiếp, có ba loại phương tiện: 1Tướng quả, tức là muốn tiến vào phương tiện, thì Trí phương tiện dẫn dắt tướng quán sát đến cuối cùng, cho nên gọi là Tướng quả. 2-Đắc tu, đã tiến vào phương tiện tức là Trí Căn bản, hiển bày chính là Tu thuộc về Chứng, bởi vì không phải là Tu thuộc về Duyên. 3-Phương tiện thuộc về Thắng tiến, tức là Trí Hậu đắc, nghĩa là pháp thành tựu của Địa như Tín..., lìa xa chướng mà thanh tịnh.

Ba-Phương tiện thuộc về Tăng thượng, tiến tới tu tập về pháp của phần vị sau, cho nên gọi là Tăng thượng, cũng thâu nhiếp ba câu: 1-Hành thuộc về chuyển chuyển của Địa, là dựa vào Địa trước phát khởi Địa sau, bởi vì trái với Địa rời bỏ nhau. 2-Hai chấp gọi là Phi xứ, hai Không là Trú xứ, cũng là tương ưng-không tương ưng. 3-Khéo léo tăng trưởng bởi vì Địa sau hơn hẳn Địa trước, gọi là Trí thù thắng.

Bốn-Phương tiện thuộc về không thối chuyển, chỉ riêng câu thứ chín, bởi vì ba phương tiện trước không có lui sụt ngừng bỏ.

Năm-Phương tiện thuộc về đạt đến tận cùng, tức là câu thứ mười, bởi vì đối trị làm thanh tịnh tận cùng Bồtát Địa, chuyển đến Địa của Trí Phật.

Nếu dùng Tướng... để thâu nhiếp năm phương tiện, thì: Một là Tướng; Hai-Đầy đủ ba loại, như thứ tự ba câu phối hợp với Tướng-Đắc-Quả; Ba-Chỉ là Quả; Bốn-Tổng quát trình bày về ba sự việc không lui sụt; Năm-Nối thông trình bày về ba nhân cuối cùng tiến vào quả.

Nếu thâu nhiếp mười câu thì ba câu đầu là Tướng, câu bốn là Đắc, bốn câu tiếp là Quả, hai câu sau đầy đủ ba loại.

Tiết c-Từ "Phật tử..." trở xuống là thực hành.

Tiết d-Từ "Do thử..." trở xuống là đến nơi. Hai tiết này đều có thể biết.

Trong mục 2, là Dụ: Một-Dụ cho thưa hỏi trước đây, có hai phương tiện: a-Phương tiện không mê lạc, giữa đường là dụ cho nhân của Hạnh, dừng lại là dụ cho đạt được Địa, đều có chướng ngại và đối trị, cho nên nói là an-nguy; b-Phương tiện cung cấp vật dụng, đầy đủ tư lương (hành trang) cho nên không mê lạc, phần nhiều dựa theo Lợi tha, cung cấp vật dụng phần nhiều trình bày về Tự lợi. Hai-Từ "Phật tử, bỉ Đại..." trở xuống là dụ cho nhận biết. Ba-Từ "Thiện dĩ..." trở xuống là dụ cho thực hành. Bốn-Từ "Nãi chí..." trở xuống là dụ cho đến nơi. Trong dụ cho thực hành là nói tóm lược, cho nên nói là Cho đến.

Trong mục 3 là Hợp: Đầu là kết hợp về nhận biết; tiếp từ "Nhiên hậu..." trở xuống là kết hợp về thực hành; sau từ "An ẩn..." trở xuống là kết hợp về đến nơi. Trong dụ tóm lược về thực hành, trong này tóm lược về thưa hỏi, là muốn phỏng theo hiển bày mà thôi.

Mục 4, từ "Thị cố Bồ-tát..." trở xuống là kết luận để khuyến khích, có thể biết.

Mục sau-Từ "Phật tử, thị danh..." trở xuống là tổng quát kết luận về tướng của Địa, Hạnh tu tập đã xong, cho nên kết luận ở đây. Phạm vi giới hạn của phần Thuyết giảng trước đây sâu xa cho nên thuyết giảng một phần, trong này mở rộng cho nên thuyết giảng vốn không hết được.

QUYỂN 35

Mục ba-Quả Nhiếp Báo, trong lợi ích thù thắng, phân hai: 1-Trình bày về quả tại gia; 2-Từ "Thị Bồ-tát nhược dục..." trở xuống là quả xuất gia.

Trong mục 1 lại có hai: a-Thân thù thắng nhất, hiển bày về Báo thù thắng ấy; b-Từ "Năng dĩ Đại thí..." trở xuống là trình bày về quả thù thắng nhất, hiển bày về Hạnh thù thắng ấy.

Mục a-Thân thù thắng nhất, vua cõi Diêm-phù, tức là Thiết Luân Vương. Nhưng kinh Anh Lạc-Nhân Vương thì bốn phần vị của Địa tiền đã phối hợp với bốn Luân. Nay ở Địa thứ nhất mới làm Thiết Luân, chính thức trình bày đều nương vào, không thể cố chấp.

Thường hộ trì Chánh pháp, phải là Hạnh thù thắng, vì sao Luận chủ cho là thuộc về thân thù thắng? Hộ trì Chánh pháp có hai: a-Hộ trì Chánh pháp của đất nước, thì thưởng-phạt mà thích hợp; b-Hộ trì Chánh pháp của Phật, thì xây dựng và gạt bỏ như bảo vệ Giáo-Lý... Luận dựa vào nghĩa trước.

Mục b-Quả thù thắng nhất, dựa vào Báo của vua trước đây để khởi lên Hạnh thù thắng, là quả của thân, trong đó có hai: Trước là Hạnh; sau là Nguyện.

Trong mục trước là Hạnh, cũng có hai tiết: Một-Đại Bi Lợi tha, nghĩa là như bố thí-như thâu nhiếp. Hai-Từ "Như thị nhất thiết..." trở xuống là không mất đi Tự lợi, bởi vì đang lúc thực hiện sự nghiệp Lợi tha vẫn không lìa xa niệm Phật..., nghĩa là trong sự việc Lợi tha mà Hồi hướng Bồ-đề, thành tựu sự việc Đại cung kính mà không sinh tâm phân biệt, loại trừ các vọng tưởng-thuận theo Lý hợp với Thể, cho nên nói là không lìa xa.

Đã nghĩ đến (Sở niệm) có mười một câu, Luận phân làm bốn: 1-Ba câu đầu là hướng lên trên nghĩ đến Tam Bảo, bởi vì ở trên mình cho nên không lìa xa ba Luân. 2-Một câu tiếp là nghĩ đến pháp giống nhau. 3-Ba câu tiếp là nghĩ đến công đức: a-Hạnh Bồ-tát của thân mình và thân người khác; b-Tự Thể của Độ hạnh; c-Bởi vì các Địa càng thêm thù thắng. 4-Bốn câu sau là nghĩ đến Phật mong cầu về nghĩa, bởi vì Lực... là nghĩa về cứu cánh chân thật, vốn là pháp mà mình đã mong cầu.

Mục sau từ "Phục tác..." trở xuống là trình bày về Nguyện, có mười một câu: Bảy câu trước là đức của mình, bốn câu sau là thâu nhiếp giáo hóa.

Trong bảy câu trước, ở đây nói là Thù thắng, Luận về Kinh gọi là Đại, tên gọi còn lại đều giống nhau. Thủ chỉ là tổng quát, nghĩa là quả vị Bồ-đề vốn là cao quý. Diệu... chỉ là riêng biệt. Thắng-Đại cũng tổng quát-cũng riêng biệt.

Thủ có hai loại: 1-Bởi vì công đức ánh sáng thù thắng đứng đầu; 2-Bởi vì thù thắng đứng đầu chỉ một chứ không có hai.

Thắng cũng có hai loại: 1-Bởi vì Diệu Trí tự tại thù thắng; 2-Vi diệu, bởi vì tự tại thù thắng lìa xa tất cả phiền não.

Thù thắng cũng có hai: 1-Cao nhất, bởi vì không có gì sánh bằng; 2-Vô thượng, bởi vì không có gì có thể vượt qua.

Trong bốn câu sau: Một câu đầu dựa theo Giáo, nói là dẫn dắt (Đạo), bởi vì chính thức thuyết giảng phân biệt về Pháp-Nghĩa ở trong A-hàm. Ba câu còn lại hiển bày về Chứng, vị Tướng là bởi vì diệt trừ các phiền não khiến cho người khác đạt được Nghĩa của Chứng, câu này dựa theo Đoạn đức; hai câu sau dựa theo Trí, trước là nhân-sau là quả, vị Thầy là bởi vì dạy dỗ khiến cho tiến vào Chánh đạo, câu sau là dùng Đại Bồ-đề mà giáo hóa.

Trong mục 2, là quả xuất gia: a-Rời bỏ thế tục mà xuất gia; b-Từ "Ký xuất gia..." trở xuống là tu hành mong mỏi Chứng đạt. Nghiệp thù thắng của Thiền định có hai: Một: Tam-muội thù thắng, tức là Thể của Định thù thắng; hai: Thù thắng do Tam-muội mà phát ra, nghĩa là nhờ vào Tam-muội mà được thấy Phật..., có mười một câu trình bày về Tự lợi-Lợi tha, phân làm ba cặp:

Sáu câu đầu là theo không gian luận về Tự lợi-Lợi tha.

Hai câu trước là Tự lợi: 1-Thấy trăm vị Phật, là mười phương đều có mười thân Tha thọ dụng. Phẩm Trú của luận Du Già nói: "Có thể thấy trăm Đức Như Lai ở đủ loại quốc độ." Dựa vào phần vị mà hiển bày một trăm, Lý thật thì thấy nhiều vị Phật như trước đây nói. 2-Nhận biết về Thần lực. Ý của Luận chọn lấy Thần lực đã gia hộ Bồ-tát thuyết pháp, tu tập Trí tuệ ở hai Xứ trên. Bốn câu tiếp là Lợi tha: Một câu đầu là có căn cơ tin tưởng, hiện bày thần thông làm rung động quốc độ; ba câu tiếp là có căn cơ tỏ ngộ, hướng đến quốc độ, chiếu rọi ánh sáng, chính thức trao cho giáo pháp. Hai câu tiếp là theo thời gian luận về Tự lợi-Lợi tha: 1-Tự thâu nhiếp về Sinh thân thù thắng, luận Du Già nói: "Nếu muốn giữ lại thọ mạng thì có thể trú trong trăm kiếp." 2-Ba Minh soi chiếu cùng tận, rõ ràng thiện-ác của chúng sinh.

Ba câu sau là một cặp, trình bày về Tự lợi-Lợi tha nhanh chóng: 1-Tư duy đủ loại pháp môn, làm cho Trí của mình tăng trưởng; 2-Phân thân nhanh chóng để làm nhiều lợi ích.

Mục bốn-Quả Nguyện Trí. Chánh Nguyện tích lũy đã lâu, bởi vì Nội chứng về Trí, cho nên thị hiện tự tại khó có thể suy xét tận cùng, là hiển bày về số Trăm trước đây, làm sáng tỏ sai khác về tầng bậc của Địa, không phải là nhất định như vậy. Nay Hạnh phù hợp với pháp giới, là Thật đức viên dung, cho nên nói là vượt qua số lượng trước đây. Luận về sau kết luận rằng: Sơ lược giải thích về các Địa đều có Nhân-Thể-Quả-Tướng, là bởi vì Tướng và Đắc-Quả trong Địa này, giống với chín Địa sau. Nhân tức là Tướng, Thể tức là Đắc-Quả, tên gọi không khác nhau, nên biết. Ba loại này nối thông với chín Địa sau, cho nên ở đây kết luận, bởi vì hiển bày về thuyết giảng rộng trước đây không ra ngoài ba loại này. Trong phần kệ tụng: Có bốn mươi sáu kệ rưỡi, phân làm hai phần riêng biệt: Trước là chính thức tụng về phần trước; sau là hai kệ kết thúc thuyết giảng.

Trong phần trước, phân bốn:

Một: Có mười một kệ, tụng về phần bắt đầu trú vào Địa, trong đó có bốn: 1-Có một kệ rưỡi, tụng về phần Dựa vào thân nào? 2-Có bốn kệ rưỡi, tụng về phần Vì nghĩa gì? 3-Có hai kệ, tụng về phần Dùng nhân nào? 4-Có ba kệ, tụng về phần Có tướng gì?

Hai: Có năm kệ, tụng về phần Giải thích tên gọi: 1-Có hai kệ rưỡi, tụng về tướng của Hỷ. 2-Hai kệ rưỡi còn lại, tụng về nhân của Hỷ, trong đó: Trước là nửa kệ, tụng về phần Nghĩ về pháp sẽ đạt được; sau là hai kệ, tụng về phần Nghĩ về pháp đang đạt được.

Ba: Có sáu kệ, tụng về phần An trụ vào Địa: 1-Có một kệ rưỡi, tụng về thành tựu Tín tâm; 2-Có một kệ rưỡi, tụng về thành tựu Tu hạnh; 3-Có ba kệ, tụng về thành tựu Hồi hướng.

Bốn: Từ "Hằng khởi..." trở xuống có hai mươi hai kệ rưỡi, tụng về phần So sánh thù thắng, trong đó có ba: 1-Có sáu kệ rưỡi, tụng đến phần So sánh về Nguyện. 2-Có sáu kệ, tụng đến phần So sánh về Hạnh. 3-Có mười kệ, tụng đến phần So sánh về Quả, trong đó: Đầu là hai kệ, tụng về Quả Điều Nhu; tiếp là hai kệ, tụng về Quả Phát Thú; tiếp là năm kệ rưỡi, tụng về Quả Nhiếp Báo; sau là nửa kệ, tụng về Quả Nguyện Trí.

Phần sau là hai kệ kết thúc thuyết giảng, có thể biết. Địa thứ nhất, xong.

(Từ đây trở xuống là đi vào quyển thứ 35 trong kinh).

Đoạn thứ hai: LY CẤU ĐỊA

Đầu là nguyên cớ đưa ra, Luận nói: Chánh vị đã chứng như vậy, dựa vào Giới thanh tịnh làm nhân của Đạo xuất thế gian, mà nói về Ly Cấu Địa là Địa thứ hai của Bồ-tát.

Nói Chánh vị, thì Địa thứ nhất Kiến đạo là xuất thế gian, dựa vào đây tu tập đối với ba Học, Giới thuộc về thứ nhất cho nên đưa ra trước tiên.

Địa trước tuy Chứng Chân, có Giới nhưng chưa thể nào không có sai lầm. Lại dùng mười Độ để trình bày về nghĩa, trước là Bố thí, ở đây là Giới, cho nên tiếp theo trình bày. Tám Địa sau dựa vào mười Độ, thứ tự để phân rõ về ý đưa ra, dựa theo đây có thể biết.

Nói về Ly Cấu, Từ Thị nói: "Bởi vì cấu uế của phạm giới hoàn toàn xa lìa, nghĩa là thành tựu về Tánh giới, không giống như Địa thứ nhất suy nghĩ chọn lựa Giới để giữ gìn."

Luận Duy Thức cũng nói: "Đầy đủ Thi-la thanh tịnh, bởi vì xa lìa cấu uế của phiền não hủy phạm vi tế."

Luận Thập Trú Tỳ-bà-sa, tuy nói là thực hành mười thiện đạo, lìa xa những cấu uế cho nên cũng không khác với Giới. Vì vậy luận Du Già cũng gọi là Trú vào Giới tăng thượng.

Trong Địa này đoạn trừ chướng của Tà hạnh, chứng đạt Chân Như tối thắng, đều dựa theo Giới để trình bày. Nói về chướng của Tà hạnh, nghĩa là một phần Câu sinh trong Sở tri chướng, và do Câu sinh ấy mà khởi lên ba nghiệp phạm vào sai lầm, có thể chướng ngại đến Địa thứ hai. Vì vậy Địa thứ hai nói về đoạn trừ hai Ngu và sự thô nặng của nó: 1-Ngu về phạm vào sai lầm vi tế, tức là một phần Câu sinh trên đây, loại này có thể khởi lên nghiệp; 2-Ngu về hướng đến đủ loại nghiệp, tức là do Câu sinh ấy mà khởi lên ba nghiệp phạm vào sai lầm. Nói về Tối thắng, nghĩa là Chân Như này đầy đủ vô biên đức, bởi vì thật là thù thắng đối với tất cả các pháp. Đây cũng là vô biên đức do vượt qua lỗi lầm phá giới. Vì vậy thành tựu Giới hạnh, đạt được quả Bồ-đề Vô đẳng Tối thắng, đều nhờ vào Giới để hiển bày về tướng riêng biệt của Địa. Tuy văn ở Kinh-Luận khác nhau, mà ý chính thì không khác nhau.

Tiếp là chính thức giải thích văn. Văn phân ba phần chính: Một-Phần ca ngợi thưa thỉnh; hai-Phần chính thức thuyết giảng; ba-Phần trùng tụng.

Phần một: Ca ngợi thưa thỉnh, có năm kệ phân hai: 1-Ba kệ đầu là vui mừng được nghe về Địa thứ nhất; 2-Hai kệ sau là thưa thỉnh thuyết giảng về Địa thứ hai.

Trong ba kệ đầu: Hai kệ trước là người kết tập Kinh điển nói về vui mừng thuộc ba nghiệp, một kệ sau là phát ra ngôn từ bày tỏ ca ngợi. Nhưng vui mừng được nghe ở đây cũng thuộc về Địa trước, bởi vì hiểu rõ phần trước-thưa thỉnh phần sau, cho nên đều phân định thuộc về phần sau.

Trong hai kệ sau cũng trước là mở đầu, sau là thưa thỉnh.

Phần hai: Chính thức thuyết giảng: Trước là trình bày về tướng của Địa; sau là làm sáng tỏ về quả của Địa.

Trong phần trước, phân hai: 1-Phát khởi thanh tịnh tức là đi vào tâm; 2-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú Ly Cấu..." trở xuống là Tự Thể thanh tịnh, tức là tâm trú vào Địa. Chánh hạnh trong Địa, ba Tụ không có sai lầm, gọi là Tự Thể thanh tịnh; tâm thẳng thắn hướng đến nơi ấy, gọi là Phát khởi thanh tịnh.

Trong phần 1: Là phát khởi, có ba: a-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau; b-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là nêu ra mười tên gọi; c-Từ "Bồ-tát dĩ thử..." trở xuống là kết luận về hành tiến vào phần vị.

Phần a: Nêu ra nói là Thâm tâm (Tâm sâu xa), bởi vì sâu xa phù hợp với Lý-Sự. Luận về Kinh nói là Trực tâm, nhưng trong phần sau nêu ra tên gọi, câu tổng quát cùng gọi là Trực tâm (Tâm thẳng thắn), thì biết rõ ràng Thâm và Trực, nghĩa như nhau mà tên gọi khác nhau.

Luận nói: Mười loại Trực tâm, là Trực tâm thành tựu về Tánh giới dựa vào Giới thanh tịnh, bởi vì tự nhiên thực hành tùy theo những gì nên làm, nghĩa là trong phần Phát khởi thanh tịnh, giữ gìn thuận theo Lý-Sự là Giới thanh tịnh, Trực tâm thì khiến cho thành tựu về Tánh giới trong phần Tự Thể thanh tịnh. Nhưng Tánh giới có hai: 1-Tích lũy lâu dài mà thành tánh; 2-Trong tánh Chân Như không có cấu uế của phá giới. Nay hợp với Chân Như mà giữ gìn khiến cho có thể thành tánh, cho nên nói là Thành tựu.

Trong phần b, là nêu ra, nêu ra có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói là Trực tâm, luận Du Già nói: "Tôn trọng phước điền đối với tất cả các bậc Sư trưởng, ý thích không thực hành hư dối." Đây là giải thích riêng biệt dựa theo tùy tướng. Nay bởi vì Luận chủ thuận theo nghĩa duyên khởi của Nhất thừa, cho nên phân làm tổng quát và riêng biệt. Riêng biệt đều thành tựu tổng quát, thì khiến cho nghĩa riêng biệt đầy đủ trong tổng quát, vì vậy không giải thích riêng biệt về câu tổng quát.

Trong riêng biệt: Bốn câu đầu nói về Luật nghi, ba câu tiếp nói về Nhiếp thiện, hai câu sau nói về Nhiêu ích.

1- Tâm thẳng thắn nhu hòa, bởi vì giữ giới cùng với ý vui thích. Luận Du Già nói: "Nhẫn nhục, nhu hòa đối với Bồ-tát đồng pháp thì có thể dễ dàng cùng nhau cư trú."

2- Tâm có thể chịu được, tánh khéo léo giữ giới có năng lực tự tại, phiền não-ma sự không thể nào làm cho thay đổi, bởi vì điều khó giữ mà có thể giữ được, cho nên Ngỗng nuốt ngọc quý-Dùng cỏ để trói, dù mất đi tánh mạng mà không hề làm trái.

3- Tâm giữ gìn căn môn, không sai lầm phạm vào giới, như tánh của ngựa rất thông minh tự mình điều hòa thuần phục, bởi vì thấy sâu xa về lỗi lầm đối với các hành.

4- Tâm tịch tĩnh, Luận nói: Điều hòa thuần phục hài hòa mềm mỏng, cho nên không sinh tâm cao ngạo, là tựa như không nương cậy. Ba loại trước đã giữ gìn là tịch tĩnh thuộc về Sự. Luận Du Già nói: "Thấy sâu xa về lợi ích thù thắng đối với Đại Niết-bàn, đây chính là xứng với tịch tĩnh thuộc về Lý."

5- Tâm thuần thiện, nghĩa là chỉ tu tập về pháp phần Bồ-đề diệu-thiện, có thể chịu đựng những điều tổn hại, vốn như vàng ròng.

6- Tâm không xen tạp, Luận nói: Công đức đã đạt được không sinh lòng thỏa mãn, dựa vào giới thanh tịnh lại mong cầu giới thù thắng, bởi vì ưa thích tịch tĩnh. Nghĩa là tuy đạt được Diệu-Thiện như câu trước, mà không thỏa mãn thì không xen tạp lười nhác; ưa thích tịch tĩnh thì không xen tạp sự việc rối loạn, thân tâm đều vắng lặng tức là giới thù thắng.

7- Tâm rời bỏ thế lực của các quả báo mà không tiếc nuối, không giống như Nan-đà trì giới vì ham muốn.

8- Tâm Đại Bi vì chúng sinh không gián đoạn, có Nguyện làm cho rộng lớn.

9- Tâm Đại Trí tùy theo có mà không hề nhiễm ô, cho nên có thể làm tất cả lợi ích có ý nghĩa cho chúng sinh.

Phần c là kết luận về hành tiến vào phần vị, do mười tâm trên đây mà thành tựu rất viên mãn đối với Thượng phẩm, cho nên tiến vào trú trong Giới này.

Trong phần 2: Là Tự Thể thanh tịnh, trình bày về ba Tụ giới thanh tịnh, tức là phân làm ba: a-Luật nghi thanh tịnh, Luận nói: Thanh tịnh lìa bỏ, nghĩa là bởi vì lìa bỏ sát sinh..., đây là dựa theo Tùy giới, cũng gọi là Chánh thọ thanh tịnh, đây là dựa theo lần đầu mới Thọ; b-Nhiếp thiện pháp giới; c-Nhiếp chúng sinh giới. Ba Tụ giới này thâu nhiếp ba phần vị trước đây: Đầu là thâu nhiếp phần vị trú vào Địa đối trị; tiếp là thâu nhiếp phần vị thực hành làm nhiều lợi ích, bởi vì suy nghĩ về chúng sinh ấy rơi vào nẻo ác...; sau là thâu nhiếp phần vị hồi hướng không hủy hoại, nghĩa là có Trí-Nguyện..., cho nên đối với Pháp Bảo... đều không hủy hoại.

Luật nghi nối thông với Chỉ-Tác. Nhiếp thiện chỉ dựa theo thiện hạnh thiện. Hai loại trước nối thông với Tự lợi, một loại sau chỉ dựa theo lợi ích cho chúng sinh.

Lại trong Luật nghi, tuy có thiện hạnh mà ThíNhẫn... không thực hành, vốn không phải là sai lầm. Trong Nhiếp thiện thì không có gì không thực hành. Nếu như vậy thì Kinh này, hai loại trước cùng lìa bỏ sát sinh..., hai tướng lẽ nào phân biệt?

Xưa giải thích có hai nghĩa: 1-Phần nghĩa của Đồng Thể, dựa theo gần bên nghĩa lìa xa lỗi lầm, thì nói là Luật nghi; thuận theo Lý có thể làm lợi ích, thì phân định là Nhiếp thiện. 2-Ẩn và hiển tác thành lẫn nhau. Trong Luật nghi có Chỉ-Tác, lìa xa nhân-lìa xa quả là hành thuộc về Chỉ, đối trị lìa xa là hành thuộc về Tác, nêu ra Tác giúp đỡ cho Chỉ, nói là Luật nghi. Trong Nhiếp thiện giới cũng có Chỉ-Tác, dùng Chỉ giúp đỡ cho Tác, nói là Nhiếp thiện.

Nay lại có một cách giải thích, trong này chỉ dựa theo Chánh hạnh tự mình tu tập. Sau trong Nhiếp thiện cũng khiến cho người khác tu tập, thì thâu nhiếp thiện hạnh thuộc về Tự lợi-Lợi tha, và thiện hạnh thuộc về BiTrí.

Lại ở đây chỉ là thiện hạnh thuộc về phần mình, sau trong Nhiếp thiện thì hướng lên trên tu tập thiện hạnh của Phật, lẽ nào có thể giống nhau hay sao?

Phần a-Luật nghi, phân ba mục: Một-Nêu lên chỗ dựa, nghĩa là Ly Cấu Địa vốn là Giới tăng thượng; Hai-Từ "Tánh tự..." trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của Giới; Ba-Từ "Phật tử, chí như thị..." trở xuống là kết luận thành tựu về Tăng thượng.

Trong mục hai là chính thức hiển bày về tướng của Giới, có mười nghiệp đạo Thiện, tức là mười đoạn.

Đoạn 1: Lìa bỏ sát sinh, phân hai: Trước là tổng quát trình bày, sau từ "Bất súc..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trước là tổng quát: Tánh tự xa rời, văn thuộc về sát sinh, mà nghĩa bao gồm chín đoạn sau, nghĩa là tự tánh thành tựu mười nghiệp đạo Thiện, tức là Giới thuộc về tự tánh. Nhưng lìa bỏ có ba loại: 1-Lìa bỏ thuộc về kỳ hạn yêu cầu, nghĩa là các phàm phu; 2-Lìa bỏ thuộc về phương tiện, đó gọi là Nhị thừa; 3-Lìa bỏ thuộc về Tự Thể, nghĩa là các Bồ-tát, phù hợp tận cùng Thật tánh, Tự Thể không có gì nhiễm ô.

Nhưng các Bồ-tát cùng tu tập về Tự Thể, mà lại có bốn: 1-Lìa bỏ hiện hành, đó gọi là Địa tiền; 2-Loại trừ chủng tử, tức là Địa thứ nhất; 3-Loại trừ sai lầm phạm vào; 4-Hiển bày về tánh thanh tịnh. Hai loại này là ở Địa thứ hai. Nhưng tánh thanh tịnh khó làm sáng tỏ, nhờ vào trừ bỏ sát sinh..., để hiển bày về tánh thanh tịnh ấy, đây là bao gồm các Giáo khác. Nếu dựa vào Kinh này, thì Thể của Địa cách xa, nhờ vào Địa thù thắng để hiển bày, lẽ nào có thể mỗi một phần vị ở Địa tiền đều sâu xa, nay ở Địa thượng mới thực hành mười thiện hay sao?

Sau là trong riêng biệt hiển bày, có ba loại lìa bỏ: Một-Lìa bỏ nhân, nghĩa là lìa bỏ nhân duyên của sát sinh; Hai-Từ "Ư nhất thiết..." trở xuống là lìa bỏ đối trị, nghĩa là lìa bỏ pháp của sát sinh; Ba-Từ "Thị Bồ-tát..." trở xuống là lìa bỏ hành của quả, tức là lìa bỏ nghiệp sát sinh.

Một-Lìa bỏ nhân, lại có hai loại: 1-Lìa bỏ nhân tiếp nhận cất chứa, nghĩa là không cất chứa dao-gậy, đây tuy là duyên mà thuận theo nối thông gọi là nhân, tóm lược nêu ra hai loại này, còn lại chú thuật-thuốc độc... đều là nhân của sát sinh. 2-Từ "Bất hoài..." trở xuống là trình bày về lìa bỏ nhân khởi lên, đây chính là nhân, nhân tức là ba Độc. Không mang lòng oán hận, là trình bày về lìa bỏ nhân của nóng giận, dù cha mẹ mình bị người giết hại cũng không tìm cách trả thù.

Tiếp từ "Hữu tàm..." trở xuống là trình bày về lìa bỏ nhân của tham lam. Tham có hai loại: 1-Bởi vì tham lam tài lợi, cho nên tạo ra các nghiệp ác, thậm chí mất mạng mà tâm không hề xấu hổ-ân hận; nay có hổ thẹn cho nên có thể lìa bỏ. 2-Bởi vì tham lam chúng sinh, mà bắt-nuôi-nhốt-trói..., khiến cho phát sinh khổ não; nay có lòng nhân ái thương xót, tha thứ mình là rõ ràng, mà có thể lìa bỏ. Nhưng ngu si khởi lên giết hại chắc chắn là tà kiến, tà kiến khó loại bỏ, không phải là đối trị thì không lìa bỏ, vì vậy Luận chủ trình bày lìa bỏ ngu si ngay trong phần đối trị, ở đây lược bớt không nói đến.

Hai-Trong lìa bỏ đối trị, cũng có hai loại: 1-Sinh tâm làm lợi ích, là trao cho chúng sinh hai loại nhân vui sướng của thế gian-xuất thế gian. 2-Sinh tâm Từ nghĩ đến, nghĩa là nghĩ đến chúng sinh đạt được quả Niết-bàn của trời-người. Đối với nhân quả như vậy đã không mong cầu điên đảo, thì lìa bỏ tâm ngu si khởi lên nhân sát sinh, như sát sinh để cúng tế... Trong này, lợi ích của Từ dựa theo chủ động đối trị, thì gọi là lìa bỏ, không giống như trước-sau nói về nhân sát sinh-quả sát sinh mà làm thụ động lìa bỏ. Nếu như vậy thì trước có nhân ái tha thứ, cho nên lìa bỏ nhân khởi lên tham lam, tâm nhân ái tha thứ lẽ nào không phải là chủ động đối trị? Trước dựa theo vốn có nhân ái... không khởi lên tham lam..., chứ không phải là tâm phát khởi nhân ái tha thứ; nay dựa theo tâm phát sinh Từ làm lợi ích cho chúng sinh, bởi vì là chủ động đối trị, cho nên không giống nhau.

Ba-Lìa bỏ hành của quả: Bao gồm nhân thành tựu sát sinh, gọi nghiệp là quả; nay không chính thức giết hại, cho nên gọi là lìa bỏ quả. Trong đó cũng có hai: 1-Vi tế, nghĩa là tâm nghĩ đến giết hại; 2-Thô trọng, nghĩa là thân gây ra giết hại. Nay Kinh dùng tế so sánh với thô. Trong phần thô, thành tựu về sát sinh có năm nhân duyên: Một-Thân, nghĩa là đối với thân khác, bởi vì thân khác là Thể của thụ động sát sinh, cho nên gọi là Thân, đây là chọn ra Tự thân. Hai-Sự, nghĩa là chúng sinh, đây là chọn ra loài Phi tình. Ba-Tưởng, nghĩa là khởi lên tưởng về chúng sinh, chọn ra tưởng làm ngóigỗ... Bốn-Hành, nghĩa là cố dùng ý lặp lại, ý lặp lại là suy nghĩ cho nên gọi là Hành, đây là chọn ra sai lầm. Năm-Thể, nghĩa là thân gây ra làm hại, đoạn dứt mạng sống thuộc về cuối cùng, chính là nghiệp sát sinh, cho nên gọi là Thể, thì chọn ra bốn loại trước để làm phương tiện.

Nhưng luận Tạp Tập-Du Già, Duyên đều có năm mà hợp hai loại đầu làm Sự, lại thêm phần phiền não. Nay bởi vì phiền não là nhân khởi lên trước, cho nên không trình bày trở lại. Lại tưởng về cảnh nhẹ-nặng... không phải là toàn bộ nội dung quan trọng của phần này, cho nên lược qua không trình bày.

Đoạn 2: Lìa bỏ trộm cắp, cũng câu đầu là tổng quát, phi lý mà làm hại tài sản, không cho mà lấy, cho nên gọi là trộm cắp.

Trong riêng biệt cũng có ba: Một-Lìa bỏ nhân; Hai-Từ "Ư tha..." trở xuống là lìa bỏ đối trị; Ba-Từ "Nhược vật..." trở xuống là lìa bỏ hành của quả.

Một-Lìa bỏ nhân: Chỉ (ngăn lại) là ít ham muốn, Túc (đầy đủ) là biết vừa đủ. Tự mình vốn có hãy còn sinh tâm ít ham muốn-biết vừa đủ, cho nên không có nhân trộm cắp. Nhưng mà Chỉ-Túc có hai nghĩa: 1-Chỉ Túc thuộc về nội tâm, tức là lìa bỏ nhân khởi lên, như người liêm khiết trung trung, tuy rất khát nước mà không uống trộm nước suối. 2-Địa này đầy đủ tài sản vô tận, cho nên lìa bỏ nhân tiếp nhận cất chứa. Nhưng trong sát sinh, thì cất chứa vật dụng sát sinh làm nhân; dâm vợ người-trộm tài sản, dùng không đầy đủ để làm nhân.

Hai-Lìa bỏ đối trị: Do phát khởi tâm Từ, tha thứ mình để hiểu rõ, thì đối với tiền bạc tài sản của mình hãy còn bố thí mà làm yên lòng người khác, lẽ nào xâm phạm làm hại nơi khác hay sao? Nhưng nơi khác có hai: 1-Người khác; 2-Đời khác. Không trộm cắp thì không làm hại tài sản vật dụng ở vị lai.

Ba-Lìa bỏ hành của quả, cũng có thô-tế. Không lấy ngọn cỏ-chiếc lá là tế, tài sản vật dụng khác là thô. Nhưng văn nối thông làm năm duyên: 1-Thân, nghĩa là như vật thuộc về người khác, đây là chọn ra chính mình, là Thể của vật thuộc về người khác, cho nên gọi là Thân. 2-Sự, Kinh thiếu câu này, Luận về Kinh nói: Sự thuộc về tác dụng của người khác. 3-Tưởng, nghĩa là khởi lên tưởng về vật của người khác. 4-Hành, nghĩa là tâm vượt qua hoàn toàn không trộm cắp. 5-Thể, nghĩa là nêu lên lìa xa nơi ban đầu.

Từ "Nãi chí..." trở xuống là dùng tế so sánh với thô. Sát sinh-dâm đối với Chánh báo của người khác trở thành nghiệp, cho nên dùng thân-tâm mà phân ra tế-thô. Giới trộm cắp tuy bao gồm Y-Chánh, nhưng chỉ dựa theo làm hại về tài sản, cho nên chỉ dựa vào vật bên ngoài để nói về thô-tế.

Lại sát sinh có nhiều loại, chỉ riêng con người trở thành nặng, cho nên ngay trong phần thô mới nói về duyên đầy đủ. Trộm cắp dễ trở thành vi phạm, cho nên tổng quát trình bày đầy đủ các duyên, hoặc là thô hay tế đều trở thành Thể của trộm cắp.

Đoạn 3: Lìa bỏ tà dâm. Trái với Lễ gọi là tà, tâm nhiễm ái gọi là dâm. Trong riêng biệt cũng có ba:

Một-Lìa bỏ nhân, nghĩa là biết vừa đủ đối với vợ mình. Ở đây cũng có hai ý: 1-Trong tâm biết vừa đủ, lìa bỏ đối với nhân khởi lên. 2-Tự biết đủ về sắc thân của vợ, lìa bỏ nhân tiếp nhận nuôi giữ. Bản dịch thời TấnLuận về Kinh đều nói: Tự biết đủ về sắc thân của vợ. Biết đủ về vợ là bởi vì nương vào phước báo của Luân

Vương, giống như thế gian cho nên có thể nêu ra là có.

Biết vừa đủ dựa theo tâm cũng không trở ngại đến Phạm hạnh.

Hai-Lìa bỏ đối trị, nghĩa là không mong cầu vợ của người khác. Phạm hạnh hiện tại vốn thanh tịnh, cho nên không mong cầu sắc thân của vợ ở vị lai. Vợ của người khác, bởi vì không thuộc về lời nói.

Ba-Từ "Ư tha thê..." trở xuống là trình bày về lìa bỏ hành của quả, cũng có thô-tế. Tế dựa theo tâm khởi lên, thô dựa theo sự việc tùy thuộc, nhưng văn phân hai: Đầu là nêu ra cảnh tà; sau từ "Thượng bất..." trở xuống là dùng tế so sánh với thô.

Trong mục đầu, cảnh tà có ba: 1-Không chính đáng; 2-Không phải lúc; 3-Không phải chỗ. Không phải chỗ là một loại ở sau so sánh với loại giữa.

Trong tiết 1, là không chính đáng: Người khác giữ gìn con gái, đây là câu tổng quát. Giữ gìn có hai loại: a-Không cùng nhau giữ gìn, nghĩa là thê thiếp của người khác chỉ là người chồng giữ gìn; b-Cùng nhau giữ gìn, nghĩa là thân tộc-môi giới rõ ràng. Thân gọi là cha mẹ, Tộc tức là tông tộc, nghĩa là cha mẹ qua đời thì do bà con họ hàng giữ gìn, chồng mất thì do con cái... giữ gìn. Môi giới rõ ràng, nghĩa là đã tiếp nhận lễ vật ăn hỏi (Sính lễ).

Tiết 2, là không phải lúc, tức là do pháp đã bảo vệ. Nhưng pháp có hai: Một-Vương pháp; hai-Phật pháp. Phật pháp nghĩa là lúc tu Phạm hạnh, ở đây lại có hai: a-Một phần, nghĩa là tám giới; b-Toàn phần, nghĩa là Cụ túc... Nhưng không phải lúc ở đây dựa theo Trí Luận quyển thứ 15, và trong các Luận mở rộng có tướng ấy; nay đã nêu ra ý thuộc về không khởi tâm nhiễm, cho nên đối với vợ mình không nói tường tận về điều ấy.

Trong mục sau là dùng tế so sánh với thô, có hai lớp so sánh: 1-Dùng tâm nhiễm so sánh với Chánh đạo tùy thuộc sự việc; 2-Dùng tâm nhiễm và Chánh đạo để so sánh với Phi đạo. Phi đạo tức là không phải chỗ trước đây, cũng thuận theo dùng con người so sánh với loài khác, bởi vì những sự việc sau thô bỉ hơn những sự việc trước. Bởi vì cảnh dâm ấy không có ý tưởng nghi ngờ, cho nên Luận chủ đối với sự việc này không dựa theo duyên đầy đủ. Văn kinh không nói dấy lên tưởng về con gái người khác, dựa theo tà dâm mà nói, cũng có ý tưởng nghi ngờ, bởi vì trong này hiển bày về cảnh chính đáng của vợ mình cũng nhất định không hề phạm vào, cho nên không nói đến.

Đoạn 4: Lìa bỏ vọng ngữ. Ngược với tưởng-trái với tâm, gọi đó là vọng.

Trong riêng biệt phân hai: Một-Lìa bỏ đối trị; Hai-Từ "Nãi chí..." trở xuống là lìa bỏ hành của quả.

Một-Đối trị tức là lìa bỏ nhân, không riêng biệt trình bày về nhân, vì sao? Bởi vì có hai nghĩa: 1-Bởi vì không có sự việc bên ngoài, nghĩa là không có sự việc bên ngoài thuộc về dao gậy-vợ con-tài sản, cho nên không có nhân của tiếp nhận cất giữ; 2-Bởi vì không có nhân khác, nghĩa là chỉ sử dụng lừa dối người khác. Tâm suy nghĩ tức là nhân của vọng ngữ, không có tham... riêng biệt để làm nhân khác. Nhân khác tức là nhân khởi lên, bởi vì lìa bỏ tâm lừa dối ấy, tức là trở thành lời nói chân thật. Bởi vì lời nói chân thật tức là đối trị tâm lừa dối, lìa bỏ đối trị tức là lìa bỏ nhân, cho nên không giống như ba loại của thân. Ba lỗi của thân đều lìa bỏ đầy đủ ba loại, bốn lỗi của miệng chỉ có hai loại, ba lỗi của ý chỉ có một loại.

Trong văn nói: Lời nói thật (Thật ngữ), là bởi vì tùy theo tâm tưởng, nghĩa là cho dù thật sự không thấy mà tâm nói là thấy, nhưng nói là thấy thì cũng gọi là lời nói thật. Lời nói đúng (Chân ngữ), là bởi vì suy nghĩ khéo léo kỹ càng đúng như sự thật, nghĩa là do tâm suy nghĩ tương tự với sự việc, hợp với điều này mà nói. Nếu chỉ hợp với sự việc mà không hợp với tâm, thì cũng gọi là vọng ngữ, cho nên thêm vào suy nghĩ khéo léo.

Nói về lời nói hợp thời, Luận nói: Biết nói đúng lúc, cho nên không khởi lên sự việc làm phiền muộn suy sụp đến thân mình và thân người khác, nghĩa là sự việc trong lòng tuy thật mà thay đổi thời gian nhìn thấy, có lẽ khiến cho mình và người nảy sinh phiền muộn suy sụp. Nay Bồ-tát thấy buổi sáng nói là buổi sáng, thấy buổi chiều nói là buổi chiều, cho nên gọi là biết đúng lúc. Bản kinh thời Tấn gọi là Tùy, cũng là nghĩa về thuận với thời gian. Hai-Lìa bỏ hành của quả, cũng dùng tế so sánh với thô. Trong giấc mộng là tế, cố ý phạm vào là thô. Ở đây nói là lời nói che giấu, Luận về Kinh nói: Không khởi lên cách nhìn che dấu-cách nhìn chịu đựng. Luận Tỳbà-sa nói: "Che giấu tướng vọng ngữ gọi là Phú kiến, che giấu tâm vọng ngữ gọi là Nhẫn kiến. Nghĩa là thật sự thấy sự việc, tâm cho là thấy mà nói là không thấy, đây gọi là Phú kiến, bởi vì che giấu tướng của sự việc mà mình đã thấy. Ngược lại với điều này là lời nói chân thật. Nếu thật sự không thấy, mà tâm sinh ra tưởng về thấy, nói dối là không thấy, đối với sự việc tuy là thật, mà đối với thấy thì có trái ngược, gọi là Nhẫn kiến, bởi vì chịu đựng trái với điều mình đã thấy. Ngược lại với điều này là lời nói chân thật." Trong giấc mộng, mắt thấy chỉ là cái thấy của Trí.

Đoạn 5: Lời nói không trái ngược gọi là lìa bỏ lời nói hai lưỡi. Lìa bỏ lời nói hai lưỡi, bởi vì sự việc thành tựu có thể khiến cho ly gián.

Trong riêng biệt cũng có hai: Một-Lìa bỏ đối trị; Hai-Từ "Vị phá..." trở xuống là lìa bỏ hành của quả. Lìa bỏ đối trị, tức là hành không phá hoại, đây chỉ dựa theo tâm. Lìa bỏ hành của quả thì bao gồm tâm và sự việc, tức là sai biệt.

Một-Lìa bỏ đối trị: Tâm, nghĩa là truyền nhau nói lại, chắc chắn ở trong tâm nghĩ nhớ giữ lấy lời nói ác, bởi vì muốn dùng để phá hoại mới thành tựu ly gián. Văn nói là: Không có tâm ly gián. Luận về Kinh nói là: Không có tâm phá hoại, và bởi vì phá bỏ điều đó... Nhưng Luận nói hai loại là trình bày về tâm tiếp nhận. Nghĩ nhớ giữ lấy, nghĩa là giả vờ hiện vẻ bạn thân, như loài Dã can giả vờ thân thiện với Sư tử... Lại gần gũi gắn bó mà trở thành sơ nhạt gọi là ly gián, thân thiện lâu rồi trở thành oán thù gọi là não hại.

Hai-Lìa bỏ hành của quả: Sai biệt có ba, đó là ThânTâm-Nghiệp đều có hai nghĩa.

1- Hai nghĩa phá hoại về Thân, nghĩa là đã phá hoạichưa phá hoại là Thể của ly gián, cho nên gọi là Thân.

Từ "Bất hỷ..." trở xuống là trình bày hai nghĩa phá hoại về Tâm: a-Tùy hỷ với người khác; b-Tự tâm vui thích.

2- Từ "Bất tác..." trở xuống là hai nghĩa phá hoại về Nghiệp, nghĩa là hoặc tế hay thô. Tế thì thật sự có lời nói ác, Thô thì không thật mà bịa đặt ra, chính là truyền nhau về lời nói ly gián, cho nên gọi là Nghiệp. Nay Bồtát đều lìa bỏ, cho nên đều nói là Bất.

Đoạn 6: Lời nói không thô bỉ, gọi là lìa bỏ ác khẩu.

Trong riêng biệt phân hai: Một-Lìa bỏ hành của quả; Hai-Từ "Thường tác..." trở xuống là lìa bỏ đối trị. Các nghiệp trước-sau đối trị hướng về hành của quả, không phải là hoàn toàn theo thứ tự, cho nên trước hiển bày về đối trị, sau có thể lìa bỏ quả.

Nay ở đây trải qua riêng biệt đối lập với nhau, trước nêu ra hành của quả trong một lúc làm sáng tỏ về lìa bỏ, sau nói về có thể đối trị theo thứ tự ngược lại với trước, văn nghĩa thích hợp cho nên trước trình bày về hành của quả.

Nay trong mục trước là hành của quả: Đầu là nêu ra thụ động bị lìa bỏ, sau là trình bày về chủ động lìa bỏ.

Trong tiết đầu có mười bảy câu, đều có một nghĩa. Nhưng mà ý của Luận thì lần lượt chuyển tiếp giải thích lẫn nhau, trong đó có hai: Bốn câu trước là một lớp tổng quát hiển bày về Thể-Dụng của lời nói ác; mười ba câu sau là trở lại hiển bày về bốn câu trước.

Trong bốn câu trước theo thứ tự giải thích lẫn nhau: 1-Tổng quát trình bày về Thể của lời nói. 2-Vì sao chỉ có làm hại? Bởi vì lời thô ác dữ tợn. 3-Vì sao thô ác dữ tợn? Bởi vì làm khổ người khác. 4-Vì sao làm khổ người khác? Bởi vì khiến cho người khác giận dữ. Bốn câu nói này thì nghĩa như nhau mà tên gọi khác nhau.

Trong mười ba câu sau là trở lại hiển bày:

Đầu có bốn câu tổng quát giải thích về bốn câu trước, trong đó: Hai câu trước trình bày về thời gian của lời nói ấy, nghĩa là bởi vì bốn câu trước có đối diệnkhông đối diện. Hai câu sau trình bày về Thể của lời nói trước đây không ra ngoài hai loại: a-Thô bỉ xấu xa, nghĩa là bởi vì không khiêm nhường; b-Dung tục thấp kém, bởi vì thường xuyên không có dạy dỗ.

Sau là chín câu riêng biệt giải thích về làm khổ người khác khiến cho người ấy giận dữ là tướng làm hại trước đây, trong đó lại có hai:

Trong hai câu đầu trình bày về nói lời thô bỉ trước đây, tự mình làm trái với Giới. 1-Vì sao làm trái với Giới? Bởi vì có thể làm khổ người khác, khiến cho người khác giận dữ. 2-Vì sao làm khổ người khác? Bởi vì không thích nghe. Vì sao khiến cho giận dữ? Bởi vì nghe không vừa lòng.

Bảy câu còn lại trình bày trong tâm tự mình giận dữ phát ra lời nói, khiến cho người khác làm trái với Giới, khởi lên giận dữ mà sinh khổ não: Đầu là lời nói giận dữ, là Thể của lời nói tự mình giận dữ. Sau là có thể khiến cho người khác giận dữ, người khác giận dữ có hai sự việc không có lợi ích: Một-Năm câu trước trái với vui thích sinh lòng giận dữ, nghĩa là nghe mà không thích, như lửa đốt trong tâm, lúc nhớ lại không vui cho nên sinh ra oán kết. Nhiệt não là khiến cho tâm tư bị bế tắc. Hai-Câu cuối cùng là trái với niềm vui khiến cho đau khổ, nghĩa là đã có sự việc vui thích giống như ý, bởi vì tự mình sai lầm làm mất đi, cũng khiến cho người khác sai lầm làm mất đi, sai lầm làm mất đi niềm vui nhận biết lẫn nhau.

Tiết sau từ "Như thị..." trở xuống là trình bày về chủ động lìa bỏ, có thể biết.

Trong mục sau là đối trị có mười loại lời nói, trái với những lời nói trước đây, mà có phần không theo thứ tự, nghĩa là: Lời nói mềm mỏng, trái với hai lời nói làm khổ người khác-khiến cho người ấy giận dữ. Lời nói dịu dàng, trái với lời nói độc hại-thô lỗ. Hiện ở trước mắtkhông hiện ở trước mắt không có Thể riêng biệt, cho nên không trái ngược. Lời nói vừa ý, trái với lời nói giận dữ trên đây, nghĩa là hòa nhã vừa ý mà phát ra lời nói. Lời nói thích nghe và vui sướng, trái với lời nói không thích và không vui; trên đây nói lời thô bỉ cho nên không vui thích, nay nói lời thuận với trời-người cho nên sinh lòng vui thích. Lại ba lời nói sau Lời nói vừa ý, lần lượt chuyển tiếp giải thích lẫn nhau: Lời nói khéo léo đi vào tâm người, trái với lời nói như lửa đốt trong tâm-nhiệt não-oán kết. Trên đây vì tâm giận dữ mà phát ra lời nói, cho nên lời nói như lửa đốt trong tâm..., nay dùng lời nói thuận với Niết-bàn, mà khiến cho lời nói khéo léo đi vào tâm người. Lời nói phong nhã chuẩn mực phép tắc, trái với lời nói thô bỉ xấu xa-dung tục thấp kém trên đây. Trước thì lời nói thô lậu dung tục, nay thì lời nói hàm chứa kinh sử, cho nên yêu thích vui sướng mà phát sinh Tam-muội, trái với lời nói không thể yêu thích. Lời nói làm cho thân-tâm vui mừng hớn hở mà sinh tâm thân thiện, trái với lời nói làm hủy hoại thân mình và thân người khác.

Đoạn 7: Ngôn từ không đứng đắn cho nên nói là lời nói thêu dệt, giống như văn từ trau chuốt hoa mỹ. Tổng quát lìa bỏ, có thể biết.

Trong riêng biệt cũng có hai: Một-Lìa bỏ đối trị; Hai-Lìa bỏ hành của quả.

Một-Lìa bỏ đối trị, có tám câu: Một câu đầu là tổng quát, cho nên sau kết luận rằng: Cười đùa hãy còn luôn luôn suy nghĩ kỹ càng, vì vậy Bồ-tát thường vui vẻ. Suy nghĩ nhiều lần sau đó mới nói, thì không hề tán loạn. Bảy câu sau là riêng biệt.

Một chữ Thời cũng tổng quát-cũng riêng biệt. Tổng quát là suy nghĩ kỹ càng trước khi nói, nghĩa là suy nghĩ phù hợp với thời gian, nói năng-im lặng nhất định thích hợp. Thế nào là Thời? Nghĩa là bởi vì đôi bên không có tổn hại, mình và người luôn luôn thành tựu lợi ích. Lu-ận nói: Khéo léo nhận biết thời gian nói năng, bởi vì dựa vào đôi bên mà nói. Lời nói đúng lúc có mấy loại? Sơ lược mà nói có ba: 1-Lời nói đúng lúc để giáo hóa, nghĩa là thấy chúng sinh trái với điều thiện, khuyến khích phát sinh tin tưởng, khiến cho bỏ điều ác-theo điều thiện, tức là nghĩa riêng biệt của chữ Thời. 2-Ba câu tiếp là lời nói đúng lúc để dạy dỗ truyền thụ, khiến cho người ấy nhớ nghĩ đến lời nói chân thật, cho nên không điên đảo, nghĩa là học hỏi-kế thừa có nguồn gốc, trở lại dạy bảo lẫn nhau. Hai câu sau giải thích vì sao không điên đảo ở câu trước, bởi vì lời nói hàm chứa ý nghĩa, cho nên phù hợp với pháp thực hành. 3-Ba câu sau là lời nói đúng lúc để dạy dỗ khuyên nhủ, khiến cho tu hành.

Luận Địa Trì nói về dạy dỗ khuyên nhủ sai biệt có năm: Một-Chế định; Hai-Nghe theo; Ba-Nêu ra; Bốn-Làm cho thuần phục; Năm-Khiến cho vui mừng. Nay thâu nhiếp làm thành ba câu: Một-Người có tội thì chế định, người không có tội thì nghe theo, là thuận với đạo lý. Hai-Đối với chế định-nghe theo nếu có thiếu sót thì như pháp nêu ra, nhiều lần hủy phạm thì làm cho thuần phục và nghĩ đến, nói là khéo léo điều phục. Ba-Người có thật đức thì khen ngợi khiến cho vui mừng, cho nên nói là quyết định. Lại một câu này là tổng quát kết luận về bốn loại trên, nghĩa là hoặc chế định-hoặc nghe theo, hoặc nêu ra-hoặc làm cho thuần phục, đều cần phải đúng lúc thích hợp.

Hai-Từ "Thị Bồ-tát..." trở xuống là trong mục lìa bỏ hành của quả, cũng dùng nhẹ so sánh với nặng.

Đoạn 8: Lìa bỏ tham. Dưới đây là ba loại của ý, chỉ có đối trị, bởi vì tham... là căn bản của Nghiệp hữu (quả báo của nghiệp). Lại không có chỗ dựa, cho nên không phải là hành của quả. Bởi vì không phải là quả, cho nên không thể so sánh. Bởi vì trải qua thiết lập nhân khác, cho nên chỉ có một.

Lìa bỏ tham lam, nghĩa là lìa bỏ tâm mong cầu. Trong riêng biệt có ba: Một-Sự; Hai-Thể; Ba-Sai biệt. Một-Đối với tài sản vật dụng của người khác là Sự, bởi vì người khác đã thâu nhiếp; đây là chọn ra đối với chính mình. Người khác thâu nhiếp có hai: 1-Mình đang thâu nhiếp sử dụng; 2-Tuy không thuộc về mình mà dấy lên tưởng về thâu nhiếp giữ gìn.

Hai-Của cải sử dụng nơi người khác là Thể, nghĩa là Thể của vật đã tham. Nhưng sử dụng hàm chứa hai nghĩa: 1-Sự vật đã sử dụng, nghĩa là vàng-bạc...; 2-Sự vật cung cấp sử dụng, nghĩa là đồ ăn thức uống...

Ba-Từ "Bất sinh tham..." trở xuống là trình bày về sai biệt, chính thức hiển bày về chủ động đối trị: 1-Bắt đầu ham muốn gọi là mong cầu, tức là tưởng về vật dụng của người khác; 2-Mong mỏi có thể thuộc về mình là nguyện, tức là ưa thích-ham muốn; 3-Cuối cùng khởi lên ý tưởng chiếm đoạt là tham. Đây tức là phương tiện và cứu cánh, cùng với vật của người khác trước đây, tức là năm duyên. Trong ba loại của ý phải đầy đủ năm duyên, nếu thiếu duyên cứu cánh thì chỉ gọi là phiền não. Nay đều là tánh lìa bỏ, cho nên dùng không tham để không dấy khởi.

Đoạn 9: Lìa bỏ nóng giận hàm chứa độc hại, cho nên gọi là lìa bỏ sân giận. Trong riêng biệt có ba: Một-Riêng biệt hiển bày về chủ động đối trị; Hai-Từ "Vĩnh xả..." trở xuống là tổng quát hiển bày về thụ động đối trị; Ba-Từ "Thường tư..." trở xuống là tương tự bao gồm lợi ích của đối trị.

Một-Vì sáu loại chúng sinh mà khởi lên sáu loại đối trị, Luận thâu nhiếp làm năm: 1-Đối với người oán thù thì sinh tâm Từ để đối trị, bởi vì oán thù muốn làm cho khổ đau. 2-Đối với người làm điều ác thì sinh tâm làm lợi ích để đối trị, bởi vì nguy hiểm khổ đau ở vị lai. 3-Đối với người nghèo khó và khổ đau thì sinh khởi hai tâm thương xót-hoan hỷ; bởi vì hai tâm này có bao gồmcó riêng biệt, bao gồm thì có thể nhận biết cho nên Luận hợp lại ở đây, riêng biệt thì người nghèo cùng nên thương xót họ, người buồn khổ thì khiến cho họ vui sướng. 4-Đối với chúng sinh vui sướng thì sinh tâm hài hòa mềm mỏng, Luận gọi là Lợi nhuận, đối trị đắm nhiễm ấy cho nên không có lợi nhuận. 5-Đối với người phát tâm Bồ-đề thì khởi tâm thâu nhiếp tiếp nhận, bởi vì thâu nhiếp khiến cho thành tựu.

Hai-Trong tổng quát lìa bỏ chướng cũng có sáu chướng, tất cả chướng ngại đến sáu loại trước, không phải là đối trị riêng biệt từng loại một, cho nên nói là tổng quát. Ở trong sáu loại này, thâu nhiếp làm thành ba cặp:

1-Hai loại đầu là dùng chính mình đối với người khác, để phân rõ về oán-thân. Sinh lòng oán hận bởi vì Sân, làm hỏng sự thân mật bởi vì Hận. Oán hận thì chưa sinh-đã sinh đều khiến cho sinh trưởng, Thân mật thì chưa sinh-đã sinh đều khiến cho không thể sinh trưởng. 2-Hai loại tiếp chỉ dựa theo pháp thiện-bất thiện của chính mình, để trình bày về sinh trưởng. Chướng ngại điều thiện gọi là Oán, tăng trưởng điều ác gọi là Hại, hai loại đều có đã sinh-chưa sinh.

3-Hai loại sau chỉ dựa vào sự việc yêu thích-không yêu thích đối với người khác, để trình bày về sự sinh trưởng ấy. Ganh ghét hơn mình gọi là Nhiệt, nghĩa là thấy sự việc yêu thích của người khác; làm khổ người khác gọi là Não, nghĩa là thấy sự việc không yêu thích của người khác. Hai loại đều có đã sinh-chưa sinh... Luận Du Già nói: "Phương tiện và cứu cánh của giận dữ, nghĩa là tâm mong mỏi quyết định đối với sự việc tổn hại, đích thực có thể thành tựu nghiệp hành." Nay đều không thực hành, cho nên trên đây nói là: Vĩnh viễn lìa bỏ.

Ba-Tương tự bao gồm lợi ích của đối trị, nghĩa là trước đây đã nói cũng luôn luôn suy nghĩ về Từ Bi che chỏ.

Đoạn 10: Lìa bỏ suy xét tìm tòi trái với lý, không nói về lìa bỏ tánh là bởi vì văn lược bớt mà thôi. Trong riêng biệt đối trị bảy loại tà kiến: 1-Trú trong Chánh đạo, đối trị kiến chấp của Thừa khác, bởi vì Tiểu thừa đối với Đại thừa không phải là Chánh đạo. 2-Không làm việc về bói toán, đối trị kiến chấp của phân biệt hư vọng, tức là tà kiến, bởi vì tất cả lành-dữ, hối hận-tiếc rẻ đều do yêughét mà sinh ra, cho nên nói là hư vọng. 3-Không chọn lấy giới ác, đối trị về Giới cấm thủ. 4-Tâm nhận thức chánh trực, đối trị về Kiến thủ. 5-Không có lừa dối, đối trị về thấy mà che giấu. 6-Không có nịnh hót, đối trị về giả vờ hiện vẻ mà cái thấy không thật. 7-Từ "Ư Phật..." trở xuống là đối trị cái thấy không thanh tịnh.

Đối trị bảy loại tà kiến này, giải thích có hai mục: Một-Dựa theo hành; Hai-Dựa theo con người.

Trong mục một-Dựa theo hành: Một loại đầu là Nguyện tà, bởi vì nguyện thuộc về Tiểu thừa. Ba loại tiếp là Giải tà, bởi vì nhận thức điên đảo. Nhưng tà kiến về Giới ác chỉ là tà kiến bên ngoài, một loại Kiến thủ bao gồm tà kiến bên trong, nghĩa là người học theo Đại thừa, bởi vì giữ lấy lời nói mà trở thành kiến chấp. Hai loại tiếp là Hạnh tà, bởi vì che giấu sai trái mà giả vờ tốt đẹp. Một loại sau là Tín tà, bởi vì tin tưởng các pháp thế gian. Lại bởi vì nhất quyết không tin đối với Tam Bảo, cho nên luận Du Già nói: "Phương tiện và cứu cánh của Tà kiến, vốn là phỉ báng và quyết định."

Mục hai-Dựa theo con người: Bốn loại đầu là chúng sinh mong cầu Phạm hạnh tà, trong đó một loại trước là Tiểu thừa đồng pháp, ba loại sau là ngoại đạo. Hai loại tiếp là mong cầu ham muốn. Một loại sau là mong cầu về quả báo. Nay thì tánh không mong cầu, gọi là Lìa bỏ tà kiến.

Mục ba-Từ "Phật tử..." trở xuống là kết luận thành tựu về Tăng thượng, ở đây có ba nghĩa: 1-Giữ gìn tất cả mười nghiệp thiện, tức là nghĩa về không thiếu sót. 2-Luôn luôn không có gián đoạn, tức là nghĩa về thanh tịnh, bởi vì cấu uế của sai lầm phạm vào không gián tiếp khơi lên. 3-Luôn luôn không có đoạn mất, tức là nghĩa về thường xuyên giữ gìn. Đầy đủ ba nghĩa này thì được gọi là Giới tăng thượng.

Phần b: Từ "Phục tác thị niệm..." trở xuống là Nhiếp thiện pháp giới, nghĩa là không những Luật nghi không thiếu sót-không gián đoạn, mà thường xuyên thâu nhiếp pháp thiện cũng không có gián đoạn-không có thiếu sót. Trong văn phân ba mục: Một-Sơ lược quán sát về bất thiện, khởi lên Hạnh thâu nhiếp thiện; hai-Từ "Phật tử..." trở xuống là mở rộng quán sát về đối trị chướng, khởi lên Hạnh thâu nhiếp thiện; ba-Từ "Như thị phương tiện..." trở xuống là tổng quát kết luận để khuyến khích tu tập.

Mục một, phân hai: 1-Trình bày về Trí quán sát; 2-

Từ "Thị cố..." trở xuống là trình bày về khởi lên Nguyện-Hạnh.

Mục 1-Rơi vào đường ác, có ba loại nghĩa: a-Bởi vì nương theo hành ác của quá khứ, đây tức là nhân của Tập, Kinh nói: Đều do mười nghiệp bất thiện. b-Nương tựa tự thân mà có thể sinh ra khổ não, đây tức là chủ động rơi vào tất cả chúng sinh. c-Thường xuyên rơi vào nơi chốn đủ loại tướng khổ, đây tức là thụ động rơi vào nẻo ác. Hai loại trên đều là quả của khổ. Nghiệp là nghĩa về nhân. Đạo là nghĩa về nối thông đến nơi. Đã muốn sử dụng bất thiện thì mới rơi vào nẻo ác, bởi vì không phải không có tác dụng của nhân, chỉ là bất thiện, mà không phải là nhân của tà

Mục 2: Khởi lên Nguyện-Hạnh, bởi vì nghĩ đến nhân quả xấu ác của chúng sinh, cho nên lập tức khởi lên Đại Bi, chính là tâm Tự lợi-Lợi tha, trong đó: Trước là chính thức tu tập về Tự lợi-Lợi tha; sau từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra để giải thích ngược lại.

Trong mục hai: Là mở rộng quán sát về đối trị chướng, trình bày về thâu nhiếp pháp thiện, nghĩa là quán sát về năm lớp pháp thiện, khởi tâm Tăng thượng đối với pháp thiện thanh tịnh Thượng Thượng của Phật, cho nên mong cầu Hạnh thanh tịnh học hỏi tu tập thực hành về Nhiếp thiện pháp giới.

Nếu thẳng thắn dựa vào văn kinh thì cũng phân ra hai mục riêng biệt: 1-Trình bày về Trí quán sát; 2-Từ "Thị cố..." trở xuống chính là tâm thâu nhiếp pháp thiện. Nay bởi vì Luận lấy mục sau thâu nhiếp thuộc về pháp thiện của Phật, cho nên lại phân làm hai: 1-Quán sát về pháp bất thiện, chỉ là pháp thụ động đối trị; 2-Từ "Thập thiện nghiệp..." trở xuống là quán sát về pháp thiện, bao gồm chủ động đối trị và thụ động đối trị.

Mục 1: Đầy đủ Khổ-Tập, trong này bởi vì trình bày về thâu nhiếp thiện, cho nên sơ lược nêu ra pháp ác. Quả đã nêu ra ba đường dữ, thì hiển bày về nhân cũng có ba phẩm, văn kinh tự nhiên đầy đủ như phần sau nói về Nhiếp chúng sinh giới.

Mục 2, là thâu nhiếp quán sát về mười thiện, đầy đủ các pháp môn. Nhưng tổng quát về tướng mà phân rõ, thì thiện đều là chủ động đối trị, bởi vì thuận với Lý làm lợi ích cho chúng sinh, chính là trái với ác. Nếu tùy theo tướng để phân biệt thì thiện của trời-người, hãy còn là thụ động đối trị, bởi vì đều là Khổ-Tập. Văn phân năm lớp:

Lớp thứ nhất: Mười thiện của trời-người. Bởi vì trờingười là thiện của thế gian, cho nên không phân ra. Thật sự thì cũng đầy đủ ba phẩm, nghĩa là thiện của loài người là phẩm Hạ, thiện của trời cõi Dục là phẩm Trung, thiện của trời cõi Sắc-Vô sắc là phẩm Thượng.

Nói về ba phẩm, hoặc là do tâm của ba thời, hoặc là dựa theo cảnh có hơn-kém, hoặc là tâm có nặng-nhẹ, hoặc là tự mình thực hiện-dạy cho người khác thực hiện...

Luận tường tận về nghĩa ấy thì nhiều phẩm không giống nhau, sơ lược nói đến một vài phẩm mà thôi, bởi vì bất thiện thì trái với ở đây, có thể biết. Luận Du Già quyển thứ 60 mở rộng hiển bày về sai biệt.

Lớp thứ hai: Từ "Hựu thử..." trở xuống là phân rõ về mười thiện của Thanh văn. Sau trong Tam thừa có ba tiết: Một: Nêu lên pháp thiện đã tu giống nhau; Hai: Hiển bày về dụng công khác nhau; Ba: Kết luận thành tựu về Thừa của mình.

Nay trong Thanh văn, từ "Dĩ trí tuệ..." trở xuống là trình bày về dụng công khác nhau, trong đó: Câu đầu là so với trước để làm sáng tỏ về thù thắng, bởi vì tu về Trí thuộc Thật tướng, không giống với thiện không có Trí của trời-người, bao gồm quán sát về nhân quả-thiện ác trên đây, đều là cảnh quán sát thuộc về Khổ-Tập. Tiếp từ "Tâm thiểm liệt..." trở xuống là so với sau để làm sáng tỏ về yếu kém.

Có năm loại tướng: 1-Nhờ vào tích tập, bởi vì tích tập về nhân nhỏ bé, cho nên tâm hẹp hòi-yếu kém, hẹp hòi nghĩa là tu hành một ít pháp thiện, yếu kém nghĩa là chỉ có thể Tự lợi. 2-Sợ khổ, tức là bởi vì sợ hãi ba cõi. 3-Tâm rời bỏ, tức là thiếu Đại Bi, cho nên rời bỏ chúng sinh. Ba loại trên chỉ là yếu kém so với Bồ-tát. Hai loại sau bao gồm yếu kém so với Duyên giác: 4-Nương tựa, tức là Kinh nói thuận theo người khác, nghĩa là nhất định phải nhờ vào Thầy dạy bảo. 5-Quán sát, tức là nghe âm thanh mà hiểu rõ, nghĩa là bởi vì nghe âm thanh về Nhân-Pháp vô ngã, cho nên tâm thông suốt.

Thành tựu về Thanh văn Thừa, là kết luận thành tựu về Thừa của mình. Nhưng chủ động đối trị thì mười thiện cùng với Trí tuệ, tức là diệt nhân quả của ác thuộc về Đạo đế; trong nhân quả của thiện khiến cho vắng lặng, gọi là Diệt đế. Thành tựu về Thanh văn Thừa, nghĩa rời bỏ Đạo-Diệt.

Lớp thứ ba: Mười thiện của Duyên giác. Trong dụng công khác nhau: Câu đầu là tổng quát trình bày, bởi vì có thể tu tập, gọi là tu tập thanh tịnh, nhưng chưa có thể tu tập trọn vẹn, cho nên không gọi là đầy đủ. Tiếp từ "Bất tùng..." trở xuống là riêng biệt hiển bày, có ba loại tướng: 1-Tự giác, nghĩa là khác với Thanh văn, không nghe từ người khác là hiển bày về Y chỉ thù thắng. 2-Từ "Đại Bi..." trở xuống là không tự mình thuyết pháp, bởi vì Đại Bi không đầy đủ cho nên không có tâm khởi lên thuyết giảng, bởi vì phương tiện không đầy đủ cho nên năng lực không có thể thuyết giảng, nếu có lợi ích cho chúng sinh thì phần nhiều chỉ hiện bày thần thông. Đây là yếu kém so với Bồ-tát. 3-Từ "Ngộ giải..." trở xuống tức là quán sát ít cảnh giới, ít có hai nghĩa: a-So với trước hiển bày về thù thắng, bởi vì là Lợi căn, chỉ quán sát Khổ-Tập, liền tỏ ngộ về quán sát rất sâu xa, thù thắng so với Thanh văn; b-So với sau làm sáng tỏ về yếu kém, chỉ quán sát Nhân-Pháp vô ngã, cho nên không giống như Bồ-tát mong cầu Đại Trí của Phật...

Hai Thừa trên, nói mở rộng như trong phần Bổn Địa ở luận Du Già.

Lớp thứ tư: Mười thiện của Bồ-tát. Trong dụng công khác nhau, có bốn loại tướng: 1-Nhờ vào tích tập; 2-Dụng; 3-Lực; 4-Địa.

Trong tướng thứ 4: Câu đầu là nhân của Hạnh, hai câu tiếp là tướng của Hạnh, một câu sau là phần vị của Hạnh.

Câu 1, nói nhờ vào tích tập, là vốn có tu tập về thiện căn, dựa vào đó khởi Hạnh. Ở đây lại có ba nghĩa: MộtDựa vào tất cả thiện căn mà khởi Hạnh, tức là tu tập đầy đủ đối trị làm cho thanh tịnh, đầy đủ tức là nghĩa về tất cả pháp thiện; nay kinh thiếu hai chữ này, thì không thể nào khác với Duyên giác nói trên; đây là trình bày về Tự lợi. Hai-Tâm rộng lớn, tức là tâm Lợi tha. Ba-Vô lượng, tức là tâm Đại thừa, là Thể của hạnh Tự lợi-Lợi tha.

Câu 2, đầy đủ thương xót là Dụng của Bồ-tát. Câu 3 do phương tiện mà thâu nhiếp, tức là dùng Tứ nhiếp pháp để thâu nhiếp chúng sinh, là lực của tâm Bi. Câu 4 từ "Phát sinh..." trở xuống đều là hiển bày về nghĩa của Địa. Địa tuy có mười, mà dựa vào nơi đầy đủ ba A-tăng-kỳ, sơ lược nêu ra ba Địa để thâu nhiếp bảy Địa còn lại: Một-Phát sinh Đại Nguyện, tức là tâm sâu xa thanh tịnh ở Địa thứ nhất. Hai-Không rời bỏ chúng sinh, tức là Địa không thối chuyển, tuy đạt được tịch diệt mà không rời bỏ chúng sinh, tức là Địa thứ tám. Ba-Mong cầu Trí của Phật..., tức là tiếp nhận phần vị lớn của Địa, tức là Địa thứ mười, ở đây có ba câu: a-Quán sát mong cầu thực hành về chứng, bởi vì Trí độ đầy đủ; b-Chướng ngại của các Địa hoàn toàn thanh tịnh; c-Che lấp của các Độ hoàn toàn thanh tịnh.

Từ "Thành Bồ-tát quảng đại hạnh..." trở xuống là kết luận thành tựu về Thừa của mình.

Lớp thứ năm: Mười thiện của Phật. Thượng Thượng là tổng quát.

Từ "Nhất thiết..." trở xuống là riêng biệt, có bốn loại nghĩa, hiển bày về sự việc Thượng Thượng, ba nghĩa trước là thuộc về Phật, một nghĩa sau là Bồ-tát suy nghĩ đầy đủ: 1-Diệt, nghĩa là bởi vì diệt trừ nghiệp đạo bất thiện cùng với tập khí, cho nên Chủng Trí thanh tịnh. 2-Xả, nghĩa là cho đến Chứng pháp Bất cọng là mười LựcVô úy, cho nên rời bỏ Nhị thừa. 3-Phương tiện, nghĩa là bởi vì tất cả pháp của chư Phật đối với Bồ-tát Thừa, đều khéo léo thành tựu. 4-Bởi vì Bồ-tát mong cầu không hề thỏa mãn, cho nên nói là: Vì vậy nay con bình đẳng thực hành mười thiện.

Trên đây tuy nêu ra năm lớp-mười thiện, nhưng mười thiện của phàm phu-Tiểu thừa chỉ dùng để giáo hóa chúng sinh, không phải là công hạnh của chính mình; mười thiện của Bồ-tát, bởi vì trước đã an trú, cho nên tuy chính là tâm bình đẳng thực hành pháp thiện của Phật, nhưng pháp thiện của Phật hướng về Bồ-tát là phần còn lại chưa tu, trong Nhất thiết trí tự tại thuần thục mới là đầy đủ, cũng diệt trừ tập khí cho nên nói là thanh tịnh.

Mục ba là tổng quát kết luận để khuyến khích tu tập, có thể biết.

Phần c-ừ "Phật tử, thập bất thiện nghiệp đạo..." trở xuống là Lợi ích chúng sinh giới, văn phân làm hai mục: Một-Mở rộng trình bày về thâu nhiếp chúng sinh; Hai-Từ "Phật tử, Bồ-tát như thị hộ trì ư giới..." trở xuống là kết luận thành tựu về giới làm lợi ích cho chúng sinh.

Trong mục một-Hiển bày về Giới tăng thượng này, có năm loại nghĩa: 1-Trí; 2-Nguyện; 3-Hạnh; 4-Tích tập; 5-Quả của tích tập.

Mục 1-Trí, nghĩa là khéo léo nhận biết về nhân-quả khổ của chúng sinh, văn phân làm ba: a-Tổng quát trình bày nhận biết về nhân; b-Từ "Ư trung..." trở xuống là riêng biệt hiển bày nhận biết về quả; c-Từ "Phật tử..." trở xuống là kết luận thành tựu về nhân của khổ.

Mục a-Trong tổng quát, quả có ba đường dữ không giống nhau, nhân có ba thời gian lên cao-xuống thấp, Luận gọi là Thời sai biệt. Ba Thời lại có hai: Một-Dựa theo tâm, nghĩa là như sát sinh, sắp sát sinh-đang sát sinh-đã sát sinh, ba Thời đều nặng gọi là phẩm Thượng, tùy theo một Thời nhẹ gọi là phẩm Trung, ba Thời đều nhẹ là phẩm Hạ. Hai-Dựa theo thời gian, nghĩa là thời gian ít-thời gian nhiều-suốt đời gây ra... Còn lại có ba phẩm, nói như trong phần trình bày về mười thiện trước đây. Lại đều có ba phẩm... thuận theo ở trong mỗi một đường dữ.

Nhưng dựa theo kinh Chánh Pháp Niệm, ba đường dữ đều có bên cạnh và chính thức (Biên-chánh), chính thức là nặng, bên cạnh là nhẹ. Chính thức ngạ quỷ so với bên cạnh súc sinh, thì ngạ quỷ tội nặng hơn, vì vậy trong luận Tạp Tập... nói ngạ quỷ tiếp sau địa ngục. Nếu chính thức súc sinh so với bên cạnh ngạ quỷ, thì súc sinh tội nặng hơn, nay nói phẩm Hạ là nhân của ngạ quỷ.

Mục b-Trong riêng biệt hiển bày nhận biết về quả, trong mười pháp bất thiện đều có hai quả sai biệt: MộtSai biệt về quả của Báo, đó gọi là Dị thục của ba đường dữ; hai-Sai biệt về quả của Tập khí, tức là Báo sót lại trong loài người, là phần còn lại của Chánh báo. Trong kinh nói: Nếu sinh trong loài người thì mang lấy hai loại này. Nhưng luận Tạp Tập-Du Già..., tách quả của Tập khí ra làm hai: 1-Dựa theo Nội báo gọi là quả Đẳng lưu, tức là như kinh phân rõ; 2-Dựa theo Ngoại báo cảm đến quả Tăng thượng. Nay kinh thiếu phần này, sau dựa vào quả báo Dị thục để hiển bày về điều đó.

Mười ác đều giống nhau, nay chỉ giải thích về quả Đẳng lưu-Tăng thượng. Nhưng hai loại Đẳng lưu, phần nhiều là trước nặng-sau nhẹ, nhẹ tức là Đẳng lưu của Phương tiện, nặng tức là Đẳng lưu của Chánh ác. Mười ác thì phân làm mười tiết:

Tiết một-Trong sát sinh: 1-Giết hại khiến cho chết yểu, không trọn tuổi thọ, nhận lấy thọ mạng ngắn ngủi, tức là Đẳng lưu của Chánh ác. 2-Chưa chết mà nhận chịu đau khổ bởi vì mang lấy nhiều bệnh tật, tức là Đẳng lưu của Phương tiện; sợ hãi không có ánh sáng tốt đẹp, cảm đến vật cung cấp cho sinh hoạt... thiếu đi ánh sáng, là Tăng thượng bên ngoài.

Tiết hai-Trộm cắp làm hại tài sản của người khác mà nhận chịu nghèo túng, khiến cho có được để dùng nhưng không vừa lòng xứng ý, tài sản chung mà không được tự tại; cảm đến sương mù mưa đá làm hư hại cây cối mùa màng, là Tăng thượng bên ngoài.

Tiết ba-Trong tà dâm khiến cho người vợ không trinh thuận, bởi vì phương tiện dụ dỗ lừa gạt, bẩn thỉu xấu xa của tà dâm, cảm đến hôi hám nhơ nhớp, là Tăng thượng bên ngoài.

Tiết bốn-Đẳng lưu của nói dối, lại bị phỉ báng dựa theo cảnh trái ngược, bị dối gạt dựa theo tâm trái ngược, bởi vì lời nói không thật, cảm đến mất công làm nhiều mà không có kết quả gì, là Tăng thượng bên ngoài.

Tiết năm-Trong lời nói hai lưỡi, khiến cho người khác ly gián, mà bạn thân trở thành oán thù, bởi vì phát ra lời nói không công bằng, cho nên cảm đến gặp nhiều hiểm trở, là Tăng thượng bên ngoài.

Tiết sáu-Trong lời nói thô ác, Thể của lời nói là ácDụng của lời nói là ác, bởi vì nói ra luôn luôn có tranh chấp trái ngược, làm phiền lòng người khác, cho nên cảm đến sự việc như gai góc-đá sỏi..., là Tăng thượng bên ngoài.

Tiết bảy-Nói lời thêu dệt, lời nói không có người tiếp nhận bởi vì căn cơ không hiểu, lời nói không rõ ràng bởi vì tự mình thêu dệt rối rắm, bởi vì lời nói thêu dệt cho nên cảm đến vật dụng hoa trái không thuận theo mùa, là Tăng thượng bên ngoài.

Tiết tám-Trong tham dục, bởi vì không biết đủ những gì đã có được, cho nên mong cầu những gì chưa có được, tham thì niệm niệm ham muốn nhiều, cảm đến Tăng thượng bên ngoài ngày ngày giảm bớt.

Tiết chín-Trong nóng giận, hai loại Đẳng lưu tựa như trước nhẹ-sau nặng: 1-Thấy không vừa ý, cho nên cầu tìm điều tốt-xấu của người; 2-Bởi vì não hại người khác, cho nên nóng giận không thuận theo tình của chúng sinh. Cảm đến mùi vị đắng cay của điều ấy, và nhiều thú dữ-sâu độc, là Tăng thượng bên ngoài.

Tiết mười-Tà kiến lại sinh vào nhà tà kiến, giống như dòng nước chảy về chỗ thấp, tâm nhận thức không đúng đắn cho nên phần nhiều nịnh hót quanh co. Nói tóm lại là bởi vì không đúng đắn, cho nên cảm đến hoa trái tốt đẹp ngon ngọt thảy đều ẩn đi, là Tăng thượng bên ngoài. Tựa như thanh tịnh mà không thanh tịnh, tựa như yên ổn mà không yên ổn, vì vậy quán sát về quả nhận biết về nhân, cần phải đoạn trừ.

Mục c là kết luận thành tựu về nhân của khổ, vô biên khổ đau từ đây mà phát sinh.

Mục 2-Từ "Thị cố Bồ-tát..." trở xuống là trình bày về Nguyện: Dựa vào Trí phát khởi Nguyện, Nguyện tự mình tu tập pháp thiện vì chúng sinh, cho nên chỉ lìa bỏ nhân ác thì quả ác tự nhiên mất, Nguyện tu tập nhân thiện thì quả thiện tự nhiên đến.

Hỏi: Ác gọi là sát sinh..., lìa bỏ tức là không sát sinh, không sát sinh tức là thiện, lìa bỏ ác-trụ vào thiện, hai tướng lẽ nào phân biệt? Đáp: Ở đây có hai ý: 1-Lìa bỏ sát sinh, nghĩa là lìa bỏ Tác Phạm; trú vào thiện, nghĩa là trú vào Chỉ Trì. Thể thì không khác nhau, dựa theo Trì-Phạm thì phân ra hai, Tác Trì-Chỉ Phạm ngược lại điều này, có thể biết. 2-Lìa bỏ ác thì chỉ là điều ác dừng lại, trú vào thiện thì bao gồm thực hành điều thiện, có đủ Chỉ Trì-Tác Trì. Nghĩa về Chỉ giải thích như trước, nghĩa về Tác thì thế nào? Ba Tụ trước đây, thì Tụ đầu đã sơ lược trình bày, nay sẽ giải thích lại, nghĩa là không những không sát sinh, mà còn bảo vệ mạng sống của chúng sinh, như bảo vệ mạng sống của mình, là điều thiện bậc nhất. Giữ gìn tài sản vật dụng của người khác, như chính mình vốn có. Đối với vợ của người khác cũng như vậy. Lời nói chân thật, lời nói dịu dàng, hòa hợp làm cho lợi ích, là bốn điều thiện của lời nói. Không những không có tham, mà lại có thể bố thí giúp đỡ. Không những không nóng giận, mà còn Từ Bi hòa nhã.

Không những không có Tà kiến, mà còn thành tựu Chánh kiến. Trí tuệ sâu rộng thì chính là Tác.

Mục 3-Từ "Tự trú..." trở xuống là trình bày về Hạnh dựa vào Nguyện, khởi Hạnh như lời thề mà tu tập, trong đó: Đầu là dựa vào Nguyện trước đây để khởi Hạnh của mình; sau từ "Diệc khuyến..." trở xuống là dựa vào Hạnh của mình mà chính thức thâu nhiếp chúng sinh.

Mục 4-Từ "Phật tử..." trở xuống là trình bày về Tích tập, dựa vào Bi tăng thượng mà nghĩ đến chúng sinh, phát sinh mười loại tâm. Mười loại tâm này cũng có thể cùng nối thông với tất cả. Luận dựa vào tướng riêng biệt làm thành tám loại chúng sinh:

Một-Đối với chúng sinh hành ác thì khiến cho trú vào hành thiện, gọi là lợi ích.

Hai-Vì chúng sinh khổ đau thì khiến cho có được yên vui.

Ba-Đối với chúng sinh oán ghét thì khởi tâm Từ không nghĩ đến đáp trả.

Bốn-Đối với chúng sinh nghèo khổ thì khởi tâm Bi mong muốn cứu giúp họ.

Năm-Đối với chúng sinh ham vui thì thương xót cho sự phóng túng của họ.

Sáu-Đối với ngoại đạo thì thâu nhiếp khiến cho phát sinh niềm tin đúng đắn.

Bảy-Đối với người đồng hạnh thì bảo vệ khiến cho không lui sụt.

Tám-Như chính mình chọn lấy, đối với chúng sinh thâu nhiếp tất cả Nguyện về Bồ-đề, bởi vì Nguyện giống nhau.

Hai tâm sau cũng dựa theo tương tự ở đây, nhưng tâm sau thù thắng hơn tâm trước.

Chín-Quán sát về đạo Đại thừa mà chúng sinh ấy nương theo, người tiến lên hướng về thì tôn kính như bậc Thầy.

Mười-Quán sát về người tích tập đầy đủ công đức, thì tôn kính như bậc Đại Sư.

Mục 5-Từ "Tác thị niệm ngôn..." trở xuống là quả của tích tập, dựa vào tâm Bi trước đây để khởi lên mong muốn thù thắng nhất, bởi vì mong muốn cứu giúp.

Trong văn thì cứu giúp thâu nhiếp mười loại chúng sinh, đều nói là Hựu tác, văn đều có hai tiết: a-Quán sát về chúng sinh đã hóa độ; b-Từ "Ngã đương..." trở xuống là tâm cứu giúp. Tiết a tức là thụ động đối trị, tiết b tức là chủ động đối trị.

Trong Tích tập trước đây muốn hiển bày về sai biệt, dùng mười loại tâm hướng về tám loại chúng sinh. Nay trong mười loại, mỗi một loại chúng sinh đã có thể có mười tâm cứu giúp như trước đây.

Trong mười loại: Một loại đầu vốn là hiểu biết tà vạy (Giải tà), Luận nói: Dựa vào điên đảo tăng thượng làm đầu tiên. Chín loại còn lại là thực hành tà vạy (Hạnh tà).

Luận tách ra làm ba: Năm loại đầu là hóa độ chúng sinh mong cầu về Dục, bởi vì mong cầu năm Dục bên ngoài; hai loại tiếp là hóa độ chúng sinh mong cầu về quả báo (Hữu), bởi vì mong cầu về quả của Chánh báo trong ba cõi; hai loại sau là hóa độ chúng sinh mong cầu Phạm hạnh, bởi vì mong cầu về đạo vượt ra, bao gồm hai loại trước là bốn. Nhưng chúng sinh đã hóa độ này, chỉ thâu nhiếp sáu loại trước mà thiếu đi hai loại sau trong mục Tích tập, bởi vì Tích tập là tâm làm lợi ích chúng sinh, khởi tâm có nghĩa rộng, cho đến duyên vào đức đầy đủ mà sinh lòng kính trọng bậc Thầy. Nay ở đây chính là luận về cứu giúp, cho nên hai loại sau đều không phải là chúng sinh đã cứu giúp, dù cho người đồng hạnh ấy thối chuyển cần phải hóa độ, mà cũng không có nơi nào ngoài Đại thừa có sự an ổn riêng biệt, có thể nói là cứu giúp vượt ra.

Thứ nhất: Trong hóa độ chúng sinh điên đảo:

Trong tiết a-Chúng sinh đã hóa độ, Tà kiến là tổng quát, nghĩa là bốn điên đảo, bởi vì suy xét tìm tòi ngoài Lý cho nên gọi là Tà kiến. Tiếp là Tuệ ác-Dục ác, hai loại này là riêng biệt: Hai điên đảo về Thường-Lạc gọi là Tuệ ác, bởi vì chuyên niệm phân biệt mới có thể hiện hành; hai điên đảo về Ngã-Tịnh gọi là Dục ác, không nhờ vào chuyên niệm mà có thể hiện hành, bởi vì tánh đã thành. Do chấp về Ngã-Tịnh mà gọi là Dục..., nói như kinh Niết Bàn. Sau là rừng rậm của Đạo ác, là kết luận về Tà kiến ấy làm nhân của các lỗi lầm, Đạo ác là bởi vì không phải Chánh đạo, hiển bày về điên đảo trước đây là nơi lưu hành của phiền não hiện hành; rừng rậm cũng làm nhân của Tùy miên.

Trong tiết b-Kết luận về chủ động đối trị, trú vào Chánh kiến, tổng quát vượt qua Hạnh tà trên đây, hướng về Thật đạo mà vượt qua rừng rậm của Đạo ác.

Thứ hai: Trong hóa độ chúng sinh mong cầu về Dục, năm loại phân hai: Ba loại đầu là hóa độ chúng sinh thọ dụng năm Dục đang có được mà phát sinh lỗi lầm, hai loại sau là hóa độ chúng sinh theo đuổi năm Dục chưa có được mà luôn luôn lỗi lầm.

Trong ba loại đầu thì phân làm ba tiết: 1-Thọ nhận tài sản không chung; 2-Thọ nhận tài sản không thỏa mãn; 3-Thọ nhận tài sản tích trữ.

Tiết 1-Vật dụng đã có được không chung với người khác, phát sinh lỗi lầm về nóng giận vào lúc chi phí sử dụng:

Tiết a-Trình bày về thụ động đối trị: Phá hoại lẫn nhau dùng làm câu tổng quát, phá hoại có hai: Một-Tranh chấp ở trong lời nói; Hai-Oán giận với nhau ở trong tâm, tức là phân biệt mình-người. Từ "Sân hận..." trở xuống là kết luận về tăng trưởng, bởi vì sân hận cho nên suy nghĩ gây ra báo thù, hành ác của thân-tâm hừng hực không dứt.

Trong tiết b-Chủ động đối trị: Tâm Từ có thể đối trị nóng giận, tâm Từ của Như Lai mới gọi là Vô thượng.

Tiết 2-Hóa độ chúng sinh thọ nhận tài sản không thỏa mãn, bởi vì mong cầu luôn luôn không thỏa mãn mà phát sinh lỗi lầm về tham lam.

Trong tiết a-Thụ động đối trị, có hai: Một là tham lam giữ lấy không thỏa mãn, trình bày về nội tâm khó đầy đủ; hai là chỉ mong cầu tài lợi, tự mình sống bằng tà mạng, biểu hiện ở thân-khẩu, kết luận về ba nghiệp trên đây.

Tiết b-Chánh mạng của ba nghiệp dùng làm chủ động đối trị.

Tiết 3-Hóa độ chúng sinh thọ nhận tài sản tích trữ, tích trữ mà không phân tán ra thì thuận theo phát sinh ba Độc, tăng trưởng lỗi lầm của phiền não.

Trong tiết a-Thụ động đối trị: Nhiễm đắm sinh ra Tham, phân tán sử dụng sinh ra Sân. Nếu tích trữ mà có thể phân tán ra, thì đâu có Tham-Sân? Si là mê lầm đối với hai loại nói trên. Nói đủ loại phiền não dựa vào mà hừng hực: Quán xét thẳng vào ý Kinh, thì bởi vì ba Độc trên đây lại sinh ra phiền não; nếu dựa theo ý Luận, thì bởi vì tích trữ tài sản, tích trữ tài sản tức là Thể của nhân phiền não. Vì sao hừng hực? Nghĩa là ngắm nhìn vật báu để hưởng thụ, luôn luôn bị phiền não thiêu đốt. Nhưng Si có hai lỗi lầm: Một là mê lầm đối với hai loại trước, lại cũng không biết cái gì là lửa, thế nào là mất? Hai là ý không mong cầu vượt ra, cho nên nói là không hiểu biết về pháp quan trọng để vượt ra, nghĩa là đã mê lầm vì niềm vui của nhà lửa, thì lẽ nào có tâm mong cầu vượt ra hay sao?

Trong tiết b-Chủ động đối trị, là Niết-bàn mát lạnh mà dập tắt lửa phiền não.

Ba loại trên đây tức là chúng sinh dấy khởi phiền não.

Trong hai loại sau, có hai Nguyện hóa độ chúng sinh theo đuổi năm Dục chưa có được mà luôn luôn lỗi lầm, tức là chúng sinh tạo nghiệp, phân hai tiết: Một tiết đầu trình bày về tạo ra các hạnh ác để theo đuổi Hiện báo, một tiết sau trình bày về tạo ra nghiệp thiện hữu lậu để theo đuổi Hậu báo.

Tiết đầu là giáo hóa chúng sinh tạo ra các hạnh ác để theo đuổi Hiện báo.

Trong tiết a-Thụ động đối trị, có bốn loại lỗi lầm:

Một-Lỗi lầm do ngu si che lấp tâm, trong đó: Ngu si là Thể của Si, tối tăm nặng nề là Tướng của Si, cũng là lỗi lầm của Si. Còn lại đều là lỗi lầm của Si: 1-Tối tăm nặng nề, bởi vì mê lầm về khổ hiện tại, không nhận biết là khổ; 2-Ảo vọng nhìn thấy, bởi vì ảo vọng nhìn thấy niềm vui đối với nỗi khổ ít hơn ở hiện tại, như thấy hoa đốm giữa hư không; 3-Che phủ sâu dày, bởi vì không thấy khổ báo phải nhận lấy ở vị lai, như mắt che phủ sâu dày hoàn toàn không nhìn thấy gì.

Hai-Từ "Nhập âm ế..." trở xuống là lỗi lầm về tăng thêm ác-xa rời thiện: 1-Tăng thêm ác bởi vì mê lầm về Dị thục, ngu dốt thuận theo hành bất thiện, mà tăng trưởng Kiết sử, gọi là đi vào rừng rậm che phủ kín mít. 2-Mất đi ánh sáng Trí tuệ, đây là trình bày về xa rời thiện, bởi vì Si mê làm chướng ngại đến hành thiện.

Ba-Từ "Hành khoáng dã hiểm đạo..." trở xuống là trình bày lỗi lầm về nhận lấy khổ báo. Sinh tử rộng dài xa xăm không có nơi nào nương tựa, dụ cho đồng hoang mênh mông; nhiều chướng ngại hiểm nạn, lại gọi là con đường nguy hiểm; lưu chuyển gọi là đi qua.

Bốn-Khởi lên những ác kiến, tức là lỗi lầm không có đối trị đích thực. Luận nói: Nghĩa là gây ra nhiều nhân tội lỗi, vào lúc mạng sống sắp kết thúc nhìn thấy tướng của báo ác. Tâm phát sinh nhận thức hối hận, hoặc là hối hận về pháp đã tu tập trước đây, hoặc là khởi lên nhận thức xấu ác, cho nên gọi là Hối kiến. Nhưng không thể nào đích thực đối trị về Tập, cho nên gọi là lỗi lầm.

Trong tiết b-Chủ động đối trị: Trước đạt được Tuệ nhãn thanh tịnh là Thể, Tuệ nhãn này có hai công năng: Một là thấy tướng như Thật, hai là do thấy tướng Thật, thì không tùy thuộc người khác. Đầy đủ hai nghĩa này gọi là Tuệ nhãn chân thật. Dùng hai câu này làm tổng quát vượt qua nhận thức lỗi lầm trước đây, cho nên trước đây đều là Thật.

Tiết sau là giáo hóa chúng sinh tạo ra nghiệp thiện hữu lậu để theo đuổi Hậu báo, là lỗi lầm vì thuận theo con đường nguy hiểm, nghĩa là bởi vì ngu si mê muội về Thắng nghĩa xuất thế gian, tạo ra phước thuộc nghiệp bất động, mong cầu quả báo ở vị lai, thì thường ở nơi con đường nguy hiểm.

Trong tiết a-Thụ động đối trị có mười câu, phân ba: Một-Câu đầu là Tự Thể, bởi vì chính là sanh tử; Hai-Từ "Tương trụy..." trở xuống là chướng ngại, nghĩa là bởi vì ở đây khó vượt ra; Ba-Từ "Tùy thuận..." trở xuống là trình bày về mất mát, nghĩa là bởi vì trú vào thì mất đi pháp thiện xuất ly.

Một-Nói về Tự Thể, nghĩa là bởi vì nhờ vào một chút thiện của thế gian làm căn bản, thì quả báo của trờingười không an toàn, cho nên gọi là con đường nguy hiểm.

Hai-Nói về chướng ngại, đều là sự việc ở trong con đường nguy hiểm, văn có tám câu, mê lầm đối với KhổTập-Diệt-Đạo, như thứ tự đều có hai.

1- Trình bày về Khổ thuộc quả báo, nghĩa là tâm tuy mong cầu ra khỏi mà hành thuận theo ba đường dữ, như đứng trước vực sâu, cho nên nói là sắp rơi xuống.

Đi vào trong mạng lưới ác kiến, đây là trình bày về mê lầm đối với Khổ, ở trong quả khổ mà ảo vọng sinh ra tưởng về vui, vì lưới ác kiến quấn quanh, như dây leo đan chằng chịt nơi con đường nguy hiểm ở thế gian.

2- Từ "Vi ngu..." trở xuống là mê lầm đối với nhân của Tập, nghĩa là bị ngu si che lấp, không biết đến phiền não, không hiểu về nghiệp trống rỗng, như thêm rừng sâu thì không thấy được nguy hiểm.

3- Từ "Tùy trục..." trở xuống là trình bày về tạo ra Tập, thế gian ít Chánh đạo, học thì thuận theo Tà đạo, lại khởi lên nghiệp tà mà thực hành theo hạnh điên đảo; như con đường nguy hiểm nhiều ngã rẽ, thường thường đi vào con đường của lang sói, tuy đi mãi mà không hết, muốn tiến tới lại quay lui.

4- Từ "Thí như manh nhân..." xuống là hiển bày về không có Tuệ nhãn đích thực, không có Thể của Đạo, chỉ có được quả, bởi vì tham trước ái dục mà đui mù. Vì vậy kinh Pháp Hoa nói: "Đắm theo vui thú, do Si mà đui mù." Tức là nghĩa này. Như không có mắt, trải qua nguy hiểm mịt mù không có nơi đến.

5- Không có vị Thầy hướng dẫn, là trình bày về thiếu duyên của Đạo. Vị Thầy hướng dẫn, nghĩa là Phật Bồ-tát. Đã lìa bỏ vị Thầy hướng dẫn sáng suốt thì phát sinh hai loại mất mát: Một-Sẽ sinh vào đường ác; haiĐời này-đời sau, tuy ở cõi trời-người nhưng phóng túng chướng ngại đến nhận thức. Vì vậy, tuy có Phật xuất thế mà không thấy-không nghe, như người mù không có người dẫn đường, nếu không rơi vào hố sâu thì chỉ ngồi yên không mà tiến tới được.

6- Không phải là Đạo giải thoát, mà nói là giải thoát, thì đích thực mê lầm đối với Diệt đế, mong cầu Niết-bàn mà hướng về nơi khác, nghĩa là lấy Y-Chánh từ Phạm Thiên cho đến Tự Tại để làm Niết-bàn, tôn sùng Tà giải này cho là Chánh kiến, như ở con đường nguy hiểm lấy bế tắc làm thông suốt.

7- Đi vào cảnh giới của ma..., hiển bày có chướng ngại đến Diệt đế, năm loại Dục tuyệt vời là cảnh giới của ma, tham đắm là đi vào; sáu trần cướp mất điều thiện gọi đó là giặc ác, bị lôi kéo là thâu nhiếp.

Ba-Từ "Tùy thuận..." trở xuống là hai câu trình bày về mất mát: Câu đầu là nương tựa oán thù, cho nên mất đi pháp lìa bỏ điều ác; câu sau là rời xa Thiện hữu, cho nên mất đi pháp tiến thêm điều thiện, người và pháp đều mất.

Trong tiết b-Chủ động đối trị: Cứu giúp ra khỏi con đường nguy hiểm, tổng quát lìa bỏ điều ác trước đây, trú trong khu thành Vô úy, là nơi có thể lìa bỏ; như ở chốn hoang vu mịt mờ gặp được khu thành, thì những khó khăn sợ gì tiếp cận? Đối chiếu văn trên, nếu không biết rõ động niệm, thì thuận theo tâm của Ma mà cách xa ý của Phật; vắng lặng soi chiếu cùng vận dụng, thì ra khỏi nơi nguy hiểm khó khăn mà đi vào khu thành của Trí.

Trên đây là phần hóa độ chúng sinh mong cầu về Dục, xong.

Thứ ba: Hóa độ chúng sinh mong cầu về quả báo, có hai tiết: Tiết đầu là sai biệt về đường (Đạo), nghĩa là lưu chuyển trong năm đường; tiết sau là sai biệt về cõi (Giới), nghĩa là ràng buộc trong ba cõi.

Tiết đầu: a-Lỗi lầm; b-Trong đối trị lỗi lầm, câu đầu là tổng quát, từ "Nhập dục..." trở xuống là riêng biệt. Trong tổng quát tức là lỗi lầm chìm vào sông lớn, chìm nổi trong sáu đường như dòng sông lớn ấy, bởi vì chìm trong mong cầu quả báo chính là lỗi lầm. Nhưng trong tổng quát hàm chứa nghĩa riêng biệt ở phần sau, cũng là dòng thác (Bộc lưu) của Thức A-lại-da, sóng nước (Ba lãng) của bảy Thức.

Trong riêng biệt thì sóng nước ở dòng thác lớn ấy có ba loại tướng: Một-Tự Thể dập dềnh trôi nổi, nghĩa là nhân quả của năm nẻo; Hai-Từ "Thân kiến..." trở xuống là nhân khởi lên tai nạn, nghĩa là nơi có nhiều tổn hại; Ba-Từ "An lục xứ..." trở xuống là đã trở thành mất mát lớn, mất mát về Đạo xuất ly.

Một: Tự Thể có năm loại tướng: 1-Sâu hút; 2-Dòng chảy; 3-Tên gọi; 4-Trôi giạt; 5-Rộng lớn. Chỉ có một loại ấy đã là khó vượt qua, huống hồ đầy đủ năm loại thì chìm nổi đâu nghi ngờ gì?

1- Sâu hút, tức là đầy đủ bốn dòng chảy (Lưu), nước cuồn cuộn mênh mông, là dòng sông phiền não.

2- Xoáy nước của sinh tử là Lưu. Trên đây là tổng quát về bốn Lưu, bởi vì nhân của phiền não sâu hút, cho nên quả khổ này thường tuôn chảy không cạn. Hai loại trên chính là nơi chìm nổi, bởi vì chìm nổi ở trong dòng sinh tử này.

3- Sông ái dập dềnh trôi nổi là tên gọi. Trước trình bày về bốn dòng chảy, tuy không có phiền não nào không thâu nhiếp, nhưng Ái tưới nhuần sinh tử. Từ đây mà chìm nổi, chỉ chọn lấy tên gọi là sông, như người ngu rơi xuống sông, Ái thì khó vượt ra.

4- Cuồn cuộn chảy xiết... là trôi giạt. Ở đây có hai nghĩa: Một-Hiển bày về dòng sông chảy xiết, cho nên nói là cuồn cuộn chảy xiết-dập dềnh tung tóe, nghĩa là tuy yêu quý thân mạng, muốn khiến cho tồn tại lâu dài, mà niệm niệm không dừng lại, là thời gian chìm nổi. Hai-Bởi vì nóng vội cho nên không thể nào nhận biết đúng như thật về lỗi lầm ấy, lại cũng không nhìn thấy bến bờ giải thoát của Niết-bàn, cho nên nói là không có thời gian rảnh để quán sát, là bởi vì chìm nổi như vậy.

5- Vì ham muốn hiểu biết (Dục-Giác)..., theo đuổi là rộng lớn. Nghĩa là hiểu biết tùy theo ham muốn..., hiểu biết tất cả năm Trần, cho nên gọi là rộng lớn, theo đây mà chìm nổi; Niết-bàn thì lấy ham muốn... để làm trùng độc.

Hai: Khởi lên tai nạn, có bốn: 1-Chấp, là chấp trước vào sào huyệt của Ngã-Ngã sở, không thể nào làm cho thay đổi, cho nên nói là La-sát của Thân kiến, giữ lấy ở trong đó. Nói ở trong đó, là ở trong hang ổ của Ấm. Nói giữ lấy cũng hàm chứa Giới thủ. 2-Từ "Tương kỳ..." trở xuống là xoay vòng trở lại, nghĩa là trước kia rời bỏ Dục đã được sinh đến cõi trên, bởi vì chấp trước Thân kiến mà trở lại sinh vào cõi dưới trong ý niệm về Dục. Nếu dựa theo kinh Niết Bàn, thì Ái kiến đều là La-sát. Luận về Kinh nói La-sát giữa sông Ái kiến, là người dịch quay lại văn không hết. 3-Từ "Ư sở tham..." trở xuống là ở trong chấp trước, nghĩa là bởi vì mong cầu vui thích đắm theo Dục... vào lúc thọ dụng. 4-Trú trong gò đồi giữa cánh đồng (Nguyên phụ) của Ngã mạn, là Tăng thượng mạn, nghĩa là ở trong lúc thọ dụng sự vật, bởi vì Ngã mạn-Đại mạn-Kiêu mạn khởi lên, tự cao xem thường người khác. Mạn khiến cho tâm nổi cao mà dụ cho gò đồi giữa cánh đồng, mưa pháp trên cao thì không dừng lại, tánh nước dưới thấp thì không nhìn thấy. Rộng rãi bằng phẳng nói là cánh đồng, cánh đồng tất nhiên là cao; trên cánh đồng lại thêm gò đồi, là Mạn thuộc về Thượng quá mạn, đối với bến bờ Niết-bàn lấy nước làm tai họa, đối với nước của Phật tánh thì gò đồi giữa cánh đồng làm sai trái.

Hiền Thủ nói: "Trong bốn loại: Một loại đầu là Kiến chấp, hai loại tiếp là Ái, một loại sau là Mạn. Trong Ái: Một là chủng tử không diệt mất cho nên quay trở lại, hai là hiện hành vướng mắc sâu nặng cho nên chìm đắm. Như người ở giữa dòng sông vì bốn điều khó ra khỏi: 1-Bị giữ đứng lại; 2-Bị dòng chảy xoáy tròn; 3-Bị chìm đắm; 4-Giạt vào cồn bãi khô cằn, không đến được bờ bên kia. Kết hợp với dụ, suy nghĩ về điều đó!"

Ba: Trình bày về mất mát, có ba: 1-Mất mát ở đường thiện, bởi vì không có ý vượt ra, cho nên ở yên trong xóm làng của sáu Xứ, đây là không có nhân của thiện; Hai-Mất mát ở đường ác, bởi vì không có cứu giúp, đây là không có duyên cứu giúp; Ba-Không có gì có thể vượt qua, là mất mát bởi vì đi đến nơi khác, nghĩa là lìa xa hành thiện của chính mình, sinh đến những nơi hoạn nạn, cho nên không được gặp Phật, đây là cùng thiếu cả nhân và duyên, bao gồm đường thiện và đường ác.

Trong chủ động đối trị: Trước là khởi tâm hóa độ, sau từ "Dĩ chư..." trở xuống là thành tựu về hạnh hóa độ. Hạnh hóa độ có sáu: 1-Trao cho nhân thiện, nghĩa là dùng sáu Độ vạn hạnh để làm thuyền bè; 2-Làm duyên cứu giúp; 3-Khiến cho không còn khổ đau hoạn nạn; 4-Khiến cho lìa bỏ Tập nhiễm; 5-Chứng được Niết-bàn tịch tĩnh; 6-Khiến cho đạt được Đại Trí Bồđề. Đều là ngược lại với ba tiết trên, suy nghĩ về điều này!

Vì sao có thể đạt được lợi ích này? Luận nói bởi vì pháp như thật. Vì sao hiểu rõ như thật? Bởi vì thật tánh của sinh tử vốn là Như, ngay nơi khổ đau hoạn nạn mà chứng đạt Niết-bàn; thấy rõ nguồn gốc của phiền não là tánh lìa bỏ, ngay nơi Tập nhiễm mà thành tựu Đại Trí. Giáo hóa như vậy là chân thật trao cho nhân thiện, chân thật có thể cứu giúp.

Tiết sau là trình bày sai biệt về cõi (Giới): a-Lỗi lầm; b-Trong đối trị lỗi lầm, câu đầu là tổng quát, ba cõi ràng buộc giống như lao ngục, cho nên mong cầu quả báo ở đó chính là lỗi lầm, từ "Đa chư..." trở xuống là riêng biệt.

Riêng biệt trình bày về ngục tù thế gian có năm lỗi lầm theo đuổi: 1-Sự việc khổ đau; 2-Tài sản không còn; 3-Yêu thương chia lìa; 4-Phát sinh ràng buộc; 5-Chướng ngại. Ngục tù của ba cõi cũng như vậy. Năm lỗi lầm này nêu ra sai biệt về năm loại Khó:

Một: Không có bệnh tật là khó, bởi vì không có bệnh tật là niềm vui, bệnh tật thì có đau khổ. Nghĩa về các Khó sau đều dựa theo đây. Khổ nghĩa là các bệnh khổ của thân, Não nghĩa là sầu não thuộc về bệnh của tâm.

Hai: Thường mang lòng yêu-ghét là khó về vật dụng sinh hoạt, bởi vì yêu thích vật dụng sinh hoạt ấy mà mong cầu không được, chán ghét sự nghèo túng kia mà cách xa vẫn miễn cưỡng gặp lại.

Ba: Thân thiết là khó, bởi vì yêu thương gần gũi mà biệt ly cho nên sinh lòng lo sợ.

Bốn: Giới là khó, bởi vì tuy sinh đến cõi trên, tạm thời lìa bỏ phạm giới, nhưng không tránh khỏi giới-hạnh trái ngược nhau, vẫn bị ràng buộc bởi xiềng xích của tham. Nghĩa là Báo hết thì khởi lên tham dục xấu ác, trình bày về hai cõi trên không phải là vĩnh viễn diệt trừ tham dục, mà tham dục này ràng buộc tất cả ba cõi.

Năm: Nhận thức là khó, bởi vì tuy đạt được Trí thuộc tám Thiền định của thế gian, mà cũng bị Vô minh che phủ, trái ngược nhau với Chánh kiến.

Trong chủ động đối trị: Nếu nhận biết rõ ràng như thật về tướng của ba cõi, không có sinh tử, không phải là thật-không phải là giả, thì tự nhiên không có chướng ngại, chứng quả hoàn toàn vắng lặng.

Thứ tư: Hóa độ chúng sinh mong cầu Phạm hạnh, có hai tiết: Tiết đầu là hóa độ chúng sinh mong cầu Phạm hạnh tà vạy, khiến cho rời bỏ Tà-quay về Chánh; tiết sau là hóa độ Tiểu thừa đồng pháp, khiến cho lìa bỏ Quyền-quay về Thật.

Tiết đầu là hóa độ chúng sinh mong cầu Phạm hạnh tà vạy:

Tiết a-Trong trình bày về lỗi lầm: Câu đầu là tổng quát, nghĩa là lỗi lầm chấp trước đối với Ngã, nhưng kiến chấp của các ngoại đạo, phần nhiều lấy Ngã làm căn bản, Đoạn kiến-Thường kiến... đều dựa vào đây mà sinh ra. b-Từ "Ư chư uẩn..." trở xuống là riêng biệt.

Riêng biệt có sáu câu: Ba câu trước là mất về Đạo, cho nên cách xa niềm vui của Đệ nhất nghĩa; ba câu sau là mất về Diệt, cho nên đầy đủ các nỗi khổ.

Trong ba câu trước: 1-Đối với sào huyệt của các Uẩn, không mong cầu vượt ra, là không bắt đầu phát khởi phương tiện; nghĩa là chúng sinh ngoại đạo ấy muốn hướng đến Niết-bàn, bởi vì có Ngã, cho nên đối với ngôi nhà của năm Ấm không thể nào làm cho thay đổi. 2-Nơi đã hướng đến không chân thật, đi vào bên trong không có Ngã, cho nên gọi là Không tụ; vọng chấp về Ngã tưởng khắp nơi sáu căn, cho nên gọi là Y. 3-Hành tạo tác không đúng đắn, đã mong cầu Niết-bàn thì phải thực hành tám Chánh đạo, vượt qua bốn hành điên đảo mà Tà đạo thực hành, bởi vì ngoại đạo chấp vào Uẩn ấy, cho rằng Thân-Thọ-Tâm-Pháp là thanh tịnh...

Trong ba câu sau: 1-Khổ vì bốn Đại trái ngược nhau, nghĩa là khổ về già-bệnh-chết thì mọi người đều muốn xa rời, bởi vì chấp vào Ngã cho nên bốn Độc luôn luôn xâm phạm. 2-Khổ vì năm Ấm theo đuổi, năm Uẩn đầy đủ lỗi lầm của các Kiết, bởi vì thường xuyên có thể làm hại pháp thiện của người. 3-Khổ vì vô lượng giặc thù thuộc về sáu Thọ, trên đây không nói đến bởi vì đều ở trong đó, cũng là tổng quát kết luận về năm câu trước. Trong tiết b-Chủ động đối trị: Trên đây bởi vì chấp vào Ngã mà sinh ra vướng mắc khắp nơi, chỉ riêng Đại Niết-bàn là nơi không có vướng mắc, vì sao có thể đạt được? Nghĩa là pháp như thật. Pháp như thật, sơ lược có ba nghĩa: 1-Giặc thù trên đây..., ngoại đạo không nhận biết, chấp rằng Ngã ở trong đó; nay Bồ-tát giáo hóa quán sát về lỗi lầm, rõ ràng không hề có người. 2-Giả như dùng ví dụ của thế gian thì ví dụ vốn không đạt tới, bởi vì năm Ấm... còn hơn giặc thù... 3-Nhận biết về thật tánh ấy, thì Nhân Không-Pháp Không đều là nơi không có gì chấp trước thù thắng nhất. Còn lại như kinh Niết Bàn quyển thứ 21 trình bày.

Tiết sau là hóa độ Tiểu thừa đồng pháp:

Trong tiết a-Dấy khởi lỗi lầm, có ba: Một-Lỗi lầm về không cầu nhân Đại, lười nhác làm lợi ích chúng sinh là hẹp hòi, pháp Phật vô lượng mà lui sụt ẩn mất không chứng đạt là yếu kém. Hai-Từ "Bất hành..." trở xuống là lỗi lầm về không nguyện Đại quả. Ba-Từ "Tuy dục..." trở xuống là trình bày lỗi lầm về tu hành, chúng sanh thuộc Bất định tụ, thật sự có pháp xuất ly của Đại thừa, mà tu theo hạnh Tiểu thừa.

Trong tiết b-Chủ thể đối trị: Pháp Phật rộng lớn, tức là các Độ vạn hạnh, từ Đăng Địa trở lên gọi là rộng lớn, đều là pháp thuộc nhân của Phật, Trí tuệ rộng lớn bao gồm nhân-quả, vượt qua hẹp hòi-yếu kém trước đây, tổng quát gọi là rộng lớn.

Trên đây là mở rộng trình bày về thâu nhiếp chúng sinh, xong.

Mục hai-Từ "Phật tử..." trở xuống là kết luận thành tựu về Giới thâu nhiếp chúng sinh. Hộ trì đối với Giới, tức là Luật nghi và Nhiếp thiện pháp trước đây, cho nên tâm Từ Bi có thể tăng trưởng, tức là Giới làm lợi ích cho chúng sinh.

Phần sau là quả thuộc phần vị: Chỉ là không có quả Phát Thú, ba quả giống như trước, cho nên Luận nói có giống nhau. Không có thì cũng gọi là quả, bởi vì phần so sánh thù thắng, ba quả đều thù thắng so với Địa thứ nhất.

Mục một-Trong quả Điều Nhu, có ba: 1-Tướng của Điều Nhu; 2-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát..." trở xuống là tướng thuộc Hạnh riêng biệt của Địa; 3-Từ "Phật tử thị danh..." trở xuống là tổng quát kết luận về tên gọi của Địa.

Trong mục 1 có ba, đó là Pháp-Dụ-Hợp.

Trong Pháp có ba: a-Được thấy chư Phật là duyên luyện tập của Hạnh. b-Từ "Ư chư Phật..." trở xuống là trình bày về Hạnh có thể luyện tập, trong đó trước là cúng dường, sau từ "Ư chư Phật..." trở xuống là thọ pháp lại thọ mười thiện, tức là học theo pháp thiện của Phật, bởi vì là Địa thuộc về Giới. c-Từ "Thị Bồ-tát..." trở xuống là đã luyện tập thanh tịnh, trong đó thù thắng so với trước, là bởi vì lìa bỏ hai loại cấu uế về bủn xỉn-ganh ghét và phá giới, Giới của Bồ-tát ở Địa thứ nhất chưa thanh tịnh, Bố thí cũng chưa thanh tịnh. Trước dựa vào Địa thứ nhất mà nói đầy đủ Bố thí Độ, khiến cho lại càng thanh tịnh, bởi vì lìa bỏ hai cấu uế cho nên gọi là Ly Cấu.

Trong Dụ: Địa thứ nhất dụ cho Vàng, chỉ dùng lửa nung nóng để trừ bỏ cấu uế bên ngoài. Nay ở đây đưa vào trong đá phèn(Phàm thạch), bao gồm Thể sáng ngời và thanh tịnh bên trong, cho nên nói là tất cả thanh tịnh.

Pháp hợp có thể biết.

Trong mục 2, là Hạnh riêng biệt của Địa: Bởi vì lìa bỏ bốn lỗi lầm của Ngữ, cho nên chỉ nói nhiều về Ái ngữ.

Mục 3-Tổng quát kết luận về tên gọi của Địa, có thể biết.

Mục hai-Từ "Bồ-tát trú thử..." trở xuống là quả

Nhiếp Báo: 1-Trình bày về quả thuộc tại gia; 2-Từ "Nhược dục..." trở xuống là quả thuộc xuất gia.

Trong mục 1, là quả thuộc tại gia, có hai: a-Thân thù thắng bậc nhất tức là Kim Luân Vương; b-Từ "Năng trừ..." trở xuống là trình bày về quả thù thắng bậc nhất.

Mục 2, là quả thuộc xuất gia, có thể biết.

Mục ba-Từ "Nhược dĩ Bồ-tát..." trở xuống là quả Nguyện Trí, đều như Địa thứ nhất.

Ba-Phần trùng tụng, có mười lăm kệ phân ba:

Một-Có mười kệ, tụng về Hạnh thuộc phần vị, trong đó có bốn: 1-Một kệ đầu, tụng về mười loại Trực tâm; 2-Có hai kệ, tụng về Luật nghi giới; 3-Có hai kệ rưỡi, tụng về Nhiếp thiện pháp giới; 4-Có bốn kệ rưỡi, tụng về Nhiếp chúng sinh giới.

Hai-Có bốn kệ, tụng về quả thuộc phần vị.

Ba-Có một kệ, kết luận ca ngợi về pháp đã thuyết giảng. Địa thứ hai, xong.

QUYỂN 36

Đoạn thứ ba: PHÁT QUANG ĐỊA

Đầu là nguyên cớ đưa ra: Địa trước nói về Giới, Địa này nói về Định, bởi vì ý nghĩa theo thứ tự. Lại ba Địa trước nương vào pháp về Thí-Giới-Tu giống như thế gian, hai Địa trước nói về Thí-Giới xong, nay Địa này hiển bày về Tu. Kinh Giải Thâm Mật nói: "Phần vị trước có thể giữ gìn Giới phẩm vi tế, mà chưa đạt được Đẳng trì-Đẳng chí viên mãn của thế gian, và Văn pháp-Tổng trì viên mãn." Để khiến cho đạt được pháp này, vì vậy nói đến Địa này, khiến cho chịu khó tu học, đây là đầy đủ hai ý trước.

Nói về Phát Quang: Trí Luận quyển thứ 49 gọi là Quang Địa. Luận này và kinh Kim Quang Minh-luận Thập Trú Tỳ-bà-sa..., đều gọi là Minh Địa. Quang và Minh là tên gọi khác nhau về Nhãn-Mục, đều tóm lược không có chữ Phát. Kinh Nhân Vương gọi là Minh Tuệ, Tuệ cũng là Minh, ý nghĩa đều giống nhau. Nay thu nhận chung tất cả văn sau của Kinh và các Kinh-Luận, tổng quát có ba nghĩa, thiết lập tên gọi Phát Quang:

Một-Dùng mười loại tâm thanh tịnh bắt đầu trú vào Địa làm chủ động phát khởi, Thắng Định-Văn Trì làm thụ động phát khởi ánh sáng. Bởi vì an trú trong Địa rồi, mới bắt đầu nghe pháp, tu tập mà đạt được Định. Vì vậy luận Du Già quyển thứ 48 nói: "Do nghe mà thực hành Đẳng trì Chánh Pháp Quang Minh, do Quang Minh mà biểu hiện rõ ràng, cho nên gọi là Phát Quang Địa." Có thể phát khởi ánh sáng nhờ vào nội tâm thanh tịnh, vì thế cho nên nói là trú trong tâm tăng thượng. Đã nói có thể phát khởi ánh sáng nhờ vào nội tâm thanh tịnh, thì biết là dùng mười tâm thanh tịnh làm chủ động phát khởi. Nhiếp Luận-kinh Kim Quang Minh, ý đều giống như vậy.

Hai-Dùng Văn Trì làm chủ động phát khởi, Thắng Định làm thụ động phát khởi. Bởi vì nghe pháp rồi, ở nơi vắng lặng tu tập thực hành thì Định mới phát khởi; vì vậy luận Du Già cũng nói Đẳng trì làm ánh sáng. Đây là dựa theo trong Địa để giải thích.

Ba-Dùng Thắng Định-Tổng Trì để cùng làm chủ động phát khởi, tướng ánh sáng thuộc Chứng của bốn Địa ấy dùng làm thụ động phát khởi. Vì vậy văn sau Luận nói: Tuệ vô sinh ấy, ở đây gọi là ánh sáng, dựa vào ánh sáng này, cho nên gọi là Minh Địa. Đây là dựa theo Địa đầy đủ để giải thích. Luận Duy Thức cũng nói: "Thành tựu Thắng Định-Đại Pháp-Tổng Trì, cho nên có thể phát khởi ánh sáng của Diệu Tuệ vô biên, nghĩa là do đạt được Thắng Định mà phát khởi ánh sáng của Tu tuệ, do đạt được giáo pháp Tổng Trì mà phát khởi ánh sáng của Văn tuệ-Tư tuệ." Tuệ vô biên ấy tức là ba Tuệ (Văn-Tư-Tu), cho nên phần Căn bản trước đây, Luận nói: Tùy theo Văn-Tư-Tu, soi chiếu pháp biểu hiện rõ ràng, nghĩa là ngay trong Tuệ này, chứng pháp của bốn Địa làm thụ động soi chiếu, ánh sáng của ba Tuệ làm chủ động soi chiếu, ba Tuệ là tướng ánh sáng của Chứng Trí ấy. Các Kinh-Luận khác, nói tuy có phần khác nhau, mà tất cả không ra ngoài ba nghĩa này. Mười tâm thanh tịnh chỉ là chủ động phát khởi, tướng ánh sáng thuộc Chứng chỉ là thụ động phát khởi, Thắng Định là một loại bao gồm chủ động phát khởi và thụ động phát khởi, vì vậy chỉ riêng Địa này được gọi là Tâm tăng thượng.

Nếu dựa theo chướng đã lìa bỏ thì bao gồm dựa vào ba Tuệ, cho nên ở phần Căn bản, Luận nói: Tướng tối tăm làm chướng ngại quên mất đối với các pháp VănTư-Tu. Luận Duy Thức gọi là Chướng ám độn, nghĩa là một phần Câu sinh trong Sở tri chướng, khiến cho quên mất các pháp Văn-Tư-Tu. Câu sinh ấy chướng ngại đến Thắng Định-Tổng Trì của Địa thứ ba, và ba Tuệ thù thắng đã phát khởi của Địa ấy, lúc tiến vào Địa thứ ba thì có thể vĩnh viễn đoạn trừ. Vì vậy Địa thứ ba này nói về đoạn trừ hai Ngu và thô trọng của hai Ngu ấy: MộtNgu về tham dục, Ngu này chướng ngại đến Thắng Định và Tu tuệ của Định ấy; hai-Ngu về Đà-la-ni viên mãn, Ngu này chướng ngại đến Văn-Tư tuệ, và chướng ngại đến Đà-la-ni viên mãn ấy.

Nếu dựa theo pháp đã Chứng được thì chỉ dựa vào Tổng Trì, gọi là chứng Chân Như thuộc phẩm thù thắng (Thắng lưu). Luận Duy Thức nói: "Nghĩa là do Chân Như này mà phát khởi giáo pháp, cho nên thật là thù thắng so với giáo pháp khác." Lương Nhiếp Luận nói: "Bắt đầu từ Chân Như phát khởi Chánh Thể của Trí, Chánh Thể của Trí phát khởi Hậu đắc trí, Hậu đắc trí phát khởi Đại Bi, Đại Bi phát khởi mười hai Bộ Kinh, cho nên gọi là Pháp giới thuộc phẩm thù thắng." Trong văn sau của kinh nói: Có thể xả bỏ thân mạng để mong cầu thuyết giảng về pháp thiện này, Hạnh đã thành tựu ấy, cũng chỉ là Thiền và Cầu pháp; Quả đã đạt được ấy, cũng là Pháp và Thiền.

Lương Nhiếp Luận nói: "Thông hiểu về Pháp giới thuộc phẩm thù thắng, đạt được quả về Pháp âm vô biên." Kinh Kim Quang Minh nói: "Địa thứ ba phát tâm, đạt được quả Tam-muội Nan Động." Văn sau nói về bốn Vô lượng-năm Thần thông... đều do Định thâu nhiếp.

Tiếp là chính thức giải thích văn, tổng quát phân ba phần: Một-Phần ca ngợi thưa thỉnh; hai-Phần chính thức thuyết giảng; ba-Phần trùng tụng.

Phần một: có sáu kệ phân hai: Ba kệ trước là vui mừng với pháp của Địa trước; ba kệ sau là thưa thỉnh về pháp của Địa sau.

Trong ba kệ trước: Đầu là một kệ trình bày của người kết tập kinh điển; sau là hai kệ mở lời ca ngợi về người thuyết giảng và pháp đã thuyết giảng, trong đó "Tốt lành thay" là tổng quát, câu thứ tám là kết luận. Riêng biệt trình bày về người thuyết giảng có hai: Kệ trước là có Từ, kệ sau là có Bi, cho nên nói là lợi ích. Pháp đã thuyết giảng cũng có hai: Kệ trước là tướng của Giáo, cho nên nói là Luật nghi; kệ sau là tướng của Chứng, cho nên nói là Vi diệu. Chân thật là bởi vì phù hợp với Lý, không có gì khác là bởi vì cùng chung dấu tích của ngàn Thánh, không có gì sai biệt là bởi vì Lý xuyên suốt Sự.

Trong ba kệ sau là thưa thỉnh về pháp của Địa sau, có hai: Hai kệ đầu là Đại chúng thưa thỉnh, kệ trước là tổng quát thưa thỉnh về pháp của Địa thứ ba, nghĩa là như tướng của pháp thuộc Giáo ấy thuận theo nghiệp của ba Trí; kệ sau là riêng biệt thưa thỉnh về pháp thuộc Hành của mười Độ, bởi vì có ở tất cả các Địa, Từ Bi là Nguyện, Đạo là Đạo lực, Hạnh thanh tịnh của Phật tức là Trí vô lậu. Một kệ sau cuối là vị Thượng thủ thưa thỉnh.

Phần hai: Trong phần chính thức thuyết giảng: Trước là trình bày về Hạnh của Địa, sau là phân rõ về Quả của Địa.

Trong phần trước phân bốn: 1-Phần dấy khởi Hạnh chán ngán (Yếm); 2-Phần Hạnh chán ngán; 3-Phần chán ngán; 4-Phần Quả chán ngán.

Địa này tu về Thiền, chán ngán điều phục phiền não, cũng chán ngán đối với Thiền, cho nên gọi là Yếm Địa. Giả sử mừng vui đối với Đại pháp, cũng vì chán ngán mà đích thực trú vào Địa. Tâm trú trong tám Thiền, cho nên chỉ gọi là chán ngán. Tâm bắt đầu trú vào Địa, quán sát tu về Hạnh ấy, gọi là Hạnh chán ngán. Phương tiện hướng về Địa khởi lên Hạnh chán ngán ấy. Trong tâm đầy đủ Địa đạt được Vô lượng..., là quả của chán ngán. Cũng có thể một phần đầu là tâm tiến vào, ba phần còn lại là tâm trú vào.

Phần 1: Trong phần dấy khởi Hạnh chán ngán, có ba: a-Kết thúc phần trước phát khởi phần sau; b-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là nêu ra mười tâm; c-Từ "Bồtát dĩ thị..." trở xuống là kết luận về Hạnh tiến vào phần vị.

Trong phần a: Nêu ra phát khởi nói về mười loại tâm sâu xa. Luận về Kinh nói: Tâm nghĩ đến sâu xa, bởi vì khác với hai Địa trước, chỉ nói là tâm sâu xa, nghĩa là lại dùng mười tâm mà nghĩ đến mười tâm sâu xa trước đây. Luận Du Già nói: "Nếu Bồ-tát trước kia đã trú vào Giới tăng thượng, đạt được mười loại ý thích thanh tịnh, lại bởi vì ý thích của mười tâm thanh tịnh khác, Tác ý tư duy mà thành tựu phẩm Thượng, cho nên tiến vào trú trong tâm tăng thượng.

Trong phần b: Là nêu ra mười tâm, nghĩa phân ra bốn cặp: Hai tâm đầu là một cặp về Căn bản-Kiến lập, ba tâm tiếp là một cặp về Phương tiện phát khởi tu tập, ba tâm tiếp là một cặp về Tu tập đã thành tựu, hai tâm sau là một cặp về Đức Dụng tự tại. Trong bốn cặp này đều trước là lìa bỏ lỗi lầm, sau là trình bày về thành tựu pháp thiện.

Cặp một-Nói tâm thanh tịnh là lìa bỏ lỗi lầm. Luận nói: Dựa vào tâm nghĩ đến sâu xa thanh tịnh ấy, nghĩa là dựa vào tâm tịnh của Địa thứ hai, mà khởi lên tâm thanh tịnh hướng đến Địa này. Luận Du Già nói: "Một-Tác ý tư duy: Bởi vì mình đã đạt được thanh tịnh đối với ý thích của mười loại tâm thanh tịnh. Hai-Tâm an trú, là dựa vào không rời bỏ Thừa của mình và mười tâm trước đây. Bởi vì hai tâm này dựa vào trước, cho nên nói là Căn bản-Kiến lập; tám tâm sau dựa vào trước để khởi sau."

Cặp hai-Phương tiện phát khởi tu tập. Luận nói: Chí hướng mong cầu pháp thù thắng, khởi lên phương tiện khéo léo. Thắng Định-Tổng Trì của Địa thứ ba, gọi là Pháp thù thắng. Trong đó: Hai câu trước là lìa bỏ lỗi lầm, một là tâm chán ngán cách xa Dục của vị lai, hai là tâm lìa bỏ Tham ở hiện tại. Một câu sau là tâm thành tựu về Hạnh tiến thêm pháp thiện. Nếu không tiến thêm thù thắng thì gọi là lui sụt, cho nên khác với Địa thứ hai. Nếu dựa theo luận Du Già thì pháp đối trị đã tu tập không còn lui sụt thay đổi, cho nên tụng sau nói là không tổn hại, bởi vì nếu đối trị thay đổi thì có tổn hại.

Trong cặp ba-Một câu đầu là tâm lìa bỏ lỗi lầm, nghĩa là phiền não ở Địa mình không thể nào làm hỏng, cho nên gọi là tâm kiên cố. Địa mình tức là Địa thứ hai, bởi vì mười tâm lúc đầu chưa tăng lên, cho nên chưa tiến vào Địa thứ ba. Hai câu sau là thành tựu pháp thiện, câu một là thành tựu về Thể, dựa vào Đẳng chí mà ra vào tự tại đối với tám Thiền, cho nên gọi là hết sức sáng tỏ (Minh thạnh); câu hai là thành tựu về Dụng, tức là dựa vào lực tự tại của Thiền định ở câu trước, tuy sinh ở Địa dưới mà không lui sụt thay đổi, cho nên nói là dũng mãnh. Vì vậy văn sau Kinh nói: Đối với Thiền có thể racó thể vào, tức là hết sức sáng tỏ. Lại nói: Sinh ra không tùy theo lực giải thoát của Thiền, chính là dũng mãnh. Địa đầy đủ mới thành tựu. Nay ở đây dấy lên tư duy này, tức là có thể tiến vào Địa. Vì vậy luận Du Già nói: "Mười tâm đều có câu Tác ý tư duy."

Trong cặp bốn-Câu đầu là Tự hành lìa bỏ lỗi lầm, sinh dựa vào cõi Dục mà phiền não không thể nhiễm được. Luận gọi là Khoái tâm (Tâm sắc bén); bản kinh thời Tấn gọi là Thắng tâm (Tâm thù thắng). Đều bởi vì có Trí cho nên không nhiễm phiền não. Nay nói về Quảng, bởi vì bao gồm không vui với hẹp hòi-nhỏ bé. Câu sau là Lợi tha tự tại, dựa vào lợi ích cho chúng sinh, không đoạn bỏ các quả báo, cho nên nói là Đại tâm. Hai tâm Quảng-Đại này, cùng với trước-sau có khác nhau.

Phần c là kết luận về Hạnh tiến vào phần vị, nghĩa là tác ý tư duy đối với mười tâm trước đây, liền tiến vào trú trong tâm tăng thượng.

Phần 2: Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát trú đệ tam..." trở xuống, trong phần Hạnh chán ngán có ba: a-Tu về Hạnh thực hành bảo vệ phiền não, bởi vì quán sát về pháp hữu vi thật là chán ngán lo sợ; b-Từ "Kiến như thị..." trở xuống là tu về Hạnh thực hành bảo vệ Tiểu thừa, bởi vì mong cầu Nhất thiết trí, nghĩ sâu xa về chúng sinh cho nên rời bỏ tâm hẹp hòi-yếu kém; c-Từ "Bồ-tát như thị yếm ly..." trở xuống là tu về Hạnh thực hành phương tiện thâu nhiếp, bởi vì muốn thâu nhiếp chúng sinh, cho nên không lìa xa phương tiện cứu cánh của Trí không có chướng ngại...

Lại ba phần này thâu nhiếp ba phần vị trước đây: Phần a và một nửa của phần b thâu nhiếp về trú trong Hạnh tu tập; tiếp từ bảo vệ tâm hẹp hòi của Tiểu thừa về sau là thâu nhiếp Hạnh không có nóng giận, bởi vì Từ Bi; phần c là thâu nhiếp hồi hướng giống như tất cả chư Phật, bởi vì tư duy về Trí Phật mà cứu độ chúng sinh.

Phần a: Có hai mươi câu, phân hai: Mười câu đầu quán sát về Vô thường, tức là nhận biết Thể tánh của pháp hữu vi; mười câu sau quán sát về không có người cứu giúp, tức là làm sáng tỏ về lỗi lầm của con người.

Mười câu đầu, phân ba: Một-Hiển bày về thời gian quán sát, nghĩa là đã trú vào Địa, chọn ra hướng đến tiến vào trước đây. Hai-Từ "Quán nhất thiết..." trở xuống là tổng quát phân rõ về pháp đã quán sát. Nói về Tướng như thật, ở đây có hai nghĩa: 1-Thật thuộc về Sự, nghĩa là Vô thường...; 2-Thật thuộc về Lý, nghĩa là ngay nơi Bất sinh... Nay văn đầy đủ hai nghĩa. Ba-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt nêu ra tướng ấy.

Văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói là Vô thường. Luận nói: Bởi vì trong này Mạng hành không dừng lại, nói về hai chữ Mạng Hành là do pháp Vô thường, hai chữ Bất Trú là nghĩa về Vô thường. Nối tiếp nhau gọi là Mạng, trải qua thay đổi gọi là Hành. Mạng nêu ra bên trong, Hành bao gồm trong-ngoài, cho nên sau trong riêng biệt phân ra Y báoChánh báo.

Riêng biệt có chín câu: Năm câu đầu, vì sao pháp này Vô thường, tức là Mạng Hành trước đây; bốn câu sau, thế nào là Vô thường, tức là không dừng lại trước đây.

Trong năm câu đầu có hai nghĩa: 1: Tùy theo Sự, ba câu trước dùng Báo bên trong để hiển bày về Vô thường, hai câu sau dùng Báo bên ngoài để hiển bày về Vô thường. 2: Dựa vào Nghĩa, năm câu dùng bốn quán về Khổ... để cùng hiển bày về Vô thường: Một-Tức là Khổ, Luận nói dựa vào lực ở lúc chuyển thân mà sinh ra ba loại Khổ, nghĩa là ba Khổ dựa vào ba Thọ, ba Thọ dựa vào Xúc sinh ra, cho nên dựa vào chuyển thân mới có thể sinh ra Khổ, tức là Vô thường. Hai-Tức là hình sắc tăng-giảm, mà không dựa vào lực của ăn uống. Ba-Không an ổn, là bất ngờ chết yểu..., bởi vì dựa vào lực của các pháp ác không bảo vệ. Bốn-Hư hoại, là bởi vì dựa vào lực của thế giới tạo thành, tạo thành thì nhất định phải diệt đi. Năm-Không tồn tại lâu dài, câu này dựa vào Vô ngã, nghĩa là tài sản vật dụng dựa vào chủ mà không có gì nhất định, lực thuộc về năm người chứ không phải là ở một nơi, không nhất định cho nên Ngã sở trở lại hiển bày về Ngã không có.

Bốn câu sau, thế nào là Vô thường? Nhưng Vô thường có hai loại: 1: Vô thường thuộc về thời gian ít, tức là sinh-diệt trong từng sát-na; 2: Vô thường thuộc về tự tánh không thành thật, nghĩa là duyên sinh ba đời đều không có tự tánh, bởi vì Thể không thành thật, tức là ba câu sau: Một-Sinh ra không phải là từ thời gian trước, bởi vì quá khứ đã diệt. Hai-Mất đi không phải là hướng đến thời gian sau, bởi vì hiện tại tức là diệt, cho nên không thể nào từ hiện tại chuyển đến vị lai. Ba-Không phải là trú vào hiện tại, bởi vì niệm niệm thay đổi, cho nên không thể nào cầu tìm tướng của trú ấy. Dựa theo thay đổi diệt đi của ba đời, cầu tìm tướng của sinh... đều không thể có được, thì tiến vào không sinh-không diệt là nghĩa về Vô thường. Trong này, ba đời dựa theo môn Tương tục, như nhờ vào thân trước mà có thân này... Nếu dựa vào môn Sinh diệt, thì phải ẩn kín từ vị lai, lưu chuyển tiến vào hiện tại, dời đến quá khứ, là hai môn không giống nhau.

Mười câu sau từ "Hựu quán..." trở xuống là trình bày về không có ai cứu giúp: Câu đầu là tổng quát hiển bày, nói pháp này tức là Vô thường trước đây, nay lại quán sát về pháp ấy, không ra khỏi sinh-lão-bệnh-tử, như núi hiện ra bốn phía không có nơi nào tránh khỏi, không có ai có thể cứu được. Riêng biệt có chín câu dựa theo sinh-lão-bệnh-tử.

Bốn câu đầu dựa theo cái chết (Tử) để hiển bày về không có ai cứu giúp, bởi vì tướng này hiện rõ cho nên trình bày trước tiên: Một-Không nơi nương tựa, ở trong lúc Vô thường chưa đến, không có nơi nương tựa để cầu xin cứu giúp khiến cho không đến. Hai-Cùng với buồn lo, Vô thường đã đến không có ai có thể cứu giúp, tâm ý sợ chết cho nên mang nặng buồn lo. Ba-Cùng với đau thương, Sinh ấm chuyển biến hủy hoại, tướng Tử hiện rõ trước mắt, ở trong thời gian này càng tăng thêm khốn khổ đau thương (Thế tứ). Bốn-Khổ não cùng tồn tại, đang lúc rời bỏ mạng sống, bốn Đại phân tán, trong sự khổ não thuộc về năm căn, sức lực trống rỗng yếu ớt, lại bởi vì buồn lo theo đuổi thì buồn lo khốn khổ càng tăng lên, tâm sinh ra phiền muộn bức bách.

Hai câu tiếp dựa theo sự việc cung cấp cho sinh hoạt (Sinh), không nhận biết là đau khổ, tùy tiện sinh ra ý nghĩ vui sướng, đối trị không phù hợp cho nên không có ai cứu giúp. Năm-Theo đuổi cảnh cung cấp cho sinh hoạt, bởi vì có thuận-nghịch cho nên bị yêu-ghét ràng buộc. Sáu-Đối với lúc thọ dụng, khổ nhiều-vui ít, nói là lo buồn càng nhiều, nghĩa là thọ nhận mà không phân tán thì những tai họa đều tụ tập, sử dụng mà làm hư hại thì như làm hại thân mạng, cho nên nói là khổ nhiều.

Câu bảy-Vào lúc thân già yếu (Lão), sắc chất khỏe mạnh của tuổi trẻ không thể cứu giúp khiến cho tích tụ dừng lại.

Hai câu sau dựa theo bệnh tật (Bệnh), một câu đầu là nhân của bệnh. Tám-Đối với lúc tuổi trẻ khỏe mạnh, đầy đủ ba Thọ như Lạc..., vì vậy lửa Tham... luôn luôn đốt cháy, không tiếp nhận dòng nước giáo pháp, cho nên rừng rực khó cứu chữa. Chín-Vào lúc tuổi già suy yếu, các bệnh hoạn ràng buộc, như cây sắp mục nát, ngày đêm tăng thêm, không có gì có thể khiến cho tránh khỏi. Nhưng bệnh nối thông từ đầu đến cuối, bởi vì lúc già yếu là nhiều cho nên Luận chỉ nói đến già yếu, già yếu chính là duyên của bệnh. Luận nói ba câu sau đều trình bày về sự lo sợ của thân, vì sao không nói ở phần đầu? Bởi vì nêu ra sự lo sợ thường xuyên của thân, có thể tăng thêm cái chết.

Như huyễn ảo không chân thật, là tổng quát kết luận chín câu trước đây.

Phần b là Hạnh bảo vệ Tiểu thừa, có ba mươi câu: Mười câu trước là bảo vệ tâm nhỏ bé, hai mươi câu sau là bảo vệ tâm hẹp hòi.

Mười câu trước: Đầu là tổng quát, sau từ "Kiến Phật..." trở xuống là riêng biệt.

Trong tổng quát: Đầu là kết thúc phần trước, nghĩa là trước hết quán sát về Vô thường, đã chán ngán đối với pháp hữu vi; tiếp đến quán sát về không có ai cứu giúp, cho nên càng tăng thêm chán ngán lìa xa. Hướng đến Trí tuệ Phật là trình bày về sinh khởi phần sau, bởi vì chính thức bảo vệ tâm nhỏ bé, mong cầu Đại Trí của Phật.

Trong riêng biệt, có mười câu phân hai: Năm câu trước thâu nhiếp Đại công đức, tức là mong cầu Bồ-đề của Phật; năm câu sau là Đại thanh tịnh, tức là mong cầu quả Niết-bàn. Bồ-đề là đức, tu tập thành tựu gọi là thâu nhiếp; Niết-bàn vốn có, lìa xa chướng ngại gọi là thanh tịnh. Hai loại này Vô ngại, Bồ-đề và Bồ-đề Đoạn, cùng gọi là Bồ-đề. Tướng của Trí-Tánh của Trí đều gọi là Trí Phật.

Năm câu đầu: 1-Thần lực thâu nhiếp Đại công đức, bởi vì Dụng của Trí không suy lường được. 2-Đức không gì sánh bằng, bởi vì Địa của Học không gì sánh bằng. Hai loại trên đây là Diệu Dụng tự tại. 3-Đức thuộc nghĩa về Đại, bởi vì Lợi tha vô lượng. 4-Đức không có gì chê trách, bởi vì Tự hành khó đạt được. 5-Đức không giống với ngoại đạo, bởi vì không có xen tạp. Hiển bày về Tự lợi-Lợi tha trên đây không giống với ngoại đạo, chịu khó chịu khổ mà không lợi ích gì. Ba đức trên đây là Hạnh viên mãn.

Nghĩa trong năm câu sau thâu nhiếp có ba, nghĩa là lìa xa khổ-phiền não mà đạt được Niết-bàn: 1-Không có phiền muộn, tức là lìa bỏ tập khí của phiền não, bởi vì không xen tạp Vô minh. 2-Không có buồn lo, là lìa bỏ khổ đau, bởi vì không còn khổ đau dựa vào căn bản, cho nên buồn lo đau thương (Ưu bi) cũng không có. 3-Đạt được Niết-bàn, có hai nghĩa: Một là đạt được Thể, nghĩa là khu thành không có lo buồn sợ hãi, cũng là

Niết-bàn Vô dư. Hai là đạt được Dụng, nghĩa là có thể kiến lập Đại sự, cũng là Niết-bàn Vô trú, tức là hai câu sau: Không trú vào sinh tử, cho nên nói là không còn lui sụt trở lại; không trú vào Niết-bàn, cho nên có thể cứu giúp vô lượng khổ nạn. Bởi vì cả hai không trú vào, mới là sự việc thù thắng của Niết-bàn thế gian. Lấy điều này làm nghiệp, thì vượt qua nghiệp của hữu vi rồi.

Sau từ "Bồ-tát như thị kiến Như Lai trí..." trở xuống là Hạnh bảo vệ tâm hẹp hòi yếu kém, có hai mươi câu sau: Mười câu trước là thương xót cho sự chìm đắm của chúng sinh; mười câu sau là quyết chí dùng tâm Từ để cứu giúp.

Trong mười câu trước: Một-Nhắc lại phần trước nêu lên phần sau, nghĩa là thấy lợi ích thù thắng của Trí Phật, thương xót chúng sinh không đạt được, pháp hữu vi là lỗi lầm tai họa cho nên thương xót chúng sinh ở trong đó. Đây là nhắc lại phần trước, thì khởi lên tâm Bi là vì sinh khởi phần sau. Hai-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là chính thức hiển bày về Hạnh của Bi, văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói bởi vì cô độc không nơi nương tựa, cho nên sinh lòng thương xót. Trẻ nhỏ mà không có cha gọi là Cô, người già mà không có con gọi là Độc. Nay chúng sinh ở trên thì cách xa Đức Từ Tôn, lại không có phương tiện; dưới thì không làm lợi ích cho chúng sinh, lại thiếu đi tâm thiện, cho nên nói là Cô Độc. Đã Cô lại Độc thì dựa vào nơi nào để cứu giúp?

Riêng biệt có chín loại Cô Độc không nơi nương tựa:

Hai câu đầu: Dựa vào chúng sinh mong cầu về Dục:

1-Đã có được mà tâm không hề thỏa mãn, cho nên bần cùng không nơi nương tựa. Kinh nói: Người biết đủ tuy nghèo mà giàu, người không biết đủ tuy giàu mà nghèo, chưa hẳn không có tài sản mới gọi là nghèo. 2-Chưa có được tài sản khác, bởi vì mong cầu không hề dừng nghỉ, cho nên bị lửa ba Độc thiêu đốt, đây tức là ham muốn nhiều. Người ham muốn nhiều, bởi vì mong cầu nhiều lợi, cho nên phiền não cũng nhiều. Ban đầu mong cầu thì sinh lòng Tham, không toại nguyện thì sinh tâm Sân, không hợp lý là Si.

Ba câu tiếp: Dựa vào chúng sinh mong cầu quả báo: 1-Bế tắc trong ngục tù của quả khổ; 2-Nhân của Tập che mờ chướng ngại; 3-Không có Đạo để quán sát, bởi vì sinh trong tám nạn cho nên không được nghe pháp. Bởi vì ba loại trên, cho nên lẽ nào đạt được Diệt ư?

Bốn câu sau: Dựa vào chúng sinh mong cầu Phạm hạnh: Ba câu trước là Tiểu thừa: 1-Hành theo nhân của Tiểu thừa, không mong cầu pháp thiện thù thắng là nhân của Đại thừa; 2-Giữ lấy quả Tiểu thừa, không mong cầu Bồ-đề, làm mất đi pháp của Phật, nên biết hạng này đều là người Tăng thượng mạn; 3-Không đạt được Đại-bát Niết-bàn, luôn luôn thuận theo sinh tử biến dịch. Một câu sau là ngoại đạo, tuy mong cầu giải thoát, mà bởi vì thực hành tà vạy cho nên mất đi phương tiện.

Lại mười câu tổng quát và riêng biệt trên đây, cũng có thể nối thông làm năm cặp: 1-Không có người thânkhông có tài sản; 2-Có phiền não-có khổ đau; 3-Có chướng ngại-không có đối trị; 4-Thiếu về nhân-mất về duyên; 5-Thuận theo lưu chuyển-rời bỏ tịch diệt.

Sau từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là quyết chí cứu độ: Trước là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; sau từ "Tác thị niệm..." trở xuống là chính thức hiển bày về tâm cứu độ, văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Riêng biệt phân làm ba:

Ba câu đầu: Cứu độ nơi nào? Nghĩa là trong ba đường: 1-Thoát khỏi sự ràng buộc của nghiệp; 2-Làm thanh tịnh phiền não cấu nhiễm; 3-Vượt qua quả khổ.

Năm câu tiếp: Dùng Hạnh nào để cứu độ? Nghĩa là trao cho ba Học.

Hai câu đầu là chính thức trao cho: 1-Bám vào nơi chốn của Giới thiện; 2-Khuyến khích trú vào Định-Tuệ, bởi vì Địa của Tam-muội. Định-Tuệ hợp lại mà nói, bởi vì Địa thứ tư trở đi mới là Địa của Tuệ. Địa này tăng về Định, cho nên Tuệ là Tuệ trong Định mà thôi.

Ba câu sau là trình bày về lợi ích trao cho pháp. Hai câu đầu là lợi ích của Giới: 1-Người sắp thọ giới, khiến cho trừ bỏ nghi ngờ phát sinh tin tưởng, chúng sinh thọ giới của Phật thì giống như bậc Đại Giác, hẳn nhiên thuận theo hoan hỷ. 2-Người đã thọ giới, khiến cho nhận biết rõ Trì-Phạm, thấy được lợi ích thù thắng ấy, yên tâm kiên quyết không thay đổi. Một câu sau là lợi ích của Định-Tuệ, diệt trừ hôn trầm-trạo cử, cho nên nói là điều phục.

Một câu sau: Quả của cứu độ. Thành tựu về cứu độ như thế nào?

Bởi vì khiến cho đạt được Niết-bàn Hữu dư-Vô dư.

Trên đây đều là ý của Luận. Lại có một Lý, trong năm câu về trao cho Hạnh: Ba câu đầu là Giới: 1-Bám vào nơi Giới; 2-Do giữ giới mà đạt được tâm không hối hận, cho nên nói là an trú; 3-Do không hối hận mà đạt được tâm hoan hỷ. Một câu tiếp là trao cho Tuệ, vì vậy nói là tri kiến. Một câu sau là trao cho Định, vì vậy nói là điều phục.

Nhưng ba Học đối nơi ba đường, có bao gồm-có riêng biệt. Riêng biệt thì Giới không có ràng buộc của nghiệp, Tuệ có thể đoạn trừ phiền não, Định vượt qua quả khổ, bởi vì riêng biệt, cho nên đối với thứ tự trước đây, trước tiên là nói về Tuệ, nhưng hãy còn dựa vào Luận.

Nếu thẳng thắn dựa vào văn kinh, thì đối với mười loại trước đây, phát sinh mười tâm này: 1-Bởi vì cứu giúp cô độc; 2-Bởi vì thoát khỏi bần cùng; 3-Bởi vì làm thanh tịnh ba Độc; 4-Bởi vì vượt qua ngục tù của quả báo; 5-Bám vào nơi không có che mờ chướng ngại, bởi vì ngồi nơi trống trải; 6-Bởi vì trú vào khéo léo quán sát; 7-Mong muốn đạt được pháp thiện mà sinh lòng hoan hỷ; 8-Bởi vì nhận biết rõ ràng về Tánh-Tướng giống với pháp của Phật; 9-Bởi vì điều phục các căn cho nên không thuận theo lưu chuyển; 10-Bởi vì thuận theo phương tiện khiến cho đạt được giải thoát của Niếtbàn.

Luận không phải là không có lý, nhưng văn kinh chưa hẳn thuận theo như vậy.

Phần c là tu về Hạnh thực hành phương tiện thâu nhiếp, nghĩa là tu về Hạnh phương tiện để thâu nhiếp chúng sinh, vì vậy văn sau kinh nói: Dùng phương tiện nào mà có thể cứu giúp? Tức là biết rõ bình đẳng không lìa xa Trí Phật, Trí Phật bình đẳng tức là phương tiện thâu nhiếp chúng sinh.

Văn phân làm bốn mục: Một-Nhân phát khởi về Hạnh thâu nhiếp; Hai-Từ "Tác thị tư duy..." trở xuống là suy nghĩ mong cầu phương tiện của Hạnh thâu nhiếp; Ba-Từ "Tiện tác thị niệm..." trở xuống là suy nghĩ đạt được phương tiện thâu nhiếp chúng sinh; Bốn-Từ "Bồtát như thị..." trở xuống là dựa vào suy nghĩ để tu tập thực hành.

Mục một, phân hai: Trước là nhắc lại hai Hạnh trước đây dùng làm ba nhân, sau từ "Dục y..." trở xuống là dựa vào ba nhân trước đây để trình bày về phát khởi.

Mục trước: 1-Như vậy chán ngán lìa bỏ tất cả pháp hữu vi, là nhắc lại Hạnh bảo vệ phiền não làm nhân lìa bỏ vọng tưởng. 2-Như vậy thương xót nghĩ đến tất cả chúng sinh, là nhắc lại bảo vệ tâm hẹp hòi làm nhân không rời bỏ tất cả thế gian. 3-Trí nhận biết về Nhất thiết trí có lợi ích thù thắng, là nhắc lại bảo vệ tâm nhỏ bé làm nhân phát khởi tinh tiến, nghĩa là đã nhận biết về lợi ích thù thắng của Trí Phật, thì tu tập thực hành Đạo ấy, để hướng đến tiến vào. Nhưng trong ba nhân thì hai nhân đầu-sau là Trí, một nhân giữa là Bi. Bi và Trí làm nhân có thể mong cầu phương tiện.

Mục sau là phát khởi: Đã suy nghĩ về ba nhân, cứu giúp chúng sinh đáng thương xót phải dùng Trí có lợi ích, cho nên thuyết giảng về kinh là nguyên cớ của sự phát khởi này. Luận nói đây là nói về nguyên cớ thị hiện phát khởi phương tiện của Hạnh thâu nhiếp.

Mục hai: Là suy nghĩ mong cầu phương tiện: Cũng chỉ suy nghĩ về chúng sinh trước đây, rơi vào trong khổnghiệp-phiền não của hữu vi, muốn khiến cho vĩnh viễn trừ diệt mà đạt được Đại Niết-bàn, bởi vì chưa biết phương tiện cho nên suy nghĩ mong cầu. Nay kinh thiếu một chữ Nghiệp, Luận về Kinh có đủ.

Hỏi: Trong phần quyết chí cứu độ trước đây, biết trao cho ba Học để trừ diệt khổ của nghiệp-phiền não, nay vì sao lại nói dùng phương tiện gì? Đáp: Nay chỉ là trí tuệ suy nghĩ để có thể trao cho pháp ấy mà thôi.

Hỏi: Nếu như vậy thì trong phần bảo vệ tâm nhỏ bé, đã biết trí tuệ của Như Lai có thế lực to lớn, và trong phần nói về nhân trước đây nói: Trí nhận biết về Nhất thiết trí có lợi ích thù thắng. Nay sao lại suy nghĩ? Đáp: Trước đây nhận biết về Trí thù thắng là muốn khiến cho chúng sinh đạt được, nay cũng suy nghĩ về điều ấy khiến cho đạt được phương tiện thâu nhiếp chúng sinh, sau mới nhận biết về điều đó, chủ yếu là tự mình đạt được Trí Phật thì mới khiến cho người khác đạt được.

Mục ba-Trong suy nghĩ đạt được phương tiện thâu nhiếp chúng sinh. Phương tiện có năm, từ xưa đến nay đều đem phối hợp với các phần vị, Luận tuy không có văn mà đối với lý thì không có gì sai lạc.

Nói có năm loại: 1-Trí vô ngại của Phật; 2-Giác ngộ như thật của Địa thứ tám; 3-Tuệ vô hành của Địa thứ tư; 4-Thiền định của Địa thứ ba; 5-Cũng là Đa văn của Địa thứ ba.

Nhưng trong năm loại này từ sâu kín đến rõ ràng, thì những loại sau phát khởi từ những loại trước, vì vậy nay quán sát mong cầu ngược lại tìm về nguồn gốc, lần lượt chuyển tiếp làm nhân cho nhau, đều nói là không lìa xa. Trong năm loại này, Đa văn chỉ là chủ động phát khởi, Trí Phật chỉ là thụ động phát khởi, ba loại ở giữa bao gồm chủ động-thụ động phát khởi. Luận dựa vào nghĩa này thâu nhiếp năm làm thành ba: 1-Trí Phật tận cùng Quả hải, gọi là tận cùng cứu cánh về Chứng. 2-Bởi vì ba loại trung gian đều có, phần vị dưới từ nơi khác phát khởi, phần vị trên chủ động phát khởi, nơi khác dần dần tăng lên đến Phật, cho nên thâu nhiếp làm một, gọi là phát khởi tận cùng cứu cánh về Chứng thuộc phẩm Thượng Thượng. 3-Dùng Văn tuệ làm chỗ dựa cho Hạnh phát khởi trung gian ấy, gọi là phát khởi trung gian nương vào Hạnh. Bởi vì Văn tuệ ấy chưa hẳn là Hạnh thuộc về Chứng, cho nên không có thể gọi là phát khởi, mà quên mình mong cầu được nghe cũng có thể gọi là Hạnh.

Đã biết về ý chính, tiếp theo tóm lược giải thích về văn:

1- Trí Phật gọi là giải thoát không có chướng ngại, bởi vì không có hai chướng, chính là giải thoát lìa xa chướng; bởi vì Quyền-Thật vô ngại, đầy đủ mười Trí lực, chính là tác dụng của giải thoát. Đây là phương tiện thâu nhiếp chúng sinh đến cuối cùng.

2- Trí này chủ yếu dựa vào giác ngộ như thật, Địa thứ tám đạt được Vô sinh nhẫn, cho nên giác ngộ về tánh như thật của tất cả các pháp. Nếu giác ngộ về Thật tánh thì mới có thể trừ hết phiền não, cho nên không ngăn ngại đối với Sự-Lý, Trí Phật nhờ đó phát khởi. Luận giải thích về tất cả các pháp: Tất cả các pháp mà Như Lai đã thuyết giảng, nhờ vào Âm thanh Nhẫn mới đạt được Vô sinh, tìm theo chủ động giải thích mà tỏ ngộ về pháp thụ động giải thích. Giải thích về giác ngộ như thật: Tùy thuận giác ngộ như thật, nhờ vào thuận theo Nhẫn mà đạt được Vô sinh.

3- Giác ngộ này không lìa xa Tuệ thuộc Vô sinh, mong muốn giác ngộ tất cả các pháp. Tất cả các pháp không ra ngoài hai loại: Một là Tự tướng, nghĩa là SắcTâm... khác nhau, là Thể của pháp hữu vi, cho nên gọi là Hành; hai là Đồng tướng, Sắc-Tâm tuy khác nhau nhưng đều do sinh-trú-dị-diệt mà thay đổi, nêu ra đầu để thâu nhiếp sau, cho nên chỉ gọi là sinh. Nay Bồ-tát ở Địa thứ tư hiểu rõ về Tự tướng và Đồng tướng, đều là duyên sinh vô tánh, mà thành tựu về Tuệ vô phân biệt, cho nên gọi là Vô hành. Một chữ Hành ở sau Vô sinh là tướng của Tuệ hành, bởi vì Vô hành-Vô sinh là tướng của Tuệ hành. Nếu hành như vậy thì giác ngộ về tự tánh của các pháp, đạt được Địa thứ tám.

4- Tuệ này không lìa xa Thiền định..., nghĩa là Tuệ vô sinh này không phải là Định thì không phát khởi. Nói về Thiền thiện xảo, là bởi vì đạt được Thiền thuộc phần Thắng tiến đầy đủ của Địa thứ ba, xuất nhập tự tại cũng không đắm nhiễm về Thiền, cho nên gọi là thiện xảo. Quyết định là chắc chắn có thể phát khởi đối với Địa thứ tư ở nơi khác. Quán sát về Trí, Luận nói bởi vì quán sát về Trí tuệ của mình, nghĩa là ngay nơi Trí trong Thiền của Địa thứ ba, không phải là Tuệ vô sinh của Địa thứ tư đã phát khởi trước đây. Tuệ của Địa thứ tư ấy, trong này gọi là ánh sáng, dựa vào ánh sáng này cho nên gọi là Minh Địa. Vì vậy Chứng Tuệ của Địa thứ tư, do Tu tuệ trong Thiền của Địa thứ ba mà phát khởi.

5- Thiền này không lìa xa Đa văn thiện xảo, Tu tuệ trong này bởi vì sau Văn tuệ mới được phát khởi, cho nên ba tiết đều là Tuệ mà Tuệ không giống nhau. Nói về Đa văn thiện xảo, là bởi vì không giữ lấy tướng của Văn. Nhưng nhân của Trí Phật chính là nối thông với mười Địa, mà chỉ nêu ra Địa thứ ba, bởi vì Văn-Tu của Địa này gần với pháp đã hành, bởi vì Địa thứ tư là đầu tiên của Tuệ tăng trưởng, bởi vì Địa thứ tám là bắt đầu của hạnh không còn dụng công.

Mục bốn: Là dựa vào suy nghĩ để tu tập thực hành: Trên đây đã suy tìm ngược về nguồn gốc do Đa văn, nay thì thuận theo thực hành, trước là mong cầu Văn tuệ mà phát khởi Văn hành (thực hành về nghe). Trong văn có hai: 1-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau; 2-Từ "Nhật dạ..." trở xuống là chính thức phát khởi thực hành mong cầu, trong đó phân hai: a-Trình bày mong cầu về pháp thực hành; b-Từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là trình bày mong cầu về nhân thực hành.

Mục a, văn có mười câu: 1-Nghe pháp, bởi vì không có tâm kiêu mạn. 2-Mừng với pháp, bởi vì không có tâm ganh ghét. 3-Vui với pháp, bởi vì hỏi về nghĩa mà không có tâm bắt bẻ chèn ép người khác. Ba loại này dựa theo lúc lắng nghe. 4-Dựa vào giáo pháp Đại thừa, tự thấy mình chọn lấy đúng đắn mà không quên mất. Đây là chọn ra mong cầu pháp Tiểu thừa, cho nên không gọi là khéo léo; tự thấy mình chọn lấy đúng đắn, là bởi vì không nhờ vào người khác mà tỏ ngộ. 5-Tùy theo tự mình mà đọc tụng. 6-Vì người khác mà giải thích rõ ràng. 7-Ở nơi vắng lặng suy nghĩ về nghĩa thuận theo pháp đã nghe. Ba loại này dựa theo lúc đã đạt được pháp Tự lợi-Lợi tha đều lợi. 8-Đạt được pháp, bởi vì dựa vào Định mà tu tập thực hành đạt được cứu cánh. 9-Bởi vì trú vào Trí xuất thế gian. 10-Bởi vì thuận theo hành giải thoát của Phật. Ba câu sau trên đây đều dựa theo tu tập thực hành, nhưng hai câu sau chọn ra thực hành không giống với thế gian. Nếu hướng về phần chán ngán sau thì chính thức tu tập mười loại này, đều là Văn tuệ; nếu hướng về dựa vào suy nghĩ mà thực hành mười loại này, thì đều gọi là hành. Trong đó, câu đầu là ngày đêm luôn luôn nghe, bởi vì hiển bày về chịu khó thực hành mừng với pháp..., chín câu sau là hiển bày về chính thức tu tập thực hành.

Lại mười câu này, nếu dựa theo pháp đã tiếp nhận, thì chỉ là Giáo và Nghĩa, Văn dựa vào Giáo mà thành tựu, Tu dựa vào Nghĩa, Tư bao gồm Giáo-Nghĩa.

Trong mục b, là mong cầu về nhân thực hành, có hai tiết: Một-Luôn luôn chịu khó mong cầu về nhân; Hai-Từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là chính thức tu tập thực hành về nhân, bởi vì mười câu trước có hai loại này.

Tiết một, Luận nói: Luôn luôn chịu khó thực hành về pháp ấy, lấy gì làm nhân? Nêu ra rõ ràng bởi vì cung kính tôn trọng giáo pháp đến tận cùng, trong đó phân sáu:

1-Tổng quát trình bày về xem nhẹ tài sản-tôn trọng giáo pháp. 2-Từ "Thị cố Bồ-tát..." trở xuống là trongngoài đều rời bỏ.

3- Từ "Vô hữu cung kính..." trở xuống là hầu hạ cung kính với tài sản bên trong, nghĩa là tâm thì cung kính rời bỏ kiêu mạn, thân thì hầu hạ vâng lời quên mọi gian khổ.

4- Từ "Hoặc văn nhất cú..." trở xuống là ví như rời bỏ tài sản bên ngoài.

5- Từ "Hoặc văn nhất kệ..." trở xuống là xem nhẹ ngôi vị-tôn trọng giáo pháp, ngôi vua của trời-người cuối cùng là Vô thường, Giáo-Nghĩa ở một câu kệ của bậc Pháp Vương là quả; một câu-một kệ là dựa theo nghe pháp về Giáo, hạnh Bồ-tát thanh tịnh là dựa theo nghe pháp về Nghĩa.

6- Từ "Nhược hữu nhân ngôn..." trở xuống là tôn trọng giáo pháp mà cam chịu gian khổ, bởi vì một câu pháp có thể tận cùng nguồn gốc khổ đau, nhiều kiếp ở địa ngục thực sự có thể cam chịu.

Trong tiết hai là chính thức tu tập thực hành về nhân: a-Kết thúc phần trước; b-Từ "Như kỳ..." trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của nhân, nghĩa là ở nơi vắng lặng tư duy-chánh quán, làm nhân của tu tập thực hành. Nhưng Luận về Kinh chỉ nói Chánh quán chứ không có chữ Tu hành, bởi vì chính là Tư tuệ làm nhân của tu tập thực hành. Nếu thuận theo kinh này, thì văn của một tiết này chính là văn sau nêu ra mà thôi.

Phần 3: Từ "Thử Bồ-tát đắc văn pháp..." trở xuống là trình bày về phần Chán ngán. Trước đây trình bày về Văn-Tư, nay hiển bày về Tu tuệ, tức là phương tiện thứ tư-Thiền thiện xảo quyết định quán sát trí trong năm loại phương tiện. Luận nói: Sao gọi là phần Chán ngán? Bởi vì Bồ-tát này đã nghe về các pháp, nhận biết thực hành như thuyết, mới tiến vào Thiền đạt được pháp của Phật. Bởi vì Vô sắc-Vô lượng-Thần thông, không phải là nơi vui thích của Bồ-tát ấy, trong đó không đắm nhiễm mà nhất định phải thuận theo thực hiện, nghĩa là không vui thích, không đắm nhiễm chính là nghĩa của chán ngán. Vô lượng thần thông ấy chính là quả của chán ngán, đều là lực của tu tập thực hành nương theo phương tiện mà nêu ra.

Văn kinh có bảy tướng: 1-Dựa vào đâu để Tu? 2-Tu như thế nào? 3-Tu ở nơi nào? 4-Vì sao phải Tu? 5-Tu ở thời gian nào? 6-Tu những pháp gì? 7-Tu để làm gì?

Tất cả bảy tướng này gộp lại làm ba đoạn: Bốn tướng đầu là Tu hành, hai tướng tiếp theo là Chứng nhập, một tướng cuối cùng là Nhập ý.

Đoạn một: Bồ-tát này đã được nghe pháp, tức là dựa vào đâu để Tu? Bởi vì dựa vào Chánh pháp, tức là tác ý hiểu rõ về tướng. Tiếp là thâu nhiếp tâm an trú, tức là Tu như thế nào? Bởi vì thâu nhiếp về pháp tán loạn-an trú là tướng của Tu, tức là tác ý thâu nhiếp niềm vui. Tiếp là ở nơi vắng lặng, tức là Tu ở nơi nào? Vắng lặng bao gồm Sự-Lý, thì không có nơi nào không phải là Tu, tức là tác ý thuộc về xa rời. Tiếp từ "Tác thị tư..." trở xuống tức là vì sao phải Tu? Bởi vì cần phải tu tập thực hành thì mới chứng đắc, tức là tác ý thuộc về thắng giải. Nhưng miệng nói thì bao gồm nói-nghe, vì vậy luận Du Già nói: "Không những lắng nghe âm thanh-văn tự mà được thanh tịnh."

Luận Du Già quyển thứ 33 trình bày về tu tập thực hành tám Định đều có bảy loại tác ý: 1-Tác ý hiểu rõ về tướng, nghĩa là hiểu rõ về tướng mừng vui-chán ngán. 2-Tác ý thuộc về thắng giải, nghĩa là đích thực tu tập thực hành như vậy. 3-Tác ý thuộc về xa rời, nghĩa là đi cùng với Đoạn-Đạo. 4-Tác ý thâu nhiếp niềm vui, nghĩa là một phần Xúc chứng được Hỷ lạc. 5-Tác ý thuộc về quán sát, nghĩa là trở lại quán sát thử nghiệm luyện tập. 6-Tác ý gia hạnh cứu cánh, nghĩa là tâm đạt được lìa xa ràng buộc. 7-Tác ý thuộc quả gia hạnh cứu cánh, nghĩa là chứng nhập không gián đoạn.

Trong phần Tu hành trên đây đã thâu nhiếp bốn loại tác ý, trong phần tu tập thực hành về nhân trước đây có tác ý thuộc về quán sát, hai tác ý sau ở trong phần Chứng nhập.

Trong bảy tướng: Năm tướng trước nối thông xuyên suốt tám Định, về sau trong tám Định đều có hai tướng sau, bởi vì Tu tổng quát thì về sau cũng phát khởi tổng quát, nhưng đều viên dung tự tại ngay nơi Vọng-ngay nơi Chân. Lại tùy ý vận dụng mà phát khởi cho nên mừng vui-chán ngán không giống nhau. Văn sau Luận nói: Bởi vì Địa của Tam-muội, cho nên đạt được Thiền không lui sụt, không lui sụt tức là Định vô lậu.

Lại giải thích về thanh tịnh bên trong rằng: Bởi vì tu Tam-muội vô lậu không gián đoạn, cho nên nhận biết mỗi một loại đều giống như dấu chim.

Đoạn hai: Từ "Phật tử thị Bồ-tát..." trở xuống là trong phần Chứng nhập, phân hai: Đầu là kết thúc phần trước, tức là Tu chứng ở thời gian nào, nghĩa là lúc ở Địa của Tam-muội là lúc tu tập thực hành, đích thực tu tập thực hành trọn vẹn là lúc Chứng nhập. Luận về Kinh nói: Trú trong Minh Địa này, nhờ đó mà thực hành như thuyết. Nay kinh thiếu mất câu thực hành như thuyết, nếu chỉ nói là trú trong Địa, thì lẽ nào bắt đầu an trú liền đạt được Thiền này? Nhưng trước đã có nói đến tu tập thực hành, cho nên nay tóm lược mà thôi. Sau từ "Tức ly..." trở xuống tức là Tu những pháp gì, Tu chứng những pháp gì, nghĩa là Chứng đạt tám Định. Nghĩa về tám Định mở rộng như Chương riêng biệt.

Sơ lược dùng bốn môn để phân biệt: Một-Ý tiến vào; Hai-Giải thích tên gọi; Ba-Thể tánh; Bốn-Giải thích văn, tức là phân rõ về tướng.

Môn một-Văn sau Kinh nói: Bởi vì chỉ tùy thuận đối với pháp, cho nên thực hành mà không có gì nhiễm trước. Luận nói: Bởi vì nghĩa gì mà tiến vào Thiền-Vô sắc-Vô lượng-Thần thông? Bởi vì năm loại chúng sinh:

1- Bởi vì chúng sinh kiêu mạn về niềm vui của Thiền, cho nên tiến vào các Thiền, nghĩa là cậy mình đạt được Thiền thế gian mà sinh tâm kiêu mạn.

2- Bởi vì chúng sinh kiêu mạn về Giải thoát-Vô sắc, cho nên tiến vào Định Vô sắc, nghĩa là ngoại đạo chứng được pháp này lấy làm Niết-bàn, cậy vào pháp ấy mà sinh tâm kiêu mạn. Bồ-tát thị hiện tiến vào tám Thiền, bởi vì mỗi một pháp đều hơn hẳn ngoại đạo, cho nên điều phục họ.

3- Bởi vì chúng sinh khổ não, cho nên tiến vào Vô lượng Từ-Bi. Mang lại niềm vui vĩnh viễn khiến cho yên ổn ở nơi pháp thiện, cho nên tiến vào Vô lượng Từ. Cần phải trừ bỏ nỗi khổ ấy khiến cho không nhận chịu, cho nên tiến vào Vô lượng Bi.

4- Bởi vì chúng sinh đạt được giải thoát, cho nên tiến vào Vô lượng Hỷ-Xả, nghĩa là tùy hỷ với pháp mà chúng sinh đã đạt được, cho nên tự mình lìa xa lay độngtán loạn.

5- Bởi vì chúng sinh quy y Tà giáo, cho nên tiến vào Lực-Thần thông thù thắng, mà khiến cho tin vào Chánh giáo. Lại thị hiện tiến vào Thiền định, thị hiện về Định tịch tĩnh, vượt lên trên lỗi lầm của Dục... mà khiến cho chúng sinh học theo, khéo léo tự mình điều hòa luyện tập mà nhận biết thuần thục.

Nương vào phần vị theo thứ tự, bởi vì pháp thuận theo như vậy, hãy còn không giống như Nhị thừa tự mình thực hiện, lẽ nào cùng với phàm phu-ngoại đạo mà giống nhau hay sao? Nhưng Vô lượng-Thần thông tức là quả của chán ngán, Luận chủ cùng nêu ra, bởi vì muốn hiển bày đều là thuận theo pháp. Vì sao thuận theo pháp? Bởi vì thuận theo pháp Đại Bi giáo hóa chúng sinh của Bồ-tát.

Môn hai-Giải thích tên gọi: Trước là tổng quát, sau là riêng biệt.

Trong tổng quát: Trước là giải thích về bốn Thiền. Thiền-na là âm tiếng Phạn, Trung Hoa nói là Tĩnh Lự, Tĩnh là tịch tĩnh, Lự là suy nghĩ tường tận. Vì vậy luận Du Già quyển thứ 33 nói: "Buộc niệm tịch tĩnh duyên vào một chỗ, mà suy nghĩ tường tận, cho nên gọi là Tĩnh Lự. Vì vậy Tĩnh có thể Đoạn kiết, Lự có thể Chánh quán. Các Định Vô sắc có Tĩnh mà không có Lự, tuy có thể Đoạn kiết mà không có thể Chánh quán. Đẳng Trì thuộc cõi Dục có Lự mà không có Tĩnh, tuy có thể Chánh quán mà không có thể Đoạn kiết. Vì vậy chỉ riêng cõi Sắc nhận được tên gọi này."

Tiếp là Định Vô sắc, luận Đại Tỳ-bà-sa quyển 141 nói: "Trong Địa thứ tư này, bởi vì vượt qua tất cả các pháp có Sắc, bởi vì làm hại đến tất cả các pháp có Sắc, cho nên Sắc pháp ở đó không có thể sinh khởi." Luận Câu Xá nói: "Vô sắc nghĩa là không có Sắc." Nếu Đại Chúng Bộ và Hóa Địa Bộ, thì cũng thừa nhận có Sắc, bởi vì vi tế cho nên gọi là không có. Trong luận Câu Xá mở rộng phá bỏ về có Sắc.

Tiếp là giải thích về tên gọi riêng biệt: Đầu là bốn Thiền: 1-Tĩnh lự có Tầm-có Tứ; 2-Tĩnh lự không có Tầm-không có Tứ; 3-Tĩnh lự lìa xa Hỷ; 4-Tĩnh lự lìa xa Lạc. Phẩm Định trong luận Câu Xá nói: "Đầu là có đủ Tứ-Hỷ-Lạc, sau từ từ lìa xa Chi trước." Tức là nghĩa này. Tên gọi riêng biệt của Vô sắc, đến văn sẽ giải thích.

Môn ba-Thể tánh, luận Đại Tỳ-bà-sa nói: Bốn Tĩnh lự có hai loại: 1-Tu đắc, luận Câu Xá nói là tánh thiện thâu nhiếp tánh một cảnh của tâm, bởi vì Đẳng trì thiện làm tự tánh. Nếu bao gồm Trợ bạn thì năm Uẩn làm tánh. 2-Sinh đắc, tùy theo Địa đã hệ thuộc, năm Uẩn làm tánh, đều có Sắc là bởi vì Định cọng giới. Thể tánh Vô sắc, chỉ trừ ra Sắc, nghĩa còn lại đều giống như trước. Vì vậy luận Câu Xá nói: Vô sắc cũng như vậy, bốn Uẩn lìa xa Địa dưới. Trong Tông chỉ Đại thừa, cũng không có chủ ý sai khác. Nếu kết hợp tướng quy về tánh, thì chi tiết và toàn thể (Chi lâm) của tám Định, tất cả đều Không. Nếu Sự tận cùng-Lý hiện bày thì đều là Như Lai Tạng. Phai mờ bặt dứt không có nương nhờ thì Định-Loạn đều không còn. Nếu Sự-Lý viên dung thì một tức là tất cả.

Môn bốn-Giải thích văn: Đầu là trình bày về bốn Thiền, sau là nói về bốn Không.

Đầu là trình bày về bốn Thiền. Trong bốn Thiền, tuy Chi có nhiều-ít, mà Luận chủ đều gộp lại làm bốn loại: 1-Lìa xa chướng; 2-Đối trị; 3-Lợi ích; 4-Hai loại ấy nương vào Tam-muội. Trong bốn loại: Ba loại sau là Chi, một loại đầu không phải là Chi. Tuy những loại sau đã lìa xa đều là Chi của những loại trước, mà hướng về ngay Địa ấy thì tất cả đều không phải là Chi.

Nhưng bốn Thiền bao gồm mà nói có mười tám Chi, nghĩa là Thiền thứ nhất-thứ ba đều có năm Chi, Thiền thứ hai-thứ tư đều có bốn Chi, bởi vì Dục Ác khó trừ, Thiền thứ hai thì Hỷ sâu xa khó loại bỏ. Thiền thứ nhấtthứ ba đều có năm Chi, bởi vì Thiền thứ nhất-thứ ba không như vậy; Thiền thứ hai-thứ tư chỉ có bốn Chi.

Trong đó trừ ra trùng lặp thì chỉ có mười: 1-Giác; 2-Quán. Đây chỉ ở Thiền thứ nhất. 3-Xả; 4-Niệm. Đây là bao gồm ở hai Thiền sau. 5-Hỷ, giới hạn ở hai Thiền trước. 6-Lạc, bao gồm ở ba Thiền trước. 7-Nhất tâm, có khắp ở các Địa. 8-Nội tịnh, chỉ ở Thiền thứ hai. 9-Chánh tri, chỉ ở Thiền thứ ba. 10-Xả thọ, chỉ ở Thiền thứ tư.

Nếu như Lạc phân hai thì có mười một. Nếu Nội tịnh không có Thể riêng biệt, thì chỉ có chín. Như vậy đều bởi vì thuận theo lợi ích đối với Thiền, cho nên thiết lập tên gọi là Chi. Luận Du Già quyển thứ 11 nói: "Trong các Tĩnh lự tuy có pháp khác, nhưng bởi vì pháp thù thắng này, là ân sâu nặng đối với người tu Định, cho nên chỉ thiết lập làm Chi." Thiền thứ nhất:

1: Tức ly Dục Ác và pháp bất thiện, đây là trình bày về lìa xa chướng, dùng một Tức ly mà xuyên suốt ba loại sau, nhưng các Luận nói giống nhau trên đại thể, chỉ khác nhau ở chi tiết. Như Tỳ-đàm nói: "Lìa xa năm Dục cho nên gọi là lìa xa Dục, đoạn trừ mười Ác cho nên gọi là lìa xa Ác, trừ bỏ năm Cái cho nên gọi là lìa xa pháp bất thiện." Như Trí Luận quyển thứ 88 nói: "Lìa xa Dục, nghĩa là lìa xa năm Dục; lìa xa Ác và pháp bất thiện, nghĩa là lìa xa năm Cái, năm Cái đưa con người đi vào đường ác cho nên gọi là Ác, chướng ngại đến pháp thiện cho nên gọi là pháp bất thiện." Nếu phân rõ về tướng của Cái-Dục, thì mở rộng như Trí Luận quyển thứ 19, và luận Du Già quyển thứ 11. Luận Tạp Tập quyển thứ 8 nói: "Đoạn trừ Dục-Khuể-Hại, Khuể tức là Ác, Hại tức là pháp bất thiện." Luận Du Già quyển thứ 33 cũng kết hợp Ác và pháp bất thiện, luận ấy nói: "Lìa xa Dục, Dục có hai loại: 1-Dục thuộc về phiền não; 2-Dục thuộc về Sự. Lìa xa cũng có hai: 1-Lìa xa tương ưng; 2-Lìa xa cảnh giới. Nói lìa xa Ác và pháp bất thiện, do Dục thuộc về phiền não làm nhân mà sinh khởi đủ loại Ác và pháp bất thiện, tức là hành ác của thânmiệng." Ý này là tổng quát phân rõ về các Ác và bất thiện của cõi Dục. Đã trình bày về lìa xa chướng.

2: Có Giác-có Quán, ở đây có hai Chi, là đối trị của tu hành. Cách dịch mới gọi là Tầm-Tứ, đều là trước thôsau tế. Luận Câu Xá nói: "Tầm-Tứ là thô tế của tâm." Trí Luận nói: "Ví như tiếng chuông vang lên, âm thanh thô dụ cho Giác, âm thanh tế dụ cho Quán." Luận Du Già quyển thứ 11 nói: "Dùng Tầm để tìm tòi-Tứ để quán sát về Bất tịnh, Từ Bi đối trị chướng của Dục-Khuể-Hại của cõi Dục. Lại trong năm Cái, có Giác như Dục-KhuểHại, không chết-làng xóm-đất nước..., nay đối với Giác thuộc Ác khởi lên Giác thuộc Thiện để quán sát." Lại Trí Luận quyển thứ 44 nói: "Tiểu thừa dùng Giác thuộc Dục-Khuể-Não làm thô, Giác thuộc làng xóm-đất nước... làm tế. Lại chỉ riêng Giác thuộc Thiện làm tế." Dựa theo Đại thừa(Ma-ha-diễn) đều là thô, thì Giác thuộc Không làm tế.

3: Ly sinh hỷ lạc, là lợi ích của tu hành, vui mừng lìa xa Dục-Ác..., vì thế cho nên sinh ra Hỷ; thân tâm thư thái và đạt được niềm vui của giải thoát, cho nên gọi là Lạc. Vì vậy gọi là Chi lợi ích. Luận Du Già quyển thứ 33 nói: "Ly là bởi vì đã đạt được tác ý gia hạnh cứu cánh. Nói là Sinh, bởi vì từ đây làm nhân-làm duyên, sinh khởi không gián đoạn, cho nên đã đạt được tác ý thuộc quả gia hạnh rốt ráo. Hỷ-Lạc, nghĩa là đã đạt được nghĩa lý mà mình mong cầu, bởi vì đạt được Đại khinh an, thân tâm điều hòa thư thái, cho nên có năng lực chịu đựng.

4: Trú vào Thiền thứ nhất, là Tam-muội nương vào hai Chi ấy, nghĩa là suy xét đúng đắn đối với pháp đã duyên, quán sát về tánh một cảnh của tâm, làm nơi nương tựa của đối trị và Chi lợi ích ấy. Bởi vì nương vào Định lực chuyển đổi Tầm-Tứ..., những chướng đã lìa xa ấy bởi vì không có Thể của hành, không phải là Chi, cho nên không làm chỗ dựa của pháp ấy. Nhưng nói là thứ nhất, bởi vì cõi Dục bắt đầu từ nơi này tiến lên phía trên, mà nói là trú vào tức là nghĩa của an trú. Luận Du Già nói: "An trú, nghĩa là ở thời gian sau nhờ vào những pháp đã tu tập mà có nhiều thành tựu. Đạt được tùy theo niềm vui, đạt được không có gì gian nan, cho đến bảy ngày bảy đêm có thể đích thực an trú trong Thiền thứ tư." Ý chính của câu này không khác nhau.

Trong Thiền thứ hai:

1: Diệt trừ Giác-Quán là những chướng đã lìa xa, Giác-Quán thô động phát sinh ba Thức, làm rối loạn đối với Thiền thứ hai, bởi vì như nước trong mà sóng lay động thì không thể nhìn thấy. Thiền thứ nhất chủ động đối trị, Thiền thứ hai là thụ động đối trị, thì bệnh hếtthuốc cũng không còn.

2: Nội tịnh-Nhất tâm không có Giác-không có

Quán, là đối trị của tu hành.

Nói về Nội tịnh, thì Tiểu thừa là Tín có thể làm cho tâm thanh tịnh, tướng lìa xa tán-động bên ngoài, Định... lưu chuyển bên trong; Đại thừa thì thu nhận ba Chi của Thiền thứ ba để mà thành tựu. Luận Hiển Dương quyển thứ 19-luận Du Già quyển thứ 63, đều nói là Nội tịnh, dùng Xả-Niệm-Chánh tri làm Thể. Bởi vì ba pháp này hãy còn bị Hỷ che phủ, Lực dụng chưa thù thắng, chỉ có thể lìa xa Tầm-Tứ bên ngoài, cho nên hợp lại gọi là Nội tịnh.

Nói về Nhất tâm, là giải thích về nghĩa của Nội, chỉ duyên vào pháp trần, bởi vì không giống như Thiền thứ nhất có ba Thức. Vì vậy, luận A Tỳ Đàm của Thân Tử nói: "Trong địa của cõi Dục, tâm hiện hành ở sáu Xứ. Trong địa của Thiền thứ nhất, tâm hiện hành ở bốn Xứ, nghĩa là không có Tỷ thức-Thiệt thức. Thiền thứ hai trở lên, tâm hiện hành ở một Xứ, bởi vì chỉ có thân Ý thức duyên vào pháp trần."

Không có Giác-không có Quán, là giải thích về nghĩa của Tịnh, bởi vì không giống như Thiền thứ nhất có Giác-có Quán. Trước là diệt trừ Giác-Quán, hiển bày về thụ động đối trị; ở đây lại nói là không có, hiển bày về chủ động đối trị không có, cho nên không phải là trùng lặp.

Luận này giải thích về Nhất tâm rằng: Hiện hành ở một cảnh mà tu Tam-muội vô lậu không gián đoạn, bởi vì phải khác với thế gian là tu như thật. Không gián đoạn là một tâm nối tiếp nhau. Hiện hành ở một cảnh là một tâm hướng về duyên. Vì vậy mà gọi là Tam-muội vô lậu. 3: Định sinh hỷ lạc, hai Chi này là lợi ích của tu hành. Thiền thứ nhất mừng vui vì rời bỏ Dục-Ác, cho nên gọi là Ly sinh; nay mừng vui vì ngừng tâm GiácQuán, cho nên gọi là Định sinh, như gương trong-nước lặng mà thân tâm điều hòa thư thái.

Nếu như ý của Trí Luận, thì Định sinh từ Thiền thứ nhất. Bởi vì cõi Dục không có Định, cho nên đầu tiên chỉ nói là lìa xa Thiền thứ hai. Tuy lìa xa phiền não của Thiền thứ nhất, nhưng bởi vì Thiền thứ nhất có Định. Lại bởi vì Thiền thứ nhất lìa xa chướng ngại lớn là Dục.

4: Trú vào Thiền thứ hai, tức là Tam-muội nương vào hai Chi ấy. Trong Thiền thứ ba:

1: Ly hỷ, là những chướng đã lìa xa, nghĩa là Chi lợi ích của Thiền thứ hai, tâm Hỷ phân biệt suy nghĩ sinh ra động-loạn, Thiền thứ ba chuyển sang vắng lặng mà cần phải trừ bỏ; như người nghèo có được vật báu sinh lòng vui mừng, mất đi thì rất buồn rầu, không giống như vui mừng-buồn rầu cùng bặt dứt, mới là vui sướng thanh thản.

2: Trú xả-Hữu niệm-Chánh tri, ba Chi này là đối trị của tu hành. Trú xả, tức là Xả nhiều lần, mà chọn ra không phải là Xả thọ.

Các kinh-luận đều gọi là Hành xả. Hành và tâm điều hòa, gọi là xả bỏ lỗi lầm của Hỷ ấy. Vì vậy luận Hiển Dương nói: "Trú xả, bởi vì đối với mình sinh Hỷ không thể nào chịu được, cho nên bình đẳng thẳng thắn an trú không hề lay động."

Hai-Hữu niệm, bởi vì ở trong Hỷ không hiện hành, mà ghi nhớ rõ ràng không quên.

Ba-Chánh tri, có lúc Hỷ hiện hành mất đi ý niệm, phân biệt đối với điều này, nhận biết đúng đắn mà trú vào, gọi là trú vào Xả. Luận Du Già quyển thứ 33 trên đại thể giống với điều này.

Ba Chi trên tức là Nội tịnh trước đây dần dần tu chuyển sang thù thắng, đến đây riêng biệt tách ra tịch tĩnh sâu xa-vi tế, bởi vì có thể đối trị về Hỷ trôi nổi lên cao của Địa dưới.

3: Thân thọ lạc... trở xuống là Chi lợi ích, trong đó: Đầu là Thân thọ lạc, chính là hiển bày về Thể của Chi, đích thực đối trị tâm Hỷ trôi nổi của Thiền thứ hai, vì thế cho nên chỉ nói là Thân thọ đối với Lạc, giả sử Tâm thọ lạc thì cũng gọi là Thân thọ. Vì vậy luận Du Già nói: "Bởi vì thường xuyên tu tập về Xả-Niệm-Chánh tri, khiến cho tâm hăng hái mạnh mẽ, Hỷ thọ cùng hiện hành liền có thể trừ diệt. Tịch tĩnh lìa xa Hỷ, tịch tĩnh đến mức cao nhất, Tâm thọ sinh khởi trái ngược với Hỷ, vào lúc bấy giờ Sắc thân-Ý thân tiếp nhận Lạc của Thọ và Lạc của Khinh an, vì thế cho nên nói là có Thân thọ lạc."

Vả lại, Hỷ-Lạc của Thiền thứ nhất, như đỉnh núi đất đá xen tạp mà có hồ nước. Hỷ-Lạc của Thiền thứ hai, như đỉnh núi toàn là đất mà có hồ nước. Lạc của Thiền thứ ba, như núi toàn là đất ở giữa hồ lớn. Lạc bên trong ở khắp thân, thân bên ngoài ở trong Lạc, vì vậy Tâm lạc cũng gọi là Thân thọ.

Tiếp là các Thánh đã nói có thể Xả-Hữu niệm-Thọ lạc, là giải thích về nghĩa thành tựu thù thắng, nghĩa là các Địa dưới không có Lạc và Xả không gián đoạn như vậy, Địa trên có Xả mà lại không có Lạc. Vì vậy chư Phật và đệ tử của Phật nói là Thiền thứ ba có đủ năng lực về Xả và Niệm-Chánh tri, mà lại Thọ lạc. Trong các Lạc, thì Lạc của Thiền thứ ba là thù thắng. Đây là ý của luận Du Già, không cần phải giải thích riêng biệt. Trong văn tóm lược nhắc lại hãy còn thiếu Chánh tri, chỉ có Xả-Niệm, thì trên-dưới đã khác nhau.

4: Trú vào Thiền thứ ba, tức là Tam-muội nương vào hai Chi ấy.

Trong Thiền thứ tư:

1: Đoạn Lạc trước hết là trừ Khổ, Hỷ-Ưu diệt hết tức là lìa xa chướng. Lạc thù thắng của Thiền thứ ba ở nơi này làm tổn hại, như người bệnh nặng xem âm thanh tuyệt vời, Lạc làm chướng ngại đến Thiền thứ tư, vì vậy cần phải trừ bỏ, cho nên nói là đoạn Lạc. Đạt được Định này, tức là vào lúc bấy giờ tất cả Khổ-Lạc, đều có thể vượt qua, cho nên tổng quát về Tập nói trước hết là trừ Khổ... Một chữ trước hết là(Tiên) xuyên suốt toàn bộ ba Chi sau, Thiền thứ hai trước hết là trừ Khổ thọ, Thiền thứ ba trước hết là diệt Hỷ thọ, Thiền thứ nhất trước hết là diệt Ưu thọ, và bây giờ đoạn Lạc thì đã diệt hết bốn Thọ. Dựa vào Thiền theo thứ tự thì phải trước hết trình bày về Ưu, bởi vì đối trị với Lạc trước đây, cho nên trước hết là nói về trừ Khổ.

Luận Du Già quyển thứ 11 nói: "Hỏi: Vì sao Khổ căn ở Thiền thứ nhất chưa đoạn? Đáp: Bởi vì phẩm ấy thô nặng cho nên hãy còn chưa đoạn. Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao không hiện hành? Đáp: Bởi vì tướng của trợ bạn ấy đối với Ưu căn đã thâu nhiếp các Khổ, cho nên Khổ ấy đã đoạn. Nếu Tĩnh lự thứ nhất đã đoạn Khổ căn, vậy thì hành giả ở lúc tiến vào Tĩnh lự thứ nhất và Tĩnh lự thứ hai, tiếp nhận những tạo tác-trú trong sai biệt thuận theo không có, bởi vì cả hai cùng có Hỷ và Lạc." Ý ở đây trình bày về không đoạn trừ thô nặng, khác với Thiền thứ hai mà không có hiện hành, cho nên thiết lập chi Lạc. Nếu dựa vào Tiểu thừa, thì Lạc của Thiền thứ nhất và Thiền thứ hai chỉ là Khinh an, mà không phải là Lạc thọ, Thiền thứ ba là Lạc thọ cho nên không giống nhau.

2: Không Khổ-không Lạc, là Chi lợi ích. Những Thiền khác đều trước hết là trình bày về đối trị, nay ở đây trước hết là trình bày về lợi ích, là nương theo tổng quát trước đây không có bốn Thọ, thì nêu ra không Khổkhông Lạc để trình bày về năm Thọ, bởi vì bên trong tuy có Xả, mà chính là bất động.

Hỏi: Nếu như vậy thì từ trước đến nay cũng diệt ƯuHỷ, ở đây vì sao không nói đến không Ưu-không Hỷ? Đáp: Bởi vì năm Thọ trình bày về nghĩa không Ưukhông Hỷ không có riêng biệt, ba Thọ trình bày về nghĩa Khổ-Lạc thâu nhiếp ở Ưu-Hỷ, cho nên chỉ so sánh với nhau. Lại ở đây chính là đoạn trừ đối với Lạc, cho nên thích hợp để so sánh với nhau.

3: Xả-Niệm thanh tịnh, hai loại này là Chi đối trị. Xả-Niệm của Thiền thứ ba đi cùng với Lạc thọ, ở đây đoạn Lạc thọ cho nên nói là thanh tịnh. Nhưng chủ động đối trị ấy trên đại thể giống như Thiền thứ ba, chỉ bởi vì thụ động đối trị là Hỷ-Lạc cho nên phân hai Chi riêng biệt. Tâm Hỷ trôi nổi luôn luôn cần phải Chánh tri, Lạc thọ sâu xa vi tế chỉ cần Xả niệm. Nếu hiển bày xa về thanh tịnh, thì luận Du Già nói: "Bắt đầu từ Tĩnh lự thứ nhất, tất cả những tai họa của Địa dưới đã đoạn trừ, nghĩa là Tầm-Tứ-Hỷ-Lạc, thở ra hít vào, cho nên trong Địa này Xả-Niệm thanh tịnh tươi sáng." Vì vậy, Thiền này trú trong tâm không hề lay động. Luận này tóm lược nêu ra sáu sự việc, bởi vì thuận theo bao gồm không có Khổ và Ưu. Luận Câu Xá... trình bày trong Thiền này lìa xa tám tai họa. Nhưng Thiền thứ tư tuy nói là bất động, mà hãy còn có Xả thọ, chưa gọi là không có Thọ. Luận Du Già quyển thứ 11 nói: "Vả lại Vô tướng, thì trong kinh nói là Định thuộc về tâm Vô tướng, ở trong

Định này vĩnh viễn diệt trừ Xả căn, nếu không phải là Vô tướng thì cho đến Hữu Đảnh, đều có Xả thọ."

4: Trú vào Thiền thứ tư, tức là Tam-muội nương vào hai Chi ấy.

Nhưng tiến vào Định thuộc Sắc trên đây, tướng trạng của thân ấy như ở trong nhà; tiến vào bốn Không dưới đây như ở giữa hư không.

Sau là nói về bốn Không. Bốn Không như Không xứ..., tên gọi cùng là tánh một cảnh của tâm, có gì sai biệt? Phẩm Định trong luận Câu Xá hiển bày về sai biệt này: "Bởi vì lìa xa nhiễm của Địa dưới, cho nên thiết lập bốn tên gọi, nghĩa là lìa xa Thiền thứ tư, thiết lập Không vô biên xứ; lìa xa Không vô biên xứ, thiết lập Thức vô biên xứ..." Sai biệt đã như vậy, từ đâu có được tên gọi?

Luận ấy tiếp đến tụng rằng:

"Không-Thức vô biên-Vô sở hữu,
Tên gọi thiết lập từ gia hạnh,
Bởi vì Phi tưởng phi phi tưởng,
Mờ mịt yếu kém mà lập tên."

Nghĩa là khởi lên phần vị gia hạnh trước khi tu Định, bởi vì chán ngán về Sắc hủy hoại, cho nên dấy lên Tưởng thuộc Thắng giải, suy nghĩ về hư không vô biên, lúc gia hạnh thành tựu gọi là Không vô biên xứ; chán ngán Không dấy lên Tưởng về Thức, chán ngán Thức dấy lên Tưởng về Vô sở hữu. Dựa theo đây có thể biết. Không thứ tư ấy bởi vì Tưởng mờ mịt yếu kém, nghĩa là không có Địa dưới, trình bày Tưởng về Tuệ thù thắng mà có được tên gọi Phi tưởng; có Tưởng mờ mịt yếu kém, gọi là Phi phi tưởng. Vì vậy ba Vô sắc trước từ gia hạnh mà nhận lấy tên gọi, Vô sắc thứ tư ngay nơi Thể mà nhận lấy tên gọi. Bởi vì Cận phần của ba Vô sắc trước, trong phần vị gia hạnh chỉ duyên với Không..., tiến vào phần vị căn bản cũng duyên với các Uẩn khác, cho nên thuận theo gia hạnh mà nhận lấy tên gọi; Phi tưởng thứ tư thì phần vị gia hạnh-căn bản, bởi vì cùng chung một sở duyên, cho nên ngay nơi Thể mà nhận lấy tên gọi.

Trong luận Du Già cũng giống như ở đây, gia hạnh đều là Tưởng, Không-Thức... đều khác nhau, đến văn sẽ phân rõ.

Nhưng bốn Không này cũng đều có bốn Chi, nghĩa là lìa xa chướng..., mà trong văn kinh chỉ đều có ba câu, nghĩa hàm chứa bốn Chi, đó là Chi đầu lìa xa chướng đầy đủ nghĩa về đối trị.

Hỏi: Nếu có đối trị... thì cũng là có Chi hay không? Đáp: Dựa theo luận Tạp Tập..., bởi vì các Xa-ma-tha Vô sắc cùng một vị như nhau, cho nên không có kiến lập về Chi phần. Nếu dựa vào kinh Anh Lạc-Bổn Nghiệp, thì bốn Định Vô sắc đều có năm Chi, đó là Tưởng-Hộ-ChỉQuán và Nhất tâm. Kinh-Luận trái ngược nhau làm sao hiểu thông suốt? Luận dựa vào tương tự không giống nhau, bốn Thiền khác nhau về Giác-Quán...; lại Dụng của Tuệ yếu kém, tên gọi không có Chi phần. Kinh dựa vào tương tự giống nhau đều có năm. Như Định thuộc Không thứ nhất, chán ngán tướng của Sắc ở Định dưới, khởi lên Tưởng về Không, thì nay là đối trị; bảo vệ (Hộ) tướng của Sắc ấy, khiến cho không hiện rõ trước mắt; nếu vượt lên trên Tưởng về Sắc, thì gọi là Chỉ, nay là lìa chướng; thực hành về Không vô biên, soi chiếu sáng tỏ rõ ràng, tức là nghĩa về Quán, nay là lợi ích; Nhất tâm, tức là chỗ dựa của hai Chi ấy. Năm Chi rõ ràng như vậy, lẽ nào có thể phân định dựa vào Luận không có gì trái với Kinh hay sao?

Nói về Không vô biên xứ: Nghĩa là quán sát hư không, dấy lên hành tướng vô biên, có thể diệt trừ Tưởng về Sắc, tâm an trú trong Định thuộc Không, gọi là Không vô biên xứ.

Trong văn có ba câu:

Câu một-Hàm chứa hai nghĩa: 1-Trình bày về lìa xa chướng; 2-Trình bày về đối trị.

1- Nói về lìa xa chướng, gộp lại có ba câu, nghĩa là: Câu a-Lìa xa ba Sắc như Hữu đối... Luận nói: Vượt lên trên Tưởng về tất cả Sắc, vượt qua tướng của Nhãn thức; đây là trình bày về vượt lên trên Hữu đối có thể thấy. Câu b-Diệt Tưởng về Hữu đối, bởi vì diệt Tưởng hòa hợp của Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân thức; đây là diệt Hữu đối không thể thấy được. Câu c-Tưởng về đủ loại không nghĩ đến, bởi vì không nghĩ đến Tưởng hòa hợp của Ý thức, Ý thức phân biệt tất cả các pháp, cho nên nói là đủ loại; đây là diệt Vô đối không thể thấy được. Ý thức tuy duyên với cảnh nhưng không phải là Sắc.

Nay chỉ chọn lấy duyên với Sắc tự nhiên có đủ loại, đều nói là Tưởng, bởi vì Tiểu thừa cần phải tu tập phát khởi Định này ở tại Sắc, chưa rời bỏ Sắc hình, cho nên không nói đến diệt Sắc; chỉ nói đến diệt Tưởng, bởi vì Tưởng chọn lấy Sắc tướng, cho nên chỉ diệt về Tưởng. Trong Đại thừa quyết định chỉ diệt về Tưởng. Nếu vượt lên trên Sắc tướng mà nói là Vô sắc, thì Không-Thức sau khi diệt đi sẽ không có Thức-Không.

Hỏi: Tưởng về Hương-Vị ở Thiền thứ nhất đã lìa xa, Tưởng về Sắc-Thanh-Xúc ở Thiền thứ hai đã trừ bỏ, nay vì sao nói là diệt ở Định thuộc Không? Viễn Công đáp rằng: Tưởng về Hương-Vị tuy không còn ở Thiền thứ nhất, nhưng nay nói diệt thì đối trị có bốn loại: 1-Đối trị về Hoại, nghĩa là đạo phương tiện quán sát về Hữu lậu-Vô thường... ở Địa dưới; 2-Đối trị về Đoạn, nghĩa là đạo vô ngại chính thức đoạn trừ lỗi lầm ở Địa dưới; 3-Đối trị về Trì, nghĩa là đạo giải thoát làm đầu tiên, và tất cả đạo vô gián-giải thoát về sau duy trì pháp Vô vi ấy, không để cho mất mát hư hoại; 4-Đối trị về phần xa, nghĩa là đạo giải thoát làm đầu tiên, và tất cả đạo vô ngại-giải thoát về sau, từ xa khiến cho chướng ngại trước đây hoàn toàn không dấy khởi. Nay Định thuộc Không này dựa vào đối trị thứ 4. Ba loại về Sắc-ThanhXúc, nói Thiền thứ hai tuy diệt, là bởi vì Thiền thứ hai trở lên cho đến Thiền thứ tư, ngay Địa ấy tuy không có thể vay mượn, nhưng tâm thấy-nghe-hiểu biết-xúc chạm thuộc về ba Thức của Thiền thứ nhất, vì vậy cho đến Thiền thứ tư hãy còn có Tưởng này, đến Định thuộc Không thì diệt.

Trên đây đã giải thích dựa theo thứ tự tu tập. Nếu ở cõi Sắc lập tức tu Định thuộc Không, thì cảnh hiện hành của sáu Thức thảy đều có thể diệt trừ. Vì vậy trên đây Luận nói Ý duyên vào tất cả các pháp, cũng không có gì lựa chọn. Đã trình bày về lìa xa chướng.

2- Đối trị như thế nào? Trong ba câu trước đây nói về không nghĩ đến, hàm chứa về đối trị, nghĩa là bởi vì không phân biệt về cảnh như Sắc... Vì sao không nghĩ đến? Bởi vì thấy rõ Vô ngã, dựa theo Bồ-tát thật sự đối trị, cho nên nói là Vô ngã. Nếu dựa vào hữu lậu thì chỉ chán ngán Khổ thuộc về thô, dùng làm gia hạnh. Luận Thuận Chánh Lý nói: "Nghĩa là nếu pháp có (Hữu pháp) tuy đi cùng với Sắc, mà Tự Thể của nó không dựa vào Sắc thuộc về các cõi (Hữu), mong cầu xuất ly đối với

Sắc, thì nhất định phải tư duy về pháp ấy đầu tiên." Nghĩa là Thể của hư không tuy đi cùng với Sắc, mà đợi Sắc không còn thì mới được hiển bày rõ ràng, pháp bên ngoài đã thâu nhiếp tướng ấy vô biên, lúc tư duy về pháp ấy mà có thể lìa xa Sắc. Đây tức là tướng của gia hạnh.

Câu hai-Tiến vào hư không vô biên, là lợi ích của tu tập thực hành, nghĩa là bặt dứt ba Tưởng về Sắc, thì tiến vào Lý Không, vốn rộng lớn vô biên như vậy.

Câu ba-Trú vào hư không vô biên xứ, là Tam-muội nương vào hai Chi ấy. Luận Du Già nói: "Bởi vì đã vượt qua tác ý gia hạnh cứu cánh thuộc Cận phần, tiến vào Định tác ý thuộc quả cứu cánh của gia hạnh-căn bản phía trên, cho nên nói là an trú đầy đủ trong Không vô biên xứ."

Dựa theo ý của luận Du Già, trong bốn nghĩa thì lìa xa chướng là vượt qua Địa dưới, đối trị là tác ý gia hạnh cứu cánh, lợi ích là tác ý thuộc về Thắng giải, nương vào hai Chi ấy là tác ý thuộc quả gia hạnh cứu cánh. Ba nghĩa trước là Cận phần, một nghĩa sau là Căn bản. Ba Định sau cũng giống như Định này. Lại bốn nghĩa này: 1-Vượt qua nơi nào? 2-Vì sao có thể vượt qua? 3-Vượt qua duyên gì trước đây? 4-Vượt qua Chứng nơi nào?

Nói về Thức vô biên xứ: Tâm duyên vào Thức bên trong, dấy lên hành tướng vô biên, cho nên dùng làm tên gọi.

Câu một-Vượt qua hư không vô biên xứ, là trình bày về lìa xa chướng. Định ấy chướng ngại nơi nào? Bởi vì niệm bên ngoài là thô. Đối trị như thế nào? Thấy niệm thô bên ngoài của Định ấy, phân biệt về lỗi lầm.

Câu hai-Tiến vào Thức vô biên, là lợi ích của tu tập thực hành, trước trình bày về rời bỏ bên ngoài, nay phân rõ về duyên vào bên trong. Luận Chánh Lý nói: "Nghĩa là ở trong sáu Thức thân hoàn toàn thanh tịnh có thể nhận biết rõ ràng, khéo léo chọn lấy tướng rồi an trú vào Thắng giải, nhờ vào năng lực tưởng tượng(giả tưởng), tư duy quán sát Tưởng về Thức vô biên. Dựa vào gia hạnh này, làm đầu tiên có thể tiến vào Căn bản.

Câu ba-Sau là Tam-muội nương vào hai Chi ấy, có thể biết. Nói về Vô sở hữu xứ: Tức là trong-ngoài đều không có.

Câu một-Vượt qua Thức vô biên, là trình bày về lìa xa chướng. Lỗi lầm gì cần phải vượt qua? Bởi vì niệm về Sự là thô. Đối trị như thế nào? Thấy niệm thô của Sự, phân biệt về lỗi lầm.

Câu hai-Tiến vào sở hữu không thiếu gì, là lợi ích của tu tập thực hành, trước bởi vì rời bỏ bên ngoài-duyên vào bên trong là thô. Niệm đã không có thụ động chọn lấy, chủ động chọn lấy cũng không có, cho nên trongngoài đều không có, đây là lợi ích.

Luận Chánh Lý nói: "Thấy hành tướng vô biên thô động trước đây, khởi lên gia hạnh này, vì vậy Xứ này gọi là Xả thù thắng nhất. Bởi vì ở trong này không còn vui thích dấy lên hành tướng vô biên, tâm rời bỏ các sở hữu đối với sở duyên, vắng lặng mà trú." Luận Du Già nói: "Lúc từ Thức xứ tiến lên phía trên, lìa xa Thức ấy, bên ngoài lại mong cầu cảnh khác cũng không có gì đạt được. Ý này trình bày về Thức đã là thô, ngoài Thức lại không có, cho nên không có tất cả (Vô sở hữu).

Câu ba-Trú vào Vô sở hữu xứ, là Tam-muội nương vào hai Chi ấy.

Nói về Phi tưởng phi phi tưởng xứ: Trong Phi tưởng, không có Tưởng rõ ràng về bảy Địa dưới, có Tưởng mờ mịt yếu kém, cho nên dùng làm tên gọi.

Vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, là chướng đã lìa xa. Đối trị như thế nào? Không có Vô sở hữu ấy, bởi vì thấy niệm thô, phân biệt về lỗi lầm, vốn là chủ động đối trị. Đã vắng lặng không có tất cả, vì sao gọi là thô? Bởi vì hãy còn có Tưởng về không có tất cả. Kinh thiếu một câu, Luận về Kinh thì đầy đủ. Luận nói: Nhận biết an ổn về Phi hữu tưởng-Phi vô tưởng, tức là lợi ích của tu tập thực hành. Lập tức tiến vào hành của Phi hữu tưởng-Phi vô tưởng xứ, là Tam-muội nương vào hai Chi ấy.

Luận Du Già nói: "Trước tiến vào Định của Vô sở hữu xứ, vượt qua tất cả Tưởng về có sở hữu; nay lại vượt qua Tưởng về không có sở hữu, cho nên nói là Phi tưởng." Lại nói: "Phi vô tưởng, là không giống như Định Vô tưởng và Định Diệt tận, tất cả các Tưởng thảy đều diệt hết, chỉ có Tưởng vi tế, duyên với cảnh Vô tưởng mà chuyển, tức là đối với Xứ này khởi lên Thắng giải, thì vượt qua Cận phần mà tiến vào Căn bản. Trong này, sở dĩ không ra khỏi ba cõi, là bởi vì duyên với cảnh Vô tướng, tức là Tưởng vi tế. Ngoại đạo không hiểu rõ cho là Niết-bàn. Chưa có thể không có duyên, lẽ nào lìa xa cảnh của tâm hay sao? Huống hồ chấp đây làm Ngã, mà lại sinh ra vị của Ái."

Kinh Pháp Hoa dụ cho lửa cháy trên đầu. Nếu biết tai họa này thì lại mong cầu tiến lên phía trên. Lúc mong cầu tiến lên phía trên thì mong cầu sở duyên phía trên, hoàn toàn không có gì đạt được. Không có gì đạt được, cho nên diệt mà không chuyển, thì đạt được Định Diệt thọ tưởng. Nếu chưa đạt được Định này, thì Tưởng về chán ngán là trước, Tưởng sau không hiện hành, lập tức tiến vào Định Vô tưởng. Nhưng luận Đại Tỳ Bà Sa quyển thứ 141, luận Hiển Dương quyển thứ 3, và các Luận đều trình bày, mà lời văn rất rộng.

Trên đây dẫn ra hai Luận, văn tóm lược mà nghĩa rõ ràng. Nay lại dựa theo Đệ nhất nghĩa, lược bớt phần dài, chỉ rõ về bốn Không, nghĩa là quán sát về Sắc ngay nơi Không, tâm an trú vào Không, là Định của Không xứ; tiếp là nhận biết Không-Sắc không ra ngoài tâm, là Định của Thức xứ; tiếp là tâm-cảnh đều không còn, là Vô sở hữu; tiếp là cũng không còn Tưởng về Vô sở hữu, duyên với Vô tưởng mà trú, gọi là Phi tưởng phi phi tưởng. Nếu không duyên với Vô tưởng này, thì các lậu vĩnh viễn vắng lặng.

Đoạn ba: Một tướng cuối cùng là Nhập ý. Chỉ thuận theo pháp để hóa độ chúng sinh, không giống như phàm phu-Tiểu thừa có vị của Ái..., như trước đã giải thích.

Phần 4: Từ "Phật tử, thử Bồ-tát tâm tùy..." trở xuống là trình bày về Quả chán ngán, tức là những Đẳng Dẫn (Định) của tám Định trước đây, cho nên gọi là quả. Văn phân làm ba: a-Bốn Vô lượng, tức là quả về phương tiện của hành; b-Năm Thần thông, tức là quả về công dụng của hành; c-Từ "Thử Bồ-tát ư chư Thiền..." trở xuống là tổng quát kết luận về tự tại.

Phần a: Bốn Vô lượng. Sở dĩ trình bày trước tiên, là bởi vì phàm phu đắm theo vị của Định mà luân hồi trong ba cõi, Nhị thừa vượt lên trên nhưng phần nhiều đều hướng về tịch diệt, Bồ-tát nhờ vào Định phát sinh Từ Bi, làm nhiều lợi ích cho hữu tình, thành tựu tánh của Bồ-tát. Nhưng nguyên cớ tiến vào, trước đây Luận đã phân rõ, bởi vì so sánh về sinh tử và Niết-bàn mà phân bốn Vô lượng làm hai, dựa theo luận Du Già...

Bốn loại Vô lượng vì bốn loại hữu tình, nghĩa là duyên với chúng sinh mong cầu vui sướng mà khởi tâm Từ, có nỗi khổ mà khởi tâm Bi, có niềm vui mà khởi tâm Tùy hỷ, có phiền não mà không nhiễm. Lại thuận theo bốn loại này bao gồm duyên với tất cả, dùng Trí dẫn dắt thì không có gì đắm trước. Bốn loại này đều duyên với cảnh vô lượng, cho nên gọi là bốn Vô lượng. Nếu dựa vào tướng tổng quát mà nói, thì đều dùng ĐịnhTuệ mà làm Thể ấy. Nếu trình bày riêng biệt, thì Từ chính là trao cho niềm vui, không có Sân làm Thể; loại trừ nỗi khổ là không làm hại, mừng cho người là không ganh ghét, mình và người rời bỏ phiền não tức là khéo léo về Xả. Trong văn có hai: Trước là riêng biệt hiển bày về hạnh Từ; sau từ "Trú Bi..." trở xuống là tương tự hiển bày ba loại còn lại.

Trong phần trước là riêng biệt hiển bày về hạnh Từ, có mười hai câu:

Tâm tùy theo Từ, câu này là tổng quát. Tùy có hai nghĩa: 1-Tâm không hướng về vắng lặng, tán động đều hợp với Từ; 2-Dùng tâm Từ này theo đuổi chúng sinh, như nghé theo mẹ.

Tiếp là mười câu riêng biệt, chủng loại của Từ, tổng quát có ba: Một: Có bảy câu-tám nghĩa về Từ duyên với chúng sinh; Hai: Có một câu về Từ duyên với pháp; ba: Có hai câu về Vô duyên. Duyên nghĩa là duyên vào niệm: Đầu là duyên vào Giả, muốn trao cho niềm vui; tiếp là duyên vào Nhân Không, chỉ có pháp của hành thiện-ác như Uẩn..., dùng để giáo hóa; sau là duyên vào Thể Không của chúng sinh, muốn khiến cho tỏ ngộ tiến vào. Một duyên đầu bao gồm phàm phu, một duyên tiếp bao gồm Tiểu thừa, một duyên sau chỉ là Đại thừa.

Một: Có bảy câu-tám nghĩa. Tám nghĩa gộp lại có bốn:

1- Có bốn nghĩa, trao cho niềm vui là chính thức hiển bày về hành tướng: Rộng rãi là trao cho niềm vui của cõi Dục, bởi vì cảnh Dục rộng nhiều. To lớn là trao cho niềm vui ưa thích giống nhau, nghĩa là Thiền thứ nhất-thứ hai cùng có Hỷ thọ, bởi vì cao vượt ra cho nên gọi là to lớn. Vô lượng là trao cho niềm vui ưa thích không giống nhau, bởi vì Thiền thứ ba trở lên lìa xa Khổ-lìa xa Hỷ, sâu xa cho nên gọi là Vô lượng. Không khác nhau là bởi vì bình đẳng trao cho ba niềm vui. Trên đây đều là ý của Luận. Lại có một lý: Rộng rãi thì không có niềm vui nào không trao cho, to lớn nghĩa là Bồ-đề và Niết-bàn, Vô lượng nghĩa là tận cùng thời gian vị lai, không khác nhau là không có một niềm vui nào mà không trao cho.

2- Có hai nghĩa về đối trị chướng ngại: Oán thù là không yêu thương cũng trao cho niềm vui ấy, vì vậy không có chướng ngại của oán thù. Người thân chính là yêu thương cũng trao cho niềm vui ấy, không phải là thiên lệch về tình cảm, vì vậy không có chướng ngại của đối đãi. Người bình thường không có yêu thương-không yêu thương, cho nên không phải là chướng ngại.

3- Có một nghĩa về thanh tịnh: Nghĩa là không có thân-tâm nào không hóa giải chướng ngại như năm Cái..., là thực hành về Từ thanh tịnh.

4- Có một nghĩa về Định Từ thâu nhiếp cõi: Khởi lên Chánh quả ở cõi Sắc, uy thế còn lại của Từ khởi lên Tập quả ở cõi Dục, cũng không có việc gì khổ não, bởi vì tu hạnh Từ.

Kinh nói: "Tu hạnh Từ có mười lăm lợi ích, đó là nằm yên ổn, ngồi yên ổn, trời che chở, người che chở, ngủ không có ác mộng, thức giấc thường hoan hỷ, nước không thể nào cuốn trôi, lửa không thể nào đốt cháy, dao không thể nào làm thương tổn, chất độc không thể nào làm tổn hại, thường sinh vào nơi tốt lành, thọ nhận đầy đủ vui sướng, Chánh báo ở cõi Phạm Thế, Dư báo làm vua cõi người, Quả xa làm Phật, đều là quả của Từ." Nhưng trong này có nhiều loại quả: Đầu là quả thuộc Hiện báo, từ "Thường sinh..." trở xuống là quả thuộc Hậu báo, Chánh báo ở cõi Phạm Thế là hướng lên phía trên, Sinh báo là hướng về Chánh báo ở cõi dưới, Dư báo làm vua cõi người tức là Tập quả. Lại đầu là quả Sĩ dụng, nước không thể nào cuốn trôi là quả Tăng thượng, từ "Thường sinh..." trở xuống là quả Dị thục, Dư báo là quả Đẳng lưu, làm Phật là quả Ly hệ. Tu một tâm Từ, ba Báo không gián đoạn, năm Quả đều tròn vẹn, không uổng phí một mảy may mà công đền đáp không có cùng tận, mong những người Học đời sau suy nghĩ mà tu tập hạnh Từ!

Hai-Rộng khắp đến tất cả mọi nơi, tức là Từ duyên với pháp, chiều ngang rộng khắp mười phương, chiều dọc nối thông với ba cõi, trong đó vốn có tất cả các pháp, đều có thể duyên vào niệm. Nhưng pháp có hai loại: 1-Duyên vào pháp thuộc năm Uẩn của Thánh phàm; 2-Duyên vào pháp tác nghiệp phân biệt vốn có của chúng sinh, đây chính là pháp giáo hóa sai biệt. Kinh Niết Bàn nói: "Duyên vào pháp làm lợi ích cho chúng sinh gọi là Pháp duyên."

Ba-Có hai câu về Vô duyên, Vô duyên có hai: 1-Vô duyên thuộc về Tự Thể, chiều dọc tận cùng Pháp Không, nói là tận cùng pháp giới; 2-Vô duyên thuộc về rộng khắp, hiển bày về Không, không có phạm vi giới hạn, chiều ngang tận cùng hư không.

Cuối cùng là một câu (câu 12): Rộng khắp tất cả thế gian, là tổng quát kết luận thành tựu về nghĩa Vô lượng của Từ trên đây.

Phần sau từ "Trú Bi..." trở xuống là tương tự hiển bày ba loại còn lại, có thể biết.

QUYỂN 37

Phần b: Từ "Phật tử..." trở xuống là đạt được năm Thần thông, trình bày về quả thuộc công dụng của hành. Trước là tâm Từ cứu giúp ấp ủ bên trong, ở đây là công dụng cứu giúp chúng sinh hiện rõ bên ngoài. Thuận theo phần nhiều mà nói chỉ làm cho tà giáo phải quy phục, Diệu Dụng khó lường gọi là Thần, tự tại không có ngăn ngại gọi là Thông. Trong văn có năm: Một-Thần cảnh; Hai-Thiên nhĩ; Ba-Tha tâm; Bốn-Túc trú; Năm-Thiên nhãn.

Nương vào giống như thế gian cho nên chỉ đạt được năm loại, Sắc bên ngoài-Thân bên trong đều là cảnh của Thần, chuyển biến nhiều loại chỉ nhận lấy tên gọi là Thần, cũng gọi là Thần Túc. Dựa vào mong muốn, do tâm thường xuyên quán sát mà thành tựu, cho nên cũng gọi là Như Ý, bởi vì tùy ý thành tựu. Tên gọi còn lại dễ dàng hiểu rõ.

Nếu nói về Thể ấy, thì tổng quát là Tuệ, nói riêng biệt thì bốn loại trước là Trí, một loại sau là Kiến, Kiến cũng là Trí, soi chiếu rõ ràng thuận theo nghĩa của mắt, cho nên chỉ thiết lập tên gọi là Kiến. Nơi khác thì Thiên nhãn ở trong Thần cảnh.

Tiếp theo hiển bày về tự mình tu tập: Trước là thành tựu về Dụng thù thắng thuộc căn của mình, tiếp là nhận biết về tâm của người khác, sau là nhận biết về nghiệp trước đây.

Nay dựa theo ba nghiệp Lợi tha, cho nên Thiên nhãn ở cuối cùng: Một loại đầu là thân nghiệp, đi đến nơi căn cơ để giáo hóa. Hai loại tiếp là khẩu nghiệp, Thiên nhĩ nghe Phật thuyết pháp, nghe các loại phương ngôn, dùng Tha tâm trí, tùy theo đủ loại ngôn âm, đều nhận biết tất cả rồi, đem pháp đã nghe trước đây, tùy theo sự khác nhau của phương ngôn ấy, lại thuận theo khác nhau dùng ngôn ngữ nào mà trao cho pháp ấy. Hai loại sau là ý nghiệp, Túc trú nhận biết về quá khứ ấy là ở thế giới nào-chủng loại nào, Thiên nhãn nhìn thấy về vị lai ấy thành tựu lợi ích xa-gần, tùy theo thích hợp để giáo hóa. Còn lại như ở phẩm Thập Thông phân rõ.

Một-Thân thông (Thần cảnh thông), văn có hai: Đầu là tổng quát trình bày; sau từ "Năng động..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong tổng quát: Nói đạt được, là tổng quát về tu tập, tổng quát về đạt được. Nếu dựa theo luận Du Già quyển thứ 33 thì đạt được bốn Tĩnh lự rồi, tất cả đều riêng biệt tu tập, đều có sự tưởng tượng (Giả tưởng), là riêng biệt tu tập-riêng biệt đạt được. Đã dựa vào phần vị theo thứ tự riêng biệt cũng không có gì trái ngược, nhưng tổng quát dựa vào bốn Thiền thì phần nhiều dựa vào Thiền thứ tư.

Trong riêng biệt: Đạt được ba loại tự tại: 1-Thế gian tự tại, bởi vì làm rung động mặt đất; 2-Từ "Dĩ nhất thân..." trở xuống là thân tự tại; 3-Từ "Thạch bích..." trở xuống là tác nghiệp tự tại.

Hai-Thiên nhĩ thông: Đầu là tổng quát nêu lên Thể ấy, nghĩa là Thiên nhĩ thanh tịnh. Thanh tịnh có hai nghĩa: 1-Bởi vì lìa xa pháp của cõi Dục, đạt được Tĩnh lự, dẫn dắt phát sinh thanh tịnh, do Đại chủng mà tạo ra; 2-Bởi vì lìa xa chướng ngại, nghe mà suy xét tường tận, vì thế cho nên nói là hơn hẳn tai người. Sau từ "Tất văn..." trở xuống là hiển bày về Dụng, giải thích về nghĩa hơn hẳn tai người, bởi vì cách xa-nhỏ bé đều nhận biết.

Ba-Tha tâm thông, có ba: Đầu là tổng quát về nhận biết tâm của người khác, bao gồm tâm vương-tâm sở; tiếp từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt; sau từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là kết luận.

Trong riêng biệt: Hành tướng của hai mươi sáu tâm đều khác nhau, nhưng trừ ra bốn tâm thuộc về nhỏ bé..., còn lại đều trình bày xen lẫn đối trị chướng ngại, so sánh để hiển bày về thiện ác, tổng quát thâu nhiếp làm chín loại:

1- Dùng sáu tâm đầu để trình bày về Tùy phiền não, nghĩa là tùy duyên hiện khởi tương ưng với phiền não, cho nên gọi là Tùy, không phải là dựa theo phiền não nhỏ gọi là Tùy. Nói có tham, là bởi vì ràng buộc do tham mà ràng buộc đối với pháp đã duyên vào đáng yêu thích. Lìa bỏ tham, là bởi vì xa rời ràng buộc do tham như vậy. Bốn loại sau dựa theo đây nhận biết, tức là ba căn bất thiện và ba căn thiện, dùng làm chủ động đối trị. Luận này chỉ vì chủ động đối trị, cũng dựa vào phiền não mà đưa ra, cho nên đều gọi là Tùy phiền não, Sử ở sau cũng như vậy.

2- Có hai tâm thuộc về phiền não..., trình bày về Sử tức là Tùy miên.

3- Bốn tâm thuộc về nhỏ bé..., tên gọi phát sinh dựa theo Vô ký, tâm của Báo-tâm của người, nhỏ bé là trời cõi Dục, rộng rãi là trời cõi Sắc, to lớn là trời cõi Vô sắc, bởi vì dùng Giải thoát-Vô lượng để làm hành tướng của Không-Thức vô biên. Hai loại trước không như vậy, cho nên không phải là Vô lượng. Nhưng Luận không trình bày về hai Không xứ phía trên, bởi vì ý trình bày về Vô sở hữu và mờ mịt yếu kém, hoặc là Lược-Phi lược thâu nhiếp.

4- Có bốn tâm, học về thực hành Tam-muội. Lược, nghĩa là do thực hành về Chỉ, bởi vì ràng buộc tâm ấy hướng về pháp đã duyên vào bên trong. Phi lược, là bởi vì quá chìm đắm mờ mịt, hoặc là không duyên vào một pháp nào. Tán, là cử động thái quá, đối với cảnh của năm Dục tuyệt vời tùy thuận lưu chuyển mà phân tán. Phi tán, là đối với pháp tuyệt vời đã duyên vào mà hiển hiện rõ ràng. Hai loại trước dựa theo Định, hai loại sau dựa theo Tuệ, Định cân bằng như nhau thì gọi là Đẳng Trì. Luận về Kinh hợp lại làm hai, gọi là Nhiếp-Bất nhiếp, cho nên Luận dùng Tán-Phi tán để giải thích.

5- Có hai tâm trình bày về đạt được Tam-muội. Định, là bởi vì chính thức tiến vào Định căn bản. Bất định, là bởi vì chưa tiến vào và lúc rời khỏi.

6- Có hai tâm trình bày về đạt được Giải thoát, bởi vì có ràng buộc-không có ràng buộc.

7- Có hai tâm, ngoài phàm phu tăng thượng mạn ra, tức là những loại trước đây. Còn lại bởi vì đạt được bốn Thiền gọi là bốn Quả, thì Tập hành thô gọi là Thượng vô, ở đây thì Tập hành vi tế gọi là Vô thượng.

8- Có hai tâm về Vọng hành-Chánh hành. Luận về Kinh gọi là Cầu-Bất cầu. Tâm mong cầu danh tiếng tức là tạp nhiễm, trái với điều này thì không phải là tạp nhiễm.

9- Có hai tâm, Đại thừa được-mất, Bi-Trí bao gồm cứu giúp là rộng rãi, hễ thiếu sót thì không phải là rộng rãi. Luận thiếu hai tâm này.

Chín loại trên đây không ra ngoài ba loại: Hai loại đầu là phiền não, một loại tiếp là khổ, còn lại đều là nghiệp, nghiệp có thiện-ác mà thôi. Cũng tức là Tứ đế tách ra, Giải thoát là Diệt, Nghiệp thiện là Đạo. Đều nhận biết như thật, là suy xét đối với Sự thật mà thấy rõ Lý thật. Cũng không phải ngoài tâm thấy pháp, cũng không phải không có cảnh có thể nhận biết. Nếu tướng Tự-Tha bặt dứt, thì cùng một Thể với tâm chúng sinh, cho nên không có ngoài tâm. Không hủy hoại chủ độngthụ động, cho nên có thể nhận biết. Vả lại, Tha tâm là tổng quát, còn lại đều là riêng biệt. Sáu tướng viên dung nhận biết chân thật về Nhất thừa.

Bốn-Túc trú trí thông: Đầu là tổng quát nêu lên cái gì có thể nghĩ đến, tức là Trí về Túc trú; tiếp từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày; sau từ "Như thị quá khứ..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong riêng biệt: 1-Nghĩ đến những sự việc gì? Nghĩa là sự việc trong một đời cho đến nhiều kiếp, đây là hiển bày về thời gian nghĩ đến; 2-Từ "Ngã tằng..." trở xuống là nghĩ đến như thế nào? Tức là tướng sai biệt của nghĩ đến. Nghĩ đến tên gọi không giống như họ hàng trong nhân ấy, nghĩa là cha mẹ-gia đình-họ hàng như Ca-diếp..., chủng tộc tức là sang hèn như Sát-lợi... Còn lại có thể biết.

Năm-Thiên nhãn thông: Luận gọi là Sinh tử trí thông, bởi vì dựa theo căn-dựa theo cảnh khác nhau: Đầu là tổng quát về có thể nhìn thấy, cái gì có thể nhìn thấy? Chính là Thiên nhãn. Thanh tịnh là bởi vì nhìn thấy tường tận. Vượt qua con người là bởi vì nhìn thấy rất xa. Tiếp từ "Kiến chư..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về những điều nhìn thấy: 1-Nhìn thấy nhân tùy theo nghiệp, quả vốn có của sinh tử; 2-Từ "Nhược bỉ chúng sinh..." trở xuống là vì sao nhìn thấy riêng biệt? Bởi vì nhìn thấy nhân quả không giống nhau, như trong phần Nhiếp thiện giới ở Địa thứ hai phân rõ. Sau từ "Bồ-tát..." trở xuống là kết luận.

Phần c: Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là tổng quát kết luận về tự tại, gần thì kết luận về quả của chán ngán, xa thì kết luận về chán ngán trước đây. Tự tại đối với điều gì? Tức là Thiền... trước đây. Thiền nghĩa là bốn Thiền. Tam-muội là Tam-muội như bốn Vô lượng Từ... Tam-ma-bát-để, Luận nói là năm Thần thông. Đây đúng là sai lầm của người dịch. Phù hợp nói là Tam-ma-sí-đa, bởi vì Trung Hoa nói là Đẳng Dẫn, mà năm Thông tức là pháp đã dẫn dắt (Sở dẫn). Tam-ma-bát-để, Trung Hoa nói là Đẳng Chí, mà không phải là Thần thông. Thế nào là tự tại? Bởi vì Trí có thể tiến vào-rời ra, thì phân tánlay động không thể nào ràng buộc, tức là lúc tâm sinh khởi, tùy theo Dụng của tâm mà hiện rõ ở trước mắt. Phương tiện Đại Bi không tùy theo thọ sinh, thì Định không thể nào ràng buộc. Nếu không tùy theo Thiền sinh ra, thì sinh ra là nơi nào? Không chọn lựa tịnh-uế, chỉ nơi nào có thể đầy đủ Bồ-đề phần, thì sinh ra trong đó. Luận chủ thuận theo thù thắng và Tự lợi mà nói, nghĩa là chư Phật Bồ-tát cùng sinh ra một nơi, là nơi có thể đầy đủ. Bởi vì nguyện lực, là không phải nghiệp ràng buộc mà sinh ra.

Phần sau là Quả của Địa, ba quả tức là phần riêng biệt.

Phần 1: Trong quả Điều Nhu có ba: Một-Thể của hạnh Điều nhu; Hai-Từ "Thử Bồ-tát ư Tứ Nhiếp..." trở xuống là hành tướng của Địa riêng biệt; Ba-Từ "Phật tử thị danh..." trở xuống là kết luận thuyết giảng về tướng của Địa.

Trong phần một có Pháp-Dụ-Hợp.

Trong Pháp có ba: a-Duyên luyện tập của Hạnh; b-Từ "Tất dĩ..." trở xuống là trình bày về Hạnh chủ động luyện tập; c-Từ "Kiến phược..." trở xuống là trình bày về đã luyện tập thanh tịnh.

Trong mục b: Trước là Hạnh phước, tiếp là Hạnh hồi hướng, sau là Hạnh tu về Trí.

Nói quán sát tất cả các pháp không sinh-không diệt, tức là quán sát về pháp tánh, bởi vì ở trong pháp thanh tịnh không thấy tăng thêm, cho nên không sinh; trong vọng tưởng phiền não không thấy giảm bớt, cho nên không diệt, do nhân duyên mà có. Ở đây có hai nghĩa: 1-Thành tựu trên đây do pháp thanh tịnh thuận theo duyên sinh, cho nên không có thể tăng thêm; pháp hư vọng thuận theo duyên diệt, cho nên không có thể giảm bớt. 2-Dựa theo tướng bất hoại, bởi vì Thể tuy không sinh diệt nhưng không ngăn ngại sinh diệt. Dựa vào nhân duyên đối trị, lìa xa vọng tưởng phiền não mà diệt; chuyển sang thanh tịnh thù thắng, Bát-nhã thanh tịnh hiện rõ trước mắt mà sinh. Bởi vì tất cả các pháp không sinh mà Bát-nhã sinh, cho nên nhận biết tất cả các pháp không diệt mà vọng tưởng diệt. Bởi vì pháp này đầy đủ pháp sau thì thấy ràng buộc đều diệt, là diệt mà không diệt. Lại bởi vì Địa thứ ba này đầy đủ thế gian, ở trong Thiền định thực hiện Thật quán này, sinh khởi Tuệ thuộc hành Vô sinh của Địa sau, cũng tức là Trí quán sát quyết định thiện xảo.

Trong mục c, là đã luyện tập thanh tịnh: Trước là trình bày về đoạn trừ phiền não, sau là chọn ra tế khác với thô.

Trong mục trước: Năm Phược tức là năm Trụ phiền não, nếu hợp với Sắc hữu thì tức là bốn Phược. Bởi vì ràng buộc chúng sinh, cho nên cũng gọi là bốn Lưu. Kiến phược diệt trước, là bởi vì Địa thứ nhất Kiến đạo đã đoạn trừ phiền não phân biệt. Tất cả Dục..., Luận nói: Ba Phược và nhân của nó trong tất cả Tu đạo, cùng với tập khí của Vô minh thảy đều mỏng dần. Nghĩa là ba Phược hiện hành và chủng tử của Phiền não chướng, cho nên nói là nhân của nó; cùng với chủng tử của Sở tri chướng ở Địa ấy diệt đi, cho nên nói là cùng với tập khí của Vô minh. Tập khí tức là nghĩa của chủng tử. Luận Du Già quyển thứ 48 nói: "Rời bỏ Dục tham cho nên không có Dục phược, rời bỏ Tĩnh lự-Đẳng trì cho nên đoạn trừ Hữu phược".

Trong mục sau từ "Ư vô lượng..." trở xuống là chọn ra tế khác với thô, nghĩa là đoạn trừ vi tế, bởi vì nhiều kiếp không tích tập ba căn bất thiện, cho nên chủng tử vi tế dần dần đoạn trừ, thiện căn chuyển sang thanh tịnh. Nói về nhiều kiếp, kinh Nhân Vương nói: "Địa thứ nhất trải qua bốn A-tăng-kỳ kiếp, Địa thứ hai trải qua năm A-tăng-kỳ kiếp, Địa thứ ba trải qua sáu A-tăng-kỳ kiếp. Chướng vi tế khó đoạn trừ, trải qua kiếp càng thêm nhiều, nhiều kiếp không tích tập, cho nên đoạn trừ Tà tham..." Nhưng chỉ đoạn trừ tập khí vi tế, không phải là đoạn trừ thô. Chướng thô thuộc về Kiến đạo, đã đoạn trừ ở Địa thứ nhất. Chướng thô thuộc về Tu đạo, đã đoạn trừ ở Địa thứ hai. Thiện căn chuyển sang thanh tịnh, tức là Tín... trước đây.

Trong Dụ: Nói cân lượng không giảm bớt, là chán ngán lìa xa thế gian, thù thắng so với Tín... của Địa trước, bởi vì nhanh chóng tiến vào chán ngán, cho nên tự tại không giảm mất.

Trong Hợp, có hai: Đầu là chính thức kết hợp với Hạnh thanh tịnh trước đây; sau từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về Nhẫn thanh tịnh, bởi vì Địa này Nhẫn tăng lên, cho nên chỉ trình bày về Nhẫn. Có mười ba tâm.

Hai câu đầu là tổng quát: 1-Người khác bôi nhọ làm cho xấu xa, mà mình có thể nhẫn nhịn chịu đựng. 2-

Khéo léo bảo vệ tâm của người khác, nghĩa là người khác lấn hiếp mình, bởi vì cang cường; mình thì niềm nở với họ, bởi vì nhu hòa. Các câu sau riêng biệt giải thích hai câu này.

Đầu có hai tâm phân biệt, khéo léo bảo vệ tâm của người khác: 1-Tâm hài hòa tùy thuận, bởi vì người khác dấy lên nghi ngờ xấu ác đối với Bồ-tát, sân hận đối với Bồ-tát, Bồ-tát thể hiện hài hòa tùy thuận với họ giống như bạn bè; 2-Vừa lòng đẹp ý, là dùng lời nói yêu thương để dạy dỗ khuyên nhủ.

Tiếp là dùng ba tâm để phân biệt: Làm điều xấu ác nhưng mình nhẫn nhịn chịu đựng, nghĩa là thân làm điều xấu ác mà mình không giận, miệng nói xấu bôi nhọ mà tâm mình không dao động, ganh ghét làm hại mà buồn rầu phiền muộn không thể nào làm cho tâm hỗn loạn, dùng hồ rộng ngàn khoảnh thì mới lường được tâm ấy.

Tiếp có ba tâm nêu ra hai nhân trên đây: Không có cao thấp, bởi vì quá khứ lìa bỏ kiêu mạn đã lâu, không tự đề cao mình, xem thường đối với người dưới, do đó có thể nhu hòa bảo vệ người khác. Hai tâm sau tức là làm điều xấu ác mà nhân không thay đổi: 1-Bởi vì không mong mỏi đền đáp ân tình, làm lợi ích cho người khác, bị bôi nhọ mà nhẫn nhịn chịu đựng; 2-Bởi vì tiếp nhận ân tình luôn luôn nghĩ đến, ân tình nhỏ bé mà đền đáp to lớn, chúng sinh có ân tình đối với mình, pháp vốn như vậy cần phải nhẫn nhịn.

Sau có ba tâm hiển bày về hai tâm trên đây: Lìa xa chướng ngại, tuy nhu hòa tùy thuận bảo vệ người khác, mà không phải là nịnh hót, bởi vì thật sự làm lợi ích. Tâm không lừa dối, không có nịnh hót bợ đỡ che giấu sai trái, bởi vì không có nịnh hót gian trá, Tiêm Bí là nịnh hót bợ đỡ. Còn lại đều có thể biết.

Phần 2: Từ "Bồ-tát trú thử..." trở xuống là quả Nhiếp Báo. Từ đây trở xuống, quả Nhiếp Báo của các Địa, văn đều phân hai: Một-Thân thù thắng bậc Thượng; Hai-Từ "Năng dĩ..." trở xuống là quả thù thắng bậc Thượng. Trong quả: a-Hạnh thuộc Tự phần; b-Từ "Phục tác thị niệm..." trở xuống là Hạnh thuộc Thắng tiến.

Phần ba: Phần trùng tụng, có mười tám kệ, phân năm: 1-Có một kệ, tụng về phần dấy khởi Hạnh chán ngán. 2-Có mười hai kệ, tụng về phần Hạnh chán ngán, trong đó: Hai kệ đầu tụng về Hạnh bảo vệ phiền não, ba kệ tiếp tụng về Hạnh bảo vệ Tiểu thừa, bảy kệ sau tụng về Hạnh phương tiện thâu nhiếp. 3-Có một kệ, tụng về phần chán ngán và quả. 4-Có ba kệ, tụng về phần Quả của phần vị. 5-Có một kệ kết luận về thuyết giảng. Địa thứ ba, xong.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 36 trong kinh).

Đoạn thứ tư: DIỆM TUỆ ĐỊA

Đầu là nguyên cớ đưa ra: Luận Du Già quyển thứ 78 dẫn kinh Giải Thâm Mật trình bày về bốn loại thanh tịnh có thể thâu nhiếp các Địa, ba Địa trước tức là kết thúc ba loại thanh tịnh thuộc về Ý lạc-Giới-Định tăng thượng, từ đây trở xuống là Địa thứ tư đến hết Phật Địa, trình bày về Tuệ tăng thượng, cho nên tiếp theo đưa ra.

Vả lại, Tuệ có nhiều loại, Địa thứ tư chính thức trình bày về trú trong Tuệ tăng thượng tương ưng với Giác phần, cho nên tiếp theo đưa ra.

Lại nữa, Địa trước tuy đạt được Tổng Trì thuộc Định thế gian, nhưng chưa có thể đạt được pháp phần Bồ-đề, chưa có thể rời bỏ Ái về Định (Định ái) và Ái về Pháp (Pháp ái), nay tu chứng được Hạnh ấy, cho nên tiếp theo đưa ra.

Nếu dựa vào Bổn Luận, thì ba Địa trước nương vào thế gian, nay Địa này là xuất thế gian, theo thứ tự cho nên đưa ra.

Nếu hướng về gần với Địa trước, thì nhờ được nghe về Định trước đây, mà Chứng Trí này phát khởi, cho nên tiếp theo đưa ra. Vì vậy, Luận nói: Dựa vào Tam-muội thanh tịnh ấy, nghe và duy trì (Văn trì) như thật, cho nên Trí thanh tịnh hiển bày rõ ràng.

Nói về Diệm Tuệ, là Pháp-Dụ cùng nêu ra, cũng có ba nghĩa:

1- Dựa theo bắt đầu tiến vào Địa để giải thích. Bởi vì bắt đầu tiến vào Chứng Trí, có thể đốt cháy củi kiêu mạn về pháp hiểu biết của Địa trước, phần Căn bản nói: Không quên củi phiền não mà lửa Trí có thể đốt cháy.

2- Dựa vào trong Địa để giải thích. Luận Thành Duy Thức nói: "An trú trong pháp phần Bồ-đề tối thắng, đốt cháy củi phiền não mà ngọn lửa Tuệ tăng thêm. Bởi vì cuối cùng trú trong Địa thứ tư, thì mới tu về pháp phần Bồ-đề. Rõ ràng trong Địa này, nếu chỉ chọn lấy pháp này mà làm Tuệ, chưa tu Đạo phẩm thì lẽ ra không phải là Diệm Địa." Vì vậy trong Địa này chính thức trình bày về pháp phần Bồ-đề, bao gồm trước-sau. Các Luận phần nhiều dựa vào đây để giải thích.

Nhiếp Luận nói: "Bởi vì các pháp phần Bồ-đề, đốt cháy tất cả các chướng. Chướng tức là hai chướng."

Luận Trang Nghiêm nói: "Dùng Tuệ thuộc phần Bồđề làm tự tánh của ngọn lửa, dùng hai chướng thuộc Phiền não-Trí làm tự tánh của củi. Bồ-tát ở Địa này có thể khởi lên ngọn lửa của Tuệ(Diệm Tuệ) đốt cháy củi của hai chướng, gọi là Diệm Tuệ Địa."

Luận Du Già quyển thứ 78 dẫn kinh Giải Thâm Mật, trên đại thể giống như ở đây nói. Luận ấy nói: "Pháp phần Bồ-đề đã đạt được, lửa Trí như ngọn lửa có thể đốt cháy phiền não." Kinh Kim Quang Minh, luận Hiển Dương không khác với ý này.

3- Dựa theo Địa đầy đủ. Từ ngọc Ma-ni của Chứng Trí, phát ra ánh sáng A-hàm, cho nên gọi là Diệm. Văn sau Luận đầy đủ. Nhưng phiền não đã đốt cháy tức là chướng hiện hành của phiền não vi tế đã lìa xa, nghĩa là một phần Câu sinh trong Sở tri chướng, cũng thâu nhiếp Ái về Định-Ái về Pháp, pháp phần Bồ-đề chỉ trái ngược với chúng, cho nên có thể đốt cháy. Bởi vì Địa thứ tư này nói về đoạn trừ hai Ngu và thô nặng của hai Ngu: Một-Ngu thuộc Ái về Đẳng chí bởi vì đắm theo vị của tám Định; Hai-Ngu thuộc Ái về Pháp, tức là kiêu mạn về pháp hiểu biết. Nay đạt được Định vô lậu và Giáo vô lậu, cho nên trái ngược với chúng. Từ đây chứng được Chân Như không có thâu nhiếp tiếp nhận, nghĩa là Chân Như này không có gì hệ thuộc, bởi vì không phải là giữ lấy chỗ dựa như Ngã chấp... Đạt được Chân Như này lẽ nào có Ái của Định-Pháp, thì có thể thành tựu Hạnh thuộc phần Bồ-đề phần và Hạnh không trú vào đạo, tinh tiến không lui sụt. Bởi vì đạt được Chân Như không có thâu nhiếp tiếp nhận, cho nên đạt được quả thâu nhiếp chúng sinh.

Tiếp là chính thức giải thích văn. Văn cũng có ba phần: Một-Ca ngợi thưa thỉnh; Hai-Chính thức thuyết giảng; Ba-Trùng tụng.

Phần một: Ca ngợi thưa thỉnh, có sáu kệ, phân hai: Hai kệ rưỡi đầu là tự thuật của người kết tập kinh pháp. Mặt đất và biển rộng lay động, là biểu thị cho mặt đất sâu dày của Vô minh, nước của biển Ái rộng lớn có thể khô cạn. Ba kệ rưỡi sau chính thức trình bày về ca ngợi thưa thỉnh, trong đó: Đầu là hai kệ rưỡi của Thiên Vương thưa thỉnh, sau là một kệ của vị đứng đầu Đại chúng thưa thỉnh.

Phần hai: Chính thức thuyết giảng, có hai: Trước là trình bày về Tướng của Địa, sau là trình bày về Quả của Địa.

Trong phần trước là trình bày về Tướng của Địa, Luận phân làm bốn phần: 1-Phần nhân của thanh tịnhđối trị tu hành tăng trưởng, nói thanh tịnh... là hai phần tiếp theo, nay hướng về Địa là phương tiện làm nhân của hai phần ấy. 2-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử Diệm Tuệ..." trở xuống là phần thanh tịnh, là Hành bắt đầu tiến vào Địa-ra khỏi chướng. 3-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử Đệ tứ..." trở xuống là phần đối trị tu hành tăng trưởng, tức là chính thức trú vào Địa thực hành về Đạo phẩm..., hành chủ động có pháp đã loại trừ cho nên gọi là đối trị, tiến tới luyện tập cao hơn gọi là tu hành tăng trưởng. 4-

Từ "Phật tử, chí sở hữu thân kiến..." trở xuống là phần quả của tu hành, đây tức là Địa đầy đủ, là quả của hai phần giữa.

Lại bốn phần này tức là bốn đạo Gia hạnh-Vô giánGiải thoát và Thắng tiến.

Lại trong bốn phần, một phần đầu là tâm Nhập, ba phần sau là tâm Trú, tâm Xuất thuộc về quả Điều Nhu. Trong tâm Trú có ba phần thâu nhiếp ba phần vị trước đây: a-Phần thanh tịnh tức là thâu nhiếp Sinh quý Trú; b-Thâu nhiếp Chí nhất thiết xứ Hồi hướng; c-Thâu nhiếp Vô tận Hạnh. Đến văn sẽ biết.

Phần 1: Phần nhân của thanh tịnh, văn có ba mục: Một-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau; hai-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là nêu ra tên gọi riêng biệt; ba-Từ "Bồ tát dĩ thử..." trở xuống là kết luận về hành tiến vào phần vị.

Mục một-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau: Mười pháp minh môn, Môn tức là nghĩa của tiến vào thông suốt, cho nên Luận về Kinh gọi là Nhập; Minh là Môn chủ động tiến vào; Pháp là Xứ thụ động tiến vào, vì vậy Luận nói: Chứng được ánh sáng thuộc Trí của Địa, dựa vào ánh sáng của Trí ấy, tiến vào trong pháp Như Lai đã thuyết giảng.

Nói Chứng Trí của Địa, tức là Chứng Trí của Địa thứ tư. Ánh sáng, tức là ánh sáng thuộc Tuệ của Địa thứ ba, nghĩa là trong Địa thứ ba đạt được tướng trước khi Chứng Trí của Địa thứ tư này, cho nên cùng nêu ra Trí của hai nơi để giải thích về ánh sáng, cũng giống như Minh Đắc Định của Địa tiền. Vì vậy Địa trước, Luận nói: Tuệ ấy, trong này gọi là Quang Minh. Tức là nghĩa ấy.

Nói pháp đã thuyết giảng, là trước đây mong cầu Đa văn, từ Phật nghe thuyết giảng về mười loại pháp như Pháp giới chúng sanh..., liền dùng ánh sáng của Trí tiến vào qua lại, thường xuyên tiến vào qua lại. Tiến vào qua lại tức là tu hành, tu hành tức là quán sát từ trên xuống dưới, quán sát tăng thượng viên mãn đến tận cùng, mới đạt được Chứng mà tiến vào Địa thứ tư.

Trong mục hai: Là nêu ra tên gọi riêng biệt, có mười loại sai biệt. Quán sát về mười loại này, sơ lược dùng ba lớp để giải thích: 1-Câu đầu là tổng quát, chủ yếu là vì chúng sinh; chín câu còn lại là riêng biệt, đều vì sự việc của chúng sinh. 2-Tám câu trước là nhiễm, hai câu sau là tịnh. 3-Năm câu trước là suy ra từ chủ động nương tựa đến thụ động nương tựa, năm câu sau là dựa vào thụ động nương tựa để thiết lập chủ động nương tựa.

Trong năm câu trước:

Câu 1-Quán sát về Giả danh sai biệt của chúng sinh. Giả có ba loại: Một-Giả thuộc về nhân thành tựu; Hai-Giả thuộc về nối tiếp nhau; Ba-Giả thuộc về đối đãi nhau. Giả là giải thích về Không, cho nên trước phải quán sát về Giả.

Nhân thành tựu có hai: a-Năm Uẩn hòa hợp, Giả danh họ ấy-tên ấy, là tiến vào Chúng sinh Không; b-Ấm cũng do nhân duyên mà có, là tiến vào Pháp Không. Do hai Không mà hiển bày tức là Chân Như, không hoại Giả danh, Không-Hữu không hai, tức là Trung đạo.

Nói về nối tiếp nhau, bởi vì Ấm trước diệt đi-Ấm sau nối tiếp sinh ra, niệm niệm nối tiếp nhau, Giả mà không phải là Thật, cũng chân thật tiến vào hai Không.

Nói về đối đãi nhau, đối đãi với không phải chúng sinh để nói chúng sinh, tiến vào Thật cũng như vậy. Một câu này suy ra Giả để tiến vào Thật, chín câu còn lại dựa theo có thể biết, cho nên Luận chỉ hiển bày về tướng sai biệt.

Câu 2-Pháp giới, Luận là câu thứ 3, là nhân của YChánh, tức là pháp giới nhiễm. Đây là thuận theo nghĩa riêng biệt. Nếu pháp giới tịnh nối thông làm mười loại nương tựa, thì mười loại này cùng với pháp giới cuối cùng không có sai biệt.

Câu 3-Thế giới, là Y báo mà Giả danh chúng sinh ấy đã trú vào.

Câu 4-Hư không làm chỗ dựa của Y-Chánh, luận Du Già gọi là Thắng nghĩa bình đẳng, tức là Lý Không đều vô tận.

Câu 5-Chỗ dựa của nhiễm-tịnh là cảnh giới của Bổn thức.

Trong năm câu sau: Dựa vào thụ động nương tựa này để thiết lập chủ động nương tựa sau, bởi vì cảnh giới của Thức này trước-sau đều hướng về. Hướng về trước làm chỗ dựa của Y-Chánh, hướng về sau làm chỗ dựa của nhiễm-tịnh.

Ba câu đầu: Bởi vì phiền não khiến cho nhiễm, thành tựu Y tha thuộc phần nhiễm, cho nên có đắm vào Dục-đắm vào Thọ-đắm vào Tưởng của ba cõi sai biệt, mà ba cõi chỉ do tâm.

Hai câu sau: Tín-Giải rộng lớn, thành tựu Y tha thuộc phần tịnh. Luận về Kinh thì trước là tâm thù thắng dựa vào Tín-Giải, phiền não không nhiễm cùng với Thanh văn giống nhau, sau là tâm to lớn dựa vào TínGiải, không rời bỏ chúng sinh, không giống với Thanh văn. Nay kinh thì trước nói là rộng rãi, là trình bày về tâm bảo vệ hẹp hòi bao gồm cứu giúp; sau là tâm to lớn, tức là bảo vệ nhỏ bé, mong cầu Đại Bồ-đề. Bởi vì hai tâm đều khác với Nhị thừa, trước là Đồng Thể Đại Bi quán sát về chúng sinh, sau là đầy đủ tri kiến của Phật quán sát về chúng sinh, thệ nguyện khiến cho đạt được như nhau.

Lại đều nói về cảnh giới là bao gồm Sự-Lý. Sự tức là bao gồm tất cả sai biệt, Lý thì mỗi một đều hòa vào Thật, tức là pháp giới thanh tịnh, cho nên đều là Minh Môn.

Mục ba: Là kết luận về hành tiến vào phần vị, quán sát viên mãn phù hợp với mười Lý, thì tiến vào Địa tứ tư. Vì vậy luận Du Già quyển thứ 18 nói: "Trước là trú vào tâm tăng thượng, dùng lực tăng thượng để mong cầu Đa văn, cho nên đã có thể tiến vào mười Pháp Minh. Do tiến vào mười Pháp Minh này, bởi vì thành tựu phẩm Thượng, cho nên viên mãn đến tận cùng, tiến vào trú trong Tuệ tăng thượng thứ nhất."

Phần 2: là phần thanh tịnh, tức là thâu nhiếp Sinh quý Trú, cho nên văn trước đây nói: Sinh ra từ trong Thánh giáo của chư Phật. Vì sao thanh tịnh? Bởi vì ở trong nhà của Như Lai cho nên càng có thế lực. Trong văn có ba: Một-Tổng quát trình bày; Hai-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là đưa ra giải thích; Ba-Từ "Thị vi thập..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong mục một, văn có ba câu: Câu cuối nói về gia đình sinh ra là tướng tổng quát, câu đầu nói về mười Trí là nhân có thể sinh ra, câu tiếp nói về pháp bên trong là gia đình đã sinh ra. Bởi vì dùng mười Trí quán sát từ trên xuống dưới, cho nên mười pháp như các hành... được thành thục. Thành thục thì trừ diệt chướng ngại về Trí thuộc pháp hiểu biết của Địa thứ ba, thâu nhiếp Trí thù thắng xuất thế gian của Địa thứ tư, phù hợp với Thể của pháp, cho nên nói là đạt được pháp bên trong của Địa ấy. Pháp bên trong là hiển bày không phải tướng bên ngoài, pháp này tức là pháp giáo hóa mà Như Lai đã thuyết ra, gọi là nhà của Như Lai. Địa này đầu tiên nương vào pháp xuất thế, cho nên gọi là Sinh.

Nhưng nhà của Như Lai tóm lược có ba loại: 1-Nhà của tâm Bồ-đề, Trú thứ nhất tức là Sinh; 2-Nhà của Đại giáo, Trú thứ tư tức là Sinh; 3-Nhà của pháp giới, Địa thứ nhất chứng được mà Sinh. Nay ở đây thâu nhiếp Trú thứ tư, cho nên dùng Trí phù hợp với giáo pháp, kết hợp với pháp giới, đầy đủ mười nghĩa sau, cho nên gọi là Sinh. Như luận Du Già chỉ nói: "Lớn lên trong nhà của Như Lai." Luận về Kinh cũng chỉ nói: Ở trong nhà của Như Lai cho nên càng có thế lực, ý trình bày về Địa thứ nhất đã sinh trong nhà, Địa thứ hai-thứ ba phát khởi phương tiện tu tập, sớm có được thế lực. Nay dựa vào Đa văn của Địa thứ ba thành tựu về Trí xuất thế, cho nên nói là càng có. Trong này, Trí phù hợp tức là ánh sáng thuộc Tuệ của hạnh Vô hành-Vô sinh.

Trong mục hai, là đưa ra giải thích. Nêu ra có mười câu, Luận thâu nhiếp làm bốn:

1- Một câu về Trí cuối cùng ở trú xứ của mình, nghĩa là Đại thừa thì Bồ-tát ở trú xứ của mình, tâm sâu xa tương ưng là trú vào, cuối cùng tức là không lui sụt.

2- Một câu về Trí cuối cùng đồng kính Tam Bảo, nghĩa là chứng Đồng Thể Tam Bảo, cho nên thành tựu Tín bất hoại.

Hai câu trên dựa theo Hạnh-Đức sai biệt, trước là Tự phần, sau là Thắng tiến. Sau có hai Trí dựa theo TríGiải sai biệt, trước là Chứng, sau là Giáo.

3- Có hai câu trình bày về Trí Chân Như, nghĩa là thấy Đệ nhất nghĩa, chứng hai Vô ngã: Một-Chỉ có các hành như Uẩn, mà sinh diệt lưu chuyển cho nên không có Nhân Ngã; Hai-Tức là các pháp như Uẩn... này xưa nay không sinh, cho nên không có Pháp Ngã.

4- Sáu câu còn lại trình bày về Trí thuyết phân biệt, nghĩa là Trí thuộc Giáo cho nên gọi là Thuyết, nhận biết về Thế đế cho nên gọi là phân biệt, bởi vì phân biệt về nhiễm-tịnh. Hai câu đầu là nhiễm ô, ba câu sau là thanh tịnh, câu thứ ba đầy đủ nhiễm ô-thanh tịnh. Đều có nhân-quả tức là bốn Đế, đó là:

Hai câu đầu gọi là Tùy phiền não, nhiễm ô tức là Y báo-Chánh báo thuộc về Khổ đế, do Tập nhân của Tùy phiền não mà sinh ra, nghĩa là câu đầu nói về Y báo, câu tiếp nói về Chánh báo, cho nên gọi là có sinh. Cùng dựa vào nghiệp, nghiệp cùng với phiền não, cả hai đều là Tập nhân, vì vậy Luận và Kinh phỏng theo tóm lược mà nói.

Trong câu ba: Đầu tiên quán sát về sinh tử, Luận về Kinh gọi là thế gian, tức là phiền não nhiễm ô. Câu trên dùng nhân để hiển bày quả, nói là bởi vì nghiệp mà có sinh. Câu này dùng quả để hiển bày nhân, cho nên nói là sinh tử. Sinh tử lấy phiền não làm Thể, tức là Tập đế. Đây là thuận theo ý của Luận. Tiếp theo quán sát về Niết-bàn, là tất cả thanh tịnh, tức là Diệt đế. Nếu thẳng thắn dựa vào văn kinh, thì cũng có thể bởi vì nghiệp mà có sinh là Tập đế, sinh tử và Niết-bàn lại cùng quán sát về Khổ-Diệt mà thôi.

Ba câu sau là tùy theo những pháp thanh tịnh, tức là

Đạo đế, bởi vì tùy thuận Diệt trước đây. Trong ba câu: Một câu đầu là hành Lợi tha, Luận nói: Chư Phật giáo hóa chúng sinh trong thế giới, mà thành thục về nghiệp của mình. Dựa theo ý của Luận này để giải thích, thì câu đầu này nên nói là quán sát các quốc độ để chuyển hóa nghiệp của chúng sinh, thì không xen lẫn bởi vì nghiệp mà có sinh trước đây. Hai câu sau là hành Tự lợi, nghĩa là quán sát phiền não nhiễm ô và Niết-bàn thanh tịnh, là thuận theo Đạo của Diệt: Câu đầu dựa theo Sự, quán sát về phiền não không có bắt đầu, mà làm thời gian trước; Niết-bàn không có kết thúc, mà làm thời gian sau. Câu sau thuận theo Lý, quán sát về phiền não vốn Không, không có gì giảm bớt, cho nên không có thể tận cùng; tánh thanh tịnh của Niết-bàn, không phải là mới tăng thêm, tự tánh tận cùng cho nên đều gọi là không có gì có tận cùng. Phiền não phỏng theo chọn lấy sinh tử, Niết Bàn phỏng theo chọn lấy Bồ-đề, bởi vì Trí của Bồ-đề cũng phù hợp với Lý, nhưng là quán sát trong Thế đế, cùng với Trí Chân Như trước đây.

Lại hai câu sau tức là ý kệ nói về xưa có-nay không có, cũng là quán sát về pháp duyên khởi, Vô minh-Hành là thời gian trước, Sinh-Lão tử là thời gian sau, Vô minh diệt thì Hành diệt, tự tánh diệt cho nên gọi là không có gì có tận cùng, như trong Địa thứ sáu.

Phần 3: Trong phần đối trị tu hành tăng trưởng, có hai: Một-Hạnh bảo vệ phiền não; Hai-Từ "Bồ-tát tu hành như thị..." trở xuống là trình bày về Hạnh bảo vệ Tiểu thừa. Trước là Đại Trí thuộc về Tự lợi khác với phàm phu, sau là Đại Bi thuộc về Lợi tha khác với Tiểu thừa. Hai loại này dẫn dắt nhau thành tựu về không trú vào Đạo, không có nơi nào không đến, cho nên thuộc về Chí nhất thiết xứ Hồi hướng.

Mục một-Hạnh bảo vệ phiền não, tức là tu tập về pháp phần Bồ-đề. Luận chủ có riêng phần luận về Đạo phẩm, cho nên ở đây không giải thích. Nay tóm lược làm bốn môn:

Môn 1-Giải thích tên gọi: Bồ-đề là Giác ngộ, Phần là nghĩa của nhân. Ba mươi bảy pháp này làm nhân giác ngộ của các Thừa, cho nên cũng gọi là Đạo phẩm. Phẩm tức là chủng loại, nhân là chủng loại của quả. Tên gọi riêng biệt đến văn tự nhiên hiển bày.

Môn 2-Hiển bày về giống nhau-khác nhau: Luận Du Già quyển thứ 44 nói: "Bồ-đề phần của Đại thừa mới có nhiều loại, ba mươi bảy phẩm chính là nghĩa riêng biệt trong đó, bao gồm Đại-Tiểu." Kinh Niết Bàn cũng nói ba mươi bảy phẩm là nhân của Niết-bàn, không phải là nhân của Đại Niết-bàn, bởi vì Vô lượng A-tăng-kỳ

Đạo phẩm là nhân của Đại Niết-bàn. Sau trong Địa thứ năm nói đến Vô lượng Đạo phẩm, và phẩm Ly Thế Gian nói về Đạo cho đến Trợ đạo, đều gọi là Vô lượng. Nay dựa theo phần vị nương vào, cho nên chỉ có ba mươi bảy phẩm mà thôi. Nếu dựa theo Trí Luận, thì chỉ ba mươi bảy phẩm mà không có gì không thâu nhiếp, tức là Vô lượng Đạo phẩm cũng ở trong đó, như phân biệt về bốn Đế có Vô lượng tướng, mà chỉ là tâm hành lớn-nhỏ không giống nhau. Kinh Tịnh Danh nói: "Đạo phẩm là đạo tràng, là nhân của Pháp thân." Kinh Đại Tập gọi là Đà-la-ni làm ngọn đuốc quý báu của Bồ-tát. Kinh Niết Bàn nói: "Nếu người có thể quán sát về tám Chánh đạo, thì thấy Phật tánh, gọi là đạt được Đề-hồ." Đều dựa theo Đại thừa mà nói.

Môn 3-Trình bày về Thể tánh: Tuy là ba mươi bảy phẩm, mà chỉ dùng mười pháp để làm căn bản, đó là Tín-Giới-Niệm-Tinh tiến-Định-Tuệ-Trừ-Hỷ-Xả-Tư duy, bởi vì Tín có hai, Giới có ba, Niệm tách ra làm bốn, Tinh tiến-Định-Tuệ thì ba pháp này đều có tám, pháp còn lại đều có một, cho nên thành ra ba mươi bảy phẩm. Lại tóm gọn mười pháp này, dùng ba Uẩn làm Thể, nghĩa là: Giới là Vô biểu sắc, chi Hỷ là Thọ, còn lại đều là Hành uẩn. Trong năm loại pháp, chỉ có hai loại làm Thể, đó là Sắc và Tâm sở. Nếu chọn lấy Trợ bạn thì bao gồm năm Uẩn. Nếu chọn lấy Sở duyên thì bao gồm tất cả các pháp. Mở rộng hiển bày về sai biệt, như Trí Luận quyển thứ 21-22 và 53, luận Du Già quyển thứ 28-29 và 45, luận Tạp Tập quyển thứ 10. Dưới đây đã giải thích dựa vào các Luận này.

Môn 4-Chính thức giải thích văn: Tức là hành tướng của ba mươi bảy phẩm, tổng quát có bảy loại: Một-Đạo thuộc về đối trị điên đảo gọi là bốn Niệm xứ; Hai-Đạo thuộc về đoạn trừ các loại giải đãi, gọi là bốn Chánh cần; Ba-Đạo thuộc về dẫn dắt phát khởi thần thông, gọi là bốn Thần túc; Bốn-Đạo thuộc về phương tiện hiện quán, gọi là năm Căn; Năm-Đạo thuộc về hiện quán thân cận, gọi là năm Lực; Sáu-Đạo thuộc về Tự Thể của hiện quán, gọi là bảy Giác phần; Bảy-Đạo thuộc về phát khởi sau hiện quán, gọi là tám Chánh đạo. Thứ tự của bảy loại này: Nếu nghe pháp rồi thì trước hết là nghĩ đến duy trì, tiếp theo là chịu khó tu tập, chịu khó cho nên thâu nhiếp tâm điều hòa thích hợp, điều hòa thích hợp cho nên Tín... thành tựu về Căn, Căn tăng lên là Lực, tiếp là bảy Giác phần phân biệt, tám Chánh đạo thực hành Chánh hạnh. Có lúc tám Chánh đạo ở trước, thì chưa thành tựu gọi là Đạo, đã thành tựu gọi là Giác.

Nhưng trên đây hãy còn nương vào phần vị, nếu dựa theo hành thì Sơ phát tâm tu tập tất cả, huống gì Bồ-tát tiến vào Địa?

Một-Đạo thuộc về đối trị điên đảo, gọi là bốn Niệm Xứ: Bốn gọi là Thân-Thọ-Tâm-Pháp, Niệm gọi là Niệm Tuệ, Thân... làm nơi an trú của Niệm Tuệ ấy, cho nên cũng gọi là Niệm Trú.

Luận Du Già nói: "Nếu Trú ở tại nơi này thì chính là Thân..., nếu Trú dựa vào nơi này thì chính là Niệm Tuệ, Thể thật là Tuệ, dùng Tuệ quán sát, giữ lấy cảnh do Niệm, đạt được Trú và Niệm gần nhau, gần bên cạnh gọi là Niệm."

Luận Tạp Tập nói: "Tất cả pháp phần Bồ-đề, đều do năm môn mà được kiến lập: 1-Sở duyên; 2-Tự Thể; 3-Trợ bạn; 4-Tu tập; 5-Quả của tu." Văn hoặc là tóm lược không có, mà nghĩa nhất định phải đầy đủ.

Niệm xứ thì Thân... là Sở duyên, Niệm Tuệ là Tự Thể, quán sát dựa theo thân... là tu tập, phá trừ bốn điên đảo, hướng về tiến vào bốn Đế, Thân... lìa xa ràng buộc là quả của tu.

Bốn loại như Thân... này, ba loại trước tức là ba Uẩn, mà Tưởng-Hành hợp lại làm Pháp niệm xứ, là bởi vì trình bày về sự thuộc về chỗ dựa của Ngã, sự thuộc về thọ dụng của Ngã, sự thuộc về Tự Thể của Ngã, sự thuộc về nhiễm-tịnh của Ngã.

Chủ yếu dùng bốn loại này là bởi vì đối trị bốn điên đảo, nghĩa là quán sát về Thân bất tịnh để đối trị với điên đảo về thanh tịnh, quán sát về Thọ là Khổ, quán sát về Tâm là Vô thường, quán sát về Pháp là Vô ngã, để đối trị ba loại còn lại có thể biết.

Theo thứ tự này, là bởi vì chỉ dạy đối trị từ thô đến tế. Trí Luận nói: "Thân này đã như vậy, thì tham chúng sinh bất tịnh, là bởi vì tình trần ấy sinh ra các Thọ, chấp đó là vui sướng. Ai thọ nhận vui sướng này? Vì vậy tiếp đến quán sát về Tâm, niệm niệm sinh diệt. Sau là quán sát về hai Uẩn đều không tự tại. Phá trừ bốn điên đảo này, thực hành bốn Chánh hạnh, mở toang cánh cửa Thật tướng."

Nếu nói như vậy thì trong bốn điên đảo, vì sao lấy Thường-Lạc-Ngã-Tịnh mà làm thứ tự ấy? Đây là dựa theo trước nặng-sau nhẹ để làm thứ tự. Nhưng bốn Xứ này đều tiếp nhận, đều khởi lên bốn điên đảo, thuận theo chấp nhiều mà nói, đều nói về một loại. Nhưng quán bất tịnh... nối thông với Đại thừa-Tiểu thừa.

Luận Du Già quyển thứ 45 nói: "Bồ-tát đối với Đạo phẩm của Thanh văn, nhận biết rõ ràng như thật, như Địa của Thanh văn. Vì sao Đại thừa nhận biết rõ ràng như thật? Nghĩa là tu Thắng nghĩa và tu Thế tục Tu về Thế tục, tức là quán bất tịnh..., nhưng không chấp là

Thật; tu về Thắng nghĩa, tức là lìa xa tướng-tánh."

Kinh Đại Tập-kinh Bát Nhã..., đều nói về tánhtướng cùng quán, Trí Luận cũng như vậy, cho đến không niệm Thân-Thọ-Tâm-Pháp. Kinh Vô Hành nói:

"Quán sát về Thân hoàn toàn Không, Quán sát về

Thọ trong ngoài Không, Quán sát về Tâm không có gì,

Quán sát về Pháp chỉ có danh."

Đây là dựa theo như thật, nhưng có hai ý: 1-Bởi vì pháp tánh sâu thẳm vắng lặng, Thường-Lạc-Ngã-Tịnh tức là loại bỏ điên đảo như Vô thường...; 2-Ở đây tiến vào Pháp Không, cùng loại bỏ tám điên đảo.

Kinh Thắng Man cũng nói bốn Niệm có thể trừ bỏ tám điên đảo, đã trừ bỏ tám điên đảo thì trở thành tám Hạnh. Niết-bàn song thọ, bốn đôi-tám đơn, bốn khô-bốn tươi, chính là biểu thị cho điều này. Kinh Đại Phẩm trình bày, dùng tất cả các loại để tu bốn Niệm xứ.

Vì sao tu tất cả các loại? Thuận theo quán sát về Sắc của thân này, bởi vì pháp tánh duyên sinh cho nên một Sắc là tất cả Sắc, bởi vì duyên sinh tức Không cho nên tất cả Sắc là một Sắc, bởi vì trong pháp tánh cho nên không phải một-không phải tất cả mà cùng soi chiếu một-tất cả, cũng không phải Sắc-không phải là không Sắc mà cùng soi chiếu Sắc-không Sắc. Thân niệm đã như vậy, ba loại còn lại cũng như vậy.

Vì sao khô-tươi biểu thị cho Niệm xứ này? Nghĩa là Sắc của pháp tánh, thật không phải là Tịnh, phàm phu chấp là Tịnh thì gọi là điên đảo; thật không phải là Bất tịnh, Nhị thừa chấp là Bất tịnh thì gọi là điên đảo. Nay quán sát về Sắc chủng tức Không, tất cả tức Không, trong Không không có Tịnh vì sao nhiễm trước, thì Tịnh điên đảo của phàm phu phá bỏ, Niệm xứ khô thành tựu. Sắc chủng không hoại Giả danh, thì tất cả đều Giả, phân biệt về danh tướng không thể tận cùng. Trí về Giả là Thường-Tịnh, vì sao đắm vào Không mà chọn lấy thiêu thân diệt tâm (Khôi đoạn)?

Nói về Sắc bất tịnh, thì gọi là Bất tịnh điên đảo của Nhị thừa phá bỏ, Niệm xứ tươi thành tựu. Vì vậy tám điên đảo cùng phá bỏ, khô-tươi cùng thiết lập. Quán sát Bổn tế của Sắc không phải là Không-không phải là Giả, thì tất cả không phải là Không-không phải là Giả, không phải là Không cho nên không phải là Bất tịnh điên đảo, không phải là Giả cho nên không phải là Tịnh điên đảo, đã không phải là hai bên thì mới gọi là Trung đạo. Phật hiểu rõ Lý này, cho nên ở trung gian mà Bát Niết-bàn. Ba loại còn lại tương tự như vậy.

Đây là thuốc pháp đối trị, số lượng ấy có Bốn; Trí quán sát pháp tánh gọi đó là Niệm; một Đế-ba Đế gọi đó là Xứ. Tất cả tức là Không, các điên đảo về khô-tươi, không có gì không rỗng lặng. Tất cả tức là Giả, hai bên Song thọ, không có gì không thành lập. Tất cả tức là

Trung, không có gì không phải là pháp giới. Chỉ một niệm tâm xa rộng như vậy, cho nên đi sâu vào quán sát Niệm xứ, tức là an tọa nơi đạo tràng, lại không cần gì khác. Căn cơ thích hợp không giống nhau, cho nên nói về những phẩm còn lại. Một khoa đã sâu xa huyền diệu như vậy, sáu khoa còn lại dựa theo đây có thể biết.

Trong văn sau chỉ tóm lược giải thích về tướng, người thuyết giảng có năng lực, tách biệt nêu ra từng loại một. Nay kinh chỉ nói quán về thân, không nói về tịnh-bất tịnh..., bởi vì thuận theo tướng tổng quát mà nói để hiển bày đầy đủ. Trong văn có hai: Đầu là riêng biệt quán về Thân niệm xứ; sau từ "Như thị..." trở xuống là tương tự hiển bày về ba loại còn lại.

Đầu là riêng biệt quán về Thân niệm xứ: Quán về Thân đương nhiên có ba quán như bên trong... Ba quán này trong Trí Luận-luận Du Già mở rộng hiển bày về tướng ấy, nay sơ lược nêu ra đôi điều.

Luận Du Già nói: "Sắc hữu tình tự nhiên bên trong là Thân bên trong, Sắc phi tình bên ngoài là Thân bên ngoài, Số hữu tình khác là Thân bên trong-bên ngoài. Đầu tức là tự thân, bởi vì Ái thuộc về Ngã ái; tiếp tức là tài sản đồ vật..., bởi vì Ái thuộc về Ngã sở; sau tức là vợ con-quyến thuộc, bởi vì Ái thuộc về Ngã ấy là Ngã ái-

Ngã sở."

Trí Luận quyển thứ 28 cũng mở rộng trình bày về điều này, quyển thứ 53 lại nói: "Tự thân gọi là bên trong, thân khác gọi là bên ngoài." Nhưng không trình bày về bên trong-bên ngoài, chọn lấy ý giải thích sau, chỉ kết hợp hai loại trước, cho nên nói là bên trong-bên ngoài. Sở dĩ có ba loại này, là bởi vì phá trừ ba loại Tà hành.

Có người đắm theo tình bên trong nhiều, thì rời bỏ vợ con-tài sản để toàn thân; có người đắm theo tình bên ngoài nhiều, thì tham lam tài sản mà mất thân, vì vợ con mà bỏ mạng; có người đắm theo tình bên trong lẫn bên ngoài. Phá trừ ba Tà hành này để thành tựu ba Chánh hành. Đây là dựa theo ba người đối trị khác nhau. Nếu dựa theo một người thì khởi lên quán sát từ đầu đến cuối, nghĩa là trước hết quán sát tự thân mong cầu về Tịnh... không thể được, hoặc là có ở bên ngoài; tiếp theo liền quán sát bên ngoài, lại không thể được, thì sinh lòng nghi ngờ rằng: Lúc mình quán sát bên trong thì đối với bên ngoài có lẽ sai lầm, lúc quán sát bên ngoài thì đối với bên trong có lẽ sai lầm? Tiếp theo cùng quán sát bên trong-bên ngoài cũng không thể được. Hai loại đầu là riêng biệt, một loại sau là tổng quát. Bởi vì hai cách giải thích này cho nên biết rõ ràng, chỉ kết hợp hai loại trước là thân bên trong-bên ngoài.

1-Quán sát về thân bên trong: Trước là nêu lên Sở duyên riêng biệt; tiếp là quán sát thuận theo thân, tổng quát hiển bày về tướng tu tập.

Trí Luận nói: "Tìm theo quán sát nhận biết về Thân bất tịnh..." Nhưng thuận theo có hai nghĩa: Một-Nghĩa về tìm kiếm, bởi vì tìm cầu năm loại bất tịnh khắp nơi; Hai-Nghĩa về tùy theo, nghĩa là tuy mắt sâu xa nhìn thấy rõ ràng ảnh tượng của thân, mà tùy thuận sắc chất vốn có bởi vì tánh tương tự. Trước đây nêu lên thân bên trong tức là sắc chất vốn có, nay nói thuận theo thân tức là ảnh tượng. Đây là ý của luận Tạp Tập.

Tiếp là chịu khó hăng hái nghĩ đến để nhận biết, hiển bày về nghi thức tu tập, bởi vì sự việc của thế gian như tham..., là tập khí xấu ác từ vô thỉ, lìa bỏ chúng rất khó, còn khó hơn cha yêu thương lìa bỏ con hiếu thảo, vì vậy cần phải tinh tiến thì mới có thể trừ bỏ. Cần tức là mong muốn chịu khó thúc đẩy cố gắng, Dũng là dũng cảm mạnh mẽ không thôi, Niệm là ghi nhớ rõ ràng không quên, Tri là quyết đoán không có hối hận. Vả lại, nếu tâm rong ruổi phân tán thì nên nghĩ đến khổ của lãobệnh-tử, khổ của ba đường ác, thân mạng Vô thường, Phật pháp sắp diệt, gọi là Niệm Tri, thì có thể thúc đẩy tâm khiến cho trở lại quán sát ban đầu, liền sinh lòng chịu khó hăng hái. Đầy đủ các nghĩa trên thì không phóng túng.

Tiếp là nói về trừ bỏ tham lam-buồn lo của thế gian, tức là quả của quán sát, bởi vì có những hành đã lìa bỏ. Quán sát về thân bất tịnh chủ yếu là đối trị hành Tham, đã lìa bỏ năm Dục là niềm vui của thế gian, nhưng chưa đạt được niềm vui của Định, có lúc sinh lòng buồn lo; như cá vui với nước, thường mong cầu sự việc vui thích, trở lại nghĩ đến Dục ban đầu, phần nhiều sinh ra hai loại này, cho nên chỉ loại bỏ hai loại này. Vả lại, Tham là đứng đầu của năm Cái, trừ bỏ Tham thì năm Cái không còn, như chẻ tre bắt đầu ở đốt thứ nhất; Ưu ở trong năm Thọ, chỉ có thể chướng ngại đến Định, như diệt giặc ác thì trước phải trừ kẻ cầm đầu làm hại, cho nên chỉ nói đến hai loại này. Những pháp bất tịnh... mở rộng như hai Luận, tướng quán sát như thật đã nói như trên.

2-Quán sát về thân bên ngoài và thân bên trong-bên ngoài, pháp đã quán sát khác nhau ở chi tiết mà tướng quán sát giống nhau trên đại thể.

Sau là tương tự hiển bày về ba Niệm xứ còn lại, dựa theo ý của luận Du Già, dựa vào ba thân như bên trong... trước đây mà sinh ra Thọ-Tâm-Pháp, Thọ-Tâm-Pháp tùy theo chỗ dựa mà sinh ra, cũng có bên trong... Ý của Trí Luận trên đại thể giống như ở đây. Luận hỏi rằng: Ở trong bốn Niệm xứ, Tâm chỉ là bên trong, Thọ-Pháp chỉ là bên ngoài, Thân bao gồm bên trong-bên ngoài, vì sao ở bốn Niệm xứ đều có bên trong...? Đáp: Thọ có hai loại: 1-Thân; 2-Tâm. Tâm thọ gọi là bên trong, Thân thọ gọi là bên ngoài. Lại nữa, Thọ tương ưng với Ý thức gọi là bên trong, Thọ tương ưng với năm Thức gọi là bên ngoài... Tâm tuy là bên trong mà duyên với pháp bên ngoài cho nên gọi là bên ngoài, năm Thức luôn luôn là bên ngoài. Vả lại, tâm Định là bên trong, tâm Tán là bên ngoài, pháp tuy là bên ngoài mà duyên với pháp thuộc tâm sở của pháp bên trong thì gọi là bên trong, duyên với pháp thuộc tâm sở của pháp bên ngoài, và Vô vi-tâm bất tương ưng hành là bên ngoài. Ba Niệm xứ sau cũng kết hợp hai loại trước để làm bên trong-bên ngoài. Còn lại như hai Luận trình bày. Tướng quán sát thuận theo thứ tự nói tổng quát như trước.

Hai-Đạo thuộc về đoạn trừ các loại giải đãi, gọi là bốn Chánh Cần. Lửa Trí của bốn Niệm nếu có được làn gió chịu khó (Cần), thì không có nơi nào không đốt cháy, cho nên tiếp theo phân rõ về bốn Chánh cần. Tinh tiến làm Tự Thể của pháp ấy, cho nên tổng quát gọi là Cần; chọn ra không phải là Cần trái ngược nhau của chín mươi lăm loại ngoại đạo, cho nên gọi là Chánh.

Tuy là một Cần, mà tùy theo nghĩa phân bốn: Hai loại trước thường xuyên đoạn trừ hai ác, là hành ngăn chặn điều ác; hai loại sau thường xuyên tu tập hai thiện, là hành dấy lên điều thiện. Hai thiện-hai ác đều là cảnh đã duyên vào.

Trong hai loại trước, điều ác chưa sinh thì ngăn chặn khiến cho không sinh ra, điều ác đã sinh thì đoạn trừ khiến cho không nối tiếp. Trong hai loại sau, điều thiện chưa sinh thì khiến cho sinh ra, điều thiện đã sinh thì khiến cho mở rộng. Cũng gọi là bốn Chánh Đoạn. Hai loại sau là tu tập mà nói là Đoạn, bởi vì thiện là nơi chốn của Đoạn, đích thực tu tập về Đoạn mà đoạn trừ lười nhác. Vì vậy luận Du Già nói: "Một-Đoạn thuộc về Luật nghi; Hai-Đoạn thuộc về đoạn trừ; Ba-Đoạn thuộc về tu tập; bốn-Đoạn thuộc về phòng hộ."

Nhưng thiện-ác ấy có tổng quát-có riêng biệt, riêng biệt chính là chọn lấy giải đãi trong quán sát về Niệm xứ trước đây, năm Cái... dùng làm bất thiện, có thể đối trị bất thiện là thiện đã sinh ra. Dựa theo Đại thừa mà nói, chịu khó quán sát về pháp tánh, trừ Thật tướng ra thì còn lại đều gọi là ác.

Ngay trong mỗi một Cần, văn đều có bốn: 1-Pháp bất thiện chưa sinh, đây là nêu ra Sở duyên. 2-Làm cho không sinh ra, cho nên trình bày về ý của tu quán. 3-Mong muốn sinh ra là khởi tâm mong mỏi, là nương vào tu tập, tức là ý thích tăng thượng viên mãn. 4-Từ "Cần tinh tiến..." trở xuống là chính thức hiển bày về tu tập, tức là gia hạnh viên mãn. Cần tinh tiến, là thường xuyên tự thúc đẩy mình phát tâm. Chánh đoạn, là tâm thúc đẩytâm duy trì. Văn của ba phần còn lại, dựa theo đây có thể biết. Nếu hai ác không sinh-rời bỏ, hai thiện được sinh ra-tăng rộng, thì chính là quả của Chánh Cần.

Ba-Đạo thuộc về dẫn dắt phát khởi thần thông, gọi là bốn Thần Túc. Bởi vì tán loạn là lỗi lầm của Cần, cho nên lửa Trí yếu ớt, cần đến Định để ngăn chặn thì những mong muốn được tự tại, Thần tức là Thần Thông, Túc tức là Định.

Luận Du Già nói: "Như có Định (Túc) thì có thể đi đến-có thể trở về, nhảy vọt lên cao mạnh mẽ khác thường, có thể đạt được-có thể chứng pháp thù thắng của thế gian. Pháp thù thắng của thế gian, đó gọi là Thần. Nơi khác có thể đến nơi này, cho nên gọi là Thần Túc." Đây là nêu ra Dụ. Bởi vì pháp xuất thế gian tự tại tối thắng, là Thần tối thắng, bốn Định như Dục... có thể chứng được pháp này, cho nên gọi là Thần Túc. Cũng gọi là Như ý túc, bởi vì thỏa mãn như tâm đã mong muốn.

Sở duyên của Thần túc, tức là đủ loại sự việc biến hóa. Tự Thể của Thần túc, tức là Tam-ma-địa, Dục-CầnTâm-Quán đều là Trợ bạn. Dục nghĩa là mong muốn ưa thích mạnh mẽ sắc bén; Cần nghĩa là tinh tiến không gián đoạn; Tâm tức là Định, nghĩa là chuyên tâm giữ lấy cảnh; Quán tức là Tuệ, do nghe giáo pháp, bên trong tự mình lựa chọn. Do lực tăng thượng của Dục, chứng được tánh một cảnh của tâm, gọi là Dục Định. Ba loại còn lại cũng như vậy. Tánh của Cần-Tâm-Quán, gọi là Thượng Định, đều từ gia hạnh mà nhận lấy tên gọi. Bốn gia hạnh này, tức là Dục-Sinh-Cần-Tinh tiến-Phát tâmChánh đoạn... trong Chánh Cần trước đây. Bởi vì trong Phát tâm, tâm duy trì có thể sinh ra tâm Định mà kìm hãm trạo cử thái quá, tâm thúc đẩy có thể sinh ra Quán Định mà thúc đẩy hôn trầm thái quá. Vì vậy, cứ một Niệm Xứ có bốn Chánh Cần, cứ một Chánh Cần có bốn Thần Túc.

Trong văn: Trước là riêng biệt trình bày về Dục Định; sau từ "Tu hành tinh tiến..." trở xuống là bao gồm hiển bày về ba loại còn lại.

Đầu là nói về tu hành Dục Định, là nêu lên Tự Thể của Trợ bạn đã Tu. Hai chữ Đoạn Hành là tổng quát hiển bày về tướng của Tu, cũng là quả của Tu. Thế nào là tướng của Tu? Ở đây lại có hai loại: 1-Tu tập Dục Định, có thể đoạn trừ ràng buộc của các phiền não hiện hành; 2-Bởi vì mong muốn vĩnh viễn loại bỏ tất cả các tùy miên, tu tám hành về Đoạn, đó là Dục-Cần-Tín-AnNiệm-Chánh tri-Tư và Xả. Vì sao cũng là quả? Bởi vì nếu lấy hành về Đoạn thuộc về thành tựu sau, thì hành về Đoạn thành tựu cũng là quả của Thần Túc. Tiếp là thành tựu Thần Túc, chỉ là quả của hành về Đoạn. Sau từ "Y chỉ yếm..." trở xuống là tiếp tục hiển bày về tướng của Tu, bao gồm phân rõ về Sở duyên.

Dựa theo luận Tạp Tập, thì năm Căn về sau mới duyên vào bốn Đế làm cảnh, bảy Giác phần về sau mới có nương vào chán ngán..., dùng làm tướng của Tu. Nay kinh nói Thần Túc, tức là duyên vào bốn Đế mà Tu, nghĩa là duyên vào Khổ mà Tu thì chắc chắn dựa vào chán ngán về Khổ, nếu duyên vào Tập mà Tu thì chắc chắn dựa vào lìa xa Dục, nếu duyên vào Diệt mà Tu thì chắc chắn mong cầu chứng được Diệt, nếu duyên vào Đạo mà Tu thì chắc chắn hướng đến hành của Diệt-Khổ, có thể rời bỏ đối với Khổ. Lúc duyên vào cảnh này chắc chắn mong cầu tu tập, cho nên nói là hồi hướng, cũng là bốn Đạo như gia hạnh... Văn sau nương vào chán ngán..., đều giống như giải thích ở đây.

Bốn-Đạo thuộc về phương tiện hiện quán, gọi là năm Căn: Tăng thượng gọi là Căn, Tự Thể của năm Căn tức là năm loại như Tín... Năm loại này bao gồm sinh khởi thuộc pháp xuất thế gian, mà làm cho tăng thượng. Bốn loại trước lại có thể sinh khởi, loại sau có được tên gọi Tăng thượng, mà Tín là đứng đầu có thể sinh khởi bốn loại còn lại.

Trong văn: Trước là riêng biệt trình bày về Tín căn, sau là bao gồm hiển bày về bốn loại còn lại. Trong hai mục đều trước là nêu lên pháp đã tu tập, sau là riêng biệt hiển bày về tướng của tu tập như nương vào chán ngán... Ba khoa sau dựa theo đây có thể biết.

Nay ở đây nói về pháp đã tu tập, tức là thật sự mong muốn ưa thích, nhẫn nại sâu xa đối với Đế. Bốn loại còn lại, tức là đối với pháp đã tin tưởng trước đây, thúc đẩy chịu khó mà thực hành, ghi nhớ rõ ràng không quên, luôn luôn duyên vào một cảnh, lựa chọn đúng-sai. Còn lại như trước đây trình bày.

Nhưng bắt đầu tiến vào pháp của Phật đã có tâm Tín, chưa có Định-Tuệ, không được gọi là Căn. Nay dựa vào ba khoa trước, thì Tín không thể lay chuyển. Trong này, Niệm tức là Niệm trong Niệm Xứ, Tiến tức là Chánh Cần, Định tức là Thần Túc, Tuệ tức là Tuệ duyên vào bốn Đế. Ba loại trước đến đây tổng quát được gọi là Căn. Nếu dựa vào phần vị, thì thuộc về trước Kiến đạo, là bởi vì Hiện quán nhanh chóng phát khởi mà làm quả ấy. Nay ở Địa thứ tư, thì thuận theo để phát khởi Địa sau làm quả.

Năm-Đạo thuộc về hiện quán thân cận, gọi là năm Lực: Tức là năm Căn trước đây tăng trưởng, Ma-Phạm phiền não... không thể nào làm khuất phục được, cho nên gọi là Lực. Lại có thể làm giảm bớt chướng ngại như không tin..., cho nên lại gọi là Lực. Trí Luận nói: "Có thể phá trừ phiền não, đạt được Vô sinh nhẫn, cho nên gọi là Lực."

Sáu-Đạo thuộc về Tự Thể của hiện quán, gọi là bảy Giác: Giác nghĩa là hiểu biết rõ ràng. Nếu dựa vào phần vị mà nói, thì chính là Tuệ hiểu biết như thật về tự tánh hiện quán, hiểu biết về tự tánh của các pháp. Tự Thể của Giác tức là bảy loại như Niệm...

Trong văn cũng có hai: Trước là riêng biệt trình bày về Niệm giác, sau là bao gồm hiển bày sáu loại còn lại. Nhưng bảy Giác phần thì bảy loại đều là Tự Thể, mà sai biệt là Giác làm Tự Thể, sáu loại còn lại đều là phần của Giác. Nghĩa là Niệm chính là Chi làm chỗ dựa, bởi vì luôn luôn nghĩ đến (Hệ niệm), khiến cho các pháp thiện đều không quên mất. Trạch pháp là Chi thuộc Tự Thể, vốn là tự tướng của Giác. Tinh tiến là Chi thuộc Xuất ly, nhờ vào thế lực này mà đi đến nơi có thể đi đến. Hỷ là Chi thuộc Lợi ích, bởi vì tâm hăng hái vui vẻ-thân điều hòa thích hợp. Ba pháp Ỷ-Định-Xả là Chi thuộc không nhiễm ô: Ỷ tức là Khinh an, bởi vì pháp này không nhiễm ô, nghĩa là do An cho nên có thể trừ bỏ thô nặng; Định là dựa vào pháp không nhiễm ô này, nghĩa là nương vào Định mà đạt được Chuyển y; Xả thì Thể là không nhiễm ô, nghĩa là bình đẳng thực hành về Xả, vĩnh viễn trừ bỏ tham lam-buồn lo, phần vị không nhiễm ô vốn là tự tánh.

Tổng quát thu nhận bảy Giác không ra ngoài ba phẩm: Niệm bao gồm Định-Tuệ, ba loại tiếp là Tuệ, ba loại sau là Định thâu nhiếp. Tuy là ba loại trước đến đây tăng trưởng, mà dựa vào phần vị đã trình bày có thể đoạn trừ Kiến hoặc, dùng làm quả của phần vị ấy.

Lại tuy bảy pháp cùng khởi lên trong một sát-na, mà tùy theo hành tướng đều nói đến công năng, Niệm trừ bỏ vọng niệm, Trạch pháp trừ bỏ không nhận biết đúng đắn, còn lại là trừ bỏ giải đãi-hôn trầm-thô nặng-tán loạn và trạo cử.

Trên đây dựa theo tổng quát mà nói. Đại thừa đối với bảy Giác, bởi vì không nghĩ đến các pháp, bởi vì quyết trạch không thể có được, bởi vì lìa xa tướng tinh tiến-giải đãi, bởi vì bặt dứt buồn lo-vui mừng, bởi vì trừ An tâm ra thì duyên đều không thể có được, bởi vì trong tánh Định không có định-loạn, bởi vì cũng không thấy đối với Xả chủ động-Xả thụ động.

Bảy-Đạo thuộc về phát khởi sau hiện quán, gọi là tám Chánh Đạo. Nếu dựa vào phần vị mà nói, thì chính là Đạo phát khởi sau hiện quán, bởi vì đoạn trừ các phiền não thuộc về Tu đạo, lìa bỏ tám Tà cho nên gọi là tám Chánh, mở ra nối thông đến Niết-bàn cho nên gọi là

Đạo. Cũng nói là tám Thánh Đạo, bởi vì Thánh là Đạo.

Tự Thể của tám Chánh tức là Chánh kiến...

Trong văn cũng trước là riêng biệt trình bày về Chánh kiến, sau là bao gồm hiển bày về bảy loại còn lại. Nói Chánh kiến, là Chi thuộc về phân biệt, bởi vì dựa vào lựa chọn chân thật về pháp đã chứng trước đây. Chánh tư duy, là Chi thuộc về dạy dỗ chỉ rõ cho người khác, bởi vì phương tiện an lập như pháp đã chứng, tư duy về danh nghĩa mà phát ra lời nói.

Ba loại tiếp là Chi thuộc về khiến cho người khác tin tưởng.

Chánh ngữ, là khéo léo hỏi-đáp quyết định chọn lựa dựa vào pháp đã chứng, khiến cho người khác tin tưởng, bởi vì có Kiến thanh tịnh.

Chánh nghiệp, là đầy đủ Chánh hạnh tiến lên-dừng lại thuộc về thân nghiệp, khiến cho người khác tin tưởng, bởi vì có Giới thanh tịnh. Chánh mạng, là cầu xin đúng như pháp, dựa vào Thánh chủng mà trú, lìa bỏ năm loại tà mạng, khiến cho người khác tin tưởng, bởi vì có Mạng sống thanh tịnh.

Chánh tinh tiến, là Chi thuộc về thanh tịnh Phiền não chướng, bởi vì pháp này vĩnh viễn đoạn trừ tất cả các Kiết.

Chánh niệm, là Chi thuộc về thanh tịnh Tùy phiền não, bởi vì không quên mất tướng nêu cao ngăn chặn đúng đắn, vĩnh viễn không chấp nhận hôn trầm-trạo cử... Chánh định, là Chi thuộc về năng lực thanh tịnh chướng ngại của công đức tối thắng, bởi vì pháp này dẫn dắt phát khởi vô lượng công đức thù thắng như Thần thông...

Nếu có thể phân biệt-dạy dỗ chỉ rõ... như trên, thì chính là quả của Đạo chi.

Nhưng trong tám loại ấy, ba loại Ngữ-Nghiệp-Mạng là Giới uẩn thâu nhiếp, Niệm-Định là Định uẩn, ba loại còn lại là Tuệ uẩn. Định-Tuệ trên đại thể giống như các phẩm, chỉ tăng thêm thù thắng mà thôi. Giới thì từ trước đến nay chưa có Giác chi, tuy có Định và Luật nghi mà Vô biểu tướng vi tế. Trong này bởi vì Chánh hạnh mới kiến lập, đây là nương vào phần vị mà nói. Nếu dựa vào phẩm Ly Thế Gian trong kinh này, thì tám Chánh đạo là Đạo của Bồ-tát, thứ nhất là Chánh kiến xa lìa Tà kiến, cho đến thứ tám là Chánh định, phương tiện khéo léo đối với một Tam-muội, sinh ra tất cả Tam-muội là pháp không thể nghĩ bàn của Bồ-tát, thì ý nghĩa khác xa so với trước đây đã nói.

Bảy loại trên đây tổng quát dùng Dụ để hiển bày: Pháp tánh như mặt đất, Niệm Xứ như hạt giống, Chánh Cần là gieo trồng, Thần Túc như nẩy mầm, năm Căn như mọc rễ, năm Lực như cành lá tăng trưởng, nở ra hoa bảy Giác, kết thành quả tám Chánh.

Mục hai: Là Hạnh bảo vệ Tiểu thừa, trong văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong tổng quát: Công đức như vậy là chỉ ra Đạo phẩm trước đây, bởi vì không rời bỏ chúng sinh chính là trình bày về nghĩa của bảo vệ, cho nên không giống như thiện một mình của Nhị thừa.

Trong riêng biệt: Có đủ Bi-Trí đã vượt ngoài Tiểu thừa, huống là dùng pháp này để dẫn dắt phía trước?

Chín câu phân làm bốn: 1-Bắt đầu; 2-Lợi ích; 3-Mong mỏi; 4-Thực hành. Ba loại trước là tâm bảo vệ Tiểu thừa, một loại sau là hạnh bảo vệ Tiểu thừa.

1-Bắt đầu, là bởi vì Đại Nguyện làm căn bản để khởi hạnh. 2-Từ Bi làm lợi ích cho chúng sinh. Hai loại trên là bảo vệ tâm hẹp hòi. 3-Suy nghĩ về Chủng trí là mong mỏi, đây là bảo vệ Tiểu thừa. Trong 4 là thực hành có năm câu: Bốn câu trước là Tự lợi. Hai câu đầu là mong cầu về quả: Câu một là tu hạnh Tịnh độ, mong cầu Y báo của Phật; câu hai là tu hạnh phát khởi về pháp của Phật, mong cầu về pháp của Chánh báo như mười Lực... của Phật. Hai câu sau là mong cầu về nhân: Câu ba là mong cầu về hạnh phương tiện của Địa ấy không hề thỏa mãn, nghĩa là Địa thứ năm-thứ sáu-thứ bảy, cho nên nói là Đạo thù thắng bậc Thượng Thượng; câu bốn là tu hạnh tiến vào Địa không thối chuyển, tức là Địa thứ tám trở lên, hiểu biết về tự tánh của pháp, thuận theo giải thoát của Phật. Một câu sau là Lợi tha, tức là hạnh giáo hóa chúng sinh, nhất định phải khéo léo tài tình.

QUYỂN 38

Phần 4: Trong phần quả của tu hành, tức là thâu nhiếp Vô tận Hạnh, lìa xa chướng-thành tựu đức, cùng tận chúng sanh giới, bởi vì làm lợi lạc. Quả có hai loại: a-Quả về lìa xa chướng, sinh ra từ hạnh bảo vệ phiền não; b-Quả về thành tựu đức, sinh ra từ hạnh bảo vệ Tiểu thừa.

Phần a: Quả về lìa xa chướng, lại có hai: Một-Quả về xa lìa phiền não cấu nhiễm sinh ra, đây là lìa bỏ Phiền não chướng; Hai-Quả về xa lìa nghiệp cấu nhiễm sinh ra, đây là lìa bỏ Nghiệp chướng. Đều nói là sinh, bởi vì phiền não cấu nhiễm... giống như thức ăn sinh ra. Nay là dựa vào phần vị đứng đầu của pháp xuất thế gian, có thể lìa xa phiền não cấu nhiễm sinh ra.

Mục một-Lìa bỏ Phiền não chướng: Trước là nêu ra thụ động lìa bỏ; sau từ "Ư như thị..." trở xuống là kết luận thành tựu về chủ động lìa bỏ.

Ngay trong mục trước là thụ động lìa bỏ: Đã khởi lên chấp trước ẩn-hiện, đây là tướng tổng quát; còn lại đều là tướng riêng biệt.

Trong tướng tổng quát: Chấp trước là Mạn về pháp hiểu biết trong Địa trước. Luận nói: Ngã tri-Đại tri. Ngã tri nghĩa là chấp vào Ngã có thể nhận biết, Đại tri nghĩa là chấp vào Đại pháp đã nhận biết. Ẩn hiện, là Mạn về Chánh thọ trong Địa trước. Hiện là nghĩa về khởi lên Tam-muội, nghĩa là tu khởi lên Định ấy. Ẩn là nghĩa về diệt mất Tam-muội, nghĩa là do Định mà trừ diệt. Nay nghĩ rằng Ngã có thể tu tập Định này, bởi vì Định này tức là do Ngã mà tu tập. Luận nói: Ngã tu-Ngã sở tu. Đã giải thích về câu tổng quát.

Tướng riêng biệt có năm loại: 1-Bổn; 2-Khởi; 3-Hành; 4-Hộ; 5-Quá.

Mục 1-Bổn tức là tất cả Thân kiến đến Uẩn-GiớiXứ. Trong này, Thân kiến là tổng quát, Ngã... là riêng biệt.

Trong riêng biệt: Bốn loại như Ngã-Nhân... là Mạn về Nhân Ngã, ba loại Uẩn-Giới-Xứ là Mạn về Pháp Ngã, mà nói là Bổn bởi vì có hai nghĩa: a-Bởi vì Ngã này làm căn bản của hai Mạn về Chánh thọ và pháp hiểu biết; b-Thân kiến lại làm căn bản của hai Ngã và sáu mươi hai Kiến. Có sai biệt như vậy. Trong này, Thân kiến nếu dựa theo phần vị thật, dựa theo luận Duy Thức thì Địa này đoạn trừ Thân kiến Câu sinh và lỗi lầm đã khởi lên trong Thức thứ sáu, do đạt được Đạo phẩm xuất thế gian mà đối trị. Bởi vì phân biệt phát khởi, là Địa thứ nhất đoạn trừ. Vì vậy luận Du Già gọi là Tát-ca-da Kiến vi tế. Nếu dựa vào phần vị nương nhờ, dựa theo kinh Nhân Vương thì Địa thứ tư gọi là phần vị Tu-đà-hoàn, bởi vì nương vào đạo xuất thế gian, là cũng có thể đoạn trừ Thân kiến phân biệt.

Mục 2-Tư duy là trình bày về Khởi, nghĩa là bởi vì tư duy không đúng đắn mà khởi lên Mạn.

Mục 3-Quán sát là trình bày về Hành, nghĩa là trong duyên của tâm hành phần nhiều quán sát về pháp đã đạt được, hoặc là Pháp-hoặc là Định, bởi vì tìm kiếm về tướng thù thắng, khiến cho người khác nhận biết.

Mục 4-Từ "Trị cố..." trở xuống có ba câu trình bày về Hộ (Bảo vệ) để đối trị, là luôn luôn quán sát tu tập đối trị về pháp đã nhận biết. Ngã sở, là khởi lên Ngã tưởng giữ lấy tướng thù thắng ấy, bởi vì thuộc về chính mình. Tài vật, như người tích chứa tài sản mà duy trì bảo vệ để thọ dụng. Dùng ba sự việc trên để phòng hộ những pháp mà mình đã đạt được.

Mục 5-Đắm theo nơi chốn là trình bày về Quá (lỗi lầm), là bởi vì tâm kiên quyết an trú trong hai sự việc của Pháp-Định.

Trong năm loại: Ba loại trước là phương tiện khởi lên Mạn, hai loại sau là thuận theo giúp cho tâm Mạn. Tổng quát và hiển bày về tướng trên đây chính là pháp đã khởi lên.

Trong mục sau là kết luận về lìa bỏ, bởi vì đạt được phương tiện Chánh-Trợ của Đạo phẩm, cho nên không có gì không lìa bỏ.

Mục hai-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là trình bày về lìa bỏ nghiệp cấu nhiễm, tu Đạo phẩm trên đây chính là lìa bỏ phiền não, phiền não đã trừ bỏ thì nghiệp cũng tùy theo không còn, không còn nghiệp bất thiện mà tu nghiệp thiện. Trong văn có hai: Trước là không còn pháp ác, sau là tiến thêm pháp thiện. Pháp ác có hai nghĩa, vì vậy không nên làm: 1-Phật không khen ngợi, là tôn kính Phật mà không làm; 2-Phiền não cấu nhiễm, là sợ tiếng xấu mà không làm, bởi vì tiếng xấu thì trái với Đạo lợi ích cho chúng sinh. Tiến thêm pháp thiện có hai nghĩa, trái với pháp ác có thể biết. Lại không làm cấu nhiễm do phiền não, khác với nghiệp của phàm phu; làm thuận theo nghiệp của đạo Bồ-tát thì khác với Nhị thừa.

Phần b: Trong quả về thành tựu đức, có bốn: MộtĐối với công đức thù thắng sinh ra quả của tâm mong muốn (Dục) tăng thượng; Hai-Trong sự tôn kính đối với pháp thuyết giảng ấy, khởi lên quả báo ân; Ba-Trong hành phương tiện ấy, phát ra quả chịu khó tinh tiến; Bốn-Quả đầy đủ cảnh giới của bổn tâm mong muốn tăng thượng ấy.

Trong bốn quả này: Ba quả trước thuận theo trước sinh ra, một quả sau lại sinh ra từ ba quả này.

Trong ba quả trước: Hai quả đầu là quả về bảo vệ tâm Tiểu thừa, một quả sau là quả về bảo vệ hạnh Tiểu thừa.

Quả một: Do mong muốn của mình là trên mong cầu giáo pháp-dưới cứu giúp chúng sinh. Nay lại vì chúng sinh mà quay lại chuyển lên phía trên để mong cầu giáo pháp, cho nên nói là tăng thượng.

Trong văn có hai: Trước là nhắc lại nhân tu tập trước đây, sau từ "Như thị nhi đắc..." trở xuống là hiển bày về quả đã đạt được.

Mục trước tức là nhắc lại câu tổng quát trong hạnh bảo vệ Tiểu thừa trước đây. Tùy theo Tuệ phương tiện đã khởi lên, là nhắc lại hạnh không rời bỏ tất cả chúng sinh trước đây. Không rời bỏ chúng sinh mà tu Đạo phẩm, là có phương tiện, bởi vì Tuệ hiểu rõ về Đạo phẩm. Tu tập đối với Đạo và Trợ đạo, tức là trước đây tu tập công đức như vậy. Đạo tức là Chứng Trí của Địa thứ tư, Trợ đạo là tức pháp phần Bồ-đề.

Mục sau là hiển bày về quả đã đạt được, có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong tổng quát nói: Thấm nhuần lợi ích, bởi vì mong muốn sâu xa yêu thương tôn kính, nghĩa là do tu tập hai Đạo mà tự mình có sự thấm nhuần, mong muốn sâu xa tôn kính hướng lên phía trên; do mong muốn sâu xa yêu thương hướng xuống phía dưới, bởi vì chúng sinh và hàm sinh mà tu tập thấm nhuần lợi ích.

Trong riêng biệt có chín câu giải thích về thấm nhuần lợi ích ấy, có ba loại thù thắng:

Một-Tâm hài hòa mềm mỏng (Nhu nhuyến), trình bày về vui thích thực hành thù thắng, nghĩa là chứng được pháp thích hợp với thần thông.

Hai-Điều hòa thuận theo (Điều thuận), nghĩa là điều hòa khéo léo thuận theo vô ngại trong duyên, là Tammuội tự tại thù thắng. Hai loại trên là Thể của Hành.

Ba-Từ "Lợi ích..." trở xuống có bảy câu, trình bày về lìa bỏ lỗi lầm, là đối trị thù thắng, đây là Dụng của Hành.

Trong đó: Câu đầu là tổng quát về Lợi tha mà không có lỗi lầm, lợi ích về Tự lợi mà không có lỗi lầm. Từ "An lạc..." trở xuống là sáu câu tùy theo lỗi lầm riêng biệt hiển bày, nếu không nương vào đối trị thì khó hiển bày về đức của tánh thanh tịnh.

Sáu câu tức là lìa bỏ sáu lỗi lầm, trong kinh đều là chủ động đối trị: 1-Không có tâm tạp nhiễm, đối trị lỗi lầm về ăn uống vì Lợi, và lỗi lầm về tâm ganh ghét vì Danh. 2-Đối trị lỗi lầm về ít ham muốn công đức. 3-Đối trị lỗi lầm về không mong cầu Trí thù thắng. Ba câu trên đều là Tự lợi. 4-Đối trị lỗi lầm về giải đãi không thâu nhiếp chúng sinh. Bốn câu trên đều lìa bỏ lỗi lầm phát sinh đối với Hạnh, hai câu sau là lìa bỏ lỗi lầm phát sinh đối với Giáo. 5-Đối trị lỗi lầm về tự giữ lấy kiến thức của mình mà không thuận theo Giáo thù thắng. 6-Đối trị lỗi lầm về rời bỏ làm đầu mà không thuận theo thuyết giảng để thực hành.

Như thuyết tu hành, ở trong Văn-Tư thật là đứng đầu, nay rời bỏ pháp đứng đầu ấy cho nên trở thành lỗi lầm. Lại cứu giúp chúng sinh trên đây tức là quả của Bi trước đây, cầu mong Trí thù thắng tức là quả của mong cầu hướng lên trên.

Quả hai: Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là trong sự tôn kính đối với pháp thuyết giảng ấy, khởi lên quả của tâm báo ân, nghĩa là trong Địa trước nghe pháp từ Phật, là tôn kính đối với pháp thuyết giảng, nay khởi tâm tu tập thực hành lưu truyền giáo pháp, là bởi vì báo ân của chư Phật. Trên là mong cầu Chủng trí, bởi vì nhận biết Phật có ân đức, cho nên nay suy nghĩ để báo đáp cũng là quả của mong cầu hướng lên trên. Trong văn: Trước là riêng biệt trình bày, sau là tổng quát kết luận.

Mục trước có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong tổng quát nói: Nhận biết ân đức, nghĩa là nếu tùy thuận lời Thầy chỉ dạy, thực hành hạnh báo ân, thì mới chính là nhận biết ân đức.

Trong riêng biệt, hạnh ấy có chín loại, tương tự thâu nhiếp làm bảy: 1-Biết báo ân, là dựa vào sự tôn kính mà khởi tâm báo ân, tôn kính tức là Đức Phật. Đây là ân quan trọng nhất, cho nên chỉ gọi là báo ân. 2-Có hai câu, dựa vào pháp giống nhau mà khởi tâm báo ân. Đây gọi là thuận theo ý của Thiện hữu cùng nhau thực hành. 3-Có hai câu về thẳng thắn-mềm mỏng, dựa vào pháp mà khởi hạnh, nghĩa là tùy thuận thọ giáo không trái với lời Thầy dạy bảo, cho nên nói là thẳng thắn; phát khởi sự việc tu hành dù gặp gian khổ cũng có thể chịu đựng, cho nên nói là mềm mỏng. 4-Không có rừng rậm của hành, dựa vào áo quần-ăn uống đã thọ dụng, đối với Thí chủ không che giấu lỗi lầm của mình. 5-Tuy thật sự có đức mà không cao mạn. 6-Khéo léo tiếp nhận sự dạy dỗ hiểu được lời Thầy giải thích. 7-Đối với lời dạy không trái ngược, đạt được ý nghĩa của Thầy.

Trong bảy loại trên: Hai loại đầu dựa vào con người, ba loại tiếp dựa vào thực hành, hai loại sau dựa vào dạy dỗ, chỗ dựa tuy khác nhau mà đều báo ân giống nhau.

Mục sau từ "Thử Bồ-tát như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận, nghĩa là mười câu không ra ngoài ba Nhẫn này, tức là tâm vô cùng hài hòa khéo léo cùng trú trong an lạc, điều hòa mềm mỏng tức là thẳng thắn chân thật, hài hòa mềm mỏng vắng lặng rỗng rang tức là tổng quát kết luận các câu còn lại.

Quả ba: Từ "Như thị nhẫn điều nhu..." trở xuống là trong hành phương tiện ấy phát ra quả chịu khó tinh tiến, nghĩa là thực hành hạnh Tự lợi-Lợi tha mà chịu khó không mệt mỏi. Ở trong hạnh bảo về Tiểu thừa không rời bỏ chúng sinh trước đây, chịu khó tu tập cho nên gọi là hành phương tiện, trong này chính là tướng của Vô tận Hạnh.

Trong văn có hai: Trước là nhắc lại lúc đạt được quả ấy; sau từ "Đắc bất hưu..." trở xuống là chính thức hiển bày, trong đó có mười câu: Đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Riêng biệt có chín loại nghĩa về không dừng nghỉ:

1-Không tạp nhiễm, bởi vì hạnh tinh tiến ấy tuôn chảy bình đẳng; tạp nhiễm, là bởi vì cùng với giải đãi, cùng với nhiễm ô, nhiễm ô thì đắm theo mà thái quá, lười nhác thì rơi rụng mà không đạt tới, như dây đàn căng-chùng, như không tiến lên-không lười nhác là tuôn chảy bình đẳng. 2-Không lui sụt đối với Thừa của mình. Hai loại trên là Tự lợi. 3-Khởi tâm Lợi tha suy nghĩ rộng lớn. 4-Nguyện làm lợi ích cho vô biên chúng sinh, khởi hạnh thâu nhiếp tiếp nhận. Hai loại trên là Lợi tha. Bốn loại trên đây đều là Tự phần, bốn loại sau là Thắng tiến. 5-Hừng hực là chí hướng luôn luôn thuận theo thực hành, giống như ngọn lửa hừng hực tiến lên phía trên không thể dập tắt, Luận về Kinh gọi là Ánh sáng, bao gồm soi chiếu Địa khác. 6-Tu tập vượt qua pháp khác. 7-Ma phiền não không phá hoại được. Ba loại trên là Tự lợi. 8-Thâu nhiếp tiếp nhận chúng sinh tức là Lợi tha. Tám loại trên đều là Hạnh, một loại sau là Giải. 9-Tự mình đoạn trừ nghi hoặc, bởi vì quyết đoán về đúngsai, cho nên lời nói như Vô úy có thể làm cho người khác khuất phục. Nếu có thể đầy đủ những nghĩa này thì chính là tu tập đúng đắn.

Quả bốn: Từ "Thị Bồ-tát..." trở xuống là quả đầy đủ cảnh giới của bổn tâm mong muốn tăng thượng ấy: Tâm thuộc phần Bồ-đề là cảnh giới của bổn tâm, Chánh niệm về Chân Như là tu tập Đạo phẩm trên đây, cho nên nói là đầy đủ. Bởi vì tinh tiến, cho nên luận Du Già quyển thứ 48 dựa theo Tinh tiến trước đây, sau vẫn nói rằng: Do nhân duyên này, mà tất cả ý thích, ý thích tăng thượng, Thắng giải về tánh của cảnh giới, đều được viên mãn, cho nên biết rằng quả này sinh ra từ hai quả trước, nghĩa là ý thích tức là quả thứ nhất, ý thích tăng thượng tức là quả thứ hai. Thắng giải về tánh của cảnh giới tức là cảnh giới của tâm này, nghĩa là do Tinh tiến thuộc quả thứ ba khiến cho hai quả trước tăng trưởng, cho nên nói là đầy đủ. Trong văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Riêng biệt có chín loại: 1-Tâm sâu xa không mất, bởi vì tu hành tăng thêm tâm thuộc Đạo phẩm ấy. Một loại này là Tự phần, những loại sau đều là Thắng tiến. 2-Ở trong Địa thứ năm trở lên chứng được pháp thù thắng bậc Thượng, trình bày về xem xét mà quyết đoán. 3-Tức là nhân của pháp bậc Thượng chứng được, nghĩa là đối trị, thiện căn đối trị lỗi lầm của hành trước đây, cho nên nói là tăng trưởng. 4-Trừ diệt cấu nhiễm của phiền não chướng đã đối trị. 5-Đoạn trừ sự nghi ngờ bí mật trong Địa này, tức là chướng ngại của Trí, Mạn về pháp vi tế là sự nghi ngờ bí mật, bởi vì không có thâu nhiếp tiếp nhận, thì có thể trừ bỏ. Hai loại trên là trừ bỏ chướng bên trong. 6-Tiếp xúc với cảnh, trình bày về đoạn trừ. 7-Dựa vào vui thích thù thắng, thực hành Tam-muội thích hợp với thần thông. 8-Trên dựa vào Phật lực để giáo hóa chúng sinh. 9-Luận nói: Dựa vào vô lượng Tam-muội hiện tại, mà chướng ngại của TâmTrí đều thanh tịnh. Đây là trừ bỏ chướng ngại của Trí trong Định. Nếu thẳng thắn dựa vào văn kinh, thì tổng quát hiển bày về Bổn nguyện đều được thành tựu.

Phần sau là trình bày về Quả của Địa, cũng có ba:

Mục một-Trong quả Điều Nhu có bốn: 1-Hạnh Điều Nhu; 2-Từ "Như Ma-ni..." trở xuống là trình bày về Trí thanh tịnh thuộc Giáo; 3-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là hành tướng riêng biệt của Địa; 4-Từ "Phật tử..." trở xuống là tổng quát kết luận về tướng của Địa.

Trong mục 1 có ba: a-Duyên luyện tập của Hạnh; b-Từ "Giai cung kính..." trở xuống là trình bày về Hạnh chủ động luyện tập; c-Từ "Hựu cánh..." trở xuống là trình bày về đã luyện tập thanh tịnh.

Trong mục b: Một-Hạnh thuộc về phước cúng dường Đức Phật. Hai-Từ "Dĩ thử..." trở xuống là Đại Hạnh hồi hướng. Ba-Từ "Ư bỉ..." trở xuống là Hạnh thuộc về Tuệ lắng nghe pháp, trong đó: Trước là tại gia; sau từ "Phục ư..." trở xuống là xuất gia.

Nhưng từ Đăng Địa trở lên đầy đủ mười thân pháp giới, hoặc là xuất gia, hoặc là tại gia, đâu chỉ không thể. Nhưng tùy theo nghĩa ẩn-hiện, có-không có, tiến lênlùi lại, bởi vì ba Địa trước nương vào giống như thế gian, cho nên trở lại dựa vào pháp thế gian. Địa thứ nhất là vua loài người cho nên có, Địa thứ ba là vua cõi trời cho nên không có, Địa thứ tư trở lên nương vào xuất thế gian làm đầu, cho nên trở lại trình bày là có. Biểu thị cho tâm xuất gia, cho nên trình bày ở trong Hạnh Điều Nhu. Muốn thuận theo cõi trời cho nên không có, phân rõ xuất gia không ở trong Nhiếp Báo. Địa thứ sáu trở lên biểu cho chứng pháp bình đẳng, không có xuất gia-không có tại gia, cho nên đều không có xuất gia.

Trong mục c là đã luyện tập thanh tịnh, có Pháp-DụHợp. Đồ vật trang nghiêm bằng vàng, là bởi vì vàng Ahàm của Địa thứ ba, hiện tại làm đồ vật trang nghiêm cho Chứng Trí của Địa thứ tư này. Tất cả vàng còn lại, tức là vàng của vị lai làm đồ vật trang nghiêm.

Mục 2, là Trí thanh tịnh thuộc Giáo, bởi vì Địa này thành tựu về Chứng Tịnh, từ Thể khởi Dụng cho nên chỉ có văn này. Trước đây dùng Giáo mà thành tựu Chứng, cho nên dụ về vàng làm đồ vật trang nghiêm; nay từ Chứng mà khởi Giáo, cho nên dụ về ngọc Ma-ni phát ra ánh sáng. Ngọc báu Ma-ni tức là Thể của Chứng Trí, không có cấu nhiễm gọi là thanh tịnh, vắng lặng soi chiếu gọi là ánh sáng, viên mãn gọi là vòng tròn (Luân). Đầy đủ ba nghĩa trên, cho nên gọi là Chứng Trí.

Nói có thể phát ra ánh sáng, tức là phát ra ánh sáng của A-hàm, nghĩa là dùng Trí thuộc về phạm vi này, mà chứng được nghĩa tiến vào cánh cửa của vô lượng giáo pháp, cho nên ánh sáng chủ động soi chiếu tức là Chứng Trí, giáo pháp thụ động soi chiếu dùng làm nơi chốn của Trí. Chứng có thể soi chiếu khắp nơi, thị hiện đối với Giáo; đạt được ánh sáng của Giáo, dựa vào Chứng khởi lên ngọn lửa, cho nên Địa này gọi là Diệm Tuệ.

Từ "Phi dư bảo..." trở xuống là so sánh với trước để hiển bày về thù thắng. Gió... không hủy hoại là so sánh với loại khác để làm sáng tỏ về kiên cố. Còn lại đều như trước.

Phần ba: Trùng tụng, có mười bảy kệ phân ba: Đầu có mười hai kệ, tụng về Hạnh của phần vị; tiếp có bốn kệ, tụng về quả của phần vị; sau là một kệ hiển bày về tên gọi, kết thúc thuyết giảng.

Trong mười hai tụng đầu, có bốn: Một-Có một kệ, tụng về phần nhân của tăng trưởng. Hai-Có hai kệ, tụng về phần thanh tịnh. Ba-Có bốn kệ, tụng về phần tu hành tăng trưởng, trong đó: Hai kệ đầu, tụng về hạnh bảo vệ phiền não; hai kệ sau, tụng về hạnh bảo vệ Tiểu thừa. Bốn-Có năm kệ, tụng về quả của tu hành tăng trưởng. Còn lại đều có thể biết.

Đoạn thứ năm: NAN THẮNG ĐỊA

Đầu là nguyên cớ đưa ra, tóm lược có bốn nghĩa:

Một-Dựa theo phần vị nương vào, Địa thứ tư-thứ năm-thứ sáu nương vào xuất thế gian. Trước nương vào quả thứ nhất, ở đây nương vào nghĩa theo thứ tự là A-la-hán, tuy có bốn quả, mà nêu ra đầu-cuối để thâu nhiếp phần giữa. Đây là dựa vào Luận này, dựa theo hành tướng đã quán sát, bởi vì Địa thứ sáu về sau đã quán sát về duyên khởi, nương vào giống như Duyên giác, chỉ có

Địa thứ hai nương vào Thanh văn. Kinh Nhân Vương quyển Hạ, kinh Anh Lạc quyển Thượng, dựa theo con người phối hợp với phần vị, bởi vì Địa thứ bảy chưa lìa xa Phần đoạn, cho nên Địa thứ tư-thứ năm-thứ sáu-thứ bảy nương vào giống như Thanh văn.

Hai-Trước đây trình bày về Tuệ tương ưng với Giác phần, nay phân rõ về Tuệ tương ưng với các Đế.

Ba-Trước đây đạt được xuất thế, nhưng chưa có thể thuận theo thế gian; nay có thể dùng năm Minh để thâu nhiếp giáo hóa, cho nên tiếp theo trình bày.

Bốn-Trước đây đạt được ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề, nay phân rõ về phương tiện mà thâu nhiếp Bồđề.

Ba ý sau này trích ra từ luận Du Già.

Nói là Nan Thắng: Kinh Giải Thâm Mật nói: "Tức là dựa vào pháp phần Bồ-đề ấy, phương tiện tu tập thật là vô cùng gian nan, gọi là Cực Nan Thắng." Đây là thuận theo phần đầu mà nói.

Kinh Sơ Thắng Phần nói: "Bởi vì khéo léo tu tập pháp phần Bồ-đề..."

Luận Nhiếp Đại Thừa nói: "Dựa vào Trí thuộc Chân đế và Trí thuộc thế gian, lại trái ngược lẫn nhau, kết hợp điều khó kết hợp này mà khiến cho tương ưng."

Luận Duy Thức giống như ý này, Thế Thân giải thích rằng: "Bởi vì trong Địa này, Trí nhận biết Chân đế là không có phân biệt, Trí nhận biết về công xảo... của thế gian là có phân biệt. Hai Trí này trái ngược với nhau, thuận theo tu tập khiến cho hòa hợp, có thể hòa hợp điều khó hòa hợp khiến cho tương ưng, cho nên gọi là Cực Nan Thắng." Đây là bao gồm đầu-giữa và sau.

Luận Du Già nói: "Nay trong Địa này hiển bày rõ ràng Bồ-tát đối với các Thánh đế, Diệu Trí quyết định rất khó có thể hơn được, gọi là Nan Thắng Địa." Đây là chỉ dựa theo trong Địa.

Luận Trang Nghiêm nói: "Đối với Địa thứ năm này, có hai loại khó: Một-Khó về khuyến khích giáo hóa mà không có buồn phiền; Hai-Khó về chúng sinh không thuận theo mà tâm không có buồn phiền. Bồ-tát ở Địa này có thể gạt bỏ hai loại khó khăn, đối với khó khăn mà đạt được thù thắng." Đây là phần nhiều dựa theo Địa đầy đủ.

Luận Hiển Dương nói: "Chứng được hoàn toàn thanh tịnh, duyên vào Đế mà nhận biết, thành tựu các Tuệ vi diệu rất khó thành tựu, không trụ vào lưu chuyển, Thánh đạo tịch tĩnh gọi là Cực Nan Thắng." Đây là trên đại thể giống như phần Căn bản.

Các Kinh-Luận trên đây phần nhiều nêu ra pháp Nan Thắng, chưa biết như thế nào là không có năng lực hơn được?

Luận Thập Trú nói: "Bởi vì lực của công đức thành tựu, cho nên tất cả các Ma không có thể phá hoại." Đây là đối với con người để hiển bày về thù thắng, cũng bao gồm đối với Ma phiền não làm cho mê hoặc.

Nhưng các Kinh-Luận, ngôn từ khác nhau mà ý nghĩa giống nhau, đều phân rõ về Chân-Tục vô ngại. Nếu căn cứ vào phần vị thật sự, dựa theo kinh Nhân Vương, thì Bồ-tát ở Địa thứ nhất làm Tứ Thiên Vương, tức là đạo bình đẳng cùng soi chiếu hai Đế. Nay dựa theo phần vị nương vào, trước nương vào đạo xuất thế, ở đây mới trở lại tiến vào, cho nên nói là vô ngại. Bởi vì trong Địa này đoạn trừ chướng ngại về Bát Niết-bàn của Thừa dưới, tức là Địa thứ tư trước đây thuộc về xuất thế gian, chán ngán khổ đau sinh tử, vui thích hướng đến Niết-bàn. Đây là chướng ngại của Địa thứ năm. Nay tiến vào đạo Chân-Tục không có sai biệt, thì có thể đoạn trừ chướng ngại này. Đoạn trừ vui thích-chán ngán, tức là hai Ngu. Từ đây chứng được Chân Như tương tự không có sai biệt, cùng dựa theo sinh tử và Niết-bàn đều là bình đẳng. Hạnh đã thành tựu ấy cũng thành tựu hai loại, nghĩa là Hạnh thuộc về Tuệ tăng thượng đối với các Đế, Hạnh thuộc về giáo hóa đối với năm Minh. Hai loại này vô ngại cho nên đạt được quả của Pháp thân không có sai biệt, ý nghĩa đều thuận với nhau.

Tiếp là chính thức giải thích văn. Văn cũng có ba phần:

Trong phần một-Ca ngợi thưa thỉnh, có chín kệ rưỡi phân hai: Đầu là tám kệ rưỡi cúng dường ca ngợi, sau là một kệ thưa thỉnh thuyết giảng.

Trong tám kệ rưỡi phân ba: Một kệ đầu là Bồ-tát cúng dường ca ngợi, một kệ tiếp là chúng Thiên Vương, sáu kệ rưỡi còn lại đều là Thiên Nữ.

Trong sáu kệ rưỡi phân ba: 1-Một kệ đầu là nêu lên. 2-Bốn kệ rưỡi tiếp là ca ngợi, trong đó: Hai kệ trước là cảm ứng đẹp đẽ, đều nói là đã lâu, bởi vì Phật ứng hiện do căn cơ, mà căn cơ khó có được; biển rộng lay động, là biển Trí của Phật lay động mà làm cho biển khổ cạn đi. Hai kệ rưỡi sau là ca ngợi về đức đầy đủ, kệ đầu là đầy đủ Trí đức-Đoạn đức, nửa kệ tiếp là đầy đủ Ân đức, một kệ sau là đầy đủ ba đức này, vì thế cho nên cung kính cúng dường. 3-Một kệ sau là kết luận về ca ngợi. Sau là một kệ thưa thỉnh thuyết giảng, có thể biết.

Trong phần hai-Chính thức thuyết giảng: Trước là trình bày về Hạnh của phần vị, sau là phân rõ về Quả của phần vị.

Trong phần trước là trình bày về Hạnh của phần vị, Luận phân làm ba: 1-Đối trị Mạn về thù thắng; 2-Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát như thật tri..." trở xuống là Hạnh thù thắng không trú vào đạo; 3-Từ "Phật tử, Bồtát Ma-ha-tát trú thử..." trở xuống là trình bày về quả thù thắng ấy: Đầu tức là đạo Gia hạnh đạo Vô gián bắt đầu trú vào Địa, tiếp theo tức là đạo Giải thoát chính thức trú vào Địa, sau tức là đạo Thắng tiến của Địa đầy đủ.

Phần 1: Đối trị Mạn về thù thắng. Mạn có hai loại: Một-Mạn về Địa khác, nghĩa là trong Địa thứ tư đạt được Trí xuất thế gian, giữ lấy tướng thù thắng ấy, gọi là Mạn về thù thắng, nay dùng mười loại tâm thanh tịnh để đối trị. Hai-Mạn về Địa mình, nghĩa là mong cầu tướng thù thắng đối với mười tâm này, thuận theo lấy làm Mạn. Bởi vì tùy thuận như đạo để đạt đến, cho nên hai loại này gọi chung là Mạn về thù thắng. Một phần này có hai đạo ấy. Luận nói: Đối trị Mạn về thù thắng, nghĩa là mười tâm bình đẳng rất thanh tịnh, là chủ động đối trị của phần trước. Lại nói: Tâm đồng niệm về không thối chuyển, là chủ động đối trị của phần sau. Nói về Đồng niệm, tức là câu tổng quát ở phần sau, bởi vì thuận theo Như, đồng một niệm với Như. Không thối chuyển, tức là câu cuối của phần sau, sơ lược nêu ra phần trướcphần sau, mà bao quát phần giữa, Địa trước đối trị Mạn về pháp hiểu biết, Địa này đối trị Mạn phân biệt về thân thanh tịnh, pháp đã đối trị có khác chứ không lẫn với Địa trước. Nói thân thanh tịnh, bởi vì đạt được thân không cấu nhiễm thuộc Trí xuất thế.

Trong văn có hai: a-Đối trị Mạn về Địa khác; b-Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát trú thử..." trở xuống là đối trị Mạn về Địa mình.

Trong phần a, Đối trị Mạn về Địa khác, có ba: Một-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau; Hai-Đưa ra chính thức hiển bày; Ba-Kết luận có thể tiến vào Địa.

Mục một: Bình đẳng có hai nghĩa: Một là như lý, hai là pháp thanh tịnh của nhân quả. Ngàn Thánh cùng chung khuôn phép, gọi là tâm thanh tịnh sâu xa, vốn là quán sát hiểu biết (Quán giải) của Địa này. Luận nói: Ở trong bình đẳng mà tâm đạt được thanh tịnh. Điều này lại khác gì quán sát mười pháp bình đẳng của Địa sau? Ở đây có ba điều khác nhau: 1-Địa này đối trị về thanh tịnh khởi lên Mạn trước đây, cho nên chỉ trình bày về pháp thanh tịnh bình đẳng; Địa sau so sánh với Địa này dựa vào Chân-tiến vào Tục, bao gồm quán sát các pháp nhiễm-tịnh thảy đều bình đẳng. 2-Địa này dựa theo nêu ra Lý bình đẳng để hiển bày về tâm thanh tịnh, Địa sau nêu ra quán sát để tiến vào Lý bình đẳng. 3-Địa này bao gồm Lý-Sự bình đẳng, Địa sau luôn luôn dựa theo Lý dung thông hai Đế. Vì vậy ở đây mỗi một Địa đều rời bỏ lẫn nhau về sau dần dần thù thắng.

Mục hai-Trong chính thức hiển bày có mười tâm, phân hai: Ba tâm đầu trình bày về pháp của chư Phật, Luận nói: Nghĩa là Lực... của ba đời, tức là mười Lực... của quả vị. Bảy tâm sau trình bày về tùy thuận pháp của chư Phật, Hạnh thuộc nhân của Tự lợi-Lợi tha thuận theo mà thành tựu quả, trong đó sáu tâm trước là Tự lợi, một tâm sau là Lợi tha.

Trong sáu tâm trước hợp lại làm ba Học: Một tâm đầu là Giới, một tâm tiếp là Định, bốn tâm còn lại là Tuệ. Tách ra làm bảy Thanh tịnh: 1-Giới thanh tịnh. 2-Định thanh tịnh. 3-Kiến thanh tịnh. 4-Độ nghi thanh tịnh. Kiến và Nghi hiển bày lẫn nhau, kinh hợp lại một câu mà làm thành mười. 5-Đạo và Phi đạo thanh tịnh. Ở đây năm thanh tịnh trước, tên gọi của Đại-Tiểu giống với Tiểu thừa. 6-Gọi là Hành thanh tịnh. 7-Hành đoạn thanh tịnh. Bởi vì trong Tông ấy hướng về Tận diệt.

Nay theo Đại thừa thì 6 gọi là Hành Đoạn, Kinh nói: Tu hành tri kiến. Lược bỏ không có chữ Đoạn. 7 gọi là Tư lượng pháp phần Bồ-đề Thượng Thượng thanh tịnh, bởi vì dựa vào Hành Đoạn khởi lên mong cầu thù thắng.

Nếu dựa theo phần vị: Hai tâm đầu thuộc về trước Kiến đạo, bởi vì mới rời bỏ phàm phu, lỗi lầm nên dùng Giới để phòng hộ, muốn sinh Tuệ chân thật thì lý cần phải luyện tập về Định, nhưng chưa hợp với lý, cho nên phân định thuộc về thế gian. Ba tâm tiếp thuộc về Kiến đạo, bởi vì trong Kiến đạo đoạn trừ Thân kiến, đoạn trừ Nghi, đoạn trừ Giới thủ. Giới thủ là Phi đạo, nhận biết về Tuệ vô lậu là Chánh đạo. Lúc tiến vào Kiến đạo, mười Sử cùng đoạn trừ. Chỉ nói về ba loại, là bởi vì kinh Niết Bàn nói về ba loại này vốn nặng nề.

Lại trong mười Sử thì năm Kiến và Nghi chỉ chướng ngại đến Kiến đạo, bốn loại còn lại bao gồm Kiến đạoTu đạo, cho nên lược bớt không nói.

Ngay trong sáu loại ấy, thì ba loại là Căn bản phiền não, ba loại là Tùy phiền não. Chỉ nói về Căn bản phiền não, bởi vì Biên kiến tùy theo Thân kiến, Tà kiến tùy theo Nghi, Kiến thủ tùy theo Giới thủ, đoạn trừ ba Kiết thì ba Tùy phiền não cũng đoạn theo, cho nên chỉ thiết lập ba thanh tịnh.

Năm loại trước thì Đại-Tiểu đều giống nhau. Tiểu thừa thì Hành thanh tịnh thuộc về Tu đạo, bởi vì khởi lên Đoạn hành; Hành Đoạn thuộc về đạo Vô học, bởi vì dựa vào Hành mà Chứng Đoạn. Đại thừa thì hai loại sau đều thuộc về Tu đạo, bởi vì đoạn trừ chướng-thành tựu đức cho nên có hai, mà Hành thật sự thì cùng lúc.

Nếu dựa theo phần vị, thì phân ra Địa thứ bảy trở về sau là Hành Đoạn, bởi vì Tu đạo mà đoạn trừ Kiết; Địa thứ tám trở lên tiến vào trong dòng pháp, thuận với Bồđề, cho nên gọi là Tư lượng Thượng Thượng. Văn còn lại dễ hiểu.

Phần b, là trình bày về Hành như đạo (Tức là đối trị Mạn về Địa mình).

Lại thuận theo ý của Kinh, trước là trình bày về tâm tiến vào (Nhập tâm), từ đây trở xuống đều trình bày về tâm trú vào (Trú tâm). Thuận theo phân làm ba: 1-Thâu nhiếp Phương tiện cụ túc Trú, tu tập thực hành mười tâm, là nghĩa của phương tiện, không thối chuyển tức là nghĩa của Trú. 2-Hạnh thù thắng không trú vào đạo, thâu nhiếp Ly si loạn Hạnh, bởi vì Trí thanh tịnh... không có si loạn. 3-Quả ấy thù thắng, thâu nhiếp Vô tận công đức tạng Hồi hướng, bởi vì thâu nhiếp Đức vô tận. Nay lại thuận theo Luận, ở đây trình bày Hành về đạo thuộc Như, trong đó có ba: Một-Nêu lên phần vị để hiển bày tùy theo Như, đã tiến vào Địa thứ năm; Hai-Từ "Dĩ thiện..." trở xuống là tổng quát hiển bày; Ba-Từ "Nguyện lực..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong mục hai là tổng quát hiển bày, có bốn câu đều là đích thực tu tập các hành, cho nên tổng quát gọi là thuận theo Như, nghĩa là: Hai câu trước là pháp thụ động đối trị, tức là tu tập pháp phần Bồ-đề của Địa thứ tư, bởi vì mười tâm trước đây có thể hoàn toàn thanh tịnh, nhất định tiến vào Địa thứ năm. Đối với tâm thanh tịnh này mong cầu về tướng thù thắng, thì lại là Mạn, bởi vì Mạn ở văn khác. Dùng hai câu sau mà làm chủ động đối trị, câu đầu chuyển sang mong cầu Hạnh thù thắng không trú vào đạo là chủ động đối trị, nghĩa là không trú vào tâm thanh tịnh mà khởi lên các hạnh, tức là đối trị Mạn về trú trong thanh tịnh. Câu sau tuy khởi lên các hạnh, mà không lui sụt mất đi tâm rất thanh tịnh bình đẳng trước đây, thì có thể tùy thuận Chân Như, bởi vì bình đẳng tức là Như.

Trong mục ba: Là riêng biệt hiển bày, hiển bày về Hành tùy theo Như trên đây. Có tám loại, Kinh có chín câu: Bảy câu trước đều là một loại, hai câu sau làm một loại.

Trong tám loại: Hai loại trước là tâm khởi Hạnh: 1-Nguyện về Tự lợi, tức là tâm tu tập Bồ-đề; 2-Từ thuộc về Lợi tha, tức là tâm không mệt mỏi chán nản. Sáu loại sau là Hạnh, đó là: 3-Đạt được Lực của thiện căn; 4-Không rời bỏ các Hạnh; 5-Khéo léo tu tập thực hành; 6-Không hề thỏa mãn cho nên soi chiếu sáng tỏ đến mức cao nhất; 7-Đạt được Lực thù thắng từ nơi khác; 8-Tự mình đạt được Lực thù thắng. Ở đây có hai câu: Câu đầu là đầu đủ ba Tuệ, Niệm là Văn-Tư, Trí tức là Tu tuệ; câu sau là Thắng tiến cứu cánh. Trong sáu hành trên đây, ba hành trước là Tự phần, ba hành sau là Thắng tiến, đều có đầu-giữa-sau, suy nghĩ điều này!

Phần 2: Là Hạnh thù thắng không trú vào đạo, có hai loại quán: a-Trí thanh tịnh thù thắng trong pháp đã nhận biết; b-Từ "Phật tử, chí đắc như thị chư đế..." trở xuống là phương tiện thù thắng chịu khó làm lợi ích cho chúng sinh.

Phần a tức là Tự lợi, Hạnh bảo vệ phiền não cho nên không trú vào thế gian; phần b tức là Lợi tha, Hạnh bảo vệ Tiểu thừa, không trú vào Niết-bàn, cùng lúc dẫn dắt nhau, gọi là không trú vào đạo.

Phần a: Trí thanh tịnh thù thắng, phân hai: Một-Trình bày phân biệt về Thật pháp của bốn Đế; Hai-Từ "Thiện tri Tục..." trở xuống là trở lại dựa vào bốn Đế này trình bày về sai biệt của mười môn Quán giáo hóa chúng sinh. Đây chính là mười loại quán sát đối với bốn Đế, chứ không nói là quán sát mười loại bốn Đế. Vì vậy, phẩm Trú của luận Du Già nói: "Địa này đối với bốn Thánh đế, do mười hành tướng mà nhận biết rõ ràng đúng như thật."

Mục một-Nói về Thật pháp, là có Phật-không có Phật, thì Thể của Khổ đế-Tập đế là nhân quả tạp nhiễm của vọng tưởng, Thể của Diệt đế-Đạo đế là nhân quả thanh tịnh của xuất thế gian. Đây là dựa theo Thật nghĩa của Đế để giải thích. Nếu dựa theo suy xét tường tận (Thẩm đế) để giải thích, thì hai Đế trước không có Phật, không thể nào nhận biết đây là Khổ-là Tập, lẽ nào có nhân quả Diệt-Đạo của hai Đế sau? Còn lại như phẩm này trình bày.

Trong mục hai là mười Quán, sơ lược đưa ra bốn mục:

Mục 1-Chế lập: Nghĩa là nghĩa về bốn Đế hàm chứa pháp giới, Bồ-tát soi chiếu tận cùng không sót lại gì, tùy theo Trí khác nhau mà nói khó tận cùng, sơ lược nêu ra mười để trình bày về Vô tận. Nhưng mười loại này đều là từ Trí của Bồ-tát, bởi vì tướng của Trí khó trình bày, cho nên Luận dựa theo giáo hóa chúng sinh để trình bày về sự sai khác ấy, vì vậy gọi chung là Trí thanh tịnh thù thắng trong pháp đã nhận biết.

Mục 2-Trình bày về khai-hợp: Mười loại này tổng quát chỉ là một phân biệt về giáo hóa chúng sinh. Nếu tùy theo chúng sinh đã giáo hóa thì Đại-Tiểu phân hai: Bởi vì chín loại trước là giáo hóa Tiểu thừa, một loại sau là giáo hóa Đại thừa. Nếu tùy theo giáo hóa mà phát khởi thì phân làm ba: Bởi vì năm loại trước là phát sinh về Giải, bốn loại tiếp là phát khởi về Hạnh, một loại sau là khiến cho Chứng. Dựa theo con người không giống nhau thì tách ra mà làm bảy: Bởi vì một là căn chưa thuần thục, cho đến bảy là Đại thừa có thể giáo hóa. Đến văn sẽ nhận biết.

Mục 3-Đối với Thật pháp để trình bày về tổng quátriêng biệt. Mười loại này hướng về bốn Đế trước đây: Năm loại trước là tổng quát quán sát về bốn Đế, nghĩa là: Một-Thế tục, là quán sát về pháp tướng của bốn Đế; Hai-Quán sát về tánh Không của pháp tướng; Ba-Tổng quát quán sát về tánh-tướng vô ngại; Bốn-Quán sát về tánh-tướng đều sai khác; Năm-Quán sát về bốn Đế này là duyên khởi tích tập mà thành. Bốn loại tiếp là riêng biệt quán sát về bốn Đế, nghĩa là: Sáu-bảy-tám-chín như thứ tự quán sát về Khổ-Tập-Diệt-Đạo. Một loại sau là chỉ quán sát về Diệt-Đạo, bởi vì nhân của Bồ-tát Địa là Chứng được Trí của Phật.

Viễn Công nói: "Năm loại sau cũng tổng quát quán sát về bốn Đế, nghĩa là mê mờ bốn Đế mà trở thành KhổTập, tỏ ngộ bốn Đế mà thành tựu Diệt-Đạo; một loại sau là tận cùng về pháp giới thanh tịnh là Thật tánh của duyên khởi thuộc bốn Đế, thành tựu đạo của Đại thừa, cũng có Lý này."

Mục 4-Chính thức giải thích văn: Văn phân làm hai: Đầu là nêu ra mười tên gọi. Sau từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là theo thứ tự giải thích, trong đó tóm lược đưa ra hai cách giải thích: a-Dựa vào luận Du Già; b-Dựa vào Luận này.

Mục a-Dựa vào luận Du Già. Luận Du Già có mười câu, không hiển bày về văn từ mà tóm lược về nghĩa đã nói, thiếu phần nhận biết thứ mười ở Bồ-tát Địa, nhưng cũng có mười câu, văn có ba tiết:

Tiết một-Ba câu đầu gọi là nói về điều này (Thử thuyết), nghĩa là bởi vì những việc đã làm: 1-Dựa vào hiểu biết về nơi khác, cho nên nhận biết về Tục đế. 2-Dựa vào Nội Trí của mình, cho nên nhận biết về Đệ nhất nghĩa. 3-Dựa vào cùng nơi chốn, cho nên nhận biết về tướng của Đế, nghĩa là Tự tướng là Tục, Cọng tướng là Chân, hai Thể không tách rời cho nên gọi là cùng nơi chốn (Câu xứ).

Tiết hai-Hai câu của Kinh này, Luận ấy thuận theo có ba tên gọi. Bởi vì nói về điều này, nghĩa là bởi vì pháp đã nói của ba Tạng giáo, cho nên nói là dựa vào tên gọi Điều Phục Bổn Mẫu ở Khế kinh. Bởi vì trong Kinh nói về điều này, thuận theo phần vị sai biệt là Điều Phục, nhận biết về nghĩa của Uẩn-Giới-Xứ là Bổn Mẫu. Trong này, nghĩa thứ mười là Khế kinh.

Tiết ba-Có bốn câu gọi là như nói về điều này, nghĩa là như tướng của bốn Đế mà nhận biết khác nhau, tức là dựa vào tự tánh của các khổ ở hiện tại mà nhận biết về Đế thuộc Sự, dựa vào tánh thuộc về nhân của Sinh là khổ ở vị lai, dựa vào tánh của Vô sinh thuộc về Tận ấy là nhân của Tận, dựa vào tánh thuộc về phương tiện của Đoạn là đối với tu tập, như thứ tự có thể biết.

Mục b-Dựa vào Luận này, thâu nhiếp mười làm bảy tiết:

Tiết một-Vì chúng sinh căn cơ chưa thuần thục, nghĩa là chưa có thể tiến vào Đại thừa, vì họ mà thuyết giảng về mười sáu hành của bốn Đế..., gọi là nhận biết về Thế đế, tức là Tục trong lớp thứ ba, trong bốn lớphai Đế, không giống như luận Du Già bao gồm Đại-Tiểu và căn cơ chưa thuần thục-đã thuần thục (Sinh thục).

Tiết hai-Vì chúng sinh căn cơ đã thuần thục, có thể tiến vào Đại thừa, vì họ mà thuyết giảng về Pháp Không thuộc Đệ nhất nghĩa đế.

Tiết ba-Vì chúng sinh nghi hoặc mà nhận biết về tướng của Đế, nghĩa là có người nghe đến Đệ nhất nghĩa đế, do dự không quyết đoán, nếu như là Không thì không có nhân quả, nếu như là có thì vì sao nói là Không? Nay trình bày ngay nơi Tục, Tự tướng là Không, Cọng tướng-cùng nơi chốn không có trái nhau, cho nên gọi là tướng của Đế.

Tiết bốn-Vì chúng sinh hiểu biết sai lầm mê hoặc đối với pháp sâu xa, mà nhận biết sai biệt, nghĩa là trước duyên vào hai cảnh cho nên gọi là nghi ngờ, nay nghe cùng nơi chốn liền nói là một, gọi là hiểu biết sai lầm. Nay trình bày về Thể tuy không khác mà tánh tướngphần vị rõ ràng sai biệt.

Tiết năm-Vì chúng sinh lìa xa Chánh niệm mà nhận biết về Đế thành lập, nghĩa là đã nghe đến sai biệt, nói là đều có Thể, gọi là lìa xa Chánh niệm. Nay trình bày về sai biệt chỉ là duyên thành, không có tự tánh, cho nên nói là thành lập, tùy theo ngôn từ mà biểu hiện rõ ràng. Luận về Kinh gọi là thuyết giảng về Đế thành lập.

Tiết sáu-Vì chúng sinh Chánh kiến, nhận biết về bốn Đế thuộc về Sự..., bởi vì không có nghi ngờ chấp trước, cho nên gọi là Chánh kiến, có thể khiến cho nhận biết Khổ-đoạn trừ Tập-chứng về Diệt-tu về Đạo. Sự tức là Khổ đế, Sinh tức là Tập nhân, Vô sinh là Diệt, Nhân không còn là Tận, tức là Tận trí. Quả đời sau không khởi lên gọi là Vô sinh, tức là Vô sinh trí. Nếu theo Tiểu thừa mà nói, thì phiền não hiện tại không còn gọi là Tận, người lợi căn giữ gìn phiền não ấy, trước mắt lại không khởi lên gọi là Vô sinh. Tận-Vô sinh này là Thể của Diệt ấy, Trí thuộc Vô học như vậy mà nhận biết. Ý thuộc về giữ lấy Diệt, bởi vì là Đạo của Diệt đế. Nói không hai, Luận về sau lại giải thích rằng: Vốn là Nhất hành, nghĩa là xứng với Diệt mà nhận biết, cho nên nói là Nhất hành. Trước nêu ra bốn Đế thuộc về Thật pháp để trình bày về pháp đã quán sát, bốn Đế trong này là trình bày nên quán sát như vậy.

Tiết bảy-Vì chúng sinh Đại thừa có thể hóa độ, mà nhận biết về Bồ-tát Địa cho đến Đế thuộc Trí của Như Lai, nghĩa là trước phải giáo hóa trú vào Đại thừa mà khiến cho tiến lên. Nói tất cả tướng của Chánh giác, bởi vì Đại thừa cần phải khéo léo nhận biết đối với năm Minh, Bồ-tát Địa là nhân. Nói thứ tự nối tiếp nhau, là như từ Địa thứ nhất tiến vào Địa thứ hai, cho đến Địa thứ mười tiến vào Đại quả của Phật Địa. Bởi vì TínGiải..., là giải thích về những nghi ngờ khác, từ Địa thứ sáu trở lên cho đến Trí của Phật, chưa từng Chứng nhập thì vì sao nhận biết về điều ấy? Vì vậy ở đây giải thích rằng: Tin hiểu cảnh tượng trong gương là nhận biết do lực của Trí quán sát chứ không phải là thành tựu, bởi vì cảnh tượng trong gương Trí tức là hình ảnh để quán sát, mà chưa đạt được thể chất vốn có (Bản chất).

Phần b: Trong phương tiện thù thắng chịu khó làm lợi ích cho chúng sinh, có hai: Một-Tổng quát khởi lên quán sát thuộc Bi; Hai-Từ "Phật tử..." trở xuống là riêng biệt khởi lên quán sát thuộc Bi.

Trong mục một-Tổng quát khởi lên quán sát thuộc

Bi, có ba: 1-Kết thúc phần trước; 2-Từ "Như thật..." trở xuống là quán sát lỗi lầm; 3-Từ "Bồ-tát..." trở xuống là khởi lên Bi.

Trong mục 2 là quán sát về lỗi lầm: Trước là trình bày về không phải chân thật, sau từ "Cuống hoặc..." trở xuống là so sánh với người làm sáng tỏ về lỗi lầm.

Mục trước: Hai chữ Hư Vọng là quán sát năm Uẩn bên trong, nghĩa là Vọng tưởng-Thường... không tương tự không có, vốn là Hư. Đây là trình bày về thụ động giữ lấy không phải chân lý không có, bởi vì không giống như tình có, cho nên nói là không tương tự không có. Thường dấy lên sự việc về Mạn của Ngã tưởng, vốn là Vọng. Đây là phân rõ về chủ động giữ lấy không thật, không phải có mà chấp là có. Thường-Lạc-Ngã-Tịnh đều gọi là Ngã tưởng, không chỉ riêng Ngã kiến, bởi vì Ngã là căn bản cho nên chỉ nói là Ngã tưởng. Hai chữ Trá Ngụy là quán sát sáu Trần bên ngoài, pháp thế gian lôi kéo giữ lấy người ngu, vốn là Trá. Đây là hiển bày về chủ động giữ lấy mê mờ về Chân, nghĩa là bởi vì tùy tiện giữ lấy, khiến cho pháp thế gian ấy ẩn kín Hư-giả làm Thật, làm cho tham lam giữ lấy nó. Pháp thế gian cuối cùng hủy hoại, vốn là Ngụy. Đây là trình bày về thụ động giữ lấy không thật, pháp thế gian tương tự nối tiếp nhau, tựa như có ý nghĩa lợi ích, mà thật sự nhanh chóng diệt mất chứ không có lợi ích, vốn là Ngụy.

Mục sau là so sánh với người làm sáng tỏ về lỗi lầm: Hai cảnh Hư-Ngụy trên đây dẫn dắt tâm, tổng quát gọi là Cuống (Lừa dối); hai tâm Vọng-Trá mê muội về cảnh, đều gọi là Hoặc. Luận nói: Tướng của Thường... không có, không phải là có mà tựa như có, ý đích thực giữ lấy trong sự việc hư rỗng. Đây giải thích về Hư là nghĩa của Cuống, nghĩa là bởi vì khiến cho ý đích thực giữ lấy là lừa dối. Lại nói: Bởi vì đích thực giữ lấy sự việc về Mạn của Ngã tưởng, sự việc về Vọng là tai họa. Đây là giải thích về Vọng là nghĩa của Hoặc. Bởi vì lợi ích của pháp thế gian không còn, sự việc lùa dối dẫn dắt tâm. Đây là giải thích về Ngụy là nghĩa của Cuống. Bởi vì phàm phu ngu si bị pháp thế gian dẫn dắt giữ lấy, sự việc dối trá hiện bày lẫn nhau. Đây là giải thích về Trá là nghĩa của Hoặc. Người ngu tức là người dựa vào pháp thế gian đích thực giữ lấy Ngã mạn.

Mục 3, là khởi lên Từ Bi, bởi vì thương xót, Bi mà làm lợi ích thù thắng, Từ là Hạnh thù thắng không trú vào đạo, cho nên nói là chuyển sang tăng lên. Đều nói là Đại, bởi vì thù thắng so với Địa trước. Nói là ánh sáng, bởi vì thành tựu Trí phương tiện cứu giúp chúng sinh, ánh sáng chuyển sang tăng lên, cùng bao gồm Từ Bi. Văn có phỏng theo tóm lược. Chuyển sang phần Từ Bi trước đây giống như chư Phật, cho nên gọi là Sinh.

Trong mục hai là riêng biệt khởi lên quán sát thuộc Bi, có hai: 1-Trình bày về Nguyện giáo hóa chúng sinh; 2-Từ "Như thật quán..." trở xuống là trình bày về tâm giáo hóa người khác.

Mục 1: Trước là nhắc lại đạt được trước đây là lực của Trí, gần là nhắc lại quán sát về hữu vi, xa là nhắc lại quán sát về các Đế, không rời bỏ chúng sinh là nhắc lại Từ Bi trước đây. Sau là thường mong cầu Trí của Phật, chính thức trình bày về khởi Nguyện, bởi vì Nguyện là nghĩa về cứu giúp chúng sinh.

Trong mục 2, là tâm giáo hóa người khác, có hai: Trước là trình bày về quán sát Đại Bi; sau từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát phục tác thị niệm: Thử chư chúng sinh..." trở xuống là trình bày về quán sát Đại Từ.

Trong mục trước là trình bày về quán sát Đại Bi. Bi có hai tướng: a-Quán sát như thật về nhân duyên của Khổ-Tập, tức là nhận biết về Thể tánh của Khổ; b-Từ "Phật tử, chí phục tác thị niệm: Thử chư phàm phu..." trở xuống là quán sát về Khổ sâu nặng, bởi vì con người mà nhiều tức là dựa vào con người để làm sáng tỏ về lỗi lầm.

Trong mục a-Quán sát như thật về nhân duyên tích tập của Khổ, có bốn: Một-Tổng quát nêu lên hai thời gian; Hai-Từ "Tri tùng..." trở xuống là thuận theo quán sát về hai thời gian; Ba-Từ "Hư vọng..." trở xuống là ngược lại quán sát về hai thời gian; Bốn-Từ "Nhược hữu..." trở xuống là kết luận về nhận biết như thật.

Tiết một-Tổng quát nêu lên hai thời gian: Trước tức là quá khứ, sau tức là vị lai, bởi vì hiển bày về tướng lưu chuyển không có bắt đầu và cuối cùng.

Trong tiết hai là thuận theo quán sát về hai thời gian: 1-Trình bày về thời gian trước; 2-Từ "Như tiền..." trở xuống là tương tự hiển bày về thời gian sau.

Trong tiết 1-Trình bày về thời gian trước, lại có hai: Trước là hiển bày về duyên tích tập của Khổ tụ; sau từ "Vô ngã..." trở xuống là hiển bày về Không-Vô ngã.

Tiết trước là hiển bày về duyên tích tập của Khổ tụ: Vô minh-Hữu ái hiển bày về nhân của lưu chuyển, bởi vì hai loại này làm căn bản có thể phát khởi-có thể tưới thấm, Sinh tức là quả. Vì vậy kinh Niết Bàn nói: "Phạm vi căn bản (Bổn tế) của sinh tử gồm có hai loại: Một là Vô minh, hai là Hữu ái, khoảng giữa của hai loại này có Sinh-Lão tử." Nay Bồ-tát quán sát điều này mà khởi Đại Bi, cũng giống như kinh Tịnh Danh nói: "Từ nơi Si có Ái thì bệnh của Ngã phát sinh rồi." Nhưng quả của Sinh quả có ba: 1-Chúng sinh mong cầu về Dục mà lưu chuyển trong sinh tử, bởi vì Dục tham tức là nguồn gốc của thọ thân. 2-Chúng sinh mong cầu về Phạm hạnh hư vọng, cho nên không thể nào thay đổi để ra khỏi ngôi nhà của Uẩn, mà ngoại đạo chấp về Ngã thường trú trong đó. 3-Chúng sinh mong cầu về quả báo, cho nên Khổ tụ tăng trưởng, bởi vì ba cõi đều Khổ.

Tiết sau là hiển bày về Không-Vô ngã, và tiết 2 là tương tự hiển bày về thời gian sau, đều hiển bày có thể biết.

Trong tiết ba là ngược lại quán sát về hai thời gian: Thuận tức là Khổ-Tập, nghịch tức là Đạo-Diệt, hư vọng đoạn hết tức là Diệt, xuất ly là Đạo.

Tiết bốn: Là kết luận về nhận biết như thật, tức là cùng kết luận về ba nghĩa có-không có, thuận-nghịch thuộc hai thời gian: 1-Dựa theo phàm phu, chỉ có KhổTập mà không có Diệt-Đạo. 2-Dựa theo Bồ-tát, thuận có mà nghịch không có. 3-Cùng dựa theo phàm-Thánh, Diệt chân thật vốn có, Đạo cũng phù hợp; Khổ hư vọng vốn trống rỗng, Tập cũng giống như vậy, phàm phu mê mờ cho nên không hiểu-không biết, Bồ-tát đích thực hiểu rõ gọi là nhận biết như thật.

Mục b, là quán sát về Khổ sâu nặng, theo đuổi từ vô thỉ cho nên sâu, đủ loại sự việc về Khổ cho nên nặng. Trong văn có hai:

Tiết một-Tổng quát nêu lên là đáng thương, bởi vì không biết vốn là trống rỗng cho nên gọi là ngu si, không biết chán ngán lìa bỏ cho nên nói là không có trí, cũng có thể cùng bao gồm cho nên là đáng thương.

Tiết hai-Từ "Hữu vô số..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ đáng thương, bởi vì mê mờ đối với hai Khổ: 1-Trình bày về Khổ sâu, không biết cho nên là đáng thương; 2-Từ "Như thị tận..." trở xuống là trình bày về Khổ nặng, không biết cho nên là đáng thương.

Trong tiết 2 có hai: Đầu là nhắc lại trước để chỉ trích sau; sau từ "Chuyển cánh..." trở xuống là chính thức trình bày về Khổ nặng. Trong tiết sau có ba:

Tiết a-Quán sát về Sinh là Khổ, quan hệ chủ yếu (Cơ quan) của sự Khổ tức là Sinh khổ. Nói cơ quan, là hiển bày về Vô ngã, kéo ra thì lay động, dừng tay liền không có, nếu nhân tạo ra nghiệp thì đời đời không dứt. Từ "Tùy sinh tử..." trở xuống là trình bày về có Tập-Ái, từ "Ư chư uẩn..." trở xuống là trình bày về lìa xa DiệtĐạo.

Tiết b-Từ "Bất tri..." trở xuống là quán sát về lãobệnh-tử. Bốn con rắn độc to lớn, là không biết về bệnh khổ. Từ "Bất năng bạt..." trở xuống là trình bày đầy đủ về Tập ấy. Văn có bốn câu: 1-Chúng sinh mong cầu về Phạm hạnh hư vọng, không thể nào nhổ ra các mũi tên của Mạn-Kiến, mà ngoại đạo khởi lên nhiều. 2-Chúng sinh mong cầu về Dục, Thọ dục thì không thể nào ngừng được ngọn lửa của ba Độc. 3-Chúng sinh mong cầu về Dục, gây ra hành ác, không phá trừ Vô minh, bởi vì thấy một chút lợi mà gây ra hành Đại ác, sau nhận chịu Đại khổ cho nên gọi là hắc ám. 4-Chúng sinh mong cầu về quả báo, biển rộng của Ái dục không cạn, bởi vì Ái của ba cõi rộng lớn vô biên. Trong phần quán sát như thật, nói về ba mong cầu ấy, dùng làm quả của Khổ. Nay là Tập, bởi vì ba mong cầu ấy đều có thể làm nhân của Tập mà nhận lấy quả. Hai văn nêu ra lẫn nhau. Tiếp là không mong cầu mười Lực của bậc Đại Thánh Đạo Sư, trình bày về xa rời Diệt ấy, bởi vì không hướng về Diệt. Từ "Nhập ma ý..." trở xuống là trình bày về xa rời Đạo ấy, bởi vì thuận theo đạo oán thù.

Tiết c-Từ "Ư sinh tử..." trở xuống là tổng quát kết luận về lỗi lầm tai họa, nêu ra biển sinh tử là tổng quát hiển bày đối với Khổ, sóng nước của Giác-Quán là tổng quát trình bày về có Tập. Trong này bao gồm hiển bày về nghĩa của Tử khổ, lược bớt không trình bày về Lão.

Trong mục sau là quán sát Đại Từ, có hai: a-Nhìn thấy cảnh khởi tâm Từ; b-Từ "Phật tử..." trở xuống là mở rộng về Nguyện làm nhiều lợi ích.

Trong mục a-Nhìn thấy cảnh khởi tâm Từ, có hai: Một-Nhìn thấy cảnh; Hai-Từ "Ngã kim..." trở xuống là khởi tâm Từ.

Tiết một-Nhìn thấy cảnh, tức là nhìn thấy chúng sinh nhận chịu khổ đau sâu nặng trước đây, lấy làm cảnh của Từ. Trong văn: Trước là tổng quát; sau từ "Vô cứu..." trở xuống là riêng biệt.

Trong tổng quát: Không có cha gọi là Cô, trình bày về trước mắt không có nơi nương nhờ. Mất hết không còn gọi là Cùng, trình bày về sau này không có nơi nương tựa. Gánh nặng không có ai thay thế gọi là Khốn, bởi vì thường nhận chịu sinh tử. Bị sức mạnh chèn ép gọi là Bách, bởi vì nghiệp phiền não luôn luôn lấn hiếp. Trong riêng biệt: Không người cứu giúp-không nơi nương tựa, giải thích về nghĩa của Cô trên đây, Luận nói: Nghĩa là Báo hiện tại (Hiện báo) đã nhận chịu không thể cứu thoát, nhân của Báo vị lai (Đương báo) khiến cho không có thiện làm chỗ dựa.

Tiếp là không có cồn bãi-không có nhà cửa, giải thích về nghĩa của Cùng trên đây. Bởi vì chìm vào sóng nước của Giác-Quán, cho nên không nghe đến Chánh pháp, cồn bãi của Trí là đối trị. Bởi vì ở nơi đồng hoang trống trải của sinh tử, cho nên không gặp được Thiện hữu, không có ngôi nhà Từ che chở.

Tiếp là không ai dẫn dắt-không có mắt nhìn, giải thích về nghĩa của Khốn trên đây. Bởi vì lìa bỏ Tịch tĩnh-Chánh niệm tư duy cứu cánh đi trước dẫn đường, cho nên lìa bỏ ánh mắt sáng ngời của Chánh kiến. Đã không ai dẫn dắt-không có mắt nhìn, không phải là khốn khổ thì như thế nào?

Tiếp từ "Vô minh..." trở xuống là giải thích về nghĩa của Bách trên đây. Vô minh, là Vô minh trụ địa, bởi vì phiền não xưa kia. Hắc ám, là bốn trụ thuộc về khách trần, mà luôn luôn khởi lên tà niệm. Bị che khuất vì những loại ấy, không nghe đến Chánh pháp, cho nên bị ràng buộc trong Vô minh hắc ám.

Trong tiết hai là khởi tâm Từ, tự mình vượt lên để tu tập pháp thiện, khiến cho chúng sinh đạt được niềm vui của Bồ-đề và Niết-bàn.

Mục b là mở rộng về Nguyện làm nhiều lợi ích, cũng làm sáng tỏ về những việc làm của tâm Từ. Trong văn có hai: Một-Nhắc lại tổng quát trình bày trước đây, tu tập pháp thiện trên đây đều vì cứu giúp che chở, tức là tướng của Từ. Hai-Từ "Lợi ích..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về cứu giúp che chở, có mười loại tướng: Hai loại trước là cứu giúp vị lai, tám loại sau bao gồm hiện tại-vị lai: 1-Chúng sinh trú trong bất thiện, khiến cho họ trú vào lợi ích của pháp thiện. 2-Chúng sinh trú trong pháp thiện, khiến cho họ đạt được quả an lạc, nghĩa là bởi vì thành tựu pháp thiện ấy. 3-Thương xót người nghèo túng thiếu thốn, giúp cho họ đầy đủ tài sản đồ vật sinh hoạt. 4-Người tu hành gặp nhiều chướng ngại, khiến cho họ được thành tựu. Hai loại trên là cứu giúp về khổ thuận theo duyên không đầy đủ. 5-Người bị ràng buộc bởi thế gian, khiến cho họ được giải thoát. Sau có năm loại, khiến cho các ngoại đạo tin hiểu về Chánh pháp: 6-Người chưa tin thì thâu nhiếp khiến cho đích thực tin tưởng. 7-Khiến cho lìa bỏ chịu khó chịu khổ mà không có lợi ích. 8-Chúng sinh nghi ngờ mê hoặc, thì khiến cho trừ bỏ nghi ngờ mà hiểu biết thanh tịnh. 9-Đã trú trong quyết định thì khuyến khích tu tập ba Học, để điều phục ba nghiệp. 10-Đã trú trong ba Học, thì khiến cho đạt được Niết-bàn. Ba loại trên tức là GiảiHạnh-Chứng. Ý của Luận đều vì ngoại đạo, lý thật thì ba loại sau bao gồm tất cả các loại khác. Trên đây là Hạnh thù thắng không trú vào đạo, xong.

Phần 3: Từ đây trở xuống là trình bày về Quả thù thắng của Địa, tức là quả của Hạnh thù thắng không trú vào đạo, có bốn quả thù thắng: a-Thù thắng về thâu nhiếp đức khéo léo; b-Từ "Danh vi vô yếm túc..." trở xuống là thù thắng về tu hành; c-Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát như thị cần tu..." trở xuống là thù thắng về giáo hóa chúng sinh; d-Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát vi lợi ích..." trở xuống là thù thắng về khởi Trí tùy thuận thế gian.

Trong bốn quả: Hai quả đầu là Tự lợi, tức là quả thuộc Trí thanh tịnh trong pháp đã nhận biết, quả trước là Tự phần, quả sau là Thắng tiến. Hai quả sau tức là quả thuộc về phương tiện chịu khó Lợi tha, quả trước là Hạnh giáo hóa người khác, quả sau là Trí giáo hóa người khác.

Trong phần a-Thù thắng về thâu nhiếp đức khéo léo, có mười câu:

Ba câu đầu là thâu nhiếp về Văn (nghe) thù thắng, nhưng có hai nghĩa: 1-Tức là ba Tuệ, như thứ tự phối hợp với Văn-Tư-Tu; 2-Hiển bày về hai Trì, Niệm tức là Trí thuộc về Văn trì, và có hướng về (Hữu thú) tức là thuộc về Nghĩa trì. Nghĩa có nhiều loại, sơ lược nói về hai loại khéo léo, nghĩa là Trí tức Trí thù thắng về pháp, có hướng về tức là Trí thù thắng về Nghĩa. Nhưng giải thích hai nghĩa đều là Văn ở đầu, cho nên Luận gọi là thâu nhiếp về Văn thù thắng.

Hai câu tiếp là thâu nhiếp về Giới thù thắng: 1-Nhẫn nhục nhu hòa thù thắng, tức là nhân của Giới thành tựu, nghĩa là trong lòng hổ thẹn, tối tăm-sáng tỏ không lừa dối, tự giữ gìn bảy Chi, không làm cho khinh chê phỉ báng, cho nên có thể trì giới. 2-Giới thù thắng không có thiếu sót, tức là Thể của Giới thành tựu, thậm chí mạng sống khó giữ mà cũng không rời bỏ Giới.

Năm câu sau là thâu nhiếp về Trí thù thắng: 1-Trí về nhân duyên tích tập, Trí này nhận biết về pháp tướng, không có nhân-trái với nhân gọi là Phi xứ, đích thực nhân duyên tích tập gọi đó là Xứ, nhận biết về Xứ đối trị với Phi xứ, cho nên gọi là bậc Giác ngộ. 2-Chứng Trí nhận biết đối trị về ma sự, bởi vì tùy theo Thức phân biệt đều là ma sự. 3-Trí nhận biết về vọng thuyết đối trị các thuyết lạ lùng, tức là Trí nhận biết về Giáo, Chánh thuyết là câu nghĩa phù hợp, Tà thuyết là câu nghĩa không phù hợp, Tà-Chánh xen tạp lẫn lộn thì chọn bỏ Tà để giữ lấy Chánh, gọi là khéo léo phân biệt. 4-Trí về thần lực khởi Dụng, dựa vào Định khởi lên thần thông mà đối trị nương tựa tà vạy. 5-Trí về giáo hóa chúng sinh, làm cho khuất phục để thâu nhiếp tiếp nhận thích hợp tùy theo thế gian. Trong năm câu trên: Ba câu trước là Tự lợi, hai câu sau là Lợi tha.

Phần b: Thù thắng về tu hành, có mười một câu:

Bốn câu trước là Tự phần: 1-Hạnh thuộc nhân tăng trưởng, bởi vì tích tập phước của năm Độ. 2-Hạnh thuộc nhân nương tựa, bởi vì Tuệ làm chỗ dựa. Đây là một cặp về Phước-Trí của Tự lợi. 3-Hạnh giáo hóa chúng sinh không mệt mỏi. 4-Hạnh khiến cho chúng sinh chứng Diệt. Hai loại này là một cặp về nhân-quả của Lợi tha.

Bảy câu sau là Thắng tiến: 5-Khởi hạnh về pháp của Phật. 6-Khởi hạnh về Tịnh độ. Đây là một cặp về Y-Chánh. 7-Dựa vào Pháp thân Phật, mà khởi hạnh về tướng hảo của Pháp thân. 8-Dựa vào những việc làm của Phật, mà khởi hạnh hiển bày về Dụng của ba nghiệp bí mật. Hai loại này là một cặp về tướng bên ngoài-bí mật bên trong. Bốn loại trên đây đều phát khởi Bồ-đề. 9-Hạnh kính trọng giáo pháp, bởi vì tiến lên dựa vào thù thắng của mình. Năm câu trên là Tự lợi, hai câu sau là Lợi tha. 10-Hạnh nguyện chọn lấy quả báo. 11-Hạnh lìa xa Tiểu thừa. Tức là một cặp về hiển bày đúng-chọn bỏ sai.

Trong phần c-Thù thắng về giáo hóa chúng sinh, có hai: Một-Chính thức trình bày về giáo hóa chúng sinh; Hai-Từ "Phật tử..." trở xuống là kết luận về Hạnh thành tựu lợi ích.

Mục một-Chính thức trình bày về giáo hóa chúng sinh, phân hai: Đầu là tổng quát dùng bốn Nhiếp để thâu nhiếp chúng sinh. Sau từ "Thị hiện sắc thân..." trở xuống là riêng biệt trình bày về bốn Nhiếp, văn có tám câu:

1- Thị hiện sắc thân là Đồng sự nhiếp, tùy thuận chúng sinh mà ứng hiện giáo hóa chúng của mình.

2- Thuyết giảng về giáo pháp là Ái ngữ nhiếp, lời nói chân thật-lời nói đúng pháp là tánh của Ái ngữ. Trong tất cả các loại Ái ngữ, phần nhiều dựa theo thuyết giảng làm cho thông suốt (Khai diễn). Luận nói: Vì chúng sinh nghi ngờ mê hoặc, tức là lời nói trong tất cả các môn.

3- Từ "Khai thị..." trở xuống đều là Lợi hành nhiếp. Câu này vì chúng sinh không có phương tiện hướng về Bồ-đề, thì nêu ra hạnh của Bồ-tát, tức là tự tánh của Lợi hành.

4- Chúng sinh mệt mỏi rã rời đối với Đại thừa, thì nêu ra uy lực của Phật, tức là tất cả Lợi hành chưa thành tựu mà khiến cho thành tựu.

5- Vì chúng sinh vui thích thế gian, mà đắm theo tiền của-địa vị, nêu ra sai lầm ấy, trình bày về địa vị lớn thì buồn lo lớn, tiền của nhiều thì tai họa nhiều.

6- Vì chúng sinh không tin Đại thừa, hạnh trước kia chưa thù thắng, thì khéo léo ca ngợi về Trí của Như Lai.

7- Vì ngoại đạo không có Trí, thì dùng thần thông để thị hiện. Ba loại trên tức là Lợi hành khó thực hành.

8- Tổng quát hiển bày về tất cả các môn-tất cả chủng loại thuộc về Lợi hành, cho nên nói là đủ loại phương tiện.

Nhưng Lợi hành-Ái ngữ cũng có thể sử dụng xen lẫn với nhau, bởi vì Ái ngữ ấy chỉ rõ về pháp đã học, tức là vì Lợi hành.

Tiếp về sau là mở rộng trình bày về bố thí, mà trong riêng biệt tóm lược không có bốn Nhiếp, nghĩa mở rộng như luận Du Già quyển thứ 43 phân rõ.

Trong mục hai: Là kết luận về Hạnh thành tựu lợi ích: Đầu là kết luận về mục trước; sau từ "Tâm hằng..." trở xuống là thành tựu về lợi ích. Hướng về Trí của Phật, là bởi vì giáo hóa chúng sinh, lại mong cầu về Lực thù thắng. Văn còn lại nói về đã làm thì không lui sụt, chưa làm thì tăng thêm tu tập.

Phần d: Thù thắng về khởi Trí tùy thuận thế gian, là trình bày về đối trị với chướng ngại-nhiễm ô. Nhiễm ô tức là Phiền não, chướng ngại tức là Sở tri. Văn phân làm ba: Một-Tổng quát nêu lên nhiều môn; Hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt nêu ra tướng ấy; Ba-Từ "Cập dư..." trở xuống là tổng quát kết luận về thành tựu lợi ích.

Trong mục hai, hiển bày về tướng của năm Minh, bởi vì kinh Đại Bát Nhã nói: "Bồ-tát ở Địa thứ năm học về năm Minh." Năm Minh thì phân làm năm mục:

Mục 1-Văn tự-toán số, là Thanh minh. Bao gồm đối trị về chướng ngại của Trí yếu hèn. Nói về văn tự, là Danh-Cú-Văn thân, tức là pháp thi thiết-kiến lập trong Thanh Luận. Toán số tức là kiến lập về số lượng. Lại đối trị chướng ngại sinh ra nghi ngờ về lấy và cho.

Mục 2-Đồ thư đều hết sức thông đạt, tức là Nhân Minh. Đều thông đạt, chính là nghĩa của Minh. Đủ loại

Luận, là các loại Ngôn Luận, Thượng Luận, Tránh Luận, Hủy Báng Luận, Thuận Chánh Luận, Giáo Đạo Luận..., không phải là một. Địa-Thủy-Hỏa-Phong tức là thâu nhiếp trong Tránh Luận, nghĩa là các tà kiến-chấp trước không giống nhau. Ngoại đạo Thuận Thế, chỉ lấy Địa làm nhân, bởi vì tất cả đều từ vi trần mà thành. Ngoại đạo thuộc hai Tiên về Thủy-Phong, dùng PhongThủy làm nhân, bởi vì thế giới do Thủy mà thành, do Phong luân mà duy trì. Ngoại đạo thờ Hỏa, dùng Hỏa làm nhân, bởi vì Hỏa làm cho thành thục. Đồ thư-Ấn tỷ tức là Thượng Luận, bởi vì tùy theo pháp đã nghe của thế gian. Vả lại, Đồ thư này cũng là Chánh giáo lượng, tức là đối trị chướng ngại về quên mất trong sự việc đã sử dụng. Luận nói: Lấy và cho nương vào gởi gắm, tức là chướng ngại trong sự việc. Nghe pháp và suy nghĩ về nghĩa lý là chướng ngại trong hiểu biết. Làm-không làm, đã làm-chưa làm, nên làm-không nên làm, đều là chướng ngại trong nghiệp. Chướng ngại về Ấn cũng tức là Hiện lượng. Lại đối trị chướng ngại không giữ gìn vật đã chọn lấy, Tỷ tức là Ấn ngọc.

Mục 3-Từ "Hựu thiện..." trở xuống, tức là Y phương minh. Ngay nơi bốn Đại không điều hòa, mà đối trị chướng ngại về bệnh thuộc tướng độc của chúng sinh. Khéo léo chữa trị có thể đoạn dứt đều là phương tiện của đoạn trừ, đoạn dứt rồi không sinh ra cho nên gọi là khéo léo. Nhân của bệnh-tướng của bệnh từ điên dại đến trùng độc, trong đó bốn Đại bên trong là trái ngược..., chúng sinh bên ngoài là quỷ..., trùng độc bao gồm hai loại, bởi vì có độc như cỏ độc-rắn độc... Luận về Kinh nói: Bùa chú-thuốc men... tức là đối trị về nhân của chết-nhân của bệnh, tức là khéo léo thâu nhiếp về phương thuốc chữa trị.

Mục 4-Từ "Văn bút..." trở xuống là Công xảo minh. Văn-Bút-Tán-Vịnh tức là Thư-Toán-Kế-Độ, bởi vì Thư đã thâu nhiếp trong Số-Ấn-Công-Nghiệp. Thuộc về Vận gọi là Văn, Từ đối đáp gọi là Bút, hiển bày về đức là Tán, nương vào tình gọi là Vịnh. Tiếp theo từ Ca đến Đàm Thuyết, tức là giỏi về nghề nghiệp âm nhạc. Sự việc ấy đều khéo léo, bao gồm hai văn trên, đều đối trị chướng ngại về buồn lo phiền muộn. Từ đất nước-cung thành đến những điều thích hợp, tức là giỏi về nghề nghiệp kiến tạo. Cỏ cây hoa trái cũng bao gồm giỏi về nghề nghiệp trồng trọt. Đây tức là đối trị chướng ngại về không vui thích. Từ vàng đến chỉ ra cho người, tức là giỏi về nghề nghiệp sinh sống và thành tựu, đối trị chướng ngại về ràng buộc. Từ mặt trời-mặt trăng đến không có sai lầm, tức là giỏi về nghề nghiệp xem tướng, là đối trị chướng ngại về nhân làm ác vượt qua phạm vi của Báo đã đạt được, nghĩa là đều do nhân ác của đời trước, mà cảm đến sự lành-dữ... này. Mặt trời-mặt trăngnăm ngôi sao dùng làm Thất Diệu và hai mươi tám tinh tú, đều là ở trên nhận biết về Thiên văn; mặt đất rung động tức là ở dưới nhận biết về Địa lý. Từ giấc mộng đêm đến lành dữ(Hưu cữu), tức là ở giữa nhận biết về tình người, chim hót thì xét kỹ tình chim, cũng là do tình người mà cảm, tất cả đều khéo léo không có sai lầm. Tổng quát đến cuối cùng ba tài năng nói trên.

Mục 5-Từ "Trì giới..." trở xuống là Nội minh, đối trị về năm loại nhiễm: Một-Trì giới đối trị về nhiễm của phá giới; Hai-Nhập thiền đối trị về nhiễm của tham dục; Ba-Thần thông đối trị về nhiễm của quy y tà giáo; Bốn-Vô lượng đối trị về nhiễm của công đức do thực hành xằng bậy, nghĩa là đối trị về sát sinh để cúng tế mà mong cầu phước của cõi Phạm; Năm-Bốn Định Vô sắc đối trị về nhiễm của giải thoát do tu tập xằng bậy.

Trên đây đã giải thích phần nhiều dựa vào Luận này và luận Du Già quyển thứ 13-14-15. Trong đó lại có Lý riêng biệt, sợ rằng chán ngán vì văn nhiều cho nên không nêu ra. Vả lại, Luận và Kinh có những nơi không theo thứ tự, nhưng có thể dùng Luận dựa vào Kinh, chứ không thể đem Kinh chuyển theo Luận.

Mục ba-Tổng quát kết luận về thành tựu lợi ích: Phát khởi về Trí thế gian này đầy đủ bốn loại tướng: 1-Bởi vì trong chướng ngại khác mà không có chướng ngại, nói là chỉ đối với chúng sinh không làm cho tổn hại phiền muộn. Trong sự việc không nhận biết, gọi đó là chướng ngại; tổn hại phiền muộn phát sinh sự việc lại là chướng ngại khác trong sự việc, nay không có chướng ngại khác về săn bắn-đánh bắt... này. 2-Bởi vì trao cho niềm vui không có lỗi lầm tức là làm lợi ích, nghĩa là tuy không phiền muộn mà khiến cho nhiễm trước niềm vui ấy, thì cũng không làm điều đó. 3-Phát khởi thanh tịnh tức là tất cả đều chỉ bày rõ ràng, nghĩa là có thể khởi lên sự việc của Trợ đạo. 4-Dụng của pháp thanh tịnh, tức là từng bước khiến cho an trú trong pháp Vô thượng của Phật, nghĩa là sử dụng pháp này mà đạt được thanh tịnh.

Phần sau là phân rõ về Quả của phần vị, cũng có ba quả:

Phần 1: Quả Điều Nhu cũng có bốn: Một-Hạnh Điều Nhu; Hai-Trí thuộc Giáo thanh tịnh; Ba-Tướng thuộc Hạnh riêng biệt của Địa; Bốn-Kết thúc thuyết giảng về tướng của Địa.

Trong mục một là Hạnh Điều Nhu có Pháp-Dụ-Hợp. Trong Pháp: Bên trong chính thức khởi Hạnh, lại trải qua nghe pháp đạt được Đà-la-ni. Luận nói: Không phải là đạt được Nghĩa trì, là so sánh thù thắng để hiển bày yếu kém, bởi vì Bát-nhã chưa hiện rõ trước mắt. Sở dĩ đạt được Văn trì, là bởi vì đạt được hai điều khó đạt được: 1-Mười tâm bình đẳng bắt đầu của Địa, khó đạt được mà có thể đạt được; 2-Vui với Trí xuất thế gian, hiện rõ Trí thế gian ở trong Địa, đây là không trú vào đạo, khó đạt được mà có thể đạt được. Hai điều khó này so sánh yếu kém mà hiển bày thù thắng, cho nên đạt được Văn trì không giống nhau, Địa thứ ba chỉ là Văn trì thuộc về thế gian.

Trong Dụ: Vàng ròng và Xa-cừ mài sáng, Chứng Trí phù hợp với Như thuộc về Sự là vàng ròng, ánh sáng của Giáo Trí có thể thị hiện Như thuộc về Sự, giống như Xacừ ấy.

Trong mục hai-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử Nan Thắng..." trở xuống là Trí thuộc Giáo thanh tịnh. Mặt trời-mặt trăng..., Luận nói: Dựa vào A-hàm tăng trưởng, ánh sáng Trí tuệ thù thắng so với Trí của Địa trước, nghĩa là thù thắng so với ánh sáng của ngọc báu ở Địa trước.

Văn còn lại như trước trình bày.

Phần ba: Phần trùng tụng, có hai mươi hai kệ, phân ba: 1-Mười bảy kệ đầu, tụng về Hạnh của Địa; 2-Bốn kệ tiếp, tụng về Quả của Địa; 3-Một kệ sau cuối kết thúc thuyết giảng.

Trong mười bảy kệ lại có ba:

Một: Có năm kệ ba câu, tụng về phần đối trị Mạn thuộc thù thắng, trong đó: Bốn kệ đầu, tụng về mười tâm bình đẳng, còn lại tụng về Hành của đạo thuộc Như.

Hai: Từ "Liễu tri..." trở xuống có sáu kệ ba câu, tụng về không trú vào đạo, trong đó: Đầu là hai kệ một câu, tụng về Trí thanh tịnh trong pháp đã nhận biết; sau từ "Ký quán tri..." trở xuống là bốn kệ rưỡi, tụng về phương tiện chịu khó giáo hóa chúng sinh. Trong đó: Một kệ đầu tụng về hai tâm Từ-Bi, khởi lên quán sát tổng quát đối với pháp hữu vi hư ngụy; một kệ rưỡi tiếp, tụng về quán sát duyên tích tập của Khổ trong quán sát Bi; một kệ rưỡi tiếp, tụng về quán sát Khổ sâu nặng; nửa kệ sau tụng về quán sát Đại Từ.

Ba: Từ "Danh vi..." trở xuống có bốn kệ rưỡi, tụng về Quả thù thắng ấy, trong đó: Nửa kệ đầu tụng về phần thâu nhiếp công đức thù thắng; một kệ tiếp tụng về phần tu hành thù thắng, trong đó câu Như vậy tất cả vì chúng sinh, bao gồm tụng về phần giáo hóa chúng sinh thù thắng; ba kệ sau là tụng về phần phát khởi Trí thế gian thù thắng.

Phần tụng về Quả của Địa, ba Quả có thể biết. Địa thứ năm, xong.

QUYỂN 39

(Đi vào quyển thứ 37 trong kinh).

Đoạn thứ sáu: HIỆN TIỀN ĐỊA

Đầu là nguyên cớ đưa ra: Đã nói về Tuệ tương ưng với các Đế, tiếp theo nói về Tuệ tương ưng với duyên khởi lưu chuyển dừng lại, nương vào Duyên Giác Địa, cho nên tiếp tục đưa ra. Vả lại, Địa thứ tư là xuất thế gian mà chưa có thể tùy thuận thế gian, Địa thứ năm có thể tùy thuận nhưng không có thể phá bỏ kiến chấp về nhiễm-tịnh, Địa này quán sát pháp giới không có nhiễmtịnh, cho nên phá bỏ kiến chấp ấy. Vì vậy luận Du Già nói: "Địa trước tuy luôn luôn tác ý rời xa-hướng về, có thể rời bỏ đối với sinh tử và Niết-bàn, mà chưa có thể quán sát như thật đối với sinh tử lưu chuyển. Lại bởi vì ở Địa ấy phần nhiều sinh tâm chán ngán, mà chưa có thể tác ý nhiều về trú trong Vô tướng, để giúp cho phần này được viên mãn, cho nên tinh tiến chịu khó tu tập, khiến cho được viên mãn." Vì vậy tiếp tục đưa ra.

Gọi là Hiện Tiền, luận Trang Nghiêm nói: "Không trú trong sinh tử và Niết-bàn, mà Tuệ quán sát hiện rõ trước mắt." Đây là dựa theo bắt đầu trú vào Địa, bởi vì cùng quán sát về Địa thứ năm trước đây, nay được hiện rõ trước mắt.

Luận Thập Trú nói: "Đã làm cho ma sự phải hàng phục, pháp của đạo Bồ-tát đều hiện rõ ở trước mắt." Cũng dựa theo bắt đầu mà nói.

Luận Du Già dẫn ra kinh Giải Thâm Mật nói: "Quán sát các hành lưu chuyển hiện rõ trước mắt. Lại tác ý tu nhiều đối với Vô tướng, mới được hiện rõ trước mắt, là tu nhiều về Vô tướng. Đây là dựa theo bắt đầu trú vào Địa, bởi vì quán sát về mười tâm bình đẳng. Quán sát về lưu chuyển, đây là dựa theo ở trong Địa, bởi vì đã tiến vào Địa rồi, mới quán sát về duyên khởi."

Nhiếp Luận nói: "Bởi vì Trí duyên khởi, có thể khiến cho Bát-nhã Ba-la-mật luôn luôn hiện rõ ở trước mắt." Cách giải thích này chính là thuận với kinh này, dựa theo ở trong Địa mà nói.

Vô Tánh giải thích rằng: "Nghĩa là trong Địa này, trú vào Trí duyên khởi, nhờ vào lực của Trí này, khiến cho Trí không có phân biệt mà được hiện rõ trước mắt, tỏ ngộ tất cả các pháp không có nhiễm-không có tịnh." Luận Duy Thức giống như Nhiếp Luận.

Phần Căn bản trước đây nói Bát-nhã hiện rõ trước mắt có gián đoạn, là bởi vì chọn ra Địa sau. Vì vậy chướng ngại đã đoạn trừ cũng là đoạn trừ nhiễm-tịnh.

Luận Duy Thức gọi là chướng hiện hành của tướng thô, nghĩa là một phần Câu sinh trong Sở tri chướng, chấp có nhiễm-tịnh thuộc hiện hành của tướng thô, Câu sinh ấy chướng ngại đến đạo không có nhiễm-tịnh của Địa thứ sáu, lúc tiến vào Địa thứ sáu thì có thể vĩnh viễn đoạn trừ, bởi vì quán sát về mười tâm bình đẳng. Vì vậy Địa thứ sáu nói về đoạn trừ hai Ngu và Câu sinh thô nặng: 1-Ngu về quán sát hiện hành lưu chuyển, tức là trong này chấp có nhiễm ô, bởi vì các hành lưu chuyển do phần nhiễm ô thâu nhiếp; 2-Ngu về nhiều tướng hiện hành, tức là trong này chấp có tướng thanh tịnh mà thực hành nhiều về quán sát tướng, chưa có thể dành nhiều thời gian trú vào quán sát Vô tướng. Ngu đầu tức là chấp vào Khổ-Tập, Ngu sau tức là chấp vào Diệt-

Đạo. Phần Căn bản gọi là tập khí của phiền não vi tế, bởi vì chấp vào nhiễm-tịnh vi tế tức là phiền não, so sánh với Địa trước cho nên nói là vi tế. Luận Duy Thức so sánh với Địa sau gọi là tướng thô, bởi vì đoạn trừ Ngu này thì chứng được Chân Như không có nhiễm-tịnh, nghĩa là tánh vốn có của Chân Như này không có nhiễm ô, cho nên cũng không thể nói là về sau mới thanh tịnh.

Nhiếp Luận gọi là pháp giới không có nhiễm-tịnh, sau thành tựu về hành Bát-nhã, cũng đạt được quả không có nhiễm tịnh của Tự-Tha nối tiếp nhau, Lý ấy như nhau.

Sau là chính thức giải thích văn, cũng có ba phần:

Phần một-Phần ca ngợi thưa thỉnh, có chín kệ phân hai: Trước có tám kệ rưỡi là ca ngợi, sau có nửa kệ là thưa thỉnh.

Trong tám kệ rưỡi phân hai: Một kệ đầu là Bồ-tát ca ngợi. Bảy kệ rưỡi còn lại là chư Thiên ca ngợi-cúng dường, trong đó có ba: Một kệ trước là Thiên Chúng, một kệ tiếp là Thiên Vương, năm kệ rưỡi sau là Thiên Nữ.

Trong năm kệ rưỡi: Ba câu đầu là tự thuật của người kết tập kinh pháp, nêu lên ca ngợi về quả Phật; từ "Phật ngữ..." trở xuống là chính thức ca ngợi, câu này ca ngợi về Giáo, một kệ tiếp là ca ngợi về Lý, ba kệ tiếp là ca ngợi về Hạnh.

Trong ba kệ: Một kệ đầu là Hạnh thuộc về Bi-Trí vô ngại; hai kệ sau là Hạnh thuộc về Tu đầy đủ mười Độ. Chủ yếu bặt dứt các điều ác, là thấy điều ác có thể trừ bỏ, không phải là chân thật trì giới. Khéo léo thông hiểu về tánh Không, tức là Bát-nhã Độ. Phân biệt về pháp tức là Phương tiện Độ. Trí lực tức là hai Độ. Cứu giúp rộng khắp là bao gồm Nguyện.

Nửa kệ sau là kết thúc im lặng.

Phần hai: Chính thức thuyết giảng, cũng phân làm hai: Trước là Hạnh của Địa, sau là Quả của Địa.

Trong phần trước là Hạnh của Địa, giống như Địa trước cũng có ba phần: 1-Đối trị Mạn về thù thắng; 2-Từ " Phật tử..." đến "Quán như thị..." trở xuống là về Hạnh thù thắng không trú vào đạo; 3-Từ "Phật tử..." đến "Dĩ như thị thập chủng..." trở xuống là trình bày về quả thù thắng ấy.

Cũng phần 1 tức là tâm tiến vào, 2 phần sau tức là tâm trú vào. Trong phần trú vào: Trước tức là thâu nhiếp Chánh Tâm Trú, sau tức là thâu nhiếp Thiện Hiện Hạnh và Tùy Thuận Thiện Căn Hồi Hướng. Đến văn sẽ nhận biết.

Nay lại dựa vào Luận, nhưng ba phần tuy giống nhau mà từng bước vượt lên thù thắng. Tướng thù thắng như thế nào? Nghĩa là Địa thứ tư nói đến đối trị Mạn về pháp hiểu biết là Ngã mạn của chúng sinh, trong Địa thứ năm nói đến đối trị Mạn về thân thanh tịnh, nay Địa thứ sáu nói đến đối trị Mạn về giữ lấy tướng nhiễm-tịnh, pháp đã đối trị dần dần vi tế cho nên gọi là thù thắng. Pháp đối trị đã vi tế, hai phần sau cũng vượt qua Mạn về nhiễm-tịnh, trước quán sát bốn Đế, Khổ-Tập gọi là nhiễm, Diệt-Đạo gọi là tịnh.

Lại mười tâm bình đẳng tùy thuận đạo thuộc về Như, chỉ dựa theo thanh tịnh mà nói, tướng nhiễm ô chưa mất, đối với nhiễm ô có thanh tịnh, cũng gọi là giữ lấy thanh tịnh. Nay dùng mười pháp nhiễm-tịnh bình đẳng mà làm chủ động đối trị, về sau quán sát duyên khởi, tuy có nhiễm-tịnh nhưng tỏ ngộ sâu sắc về Không, cho nên không gọi là Mạn về giữ lấy.

Trong phần 1-Đối trị Mạn về thù thắng, phân bốn: a-Nhắc lại phần trước nêu lên phần sau; b-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là đưa ra mười tâm; c-Từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là kết luận về công năng của hạnh ấy; d-Từ "Đắc minh lợi..." trở xuống là phân rõ về phạm vi giới hạn của hạnh.

Trong phần b là đưa ra mười tâm, có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong tổng quát nói: Tất cả pháp, Luận nói: Là mười hai Nhập, bởi vì trong ba khoa thì Uẩn không thâu nhiếp Vô vi, Xứ-Giới thâu nhiếp tất cả, mà Xứ tiếp ở sau Uẩn, lại gọi là Sinh môn, thuận với nghĩa Vô sinh, cho nên chỉ đưa ra pháp ấy. Nói Vô tướng, Luận nói: Tự tánh vốn là Vô tướng, nghĩa là tướng của mười hai Nhập do duyên tạo thành, có là ngay nơi không có, không phải là suy ra khiến cho không có, vì vậy nói là không có tự tánh. Do đó luận Du Già nói: "Bởi vì có tánh bình đẳng Vô tướng là tự tánh thuộc về Thắng nghĩa." Cũng giống như kinh Tịnh Danh nói: "Không nghĩ đến trong-ngoài mà hành bình đẳng..."

Trong riêng biệt có chín câu trình bày về chín loại tướng, đều không có tự tánh, vì vậy Luận nói: Phân biệt đối trị lẫn nhau có chín loại, nghĩa là chín loại như Thể của Sinh..., là thụ động đối trị; một chữ Vô là không có tự tánh, dùng làm chủ động đối trị. Luận dùng không có tự tánh ở câu đầu xuyên suốt chín câu sau, cho nên chỉ hiển bày về tướng sai biệt của thụ động đối trị.

1- Thể không có cho nên bình đẳng, Luận về Kinh nói là Vô tưởng. Luận nói: Tự tướng của mười hai Nhập là Tưởng, nghĩa là sáu Căn bên trong giữ lấy tướng của sáu Trần bên ngoài, tổng quát gọi là Tưởng, tức là Thể của mười hai Nhập. Nay Kinh nói Tưởng là Thể bởi vì giữ lấy hình ảnh làm Thể, cho nên cũng không có tự tánh. Kinh nói: Thể không có cho nên bình đẳng. Phần sau đều dựa theo đây. Câu trên đây là loại bỏ tâm phân biệt.

2- Sinh là hành tướng của Niệm lần lượt chuyển tiếp, nghĩa là quả khổ của các Nhập vốn là phân biệt hư vọng làm căn bản.

3- Thành là hành tướng của Sinh lần lượt chuyển tiếp, nghĩa là Sinh tức là quả khổ, từ quả khởi nhân, cho nên nói là lần lượt chuyển tiếp. Hai câu trên là loại bỏ Y tha thuộc phần nhiễm, chỉ nêu ra do duyên tạo thành, đã hiển bày về Vô sinh thì không có nghĩa về Ngã.

Tức là loại bỏ về tướng thanh tịnh, nghĩa là xưa nay tự nhiên thanh tịnh, không phải là diệt trừ phiền não mới thanh tịnh, cho nên bình đẳng.

4- Loại bỏ về tướng phân biệt, nghĩa là Đạo có thể phân biệt để lựa chọn diệt trừ phiền não, nếu có phân biệt thì có hý luận, nay vốn không có hý luận cho nên không có phân biệt. Hai câu trên là loại bỏ Y tha thuộc phần tịnh.

5- Loại bỏ về tướng ẩn-hiện, nghĩa là tánh của Chân Như, còn vọng là ẩn kín, lìa bỏ cấu uế là hiện bày. Nay Thể của Vọng tức là Chân, cho nên không có gì đáng rời bỏ; Thể của Chân tức là Không, cho nên không có gì đáng giữ lấy.

6- Loại bỏ về tướng nhiễm, tức là dựa vào nghĩa trên thì nhiễm vốn tịch tĩnh, tức là Chân Như mà không có Chân nào khác. Hai câu trên là loại bỏ Viên thành, tức là Chân tánh của mười hai Nhập.

7- Loại bỏ về tướng Ngã không phải là có, câu này có hai ý: Một-Giải thích tương tự trước đây, nghĩa là có người chấp rằng chỉ riêng Ngã không có mà không thể không có đối với Sự, nói là Sự như huyễn... thì có cũng không thật. Hai-Câu này loại bỏ về không có, bởi vì trên đây lấy không có để loại bỏ có, sợ rằng liền chấp là không có, cho nên loại trừ nói là như huyễn mộng... chỉ là không có, mà thật ra không phải là hoàn toàn không có, không nên chấp về tướng Ngã không phải là có.

Các Dụ tuy khác mà ý chính không có khác nhau, cũng có thể tám Dụ riêng biệt đối với tám câu tổng-biệt trước đây, nghĩa là: Như huyễn mà không có tướng, như mộng mà tưởng hiện ra, quả sinh mà như hình ảnh, nhân thành mà như tiếng vang, vốn thanh tịnh như trăng trong nước mà không thể nào giữ lấy, Chánh trí mà chỉ là gương Trí hiện rõ, ngọn lửa không thể nắm lấy mà cũng không thể rời bỏ, biến hóa không có tâm hiện rõ mà luôn luôn vắng lặng.

8- Loại bỏ về tướng Thành-Hoại, Thành tức là có, Hoại tức là không có, Duyên khởi là Thành, Vô tánh là Hoại, do duyên tạo thành tức là Vô tánh, cho nên cókhông có không hai.

Chín câu trên: Bảy câu đầu là dùng không có để loại bỏ có, một câu tiếp là dùng Dụ để loại bỏ không có, một câu sau là không hai, loại bỏ cả hai thì cả hai không phải mà tiến vào Trung đạo.

Lại không hai này là không hủy hoại có-không có, nghĩa là nói về Không thì loại bỏ đối với chấp có, nói về có là loại bỏ Không. Mê lầm về có thì có mà không khác với Không, Không thì Không mà không khác với có, không có Không-Hữu riêng biệt mà làm thành hai, là loại bỏ cả hai câu.

Lại đã không hai, cũng không hủy hoại có-không có, thì có mà không khác với không có, là có mà không có; không có mà không khác với có, là không có mà không thể không có, thì cũng loại bỏ cat hai không phải (Câu phi). Đây chính là các kiến chấp về sai lầm của bốn câu phân biệt (Tứ cú bách phi) đều bặt dứt, mới làm nhân của Bát-nhã hiện rõ trước mắt.

Phần c là kết luận về hạnh tiến vào Địa, văn có năm câu: Một-Nhắc lại mười pháp bình đẳng đã quán sát trước đây; Hai-Tự tánh thanh tịnh, là xa lìa cấu uế của Mạn về nhiễm-tịnh ở Địa trước; Ba-Mười pháp bình đẳng tùy thuận với Chân Như; Bốn-Bởi vì tâm không có phân biệt cho nên không trái với pháp đã quán sát; năm-Dựa vào bốn loại trước đây cho nên có thể tiến vào Địa thứ sáu.

Trong phần d là phân rõ về phạm vi giới hạn của hạnh có hai câu: Đạt được Nhẫn sáng tỏ nhanh nhạy (Minh lợi nhẫn), so sánh với trước để hiển bày về thù thắng; chưa đạt được Vô sinh, so sánh với sau để làm sáng tỏ về yếu kém.

Trong kinh Nhân Vương nói có năm Nhẫn, gọi là Phục-Tín-Thuận-Vô sinh và Tịch diệt. Bốn loại trước đều có Hạ-Trung-Thượng. Địa tiền đạt được ba phẩm của Phục Nhẫn, chín Địa như thứ tự phối hợp với ba Nhẫn tiếp theo, Địa thứ mười và Phật đạt được Tịch Diệt Nhẫn.

Nếu trong kinh Anh Lạc tách ra Đẳng Giác, thì cũng có ba phẩm. Nay Địa thứ tư-thứ năm-thứ sáu đều đạt được Thuận Nhẫn, đây là Thượng phẩm đối trị với Mạn vi tế, cho nên nói là sáng tỏ nhanh nhẹn.

Nói Tùy thuận, là bởi vì thuận với Vô sinh Nhẫn ở Địa sau, nhưng dựa theo phần vị thật sự thì Địa thứ nhất đã đạt được Vô sinh. Nay dựa theo phần vị nương nhờ, là Địa thứ bảy-thứ tám-thứ chín.

Phần vị nương nhờ vì sao có điểm không giống nhau này? Nghĩa là nếu dựa theo Không-Vô ngã thì Lý là Vô sinh, tức là Địa thứ nhất chứng được Như cho nên gọi là đạt được. Nay không đạt được là bởi vì có bốn nghĩa:

1- Dựa theo mức độ cạn-sâu của Lý thuộc về Không:

Địa thứ nhất quán sát về pháp hư giả, phá bỏ tánh mà hiển bày Không, chỉ gọi là Vô ngã. Nay trong Địa này, phá bỏ tướng hướng về vắng lặng, chỉ gọi là bình đẳng. Nếu dựa theo Chứng thật, trở lại hướng về nguồn gốc thường vắng lặng, thì không có tướng nào có thể sinh, Lý này chuyển sang sâu xa, cho nên Địa thứ bảy mới đạt được. Nếu dựa theo phù hợp với nguồn gốc thường vắng lặng, thì Lý này vi diệu nhất, cho nên sau Địa thứ mười mới đạt được.

2- Dựa vào hành phân biệt: Địa thứ sáu trở về trước thì từ từ khởi lên các hành, nghĩa là một Nguyện-hai Giới... cho nên gọi là Sinh; Địa thứ bảy trở lên thì niệm niệm lập tức khởi lên tất cả các hành, cho nên nói là Vô sinh.

3- Dựa theo hai pháp Không-Hữu: Địa thứ sáu trở về trước thì Không-Hữu xen nhau khởi lên, gọi đó là Sinh, Địa thứ bảy trở lên thì Tịch-Dụng cùng hiện hành, cho nên gọi là Vô sinh.

4- Dựa theo tu tập phân biệt: Hành tu tập chưa thuần thục gọi đó là Sinh, hành tu tu thuần thục gọi là Vô sinh. Ở đây thì Địa thứ bảy trở về sau chưa đạt được Vô sinh, mà Kinh dựa vào Địa thứ tám mới hiển bày về Vô sinh. Trong phần 2 là Hạnh thù thắng không trú vào đạo, phân ba: a-Tổng quát hiển bày về tâm-cảnh; b-Từ "Tác thị niệm..." trở xuống là riêng biệt trình bày về tướng quán sát; c-Từ "Phật tử, Bồ-tát..." đến "Như thị thập chủng..." trở xuống là kết luận thành tựu về tên gọi của quán.

Phần a: Tổng quát hiển bày về tâm-cảnh, có hai:

Trước-Quán sát như vậy rồi, là kết thúc phần trước; nguyên cớ kết thúc, là bởi vì tùy thuận quán sát trước đây, cho nên đạt đến đạo không trú vào. Sau-Từ "Phục dĩ..." trở xuống là chính thức hiển bày, văn có bốn câu: Ba câu trước phân rõ về tâm chủ động quán sát, một câu sau nêu lên cảnh thụ động quán sát. Ba câu trước đều là Bi, một câu sau là Trí. Dựa vào đây dẫn dắt nhau, cho nên gọi là không trú vào. Vì vậy, Luận kết thúc nói là: Bởi vì không trú vào sinh tử và Niết-bàn.

Trong ba câu trước: Vì chúng sinh quán sát về duyên, tổng quát gọi là Đại Bi, tùy theo quán sát không giống nhau cho nên phân làm ba mục riêng biệt:

Một-Thủ là nghĩa đầu tiên, bởi vì trước phải khởi lên Đại Bi mà quán sát về duyên. Vì vậy Luận nói không rời bỏ quá khứ-hiện tại-vị lai, mà Đại Bi thâu nhiếp thù thắng. Bởi vì tuy quán sát giống như Nhất thiết trí, quán sát về ba đời lưu chuyển, chán ngán lìa xa hữu vi, mà lấy Đại Bi làm trước hết, cho nên hơn hẳn Nhị thừa.

Hai-Tăng thượng, Luận nói: Bởi vì Trí thanh tịnh trong tất cả các pháp. Nghĩa là dùng Trí quán sát về tướng của Đạo, không những quán sát về ba đời mà còn hiểu rõ tất cả các pháp, cho nên nói là trong tất cả các pháp; lấy Trí này dẫn dắt tiến lên, khiến cho Bi tăng thượng. Vì vậy, văn sau Kinh nói: Đại Bi càng tăng lên. Ba-Đầy đủ, Luận nói: Bởi vì Nhất thiết chủng vi tế quán sát về nhân duyên tích tập. Nghĩa là dùng Nhất thiết chủng trí soi chiếu tường tận không sót lại gì, cho nên gọi là vi tế. Ba loại về Bi làm thứ tự càng về sau càng sâu xa, cho nên Trí càng thù thắng. Dựa vào văn hiện có của Luận, trước là cùng trình bày về Bi-Trí, cùng bảo vệ phiền não và Tiểu thừa; sau chỉ nói đến nghĩa của Trí, là bảo vệ riêng phiền não. Ba loại đã cùng gọi là Bi, thì ba quán sau đều là cùng bảo vệ phàm phu-Tiểu thừa, cùng bao gồm Tự lợi-Lợi tha thì cả hai đều không trú vào.

Một câu sau nêu lên cảnh thụ động quán sát, bởi vì trước diệt-sau sinh, nhiễm ô sinh ra thì thanh tịnh diệt đi.

Phần b là riêng biệt trình bày về tướng quán sát, tức là quán sát về duyên khởi. Nhưng nghĩa sâu xa về duyên khởi, là Tông chỉ thuộc về giáo pháp của Phật, tầng bậc của Thừa-Trí sai khác, mà cạn-sâu có nhiều loại. Long Thọ nói: "Nhân duyên có hai: 1-Trong; 2-Ngoài. Ngoài tức là nước-đất-hạt giống-mầm non..., trong tức là mười hai nhân duyên." Nay chính là phân rõ về bên trong. Nhưng bên ngoài do bên trong mà biến hiện, gốc-ngọn thu nhận lẫn nhau, tức là một Đại duyên khởi hàm chứa toàn bộ pháp giới, nhiễm-tịnh đan xen xuyên suốt, nghĩa môn không phải là một. Phần sau sẽ tóm lược nêu ra. Nay trong văn của Kinh sơ lược hiển bày về mười lớp, suy xét tận cùng về tánh tướng để hiển bày về vô tận, không giống như Nhị thừa chỉ nương vào phần vị.

Nói về mười lớp: 1-Chi Hữu nối tiếp nhau; 2-Thâu nhiếp đưa về một tâm; 3-Tự nghiệp giúp đỡ mà thành; 4-Không rời bỏ lẫn nhau; 5-Ba đường không đoạn dứt; 6-Luân hồi trong ba đời; 7-Ba khổ tích tập mà thành; 8-Nhân duyên sinh diệt; 9-Sinh diệt ràng buộc; 10-Tùy thuận không có gì tận cùng. Đều có nghịch-thuận tức là thành ra hai mươi. Vì vậy sau kết luận rằng: Quán sát nghịch-thuận như vậy, nghịch thì duyên diệt, thuận thì duyên sinh. Đây là dựa theo thuận-nghịch, sinh tử nối tiếp nhau không gián đoạn (Lưu chú), dùng làm nghịchthuận.

Nếu dựa theo luận Đối Pháp quyển thứ 4, thì trong luận này gọi là nghịch-thuận, luận ấy gọi là nhiễm-tịnh. Trong nhiễm-tịnh đều có nghịch-thuận, thì thành ra bốn mươi, đến văn sau sẽ trình bày. Nay bởi vì dễ hiểu cho nên trong kinh lược bớt không có, mà chỉ có hai mươi lớp. Luận chủ lại dùng ba môn Quán về Bi trên đây để giải thích về mười lớp này, thì thành ra sáu mươi lớp. Người xưa chọn lấy đầy đủ ba Quán về Không trong phần quả ấy, thì có một trăm tám mươi lớp quán sát về duyên khởi.

Luận về ba Quán: 1-Quán sát về tướng sai biệt của Đế; 2-Quán sát về Đại Bi tùy thuận; 3-Quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng.

Một là chỉ quán sát về hai Đế, bởi vì hữu vi không có Ngã, tức là quán sát về Đại Bi làm đầu tiên; hai là Bi tăng lên tùy theo chúng sinh, tức là quán sát về Đại Bi tăng thượng; ba là quán sát tường tận suy xét đến cùng các môn tánh-tướng thuộc về nhân duyên, tức là quán sát đầy đủ về Đại Bi.

Đầu là một Quán hướng xuống dưới giống như Nhất thiết trí của Nhị thừa, tiếp là một Quán tự hiển bày Trí thuộc tướng Đạo của Bồ-tát, sau là một Quán hướng lên trên giống với Nhất thiết chủng trí của chư Phật.

Kinh Niết Bàn nói: "Mười hai nhân duyên, quán sát thuộc Trí bậc Hạ đạt được Bồ-đề của Thanh văn, quán sát thuộc Trí bậc Trung đạt được Bồ-đề của Duyên giác, quán sát thuộc Trí bậc Thượng đạt được Bồ-đề của Bồtát, quán sát thuộc Trí bậc Thượng Thượng đạt được Bồ-đề của Phật." Hai loại Bồ-đề trước tức là ý của Quán thứ nhất (1), hai loại còn lại đều một Quán, có thể biết.

Trước là ba Quán dựa theo vì chúng sinh đều gọi là Bi quán, nay là ba Quán dựa theo tâm quán sát đều gọi là Trí quán, thì biết rằng ba câu đều có Bi-Trí dẫn dắt nhau, ba Quán này dung thông chỉ thuộc về một tâm, Bát-nhã rất sâu xa ngay sau đó mà hiện rõ.

Nhưng luận về ba Quán, tuy tất cả giải thích về Kinh mà cùng với mười môn tách ra-hợp lại không giống nhau.

1- Quán về Nhất thiết trí thâu nhiếp mười môn trong Kinh, toàn bộ làm ba đoạn: Một-Thành tựu giải đáp về tướng sai biệt, đây là thâu nhiếp môn thứ nhất trong mười môn; Hai-Đệ nhất nghĩa sai biệt, thâu nhiếp một nửa trong môn thứ hai của Kinh; Ba-Tên gọi Thế đế sai biệt, thâu nhiếp tám môn rưỡi còn lại. Sở dĩ phân làm ba, bởi vì một Quán đầu hiển bày về Vọng Ngã không phải là có, hai Quán sau hiển bày về Chân-Tục không phải là không có, Chân phân rõ về duyên sinh, Tục trình bày về tướng của duyên, nghĩa lý đầy đủ tất cả.

2- Quán về Đại Bi tùy thuận, phân mười làm bốn: Một-Quán về chúng sinh ngu si điên đảo, thâu nhiếp môn thứ nhất trong mười môn; Hai-Cầu giải thoát ở nơi khác, thâu nhiếp môn thứ hai; Ba-Cầu giải thoát theo ngoại đạo, thâu nhiếp bốn môn tiếp; Bốn-Cầu giải thoát lạ lùng, thâu nhiếp bốn môn sau. Bốn Quán này, một Quán đầu dựa vào Tình để làm rõ về lỗi lầm, ba Quán sau dựa vào Pháp để phân rõ về sai trái. Trong đó: Quán hai là đã dựa vào Lý sai trái đối với Chánh Lý ấy, gọi là đã giữ lấy Ngã dùng làm nơi khác; Quán ba là đã dựa vào pháp hành sai trái, nêu ra pháp sai trái ấy để trình bày về lỗi lầm của hành ấy; Quán bốn là trình bày về quả đã mong cầu sai trái, bởi vì dùng khổ mà mong muốn rời bỏ khổ.

3- Quán về Trí thuộc tất cả các tướng, thâu nhiếp mười làm chín: Một-Quán về nhiễm-tịnh, thâu nhiếp nửa đầu của môn thứ nhất. Hai-Quán về nương tựa, thâu nhiếp nửa sau của môn thứ nhất và môn thứ hai. Ba-Quán về phương tiện. Bốn-Quán về tướng của nhân duyên.

Năm-Quán về tiến vào Đế. Sáu-Quán về có lựckhông có lực, tin tưởng tiến vào nương tựa. Bảy-Quán về tăng thượng mạn-không phải tăng thượng mạn, tin tưởng tiến vào. Năm Quán trên như thứ tự đều thâu nhiếp một môn. Tám-Quán về vô thỉ, thâu nhiếp hai môn thứ tám-thứ chín. Chín-Quán về đủ loại, thâu nhiếp môn thứ mười. Giải thích về tướng sai biệt, đến văn sẽ biết.

Nhưng ba Quán này đều bao gồm Tự lợi-Lợi tha, nếu phân biệt tùy theo tướng thì quán sát về tướng của Đế tức là Tự lợi, quán sát về Đại Bi là trình bày về Lợi tha, quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng là bao gồm Tự lợi-Lợi tha. Trong đó, phân biệt lại đều không giống nhau, năm quán trước là Tự lợi, hai quán tiếp là Lợi tha, hai quán sau là Tự lợi-Lợi tha thành thục.

Trong năm quán trước: Hai quán đầu bao gồm nhiễm-tịnh, một là nêu ra tướng của nhiễm-tịnh, hai là nêu ra chỗ dựa của nhiễm-tịnh. Ba quán sau chỉ là quán sát về nhiễm, trong đó: Hai quán trước là kiến lập về pháp nhiễm, một là nhân của pháp nhiễm, hai là duyên của pháp nhiễm. Một quán sau là dựa vào nhiễm để quán sát về lỗi lầm.

Trong hai quán tiếp là Lợi tha: Một quán đầu là giáo hóa phàm phu, một quán sau là giáo hóa Tiểu thừa.

Trong hai quán sau là Tự lợi-Lợi tha thành thục: Đầu là quán về Chân đế, thấy rõ pháp duyên với Tập không có tánh ban đầu, cho nên gọi là vô thỉ; sau là quán về Tục đế, chỉ thuận theo duyên chuyển đổi, cho nên nói là chủng chủng.

Đã biết về đại ý, tiếp là chính thức giải thích văn. Dựa vào mười đoạn trong Kinh, mà đều giải thích theo thứ tự ba Quán của Luận, lại không có Lý nào khác.

Mười đoạn của Kinh: Trước là năm đoạn có chữ Phật Tử, tiếp là ba đoạn có chữ Phục Dĩ, sau là hai đoạn có chữ Hựu dùng để lựa chọn phân biệt, nhưng phần giữa trong môn thứ nhất có một chữ Phật Tử.

Môn thứ nhất: Chi Hữu nối tiếp nhau: Một là dựa vào quán sát về tướng sai biệt của Đế, trong ba đoạn là ba chữ Thành-Đáp-Tướng, tức là phân làm ba mục: Một-Từ đầu đến "Tắc vô sinh xứ..." là phân rõ xác định về Vô ngã, tức là Luận trình bày về Thành, nghĩa là cùng nêu ra hiểu rõ về phiền não mà giải thích thành tựu về

Vô ngã, thì biết duyên tích tập chỉ là Vọng Ngã. Hai-Từ "Phục tác thị niệm..." trở xuống là điên đảo mê hoặc mà khởi duyên, tức là Luận trình bày về Đáp, nghĩa là đối với chất vấn mà giải thích thông suốt về nghĩa Vô ngã. Ba-Từ chữ Phật Tử sau là mê Chân-khởi Vọng, duyên với tướng theo thứ tự, tức là Luận trình bày về Tướng.

Ba mục này, nếu hướng về mười môn, thì đều hiển bày về Vọng Ngã không phải là có, ba Tự tướng hướng về hợp lại làm hai: Hai mục trước hiển bày về nhân duyên phát khởi, trình bày về duyên Vô ngã; một mục sau là khởi duyên theo thứ tự, trình bày về tướng có của duyên. Kinh dựa vào nghĩa này, ở phần giữa thêm vào một chữ Phật tử, đều có nhiễm-tịnh.

Mục một-Thành là đã quán sát về duyên khởi, trước phải giải thích thành tựu về Vô ngã, phân rõ về Tông chỉ đã xác định, một mà xuyên suốt tất cả, thì hiển bày mười môn đều thành tựu về Vô ngã, đây là chính thức phá bỏ tập khí của chấp Ngã.

Trong văn có hai câu: 1-Nói thọ sinh ở thế gian đều do chấp trước về Ngã, tức là trái lại nêu ra tình thức mê hoặc, trình bày về Ngã là phi lý, bởi vì chỉ là Khổ-Tập. 2-Nếu lìa bỏ chấp trước này thì không có nơi sinh ra, tức là thuận theo nêu ra tâm hiểu biết, trình bày về Lý là phi ngã, bởi vì là Diệt-Đạo. Đây là thẳng thắn thuận theo văn kinh, đã thành tựu về nghĩa của Vô ngã. Luận về Kinh nói: Sinh vào nơi thọ thân, bởi vì tập khí của chấp Ngã, chỉ khiến cho Tự-Tha sai biệt. Luận nói: Tất cả sinh tử sai biệt trong năm đường, nếu năm đường sai biệt thì do nghiệp của mình dẫn đến mà thôi.

Vả lại, Luận chủ trái lại đưa ra tình thức mê hoặc để hiển bày thành tựu về Vô ngã:

Đầu là đưa ra chấp trước về Ngã, trình bày về lỗi lầm của phàm phu thuận theo giống như Thánh, nói là: Nếu tướng Ngã thật sự có trong Đệ nhất nghĩa, thì đây là dựa vào tâm xác định đã chấp trước về Ngã, tức là Trí thuộc Đệ nhất nghĩa. Đây là trái lại theo chiều dọc mà thiết lập, nghĩa là bởi vì nhận biết xứng với Thật ngã, cho nên tiếp nói không thuận theo sinh vào nơi thọ thân của thế gian, là dùng Lý để chính thức đưa ra, nghĩa là nếu Ngã là Lý của Diệt-tâm chấp trước là Đạo, thì phàm phu thuận theo đạt được Niết-bàn giống như Thánh, vì sao chấp trước về Ngã mà thọ sinh ở thế gian? Trong này thuận theo lỗi lầm để thiết lập rằng: Nếu thật sự có Ngã trong Đệ nhất nghĩa, thì phàm phu thuận theo giống như Thánh để thiết lập Tông chỉ, bởi vì có Trí có thể chứng được Thật ngã trong Đệ nhất nghĩa, là đưa ra nhân; như các Thánh nhân không còn Sinh là Dụ về giống nhau, vậy thì phàm phu thuận theo giống như Thánh. Phàm phu đã giống như Thánh thì không có phàm phu, lại thành ra một lỗi lầm.

Tiếp là trái lại đưa ra câu sau, trình bày về lỗi lầm của Thánh thuận theo phàm phu, nói là: Vả lại, nếu tướng Ngã thật sự có trong Đệ nhất nghĩa, thì nếu lìa bỏ chấp trước về Ngã thuận theo thường sinh ở thế gian, bởi vì không xứng với Thật thì giống như vọng chấp, cho nên không phải là Trí thuộc Đệ nhất nghĩa. Trong này thuận theo lỗi lầm để thiết lập rằng: Bởi vì Lý thật sự có Ngã, Thánh thuận theo giống như phàm phu làm

Tông chỉ. Tiếp là Thánh chứng được Vô ngã, bởi vì điên đảo mê hoặc trái với Lý, cho nên không phải là Trí của Thánh, là đưa ra nhân; như các phàm phu là Dụ về giống nhau, vậy thì kết luận thành tựu về lỗi lầm của Thánh thuận theo giống như phàm phu. Thánh đã giống như phàm phu thì không có Thánh nhân, lại là một lỗi lầm.

Vì vậy Kinh nói nếu lìa bỏ chấp trước này thì không có nơi sinh, là trái lại hiển bày về vọng tình nhất định là lỗi lầm. Hai lỗi lầm đã thành tựu, thì Lý về Vô ngã rõ ràng có thể thấy.

Mục hai-Điên đảo mê hoặc mà khởi duyên, tức là Luận trình bày về Đáp. Bởi vì giải đáp chất vấn làm cho ngoại đạo hàng phục, hai chất vấn-hai giải đáp: 1-Chất vấn về chấp Tình đưa ra Lý, giải đáp là Tình trái với Chánh Lý; 2-Từ "Thường cầu..." trở xuống là chất vấn về chấp Tướng đưa ra Thật, giải đáp là Tướng không dựa vào Ngã.

Chất vấn thứ nhất: Nếu thật sự Vô ngã thì vì sao chấp trước về Ngã? Như giữa bầu trời không có người, lẽ nào cho là có người? Đã chấp trước về Ngã, mà không chấp trước Vô ngã, rõ ràng biết là có Ngã. Giải đáp rằng: Bởi vì không có Trí cho nên ở nơi Vô ngã chấp trước về Ngã, không phải là bởi vì có Ngã, như mắt bị bệnh thấy hoa đốm giữa hư không, lẽ nào có hoa đốm giữa hư không hay sao?

Chất vấn thứ hai: Nếu thật sự Vô ngã, vì sao tham trước đối với Ngã, thọ sinh ở thế gian, làm duyên theo thứ tự, rõ ràng biết là có Ngã, mới có thể làm duyên theo thứ tự mà sinh khởi? Giải đáp rằng: Chính là bởi vì Vô ngã mà chấp làm Ngã, Si-Ái làm căn bản, điên đảo mê hoặc tạo nghiệp cho đến Lão tử, đâu cần đến Ngã?

Ý giải đáp chính là như vậy. Dựa vào văn phân ba: 1-Trình bày về điên đảo mê hoặc thuận theo khởi lên duyên nhiễm; 2-Từ "Thử nhân duyên cố..." trở xuống là Chánh Trí quán sát ngược lại, kết luận giải đáp về Vô ngã; 3-Từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là dựa vào con người kết luận về quán sát.

Mục 1-Như vậy mười hai Chi tức là mười hai tiết riêng biệt, cũng không có gián đoạn, nhưng mà trong các Luận phần nhiều thâu nhiếp làm bốn: Một-Chi chủ động dẫn dắt (Năng dẫn), là bởi vì Vô minh-Hành chủ động dẫn dắt năm chi như Thức... thuộc về chủng tử của quả; Hai-Chi thụ động dẫn dắt (Sở dẫn), là bởi vì năm chi như Thức... là do hai Chi trước mà dẫn dắt phát khởi; Ba-Chi chủ động sinh ra (Năng sinh), là bởi vì Ái-ThủHữu tiếp cận sinh ra Sinh-Lão tử của vị lai; Bốn-Chi thụ động sinh ra (Sở sinh), là bởi vì Sinh-Lão tử là do Ái-Thủ-Hữu tiếp cận mà sinh ra.

Đây là dựa theo một lớp nhân quả thuộc hai đời, trình bày về sinh ra và dẫn dắt riêng biệt. Nếu dựa vào hai lớp nhân quả thuộc ba đời, thì sinh ra và dẫn dắt nối thông với nhau. Nay kinh đều đầy đủ. Lại dựa vào mười hai tiết phân làm năm tiết:

Tiết một-Từ đầu đến "Hữu vô" là phân rõ về chi Vô minh, không có Trí là Si, thường mong cầu về có-không có tức là Hữu Ái. Nhưng dựa vào ba đời, các phiền não lụi tàn trước đây gọi chung là Vô minh, sơ lược nêu ra phát khởi tưới thấm, bởi vì chi Hữu là căn bản. Nếu dựa theo hai đời, thì tuy các phiền não đều có thể phát khởi tưới thấm, mà lực của Vô minh tăng lên ở phần vị phát khởi về nghiệp, cho nên gọi là Vô minh. Chỉ đích thực chọn lấy chủ động phát khởi cảm đến nghiệp thiện-ác của đời sau, lấy làm Thể của Vô minh. Mong mỏi về Thường là có, bởi vì mong muốn thường còn đối với sự việc có vui thích; mong cầu về Đoạn là không có, bởi vì mong muốn đoạn diệt đối với sự việc có đau khổ.

Tiết hai-Từ "Bất chánh tư duy..." đến "Tăng trưởng..." là trình bày về chi Hành, văn có bảy câu: Ba câu đầu là lỗi của Hành, ba câu tiếp là Thể của Hành, một câu sau là kết luận thành tựu.

Trong ba câu đầu: Câu 1 nói tư duy không chính đáng, là Hành đi cùng Vô minh. Kinh Niết Bàn nói đây là nhân của Vô minh, cũng là Vô minh thâu nhiếp, tiếp theo trước phát khởi sau cho nên nhân quả nêu ra lẫn nhau. Câu 2 là dựa vào con người để làm rõ về lỗi lầm, nghĩa là khởi lên Hành hư vọng thì nhất định là phàm phu, Vô minh làm nhân, mong cầu quả báo mà tạo nghiệp, vì vậy ở Địa thứ nhất nói: Tất cả những nghiệp đã làm đều tương ưng với điên đảo. Trái lại nêu ra Thắng nghĩa của Bồ-tát, nghĩa là Bồ-tát tuy khởi lên Hành thiện thực hành đối với quả báo, mà lấy Minh làm nhân, thành tựu không mong cầu quả báo, không gọi là Hành hư vọng. Câu 3 là dựa vào pháp để làm rõ về lỗi lầm, Luận nói: Nêu ra ở nơi giải thoát mà Hành không chính đáng, nếu Hành theo con đường Niết-bàn thì mới là Chánh đạo.

Ba câu tiếp là phân rõ về Thể tướng của Hành, bởi vì ba nghiệp tương ưng với tư duy mà tạo ra ba Hành, nghĩa là do mê lầm ngu về Dị thục, trái với Tín-Giải đúng đắn mà khởi lên, cảm đến nghiệp ác của ba đường dữ và nghiệp khổ thuộc Báo riêng biệt của trời người, đều gọi là Hành tội lỗi. Nhưng riêng biệt chắc chắn bao gồm tổng quát, bởi vì chỉ cảm đến Báo riêng biệt không phải là chi Hành, do mê lầm ngu về nghĩa chân thật, không biết ba cõi đều là khổ đau, vọng cho là vui sướng mà khởi lên. Nghiệp thiện của cõi Dục gọi là Hành phước, nghiệp thiện của tám Thiền gọi là Hành bất động.

Một câu sau là kết luận thành tựu về chi Hành, nghĩa là gây ra rồi không có hối hận, mà tích tập tăng trưởng, cho nên có chuyển dời.

Tiết ba-Từ "Ư chư hành..." trở xuống là trình bày về chi Thức, nghĩa là Hành đã phát khởi rồi, do Hành huân tập trong tâm, khiến cho Bổn thức này có thể dẫn đến Sinh-Lão tử của vị lai, gọi đó là chủng tử. Nếu không có Hành huân tập thì cuối cùng không thành tựu chủng tử, cho nên nói là gieo trồng ở trong các Hành, chữ Tâm Chủng tức là thụ động dẫn dắt năm chủng tử như Thức..., vì Hành làm cho tích tập trong một sát-na, không có trước-sau. Dựa theo làm Dị thục cho chủng tử của sáu căn, gọi là chi Lục nhập; làm Dị thục cho chủng tử của Xúc-Thọ, gọi là chi Xúc-Thọ. Trừ ra chủng tử của Bổn thức làm Thể của chi Thức, và ba chủng tử này, các Dị thục còn lại thuộc chủng tử của Uẩn, đều là chi Danh sắc, cho nên không có trước-sau.

Phần vị của nhân khó nhận biết, chỉ dựa vào phần vị đang khởi lên mà nói năm loại có khác nhau. Năm loại không lìa xa tâm, chỉ gọi là chủng tử của tâm. Lại ẩn kín bốn loại còn lại, bởi vì dựa vào hiện hành mà nói.

Nhưng trong luận Duy Thức, chỉ dùng chủng tử như Thức làm thụ động dẫn dắt, mà trong luận Tạp Tập nói chi Thức này bao gồm chủ động dẫn dắt, đích thực chọn lấy chủng tử của nghiệp làm chi Thức, bởi vì chủng tử của Thức chính là chi Danh sắc thâu nhiếp.

Kinh Duyên Khởi nói bao gồm chủ động dẫn dắtthụ động dẫn dắt, bởi vì chủng tử của nghiệp-chủng tử của Thức đều gọi là Thức, chủng tử của Thức chỉ là chỗ dựa của Danh sắc, không phải là Danh sắc, cho nên không giống như luận Tạp Tập.

Nay ý Kinh giống với kinh Duyên Khởi đã nói, bởi vì bao gồm chọn lấy cả hai, cho nên cùng nêu ra HànhThức.

Luận nói: Trong này chủng tử của tâm khởi lên, là nêu ra Thể tánh của Sinh-Lão tử, nghĩa là hai quả của vị lai, bởi vì chủng tử của Thức này làm nhân gần.

Tiếp là Hữu thủ thuộc về hữu lậu là thành tựu về nghĩa của chủng tử trước đây, nghĩa là Hành và Thức... gọi là chủng tử, đều bao gồm vô lậu. Nay tương ưng với ba lậu cho nên gọi là chi Hữu, như trong Địa thứ nhất bởi vì bốn Lưu như Dục... mà khởi lên chủng tử của tâm, hữu lậu là Ái, Hữu thử là Thủ, Ái-Thủ tưới thấm mà có thể dẫn đến quả báo đời sau.

Tiết bốn-Từ "Phục khởi..." trở xuống là phân rõ về chi Danh sắc: Hai câu đầu, văn hàm chứa hai ý: 1-Thành tựu về nghĩa của chủng tử trước đây, bởi vì khởi tâm sinh tử cho nên mang lấy tên gọi chủng tử; 2-Tổng quát nêu lên nghĩa sau, bởi vì tên gọi hiện hành... đều là Sinh-Lão tử, tức là giống với Địa thứ nhất, ở trong ruộng của ba cõi lại sinh ra mầm đau khổ.

Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt cũng có hai ý: 1-Tổng quát dựa theo mười hai Chi, từ đây đến sinh ra mầm của Danh sắc, là Thức sinh ra Danh sắc; 2-Vì hiển bày về mười nhân trước đây đã đầy đủ, là phân rõ về chi Hữu sinh ra Sinh-Tử, Danh sắc ở đầu tiên theo thứ tự phân rõ mà thôi, nghĩa là năm chủng tử như tâm... trước đây, do Hữu lậu-Hữu thủ-Ái thủ tưới thấm, cho nên lại khởi lên quả báo của đời sau, là nêu lên chi Hữu sinh ra hai quả. Nay riêng biệt hiển bày về tướng của chi Hữu.

Luận Duy Thức nói: "Ái-Thủ hợp lại tưới thấm chủ động dẫn dắt chủng tử của nghiệp và nhân của thụ động dẫn dắt, chuyển đổi gọi là Hữu, bởi vì đều có thể gần với Hữu thuộc về quả của thân đời sau."

Luận Du Già quyển thứ 10, chỉ nói chủng tử của nghiệp gọi là Hữu, bởi vì Hữu này đích thực cảm đến quả Dị thục, nói như đoạn sau. Trong quyển thứ 38 lại nói: "Chỉ năm chủng tử như Thức... gọi là

Hữu, là bởi vì tự mình sinh ra năm chủng tử như Thức... của vị lai."

Thật sự thì tổng quát có tám Chi cùng thiết lập tên gọi là Hữu, chỉ trừ ra Vô minh bao gồm Hữu thành ra chín Chi. Nay Kinh lại thêm vào Vô minh, thì bao gồm mười nhân trước đây, cùng dẫn đến hai quả. Nếu dùng mười hai Chi là hai quả của đời trước, thì trong một đời có đủ mười hai Chi. Lại dựa theo chi Hữu, văn có sáu duyên:

1- Nghiệp làm ruộng, tức là chủng tử của Hành hướng về quả thụ động sinh ra, bởi vì chỉ làm Tăng thượng duyên.

2- Thức làm hạt giống, tức là năm chủng tử như Thức..., bởi vì làm nhân gần cho sinh tử của đời sau, như dựa vào ruộng tốt xấu mà gieo hạt giống ở thế gian, nhưng đậu-mạch ấy mọc lên tùy theo chủng loại của mình. Luận tổng quát giải thích rằng: Tùy thuận nghiệp làm đất mà thâu nhiếp giữ lấy các Hành thuộc về tộiphước... Đây chính là trình bày về tùy thuận, đối với Ái thâu nhiếp chủng tử của Hành-Thức trước đây mà thành tựu chi Hữu.

3- Vô minh che phủ tối tăm, bởi vì Luận chủ chọn lấy Vô minh trong Kinh trước đây, cho nên nói là trước đây nói. Tối tăm chướng ngại không có Trí, bởi vì Vô minh che phủ. Đây là dựa vào xa để giúp đỡ mà quay về cùng có thể phát khởi, cũng là nêu ra đời trước mà ví dụ cho đời này. Dựa theo ý của luận Duy Thức không phải là Vô minh phát ra nghiệp trước đây, tức là Vô minh che phủ nghiệp; cũng là Ái thâu nhiếp, tức là mê mờ ngu về quả Tăng thượng bên ngoài. Lại các phiền não đều có thể tưới thấm, bởi vì dựa theo mười nhân mà cùng một đời.

4- Nước Ái làm cho thấm ướt, Luận chủ dựa vào Ái thường mong cầu về có-không có trước đây, tức là nêu ra ví dụ, cũng tức là Hữu lậu trong phần nêu lên trước đây, bởi vì Vô minh-Hữu ái trước đây thâu nhiếp.

5- Ngã mạn là nước tưới, tức là chi Thủ. Nước tưới phải thường xuyên mới sinh ra mầm Hữu, bởi vì Thủ như Ngã ngữ... là Ngã mạn, nếu tỏ ngộ Vô ngã thì có lẽ không sinh ra.

6- Mạng lưới Kiến chấp tăng trưởng, cũng là chi Thủ, do Kiến thủ thâu nhiếp, bởi vì Ngã kiến là gốc sinh ra các Kiến, khiến cho pháp vô lậu không thể nào hủy hoại, cho nên gọi đó là mạng lưới.

Luận tổng quát giải thích rằng: Tâm trú như vậysinh như vậy, là tổng quát hiển bày về mầm của Danh sắc sinh ra, bởi vì Vô minh-Ái, khiến cho chủng tử của Thức trước đây an trú trong đất của nghiệp, cho nên sinh ra tâm Danh sắc.

Tiếp đến lại giải thích về Ngã mạn. Kinh ấy nói Ngã Tâm là nước tưới. Luận nói: Ngã là Ngã sở-Ngã về Ngã tưởng là Mạn, nói Ngã là Ngã sở là giải thích về chữ Ngã, bởi vì không những chấp Ngã, mà cũng chấp về nghiệp-hành, là pháp đã tu của Ngã.

Tiếp đến Ngã về Ngã tưởng là Mạn, là giải thích về chữ Tâm ấy, Tâm tức là nghĩa về Tưởng, dựa vào Ngã dấy khởi Ngã tưởng, bởi vì lấn hiếp người khác cho nên gọi đó là Mạn, đích thực giống với Kinh này.

Tiếp đến giải thích về mạng lưới Kiến chấp rằng: Ngã sinh-không sinh, sinh tức là Thường, không sinh là Đoạn, bởi vì Đoạn-Thường là gốc đầy đủ sáu mươi hai Kiến chấp.

Câu sau cuối nói: Các Kiến chấp đủ loại như vậy. Như trong Địa thứ nhất nói: Bắt đầu từ Vô minh cuối cùng đến chi Thức, đều gọi là Tà kiến.

Nhưng các vị như Viễn Công đều nói Ngã-Ngã sở, là lúc thọ sinh tự thấy thân mình gọi đó là Ngã, thấy tinh huyết của cha mẹ gọi là Ngã sở, lại nói cha mẹ là vợ chồng của mình, đang lúc thọ sinh tranh lấy Sắc với cha mẹ, nói mình tranh được liền khởi lên Tưởng về thắng cuộc, cho nên gọi là Mạn. Ngã sinh, là Ngã chỉ sinh ở nơi này, không sinh ở nơi khác. Đây là đều bao gồm chọn lấy Ái mong cầu về Sinh của Trung hữu, đối với Lý không có gì sai.

Nhưng các câu trên đây đều trình bày về chủ động Sinh mà sinh ra mầm của Danh sắc, tức là năm quả thuộc Báo vị lai (Đương báo) thụ động sinh ra, đầu là Kiết sinh Uẩn tức là chi Thức. Nay bởi vì trước đây phân rõ về chủng tử của Thức chủng, bốn loại còn lại ẩn kín.

Nay phân rõ về hiện hành, lược bớt chỗ dựa của Báo tổng quát ấy, bởi vì muốn hiển bày về nghĩa của Thức và Danh sắc sinh ra lẫn nhau theo thứ tự. Lại bởi vì muốn hiển bày bao gồm chủng tử-hiện hành ấy, cho nên có ẩn-hiện.

Nhưng Danh sắc... nhất định phải có Bổn thức làm chỗ dựa, cho nên ở Địa thứ nhất nói: Ở ruộng của ba cõi lại sinh ra mầm khổ đau, đó gọi là Danh sắc cùng sinh. Luận nói bởi vì sinh ra cùng với thức A-lại-da, tức là văn sau này nói: Cùng sinh ra với Thức.

Tiết năm-Từ "Danh sắc tăng..." trở xuống là phân rõ về tám Chi như Lục nhập..., như đoạn sau trình bày. Nhưng ý của một đoạn này, muốn giải đáp về nguyên cớ của thọ sinh, cho nên nêu ra đầy đủ các phiền não ẩnhiện... khác nhau không thuộc về tướng hiển bày, mà tướng hiển bày thuộc về đoạn sau.

Mục 2, là dựa theo quán sát ngược lại, kết luận giải đáp về Vô ngã: Hai câu đầu dựa theo Sinh trình bày về Vô ngã, chỉ do Vô minh... tích tập chứ không phải là do Ngã tích tập, vả lại câu trước chọn ra không có nhân, câu sau chọn ra nhân tà vạy. Hai câu sau dựa theo Diệt trình bày về Vô ngã, tánh sát-na diệt đi không còn mà khiến cho như vậy.

Mục 3, là dựa vào con người kết luận về quán sát: Quán sát như vậy, tức là tùy thuận với Lý của duyên khởi.

Mục ba-Mê lầm về Chân mà khởi lên Vọng, duyên với tướng theo thứ tự, tức là luận về tướng sai biệt. Luận nói: Nếu nhân duyên Vô ngã thì dùng tướng nào trú vào nhân duyên tích tập về Hành? Nghĩa là ngay tướng ấy gọi là Trú, về sau sinh ra là Hành. Ý kinh nói rằng: Mê lầm về Lý của các Đế, khởi lên tướng tích tập mà thôi.

Nhưng ba mục về Thành-Đáp-Tướng trước đây, tất cả đều là chi Hữu nối tiếp nhau, mà hai lớp duyên với tướng vì sao sai biệt? Tóm lược có năm sai khác:

1- Trước là dựa theo Vọng ngã mà khởi duyên, tức là mê lầm về chấp Ngã chấp; ở đây dựa theo mê lầm về Đế mà khởi duyên, tức là mê lầm về nghĩa chân thật.

2- Trước là dựa theo duyên khởi, ở đây dựa theo duyên thứ tự. Trước là bao gồm chọn lấy mười nhân, một xứ cùng khởi lên Danh sắc; trong này luôn luôn chỉ nói theo thứ tự.

3- Trước là bao gồm ba đời-hai đời, bởi vì thừa nhận mười nhân cùng chung một đời, cho nên nghĩa chọn lấy cũng bao gồm năm đời; ở đây chỉ là ba đời, bởi vì Danh sắc... chỉ dựa theo hiện tại, cho nên nghĩa chọn lấy cũng bao gồm một đời.

4- Văn trước muốn trình bày về ba đời cùng đầy đủ, ở trong Vô minh mà nói về Hữu ái, ở trong hiện tại mà nói về Vô minh; trong này ba đời có ẩn-hiện lẫn nhau, không thừa nhận về tướng nối thông.

5- Trước là giải đáp chất vấn, đây là phân rõ về tướng.

Như ý của Luận, cho nên có năm sai khác này. Hai nơi phân rõ về duyên, cùng trình bày về nối tiếp nhau, bởi vì toàn bộ phá trừ ngu si điên đảo, cho nên chỉ gộp lại làm một trong mười môn. Trong văn cũng có hai: Đầu là thuận; sau là nghịch.

Trong quán thuận:

Một-Chi Vô minh, nói là không hiểu rõ đối với Đệ nhất nghĩa, nhưng mười hai Chi đều dựa vào Chân mà khởi lên, bởi vì không có tự tánh, kệ sau nói: Quán sát Thật nghĩa của các nhân duyên vốn là Không. Nhưng đầu tiên là Vô minh gần gũi mê mờ về Lý của Đế mà khởi Hành. Đã ngang ngược từ Không mà khởi lên, không thể trở lại nguồn gốc, khiến cho Vô minh chỉ nhận lấy tên gọi mê mờ.

Luận về Kinh nói: Đệ nhất nghĩa về các Đế, tức là bốn Đế.

Vì vậy luận Đối Pháp nói: Ngu về nghĩa chân thật, nghĩa là mê lầm về bốn Thánh đế, thụ động mê lầm tức là Thật nghĩa, chủ động mê lầm tức là Ngu, có riêng pháp tối tăm gọi là Vô minh, không những ngăn chặn giải thích (Già thuyên) trình bày về không có mà thôi.

Hai-Quả của nghiệp đã gây ra gọi là Hành, là chi Hành. Nghiệp tức là ba nghiệp như tội lỗi..., là quả do Vô minh ấy mà khởi lên, vì vậy kệ nói: Nghiệp của Tư đã gây ra quả ngu si. Nhưng mà Luận nói: Vô minh trong này đã gây ra quả của nghiệp, đó gọi là Danh sắc. Đây là nêu ra Thể của quả, Thể nghĩa là Thể của Hành mà tức là Danh sắc.

Thích Luận của Viễn Công nói: "Hành có ba nghiệp, Ý nghiệp là Danh, Thân-khẩu nghiệp là Sắc."

Luận Tỳ-bà-sa nói: "Danh sắc có hai: 1-Danh sắc thuộc về phương tiện; 2-Danh sắc thuộc về Báo. Nếu nói Danh sắc duyên Thức, thì chính là Danh sắc thuộc về phương tiện; nếu nói Thức duyên Danh sắc, thì chính là Danh sắc thuộc về Báo." Nay dùng Hành làm Danh sắc thuộc về phương tiện.

Ba-Từ "Hành y chỉ..." trở xuống là chi Thức. Luận nói: Trong đó, Thức là bởi vì nương tựa nơi ấy, nơi ấy tức là Hành. Trong này nói ngược lại, nên nói là bởi vì dựa vào nơi ấy. Luận về Kinh nói: Dựa vào Hành có Thức là tâm ban đầu, nghĩa là do Hành huân tập vào tâm mà có chủng tử của quả ấy, cho đến hiện hành.

Luận Du Già nói: "Nhờ vào Thức làm duyên nối tiếp nhau đến Thức của quả, trước sau theo thứ tự."

Bốn-Từ "Dữ Thức..." trở xuống là chi Danh sắc. Một chữ Thức ở đầu tức là chi Thức hiện hành, Thức làm chủng tử bên cạnh chỉ là A-lại-da, bao gồm sáu Thức ở phần vị hiện hành. Nay chọn ra hiện hành chứ không phải là chủng tử, cho nên nói là cùng sinh bốn Uẩn, bởi vì Thức uẩn đã thuộc về Thức làm chỗ dựa.

Nếu nói bốn Uẩn gọi là Danh, Yết-la-lam... là Sắc, thì Thức hiện hành làm chỗ dựa, cũng chỉ là A-lại-da.

Luận Du Già nói: "Cùng có Căn dựa vào gọi là Sắc..., Căn dựa vào không gián đoạn gọi là Danh, thì bao gồm năm Uẩn làm Thể, tức là hai mươi tám ngày thuộc về phần vị Căn chưa đầy đủ." Luận nói: Bởi vì Danh sắc và Thức cùng sinh ra, đây là nói chọn bỏ lạm dụng, sợ rằng người ta hiểu lầm mà nói là Danh cùng Sắc sinh ra. Lại nói: Bởi vì Thức-Danh sắc theo thứ tự dựa vào nhau, là giải thích về nghĩa Cùng trước đây, nghĩa là Thức dựa vào Danh sắc mà có thể khởi lên, Danh sắc dựa vào Thức mà có thể tồn tại, như nước và bụi đất dựa vào duy trì lẫn nhau để làm hòn đất, cũng như bó lau, cho đến mạng chung dựa vào nhau mà chuyển. Văn giải đáp trên đây tổng quát gọi là quả của Khổ, là mầm của Danh sắc.

Năm-Chi Lục nhập, nghĩa là sau hai mươi tám ngày, các căn ở phần vị đầy đủ, sáu Xứ rõ ràng mạnh mẽ, Danh tăng lên thành tựu Ý xứ, Sắc tăng lên thành tựu năm Xứ còn lại.

Luận Câu Xá nói: "Từ ba hòa hợp thuộc sáu Xứ trước đây sinh ra Căn như Nhãn..." Đoạn trước là trình bày về Bổn hữu thuộc Ý căn, nói là thành tựu năm Căn mà thôi.

Luận Câu Xá quyển thứ 11 nói: "Trong năm quả, ba quả trước là trong thai, hai quả cò lại là ngoài thai."

Sáu-Chi Xúc, Xúc nghĩa là xúc chạm đối đãi, tuy có ba hòa hợp, mà đối với nhân của ba Thọ hãy còn chưa nhận biết rõ ràng, chỉ có thể xúc chạm đối đãi.

Bảy-Chi Thọ, phân biệt ba Thọ, lãnh nạp đối với Xúc, gọi là Xúc cùng sinh ra. Bốn Chi trước đây, chỉ dựa theo hiện hành.

Tám-Chi Ái, bởi vì trong ba Thọ thì Lạc thọ triền miên mong cầu, cho nên nói là nhiễm trước, tức là Tham thuộc Trung phẩm-Hạ phẩm. Chi này tuy bao gồm duyên với hai quả trong-ngoài, mà phần nhiều các Luận chọn lấy duyên với cảnh bên ngoài mà sinh quả Tăng thượng của Ái.

Chín-Chi Thủ, tuy thâu nhiếp phiền não còn lại, mà Ái tưới thấm hơn hẳn, cho nên nói là Ái tăng lên. Nhưng hai Chi trên đây bao gồm hiện hành và chủng tử.

Mười-Chi Hữu, do bốn Thủ trong tâm mà khởi lên các nghiệp, cho nên gọi là hữu lậu. Nghiệp này tự mình có thể dẫn đến quả ở vị lai, cho nên gọi đó là Hữu. Đây là dựa theo ba đời, không giống như Ái-Thủ hợp lại tưới thấm nghiệp... ở đoạn trước gọi là Hữu, bởi vì nghiệp trước đây đã cách xa Danh sắc hiện hành...

Mười một-Chi Sinh, dựa theo duyên tăng thượng nói là thuận theo nghiệp khởi lên, bắt đầu từ Trung hữu chưa suy yếu biến đổi đến nay, đều gọi là Sinh.

Mười hai-Chi Lão tử, tức là các phần vị suy yếu biến đổi gọi là Uẩn chín muồi. Thể của hai Chi trên đây bao gồm năm Uẩn, chỉ là hiện hành muốn khiến cho sinh lòng chán ngán, hợp năm làm thành hai để hiển bày về ba Khổ. Lão không phải là nhất định có, dựa vào Tử mà thiết lập về Chi. Tách biệt làm năm Chi, ở thời gian khác tuy là Hữu mà thời gian Tử nhiều hơn, cho nên chỉ dựa vào Tử mà nói. Nhưng một đoạn về chi Hữu này, cũng trước-sau nối thông với một chi Sinh, kiến lập Chi khác có thể biết. Chỉ một chủng tử của chi Sinh nối thông, chọn lấy trước đây mà thôi, suy nghĩ điều này!

Trong quán nghịch: Toàn bộ kết luận là cây khổ, nghĩa là Vô minh-Hành dẫn dắt Thức đến Thọ làm mầm khổ, Ái duyên vào dẫn dắt Thọ đến Hữu là nuôi giữ, Sinh-Lão tử làm cây khổ, thuận theo mầm nuôi giữ là nghĩa của tăng trưởng.

Lại ở trong pháp hiện tại, Vô minh tạo nghiệp là cây khổ nhỏ bé, nếu Ái-Thủ tưới thấm thì được tăng trưởng, không tưới thấm hãy còn diệt, huống là lại tăng trưởng hay sao?

Lại hai Chi đầu làm gốc rễ, hai Chi tiếp làm thân, ba Chi tiếp làm cành nhánh, ba Chi tiếp làm hoa, hai Chi sau làm quả. Vô ngã-Ngã sở kết luận thành tựu Vô ngã, Vô tác-Vô thọ kết luận thành tựu về Không.

Từ "Phục tác thị niệm..." trở xuống là dùng Ngã so sánh với Pháp, kết luận thành tựu về nghĩa thù thắng. Vì vậy luận Du Già nói: "Do mười loại tướng duyên khởi rất sâu xa, sáu nghĩa dựa vào Vô thường, một nghĩa dựa vào Khổ, một nghĩa dựa vào Không, hai nghĩa dựa vào Vô ngã."

Sáu nghĩa dựa vào Vô thường: 1-Thuận theo chủng tử của mình, cũng cần đến duyên khác. 2-Thuận theo nơi khác cũng cần đến chính mình. 3-Cùng thuận theo Dụng không có tạo tác; 4-Tánh của hai nhân này đều là có. Bốn nghĩa này tức là trong đoạn trước đây, chỉ bởi vì nhân duyên mà tích tập chứ không có gì tích tập. 5-Tuy tướng ấy thành tựu từ vô thỉ, mà diệt trong sát-na. 6-Tuy diệt trong sát-na mà tựa như dừng lại. Hai nghĩa này tức là tùy ý vận dụng mà diệt trước đây, cũng không có gì diệt.

Một nghĩa dựa vào Khổ: Bởi vì tướng của một vị Khổ mà tựa như ba tướng, kết luận nói là cây khổ.

Một nghĩa dựa vào Không: Nghĩa là lìa xa hữu tìnhTác giả-Thọ giả, nhưng tựa như không lìa xa mà biểu hiện rõ ràng, thì nay là Vô tác-Vô thọ.

Hai nghĩa dựa vào Vô ngã: 1-Tuy thật sự Vô ngã, mà tựa như tướng Ngã hiện rõ, thì nay là hiện tại Vô ngã-Ngã sở; 2-Dựa vào Thắng nghĩa đế, tuy không thể nói được, mà nói tự tánh của các pháp có thể nói được, thì nay từ "Phục tác thị niệm..." trở xuống, văn kinh đầy đủ mười nghĩa rồi, bởi vì tướng của duyên trước đây đều là nghĩa tương tự.

Trong quán nghịch thẳng thắn hiển bày về chân thật, bởi vì tánh-tướng vô ngại, là quán duyên khởi rất sâu xa, chính là thuộc về nơi này.

Vả lại, Vô tác-Tác giả, tức là hiển bày về duyên sinh, không phải là trời-người làm ra, bởi vì nếu Phật xuất thế hay không xuất thế, thì pháp giới-pháp trú-pháp tánh đều an trú. Đối với một Quán này đã là rất sâu xa, huống gì thêm hai Quán sau?

Hai là dựa theo quán sát về Đại Bi tùy thuận: Trong bốn Quán, môn thứ nhất này tức là Quán thứ nhất về ngu si điên đảo.

Luận tổng quát giải thích rằng: Bởi vì ngu si và điên đảo tùy theo nơi đã đắm vào, mà quán sát về sự việc này, nghĩa là mười hai nhân duyên là nơi đã đắm vào, ngu simê lầm về tánh-tướng, chấp trước điên đảo về Ngã sở.

Sau riêng biệt giải thích về ý, trình bày do mê lầm mà thiết lập hai điên đảo tùy theo ngu si: 1-Từ đầu đến "Tắc vô sinh xứ", trình bày do mê lầm về duyên với tánh là Vô ngã, chấp Ngã mà trở thành điên đảo. Bởi vì đắm vào Ngã thì sinh ở thế gian, rõ ràng là điên đảo; nếu lìa bỏ đắm vào Ngã này thì không có nơi sinh, trái lại hiển bày đắm vào Ngã này nhất định là điên đảo. 2-Từ "Phục tác..." trở xuống đến hết là một môn thứ nhất trình bày do ngu si mà nghi ngờ mê hoặc điên đảo về duyên sinh là tướng của duyên, nghĩa là không có Trí mà thường mong cầu có-không có, vướng vào hai nẻo của ĐoạnThường, cho nên nói là nghi ngờ mê hoặc, dẫn đến nối tiếp nhau là tướng của duyên, rõ ràng là điên đảo. Khiến cho Bồ-tát thuận theo sự việc ngu si điên đảo của chúng sinh ấy, khởi lên tâm Bi quán sát, gọi là quán sát về sự.

Ba là dựa theo quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng: Trong chín Quán, môn này thâu nhiếp toàn bộ Quán thứ nhất và một nửa của Quán thứ hai, nghĩa là hai văn ở phần Thành-Đáp thứ nhất gọi là quán sát phân biệt về nhiễm tịnh. Ở đây có hai ý: 1-Đắm theo Ngã là nhiễm, lìa xa Ngã là tịnh; 2-Đắm theo Ngã mà duyên vào tướng Sinh là nhiễm, lìa xa Ngã mà duyên vào tướng Diệt là tịnh. Tướng sau ở văn kinh, tức là thuộc về Quán thứ hai là nương tựa, nghĩa là tuy dựa vào Đệ nhất nghĩa, mà bởi vì không biết cho nên đã khởi lên các duyên, thì làm chỗ dựa của nhiễm; thấy các duyên của Đệ nhất nghĩa là diệt, thì làm chỗ dựa của tịnh. Trong quán sát về tướng của Đế, bởi vì không biết mà trở thành duyên vào tướng.

Trong quán sát về Đại Bi, không biết thì trở thành điên đảo.

Nhưng một môn nối tiếp nhau trên đây, văn kinh không có hai, tùy theo nghĩa phân ba: 1-Trình bày về điên đảo mê hoặc mà khởi duyên, thật sự không có Ngã, thành tựu quán sát về Nhất thiết trí; 2-Thuận theo sự việc ngu si điên đảo, thành tựu quán sát về Trí thuộc tướng của đạo; 3-Suy xét tường tận về tánh-tướng, nhiễm-tịnh, hiểu biết-mê hoặc, thành tựu quán sát về Chủng trí.

Lại đầu là thuận theo Trí căn bản, tiếp là thuận theo Trí hậu đắc, sau tức là Trí vô ngại. Tuy không có Ngã sở, không hủy hoại tướng, mà khởi lên Đại Bi. Chủ động-thụ động vốn Không, Bi mà không có đắm trước, cả hai tận cùng tánh-tướng, không vướng vào Tự-Tha, ba Quán-một Tâm thành tựu về Trí vô ngại, Bát-nhã rất sâu xa lẽ nào không hiện rõ trước mắt hay sao? Một môn hãy còn như vậy, huống gì thêm chín môn còn lại?

QUYỂN 40

Trong môn thứ hai: Thâu nhiếp đưa về một tâm. Nhưng một môn này lại hàm chứa nhiều ý, tạm thời phân hai môn riêng biệt: Một-Môn suy xét ngọn quy về gốc; Hai-Từ "Như Lai ư thử..." trở xuống là môn gốcngọn nương tựa duy trì.

Một-Môn suy xét ngọn quy về gốc. Dựa vào ba Quán của Luận:

Một là dựa theo quán sát về tướng của Đế, tức là quán sát thứ hai thuộc về Đệ nhất nghĩa Đế.

Luận về sinh khởi rằng: Vì sao Đệ nhất nghĩa sai biệt như vậy? Bởi vì pháp quán ấy chứng được Đệ nhất nghĩa, thì đạt được giải thoát. Đây là trình bày về nguyên cớ tu quán, bởi vì Đệ nhất nghĩa là tánh của duyên sinh, nếu thấy tánh của duyên thì thoát khỏi ràng buộc của duyên, cho nên tu pháp quán ấy.

Nhưng Luận về Kinh tuy nói: Đều là tác ý của một tâm, chọn lấy một tâm chủ động dấy lên, cho nên nói là quán sát về Đệ nhất nghĩa.

Luận nói: Chỉ là một tâm, bởi vì tất cả ba cõi chỉ do tâm chuyển biến. Câu này là tổng quát về chuyển, là nghĩa của khởi tác, cũng là nghĩa của chuyển biến.

Nhưng một văn này, các giáo cùng dẫn chứng thành tựu chỉ do tâm. Vì sao một tâm mà làm ra ba cõi? Tóm lược có ba nghĩa: 1-Người hàng Nhị thừa, nói là có cảnh trước mắt, không hiểu rõ chỉ do tâm, cho dù nghe đến một tâm, nhưng nói là một của Chân đế, hoặc nói là do tâm chuyển biến, không phải đều là tâm. 2-Dị thục của A-lại-da gọi là một tâm, bởi vì chọn bỏ không có cảnh bê ngoài, cho nên nói là một tâm. 3-Một tâm thanh tịnh thuộc tánh của Như Lai Tạng, bởi vì Lý không có hai Thể, cho nên nói là một tâm. Ở đây, một tâm ở nghĩa đầu, Bồ-tát không thực hành về pháp quán này; một tâm ở hai nghĩa sau, ý của Kinh đích thực trình bày bao gồm ba Quán. Dựa theo một tâm thanh tịnh là Quán thứ nhất, bao gồm hai tâm này là hai Quán sau.

Một tâm ở hai nghĩa sau, tóm lược như phẩm Vấn Minh. Mở rộng có mười: Một môn đầu là giả thiết nói về một tâm, nghĩa là thật sự có pháp bên ngoài bởi vì chỉ do tâm biến động; chín môn sau thật sự chỉ là một tâm.

Môn hai-Tướng và Kiến cùng tồn tại cho nên nói là một tâm. Đây là bao gồm tám Thức và các tâm sở, cùng đầy đủ hình ảnh vốn có của tướng phần đã biến đổi, bởi vì lực huân tập của chi Hữu..., mà biến hiện về Báo thuộc Y-Chánh của ba cõi. Như các luận Nhiếp Đại Thừa và Duy Thức... nói rộng ra.

Môn ba-Thâu nhiếp Tướng quy về Kiến cho nên nói là một tâm, cũng bao gồm tâm vương-tâm sở, nhưng tướng phần đã biến đổi không có phát sinh chủng tử riêng biệt. Chủ động Kiến sinh ra Thức kèm theo hình ảnh dấy khởi của nó. Như kinh Giải Thâm Mật, luận Duy Thức Nhị Thập, luận Quán Sở Duyên Duyên, nói đầy đủ về nghĩa này.

Môn bốn-Thâu nhiếp tâm sở quy về tâm vương cho nên nói là một tâm, chỉ bao gồm tám Thức, bởi vì tâm sở ấy dựa vào tâm vương không có Thể, mà cũng là tâm biến hiện. Như luận Trang Nghiêm nói rộng.

Môn năm-Đem ngọn quy về gốc cho nên nói là một tâm, nghĩa là bảy Chuyển thức đều là công năng sai biệt của Bổn thức, bởi vì không có Thể riêng biệt. Kinh Lăng Già nói:

"Biển Tạng Thức luôn luôn vắng lặng,
Gió cảnh giới làm cho lay động,
Đủ loại sóng nước của các Thức,
Cuồn cuộn tung lên mà chuyển sinh."

Lại nói:

"Ví như sóng nước giữa biển lớn,
Tướng không có số lượng nhất định,
Các Thức tâm khác nhau như vậy,
Cũng không thể nào mà đạt được."

Đã nói là lìa xa nước không có sóng riêng biệt, rõ ràng lìa xa Bổn thức thì không có bảy Thức trước riêng biệt.

Môn sáu-Thâu nhiếp tướng quy về tánh cho nên nói là một tâm, nghĩa là tám Thức này đều không có Tự Thể, chỉ là Như Lai Tạng bình đẳng hiển hiện thì tướng khác đều không còn. Kinh nói: Tất cả chúng sinh tức là tướng Niết-bàn... Kinh Lăng Già nói: "Tướng không hủy hoại có tám, Vô tướng cũng là Vô tướng." Những văn chứng minh đích xác như vậy không phải là một.

Môn bảy-Tánh và tướng cùng dung thông cho nên nói là một tâm, nghĩa là Như Lai Tạng, toàn bộ Thể tùy duyên thành tựu các sự việc, mà tự tánh ấy vốn không sinh diệt, tức là Sự-Lý này tự nhiên dung thông vô ngại, bởi vì một tâm, cho nên hai Đế đều không có chướng ngại.

Luận Khởi Tín nói: "Dựa vào pháp của một tâm, có hai loại môn, cho đến không tách lìa với nhau."

Lại kinh Mật Nghiêm nói: "Phật thuyết về Như Lai Tạng, dùng làm A-lại-da, và dụ như vàng cùng với nhẫn-xuyến..."

Lại kinh Thắng Man nói: "Tự tánh thanh tịnh, tâm không nhiễm mà nhiễm, khó có thể nhận biết rõ ràng; nhiễm mà không nhiễm cũng khó có thể nhận biết rõ ràng."

Đều là trình bày về tánh thanh tịnh, tùy theo nhiễm mà toàn Thể thành Tục, tức là môn Sinh Diệt; tánh nhiễm thường thanh tịnh, xưa nay Chân thanh tịnh, tức là môn Chân Như. Vậy thì nhiễm ô ngay nơi thanh tịnh, không ngăn ngại Chân mà luôn luôn Tục; thanh tịnh ngay nơi nhiễm ô, không phá bỏ Tục mà luôn luôn Chân. Vì thế cho nên không ngăn ngại một tâm cùng tồn tại hai Đế, suy nghĩ sâu xa thật có ý nghĩa.

Môn tám-Dung thông Sự hòa vào nhau cho nên nói là một tâm, nghĩa là do tâm-tánh viên dung vô ngại, dùng tánh để thành tựu Sự, Sự cũng dung thông trọn vẹn không chướng ngại lẫn nhau. Một hòa vào tất cả, trong một hiểu rõ vô lượng..., trong mỗi một vi trần đều thấy pháp giới, trời-người và Tu-la không lìa xa một vi trần. Văn ấy không phải là một.

Môn chín-Khiến cho Sự ngay trong nhau cho nên nói là một tâm, nghĩa là dựa vào Sự thuộc tánh, Sự không có Sự riêng biệt, tâm-tánh đã không có Sự khác biệt lẫn nhau, cũng tất cả ngay trong một. Văn trên nói: Một tức là nhiều, nhiều tức là một...

Môn mười-Lưới giăng của Đế Thích không ngăn ngại cho nên nói là một tâm, nghĩa là trong một có tất cả, trong tất cả ấy lại có tất cả, trùng trùng vô tận, đều bởi vì tâm thức thuộc tánh Như Lai Tạng viên dung vô tận.

Mười môn trên đây, một môn đầu là Tiểu giáo, ba môn tiếp là trải qua Quyền, ba môn tiếp là dựa vào Thật, ba môn sau là dựa theo Bất cọng trong Viên giáo. Nếu hướng xuống dưới thì giống với các Thừa, bao gồm mười Vô ngại. Đại Tông của một Bộ không chỉ có phẩm này, tùy theo mỗi một môn thành tựu quán sát đều khác nhau, có thể rỗng rang mà cầu.

Hai-Môn gốc-ngọn nương tựa duy trì. Từ đây trở xuống đến hết mười môn, đều là sai biệt của Thế đế. Duyên vào tướng vốn vắng lặng, chỉ cần quán sát về Chân, vì sao lại quán sát về Thế đế sai biệt? Luận nói: Bởi vì tùy thuận quán sát Thế đế, tức là tiến vào Đệ nhất nghĩa, Tục là giải thích về Chân, hiểu rõ Tục là Vô tánh thì mới thấy được Chân mà thôi.

Trung Luận nói: "Nếu không nhận biết về Thế đế, thì không đạt được Đệ nhất nghĩa." Bởi vì Quán này có sáu: 1-Thế nào là nhiễm? Bởi vì nhiễm nương tựa vào quán sát, tức là cùng phân rõ về chủ động dựa vào-thụ động dựa vào, thâu nhiếp nửa môn này. 2-Quán sát về nhân là quán sát về nhân của nhiễm, thâu nhiếp hai môn tiếp. 3-Quán sát về thâu nhiếp lỗi lầm, bởi vì chỉ là KhổTập. 4-Quán sát về bảo vệ lỗi lầm, bởi vì bảo vệ Tà kiến của phàm phu. 5-Quán sát về không chán ngán và chán ngán, bởi vì đề phòng Mạn của Tiểu thừa. Ba quán trên đây theo thứ tự đều thâu nhiếp một môn. 6-Quán sát về sâu xa, hiển bày Lý tuyệt diệu của nhân duyên, bởi vì vượt qua tình thức chọn lấy, quán này thâu nhiếp ba môn sau.

Trong sáu Quán: Hai loại đầu là kiến lập về tướng nhiễm, một loại tiếp là dựa vào nhiễm quán sát về lỗi lầm, hai loại tiếp là đích thực quán sát đề phòng sai trái, một loại sau là quán sát thực hành đi sâu vào tận cùng.

Nay nửa môn này, tức là nhiễm nương tựa vào quán sát, nhân duyên có phần là nhiễm, mà tướng nhiễm này vốn nương tựa vào một tâm. Luận nói: Đây là hai Đế sai biệt, bởi vì thuần là Chân thì không sinh, chỉ là Vọng thì không thành, một tâm là Chân, tạp nhiễm là Tục, hai loại này hòa hợp có nhân duyên tích tập.

Trong Kinh có ba: Đầu là tổng quát, nghĩa là dựa vào một tâm phân biệt có mười hai, thì mười hai là một tâm đã duy trì. Nhưng chỉ nói là Như Lai thuyết, bởi vì một tâm lập tức đầy đủ, không phải Phật thì không nhận biết, nghĩa là hiển bày Như Lai ở quá khứ đã hiểu rõ về tánh của duyên, cùng nối tiếp nhau khởi lên, lần lượt chuyển tiếp mà thuật lại. Tiếp là đưa ra ý nói: Mười hai chi Hữu lần lượt theo thứ tự ba đời, trước-sau dẫn dắt sinh ra, vì sao nay nói đều dựa vào một tâm? Sau trong giải thích, Luận không có giải thích riêng biệt, xưa nay các Sư chỉ nói: Tâm lìa xa Bổn thức thì tất cả không thành. Nhưng cách giải thích ấy cùng trải qua Sinh-vượt qua thời gian (Kinh sinh việt thế), điều này tuy không mất đi nghĩa nương tựa duy trì, mà chưa hẳn là đạt được ý nghĩa. Nay nói Như Lai thuyết (Thuyết chủ) khéo léo chỉ ra không lìa xa Chân tâm chứ không chỉ riêng ba đời, nay một niệm tâm lập tức đầy đủ mười hai Chi, càng hiển bày trước-sau không lìa xa một tâm. Điều này giống như luận Câu Xá quyển thứ 9 trình bày về mười hai nhân duyên trong một sát-na. Vì vậy, trong một môn này hàm chứa nhiều duyên khởi.

Một-Hàm chứa hai loại duyên khởi của Nhiếp Luận.

Quyển thứ 2 trong Luận ấy nói: Nếu tóm lược nói về duyên khởi thì có hai: 1-Duyên khởi thuộc về tự tánh phân biệt, nghĩa là các pháp sinh khởi dựa vào Thức A-lại-da; thì nay là một tâm nương tựa duy trì. 2-

Duyên khởi thuộc về Ái-Phi ái phân biệt, nghĩa là mười hai duyên khởi, có thể phân biệt về Ái-Phi ái đối với nẻo thiện-nẻo ác, bởi vì đủ loại Tự Thể làm tánh của duyên; thì nối thông với văn giải thích này và chín đoạn trước-sau.

Hai-Hàm chứa bốn loại duyên khởi trong luận Câu Xá quyển thứ 9: Một là Sát-na, hai là ràng buộc với nhau, ba là phần vị, bốn là nối tiếp ra xa. Ba loại sau bao gồm chín môn còn lại. Trong này chính là môn thứ nhất. Luận ấy nói: "Thế nào là sát-na? Nghĩa là trong một sát-na, do Hành của Tham mà giết hại..., có đủ mười hai Chi." Luận ấy nói mở rộng trên đại thể cùng với phần này giống nhau, cho nên nay không nhất định phải theo thứ tự.

Ý hiển bày về một tâm lập tức đầy đủ, tùy theo sự việc của tham dục cùng sinh ra với tâm, đây là tổng quát chỉ ra sự việc của Hành. Sự việc của tham không phải là một, tùy theo chọn lấy một sự việc, ở trong một niệm là có đủ mười hai Chi, nghĩa là sự việc thuộc Hành của Tham này nhất định phải dựa vào tâm khởi lên, lại bởi vì phân biệt rõ ràng cảnh trước mắt. Tâm tức là chi Thức, sự việc là Hành, sự việc của Tham tức là Hành của Ý nghiệp, nếu biểu hiện ở Thân-Khẩu thì cũng là hai Hành. Không nhận biết lỗi lầm của Tham, có thể dẫn đến Khổ gọi là mê hoặc đối với Hành, cùng với Vô minh và tâm cùng sinh ra là Danh sắc. Danh sắc là tổng quát, làm chỗ dựa cho hai Chi mà gọi là cùng sinh với nhau.

Bản kinh thời Tấn nói: "Nơi nương tựa của Thức vốn là Danh sắc."

Luận Câu Xá nói: "Thức cùng với ba Uẩn tổng quát gọi là Danh sắc." Ý trình bày bởi vì Thọ uẩn tất nhiên là chi Thọ, Danh sắc tăng trưởng là sáu Xứ, không sinh ra năm Thức chỉ gọi là mười Giới, năm Thức dựa vào sinh mới gọi là mười Xứ, Thức dựa vào tướng hiển bày tức là tăng trưởng. Chữ tăng trưởng nên dịch là bắt đầu biểu hiện.

Luận Câu Xá nói: "Căn trú vào Danh sắc nói là sáu Xứ, nghĩa là sáu Căn đều là riêng biệt, lấy riêng biệt dựa vào tổng quát tách ra thành sáu, gọi là trú vào Danh sắc. Tham nhất định phải đối với cảnh là Xúc, Thọ nhất định phải tiếp nhận Xúc. Tham tức là Ái, gọi là Thọ không có chán ngán. Ái thâu nhiếp không rời bỏ tức là Dục thủ. Ái-Thủ tưới thấm sáu Chi trước mà trở thành Hữu, nhưng các chi Hữu ở trước thì Sinh tức là nghĩa của Hữu. Do Hữu mà khởi lên, tức là các pháp khởi lên ở trước, chính là nghĩa của Sinh. Sinh chín muồi là Lão, bởi vì vật sinh ra tức là biến dị. Lão hoại là Tử, bởi vì diệt trong sát-na."

Lại dựa vào Đại thừa vốn là hoại ngay nơi tướng. Vì vậy Kinh nói: Mới sinh đã có diệt, không vì người ngu mà nói. Ở đây, nếu không đoạn trừ thì gọi là ràng buộc với nhau. Phần vị của mười hai Chi, năm Uẩn đều gọi là phần vị, từ đây thuận theo về sau là có từ vô thỉ đến nay, gọi là nối tiếp ra xa. Lý nối thông Đại-Tiểu, hoặc là Thức thứ sáu-thứ tám khác nhau mà thôi, không phải là Thánh giáo lượng thì ai tin vào ý nghĩa này? Luận chủ không giải thích, hầu như sót lại phần Sớ.

Văn này chính thức phân rõ về mười hai chi Hữu cùng thời gian mà khác Thể. Nếu cùng thời gian-cùng Thể thì cũng đầy đủ mười hai Chi, nghĩa là mê lầm Đệ nhất nghĩa tức là Vô minh; Hữu lậu-Hữu thủ thì gọi là Hành; Thể tức là Thức, cũng tức là Danh sắc, tức là Ý xứ; đối với cảnh gọi là Xúc; cảm nhận đối với cảnh gọi là Thọ; nhiễm theo cảnh gọi là Ái; đắm vào cảnh gọi là Thủ; dẫn đến báo gọi là Hữu; Thể hiện rõ gọi là Sinh; ngay nơi dị-diệt là Lão tử.

Dùng mười hai chi Hữu này dựa theo thời gian nối thông mà nói, tổng quát có sáu loại: 1-Dựa vào năm đời mà nói về mười hai Chi, nghĩa là Vô mình-Hành ở quá khứ lại thuận theo quá khứ, sinh ra phiền não ở quá khứ, đây là Hoặc nghiệp sinh ra phiền não; hai nhân ở quá khứ sinh ra năm quả hiện tại, thì Hoặc nghiệp sinh ra Khổ; nếu hiện tại sinh ra vị lai, vị lai lại sinh ra vị lai, thì Khổ trở lại sinh ra Khổ. Đây là dựa vào ba đời mở rộng nhân-đưa ra quả, giả thiết nói có năm, chứ không phải là dựa theo lần lượt chuyển tiếp, không rơi vào vô cùng tận. 2-Dựa vào ba đời. 3-Dựa vào hai đời. 4-Dựa vào một đời, trước-sau kiến lập đều như trong môn thứ nhất phân rõ. 5-Cùng thời gian mà khác Thể. 6-Cùng thời gian và cùng Thể, tức là như văn này.

Hai là dựa theo trong quán sát về Đại Bi tùy thuận, tức là quán sát thứ hai thuộc về cầu giải thoát ở nơi khác, nghĩa là phàm phu ngu si điên đảo, bởi vì thường thuận theo mong cầu giải thoát ở trong Thức

A-lại-da và Thức A-đà-na, và mong cầu giải thoát ở trong Ngã-Ngã sở thuộc về nơi khác. Kinh trình bày chỉ là một tâm, bởi vì ngoài tâm không có Ngã-Pháp, là mong cầu ở trong một tâm; cũng giống như kinh Tịnh Danh nói: "Giải thoát của chư Phật là mong cầu ở trong tâm hành của chúng sinh."

Nói A-lại-da, Trung Hoa nói là Tạng Thức, có thể cất giữ tất cả các pháp thuộc phẩm tạp nhiễm mà khiến cho không mất đi, bởi vì nắm giữ Ngã kiến-Ngã ái... dùng làm Ngã bên trong của mình. Tên gọi này chỉ thuộc về Dị sinh Hữu học.

A-đà-na, Trung Hoa nói là Chấp Trì, bởi vì nắm giữ duy trì chủng tử và Sắc căn. Tên gọi này bao gồm tất cả các phần vị.

Hai loại này tức là tên gọi khác của tâm. Ý của Luận chủ trình bày về tâm hàm chứa nhiễm-tịnh, cho nên cùng nêu ra hai tên gọi, giải thích về nghĩa của một tâm. Nghĩa về mong cầu thế nào? Nếu có chấp Ngã thì thành A-lại-da, nếu chấp Ngã không còn thì rời bỏ tên gọi A-lại-da, chỉ có A-đà-na duy trì chủng tử vô lậu, thì Vọng tâm này diệt đi mà Chân tâm hiển hiện, vì vậy kệ sau nói: Nếu tâm diệt đi thì sinh tử không còn, tức là diệt trừ Vọng, chứ không phải là diệt Thể của tâm.

Ba là dựa theo quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng, tức là quán sát thứ hai thuộc về nương tựa, trình bày duyên tích tập này dựa vào hai loại: 1-Dựa vào Đệ nhất nghĩa, như trước đã nói; 2-Dựa vào tâm thức, tức là văn này. Trước chỉ dựa theo tịnh, ở đây bao gồm nhiễm-tịnh, nghĩa về nương tựa như trước nói. Lại trước tức là dựa vào Chân mà khởi Vọng, ở đây thì hiển bày Vọng dựa vào Chân.

Trong môn thứ ba: Tự nghiệp giúp đỡ mà thành, cũng có ba:

Một là dựa theo quán sát về tướng của Đế. Hai môn dưới đây tức là quán sát về nhân. Quán sát về nhân có hai: 1-Quán sát về nhân của nơi khác; 2-Quán sát về nhân của chính mình.

Viễn Công nói: "Hành hướng về Vô minh khác cho nên gọi là nhân của nơi khác, từ Vô minh trước sinh ra Vô minh sau gọi là nhân của chính mình. Nhân của nơi khác thì ít thông suốt, nhân của chính mình thì có ngăn ngại."

Vì vậy Luận nói: Quán sát về nhân của chính mình là lìa xa Chi trước, không có Chi sau. Kinh nói: Nhân duyên của Vô minh mà có thể sinh ra các hành. Nay nói là nhân của nơi khác, là hoàn toàn nhờ vào Chi trước mà sinh ra Chi sau. Đây là chọn ra tự tánh. Trong quán sát về Đại Bi tùy thuận, chọn ra thật tánh của các pháp (Minh tánh). Quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng gọi là phương tiện, chỉ thuận theo Vô minh mà sinh ra Hành, cho nên gọi là nhân của chính mình. Đây là chọn ra nhân khác có thể sinh ra Hành, cũng giống như sữa đặc (Lạc) chắc chắn từ sữa sinh ra, mà không phải từ đá sinh ra. Quán sát về Đại Bi tùy thuận phá bỏ các nhân như tự tại..., quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng hiển bày về tướng của nhân duyên.

Ba Quán chọn lấy ý khác nhau về chi tiết, mà văn nghĩa giống nhau trên đại thể, các Sư không tìm hiểu văn Luận, tùy tiện đưa ra giải thích khác nhau.

Nay một môn này, tức là quán sát về nhân của nơi khác. Kinh trình bày đều có hai nghiệp, thì một là nghiệp của chính mình (Tự nghiệp), hai là giúp đỡ mà thành (Trợ thành). Nhưng đều nói là nơi khác, là chỉ do Vô minh mê lầm đối với Sở duyên, mới làm nhân của Hành; nếu hiểu rõ Sở duyên thì lẽ nào khởi lên Hành hư vọng? Lại một là trình bày về nghiệp của chính mình, hiển bày về nghĩa của nơi khác; hai là trình bày về sinh ra đời sau, hiển bày về nghĩa của nhân. Mười một Chi còn lại suy nghĩ dựa theo như vậy.

Nhưng nhân của sinh khởi tức là duyên tăng thượng, dùng duyên gọi là nhân thuận theo nghĩa bao gồm mà nói. Ở trong bốn duyên, các Chi hướng về với nhau, bởi vì Tăng thượng chắc chắn là có.

Kinh Duyên Khởi và trong văn này, chỉ trình bày có một, ba duyên còn lại có-không có thì không nhất định, cho nên lược qua không trình bày, nghĩa là Ái hướng về Thủ, Hữu hướng về Sinh, đều có nghĩa của nhân duyên, bởi vì Ái tăng lên làm Thủ, Thức tăng lên làm Hữu. Nếu nói chi Thức là chủng tử của nghiệp, thì Hành hướng về Thức cũng làm nhân duyên, các Chi khác hướng về với nhau không có nghĩa của nhân duyên.

Nhưng luận Tạp Tập nói Vô minh hướng về Hành có nhân duyên, là dựa vào tập khí của nghiệp ở lúc Vô minh mà nói, bởi vì Vô minh đi cùng, cho nên giả thiết mà nói về Vô minh thật là chủng tử của Hành.

Luận Du Già nói các Chi hướng về với nhau không có nhân duyên, là dựa vào Ái-Thủ hiện hành chỉ có nghiệp mà nói.

Bốn phần vị trên hướng về với nhau rõ ràng là có nhân duyên: Hai loại đầu chắc chắn là thật, một loại tiếp là không nhất định, một loại sau là giả thiết mà nói.

Vô minh hướng về Hành, Ái hướng về Thủ, Sinh hướng về Lão tử có hai duyên khác, đều dùng hiện hành hướng về với nhau, Vô gián duyên dẫn dắt phát sinh, bởi vì có thể duyên ngược lại với tâm suy nghĩ như Hành...

Hữu hướng về Sinh, Thọ hướng về Ái, không có Đẳng vô gián mà có Sở duyên duyên, bởi vì chủng tử hướng về hiện hành, hiện hành đã phát sinh lại duyên với chủng tử. Chi khác hướng về với nhau, hai duyên đều không có.

Trong này lại dựa vào thuận theo thứ tự sát bên cạnh, không tạp loạn với nhau, là nói về Thật duyên khởi khác nhau. Ở đây hướng về với nhau là duyên không nhất định, bởi vì thuận-nghịch ấy đều có thứ tự và vượt lên cách xa.

Vì duyên đã nhiều nghĩa không giống nhau, cho nên Kinh dựa theo chọn ra chủ yếu thuận theo chắc chắn có mà nói. Lại dựa theo nhân mà nói thì đã hàm chứa ba duyên còn lại, mười hai Chi ấy đều bắt đầu là nghiệp của chính mình, không khác với hai môn trước đây.

Luận chủ chỉ giải thích về hai nghiệp của Lão-Tử, là bởi vì chất vấn này, cho nên nêu ra một để ví dụ về nhiều. Nhưng bởi vì Vô minh không có nhân, Lão-Tử không có quả, cho nên mười một Chi trước đều làm nhân sinh khởi cho Chi sau, Lão-Tử không có quả thì làm nhân cho Chi nào?

Ý của văn kinh là hiển bày làm nhân cho Vô minh, bởi vì Vô minh không phải là không có nhân, Lão-Tử không phải là không có quả, cho nên nói là không hiểu biết rõ ràng, mà nối tiếp nhau mãi không dứt. Không hiểu biết rõ ràng, tức là Vô minh. Vì vậy mười hai nhân duyên giống như tìm theo vòng tròn, như bánh xe múc nước dưới giếng, không có đoạn tuyệt. Hiển bày ngược lại, nếu có thể hiểu biết rõ ràng thì không còn sinh tử.

Luận chủ tổng quát dùng hai nghiệp làm nhân của đời sau, cho nên nói thân năm ấm hủy hoại, có thể làm nhân của đời sau mà không thấy biết. Có thể làm nhân của đời sau, ý trình bày Ấm trước chỉ diệt đi thì Ấm sau sinh ra, đầu làm nhân cho sau mà ý không biết, tức là Vô minh. Vô minh làm nhân thì mười hai Chi nối tiếp nhau mãi không dứt. Không thấy được ý này thì uổng phí chính mình...

Hai là dựa theo quán sát về Đại Bi tùy thuận. Trong bốn Quán, bốn đoạn dưới đây trình bày về quán sát thứ ba thuộc về cầu giải thoát ở đạo khác. Luận nói: Nhân điên đảo có ba loại nhân thuộc về Tánh: Nhân tự tại, nhân khổ hạnh và không có nhân. Ở đây có bốn nhân, như thứ tự bốn môn để phá trừ. Ba nhân trước là nhân Tà mà gộp lại nói là điên đảo.

1- Tánh tức là Minh tánh, nghĩa là phái Tăng Khư cho rằng tánh này là nhân đã nhận biết, nói là nhận biết về Minh tánh này thì được giải thoát. Trước đây nói mong cầu giải thoát ở nơi khác là hiển bày về Lý sai trái, trong này tuy nói là đã nhận biết mà ý chọn lấy Hành sai trái.

2- Phái Ca-la Cưu-đà cho rằng trời Tự Tại là nhân đã mong cầu, nghĩa là trời Tự Tại giận dữ thì chúng sinh nhận chịu đau khổ, trời Tự Tại vui vẻ thì chúng sinh nhận được vui sướng, cho nên mong cầu niềm vui ấy.

3- Phái San-xà-dạ cho rằng khổ hạnh là nhân đã tu tập, bởi vì chỉ tu tập khổ hạnh để đáp lại nghiệp cũ, thì được giải thoát.

4- Không có nhân, tức là phái A-kỳ-đa cho rằng chúng sinh không nhờ vào nhân mà có được, vạn pháp tự nó như vậy, nếu nhận biết điều này thì được giải thoát. Chúng sinh trải qua mong cầu ở trong đạo khác với nhân tà vạy-nhân không có trên đây, muốn dùng Chánh để loại bỏ Tà cho nên đưa ra bốn môn, khiến cho mong cầu trong đó, không nên mong cầu ở trong Tà kiến trên đây. Môn này tức là phá bỏ Minh tánh, nghĩa là nhân duyên của chi Hữu đều có hai loại nghiệp, mà có thể sinh ra sự việc của nhân duyên ấy, không nhờ vào Minh tánh, bởi vì đoạn duyên của Chi trước thì Chi sau không nối tiếp, trong một đời sẽ được giải thoát, Minh tánh của ông dù cho nhận biết tám vạn kiếp mà cũng không có hạn kỳ giải thoát.

Ba là dựa theo quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng, tức là quán sát thứ ba thuộc về phương tiện, nghĩa là nhân duyên của chi Hữu đều có hai nghiệp làm phương tiện sau phát khởi, nếu diệt những duyên trước thì không sinh những duyên sau, là phương tiện giải thoát.

Trong môn thứ tư: Không rời bỏ lẫn nhau, ba môn giống như trước.

Một là dựa theo quán sát về tướng của Đế, tức là quán sát về nhân của chính mình, nghĩa về nhân của chính mình đã thấy ở văn trên. Vả lại, Luận nói: Quán sát về nhân của chính mình, là quán sát về nhân tự mình sinh ra như Vô minh... mà duyên với sự việc, nghĩa là lìa bỏ Chi trước thì không có Chi sau, như không lìa bỏ Vô minh mà có Hành..., thì Vô minh chỉ là nhân của chính mình thuộc về Hành. Bởi vì là chính mình mà khiến cho Hành không đoạn dứt. Bởi vì là nhân cho nên chỉ nói giúp đỡ mà thành. Nếu chỉ là không lìa bỏ Vô minh mà có Hành thì thành dựa vào thái quá (Thái tức), không nên nói là Vô minh duyên Hành; nếu hoàn toàn lìa bỏ Vô minh mà có Hành thì thành lìa xa thái quá

(Thái ly), bởi vì Vô minh thì không phải là nhân của Hành.

Luận nói: Khác nhau thì không thành, không dựa vào-không lìa xa thì gọi là nhân của chính mình, cũng thành hai nghĩa rồi. Vì vậy Luận chủ dẫn ra kệ của Trung Luận nói:

"Nhiều nhân duyên sinh ra các pháp,
Vậy thì không dựa vào nơi nhân,
Lại cũng không tách rời với nhân,
Không phải Đoạn cũng không phải Thường."

Câu đầu là tổng quát nêu ra. Câu tiếp là bởi vì thụ động sinh ra chứ không phải chủ động sinh ra. Lại cũng không tách rời với nhân, là thuận theo chủ động sinh ra mà phát sinh thụ động sinh ra. Không phải Đoạn cũng không phải Thường, là không dựa vào cho nên không Thường, không tách rời cho nên không Đoạn. Lại không dựa vào nhân cho nên quả không Đoạn-nhân không Thường, không tách rời nhân cho nên cho nên quả không Thường-nhân không Đoạn. Lại bởi vì không dựa vào cho nên nhân-quả đều không Đoạn, không tách rời cho nên nhân-quả đều không Thường, bởi vì không phải là Thường không có nhân. Lại cũng trái với điều này, bởi vì không phải là Thường nối tiếp nhau. Lại bởi vì không tách rời là không dựa vào, ngay nơi không Thường là không Đoạn, suy nghĩ điều này!

Trong văn: Trước là Quán thuận, sau là Quán nghịch.

Trước là trong Quán thuận, Luận nói: Vô minh có hai loại: 1-Thời gian của chủng tử; 2-Thời gian của quả. Trong này, thời gian của chủng tử là khiến cho Hành không gián đoạn, bởi vì có hai loại nghĩa, duyên với sự việc để thị hiện: Tử là chủng tử, Quả là hiện hành. Quả của hiện hành, tuy là trước mà đã tàn lụi cho nên không chọn lấy; chủng tử nối tiếp mà khiến cho Hành không gián đoạn, có thể giúp đỡ thành tựu về Hành, cho nên chọn lấy thời gian của chủng tử. Cũng có thể bắt đầu khởi lên Vô minh gọi đó là chủng tử, chuyển đến thời gian của Hành gọi đó là quả. Do lực của Đẳng Dẫn trước đây khiến cho Hành không gián đoạn, giúp đỡ thành tựu về Hành cho nên chỉ chọn lấy thời gian của chủng tử. Mười một Chi còn lại đều có hai thời gian, dựa theo đây có thể hiểu rõ.

Sau là Quán nghịch, Luận nói: Thời gian trước-thời gian sau diệt đi, thời gian giữa cũng không có, vì thế cho nên không nói, mười hai nhân duyên không ra ngoài ba thời gian. Quá khứ-vị lai đã không có thì hiện tại lẽ nào có thể có, vì thế cho nên không nói, có nghĩa về không gián đoạn giúp đỡ mà thành. Lại không nói, bởi vì diệt là diệt các nghĩa trước, không giả thiết nói về chủng tửquả đều khác nhau.

Hai là dựa theo quán sát về Đại Bi tùy thuận, phá bỏ trong nhân điên đảo, lấy trời Tự Tại làm nhân của chúng sinh. Nay lấy Vô minh... làm nhân của Hành..., hãy còn không thuận theo Chi khác, lẽ nào có thể thuận theo trời Tự Tại hay sao?

Ba là dựa theo quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng, tức là quán sát thứ tư thuộc về tướng của nhân duyên. Bởi vì chi Hữu là Vô tác, đã dựa vào những Chi trước khiến cho những Chi sau không gián đoạn, giúp đỡ mà thành những Chi sau, thì những Chi sau là Vô tánh, sao có những Chi trước có thể dấy lên những Chi sau? Tức là dùng Vô tác làm tướng của duyên, là cảnh của Chủng trí.

Môn thứ năm: Ba đường không đoạn dứt, ba môn giống như trước.

Một là dựa theo quán sát về tướng của Đế trong Luận. Trong sáu Quán, gọi là quán sát về thâu nhiếp lỗi lầm, nghĩa là dùng ba đường thâu nhiếp mười hai Chi, thì hiển bày chi Hữu chỉ thâu nhiếp lỗi lầm thuộc về nhân-quả của Khổ, nghiệp-phiền não là nhân, Khổ tức là quả. Cũng có Quán thuận-Quán nghịch.

Trước là trong Quán thuận, văn hàm chứa hai nghĩa:

1- Dựa theo ba đời, thì Vô minh của quá khứ, ÁiThủ của hiện tại, gọi là phiền não. Tuy cùng là phiền não, mà quá khứ mê lầm đối với Bổn tế, cùng với Vô minh gọi là hiện tại, dẫn dắt sinh ra quả đời sau bởi vì Ái-Thủ, ẩn hiện làm sáng tỏ lẫn nhau thuận theo gốc ngọn ấy. Hành-Hữu là nghiệp, nghiệp đời trước gọi là Hành, nghiệp hiện tại gọi là Hữu. Tuy cùng là nghiệp, quá khứ đã xác định ngay nơi tướng gọi là Hành, vị lai chưa có nghiệp mà có thể có công năng thiết lập tên gọi. Năm quả ở hiện tại, hai quả ở vị lai, giống nhau đều là Khổ. Hiện báo đã xác định ngay nơi tướng nhận lấy tên gọi, vị lai tiếp tục khởi lên thuận theo lỗi lầm mà thiết lập.

Nếu dựa theo ba đời, mười Chi trước là cùng thời gian (Đồng thế), thì phiền não có hai loại là chủ động phát khởi-chủ động tưới thấm. Tuy các phiền não đều chủ động phát khởi-tưới thấm, mà lực của Vô minh tăng mạnh ở phần vị phát nghiệp, tưới thấm nghiệp thọ sinh; lực của Ái-Thủ mạnh hơn, đều nhận lấy tên gọi riêng biệt, bởi vì chỉ một Vô minh thường xuyên tưới thấm mà không có trở lại phát khởi, cho nên phân ra Ái-Thủ.

Nghiệp cũng có hai, là chưa tưới thấm-đã tưới thấm. Chưa tưới thấm gọi là Hành, bởi vì bắt đầu tạo tác; đã tưới thấm gọi là Hữu, bởi vì gần sinh ra là có. Nếu tổng quát chọn lấy chủng tử của Thức... làm thụ động tưới thấm, thì cũng là Khổ thâu nhiếp. Luận Duy Thức nói: "Một phần của chi Hữu là do nghiệp đã thâu nhiếp, dựa vào trong bảy quả của Khổ, thì năm quả dựa theo chủng tử mà nói."

2- Dựa theo hiện hành, thì phần vị chủng tử khó nhận biết. Dựa vào phần vị của quả ấy riêng biệt hiển bày làm năm, bởi vì phần vị của quả dễ dàng hiểu rõ, cho nên chỉ thiết lập làm hai, đều nói như trước.

Ba đường đều nói là không đoạn dứt, nghĩa là từ ba phiền não sinh ra hai nghiệp, từ hai nghiệp ấy lại sinh ra bảy Khổ, bảy Khổ lại sinh ra ba phiền não cho nên giống như bánh xe quay tròn. Như luận Thập Nhị Nhân Duyên của Bồ-tát Tịnh Ý trình bày rộng.

Sau từ "Tiền hậu tế..." trở xuống là Quán nghịch, phân hai: 1-Trình bày về đối trị đoạn dứt, nghĩa là đoạn dứt Vô minh-Hành của thời gian trước và Ái-Thủ-Hữu của thời gian sau, thì bảy Khổ không phát sinh. 2-Từ "Như thị tam đạo..." trở xuống là trình bày về đoạn dứt tự tánh, vì vậy Bồ-tát Tịnh Ý nói: "Tất cả các pháp thế gian chỉ có nhân quả chứ không có người, nhưng từ các pháp trống rỗng lại sinh ra pháp trống rỗng, vậy thì nhân quả sinh diệt, như hai bó lau cùng dựa vào nhau mà đứng, không thể nào một mình mà thành tựu, thì biết là Vô tánh, hai Ngã đều Không."

Hai là dựa theo quán sát về Đại Bi tùy thuận, tức là phá bỏ chấp vào nhân khổ hạnh trong mong cầu giải thoát ở đạo khác, nghĩa là lấy nghiệp-phiền não mà làm nhân của Khổ, muốn cầu thoát Khổ thì phải đoạn trừ nghiệp-phiền não; trái lại tu khổ hạnh là khởi lên vọng nghiệp, tâm chấp vào khổ hạnh tức là phiền não. Vọng tưởng như vậy lẽ nào là nhân của niềm vui giải thoát?

Ba là dựa theo quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng, tức là quán sát thứ năm thuộc về tiến vào Đế, ba đường vốn là Khổ-Tập đế, nghĩa là nghiệp-phiền não đều là Tập.

Luận Du Già nói: "Sinh-Lão tử là Khổ của pháp hiện tại, năm Chi như Thức... là Khổ của vị lai, bởi vì năm Chi dựa theo chủng tử mà nói."

Luận Duy Thức nói: "Mười hai Chi đều do Khổ đế thâu nhiếp, bởi vì Thủ uẩn làm tánh; năm Chi cũng là Tập đế, bởi vì nghiệp-phiền não làm tánh. Vậy thì nghiệp-phiền não bao gồm hai Đế. Dựa theo Quán nghịch tức là Diệt-Đạo đế, bởi vì tâm phân biệt về Diệt cũng chính là Đạo. Vả lại, Thể của ba đường tức là tánh thanh tịnh thuộc về ba đức Niết-bàn, mà Phật tánh là một Thật đế."

Môn thứ sáu: Luân hồi trong ba đời, ba môn giống như trước.

Một là dựa theo quán sát về tướng của Đế, gọi là quán sát về bảo vệ lỗi lầm, nghĩa là nói về ba đời bởi vì bảo vệ ba lỗi lầm. Ba đời không giống nhau, các Giáo có ba thuyết:

1- Dựa vào luận Duy Thức, chủ động-thụ động dẫn dắt thì hợp lại, chủ động-thụ động sinh ra thì tách ra, mười Chi trước là hiện tại, hai Chi sau là vị lai, mười nhân-hai quả chắc chắn không cùng thời gian.

Trong nhân: Bảy Chi trước cùng với ba Chi như Ái..., hoặc là giống nhau-hoặc là khác nhau, nghĩa là Sinh báo chắc chắn giống nhau, Hậu báo thì khác nhau; nếu là Chi hai-ba-bảy thì đều chắc chắn cùng thời gian. Một lớp nhân-quả như vậy, đủ để hiển bày về luân chuyển và lìa xa Đoạn-Thường. Vậy thì chỉ dùng hai đời đầy đủ mười hai Chi, không thừa nhận hai lớp nhân quả thuộc về ba đời. Nếu như vậy thì tại sao nói đến ba đời? Bởi vì hai quả hiện tại chính là quả của mười nhân thuộc về đời trước.

2- Dựa vào Trí Luận và luận Câu Xá, sinh ra-dẫn dắt đều tách ra, hai Chi đầu là quá khứ, tám Chi tiếp là hiện tại, hai Chi sau là vị lai, cho nên trở thành ba đời.

Trong tám Chi hiện tại: Năm Chi trước là quả đáp lại quá khứ; ba Chi sau là nhân lại dẫn đến vị lai. Bởi vì hai lớp nhân quả đều đầy đủ ba đường, có thể cự tuyệt với Hành.

3- Dựa vào ý của kinh này, trình bày về ba đời mà tách chủ động-thụ động dẫn dắt ra làm đời hiện tại trước đây, bởi vì ngăn chặn bảy Chi trước chắc chắn cùng thời gian. Lại chỉ ra các duyên, trình bày về mê lầm Bổn tế, hai Chi chủ động-thụ động sinh ra thì hợp lại thuộc về quá khứ, tổng quát làm đời vị lai, bởi vì ngăn chặn Ái... chỉ là tưới thấm. Nêu ra nhân dẫn đến quả, khiến cho chán ngán nhân mà lấy nhân thuận theo quả, năm Chi thuộc về vị lai, thì chủ động thụ động dẫn dắt-sinh ra, và thụ động phát khởi-tưới thấm đều có thể có lẫn nhau.

Kinh không có sinh tử, là cùng thừa nhận là quả, lược qua không trình bày về điều đó, Luận về Kinh đầy đủ. Văn trình bày rất rõ ràng, vì sao chỉ chọn lấy hai đời mà không chấp nhận ba đời? Đã biết về đại ý, tiếp theo là chính thức giải thích văn. Văn có Quán thuận-Quán nghịch.

Trong Quán thuận có hai: Trước là trình bày toàn bộ hướng về ba đời; sau từ "Ư thị..." trở xuống là trình bày về lưu chuyển trong ba đời.

Trong mục trước nói Vô minh duyên Hành là quán sát về quá khứ, quán sát có hai nghĩa: 1-Quán sát về Sinh của hiện tại là hai nhân của quá khứ đã dấy lên; 2-Là nhận biết về Thức... là quả vị lai của quá khứ ấy. Nhân quả phụ thuộc với nhau, lặp đi lặp lại tác thành lẫn nhau, như vậy mới gọi là thấy nghĩa của nhân quá khứ, có thể ngăn ngừa ba lỗi lầm.

Nói Thức cho đến Thọ là quán sát về hiện tại, cũng có hai nghĩa: 1-Quán sát về Thức... của hiện tại do nghiệp của quá khứ mà có được; 2-Lại nhận biết về Thức... có thể đạt được quả báo của vị lai. Bởi vì đối trị không được mà dựa vào khởi lên Ái..., cho nên mắt nhìn thấy hiện tại, phân ra hai hướng để trình bày về hai nghĩa ấy.

Nói Ái cho đến Hữu là quán sát về vị lai, nhân của vị lai này quyết định đạt được quả vị lai, bởi vì toàn bộ hướng về quyết định.

Trong mục sau là lưu chuyển trong ba đời, nghĩa là đối trị không được lại có đời sau, ở trong đời sau chuyển đổi sinh ra đời sau, tiếp về sau không có cùng tận.

Đã nhận biết về ba đời. Vì sao bảo vệ lỗi lầm? Nghĩa là các pháp nhân duyên bên trong và bên ngoài thiết lập ba loại lỗi lầm: 1-Lỗi lầm về tất cả các thân cùng một lúc sinh ra, nguyên cớ thế nào? Bởi vì không có nhân khác nhau. Lỗi lầm này thuận theo nhân của chính mình trước đây mà sinh ra, nghĩa là đã không có tự tại... mà làm nhân khác nhau, chỉ do Vô minh-Hành làm nhân của Thức..., Hành có nhiều loại, vì sao không có thể cùng sinh trong sáu đường? 2-Lỗi lầm do nghiệp của chính mình không có thọ báo, nguyên cớ thế nào? Bởi vì không có người làm ra. Lỗi lầm này thuận theo duyên sinh Vô tác, người làm ra tức là Ngã. 3-Lỗi lầm do nghiệp thay đổi, nguyên cớ thế nào? Bởi vì chưa thọ quả báo mà nghiệp đã lụi tàn. Lỗi lầm này thuận theo duyên sinh Vô thường.

Trên đây phân rõ về lỗi lầm. Vì sao bảo vệ? Bởi vì nếu thấy ba đời thì có thể bảo vệ, nhưng nghiệp quá khứ có ba loại nghĩa, cho nên không đạt được báo: 1-Chưa gây ra; 2-Đã gây ra mà chưa tưới thấm; 3-Có thể đối trị.

Nay Vô minh duyên Hành là hiển bày về đã gây ra, năm Chi như Thức... hiện hành là hiển bày về đã tưới thấm, đã tiếp nhận ba chi Ái-Thủ-Hữu là nhận biết chưa đối trị được. Đối với nghiệp đã gây ra, đã có tưới thấmchưa tưới thấm, khác với điều này bởi vì nhân khác nhau. Đã tưới thấm thì nhận lấy Sinh báo, chưa tưới thấm thì nhận lấy Hậu báo. Tưới thấm-chưa tưới thấm khác nhau, lẽ nào có thể cùng một lúc nhận lấy trong sáu đường hay sao? Đây là nhân khác nhau, đâu cần phải tự tại. Đã tự mình tạo ra nhân khác nhau, thì tự mình nhận lấy hai báo, không phải là thân khác nhận lấy, sao nói là nghiệp của chính mình không có thọ báo? Giả sử tự mình tạo ra thì đâu cần đến Ngã? Nếu nghiệp đã gây ra không đối trị được, tưới thấm thì lập tức sinh ra, nhận biết về nghiệp không thay đổi, bởi vì nhân tuy diệt trước mà thế lực còn nối tiếp, hiện tại thấy cảm đến báo thì không thể nói là thay đổi, đã vượt qua ba lỗi lầm rồi.

Sau từ "Vô minh diệt..." trở xuống là Quán nghịch, tức là nghĩa về có thể đối trị, pháp này diệt thì pháp kia diệt, là quán sát về đối đãi đoạn trừ. Lại quán sát về nhân có thể diệt trừ, là chọn ra diệt thuộc tự tánh, cho nên gọi là quán sát về đối đãi. Nhưng mười hai duyên ở ba đời đều đầy đủ, chỉ tùy theo dấu tích giáo hóa ẩn hiện mà phân làm ba, khiến cho nhận biết về nhân quá khứ dẫn đến quả báo đau khổ hiện tại. Nay đoạn trừ Ái... là không sinh ra quả ở vị lai, thì ngu si tuyệt mạng bởi lưỡi dao của Tuệ, nước Ái khô cạn bởi ngọn lửa của Trí, cao xa rộng mở bốn phương ở tại sáu nẻo, Vô sinh vượt lên thanh thản ở tại tám hướng rồi.

Hai là dựa theo quán sát về Đại Bi tùy thuận, đối trị kiến chấp về không có nhân trong mong cầu giải thoát ở đạo khác, chỉ ra nhân quả của ba đời, hai nhân của đời quá khứ là năm nhân của đời hiện tại, ba nhân của đời hiện tại là hai nhân của đời vị lai. Nếu không có những sự việc như vậy, thì chúng sinh cũng không có, nhân này đã có, thì sao có thể nói là không có?

Ba là dựa theo quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng, là quán sát về có lực-không có lực tin tưởng tiến vào nương tựa. Luận nói: Bởi vì giáo hóa thù thắng thuộc về ba thời gian trước-giữa và sau, nghĩa là ba thời gian này vì gần bên nghĩa của nhân đều gọi là có lực, vì gần bên nghĩa của quả gọi là không có lực. Nếu dựa theo ba đời, thì thời gian trước có lực đối với năm nhân của hiện tại, không có lực đối với hai nhân của vị lai; Ái... ở thời gian giữa có lực đối với hai nhân của vị lai, không có lực đối với hiện tại. Dùng ba thời gian này để giáo hóa phàm phu kia, khiến cho tin tưởng tiến vào nương tựa thực hành. Thù thắng trong giáo hóa, suy xét tận cùng như vậy là cảnh của Chủng trí.

Môn thứ bảy: Ba khổ tích tập mà thành.

Một là dựa theo quán sát về tướng của Đế, tức là quán sát thứ năm thuộc về không chán ngán và chán ngán trong sáu Quán. Luận nói: Chán ngán đủ loại khổ vi tế, bởi vì phân biệt tất cả các Thọ đều là khổ. Đây là dựa theo Hành khổ vi tế. Lại nói: Và chán ngán đủ loại khổ thô nặng. Đây là dựa theo Hoại khổ và Khổ khổ, phàm phu đều không chán ngán, mà Bồ-tát thì chán ngán. Lại đầu là khổ vi tế, Nhị thừa không chán ngán, mà Bồ-tát cũng chán ngán. Nhị thừa tuy nhận biết Xả thọ, mà Hành khổ thì không đích thực tường tận đến cùng, bởi vì có vô lượng tướng và khổ thuộc biến dịch, cho nên nói là không nhận biết. Trong văn cũng có Quán thuận-Quán nghịch.

Trong Quán thuận: Thuận theo tướng tăng lên mà nói, để phối hợp với ba Khổ, năm Chi trước chuyển biến hiển bày lẫn nhau gọi là Hành khổ, hai chi Xúc-Thọ xúc chạm đối đãi sinh ra khổ cho nên nói là Khổ khổ, còn lại chỉ hủy hoại niềm vui cho nên gọi là Hoại khổ; Lão tử hủy hoại Sinh, cũng gọi là Hoại khổ.

Nếu dựa theo luận Du Già-Duy Thức: Toàn phần của mười hai Chi đều do Hành khổ thâu nhiếp, bởi vì pháp hữu lậu. Phần ít của mười hai Chi do Khổ khổ thâu nhiếp, bởi vì trong mười hai Chi đều có thể có khổ. Phần ít của mười một Chi do Hoại khổ thâu nhiếp, bởi vì trong phần vị Lão-Tử hầu hết không có Lạc thọ. Dựa vào Lạc thiết lập về Hoại, cho nên nói là không có.

Nếu dựa theo hủy hoại về Sinh thì như kinh này nói. Nếu dựa vào Xả thọ để thiết lập Hành khổ, thì trừ ra Lão-Tử, bởi vì trong phần vị Lão-Tử không thể có Xả.

Bởi vì ba Khổ này thuận theo ba Thọ sinh ra, nghĩa là Khổ thọ sinh ra Khổ khổ, Lạc thọ sinh ra Hoại khổ, Xả thọ sinh ra Hành khổ.

Hai Khổ đều nói là phần ít, là trong mười hai Chi có đủ tánh của ba Khổ. Nếu là hai Khổ thì chắc chắn là Hành khổ, cho nên nói là toàn phần. Có lúc là Hành khổ mà không phải là hai Khổ. Lại là hai Khổ đều không thâu nhiếp hai Khổ, cho nên nói là phần ít.

Trong Quán nghịch có thể biết.

Hai là dựa theo quán sát về Đại Bi tùy thuận, bốn đoạn dưới đây là quán sát thứ tư thuộc về mong cầu giải thoát ở nơi khác, nghĩa là không hiểu biết về giải thoát chân thật, mà mong cầu Khổ... của ba cõi làm giải thoát, cho nên gọi là mong cầu giải thoát ở nơi khác.

Giải thoát chân thật có bốn loại tướng: 1-Tướng lìa xa tất cả các Khổ; 2-Tướng vô vi; 3-Tướng xa lìa cấu nhiễm; 4-Tướng xuất thế gian. Bốn tướng này tức là Lạc-Thường-Tịnh-Ngã của Niết-bàn, bởi vì kinh Niết Bàn nói: "Tự tại xa lìa pháp thế gian, gọi là Ngã." Vì vậy bốn đoạn Kinh sau, trình bày về điều ấy chỉ có bốn Vọng mà không có bốn Đức.

Nay ở đây trình bày về điều ấy có Khổ mà không có Lạc. Luận nói: Sự việc của Hành khổ ấy theo đuổi cho đến cõi Vô sắc cũng có ràng buộc, ngoại đạo cho rằng cõi Vô sắc là Niết-bàn, lẽ nào không phải là Vọng khổ hay sao?

Ba là dựa theo quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng, đây là quán sát thứ bảy thuộc về tăng thượng mạn-không phải tăng thượng mạn mà tin tưởng tiến vào.

Không nhận biết như thật về Khổ vi tế, Ngã mạn tức là Tăng thượng mạn. Nếu nhận biết về Khổ vi tế thì không phải là Tăng thượng mạn. Không nhận biết khiến cho nhận biết, gọi là tin tưởng tiến vào.

Môn thứ tám: Nhân duyên sinh diệt, cũng gọi là thuận theo duyên Vô tánh.

Một là dựa theo quán sát về Nhất thiết trí. Ba môn dưới đây đều trình bày về quán sát sâu xa, nghĩa là bốn câu mong cầu về duyên đều không có sinh, không có sinh mà sinh, cho nên nói là quán sát sâu xa.

Môn này trình bày về không tự mình sinh ra, không từ nơi khác sinh ra. Môn thứ chín trình bày về không cùng sinh ra. Môn thứ mười trình bày không thể không có nhân sinh ra.

Giải thích bốn câu này sơ lược có hai ý: 1-Phá bỏ tà; 2-Hiển bày Lý. Vọng chấp ngoài Lý gọi là Tà, Tà không còn thì Lý hiển bày, Lý hiển bày thì phiền não không còn, lặp đi lặp lại thuận theo với nhau. Nhưng bốn câu về Tự-Tha... là chấp trước-là nương tựa, một chữ Bất là Thuốc-là Lý. Lý tận cùng của Sinh không ra ngoài Tự-Tha, Tự-Tha nếu không có sinh ra thì sẽ nương nhờ vào đâu, cho nên lấy không thể làm cho không thể (Dĩ bất bất chi), thì phiền não không còn mà Lý hiển bày.

Nhưng mà đã chấp, tóm lược có ba loại: 1-Ngoại đạo nói Minh Tánh là Tự, Phạm Thiên là Tha, vi trần hòa hợp là Cọng, tự nhiên là không có nhân. Lại bốn chấp này cũng là các phái Tăng Khư, Vệ Thế, Nhã-đềtử, Lặc-sa-bà. 2-Tiểu thừa nói nhân Đồng loại là Tự, nhân Dị thục là Tha, nhân Câu hữu là Cọng, cho rằng chi Vô minh dựa vào trống rỗng mà khởi lên, cũng gọi là không có nhân. Chấp trên đây cũng bao gồm chấp tướng thuộc Đại thừa. 3-Dựa theo Đại thừa, nói pháp thuộc quả là Tự, các duyên là Tha, hai loại này hợp lại là Cọng, hai loại này tách ra là không có nhân. Lại tự chủng của A-lại-da là Tự, các duyên là Tha, hai loại này hợp lại là Cọng, hai loại này tách ra là không có nhân. Lại pháp thuận theo Chân mà khởi lên là Tự, thuận theo Vọng mà khởi lên là Tha, hai loại này hợp lại là Cọng, hai loại này tách ra là không có nhân. Đã chấp tuy nhiều mà chỉ hiển bày về Chánh Lý.

Các chấp về Tự Vọng, hiển bày Lý lại có hai: 1-Dựa theo Vô sinh để hiển bày về quán sát sâu xa; 2-Dựa theo Sinh và Vô sinh không có ngăn ngại để hiển bày về quán sát sâu xa.

Trong mục 1 sơ lược đưa ra hai cách giải thích:

Một-Dựa theo lần lượt chuyển tiếp để giải thích, pháp thuận theo duyên cho nên không tự mình sinh ra. Đã không có Tự thì đối với ai mà nói là Tha? Vả lại, tất cả các pháp tổng quát mà là Tự, nhưng Tha hướng về với Tha, cũng vốn là Tự. Đã không có Tha cho nên không phải Tha sinh ra. Tự-Tha không thiết lập, ai hợp lại làm Cọng? Có nhân hãy còn không sinh ra, không có nhân thì sao có thể sinh ra?

Hai-Dựa theo nhân duyên so sánh làm mất đi để giải thích, bởi vì luận Đối Pháp nói: "Tự chủng có cho nên không thuận theo Tha, cần đến các duyên cho nên không phải là Tự làm ra, không có tác dụng cho nên không cùng sinh ra, có công năng cho nên không phải là không có nhân." Luận giải thích giống như vậy. Nếu như vậy Tự chủng vốn có thì đều là Tự sinh ra, lẽ nào nói là không có sinh ra? Đây chính là nhờ vào Tự để phá bỏ Tha, không phải là thiết lập đối với Tự. Câu tiếp là dựa vào Tha để loại bỏ Tự, bởi vì Trung Luận nói:

"Giống như tự tánh của các pháp, Không tồn tại ở trong các duyên."

Hai câu sau ví dụ như vậy, suy nghĩ tường tận về điều này!

Mục 2-Dựa theo Sinh và Vô sinh không có ngăn ngại, nhưng nhân duyên sinh quả đều có hai nghĩa, là hoàn toàn có lực và hoàn toàn không có lực: Một-Duyên hướng về quả, nếu hoàn toàn có lực thì nhân hoàn toàn không có lực, cho nên nói là nhân không sinh mà duyên sinh, vì vậy nói là không phải Tự sinh. Hai-Nhân hướng về quả hoàn toàn có lực cũng như vậy, cho nên nói là duyên không sinh; bởi vì Tự nhân sinh ra, cho nên không phải Tha sinh. Ba-Nhân duyên đều có lực không đi cùng, cho nên không cùng sinh ra. Bốn-Nhân duyên đều không có lực không đi cùng, cho nên không phải không có nhân.

Ở đây lại có hai nghĩa: a-Dựa theo Dụng thì LựcDụng đan xen với nhau, có nghĩa về hòa vào nhau (Tương nhập), nghĩa là có lực thâu nhiếp không có lực. Vì vậy phẩm Thập Nhẫn nói: Bồ-tát khéo léo nhận biết về pháp duyên khởi, ở trong một pháp hiểu rõ rất nhiều pháp, ở trong rất nhiều pháp hiểu rõ một pháp... b-Dựa vào Thể thì có Không-Bất Không, có nghĩa về dựa vào nhau (Tương tức), nghĩa là không những Lực của nhân quy về duyên, mà cũng chính là Thể của nhân dựa vào duyên để hiển bày, hoàn toàn thâu nhiếp giống với duyên, bởi vì nhân như hư không.

Văn trên nói: Một tức là nhiều, nhiều tức là một..., có lực và không có lực nhất định phải đi cùng, cho nên thường dựa vào nhau-hòa vào nhau, đây là quán sát rất sâu xa về Đại duyên khởi Vô tận. Trong văn cũng có Quán thuận-Quán nghịch.

Đầu là trong Quán thuận. Kinh nói: Vô minh duyên Hành là nhắc lại, nhân duyên của Vô minh có thể sinh ra các Hành là giải thích. Luận nói: 1-Có phần không phải là Tha tác, bởi vì Tự nhân sinh ra. Đây là dùng không phải Tha sinh để giải thích chữ Nhân trong kinh, nghĩa là như chi Hành chỉ thuận theo Vô minh, cho nên nói là Tự nhân, tức là quán sát về nhân của chính mình trước đây. 2-Không phải là Tự tác, bởi vì duyên sinh ra. Đây là dùng không phải Tự sinh để giải thích chữ Duyên trong kinh, nghĩa là chi Hành chỉ nhờ vào Vô minh làm duyên, không phải là có Tự Thể của Hành, ở trong Vô minh thuận theo Tự mà sinh ra, tức là quán sát về nhân của nơi khác. Chỉ chọn lấy nơi khác, không tự mình sinh ra cho nên gọi là Nhân; hiển bày trước không phải là sau, bởi vì sơ nhạt cho nên gọi là Duyên, chứ không nói là Nhân-Duyên của bốn duyên.

Phần còn lại đều có thể biết.

Hai là dựa theo quán sát về Đại Bi tùy thuận, tức là trong mong cầu giải thoát ở nơi khác, chấp vào Phi tưởng... lấy làm Niết-bàn, lại chấp vào diệu hạnh làm giải thoát, không phải là đức của Thường mà chỉ là sinh diệt, cho nên đáng thương xót.

Ba là dựa theo quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng. Phần này và môn sau gọi là quán sát về vô thỉ. Ở đây có hai ý: 1-Nếu dựa theo Tục đế mà nói, thì nhân duyên làm nguồn gốc của sinh tử, sinh tử không có giới hạn cho nên nhân duyên không có bắt đầu. 2-Dựa theo Chân đế mà nói, thấy pháp duyên theo tích tập không có Bổn tánh có thể nương tựa cho nên gọi là vô thỉ, tức là kinh Tịnh Danh nói: "Thuận theo căn bản Vô trú mà thiết lập tất cả các pháp." Chân tánh nhiễm-tịnh đều không có bắt đầu và kết thúc, hiển bày về nhiễm có thể trừ bỏ, chỉ nói là vô thỉ, còn lại như nơi khác nói.

Luận nói: Nhân duyên của thời gian giữa sinh ra, cho nên thời gian sau sinh ra, tức là nêu ra môn thứ tám này, bởi vì tùy thuận ràng buộc tức là môn thứ chín, nghĩa là chỉ một niệm thuận theo duyên sinh tức là không sinh, bởi vì không có bắt đầu. Không nói đến thời gian đầu sinh ra, là ý hiển bày vốn không có bắt đầu, nay không khởi vọng tức là không sinh.

Môn thứ chín: Sinh diệt ràng buộc, cũng gọi là tựa như có-tựa như không có.

Một là quán sát về Nhất thiết trí, trình bày về không cùng sinh ra.

Trong văn có ba:

Đầu là Quán thuận. Trong Kinh chỉ trình bày Vô minh làm duyên ràng buộc Hành, khiến cho Hành ràng buộc là Vô minh. Đây là duyên sinh mà là Bất cọng. Luận nói: Không phải là cả hai làm ra, bởi vì chỉ tùy thuận sinh ra, bởi vì không có gì nhận biết, bởi vì lúc làm ra không dừng lại. Ý nói là chỉ riêng Hành thuận theo Vô minh, duyên không có được thì không sinh, không có gì nhận biết lẫn nhau, cho nên không phải là cả hai làm ra. Nếu như vậy chỉ tùy thuận sinh ra tức là cùng sinh, đâu cần gì nhận biết? Vì vậy câu cuối nói: Đã thuận theo duyên sinh thì niệm niệm không dừng lại, cái gì là cùng nhau? Ở đây giống như luận Đối Pháp, bởi vì không có tác dụng. Lại Trung Luận nói:

"Hòa hợp tức là không có tánh, Thế nào là hòa hợp sinh ra?"

Tiếp từ "Vô minh diệt..." trở xuống là Quán nghịch, nghĩa là diệt thì chỉ diệt đối với ràng buộc, đã không có cùng sinh, lẽ nào có cùng diệt? Nói có sinh diệt đều là ràng buộc.

Sau là tương tự còn lại có thể biết.

Hai là dựa theo quán sát về Đại Bi tùy thuận, nghĩa là ngoại đạo ấy mong cầu ở nơi khác, lấy cõi trời Phi tưởng... làm giải thoát, Bồ-tát quán sát cõi ấy chỉ là nhiễm ô ràng buộc, không phải là đức Chân Tịnh của Niết-bàn.

Ba là dựa theo quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng, trình bày trong quán sát về Vô thỉ, bởi vì tùy thuận ràng buộc mà sinh ra chứ không phải là có nguồn gốc.

Môn thứ mười: Quán sát không có gì tận cùng, cũng gọi là phai mờ cùng bình đẳng. Trong ba quán:

Một là quán sát về Nhất thiết trí, tức là trong quán sát sâu xa hiển bày không phải là không có nhân. Kinh cũng có hai tiết: 1-Trong Quán thuận, duyên sinh do Hành thuận theo Vô minh, duyên sinh tức là Vô tánh, cho nên nói là tùy thuận không hề có gì. 2-Trong Quán nghịch, diệt cũng là duyên diệt, duyên diệt không có diệt, mới thuận với Lý của tận diệt. Nhưng Luận về Kinh, trong Quán thuận nói: Là tùy thuận với có, bởi vì hiển bày về duyên sinh Vô tánh, cho nên không thể nào không có. Hai kinh tuy khác mà cùng trình bày về duyên sinh, cho nên không phải là không có nhân, không có nhân nào sai lầm? Nếu không có nhân mà sinh, thì sinh lẽ ra thường sinh, chứ không phải là không sinh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không có nhân nhất định. Đây tức là phá bỏ theo chiều dọc. Cũng có thể luôn luôn không sinh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không có nhân mà sinh. Đây tức là làm mất đi nghĩa của sinh ấy, bởi vì không có nhân mà sinh, không phải là niềm vui của pháp Phật, bởi vì không có nhân mà có thể sinh là Đại tà kiến.

Hai là dựa theo quán sát về Đại Bi tùy thuận, tức là trong mong cầu giải thoát ở đạo khác, ngoại đạo chấp vào Vô sở hữu xứ-Phi tưởng... làm Niết-bàn, bởi vì thuận theo có, không phải là xuất thế gian, không có đức của Ngã mà tùy tiện cho là giải thoát, cho nên đáng thương xót.

Ba là dựa theo quán sát về Trí thuộc tất cả các tướng, là quán sát thứ chín thuộc về Chủng chủng. Đây tức là quán sát về Thế đế, bởi vì tùy thuận với có, có khác nhau như Ái... của cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc, cho nên nói là đủ loại, ngay nơi Chân thuận theo có mà không thay đổi thuận theo không có.

Trên đây là riêng biệt giải thích về mười môn, xong. Phần c là tổng quát kết luận về mười tên gọi. Đã nói là quán sát nghịch-thuận, thì hai môn trước thiếu phần Quán nghịch, chính là văn tóm lược mà thôi.

Nhưng thuận-nghịch này, như luận Đối Pháp quyển thứ 4 gọi là nhiễm-tịnh, trong nhiễm-tịnh đều có thuậnnghịch. Luận nói: Thuận-nghịch thuộc về tạp nhiễm, thuận-nghịch thuộc về thanh tịnh.

Trong thuận-nghịch thuộc về tạp nhiễm: Thuận là bởi vì Vô minh duyên Hành..., nghịch nói là cái gì tích tập Lão tử cho đến Vô minh? Vì vậy kinh Duyên Khởi nói: "Bởi vì cái gì có mà có Lão tử? Như vậy Lão tử lại bởi vì duyên gì?" Câu đầu là suy xét về nhân, câu sau là biết rõ về nhân.

Thuận-nghịch thuộc về thanh tịnh: Vô minh diệt thì Hành diệt là thuận, bởi vì cái gì diệt không có mà Lão tử diệt không có là nghịch.

Nay văn tóm lược không có, chỉ dựa theo nhiễmtịnh làm thuận-nghịch mà thôi.

Nói về các duyên khởi, mười hai chứ không phải là một gọi là các (Chư). Những Chi trước làm duyên khiến cho những Chi sau khởi lên. Lại bởi vì phiền não ràng buộc, luôn luôn sinh khởi hướng đến trong các nẻo, cho nên gọi là duyên khởi. Cũng nói là duyên sinh, Sinh tức là nghĩa của Khởi. Cũng dựa theo quả mà nói, còn lại như trong luận Du Già quyển thứ 9-thứ 10-thứ 31-thứ 93, luận Duy Thức quyển thứ 8 trình bày.

Trên đây phần nhiều dựa theo các Luận này để giải thích mười tên gọi, có thể biết. Nhưng xu thế dày đặc của Thể đều thâu nhiếp ba Quán.

Nay trở lại thâu nhiếp theo chủ ý của mười môn: Môn 1-Trình bày về nhân khởi lên nhiễm-tịnh; môn 2Trình bày về bổn nguyên của duyên khởi; môn 3-Nhân quả thuộc về Hữu-Không; môn 4-Phối hợp với Vô tác; môn 5-Trình bày về Lý của Đế; môn 6-Lực Dụng đan xen với nhau; môn 7-Tận cùng của Khổ loại trừ về Mạn; môn 8-So sánh làm mất đi Vô thỉ; môn 9-Không có nguồn gốc của có-không có; môn 10-Chân Tục không có trái ngược.

Lại thu nhận mười môn không ra ngoài năm ý: Một môn đầu là mê lầm Lý thành tựu Sự; một môn tiếp là Lý-Sự nương tựa duy trì; sáu môn tiếp là thành tựu về nghĩa môn thuộc Sự; một môn tiếp là Sự-Lý cùng phai mờ; một môn cuối cùng là Sự-Lý vô ngại, bởi vì chỉ có bốn môn không ra ngoài Sự-Lý.

Nếu thuận theo Sự-Lý vô ngại đan xen với nhau, thì trả qua tiến vào trùng trùng. Nếu dựa vào Sự-Lý thuậnnghịch cùng dung thông, thì Chân môn hoàn toàn vắng lặng, bởi vì duyên khởi của pháp tánh rất sâu xa. Rất sâu xa tức là nhân duyên này gọi là quán sát về nhân của Phật tánh, Trí của duyên tức là tánh của nhân thuộc về nhân, nhân thuộc về nhân đến quả thành tựu tánh của Bồ-đề, tánh của nhân đến quả thành tựu tánh của Niếtbàn, nhân quả vô ngại là tánh của duyên khởi, chỉ có rỗng lặng mà thôi, suy nghĩ điều này!

Phần 3: Từ "Phật tử Bồ-tát..." đến "Dĩ như thị..." trở xuống là trình bày về quả thù thắng ấy, cũng trước là thâu nhiếp Chánh Tâm Trú, sau từ "Cố tri duyên sinh thử..." trở xuống là thâu nhiếp Thiện Hiện Hạnh, bởi vì ba Không... hiện rõ trước mắt.

Dựa vào Luận nói là quả, có năm loại tướng: Một-Đạt được Hạnh đối trị thù thắng và lìa xa chướng thù thắng; Hai-Đạt được tu hành thù thắng; Ba-Đạt được Tam-muội thù thắng; Bốn-Đạt được tâm bất hoại thù thắng; Năm-Đạt được lực tự tại thù thắng. Mỗi tướng đều có chữ Phật Tử để chọn ra sai khác, chỉ riêng tướng thứ hai có hai chữ Phật Tử.

Trong mục một, phân hai: Trước là trình bày về đối trị thù thắng; sau từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là trình bày về lìa xa chướng thù thắng.

Mục trước: Tức là ba môn Giải thoát, cũng gọi là ba Tam-muội. Tam-muội thì ngay nơi Thể mà nhận lấy tên gọi, Giải thoát là dựa vào nơi khác mà nhận lấy tên gọi. Ba loại này có thể nối thống đến Niết-bàn Giải thoát, cho nên gọi là Môn. Trong văn có hai: 1-Nhắc lại phần trước; 2-Chính thức hiển bày.

Mục 1-Ý bao gồm năm quả, do mười Quán trước đây mà đạt được quả về ba Không... này, nghĩa là dùng ba Không quán sát về duyên đạt được quả thứ nhất-thứ ba; dùng ba Bi quán sát về duyên đạt được quả thứ haithứ tư. Quả thứ ba hướng về Quả thứ nhất, Quả thứ nhất là chủ động đối trị, Quả thứ ba là thụ động thành tựu; Quả thứ tư hướng về Quả thứ hai, Quả thứ hai là chủ động tu tập, Quả thứ tư là kiên cố. Quả thứ năm bao gồm thuận theo hai Quán mà sinh ra, cũng có thể lần lượt chuyển tiếp mà sinh ra, bởi vì có đối trị cho nên lìa xa chướng, bởi vì lìa xa chướng cho nên Hạnh thù thắng, bởi vì có đối trị cho nên Tam-muội thù thắng, bởi vì Tam-muội thù thắng cho nên tâm bất hoại, bởi vì tâm bất hoại cho nên đạt được tự tại.

Mục 2-Từ "Tri vô ngã..." trở xuống là chính thức hiển bày về ba Không, ba Không đều có riêng biệt hiển bày và tổng quát kết luận.

Mục a-Trong môn Không, riêng biệt hiển bày có ba: Một-Ba câu trình bày về Chúng sinh Không. Hai-Tự tánh Không là trình bày về Pháp Không. Hai câu trên đây là trình bày về Thể Không của hai Ngã. Ba-Vô tác và Vô thọ, hiển bày về Không thuộc tác dụng của hai Ngã, bởi vì Thể Không, cho nên cả hai không thể nào gây ra nhân-nhận lấy quả.

Kết luận nói là hiện rõ trước mắt, bởi vì Trí phù hợp với cảnh.

Mục b-Trong môn Vô tướng cũng có ba: Một-Diệt chướng tức là quán sát về các chi Hữu, đều là diệt thuộc về tự tánh, nghĩa là nếu tiến vào môn Không thì không đạt được Không, cũng không giữ lấy tướng Không, thì việc làm đã thành tựu. Nếu thấy pháp trước kia có về sau nói là Không, và giữ lấy tướng Không, thì không phải nhận biết chân thật về Không, cho nên gọi là chướng. Vì vậy tu về Vô tướng, hiểu rõ diệt thuộc về tự tánh, thì không giữ lấy chướng ngại của Không. Hai-Sở dĩ không giữ lấy, là bởi vì có được đối trị, nghĩa là nhận biết về Không lại cũng là Không, gọi là giải thoát hoàn toàn. Ba-Đã có chủ động đối trị để đối trị với thụ động đối trị, thì niệm tưởng không hiện hành, cho nên nói là không có tướng sinh khởi của một pháp nào, chủ độngthụ động này vắng lặng thì Vô tướng hiện rõ trước mắt.

Mục c-Môn Vô nguyện cũng có ba loại tướng: Một-Nương tựa, nghĩa là dựa vào Không-Vô tướng tiến vào trước đây mới đạt được Vô nguyện. Hai-Thể tức là không có gì nguyện cầu, bởi vì không mong cầu ba cõi... Ba-Thù thắng tức là Đại Bi hóa độ chúng sinh hơn hẳn Nhị thừa.

Lại ba Không trên đây nối thông duyên với Thật tướng của các pháp, bởi vì quán sát thế gian tức là tướng của Niết-bàn, cho nên cũng không giống với Nhị thừa. Phần còn lại như trong Trí Luận quyển thứ 22 trình bày. Trong mục sau là trình bày về lìa xa chướng thù thắng:

Mục 1-Nhắc lại pháp tu tập trước đây, do tu tập mà được lìa xa: Đầu lìa xa ba Tưởng là do môn Không mà lìa xa; tiếp lìa xa Tưởng có-không có là do môn Vô tướng mà lìa xa, cũng do môn Vô nguyện mà lìa xa, bởi vì không thấy có gì đáng mong cầu.

Mục 2-Chính thức hiển bày. Đã nhận biết lìa xa chướng, thế nào là thù thắng? Trong kinh có ba câu theo thứ tự thù thắng của Địa thứ năm-Địa thứ tư, và phương tiện của Địa thứ sáu này, nghĩa là: Câu một-Ở trong Địa thứ năm, dùng mười tâm bình đẳng rất thanh tịnh, xa lìa Ngã mạn về thân thanh tịnh của Địa thứ tư, Địa này dùng Không sâu xa để diệt trừ lìa bỏ hai Ngã, cho nên Địa này là thù thắng. Câu hai-Trong Địa thứ tư, dùng Đạo phẩm để đối trị Mạn về Chánh thọ ẩn-hiện... trong Địa thứ ba, Địa này dùng quán sát về Không để lìa xa tạo tác-thọ nhận, cho nên Địa này là thù thắng. Câu ba-Phương tiện của Địa này, chỉ dùng mười tâm bình đẳng để phá trừ mà hiển bày về có-không có, nay Địa này đầy đủ, dùng Vô tướng sâu xa để phá trừ về có-không có, tất cả đều trừ sạch, cho nên Địa này là thù thắng.

Mục hai-Từ "Đại Bi chuyển tăng..." trở xuống là trong tu hành thù thắng, có hai:

Mục trước là tổng quát trình bày tăng thêm tu tập về tâm Bi, bởi vì tu tập trong tâm thì tâm Lợi tha chưa đầy đủ; từ "Bồ-đề..." trở xuống là bao gồm Tự lợi, cũng tu tập về những việc làm. Nói tăng thêm Bi, là trước đây quán sát về mười bình đẳng đã khởi lên ba Bi, nay thuận theo quán sát về mười môn, càng thương xót chúng sinh ràng buộc vào pháp hư vọng.

Mục sau từ "Tác thị niệm..." trở xuống là riêng biệt hiển bày, trong đó có hai: 1-Trình bày về tu hành; 2-Từ "Nhi hằng..." trở xuống là trình bày về tu hành thù thắng. Mục 1-Trình bày về tu hành, lại có hai: a-Phát tâm dũng mãnh tu hành, nghĩa là thúc đẩy chí hướng bởi vì bắt đầu tu tập; b-Từ "Phật tử..." trở xuống là trình bày về chí hướng tu hành của Trượng phu, bởi vì quả quyết cuối cùng thành tựu. Lại đầu là Bi-Trí hăng hái tu tập, sau là tận cùng chứng được tánh-tướng.

Trong mục a: Một là Trí, hai là Bi.

Trong tiết một là Trí: Trước là nhận biết, sau là chán ngán.

Trong tiết trước là nhận biết: Hai câu trước trình bày về duyên có hợp lại-tách ra, nghĩa là nghiệp-phiền não giúp đỡ cho nhau thì hữu vi mới sinh ra, như Vô minh duyên Hành... Hai câu sau trình bày về duyên có đầy đủthiếu hụt, Tập tức là đầy đủ, nghĩa là nghiệp-phiền não tùy theo thiếu hụt chắc chắn không chuyển sinh, như tuy có Hành mà không có Ái tưới thấm...

Tiết sau từ "Ngã như thị..." trở xuống là chán ngán, đã nhận biết về lỗi của Khổ do hữu vi, thì nhất định phải đoạn trừ nhân của Tập do hòa hợp; từ "Nhiên vi..." trở xuống là tu tập về Bi làm lợi ích cho chúng sinh mà không tận cùng hữu vi.

Trong mục b là chí hướng tu hành của Trượng phu: Một-Tướng chán ngán, bởi vì thấy pháp hữu vi ấy nhiều lỗi, là pháp đối đãi chướng ngại cho nên chán ngán; haiTừ "Vô hữu..." trở xuống là chứng được tánh do hiểu rõ tự tánh của hữu vi, cùng là tướng vốn không có sinh diệt, thì có thể diệt trừ đối đãi chướng ngại mà phù hợp với Lý.

Mục 2, là tu hành thù thắng, nghĩa là bởi vì không trú vào tướng thù thắng hiện rõ trước mắt, có ba loại thù thắng: Một-Hai câu đầu trình bày về nhân thù thắng của Bát-nhã, là bởi vì không trú vào, cho nên tiếp theo Đại Trí trước đây mà khởi Bi. Hai-Từ "Tức đắc..." trở xuống là Thể thù thắng của Bát-nhã hiện rõ, Bát-nhã là tên gọi chung, Trí không có chướng ngại là tên gọi riêng, Trí Phật vô ngại tuy chưa thành tựu, mà nay Bát-nhã có thể soi chiếu Trí này, tướng trước của Trí này gọi là ánh sáng, ánh sáng tức là Môn. Ba-Từ "Thành tựu như thị..." trở xuống là trình bày về Dụng thù thắng của Bát-nhã, cũng là tướng không trú vào. Nghĩa là hai câu trước trải qua Sự không thay đổi Lý, cho nên không trú vào Hữu vi; hai câu sau là thấy rõ Lý không làm hỏng Sự, cho nên không trú vào Vô vi, tức là Hữu vi và Niết-bàn bình đẳng mà chứng. Từ "Dĩ Bồ-đề..." trở xuống là không trú vào những việc làm, bởi vì Trí tuệ của Trợ đạo chưa đầy đủ, cho nên không trú vào Hữu vi; bởi vì công đức của Trợ đạo chưa đầy đủ, cho nên không trú vào Vô vi. Vả lại, bởi vì cả hai chưa đầy đủ, cho nên cả hai không trú vào. Nói rộng như kinh Tịnh Danh quyển Hạ. Trong kinh Đại Phẩm cũng nói: "Bồ-tát nghĩ rằng: Nay là lúc thực hành, không phải là lúc chứng đắc." Ngay nơi những việc làm này cũng là nguyên cớ.

Trong mục ba: Là trình bày về Tam-muội thù thắng, có hai: Trước là trình bày về Định thuộc Không; sau từ

"Như thị thập vô tướng..." trở xuống là ví dụ hiển bày hai loại còn lại.

Trong mục trước lại có hai: 1-Nêu ra mười loại đứng đầu; 2-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều môn.

Mục 1-Trong mười loại, Luận phân làm bốn: a-Năm loại trước gọi là Quán, trừ ra loại thứ tư; b-Dùng loại thứ tư gọi là không phóng dật; c-Dùng loại thứ bảy gọi là đạt được tăng thượng; d-Dùng ba loại còn lại gọi là dựa vào sự việc.

Mục a: Quán là quán sát hiểu rõ. Ba loại trước là dựa theo Tướng quán sát về Không: 1-Tiến vào Không là Nhân Không, cũng là câu tổng quát; 2-Tức là Pháp Không; 3-Tức là chọn lấy hai Không trước đây làm Đệ nhất nghĩa, quán sát ấy cũng Không. Hai loại sau là dựa vào Thật quán sát về Không, nghĩa là: 4-Quán sát Bổn thức là Không, Như Lai Tạng bao hàm không có gì ở ngoài, cho nên nói là Đại Không; 5-Quán sát về bảy Chuyển thức, không lìa xa Như Lai Tạng hòa hợp mà khởi, đều không có Tự Thể, cho nên nói là Hợp Không. Kinh Lăng Già nói: "Bảy Thức cũng là như vậy, tâm cùng hòa hợp sinh ra." Lại nói: "Không làm hỏng tướng có tám, Vô tướng cũng là Vô tướng."

Mục b: Không phóng dật, dựa vào hiểu biết (Giải) phát khởi thực hành (Hạnh), thực hành tu tập đến cuối cùng, cho nên gọi là Đệ nhất. Luận nói: Phân biệt khéo léo tu hành, vốn là Đệ nhất thuộc Tự phần; tu hành không có gì thỏa mãn, vốn là Đệ nhất thuộc Thắng tiến. Mục c: Đạt được tăng thượng, nhờ vào tu tập mà thành tựu về đức, cho nên công đức phát khởi.

Mục d: Dựa vào sự việc, là bởi vì dựa vào Đức mà khởi Dụng, có ba loại Dụng: Một loại đầu thuộc về Tự lợi, gọi là làm thanh tịnh Trí chướng dựa vào sự việc, nói về phân biệt là Trí chướng, nay đạt được Không như thật, có thể làm thanh tịnh phân biệt. Hai loại sau là Lợi tha: 1-Giáo hóa chúng sinh dựa vào sự việc, dựa vào Không mà khởi Bi, cho nên không rời bỏ; 2-Nguyện chọn lấy quả báo (Hữu) dựa vào sự việc, do đạt được Không cho nên lìa xa nhiễm, tùy thuận với quả báo cho nên không lìa xa các cõi.

Trên đây dựa vào Luận để giải thích đã là sâu xa vi diệu. Lại mười Không này cùng với mười một Không trong kinh Niết Bàn giống nhau trên đại thể, chỉ khác nhau ở chi tiết.

Lại dựa vào giải thích, tám loại trước là chứng về Thật Không, hai loại sau là khởi lên Dụng Không.

1- Nhập Không tức là Nội Không-Ngoại Không ấy, vốn là mười hai Nhập thuộc về Nội-Ngoại.

2- Tự tánh tức là Tánh Không, bởi vì không phải nay mới bắt đầu không có.

3- Đệ nhất nghĩa Không thì danh-nghĩa hoàn toàn giống nhau.

4- Đệ nhất Không, thì kinh ấy gọi là Không Không, nghĩa là Không trước chỉ là Không thuộc về Đệ nhất nghĩa, nay trình bày như có-như không có, xưa nay vốn tự nhiên Không. Kinh ấy nói: "Là có-là không có, đó gọi là Không Không; là đúng-không phải là đúng, đó gọi là Không Không. Nghĩa là đúng-sai cũng ngay nơi Thể vốn Không, như vậy Không Không, chính là nơi mê đắm của Nhị thừa, Bồ-tát Thập Địa thông đạt phần ít, cho nên gọi là Đệ nhất." Nay cũng dựa theo phần ít. 5-Đại Không thì tên gọi giống nhau, kinh ấy gọi là Bátnhã Ba-la-mật.

6- Hợp tức là Nội-Ngoại Không.

7- Hợp-Vô hợp mà khởi lên, tức là Hữu vi Không.

8- Tức là Vô vi Không, bởi vì Như Thật tức là Vô vi.

Hai loại như Bất xả... thì danh-nghĩa đều khác nhau. Nếu muốn hiểu rõ thì:

9- Tức là Vô thỉ Không, bởi vì vô thỉ không lìa xa sinh tử mà chính là Không.

10- Tức là Vô sở hữu Không, nghĩa là lìa xa và không lìa xa đều vốn không hề có gì.

Phần còn lại và kết luận..., có thể biết.

Mục bốn-Quả của tâm bất hoại thù thắng: Hai đoạn dưới đây, cũng tức là thâu nhiếp Tùy Thuận Kiên Cố Nhất Thiết Thiện Căn Hồi Hướng. Đoạn này là tiến thêm pháp thiện, đoạn sau là phát khởi Đại Hạnh.

Nay nói về tiến thêm pháp thiện. Tâm bất hoại, là do diệt trừ chướng mà thành tựu Hạnh, như Trí-như Bi đều không lui sụt hủy hoại. Văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Riêng biệt có chín loại Bất hoại: 1-Tin vào Lý quyết định; 2-Hạnh có thể điều nhu; 3-Không sợ pháp rất sâu xa; 4-Thừa của mình không lui sụt; 5-Thắng tiến không nghỉ; 6-Phai mờ Tự-Tha; 7-Lợi sinh vô biên; 8-Trên mong cầu Trí của Địa; 9-Khéo léo hóa độ chúng sinh.

Cũng có thể hướng về mười tâm Tam-muội trước đây để trình bày về Bất hoại, sợ rằng chán ngán vì văn nhiều. Chín loại cùng kiên cố đều nói là Bất hoại, mười loại đều đầy đủ gọi là tất cả viên mãn.

Trong mục năm: Lực tự tại thù thắng, có hai: Trước là hiển bày về tướng; sau từ "Phật tử..." trở xuống là kết luận về phạm vi giới hạn.

Trong mục trước có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại từ "Bất cụ..." trở xuống là riêng biệt.

Tổng quát nói: Tâm này, là mười tâm trước đây thuận theo Bồ-đề của Phật, cho nên có năng lực hướng về tiến sâu vào. Luận nói: Đạt được lực thù thắng của Hạnh Bát-nhã Ba-la-mật, cho nên có thể tiến sâu vào, thì biết mười tâm trước đây đều là tâm Bát-nhã hiện tiền. Trong riêng biệt có chín câu, dựa vào mười tâm Bất hoại trên đây mà có thể tự tại hướng đến: 1-Không sợ hãi Dị luận, tức là lực có thể làm cho người khác phải khuất phục. 2-Hướng lên trên tiến vào Địa Trí, gọi là lực đoạn trừ nghi ngờ, bởi vì đạt được Pháp Không. 3-Lực không thay đổi Thừa của mình, bởi vì lìa xa Tiểu thừa. 4-Lực quyết định tin vào nơi chốn bí mật, bởi vì hướng về gương soi của Trí. 5-Lực bất hoại đối với các Ma, bởi vì tinh tiến. 6-Lực kiên cố đối trị phiền não, bởi vì trú trong Trí sáng ngời. 7-Lực đối trị khắp nơi, bởi vì đầy đủ ba Không, ở nơi Hữu mà không nhiễm ô. 8-Lực hóa độ chúng sinh, tức là tương ưng với phương tiện thứ chín trước đây. 9-Lực làm thanh tịnh Trí chướng, tức là trên mong cầu Trí của Địa trước đây. Trí trước ở giữa mà dẫn dắt hai Bi, Trí này ở sau là hiển bày về Bi-Trí khác nhau.

Trong mục sau là kết luận về phạm vi giới hạn, bởi vì Bát-nhã hiện rõ trước mắt, cho nên Thuận Nhẫn sáng tỏ nhanh nhạy. Nói thứ ba, là bởi vì cao nhất trong ba phẩm của Nhẫn.

Trong phần sau là Quả của Địa, có ba quả giống như Địa trước. Ngay trong quả Điều Nhu, phân bốn: Một-Hạnh Điều Nhu; Hai-

Trí thanh tịnh thuộc Giáo; Ba-Hành tướng riêng biệt của Địa; Bốn-Kết thúc nói về tên gọi của Địa.

Trong phần một có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp có ba: 1-Duyên luyện tập của Hạnh. 2-Từ "Tất dĩ..." trở xuống là Hạnh chủ động luyện tập, trong đó: Từ "Văn dĩ thọ trì..." trở xuống là đạt được Nghĩa Trì. Ánh sáng thuộc Tuệ của Tam-muội là Nghĩa đã thọ trì. Tùy thuận tu hành, câu này nêu ra nhân của hiện tại đạt được Nghĩa Trì. Nhân là sự việc gì? Nghĩa là nhân dựa vào Tam-muội thù thắng trước đây, mà đạt được Xa-ma-tha như thật..., ghi nhớ duy trì không rời bỏ, chính là hiển bày về pháp có thể duy trì. Từ "Hựu đắc dĩ..." trở xuống cũng là pháp đã duy trì. 3-Từ "Kinh ư..." trở xuống là trình bày về đã luyện tập thanh tịnh. Càng thêm sáng ngời, là bởi vì loại bỏ chướng ngại ấy. Lại nhờ vào Chứng trước đây mà đạt được Tạng Nghĩa thuộc pháp của chư Phật.

Trong Dụ: Vàng ròng dụ cho Chứng, cũng dụ cho Tín...; Lưu ly dụ cho Trí phương tiện. Nhờ vào Trí phương tiện thường xuyên mài giũa, khiến cho Chứng

Trí xuất thế gian, phát ra ánh sáng của Trí thuộc Giáo thù thắng hơn trước.

Trong Hợp: Tuệ phương tiện tức là không trú vào đạo nói trên, hợp với Lưu ly trước đây; theo đuổi quán sát, hợp với thường xuyên mài giũa sáng ngời. Càng thêm sáng ngời, là bởi vì Bát-nhã hiện rõ trước mắt. Càng thêm vắng lặng, là bởi vì Chứng Trí loại bỏ chướng ngại ấy.

Phần hai: Từ "Thí như nguyệt..." trở xuống là trình bày về Trí thanh tịnh thuộc Giáo, bởi vì ánh sáng của vầng trăng rộng lớn hơn hẳn Địa trước, chỉ chọn lấy vầng trăng làm Dụ.

Bốn loại Phong luân, ở phẩm Xuất Hiện có bốn loại Phong luân như chủ động duy trì..., mà không phải là bốn Luân này, bởi vì bốn loại ấy không phải là Phong luân thuộc về Hoại-Tán, Phong luân có Hoại-Tán lại không có bốn loại, chưa xem kỹ trong Kinh-Luận cho nên không thể quyết định.

Tạm thời dựa vào nghĩa để giải thích, tức là gió của bốn mùa: Mùa Xuân gọi là Hòa phong, dụ cho Ma phiền não, bởi vì thuận theo tâm Ái; mùa Hạ gọi là Viêm phong, dụ cho Ma uẩn, bởi vì nhiều bức bách phiền muộn; mùa Thu gọi là Lương phong, cũng gọi là Kim phong, dụ cho Ma chết, bởi vì quả chín muồi thì thu hoạch mà lụi tàn; mùa Đông gọi là Hàn phong, dụ cho Ma trời, bởi vì làm hỏng kho tàng thiện pháp của người. Thực hành theo hành của bốn Ma, tức là Ma đạo. Văn còn lại có thể biết.

Trong quả Nhiếp Báo nói: Thanh văn chất vấn vặn hỏi không có năng lực làm cho khuất phục, là bởi vì đã biết Nhị thừa duyên với Đế... Phần ba: Phần trùng tụng, có hai mươi hai kệ phân ba: Mười bảy kệ đầu, tụng về phần Hạnh của phần vị; bốn kệ tiếp, tụng về phần Quả của phần vị; một kệ sau là kết thúc thuyết giảng.

Trong mười bảy kệ đầu, có ba mục: Một-Có hai kệ một câu, tụng về phần đối trị Mạn thuộc thù thắng; Hai-Có mười kệ ba câu, tụng về phần Hạnh thù thắng không trú vào đạo; Ba-Có bốn kệ, tụng về phần Quả thù thắng của Địa.

Trong mục hai là mười kệ ba câu, có ba tiết: Đầu là một câu, tụng phần tổng quát hiển bày về Tâm-Cảnh. Tiếp là chín kệ một câu, tụng phần riêng biệt trình bày về tướng của Quán, tức là mười đoạn:

1- Có hai kệ rưỡi, tụng về phần nêu ra các chi Hữu.

2- Có một kệ, tụng về môn thâu nhiếp quy về một tâm. Đã nói tâm diệt thì sinh tử không còn, cho nên biết không thể chỉ dựa theo Chân tâm, bởi vì Chân-Vọng hòa hợp là nói về dựa vào tâm, ngay nơi Chân thì Vọng đã diệt, ngay nơi Vọng thì Chân không thể không có, luận Khởi Tín nói: "Chỉ diệt Tướng của tâm chứ không phải là diệt Thể của tâm."

3- Có một kệ, tụng về môn sai biệt thuộc nghiệp của chính mình (Tự nghiệp).

4- Có nửa kệ, tụng về môn không rời bỏ lẫn nhau.

5- Có nửa kệ, tụng về môn ba đường không gián đoạn.

6- Có một kệ, vượt lên tụng về môn thứ bảy là ba Khổ tụ tập.

7- Có một kệ, lùi lại tụng về môn thứ sáu là ba đời xoay tròn không dứt.

8- Có nửa kệ, vượt lên tụng về môn thứ chín là sinh diệt ràng buộc.

9- Có nửa kệ, lùi lại tụng về môn thứ tám là nhân duyên sinh diệt.

10- Có ba câu, tụng về môn quán sát không có gì tận cùng.

Sau từ "Thập chủng..." trở xuống có năm câu, tụng về phần tổng quát kết luận về mười tên gọi.

Trong mục ba từ "Như thị..." trở xuống là tụng về phần Quả thù thắng của Địa: Hai kệ đầu, tụng về phần đối trị thù thắng; một kệ tiếp, tụng về phần tu hành thù thắng; nửa kệ tiếp, tụng về phần Tam-muội thù thắng; nửa kệ cuối, bao gồm tụng về hai loại thù thắng còn lại, bởi vì nghĩa nối thông.

Phần Quả của phần vị-phần kết thúc thuyết giảng..., có thể biết.

QUYỂN 41

Đoạn thứ bảy: VIỄN HÀNH ĐỊA

Đầu là nguyên cớ đưa ra: Đã nói về Tuệ trú tương ưng với duyên khởi, hiểu rõ dựa vào duyên, tiếp đến nói về Vô tướng trú có gia hạnh-có công dụng, dựa vào Bồtát Địa, cho nên tiếp tục đưa ra.

Luận Du Già nói: "Địa trước tuy có thể trú nhiều trong Tác ý Vô tướng, mà chưa có thể khiến cho Tác ý Vô tướng không gián đoạn-không thiếu sót, trú nhiều trong tu tập để khiến cho đầy đủ, cho nên tiếp theo có đưa ra Địa này." Lại công dụng trước đây chưa đầy đủ, nay khiến cho đầy đủ.

Nói về Viễn Hành, bao gồm có bốn nghĩa: Luận Thành Duy Thức nói: "Đến phần sau thuộc công dụng của Vô tướng trú, mà vượt qua đạo của thế gian và Nhị thừa." Ở đây có ba nghĩa, giống như phần Căn bản, đã giải thích như trước.

Kinh Giải Thâm Mật nói: "Tác ý Vô tướng không gián đoạn-không thiếu sót có thể vượt xa chứng nhập, cùng với Địa thanh tịnh ở sát cạnh nhau, cho nên gọi là Viễn Hành. Ở đây có hai nghĩa: Nghĩa đầu tức là Vô tướng trong ba tướng, chọn ra khác với Địa trước, nói là không có gián đoạn-thiếu sót; nghĩa sau tức là có thể cách xa, bởi vì gần với Địa sau." Vì vậy văn sau Kinh nói: Ở giữa hai cõi, Địa này vốn có thể vượt qua, cũng là đi về phía trước cách xa phía sau.

Luận Nhiếp Đại Thừa nói: "Đến phần sau cuối là Hành thuộc công dụng. Chỉ là một nghĩa." Thế Thân giải thích rằng: "Tuy tất cả các tướng không thể nào làm cho lay động, mà đối với Vô tướng hãy còn gọi là có Hành." Đây là giải thích về chữ Công Dụng, nghĩa là khởi lên công dụng mà trú trong Vô tướng.

Kinh Kim Quang Minh thì giống với nghĩa đầu của kinh Giải Thâm Mật, trong luận Trang Nghiêm thì giống với nghĩa sau của kinh Giải Thâm Mật.

Tuy có bốn nghĩa, nhưng nối thông có hai nghĩa để thiết lập tên gọi Viễn Hành: 1-Từ trước đi xa đến giới hạn của công dụng; 2-Giới hạn thực hành của công dụng này có thể đi xa đến phần vị sau.

Luận Thập Trú nói: "Cách xa ba cõi, gần với phần vị Pháp Vương, cho nên gọi là Viễn Địa."

Kinh Nhân Vương gọi là Viễn Đạt Địa, cũng bao gồm hai nghĩa, nhưng mà hành có thể cách xa chính là Vô tướng.

Chướng đã lìa xa, là lìa xa chướng hiện hành thuộc tướng vi tế, nghĩa là Địa thứ sáu vốn chấp vào hiện hành thuộc tướng vi tế của sinh diệt. Tướng sinh diệt này tức là hai Ngu: 1-Ngu về hiện hành thuộc tướng vi tế, nghĩa là bởi vì chấp có tướng Sinh vi tế lưu chuyển của duyên sinh; 2-Ngu về thuần tác ý mong cầu Vô tướng, tức là bởi vì chấp có tướng hoàn diệt vi tế.

Bởi vì thuần tác ý chịu khó mong cầu đối với Vô tướng, chưa có thể khởi hạnh thù thắng của Hữu trong Không, đến trong Địa này mới có thể đoạn trừ. Bởi vì thường ở trong Vô tướng, cho nên không chấp về Sinh. Lại không tác ý chịu khó mong cầu Vô tướng, cho nên có thể chứng được pháp Chân Như không có sai biệt. Bởi vì hiểu rõ đủ loại giáo pháp, cho nên giống với Vô tướng chân thật. Bởi vì có thể ở trong Không khởi hạnh thù thắng của Hữu, cho nên thành tựu phương tiện độ. Hai hạnh cùng thực hành, cho đến cũng đạt được quả Vô tướng. Vì vậy biết rằng, bởi vì thuần Vô tướng, không ngăn ngại khởi hạnh, là nghĩa riêng biệt của Địa này.

Tiếp là chính thức giải thích văn, cũng có ba phần:

Trong phần một là ca ngợi thưa thỉnh, có mười hai kệ, mười kệ trước là ca ngợi, hai kệ sau là thưa thỉnh.

Trong mười kệ trước là ca ngợi, phân bốn: 1-Có hai kệ về Thiên Chúng ca ngợi vị chủ thuyết giảng. 2-Có một kệ về Thiên Chủ dùng mây ánh sáng cúng dường Phật, bởi vì biểu thị cho Trí phù hợp với Pháp thân. 3-Có một kệ về Thiên Chúng vui mừng lắng nghe. 4-Có sáu kệ về Thiên Nữ dùng âm thanh vui vẻ ca ngợi Phật. Trong sáu kệ: Một kệ đầu hiển bày về nhân duyên của âm thanh; năm kệ còn lại chính thức hiển bày về ngôn từ ca ngợi. Trong năm kệ: Bốn kệ đầu ca ngợi về TịchDụng vô ngại, một kệ sau trình bày về nguyên cớ khởi Dụng, tức là Bi-Trí vô ngại, mong muốn thuyết giảng về hai hạnh, cho nên nương theo uy lực ca ngợi về điều này.

Trong hai kệ sau là thưa thỉnh, có thể biết.

Trong phần hai là chính thức thuyết giảng, có hai: Trước là Hạnh, sau là Quả.

Trong phần trước là Hạnh, có năm loại tướng sai biệt: 1-Sai biệt về đối trị Hạnh vui với Vô tác; 2-Sai biệt về đối trị chướng ấy; 3-Sai biệt về hai Hạnh thù thắng; 4-Sai biệt về Địa thù thắng so với phía trên và trước đây; 5-Sai biệt về Quả của Địa.

Trong năm loại: Một loại đầu là phương tiện hướng về Địa, tức là tâm tiến vào; bốn loại còn lại là tâm trú vào-vượt ra thuộc về quả.

Lại trong bốn loại trú vào-vượt ra: Một loại đầu tức là bắt đầu trú vào Địa, một loại tiếp là chính thức trú vào Địa, một loại tiếp là thuyết giảng tuy ở sau mà nghĩa bao gồm trước sau, một loại sau là Địa đầy đủ.

1- Nói về vui với Vô tác, là bởi vì quán sát về Không vui thích đắm theo Bát-nhã, tức là chướng hiện hành thuộc tướng vi tế, Địa này tùy theo Hữu mà không đắm vào làm chủ động đối trị.

2- Nghĩa là từ trước đến nay tuy chủ động đối trị tâm vui thích với Không của Địa trước, mà bởi vì có hạn lượng-có công dụng thì lại chính là chướng, cho nên tu hạnh không có hạn lượng-không có công dụng, để làm đối trị.

3- Bởi vì cấu nhiễm của chướng ngại đã không còn, cho nên Chỉ-Quán cùng thực hành.

4- Trình bày về công dụng của Địa này vượt qua sáu

Địa trước-hơn hẳn ba Địa sau, hướng lên trên tức là sau. 5-Bởi vì Địa đầy đủ, cho nên nói về Quả của hai Hạnh.

Trong phần 1: có bốn: a-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau; b-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là đưa ra hiển bày về tướng ấy; c-Từ "Bồ-tát dĩ như thị..." trở xuống là kết luận về công năng của Hạnh; d-Từ "Nhập dĩ..." trở xuống là làm sáng tỏ về phạm vi giới hạn của Hạnh ấy.

Phần a: Đã đầy đủ Hạnh của Địa thứ sáu, tức là kết luận về nghĩa của phần trước, bởi vì hàm chứa Hạnh thuộc Vô tướng đã đối trị. Bởi vì đầy đủ Hạnh thuộc Vô tướng của Bát-nhã, từ đây sinh ra đắm trước, vốn không phải là Hạnh tăng thượng.

Tiếp từ "Dục nhập..." trở xuống là trình bày về nêu lên phần sau. Mười loại phương tiện tức là chủ động đối trị, nghĩa là vui với Vô tác trước đây không gọi là phương tiện, không có thể khởi Hạnh tăng thượng, không phải là đạo thù thắng. Nay dùng Trí thuộc Vô ngã của mười loại pháp không rời bỏ chúng sinh, lấy làm chủ động đối trị để đối trị về tâm vui thích trước đây, gọi là Tuệ phương tiện. Đã có thể thâu nhiếp giữ lấy Hạnh tăng thượng, cho nên gọi là khởi lên Đạo thù thắng. Vậy thì ngay nơi Hữu tu về Không mà không trú vào Không, là Tuệ phương tiện trong Không; ngay nơi Không trải qua Hữu mà không trú vào Hữu, là Đạo thù thắng trong Hữu. Đạo tức là Hạnh. Do Hạnh thù thắng cho nên gọi là Tăng thượng. Tăng thượng đối với pháp nào? Nghĩa là trước đây đã nương vào trong thế gianxuất thế gian, ngay nơi Không cho nên hơn hẳn thế gian, đã có thể trải qua Hữu cho nên hơn hẳn xuất thế gian.

Trong Địa thứ sáu trước đây, tuy cũng tu tập về Bi, không trú vào không có, mà ở trong vắng lặng không thể nào vượt ra, bởi vì Không còn dấy lên, cho nên không thể gọi là Phương tiện thù thắng; tuy thực hành về Không-thực hành về Hữu mà phần nhiều đắm theo Không, chỉ gọi là đối trị về Hạnh vui với Vô tác.

Trong phần b, là đưa ra hiển bày. Sở dĩ Hạnh thù thắng được tăng thượng không có gì hơn, là bởi vì mười nghĩa sau. Mỗi nghĩa có hai câu, đều câu trước quán sát về Không, câu sau trải qua Hữu. Câu trước đạt được câu sau, thì thành tựu về Tuệ phương tiện trong Không; câu sau đạt được câu trước, thì thành tựu về Hạnh thù thắng trong Hữu, không vướng vào Không-Hữu mà cùng đưa vào chữ Tuy.

Luận chủ thâu nhiếp mười nghĩa làm bốn loại công đức, nghĩa là ba nghĩa đầu đều có một nghĩa, bảy nghĩa sau làm một nghĩa.

Một-Câu đầu tức là dựa vào sự việc bảo vệ hành ác. Hành ác của Bồ-tát có hai loại: a-Không thích làm lợi lạc; b-Khởi lên ái kiến. Nay bởi vì câu trước cho nên không có ái kiến, bởi vì câu sau cho nên có thể làm lợi lạc. Nếu trong hai câu thiếu hụt lẫn nhau thì đều có hành ác. Nay bởi vì bảo vệ hai câu, dựa vào sự việc là Bi mà không có ái kiến.

Hai-Tức là dựa vào sự việc thù thắng của tài sản và thân mạng. Bởi vì cúng dường Phật, cho nên đạt được tài sản và thân mạng. Bởi vì đạt được bình đẳng, cho nên hai sự việc đều thù thắng. Tài sản thù thắng thì tùy theo chúng sinh đã mong cầu, thân mạng thù thắng thì tùy ý chọn lấy chủng loại nào.

Ba-Dựa vào sự việc bảo vệ thiện căn. Thiện căn tức là chịu khó tích tập phước đức làm tư lương của Bồ-đề. Nay dùng Trí ngay nơi Không mà tích tập, thì nhân thù thắng ấy có thể tăng thượng, khiến cho pháp công đức đã tích tập đều thành tựu Hạnh Ba-la-mật tăng thượng, gọi đó là bảo vệ, tuy có Từ Bi mà chỉ là ý thích tăng thượng.

Ba loại này đều là Tự lợi. Bảy loại sau đều là Lợi tha, hợp lại làm công đức thứ tư là thâu nhiếp chúng sinh dựa vào sự việc, tức là bảy loại: Một loại đầu là tùy theo chúng sinh mà thọ sinh, hai loại tiếp là giáo hóa khiến cho lìa xa chướng, bốn loại sau là thâu nhiếp khiến cho trú vào pháp thiện.

Trong đó: 1-Nguyện lực thọ sinh, bởi vì làm vị Thượng thủ của chúng sinh, do đó cần phải trang nghiêm ba cõi, nhưng là Nguyện sinh chứ không phải là do nghiệp-phiền não, cho nên nói là Viễn ly. 2-Thuyết giảng về đối trị, nghĩa là chỉ ra phiền não khởi lên, muốn khiến cho đối trị đoạn trừ mà nhận biết tánh vắng lặng, mới là đối trị thuộc về Đệ nhất nghĩa, bởi vì khiến cho thấy rõ luôn luôn tự nhiên vắng lặng. 3-Bởi vì diệt trừ chướng ngại của Trí, chướng có bốn loại, như nói trong Trí tùy thuận thế gian ở Địa thứ năm, khiến cho tùy theo tâm của chúng sinh, làm đủ loại sự nghiệp như viết sáchsoạn luận..., mà làm chủ động đối trị. 4-Quy tụ chúng hội hướng về Đại pháp, mà vì chúng sinh dấy khởi Hạnh trang nghiêm quốc độ. Bốn loại này là trình bày về Y báo, ba loại sau là trình bày về ba Luân của Chánh báo làm lợi ích cho chúng sinh. 5-Tức là thân nghiệp, không có thân mà hiện rõ thân, bởi vì khiến cho phát sinh năm Phước, nghĩa là thấy-nghe-gần gũi-cúng dường và tu hành, tự thân-không có thân cho nên giống như Pháp thân của Phật. Hai loại sau cũng như vậy. 6-Tức là khẩu nghiệp, bởi vì chuyển pháp luân. 7-Tức là ý nghiệp, ở trong chỗ không có tốt-xấu, tùy theo thưa hỏi liền khéo léo giải thích, ghi nhớ sự việc trong ba đời mà khởi Hạnh của ba đời.

Trong phần c, là tổng quát kết luận về công năng thù thắng, Luận giải thích rằng: Mười loại này phát khởi về Hạnh thù thắng, cùng đối trị thâu nhiếp giữ lấy. Đối trị thâu nhiếp giữ lấy, đều là hai câu trước-sau đối lập với nhau, gọi là cùng đối trị. Vì vậy hai câu trước-sau đều chủ động đối trị, đều là câu trước đối trị phàm phu, câu sau đối trị Tiểu thừa. Tùy theo đối trị không giống nhau, nghĩa như trước đã nói. Dựa vào hai câu thâu nhiếp giữ lấy, gọi là Hạnh thù thắng đối trị với chướng trước đây. Phần d, là làm sáng tỏ về phạm vi giới hạn của Hạnh, bởi vì trình bày về Vô tướng không có gián đoạn, cho nên tên gọi của Địa Vô tướng từ đây mà thiết lập. Đây cũng chính là thâu nhiếp Bất Thối Trú trước đây, không giống như Địa thứ sáu trước đây. Địa thứ sáu trước đây đạt được tâm trú vào Địa, đã rời bỏ tâm tiến vào Địa, dùng pháp tu về Giải để tiến vào, không phải là dùng Hạnh để tiến vào. Địa này dùng Hạnh để tiến vào, luôn luôn thực hành mà không rời bỏ, gọi là Bất Thối Trú.

Phần 2: Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát trú thử đệ thất..." trở xuống là sai biệt về đối trị chướng ấy, tức là thâu nhiếp Vô Trước Hạnh, bởi vì công dụng Hữu lượng đều không đắm vào. Nói về đối trị, có hai loại tướng: A-tu hành Vô lượng chủng loại, đối trị chướng ngại Hữu lượng trước đây; b-Từ "Thử Bồ-tát tác thị niệm..." trở xuống là tu hành về Hạnh không có công dụng, đối trị chướng ngại về có công dụng trước đây.

Phần a: Có hai mươi câu, thâu nhiếp thành mười cặp. Trong mỗi một cặp, đều là câu trước trình bày về vô lượng cảnh giới, làm thụ động nhận biết-thụ động giáo hóa; câu sau trình bày về vô lượng đức nghiệp của Phật, làm chủ động nhận biết-chủ động giáo hóa. Bồ-tát tiến vào cảnh giới giáo hóa của Phật, mà vận dụng giáo hóa chúng sinh. Hoặc là thâu nhiếp mười làm năm, tức là năm cảnh giới vô lượng.

1- Có một cặp, chúng sinh-vô lượng. Luận nói: Tùy theo thụ động giáo hóa chúng sinh như thế nào? Cặp này làm tổng quát, bởi vì mười cặp đều làm lợi ích cho chúng sinh. Nói về như thế nào (Hà đẳng), bởi vì chủng loại không phải là một, là giải thích về chữ Vô Lượng trong kinh. Tùy theo thụ động (Tùy sở), là tùy theo nhiều loại thích hợp, mà dùng vô lượng nghiệp giáo hóa để giáo hóa chúng sinh.

2- Có một cặp, chúng sinh-trú xứ như thế nào? Nghĩa là trú ở vô lượng thế giới, dùng Hạnh của Tịnh độ mà giáo hóa.

3- Có hai cặp, dùng Trí tuệ như thế nào để giáo hóa? Cặp đầu là Trí về không gian cùng tận các pháp, cặp sau là Trí về thời gian cùng tận ba đời, đều là Chủng trí. Hai cặp dựa theo pháp đã nhận biết, đều là pháp giới vô lượng.

4- Có ba cặp, trình bày về vô lượng cảnh giới điều phục. Hai cặp đầu trình bày về dùng tâm như thế nào? Trong đó: Cặp một-Tùy theo đủ loại thân Trời mà chúng sinh tin tưởng-vui thích, Bồ-tát dùng thân Danh Sắc để giáo hóa, nghĩa là tâm tùy theo sự vui thích của chúng sinh, cùng tu tập về hạnh của loài Trời, mà đạt được thân của loài Trời, miệng tùy theo sự tin tưởng của chúng sinh, dùng thân Danh-Cú mà thuyết giảng về hạnh của loài Trời; cặp hai-Nhận biết về Căn-Dục xưa kia không giống nhau, dùng âm thanh tùy theo chủng loại hợp với Căn mà thuyết giảng. Một cặp tiếp là dùng Hạnh như thế nào? Nghĩa là nhận biết về tâm hạnh hiện tại không giống nhau, dùng hạnh hướng đến khắp nơi mà thuyết giảng về đối trị.

5- Có ba cặp, trình bày về cảnh giới phương tiện điều phục. Luận nói: Đưa vào Thừa như thế nào? Nghĩa là đưa vào Tam thừa. Cặp một-Vì Thanh văn Thừa mà thuyết giảng về Đạo của Trí, khiến cho chứng

Diệt; cặp hai-Vì Duyên giác Thừa mà thuyết giảng về Trí sâu xa, khiến cho nhận biết về nhân duyên; cặp ba-Vì Bồ-tát Thừa mà thuyết giảng về tích tập Độ thành tựu sự việc của Địa, hợp với phương tiện ấy trải qua Hữu.

Trong phần b: Tu hành về Hạnh không có công dụng, có hai mục: Một-Gia hạnh hướng về mong cầu; hai-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát..." trở xuống là chính thức hiển bày về tu hành.

Mục một: Đầu là nhắc lại Vô lượng trước đây, là nơi hướng về mong cầu; sau từ "Ngã tất..." trở xuống là chủ yếu mong mỏi dùng Vô công-Vô tướng để thâu nhiếp giữ lấy cảnh giới ấy. Vô phân biệt, nghĩa là soi chiếu không chọn lấy tánh tướng-quên hết duyên..., tức là quán sát về Vô tướng. Hơn nữa, Vô công-Vô tướng rất thù thắng, nhưng tùy ý phát ra tánh vốn có sẵn (Thiên tánh) không nhờ vào thúc đẩy thường xuyên, tự nhiên mà thực hành. Không có công-hợp với đạo gọi là không có công dụng, Địa thứ tám mới chứng được. Nay tâm có thể trú vào đó, cho nên nói là thuận theo (Ưng dĩ), bởi vì công dụng thực hành đến đây đã đầy đủ. Đây là tu hạnh không có dụng công (Vô công), không giống như Địa thứ tám tùy ý vận dụng không còn dụng công.

Trong mục hai-Chính thức hiển bày về tu hành: Đầu là nhắc lại Trí quán sát trước đây. Tiếp từ "Thường cần tu..." trở xuống là tướng của tu hành, từ "Phương tiện..." trở xuống là pháp đã tu tập, tức là Tuệ phương tiện trong Không, Hạnh thù thắng trong Hữu trước đây. Đã dùng Trí thuộc về Vô công-Vô tướng, tu tập có thể đối trị chướng ngại của công dụng thuộc về Hữu tướng. Sau là an trú bất động, hiển bày về tướng của quán sát thành tựu. Đây tức là Hạnh thành tựu bất động, không như Tướng-Dụng bất động ở Địa thứ tám.

Phần 3: Từ "Vô hữu nhất niệm..." trở xuống là phân rõ về hai Hạnh thù thắng, văn phân ra bốn phần riêng biệt: a-Hai Hạnh song song không gián đoạn; b-Từ "Thường bất xả..." trở xuống là Tín thù thắng; c-Từ "Thử Bồ-tát ư niệm niệm..." trở xuống là có thể làm Đại nghĩa; d-Từ "Phật tử thử thập..." trở xuống là sai biệt về Bồ-đề phần.

Trong bốn phần: Ba phần trước là riêng biệt hiển bày, một phần sau là tổng quát đầy đủ. Trong ba phần: Một phần đầu là Tự phần, hai phần sau là Thắng tiến.

Phần a: Không có một niệm dừng nghỉ-rời bỏ, là chính thức hiển bày về nghĩa của hai Hạnh không gián đoạn, nghĩa là không rời bỏ Quán thì quán sát-Chỉ thì bất động trước đây, là cùng thực hành hai hạnh ChỉQuán, một niệm không dừng tức là nghĩa về không gián đoạn. Tiếp từ "Hành trú..." trở xuống là hiển bày về thời gian không gián đoạn, nghĩa là bốn oai nghi như ngủthức..., nêu ra ngủ mơ là lấy mê muội để so với rõ ràng. Phần b: Tín thù thắng, Luận nói: Tướng trang nghiêm hiện rõ trước mắt với Nghĩa khác biệt trong vô lượng Trí ấy. Bởi vì chuyên niệm, là chuyên tâm nghĩ đến có thể nhẫn nại tức là nghĩa của Tín, thường tin vào mười Vô lượng trước đây, phước-trí trang nghiêm cảnh giới Phật cho nên gọi là thù thắng.

Phần c: Làm Đại nghĩa, một niệm lập tức đầy đủ Hạnh của mười Độ, lợi ích ý nghĩa rộng lớn mà niệm niệm tu tập khởi lên, cho nên gọi là Tác. Trong văn có hai: Trước là tổng quát trình bày; sau từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích.

Đưa ra nói rằng: Hạnh của mười Độ khác nhau, một niệm lẽ nào trọn vẹn? Văn giải thích phân hai mục: Một-Trình bày về nguyên cớ có thể đầy đủ, bởi vì Bi-Trí cùng vận dụng; Hai-Từ "Sở hữu..." trở xuống là hiển bày về tướng đã đầy đủ. Bố thí (Đàn) bao gồm Bi-Trí, Nhẫn chỉ dựa theo Bi, còn lại đều dựa theo Trí.

Nhưng mười tướng trong này, ý khiến cho một niệm mà mười tướng không giống nhau. Trong ba loại bố thí tùy theo chọn lấy một, có thể dùng ý hiểu được, bởi vì lý thật thì không có gì không đầy đủ. Trong Bồ-đề phần ở văn sau, nói tất cả đều đầy đủ, sáu tướng trước có thể biết, chỉ giải thích bốn tướng sau. Phương tiện trải qua sự việc nói là vô lượng Trí, bởi vì đều là Trí. Lại có thể sinh ra Hạnh-Nguyện như Thí..., bởi vì thâu nhiếp chúng sinh, cho nên gọi là phương tiện. Trong Nguyện, nhờ vào Nguyện Trí này, có thể mong cầu Đại Ba-la-mật Thượng Thượng từ Địa thứ tám trở lên, cho nên thâu nhiếp chọn lấy Hạnh thù thắng ấy. Tiếp đến trong Lực, bởi vì đều là Trí, cho nên xa lìa chướng ngại về bố thí..., mà không bị chướng ngại ấy làm lay động. Trong Trí, bởi vì đều là Trí, cho nên nhận biết rõ ràng như thật về tất cả chủng loại sai biệt của bố thí..., để giáo hóa chúng sinh. Bốn tướng này đều từ Dụng mà thiết lập tên gọi, bao gồm thành tựu sáu tướng trước; cũng có lúc riêng biệt thành tựu sáu tướng trước..., đều như trong Hội thứ nhất phân rõ. Một niệm có đủ mười, niệm niệm đều như vậy. Tâm ban đầu muốn tu, đến đây mới đạt được.

Trong phần d là sai biệt về Bồ-đề phần, có bốn loại tướng: Hai loại trước là thâu nhiếp điều thiện, hai loại sau là lìa xa lỗi lầm.

1- Dựa vào Hạnh Đại thừa, nghĩa là mười Độ thuộc về Tự lợi, đây chính là nghĩa về Đại. Văn kết luận bởi vì hiển bày về mười Độ, cho nên bao gồm hai nghĩa.

Luận thì thuộc về phần sau khéo léo sử dụng văn kinh.

2- Bốn Nhiếp, tức là dựa vào giáo hóa chúng sinh.

3- Bốn Trì..., tức là dựa vào thanh tịnh tăng thượng đối với Phiền não chướng, nghĩa là dựa vào bốn Trì làm nơi chốn mà trú vào, dùng ba Giải thoát làm môn mà dựa vào, tu hành ba mươi bảy Phẩm, thì thanh tịnh được Phiền não chướng, tùy ý duy trì Tự phần cho nên gọi là Trì, cũng gọi là trú xứ của bốn nhà (Gia). Bốn nhà: Một-Nhà của Bát-nhã, đây là chủ động soi chiếu; Hai-Nhà của Đế, tức là thụ động soi chiếu; Ba-Nhà rời bỏ phiền não; Bốn-Nhà làm thanh tịnh khổ đau. Dựa vào nghiệp thù thắng của hai loại đầu mà lìa xa phiền não-khổ đau ở đây. Nếu dựa theo riêng biệt mà nói, thì một loại đầu là trước Kiến đạo, ba loại tiếp tức là Kiến đạo-Tu đạo và Vô học.

4- Từ "Lược thuyết..." trở xuống là dựa vào thanh tịnh chướng ngại của Trí, bởi vì không có gì không đầy đủ, cho nên lìa xa trần sa Vô minh.

Trong phần 4-Từ "Nhĩ thời Giải Thoát Nguyệt..." trở xuống là sai biệt về Địa thù thắng so với phía trên và trước đây, có hai: a-Trình bày về thù thắng so với sáu Địa trước đây; b-Từ "Hà dĩ cố Bồ-tát tùng sơ..." trở xuống là trình bày về thù thắng so với ba Địa sau. Thù thắng tức là nghĩa về tăng thượng.

Trong phần a, có hai mục: Một-Thưa hỏi, ý thưa hỏi rằng: Nếu trước đã đầy đủ, thì ở đây sao nói là chỉ một? Nếu trước chưa đầy đủ, thì sao có thể thành tựu ở đây? Hai-Trong giải đáp có ba: 1-Nêu lên; 2-Đưa ra; 3-Giải thích.

Trong giải thích có hai: a-Riêng biệt hiển bày về tướng thù thắng của Địa này, Hạnh đầy đủ công dụng, tức là Tự phần đầy đủ; từ "Đắc nhập..." trở xuống là Thắng tiến hướng về sau. Do hai nghĩa này cho nên có thể thù thắng so với Trí tuệ trước đây, tức là Địa thứ tám Chứng Trí tự tại, là Đại Dụng của năm Thông-mười Tự tại... b-Từ "Phật tử..." trở xuống là tổng quát nêu ra tướng đầy đủ của các Địa, tức là xa thì giải thích về câu mười Địa đều đầy đủ, gần thì giải thích về câu đầy đủ công dụng của Địa thứ bảy.

Luận đưa ra rằng: Vì sao trong Địa này, đầy đủ Hạnh phương tiện? Phương tiện tức là công dụng, bởi vì đầy đủ mười phương tiện. Luận tự giải thích rằng: Trong phần thế gian-xuất thế gian còn lại ấy, lại khởi lên Hạnh thù thắng. Vì thế cho nên trong Địa thứ bảy này khởi lên tất cả các pháp của Phật, nghĩa là ba Địa trước thuộc về thế gian, ba Địa tiếp là xuất thế gian, Địa này thì lại cùng có một Hạnh thù thắng của mỗi Địa. Nay trong tất cả khởi lên đầy đủ, cho nên gọi là đầy đủ. Địa thứ nhất đầy đủ trong Nguyện, Địa thứ hai đầy đủ trong Giới, Địa thứ ba đầy đủ trong Văn. Nhưng nói là Nguyện tăng trưởng, bởi vì làm lợi ích cho chúng sanh cần phải dựa vào Trí tuệ của Như Lai. Phần còn lại có thể biết.

Địa thứ bảy đầy đủ tất cả, trong luận Du Già nói: "Công đức của Phật, Địa thứ bảy đều đạt được, Địa thứ tám thành tựu, Địa thứ chín đầy đủ, Địa thứ mười viên mãn. Có một phần chướng ngại còn lại, chưa gọi là thanh tịnh, lìa xa rồi tức là Bồ-đề thanh tịnh."

Phần b-Trình bày về thù thắng so với ba Địa sau, trong văn có bốn: Một-Pháp; hai-Dụ; ba-Hợp; bốn-Nhân luận mà sinh luận.

Mục một-Pháp: Trước là đưa ra; sau là giải thích.

Đưa ra ý nói: Vì sao sáu Địa trước đều có một, đến Địa thứ bảy thì mới đầy đủ tất cả? Giải thích rằng: Tích tập từ Địa thứ nhất, đến Địa này mới thành tựu. Đây là đáp lại phần đưa ra ở trước, từ đây đã có thể khiến cho thành tựu Hạnh thù thắng so với ba Địa sau. Đây chính là hơn hẳn sau-hơn hẳn trước, nhưng dựa theo chủ động tiến vào thì Địa thứ tám hơn hẳn Địa sau, khiến cho Địa sau thành tựu Hạnh không còn dụng công, cho đến Địa thứ mười, cần phải dựa vào dụng công tích tập, cho đến công mà không còn dụng công.

Mục hai-Hợp: Có hạnh tạp nhiễm, hợp với thế giới tạp nhiễm. Nhưng có hai nghĩa: 1-Tức là sáu Địa trước; 2-Bao gồm bảy Địa trước. Có hạnh thanh tịnh hợp với thế giới thuần tịnh, tức là ba Địa sau.

Trung gian khó vượt qua, cũng có hai nghĩa: 1-Nếu sáu Địa là tạp nhiễm, thì Địa thứ bảy là trung gian; 2-Nếu bảy Địa đều là tạp nhiễm, thì từ Địa thứ bảy đến Địa thứ tám vẫn gọi là trung gian.

Khó vượt qua, giống như thế giới Ta Bà đối với thế giới Cực Lạc, không còn phạm vi tịnh-uế, sáu Địa trướcba Địa sau, khó vượt qua cũng như vậy. Nếu như đạt được phương tiện Đại Nguyện của Địa này, thì mới có thể vượt qua, thanh tịnh từ Địa này mà đến, tạp nhiễm từ Địa này mà vượt qua, cho nên một Địa này là quan trọng thù thắng nhất.

Trong mục bốn-Nhân luận mà sinh luận: Trước là hỏi, sau là đáp.

Ý hỏi nói là trước-sau có thể biết, nhưng nói trung gian là thuộc về nơi nào? Ý đáp trình bày không phải là tạp nhiễm-không phải là thanh tịnh, cũng có thể gọi là cũng tạp nhiễm-cũng thanh tịnh, cho nên gọi là trung gian. Trong đó có hai: 1-Tổng quát đem bảy Địa hướng về sau để làm sáng tỏ thua kém, thâu nhiếp Địa thứ bảy này bao gồm tạp nhiễm-thanh tịnh, thì trở thành bảy Địa trước đều là tạp nhiễm-thanh tịnh xen lẫn nhau, cho nên không phải là hạnh hoàn toàn tạp nhiễm. Luận nói: Từ Địa thứ nhất đến nay, lìa xa tất cả phiền não, nêu ra rõ ràng như vậy, Địa này gọi là tạp nhiễm-thanh tịnh, cho nên không phải là hạnh tạp nhiễm. 2-Từ "Phật tử, thử đệ thất..." trở xuống là riêng biệt đem Địa này hướng về trước để làm sáng tỏ hơn hẳn, bởi vì hiển bày Địa thứ bảy này thì tạp nhiễm-thanh tịnh đều không phải, thành tựu về nghĩa của Địa thứ bảy là trung gian trước đây.

Trong mục 1 là tổng quát, có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp: a-Nêu lên lìa xa nghiệp-phiền não, bởi vì hiển bày là thanh tịnh; b-Từ "Dĩ hồi hướng..." trở xuống là giải thích về nghĩa thanh tịnh trước đây, bởi vì hai nhân; c-Từ "Nhiên vị..." trở xuống tức là dựa vào hai mục trên, bởi vì hiển bày không phải là Báo hiện hành cùng với tạp nhiễm trước đây.

Trong Dụ: Luân Vương dụ cho Địa thứ bảy tùy phần mà rời bỏ đạo có dụng công, Phạm Vương dụ cho Báo đạt được của Địa thứ tám, bởi vì Thiền thứ nhất du hóa ở ngàn thế giới. Nhưng trong Pháp đối với thưa hỏi, chỉ trình bày về bảy Địa trước; trong Dụ nêu ra thù thắng để hiển bày thua kém, bao gồm trình bày về Địa phía trên.

Văn trong Hợp dựa theo đây có thể biết.

Mục 2-Riêng biệt trình bày về Địa này thì tạp nhiễm-thanh tịnh đều không phải.

Đầu là tổng quát trình bày về hoàn toàn vượt qua nhiều loại như Tham..., hoàn toàn vượt qua cho nên hơn hẳn Địa trước, tâm mong cầu Phật là Tham, chán ngán thế gian là Sân, giữ lấy Không-đắm vào Hữu là Si, đến đây hoàn toàn vượt qua. Vả lại, Địa thứ nhất vượt qua Tham, bởi vì đầy đủ Bố thí Độ. Địa thứ hai-thứ ba vượt qua Sân, bởi vì đầy đủ Giới-Nhẫn. Địa thứ ba cũng vượt qua Si, bởi vì đạt được Văn trì. Địa thứ tư vượt qua Mạn, bởi vì Đạo phẩm lìa bỏ Ngã tướng. Địa thứ năm vượt qua Nghi, bởi vì hiểu rõ các Đế. Địa thứ sáu vượt qua Kiến, bởi vì tiến vào Bát-nhã. Địa thứ bảy này tổng quát vượt qua Tùy phiền não..., bởi vì thường ở trong Quán, cho nên nói là hoàn toàn vượt qua, mà nói nhiều loại là hiển bày không phải Báo hiện hành, thì vi tế là chưa vượt qua.

Tiếp từ "Trú thử..." trở xuống là chính thức trình bày, so sánh phần trước hướng về phần sau để hiển bày tạp nhiễm-thanh tịnh đều không phải (Song phi).

Sau từ "Hà dĩ..." trở xuống là giải thích về nghĩa của cả hai không phải, bởi vì thường ở trong Quán. Phiền não không hiện hành, tức là hơn hẳn Địa trước. Hạnh có dụng công gọi là mong cầu chưa đầy đủ, tức là thua kém Địa sau. Dụng công tức là phiền não, bởi vì có dấy khởi lay động.

Phần 5: Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử đệ thất..." trở xuống là sai biệt về Quả của Địa. Trong này, Luận chủ gọi là quả của hai Hạnh. Quả này thật sự bao gồm các phần, bởi vì hai Hạnh là Hạnh thuộc về Chánh trú, tự mình phát sinh quả này. Lại bởi vì hai Hạnh đầy đủ, ở các phần đều là hai Hạnh, cho nên gọi là quả của hai Hạnh.

Văn phân bốn quả: a-Nghiệp thanh tịnh; b-Đạt được Tam-muội thù thắng; c-Đạt được Địa hơn hẳn; d-Đạt được Hạnh thù thắng.

Viễn Công nói: "Một tức là quả đối trị về chướng ấy; hai tức là quả của hai Hạnh; ba tức là quả hơn hẳn Địa phía trên và Địa trước đây, bởi vì Hạnh thù thắng càng tăng thêm; bốn tức là quả đối trị về Hạnh vui thích Vô tác. Bởi vì phương tiện ấy và khởi Hạnh thù thắng, đầy đủ ở Địa này."

Vả lại, quả thứ nhất là hai hạnh Tự-Tha cùng thực hành, quả thứ hai là Định-Tuệ cùng thực hành, quả thứ ba là Bi-Trí cùng thực hành, quả thứ tư là Tịch-Dụng cùng thực hành.

Phần a-Ngay trong quả thứ nhất lại phân bốn loại:

Mục một-Giới thanh tịnh, trong đó: Đầu là dựa theo Tánh giới để trình bày về Giới, chỉ là ba nghiệp thanh tịnh; sau từ "Sở hữu..." trở xuống là dựa theo Chế-Thính (Chế giáo và Thính giáo) để trình bày về Giới, là ngăn chặn điều ác-thực hành điều thiện.

Mục hai-Từ "Thế gian sở hữu..." trở xuống là Trí thế gian thanh tịnh, đây là phân rõ về Dụng của Hạnh.

Mục ba-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là trình bày đạt được tự thân thù thắng, đây là trình bày về Thể của Hạnh. Luận nói: Tâm-Hạnh cả hai bình đẳng, không có gì sánh bằng, nghĩa là Thâm tâm và Diệu hạnh là hai.

Thâm tâm tức là Chứng hạnh, giống như là mười phương tiện trước đây; Diệu hạnh tức là Giáo hạnh, cũng là Hạnh thù thắng khởi lên trước đây. Hai loại này cùng khởi lên cho nên nói là bình đẳng, không giống như Địa trước sinh khởi xen lẫn có-không có.

Mục bốn-Từ "Chư thiền..." trở xuống là trình bày về đạt được lực thù thắng, nghĩa là đạt được các Thiền cho nên lực công đức thù thắng hiện rõ trước mắt.

Ba mục trên là Tự phần, một mục này là Thắng tiến.

Trong văn có hai: 1-Trình bày về lìa xa chướng của Định. Thiền... đã thấy ở phần đầu của Phẩm. Luận nói: Hạnh vui với tịch diệt. Ở đây giải thích Tam-muội là

Thiền thuộc về Hiện pháp lạc trú. Tiếp nói về Diệt định Tam-ma-bạt-đề, bởi vì Tam-ma-bát-để có loại: Một-Bốn Vô sắc; Hai-Tám Thắng xứ; Ba-Mười Biến xứ; Bốn-Diệt tận Định; Năm-Vô tưởng Định. Bồ-tát phần nhiều tiến vào bốn loại trước để giáo hóa chúng sinh, không tiến vào một loại sau bởi vì không phải là Thánh pháp. Nay ở trong năm loại, ý chính là thuộc về Diệt định, cho nên Luận riêng biệt trình bày, sau Giải Thoát Nguyệt cũng dựa vào lời này, hỏi trong phần vị nào có thể tiến vào Diệt định? 2-Từ "Thử Địa..." trở xuống là lìa xa chướng của Trí, có thể biết.

Phần b: Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử địa nhập Bồtát..." trở xuống là trình bày về Tam-muội thù thắng, phân hai: Một-Riêng biệt đưa ra mười tên gọi; Hai-Từ "Nhập như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều loại.

Mục một: Năm loại trước là Tự lợi, năm loại sau là

Lợi tha. Lại năm loại trước là phát khởi về Giải, năm loại sau là thành tựu về Hạnh. Lại năm loại trước là trú trong niềm vui của pháp hiện tại, năm loại sau là làm lợi ích cho chúng sinh.

Trong năm loại trước: Hai loại đầu là nhận biết về Lý, hai loại tiếp là nhận biết về Giáo-Nghĩa, một loại sau là nhận biết về Sự: 1-Khéo léo quán sát chọn lựa, là dựa vào nghĩa chưa quán sát để điều phục tâm khiến cho quán sát. 2-Dựa vào nghĩa đã quán sát, mà trở lại trải qua suy nghĩ tường tận, Luận về Kinh nói: Khéo léo suy nghĩ về nghĩa của Tam-muội. 3-Dựa vào một tên gọi mà nói đến vô lượng nghĩa, cho nên nói là Tối thắng. 4-Dựa vào một nghĩa mà nói đến vô lượng tên gọi, cho nên nói là phân biệt, Nghĩa hàm chứa ở tên gọi cho nên gọi là Tạng. 5-Dựa vào thông suốt tất cả năm Minh, mà xử lý đúng như sự thật.

Trong năm loại sau: Một loại trước là dựa vào Căn kiên cố mà quán sát Chân Như, làm thanh tịnh Phiền não chướng. Kinh Bát Nhã nói: "Pháp giới bất động vốn là Chân Như, quán sát làm cho vững chắc." Luận Khởi Tín nói: "Tam-muội Chân Như vốn là căn bản của các Định." Đây là nói về Căn. Một loại này hiển bày về Hạnh sâu xa, bốn loại sau dựa vào Trí chướng đã thanh tịnh, để hiển bày về Hạnh rộng lớn, bởi vì đối trị với bốn chướng, Kinh tức là có thể đối trị chướng ngại ở văn khác.

Trong bốn loại: Một loại đầu là Trợ đạo, hai loại tiếp là Chứng đạo, một loại sau là không trú vào đạo: 1-Trí thông, đối trị chướng ngại về công đức thù thắng, Trí thông tức là Đức thù thắng. Ba loại sau dựa theo đây, dùng Trí cùng với Thông để giáo hóa hai loại Lợi cănĐộn căn, khiến cho tiến vào một Thật giáo, cho nên gọi là Môn. 2-Đối trị chướng của Trí vô ngại, cùng soi chiếu Sự-Lý, bởi vì hai pháp giới là nghiệp. 3-Đối trị chướng ngại về yếu hèn đối với pháp sâu xa cao vời của Phật, bởi vì Đại Bi làm lợi ích thù thắng, an trú trong Niếtbàn, có thể kiến lập Đại sự, là pháp sâu xa cao vời của Phật. 4-Đối trị chướng ngại của Hạnh không trú vào, đủ loại Nghĩa Tạng, là đủ loại thiện căn, thiện căn này có thể sinh ra Hạnh không trú vào, cho nên gọi là Tạng. Tu thiện căn hữu vi cho nên không trú vào Niết-bàn, tu thiện căn vô vi cho nên không trú vào sinh tử, đủ loại thiện căn tức là môn Vô trú.

Mục hai: Là tổng quát kết luận về nhiều loại, có thể biết.

Phần c-Từ "Thị Bồ-tát đắc thử..." trở xuống là trình bày về đạt được Địa hơn hẳn, trong đó có ba: Một-Hơn hẳn về Hạnh tu tập khéo léo; Hai-Hơn hẳn về Tác nghiệp rộng lớn; Ba-Hơn hẳn về Hạnh tu tập tiến vào thù thắng.

Mục một: Pháp hơn hẳn có hai: 1-Trí khéo léo; 2-Bi sâu xa. Tướng hơn hẳn cũng có hai: 1-Dưới thì hơn hẳn Nhị thừa; 2-Trên thì hơn hẳn Địa của Trí. Địa của Trí tuệ tức là Trí không còn dụng công của Địa thứ tám, bởi vì trong Địa này Chỉ-Quán cùng thực hành quán sát, đã đến trong dòng chảy của pháp ở nơi ấy, tùy ý vận dụng cùng tuôn chảy hướng về biển trí của Phật.

Trong mục hai: Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử..." trở xuống là hơn hẳn về Tác nghiệp rộng lớn, có hai: 1-Chính thức hiển bày về hơn hẳn; 2-Từ "Giải Thoát Nguyệt..." trở xuống là làm sảng tỏ về phạm vi giới hạn của hơn hẳn.

Trong mục 1: Trước là hướng xuống phía dưới làm sáng tỏ về vượt ra hơn hẳn. Nói về Vô tướng, tức là vui với Vô tác trước đây. Đối trị Vô lượng, tức là đối trị Vô lượng trước đây, bởi vì tiến vào Định lìa xa tướng, Nhị thừa tiếp nhận Hữu lượng mà không phải là Vô lượng. Vô lượng ở đây hiển bày khác với Nhị thừa. Nói khéo léo thanh tịnh là hiển bày về hơn hẳn Địa dưới, nghĩa là tu phương tiện mà Hạnh đầy đủ. Sau là đạt được quang minh của Vô sinh pháp nhẫn, hướng lên phía trên làm sáng tỏ về tiến vào hơn hẳn, là tướng ánh sáng thuộc Vô sinh pháp nhẫn của Địa thứ tám ấy hiện rõ trước mắt, mà Địa dưới chưa đat được.

Trong mục 2 là làm sáng tỏ về phạm vi giới hạn của hơn hẳn, có hai: Trước là chất vấn, tức là chấp vào trước giống với sau mà chất vấn; sau là giải đáp, tức là chọn bỏ sau khác với trước mà giải đáp, có Pháp-Dụ và Hợp. Trong Pháp: Không phải là tự lực, là bởi vì chướng ngại hiện hành.

Trong Dụ: Vương Gia tức là nhà của Như Lai, Vương Hậu tức là đạt được pháp Hỷ chân thật, tu tập Tự lợi-Lợi tha cho nên gọi là Vương Tướng.

Trong Hợp: Đại pháp tức là pháp thuộc quả Phật trong pháp. Tự mình đã thực hành, tức là Hạnh thù thắng. Lực của Trí tuệ, tức là Trí phương tiện. Thường ở trong hai loại này mà không ra khỏi Quán, là tự lực có thể hơn hẳn. Đây là dựa theo phần vị nương nhờ, rộng ra như trong Địa thứ nhất phân rõ. Văn còn lại có thể biết.

Mục ba-Từ "Phật tử..." trở xuống là trình bày hơn hẳn về Hạnh tu tập tiến vào thù thắng, nghĩa là không những rộng nhiều vô lượng như trước, mà Lực Dụng khó lường, sâu xa không có phần lượng, là thù thắng mà lại hơn hẳn. Luận nói: Thần lực cũng vô lượng, Thần tức là nghĩa về khó lường. Trong văn nói: Thậm thâm, tức là tiến vào xa mà không có đáy. Viễn ly, là bởi vì diệt trừ chướng ngại trước kia. Vô hành, tức là hành thuộc Vô tướng, bởi vì không có gì thực hành, sáu Địa trước kia vốn không có thể thực hành. Thường hành, bởi vì ở Địa này không gián đoạn. Đạt được ba nghiệp này, tức là Thể tiến sâu vào hơn hẳn. Từ "Cần cầu..." trở xuống tức là hướng về sau tiến vào thù thắng. Bởi vì Nhị thừa cũng có nghiệp lìa xa tướng ấy, mà đạt được một phần cho là đủ, không có thể hướng lên trên mong cầu Bồ-đề, mong cầu cho nên hơn hẳn. Từ "Thị cố..." trở xuống là kết luận về hai Hạnh hơn hẳn.

Phần d-Từ "Giải Thoát Nguyệt..." trở xuống là trình bày về đạt được Hạnh thù thắng, trong đó có hai: Một-Đạt được Hạnh thù thắng về tịch diệt, bởi vì ở trong Định không trú vào, tức là Trí phương tiện; Hai-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát..." trở xuống là đạt được thù thắng về phát khởi, tức là khởi Hạnh thù thắng.

Trong mục một: Trước là thưa hỏi, sau là giải đáp.

Trong giải đáp: 1-Trình bày về phạm vi giới hạn đạt được pháp, Địa thứ sáu tiến sâu vào Thật tế của duyên khởi, mà niệm niệm chưa tiến vào, bởi vì có rời khỏi quán sát. 2-Từ "Kim trú..." trở xuống là phân rõ thù thắng hơn hẳn yếu kém, trong đó có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp: Trước là chính thức trình bày về đạt được mà không Chứng. Sau từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là nêu ra nguyên cớ không Chứng, bởi vì đạt được phương tiện, ngay nơi Tịch mà khởi Dụng, thành tựu ba nghiệp không thể nghĩ bàn, cho nên có thể không khởi lên Diệt định, hiện rõ các oai nghi.

Trong Dụ nói về Lực khéo léo, là bởi vì nhận biết cách thức chèo thuyền, nhận biết về tướng trạng của nước. Dựa theo kinh Đại Phẩm, chưa khéo léo về trước cũng có Dụ ấy, bởi vì phương tiện chưa thành tựu mà đi vào nước thì thất bại.

Trong Hợp nói về chiếc thuyền Ba-la-mật, tức là Bát-nhã... Bởi vì Nguyện lực, là phương tiện không rời bỏ nhân của có.

Trong mục hai là trình bày về phát khởi Hạnh thù thắng, cũng là Vô Trước Hạnh đã thâu nhiếp trên đây. Dưới đây là thâu nhiếp Bình Đẳng Tùy Thuận Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng.

Tạm thời dựa vào phát khởi Hạnh thù thắng, văn phân làm hai: 1-Nhắc lại phần trước nêu lên phần sau, bởi vì đạt được Tam-muội Diệt định, mà không dấy lên Chứng Trí, cho nên thành tựu Đại phương tiện về sau. 2-Từ "Tuy thị..." trở xuống là chính thức hiển bày về Hạnh thù thắng. Kinh có mười câu, Luận là tám loại cùng đối trị thâu nhiếp, nghĩa là ba câu sau là một loại, bởi vì hai Hạnh chủ động đối trị-thụ động đối trị cùng thâu nhiếp lẫn nhau. Như thị hiện sinh tử làm thụ động đối trị, mà luôn luôn trú vào Niết-bàn làm chủ động đối trị, chủ động đối trị thâu nhiếp thụ động đối trị, thì không bị sinh tử làm cho tạp nhiễm. Cũng có thể dùng Niếtbàn làm thụ động đối trị, thị hiện sinh tử làm chủ động đối trị, chủ động đối trị thâu nhiếp thụ động đối trị mà không Chứng đối với Niết-bàn. Còn lại đều dựa theo đây.

Trong tám loại: Một loại đầu là tổng quát, cho nên nói là sinh tử và Niết-bàn. Luận nói: 1-Hạnh phát khởi công đức, nghĩa là tiến vào sinh tử mà làm sự việc thuộc về phước nghiệp. Kinh Tịnh Danh nói: "Trong sinh tử hãi hùng, phải dựa vào lực công đức của Như Lai, không đi vào biển sinh tử thì không có được ngọc quý vô giá, làm sao có công đức?" 2-Hạnh đứng đầu thâu nhiếp Hạnh khác, nghĩa là đã thị hiện sinh tử thì nhất định phải làm vị đứng đầu mà thâu nhiếp quyến thuộc. 3-Hạnh nguyện chọn lấy quả báo, bởi vì không phải là do nghiệp ràng buộc, cho nên ở trong sinh tử mà không tạp nhiễm. 4-Hạnh không đoạn dứt gia đình, nghĩa là tuy nói không tạp nhiễm mà thị hiện có vợ con, gọi là không đoạn dứt gia đình, tuy đốt mà không cháy, bởi vì thị hiện quả báo mà thường tu Phạm hạnh. Chỉ một câu này đầy đủ Tuệ phương tiện trong Không, Hạnh thù thắng trong Hữu, các câu trước-sau đều thích hợp dựa theo câu này, thuận theo tóm lược cho nên không có. 5-Hạnh tiến vào, nghĩa là không chỉ hóa độ phàm phu, mà cũng chuyển hóa Nhị thừa để tiến vào Tuệ của Phật. 6-Hạnh cung cấp cho sinh hoạt, nghĩa là tuy biết năm Dục tức Đạo hàm chứa thâu nhiếp về pháp của Phật, mà ăn uống cung cấp cho Thân, ngủ nghỉ cung cấp cho Thần đều thuận theo năm Dục, mười Quân là cảnh giới của ma. 7-Hạnh lui sụt, nghĩa là thị hiện suy sụp vi già-bệnh-chết, tức là pháp của bốn Ma không hiện hành, vì vậy gọi là vượt lên trên Ma đạo. 8-Hạnh chuyển hóa, nghĩa là bốn loại đầu hóa độ phàm phu, một loại tiếp là hóa độ Tiểu thừa, hai loại tiếp là hóa độ Ma quân, nay dựa vào Tự hành mà không tạp nhiễm, chuyển hóa mê hoặc của phàm phu, khiến cho không còn nhân của mê hoặc. Ở đây có ba loại: a-Chuyển hóa về Kiến tham, bởi vì các ngoại đạo đắm theo các Kiến, như Phật thị hiện theo học với hai vị Tiên, nay chuyển hóa họ rời bỏ các Kiến đã đắm theo. b-Chuyển hóa chướng ngại, như Phật thị hiện theo học viết chép-tính toán... c-Từ "Sở hữu..." trở xuống là chuyển hóa về Tham, như Phật ở trong Vương cung mà không sinh nhiễm trước.

Trong phần sau là Quả của phần vị.

Phần một: Trong quả Điều Nhu, văn cũng có bốn.

Phần 1: Trong Thể của hạnh Điều Nhu, cũng có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp cũng có ba: a-Duyên luyện tập của Hạnh. b-Từ "Ư bỉ..." trở xuống là Hạnh chủ động luyện tập. Nói hộ trì Chánh pháp, là do đầy đủ Hạnh phương tiện mà giữ gìn bảo vệ cho người khác, có thể làm bậc Đại Sư đối với ba cõi, cho nên có thể bảo vệ. c-Từ "Lợi ích chúng sinh..." trở xuống là trình bày về đã luyện tập thanh tịnh. Luận nói: Giải thích tên gọi của Địa này nên biết, tức là dùng văn kinh để giải thích tên gọi. Nghĩa là làm lợi ích cho chúng sinh là Hạnh thù thắng trong Hữu, pháp Nhẫn thanh tịnh tức là Trí phương tiện trong Không, hai loại này là Hành; thiện căn chuyển biến càng thêm thù thắng, là trình bày về công dụng đến cuối cùng, tức là nghĩa của Viễn.

Trong Dụ: Vàng ròng dụ cho thiện căn như Chứng Trí-Tín... Các thứ báu đan xen với nhau, tức là đầy đủ công dụng của Hạnh phương tiện thuộc về tất cả pháp phần Bồ-đề, khiến cho thiện căn trước đây càng thêm thù thắng.

Phần 2: Từ "Phật tử, thí như nhật quang..." trở xuống là trình bày về Trí thuộc Giáo thanh tịnh: a-Dụ; b-Hợp.

Trong Dụ: Nghĩa về ánh sáng như Địa trước, mà ở Địa này ánh sáng mặt trời rực rỡ, cho nên hơn hẳn ánh sáng mặt trăng ở Địa trước, bởi vì ánh sáng mặt trăng trong mát như Bát-nhã, ánh sáng mặt trời thì Dụng rộng lớn như phương tiện. Phần còn lại đều có thể biết.

Phần ba: Phần trùng tụng, có hai mươi mốt kệ phân ba: Mười bảy kệ rưỡi đầu, tụng về phần Hạnh của phần vị; hai kệ rưỡi tiếp, tụng về phần Quả của phần vị; một kệ sau là ca ngợi thù thắng kết thúc thuyết giảng.

Trong mười bảy kệ rưỡi đầu, phân năm mục: Một-Có bốn kệ, tụng về phần đối trị Hạnh vui với Vô tác. Hai-Có hai kệ, tụng về phần Vô lượng trong đối trị chướng ngại ấy, lược qua không tụng về Hạnh không có dụng công. Ba-Có ba kệ, tụng về phần hai Hạnh không gián đoạn. Bốn-Có năm kệ, tụng về phần thù thắng so với Địa phía trên và trước đây. Nói ba Tranh chấm dứt, là bởi vì dựa theo Nhẫn độ, lại đạt được ánh sáng của pháp, cho nên không có tranh cãi. Năm-Có ba kệ rưỡi, tụng về phần Quả của hai Hạnh.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 38 trong Kinh).

Đoạn thứ tám: Bất Động Địa.

Đầu là nguyên cớ đưa ra: Luận Du Già nói: "Tuy trú nhiều trong tu tập không thiếu sót-không gián đoạn đối với Tác ý Vô tướng, mà chưa có thể rời bỏ công dụng trú vào trong Vô tướng; lại chưa có thể tu tập đạt được đầy đủ, chưa đạt được tự tại đối với tướng." Vì vậy tiếp theo đưa ra.

Lại dựa theo phần vị nương vào, đầu là ba Địa nương vào giống như thế gian, tiếp có bốn Địa dựa vào pháp của Tam thừa, từ Địa thứ tám trở đi dựa vào Nhất thừa mà hiển bày.

Luận Trang Nghiêm giải thích về Địa thứ bảy rằng: "Bởi vì gần với Nhất thừa."

Lương Nhiếp Luận cũng nói: "Địa thứ tám trở lên bởi vì là Nhất thừa, thì biết thuận theo sai biệt trước đây mà tiến lên hòa vào Nhất thừa." Vì vậy tiếp theo đưa ra.

Nói về Bất Động, tổng quát có ba nghĩa, bởi vì luận Thành Duy Thức nói: "Trí vô phân biệt tùy ý vận dụng nối tiếp nhau, phiền não thuộc về Tướng-Dụng không thể làm cho lay động, nghĩa là tùy ý vận dụng mà công dụng không thể làm cho lay động, nối tiếp nhau mà tướng không thể làm cho lay động." Tổng quát do hai loại phiền não trên đây không làm cho lay động, trên đại thể giống với phần Căn bản.

Nhưng kinh Kim Quang Minh nói: "Chánh tư duy về Vô tướng, tu tập đạt được tự tại, các phiền não hiện hành không thể nào làm cho lay động." Chỉ có hai nghĩa, bởi vì Tướng đối với trước đã không lay động, mà Hành tức là công dụng.

Nhiếp Luận nói: "Bởi vì Hành có công dụng không thể làm cho lay động tất cả các Tướng." Đây là lược qua không có phiền não.

Vô Tánh giải thích, ý nói rằng: "Địa thứ bảy thì Hành lay động mà Tướng không lay động, trong Địa này thì Hành-Tướng đều không lay động." Thế Thân giải thích giống như ở đây.

Kinh Giải Thâm Mật nói: "Bởi vì đối với Vô tướng đạt được không còn công dụng, ở trong các pháp không bị phiền não hiện rõ trước mắt làm cho lay động." Đây là chỉ dựa theo phiền não không làm lay động hai loại trên.

Luận Thập Trú nói: "Hoặc là Thiên-Ma-Phạm, Samôn, Bà-la-môn, không có gì có thể làm cho lay động Nguyện ấy." Đây là dựa theo con người không thể nào làm cho lay động, con người cũng là Tướng.

Kinh Nhân Vương gọi là Đẳng Quán Địa, trên đây đều hướng về nơi khác mà thiết lập tên gọi, ở đây dựa theo Thể ấy mà nhận lấy tên gọi, tức là quán sát về Vô tướng. Văn sau của Kinh tự nhiên có giải thích về tên gọi, đến phần ấy sẽ biết.

Nếu tên gọi Bất Động, thì các Luận tuy khác nhau, mà tất cả không ra ngoài ba nghĩa trước đây.

Nói về Chướng đã lìa bỏ, cũng là lìa bỏ chướng về tác ý gia hạnh trong Vô tướng, bởi vì có gia hạnh, chưa có thể tùy ý vận dụng hiện rõ Tướng và Độ, đến Địa này mới có thể đoạn trừ.

Nói về đoạn trừ hai Ngu: 1-Ngu về dấy lên công dụng đối với Vô tướng; 2-Ngu về tự tại đối với Tướng, khiến cho không tự tại ở trong Tướng, mà Như đã chứng được ấy gọi là không tăng-giảm, bởi vì trú trong Vô tướng không tùy theo nhiễm-tịnh mà có tăng-giảm. Ngay nơi này cũng gọi là Chân Như làm chỗ dựa cho Tướng-Độ tự tại, chứng được Chân Như này thì hiện rõ Tướng-hiện rõ Độ đều tự tại. Vì vậy Hạnh đã thành tựu cũng gọi là Vô sinh pháp nhẫn, bởi vì Tướng-Độ tự tại và Quả đã đạt được, tức là Định tự tại..., đều dựa vào Vô tướng không có công dụng.

Tiếp là chính thức giải thích văn, cũng gồm ba phần: Trong phần một là ca ngợi thưa thỉnh, có mười hai kệ phân hai: Mười kệ trước là ca ngợi, hai kệ sau là thưa thỉnh.

Trong mười kệ trước là ca ngợi, có hai: 1-Có hai kệ về Thiên Vương-Thiên Chúng cúng dường ca ngợi. 2-Có tám kệ về Thiên Nữ dùng âm nhạc để ca ngợi. Trong tám kệ: Hai kệ đầu nêu lên ca ngợi về chỗ dựa; sáu kệ còn lại chính thức hiển bày ca ngợi về Đức, tổng quát ca ngợi về Thân-Độ tự tại của Như Lai, bởi vì sắp thuyết giảng về Địa thuộc Thân-Độ tự tại, trong đó đầu mảy lông là dựa theo quốc độ mà nói về nơi chốn, lỗ chân lông là dựa theo Thân. Trong sáu kệ: Bốn kệ đầu là YChánh thuộc về lẫn nhau, kệ năm là Y-Chánh trùng trùng, kệ sáu là chuyển biến tự tại, bao gồm kết luận về Vô tận.

Trong hai kệ sau là thưa thỉnh, có thể biết.

Trong phần hai là chính thức thuyết giảng, có hai: Trước là Hạnh của Địa, sau là Quả của Địa.

Trong phần trước là Hạnh, có bảy loại sai biệt: 1-Tổng quát trình bày về phần phương tiện tích tập thực hiện của Địa; 2-Từ "Nhập nhất thiết pháp bổn lai vô sinh..." trở xuống là phần đạt được Nhẫn thanh tịnh; 3-Từ "Phật tử, Bồ-tát thành tựu thử nhẫn..." trở xuống là phần đạt được Hạnh thù thắng; 4-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử đệ bát Địa dĩ đại..." trở xuống là phần làm thanh tịnh quốc độ Phật; 5-Từ "Phật tử, Bồ-tát thành tựu như thị Thân Trí..." trở xuống là phần đạt được tự tại; 6-Từ "Thử Bồ-tát như thị nhập dĩ..." trở xuống là phần Đại thù thắng; 7-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát Trí Địa..." trở xuống là phần giải thích tên gọi.

Trong bảy phần: Hai phần đầu là phương tiện hướng về Địa. Phần 1 là phương tiện xa, tổng quát tích tập thực hiện của bảy Địa trước mà làm phương tiện của Địa này. Phần 2 là phương tiện gần, Địa trước đạt được ánh sáng của Nhẫn, Địa này tu tập thành thục mà khiến cho thanh tịnh. Phần 3 là Hạnh bắt đầu trú vào Địa, nghĩa là dựa vào Nhẫn thanh tịnh trước đây mà phát khởi tu tập thù thắng. Hai phần tiếp (4-5) tức là Hạnh trú vào Địa. Phần 4 là bắt đầu của chính thức trú vào, dựa vào Hạnh thù thắng trước đây, lại khởi lên Hạnh tu tập làm thanh tịnh quốc độ của Phật. Phần 5 tức là cuối cùng của chính thức trú vào, do Hạnh làm thanh tịnh quốc độ mà thành tựu đức vô ngại. Phần 6 là Hạnh đầy đủ Địa, Địa này hướng về Địa trước, tất cả đều là thù thắng, nay lại đầy đủ Địa, là thù thắng trong thù thắng, cho nên gọi là Đại thù thắng. Phần 7 tức là phân rõ về Đức, làm sáng tỏ về Hiệu, nối thông từ đầu đến cuối. Lại hai phần trước tức là tâm tiến vào, các phần còn lại là tâm trú vào.

Phần 1 phân hai: a-Nêu lên nơi tích tập của Đức, nghĩa là bao gồm bảy Địa trước chứ không phải là chỉ một Địa thứ bảy. Địa thứ bảy tuy cũng có mười pháp sau không phải là theo thứ tự, bởi vì đều là giới hạn không còn công dụng đầy đủ Hạnh thuộc về công dụng, cho nên tổng quát tích tập, tức là mục thứ ba trong bốn mục. b-Từ "Thiện tu..." trở xuống là chính thức hiển bày về đã tích tập, có mười một câu phân hai: Ba câu trước nói về Đồng tướng, bởi vì bao gồm Hạnh của các Địa; tám câu sau nói về Biệt tướng, bởi vì sự tu tập khác nhau của các Địa.

Trong mục một: Là ba câu về Đồng tướng: 1-Hai loại Vô ngã, bởi vì Chứng thuộc về Thượng Thượng, đây tức là Chứng Đạo qua từng Địa-từng Địa chuyển sang thù thắng, gọi là Chứng thuộc về Thượng Thượng, khéo léo Chứng mà không đắm vào, Kinh nói là phương tiện. 2-Khéo léo thanh tịnh các Đạo, là không trú vào Đạo bởi vì thanh tịnh, Bi-Trí cùng vận dụng cho nên gọi là các Đạo. 3-Khéo léo tích tập Trợ đạo, Trí phương tiện ấy do Hạnh đã thâu nhiếp đầy đủ, mà giúp cho pháp phần Bồ-đề. Phương tiện là trước Chứng Đạo, Hạnh tức là không trú vào Đạo, bởi vì Bi-Trí cùng thực hành. Pháp phần Bồ-đề tức là Trợ đạo của hai loại ấy đã thâu nhiếp, bởi vì giúp đỡ hai loại ấy.

Mục hai: Từ "Đại nguyện..." trở xuống là Biệt tướng, có tám câu thâu nhiếp làm bảy:

1- Địa thứ nhất là Đại nguyện thâu nhiếp duy trì mà có thể đạt đến pháp này.

2- Trong Địa thứ hai Nhiếp thiện giới, bởi vì uy lực của Như Lai gia hộ. Kinh ấy nói là Chứng mười Lựcbốn Vô sở úy..., vì thế cho nên nay Con bình đẳng thực hành mười thiện, tức là hướng lên trên nương theo uy lực của Phật.

3- Trong Địa thứ ba, nhờ vào tu tập tự mình chứng được Thần thông của Thiền định, gọi là do lực thiện căn của chính mình mà duy trì.

4- Từ "Thường niệm..." trở xuống, Luận nói: Trong Địa thứ tư là Trí phân biệt về pháp đã thyết giảng-Trí giáo hóa thù thắng làm thanh tịnh chướng ngại, niệm thông đạt về pháp của Phật. Nghĩa là mười môn về Pháp Minh trước đây, thì Trí phân biệt tức là quán sát trước đây, dựa vào Trí Minh ấy tiến vào trong pháp mà Như Lai đã thuyết giảng; tiếp là Trí giáo hóa, tức là trong phần thanh tịnh của Kinh ấy, dùng mười loại Trí để thành tựu các pháp mà sinh vào nhà của Như Lai; thù thắng làm thanh tịnh chướng ngại, thì ngay Luận ấy giải thích là diệt trừ chướng ngại của Trí ở Địa thứ ba, mà thâu nhiếp về Trí thù thắng của Địa thứ tư. Hai mục trên đều là niệm thông đạt về pháp của Phật, cùng với nơi này giống nhau.

5- Trong Địa thứ năm có mười loại tâm thanh tịnh sâu xa bình đẳng, cho nên nói là tâm khéo léo thanh tịnh sâu xa, tâm này tức là suy nghĩ hiểu rõ (Tư giác).

Từ "Năng thành..." trở xuống là trong Địa thứ sáu có ba loại Đại Bi, cho nên nói là thành tựu phước đức; ba loại đều quán sát về nhân duyên tích tập, tức là thành tựu Trí tuệ.

6- Trong Địa thứ bảy có câu, bởi vì gần với Địa này, câu đầu là Trí phương tiện trong Không, Hạnh thù thắng trong Hữu, đều là Hạnh Đại Từ Đại Bi không rời bỏ chúng sinh; câu sau tức là trước đây bởi vì cảnh giới của chúng sinh vô lượng, cho nên tiến vào Trí đạo vô lượng. Phần 2: Là phần đạt được Nhẫn thanh tịnh, có mười lăm câu phân ba: a-Mười câu đầu chính thức trình bày về Vô sinh Nhẫn; b-Bốn câu tiếp trình bày về Vô sinh Nhẫn thanh tịnh; c-Một câu sau kết luận về đạt được tên gọi của Nhẫn.

Nhưng Vô sinh Nhẫn tóm lược có hai loại: Một-Dựa theo Pháp; Hai-Dựa theo Hạnh. Dựa theo Pháp thì các Lý không có dấy khởi tạo tác, đều gọi là Vô sinh, Tâm Tuệ an trú nơi này cho nên gọi là Nhẫn, tức là ý trong phần chính thức trình bày. Dựa theo Hạnh thì Báo hiện hành thuần thục, Trí phù hợp với Lý, Vô tướng-Vô công rộng lớn như hư không, sâu thẳm giống như biển lặng, phiền não hư vọng của tâm thức vắng lặng không khởi lên, mới gọi là Vô sinh, tức là ý trong phần Nhẫn thanh tịnh. Một loại trước hãy còn bao gồm các Địa, chưa đạt được đối với Địa sau, không gọi là Nhẫn thanh tịnh.

Trong phần a, chính thức trình bày về Vô sinh Nhẫn. Nói tất cả các pháp, là tổng quát đầy đủ các pháp Sự-Lý của vạn hữu, tiến vào (Nhập) tức là chứng đạt, bởi vì trải qua Sự khó cùng tận, cho nên tóm lược trình bày về mười loại.

Trong mười loại thuận theo nhau làm bốn loại Vô sinh: Bảy loại trước làm một gọi là Vô sinh thuộc về Sự, ba loại sau đều làm một: Hai-Vô sinh thuộc về Tự tánh, Ba-Vô sinh thuộc về Số sai biệt, Bốn-Vô sinh thuộc về Tác nghiệp.

Trong bốn loại Vô sinh: 1-Phá bỏ tướng; 2-Phá bỏ tánh; 3-Nhân phai mờ; 4-Quả lìa xa. Dựa vào hai loại trước là phá bỏ Tướng-tiến vào Như, hai loại sau là chứng đạt Thật-rời bỏ Tướng.

Nếu nương vào phần vị thì: 1-Gia hạnh; 2-Chánh Thể; 3-Nối thông từ đầu đến cuối; 4-Hậu đắc. Lại trong bốn loại dựa theo Pháp tánh để thu nhận thì không ra ngoài Chân-Vọng, pháp Vọng vốn Không gọi là Vô sinh, pháp Chân lìa tướng cũng gọi là Vô sinh.

Dựa vào các luận Phật Tánh... nói về ba tánh Vô sinh, như Hội thứ nhất trình bày.

Trong mục một: Là Vô sinh thuộc về Sự: Bốn loại trước không tăng lên chính là hiển bày về Vô sinh, ba loại sau không giảm bớt cũng tức là Vô diệt. Pháp vốn không sinh, nay thì không diệt, dùng trước thâu nhiếp sau, đều gọi là Vô sinh. Riêng biệt nói về bảy loại là bởi vì đối trị bảy loại Thật, Thật là tùy theo tướng mà nhất định chấp vào.

Mục 1-Trong pháp thuộc về phần thanh tịnh vốn có Thật, nghĩa là chấp rằng tánh trú vào Tự tánh là có vật thuộc về Sự. Nay bởi vì đối trị về chấp này, cho nên nói xưa nay không có sinh ra. Bởi vì lìa xa tánh vốn có, cho nên trước nếu có sinh thì sau phải diệt.

Mục 2-Thật luôn luôn sinh, chấp rằng do thói quen mà trở thành tánh là Thật. Đối trị về chấp này mà nói là không có khởi lên, bởi vì thuận theo duyên mà khởi lên. Mục 3-Tướng thật, tức là chấp rằng do hai tánh trước mà sinh ra tướng của hành. Đối trị về chấp này mà nói là không có hình tướng, bởi vì hai loại trước có thể sinh ra không có.

Mục 4-Thật thuộc về thời gian sau, nghĩa là chấp rằng ra khỏi ràng buộc ở thời gian sau của quả Phật. Đối trị về chấp này mà nói là không có thành tựu, bởi vì Chân Như ra khỏi ràng buộc không phải là mới thành tựu. Bởi vì lúc Bồ-tát thành Phật thì phiền não vốn là Bồ-đề. Bốn mục trên: Một mục đầu là Phật tánh trú trong Tự tánh, hai mục tiếp là dẫn dắt vượt ra, một mục sau là tánh đến lúc đạt được quả. Lại bốn mục này lần lượt chuyển tiếp giải thích về nghi ngờ, có thể biết.

Mục 5-Thật thuộc về thời gian trước, nghĩa là đối với thời gian sau của quả Phật, chấp rằng phiền não của chúng sanh làm trước. Đối trị về chấp này mà nói là không có hủy hoại, bởi vì phiền não tức là Không, cho nên không có gì đáng hủy hoại. Bởi vì lúc Bồ-tát chưa thành Phật thì Bồ-đề vốn là phiền não, nhiễm-tịnh hòa hợp dùng làm chúng sinh. Trước là loại bỏ phần thanh tịnh, ở đây là loại bỏ phần tạp nhiễm. Lại trước là Bất Không Tạng, ở đây là Không Tạng, đều không thể nào đạt được.

Mục 6-Luận nói: Thật thuộc về tận cùng các chúng sinh, nghĩa là chấp rằng chúng sinh niệm niệm tận cùng, bởi vì chọn ra phiền não trên đây, cho nên chỉ nói là các chúng sinh. Vì vậy Kinh trước đây nói: Tất cả hành của phàm phu, không có gì không nhanh chóng quy về tận cùng. Đối trị về chấp này mà nói là không có tận cùng, bởi vì tánh như hư không.

Mục 7-Luận nói: Thật thuộc về tạp nhiễm trong phần thanh tịnh, nghĩa là chấp rằng trong phần vị tu hành là chuyển đổi tạp nhiễm hướng về thanh tịnh. Đối trị về chấp này mà nói là không có chuyển đổi, bởi vì nếu nhất định có Thật thì không thể nào chuyển đổi. Luận về Kinh nói là không hiện hành, nghĩa là hành có thể chuyển đổi mà không thể nào đạt được.

Mục hai-Vô tánh làm tánh, là Vô sinh thuộc về Tự tánh, đây là giải thích để hiển bày. Luận về Kinh nói không phải là có tánh thuộc về có(Phi hữu hữu tánh), trình bày về Tự tánh nhất định chấp vào ấy không phải là có, đây là giải thích để ngăn chặn. Ngăn chặn và hiển bày tuy khác nhau mà ý nghĩa không khác nhau. Vô tánh tức là Lý về pháp Vô ngã. Lý này đã dùng Vô tánh làm Tự tánh, thì Vô tánh là Tự Thể, không phải là trước cónay không có, cũng không phải hoàn toàn không có Chân Thể, cho nên nói là Tánh. Bởi vì trước đây quán sát Vô sinh thuộc về Sự vốn chính là Nhẫn của Lý này, cho nên Luận nói: Quán sát về Sự ấy, vì thế cho nên Nhẫn này không thể nói là không có, vậy thì không phải là có-không phải là không có mà hiển bày Trung đạo, hai loại này cũng không khác nhau. Vả lại, Lý này cũng không phải ở ngoài Sự đã quán sát, cho nên Luận nói: Quán sát tất cả là Lý thuộc về pháp Vô ngã, bởi không có hai tướng, vậy thì không phải dựa vào-không phải lìa xa, không có hai là nghĩa của Trung đạo.

Mục ba-Thời gian trước-giữa và sau thảy đều bình đẳng, là Vô sinh thuộc về Số sai biệt. Ở trong ba thời gian, pháp tạp nhiễm-thanh tịnh vốn không tăng-giảm, nghĩa là thời gian trước không phải là tạp nhiễm tăngthanh tịnh giảm, thời gian sau không phải là thanh tịnh tăng-tạp nhiễm giảm, thời kỳ giữa cũng không phải là nửa tăng-nửa giảm, bởi vì nhận biết ba thời gian đều Không, vốn không có tự tánh. Nhưng dựa theo luận Du Già, ba câu trước dựa theo ba đời; trong này dựa theo phần vị để trình bày về ba thời gian, cho nên Luận dựa vào tạp nhiễm-thanh tịnh để trình bày.

Mục bốn-Từ "Vô phân biệt..." trở xuống là cảnh giới-phần vị của Vô sinh thuộc về Tác nghiệp. Tác dụng gọi là nghiệp sai biệt, Như và Trí xuyên suốt thì không có sai biệt, không có sai biệt tức là Vô sinh, dưới thì Lý của Như là như vậy, trên thì Trí của Như là như vậy, Trí-Như đối với Lý-Chân vốn không có phân biệt. Trí này là nơi tiến vào cuối cùng của Phật, nay Bồ-tát chứng Như giống với nơi tiến vào của Phật, cho nên Luận nói: Bởi vì ở trong Chân Như, Trí Phật thanh tịnh không có phân biệt. Bốn loại như vậy đều là nêu ra rõ ràng về quán sát Vô sinh Nhẫn.

Trong phần b-Từ "Ly nhất thiết..." trở xuống là bốn câu tiếp trình bày về Vô sinh Nhẫn thanh tịnh: Câu đầu là lìa xa chướng, ba câu sau là hiển bày về đối trị.

Câu đầu nói lìa xa, Luận nói: Nêu ra rõ ràng về Hạnh xa lìa, nghĩa là hợp với Thật-rời bỏ Vọng, gọi là Hạnh xa lìa, chọn ra không phải là lìa xa Thể của tâm. Tất cả chướng đã lìa xa, tóm lược có hai loại: 1-Lìa xa tâm, là lìa xa tâm của Báo thuộc về nhớ tưởng phân biệt, nghĩa là Thức dị thục thứ tám chuyển biến rõ ràng hiện hành khắp nơi, mà cũng không hiện hành. 2-Lìa xa ý thức, là lìa xa tâm của phương tiện thuộc về nhớ tưởng phân biệt, Luận nói: Bởi vì lìa xa Tưởng thuộc tánh phân biệt thâu nhiếp tiếp nhận, nghĩa là Thức thứ sáu-thứ bảy và trong các tâm sở, cũng không hiện hành. Vậy thì diệt mất nơi chốn hiện hành của Tâm, gọi là lìa xa tất cả các Tưởng.

Ba câu sau, từ "Vô sở thủ..." trở xuống là trình bày về đối trị, bởi vì trước đây chỉ trình bày về thụ động đối trị không phải là có, nay trình bày về chủ động đối trị không thể không có. Luận nói: Tưởng là xa lìa chướng ngại của Tưởng về pháp, không phải là không có đối trị của Tưởng về pháp, đối trị tức là Trí có không phân biệt. Nguyên cớ trình bày về điều này, bởi vì có hai nghĩa: 1Chọn ra khác với Đoạn diệt, bởi vì ngoại đạo là Vô tưởng, Nhị thừa là Diệt tận; 2-Chọn ra khác với Như Lai, bởi vì hãy còn là soi chiếu vắng lặng (Chiếu tịch), không phải là vắng lặng soi chiếu (Tịch chiếu).

Vì vậy nói: Tưởng này đối với Địa dưới có ba loại thù thắng: Một-Bởi vì Hạnh tự nhiên không có dụng công, nói là không có gì đắm trước giữ lấy, nghĩa là không có tâm chọn lấy quả, tùy theo tánh mà tự nhiên tiến lên, đây là hiển bày về đối trị vi diệu. Hai-Bởi vì Tưởng về tất cả các pháp ở khắp nơi, nói là giống như hư không, đây là hiển bày về đối trị rộng lớn. Ba-Bởi vì Hạnh tự nhiên bất động tiến vào Chân Như, nói là tánh như hư không tiến vào tất cả các pháp, đây là hiển bày về đối trị sâu xa.

Vậy thì tiến vào phát khởi niềm tin lìa xa tướng của niệm, sánh bằng hư không giới, không nơi nào không có, bởi vì pháp giới cùng một tướng, cho nên nói là tánh như hư không tiến vào tất cả các pháp. Nhưng Luận nói: Hạnh tự nhiên bất động, là tùy theo tánh mà hướng về, chứ không nói là tâm có Hạnh tự nhiên ấy. Trên đây nói về lìa xa tức là Chỉ, ở đây nói về đối trị tức là Quán, không có dụng công mà vận dụng cả hai chỉ là tương ưng với Chứng, đừng vướng vào ngôn từ!

Phần c-Một câu sau kết luận về đạt được tên gọi của Nhẫn, có thể biết.

QUYỂN 42

Trong phần 3: Là phần đạt được Hạnh thù thắng, có hai: a-Trình bày về Hạnh sâu xa thù thắng đối với trước để làm sáng tỏ về vượt ra (Xuất); b-Từ "Phật tử, thử địa Bồ-tát..." trở xuống là phát khởi thù thắng đối với sau làm sáng tỏ về tiến vào (Nhập).

Trong phần a, cũng là thâu nhiếp Đồng Chân Trú. Trong văn có hai: Một-Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, bởi vì tiến vào Địa thứ tám là kết thúc phần vị tiến vào trước đây; sinh khởi phần sau là Hạnh sâu xa làm chỗ dựa. Hai-Từ "Vi thâm hạnh..." trở xuống là chính thức hiển bày về Hạnh sâu xa: Trước là Pháp, sau là Dụ.

Trong mục trước là Pháp có tám câu: Một câu đầu là tướng tổng quát, bởi vì Hạnh của phần vị sâu xa khó hiểu; bảy câu còn lại là tướng riêng biệt. Trong đó:

1- Khó có thể nhận biết, tức là khó tiến vào sâu xa, chính là đối với sau làm sáng tỏ về vượt ra.

2- Không có sai biệt, là cùng chung Hạnh sâu xa, bởi vì giống với các Bồ-tát ở Địa thanh tịnh vô lậu, như hạt lúa mạch ở nơi đống lúa mạch, cho nên khó nhận biết về sai biệt.

3- Từ "Ly nhất thiết..." trở xuống là cảnh giới sâu xa, bởi vì phạm vi giới hạn vô cùng khác biệt. Bởi vì tướng thụ động giữ lấy lìa xa, tướng chủ động giữ lấy không hiện rõ trước mắt. Lại nói: Lìa xa tất cả chấp trước, là bởi vì bảo vệ tất cả Tưởng đã đối trị về chướng ngại của Địa này.

4- Vô lượng vô biên tức là tu tập về Hạnh sâu xa, Tự lợi không có phần lượng, cho nên Lợi tha không có giới hạn.

5- Tất cả... là trình bày về không lui sụt sâu xa, bởi vì Nhị thừa không thể nào hủy hoại sự thù thắng ấy, câu trước là ngay nơi Tướng để phân rõ về Đại, câu này dựa vào so sánh để trình bày.

6- Lìa xa những sự tranh cãi ồn ào, tức là lìa xa chướng sâu xa, nghĩa là bởi vì lìa xa chướng ngại của công dụng.

7- Tịch diệt hiện rõ trước mắt, tức là đối trị hiện rõ trước mắt sâu xa, bởi vì chứng Chân Như làm chủ động đối trị, cho nên tất cả hoàn toàn vắng lặng.

Trong bảy tướng riêng biệt trên đây, thuận theo nhau gộp lại làm ba phần, có thể lìa xa bốn loại phiền muộn lo sợ của Địa trước: 1-Ba câu đầu trình bày về phần cảnh của Địa này rất khác biệt, là lìa xa lỗi lầm thứ tư thuộc hiện hành của Tưởng vi tế, nghĩa là hãy còn chưa ngừng mong cầu Trí của Như Lai... 2-Hai câu tiếp trình bày về Chánh Hạnh rộng lớn, là lìa xa lỗi lầm thứ ba thuộc phương tiện thường xuyên hóa độ chúng sinh trước đây, nghĩa là mười Vô lượng... hãy còn có thường xuyên. 3-Hai câu sau trình bày về tịch diệt lìa xa chướng, là lìa xa hai lỗi lầm trước đây: Một-Lìa xa lỗi lầm thứ hai thuộc phương tiện thường xuyên làm cho Địa thanh tịnh, tức là trước đây tu về hạnh không có công dụng, ngày đêm thường xuyên tu tập, và đi đứng nằm ngồi đều là khởi Đạo...; Hai-Lìa xa lỗi lầm thứ nhất thuộc hạnh có công dụng-có phát khởi gián đoạn.

Bốn lỗi lầm này nói như luận Địa Trì. Luận Du Già gọi là bốn tai họa, nghĩa theo thứ tự cũng giống nhau.

Trong mục sau là Dụ, văn có ba Dụ, từ sau theo thứ tự Dụ cho ba phần trước đây, là bởi vì thuận theo đối trị chướng ngại từ vi tế đến thô nặng, trong Pháp hiển bày về sâu xa cho nên từ thô nặng đến vi tế. Trong ba Dụ đều có Dụ-Hợp.

Mục một-Dụ về Diệt định, dụ cho tịch diệt lìa xa chướng trước đây.

Trong Dụ: Tâm của Na-hàm, La-hán là người giải thoát phần nhiều có thể tiến vào, chín Định theo thứ tự (Cửu thứ đệ định) là Định thứ chín, vì vậy nói là cho đến. Tâm lay động ngừng lại, nghĩa là tâm vương thứ sáu-thứ bảy thụ động dựa vào đã diệt, tâm sở chủ động dựa vào nhớ tưởng tự nhiên không còn.

Trong Hợp: Trú vào Địa Bất Động hợp với tiến vào Diệt định. Từ "Tức xả..." trở xuống là hợp với tâm lay động ngừng lại: Tức là rời bỏ tất cả các hạnh có công dụng, bởi vì vượt qua thụ động đối trị. Đạt được pháp không có công dụng, là trình bày đạt được pháp đối trị ấy. Thân-khẩu đều ngừng lại, là bởi vì hạnh tự nhiên mà đạt được pháp không có công dụng, tức là giống như không có gì đắm theo giữ lấy trước đây, lìa xa lỗi lầm thứ nhất thuộc hạnh có công dụng-có phát khởi gián đoạn.

Trú vào hạnh thuộc Báo, văn hàm chứa hai ý: Một-Cũng thành tựu về pháp trái ngược nhau nêu ra hiện tại đạt được hạnh có công dụng trước đây, nghĩa là đạt được Địa không có công dụng. Đây là dựa theo Giáo Đạo, giống như không có gì đắm theo giữ lấy trước đây. Hai-Nghĩa là khéo léo trú trong pháp Chân Như của Thức Alại-da. Đây là dựa theo Chứng Đạo, giống với tánh như hư không tiến vào tất cả các pháp trước đây, tức là lìa xa lỗi lầm thứ hai thuộc phương tiện thường xuyên làm cho Địa thanh tịnh, không giống với Địa trước tu về hạnh không có công dụng, cho nên nói là hạnh thuộc Báo. Hạnh thuộc Báo, là Báo của Địa trước đã tu tập thành thục mà hiện rõ trước mắt.

Trú trong Chân Như, bởi vì Bổn thức có hai phần: 1-Phần tạp nhiễm hư vọng, là nơi trú vào của phàm phu; 2-Phần thanh tịnh chân thật, là nơi trú vào của Địa này. Bởi vì trú trong Chân Như, cho nên rời bỏ tên gọi của A-lại-da (Lê-da). Vả lại, Phật Địa chỉ trú trong Chân Như, không nói là Chân Như của A-lại-da. Nay bởi vì có Báo thuộc về Biến dịch, cho nên nêu ra cả hai, là nói A-lại-da dựa theo Thức dị thục, mà Như Lai chỉ gọi là Thức vô cấu.

Mục hai-Dụ về tỉnh mộng, dụ cho Chánh Hạnh rộng lớn trước đây. Luận nói: Nêu ra Hạnh này bảo vệ Tưởng thuộc về lỗi lầm ấy, bởi vì lìa xa lỗi lầm của phương tiện thường xuyên giáo hóa chúng sinh ấy. Có Tưởng về Chánh Trí, bởi vì không phải là không có Trí không có công dụng của Địa này, như từ giấc mộng tỉnh dậy, tuy không có tưởng về giấc mộng, mà không phải là không có tưởng của tỉnh giấc, nhưng hạnh này tịch diệt, cho nên nói là những tác động đều ngừng lại.

Trong Hợp: Dũng mãnh dựa theo tâm, tinh tiến dựa theo hạnh, hợp với phương tiện trên đây đều là công dụng. Từ "Nhị hạnh..." trở xuống là nêu ra chướng đã ngừng lại: Dựa vào Nội chứng thanh tịnh, hai tâm về sinh tử và Niết-bàn không hiện hành, gọi là hai hạnh không hiện hành. Như lúc tỉnh giấc thì bờ bên này-bên kia không còn dựa vào, cảnh giới của ngoại duyên và niệm tưởng về thọ dụng không hiện hành, cho nên nói là tướng và hạnh không hiện hành. Tức là lìa xa tưởng về Thánh đạo-giáo hóa chúng sinh..., như lúc tỉnh giấc thì người và thuyền đều không có. Trong Hợp là thấy người rơi xuống sông, trong Dụ thì mình tự rơi xuống, bởi vì bệnh của chúng sinh tức là bệnh của Bồ-tát.

Mục ba-Dụ về sinh đến Phạm Thiên, dụ cho phần cảnh của Địa này rất khác biệt.

Trong Hợp: Trước là chính thức hợp với Địa dưới, tâm-ý-thức không hiện hành, hợp với tâm của cõi Dục không hiện hành. Sở dĩ không hiện hành, là bởi vì đạt được hạnh thuộc Báo, đây là lìa xa lỗi lầm của hạnh thuộc về Tưởng vi tế, Luận nói: Đây là nói đến thù thắng thuộc về xa lìa. Sau từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là nêu ra thù thắng so với yếu kém, nghĩa là Phật... không thuận theo hạnh của thế gian, một phần tâm... hãy còn không hiện hành, huống hồ một phần tâm thuận theo hạnh của thế gian hay sao? Tâm Phật..., tức là tâm mong cầu Trí của Như Lai ở Địa thứ bảy. Trong này chỉ so với thế gian, cũng thuận theo dùng Đại thừa so với Tiểu thừa, Đại thừa hãy còn không hiện hành, huống hồ Tiểu thừa hay sao? Bởi vì hoặc là thế gian-hoặc là xuất thế gian, hoặc là người-hoặc là pháp, hoặc là nhân-hoặc là quả, hoặc là Trí-hoặc là Đoạn, đều không hiện hành.

Phần b là trình bày phát khởi về hạnh thù thắng, dưới đây cũng là thâu nhiếp về nhân của hạnh tôn trọng, bởi vì khuyến khích khởi Hạnh đều là tôn trọng; thù thắng cũng là nghĩa của tôn trọng. Trong văn có bốn: Một-Vị chủ thuyết giảng tổng quát thuật lại; Hai-Từ "Tác như thị..." trở xuống là chính thức hiển bày về ngôn từ khuyến khích; Ba-Từ "Phật tử, chư Phật Thế Tôn..." trở xuống là hiển bày khuyến khích qua những việc làm; bốn-Từ "Phật tử, nhược chư Phật..." trở xuống là làm sáng tỏ về lợi ích của khuyến khích.

Mục một: Nguyện tức là nhân của khuyến khích, như trong lời khuyến khích thứ ba, Luận nói bởi vì Lực của Bổn nguyện mà an trú, là văn quay lại chưa hết, nên nói là trú trong Lực của Bổn nguyện. Từ "Chư Phật Thế Tôn..." trở xuống là tổng quát hiển bày về tướng của khuyến khích. Sở dĩ chư Phật trao cho Trí khuyến khích, là bởi vì chuyển tâm ấy đi sâu vào hạnh vui thích đầy đủ, khiến cho tiến vào cửa ngõ của dòng pháp (Pháp lưu). Pháp lưu, là quyết định ngăn chặn dòng nước của Vô sinh, khiến cho phát khởi dòng sông của Hạnh không có công dụng ấy, tùy ý vận dụng hướng về biển rộng của Trí Phật, tức là lấy chủ động hướng về làm Môn. Vả lại,

Pháp lưu tức là biển Hạnh. Nói trao cho Trí, là vốn có hai ý: 1-Hiện tại trao cho Giác niệm giống như Ý gia hộ cho vị ấy; 2-Khiến cho phát khởi tu tập chọn lấy, nên gọi là trao cho. Bảy lần khuyến khích sau đều do Trí Phật thâu nhiếp, cho nên chỉ nói là trao cho Trí. Nhẫn này ở Địa trước chưa thanh tịnh, vì vậy ở đây mới trao cho. Bởi vì đạt được Nhẫn này mới thâu nhiếp nguồn gốc của đức, vì vậy một khi đã trao cho thì về sau không còn đắm vào ham muốn.

Trong mục hai: Là chính thức hiển bày về ngôn từ khuyến khích, có hai: Trước là ca ngợi, mong muốn nhận lấy điều đó thì nhất định phải trao cho. Sau từ "Nhiên thiện nam tử..." trở xuống là khuyến khích, trong đó có bảy: 1-Khuyến khích tu tập về Trí khéo léo điều phục ngăn chặn (Điều ngự) của Như Lai; 2-Khuyến khích thương xót chúng sinh; 3-Khuyến khích thành tựu bổn nguyện của mình; 4-Khuyến khích mong cầu Trí vô ngại; 5-Khuyến khích thành tựu Ngoại báo của Phật; 6-Khuyến khích chứng được vô lượng hạnh thù thắng thuộc về Nội minh của Phật; 7-Khuyến khích tu tập toàn bộ không sót điều gì để thành tựu về Đạo nhận biết tất cả.

Viễn Công thâu nhiếp bảy loại này làm hai: 1-Sáu loại trước là nêu ra nhiều pháp chưa thực hiện để chuyển tâm trú vào pháp ấy; 2-Một loại sau là trình bày về thực hiện một trong những pháp ấy mà có thể thành tựu tăng thêm tâm rời bỏ pháp ấy. Kinh không có văn này, Luận tựa như có ý đối với lý không có gì trái ngược.

Nay thâu nhiếp làm ba: 1-Ba loại trước khuyến khích hướng xuống dưới để giáo hóa chúng sinh: Một là pháp giáo hóa, hai là chính thức giáo hóa, ba là tâm nguyện giáo hóa. 2-Ba loại tiếp là khuyến khích hướng lên trên để mong cầu: Một loại đầu là phân tích về pháp đã đạt được không phải là thù thắng, hai loại sau là dẫn ra mong cầu về quả thù thắng của Phật hoặc là bên trong-hoặc là bên ngoài. 3-Một loại cuối cùng là khuyến khích tổng quát kết luận về nhiều môn, bởi vì những việc làm không có giới hạn, nói riêng biệt từng loại một khó mà hết được, nhưng bảy loại này đều hàm chứa về chuyển đổi-trú vào-tăng thêm và rời bỏ.

Khuyến khích thứ nhất, có ba: Một-Trình bày về nhiều pháp chưa thực hiện, bởi vì chưa có thể tu tập về pháp trao truyền cho chúng sinh như mười Lực...; Hai-Từ "Nhữ ưng..." trở xuống là khuyến khích khiến cho tu tập; ba-Từ "Vật phục..." trở xuống là không rời bỏ môn Nhẫn. Nhưng rời bỏ có hai nghĩa: 1-Nếu bởi vì buông bỏ thân tâm mà trú vào môn Nhẫn này, thì đây là điều không thích hợp, cho nên nói là đừng trở lại, vì vậy Luận nói: Nếu không rời bỏ hành thuộc Nhẫn này, thì không thể nào thành tựu tất cả các pháp của Phật. Đây là khiến cho bỏ đắm trước. 2-Hoàn toàn rời bỏ vốn là điều không thích hợp, Luận nói: Dựa vào Lực đầy đủ ấy mà có thể thực hiện, cho nên nói là đừng trở lại buông bỏ. Đây là khiến cho dựa vào.

Trong khuyến khích thứ hai, có ba: Một-Trình bày về tự mình đã đạt được Nhẫn; Hai-Từ "Nhiên chư..." trở xuống là trình bày về người khác không có Nhẫn mà lỗi lầm khởi lên, tại gia có nhiều phiền não, xuất gia khởi lên nhiều giác quán, đều là sự việc không có lợi ích cho chúng sinh; Ba-Từ "Nhữ đương..." trở xuống là khuyến khích khởi lên tâm Bi, tâm Bi y theo trên mà chuyển.

Trong khuyến khích thứ ba, Nguyện có hai loại: Một-Dựa vào tâm rộng rãi hướng xuống dưới giáo hóa chúng sinh; Hai-Từ "Giai linh đắc..." trở xuống là dựa vào tâm to lớn. Nhưng có hai nghĩa: 1-Khiến cho người khác đạt được; 2-Khiến cho tự mình đạt được, tự mình đạt được Trí Phật, dựa vào Trí này mà thực hành thì có thể làm lợi ích rộng lớn.

Trong khuyến khích thứ tư, có ba: Một-Pháp tánh Chân Thường, nhất định hướng về nơi ấy; Hai-Từ "Chư Phật..." trở xuống là làm mất đi pháp khác với Phật để khuyến khích hướng lên trên mong cầu, bởi vì có Đại Dụng vô bờ bến của Trí vô ngại sâu xa, mới không giống với Nhị thừa; Ba-Từ "Nhất thiết..." trở xuống là ngăn chặn giống với Nhị thừa khiến cho không trú vào Nhẫn, bởi vì ba con thú vượt qua sông cùng trải qua Lý, công hạnh mệt mỏi rã rời, hướng về vắng lặng là cấu nhiễm, cho nên thích hợp là đừng trú vào.

Trong khuyến khích thứ năm, nêu ra sáu loại như thân tướng..., đều là sự nghiệp giáo hóa chúng sinh, nếu thành tựu pháp này thì có năng lực để giáo hóa chúng sinh, cho nên khuyến khích tu tập thành tựu.

Trong khuyến khích thứ sáu, có ba: Một-Trình bày về pháp đã đạt được chưa rộng rãi; Hai-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là nêu rõ vô lượng hạnh thù thắng của Phật, Vô lượng nhập là sai biệt của pháp môn đã tiến vào, Tác là nghiệp dụng của pháp môn, Chuyển là nghiệp dụng tiến lên cao không gián đoạn; Ba-Từ "Nhữ ưng..." trở xuống là kết luận khuyến khích.

Trong khuyến khích thứ bảy, có hai: Một-Nêu ra ba loại Vô lượng, tức là ba hạnh tự tại trong Tịnh độ; Hai-Từ "Tất ưng..." trở xuống là kết thúc khuyến khích, trình bày về thực hiện một trong những pháp hiện tại. Đã nói tất cả cần phải thông đạt là trình bày về quán sát một phần ít, thì có thể thành tựu cách Phật không phải là xa. Đây là giống như Đức Sinh khuyến khích Thiện Tài, đừng vì thực hành một ít mà sinh lòng nhận biết đầy đủ, cho nên gọi là Vô lượng.

Mục ba: Là hiển bày khuyến khích qua những việc làm, bởi vì khiến cho phát khởi Trí nghiệp.

Trong mục bốn: Là làm sáng tỏ về lợi ích của khuyến khích, cũng là những việc làm, vì thế cho nên khuyến khích, trong đó có hai: 1-Trình bày về tổn hại của không khuyến khích, vì vậy không thể nào không khuyến khích; 2-Từ "Dĩ chư Phật..." trở xuống là làm sáng tỏ lợi ích của khuyến khích, vì vậy cần phải khuyến khích.

Mục 1 có hai: a-Tự mình tổn hại, bởi vì đã không trao cho Trí mà liền nhập Niết-bàn, thích hợp cần phải trao cho, Luận nói hai là liền nhập Niết-bàn, là thị hiện trao cho Trí tuệ; b-Tổn hại cho người khác, bởi vì không làm lợi ích chúng sinh.

Hỏi: Người mới thực hành hãy còn tu tập Vô trú, lẽ nào Địa thuộc Trí sâu xa chọn lấy diệt độ, cần phải khuyến khích hay sao? Có thể có một người nào mà Phật không trao cho Trí, liền chọn lấy diệt độ hay không? Đáp: Có bốn nghĩa, vì vậy cần phải khuyến khích: 1-Vì dẫn ra chỉ trích Định tánh Nhị thừa, trình bày về Bồ-tát ở Địa này đối với Đại tịch diệt hãy còn có khuyến khích phát khởi, huống là pháp đã đạt được ấy lẽ nào là cứu cánh hay sao? 2-Vì cảnh giác Bồ-tát từng bước tỏ ngộ (Tiệm ngộ) vui thích luyện tập vắng lặng. 3-Vì người phát khởi bắt đầu thực hành không có chán ngán hướng lên trên mong cầu. 4-Vì hiển bày Địa này rất sâu xa huyền diệu khó rời bỏ.

Sở dĩ cần phải khuyến khích, bởi vì chỉ nơi nào có Pháp lưu sâu xa huyền diệu này, thì chắc chắn có chư Phật làm cầu nối bằng bảy lần khuyến khích, cho nên không có một người nào liền chọn lấy vĩnh viễn diệt độ. Vả lại, giả sử Phật không khuyến khích thì cũng không có ai hướng về tịch diệt, vì hiển bày lợi ích của khuyến khích cho nên mượn để làm lời nói.

Trong mục 2 là lợi ích của khuyến khích, có PhápDụ và Hợp.

Trong Pháp có ba: Một-Nhắc lại phần trao cho Trí trước đây để làm sáng tỏ về nhân của lợi ích, vì vậy Luận nói: Bởi vì trong hạnh ấy thâu nhiếp nhân thù thắng của công đức. Vì sao thù thắng? Bởi vì chư Phật cùng thuyết giảng để truyền thụ. Hai-Từ "Ư nhất..." trở xuống là nhanh chóng khởi hạnh. Ba-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ nhanh chóng, nghĩa là trước kia chỉ có một thân mà trải qua thời gian dài yếu kém, một niệm này-thân của Địa này... vốn là vô lượng.

Một niệm nhanh chóng vượt qua có mười một câu: Mười câu trước là riêng biệt trình bày, một câu sau là tổng quát kết luận.

Trong mười câu: Sáu câu đầu là dựa vào giáo hóa chúng sinh, hai câu tiếp là dựa vào chính mình tích tập về Trợ đạo, hai câu sau là dựa vào chướng ngại đã thanh tịnh.

Trong mười câu: 1-Nhiều thân tùy theo hiện bày. Nguyên cớ của nhiều thân, Luận nói: Bởi vì thân của tất cả Bồ-tát, tin hiểu giống như một thân của mình. Nghĩa là Trí phù hợp giống như Thể, cho nên có thể ngay nơi một làm nhiều, Thật báo này có thể làm cho biến hóa không giống với các Địa trước. Đây là đối với một thân trước đây; còn lại âm thanh..., đối với khởi hạnh... trước đây, tương tự cũng vô lượng. 2-Viên âm tùy theo thuyết giảng. 3-Tùy theo Trí đã nhận biết. 4-Tùy theo chọn lấy sinh ở chủng loại nào. 5-Tùy theo thích hợp dùng quốc độ nào. 6-Tùy theo giáo hóa chúng sinh thuộc chủng loại nào. 7-Tùy theo cúng dường để tích tập phước đức Trợ đạo. 8-Tùy theo tiến vào pháp môn nào để tích tập Trí tuệ Trợ đạo. 9-Tùy theo thần thông để làm thanh tịnh chướng ngại. 10-Tùy theo Trí tuệ để làm thanh tịnh chướng ngại. Có thể tùy theo căn cơ thuyết pháp đối với vô lượng chúng hội, đều nói tùy theo, là tùy theo thích hợp không phải một, bởi vì giải thích về chữ Vô lượng, cho nên nghĩa của Tùy thời to lớn vậy thay!

Trong một câu sau là kết luận giải thích: Trước là kết luận, nghĩa là khởi hạnh rất nhiều mà không tách rời ba nghiệp; sau dùng pháp bất động vốn là giải thích, bởi vì Vô tướng-Vô công không có gián đoạn, Tướng-Dụng bất động tùy ý vận dụng tích tập mà thành.

Trong Dụ: Thuyền là dụ cho hạnh ấy nhanh chóng, Luận nói: Nên biết thị hiện về nhân thù thắng, là giải thích về nguyên cớ của nhanh chóng, bởi vì thuyền đi vào biển cho nên nhanh chóng, hạnh tiến vào Vô sinh cho nên nhanh chóng.

Trong Hợp: Trước là hợp với chưa đến biển, tức là bảy Địa trước. Tiếp từ "Đáo Bồ-tát..." trở xuống là hợp với nếu như đến biển, tức là Trí Vô sinh của Địa thứ tám, cũng là hạnh cho nên gọi là biển hạnh (Hạnh hải). Lại lập tức có thể khởi lên khắp nơi, tức là sâu mà rộng, cũng có thể gọi là biển, dùng Trí không còn công dụng để hợp với gió trước đây, cảnh của Nhất thiết trí là trình bày hướng về quả ấy. Dụ trước vốn không có, bởi vì Trí Vô sinh giống như biển Trí của Phật, cho nên dụ không phân biệt. Sau từ "Bổn hữu..." trở xuống là hợp với phần so sánh trước đây.

Phần 4: Là phần làm thanh tịnh quốc độ Phật.

Hỏi: Trong Kinh chỉ nói: Trí thuộc Đại phương tiện quán sát tất cả đều nhận biết đúng như thật, mở rộng nói về tác dụng thuận theo hình tướng để giáo hóa chúng sinh, mười Tự tại trong luận Du Già, trước là môn Khởi Trí, sau chỉ nói đạt được một phần Thân Trí, vì sao Luận chủ phân định làm phần Tịnh độ? Đáp: Tịnh độ có hai: Một là nhân thuộc về chủ động thanh tịnh, hai là quả thuộc về thụ động thanh tịnh. Ở đây có hai cặp: 1-Quả thanh tịnh thuộc về tướng, nghĩa là vật báu trang nghiêm..., dùng hạnh nghiệp làm nhân, nghĩa là tâm thẳng thắn... 2-Quả thanh tịnh thuộc về tự tại, nghĩa là ba thế gian viên dung..., dùng đức nghiệp làm nhân, nghĩa là Tam-muội Tịnh độ... Nay dựa theo cặp sau, nhưng hạnh nghiệp của Tịnh độ bắt đầu khởi lên ở phàm phu, đầy đủ ở Thập Địa; đức nghiệp của Tịnh độ bắt đầu khởi lên ở Bất Động Địa, cuối cùng ở Như Lai Địa.

Văn phân ba phần riêng biệt: a-Hạnh tự tại thuộc về Khí thế gian; b-Hạnh tự tại thuộc về Chúng sinh thế gian; c-Hạnh tự tại thuộc về Trí chánh giác thế gian.

Đầu là nơi chốn giáo hóa, tiếp là chúng sinh đã giáo hóa, sau là người chủ động giáo hóa. Đầy đủ hai loại thanh tịnh sau thì mới gọi là Tịnh độ, nhưng một loại đầu phần nhiều dựa theo chủ thể thanh tịnh, hai loại sau phần nhiều dựa theo thụ động thanh tịnh, văn phỏng theo tóm lược mà thôi.

Ngay trong phần a-Hạnh tự tại thuộc về Khí thế gian, phân hai: Một-Tổng quát nêu lên, Trí không có công dụng là Trí chủ động quán sát, cảnh của Trí đã đi qua là thụ động quán sát. Phương tiện khéo léo tức là nhân không có công dụng, ở Địa thứ bảy tu tập về hạnh không có công dụng, nay đạt được tự tại. Hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng, có năm loại tự tại: 1-Tùy theo tâm mong muốn; 2-Tùy theo mong muốn điều gì; 3-Tùy theo thời gian mong muốn; 4-Tùy theo mong muốn rộng rãi hay hạn hẹp; 5-Tùy theo tâm mong muốn bao nhiêu.

Mục 1: Quán sát thế gian Thành-Hoại, Luận nói: Tùy theo tâm đã mong muốn mà thế giới ấy có thể hiện rõ và không hiện rõ, nghĩa là dựa theo chủ thể thanh tịnh, Luận nói Tùy là tùy theo mong muốn của tự tâm; nhận biết tức là chủ động nhận biết mà dựa theo thụ động thanh tịnh, Luận nói Tùy là tùy theo tâm của chúng sinh. Vui thích muốn thấy thì hiện rõ Thành-hiện rõ Hoại, không muốn thấy thì không hiện rõ, cho nên Kinh nói quán sát nhận biết, bởi vì chỉ dựa theo nhân; Luận chủ muốn hiển bày nghĩa bao gồm quả, cho nên nói là tùy theo hiện tõ, tức là chuyển biến tự tại. Bốn mục sau nói về tùy theo hiện rõ dựa theo đây nhận biết.

Mục 2-Từ "Do thử nghiệp..." trở xuống là trình bày về tùy theo mong muốn điều gì, nghĩa là tùy theo chúng sinh mong muốn nhận biết về nghiệp gì, mà Thành-Hoại đều có thể hiện rõ.

Mục 3-Từ "Cơ thời thành..." trở xuống là trình bày về tùy theo thời gian mong muốn, nghĩa là tùy theo thời gian dài-ngắn mà lập tức có thể hiện rõ. Nếu dựa theo chủ động thanh tịnh thì Trí tùy theo thời gian, như thế giới này Thành hai mươi kiếp, kiếp đầu là Thành thuộc về Khí thế gian, còn lại là Thành thuộc về chúng sinh thế gian; Hoại cũng hai mươi kiếp, trước là Hoại thuộc về chúng sinh thế gian, một kiếp sau là Hoại thuộc về Khí thế gian. Đều xứng với Sự-xứng với Lý, gọi là nhận biết đúng như thật.

Mục 4-Từ "Hựu tri địa..." trở xuống là tùy theo mong muốn rộng rãi hay hạn hẹp mà thế giới ấy có thể hiện rõ, trong văn có ba: a-Nhận biết về bốn Đại sai biệt, tức là tướng rộng rãi; b-Từ "Tri vi trần..." trở xuống là nhận biết về tướng hạn hẹp; c-Từ "Tùy hà thế giới sở hữu địa-thủy..." trở xuống là nhận biết về chủ động thành tựu-thụ động thành tựu, tức là cùng trình bày về tướng rộng rãi và hạn hẹp.

Trong mục a: Tướng Tiểu, không phải là cảnh giới của Thức thuộc Báo ở Địa của Định. Tướng Đại là cảnh giới ở Địa của Định, cho đến bốn Thiền, bởi vì duyên với ba ngàn thế giới. Vô lượng là cảnh giới của Như Lai. Ba loại trên là phạm vi giới hạn thuộc về Sự, đều dùng Trí về cảnh giới mà nhận biết. Tướng sai biệt là phạm vi giới hạn thuộc về Pháp, dùng Trí về tướng mà nhận biết, bởi vì nhận biết sai biệt về Tự tướng-Đồng tướng của pháp. Những mục sau tương tự, còn lại dễ dàng hiểu rõ. Trong mục b là nhận biết về vi trần: Tướng tế là bởi vì xuyên suốt cực vi (Kim trần). Luận về Kinh tiếp nói Tướng thô là bởi vì xuyên qua mảy lông (Khích trần). Tướng sai biệt giống như trước. Vô lượng sai biệt, là bởi vì trong một mảy trần hàm chứa nhiều pháp, tướng thô-tướng tế của mảy trần cùng nối thông với định-tán, cho nên không nói là Đại-Tiểu.

Trong mục c là nhận biết về chủ động thành tựu-thụ động thành tựu, có hai: 1-Tổng quát nhận biết về bên trong-bên ngoài; 2-Từ "Tri địa ngục..." trở xuống là riêng biệt trình bày về sáu đường. Đây chính là Lăng Già quở trách về những điều không thưa hỏi, ý hiển bày về vô cùng sâu xa, còn nói là Vô tánh.

Mục 5-Từ "Hựu tri Dục giới..." trở xuống là trình bày về tùy theo tâm mong muốn bao nhiêu, tức là chủ động hiện rõ. Trong văn có hai mục:

Mục a-Dựa theo Trí nhận biết tự tại, trước đây thì ba cõi hướng về với nhau mà luận về Đại-Tiểu, nay thì trong một cõi tự phân ra Đại-Tiểu. Trong cõi Dục thì cảnh giới của con người là Tiểu, cảnh giới của chư Thiên là Đại. Trong cõi Sắc thì Giác quán là Tiểu, không có Giác quán là Đại. Trong cõi Vô sắc, Luận nói: Trong pháp của Phật thì cảnh giới của phàm phu là Tiểu, cảnh giới của Thanh văn Bồ-tát là Đại, bởi vì chọn ra ngoại đạo hư vọng giữ lấy làm Niết-bàn, cho nên chỉ nói đến pháp của Phật, Như Lai đã nhận biết tất cả ba cõi đều gọi là Vô lượng tướng.

Mục b-Từ "Phật tử, Bồ-tát phục khởi..." trở xuống là dựa theo Thần thông để trình bày về Tự tại, tùy theo chúng sinh mà hiện bày giáo hóa. Trong văn có ba tiết:

Tiết một-Tùy theo căn cơ mà hiện bày giáo hóa, trong đó: Đầu là nêu ra Trí chủ động giáo hóa. Tiếp từ "Sở vị..." trở xuống là trình bày về căn cơ đã nhận biết, có ba câu: 1-Nhận biết về chủng loại của thân không giống nhau; 2-Nhận biết về tùy theo thân thích hợp mà dùng phương tiện khác nhau; 3-Sinh vào thế giới như thế nào mà có thể làm lợi ích cho chúng sinh. Sau từ "Tùy kỳ..." trở xuống là chính thức trình bày về tùy thuận giáo hóa, tuy nói hiện thân mà ý ở tại nơi sinh, cho nên thuộc về Khí thế giới.

Tiết hai-Từ "Thử Bồ-tát ư nhất Tam thiên..." trở xuống là trình bày về phạm vi giới hạn của giáo hóa.

Tiết ba-Từ "Thử Bồ-tát thành tựu..." trở xuống là trình bày về hiện thân tự tại, nghĩa là không lay động mà hiện rõ khắp nơi, giống như vầng trăng hiện rõ ở mọi dòng sông.

Phần b-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát tùy chư chúng sinh thân tâm..." trở xuống là trình bày Hạnh tự tại thuộc về Chúng sinh thế gian, nghĩa là tùy theo Cảm có thể Ứng tự tại mà điều phục chúng sinh, trong đó có ba mục:

Mục một-Tổng quát trình bày về Cảm ứng.

Mục hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về Cảm ứng, trong đó hiển bày về hạnh giáo hóa chúng sinh có hai loại Tự tại: 1-Hóa hiện giống với thân chúng sinh, bởi vì trong Sa-môn hiện rõ hình tướng Samôn..., tức là thân tự nhiên Đồng sự; 2-Từ "Hựu ưng..." trở xuống là hóa hiện thuận với tâm của chúng sinh, bởi vì thân không nhất định giống với chúng sinh đã giáo hóa, tức là tâm tự nhiên Đồng sự. Luận nói: Hạnh giáo hóa chúng sinh của Bồ-tát, thân tâm tự nhiên Đồng sự.

Mục ba-Từ "Phật tử, Bồ-tát như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận về Cảm ứng. Như vậy và như vậy, là hiện bày rất nhiều chủng loại, hoặc là thân-hoặc là tâm không hề thiên lệch mà lập tức ứng hiện. Luận kết thúc nói: Thân tâm tự nhiên thị hiện giống nhau.

Phần c-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát viễn ly..." trở xuống là trình bày Hạnh tự tại thuộc về Trí chánh giác thế gian. Viễn Công nói: "Nếu dựa vào cảnh giới của Hạnh thì nên gọi là Hạnh tự tại thuộc về hai Đế. Nay dựa vào Thể của Hạnh gọi là Trí chánh giác, Trí chánh giác vô ngại đối với hai Đế cho nên gọi là tự tại."

Nay lại có một cách giải thích: Bởi vì mười thân đã nhận biết đều là Thể chánh giác của Phật Tỳ-lô Giá-na, cũng có thể thuận theo cảnh gọi là Trí chánh giác, có thể khiến cho tác động lẫn nhau mà cũng tự tại.

Trong văn có hai mục: Một-Trình bày về Trí thuộc Đệ nhất nghĩa; Hai-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là trình bày về Trí thuộc Thế đế.

Mục một-Trình bày về Trí thuộc Đệ nhất nghĩa: Câu trước là lìa xa Vọng, câu sau là trú vào Thật, bởi vì Tự thân-Tha thân không phân biệt mà trú trong bình đẳng. Nói về không phân biệt, không những soi chiếu cùng một tánh, mà cũng chính là chủ động soi chiếu-thụ động soi chiếu không còn. Luận nói: Thị hiện về Trí thuộc Đệ nhất nghĩa này không giống với Nhị thừa, bởi vì Nhị thừa không đạt được Pháp Không, không thể nào ngay nơi Tục mà Chân, vốn không phải là giống nhau-khác nhau (Nhất dị).

Trong mục hai: Là trình bày về Trí thuộc Thế đế, có ba: 1-Tổng quát nhận biết về mười thân; 2-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là khiến cho mười thân tác động lẫn nhau hiển bày về Thần thông tự tại; 3-Từ "Thử Bồ-tát tri chúng sinh thân..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng nhận biết để làm sáng tỏ Trí tự tại.

Mục 1-Tổng quát nhận biết về mười thân, Luận thâu nhiếp làm ba: Ba thân đầu thuộc về phần Nhiễm, sáu thân tiếp thuộc về phần Tịnh, một thân sau thuộc về phần Bất nhị. Đều nói là Phần, bởi vì cùng một Đại duyên khởi pháp giới mà phân làm mười, tức là Y tha thuộc về phần Nhiễm, Y tha thuộc về phần Tịnh, cùng dựa vào một Thật.

Đầu là ba thân trong phần Nhiễm: Một-Chúng sinh thế gian. Hai-Quốc độ thế gian. Ba-Thân nghiệp báo là Sinh nhân của hai thân ấy, nghĩa là nghiệp-phiền não, Kinh lược bỏ chữ phiền não, mà Luận nêu đầy đủ. Nhưng nói về Báo, là nghiệp chủ động dẫn đến Báo, thuận theo quả mà thiết lập tên gọi. Nếu là thụ động dẫn đến thì lẽ nào khác với hai loại trên? Nhưng thân quốc độ kết hợp nối thông với phần Tịnh, lại thuận theo một loại để phân định là Nhiễm.

Tiếp là sáu thân tổng quát lấy Tam thừa làm phần Tịnh, trong đó: Bốn loại trước là con người, Bồ-tát và Phật, nhưng khác nhau về nhân quả; một loại tiếp là Trí chủ động chứng được; một loại sau là Pháp thụ động chứng được. Luận nói: Tam thừa này tùy theo Trí nào, tùy theo Pháp nào để biểu hiện rõ ràng về phần Tịnh ấy? Nghĩa là dựa vào Pháp trí khác nhau để hiển bày Tam thừa sai khác.

Một loại sau là thân hư không thì không giống nhau, phân ra thì bao gồm làm hai chỗ dựa, bởi vì không phải là nhiễm-tịnh.

Từ "Quán..." trở xuống là riêng biệt hiển bày, phần nhiều dựa theo Sự Không, mà nghĩa bao gồm đối với Lý.

Mục 2-Mười thân tác động lẫn nhau, đều trước là trình bày về nguyên cớ tác động lẫn nhau, bởi vì tùy theo căn cơ. Trong văn có hai mục:

Mục a-Riêng biệt hiển bày về tác động lẫn nhau, tóm lược có bốn lần vượt qua. Vì sao Pháp trí-Hư không có thể làm tự thân? Bởi vì tiến vào trong Pháp trí mà tự nhiên ứng hiện thân của chính mình, khiến cho bỗng nhiên thấy tự thân ở giữa hư không, cho nên gọi là Tác; Tác còn lại cũng như vậy.

Mục b-Từ "Tùy chư chúng sinh..." trở xuống là tổng quát kết luận ví dụ phần còn lại. Trên đây chỉ nêu ra bốn lần vượt qua, Lý phải đầy đủ mười để thành một trăm thân, nhưng tự thân tức là Bồ-tát, nếu đem Tự thân hướng về Bồ-tát riêng biệt, thì có một trăm mười thân, cho nên nói là bởi vì hiện rõ như vậy. Nguyên cớ tác động lẫn nhau đạt được vô ngại, mở rộng như phần Huyền Đàm.

Nay văn tóm lược có ba ý: 1-Bởi vì Chứng được Đệ nhất nghĩa dựa vào Sự, Sự không có Sự ngoài Lý, Sự tùy theo Lý mà dung thông. Chương này bắt đầu, trước là trình bày về nghĩa thù thắng. 2-Bởi vì Duyên khởi dựa vào nhau. 3-Bởi vì nghiệp dụng tự tại. Kệ trong bản kinh thời Tấn nói Bồ-tát tự tại ở trong nhân duyên hòa hợp, cho đến có thể tùy ý, là hiện rõ đối với thân Phật; nay Kinh tóm lược không có kệ này. Luận chủ chỉ giải thích về ý của tác động lẫn nhau: Trong Hạnh tự tại ấy đã dấy lên thâu nhiếp tiếp nhận thị hiện đủ loại Hạnh, nghĩa là trong Hạnh tự tại thuộc Trí chánh giác ấy, dấy lên thâu nhiếp tiếp nhận Hạnh của chúng sinh, tùy theo tâm vui thích mà thị hiện đủ loại.

Trong mục 3 là riêng biệt hiển bày về tướng nhận biết, mười thân làm thành tám, bởi vì ba thân hợp lại. Nhưng ví dụ về chủng loại ấy thu-ận theo đều đầy đủ mười, văn có lẽ tóm lược thiếu mất, tạm thời thuận theo hiển bày mà nói.

Một-Thân chúng sinh, có năm tướng: Đầu là ba nghiệp sinh ra phiền não, vọng tưởng tạp nhiễm sai biệt, đây là dựa theo tổng quát trình bày về ba cõi. Sau là hai loại dựa theo hai cõi trên, tức là ngay nơi Báo mà tách ra riêng biệt. Nếu tổng quát tách ra năm nẻo-ba cõi thì đầy đủ mười.

Hai-Thân quốc độ có đủ mười tướng: Trước là tám tướng thuộc về tất cả, sau là hai tướng thuộc về Nghĩa chân thật.

Trong tám tướng trước: Đầu là ba tướng thuộc về phạm vi giới hạn, tức là Tiểu thiên-Trung thiên-Đại thiên; tiếp là hai tướng thuộc về nhiễm-tịnh sai biệt; tiếp là một tướng thuộc về rộng rãi, tức là rộng rãi-hạn hẹp sai biệt, ở đây lược bớt không có hạn hẹp; tiếp là hai tướng thuộc về nương tựa-an trú sai biệt.

Trong hai tướng về Nghĩa chân thật: Một lớp nhanh chóng tiến vào gọi là tiến vào khắp nơi, mười phương đan xen với nhau cho nên nói là Phương võng (mạng lưới mười phương). Lại trùng trùng hiện khởi, phần nhiều giống như Địa thứ nhất.

Ba và bốn-Cùng có bốn thân, đều nói là Giả danh sai biệt, chỉ có sai biệt về Tự tướng-Đồng tướng, Giả danh phân biệt mà thật sự không có Ngã-Nhân; còn lại cũng là Giả danh. Chỉ nói đến bốn loại này, bởi vì Nghiệp nhân hãy còn là Giả, thì khổ quả có thể nhận biết. Thánh nhân hãy còn là Giả, huống là đối với phàm phu. Vả lại, Thánh nhân Tam thừa mới có thể nhận biết về Giả, Đức của Phật siêu tuyệt không thể nào nói là Giả.

Năm-Nhận biết về thân Phật tự có mười tướng, chín thân còn lại đã là thân Phật, mỗi một thân có đủ mười thân thì đã thành một trăm. Nếu trải qua tác động lẫn nhau thì trùng trùng vô tận. Mười thân:

1-Thân Bồ-đề, là bởi vì thị hiện thành tựu Chánh giác. 2-Bởi vì nguyện sinh ở cõi Đâu-suất.

3- Bởi vì vốn có Phật ứng hóa, chọn ra hóa hiện khác với các loài vượn-khỉ-nai-ngựa..., cho nên nói là ứng hóa, tức là thân sinh ở Vương cung.

4- Bởi vì Xá-lợi của tự thân trú trì. Bốn loại trên ở trong ba thân đều là Hóa thân thâu nhiếp.

5- Vốn có thân Thật Báo, Vô biên tướng hải... chọn ra ba mươi hai tướng..., cho nên gọi là Thật Báo, tức là Báo thân trong ba thân.

6- Vốn có ánh sáng thâu nhiếp điều phục chúng sinh, cho nên nói là Uy thế, tức là bao gồm Báo-Hóa.

7- Ý sinh thân, Luận nói: Bởi vì vốn có tâm đồngdị, thế gian-xuất thế gian đạt được giải thoát tự tại, Đồng là chủng loại giống nhau, Dị là chủng loại khác nhau,

Thế gian tức là Địa tiền, Xuất thế gian tức là Địa thượng. Nghĩa là hoặc Phàm-hoặc Thánh, hoặc Đồng-hoặc Dị, do đạt được giải thoát tự tại, mà tùy ý câu sinh, tức là Chủng loại câu sinh-Vô tác hạnh-Ý sinh thân. Đây là bao gồm Biến hóa và Tha thọ dụng.

8- Phước đức, là vốn có phước không cùng với Nhị thừa, bởi vì có thể làm nhân của lợi ích rộng lớn, cho nên gieo trồng một chút thiện căn mà nhất định đạt đến quả Phật.

9- Pháp thân, là vốn có cảnh giới Vô lậu của Như Lai, đây chính là Thể của pháp đã chứng được. Trong mười Phật ở phẩm Ly Thế Gian, gọi là thân Phật thuộc về Pháp giới. Bởi vì các lậu vĩnh viễn không còn, không phải là Lậu tùy tăng, tánh thanh tịnh tròn vẹn sáng ngời, cho nên gọi là cảnh giới Vô lậu, là nghĩa về chứa đựngnghĩa về sinh khởi, hàm chứa vô biên công đức, sinh ra những niềm an lạc thuộc về thế gian-xuất thế gian.

10- Trí thân, là vốn có Trí vô chướng ngại, nghĩa là Đại viên cảnh trí đã ra khỏi cấu nhiễm của chướng ngại, chứng được tánh bình đẳng. Tiếp đến nói Trí này có thể làm ra tất cả sự việc, tức là Thành sở tác trí. Sự việc ấy sai biệt thảy đều có thể nhận biết, tức là Diệu quan sát trí. Thân này bao gồm bốn thân, nhưng hai lớp-mười thân, mỗi một thân đều viên dung, cho nên khác với các Giáo.

Sáu-Nhận biết về Trí thân, có mười một tướng, thâu nhiếp làm ba loại:

Đầu là hai tướng dựa theo Thể phân biệt: 1-Bao gồm Văn-Tư, 2-Tu tuệ, cùng bao gồm Lý-Giáo.

Tiếp là một tướng thuộc về Quả-Hạnh, tức là nhânquả phân biệt, Hạnh tức là nhân nối thông với ba Tuệ, Quả chỉ là chứng nhập, tướng lìa xa ba loại trước.

Còn lại có tám Trí đều dựa theo phần vị phân biệt, trong đó: Một loại đầu là tướng thứ 4 nói về tổng quát, Tục trí thuộc về thế gian gọi đó là thế gian, Thánh trí thuộc về Tam thừa gọi là xuất thế gian. Lại trước Đạo gọi là thế gian, Kiến đạo trở đi gọi là xuất thế gian. Tướng thứ 5 nói về Tam thừa, là phân biệt về TrungĐại-Tiểu đối với xuất thế gian, Tiểu thừa là mười Trí..., Trung thừa là bảy mươi bảy Trí..., Đại thừa là QuyềnThật vô lượng. Hai tướng thứ 6-thứ 7 là phân biệt về thô-diệu ở trong Đại thừa, Bát-nhã rất sâu xa không chung với Nhị thừa, Bát-nhã tương tự thì gọi là chung. Hai tướng thứ 8-thứ 9 là phân biệt về ràng buộc-giải thoát tất cả dựa vào Tam thừa, bởi vì thành thạo-chưa thành thạo đối với tánh mới huân tập. Ba loại sau là phân biệt về Tu tập thành thục nối thông với Tam thừa.

Bảy-Nhận biết về Pháp thân. Trước là Trí có thể nhận biết, ở đây là Pháp đã nhận biết, đều nối thông với tất cả. Trí và Pháp không giống nhau, trước là Pháp của Phật, Trí chỉ giới hạn ở Như Lai. Văn có năm tướng:

1- Tướng bình đẳng, tức là Pháp thuộc về Lý. Luận nói: Vô lượng pháp môn vốn trình bày về một Pháp thân bình đẳng, nghĩa là pháp môn tuy khác mà cùng giải thích về Pháp thân bình đẳng, bởi vì chúng sinh và Phật không khác nhau, chọn ra Lý khác với Sự đều thâu nhiếp vào môn Thế đế.

2- Tướng bất hoại, tức là Pháp thuộc về Hạnh. Luận nói: Như nghe mà chọn lấy, nghĩa là xứng với Lý khởi Hạnh, gọi là như nghe mà chọn lấy. Hạnh phù hợp với Lý là Bồ-đề sâu xa, gọi là không thể hủy hoại.

3- Tức là Pháp thuộc về Giáo, tùy theo căn tánh của chúng sinh đã giáo hóa tương ưng với thời gian mà thuyết giảng sai biệt, Lý vốn không có ngôn từ, mượn ngôn từ để hiển bày Lý, hoặc Quyền-hoặc Thật đều là giả danh tùy theo Tục đế.

4- Tức là trở lại hiển bày Pháp thuộc về Lý, cảnh đã hiện rõ khắp nơi, cảnh này bao gồm nhiễm-tịnh, mà Pháp thân bình đẳng hiện rõ khắp nơi hữu tình và phi tình.

5- Tức là Pháp thuộc về Quả, bởi vì chỉ dựa vào thanh tịnh. Luận nói: Đệ nhất tướng sai biệt, bởi vì Tam thừa cùng chứng được Đệ nhất nghĩa, tùy theo Trí có khác nhau, ba loại không giống nhau, cho nên Lý đã hiển bày cũng nói đến cạn-sâu. Nếu dựa theo công đức... khác nhau, thì như bình thường đã biện giải.

Tám-Nhận biết về thân Hư không, văn có sáu tướng:

1- Tướng vô lượng, bởi vì hư không trong hạt cải cũng không có phần lượng.

2- Bởi vì đến khắp tất cả mọi nơi thuộc về Sắc-Phi sắc.

3- Bởi vì không thể nhìn thấy. Nay người thế gian thấy, là chỉ thấy một Sắc hiển bày rõ ràng của Không, tâm tưởng nói là thấy, vì vậy trong kinh Niết Bàn mở rộng phá bỏ về thấy Không. Lại bởi vì ở đây hàm chứa Không thuộc về Vô vi, cho nên cũng không thể thấy.

4- Tướng không có khác nhau, là bởi vì không có chướng ngại, nghĩa là không giống như Sắc pháp, tướng này-tướng kia khác nhau, cho nên có chướng ngại.

5- Tướng vô vi, là bởi vì không có giới hạn của bắt đầu-cuối cùng, dấy khởi-tận cùng.

6- Có thể tiếp nhận tất cả Sắc tướng mà chủ động duy trì và thụ động duy trì, cho nên văn sau Kinh nói: Ví như hư không rộng rãi, không phải là Sắc mà có thể biểu hiện rõ ràng tất cả các Sắc. Đã dựa vào Sắc để phân biệt đó là hư không, thì nhận biết nhờ vào Không mà biểu hiện pháp ấy là Sắc.

Trong phần 5 là phần đạt được tự tại, phân hai:

Phần a-Nhắc lại phần trước làm nhân tu tập thực hành về Hạnh tự tại đối với ba loại thế gian, cho nên đạt được mười tự tại. Ở đây chỉ dựa theo Trí-Thông mà nói, nếu dựa vào Nhiếp Luận thì dùng sáu Độ làm nhân, riêng biệt trình bày như văn sau.

Phần b-Từ "Đắc mạng..." trở xuống là hiển bày về Quả tự tại:

1- Mạng tự tại, là bởi vì Mạng duy trì tồn tại trải qua Bất khả thuyết-bất khả thuyết kiếp.

2- Tâm là Trí tiến vào Tam-muội trải qua Vô lượng

A-tăng-kỳ kiếp.

3- Tài sản là thị hiện trang hoàng đẹp đẽ mà duy trì tồn tại vô lượng trang nghiêm ở tất cả thế giới. Ba loại trên dùng Bố thí làm nhân, như thứ tự dùng tất cả thời gian, tất cả nơi chốn, tất cả vật dụng mà bố thí.

4- Nghiệp là như đời hiện tại, bởi vì thị hiện duy trì tồn tại nghiệp báo ở thời gian sau.

5- Sinh là bởi vì thị hiện sinh đến tất cả thế giới. Hai loại trên lấy Giới làm nhân, Giới điều hòa thân-ngữ mà thành tựu về nghiệp thù thắng, lại nhờ vào Giới thanh tịnh tùy theo mong muốn mà sinh ra.

6- Nguyện là tùy theo tâm đã mong muốn, quốc độ của Phật luôn luôn thị hiện mà thành tựu Tam Bồ-đề, đây là do tinh tiến thúc đẩy thường xuyên không có lơi lỏng phế bỏ.

7- Giải là trong tất cả thế giới mà thị hiện đầy đủ Phật. Luận về Kinh gọi là Tín giải, Nhiếp Luận gọi là Thắng giải, đều là một nghĩa mà thôi; dùng Nhẫn làm nhân, bởi vì tu tập về Nhẫn mà luôn luôn tùy theo tâm ý của chúng sinh, cho nên đạt được tất cả đều chuyển theo tâm, nghĩa là biến đất làm vàng...

8- Như ý là trong tất cả quốc độ của Phật, mà thị hiện làm ra sự việc biến hóa như ý; dùng Định làm nhân.

9- Trí là tướng hảo trang nghiêm-pháp bất cọngLực-Vô úy của Như Lai, mà thị hiện về Tam Bồ-đề.

10- Pháp là trong chỗ không có mà thị hiện rõ ràng vô biên pháp môn. Hai loại trên là cùng lấy Bát-nhã làm nhân, do soi chiếu bên trong mà nhận biết đạt được Trí tự tại, thuận theo căn cơ mà thuyết giảng đạt được Pháp tự tại.

Ở trong mười loại này, hoặc là Trí-hoặc là Thông, đều không có gì vướng mắc, cho nên gọi là Tự tại. Luận dùng mười loại này để đối trị mười loại sợ hãi: 1-Sợ hãi cái chết; 2-Sợ hãi phiền não cấu nhiễm; 3-Sợ hãi nghèo túng; 4-Sợ hãi nghiệp ác; 5-Sợ hãi đường ác; 6-Sợ hãi mong cầu không được; 7-Sợ hãi nghiệp của tội phỉ báng Chánh pháp; 8-Sợ hãi theo đuổi luôn luôn ràng buộc không sống nổi; 9-Pháp tự tại đối trị sợ hãi về nghi ngờ vì sao và vì sao; 10-Trí tự tại đối trị sợ hãi về uy đức của Đại chúng. Hai loại này như Luận.

Thứ tự mười loại này cũng chính là năm loại sợ hãi vi tế ở Địa thứ nhất mà từng bước tách ra. Trong này: Loại thứ 2-thứ 4-thứ 7 tức là sợ hãi về tiếng xấu, bởi vì tiếng xấu là nguồn gốc; loại thứ 3-thứ 6 thuộc về sợ hãi không sống nổi; loại thứ 9 thuộc về loại thứ 10. Dựa theo nhân thì Địa này mới đạt được, dựa theo quả thì viên mãn thuộc về Phật, ở đây dựa theo thứ tự trước sau (Hành bố). Phần sau phẩm Ly Thế Gian, phần đầu phẩm Hiền Thủ đều có mười loại này, mà dựa theo phần vị Phổ Hiền nối thông xuyên suốt từ đầu đến cuối.

Phần 6: Từ "Đắc thử..." trở xuống là trình bày về phần Đại thù thắng, trong đó có ba: a-Trí Đại, bởi vì Trí hiểu biết thù thắng; b-Nghiệp Đại, bởi vì hạnh nghiệp rộng lớn; c-Hai loại ấy trú vào Công đức Đại, do TríNghiệp mà thành tựu.

Phần a-Trí Đại, văn có năm câu: Câu đầu là nhắc lại phần trước làm nhân; từ "Tắc vi..." trở xuống là chính thức hiển bày.

Phần hiển bày có bốn Trí: Một câu đầu là tổng quát, nghĩa là không trú vào thế gian, không trú vào Niết-bàn, Tịch-Dụng khó lường, gọi là không thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn này có ba: 1-Tu hành tận cùng đến nơi không thể nghĩ bàn, nghĩa là chứng Niết-bàn vốn không có phần lượng; 2-Pháp đã nhận biết không thể nghĩ bàn, bởi vì soi chiếu rộng rãi cảnh giới thế gian; 3-Trừ chướng ngại không thể nghĩ bàn, khiến cho Chân Như vượt khỏi Sở tri chướng, bởi vì Thiên ma-ngoại đạo không thể nào phá hoại.

Phần b-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là Nghiệp Đại, có ba: Một-Hai câu nhắc lại phần trước làm nhân, câu 1 là tiến vào Tự tại, câu 2 là thành tựu Trí; Hai-Từ "Đắc tất cánh..." trở xuống là chính thức hiển bày về Nghiệp Đại; Ba-Từ "Phật tử..." trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều môn.

Trong mục hai là chính thức hiển bày, có mười hai câu: Ba câu đầu trình bày về ba nghiệp thanh tịnh, ngay nơi tướng phân rõ về nghiệp; chín câu sau dựa theo tu tập để phân rõ về nghiệp, thâu nhiếp làm bốn tướng:

1- Một câu trình bày về dấy khởi. Luận nói: Chủ động dấy khởi. Chủ động dấy khởi cùng một lúc, nghĩa là thân-ngữ-ý đều là thụ động dấy khởi, Trí tuệ là chủ động dấy khởi. Bởi vì ba nghiệp này dấy khởi nhất định phải cùng lúc với chủ động dấy khởi. Kinh nói: Tùy theo Hạnh mà Trí là dẫn dắt đầu tiên.

2- Từ "Bát-nhã..." trở xuống có bốn câu về Trí thâu nhiếp không nhiễm, Hạnh làm lợi ích cho chúng sinh..., nghĩa là do Bát-nhã thâu nhiếp Đại Bi ấy, không nhiễm Ái kiến mà có thể dấy khởi Hạnh phương tiện làm lợi ích cho chúng sinh.

3- Từ "Thiện khởi..." trở xuống có hai câu về nhân thâu nhiếp, nghĩa là bên trong do Đại Nguyện làm nhân của Tự hành-Tha hành, còn bên ngoài được Phật thâu nhiếp, có thể thành tựu hai nhân.

4- Hai câu sau là do tác nghiệp mà duy trì, câu đầu là làm lợi ích cho chúng sinh, câu sau là làm thanh tịnh quốc độ của Phật.

Mục ba là tổng quát kết luận, có thể biết

Trong phần c-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử..." trở xuống là hai loại ấy trú vào Công đức Đại, có ba: MộtNêu ra phạm vi giới hạn đã trú vào; hai-Từ "Đắc thiện..." trở xuống là hiển bày về đức đã trú vào; ba-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là kết luận thành tựu công đức.

Trong mục hai có mười câu dựa vào bảy loại công đức: 1-Bốn câu đầu làm một công đức khéo léo trú vào đạo, đây là Thể của đức, bởi vì hạnh Tự lợi-Lợi tha là đạo của Bồ-tát. Hai câu trước là Tự lợi, câu đầu là hợp với Lý lìa xa chướng, gọi là tâm sâu xa; câu sau là đối trị kiên cố, gọi là tâm thù thắng. Hai câu sau là Từ Bi thuộc về Lợi tha. 2-Sáu câu sau đều có một công đức, dựa theo tu tập để phân rõ về đức: Ba câu đầu là lợi ích của ba Luân giáo hóa, tu về hạnh Lợi tha trước đây; ba câu sau là Nguyện-Hạnh phù hợp với nhau, bên ngoài được Phật che chở, tu về hạnh Tự lợi trước đây.

Trong mục ba là kết luận thành tựu công đức, gần là kết luận về phần này, xa thì kết luận về ba phần trước. Đầu là đạt được Trí như vậy, kết luận về Trí Đại trước đây, bởi vì Trí chứng Lý mà đạt được không còn yêughét. Tiếp từ "Năng hiện..." trở xuống là kết luận về Tác Nghiệp Đại, bởi vì thực hiện bình đẳng. Sau từ "Ư chư..." trở xuống là kết luận về Công đức Đại đã trú vào, bởi vì đạt được bảy loại công đức, không có lỗi lầm.

Phần 7: là phần giải thích tên gọi, cũng thâu nhiếp Như Tướng Hồi Hướng, bởi vì xứng với Như bất động... Giải thích tên gọi, phân hai: a-Địa, giải thích tên gọi tức là dựa theo pháp để trình bày về phần vị; b-Trí, giải thích tên gọi tức là dựa theo con người để làm sáng tỏ về đức. Phần a có mười câu, Luận thâu nhiếp làm sáu, Viễn Công lại thâu nhiếp sáu làm hai: Hai loại đầu là Tự phần, bốn loại sau là Thắng tiến. Trong phần Thắng tiến lại có ba: Một loại đầu là phát khởi tu tập lìa xa lỗi lầm; hai loại tiếp là nhờ vào tu tập mà thành tựu đức, một là thành tựu đức thuộc về Giáo Đạo, hai là thành tựu đức thuộc về Chứng Đạo; một loại sau là dựa vào đức mà thành tựu phần vị. Cũng có lý này.

Nói về thâu nhiếp mười làm sáu:

Một-Hai câu đầu gọi là đối trị nhiễm: 1-Đối trị về hạnh có công dụng của Địa dưới, nguyện của Tiểu thừa, các nghiệp của ma, cho nên gọi là Bất Động Địa; 2-Đối trị về hạnh của tập khí phiền não, cho nên gọi là Bất Chuyển. Hai loại trên tức là Tướng-Dụng, phiền não không thể nào lay động.

Hai-Một câu tiếp là bởi vì đạt được rất sâu xa, có thể biết.

Ba-Có hai câu về phát khởi Hạnh thanh tịnh: Câu trước là phát khởi thanh tịnh, nghĩa là đạt được vô lậu chân thật, ba nghiệp không có lỗi lầm, không phá bỏ tâm quán, có thể phát khởi hướng về Hạnh. Nhưng Địa thứ tám ấy nên đối với Trú thứ tám, hợp lại gọi là Đồng Chân, mà Luận về Kinh gọi là Vương Tử, tựa như không thuận theo văn. Câu sau là Hạnh thanh tịnh, bởi vì Chánh hạnh luôn luôn tự tại mà lìa xa chướng.

Bốn-Hai câu tiếp gọi là có tác dụng (Hữu tác) thanh tịnh thù thắng đối với thế gian-xuất thế gian: Câu trước là Bi cho nên có tác dụng tùy thuận thế gian, mà tự mình không hề có tác dụng; câu sau là có tác dụng đối với xuất thế gian, bởi vì Trí khéo léo phân biệt, bởi vì Trí chướng thanh tịnh, đều là nghĩa về quyết định.

Năm-Có một câu về không có tác dụng (Vô tác) thanh tịnh thù thắng đối với hai loại ấy, nghĩa là đối với thế gian-xuất thế gian, gọi là hai loại ấy. Nguyện lực biến hóa mà không đắm vào vắng lặng, cho nên nói là không có tác dụng, tức là Niết-bàn Vô trú.

Sáu-Có hai câu về Bồ-tát Địa thù thắng, tức là hơn hẳn phần vị trước đây: Câu trước là hơn hẳn Địa thứ sáu trước đây, bởi vì Địa thứ sáu quán sát về Không, làm cho nơi khác có lay động, nay niệm niệm phát khởi vốn là Hạnh thù thắng; câu sau là hơn hẳn Địa thứ bảy.

Trên đây dựa vào Luận để giải thích. Nay lại dựa vào văn riêng biệt đưa ra một cách giải thích, nghĩa là những tên gọi này hướng về Kinh trước đây mà thiết lập: Hai câu đầu thuận theo phần Tịnh Nhẫn mà nhận lấy tên gọi, bởi vì đạt được Vô sinh Nhẫn tiến vào Bất Động. Câu này là tổng quát, bởi vì Trí này hiện rõ trước mắt, cho nên không có lui sụt hủy hoại. Hai câu tiếp dựa theo phần đạt được Hạnh thù thắng mà nhận lấy tên gọi: 1-Bởi vì đạt được là Hạnh sâu xa, Bồ-tát không thể nhận biết; 2-Bởi vì lìa xa những sai lầm thuộc về tất cả các tướng. Ba câu tiếp dựa theo phần Tịnh độ mà nhận lấy tên gọi, Sinh Địa nghĩa là Khí thế gian tự tại, tùy theo ý thích mà sinh đến; Thành Địa là Chúng sinh thế gian tự tại, tùy theo chúng sinh mà thành tựu thân tự nhiên không có tác dụng; Cứu Cánh Địa là Trí chánh giác thế gian, bởi vì quyết định về hai Đế. Một câu tiếp dựa theo phần Tự tại, tùy Nguyện thành tựu mới gọi là Tự tại. Một câu tiếp dựa theo phần Đại thù thắng, bởi vì đạt được mười loại Lực Trì như tâm sâu xa... Một câu cuối là không có công dụng bao gồm tất cả từ đầu đến cuối.

Dựa vào cách giải thích này, thì tựa như Luận gia thiếu phần đưa ra chứng cứ rõ ràng.

Phần b-Từ "Phật tử, Bồ-tát thành tựu..." trở xuống là Trí, trong giải thích tên gọi có ba: Một-Nhắc lại phần trước làm nhân, bởi vì đạt được Địa thuộc về Trí; HaiTừ "Nhập Phật..." trở xuống là chính thức dựa vào con người để hiển bày; Ba-Từ "Ư vô lượng..." trở xuống là tổng quát kết luận về nơi trú vào.

Trong mục hai là chính thức dựa vào con người để hiển bày: Bởi vì nghĩa gì mà Bồ-tát gọi là đạt được Bất Động Địa? Bởi vì có hai nghĩa: 1-Luôn luôn bất động, nghĩa là Hạnh tu tập mà thuận theo hướng lên trên; 2-Cùng một Thể bất động, nghĩa là Thể giống nhau với Hạnh của các Bồ-tát.

Trong văn: 1-Tổng quát trình bày; 2-Từ "Thường vi..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong mục 1, văn có bốn câu, đều hàm chứa hai nghĩa. Luận tổng quát giải thích rằng: Bởi vì Phật tánh tùy thuận với nhân. Phật tánh tức là câu đầu, bởi vì tiếng Phạn nói là Đà-đô, dịch đầy đủ là tánh của cảnh giới (Giới tánh). Luận về Kinh nói: Có thể tiến vào Phật tánh, tức là tánh thuộc quả của Pháp thân. Luận nói: Phật tánh, là bởi vì cảnh giới đầy đủ thù thắng, tánh thấy đến tận cùng cho nên nói là đầy đủ. Đây chính là cảnh giới thuộc về phạm vi giới hạn, Bồ-tát do đạt được Địa thuộc về Trí, mà có thể hướng lên trên tiến vào. Tùy thuận với nhân, tức là ba câu sau, bởi vì ba loại này làm nhân, cho nên có thể tùy thuận với cảnh giới của Phật: 1-Thâu nhiếp công đức, bởi vì soi chiếu công đức của Phật, là nghĩa về khéo léo thanh tịnh, nghĩa là dùng Tuệ vô cấu khéo léo soi chiếu công đức của Phật, tức là nghĩa về thâu nhiếp. 2-Hạnh, nghĩa là Chánh hạnh-oai nghi vốn thuận theo giống như Phật. 3-Gần, tức là cảnh giới của Phật hiện rõ trước mắt mà gần như có thể nhìn thấy. Trong mục 2 là riêng biệt trình bày, có hai mục:

Mục a-Trình bày về luôn luôn bất động, Luận về Kinh có mười câu, Kinh này thiếu một câu.

Một câu đầu là tổng quát hiển bày về Phật gia hộ, bởi vì giải thích thêm về công đức vô thượng gia hộ cho mình; bởi vì đã thường xuyên được Phật gia hộ, cho nên gọi là luôn luôn bất động.

Những câu còn lại riêng biệt dựa vào năm loại công đức để hiển bày về bất động: 1-Công đức cúng dường, tức là Phạm-Thích-Tứ Vương, Luận về Kinh thì sau chữ Vương có chữ Phụng Nghênh (nghênh tiếp hầu hạ). 2-Công đức giữ gìn bảo vệ, nghĩa là thần Kim Cang... hiện hình mà bảo vệ. 3-Công đức nương tựa, bởi vì luôn luôn không rời bỏ Tam-muội. 4-Công đức làm thanh tịnh quốc độ, tức là có thể hiện bày các thân sai biệt, hoặc là Khí thế gian, hoặc là Chúng sinh thế gian, đều có thể thuận theo hiện bày, cho nên nói là Vô lượng. 5-Từ "Ư nhất nhất..." trở xuống là công đức giáo hóa chúng sinh. Công đức thứ năm này lại có năm loại, ba loại trước là Tự phần, hai loại sau là Thắng tiến: Một-Nguyện chọn lấy các cõi, phần nhiều làm người đứng đầu dẫn dắt, cho nên nói là có Đại thế lực. Hai-Căn tâm sử dụng Trí lực, tức là Báo đạt được Thần thông, cùng tận Căn-Dục... của chúng sinh trong ba thời gian. Ba-Vô lượng Pháp lực, là Tam-muội tự tại mà chuyển pháp luân. Bốn-Thọ lực, Kinh ấy nói: "Bởi vì có thể tiếp nhận ghi nhớ vô lượng." Nay Kinh thiếu mất loại này. Năm-Thuyết lực, tức là tùy theo nơi chốn có thể giáo hóa mà thị hiện thành tựu Chánh giác, đích thực có thể thuyết giảng. Luận về Kinh thì sau loại này lại có một câu kết luận rằng: Bồ-tát này thông đạt như vậy. Luận nói: Bởi vì luôn luôn bất động.

Mục b-Từ "Phật tử..." trở xuống là trình bày về cùng một Thể bất động, văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Tổng quát nói: Hòa vào pháp hội Đại thừa, nghĩa là hòa vào số lượng của chúng Đại thừa đồng loại. Hòa vào số lượng là nghĩa về không phá hoại, bởi vì hòa hợp như một.

Riêng biệt có chín loại, đầy đủ chín loại này thì có thể hòa vào số lượng của chúng: 1-Trí bất hoại, bởi vì đạt được Pháp Trí Thông.

2-Thuyết bất hoại, là bởi vì phát ra ánh sáng của Giáo Trí. 3-Giải thoát bất hoại, là nghiệp dụng vô ngại của pháp giới vô ngại như Hạnh không trú vào mà chứng nhập Không-Hữu... 4-Quốc độ Phật thanh tịnh bất hoại, bởi vì nhận biết tự tại về thế giới. 5-Tiến vào Đại thừa bất hoại, bởi vì Trí có thể thị hiện Đại công đức. 6-Thần thông bất hoại, bởi vì tự tại tùy ý. 7-Từ "Thiện năng..." trở xuống là có thể giải thích về nghĩa bất hoại, bởi vì thuyết giảng phù hợp với ba thời gian. 8-Từ "Phổ phục..." trở xuống là an tọa đạo tràng bất hoại, bởi vì vạn hạnh và dưới cội cây Bồ-đề làm cho ma tà phải hàng phục. 9-Chánh giác bất hoại, bởi vì tiến vào cảnh giới của Như Lai, giống như Giác ngộ của Phật.

Trong mục ba tổng quát kết luận về nơi trú vào, bởi vì Hạnh không có chướng ngại, không gián đoạn, không thay đổi, niệm không lui sụt.

Phần sau là Quả thuộc phần vị.

Trong quả Điều Nhu: Trước là hạnh Điều Nhu.

Trong Pháp thuyết: Tiếp nhận thế giới sai biệt..., Vô lượng Pháp minh, là bởi vì bình đẳng chọn lấy Chúng sinh thế gian và Trí chánh giác thế gian. Luận nói là bởi vì tướng của nhân ấy, dùng pháp đã tiếp nhận mà làm nhân tự tại.

Trong Dụ: Vàng ròng làm mũ của vị đứng đầu cõi Diêm-phù-đề, là dụ cho thân tâm thù thắng mà đạt được Địa thanh tịnh, bởi vì Hạnh thuộc Báo thuần thục trong Địa này, cho nên tự tại đối với ba loại thế gian, chỉ thêm vào chữ Vương. Không gì sánh bằng, là dụ cho thiện căn sáng ngời càng thêm trong sáng.

Từ "Phật tử thí như..." trở xuống là Giáo Trí thanh tịnh, Phạm Vương tỏa ra ánh sáng khắp nơi, là hơn hẳn ánh sáng mặt trời ở Địa trước: 1-Bởi vì nhiều; 2-Bởi vì thanh tịnh; 3-Bởi vì rộng lớn.

Trong phần ba là phần trùng tụng, có hai mươi hai kệ phân làm ba: 1-Mười tám kệ rưỡi, tụng về phần Hạnh thuộc phần vị; 2-Hai kệ rưỡi, tụng về phần Quả thuộc phần vị; 3-Một kệ kết luận về phạm vi giới hạn thuyết giảng.

Trong mười tám kệ rưỡi, tụng về bảy phần trước đây tức là bảy đoạn:

Một-Có một kệ rưỡi, tụng về phần phương tiện tích tập thực hiện của Địa.

Hai-Có một kệ rưỡi, tụng về phần đạt được Nhẫn thanh tịnh.

Ba-Có bảy kệ, tụng về phần đạt được Hạnh thù thắng, trong đó có hai: Hai kệ đầu tụng về Hạnh sâu xa thù thắng, năm kệ sau tụng về phát khởi thù thắng. Trong đó nói: Chỉ dùng Trí vô ngại rất sâu xa, phần Trường hàng vốn không có, cho nên biết rằng chỉ nghĩ đến pháp tánh, thì giống như Sự-Lý của Nhị thừa, bởi vì Sự-Sự đều không có chướng ngại, là pháp học của Bồtát. Bản kinh thời Tấn có đầy đủ một kệ, nói rằng:

"Chỉ bởi vì Trí tuệ vi diệu, Đạt được vô ngại rất sâu xa, Cho nên thông đạt cả ba đời, Mới có thể được gọi là Phật."

Lại một câu này cũng có thể tổng quát tụng về phần khuyến khích còn lại.

Bốn-Có sáu kệ, tụng về phần làm thanh tịnh quốc độ Phật, trong đó có ba: Hai kệ đầu, tụng về phần Khí thế gian; ba kệ tiếp, tụng về phần Chúng sinh thế gian; một kệ sau, tụng về phần Trí chánh giác thế gian.

Năm-Có nửa kệ, tụng về phần đạt được mười Tự tại. Bản kinh thời Tấn Kinh nói: "Trí có thể đạt được mười loại Đại tự tại vi diệu."

Sáu-Có một kệ, tụng về phần Đại thù thắng.

Bảy-Có một kệ, tụng về phần giải thích tên gọi. Mật Tích, xưa dịch là Lực Sĩ. Văn còn lại có thể biết.

QUYỂN 43

Đoạn thứ chín: THIỆN TUỆ ĐỊA

Đầu là nguyên cớ đưa ra: Ý của luận Du Già nói: "Trước tuy rời bỏ công dụng ở trong Vô tướng Trú, cũng có thể tự tại đối với tướng, mà chưa có thể đạt được Đại tự tại ở trong tất cả phẩm loại tuyên thuyết về pháp sai biệt, giải thích nghĩa từ của các tướng với tên gọi khác nhau, vì khiến cho phần này được viên mãn, cho nên tiếp theo có phần này đưa ra."

Nói về Thiện Tuệ, luận Nhiếp Đại Thừa nói: "Bởi vì đạt được Trí vô ngại tối thắng."

Vô Tánh giải thích rằng: "Nghĩa là đạt được bốn Vô ngại giải tối thắng, Trí vô ngại giải là Trí thù thắng nhất ở trong các Trí, tức là Tuệ cho nên gọi là Thiện Tuệ." Chính là mười loại về bốn Vô ngại ở trong văn sau.

Luận Trang Nghiêm nói: "Ở trong Địa thứ chín, bốn Vô ngại Tuệ là thù thắng nhất. Vì sao thù thắng? Bởi vì ở trong một sát-na, tất cả trời-người khắp Tam thiên thế giới, dùng chủng loại khác nhau-âm thanh khác nhau-ý nghĩa khác nhau để thưa hỏi, thì Bồ-tát này có thể dùng một âm thanh giải đáp tất cả các câu hỏi, mà đoạn trừ tất cả mọi nghi ngờ." Điều này giống với văn sau.

Kinh Kim Quang Minh nói: "Thuyết pháp tự tại không có gì lo sợ, bởi vì Trí tuệ tăng trưởng tự tại vô ngại." Đây là bao gồm hiển bày về lìa xa chướng gọi là thù thắng, ý trong kinh Giải Thâm Mật cũng giống như điều này.

Phẩm Trú trong luận Du Già, luận Thập Trú, luận Thành Duy Thức..., văn từ khác nhau về chi tiết mà ý nghĩa không có gì khác nhau.

Kinh Nhân Vương gọi là Tuệ Quang, là nói bao gồm Pháp-Dụ.

Trí Luận gọi là Thiện Tướng, là thuận theo pháp đã hiểu rõ mà mang lấy tên gọi, bởi vì chủ động-thụ động tuy khác nhau, mà đều trình bày về Tuệ thuyết pháp.

Chướng đã lìa xa, là lìa xa chướng về không mong muốn thực hành trong Lợi tha, bởi vì có bốn Biện giải. Chướng của bốn Vô ngại phân thành hai Ngu: 1-Ba loại trước làm một, gọi là Ngu về Đà-la-ni tự tại đối với vô lượng pháp đã thuyết giảng, vô lượng Danh-Cú-Tự, những Tuệ biện về sau, nghĩa là pháp đã thuyết giảng là Nghĩa, Danh-Cú-Tự là Pháp, những Tuệ biện về sau là Từ, Ngu về Đà-la-ni tự tại là bao gồm ba loại trên. 2-Ngu về Biện tài tự tại, tức là Ngu về Vô ngại thứ tư, Chân Như đã chứng gọi là chỗ dựa tự tại của Trí, nghĩa là nếu chứng được Chân Như này, đã đạt được tự tại đối với Vô ngại giải, thì hạnh thuyết pháp tự tại thành tựu pháp khí khéo léo thông đạt.

Lương Nhiếp Luận nói: "Bởi vì thông hiểu về Chân

Như bậc Thượng, cho nên đạt được quả của Ứng thân."

Trong kinh Kim Quang Minh nói là đạt được Tammuội Trí Tạng, đều là một nghĩa mà thôi.

Tiếp là chính thức giải thích văn, nội dung có ba phần:

Trong phần một là ca ngợi thưa thỉnh, có mười ba kệ phân ba: Đầu là hai kệ, Như Lai hiện tướng hiển bày thuyết giảng về Hạnh không có công dụng, bởi vì động mà không động khó nghĩ bàn, cho nên chỉ hiện bày thần thông ở Địa này; tiếp là mười kệ riêng biệt ca ngợi; sau là một kệ kết thúc thưa thỉnh.

Trong riêng biệt ca ngợi, cũng có ba: 1-Có một kệ về Bồ-tát cúng dường; 2-Có một kệ về Thiên Vương cúng dường; 3-Có tám kệ về Thiên Nữ cúng dường ca ngợi.

Trong tám kệ có hai: Một kệ đầu là cúng dường, bảy kệ còn lại là ca ngợi.

Trong bảy kệ về ca ngợi, có hai: Đầu là một kệ nêu lên ca ngợi, sau là sáu kệ hiển bày về ngôn từ ca ngợi.

Trong sáu kệ sau cũng có hai: Hai kệ đầu là ca ngợi Bồ-tát bao gồm Địa thứ tám, và vị chủ thuyết pháp; bốn kệ sau là cùng ca ngợi về lợi ích thuộc ba Luân giáo hóa của Phật và Bồ-tát. Ở đây lại nói là Huyễn Trí của Bồtát, sau kết luận rằng: Ca ngợi Đức Phật xong. Trong văn bao gồm ca ngợi về Địa thứ tám-thứ chín, bởi vì có ở Địa trước như vầng trăng hiện rõ khắp nơi, phần vị Pháp Sư này tùy theo căn cơ mà thuyết giảng về QuyềnThật. Trong văn có ba: Một kệ đầu là thân không có tâm mà ứng với khắp nơi; hai kệ tiếp là miệng tùy theo căn cơ mà thuyết giảng; một kệ sau là Dụ kết luận trong tâm luôn luôn phù hợp. Đã đặc biệt nói là tâm thuộc về Trí tối thắng thị hiện pháp của Như Lai, thì Quyền-Thật sáng tỏ rồi. Vì vật trong kinh Anh Lạc nói về mười loại thiện, chín loại trước dựa vào người Tam thừa đều thành tựu về Tam thừa, loại thứ mười gọi là chủng tánh của Phật thừa, nghĩa là ban đầu nghe đến pháp của Phật liền phát tâm Phật, chỉ quán sát về Như Như mà tu tập Trí tuệ của Phật, cuối cùng không vì tâm ràng buộc Bi nguyện, luôn luôn không khởi lên tác ý của Nhị thừa. Bởi vì loại thứ chín là tâm ràng buộc Bi nguyện, ở đây nói là Từ Bi vui thích làm nhiều lợi ích. Văn rõ ràng như vậy, vì sao không tin?

Trong phần hai là chính thức thuyết giảng, phân hai: Trước là trình bày về Hạnh của Địa; sau là trình bày về Quả của Địa.

Phần trước là trình bày về Hạnh của Địa, văn có bốn phần: 1-Thành tựu phương tiện của Pháp Sư, nghĩa là Địa này có thể phát khởi Biện tài thuyết pháp, gọi là Địa của Pháp Sư, hướng về Hạnh của Địa mà thiết lập tên gọi Phương Tiện. 2-Thành tựu về Trí, bởi vì đầy đủ Trí tuệ có thể nhận biết về pháp. 3-Thành tựu về Hạnh tiến vào, bởi vì thông hiểu về tâm hành-khí chất của chúng sinh đã giáo hóa. 4-Thành tựu về Thuyết giảng, bởi vì phù hợp căn cơ mà đích thực truyền trao.

Trong bốn phần: Một phần đầu là tâm tiến vào, phần còn lại đều là tâm trú vào, cũng thâu nhiếp ba phần vị, về sau sẽ biết. Nhưng trong Địa thứ tám chỉ làm thanh tịnh quốc độ của Phật mà giáo hóa chúng sinh; Địa thứ chín này, bởi vì Lực của Biện tài mà giáo hóa chúng sinh, bởi vì thành tựu tất cả các tướng mà có thể giáo hóa. Tất cả các tướng là bởi vì đầy đủ bốn phần trên.

Trong phần 1-Thành tựu phương tiện của Pháp Sư, có ba: a-Nhắc lại phần trước phát khởi phần sau, bởi vì trước đây đạt được Trí về hai Đế...; b-Từ "Dục cánh..." trở xuống là chính thức hiển bày về phương tiện; c-Từ "Đắc nhập..." trở xuống là kết luận về Hạnh tiến vào Địa.

Trong phần b là chính thức hiển bày về phương tiện, văn có mười câu, không lìa xa Tự lợi-Lợi tha, Luận nói: Câu một-một-năm-ba nêu ra rõ ràng, một câu đầu nói về Lợi tha, một câu tiếp nói về Tự lợi, cho nên nói là mộtmột; năm câu tiếp nói về Lợi tha, ba câu sau nói về Tự lợi, cho nên nói là năm-ba. Nói nêu ra rõ ràng là bao gồm bốn phần trên.

Câu 1-Dựa vào Tưởng về Vô sắc đạt được giải thoát, mà có thể giáo hóa chúng sinh, làm lợi ích cho người khác, giáo hóa họ khiến cho đạt được Đại Bát Niết-bàn, cho nên nói là càng thêm thù thắng. Luận chủ nói là Bồ-tát không mong cầu tự mình diệt độ, cho nên đưa ra cách giải thích này; nhưng Kinh đã nói là trải qua mong cầu tịch diệt, thì đâu trở ngại tự mình mong cầu? Bởi vì Địa thứ bảy-thứ tám-thứ chín cùng đạt được Vô sinh, Địa thứ tám đạt được Nhẫn tịch diệt hiện rõ trước mắt, dựa vào khuyến khích phát khởi tu tập; Địa thứ chín này mong cầu Thượng phẩm, gọi là càng thêm thù thắng, ngay nơi Dụng mà Tịch vốn là giải thoát chân thật. Nếu dựa vào nghĩa này, thì hai câu trước là Tự lợi, cũng có thể mười câu đều bao gồm Tự lợi-Lợi tha, đối với Lý không có sai lầm, tạm thời dựa vào Luận để giải thích.

Câu 2-Dựa vào lợi ích của chính mình chưa đạt được kết quả cuối cùng, mà trở lại tu tập Trí tuệ của Như Lai.

Câu 3-Dựa vào lợi ích của Tam mật giáo hóa, Bồtát giáo hóa căn cơ thuần thục mà tiến vào cảnh giới bí mật của Như Lai.

Câu 4-Dựa vào Trí quán sát không thể nghĩ bàn, có thể giáo hóa chúng sinh tu hành tà niệm, khiến cho đạt được Chánh niệm, nghĩa là quán sát về Vô niệm mà thấy rõ tánh của Trí.

Câu 5-Dựa vào chúng sinh chưa biết về pháp mà chuyển pháp luân, khiến cho có thể nhận biết, bởi vì môn Tam-muội Đà-la-ni tịch tịnh, đều là chỗ dựa của thuyết pháp.

Câu 6-Dựa vào chúng sinh quy y tà giáo, thị hiện đầy đủ thần thông rộng lớn, mà khiến cho tiến vào Chánh pháp.

Câu 7-Dựa vào chúng sinh tin tưởng sinh lên cõi trời, mà khiến cho tiến vào Tịnh độ của Phật trong thế giới sai biệt.

Trong năm câu trên đây: Một là không có Chứng, hai là không có Hành, ba là không có Giải, hai câu sau là không có Tín. Trong ba câu sau là Tự lợi:

Câu 8-Dựa vào Trí đức thuộc về Nội chứng Chánh giác mà tu tập về Lực...

Câu 9-Dựa vào Ân đức thuộc về Ngoại hóa mà chuyển pháp luân.

Câu 10-Dựa vào Đoạn đức thuộc về Niết-bàn Vô trú.

Phần 2: Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử..." trở xuống là thành tựu về Trí. Hai phần 2-3 dưới đây là thâu nhiếp Vương Tử Trú, bởi vì nhận biết về pháp, nhận biết về căn đều là những chuẩn mực hóa độ của bậc Pháp Vương, mà lại dựa vào sự thành tựu của Trí.

Trong văn: a-Tổng quát nhận biết về ba tánh, nghĩa là Tịnh-Nhiễm không hai, không hai tức là Vô ký; b-Từ "Hữu lậu..." trở xuống là lần lượt chuyển tiếp riêng biệt tách ra.

1- Đối với pháp thanh tịnh, tách ra lậu-vô lậu, nghĩa là Thí-Giới... giữ lấy tướng, tâm tu tập tương ưng với lậu, gọi là Hữu lậu; Vô lậu trái với điều này.

2- Đối với Vô lậu, tách ra từ Kiến đạo trở về trước gọi là thế gian, từ Kiến đạo trở đi gọi là xuất thế gian.

3- Tức là dựa vào hai loại trên, thế gian-xuất thế gian khác nhau gọi là có thể nghĩ bàn, ngay nơi thế gian-xuất thế gian gọi là không thể nghĩ bàn; cũng có thể ở trong xuất thế gian, dựa theo Giáo Đạo và Chứng Đạo.

4- Trong Hữu lậu có thể nghĩ bàn ấy, nhất định có thể chứng nhập, gọi đó là Định; bị duyên làm cho lay động, gọi là Bất định. Cũng có thể Phật tánh là Định, tất cả các pháp còn lại thảy đều Bất định. Ba Tụ về ĐịnhBất định..., văn sau tự có giải thích.

5- Toàn bộ các thiện nói trên tách ra Tam thừa, nghĩa là Đế-Duyên-Độ... đều bao gồm bốn câu trên, chỉ riêng quả Phật như nhau là chỉ có Vô lậu..., mà thuộc về quả của Bồ-tát Thừa.

6- Ở trong pháp của Tam thừa nêu ra Hữu vi-Vô vi, bởi vì dựa vào Thuận Hành. Đây là Thể của thiện mà trình bày sau, nghĩa là Diệt đế duyên với Tánh, chân lý Niết-bàn đều gọi là Vô vi; Đạo đế duyên với Trí, có thể chứng tu mà khởi lên đều gọi là Hữu vi. Tất cả pháp của Như Lai đều là Trí Phật thuộc về Vô vi. Hữu vi không phải là pháp nói đến tận cùng (Cực thuyết), mà Niết-bàn khiến cho che phủ các tướng Hữu vi. Thánh nhân Tam thừa dựa vào đây mà khởi Hạnh. Dựa vào sai biệt này cho nên gọi là Thuận Hành. Phần 3: Từ "Thử Bồ-tát dĩ như thị..." trở xuống là trình bày thành tựu về Hạnh tiến vào, trong này có ba: a-Tổng quát nêu lên Chương môn; b-Từ "Thử Bồ-tát như thật tri..." trở xuống là dựa vào Chương mở rộng giải thích; c-Từ "Phật tử, Bồ-tát tùy thuận..." trở xuống là tổng quát kết luận về an trú.

Phần a-Tổng quát nêu lên Chương môn, có mười một Lâm (rừng): Một-Tâm chúng sinh là tổng quát. Luận nói: Cùng dựa vào, bởi vì tất cả cùng dựa vào mười loại nhiễm-tịnh dưới đây. Bồ-tát dựa vào đây mà nhận biết, cho nên gọi là dựa vào. Sau dựa vào nghĩa này làm chuẩn. Mười loại còn lại là riêng biệt, mà không ra ngoài ba loại tạp nhiễm. Luận nói: Dựa vào phiền não-nghiệpsinh, sinh là quả của khổ. Đây là loại thứ chín.

Luận giải thích bảy loại còn lại rằng: Dựa vào nhiễm-tịnh... cùng phiền não nhiễm, dựa vào thời gian nhất định-không nhất định, nghĩa là bốn loại tiếp theo như Căn... cùng là nghiệp, cho nên gọi là cùng. Tùy miên tức là chủng tử của phiền não gọi là nhiễm, ngủ kín trong Tạng thức mà khiến cho tâm nhiễm ô. Thọ sinh tức là sinh, như trước đã nói. Hai loại còn lại bao gồm ba loại cho nên không ra ngoài ba loại. Hai loại bao gồm thế nào? Nghĩa là tập khí không có Thể riêng biệt, bởi vì đều là khí phần như nhiễm-tịnh..., ba Tụ chỉ là dựa theo thời gian nhất định-không nhất định.

Luận lại riêng biệt giải thích về nghĩa tương tự của Căn-Tín-Tánh-Dục rằng: Thứ tự như Căn... lại theo thời gian nhất định-không nhất định ấy, Căn... tương tự Tín..., bởi vì văn sau của Kinh dùng Căn ví dụ cho ba loại.

Ở đây trở lại giải thích về nghĩa tương tự, cũng cần phải dựa theo thời gian, cho nên nói là: Lại theo thời gian nhất định-không nhất định ấy. Dựa theo loại nào để luận về thời gian? Cũng dựa theo thứ tự của bốn loại như Căn... Thế nào là thứ tự? Nghĩa là tương tự như Căn... Tương tự như thế nào? Nghĩa là Tín..., như luyện tập từ trước gọi là Căn, duy trì phù hợp gọi là Giải (hiểu biết). Dựa vào Căn khởi lên Giải, cho nên nói là thứ tự. Giải nhất định phải giống như Căn, cho nên nói là tương tự. Luyện tập hiểu biết (Tập giải) trở thành Tánh, Tánh nhất định phải giống như Giải. Dựa vào Tánh khởi lên Dục (mong muốn), Dục lại giống như Tánh. Nếu lúc tương tự chưa thuần thục thì gọi là Bất định, thuần thục gọi là Chánh định, bởi vì hoàn toàn không có Tà định, thời gian dựa vào Căn... Luận về Kinh gọi là Giải làm Tín, bởi vì là Tín Giải.

Mười loại đều gọi là Trù Lâm (rừng rậm), bởi vì nhiều cho nên gọi là Lâm, khó nhận biết gọi là Trù. Luận về Kinh, thì mười Lâm đều có chữ Hành, bởi vì nói về nghĩa của Tín không đúng đắn, gọi là Trù Lâm như tâm hành...; tâm hành nếu bặt dứt thì Chứng Tín tròn vẹn sáng ngời, không phải là Hành thuộc về Trù Lâm. Nhưng mười tên gọi này phần nhiều như phẩm Phát Tâm biện giải, mà tập khí như nhau nối thông với hai nghĩa: 1-Tập khí còn sót lại; 2-Chủng tử huân tập. Như phần sau sẽ phân rõ.

Phần b là dựa vào Chương mở rộng giải thích, văn phân ra chín đoạn, bởi vì Giải-Tánh-Dục hợp làm một ví dụ.

Đoạn một: Trong tâm có ba, đó là tổng quát-riêng biệt và kết luận.

Trong riêng biệt sơ lược đưa ra mười môn, thâu nhiếp làm tám, bởi vì môn 2-3 hợp với hai môn sau.

1- Sai biệt về Tướng, bởi vì Tâm-Ý và Thức có sáu loại riêng biệt, tám loại này duyên với cảnh có thể cùng dấy khởi, cho nên gọi là Tạp khởi. Vả lại, Tạp khởi thì nhất định phải đi cùng với nhau, bởi vì ít nhất vẫn có năm Biến hành.

2- Từ "Tốc chuyển..." trở xuống là hai câu trình bày về tướng của Hành. Bởi vì bốn tướng thay đổi, nhanh chóng tức là dừng lại (Trú), Thể dừng lại dễ dàng tan vỡ mà nhanh chóng dẫn đến thay đổi (Dị). Chuyển tức là Dị, Hoại tức là Diệt, Bất hoại là Sinh. Luận về Kinh chỉ có một câu, nói là tướng Sinh-Bất sinh dễ dàng thay đổi, mà Luận nói là hành Trú-Dị-Sinh-Diệt.

3- Không có hình chất, là quán sát về tướng Đệ nhất nghĩa mà tâm ấy lìa xa tâm. Vì sao lìa xa? Nghĩa là bởi vì tâm-thân không thể đạt được. Thân là Thể, nghĩa về tụ tập nương tựa, tức là giống như Thể của tâm lìa xa niệm... trong luận Khởi Tín.

4- Không có giới hạn, tức là Tự tướng thuận theo hành giữ lấy vô lượng cảnh giới, bởi vì giữ lấy cảnh không giống nhau cho nên gọi là Tự.

Bốn tướng trên đây: Một là tướng thuộc về thụ động, hai là tướng thuộc về chủ động. Hai môn này đều là Tướng của tâm. Ba là tánh Không của tâm, tánh-tướng không giống nhau hợp lại làm Thể của tâm. Bốn tức là Dụng của tâm. Bốn môn này đều bao gồm nhiễm-tịnh. Bốn môn sau trình bày về tâm thanh tịnh tùy theo duyên, bởi vì môn 5 duyên theo phiền não mà thành môn 6-7, duyên theo nghiệp sinh mà thành môn 8.

5- Thanh tịnh, là tướng thuộc về tự tánh không nhiễm, tức là Thánh trí tự giác ngộ làm chỗ dựa của Chân-Vọng mà tánh không trống rỗng, nhiễm mà không nhiễm gọi là tự tánh thanh tịnh. Tiếp hai câu sau tức là không nhiễm mà nhiễm.

6- Cấu nhiễm và không cấu nhiễm, tức là phiền não giống nhau-phiền não không giống nhau, tướng tùy theo duyên có cấu nhiễm mà tánh luôn luôn lìa xa.

7- Ràng buộc và không trói buộc, Sử giống nhau-Sử không giống nhau, nghĩa về tướng không khác nhau, trước chỉ là chủng tử-hiện hành có sai khác mà thôi.

8- Có hai câu, cùng gọi là tướng của nhân, bởi vì tùy theo nhân mà thọ sinh. Bồ-tát dùng Nguyện lực của Huyễn Trí mà sinh, chúng sinh khác tùy nghiệp mà sinh vào các nẻo.

Đoạn hai: Giải thích về Trù Lâm của phiền não, cũng có ba: Tổng quát-riêng biệt và kết luận. Trong riêng biệt có chín câu thâu nhiếp làm ba loại, bởi vì bảy câu sau hợp lại.

1- Bởi vì tướng tiến vào xa cho đến Hữu Đảnh. Đây là dựa theo bốn trụ hiện hành, sau đến Kim Cang là tự dựa theo chủng tử mà nói. Lâu xa là bởi vì từ vô thỉ luôn luôn tùy theo.

2- Vô biên dẫn dắt phát khởi là tướng khó nhận biết. Nói vô biên, là bởi vì tu tập vô lượng thiện căn. Dẫn dắt phát khởi là bởi vì dẫn dắt phát khởi phiền não, phiền não đi cùng với thiện cho nên khó nhận biết. Phiền não trên đây tức là trong kinh Thắng Man nói Hằng hà sa... Trên đây trình bày về sâu xa dựa theo thời gian (Thụ), ở đây phân rõ về rộng lớn dựa theo không gian (Hoành).

3- Từ "Câu sinh..." trở xuống có bảy câu, hợp lại làm tướng nhiễm, tức là ba loại tạp nhiễm, nghĩa là phiền não này cũng cùng với nghiệp-sinh, cả hai cùng dấy khởi. Dựa theo phân làm ba:

Đầu là ba câu ngay nơi Thể trình bày về phiền não nhiễm: Câu một-Câu sinh không lìa xa, là trình bày tùy theo những ràng buộc. Câu này là tổng quát trình bày về chủ động-thụ động. Thụ động ràng buộc tức là Vọng tâm, nghĩa là phiền não lần lượt cùng đồng sự với Vọng tâm, cho nên nói là Câu sinh, Sinh tức là Sự. Nhưng lìa xa phiền não không gọi là Vọng tâm, bởi vì lìa xa tâm thì phiền não dựa vào đâu mà tồn tại? Lần lượt cùng dựa vào nhau, gọi là không rời bỏ. Câu hai-Miên và Khởi cùng một nghĩa, thì vì sao ràng buộc? Nghĩa là Sử làm chủ động ràng buộc, Sử tức là Tùy miên, Khởi tức là hiện hành. Hiện hành do Sử mà không được giải thoát, bởi vì hiện hành và chủng tử cùng chung một nghĩa về phiền não. Nhưng sau phân rõ về Sử không nhất định phải đi cùng với hiện hành, trong này hiện hành nhất định phải do Sử; như có chủng tử chưa hẳn là có mầm, nếu đã có mầm thì nhất định phải dựa vào chủng tử, cho nên nói là cùng một nghĩa. Câu ba-Tương ưng và không tương ưng với tâm, là Sự thụ động ràng buộc, Sự tức là Chân tâm. Nếu bị vọng nhiễm thì gọi là tương ưng với tâm, là ràng buộc không phải là giải thoát; tâm tánh thanh tịnh cho nên gọi là không tương ưng, rõ ràng có thể giải thoát.

Tiếp từ "Tùy thú..." trở xuống có hai câu, dựa theo Sinh trình bày về phiền não nhiễm. Luận nói: Bởi vì Thân Sự Sinh là nhân của Đạo-Giới (Nơi chốn-cảnh giới), Khổ báo-Tập khởi gọi là Thân Sự Sinh. Câu trước là nhân của Đạo, câu sau là nhân của Giới.

Sau từ "Ái kiến..." trở xuống có hai câu, dựa theo Nghiệp trình bày về phiền não nhiễm. Câu trước trình bày về nghiệp nhân làm chướng ngại giải thoát ở trong ba phần. Nói ba phần: Ái là hành theo đuổi Thọ dục của Hiện báo trong mong cầu Dục, Kiến là mong cầu Phạm hạnh tà vạy, Si là hành theo đuổi Tập ác của Hiện báo trong mong cầu Dục. Vì vậy Luận nói: Chúng sinh không có giới luật vì hiện tại ít niềm vui, quen theo các hành ác thật là ngu si. Mạn bao gồm ba loại trên, mà phần nhiều thuộc về Kiến. Mong cầu quả báo thuộc về

Sinh, thâu nhiếp về nhiễm, cho nên ở đây lược bỏ không có. Ba loại trên đều làm chướng ngại giải thoát, sai lầm tai họa khó trừ bỏ, bởi vì như mũi tên cắm vào thân cây. Ngoại đạo đạt được Định Phi tưởng, hãy còn tương ưng với Kiến-Mạn. Trên đây chính là ý của Luận, cũng có thể Kiến-Ái... bao gồm phiền não trong bảy Thức, cho nên nói là đi sâu vào. Câu sau trình bày về phiền não này tùy thuận ba nghiệp thân-khẩu-ý của thế gian, bởi vì không đoạn trừ nhân khởi lên.

Trong kết luận, tám vạn bốn ngàn phiền não ở phẩm Tùy Hảo tự nhiên trình bày, trong kinh Hiền Kiếp cũng có tướng ấy.

Đoạn ba-Giải thích về Nghiệp, cũng có ba: Tổng quát-riêng biệt và kết luận. Trong riêng biệt có mười câu làm thành chín loại sai biệt, bởi vì hai câu sau hợp lại.

1- Sai biệt về nhân của Đạo (Nơi chốn), nghĩa là tổng quát nói về ba tánh làm nhân của sáu nẻo, dẫn ra cả hai chỉ là thiện-ác đều có ba phẩm. Địa thứ hai đã nói về Mãn nghiệp bao gồm ba tánh. Danh ngôn huân tập cũng bao gồm ba tánh, bởi vì có thể làm nhân của chủng tử. Vả lại, luận Câu Xá quyển thứ 17, dùng nhân của ba tánh đối với năm loại quả, bởi vì Vô ký cũng có thể dẫn đến quả. Luận chủ lấy tất cả ba tánh làm nhân của Đạo, có lẽ đã không dẫn đến Dị thục, bởi vì Luận chủ nói tổng quát mà ý riêng biệt.

2- Có biểu hiện rõ ràng..., là sai biệt về tự tánh, nhưng Luận về Kinh thì câu này nói là Tướng dấy lênchưa dấy lên. Ở đây thì đều dùng Tư làm tự tánh, bởi vì Luận nói: Ở đây có hai loại: Một-Lúc tính toán, đây là thuộc về ý địa, bởi vì chỉ có suy nghĩ kỹ càng về một loại Tư, giải thích về nghĩa chưa dấy lên. Hai-Lúc dấy nghiệp, giải thích chữ Tác trong Kinh, có Tư thuộc về quyết định, nếu ở thân-ngữ thì chỉ là Tư thuộc về phát động. Luận Thành Duy Thức nói: "Tư duy tác động ở thân gọi là thân nghiệp, Tư duy phát khởi ở ngữ gọi là ngữ nghiệp." Nhưng nay đã nói có biểu hiện rõ ràng..., tức là Biểu-Vô biểu nghiệp đều bao gồm ba nghiệp, Biểu thì ba nghiệp đều là Tư, Vô biểu thì không phải Tâm-không phải Sắc, hoặc nói là Sắc thu nhận, nghĩa nói như riêng biệt.

3- Cùng với tâm đồng sinh không lìa xa, là sai biệt về phương tiện của tâm cùng sinh, bởi vì tâm huân tập sinh ra quả không sai khác, nghĩa là Tư thuộc về nghiệp này và Ý thức Đẳng khởi cùng sinh, tùy theo thiện-ác ấy sinh ra rồi, liền huân tập Bổn thức trở thành chủng tử thuộc Danh ngôn..., chủng tử tương tự có thể huân tập cho nên nói là sinh ra quả không sai khác, tức là nghĩa về không lìa xa.

4- Tự tánh của nhân..., là sai biệt về quả Tận-Tập, nghĩa là nhân của nghiệp từ vô thỉ bởi vì là Hữu vi, tự tánh hoại diệt trong sát-na cho nên nói là Tận. Đây là hiển bày về không phải Thường mà có thể duy trì đến quả. Công không hư hoại mất đi, cho nên nói là Tập quả không mất. Đây là hiển bày về không phải Đoạn, niệm trước tuy diệt mà niệm sau nối tiếp tồn tại, cho nên nói là thứ tự, cũng là nhân ngay lập tức huân tập quả, bởi vì theo thứ tự như năm Thức...

5- Có Báo và không có Báo, Luận nói: Sai biệt về đã nhận lấy quả-chưa nhận lấy quả, nghiệp thuộc về Sinh báo của quá khứ, hiện tại đã nhận lấy gọi là có Báo; Hậu báo chưa nhận lấy gọi là không có Báo, không nói là hoàn toàn không có. Lại có một lý, nghĩa là nghiệp đã hối hận thì có lẽ không có Báo, có Báo có thể biết.

6- Các Báo thuộc về Hắc Hắc (Bất thiện)..., là sai biệt về đối đãi, nghĩa là bốn nghiệp trái ngược nhau mà trở thành sai biệt, hai loại đầu là Hắc-Bạch (Thiện-bất thiện) trái ngược nhau, hai loại sau là Lậu-Vô lậu trái ngược nhau.

Nói về Hắc Hắc, tức là nhân quả đều ác thuộc về loại thứ nhất trong bốn loại. Lại bởi vì nhân quả đều tương ưng với Vô minh, tức là nghiệp thuộc về ba đường dữ.

Đẳng là cùng với ba loại còn lại, nghĩa là: Loại thứ hai gọi là Bạch Bạch nghiệp bởi vì nhân quả đều thiện, bởi vì đều tương ưng với Trí Minh, tức là nghiệp thiện của cõi Sắc. Loại thứ ba là Hắc Bạch nghiệp, tức là thiện ác xen tạp trong nhân của nghiệp thiện ở cõi Dục, cho nên nhận lấy Báo cũng xen tạp yêu thích-không yêu thích. Loại thứ tư là nghiệp Phi hắc-Phi bạch, nghĩa là các nghiệp Vô lậu vốn không có Dị thục, đối với hai nghiệp Hắc-Bạch trên đây mà thiết lập tên gọi Song phi (Cả hai không phải).

Nói về Tướng của các Báo, là bởi vì ba loại trước có Báo, Luận nói: Bởi vì nghiệp tích tập mà thành tựu. Nếu dựa vào ý của luận Câu Xá, thì nghiệp Hắc-Bạch ấy dựa theo nối tiếp nhau mà nói, bởi vì không có một Nghiệp và một Dị thục là Hắc cũng là Bạch trái ngược với nhau. Nói về nối tiếp nhau, nghĩa là hoặc ý thích Hắc mà phương tiện Bạch, như làm những việc cung kính để lừa dối người khác...; hoặc ý thích Bạch mà phương tiện Hắc, như hiện tại nói lời thô ác bởi vì xót thương đệ tử... Nếu dùng nghĩa suy ra, thì chính là dùng tâm nịnh bợ mà làm những việc cung kính, cũng có thể cùng một lúc. Còn lại mở rộng như luận Tạp Tập quyển thứ 8, luận Câu Xá quyển thứ 16.

7- Như ruộng vô lượng, là sai biệt về nhân duyên, nghĩa là chủng tử của Thức làm nhân, thửa ruộng của nghiệp làm duyên, tùy theo ruộng cao-thấp... khác nhau, mà khiến cho gieo trồng cũng có nhiều sai biệt. Luận về Kinh nói là tướng vô lượng của ruộng nghiệp.

8- Phàm và Thánh sai biệt, tức là sai biệt về đã tích tập-chưa tích tập, xuất thế gian là chưa tích tập, thế gian là đã tích tập.

9- Có hai câu (9-10) là sai biệt về Định-Bất định: Câu trước trình bày về ba loại Báo thuộc thời gian ĐịnhBất định, nghĩa là hiện tại gây ra hiện tại nhận lấy Báo gọi là Hiện Thọ, hiện tại gây ra tiếp theo đời sau nhận lấy Báo gọi là Sinh Thọ, hiện tại gây ra từ đời thứ ba trở đi mới nhận lấy Báo gọi là Hậu Thọ. Ở trong ba thời gian này đều có Định-Bất định, nghĩa là Định Báo trong hai thời gian trước bao gồm Định-Bất định, Báo trong một thời gian sau đều bao gồm Định-Bất định. Câu sau trình bày về Thừa-Phi thừa, Định-Bất định. Thừa tức là Tam thừa, chỉ tu theo nghiệp thuộc Thừa của mình gọi là Định; vừa tu ở Thừa này, lại tu ở Thừa kia, gọi là Bất định. Phi thừa, nghĩa là thế gian không có nghĩa vận dụng vượt ra. Định thì khó vượt qua, Bất định thì dễ vượt qua.

Trong kết luận cũng nói về tám vạn bốn ngàn, là nhân của phiền não đã như vậy thì nghiệp đã dấy khởi cũng như vậy. Các môn như Căn... đều trở thành tám vạn, ngược với điều này tức là hiển bày về môn Ba-lamật, môn Tam-muội...

Đoạn bốn: Trong giải thích về Căn, có hai: Trước là riêng biệt, sau là kết luận. Trong riêng biệt, mười tướng làm thành chín loại sai biệt, bởi vì tướng 5-6 hợp lại.

1- Sai biệt về Thuyết giảng và căn khí, nghĩa là căn khí đã trao truyền về pháp thuyết giảng, bởi vì năm căn như Tín... có Hạ-Trung-Thượng; cũng là Độn-TrungLợi, nghĩa là tiếp nhận đối với Giáo lý vốn có nhanhchậm và nhiều-ít.

2- Sai biệt về Căn chuyển, quá khứ-vị lai là thời gian trước-sau, hiện tại đã xác định hướng về hai phía mà nói khác nhau, nghĩa là Căn bậc Thượng-Trung-Hạ trước đây, ở trong ba thời gian hướng về với nhau mà chuyển biến. Nếu sau chuyển làm Trung-Thượng thì Căn trước đây là giảm xuống; sau chuyển làm Hạ thì Căn trước đây là tăng lên, là nghĩa về sai biệt. Không chuyển thì bình thường, là không có sai biệt.

Vì vậy Luận nói: Căn trước-sau, Căn trước đây giảm xuống-tăng lên và bình thường.

3- Sai biệt về ba tánh, nghĩa là dựa theo căn tánh Tam thừa như Bồ-tát..., so sánh với nhau làm ThượngTrung-Hạ, cho nên không giống nhau, căn tánh bậc nhất nối thông với Tam thừa.

Sai biệt về phiền não nhiễm, nghĩa là năm Thọ căn như Hỷ-Lạc..., bởi vì tùy theo phiền não như Tham... mà có thể tăng thượng.

4- Hai tướng 5-6 trình bày sai biệt về Định-Bất định: Câu 5 là Thừa-Phi thừa đều dựa theo thuần thục-không thuần thục để trình bày, trong Đại thừa thì thuần thục là Định, không thuần thục là Bất định; trong Tiểu thừa thì thuần thục là Bất định, bởi vì có thể chuyển biến hướng về Đại thừa, không thuần thục là Định, đều tùy theo Thừa của mình mà giải thoát. Nếu là thế gian, thì Phi thừa thuần thục là Bất định, bởi vì có thể giáo hóa để tiến vào đạo, không thuần thục là Báo đã xác định. Lại tạm thời rời bỏ, tức là trong thời gian chờ đợi lìa xa thế gian, mới chuyển hóa thanh tịnh để rời bỏ. Câu 6 là thuần thục điều hòa mềm mỏng, luôn luôn là Định.

5- Tùy theo mạng lưới của Căn dễ dàng chuyển biến hư hoại, là sai biệt về thuận hành. Đây là nhận biết về cảnh giới thuận với hành của Căn như mắt..., mà có thể tăng thượng, trong đó có ba loại thuận hành: Một-Thuận hành dựa vào thân, nghĩa là sáu Nhập lần lượt chuyển tiếp thay nhau cùng ràng buộc lẫn nhau, như lưới giăng để bắt cá-chim không giải thoát được, cho nên nói là mạng lưới của Căn, hành này là cảnh giới bên trong. Hai-Thuận hành sinh diệt, Thể là Hữu vi Sinh-Trú không lâu cho nên nói là dễ dàng; dễ dàng có thể DịDiệt cho nên nói là chuyển biến hư hoại. Ba-Thuận hành quán sát về hành giữ lấy tướng, hành này là cảnh giới bên ngoài. Ngay nơi Luận về Kinh nói là giữ lấy tướng, nay văn thiếu ý này, hoặc là thu nhận trong mạng lưới của Căn.

6- Sai biệt về Thanh văn thanh tịnh, hướng về phàm phu thì hành của Nhị thừa vốn là tăng thượng, bởi vì căn của Nhị thừa dựa vào diệt chướng mà có thể thành tựu, cho nên phiền não không có năng lực hủy hoại.

7- Sai biệt về Bồ-tát thanh tịnh, đây là bao gồm ba loại lui sụt-không lui sụt.

8- Tùy thuận sâu xa..., là nêu ra sai biệt về tất cả các căn thâu nhiếp, nghĩa là ba căn Vô lậu thâu nhiếp toàn bộ các căn. Ba căn Vô lậu: Một-Vừa mới thực hành, tức là Vị tri đương tri căn; Hai-Phương tiện, tức là Dĩ tri căn, đang lúc Tu đạo cho nên gọi là phương tiện; Ba-Báo thuần thục, tức là Cụ tri căn, nghĩa là Tín căn... trước đây cùng với ba căn Vô lậu sinh ra mà tùy theo hơn-kém, ba phần vị không giống nhau, từ đầu đến cuối cho nên gọi là tùy thuận sâu xa. Ba căn này, đối với tu tập Niết-bàn Vô học mà được tăng thượng.

Trong chín loại trên đây: Loại thứ nhất-thứ hai dựa theo Tín...; loại thứ ba-thứ năm-thứ bảy-thứ tám đều dựa theo Tam thừa, nối thông với các Căn; loại thứ tư dựa theo năm Thọ; loại thứ sáu dựa theo mắt...; loại thứ chín dựa theo ba căn Vô lậu. Hai mươi hai Căn đã trình bày mười chín Căn, Nam-Nữ-Mạng căn không đủ để có thể phân rõ. Còn lại như phẩm Căn trong luận Câu Xá nói sơ qua, cho dù như vậy mà phần tế vốn là vô lượng.

Kết luận nói rằng: Cho đến tám vạn bốn ngàn.

Đoạn năm: Thí dụ về ba Trù Lâm, nghĩa là GiảiTánh-Dục, ba loại này cùng với Căn-Tánh thuận theo nhau tiến vào, bởi vì nêu ra một loại có thể suy xét ba loại còn lại, cho nên đều lược qua thí dụ.

Đoạn sáu: Giải thích về Tùy miên: Trước là tổng quát, sau là riêng biệt.

Trong tổng quát: Bản kinh thời Tấn và Luận về Kinh đều gọi là Sử. Luận nói là Tùy thuận, bởi vì nghĩa về theo đuổi ràng buộc, như công sứ thế gian. Sử theo đuổi chúng sinh, có thể thường xuyên ràng buộc, tức là Tùy miên, bởi vì ngủ kín trong Tạng thức mà theo đuổi ràng buộc. Đây là chỉ dựa theo chủng tử, không giống với Tông chỉ của Tiểu thừa.

Trong riêng biệt có mười hai câu, Luận thâu nhiếp làm hai: Sáu câu trước trình bày về theo đuổi nơi nào, sáu câu sau trình bày về lấy gì theo đuổi.

Trong sáu câu trước phân làm năm:

1- Hai câu đầu hợp lại, dựa theo tâm để trình bày về nơi chốn: Câu trước là theo đuổi đối với tâm thuộc Báo, chính thức hiển bày về ngủ kín trong Tạng thức, tức là nơi ngủ yên lâu dài, mà nói là sâu xa, bởi vì từ vô thỉ đến nay đầy đủ vi tế khó nhận biết. Câu sau là theo đuổi đối với tâm thuộc Phi báo, tức là Chuyển thức phân biệt; sự việc trong Thức không lìa xa sự việc hiện tại mà sinh, cho nên chỉ nói là tâm, tức là nơi chốn tạm thời xoay chuyển.

2- Tương ưng và không tương ưng, là dựa theo ba cõi để trình bày về nơi chốn. Bởi vì chỉ tương ưng với tâm của cõi ấy, chứ không tương ưng với tâm của cõi khác. Vì vậy Luận nói: Cõi Dục-Sắc-Vô sắc, hoặc là Thượng-Trung-Hạ sai biệt, như phiền não của cõi Vô sắc vi tế, cho nên gọi là Hạ... Tuy là tánh thuộc về Tùy miên mà đều thành tựu, tùy theo phiền não hiện hành ấy cũng có nghĩa về không tương ưng.

3- Tướng tùy theo hành lâu xa, là dựa theo Địa để trình bày về nơi chốn. Luận nói là bởi vì tùy thuận cho đến Hữu Đảnh. Nhưng nói về Hữu Đảnh, nối thông có hai nghĩa: Một-Đến đỉnh của Kim Cang; Hai-Đến đỉnh của ba cõi. Nay chọn lấy nghĩa nối thông với Đại-Tiểu, nói thẳng là Hữu Đảnh. Luận về Kinh chỉ nói là tiến vào sâu xa. Nay nói lâu xa, bởi vì cũng từ vô thỉ đến nay hướng lên đến đỉnh của Địa thứ chín.

4- Tướng từ vô thỉ đến nay không loại bỏ, đây là dựa theo thời gian để trình bày về nơi chốn. Nơi chốn đã vô biên thì thời gian cũng vô thỉ, chỉ có Trí mới có thể làm cho giặc thù Tùy miên sợ hãi, bởi vì đã chưa hề có Trí của Văn-Tư-Tu, cho nên không thể nào loại bỏ.

5- Cùng với tất cả thiền định..., đây là dựa theo hành để trình bày về nơi chốn. Bởi vì Tùy miên theo đuổi, khiến cho những Thiền định của thế gian không thể nào diệt trừ tâm Ái kiến... Bởi vì không thể nào tùy thuận tu hành đúng đắn, cho nên gọi là trái ngược nhau. Vì vậy kệ sau nói: Cảnh thiền định bày ra nhưng vẫn thối chuyển.

Trong sáu câu sau từ "Tam giới..." trở xuống là trình bày về lấy gì theo đuổi, tức là hiển bày về tướng của theo đuổi, bởi vì tướng này cho nên gọi là Tùy miên. Tướng này có sáu loại:

1- Theo đuổi không gián đoạn đối với ba cõi trên đây, nối tiếp nhau tương tự cho nên ba cõi không gián đoạn, mà làm cho ràng buộc bởi vì có Sử này, như người thế gian say ngủ không thể nào rời khỏi giường nằm.

2- Theo đuổi trải qua thời gian lâu xa, tức là đối với thời gian từ vô thỉ trên đây, hiện khởi vô biên khiến cho tâm nối tiếp nhau, như người thế gian say ngủ, tâm mộng ảo nối tiếp theo nhau.

3- Mở toang cửa ngõ của các nơi chốn, theo đuổi sinh khởi của một thân, nghĩa là trình bày về theo đuổi tâm thuộc Báo-Phi báo trên đây, đối với một thân trước đây, như người thế gian say ngủ, thấy-nghe trong giấc mộng. Trong đó có hai nghĩa: Một-Khiến cho cửa ngõ của các căn như mắt..., luôn luôn tích tập sinh ra sáu loại Thức, làm cho cùng sinh khởi với nhau, cho nên nói là mở toang cửa ngõ. Đây là trình bày về tâm thuộc phương tiện theo đuổi bên ngoài. Hai-Luận nói: Và bởi vì A-lại-da huân tập. Đây là trình bày về tâm thuộc Báo huân tập bên trong. Luận về Kinh, sau chữ Môn lại có chữ Tập, tức là tâm tập khởi của A-lại-da, nhưng đều là các nơi chốn cùng dựa vào. Nay nghĩa của Kinh là hàm chứa mà thôi.

4- Kiên cố thật sự khó đối trị, tức là không thật sự theo đuổi, nghĩa là lúc tu Thiền... không đạt được đối trị chân thật, bởi vì không thật sự. Kiên cố thật sự, như người thế gian say ngủ mê man, bởi vì âm thanh lớn không có thể lọt vào sâu được, cho nên không biết do đâu mà thức dậy.

5- Nơi chốn của Địa..., là theo đuổi vi tế. Đây là theo đuổi thân phiền não, đối với sáu nơi tiến vào (Nhập xứ) trong Địa thứ chín, ở nơi chốn Hữu Đảnh trên đây. Nhưng Địa thứ chín có hai nghĩa: Một-Dựa theo ba cõi,

Địa thứ chín tuy đều thành tựu vi tế, mà không biết thành tựu bao nhiêu nơi chốn, cho nên gọi là không thành tựu, như người thế gian say ngủ, trong giấc mộng nói là thức. Hai-Bởi vì Thiện Tuệ là Địa thứ chín, Địa thứ mười hãy còn có, cho nên gọi là vi tế. Không thành tựu, là bởi vì trong Địa này có phần đoạn trừ. Vì vậy kệ sau nói: Đạo Kim Cang diệt mới hoàn toàn không còn.

6- Theo đuổi về lìa xa khổ, nghĩa là chỉ riêng Trí không còn phân biệt, thì Thánh đạo xuất thế gian mới có thể vượt ra, như say ngủ gặp phải va chạm.

Đoạn bảy: Trong giải thích về Trù Lâm của Thọ sinh, có mười câu: Trước là tổng quát, sau là riêng biệt. Luận gồm chung làm tám:

1-Đủ loại thân, nghĩa là bởi vì nhiều hình sắc-chủng loại. 2-Đủ loại nghiệp nhân.

3- Đủ loại trú xứ.

4- Hai câu 4-5 là đủ loại Sắc-Tưởng từ trên xuống dưới.

5- Đủ loại nhân của Sắc giống với bên ngoài, nghĩa là chọn lấy ruộng... mà dụ cho bên ngoài giống nhau.

6- Đủ loại Tự Thể, bởi vì Danh sắc và Thức cùng sinh khởi, dựa vào nhau không lìa xa, là Tự Thể của Báo.

7- Đủ loại nhân căn bản thuận theo sinh khởi, nghĩa là Si-Ái làm căn bản thuận theo sinh khởi mong cầu quả báo, mà khiến cho nối tiếp phát sinh.

8- Hai câu cuối cùng là tích tập đủ loại Khổ đế, nghĩa là ba mong cầu không giống nhau đều là nhân tích tập, chỉ tích tập quả Khổ, cho nên nói là đủ loại. Câu trước hiển bày về hai mong cầu là Dục-Hữu, Dục thọ tức là mong cầu về Dục, bởi vì Tham-Ái cùng giữ lấy theo đuổi mãi không thôi; Dục sinh tức là mong cầu về Hữu, bởi vì Ái sinh ở ba cõi, tự mình có được thân tốt đẹp, lại thâu nhiếp quyến thuộc. Nói đắm theo vui thích từ vô thỉ, là hiển bày về lỗi lầm của hai mong cầu trên đây. Câu sau tức là mong cầu Phạm hạnh tà vạy, bởi vì tâm đắm theo giữ lấy, cho nên không nhận biết ba cõi luân hồi, mà tham đắm mong cầu ba cõi, tướng lớn-nhỏ vô lượng tùy tiện nói là Niết-bàn, nghĩa là hoặc vỗ bụng nói là Đạo, hoặc chấp Vô tưởng-Phi tưởng làm Niếtbàn.

Đoạn tám: Trong giải thích về tập khí, cũng trước là tổng quát, sau là riêng biệt.

Tổng quát nói là tập khí đã bao gồm hai nghĩa, không thể giới hạn ở tập khí còn sót lại của La-hán. Tuy nêu lên tập khí mà trong riêng biệt đều nói là huân tập, Huân nghĩa là xông đốt, như hương khí bên ngoài, Tập nghĩa là học theo thói quen. Chỉ dựa theo thói quen của hữu tình, chắc chắn có thể xông ướp để trở thành trạng thái tinh thần (Khí phần), cho nên nói là Tập khí, tức là dùng Thức A-lại-da làm nơi xông ướp, bởi vì luôn luôn trú vào một loại là tánh Vô ký, mà có thể tiếp nhận xông ướp. Bảy chuyển thức trước dùng làm chủ động xông ướp, bởi vì có lực của sinh diệt tăng mạnh mà có tănggiảm, chủ động-thụ động cùng hòa hợp với nhau cho nên gọi là huân tập. Ở đây giống như Nhiếp Luận và luận Duy Thức quyển thứ 2. Nếu dựa vào luận Khởi Tín, thì Chân Như cũng có thể huân tập bên trong, PhậtThiện hữu... dùng làm huân tập bên ngoài, trong-ngoài hòa hợp để trở thành Khí phần. Trong phần trước đây tuy nghe giáo pháp... mà cũng nhờ vào Thức có thể lãnh thọ, cho nên phân định về Thức làm chủ động xông ướp. Nay đều bao gồm. Trong văn này đã có nhân xông ướp cùng với quả..., nhất định biết rằng huân tập trở thành chủng tử là nghĩa của Khí phần.

Trong riêng biệt có mười loại sai biệt:

1- Sai biệt về dẫn đến quả (Dữ quả) hiện tại-không phải là hiện tại, nghĩa là nhân của nghiệp thiện-ác ở quá khứ, và quả hiện tại cùng khởi lên gọi là hành, không cùng khởi lên gọi là không hành; như người thực hành bố thí, nay có được thân người cũng luôn luôn vui thích bố thí... Đây tức là nhân của thói quen(Nhân Tập).

2- Tùy theo nơi chốn (Thú) xông ướp, là sai biệt về nơi chốn (Đạo) xông ướp, như từ cõi trời đến, nay hãy còn trong sáng thanh tịnh. Mở rộng trình bày về nơi chốn xông ướp, như trong kinh Đại Uy Đăng Quang Tiên Nhân Sở Vấn. Đây tức là quả của thói quen (Quả Tập). Hai loại trên đều là hướng về quá khứ mà nói hiện tại.

3- Tùy theo hành của chúng sinh, là sai biệt về xông ướp chúng sinh thân cận. Đây là duyên của thói quen (Duyên Tập). Bởi vì thích hợp xa điều ác-gần điều thiện, do cẩn thận mà luyện tập, cho nên xưa kia nhà vua không làm chuồng ngựa ở dinh quan, mà làm ở nơi giết mổ súc vật.

4- Tùy theo nghiệp..., là sai biệt về hành nghiệpphiền não xông ướp. Hành nghiệp, là giải thích chữ Nghiệp trong Kinh, nghĩa là bắt đầu dấy lên sự nghiệp, chọn ra không phải là nhân của nghiệp; như người thợ rèn thích hợp dạy cho cách đếm hơi thở... Thói quen của phiền não, như người thích ngủ thì ngủ càng nhiều...

5- Thiện và bất thiện..., là sai biệt về nghiệp thiện... xông ướp, nghiệp này tức là nhân của nghiệp, bởi vì ba tánh như thiện... này hướng về quả vị lai, cho nên gọi là nghiệp; như người thực hành bố thí từ lâu, tâm bố thí càng sâu đậm... Ba loại trên chỉ dựa theo đời hiện tại để trình bày về tập khí.

6- Tùy theo tiến vào quả báo của đời sau (Hậu hữu), là sai biệt về Trung ấm xông ướp. Bởi vì Trung hữu tức là sau Bổn hữu, như người Phạm hạnh đến trong Trung hữu, cũng không có nhiễm dục.

Theo thứ tự, là sai biệt về dẫn đến quả theo thứ tự xông ướp, nghĩa là tu tập nghiệp thiện-ác, ở phần vị quả báo của đời sau, nhận lấy quả theo thứ tự trong các nẻo; thói quen cũng dẫn đến quả theo thứ tự không sai khác. Hai loại trên dựa theo hiện tại hướng về vị lai để nói về huân tập.

7- Không đoạn trừ..., là sai biệt về nhân của Thiền lìa xa thế gian xông ướp, nghĩa là các Định vô lậu gọi là Thiền lìa xa thế gian, tu pháp Học vô lậu tức là nhân của Định vô lậu. Bởi vì phiền não chưa đoạn trừ, cho nên tuy tu tập vô lậu mà cũng bị phiền não dẫn dắt. Phiền não theo đến vô lậu, gọi là viễn hành; hành cũng là nghĩa của tiến vào (Nhập).

8- Thật và không phải thật, là sai biệt về Đồng phápDị ngoại đạo-Hành-Giải thoát xông ướp. Đồng pháp là giải thích về Thật, tức là pháp của Tam thừa vốn giống như pháp của Phật. Dị ngoại đạo là giải thích về không phải thật, bởi vì ở ngoài pháp của Phật, cho nên gọi là Dị. Hành là nhân của loại trên. Giải thoát là quả của hai loại trên. Đều có huân tập, bởi vì thích luyện tập với pháp vốn có, đã từng tu theo pháp Tiểu thừa, nay tuy học theo Đại thừa, mà trước đã phát khởi thói quen của Tiểu thừa. Còn lại có thể dựa theo nhận biết. Đây tức là Tà-Chánh cùng trình bày, dựa theo tu chứng mà nói, cũng hàm chứa về tướng của tập khí còn lại của Tam thừa.

9- Sai biệt về Thừa xông ướp, chỉ ngay nơi Chánh mà dựa theo sự thấy-nghe. Phẩm An Lạc Hạnh trong kinh Pháp Hoa nói: "Khiến cho không gần gũi Nhị thừa, bởi vì sợ rằng thói quen trở thành chủng tử.

Mười loại trên đây: Bảy loại trước dựa theo thời gian, ba đời-ba cõi hướng về với nhau để trình bày thói quen nối thông với thiện-ác; loại thứ tám trình bày về ác tùy theo thiện; hai loại sau dựa theo đủ loại tập khí của con người, đều có thể hiểu rõ, khiến cho thành tựu về Trí thuộc tập khí mà không có tập khí của Như Lai.

Đoạn chín: Giải thích về Trù Lâm của ba Tụ, cũng trước là tổng quát, sau là riêng biệt. Luận nối thông làm năm:

1- Tổng quát tức là pháp có Niết-bàn, pháp không có Niết-bàn, là sai biệt về luôn luôn Định trong Tam thừa, không có tức là Tà định tụ, có tức là Chánh định tụ, bởi vì đều Định đối với Thừa của mình. Lìa xa Bất định này, Luận lược qua không giải thích. Ở đây ngay nơi chủng tánh, dựa theo phần vị để trình bày, Ngoại phàm không có Niết-bàn, Thánh nhân Tam thừa chắc chắn có, Nội phàm thì không nhất định. Lại dựa theo một kỳ hạn lâu xa, không phải là hoàn toàn không có.

2- Sai biệt về nhân của hành thiện-hành ác, đây là dựa theo hiểu rõ về phiền não để phân làm ba Tụ, nghĩa là Chánh kiến là nhân của hành thiện, Tà kiến là nhân của hành ác, hai Kiến nhất định khởi lên hai hành gọi đó là Định. Nói hai loại đều không nhất định, là không có Chánh tuệ để quyết định chọn lựa (Quyết trạch). Lại không bài bác không có nhân quả, dẫn dắt thì có thể thanh tịnh lên cao, buông lỏng thì trở thành thấp kém tàn tạ, cho nên nói là không nhất định. Sau nói về Bất định tụ dựa theo đây có thể biết, vì vậy Luận cũng không giải thích.

3- Sai biệt về nhân của đường thiện-đường ác, đây là dựa theo hành nghiệp để phân rõ.

4- Sai biệt về nhân của ngoại đạo-Thanh văn, đây là dựa theo phần vị để phân biệt, trái với tám Chánh ấy thì gọi là tám Tà. Ngoại đạo nhất định là phần vị Tà, Chánh tánh ly sinh nhất định là phần vị Thánh nhân, bởi vì đã tiến vào Kiến đạo. Ba thiện căn trước đây thì gọi là không nhất định.

5- Sai biệt về Bồ-tát, đây là dựa theo được-mất của người tu tập Đại thừa để phân biệt, đắm theo Tà là mất, đó gọi là sáu Tệ; Thánh đạo là được, tức là sáu Độ...

Phần c là tổng quát kết luận về an trú, văn thuộc về tiến vào Hạnh, ý của Luận tổng quát kết luận ba phần trước, cho nên nói là thành tựu ba loại sự việc trước đây, mới có thể an trú trong Địa này.

Phần 4: Từ "Trú thử Địa..." trở xuống là trình bày thành tựu về Thuyết giảng, cũng thâu nhiếp về Thiện Pháp Hạnh, bởi vì Biện tài làm lợi ích nhiều giống như Hạnh ấy. Trong văn có hai: Trước là nhắc lại phần trước để tổng quát hiển bày, nghĩa là hiểu rõ về tâm hành thì mới khéo léo thuyết giảng. Sau từ "Phật tử..." trở xuống là mở rộng hiển bày thành tựu về Thuyết giảng, có ba thành tựu: a-Thành tựu về Trí, nghĩa là bởi vì nhận biết về pháp, nhận biết về căn khí, nhận biết về nghi thức giáo hóa; b-Thành tựu về khẩu nghiệp, bởi vì có thể phát khởi thuyết giảng; c-Thành tựu tự tại về phần vị Pháp Sư, bởi vì đạt được Đà-la-ni... mà thành tựu đức ở phần vị ấy. Đều có chữ Phật Tử dùng để chọn ra khác biệt.

Phần a-Thành tựu về Trí, có hai: Một-Trình bày tùy theo pháp đã nhận biết; Hai-Từ "Nhất thiết..." trở xuống là tùy theo căn khí đã dựa vào. Hai loại này đâu khác với thành tựu về Trí-thành tựu về tiến vào ở văn trước? Ba loại trước đều phân biệt mà nhận biết, nay ở đây tổng quát thu nhận dùng pháp hòa hợp với căn khí.

Mục một-Pháp đã nhận biết, tức là sai biệt về giải thoát của Tam thừa-Nhất thừa, đều hàm chứa GiáoChứng. Giáo đạo là bởi vì muốn giáo hóa chúng sinh khiến cho căn khí thuần thục, Chứng đạo là bởi vì muốn hóa độ chúng sinh khiến cho đạt được giải thoát, Thể chính là hóa độ.

Trong mục hai là tùy theo căn khí đã dựa vào, văn có ba mục: 1-Tổng quát trình bày; 2-Từ "Năng tùy..." trở xuống là riêng biệt hiển bày; 3-Từ "Linh sinh..." trở xuống là kết luận về lợi ích. Luận chủ thu nhận tất cả làm bảy loại căn khí:

Mục 1-Đối trị căn khí mà thuyết giảng về pháp đã thuyết giảng. Luận tự giải thích rằng: Tùy theo người cần phải hóa độ, mà trao cho pháp đối trị. Tức là hai câu trong phần tổng quát, câu sau là thuyết giảng về pháp đã thuyết giảng, câu trước tức là căn khí đã đối trị.

Mục 2-Trong riêng biệt: Đầu là có thể tùy theo và sau là vì họ mà thuyết pháp, tức là thuyết giảng về pháp đã thuyết giảng trước đây, giữa là các Trù Lâm như Căn..., tức là căn khí đã đối trị. Trong đó dựa theo Luận về Kinh, sau chữ Chúng Sinh có chữ Tâm, tức là Trù Lâm của Tâm, nối thông làm năm loại căn khí.

Một: Tâm-Căn-Tánh-Dục-Giải của chúng sinh, là trình bày về thành tựu căn khí và pháp đã thuyết giảng, nghĩa là trong mười một Trù Lâm, năm loại này chính thức hiển bày về pháp khí đã thành tựu như Tín..., bởi vì có thể thuyết giảng tùy theo Căn-Dục..., cho nên riêng biệt hiển bày về điều đó.

Hai: Pháp đã thực hành có khác nhau, hàm chứa hai nghĩa: 1-Dựa theo hành thuộc về chủ động thực hành, gọi là đủ loại căn khí thực hành khác nhau, tức là chủ động thực hành như Căn... trước đây. 2-Cảnh giới thuộc về thụ động thực hành, tức là thụ động thực hành như Căn... trước đây.

Ba: Gọi là căn khí ví dụ, bởi vì tổng quát dụ cho năm loại trên đây. Như việc đồng áng ở thế gian đầy đủ năm nhân duyên, thì vật đã gieo trồng ấy thành tựu có thể sử dụng: 1-Có tâm với vật; 2-Có căn tăng thêm sinh ra sức mạnh cho vật; 3-Có tánh có thể sinh khởi; 4-Hàm chứa ẩm ướt mong muốn phát triển; 5-Quyết định có thể sinh trưởng. Dụ cho Tâm... trên đây, cho nên nói là thí dụ.

Bốn: Sai biệt về các Tụ, tức là Định-Bất định, Căn chuyển-Căn khí, cũng bao gồm Căn... trên đây.

Năm: Từ "Diệc tùy..." trở xuống là tùy theo ngôn từ biện giải về căn khí, bởi vì nghiệp-phiền não xông ướp sinh ra căn khí ấy khó mà rời bỏ, cần phải làm người đồng hành khéo léo biện giải mới có thể giáo hóa.

Mục 3-Kết luận thành tựu lợi ích, tức là tùy theo nhân của Thừa, có thể sinh ra căn khí của Thừa, bởi vì các nghĩa trên không ra ngoài giải thoát thuộc về Thừa của mình.

Phần b-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử..." trở xuống là thành tựu về khẩu nghiệp, gộp lại phân làm hai: Một-Tổng quát trình bày về đầy đủ đức của thuyết giảng; Hai-Từ "Dĩ vô lượng..." trở xuống là chính thức trình bày thành tựu về khẩu nghiệp.

Mục một-Cũng là thành tựu về Trí, bởi vì đầy đủ Hạnh của Pháp Sư tức là Trí. Mà nói là thuyết giảng, là bởi vì bảo vệ Pháp Tạng của Như Lai nối thông với thuyết giảng. Vậy thì bên trong duy trì đối với Trí, bên ngoài thì miệng thuyết giảng, vì sao gọi là đầy đủ Hạnh của Pháp Sư? Bởi vì trong nghĩa sâu xa vi diệu đầy đủ hai mươi loại công đức: 1-Nhận biết thời gian; 2-Ý đúng đắn; 3-Nhanh chóng; 4-Nối tiếp nhau; 5-Từ từ; 6-Thứ tự; 7-Câu nghĩa theo thứ tự; 8-Chỉ bày; 9-Vui mừng; 10-Khuyến khích; 11-Đầy đủ đức; 12-Không chê bai; 13-Không rối loạn; 14-Như pháp; 15-Tùy chúng; 16-Có tâm Từ; 17-Tâm an ổn; 18-Tâm thương xót; 19-Không tham đắm danh lợi; 20-Không khen mình chê người. Mở rộng giải thích như Luận. Kinh Niết Bàn đầy đủ bảy loại khéo léo nhận biết gọi là Đại Pháp Sư, cùng với Luận này có phần giống nhau.

Luận Từ Thị nói đầy đủ mười đức, thâu nhiếp đầy đủ nghĩa gọi là Đại Pháp sư: 1-Khéo léo nhận biết về nghĩa của pháp; 2-Có năng lực tuyên thuyết rộng rãi; 3-Ở giữa chúng không sợ hãi; 4-Biện tài không gián đoạn; 5-Thuyết giảng phương tiện khéo léo; 6-Pháp tùy theo pháp thực hành; 7-Đầy đủ oai nghi; 8-Tinh tiến dũng mãnh; 9-Thân tâm không mệt mỏi; 10-Thành tựu về Nhẫn lực. Kết hợp với trên cũng giống nhau.

Trong mục hai: Là chính thức trình bày thành tựu về khẩu nghiệp: 1-Tóm lược trình bày; 2-Từ "Thử Bồ-tát dĩ pháp..." trở xuống là mở rộng hiển bày.

Mục 1: Trước là hiển bày về Thể của tên gọi, nghĩa là bên ngoài do ngôn từ tuyệt vời của Bồ-tát mà diễn thuyết về nghĩa của pháp, gọi là bốn Vô ngại Biện; bên trong do Trí phát khởi, gọi là bốn Vô ngại Trí. Tiếp là biện giải về Thể, Trí này tức là Hậu đắc Vô lậu làm Thể, cho nên nói là thiện xảo, tức là Trí nhận biết về Phápnhận biết về Cơ trước đây, nghĩa về Vô ngại giải có thể bao gồm Chánh Thể. Tiếp từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là dựa theo phần vị hiển bày về thù thắng, bởi vì Địa thứ nhất đạt được từng phần, Địa này tùy ý vận dụng, cho nên không hề tạm thời rời bỏ. Sau từ "Hà đẳng..." trở xuống là nêu ra tên gọi, Trí duyên với Pháp... không có chướng ngại, bởi vì Pháp... đều là cảnh giới của Trí. Thuận theo cảnh phân bốn:

Một-Pháp vô ngại, là Thể của Pháp, nghĩa là Tự Thể của Pháp vốn có quỹ phạm duy trì, tức là do hai Không thâu nhiếp, bởi vì cảnh Tục ngay nơi Chân. Luận nói: Xa lìa hai bên do Sinh-Pháp thâu nhiếp, như các tướng ngăn ngại của Sắc.

Hai-Nghĩa vô ngại, là Thể cảnh giới của Pháp, Nghĩa điều hòa với cảnh sai biệt trên Thể của Pháp, tức là cảnh của Chân đế do hai Không thâu nhiếp trên đây.

Luận nói: Ngay trong cảnh ấy xa lìa hai bên do SinhPháp thâu nhiếp, vốn là cảnh giới của Trí như thật. Nhưng đạt được Chân Trí này, là bởi vì Bồ-tát ở trong cảnh do hai chấp về Sinh-Pháp thâu nhiếp, dùng Trí an trú mong cầu các Sắc ấy chỉ là hư vọng, ngay nơi Tục mà Chân là Nghĩa riêng biệt trong các Sắc ấy.

Trên đây chính là ý của Viễn Công. Ý ấy giống như không sinh-không diệt, là nghĩa về Vô thường, cũng có thể không dựa theo hai Đế. Pháp dựa theo Tự Thể, Nghĩa dựa theo sai biệt, nghĩa là tướng hư vọng phân biệt của mười một loại Sắc, tức là nghĩa riêng biệt. Nói về Trí như thật, là phù hợp với sự thật.

Ba-Từ vô ngại, là đích thực đạt được trao cho chúng sinh, nghĩa là đạt được phương ngôn ấy mà thuyết giảng cho người khác. Vì vậy Luận nói: Ở trong cảnh của Trí như thật ấy, đích thực nhận biết về ngôn từ thuyết giảng tùy theo sự vui thích của người khác, đây là giải thích về đích thực đạt được; đích thực nhận biết về ngôn từ thuyết giảng tùy theo người khác mà trao cho, đây là giải thích về trao cho chúng sinh.

Bốn-Lạc thuyết vô ngại, là đích thực mong cầu trao cho Vô lượng môn, nghĩa là Lạc thuyết chính là nghĩa riêng biệt trong Từ vô ngại, bảy Biện tài phân tích ra gọi là Vô lượng môn. Luận nói: Đối với ngôn ngữ đích thực nhận biết ấy tùy theo sự vui thích của người khác, tùy theo nhận biết về đủ loại Nghĩa-Ngữ vô lượng mà trao cho.

Trong mục 2 là mở rộng hiển bày, Lý thật thì bốn loại này bao gồm đầy đủ tất cả, tạm thời dựa theo số tròn (Viên số) để nêu ra mười môn, đều có chữ Phục Thứ. Luận nói: Năm môn sau là Tịnh, nghĩa là Hạnh-Quả thuộc về Tam thừa, bởi vì hiển bày năm môn trước là Giáo-Lý thuộc về Tam thừa, nối thông với nhiễm-tịnh. Nói về mười môn:

Một-Dựa vào Tự tướng, nghĩa là nhận biết về Thể của Pháp thuộc Sự đều khác nhau.

Hai-Dựa vào Đồng tướng, nghĩa là nhận biết về Pháp thuộc Lý, hoặc là tánh-hoặc là tướng đều có Lý giống nhau.

Ba-Tướng của Hành, đây là dựa theo thời gian để biện giải về Pháp, bởi vì ba đời trôi qua nhanh chóng. Ba môn trên là nhận biết về Nghĩa, tức là pháp đã giải thích (Sở thuyên).

Bốn-Tướng của Thuyết giảng, đây là nhận biết về Pháp thuộc Giáo. Bốn môn trên đây đều dựa theo Pháp đã nhận biết.

Năm-Tướng của Trí, môn này dựa theo Pháp có thể nhận biết.

Sáu-Tướng của không có Ngã mạn, môn này dựa theo chướng đã lìa xa để trình bày về thanh tịnh.

Bảy-Tướng của Đại thừa-Tiểu thừa, môn này dựa theo Pháp đã thực hành. Hai môn trên đây là bao gồm phân rõ về Hạnh-Quả của các Thừa. Ba môn sau riêng biệt dựa theo Nhất thừa.

Tám-Tướng của Bồ-tát Địa, môn này dựa theo Hạnh thuộc về nhân. Hai môn sau là nhận biết về Quả.

Chín-Tướng của Như Lai Địa, môn này dựa theo Thể. Mười-Tướng của tác dụng trú trì, môn này dựa theo Dụng.

Nhưng trong mười môn trên: Pháp-Nghĩa là riêng biệt, Từ và Lạc thuyết phần nhiều giống nhau, đều là Từ thì thuyết giảng đối với Pháp-Nghĩa, Lạc thuyết chính là Nghĩa riêng biệt trong Từ; cũng có lúc dùng Từ để thuyết giảng về Pháp, Lạc thuyết là thuyết giảng về Nghĩa. Trong mười môn đều là bốn Vô ngại, tức là bốn loại tướng.

Môn một: Tự tướng, có bốn loại:

1- Tự tướng của Sinh-Pháp, nghĩa là nhận biết về Sắc là tướng biến đổi ngăn ngại...

2- Nghĩa, là tự tướng sai biệt, nghĩa là nhận biết về Sắc có mười một Xứ... Hai loại trên dựa theo tổng-biệt để phân ra Pháp-Nghĩa. Hai loại sau là Đồng Thể của phần Nghĩa.

3- Tự tướng của Tưởng kiên cố, Tưởng là chỗ dựa của ngôn từ phát khởi, cũng dùng tâm thuộc Tuệ mà giữ lấy hai loại tướng ấy: Một-Tùy theo tướng của các pháp mà mình đã giác ngộ; hai-Tùy theo những tướng mà ngôn từ thích hợp đã giáo hóa những chúng sinh ấy, dùng pháp đã giác ngộ tùy theo ngôn từ ấy mà thuyết giảng cho chúng sinh ấy. Thuyết giảng không có sai lầm gọi là kiên cố. Luận về Kinh nói không hủy hoại, hủy hoại tức là sai lầm.

4- Tự tướng sai biệt của Tưởng ấy, nghĩa của Tưởng giống như trên, nhưng mà theo thứ tự không ngừng, bởi vì phần nhiều khác nhau gọi là kiên cố, nghĩa ấy khiến cho người khác yêu thích gọi là không đoạn tận. Bởi vì một môn Tự tướng này là tổng quát, cho nên trong mục tổng quát trước đây, Luận cũng dựa vào cách giải thích này. Trong các Kinh-Luận cũng phần nhiều dựa vào đây.

Môn hai: Đồng tướng, dựa theo Tánh và Tướng để phân ra Pháp-Nghĩa.

1- Đồng tướng của tất cả pháp, nghĩa là các pháp cùng lấy Vô tánh mà làm Tự tánh.

2- Đồng tướng của pháp hữu vi vốn cùng sinh diệt, nghĩa là quán sát về tướng sinh diệt của môn Vô thường, có thể tiến vào câu thứ nhất, bởi vì tánh của pháp là Vô ngã, cảnh thuộc Trí của Vô ngã có thể thành tựu, vậy thì sinh diệt là nghĩa về Thường.

3- Đồng tướng thuộc về giả danh của tất cả pháp, cho nên nói là an lập. Pháp thụ động thiết lập đã là giả danh, lại dùng giả danh để giải thích ngôn từ mà bàn luận, gọi là thuyết giảng không gián đoạn.

4- Đồng tướng thuộc về giả danh của giả danh, nghĩa là không hủy hoại giả danh trước, lại có thể dùng vô biên giả danh khác nhau để thuyết giảng, cho nên nói hai lần giả danh.

Trong môn ba: Tướng của Hành, dựa theo ba đời để phân ra Pháp-Nghĩa.

1- Tướng của Hành sinh khởi bởi vì pháp hiện tại là duyên sinh, giả sử nhận biết về quá khứ-vị lai cũng gọi là hiện tại, bởi vì ba đời đều là ngay nơi đời hiện tại. Vì vậy Luận nói: Quá khứ-vị lai thâu nhiếp tiếp nhận trong những đời ấy (Bỉ bỉ).

2- Tướng của Hành đã sinh-chưa sinh, giả sử nhận biết về hiện tại cũng gọi là quá khứ-vị lai, bởi vì hiện tại là quá khứ ở vị lai, vị lai ở quá khứ, vậy thì ngay nơi đời hiện tại mà nhận biết gọi là Pháp; thấy ngược về quá khứ-vị lai có thể nhận biết hiện tại, vậy thì gọi là Nghĩa, là cảnh thuộc Trí của Bồ-tát.

3- Tướng của Hành thuộc về giả danh nơi Vật, bởi vì tổng quát thuyết giảng không sai lầm về Vật của ba đời.

4- Tướng của Hành thuộc về thuyết giảng nơi Sự, nhưng Sự đã thuyết giảng không ra ngoài ba đời, tổng quát về tướng trong Vật cho nên nói là mỗi một đời, chỉ gộp lại trình bày về pháp thuộc Sự khác nhau, cho nên nói là trình bày về pháp vô biên.

Môn bốn: Tướng của Thuyết giảng, dựa theo căn bản giải thích phân ra Pháp-Nghĩa.

Tướng thuộc về Tu-đa-la mà chỉ nêu ra Pháp.

Tướng thuộc về giải thích cho nên gọi là Nghĩa.

Tướng thuộc về tùy thuận, bởi vì tùy theo chủng loại-ngôn âm.

Tướng thuộc về thuyết giảng tương tự, nghĩa là tùy theo tâm ưa nghe pháp gì thích hợp, nói thí dụ gì để tương tự tâm ấy.

Môn năm: Tướng của Trí, dựa theo pháp tương tự để phân ra Pháp-Nghĩa.

1-Trí hiện thấy; 2-Trí so sánh. So sánh tức là tương tự, nhưng cảnh đã nhận biết tức là pháp thuộc hai Đế, Trí so sánh... là Thể vô ngại, thuận theo Thể thiết lập tên gọi không giống với trước-sau. Vả lại, Trí về pháp so sánh... bao gồm Đại-Tiểu, bốn Trí vô ngại chỉ thuộc về Đại thừa, bởi vì kinh Niết Bàn nói: "Chỉ riêng Bồ-tát mới có, Thanh văn nếu có thì cũng ít cho nên gọi là không có." Nếu dựa vào hai Trí thì pháp thụ động quán sát đều bao gồm Đại-Tiểu, dựa theo Trí chủ động quán sát thì chỉ thuộc về Đại thừa. Ở trong Đại thừa, dựa vào quán sát thụ động chọn lấy-chủ động chọn lấy để thiết lập về pháp tương tự.

1- Trí về Pháp (Pháp trí) quán sát Như, cho nên nói là hiện thấy, nghĩa là quán sát hai Đế sai biệt giống với Như không khác nhau.

2- Trí so sánh (Tỷ trí) tức là quán sát về chủ động quán sát trước đây, là Trí phân biệt như thật. Tương tự còn lại cũng như vậy. Tương tự như thế nào? So sánh nhận biết như trước, mà sai biệt tức là như thật.

3- Trí mong muốn đạt được phương tiện, nghĩa là tướng này thuộc về Kiến đạo, dựa vào Chân-Giả mà nói, Hậu đắc trí thâu nhiếp cho nên nói là Trí thế gian. Nếu mong muốn đạt được Đệ nhất nghĩa thì Giả thuyết dùng làm phương tiện.

4- Trí đạt được, nghĩa là tuy dùng Trí thế gian để thuyết giảng, mà tương ưng với Đệ nhất nghĩa, không phải là điên đảo sai khác, mới gọi là Lạc thuyết, cho nên nói là thiện xảo, bởi vì có thể chứng được Đệ nhất nghĩa. Còn lại như luận Duy Thức quyển thứ 9, luận Tạp Tập quyển thứ 9, luận Du Già quyển thứ 16 giải thích, sớ giải về phẩm Hồi Hướng trước đây đã sơ lược trình bày.

Môn sáu: Tướng của không có Ngã mạn, dựa theo Chân-Tục để phân ra Pháp-Nghĩa.

1- Đệ nhất nghĩa đế Vô ngã, cho nên nói là một tướng. Nói là Bất hoại, bởi vì không hủy hoại Vô ngã. Nếu nói Ngã nhận biết Vô ngã, Ngã chứng đắc Vô ngã, thì hủy hoại Vô ngã, bởi vì có chủ động-thụ động.

2- Thế đế Vô ngã, cho nên nói là Uẩn... Mê mờ Uẩn thì tham đắm tích tụ vào Ngã; mê mờ Giới thì tham đắm về nhân khác nhau của Ngã, bởi vì cho rằng chủng tộc sai khác; mê mờ Xứ thì tham đắm về Dục của Ngã, cho là cửa sinh ra (Sinh môn), bởi vì có thể tiếp nhận tiến vào; mê mờ duyên khởi của Đế thì tham đắm về tác dụng của Ngã, đều trình bày về nhân quả, bởi vì có tạo tác, đều là Pháp-Ngã, cũng bao gồm Nhân-Ngã. Nay tùy thuận quán sát về Thế đế là duyên sinh không có thật, dùng làm đối trị mà có thể tiến vào pháp Vô ngã thuộc về Đệ nhất nghĩa, cho nên gọi là phương tiện khéo léo. Uẩn-Giới... là Ngã đã đối trị thuộc Trí về cảnh của Bồtát.

3- Thuyết giảng về Vô ngã tuyệt vời, vừa lòng gọi là Mỹ, thuận lý gọi là Diệu.

4- Thuyết giảng về Vô ngã Vô thượng, cho nên nói là càng thêm thù thắng; sai biệt trong Từ cho nên nói là tên gọi của pháp vô biên.

Môn bảy: Tướng của Đại thừa-Tiểu thừa, dựa theo Quyền-Thật phân ra Pháp-Nghĩa.

1- Tướng của Quán sát, nghĩa là cùng một quán sát không khác, bởi vì chỉ một sự thật.

2- Tướng của Tánh, bởi vì dựa vào căn tánh ấy mà có Tam thừa. 3-Tướng của Giải thoát, hội tụ Tam thừa ấy cùng quy về một Thật, bởi vì trong tướng giải thoát không có sai biệt. Luận nói: Dựa vào giải thoát giống nhau không sợ hãi. Kinh Pháp Hoa nói: "Nay Ta vui mừng không có sợ hãi, cho nên chỉ nói về Đạo Vô Thượng."

4-Tướng của Niệm, tức là mở toang cánh cửa phương tiện, tùy theo căn cơ nghĩ đến khác nhau, tâm hành không giống nhau, dùng nhiều pháp để trình bày thuyết giảng về pháp của các Thừa, nhưng đều là một sự việc. Vì vậy Luận nói: Tùy thuận giải thoát.

Môn tám: Tướng của Bồ-tát Địa, dựa theo ThểTướng của Địa để phân ra Pháp-Nghĩa.

1- Tướng của Trí, tất cả các hạnh của Bồ-tát là tổng quát nêu lên. Thế nào là Hạnh? Nghĩa là Hạnh thuộc Pháp thụ động chứng đắc, Hạnh thuộc Trí chủ động chứng đắc. Vì sao hai loại này gọi là Hạnh của Bồ-tát? Bởi vì Trí hợp với Như. Vì vậy Kinh nói: Trí tùy theo chứng đắc. Luận nói: Trí quán sát mà thuyết giảng. Hạnh của Bồ-tát này tức là Thể của Trí thuộc về Thập Địa.

2- Tướng của Thuyết giảng, nghĩa là Thể tuy cùng một Trí mà Tướng có phần vị của mười Địa, nhưng phần vị này sai biệt do tâm. Luận nói: Mười Địa sai biệt, nghĩa là tâm mà gọi là tướng của Thuyết giảng, là dựa theo miệng nói. Bởi vì Luận về Kinh nói: Nghĩa vô lượng, bởi vì thuyết giảng sai biệt về mười Địa. Đưa ra cách giải thích này, vậy thì khác với Nghĩa Đại trước đây.

3- Tướng trao cho phương tiện, nghĩa là khéo léo thuyết giảng về mười Địa trao cho chúng sinh, chỉ dạy không điên đảo mà trao cho Đạo thuộc về Chứng của Địa, vốn không có gì sai biệt.

4- Tướng tiến vào vô lượng môn, bởi vì tiến vào tướng sai biệt của các Địa.

Môn chín: Tướng của Như Lai Địa, dựa theo ChânỨng để phân ra Pháp-Nghĩa.

1- Tướng của Pháp thân, tức là Pháp thân của Thỉ giác-Bổn giác không hai, cho nên nói là một niệm thành tựu Chánh giác.

2- Tướng của Sắc thân, đủ loại thời gian là tùy theo trong kiếp nào, đủ loại nơi chốn là tùy theo sự thuộc Y báo ở quốc độ nào, đều sai biệt là tùy theo sự thuộc Chánh báo của thân Phật như thế nào.

3- Tướng của Chánh giác, tổng quát nói về Chánh giác, bởi vì mười vị Phật sai biệt.

4- Tướng của Thuyết giảng, bởi vì đức của Phật vô tận, thuyết giảng cũng vô tận.

Môn mười: Tướng của tác dụng trú trì, dựa theo Đức chủ động thuyết giảng-Thanh giáo thụ động thuyết giảng của chư Phật, để phân ra Pháp-Nghĩa:

1- Tướng của Giác ngộ, tức là đức có tác dụng trú trì, bởi vì giác ngộ về tướng của pháp tánh. Ngữ là tùy theo ý mình mà nói, tùy theo ý người mà nói, tùy theo ý mình-ý người mà nói, bởi vì đây là pháp chủ động thuyết giảng. Thập lực là phá trừ ma quân kiêu mạn. Vô úy là điều phục ngoại đạo. Pháp bất cọng là khác với Nhị thừa, bởi vì Từ Bi, bởi vì Biện tài luôn luôn thuyết giảng. Chủ động thuyết giảng về phương tiện, là tùy thuận với căn cơ của chúng sinh. Chuyển pháp luân là chính thức thuyết giảng. Trên đây đều là Trí của Nhất thiết trí tùy theo chứng đắc.

2- Tướng sai biệt, bởi vì nhận biết Thanh giáo sai biệt của Phật tùy theo chủng tánh của tâm...

3- Tướng của Thuyết giảng, bởi vì dùng âm thanh trước đây mà thuyết giảng sai biệt.

4- Tướng vô lượng ấy khác nhau, bởi vì thuyết giảng khác nhau. Tùy theo người tin hiểu, mà Bồ-tát thị hiện Lạc thuyết vô tận. Dùng Trí... của Như Lai, là Pháp thân của chư Phật lấy lợi ích chúng sinh làm Hạnh. Bởi vì Hạnh này hợp với Trí, thanh tịnh không cấu nhiễm, không thể phá hoại, cho nên nói là viên mãn. Địa này đạt được từng phần cho nên dùng điều này mà thuyết giảng.

Trong phần c-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú đệ cửu địa..." trở xuống là thành tựu tự tại về phần vị Pháp Sư, có hai: Một-Nhắc lại phần trước nêu lên phần sau; Hai-Từ

"Đắc nghĩa..." trở xuống là chính thức hiển bày về thành tựu.

Có bốn loại sự việc: 1-Thành tựu về Trì, bởi vì đạt được không mất; 2-Thành tựu về Thuyết giảng, bởi vì khéo léo có thể thuyết giảng; 3-Thành tựu về hỏi đáp, bởi vì đoạn trừ mạng lưới nghi ngờ; 4-Thành tựu về Thọ trì, bởi vì trải qua tiếp nhận về pháp thù thắng. Ba loại trước là Tự phần, một loại sau là Thắng tiến. Lại một loại trước là giải thích về đạt được Tạng pháp vi diệu, ba loại sau là giải thích về làm Đại Pháp Sư. Đối với bốn loại này đều không có tham đắm ràng buộc, tức là thâu nhiếp Hồi Hướng thứ chín.

Mục 1-Thành tựu về Trì, phân hai: a-Nêu ra mười Trì, duy trì về pháp đã đạt được trước đây; b-Từ "Thử Bồ-tát đắc như thị..." trở xuống là Dụng của mười Trì trước đây, duy trì về pháp đã đạt được.

Mục a: Trước là nêu ra mười Trì, đều từ nghiệp dụng đã khởi lên mà thiết lập tên gọi, ba loại đầu là khởi lên ý nghiệp, ba loại tiếp là khởi lên thân nghiệp, bốn loại sau là khởi lên khẩu nghiệp: 1-Duy trì về Nghĩa; 2-Duy trì về Pháp thuộc Giáo; 3-Duy trì về Trí có thể nhận biết; 4-Người khéo léo mềm mỏng thì dùng ánh sáng của Từ thâu nhiếp tiếp nhận; 5-Người ngang bướng cứng cỏi thì dùng Tuệ khéo léo mà thi thiết đủ loại làm cho phải hàng phục; 6-Trên thì cúng dường chư Phật, dưới thì thâu nhiếp chúng sinh nghèo túng, cho nên gọi là nhiều tài sản; 7-Chúng sinh hẹp hòi yếu kém ở trong Đại thừa, thì dạy dỗ rõ ràng về lợi ích thù thắng-uy đức thù thắng của Đại thừa, khiến cho sinh lòng hoan hỷ; 8-

Biện tài không gián đoạn, bởi vì Trí luôn luôn thuyết giảng; 9-Lạc thuyết không có tận cùng, bởi vì thuyết giảng sâu xa; 10-Lạc thuyết về đủ loại nghĩa, bởi vì thuyết giảng rộng khắp. Sau từ "Như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận. Từ "Bách vạn..." trở xuống là hiển bày về Dụng của Trì.

Trong mục b là duy trì về pháp đã đạt được: Nghe rồi không quên, chính là hiển bày về nghĩa của Trì; thuyết giảng cho người khác cũng là Dụng của Trì.

Mục 2-Từ "Thử Bồ-tát sơ kiến..." trở xuống là trình bày thành tựu về Thuyết giảng, trong đó có ba: a-Hiển bày về nhiều pháp đã tiếp nhận; b-Từ "Thử Bồ-tát đắc như thị..." trở xuống là có thể mở rộng thuyết giảng; cTừ "Thử Bồ-tát xử ư pháp tòa..." trở xuống là trình bày về phát khởi thuyết giảng tự tại.

Mục 3-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát giả sử..." trở xuống là thành tựu về hỏi đáp: a-Giải đáp chất vấn về một thế giới; b-Trình bày về tất cả thế giới.

Mục 4-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát phục cánh..." trở xuống là thành tựu về Thọ trì, có thể biết.

Phần sau từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử..." trở xuống là trình bày về Quả của Địa, ba Quả giống như trước. Nhưng ở quả Điều Nhu, trong duyên được thấy Phật: Trước là dựa vào Nội chứng mà tiếp cận Pháp thân của Phật, sau là dựa vào Tam-muội mà thấy được Sắc thân của Phật. Văn còn lại có thể biết.

Phần ba: Là phần Trùng tụng, có hai mươi bốn kệ phân ba: Mười chín kệ đầu tụng về Hạnh của Địa, bốn kệ tiếp tụng về Quả của Địa, một kệ cuối cùng là kết luận ca ngợi.

Trong mười chín kệ đầu, tụng đầy đủ bốn phần trên: Đầu có hai kệ, tụng phần phương tiện của Pháp Sư; tiếp có hai kệ, tụng phần thành tựu về Trí; tiếp có bảy kệ, tụng phần thành tựu về Hạnh tiến vào; sau có tám kệ, tụng phần thành tựu về Thuyết giảng.

Trong tám kệ sau: Nửa kệ đầu là tụng về thành tựu Trí. Hai kệ tiếp là tụng về thành tựu khẩu nghiệp, trong đó các Dụ ở phần Trường hàng vốn không có. Năm kệ rưỡi sau là tụng về thành tựu tự tại của Pháp Sư, trong đó: Một kệ rưỡi đầu là tụng về Trì, một kệ tiếp là tụng về Thuyết giảng, một kệ tiếp là tụng về hỏi đáp, hai kệ sau là tụng về Thọ trì bao gồm tụng về hỏi đáp.

QUYỂN 44

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 39 trong Kinh).

Đoạn thứ mười: PHÁP VÂN ĐỊA

Đầu là nguyên cớ đưa ra: Ý của luận Du Già nói rằng: "Tuy đạt được Đại tự tại, ở trong pháp tuyên thuyết về tất cả phẩm loại, mà chưa có thể đạt được Pháp thân viên mãn Chứng-Thọ hiện rõ trước mắt. Nay tinh tiến chịu khó tu tập, đã đạt được viên mãn, cho nên có phần này đưa ra."

Luận nói: Ở trong Địa thứ chín, đã làm thanh tịnh quốc độ của Phật và giáo hóa chúng sinh, trong Địa thứ mười tu hành khiến cho Trí giác ngộ viên mãn, thì Địa này là thù thắng. Bởi vì Địa thứ tám-thứ chín giống nhau về không có công dụng, so sánh mà hiển bày về thù thắng, cho nên có Địa này đưa ra. Lại bởi vì Địa này ở phần vị cao nhất trong Nhất thừa.

Tiếp là giải thích tên gọi, về sau tự có phần giải thích tên gọi, nay tạm thời sơ lược giải thích.

Vân là Dụ, tóm lược có ba nghĩa: 1-Nghĩa về hàm chứa nước; 2-Nghĩa về che phủ hư không; 3-Nghĩa về tuôn mưa.

Dựa theo Pháp đưa vào Dụ thì có nhiều nghĩa. Vân có bốn nghĩa: 1-Dụ cho Trí tuệ; 2-Dụ cho Pháp thân; 3-Dụ cho Ứng thân; 4-Dụ cho nhân xông ướp của Đa văn.

Hư không cũng có bốn nghĩa: 1-Dụ cho Chân Như; 2-Dụ cho thô nặng; 3-Dụ cho Pháp thân; 4-Dụ cho Alại-da.

Luận Nhiếp Đại Thừa nói: "Do đạt được Trí tổng quát duyên với tất cả các pháp, hàm chứa tất cả Đà-lani môn, Tam-ma-địa môn. Đây là Dụ cho nghĩa về hàm chứa nước, Trí tổng quát duyên với tất cả các pháp-Khế kinh..., không tách rời Chân Như, như mây tụ giữa hư không, Tổng trì Tam-muội tức là nước." Lại nói: "Ví như chướng ngại rộng lớn, áng mây lớn có thể che phủ như hư không. Đây là Dụ cho nghĩa về che phủ hư không, là bởi vì Trí trước đây có thể che phủ hai chướng của phiền não và Trí." Lại nói: "Lại có thể viên mãn đối với Pháp thân. Ở đây có hai nghĩa: 1-Dụ cho nghĩa về tuôn mưa, tức là Trí trước đây sinh ra công đức tròn đầy, mà làm chỗ dựa cho Pháp thân; 2-Dụ cho rộng khắp, tức là Trí trước đây tự nhiên đầy đủ Pháp thân mà thôi." Vì vậy kinh Kim Quang Minh nói: "Pháp thân như hư không bao la, Trí tuệ như áng mây rộng lớn."

Trong luận Thành Duy Thức cũng có ba nghĩa, hoàn toàn giống như Nhiếp Luận.

Nhưng mà luận Du Già nói: "Thân thô nặng rộng lớn như hư không, Pháp thân viên mãn ví như áng mây lớn, đều có thể che phủ khắp nơi."

Ý này giống như nghĩa thứ hai của Nhiếp Luận, mà Vô Tánh giải thích bởi vì Trí che phủ hư không. Đây là bởi vì Pháp thân, Trí đầy đủ thì Pháp thân viên mãn.

Luận Khởi Tín nói: "Pháp thân hiển hiện bởi vì Trí hoàn toàn thanh tịnh." Phần căn bản nói: Đầy đủ tự tại đạt được Đại Pháp thân, cũng dùng Pháp thân để dụ cho mây.

Tam Tạng Chân Đế giải thích về kinh Kim Quang Minh nói rằng: "Hư không dụ cho ba Pháp thân, mây dụ cho Trí của ba đạo." Đây là Pháp-Dụ cũng như nhau, tựa như không phải là ý của kinh, bởi vì Dụ này là phần vị cao nhất, không phải là phần vị Đạo tiền.

Luận Trang Nghiêm quyển thứ 13 nói: "Ở trong Địa thứ mười, dựa vào môn Tam-muội và môn Đà-la-ni, thâu nhiếp tất cả các nhân huân tập của nghe, đầy khắp trong Thức A-lại-da, ví như mây trôi đầy khắp giữa hư không. Có thể dùng mây huân tập của nghe này, đối với mỗi một sát-na, đối với mỗi một tướng tốt, đối với mỗi một vẻ đẹp, đối với mỗi một lỗ chân lông, rưới xuống vô lượng vô biên làn mưa giáo pháp, tràn ngập tất cả chúng sinh đã giáo hóa. Bởi vì có thể như áng mây rưới xuống làn mưa giáo pháp, cho nên gọi là Pháp Vân. Đây là thuận theo Pháp thân chưa sánh bằng Phật, cho nên thiết lập tên gọi A-lại-da."

Luận Thập Trú nói: "Ở thế giới không có Phật, mà có thể rưới làn mưa giáo pháp."

Luận Du Già lại có ý rằng: "Nói áng mây lớn, là chưa hiện rõ Đẳng giác. Nếu hiện rõ Đẳng giác, thì có thể rưới xuống làn mưa lớn mà làm lợi ích. Đây là áng mây dày đặc không tuôn mưa, hàm chứa đức mà thôi."

Nhưng các cách giải thích tuy nhiều mà không ra ngoài ba nghĩa, đó là bởi vì Trí tuệ hàm chứa đức, đoạn trừ tất cả các chướng ngại, chứng được tất cả Pháp thân. Đã che phủ thô nặng tức là chướng ngại đã lìa xa, nghĩa là ở trong các pháp chưa có thể tự tại đối với chướng ngại, đây là chướng ngại đến mây Trí thuộc về Đại pháp ở Địa thứ mười. Do hàm tàng mà khởi lên hành nghiệp (sự nghiệp), đây chính là hai Ngu. Do chướng ngại mà khởi nghiệp, gọi là Ngu về Đại thần thông; chướng ngại đến mây Đại Trí, tức là Ngu về tỏ ngộ tiến vào bí mật vi tế. Đoạn trừ chướng ngại này, thì có thể chứng được Chân Như làm chỗ dựa cho nghiệp tự tại..., nghĩa là Thần thông-Tác nghiệp-Tổng trì-Định môn đều tự tại. Liền thành tựu Hạnh tiếp nhận phần vị..., đầy đủ Trí Ba-la-mật, đạt được quả Tam-muội Hóa thân..., tức là cuộn mây tuôn mưa, cuối cùng thành tựu Pháp thân của Phật, cho đến chứng được Chân Như cũng đều rộng khắp hư không. Ý nghĩa ấy chỉ một mà thôi.

Tiếp là chính thức giải thích văn. Trong văn có ba phần:

Trong phần một: Là ca ngợi thưa thỉnh, có mười sáu kệ phân hai: Mười ba kệ trước là ca ngợi, ba kệ sau là thưa thỉnh.

Trong mười ba kệ trước cũng có hai: Ba kệ đầu là chỉ trình bày về cúng dường, có ba loại có thể biết. Mười kệ sau là Thiên Nữ cúng dường ca ngợi.

Trong mười kệ sau cũng có hai: Một kệ trước là tổng quát nêu lên cúng dường ca ngợi, chín kệ còn lại là chính thức hiển bày về ngôn từ ca ngợi.

Trong chín kệ còn lại cũng có hai: Tám kệ đầu là ca ngợi năng lực thuộc đức của Phật, một kệ sau là lợi ích khuyến khích tu tập.

Trong tám kệ đầu cũng có hai: Năm kệ trước ca ngợi về Đại Dụng tự tại, ba kệ sau hiển bày về nguyên cớ của tự tại.

Trong năm kệ trước cũng có hai: Hai kệ đầu là Đại Dụng lợi ích rộng khắp mọi nơi, ba kệ sau là tùy theo nhìn thấy không giống nhau.

Trong ba kệ sau cũng có hai: Một kệ trước là tổng quát trình bày, hai kệ sau là hiển bày về tám tướng.

Trong ba kệ hiển bày về nguyên cớ của tự tại cũng có hai: Một kệ đầu là Trí hiểu rõ về thế gian huyễn ảo, văn có Dụ-Hợp. Hai kệ sau là chứng đến tận cùng tánhtướng, trong đó: Nửa kệ là Thể của Chứng, nửa kệ là khởi lên Dụng, nửa kệ là Dụng không lìa xa Thể, nửa kệ là Thể-Dụng phai mờ không còn.

Trong ba kệ sau là thưa thỉnh: Một kệ trước là kết thúc lặng yên nghĩ đến thưa thỉnh, hai kệ sau là vị Thượng thủ mở lời thưa thỉnh.

Phần hai: Là chính thức thuyết giảng, Luận phân ra tám phần:

1- Phần phương tiện làm đầy đủ cho Địa, thâu nhiếp toàn bộ pháp đã tu tập của chín Địa trước đây mà làm phương tiện đầy đủ của Địa này.

2- Phần đạt được Tam-muội, Hạnh bắt đầu trú vào Địa, bởi vì đức của Hạnh vô lượng, cho nên chỉ nêu ra chỗ dựa mà nhận lấy chức vị.

Phần thích hợp nhận lấy chức vị, Hạnh chính thức trú vào Địa, bởi vì dựa vào Định lực trước đây mà thâu nhiếp Trí của Phật.

3- Phần tiến vào Đại tận, là Hạnh của Địa đầy đủ, bởi vì hướng về Hạnh của các Địa trước đây đã cùng tận, nay lại đầy đủ Địa đến cuối cùng.

4- Phần giải thích tên gọi, Địa này tu học tận cùng, cho nên biện giải về đức mà hiển bày tên gọi.

5- Phần thần thông lực Hữu thượng-Vô thượng, Địa đã đầy đủ Diệu Dụng tự tại, so với trước thì Vô thượng, mà so với Phật thì thua kém.

6- Phần ảnh tượng của Địa, dùng Dụ hiển bày về Pháp, như dựa vào ảnh tượng mà nhận biết hình hài-sắc chất.

7- Phần lợi ích của Địa, làm sáng tỏ về thuyết giảng thù thắng mà khuyến khích tu tập hướng đến tiến vào.

Hai phần sau bao gồm đầy đủ mười Địa, lấy trước thâu nhiếp sau mà nói Địa này có tám phần. Nếu dựa vào Trường hàng phân tích trước đây, hai phần sau nối thông thì Địa này phân hai: Trước là trình bày về Hạnh của Địa, sau là làm sáng tỏ về Quả của Địa. Trong phần Hạnh của Địa mới có sáu phần, như trước đã nêu ra. Trong sáu phần: Một phần đầu là tâm tiến vào, các phần còn lại là tâm trú vào; tâm vượt ra tức là quả Điều Nhu, như trước đã nói.

Phần 1: Phần phương tiện làm đầy đủ cho Địa, có hai: Trước là tổng quát trình bày, sau từ "Thiện mãn..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong tổng quát: Vô lượng Trí là bởi vì A-hàm rộng lớn, quán sát hiểu biết rõ ràng là bởi vì Chứng Trí sâu xa. Trong luận Bảo Tánh nói: "Bồ-tát Địa thượng phát khởi hai loại tu hành: 1-Dựa theo Căn bản trí gọi là tu tập như thật, thì đây là Trí chứng đắc; 2-Dựa theo Hậu đắc trí, gọi là tu hành khắp nơi, thì đây là Trí rộng khắp. Các Địa khởi lên đầy đủ hai loại Hạnh trên, nay Địa này quyết định lựa chọn tư duy tu tập đối với hai Hạnh trên. Trong riêng biệt có mười câu, thâu nhiếp làm bảy tướng, bởi vì ba câu đầu và hai câu 7-8 hợp lại ở hai nơi. Trong bảy tướng:

1- Bởi vì khéo léo tu hành, tức là Đồng tướng, nghĩa là ba câu đầu trình bày cùng tu về Chứng-Trợ-không trú vào của các Địa: Câu đầu là pháp thiện vô lậu thuộc về Chứng đạo. Vì sao có thể Chứng đạo? Bởi vì câu tiếp là Trợ đạo. Vì sao thành tựu Trợ đạo? Bởi vì câu sau là không trú vào đạo, tăng thêm phước đức cho nên không trú vào Vô vi, tăng thêm trí tuệ cho nên không trú vào Hữu vi. Sáu tướng sau là Biệt tướng.

2- Đại Bi thực hành rộng khắp, tức là tướng Tự lợiLợi tha tùy thuận rộng khắp mọi nơi. Đây là tổng quát bảy Địa trước hợp lại làm một tướng, bởi vì tướng sai biệt của bảy Địa, phần đầu của Địa thứ tám đã phân rõ. Ở đây tổng quát nêu ra rộng khắp mọi nơi (Phổ biến) là giải thích về rộng khắp (Quảng), tùy thuận là giải thích về Đại Bi thực hành Lợi tha mà thành tựu Tự nghiệp, cho nên nói là Tự lợi.

3- Có một câu về làm cho quốc độ Phật thanh tịnh, tức là tướng của Địa thứ tám. Ba tướng sau tức là Địa thứ chín, bởi vì Thân Chứng cho nên ở đây nêu ra nhiều, đó là:

4- Có một câu về tướng giáo hóa chúng sinh, tức là Hạnh thuộc Tự phần của Địa thứ chín, bởi vì tiến vào mười một Trù Lâm.

5- Có hai câu về tướng khéo léo hiểu biết, nghĩa là hiểu biết thông suốt về Chân Như là nơi thực hành của Phật, khéo léo thuận theo Như Lai mà có thể chứng được Hạnh tịch diệt.

6- Tướng không hề thỏa mãn, luôn luôn quán sát về Lực... mà mong muốn hướng đến tiến vào. Câu trước là Giải (hiểu biết), câu này là Hạnh, đều là phần Thắng tiến của Địa thứ chín. Địa trước nói: Bởi vì ngày đêm chuyên cần lại không có niệm khác, chỉ tiến vào cảnh giới của Phật.

7- Tướng cuối cùng đến tiến vào của Địa, nghĩa là Địa thứ mười chứng đến tận cùng, mà giống với các Địa trước. Kết luận về Hạnh tiến vào phần vị đã thuộc về Địa thứ mười, cho nên nói là thích hợp tiếp nhận chức vị.

Phần 2: Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát dĩ như thị..." trở xuống là trình bày về phần Tam-muội, trong đó có hai: a-Nhắc lại phần trước phát khởi phần sau; b-Từ "Tức đắc..." trở xuống là chính thức hiển bày.

Trong phần b là chính thức hiển bày, có bốn: Một-Riêng biệt nêu ra mười tên gọi; Hai-Từ "Như thị đẳng..." trở xuống là kết luận về số lượng đã đạt được; Ba-Từ "Bồ-tát ư thử..." trở xuống là làm sáng tỏ về tiến vào đầy đủ; Bốn-Từ "Kỳ tối hậu..." trở xuống là hiển bày về tên gọi cuối cùng.

Mục một-Trong mười tên gọi: Tên gọi đầu là tổng quát, tên gọi còn lại là riêng biệt.

Trong tổng quát nói: Ly Cấu, là bởi vì lìa xa cấu nhiễm của phiền não, thì riêng Địa không còn chướng ngại mới nhận được tên gọi này.

Trong riêng biệt là chín Định lìa xa tám loại cấu nhiễm:

1: Tiến vào bí mật không có cấu nhiễm, nghĩa là hiểu rõ nơi sâu xa bí mật tiến vào Sự Sự pháp giới, bởi vì không đi cùng với phiền não.

2: Tiếp cận không có cấu nhiễm, vạn hạnh đã tròn vẹn mà tiếp cận đạo tràng ấy, như kinh Tịnh Danh trình bày. Trên đây, một loại đầu là Giải, một loại tiếp là Hạnh. Ba loại sau là thành tựu Đức.

3: Phát ra ánh sáng không có cấu nhiễm, nghĩa là ánh sáng làm nở hoa tâm, khiến cho thấy được quả ấy, cũng có thể an tọa trên đủ loại hoa sen lớn quý báu mà ánh sáng chiếu rọi khắp nơi.

4: Đà-la-ni không có cấu nhiễm, như biển chứa đựng tất cả.

5: Phát khởi thần thông không có cấu nhiễm, bởi vì vô tâm lập tức hiện bày. Năm loại trên đều là phát khởi về Định của Pháp thân.

6: Có hai Định về thanh tịnh quốc độ Phật không có cấu nhiễm, câu trước là Vô lượng bởi vì tận cùng giới hạn (Cương vức) của pháp giới, câu sau là chính thức quán sát tận cùng Thể tánh của quốc độ. Sáu loại trên là Tự lợi.

7: Giáo hóa chúng sinh không có cấu nhiễm. Tự lợiLợi tha trên đây đều là Hạnh thuộc Tự phần.

8: Chánh giác không có cấu nhiễm, nghĩa là Thắng tiến hướng lên Giác ngộ lúc sắp thành tựu Bồ-đề, tất cả chư Phật lần lượt cùng nhau hiện rõ trước mắt mà chứng thực nhận biết, như phần sau nói về tiếp nhận chức vị, bởi vì Bổn giác sắp hiện bày.

Mục hai-Là kết luận về số lượng đã đạt được, cũng là quyến thuộc; đều hiện rõ trước mắt, là bởi vì thành tựu tu tập đã lâu, không thêm công lực mà tự nhiên hiện bày.

Trong mục ba: Là làm sáng tỏ về tiến vào đầy đủ: Chủ động tiến vào, là bao gồm Thể của Định phương tiện tiến vào-rời ra, ẩn hiện ngay trong nhau không có phương hướng xứ sở, cho nên nói là thiện xảo; khéo léo hiểu rõ việc đã làm tức là nhận biết về nghiệp dụng.

Mục bốn: Là hiển bày về tên gọi cuối cùng, bởi vì sắp thuyết giảng về phần tiếp nhận chức vị. Nhất thiết trí, là Trí vô phân biệt của Phật. Luận về Kinh nói lặp lại chữ Trí là bao gồm Hậu đắc trí, hai Trí bình đẳng gọi là tiếp nhận chức vị (Thọ vị).

Phần 3: Từ "Thử Tam-muội hiện tiền..." trở xuống là trình bày về phần thích hợp nhận lấy chức vị, trong đó có bốn: a-Pháp; b-Dụ; c-Hợp; d-Kết luận.

Phần a-Pháp, có sáu: Một-Pháp tòa; Hai-Thân; Ba-Quyến thuộc; Bốn-Tướng; Năm-Nơi sinh ra; Sáu-Đạt được phần vị.

Trong sáu loại: Năm loại trước là đầy đủ đức thuộc

Tự phần, một loại sau là hướng lên trên thâu nhiếp quả Phật. Trong năm loại trước: Ba loại đầu là Thể của phần vị, một loại tiếp là Tướng của phần vị, một loại sau là Dụng của phần vị. Ba loại đầu tức là Y báo-Chánh báo và quyến thuộc.

Mục một-Tùy theo Pháp tòa như thế nào? Nghĩa là pháp tòa bằng hoa chúa lớn quý báu, trong đó có hai:

Trước là trình bày về hoa chủ, tự nhiên có mười tướng: 1-Tướng chủ, tức là hoa sen quý báu. 2-Từ "Kỳ hoa..." trở xuống là tướng về hạn lượng. 3-Từ "Dĩ chúng diệu..." trở xuống là tướng thù thắng, bởi vì đầy đủ đức. 4-Từ "Siêu quá..." trở xuống là tướng của Địa, vốn là nơi sinh ra. 5-Từ "Xuất thế..." trở xuống là tướng của nhân. 6-Từ "Tri chư..." trở xuống là tướng của thành tựu. 7-Từ "Hằng phóng..." trở xuống là tướng của Đệ nhất nghĩa, Chánh quán soi chiếu khắp nơi mà hiện rõ sự việc trong pháp giới, như hoa sen ở thế gian nở tròn, bởi vì hoa sen (Hạm đạm) là bậc nhất. 8-Từ "Phi chư Thiên..." trở xuống là tướng của công đức, bởi vì đức của Bồ-tát cảm đến. 9-Từ "Tỳ lưu ly..." trở xuống là tướng của Thể. 10-Từ "Kỳ hoa..." trở xuống là tướng trang nghiêm.

Sau từ "Thập-tam thập..." trở xuống là trình bày về hoa quyến thuộc.

Mục hai-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là tùy theo Thân như thế nào?

Vốn là thân thù thắng vi diệu phù hợp với pháp tòa.

Mục ba-Từ "Vô lượng..." trở xuống là tùy theo Quyến thuộc như thế nào?

Mục bốn-Từ "Phật tử, thử Đại..." trở xuống là tùy theo Tướng như thế nào? Vốn là tác nghiệp rộng khắp mọi nơi làm tướng ấy.

Mục năm-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát tọa bỉ..." trở xuống là tùy theo nơi sinh ra như thế nào? Mười nơi phát ra ánh sáng khiến cho ra khỏi đường ác, mà tăng thêm hạnh của Bồ-tát. Văn phân làm bốn: 1-Tỏa ra ánh sáng tác nghiệp; 2-Các Thánh đều nhận biết; 3-Phần vị dưới tìm đến nhanh như gió; 4-Đồng thanh tương ứng.

Mục 1-Tỏa ra ánh sáng tác nghiệp, mười nơi phát ra ánh sáng có ba loại nghiệp: a-Nghiệp làm lợi ích; b-Nghiệp gợi mở giác ngộ; c-Nghiệp thâu nhiếp thuần phục.

Nay tương tự ví dụ thuận theo nhau lại phân làm bốn tiết:

Tiết một-Bảy ánh sáng trước chỉ có nghiệp làm lợi ích: Năm loại trước là lợi ích cho phàm phu, hai loại sau là lợi ích cho Tiểu thừa.

Tiết hai-Một ánh sáng thứ tám có hai nghiệp rưỡi: 1-Lợi ích, bởi vì lợi ích cho Bồ-tát Địa thứ chín trở về sau; 2-Gợi mở giác ngộ khiến cho nhận biết. Nói một nửa, là chỉ có nghĩa về thâu nhiếp, bởi vì thâu nhiếp khiến cho họ tìm đến.

Tiết ba-Một ánh sáng thứ chín cũng có hai nghiệp rưỡi: 1-Lợi ích cho Bồ-tát cùng chung phần vị, văn sau nói ánh sáng ấy đã làm lợi ích cho phần vị này thì ánh sáng này chắc chắn làm lợi ích cho phần vị ấy; 2-Gợi mở giác ngộ khiến cho nhận biết. Nói một nửa, là cung Ma không hiện rõ, vốn là nghiệp điều phục.

Tiết bốn-Ánh sáng thứ mười từ đỉnh đầu chỉ có nghiệp gợi mở giác ngộ, văn phân làm ba: 1-Hiển bày về phạm vi giới hạn soi chiếu. 2-Từ "Hữu nhiễu..." trở xuống là chính thức hiển bày về tác nghiệp, nghĩa là phát khởi cúng dường thành tựu lợi ích. Nói không lui sụt Bồ-đề, Luận có bốn nghĩa: a-Bởi vì quyết định Chứng đối với Đăng Địa; b-Bởi vì tiến vào Chánh định tụ; c-Bởi vì chắc chắn lìa bỏ phóng dật xấu ác; d-Bởi vì chắc chắn tích tập việc thiện. 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là việc làm kết thúc thu lại ánh sáng. Nói tiến vào dưới chân: Nếu dựa theo Giáo tướng, thì ánh sáng trên đỉnh đầu tiến vào chân, bởi vì hiển bày về tôn kính sâu xa. Nếu dựa theo Chứng Thật, thì Trí cuối cùng từ dưới thấp hướng đến mà tiến vào cảnh giới của chư Phật. Vì vậy Luận giải thích ở đoạn sau nói: Bởi vì thâu nhiếp bình đẳng, hiển bày về chứng được cảnh giới Phật, tức là Tự chứng.

Mục 2-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là các Thánh đều nhận biết.

Mục 3-Từ "Phật tử thị thời..." trở xuống là phần vị dưới tìm đến nhanh như gió, bày tỏ cung kính đạt được lợi ích. Văn đều có thể biết.

Mục 4-Từ "Đương nhĩ chi thời..." trở xuống là đồng thanh tương ứng, bởi vì tu nhân hạnh bình đẳng giúp đỡ lẫn nhau, biểu thị về đức trang nghiêm sâu rộng tốt lành ở bên trong, bởi vì tâm đã tròn vẹn, bên ngoài ở tại tướng này phát ra ánh sáng làm lợi ích lẫn nhau. Lại trước là ở nơi này soi chiếu nơi kia, ánh sáng phát ra giữa chặng mày, biểu thị cho Trung đạo đã soi chiếu; nay ở nơi kia soi chiếu nơi này, chính là ở tướng ngực, biểu thị cho tâm cùng phù hợp sâu xa, đức tròn vẹn-Ma không còn, gọi là hủy hoại Ma oán.

Mục sáu-Từ "Nhĩ thời thập phương..." trở xuống là trình bày tùy theo phần vị đã đạt được, trong đó có hai:

Mục 1-Phát ra ánh sáng, trong có mười nghiệp: 1-Tên gọi của ánh sáng tức là nghiệp lợi ích, bởi vì tăng thêm Nhất thiết trí mà khiến cho thành Phật. 2-Ánh sáng quyến thuộc là nghiệp của nhân. 3-Thị hiện Phật là nghiệp cung kính. 4-Nghiệp mở bày giác ngộ. 5-Nghiệp làm chấn động. 6-Nghiệp ngăn chặn điều ác. 7-Nghiệp hàng phục Ma quân. 8-Nghiệp thị hiện. 9-Từ "Như thị..." trở xuống là nghiệp tụ vào tản ra. 10-Thị hiện đủ loại tức là nghiệp biến hóa.

Mục 2-Từ "Hiện thị sự dĩ..." trở xuống là tiến vào đỉnh đầu mà thành tựu lợi ích. Tiến vào đỉnh đầu: Nếu dựa theo tướng giáo hóa thì trên thu nhận đối với dưới. Nếu dựa theo Thật nghĩa thì soi chiếu tận cùng nguồn tâm, gọi là Trí Đảnh, thành tựu quả thuộc về mình, đó là tiến vào ánh sáng.

Luận nói: Ánh sáng của các Đức Như Lai, Bồ-tát ấy lần lượt cùng với Trí bình đẳng mà thâu nhiếp tiếp nhận, nghĩa là ánh sáng trên đỉnh đầu Bồ-tát tiến vào dưới chân Phật, là nhân hướng lên trên tiến vào quả, ánh sáng của Phật tiến vào đỉnh đầu Bồ-tát là quả thu lấy nhân, cũng là nhân thu lấy quả, tiến vào thì không còn dấu vết, nhân quả cùng mất đi gọi là bình đẳng.

Từ "Đương nhĩ chi thời..." trở xuống là đạt được lợi ích. Từ "Danh vi..." trở xuống là kết luận về phần vị. Tiến vào cảnh giới của Phật là pháp đã chứng giống nhau. Đầy đủ mười Lực là Hạnh đức giống nhau. Thuộc về số lượng của Phật, là như mới xuất gia liền thuộc về số lượng của Tăng.

Phần b-Từ "Phật tử, như Chuyển Luân..." trở xuống là Dụ, dụ cho sáu sự việc trên đây, văn có phần không theo thứ tự: Một-Dụ cho tùy theo thân nào. Hai-Từ "Kỳ Chuyển Luân..." trở xuống là dụ cho tùy theo pháp tòa nào. Ba-Từ "Trường đại..." trở xuống là dụ cho tùy theo tướng nào. Bốn-Từ "Thủ tứ đại..." trở xuống là dụ cho tùy theo phần vị đã đạt được, Vương dụ cho Chân thân, tay dụ cho Ứng thân, bình dụ cho Bạch hào, nước dụ cho ánh sáng. Thuận theo có Dụ thứ ba về tùy theo quyến thuộc như thế nào, nghĩa là văn võ bá quan dùng làm phụ tá. Năm-Từ "Tức năng..." trở xuống là trình bày về tùy theo xuất xứ như thế nào.

Phần c-Từ "Bồ-tát thọ chức..." trở xuống là Hợp, nhưng hợp với tùy theo phần vị đã đạt được, bởi vì ý chính thuộc về nơi này.

Phần d-Từ "Phật tử..." trở xuống là tổng quát kết luận, kết luận về một phần này.

Phần 4: Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử Pháp Vân..." trở xuống là trình bày về phần tiến vào Đại tận, trong đó có năm loại Đại: Một: Trí Đại; Hai: Giải thoát Đại; Ba: Tam-muội Đại; Bốn: Đà-la-ni Đại; Năm: Thần thông Đại.

Năm Đại này dựa vào năm loại nghĩa: Một-Dựa vào nghĩa về Thật Trí của Chánh giác, bởi vì lìa xa chướng của Trí; Hai-Dựa vào nghĩa về tự tại của tâm, bởi vì lìa xa chướng của phiền não; Ba-Dựa vào phát tâm tức là nghĩa về thành tựu tất cả sự việc, bởi vì Định lực của ý; Bốn-Dựa vào nghĩa thuận theo lợi ích chúng sinh ở tất cả thế gian, bởi vì ý có thể duy trì tất cả-miệng có thể tùy thuận tất cả; Năm-Dựa vào nghĩa có thể hóa độ chúng sinh, bởi vì Thân và các Thông có thể vận dụng rộng rãi. Hai loại trước là Tự lợi, ba loại sau là Lợi tha.

Trong văn có ba mục: Hai loại trước là riêng biệt trình bày, ba loại sau là hợp lại ví dụ.

Mục một-Trí Đại, phân hai: Trước là riêng biệt trình bày, sau là tổng quát kết luận.

Mục trước, có bảy loại Trí: 1-Trí Đại thuộc về Tập; 2-Trí Đại thuộc về Ứng hóa; 3-Trí Đại thuộc về Gia trì; 4-Trí Đại thuộc về Nhập vi tế; 5-Trí Đại thuộc về Mật xứ; 6-Trí Đại thuộc về Nhập kiếp; 7-Trí Đại thuộc về Nhập đạo. Bảy Trí này lần lượt chuyển tiếp sinh khởi lẫn nhau.

Mục 1-Trí Đại thuộc về Tập. Dựa vào lực có thể đoạn trừ nghi ngờ, bởi vì hiểu rõ về pháp duyên Tập. Trong văn: a-Riêng biệt trình bày; b-Từ "Cử yếu..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong mục a, có hai mươi Tập đều trình bày về Tập thuộc nhân duyên, nhưng bao gồm Chân-Vọng cùng với hòa hợp, cho nên có ba phần: Một-Phần Nhiễm; haiPhần Tịnh; ba-Phần Diệt.

Trong văn có sáu lớp: 1-Chỉ riêng Nhiễm, đó là bốn Tập đầu và Tập của chúng sinh, Tập thuộc về các Kiến phiền não. 2-Chỉ riêng Tịnh, đó là các Tập của Thanh văn trở xuống. 3-Chỉ riêng Diệt, đó là Hư không. 4-Tịnh và Nhiễm hợp lại mà nói, đó là Thức và ThànhHoại của thế giới Hữu vi. 5-Tịnh và Diệt hợp lại mà nói, đó là Vô vi và Niết-bàn, Trạch diệt Vô vi là Tịnh, Phi trạch diệt là Diệt; Niết-bàn tánh tịnh gọi là Diệt, ba loại Niết-bàn còn lại là Tịnh. 6-Bao gồm Nhiễm-Tịnh và Diệt, đó là Pháp giới, cho nên Luận nói: Tùy theo Chánh-Bất chánh, bởi vì Pháp giới bao gồm Thiện-Bất thiện và Vô vi. Mà các câu trong Luận đều có chữ Tùy Sở, là bởi vì tùy theo sai biệt như thế nào mà đều có thể nhận biết.

Mục 2-Từ "Phật tử..." trở xuống là trình bày Trí Đại thuộc về Ứng hóa. Trong đó có ba: a-Nhắc lại phần trước phát khởi phần sau, bởi vì Trí thân khởi lên Lực dụng giáo hóa dựa vào Duyên Tập trước đây, cho nên Luận nói: Khởi lên Lực dụng dựa vào thân ấy. b-Từ "Như thật..." trở xuống là chính thức hiển bày. c-Từ "Như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong mục b, chính thức hiển bày có mười câu: Ba câu đầu là hóa hiện về Chúng sinh thế gian tự tại, hóa hiện dấy khởi nghiệp thiện-ác của chúng sinh và Lợi sửĐộn sử, mà khiến cho chúng sinh thấy tựa như đích thực tạo tác. Một câu tiếp là hóa hiện về Khí thế gian tự tại. Năm câu tiếp là hóa hiện về Trí chánh giác thế gian tự tại, vốn là Chánh giác thuộc về Tam thừa: Một câu là hóa hiện Pháp giới, vì Tam thừa mà thuyết giảng về pháp hành; bốn câu còn còn là hóa hiện làm người Tam thừa và quả. Một câu sau cuối là bao gồm ba thế gian, Hữu tình thế gian có phân biệt, Khí thế gian không có phân biệt, Trí chánh giác thế gian bao gồm hai loại trước.

Mục 3-Từ "Hựu như thật tri Phật trì..." trở xuống là Trí Đại thuộc về Gia trì. Luận nói: Dựa vào Lực của Hạnh chuyển biến như vậy-như vậy, nghĩa là dựa vào Ứng hóa ấy mà thường xuyên hóa hiện không dứt, là Hạnh gia trì. Sự việc ấy không phải là một, cho nên nói lặp lại như vậy-như vậy.

Văn có mười một câu: Ba câu đầu nói về không đoạn dứt Tam Bảo, là cảnh giới gia trì; tám câu còn lại là Hạnh gia trì.

Trong tám câu: Hai câu trước là nghịch hạnh, hạnh nướng thân trên lửa nóng không chán, hạnh Bà-tu ác nghiệt nhiễm dục khắp nơi, ở trong tà đều là sự việc ấy. Sáu câu sau là thuận hạnh: Bốn câu đầu là hạnh thuộc về nhân khởi lên, Thời là thời gian của nhân khởi lên, Nguyện... là Thể của nhân; hai câu sau là đạt được quả thuộc về thời gian, Thời là kiếp dài, Trí là Thể của quả, nghĩa là Trí của Nhất thiết trí.

Mục 4-Từ "Hựu như thật tri chư Phật..." trở xuống là Trí Đại thuộc về Nhập vi tế, nghĩa là bởi vì nhận biết về Dụng hóa hiện vi tế tự tại của Phật. Luận nói: Dựa vào Trí thuộc về Ứng hóa-Gia trì khéo léo tích tập mà làm không hai, nghĩa là dựa vào ba Trí thuộc về Ứng hóa... trước đây hợp lại làm Trí không hai, là Dụng của hóa hiện vi tế này. Vì vậy tùy theo một Sự đã đầy đủ ba Sự trước, không những tám tướng, mà một tướng cũng đầy đủ bảy tướng còn lại, văn đều có thể biết.

Mục 5-Từ "Hựu nhập..." trở xuống là Trí Đại thuộc về Mật xứ. Dựa vào chúng sinh chưa thuần thục mà bảo vệ căn, không để cho sợ hãi, hiện rõ thô-ẩn kín tế mà bí mật cùng thành tựu. Văn có mười câu:

Ba câu đầu tức là tổng quát hiển bày về Tam mật.

Ba câu tiếp là riêng biệt hiển bày về bí mật khởi lên hóa hiện: 1-Ý nhận biết thời gian hóa hiện. 2-Miệng ghi nhận cho họ, nghĩa là người lười nhác uể oải thì thong thả ghi nhận, người yếu hèn rút lui thì nhanh chóng ghi nhận, hoặc là dẫn ra Thật hạnh của Thanh văn, cùng với Ứng hóa mà ghi nhận. Lại xưa kia chỉ ghi nhận cho Bồ-tát, thì ghi nhận cho Thanh văn là bí mật, ẩn hiện tùy cơ. 3-Bí mật thâu nhiếp chúng sinh, Luận về Kinh nói là thâu nhiếp điều phục, nghĩa là thâu nhiếp tiếp nhận làm cho phải thuần phục, đều bao gồm thânmiệng.

Một câu tiếp là Giáo bí mật, dựa theo Thật thì không có ba mà nói thành ba, ba tức là Mật, bởi vì chỉ là Bồtát hoa hiện; dựa theo căn cơ, không phải một mà nói là một, một cũng là Mật.

Ba câu sau là dựa theo pháp đã nhận biết để trình bày về Mật, nhận biết đủ loại căn, nhận biết về nghiệp vô cùng sai biệt, nhận biết về hạnh thuận-nghịch, bởi vì đều đạt được Bồ-đề là Mật.

Mục 6-Từ "Hựu tri..." trở xuống là Trí Đại thuộc về Nhập kiếp. Dựa vào ý tự tại xả bỏ-gia trì Mạng hành, nghĩa là: Kiếp luôn luôn chuyển biến trôi qua gọi là Mạng hành; một thâu nhiếp tất cả gọi là Gia trì; một hòa vào tất cả gọi đó là Xả, bởi vì rời bỏ chính mình tùy theo người khác; kiếp chuyển theo tâm gọi là Tự tại; cũng là môn Thập Thế Cách Pháp Dị Thành. Bởi vì đạt được giải thoát không thể nghĩ bàn, không thấy dài-ngắn, một-nhiều, lớn-nhỏ cùng dựa vào nhau-hòa vào nhau..., đều như phẩm Phát Tâm trình bày.

Mục 7-Từ "Hựu tri Như Lai..." trở xuống là Trí Đại thuộc về Nhập đạo. Luận nói: Dựa vào ý đối trị mà nói, nghĩa là tiến vào tất cả các Đạo, hoặc thuận-hoặc nghịch đều là đối trị, tất cả đều là Nhập đạo. Đây là dựa theo nhận biết về Đạo của phàm phu. Nếu dựa theo nhận biết về Đạo chuyển hóa phàm phu, thì thuận nghịch... này chính là Phật đạo.

Trong riêng biệt có mười bốn câu: Câu đầu là tổng quát về tiến vào chúng sinh đã giáo hóa, nghĩa là tâm hành bất định(Mao đạo) của phàm phu vốn tùy theo gió không nhất định. Luận về Kinh nói là tiến vào Đạo của phàm phu. Luận nói: Dựa vào Địa của phàm phu. Những câu còn lại riêng biệt hiển bày về chúng sinh đã giáo hóa, tóm lược có ba loại:

1- Dựa vào hiện hành Ngã mạn, khiến cho tiến vào vi trần, Trí quán sát rõ ràng về tích tụ nương nhờ, chỉ là bụi trần vốn Vô ngã.

2- Dựa vào niềm tin mong cầu sinh lên cõi trời, vượt qua pháp đã tin theo mà tiến vào quốc độ thanh tịnh.

3- Còn lại đều là dựa vào giác quán, trong đó: Một câu trước là khởi lên giác quán về thân, hai câu tiếp là chính thức hiển bày giác quán về tâm hành sai biệt, một câu tiếp là trình bày về cảnh đã giác quán. Bốn câu trên là giác quán về chúng sinh đã giáo hóa. Bốn câu tiếp là Hạnh có thể giáo hóa: Một câu đầu là tổng quát hiển bày về Hạnh rộng khắp, hai câu tiếp là hoặc thuận-hoặc nghịch tùy theo thích hợp, một câu sau là hoặc cạn-hoặc sâu tùy theo thích hợp. Bốn câu sau là giáo hóa khiến cho tiến vào quả của Tam thừa.

Mục sau-Từ "Phật tử, nhất thiết..." trở xuống là tổng quát kết luận, bảy Trí trước đây đều là Trí của Phật, Bồtát có thể tiến vào, cho nên gọi là Trí Đại.

Trong mục hai-Từ "Phật tử, chí trú thử địa..." trở xuống là trình bày về Giải thoát Đại, có ba: Đầu là nêu lên phần vị đạt được. Tiếp từ "Tức đắc..." trở xuống là sơ lược hiển bày, có mười:

1- Dựa vào cảnh giới thần thông, chuyển biến tự tại, ngôn từ-ý niệm vốn không đạt tới, như Tịnh Danh đã đạt được.

2- Có thể đi đến vô lượng thế giới, bởi vì lực của Nguyện Trí không có gì chướng ngại.

3- Trình bày về giải thoát lìa bỏ chướng, cho nên nói là quán sát thanh tịnh. Lìa bỏ chướng có hai: a-Dựa theo phần vị thì thế gian-xuất thế gian đã lìa bỏ không giống nhau; b-Dựa vào Học-Vô học sai biệt trong xuất thế gian, Học-Vô học này đều bao gồm Tam thừa.

Trong ba loại trên, hai loại trước dựa theo Thông, một loại này dựa theo Trí, cùng làm một cặp, tổng quát về tướng để trình bày, dựa theo thân để trình bày về Thông, dựa vào con người để hiển bày về Trí.

Ba loại tiếp làm một cặp, một là Thông, hai là Trí.

4- Dựa theo tâm để trình bày về Thông, soi chiếu tất cả căn cơ chúng sinh, tùy theo ý mà chuyển biến, cùng một lúc ứng hiện khắp nơi như Quán Âm thị hiện Phổ môn.

Hai loại tiếp dựa theo pháp để trình bày về Trí.

5- Tức là pháp Đà-la-ni, hiển bày hằng sa công đức tích chứa trong Như Lai Tạng.

6- Tức là có thể phá bỏ ngôn từ của người khác, tùy theo ngôn từ của họ mà phá bỏ hoàn toàn không có gì chướng ngại.

Hai loại tiếp là một cặp, Thông-Trí hòa vào nhau: Dựa theo thời gian để trình bày về Thông, bởi vì tùy ý trú trì hòa vào nhau mà hiểu rõ về kiếp của ba đời; dựa theo nhân duyên tích tập để hiển bày về Trí, bởi vì trong pháp giới hàm chứa đầy đủ Nhất thiết chủng trí.

Hai loại sau là một cặp, dựa theo tướng tức là trình bày về Thông-Trí, dựa theo thân là trình bày về Thông, bởi vì vầng ánh sáng không tách lìa một thân mà soi chiếu khắp nơi, là vầng ánh sáng của giải tho-át; dựa theo thời gian để trình bày về Trí, bởi vì dựa vào một mà có thể nhận biết nhiều.

Sau từ "Thử thập..." trở xuống là kết luận về phần mở rộng.

Mục ba-Từ "Như thị nãi chí..." trở xuống là tổng quát ví dụ ba loại còn lại (Tam-muội Đại, Đà-la-ni Đại và Thần thông Đại). Phần trình bày về Đại Tận, xong.

Phần 5-Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát thông đạt như thị..." trở xuống là phần giải thích tên gọi, trong đó có ba: a-Có thể tiếp nhận mây mưa Đại pháp của Như Lai, cho nên gọi là Pháp Vân; b-Từ "Phật tử, thử địa Bồ-tát dĩ tự nguyện..." trở xuống là trình bày về năng lực rưới mưa diệt trừ phiền não, cho nên gọi là Pháp Vân; c-Từ "Phật tử, thử địa Bồ-tát ư nhất niệm..." trở xuống là trình bày về rưới mưa phát sinh thiện căn, cho nên gọi là Pháp Vân.

Nhưng hai phần sau, từ chính mình mà nhận lấy tên gọi. Nay một phần này, từ pháp đã tiếp nhận mà thiết lập tên gọi, Luận nói: Mây và pháp tương tự, bởi vì che phủ khắp nơi; nghe pháp trong Địa này tương tự, bởi vì giống như thân hư không che phủ khắp nơi. Nghĩa là mây của thân Phật che phủ khắp nơi pháp giới, mưa của pháp cũng nhiều, chỉ riêng Địa này có thể tiếp nhận, cho nên gọi là Pháp Vân.

Trong phần a, văn có hai: Một-Tổng quát trình bày về đức chủ động tiếp nhận, do thành tựu niệm lực của bảy Trí trước đây mà có thể tiếp nhận nhiều pháp, Trí này thật sự thành tựu nhiều đức, cho nên nói là Vô lượng Bồ-đề, gần thì nói về nghĩa thọ trì mà thôi. Hai-Từ "Thập phương..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của pháp tiếp nhận.

Trong mục hai có ba: 1-Tổng quát hiển bày về tiếp nhận nhiều; 2-Trải qua số lượng hiển bày về nhiều; 3Hỏi đáp hiển bày về nhiều.

Mục 1-Tổng quát hiển bày về tiếp nhận nhiều, có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp có ba: Một-Trình bày về nhiều pháp đã tiếp nhận.

Hai-Từ "Đại pháp minh..." trở xuống là pháp vi diệu đã tiếp nhận, cho nên sau phần Hợp nói là Tạng bí mật. Văn có ba câu: Hai câu trước là Tánh, nghĩa là do ba Tuệ mà nhận biết gọi là tự tánh của pháp, bởi vì Đại

Pháp Minh là Trí về Văn-Tư thâu nhiếp tiếp nhận, soi chiếu là do Tu tuệ mà thâu nhiếp tiếp nhận; câu sau là Tác, nghĩa là thuyết giảng trao cho chúng sinh như mây, bởi vì rưới xuống làn mưa giáo pháp cho người khác. Ba-Từ "Ư nhất niệm..." trở xuống là hiển bày về đức có thể tiếp nhận. Trong một niệm là bởi vì nhanh chóng, đã nhiều vi diệu mà lại nhanh chóng, lần lượt chuyển tiếp hiển bày về thù thắng. Luôn luôn an ổn, là bởi vì có thể luôn luôn an ổn tiếp nhận văn từ. Thọ là tin tưởng mà tiếp nhận. Hai loại trên là tiếp nhận về văn từ. Nhiếp là tư duy thâu nhiếp mà chọn lấy nghĩa lý. Trì là thâu nhiếp tiếp nhận văn từ-nghĩa lý ấy mà thành tựu hai Trì, ở đây chỉ nói về Thuận.

Sau trong Dụ và Hợp bao gồm trở lại hiển bày về không có thể, văn đều dễ hiểu.

Trong mục 2-Từ "Phật tử, thí như đại hải..." trở xuống là trải qua số lượng hiển bày về nhiều: Trước là Dụ, sau là Hợp. Biển luôn luôn an ổn, là bởi vì tiếp nhận tất cả dòng chảy. Thọ là bởi vì không cấu trược, cấu trược như không tin. Nhiếp là bởi vì những dòng chảy khác xuôi vào đều mất đi tên gọi vốn có. Trì là bởi vì Dụng không thể cùng tận.

Trong mục 3-Từ "Giải Thoát Nguyệt..." trở xuống là hỏi đáp hiển bày về nhiều: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Trong mục b là giải đáp có hai: Trước là so sánh để hiển bày rõ ràng về pháp rộng nhiều đã tiếp nhận từ một vị Phật; sau từ "Như nhất Phật..." trở xuống là tương tự hiển bày về nhiều vị Phật. Nói về Tạng pháp của ba đời, là kho tàng giáo pháp của ba đời chư Phật. Nhưng mà

Luận nói: Kho tàng của ba loại sự việc ở trong pháp giới, là ý chọn lấy Pháp Minh soi chiếu, mà mưa tích tụ ở pháp giới. Bởi vì Kinh ấy nói là Tạng pháp giới, cho nên đưa ra cách giải thích này.

Phần b-Năng lực rưới mưa diệt trừ phiền não là trong giải thích tên gọi, mây... trong này như phẩm Xuất Hiện mở rộng trình bày. Vầng mây Từ Bi che phủ khắp nơi, tiếng sấm giáo pháp làm cho mọi loài kinh hãi, Thông-Minh-Vô úy soi chiếu căn cơ, nhanh chóng khiến cho thấy Đạo. Dùng nhân của phước trí thành tựu đủ loại thân, hình dạng như mây mà hiển bày về nhiều, làn mưa giáo pháp đích thực có thể phá tan bốn Ma.

Phần c-Năng lực rưới mưa phát sinh thiện căn, là giải thích tên gọi của tám tướng dần dần tăng thêm, có thể biết.

Phần 6: Trong phần thần thông lực Hữu thượng-Vô thượng, có sáu loại tướng: Một-Dựa vào bên trong; HaiDựa vào bên ngoài; Ba-Tự tướng; Bốn-Tướng tạo tác trú trì; Năm-Tướng khiến cho hoan hỷ; sáu-Đại thù thắng.

Nếu dựa vào văn kinh thì phân hai: Bốn loại trước hợp lại làm một phần, chính thức hiển bày về thần thông; hai loại sau hợp lại làm phần, đoạn trừ nghi ngờhiển bày thù thắng.

Phần a-Chính thức hiển bày về thần thông, phân hai: Trước là riêng biệt trình bày; sau là tổng quát kết luận.

Trong riêng biệt có ba mục:

Mục một-Trình bày về dựa vào bên trong: 1-Trí tuệ thông suốt rõ ràng, tức là Trí phát khởi của Thông, cũng là Đà-la-ni; 2-Thần thông là Thể của Thông; 3-Tự tại tức là Đức của Thông, cũng thâu nhiếp Giải thoát không thể nghĩ bàn cùng với Tam-muội. Đầy đủ ba sự việc này tức là Thông Vô thượng.

Mục hai-Từ "Tùy kỳ..." trở xuống là dựa vào bên ngoài, nghĩa là nghiệp dụng dựa vào cảnh bên ngoài mà khởi lên. Cũng là tướng thứ ba dựa vào Tự tướng, bởi vì tác dụng chuyển biến là tướng của Thần thông. Hai loại này trong văn kinh là một nghĩa mà phân làm hai, nay dựa vào Tự tướng để giải thích, văn tự nhiên có hai loại: 1-Chuyển biến sự việc bên ngoài, trong đó có ba: a-

Chuyển biến tóm lược-mở rộng thuộc về đồng loại; b-Từ "Cấu thế giới..." trở xuống là chuyển biến sự việc khác nhau thuộc về tịnh-nhiễm; c-Từ "Hoặc tùy tâm..." trở xuống là chuyển biến tự tại thuộc về mảy trần chứa đựng thế giới... 2-Từ "Hoặc tùy tâm niệm ư nhất mao..." trở xuống là Ứng hóa thuộc về tự thân, có thể biết.

Mục ba-Từ "Hoặc tùy tâm niệm ư nhất niệm trung thị hiện bất khả thuyết..." trở xuống là tướng tạo tác trú trì, nghĩa là thường sử dụng mà không dứt.

Phần b-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là trong phần đoạn trừ nghi ngờ-hiển bày thù thắng, có hai: Một-Đoạn trừ nghi ngờ; hai-Hiển bày thù thắng.

Mục một-Tức là Luận nói sinh lòng hoan hỷ bởi vì trừ bỏ nghi ngờ, trong đó có hai: 1-Nêu ra lực Thần thông của mình đoạn trừ nghi ngờ; 2-Thuyết pháp để đoạn trừ nghi ngờ.

Mục 1-Có hai lần hỏi đáp: a-Một lần hỏi đáp để hiển bày về Thần lực Vô thượng, khiến cho Đại chúng hoan hỷ; b-Một lần hỏi đáp để hiển bày về Thần lực Hữu thượng, khiến cho Đại chúng hoan hỷ.

Trong mục a: Trước là thưa hỏi, sau là giải đáp.

Trong thưa hỏi: Đầu là Đại chúng sinh lòng nghi ngờ, nêu ra Phật nghi ngờ về Bồ-tát, sự việc như trên thì Phật có thể đạt được như vậy, Bồ-tát lẽ nào như vậy hay sao? Sau là vị Thượng thủ vì Đại chúng mà thưa thỉnh.

Trong giải đáp có hai tiết: Một-Nhập Định để hiện bày thần thông; hai-Thưa hỏi và giải đáp để quyết định lựa chọn.

Tiết một: Ngay nơi sự việc để nghiệm xét, trong đó có ba: 1-Vị Pháp chủ tiến vào Định, Thể tánh của quốc độ không có nơi nào không dung thông, cho nên một thân có thể bao hàm không có gì ở ngoài. 2-Từ "Nhập thử..." trở xuống là Đại chúng nhìn thấy biểu hiện thần thông tự tại kỳ lạ hiếm có, cho nên Phật hiệu là Thông Vương. 3-Từ "Kim cang..." trở xuống là thâu nhiếp Dụng tăng thêm tôn kính.

Tiết hai-Từ "Nhĩ thời Giải Thoát Nguyệt..." trở xuống là thưa hỏi và giải đáp để quyết định lựa chọn, trong đó có ba: 1-Thưa hỏi về danh tự. 2-Từ "Hựu vấn..." trở xuống là phạm vi giới hạn của nghiệp dụng. 3-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú..." trở xuống là tương tự hiển bày về rộng nhiều, trong đó có hai: a-Chỉ kết luận nhiều Định đã hiển bày về nghiệp dụng khó nghĩ bàn; b-Từ "Phật tử, thử Pháp Vân..." trở xuống là kết luận tóm lược hiển bày rộng lớn, thì những đức còn lại đều là vô tận. Trong này cũng chính là sự việc trong phần Đại Tận.

Trong mục b-Từ "Giải Thoát Nguyệt..." trở xuống là hiển bày về Thần lực Hữu thượng, là bởi vì không bằng Phật: Trước là thưa hỏi, sau là giải đáp.

Trong thưa hỏi: Tức là nêu ra Bồ-tát nghi ngờ về Phật, nghĩa là Bồ-tát đã thật sự đạt được như vậy, thì Phật lẽ ra không thù thắng? Nếu nói thù thắng thì tướng ấy thế nào? Vì vậy ngôn từ thưa hỏi thì giống nhau mà ý nghi ngờ cách biệt rất xa.

Trong giải đáp có ba tiết: Một-Tổng quát quở trách về thưa hỏi, không phải là hiển bày về đức vô lượng của Phật. Hai-Từ "Phục thứ..." trở xuống là nêu ra những điều chưa nói để hiển bày về đức vô lượng của Phật, nghĩa là trước đây đã nói chính là một phần công đức của Địa thứ mười, như một ít đất của thế giới hệ(Tứ thiên hạ), đem toàn bộ đức của Bồ-tát so với Như Lai, giống như đất của thế giới hệ đem so với mặt đất vô biên, huống hồ đem một phần của mình đã nói để so với Như Lai, thì như một hòn đất mà so với mặt đất vô biên, vốn là Phật chứng đến cuối cùng hay sao? Ba-Từ "Phật tử, ngã kim..." trở xuống là dẫn ra sự việc tương tự để hiển bày về đức vô lượng của Phật.

Mục 2-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú như thị trí tuệ..." trở xuống là thuyết pháp để đoạn trừ nghi ngờ, nghĩa là Trí tuệ của Bồ-tát ở Địa này có thể khiến cho chúng sinh tiến vào Nhất thiết trí, lại hiển bày về đức đã nói trước đây là không hư dối, cho nên đoạn trừ nghi ngờ, sinh lòng hoan hỷ.

Nhưng văn dưới đây là nêu ra tâm của Địa để so sánh với các Địa trước đây, tức là quả Điều Nhu mà

Luận lại đưa vào trong phần trước, muốn hiển bày về các loại nghĩa lý sai biệt (Nghĩa môn), xu thế cuối cùng phần nhiều tựa như mê hoặc lòng người, như dựa theo thể lệ trên. Trên đây là phần nói về Hạnh của Địa, xong. Dưới đây là phần tiếp theo trình bày về Quả của Địa, trong đó cũng có ba quả:

Trong quả Điều Nhu có năm: Một-Hạnh Điều Nhu; Hai-Từ "Thử địa Bồ-tát trí tuệ..." trở xuống là Trí thuộc Giáo thanh tịnh; Ba-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát dĩ năng an trú..." trở xuống là tự tại thù thắng; bốn-Từ "Thử Bồ-tát thập Ba-la-mật..." trở xuống là tướng thuộc Hạnh riêng biệt của Địa; Năm-Từ "Phật tử, thị danh..." trở xuống là tổng quát kết luận tên gọi của Địa.

Trong năm loại: Hai loại trước hợp lại làm phần Thuyết pháp khiến cho hoan hỷ, có thể biết; ba loại sau và hai Quả còn lại đều gọi là Đại thù thắng, hiển bày về nghĩa hàm chứa nhiều, Luận nối liền với xu thế trước đây làm Quả, đã xác định rồi không nói lặp lại.

Ngay trong phần Đại thù thắng: Một-Ba loại trình bày về Thần thông thù thắng; Hai-Trong quả Nhiếp Báo, đạt được mười Bất khả thuyết... gọi là Toán số thù thắng. Hai loại sự việc này hơn hẳn tất cả các Địa, cho nên gọi là Đại thù thắng.

Chỉ nêu ra hai loại này, là bởi vì trình bày trong môn Thần thông Hữu thượng-Vô thượng.

Ngay trong ba loại trước: Trước là trình bày về tự tại thù thắng, trong đó có ba: Một-Nhắc lại phần trước; Hai-Từ "Chư Phật..." trở xuống là riêng biệt hiển bày; Ba-Từ "Cử yếu..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong riêng biệt hiển bày có năm câu phân làm ba:

1- Câu đầu tức là Hạnh có thể đoạn trừ nghi ngờ, nghĩa là bởi vì khiến cho thông hiểu về nghĩa của Đạo vốn có trong ba đời.

2- Một câu tiếp là Hạnh về thần thông nhanh chóng, bởi vì nghe thuyết giảng về pháp giới bí mật của Như Lai.

3- Ba câu còn lại đều là Hạnh về Tác nghiệp-Trợ đạo, nghĩa là bởi vì ba đạo bình đẳng trợ giúp thần thông giáo hóa làm lợi ích, trong đó: Câu đầu là làm thanh tịnh quốc độ của Phật, bình đẳng hóa độ, tức là Trợ đạo; câu tiếp là làm Pháp Minh, bình đẳng hóa độ, nghĩa là Giáo Trí hóa độ; câu sau là làm Chánh giác, bình đẳng hóa độ, nghĩa là niệm Từ Bi mà khiến cho có thể Chứng biết. Vì vậy Luận về Kinh nói: Bởi vì khiến cho tất cả chúng sinh có thể Chứng pháp.

Còn lại phần Hạnh riêng biệt của Địa, kết luận về tên gọi của Địa và Toán số thù thắng..., đều có thể biết.

Phần 7: Từ "Phật tử, thử Bồ-tát Ma-ha-tát thập địa hạnh..." trở xuống là phần ảnh tượng của Địa, trong đó có bốn Dụ, đó là Hồ-Núi-Biển-Ngọc, dụ cho bốn công đức. Hai Dụ trước là đức của A-hàm, hai Dụ sau là đức của Chứng.

Trong hai Dụ trước: 1-Hồ dụ cho công đức tu hành, tức là Hạnh phát khởi tu tập trong các Địa khởi hành tu tập; 2-Núi dụ cho công đức thắng thượng, tức là dựa vào tu tập mà thành tựu đức, phần vị của đức cao vượt lên.

Trong hai Dụ sau: 3-Biển dụ cho khó hóa độ mà có thể hóa độ, công đức của Đại quả tức là do tu tập mà thành tựu đức, cho nên có thể đạt đến Đại quả. Nghĩa là biển rộng khó vượt qua, mười đức đều rộng khắp, cho nên gọi là có thể hóa độ. Biển rộng khó thành tựu, bởi vì đầy đủ mười đức có thể thành tựu biển Trí, cho nên gọi là Đại quả. Cách giải thích này đã hàm chứa đầy đủ Pháp-Dụ. 4-Ngọc dụ cho công đức kiên cố chuyển đến tận cùng, nghĩa là từ Địa thứ nhất chuyển đến Pháp Vân, chướng không còn mà chứng kiên cố.

Vả lại, Địa thứ mười có ba: Một là tu tập về Địa, nhân trước-quả sau, cho nên hai Dụ đầu hiển bày về điều đó. Hai là thành tựu về Địa tùy theo phần, tu tập thành tựu tức là Trí Phật, cho nên dụ về Ngọc để hiển bày điều đó. Ba là pháp của Địa, dựa vào pháp của Trí Phật tách ra làm mười, cho nên dụ về Biển để hiển bày điều đó, bởi vì một loại sau dung thông hai loại trước không có gì chướng ngại.

Lại bốn Dụ này đều dụ cho Địa thứ mười cùng với Trí Phật của Địa ấy, không phải một-không phải khác, sai biệt của không có sai biệt, mà tông chỉ hướng về (Chỉ thú) đều khác nhau. 1-Hồ dụ cho bắt đầu khác nhau mà kết thúc giống nhau. 2-Núi dụ cho chủ động-thụ động nương tựa sai khác, mặt đất là thụ động nương tựa thì như nhau, núi là chủ động nương tựa thì khác nhau; đây là sai biệt của không có sai biệt. Hai Dụ trước có chủ động-thụ động nương tựa, hai Dụ sau thẳng thắn dụ cho Trí của Địa, không thiết lập chủ động-thụ động. 3-Biển dụ cho toàn bộ như nhau, là Thể của Trí Phật mà mười đức khác nhau, bởi vì đức không phải là vật riêng biệt, lại có khắp lẫn nhau không giống với núi; đây chính là sai biệt đan xen không có sai biệt, sai biệt dựa vào không có sai biệt. 4-Ngọc dụ cho chỉ là ngọc như nhau mà trước-sau khác nhau, chỉ là Thể của Trí như nhau mà trước-sau tăng thêm sáng ngời, dụ cho tuy không có sai biệt nhưng không ngăn ngại sai biệt.

Vả lại, Hồ dụ cho Thể trước-sau khác nhau, trước không phải là sau mà sau bao gồm trước. Núi dụ cho những pháp trước không phải là những pháp sau, những pháp sau không phải là những pháp trước, mà cùng dựa vào một Thể. Biển dụ cho trước-sau tuy khác mà trướcsau rộng khắp lẫn nhau. Ngọc dụ cho trước-sau chung một Thể, mà những pháp trước không phải là những pháp sau, những pháp sau chắc chắn đầy đủ những pháp trước.

Dụ về Hồ tức là Tiệm thuộc về Viên (Viên gia tiệm), dụ về Núi là Tiệm trong Viên, dụ về Ngọc tức là Viên thuộc về Tiệm, dụ về Biển tức là Viên thuộc về Viên, bốn Dụ viên dung.

Trên đây đã giải thích, ở trong Luận tuy không có Lý nhưng nhất định phải thuận theo như vậy. Nếu hiểu được ý nghĩa này, thì không nghi ngờ về tướng sai biệt của mười Địa... Nay lần lượt nói về 4 dụ:

Trong mục một-Hồ dụ cho công đức tu hành, có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp: Bắt đầu từ Hoan Hỷ Địa, cuối cùng đến Pháp Vân Địa, gọi là tướng của Hạnh theo thứ tự, thứ tự đã đầy đủ thì hòa vào biển Trí.

Trong Dụ: Bốn dòng sông lớn, là mỗi phía đều chảy ra một dòng, đầy đủ như ở phẩm Thập Định, nhưng nói là Đại, tức là A-hàm. Trong luận Tỳ-bà-sa nói là chảy ra hai mươi dòng sông, bởi vì bốn dòng sông rời xa hồ bốn mươi dặm, đều phân làm bốn nhánh, cọng với bốn dòng sông chính làm thành hai mươi. Nay dựa vào dòng sông chính, cho nên nói là Đại. Văn sau nói tăng trưởng là thâu nhiếp mười sáu nhánh sông còn lại. Mà kinh Thắng Man nói là tám, bởi vì năm nhánh sông ở phía Đông, mọi người đều thấy đầy đủ, ba dòng sông lớn còn lại thì danh tiếng lừng lẫy khắp nơi, mười hai nhánh sông nhỏ không nghe-không thấy, cho nên chỉ nói đến tám dòng sông.

Trong Hợp: Tâm Bồ-đề hợp với Hồ là nơi chảy ra, thiện căn... hợp với bốn dòng sông; dựa vào tâm Bồ-đề tu tập thực hành Tứ Nhiếp, mà tăng trưởng pháp thiện của mình. Dựa theo phẩm Thập Định trình bày có bốn dòng sông, văn này hàm chứa đầy đủ: 1-Dòng sông Nguyện Trí tức là nước của Đại Nguyện; 2-Dòng sông Ba-la-mật; 3-Dòng sông Tam-muội, tức là thiện căn hiện tại; 4-Dòng sông Đại Bi, là bởi vì bốn Nhiếp pháp tràn ngập chúng sinh. Nói không có cùng tận..., là hợp với không hề khô cạn, bởi vì Đại Nguyện... đều vô tận.

Trong mục hai-Núi dụ cho công đức thắng thượng, có bốn: 1-Tổng quát nêu ra Pháp; 2-Từ "Như nhân..." trở xuống là tổng quát hiển bày về Dụ; 3-Từ "Phật tử, như Tuyết sơn..." trở xuống là Pháp-Dụ so sánh hiển bày; 4-Từ "Phật tử, thử thập bảo..." trở xuống là tổng quát kết luận về Pháp-Dụ.

Mục 1-Tổng quát nêu ra Pháp. Nói nhờ vào Trí

Phật, là bởi vì tu tập Trí Phật bình đẳng mà khởi lên các hạnh tu tập, đã chưa cùng tận, cho nên tùy theo hạnh của mười Địa đều có một loại tăng thượng. Đây chính là tu tập không có sai biệt mà thành tựu đối với sai biệt, dùng gốc thu nhận ngọn không phải là hoàn toàn cách xa.

Mục 2-Tổng quát hiển bày về Dụ. Ý của Dụ có thể biết. Tỳ-đà-lê, Trung Hoa nói là Chủng Chủng Trì; Docàn-đà, Trung Hoa nói là Song Trì; Chước-ca-la, Trung Hoa nói là Luân Vi; Kế-đô Mạt-để, Trung Hoa nói là Tràng Tuệ.

Trong mục 3: Là Pháp-Dụ so sánh hiển bày. Nói về Thể của núi ấy: Hai loại trước là núi đất, tám loại còn lại là núi báu, cho nên Luận nói: Trong này thuần tịnh. Các núi báu dụ cho tám loại Địa. Địa thứ ba thuộc về thế gian vì sao nói là tịnh? Luận nói: Địa chán ngán vốn là thiện thanh tịnh, nghĩa là có thể tu tập pháp thiện, chán ngán làm cho phiền não phải hàng phục, cũng có thể gọi là tịnh, dụ cho núi báu. Nếu nói vốn có trong núi, thì trình bày đều có nghĩa tăng thượng.

Địa thứ nhất là thuốc pháp của Thánh Trí. Địa thứ hai là hương Giới.

Địa thứ ba là Thiền... đáng quý như vật báu. Địa thứ tư là xuất thế gian như vị Tiên.

Địa thứ năm là khéo léo tự tại như Dạ-xoa.

Địa thứ sáu là dùng tướng thuộc về nhân tu tập bốn Đế của Địa thứ năm, giống như Thanh văn chưa có thể ra khỏi nơi ấy; Địa thứ sáu vượt qua nơi ấy, thành tựu về quả Vô tận.

Địa thứ bảy là phương tiện khéo léo như Long thần ấy, vượt lên trên nhân của duyên khởi trước đây, gọi là quả Duyên giác.

Địa thứ tám là không có công dụng bởi vì tâm tự tại, Chúng Tự Tại này tức là các thần Mật Tích.

Địa thứ chín là khéo léo thâu nhiếp chúng sinh, bởi vì tướng của Đại Lực.

Địa thứ mười là đức của Phật, bởi vì như bầu trời đã hoàn toàn trong sáng.

Luận nói: Ba loại trước và loại thứ sáu là số lượng thuộc về Phi chúng sinh, các loại còn lại đều là số lượng thuộc về Chúng sinh.

Ngay trong số lượng thuộc về Phi chúng sinh, có hai loại sự việc: 1-Hai loại đầu và loại thứ sáu là sự việc thuộc về thọ dụng, bởi vì giúp đỡ cho Nội báo; 2-Vật báu thứ ba là sự việc thuộc về giữ gìn tích tụ.

Trong thọ dụng có hai: a-Thuốc là đối trị về tăng thêm-giảm bớt của bốn Đại; b-Hương và quả trái là nuôi lớn các chúng sinh, bởi vì Càn-thát-bà thường ăn mùi hương.

Trong số lượng thuộc về chúng sinh lại có sáu loại đối trị thuộc về hoạn nạn:

1: Phước điền của năm Thông đối trị hoạn nạn thuộc về nghèo khó, bởi vì cúng dường vị Tiên ấy có thể sinh ra phước.

2: Dạ-xoa đối trị hoạn nạn thuộc về cái chết, bởi vì uy lực chế ngự quyến thuộc không để cho làm hại người.

3: Rồng đối trị hoạn nạn thuộc về mất mùa, bởi vì rưới mưa hợp thời.

4: Các chúng Tự Tại đối trị hoạn nạn thuộc về không điều hòa thuần phục, bởi vì điều hòa thuần phục những hạng khó điều hòa thuần phục.

5: A-tu-la đối trị hoạn nạn thuộc về nghiệp ác, bởi vì dùng lực của chú thuật để chế ngự các quyến thuộc không tạo ra các điều ác.

6: Trời Đại Uy Đức đối trị hoạn nạn thuộc về kẻ địch A-tu-la, bởi vì Tứ Thiên Vương và Trời Tam Thập Tam đều ở tại núi này.

Luận chỉ hiển bày về nghĩa của Dụ hàm chứa nơi Pháp. Nay tóm lược kết hợp điều đó.

Địa thứ nhất là thuốc pháp, bởi vì đầu tiên là phá trừ Vô minh. Địa thứ hai là Giới, bởi vì Tuệ vô lậu của Địa thứ sáu giúp đỡ cho Pháp thân.

Địa thứ ba là Thiền..., bởi vì có thể tích chứa giữ gìn.

Địa thứ tư là Đạo phẩm, bởi vì cung cấp giúp cho có thể sinh ra phước.

Địa thứ năm là tu tập, bởi vì không trú vào cho nên vĩnh viễn diệt độ.

Địa thứ bảy là công dụng đầy đủ, bởi vì không có gì thiếu sót.

Địa thứ tám là hóa hiện thuộc về ba thế gian, bởi vì đạt được tự tại.

Địa thứ chín là khéo léo nhận biết về rừng rậm (Trù lâm), bởi vì đạt được Biện tài vô ngại, phá trừ nghiệpphiền não.

Địa thứ mười là như Phật, bởi vì làm cho bốn Ma phải hàng phục.

Đều nói tích tập ở trong đó, là bởi vì có thể sinh ra tất cả các vật như sự việc đã nói. Không thể tận cùng, là bởi vì tùy thuận tu hành, không vĩnh viễn đoạn dứt, không tạm thời dừng lại.

Mục 4-Tổng quát kết luận về Pháp-Dụ, tức là kết luận thành tựu về ý chính.

Ý chính có hai: Một-Đã cùng chung một biển Trí mà mang lấy tên gọi sai biệt, thì sai biệt mà không phải là sai biệt; Hai-Nghĩa hiển bày lẫn nhau, nghĩa là mười ngọn núi lớn ấy nhờ vào biển mà mang lấy tên gọi cao hơn, bởi vì nếu ở nơi khác thì không đủ để nói là cao; biển rộng cũng nhờ vào núi lớn mà mang lấy tên gọi sâu rộng, bởi vì hàm chứa về nghĩa lớn ấy. Mười Địa cũng như vậy, nhờ vào Trí Phật mà tu tập cho nên đạt được cao hơn; Trí Phật cũng nhờ vào mười Địa mà không thể nào cùng tận, mới hiển bày về sâu rộng. Vì vậy Luận nói: Nhân quả hiển bày lẫn nhau.

Trước đây nói: Dựa vào Địa, tức là do Địa của Nhất thiết trí mà sinh ra lớn lên-an trú duy trì. Ở đây nói: Dựa vào biển, tức là biển của Nhất thiết trí, bởi vì sâu rộng. Bởi vì núi dựa vào hai nơi, cho nên pháp hàm chứa hai nghĩa, càng hiển bày về điều đó.

Vả lại, Địa thì chỉ dựa vào biển mà bao gồm trình bày về tiến vào, bởi vì mỗi một ngọn núi đều đi sâu vào biển rộng, mỗi một Trí Địa đều hòa vào Trí Phật.

Lại dưới mỗi một ngọn núi đều có mặt đất, thì trong mỗi một Địa đều có Phật Địa.

Lại núi ở trong biển, thì biển không phải là núi; nếu núi dựa vào mặt đất, thì núi tức là mặt đất. Pháp-Hợp thì nghĩa hiển bày không phải là một-khác, suy nghĩ về điều này!

Lại núi nhô lên trên biển thì cao thấp đều khác nhau, nếu chìm vào trong biển thì mức lượng đều như nhau. Giáo-Hạnh của mười Địa thì hơn-kém sai khác rất xa, nếu chứng được Như-hòa vào Trí thì mức lượng đều bình đẳng.

Mục ba-Mười tướng của biển rộng trình bày về dụ cho khó hóa độ mà có thể hóa độ, là công đức của Đại quả: Trước là Dụ-sau là Hợp, đều có tổng quát và riêng biệt.

Trong Hợp-Tổng quát nói rằng không thể di chuyển làm mất đi, ở đây có hai nghĩa: 1-Nhân của biển quả, tướng của mười Địa không thể làm mất đi tên gọi của biển quả sâu rộng ấy. 2-Tướng của nhân thuộc Hạnh của Địa, bởi vì dựa vào biển Trí, không thể làm mất đi tên gọi của Hạnh thuộc về nhân. Bởi vì tướng là thuộc về biển, nhân là thuộc về quả, nếu làm mất đi tướng của nhân thì quả cũng không thành tựu.

Trong Dụ là dựa theo tên gọi của quả không thể làm mất đi. Trong Pháp là nêu ra tên gọi của nhân không thể làm mất đi. Văn phỏng theo tóm lược mà thôi.

Vì vậy Luận nói: Nhân quả thuận theo nhau. Vì sao thuận theo nhau? Nghĩa là mười Địa giống như biển rộng, đây là tổng quát nêu ra. Khó hóa độ mà có thể hóa độ, là hiển bày về nhân thuận theo quả, như mười tướng của biển mới có thể trở thành biển; đạt được quả Đại Bồ-đề vốn là quả thuận theo nhân, như biển thành tựu thì không mất mười tướng. Bởi vì lìa xa mười tướng mà không có biển, lìa xa mười Địa mà không có Trí Phật, mười Địa tức là biển Trí.

Trong riêng biệt thâu nhiếp mười câu làm thành tám: 1-Công đức dễ tiến vào, bởi vì tiến dần từng bước. 2-Công đức thanh tịnh. 3-Công đức bình đẳng. 4-Công đức bảo vệ, bởi vì bảo vệ một Vị của mình luôn luôn không mất. 5-Công đức lợi ích, bởi vì làm lợi ích cho thế gian. 6-Hai câu 6-7 hợp lại làm công đức không khô cạn, bởi vì sâu rộng. 7-Công đức trú xứ, bởi vì Hạnh không có công dụng là trú xứ của Bồ-tát, Kinh nói là Đại thân, là dùng vô lượng thân để tu hạnh Bồ-tát, mười thân tác thành lẫn nhau. 8-Hai câu cuối cùng hợp lại gọi là công đức bảo vệ thế gian.

Địa thứ chín là sóng dâng cao mà không vượt quá giới hạn, không lầm lẫn làm tổn thương chúng sinh, nhận biết căn cơ trao cho pháp không sai với căn khí. Địa thứ mười là nếu không có biển rộng, thì bốn châu sẽ chìm trong nước. Những chúng sinh khác không thể nào tiếp nhận thì nhất định sinh ra hủy báng. Lại đạt được hai pháp này, dùng để bảo vệ thế gian.

Mục bốn-Ngọc quý báu dụ cho công đức kiên cố chuyển đến tận cùng: Trước là Dụ-sau là Hợp, đều có tổng quát và riêng biệt.

Tổng quát nói: Vượt qua các vật báu. Luận về Kinh nói là tánh vượt qua mười vật báu, tuy không nêu ra tên gọi, mà Luận chỉ nói là vượt qua Lưu ly..., ý chỉ chọn lấy Pha lê... Không có thể sinh ra vật báu, là bởi vì so với bốn Quả-bốn Hướng của Tiểu thừa, và quả thuộc hạnh của Duyên giác, chỉ có Tướng thanh tịnh chứ không có Dụng làm lợi ích chúng sinh. Nay bởi vì sinh ra vật báu cho đến phát ra ánh sáng, thì vượt qua hơn hẳn các vật báu, cho nên lấy điều đó làm Dụ.

Luận nói: Bởi vì sinh ra cho nên chọn lấy, cũng có thể ra khỏi biển cho nên chọn lấy điều đó, ngoại trừ không sinh ra là bởi vì thiếu những nghĩa khác.

Trong riêng biệt thâu nhiếp mười câu làm thành tám, bởi vì câu 6-7-8 hợp lại.

Trong tám câu: 1-Công đức ra khỏi có thể chọn lấy, là chọn lựa mà ra khỏi biển, bởi vì trong Địa thứ nhất, giống như Trí khéo léo quán sát, ra khỏi biển phiền não; 2-Công đức của sắc, bởi vì đối trị hợp lý thì sắc trong sáng rõ ràng; 3-Hình tướng; 4-Không có cấu nhiễm; 5Thanh tịnh sáng ngời. Đều có thể biết. 6-Công đức dấy khởi Hạnh, tức là ba câu tiếp sau, nghĩa là Trí-Hạnh xuyên suốt phương tiện, Hạnh thâu nhiếp duy trì tự tại, Hạnh biểu hiện cao xa, Tướng-Dụng không nhiễm giống như vật báu Lưu ly ấy. Tụng nói: Kim cang giữ lấy không động cũng không hoại. Ba câu trên đều là trang nghiêm thuộc tướng khác nhau, cho nên hợp lại làm một. Hai câu sau trình bày về công dụng thù thắng: 7-Công đức của Thần lực, Văn-Trì soi chiếu khắp nơi, vốn là Thể-Dụng vi diệu. 8-Công đức không cất giữ, nghĩa là tùy theo vua mưa xuống vật báu, mà không có gì cất giữ tiếc rẻ; dựa theo pháp thì đạt được Chánh Trí của Phật, nhận lấy phần vị như vua, bởi vì khiến cho tất cả chúng sinh cùng tích chứa thiện căn của mình, như tùy ý mưa xuống vật báu.

Trong Hợp nói là làm nhiều Phật sự, văn về Hợp có thể biết.

Phần 8: Từ "Phật tử, thử tập..." trở xuống là phần lợi ích của Địa, trong đó có ba: Một-Hiển bày về lợi ích của pháp; Hai-Từ "Như thử thế giới..." trở xuống là kết luận nối thông với mười phương; Ba-Từ "Nhĩ thời phục dĩ..." trở xuống là phương khác đến chứng minh.

Mục một-Hiển bày về lợi ích của pháp, phân hai: 1-Công đức phát sinh niềm tin; 2-Từ "Vũ chúng thiên..." trở xuống là công đức cúng dường.

Mục 1-Công đức phát sinh niềm tin, lại có hai: aTrình bày về thuyết giảng lợi ích phát sinh niềm tin, nghĩa là muốn khiến cho chúng sinh phát sinh niềm tin quyết định, cho nên thuyết giảng về lợi ích. b-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là mặt đất rung động phát sinh niềm tin.

Mục a cũng có hai tiết: Một-Tổng quát ca ngợi về pháp khó nghe nổi; Hai-Từ "Giải Thoát Nguyệt..." trở xuống là thưa hỏi-giải đáp hiển bày về lợi ích.

Trong tiết hai là giải đáp có hai: 1-Chính thức hiển bày giống như Trí Phật. 2-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra để giải thích thành tựu: Trước là ngược lại, sau là thuận theo.

Nhưng nghe có hai nghĩa: Một là nghe rộng như vậy vốn là lợi ích xa; hai là không giữ lấy tướng của nghe, trước-sau viên dung vốn là nghe chân thật. Nghe đã giống như Phật, vì sao lại tu tập thêm nữa? Bởi vì nếu tu hành thêm nữa thì giống như nhiều vị Phật.

Trong mục b là mặt đất rung động phát sinh niềm tin, Phật lực làm duyên mà khiến cho mặt đất rung động, cũng bởi vì phát sinh niềm tin. Vả lại, pháp như vậy cũng là nhân.

Còn lại như Hội thứ nhất đã trình bày.

Phần ba: Là phần Trùng tụng. Nếu chọn lấy Trường hàng phân tích thì đây là phần thứ mười, trong đó có hai: 1-Ý và nghi thức thuyết kệ; 2-Chính thức hiển bày về ngôn từ của kệ.

Phần 1: a-Nghi thức thuyết kệ; b-Từ "Dục tán..." trở xuống là ý thuyết kệ.

Phần b-Ý thuyết kệ có chín câu, ý chính giống như các Hội trước đây. Nay dựa theo Hội này để giải thích: 1-Tức là hiển bày về Địa thứ nhất. 2-Tức là Địa thứ hai, bởi vì ba Tụ giới làm cảnh của Hạnh. 3-Tức là chán ngán và Thiền định thuộc về Địa thứ ba-thứ tư, bởi vì Trí xuất thế gian đều là lực của Hạnh đối trị làm cho thanh tịnh. 4-Tức là Địa thứ năm, bởi vì năm Minh thành tựu Chủng trí. 5-Tức là Địa thứ sáu, bởi vì Bátnhã có thể trừ diệt cấu nhiễm. 6-Tức là Địa thứ bảy, bởi vì Không-Hữu vô ngại cùng với Nhất thiết trí. 7-Tức là Địa thứ tám, bởi vì Trí không có công dụng-không thể nghĩ bàn, làm trang nghiêm ba thế gian. 8-Tức là Địa thứ chín-Địa thứ mười, bởi vì có thể thuyết giảng-có thể tiếp nhận các công đức. 9-Tức là tổng quát kết luận, chính là chỉ ra tám câu trên, nghĩa của các Địa như vậy, dùng tụng để trình bày, nói là lại hiển bày mở rộng ra.

Phần 2: Chính thức hiển bày về ngôn từ của kệ, có bốn mươi hai kệ, phân ba: Đầu là một kệ tổng quát ca ngợi và khuyến khích lắng nghe; sau cuối là một kệ kết luận về thuyết giảng vô tận. Phần giữa là chính thức thuyết kệ, phân tám:

Một-Có mười ba kệ, tụng về phần phương tiện làm đầy đủ cho Địa, trong đó: Đầu là hai kệ rưỡi, tổng quát tụng về công đức khéo léo chọn lựa trong Đồng tướng của chín Địa trước; những kệ còn lại, tụng về nghĩa riêng biệt của các Địa. Nếu dựa vào tổng quát thâu nhiếp, thì theo thứ tự tụng về mười Địa trước. Trong tám Địa trước, riêng Địa thứ ba có nửa kệ, các Địa còn lại đều có một kệ, Địa thứ chín có ba kệ bao gồm kết luận tiến vào phần vị.

Hai-Có một kệ, tụng về phần đạt được Tam-muội. Ba-Có năm kệ rưỡi, tụng về phần nhận lấy chức vị. Bốn-Có ba kệ rưỡi, tụng về phần tiến vào Đại Tận. Năm-Có ba kệ, tụng về phần giải thích tên gọi.

Sáu-Có hai kệ, tụng về phần Thần thông lực Hữu thượng-Vô thượng.

Bảy-Có bốn kệ rưỡi, tụng về quả của phần vị trước, cũng là phần Thần thông thâu nhiếp, như phần Trường hàng phân rõ.

Tám-Có bảy kệ rưỡi, tụng về phần ảnh tượng của Địa, trong đó: Đầu là ba kệ rưỡi, tụng Dụ về Núi; tiếp là hai kệ, tụng Dụ về Biển; sau là hai kệ, tụng Dụ về Ngọc. Dụ về Hồ và phần lợi ích của Địa, văn lược qua không tụng. Phần lợi ích ấy, cũng có thể kết luận về thuyết giảng vô tận, tụng về Thập Địa.

QUYỂN 45

Phẩm thứ hai mươi bảy: THẬP ĐỊNH

(Đi vào quyển thứ 40 trong kinh).

A- TRÌNH BÀY VỀ Ý ĐƯA RA:

Trước là phân rõ đưa ra Hội. Đưa ra Hội có hai: 1-Dựa theo viên dung, nghĩa là trước đây đã trình bày đầy đủ sai biệt về phần vị chính thức (Chánh vị) trong phần Phổ Môn, mà nương vào trải qua trời-người; nay trình bày về Đức Dụng sau phần vị không tách rời Phổ Môn, đây là hội tụ riêng biệt hòa vào khắp nơi, cho nên có đưa ra Hội này. Trùng Hội ở điện Phổ Quang, ý thuộc về nơi này, bởi vì hai phần vị Đẳng giác-Diệu giác hoàn toàn giống như Trí của Như Lai ở điện Phổ Quang Minh. 2-Dựa theo thứ tự, trước đây trình bày về Thập Địa, nay hiển bày về hai phần vị Đẳng giác-Diệu giác, cho nên đưa ra. Bởi vì Quả cuối cùng nhờ vào Tín đầu tiên, cho nên Trùng Hội ở điện Phổ Quang, nghĩa là trước dựa vào Thể của Trí bất động vốn có, khởi lên phần vị sai biệt; nay phần vị cuối cùng thành tựu về quả, không lìa xa nhân của Trí vốn có. Sau khi nhân quả xuất hiện, nhân là nhân ở trong quả, đạt được quả mà không rời bỏ nhân; quả là quả ở trong quả, mà Đại Dụng không bờ bến.

Sau là đưa ra Phẩm, là bởi vì giải đáp câu hỏi về Thập Định trong Hội thứ hai.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI:

Tên gọi của Hội, có hai: 1-Dựa theo nơi chốn, gọi là Trùng Hội Phổ Quang Minh Điện Hội, bởi vì Hội thứ hai đã từng hội tụ ở đây, ý về Trùng Hội như trước. 2-Dựa theo pháp là trình bày về pháp hội thuyết giảng rộng khắp.

Tên gọi của Phẩm: Định là tâm trú vào tánh của một cảnh (Tâm nhất cảnh tánh), Thập là số tròn vẹn nhất, bởi vì Diệu Dụng không bờ bến thuộc về Định sâu xa của Phổ Hiền, dựa vào mười để hiển bày về Vô tận, cho nên nói là phẩm Thập Định, tức là Đới số thích. Nếu dựa vào bản tiếng Phạn, thì nói đầy đủ là phẩm Như Lai Thập Tam Muội, bởi vì Tam-muội của phần vị Đẳng giác hướng lên trên vốn giống như Phật, là công hạnh của chư Phật ba đời, cho nên nói là Tam-muội của Như Lai. Người dịch lấy nghĩa bao gồm nhân quả, cho nên lược bớt hai chữ Như Lai. Nhưng Tam-muội là Định, tuy không phải là đối địch, mà bởi vì tâm cùng duy trì đến một cảnh, ý nghĩa và mục đích thuận theo nhau, nói tóm tắt là Định. Lại trong bản Biệt Hành gọi là Đẳng Mục Bồ Tát Sở Vấn Tam Muội Kinh, đều là Nhân-Pháp cùng nêu ra, bản tiếng Phạn là Y chủ thích, bản Biệt Hành là Y sĩ thích.

C- TÔNG THÚ: Hội lấy Đức Dụng tròn vẹn đầy đủ thuộc về nhân quả của Phổ Hiền làm Tông, khiến cho chúng sinh Chứng Nhập là Thú. Phẩm lấy Đại Dụng vô biên-tự tại vô ngại thuộc về Tam-muội của Phổ Hiền, mà làm Tông Thú.

D- CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN: Hội này có mười một Phẩm Kinh, phân hai: Sáu phẩm trước trình bày về Nhân tròn vẹn, năm phẩm sau trình bày về Quả đầy đủ.

Nếu dựa vào Cổ đức thì chín phẩm trước trình bày về Nhân-Quả phát sinh hiểu biết, hai phẩm sau trình bày về Nhân-Quả bình đẳng.

Trong chín phẩm trước cũng có hai: Sáu phẩm đầu trình bày về tướng của Nhân sau phần vị, ba phẩm sau trình bày về tướng của Quả sai biệt.

Nhưng mà Nhân của sáu phẩm, nếu dựa theo thứ tự thì so với năm Hội trước đều là Nhân của sai biệt. Nếu dựa theo viên dung thì giống như tướng của Quả, cùng với Quả chung một Hội; Quả là Quả đối với Nhân, cùng với Nhân chung một Hội. Nhân-Quả bình đẳng do sai biệt mà thành tựu, cũng cùng với đây chung một Hội.

Trong sáu phẩm đầu: Nhân này tức là Đẳng giác, nhưng văn có nghĩa của Đẳng giác, mà không có tên gọi của Đẳng giác, bởi vì Đẳng giác này cũng chính là phần Thắng tiến của Địa thứ mười, do đó các Giáo tách rahợp lại không giống nhau.

Kinh Nhân Vương... hợp lại phần Thắng tiến này đưa vào Địa thứ mười, vì vậy không thiết lập Đẳng giác, mà trong phẩm Giáo Hóa dựa theo phần vị của năm Nhẫn, chỉ có Thượng-Hạ đối với Nhẫn thuộc Tịch diệt,

Hạnh trong Nhẫn phẩm Hạ gọi là Bồ-tát, tức là Địa thứ mười; Hạnh trong Nhẫn phẩm Thượng là Tát-bà-nhã, ở đây gọi là Như Lai.

Nếu dựa vào kinh Anh Lạc, thì tách phần Thắng tiến này ra làm

Địa Vô Cấu, tức là Đẳng giác; nhưng Đẳng giác là soi chiếu mà vắng lặng (Chiếu tịch), Diệu giác là vắng lặng mà soi chiếu (Tịch chiếu). Lại trong phẩm Hiền Thánh Học Quán nói về sáu loại Tánh, và sáu Kiên-sáu Nhẫn...

Luận Du Già có đủ hai nghĩa, quyển thứ 78 dẫn kinh Giải Thâm Mật nói có mười một Địa, thứ mười là Pháp Vân Địa, thứ mười một gọi là Phật Địa. Chỉ có hai mươi hai Ngu, bởi vì lúc đạt được Phật Địa đã đoạn trừ hai Ngu: 1-Ngu về tham trước rất vi tế đối với tất cả các cảnh giới đã nhận biết, tức là chủng tử câu sinh rất vi tế của Sở tri chướng; 2-Ngu về chướng ngại rất vi tế, tức là chủng tử tự nhiên của Phiền não chướng. Đoạn trừ hai Ngu này thì có thể chứng được Đại Bồ-đề. Lại không nói riêng biệt về Đoạn-Chứng của Đẳng giác, mà Luận lại có văn cũng thiết lập Đẳng giác.

Lại Bồ-tát Địa nói: Bồ-tát này, tuy đã tu tập thực hành đầy đủ vô lượng công đức (Công đức hải), mà bởi vì chưa có thể rời bỏ ba loại pháp, cho nên không gọi là Diệu giác: 1-Bởi vì chưa rời bỏ pháp Vô lậu yếu kém; 2-Bởi vì chưa rời bỏ pháp Bạch tịnh Vô ký; 3-Bởi vì chưa rời bỏ pháp thiện Hữu lậu. Đến phần vị Diệu giác, mới rời bỏ ba loại này.

Nay Kinh muốn hiển bày về tách ra-hợp lại không có gì ngăn ngại, cho nên giữ lại nghĩa ấy, mà không làm sáng tỏ về tên gọi ấy. Sau trong phẩm Ly Thế Gian đầy đủ Trí tuệ Trợ đạo, đã nói là tùy thuận sáu pháp kiên cố, thì rõ ràng là có Đẳng giác.

Trong văn phân hai: Ba phẩm trước là chính thức giải đáp về câu hỏi trước đây; ba phẩm sau là tổng quát hiển bày về sâu rộng.

Trong ba phẩm trước, phân hai: Hai phẩm đầu trình bày về nghiệp dụng rộng lớn, một phẩm sau trình bày về Trí tuệ rất sâu xa.

Trong hai phẩm đầu cũng có hai: Phẩm 1 dựa vào Định để trình bày về Dụng; phẩm 2 dựa vào Thông để trình bày về Dụng.

Trong phẩm 1 (Thập Định), phân năm: Một-Phần tựa; Hai-Phần thưa thỉnh; Ba-Phần nêu ra người thuyết giảng; Bốn-Phần căn bản; Năm-Phần thuyết giảng.

Trong phần một: có ba: 1-Tổng quát hiển bày về ba thành tựu; 2-Từ "Thỉ thành..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về ba thành tựu; 3-Từ "Dữ thập Phật sát..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về Chúng thành tựu.

Trong phần 2: phân ba: a-Dựa theo Chủ để hiển bày về Thời; b-Từ "Ư Phổ Quang Minh..." trở xuống là dựa theo Chủ để làm sáng tỏ về Xứ; c-Từ "Nhập sát-na..." trở xuống là dựa theo Đức để hiển bày về Chủ.

Trong phần c có mười câu, tức là thâu nhiếp hai mươi câu riêng biệt trong hai mươi mốt loại công đức. Câu tổng quát tức là mới thành tựu Chánh giác trước đây.

1: Tiến vào Tam-muội trong thời gian của sát-na (Sát-na tế), tức là cùng tận nguồn Chân của pháp. Nghĩa là thời gian rất ngắn ngủi gọi là Sát-na, thời gian tận cùng của sát-na ấy thì tướng đều vắng lặng.

Thời gian thuộc về không có thời gian gọi là thời gian của sát-na, tức là thâu nhiếp hai câu, nghĩa là hai hành vĩnh viễn bặt dứt và đạt được pháp Vô tướng. Nếu có hai hành thì có sát-na, hai hành đã bặt dứt thì sát-na không có thời gian, bởi vì đạt được Chân Như thanh tịnh vốn Vô tướng. Vì lẽ đó, trong này chỉ gọi là tiến vào trong thời gian sát-na, bởi vì muốn hiển bày về phần vị Đẳng giác sắp thuyết giảng. Bồ-tát Địa tận cùng chỉ có quả hệ lụy Vô thường, tướng của Sinh chưa vắng lặng, hãy còn gọi là Thức tạng. Nếu dùng Trí vô gián hiểu rõ về tâm bắt đầu khởi lên, thì tâm không có tướng bắt đầu mà xa lìa niệm vi tế, tức là không có sát-na. Nếu tiến vào thời gian này thì thấy tâm tánh thường trú, gọi là hiểu rõ tận cùng, cho nên nói là Tam-muội của chư Phật; cũng hiển bày về phần vị trải qua sai biệt, bởi vì không tách lìa thời gian của sát-na đầu tiên.

2: Dùng Nhất thiết trí từ năng lực của Thần thông mà hiện thân Như Lai, là dựa vào Thần thông mà khởi Dụng. Câu này thâu nhiếp hai câu: Nhất thiết trí thông tức là trú trong trú xứ của Phật, nghĩa là do Nhất thiết trí không có công dụng, từ năng lực của Thần thông mà thường xuyên làm Phật sự. Tiếp theo hiện thân Như Lai tức là thâu nhiếp bình đẳng như Phật đạt được, nghĩa là dựa vào Nhất thiết trí nói trên mà hiện thân làm lợi ích an lành cho chúng sinh.

3: Thanh tịnh vô ngại thâu nhiếp ba câu, nghĩa là Thanh tịnh thâu nhiếp hai câu: a-Thâu nhiếp đến nơi không có chướng ngại, đó là Giác tuệ luyện tập xuyên suốt, vĩnh viễn đoạn trừ pháp đã đối trị, cho nên nói là thanh tịnh; b-Thâu nhiếp về pháp không thể chuyển đổi, bởi vì thanh tịnh cho nên người khác không thể nào chuyển đổi. Vô ngại tức là pháp đã thực hành không có ngăn ngại, cho nên tám pháp thế gian không thể nào ngăn ngại.

4: Không có gì nương tựa, không có duyên dựa vào, tức là thiết lập không thể nghĩ bàn, nghĩa là tuy thiết lập giáo pháp mà không dựa vào thế gian, bởi vì không phải là duyên có thể dựa vào của các thế gian.

5: Trú vào Xa-ma-tha vô cùng vắng lặng, tức là hiện rõ tất cả ba đời, bởi vì thấy ba đời bình đẳng như Lý không có gì khác, là vắng lặng bậc nhất.

6: Đầy đủ Đại uy đức, tức là thân luôn luôn tràn đầy tất cả thế gian, bởi vì hiện thân Biến hóa-Thọ dụng làm nhiều lợi ích an lành.

7: Không có gì nhiễm trước, tức là Trí luôn luôn thông suốt rõ ràng tất cả các pháp, nghĩa là khéo léo quyết định đối với các pháp, mà không có gì nhiễm trước.

8: Có thể khiến cho người thấy đều được mở bày tỏ ngộ. Câu này thâu nhiếp hai câu: a-Thâu nhiếp rõ ràng tất cả các hành, nghĩa là nhận biết về tánh của chúng sinh, tùy theo hành sai biệt mà mở bày tỏ ngộ; b-Thâu nhiếp trừ diệt tất cả nghi ngờ, nghĩa là nhận biết về thiện căn nhỏ bé từ kiếp lâu xa của họ, mà cũng khiến cho mở bày tỏ ngộ.

9: Tùy theo thích hợp mà xuất hiện không sai lạc thời cơ. Câu này cũng thâu nhiếp hai câu: a-Thâu nhiếp về thân không thể lường nổi, nghĩa là như Thắng giải ấy mà thị hiện thân, như ngọc báu Ma-ni, gọi là tùy theo thích hợp mà xuất hiện không sai lạc thời cơ; b-Thâu nhiếp về Trí đã mong cầu như tất cả Bồ-tát..., nghĩa là điều phục hữu tình, thâu nhiếp tiếp nhận-trao truyền gởi gắm..., đều không sai lạc thời cơ.

10: Luôn luôn trú vào một tướng, đó gọi là Vô tướng. Câu này thâu nhiếp năm câu còn lại, nghĩa là đạt đến cứu cánh của Phật, giải thoát không hai..., tùy theo nghĩa tuy khác nhau nhưng đều do một tướng là Vô tướng mà thành tựu, có thể dùng ý hiểu được. Còn lại như phẩm Thăng Đâu Suất phân rõ.

Trong phần 3: Là riêng biệt hiển bày về Chúng thành tựu, có năm: a-Nêu ra số lượng; b-Từ "Mĩ bất..." trở xuống là ca ngợi về đức; c-Từ "Kỳ danh..." trở xuống là nêu ra tên gọi; d-Từ "Như thị đẳng..." trở xuống là kết luận về số lượng; e-Từ "Vãng tích..." trở xuống là ý tích tập.

Trong phần b: Là ca ngợi về đức, có mười một câu: Hai câu đầu là tổng quát, bởi vì phần vị cao nhất, công hạnh tròn vẹn.

Chín câu còn lại là riêng biệt. Bốn câu trước là đức thuộc Tự phần:

Hai câu đầu là Tướng của Hạnh, một sâu-hai rộng; hai câu sau là Thể của Hạnh, một Định-hai Bi. Năm câu sau là đức thuộc Thắng tiến: Ba câu trước là Đại Dụng của ba nghiệp giống như Phật, có thể biết. Hai câu sau là Niết-bàn Vô trú giống như Phật, câu một là giải thích, nghĩa là không trú vào Niết-bàn mà tiến vào thế gian, không trú trong sinh tử mà tâm luôn luôn tịch tĩnh; câu hai là kết luận đức thuộc về người.

Trong phần c là nêu ra tên gọi, có một trăm vị Bồtát: Đầu có ba mươi vị cùng tên gọi là Tuệ, bởi vì biểu thị cho đức thuần nhất; sau từ "Niệm trang nghiêm..." trở xuống là bảy mươi vị Bồ-tát có tên gọi riêng biệt, bởi vì biểu thị cho đức xen lẫn.

Phần d: là kết luận về số lượng, phần e là ý tích tập, có thể biết. Phần hai: Từ "Nhĩ thời Phổ Nhãn..." trở xuống là trong phần thưa thỉnh, có bốn: 1-Phổ Nhãn thưa hỏi, bởi vì chính là Phổ Nhãn mới thấy pháp khắp nơi (Phổ pháp). 2-Từ "Phật ngôn..." trở xuống là Như Lai khen ngợi thưa hỏi. 3-Từ "Phổ Nhãn..." trở xuống là nêu ra pháp chính thức thưa hỏi. 4-Từ "Phật ngôn thiện tai..." trở xuống là khen ngợi về lợi ích của thưa hỏi.

Phần ba: Từ "Phổ Nhãn-Phổ Hiền Bồ-tát..." trở xuống là phần nêu ra người thuyết giảng, bởi vì pháp thuộc về Phổ Hiền, cho nên nêu ra vị ấy để khiến cho thưa thỉnh. Trong đó có sáu: 1-Nêu ra người khiến cho thưa hỏi; 2-Nghe tên gọi đạt được lợi ích; 3-Suy xét tìm tòi không thấy; 4-Chỉ dạy khởi lên phương pháp nhìn thấy; 5-Y theo lời dạy mà cầu tìm; 6-Vì Đại chúng hiện rõ thân tướng.

Phần 1: Nêu ra người khiến cho thưa hỏi, phân ba: a-Nêu ra nơi chốn; b-Từ "Dĩ năng..." trở xuống là khen ngợi về đức; c-Từ "Nhữ ưng thỉnh..." trở xuống là chỉ dạy thưa hỏi.

Trong phần 2: Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là nghe tên gọi đạt được lợi ích, đạt được mười loại lợi ích, văn đều có thể biết.

Trong phần 3: Từ "Kỳ chư Bồ-tát ư Phổ Hiền..." trở xuống là suy xét tìm tòi không thấy, có ba loại suy xét tìm tòi thảy đều không thấy: a-Khao khát ngưỡng mộ suy xét tìm tòi không thấy; b-Trở lại quán sát không thấy; c-Dùng lực của Tam-muội suy xét tìm tòi không thấy. Văn đều có giải thích.

Phần a: Trước là tìm tòi không thấy; sau từ "Thử do..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ không thấy. Uy lực duy trì, là muốn khiến cho Đại chúng khao khát ngưỡng mộ mà có thể hiển bày về ý nghĩa sâu xa.

Trong phần b: Trở lại quán sát không thấy, có ba: Một-Hỏi kỹ càng trở lại nêu ra pháp vốn trong lặng, bởi vì ban đầu không có chuyển dời biến động. Hai-Từ "Thị thời Phổ Nhãn..." trở xuống là suy xét tìm tòi không thấy, mà hãy còn nói là có thể thấy. Ba-Từ "Phật ngôn như thị..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ không thấy.

Trong mục ba có hai: 1-Phù hợp với Định đề nghị đứng lên; 2-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là chính thức giải thích về nguyên cớ, bởi vì trú xứ rất sâu xa.

Văn có mười câu: Một câu đầu là tổng quát, tám câu tiếp là riêng biệt, một câu sau là kết luận.

Trong tám câu riêng biệt, có bốn cặp: Hai câu đầu là Trí rộng rãi-Định thù thắng đều sâu xa, nghĩa là Trí môn Vô biên, Trí của Hữu biên làm sao nhìn thấy Dụng của Định, lên-xuống không sợ hãi, kéo dài-rút ngắn tự tại, chỉ bởi vì Định xuất thế cho nên tìm tòi không thể thấy được. Hai câu tiếp là Dụng bên ngoài-Chứng bên trong đều sâu xa. Hai câu tiếp là đạt được Lực-thành tựu Thân đều sâu xa. Hai câu sau là bảo vệ nhiều-Chứng nhanh chóng đều sâu xa. Bởi vì tám loại sâu xa trên đây, cho nên không thể nào thấy được.

Phần c-Từ "Nhĩ thời Phổ Nhãn Bồ-tát văn Như Lai..." trở xuống là dùng lực của Tam-muội suy xét tìm tòi không thấy, trong đó phân bốn: Một-Mới đạt được Tam-muội; Hai-Từ "Dĩ Tam-muội..." trở xuống là dùng Định để suy xét tìm tòi; Ba-Từ "Thời Phổ Nhãn tùng Tam-muội khởi..." trở xuống là tự mình bày tỏ không thấy; Bốn-Từ "Phật ngôn..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ không thấy.

Trong mục bốn có năm:

Mục 1-Dựa theo pháp tổng quát nêu lên, bởi vì trú trong giải thoát khó suy nghĩ, trái với Tam-muội trên đây vốn có thể suy nghĩ tiến vào. Mục 2-Từ "Phổ Nhãn, ư nhữ ý..." trở xuống là dùng gần để so với xa.

Mục 3-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ.

Trong giải thích có hai: a-Sơ lược nêu ra sâu rộng, trái với Tam-muội trên đây bởi vì hãy còn có số lượng; b-Từ "Cử yếu..." trở xuống là nêu ra sơ lược để hiển bày mở rộng. Văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, bởi vì Kim Cang Tuệ thông hiểu về pháp giới sai biệt đều là Không. Chín câu còn lại là riêng biệt, bởi vì hiểu rõ về Không: 1-Thế giới không có trú xứ; 2-Chúng sinh không có gì đáng hóa độ; 3-Vắng lặng không có đến đi; 4-Thời gian không có đoạn tận; 5-Không gian mất đi sai biệt; 6-Thể không phải là Thể cho nên không ngăn ngại hiện bày thần thông; 7-Dụng không phải là Dụng cho nên không có nương tựa-không có tạo tác; 8-Không tách lìa Như Như cho nên không có động chuyển; 9-Lý và Sự tròn vẹn cho nên tận cùng giới hạn của pháp giới. Mục 4-Từ "Thiện nam tử nhược hữu..." trở xuống là làm sáng tỏ về lợi ích của thấy.

Mục 5-Từ "Nhĩ thời Phổ Nhãn..." trở xuống là sự quy kính càng tăng thêm. Văn hiển bày có thể biết.

Trong phần 4: Chỉ dạy khởi lên phương pháp nhìn thấy: Đầu là khiến cho tâm trước đây thúc giục chịu khó. Tiếp từ "Hựu ưng..." trở xuống là riêng biệt nêu ra quán sát sâu xa, trước là rời bỏ cảnh mà riêng biệt tìm tòi, chưa hiểu biết về Thể ấy; nay khiến cho quán sát đầy đủ mười phương, nhận biết về Thể ấy rộng khắp, sau dựa vào pháp quán sát này, vì vậy nhất định nhìn thấy. Sau từ "Thệ dữ..." trở xuống là khởi Nguyện suy nghĩ đầy đủ. Đầy đủ ba tâm trên thì có thể thấy được.

Phần 5: Từ "Thị thời Phổ Nhãn..." trở xuống là y theo lời dạy mà tu hành, nhưng phần vị của Phổ Nhãn sâu xa mà tập khí hãy còn nặng nề. Quán sát tu tập, tóm lược có hai ý: Một-Bởi vì phần vị chưa bằng nhau; Hai-Nêu ra sâu xa để khuyến khích chúng sinh.

Phần 6: Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là vì

Đại chúng hiện rõ thân tướng, trong đó có năm mục:

Một: Vì Đại chúng hiện rõ thân không thấy, bởi vì hiển bày về Dụng sâu xa-hiện rõ không ngăn ngại.

Hai: Từ "Thị thời Phổ Nhãn..." trở xuống là Đại chúng nhìn thấy đều sinh lòng hoan hỷ cung kính.

Ba: Từ "Thị thời dĩ Phật..." trở xuống là hiện rõ điềm lành thành tựu lợi ích.

Bốn: Từ "Nhĩ thời Phổ Nhãn..." trở xuống là ca ngợi về đức sâu rộng, văn có mười câu: Vô đẳng là bởi vì dưới không có gì sánh bằng, Vô quá là bởi vì trên không có gì hơn được, còn lại có thể biết.

Năm: Từ "Phật ngôn như thị..." trở xuống là Như Lai đồng ý thuật lại: Trước là đồng ý, sau là thuật lại.

Trong thuật lại có mười một câu: Đầu là câu tổng quát; sau từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt.

Trong riêng biệt có mười đức: 1-Đức của phước-trí trang nghiêm; 2-Đức tròn vẹn sáng ngời; 3-Đức sâu xa rộng lớn; 4-Đức của sắc tướng; 5-Đức của Từ che phủ; 6-Đức thù thắng vượt xa; 7-Đức nhận biết về pháp; 8-Đức bặt dứt ngôn từ; 9-Đức giống như Phật; 10-Đức ca ngợi không cùng tận.

Phần bốn: Từ "Nhĩ thời Như Lai cáo..." trở xuống là phần Căn bản, có bốn: 1-Nêu ra lợi ích khiến cho thuyết giảng; 2-Từ "Hà giả..." trở xuống: là nêu ra tên gọi của pháp đã thuyết giảng; 3-Từ "Thử thập đại..." trở xuống là ca ngợi về đức thù thắng của Định; 4-Từ "Thị cố Phổ Hiền..." trở xuống là kết luận về khuyến khích thành tựu lợi ích.

Phần 1: Nêu ra lợi ích khiến cho thuyết giảng, phân hai: a-Khuyến khích thuyết giảng thành tựu lợi ích; b-Từ "Chư Bồ-tát..." trở xuống dẫn ra ví dụ để chứng minh khuyến khích, bởi vì các vị Bồ-tát trong ba đời, nếu thuyết giảng về Định này thì đều thành tựu lợi ích.

Trong phần 2: là nêu ra tên gọi của pháp đã thuyết giảng, đều nói là Đại là bởi vì Định đầy đủ hợp với pháp giới.

Một-Phổ Quang, nghiệp dụng của thân-tâm rộng khắp bao gồm toàn bộ là Phổ, Trí soi chiếu tự tại gọi là Quang.

Hai-Diệu Quang, Thân Trí soi chiếu khắp nơi là Quang, Dụng thù thắng chiếu rọi qua lại là Diệu.

Ba-Thế giới khắp mười phương không bỏ sót nơi nào, đều đến nhập Định là qua lại khắp nơi; qua lại không có tạp loạn, không ngăn ngại thời gian, phân biệt rõ ràng làm thứ tự; lập tức có thể khởi Dụng gọi là Thần thông, bởi vì Dụng của Trí như lý vốn tự nhiên mà rộng khắp.

Bốn-Thông suốt rõ ràng về các pháp vốn tự nhiên thanh tịnh, niệm tách rời đối với Tưởng, tâm sâu xa hợp với Lý; dựa vào đây khởi Dụng cúng dường chư Phật khắp nơi, thỉnh cầu giáo pháp khởi lên thuyết giảng gọi đó là Hạnh.

Năm-Sự việc về Phật xuất hiện-đời kiếp-quốc độ..., đều gọi là Trang nghiêm; trong môn quá khứ bao gồm vô tận những sự việc này là Tạng, cũng gọi là Tạng quá khứ thanh tịnh; tiến vào Định có thể tiến vào kiếp, một niệm không có duyên khởi, Định có thể tiếp nhận giáo pháp, ba Luân không có tham trước, đều gọi là Thanh tịnh.

Sáu-Trong Tạng vị lai, bao hàm chư Phật và pháp của Phật, gọi đó là Tạng; Trí tuệ soi chiếu tận cùng, gọi là Quang minh.

Bảy-Chư Phật hiện tại vận dụng cơ duyên, thân tướng trong chúng hội làm lợi ích cho chúng sinh, đều gọi là Trang nghiêm; không gian rộng khắp mười phương cho nên nói là tất cả, hiện bày có thể thấy tận mắt cho nên không nói là Tạng.

Tám-Ở trong-ngoài thân sai biệt của chúng sanh, tiến vào Định-rời khỏi Định mà đều tự tại; tuy bao gồm ba loại thế gian, mà thuận theo số nhiều chỉ nói là chúng sinh, các Định trước-sau đều thuận theo số nhiều mà nói.

Chín-Tự tại vào-ra đối với mười tám Giới như Nhãn..., lại nhận biết giới hạn của pháp giới thuộc Sự, mà tự tại vô ngại với pháp giới thuộc Lý.

Mười-Vô ngại Luân, là bởi vì ba Luân thâu nhiếp giáo hóa đều tự tại, lại đạt được quả Phật đầy đủ mười Vô ngại, Đại Dụng vô tận của mỗi một loại Vô ngại, thảy đều viên mãn mà có thể phá trừ làm cho phải hàng phục, tìm theo thời gian trước-sau mà không đạt được giới hạn.

Phần 3: là ca ngợi về đức thù thắng của Định, trong đó có bốn:

Một-Dựa theo người để ca ngợi, người thù thắng cho nên pháp thù thắng.

Hai-Từ "Nhược chư Bồ-tát..." trở xuống là dựa theo tu tập để ca ngợi, trong đó có hai: Trước là trình bày thành tựu về tu tập; sau từ "Như thị..." trở xuống là lợi ích của tu tập.

Trong lợi ích của tu tập cũng có hai: a-Có mười câu trình bày trên sánh bằng quả Phật; b-Từ "Thử Bồ-tát phổ nhập..." trở xuống là trình bày về Thân Trí rộng khắp. Đều nói là Phổ nhập, bởi vì mỗi một loại đều tận cùng cảnh giới của Đế võng, văn hiển bày có thể biết.

Ba-Từ "Thử thị chư Bồ-tát..." trở xuống là thẳng thắn dựa vào pháp để ca ngợi, trình bày về mười Định này thâu nhiếp đầy đủ Thể-Tướng-Dụng của các pháp, bởi vì mỗi một loại đều siêu việt thù thắng.

Mười môn gộp thành năm cặp: 1-Cảnh và Trí tỏ ngộ thông suốt; 2-Nhân và Quả hòa vào với nhau; 3-Biện giải thông suốt về xuất xứ; 4-Thuận theo các pháp của Phật; 5-Trang nghiêm quốc độ thâu nhiếp chúng sinh. Tất cả đều dựa vào mười môn này.

Bốn-Từ "Nhược Bồ-tát nhập thử..." trở xuống là dựa theo chứng đắc để ca ngợi. Trước đây dựa theo tu tập mà ca ngợi, hướng về quả Phật để hiển bày cuối cùng giống nhau; ở đây dựa theo chứng đắc mà ca ngợi, thẳng thắn dựa vào Định này để trình bày về nghiệp dụng. Cũng có hai mươi câu: Trước là mười câu trình bày về đức thù thắng vô hạn, văn hiển bày có thể biết; sau từ "Đắc pháp giới trí..." trở xuống là trình bày về Trí đức tự tại, văn có thể biết.

Phần 4: là kết luận về khuyến khích thành tựu lợi ích, văn có thể biết.

Trong phần năm: Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là phần Thuyết giảng, có ba: 1-Nương theo ý nghĩa tổng quát nói cho biết; 2-Từ "Phật tử, vân hà..." trở xuống là riêng biệt giải thích về mười Định; 3-Cuối quyển thứ 43 nói: "Phật tử, thử thị..." trở xuống là tổng quát kết luận về số mười.

Trong phần 2 là riêng biệt giải thích, mười Định tức là mười đoạn, đều có Nêu lên-Giải thích và Kết luận.

Định thứ nhất: Phổ Quang Đại Tam-muội.

Trong giải thích phân năm mục: Một-Trí vô tận; Hai-Tâm vô biên; Ba-Định tự tại; Bốn-Trí khéo léo hiện bày; Năm-Quán sát siêu tuyệt. Đều có chữ Phật Tử dùng để chọn ra sai biệt.

Trong năm loại: Hai loại đầu là phương tiện của Định, một loại tiếp là Thể của Định, hai loại sau là Dụng của Định. Lại ba loại trước đều có nêu lên-đưa ra-giải thích và kết luận.

Mục một-Trí vô tận. Trong giải thích có mười câunăm cặp: Hai câu đầu nói về sự việc đã làm-chúng sinh đã giáo hóa. Hai câu tiếp nói về nơi giáo hóa-pháp giáo hóa, như bóng ảnh là bởi vì không có thật, tùy theo mà hiện bày. Hai câu tiếp nói về thâu nhiếp-bảo vệ từ đầu đến cuối. Hai câu tiếp nói về thụ động duy trì-chủ động duy trì. Hai câu cuối nói về bắt đầu là tâm-cuối cùng là nguyện.

Mục hai-Tâm vô biên. Trước đây trình bày về pháp đã nhận biết là vô tận, nay phân rõ về đối với cảnh mà phát tâm, bởi vì cảnh vô biên cho nên tâm vô biên, có mười một câu là số tăng thêm của mười.

Mục ba-Định tự tại. Bởi vì Đại Trí-Đại Tâm trước đây tự tại đối với Tam-muội, phương xứ không phải một, tiến vào-rời ra khác nhau, cho nên nói là sai biệt.

Văn đều có thể biết.

Trong mục bốn-Trí khéo léo hiện bày, có nêu lênđưa ra và giải thích. Trong giải thích có ba: 1-Pháp thuyết, trong đó mười câu đầu là riêng biệt trình bày về lần lượt chuyển tiếp sâu xa vi tế, một câu sau là tổng quát hiển bày về lìa xa tướng rõ ràng. 2-Nêu ra Dụ. 3-Từ "Phật tử, A-tu-la..." trở xuống là lấy yếu kém so với hơn hẳn.

Trong mục năm-Quán sát siêu tuyệt, có Pháp-Dụ và Hợp. Trong Hợp: Khác với hóa hiện trước đây, cho nên nói là Pháp thân. Pháp tánh bao hàm cho nên trong một lúc liền thấy. Bởi vì nghĩa này, cho nên không có gì có thể phản chiếu làm cho mất đi.

Định thứ hai: Diệu Quang Đại Tam-muội.

Trong giải thích có hai: Trước là Pháp, sau là Dụ.

Trong mục trước là Pháp, có bốn: 1-Thân mây mở ra tiến vào; 2-Từ "Thị chư thế giới chủng chủng..." trở xuống là Thân-Trí cùng tiến vào; 3-Từ "Thị chư thế giới diệc tất..." trở xuống là trình bày về cuộn lại tiến vào; 4-Từ "Nhiên chư..." trở xuống là trình bày về mở ra-cuộn lại vô ngại.

Trong mục sau là Dụ, văn có hai Dụ: Dụ cho nghĩa cùng tiến vào không có tạp loạn trước đây: Một-Dụ về bóng sáng của núi báu; Hai-Dụ về người làm trò ảo thuật khéo léo.

Trong tiết một: Trước là Dụ, sau là Hợp. Trong tiết trước là Dụ có năm:

1- Trình bày về ánh sáng mặt trời hiện rõ bóng. Bảy núi báu tức bảy núi vàng, như cuối phẩm Thập Địa đã nêu ra tên gọi ấy, chỉ trừ ra núi Diệu Cao và núi Tuyết Hương. Giữa các núi có bảy biển Hương, biển hiện rõ bóng mặt trời, núi do vàng thanh tịnh mà cũng có thể hiện rõ bóng.

2- Từ "Kỳ bảo sơn thượng..." trở xuống là trình bày về hai bóng hiện rõ lẫn nhau, chính là dụ cho hạnh TựTha của Bồ-tát hòa vào với nhau, bởi vì bóng ấy trong sáng rõ ràng như tấm gương trước mắt, cho nên có thể hiện rõ lẫn nhau.

3- Từ "Hoặc thuyết nhật ảnh..." trở xuống là chính thức phân rõ về có được tên gọi không giống nhau, nghĩa là lúc bóng vốn có trong nước hiện rõ bóng trên núi, thì bóng đã hiện rõ này, từ trên núi hiện ra mà hòa vào giữa các núi; như lúc bóng vốn có trên núi hiện rõ bóng trong nước, thì bóng đã hiện rõ này, từ giữa các núi hiện ra mà hòa vào trong bảy núi vàng. Đang lúc hòa vào thì gọi là hiện ra, đã ví dụ có thể biết. 4-Từ "Đản thử nhật ảnh..." trở xuống là trình bày về hiện rõ lớp lớp vô tận, dụ cho Thân-Độ như Đế võng của Bồtát.

5-Từ "Thể tánh..." trở xuống là trình bày về Thể lìa xa hai bên, cho nên có thể hiện rõ lẫn nhau mà không hề tạp loạn, nghĩa là chọn lấy không thể đạt được cho nên không phải là có (Phi hữu), bóng hiện ra rõ ràng cho nên không phải là không có (Phi vô), không trú vào thành tựu về không phải là có trên đây, không tách lìa thành tựu về không phải là không có trên đây, nếu có Định trú vào thì không có thể hòa vào với nhau, nếu tách lìa Định ấy thì không thể nào hòa vào với nhau, cho nên không trú vào-không tách lìa mới có thể hòa vào với nhau.

Trong tiết sau là Pháp-Hợp thẳng thắn trình bày về không hủy hoại-không trú vào, cho nên có thể hòa vào với nhau mà không tạp loạn:

Hai câu đầu trình bày về tánh-tướng không hủy hoại, nghĩa là nếu hủy hoại tánh-tướng thì không thể nào hòa vào với nhau.

Hai câu tiếp trình bày, nếu trú vào trong-ngoài thì không thể nào hòa vào với nhau, nghĩa là nếu trú trong thế gian thì thân không thể nào bao quát thế giới, nếu trú ngoài thế giới thì không thể nào hòa vào tất cả thế giới. Bởi vì không trú vào trong-ngoài, cho nên có thể hòa vào với nhau.

Từ "Ư chư thế giới..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ của điều ấy. Bởi vì Định không có phân biệt mà không hủy hoại tướng, Tuệ quán sát một tướng mà không hủy hoại các tướng. Sự-Lý đã qua lại với nhau, cho nên không hủy hoại-không trú vào. Nếu không hủy hoại-không trú vào, thì trú vào Chân Như, luôn luôn không rời xa. Ngay nơi Sự đã không rời xa, cho nên Tướng tùy theo Tánh mà dung thông; Như không có nơi nào không tồn tại, cho nên giống với Chân Như trong-ngoài hòa vào lẫn nhau.

Trong tiết hai: Dụ về người làm trò ảo thuật khéo léo, có hai: 1-Tổng quát về Dụ; 2-Từ "Như hữu huyễn sư..." trở xuống là riêng biệt về Dụ.

Trong tiết 1: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong tiết trước là Dụ có ba: Một-Tổng quát trình bày về chủ động huyễn hóa; Hai-Từ "Trú tứ cù..." trở xuống là trình bày dựa vào thời gian-nơi chốn vốn có, hiện rõ thời gian-nơi chốn huyễn ảo, dụ cho hòa vào với nhau; Ba-Từ "Bất dĩ thị hiện..." trở xuống là trình bày về gốc-ngọn không ngăn ngại lẫn nhau, dụ cho không hủy hoại tướng.

Trong tiết sau từ "Bồ-tát..." trở xuống là Hợp, có năm:

Một-Trình bày về một-nhiều cùng dung thông không giống nhau, hợp với hiện rõ nhiều thời gian-nơi chốn trước đây.

Hai-Từ "Bồ-tát ư thử..." trở xuống là trình bày về gương Trí không mờ tối, hợp với phép thuật chủ động huyễn hóa trước đây.

Ba-Từ "Bất dĩ bỉ..." trở xuống là hợp với tướng gốcngọn không hủy hoại.

Bốn-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích nguyên cớ. Trước là đưa ra ý nói: Vì sao hòa vào với nhau mà có thể không hủy hoại tướng? Sau là giải thích, ý có ba: 1-Bởi vì nhận biết con người là Vô ngã, tướng của Nhân-Ngã đã thấy ở văn trước. 2-Từ "Bồ-tát tri nhất thiết pháp bổn tánh..." trở xuống là bởi vì nhận biết các pháp đều Vô ngã. 3-Từ "Bồ-tát cần tu..." trở xuống là bởi vì đạt được Đồng Thể Đại Bi. Vì vậy cho nên có thể dung thông Sự-Lý.

Năm-Từ "Phật tử, Bồ-tát như thị..." trở xuống là kết luận thành tựu về nghĩa trên đây, trong đó có ba: 1-Kết luận về nhiều hòa vào một trên đây; 2-Từ "Nhiên bất xả..." trở xuống là kết luận về không hủy hoại tánhtướng trên đây; 3-Từ "Đương cần..." trở xuống là kết luận về gương sáng ngời trên đây.

Trong tiết 2 là riêng biệt về Dụ, có ba Dụ về nghịch. Trong tổng quát có ba đoạn: Một-Dụ về huyễn ảo không hủy hoại gốc, riêng biệt dụ về không hủy hoại tướng; Hai-Từ "Như thị huyễn giả..." trở xuống là dụ về huyễn ảo nhất định dựa vào nơi chốn, riêng biệt dụ về dựa vào thời gian-nơi chốn vốn có, hiện rõ nhiều thời gian-nơi chốn trước đây; Ba-Từ "Như bỉ huyễn sư tác chư huyễn sự..." trở xuống là trình bày dụ về người làm trò ảo thuật không mê lầm, riêng biệt dụ về chủ động huyễn hóa trước đây.

Một-Dụ về huyễn ảo không hủy hoại gốc: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong Hợp: Đầu là chính thức kết hợp; sau từ "Bồtát liễu tri..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ.

Hai-Dụ về huyễn ảo nhất định dựa vào nơi chốn: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong Dụ lược bớt không có huyễn ảo nhất định dựa vào thời gian, dựa theo Hợp thì lẽ ra phải có.

Trong Hợp phân hai: Trước kết hợp dựa vào nơi chốn, sau kết hợp dựa vào thời gian.

Trong tiết trước kết hợp dựa vào nơi chốn: a-Tổng quát kết hợp chung, bởi vì ghi nhận về vật hiện rõ, Không tức là Không thuộc về Sự; b-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích nguyên cớ, bởi vì Lý không có sai khác; c-Từ "Trú ư thế..." trở xuống là kết luận thành tựu về tự tại.

Tiết sau từ "Ư nhất niệm..." trở xuống là kết hợp dựa vào thời gian, trong đó: a-Chính thức hiển bày; b-Từ "Bồ-tát Ma-ha-tát đắc..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ, bởi vì đạt được Huyễn Trí giống như Phật, và ba là Dụ về người làm trò ảo thuật không mê lầm, văn đều có thể biết.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 41 trong kinh).

Định thứ ba: Thứ Đệ Biến Vãng Chư Phật Quốc Độ Đại Tam-muội.

Trong giải thích có ba, đó là Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp có năm: 1-Trình bày về tiến vào Định ở khắp quốc độ; 2-Từ "Hoặc sát-na..." trở xuống là trình bày về thứ tự thời gian tiến vào; 3-Từ "Nhược cửu..." trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều môn; 4-Từ "Bồtát ư bỉ..." trở xuống là tâm phù hợp với Thể của Định; 5-Từ "Tuy ly thử..." trở xuống là không phế bỏ khởi lên thần thông và Dụ-Hợp..., văn đều có thể biết.

Định thứ tư: Thanh Tịnh Thâm Tâm Hạnh Đại Tammuội.

Trong giải thích phân hai: Một-Trình bày về tâm hạnh sâu xa trong Định; Hai-Trình bày về Định khởi lên tâm hạnh sâu xa.

Tiết một phân hai: 1-Dấy khởi hạnh; 2-Tâm sâu xa. Trong tiết 1: a-Nêu ra bên trong; b-Từ "Ư bỉ nhất nhất..." trở xuống là dấy khởi hạnh, trong đó: Trước là trình bày về hạnh cúng dường thuộc về sự việc bên ngoài; sau từ "Ư bỉ nhất nhất cung kính..." là hạnh cúng dường thuộc về ba nghiệp.

Trong tiết 2: Từ "Nhiên ư chư Phật..." trở xuống là trình bày về tâm sâu xa, có hai: a-Pháp thuyết; b-Từ "Như tán-động..." trở xuống là Dụ so sánh.

Trong tiết b có hai Dụ, đều có Dụ-Hợp: Trước là dụ về vọng niệm không có nhận biết, dụ cho điều ấy phù hợp với thật sự không có ý niệm; sau là dụ về hơi nóng mặt trời bốc lên (Dương viêm) tựa như nước, dụ cho hiểu rõ Vọng giống như Chân. Văn đều có thể biết.

Trong tiết hai: Từ "Phật tử, thử Tam-muội..." trở xuống là trình bày về Định khởi lên tâm hạnh sâu xa: Đầu là Pháp, tiếp là Dụ, sau là Hợp.

Trong Hợp: Trước đây trình bày về hạnh Tự lợi là cúng dường, nay trình bày về hạnh Lợi tha là mở rộng thuyết giảng, văn phỏng theo tóm lược mà thôi. Mở rộng thuyết giảng về Lý sâu xa tức là tâm sâu xa dấy khởi hạnh.

Định thứ năm: Tri Quá Khứ Trang Nghiêm Tạng Đại Tam-muội.

Trong giải thích có năm tiết:

Tiết một-Đối với cảnh phân rõ về Trí.

Tiết hai-Chính thức hiển bày về Trí nhận biết đều có mười câu, đều là pháp trong Tạng quá khứ.

Tiết ba-Thời gian đã nhận biết, có mười bốn lớp, tức là giải thích về nghĩa của quá khứ.

Tiết bốn-Hiển bày về tướng trạng nhận biết, không diệt mất hiện tại là không rời bỏ, không duyên với quá khứ là không giữ lấy, nghĩa là chỉ dựa theo môn quá khứ, hiển bày không phải là có giữ lấy-rời bỏ mà duyên vào.

Bốn tiết trên đây đều có một chữ Phật Tử.

Tiết năm-Trình bày về đạt được lợi ích rời khỏi Định, có ba tiết:

Tiết 1-Nêu ra số lượng để phân rõ về tướng, có mười câu: Câu đầu là tổng quát về phần vị cuối cùng thành tựu quả, gọi là thọ pháp Quán đảnh. Chín câu còn lại là riêng biệt: 1-Thuộc về mình; 2-Chướng ngại không còn; 3-Kết quả cuối cùng; 4-Bắt đầu tiến vào; 5-Chính thức chứng đắc; 6-Cuối cùng đầy đủ; 7-Duy trì khiến cho không mất;

8-Không nhận biết gì mà nhận biết; 9-Ba Luân thanh tịnh, tổng quát bao gồm chín câu trước, như dựa theo Trí để phân rõ về ba Luân, nghĩa là không có chủ động nhận biết, thụ động nhận biết và nhận biết chính xác. Còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Tiết 2-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là nêu ra tên gọi ấy: Bốn loại đầu là bốn Biện tài vô ngại. Hai loại tiếp là Tự lợi, không sợ hãi đối với pháp sâu xa, như ngôn thuyết có thể thực hành. Hai loại tiếp là Lợi tha, làm chỗ dựa cho người thiện, cứu giúp cho người ác. Hai loại sau là tổng quát trình bày về Tự lợi-Lợi tha thù thắng vi diệu.

Tiết 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là kết luận về nhanh chóng đạt được, có Pháp-Dụ và Hợp. Ca-la-la, Trung Hoa nói là Bạc Lạc (váng sữa). Còn lại có thể biết.

Định thứ sáu: Trí Quang Minh Tạng Đại Tam-muội. Trong giải thích phân hai tiết: Một-Trình bày về nghiệp dụng của Định; Hai-Làm sáng tỏ về lợi ích của Định.

Trong tiết một phân sáu: 1-Tổng quát nhận biết về chư Phật. 2-Từ "Nhược dĩ thuyết..." trở xuống là nhận biết nhiều danh hiệu. 3-Từ "Đương xuất hiện..." trở xuống là nhận biết về những việc sẽ làm. 4-Từ "Bỉ chư Như Lai tu..." trở xuống là nhận biết về nhân tròn vẹnquả đầy đủ của chư Phật. 5-Từ "Bỉ chư Như Lai danh tánh..." trở xuống là nhận biết về những việc đang làm. 6-Từ "Thử Bồ-tát ư nhất niệm..." trở xuống là trình bày về phạm vi giới hạn của nhận biết, trong đó Đại thiên tức là quốc độ của Phật, mà nói lặp lại thì phần nhiều là làm cho giản lược, nên nói là một trăm quốc độ Phật. Còn lại đều có thể biết.

Tiết hai-Từ "Dĩ liễu tri..." trở xuống là làm sáng tỏ về lợi ích của Định, trong đó có bốn tiết: Hai tiết trước là Tự lợi, hai tiết sau là Lợi tha.

Tiết 1-Lợi ích khiến cho tâm tiến vào duy trì, tức là do nhận biết trên đây mà duy trì không mất đi, do duy trì không mất đi cho nên có được lợi ích của duy trì: aTrong tâm duy trì Phật, đạt được lợi ích của Phật che chở; b-Tâm tiến vào duy trì pháp, đạt được lợi ích của Biện tài Tổng trì. Những câu còn lại dựa theo đây. Có mười hai câu là số tăng của mười. Sư tử thọ sinh, là bởi vì không sợ nỗi khổ của sinh tử. Chỉ rõ thật tánh của sinh tử, gọi là chìa khóa mở toang cánh cửa của pháp, bởi vì hiểu rõ sinh tử vốn trống rỗng, mà ra khỏi bùn lầy của tham dục. Lực duy trì của Trí, là Định-Tuệ cùng vận dụng. Lực duy trì tiến vào Vô trú, thì Đại kiếp không tách lìa một niệm.

Tiết 2-Từ "Phật tử, chí trú thử Tam-muội..." trở xuống là trình bày về đạt được lợi ích thiện xảo, có Pháp-Dụ và Hợp. Nhưng thiện xảo có hai: a-Thiện xảo như Sự, Pháp nói là vô lượng không thể nói được, Dụ nói là thấy đủ loại vật; b-Thiện xảo như Lý, cho nên nói là ánh sáng mặt trời bình đẳng. Lại do hai Vô ngại này mới gọi là thiện xảo, cho nên kết hợp nói rằng không có phân biệt mà có thể nhận biết.

Tiết 3-Từ "Phật tử, chí như thị liễu tri..." trở xuống là trình bày về đạt được lợi ích không trống rỗng.

Tiết 4-Từ "Phật tử, chí trú thử Tam-muội..." trở xuống là lợi ích được mười vị vua cung kính cúng dường.

Định thứ bảy: Liễu Tri Nhất Thiết Thế Giới Phật Trang Nghiêm Đại Tam-muội.

Trong giải thích có hai mục: Một-Trình bày về ThểDụng của Định; Hai-Trình bày về lợi ích của Định.

Trong mục một cũng có hai: 1-Đưa ra; 2-Giải thích. Mục 1-Sở dĩ trở lại đưa ra, bởi vì trước đây tổng quát đưa ra một Định, ở đây thì riêng biệt đưa ra trang nghiêm.

Trong mục 2-Từ "Phật tử, Bồ-tát..." trở xuống là giải thích, có hai: a-Giải thích về tất cả thế giới, bởi vì là hiện tại cho nên chỉ nói mười phương; b-Từ "Giai kiến chư Phật..." trở xuống là giải thích về sự trang nghiêm ấy.

Trong mục b có hai tiết: Một-Tổng quát nêu ra mười môn đều là trang nghiêm, trong đó môn thứ tám riêng biệt trình bày về trang nghiêm, tức là công đức-trí tuệ dùng để trang nghiêm cho tâm, sắc tướng-ánh sáng dùng để trang nghiêm cho thân; Hai-Từ "Chúng hội thanh tịnh..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng trang nghiêm, bởi vì mở rộng hai loại trước đây: 1-Mở rộng về Chúng hội; 2-Mở rộng về Trang nghiêm.

Tiết 1 có ba: a-Trình bày về nhìn thấy người khác; b-Nhìn thấy mình; c-Có thể nhìn thấy.

Tiết a: Cũng có ba: Đầu là thấy Thể-Tướng của chúng hội; tiếp từ "Diệc kiến chúng hội..." trở xuống là trình bày về phần lượng nhìn thấy; sau từ "Diệc kiến chư Phật ư bỉ..." trở xuống là nhìn thấy tác dụng của Phật.

Tiết b: Từ "Bồ-tát Ma-ha-tát..." trở xuống là trình bày về nhìn thấy mình, có thể biết.

Tiết c: Từ "Như thị kiến thời..." trở xuống là trình bày về có thể nhìn thấy, có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp trình bày về không có phân biệt mà nhìn thấy.

Trong Dụ trình bày về chủ động-thụ động giải thích, không tự nói Ngã là chủ động-thụ động giải thích, mà không rời bỏ chủ động-thụ động giải thích, bởi vì dụ về không có phân biệt mà nhận biết.

Trong Hợp, trước là hợp với không rời bỏ, sau từ "Nhi ư..." trở xuống là hợp với không phân biệt.

Trong tiết 2: Từ "Phật tử, chí kiến Phật vô lượng quang sắc..." trở xuống là mở rộng về trang nghiêm trước đây, có hai: a-Dùng pháp để thuyết giảng; b-Dùng dụ để hiển bày.

Trong tiết a có hai: Trước là nêu ra Chương môn, sơ lược nêu ra bốn loại trang nghiêm, đều rõ ràng đã chứng đạt. Sau từ "Hoặc kiến Phật thân..." trở xuống là dựa vào Chương riêng biệt giải thích, tức là phân làm bốn: Một-Giải thích về vô lượng màu sắc ánh sáng; Hai-Từ "Hoặc kiến Phật thân kỳ lượng..." trở xuống là giải thích về vô lượng hình tướng; Ba-Từ "Phật tử, Bồ-tát như thị kiến..." trở xuống là giải thích về thành tựu viên mãn nói trên, hiển bày về hai loại viên mãn trước đây; Bốn-Từ "Hựu kiến Phật..." trở xuống là giải thích về thanh tịnh bình đẳng nói trên, tức là bao gồm hai loại trang nghiêm bên trong.

Trong tiết b từ "Phật tử, Bồ-tát như thị kiến ư Phật..." trở xuống là dùng Dụ để hiển bày, có ba: Một-Dụ về hư không không có tăng-giảm, dụ cho thân Pháp tánh không thể tăng-giảm, lớn-nhỏ của hư không thuộc về thế giới cho đến hạt cải, không phải Thể của hư không như vậy, như thân của Pháp tánh thuận theo đồ vật mà thành khác nhau. Hai-Dụ về vầng trăng không có tăng-giảm, dụ cho Thể của Sắc thân Chân Thường không thay đổi, chứng có gần-xa tùy theo tâm mà thấy khác nhau, dụ trước chỉ dụ cho thân Phật, dụ này bao gồm dụ cho màu sắc ánh sáng và thành tựu viên mãn. Ba-Dụ về tùy theo tâm hiện rõ cảnh, dụ cho thanh tịnh nói trên, tâm Bồ-tát thanh tịnh thì thấy Phật thanh tịnh, thuộc về Như Lai đâu thanh tịnh-đâu cấu nhiễm.

Mục hai: Từ "Phật tử, chí trú thử Tam-muội..." trở xuống là trình bày về lợi ích của Định, sơ lược nêu ra bảy loại lợi ích, đều có chữ Phật tử để chọn ra sai khác.

1- Lợi ích về nhanh chóng thành tựu hạnh nguyện, có nêu lên-đưa ra và giải thích, có thể biết.

2- Lợi ích về pháp ấn giống như Phật, có mười câunăm cặp: Hai câu đầu là Phước-Tuệ giống nhau, hai câu tiếp là Trí-Cảnh thộc hai Đế giống nhau, hai câu tiếp là Thể-Dụng giống nhau, hai câu tiếp là Tự lợi-Lợi tha giống nhau, hai câu sau là thiện xảo-bình đẳng giống nhau.

3- Lợi ích về dùng đức để thành tựu người, có thể biết.

4- Lợi ích về Trí đức bao hàm, trong đó có hai: Trước là Dụ, sau là Hợp, mỗi phần đều có mười câu.

Trong Hợp: Tổng quát nêu lên hợp với bắt đầu đạt được liền đạt được, mười câu hợp với mười sự việc trước đây, chỉ riêng sự việc thứ tám-thứ chín không theo thứ tự, bởi vì Trí tuy là một mà thuận theo pháp đã nhận biết sai khác: Một-Cõi Phật hợp với sắc tướng; Hai-Chúng sinh hợp với hình thể; Ba-Biến hóa hợp với thị hiện; Bốn-Tiến vào Phật hợp với quyến thuộc, bởi vì như quyến thuộc làm chủ-bạn lẫn nhau; Năm-Thông hiểu về pháp của Phật làm vật dụng cung cấp cho Trợ đạo; Sáu-Thâu nhiếp tất cả các pháp thanh tịnh là âm thanh viên mãn chỉ ra cho mọi người; Bảy-Đều khiến cho tiến vào pháp mới là thần thông; Tám-Mắt thanh tịnh vượt lên trên tất cả hợp với Tuệ giải; Chín-Tự tại lại hợp với tự tại; Mười-Trú vào pháp hợp với Dụng của Trí.

5- Lợi ích về thân oai nghi siêu việt thù thắng, có nêu lên-có giải thích.

6- Lợi ích khiến cho người khác viên mãn, đầu là nhắc lại phần trước phát khởi phần sau, sau là nêu ra danh tướng.

7- Lợi ích về chuyển biến thực hiện Phật sự, đầu là nhắc lại phần trước phát khởi phần sau, sau là nêu ra danh tướng. Văn đều có thể biết.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 42 trong kinh).

Định thứ tám: Nhất Thiết Chúng Sinh Sai Biệt Thân Đại Tam-muội.

Trong giải thích phân năm: Một-Trình bày về Trí chủ động tiến vào; Hai-Hiển bày về tướng tiến vào-rời ra; Ba-Trình bày về lợi ích tiến vào Định; Bốn-Trình bày về cảnh giới tự tại; Năm-Tổng quát kết luận về cứu cánh.

Mục một-Trình bày về Trí chủ động tiến vào: Do đạt được mười loại không có vướng mắc, thành tựu tiến vào-rời ra tự tại về sau. Tất cả các Địa, là Phật Địa, Bồtát Địa...

Mục hai-Hiển bày về tướng tiến vào-rời ra, có hai: Trước là nêu lên phát khởi, sau là giải thích về tướng. Trong giải thích về tướng: Trước là Pháp, sau là Dụ.

Trước là trong Pháp, sơ lược phân rõ về mười loại để biểu thị cho Vô tận:

1- Các loại Chánh báo đối lập với nhau, trình bày về tiến vào-rời ra.

2- Từ "Thiên trung nhập..." trở xuống là Y báo của sáu nẻo, trình bày về tiến vào-rời ra.

3- Từ "Thiên thân nhập..." trở xuống là một-nhiều đối lập với nhau.

4- Từ "Diêm-phù-đề..." trở xuống là bốn Châu và biển rộng đối lập với nhau.

5- Từ "Nhất thiết hải thần..." trở xuống là Đại chủng và Sự pháp đối lập với nhau, bởi vì pháp Vô sinh nương theo bốn Đại chủng phát sinh, thuận tiện mà đưa ra.

6- Từ "Nhất thiết diệu hương hoa..." trở xuống là các phương đối lập với nhau.

7- Từ "Nhất thiết tứ thiên hạ..." trở xuống là số lượng Đại chúng nhiều-ít đối lập với nhau.

8- Từ "Bất khả thuyết bất khả thuyết chúng sinh chúng trung nhập..." trở xuống là thanh tịnh-tạp nhiễm đối lập với nhau.

9- Từ "Nhãn xứ..." trở xuống là các Giới đối lập với nhau.

10- Từ "Nhất vi trần..." trở xuống là trình bày chung về các loại đối lập với nhau, là Thô-Tế, Phàm-Thánh, Niệm-Kiếp, Chân-Vọng..., nghĩa về tiến vào-rời ra... như phẩm Hiền Thủ phân rõ.

Sau là trong Dụ hiển bày có bốn Dụ, dụ cho mười loại trước đây, đều có Pháp-Hợp.

1- Dụ về sức mạnh của quỷ giữ lấy người, dụ cho loại một và bốn, mà phần nhiều dựa theo thân.

2- Dụ về bùa chú làm cho xác chết đứng dậy, dụ cho loại hai-năm và sáu, mà phần nhiều dựa theo cảnh thuộc Y báo.

3- Dụ về La-hán hiện thần thông, dụ cho loại ba và bảy, mà phần nhiều dựa theo số lượng.

4- Dụ về đất chỉ một mà mầm cây thì nhiều, dụ cho ba môn sau trình bày chung về các loại. Dụ và Hợp soi chiếu lẫn nhau, văn nghĩa tự nhiên hiển bày.

Mục ba-Từ "Phật tử, chí trú thử Tam-muội..." trở xuống là lợi ích nhập Định, có ba:

1- Lợi ích về được ca ngợi giống như quả Phật, đều là câu trước hiển bày ý nghĩa, câu sau kết luận tên gọi. Trong nghĩa của mười Lực, nói: Tâm chí viên mãn, là trình bày về nghĩa của Lực thuộc Tự lợi. Ng-hĩa lợi thành tựu là hiển bày về Lực thuộc Lợi tha. Những việc làm đều đầy đủ là làm sáng tỏ về Lực viên mãn. Trú trong Trí vô ngại là tổng quát hiển bày về Thể của Lực. Phân biệt nhận biết rõ ràng tất cả các pháp là tổng quát trình bày về Dụng của Lực. Văn còn lại có thể biết.

2- Lợi ích về ánh sáng của Thân-Trí soi chiếu.

3- Lợi ích về nghiệp dụng Vô tác. Đều có chữ Phật tử, văn tướng đều hiển bày.

Mục bốn-Từ "Phật tử, chí trú thử Tam-muội vô lượng cảnh..." trở xuống là trình bày về cảnh giới tự tại: Trước là Pháp, sau là Dụ.

Trước là trong Pháp: Mục thứ hai trước đây chỉ trình bày về tiến vào-rời ra, nay bao gồm trình bày về nghịchthuận, có-không có..., là các loại cảnh giới, tiến vào trong rời ra là vắng lặng ngay nơi Dụng, rời ra trong tiến vào là Dụng ngay nơi vắng lặng, thì biết Định của Bồtát thường xuyên tiến vào-thường xuyên rời ra, thường xuyên cùng tiến vào-rời ra, thường xuyên không có tiến vào-rời ra, mới là tự tại. Bởi vì hiển bày về tự tại, cho nên dựa vào các cảnh giới đan xen với nhau mà trình bày.

Sau là trong Dụ hiển bày, văn có sáu Dụ, đều tự nhiên có Hợp:

1- Dụ về huyễn ảo hiện rõ sáu cảnh, dụ cho giống nhau-khác nhau trước đây.

2- Dụ về Tu-la trốn chạy, dụ cho hai cặp Thô-Tế, Đại-Tiểu trước đây. Nếu dựa theo Lý-Sự hướng về với nhau, thì không có sai biệt là Tế, có sai biệt là Thô, Lý tế mà Sự thô; hoặc không có sai biệt là Thô mà Tổng tướng hòa vào nhau, có sai biệt là Tế mà Biệt tướng hòa vào nhau; không có sai biệt thì Đại rộng khắp pháp giới, có sai biệt thì tùy theo Sự mà thành Tiểu. Nếu chỉ dựa theo Sự trình bày về Đại-Tiểu, thì đều do sai biệt mà thu nhận.

3- Từ "Nông phu..." trở xuống là dụ về gieo trồng, dụ cho rõ ràng từ trên xuống dưới, hợp với phân rõ về một-nhiều, văn phỏng theo tóm lược mà thôi.

4- Dụ về thọ thai sinh trưởng, dụ cho có thân-không có thân trước đây, như thân ấy từ không có mà có.

5- Từ "Long..." trở xuống là dụ về mây trên cao, dụ cho có tướng-không có tướng.

6- Dụ về cung trời cõi Phạm hiện rõ khắp nơi, dụ cho rời ra trong tiến vào, tiến vào trong rời ra và nghịch thuận đối lập với nhau trước đây, mà hợp lại nói là đủ loại.

Mục năm-Từ "Phật tử, chí đáo thần thông bỉ ngạn..." trở xuống là tổng quát kết luận về cứu cánh, văn đều hiển bày có thể biết.

Định thứ chín: Pháp Giới Tự Tại Đại Tam-muội.

Trong giải thích có bốn: Một-Hiển bày về ThểDụng của Định; Hai-Trình bày về thành tựu lợi ích của Định; Ba-Dùng dụ để dựa vào hiển bày; Bốn-Tổng quát kết luận về hai hạnh.

Mục một-Hiển bày về Thể-Dụng của Định, phân ba tiết:

Tiết 1-Tổng quát hiển bày về Thể của tên gọi, nghĩa là đạt được tự tại đối với pháp giới như Nhãn...

Tiết 2-Từ "Bồ-tát ư tự thân..." trở xuống là làm sáng tỏ về nơi chốn tiến vào Định, nghĩa là tiến vào Định như Nhãn... ở trong lỗ chân lông, hiển bày về Dụng tự tại lẫn nhau.

Tiết 3-Từ "Tự nhiên..." trở xuống là trình bày về công dụng của Định, trong đó có bốn tiết:

Tiết a-Hiểu rõ về ba thế gian.

Tiết b-Từ "Bồ-tát ư bỉ..." trở xuống là nhiều kiếp tu hành.

Tiết c-Từ "Hựu ư..." trở xuống là tiến vào-rời ra không có ngăn ngại.

Tiết d-Từ "Dĩ ư pháp giới..." trở xuống là kết luận về thành tựu tự tại, ở đây có hai nghĩa: Một-Tự tại đối với pháp giới thuộc Lý, cho nên có thể khéo léo phân biệt các Giới như Nhãn...; Hai-Khéo léo phân biệt về mười tám Giới như Nhãn..., tức là tự tại đối với pháp giới thuộc Sự. Hai loại này vô ngại và Sự Sự vô ngại, cho nên nói là đủ loại như vậy, đều tận cùng phạm vi của không gian, tận cùng giới hạn của thời gian.

Mục hai-Từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là trình bày về thành tựu lợi ích của Định, trong đó phân rõ về mười loại lợi ích:

1- Lợi ích về sinh ra nhiều công đức, có hai mươi mốt câu, đều có mười ngàn ức.

2- Từ "Phật tử, chí phục hữu vô số..." trở xuống là lợi ích về đầy đủ đức vô tận, tùy theo một sự việc trước đây đều đạt đến vô tận, trong đó có hai mươi câu: Mười câu trước là nhiều loại thụ động đầy đủ, mười câu sau là tướng của chủ động đầy đủ. Thanh tịnh là bởi vì trừ bỏ cấu nhiễm. Sáng ngời trong suốt, là bởi vì phát ra ánh sáng của Trí vốn có. 3-Từ "Phật tử, chí trú thử Tammuội..." trở xuống là lợi ích được chư Phật thâu nhiếp tiếp nhận, trong đó có ba: Đầu là trình bày về thâu nhiếp tiếp nhận, tiếp từ "Bỉ chư Phật..." trở xuống là hiện thân thuyết pháp, sau từ "Linh tu..." trở xuống là khiến cho tu tập chứng được pháp ấy.

4- Từ "Phật tử, chí trú thử pháp giới..." trở xuống là lợi ích được chư Phật hộ niệm, thâu nhiếp tiếp nhận là thâu nhiếp thuộc về Phật hộ niệm, tức là Phật lực sẽ gia hộ.

5- Lợi ích về đạt được mười biển sâu rộng.

6- Lợi ích về đạt được thù thắng siêu tuyệt, đều có thể biết.

7- Lợi ích về đạt được các Lực có khả năng làm mọi việc, trong đó: Trước là nêu ra mười Lực; sau từ "Phật tử, thử thập chủng lực..." trở xuống là hiển bày về sự siêu việt thù thắng ấy, tùy theo mỗi một Lực trước đây, đều đầy đủ ba mươi tám Lực này.

Từ "Phật tử, thử Bồ-tát..." trở xuống là kết luận về lợi ích có thể viên mãn.

8- Từ "Thử Bồ-tát công đức..." trở xuống là lợi ích về đức vô biên của mình, người khác không thể nào nói được.

9- Từ "Phật tử, chí trú thử Tam-muội..." trở xuống là lợi ích vô biên của Tam-muội, tự mình không có gì không hiểu rõ.

Trong mười mục trên đây, bảy mục trước là riêng biệt trình bày, ba mục sau là tổng quát kết luận.

Mục ba-Dùng dụ để dựa vào hiển bày, chính thức hiển bày về Thể-Dụng và lợi ích trước đây, cũng trình bày về những điều chưa hiển bày trước đây, không hoàn toàn giống như văn trên.

Trong văn có hai: a-Tổng quát nêu ra Thể của Dụ; b-Từ "Phật tử, như vô nhiệt..." trở xuống là đối với Dụ riêng biệt kết hợp. Có mười ba môn đều trước Dụ-sau Hợp.

Môn 1-Trong hợp với Dụ về Lưu sa chảy vào biển: Trước là tổng quát trình bày về Dụ-Hợp, tuy nêu ra bốn dòng sông, mà ý thuộc về cửa sông chảy ra cát, môn thứ 9 sau này riêng biệt trình bày về bốn dòng sông. Sau từ "Như Hằng-già..." trở xuống là riêng biệt trình bày về bốn Biện tài, tức là dụ cho bốn cửa sông, pháp đã thuyết giảng tức là dụ cho cát ở bốn dòng sông. Nếu tách bốn Biện tài ra tổng quát-riêng biệt làm năm, thì có mười bảy môn.

Môn 2-Từ "Như tứ đại hà..." trở xuống là hợp với Dụ về bốn dòng sông uốn quanh hồ chảy vào biển, trong đó: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong Hợp: Trước là hợp với bốn dòng sông uốn quanh hồ, Trí của tâm Bồ-đề gọi đó là hồ, ba nghiệp tùy thuận Trí tuệ, tức là nghĩa về uốn quanh. Sau từ "Phật tử..." trở xuống là hợp với bốn phương.

Môn 3-Từ "Như tứ đại hà vi nhiễu..." trở xuống là hợp với Dụ về thấy hoa quý báu trong hồ, thuyết pháp có nghĩa về nở rộ, Tam-muội có công năng cảm đến quả, trang nghiêm thanh tịnh đều là nghĩa riêng biệt ở trên hoa.

Môn 4-Hợp với Dụ về cây quý báu vòng quanh hồ. Môn 5-Hợp với Dụ về hồ lớn thanh tịnh, tức là Thể của hồ.

Môn 6-Hợp với Dụ về bờ hương Chiên-đàn, mười loại Trí quý báu có hai nghĩa: a-Tức là mười loại Trí như vật báu trong phẩm Ly Thế Gian; b-Tức là mười loại Trí như Tha tâm...

Môn 7-Hợp với Dụ về đáy hồ trải bằng vàng ròng quý báu, Diệu Trí hợp với cát bằng vàng ròng, Giải thoát hợp với ngọc Ma-ni, ánh sáng không có ngăn ngại hợp với hai loại phát ra ánh sáng, trú trong trú xứ của Phật tiến vào rất sâu xa hợp với vàng ròng trải dưới đáy hồ.

Bốn môn trên đều dùng câu "Như hồ lớn Vô nhiệt" làm đầu.

Môn 8-Từ "Như A-na..." trở xuống là hợp với Dụ về Long vương Vô Não, tức là hợp với tên gọi của hồ, bởi vì tên gọi nhờ vào loài rồng mà có được.

Môn 9-Hợp với Dụ về bốn dòng sông tưới thấm làm tốt tươi.

Môn 10-Hợp với Dụ về bốn dòng sông không có tận cùng.

Môn 11-Hợp với Dụ về bốn dòng sông chảy vào biển không có ngăn ngại.

Môn 12-Hợp với Dụ về bốn dòng sông chảy vào biển không có tràn đầy.

Bốn Dụ trên đây đều dùng câu "Như bốn dòng sông lớn" mà làm phần đầu của Dụ.

Mười Dụ trên đây đều lấy Bồ-tát mà làm phần đầu của Hợp.

Môn 13-Từ "Phật tử, như nhật quang..." trở xuống là Hợp với Dụ về bóng của các vật báu đan xen nhau: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong Hợp có hai: a-Chính thức kết hợp; b-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ trải qua tiến vào.

Mục bốn-Từ "Phật tử, chí tuy năng ư Định..." trở xuống là tổng quát kết luận về hai hạnh, nghĩa là QuyềnThật, Định-Tán không có gì chướng ngại, trong đó có ba: 1-Pháp; 2-Từ "Phật tử..." trở xuống là Dụ; 3-Từ "Bồ-tát..." trở xuống là Hợp.

Nhưng trong Pháp trình bày về Dụ ngay nơi vắng lặng mà Dụng; Hợp chính là trình bày ngay nơi Dụng mà vắng lặng. Văn phỏng theo tóm lược mà thôi.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 43 trong kinh).

Định thứ mười: Vô Ngại Luân Đại Tam-muội, cũng đầu là nêu ra, tiếp là giải thích, sau là kết luận.

Trong mục tiếp là giải thích có ba: Một-Trình bày về phương tiện của lúc tiến vào; Hai-Từ "Phật tử, Bồtát Ma-ha-tát trú thử Tam-muội dĩ..." trở xuống là trình bày về Dụng của Trí đã tiến vào; Ba-Từ "Phật tử, Bồtát Ma-ha-tát nhập Phổ Hiền sở trú..." trở xuống là Định đầy đủ thành tựu lợi ích.

Mục một-Trình bày về phương tiện của lúc tiến vào, có hai mươi hai câu bao gồm hiển bày về tên gọi của Định: Đầu là mười một câu về nhân của Dụng vô ngại, là nghĩa của Vô ngại; sau từ "Phổ nhập..." trở xuống có mười một câu về trú trong quả viên mãn, tức là nghĩa của Luân.

Trong mười một câu đầu, tức là Vô ngại này không có gì không phá tan, cũng tức là nghĩa của Luân: Đầu là ba câu về ba nghiệp vô ngại, tiếp là một câu về Khí thế gian vô ngại, tiếp là hai câu về Chúng sinh thế gian vô ngại, còn lại năm câu về Trí chánh giác vô ngại.

Mười một câu sau là trú trong quả: Hai câu đầu là Trí bao gồm Quyền-Thật, cho nên nói là trú khắp nơi; câu ba là làm việc lợi ích yên vui; câu bốn là làm thanh tịnh chủng tử của hai chướng, bảy Trí phù hợp với cảnh giới của Phật; bảy câu còn lại có thể biết.

Mục hai-Trình bày về Dụng của Trí đã tiến vào, trong đó có bốn mục: 1-Thâu nhiếp công đức của Phật; 2-Chứng nhập các pháp; 3-Đức rộng khắp vô tận; 4-Kết luận nêu ra khuyến khích tu tập.

Mục 1-Thâu nhiếp công đức của Phật, tức là thâu nhiếp hai mươi mốt loại công đức thù thắng của Như Lai, bởi vì đức trong phần vị này sánh bằng Phật, trong đó hoặc là hoàn toàn giống như tướng của Phật, hoặc có nơi dựa theo nhân tương tự mà thứ tự không có sai khác. Trong đó có ba mục: a-Tổng quát trình bày về diệu ngộ đều đầy đủ; b-Riêng biệt hiển bày về hai mươi mốt đức; c-Hiển bày về công năng thù thắng của đức.

Mục a-Tổng quát trình bày về diệu ngộ đều đầy đủ, có mười câu: Câu đầu là nêu lên thời gian đầy đủ, chín câu còn lại là hiển bày về tướng đầy đủ. Nhưng Nhất thiết trí, nếu đối với Chủng trí thì chính là Căn bản, nếu nói thẳng về Trí Phật thì bao gồm Quyền-Thật.

Nay ở đây hiển bày về bao gồm, trong đó:

Ba câu đầu là bắt đầu quán sát, nói Quán sát Nhất thiết trí là nêu lên. Vì sao quán sát? Quán sát có hai loại: 1-Quán sát tổng quát, nghĩa là Quyền-Thật đều quán sát; 2-Quán sát riêng biệt, đây là Thật, đây là Quyền, trong Quyền có nhiều sai biệt, đều xét kỹ mà soi chiếu rõ ràng.

Trong ba câu tiếp là tùy thuận, cũng câu đầu là nêu lên, câu tiếp là vì sao tùy thuận, bởi vì quán sát tổng quát trước đây, lập tức có thể hiển bày rõ ràng, bởi vì quán sát riêng biệt trước đây, tất cả đều dựa vào duyên.

Ba câu sau là cuối cùng phù hợp, giải thích giống như quán sát trước đây, chỉ nhờ vào quán sát trước đây, nay chứng thực nhìn thấy rõ ràng mà thôi.

Mục b-Từ "Ư Phổ Hiền..." trở xuống, riêng biệt trình bày về hai mươi mốt loại công đức, phân làm hai mươi tiết, bởi vì hai loại sau hợp lại làm một.

Tiết một-Trình bày về hai hành vĩnh viễn bặt dứt, tức là đối với pháp đã nhận biết luôn luôn không có chướng ngại, chuyển thành công đức. Nhưng có hai nghĩa: 1-Nghĩa là bởi vì không giống như Trí về có-không có của Nhị thừa; 2-Không giống như sinh tử hiện hành của phàm phu khởi lên các tạp nhiễm, không giống như Niết-bàn hiện hành của Nhị thừa rời bỏ việc làm lợi ích yên vui. Đức Thế Tôn không có những hành ấy, nay Bồ-tát cũng không có. Trong văn mở rộng hiển bày về lợi ích yên vui, tức là không giống với Nhị thừa; đều đi cùng với Trí, tức là không giống với phàm phu.

Dựa vào văn phân hai: 1-Tổng quát trình bày về Đại Dụng thường hằng; 2-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát hữu nhất liên hoa..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về một Dụng.

Trong tiết 1 có hai: a-Pháp thuyết; b-Dụ trình bày.

Trong tiết a là Pháp thuyết có hai: Trước là chính thức trình bày, sau là đưa ra giải thích.

Trong tiết trước: Đầu là trình bày về Thể của Hành; sau từ "Bất đoạn..." trở xuống là phân rõ về thường hằng.

Trong tiết sau là đưa ra giải thích, ý đưa ra rằng: Vì sao đạt được Trí đầy đủ-Hành thường hằng này? Ý giải thích rằng: Bởi vì Nguyện hạnh khéo léo cho nên thành tựu Trí tuệ khéo léo.

Trong tiết b là Dụ hiển bày, có bốn: Dụ-Hợp-đưa ra và giải thích.

Dụ-Ngọc báu Ma-ni đặt trong chiếc áo đẹp, tức là tổng quát dụ cho Trí của tâm Bồ-tát đặt trong Trí của Phật, tuy màu sắc chiếc áo giống nhau mà dụ cho mười câu về Trí đầy đủ trước đây. Hợp nói là quán sát Nhất thiết trí..., không rời bỏ tự tánh, dụ cho hai mươi câu về Hành thường hằng trước đây.

Hợp-Như trong Dụ phân rõ.

Ý đưa ra rằng: Vì sao đạt được Trí đã có thể đầy đủ mà không đoạn hành?

Ý giải thích rằng: Nguyện của Bồ-tát không có chướng ngại, pháp thuận theo như vậy mà làm lợi ích cùng tận chúng sinh giới không hề mệt mỏi.

Trong văn có hai: Trước là Pháp thuyết, có thể biết. Sau là chuyển sang dùng Dụ để so sánh, trong đó có ba Dụ, đều dụ cho lợi ích chúng sinh không hề thỏa mãn, đều có Pháp-Hợp: 1-Dụ về hư không duy trì thế giới, dụ cho pháp vốn như vậy mà không hề thỏa mãn Đại Nguyện. 2-Dụ về Niết-bàn hoàn toàn vắng lặng, dụ cho làm thanh tịnh chúng sinh mà không hề chán ngán. Hai Dụ trên đây là Bi. 3-Dụ về Trí Phật thành tựu khắp nơi, dụ cho chủ động-thụ động không hai mà không hề chán ngán. Một Dụ này là Trí, đã không phải là Bi của Ái kiến, thì đâu có gì chán ngán?

Trong tiết 2: Là riêng biệt hiển bày về một Dụng, có hai: a-Trình bày về Y báo thù thắng; b-Từ "Bồ-tát Ma-ha-tát ư thử hoa..." trở xuống là Chánh báo tự tại.

Trong tiết a có hai: Trước là trình bày về tướng trang nghiêm hơn hẳn Thập Địa trước đây, bởi vì tận cùng giới hạn mười phương. Sau từ "Thử đại liên hoa..." trở xuống là phân rõ về đức trang nghiêm, từ bên trong mà quán sát thì mức lượng rộng khắp pháp giới, từ bên ngoài mà quán sát thì chúng sinh có thể nhìn thấy, đây chính là to lớn ngay nơi nhỏ bé.

Trong tiết b là Chánh báo tự tại, có hai: Trước là trình bày về thân lượng lớn-nhỏ; sau từ "Nhất thiết chư Phật..." trở xuống là trình bày về Phật phát ra ánh sáng gia hộ, có hai mươi lớp, trong những lớp sau đều gấp bội những lớp trước, gấp bội số vi trần trong trăm vạn ức Na-do-tha bất khả thuyết thế giới chư Phật, là số lượng khó lường tính nổi.

Tiết hai-Từ "Phật tử, Bồ-tát chí trú thử Tammuội..." trở xuống, trình bày về đạt được pháp Vô tướng, tức là có thể tiến vào công đức đối với Chân Như thanh tịnh nhất, giống như các Đức Như Lai: 1-Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, đạt được Vô tướng mà không nhiễm. 2-Từ "An trú..." trở xuống là chính thức hiển bày về an trú, tức là nghĩa của tiến vào (Nhập), nghĩa là Chân Như này không phải có-không phải không có, cho nên nói là Vô biên; chắc chắn có-chắc chắn không có, tức là Hữu biên.

Pháp không thể nói ra tức là Chân Như lìa xa ngôn từ, Thật tướng của pháp giới và giới hạn Vô ngại ấy, đều là tên gọi khác của Chân Như. Nhưng nói là Chủng tánh của Như Lai, bởi vì chư Phật dùng Chân Như vô tánh mà làm tánh. Vì vậy phẩm Xuất Hiện nói: Đều cùng chung một tánh, đó gọi là Vô tánh.

Kinh Pháp Hoa nói: "Nhận biết về pháp thường Vô tánh, chủng tử Phật thuận theo duyên khởi."

Không có đến-đi... là trở lại hiển bày về Chân Như, tức là Trung đạo. Từ "Thâm vô để hiện lượng..." trở xuống là riêng biệt trình bày về nghĩa của chủ động tiến vào.

Tiết ba-Từ "Vị khứ lai kim..." trở xuống, trình bày về đức trú trong trú xứ của Phật, nghĩa là Phật không có công dụng mà thường trú trong trú xứ của Thánh-ThiênPhạm.

Trong văn: Trước là ca ngợi chư Phật ba đời, văn nối thông hai tiết trước-sau. Sau từ "Chư Phật lực..." trở xuống là chính thức hiển bày về nghĩa ấy, nghĩa là tiến vào tất cả cảnh giới của Phật, tức là cảnh giới an trú của Thánh-Thiên... Từ "Nhãn tịnh hiện chứng..." trở xuống là trình bày về tướng chủ động an trú, bởi vì mười Nhãn tròn vẹn sáng ngời mà an trú. Văn có năm Nhãn, còn lại chỉ là nghĩa hàm chứa.

Tiết bốn-Từ "Thành Bồ-đề tâm..." trở xuống, trình bày về đức đạt được bình đẳng của Phật, nghĩa là PhậtPhật hướng về với nhau có ba bình đẳng.

Trong văn phân làm ba: 1-Trình bày về chỗ dựa bình đẳng, bởi vì chư Phật đều dựa vào Trí thanh tịnh, trong văn bắt đầu là phát tâm Bồ-đề, cuối cùng là thành tựu Chủng trí, đều là chỗ dựa sinh ra Dụng của Trí. 2-Từ "Ly thế sinh pháp..." trở xuống là trình bày về ý thích bình đẳng, bởi vì cùng lấy sự điều phục chúng sinh làm ý thích. 3-Từ "Thần thông biến hóa..." trở xuống là tác nghiệp bình đẳng, bởi vì cùng chung tác nghiệp Biến hóa-Thọ dụng.

Tiết năm-Từ "Công đức giải dục..." trở xuống, trình bày về đức đạt đến nơi chốn không có chướng ngại, bởi vì tu tập đối trị tất cả chướng ngại, cho nên phước-trí đều thanh tịnh, lìa xa hai chướng.

Trong văn: Hai câu đầu nói về công đức, hai câu tiếp nói về trí tuệ, đều câu trước là chướng thanh tịnh, câu sau là đức đầy đủ. Hai câu tiếp trở lại hiển bày về công đức, bốn câu sau trở lại hiển bày về trí tuệ.

Tiết sáu-Từ "Sở hành tịch tĩnh..." trở xuống, trình bày về đức của pháp không thể chuyển đổi, nghĩa là hai pháp thuộc về Giáo-Chứng, người khác không thể nào chuyển đổi.

Trong văn: Hai câu đầu sơ lược nêu lên GiáoChứng, nghĩa là Chứng vắng lặng, đối với Giáo thuộc pháp của chư Phật. Từ "Hằng dĩ..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về Giáo. Từ "Niệm lực..." trở xuống là trở lại hiển bày, Chứng đã như hư không, không có gì vướng mắc..., người khác làm sao có thể chuyển đổi?

Tiết bảy-Từ "Ư chư thế gian..." trở xuống, trình bày về đức vô ngại của hành, nghĩa là tuy làm việc lợi ích yên vui đối với thế gian, mà tám pháp của thế gian không thể nào làm cho ngăn ngại.

Trong văn: Trú vào tâm của Bồ-tát, thành tựu lực kiên cố..., tức là nhân của không ngăn ngại.

Tiết tám-Từ "Nhất thiết chư Phật..." trở xuống, trình bày về đức an lập không thể nghĩ bàn, nghĩa là an lập Chánh pháp mà phàm phu ngu muội không thể nào suy nghĩ.

Trong văn: Trước là tổng quát hiển bày, tất cả giáo pháp đều là do uy lực của Như Lai mà kiến lập, Bồ-tát có thể nhận biết, trái lại hiển bày về phàm phu không suy nghĩ. Sau từ "Nhập bất nhị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng an lập khó nghĩ bàn, nghĩa là dựa vào Vô tướng mà mở rộng thuyết giảng, tùy theo nhiều nguyên nhân của Dục-Giải, cho nên đều khó suy nghĩ.

Tiết chín-Từ "Pháp giới vi thân..." trở xuống, trình bày về thấy rõ tất cả ba đời, bởi vì thân tâm giống như pháp giới, cho nên đối với sự việc của ba đời, ghi nhớ riêng biệt không có sai khác. Trong văn có thể thấy.

Tiết mười-Từ "Khai thị nhất thiết pháp..." trở xuống, trình bày về thân luôn luôn đầy khắp tất cả quốc độ, nghĩa là bởi vì mở rộng giáo pháp, thị hiện thân Thọ dụng-Biến hóa, khắp các thế giới mà làm lợi ích yên vui. Văn tướng hiển bày rõ ràng.

Tiết mười một-Từ "Đắc Phật trí tuệ..." trở xuống, trình bày về Trí luôn luôn thông hiểu rõ ràng tất cả các pháp, nghĩa là đối với cảnh khéo léo quyết định, có thể đoạn trừ nghi ngờ của người khác. Văn tướng hiển bày rõ ràng.

Tiết mười hai-Từ "Cụ đại uy đức..." trở xuống, trình bày về hiểu rõ tất cả các hành, nghĩa là đầy đủ ý thích tăng thượng, có thể hiểu rõ tánh-hành-ý thích của hữu tình, như những gì thích hợp để mà hiện thân, tức là có uy đức.

Tiết mười ba-Từ "Diệc vi khai thị..." trở xuống, trình bày về trừ bỏ tất cả nghi ngờ, nghĩa là hàng Thanh văn nói là hoàn toàn không có phần nhỏ thiện căn, nay có thể mở rộng rõ ràng khiến cho họ nhận biết, lập tức phát sinh Diệu Trí của Như Lai, mà tâm không có gì chướng ngại.

Tiết mười bốn-Từ "Ư nhất thiết pháp tâm vô động..." trở xuống, trình bày về thân không có gì có thể suy lường. Nhưng có hai nghĩa: 1-Thân ấy không phải là do phân biệt hư vọng mà khởi lên, không có tạp nhiễm sinh khởi của nghiệp-phiền não, cho nên không thể suy lường; một hàng đầu của kinh hiển bày về điều đó. 2-Thân ấy tuy không có phân biệt, giống như ngọc Ma-ni, nhưng nhờ vào lực tăng thượng của Phật và lực Thắng giải của chúng sinh, thấy rõ màu vàng ròng..., mà Phật không có phân biệt. Từ "Tức bất hoại chư hữu..." trở xuống, văn kinh hiển bày rõ ràng.

Tiết mười lăm-Từ "Tuy tùy thế tục..." trở xuống, trình bày về Trí đã mong cầu như tất cả Bồ-tát, nghĩa là Bồ-tát dùng vô lượng văn tự để điều phục chúng sinh, chủ yếu dựa vào Phật mà nghe pháp làm trước tiên, bởi vì đạt được Diệu Trí, cho nên các Bồ-tát đều mong cầu. Văn tướng rất rõ ràng.

Tiết mười sáu-Từ "Liễu nhất thiết pháp..." trở xuống, trình bày về đạt đến bờ giải thoát hoàn toàn không hai của Phật, nghĩa là hiểu rõ về tất cả các pháp như pháp giới hư không..., tức là Pháp thân của Phật không hai, dựa vào Pháp thân này tu tập các hạnh Ba-la-mật-đa mà đạt được viên mãn, là sinh ra từ pháp giới. Tiết mười bảy-Từ "Do như hư không..." trở xuống, trình bày về đầy đủ giải thoát bình đẳng của Như Lai, nghĩa là mỗi một Như Lai đã hiện bày Thân-Độ, đều rộng khắp pháp giới giống như hư không, không có tướng-không có hình, không chướng ngại lẫn nhau, mà không xen tạp lẫn nhau, tùy theo duyên hóa độ mà hiện bày khác nhau. Vì vậy văn nói: Tùy thuận thuyết giảng đối với một môn về cảnh giới, sinh khởi Nhất thiết trí, nghĩa là bởi vì tất cả thuận theo mỗi một cảnh giới.

Tiết mười tám-Từ "Quán thập lực địa..." trở xuống, tức là chứng được Địa bình đẳng của Phật không có ở giữa-hai bên, nghĩa là ba loại thân Phật bình đẳng khắp nơi, bởi vì không có khác nhau về ở giữa-hai bên. Đạt đến Tát-bà-nhã, tức là Trí của Tự thọ dụng. Làm cầu nối, tức là Thần thông biến hóa. Thấy pháp vô ngại, tức là Pháp thân. Kết luận nói rằng khéo léo tiến vào các Địa, tức là Thập Địa của Phật.

Tiết mười chín-Từ "Tri chủng chủng..." trở xuống, trình bày về tận cùng pháp giới, nghĩa là pháp giới này thanh tịnh bậc nhất, có thể phát khởi các pháp Đẳng lưu như Khế kinh..., tận cùng pháp giới này, làm lợi ích yên vui tùy theo thích hợp của các hữu tình ở đời vị lai. Nay văn chỉ có thụ động phát khởi, lược bớt không có chủ động phát khởi.

Tiết hai mươi-Tất cả Đại Nguyện không có gì không thành tựu, tức là giống như hư không giới, tận cùng thời gian vị lai mà không có cuối cùng, mới nói là thành tựu.

Trên đây là sơ lược phân rõ, nếu mở rộng dẫn ra các Luận thì như phẩm Thăng Đâu Suất trình bày.

Mục c-Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát dĩ thử khai thị..." trở xuống là hiển bày về công năng thù thắng của đức, trong đó có hai: Một-Tổng quát trình bày; Hai-Từ "Tuy nhất thiết..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Tiết một-Tổng quát trình bày: 1-Nêu lên, nghĩa là dùng đức của sự việc trong Hội này, mở rộng rõ ràng về tánh bình đẳng của Phật, bởi vì cùng có hai mươi mốt loại công đức. 2-Từ "Thử thị..." trở xuống là tổng quát ca ngợi về các đức trước đây.

Trong tiết hai là riêng biệt hiển bày, chín câu còn lại không nói đến, mà mở rộng về nghĩa Vô ngại thứ nhất, tự nhiên có bốn mươi mốt câu: Câu đầu có mà không ngăn ngại không có, bởi vì có là có của không có; bốn mươi câu sau trình bày về không có mà không ngăn ngại có, bởi vì không có là không có của có. Lại trước là hai mà không hai, sau là không hai mà hai, và Tịch-Dụng ngay trong nhau..., đều hiển bày có thể biết.

Mục 2-Từ "Phật tử, Bồ-tát nhập như thị..." trở xuống là trong Dụng về Chứng nhập các pháp, có bốn mục: a-Trình bày về Chứng nhập; b-Lìa xa tướng của Chứng; c-Đưa ra; d-Giải thích.

Mục a-Trình bày về Chứng nhập, có mười câu: Câu một trình bày về Định của chủ động chứng được, Tammuội Trí luân hãy còn thuận theo tiếng Phạn, nếu chính xác thì phải nói là Trí luân Tam-muội, nhờ vào Định tối thắng gọi là Đại uy đức. Từ "Tắc năng..." trở xuống là hiển bày về pháp đã chứng được, nghĩa là chứng được pháp thuộc về quả Phật: Câu đầu là tổng quát, quả Vô vi là Chứng, quả Hữu vi là Đắc. Những câu còn lại là riêng biệt: Hướng đến tiến vào là giải thích về Chứng, thành tựu là giải thích về Đắc, viên mãn là bao gồm cả hai, tích tập là dựa theo nhân tròn vẹn, thanh tịnh nghĩa là chướng không còn, Định là có thể an trú, Tuệ là có thể thông suốt rõ ràng, Định-Tuệ cùng bặt dứt thì tự tánh tương ưng là Chứng nhập.

Mục b-Từ "Nhi thử..." trở xuống là trình bày về lìa xa tướng của Chứng, bởi vì Vô niệm mới Chứng, cảnh của Tuệ vô ngại còn không nghĩ đến, huống hồ nghĩ đến pháp đã chứng có bao nhiêu hay sao?

Mục c-Ý đưa ra có ba: Một-Vì sao Chứng mà Vô niệm? Hai-Vì sao một Định mà đạt được nhiều quả? BaVì sao nhờ vào Định mà đạt được pháp thuộc về quả?

Mục d-Trong giải thích, có hai: Một-Tóm lược riêng biệt giải thích; Hai-Từ "Thử Tam-muội..." trở xuống là mở rộng bao gồm giải thích.

Tiết một-Tóm lược riêng biệt giải thích ba ý đưa ra: 1-Bởi vì Thể tánh lìa xa niệm; 2-Bởi vì Thể của Định tuy một mà Dụng vốn vô biên; 3-Bởi vì thù thắng là nhân đạt được pháp thuộc về quả.

Tiết hai-Mở rộng bao gồm giải thích, nghĩa là văn mở rộng mà nghĩa bao gồm, bao gồm trình bày ba câu trên, trong đó có hai tiết:

Tiết 1-Tổng quát nêu lên, cảnh là sở duyên của Định, đi sâu vào là Chứng hợp với Định, uy lực là Dụng của Định, ba loại đều là Thể của Định, đều nói là đủ loại, vì vậy trước đây nói là Vô biên, đầy đủ ba loại mà lại nhiều cho nên nói là thù thắng.

Tiết 2-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày, có hai mươi tám câu, mỗi câu đều có ba nghĩa trên. Như câu một, tiến vào tức là nghĩa của đi sâu vào, không thể nói được... tức là nghĩa của vô biên, cửa Trí tức là nghĩa của cảnh giới. Trong đó, hoặc có thiếu về nghĩa của vô biên, bởi vì văn tóm lược mà thôi. Nhận biết về Trí ở tại thuyết giảng, thuyết giảng là cửa Trí. Câu hai, tiến vào sự trang nghiêm không hai của công đức-trí tuệ. Câu sáu, tiến vào Như Lai Tạng không trống rỗng. Câu bảy, cảnh giới của Bi-Trí là quán sát để hóa độ không có dừng nghỉ. Còn lại có thể biết.

Mục 3-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát Ma-ha-tát trú Phổ Hiền..." trở xuống là đức rộng khắp vô tận, trong đó có bốn mục:

Mục a-Chính thức hiển bày về vô tận, nghĩa là không những nêu ra các Dụng trên đây, mà còn có thể niệm niệm tiến vào nhiều Tam-muội, cũng không thể nào hết được.

Mục b-Đưa ra, ý đưa ra nói rằng: Đã niệm niệm tiến vào nhiều Tam-muội, vì sao không hết được?

Mục c-Ý giải thích nói rằng: Tam-muội này duyên vào cảnh hoàn toàn vô tận. Văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, các câu còn lại là riêng biệt, đều có thể biết.

Mục d-Dụ để so sánh, trong đó có ba Dụ, dụ cho Vô tận trước đây, đều có Dụ-Hợp. Trong hai Hợp trước lại thêm đưa ra-giải thích.

Tiết một-Dụ về ngọc Như ý tùy theo mong cầu, dụ cho tâm Định tùy theo thích hợp sinh ra pháp vô tận. Ý đưa ra nói rằng: Vì sao sinh ra pháp vô tận không thiếu hụt? Ý giải thích rằng: Hiểu rõ nhiều cảnh huyễn ảo đều giống như ảnh tượng, duyên đến thì sinh ra, có gì tận cùng? Thể không có tăng-giảm, có gì thiếu hụt?

Tiết hai-Dụ về tâm sinh ra khác nhau, dụ cho duyên với cảnh vô tận, có thể biết.

Tiết ba-Dụ về Long Vương tuôn mưa, dụ cho tiến vào pháp vô tận. Trong đó: Đầu là Dụ, sau là Hợp. Trong Hợp phân ba tiết:

Tiết 1-Chính thức trình bày về tiến vào pháp, hợp với từng giọt như trục xe, nghĩa là tiến vào pháp rộng lớn, câu đầu là tổng quát về cửa Trí, các câu sau riêng biệt đều nói là cửa, bởi vì Tự-Tha qua lại tiến vào. Mạng lưới huyễn ảo, là tất cả đều huyễn ảo, cùng làm duyên khởi mà chiếu rọi đan xen với nhau. Thế giới là tánh Không cho nên không có Thể, tùy theo duyên nhiễmtịnh cho nên có Thể. Lại pháp tánh là quốc độ cho nên có Thể, Sự là quốc độ thuận theo duyên cho nên không có Thể. Lại quốc độ thanh tịnh thuận với Lý cho nên có Thể, quốc độ tạp nhiễm do vọng mà thành cho nên không có Thể. Còn lại có thể biết.

Tiết 2-Từ "Ư nhất niệm..." trở xuống là thời gian tiến vào pháp, hợp với thời gian tuôn mưa trước đây.

Tiết 3-Từ "Như thị nhập thời..." trở xuống là trình bày về Tướng-Dụng của thời gian tiến vào, hợp với cảnh giới Vô tác-Vô tận-Vô biên trước đây. Trong đó có ba tiết: a-Mười câu trình bày về tướng trạng; b-Từ "Cầu Nhất thiết trí..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng; c-Đưa ra giải thích về nguyên cớ.

Tiết a-Trình bày về tướng trạng: Hai câu đầu hợp với mây Vô biên-mưa Vô tận. Từ "Bất bì..." trở xuống là hợp với cảnh giới Vô tác, Vô tác tức là không có công dụng, thân không mệt mỏi-tâm không chán ngán, không vĩnh viễn đoạn dứt-không tạm thời dừng nghỉ, chưa tiến vào-thường tiến vào cho nên không lui sụt, đã tiến vào vĩnh viễn thường còn cho nên không mất đi, không có pháp nào không phải là cửa đã tiến vào cho nên không trú vào nơi sai trái, không có tâm nào không phù hợp cho nên luôn luôn Chánh tư duy, không hôn trầm-không trạo cử chính là tướng của tiến vào.

Tiết b-Trình bày về nghiệp dụng, tùy theo mỗi một môn tiến vào, đều có môn của nghiệp ấy, môn tức là không thể cùng tận. Văn hiển bày có thể biết.

Tiết c-Đưa ra giải thích về nguyên cớ.

Trước là ý đưa ra có hai: Một nói rằng Bồ-tát lẽ nào không có hạnh đầy đủ mà thành Phật, vì sao nghiệp dụng không có phạm vi giới hạn? Hai nói rằng giả sử không gian hiển bày vô tận thì có thể như vậy, vì sao Dụng trong mỗi một môn lại là vô tận?

Sau là ý giải thích cũng có hai: Một nói rằng Bồ-tát vốn là vì chúng sinh mà sinh khởi vô tận, cho nên Dụng cũng vô tận. Hai là giải thích ý sau nói rằng: Chúng sinh và thế giới đã như hư không, tùy theo một môn đã là Dụng vô tận, như không gian trong hạt cải, vì vậy không những một môn thành tựu nhiều, mà một niệm cũng có thể thành tựu nhiều sự việc.

Trong văn có ba: Đầu là Dụ trình bày về lửa tùy theo duyên của củi, củi nhiều thì lửa còn cháy, dụ cho Bồ-tát duyên rộng với chúng sinh giới cho nên Dụng không có giới hạn. Tiếp là Hợp có thể biết. Sau là vòng lại đưa ra giải thích, ý đưa ra nói rằng: Bồ-tát vì sao khởi lên nhiều nghiệp dụng? Ý giải thích rằng: Bởi vì hóa độ tất cả chúng sinh mà đầy đủ tất cả hạnh nguyện.

Mục 4-Từ "Thị cố chư Bồ-tát..." trở xuống là kết luận nêu ra khuyến khích tu tập, trong đó có hai: a-Kết luận khuyến khích chịu khó tu tập; b-Từ "Phật tử, chí như thị tu hành Phổ Hiền hạnh..." trở xuống là tổng quát kết luận hiển bày rõ ràng.

Mục a Kết luận khuyến khích chịu khó tu tập, nghĩa là tâm của Bồ-tát tận cùng chúng sinh giới, Dụng của Định không có giới hạn, vì vậy cần phải tu tập.

Trong văn có hai tiết: Một-Nêu ra pháp đã tu tập; Hai-Từ "Cần gia..." trở xuống là chỉ rõ về tướng khuyến khích tu tập.

Tiết một-Nêu ra pháp đã tu tập, năm chữ "Thị cố chư Bồ-tát" bao gồm hai mục sau, pháp đã tu tập có mười một câu: Một câu cuối cùng nêu ra Thể và tên gọi của Định, mười câu trước riêng biệt trình bày về nghiệp dụng của Luân vô ngại, trong đó quay ngược nhắc lại các văn từ trước đến nay.

1- Chủng loại, bởi vì nghiệp dụng không phải là một, như Hợp trong Dụ về loài rồng, tiến vào pháp rất nhiều là nghĩa về chủng loại.

2- Cảnh giới, tức là sở duyên của Định, như trước đây Dụ về vọng niệm duyên với cảnh.

3- Uy đức, tức là bao gồm hiển bày về Dụng của Định, như trước đây Dụ về ngọc báu có thể sinh ra đủ loại.

4- Ba loại trên đây thảy đều rộng lớn, tất cả đều không có giới hạn, bởi vì như trước đây không thấy Tam-muội của đời trước.

5- Số lượng không thể tận cùng, bởi vì như trước đây tiến vào cửa Trí không thể nói được..., tức là vô biên.

6- Tâm niệm và ngôn từ đều bặt dứt, bởi vì như trước không dấy lên nghĩ đến có bao nhiêu Bồ-tát...

7- Đều đi cùng với Trí, bởi vì như trước đây tuy nhận biết các pháp Vô tác, mà có thể thị hiện tất cả tác nghiệp, là Quyền-Thật soi chiếu rõ ràng.

8- Thể và Dụng đều ở cảnh giới Phật, thì chư Phật hiện rõ trước mắt, bởi vì như trước đây quán sát về Địa của Thập lực, đạt đến Tát-bà-nhã.

9- Như Lai hộ niệm, bởi vì như trước đây chư Phật thâu nhiếp tiếp nhận rồi, tiến vào số lượng của chư Phật vị lai.

10- Không những tự tại đối với Dụng hiện tại, mà cũng thành tựu pháp thiện của quá khứ, bởi vì như trước đây công đức-Giải-Dục thảy đều thanh tịnh.

Tiết hai-Chỉ rõ về tướng khuyến khích tu tập, trong đó có hai: 1-Sơ lược chỉ rõ về lìa xa lỗi lầm-tiến thêm đức; 2-Từ "Bất y..." trở xuống là riêng biệt chỉ rõ về lìa xa lỗi lầm-tiến thêm đức. Trong đó có hai: Trước là lìa xa lỗi lầm, sau từ "Ư chư pháp..." trở xuống là tiến thêm đức. Văn đều có thể biết.

Mục b-Tổng quát kết luận hiển bày rõ ràng, xa thì bao gồm kết luận các mục từ trước đến nay, gần thì ngược lại kết luận về văn tiến thêm đức trên đây, muốn phối hợp thuộc về từng loại một, nhưng sợ rằng chán ngán vì văn nhiều.

Mục ba-Định đầy đủ thành tựu lợi ích, văn thuộc về Định này, mà ý bao gồm chín Định trước đây, trong đó có bốn: 1-Lợi ích về cảm được Phật gia hộ bên ngoài; 2-Lợi ích về đức viên mãn bên trong; 3-Lợi ích về hướng lên trên thâu nhiếp quả Phật; 4-Lợi ích về đích thực giống với quả Phật.

Mục 1 Lợi ích về cảm được Phật gia hộ bên ngoài, có năm:

Một-Phân rõ về chỗ dựa của sự gia hộ, nghĩa là lúc ở trong Định.

Hai-Từ "Thập phương..." trở xuống là hiển bày về người chủ động gia hộ.

Ba-Từ "Dữ Như Lai..." trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của sự gia hộ.

Bốn-Từ "Phật tử, Bồ-tát..." trở xuống là gia hộ để thành tựu về Dụng, văn đều có thể biết.

Năm-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ. Ý đưa ra nói rằng: Hành rộng khắp đã đầy đủ, đâu cần phải thực hành công hạnh điều phục chúng sinh đến tận cùng thời gian vị lai? Ý giải thích rằng: Nguyện không có chướng ngại, pháp thuận theo vốn như vậy, đích thực có thể điều phục bởi vì Đại Nguyện đã thành tựu.

Mục 2-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát hoạch như thị..." trở xuống là lợi ích về đức viên mãn bên trong, có bốn:

Một-Nhắc lại nhân tròn vẹn của Định trú vào trước đây, bao gồm nhắc lại văn trên, đều hiển bày có thể biết. Hai-Từ "Kỳ tâm hằng trú..." trở xuống là riêng biệt chỉ rõ về pháp đã đầy đủ, mười là biểu thị cho Vô tận.

Ba-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát Ma-ha-tát dĩ đáo Phổ Hiền..." trở xuống là tổng quát kết luận về cứu cánh.

Bốn-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ. Ý đưa ra nói rằng: Vì sao Bồ-tát có thể đầy đủ những công đức như vậy? Ý giải thích có thể biết.

Mục 3-Từ "Phật tử, chí dĩ thử Tam-muội..." trở xuống là lợi ích hướng lên trên thâu nhiếp quả Phật, trong đó có ba:

Một-Chính thức trình bày.

Hai-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là đưa ra. Ý đưa ra nói rằng: Hướng lên trên là đức của Phật, sao có thể thâu nhiếp?

Ba-Từ "Bồ-tát..." trở xuống là giải thích. Ý giải thích rằng: Bởi vì trú trong Tam-muội này thì chủ động dấy lên-thụ động dấy lên không sót lại gì, giống với Như Lai.

Trong đó có ba: 1-Chính thức hiển bày về nghiệp không sót lại gì, cho nên đều nói là tất cả. 2-Từ "Ư thử pháp trung..." trở xuống là trình bày về hành tướng tác nghiệp: Câu đầu tổng quát hiển bày dựa vào trước đây mà dấy lên, lại không dấy lên nghiệp không đầy đủ nào khác, trú vào chưa đầy đủ... là hiển bày về nghĩa của dấy lên. Từ "Như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận về dấy lên trước đây. 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là thuận theo chất vấn trở lại giải thích, nghĩa là mở rộng dấy lên nghiệp như vậy trước đây, chứ không dấy lên nghiệp khác.

Trong văn có ba: Đầu là sơ lược nêu lên như dấy lên trong đó, bao gồm thân và ý. Tiếp là đưa ra, ý đưa ra nói rằng: Vì sao không dấy lên nghiệp khác? Sau là mở rộng giải thích, ý giải thích rằng: Bởi vì nếu dấy lên nghiệp khác với trước thì không phải là Bồ-tát.

Văn có mười Dụ, tức là mười tiết, mỗi tiết đều có Hợp.

Tiết 1 Dụ về Kim cang không hư hoại, dụ cho Thể của hành vững chắc.

Tiết 2-Dụ về màu sắc tuyệt vời của vàng ròng, dụ cho nghiệp thiện làm đẹp bên ngoài.

Tiết 3-Dụ về ánh sáng rực rỡ của mặt trời, dụ cho Trí tuệ tròn vẹn sáng ngời.

Tiết 4-Dụ về bốn đỉnh của núi Tu-di, dụ cho thiện căn vượt ra ngoài, không hợp với bốn đỉnh cao, nếu hợp thì có thể hợp với bốn hạnh của Bồ-tát.

Tiết 5-Dụ về mặt đất có thể duy trì, dụ cho tâm Đại Bi gánh vác.

Tiết 6-Dụ về biển rộng chứa đầy nước, dụ cho Đại Nguyện nuôi dưỡng khắp nơi.

Tiết 7-Dụ về quân tướng rõ ràng chiến trận, dụ cho luyện tập về Định ngăn ngừa giặc oán.

Tiết 8-Dụ về Luân vương che chở thế gian, dụ cho Định làm thanh tịnh phiến não của chúng sinh.

Tiết 9-Dụ về gieo giống nảy mầm và lớn lên, dụ cho thực hành tăng thêm pháp thiện của chúng sinh.

Tiết 10-Dụ về mưa đúng lúc hạt giống nảy mầm, dụ cho làn mưa giáo pháp thành tựu khắp nơi.

Các Dụ đều trước là Dụ, sau là Hợp. Trong Hợp có hai: a-Chính thức kết hợp; b-Đưa ra giải thích.

Trong tiết a-Chính thức kết hợp: Nói cho đến, là bởi vì vượt qua hạt giống bắt đầu nảy mầm, mà thẳng thắn hợp với cuối cùng thành tựu. Bởi vì hợp thời mà tuôn mưa, cho nên đạt được mười bốn loại lợi ích ấy: 1-Đạt được quả về Trí, bởi vì thanh tịnh hai chướng. 2-Đạt được quả về Đoạn, bởi vì hiểu rõ pháp Vô tướng. 3-Đạt được quả về Ân, bởi vì trú trong Đại Bi. 4-Đạt được quả về Giải thoát hoàn toàn thanh tịnh làm chỗ dựa. Bốn loại trên là Tự lợi, còn lại đều là Lợi tha. 5-Hiểu rõ về hành của hữu tình, khiến cho người khác hoan hỷ, tự mình lìa xa mười sợ hãi thì tự mình hoan hỷ. 6-Đạt được đoạn trừ nghi ngờ. 7-Thành tựu phần vị Ứng Cúng. Tiếp theo các câu sau do đây mà thành tựu, văn đều có thể biết.

Trong tiết b-Đưa ra giải thích. Ý đưa ra nói rằng: Bồ-tát thuyết pháp dựa vào lực của hạnh nào, mà thành tựu lợi ích to lớn này? Ý giải thích rằng: Bởi vì thành tựu Đại Trí mà chứng đạt pháp giới, vô lượng hạnh hãy còn có thể làm thanh tịnh, lẽ nào chỉ thành tựu chúng sinh hay sao?

Trong văn có hai: Trước là nêu lên, sau từ "Sở vị..." trở xuống là giải thích.

Trong giải thích có ba: Một-Nêu ra công đức đã thanh tịnh; Hai-Từ "Phật tử..." trở xuống là kết luận về pháp ấy rộng nhiều, bởi vì trình bày riêng biệt khó tận cùng; Ba-Từ "Ư như thị đẳng..." trở xuống là hiển bày về nhân có thể làm cho thanh tịnh. Đồng phần Thiện căn, là mỗi một thiện căn hồi hướng về pháp giới mà thành tựu chủ-bạn. Vượt qua các thế gian..., là phước đã tu tập tương ưng với pháp tánh cho nên vượt qua thế gian, pháp tánh không hợp với Chân cho nên không có đối đãi. Còn lại đều dễ dàng hiểu rõ.

Mục 4-Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát trú thử Tammuội..." trở xuống là lợi ích đích thực giống với quả

Phật, trong đó có hai mục: a-Chính thức hiển bày về giống nhau, có nêu lên-đưa ra và dẫn ra, tên gọi của Đẳng Giác từ đó mà thiết lập; b-Từ "Nhĩ thời Phổ Nhãn..." trở xuống là thưa hỏi-giải đáp để phân biệt chọn lựa, trong đó trước thưa hỏi-sau giải đáp.

Trong mục trước là thưa hỏi: Một-Nhắc lại giống với Phật trước đây. Hai-Từ "Hà cố..." trở xuống là trình bày về điều nghi ngờ của mình, trong đó: 1-Nghi ngờ về không gọi là Quả; 2-Thưa hỏi về không rời bỏ Nhân. Trong mục sau từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là giải đáp, có hai: Một-Khen ngợi về thưa hỏi, nhắc lại điều nghi ngờ. Hai-Từ "Phật tử, thử Bồ-tát..." trở xuống là chính thức giải đáp về điều thưa hỏi, trong đó có ba: 1-Pháp thuyết; 2-Dụ so sánh; 3-Pháp hợp.

Tiết 1-Pháp thuyết, có mười một tiết, theo thứ tự giải đáp mười một câu hỏi trước đây, trong văn dễ dàng hiểu rõ, mà ý hãy còn khó thấy, nghĩa là vì sao Thập Lực có thể đã tiến vào mà thực hành khắp nơi không dừng nghỉ? Nay tổng quát dùng Dụ để hiển bày, như người luyện tập đọc tụng tuy đã có thể thông thạo, mà thường xuyên ôn tập không bằng người thông thạo đã lâu. Tiết sau Dụ về Hương Tượng hiển bày về tướng, tuy tương tự mà Thể không giống nhau, bởi vì kinh Anh Lạc nói: "Đẳng giác soi chiếu vắng lặng, Diệu giác vắng lặng soi chiếu." Cũng tựa như phần vị đầy đủ công dụng, so với phần vị không có công dụng; cũng hiển bày về đạt được Quả không rời bỏ Nhân, bởi vì tận cùng thời gian vị lai, đều là phần vị sau Phổ Hiền.

Tiết 2-Dụ so sánh, có ba tiết:

Tiết a-Nêu ra Y báo-Chánh báo thù thắng trang nghiêm của Tượng Vương. Y-la-bát-na, Trung Hoa nói là Hương Diệp, thường ở nơi sườn của núi vàng thứ nhất.

Tiết b-Từ "Nhược Thiên đế..." trở xuống là trình bày về thần biến tự tại của Tượng Vương. Nói là bảy ngà, dựa theo phẩm Hiền Thủ chỉ có sáu ngà, hoặc là người dịch tùy theo ba lần bảy (Tam thất) ở sau, liền nói là bảy mà thôi. Nếu đưa ra nghĩa biểu thị thì ở đâu không thích hợp, bởi vì không có gì có thể phân biệt được Tượng Vương này. Vị trời này là ý chính, chọn lấy nghĩa này để dụ cho Bồ-tát giống như Phật.

Tiết c-Từ "Phật tử, bỉ Y-la..." trở xuống là trình bày về không hủy hoại nguồn gốc mà luôn luôn hiện rõ.

Tiết 3-Pháp hợp, trong đó phân bốn: a-Đầy đủ các hạnh trang nghiêm, hợp với Y báo-Chánh báo trước đây; b-Từ "Vi dục an xứ..." trở xuống là trình bày về nhân quả vô ngại, hợp với thần biến tự tại trước đây; c-Từ "Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát bổn thân..." trở xuống là kết luận thành tựu về không hủy hoại nhân mà hiện rõ quả, hợp với không hủy hoại nguồn gốc mà luôn luôn hiện rõ trước đây; d-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là đưa ra giải thích trở lại kết hợp.

Trong tiết a, có thể biết.

Trong tiết b, có hai: Một-Trình bày về việc làm qua sự tu tập của Hạnh vô ngại, trong đó: 1-Quả; 2-Từ "Tăng trưởng..." trở xuống là nhân. Hai-Từ "Bất xả Phổ Hiền..." trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của Hạnh vô ngại, trong đó: 1-Tổng quát trình bày, bởi vì nhân quả của pháp giới không có chướng ngại. 2-Từ "Hiện bất khả thuyết..." trở xuống là riêng biệt hiển bày, trong đó phân ba: Đầu là hiển bày về môn của nhânhạnh của quả, văn có bốn quả: a-Quả về Trí; b-Quả về thuyết pháp; c-Quả tương ưng với Bát-nhã; d-Quả về Đoạn. Tiếp từ "Nhi hiện thọ sinh..." trở xuống là hiển bày về quả thuận theo hạnh của nhân, và tùy theo chúng sinh mà hiện rõ thuyết giảng hợp thời không giống nhau. Sau từ "Phục ư nhất thiết..." trở xuống là hiển bày về môn của quả-hạnh của nhân. Đều có thể biết.

Trong tiết c là trình bày về không hủy hoại nhân mà hiện rõ quả, thân vốn có không hủy hoại tức là nhân không hủy hoại, hợp với ở trong hang không có gì thay đổi; biến hiện ở tất cả mọi nơi tức là luôn luôn hiện rõ quả, hợp với thần biến ở cõi trời.

Trong tiết d là đưa ra giải thích trở lại kết hợp: Trước là ý đưa ra nói rằng: Nhân quả trái ngược nhau, vì sao môn của nhân mà hiện rõ quả, quả lại làm nhân? Sau là ý giải thích rằng: Bởi vì pháp điều phục chúng sinh thuận theo như vậy.

Trong văn có hai: Một-Giải thích về ý dùng quả làm nhân, có mười câu có thể biết. Hai-Từ "Phật tử, nhữ ưng..." trở xuống là giải thích về ý dùng nhân hiện rõ quả, trong đó có bốn: 1-Pháp thuyết, nghĩa là không rời bỏ nhân mà hiện rõ quả. 2-Từ "Như Y-la..." trở xuống là nêu ra Dụ trước đây để hiển bày. 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là trở lại dùng pháp để kết hợp, trong đó: Đầu là trình bày về không rời bỏ nhân mà hiện rõ quả; sau từ

"Tuy tri chư pháp bình đẳng..." trở xuống là không hủy hoại quả mà hiện rõ nhân. 4-Từ "Phật tử, chí an trú..." trở xuống là ca ngợi về thù thắng. Trên đây là giải thích về tướng, xong.

Trong mục sau là kết luận về tên gọi, có thể biết. Trên đây là riêng biệt giải thích về Thập Định, xong.

Chữ "Phật Tử" cuối cùng tức là phần 3 tổng quát kết luận về số mười.

QUYỂN 46

Phẩm thứ hai mươi tám: THẬP THÔNG

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 44 trong kinh).

A- Ý ĐƯA RA Bởi vì giải đáp câu hỏi về mười Thông trong Hội thứ hai, dùng hai phẩm để trình bày về nghiệp dụng rộng lớn, phẩm trước nói về Định, phẩm này nói về Thông, nghĩa theo thứ tự, cũng bởi vì dựa vào Định mà phát khởi Thần thông.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Thông tức là Thần thông, Diệu Dụng khó suy lường gọi là Thần, tự tại không có ngăn che gọi là Thông. Diệu Dụng không có cuối cùng nhờ vào số mười để hiển bày tròn vẹn.

Bản kinh thời Tấn và kinh Bổn Nghiệp đều gọi là Thập Minh, bởi vì soi chiếu tường tận không có gì sót. Nhưng mà Thông và Minh, kinh-luận đều khác nhau, bởi vì luận Trí Độ quyển thứ 3 nói: "Thẳng thắn nhận biết về sự việc của Túc mạng ở quá khứ là Thông, nếu nhận biết về hành nghiệp-nhân duyên ở quá khứ thì gọi là Minh..." Nay theo kinh này, Thông tức là soi chiếu tường tận, cũng có thể gọi là Minh, như văn mở rộng trình bày. Vì vậy văn sau Kinh nói: Không phải là cảnh giới Thông-Minh của các Bồ-tát. Ý của bản kinh thời Tấn giữ lại thuận theo nghĩa, nay người dịch chủ yếu là không trái với văn.

C- TÔNG THÚ: Dụng tự tại của Trí làm Tông, vì đầy đủ phần vị Đẳng giác thâu nhiếp giáo hóa không có phân biệt (Vô phương) làm Thú.

D- GIẢI THÍCH VĂN: Trường hàng phân làm bốn: Một-Đưa ra số lượng nêu lên nói cho biết; Hai-Đưa ra số lượng nêu lên giải thích; Ba-Tổng quát ca ngợi về công năng thù thắng; Bốn-Kết luận số lượng phân rõ về quả.

Phần một-Đưa ra số lượng nêu lên nói cho biết. Nói là mười: 1-Tha tâm; 2-Thiên nhãn; 3-Nhận biết về Túc trú của kiếp quá khứ; 4-Tận cùng đời kiếp của thời gian vị lai; 5-Thiên nhĩ thanh tịnh vô ngại; 6-Không có Thể tánh-không có động tác đi đến tất cả thế giới của chư Phật; 7-Khéo léo phân biệt tất cả ngôn từ; 8-Hiện bày vô số sắc thân; 9-Trí nhận biết tất cả các pháp; 10-Tiến vào Tam-muội Diệt tận tất cả các pháp.

Mười loại này đều nói là Trí Thông, bởi vì đều dùng Đại Trí làm Thể tánh. Nếu nói theo tướng, thì tám loại trước là Lượng Trí, hai loại sau là Lý Trí. Căn cứ vào Thật, chỉ là một Đại Trí vô ngại.

Mười loại này cũng là sáu Thông ấy tách ra, bởi vì Thiên nhãn-Thiên nhĩ-Thần túc-Lậu tận, đều phân làm hai. Thiên nhãn dựa theo nhìn thấy hiện tại-vị lai, phân ra thành loại thứ hai-thứ tư. Thiên nhĩ dựa theo âm thanh-ngôn từ, phân ra thành loại thứ năm-thứ bảy, cũng là dựa theo nghe đến Thánh giáo và các loại ngôn từ.

Thần túc dựa theo nghiệp dụng và sắc thân, phân ra thành loại thứ sáu-thứ tám. Lậu tận dựa theo Tuệ-Định, phân ra thành loại thứ chín-thứ mười. Loại thứ nhất-thứ ba không phân ra, cho nên sáu làm thành mười.

Nhưng Trí-Dụng thuộc mười Thông của Tiểu thừa có giới hạn, Trí-Dụng thuộc mười Thông của Tam thừa thì bình thường rộng khắp mà cũng không phải là uyển chuyển đến cùng. Nay Trí-Dụng thuộc mười Thông của Nhất thừa, trùng trùng rộng khắp pháp giới, giống như lưới giăng của Đế Thích, mà niệm-kiếp viên dung, hãy còn vượt qua Minh ấy, huống hồ đối với Dụng của Thông. Bởi vì hiển bày ý nghĩa tròn vẹn mà tách ra thành mười Thông.

Trong phần hai-Từ "Hà giả..." trở xuống là đưa ra số lượng nêu lên giải thích: Trước là tổng quát đưa ra; sau từ "Phật tử..." trở xuống là riêng biệt giải thích về mười Thông, tức là mười đoạn, mỗi đoạn đều có ba mục:

Nêu lên-giải thích và kết luận.

Đoạn 1: Tha tâm thông.

Mục một-Nêu lên tên gọi: Nói là Tha Tâm, bởi vì Trí dùng Tha tâm làm sở duyên. Nếu thẳng thắn dựa vào sở duyên, thì nên gọi là Tâm sai biệt thông. Hoặc là tâm sở, hoặc là tâm vương, chủng loại có nhiều loại mà đều có thể nhận biết, đều dựa vào chủ nhận lấy tên gọi. Nhưng Trí duyên với Tha tâm, thì các thuyết không giống nhau.

Luận sư An Tuệ nói: "Trí Phật duyên với Tha tâm, duyên đạt được sắc chất vốn có (Bản chất), còn lại đều là hình ảnh biến hiện (Ảnh biến)."

Luận sư Hộ Pháp thì Phật cũng là hình ảnh biến hiện. Nếu duyên với sắc chất vốn có mà đạt được pháp ngoài tâm, thì hủy hoại Duy Thức, nhưng cuối cùng tựa như sắc chất vốn có, mà có khác nhau bởi vì con người. Hộ Pháp dựa vào Tông Duy Thức làm chính.

Theo kinh này hướng về trước cũng không sai, bởi vì thâu nhiếp cảnh thuận theo tâm mà không hủy hoại cảnh, chủ động-thụ động đều mất mà không ngăn ngại tồn tại. Duy tâm Đệ nhất nghĩa không phải một-không phải khác, bởi vì lúc đang duyên với Tha tức là Tự. Dùng tâm chúng sinh dựa vào tâm Phật, không phải là tâm Phật dựa vào tâm chúng sinh làm sở duyên; dùng tâm Phật dựa vào tâm chúng sinh, không phải là tâm chúng sinh dựa vào tâm Phật làm năng duyên. Dung thông như vậy, cho nên không phải một-không phải khác. Nếu tách lìa ngoài Phật mà có chúng sinh khác, lại cần đến hình ảnh biến hiện, thì trái lại mất đi nghĩa về Duy Thức chân thật.

Trong mục hai-Từ "Tri nhất..." trở xuống là giải thích về tướng, có hai: 1-Nhận biết về một thế giới; 2-Từ "Như nhất..." trở xuống là lấy ít tương tự với nhiều.

Trong mục 1-Nhận biết về một thế giới, có ba: a-Tổng quát; b-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt; c-Từ "Như thị..." trở xuống là kết luận.

Trong mục b là riêng biệt, có ba mươi loại tâm, thiếu loại thứ ba là Vô ký, bản kinh thời Tấn có đủ. Trong đó: Mười loại trước là dựa theo tướng để tổng quát hiển bày, hai mươi loại sau dựa theo con người để riêng biệt hiển bày.

Trong mười loại trước: Hai loại đầu dựa theo Tánh để tổng quát bao gồm các tâm. Hai loại tiếp dựa theo Hành, bởi vì bao gồm cứu giúp người chỉ có nghiệp thiện (Độc thiện). Hai loại tiếp dựa theo Báo, bởi vì loài trời lớn-loài người nhỏ. Bốn loại trên chỉ là thiện. Bốn loại tiếp dựa theo hướng về và rời xa (Hướng bối) mà thuận theo bao gồm ba Tánh. Thiện chỉ là hữu lậu, Bối chỉ là thiện, bao gồm hữu lậu và vô lậu.

Trong hai mươi loại sau, dựa theo con người để phân rõ: Sáu loại đầu dựa theo Thừa, ba loại trước là Quả, ba loại sau là Nhân, tức là rời xa tâm sinh tử và tâm rộng rãi-hẹp hòi trước đây. Tám loại tiếp dựa theo chủng loại, tức là thuận theo sinh tử và tâm rộng lớnnhỏ bé trước đây. Địa ngục... dựa theo nơi chốn (Thú), cũng thuận theo sinh tử là tâm bất thiện. Còn lại đều có thể biết.

Đoạn 2: Thiên nhãn thông.

Mục một-Nêu lên tên gọi: Nói là Vô ngại, bởi vì nhìn thấy tự tại.

Thanh tịnh, là bởi vì lìa xa chướng ngại. Thiên nhãn tức là Thông.

Trong mục hai-Từ "Kiến vô lượng..." trở xuống là giải thích, phân ba:

Mục 1-Tổng quát trình bày về nhiều thế giới khác nhau, như nẻo thiện-ác... Những đoạn sau mở rộng ra như phẩm Vấn Minh.

Mục 2-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt trình bày về nhiều loại chứ không phải là một, tùy theo mỗi một loại có tội lỗi... trước đây.

Mục 3-Từ "Như thị chủng chủng..." trở xuống là soi chiếu tường tận rõ ràng, trước chỉ nhìn thấy về tướng hiện rõ của loại ấy, ở đây là soi chiếu về nhân duyên của loại ấy.

Tên gọi của Thập Minh từ đó mà lập, trong đó: a-Có thể nhìn thấy rõ ràng; b-Từ "Tùy sở..." trở xuống là đã nhìn thấy rõ ràng, nói tùy theo mọi điều, là đã nhận biết không phải là một; c-Từ "Tất giai..." trở xuống là kết luận về không có sai lầm. Văn đều có thể biết.

Đoạn 3: Túc trú thông.

Trong mục một-Nêu lên tên gọi: Sự việc biến đổi trước đây gọi là Túc trú, ghi nhớ rõ ràng thuộc về quá khứ là Tùy niệm, tức là tùy theo nghĩ đến thuộc về đời trước, là Thông về Túc trú tùy niệm.

Trong mục hai-Từ "Năng tri..." trở xuống là giải thích về tướng, có hai:

Mục 1-Nhận biết tất cả sự việc, trong đó: a-Tổng quát; b-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt.

Mục 2-Từ "Hựu ức quá khứ..." trở xuống là nhận biết về Phật sự, trong đó cũng có hai: a-Dựa theo cảnh giới hiển bày về nhiều, chỉ nhận biết về quả ấy; b-Từ "Hựu ức niệm..." trở xuống là dựa theo con người hiển bày về nhiều, bao gồm nhận biết về nhân của điều ấy, đều do Bồ-tát đạt được ánh mắt nhìn thấy chín đời, mà như nhìn thấy hiện tại. Nếu không như vậy thì pháp quá khứ, hoặc là không rơi rụng thì không gọi là quá khứ, hoặc là đã rơi rụng thì không có pháp có thể nhận biết. Nếu chỉ từng trải qua trong tâm, mà có bóng ảnh của chủng tử hiện rõ trước mắt, cho nên nói là nhớ biết, vậy thì chỉ nhìn thấy tự tâm chứ không nhìn thấy pháp ấy. Lại không hề trải qua sự việc thì lẽ ra không nhớ biết. Lại chỉ nhìn thấy hiện tại chứ không phải là quá khứ, sao gọi là Túc trú? Văn còn lại có thể biết.

Đoạn 4: Tri kiếp thông.

Mục một-Nêu lên tên gọi: Cũng thuận theo cảnh mà nhận lấy tên gọi.

Trong mục hai-Từ "Tri bất khả thuyết..." trở xuống là giải thích về tướng, có hai: 1-Nhận biết về phàm phu; 2-Từ "Hựu tri..." trở xuống là nhận biết về Phật.

Trong mục 1 cũng có hai: a-Trình bày về kiếp đã nương tựa, chỉ nhờ vào nhiều cảnh giới để hiển bày về nhiều kiếp, không có phạm vi giới hạn, tên gọi và đoạn sau, đều tận cùng vị lai, bởi vì phần vị này đã nhận biết giống như Phật. b-Từ "Nhất nhất..." trở xuống là hiển bày sự việc có thể nương tựa, nghĩa như trong Thập Địa phân rõ.

Nhưng theo tông chỉ Đại thừa, pháp của đời vị lai thì Thể-Dụng đều không có, nay vì sao nhận biết? Bởi vì dựa vào giáo phương tiện, chỉ nhìn thấy chủng tử của nhân hiện tại, nhận biết về tướng của quả vị lai, không phải là nhìn thấy Thể của pháp vị lai.

Nếu theo tông chỉ Nhất thừa, thì ở trong chín đời, Thể-Dụng của hiện tại trong vị lai đều có, nay phù hợp với Thật mà nhận biết, nhưng không phải là hiện tại của hiện tại, cho nên gọi là vị lai.

Thể-Dụng này có, nếu là tánh có thì giống như Tiểu thừa, nếu là duyên có thì duyên hiện tại chưa từng có, vì sao nói là có? Nếu thấy thời gian hiện tại duyên-tánh đều không có, bởi vì là hiện tại, thì vị lai chắc chắn không có. Nếu thấy đuổi theo thời gian vị lai, bởi vì là hiện tại của vị lai, thì vẫn có như hiện tại.

Đoạn 5: Thiên nhĩ thông.

Mục một-Nêu lên tên gọi: Lược bớt không có Trí Thông. Nếu thẳng thắn nói là Thiên nhĩ, thì ngay nơi Thể mà nhận lấy tên gọi. Nếu chọn lấy Thiên nhĩ thanh tịnh vô ngại, thì dựa vào có đức nghiệp mà nhận lấy tên gọi.

Trong mục hai-Từ "Viên mãn..." trở xuống là giải thích về tướng, có ba: 1-Tổng quát hiển bày về đức nghiệp tự tại; 2-Từ "Phật tử..." trở xuống là riêng biệt nêu ra nghiệp dụng của một phương; 3-Từ "Như Đông phương..." trở xuống là nêu ra một phương để ví dụ các phương khác.

Mục 1-Tổng quát hiển bày về đức nghiệp tự tại, có chín câu đều dựa theo Dụng để phân rõ về đức. Nêu lên tên gọi trước đây tức là câu tổng quát: 1-Viên mãn là bởi vì có thể sử dụng lẫn nhau. 2-Bởi vì nghe khắp mười phương và chín đời. 3-Bởi vì cùng một lúc nhìn thấy rõ ràng tất cả nguồn gốc ấy. 4-Bởi vì lìa xa hai chướng. 5-Bởi vì hiểu rõ về pháp đã nhận biết. 6-Bởi vì duyên không thể nào ngăn ngại. 7-không phải như Quyền-Tiểu nghe có phạm vi giới hạn, bởi vì trùng trùng không cùng tận. 8-Bởi vì đã chứng được. 9-Bởi vì đối với tất cả đều tự tại, nghĩa là muốn nghe thì nhỏ bé xa xôi không có gì rời bỏ, muốn không nghe thì gần kề to lớn không gây trở ngại, cho nên nói là tự tại.

Trong mục 2: Là riêng biệt nêu ra nghiệp dụng của một phương, có hai: a-Nêu lên nhiều vị Phật, muốn hiển bày về nghe nhiều. b-Từ "Thị chư Phật..." trở xuống là hiển bày về nghe nhớ duy trì.

Trong mục b có hai: Trước là nghe và duy trì giáo pháp, tùy theo giải thích có thể biết. Sau từ "Hựu ư..." trở xuống là hiển bày về duy trì viên mãn, tức là tướng chủ động duy trì.

Trong mục sau có hai tiết: Một-Nêu ra pháp đã duy trì, văn trên bao gồm hiển bày về pháp mà Phật đã thuyết giảng, nay phân rõ về pháp đã thuyết giảng sai biệt; Hai-Từ "Ư bỉ..." trở xuống là phân rõ về tướng chủ động duy trì, bao gồm trình bày về chuyển hóa. Văn còn lại có thể biết.

Đoạn 6: Vô Thể tánh trí thông.

Trong mục một-Nêu lên tên gọi, có mười bốn tên gọi: Một tên gọi đầu là tổng quát nối thông, tức là Vô Thể Tánh, tên gọi còn lại đều riêng biệt.

Trong riêng biệt: 1-Tác dụng không nhờ công sức; 2-Bình đẳng giống như lý; 3-Tự nhiên có khắp mọi nơi; 4-Mức lượng khó nhận biết; 5-Không phải là dựa vào Thể khởi Dụng; 6-Chỉ tùy theo niệm mà hiện ra; 7-Hiện ra là có tác dụng; 8-Không thay đổi nơi chốn ban đầu; 9-Thực hiện thì chắc chắn đến cuối cùng; 10-Dụng không có gián đoạn, cũng không đoạn dứt Phật chủng; 11-Người khác không thể nào hủy hoại; 12-Có thể sinh khởi thiện căn; 13-Tùy theo đến nơi nào.

Ở trong mười ba tên gọi, thì loại thứ nhất-thứ haithứ năm và thứ tám là nghĩa của Vô Thể tánh, những loại còn lại là nghĩa của Thần thông. Hai loại này không có ngăn ngại cho nên nhận lấy tên gọi ấy.

Trong mục hai-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là giải thích về tướng, có ba: 1-Trình bày về rộng lớn, nghĩa là nghe nhiều danh hiệu Phật ở nhiều thế giới, tức là thấy thân ở nhiều thế giới ấy; 2-Từ "Bỉ chư thế giới..." trở xuống là trình bày về nghĩa vô lượng không dấy khởi..., nghĩa là lại ở nơi Đức Phật ấy, nghe nhiều về danh hiệu Phật, liền hướng đến cung kính hầu hạ tiếp nhận đạo pháp mà không có gì vướng mắc; 3-Từ "Như thị kinh..." trở xuống là trình bày về nghĩa không gián đoạn, nghĩa là trải qua nhiều thời gian mà Thể-Dụng không có gì ngăn ngại.

Đoạn 7: Thiện phân biệt ngôn âm thông.

Mục một-Nêu lên tên gọi: Thuận theo pháp đã hiểu rõ mà có được tên gọi, tức là Y chủ mà thiết lập tên gọi; nếu thuận theo pháp đã phát khởi mà có được tên gọi, thì bao gồm Trì nghiệp.

Trong mục hai-Từ "Tri bất khả thuyết..." trở xuống là giải thích về tướng, có hai: 1-Nhận biết về ngôn từ, có nêu lên-đưa ra và kết luận; 2-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là trình bày về phát ra ngôn từ, nghĩa là tùy theo ý thích sai biệt mà phát ra ngôn từ, có Pháp-Dụ và Hợp. Văn đều có thể biết.

Đoạn 8: Sắc thân trang nghiêm trí thông.

Mục một-Nêu lên tên gọi: Dựa vào pháp đã hiện rõ mà có được tên gọi, tức là Hữu tài mà thiết lập tên gọi.

Trong mục hai-Từ "Tri nhất thiết..." trở xuống là giải thích về tướng, có ba: 1-Nhận biết về không có Sắc, bởi vì Sắc tức là Không; 2-Từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là trình bày về chủ động hiện rõ Sắc, bởi vì Không tức là Sắc; 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là cùng trình bày về không có Sắc mà hiện rõ Sắc, bởi vì những việc làm không ngăn ngại Bi.

Mục 1-Nhận biết về không có Sắc, bởi vì hiểu rõ về pháp giới không có Sắc thật sự chắc chắn, nêu ra Thể tức là Không chứ không phải là Đoạn Không, không có Sắc trong Không mà không ngăn ngại Sắc, còn mất-ẩn hiện mà đều tự tại, mới có thể tùy theo ý thích hiện rõ các loại Sắc, cho nên trước phải trình bày về điều đó.

Trong văn có sáu câu: Một câu đầu là tổng quát nhận biết về tánh của Sắc lìa xa tướng, bởi vì cũng không có pháp nào mà làm thành Không. Năm câu còn lại là riêng biệt trình bày về lìa xa tướng như thế nào: 1-Lìa xa tướng sai biệt như thô-tế-dài-ngắn..., bởi vì cùng một Thể thuộc về Vô sinh. 2-Tướng khác nhau đủ loại mà hư giả. 3-Tướng nhiều vô lượng mà tách lìa, lại không có lớn-nhỏ mà bặt dứt phân lượng. 4-Chỉ phân biệt hư vọng mà mong cầu không thể được, hai kiến chấp về Sắc-Không đều do tình thức chọn lấy, dựa vào và không dựa vào mà kiến chấp ấy bặt dứt. Bốn câu trên bao gồm hiển bày về hình tướng. 5-Lìa xa tướng hiển bày dựa vào so sánh mà có.

Trong mục 2 là chủ động hiện rõ Sắc: a-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau, bởi vì Sắc ngay nơi Không là Diệu Sắc. Vả lại, Không-Sắc không hai mà thành Chân Không bậc Thượng, không hai mà hai thì Diệu Sắc ấy hiện rõ, Sắc-Không dung hòa tức là Chân pháp giới,

Duyên khởi vô tận ngay nơi một mà hiện ra nhiều. b-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày không giống nhau, có một trăm lẻ ba loại, hoặc là thuận theo Sắc Tướng mà thiết lập tên gọi, hoặc là dựa vào Đức Dụng mà nhận lấy tên gọi, có thể dùng ý để tìm hiểu. Nhưng như vậy đều là Sắc xứng với pháp giới, thay đổi ngăn ngại không giống nhau, chỉ tùy theo pháp đã hiển bày để thiết lập tên gọi của Sắc.

Trong mục 3 là cùng trình bày về những việc làm: a-Kết thúc phần trước; b-Từ "Kim sở hóa..." trở xuống là hiển bày về những việc làm, có mười câu đều có thể biết.

Đoạn 9: Nhất thiết pháp trí thông.

Mục một-Nêu lên tên gọi: Thuận theo pháp đã nhận biết như Chân-Tục... mà nhận lấy tên gọi.

Trong mục hai-Từ "Tri nhất thiết..." trở xuống là giải thích về tướng, có hai: 1-Trình bày về pháp nhận biết, tức là bên trong chứng đạt Sự-Lý; 2-Từ "Thử Bồtát..." trở xuống là trình bày về pháp thuyết giảng, tức là bên ngoài làm lợi ích cho chúng sinh. Cũng là trước trình bày ngay nơi Sự luôn luôn là Lý, sau trình bày ngay nơi Lý luôn luôn là Sự, bởi vì Dụng-Tịch, Tịch-Dụng không có chướng ngại.

Mục 1-Trình bày về pháp nhận biết, lại có hai: a-Dựa theo lìa xa ngôn từ để hiển bày về Thật; b-Từ "Vô ngã..." trở xuống là dựa theo hai Không để hiển bày về Thật.

Mục a-Ba câu đầu, toàn bộ hiển bày về Thật: 1-Bởi vì tên gọi không có công dụng đạt được vật; 2-Do duyên mà thành cho nên Vô tánh; 3-Bởi vì Thể bặt dứt đến-đi.

Ba câu sau đối lập với nhau hiển bày về Thật.

Nhưng ba cặp này giải thích có ba nghĩa: 1-Chỉ dựa theo hiển bày về Thật, bởi vì đối đãi với nhau mà Không, Tướng khác nhau không có lẫn nhau, cho nên nói là không khác nhau, ngăn chặn khác nhau nói là không khác nhau; cũng không có gì không khác nhau, làm sao có thể nói là tất cả đều khác nhau? 2-Dựa theo cùng hiển bày thì Thể không khác nhau mà tất cả Tướng đều khác nhau. 3-Dựa theo cùng ngăn chặn, thì Tướng tức là Tánh cho nên không phải là khác nhau, Tánh tức là Tướng cho nên tất cả đều khác nhau.

Vả lại, Tướng không phải là Tướng cho nên không khác nhau, Tánh không phải là Tánh cho nên tất cả đều khác nhau, bởi vì lìa xa hai bên, không trú vào Trung đạo. Hai cặp sau ví dụ nhận biết.

Trong mục b là dựa theo hai Không để hiển bày về Thật, cũng ba cặp đầu là toàn bộ hiển bày về Thật. Vô tỷ là bởi vì không có Ngã sở cùng với Ngã để so sánh đối đãi. Hai cặp còn lại có thể biết. Từ "Vô thật..." trở xuống cũng bao gồm ba nghĩa giải thích, dựa theo trước có thể nhận biết.

Lại dựa theo hiển bày Thật để giải thích: 1-Hư và Thật đều do duyên mà hiển bày; 2-Pháp tánh không cùng với Chân bởi vì một tướng, một cũng không phải một bởi vì Vô tướng, có và không có đều là pháp đối đãi, không có pháp cùng với không phải pháp chỉ là mượn để thi thiết, đều dựa vào Thật mà tìm cầu, chủ động đối trị và thụ động đối trị, tất cả đều vắng lặng.

Còn lại đều phỏng theo đây.

Trong mục 2, là trình bày về pháp thuyết giảng, bên ngoài làm lợi ích cho chúng sinh, có ba: a-Nhắc lại thành tựu Trí trước đây, bởi vì làm chỗ dựa khởi Dụng. b-Từ "Bất xả..." trở xuống là chính thức trình bày về thuyết pháp. c-Từ "Tuy tri Thật tướng..." trở xuống là Tịch-Dụng vô ngại, trong đó có ba: Đầu là Tịch mà không ngăn ngại Dụng; tiếp từ "Tuy hữu ngôn thuyết..." trở xuống là Dụng mà không ngăn ngại Tịch; sau từ "Ư bất nhị..." trở xuống là Tịch-Dụng không hai.

Đoạn 10: Diệt định trí thông.

Mục một-Nêu lên tên gọi: Nói tất cả các pháp diệt tận, nghĩa là pháp của năm Tụ đều vốn là Thể tịch diệt. Đây tức là Diệt thuộc về Lý, không giống như Diệt định của các Tông khác, chỉ trình bày Diệt thuộc về Sự, chỉ diệt pháp tâm sở của tâm thứ sáu-thứ bảy, không diệt tâm thứ tám... Bởi vì chỉ là Diệt thuộc về Sự, cho nên không có thể ngay nơi Định mà Dụng. Bởi vì chứng Diệt thuộc về Lý, cho nên Định-Tán không có ngăn ngại. Bởi vì ngay nơi Sự mà Lý cho nên không ngăn ngại Diệt, ngay nơi Lý mà Sự cho nên không ngăn ngại Dụng, vì vậy văn nói: Tuy niệm niệm tiến vào mà không phế bỏ đạo Bồ-tát...

Cũng không phải tâm Định mà thân khởi Dụng, cũng không trình bày riêng về Định-Tán cùng bặt dứt, bởi vì chỉ là Sự-Lý vô ngại. Địa thứ bảy trước đây nói: Tuy thực hành Thật tế mà không Tác chứng, có thể niệm niệm tiến vào, cũng niệm niệm rời khỏi. Và kinh Tịnh Danh nói: "Không rời khỏi Diệt định mà hiện rõ các oai nghi." Đều là nghĩa này.

Bởi vì Sự-Lý không phải là một, cho nên Thần thông của tất cả các pháp diệt tận không phải là khác nhau. Diệt tận tức là Thần thông, bao gồm hai cách giải thích.

Trong mục hai-Từ "Ư niệm niệm..." trở xuống là giải thích về tướng, có hai: 1-Trình bày về Thể-Dụng tự tại ngay nơi Định; 2-Từ "Thử Bồ-tát trú Tam-muội thời..." trở xuống là trình bày về thời gian tự tại tiến vào Định.

Trong mục 1-Trình bày về Thể-Dụng tự tại ngay nơi Định, cũng có hai: a-Nêu lên tiến vào Định. b-Từ "Diệc bất thối..." trở xuống là trình bày về không ngăn ngại Dụng, trong đó: Hai câu đầu là tổng quát, chưa làm không lui sụt, đang làm không rời bỏ, chính là chọn lấy Diệt thuộc về Sự để hiển bày Diệt thuộc về Chân. Những câu còn lại là riêng biệt trình bày, văn hiển bày có thể biết.

Trong mục 2, là trình bày về thời gian tự tại tiến vào Định, có ba: a-Dài ngắn tùy theo tâm; b-Từ "Bồ-tát nhập thử..." trở xuống là oai nghi không thay đổi; c-Từ "Tuy ư hữu vô..." trở xuống là không ngăn ngại khởi Dụng, Định-Tán cùng thực hành, trong đó trước Pháp, sau là Dụ. Bóng ánh sáng hiện rõ khắp nơi, vắng lặng vô tâm, tùy theo đồ đựng vơi-đầy, mà Thể không có đếnđi.

Mục ba-Từ "Thị vi..." trở xuống là kết luận về tên gọi.

Phần ba: Từ "Phật tử, Bồ-tát..." trở xuống là tổng quát ca ngợi về công năng thù thắng, có hai: 1-So sánh yếu kém để hiển bày về thù thắng, bởi vì yếu kém không suy lường được; 2-Từ "Duy trừ..." trở xuống là dùng thù thắng để hiển bày về thù thắng, nghĩa là chư Phật... mới suy lường được.

Phần bốn: Từ "Phật tử, thị vi..." trở xuống là kết luận số lượng phân rõ về quả, văn hiển bày có thể biết.---------------------------------------

Phẩm thứ hai mươi chín: THẬP NHẪN

A- Ý ĐƯA RA Bởi vì giải đáp câu hỏi về Thập Đảnh ở điện Phổ Quang, nghĩa như trước giải thích. Hai phẩm trước đã trình bày về Dụng rộng lớn của ĐịnhThông, nay phẩm này phân rõ về Trí tuệ ấy rất sâu xa, cho nên tiếp theo đưa ra.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Nhẫn nghĩa là nhẫn nại-hiểu rõ-chứng minh và thừa nhận, tức là Trí soi chiếu quán sát thông suốt, nương vào tròn vẹn hiển bày là Thập.

C- TÔNG THÚ; Trí hiện hành rất sâu xa làm Tông, vì đạt được quả Phật vô ngại-vô tận làm Thú. Nhưng hành Nhẫn này, dựa theo phần vị tức là tâm sau Đẳng giác, bởi vì đoạn trừ Vô minh vi tế; nếu dựa theo viên dung thì thật sự bao gồm năm phần vị, nương vào phần vị cuối cùng mà nói. Thể tức là Trí, không giống với Nhẫn là nhân-Trí là quả ở các Tông khác. Tuy là một Trí nhưng tùy theo nghĩa riêng biệt mà nói, hai-ba-bốnnăm... ở các Giáo trình bày không giống nhau, nay ở đây là Viên giáo cho nên nói Thập Nhẫn.

D- GIẢI THÍCH VĂN: văn có Trường hàng và Kệ tụng.

Trong phần Trường hàng, có bốn: Một-Nêu ra số lượng ca ngợi thù thắng; Hai-Nêu ra tên gọi hiển bày quan trọng; Ba-Dựa vào tên gọi mở rộng giải thích; bốn-Tổng quát kết luận về tên gọi.

Phần một: Nêu ra số lượng ca ngợi thù thắng, có hai: 1-Nêu ra số lượng; 2-Từ "Nhược đắc..." trở xuống là ca ngợi về thù thắng, đến Địa vô ngại tức là nhân tròn vẹn thuộc Tự phần, pháp Phật vô ngại tức là quả đầy đủ thuộc Thắng tiến.

Trong phần hai-Từ "Hà giả vi thập..." trở xuống là nêu ra tên gọi hiển bày quan trọng: 1-Đưa ra số lượng; 2-Nêu ra tên gọi; 3-Hiển bày quan trọng.

Trong phần 2-Nêu ra tên gọi: Ba loại trước dựa theo Pháp, bảy loại sau dựa vào Dụ.

Trong ba loại trước: Một-Dựa theo Giáo, nghĩa là nhẫn nại đối với âm thanh của giáo pháp, thuận theo cảnh làm tên gọi, là Nhẫn thuộc về âm thanh. Hai-Dựa theo Hạnh, bởi vì thuận theo các pháp, thuận theo tức là Nhẫn. Ba-Vô sinh Nhẫn, nếu dựa theo Lý Vô sinh của Nhẫn, thì Nhẫn thuộc về Vô sinh; nếu dựa theo Trí Vô sinh và phiền não không sinh, thì Vô sinh tức là Nhẫn, bao gồm hai cách giải thích. Lại ba Nhẫn này, nếu bao gồm về Tướng mà nói, thì hai loại trước đều là gia hạnh của Vô sinh Nhẫn, thuận theo hướng về Vô sinh, một loại sau mới phù hợp. Nếu dựa theo phần vị ấy thì ba Nhẫn phân biệt rõ ràng, bởi vì không phải phần vị này mới có thuận theo Vô sinh Nhẫn, thuận theo chỉ là thuận theo Lý, không phải là thuận theo Nhẫn. Nếu như vậy thì đâu khác với Vô sinh, bởi vì thuận theo Nhẫn bao gồm thu-ận theo Sự-Lý, không giống như Vô sinh. Kinh nói: Pháp có cũng thuận theo nhận biết... Lại dựa vào phần vị của năm Nhẫn là tịch diệt, nay dựa theo ba Nhẫn để trình bày về nghĩa, cho nên thích hợp với Vô sinh, nói như luận Địa Trì.

Trong bảy loại sau dựa theo Dụ đều là Y chủ, nghĩa là như các Nhẫn về Huyễn...

Quang Thống nói: "Dựa theo bốn Dụ về âm thanh, ánh chớp hóa hiện dụ cho Thuận nhẫn, hư không dụ cho Vô sinh. Ánh chớp tức là dụ về bóng ảnh trước mắt."

Lại nói: Huyễn ảo (Huyễn) là khởi lên không có tướng của khởi lên, hơi nóng (Diệm) là cảnh không có tướng của cảnh, giấc mơ (Mộng) là nhận biết không có tướng của nhận biết, tiếng vang (Hưởng) là nghe không có tướng của nghe, ánh chớp (Điện) là trú không có tướng của trú.

Nay đã nói là bóng ảnh (Ảnh), thì nên nói là hiện rõ mà không có tướng của hiện rõ. Hóa hiện (Hóa) là có mà không có tướng của có. Hư không (Không) là làm mà không có tướng của làm. Đây là Dụ chủ động giới hạn ở một tướng, Dụ thụ động thì nghĩa bao gồm nhiều pháp, ở trong văn tuy không có, mà đối với Lý thì không có gì sai.

Vả lại, Cổ đức nói: "Quán sát về Thức như huyễn ảo, Tưởng như hơi nóng, Thọ như giấc mơ, Thanh như tiếng vang, Hành như ánh chớp, Sắc như biến hóa. Tổng quát quán sát về tất cả Uẩn-Giới-Xứ..., bởi vì cuối cùng là Không cho nên giống như hư không. Cách giải thích này thuận theo văn kệ của Hội sau, cho nên Dụ về bóng ảnh trước mắt cũng là dụ cho Hành.

Nếu dựa vào Nhiếp Luận, thì Dụ thứ năm-thứ tám đều dụ cho tánh Y tha khởi, nhưng đều là loại trừ nghi ngờ. Những nghi ngờ không giống nhau, cho nên các Dụ cũng khác nhau.

Một-Bởi vì người khác nghe về tướng Y tha khởi, chỉ là phân biệt hư vọng mà có, không phải là nghĩa chân thật, liền ngay nơi ấy sinh ra nghi ngờ rằng: Nếu không có nghĩa chân thật thì sao có cảnh giới đã thực hành? Vì vậy nói là như huyễn ảo, nghĩa là huyễn ảo thì huyễn ảo làm sở duyên, sáu Xứ lẽ nào có thật hay sao?

Hai-Nghi ngờ rằng: Nếu không có thật thì sao có tâm-tâm pháp chuyển? Vì vậy nói là như hơi nóng, lay động bập bềnh không phải là nước mà tựa như nước, vọng có tâm chuyển.

Ba-Nghi ngờ rằng: Nếu không có thật thì sao có thọ dụng về yêu thích-không yêu thích? Vì vậy nói là như giấc mơ, trong giấc mơ thật sự không có nam-nữ mà có thọ dụng như yêu thích-không yêu thích..., lúc tỉnh giấc cũng như vậy.

Bốn-Nghi ngờ rằng: Nếu không có thật thì sao có ngôn thuyết hý luận? Vì vậy nói là như tiếng vang, thật sự không có âm thanh mà người nghe cho là có.

Năm-Nghi ngờ rằng: Nếu không có thật thì sao có quả của nghiệp thiện-ác? Vì vậy nói là như bóng ảnh, nghĩa là như bóng ảnh trong gương, cho nên cũng không phải là thật.

Sáu-Nghi ngờ rằng: Nếu không có thật thì vì sao Bồ-tát làm những việc lợi ích yên vui? Vì vậy nói là như hóa hiện, nghĩa là người biến hóa, tuy biết không thật mà làm những việc biến hóa, Bồ-tát cũng như vậy.

Nhưng Luận ấy không có Dụ về hư không, mà dụ về bóng ảnh là cảnh tượng trong gương. Lại có Dụ về bóng ánh sáng của sắc chất chiếu rọi, dụ cho đủ loại Thức không có thật. Lại có Dụ về bóng trăng trong nước, dụ cho cảnh giới của Địa Định không có thật. Nay kinh dùng nghĩa của chủng loại giống nhau, kết hợp ở trong bóng ảnh, đến văn sẽ biết.

Viễn Công thấy luận ấy không có Dụ về hư không, liền lấy Dụ về hư không để dụ cho pháp Vô vi, không phải là không có lý mà trái với văn sau của kinh, bởi vì kinh nói chúng sinh và các pháp đều như hư không. Nếu như vậy thì làm sao giải thích Dụ về hư không? Nghĩa là nghi ngờ ấy về tình thức tuy loại bỏ, mà hãy còn nói là các pháp có tướng không thật, cho nên nói là như hư không cuối cùng không có vật gì. Nghĩa còn lại nói rộng ra như Nhiếp Luận và chương riêng biệt.

Kinh Kim Cang Bát Nhã có chín Dụ, cũng đều dụ cho pháp hữu vi.

Như kinh Đại Phẩm và Trí Luận có mười Dụ, bao gồm dụ cho tất cả. Kinh Lăng Già cũng bao gồm. Trường hàng trong kinh này phần nhiều giống như bao gồm trước đây, mà những Dụ trong kệ cũng có giới hạn, bởi vì hiển bày về nghĩa không có phân biệt nơi chốn. Đã giải thích về phần nêu ra tên gọi.

Phần 3: Từ "Thử thập chủng..." trở xuống là hiển bày quan trọng, bởi vì quan trọng cho nên thuyết giảng. Phần ba: Từ "Phật tử, vân hà..." trở xuống là dựa vào tên gọi mở rộng giải thích, tức là mười đoạn, bảy đoạn trước đều có ba mục: Một-Đưa ra phát khởi; hai-Giải thích về nghĩa; ba-Kết luận tên gọi.

Đoạn 1: Âm Thanh Nhẫn.

Trong giải thích có mười một câu: Một câu đầu tổng quát nêu ra pháp đã nghe, nghĩa là pháp như ba Vô tánh... Những câu còn lại hiển bày về có thể nghe-tiến vào pháp, nghĩa là nghe về Vô tướng mà không kinh ngạc, bởi vì hiểu rõ Biến kế không hề có gì; nghe về Vô sinh mà không sợ hãi, bởi vì hiểu rõ Y tha nhất định không có sinh khởi; nghe về Vô tánh mà không sợ hãi, bởi vì hiểu rõ tánh của Chân Như là Vô tánh.

Lại giải thích: Đối với pháp Chân Không, lúc nghe thì không kinh hãi vượt qua, lúc tư duy thì không tiếp tục sợ hãi, lúc tu tập thì không nhất định sợ hãi. Lại nghe về Hữu nhưng không hề có gì mà không kinh hãi, nghe về Không nhưng không hề có gì mà không sợ hãi, nghe hai loại ấy không hề có gì mà không sợ hãi, đều như các Luận về Bát-nhã trình bày.

Tin sâu xa là bắt đầu của Văn tuệ, tỏ ngộ rõ ràng là cuối cùng của Văn tuệ, bởi vì bắt đầu tin tưởng mà hiểu rõ đã lâu. Yêu thích là bắt đầu của Tư tuệ, bởi vì yêu quý pháp mà vui thích quán sát; luôn luôn hướng đến là cuối cùng, bởi vì tư duy đã lâu mà hướng đến tu tập. Chuyên tâm nhớ nghĩ là bắt đầu của Tu tuệ, bởi vì phát khởi gia hạnh; tu tập là cuối cùng, bởi vì chính thức trình bày thành tựu về Tu mà đạt đến Định căn bản. An trú là dựa vào Định mà phát Tuệ, bởi vì tương ưng với Chứng lý. Đầy đủ như trong Bồ-tát Địa của luận Du Già.

Đoạn 2: Thuận Nhẫn.

Trong giải thích có bốn lớp Chỉ-Quán:

Một-Chỉ Quán mới tu, nghĩa là Chỉ tư duy về một cảnh, Quán là quán sát về Sự-Lý.

Hai-Chỉ Quán theo thứ tự, nghĩa là Chỉ an trú vào cảnh thuộc Sự mà thuận theo Lý ấy, gọi là bình đẳng không có trái ngược, Quán là thông suốt Sự-Lý, gọi là tùy thuận nhận biết rõ ràng. Kệ nói:

"Pháp có cũng thuận theo nhận biết,
Pháp không cũng thuận theo nhận biết."

Ba-Chỉ Quán thuần thục, nghĩa là Chỉ thì phiền não không sinh khởi, gọi là khiến cho tâm thanh tịnh, Quán là thấu tỏ về cảnh trước đây bởi vì chính thức trú trong tu tập.

Bốn-Chỉ Quán khế hợp, vắng lặng sâu xa với cảnh thuộc Lý, gọi là hướng đến tiến vào (Thú nhập); Trí hiển bày nơi tâm, cho nên nói là thành tựu.

Bốn lớp trên đều là Chỉ Quán cùng thực hành, như vậy mới là Thuận Nhẫn chân thật.

Đoạn 3: Vô Sinh Nhẫn.

Trong giải thích có hai mục: 1-Tổng quát trình bày; 2-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích.

Mục 1: Nếu đầy đủ thì đều phải đưa ra Vô tận..., bởi vì hai loại này là tổng quát cho nên tóm lược nêu lên, trong giải thích có đủ đều là nghĩa riêng biệt của loại này.

Trong mục 2 là đưa ra giải thích, có hai mục:

Mục a-Ý đưa ra có hai tiết: Một-Vì sao có thể nhận biết không có sinh diệt? Hai-Đã gọi là Vô sinh pháp nhẫn, vì sao lại nói không thấy pháp diệt? Trong mục b, là giải thích, có hai tiết:

Tiết một-Giải thích về ý đưa ra (một) rằng: Pháp chân thật vốn tự nhiên không sinh, pháp thuận theo duyên Vô tánh cho nên không sinh, bởi vì không có sinh thì làm sao có diệt? Đây là dùng duyên tích tập để giải thích về Vô sinh, dùng Vô sinh để giải thích về Vô diệt. Trong này lược bớt không có duyên tích tập, văn kệ có đủ. Vì sao dùng Vô sinh để giải thích Vô diệt? Ở đây có hai ý: 1-Nếu trước là sinh, thì sau nhất định phải diệt, trước đã không sinh thì nay không có diệt. 2-Bởi vì đã dựa vào duyên Vô tánh gọi là không sinh, thì không đợi diệt hết rồi mới không có, cho nên tiếp nói là Vô diệt. Hai loại này là tổng quát. Còn lại có thể dựa theo đây.

Tiết hai-Giải thích về ý đưa ra (hai) rằng: Nói đến Vô sinh nhẫn, không chỉ riêng Vô sinh, mà phải là các pháp đều vắng lặng. Nay thuận theo nghĩa thứ nhất mà thiết lập tên gọi Vô sinh, cho nên Vô diệt... trở thành nghĩa của Vô sinh. Nếu thuận theo nghĩa riêng biệt, thì cũng có thể gọi là Vô diệt nhẫn...

Vì vậy kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn, trình bày về Nhẫn này có thể làm thanh tịnh Hoan Hỷ Địa thứ nhất, nói: "1-Nghĩa là đạt được Vô sinh Nhẫn, cũng khiến cho người khác an trú. Lại nói: Vô sinh nhẫn, nghĩa là bởi vì chứng Tịch diệt. 2-Đạt được Vô diệt nhẫn, cũng khiến cho người khác an trú. Lại nói: Vô diệt nhẫn là bởi vì chứng Vô sinh." Văn này có thể dựa vào. Lại các câu này đều có hai nghĩa: 1-Dùng những câu trước để giải thích những câu sau, dùng những câu sau để thành tựu những câu trước, những câu trước có cho nên những câu sau có, những câu trước không có cho nên những câu sau không có. 2-Tất cả các câu đều ở trong câu Vô sinh, đích thực Vô sinh thì các nghĩa lập tức đầy đủ, vì vậy Lý dựa vào Sự mà không phải là đoạn diệt, Trí dựa vào Lý mà không có chủ động-thụ động.

Nhưng ý nghĩa của văn bao hàm, tóm lược đưa ra ba cách giải thích: 1-Chỉ dựa theo Lý; 2-Đầy đủ Lý-Trí; 3-Chỉ dựa theo Trí.

1- Chỉ dựa theo Lý: Vì sao những câu trước có cho nên những câu sau có? Nghĩa là pháp sinh đã diệt, diệt thì cuối cùng không còn, không còn thì chính là pháp cấu nhiễm, cấu nhiễm thì trước-sau sai khác, sai khác thì phương hướng nơi chốn không giống nhau, có nơi chốn thì chủ động-thụ động không phải là vắng lặng, không vắng lặng thì có những ham muốn, có ham muốn thì có thực hiện, thực hiện thì có những nguyện cầu, nguyện cầu thì tâm trú vào sự việc nguyện cầu, trú vào thì có đi-có đến. Nay bởi vì những câu trước không có cho nên những câu sau này vắng lặng, vì vậy dùng những câu sau để hiển bày thành tựu về Vô sinh. Đây là thuận theo Trường hàng.

2- Cùng dựa theo Lý-Trí: Hai loại đầu là tổng quát hàm chứa Lý-Trí, bốn loại tiếp là hiển bày về Vô sinh thuộc Lý, sáu loại sau là hiển bày về Vô sinh thuộc Trí, cho nên kệ nói: Tâm ấy không có gì nhiễm trước... Lý và Trí khế hợp gọi là Vô sinh nhẫn.

3- Chỉ dựa theo Trí: Bởi vì hiểu rõ Vô sinh thuận theo duyên, thì Trí không có dấy khởi, cho nên gọi là Vô sinh. Nhẫn của Vô sinh trong suốt không thay đổi, cho nên nói là Vô diệt, Vô diệt cho nên Dụng không có đoạn tận. Tiếp là niệm cấu nhiễm đều lìa xa mà thường không có sai khác, nương tựa không có nơi chốn soi chiếu mà thường vắng lặng, gặp cảnh không có cấu nhiễm tuy làm mà Vô tác, tuy Bi mà Vô nguyện, ở thế gian mà Vô trú, giống với pháp giới mà không có điđến, đều dùng trước để giải thích sau, dùng sau để thành tựu trước, ngôn từ không còn-suy nghĩ bặt dứt, vắng lặng soi chiếu trong suốt, gọi là Vô sinh nhẫn. Nếu chỉ dựa theo Lý nhận biết về Vô sinh gọi là Vô sinh nhẫn, thì chưa đủ để nói là sâu xa huyền diệu.

Đoạn 4: Như Huyễn Nhẫn.

Trong giải thích có hai mục: 1-Tóm lược; 2-Mở rộng.

Trong mục 1-Tóm lược, có hai: a-Hiểu rõ về tướng của duyên huyễn ảo; b-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là thành tựu về hạnh Nhẫn.

Mục a-Hiểu rõ về tướng của duyên huyễn ảo, có ba tiết: Một-Dựa vào Pháp cùng Dụ; Hai-Thuận theo nhân duyên dấy khởi, là làm sáng tỏ về nguyên cớ của huyễn ảo, bởi vì duyên sinh không thật; Ba-Từ "Ư nhất pháp..." trở xuống là hiển bày về tướng huyễn ảo.

Tiết một-Dựa vào Pháp cùng Dụ: Tất cả các pháp tức là những điều ví dụ, những điều ví dụ bao gồm và giới hạn đã thấy ở văn trên. Ở đây ý trình bày về bao gồm, bao gồm là Vô vi. Kinh Đại Phẩm nói: "Giả sử có một pháp vượt qua Niết-bàn, thì Ta cũng nói là như mộng-như huyễn, bởi vì Niết-bàn tuy là Chân mà thuận theo duyên hiển bày." Bởi vì loại trừ tâm tham đắm, cho nên trong mở rộng kết hợp nói là hiểu rõ thế gian như huyễn, thì tựa như Hữu vi. Nhưng có pháp thế gian cũng bao gồm Vô vi, pháp này bởi vì Hữu vi đã che kín, cho nên gọi là thế gian. Văn sau nói: Bồ-đề và Niết-bàn cũng đều không thấy, bởi vì hoàn toàn bình đẳng.

Tiết hai-Ngay trong Pháp-Dụ đều tách ra năm pháp, như thắt một chiếc khăn huyễn ảo làm ra một con ngựa: 1-Có chiếc khăn làm chỗ dựa; 2-Phép thuật của nhà ảo thuật; 3-Con ngựa huyễn ảo đã hiện rõ; 4-Con ngựa sinh ra tức là con ngựa chết; 5-Người ngu và trẻ nhỏ nói là có.

1-Chiếc khăn dụ cho pháp tánh; 2-Phép thuật dụ cho nhân duyên chủ động dấy khởi, nghĩa là nghiệpphiền não...; 3-Con ngựa huyễn ảo dụ cho pháp Y tha khởi, tức là chúng sinh...; 4-Con ngựa chết dụ cho Y tha Vô tánh, tức là Viên thành, mà nói rộng ra đều gọi là không phải; 5-Nói là có dụ cho giữ lấy pháp làm con người.

Nay Bồ-tát trái lại với điều này, cho nên nói là hiểu biết rõ ràng. Kinh này nói: Thuận theo nhân duyên dấy khởi. Chủ động dấy khởi tức là pháp thứ hai, thụ động dấy khởi tức là pháp thứ ba, dùng pháp thứ hai làm nhân khiến cho tỏ ngộ về pháp thứ ba, thành tựu pháp thứ tư, loại trừ căn bệnh là pháp thứ năm, trở về Lý là pháp thứ nhất. Nhưng duyên cũng thuận theo duyên, cho nên duyên và quả đều huyễn ảo. Trung Luận nói: Tức là ý này.

"Ví như người hóa hiện huyễn ảo,
Lại làm người hóa hiện huyễn ảo."

Nhưng năm nghĩa trên đều đầy đủ có-không có: 1-Chiếc khăn có Tánh mà không có Tướng, là chỗ ẩn giấu của con ngựa; 2-Phép thuật có Dụng mà không có Thể, bởi vì dựa vào chiếc khăn cho nên không có Thể; 3-Con ngựa có Tướng mà không có Thật, bởi vì không có Thật mà hiện rõ; 4-Sinh tức là không có mà chết tức là có, bởi vì Vô ngại; 5-Tình có mà Lý không có, bởi vì chỉ là hư vọng nhìn thấy.

Lại trong năm pháp, đều có bốn câu phân biệt, dựa theo suy nghĩ có thể biết. Nhưng đều có đủ đức không giống nhau. Bốn loại bài báng (Tứ báng) nếu dùng các môn đan xen với nhau thì trở thành nhiều loại bốn câu phân biệt, cũng có thể dựa theo suy nghĩ.

Tiết ba-Hiển bày về tướng huyễn ảo, sơ lược đưa ra hai cách giải thích:

1- Dựa theo tương tự với nhau, nghĩa là hiểu rõ một pháp không có thật thì nhận biết tất cả các pháp đều như vậy, bởi vì đều thuận theo duyên, cho nên nói là trong một loại hiểu rõ nhiều loại.

2- Dựa theo viên dung, lại có ba nghĩa: a-Dùng Lý thuận theo Sự mà nói là tướng, tức là như chiếc khăn làm đầu con ngựa không khác với chiếc khăn làm chân, cho nên nói đầu tức là chân, một tức là nhiều... Kinh Vô Hành nói: "Tham dục tức là đạo, bởi vì tánh tham dục; các pháp tức là tham dục, bởi vì tham là thật." b-Dùng Lý dung hợp Sự, một-nhiều dựa vào nhau, như đầu con ngựa không có riêng biệt, tức là dùng chiếc khăn làm đầu, bởi vì Thể của chiếc khăn viên dung, khiến cho đầu tức là chân, cho nên nói là trong một loại hiểu rõ nhiều loại. c-Dựa theo lực của duyên khởi dựa vào nhau, thì pháp giới cùng một mạng lưới huyễn ảo, khiến cho mộtnhiều ngay trong nhau, như lực phép thuật của nhà ảo thuật làm ra nhiều loại ngay trong một loại. Phẩm Hiền Thủ nói: Hoặc hiện rõ khoảnh khắc làm trăm năm..., bởi vì pháp huyễn ảo rỗng rang cho nên không có chướng ngại. Ngay trong nhau đã như vậy, hòa vào nhau cũng như vậy. Hòa vào thì trong một loại có nhiều loại, Thể khác nhau đã như vậy, Thể giống nhau cũng như vậy. Một môn đã như vậy, các môn khác dựa theo suy nghĩ.

Trong mục b, là thành tựu về hạnh Nhẫn, do nhận biết về pháp huyễn ảo mà thành tựu hai loại hạnh: Một-Nhẫn trí hiện rõ trước mắt, nói là hiểu rõ bình đẳng; Hai-Huyễn dụng không có ngăn ngại, nói là thành tựu thần thông biến hóa. Thế nào là bình đẳng? 1-Bình đẳng thuộc về Lý-Sự, như chiếc khăn và con ngựa không hai, bởi vì Sắc tức là Không...; 2-Bình đẳng thuộc về LýLý, như đầu và chân cùng là chiếc khăn, bởi vì chiếc khăn không có sai khác, như Hiền Thánh cùng là Như; 3-Bình đẳng thuộc về Sự-Sự, nói như trong một-nhiều trước đây.

Trong mục 2-Từ "Thí như..." trở xuống là mở rộng, có ba: a-Dụ; b-Hợp; c-Thành tựu về hạnh Nhẫn.

Trong mục a-Dụ, có hai tiết:

Tiết một-Trình bày về không có Tánh, tức là nghĩa về Thể Không, cho nên kết luận nói rằng vật không phải là tất cả các loại, sự việc đã không phải, cũng có thể theo thứ tự hướng về cảnh giới hữu tình-phi tình trước đây.

Tiết hai-Từ "Chủng chủng phi huyễn..." trở xuống là trình bày về có Tướng ấy, tức là nghĩa về Tướng sai biệt, cho nên nói nhưng bởi vì huyễn ảo mà thị hiện sự việc riêng biệt. Trong đó: Hai câu đầu là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, bởi vì đủ loại không phải huyễn ảo, là những cảnh tượng mà không phải là phép thuật. Câu sau trái lại với điều này, Pháp-Hợp có thể biết.

Từ "Nhiên do..." trở xuống là chính thức hiển bày về có Tướng, tuy không phải lẫn nhau, nhưng dựa vào nhân khởi lên quả, hư rỗng mà mượn để hiện rõ. Lại dụ cho Trí hiểu rõ bình đẳng mà khởi lên tác dụng hóa hiện. Mục b-Từ "Bồ-tát..." trở xuống là Pháp-Hợp, văn có tổng quát-riêng biệt, đều nói là thế gian, có hai nghĩa: 1-Bởi vì có thể phá hoại, tức là dụ cho Hữu vi; 2-Che kín tên gọi thế gian, cũng bao gồm Vô vi, thì pháp bao gồm năm loại. Thú nghĩa là năm nẻo, bởi vì Thành-Hoại dựa theo Khí thế gian trong một kỳ hạn mà nói. Vận động bao gồm Hữu tình-Phi tình, bởi vì niệm niệm thay đổi. Tạo tác chỉ là hữu tình, bởi vì hiện rõ việc làm.

Trong mục c-Từ "Bồ-tát chí quán nhất thiết..." trở xuống là thành tựu về hạnh Nhẫn, có hai: 1-Thành tựu về hạnh thuộc Chân Trí, bởi vì hiểu rõ về Thể Không, cho nên kết luận nói rằng: Không ra ngoài tánh bình đẳng. Lại trong Pháp trước đây trình bày về Chiếu ngay nơi Tịch, nói là hiểu rõ bình đẳng; ở đây trình bày về Chỉ ngay nơi Trí, cho nên nói là không thấy, thì biết huyễn mà không có huyễn mới chính là pháp huyễn, thấy mà bặt dứt cái thấy mới là thấy huyễn. 2-Từ "Thị Bồ-tát..." trở xuống là trình bày về Động-Tịch không hai, cũng là Quyền-Thật không hai, vì vậy Kinh nói: Trí không đạt được có-không, mà phát khởi tâm Đại Bi.

Bởi vì hiểu rõ Thể Không, cho nên không hủy hoại tướng huyễn sai biệt, như voi sinh ra tức là voi chết. Hai loại này đối lập với nhau nên làm thành câu phân biệt, nghĩa là hai loại này không hai cho nên không phải là khác, bởi vì tất cả đều hai cho nên không phải là một, không phải là một ngay nơi không phải là khác cho nên tất cả là một, không phải là khác ngay nơi không phải là một cho nên tất cả là khác, cũng bặt dứt cùng soi chiếu cho nên không phải là cũng một-cũng khác.

Nếu dùng hai nghĩa trong chiếc khăn đối với hai nghĩa trong con voi để phân rõ về không phải là mộtkhác, thì tóm lược có mười câu:

1- Dùng nghĩa về làm thành con voi trong chiếc khăn, đối với nghĩa về sai biệt trong con voi, hợp lại làm một thời gian gọi là không khác. Đây là lấy gốc thuận theo ngọn, dựa vào ngọn trình bày về không khác. Kinh nói: "Pháp thân lưu chuyển trong năm đường gọi là chúng sinh, Như Lai Tạng nhận lấy khổ-vui đi cùng với nhân, hoặc là sinh-hoặc là diệt..."

2- Dùng nghĩa về trú vào phần vị của mình trong chiếc khăn, cùng với nghĩa về Thể Không trong con voi, hợp lại làm một thời gian gọi là không khác. Đây là lấy ngọn quy về gốc, dựa vào gốc trình bày về không khác.

Kinh nói: "Tất cả chúng sinh tức là Như, không còn trải qua diệt..."

3- Dùng gốc thâu nhiếp ngọn đã quy về, cùng với ngọn thâu nhiếp gốc đã thuận theo, hai nghĩa này cùng dung hợp vô ngại không khác. Đây là gốc-ngọn bình đẳng làm không khác, bởi vì văn của hai kinh trước đây không tách lìa nhau.

4- Dùng ngọn đã thâu nhiếp quy về gốc, cũng cùng với gốc đã thâu nhiếp thuận theo ngọn, hai nghĩa này làm mất lẫn nhau cho nên gọi là không khác. Đây là gốcngọn cùng phai mờ, trình bày về không khác, bởi vì Chân-Vọng bình đẳng khác nhau không thể đạt được.

Tiếp theo bốn môn sau trình bày về không phải là một.

5- Dùng nghĩa về trú vào phần vị của mình trong chiếc khăn, cùng với nghĩa về tướng sai biệt trong con voi, hai nghĩa này là gốc-ngọn trái với nhau, rời bỏ nhau cho nên gọi là không phải một. Kinh Lăng Già nói: "Như Lai Tạng không ở trong A-lại-da, vì thế cho nên bảy Thức có sinh diệt, Như Lai Tạng thì không sinh diệt." Chính là nói đến điều này.

6- Nghĩa về làm thành con voi trong chiếc khăn, cùng với nghĩa về Thể Không trong con voi, hai nghĩa này trái ngược nhau, làm hại nhau cho nên không phải một. Kinh Thắng Man nói: "Bảy Thức không lưu chuyển, không nhận lấy khổ-vui, không phải là nhân của Niết-bàn, chỉ có Như Lai Tạng nhận lấy khổ-vui..."

7- Bởi vì đầu là rời bỏ nhau cùng với sau là làm hại nhau, hai nghĩa này khác nhau cho nên gọi là không phải một. Nghĩa là rời bỏ nhau thì đều rời bỏ nhau, rời bỏ nhau rất xa; làm hại nhau thì đối địch với nhau, tự mình ăn nuốt làm hại lẫn nhau. Vì thế cho nên gần-xa không phải một, bởi vì văn kinh trước đây không xen tạp nhau. 8-Bởi vì làm hại nhau đến cuối cùng đều phai mờ mà không phai mờ, cùng với rời bỏ nhau đến cuối cùng đều tồn tại mà không tồn tại, nghĩa về không tồn tạikhông phai mờ là không phải một. Đây là Thành-Hoại không phải một, bởi vì bảy Thức ngay nơi Không mà đều là Hữu, Chân Như ngay nơi Ẩn mà đều là Hiển.

9- Bốn nghĩa về không phải một (Phi nhất) cùng với bốn nghĩa về không phải khác (Phi dị) trên đây, mà cũng không phải một, bởi vì nghĩa không xen tạp.

10- Nhưng cũng không khác, bởi vì Lý bao gồm tất cả, bởi vì pháp không hai. Nếu dùng môn không khác (Bất dị) để chọn lấy, thì các môn hòa hợp-hội tụ với nhau đến cuối cùng. Nếu dùng môn không phải một (Phi nhất) để chọn lấy, thì các môn trái ngược-làm hại với nhau đến cuối cùng. Trái ngược đến cuối cùng mà thuận theo đến cuối cùng thì chính là pháp không có chướng ngại.

Chiếc khăn và con voi đối lập với nhau đã như vậy, các câu đan xen với nhau-đối lập với nhau như phép thuật... dựa theo như vậy, nghĩa về không phải mộtkhông phải khác của các văn trên dưới, đều dựa theo cách giải thích này. Văn còn lại có thể biết.

Đoạn 5: Như Diệm Nhẫn.

Trong giải thích có ba mục: 1-Dựa vào Pháp cùng Dụ, những điều ví dụ như trước; 2-Từ "Thí như..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của Dụ; 3-Tổng quát dùng Pháp kết hợp.

Trong mục 2-Riêng biệt hiển bày về tướng của Dụ. Nếu riêng biệt tách ra nghĩa môn thì cũng có đủ năm nghĩa: Một-Mặt đất trống không; Hai-Hơi nóng mặt trời; Ba-Hơi nóng cùng với mặt đất trống không hợp lại mà có hơi nóng như ngọn lửa; Bốn-Hơi nóng tựa như nước mà không có nước; Năm-Khiến cho hươu nai khát nước cho là có nước.

Một-Dụ cho Như Lai Tạng; Hai-Dụ cho tập khí Vô minh; Ba-Dụ cho tập khí xông ướp làm động biển tâm, khởi lên duyên sinh tựa như pháp; Bốn-Dụ cho Y tha Vô sinh; Năm-Dụ cho phàm ngu-Tiểu thừa chấp làm Thật.

Nếu luận về mười Dụ thì Pháp-Dụ đều có nhiều nghĩa, như mở rộng trình bày về điều đó, thì nghĩa về có-không có..., như huyễn nên biết. Văn kinh có hai: Đầu là Dụ cho Thể Không; sau từ "Đản tùy..." trở xuống là Dụ cho có Tướng ấy.

Trong mục 3-Từ "Bồ-tát..." trở xuống là Pháp kết hợp: Đầu là trình bày về hiểu rõ pháp; sau từ "Hiện chứng..." trở xuống là trình bày về thành tựu hạnh Nhẫn.

Đoạn 6: Như Mộng Nhẫn.

Trong giải thích cũng có ba mục:

Mục 1-Nêu lên Pháp cùng Dụ.

Mục 2-Từ "Thí như..." trở xuống là chính thức nêu ra tướng của Dụ, nhưng nghĩa về Mộng này tách ra cũng có năm pháp: Một-Chỗ dựa của mộng, nghĩa là dùng tâm tỏ ngộ để dụ cho Bổn thức; Hai-Nhân của mộng, nghĩa là dùng Thụy Cái (ngủ nghỉ) để dụ cho tập khí Vô minh; Ba-Mộng đã hiện bày, nghĩa là dùng tướng sai biệt của mộng để dụ cho duyên đã dấy khởi pháp; Bốn-Sự việc của mộng này không phải có mà có, chỉ do tâm biến hiện, không phải là pháp thấy trước đây; Năm-Khiến cho người nằm mộng giữ lấy làm thật.

Trong văn: Đầu là trình bày về đều không phải (Câu phi), dụ cho pháp không phải là có; sau nói mà thị hiện là có, dụ cho pháp mà có. Cả hai phân rõ là câu đều không phải (Câu phi), làm mất lẫn nhau là câu cả hai không phải (Song phi).

Nhưng bốn câu phân biệt này đều bởi vì là mộng, nghĩa là:

1- Bởi vì là mộng, cho nên có sự việc trong giấc mộng hiện rõ, đối với người nằm mộng là có.

2- Đã nói là mộng thì Tánh ấy chắc chắn không thật, ở nơi không có thật mà thấy là thật. Nhưng nói có thì hoàn toàn thâu nhiếp không có mà làm thành có, nói không có thì hoàn toàn thâu nhiếp có mà làm thành không có, bởi vì không phải là hai Tướng, cho nên không những Tướng có-Tánh không có mà thôi. Suy nghĩ điều này!

3- Bởi vì là mộng cho nên nhất định phải đầy đủ hai nghĩa, không có mà hoàn toàn có và có mà hoàn toàn không có, hai môn đối lập với nhau không giúp đỡ nhau, vì thế cho nên không phải là nửa có-nửa không có.

4- Đã nói là mộng thì chắc chắn là cùng không phải

(Song phi), mà so sánh làm mất đi cho nên cùng dung hòa hai tướng không còn. Nhưng đều không phải này (Câu phi) không trái với cả hai là (Song thị), bởi vì nếu không làm mất đi không có khiến cho tận cùng thì không có lấy làm không có, nếu không làm mất đi có khiến cho tận cùng thì không có lấy làm có. Vì thế cho nên, cònmất không ngăn ngại, cùng phai mờ tự tại, mới là pháp môn tự tại như mộng. Vì thế cho nên Kinh nói:

"Thế gian luôn luôn như giấc mộng,
Trí không đạt được có-không có."

Chính là nói đến điều này.

Trong mục 3-Từ "Bồ-tát..." trở xuống là Hợp-Dụ, có mười câu: Câu đầu là tổng quát, tiếp từ "Vô hữu..." trở xuống là riêng biệt.

Trong riêng biệt: Câu đâu gần với câu tổng quát nói trên, lược bớt không có hai chữ Như Mộng. Ở trong chín câu: Tám câu trước phân rõ về giấc mộng, một câu sau trình bày về tỉnh giấc.

Ngay trong tám câu trước thâu nhiếp làm bốn cặp: Hai câu đầu trình bày về môn Thường-Vô thường, Thể rỗng rang không có biến đổi tức là nghĩa về Thường, tự tánh không có thường hằng là nghĩa về Vô thường. Hai câu tiếp phân rõ về môn Chân-Vọng, Vọng do đắm theo sinh, Chân do tánh lìa xa. Hai câu tiếp nói về môn TánhTướng, Tánh vốn có như nhau, Tướng hiện rõ nhiều loại. Hai câu sau trình bày về môn Nhất-Dị, chỉ là một tâm, một mà không có sai khác, tùy theo Tướng phân biệt, Dị Dị(một trong bốn tướng) không giống nhau. Lại chỉ là một giấc mộng mà Tướng hiện rõ nhiều loại. Bốn môn trên đều cùng tồn tại làm mất lẫn nhau, dùng làm bốn câu phân biệt, suy nghĩ điều này có thể thấy.

Một câu cuối cùng trình bày về tỉnh giấc, tức là môn Chỉ-Quán, nghĩa là cần phải vào lúc tỉnh giấc mới biết là mộng, đang lúc mộng không biết là mộng, bởi vì tâm hoàn toàn tối tăm. Giả sử biết là mộng mà cũng chưa tỉnh giấc, lúc tỉnh giấc không còn mộng, biết thật là không có mộng. Nhưng nhờ vào mộng mới có tỉnh giấc, cho nên phân rõ về lúc mộng-lúc tỉnh, nếu lìa xa mộng thì mộng-tỉnh đều bặt dứt. Quán là hiểu rõ về nhiều môn nói trên, Chỉ là không giữ lấy mộng ảo hư vọng, như vậy mới là pháp môn hiểu rõ về mộng.

Đoạn 7-Như Hưởng Nhẫn.

Trong giải thích phân ba: 1-Nhân của hạnh Nhẫn; 2Từ "Tri nhất thiết..." trở xuống là tướng thành tựu của Nhẫn; 3-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là thành tựu lợi ích của Nhẫn.

Mục 1-Nhân của hạnh Nhẫn, do nghe mà dấy khởi quán sát, cho nên có thể thành tựu về Nhẫn.

Trong mục 2, là tướng thành tựu của Nhẫn: Trước là Pháp; sau là Dụ.

Trong mục trước là Pháp, có hai: a-Nêu ra Pháp cùng Dụ, sơ lược hiển bày về tướng của tiếng vang, bao gồm nhận biết tất cả âm thanh như tiếng vang, không có đi-không có đến là trình bày về Thể Không của tiếng vang, thị hiện như vậy là làm sáng tỏ về tướng có của tiếng vang. b-Từ "Phật tử..." trở xuống là nhận biết rõ ràng về âm thanh của Phật như tiếng vang, chứ không phải riêng biệt Dụ về âm thanh của thế gian. Trong đó: Một-Trình bày về ngay nơi có mà không có, lìa xa căn cơ không có âm thanh cho nên không phải bên trong, lìa xa Phật không có âm thanh cho nên không phải bên ngoài, hai pháp dựa vào nhau cho nên không phải bên trong-bên ngoài. Nếu nói bên trong-bên ngoài hòa hợp mà có, thì có hai âm thanh, bên trong-bên ngoài dựa vào nhau tức là hiển bày về Vô tánh. Hai-Từ "Tuy liễu thử thanh..." trở xuống là trình bày về ngay nơi không có mà có, nhắc lại không phải ba mà có thể khéo léo hiện rõ.

Mục sau từ "Thí như..." trở xuống là Dụ hiển bày, trong đó có bốn tiết: Một-Dụ; Hai-Hợp; Ba-Chuyển sang Dụ; Bốn-Trở lại kết hợp.

Tiết một-Dụ. Thẳng thắn nêu ra thuận theo duyên mà dấy khởi, trình bày về tiếng vang là Vô tánh, Tướng của Vô tánh đã thấy trong Pháp. Nhưng có năm pháp: 1-Hang trống rỗng; 2-Có âm thanh. Hai pháp này là duyên. 3-Âm thanh dội vào hang trống rỗng liền có tiếng vang đáp lại, pháp này trình bày về thụ động dấy khởi. 4-Có mà không phải chân thật, pháp này làm sáng tỏ về Vô tánh. 5-Người ngu và trẻ nhỏ nói là có, cũng có nghĩa về có-không có..., dựa theo như trên. Nhưng một Dụ này bao gồm dụ cho ba pháp: a-Dụ cho tất cả âm thanh trên đây, thì hang trống dụ cho yết hầu phát ra, âm thanh dụ cho hơi gió; b-Dụ cho âm thanh của Như Lai trên đây, thì hang trống dụ cho Như Lai, âm thanh dụ cho duyên cảm ứng; c-Dụ cho tất cả các pháp. Kinh này lược bớt không có, bản kinh thời Tấn có đủ. Mười Dụ trong kinh Đại Phẩm cũng dùng tiếng vang dụ cho tất cả, thì hang trống dụ cho Như Lai Tạng, âm thanh dụ cho tập khí Vô minh.

Tiết hai-Từ "Nhi dữ..." trở xuống là Hợp, chỉ hợp với âm thanh của Phật, bởi vì thuận theo gần. Nhưng từ đầu đến khiến cho các chúng sinh tùy theo loại đều hiểu được, ngôn từ hàm chứa Pháp-Dụ, nghĩa là dựa theo Pháp thì âm thanh của Như Lai, không trái với pháp tánh mà có thể tùy theo chủng loại, hợp với có thể khéo léo thị hiện trên đây; dựa theo Dụ thì không trái với âm thanh vốn có là tánh của pháp thuộc về Sự, tùy theo tiếng gọi ấy mà người thuộc chủng loại khác nhau đều hiểu được.

Tiết ba-Từ "Như Đế Thích..." trở xuống là Chuyển sang dùng Dụ để hiển bày, ở đây có hai ý: Một là Dụ cho âm thanh của Phật trên đây, một âm thanh mà tùy theo chủng loại; hai là Dụ cho Bồ-tát vô tâm mà thuyết giảng khắp nơi sau này.

Tiết bốn-Từ "Bồ-tát..." trở xuống là trở lại kết hợp. Mục 3-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là thành tựu lợi ích của Nhẫn, trong đó có hai: 1-Tùy theo căn cơ thuyết giảng khắp nơi; 2-Từ "Tuy tri thanh..." trở xuống là trình bày về Quyền-Thật cùng thực hành, bởi vì giống như tánh-tướng vô ngại của tiếng vang. Vậy là do nghe giáo pháp như tiếng vang, hiểu rõ âm thanh như tiếng vang, phát ra âm thanh như tiếng vang, thuyết giảng giáo pháp như tiếng vang.

Đoạn 8-Như Ảnh Nhẫn. Văn phân bốn mục riêng biệt: Một-Nêu lên; hai-Giải thích; ba-Kết luận; bốnQuả.

Trong mục hai là giải thích, có ba: 1-Pháp; 2-Dụ; 3-Hợp.

Trong mục 1-Pháp, có mười một cặp phân ba: a-Có bảy cặp cùng ngăn chặn để hiển bày về Tánh, bởi vì thành tựu về hạnh Chỉ, như bóng ảnh không có thật. b-Từ "Phi tu..." trở xuống có hai cặp cùng soi chiếu về Tánh-Tướng, bởi vì thành tựu về hạnh Quán, như bóng ảnh tuy không thật mà hiện rõ, Tánh thì không phải là tu, Tướng mà lại không rời bỏ, Chân dựa vào Tục cho nên không phải là thật, Tục dựa vào Chân cho nên không phải là không thật. c-Từ "Tuy thường..." trở xuống có hai cặp là ngăn chặn-soi chiếu vô ngại, thành tựu hạnh cùng vận dụng tự tại, cặp trước là cùng soi chiếu ChânTục, tức là Quyền-Thật cùng thực hành; cặp sau là cùng ngăn chặn Chân-Tục, tức là Quyền-Thật cùng vắng lặng. Ngăn chặn-soi chiếu cùng một lúc là cùng vận dụng, làm mất lẫn nhau vô ngại là tự tại, vì vậy kết luận về hai mục trên đây, cùng với vô ngại này, là nơi sâu xa huyền diệu của tướng Nhẫn.

Trong mục 2-Từ "Thí như..." trở xuống là Dụ, văn đầy đủ năm pháp: a-Mặt trời... là chỗ dựa của sắc chất vốn có. b-Từ "Ư du..." trở xuống là trình bày về nơi có thể hiện rõ. Hai pháp trên là duyên. c-Từ "Nhi hiện kỳ ảnh..." trở xuống là trình bày về duyên đã dấy khởi. dTừ "Ảnh dữ du..." trở xuống là trình bày về có mà không phải là có. e-Từ "Nhiên chư..." trở xuống là người ngu và trẻ nhỏ nói là có.

Mục a-Nếu dựa theo Dụ về bóng ảnh để riêng biệt dụ cho Bồ-tát hiện thân, thì mặt trời... dụ cho Bi-TríNguyện... Nếu dựa theo Dụ về bóng ảnh để tổng quát dụ cho tất cả các pháp, thì mặt trời... dụ cho nhân, hai loại sông-suối ấy, tuy bao gồm chủ động hiện rõ, mà lại là thụ động hiện rõ, bởi vì sông dài-suối chảy hiện vào trong gương.

Trong mục b, là trình bày về nơi có thể hiện rõ, cũng có tổng quát-riêng biệt, riêng biệt dụ cho cơ cảm và nơi ứng hiện, tổng quát dụ cho duyên, nghĩa là Vô minh...

Nhưng văn này có đủ ba Dụ trong Nhiếp Luận: 1-Dùng dầu và nước đối với mặt trời-mặt trăng trước đây, làm Dụ về bóng trăng trong nước, dụ cho cảnh giới do Địa Định mà dẫn đến, bởi vì nước có tánh thấm ướt-trơn nhẵn và lắng trong, gương giống như bóng ảnh-cảnh tượng thiếu sự thấm ướt... này, dụ cho không phải là Địa Định. 2-Dùng thân đối với mặt trời-mặt trăng trước đây, làm Dụ về bóng ánh sáng, bởi vì thân là mặt trời... rọi lại mà có bóng ảnh, bóng ảnh đong đưa nhiều vẻ mà dụ cho các Thức. 3-Dùng gương quý báu... đối với người nam-người nữ trước đây, làm Dụ về ảnh tượng, dụ cho quả báo không phải là Địa Định, bởi vì ảnh tượng trong gương lìa xa sắc chất vốn có, mà riêng biệt hiện rõ trong gương..., dụ cho nơi chốn sai khác của quả và nhân. Bóng ảnh của sắc chất rọi lại trước đây, tuy nhờ vào mặt trời... mà bóng ảnh lại tùy theo thân, bởi vì không ở trong mặt trời mà hiện rõ, dụ cho các Thức tuy dựa vào cảnh sinh ra khác nhau, mà Ngã tự tại không ở nơi cảnh. Trong mục c, là trình bày về duyên đã dấy khởi, cũng có tổng quát-riêng biệt, hai quả có thể biết.

Trong mục d, là trình bày về có mà không phải là có, thâu nhiếp nhiều nghĩa môn, trong đó Nhất-Dị, HợpLy bao gồm hiển bày về nghĩa của bóng ảnh, đều có bốn câu phân biệt như Dụ về huyễn phân rõ; nhưng Nhất-Dị dựa theo bóng ảnh này-bóng ảnh kia, Hợp-Ly dựa theo bóng ảnh đối với nước... Tiếp từ "Ư xuyên lưu..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về nghĩa của bóng ảnh, không bao gồm hai bóng ảnh, như mặt trăng chiếu rọi sông dài, nước chảy qua mà không mang ánh trăng đi xa, ánh sáng giọi xuống trong đầm sâu vạn nhẫn (Nhẫn = tám thước) mà không thấy ánh sáng chìm mất, dụ cho Bồ-tát lưu chuyển giống như thế gian mà không trôi theo sinh tử, chứng đạt tịch diệt chân thật mà không đắm trong Niết-bàn. Sau từ "Tuy hiện..." trở xuống là cùng kết luận về có-không có, dụ cho Tánh-Tướng đan xen tận cùng, bao gồm cảnh tượng trong gương.

Trong mục e, là giữ lấy làm có, bởi vì lấy có-không có làm có-không có, không biết ngay nơi bóng ảnh hoàn toàn không thể giữ lấy, cho nên trở thành chấp trước, trong đó: Một-Giữ lấy có-không có, bởi vì tham đắm; Hai-Từ "Viễn vật..." trở xuống là nêu ra nghĩa chính của bóng ảnh, hiển bày bởi vì chấp trước mà không biết bóng ảnh này không có xa-gần.

Trong mục 3-Từ "Bồ-tát..." trở xuống là Hợp, có hai: a-Chính thức hợp với văn trước đây, trong đó: Đầu là nêu ra cảnh của Trí, hợp với sắc chất vốn có trước đây; tiếp từ "Nhi ư..." trở xuống là hợp với dầu... trước đây; sau từ "Các các..." trở xuống là hợp với bóng ảnh hiện rõ trước đây. b-Từ "Như chủng tử..." trở xuống là chuyển sang dùng Dụ để hợp với không phải có mà có, trong đó trước là Dụ, sau là Hợp. Có-không có vô ngại gọi là phương tiện.

Mục ba-Kết luận về tên gọi, có thể biết.

Trong mục bốn-Quả, có ba: 1-Đạt được thân xứng với tánh, như bóng ảnh không đi mà đến, không phân ra mà có khắp. 2-Từ "Nhiên thử..." trở xuống là kết luận về thành tựu vô ngại, bởi vì không có sai biệt là sai biệt mà không có sai biệt, tuy không đến mà có khắp khiến cho chúng sinh nhìn thấy khác nhau; sai biệt là không có sai biệt mà sai biệt, tuy có khắp mà không thuộc về nơi này-nơi kia. 3-Từ "Thử Bồ-tát..." trở xuống là hiển bày về nhân của thân này, thân vô biên ấy gần với giới hạn trong quả, cũng bao gồm Pháp trước đây.

Đoạn 9: Như Hóa Nhẫn. Văn phân bốn mục riêng biệt:

Một-Nêu lên; Hai-Giải thích; Ba-Kết luận; Bốn-Quả.

Mục một-Nêu lên: Nói là Hóa, bởi vì không có mà bỗng nhiên có.

Trong mục hai-Giải thích có ba: 1-Pháp; 2-Dụ; 3-Hợp.

Mục 1-Trong Pháp có hai: a-Tổng quát nêu lên, nêu lên Pháp cùng Dụ, đầy đủ chủ động nhận biết và thụ động nhận biết, đã nhận biết về tất cả thế gian, không giới hạn ở chủng loại hữu tình đã hóa hiện, tóm lược nêu lên thế gian thuận theo đầy đủ xuất thế gian. b-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày, có hai: Trước là hiển bày về thụ động nhận biết, sau là hiển bày về chủ động nhận biết.

Trong mục trước có mười câu: Năm câu đầu là hóa hiện tạp nhiễm, năm câu sau là hóa hiện thanh tịnh.

Trong năm câu đầu, không ra ngoài ba loại là Phiền não-Nghiệp-Khổ. Bốn câu trước là nói về Khổ, tức là tướng của năm Uẩn: 1-Thức do Tưởng mà khởi lên. 2-Hành do Thức mà phát sinh, bởi vì phân biệt là Thức. 3-Thọ do Tưởng mà khởi lên, bởi vì Tưởng giữ lấy tướng của yêu-ghét. 4-Sắc cũng là báo Vô ký do Hành sinh ra, bởi vì Sắc như bọt nước không thật, Danh nói về huân tập tức là Hành. 5-Tức là Phiền não, phiền não do Tưởng hiện hành, mà niệm tức là Hành. Nghiệp bao gồm hai nơi, câu đầu là ý nghiệp, câu này là phân biệt, bởi vì đều là nghiệp. Trong này, ý... thuận theo duyên Vô tánh, như hóa hiện không thật, xưa không có mà nay có, bởi vì hiện rõ như tướng hóa hiện. Kinh Nhân Vương nói: "Pháp vốn tự nhiên không có, nhân duyên sinh ra tất cả." Hai nghĩa về hóa hiện thanh tịnh dựa theo đây có thể biết.

Trong năm câu sau từ "Phục hữu..." trở xuống là trình bày về hóa hiện thanh tịnh: 1-Phương tiện điều phục chúng sinh, bởi vì dựa vào Chân Trí. 2-Chân Trí trong lặng, do Lý mà thành tựu, vì vậy văn trước đây nói: Trí tiến vào ba đời, hiểu rõ pháp bình đẳng. 3-Nguyện do Hạnh mà đầy đủ. 4-Từ Bi, lại dựa vào phương tiện mà thiết lập. 5-Đầy đủ Biện tài Vô úy mà có thể chuyển vận giáo pháp.

Mục sau từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về chủ động nhận biết, trong đó: Hai câu đầu là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, thế gian là kết thúc về tạp nhiễm trước đây, xuất thế gian là kết thúc về thanh tịnh trước đây. Cũng kết thúc về những pháp không cùng tận khác, nghĩa là thậm chí có một pháp nào hơn hẳn Niết-bàn, thì cũng như hóa hiện. Hoặc là nói Niết-bàn không giống như hóa hiện, kinh Đại Phẩm nói: "Bởi vì e rằng Bồ-tát mới phát tâm, kinh sợ điều ấy phân biệt về sinh diệt, cho nên phương tiện giống như hóa hiện." Còn lại trình bày như ở phần Như Huyễn. Nói nhận biết rõ ràng tức là sinh khởi phần sau.

Tiếp từ "Hiện chứng..." trở xuống là chính thức hiển bày về chủ động nhận biết. Trên đây nói nhận biết rõ ràng, nhận biết có sáu nghĩa: 1-Bởi vì như Sự-như Lý, không phải là do suy lường so sánh; 2-Bởi vì không bỏ sót những pháp khác; 3-Bởi vì hợp với Trung đạo; 4-Bởi vì xứng với cảnh của Tục đế; 5-Bởi vì Chân-Tục vô ngại; 6-Bởi vì quy về một Thật đế.

Sau từ "Phi hư vọng..." trở xuống là kết luận về sáu nghĩa nhận biết nói trên, ở trong Chân Đạo mà không nghiêng ngã, thực hành Phi Đạo mà không hư hoại.

Trong mục 2-Từ "Thí như..." trở xuống là Dụ, thuận theo tách ra bốn nghĩa: a-Người chủ động hóa hiện dùng dụ cho nhân duyên; b-Sự việc hóa hiện dụ cho quả đã phát khởi; c-Dụng hiện rõ mà không có thật; d-Người ngu và trẻ nhỏ nói là thật.

Truyện Thập Dụ nói rằng: "Giống như sự việc hóa hiện, tuy trống rỗng không có thật, mà có thể khiến cho chúng sinh buồn khổ, giận dữ, vui thích, mê lầm; các pháp cũng như vậy. Vì sao không có thật? Bởi vì như người hóa hiện ấy không có sinh ra-già yếu-chết đi, cho nên đau khổ-vui mừng khác với mọi người."

Trong văn có bốn mươi câu: Đầu là một câu nêu lên.

Tiếp là ba mươi bảy câu, toàn bộ đều không phải (Song phi), để hiển bày về không có thật. Sau là hai câu về không phải có-không phải không có, nghĩa bao gồm hai loại: a-Cũng là đều không phải, nghĩa là không có gì cũng không có; b-Cùng dung hòa Tánh-Tướng, hóa hiện không thật cho nên không phải là có (Phi hữu), hiện rõ sự việc hóa hiện cho nên không phải là không có (Phi vô). Có so sánh làm thành bốn câu phân biệt, và Nhất-Dị... Dựa theo trước suy nghĩ về điều này!

Trong mục 3-Từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là Hợp, có hai: Trước là hạnh của hóa hiện; sau từ "Phật tử..." trở xuống là lợi ích của hóa hiện.

Trong mục trước có bốn: a-Khởi Dụng của hóa hiện, bởi vì có tướng hóa hiện giống nhau. Nhưng chỉ nói Bồ-tát như vậy, là bởi vì các mục không phải (Phi) đã nói trên đây, tất cả đều bao gồm trong Pháp, chỉ ra như vậy đã nói trên đây là phương tiện khéo léo. b-Từ "Bất trước..." trở xuống là trình bày về Trí hóa hiện, bởi vì hiểu rõ hóa hiện không thật. c-Từ "Dĩ bổn nguyện..." trở xuống là đều không phải mà hiển bày Trung đạo. d-Từ "Liễu pháp..." trở xuống là kết luận nêu ra ý nghĩa hóa hiện.

Mục sau là lợi ích của hóa hiện, văn hiển bày có thể biết. Mục ba là kết luận, văn hiển bày có thể biết.

Trong mục bốn là Quả: Trước là đạt được quả của nghiệp dụng Lợi tha; sau từ "Phật tử..." trở xuống là đạt được quả dựa vào Tự lợi để thiết lập tên gọi thù thắng.

Đoạn 10: Như Không Nhẫn. Văn phân bốn mục riêng biệt: Một-Nêu lên; Hai-Giải thích; Ba-Kết luận; Bốn-Quả.

Mục một-Nêu lên: Nói là Như Không, như hư không là Dụ thụ động bao gồm tất cả các pháp. Luận Phật Địa dụ cho pháp giới thanh tịnh, bởi vì lìa xa tướng sai biệt; và các luận như Trung Biên... dụ cho Viên thành thật, chỉ là một nghĩa trong này.

Nhưng về tướng của Dụ đối với các Dụ chỉ khác nhau về chi tiết, các Dụ tách ra nghĩa phần nhiều có ba, tuy chính thức chọn lấy huyễn ảo đã thành tựu... để dụ cho pháp, mà cũng chọn lấy duyên... để hiển bày về Vô tánh. Trong này, tướng của Dụ không tách ra pháp riêng biệt, mà thẳng thắn dựa vào hư không, hàm chứa đầy đủ nhiều nghĩa để dụ cho pháp.

Lại các Dụ này, nếu dựa theo Dụ chủ động thì năm Dụ trước phần nhiều chọn lấy tựa như có để phá bỏ Thật có, Dụ về hóa hiện dùng không có mà có để phá bỏ tựa như có, Dụ này dùng Tánh-Tướng đều bặt dứt để phá bỏ tất cả.

Lại sáu Dụ trước loại bỏ Hữu để hội tụ nhiều Không, dựa vào Không để thiết lập ít Hữu; một Dụ này loại bỏ Hữu để hòa vào ít Không, dựa vào Không để thiết lập nhiều Hữu.

Lại nữa, Dụ thụ động trước đây thì bao gồm tất cả, trong này Dụ chủ động thì đầy đủ nhiều nghĩa, Dụ thụ động đều tùy theo nghĩa riêng biệt, dụ cho một loại pháp.

Nhưng mười Dụ của Long Thọ, dùng bốn lần "Phục thứ" để giải thích về nghĩa Như Không: 1-Gần không có mà xa có, như hư không là pháp không thể nhìn thấy, bởi vì nhìn thấy từ xa. Ánh mắt xoay chuyển thì thấy sắc xa tít, tất cả các pháp cũng lại như vậy, trống rỗng không hề có gì. Bởi vì người phàm phu cách xa Tuệ vô lậu, rời bỏ Thật tướng, thì thấy mọi vật như người-mình, namnữ..., mà thật ra vật này hoàn toàn không hề có gì. 2-Dựa theo tánh thanh tịnh không tạp nhiễm. 3-Dựa theo không có đầu-giữa-cuối. 4-Dựa theo Thể thật sự không có vật gì. Lại trong luận Phật Địa có mười lần "Phục thứ." Mười nghĩa về Không-Hữu trong Địa thứ tám trước đây, đều là sơ lược trình bày, nhưng nghĩa riêng biệt về Hữu thì không giống như ở đây.

Duệ Công nói: "Dụ thứ mười dùng để dụ cho Không, Không cần phải đợi đến Dụ này, mượn lời để hiểu được ý, ý hết thì không có nơi để hiểu. Nếu có thể ra khỏi mạng lưới lâu dài (Trường la), thì trú vào nơi này mà không có gì trú vào. Nếu có thể rọi lại thì soi chiếu vạn tượng mà không có đến-đi." Nghĩa vô ngại còn lại, như trước-sau trình bày.

Trong mục hai-Giải thích, có hai: 1-Tướng hiểu rõ của Nhẫn; 2-Thành tựu lợi ích của hạnh Nhẫn.

Mục 1: Trước là riêng biệt trình bày, dùng chín nghĩa về Không để dụ cho chín loại pháp, tùy theo nghĩa tuy sai khác, nhưng mà ý tổng quát thì cũng bởi vì duyên thành Vô tánh, cho nên Không. Nhưng chín câu đều trước là nêu lên Pháp cùng Dụ, sau là đưa ra nguyên cớ: Một-Nêu lên pháp giới thuộc về Sự; từ "Như Không..." trở xuống là đưa ra nguyên cớ, bởi vì Vô tướng, nghĩa là thuận theo duyên Vô tánh cho nên tướng ấy tự nhiên rỗng rang, ngay nơi Sự là pháp giới thuộc về Lý. Câu này là tổng quát. Hai-Thế giới là do cọng nghiệp mà khởi lên. Ba-Quỹ phạm và nghi tắc của giáo pháp do một vị của pháp giới mà phát ra. Sáu câu còn lại đều dựa theo câu đầu. Sau từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong mục 2-Từ "Phật tử..." trở xuống là thành tựu lợi ích của hạnh Nhẫn, có ba:

Mục a-Tổng quát trình bày về nghiệp đầy đủ đạt được ba nghiệp như hư không.

Mục b-Từ "Thí như..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về đức sánh bằng hư không, trong đó: Hai câu đầu là hoàn toàn dụ cho Thật; từ "Vô y vi y..." trở xuống là đều hiển bày về Tánh-Tướng vô ngại, thuận theo duyên cho nên có, Vô tánh cho nên Không.

Lại hai loại này ngay trong nhau cho nên làm thành bốn câu phân biệt: 1-Duyên sinh cho nên Không, duyên sinh cho nên có. 2-Vô tánh cho nên Không, Vô tánh cho nên có. 3-Duyên sinh cho nên có, Vô tánh cho nên Không. 4-Tức là trái với những điều này. Còn lại NhấtDị... đều dựa theo đây nhận biết. Không có pháp nào ra khỏi Không, cho nên đều hiện rõ trước mắt; Không thì không thể nhìn thấy, cho nên không hiện rõ ở trước pháp. Văn còn lại đều hiển bày rõ ràng.

Mục c-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ đạt được lợi ích. Sở dĩ đạt được, ý giải thích rằng: Bởi vì thành tựu quán sát về Không. Trong đó có hai: Trước là Trí chứng sánh bằng hư không, cùng một Thể là bởi vì Chân Như bình đẳng, cùng một Vị là bởi vì Giải thoát không khác nhau, cùng một chủng loạiphân lượng là bởi vì lớn-nhỏ đều xứng với tánh. Sau từ "Nghiêm tịnh..." trở xuống là bởi vì Đức Dụng đầy khắp hư không.

Mục ba-Kết luận về tên gọi, có thể biết.

Mục bốn-Quả, đạt được hai mươi loại thân, mười loại trước thì phần lớn tương tự với phẩm Thập Hạnh và phẩm Ly Thế Gian, nhưng tướng tổng quát phần nhiều thuận theo Đức Dụng mà thiết lập tên gọi, có thể dùng ý hiểu được.

Phần bốn: Từ "Phật tử..." đến "Thị danh..." trở xuống là tổng quát kết luận về Thập Nhẫn.

Phần kệ tụng, có một trăm lẻ bảy tụng, toàn bộ phân làm hai: Một trăm kệ, tụng về những phần trước đây; bảy kệ sau là kết luận ca ngợi.

Trong một trăm kệ, chỉ tụng về phần mở rộng giải thích, tức là mười đoạn, mỗi đoạn đều có mười kệ.

Đoạn 1: Có mười kệ, tụng về Âm Thanh Nhẫn. Trong đó: Hai kệ trước, tụng về pháp đã nghe Phật thuyết giảng. Tám kệ còn lại, tụng về có thể nghe tiến vào pháp: Một kệ tụng về phần không kinh ngạc sợ hãi. Một kệ tụng về phần tin tưởng sâu xa. Một kệ tụng về phần tỏ ngộ hiểu biết. Hai kệ tụng về phần yêu thích. Một kệ tụng về phần tu tập an trú. Hai kệ sau tụng về phần hướng đến chuyên tâm nhớ nghĩ.

Đoạn 2: Có mười kệ, tụng về Thuận Nhẫn. Trong đó: Đầu là một kệ-ba câu, tụng về phần tư duy. Tiếp là hai kệ-một câu, tụng về phần tùy thuận nhận biết rõ ràng khiến cho tâm thanh tịnh. Tiếp là một kệ, trở lại tụng về phần quán sát bình đẳng không có trái ngược. Còn lại năm kệ, tụng về phần chính thức trú trong tu tập.

Đoạn 3: Có mười kệ, tụng về Vô Sinh Nhẫn: Đầu là ba kệ, tụng về phần nêu lên, bởi vì ba Nhẫn trước đều là Pháp thuyết, cho nên đầu kệ đều thêm vào Dụ ấy. Tiếp là bốn kệ, tụng về phần giải thích. Sau là ba kệ, kết luận ca ngợi.

Đoạn 4: Có mười kệ, tụng về Như Huyễn Nhẫn: Đầu có sáu kệ, tụng về phần sơ lược thuyết giảng, trong đó: Bốn kệ trước, tụng về phần chỉ ra Pháp cùng Dụ, và hiển bày về tướng của duyên. Hai kệ sau, tụng về phần thành tựu hạnh Nhẫn. Sau có bốn kệ, tụng về phần mở rộng, trong đó: Hai kệ trước, tụng về phần Dụ. Một kệ tiếp, tụng về phần Hợp. Một kệ sau, tụng về thành tựu hạnh Nhẫn.

Đoạn 5: Từ "Như thị..." trở xuống có mười kệ, tụng về Như Diệm Nhẫn: Đầu là một kệ, tụng về phần thâu nhiếp trước-sinh khởi sau để trình bày về ý quán sát. Tiếp là năm kệ, tụng về phần chỉ ra Pháp cùng Dụ. Tiếp là một kệ, tụng về phần Dụ. Sau là ba kệ, tụng về phần Hợp. Đoạn 6: Từ "Bồ-tát liễu..." trở xuống là tụng về Như Mộng Nhẫn, chính thức tụng về phần Hợp trước đây, bao gồm tụng về phần nêu lên Dụ. Có mười kệ, tụng về chín câu trước đây: 1-Tụng về phần không có biến dị. 2-Tụng về phần tự tánh. Hai kệ trên bao gồm tụng về phần nêu lên Pháp. 3-Tụng về phần vượt qua chấp trước thì giải thoát, bao gồm tụng về phần Dụ trước đây. 4-Tụng về tánh lìa xa. 5-Vượt lên tụng về phần đã hiện rõ. 6-Lùi lại tụng về phần tánh vốn có. 7-8 là hai kệ, tụng về phần không có sai biệt. 9-Tụng về phần Tưởng phân biệt. 10-Tụng về phần lúc tỉnh giấc, suy nghĩ có thể hiểu rõ.

Đoạn 7: Từ "Tu hành..." trở xuống có mười kệ, tụng về Như Hưởng Nhẫn: Đầu là một kệ, tụng về nhân của hạnh Nhẫn, văn nói: Tu tập thực hành công hạnh như vậy. Tựa như kết luận phần Dụ trước đây, đã nói nhận biết về tánh của các pháp, thì nghĩa giống như hạnh Nhẫn. Tiếp là hai kệ, tụng về phần nghe tất cả âm thanh như tiếng vang. Tiếp là hai kệ, tụng về phần nhận biết âm thanh của Như Lai như tiếng vang. Còn lại năm kệ, tụng về phần thành tựu lợi ích của Nhẫn. Dụ về điều ấy có khắp trong các kệ.

Đoạn 8: Từ "Vi dục..." trở xuống có mười kệ, tụng về Như Ảnh Nhẫn, tụng về mười cặp trong phần Pháp thuyết, Dụ-Hợp hàm chứa ở trong đó: Đầu là hai kệ, tụng về phần không phải là sinh ra-không phải là mất đi ở thế gian, nghĩa là hiểu rõ vắng lặng cho nên không sinh ra, làm lợi ích cho nên không mất đi. Tiếp là một kệ, tụng về phần không phải là bên trong-không phải là bên ngoài, không trú vào cho nên không ở bên trong, không tách lìa cho nên không ở bên ngoài. Tiếp là một kệ, tụng về phần không phải là thực hành-không phải là không thực hành, hiểu rõ không có tạp nhiễm cho nên không phải là thực hành, hóa hiện thế gian cho nên không phải là không thực hành. Tiếp là một kệ, tụng về phần không phải là giống nhau-không phải là khác nhau, nhận biết tự tánh cho nên không phải là giống nhau, hiểu rõ không hai cho nên không phải là khác nhau. Tiếp là một kệ, tụng về phần không phải là đến-không phải là không đến, câu thứ hai là không đến, ba câu còn lại là không phải không đến. Tiếp là một kệ rưỡi, tụng về phần không phải là trú vào-không phải là không trú vào, trong đó: Hai câu đầu bao gồm riêng biệt tụng về Dụ, cho nên nói không phải là bên trong-không phải là bên ngoài; hai câu tiếp cũng không ở bên trong-không ở bên ngoài, tụng về phần không phải là thế gian-không phải là xuất thế gian; hai câu tiếp đưa vào một kệ này, tụng về phần không phải là tu hạnh Bồ-tát, không phải là rời bỏ Đại Nguyện. Tiếp là một kệ, tụng về phần tuy thường thực hành tất cả các pháp của Phật, mà có thể hoàn thành tất cả sự việc của thế gian. Thật-không thật và không trú trong dòng chảy của thế gian-dòng chảy của pháp, nghĩa bao gồm phần kết luận trước đây, cho nên lược qua không tụng.

Đoạn 9: Từ "Quán sát..." trở xuống có mười kệ, tụng về Như Hóa Nhẫn: Đầu là ba kệ, tụng về phần tổng quát nhận biết về tất cả thế gian như hóa hiện. Tiếp là một kệ, tụng về phần hóa hiện pháp nhiễm. Tiếp là hai kệ, tụng về phần hóa hiện pháp tịnh. Nói độ thoát cũng như hóa hiện, là bởi vì giải thích nghi ngờ, nghĩa là quán sát chúng sinh như hóa hiện, đâu cần phải giáo hóa họ? Vì vậy ở đây đáp rằng: Hóa hiện nếu có thật thì có thể dẫn đến tai họa về sau, hóa độ đã như hóa hiện thì ngại gì giáo hóa. Kệ còn lại tụng về phần Pháp-Hợp.

Đoạn 10: Có mười kệ, tụng về Như Không Nhẫn: Đầu là một kệ, tụng về phần tướng hiểu rõ của Nhẫn. Còn lại chín kệ, tụng về phần thành tựu lợi ích của hạnh Nhẫn, trong đó: Năm kệ đầu, tụng về phần riêng biệt hiển bày về đức sánh bằng hư không; ba kệ tiếp, tụng về phần đưa ra giải thích về nguyên cớ đạt được Nhẫn; một kệ sau, trở lại tụng về phần tổng quát trình bày đạt được ba nghiệp như hư không trước đây.

Trong bảy kệ sau là kết luận ca ngợi, có hai: Trước là ba kệ, tụng về phần thuộc hạnh Tự lợi-Lợi tha tròn vẹn, nói vượt qua tất cả, là chính thức hiển bày về nghĩa của Thập Đảnh. Sau là bốn kệ, hiển bày về pháp đã nhận biết của Trí trước đây sâu xa khó suy lường.

QUYỂN 47

Phẩm thứ ba mươi: A TĂNG KỲ

A-Ý ĐƯA RA

Có hai:

Một-Tổng quát, nghĩa là ba phẩm trước đây riêng biệt giải đáp về những câu hỏi trước đây, ba phẩm dưới đây là tổng quát trình bày về nghĩa lý sâu xa của phần vị Đẳng giác.

Hai-Riêng biệt, nghĩa là trước đây đã trình bày về Trí tròn vẹn-Chứng tận cùng, phẩm này so sánh về Hạnh Đức khó nghĩ bàn, cho nên tiếp theo đưa ra.

Lại đức của Phật khó nghĩ bàn, mà Bồ-tát nhận biết đến tận cùng, cũng là giải đáp xa về vô lượng biến hóa (Biến hóa hải), cho nên trong kệ sau mở rộng hiển bày về Đại Dụng của biến hóa, và bao gồm hiển bày về số lượng của một Bộ.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: A nói là Vô, Tăng-kỳ nói là Số. Tên gọi hoàn toàn dựa theo Đới số. Như bản kinh thời Tấn nói là phẩm Tâm Vương Bồ Tát Vấn A Tăng Kỳ, bao gồm người chủ động thưa hỏi, tức là Nhân-Pháp cùng nêu ra, và toán số mà Bồ-tát đã thưa hỏi. Bản tiếng Phạn giống với bản này. Nhưng Tăng-kỳ là số đầu tiên của mười số lớn, kinh-luận phần nhiều sử dụng để nêu lên tên gọi. Lại hiển bày về số này tức là lìa xa số, cho nên dựa vào Vô Số để nêu lên tên gọi.

C- TÔNG THÚ: Dựa vào số để hiển bày về phạm vi giới hạn của đức là Tông, khiến cho nhận biết về Phổ Hiền và chư Phật lìa xa số lượng mà trùng trùng vô tận là Thú.

D- CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN: Ba phẩm dưới đây(30-31-32) là tổng quát hiển bày về nghĩa lý sâu xa, tức là ba phần riêng biệt: Phẩm này trình bày về vô số đức thù thắng, phẩm tiếp theo trình bày về tận cùng tất cả thời gian, phẩm sau trình bày về có khắp tất cả mọi nơi. Nhưng ba phẩm này, phẩm đầu là tổng quát trình bày về đức của Phật và Bồ-tát, phẩm tiếp là chính thức hiển bày về đức của Phật bao gồm trình bày về Bồtát, phẩm sau là chỉ trình bày về Bồ-tát. Sở dĩ như vậy, bởi vì cũng là Đẳng giác mà cũng gọi là Phật, cho nên Bồ-tát sau phần vị Phổ Hiền là Phật.

Trong một phẩm đầu: Phần trước là thưa hỏi, phần sau là giải đáp.

Trong thưa hỏi có hai: Một-Nhắc lại pháp mà Phật đã thuyết giảng; Hai-Từ "Thế Tôn..." trở xuống là chính thức trình bày về thưa hỏi.

Trong phần trước là thưa hỏi: Sở dĩ Tâm Vương thưa hỏi, bởi vì biểu thị cho số lượng không lìa xa tâm mà Số cùng với Phi số đều tự tại. Lại bởi vì hiển bày Số này thu nhận tất cả trước-sau mà phân rõ về siêu việt thù thắng. Sở dĩ chỉ thưa hỏi về mười, là nêu ra sau thâu nhiếp trước, mà hiển bày về Vô tận. Bởi vì trong văn trước-sau phần nhiều sử dụng cách này, cho nên văn nói là Như Lai thuyết giảng, chỉ thưa hỏi về số căn bản đã thâu nhiếp các số chuyển tiếp.

Trong phần sau-Từ "Phật cáo..." trở xuống là giải đáp, có bốn mục:

Mục một-Khen ngợi thành tựu lợi ích của thưa hỏi, khiến cho tiến vào số lượng đã nhận biết của Phật, bởi vì Viên giáo này đã trình bày về sự nhận biết sâu rộng không có giới hạn, chỉ có Phật mới suy lường được, không giống như sự nhận biết của phàm phu-Tiểu thừa. Như toán pháp của Hoàng đế chỉ có 23 số, bắt đầu từ 12 cuối cùng đến Chánh Tải, đã nói là trời đất không dung nạp. Tiểu thừa có 60 số đã đến Vô Số. Ở đây có 124 số, tăng lên gấp bội mà biến đổi, cho nên không phải người khác lường tính được, vì vậy cuối cùng của số lượng dựa vào Bất Khả Thuyết. Huống hồ đầu kệ lại nhân với (Tích) Bất Khả Thuyết, trải qua các Trần Sát (Vô lượng thế giới nhiều như số vi trần) để hiển bày về Vô tận hay sao? Sở dĩ Đức Phật tự mình giải đáp, là bởi vì chính thức biểu thị về sự việc khó nghĩ bàn. Lại trình bày về phẩm này là tổng quát nói về Đức cuối cùng ở phần vị của nhân, cho nên Đức Phật thuyết giảng về điều đó.

Mục hai-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là khuyên nhủ lắng nghe, nhận lời thuyết giảng.

Mục ba-Từ "Thời Tâm Vương..." trở xuống là cung kính tiếp nhận lời dạy của Đức Thế Tôn.

Mục bốn-Từ "Phật ngôn..." trở xuống là chính thức giải đáp về những nghi ngờ, trong đó có hai: 1-Trường hàng trình bày về Số rộng nhiều có thể kể ra; 2-Kệ tụng hiển bày về Đức vô tận đã kể ra.

Mục 1-Trường hàng, thưa hỏi chính là nêu lên điều khó nhận biết sau này, giải đáp thì từ đầu đến cuối giải thích đầy đủ.

Đầu nói một trăm Lạc-xoa làm một Câu-chi, là số bậc Trung, Lạc-xoa là Vạn, Câu-chi là Ức. Vì vậy phẩm Quang Minh Giác nói rằng: Vượt qua một ức. Bản tiếng Phạn đều nói là Câu-chi. Nếu dựa vào luận Câu Xá dùng Lạc-xoa làm Ức, thì Câu-chi là Triệu. Nếu bao gồm chọn lấy phép đếm theo số bậc Hạ như một-mười-trămngàn-vạn, thì gồm có 137 số. Bởi vì những số trước dễ hiểu, cho nên lược qua không nói đến.

Từ "Câu-chi..." trở xuống đều là phép đếm theo số bậc Thượng, bởi vì biến đổi tăng lên gấp bội. Còn lại như phẩm Quang Minh Giác trình bày, trong đó phần nhiều giữ lại âm tiếng Phạn, chỉ là tên gọi của Số, lại Lý không có gì khác.

Cuối cùng nói: Điều này lại Bất khả thuyết-Bất khả thuyết. Nếu tương tự trước đây để nhắc lại đầy đủ thì có bốn chữ Bất Khả Thuyết, người dịch nói hai chữ "Điều này lại" để thay thế cho một lần Bất khả thuyết-Bất khả thuyết, là sự khéo léo của người dịch.

Mục 2-Kệ tụng, có một trăm hai mươi kệ, toàn bộ phân làm hai tiết: Một-Sáu kệ trước trình bày về đức rộng lớn của Phổ Hiền, nói không thể cùng tận; Hai-Một trăm mười bốn kệ còn lại trình bày về đức sâu xa rộng lớn của Phật, mà Phổ Hiền suy xét đến cùng.

Tiết một-Trong sáu kệ trước phân hai: Bốn kệ rưỡi đầu trình bày về Số có thể kể ra là nhiều; một kệ rưỡi sau hiển bày về Số đã kể ra là rộng.

Bốn kệ rưỡi đầu-Số nhân lên tự nhiên có mười lớp, để hiển bày về Vô tận, thì biết hướng lên trên đến Bất khả thuyết chuyển, hãy còn dựa theo thuận với căn cơ, dựa vào sự nhận biết của Phật, thật sự Vô tận. Nói về mười lớp:

1- Câu đầu nhân với Bất khả thuyết đến Bất khả thuyết. Nhưng ở đây lẽ ra nhân với Bất khả thuyết-Bất khả thuyết chuyển cuối cùng, mà chỉ nhân với Bất khả thuyết, bởi vì có hai nghĩa: a-Bởi vì chọn lấy ngôn từ dễ hiểu, mà kệ sau sử dụng nhiều; b-Bởi vì biểu thị cho Số lượng mà ngôn từ không đạt tới được.

2- Ba câu tiếp là lấy số đã nhân trên đây làm đầy đủ trong tất cả Bất khả thuyết, trong đó: Một câu đầu là nêu lên, hai câu sau là giải thích. Nghĩa là: Thế nào là tất cả Bất khả thuyết? Giải thích rằng: Trong kiếp Bất khả thuyết nói về điều đó không cùng tận.

3- Nửa kệ, lấy số Bất khả thuyết trên đây, mỗi một số là một thế giới, đều nghiền nát làm thành vi trần.

4- Nửa kệ, ngay nơi mỗi một vi trần trước đây có Bất khả thuyết thế giới.

5- Nửa kệ, lấy thế giới trong các vi trần trước đây, ngay một niệm nghiền nát tất cả làm thành vi trần.

6- Nửa kệ, niệm niệm nghiền nát vi trần lại tận cùng nhiều kiếp. 7-Có một câu, trình bày về vi trần đã nghiền nát trước đây, lại có nhiều thế giới.

8- Có một câu, ngay nơi nhiều thế giới này lại nghiền nát làm thành vi trần.

Nửa kệ, dùng nhiều toán số trải qua nhiều kiếp, tính đếm các vi trần trên đây nói là số lượng như vậy.

9- Nửa kệ, bởi vì các trần số kiếp trên đây, một vi trần có mười vạn Bất khả thuyết kiếp, trùng trùng vô tận vô tận như vậy.

Trong một kệ rưỡi sau-Hiển bày về Số đã kể ra là rộng, sơ lược đưa ra ba lớp:

1- Đem các kiếp trên đây, ca ngợi Đức của một Phổ Hiền không tận cùng.

2- Huống hồ trong một vi trần có nhiều Phổ Hiền.

3- Huống hồ vi trần khắp nơi pháp giới đều có nhiều Phổ Hiền, thì biết Đức vốn vô tận. Nếu không dùng tâm xứng với tánh để suy nghĩ về điều đó, thì tâm mê hoặc cuồng loạn.

Tiết hai-Từ "Nhất mao đoan..." trở xuống có một trăm mười bốn kệ, trình bày về đức sâu xa rộng lớn của Phật mà Phổ Hiền suy xét đến cùng, tức là mở hiển bày về tướng của biến hóa, trong đó có hai tiết: 1-Chín mươi mốt kệ trước, trình bày về quả đức vô ngại, nhân vị khéo léo tận cùng; 2-Từ "Bất khả ngôn thuyết chư Như Lai..." trở xuống là trình bày về quả đức sâu xa rộng lớn, nhân có thể hướng đến tiến vào.

Trong tiết 1 cũng có hai tiết: a-Trình bày về quả pháp vô ngại; b-Từ "Bồ-tát tất năng..." trở xuống là trình bày về nhân vị khéo léo tận cùng.

Trong tiết a cũng có hai tiết: Trước có ba kệ trình bày về Y báo tự tại; sau từ "Ư bỉ nhất nhất mao đoan xứ diến bất khả thuyết..." trở xuống là trình bày về YChánh dung thông thâu nhiếp, ngay trong nhau-hòa vào nhau tự tại.

Trong tiết sau có năm:

Một: Có hai kệ rưỡi, trình bày trong Y báo hiện rõ Chánh báo.

Hai: Từ "Ư bỉ nhất nhất quang minh..." trở xuống có mười một kệ rưỡi, trình bày trong Chánh báo hiện rõ Y báo, trong đó có hai: 1-Hiện rõ ánh sáng và hoa sen; 2-Từ "Bỉ như Tu-di..." trở xuống là Dụng của Tịnh độ.

Ba: Từ "Quang trung hiện Phật..." trở xuống có năm kệ, trình bày trong Y báo hiện rõ Chánh báo thuyết pháp. Bốn: Từ "Hoặc phục..." trở xuống có một kệ, trình bày hiện tại luôn luôn thường trú.

Năm: Từ "Kỳ tâm vô ngại..." trở xuống có mười kệ rưỡi, trình bày về tự tại điều phục chúng sanh.

Trong tiết b là trình bày về nhân vị khéo léo tận cùng, có hai tiết: Trước có nửa kệ kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; sau là các kệ còn lại chính thức hiển bày về đức của nhân.

Trong tiết sau có mười:

Một: Có tám kệ trình bày về Thân-Độ như Đế Võng, là nơi chốn dấy khởi của Hạnh. Lại văn trước đây trình bày về mở rộng khắp nơi, ở đây trình bày về bao quát dung chứa, văn phỏng theo tóm lược mà thôi. Nói lỗ chân lông đều có thể tiếp nhận các thế giới..., là một mảy lông mà xứng với pháp tánh, tiếp nhận nhiều thế giới mà không có gì ở ngoài, nhiều thế giới an lập khắp nơi mà không hủy hoại tướng, tỏ ngộ về một mảy lông vốn là duyên khởi trong-ngoài, không phải ngay trong nhautách rời nhau.

Hai: Từ "Ý căn minh liễu..." trở xuống có năm kệ, trình bày về hạnh của ba nghiệp thường xuyên dũng mãnh.

Ba: Từ "Nhất thiết chúng sinh..." trở xuống, trình bày về hạnh của Ứng khí thâu nhiếp chúng sinh.

Bốn: Từ "Phổ hiện kỳ thân..." trở xuống có năm kệ rưỡi, trình bày về hạnh qua lại các phương cúng dường chư Phật.

Năm: Từ "Tu hành ư thí..." trở xuống, trình bày hạnh tu tập nhiều về mười Độ.

Sáu: Từ "Chư Phật sát hải..." trở xuống có hai kệ rưỡi, trình bày về hạnh tự tại qua lại các thế giới.

Bảy: Từ "Liễu tri chúng sinh..." trở xuống, trình bày về hạnh điều phục chúng sinh.

Tám: Từ "Nhất nhất mao khổng bất khả thuyết..." trở xuống có bảy kệ rưỡi, trình bày về hạnh của ba nghiệp rất thanh tịnh.

Chín: Từ "Bỉ chư Bồ-tát..." trở xuống, trình bày về hạnh của

Nguyện Trí tự tại.

Mười: Từ "Bất khả ngôn thuyết nhất thiết kiếp..." trở xuống có một kệ, kết luận về Đức vô tận.

Trong tiết 2: Trình bày về quả đức sâu xa rộng lớn, nhân có thể hướng đến tiến vào: a-Quả; b-Nhân.

Trong tiết a có ba: Một-Có sáu kệ tổng quát ca ngợi Đức của Phật; Hai-Từ "Nhất vi trần trung năng tất hữu..." trở xuống là riêng biệt trình bày về Y báo; Ba-Từ "Nhất nhất sát trung hữu Như Lai..." trở xuống có ba kệ, riêng biệt trình bày về Chánh báo.

Tiết b-Từ "Chủng chủng số lượng..." trở xuống, trình bày về đức của nhân hướng đến tiến vào, trong đó có hai: Một-Hạnh thuộc Tự phần; Hai-Từ "Năng ư nhất thời chứng Bồ-đề..." trở xuống là hạnh thuộc Thắng tiến. Tạm thời thuận theo tướng hiển bày để sơ lược phân tích, nhưng các đức trên đây, mỗi một đức viên dung vô tận vô tận, chỉ là không nhớ đến Thể mà thôi.-----------------------------------

Phẩm thứ ba mươi mốt: THỌ LƯỢNG

A- Ý ĐƯA RA: Gương huyền diệu rỗng rang sáng ngời, sinh ra ngoài số lượng-phạm vi, lẽ nào có thọ mạng dài-ngắn, rất nhiều hình dạng khác nhau hay sao? Nhưng ứng với chúng sinh-tùy theo căn cơ, có thể không có gì không phải hình dạng, mà không có gì không phải thọ mạng. Phẩm trước làm sáng tỏ về Thật đức, phẩm này dùng để phân rõ về tùy theo căn cơ. Tuy tích chứa từ ít đến nhiều, mà hiển bày thì tất cả đều rộng khắp, tức là một đức của nhiều đức trước đây, cho nên sơ lược mở rộng về điều đó. Cũng bởi vì giải đáp xa về biển thọ lượng, cho nên đưa ra.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Thọ nghĩa là Mạng của Chánh báo, Lượng tức là phạm vi giới hạn. Tuổi thọ của Chánh báo ở cõi nhiễm-tịnh, tùy theo căn cơ nhìn thấy phạm vi giới hạn. Dùng để hiển bày về Mạng vô tận-Lượng vô hạn, vốn là mức lượng của tuổi thọ. Tuổi thọ có mức lượng ấy, bao gồm hai cách giải thích. Kinh lưu hành riêng biệt (Biệt hành kinh) gọi là Vô biên Phật độ, kinh tức là dùng nơi chốn để hiển bày con người.

C- TÔNG THÚ: Dài ngắn ứng với chúng sinh làm Tông, hiển bày tận cùng thời gian vị lai không có giới hạn làm Thú. Bởi vì dựa vào Đồng giáo, tạm thời tích tập yếu kém làm thù thắng. Nếu dựa vào Biệt giáo, thì dài-ngắn viên dung.

D- CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN:

Một-Người kết tập kinh pháp thuật lại, mà Tâm Vương thuyết giảng, là bởi vì hiểu rõ ý nghĩa, vốn là thọ lượng tự tại của Phật.

Hai-Từ "Phật tử..." trở xuống là chính thức thuyết giảng, trong đó có ba: 1-Riêng biệt nêu ra mười thế giới hướng về với nhau; 2-Từ "Phật tử, như thị..." trở xuống là nêu ra tóm lược để hiển bày mở rộng; 3-Từ "Tối hậu thế giới..." trở xuống là nêu ra huyền diệu vô cùng. Lại như dùng kiếp làm ngày, chưa trải qua mười lớp thì kiếp là Bất khả thuyết; huống hồ trăm vạn Tăng-kỳ, thì thế giới cuối cùng đã gần bên cạnh vô biên thế giới (Sát hải) bình đẳng, cho nên nêu ra đầy đủ như Phổ Hiền..., trình bày về nơi cư trú của phần vị cuối cùng. Dựa vào tên gọi này để bao gồm hiển bày về Bồ-tát.

--------------------------------------

Phẩm thứ ba mươi hai: CHƯ BỒ TÁT TRÚ XỨ

A- Ý ĐƯA RA: Trước đây dựa theo lợi ích giáo hóa tận cùng tất cả thời gian, nay trình bày về Bồ-tát có khắp tất cả mọi nơi, cho nên tiếp theo đưa ra.

Trong phẩm A-tăng-kỳ trình bày về pháp giới ở đầu mảy lông, đều có rất nhiều Phổ Hiền, đây là dựa vào Thật mà bàn. Nay dựa theo cơ duyên thích hợp, có phương hướng xứ sở dựa vào, khiến cho chúng sinh vui mừng-chán ngán, khởi tâm có nơi quay về. Nếu nhận biết mảy lông hàm chứa vô số thế giới là nơi Bồ-tát có thể trú vào, mảy trần dung nạp vô biên thế giới là nơi Bồ-tát đã trú vào, thì không có một phương nào không phải là trú xứ của Bồ-tát. Cũng là giải đáp xa câu hỏi về biển thọ lượng trước đây, Bồ-tát tùy theo căn cơ mà trú trong thọ mạng khác nhau. Xưa đem phẩm này giải đáp xa về ý của mười câu hỏi ở đầu Hội thứ hai, không những ý nghĩa không giống nhau, mà văn cũng không theo thứ tự với nhau.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Bồ-tát Đại Bi tùy theo căn cơ, trú xứ có thể trú vào không phải là một, cho nên gọi là Chư (nhiều, các). Trú xứ của các Bồ-tát, cho nên dùng làm tên gọi.

C-TÔNG THÚ: Tùy theo căn cơ thích ứng mà cảm đến phương hướng xứ sở làm Tông, khiến cho chúng sinh quay về nương tựa và tỏ ngộ không có phân biệt làm Thú.

D-CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN: trong văn có hai: Một-Người kết tập kinh pháp thuật lại, cũng là Tâm Vương thuyết giảng, bởi vì tùy theo Vương đã thâu nhiếp đều tự tại, cũng biểu thị cho tâm tùy theo Trí an trú mà không có chướng ngại. Hai-Từ "Phật tử..." trở xuống là chính thức thuyết giảng về trú xứ.

Có hai mươi hai trú xứ: Mười trú xứ trước dựa vào núi-biển ở tám phương, bởi vì từ trên xuống dưới không phải là phàm phu đến được, cho nên không trình bày. Núi-biển bao bọc giữ gìn, Nhân-Trí dừng lại nghỉ ngơi, vốn biểu thị cho Đại Trí cao sâu, mà có thể dừng nghỉcó thể soi chiếu. Mười hai trú xứ sau, ở xen lẫn trong thành ấp, tùy thuận tận cùng căn cơ chúng sinh, vốn biểu thị cho Đại Bi không sót lại gì, thì biết Bồ-tát ở tất cả mọi nơi.

Mười trú xứ trước: Trú xứ thứ 6 là núi ở trong biển, trú xứ thứ 10 là hang ở trong biển, trú xứ còn lại đều là núi.

1- Núi Tiên Nhân, tương truyền là núi Bồng Lai ở biển Đông. Nếu như vậy thì cũng bao gồm biển.

2- Thắng Phong, tức là trú xứ của Đức Vân. Bản kinh thời Tấn gọi là núi Lâu Các, tức là nơi cư trú của Bà-thi-la.

3- Kim Cang Diệm, ở bờ của biển Tây.

4- Núi Hương Tích, xưa nói đúng là Hương Sơn ở phía Bắc của núi Tuyết.

5- Núi Thanh Lương, tức là núi Ngũ Đài ở quận Nhạn Môn thuộc Đại Châu. Trong đó hiện có chùa Thanh Lương, bởi vì băng cứng phủ dày quanh năm, mùa Hạ vẫn có tuyết rơi, hầu như không có nắng nóng, cho nên gọi là Thanh Lương.

Năm ngọn núi sừng sững vút cao, đỉnh núi không có cây rừng, có đài cao như bức tường đất, cho nên gọi là Ngũ Đài, biểu thị cho bậc Đại Thánh đã tròn vẹn năm Trí, đã thanh tịnh năm Nhãn, đầy đủ bí mật chân thật của năm Bộ, thông suốt nguồn cội chân thật của năm Ấm, mà đầu đội mũ của năm vị Phật, đảnh phân ra nhục kế của năm Phương, vận dụng yếu chỉ của năm Thừa, làm sạch tai họa của năm Trược.

Nhưng chỉ nói đến phương Đông Bắc, thì lời ấy hãy còn tản mạn. Dựa theo kinh Bảo Tạng Đà La Ni nói: "Sau khi Ta diệt độ, ở phương Đông Bắc của châu Thiệm Bộ, có cõi nước tên gọi Đại Chấn Na, trung tâm cõi nước ấy có núi gọi là Ngũ Đảnh, Đồng tử Văn Thù Sư Lợi qua lại cư trú, ở trong đó thuyết pháp cho các chúng Bồ-tát, cùng với vô lượng vô số Dược-xoa, Lasát, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người và Phi nhân..., vây tròn xung quanh cung kính cúng dường." Lời này đã rõ ràng. Dấu tích linh thiêng của núi ấy đầy đủ trong các truyện ký.

Tuổi còn trẻ tôi tìm theo điển tích ấy, mỗi lần đến đoạn văn này đều gấp sách thở dài, liền phó thác thân mạng vạn dặm không xa, nương vào Thánh cảnh để tự khuyên nhủ mình. Ở đó mười năm, nghe và nhìn sự cảm ứng ấy rõ ràng khắp nơi. Đến cảnh sắc mùa Hạ thì sự việc thù thắng càng nhiều, Long cung rõ ràng bày ra ngàn vầng trăng giữa đêm đen, cỏ non mềm mại khoe sắc trăm hoa trong ánh bình minh. Có lúc vạn Thánh hiển hiện giữa hư không, có lúc mây năm màu cuộn trên đỉnh núi, vầng sáng tròn rọi xuống núi xanh, chim tốt lành bay giữa khói mây, chỉ nghe tên gọi của Đại Thánh, không còn lo nghĩ của nhân gian. Người đi vào cảnh Thánh tiếp bước theo nhau, người thay đổi tâm phàm kề vai bên nhau, nhìn nhau cùng nói là không phải bình thường, nhìn thấy đều là Phật sự. Thế núi ấy, chùa viện nhà cửa khó mà nói hết.

Từ khi Đại Sư ẩn tích ở Tây Thiên, cho đến Diệu Đức thị hiện ở Đông Hạ, tuy Pháp thân thường tồn tại, mà núi Kê Túc trống rỗng, cỏ cây rậm rạp hoang vu, ứng hiện lại có phương hướng.

Thứu Lãnh có được tên gọi từ cõi này, Thần Tăng hiển hiện ở cảnh giới linh thiêng, Tuyên Công hướng lên tiếp nhận ở chư Thiên, Hán Minh Đế bắt đầu từ lòng tôn kính, Ngụy Đế được tin phục do cảm hóa đến cùng, Bắc Tề nhiều châu quận mà dốc hết bổng lộc.

Chín vua thời nhà Đường trở lại rực sáng, năm nước Thiên Trúc quên thân mà lao nhanh như gió, tám nước láng giềng mất mạng mà tranh nhau nhờ cậy. Có người ở Thần Châu mà suốt một đời không đến, cũng nào khác gì ba ức người ở thành Xá-vệ? Nguyện đều tu dưỡng cung kính!

6- Núi Kim Cang, là vùng Cận Đông của biển Đông có núi tên gọi là Kim Cang, tuy không phải toàn thể là vàng, mà từ trên xuống dưới và bốn phía cho đến giữa núi, cát trong dòng nước chảy ra thảy đều có vàng, từ xa nhìn về thì nói toàn thể là vàng. Lại người ở phía Đông của biển từ xưa tương truyền rằng: "Núi này thường thường có Thánh nhân xuất hiện."

Nhưng bản kinh thời Tấn nói nơi này là trú xứ thứ 9, bởi vì cùng với hang Trang Nghiêm là trú xứ thứ 10 đều ở trong biển, mà nay ở kinh này thì ý là trong tám phương, vốn thuộc về phương Đông Bắc. Nếu không như vậy, thì vì sao đang nói về tám phương, lại bỗng nhiên nói đến biển?

Lại bản kinh thời Tấn nói: "Trong biển có hai trú xứ, một trú xứ gọi là Chỉ-đát-na, hiện có Bồ-tát tên gọi

Đàm-vô-kiệt, có một vạn hai ngàn Bồ-tát quyến thuộc." Nói là Chỉ-đát, đầy đủ nói là Nặc-chỉ-đa, Trung Hoa nói là Dũng Xuất. Kim Cang nói về Thể, Dũng Xuất nói về Trạng (Hình dạng). Đàm-vô-kiệt, Trung Hoa nói là Pháp Sinh, cũng nói là Pháp Dũng, cũng nói là Pháp Thượng. Nay nói là Pháp Khởi, nghĩa giống nhau với Sinh-Dũng, tức là bạn của Bồ-tát Thường Đề. Bồ-tát quyến thuộc gấp mười lần so với kinh này, hoặc là trước đây dịch nhầm.

7- Núi Chi-đề, Trung Hoa nói là nơi phát sinh niềm tin thanh tịnh. Có Xá-lợi thì gọi là Tháp, không có Xálợi thì gọi là Chi-đề. Hoặc là hình dáng của núi tựa như tòa tháp, hoặc là ở núi ấy có Chi-đề, cho nên dùng làm tên gọi.

Xưa nói rằng: "Đã dựa vào núi Thanh Lương làm phương Đông Bắc, thì phương Đông Nam chịu ảnh hưởng của Ngô-Việt. Nhưng Ngô-Việt tuy nhiều núi linh thiêng, mà chọn lấy hình dạng tương tự, là núi Xích Thành ở phía Nam của núi Thiên Thai, vút thẳng lên trong mây đỏ rực như lúc mặt trời mọc, đá núi-cây cối chiếu rọi lẫn nhau phân ra thành mấy tầng, trong đó có dấu chân để lại của Bạch Đạo Du, có lẽ chính là nơi đó." Nhưng vùng Kiếm Xuyên có núi Tam Học, trong đó có Bồ-tát Hoan Hỷ Vương, thường cầm đèn mà xuất hiện. Tên gọi tuy không giống nhau, mà Thiên Trúc nhìn về thì chính là phương Đông Nam. Cũng có người thấy vị ấy cầm mũ quý báu, thì bí mật nêu ra tên gọi ấy, mong các bậc Hậu Hiền suy xét kỹ càng về điều đó!

8- Núi Quang Minh, xưa nói: Đúng là nối liền nhau với núi Bổ-đát Lạc-ca. Bởi vì bản dịch thời Tấn nói Bồtát Quán Âm trú ở núi là Quang Minh, văn này thì không phải là trú xứ của Bồ-tát Quán Âm, mà nói Quang Minh cho nên nói là nối liền nhau.

9- Núi Hương Phong, nghi là phía bờ Tây của Hương Sơn.

10- Hang Trang Nghiêm, đối với trú xứ thứ 6 ở trong biển trên đây, cho nên nói là lại có. Bản kinh thời Tấn nói: "Trú xứ thứ 2, gọi là hang Công Đức Trang Nghiêm."Mười hai trú xứ sau, ở xen lẫn trong thành ấp:

1. Tỳ-xá-ly tức Tỳ-da-ly, Trung Hoa nói là thành Quảng Nghiêm, cũng gọi là Quảng Bác, tức là khu thành mà Tịnh Danh cư trú, thuộc Trung Ấn Độ. Nói ở phía Nam, dựa vào Tây Vực Ký quyển thứ 7 nói: "Về phía Nam khu thành này khoảng 14-15 dặm có tòa tháp, là nơi bảy trăm vị Hiền Thánh kết tập lại kinh điển. Lại về phía Nam khoảng 80-90 dặm có ngôi Tăng Già-lam, bên cạnh nơi ấy có pháp tòa của bốn vị Phật quá khứ, và nơi để lại dấu tích kinh hành, đúng là nơi này."

Bản kinh thời Tấn quyển thứ 2 nói: "Lại có một trú xứ, gọi là ấp Ba-liên-phất." Có nơi gọi là Tăng Già-lam Kim Đăng. Xưa nói: "Đầy đủ nói là Ba-tra Bổ-đát-la, Trung Hoa nói là Hoàng Hoa Tử, tức là con trai của người nữ Hoàng Hoa sáng lập ở tại nơi này, cũng là nước Ma-già-đà ở Trung Thiên Trúc. Đầy đủ như Tây Vực Ký quyển thứ 8."

Nay kinh thiếu một trú xứ này.

2. Ma-độ-la, cũng nói là Ma-thâu-la, Trung Hoa nói là Khổng Tước, cũng nói là Mật Cái, đều là dựa vào sự việc của đời xưa mà gọi tên, cũng thuộc Trung Ấn Độ.

Nói hang Mãn Túc, là nước ấy có tháp thờ Xá-lợiphất..., và tháp thờ Văn Thù Sư Lợi, ở phía Đông của Vương Thành khoảng 5-6 dặm có chùa núi, là chùa do Ô-ba-cúc-đa đã tạo lập, phía Bắc có núi cao, ở giữa có hang đá, là nơi xếp thẻ độ người của Ô-ba-cúc-đa, đầy đủ như Tây Vực Ký quyển thứ 4 trình bày. Xếp thẻ tuy là sự việc về sau, nhưng phần nhiều là xếp trong hang Thánh.

3. Câu-trân-na, nói đầy đủ là Câu-trần Na-da. Câutrân là tộc họ, Trung Hoa nói là Đại Bồn; Na-da là pháp luật, nghĩa là hình dáng của hồ như cái chậu lớn, xưa kia có vị Tiên ở bên cạnh hồ tu dưỡng pháp luật, người đời sau lấy điều này làm tộc họ, nhân đó trở thành tên gọi của khu thành.

4. Khu thành Thanh Tịnh Bỉ Ngạn, là thuộc Nam Ấn Độ. Mục Chân, Trung Hoa nói là Giải Thoát, chính là tên gọi của loài rồng, Lân Đà nói là Xứ, tức là nơi cư trú của loài rồng.

5. Nước Ma-lan-đà, chưa rõ về nơi chốn. Bản kinh thời Tấn không có nước này, chỉ nói là Phong Địa, nghĩa là nơi có hang gió, tức là chỗ ở của loài rồng.

6. Nước Cam-bồ-già, chính xác nói là Cám Bồ, tức là tên gọi của quả cây. Quả này đỏ trắng tròn đầy, dựng đứng tựa như Táo đỏ nhỏ (Lâm cầm) ở phương này, mà bụng có ba đường thắt ngang. Nước này nhiều người nữ đoan chánh, mà tựa như Cám Bồ có được ba đường thắt, dùng người nữ để gọi tên nước. Sinh ra tâm Từ, trong kinh Đại Tập chỉ gọi là hang Từ.

7. Nước Chấn Đán, tức là nước Đại Đường này, cũng nói là Chân Đan, hoặc nói là Chi Na, đều là âm tiếng Phạn của Sở-Hạ, Trung Hoa nói là Đa Tư Duy, bởi vì tâm tình suy nghĩ nhiều điều. Bởi vì trước đây làm thành tám phương, Thanh Lương thẳng thắn nói là phương Đông Bắc, nay thuộc về chủng loại của các nước, cho nên nêu ra tên gọi của nước.

Na-la-diên, Trung Hoa nói là Kiên Lao, xưa nói: "Ngay nơi ranh giới của Thanh Châu có núi Đông Lao, hiện có Thánh tích của Cổ Phật." Điều này là đúng. Nhưng núi Đông Lao chính là Đăng Châu, cũng là ranh giới của Thanh Châu, núi ấy cũng nhiều di tích linh thiêng. Nhưng nay đến núi này, ở phía Đông của Uất Châu, di tích linh thiêng nổi bật không kém Thanh Lương, đương thời gọi là nơi cư trú của Phổ Hiền, thường thường có người nhìn thấy. Núi ấy cũng có năm Đài, Đài phía Nam có hang sâu khó biết đến đáy của hang ấy, đương thời gọi là hang Na-la-diên, có lẽ chính là nơi này.

8. Nước Sơ-lặc, nói đầy đủ là Khư-lộ Số-đát-lặc, là tên núi của nước ấy, nhờ vào núi mà lập tên gọi. Hoặc phiên ra là Ác Tánh, dựa vào người trong nước mà lập tên gọi. Nhưng núi Ngưu Đầu thuộc về nước Vu Điền bây giờ, Trung Hoa nói là Địa Nhũ, Phật diệt độ một trăm năm mới thành lập nước này, đầy đủ như Tây Vực Ký trình bày. Bởi vì lúc kết tập kinh điển chưa tách ra, hãy còn thuộc về nước Sơ-lặc mà thôi.

Bản kinh thời Tấn chỉ nói là Biên quốc, bởi vì có lẽ dựa vào Trường Giang để nêu rõ Ngưu Đầu. Nay bản dịch đã rõ ràng, xác định không phải là nơi này.

9. Nước Ca-thấp Di-la, thời Tấn dịch là Kế Tân, ở đây phiên ra là A Thùy Nhập, tức là trú xứ của Mạt Điền Khất Địa, sơ lược như âm nghĩa, mở rộng như Tây Vực Ký quyển thứ 3.

10. Khu thành Tăng Trưởng Hoan Hỷ, xưa giải thích rằng: "Tức là thuộc Nam Ấn Độ, hang Tôn Giả chính là nơi cư trú của Thượng tọa bộ.

11. Am-phù Lê-ma, Trung Hoa nói là Vô Cấu, tức là tên gọi của quả cây, nước này có nhiều mà lại rất ngon, cho nên dùng làm tên nước, thuộc về phạm vi Trung Ấn Độ.

12. Nước Càn-đà-la, Trung Hoa nói là nước Trì Địa, hộ trì nhiều người đạt được Đạo quả, bởi vì không để cho nước khác xâm lấn làm hại; hoặc nói là Hương Biến, bởi vì khắp nước cỏ thơm phát sinh trước hết.

Chiêm-bà-la, là tên gọi của loại cây có hoa thơm, cùng với loại cây Chiêm-mạt-la nói ở phẩm đầu, tiếng Phạn nói có nặng nhẹ mà thôi. Khắp nơi gần bên cạnh hang mọc nhiều loại cây này, tương truyền rằng: Hang này là nơi lưu lại hình ảnh của Đức Phật. Đầy đủ như Tây Vực Ký và kinh Đại Tập-phần Nguyệt Tạng thứ 10. Cuối cùng của văn này cũng không có kết thúc, hoặc là Kinh đưa ra chưa hết. Cõi Diêm-phù đã như vậy, thì phương khác-thế giới khác, thế giới chủng loại khác... có thể phỏng theo đây, thân mây pháp giới thì không có nơi nào mà không có.

---------------------------------

Phẩm thứ ba mươi ba: PHẬT BẤT TƯ NGHỊ PHÁP

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 46 trong kinh).

A- Ý ĐƯA RA: Trước là tổng quát, sau là riêng biệt.

Tổng quát thì năm phẩm (33-34-35-36-37) dưới đây là giải đáp hai mươi câu hỏi về Như Lai Địa... ở đầu Hội thứ hai. Cổ đức chỉ có ba phẩm giải đáp về câu hỏi trước đây, nghĩa là trước đây trình bày về nhân của Tu sinh (phát sinh do tu tập), nay phân rõ về quả của Tu sinh, nhân tròn vẹn-quả đầy đủ, cho nên tiếp theo đưa ra.

Nếu giải đáp về câu hỏi trước đây, vì sao trở lại thưa thỉnh? Bởi vì nhân quả cách tuyệt, nghĩ đến pháp mong mỏi được nghe, đức của nhân hãy còn sâu xa, quả chắc chắn là huyền diệu, cho nên nghĩ đến thưa thỉnh mà thôi. Riêng biệt trình bày về phẩm này, thì phẩm trước là cuối cùng của nhân, phẩm này là bắt đầu của quả, cho nên tiếp theo đưa ra.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Pháp thuộc quả của Như Lai vượt lên trên cách xa ngôn ngữ-tư duy, cho nên dùng làm tên gọi. Pháp này chính là pháp không thể nghĩ bàn của Phật.

C- TÔNG THÚ: Trước là tổng quát, sau là riêng biệt.

Tổng quát trình bày về Thể-Dụng thuộc đức của quả Phật, tâm nghĩ-miệng nói không thể đạt tới là Tông; khiến cho cuối cùng quên hết ngôn từ-bặt dứt suy tưởng, nhanh chóng đầy đủ là Thú.

Riêng biệt dựa vào ba môn phân biệt trong Tông:

Một-Bao gồm phân rõ về đức của Phật: Nếu nói về một trăm bốn mươi pháp Bất cọng của Phật, thì nối thông với Quyền-Tiểu. Nếu nói về năm pháp thâu nhiếp tánh Đại Giác, thì hãy còn nối thông với Quyền. Nếu nói về Thật đức chỉ là một Vị, thì dựa theo Lý thuộc Đốn giáo mà nói. Nếu nói đầy đủ về đức Vô tận, thì chính là ở đây đã trình bày. Trong văn sau, đầu là nêu lên mười câu hỏi, giải đáp đầy đủ về nhiều môn, tương tự nối thông với mười phương, tất cả đều Vô tận.

Hai-Riêng biệt hiển bày về tướng của nghĩa: Công đức của chư Phật không ra ngoài hai loại: 1-Tu sinh; 2-Bổn hữu. Loại đầu là xưa không có mà nay có như Tín..., loại sau là Chân Như đầy đủ tánh công đức.

Hai loại này không có ngăn ngại, thuận theo làm thành bốn câu phân biệt: 1-Chỉ là Tu sinh; 2-Chỉ là Bổn hữu, bởi vì tánh-tướng phân biệt; 3-Tu sinh thuộc về Bổn hữu, nghĩa là Như Lai Tạng chờ đến Liễu nhân ấy, bởi vì xưa ẩn kín mà nay hiển bày; 4-Bổn hữu thuộc về Tu sinh, bởi vì Trí vô phân biệt phù hợp sâu xa với Lý.

Nếu như Quyền giáo đã trình bày về hai đức không xen tạp, thì bốn câu phân biệt về Pháp-Báo cũng có sai khác. Dựa vào Tông chỉ của kinh này, tuy có bốn nghĩa mà không có bốn sự việc: Bổn hữu như vàng ròng, Tu sinh như đồ vật trang nghiêm. Nhưng nhờ vào đồ vật trang nghiêm mới hiển bày về đức của vàng, bởi vì đồ vật trang nghiêm không có Thể mà toàn bộ do vàng làm thành. Chỉ riêng vàng không ngăn ngại đồ vật trang nghiêm, chỉ riêng Pháp thân không ngăn ngại Báo-Hóa, chỉ riêng đồ vật trang nghiêm cũng như vậy. Đã hoàn toàn thu nhận lẫn nhau, cho nên mười Thân không có ngăn ngại, tám Tướng đầy đủ pháp giới, thân một trượng sáu khắp nơi mười phương, các căn và lỗ chân lông đều không có hạn lượng, cũng không ngăn ngại hạn lượng, hạn lượng cùng với vô lượng không có gì chướng ngại.

Ba-Hiển bày về nghĩa của Bất tư nghị, trình bày rộng có bốn: 1-Lý vi diệu khó suy lường; 2-Sự rộng rãi khó nhận biết; 3-Hạnh sâu xa vượt qua thế gian; 4-Dụng của quả vượt lên trên tình thức.

Nay văn bao gồm bốn loại, mà đích thực phân rõ một loại sau.

Ngay trong một loại sau lại tách ra làm bốn:

a- Điều gì không thể nghĩ bàn? Sơ lược phân rõ về mười loại: Một-Trí vượt lên trên biểu hiện của thế gian; Hai-Bi vượt qua tình thức bình thường; Ba-Không có suy nghĩ mà thành tựu sự việc; Bốn-Cùng với tạp nhiễm mà luôn luôn thanh tịnh; Năm-Những việc làm bí mật; Sáu-Nghiệp dụng rộng lớn; Bảy-Nhiều ít ngay trong nhau-hòa vào nhau; Tám-Từng phần và tròn vẹn tự tại; Chín-Y báo và Chánh báo vô ngại; Mười-Lý và Sự cùng một vị. Văn đều đầy đủ, e rằng nhiều cho nên không dẫn ra.

b- Không thể nghĩ bàn đối với điều gì? Ở đây có bốn phần vị: Một-Hơn hẳn thế gian; Hai-Vượt qua QuyềnTiểu; Ba-Vượt lên trên phần vị của nhân; Bốn-Hiển bày về Tự Thể của pháp.

c- Không thể nghĩ bàn như thế nào? Cũng có bốn loại, nghĩa là bởi vì không phải là cảnh của Trí thuộc Văn-Tư-Tu và Báo.

d- Vì sao không thể nghĩ bàn? Cũng có bốn loại, nghĩa là bởi vì khiến cho tin tưởng hướng đến, bởi vì khởi hạnh mong cầu, bởi vì Chứng tùy theo phần, bởi vì đạt được viên mãn.

Ba loại trước đều là Tông, chỉ một loại sau là Thú, tức là Tông Thú này có thể dùng để giải thích tên gọi.

D-CHÍNH THƯC GIẢI THÍCH VĂN: năm phẩm phân hai: Một phẩm đầu (33) tổng quát trình bày về đức của Phật, bốn phẩm sau riêng biệt hiển bày về đức của Phật.

Cổ đức dùng hai phẩm sau làm nhân quả bình đẳng, ở đây chỉ có ba phẩm là pháp thuộc Quả. Có nơi dùng ba phẩm này phối hợp với Thể-Tướng-Dụng, hai phẩm sau có thể như vậy, mà phẩm đầu có trở ngại, bởi vì có Tướng-Dụng.

Nay dựa vào Hiền Thủ: Phẩm đầu tổng quát hiển bày về Thể-Dụng thuộc đức của Phật, phẩm tiếp riêng biệt hiển bày về Tướng của đức thù thắng, phẩm sau riêng biệt trình bày về lợi ích thuộc Dụng của đức thù thắng. Lại phẩm đầu trình bày về Đức, phẩm tiếp trình bày về Tướng, phẩm sau trình bày về vẻ đẹp.

Phẩm đầu phân bốn: Một-Phần thưa thỉnh; Hai-Phần gia hộ; Ba-Phần chứng minh; Bốn-Phần thuyết giảng.

Trong phần một-Phần thưa thỉnh, có hai: 1-Trình bày về người thưa thỉnh; 2-Từ "Chư Phật..." trở xuống là chính thức hiển bày về mười pháp đã nghĩ đến, đều nói là không thể nghĩ bàn, tức là Dụng của quả vượt lên trên tình thức trước đây, bởi vì lìa xa tướng thuyết giảng. Nghĩa của mười câu này đều hàm chứa nhiều, đều bao gồm Chân-Ứng, không nhất định luôn luôn dựa vào Ứng mà phân rõ.

Nhưng mười câu hỏi này thâu nhiếp hai mươi câu hỏi sau về quả đã thành tựu ở Pháp hội Phổ Quang trước đây, nghĩa là Thân thâu nhiếp sáu căn, Trí thâu nhiếp ba câu hỏi về Cảnh của Phật-Địa của Phật Địa và Tối thắng, Tự tại thâu nhiếp năm: 1-Thần lực; 2-Thần thông; 3-Mười lực; 4-Vô úy; 5-Tam muội. Phần này đều là trước kia tách ra-ở đây hợp lại.

Trong cảnh giới trước đây tách ra quốc độ, vốn là cảnh giới của thụ động giáo hóa-thụ động dựa vào.

Trong thụ động thực hành trước đây tách ra Chủng tánh-Bổn nguyện-Xuất hiện, Chủng tánh tức là Hạnh của Bi-Trí, Bổn nguyện dựa vào nhân mà phân rõ về Hạnh, Xuất hiện là Hạnh Phổ Hiền của Phật. Xuất hiện và Hạnh đều có rộng-hẹp. Phẩm Xuất Hiện sau này, Hạnh vốn là một loại.

Trước kia là Vô ngại, ở đây tách ra Giải thoát, bởi vì tác dụng Vô ngại gọi là Giải thoát.

Sở dĩ tách ra-hợp lại, là bởi vì hiển bày về nghĩa không có giới hạn. Tên gọi phần nhiều giống nhau, là bởi vì hiển bày về không khác nhau. Âm thanh tức là

Biện tài, tuy không có tách ra-hợp lại, mà tên gọi có rộng-hẹp, ý nghĩa thì giống nhau trên đại thể. Tướng của mười nghĩa này, trong Hội thứ hai đã giải thích, đến phần Thuyết giảng sau này sẽ trở lại trình bày.

Trong phần hai-Từ "Nhĩ thời Thế Tôn..." trở xuống là phần gia hộ, có ba: 1-Nguyên nhân gia hộ, bởi vì thần thông nhận biết căn cơ. 2-Từ "Tắc dĩ..." trở xuống là hiển bày về tướng gia hộ, vốn là gia hộ ba nghiệp, câu đầu là tổng quát, các câu còn lại là riêng biệt, nghĩa là ý-ngữ-thân, bởi vì ánh sáng tức là ánh sáng của Giáo. 3-Từ "Linh Thanh Liên Hoa..." trở xuống là do gia hộ mà thực hiện, bởi vì đầy đủ đức thuyết giảng, văn có tám câu: 1-Bên ngoài chế ngự không có sợ hãi. 2-Bên trong chứng được vắng lặng sâu xa. Hai câu này là ý nghiệp thù thắng. 3-Uy đức chứa đầy bên trong; 4-Thần dụng thấu suốt bên ngoài. Hai câu này là thân nghiệp thù thắng. 5-Đầy đủ bốn Vô ngại, là ngữ nghiệp thù thắng. 6-Quán sát tất cả căn cơ giáo hóa là rộng lớn. 7-Trí tánh không có sai khác là theo thứ tự. 8-Trao truyền thuyết giảng khéo léo là phương tiện. Ba câu này đều nói về đức.

Sở dĩ gia hộ cho Thanh Liên Hoa Tạng, là đức của quả lìa xa ngôn từ nhờ vào nhân mà hiển bày, bởi vì nhân quả đồng thời. Tánh đức không có tạp nhiễm mà rất siêu việt thù thắng, cho nên một đức bao hàm đầy đủ tất cả các đức.

Phần ba: Từ "Nhĩ thời Thanh Liên Hoa..." trở xuống là phần chứng minh, có mười câu: Đầu là bốn câu về Tự lợi; tiếp là ba câu về Lợi tha. Hai mục trên đều là Tự phần. Sau từ "Ư nhất niệm..." trở xuống là ba câu về Thắng tiến. Văn đều hiển bày có thể biết.

Phần bốn: Từ "Thừa Phật..." trở xuống là phần thuyết giảng, phân hai:

Phần 1: Nương theo uy lực tổng quát nói cho biết. Nói cho Liên Hoa Tạng biết, bởi vì không giống như tâm Phật, cho nên không thể tiếp nhận đức của Phật; cũng gọi là Liên Hoa mà không nói là Thanh, bởi vì chủ động thuyết giảng là thù thắng nhất, cho nên không ngăn ngại.

Phần 2: Từ "Phật tử, chư Phật..." trở xuống là chính thức hiển bày về đức của Phật.

Tóm lược có hai nghĩa: Một-Tổng quát năm phẩm sau, cùng giải đáp về mười câu hỏi, phẩm này giải đáp về Chủng tánh của Phật, bởi vì Phật dùng công đức làm chủng tánh; tiếp hai phẩm giải đáp về Thân; tiếp một phẩm giải đáp về Bổn nguyện; sau là một phẩm giải đáp về Xuất hiện. Câu hỏi về Quốc độ, Hội thứ nhất đã mở rộng; phần còn lại hoặc là Kinh đưa ra chưa hết, hoặc là trước-sau thâu nhiếp. Hai-Phẩm này giải đáp đầy đủ về mười câu hỏi, nghĩa là đức của Phật vô lượng, sơ lược hiển bày về ba mươi môn, mỗi một môn đều đầy đủ mười, thì có ba trăm hai mươi đức.

Bởi vì hiển bày về Vô tận, xưa dùng mười môn đầu nêu lên tông chỉ, tóm lược giải đáp, giải đáp đầy đủ mười câu hỏi; những môn còn lại chỉ có riêng biệt giải đáp, mà vượt qua thứ tự giải đáp mười câu hỏi trước đây.

Nay nói là ba mươi hai môn như thứ tự giải đáp mười câu hỏi trước đây, mà mỗi một môn đều hàm chứa giải đáp mười câu hỏi, bởi vì muốn hiển bày về đức của Phật, một mà đầy đủ tất cả; cũng bởi vì hiển bày về những điều đã thưa hỏi có thể bao gồm đầy đủ. Nhưng nêu lên tên gọi của môn, phần nhiều không giống như trước đây, là bởi vì hiển bày về đức của Phật vốn vô lượng vô biên.

Văn phân làm mười mục: Thứ nhất-Có hai môn giải đáp câu hỏi về Quốc độ; thứ hai-Từ "Niệm niệm xuất sinh..." trở xuống có hai môn giải đáp câu hỏi về Bổn nguyện; thứ ba-Từ "Bất tư nghị cảnh..." trở xuống có hai môn giải đáp câu hỏi về Chủng tánh; thứ tư-Từ "Phổ nhập..." trở xuống có hai môn giải đáp câu hỏi về Xuất hiện; thứ năm-Từ "Ly quá thanh tịnh..." trở xuống có năm môn giải đáp câu hỏi về Thân; thứ sáu-Từ "Diễn thuyết..." trở xuống có hai môn giải đáp câu hỏi về Âm thanh; thứ bảy-Từ "Tối thắng..." trở xuống có ba môn giải đáp câu hỏi về Trí tuệ; thứ tám-Từ "Tự tại..." trở xuống có tám môn giải đáp câu hỏi về Tự tại; thứ chín-Từ "Quyết định..." trở xuống có ba môn giải đáp câu hỏi về Vô ngại; thứ mười-Từ "Nhất thiết trí trú..." trở xuống có ba môn giải đáp câu hỏi về Giải thoát.

Bởi vì Thân và Tự tại hàm chứa nhiều về các câu hỏi ở Pháp hội Phổ Quang trước đây, cho nên sử dụng môn cũng nhiều, mà văn phần nhiều có ba mục, đó là nêu lên-giải thích và kết luận, tướng của nghĩa đến văn sẽ hiển bày.

Mục thứ nhất-Có hai môn giải đáp câu hỏi về Quốc độ, quốc độ tức là nơi chốn nương tựa, nơi chốn an trú: Môn 1 trình bày về pháp môn thường trú, môn 2 trình bày về an trú khắp nơi pháp giới chứ không chỉ riêng quốc độ, không còn phương hướng xứ sở là quốc độ chân thật.

Môn 1: văn có hai: Trước là nêu lên, sau là giải thích.

Trong giải thích có chín câu hiển bày về Như Lai ứng cơ thuyết pháp, hàm chứa giải đáp mười câu hỏi, thì mười câu hỏi đều thành trú xứ, những phần sau đều dựa theo đây: 1-Khởi tâm ứng hiện, giải đáp câu hỏi về Chủng tánh, bởi vì Bi là chủng tánh. 2-Thân thuyết giảng giáo pháp, giải đáp câu hỏi về Thân. 3-Ý chuyển vận giáo pháp, giải đáp câu hỏi về Bổn nguyện, bởi vì Bổn nguyện bình đẳng làm lợi ích cho tất cả. 4-Biện tài có thể chuyển vận, giải đáp câu hỏi về Âm thanh, bởi vì Âm thanh phát ra biện tài. 5-Pháp đã chuyển vận, giải đáp câu hỏi về Tự tại, bởi vì Tự tại không thể nghĩ bàn. 6-Âm thanh chuyển vận rộng khắp, giải đáp câu hỏi về Quốc độ, bởi vì Quốc độ là nơi âm thanh đã đến. 7-Lý đã hiển bày, giải đáp câu hỏi về Trí tuệ, bởi vì Trí tuệ có thể trú trong pháp giới. 8-Thần thông có thể biến hóa, giải đáp câu hỏi về Thần thông. 9-Lợi ích thuyết giảng giáo pháp, giải đáp câu hỏi về Vô ngại. Văn chỉ có chín câu, thiếu phần giải đáp về Xuất hiện, hoặc là bao gồm các câu trước, bởi vì Xuất hiện đều có thể làm chín câu trước.

Giải đáp mười câu hỏi này đã như vậy, thì giải đáp về Hội thứ nhất-thứ hai, tương tự ví dụ có thể biết.

Môn 2: Rộng khắp tất cả pháp giới, là trình bày về an trú khắp nơi, nghĩa là bởi vì sáu căn-ba nghiệp đều là quốc độ rộng khắp pháp giới.

Trong nêu lên: Vô lượng là pháp giới thuộc Sự, vô biên là pháp giới thuộc Lý, hai loại vô ngại này, và pháp giới vô ngại thuộc về Sự-Sự, đều là những quốc độ rộng khắp.

Trong nêu ra thì hiển bày mười loại trước đều rộng khắp, một Thân vô biên hàm chứa giải đáp ba câu hỏi: Một là chính thức giải đáp về Thân, thân ấy rộng khắp tất cả các cõi là có nghĩa của tánh Bi và Xuất hiện. Sáu loại tiếp là tướng riêng biệt của Thân, cũng là đối với Thân bao gồm giải đáp sáu câu hỏi về mắt... ở Pháp hội Phổ Quang, phát ra âm thanh vi diệu là giải đáp câu hỏi về Âm thanh. Thứ tám là giải đáp ba câu hỏi: Vô ngại là giải đáp câu hỏi thứ chín, Giải thoát là giải đáp câu hỏi thứ mười, Lực thần thông là giải đáp câu hỏi về Tự tại. Thứ chín là riêng biệt giải đáp về Quốc độ. Thứ mười là giải đáp câu hỏi về Bổn nguyện và Trí tuệ.

Mục thứ hai-Từ "Niệm niệm xuất sinh Trí..." trở xuống có hai môn, giải đáp câu hỏi về Bổn nguyện: Môn 1 trình bày về nương theo Nguyện mà hiện rõ tám tướng ấy, môn 2 trình bày về Nguyện không lỡ mất thời cơ.

Môn 1: Nhưng Nguyện dùng Hậu đắc trí làm Thể, thuận theo Nguyện Trí ấy sinh ra tám tướng..., không phải là sinh ra Trí.

Trong riêng biệt: 1-Từ "Thừa nguyện..." trở xuống là sinh ra; 2-Chủng tộc thọ sinh; 3-Học đạo giải thoát; 4-Trình bày về sự xuất hiện; 5-Âm thanh; 6-Giáo hóa chúng sinh làm trang nghiêm quốc độ; 7-Hiện rõ thân Phật; 8-Tự tại, bởi vì Tướng tăng nghiêm-Phước trang nghiêm mà trang nghiêm Như Lai Tạng; 9-Vô ngại; 10-Tức là Trí tuệ, bởi vì nhận biết chính xác tất cả.

Môn 2: Không lỡ mất thời cơ, Hành chỉ thuộc về duyên, căn cơ thu-ần thục thì hóa hiện, chưa thuần thục thì rời bỏ, không phải là Nguyện không rộng khắp. Nếu căn cơ thuần thục mà lỡ mất thời cơ thì trái với Bổn nguyện.

Trong riêng biệt: 1-Xuất hiện; 2-Có duyên thành tựu Bổn nguyện; 3-Nhận biết về chủng tánh cùng với ghi nhớ; 4-Tự tại; 5-Hiện thân; 6-Trí trú vào Xả; 7-Sáu căn vô ngại; 8-Thanh tịnh quốc độ thâu nhiếp niềm tin; 9-Âm thanh mạnh mẽ điều phục pháp ác; 10-Tức là giải tho-át không thể nghĩ bàn.

Mục thứ ba-Từ "Bất tư nghị cảnh giới..." trở xuống có hai môn, giải đáp câu hỏi về Chủng tánh: Môn 1 cùng trình bày về chủng tánh của Báo thân-Ứng thân, đều vốn là chân chính; môn 2 chỉ trình bày về chủng tánh của Pháp thân.

Môn 1: Thể-Tướng vượt lên trên ngôn từ-ý niệm cho nên nói là không thể nghĩ bàn, phần vị dưới không đạt tới cho nên nói là không gì sánh bằng.

Trong riêng biệt: 1-Thân tướng; 2-Âm thanh; 3-Nương theo Nguyện phát ra ánh sáng, bởi vì như Bổn nguyện ấy mà đạt được ánh sáng; 4-Xuất hiện; 5-Quốc độ; 6-Trí huệ; 7-Tự tại; 8-Chủng tộc có uy đức; 9-Không có chướng ngại xen tạp; 10-Thể giải thoát giống nhau. Năm môn trên đều sơ lược trình bày, bao gồm giải đáp mười câu hỏi, từ đây trở xuống e rằng văn nhiều cho nên không hiển bày, mà thuyết giảng tùy theo thích hợp.

Môn 2: Sinh ra Trí là trình bày về Pháp thân làm chủng tánh, bởi vì từ trong Vô tánh sinh ra Trí tuệ ấy, chứ không phải là giải đáp về Trí tuệ.

Trong riêng biệt, mười loại đều có hai câu, đều là câu trước nhận biết về Tánh, Tánh là chủ động sinh ra ngay nơi Vô tánh; câu sau là sinh ra Dụng của Trí.

Mục thứ tư-Từ "Phổ nhập..." trở xuống có hai môn, giải đáp câu hỏi về Xuất hiện:

Môn 1: Trình bày về hiện rõ khắp nơi, bởi vì thường xuyên hiện rõ chứ không phải là có ẩn hiện mới là thật sự xuất hiện.

Trong riêng biệt: Nói chư Phật ba đời hiện rõ khắp nơi, huống hồ tự thân hay sao? Lại một hiện rõ thì tất cả hiện rõ, bởi vì chư Phật ba đời không có hai Thể, như trong kinh Văn Thù Bát Nhã phân rõ.

Trong riêng biệt: Nói ba loại tự tại, tức là ba nghiệp giáo hóa.

Môn 2: Mười loại pháp rộng lớn, là trình bày về tướng xuất hiện, nghĩa là Đại Dụng không có giới hạn cho nên nói là rộng lớn, phàm phu-Tiểu thừa không thể suy lường cho nên khó tin nhận. Văn hiển bày có thể biết.

Mục thứ năm-Từ "Ly quá thanh tịnh..." trở xuống có năm môn, giải đáp câu hỏi về Thân, tức là phân làm năm:

Môn 1: Tổng quát hiển bày về không có lỗi lầm, bởi vì ba nghiệp của Như Lai thực hành thuận theo Trí tuệ, cho nên các việc làm của ba nghiệp không ra ngoài thân.

Trong riêng biệt có mười câu, phần nhiều giống như mười tướng của thân ở phẩm Xuất Hiện, suy nghĩ điều này!

Môn 2: Cứu cánh thanh tịnh là trình bày về lỗi lầm không sinh khởi, chọn ra khác với nhân thanh tịnh, cho nên nói là cứu cánh, bởi vì các cấu nhiễm của phiền não chướng vĩnh viễn không khởi lên.

Trong riêng biệt: Năm câu trước là thân công đức thanh tịnh, hai câu tiếp là Sắc thân, một câu tiếp là Pháp thân, một câu tiếp là Trí thân, một câu sau là Ý sinh thân, tất cả đều thanh tịnh.

Môn 3: Mười loại thực hiện Phật sự, tức là trình bày về nghiệp dụng của Thân.

Trong riêng biệt, cũng phần nhiều giống như thân tướng trong phẩm Xuất Hiện.

Môn 4: Pháp của biển Trí vô tận, tức là ba nghiệpsáu căn của Như Lai, đều tương ưng với Trí tuệ sâu rộng, cũng là riêng biệt mở rộng về Trí thân, có thể biết. Môn 5: Mười loại pháp thường, là trình bày về ý nghiệp luôn luôn thường trú trong thân, cho nên Dụng không gián đoạn.

Mục thứ sáu-Từ "Diễn thuyết vô lượng..." trở xuống có hai môn, giải đáp câu hỏi về Âm thanh:

Môn 1: Trình bày về dùng âm thanh để biện giảithuyết giảng, bao gồm giải đáp câu hỏi về Biện tài ở Pháp hội Phổ Quang.

Môn 2: Mười loại thực hiện Phật sự, là trình bày về thuyết pháp đủ loại, nghĩa là sáu trần-bốn đại, cử độnglàm việc, đều có thể hiển bày về pháp, thành tựu lợi ích, không có gì không phải là Phật sự, không chỉ riêng âm thanh, như kinh Tịnh Danh trình bày.

Trong riêng biệt: 1-Thân; 2-Âm thanh; 3 và 4 đều là Trí tiếp nhận, bởi vì thành tựu về pháp bố thí của Bồtát. Không tiếp nhận khiến cho Bồ-tát học theo hạnh ít ham muốn của Phật. Lại bởi vì không có gì tiếp nhận mà tiếp nhận các pháp tiếp nhận. Còn lại có thể biết.

Mục thứ bảy-Từ "Tối thắng pháp..." trở xuống có ba môn, giải đáp câu hỏi về Trí tuệ.

Môn 1: Tổng quát trình bày về Trí của nhân quả Quyền-Thật, bao gồm giải đáp câu hỏi về Tối thắng ở Pháp hội Phổ Quang, bởi vì Trí tuệ tối thắng.

Kết luận nói rằng: Trú vào Địa của Thập Lực, bao gồm giải đáp câu hỏi về Phật Địa.

Trong riêng biệt có bốn, tức là hành về ba Niệm xứ. Còn lại có thể suy nghĩ.

Môn 2: Trú vào không có chướng ngại, trình bày về Trí tuệ lìa xa chướng, dùng Trí tuệ mà làm cho không có chướng ngại, cho nên tất cả không có chướng ngại.

Môn 3: Mười loại trang nghiêm Vô thượng, tức là thành tựu lợi ích của Trí tuệ, bởi vì bên trong đầy đủ Trí trang nghiêm, bên ngoài đầy đủ các loại trang nghiêm.

Trong nêu lên: Vượt qua phần vị dưới bởi vì Tối thắng, trên không thêm gì nữa cho nên nói là Vô thượng. Trong riêng biệt có mười nghĩa, kết luận về tên gọi tự nhiên hiển bày:

1-Thân tướng tốt đẹp. 2-Âm thanh viên mãn.

3-Dùng ý trang nghiêm cho công đức. 4-Phát ra ánh sáng.

5- Mỉm cười thọ ký, duyên ấy rất nhiều, trong phẩm Ly Thế Gian cũng trình bày.

6- Chân Như trong Pháp thân ra khỏi ràng buộc, cho nên nói là thanh tịnh vô ngại, tức là Pháp thân thuộc về Pháp tánh; Bổn trí trở lại soi chiếu, cho nên hoàn toàn thông đạt đối với tất cả các pháp, tức là Pháp thân thuộc về Trí tuệ; Trí phù hợp với pháp giới, đều không có giới hạn.

Từ "Tuy tại..." trở xuống là Pháp thân thuộc về Ứng hóa. Từ "Liễu thế..." trở xuống là Pháp thân thuộc về Công đức, bởi vì Trí trang nghiêm cho Lý, hiểu rõ Thật tánh của thế gian thành tựu không xen tạp trước đây, phát sinh xuất thế gian sau này, thực hành về pháp xuất thế gian thì công đức đầy đủ rồi.

Đoạn dứt lộ trình của ngôn ngữ (Ngôn ngữ đạo đoạn), tức là Pháp thân thuộc về Hư không. Cũng là Pháp thân thuộc về Thật tướng, Thể bặt dứt tất cả sai lầm (Bách phi), ngôn ngữ không còn bốn câu phân biệt (Tứ cú), chỉ tương ưng với Chứng, vượt lên trên UẩnGiới-Xứ hiển bày là Vô vi, vượt qua Uẩn hữu lậu thành tựu năm phần Pháp thân. Nếu vượt qua Giới-Xứ, bởi vì sáu Trần bên ngoài cũng là thân Quốc độ, thì mười Thân viên dung thành tựu Pháp thân chân thật rồi.

7- Tức là ánh sáng thường có (Thường quang). 8-Sắc vi diệu như vàng ròng...

9- Bên trong đầy đủ chủng tánh Chân-Ứng, bởi vì chủng tánh chư Phật ba đời tức là Chân Như vô tánh, chủng tánh của Ứng thân có thể biết.

10- Bên trong khởi lên chắc chắn đi cùng với Trí cho nên không có khát ái, tác động phù hợp với Đạo cho nên hành của thân vĩnh viễn dừng lại. Tâm khéo léo giải thoát, là thành tựu về không có Ái nói trên. Người thấy không hề thỏa mãn, là thành tựu về hành dừng lại nói trên. Đây đều là công đức. Cũng không có Ái-Kiến, là thành tựu về Đại Bi sau này. Đã là phước điền bậc nhất, cho nên trong sự tiếp nhận bố thí lại không có gì cao hơn.

Mục thứ tám-Từ "Thập tự tại pháp..." trở xuống có tám môn, giải đáp câu hỏi về Tự tại, tức là tám mục:

Mục 1-Tổng quát trình bày về Tự tại, bao gồm thâu nhiếp về gia trì. Đầu là tổng quát có thể biết.

Trong riêng biệt thì hoàn toàn giống như mười loại Tự tại trong Địa thứ tám, chỉ là sâu rộng không theo thứ tự mà thôi:

1- Pháp tự tại, Luận về Kinh nói là thị hiện pháp môn mà không có gì ở giữa và hai bên (Trung biên).

2- Tâm tự tại, là trải qua vô lượng A-tăng-kỳ kiếp Tam-muội phù hợp với Trí, nhờ vào Tam-muội quán sát căn cơ mà giáo hóa không lỡ mất thời cơ.

3- Thắng giải tự tại, là lớn-nhỏ tịnh-uế tùy theo hiểu biết mà chuyển biến.

4- Tài sản tự tại, là trang nghiêm vô lượng tất cả thế giới, mà an trú duy trì làm cho trang nghiêm tốt đẹp.

5- Mạng tự tại, là an trú duy trì thọ mạng mà trải qua kiếp số không thể nói hết.

6- Như ý tự tại, là như ý muốn mà biến hóa trong tất cả quốc độ. 7-Trí tự tại, là thị hiện Tam Bồ-đề mà đầy đủ Lực, Vô úy, pháp

Bất cọng, tướng hảo trang nghiêm của Như Lai.

Trong văn: Cảnh giới của chúng sinh vô biên, căn cơ thuần thục nối tiếp nhau, niệm niệm ứng hiện thành tựu, nhưng thật sự thành tựu từ xa xưa, chư Phật đối với ba đời, không phải là mới giác ngộ, cũng không phải là không giác ngộ, mà trú vào Học Địa.

Lại hiển bày tuy niệm niệm giác ngộ mà lìa xa tướng giác ngộ, không phải là giác ngộ ba đời, cũng lìa xa không giác ngộ, cho nên không trú vào Học Địa.

Lại nói: Mà vô lượng Trí... đều thông đạt, tức là mười Lực...

8- Nghiệp tự tại, sáu căn tác dụng lẫn nhau thực hiện Phật sự rộng lớn, là nghiệp của Phật. Nhưng không thay đổi chuyển biến, bởi vì một căn bất biến mà đầy đủ xưa nay.

9- Sinh tự tại, là thị hiện sinh ra ở tất cả thế giới.

10- Nguyện tự tại, là quốc độ của Phật tùy theo tâm đã mong muốn, mà luôn luôn thị hiện thành tựu Tam Bồ-đề.

Trên đây, chỉ riêng loại thứ 3-thứ 8 là chọn lấy ý mà giải thích, còn lại đều là văn của Luận về Kinh.

Tự tại thứ 10, văn có bốn tiết: Một-Trong một niệm hiện rõ nhiều vị Phật, thành Phật ở thế giới cùng một chủng loại; Hai-Từ "Như ư chúng diệu..." trở xuống là tương tự hiển bày về những thế giới khác; Ba-Từ "Như ư nhất niệm..." trở xuống là tương tự hiển bày về những niệm khác; Bốn-Từ "Nhất niệm nhất thiết hiện..." trở xuống là tổng quát kết luận về sâu rộng.

Tất cả hiện rõ, là trong một niệm liền hiện rõ các thần lực, các thời gian, các hình dạng khắp pháp giới. Một niệm trú vào vô lượng, là thường không có mà hiện rõ, nhưng không lay động một chút phương tiện của Như Lai, cho nên nói là Tự tại.

Mục 2-Pháp của Phật viên mãn không thể nghĩ bàn, là trình bày về Viên mãn Tự tại. Nghĩa là mười loại Tự tại trước đây có lẽ có ở Địa thứ tám, hiển bày về mười loại viên mãn của Như Lai. Lại bởi vì không có một pháp nào không tự tại, mới nói là viên mãn.

Trong riêng biệt: Viên mãn thứ 2 tức là chứng thành Bồ-đề, mười Lực... nói là tất cả pháp của Phật. Viên mãn thứ 9 tức là có đủ giáo pháp của pháp luân. Viên mãn thứ 3 bao gồm Phước-Trí, cho nên gọi là thiện căn. Viên mãn thứ 4 chỉ là Phước nhưng nói là công đức. Phần còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Mục 3-Phương tiện thiện xảo, tức là tự tại đối với pháp, bởi vì đều là Quyền-Thật... vô ngại. Trong riêng biệt:

1- Nhận biết về Thật lìa xa ngôn từ-bặt dứt hý luận dao động mà dấy khởi Quyền, mở bày rõ ràng thiện căn, cho nên gọi là Tự tại.

2- Chứng mà không ngăn ngại đối với pháp, thật sự thấy không có chủ động-thụ động, thấy biết chân thật không có ràng buộc-không có cởi bỏ, mà đạt đến Đại tự tại.

3- Vô tướng nhận biết về tướng, Vô tánh tiến vào tánh, cũng có thể thị hiện Y báo-Chánh báo để điều phục chúng sinh.

4- Chứng sâu xa về Lý của ba thời gian, mà thuyết giảng làm lợi ích cho chúng sinh trong ba thời gian.

5- Ba nghiệp sâu lắng mà thị hiện đầy đủ tất cả.

6- Nhận biết không phải là một-khác, mà thấy tất cả các pháp.

7- Bởi vì nhận biết về thời gian dung hòa vào nhau, không trú vào-không rời bỏ mà không hủy hoại nămkiếp, thuyết giảng giáo pháp không có dừng nghỉ.

8- Luôn luôn trú vào pháp giới, là vắng lặng không có gì trú vào, mà thành tựu Vô lượng-Vô úy, mười Biện tài thuyết pháp.

Mười biện tài: Một-Bởi vì nhiều; Hai-Bởi vì không phải là tâm suy lường; Ba-Tùy theo thuyết giảng về một sự việc mà tận cùng đời kiếp không hết; Bốn-Tùy ý phát ra biện tài mà không có gián đoạn; Năm-Tiếp xúc rồi suy xét mà thành tựu biện tài; Sáu-Bởi vì phần vị dưới không có; Bảy-Bởi vì không ai có thể chất vấn làm cho khuất phục; Tám-Bởi vì Sự-Lý đều phù hợp; Chín-Không có một câu-nghĩa nào mà không thể hiển bày được; Mười-Không có một pháp nào mà không thể diễn giải được.

Từ "Sơ trung hậu thiện..." trở xuống là trình bày về đức của thuyết giảng, bởi vì đầy đủ bảy thiện, hoặc là tách ra làm mười.

Luận Du Già quyển thứ 85 nói: "Một-Sơ thiện, bởi vì lúc lắng nghe sinh tâm hoan hỷ. Hai-Trung thiện, bởi vì lúc tu hành không có gian khổ, xa lìa hai bên mà thực hành dựa vào Trung đạo. Ba-Hậu thiện, là bởi vì đến cuối cùng lìa xa cấu nhiễm..." Nay văn nói: Thảy đều đến cuối cùng. Trong các Kinh-Luận lại có nhiều cách giải thích, e rằng chán ngán vì văn nhiều, cho nên không dẫn ra. Bảy thiện còn lại văn kinh lược qua không có.

9- Lìa xa ngôn thuyết mà thuyết giảng, cho nên không có ý nghĩ đắm trước.

10- Hiểu rõ Tịch dấy khởi Dụng, trong đó: Trước là nhận biết về Tịch vốn có; sau từ "Nhi năng..." trở xuống là không bỏ dấy khởi Dụng.

Trong tiết trước cũng có hai: a-Chính thức hiển bày; b-Từ "Nhiên diệc..." trở xuống là giải thích về thành tựu, nghĩa là tánh của Sắc... không có, không phải là loại bỏ khiến cho không có, cho nên không hủy hoại các pháp, tức là trống rỗng không có các nghiệp.

Tiết sau là không bỏ dấy khởi Dụng, có thể biết. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 47 trong kinh).

Mục 4-Mười loại Phật sự rộng lớn, là trình bày về Thần thông tự tại, tức là giải đáp câu hỏi về Thần thông ở hai Hội trước đây.

Trong tổng quát nêu lên: Nghĩa là trong tám tướng... đều có Đại Dụng, mà vi tế dung nạp lẫn nhau, dùng pháp này để thâu nhiếp chúng sinh, cho nên gọi là Phật sự. Trong đó: Đầu là nêu lên tên gọi; sau từ "Vô lượng..." trở xuống là hiển bày về thù thắng.

Trong riêng biệt: a-Đưa ra; b-Giải thích. Trong giải thích:

Tiết một-Trình bày về Phật sự phát sinh trước đây, trong đó có bốn tiết: 1-Riêng biệt trình bày về chủ động thâu nhiếp; 2-Từ "Nhiếp thủ..." trở xuống là thụ động thâu nhiếp rộng nhiều; 3-Từ "Đại Từ..." trở xuống là chủ động thâu nhiếp thù thắng; 4-Từ "Hoặc linh..." trở xuống là thụ động thâu nhiếp thành tựu lợi ích.

Trong tiết hai-Phật sự lúc giáng thần xử thai: 1-Trình bày về Trí đức viên mãn bên trong; 2-Từ "Thọ tối hậu..." trở xuống là trình bày về Thần thông vận dụng bên ngoài.

Trong tiết 2: a-Một nơi chốn-một thời gian làm Phật sự; b-Từ "Phật tử, Như Lai nhĩ thời..." trở xuống là tổng quát thâu nhiếp về thời gian-nơi chốn làm Phật sự.

Trong này, nơi chốn phần nhiều dựa theo Cù-ba ở văn sau, cho đến mười lớp. Ở đây sơ lược nêu ra năm lớp, đều là những lớp sau mở rộng hơn những lớp trước: Một-Tất cả các phương, tức là thế giới Ta-bà cùng với vô số thế giới trong mười ba thế giới hệ (Thập tam sát trần số) khắp mười phương, chủ động vòng quanh mà an trú không gián đoạn. Hai-Các thế giới trong đó lại có những thế giới quyến thuộc, vòng quanh đan xen qua lại mà thành mạng lưới. Ba-Vòng quanh biển ở giữa mà vòng quanh biển về bên phải mười vòng. Bốn-Tận cùng các chủng loại thế giới trong mười phương của thế giới Hoa Tạng (Hoa Tạng sát hải). Năm-Tất cả thế giới, là bởi vì tận cùng pháp giới.

Tiết ba-Phật sự lúc thị hiện Đản sinh ở trong Vương cung, có hai tiết: 1-Vô sinh mà hiện rõ sinh, là tướng Đản sinh; 2-Từ "Nhất thiết Phật ư chư sắc..." trở xuống là Vô nhiễm mà ở nơi nhiễm, là tướng ở trong Vương cung.

Trong tiết 2 có bốn tiết: a-Ba Học tự mình tròn vẹn, bởi vì Vô nhiễm là Định; b-Từ "Quán chư..." trở xuống là bốn tâm thương xót chúng sinh; c-Từ "Cụ Phật..." trở xuống là đầy đủ đức thâu nhiếp làm lợi ích; d-Từ "Tuy xử..." trở xuống là thâu nhiếp làm lợi ích sâu rộng.

Trong tiết bốn-Phật sự lúc xuất gia, có hai: 1-Trình bày về ý xuất gia; 2-Từ "Đương xuất gia thời..." trở xuống là trình bày về tướng xuất gia, thuộc về ba nghiệp Tự lợi-Lợi tha.

Trong tiết năm-Phật sự lúc Thành Đạo, có ba: 1-

Trình bày về Chân Giác trước đây đã tròn vẹn; 2-Từ "Bồ-đề thọ..." trở xuống là Ứng thân nay đã đầy đủ; 3-Từ "Kỳ Bồ-đề..." trở xuống là thuyết pháp làm lợi ích cho chúng sinh. Đây là lập tức thuyết giảng Hoa Nghiêm.

Trong tiết sáu-Phật sự lúc Chuyển pháp luân, nghĩa bao gồm Quyền-Thật: Trước là nêu ra; sau là kết luận.

Trước là trong nêu ra: 1-Chỉ riêng Bồ-tát Thừa bao gồm bốn pháp Bất thối chuyển; 2-Bao gồm năm Thừa, bởi vì thế gian đều hiểu rõ; 3-Mở thông Quyền-hiển bày Thật, bởi vì quyết định là có mà khiến cho tỏ ngộ thấy biết; 4-Bao gồm ba Tạng, bởi vì ba Tạng trừ bỏ si mê và ba chướng; 5-Chỉ riêng pháp thuộc về Đốn giáo, bởi vì Sự-Lý cùng bặt dứt; 6-Pháp thuộc về Trung đạo, bởi vì không đắm vào hai bên; 7-Pháp thuộc về Thế đế, bởi vì thanh tịnh những pháp đã nhận biết; 8-Chỉ riêng pháp của Phật, bởi vì Trí nhận biết tất cả; 9-Chỉ riêng pháp thuộc về Viên giáo, bởi vì không có vị sai khác.

Sau từ "Nhất thiết chư Phật..." trở xuống là tổng quát kết luận, tức là Vô lượng Thừa, chỉ riêng Luân thứ mười, bởi vì tùy theo căn cơ mà thuyết giảng. Mười pháp đều viên dung là không thể nghĩ bàn.

Tiết bảy-Phật sự thuộc về oai nghi, trong đó có bốn: 1-Riêng biệt nêu ra lúc đi vào thành khất thực làm lợi ích cho chúng sinh. 2-Từ "Nhất thiết chư Phật sắc thân..." trở xuống là bao gồm hiển bày về oai nghi làm lợi ích cho chúng sinh. 3-Từ "Nhất thiết chư Phật tích ư..." trở xuống là nói năng bàn luận về thị hiện làm lợi ích cho chúng sinh, chữ Tích (Xưa) ấy trong bản kinh thời Tấn vốn không có, mà chính là lợi ích hiện tại; nếu nói là Tích thì chính là nêu ra nhân để hiển bày quả, nhất định phải là chữ Phổ (Rộng khắp). 4-Từ "Nhất thiết chư Phật dĩ như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận về sâu rộng.

Trong tiết tám-Phật sự thuộc về khởi Hạnh, có bốn: 1-Hạnh của thân tâm an trú, A-lan-nhã chỉ là núi rừng vắng vẻ yên lặng bao gồm thành ấp, nơi trống trải vắng vẻ không có người và vật; 2-Từ "Hoặc dĩ Thiên thân..." trở xuống là Hạnh phát khởi thích ứng hướng lên trên mong cầu; 3-Từ "Hoặc thời thuyết pháp..." trở xuống là Hạnh nói năng-im lặng hướng xuống dưới giáo hóa chúng sinh; 4-Từ "Hoặc trú nhất nhật..." trở xuống là Hạnh luôn luôn tinh tiến tu tập.

Trong tiết chín-Phật sự thuộc về khởi Dụng, có hai: 1-Hiển bày về chỗ dựa khởi Dụng, bởi vì chính là Tạng công đức chủ động sinh ra; 2-Từ "Hoặc hiện Niếtbàn..." trở xuống là chính thức trình bày về khởi Dụng.

Tiết mười-Phật sự lúc Niết-bàn, riêng biệt hiển bày về một loại trong Dụng, trong đó có ba: 1-Trình bày về lợi ích thương xót lưu luyến vào lúc Niết-bàn; 2-Từ "Phục vi hóa độ..." trở xuống là lợi ích của Xá-lợi lưu truyền khắp nơi; 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là tổng quát kết luận về lợi ích đầy đủ.

Nếu phối hợp với mười câu hỏi thì: 1-Bổn nguyện; 2-Tức là Chủng tánh và Quốc độ; 3-Chính là Vô ngại; 4-Mười loại đều là Giải thoát; 5-Xuất hiện; 6-Âm thanh; 7-Thân tướng; 8-Trí tuệ; 9-Tự tại.

Mục c-Kết luận có thể biết.

Mục 5-Hành không hai tự tại về pháp, là trình bày về Vô úy tự tại, bao gồm giải đáp câu hỏi về Vô úy ở Pháp hội Phổ Quang. Đối với sự việc suy xét rõ ràng, quyết định không có nghi ngờ, cho nên nói là không hai. Không sợ người khác chất vấn, gọi là tự tại.

Trong riêng biệt: Bốn loại đầu có thể biết. Ba loại tiếp bao gồm hai nghĩa: 1-Dùng Lý để dung thông với Tướng; 2-Sự Sự ngay trong nhau-hòa vào nhau. Hai loại tiếp chỉ là Lý. Một loại sau có ba nghĩa: 1-Bởi vì cùng chung tánh tu tập; 2-Bởi vì hồi hướng lẫn nhau; 3-Bởi vì Chủ-bạn với nhau.

Mục 6-Hiểu rõ về trú trong tất cả các pháp, là trình bày về Tam-muội tự tại, bao gồm giải đáp câu hỏi về Tam-muội ở Pháp hội Phổ Quang. Nơi an trú của Như Lai không nơi nào không phải là Tam-muội, cho nên an trú rộng khắp tất cả. Văn hiển bày có thể biết.

Mục 7-Nhận biết về tất cả các pháp tận cùng không có gì sót, là trình bày về mười Lực tự tại, bao gồm giải đáp câu hỏi về Thập Lực ở Pháp hội Phổ Quang. Trí tuệ của mười Lực soi chiếu cảnh giới mà không có gì sót. Văn cũng hiển bày có thể biết.

Mục 8-Lực rộng lớn, là trình bày về Thần lực tự tại, cũng giải đáp câu hỏi về Thập Lực ở Pháp hội Phổ Quang. Trong văn cũng có ba mục: a-Nêu lên; b-Từ "Hà giả..." trở xuống là đưa ra giải thích; c-Kết luận.

Mục a-Nêu lên: Thập Lực là tên gọi riêng biệt, Đại Na-la-diên... là tên gọi tổng quát. Sau trong đưa ra chỉ dựa vào tên gọi tổng quát, chính là Thập Lực trong phần nêu lên.

Từ "Nhất nhất biến..." trở xuống là trong riêng biệt có mười môn, mỗi một môn có đủ mười Lực trong mục nêu lên trước đây, thì trở thành một trăm môn.

Cổ đức lấy mười Lực trong mục nêu lên, thứ tự phối hợp với mười pháp Dũng Kiện dưới đây, nói rằng đầu là Lực rộng lớn (Quảng đại)..., thì khiến cho một môn trong riêng biệt không thâu nhiếp mười Lực trước đây, không trở thành một trăm môn; cũng làm cho các môn khác không có nghĩa của rộng lớn, môn đầu không có nghĩa của cao nhất (Tối thượng)... Giả sử muốn phối hợp thuận theo thù thắng, thì phải phối hợp thứ tự ngược lại.

Trong mười môn: 1-Rộng lớn, bởi vì rộng khắp pháp giới; 2-Cao nhất, bởi vì không có gì vượt qua nữa; 3-Bởi vì không có phạm vi hạn lượng; 4-Bởi vì đáng kính sợ; 5-Bởi vì chỉ riêng Phật đạt được; 6-Bởi vì thực hiện không có gì làm cho khuất phục; 7-Bởi vì Thể ấy kiên cố; 8-Bởi vì duyên không hủy hoại; 9-Bởi vì vượt lên trên ngôn ngữ-ý niệm; 10-Bởi vì không thể làm cho lay động.

Trong mục b là đưa ra giải thích:

Một-Lực của thân mạng không thể hủy hoại. Nay phối hợp theo thứ tự ngược lại, đây tức là Lực không thể làm cho lay động, bởi vì thậm chí một sợi lông cũng không lay động.

Trong văn có hai tiết: 1-Chính thức trình bày về không thể làm cho lay động hư hoại, nghĩa là cảnh giới hữu tình-phi tình đều không thể nào làm cho hư hoại. 2-Từ "Nhược hữu chúng sinh..." trở xuống là đưa ra so sánh để hiển bày thù thắng, như khiến Kỳ Bà đi vào lửa nhận con, đi vào ngục hỏi tội...

Hai-Lực của lỗ chân lông tiếp nhận giữ gìn, tức là Lực không thể nghĩ bàn, mà các chúng sinh không thể hiểu biết rõ ràng.

Ba-Lực của sợi lông giữ lấy núi lớn, tức là Lực bất hoại, bởi vì tuy giữ lấy nhiều núi lớn, mà thân tâm không hề mệt nhọc tổn hại.

Trong văn: Đi nhanh bước rộng, nhiều kiếp đi qua một thế giới làm mức lượng của một ngọn núi, thì ngọn núi này đã là vô biên. Huống hồ có nhiều ngọn núi nằm ở một sợi lông? Huống hồ nhiều sợi lông tận cùng đời kiếp giữ lấy vững vàng, thì thật là cảnh không thể nghĩ bàn.

Bốn-Lực của Định-Dụng tự tại, tức là an trú trong Lực của Định kiên cố.

Năm-Lực thường xuyên thuyết pháp rộng khắp, Lực này chính là không lui sụt, bởi vì ngôn từ-âm thanh không có thay đổi, không có gián đoạn cạn kiệt.

Trong văn có hai tiết: 1-Trình bày về một thân chuyển vận; 2-Từ "Như nhất Phật..." trở xuống là trình bày về nhiều thân chuyển vận.

Trong tiết 1 có ba: Đầu là hiển bày về nhiều pháp đã thuyết giảng; tiếp từ "Như thị diễn thuyết..." trở xuống là trình bày về thường xuyên đã thuyết giảng; sau từ "Sở vị..." trở xuống là nêu ra Thể đã thuyết giảng.

Tiết 2 là trình bày về nhiều thân chuyển vận, có thể biết. Chính là thuyết giảng thường xuyên không nghỉ, trước sau không có giới hạn, người mù lòa đối diện nhưng không nhìn thấy, tùy theo pháp đã cảm mà thấy thuyết giảng có từ đầu đến cuối.

Sáu-Lực của đức tướng làm cho ma phải khuất phục, tức là khó đạt được. Nhưng mười Lực đều khó đạt được, bởi vì thế gian nhiều ma phiền não, cho nên chỉ thiết lập tên gọi về khó đạt được.

Bảy-Lực của viên âm xuyên suốt mọi nơi, tức là nghe đến uy đức, tất cả đều quy phục.

Tám-Lực của tâm không có chướng ngại, tức là Lực vô lượng, bởi vì lìa xa Lượng-Phi lượng. Đầu là không có chướng ngại của Trần sa hoặc; sau từ "Ư bất khả thuyết..." trở xuống là khởi Dụng không có chướng ngại. Tâm khéo léo giải thoát, nhờ vào ba loại tướng: 1-Bởi vì nhận biết rõ ràng đối với tất cả các hành; 2-Bởi vì đoạn trừ mà đạt được tác chứng đối với các phiền não tương ưng của nó; 3-Bởi vì đã đoạn trừ phiền não, cho nên lìa xa ái trú đối với tất cả mọi nơi.

Chín-Lực của Pháp thân vi diệu bí mật, tức là cao nhất. Lực này thu nhận toàn bộ tám Lực trước và một Lực sau, bởi vì không có thêm gì nữa.

Văn nêu ra hai mươi lăm thân, hoặc là Chân ngay nơi Ứng, Ứng ngay nơi Chân, Tướng ngay nơi Tánh, Trí ngay nơi Lý, mười Thân viên dung cùng một thân của Pháp giới, không thể phối hợp với Báo thân-Hóa thân, cho nên nói là vi diệu bí mật cao nhất.

Mười-Lực của Hạnh-Trí đầy đủ, tức là Lực rộng lớn, bởi vì Hạnh của nhân như biển, Trí của quả rộng khắp, năm cảnh giới vô biên, Đại Dụng không có giới hạn.

Trong văn có bốn: 1-Vạn hạnh thanh tịnh viên mãn; 2-Từ "Trú Phật sở trú..." trở xuống là Dụng của Trí viên mãn rộng khắp; 3-Từ "Tuy dĩ chứng..." trở xuống là Động-Tịch tự tại; 4-Từ "Phật tử, nhất thiết chư Phật..." trở xuống là Dụng không có giới hạn.

Mười Lực trên đây không ra ngoài ba nghiệp, có thể dựa theo suy nghĩ.

Mục c-Từ "Phật tử, thử nhất thiết..." trở xuống là tổng quát kết luận, có thể biết.

Mục thứ chín-Từ "Quyết định pháp..." trở xuống có ba môn, giải đáp câu hỏi về Vô ngại.

Môn 1: Trình bày về những việc làm quyết định, không có gì có thể làm chướng ngại. Đây là dựa theo thế giới cùng một chủng loại, cho nên nói là quyết định; đối với thế giới khác chủng loại, chưa hẳn nhất định như vậy. Lại dựa theo Phật, nhất định có thể thực hiện cho nên nói là quyết định mà thôi.

Môn 2: Pháp nhanh chóng, là trình bày về làm cho người khác không có ngăn ngại, như ngọc báu Như ý, nhìn thấy nhanh chóng đạt được lợi ích, mà người phước mỏng không nhìn thấy.

Văn có mười câu-năm cặp: 1-Lìa xa nẻo ác, đầy đủ đức thù thắng; 2-Thành tựu nhân thiện, cảm đến quả vui sướng; 3-Trừ bỏ nghi hoặc, đầy đủ tâm rộng lớn;

4-Bắt đầu tiến vào phần vị, cuối cùng đạt được thanh tịnh; 5-Không còn hai ngăn ngại, đầy đủ bốn Biện tài.

Môn 3: Thuận theo nhớ nghĩ thanh tịnh, là nêu ra Phật không có hai ngăn ngại, khuyến khích chúng sinh nhớ nghĩ giữ gìn.

Mục thứ mười-Từ "Nhất thiết trí trú..." trở xuống có ba môn, giải đáp câu hỏi về Giải thoát.

Môn 1: Trình bày về giải thoát chướng ngại của Trí, Trí an trú Lý-Sự cho nên gọi là Trú, bởi vì lìa xa chướng ngại cho nên có thể nhận biết tất cả.

Môn 2: Vô lượng Tam-muội không thể nghĩ bàn, là trình bày về giải thoát chướng ngại của Định, bởi vì lìa xa chướng ngại, Dụng rộng lớn là vô lượng, Thể sâu xa cho nên không thể nghĩ bàn.

Trong mười loại đều trước là trình bày thuộc về Định, sau là một niệm vận dụng rộng khắp.

Môn 3: Giải thoát vô ngại, là trình bày về nghiệp dụng giải thoát. Trí Luận nói: "Bồ-tát có giải thoát không thể nghĩ bàn, chư Phật có giải thoát vô ngại, những việc làm không có chướng ngại, cho nên thoát khỏi ràng buộc ngăn ngại, vì vậy tất cả đối với một mảy trần nhanh chóng làm thành tác dụng vi tế."

Nếu riêng biệt giải đáp về mười câu hỏi: 1-Giải đáp về Xuất hiện. 2-Âm thanh. 3-Bổn nguyện, bởi vì nguyện giáo hóa tận cùng. 4-Quốc độ. 5-Tức là Trí tuệ có thể thọ ký cho Bồ-tát. 6-Thân Phật. 7-Tức là Chủng tánh, nói là chủng tánh thế giới tiến vào thế giới hóa hiện chủng tánh của chúng sinh, lẽ ra không phải là chủng tánh trong vô số thế giới, bởi vì cuối cùng trước đây vốn có quốc độ. 8-Tự tại. 9-Tức là Vô ngại, bởi vì lợi ích chúng sinh không có chướng ngại. 10-Tức là Giải thoát, bởi vì không có gì không làm.

Đã tùy theo một môn đều giải đáp về mười câu hỏi, thì bao hàm thâu nhiếp đầy đủ, vì vậy gọi là không thể nghĩ bàn. Nhưng văn ít kết thúc, tựa như Kinh đưa ra chưa hết, hoặc là hiển bày về đức của Phật là Vô tận, cho nên tướng hải... hãy còn giải đáp câu hỏi trước đây.

QUYỂN 48

Phẩm thứ ba mươi bốn: NHƯ LAI THẬP THÂN TƯỚNG HẢI

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 48 trong kinh).

A- Ý ĐƯA RA: Phẩm trước tổng quát trình bày về pháp của Quả, phẩm này riêng biệt hiển bày về đức của Tướng, gần là giải đáp câu hỏi về Thân ở phẩm trước, xa thì giải đáp câu hỏi về sáu căn như Nhãn... ở Pháp hội Phổ Quang, bởi vì không chỉ riêng Nhãn... rộng khắp pháp giới, mà đều đầy đủ nhiều Tướng-Dụng khó nghĩ bàn.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Như Lai Thập Thân là nêu ra người để hiển bày Đức, nói Tướng Hải là dựa vào người để hiển bày Tướng. Mười thân của Như Lai đều như trước giải thích. Phước báo nhờ vào hình trạng mà sáng tỏ rõ ràng gọi là Tướng, đức của Tướng sâu rộng cho nên gọi là Hải (biển), cho nên văn nói: Tướng có nhiều như số vi trần của mười Liên Hoa Tạng, thì Thể của Tướng đã rộng lớn rồi; mỗi một Dụng rộng khắp, thì Dụng của Tướng đã rộng lớn rồi; mỗi một

Tướng đều khó nghĩ bàn, dung thông phù hợp lẫn nhau, thì Thể-Dụng đã sâu xa rồi.

Nếu tướng này chỉ thuộc về Viên giáo, thì dùng mười Thân để nêu lên. Vì vậy kinh Quán Phật Tam Muội Hải, biện giải về Tướng có ba loại: 1-Nói tóm lược trong tóm lược, thì có ba mươi hai tướng; 2-Nói tóm lược thì có tám vạn bốn ngàn tướng; 3-Nói mở rộng thì có vô lượng tướng. Như trong kinh Tạp Hoa, thuyết giảng cho Phổ Hiền-Hiền Thủ... Tạp Hoa tức là tên gọi khác của kinh này.

Trong ba loại: Loại thứ nhất thì bao gồm QuyềnTiểu, bởi vì thị hiện giống như loài người, đoan chánh mà không tạp loạn; loại thứ hai thì chỉ riêng Bồ-tát Đại thừa, bởi vì tu tập tám vạn bốn ngàn Ba-la-mật; loại thứ ba thì chỉ riêng Nhất thừa, bởi vì Nhất thừa tu tập Vô tận hạnh.

Lại loại thứ nhất là Hóa thân, loại thứ hai là Báo thân, loại thứ ba thuộc về mười Thân. Tướng hải của mười Thân là Y chủ thích.

Lại loại thứ nhất thì phàm Thánh cùng nhìn thấy, loại thứ hai thì chỉ riêng phần vị Địa thượng, loại thứ ba thì chỉ riêng căn cơ Viên Đốn, nhưng bao gồm năm phần vị.

Nếu nói về Thể của Tướng, thì loại thứ nhất là dùng hình sắc, loại thứ hai tức là Định-Tuệ, loại thứ ba là dùng pháp giới vô tận.

Nếu nói về Nhân của Tướng, thì loại thứ ba là bao gồm Thuần-Tạp, như Hội thứ nhất trình bày, bởi vì quả của mỗi một Tướng đều rộng khắp pháp giới; nhân của Tướng thuộc hai loại trước, như các luận Du Già-Trí Độ, các kinh Niết Bàn-Đại Tập.

C- TÔNG THÚ: Hiển bày về Tướng hải vô tận là Tông; khiến cho tu tập Vô tận hạnh, hiển bày về thành tựu là Thú.

D- CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN: văn có ba phần riêng biệt: Một-Khuyên nhủ lắng nghe, nhận lời thuyết giảng; Hai-Chính thức trình bày về tướng trạng; Ba-Kết thúc tóm lược để hiển bày mở rộng.

Phần một: Khuyên nhủ lắng nghe, nhận lời thuyết giảng. Sở dĩ Phổ Hiền thuyết giảng, là bởi vì Tướng hải rộng khắp tất cả, khiến cho thực hành các hạnh rộng khắp, mà đạt được tướng rộng khắp. Phổ Hiền chính là Hội chủ, thuyết giảng trước đây đã hết, cho nên ở đây lại thuyết giảng. Hoặc là bởi vì cuối phẩm trước, kinh đưa ra chưa hết, cho nên lại riêng biệt giải đáp câu hỏi về Quốc độ...

Phần hai: Từ "Phật tử, Như Lai đảnh thượng..." trở xuống là chính thức trình bày về tướng trạng, sơ lược nêu ra chín mươi bảy tướng, văn nối thông có năm: 1-Dựa vào nơi chốn; 2-Nêu ra tên gọi; 3-Thể trang nghiêm; 4-Nghiệp dụng; 5-Kết luận về số lượng.

Hoặc là tóm lược không đầy đủ, đến văn sẽ biết. Hoặc là thêm vào trở thành nhiều, thâu nhiếp trong nghiệp dụng. Nhưng tên gọi dựa vào Thể-Dụng để thiết lập, đều dùng Thể-Dụng để giải thích tên gọi. Hoặc là chỉ thuận theo Thể-Dụng, hoặc là cùng thuận theo hai loại, tùy theo văn suy nghĩ về điều đó. Hoặc là tên gọi cùng với Thể-Dụng, nghĩa không tương tự, là bởi vì văn tóm lược mà nghĩa hàm chứa vậy thôi. Luận tường tận về một tướng đều dựa vào một nơi chốn, thì làm thành chín mươi bảy đoạn, Kinh tự nhiên nêu lên theo thứ tự. Nay dùng chủng loại ví dụ thuận theo nhau, dựa vào mười chín nơi chốn, tức là mười chín mục, bắt đầu từ đỉnh đầu, cuối cùng đến bàn chân. Đây chính là thuận theo quán sát về Tướng hải.

Trong mục một-Dựa vào đỉnh đầu, có ba mục: 1-Dựa theo nơi chốn tổng quát nêu lên; 2-Từ "Kỳ trung..." trở xuống là riêng biệt nêu ra tên gọi của tướng; 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là tổng quát kết luận làm trang nghiêm.

Mục 1-Dựa theo nơi chốn tổng quát nêu lên. Trang nghiêm bằng vật báu, bao gồm hiển bày về Thể trang nghiêm, bởi vì vật báu thuộc về Sự thì nói đều là Mani... làm trang nghiêm; cũng hiển bày vật báu thuộc về Trí, bởi vì trang nghiêm thanh tịnh tròn vẹn. Trong mỗi một tướng đều có Sự trang nghiêm-Lý trang nghiêm, giải thích tùy theo thích hợp. Tướng đại nhân, là tướng của bậc Đại Nhân.

Trong mục 2: Là riêng biệt nêu ra. Có ba mươi hai tướng, văn đều chỉ có bốn mục, bởi vì một mục dựa vào nơi chốn đã tổng quát nêu lên. Nơi chốn ở đây chỉ có ba mươi hai, Lý thật thì thuận theo nhiều để hiển bày về viên dung, bởi vì một tức là tất cả, trong một đỉnh đầu đã có đủ ba mươi hai số của Quyền giáo. Nếu như vậy thì còn lại sao không như vậy? Bởi vì hiển bày về đỉnh đầu là cao quý thù thắng (Tôn thắng). Kinh Thiện Sinh nói: "Phước của tất cả thế gian, không sánh bằng công đức một sợi lông của Như Lai. Công đức của tất cả sợi lông, không sánh bằng công đức của một vẻ đẹp. Công đức của tất cả vẻ đẹp, không sánh bằng công đức của một tướng tốt. Công đức của tất cả tướng tốt, không sánh bằng công đức của tướng lông trắng giữa chặng mày (Bạch hào). Công đức của tướng lông trắng giữa chặng mày, lại không sánh bằng công đức của tướng Vô kiến đảnh." Vì vậy biết là thù thắng. Đây là dựa theo tướng tốt đối lập với nhau để trình bày. Nếu dựa theo người có đủ vẻ đẹp làm thù thắng, thì tướng của vẻ đẹp ẩn kín nơi con người hơn hẳn chư Thiên, cho nên những nơi chốn còn lại nói vẻ đẹp là vi tế.

Trong tướng thứ 1 có bốn mục: 1-Nêu ra tên gọi, tên gọi thuận theo Dụng mà thiết lập; 2-Từ "Nhất thiết diệu bảo..." trở xuống là Thể trang nghiêm; 3-Từ "Nhất nhất..." trở xuống là nghiệp dụng; 4-Từ "Thị vi nhất..." trở xuống là kết luận về số lượng. Tướng khác đều dựa theo đây.

Trong tướng thứ 2: Từ "Dĩ Ma-ni..." trở xuống là Thể trang nghiêm, tức là giải thích về nghĩa của ánh sáng. Từ "Kỳ quang..." trở xuống là nghiệp dụng, giải thích về nghĩa của mắt Phật, bởi vì mắt Phật không có gì không soi chiếu. Còn lại đều dựa theo suy nghĩ.

Tướng lông trắng (Hào tướng) phát ra ánh sáng, như phẩm Hiện Tướng trình bày, nghĩa của mây cũng như Hội thứ nhất.

Trong tướng thứ 8: Ma-ni trang nghiêm bên trong gọi là Ý, cho nên không giống với Như ý.

Trong tướng thứ 11: Từ "Như thị giai tùng..." trở xuống là phân rõ về nhân của nghiệp dụng, cũng là nghiệp dụng thâu nhiếp.

Trong Dụng của tướng thứ 14: Nói bốn hạnh của Bồ-tát, phần Bồ-tát Địa trong luận Du Già nói: "Tất cả Bồ-tát tóm lược có bốn hạnh: 1-Hạnh thuộc về Ba-lamật; 2-Hạnh thuộc về pháp phần Bồ-đề; 3-Hạnh thuộc về Thần thông; 4-Hạnh thành thục cho hữu tình."

Tướng thứ 19: Nói đầy đủ ngàn vòng tròn (Thiên luân), bản tiếng Phạn nói: "Vòng tròn đầy đủ ngàn tia (Thiên phúc luân)."

Tướng thứ 21: Nêu ra ánh sáng của Thân-Trí, cùng hiển bày về Trí tuệ.

Trong tướng thứ 26: Thể trang nghiêm nói mắt thanh tịnh của Như Lai làm trang nghiêm, đây là bao gồm mười mắt. Từ "Quang chiếu..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng, cũng bao gồm ánh sáng của ThânTrí. Mắt thanh tịnh và ánh sáng là giải thích về soi chiếu rộng khắp trước đây, hiện rõ đồ vật trang nghiêm là nghĩa của Luân trên đây, tức là Pháp luân.

Từ tướng thứ 27 đến tướng thứ 31, đều lược qua không có trang nghiêm, cũng bởi vì trong tên gọi đã bao gồm.

Tướng thứ 32: Trước là tên gọi, tiếp từ "Tối xứ..." trở xuống là Thể trang nghiêm. Tướng này chỉ hiển bày về nơi riêng biệt ở đỉnh cao nhất, cho nên nói là ở chính giữa (Xứ trung), thì biết những tướng khác đều vòng quanh tướng này, lược qua không trình bày mà thôi. Từ từ nổi lên cao, là chính thức hiển bày về tướng ấy. Trí

Luận quyển thứ 5 nói: "Đỉnh đầu của Như Lai có xương búi tóc như nắm tay." Kinh Quán Phật Tam Muội nói như nắm tay hợp lại, tức là tướng nổi lên cao.

Mục hai-Giữa chặng mày có một tướng. Từ đây trở xuống bởi vì đều có mục dựa vào nơi chốn, cho nên văn đều có năm mục: 1-Dựa nơi nơi chốn. 2-Hiển bày tên gọi. 3-Từ "Ma-ni..." trở xuống là Thể trang nghiêm, nghĩa là tướng này nếu thu lại thì vòng về phía bên phải như che phủ cái chén Lưu-ly, nếu mở ra thì có đủ mười cạnh, có ánh sáng lớn trang nghiêm, chỉ một vật báu mà ánh sáng đầy đủ nhiều màu, ở giữa biểu hiện đều Không, tức là rỗng rang thông suốt. 4-Từ "Kỳ quang..." trở xuống là nghiệp dụng. Từ "Phục xuất..." trở xuống tức là ánh sáng của pháp, bởi vì ánh sáng này phần nhiều thuận theo Dụng mà thiết lập. 5-Kết luận về số lượng, có thể biết.

Mục ba-Mắt, có một tướng.

Mục bốn-Mũi, có một tướng.

Mục năm-Lưỡi, có bốn tướng: 1-Tướng lưỡi rộng dài, ở trong Thể trang nghiêm nói: Thành tựu pháp thiện vốn có, đây là nêu ra nhân trang nghiêm. Chỉ một tướng này nói về nhân, là bởi vì khiến cho ca ngợi thuyết giảng về Nhất thừa. Lưỡi ấy dài rộng tức là nói về Thể của lưỡi, người phước đức thì lưỡi dài đến chót mũi, Quyền Phật thì lưỡi dài đến chân tóc. Trong các kinh Đại Thừa khác trình bày về hiện rõ thần túc thì lưỡi mới dài lên đến cõi Phạm Thế, hoặc che phủ Tam Thiên thế giới. Nay nói thẳng về Thể thì đã che phủ tất cả. Từ "Như Lai..." trở xuống là phân rõ về nghiệp dụng, thuyết pháp là giải thích về âm thanh, hiện rõ Phật là giải thích về ảnh tượng. 2-Tướng lưỡi như bàn tay, bàn tay nghĩa là gần với căn. Từ "Kỳ quang..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng, ánh sáng soi chiếu các thế giới, khiến cho người cần phải hóa độ không chờ đợi quán sát rõ ràng, tập hợp lại tự nhiên hiểu rõ, chỉ do vi trần hợp lại mà thành, tánh gì là có? Hai tướng 3-4 cùng ở đầu lưỡi, hoặc ở bên phải-bên trái, hoặc ở trên-dưới. Quán sát về văn của nghiệp dụng chỉ có mở rộng-thu vào không giống nhau, trước thì thu nhận thế giới của chư Phật ở đầu lưỡi, sau thì mở rộng thế giới của chư Phật nơi pháp giới.

Mục sáu-Hàm răng trên có một tướng, hàm trên đã có thì hàm dưới cũng phải có; có lẽ là bản tiếng Phạn bỏ sót?

Mục bảy-Răng lớn có bốn tướng, nghĩa là bốn răng cửa bên phải-bên trái và trên-dưới, cho nên Đức Phật nhập Niết-bàn, bốn răng cửa không vỡ nát. Xương má (Phụ giáp), cũng nói là Giáp Xa Cốt. Hai xương má-hai răng trên gọi là Di Lự, bởi vì hiển bày về núi Diệu Cao. Trong bốn răng cửa có ba dòng sữa pháp (Pháp nhũ)..., cùng dựa theo một pháp thuyết giảng để giúp cho Pháp thân gọi là dòng sữa (Nhũ), soi chiếu rõ ràng vạn cảnh gọi là ngọn đèn (Đăng), khiến cho Pháp thân thanh tịnh viên mãn là Thật, tức là thuyết giảng về pháp thuộc ba đức của Niết-bàn, cũng thành tựu lợi ích thuộc ba đức của Niết-bàn.

Mục tám-Răng, có một tướng.

Mục chín-Môi, có một tướng.

Hai mục tám-chín đều thuận theo phân ra trên-dưới. Trước từ "Phóng Diêm-phù..." trở xuống là Thể trang nghiêm, bởi vì môi có màu sắc đỏ tươi đẹp đẽ, như cánh sen hồng lúc mặt trời mới mọc. Sau từ "Chiếu vu..." trở xuống là nghiệp dụng.

Mục mười-Cổ, có một tướng.

Mục mười một-Vai, có năm tướng, vai phải có hai tướng, vai trái có ba tướng, có lẽ cũng sót.

Mục mười hai-Ngực, có mười một tướng, đầu là một tướng ở chính giữa, bên phải-bên trái đều có năm tướng. Tướng ở giữa, chữ Vạn(#) chính xác phiên ra là Cát Tường Hải Vân, bởi vì dựa vào hình dạng mà thiết lập tên gọi. Đầu là nêu lên hình tướng; sau từ "Ưng hồi an danh..." trở xuống là bởi vì thuộc về Thể thâu nhiếp không có trái ngược. Trước-sau, trái-phải có thể biết.

Mục mười ba-Tay, có mười ba tướng, phân ba: Đầu là chín tướng nói thẳng về tướng của tay, tay phải có năm tướng, tay trái có bốn tướng, có lẽ tay trái sót một tướng, hoặc là biểu thị cho tay phải vốn thường sử dụng; mà tướng vai trước đây thì vai phải có hai tướng, vai trái có ba tướng, tướng nối thông với Chánh Đẳng. Bên phải hợp với tướng sáu mươi sáu, nói thành tựu màng lưới biến hóa, là ánh sáng giáo hóa làm màng lưới. Bên phải hợp với tướng bảy mươi hai, nói màng lưới Nhân-đà-la làm trang nghiêm, tức là tướng của màng lưới căng lên, bởi vì trải qua hòa vào lẫn nhau. Tiếp là hai tướng ngón tay bên phải-bên trái, có thể biết. Sau là hai tướng bàn tay bên phải-bên trái, đều có ngàn bánh xe, bánh xe đầy đủ ba bộ phận là ổ trục-nan hoa và vành xe, tự nhiên thành tựu không cần đến công sức của người.

Mục mười bốn-Âm tàng, có một tướng, giống như Ngựa chúa.

Mục mười lăm-Chỗ ngồi, có hai tướng.

Mục mười sáu-Bắp đùi, có hai tướng. Bắp đùi trái nói là tùy thuận an trú, bởi vì bắp đùi đi lại cử động nhiều, cần phải nhiều vật báu tùy thuận mà trang nghiêm.

Mục mười bảy-Cánh tay, có ba tướng. Tướng thứ ba là lông cánh tay bao gồm hai cánh tay. Nếu dựa theo bản kinh thời Tấn nói thẳng là đầu sợi lông, thì bao gồm tất cả lông toàn thân. Nghĩa thuận theo như xưa, thì nơi chốn trở thành mười chín.

Mục mười tám-Bàn chân, có mười ba tướng, tất cả phân làm bảy: 1-Một tướng dưới bàn chân lược bớt không có trái-phải, mà bản kinh thời Tấn thì sau tướng mu bàn chân, tách biệt có tướng vòng tròn ngàn tia dưới bàn chân, bởi vì tướng này nhất định phải cùng có. Phẩm sau trình bày về tướng vòng tròn dưới bàn chân, gọi là Phổ Chiếu Vương. Kinh này nói là Thiên Luân, chính là ở giữa các ngón chân. Hoặc là bởi vì thường xuyên trình bày dễ dàng nhận biết, giữa các ngón chân có khác nhau, cho nên nêu ra mà thôi. Gọi là an trú, bởi vì dưới bàn chân bằng phẳng an toàn, tất cả chạm đất mà không dung nạp gai nhọn. 2-Trên bàn chân. 3-Giữa các ngón chân. 4-Gót chân. 5-Mu bàn chân. 6-Xung quanh bàn chân, Nhân-đà-la Ni-la, Trung Hoa nói là Đế Thanh. 7-Đầu ngón chân. Sáu tướng trên đây đều có bên trái-bên phải là hai, văn hiển bày có thể biết.

Trên đây sơ lược nêu ra chín mươi bảy tướng theo thứ tự số lượng-tên gọi, người dịch sắp xếp đã không nói ra hết, lẽ nào không đầy đủ một trăm hay sao? Dưới bàn chân thiếu một tướng, môi và hàm răng không tách ra. Giả sử hợp với hai tướng này thì sáu căn đều phân rõ mà thôi, đâu chỉ thiếu như vậy? Nếu thêm vào hai tai và một tướng dưới bàn chân, thì tròn số một trăm, để hiển bày về vô tận, lẽ nào không là tuyệt vời hay sao? Huống hồ trong này đã nêu ra, đối với ba mươi hai tướng hãy còn có tướng chưa tận cùng, lẽ nào lực của Phổ Hiền không đạt tới một trăm hay sao?

Bản kinh thời Tấn có để sót, chỉ có chín mươi bốn tướng, cũng không có số lượng theo thứ tự, cho nên biết rằng kể ra chín mươi bảy tướng, phối hợp thuộc về các pháp không quyết định bởi tình thức của chúng sinh.

Phần ba: Từ "Phật tử..." trở xuống là kết thúc tóm lược để hiển bày mở rộng, riêng biệt thuyết giảng khó mà hết được, vì vậy cần phải kết thúc tóm lược; không phải tóm lược mà có thể tận cùng, vì vậy cần phải hiển bày mở rộng. Tướng như vi trần của một Hoa Tạng đã là vô biên, huống là mười Hoa Tạng thì vô tận-vô tận, không phải là Phổ Nhãn thì làm sao có thể nhìn thấy được? Ba mươi hai tướng Quyền-Thật đã không giống nhau, bởi vì có lẫn nhau-không có lẫn nhau, cho nên không hợp lại để giải thích.

-----------------------------------

Phẩm thứ ba mươi lăm: NHƯ LAI TÙY HẢO QUANG MINH CÔNG ĐỨC

A- Ý ĐƯA RA: Phẩm trước là trình bày về Tướng, phẩm này là phân rõ về vẻ đẹp (Hảo), Tướng-Hảo tuy khác mà đều dùng để trang nghiêm cho thân. Bởi vì giải đáp câu hỏi về Thân và Nhãn..., bao gồm Tự tại trước đây, vẻ đẹp dựa vào tướng mà có, đức yếu kém so với tướng, cho nên tiếp theo trình bày về vẻ đẹp. Dụng của đức yếu kém, dùng để thành tựu lợi ích nhanh chóng, vượt qua hiển bày về đức của tướng lớn đã khó suy nghĩ rồi.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Như Lai là nêu lên con người để biểu thị về đức. Tùy Hảo (vẻ đẹp kèm theo tướng)... là hiển bày về đức dựa vào con người, Tùy Hảo là Thể tùy theo tướng lớn, bởi vì tăng thêm vẻ đẹp. Quang Minh là Dụng. Công Đức là Đức. Nghĩa là từ vẻ đẹp phát ra ánh sáng, ánh sáng có thể làm lợi ích cho chúng sinh, hiển bày về đức của vẻ đẹp, cho nên dùng làm tên gọi. Những vẻ đẹp của Như Lai, cũng là Như Lai có những vẻ đẹp, bao gồm hai cách giải thích.

C- TÔNG THÚ: Trình bày về đức thù thắng của vẻ đẹp làm Tông, khiến cho chúng sinh cung kính tu tập làm Thú.

D- CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN: có hai:

Trước là tóm lược, sau là mở rộng.

Trong phần trước là tóm lược, có hai: Một-Nêu lên vẻ đẹp của quả; Hai-Từ "Phật tử, Ngã vị..." trở xuống là nêu ra nhân để so sánh hiển bày.

Phần một: Nêu lên vẻ đẹp của quả. Đức Phật tự mình thuyết giảng, có hai ý: 1-Cuối cùng của nhân trải qua A-tăng-kỳ, phẩm này là quả cao nhất, hai pháp đều là

Đức Phật thuyết giảng; 2-Dụng của vẻ đẹp yếu kém so với tướng, mà Dụng khó nghĩ bàn, e rằng chúng sinh không tin tưởng, cho nên Đức Phật tự mình thuyết giảng.

Nói cho Bảo Thủ biết, cũng có hai nghĩa: 1-Nói Thủ là vẻ đẹp tùy theo, bởi vì vị ấy là Chủ của môn này; 2-Khiến cho ngay nơi Bảo trở lại lại phát khởi niềm tin đối với Thủ.

Có vẻ đẹp tùy theo, là tổng quát về tướng nêu ra, ngay nơi vẻ đẹp dưới bàn chân cùng với tên gọi sau này giống nhau, Đức Dụng đầy đủ tất cả cho nên nói là viên mãn, thâu nhiếp làm lợi ích tự tại thù thắng nhất gọi là Vương, ánh sáng tên gọi rực rỡ (Xí thạnh) là đầy đủ đức như mặt trời, vì vậy lại có thể thâu nhiếp các quyến thuộc. Trăm vạn... là hiển bày về nhiều. Lại nói là bảy, bởi vì thanh tịnh bảy Chi, tu tập bảy Giác, soi chiếu bảy Địa.

Phần hai: Là nêu ra nhân để so sánh hiển bày, bởi vì hiển bày về thù thắng, phần này có nhiều lớp:

1- Bởi vì đức của tướng sâu rộng, ngôn từ không thể nào nói đầy đủ, cho nên gác lại mà thuyết giảng về vẻ đẹp.

2- Đức của vẻ đẹp lại nhiều, bởi vì ba mươi hai tướng đã có tám mươi vẻ đẹp tùy theo, tướng hảo của mười Liên Hoa Tạng lại càng nhiều hơn, cho nên tạm thời nêu ra một vẻ đẹp.

3- Trong một vẻ đẹp gác lại thù thắng chỉ thuyết giảng về yếu kém, cho nên trình bày về dưới bàn chân.

4- Một vẻ đẹp dưới bàn chân, lại có nhiều ánh sáng, mà chỉ nói đến một ánh sáng.

5- Một ánh sáng của quả vị cũng không thể nói hết, cho nên dựa vào nhân để hiển bày thành tựu lợi ích thuộc về ánh sáng của nhân, ba lớp lập tức tròn vẹn, huống hồ một ánh sáng của quả? Như vậy lần lượt chuyển tiếp, huống hồ đối với các tướng? Huống hồ trở lại tổng quát nói về các đức của Như Lai? Quả vô lượng vô biên bặt dứt ngôn từ cũng là nghĩa này.

Trong văn có hai: 1-Phạm vi giới hạn soi chiếu của ánh sáng, tức là phát ra ánh sáng trong vẻ đẹp viên mãn trước đây, không riêng biệt nêu lên nơi chốn phát ra, mà không phải là vẻ đẹp của ánh sáng trước đây vốn đầy đủ nhiều ánh sáng. 2-Từ "Bỉ thế giới..." trở xuống là do ánh sáng mà thành tựu lợi ích.

Trong phần 2 có hai: a-Lợi ích về thanh tịnh thiện căn đời trước khiến cho lìa xa đau khổ; b-Từ "Tùng bỉ mạng..." trở xuống là lợi ích về chuyển báo sinh lên cõi trời, được nghe giáo pháp.

Trong phần b có ba mục: Một-Nêu ra nhân của đời trước, nghĩa là xưa gần gũi Thiện hữu nhất định phải nghe pháp rộng khắp, thành tựu chủng tử Kim Cang, tâm không buông lung là hiển bày đã từng tu tập thực hành, gieo trồng các thiện căn bao gồm thấy nghe... Hai-Từ "Tỳ-lô..." trở xuống là hiển bày về duyên hiện tại. Ba-Từ "Ư bỉ..." trở xuống là kết luận về nhân thuộc quả. Văn thuận theo tóm lược, cho nên kết luận là sinh lên cõi trời. Lý thật thì chấm dứt đau khổ và thanh tịnh ánh mắt..., đều nhờ vào nhân duyên này. Vậy thì biết ánh sáng của Đức Phật soi chiếu bình đẳng, không gieo trồng nhân thiện thì không có lợi ích thù thắng này. Vì sao một ánh sáng lập tức thành tựu lợi ích này? Bởi vì đã hiển bày vô tận công đức, đã phát sinh rộng khắp pháp giới, không giống như tám mươi vẻ đẹp tùy theo của Quyền giáo, chỉ trang nghiêm cho hình tướng làm phát sinh niềm tin mà thôi. Trong này lược bớt không có nhân rơi vào địa ngục, nghĩa là tuy tu tập nương theo Giới mà Hạnh rộng rãi.

Phần sau từ "Phật tử, Bồ-tát túc..." trở xuống là mở rộng phân rõ, chỉ mở rộng đối với nhân mà quả thì khó nói hết. Trong văn cũng có hai: Một-Mở rộng về lợi ích làm thanh tịnh thiện căn đời trước; hai-Từ "Ký sinh Thiên..." trở xuống là mở rộng về lợi ích nghe pháp.

Phần một: Mở rộng về lợi ích làm thanh tịnh thiện căn đời trước. Phá tan đau khổ của nẻo ác bên dưới, phát ra ánh sáng từ tướng bánh xe dưới bàn chân. Bốn mươi ánh sáng, biểu thị cho bốn mươi phần vị, bởi vì không có gì không soi chiếu, trong đó có một loại gác lại mở rộng để nói về tóm lược. Từ "Năng chiếu..." trở xuống là phạm vi giới hạn soi chiếu vượt qua trước đây. Từ "Tùy chư..." trở xuống là làm thanh tịnh phiền não mà thành tựu về đức. Ánh sáng trước đây nhận lấy tên gọi như thanh tịnh...,là dùng nặng so sánh với nhẹ để nêu ra A-tỳ địa ngục mà thôi.

Trong phần hai: Là mở rộng về lợi ích nghe pháp, văn dài phân làm sáu: 1-Tóm lược nêu lên khuyên nhủ dạy dỗ; 2-Từ "Nhĩ thời chư Thiên tử..." trở xuống là nghe rồi sinh lòng nghi ngờ; 3-Từ "Thị thời Thiên cổ..." trở xuống là tổng quát nêu ra nguyên nhân; 4-Từ "Chư Thiên tử như thuyết..." trở xuống là chính thức trình bày về khuyên nhủ chỉ dạy; 5-Từ "Thời chư Thiên tử văn thị âm..." trở xuống là y theo lời khuyên đi đến chỗ Phật; 6-Từ "Thuyết thị pháp thời..." trở xuống là lợi ích sâu xa của thấy nghe.

Ba phần trước (1-2-3) có thể biết.

Trong phần 4 Chính thức nêu rõ về sự khuyên dạy, có bốn mục:

Mục một-Lấy mình để dụ cho Phật không có Ngã, không có đến.

Mục hai-Từ "Chư Thiên tử, thí như nhữ..." trở xuống là lấy người khác để dụ cho mình, hiển bày đến tức là không có đến, văn có ba Dụ, đều hiển bày có thể biết. Nhưng ác nghiệp-thiện căn là nhân duyên của đến, nhân duyên là Vô tánh cho nên đến tức là không có đến, không phải trước có pháp ở trong mười phương để từ đó mà đến. Bởi vì nhân duyên tức là Trí tuệ, pháp của Trí tuệ vốn không phải là nhân duyên, vì sao suy nghĩ nói là có nhân duyên gì?

Mục ba-Từ "Chư Thiên tử, thí như ức Na-do-tha..." trở xuống là lấy mình để ví với cảnh giới khó nghĩ bàn của Phật. Trong Hợp nêu ra vẻ đẹp tùy theo của tay, là riêng biệt nêu ra để hiển bày về thù thắng.

Trước là cứu giúp nẻo ác bên dưới, cho nên nêu ra ánh sáng dưới bàn chân; nay dựa theo hiện bày thần thông cho nên nói về bàn tay.

Mục bốn-Từ "Chư Thiên tử, nhữ đương..." trở xuống là chính thức khuyên nhủ đi đến, can ngăn không nên chờ đợi.

Trong mục này cũng có hai: 1-Tổng quát khuyên nhủ nhắc nhở; 2-Từ "Trước ngũ dục..." trở xuống là mở rộng giải thích.

Trong mục 2 cũng có hai: a-Giải thích về can ngăn trước đây, có Pháp-Dụ-Hợp; b-Từ "Chư Thiên tử..." trở xuống là giải thích về khuyên nhủ.

Trong mục b có sáu tiết: Một-Giải thích thuận theo, bởi vì báo ân. Hai-Từ "Chư Thiên tử, kỳ hữu..." trở xuống là giải thích ngược lại. Ba-Từ "Chư Thiên tử, nhữ đẳng..." trở xuống là nêu ra tướng của ân đức ấy. Bốn-Từ "Nhữ đẳng kim giả..." trở xuống là khuyên nhủ đi đến để tăng thêm điều thiện. Năm-Từ "Chư Thiên tử, như Ngã Thiên cổ phi nam phi nữ..." trở xuống là nêu ra pháp khiến cho tu tập, nghĩa là nói về hai Không, Dụ về không phải nam-nữ để hiển bày về Nhân Không, Dụ về không sinh-diệt để hiển bày về Pháp Không. Sáu-Từ "Nhữ đẳng nhược năng..." trở xuống là khuyên nhủ tu tập thành tựu lợi ích. Nói không có dựa vào phù hợp, là đã hiểu biết rõ ràng về Vô sinh, thì chủ động-thụ động đều bặt dứt, tự nhiên không dựa vào, cho nên nói là không có dựa vào; bởi vì Trí phù hợp này, nhất định phù hợp với vạn pháp, không thu nhận-không thâu nhiếp, tùy theo tâm tự nhiên an trú, cho nên gọi là Tam-muội.

Trong phần 5 là y theo lời khuyên đi đến chỗ Phật, phân năm mục: Một-Hiến cúng không gặp. Hai-Từ "Thời hữu..." trở xuống là nghe ở nơi đó. Ba-Từ "Thời chư Thiên..." trở xuống là quán sát thấy sinh ở cõi dưới. Bốn-Từ "Chư Thiên tử chúng..." trở xuống là phát tâm muốn hướng đến. Năm-Từ "Thời Thiên cổ trung xuất thanh cáo..." trở xuống là chỉ dạy nghi thức thấy Phật.

Trong mục năm: Có hai: 1-Chỉ dạy nhận biết về thọ sinh, khiến cho rời bỏ nhận thức không hợp lý; 2-Chỉ dạy phát tâm sám hối lỗi lầm, khiến cho nhận thấy rõ ràng lỗi lầm.

Mục 1-Chỉ dạy nhận biết về nơi thọ sinh. Bởi vì trước đây không gặp, sau nhìn thấy sinh ở cõi dưới không lìa xa có-không có, tình còn phân biệt nơi nàynơi kia, cho nên nêu ra Thể-Dụng, hiển bày về Vô sinh mà hiện Sinh. Trong văn có Pháp-Dụ-Hợp.

Trong Pháp: Trước là nhắc nhủ về nhận thức không hợp lý; sau từ "Đản dĩ..." trở xuống là nêu ra nhận thức đúng đắn về điều đó, là nhận biết do Phật hóa hiện mà sinh chứ không phải mất rồi sinh.

Từ "Chư Thiên tử, như Ngã..." trở xuống là Dụ.

Từ "Bồ-tát..." trở xuống là Hợp, trong đó có hai: Trước là trình bày về Pháp thân Vô sinh, thị hiện khắp nơi mà không thể thấy được. Sau từ "Nhi năng..." trở xuống là Ứng thân không có nơi nào không sinh, tức là mọi nơi đều có, có cảm thì trong cõi này cũng thấy, đâu cần phải trở lại cõi Diêm-phù.

Từ "Ly phân biệt..." trở xuống là hiển bày về đức của ứng hiện thọ sinh, loại bỏ những nhận thức không hợp lý, dùng Trí không có phân biệt mà sinh, không phải là có chọn lựa về nơi thọ sinh, tuy ở trong Vương cung mà không có kiêu mạn, chư Thiên vây tròn xung quanh mà không có nhiễm trước.

Trong mục 2-Từ "Chư Thiên tử, nhữ đẳng ưng phát..." trở xuống là chỉ dạy phát tâm sám hối lỗi lầm, có ba: Một-Nêu lên chỉ dạy sám hối; hai-Đưa ra hỏi về phương pháp sám hối; ba-Như pháp đích thực chỉ dạy.

Muốn sám hối lỗi lầm, cần phải hiểu biết về mười tâm thuận-nghịch, nghĩa là trước phải hiểu biết về mười loại tâm thuận theo sinh tử, dùng làm pháp đã đối trị: 1Vọng chấp về nhân-ngã, khởi lên Thân kiến. 2-Bên trong đầy đủ phiền não, bên ngoài gặp phải duyên xấu, tâm Ngã dấy lên càng nhiều. 3-Bên trong và bên ngoài đã đầy đủ, diệt mất việc làm của tâm thiện, không vui với việc thiện của người. 4-Buông thả mặc ý ba nghiệp, không có điều ác nào không làm. 5-Việc làm tuy không nhiều mà tâm ác có khắp mọi nơi. 6-Tâm ác nối tiếp nhau ngày đêm không gián đoạn. 7-Che giấu lỗi lầm không muốn người khác biết. 8-Bắt người làm tùy tùng thay mình đánh phá, không sợ đường ác. 9-Không hề có xấu hổ, không sợ gì phàm-Thánh. 10-Bài bác không có nhân quả, gây ra nghiệp nặng Vô gián.

Tiếp theo khởi lên mười loại tâm trái với sinh tử, phá bỏ ngược lại từ phía sau: 1-Sáng suốt tin sâu vào nhân quả; 2-Tự xấu hổ chê trách chính mình; 3-Sợ hãi đường ác; 4-Không che giấu lỗi lầm; 5-Đoạn trừ tâm ác nối tiếp nhau; 6-Phát tâm Bồ-đề; 7-Tu tập công đức bù cho lỗi lầm; 8-Tùy hỷ đối với điều thiện của người; 9-Nghĩ đến chư Phật mười phương; 10-Quán sát tánh của tội lỗi vốn trống rỗng.

Nay ba tiết này, văn đều đầy đủ mà bởi vì thứ tự không giống nhau, trước đây dùng thứ tự của tâm khởi lên, ở đây dùng thù thắng-yếu kém mà nói:

Trong tiết một-Nêu lên chỉ dạy sám hối, văn có bốn tiết, đối trị sáu lỗi lầm ấy.

Tiết 1-Phát tâm Bồ-đề làm chỗ dựa cho sám hối, bởi vì là căn bản của Hạnh thâu nhiếp các đức, cho nên trình bày đầu tiên. Trái với tâm ác xưa kia có khắp mọi nơi, dành yên ổn cho mình, nguy khốn thì đẩy cho người; nay tâm Bi che khắp pháp giới, làm nhiều lợi ích cho hữu tình.

Tiết 2-Từ "Tịnh trị..." trở xuống là khiến cho ba nghiệp thanh tịnh, làm Thể chủ động sám hối. Đối trị làm thanh tịnh tâm ý là hành dừng lại của ý. Trú vào oai nghi của thiện, nghĩa bao gồm dừng lại và thực hiện (Chỉ-tác), nghĩa là nên phát lộ, không che giấu lỗi lầm, và đoạn trừ tâm ác nối tiếp nhau, vượt qua hai tâm thứ 6-thứ 7 trước đây.

Tiết 3-Từ "Sám trừ nhất thiết..." trở xuống là khiến cho sám hối diệt trừ bốn chướng, tức là sai trái đã diệt trừ, nghĩa là phiền não-nghiệp-khổ, hai chướng của Nghiệp-Báo dựa theo nhân-quả phân ra khác nhau. Đã sám hối về chướng của Báo thì sợ hãi đường ác, bởi vì trái với không sợ hãi, các Thiên tử mới từ nơi ấy đến, cho nên không mở rộng trình bày. Ở trong phiền não, nhanh nhạy và chậm chạp phân ra hai; bởi vì Tà kiến đoạn mất điều thiện thật là đáng sợ, cho nên riêng biệt trình bày về chướng của Kiến. Vả lại, Sở tri chướng cũng là chướng của Kiến. Còn lại như riêng biệt trình bày.

Tiết 4-Từ "Dĩ tận pháp giới..." trở xuống là tâm vận dụng rộng khắp mọi nơi, khiến cho không có nơi nào không tận cùng. Bởi vì xưa kia khởi lên lỗi lầm đã rộng khắp các cảnh giới, nay sám hối những điều sai trái xưa kia, cho nên ba nghiệp vận dụng rộng khắp giống như chúng sinh giới. Trước mỗi một Đức Phật và trước chúng sinh, đều phát lộ sám hối. Đã đều hướng về trờingười-phàm-Thánh mà sám hối, thì tự xấu hổ chê trách chính mình, trái với tâm không hề có xấu hổ. Bởi vì ý vận dụng rộng khắp, khiến cho thân-khẩu rộng khắp, đầu tức là cúi đầu lễ lạy bao gồm thân làm tổng quát, năm phần của thân thể rạp lạy sát đất.

Ở đây nói rộng khắp, là vì sao mà rộng khắp? Tiếp theo sau nói ba nghiệp thiện rộng khắp, đây chính là tu tập công đức bù cho lỗi lầm, trái với tâm buông thả tùy theo ba nghiệp.

Tiết hai-Từ "Thời chư Thiên tử..." trở xuống là đưa ra hỏi về phương pháp sám hối, trước đây nói hãy còn tóm lược, nghĩa còn lại chưa nói hết, cho nên tiếp theo đưa ra.

Tiết ba-Từ "Nhĩ thời Thiên cổ..." trở xuống là như pháp đích thực chỉ dạy, đích thực chỉ dạy quán sát về tánh của tội lỗi vốn trống rỗng, bao gồm hiển bày về bên ngoài gặp phải duyên xấu, bài bác không có nhân quả, vọng chấp về nhân-ngã.

Trong văn phân hai: Trước là trình bày về nhân của âm thanh phát ra, sau từ "Chư Thiên tử..." trở xuống là chính thức thuyết giảng chỉ dạy.

Tiết sau phân năm: Một-Riêng biệt quán sát về nghiệp Không; hai-Tổng quát quán sát về bốn chướng; Ba-Riêng biệt quán sát về Kiến hoặc; Bốn-Đối với nghiệp quán sát về Báo; Năm-Tổng quát kết luận về lợi ích của sám hối.

Một-Riêng biệt quán sát về nghiệp Không: Nghiệp là nhân của Báo, bởi vì đứng đầu ba chướng. Không phải là Thể có trước đây, mà từ mười phương xuất hiện. Chính thức hiển bày về nghĩa của Không, chỉ do điên đảo sinh ra. Giải thích nguyên cớ của Không, là bởi vì vô số nghiệp chướng, từ vọng tưởng sinh ra cho nên không có tự tánh. Khiến cho Tuệ về Không này tương ưng với tâm, thì quyết định không nghi ngờ gì. Có thể nhận biết như vậy thì gọi là Bồ-tát.

Hai-Từ "Chư Thiên tử, như ngã Thiên cổ..." trở xuống là tổng quát quán sát về bốn chướng, tức là Dụ về trống trời thuyết pháp mà Vô thuyết, để dụ cho Tục có-Chân không có.

Trước là trong Dụ: 1-Nêu ra pháp đã đối trị, đó là hai chướng của Nghiệp-Báo. 2-Nói về năm loại như Hành..., tức là pháp có thể đối trị, đó là thực hành điều thiện, dừng lại điều ác, hoan hỷ với người, sắp xếp cho người, an trú trong Định.

Sau từ "Chư Phật..." trở xuống là Hợp, trong đó: 1-Tùy theo Tục nói về có, nói về Ngã-Ngã sở tức là chướng của Kiến, nói về Tham-Sân-Si tức là chướng của Phiền não. 2-Từ "Nhi thật..." trở xuống là Thắng nghĩa thật sự không có. Hai văn nói về có-không có thì ba chướng phỏng theo tóm lược. Đã không có Ngã sở thì trở lại phá bỏ tâm Vọng chấp về nhân-ngã.

Ba-Từ "Thí như Ngã thanh..." trở xuống là riêng biệt phá bỏ Kiến hoặc, Kiến hoặc sâu xa nguy hiểm cho nên mở rộng phá bỏ về điều đó. Văn có ba Dụ:

1- Dụ về trống không có sinh diệt mà tùy theo nghe, dụ cho nghiệp tuy không có sinh mà tùy theo tu tập cảm đến Báo, nghĩa là trước đây quán sát về nghiệp Không là loại bỏ về chấp có, bởi vì nếu nói là Không thì chư Phật không hóa hiện. Nay hiển bày không phải đoạn mất không có, là trở lại phá bỏ tâm bài bác không có nhân quả.

2- Dụ về âm thanh không có đến-đi, dụ cho quay về Trung đạo, nhất định là có thì chấp Thường, nhất định không có thì chấp Đoạn, bởi vì Thường-Đoạn cũng là hai, cho nên cùng phá bỏ hai Kiến, hiển bày về lìa xa Đoạn-Thường.

Trong văn: Trước là Dụ; sau từ "Chư Thiên tử, nhược hữu..." trở xuống là Hợp, bởi vì nếu có thể đến thì chính là Thường, đi mà không đến thì Đoạn, cho nên tuy Không mà không Đoạn, tuy có mà không Thường.

3- Dụ về tiếng trống tùy theo tâm, dụ cho Phật do tâm mà thấy, loại bỏ nhất định chấp rằng ở ngoài tâm, sám hối chính là khiến cho tâm mình thực sự nghĩ đến chư Phật mười phương, trở lại phá bỏ tâm bên ngoài gặp phải duyên xấu.

Bốn-Từ "Như Pha lê..." trở xuống là đối với nghiệp quán sát về Báo. Văn có hai Dụ:1-Dụ về Thể của cảnh tượng trong gương trống rỗng, dụ cho tuy có mà không có, nghĩa là cảnh tượng trong gương dựa vào gương mà hiện rõ, cảnh tượng không có đến-đi, Báo từ nghiệp sinh ra sao có đến-đi?

2-Dụ về nhà ảo thuật làm cho mắt mê lầm, dụ cho

Nghiệp dẫn đến Báo, tuy không có mà có, lại Nghiệp cũng như huyễn, lại huyễn không phải là có-không có, thì đã là Trung đạo.

Năm-Từ "Nhược như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận về lợi ích của sám hối, có thể biết.

Trong phần 6 là lợi ích sâu xa của thấy nghe, có hai mục: Một-Trình bày về lợi ích của chúng khác, bởi vì lực của Tam-muội cho nên âm thanh nghe ở khắp nơi; Hai-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là chính thức phân rõ về lợi ích của căn cơ nơi ấy.

Trong mục hai có hai: 1-Lợi ích thuộc về một tầng; 2-Từ "Kỳ chư hương vân..." trở xuống là lợi ích lần lượt chuyển tiếp.

Trong mục 1, cũng có hai: a-Lợi ích đạt được pháp; b-Từ "Dĩ chúng sinh..." trở xuống là lợi ích được thấy Phật.

Trong mục a-Lợi ích đạt được pháp. Đều có chữ Cố, nghĩa là tựa như nhắc lại trước đây làm nhân, thì được thấy Phật là lợi ích, mà từ trước đến nay chưa có được ở Thập Địa... Vì sao mà nhắc lại? Chính là bởi vì bản kinh thời Tấn đều không có chữ Cố, cần phải nói là nghe thuyết giảng về hồi hướng rộng lớn của Phổ Hiền, cho nên liền đạt được Thập Địa, đạt được các Lực trang nghiêm của Tam-muội. Câu trước là đạt được phần vị, câu sau là thành tựu về Hạnh, bởi vì đạt được từng phần của Thập Lực làm trang nghiêm.

Trong mục b, là trình bày về lợi ích được thấy Phật, có ba: Một-Trình bày về nhân được thấy; Hai-Từ "Tức kiến..." trở xuống là chính thức trình bày về được thấy Phật; Ba-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là tâm cung kính phát khởi cúng dường.

Nói từ trước, là bởi vì trước đây mang hoa đến chỗ Phật, mà hãy còn chưa rải lên để cúng dường. Lỗ chân lông tự nhiên hiện ra hoa, bởi vì đã đạt được phần vị của Địa. Hoa ở đầu tiên, cho nên tóm lược nêu ra điều đó. Trước là trong hoa đã mang đến vốn có hương và tán che..., sau thấy hương-thấy tán che, tất cả đều thành tựu lợi ích.

Trong mục 2, là lợi ích lần lượt chuyển tiếp, có hai: a-Lợi ích về nghe được mùi hương; b-Lợi ích về thấy được tán che. Đều dựa vào cúng dường trước đây mà thành tựu.

Mục a-Lợi ích về nghe được mùi hương, có PhápDụ-Hợp.

Trong Pháp: Bởi vì thoát khỏi chướng ngại, cho nên đạt được niềm vui giải thoát, Dụ về bốn Thiền không có tám tai họa. Từ "Nhược hữu..." trở xuống là Hợp, bởi vì diệt trừ chướng ngại, cho nên đạt được thiện căn thanh tịnh. Chính là tướng của lợi ích.

Trong văn: Trước là hiển bày về pháp đã diệt trừ, tức là tám vạn bốn ngàn phiền não. Xưa có hai cách giải thích: Một-Nói rằng phiền não căn bản của chúng sinh có mười, nhưng sức mạnh của một phiền não (Hoặc) lại đều có mười, tức là trở thành một trăm. Xét ra phải phân làm chín phẩm, nay chỉ riêng phẩm Thượng là nặng mà tách ra làm ba phẩm, phẩm Trung-Hạ nhẹ cho nên đều làm một phẩm, hợp lại làm thành năm trăm. Lại khởi lên đối với cảnh trong-ngoài, nghĩa là năm Trần nơi Tự làm trong, lấy năm Trần nơi Tha làm ngoài, mỗi một Trần đều có năm trăm, tức là trở thành năm ngàn. Mê mờ riêng biệt về bốn Đế thì trở thành hai vạn, cọng với một ngàn căn bản thì có hai vạn một ngàn. Dựa vào Đẳng phần của ba Độc thì trở thành tám vạn bốn ngàn. Văn kinh tự nhiên đầy đủ.

Hai-Có người nói rằng: Lấy mười ác làm căn bản, lần lượt chuyển tiếp tác thành lẫn nhau, mỗi một loại đều có mười mà trở thành một trăm. Mê lầm về năm Trần nơi Tự-Tha làm thành một ngàn, chính là mê lầm về pháp môn của mười Đế, đó là bốn Đế-ba Đế, hai Đếmột Đế. Hoặc là mê lầm về mười Đế như Thuyết đếThành đế...; hoặc là mê lầm về mười Thiện, cho nên trở thành một vạn. Nhưng mê lầm về mười Đế thuộc về Không-Hữu không giống nhau, phân ra trở thành hai vạn. Hoặc là mê lầm về hai Đế của mười Thiện, cũng phân ra trở thành hai vạn, cọng với một ngàn căn bản.

Còn lại như kinh phân rõ. Nhưng hai cách giải thích đều có lý, loại bỏ hay chọn lấy tùy theo tình thức. Lại có cách giải thích khác, như kinh Hiền Kiếp..., không phải là ý của kinh này.

Sau từ "Liễu tri..." trở xuống là pháp có thể diệt trừ, nghĩa là biết rõ phiền não vốn trống rỗng mà lại không sinh khởi. Bản kinh thời Tấn nói: "Các phiền não này thảy đều trừ diệt, trừ diệt cho nên thanh tịnh, phiền não không còn mà Trí hiển bày, tức là thành tựu thiện căn sáng ngời tự tại." Nói làn hương-cột cao và áng mây, tức là thiện căn của Địa thứ chín, đến văn sau sẽ trình bày.

Mục b-Từ "Nhược hữu chúng sinh kiến kỳ cái..." trở xuống là trình bày về lợi ích thấy được tán che, trong đó có hai: Một-Chính thức trình bày về lợi ích đạt được; Hai-Từ "Phật tử, Bồ-tát trú thử..." trở xuống là trình bày về lợi ích chuyển tiếp thâu nhiếp giáo hóa.

Tiết một-Chính thức trình bày về lợi ích đạt được. Dựa theo bản kinh thời Tấn nói: "Thiện căn đã gieo trồng của một Hằng hà sa Chuyển Luân Thánh Vương, đó gọi là lưới giăng quý báu sáng ngời của những Luân vương." Vậy thì nhiều vị Luân Vương, không phải là nhiều điều thiện của một Luân Vương. Bản tiếng Phạn cũng như vậy.

Nhưng nói lưới giăng bằng vàng thanh tịnh, dựa theo kinh Anh Lạc quyển Thượng, vòng báu bằng vàng (Kim luân) thuộc về Thập Hồi Hướng, từ Địa thứ nhất trở lên đều là vòng báu bằng lưu ly (Lưu ly luân), mà số lượng vật báu tăng lên làm sai khác, thì biết xưa dịch là lưới giăng quý báu, là lưới giăng bằng vàng thù thắng (Kim võng).

Bởi vì kinh ấy nói: "Hoan Hỷ Địa có tướng vòng tròn là bảy vật báu (Tướng luân), Anh lạc là trăm vật báu, một vạn người con của Tứ Thiên Vương làm quyến thuộc, trăm Pháp thân làm trăm vị Phật trong quốc độ, giáo hóa các thế giới hệ (Thiên hạ) khắp nơi mười phương."

Về sau lược bớt không có phạm vi giới hạn của giáo hóa. Số lượng vật báu ở mỗi một Địa đều tăng lên, đến Địa thứ bảy có tướng vòng tròn là mười ba vật báu, Địa thứ tám chỉ nói tướng vòng tròn là vật báu Đại Ứng, Địa thứ chín nói tướng vòng tròn là vật báu Bạch Vân, Địa thứ mười nói tướng vòng tròn là ngọc báu Vô úy, Anh lạc sáng ngời bằng vật báu trăm vạn thần thông.

Nếu thuận theo bản kinh thời Tấn, nói Bạch Tịnh thì chính là Địa thứ chín, tức là làn hương-cột cao và áng mây tự tại sáng ngời trước đây. Nếu như vậy thì lợi ích đạt được ấy chỉ là những vật phụ thuộc, thì lưới giăng bằng vàng không có gì sai. Nếu chọn lấy Địa thứ mười làm lưới giăng bằng vàng thanh tịnh, thì chính là Địa thứ mười dùng ngọc Vô úy làm nghĩa của thanh tịnh; nhưng phạm vi giới hạn thâu nhiếp giáo hóa, giống với quả Nhiếp Báo ở Địa thứ mười trước đây, thì rõ ràng đã chứng đến Địa thứ mười rồi. Vì vậy sau Luân Vương này phát ra ánh sáng, người gặp được cũng bước lên Địa thứ mười.

Nói một Hằng sa, nghĩa là từ Địa thứ chín trở về sau, cho đến Trú thứ mười là vòng tròng bằng đồng (Đồng luân). Bởi vì phạm vi giới hạn đã giáo hóa của Địa thứ mười này, so với trước đây đã như Hằng sa rồi, cho nên bản kinh thời Tấn nói là lưới giăng quý báu của những Luân Vương, chữ Những (Đẳng) là chọn lấy trước đây.

Trong tiết hai là trình bày về lợi ích chuyển tiếp thâu nhiếp giáo hóa, có hai: 1-Trình bày về lợi ích đạt được phần vị; 2-Từ "Phật tử, như đắc Sơ thiền..." trở xuống là lợi ích về thành tựu đức.

Tiết 1-Trình bày về lợi ích đạt được phần vị, có Pháp-Dụ-Hợp.

Trong tiết a là Pháp: Trình bày thẳng vào phạm vi giới hạn của thâu nhiếp giáo hóa, như trước đã giải thích. Trong tiết b là Dụ: Trước là giáo hóa không có gián đoạn, dụ cho giáo hóa chúng sinh trong Pháp trước đây; sau là nếu có người nghe đến tên gọi thì chắc chắn sinh về quốc độ ấy, dụ cho gặp được ánh sáng này thì đạt được phần vị Thập Địa trong Hợp ở văn sau.

Trong tiết c là Hợp: Câu đầu là tổng quát hợp lại. Dựa theo bản kinh thời Tấn, từ "Diệc phục như thị..." trở xuống, thiếu câu ánh sáng tự tại phát ra từ hoa Mạnđà-la; kinh này phỏng theo trong Hợp ở Dụ sau. Nếu nói thẳng là gặp được ánh sáng này, ở văn trước không có nơi chốn phát ra ánh sáng, thì gặp được là nơi nào?

Nói đạt được Địa thứ mười, bởi vì phẩm này tổng cộng có ba lớp, đều đạt được Địa thứ mười, cho nên gọi là lợi ích lần lượt chuyển tiếp: Một-Các Thiên tử nghe trống trời thuyết pháp, đạt được Địa thứ mười; Hai-Lỗ chân lông của Thiên tử này hiện ra mây-tán che và hoa, người thấy đạt được phần vị Luân Vương, tức là Địa thứ mười; Ba-Luân Vương phát ra ánh sáng, người gặp lại đạt được Địa thứ mười.

Ba phần vị này đều như nhau, cùng một lúc nhanh chóng thành tựu, đều có nhiều loại như số vi trần. Toàn bộ là lực của một ánh sáng trong một vẻ đẹo tùy theo, ánh sáng của những vẻ đẹp khác lại càng khó nói hết.

Nói dùng lực của thiện căn đã tu tập thực hành trước kia, là hiển bày về nhân của lợi ích nhanh chóng, bởi vì tu tập thiện căn rộng khắp là nhờ vào nghe pháp rộng khắp.

Trong tiết 2 là lợi ích về thành tựu đức: a-Dụ; b-Từ "Bồ-tát..." trở xuống là Hợp.

Trong tiết a là Dụ: Ý nói cõi Dục tu tập đạt được Định cõi Sắc, dùng Nhãn của cõi Dục nhìn thấy cảnh của cõi Sắc, dụ cho nhờ vào lực của pháp mà Bồ-tát lập tức chứng thấy cảnh của Địa thứ mười khi chưa chuyển thân phàm phu. Vậy thì ba A-tăng-kỳ có thể trong một niệm mà đến, là trình bày về một thâu nhiếp tất cả. Một phần vị trải qua vô số kiếp không tận cùng, là trình bày về tất cả thâu nhiếp một. Nhanh chậm tự tại như vậy, là Viên giáo này chứ không phải là Tông khác.

Trong tiết b là Hợp: Trước là chính thức trình bày về lợi ích đạt được; sau từ "Phật tử, giả sử..." trở xuống là hiển bày về phạm vi giới hạn của cảnh.

Trong tiết trước: Nói đạt được Địa thứ mười của Bồtát, giống như là nhắc lại trong Hợp trước đây, bởi vì đức dựa vào Địa mà thành, cho nên nhắc lại. Không như vậy thì trở thành hai lần phát ra ánh sáng đều đạt được Địa thứ mười.

Nói thành tựu Nhục nhãn thanh tịnh như vậy, nghĩa là các đức thuộc về mười Nhãn trước đây, đều dựa vào Nhục nhãn của thân phàm phu mà thành tựu, cho nên dựa vào đó để kết luận.

Trong tiết sau là hiển bày về phạm vi giới hạn của cảnh, tức là hiển bày về cảnh giới rộng lớn của Nhục nhãn, Nhục nhãn hãy còn như vậy, thì những Nhãn còn lại huyền diệu không thể nói hết.

Trong văn có ba: Một-Giả thiết ví dụ, để hiển bày về nhiều cảnh giới; Hai-Chính thức trình bày về pháp có thể nhìn thấy; Ba-Kết luận về đức có nơi quay về.

Một-Giả thiết ví dụ, để hiển bày về nhiều cảnh giới, phân ba: 1-Trình bày về một lớp rộng lớn. 2-Từ "Bảo Thủ, ư nhữ ý..." trở xuống là hỏi-đáp để hiển bày về rộng lớn. 3-Từ "Bảo Thủ, thiết phục..." trở xuống là lại nhân lên số lượng trước đây, trở lại hiển bày về rộng lớn.

Hai-Từ "Như thị nhất thiết..." trở xuống là chính thức trình bày về pháp có thể nhìn thấy, có ba: 1-Thấy vô số thế giới rộng lớn trước đây, Nhục nhãn có thể nhìn thấy đã là siêu việt thù thắng, huống hồ trong một niệm hay sao? 2-Từ "Diệc kiến..." trở xuống là trình bày về nhìn thấy nhiều Đức Phật. 3-Từ "Như pha lê..." trở xuống là trình bày về tướng của nhìn thấy, vốn là không có tâm, không có đến-đi.

Ba-Từ "Bảo Thủ như thị..." trở xuống là kết luận về đức có nơi quay về, quay về pháp thiện của Luân Vương. Phần trình bày về nhân quả sai biệt, xong. Phần cuối của phẩm này, kinh đưa ra chưa hết.

---------------------------

Phẩm thứ ba mươi sáu: PHỔ HIỀN HẠNH

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 49 trong kinh).

A- Ý ĐƯA RA Trước là tổng quát, sau là riêng biệt. Tổng quát, nghĩa là hai phẩm trình bày về nhân-quả xuất hiện, cho nên tiếp theo đưa ra. Cũng gọi là nhânquả bình đẳng, nghĩa là hợp với nhân sai biệt trước đây, thành tựu về nhân tròn vẹn của Phổ Hiền ở đây, hợp với quả sai biệt, thành tựu về quả xuất hiện của Tánh Khởi. Lại bởi vì trước là dựa theo Tu mà phát sinh (Tu sinh), ở đây dựa theo Tu mà hiển bày (Tu hiển). Nếu như vậy thì vì sao lại không có thưa hỏi riêng biệt? Lại vì sao cuối cùng của quả sai biệt mà không có điềm lành chứng minh, cuối cùng của nhân bình đẳng thì lại có điềm lành xuất hiện? Tức là dùng nghĩa này để hiển bày là hợp với trước đây, nếu lại thưa hỏi riêng biệt thì có ngăn cách, bởi vì muốn hợp với trước đây cho nên không dùng điềm lành ngăn cách, pháp rộng khắp đặc biệt hiếm lạ thì nhân quả đều có điềm lành. Lại trước phải có điềm lành, bởi vì kinh đưa ra chưa hết, cho nên không có mà thôi.

Riêng biệt, nghĩa là phẩm này nhân trước-quả sau, vốn là nghĩa theo thứ tự. Cũng là giải đáp xa câu hỏi về những công hạnh ở đầu Hội thứ hai trước đây, và câu hỏi về Bổn nguyện nghĩ đến thưa thỉnh ở phẩm Bất Tư Nghị. Trước tuy đã giải đáp, mà hai phẩm sau rất vi diệu cho nên trở lại trình bày về điều đó; cũng giống như vẻ đẹp tùy theo của vô lượng tướng tốt, mà lại vi diệu ở trong vi diệu, Cổ đức tách riêng làm thành một đoạn về nhân-quả.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Đầu là tổng quát hiển bày về tên gọi-ý nghĩa của hai phẩm, dựa vào Tánh khởi Tu, dựa vào Tánh khởi Dụng, tướng sai biệt không còn thì Thể của nhân quả như nhau, cho nên nói là nhân-quả bình đẳng. Lại nhân là nhân của quả, lượng rộng khắp pháp giới; quả là quả của quả, cảnh giới như hư không. Nhân quả đều cùng tận vị lai làm lợi ích yên vui cho Hàm thức, cho nên gọi là xuất hiện.

Riêng biệt thì Phổ Hiền là tên gọi của phẩm, tức là nêu lên người để hiển bày pháp, trình bày về pháp của Hạnh này không phải là pháp theo thứ tự, Hạnh là hiển bày về pháp chứ không phải là người, Phẩm là trình bày về những công hạnh chứ không phải là nói về Thể của người. Đức rộng khắp pháp giới là Phổ, rất thuận với điều hòa thuần thiện gọi là Hiền, dựa vào Tánh thành tựu về Tu gọi là Hạnh. Nhưng Hạnh Phổ Hiền, phần nhiều các kinh có tên gọi ấy, trong phẩm tuy mở rộng, mà nay sơ lược hiển bày về mười nghĩa, để biểu thị cho Vô tận.

1- Đã mong cầu rộng khắp, nghĩa là bởi vì cần phải mong cầu chứng được pháp bình đẳng mà tất cả Như Lai đã chứng.

2- Đã giáo hóa rộng khắp, bởi vì ở đầu một mảy lông có nhiều chúng sinh mà đều giáo hóa tất cả.

3- Đã đoạn trừ rộng khắp, bởi vì không có một phiền não nào mà không đoạn trừ.

4- Đã thực hành về Hạnh thuộc Sự rộng khắp, bởi vì không có một Hạnh nào mà không thực hành.

5- Đã thực hành về Hạnh thuộc Lý rộng khắp, bởi vì ngay nơi Hạnh thuộc Sự trên đây, đều đầy đủ tánh mà xuyên suốt nguồn cội của Lý.

6- Hạnh vô ngại rộng khắp, bởi vì hai loại trên xuyên suốt đan xen với nhau.

7- Hạnh dung thông rộng khắp, bởi vì tùy theo mỗi một Hạnh mà thâu nhiếp dung thông vô tận.

8- Dụng đã khởi lên rộng khắp, bởi vì Dụng không có gì không thuận theo, không có gì không đầy đủ.

9- Nơi chốn đã thực hành rộng khắp, bởi vì tám môn trên đây có khắp vô số thế giới như lưới giăng của Đế Thích, mà tu tập thực hành tất cả.

10- Thời gian đã thực hành rộng khắp, bởi vì tận cùng thời gian ba đời, niệm-kiếp viên dung mà không có kỳ hạn cuối cùng.

Mười Hạnh trên đây đan xen mà không lẫn tạp, hòa vào với nhau trùng trùng, Thiện Tài đi vào một sợi lông của Phổ Hiền, mà pháp môn đã đạt được, vượt qua các Thiện hữu bội lần không thể nói hết. Lại mười Hạnh trên đây tổng quát thu vào làm hai: Nếu Phổ Hiền sau phần vị, thì đạt được quả không rời bỏ nhân, xuyên suốt tận cùng thời gian vị lai là Hạnh Phổ Hiền, dùng người để làm sáng tỏ về pháp là Hạnh của Phổ Hiền. Nếu Phổ Hiền trong phần vị-trước phần vị, thì dùng đức để thành tựu người, chỉ tu tập về Hạnh rộng khắp thì gọi là Phổ Hiền, cũng bởi vì Phổ Hiền tức là Hạnh, cho nên chỉ thuận theo tên gọi của Hạnh. Nếu chỉ riêng Phổ Hiền sau phần vị, thì Hạnh của Phổ Hiền không có thiết lập ở phần vị dưới.

Mở rộng giải thích về Phổ Hiền, phân rõ như Hội thứ nhất.

C- TÔNG THÚ: Cũng trước là tổng quát, sau là riêng biệt.

Tổng quát, dùng hai phẩm trình bày về nhân quả bình đẳng làm Tông, hợp với sai biệt trước đây làm Thú. Riêng biệt, dùng phẩm này trình bày về nhân tròn vẹn bình đẳng làm Tông, thành tựu quả bình đẳng không hai làm Thú.

D- TRONG GIẢI THÍCH VĂN, có hai: Phẩm này phân rõ về nhân, phẩm sau trình bày về quả.

Trong phẩm này cũng có hai: Trước là Trường hàng thẳng thắn trình bày, sau là dùng kệ trở lại hiển bày.

Trước là Trường hàng, lại có hai: Một-Chính thức thuyết giảng; Hai-Điềm lành chứng minh.

Phần một cũng có hai: 1-Trình bày về nhân thuyết giảng; 2-Từ "Phật tử, Ngã bất kiến..." trở xuống là chính thức trình bày về nghĩa này.

Trong phần 1 cũng có hai: a-Nêu lên thuyết giảng phần ít trước đây; b-Đưa ra giải thích về nguyên cớ.

Phần a-Phổ Hiền thuyết giảng, là dùng người để biểu thị cho pháp.

Nói như trước đây: 1-Gần thì nêu ra một phẩm Tùy Hảo trước đây, vì chúng sinh chướng ngại nặng nề ở địa ngục, mà sơ lược thuyết giảng về Dụng thuộc phần ít của vẻ đẹp tùy theo, mở rộng thuyết giảng thì khó suy nghĩ. 2-Tổng quát nêu ra quả đã thuyết giảng trước đây, là cảnh giới thuộc phần ít, bởi vì vô lượng vô biên quả bặt dứt ngôn từ. 3-Xa thì bao gồm nhân quả sai biệt, tuy có nghĩa của viên dung, mà bởi vì nhân quả phân ra khác nhau theo thứ tự của năm phần vị, tùy theo cơ-dựa vào bệnh, chưa tận cùng nguồn cội của pháp, cho nên gọi là phần ít. Bởi vì hiển bày về nhân quả bình đẳng sau này, tùy theo pháp tánh mà thuyết giảng về nhân quả viên dung, cho nên gọi là thuyết giảng rộng lớn.

Trong phần b-Đưa ra giải thích về nguyên cớ. Ý đưa ra nói: Vì sao trước đây gọi là thuyết giảng phần ít? Văn giải thích có hai ý: 1-Thành tựu phần trước, sở dĩ chư Phật Thế Tôn xuất thế, là bởi vì chúng sinh có mười lỗi lầm như Vô minh..., chưa thích hợp để mở rộng thuyết giảng, cho nên trước phải trình bày về những sai biệt. 2-Sinh khởi phần sau, nghĩa là chúng sinh đã lỗi lầm thêm nhiều chướng ngại dây dưa không có tận cùng, bởi vì một đối trị thì tất cả đối trị, một hiện rõ thì tất cả hiện rõ, chúng sinh không có tận cùng, nhân quả cũng cùng tận thời gian vị lai, tùy theo những điều trước đây bởi vì chưa tận cùng.

Nói về mười lỗi lầm: 1-Vô minh. 2-Dấy lên hành ác. Bản kinh thời Tấn gọi là các Triền, thì cũng là Hoặc. Hai loại này là tổng quát. Sáu loại tiếp đều là Vô minh. 3-Chấp Ngã và Ngã sở. 4-Đắm theo Thân kiến, Địa thứ sáu nói thế gian thọ thân đều bởi vì đắm theo Ngã. 5-Bởi vì ba điên đảo-bốn điên đảo... mà không thể nào quyết đoán. 6-Trái ngược rời xa Chánh lý. 7-Biến kế phân biệt. 8-Kiết sử ràng buộc luôn luôn đi theo. 9-Trôi theo dòng sinh tử, nghĩa bao gồm Nghiệp-Khổ, bởi vì trôi theo nhân-trôi theo quả. 10-Cách xa đạo của Như Lai, bởi vì đi theo con đường sai trái. Đây là kết luận thành tựu về sai lầm ấy. Tên gọi của Kiết-Phược... như bình thường đã phân rõ.

Trong phần 2 là chính thức trình bày về Hạnh Phổ Hiền, có hai: a-Trình bày về pháp thụ động đối trị rộng nhiều; b-Từ "Thị cố chư Bồ-tát..." trở xuống là chủ động đối trị rất vi diệu.

Phần a-Trình bày về pháp thụ động đối trị rộng nhiều. Một phiền não đã trở thành trăm vạn chướng ngại, thì một chướng ngại là nghĩa của tất cả chướng ngại, thì tất cả phiền não đều như vậy. Nay thuận theo loại nặng nề mà nói, trong văn có ba mục: Một-Nêu lên; Hai-Đưa ra giải thích; Ba-Kết luận thành tựu.

Mục một-Nêu lên: Tổng quát nêu lên nóng giận là nặng nề nhất, bởi vì ngoài nóng giận ra, trải qua suy xét tìm tòi khắp nơi, không có một hành ác nào nặng nề như nóng giận. Bản kinh thời Tấn nói: "Một tâm nóng giận khởi lên, trong tất cả các hành ác không có gì vượt qua hành ác này." Kinh Quyết Định Tỳ Ni nói: "Bồ-tát thà rằng khởi lên trăm ngàn tâm tham lam, chứ không khởi lên một tâm nóng giận, bởi vì trái ngược làm hại Đại Bi không có gì vượt qua tâm nóng giận này." Kinh Bồ Tát Thiện Giới cũng giống như ở đây nói.

Nói đối với Bồ-tát khác, là nếu khởi tâm nóng giận đối với Bồ-tát thì lỗi lầm ấy rất nặng nề, bởi vì khiến cho Bồ-tát phế bỏ Đại Hạnh. Vì vậy trong kinh Đại Bát Nhã nói: "Thiên ma thấy các Bồ-tát tranh cãi đúng sai lẫn nhau, thì vô cùng vui mừng hơn hẳn bình thường."

Mục hai-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích.

Trong giải thích có hai: 1-Tổng quát hiển bày; 2-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là đưa ra. Nêu lên tuy là trăm vạn mà tóm lược nêu ra trăm môn. Người xưa dựa vào phần vị phân làm năm: Một-Chướng ngại đến Hạnh của Thập Tín; Hai-Từ "Bất lạc Phật pháp..." trở xuống là chướng ngại đến Hạnh của Thập Trú; Ba-Từ "Bất đắc Bồ-tát chư căn..." trở xuống là chướng ngại đến Hạnh của Thập Hạnh; Bốn-Từ "Lạc phỉ báng nhất thiết..." trở xuống là chướng ngại đến Hạnh của Thập Hồi Hướng; Năm-Từ "Bất lạc dữ Bồ-tát đồng trú..." trở xuống là chướng ngại đến Hạnh của Thập Địa.

Nói miệng chướng ngại như dê câm, đây là chướng ngại của Nhĩ căn, bởi vì sinh nơi biên địa không nghe đến pháp, vì thế cho nên miệng không nói được điều gì. Chướng ngại của Thiệt căn, tiếp về sau tự nhiên rõ ràng. Người xưa kết luận rằng: "Vạn hạnh của Bồ-tát không vượt qua năm phần vị này, một tâm nóng giận khởi lên thì tất cả lập tức chướng ngại." Cách giải thích này không phải là không có lý, như tâm địa bất chính mà mong cầu giáo pháp, lẽ nào chỉ có chướng ngại đối với Địa thôi sao? Vậy thì biết bao gồm chướng ngại tất cả, phần vị Tín hãy còn không khởi lên, huống hồ phần vị sau hay sao? Lại thụ động chướng ngại đến pháp giới như lưới giăng của Đế Thích trùng trùng, chủ động chướng ngại giống như thụ động chướng ngại, cũng đều là vô tận, cho nên biết rằng trăm vạn hãy còn là tóm lược trình bày.

Mục ba-Từ "Phật tử, nhược Bồ-tát..." trở xuống là kết luận thành tựu, có thể biết.

Trong phần b là chủ động đối trị rất vi diệu, có hai mục: Một-Chính thức hiển bày; Hai-Kết luận khuyến khích.

Mục một-Chính thức hiển bày, văn có sáu phần vị, mỗi phần vị đều có mười Hạnh, đầu là một phần vị bắt đầu tu tập, sau là năm phần vị thành tựu lợi ích. Năm phần vị sau lần lượt chuyển tiếp dựa vào phần vị đầu, là bởi vì đầu đã thâu nhiếp sau, một đối trị thì tất cả đối trị. Thuyết giảng có trước-sau mà đạt được thì cùng một lúc. Phần vị thứ nhất, phân hai mục: 1-Nêu lên khuyến khích tu tập; 2-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là đưa ra và kết luận. Trong đó, mười pháp thâu nhiếp làm thành năm cặp, phân rõ về năm loại tu tập: Hai cặp đầu dựa theo người trình bày về tu tập khiêm cung, bởi vì cung kính người trên, thương yêu người dưới. Hai cặp tiếp dựa vào pháp trình bày về tu tập chân chính, bởi vì thuận theo giáo pháp, nhận biết sự việc. Hai cặp tiếp dựa theo tâm hạnh trình bày về tu tập rộng lớn, bởi vì vui thích Đại Hạnh, vững vàng Đại Tâm. Hai cặp tiếp dựa theo Trí trình bày về tu tăng thắng, bởi vì bên trong tiến vào Trí của quả, bên ngoài khởi lên biện giải thù thắng. Hai cặp sau dựa theo Bi Nguyện trình bày về tu tập trong thời gian dài, bởi vì chúng sinh vô tận mà tâm Bi giáo hóa không mệt mỏi, thế giới vô biên mà Nguyện trú vào không tham đắm.

Phần vị thứ hai-Thanh tịnh: Dựa vào Hạnh tu tập đúng đắn trước đây, mà luôn luôn thành tựu lìa xa nhiễm. Trong văn có hai mục: 1-Tiếp theo phần trước phát khởi phần sau; 2-Đưa ra số lượng, nêu bày tên gọi. Các phần vị sau đều dựa theo đây.

Trong mục 2 là nêu bày, có mười câu theo thứ tự mười câu trước mà thành tựu:

Một-Bởi vì không rời bỏ chúng sinh, cho nên thông hiểu về pháp sâu xa thanh tịnh; bởi vì chúng sinh đều có Phật tánh, ngay nơi Vọng mà Chân, vốn là pháp sâu xa. Hai-Bởi vì cung kính người trên, cho nên có thể gần gũi. Ba-Bởi vì không bài báng, cho nên có thể bảo vệ.

Bốn-Bởi vì nhận biết về vô tận, cho nên hiểu rõ như hư không.

Năm-Bởi vì Hạnh của Bồ-tát không tách lìa pháp giới, cho nên tiến sâu vào.

Sáu-Bởi vì nhận biết tâm Bồ-đề sánh bằng hư không, cho nên vô biên.

Bảy-Bởi vì quán sát Bồ-tát đều giống nhau, quán sát này có thể tiến vào Phật lực, cho nên gọi là Căn.

Tám-Bởi vì tinh tiến tu tập không lơi lỏng, cho nên không đắm theo kiếp số.

Chín-Bởi vì giáo hóa không hề thỏa mãn, cho nên quán sát chúng sinh đã giáo hóa-chưa giáo hóa... trong ba đời.

Mười-Bởi vì Nguyện trú trong thế giới, cho nên có thể tu tập tất cả các pháp của Phật.

Phần vị thứ ba-Trí rộng lớn: Cấu nhiễm đã loại bỏ, Trí căn bản tự nhiên sáng ngời, nhận biết xứng với Tánh-Tướng, cho nên nói là rộng lớn. Cũng thuận theo mười câu trước đây và theo thứ tự mà thành tựu, nhưng có tách ra và hợp lại, e rằng phiền phức cho nên không phối hợp, tùy theo thích hợp mà thuyết giảng.

Phần vị thứ tư-Tiến vào khắp nơi: Sự tùy theo-Lý dung thông, xưa nay ngay trong nhau-hòa vào nhau, Trí hiểu rõ pháp vốn như vậy, không có cảnh nào không thông suốt, cho nên thân tâm đều hòa vào nhau. Cũng thuận theo ba phần vị trước sinh ra, có thể dùng ý hiểu được. Không phải là căn, bởi vì Cảnh-Thức và Lý đều không phải là căn.

Phần vị thứ năm-Tâm thù thắng vi diệu: Dựa vào pháp nhận biết trước đây vốn dung thông, thì Sự-Lý không có ngăn ngại, ứng với căn cơ thành tựu lợi ích, gọi là tâm thù thắng vi diệu. Thuận theo bốn phần vị trước sinh ra, cũng có thể dùng ý hiểu được.

Phần vị thứ sáu-Trí phương tiện khéo léo: Dựa vào Sự-Lý không có ngăn ngại trước đây, nay thì QuyềnThật quyết đoán, gọi là Trí phương tiện khéo léo. Văn có mười một câu, hai câu sau hợp lại làm một, còn lại đều như thứ tự, thuận theo mười câu trước mà thành tựu: Một-Bởi vì ngay nơi ngôn ngữ không còn ngôn ngữ, cho nên trở thành rất sâu xa.

Hai-Bởi vì không có nương tựa, cho nên rộng lớn.

Ba-Bởi vì như dựa vào Không mà sinh ra Sắc, cho nên có thể thuyết giảng đủ loại.

Bốn-Bởi vì trú vào không có hai bên, cho nên chứng được bình đẳng.

Năm-Bởi vì hiểu rõ Chủng Trí sâu xa bí mật, cho nên hiểu rõ sai biệt.

Sáu-Bởi vì không có sai khác, cho nên hoàn toàn giống nhau.

Bảy-Nếu không có nghi ngờ mê hoặc, thì trang nghiêm cho pháp của Phật.

Tám-Bởi vì bình đẳng, cho nên thành tựu phương tiện như nhau.

Chín-Pháp ba đời dựa theo môn sai biệt làm thành vô lượng phương tiện.

Mười-Bởi vì trú trong Phật lực, có thể nhận biết vô biên chư Phật, cho nên tự lực không lui sụt.

Thuận theo mười câu trước đã như vậy, thì thuận theo phần vị trước cũng như vậy. Như vậy lần lượt chuyển tiếp không tách lìa phần vị bắt đầu tu tập, tùy theo một pháp đã đầy đủ tất cả rồi.

Mục hai-Từ "Phật tử, Bồ-tát..." trở xuống là kết luận khuyến khích, một Hạnh có thể đầy đủ tất cả các Hạnh, cho nên nhanh chóng đạt được Bồ-đề.

Trong phần hai-Từ "Nhĩ thời Phật..." trở xuống là chứng minh thành tựu, có hai: 1-Hiện rõ điềm lành chứng minh, trong đó: Trước là thế giới này; sau từ "Như thử..." trở xuống kết luận nối thông. 2-Từ "Nhĩ thời chí thập phương..." trở xuống là các Bồ-tát chứng minh, cũng: Trước là nơi quốc độ này; sau từ "Như thử..." trở xuống là kết luận nối thông.

Nói thọ ký pháp sâu xa, là bởi vì sử dụng một ít công sức mà mau chóng đạt được Bồ-đề. Cùng tên gọi Phổ Hiền, là bởi vì đều có Hạnh này. Cảnh giới thù thắng rộng khắp, là bởi vì dựa vào pháp rộng khắp này thật là thù thắng. Cột cao tự tại rộng khắp, là bởi vì Hạnh này thành tựu về quả cao vượt lên không có gì ngăn ngại.

Trong phần sau là dùng kệ trở lại hiển bày, có hai: Một-Tự thuật; hai-Chánh tụng.

Phần một-Tự thuật, cũng có hai: 1-Nghi thức thuyết kệ; 2-Từ "Dục khai..." trở xuống là ý thuyết kệ, phần này có mười ý, trong kệ đều đầy đủ, văn hiển bày có thể biết.

Trong phần hai-Chánh tụng, có một trăm hai mươi mốt kệ, phân hai: 1-Có hai mươi bốn kệ, tụng phần hiển bày về phạm vi giới hạn của thuyết giảng; 2-Chín mươi bảy kệ còn lại đều chính thức phân rõ về tướng của Hạnh Phổ Hiền. Đây là kệ tụng (Già-đà) cùng với Trường hàng trước kia, đan xen với nhau cùng hiển bày về Hạnh của Phổ Hiền, trước là sơ lược trình bày về mười pháp lần lượt chuyển tiếp sinh khởi lẫn nhau, ở đây thì mở rộng hiển bày về các môn, lược bớt không có lần lượt chuyển tiếp. Lại trước là phần nhiều hiển bày về Thể, ở đây thì nhiều phân rõ về Dụng.

Trong phần 1-Có hai mươi bốn kệ, phân hai: a-Có một kệ, tụng về phần khuyên nhủ lắng nghe, nhận lời thuyết giảng; b-Hai mươi ba kệ còn lại, tụng về phần chính thức nêu ra phạm vi giới hạn.

Trong phần b phân hai mục: Một-Có chín kệ, tụng phần nhận lời thuyết giảng về Hạnh Bồ-tát quá khứ. Hai-Từ "Ư nhất Hiền kiếp..." trở xuống, tụng phần nhận lời thuyết giảng về Hạnh Bồ-tát của chư Phật ba đời.

Trong mục hai, có hai: 1-Có ba kệ, tụng phần nêu ra nơi chốn-thời gian thuyết giảng, hai kệ đầu nói về thời gian, một kệ sau nói về nơi chốn. 2-Có mười một kệ, tụng phần trình bày về Hạnh đã thuyết giảng, trong đó: Bốn kệ trước, tụng về Hạnh xuất thế của chư Phật, tức là Hạnh Phổ Hiền, cho nên gọi là nhân quả viên dung; bảy kệ sau, tụng về Hạnh thuộc Nguyện Trí là ba Luân của Bồ-tát, tức là Hạnh Phổ Hiền.

Phần 2-Từ "Ư nhất vi trần..." trở xuống là chính thức hiển bày về Hạnh Phổ Hiền, có chín mươi bảy kệ, phân hai: a-Có sáu mươi bảy kệ, tụng phần trình bày về Hạnh là Đại Trí ngay nơi Bi; b-Từ "Vị an giả..." trở xuống có ba mươi kệ, tụng về Hạnh là Đại Bi ngay nơi Trí.

Phần a-Có sáu mươi bảy kệ, tụng phần trình bày về Hạnh là Đại Trí ngay nơi Bi, có mười loại Hạnh:

Một-Có năm kệ, tụng về Hạnh khéo léo tiến vào Đế võng.

Hai-Có mười bảy kệ, tụng về Hạnh vi tế tiến sâu vào thời gian-nơi chốn.

Ba-Từ "Thế giới cập Như Lai..." trở xuống có ba kệ, tụng trình bày về Hạnh bí mật hiểu rõ tâm Phật: Một kệ rưỡi trước thâu nhiếp phần trước phát khởi phần sau, một kệ rưỡi sau chính thức hiển bày về có thể hiểu rõ điều khó hiểu rõ.

Bốn-Có mười kệ, tụng về Hạnh hiểu rõ sự thâu nhiếp giáo hóa của chư Phật ba đời.

Năm-Từ "Xuất sinh..." trở xuống có hai kệ, tụng về Hạnh của sáu căn vô ngại.

Sáu-Có ba kệ, tụng về Hạnh như giáo hóa không có giới hạn. Bảy-Từ "Chư Phật thậm thâm..." trở xuống có mười kệ, tụng về

Hạnh tự tại đối với ba thế gian, sự huyền diệu trong này nên suy nghĩ kỹ càng.

Tám-Có sáu kệ, tụng phần riêng biệt trình bày về Hạnh tự tại đối với Trí chánh giác thế gian.

Chín-Từ "Như Lai Pháp thân tạng..." trở xuống có năm kệ, tụng về Hạnh không phải Thân mà thị hiện Thân. Pháp thân tạng, tức là Tạng thân trước đây thuộc về Tự Thể của Bồ-tát Phổ Hiền, ngôn từ rộng khắp cũng giống như vậy.

Mười-Có sáu kệ, tụng về Hạnh không phải Lượng mà thị hiện Lượng.

Trong phần b-Hạnh là Đại Bi ngay nơi Trí, có ba mươi kệ, cũng có mười Hạnh:

Một-Có bốn kệ, tụng về Hạnh không có trú vào mà thâu nhiếp giáo hóa.

Hai-Có bốn kệ, tụng về Hạnh không phải Thân mà thị hiện Thân.

Ba-Có một kệ, tụng về Hạnh phân bố Xá-lợi.

Bốn-Có hai kệ, tụng về Hạnh nhận biết Đại tâm của Phật. Năm-Có ba kệ, tụng về Hạnh thuộc Pháp luân tiến sâu vào.

Sáu-Từ "Vô lượng vô biên..." trở xuống có năm kệ, tụng về Hạnh nhận biết rõ ràng căn khí.

Bảy-Có ba kệ, tụng về Hạnh hiểu rõ nghiệp-phiền não của thế gian.

Tám-Có năm kệ, tụng về Hạnh thông hiểu CănCảnh vô ngại. Chín-Có một kệ, tụng về Hạnh nhận biết bốn loại thuyết pháp, mà thuyết giảng về thế giới..., tóm lược có ba nghĩa: 1-Dựa theo Lực nối thông; 2-Dựa theo dung thông, bởi vì một thuyết giảng thì tất cả thuyết giảng; 3-Dựa theo Lý hiển bày, là thuyết giảng về Bồtát tiếp xúc với cảnh đều nhận biết rõ ràng, thì tiếp xúc với chủng loại mà thành tựu giáo hóa, như cơm thơm...

Mười-Hai kệ cuối cùng, tụng về Hạnh thâu nhiếp giáo hóa trong ba đời.

Trình bày về nhân bình đẳng, xong.

QUYỂN 49

Phẩm thứ ba mươi bảy: NHƯ LAI XUẤT HIỆN

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 50 trong kinh).

A- Ý ĐƯA RA Phẩm trước trình bày về nhân xứng với quả, phẩm này phân rõ về quả giống như nhân, Thể tuy bình đẳng mà không hủy hoại hai tướng, bởi vì trước nhân-sau quả, là nghĩa theo thứ tự. Cũng bởi vì giải đáp về ý niệm Xuất Hiện ở phẩm Bất Tư Nghị trước đây, vốn là giải đáp câu hỏi về những công hạnh ở Hội thứ hai. Kết hợp giải thích như trước.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Như Lai là người có pháp, tức là tên gọi chung của ba Thân-mười Thân. Xuất Hiện là pháp dựa vào người, tổng quát trình bày về Dụng của giáo hóa, Dụng của quả.

Như Lai tuy thấy ở văn trước, mà đối với Xuất Hiện, cho nên trở lại phân rõ về mười Thân đều có Xuất Hiện, tạm thời dựa vào ba Thân để trình bày.

Nhưng mà Lai tức là Xuất Hiện, bởi vì nói cho biết rõ ràng mà phân ra người-pháp, cho nên trở lại phân rõ về điều đó.

Nếu dựa vào Như Lai của Pháp thân, thì các pháp như Nghĩa-như Lý, luôn luôn hiện rõ gọi là Xuất Hiện. Vì vậy văn nói: Hiện rõ rộng khắp tất cả mà không có gì hiện rõ. Lại nói: Thể tánh bình đẳng không tăngkhông giảm...

Nếu dựa vào Báo thân, nương theo đạo Như Thật mà đến thành Chánh giác, cho nên gọi là Như Lai. Công đức của tánh vốn có cùng một lúc lập tức hiển bày, gọi là Xuất Hiện. Vì vậy văn nói: Lúc Như Lai thành tựu Chánh giác, đối với tất cả các nghĩa không có gì nghi ngờ mê hoặc, thấy tất cả chúng sinh khắp nơi thành tựu Chánh giác...

Nếu dựa vào Hóa thân, thì nương theo Tát-bà-nhã Thừa mà đến giáo hóa chúng sinh, cho nên gọi là Như Lai, là Đại Dụng ứng với cơ duyên cùng một lúc Xuất Hiện. Văn nói: Dùng lực của Bổn nguyện mà hiện rõ thân Phật, khiến cho nhìn thấy Đại thần biến của Như Lai. Lại nói: Tùy theo những năng lực ấy, tùy theo những thế lực ấy, ở dưới tán cây Bồ-đề, dùng đủ loại thân để thành tựu Chánh giác...

Nay bởi vì Phật thì mới mà đã từng có thành tựu, không hề có hai Thể. Thành tựu thì mới mà đã từng có Phật, Pháp-Báo tựa như phân biệt. Không có lúc nào không Ứng, cho nên ngay nơi Chân mà Ứng. Ứng tùy theo Tánh khởi, cho nên ngay nơi Ứng mà Chân. Ba Phật viên dung, mười Thân vô ngại, cho nên phân rõ về Ứng mà hiện rõ tức là hiển bày về Chân mà thành tựu.

Vì vậy bản kinh thời Tấn gọi là Tánh Khởi, chữ Tánh tuy là nghĩa thêm vào mà không sai với Lý chung. Bởi vì Ứng tuy thuận theo duyên mà không trái với Tánh. Bởi vì không có gì không từ pháp giới này mà xuất hiện. Bởi vì thanh tịnh làm mất đi tạp nhiễm thì Tánh lập tức Khởi. Nếu tách lìa đối với duyên thì Tánh không thể nói được, cho nên sau thêm vào Tánh Khởi Bồ-tát, biểu thị cho pháp đã thuyết giảng, bởi vì Vọng tuy ngay nơi Chân mà không thuận với Tánh.

Nay bởi vì nghĩa của Khởi hàm chứa nhiều mà thẳng thắn nói là Xuất Hiện, thuận theo Tánh, thuận theo Nhân, thuận theo Chân, thuận theo Cảm, đều vốn là Xuất Hiện. Nếu chỉ phân rõ về Ứng thân Xuất Hiện, thì không những mất đi hai nghĩa trước, mà cũng chưa đủ để hiển bày về sâu xa, sao có thể dung thông với Quả sai biệt trước đây? Nếu dùng Lai làm nghĩa của Hiện, thì Như Lai tức là Xuất Hiện, là Trì nghiệp thích. Nếu phân biệt người-pháp, thì ba nghĩa đều là Xuất Hiện của Như Lai, bởi vì chọn ra những nghĩa Xuất Hiện khác.

C- TÔNG THÚ: Xuất hiện bình đẳng làm Tông, dung thông với Quả sai biệt làm Thú.

D- CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN, văn phân làm bảy phần: Một-Phần gia hộ; Hai-Phần căn bản; Ba-Phần thưa thỉnh; Bốn-Phần thuyết giảng; Năm-Phần hiển bày danh hiệu và thọ trì; Sáu-Phần biểu hiện điềm lành chứng minh thành tựu; Bảy-Phần kệ tụng tổng quát thâu nhiếp.

Phần một-Phần Gia hộ, có hai: 1-Ánh sáng từ lông trắng giữa chặng mày phát ra gia hộ cho vị Chủ thưa thỉnh; 2-Ánh sáng từ miệng phát ra gia hộ cho vị Chủ thuyết giảng.

Trong phần 1-Ánh sáng gia hộ cho vị Chủ thưa thỉnh, có ba: a-Ánh sáng; b-Gia hộ; c-Lợi ích.

Trong phần a-Ánh sáng, có mười phân ba mục:

Mục một-Nơi phát ra ánh sáng: Giữa chặng mày (My gian), là biểu thị cho chứng đạt Trung đạo, bởi vì lìa xa hai bên Hữu-Vô; biểu thị cho đạo Vô trú, bởi vì lìa xa hai bên Chân-Ứng. Lông trắng dài nhỏ (Bạch hào), là biểu thị cho tánh Vô cấu đã xuất hiện, bởi vì xuất hiện có thể giải thích về các Giáo căn bản.

Mục hai-Từ "Phóng Đại..." trở xuống là phân rõ về tên gọi của ánh sáng, bởi vì Thể như pháp đã thuyết giảng.

Mục ba-Từ "Vô lượng..." trở xuống có tám mục, đều là nghiệp của ánh sáng: 1-Ánh sáng quyến thuộc tức là nghiệp của nhân, tổng quát thâu nhiếp các pháp, đều từ đây mà sinh ra; 2-Từ "Kỳ quuang..." trở xuống là nghiệp mở rộng; 3-Từ "Hiển hiện..." trở xuống là nghiệp cung kính; 4-Từ "Giác ngộ..." trở xuống là nghiệp giác ngộ; 5-Từ "Trừ diệt..." trở xuống là nghiệp ngăn chặn; 6-Từ "Ánh tệ..." trở xuống là nghiệp hàng phục; 7-Từ "Hiển thị..." trở xuống là nghiệp thị hiện; 8-Từ "Tác thị..." trở xuống là nghiệp cuộn lại.

Phần b-Từ "Nhập Như Lai..." trở xuống là chính thức trình bày về tướng gia hộ. Sở dĩ gia hộ cho Bồ-tát này, bởi vì đã hiển bày như tên gọi. Tánh có hai nghĩa: Một-Nghĩa về chủng tánh, do nhân mà dấy khởi; Hai-Nghĩa về pháp tánh, hoặc là Chân-hoặc là Ứng, đều từ đây mà sinh ra.

Cũng có cách giải thích rằng: Diệu Đức này tức là gia hộ cho Văn Thù thuyết giảng về pháp môn này xứng với Tánh Khởi. Cách giải thích này không trái với Lý chính, bởi vì Đại Trí của Văn Thù là chủ động hiển bày, pháp giới của Phổ Hiền là thụ động hiển bày, mà cùng thành tựu sự xuất hiện của Đức Tỳ-lô Giá-na; cũng là Giải-Hạnh đầy đủ, cho nên Đức Phật xuất hiện. Từ đỉnh đầu tiến vào, là tướng gia trì tận cùng của Diệu Trí, mới có thể biểu hiện được.

Trong phần c-Từ "Thời thử đạo tràng..." trở xuống là lợi ích của gia hộ, có hai mục: Một-Đại chúng cùng vui mừng, bởi vì biết pháp sẽ phủ khắp; Hai-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là Diệu Đức hiểu rõ ý chỉ, bởi vì nhận biết khiến cho mong cầu vị Chủ thuyết giảng.

Trong mục hai, có hai: 1-Trường hàng, thân tâm bày tỏ cung kính, Kị là quỳ dài. 2-Kệ tụng ca ngợi thưa thỉnh, có mười kệ phân hai: Năm kệ trước là ca ngợi, năm kệ sau là thưa thỉnh.

Trong năm kệ trước: Một kệ đầu là tổng quát ca ngợi bày tỏ cung kính, bốn kệ sau là riêng biệt ca ngợi. Trong mục phát ra ánh sáng có ca ngợi về Nhân, ca ngợi về Quả, ca ngợi về Dụng..., văn đều có thể biết.

Trong năm kệ sau: Một kệ đầu là tự nói rõ lợi ích đạt được, tức là hiểu rõ ý chỉ; một kệ tiếp là hiểu rõ ý thưa thỉnh của Đại chúng; một kệ tiếp là ca ngợi Đại chúng có thể nghe; một kệ tiếp là nói rõ Đức Phật khiến cho thưa thỉnh; một kệ sau là chính thức mong cầu vị Chủ thuyết giảng, bởi vì đã hiểu rõ ý của Đức Phật, cho nên không thưa thỉnh Đức Phật.

Phần 2-Ánh sáng từ miệng phát ra gia hộ cho vị Chủ thuyết giảng, bởi vì nêu ra vị đã đực thưa thỉnh.

Trong văn có ba: a-Ánh sáng; b-Gia hộ; c-Lợi ích.

Phần a-Ánh sáng, cũng có mười: Một-Nơi phát ra, từ miệng phát ra, bởi vì biểu thị cho Giáo đạo truyền bá thông suốt. Hai-Bởi vì ánh sáng khiến cho đạt được biện tài vô ngại, không sợ hãi Đại chúng và Lý sâu xa. Còn lại như trước đã phân rõ.

Trong phần b-Từ "Nhập phổ..." trở xuống là gia hộ. Tiến vào miệng, là Giáo pháp dùng miệng mà truyền bá, bởi vì như Đức Phật thuyết giảng. Gia hộ cho Phổ Hiền, là quả của Hạnh Phổ Hiền, bởi vì pháp giới đã chứng do Lý mà hiển bày.

Trong phần c-Từ "Kỳ quang nhập..." trở xuống là trình bày về lợi ích, bởi vì chọn ra thầy trò, chỉ ngoại trừ Như Lai.

Trong phần hai-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là phần Căn bản, có ba: 1-Đưa ra sự việc mà thưa hỏi; 2-Dẫn ra ví dụ để giải đáp, giải đáp tức là Căn bản; 3-Từ "Thuyết thị ngữ..." trở xuống là biểu hiện điềm lành chứng minh thành tựu, hiển bày về thuyết giảng thật là hiếm thấy, bởi vì mới nghe đến tên gọi ấy thì đã có điềm lành chứng minh. Mặt đất rung động, là bởi vì Đại pháp sắp hiển bày, Đại phiền não sắp bị sụp đổ. Nêu ra thưa hỏi về ánh sáng của pháp, là âm thầm gia hộ Trí tuệ mà giúp cho phát khởi thưa thỉnh.

Trong phần ba-Từ "Thời Tánh Khởi..." trở xuống là phần Thưa thỉnh, có hai: 1-Trường hàng; 2-Kệ tụng. Trong phần 1 có bốn: a-Tổng quát nêu ra pháp thưa thỉnh; b-Từ "Phật tử, thử chư..." trở xuống là ca ngợi

Đại chúng có thể nghe; c-Từ "Phật tử, nhữ dĩ..." trở xuống là ca ngợi vị Chủ thuyết giảng đầy đủ đức; d-Từ "Thiện tai..." trở xuống là nêu lên chương mục thưa thỉnh riêng biệt.

Hai phần a-b có thể nhận biết.

Trong phần c riêng biệt ca ngợi về mười sự việc: Một-Cúng dường nhiều Đức Phật, bởi vì chắc chắn đã từng nghe. Hai-Thành tựu Diệu Hạnh, bởi vì đã từng tu tập. Ba-Định tự tại, bởi vì có nơi nương tựa. Bốn-Bởi vì tự mình chứng thực tiến vào. Năm-Bởi vì nhận biết về Giáo đạo. Sáu-Bởi vì trừ bỏ nghi ngờ của người khác. Bảy-Bởi vì lực của bề trên gia hộ. Tám-Bởi vì hiểu rõ căn khí. Chín-Bởi vì có thể tùy theo thuyết giảng. Mười-Bởi vì ý sâu xa thuận với Trí mà đến được Niết-bàn. Từ "Hữu như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận, bởi vì đã có đức thuyết giảng cho nên có thể thích hợp mà thuyết giảng.

Trong phần d là nêu lên chương mục thưa thỉnh riêng biệt, có hai mục:

Mục một-Câu đầu là ca ngợi khéo léo tiếp theo ba phần trước đây.

Mục hai-Nêu ra mười sự việc để hiển bày về Vô tận: 1-Pháp xuất hiện của Như Lai, đây là tướng tổng quát, tổng quát tích tập nhiều duyên mà thành tựu về pháp xuất hiện, pháp hàm chứa duy trì quy phạm (Trì quỹ). Chín sự việc còn lại là riêng biệt: 3 loại đầu tức là ba nghiệp bí mật. 4-Cảnh tức là nơi duyên vào của Trí, cũng là cảnh thuộc phạm vi giới hạn. 5-Dựa vào cảnh để tu tập thực hành nối thông với nhân, nối thông với quả. 6-Thành đạo Bồ-đề. 7-Thành đạo nhất định phải Chuyển pháp luân. 8-Ứng nhất định phải thị hiện Niếtbàn. 9-Hoặc là còn hay là mất, thấy nghe đều lợi ích. Một thời kỳ giáo hóa từ đầu đến cuối đầy đủ chín sự việc này.

Có nơi nói: "Một sự việc đầu là pháp đã dựa vào, chín sự việc còn lại là đức có thể dựa vào, cũng có lý này."

Từ "Như thị..." trở xuống là kết thúc thưa thỉnh.

Phần 2-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là kệ tụng thưa thỉnh, mười kệ phân ba: a-Có một kệ ca ngợi về đức nêu lên thưa thỉnh, tụng về mục thứ ba trước đây; b-Bốn kệ tiếp nêu ra pháp thưa thỉnh riêng biệt, tụng về mục thứ tư trước đây; c-Có năm kệ ca ngợi về đức khuyến khích thưa thỉnh, bao gồm tụng về ba mục sau.

Trong phần c-Năm kệ ca ngợi về đức khuyến khích thưa thỉnh: Đầu là một kệ tổng quát ca ngợi thưa thỉnh. Tiếp là hai kệ khuyên nhắc phương pháp thuyết giảng, bởi vì pháp sâu xa khó hiểu, cho nên thưa thỉnh thuyết giảng về Dụ của nhân. Tiếp là một kệ rưỡi ca ngợi Đại chúng có thể nghe nổi. Cuối cùng là nửa kệ kết thúc thưa thỉnh, tâm thanh tịnh đã thuyết giảng hiển bày về thuyết giảng không có lỗi lầm, diễn giải đầy đủ, văn nghĩa đầy đủ trọn vẹn.

Phần bốn-Phần Thuyết giảng, toàn bộ phân làm hai: 1-Riêng biệt giải đáp về mười câu hỏi; 2-Từ "Phật tử, Như Lai dĩ nhất thiết thí..." trở xuống là tổng quát để kết thúc giải đáp.

Phần 1-Riêng biệt giải đáp về mười câu hỏi. Mười đoạn giải đáp mười câu hỏi trước đây, đều có Trường hàng-Kệ và Dụ, tất cả đều đầy đủ mười Dụ.

Đoạn thứ nhất: Giải đáp về pháp xuất hiện.

Trong Trường hàng có hai mục: Một-Nêu lên nói cho biết, ca ngợi về sâu xa; Hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là tùy theo nghĩa riêng biệt hiển bày.

Trong mục hai có ba: 1-Pháp thuyết sâu rộng, giải đáp về nhân duyên trước đây; 2-Từ "Phật tử, thí như..." trở xuống là Dụ trình bày về sâu rộng, cùng giải đáp về Dụ của nhân; 3-Từ câu: "Phật tử..." đến "Tri Như Lai xuất hiện..." trở xuống là tổng quát kết luận thành tựu về lợi ích, kết thúc mười Dụ nói trên.

Trong mục 1 phân ba: a-Nêu lên; b-Giải thích; c-Kết luận.

Mục a-Tổng quát nêu lên nhiều nhân mà thành tựu về quả xuất hiện.

Mục b-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là giải thích, trong đó có hai tiết: Một-Đưa ra để tổng quát giải thích; Hai-Từ "Hà đẳng vi..." trở xuống là đưa ra số lượng để riêng biệt trình bày.

Tiết một-Đưa ra để tổng quát giải thích: 1-Ngược lại giải thích về duyên, sự việc dựa theo duyên có thể thành tựu, tức là Thể của nhân đã thành tựu; 2-Từ "Dĩ thập..." trở xuống là thuận theo giải thích. Trước đây nói Vô lượng chính là tướng tổng quát, nay trình bày có mười loại Vô lượng, để hiển bày về Vô tận. Lý thật thì có trăm ngàn A-tăng-kỳ số Vô lượng, mười Vô lượng này đều có khắp mười Dụ. Nói trăm ngàn, người xưa nói rằng: "Lấy mười Vô lượng đưa vào trong mười Dụ trở thành trăm, lấy mười câu trong kết luận ở sau, mỗi một câu kết luận về trăm môn trước đây trở thành ngàn, trong đó lại có nghĩa riêng biệt, mới trở thành Vô lượng." Nay bởi vì trong mười môn nêu ra sau này, mỗi một môn đều nói là Vô lượng, thì không đợi hòa vào nhau, vậy thì biết rằng nói trăm ngàn chỉ là tên gọi chung của số lượng mà thôi.

Trong tiết hai là đưa ra số lượng để riêng biệt trình bày: 1-Bắt đầu phát khởi Đại tâm, mà thề nhất định phải xuất hiện, tâm này hình tướng thế nào? 2-Trình bày về chí nguyện thù thắng mong cầu lên trên. 3-Trình bày về Từ Bi giáo hóa xuống dưới. 4-Dùng Hạnh để nối tiếp Nguyện, Hạnh này là gì? 5-Trình bày về không ra ngoài Phước-Trí. 6-Riêng biệt hiển bày về Phước trang nghiêm. 7-Riêng biệt trình bày về Trí trang nghiêm. 8-Làm thanh tịnh công đức trước đây. 9-Trang nghiêm cho Trí tuệ trước đây, đó gọi là Đạo thuộc về phương tiện, Giáo đạo-Chứng đạo, Chánh đạo-Trợ đạo, một Đạo-hai Đạo..., đều vốn là trang nghiêm. 10-Suy xét tận cùng nguồn cội của pháp vốn là Trí chân thật.

Trong mục c-Từ "Phật tử, như thị..." trở xuống là kết luận, đã đều là nhân tích tập nhiều pháp viên mãn từ quá khứ, khiến cho quả Tự lợi-Lợi tha xuất hiện cùng một lúc, cho nên nói xuất hiện bao gồm Chân-bao gồm Ứng.

Trong mục 2 là Dụ trình bày về sâu rộng, mười Dụ đều có ba: Dụ-Hợp và Kết luận. Dụ giải đáp về ví dụ, Hợp giải đáp về nhân duyên, cho nên văn nói: Không phải là do một duyên-một sự việc mà có thể xuất hiện.

Vả lại, Pháp thuyết trước đây phần nhiều dựa theo nhân trước kia, văn Hợp trong này phần nhiều dựa theo duyên hiện tại.

Trong mười Dụ, một Dụ về phát khởi tạo thành Đại Thiên, Dụ này là tổng quát, tổng quát dụ cho nhiều duyên, bởi vì thành tựu xuất hiện, cho nên nói là: Dùng vô lượng duyên... Sau nói về ùn mây-trút mưa, đều từ đây mà tưới thấm.

Trong Dụ thứ nhất, có bốn tiết: Một-Tổng quát phân rõ về nhiều duyên; Hai-Riêng biệt hiển bày về tướng của duyên; Ba-Hiển bày về gặp được nhân phát khởi; Bốn-Tánh tướng kết luận thành tựu.

Tiết một-Tổng quát phân rõ về nhiều duyên: Trước là ngược lại, sau là thuận theo. Duyên tức là nhân duyên, như nghiệp của chúng sinh và gió mưa... Sự tức là tướng của sự việc, nghĩa là như nước đã duy trì và cung điện... Trong tiết hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của duyên: Trước là cuộn mây-tuôn mưa tưới thấm trên đây. Sau từ "Phong luân..." trở xuống là duy trì: 1-Chủ động duy trì, nếu không có tầng (Luân) này thì mưa không có nơi dừng lại. 2-Nếu nước không giảm bớt thì làm trở ngại cung trời khởi lên. 3-Nước tuy đã giảm bớt mà tạm thời từ đây thành lập, nghĩa là giảm bớt một phần nước thì khởi lên một tầng trời; như mùa Đông giá rét, dòng nước chảy xiết kết thành băng cứng nhiều lớp. 4-Tuy khởi lên nơi chốn tổng quát, mà không có sự trang nghiêm riêng biệt, vì vậy cần phải có loại thứ tư.

Tiết ba-Từ "Như thị giai do..." trở xuống là hiển bày về gặp được nhân phát khởi, nghĩa là cuộn mây-tuôn mưa... trước đây. Tóm lược là bởi vì hai nhân: 1-Nghiệp tăng thượng bên ngoài của chúng sinh. Nói cọng nghiệp, nghĩa là cọng nghiệp cùng biến hiện của nhiều hữu tình phải sinh đến thế giới này, trong đó có bốn câu, đó là cọng nghiệp bậc Trung-cọng nghiệp như nhau. 2-Thiện căn của Bồ-tát, ở đây có hai ý: a-Dựa theo cùng nhau cư trú, nghĩa là Bồ-tát Địa tiền; b-Dựa theo chủ động giáo hóa, nghĩa là tùy theo các chúng sinh nên dùng quốc độ nào để phát khởi căn cơ Bồ-tát..., thì tu tập về nhân ấy để chọn lấy quốc độ ấy. Có chủng loại chúng sinh, chính là Bồ-tát ở quốc độ của Phật, khiến cho ở trong đó về sau hiển bày quả Thọ dụng, nghĩa là trước thành lập Khí thế gian, sau khởi lên Y báo của chúng sinh mà cư trú, như luận Câu Xá-Tỳ Bà Sa... phân rõ. Tất cả đều tùy theo thích hợp, nghĩa là chúng sinh ở dưới nước có được nước để thọ dụng... Lại cung điện của loài người và La-sát không có gì ngăn ngại. Bồ-tát và chúng sinh, tịnh-uế cùng nhau cư trú.

Trong tiết bốn-Từ "Phật tử, như thị..." trở xuống là Tánh-Tướng kết luận thành tựu: 1-Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; 2-Từ "Pháp tánh như thị..." trở xuống là chính thức kết luận. Câu này là tổng quát, nói pháp tánh này là nối thông với Tánh-Tướng. Từ "Vô hữu sinh..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về Tánh Không, cũng ngăn chặn vọng chấp ấy, nghĩa là sinh ra không phải là tánh mờ mịt như vi trần..., làm ra không phải là Tự Tại-Phạm Vương..., không có Thần Ngã chủ động nhận biết. Ba loại trên hiển bày về chủ động làm ra là Không. Không có gì thành tựu, là hiển bày về thụ động làm ra là Không. Tuy chủ động-thụ động đều là Không, mà không ngăn ngại tướng của có, cho nên nói là: Nhưng mà nhất định thành tựu, như vậy không có gì ngăn ngại bởi vì pháp tánh như vậy.

Tiếp theo trong Hợp, lược qua không Hợp với tiết ba hiển bày về nhân của những loại ấy, bởi vì hai Dụ tiếp theo sau tự riêng biệt Hợp lại.

Trong Hợp về bốn tầng, ba tầng trước là nhân, một tầng sau là đầy đủ quả Tự lợi-Lợi tha, bởi vì nhân tròn vẹn-quả đầy đủ thì Đức Phật xuất hiện. Trong một phẩm phần nhiều dùng Y báo dụ cho Chánh báo, không những là nghĩa loại tương tự, mà thật ra thì bên ngoài do bên trong mà biến hiện, khiến cho Khí thế giới bên ngoài hoàn toàn giống như bên trong. Vì vậy trước đây nói: Bồ-tát do thiện căn mà dấy khởi, chúng sinh do cọng nghiệp mà sinh ra... Trong phẩm Hoa Tạng đã sơ lược tách biệt hiển bày.

Dụ thứ hai: Dụ về mưa lớn khắp nơi Đại Thiên. Mây-mưa ở đây tức là ùn mây-trút mưa trong Dụ trước, chính là dụ cho pháp môn xuất hiện, rộng lớn khó nhận biết bởi vì rộng khắp mười phương. Nói lực nối tiếp nhau của tâm: Nếu dựa theo tin tưởng tiếp nhận, thì chỉ là căn cơ Viên giáo, chủng tử kiên cố nối tiếp nhau có thể tiếp nhận ý nghĩa sâu xa. Nếu dựa theo tiếp nhận đầy đủ, thì từ Địa thứ tám trở lên đạt được lực của Đà-la-ni vô tận, mới có thể tiếp nhận duy trì, cho đến Địa thứ mười mới tiếp nhận pháp thuyết giảng như mây cuộnmưa tuôn của Như Lai. Vì vậy văn nói là trừ ra Đại Bồtát. Bởi vì nghĩa thứ nhất, cho nên chỉ chọn lấy Nhị thừa. Dụ thứ ba: Dụ về ùn mây-trút mưa không biết từ đâu. Thiện căn của Bồ-tát, như cọng nghiệp của chúng sinh, cảm đến sự xuất hiện ấy. Mây pháp-mưa pháp, tùy theo cơ cảm mà hiện ra, không phải là trước có ở một phương, từ nơi đó mà đến, cơ lụi tàn mà đi cũng không phải trở về nơi chốn trước đây, bởi vì Thể không có sinh diệt.

Dụ thứ tư: Dụ về mưa lớn khó nhận biết, dụ cho sâu xa không phải là cảnh giới của tâm. Vì vậy xưa nói rằng: "Giáo rộng-Hạnh lớn, Nhân sâu-Quả xa, vốn không phải là nơi Nhị thừa tham dự." Cũng không trái với lý, nhưng căn cơ Đại thừa tức là Chủ thế gian, không có Hạnh chủ động-thụ động thì có thể nhận biết điều đó.

Dụ thứ năm: Dụ về mưa lớn có thành tựu-hủy hoại, dụ cho diệt trừ phiền não-thành tựu công đức của Phật.

Trong Dụ: Một câu đầu tức là lúc thế giới hoại diệt, ba câu tiếp tức là dùng nước để ngăn chặn nước.

Trong Hợp: Hai câu đầu là diệt trừ phiền não thành tựu về Phước; một câu tiếp là diệt trừ chướng ngại thành tựu về Trí, tức là Chỉ-Quán cùng vận dụng; một câu sau là Quyền Trí soi chiếu căn cơ. Lại không có hai giống với Nhị thừa, không có ba giống với ngoại đạo, không có bốn là tăng thêm Vô minh, không có năm thì không phải là Chủng trí. Đây chính là mưa pháp khiến cho sai khác trong phần tổng quát trước đây.

Dụ thứ sáu: Dụ về một làn mưa tùy theo sai khác, dụ cho pháp của Phật cùng một vị mà tùy theo căn khí.

Tùy theo căn khí tức là hợp với sai biệt trước đây.

Dụ thứ bảy: Dụ về nơi chốn thù thắng thành tựu trước tiên, dụ cho duyên thù thắng của Phật, trước là cứu độ cho người có đức.

Trong văn: Trước là chính thức trình bày; sau từ "Phật tử, thí như..." trở xuống là nhắc lại để giải thích nghi ngờ, trước đây thành tựu do nghiệp lực, pháp khác nhau do căn cơ khác nhau, không trái với cùng một vị ở Dụ thứ sáu.

Dụ thứ tám: Dụ về sự việc sai khác do nhân, dụ cho đức của Phật thành tựu Đại sự; cũng là Dụ về đức khác nhau do Trí.

Trong Dụ phân ba tiết: Tiết một-Hoa sen biểu thị cho Phật. Trong tổng quát, lược qua không có tên gọi Xuất Hiện, bởi vì biểu thị cho Phật xuất hiện. Nhưng nói là Đại, dựa theo kinh Đại Bi năm quyển, quyển thứ 3 nói: "Bởi vì có ngàn cánh. Ánh sáng chiếu rọi mười phương, là ánh sáng màu vàng ròng. Nói chư Phật như vậy, bởi vì có ngàn đóa hoa, biểu thị cho ngàn vị Phật. Kiếp gọi là Hiền, bởi vì nhiều bậc hiền thiện." Còn lại phần nhiều giống với kinh này.

Tiết hai-Từ "Phật tử, nhĩ thời..." trở xuống là nơi phát khởi của Phong luân, tức là có năng lực duy trì từ xa, rộng hơn Phong luân kiến lập trước đây.

Tiết ba-Từ "Phật tử, Đại vân..." trở xuống là kết luận về nhân có hệ thuộc.

Trong Hợp cũng có ba tiết:

Tiết một-Hợp với Dụ về hoa sen biểu thị cho Phật, trong đó: Tất cả công đức của thiện căn hợp với nước lớn đầy khắp mọi nơi trước đây. Từ "Phóng ư..." trở xuống là hợp với hoa sen mọc lên, nghĩa là không đoạn mất chủng tánh, như hoa biểu thị cho Phật. Chiếu rọi khắp nơi mười phương hợp với ánh sáng chiếu rọi mười phương trước đây. Từ "Dữ chư Bồ-tát..." trở xuống là hợp với nhận biết Đức Phật sẽ xuất hiện.

Tiết hai-Từ "Phật tử..." trở xuống là hợp với Dụ về nơi phát khởi của Phong luân. Mười ánh sáng của Trí này theo thứ tự hợp với trước đây, thụ động thành tựu chỉ là đức của quả, chủ động thành tựu bao gồm nhân quả. Lại chủ động thành tựu là Quyền ngay nơi Thật, thụ động thành tựu chỉ là đức thuộc về sai biệt. Vì vậy sau kết luận nói rằng: Cùng một Thể như nhau.

Tiết ba-Từ "Phật tử, Như Lai..." trở xuống là hợp với kết luận về nhân có hệ thuộc, trong đó có ba tiết:

Tiết 1-Kết luận về nhân, tức là Trí chủ động thành tựu, hợp với nước là một vị mà Phong luân không giống nhau trước đây. Luân này do một phần nước giảm bớt, một tầng Luân sinh ra, như phần cặn của nước lắng trong. Nay suy ra chủ động thành tựu là do một vị của Đại Bi.

Tiết 2-Từ "Phật tử, nhất thiết..." trở xuống là kết luận về quả, tức là Đại Trí thụ động thành tựu. Từ một Thật Trí thuận theo Quyền mà sinh ra, hợp với Phong luân sai biệt cho nên thế giới sai biệt trước đây. Tiết 3-

Từ "Phật tử, nhữ đẳng..." trở xuống là kết luận về duyên, tức là do chúng sinh mà khác nhau, hợp với bởi vì thiện căn của chúng sinh không giống nhau trước đây, bao gồm giải thích nghi ngờ về bên ngoài. Trong đó lại có ba tiết:

Tiết a-Nhắc lại Lý chính trước đây, một vị giải thoát tức là nước chủ động thành tựu, nước đầy đủ hai nghĩa về Bi và Giải thoát, hai văn phỏng theo tóm lược. Các loại công đức bao gồm hai Trí chủ động-thụ động.

Tiết b-Chúng sinh suy nghĩ nói năng, là nêu ra tình thức nghi ngờ về bên ngoài, nhưng đạo cảm ứng tóm lược có ba nghĩa: Một-Thành tựu lẫn nhau; Hai-Làm mất lẫn nhau; Ba-Duyên thành tựu là tánh Không. Nay chúng sinh lấy duyên làm mất nhân, chỉ mở rộng về Phật lực, mất đi nghĩa của nhân duyên.

Tiết c-Từ "Phật tử, thử phi..." trở xuống là Như Lai đưa ra giải thích, trong đó: Đầu là lấy nhân làm mất duyên, luôn luôn nói là không phải. Tiếp từ "Đản dĩ..." trở xuống là thuyết giảng về nghĩa chính, câu đầu là nhân duyên tác thành lẫn nhau. Sau từ "Nhi Phật..." trở xuống có hai nghĩa: Một-Thành tựu về nhân duyên trước đây, tuy tùy theo chúng sinh mà tâm không có phân biệt; Hai-Thành tựu về nghĩa thứ ba, bởi vì hiểu rõ về Tánh Không, duyên thành tựu cho nên không có thành tựu, không có thành tựu cho nên không có hủy hoại, thụ động thành tựu đã Không thì sao có Tác giả và Tác pháp chủ động thành tựu?

Dụ thứ chín: Dụ về bốn Luân nương tựa lẫn nhau, dụ cho Thể-Dụng của Phật nương tựa duy trì thuộc về đức, cũng mở rộng về nghĩa riêng biệt kiến lập của Phong luân.

Trong Dụ có hai tiết:

Tiết một-Trình bày về Phong luân chủ động duy trì, có bốn: 1-Cùng một lúc duy trì về nước gọi là an trú; 2-Trải qua thời gian dài không thay đổi gọi là thường trú; 3-Lượng cùng với kiếp như nhau; 4-Thể tánh kiên cố bí mật. Vì vậy luận Câu Xá nói: "Giả sử có một Đại Nặckiện-na, dùng Kim Cang luân làm mất đi uy thế, từ xa đánh vào thì Kim Cang có lúc vỡ nát mà Phong luân không có tổn hoại." Hạn lượng của Phong luân rộng vô số, dày mười sáu Lạc-xoa, Luận ấy chỉ có một không giống với kinh này.

Tiết hai-Từ "Thử tứ..." trở xuống là bốn Luân nương tựa lẫn nhau, dựa theo luận Câu Xá: "Tiếp theo phía trên Thủy luân dày tám Lạc-xoa, Lạc-xoa là Ức. Tiếp theo phía trên lại có Kim luân dày ba ức ba vạn Do tuần." Nhưng thế giới ấy, có nơi nói do ba Luân tạo thành, đó là Phong-Thủy và Kim, có nơi nói là năm Luân, đó là phía dưới thêm vào Hư không, phía trên thêm vào Đại địa. Nay muốn xứng với pháp, hợp lại thành bốn Luân, thì trong Địa luân hàm chứa Kim luân, Kim luân vốn cũng là Địa luân.

Trong Hợp có hai tiết:

Tiết một-Hợp với bốn Phong luân chủ động duy trì. Có nơi phối hợp với nghĩa của bốn Nhiếp, thì phần ít tương tự với phần đã hợp lại. Bởi vì Như Lai xuất hiện là thành tựu Đại sự. Nay nói: 1-Người chưa tin tưởng tiến vào, thì dùng bốn Nhiếp để thâu nhiếp tất cả, dùng Chánh lý để nêu ra. 2-Người đã tin tưởng tiếp nhận thì kiến lập giáo pháp. 3-Người đã tiến vào pháp thì khiến cho họ thành tựu về Hạnh. 4-Người đã thành tựu về Hạnh thì khiến cho họ đạt được Quả.

Tiết hai-Từ "Phật tử..." trở xuống là hợp với bốn Luân nương tựa lẫn nhau: 1-Từ Bi hợp với Địa luân, bởi vì có thể chở nặng. 2-Phương tiện hợp với Thủy luân, bởi vì uyển chuyển tùy theo đồ đựng. 3-Xuất hiện hợp với Phong luân, bởi vì năng lực chủ động duy trì. 4-Vô ngại hợp với Không luân, bởi vì như hư không vô ngại. Vì vậy kinh Tịnh Danh nói: "Tuệ vô ngại ấy vốn không có khác nhau." Ý văn tuy chỉ chọn lấy lần lượt chuyển tiếp nương tựa lẫn nhau, mà cũng có thể có tương tự sự việc ấy. Nếu dựa theo trong kệ, trước Từ Bi có tất cả pháp Phật, để ví với rừng cây, thì năm lớp nương tựa lẫn nhau.

Dụ thứ mười: Dụ về làm lợi ích khắp Đại Thiên, dụ cho đức của Phật làm lợi ích cho thế gian, riêng biệt hiển bày về tất cả chúng sinh, đều tùy theo thích hợp của mình mà được thọ dụng trong phần tổng quát.

Trong Hợp, theo thứ tự hợp với bốn lợi ích trước đây: Thấy Phật sinh tâm hoan hỷ, bởi vì như cá được ẩm ướt. Giới như đất bằng, bởi vì vạn thiện nhờ đó sinh ra. Định như nhà cửa, bởi vì được nghỉ ngơi yên ổn. Tuệ như hư không, bởi vì không thể hủy hoại được, trong đó có hai câu: Câu đầu là không hủy hoại về Sự, câu sau là không hủy hoại về Lý.

Trong mục 3 là tổng quát kết luận thành tựu về lợi ích, có mười một câu, đều riêng biệt kết luận về mười môn trên đây. Bởi vì hai câu chín-mười kết luận về môn thứ chín, cho nên có mười một câu: 1-Bởi vì nhiều nhân xuất hiện. 2-Rộng cho nên khó tiếp nhận. 3-Không có sinh ra cho nên không dựa vào đâu. 4-Không phải là tâm thức cho nên suy nghĩ nhất định phải phát cuồng. 5-Như hư không cho nên Hoặc-Kiến đều không còn. 6-Bình đẳng Vô ngã cho nên cùng một vị. 7-Bởi vì Vô tận cho nên giáo hóa tất cả các Thừa. 8-Đời sau không có gián đoạn cho nên Phật chủng không đoạn mất. 9-Không có đối đãi tức là Tuệ vô ngại. 10-Bởi vì Vô vi bình đẳng, tức là thâu nhiếp ba Luân quy về Tuệ vô ngại. 11-Căn bản vì chúng sinh mà làm cho lợi ích đầy đủ. Nếu đem mỗi một câu nối thông với mười môn trước đây, thì chưa phải là ý thích hợp.

Trong Kệ tụng, có ba mươi bảy kệ phân ba mục: Một-Có mười bốn kệ, tụng phần ca ngợi sâu xa, nhận lời thuyết giảng; Hai-Có hai mươi hai kệ, tụng về mười Dụ trước đây; Ba-Một kệ cuối cùng, tụng phần kết thúc thuyết giảng về Vô tận, không tụng phần văn trước đây. Mục một-Có mười bốn kệ, phân hai: 1-Có mười một kệ, tụng phần ca ngợi sâu xa khó suy lường; 2-Có ba kệ, tụng phần nhắc nhủ lắng nghe, nhận lời thuyết giảng.

Mục 1-Có mười một kệ, cũng phân hai: a-Có một kệ tổng quát ca ngợi, tụng phần nêu lên nói cho biết về không thể nghĩ bàn trước đây; b-Có mười kệ riêng biệt ca ngợi, tức là theo thứ tự tụng phần tổng quát kết luận gồm mười một câu trước đây, cũng là kệ thứ chín tụng kết luận về hai câu thứ chín-thứ mười. Đã kết luận về Dụ, nay ở đây cũng chính là bao gồm tụng về phần Dụ trước đây, Dụ thì Tánh-Tướng cùng trình bày, trong này phần nhiều dựa vào Tánh mà nói, xưa gọi là Tánh Khởi, lại càng có nguyên cớ:

1- Lượng vô biên, tức là nghĩa về Vô lượng.

2- Một sợi lông không thể suy lường, tức là nghĩa về rộng lớn.

3- Giới hạn hư không không thể có được, tức là nghĩa về Vô sinh. Nhưng chỉ riêng kệ thứ ba này, tựa như tụng về câu thứ năm là như hư không; kệ thứ sáu tựa như tụng về câu thứ ba là không có sinh-diệt, như vậy chọn lấy ý không giống nhau, cho nên đều dựa vào thứ tự.

4- Không thể nào nhận biết, là bởi vì lìa xa tâm thức.

5- Có khắp đối với tất cả-không phải là tất cả, tức là nghĩa về như hư không.

6- Thể tánh bình đẳng, tức là nghĩa về bình đẳng Vô ngã.

7- Trước là khắp các thế giới, ở đây thì khắp ba đời, văn bổ sung lẫn nhau mà thôi.

8- Không có thay đổi, cho nên tận cùng thời gian vị lai.

9- Lìa xa ngôn thuyết cho nên không có hai-không có đối đãi. 10-Bổn nguyện hiện thân cho nên có thể thành tựu lợi ích.

Mục 2-Có ba kệ, tụng phần nhắc nhủ lắng nghe, nhận lời thuyết giảng, phân hai:

Mục a-Một kệ đầu nhắc nhủ lắng nghe khuyến khích tu tập, ý thanh tịnh như hư không, tổng quát dùng Dụ để hiển bày. Hai câu sau là riêng biệt hiển bày: 1-Lìa xa giữ lấy hư vọng, bởi vì như hư không thanh tịnh ấy không có mây mù che phủ, đây tức là Chỉ chân thật. 2-Tiếp xúc cảnh không có vướng mắc, bởi vì như hư không thanh tịnh ấy không có chướng ngại, đây tức là Quán chân thật. Quán này không tác ý mà soi chiếu cảnh, thì cảnh đã soi chiếu không có giới hạn. Thể tánh của Chỉ này là lìa xa, mà không còn vọng cho nên các pháp giữ lấy đều vắng lặng. Nếu như vậy thì không loại bỏ, không sửa sang mà đã tự nhiên thanh tịnh rồi. Thanh tịnh mà không có thanh tịnh thì đã âm thầm bước vào cảnh Phật rồi. Đây là tâm quan trọng, xin các vị Hậu Học suy nghĩ thực hành!

Mục b-Hai kệ sau, tụng phần nhận lời thuyết giảng về phạm vi giới hạn, trong đó: Đầu là nửa kệ, kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; sau là một kệ rưỡi, chính thức nêu ra phạm vi giới hạn. Nhắc lại đưa ra mười môn, lược bớt không có thực hành là bởi vì ba nghiệp thâu nhiếp, thiếu phần nói về Chánh giác là thâu nhiếp trong phần nói đến vị Thầy dẫn đường, hoặc là lược bớt không có.

Mục hai-Có hai mươi hai kệ, tụng về mười Dụ trước đây, tức là mười đoạn: Dụ thứ nhất có bốn kệ, bởi vì là tổng quát, chín Dụ còn lại đều có hai kệ.

Tụng về Dụ thứ nhất có bốn kệ, văn phân hai: Hai kệ trước, tụng phần tổng quát hiển bày về nhiều duyên; hai kệ sau, tụng phần riêng biệt hiển bày về tướng của duyên.

Dụ thứ chín ấy, Hợp nói rằng phương tiện dựa vào Trí, Trí tức là tụng về xuất hiện trước đây. Nhưng bắt đầu Tuệ vô ngại, thì hai loại trong Thật Trí của Phật đều là Quyền Trí, trong đó Trí tức là nhận biết về sự việc, phương tiện là tùy theo căn cơ. Hợp với trước đây tức là Quyền-Thật vô ngại, đối với bắt đầu tức là Bi-Trí cùng qua lại với nhau.

Đoạn thứ hai: Riêng biệt giải đáp về chín môn xuất hiện: Trước là trình bày về thân nghiệp; sau là tám môn nương tựa.

Trong Trường hàng có hai mục: Một-Nêu lên đưa ra; Hai-Từ "Phật tử, chư Bồ-tát..." trở xuống là giải thích về tướng.

Trong mục hai có ba: 1-Dựa vào Pháp tổng quát trình bày; 2-Dựa theo Dụ riêng biệt hiển bày; 3-Dựa vào Pháp tổng quát kết luận. Nhưng trong tổng quát thì năm Pháp có khắp tất cả mười Thân trong Dụ, trong kết luận có mười câu riêng biệt kết luận về mười Dụ, cũng giống như Xuất Hiện trước đây.

Mục 1-Dựa vào Pháp tổng quát trình bày, phân bốn: a-Tổng quát về nhìn thấy giáo pháp rộng lớn; b-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là đưa ra nguyên cớ của điều ấy; c-Từ "Chư Bồ-tát..." trở xuống là ngược lại giải thích về nguyên cớ; d-Từ "Ứng biến nhất thiết..." trở xuống là thuận theo kết thúc giải đáp.

Ngay trong mục c là ngược lại giải thích tổng quát nêu ra năm pháp, pháp là pháp giới đã nhận biết, và Sự thuộc pháp điều phục, là Sự thuộc Hạnh điều phục chúng sinh. Bản kinh thời Tấn gọi là Hạnh. Thân tức là Chánh báo, quốc độ là Y báo, chúng sinh là thụ động giáo hóa.

Trong mục d là thuận theo kết thúc, năm pháp trên đây thuận theo ngược lại thành tựu năm Vô lượng giới,

Thân là chủ động rộng khắp, bốn loại còn lại là thụ động rộng khắp: 1-Rộng khắp pháp giới; 2-Rộng khắp cảnh giới điều phục; 3-Rộng khắp cảnh giới gia hạnh điều phục; 4-Rộng khắp thế giới; 5-Rộng khắp cảnh giới chúng sinh. Chỉ có năm cảnh giới chứ không phải là tóm lược.

Trong mục 2-Từ "Phật tử, thí như..." trở xuống là dựa theo Dụ riêng biệt hiển bày, có mười loại Thân trình bày về Như Lai xuất hiện: 1-Thân rộng khắp tất cả mười phương; 2-Thân không vướng mắc-không ngăn ngại; 3-Thân hòa vào khắp nơi thành tựu lợi ích; 4-Thân bình đẳng tùy thuận ứng hiện; 5-Thân không còn sinh ẩn chứa lợi ích; 6-Thân tròn vẹn quay vòng an trú bình đẳng; 7-Thân không có tâm phân biệt ứng hiện khắp nơi; 8-Thân cùng tận thời gian vị lai; 9-Thân trang nghiêm quốc độ lợi ích cho chúng sinh; 10-Thân trang nghiêm tướng tốt đầy đủ nguyện hạnh.

Đây tức là mười Thân của Địa thứ tám, mà làm thành thứ tự không giống nhau: 1-Pháp thân; 2-Trí thân; 3-Uy thế; 4-Bồ đề; 5-Trang nghiêm; 6-Ý sinh; 7-Hóa thân; 8-Lực trì; 9-Phước đức; 10-Nguyện thân.

Thứ 4: Là thân Bồ-đề, bởi vì soi chiếu đầu tiên lúc mới Thành Đạo, kệ nói: Mặt trời soi chiếu lúc xuất hiện. Thứ 5 là thân Trang nghiêm, bởi vì mỗi một lỗ chân lông đều có ánh sáng của vẻ đẹp tùy theo dùng để trang nghiêm. Văn còn lại đều hiển bày.

Hiển bày về mười Thân này, đưa ra mười Dụ để so sánh. Trong mỗi một Dụ, văn đều có ba: Dụ-Hợp và Kết luận.

Dụ thứ nhất: Dụ về hư không rộng khắp mọi nơi, dụ cho Thân Phật rộng khắp tất cả mười phương, vì vậy sau kết luận nói rằng: Bởi vì tâm ấy vô lượng rộng khắp mười phương.

Trong Dụ: Trước là thẳng thắn nêu ra; sau là đưa ra giải thích.

Đưa ra nói rằng: Đến và không đến sai khác, sao có thể là cùng lúc? Dùng một Thân không có để giải thích hai nghĩa trên: Bởi vì không có Thân cho nên không có gì có thể đến, cũng bởi vì không có cho nên không có nơi nào không đến; như Không trong Sắc, Không nếu có thân mà thân là vật chất tích tụ, thì trở ngại đối với Sắc, như thép đưa vào nước mà nước không thấm vào thép. Nay bởi vì không có Thân cho nên hòa vào khắp nơi trong Sắc, Pháp dựa theo Dụ nhận biết. Đây là dùng Không thuộc về Sự để dụ cho Không thuộc về Lý, bởi vì Không thuộc về Lý chính là Pháp thân. Kệ trong kinh nói: Đức Phật dùng pháp làm thân, thanh tịnh giống như hư không.

Từ "Vị chúng sinh..." trở xuống, đây là giải thích nghi ngờ về bên ngoài.

Dụ thứ hai: Dụ về hư không không có phân biệt, dụ cho Thân Phật không vướng mắc-không ngăn ngại, vì vậy kinh kết luận nói rằng: Pháp đã thực hành vốn không ngăn ngại bởi vì như hư không, Không không có phân biệt cho nên không ngăn ngại Sắc hiển bày, Trí không có phân biệt cho nên không ngăn ngại lợi ích chúng sinh.

Dụ thứ ba: Dụ về ánh sáng mặt trời lợi ích tất cả, dụ cho Thân Phật hòa vào khắp nơi thành tựu lợi ích, bởi vì hòa vào khắp nơi pháp giới. Dụ và Hợp đều có tổng quát-riêng biệt giải thích về thành tựu.

Trong Hợp: Trong riêng biệt có mười loại lợi ích, hợp với tám câu trước:

Hai loại đầu hợp với câu thứ nhất, bởi vì thế gianxuất thế gian khác nhau.

Ba-Loại bỏ nỗi khổ của bốn Lưu mà trao cho niềm vui của xuất thế gian, cứu giúp nỗi khổ chìm trong nước Định của Nhị thừa mà trao cho niềm vui Bồ-đề, đều là nghĩa về thay đổi ẩm ướt khiến cho khô ráo.

Bốn-Đạo phẩm nối thông dài đến tất cả chúng sinh Tam thừa.

Năm-Tín có hai nghĩa: 1-Thành tựu về nghĩa nói trên, bởi vì Tín có thể làm tăng trưởng tất cả các pháp; 2-Hợp với Tín thành thục, bởi vì có thể chắc chắn đến Như Lai Địa.

Hai câu sáu-bảy hợp với hư không rỗng lặng thấu suốt: 1-Đạt được Trí thấy-nghe về nhân quả bốn Đế; 2-Đạt được Trí về ba Minh-mười Lực, bởi vì như bầu trời có mặt trời rộng lớn thanh tịnh soi chiếu tận cùng.

Tám-Có hai nghĩa: Khiến cho tâm không có ngăn ngại thành tựu về hư không thấu suốt trên đây, thiện căn không hư hoại thành tựu về hoa sen sau này. Như hoa sen đỏ không gặp được ánh sáng mặt trời mà bị che kín thì lụi tàn không nghi ngờ gì, thiện căn của Tam thừa nếu gặp được mặt trời Trí tuệ thì sẽ không hư hoại.

Chín-Chính thức hợp với hoa nở rộ, trên đây đã nở rộ không hư hoại, nay chưa nở rộ thì khiến cho nở rộ.

Mười-Hợp với hai câu sau, phát tâm Bồ-đề tức là thấy rõ Đại đạo, thành tựu Bổn Hạnh là hoàn thành gia nghiệp.

Dụ thứ tư: Dụ về ánh sáng mặt trời soi chiếu bình đẳng, dụ cho Thân Phật bình đẳng tùy thuận ứng hiện, bởi vì trú trong phạm vi chân thật (Chân tế) cho nên bình đẳng không có gì thiên lệch. Trong văn có hai tiết: Một-Chính thức nêu ra Dụ; Hai-Trở lại nêu ra để giải thích nghi ngờ.

Trong tiết một-Núi đen dụ cho Duyên giác, bởi vì không có ánh sáng của Pháp Không, bởi vì không sinh ra công đức, bởi vì không giống như mười núi chúa to lớn của Bồ-tát biểu thị cho Thập Địa. Cao nguyên dụ cho Thanh văn, bởi vì không sinh ra hoa sen của pháp Phật. Một loại Đại địa hàm chứa tất cả ba Tụ, chọn lấy nơi quyết định có thể sinh ra dụ cho Chánh giác tụ, gặp được duyên thì mới sinh ra dụ cho Bất định tụ, đất chua mặn-cằn cỗi... dụ cho Tà định tụ, nhưng cũng không rời bỏ mà đều soi chiếu bình đẳng.

Tiết hai-Giải thích nghi ngờ. Nghi ngờ rằng: Ánh sáng mặt trời là một, Trí của Phật khác nhau rất nhiều, lẽ nào làm Dụ giống nhau? Giải thích rằng: Lẽ nào không phải trước đây nói chỉ tùy theo núi mà đất có cao thấp hay sao? Vì vậy biết rằng chỉ tùy theo Trí tuệ của chúng sinh không giống nhau, Trí của Phật không có gì thiên lệch, không có gì khác nhau, không trái với Dụ trước. Vả lại, đã dựa theo căn cơ mà nói khác nhau, thì soi chiếu trên cao chưa hẳn có thể bao gồm dưới thấp, soi chiếu dưới thấp mà giống như soi chiếu trên cao. Lại nếu rời bỏ giáo hóa thì trước phải rời bỏ núi nhỏ, tiếp đến rời bỏ núi trung bình, chỉ riêng núi cao của Bồ-tát được soi chiếu suốt ngày, suy nghĩ điều này!

Dụ thứ năm: Dụ về mặt trời có lợi ích cho người mù bẩm sinh, dụ cho Thân Phật không còn sinh mà ẩn chứa lợi ích, có mắt thì nhìn thấy, không phải là chỉ riêng vì người mù bẩm sinh không thấy, cũng chưa từng diệt mất, bởi vì ẩn chứa lợi ích.

Trong Hợp có hai tiết: Một-Tóm lược; Hai-Mở rộng.

Tiết một-Trong tóm lược có năm sự việc đều mù lòa, mà không có niềm tin (Tín) là tổng quát, cho nên nói rằng bởi vì không có ánh mắt của niềm tin. Đây tức là ba tội lỗi của Xiển-đề về Niết-bàn, không có niềm tin mà đoạn mất thiện căn tức là Nhất Xiển-đề, không có hiểu biết (Giải) mà phá hủy nhận thức (Kiến) thì bài báng Phương Đẳng, phá hủy giới cấm và tà mạng thì phạm vào bốn Trọng giới-gây ra năm Nghịch tội. Bốn loại này rất tồi tệ mà hãy còn có Phật tánh, cũng làm cho lợi ích để lìa xa Khổ-Tập.

Trong tiết hai-Từ "Phật tử, Như Lai..." trở xuống là mở rộng hiển bày, có hai: 1-Ánh sáng có thể làm lợi ích; 2-Chúng đã được lợi ích.

Tiết 1 có hai: a-Nêu ra mười ánh sáng; b-Kết luận về phạm vi giới hạn.

Tiết a-Trong mười ánh sáng: Đầu là ba loại thành tựu hai Tuệ trang nghiêm, trong đó có hai câu, một câu soi chiếu tất cả thuộc về Sự, một câu soi chiếu thuộc về Lý thanh tịnh. Tiếp là ba loại thành tựu ba Tuệ, hai loại đầu thành tựu về Văn tuệ, một loại sau thành tựu về Tư tuệ-Tu tuệ. Sau là bốn loại thành tựu bốn Trí: Đại viên cảnh trí, bởi vì không còn trú vào mà soi chiếu tất cả; Bình đẳng tánh trí, bởi vì bặt dứt hý luận; Diệu quán sát trí, bởi vì tùy theo thích hợp mà thuyết giảng; Thành sở tác trí, bởi vì trang nghiêm quốc độ mà giáo hóa chúng sinh.

Tiết b-Từ "Phật tử..." trở xuống là kết luận về phạm vi giới hạn của số lượng. Bởi vì mặt trời có ngàn ánh sáng, cho nên kết luận nói là ngàn mà thật ra thì vô số. Năm trăm ánh sáng soi chiếu dưới thấp, là Hạnh thuộc Tự phần của năm phần vị; năm trăm ánh sáng soi chiếu trên cao, là Hạnh thuộc Thắng tiến của năm phần vị.

Trong tiết 2-Từ "Kỳ Bồ-tát..." trở xuống là Chúng đã được lợi ích, có bốn: a-Lợi ích cho Bồ-tát; b-Lợi ích cho Nhị thừa; c-Lợi ích cho người mù bẩm sinh; d-Lợi ích cho nẻo ác.

Tiết a-Lợi ích cho Bồ-tát, có hai loại lợi ích: Một-Lợi ích cho căn cơ Viên giáo nhanh chóng chứng đến cảnh giới của Phật; Hai-Lợi ích cho căn cơ Quyền giáo khiến cho thuần thục Quyền giáo hướng đến Thật giáo, các Xứ là năm Nhãn..., các Địa là chủng tánh Địa...

Tiết b-Là lợi ích cho Nhị thừa, tiết c là lợi ích cho người mù bẩm sinh, có thể biết.

Tiết d-Từ "Địa ngục..." trở xuống là ánh sáng làm lợi ích cho nẻo ác, văn có sáu tiết: Một-Loại trừ nỗi khổ mang lại niềm vui; Hai-Từ "Phật tử..." trở xuống là nhân khởi lên Tà kiến; Ba-Từ "Thị thời..." trở xuống là âm thanh Từ Bi nêu rõ Chánh đạo; Bốn-Từ "Bỉ chư..." trở xuống là báo ân tránh xa Tà đạo; Năm-Từ "Như Lai..." trở xuống là Phật trao cho thọ ký; Sáu-Từ "Phật tử..." trở xuống là kết luận về lợi ích của ánh sáng. Các lợi ích trong này phần nhiều giống như ở vẻ đẹp tùy theo đã nói.

Dụ thứ sáu: Dụ về ánh sáng diệu kỳ của mặt trăng, dụ cho Thân Phật tròn vẹn quay vòng an trú bình đẳng, nghĩa là bình đẳng an trú trong ba đời mà không có tănggiảm.

Trong Hợp có bốn pháp: Một-Trí viên mãn chiếu rọi Nhị thừa; Hai-Thân thường trú thị hiện kéo dài-rút ngắn; Ba-Thấy có nhờ vào vật chứa; Bốn-Không có gì thấy, không có rời bỏ-hướng về. Hai pháp đầu và sau đều là nghĩa về tròn vẹn-quay vòng (Viên hồi). Căn khí Bồ-đề, là người có thể tiếp nhận Bồ-đề, nhìn thấy Ý sinh thân, nếu biển tâm lắng trong, vọng niệm đều vắng lặng, thì đã chân thật nhìn thấy Phật rồi.

Dụ thứ bảy: Dụ về Phạm Vương hiện rõ khắp nơi, dụ cho Thân Phật không có tâm phân biệt ứng hiện khắp nơi, không phân ra mà hiển hiện khắp nơi.

Dụ thứ tám: Dụ về Y Vương kéo dài tuổi thọ, dụ cho Thân Phật cùng tận thời gian vị lai. Trong Dụ có hai: Một-Làm sáng tỏ về đức hiện tại; Hai-Từ "Bỉ đại..." trở xuống là thân duy trì do lực của thần chú.

Trong Hợp cũng có hai tiết:

Tiết một-Hợp với đức hiện tại, trong đó: 1-Hợp với Dụng của thuốc không có gì không hết; 2-Từ "Tu học..." trở xuống là hợp với lực của thần chú làm phương tiện; 3-Từ "Thiện năng..." trở xuống là hợp với người thấy được lành bệnh.

Tiết hai-Từ "Cập trú..." trở xuống là hợp với thân duy trì do lực của thần chú, bởi vì thuốc và thần chú trước đây duy trì an trú nhiều kiếp, cho nên lược qua không trở lại trình bày về thuốc và thần chú chủ động duy trì.

Dụ thứ chín: Dụ về ngọc Ma-ni lợi ích chúng sinh, dụ cho Thân Phật trang nghiêm quốc độ lợi ích cho chúng sinh, mưa xuống vật báu lợi ích cho người nghèo tức là trang nghiêm quốc độ, đều có Thể-Dụng, có thể biết.

Dụ thứ mười: Dụ về vật báu chúa thỏa mãn ý nguyện, dụ cho Thân Phật trang nghiêm tướng tốt đầy đủ nguyện hạnh.

Trong Hợp: Một-Chính thức Hợp; Hai-Từ "Phật tử, Phật thân..." trở xuống là giải thích nghi ngờ.

Trong tiết hai: 1-Tuy hợp với Dụ, mà đã là giải thích nghi ngờ, nghĩa là có người nghi ngờ rằng: Nếu nghĩ đến đều thấy thì vì sao nay không thấy? Vì vậy nói là ít phước không thấy được. Lại nghi ngờ rằng: Cũng có người nghèo hèn ít phước, vì sao được thấy? Giải thích rằng trừ ra người có thể điều phục.

Mục 3-Từ "Dĩ kỳ tâm vô lượng..." trở xuống là dựa vào Pháp tổng quát kết luận, có mười câu theo thứ tự kết luận về mười Thân trước đây, nếu có điều khó hiểu thì trước đã kết hợp giải thích.

Trong Kệ tụng, có hai mươi kệ, theo thứ tự tụng về mười Dụ, mỗi Dụ đều có hai kệ.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 51 trong kinh).

Đoạn thứ ba: Ngữ nghiệp xuất hiện.

Phần Trường hàng có ba mục: Nêu lên-giải thích và kết luận. Trong giải thích có ba: Một-Dựa vào pháp tóm lược thuyết giảng;

Hai-Dựa theo Dụ mở rộng thuyết giảng; Ba-Dùng pháp để tổng quát kết luận.

Người xưa cũng lấy mười loại đầu để đưa vào, trong đó mười làm thành trăm, mười loại sau bao gồm mười loại trước làm thành ngàn. Điều này cũng có thể thông suốt.

Nay lại có một cách giải thích: Kết luận ở mục sau là dung nạp tổng quát kết luận mười loại ở mục giữa, mười loại ở mục giữa là riêng biệt dụ cho mười loại ở mục đầu, chỉ có chi tiết không theo thứ tự mà thôi

Mục một-Dựa vào pháp tóm lược thuyết giảng. Nghĩa của Viên âm, sơ lược nêu ra bốn môn: 1-Thứ tự xưa kia; 2-Phân rõ trái ngược; 3-Kết hợp thông suốt; 4-Chính thức giải thích. Ba môn trước không phải là chủ yếu, mở rộng ở chương khác; nhưng môn chính thức giải thích văn, tự nhiên hàm chứa nhiều điều vi diệu, văn có mười Âm để hiển bày về Vô tận, đều là câu trước nêu lên, câu sau giải thích.

1-Rộng khắp mọi nơi, tức là âm thanh tùy loại. Nhưng có hai nghĩa: a-Dựa theo Thể rộng lớn, không có âm thanh nào không đến, cho nên nói là âm thanh vô lượng rộng khắp mọi nơi, vậy thì vạn loại khác nhau như trời-người... đều nghe, trước đây nói chúng sinh tùy theo chủng loại đều hiểu được. b-Tùy theo mỗi một âm thanh trước đây, đều có thể một mình rộng khắp, như Mục Liên không đạt tới hai bên. 2-Âm thanh tùy theo ý thích, nghĩa là âm thanh hướng về mỗi một chủng loại mà nêu ra, có thể tùy theo ý thích mà thuyết giảng đủ loại pháp.

Trong kinh nói: "Như Lai diễn giải từ trong một ngôn ngữ, thuyết giảng về vô lượng vô biên Khế kinh."

Lại nói: "Phật dùng một âm thanh vi diệu, quốc độ mười phương đều nghe thấy, đầy đủ tất cả các âm thanh, khắp nơi đều tràn đầy mưa pháp." Bao gồm chứng minh hai nghĩa trước đây.

3-Âm thanh tùy theo căn cơ hiểu rõ, nghĩa là ngay trong phần thuyết giảng trước đây, tùy theo một pháp thuyết giảng, mà Đại-Tiểu đều nghe, cho nên nói là tùy theo niềm tin hiểu biết của chúng sinh.

Kinh Bảo Tích nói: "Phật dùng một âm thanh diễn giải thuyết pháp, tất cả chúng sinh đều tùy loại mà hiểu." 4-Âm thanh tùy theo thời gian, nghĩa là ngay nơi pháp Đại-Tiểu trước đây, khiến cho người nghe-người không nghe đều tự tại, cho nên nói là không lỡ mất thời cơ. Cũng bao gồm tùy theo nghe một pháp, mà vui mừng-buồn lo không giống nhau.

Kinh Bảo Tích nói: "Hoặc có người sợ hãi, hoặc có người hoan hỷ."

Bốn loại trên phần nhiều dựa theo Dụng ngay nơi Thể, là nghĩa của Viên âm. Sáu loại sau phần nhiều dựa theo Thể ngay nơi Dụng, hiển bày về nghĩa của Nhất âm.

5- Bên ngoài tùy theo duyên hướng về mà Ngã không có sinh diệt.

6- Bên trong tích tập do duyên mà thành tựu, đâu có gì điều khiển (Chủ tể).

7- Rất sâu xa, muốn nói đến một pháp thì vạn loại thích ứng khác nhau, muốn nói đến pháp khác thì một Thể không có sinh ra. Lại muốn nói đến một pháp thì tùy theo trong một âm thanh tự nhiên đầy đủ nhiều âm thanh. Vì vậy trước đây nói: Pháp thuộc ngôn ngữ của tất cả chúng sinh, một lời thuyết giảng hết không sót lại gì. Muốn nói đến pháp khác, thì ngay nơi nhiều âm thanh trên đây, chỉ khiến cho nghe một âm thanh. Vì vậy Dụ sau nói: Ví như trống cõi trời phát ra đủ loại âm thanh, chư Thiên lười nhác chỉ nghe âm thanh của Giác ngộ-Vô thường, cho nên rất sâu xa.

8- Hoàn toàn xứng với pháp giới.

9- Không gian thì tiến vào không gián đoạn.

10- Thời gian thì quay về một điểm cuối cùng (Nhất cực).

Mười loại này viên dung một vị, là Viên âm của Như Lai, thì biết có lúc nói không có âm thanh tùy duyên hướng về mà phát ra tiếng vang, có lúc nói chỉ một âm thanh thẳng thắn không có khác nhau về CungThương..., đều là một mảy bụi của mặt đất mà thôi.

Trong mục hai-Từ "Phật tử, Bồ-tát..." trở xuống là dựa theo Dụ mở rộng thuyết giảng, có ba: 1-Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; 2-Đưa ra; 3-Giải thích. Mục 1-Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, thu nhận mười loại âm thanh trên đây chủ yếu không ra ngoài ba pháp: Dựa theo Tướng thì rộng lớn vô lượng, dựa theo Thể thì không có chủ tể, dựa theo Dụng thì có biểu hiện rõ ràng.

Nay gộp lại cả hai không phải (Song phi) để hiển bày về Trung đạo, nghĩa là: Bởi vì không cùng tận giới hạn ấy, cho nên không phải là hạn lượng. Bởi vì tùy theo căn cơ, tùy theo thời gian, có nghe và không nghe, cho nên không phải là không có hạn lượng. Bởi vì nhiều duyên tích tập, cho nên không phải là có chủ. Bởi vì chỉ là một pháp giới sinh ra, cho nên không phải là không có chủ. Bởi vì Thể ấy Vô sinh, cho nên không có gì có thể nêu ra. Bởi vì khéo léo hiển bày nghĩa lý, cho nên không phải là không có nêu ra.

Lại dùng bốn câu phân biệt để trình bày về ThểDụng vô ngại:

1- Bởi vì Dụng thuận theo Thể, do Thể không có nơi nào không tồn tại, mà có thể khiến cho mười loại trên đây đều có khắp tất cả. Không những có khắp âm thanh, mà cũng có khắp thời gian-nơi chốn. Chúng sinh-Như Lai-pháp giới..., tuy là đều có khắp đối với Sắc..., mà luôn luôn không tạp loạn. Nếu không bình đẳng có khắp, thì Âm mà không phải là Viên. Nếu bởi vì bình đẳng có khắp mà mất đi Âm uyển chuyển ấy, thì Viên mà không phải là Âm. Nay không làm hỏng uyển chuyển mà bình đẳng có khắp, không thay đổi có khắp mà khác Vận, mới thành tựu Viên Âm.

2- Bởi vì Thể thuận theo Dụng, mà mỗi một Âm đều hàm chứa đầy đủ Chân tánh.

3- Bởi vì Dụng ngay nơi Thể, cho nên mười loại âm thanh trên đây đều không thể nào đạt được. Chỉ là Đệ nhất nghĩa, bởi vì vĩnh viễn lìa xa chấp trước. Pháp loa luôn luôn vang động, Diệu âm thường thường vắng lặng, gọi là Âm tịch tĩnh. Như tiếng vang nơi hang vắng, có mà ngay nơi không thật. Nếu không ngay nơi không thật, thì không những mất đi một âm, mà cũng không đạt được viên dung tự tại.

4- Bởi vì Thể ngay nơi Dụng, cho nên vắng lặng mà luôn luôn nói hết, giống như trống cõi trời vô tâm mà ứng với tất cả, gió thường thuận theo lỗ hổng mà vạn lần thổi qua không giống nhau. Nếu không có khắp giống nhau, thì không những mất đi Viên tự nhiên, mà cũng không phải là Phạm Âm tùy duyên tự tại chân thật như nhau. Gọi là Diệu Âm-Viên Âm của Như Lai, thì không phải là cảnh giới suy nghĩ lường xét của tâm thức.

Mục 2-Đưa ra, ý nói rằng: Trước nói là Vô lượng..., nay vì sao cả hai không phải?

Mục 3-Nêu ra Dụ mở rộng giải thích. Đại ý nói rằng: Tánh-Tướng không có gì ngăn ngại, Thể-Dụng ngay trong nhau, cho nên dựa theo Pháp khó mà hiển bày, nhờ vào Dụ để trình bày. Mười Dụ tức là mười mục, mỗi mục đều có ba: Dụ-Hợp và Kết luận.

Dụ thứ nhất: Dụ về kiếp hết xướng lên âm thanh, dụ cho loại thứ 6 trước đây là âm thanh không có chủ.

Trong Dụ: Nói pháp vốn như vậy (Pháp nhĩ), luận Câu Xá quyển thứ 2 nói: "Sinh đến cõi Vô sắc có hai loại nhân: 1-Lực của nhân, nghĩa là bởi vì đã luyện tập và nhiều lần luyện tập; 2-Lực của nghiệp, nghĩa là bởi vì nghiệp quả thuộc báo đời sau (Hậu báo) ở cõi trên sắp đến. Nếu sinh đến cõi Sắc thì có ba nhân, nghĩa là thêm vào lực của pháp vốn như vậy, chỉ vào lúc Khí thế gian hoại diệt, pháp vốn như vậy mà có âm thanh. Nhưng bốn loại âm thanh không phải là cùng một lúc, loại thứ nhấtthứ hai vào lúc kiếp Hỏa sắp hủy hoại cõi Dục và Thiền thứ nhất, loại thứ ba tức là lúc Thủy tai hủy hoại Thiền thứ hai, loại thứ tư tức là lúc Phong tai sắp hủy hoại Thiền thứ ba. Bốn âm thanh khác nhau cho nên không phải là không có sinh ra, chỉ thuận theo duyên sinh ra cho nên không phải là có chủ."

Trong Hợp: Trình bày về lúc thế gian sinh tử sắp hủy hoại, Đức Phật thuyết giảng về pháp Ngũ thừa cũng có bốn âm thanh.

Dụ thứ hai: Dụ về âm thanh tiếng vang tùy theo duyên, dụ cho loại thứ 5 trước đây là âm thanh không có sinh diệt.

Dụ thứ ba: Dụ về trống cõi trời khai mở giác ngộ, dụ cho loại thứ 9 là âm thanh không có đoạn tuyệt, bởi vì tiến vào khắp nơi pháp giới mà giáo hóa không có gián đoạn.

Dụ-Hợp đều có ba tiết: Một-Có thể khai mở giác ngộ; Hai-Lợi ích của khai mở giác ngộ; Ba-Kết luận Dụng đưa về Thể.

Từ "Đương tri..." trở xuống là trong Hợp, có ba tiết: Tiết một-Hợp với có thể khai mở giác ngộ, riêng biệt có mười một âm thanh, nghĩa phân ra bốn tiết, mà lại có hai ý: 1-Đầu là hai loại bao gồm Ngũ thừa, tiếp là sáu loại bao gồm Tam thừa, tiếp là một loại bao gồm Thừa thứ nhất-Thừa thứ hai, sau là hai loại chỉ riêng Đại thừa. 2-Một tiết đầu là trời-người, ba tiết còn lại phối hợp với Tam thừa.

Tiết hai-Từ "Vô số..." trở xuống là hợp với lợi ích của khai mở giác ngộ.

Tiết ba-Từ "Nhi Như Lai..." trở xuống là hợp với kết luận Dụng đưa về Thể, bởi vì không trú vào Phương Đẳng, hướng lên trên có thể rộng khắp mọi nơi. Vì vậy luận Trang Nghiêm nói: "Nếu âm thanh của Phật là pháp có chứ không phải là pháp không có, thì không có thể rộng khắp đến mười phương, trái với điều này cho nên có thể rộng khắp mọi nơi."

Dụ thứ tư: Dụ về âm thanh vi diệu của Thiên nữ, dụ cho loại thứ 3 trước đây là âm thanh tùy theo niềm tin mà hiểu biết, bởi vì nhiều âm thanh tùy theo vui thích.

Dụ thứ năm: Dụ về Phạm âm và Chúng, dụ cho giáo hóa không lỡ mất thời cơ, người thuần thục chắc chắn được nghe, tức là dùng căn cơ thuần thục làm Chúng.Dụ thứ sáu: Dụ về những dòng nước cùng một vị, dụ cho âm thanh không có uốn cong sai lầm, từ pháp giới sinh ra, vốn là một Thể tánh.

Dụ thứ bảy: Dụ về tuôn mưa làm cho thêm tươi tốt, dụ cho âm thanh hoan hỷ, tăng trưởng xứng với căn cơ. Tách lìa Phật không có âm thanh, bởi vì âm thanh không đến từ bên ngoài. Tách lìa căn cơ không có âm thanh, bởi vì âm thanh không phát ra từ bên trong.

Dụ thứ tám: Dụ về mưa xuống từ từ làm cho thành thục, dụ cho âm thanh không có thay đổi, bởi vì đều đạt đến cứu cánh. Trên đây trước là soi chiếu núi cao để hiển bày về Đốn Viên, ở đây trước Tiểu-sau Đại tức là Tiệm Viên. Sắp rưới xuống làn mưa pháp, là suy nghĩ muốn thuyết giảng về Nhất thừa. Chưa thích hợp liền rưới xuống, e rằng phá pháp mà rơi vào đường ác, cho nên trước phải ùn lên mây pháp là thuyết về phương tiện, phương tiện hàm chứa Thật pháp như làn mây hàm chứa nước.

Dụ thứ chín: Dụ về tuôn mưa tràn đầy khó nghĩ bàn, dụ cho âm thanh rất sâu xa trước đây, tuy nhiều sai biệt mà đều phát ra từ pháp giới rất sâu xa.

Dụ thứ mười: Dụ về khắp nơi rưới xuống đủ loại, dụ cho âm thanh rộng khắp mọi nơi, không những rộng khắp bốn châu, mà cũng khắp nơi phát ra nhiều tiếng sấm vang rền.

Trong Dụ có ba tiết: Một-Tổng quát; Hai-Riêng biệt; Ba-Kết luận.

Trong tiết hai từ "Tứ thiên..." trở xuống là riêng biệt, có năm: 1-Mây; 2-Chớp; 3-Sấm; 4-Gió; 5-Mưa. Văn này có phỏng theo tóm lược so với phẩm Hiền Thủ, suy nghĩ điều này!

Tiết ba từ "Tuy bỉ..." trở xuống là kết luận.

Trong Hợp cũng có ba tiết: Một-Tổng quát; Hai-Riêng biệt; Ba-Kết luận.

Trong tiết hai là riêng biệt cũng có năm, bốn tiết trước đều có chữ Phật Tử.

Tiết 1 dùng Thân hợp với mây, bởi vì có che kín tức là Bồ-đề... Trong mười Thân có bốn Thân, tên gọi khác nhau mà nghĩa giống nhau: Một-Tức là Nguyện thân, bởi vì nguyện sinh đến cõi Đâu-suất. Hai-Tức là Ý sinh thân, bởi vì tùy theo ý muốn mà sinh giống như Sắc của thế gian. Ba-Tức là Bồ-đề thân, bởi vì đầy đủ mười Lực của Phật mà thành tựu Bồ-đề. Bốn-Tức là Uy thế thân, bởi vì đầy đủ bốn Vô úy mà có thể làm cho ngoại ma phải hàng phục. Cũng có thể mười Lực hàng phục ma quân là Uy thế, Vô úy là Chánh giác, bởi vì có nghĩa của Chánh giác. Sáu Thân còn lại thì tên gọi và nghĩa đều giống nhau.

Tiết 2: hợp với ánh chớp, không ra ngoài Vô úy thông thường trình bày.

Tiết 3: dùng Tam-muội hợp với tiếng sấm, sơ lược có ba nghĩa:

Một-Như tiếng sấm mùa Thu thì sâu bọ ngủ Đông núp kín, giống như tiến vào Tam-muội thì các pháp ác không hiện hành. Hai-Như tiếng sấm mùa Xuân thì sâu bọ phát sinh-mầm non nhú ra, giống như Tam-muội ấy phát sinh công đức. Ba-Sấm là tướng trạng trước khi tuôn mưa, Tam-muội là điềm báo trước khi thuyết giảng. Mười tên gọi suy nghĩ mà giải thích.

Tiết 4: dùng Đại Trí hợp với gió, bởi vì Hậu đắc trí quán sát căn cơ để cảnh giác họ, mà khiến cho thành tựu pháp khí.

Tiết 5: từ "Thử tướng hiện..." trở xuống là dùng thuyết pháp hợp với mưa, trong đó: Đầu là kết thúc phần trước nêu lên phần sau. Sau từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt, có mười pháp:

Một: Sắp thành tựu Chánh giác, niệm và tướng sắp hết, nghe đến mưa pháp này thì niệm vi tế đều quên, thấy được tâm-tánh giống như hư không giới, pháp giới cùng một tướng lúc đầu vốn không hai, phù hợp giống như Pháp thân bình đẳng của chư Phật, cho nên nói là thuyết giảng về pháp giới không có gì sai biệt.

Hai: Từ lúc ra khỏi thai trở về sau an tọa nơi Đạo tràng, trước-sau lại không có thân, cho nên gọi là rưới mưa pháp cưới cùng.

Gọi là du hý..., ở đây có hai nghĩa: 1-Tách ra làm hai, du hý là Đại Dụng của thần thông, giáo bí mật tức là Tâm-Trí đã phù hợp. 2-Hợp lại làm một, khiến cho ẩn hiện tự tại đối với giáo bí mật, cho nên nói là du hý; nói giáo bí mật, tức là giải thích về ba đức Niết-bàn của Như Lai.

Kinh Niết Bàn gọi là Tạng bí mật, an trú vào Tạng này có thể kiến lập Đại sự, do tác dụng của thần thông mà gọi là du hý. Ở kinh Pháp Hoa, lấy Thể thuận theo Dụng, gọi là Tri kiến của Như Lai, kiên cố sâu xa gọi là bí mật. Tuy mới phát tâm tiếp nhận giống nhau, mà suy xét đến cùng thuộc về nơi này, cho nên cũng vì vậy mà thuyết giảng.

Ba: Nhất sinh sở hệ (Bồ-tát Nhất sinh Bổ xứ), nghĩa là như Di-lặc trải qua một lần sinh ở cõi dưới (Hạ sinh). Sở dĩ trải qua một lần sinh ra, bởi vì Vô minh vi tế có thể chướng ngại đến pháp đã nhận biết. Nay vì vậy mà thuyết giảng, khiến cho phiền não vi tế ấy không còn, thành tựu Chủng trí soi chiếu khắp nơi.

Ba pháp trên đây đều là phần vị Đẳng giác.

Bốn: Bồ-tát Quán đảnh, tức là Địa thứ mười tiếp nhận chức vị. Bởi vì nước pháp của chư Phật mười phương rưới trên đỉnh đầu, đã thuộc về số lượng chư Phật, có thể tiếp nhận mây mưa Đại pháp của Như Lai, khiến cho đầy đủ công đức-trí tuệ của Phật, cho nên thực hiện nhiều Phật sự mà làm trang nghiêm.

Năm: Bồ-tát đạt được Nhẫn. Nếu chọn lấy Nhẫn thanh tịnh, thì từ Địa thứ tám trở lên, bởi vì Nhẫn này sắp dừng lại, cho nên khuyến khích đầy đủ Phước-Trí, mà không gián đoạn tâm Bi. Nếu chọn lấy bắt đầu đạt được, thì có chỗ nói Địa thứ nhất đã đạt được, bởi vì nói về công đức như Tín... Những Địa sau trọn vẹn thanh tịnh, đến Địa thứ mười thì Trí của Địa đều khai phát mà không gián đoạn Tự lợi-Lợi tha.

Sáu: Ba phần vị Trú-Hướng-Hạnh tức là phần vị Tam Hiền, khiến cho tiến vào chứng được Chân Như hiện rõ trước mắt, dựa vào biến hóa này là Môn rất sâu xa, mà Thắng tiến không dừng lại.

Bảy: Sơ phát tâm, bao gồm Tín bắt đầu phát tâm và Tín đầy đủ phát tâm, đã phát tâm Thượng cầu-Hạ hóa, mà khiến dựa vào Nguyện Hạnh.

Trên đây đều đã đạt được phần vị của mình, cho nên gộp lại để thuyết giảng về pháp Thắng tiến của phần vị phía trên.

Hai môn dưới đây gồm có hai ý: 1-Dựa theo phần vị mới mong cầu thuyết giảng Hiển giáo, mà thuyết giảng về pháp của Tam thừa (Tự thừa); 2-Dựa theo phần vị đã trú vào thuyết giảng Mật giáo, mà bí mật trao cho pháp của Đại thừa.

Tám: Như trong Duyên giác: Dựa theo Tam thừa mà thuyết giảng, thì nhân lụi tàn không phải là Thường, quả nối tiếp không phải là Đoạn, quán sát ngược lại thì không phải là có, quán sát thuận theo thì không phải là không có, là lìa xa hai bên, tuy lìa xa hai bên mà không làm hỏng quả của Tam thừa. Dựa theo Mật giáo thì mười hai nhân duyên tức là Trung đạo. Trung đạo gọi là Phật tánh, cho nên nói là duyên khởi rất sâu xa. Bởi vì đây là Trí quán sát Thượng Thượng, cho nên đạt được quả giải thoát bất hoại của Phật.

Chín: Trong Thanh văn có hai: 1-Dựa theo hiển bày mà thuyết giảng, bởi vì họ chán ngán lo sợ Khổ-Tập, cho nên thuyết giảng về Nhân Không, làm thanh gươm Trí để đoạn trừ; 2-Dựa theo bí mật mà thuyết giảng, cần phải dùng Pháp Không để đoạn trừ tất cả phiền não, cho nên gọi là thanh gươm to lớn.

Mười: Bởi vì hai Tụ chúng sinh: Nói tích tập thiện căn, đối với Tà định tụ chưa có thể rưới mưa pháp, chưa quyết định thì khiến cho đạt được gọi là thành thục, đã quyết định thì khiến cho tăng thêm đủ loại pháp môn.

Trong tiết ba từ "Phật tử, chư Phật..." trở xuống là kết luận về hợp trên đây, có hai chữ Phật Tử: Đầu là hợp với số lượng để kết luận, sau là hợp với tâm bình đẳng để giải thích nghi ngờ.

Mục ba-Từ "Phục thứ, Phật tử ưng tri..." trở xuống là tổng quát kết luận về mười Dụ, đều không có phạm vi hạn lượng. Văn hiển bày có thể biết.

Phần Kệ tụng, tụng về mười Dụ trên đây, mỗi Dụ đều có hai kệ.

Đoạn thứ tư: Ý nghiệp xuất hiện: Trước là Thân, tiếp là Ngữ, sau là Ý, là nghĩa theo thứ tự.

Trong Trường hàng có hai mục: Một-Đưa ra phát khởi; Hai-Chính thức giải thích.

Trong mục hai là chính thức giải thích, có ba: 1-Dựa theo Pháp tổng quát phân rõ; 2-Nương vào Dụ riêng biệt hiển bày; 3-Tổng quát kết luận, khuyến khích nhận biết.

Mục 1-Dựa theo Pháp tổng quát phân rõ: Nói tâmý-thức của Như Lai đều không thể đạt được, là dựa theo Thể ngăn chặn giải thích (Già thuyên). Chỉ thuận theo dùng Trí vô lượng mà nhận biết tâm của Như Lai, là nương vào Dụng biểu hiện giải thích (Biểu thuyên). Nhưng một văn này, xưa có nhiều thuyết.

Một thuyết nói rằng: "Thức... có hai: 1-Nhiễm; 2-Tịnh. Phật Địa không có tâm-tâm sở tạp nhiễm hữu lậu ấy, mà có tâm và tâm sở thuộc phần thanh tịnh. Trong quả vị thì Trí mạnh mà Thức yếu, vì vậy ở trên tâm vương để hiển bày không có tạp nhiễm, dựa theo Trí ấy cho nên trình bày về Vô lượng."

Nếu nhất định không có tâm vương, thì tâm sở dựa vào đâu để thiết lập? Vì vậy luận Thành Duy Thức quyển thứ 3, dẫn ra kinh Như Lai Công Đức Trang Nghiêm, nói rằng:

"Thức của Như Lai không cấu nhiễm,
Là cảnh giới vô lậu thanh tịnh,
Giải thoát tất cả mọi chướng ngại,
Tương ưng với Đại viên cảnh trí."

Thì đã có tâm vương rõ ràng rồi.

Nói Chuyển thức, là Trí dựa vào Thức mà chuyển, không phải chuyển Thể của Thức.

Một thuyết nói rằng: "Bởi vì không có nghĩa về tích tập suy nghĩ..., cho nên nói là tâm... không thể đạt được. Dựa vào Trí không có phân biệt để hiển bày về Vô lượng, không phải là không có Thể của tâm."

Nhiếp Luận quyển thứ 8 nói: "Chỗ dựa của Trí không có phân biệt, vốn là nghĩa về không phải tâmkhông phải suy nghĩ, cũng không phải là không phải tâm làm nơi nương tựa, mà là chủng loại của tâm. Dùng tâm làm nhân, do thế lực nhiều lần luyện tập, dẫn đến đạt được phần vị này, gọi là chủng loại của tâm."

Hai cách giải thích trên đều trình bày là có tâm-ýthức.

Một thuyết nói rằng: "Quả Phật thật sự không có tâm ý-ý thức và những tâm pháp khác. Nói là không thể đạt được, bởi vì chỉ có Đại Trí. Nói là Trí vô lượng cho nên nhận biết về tâm của Như Lai."

Vì vậy kinh Kim Quang Minh và Lương Nhiếp Luận, đều nói là chỉ có Như Như và Trí Như Như, một mình tồn tại ở Phật địa. Trong Luận nói rằng năm pháp thâu nhiếp tánh Đại giác, chỉ là một Pháp giới chân thật và bốn Trí Bồ-đề, không nói lại có pháp khác.

Chọn lấy tất cả hai Tông trên đây thì đều trở ngại.

Nếu dựa vào nghĩa trước là có thì không tránh khỏi tăng thêm, cũng không có thể nói bao gồm không thể đạt được. Vả lại, phần thanh tịnh này sao ở đây không nói? Thức không có cấu nhiễm ấy mà có thể nói, sao kinh không nói về tạp nhiễm không thể đạt được?

Nếu dựa vào nghĩa sau thì không tránh khỏi giảm bớt, cũng không có thể nói bao gồm nhận biết về tâm của Phật. Đã nói dùng Trí vô lượng nhận biết về tâm của Như Lai, không nói là không có tâm, thì có thể biết rõ ràng không phải là không có tâm. Vả lại, tâm đã là không có thì Trí đâu tồn tại một mình? Không những trái với hai Luận trên, mà cũng trái với nghĩa về diệt trừ Thức Vô thường đạt được Thức Thường của Niết-bàn.

Nếu cùng chọn lấy hai nghĩa, thì không tránh khỏi trái ngược lẫn nhau. Nếu cả hai không phải mà phai mờ lẫn nhau, thì thà rằng tránh xa hý luận. Nếu như vậy thì lấy gì làm Tông chỉ (Chỉ nam)?

Nay giải thích nghĩa này: a-Kết hợp hai Tông trước đây; b-Giải thích về ý khó hiểu của kinh.

Mục a-Kết hợp hai Tông trước đây. Nếu Tông sau nói rằng chỉ riêng Trí của Như, bởi vì tâm đã giống với Chân tánh cho nên nói chỉ riêng Như, Dụng soi chiếu không mất cho nên nói là Trí của Như, thì lẽ nào tách lìa ngoài tâm mà có Trí riêng biệt hay sao? Như vậy thì chỉ riêng Như, không trái với có. Tông trước cho rằng Thể hoàn toàn là Như, cho nên có tâm thanh tịnh. Tâm đã là Như thì có gì sai lầm? Vậy thì biết có ngay nơi Chân, cùng với Chân ngay nơi có, hai nghĩa tác thành lẫn nhau, có-không có vô ngại.

Mục b-Giải thích về ý khó hiểu của kinh. Nói không thể đạt được, là bởi vì nghĩa của tâm sâu xa huyền diệu, ngôn từ không đạt tới, cho nên nương vào ngăn chặn (Già) để hiển bày sâu xa. Nói chỉ dùng Trí để nhận biết về tâm của Như Lai, là nhờ vào tâm sở mà nương theo biểu hiện (Biểu) để hiển bày sâu xa.

Bản kinh thời Tấn nói: "Chỉ nhận biết về Trí vô lượng của Như Lai, cho nên nhận biết về tâm vô lượng. Vì sao sâu xa huyền diệu? Bởi vì: Muốn nói là tâm có, thì giống với Như bặt dứt tướng. Muốn nói là tâm không có, thì sâu xa kỳ diệu không hết. Muốn nói là tâm tạp nhiễm, thì vạn điều dây dưa đều mất. Muốn nói là tâm thanh tịnh, thì không đoạn dứt tánh ác. Muốn nói là tâm chỉ một, thì bao hàm không có gì ở ngoài. Muốn nói là tâm khác nhau, thì cùng một vị khó phân biệt. Muốn nói là hữu tình, thì không có tánh sắc khác nhau. Muốn nói là vô tình, thì không có sâu xa nào không xuyên suốt. Miệng muốn biện giải mà lời thì tiêu tan, tâm muốn duyên vào mà suy nghĩ không còn, cũng giống như phần quả mà không thể nói được. Vậy thì biết tâm của Phật ngay nơi có-ngay nơi không có, ngay nơi Sự-ngay nơi Lý, ngay nơi tâm vương-ngay nơi tâm sở, ngay nơi mộtngay nơi nhiều. Trong tâm không phải là có ý, cũng không phải là không có ý. Trong ý không phải là có tâm, cũng không phải là không có tâm. Trong tâm vương không phải là có tâm sở, cũng không phải là không có tâm sở. Tâm sở không phải là dựa vào tâm vương, cũng không phải là không dựa vào tâm vương. Tất cả đều như vậy, viên dung vô ngại, thì khiến cho các nghĩa trên đây đều thuận theo một Lý, không trái với Tông chỉ huyền diệu."

Nói nương theo biểu hiện để hiển bày sâu xa, là tâm đã không thể dùng Trí để nhận biết, mà lại nhờ vào Trí để ca ngợi. Trí là tâm sở, hãy còn dùng mười Dụ để trình bày về huyền diệu, thì tâm là chỗ dựa lại vô cùng huyền diệu rất khó hiểu. Vì vậy, cuối mười Dụ đều kết luận là tướng của tâm, nhưng Phật hãy còn không nói thì phàm phu đâu dám suy nghĩ! Bởi vì có nhân duyên, liền dựa vào giáo lý để nêu ra Tông chỉ huyền diệu, mong rằng không có lỗi phức tạp mà không quan trọng!

Mục 2-Từ "Thí như..." trở xuống là nương vào Dụ riêng biệt hiển bày, nêu ra mười Dụ lớn để dụ cho mười loại Đại Trí của Như Lai, Thể-Dụng của mười Trí không phải là một-không phải là khác. Văn cũng đều có ba: Dụ-Hợp và Kết luận.

Dụ thứ nhất: Dụ về hư không không có nương tựa làm nương tựa, dụ cho Trí Phật không có nương tựa mà thành tựu sự việc.

Trong Hợp: Nói Trí của các Thừa dựa vào Trí Phật mà sinh ra, như Thập Địa nói: Trí của mười Địa này, đều nhờ vào Trí Phật mà có sai biệt, tách lìa ngoài Trí Phật thì không có chỗ dựa để tu học, mà đầy đủ quả của Trí Phật lại không dựa vào nơi khác. Lẽ nào không dựa vào Tâm và dựa vào Lý hay sao? Lẽ nào không phải trước đây nói tâm vương-tâm sở không hai hay sao? Bởi vì Trí Phật soi chiếu tận cùng, không có Như ngoài Trí làm chỗ dựa của Trí, cho nên Thể của Trí chính là Như. Nếu có chỗ dựa thì không gọi là Trí của Như, cũng giống như kinh Tịnh Danh nói: "Pháp tùy theo Như mà không có gì tùy theo." Kinh Văn Thù Bát Nhã nói: "Nếu không có cảnh giới thì không có chỗ dựa, ví như ngoài Trí Phật không có pháp nào có thể đạt được, bởi vì tất cả các pháp tức là Trí Phật."

Dụ thứ hai: Dụ về pháp giới trong lặng sâu xa, dụ cho Trí Phật là Thể không có tăng giảm, tức là chuyển sang giải thích dựa vào trước đây. Dựa vào là dựa vào Thể này mà sinh ra, tuy sinh ra các Trí mà cũng không giảm bớt; lúc Bồ-tát giải thoát thành tựu Trí Phật, cũng không tăng thêm, bởi vì cùng một Thể như nhau, như Dụ về tấm ván giữa biển trước đây.

Dụ thứ ba: Dụ về biển rộng tiềm ẩn lợi ích, dụ cho Trí Phật là Thể cùng lợi ích chúng sinh, tức là cùng giải thích về nghĩa dựa vào và sinh ra trước đây, nghĩa là cùng một Thể với tâm của chúng sinh, cho nên nghĩa nói là dòng chảy ngầm. Lúc xuyên suốt tự tâm đạt được Trí tuệ, tức là thấy Trí Phật nơi khác, thì nói là dựa vào đó sinh ra. Lại nhờ vào Thể giống nhau, khiến cho Phật bên ngoài gia trì giúp cho niệm lực ấy, cũng là hòa vào dòng chảy.

Dụ thứ tư: Dụ về vật báu lớn sinh ra, dụ cho Trí Phật là Dụng khởi lên mà Thể sâu kín, giải thích về có thể sinh ra trước đây. Bởi vì nghĩa gì mà có thể sinh ra? Bởi vì đầy đủ bốn vật báu.

Trong Dụ có ba tiết: Một-Tổng quát trình bày về nơi phát ra Thể-Dụng; Hai-Nêu ra tên gọi vật báu; Ba-Kết luận về thù thắng sâu xa.

Trong Hợp có ba tiết giống như Dụ.

Trong tiết hai là nêu ra tên gọi, các Sư Diễn-Anh đều nói: "1-Trí về Chứng đạo, đoạn trừ chướng của Hoặc. 2-Trí về Trợ đạo, đoạn trừ chướng của Trí. 3-Trí về Bất trú đạo, rời bỏ chướng của Báo. Ba Trí trên đây là Tự lợi. 4-Trí làm lợi ích chúng sinh, tức là hạnh Lợi tha." Cách giải thích này cũng không có lỗi lầm gì lớn. Phần vị của quả (Quả địa) đầy đủ ba Đạo này, cho nên có thể khiến người tu học tiến vào Bồ-tát Địa.

Nay lại có một cách giải thích: Nếu thẳng thắn dựa vào văn, thì văn tự nhiên hiển bày rõ ràng.

Nay dùng pháp tướng để thâu nhiếp, tức là bốn Trí Bồ-đề: 1-Đại viên cảnh trí, bởi vì lìa xa các phân biệt, gọi là không có nhiễm trước. Hành tướng và sở duyên vi tế khó nhận biết, không quên-không ngu về tướng của tất cả các cảnh, gọi là phương tiện khéo léo. 2-Tức là Bình đẳng tánh trí, quán sát tất cả các pháp, hoặc là Hữu vi-Vô vi, Tự-Tha bình đẳng, gọi là khéo léo phân biệt. 3-Tức là Diệu quán sát trí, Trí này khéo léo quán sát về Tự tướng-Cọng tướng của các pháp, không có gì ngăn ngại mà chuyển, thuyết giảng vô lượng pháp mà không làm hỏng pháp tánh. Vô lượng pháp, tức là thâu nhiếp quán sát vô lượng Tổng trì-Định môn..., mà nói thuyết giảng là bởi vì mưa xuống cơn mưa Đại pháp, đoạn trừ tất cả nghi ngờ. 4-Tức là Thành sở tác trí, bởi vì nhận biết căn cơ-nhận biết thời gian mà làm những việc cần làm.

Tiết ba-Từ "Nhược chư Như Lai..." trở xuống là hợp với thù thắng sâu xa trước đây, trong đó có hai tiết:

Tiết 1-Trình bày về Dụng thù thắng-Thể sâu xa: Trong này Dụ về thù thắng ở trong tổng quát. Thể sâu xa trong này giống với Dụ về viên ngọc quý trong búi tóc ở kinh Pháp Hoa, không tùy tiện trao cho người, nhưng dựa theo Trí bậc Hạ không đạt tới cho nên gọi là Mật Tạng, không hoàn toàn giống với Dụ, vì vậy trong kinh Niết-bàn trình bày có Mật Ngữ mà không có Mật Tạng.

Tiết 2-Từ "Thử tứ trí bảo bình quân..." trở xuống là trình bày về Thể thù thắng-Dụng sâu xa: a-Thẳng thắn chân thật như nhau tức là Bình đẳng tánh trí, Đại Từ Bi bình đẳng tương ưng với nhau gọi là Bình quân, cùng một vị nối tiếp nhau gọi là Chánh trực. b-Đoan trang tinh khiết tức là Đại viên cảnh trí, Đoan là đức tròn vẹn thuần tịnh nương tựa duy trì chủng tử hiện hành, Khiết là tánh-tướng thanh tịnh lìa xa các tạp nhiễm. c-Tuyệt diệu tốt đẹp tức là Diệu quán sát trí. d-Có thể làm lợi ích rộng khắp tức là Thành sở tác trí. Đây là dựa theo riêng biệt để phối hợp. Nay bởi vì bốn Trí viên dung, cho nên bốn Đức cũng đầy đủ bốn vật báu, huống hồ bốn Trí chính là một trong mười Trí, thì vĩnh viễn khác với Tông chỉ khác.

Dụ thứ năm: Dụ về ngọc quý làm khô cạn nước biển, dụ cho Trí Phật diệt trừ phiền não thành tựu công đức, bởi vì có Trí trước đây cho nên không có Trí nào không sinh ra, bởi vì có Trí này cho nên không có phiền não nào không đoạn trừ. Vả lại, trước thì không gian đầy đủ bốn Trí, đây thì thời gian đầy đủ bốn Trí, đều là giải thích về nghĩa làm nơi nương tựa trước đây.

Trong Dụ có hai tiết: Một-Tổng quát trình bày về Thể-Dụng; Hai-Từ "Phật tử, thử nhật tạng..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của Dụng.

Đây là nói rõ ràng về Giáo cuối cùng (Cực giáo), mà kinh Khởi Thế và luận Bà Sa đều nói địa ngục A-tỳ ở dưới là lửa nóng, ở trên là nuốt viên sắt nung chảy. Nước biển là mượn để nói về một phần ít của phương tiện, mà sách vở thế tục nói rằng dùng đá Ốc Tiêu làm khô nước biển, thì hoặc là suy đoán mà biết, hoặc là thấy vật báu không rõ ràng mà nói là đá vậy thôi. Lại nói rằng dòng nước rót vào đuôi cọng cỏ, chỉ là thấy cạn dần mà gọi tên vậy thôi.

Trong Hợp cũng có hai tiết: Một-Hợp với tổng quát trình bày về Thể-Dụng; hai-Từ "Phật tử, chư Bồ-tát tu tập..." trở xuống là hợp với riêng biệt hiển bày về tướng của Dụng.

Nhưng bốn Trí này, Cổ đức có lúc phối hợp với bốn loại Tam-muội: Một là Trí thuộc Tam-muội Đại Thừa Quang Minh, hai là Tập Phước Đức Vương, ba là Hiền Hộ, bốn là Thủ Lăng Nghiêm. Cách giải thích này phối hợp với Định thì Lý có thể như vậy, mà dựa vào thứ tự thì trái với Lý, bởi vì loại thứ ba gọi là Trí Quang Phổ Chiếu. Nếu lấy loại thứ nhất làm loại thứ ba, lấy loại thứ ba làm loại thứ nhất, thì Lý mới thuận theo văn.

Nay lại có một cách giải thích, nêu lên pháp đã thành tựu ấy tức là bốn Định, dựa theo Trí có thể thành tựu thì phải thiết lập tên gọi riêng biệt.

Vả lại, nếu đem bốn Trí này phối hợp với các phần vị, thì càng khác với cách giải thích xưa kia, nghĩa là:

1- Phật dùng Trí ngay nơi Sự mà Chân, đối trị với Địa tiền, thành tựu bốn Địa trước, khiến cho đạt được Định Hiền Thủ. Bởi vì Tam-muội này có thể giữ gìn pháp thiện của phần vị Hiền, ba Địa trước là thế gian, Địa thứ tư là xuất thế gian. Đã hiểu rõ ngay nơi Sự mà Chân thì ngay nơi Tán mà Định.

2- Dùng Trí ngay nơi Thể là Dụng, đối trị với Địa thứ tư chưa có thể khởi Dụng, khiến cho đạt được Địa thứ năm, tiến vào Tục thành tựu Định Tập Phước Đức Vương.

3- Dùng Trí bình đẳng Vô tướng, đối trị với Địa thứ năm, tuy có thể tùy theo Tục mà chưa đạt được bình đẳng, khiến cho đạt được phần vị sau công dụng của Bát-nhã Đại Quang thuộc Địa tứ sáu-thứ bảy, mà thành tựu Định Quang Minh.

4- Dùng Trí bình đẳng Vô công dụng, đối trị với công dụng của Địa thứ bảy, khiến cho tiến vào Địa thứ tám, cho đến Phật quả đạt được Định Thủ Lăng Nghiêm. Việc làm đã đến cuối cùng, cho nên đã đầy đủ bốn Trí, nhân cũng thông suốt tu tập, tạm thời dựa theo tướng để hiển bày, vì vậy ở đây phối hợp theo chiều dọc, không thể giới hạn tất cả.

Dụ thứ sáu: Dụ về hư không hàm chứa tiếp nhận, dụ cho Trí Phật nương tựa duy trì không hề ngăn ngại, cũng giải thích về nghĩa nương tựa trước đây. Trước đây chỉ nói nương tựa, hãy còn nương tựa năng lực khác ở bên ngoài, nay trình bày về Thể rộng khắp tiếp nhận tất cả, vậy thì Trí của năm Thừa đều là pháp trong Đại Trí của Như Lai.

Triệu Công cũng nói: "Tâm rỗng rang của Thánh nhân soi chiếu sâu xa, Lý không có gì không thu nhận, chứa đựng vũ trụ (Lục hợp) ở trong lòng mà gương sáng linh thiêng có thừa, soi bóng vạn hữu ở trong tâm mà thần thái ấy thường rỗng lặng." Tức là nghĩa này.

Dụ thứ bảy: Dụ về cây thuốc chúa sinh ra và nuôi lớn, dụ cho Trí Phật tận cùng đời kiếp làm lợi ích yên vui.

Trong Dụ có bốn tiết: Một-Tổng quát hiển bày về Thể-Dụng. Hai-Từ "Bỉ dược thọ căn..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của Dụng. Ba-Từ "Thử dược vương..." trở xuống là nguyên cớ có được tên gọi. Bốn-Từ "Phật tử..." trở xuống là chọn ra nơi chốn không đúng, trước chọn ra-sau thu nhận. Bởi vì thu nhận cũng không thỏa mãn, cho nên bản kinh thời Tấn nói: "Không rời bỏ tánh chúng sinh."

Trong Hợp cũng có bốn tiết, mà văn không theo thứ tự:

Tiết một-Hợp với tổng quát hiển bày về Thể-Dụng, có sáu: 1-Dùng Bi Nguyện thuộc về Bồ-đề hợp với Gốc rễ, Bi Nguyện này làm gốc rễ sâu xa của chư Phật cho nên khó nhổ lên, văn có bốn Hoằng nguyện. 2-Dựa vào Thật Trí mà sinh ra phương tiện làm Thân cây, có năng lực làm việc, là Thể của Bồ-đề. 3-Dựa vào hai Trí trước đây, phân ra làm các Độ, che mát khắp nơi làm Cành. 4-Giới và Định không còn nóng bức, riêng biệt nhận lấy tên gọi là Lá. 5-Biện tài về Đạo phẩm..., tự mình sinh ra Bồ-đề, khai phát làm Hoa. 6-Quả có thể biết. Sáu loại trên cũng có thể phối hợp theo chiều dọc của địa vị, mà tiết sau riêng biệt hiển bày về tướng của Dụng, bởi vì đã nói là tất cả Bồ-tát, cho nên chỉ thuận theo giải thích tổng quát.

Tiết hai-Một tiết "Phật tử..." vượt qua thứ tự, hợp với tiết nói về nguyên cớ có được tên gọi: Cùng tận thời gian vị lai, cho nên nói là đến cuối cùng không có dừng nghỉ; đạt được quả không rời bỏ nhân, cho nên nói là không gián đoạn Bồ-tát hạnh. Vì thế cho nên đạt được nhân quả đan xen xuyên suốt, lần lượt chuyển tiếp sinh khởi lẫn nhau.

Tiết ba-Một tiết "Phật tử..." lùi lại hợp với tiết nói về riêng biệt hiển bày tướng của Dụng trước đây: Tâm sâu xa vui với hạnh tu tập pháp thiện, tức là phương tiện trước đây; Giới thanh tịnh cũng có thể không còn nóng bức, tướng tốt như hoa làm trang nghiêm. Văn phần nhiều phỏng theo tóm lược, là bởi vì phân ra chủ động thành tựu-thụ động thành tựu.

Tiết bốn-Một tiết "Phật tử..." hợp với tiết chọn ra căn khí không đúng, cũng trước chọn ra-sau thu nhận.

Trước là chọn ra: Vô vi làm phần vị chính thức, hễ rơi vào thì khó mà thoát ra dụ cho hầm sâu. Lại không có nước Bi mà dẫn đến tàn lụi mất đi (Khôi đoạn). Như địa ngục ấy, tà kiến bác bỏ không có, tham ái thấm ướt nát nhừ, đều dụ cho nước. Không tiếp nhận thiện căn, lại thiếu duyên của đất, cho nên không phải là nơi sinh ra.

Sau là thu nhận: Nói không có gì chán ngán rời bỏ, bởi vì trên đây dựa vào ác hiện tại thiếu duyên, khiến cho sinh lòng chán ngán sợ hãi mà tiến thẳng đến Nhất thừa, trừ ra hai nơi nhưng cùng có Phật tánh, lâu dần sẽ thành tựu cho nên không chán ngán rời bỏ, là biết rằng ác hiện tại rõ ràng không có, không có ác thì nhất định phải có Phật tánh.

Vì vậy kinh Niết Bàn nói: "Hạng Nhất Xiển-đề tuy là đoạn mất thiện căn mà hãy còn có Phật tánh, nếu có thể phát tâm thì không phải là Xiển-đề."

Kinh Pháp Hoa nói: "Quyết định rõ ràng về pháp Thanh văn, các chúng Thanh văn khác cũng sẽ trở lại như vậy."

Trong kết luận nói: Căn khéo léo an trú, là luôn luôn trú trong Đại Bi.

Có người dẫn tiết chọn ra trước đây để chứng minh về nghĩa không có Phật tánh và Định tánh, mà không quán sát tiếp theo sau nói là không rời bỏ, huống hồ Dụ thứ mười là bình đẳng cùng có, mà giảm bớt Phật tánh thì sợ rằng hủy báng Nhất thừa. Mong các vị Hậu học nên nhắc nhủ cẩn thận, đừng vướng vào giáo thuyết phương tiện (Quyền thuyết)!

Dụ thứ tám: Dụ về kiếp Hỏa đốt cháy tất cả, dụ cho Trí Phật nhận biết không có gì không tận cùng, bởi vì Trí Phật này lại không có gì nương tựa.

Dụ thứ chín: Dụ về kiếp Phong duy trì hủy hoại, dụ cho Trí Phật khéo léo khiến cho giữ lại phiền não, không những có thể đoạn trừ mà cũng còn có thể giữ lại. Nghĩa là Phật có phương tiện khéo léo này, trao cho căn cơ chưa thuần thục-chưa đầy đủ vạn hạnh Bồ-tát, khiến cho giữ lại phiền não tưới thấm sinh ra. Bởi vì giữ lại phiền não này, thì phiền não mới đến tận cùng đạt được Nhất thiết trí, không giống như tâm của Nhị thừa mong mỏi nhanh chóng thoát ra chứ không vì Bồ-đề. Mở rộng trình bày về giữ lại phiền não tưới thấm sinh ra, đầy đủ như chương riêng biệt.

Dụ thứ mười: Dụ về mảy trần hàm chứa quyển kinh, dụ cho Trí Phật là tánh thông suốt bình đẳng. Trong văn có bốn tiết: Pháp-Dụ-Hợp và kết luận.

Tiết một-Pháp: Sở dĩ nhận biết Trí Phật rộng khắp, bởi vì không có một chúng sinh nào không có Bổn giác, cho nên không có gì khác với Thể của tất cả chư Phật. Vì vậy trước đây nói dòng chảy ngầm, là tựa như Trí Phật có khắp ở chúng sinh khác. Nay hiển bày về chúng sinh tự có, cho nên nói là có khắp mà thôi.

Ở đây có ba ý: 1-Trình bày về không có một chúng sinh nào không có, thì biết không có tánh là thuộc về Phi chúng sinh, nghĩa là cỏ cây... đã vượt qua cái thấy của năm tánh. 2-Nhân của chúng sinh ở trong ràng buộc, đã đầy đủ pháp của quả ra khỏi ràng buộc, cho nên nói là có Trí tuệ của Như Lai, không phải là chỉ có tánh về sau sẽ thành tựu, mà cũng không phải là Lý trước-Trí sau, thì biết Niết-bàn đối với phương tiện xưa kia mà nói là có tánh, hàng Hậu học hãy còn cho rằng bàn luận về cóche giấu không có, huống hồ nghe đến có Trí thuộc quả giống nhau thì ai sẽ tin được? 3-Trí thuộc quả trong nhân ấy, tức là Trí thuộc quả của Phật khác, bởi vì nhânquả Tự-Tha không có hai Thể là Tông chỉ của Viên giáo. Nếu không như vậy thì ở đây nói chúng sinh có quả, đâu gọi là nói đến Trí Phật? Vậy thì đã vô cùng huyền diệu khó giải thích rồi, không phải Tông chỉ của Hoa Nghiêm không có lý này.

Tiếp từ "Đản dĩ..." trở xuống là giải thích nghi ngờ. Nghi ngờ rằng: Kinh Niết Bàn nói: "Phật tánh gọi là Trí tuệ, lúc có Trí tuệ thì không có phiền não." Nay có Trí Phật, vì sao làm chúng sinh? Trong giải thích:

Trước là thuận theo giải đáp về nghĩa trước đây, nghĩa là trái ngược cho nên không chứng được, lẽ nào có thể nói không có hay sao? Như vị Tráng sĩ không biết viên ngọc ở trong trán mình, lẽ nào nói là trong da không có vật báu hay sao?

Sau từ "Nhược ly..." trở xuống là trở lại dùng Lý để thành tựu, nghĩa là nếu trước kia không có thì lìa xa trái ngược lẽ nào là có? Đã lìa xa trái ngược thì liền rõ ràng vốn không phải không có, như người nghèo có được ngọc quý không phải là nay mới trao cho. Vì vậy, kinh Niết Bàn sợ rằng không tu hành, cho nên nói: "Nói nhất định có thì trở thành chấp trước." Sợ rằng không tin có, cho nên nói: "Nếu nói nhất định không có thì trở thành vọng ngữ. Bất chợt có thể chấp trước chứ không thể nào vọng ngữ." Trí tự nhiên, là Thánh trí tự giác ngộ. Trí vô ngại, là Thỉ giác và Bổn giác không hai, bặt dứt hai ngăn ngại.

Tiết hai-Trong Dụ, có hai tiết:

Tiết 1-Trình bày về mảy bụi giấu quyển kinh lớn, bởi vì dụ cho hư vọng ràng buộc Trí Phật ở văn trên. Quyển kinh lớn, là Trí Phật không có giới hạn, tánh đức viên mãn. Viết chép đều xứng với cảnh giới, là bởi vì Trí như Lý. Giấu trong mảy bụi, sơ lược có ba nghĩa: a-Vọng mà che phủ Chân; b-Nhỏ mà nhỏ hàm chứa lớn; c-Một mà đầy đủ nhiều. Tất cả mảy bụi, là bởi vì không có một chúng sinh nào không đầy đủ Trí Phật.

Tiết 2-Từ "Thời hữu nhất nhân..." trở xuống là lấy quyển kinh ra làm lợi ích cho chúng sinh, dụ cho lìa xa hư vọng liền hiện rõ trước mắt nói trên.

Tiết ba-Trong Hợp, cũng có hai tiết:

Tiết 1-Hợp với mảy bụi giấu quyển kinh lớn. Vô lượng-vô ngại có thể làm lợi ích cho tất cả, hợp với viết chép nhiều sự việc nói trên; thân chúng sinh và vọng tưởng cùng hợp với bụi đất.

Tiết 2-Từ "Nhĩ thời Như Lai..." trở xuống là hợp với lấy quyển kinh ra làm lợi ích cho chúng sinh. Như Lai hợp với một người nói trên, mắt Trí hợp với Thiên nhãn nói trên, thì biết rằng không tin chúng sinh đều có Trí Phật, bởi vì mắt Trí chưa mở ra, lại có gì đáng cho là lạ? Nhưng kinh Như Lai Tạng... nói có chín loại Dụ, dụ cho Như Lai Tạng, bởi vì như hoa sen xanh còn trong nước bùn, chưa lên khỏi nước bùn thì mọi người không có ai coi trọng; lại như người nữ nghèo túng mà mang thai bậc Thánh, như vật quý báu rất giá trị mà quấn trong chiếc áo dơ bẩn, như viên ngọc Ma-ni rơi vào hầm phân sâu hút, như bức tượng vàng ròng mà chiếc áo rách nát che phủ, như cây Am-la chưa thành hoa quả, cũng như thóc gạo còn trong vỏ trấu, như vàng còn trong quặng mỏ, như tượng còn trong khuôn đúc, đều là nghĩa trong mảy bụi có thân Phật, cùng với ở đây giống nhau trên đại thể.

Mục 3-Tổng quát kết luận về mười Dụ trên đây: Một-Tổng quát trình bày về không có nương tựa làm nương tựa; Hai-Có thể sinh ra; Ba-Có thể tiềm ẩn rộng khắp; Bốn-Không gian đầy đủ bốn Trí; Năm-Thời gian đầy đủ bốn công năng; Sáu-Thể bao hàm rộng rãi; Bảy-Dụng không có cuối cùng; Tám-Nhận biết không có gì không tận cùng; Chín-Khéo léo có thể thâu nhiếp duy trì; Mười-Đầy đủ mọi nơi.

Chín Dụ trước thẳng thắn nói về Trí Phật, một Dụ sau chính là dung hòa Tự-Tha. Mười Dụ này viên dung sơ lược hiển bày về tướng của Trí Phật, nương vào hiển bày tâm của Như Lai, mà chưa tận cùng một mảy may của tâm Phật, vì vậy cần phải trải qua dùng vô lượng-vô ngại... để nhận biết.

Phần Kệ tụng, có hai mươi hai kệ phân hai: Hai câu đầu là dựa theo Pháp tổng quát hiển bày; còn lại tụng về mười Dụ trước đây, trong đó: Dụ thứ nhất có một kệ rưỡi, Dụ thứ mười có bốn kệ, tám Dụ còn lại mỗi Dụ đều có hai kệ, đều hiển bày có thể biết.

QUYỂN 50

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 52 trong kinh).

Đoạn thứ năm: Cảnh giới xuất hiện: Chính thức hiển bày về cảnh giới thuộc phạm vi giới hạn, bao gồm phân rõ về cảnh giới của pháp đã duyên vào (Sở duyên). Dựa vào nghĩa đầu, thì trước là dựa theo Trí để hiển bày về Tâm, đây là chính thức trình bày về phạm vi giới hạn thuộc Dụng của Trí. Dựa vào nghĩa sau, thì trước là trình bày về pháp có thể nhận biết (Năng tri), nay là phân rõ về pháp đã duyên vào. Bởi vì pháp đã duyên vào là Vô biên, cho nên hiển bày về phạm vi giới hạn khó nghĩ bàn; phạm vi giới hạn khó nghĩ bàn, cho nên mới tận cùng về cảnh giới của pháp đã duyên vào. Hai nghĩa tác thành lẫn nhau, như chiếc hộp và nắp đậy phù hợp với nhau.

Trong văn, Trường hàng phân ba: Nêu lên, giải thích và kết luận.

Trong giải thích có hai: Trước là Pháp, sau là Dụ.

Trong mục trước là Pháp, cũng có hai: Một-Mở rộng chọn lấy pháp đã duyên vào để hiển bày về cảnh giới thuộc phạm vi giới hạn; Hai-Gần gũi chọn lấy các tâm để so với cảnh giới của Phật.

Trong mục một lại có hai: 1-Nêu ra pháp đã duyên vào là Vô biên; 2-Hiển bày về phạm vi giới hạn là Vô lượng.

Mục 1-Nêu ra pháp đã duyên vào là Vô biên: Trước là khiến cho dùng Trí không có chướng ngại là pháp có thể nhận biết, bởi vì không phải Trí này thì không thể nào suy lường về cảnh giới của Phật. Sau là chính thức hiển bày về pháp đã duyên vào, văn có mười câu: Một-Tổng quát nêu ra chúng sinh đã giáo hóa. Hai-Thời gian giáo hóa. Ba-Nơi chốn giáo hóa. Bốn-Pháp giáo hóa. Năm-Người đã giáo hóa. Ba câu sáu-bảy-tám đều trình bày về pháp đã chứng, trong đó: Chân Như là nói đến Thể, luôn luôn cùng một vị cho nên nói là không có sai biệt, pháp giới làm chỗ dựa cho pháp sinh ra, cho nên nói là Thật tế Vô ngại, là tận cùng thuộc Sự rất chân thật cho nên nói là Vô biên. Chín-Phạm vi giới hạn của nơi chốn giáo hóa. Mười-Rộng khắp tất cả.

Nếu dựa theo cảnh của hai Đế: Năm loại trước là Tục; ba loại tiếp là Chân; một loại tiếp là bao gồm ChânTục, bởi vì Sự Không-Lý Không đều là Không; một loại sau là Sự-Lý đều không phải, bởi vì hiển bày cảnh giới thuộc chín loại trước tức là như nhau không có.

Nếu dựa theo ba Đế: Không tức là Chân, cả ba đều Chân là Trung đạo.

Nếu dùng năm cảnh giới để thâu nhiếp: Ba loại đầu là thế giới vô lượng; bốn tức là cảnh giới điều phục và gia hạnh điều phục; năm tức là chúng sinh; ba loại tiếp tức là pháp giới; hai loại còn lại thì cả hai không phải (Song phi).

Trong mục 2-Từ "Phật tử, như nhất thiết..." trở xuống là hiển bày về phạm vi giới hạn là Vô lượng: a-Dựa theo mười cảnh để hiển bày về phạm vi giới hạn, bởi vì Cảnh và Trí phù hợp với nhau, cho nên đều là Vô lượng. b-Dựa theo không có cảnh để hiển bày về không phải là có, cho đến Chân Như đều không thể đạt được, là bởi vì các cảnh như mây ùn lên mà luôn luôn vắng lặng; như không có đã như vậy, như Chân Như... không có biến chuyển thay đổi... cũng như vậy.

Mục hai-Từ "Phật tử..." đến "Ưng tri tâm..." trở xuống là gần gũi chọn lấy các tâm để so với cảnh giới của Phật, trong đó có hai: 1-Chính thức trình bày; 2-Đưa ra giải thích.

Mục 1-Chính thức trình bày: Vô lượng vô biên là nói đến Tướng dụng rộng lớn, không ràng buộc-không cởi bỏ là trình bày về Thể tánh sâu xa vắng lặng.

Mục 2-Đưa ra giải thích. Ý đưa ra nói rằng: Vì sao lấy tâm so với cảnh giới của Phật? Ý giải thích rằng: Tự tâm của Bồ-tát, tùy theo suy nghĩ lập tức hiển bày, cho nên không có phần lượng; cảnh giới của Phật cũng như vậy, tùy theo căn cơ hiển bày rõ ràng, hoặc là Thân-hoặc là Trí, nào có phần lượng. Trí mượn suy nghĩ để hiển bày thì tánh không có ràng buộc-cởi bỏ, không ràng buộc vì tướng cho nên sau không có cởi bỏ.

Mục sau-Từ "Phật tử, như Đại long..." trở xuống là Dụ để hiển bày, văn có ba Dụ, hai Dụ trước dụ cho không ràng buộc-không cởi bỏ, một Dụ sau dụ cho vô lượng vô biên, vô lượng vô biên bao gồm đoạn trước.

Trong hai Dụ trước: Dụ một trình bày về mưa xuống không biết từ đâu, chính là dụ cho không ràng buộckhông cởi bỏ, đã không có nơi đến thì có gì ràng buộccởi bỏ? Dụ hai trình bày về nước biển thuận theo tâm, dụ cho không có nhân của ràng buộc-cởi bỏ, nước thuận theo lực của tâm làm nhân, không nhất định ở trong hay ở ngoài, Trí thuận theo Nguyện xưa kia, bởi vì duyên khởi mà đến tức là không có đến.

Trong một Dụ sau: Dụ về nước biển sâu rộng, dụ cho vô lượng vô biên, có ba tiết: Một-Nêu ra chương mục khuyên nhủ lắng nghe; Hai-Từ "Phật tử, thử Diêmphù..." trở xuống là Dụ để hiển bày; Ba-Từ "Phật tử, ư nhữ ý..." trở xuống là Pháp-Hợp.

Trong tiết hai là Dụ, có ba: 1-Riêng biệt hiển bày về nhiều nước, văn có bốn tiết: a-Nước ở bốn châu; b-Nước do Long Vương mưa xuống; c-Nước từ cung điện chảy ra; d-Nước do Long Vương Sa-kiệt, bao gồm mưa xuống và chảy ra, đều là càng về sau gấp bội so với trước, để hiển bày về sâu rộng. 2-Từ "Kỳ sở xuất..." trở xuống là bao gồm hiển bày về tướng của nước, tuôn vọt lên cho nên sóng dâng lên nhanh chóng, vì vật báu làm khô cạn cho nên sóng xuống thấp, đây là nói đến cuối cùng. 3-Từ "Phật tử, như thị Đại hải..." trở xuống là tổng quát hiển bày về vô lượng, bao gồm nước có bốn loại.

Trong tiết ba là Hợp, có hai: 1-Hợp với nước vô lượng, một niệm của Trí Phật đã không có cùng tận, huống hồ tận cùng ba đời, rộng khắp mười phương, trùng trùng đến trùng trùng, sao có thể dùng Dụ để hiển bày? 2-Từ "Phật tử..." đến "Ưng tri Như Lai..." trở xuống là hợp với tổng quát hiển bày về vô lượng, không những Trí làm cảnh giới của Phật, mà pháp phần Bồđề... đều là cảnh giới thuộc phạm vi giới hạn. Biển Trí hợp với nước, còn lại hợp với vật báu..., văn đều hiển bày có thể biết.

Trong tổng quát kết luận, tức là kết luận rằng: Nhận biết về ý, không nhận biết về cảnh giới của Phật, làm sao có thể lợi ích chúng sinh?

Phần Kệ tụng, có năm kệ phân hai: Một kệ đầu, tụng về Pháp thuyết. Bốn kệ còn lại, tụng về Dụ trước đây, cũng có hai: Hai kệ trước hợp lại tụng về hai Dụ trước, cùng Dụ cho không ràng buộc-cởi bỏ; hai kệ sau, tụng về Dụ biển cả rộng sâu, chỉ tụng tổng quát hiển bày về vô lượng, văn còn lại lược qua không có.

Đoạn thứ sáu: Hạnh xuất hiện: Trước trình bày về phạm vi giới hạn thì Cảnh-Trí là vô biên, nay làm sáng tỏ về vận dụng thì Bi-Trí là vô tận, tuy biển Trí đã đầy đủ mà Bi không có dừng lại.

Trong Trường hàng có hai: Trước là nêu lên, sau là giải thích về tướng.

Trong mục sau là giải thích về tướng, có ba: Một-Cùng nêu lên hai Hạnh; Hai-Cùng giải thích về hai Hạnh; Ba-Cùng kết luận về hai Hạnh.

Mục một-Cùng nêu lên hai Hạnh. Nghĩa có nhiều hàm chứa: 1-Hạnh thuộc Vô ngại, là Hạnh về Sự ngay nơi Lý; 2-Hạnh thuộc Chân Như, là Hạnh về Lý ngay nơi Sự. Trước tức là Tướng của Hạnh, sau tức là Thể của Hạnh. Lại trước là Bi ngay nơi Trí, sau là Trí ngay nơi Bi. Trước là Tục ngay nơi Chân, sau là Chân ngay nơi Tục. Dung thông mà Vô ngại là Hạnh của Như Lai.

Trong mục hai-Từ "Phật tử như Chân Như..." trở xuống là cùng giải thích về hai Hạnh, có hai: 1-Giải thích về Hạnh thuộc Chân Như; 2-Giải thích về Hạnh thuộc Vô ngại.

Mục 1-Giải thích về Hạnh thuộc Chân Như. Tên gọi của Chân Như, nói hàm chứa Pháp-Dụ, trong văn có ba tiết:

Tiết một-Nhắc lại tên gọi để giải thích, trình bày về Thể bặt dứt ba đời, cho nên cùng là Chân Như. Hợp với Như thành tựu Hạnh, Hạnh tức là Như. Quá khứ-vị lai không phải là duyên, cho nên không sinh khởi-không thay đổi. Hiện tại lìa xa duyên, cho nên không phải là phát khởi.

Tiết hai-Lại nêu ra pháp giới vô hình, trình bày về cả hai không phải mà hợp với Trung đạo, vậy thì biết Thật tướng... đều là Hạnh của Như Lai.

Tiết ba-Nêu ra Dụ về chim bay giữa hư không, giải thích về nghĩa của Phi lượng. Phi lượng có hai nghĩa: 1-Hạnh rộng lớn vô lượng, cho nên nói Hạnh của Như Lai không có giới hạn. 2-Ngay nơi Sự cùng là Chân, thì không có phần lượng, cho nên dùng hư không để ví dụ. Đã không có Hữu lượng, thì sao có Vô lượng? Nếu nói Vô lượng thì chính là Lượng, cả hai không phải mà vĩnh viễn vắng lặng là Hạnh của Như Lai. Tâm càng rỗng lặng, Hạnh càng rộng lớn, suốt ngày thực hành mà chưa hề thực hành. Vì vậy kinh Niết Bàn nói: "Lại có một

Hạnh là Hạnh của Như Lai, đó gọi là Đại Bát Niết-bàn của Đại thừa."

Mục 2-Từ "Phật tử, Như Lai Ứng Chánh Đẳng..." trở xuống là giải thích về Hạnh thuộc Vô ngại, trong văn có hai tiết: Một-Dựa theo Pháp để tổng quát trình bày; Hai-Dùng Dụ để riêng biệt hiển bày.

Tiết một-Dựa theo Pháp để tổng quát trình bày: Trí không trú vào nơi nào, Bi nêu ra những công hạnh, tức là Bi-Trí vô ngại, tự mình không có hai ngăn ngại, khiến cho người khác vô ngại, đều là Hạnh vô ngại.

Trong tiết hai-Riêng biệt dùng Dụ để hiển bày, có hai Dụ: Đầu là Dụ về chim cánh vàng (Kim sí điểu) rẽ nước biển, dụ cho Bi ngay nơi Trí; sau là Dụ về mặt trờimặt trăng không có suy nghĩ, dụ cho Bi không sai lạc Trí.

Mục ba-Từ "Phật tử..." đến "Ưng dĩ như thị..." trở xuống là cùng kết luận về hai Hạnh: Tánh là kết luận về Chân Như, Tướng là kết luận về Vô ngại.

Phần Kệ tụng, có năm kệ: Ba kệ trước, tụng về Hạnh thuộc Chân Như; hai kệ sau, tụng về Hạnh thuộc Vô ngại.

Đoạn thứ bảy: Quả của Hạnh viên mãn Bồ-đề xuất hiện: Bởi vì đối với duyên thành tựu tu tập, cho nên nhất định phải có thành tựu Chánh giác.

Trong văn có ba mục: Nêu lên, giải thích về tướng và tổng quát kết luận.

Trong nêu lên: Nói về Chánh giác, sơ lược hiển bày về năm môn.

Một: Giải thích tên gọi: Thời Tấn gọi là Bồ-đề, là giữ lại tiếng Phạn. Ở đây phiên ra là Giác, chính là chọn ra Nhị thừa thành tựu khác với Bồ-tát, Hội thứ nhất đã hiển bày. Lại chỉ nói về Bồ-đề, chỉ là Đạo đã giác ngộ. Nay nói thành tựu, tức là tên gọi của Lý-Trí khế hợp.

Hai: Trình bày về Thể tánh, Nhiếp Luận nói: "Hai Trí-hai Đoạn là thể của Bồ-đề." Trí Luận nói: "Bồ-đề và Bồ-đề Đoạn cùng gọi là Bồ-đề." Nếu dựa vào kinh này thì thông suốt tất cả pháp, đầy đủ như văn.

Ba: Phân rõ về chủng loại: Hoặc là nói chỉ một loại, bởi vì Như-Trí khế hợp không có hai tướng, kinh Tịnh Danh nói: "Nói đến Như, là bởi vì không hai-không khác." Hoặc là tách ra làm hai loại, bởi vì kinh Đại Phẩm trình bày có Bồ-đề thuộc về Tánh tịnh và Bồ-đề thuộc về Tu thành, cũng gọi là Tánh tịnh-Phương tiện tịnh. Hoặc là phân ra làm ba loại, bởi vì dựa theo Tam thừa, như luận Thập Địa. Hoặc là tách ra làm bốn loại, kinh Niết Bàn nói: "Trí bậc Hạ quán sát thì đạt được Bồ-đề của Thanh văn, cho đến Trí bậc Thượng Thượng quán sát thì đạt được Bồ-đề của Phật." Lại bốn Trí Bồ-đề cũng là bốn nghĩa. Hoặc là phân ra làm năm loại, bởi vì như kinh Đại Phẩm và Trí Luận nói về phát tâm... Hoặc là trình bày đầy đủ mười loại, như phẩm Ly Thế Gian. Chỉ mười loại là tròn vẹn, chính là ở đây phân rõ. Ba loại là trừ ra hai loại trước, bốn loại là trừ ra ba loại trước, năm loại là trừ ra bốn loại trước, còn lại đều bao gồm tất cả, bởi vì Đồng giáo Nhất thừa đã thâu nhiếp. Nếu do nghiệp dụng mà hiện rõ, thì không có gì không thu nhận. Bốn: Trình bày về nghiệp dụng, văn có mười môn, mà Thể-Dụng đan xen hiển bày đều thiết lập tên gọi tùy theo nghĩa riêng biệt. Nay thu nhận tất cả, nghĩa là duyên với hai Đế, đoạn trừ hai Chướng, chứng được hai Không, sinh khởi hai Trí, phù hợp căn cơ, hiện rõ vạn tượng, đầy đủ mười thân, rộng khắp mười phương, khắp mọi nơi chốn như đầu mảy lông-trong một vi trần, nghiệp dụng vô biên bao gồm nhân-quả, đầy đủ như văn hiển bày.

Năm: Phân rõ về tướng, tức là giải thích văn, sơ lược phân rõ về mười môn: 1-Tổng quát trình bày về ThểTướng; 2-Phù hợp hiện rõ vạn cơ; 3-Thể tướng rất sâu xa; 4-Ba Luân bình đẳng; 5-Nhân quả đan xen xuyên suốt; 6-Thể lìa xa đầy vơi; 7-Tướng không có tăng giảm; 8-Dụng bao gồm động-tịch; 9-Rộng khắp pháp giới; 10-Đầy đủ tất cả các tâm.

Trong mười môn, cũng có thể riêng biệt giải thích ngay môn ấy. Nay tạm thời dùng môn thứ nhất làm tổng quát, chín môn còn lại làm riêng biệt. Riêng biệt tuy có chín môn mà giải thích về mười nghĩa: Môn thứ nhất giải thích về nghĩa thứ nhất; môn thứ hai giải thích về nghĩa thứ mười, nghĩa là nêu ra đầu mà đầy đủ sau; từ môn thứ hai theo thứ tự giải thích, một môn thứ mười giải thích hai nghĩa thứ tám-thứ chín, đến văn sẽ biết. Văn giải thích hiển bày rõ ràng, không cần giải thích gì khác.

Môn thứ nhất: Tổng quát trình bày có đủ mười môn, đều bao hàm Thể-Tướng-Dụng:

1: Tịch-Chiếu là Thể của Bồ-đề, cho nên nói là đối với tất cả các nghĩa không có gì quán sát. Tất cả các nghĩa, là cảnh thuộc Chân-Tục, bởi vì quán sát đến cuối cùng không có quán sát. Kinh Tịnh Danh nói: "Không quán sát là Bồ-đề, bởi vì lìa xa các duyên, như biển vô tâm mà có thể nhanh chóng soi chiếu, bởi vì tất cả đều rõ ràng." Bản kinh thời Tấn nói: "Hiểu rõ tất cả các nghĩa." Hai kinh hợp lại trình bày, nghĩa mới tròn vẹn. Diệu giải tức là quán sát, quán sát tức là không có quán sát. Đã quán sát thì niệm vắng lặng không còn chủng tử tập khí phiền não, không có quán sát là Thể, soi chiếuđoạn trừ là Dụng, hợp lại là Tướng.

2: Bình đẳng giống như vạn pháp là Thể của Bồ-đề, nghĩa là Trí phù hợp với Lý cùng một Viên giác, cho nên nói là bình đẳng đối với pháp mà không mất đi soi chiếu, quyết đoán rõ ràng nói là không có nghi ngờ mê hoặc. Đã không có gì nghi ngờ, thì pháp đã nhận biết vĩnh viễn vắng lặng. Hai nghĩa trên đã thâu nhiếp Thể của Nhiếp Luận.

3: Một thành tựu thì tất cả thành tựu, không thấy chúng sinh-Phật có khác nhau, cho nên nói là không hai. Bởi vì nhận biết tất cả chúng sinh là tướng của Bồ-đề, cũng là chủ động-thụ động không hai. Kinh Tịnh Danh nói: "Không hai là Bồ-đề, bởi vì lìa xa ý-pháp."

4: Tổng quát dựa vào Thể tướng tịch diệt của ba nghĩa trước đây.

Tịch diệt là Bồ-đề, bởi vì diệt trừ các tướng.

5: Tức là diệt nơi hiện hành của tâm (Tâm hành xứ diệt), sâu lặng không thay đổi, cũng không hiện hành là Bồ-đề, bởi vì không có nhớ nghĩ.

6: Tuy tỉnh giác mà luôn luôn Định, bởi vì không trú vào Định.

7: Có hai nghĩa: Một-Không gian thì rộng khắp mười phương, bởi vì rộng lớn vô lượng; Hai-Thể thì không có sinh diệt, bởi vì bặt dứt phần lượng.

8: Cũng có hai nghĩa: Một-Thời gian thì niệm niệm thành tựu, bởi vì không có phạm vi giới hạn; Hai-Một khi đạt được thì vĩnh viễn thường còn, bởi vì không có thời gian sau. Tâm không có tướng bắt đầu, phù hợp sâu xa với Lý, bởi vì không có thời gian trước.

9: Lìa xa hai bên, phù hợp Trung đạo. Bản kinh thời Tấn thì trước nghĩa này có nghĩa về không ràng buộckhông cởi bỏ, đều hàm chứa ở trong hai bên. Nghĩa là tạp nhiễm hay thanh tịnh, ràng buộc hay cởi bỏ, có hay không có, một hay khác..., hai bên này đều lìa xa không trú trước thiên lệch, cho nên nói là lìa xa hai bên, không phải là thấy có hai bên, hai bên ngay nơi Trung đạo, không có Trung đạo-không có hai bên mới trú trong Trung đạo.

10: Tổng quát hiển bày về lìa xa ngôn từ. Chín môn trước dựa vào ngôn từ để hiển bày sâu xa, chưa tận cùng nơi sâu xa của Bồ-đề, cho nên thu nhận đưa về tánh lìa xa, khiến cho không còn ngôn từ thì mới phù hợp.

Môn thứ hai: Từ "Tri nhất thiết chúng sinh..." trở xuống là phù hợp hiện rõ vạn cơ, tức là Tam-muội Hải Ấn. Trong văn có ba tiết:

Tiết 1-Pháp, một niệm nhận biết về ba đời, gọi là Nhất thiết trí.

Tiết 2-Dụ, tức là nêu ra Hải Ấn để dụ cho Bồ-đề vô tâm mà nhanh chóng hiện rõ.

Tiết 3-Hợp, nói không có gì hiện rõ, có ba nghĩa: a-

Bởi vì Vô tâm mà hiện rõ, cho nên như biển; b-Bởi vì đã hiện rõ trống rỗng, cho nên như ảnh tượng; c-Bởi vì không có Thể riêng biệt, cho nên như nước và ảnh tượng, không thể phân ra sai khác. Tự Thể hiển bày rõ ràng cho nên gọi là Giác. Luận Khởi Tín nói: "Chư Phật Như Lai lìa xa đối với Kiến-Tưởng, không có gì không rộng khắp. Bởi vì tâm chân thật, tức là Tự Thể thuộc tánh của các pháp. Hiển bày soi chiếu tất cả các pháp hư vọng, có Dụng của Đại Trí. Đây tức là không có suy nghĩ (Vô tư), hiển bày soi chiếu về cảnh Đồng Thể làm Tướng-Dụng của Bồ-đề." Vì vậy văn trên nói: Đối với tất cả các nghĩa không có gì quán sát.

Môn thứ ba: Từ "Phật tử, chư Phật Bồ-đề..." trở xuống là Thể tướng rất sâu xa, bởi vì Tánh lìa xa ngôn từ, cho nên Lý tròn vẹn mà ngôn từ thiên lệch.

Môn thứ tư: Từ "Phật tử, Như Lai Ứng Chánh Đẳng..." trở xuống là ba Luân bình đẳng, giải thích về bình đẳng đối với pháp trước đây, bởi vì bình đẳng đối với các pháp, cho nên Ý luân bình đẳng, đâu có gì nghi ngờ? Trong văn có hai tiết: 1-Riêng biệt nêu ra Thân bình đẳng; 2-Tương tự kết luận để hiển bày về nhiều.

Tiết 1-Riêng biệt nêu ra Thân bình đẳng, có mười ba Thân: Sáu Thân trước là bình đẳng về Sự; ba Thân tiếp là bình đẳng về Lý; một Thân tiếp là bình đẳng về Sự-Lý, Sự-Sự vô ngại; ba Thân sau là bình đẳng về nhân quả. Sơ lược nêu ra mười ba, cho nên kết luận nói là Vô lượng. Đều nói là Lượng, là phần lượng của pháp đã bình đẳng. Đều nói là bình đẳng, tức là ba Luân của pháp có thể bình đẳng.

Bình đẳng có hai nghĩa: a-Bình đẳng về Lượng thuộc Sự-Lý ấy; b-Bình đẳng về Thể thuộc Sự-Lý ấy. Sở dĩ bình đẳng, bởi vì các Sự-Lý ấy dựa vào Ngã mà chứng, chủ động-thụ động phù hợp sâu xa, Sự-Lý ấy hãy còn dựa vào Ngã, thì bình đẳng nào khó gì. Vì vậy Thánh nhân rỗng lặng thông suốt, không có cảnh tượng sự vật mà không có gì không phải là mình, hợp với vạn vật để thành tựu chính mình.

Tiết 2-Từ "Phật tử, như sở đắc..." trở xuống là tương tự kết luận để hiển bày về nhiều, có thể biết.

Môn thứ năm: Từ "Phật tử, Như Lai thành Chánh giác..." trở xuống là trình bày về nhân quả đan xen xuyên suốt, giải thích về cùng một tánh không hai trước đây. Trong văn có ba tiết: 1-Nêu lên; 2-Từ "Giai đồng..." trở xuống là giải thích; 3-Từ "Tri nhất thiết..." trở xuống là kết luận.

Tiết 1-Nêu lên. Trong tám tướng, sơ lược nêu ra hai tướng, cho nên nói là cho đến. Văn này đích thực giống như kinh Tịnh Danh nói: Nếu Di-lặc đạt được Bồ-đề, thì tất cả chúng sinh cũng đều thuận theo đạt được, bởi vì tất cả chúng sinh tức là tướng của Bồ-đề. Di-lặc nêu ra mê lầm về ý nghĩa này, chỉ nói là ngôn từ chất vấn về Lý, không biết chân thật đạt được Bồ-đề, thật sự như đã chất vấn.

Vả lại, chương trước bởi vì Ngã bình đẳng với pháp ấy, cho nên rộng khắp giống như Lượng của pháp ấy. Nay trình bày bởi vì pháp ấy bình đẳng với Ngã, cho nên hiện rõ đầy đủ trong Ngã, thì biết cùng một tánh bình đẳng, thay đổi qua lại tác thành lẫn nhau. Thành tựu trong này là Lý hay là Sự? Nếu là thành tựu thuộc về Sự, thì vì sao giải thích nói rằng cùng chung một tánh? Nếu là thành tựu thuộc về Lý, thì vì sao ở đây nói rằng thành tựu Chánh giác, tiến vào Niết-bàn? Đây là nghĩa thuộc về Tông chỉ Viên giáo trong Đại tiết của Hoa Nghiêm, không so sánh với các Tông khác thì khó mà hiểu được.

Nhưng các chúng sinh, nếu ở trong phần vị trờingười, thì quán sát đầy đủ hai Ngã thuộc về Nhân-Pháp. Tiểu thừa chỉ là Thật pháp thuộc về năm Uẩn. Đại thừa thì có lúc nói chỉ do tâm mà hiện rõ, có lúc nói huyễn có tức là trống rỗng, Nhân-Pháp đều loại trừ, có lúc nói chỉ riêng Như Lai Tạng đầy đủ hằng sa tánh đức. Chúng sinh tức là Pháp thân ở trong ràng buộc, Pháp thân và chúng sinh thì nghĩa giống nhau mà tên gọi khác nhau, hãy còn dựa vào Lý mà nói.

Lại có thuyết cho rằng: "Tướng vốn tự nhiên không còn, Tánh vốn tự nhiên hiện rõ, không thể nói rằng tức là Phật-không tức là Phật..."

Nếu dựa vào Tông này, thì xưa nay đã thành tựu cũng đã Niết-bàn, không phải là dựa theo Đồng Thể này thành tựu, tức là pháp ấy thành tựu. Nếu như vậy thì vì sao hiện có chúng sinh không phải tức là Phật?

Nếu dựa vào phần vị chúng sinh mà xem xét, thì hãy còn không thấy chỉ có tâm tức là trống rỗng (Duy tâm tức Không), lẽ nào thấy sự việc trong Viên giáo? Như mê lầm phía Đông nói là phía Tây, mà đích thực chấp là phía Tây. Nếu các tình thức lập tức phá bỏ, thì pháp giới tròn vẹn hiện rõ, tất cả đều đã thành tựu, giống như người ấy tỏ ngộ thì phía Tây đầy đủ phía Đông.

Nếu như vậy thì chư Phật vì sao lại giáo hóa chúng sinh? Bởi vì không nhận biết như vậy, do đó cần phải giáo hóa. Giáo hóa như vậy, là giáo hóa đến cuối cùng. Giáo hóa như vậy, là không có lúc nào không giáo hóa. Vì vậy văn sau kết luận rằng: Đại Bi nối tiếp nhau cứu độ chúng sinh, tùy theo pháp môn không giống nhau, đủ loại có khác nhau, dựa theo một môn thành Phật thì tất cả đều thành Phật.

Vả lại, chúng sinh này chính là khuôn mẫu của cảnh tượng trước đây, khiến cho loại bỏ khuôn mẫu ấy thì tự nhiên nhìn thấy Phật của mình, cũng thấy Phật của người khác thành tựu, như đoạn thứ mười.

Trong tiết 2-Giải thích, có ba tiết:

Tiết a-Tổng quát giải thích, cùng một Vô tánh cho nên có thể hiện rõ thành tựu, tánh Vọng vốn hư rỗng mà chúng sinh vốn là Phật, tánh Chân thì đạt được không phải nay mới thành tựu, cho nên đều thành tựu.

Tiết b-Trở lại đưa ra không có, không có tánh như thế nào, bởi vì cùng là tánh Bồ-đề.

Tiết c-Giải thích về không có, văn có mười hai câu: Bốn câu trước bao gồm chúng sinh và Phật, bốn câu tiếp dựa theo chúng sinh, bốn câu sau chỉ dựa theo Phật. Không phải chỉ riêng Vọng không có-Chân có, cũng không phải Vọng có-Chân không có, bởi vì Tánh dung thông với Tướng cho nên pháp giới hiện rõ tròn vẹn, dựa vào Vô tánh này mà nói là thành tựu Chánh giác.

Lại thâu nhiếp mười hai câu tổng quát làm thành sáu cặp:

1: Tướng chủ động và tướng thụ động là một cặp, nghĩa là tướng tạp nhiễm và tướng thanh tịnh đối đãi nhau mà có, niệm niệm không còn do duyên mà không còn, phiền não vĩnh viễn không còn mà vốn có tự nhiên không còn.

2: Sinh và diệt là một cặp, dựa theo phàm phu thì vốn tự nhiên không sinh, tức là tướng Niết-bàn, cho nên không còn trải qua diệt; dựa theo Phật thì Bồ-đề không phải là mới sinh, đâu hề có diệt?

3: Ngã và không phải Ngã là một cặp, bởi vì có duyên-không có chủ, Ngã hãy còn không thể đạt được, thì không phải Ngã làm sao có thể đạt được, cho nên trong Thật tướng của các pháp, không có Ngã-không có không phải Ngã.

4: Duyên và không phải duyên là một cặp, thu nhận duyên mà sinh, duyên hãy còn không thể đạt được, huống hồ không phải uyên.

5: Có thể Chứng và đã Chứng là một cặp, Bồ-đề có thể Chứng là do nhân mà Chứng, pháp giới đã Chứng là do Trí mà hiển bày.

6: Hòa hợp và không hòa hợp là một cặp, hư không không phải là hòa hợp, nhờ vào có mà hiển bày, cho nên tánh không có; thành tựu Chánh giác là hòa hợp, Lý-Trí phù hợp với nhau tức là duyên khởi, cho nên không phải là có.

Tiết 3-Trong kết luận: Mọi vật không có tánh mà thành tựu Chủng trí, chứng được Đồng Thể ấy mà dấy khởi Đại Bi, một khi đạt được thì vĩnh viễn thường còn, cho nên nói là nối tiếp nhau.

Môn thứ sáu: Từ "Phật tử, thí như hư không..." trở xuống là trình bày về Thể lìa xa đầy vơi, giải thích về Vô Tướng trước đây, bởi vì hư không Vô sinh cho nên Thể không có tăng giảm, Bồ-đề Vô tướng thì thành tựu không lẽ nào khác nhau.

Môn thứ bảy: Từ "Phật tử, giả sử..." trở xuống là trình bày về Tướng không có tăng giảm, giải thích về Vô Hành trước đây, trong lặng không khác nhau thì hành lẽ nào có thể thay đổi hay sao? Trong văn có ba tiết:

Tiết 1-Nêu ra Dụ về hỏi đáp: Dùng hóa hiện vô hình, dụ cho thành tựu không thể không khác nhau. Hóa hiện nhiều tâm, dụ cho tu tập nhiều nhân. Hóa hiện nhiều vị Phật thành tựu, dụ cho chứng được nhiều quả.

Tiết 2-Từ "Phổ Hiền..." trở xuống là ca ngợi điều thiện để kết hợp.

Tiết 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là kết thúc phần này sinh khởi phần sau.

Môn thứ tám: Từ "Như Lai thành Chánh giác thời..." trở xuống là Dụng bao gồm động-tịch, giải thích về Vô Chỉ trước đây, bởi vì không đắm vào Định. Trong văn có bốn tiết:

Tiết 1-Nêu ra Tam-muội làm chỗ dựa, giác ngộ không đắm vào vắng lặng, cho nên gọi là khéo léo giác ngộ; giác ngộ một tướng ấy mà dùng làm phương tiện.

Tiết 2-Từ "Nhập dĩ..." trở xuống là hiển bày về Dụng của một thân, đã dùng một tướng làm phương tiện, thì các pháp đều là một tướng, mà một thì hiện ra nhiều.

Tiết 3-Từ "Như nhất..." trở xuống là tương tự hiển bày về những thân khác, lúc Như Lai thành tựu Chánh giác, Thân mây trải khắp pháp giới, tất cả đều là thân rộng lớn, cùng hiện bày như một thân.

Tiết 4-Từ "Phật tử..." trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều môn, nghĩa là trên đây đã hiện rõ một Định làm môn, các Định khác cũng như vậy. Môn của Định đã như vậy, các môn Bi-Trí, Tổng trì... cũng như vậy, cho nên đã có vô lượng cảnh giới rồi, đó gọi là cao mà không có gì trên nữa, rộng mà không có thể tận cùng.

Môn thứ chín: Từ "Phật tử..." đến "Ưng tri Như Lai..." trở xuống là trình bày về rộng khắp pháp giới, giải thích về Vô Lượng trước đây. Vô lượng có hai: Một-Rộng nhiều vô lượng, một mảy lông hàm chứa nhiều mà rộng khắp pháp giới; Hai-Không có phần lượng bởi vì đều không sinh. Trong văn có ba tiết:

Tiết 1-Trình bày về một mảy lông hàm chứa nhiều, giải thích bởi vì không sinh. Môn này cùng với môn trước đã phân tích, có phần khác nhau. Lại môn này chỉ hiện rõ Phật, tức là cùng loại hướng về với nhau, môn trước bao gồm nhiều loại tức là khác loại hòa vào với nhau. Lại môn trước thì trú trong Thể ứng hiện rộng khắp, môn này thì như Lý mà hàm chứa, cũng như Lý mà rộng khắp.

Tiết 2-Từ "Như nhất mao..." trở xuống là tương tự hiển bày nhiều mảy lông, nhưng dung nạp ở nơi mảy lông tức là lỗ chân lông. Tiếp là ý đưa ra rằng: Thân hợp với Vô sinh, có thể có khả năng chủ động hàm chứa pháp giới, hư không không hề có chủ động phù hợp, sao có thể cũng hàm chứa? Giải thích rằng: Không có nơi nào không đến thì không có gì không phải là thân Phật. Đó gọi là rộng lớn bao gồm trời đất, nhỏ bé tiến vào không có khe hở.

Tiết 3-Từ "Tùy kỳ..." trở xuống là giải thích nghi ngờ. Nghi ngờ rằng: Nếu như vậy thì vì sao cần phải dựa vào cây Bồ-đề? Giải thích rằng: Tùy theo căn cơ mà có thể tiếp nhận vậy thôi, thì biết rằng nhiều thân ngồi dưới tán cây Bồ-đề nhanh chóng thành tựu, hãy còn nói là tùy theo thích hợp, cõi trời Hữu Đảnh-giữa vườn Nai lẽ nào là rất chân thật hay sao?

Môn thứ mười: Từ "Phật tử..." đến "Ưng tri tự tâm..." trở xuống là trình bày về đầy đủ tất cả các tâm, giải thích hai môn trước đây, tức là phân làm hai tiết: Một-Chính thức trình bày về đầy đủ tất cả, giải thích về không có giới hạn trước đây, bởi vì niệm niệm luôn luôn thành tựu cho nên không có giới hạn. Hai-Từ "Quảng đại..." trở xuống là tổng quát kết luận về cả hai không phải, giải thích về xa lìa hai bên trú vào Trung đạo trước đây.

Tiết một-Chính thức trình bày về đầy đủ tất cả, có hai: 1-Dựa vào một tâm; 2-Từ "Như tự tâm..." trở xuống là dựa theo tất cả các tâm.

Trong tiết 1-Dựa vào một tâm, có ba: a-Nêu lên; b-Đưa ra; c-Giải thích.

Giải thích nói là không lìa xa, có hai nghĩa: Một-Thân tâm của chúng sinh tức là pháp mà Phật đã chứng. Hai-Đầy đủ tức là tánh Bồ-đề của Phật. Đây tức là quả của người khác thuộc về nhân của mình, không phải là dựa theo Phật tánh tự có của người làm nhân, bởi vì văn này chính là phân rõ về Bồ-đề của Phật.

Tiết hai là tổng quát kết luận về cả hai không phải. Không lìa xa-không đoạn bỏ, giải thích có hai ý: 1-Không lìa xa, kết luận về không có nơi nào không có, từ "Bất đoạn sinh..." trở xuống là không có dừng nghỉ. 2-Không lìa xa, bởi vì chúng sinh và Phật không phải là khác nhau; không đoạn bỏ, bởi vì chúng sinh và Phật không phải là một. Không giống với chúng sinh có thể đoạn diệt hủy hoại, đó gọi là tiến vào pháp môn Phương tiện không thể nghĩ bàn. Vì vậy không hiểu được ý, cho nên dấy lên suy nghĩ của chúng sinh thì không thích hợp, giả sử dấy lên suy nghĩ của Phật thì cũng không thích hợp, ngay nơi đó cũng không thích hợp, không phải ngay nơi đó cũng không thích hợp, là mắt Trí thanh tịnh không còn giữ lấy các tình thức.

Trong tổng quát kết luận, tức là chữ "Phật tử..." cuối cùng. Nay dựa vào sự nhận biết này chiếu rọi mười môn trước đây, không có sâu xa nào mà không tận cùng, lìa xa điều này thì đâu có Bồ-đề chân thật?

Phần Kệ tụng có sáu kệ, tụng về mười môn trước đây: Hai kệ đầu theo thứ tự tụng về hai môn đầu; ba kệ tiếp như thứ tự tụng về môn thứ sáu-thứ bảy-thứ tám; một kệ sau tổng quát tụng về môn thứ tư-thứ năm-thứ chín-thứ mười, bởi vì cùng là nghĩa hiện rõ rộng khắp vô lượng. Môn thứ ba chỉ hiển bày về lìa xa ngôn từ, cho nên lược qua không tụng.

Đoạn thứ tám: Trình bày về Chuyển pháp luân xuất hiện: Đạt được Đại Bồ-đề thì Lý nhất định phải chuyển vận truyền trao.

Trong Trường hàng có ba: Đầu là nêu ra, tiếp là giải thích về tướng, sau là tổng quát kết luận.

Ngay trong giải thích về tướng, có hai: Một-Hiển bày về Thể-Dụng; hai-Hiển bày về nhân.

Tiết một-Hiển bày về Thể-Dụng, phân ba: 1-Pháp; 2-Dụ; 3-Kết luận khuyến khích.

Tiết 1-Pháp, văn có chín câu, số giảm bớt của mười, đều trước là nêu lên, sau là giải thích. Năm câu trước hiển bày về Thể Tánh vắng lặng, bốn câu sau phân rõ về Tướng Dụng sâu rộng.

Trong năm câu trước: Một-Tâm có thể chuyển; Hai-Thể đã chuyển; Ba-Quả đã đạt được; Bốn-Giáo có thể giải thích; Năm-Lý đã hiển bày. Nói đến Chuyển pháp luân thì không vượt qua năm loại này, nay đều ngay nơi Sự phù hợp với Chân.

Một: Tâm có thể chuyển: Bởi vì nhận biết pháp không có dấy khởi, cho nên đang lúc chuyển pháp không khởi lên tâm niệm, nói rằng mình chuyển vận truyền trao pháp của người xưa, gọi là tâm tự tại. Như vậy mới là thật sự có thể chuyển vận.

Hai: Thể đã chuyển: Tức là thị hiện-khuyến khíchchứng đạt, gọi là ba Chuyển. Ba loại này gọi là Luân, bởi vì phá tan phiền não chướng ngại. Nói lìa xa hai bên, nếu có phiền não có thể phá tan thì chưa lìa xa bên Thường, không có phiền não có thể phá tan thì lẽ nào tránh khỏi bên Đoạn. Nay vĩnh viễn lìa xa hai bên ĐoạnThường, mới là thật sự có thể đoạn trừ những gì cần phải đoạn trừ, nhận biết và tu tập-chứng đạt cũng như vậy.

Ba: Quả đã đạt được: Do đoạn trừ phiền não mà đạt được phạm vi lìa dục, do chứng được tánh Không vốn không có gì đáng lìa xa, phạm vi này cũng loại bỏ.

Bốn: Giáo có thể giải thích: Lý nhờ vào ngôn từ để giải thích, nay bởi vì hiểu rõ vốn vắng lặng không thể nói được, thì suốt ngày nói mà không hề nói.

Năm: Lý đã hiển bày: Nghĩa là ngay nơi vắng lặng, nay hiểu rõ Niết-bàn là tánh thanh tịnh; pháp xưa không như vậy, nay thì không có diệt mới là diệt đến cuối cùng.

Vậy thì biết Luân ấy xưa nay thường thanh tịnh.

Trong bốn câu sau là Tướng Dụng sâu rộng:

Một: Tiếp xúc ngôn từ đều là Pháp luân rộng lớn.

Hai: Ngay nơi Dụng mà vắng lặng sâu xa. Hai câu sau cũng sâu xa-cũng rộng lớn.

Ba: Một ngay nơi nhiều mà không có chủ.

Bốn-Dựa vào không gian-thời gian mà luôn luôn rỗng lặng, nghĩa là không gian thì không có gì sót lại, bởi vì không có nơi nào không chuyển; thời gian thì không có cuối cùng, bởi vì tận cùng đời vị lai. Nhưng không vướng mắc bên trong-bên ngoài, thì đã sâu rộng không có gì giới hạn.

Trong tiết 2-Từ "Phật tử, thí như..." trở xuống là Dụ, văn có hai Dụ:

Một-Dụ về văn tự vô tận, dụ cho Vô tận ở môn thứ chín.

Hai-Dụ về hòa vào khắp nơi mà không có dừng lại, dụ cho Dụng mà thường vắng lặng ở môn thứ sáu-thứ bảy-thứ tám, trong đó có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Hợp có hai: Trước là hợp với hòa vào rộng khắp tất cả, bởi vì trong Pháp trên đây chỉ nói hòa vào tất cả ngôn từ, nay trình bày hòa vào những pháp khác, thì từ đây suy ra đều là Pháp luân, lẽ nào giống như Tam thừa chỉ dùng âm thanh của Phật làm Luân... hay sao? Sau từ "Nhất thiết chúng sinh chủng chủng..." trở xuống là chính thức hợp với hòa vào tất cả ngôn ngữ ở văn trước. Bởi vì năm câu trước dễ hiểu, cho nên lược qua không có Dụ.

Tiết 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là kết luận khuyến khích, có thể biết.

Tiết hai-Từ "Phục thứ..." trở xuống là hiển bày về nhân phát khởi của Pháp luân, trong đó có ba:

Tiết 1-Phân rõ về nhân của Pháp luân đã phát khởi, là bởi vì căn cơ sai biệt, nếu lìa xa căn cơ của chúng sinh thì Phật không có thuyết giảng.

Tiết 2-Từ "Phật tử, Như Lai..." trở xuống là trình bày về nhờ vào Pháp luân đã phát khởi, đã vì năng lực của chúng sinh không giống nhau, giáo pháp cần phải thích nghi sai biệt, trong đó: Tên gọi của Định làm chỗ dựa của thuyết pháp, là Biện tài vô ngại không có gì khiếp sợ; đạt được cứu cánh, là chỉ riêng Phật mới có.

Tiết 3-Từ "Năng như thị tri..." trở xuống là kết luận về được-mất, có thể biết.

Sau là tổng quát kết luận, văn hiển bày có thể biết.

Phần Kệ tụng, có năm kệ phân hai: Hai kệ đầu, tụng về Thể-Dụng của Pháp luân; ba kệ sau, tụng về nhân của Pháp luân.

Đoạn thứ chín: Niết-bàn xuất hiện: Chuyển hóa đã rộng khắp mà an trú trong tạng bí mật, vì chúng sanh thị hiện diệt độ cho nên tiếp theo trình bày về điều đó. Nhưng Đại Niết-bàn là nơi quay về nguồn gốc hội tụ sâu xa (Quy tông minh hội) của chúng Thánh, Vô vi vắng lặng rỗng rang mà rộng lớn đầy đủ tất cả, hình tướng tên gọi bặt dứt không còn, thức trí khó mà suy nghĩ. Nay bởi vì không có tên gọi mà miễn cưỡng gọi tên, cũng đưa ra năm mục riêng biệt.

Mục một-Giải thích tên gọi: Niết-bàn chính xác gọi là Diệt, chọn lấy nghĩa tương tự ấy mà có nhiều so sánh. Tổng quát dùng nghĩa để phiên ra gọi là Viên Tịch, bởi vì Đức đầy đủ trần sa, Nghĩa rộng khắp pháp giới gọi là Viên; Tướng vi diệu không còn hệ lụy, Thể tận cùng Chân tánh là Tịch.

Nhưng nói là Đại, về không gian thì tất cả đều bao gồm, về thời gian thì không có giới hạn ban đầu, đây là dựa theo ba đức của Niết-bàn. Nếu dựa theo nghĩa tách ra, thì sơ lược trình bày về ba nghĩa: 1-Thể Đại, là tự tánh thanh tịnh; 2-Tướng Đại, là phương tiện tu tập thanh tịnh, không còn ràng buộc mà đầy đủ đức; 3-Dụng Đại, là Dụng của giáo hóa vô tận. Bát là nghĩa của Nhập, Tánh nhập-Chân nhập mà thị hiện là nhập, nếu viên dung vô ngại thì chính là Đại Niết-bàn.

Mục hai-Nêu ra Thể tánh: Niết-bàn đã vi diệu tận cùng số lượng bình thường, thản nhiên đáng sợ, vắng lặng ít thấy, tuy vượt xa các pháp hư vọng (Bách phi), mà không nơi nào không tồn tại. Nay theo nghĩa mong cầu không ra ngoài ba pháp, tức là Ma-ha Bát-nhã, Giải thoát và Pháp thân, dùng làm Thể ấy. Sở dĩ là ba pháp, bởi vì vượt qua ba pháp tạp nhiễm, thành tựu Trí-ÂnĐoạn, thành tựu thân Ứng Hóa thuộc pháp tánh của pháp môn, Đại Trí có thể Chứng phù hợp với Lý đã Chứng, mà hệ lụy vĩnh viễn vắng lặng. Nhưng ba loại này không lìa xa một Như mà Đức Dụng phân ra khác nhau, soi chiếu ngay nơi vắng lặng là Bát-nhã, vắng lặng ngay nơi soi chiếu là Giải thoát, Thể của vắng lặng soi chiếu là Pháp thân; như một viên ngọc tròn trịa sạch bóng sáng ngời, sáng ngời tức là Bát-nhã, sạch bóng tức là Giải thoát, Thể tròn trịa là Pháp thân. Dựa theo Dụng không giống nhau, mà Thể không tách lìa lẫn nhau. Ba pháp này không dọc-không ngang, không gộp lại-không tách ra, như mắt của chư Thiên, như chữ Y của thế gian, gọi là Tạng Bí Mật, là Đại Niết-bàn.

Mục ba-Hiển bày về chủng loại: Tuy là Lý thu nhận tất cả mà nghĩa tương tự Nghĩa loại) thì vô lượng vô biên (Trần sa). Nay mở rộng từ trong hạn hẹp, sơ lược phân ra vài loại:

Hoặc chỉ nói là một, tức là Đại Niết-bàn.

Hoặc là nói có hai, tự nhiên có ba môn: 1-Dư và Vô dư; 2-Tánh tịnh và Phương tiện tịnh; 3-Chân và Ứng.

Hoặc là phân làm ba, ở đây có hai loại: 1-Dựa theo Tam thừa; 2-Tức là tự tánh Chân-Ứng.

Hoặc là phân làm bốn: 1-Tự tánh thanh tịnh Niếtbàn; 2-Hữu dư y; 3-Vô dư y; 4-Vô trú xứ. Nghĩa về Hữu dư-Vô dư bao gồm Đại-Tiểu, nay chỉ nói về Đại, ở trong ba loại không trình bày về Nhị thừa, còn lại đều nói đầy đủ dung thông mà vô ngại, là Đại Niết-bàn, như văn đầy đủ không phải là chỉ có Ứng Diệt.

Mục bốn-Làm sáng tỏ nghiệp dụng: Thâu nhiếp bao quát vĩnh viễn, dẫn dắt thông suốt mọi nơi, không lúc nào không độ sinh, không có gì không thành tựu, vì vậy kinh Niết Bàn nói: "Có thể kiến lập Đại sự là pháp môn xuất hiện." Đều là nói về nghiệp dụng. Nhưng các môn mở rộng thì nghĩa đầy đủ ở chương riêng biệt, tóm lược ở trong văn có đủ.

Mục năm-Giải thích văn, có hai mục: Trước là đưa ra, sau là chính thức hiển bày.

Trong mục sau là chính thức hiển bày, có mười mục: 1-Thể tánh Chân Thường; 2-Đức dụng tròn vẹn đầy đủ; 3-Ẩn hiện thường sâu lặng; 4-Đầy vơi không thay đổi; 5-Thị hiện diệt độ-khéo léo giữ lại; 6-Tùy duyên khởitận; 7-Còn mất hiện rõ lẫn nhau; 8-Đại Dụng không có giới hạn; 9-Thể lìa xa hai bên; 10-Kết luận quay về Vô trú.

Nhưng mười mục này, tùy theo nghĩa tuy khác nhau, mà đều hàm chứa Thể-Dụng, đan xen xuyên suốt lẫn nhau để hiển bày về Đại Niết-bàn.

Mục 1-Thể tánh Chân Thường, phân ba tiết: Một-Nêu ra pháp khuyến khích nhận biết; Hai-Từ "Như Chân Như..." trở xuống là nêu ra Lý giống như Sự; Ba-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là giải thích hiển bày về Đồng tướng.

Tiết một-Nêu ra pháp khuyến khích nhận biết: Tự tánh căn bản, tức là mười loại Chân Như... nêu ra ở tiết sau, làm căn bản của Niết-bàn Chân-Ứng, Thể tức là Tự tánh thanh tịnh Niết-bàn. Bởi vì ra khỏi hai loại chướng ngại, cho nên gọi là Phương tiện tịnh, là Niết-bàn thuộc Chân. Đại Bi ứng với chúng sinh cũng từ đây sinh ra, cho nên gọi là căn bản. Bởi vì là căn bản, cho nên chỉ hiểu rõ Chân Như tức là hiểu rõ Niết-bàn.

Trong tiết hai là nêu ra Lý giống như Sự: Đều nói là Như, Như tức là nghĩa giống nhau. Có thể giống với

Niết-bàn bao gồm Chân-Ứng, đã giống với Như... tức là Niết-bàn thuộc về tự tánh. Câu trước đều có tên gọi Niếtbàn, Chân-Ứng không có gốc, Ứng không phải là không sinh, vì sao xuất hiện là vi diệu? Bởi vì dùng gốc để bao gồm ngọn, dùng Thể để hiển bày Dụng, khiến cho đều Viên Tịch là Đại Niết-bàn.

Sở dĩ nêu ra mười tên gọi, là muốn trình bày về Diệu đạo cứu cánh, tận cùng Lý-toàn bộ Tánh vốn không có gì không giống nhau, mà đức là Vô tận. Mười tên gọi đã giải thích như trước, trong đó hai loại sau thêm vào chữ Tế, bởi vì tận cùng của Chân đối với Vô Chân, là phạm vi của Chân Như...

Tiết ba là giải thích hiển bày về Đồng tướng: Trước đây nói cũng như vậy, là vì sao Như? Cho nên nói là như Chân Như..., bởi vì không sinh diệt. Vì sao không sinh? Bởi vì chỉ do Liễu nhân mà hiển bày, không phải là do Sinh nhân mà sinh ra. Đã không có sinh thì cũng không phải là ra khỏi chướng. Bắt đầu đã không có sinh thì vĩnh viễn thường còn không diệt. Vậy thì biết đạo huyền diệu tồn tại do tỏ ngộ vi diệu, tỏ ngộ vi diệu có mặt ở ngay nơi Chân, ngay nơi Chân thì sinh diệt cùng quán sát, cùng quán sát thì nơi này-nơi kia không hai. Vì lẽ đó, Chân Như và Ngã cùng nguồn gốc, Pháp tánh và Ngã cùng một Thể. Chân đã không diệt thì Ứng diệt lẽ nào là Chân? Vậy thì biết, Niết-bàn gọi là Diệt, chính là ở nơi Vô diệt.

Mục 2-Từ "Phật tử, Như Lai bất vi..." trở xuống là trình bày về Đức dụng tròn vẹn đầy đủ, thân của Như Lai vốn là sắc tướng tròn vẹn đầy đủ, mà luôn luôn hiện rõ trước mắt của Đại căn cơ, trong văn có hai tiết: Một-Nêu lên; Hai-Đưa ra giải thích.

Trong tiết một-Nêu lên, dựa theo con người để hiển bày về Thật. Nói là không vì Bồ-tát, rõ ràng thuyết giảng về vĩnh viễn nhập diệt là vì Nhị thừa, dấu tích (Tích) cuối cùng ở giữa hai cây Sa-la (Song thọ) đều là vì phàm phu-Tiểu thừa. Dựa vào đây cũng gọi là chọn ra khác với Nhị thừa sợ hãi sinh tử mà nhập Niết-bàn (Khôi đoạn).

Trong tiết hai là đưa ra giải thích, văn có hai lớp:

1- Trong giải thích tự có hai nghĩa: a-Khiến cho xứng với Thật mà thấy thân Thọ dụng, tức là giống như Pháp thân thường trú ở trước mắt, kinh Niết Bàn nói: "Niết-bàn không trống rỗng." Nghĩa là có Thường-LạcNgã-Tịnh thuộc về sắc thiện, bởi vì diệt sắc Vô thường cho nên đạt được sắc Thường này. b-Từ "Ư nhất niệm..." trở xuống là khiến cho thấy được Dụng của Ứng thân ba đời, cũng tức là Thường, cho nên nói là đều như hiện tại, kinh Niết Bàn nói: "Nay thân này của Ta tức là thân Thường." Từ "Pháp thân..." trở xuống là mở tháp thờ Phật thấy trên pháp tòa Chiên-đàn, chư Phật ba đời không nhập Niết-bàn, kinh Lăng Già cũng nói: "Không có Niết-bàn của chư Phật, không có chư Phật nhập Niếtbàn." Cũng không khởi lên tưởng về có hai pháp-không có hai pháp, bởi vì xa lìa chủ động Giác-thụ động Giác, nghĩa là đã nhận biết sâu xa huyền diệu không tận cùng, Sắc vi diệu trong lặng, ba đời rất bình đẳng, sinh diệt nào lay động-vắng lặng, cho nên không khởi lên hai pháp; cũng không chọn lấy một pháp Thường này, cho nên không có không hai.

2- Trở lại đưa ra giải thích. Ý đưa ra nói rằng: Vì sao Bồ-tát có thể không khởi lên tưởng? Giải thích rằng: Bởi vì Bồ-tát hiểu rõ Pháp Không, vốn không có tưởng đắm theo, đã không có tâm phân biệt đối với lay độngvắng lặng, hoàn toàn không nói Phật là Thường và Phi thường.

Mục 3-Từ "Phật tử, chư Phật Như Lai..." trở xuống là ẩn hiện thường sâu lặng, nghĩa là Niết-bàn Vô vi mà không có gì không làm, bởi vì không có gì không làm cho nên có thể kiến lập Đại sự, không ngăn ngại ẩn hiện. Bởi vì Vô vi cho nên trú trong pháp giới thanh tịnh, Thể luôn luôn trong lặng mà không ngăn ngại ẩn hiện. Hiển bày dấu tích là Sinh, tức là Hữu dư. Bặt dứt dấu tích là Diệt, tức là Vô dư. Vì vậy Hữu dư-Vô dư chính là tên gọi tạm thời để ứng với chúng sinh mà thôi. Thể tánh thường trong lặng, cho nên còn lại không phải là có, mất đi không phải là không có. Vậy thì biết vắng lặng không lay động chưa từng là Vô vi, ứng hiện dấu tích không có nơi chốn chưa từng là Hữu vi, lẽ nào có thể tùy theo thấy nghe, làm cho vướng vào dấu tích ứng hiện khác nhau hay sao?

Mục 4-Từ "Phật tử, thí như nhật xuất..." trở xuống là đầy vơi không thay đổi, văn có hai: Trước là Dụ, sau là Hợp. Nhưng Pháp thân vốn không có hình tượng, không có căn khí nào mà không hiện rõ; Thánh trí vốn không có tâm phân biệt, không có cảm nào mà không ứng. Hình tượng không phải là Ngã có, mà tự căn khí ấy đầy vơi; tâm không phải là Ngã sinh, lẽ nào hiện rõ khắp nơi mà có trước sau? Vì vậy Nhiếp Luận quyển thứ 10, có kệ nói:

"Chúng sinh tội lỗi không nhìn thấy,
Như trăng nơi đồ đựng vỡ nát,
Đầy khắp mọi nơi các thế gian,
Nhờ ánh sáng pháp như mặt trời."

Vì vậy kinh nói không phải là lỗi của mặt trời. Căn khí trì giới bị vỡ thì nước Định không có chỗ dựa, pháp khí Bồ-đề bị vỡ thì nước Trí lẽ nào dừng lại? Bởi vì không có viên ngọc làm trong niềm tin, cho nên nước tâm đục ngầu, thì do đâu mà được thấy Phật?

Nhưng trong này tuy trình bày về hiện thân, mà chính là Đại Dụng phát ra từ ba đức của Niết-bàn, cũng do Niết-bàn thâu nhiếp.

Nếu như vậy thì lẽ nào thân xuất hiện khác nhau? Thân xuất hiện dùng Pháp thân làm môn mà luận về Chân-Ứng, không phải là không có hai đức Bát-nhã và Giải thoát. Thân mặt trời trí tuệ không có gì không soi chiếu, cho nên vĩnh viễn lìa xa hý luận, tức là Giải thoát. Dụ về Y Vương tức là thị hiện diệt độ, thân này có Bátnhã thì lẽ nào khác với Bồ-đề hay sao?

Nếu phân biệt về tướng mà nói, thì Bồ-đề là Trí có thể chứng được, chỉ là phát sinh do tu tập; Niết-bàn là Lý đã chứng được, chỉ dựa theo tu mà hiển bày. Trong kinh Niết-bàn nói: "Bồ-đề nhất định phải từ Sinh nhân mà phát sinh, Niết Bàn nhất định phải từ Liễu nhân mà hiển bày."

Nếu thâu nhiếp về tướng mà nói, thì Bồ-đề là Trí ngay nơi Lý, Niết-bàn là Lý ngay nơi Trí. Lý ngay nơi Trí mà không ngăn ngại Ma-ha Bát-nhã, Trí ngay nơi Lý mà không ngăn ngại Tịch diệt Bồ-đề. Tánh của Trí vốn có cũng là Tánh tịnh Niết-bàn, tu tập hiển bày cũng là Phương tiện tịnh. Tùy theo một loại làm môn thì đều phát ra tất cả, tức là Bồ-đề chân thật của Đại Niết-bàn.

Nay dùng Niết-bàn để thu nhận, không những Bồđề và thân, mà các môn trước sau cũng đều phát sinh từ ba đức, mới có thể kiến lập Đại sự.

Mục 5-Từ "Phật tử, nhược hữu chúng sinh..." trở xuống là thị hiện diệt độ-khéo léo giữ lại, đã vì chúng sinh thị hiện diệt độ thì chính là Thể không có diệt.

Mục 6-Từ "Phật tử, thí như hỏa đại..." trở xuống là tùy duyên khởi-tận, có Dụ-Hợp và Kết luận.

Trong Hợp: Lấy căn cơ để dụ cho củi, dùng Niếtbàn để dụ cho lửa. Chúng sinh chưa thành thục thiện căn thì làm cho thành thục, có thể thành thục thì thành tựu Chánh giác, bởi vì thành thục về Như, là việc làm của ngọn lửa. Nếu những người đáng độ đều đã độ xong, thì hiện rõ Bát Niết-bàn. Vắng lặng không có những việc làm, như ngọn lửa tắt ngấm, vì vậy kinh Pháp Hoa nói:

"Đức Phật diệt độ trong đêm này,
Như củi cháy hết lửa tắt ngấm."

Nhưng hiện rõ diệt-hiện rõ sinh, đều là Đại Dụng cả Niết-bàn, cho nên Nhiếp Luận quyển thứ 10 nói: "Niếtbàn như ngọn lửa, đã khởi-diệt thuộc về duyên, thì tăng thêm không thể đầy, giảm bớt không thể vơi..." Tự duyên ấy chứ không phải là Phật như vậy.

Mục 7-Từ "Phục thứ Phật tử, thí như huyễn sư..." trở xuống là còn mất hiện rõ lẫn nhau, bởi vì thuận theo căn cơ, pháp này diệt mà pháp kia còn, không phải là thân Như Lai không có thể tồn tại lâu dài. Dụ trước dựa theo thấy diệt đi-thấy thành tựu, Dụ này dựa theo thường thấy-không thấy.

Mục 8-Từ "Phục thứ..." trở xuống là Đại Dụng không có giới hạn, nghĩa là đang thị hiện Niết-bàn, mà vẫn phân thân vô biên, cùng tận thời gian vị lai. Tammuội Bất Động, là tịch diệt cứu cánh. Bởi vì vắng lặng không có lay động, cho nên không có nơi nào không lay động mà thôi. Phần thọ nhận sự cúng dường của Thuần Đà trong kinh Niết Bàn, trên đại thể giống với nơi này, mà Phật thì nhiều-ít thuận theo căn cơ không giống nhau.

Mục 9-Từ "Phật tử, Như Lai thân giả..." trở xuống là Thể lìa xa hai bên. Thân nếu là thật có thì không thể diệt, thân nếu là hư giả thì sao có thể khởi-diệt? Nếu có phương hướng nơi chốn, thì nơi này hiện rõ-nơi khác không có. Bởi vì không phải là thật, cho nên khởi-diệt không có thường xuyên. Bởi vì không phải là giả, cho nên có thể hiện rõ mọi nơi. Không có phương hướng nơi chốn mà nơi nào cảm thì lập tức hiện rõ. Bởi vì lực của Bổn nguyện, cho nên hóa độ rộng khắp pháp giới. Tùy theo có thể hóa độ mà thấy thì không giống nhau.

Mục 10-Từ "Phật tử, Như Lai trú ư..." trở xuống là kết luận quay về Vô trú.

Chín môn trên đây, môn thứ nhất hiển bày nhiều về Thể, tám môn còn lại đều cùng trình bày về Thể-Dụng.

Nay ở đây phân hai: Một-Từ đầu đến Thật tế, tổng quát kết luận về Thể của chín môn; Hai-Từ "Vị chư chúng sinh..." trở xuống, tổng quát kết luận về Dụng của tám môn, tùy thời thị hiện là chính thức hiển bày về Dụng, Lực của Bổn nguyện vốn là hiển bày về nhân của Dụng, không có dừng nghỉ đều là tận cùng thời gian vị lai. Từ "Bất xả..." trở xuống là trình bày về phạm vi giới hạn của Dụng, riêng gì không phải Niết-bàn mà muốn rời bỏ hay sao?

Vậy thì đầu là trú vào Thật tế cho nên không trú trong sinh tử, sau là không rời bỏ chúng sinh cho nên không trú vào Niết-bàn. Bởi vì trú vào cả hai cho nên có thể không trú vào cả hai. Trước tức là Đại Trí, sau tức là Đại Bi. Đại Bi Bát-nhã luôn luôn làm nơi giúp đỡ, là Niết-bàn Vô trú. Niết-bàn Tự tánh thì chúng sinh đều có. Nhị thừa Vô học có lẽ có ba loại trước. Chỉ riêng Phật Thế Tôn mới nói đầy đủ bốn loại. Vì vậy tổng quát dựa vào Vô trú để kết luận, tức là an trú trong Niết-bàn mà kiến lập Đại sự.

Phần Kệ tụng, có sáu kệ: Một kệ đầu, tụng về mục thứ 4. Một kệ tiếp, tụng về mục thứ 6. Một kệ tiếp, tụng về mục thứ 7. Hai kệ tiếp, tụng về mục thứ 8. Một kệ sau cuối, tụng về mục thứ 10: Câu đầu là Sinh của Vô sinh, câu tiếp là Diệt của Vô diệt, câu tiếp là kết luận quay về Niết-bàn Vô danh, câu cuối là kết luận về Đại Dụng vô tận của Niết-bàn, hai loại Vô ngại này là nghĩa của Vô trú. Còn lại không tụng, là bởi vì hàm chứa ở trong này.

Đoạn thứ mười: Thiện căn đã phát sinh do thấy nghe gần gũi xuất hiện: Chín môn trước là xuất hiện cùng một thời kỳ từ đầu đến cuối. Nay trình bày về lợi ích dài lâu, công dụng sâu xa của những điều thấy nghe trên đây, để khuyến khích chúng sinh tiến tới tu tập. Trong văn có ba mục: Một-Nêu ra; Hai-Chính thức hiển bày; Ba-Kết luận chỉ rõ.

Ngay trong mục hai là chính thức hiển bày, phân hai: 1-Trình bày về lợi ích của thấy nghe tin tưởng hướng đến; 2-Lợi ích của thấy nghe không tin tưởng.

Trong mục 1-Trình bày về lợi ích của thấy nghe tin tưởng hướng đến: Trước là Pháp, sau là Dụ.

Trong Pháp: Đầu là tổng quát, sau là riêng biệt.

Trước là trong tổng quát: Thấy nghe... như trong Hợp ở Dụ sau.

Sau từ "Xuất sinh..." trở xuống là riêng biệt, tức là nêu ra tướng không hư giả, văn có mười một câu không ra ngoài Trí Đức-Đoạn Đức và Ân Đức. Suy nghĩ về điều này!

Trong Dụ: Có ba Dụ, dụ cho ba đức ấy.

Một: Dụ về nuốt một chút Kim Cang, dụ cho Trí đức, bởi vì Trí tuệ phá tan phiền não như Kim Cang. Bởi vì có Trí tuệ thì chắc chắn không có phiền não, cho nên không ở chung với nhau.

Hai: Dụ về lửa ít mà đốt cháy nhiều, dụ cho Đoạn đức. Suy xét tận cùng về tánh, bởi vì hiểu rõ phiền não vốn là vắng lặng.

Ba: Dụ về cây thuốc chúa làm lợi ích khắp nơi, dụ cho Ân đức, bởi vì đủ loại lợi ích cho chúng sinh. Trong văn: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong Hợp có hai: 1-Trình bày về làm lợi ích cho cảnh giới của sáu căn, hợp với cây thuốc chúa làm lợi ích rộng khắp trước đây. Sáu căn đều bao gồm lúc tại thế và sau khi diệt độ, bởi vì sau khi diệt độ cũng có người được thấy, huống hồ nhớ nghĩ... Trong luận Bảo Tánh cũng trình bày, Như Lai trao cho Bồ tát là cảnh giới của sáu căn, trên đại thể giống như ở đây. 2-Từ "Nhược hữu chúng sinh cúng dường Như Lai sở kinh thổ địa..." trở xuống, trình bày về lợi ích của dấu tích để lại, hợp với giữ lấy đất ở nơi ấy trước đây. Đất ở những nơi đã đi qua hãy còn bao gồm tại thế và diệt độ, tháp miếu cúng dường thì chỉ dựa theo sau khi diệt độ, cũng giống như trong kinh Pháp Hoa nói: "Cho đến đưa lên một tay... đều đã thành tựu Phật đạo."

Mục 2-Từ "Phật tử, ngã kim cáo..." trở xuống là lợi ích của thấy nghe không tin tưởng, đây là trình bày về lợi ích sâu xa, kinh Như Lai Bí Mật Tạng trình bày: "Mắng chửi người uống thuốc thì có được sức lực, mắng chửi người đốt trầm thì về sau có hương thơm, mắng chửi Phật hãy còn hơn hẳn cung kính các ngoại đạo." Nếu như vậy thì lẽ nào không có tội lỗi của mắng chửi? Tội lỗi của mắng chửi không phải là không có, nay nói về lợi ích dài lâu, bởi vì kinh Pháp Hoa nói: "Bạt-đà Bàla... mắng chửi Thường Bất Khinh, ngàn kiếp ở trong địa ngục A-tỳ nhận chịu rất nhiều khổ não, kết thúc tội lỗi này rồi, trở lại gặp được Bồ-tát Thường Bất Khinh giáo hóa." Kinh Niết Bàn đưa ra Dụ dùng chất độc xoa lên mặt trống, người muốn nghe-người không nghe, tất cả đều chết, cho nên danh hiệu của Bồ-tát, khởi lên từ ngày nghe đến rồi phỉ báng, phỉ báng hãy còn lợi ích dài lâu, huống hồ tin tưởng sâu sắc, huống hồ hiểu biết thực hành, huống hồ chứng đạt tỏ ngộ hay sao? Người hoằng pháp thọ trì, cố gắng suy nghĩ về văn này!

Mục ba-Từ "Phật tử..." đến "Ưng như thị..." trở xuống là kết luận chỉ rõ, có thể biết.

Phần 2-Từ "Phật tử, Như Lai..." trở xuống là tổng quát để kết thúc giải đáp, chọn ra Dụ khác với pháp. Trên đây là Tánh Khởi thưa thỉnh thuyết giảng dựa vào ví dụ, Phổ Hiền theo lời thưa thỉnh trình bày về mười môn xuất hiện, đều dựa vào hình tượng để chọn lấy ví dụ, ý hiển bày về mục đích sâu xa huyền diệu của Phật. Mục đích sâu xa huyền diệu hãy còn không thể dùng Trí để nhận biết, lẽ nào ngôn từ-hình tượng mà có thể đạt tới hay sao? Vì vậy khiến cho bên ngoài quên hết ngôn từ-hình tượng, bên trong bặt dứt suy nghĩ tìm cầu, thì may ra mới có thể hiểu được mục đích của sự xuất hiện. Phần năm: Từ "Phật tử, thử pháp môn..." trở xuống là phần hiển bày danh hiệu và thọ trì, trong đó phân hai: Phần trước là Trường hàng, phần sau là Kệ tụng.

Phần trước là Trường hàng, dựa theo bản kinh thời Tấn, trước phần này có các Bồ-tát nêu ra hai loại câu hỏi: Kinh này tên gọi là gì? Phụng trì như thế nào? Nay chỉ có giải đáp, tức là phân làm hai mục: Một-Hiển bày về tên gọi; hai-Từ "Phật tử, thử pháp môn..." trở xuống là trình bày về thọ trì, khiến cho nhận biết về tên gọi tổng quát, tìm theo tên gọi mong cầu tông chỉ, hiểu biết về pháp thọ trì, dựa vào đó mà tu trì.

Mục một-Hiển bày về tên gọi, có mười tên gọi phân ra làm năm cặp:

1- Trong sâu xa và ngoài bặt dứt làm một cặp, nghĩa là bên trong chứng được Tạng bí mật thuộc về ba đức, bên ngoài thì phàm phu-Tiểu thừa không thể suy lường.

2- Chứng đạt vắng lặng và mở mang về Trí làm một cặp.

3- Quả hiện rõ và nhân thành tựu làm một cặp, nghĩa là tánh thanh tịnh thuộc về vạn đức tức là chủng tánh Phật. Nay mười môn xuất hiện tức là nghĩa về hiện rõ.

4- Vượt qua thế gian và thuận theo Phật làm một cặp, thế gian hãy còn không nhận biết thì lẽ nào có thể phá hoại? Mười Thông này là cảnh thuộc phạm vi giới hạn của Phật.

5- Căn cơ thanh tịnh và thuyết giảng về Thật làm một cặp, bởi vì nhận biết chúng sinh và Phật cùng chung nguồn cội thì có thể thanh tịnh. Tánh tùy duyên bất biến là căn bản của chư Phật, mà tánh-tướng vô ngại, nhânquả viên dung là không thể nghĩ bàn. Vượt qua điều này lại không có pháp nào làm cuối cùng. Chín tên gọi trước là nghĩa riêng biệt, một tên gọi sau là tổng quát đầy đủ.

Trong mục hai-Trình bày về thọ trì, có hai: 1-Phân rõ xác định về pháp khí; 2-Từ "Thị cố Bồ-tát..." trở xuống là nêu ra lợi ích khuyến khích tu tập.

Mục 1-Phân rõ xác định về pháp khí, có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp, có hai: Trước là nêu ra pháp khí-không phải là pháp khí. Không phải là pháp khí thì không làm, đó gọi là Quyền thừa-Tiểu thừa và Bất tư nghị thừa, trải qua thứ tự tu tập cho nên gọi là những chúng sinh khác. Đúng là pháp khí thì làm, đó gọi là căn cơ Viên giáo không chọn ra phàm-Thánh, hướng đến Đại thừa thì chọn ra Tiểu thừa, Bất tư nghị thừa thì chọn ra Quyền thừa. Một vận dụng thì tất cả vận dụng, Thập Tín đầy đủ tâm thì thâu nhiếp các phần vị, viên dung vô ngại gọi là Bất tư nghị thừa. Sau từ "Thử pháp môn..." trở xuống là trình bày về tiếp nhận-không phải là tiếp nhận, giải thích về làm-không làm trên đây. Tự mình có niềm tin trọn vẹn, cho nên có thể tiếp nhận các hành, mà làm những việc nói trên, Quyền thừa-Tiểu thừa đối với điều này không hoàn toàn có thể tiếp nhận, vì thế cho nên không làm. Kinh Pháp Tập nói: "Kinh này tuy lưu hành ở cõi Diêm-phù-đề, mà đối với những người có thể tin tưởng sâu sắc Chánh pháp thì luôn luôn an trú như vậy." Hành trong tự tâm của chúng sinh cũng có, bởi vì TínGiải-Hạnh-Chứng đều có nghĩa về tự mình, dùng những pháp sau phá trừ những pháp trước cũng là một Lý.

Trong Dụ, có thể biết.

Trong Hợp: Dùng kinh hợp với bảy báu, là bởi vì nếu không có pháp này thì không phải là Chân Phật. Sinh trong nhà Như Lai, hợp với Thái tử do phu nhân thứ nhất sinh ra. Tướng của Như Lai, là tâm ban đầu nhanh chóng thực hành theo hạnh của Phật.

Tán diệt có hai nghĩa: a-Không có thể tin tưởng tiếp nhận thì giáo pháp không lưu hành; b-Không có thể tu tập thực hành thì thực hành những điều không thực hành. Luận Bát Nhã nói: "Lúc giáo pháp sắp hoại diệt, là bởi vì không có tu tập thực hành." Sau giải thích về nguyên cớ của tán diệt, có thể biết.

Trong mục 2 là nêu ra lợi ích khuyến khích tu tập, có ba tiết: Một-Sơ lược nêu lên giải thích; hai-Từ "Phật tử, thiết hữu..." trở xuống là mở rộng giải thích về nguyên cớ; ba-Từ "Phật tử..." đến "Thành tựu như thị công đức..." trở xuống là tổng quát kết luận về thành tựu lợi ích.

Ngay trong tiết hai là mở rộng giải thích về nguyên cớ, có hai: 1-Hiển bày ngược lại; 2-Giải thích thuận theo.

Tiết 1-Hiển bày ngược lại: Nếu không dựa vào giáo pháp này thì dù cho nhiều kiếp tu tập thực hành, hãy còn không phải là chân thật, huống hồ có thể nhanh chóng đạt được Bồ-đề hay sao? Trong này nói giả sử có, tựa như là giả thiết, hướng về lời của Từ Thị khen ngợi Thiện Tài: "Các vị Bồ-tát khác, trải qua trăm ngàn vạn ức Na-do-tha kiếp, mới có thể đầy đủ nguyện hạnh của Bồ-tát, nay Thiện Tài trong một đời thì có thể làm thanh tịnh cõi Phật..." Đây là nêu ra Quyền để hiển bày Thật, chứ không phải là giả thiết.

Nếu thật có pháp này mà người không tin tưởng, thì người này là ở phần vị nào? Văn không có phân định mà nghĩa thì thích hợp ở phần vị Tam Hiền, bởi vì tiến vào

Chứng Thánh nhất định phải là Tín tròn vẹn. Nếu dựa theo Giáo đạo thì trải qua ba A-tăng-kỳ cũng chưa tiến vào sâu xa, cho nên phàm phu có thể lập tức tin tưởng, là bởi vì nhân vốn có huân tập về nghe làm chủng tử riêng biệt, nay lại không tin tưởng thì vị lai lẽ nào được nghe?

Trong tiết 2-Từ "Nhược đắc văn..." trở xuống là giải thích thuận theo, có hai: a-Trình bày về lợi ích của được nghe-tin tưởng sinh trong nhà Như Lai; b-Từ "Phật tử..." đến "Văn thử pháp dĩ tắc năng..." trở xuống là lợi ích về tin tưởng được nghe thành tựu hạnh.

Tiết a-Trình bày về lợi ích của được nghe-tin tưởng sinh trong nhà Như Lai, có hai: Trước là trình bày về được nghe và tin tưởng; sau từ "Đương tri..." trở xuống là thành tựu lợi ích, sinh trong nhà Như Lai là tổng quát, những câu còn lại là riêng biệt.

Trong riêng biệt:

1- Dùng cảnh giới của Như Lai làm nhà, Vô Tánh luận rằng: "Sinh trong nhà Như Lai, nghĩa là pháp giới của Phật, chứng hợp với pháp giới này, gọi là sinh trong nhà Như Lai."

2- Dùng pháp thực hành làm nhà, bởi vì đầy đủ gia pháp.

3- Dùng cảnh giới của thế tục làm nhà, Thế Thân giải thích rằng: "Bởi vì từ đây có thể khiến cho chủng tánh của chư Phật không đoạn tuyệt." 4-Xa lìa nhà không thích hợp.

5- Dùng hạnh của Phật làm nhà, luận Thập Trú Tỳ Bà Sa quyển thứ 1 nói: "Nay Bồ-tát này, hành đạo của Như Lai nối tiếp nhau không gián đoạn." Rộng ra như Luận ấy giải thích.

6- Dùng pháp tánh của Bồ-tát làm nhà, cũng là chủng tánh của Phật, cho nên cũng giống với cảnh giới Nhất Như của Như Lai.

7- Thanh tịnh là nhà của chư Phật.

8- Trú trong nhà của Phật vốn có.

9- Tổng quát trình bày về ngôi nhà Vô ngại của nhân-quả, sự-lý. Sáu loại trước là ngôi nhà thuộc Tự phần, ba loại sau là ngôi nhà thuộc Thắng tiến. Trước đây, bởi vì Trú thứ nhất thấy rõ tâm tánh, cho nên gọi là sinh trong nhà; Địa thứ tư nương vào pháp xuất thế, cho nên sinh trong nhà Đạo phẩm; Địa thứ tám không còn dụng công, cho nên sinh trong nhà Vô sinh pháp nhẫn. Nay ở đây nối thông ba loại, bao gồm hiển bày về tâm hiểu biết của phàm phu cũng gọi là sinh trong nhà, bởi vì nhân quả vô ngại.

Tiết b là lợi ích về tin tưởng được nghe thành tựu hạnh, văn có mười câu phân làm năm cặp Vô ngại: 1-Tức là Quán không ngăn ngại đối với Chỉ. 2-Thấy Phật không ngăn ngại tiến vào pháp. 3-Pháp giới thuộc hành của Trí không ngăn ngại dấy khởi Phước. 4-Trí không nhiễm thế gian không ngăn ngại Bi tiến vào. 5-Thể bặt dứt ba đời không ngăn ngại Dụng mà hồi hướng. Không tiến vào mà tiến vào, giải thích về nghĩa của tiến vào nói trên. Từ "Bất ư dĩ..." trở xuống, là trở lại giải thích về không tiến vào mà tiến vào. Thể của Trí tức là Như, ngoài Như không có pháp mà duyên có thể dựa vào, cho nên không có thể tiến vào. Không còn nơi hiện hành của tâm (Tâm hành xứ diệt), vắng lặng không có tiến vào, mà không mất đi Dụng của soi chiếu. Luôn luôn dùng Nhất Như mà quán sát các pháp, cho nên nói mà tiến vào (Nhi nhập). Hai loại này vô ngại mới là chân thật tiến vào. Lại một tức là Như, thì ở trong một đã thấy tất cả.

Tiết ba là tổng quát kết luận về thành tựu lợi ích, có thể biết.

Phần sau là Kệ tụng, tức là thuộc về lợi ích của thấy nghe ở đoạn thứ mười. Không tụng về mục hiển bày tên gọi và thọ trì, bởi vì hiển bày tên gọi và thọ trì tự có tụng ở văn sau. Phần tụng này phải ở trước phần chọn ra Dụ khác với pháp, bởi vì phần Trường hàng trước đây đan xen trong mục hiển bày tên gọi, cũng là lợi ích của thấy nghe. Nếu kệ này quay lại ở sau phần biểu hiện điềm lành, nối tiếp nhau với kệ sau, thì văn lý rất thuận.

Bốn kệ phân hai: Một kệ đầu, tụng về Pháp Thuyết; ba kệ sau, như thứ tự tụng về ba Dụ trước đây.

Phần sáu: Phần biểu hiện điềm lành chứng minh thành tựu, trong đó có hai: Một-Biểu hiện điềm lành; Hai-Chứng minh thành tựu.

Mục một-Biểu hiện điềm lành: 1-Thế giới này; 2-Tương tự nối thông. Số lượng thế giới lay động đều rộng nhiều, là bởi vì pháp khó nghĩ bàn.

Trong mục hai-Từ "Thị thời thập phương..." trở xuống là chứng minh thành tựu, có hai: 1-Người chứng minh thuộc về quả; 2-Người chứng minh thuộc về nhân. Sở dĩ đầy đủ cả hai, là bởi vì pháp huyền diệu, pháp của nhân quả đan xen xuyên suốt, pháp của nhân tròn vẹn-quả đầy đủ. Các Hội trước đây chỉ là Bồ-tát, bởi vì chỉ là hành thuộc về nhân. Trong phẩm Phát Tâm chỉ là chứng được quả, là căn bản của quả, bởi vì mới phát tâm thành Phật là khó tin nhận. Tùy theo nghĩa khác nhau, cho nên không có lẫn nhau, chỉ ở đây đầy đủ hai loại.

Mục 1-Người chứng minh thuộc về quả, phân bốn tiết: Một-Hiện thân. Hai-Từ "Nhi tác..." trở xuống là khen ngợi thuyết giảng. Ba-Từ "Phật tử, ngã đẳng..." trở xuống là dẫn ra thuyết giảng chứng minh thành tựu, bao gồm trình bày kết luận nối thông về pháp đã thuyết giảng, một thuyết giảng vốn là tất cả thuyết giảng. Bốn-Từ "Phật tử, kim thử hội..." trở xuống là nêu ra lợi ích chứng minh thành tựu.

Trong tiết bốn, có bốn: 1-Đạt được lợi ích về đầy đủ quả ở phần vị của nhân, trong một đời mà đạt được Bồ-đề, Thần thông Tam-muội, tức là Thập Thông-Thập Định. 2-Từ "Phật sát vi trần..." trở xuống là đạt được lợi ích của phát tâm, và thọ ký vượt xa là không kỳ hạn mà nhanh chóng thành tựu. Lại trước trình bày về một đời là một ngay nơi nhiều, ở đây phân rõ về nhiều kiếp là nhiều ngay nơi một. Một-nhiều đã viên dung thì kiếp số đâu nhất định, vọng sinh ra nhiều kiếp mà mặt trời Trí tuệ không thay đổi. Nếu như chấp vào ngắn dài, thì không mong mỏi thành Phật. Cùng chung danh hiệu Phật là Thù Thắng Cảnh, bởi vì duyên vào cảnh xuất hiện của Phật. 3-Từ "Ngã đẳng..." trở xuống là lợi ích được hộ trì lâu dài. 4-Từ "Như thử..." trở xuống là kết luận về lợi ích rộng khắp mọi nơi.

Mục 2-Từ "Nhĩ thời thập phương..." trở xuống là người chứng minh thuộc về nhân, trong đó có bốn tiết:

Tiết một-Trình bày về nhân quy tụ, trước là người chứng minh thuộc về quả, nương theo nhân biểu hiện điềm lành trước đây, cho nên lược qua không thuật lại. Nay ở đây hiển bày về nhân quả riêng biệt, cho nên mở rộng đưa ra nhân quy tụ, văn hiển bày có thể biết.

Tiết hai-Từ "Thập phương các quá..." trở xuống là trình bày về hiện thân, tuy đến từ mười phương mà rộng khắp mọi nơi pháp giới, thì đến mà ngay nơi không đến. Tiết ba-Từ "Thị hiện Bồ-tát..." trở xuống là phân rõ về Đức Dụng của các vị ấy, văn có mười câu hiển bày rõ ràng.

Tiết bốn-Từ "Dĩ Phật thần lực..." trở xuống là phát ra lời nói thành thật chứng minh. Đều cùng tên gọi là Phổ, là bởi vì pháp rộng khắp giống nhau. Thế giới và danh hiệu Phật khác nhau, bởi vì không mất đi chủ-bạn. Phổ Quang Minh, là quốc độ Thường Tịch Quang, không có gì không rộng khắp. Danh hiệu Phật là Phổ Tràng Tự Tại, là Bổn Trí cao vượt lên, không có gì không phá tan, vốn là Sự-Lý vô ngại, bao gồm nêu ra kết luận nối thông về pháp đã thuyết giảng.

Phần bảy: Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là dùng kệ để tổng quát thâu nhiếp, trong văn có hai mục: Một-Ý thuật lại; Hai-Chính thức nói tụng.

Trong mục một-Ý thuật lại, có hai: 1-Nghi thức thuyết kệ. 2-Từ "Dục trùng..." trở xuống là phân rõ về ý, bởi vì muốn trở lại hiển bày về mười môn xuất hiện trước đây.

Văn có mười câu, mỗi câu đều nói về một môn, mà dựa theo lợi ích chúng sinh làm thứ tự không giống nhau: 1-Thành tựu Chánh giác; 2-Tức là Pháp luân; 3-Là thấy nghe phát sinh thiện căn. Bởi vì ba môn này chính thức hiển bày về lợi ích. 4-Tức là pháp xuất hiện, là môn tổng quát trước đây; 5-Tức là Tâm dựa theo Trí mà hiển bày; 6-Tức là Viên âm; 7-Tức là cảnh giới, cảnh giới vô lượng, ánh sáng phát ra cũng nhiều; 8-Tức là Niết-bàn động-tịch tự tại, Đại Bát Niết-bàn vốn làm trang nghiêm cho Phật; 9-Tức là thân dựa vào căn bản mà nói chỉ một; 10-Tức là trong quả thuộc hành mà nói về nhân.

Trong mục hai-Chính thức nói tụng, có bốn kệ: Một kệ đầu, tụng về phần kết thúc giải đáp trong phần Thuyết giảng, bởi vì phần này bao gồm toàn bộ ý của mười đoạn. Ba kệ sau, tụng về phần hiển bày tên gọi và thọ trì, câu đầu là hiển bày về tên gọi, còn lại đều là khuyến khích thọ trì. Lại phân làm ba: Kệ đầu là ca ngợi về sâu xa khó nghe nổi; kệ tiếp là trình bày về nghe nhờ vào nhiều thiện căn; kệ sau là nêu ra thù thắng khuyến khích thọ trì.

Nhưng một phẩm này, ý nghĩa của văn rộng lớn sâu xa, chủ động nhanh chóng (Đốn), chủ động tròn vẹn (Viên), suy xét về tâm thanh tịnh thuộc tự tánh (Bổn nguyên) của chúng sinh, tận cùng biển cả sâu thẳm (Uyên hải) của chư Phật. Nội dung của Pháp luân căn bản lại ở trong tâm ấy, sinh ra ở giữa chủng tử của Kim luân, lại làm con dòng chính (Đích tử), Diệu ở trong Diệu, Huyền ở trong Huyền. Tất cả ở trong tâm của chủng loại bình thường, ít công sức mà có thể nhanh chóng chứng được, lẽ nào có thể tự lừa dối mình không tiếp nhận, mãi mãi chìm trong sinh tử hay sao? Nay nghe hiểu có thể vui mừng, càng cần phải tự mừng cho thiện căn xưa kia của mình! Phẩm Xuất Hiện, xong.

QUYỂN 51

Phẩm thứ ba mươi tám: LY THẾ GIAN

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 53 trong kinh).

A-TRÌNH BÀY VỀ Ý ĐƯA RA: Ý đưa ra có ba:

Một-Đưa ra Phần: Trước đây trình bày về phần tu Nhân phù hợp với Quả phát sinh hiểu biết (Giải), là đối với pháp khởi lên hiểu biết. Nay trình bày về phần nương vào pháp tiến tới tu tập thành tựu thực hành (Hạnh), là dựa vào hiểu biết phát khởi thực hành, nghĩa vốn theo thứ tự.

Hai-Đưa ra Hội: Hội trước là cuối cùng của nhân tròn vẹn-quả đầy đủ phát sinh hiểu biết, Hội này chính thức thực hành ở thế gian mà không nhiễm, nối thông từ đầu đến cuối, cho nên tiếp theo đưa ra.

Ba-Đưa ra Phẩm: Phẩm trước là quả xuất hiện thù thắng, Phẩm này trình bày dựa vào đó phát khởi thực hành viên dung, cho nên tiếp theo đưa ra.

Tuy một Phần-một Hội-một Phẩm là giống nhau, mà pháp so sánh đã khác nhau, cho nên ý đưa ra cũng riêng biệt.

B-GIẢI THÍCH TÊN GỌI: cũng có ba phần riêng biệt:

Một-Tên gọi của Phần: Không còn tên gọi của phần vị ấy, chỉ làm sáng tỏ về pháp thực hành, muốn hiển bày phần vị của hành vô ngại, viên dung trước-sau, cho nên dùng làm tên gọi.

Hai-Tên gọi của Hội: Dựa theo pháp thì không khác với tên gọi của Phần. Dựa theo nơi chốn thì gọi là Hội ở Điện Phổ Quang Minh thuộc về Trùng Hội thứ ba. Bởi vì Trùng Hội thứ bảy là Hội cuối cùng quay về Hội bắt đầu, tuy vượt qua bốn cõi trời, mà cùng là Hội của phát sinh hiểu biết. Nay lại Trùng Hội nối thông từ đầu đến cuối đối với phần ấy, dựa vào hiểu biết thành tựu thực hành cho nên Hội ở Phổ Quang, mà phần trước là phát sinh hiểu biết sai biệt, cho nên dựa vào nơi chốn trải qua để hiển bày về cạn-sâu. Phần này vốn là phát khởi thực hành viên dung, một Hội cùng thu nhận nhân quả, cũng biểu thị cho thành tựu thực hành, mà không lìa xa Trí của Phổ Quang Minh. Trong này không cách biệt nơi khác, sao có nghĩa của Trùng Hội? Nếu dựa theo thứ tự, thì thời gian trước-thời gian sau tức là nghĩa của Trùng. Nếu dựa theo viên dung, thì dựa vào nghĩa mà gọi là Trùng, bởi vì không rời khỏi hai nơi chốn trước đây mà lên trên bốn cõi trời. Hội thứ hai và Hội thứ bảy hướng về với nhau cũng đâu có gì cách biệt. Rõ ràng biết rằng, dựa theo nghĩa cũng giống như ánh sáng của ngọn đèn hòa vào nhau không hề ngăn ngại, cũng tựa như bấc đèn vừa phát cháy-vừa sáng tỏ. Dựa theo con người gọi là Hội hỏi-đáp của Phổ Tuệ và Phổ Hiền.

Ba-Tên gọi của Phẩm, có hai tiết: 1-Có được tên gọi; 2-Giải thích tên gọi.

Tiết 1-Có được tên gọi, lại phân hai tiết:

Tiết a-Tên gọi khác nhau, văn sau có mười nghĩa, đến văn ấy sẽ phân rõ. Có bản lưu hành riêng biệt (Biệt Hành) gọi là kinh Độ Thế, Độ tức là nghĩa của Ly. Lại có bản lưu hành riêng biệt gọi là kinh Phổ Hiền Bồ Tát Đáp Nạn Nhị Thiên, đây là dựa theo người và pháp chủ động lìa xa mà nhận lấy tên gọi.

Tiết b-Chính thức phân rõ về tên gọi căn bản, có tổng quát-riêng biệt.

Tổng quát là do vượt lên trên tất cả tạp nhiễm của thế gian, mà nhận lấy tên gọi ấy.

Riêng biệt có ba nghĩa: Một-Dựa theo Pháp; Hai-Dựa theo Hạnh; Ba-Dựa theo phần vị.

Một-Dựa theo Pháp: Trước là thế gian, sau là lìa xa thế gian. Trước là thế gian, có ba loại:

Một: Dựa theo Sự tướng, có hai thế gian, là Khí thế gian và Hữu tình thế gian. Đây là dựa theo Y báo-Chánh báo mà phân ra.

Hai: Dựa theo thô và tế, cũng có hai: 1-Thế gian hữu vi; 2-Thế gian vô vi. Đây là dựa theo Phần đoạnBiến dịch mà phân ra. Bởi vì Biến dịch không phải là ba cõi thâu nhiếp, cho nên gọi là Vô vi, kinh Thắng Man nói: "Sinh tử hữu vi, sinh tử vô vi." Nhưng thô tế tuy khác nhau mà Thể không ra ngoài hai loại.

Ba: Dựa theo nhiễm và tịnh có ba loại, ở trong hai loại đầu là Khí thế gian và Hữu tình thế gian thêm vào Trí chánh giác thế gian, bởi vì nêu ra giống với thế gian và không giống với thế gian, như Địa Luận phân rõ.

Sau là trình bày về lìa xa thế gian, lìa xa có hai nghĩa: Một-Tánh lìa xa, tánh của thế gian vốn Không, tức là xuất thế gian. Hai-Trình bày về Sự lìa xa, hạnh thành tựu không còn tạp nhiễm. Tụng của Lực Lâm nói rằng:

"Pháp thuộc năm uẩn trong ba đời, Giải thích tên gọi là thế gian, Pháp ấy diệt không phải thế gian, Như vậy chỉ mượn làm tên gọi."

Diệt bao gồm hai nghĩa. Ở trong Sự lìa xa, có tương tự lìa xa, chân thật lìa xa, từng phần lìa xa, hoàn toàn lìa xa. Tiếp theo sau sẽ phân rõ.

Hai-Dựa theo Hạnh, sơ lược làm thành bốn câu phân biệt: 1-Tùy thuận; 2-Lìa xa; 3-Cả hai; 4-Mất đi. 1-Tùy theo: Phàm phu chìm đắm trong năm uẩn thế gian, không phải là lìa xa, không phải là tùy thuận. Nhị thừa không có Bi, không có thể tùy thuận thế gian, tuy lìa xa mà không phải là chân thật. Bồ-tát có thể tùy thuận thế gian mới là chân thật lìa xa. Vì vậy dùng tùy thuận để giải thích về lìa xa.

2- Lìa xa: Bởi vì có Đại Trí cho nên hiểu rõ về tánh lìa xa của thế gian, ở giữa thế gian mà không nhiễm theo, cũng khác với phàm phu-Tiểu thừa.

3- Cả hai: Bi cho nên thường đi giữa thế gian, Trí cho nên không nhiễm theo pháp thế gian. Đã dùng thế gian cùng với tánh lìa xa không hai để làm cảnh giới của mình, dùng Bi-Trí không hai để làm công hạnh của mình. Cảnh và Hạnh dung thông có ba câu: Một-Tất cả

Bi đều là Trí thì tất cả thế gian đều lìa xa, vì vậy thường ở thế gian mà chưa hề không ra khỏi. Hai-Tất cả Trí đều là Bi cho nên tất cả lìa xa đều là thế gian, vì vậy luôn luôn vượt qua thế gian mà bày tỏ tất cả đều là thường xuyên qua lại thế gian. Ba-Dung thông cả hai cho nên động-tĩnh không hai, chỉ là một niệm, đó gọi là Vô niệm, Vô niệm bình đẳng cho nên thế gian cùng với xuất thế gian không có gì chướng ngại.

4- Mất đi: Nghĩa là cảnh thế gian cùng với tánh lìa xa đã so sánh làm mất đi cả hai, vì vậy khiến cho Bi-Trí cùng dung thông, hai niệm cùng bặt dứt. Lại bởi vì Cảnh và Hạnh dựa vào nhau so sánh làm mất đi mà lìa xa như nhau, thì bặt dứt đối đãi-lìa xa ngôn từ. Dung thông bốn câu trước đều không có chướng ngại, mới là chân thật lìa xa thế gian.

Ba-Dựa theo phần vị: Phàm phu nhiễm theo mà không phải là lìa xa. Nhị thừa lìa xa từng phần chứ không phải là chân thật lìa xa, nghĩa là quả lìa xa Phần đoạn, mà nhân chỉ là Sự lìa xa, không phải là ở đây trình bày. Bồ-tát đầy đủ Hạnh chân thật trên đây, thích hợp có thể gọi là lìa xa, mà không phải là hoàn toàn. Chỉ riêng Phật là lìa xa, cho nên Kinh nói:

"Đức Phật thường ở tại thế gian,
Mà không nhiễm theo pháp thế gian."

Nhưng trong văn này, đầy đủ Hạnh của sáu phần vị, tức là Hạnh lìa xa; phần vị làm chỗ dựa của Hạnh, tức là phần vị lìa xa. Vì vậy, hoặc là Sự, hoặc là Lý, hoặc là Nhân, hoặc là Quả, đều gọi là lìa xa.

Tiết 2-Giải thích tên gọi: Dựa theo Pháp thì Sự lìa xa không nhận lấy tên gọi từ nơi khác, lìa xa không phải là thế gian, tức là Tương vi thích (1 trong 6 loại giải thích). Nếu dựa theo Tánh lìa xa, thì bao gồm Trì nghiệp thích. Dựa theo bốn câu phân biệt về Hạnh, ba câu trước cùng bao gồm Trì nghiệp và Tương vi thích, bởi vì SựLý đều lìa xa; một câu sau đều không phải là sáu loại giải thích, cũng có thể là Trì nghiệp thích, bởi vì mất đi tức là lìa xa.

C- TÔNG THÚ: Lập tức làm sáng tỏ về sáu phần vị, Lý-Sự đều lìa xa làm Tông; khiến cho Thể tánh lìa xa, lập tức thành tựu chân thật lìa xa hoàn toàn làm Thú.

D- CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN: Trường hàng phân làm mười phần: Một-Phần Tựa; Hai-Phần Tam-muội; Ba-Phần Phát khởi; Bốn-Phần Khởi định; Năm-Phần Thưa thỉnh; Sáu-Phần Thuyết giảng; Bảy-Phần Kết thúc khuyến khích; Tám-Phần Hiện rõ điềm lành; Chín-Phần Chứng minh thành tựu; Mười-Phần Trùng tụng.

Phần một: Phần Tựa, có ba: 1-Khí thế gian viên mãn, nghĩa như trước giải thích; 2-Từ "Diệu ngộ..." trở xuống là Trí chánh giác thế gian viên mãn; 3-Từ "Dữ bất khả thuyết..." trở xuống là Chúng sinh thế gian viên mãn.

Trong phần 2 là Trí chánh giác thế gian viên mãn, trình bày về hai mươi mốt loại công đức thù thắng của Phật, mở rộng dẫn ra các Luận đã thấy ở phẩm Thăng Đâu Suất. Nay chỉ sơ lược trình bày: Đầu là câu tổng quát đầy đủ hai mươi mốt loại công đức ở sau, cho nên nói là tỏ ngộ vi diệu đều đầy đủ. Sau từ "Nhị hành..." trở xuống là riêng biệt, trong đó: Bốn loại trước là Tự lợi, còn lại đều là Lợi tha.

Trong bốn loại trước: Một-Trí đức; Hai-Đoạn đức; Ba-Ân đức; Bốn-Đức tác dụng bình đẳng.

1- Hai hành vĩnh viễn bặt dứt, tức là công đức luôn luôn không có chướng ngại đổi thay đối với pháp đã nhận biết. Kinh Phật Địa gọi là Bất nhị hiện hành, chữ Bất này nên nói là Vô, tức là nghĩa của vĩnh viễn bặt dứt. Nghĩa là Trí đức của Phật lìa xa Sở tri chướng, không giống như Thanh văn có lúc không biết về thời gian-nơi chốn rất xa..., bởi vì có nhận biết-không nhận biết tức là hai hành. Nay không có gì không nhận biết, cho nên nói là vĩnh viễn bặt dứt.

2- Thông hiểu về pháp Vô tướng, tức là công đức có thể tiến vào Chân Như tối thắng thanh tịnh, không có hai tướng đối với có-không có. Kinh Phật Địa gọi là hướng về pháp Vô tướng. Thú nghĩa là hướng về tiến vào, tức là nghĩa của thông hiểu ở đây. Nhưng Thể của pháp Vô tướng tức là Chân Như, không có hai tướng cókhông có, cho nên gọi là Vô tướng. Thanh tịnh nhất trong các pháp, bởi vì không có khách trần, khiến cho Tự-Tha tiến vào, thù thắng đối với Nhị thừa, cho nên gọi là Tối thắng thanh tịnh.

3- Trú vào trú xứ của Phật, tức là công đức tự nhiên không có công dụng, thực hiện Phật sự không dừng nghỉ. Thế Thân giải thích rằng: "Nghĩa là trú vào không có gì trú vào, là nơi an trú của Phật. Đây tức là giải thích về Kinh. Ở trong trú xứ này thường thực hiện Phật sự không có dừng nghỉ. Đây tức là giải thích về Luận."

4- Đạt được bình đẳng của Phật, tức là công đức làm việc không có sai biệt dựa vào ý thích ở trong Pháp thân. Nghĩa là chư Phật có ba sự việc không có sai biệt: a-Trí làm chỗ dựa giống nhau; b-Ý thích làm lợi ích cho chúng sinh giống nhau; c-Tác nghiệp của Báo thân-Hóa thân giống nhau. Vì vậy nói là bình đẳng.

5- Đến nơi không có chướng ngại, tức là công đức tu tập đối trị tất cả chướng ngại. Thế Thân giải thích rằng: "Nghĩa là tất cả thời gian luôn luôn tu tập Giác Tuệ bởi vì đối trị tất cả chướng ngại. Đây là trình bày về Giác Tuệ làm chủ động đối trị, tất cả chướng ngại tức là hai chướng làm thụ động đối trị."

6- Pháp không thể chuyển đổi, tức là công đức hàng phục tất cả ngoại đạo. Nghĩa là Giáo đạo và Chứng đạo, người khác vốn không có thể làm cho lay động.

7- Những công hạnh vô ngại, tức là công đức sinh ở thế gian mà không bị pháp thế gian làm cho chướng ngại. Nghĩa là tám pháp Lợi-Suy..., vốn không có thể ràng buộc.

8- An lập không thể nghĩ bàn, tức là công đức an lập Chánh pháp. Nghĩa là an lập mười hai Phần giáo, mà người khác không có thể suy lường.

9- Thấy tất cả ba đời, tức là công đức thọ ký. Nghĩa là thọ ký riêng biệt ở quá khứ-vị lai đều như hiện tại.

10- Thân luôn luôn đầy khắp tất cả quốc độ, tức là công đức thị hiện thân Thọ dụng-Biến hóa ở tất cả thế giới. Nghĩa là hai loại thân có khắp ở hai loại quốc độ.

11- Trí luôn luôn thông hiểu rõ ràng về tất cả các pháp, tức là công đức đoạn trừ nghi ngờ. Nghĩa là tự mình khéo léo quyết định đối với tất cả các cảnh giới, cho nên có thể quyết đoán nghi ngờ của người khác.

12- Hiểu rõ tất cả các hành, tức là công đức khiến cho tiến vào đủ loại công hạnh. Hai cách giải thích trong Nhiếp Luận dễ hiểu cho nên không giải thích, ý nói rằng: Hiểu rõ tánh hành của tất cả chúng sinh ở khắp nơi, tùy theo căn cơ mà khiến cho tiến vào.

13- Diệt hết tất cả nghi ngờ, tức là công đức phát sinh Diệu Trí của pháp vị lai. Nghĩa là Thanh văn nói rằng hữu tình ấy hoàn toàn không có thiện căn, Như Lai nhận biết thiện căn nhỏ bé lâu xa của hữu tình ấy, về sau sẽ phát sinh.

14- Thân không có ai có thể suy lường, tức là công đức thị hiện như Thắng giải của hữu tình ấy. Nghĩa là tùy theo đủ loại Thắng giải của các hữu tình, hiện thân như sắc vàng ròng..., tuy hiện thân này mà không có phân biệt, như ngọc Ma-ni... vốn không có thể suy lường được.

15- Trí đã mong cầu của tất cả Bồ-tát, tức là công đức gia hạnh mà vô lượng Bồ-tát làm chỗ dựa để điều phục hữu tình. Nghĩa là vô lượng Bồ-tát đã dựa vào lực tăng thượng của Phật, bởi vì muốn điều phục các hữu tình mà phát khởi gia hạnh, nghe pháp đạt được Diệu Trí làm đầu tiên, thâu nhiếp tiếp nhận dặn dò gởi gắm cho Bồ-tát khác chủng loại, lần lượt chuyển tiếp truyền đến vị lai nối tiếp nhau không gián đoạn mà chuyển, từ đây chứng được Trí đã mong cầu của tất cả Bồ-tát. Ý nói rằng: Trí Phật vốn là pháp mà tất cả Bồ-tát đều mong cầu.

Đạt đến Niết-bàn cứu cánh không hai của Phật, tức là công đức của Pháp thân bình đẳng thành tựu đầy đủ các pháp Ba-la-mật-đa. Bình đẳng tức là nghĩa của không hai, Pháp thân không hai làm chỗ dựa của Ba-lamật-đa.

16- Đầy đủ giải thoát bình đẳng của Như Lai, tức là công đức tùy theo Thắng giải của chúng sinh, thị hiện quốc độ Phật sai biệt. Trong này, Giải thoát tức là Thắng giải, tùy theo thích hợp với Thắng giải của chúng sinh, Thắng giải của Như Lai có thể hiện rõ quốc độ vàngbạc... Tất cả chư Phật đều như vậy, cho nên nói là bình đẳng.

17- Chứng được Địa bình đẳng của Phật không có ở giữa và hai bên (Trung-biên), tức là công đức không có phân biệt giới hạn phương hướng nơi chốn của ba loại thân Phật. Thế Thân nói rằng: "Nghĩa là Pháp thân Phật không thể phân biệt giới hạn Thọ dụng-Biến hóa, ở những phương hướng nơi chốn như vậy, cũng không thể nói ở những thế giới như vậy."

18- Tận cùng pháp giới, tức là công đức tận cùng giới hạn sinh tử, thường hiện thân làm lợi ích yên vui cho tất cả hữu tình.

19- Sánh bằng hư không giới, tức là công đức vô tận. Nghĩa là Thật Trí của Phật vốn như hư không vô tận. Kinh này thiếu câu cuối cùng là tận cùng thời gian vị lai, tổng quát và riêng biệt hợp lại có hai mươi mốt câu, nghĩa nói như trước. Nhưng luận Phật Địa-Nhiếp Luận dựa theo Thân thọ dụng, ở đây dựa theo mười Thân. Sở dĩ nhận biết, bởi vì ở nước Ma-kiệt-đề là quốc độ Biến hóa, mà ca ngợi công đức Thọ dụng, rõ ràng biết là hai Thân-hai quốc độ vốn dung thông với nhau, không cần Địa tiền-Địa thượng, thì năm phần vị nhìn thấy tất cả

Trong phần 3 là Chúng sinh thế gian viên mãn, có hai: Trước là nêu ra số lượng ca ngợi về đức; sau từ "Kỳ danh..." trở xuống là nêu ra tên gọi ca ngợi về đức. Trước là nhiều người đầy đủ đức, sau là người thù thắng đầy đủ đức.

Trong phần trước là nêu ra số lượng ca ngợi về đức, có hai: a-Nêu lên số lượng chọn ra quyết định; b-Từ "Tất cụ Bồ-tát..." trở xuống là ca ngợi đầy đủ đức thù thắng.

Trong phần b có ba mục: Một-Tổng quát nêu lên; Hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày; Ba-Từ "Thành tựu..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong mục hai là riêng biệt hiển bày, có mười chín câu đều không ra ngoài Trí tuệ phương tiện, phân hai: 1-Mười câu ca ngợi về đức thuộc Tự phần; 2-Từ "Ư nhất niệm..." trở xuống là chín câu ca ngợi về đức thuộc Thắng tiến.

Trong mục 1: Tám câu trước đều có Trí tuệ phương tiện, bởi vì dựa vào Thể dấy khởi Dụng. Năm câu trước lấy năng lực khéo léo làm đầu câu. Câu 6-Nhận biết về nghiệp quả trống rỗng mà không hủy hoại. Câu 7-Nhận biết căn khí sai khác, trình bày về bệnh của Thức. Câu 8-Duy trì giáo pháp để hóa độ. Hai câu sau trình bày về có Tuệ phương tiện, đều dựa vào Sự quy về Thật.

Trong mục 2, là đức thuộc Thắng tiến: Câu đầu là tổng quát trình bày về Trí thuộc quả nhanh chóng thành tựu, tám câu còn lại đều là Dụng của Trí thuộc quả, có thể biết.

Mục ba là tổng quát kết luận, có thể biết.

Trong phần sau là nêu ra tên gọi ca ngợi về đức, có hai: a-Nêu ra tên gọi kết luận về số lượng; b-Từ "Giai tất..." trở xuống là ca ngợi về đức.

Trong phần b, văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong riêng biệt: 1-Nguyện tròn vẹn phù hợp với Lý, bởi vì đầy đủ mắt rộng khắp (Phổ Nhãn). 2-Thâu nhiếp giáo pháp đứng đầu, bởi vì giáo hóa rộng khắp (Phổ Hóa). 3-Thọ trì Chánh pháp, bởi vì có Tuệ rộng khắp Phổ Tuệ). 4-Không đoạn mất chủng tánh Phật, bởi vì thấy tất cả đều có tánh Phật (Phổ Kiến). 5-Nhận biết nghi thức giáo hóa của Phật, bởi vì ánh sáng xuyên suốt tất cả (Phổ Triệt). 6-Thị hiện thành Phật, bởi vì quán sát thấy rõ không có (Phổ Quán). 7-Làm thanh tịnh căn cơ tạp nhiễm, bởi vì soi chiếu nguồn gốc của tạp nhiễm (Phổ Chiếu). 8-Phá bỏ chướng ngại của người khác, bởi vì có Trí cao nhất (Trí Tràng). 9-Chứng được pháp giới, bởi vì hiểu rõ về pháp tánh (Phổ Giác).

Chín câu trên đây riêng biệt trình bày, thì câu đầu là Nguyện, tám câu còn lại là Hạnh, nói tổng quát đều là Nguyện của Phổ Hiền. Bởi vì nay đã đầy đủ lời thề xưa kia, như mười Đại Nguyện, đều là Hạnh của Phổ Hiền, bởi vì duyên với hiện tại mà thực hiện, cho nên câu tổng quát nói rằng: Thành tựu Hạnh Nguyện. Lại mười câu này thì mười người đều đầy đủ, cho nên văn nói rằng: Thảy đều thành tựu. Cũng là một câu hiển bày về đức của một người, vốn là giải thích về tên gọi, cho nên câu tổng quát là Phổ Hiền, chín câu còn lại như thứ tự, trước đã phối hợp giải thích.

Phần hai: Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là phần Tam-muội. Phổ Hiền tiến vào Tam-muội, bởi vì là Hội chủ, cho nên thuyết giảng về Phổ Hạnh. Phật Hoa Nghiêm, vốn là vạn hạnh mở bày mà trang ng-hiêm Pháp thân, tức là dùng biển tâm của Hạnh môn pháp giới làm Thể mà duy trì vô hạn, thuyết pháp thành tựu về Hạnh phát khởi làm Dụng, cho nên dựa vào công năng này.

Phần ba: Từ "Nhập thử Tam-muội thời..." trở xuống là trình bày về phần Phát khởi: 1-Trình bày về mặt đất rung động mà thức tỉnh căn cơ chúng sinh; 2-Hiển bày phát ra âm thanh mà khiến cho nghe pháp.

Trước đây đều có phần Gia hộ mà không có phần Phát khởi, ở đây có phần Phát khởi mà không có phần Gia hộ, là bởi vì trước đây biểu thị về Giải có thể thuận theo người khác, cho nên có người khác gia hộ; ở đây biểu thị về Hạnh do chính mình thiết lập, mà tự lực phát khởi. Lại biểu thị về Hạnh dựa vào Giải phát khởi, không có pháp gì khác cho nên không gia hộ, thâu nhiếp Giải thành tựu Hạnh cũng cần phải nhập Định, Thánh Chỉ nhiều cách không thể cùng một chuẩn mực.

Phần bốn: Từ "Nhiên hậu tùng..." trở xuống là phần Khởi định, ba nghĩa như trước.

Phần năm: Từ "Nhĩ thời Phổ Tuệ..." trở xuống là phần Thưa thỉnh, có ba: 1-Tổng quát nêu lên ý thưa hỏi;

2-Từ "Phật tử..." trở xuống là chính thức hiển bày về điều thưa hỏi; 3-Từ "Thiện tai, Phật tử..." trở xuống là kết thúc thưa thỉnh mong mỏi thuyết giảng.

Phần 1: Tổng quát nêu lên ý thưa hỏi: Chúng đương cơ quy tụ, đến lúc thuyết pháp, đây là ý thưa hỏi, vì sao các Hội trước đây thì thưa hỏi trước-nhập Định sau, nay lại ngược với điều này? Ở đây có hai ý: Một-Nghi thức về thuyết giảng không có nhất định, trước đây biểu thị cho tôn trọng giáo pháp, Cảm rồi sau đó mới Ứng; ở đây trình bày về tâm Bi sâu xa, quán sát căn cơ mong muốn thuyết giảng, bởi vì Đại chúng đã quy tụ, trước phải nhập Định khiến cho nhận biết vị Chủ thuyết giảng. HaiDựa theo pháp đã biểu thị, thì trước đây trình bày thuận theo Tướng tiến vào Thật, mà thành tựu Chánh Giải; trong này là dựa vào Thể khởi Dụng mà thành tựu Chánh Hạnh, cho nên không giống nhau.

Phổ Tuệ thưa hỏi, là bởi vì phù hợp với Tuệ về pháp giới mà có thể phát khởi thực hành. Một người thưa hỏi, là bởi vì Hạnh riêng mình đã thành tựu chứ không phải như Giải.

Trong phần 2: Là chính thức hiển bày về điều thưa hỏi, có hai trăm câu. Bản lưu hành riêng biệt là kinh Độ Thế tách biệt đưa ra sáu lượt hỏi-đáp, trong mỗi một lượt đều trước là thưa hỏi, tiếp là giải đáp, sau là mặt đất rung động hiện rõ điềm lành, hiển bày lợi ích chứng minh thành tựu.

Từ xưa đến nay, các Sư đều dựa vào văn ấy dùng để phân tích về kinh này, mà làm thành sáu đoạn: Một-Hai mươi câu đầu thưa hỏi về Hạnh của Thập Tín; Hai-Từ

"Phát Phổ Hiền tâm..." trở xuống là hai mươi câu, thưa hỏi về Hạnh của Thập Trú; Ba-Từ "Lực trì..." trở xuống là ba mươi câu, thưa hỏi về Hạnh của Thập Hạnh; Bốn-Từ "Như bảo trú..." trở xuống là hai mươi chín câu, thưa hỏi về Hạnh của Thập Hồi Hướng; Năm-Từ "Thân nghiệp..." trở xuống là năm mươi câu, thưa hỏi về Hạnh của Thập Địa; Sáu-Từ "Quán sát..." trở xuống là năm mươi mốt câu, thưa hỏi về Hạnh thuộc nhân tròn vẹnquả đầy đủ.

Trong đoạn thứ tư, tuy có ba mươi câu mà bởi vì một câu về Dụng vô ngại là câu tổng quát nêu lên chứ không có nghĩa đích thực; ở đây có năm mươi mốt câu, kinh này tổng quát có ba lượt thuyết giảng về sáu phần vị, đây là đoạn thứ hai dựa theo Hạnh thuyết giảng. Bởi vì Hạnh Phổ Hiền bao gồm sáu phần vị, mà kinh Độ Thế trong lần thưa thỉnh thứ nhất nói rằng: Chỉ mong giải thích thuyết giảng về Hạnh của các Bồ-tát, từ đầu đến cuối khiến cho không còn nghi ngờ. Kinh ấy tuy không phối hợp với Tín..., nhưng đã nói là từ đầu đến cuối, cuối cùng lại trình bày về thành Phật, thì biết chắc chắn là Hạnh của sáu phần vị.

Kinh này sở dĩ không hỏi đáp xen nhau, là ý chọn lấy Hạnh trong phần vị mà không chọn lấy phần vị, như phần sau nói về viên dung. Nếu nhất định dựa theo phần vị, thì đâu khác với nhân quả sai biệt? Kinh này từ trên xuống dưới và kinh Bổn Nghiệp..., phân định về sáu phần vị, đều dùng Tín chưa tiến vào phần vị Thập Trú làm đầu, nghĩa là Tam Hiền-Thập Thánh-Đẳng GiácDiệu Giác, nay vì sao không tách biệt Đẳng Giác mà chọn lấy Tín? Điều này có ý sâu xa, kinh ấy và ý trước của kinh này thuộc về phần vị, chọn lấy phần vị thành tựu mà nói. Nay ý này trình bày về Hạnh, cho nên Hạnh của Thập Tín chính là ở Hạnh đầu tiên. Phần vị của Đẳng Giác có ba nghĩa của phần vị, hoặc là thâu nhiếp thuộc về Thắng tiến trước Thập Địa, hoặc là thâu nhiếp thuộc về sau Thập Địa thì gọi là Phật, hoặc là tách ra phần vị riêng biệt gọi là Vô Cấu Địa.

Nay bởi vì thuyết giảng về Hạnh, thâu nhiếp thuộc về trong nhân tròn vẹn, năm mươi mốt câu chỉ có bốn câu sau thuộc về phần vị Diệu Giác, còn lại đều là Đẳng Giác.

Nếu như vậy thì trong này dựa vào ngôn từ, dựa vào tâm Bồ-đề..., lẽ nào không phải là Phát Tâm Trú hay sao? Chất vấn điều này càng không phải, đoạn thứ hai là bắt đầu phát tâm Phổ Hiền, lẽ nào không phải là Phát Tâm Trú hay sao? Bắt đầu phần vị Thập Tín, lẽ nào không có phát tâm hay sao? Vì vậy Hiền Thủ nói rằng: "Bồ-tát phát tâm mong cầu Bồ-đề, không phải là không có nhân-không có duyên, bình đẳng chính là chỗ dựa của phát tâm, không suy xét về ý nghĩa này thì chỉ dựa vào chứng cứ bày ra trống rỗng."

Phần 3: Là kết thúc thưa thỉnh mong mỏi thuyết giảng, có thể nhận biết.

Trong phần sáu-Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền Bồ-tát cáo..." trở xuống là phần Thuyết giảng, có hai: 1-Tổng quát nói cho biết; 2-Từ "Phật tử..." trở xuống là chính thức giải đáp, giải đáp hai trăm câu hỏi ở môn trước đây, thưa hỏi một-giải đáp mười để hiển bày về Vô tận, thành ra hai ngàn câu giải đáp là bởi vì Hạnh thù thắng của Phổ Hiền.

Pháp sư Anh nói: "Mây ùn lên hai trăm câu hỏi, bình rót xuống hai ngàn câu trả lời."

Giải thích hai ngàn câu giải đáp này, tóm lược làm thành năm môn: Môn thứ nhất-Dựa theo nhân quả; môn thứ hai-Phân biệt về phần vị của Hạnh; môn thứ ba-Hiển bày về tổng quát và riêng biệt; môn thứ tư-Trình bày về thu nhận tất cả; môn thứ năm-Phân rõ về tướng của Hạnh. Những câu hỏi trước nêu ra ở đây.

Môn thứ nhất: Dựa theo nhân quả, có bốn: 1-Dựa theo tất cả phần vị, năm phần vị trước là nhân, một phần vị sau là quả; hoặc bốn môn sau là quả, còn lại đều là nhân. 2-Dựa theo vi tế để phân rõ, tất cả đều xuyên suốt quả Phật, cho nên cuối các văn đều kết luận được thành Phật, vậy thì hai ngàn câu giải đáp đều bao gồm nhân quả. 3-Hoặc là tổng quát thuộc về nhân, bởi vì Hạnh trong phần vị Phổ Hiền nêu rõ về thành Phật. 4-Hoặc là đều thuộc về quả, văn sau phần nhiều nói là: Tuy được thành Phật mà không gián đoạn Hạnh của Bồ-tát.

Môn thứ hai: Phân biệt về phần vị của Hạnh, cũng có bốn nghĩa: 1-Thu nhận Hạnh thành tựu phần vị, mà phân ra thành sáu phần vị. 2-Tổng quát thuộc về phần vị thu nhận, bởi vì Hạnh đều là Hạnh trong phần vị. 3-Tổng quát thuộc về Hạnh, bởi vì Thể của Hạnh Phổ Hiền không dựa vào phần vị. 4-Một Hạnh có khắp sáu phần vị, bởi vì tất cả các phần vị bao gồm tu tập, không ngăn ngại như vậy mới là Hạnh Phổ Hiền. Nhưng văn chính thức hiển bày về hai phần vị sau, bởi vì thu nhận Hạnh thành tựu phần vị, phần vị hư rỗng mà Hạnh chân thật, cho nên hỏi-đáp gộp lại nêu ra, không phân ra sáu lượt, ý thuộc về nơi này.

Môn thứ ba: Hiển bày về tổng quát và riêng biệt, nghĩa là một tướng của Hạnh nhất định phải rộng khắp tất cả, nhưng luôn luôn không xen tạp, không xen tạp cho nên riêng biệt; nghĩa phân ra khác nhau, nhất định phải rộng khắp cho nên tổng quát. Nghĩa thâu nhiếp đầy đủ, giống như vẻ đẹp của gấm do nhiều màu sắc làm thành vẻ đẹp, luôn luôn tổng quát-luôn luôn riêng biệt, từng sợi từng sợi đan xen xuyên suốt, không giống như thêu. Pháp của Hạnh thành tựu cũng như vậy, ngay nơi tổng quát là riêng biệt, ngay nơi riêng biệt thành tựu tổng quát, đều không có gì chướng ngại. Nếu như vậy thì Hạnh này là tổng quát-riêng biệt đầy đủ, vì sao chỉ gọi là Hạnh Phổ Hiền? Không nói là giữ lấy tổng quát mà không thể nào riêng biệt, cũng không làm ra riêng biệt mà mất đi tổng quát, thật sự là có thể riêng biệt mà không hủy hoại tổng quát, cho nên gọi là Hạnh Phổ Hiền. Lại tổng quát nhất định phải có riêng biệt, nhưng nói về một riêng biệt thì chưa hẳn là có tổng quát, như một sợi tơ không phải là gấm, bởi vì không phải là sợi tơ trong gấm.

Môn thứ tư: Trình bày về thu nhận tất cả, lại có bốn lớp: 1-Dùng phần vị thu nhận phần vị, tất cả sáu phần vị đều thu nhận tất cả phần vị, một phần vị đã đầy đủ hai ngàn, là một vạn hai ngàn Hạnh. Trước đây nói: Trong một Địa đầy đủ công đức của tất cả các Địa. 2-Dùng môn thu nhận môn thì có hai trăm môn, mỗi một môn đều thu nhận tất cả các môn, thì hai trăm nhân với hai trăm trở thành bốn vạn Hạnh. 3-Dùng Hạnh thu nhận Hạnh, một Hạnh đầy đủ tất cả các Hạnh, thì có hai ngàn Hạnh nhân với hai ngàn Hạnh trở thành bốn triệu Hạnh. 4-Dùng tóm lược thâu nhiếp mở rộng, hai ngàn Hạnh này, văn tụng sau kết luận rằng: Như một mảy bụi của mặt đất. Dùng một mảy bụi này để tóm lược nói về không tách lìa mặt đất rộng lớn khắp mười phương. Vì thế cho nên thâu nhiếp mở rộng cũng không có gì không hết. Đây chính là sánh bằng pháp giới không có cuối cùng, vượt qua hư không không có giới hạn. Tụng sau nói:

"Hư không có thể suy lường được,
Đức của Bồ-tát không cùng tận."

Chính là nói đến nghĩa này.

Môn thứ năm: Phân rõ về tướng của Hạnh, tức là giải thích theo văn. Giải thích dựa vào tướng riêng biệt, tức là phân ra sáu đoạn:

Đoạn 1: Có hai trăm câu, giải đáp hai mươi câu hỏi về Hạnh của Tín trước đây, văn phân ra ba mục riêng biệt: Một-Có chín môn trình bày về Hạnh thuộc Tự phần đầy đủ; Hai-Từ "Nhập chư Bồ-tát..." trở xuống có tám môn về Hạnh thuộc Thắng tiến tròn vẹn; Ba-Từ "Sai biệt Trí..." trở xuống có ba môn trình bày về hai Hạnh cứu cánh.

Mục một-Có chín môn trình bày về Hạnh thuộc Tự phần đầy đủ, một môn là một loại, tức làm thành chín đoạn.

Đoạn một: Trình bày về dựa vào, là nơi dựa vào mà khởi Hạnh, nghĩa là dựa vào tâm Bồ-đề bình đẳng mà thành tựu vạn hạnh, phẩm Hiền Thủ nói: Bồ-tát phát tâm mong cầu Bồ-đề, không phải là không có nhân, không có duyên...

Nhưng hai trăm môn phần nhiều phân ra năm tiết riêng biệt: Một-Tổng quát nêu lên; hai-Đưa ra số lượng; Ba-Nêu ra giải thích; Bốn-Kết luận về số lượng; Năm-Hiển bày về lợi ích thù thắng của tu tập. Hoặc là thiếu hai tiết sau, hoặc là thiếu tiết năm, đến văn sẽ biết. Nay trong đoạn này trình bày về dựa vào, văn có đủ năm tiết. Hai tiết đầu có thể biết.

Ngay trong tiết ba-Nêu ra giải thích có mười câu, đều trước là nêu lên tên gọi, sau là giải thích về nghĩa:

1- Dựa vào tâm Bồ-đề, mười câu đều gọi là dựa vào. Đã là Hạnh đầu tiên của các Hạnh, mà tâm Bồ-đề lại là tâm đầu tiên trong mười tâm, bởi vì là căn bản của vạn hạnh, xuyên suốt đứng đầu hai ngàn Hạnh. Giải thích rằng: Không quên mất, là quên mất tâm Bồ-đề, mà tu tập các thiện căn, thì chính là ma nghiệp. Vì vậy dựa vào tâm này không quên thì có thể thành tựu vạn hạnh. Câu này là tổng quát.

2- Trên đây tuy bên trong có tâm thù thắng, nhưng nếu bên ngoài không dựa vào Thiện hữu, thì Hạnh cũng không có gì thành tựu. Đại Thánh là lời của Thiện Tài, mong cầu Thiện tri thức là nhân duyên đầu tiên của Bồđề Vô thượng. Giải thích rằng: Như một người, nếu không phù hợp với tâm hành, thì lẽ nào làm bạn mình hay sao?

3- Nếu không tăng thêm thiện căn tu tập, thì gặp được bạn đâu lợi ích gì?

4- Tùy theo thiện căn đã tu tập, cần phải đạt đến Niết-bàn.

5- Không chỉ riêng mười Độ, mà nhìn đến cảnh đều thông suốt.

Bốn câu trên là Tự lợi.

6- Nguyện.

7- Hạnh. Hai câu này đều bao gồm Tự lợi-Lợi tha. Sáu câu trên đều dựa vào pháp, ba câu sau là dựa vào người.

8- Bạn siêu việt có Trí giống nhau.

9 và 10-Bởi vì nơi nương tựa chỉ riêng Phật là cứu cánh, tâm thanh tịnh cúng dường để thành tựu phước đức, luôn luôn vâng theo lời dạy Từ Bi để thành tựu Trí trang nghiêm.

Lại năm câu trước là Tự phần; năm câu sau là Thắng tiến: Câu 6 là mở rộng về tâm Bồ-đề, câu 7 là mở rộng về câu 3-4-5, ba câu sau là mở rộng về câu 2.

Tiết bốn-Kết luận về số lượng, có thể biết.

Tiết năm-Hiển bày về lợi ích thù thắng của tu tập, bởi vì dựa vào mười Đại Trí thành Phật trên đây, làm chỗ dựa cho tất cả. Đây là lợi ích thù thắng, lẽ nào có thể không tu tập hay sao? Vì vậy cũng gọi là khuyến khích tu tập.

Đoạn hai: Tưởng khác lạ: Trước là dựa vào nhân duyên để thành tựu các Hạnh, nay dựa vào Tưởng thù thắng để thâu nhiếp thiện căn, vượt qua nguồn gốc của vọng tưởng, mà tiếp theo làm chỗ dựa, đều vượt khỏi

Tưởng bình thường mà nhận lấy tên gọi khác lạ, tức là Tưởng về lợi ích như luôn luôn mong muốn lợi ích yên vui cho các chúng sinh... trong văn trước đây. Trong mười câu:

1-Lấy thiện của người khác giống như mình, tình thức không có phân biệt đôi bên mà tùy hỷ với người khác, làm chủ-bạn lẫn nhau mà giúp cho nhau lợi ích, bởi vì cùng chung Thể tánh, tức là công hạnh của mình, cho nên Tự-Tha ngay trong nhau.

4 và 6-Nguyện và Hạnh cũng như vậy.

2- Bởi vì một chút thiện nhỏ bé đều là nhân của Phật, trong kinh Pháp Hoa nói đưa tay-cúi đầu đều đã thành Phật.

3- Bởi vì dưới đến Xiển-đề đều có Phật tánh.

5-Kinh Tư Ích nói: "Biết lìa xa gọi là pháp."

7- Các pháp thuộc về tánh-tướng là pháp mà Phật đã chứng, Văn Thù nói: "Tôi không thấy một pháp nào không phải là pháp Phật, bởi vì đều không thể đạt được." Các pháp thuộc về nghi quỹ đều từ Phật mà phát ra, kinh Niết Bàn nói: "Pháp của ngoại đạo, cũng là phần khác trong Chánh pháp của Như Lai."

8- Nhờ vào ngôn từ phù hợp với Lý, mà Lý không phải là ngôn từ, cho nên gọi là con đường của ngôn từ.

9- Phật bởi vì Giác tha viên mãn, cho nên làm bậc Từ Phụ.

10- Như Lai tức là các pháp đúng như nghĩa mà không có hai. Tưởng thuộc về Vô tưởng trong lợi ích, gọi là Tưởng khéo léo tuyệt vời.

Đoạn ba: Mười loại Hạnh: Dựa vào hiểu biết về Tưởng thù thắng, thành tựu tu tập về Đại Hạnh. Tưởng chỉ thuộc về tâm, Hạnh bao gồm ba nghiệp. Tưởng trống rỗng mà không thực hành thì cũng không có gì thành tựu, tức là nơi chốn tu học trong văn trước đây. Trong giải thích chỉ có chín câu, dựa theo bản kinh thời Tấn thì ở đây mất câu thứ 3 là khéo léo tu học tất cả các Giới. Đầy đủ mười câu làm năm cặp: 1-Trên mong cầu, dưới hóa độ. 2-Ngăn chặn điều ác, tiến thêm điều thiện. 3-Chỉ tuyệt diệu, Quán sâu xa. 4-Tu nhân trang nghiêm quốc độ. 5-Kính trọng bạn, tôn thờ thầy.

Đoạn bốn: Thiện tri thức: Hạnh phát khởi nhất định phải dựa vào Thiện hữu, cho nên tiếp theo trình bày. Chưa nhận biết pháp thiện thì khiến cho nhận biết, chưa hiểu rõ điều ác thì khiến cho hiểu rõ, tất cả những gì thuận theo lợi ích đều là Thiện hữu của mình. Mười câu đều nói về lợi ích. Trước đây nói rằng: Chính là được gần gũi Thiện tri thức.

Đoạn năm: Tinh tiến: Hạnh và Thiện hữu đã đầy đủ thì nhất định phải thúc đẩy thường xuyên, đối với mười sự việc này lìa xa tướng của thân-tâm, mà tiến thêm tu tập không xen tạp. Trước đây nói rằng: Chịu khó tu tập công đức của Phật.

Đoạn sáu: Tâm được an ổn: Tiến tới thành tựu Tự lợi-Lợi tha, cho nên tâm được an ổn. Tự lợi cho nên tâm an ổn thuộc về Trí, Lợi tha cho nên tâm an ổn thuộc về Bi, tức là tâm tối thắng tăng thượng ở văn trước đây. Trong mười câu: Một câu đầu là căn bản của Hạnh. Hai câu tiếp là lìa xa lỗi lầm: Một là Tam-muội Vô tránh lìa xa tất cả tranh chấp, hai là vượt qua phàm phu-Tiểu thừa. Hai câu tiếp là tiến thêm pháp thiện. Ba câu tiếp là Chứng nhập: Một là tiến vào phần vị, hai là tiến vào pháp, ba là lợi ích tiến vào. Nghĩa là bài báng có hai nghĩa: 1-Thô, nói rằng pháp này không phải là Phật thuyết ra..., lỗi lầm ấy càng lớn; 2-Tế, nói không phù hợp với sự thật, lỗi lầm ấy thì nhỏ. Nếu không có bài báng vi tế thì mới có thể Chứng được Thật pháp. Hai câu sau là nhân tròn vẹn-quả đầy đủ, an ổn hoàn toàn trong lợi ích đạt được, nghĩa là Bồ-đề và Niết-bàn.

Đoạn bảy: Thành tựu chúng sinh: Trên đây bao gồm trình bày về Tự lợi-Lợi tha cho nên tâm được an ổn, nay riêng biệt trình bày về thành tựu lợi ích cho chúng sinh. Trước đây nói: Bởi vì có thể Từ Bi cứu độ chúng sinh. Nhưng có hai nghĩa: Một-Lấy mười loại này dùng thay cho nhau để thành tựu tất cả chúng sinh. Hai-Tất cả thành tựu cho một loại chúng sinh, nghĩa là: 1-Thành tựu cho chúng sinh bần cùng do tham lam keo kiệt; 2-Thành tựu cho chúng sinh kiêu mạn do cậy vào hình sắc; 3-Nghi ngờ về pháp; 4-Hung dữ tàn ác; 5-Tham ái; 6-Vui thích Nhị thừa; 7-Không thích trang nghiêm quốc độ; 8-Không vui mừng quả Phật; 9-Quy y tà đạo; 10-Tà trí xảo quyệt. Thành tựu như thứ tự theo mười pháp trong kinh.

Đoạn tám: Giới: Muốn thành tựu chúng sinh cần phải tự mình ngăn chặn điều ác thực hành điều thiện. Trong mười loại, nếu quên mất tâm Bồ-đề, cho đến các căn phạm vào cảnh, đều gọi là phá giới Bồ-tát, cho nên trước đây nói: Tâm Đại Bi kiên cố thì không phá hỏng. Mười loại này thuộc về ba Tụ, như thích hợp mà suy nghĩ.

Đoạn chín: Pháp thọ ký: Đã lìa xa lỗi lầm, thành tựu công đức, tự xét việc làm của mình chắc chắn dẫn đến quả vị lai, cho nên tự biết thọ ký. Trước đây nói: Nếu đạt được Vô sinh pháp nhẫn sâu xa, thì được chư Phật thọ ký. Chính là một nghĩa trong này: 1-Thấy rõ Lý, Bi sâu sắc lập tức phát tâm thù thắng, thì đạt được quả không có gì nghi ngờ. Nếu chán ngán khổ đau nhờ vào người khác, thì không phải là thù thắng, chưa chắc chắn được thọ ký. 2-Tu không có gì thỏa mãn. 3-Tu trải qua thời gian dài. 4-Tu không có gì sót lại. 5-Tu phù hợp với Lý. Năm loại còn lại có thể biết. Ở trong mười loại này, hễ có được một loại, thì tự biết được thọ ký. Đây là phân rõ về Hạnh được thọ ký, không phải là hiển bày về tướng khác nhau của thọ ký, như luận Du Già... Vả lại, đây là dựa theo Thập Tín đầy đủ theo chiều ngang, còn lại dựa theo chiều dọc là phần vị thì không giống nhau.

Trên đây là Hạnh thuộc Tự phần, xong.

Trong mục hai có tám môn trình bày về Hạnh thuộc Thắng tiến, Hạnh thuộc Tự phần đã thành tựu, cho nên Thắng tiến mà tiến vào những nơi đã tiến vào..., tức là tám đoạn:

Đoạn một: Tiến vào hành của Bồ-tát. Tiến vào (Nhập) có hai nghĩa: 1-Nghĩa về chứng thực đạt được; 2-Nghĩa về quán sát thông suốt. Tiến vào nhân thì bao gồm chứng thực, bao gồm thông suốt; tiến vào quả chỉ là thông suốt chứ chưa chứng thực. Năm môn dưới đây đều là Trí tiến vào. Hai môn bốn-năm, tiến vào cũng bao gồm Thân tiến vào. Nay ở đây tức là tiến vào nhân. Sở dĩ tiến vào, là bởi vì ngay nơi pháp tu của người ấy chính là pháp tu của mình, giúp đỡ làm lợi ích lẫn nhau để cùng nhau thực hành. Vì vậy, kinh Độ Thế nói là không tìm tòi chỗ yếu kém của nhau, tức là Dụng sâu xa bí mật của Thần thông... trong văn trước đây. Kết luận có thể biết.

Đoạn hai: Tiến vào hành của các Đức Như Lai là tiến vào quả. Sở dĩ tiến vào, là bởi vì nhất định sẽ chứng thực tiến vào. Trước đây nói là dùng công đức của Phật để tự mình trang nghiêm.

Đoạn ba: Tiến vào hành của chúng sinh. Hai loại tiến vào trước đây là chủ động hóa độ, ở đây trình bày tiến vào tâm hành thuộc về thụ động hóa độ... Trước đây nói: Tất cả có thể điều phục các chúng sinh... Trong câu hỏi thiếu mất chữ Tâm. Hành có nhiều loại, như văn có thể biết. Mười câu nói về Thời-Phi thời, nghĩa là thành thục-chưa thành thục... Không nhận biết thời cơ thì không phải là Đại Pháp Sư.

Đoạn bốn: Tiến vào thế giới, đối với Phật là Y báo, đối với chúng sinh là nơi chốn hóa độ. Trước đây nói: Tùy theo tất cả các nẻo mà hiện thân. Kết luận nói rằng:

Tiến vào tất cả, bởi vì không lìa xa mười loại này, cho nên trong một lúc lập tức tiến vào, mà không phải là trước-sau.

Đoạn năm: Tiến vào kiếp, tức là thời gian hóa độ. Ba môn dưới đây đều là thành tựu về một niệm nhận biết tất cả không có gì sót lại. Trong mười câu, năm câu đầu là thẳng thắn tiến vào, năm câu sau dựa theo ngay trong nhau-hòa vào nhau. Ngay trong nhau-hòa vào nhau ở đây có hai ý: 1-Kiếp ấy ngay trong nhau cho nên Trí tiến vào kiếp ấy; 2-Bởi vì kiếp ấy thâu nhiếp nhauhòa vào nhau, nhưng tiến vào chủ động thâu nhiếp tức là tiến vào thụ động thâu nhiếp kiếp ấy... Còn lại như phẩm Phát Tâm trước đây đã nói.

Đoạn sáu: Nói về ba đời: Trước nói về kiếp, ở đây nói về đời, dài ngắn có khác nhau mà tất cả đều là thời gian, đều là mười đời cách nhau mà pháp thành tựu khác nhau (Thập thế cách pháp dị thành). Trong mười câu, chín câu trước là riêng biệt, một câu sau là tổng quát.

Trong riêng biệt: Ba đời đều có ba cho nên thành ra chín đời. Vị lai là pháp nối tiếp khởi lên, cho nên vị lai của vị lai gọi là vô tận. Quá khứ đã khởi lên, cho nên quá khứ của quá khứ không gọi là vô tận. Hiện tại của hiện tại ngay nơi sự việc có thể thấy. Ví dụ hiện tại của quá khứ-vị lai, cho nên nói là bình đẳng. Hiện tại của quá khứ-vị lai không có thể nhìn thấy, cho nên chỉ đối với trước sau mà thiết lập tên gọi hiện tại.

Nhưng ba đời này vì sao thành ra chín đời? Người xưa giải thích rằng: "Nói về nghĩa là chín mà thật thì chỉ có năm." Ý nói rằng: Như năm ngày hướng về với nhau, ba ngày trước làm ba đời của quá khứ, từ sau chọn lấy ba ngày làm ba đời của vị lai, ở giữa chọn lấy ba ngày làm ba đời của hiện tại.

Nếu dựa vào cách giải thích này, thì tiến tới không có Thể của chín đời, lùi lại vượt qua số lượng của ba đời, vì sao một niệm có thể đầy đủ chín đời? Nay nói rằng nếu không khiến cho duyên khởi của chín đời dựa vào nhau, chỉ dùng duyên khởi của ba đời dựa vào nhau, thì chín đời đã thành tựu rồi. Nghĩa là quá khứ làm nhân của hiện tại-vị lai, thì trong quá khứ có hiện tại-vị lai, hiện tại-vị lai đều làm nhân của hai đời cũng như vậy, vì vậy ba đời đều có ba. Luận Trung Quán nói rằng:

"Nếu pháp đã sinh ra từ nhân,
Thì pháp không khác so với nhân."

Trung Luận phá chấp, thì trong một có ba là lỗi lầm. Ở đây trình bày về Dụng của lìa xa lỗi lầm, thì trong một có ba là đức, lấy bệnh để làm thành thuốc, lẽ nào không tốt hay sao?

Tổng quát nói: Một niệm, là chín đời trước đây hướng về với nhau mà thiết lập, nay thâu nhiếp ngọn quy về gốc không lìa xa một niệm, ngay nơi một niệm hiện tại này, là vị lai của quá khứ, là quá khứ của vị lai, tự nhiên đầy đủ ba đời, ba đời dựa vào nhau thì chín đờimười đời đã đầy đủ rồi. Vì vậy, dùng một dung thông với chín, tuy chín mà luôn luôn là một; dùng chín dung thông với một, tuy một mà luôn luôn là chín. Chín và một không có gì ngăn ngại, phai mờ quả-bặt dứt ngôn từ, mượn mười viên dung đã là tiến vào môn rồi, huống hồ tích niệm thành đời, ngoài niệm không có đời hay sao? Lại bởi vì Vô niệm bình đẳng. Lại bởi vì pháp tánh giống nhau. Ở đây có bốn nghĩa, ba nghĩa sau nối thông với các Tông khác.

Đoạn bảy: Nhận biết về ba đời. Hai đoạn trước trình bày về thời gian ở trên pháp, đoạn này phân rõ về pháp ở trong thời gian, tức là pháp hóa độ chúng sinh, tùy theo pháp an lập mà hóa độ, là pháp đã nhận biết trên đây. Bản kinh thời Tấn gọi là ba thế gian, kinh Độ Thế gọi là tiến vào ba Xứ, đều là ý chọn lấy sự việc trong đó. Trong mười câu: Bảy câu đầu là nhận biết về Đế an lập; một câu tiếp là bao gồm hai loại, thành tựu về Sự không có tận cùng đã an lập trước đây, sinh khởi về Tánh không thể tận cùng không phải là an lập sau này; hai câu sau nhận biết về không phải là an lập.

Đoạn tám: Tâm không hề mệt mỏi chán nản. Thụ động giáo hóa đã vô biên, mà mong cầu pháp giáo hóa không hề lười nhác chán nản, bởi vì trước đây đã nhận biết phiền não cho nên không thể khởi lên. Trong mười câu: Bốn câu đầu là hướng lên mong cầu giáo pháp; bốn câu tiếp là hướng xuống giáo hóa chúng sinh; hai câu sau bao gồm hai loại, nghĩa là qua lại các thế giới để gần gũi chư Phật mà giáo hóa chúng sinh, tư duy về pháp thực hành Tự lợi-Lợi tha.

Tám môn trên đây là Hạnh thuộc Thắng tiến, xong.

Mục ba có ba môn trình bày về hai Hạnh cứu cánh trước đây.

Môn 1: Trình bày về Trí cứu cánh đã duy trì sai biệt, trước đây nói: Bởi vì dùng Lực của Trí tuệ biện tài, tùy theo tâm chúng sinh mà giáo hóa dạy dỗ.

Môn 2: Đà-la-ni tức là có thể duy trì cứu cánh, trước đây nói: Tu hành các Độ, giải thoát thù thắng... Trong mười câu: Một câu đầu là Văn trì (nghe mà duy trì); bốn câu tiếp là Nghĩa trì(dựa vào nghĩa mà duy trì); bốn câu tiếp là mở rộng về Dụng của Văn trì; một câu sau là thu nhận Nghĩa trì nói trên. Lại, bốn câu đầu như thứ tự duy trì về Giáo-Hạnh-Lý-Quả; hai câu tiếp là trở lại hiển bày về duy trì thuộc Hạnh, tức là Định-Tuệ; một câu tiếp là duy trì về Lý không thể nghĩ bàn; hai câu tiếp là trở lại hiển bày về Giáo; một câu sau là trở lại hiển bày về Quả. Môn 3: Nói về mười loại Phật. Chủ động duy trì-thụ động duy trì trên đây đều là pháp Phật, nay là nhận biết về Pháp chủ cứu cánh. Trước đây nói: Bởi vì đạt được Quán Đảnh mà bước lên phần vị..., tâm đầy đủ Thập Tín liền đạt được quả Phật.

Nhưng mười vị Phật này cùng với mười loại Phật được thấy ở sau thì tên gọi và nghĩa hoàn toàn giống nhau, cùng với mười Thân trước đây thì tên gọi có giống nhau và khác nhau, mà nghĩa cũng không khác nhau:

1: Thị hiện thành tựu Chánh giác, tức là thân Bồ-đề trước đây.

2: Nguyện sinh đến cõi Đâu-suất, cùng với trước đây hoàn toàn giống nhau.

3: Nhân của vạn hạnh cảm đến, tức là thân tướng tốt trang nghiêm trước đây.

4: Xá-lợi của tự thân trú trì, tức là thân Lực trì.

5: Niết-bàn Phật, hóa hiện thì nhất định thị hiện diệt độ, tức là Hóa thân trước đây.

6: Pháp giới Phật, vốn là cảnh giới vô lậu chân thật, tức là Pháp thân trước đây.

7: Dựa vào duy tâm, tức là thân Uy thế, tuy ánh sáng cũng có thể thâu nhiếp làm cho khuất phục, mà tâm làm cho khuất phục là tối thắng, như tâm Từ hàng phục ma quân...

8: Thường ở trong Định, tức là thân Phước đức, bởi vì Định là bậc nhất của phước.

9: Hiểu rõ về tánh vốn có, tức là Trí thân trước đây, bởi vì Đại viên cảnh trí-Bình đẳng tánh trí đều là vốn có, cho nên văn sau nói: Nhìn thấy rõ ràng.

10: Tùy theo ý thích mong muốn, tất cả đều hiện rõ, tức là Ý sinh thân. Bản kinh thời Tấn nói là thân Như ý. Nhưng Phật chỉ dựa vào giác ngộ bên trong, Thân phần nhiều dựa vào tướng, cho nên thiết lập tên gọi không giống nhau. Còn lại mở rộng như chương riêng biệt, tóm lược như Địa thứ tám.

Đoạn 2: Từ "Phát Phổ Hiền tâm..." trở xuống có hai mươi môn, giải đáp hai mươi câu hỏi trước đây, trình bày về pháp thuộc Hạnh của Thập Trú.

Cổ đức cùng phân làm bốn mục: Một-Có sáu môn riêng biệt trình bày về nghĩa của Phát Tâm Trú; Hai-Từ "Thập chủng Ba-la-mật..." trở xuống có sáu môn trình bày về Hạnh thuộc Nội đức đã thành tựu trong chín Trú còn lại; Ba-Từ "Thập chủng thuyết pháp..." trở xuống có ba môn trình bày về Hạnh thuộc Ngoại hóa trong các Trú; Bốn-Từ "Thập chủng tự tại..." trở xuống có năm môn trình bày về Hạnh thù thắng vô ngại. Như vậy không phải là không có lý.

Nay chọn lấy thuận với Thập Trú, văn kinh có hai mươi môn như thứ tự trình bày về Hạnh của Thập Trú, nhưng cùng với Hạnh trước đây thì có mở rộng-tóm lược phỏng theo hiển bày lẫn nhau, bởi vì Hạnh trong Giải vốn rộng lớn vô tận.

Nếu dựa vào Viên dung thì mỗi một Hạnh rộng khắp tất cả, nếu không làm hỏng tướng thì có thể theo thứ tự: Bốn môn đầu trình bày về Hạnh của Trú thứ nhất; Trú thứ hai-thứ ba đều có hai môn; Trú thứ tư-thứ năm đều có một môn; năm Trú sau đều có hai môn

Trú thứ nhất: Có bốn môn trình bày về Phát Tâm Trú, một môn đầu là tổng quát trình bày, ba môn sau là riêng biệt hiển bày.

Môn 1-Tổng quát phát khởi gọi là tâm Phổ Hiền. Nội dung thuộc Tự phần trong Thập Trú trước đây, tức là phát tâm dựa vào mười Lực của Phật, chỉ mở rộng về cảnh của phát tâm. Nay phát tâm Phổ Hiền, là mở rộng về tướng của phát tâm, cho nên phỏng theo tóm lược để trình bày. Tâm Phổ Hiền, tức là tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề dựa vào quả để trình bày về tâm Phổ Hiền. Dựa theo Tướng-Dụng mà nói, về không gian thì rộng khắp pháp giới, về thời gian thì tận cùng vị lai.

Trong mười câu: Ba câu đầu là tâm Bi bảo vệ chúng sinh; sáu câu tiếp là dựa theo tâm khởi Nguyện, trong đó: 1-Mong cầu Trí thuộc quả, tức là dựa vào mười Lực của Phật trước đây. 2-Mong cầu Hạnh thuộc nhân. 3-Về thời gian. 4-Về không gian. Bốn câu này đều là Nguyện mong cầu hướng lên trên, hai câu về Nhẫn và Thí là Nguyện hóa độ hướng xuống dưới. Một câu sau là Trí-Tâm, tức là ba tâm Bồ-đề.

Lại bảy câu trước là bảo vệ Tiểu thừa, trong đó ba câu đầu là bảo vệ tâm hẹp hòi, bốn câu sau là bảo vệ tâm nhỏ bé. Ba câu còn lại là bảo vệ tâm phiền não, khác với phàm phu-Tiểu thừa là tâm Bồ-đề.

Lại ba câu trước là chúng sinh vô biên thệ nguyện cứu độ, bởi vì cứu độ chúng sinh mà không có gì luyến tiếc cho nên bố thí tất cả. Một câu tiếp là Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành tựu. ba câu tiếp là pháp môn vô tận thệ nguyện tu học. Ba câu sau là phiền não vô lượng thệ nguyện đoạn trừ. Chính là bốn thệ nguyện rộng lớn, quán sát về Lý phát tâm.

Môn 2-Có mười loại pháp thuộc Hạnh Phổ Hiền là riêng biệt trình bày về tâm Bồ-đề. Môn này tức là tâm Đại Nguyện, cũng tức là Hạnh thuộc Thắng tiến trước đây, đó gọi là thường xuyên cúng dường chư Phật, vui lòng trú trong sinh tử...

Môn 3-Có mười loại Đại Bi, tức là riêng biệt trình bày về tâm Bi: Một câu đầu là tổng quát, nghĩa là bên ngoài không có Thiện hữu để có thể nương tựa, bên trong không có đức của chính mình để có thể nhờ cậy. Chín câu còn lại là riêng biệt: Năm câu đầu là chúng sinh mong cầu dục lạc, bởi vì chỉ phóng túng theo tình ý trước mắt; một câu tiếp là chúng sinh mong cầu quả báo, bởi vì chìm đắm trong biển sinh tử; ba câu sau là chúng sinh mong cầu Phạm hạnh tà vạy, do căn bệnh của Vô minh-Tà kiến, cho nên chỉ mong muốn Tà pháp. Môn 4-Có mười loại tâm Bồ-đề là nhân duyên, riêng biệt hiển bày về Trí-Tâm, quán sát về cảnh mà suy ra Lý phát tâm riêng biệt, môn này cùng với nhân duyên phát tâm trong Hạnh thuộc Tự phần trước đây, cũng phỏng theo tóm lược lẫn nhau.

Trong mười câu: Năm câu trước dùng hữu tình (Tátđỏa) làm duyên, câu đầu là tổng quát, bốn câu còn lại là riêng biệt: 1-Khiến cho diệt trừ Khổ hư vọng; 2-Đạt được Diệt chân thật; 3-Đoạn trừ Tập của si mê; 4-

Chứng được Đạo chân thật. Tức là suy ra Lý của Vô Tác Tứ Đế mà phát tâm Bồ-đề. Năm câu sau dùng tâm Bồđề làm duyên: Hai câu đầu là nhân của phước trí, ba câu sau là quả của phước trí hiếm có.

Nhưng văn hai tiết trên hàm chứa hai ý: Một-Thành tựu về Hạnh trong Phát Tâm Trú nói trên; Hai-Thành tựu về Hạnh trong Trị Địa Trú dưới đây. Nghĩa là mười loại Đại Bi, tức là mở rộng một tâm thuộc mười tâm trong Tự phần của Trú ấy. Nhân duyên Bồ-đề, thì năm câu trước tức là năm tâm đầu trong Tự phần của Trú ấy: 1-Lợi ích; 2-Đại Bi; 3-An lạc; 4-Lân mẫn; 5-An trú. Năm câu sau tức là Trú này-Trú kia thiếu hụt lẫn nhau.

Trú thứ hai: Từ "Cận thiện tri thức..." trở xuống có hai môn, chính thức trình bày về Hạnh trong Trị Địa Trú.

Môn 1-Trình bày về gần gũi Thiện tri thức trong phần Thắng tiến. Trong văn nêu lên nội dung bao gồm là hiển bày về ý. Trong nêu ra: Sáu câu trước là phụng sự Thiện hữu, bốn câu sau là cùng nhau tu tập không mong cầu gì khác, bởi vì không mong cầu danh tiếng, lợi dưỡng và lỗi lầm.

Môn 2-Mười loại thanh tịnh, tức là quả của Thắng tiến về gần gũi Thiện hữu, cho nên nói là: Khởi tâm như vậy thì đạt được.

Mười câu này tức là thông suốt rõ ràng ở văn trước, đối với nghĩa đúng như pháp mà tu hành, xa lìa ngu si mê muội, an trú không lay động. Tiếng Phạn là Ba-lợi Thú-đề, ở đây có hai nghĩa: 1-Thanh tịnh khắp nơi, tức là mười loại này; 2-Thanh tịnh tận cùng, tức là môn thứ 64 sau này.

Trong nêu ra: Sáu câu đầu là ba nghiệp thanh tịnh, ba câu trước là Thể thanh tịnh, ba câu sau là Dụng thanh tịnh; hai câu tiếp là quả báo thanh tịnh của chủ-bạn; hai câu sau là Nguyện Hạnh thanh tịnh.

Trú thứ ba: Từ "Ba-la-mật..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong Tu Hành Trú.

Môn 1-Tức là Hạnh thuộc Tự phần, trong đó tách một Tuệ ra làm mười Quán sát. Nay tổng quát hiển bày về tu đầy đủ là tu mười Độ, mười Độ đều là Tổng tướng mà giải thích, bởi vì mỗi một Độ hàm chứa nhiều nghĩa. Bố thí nói là tất cả đều xả bỏ... Trí tức là phương tiện, tiến lên hướng về Phật lực, Quyền Trí thiết lập theo tên gọi của Trí. Thần thông tức là Lực độ, bản kinh thời Tấn gọi là Thần lực, Pháp tức là Trí, thuận theo pháp đã nhận biết gọi là Pháp.

Môn 2-Mười loại Trí tùy theo hiểu rõ, bởi vì Hạnh trước đây thành tựu không có trái ngược, thông suốt rõ ràng tùy theo Sự-tùy theo Lý mà khéo léo hiểu biết tường tận. Tức là mười pháp quán sát chúng sinh giới... thuộc về Thắng tiến trước đây, cũng có phỏng theo tóm lược, sợ rằng phức tạp cho nên không kết hợp.

Trú thứ tư: Chứng biết, có một môn trình bày về Hạnh trong Sinh Quý Trú, tức là Hạnh thuộc Tự phần của Trú ấy, bởi vì thông suốt rõ ràng trước đây, mà có thể chứng đạt, nhận biết chứng đạt, cho nên sinh ở trong Thánh giáo. Trong mười câu: Ba câu đầu là tổng quát nhận biết về tất cả các pháp; năm câu tiếp là mở rộng nhận biết về chúng sinh trước đây; một câu tiếp là hạnh nguyện của Bồ-tát, tức là thâu nhiếp trong nghiệp hạnh trước đây; một câu sau tức là nhận biết về Niết-bàn đối với sinh tử. Bởi vì Hạnh thuộc Thắng tiến của Trú ấy chỉ hiểu rõ về pháp Phật, không có tướng của Hạnh riêng biệt, cho nên lược qua không trình bày.

Trú thứ năm: Có mười loại Lực, tức là Hạnh trong Cụ Túc Phương Tiện Trú. Dựa theo bản tiếng Phạn, Trú này gọi là Tích Tập, tức là nghĩa của đầy đủ phương tiện. Môn thứ 95 sau này tức là Thập Lực. Trong Thập Trú trước đây chỉ nói: Các Hạnh đã tu tập đều vì chúng sinh, không biết tu tập về Hạnh nào? Nay hiển bày về Hạnh đã tu tập. Vả lại, tiến vào tức là thông suốt rõ ràng, bao gồm Thắng tiến, hiểu rõ chúng sinh... của Trú ấy. Trong mười câu: Sáu câu trước là hiểu rõ về Lực của pháp, bốn câu còn lại là Lực hướng lên trên mong cầu.

Trú thứ sáu: Từ "Thập chủng bình đẳng..." trở xuống có hai môn, trình bày về Chánh Tâm Trú.

Môn 1-Tức là Hạnh thuộc Tự phần, bởi vì hiểu rõ bình đẳng, cho nên nghe khen-chê, tâm nhất định không lay động. Nhưng nói về bình đẳng, tổng quát có ba nghĩa: 1-Sự bình đẳng, nghĩa là tất cả mười loại đều hướng về với nhau, như nói chúng sinh đều có Phật tánh, cho đến chư Phật cùng một Pháp thân, một Tâm-một Trí bình đẳng. 2-Lý bình đẳng, nghĩa là mười loại này cùng một chân lý bặt dứt đối đãi. 3-Tâm bình đẳng, bởi vì hiểu rõ hai loại trước đây vốn ngay nơi tâm, cho nên đối với mười cảnh không sinh phân biệt cao-thấp.

Trong mười câu: 1-Bình đẳng đối với chúng sinh, là bởi vì không có kẻ oán người thân. 2-Bởi vì không sinh phân biệt đối với thiện ác. 3-Bởi vì thấy tạp nhiễmthấy thanh tịnh không có thấp-cao. 4-Bởi vì cùng một Đạo chân thật mà giải thoát. 5-Bởi vì không có một thiện căn nào không thể làm Phật. 6-Bởi vì đối với những người cùng thực hành đều giống như chính mình. 7-Bởi vì mỗi một Đại nguyện đều xuyên suốt thời gian vị lai. 8-Bởi vì không cho rằng Bát-nhã hơn hẳn bố thí... 9-Bởi vì tùy theo mỗi một Hạnh đều xuyên suốt Sự-Lý. 10-Bởi vì không cho rằng pháp tối thắng này thuộc về Đức Phật này.

Môn 2-Trình bày về câu-nghĩa thuộc mười loại Thật pháp của Phật, tức là Hạnh trong phần Thắng tiến của Trú ấy, so với trước thì câu tuy phần ít trái với trước mà nghĩa thì phần nhiều giống nhau. Trong đó: Một câu đầu là dựa theo Biến kế cho nên cũng không có thật; bốn câu tiếp là dựa theo Y tha; năm câu sau là dựa theo Viên thành, một câu là trong pháp không có danh tướng mà giả danh để nói danh tướng, bốn câu còn lại đều có một nghĩa, có thể biết.

Trú thứ bảy: Từ "Thuyết thập chủng pháp..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong Bất Thối Trú, trong đó: Môn đầu là Tự phần, môn sau là Thắng tiến.

Trong môn 1-Bởi vì có thể thuyết giảng về pháp sâu rộng, cho nên nghe thuyết giảng mà tâm không thối chuyển. Trong mười câu: Thuyết giảng về nghiệptánh..., thành tựu về Lực của Như Lai, tùy theo nghĩa mà diễn thuyết, khiến cho Bồ-tát không thối chuyển. Trong kinh Niết Bàn quyển thứ 28 mở rộng trình bày về tướng thối chuyển-không thối chuyển, văn còn lại có thể biết.

Môn 2-Nói về mười loại Trì, Trì nghĩa là phụng hành thọ trì, không chỉ nói ra nơi miệng, văn có mười câu có thể biết.

Trú thứ tám: Từ "Thập chủng biện tài..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong Đồng Chân Trú.

Môn 1-Tức là Hạnh thuộc Tự phần, bởi vì ba nghiệp không có sai lầm, cho nên có biện tài không vướng mắc; bởi vì nhận biết về mong muốn hiểu biết của chúng sinh, cho nên biện giải khiến cho người khác hoan hỷ.

Môn 2-Tức là Hạnh thuộc Thắng tiến của Trú ấy, hiện thân biến hóa tự tại... đều là nghĩa của tự tại.

Trú thứ chín: Từ "Thập chủng vô trước..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong Vương Tử Trú.

Môn 1-Bởi vì không có vướng mắc, cho nên có thể khéo léo nhận biết về mười pháp.

Môn 2-Bởi vì bình đẳng, cho nên Thắng tiến học theo pháp nơi bậc Pháp Vương.

Trú thứ mười: Từ "Thập chủng xuất sinh trí..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong phần vị Quán Đảnh.

Môn 1-Trình bày về thành tựu mười Trí, học theo mười Trí của Phật.

Môn 2-Nói về mười loại biến hóa, bởi vì có thể làm rung động thế giới... Nhưng sự biến hóa này ngay nơi Thật mà như Hóa hiện, không cần phải Hóa hiện làm ra. Văn tướng của các đoạn trên đây đều hiển bày rõ ràng, tuy có ý nghĩa sâu xa mà giống với trước có thể biết.

QUYỂN 52

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 53 trong kinh)

Đoạn 3: Từ "Thập chủng lực trì..." trở xuống có ba mươi môn, giải đáp ba mươi câu hỏi về Thập Hạnh trước đây.

Cổ đức phân ra ba: Một-Có sáu môn trình bày về Hạnh của Đại chí rộng xa; Hai-Từ "Thập chủng bất tư nghị..." trở xuống có chín môn, trình bày về Hạnh thuộc nghiệp dụng của Định-Tuệ; Ba-Từ "Thập chủng viên lâm..." trở xuống có mười lăm môn, trình bày về Hạnh thuộc Đức đầy đủ thành tựu trọn vẹn.

Nhưng dựa theo viên dung thì ý này không phải là không có lý. Nay không làm hỏng thứ tự, cũng theo thứ tự hiển bày về Hạnh trong Thập Hạnh: Hạnh thứ nhất có ba môn, Hạnh thứ hai-thứ ba đều có một môn, Hạnh thứ tư có hai môn, Hạnh thứ năm có sáu môn, Hạnh thứ sáu-thứ bảy-thứ tám-thứ chín đều có hai môn, Hạnh thứ mười có chín môn. Đến văn sẽ biết.

Sở dĩ dùng môn nhiều-ít, bởi vì Bố thí ở đầu tiên cho nên có đủ ba môn, Giới-Nhẫn bao gồm thế gian cho nên chỉ có một môn, Định-Tuệ thù thắng bậc nhất cho nên có nhiều môn, trong Trí đã có nhiều cho nên trong Bátnhã lược bớt, còn lại thù thắng kém hơn cho nên chỉ dùng hai môn. Lại mười Hạnh này tuy dựa theo Độ, mà nghĩa hàm chứa nhiều, cho nên trong văn có lúc dựa vào mười Độ để trình bày về nghĩa, có lúc dựa vào tên gọi của Hạnh để giải thích.

Hạnh thứ nhất: Có ba môn trình bày về Hạnh trong phần vị Hoan Hỷ.

Môn 1-Trình bày về Lực trì, môn này hàm chứa tổng quát và riêng biệt.

Tổng quát là bởi vì đầu tiên của mười Hạnh này, gia trì kiến lập dựa vào mười sự việc này, mà có thể phát khởi các hạnh. Kinh Độ Thế gọi là mười kiến lập.

Riêng biệt tức là tất cả những việc bố thí trong phần vị Hoan Hỷ, đều bởi vì tu tập những hạnh căn bản mà chư Phật đã tu, là ý kiến lập về Hạnh.

Trong mười câu: Ba câu đầu là Tam Bảo, tức là Trì thuộc về cảnh giới, chúng sinh tức là Tăng Bảo, bởi vì Bồ-tát Tăng tức là chúng sinh thế gian. Bảy câu còn lại là Trì thuộc về Hạnh, bởi vì Bi mà dấy lên sự nghiệp, chính thức dấy khởi Hạnh, Nguyện duy trì cho Hạnh, cảnh có Bi-Trí thì Hạnh mới thành tựu, Thời tức là thời gian dấy khởi Hạnh; hai câu sau là Phước-Trí.

Nhưng trong phần Đại Tận của Địa thứ mười có mười một loại Trì, bởi vì loại thứ tư thêm vào Trì thuộc về phiền não. Luận phân định trong Trì thuộc về Hạnh, hai loại đầu là nghịch Hạnh, Địa thứ mười dựa theo ứng hóa không gián đoạn cho nên thêm vào. Nay bởi vì chỉ dựa theo căn bản thuộc về Hạnh, cho nên không có phiền não. Địa thứ mười có Trì thuộc về cúng dường và Trì thuộc về kiếp, không có Trì thuộc về cảnh giới và Trì thuộc về thiện lực. Ở đây dùng kiếp thâu nhiếp trong thời gian, Địa thứ mười dùng Hạnh thâu nhiếp thiện lực, dựa vào cảnh mà phát khởi cúng dường, cho nên hợp lại không có gì khác nhau. Tên gọi còn lại đều giống nhau, đầy đủ như Địa thứ mười đã giải thích. Số lượng tên gọi đã không giống nhau thì theo tên gọi để giải thích, ở đây không có Tăng Bảo, mà có giáo hóa chúng sinh, cũng không sai với Lý tổng quát. Trước đây phân rõ về Đàla-ni tức là văn nghĩa thuộc về Tổng Trì, tiếp đến nói Thọ Trì tức là Hạnh thuộc về hiểu biết tiếp nhận, nay nói Lực Trì tức là Gia Trì-Nhậm Trì, cho nên không lạm dụng lẫn nhau.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 54 trong kinh).

Môn 2-Vô cùng mừng vui thanh thản, chính thức phân rõ về nghĩa của Hoan Hỷ Hạnh. Trong Địa chỉ thấy người xin đến là đã hoan hỷ gấp bội phần; nay thì nhận biết do bố thí mà được thấy Phật-cúng dường Phật..., tâm vô cùng hoan hỷ, cho nên Hạnh thứ nhất phần nhiều giống với Hoan Hỷ Địa.

Trong mười câu tóm lược làm năm cặp: 1-Tôn thờ Phật và cúng dường Phật làm một cặp. 2-Nghe giáo pháp và gần gũi Thiện hữu làm một cặp. 3-Hành Tự lợi và Lợi tha thành tựu làm một cặp. 4-Trang nghiêm quốc độ và giáo hóa chúng sinh làm một cặp. 5-Khó thấy được mà có thể thấy được, khó thành tựu mà có thể thành tựu làm một cặp. Văn tướng rất rõ ràng dễ hiểu.

Môn 3-Có mười loại tiến sâu vào. Trên đây trình bày về vui mừng biết trước sẽ thành tựu, ở đây phân rõ về hiện tại có thể chứng được, tức là Hạnh thuộc về Pháp thí trước đây, người ấy nói: Con sẽ học theo tất cả những pháp học của chư Phật, chứng được Nhất thiết trí, nhận biết tất cả các pháp, mà thuyết giảng cho chúng sinh.

Trong mười câu: Sáu câu trước có chữ Nhập (tiến vào), bốn câu sau dùng nhận biết làm đầu. Chứng thực tiến vào nhận biết rõ ràng, hai văn hiển bày rõ ràng.

Trong đó: Bốn câu đầu là tiến vào Khí thế gian, ba câu trước là riêng biệt tiến vào ba đời, một câu sau là tổng quát trình bày.

Trong riêng biệt: Trong hiện tại thì Số là nhiều ít, Hạnh là nhân của thế giới, Thuyết là thuyết pháp trong những quả ấy, Thanh tịnh là Thể của thế giới, đây là Thể tổng quát. Sau là câu tổng quát nói: Đủ loại tánh, tức là khác nhau như tạp nhiễm-thanh tịnh..., đây tức là Thể riêng biệt.

Hai câu tiếp là tiến vào Chúng sinh thế gian. Bốn câu sau là tiến vào Trí chánh giác thế gian, trong đó: Ba câu trước là tiến vào chư Phật ba đời, một câu sau là tiến vào pháp.

Trong pháp: Đầu là nhận biết về năm Thừa sai biệt; sau từ "Tuy tri..." trở xuống là trình bày về hai hạnh Quyền-Thật, bởi vì Tánh không làm hỏng Tướng, cho nên tuy không có phân biệt mà nói đủ loại. Trong này, phân biệt tức là sai biệt. Bản kinh thời Tấn nói: "Tuy các pháp không có một-không có khác mà nói một-khác."

Tiếp theo nói: Tất cả tiến vào pháp giới mà không có gì tiến vào, là giải thích thành tựu về nghĩa trên, nghĩa là tất cả tiến vào pháp giới cho nên không có gì sai biệt, không có gì tiến vào mà nói là đủ loại. Vì sao? Bởi vì nếu có riêng một nơi tiến vào, thì lúc tiến vào sẽ mất đi tướng vốn có, không có thể nói là đủ loại, mà ngay pháp ấy tự nhiên rỗng rang gọi là tiến vào pháp giới, không có riêng biệt có thể tiến vào thì không làm hỏng đủ loại. Từ "Như kỳ..." trở xuống là phân rõ về nhận biết trên đây. Từ đây trở xuống là trình bày về thuyết giảng, nói đến thuyết pháp là nên thuyết giảng đúng như pháp, pháp đã là Quyền-Thật dung thông với nhau, thì thuyết cũng tức là thuyết mà không có gì đắm trước.

Hạnh thứ hai: Có mười loại nương tựa, trình bày về Hạnh trong phần vị Nhiêu Ích. Trước đây trình bày về chứng thực tiến vào. Nay nhờ vào duyên tốt lành, dựa vào tất cả mười loại này mới có thể làm nhiều lợi ích, chứ không phải là chỉ dựa vào Giới, huống hồ Giới có thâu nhiếp pháp thiện, thì có gì không đầy đủ?

Hạnh thứ ba: Có mười loại Vô úy, tức là Hạnh trong phần vị Vô Vi Nghịch. Bởi vì dựa vào Chỉ thiện của Bồtát, thì đối với mười sự việc khó làm mà có thể làm được, khó nhẫn mà có thể nhẫn được, là phát tâm Vô úy: 1-Chướng ngại khó diệt trừ. 2-Pháp để lại khó bảo vệ. 3-Ác ma khó hàng phục. 4-Thân mạng khó xả bỏ. 5-Ngoại đạo khó phá tan. 6-Tâm chúng sinh khó phù hợp. 7-Đại chúng khó hoan hỷ. 8-Tám bộ chúng khó điều phục. 9-Thừa bậc Hạ khó lìa xa. 10-Hạnh bậc Thượng khó tu tập.

Đối với mười sự việc khó này đều không có gì sợ hãi, lẽ nào sợ hãi tướng não hại của chúng sinh?

Hạnh thứ tư: Từ "Phát vô nghi tâm..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong phần vị Vô Khuất Náo. Trong đó: Môn 1-Do trước đây đối với khó khăn không hề sợ hãi, cho nên đối với mười việc làm quyết chí không nghi ngờ gì, tức là Hạnh trong khoác giáp tinh tiến. Môn 2-Hạnh của thâu nhiếp pháp thiện, lợi ích yên vui có khắp ở hai môn.

Môn 1-Trong mười loại: 1-Dùng mười Độ thâu nhiếp chúng sinh; 2-Tôn thờ chư Phật, cúng dường chư Phật; 3-Ánh sáng trang nghiêm quốc độ; 4-Luôn luôn điều phục làm cho thuần thục; 5-Đầy đủ Nhất thiết trí; 6-Làm ngọn đèn sáng giữa thế gian; 7-Thuyết pháp mở bày tỏ ngộ; 8-Diệt trừ chướng ngại thành Phật; 9-Tự giác lìa xa hư vọng; 10-Quyết định thành tựu Bồ-đề. Phát khởi thệ nguyện cần phải hạn kỳ đối với mười sự việc này, cho nên gọi là khoác giáp.

Môn 2-Có mười loại không thể nghĩ bàn, tức là pháp thiện đã thâu nhiếp do quyết chí không nghi ngờ gì, cho nên những việc làm khó mà lường được.

Trong mười loại: Ba loại đầu chỉ dựa theo thiện căn, Nguyện Trí xứng với tánh gọi là không thể nghĩ bàn. Bảy loại còn lại là Quyền-Thật cùng vận dụng cho nên không thể nghĩ bàn, trong đó: Bốn loại trước dựa theo Hạnh, ba loại sau dựa theo Trí. Trí dựa theo Diệu lý nhân quả của năm Thừa (Nội minh), Hạnh dựa vào tướng bên ngoài.

Trong bốn loại trước: 4-Trải qua Hữu mà cùng một Đạo thanh tịnh; 5-Tỏ ngộ về Không mà vạn hạnh sôi sục tuôn trào; 6-Tu nhân mà quả thuộc tám tướng thành tựu; 7-Hiện rõ quả mà Đại Dụng không rời bỏ, đều là khó suy nghĩ.

Trong ba loại sau: 8-Hai Đế ngay trong nhau; 9-Ba sự dung thông mà không dung thông; 10-Quyền và Thật ngay trong nhau mà không ngay trong nhau.

Trong loại thứ 8, mười câu làm thành năm cặp: Một-Cảnh; Hai-Tâm; Ba-Nối thông tất cả; bốn-Dựa theo Tu phát khởi; Năm-Tức là danh ngôn. Cũng tức là năm pháp: Một-Tướng; Hai-Vọng tưởng; Ba-Như Như; Bốn-Chánh Trí; Năm-Tên gọi.

Nhưng đều có hai ý: a-Thẳng thắn dựa vào Thể của pháp, Vô tướng là Chân tướng, tức là Tục mà luôn luôn ngay trong nhau, bốn pháp sau ví dụ như vậy. b-Dựa theo mê và ngộ, năm cặp giống nhau trên đại thể mà khác nhau ở chi tiết, nghĩa là:

Một-Mê thì Vô tướng là Như mà thành ra tướng, ngộ thì Vô tướng là tướng chính là Như Như.

Hai-Mê thì đối với Chánh Trí không có phân biệt mà thành ra vọng tưởng phân biệt, ngộ thì vọng tưởng phân biệt tức là Chánh Trí không có phân biệt.

Ba-Hiểu rõ Như không phải là có thì chân thật có Như Như, nếu chấp có Như thì không phải là Như có.

Bốn-Trí nếu không có làm ra thì làm ra, Chánh Trí nếu có nơi làm ra thì không phải là làm ra Chánh Trí.

Năm-Nhận biết tên gọi không phải là nói ra thì chân thật nói ra tên gọi, nghĩa là tên gọi có nói ra không phải là nói ra tên gọi.

Trong loại thứ 9: Đầu là ba sự dung thông; sau từ "Diệc bất..." trở xuống là hiển bày về tướng lìa xa dung thông, gọi là không dung thông. Ba sự tức là Tâm-Phật và Chúng sinh, đều không có sai biệt, như kệ của Giác Lâm.

Trong loại thứ 10 có ba câu:

Một-Trình bày về tận cùng mà không tận cùng, đây là dựa theo lúc đoạn trừ để trình bày về Thể-Dụng.

Hai-Không có mà không phải không có, đây là dùng pháp tánh đối với đoạn trừ để trình bày về Thể-Dụng. Hai câu tuy khác nhau mà đều là Quyền-Thật cùng hiện hành.

Ba-Từ "Tuy tri Phật pháp..." trở xuống là trình bày về ngay trong nhau mà không ngay trong nhau, trong đó: Đầu là chính thức trình bày; sau từ "Nhất thiết chư pháp..." trở xuống là giải thích thành tựu về nghĩa trên, tất cả tiến vào pháp giới cho nên nói là ngay trong nhau, không có gì tiến vào cho nên không thuận theo phân biệt pháp Phật trong thế gian... Nghĩa là bởi vì ngay pháp ấy tự nhiên rỗng rang, cho nên gọi là ngay trong nhau, không phải là pháp Phật có thể đạt được trong thế gian.

Sau trở lại giải thích rằng: Nhận biết tất cả các pháp đều không hai, cho nên không có thể mong cầu lẫn nhau trong hai; không có biến đổi cho nên cũng không phải là pháp thế gian làm ra pháp Phật ấy, suy nghĩ điều này! Hạnh thứ năm: Từ "Thập chủng xảo mật ngữ..." trở xuống có sáu môn, trình bày về Hạnh trong phần vị Vô Si Loạn, trong đó có ba: Một-Hai môn đầu tức là Hạnh thuộc về Vô Si; Hai-Hai môn tiếp trình bày Hạnh thuộc về Vô Loạn; Ba-Hai môn sau là cùng trình bày về hai môn dẫn dắt phát sinh công đức, tuy Si Loạn có tổng quát mà nay thuận theo riêng biệt để nói. Lại ba đoạn này tức là ba Thiền: 1-Tức là Thiền làm lợi ích cho hữu tình; 2-Tức là Thiền vui thích trú trong Chánh pháp; 3-Tức là Thiền dẫn dắt phát sinh công đức.

Một-Trong hai môn đầu: Môn 1-Ngôn từ khéo léo bí mật không ngu muội; môn 2-Trí khéo léo nhanh nhạy không ngu muội.

Môn 1-Trước đã trình bày về công hạnh bên trong, nay phân rõ về lời nói bên ngoài. Công hạnh ấy, văn nói bởi vì Chánh niệm cho nên khéo léo hiểu rõ tất cả ngôn thuyết của thế gian, có thể duy trì ngôn thuyết của các pháp xuất thế gian...

Đều nói là Mật ngữ, trình bày rộng ra có năm ý:

Một-Bởi vì thuyết giảng về pháp bí mật sâu xa, như phẩm Xuất Hiện gọi là Như Lai Mật Tạng...

Hai-Bởi vì một ngôn từ thuyết giảng tất cả các pháp, trước đây nói: Như Lai từ trong một ngôn ngữ... Cũng như Tiên-đà nói bốn Thật-chín Nghĩa, nghe âm thanh mà nao lòng...

Ba-Gần mà không nghe, như Thân Tử ở trong chỗ ngồi; xa mà không có ngăn cách, như Mục Liên tìm theo âm thanh...

Bốn-Lời nói gần mà ý nghĩa xa, như nói Tam thừa là cứu cánh; lời nói xa mà ý nghĩa gần, như nói khi lạnh lẽo có được lửa, gọi là Niết-bàn... Ý này cũng gọi là giấu kín Thật mà nói về Quyền.

Năm-Dùng ngôn từ khác nhau mà nói về pháp khác nhau, như hiểu rõ không vững bền là vững bền...

Trong văn có mười câu: Một câu đầu đầy đủ năm ý, bởi vì là tổng quát về tất cả giáo pháp. Hai câu tiếp hàm chứa hai ý, nghĩa là nêu ra mà nói là Thật, tức là ý thứ tư. Hai câu này đều là pháp bí mật sâu xa, tức là ý thứ nhất. Còn lại bao gồm hai ý trước, hoặc là đều bao gồm năm ý, có thể dùng ý hiểu được.

Môn 2-Mười loại Trí khéo léo phân biệt. Lời nói bên ngoài đã bí mật, Trí bên trong lại khéo léo, cho nên không có gì si mê ám chướng đối với lợi ích chúng sinh. Văn ấy nói: Bồ-tát lắng nghe Chánh pháp từ nơi Thiện tri thức, đó gọi là pháp rất sâu xa... Văn nghĩa phần nhiều giống với mười câu, có thể biết.

Hai-Trong hai môn tiếp trình bày Hạnh thuộc về Vô Loạn, đều là Thể của Định, trong đó: Môn 1-Trình bày về tiến vào Tam-muội, hiển bày về nơi chốn... không giống nhau; môn 2-Trình bày về tiến vào tất cả, là suy ra tương tự đều rộng khắp.

Môn 1-Vì vậy văn ấy nói: Khéo léo tiến vào tất cả các môn thiền định. Trong này trình bày mười môn đều tổng quát tất cả. Trong mười môn: Tổng quát phân rõ về duyên với mười cảnh ấy, mà tiến vào Định không giống nhau. Riêng biệt thì mười môn khác nhau, mà năm môn đầu là sự việc của một tầng, năm môn còn lại trải qua tiến vào viên dung, có thể biết. Bởi vì môn thứ chín-thứ mười đều ngay nơi một mà nhiều. Hạnh ấy nói: Trong một niệm đạt được vô số Tam-muội. Nhưng thuận theo phần nhiều đối với trước sau mà nói, phân định làm Thể của Định, không phải là Hạnh này không có Dụng

Môn 2-Có mười Biến nhập, cũng giống như Tiểu thừa nói về mười Biến xứ, tức là khiến cho Tam-muội dần dần càng thêm rộng lớn. Trước trình bày về tất cả như thân chúng sinh, nghĩa là thân Đồng tử..., tuy có thể tiến vào tất cả các thân mà không cần phải cùng một lúc. Nay ở đây hễ tiến vào một loại thì đều có khắp tất cả, như Hải Tuệ lần đầu đến cùng một lúc đều là nước... Văn có mười câu, có thể biết.

Ba-Từ "Thập giải thoát..." trở xuống là hai môn sau, trình bày về Thiền dẫn dắt phát sinh công đức: Môn 1-Trình bày về tác dụng không có gì ngăn ngại, cho nên gọi là Giải thoát; môn 2-Đối với cảnh không bị che lấp cho nên gọi là Thần thông.

Môn 1-Giải thoát tức là giải thoát không thể nghĩ bàn. Tiếng Phạn nói là Tỳ-mộc-xoa, Trung Hoa nói là Thắng giải thoát, nghĩa là tác dụng thù thắng, cũng bởi vì dựa vào Thiền mà thành tựu tám Giải thoát. Mười câu có thể biết.

Môn 2-Mười loại Thần thông, như dựa vào bốn Thiền dẫn khởi Diệu Dụng của sáu Thông. Mười loại này nếu dùng sáu Thông để thâu nhiếp thì bốn loại trước có thể như nhau, năm loại tiếp là Thần cảnh, một loại sau là Lậu tận mà thành tựu Bồ-đề. Dựa theo phần vị không giống nhau, so với mười Thông thì chỉ khác nhau về chi tiết.

Hạnh thứ sáu: Từ "Thập chủng minh..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong phần vị Thiện Hiện: Môn 1-Chính thức hiển bày về Thể của Hạnh, tức là

Bát-nhã, cho nên gọi là Trí Minh; môn 2-Trình bày về lìa xa chướng ngại về Trí, cho nên gọi là Giải thoát.

Môn 1-Nhưng đều là Trí thuộc về Quyền-Thật không có gì ngăn ngại, cho nên gọi là thiện xảo, không giống như mười Độ chỉ dựa theo căn bản, nhưng dựa theo tăng thêm vi tế mà phân thành năm Hạnh.

Trong mười loại: Bảy loại trước chỉ dựa theo một Trí, ba loại sau là hai Hạnh.

Trong bảy loại trước: Ba loại đầu dựa theo thụ động hóa độ. Ba loại tiếp dựa theo chủ động hóa độ, đều trước là Sự, tiếp là Lý, sau là dựa vào Sự quy về Lý. Loại thứ 7 là lìa xa tưởng về chủ động-thụ động, kết hợp quy về Bát-nhã, quán sát trừ diệt niệm tưởng, không tiếp nhận cảnh giới, là khéo léo mà tiến vào Lý.

Trong ba loại sau là hai Hạnh:

Loại thứ 8: Trình bày về Trí Minh khéo léo không có thuyết giảng mà thuyết giảng, không có thành tựu mà thành tựu, nghĩa là cả hai không phải, soi chiếu-vắng lặng lìa xa ngôn từ mà có thể sai biệt. Soi chiếu Sự có thuyết giảng, không phải tướng loại bỏ tướng, không phải không có loại bỏ không có, một tánh loại bỏ nhiều tánh, không có tánh loại bỏ có tánh, ngay nơi tánh-tướng đều vắng lặng. Từ "Trú ư..." trở xuống là không có thành tựu mà thành tựu, Thể của pháp giới thật sự không có gì thành tựu, soi chiếu pháp giới này tức là thuyết giảng về thành Phật.

Loại thứ 9: Trình bày về Trí Minh không có sinh dấy khởi sinh, trong văn có ba tiết: Một-Chính thức trình bày; Hai-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích; Ba-Từ "Thị danh..." trở xuống là kết luận về tên gọi.

Tiết một-Chính thức trình bày về không có duyên mà duyên, bao gồm hiển bày về không có giáo hóa mà giáo hóa, trong đó có hai tiết:

Tiết 1-Trình bày về không có duyên, nghĩa là chân tâm của chúng sinh xứng với Lý mà không thể đạt được, nếu không có duyên thì không có gì giáo hóa.

Tiết 2-Từ "Nhi tri..." trở xuống là trình bày về chân tâm tùy theo duyên không làm hỏng duyên khởi, thì cũng có thụ động giáo hóa, trong đó có hai tiết: Trước là nhận biết về thụ động giáo hóa, sau là kết luận thành tựu về hai Hạnh.

Trong tiết trước, văn có ba tiết:

Tiết a-Có tám câu riêng biệt nhận biết về tướng của duyên, Nhân là Vô minh..., Duyên là nghiệp hạnh, Sự tức là Thức-Danh sắc..., Cảnh giới tức là trần cảnh như Xúc-Thọ, Hành tức là Ái-Thủ-Hữu hiện tại, Sinh tức là chi Sinh, Diệt tức là Lão tử; nhận biết về ngôn thuyết, tổng quát là tùy theo duyên sinh thế tục mà không tách lìa ba đời.

Tiết b-Từ "Tri mê..." trở xuống có mười hai câusáu cặp, bao gồm nhận biết về nhiễm-tịnh-mê-ngộ, mê mờ về Lý thì phiền não điên đảo tạp nhiễm, tỏ ngộ đều ngược lại điều này. Tùy theo thế tục thì đều có thể đạt được, trong Đệ nhất nghĩa thì cả hai đều không đạt được, đạt được-không phải đạt được dựa theo Lý, đắm trướckhông phải đắm trước dựa theo Trí.

Tiết c-Từ "Tri trú..." trở xuống là trình bày nhận biết về tâm hành. Trú nghĩa là tánh vốn có, Động nghĩa là khách trần, tùy theo khách trần thì rời bỏ mà không quay về, thấy tánh vốn có thì trở về nguồn cội quay lại ban đầu. Có trở về-có rời bỏ đều là tâm khởi lên, trở vềtrú vào không còn cả hai, vắng lặng không khởi lên. Khởi lên thì các pháp thiện biến đổi hư hoại, không khởi lên thì vượt khỏi che lấp ràng buộc (Cái triền), tiếp xúc với cảnh vắng lặng mà nhận biết, đó là thành thục. Trước nối thông chúng sinh với mình, sau bao gồm nhận biết căn cơ. Dựa theo căn của chính mình, nghĩa là sáu căn không bị cảnh dẫn dắt, tức là điều phục.

Trong tiết sau từ "Tùy kỳ..." trở xuống là kết luận thành tựu về hai Hạnh, nghĩa là Trí tùy theo uyển chuyển giáo hóa mà vẫn có thể xem như không có hành.

Trong tiết hai là đưa ra giải thích: Sở dĩ như vậy, là vì chúng sinh mà phát tâm.

Tiết ba là kết luận về tên gọi, có thể biết.

Loại thứ 10: Trí Minh bình đẳng giáo hóa, có ba: Một-Trình bày về Thật không ngăn ngại Quyền; Hai-Từ "Tri chủng chủng..." trở xuống là Quyền không ngăn ngại Thật; Ba-Từ "Ư sinh tử..." trở xuống là kết luận về tên gọi. Đều có thể biết.

Môn 2-Mười loại Giải thoát trừ bỏ hai chướng. Tiếng Phạn nói là Tỳ-mộc-để, Trung Hoa nói là Giải thoát, cùng với trước không giống nhau.

Trong mười loại: Bốn loại đầu là thoát khỏi ba chướng của phàm phu, mà chọn lấy tăng thêm làm nghiệp; sáu loại sau là thoát khỏi chướng của Trí, một loại trước là chọn ra yếu kém, còn lại đều hiển bày về thù thắng.

Hạnh thứ bảy: Từ "Viên lâm..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong phần vị Vô Trước: Môn 1-Trình bày về mặc tình qua lại mọi nơi; môn 2-Trình bày về dừng lại nơi vừa lòng thích ý, đều bao gồm Tự lợi-Lợi tha, phương tiện Quyền-Thật mà không có gì đắm trước. Môn 1 có thể biết.

Môn 2-Cung điện: Trong mười loại, bốn Phạm trú tức là bốn Vô lượng, mà cũng là nhân của Sắc. Vì vậy kinh Độ Thế nói tu bốn Phạm hạnh Từ-Bi-Hỷ-Xả. Còn lại có thể biết.

Hạnh thứ tám: Từ "Sở lạc..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong phần vị Nan Đắc, trong đó: Môn 1-Nguyện vui thích trong tâm, Nguyện tức là Thể của Hạnh, đã ở nơi cung điện thì tình ý mừng với niềm vui thù thắng; môn 2-Mười loại trang nghiêm, tức là đức bên ngoài làm đồ vật trang nghiêm, dùng các đức để trang nghiêm cho Nguyện. Văn đều có thể biết.

Hạnh thứ chín: Từ "Bất động tâm..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong phần vị Thiện Pháp: Môn 1-Trình bày về duyên bên ngoài không lay động; môn 2-Trình bày về tâm bên trong không rời bỏ. Lại môn đầu trình bày về tâm vững chắc, môn sau trình bày về tiến sâu vào, đều là nghĩa của Lực.

Môn 1-Trong mười loại, loại thứ 2 và loại thứ 9 là Lực suy nghĩ lựa chọn, còn lại đều là Lực tu tập.

Trong loại thứ 8 có mười: Một-Tin tưởng, bởi vì quả Phật trong một đời. Hai-Không xen tạp, bởi vì không tin tưởng hỗn loạn. Ba-Thanh tịnh, bởi vì không có phiền não. Bốn-Bởi vì không có niệm vi tế. Năm-Bởi vì lìa xa cấu nhiễm của pháp đã nhận biết. Sáu-Bởi vì xuyên suốt ngọn nguồn của sự việc. Bảy-Bởi vì hướng đến quả vị. Tám-Bởi vì Tự phần kiên cố. Chín-Bởi vì đức vô tận. Mười-Bởi vì duyên không lay động.

Trong loại thứ 10 là cùng chứng được Chân Như. Còn lại đều hiển bày lẫn nhau.

Môn 2-Không rời bỏ tâm sâu xa rộng lớn, bởi vì không lay động cho nên có thể cùng tận Lý-Sự, Lý sâu xa-Sự rộng lớn, cho nên gọi là sâu xa rộng lớn. Mười câu có thể biết.

Hạnh thứ mười: Từ "Trí tuệ quán sát..." trở xuống có chín môn, trình bày về Hạnh trong phần vị Chân Thật, tức là phân làm chín: 1-Trí quán sát; 2-Trí thuyết pháp; 3-Trí lìa xa chướng ngại; 4-Trí xem xét quyết định; 5-Trí soi chiếu xuyên suốt; 6-Trí không gì sánh được; 7-Trí không hề yếu kém; 8-Trí cao vượt lên trên; 9-Trí sâu xa rộng lớn.

Môn 1-Trí quán sát: Cũng bởi vì không rời bỏ tâm sâu xa rộng lớn, cho nên có thể quán sát. Câu hỏi trước đây chỉ nói quán sát, là sót mất chữ Trí Tuệ. Mười câu dựa theo suy nghĩ.

Môn 2-Trí thuyết pháp: Bởi vì bên trong có thể quán sát, cho nên bên ngoài có thể thuyết giảng.

Trong mười câu: Hai câu đầu thuyết giảng về Tục đế. Tám câu sau thuyết giảng về Chân đế: 1-Không có hai để có thể tranh cãi; 2-Thể và Đức rộng lớn; 3-Tướng sâu xa; 4-Thể kiên cố sắc bén; 5-Như Như không lay động; 6-Thể bặt dứt mọi lỗi lầm; 7-Ở trong ràng buộc mà không nhiễm theo; 8-Thể tướng cùng một vị.

Môn 3-Mười loại thanh tịnh, tức là Trí lìa xa chướng ngại. Ở đây là Trí lìa xa chướng ngại, bản kinh thời Tấn gọi là không có cấu nhiễm, tuy cùng là thanh tịnh mà pháp đã thanh tịnh không giống nhau. Trong mười loại có tách ra-hợp lại không giống với bảy loại thanh tịnh, ở văn rõ ràng dễ hiểu. Bảy loại thanh tịnh như phần đầu của Địa thứ năm đã phân rõ.

Môn 4-Mười loại Ấn, tức là Trí xem xét quyết định, dùng Trí thanh tịnh mà quyết định phù hợp với tất cả các pháp, vì vậy trong bản kinh thời Tấn gọi là Trí Ấn, phần sau kết luận về lợi ích cũng là Trí Ấn, cũng giống như Tam Pháp Ấn.

Trong mười loại: 1-Trí không lay động, nhẫn nại đối với cảnh yên lòng nhận chịu khổ đau. 2-Hạnh quyết định, nhẫn nại đối với người khác không làm lợi ích. 3-Nhẫn quyết định, tin sâu sắc đối với pháp Phật, tức là Pháp nhẫn quán sát kỹ càng. 4-Quyết định thành Phật hóa độ chúng sinh. 5-Quyết định nhận biết không giới hạn về Trí Phật. 6-Quyết định không lui sụt mong cầu quả Phật. 7-Quyết định không tiếc thân mạng để gần gũi người và pháp. 8-Quyết định hóa độ người đã tiến vào Đại thừa. 9-Quyết định hóa độ bình đẳng. 10-Quyết định nhân tròn vẹn-quả đầy đủ giống như Thể của Phật.

Môn 5-Ánh sáng của Trí soi chiếu, tức là Trí soi chiếu xuyên suốt, do phù hợp với Định mà soi chiếu xuyên suốt không có gì ngăn ngại. Mười câu dễ dàng nhận biết.

Môn 6-An trú không có gì sánh bằng, tức là Trí không gì sánh được, do soi chiếu xuyên suốt trước đây mà không đắm theo trú vào thiên lệch, cùng trú trong Sự-Lý, gọi là không có gì sánh được.

Trong mười câu nêu ra, đều là Quyền-Thật cùng hiện hành, hoặc là Dụng ngay nơi vắng lặng, vắng lặng ngay nơi Dụng..., đều hiển bày có thể biết.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 55 trong kinh).

Môn 7-Không có tâm thấp kém, tức là Trí không hề yếu kém. Trước đã hướng xuống dưới không có gì sánh bằng, nay hướng lên trên không hề yếu kém, đối với mười sự việc thù thắng đều quyết định thực hiện, cho nên gọi là không có thấp kém, vì vậy bản kinh thời Tấn gọi là không hề khiếp nhược.

Mười loại gộp làm năm cặp: 1-Hàng phục ma quân, chế ngự ngoại đạo làm một cặp. 2-Vui với người khác, tự mình đầy đủ làm một cặp. 3-Tích chứa Phước thiện, thành tựu Trí tuệ làm một cặp. 4-Phía dưới giáo hóa, phía trên thành tựu làm một cặp. Bốn cặp trên là riêng biệt phân rõ. 5-Bi Trí đến cuối cùng làm một cặp, tức là cùng hiện hành.

Trong đó: Loại thứ 9 là Bi ngay nơi Trí, mà Bi-Trí cùng hiện hành, tuy Bi mà không mong cầu quả báo. Loại thứ 10 là Trí ngay nơi Bi, mà Quyền-Thật cùng hiện hành, trong đó có bốn tiết:

Tiết một-Nêu ra pháp đã nhận biết.

Tiết hai-Từ "Như thị..." trở xuống là phân rõ về pháp có thể nhận biết, nghĩa là nhận biết Khổ, hiểu rõ Vọng, thấy được Lý, chứng đạt Diệt, tu tập Đạo, đoạn trừ Tập.

Tiết ba-Từ "Nhiên ư..." trở xuống là loại bỏ tướng nhận biết ấy, pháp có thể nhận biết không có phân biệt cho nên không có công đức, pháp đã nhận biết không có đủ loại cho nên không có cảnh giới.

Tiết bốn-Từ "Phi hữu..." trở xuống là kết hợp quy về Trung đạo, mở rộng phân rõ về cùng hiện hành, trong đó: Đầu là hai câu tổng quát phân rõ về Trung đạo. Tiếp từ "Dĩ bất nhị..." trở xuống là Cảnh-Trí làm một cặp, trình bày đều dùng Thật Trí để nhận biết Quyền, hiển bày cùng hiện hành không có gì ngăn ngại, trong đó khác nhau là dựa theo chiều dọc để luận về biến dị sai biệt, dựa theo chiều ngang để phân rõ về không giống nhau. Sau từ "Dĩ cứu cánh pháp giới..." trở xuống là ngay nơi Thể khởi Dụng để phân rõ về cùng hiện hành.

Môn 8-Tâm tăng thượng như núi, là phân rõ về Trí cao vượt lên trên, bởi vì không có thấp kém, vạn hạnh vượt lên cao khó ngước nhìn chiều cao ấy, đối với sự việc thù thắng quyết định thực hiện mà thẳng thắn hướng đến Bồ-đề, không thể làm cho khuynh động.

Trong mười loại: 1-Chịu khó tu tập về Trí có thể chứng được. 2-Thường xuyên quán sát về Lý đã chứng được. 3-Bên trong tu pháp vô lậu. 4-Bên ngoài gần gũi người thiện. Bởi vì danh lợi-vì mong cầu khác lạ, từ người khác nghe rồi mà nói kiến giải của mình là trộm pháp, kinh Quán Phật Tam Muội nói người này rơi vào địa ngục trong khoảnh khắc như tên bắn, để nhắc nhở người học đời sau. 5-Đại Nhẫn cứu độ chúng sinh, Hoằng Thệ càng tăng thêm, như củi rừng rực trong ngọn lửa. 6-Quyết định vượt qua cảnh giới của ma, do thành tựu công đức thù thắng mà không đắm trước, chỉ dùng niềm vui của pháp để tự nuôi thân, thì cảnh giới của ma đều là cảnh giới của Phật. 7-Thường xuyên hăng hái tu tập thực hành, Nhiếp Luận nói: "Người ngu tu tập tuy một thời gian ngắn mà tâm lười nhác ngỡ rằng đã lâu, Đức Phật trải qua vô lượng kiếp thường xuyên hăng hái mà nói là trong chốc lát." 8-Không rời bỏ người ác. 9-Một mình vượt lên sánh bằng Phật. 10-Quyền và Thật cùng hiện hành.

Loại thứ 10, trong văn có bốn tiết:

Tiết một-Chính thức phân rõ về cùng hiện hành.

Tiết hai-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích. Đưa ra có hai ý: a-Tu tập cần phải xứng với Lý, Lý đã không có đạt được thì Nguyện sao không rời bỏ? b-Đã không rời bỏ Nguyện thì đâu cần phải quán sát về không có? Giải thích cũng có hai ý: a-Nếu có pháp đã đạt được thì không đạt được Bồ-đề, bởi vì không có đạt được, mà sinh ra Bồ-đề, tuy không rời bỏ Nguyện nhưng cần phải quán sát về không có đạt được. b-Pháp không có đạt được không phải là đạt được ở bên ngoài, cần phải mong cầu tất cả các pháp, mới tận cùng nguồn gốc của không có đạt được, bởi vì muốn chứng thực không có đạt được, vì vậy cần phải không rời bỏ Nguyện của Bồ-đề.

Tiết ba-Từ "Thị cố dĩ..." trở xuống là kết luận thành tựu về cùng hiện hành.

Tiết bốn-Từ "Bất tác thị..." trở xuống là hiển bày về lìa xa lỗi lầm ấy, bởi vì không sợ hãi Không mà không mong cầu.

Môn 9-Trí như biển, tức là Trí sâu xa rộng lớn, bởi vì không những mong cầu vượt thẳng lên cao, mà còn bao hàm Thể của Trí.

Trong mười câu: Bốn câu trước tức là bốn cảnh giới Vô lượng. Sáu câu sau đều là cảnh giới của Phật, từ cảnh giới Vô lượng tách ra, nghĩa là: 5-Tiến vào thiện căn của chư Phật ba đời; 6-7-8-Tiến vào cảnh giới của chư Phật ba đời; 9-Cúng dường nhiều Đức Phật; 10-Mong cầu nhiều pháp. Đều hiển bày có thể biết. Nhờ vào biển Nhân này mà có thể tiến vào biển Quả.

Trên đây là phần vị Thập Hạnh, xong.

Đoạn 4: Từ "Như bảo trụ..." trở xuống có hai mươi chín môn, giải đáp hai mươi chín câu hỏi về Hạnh trong phần vị Hồi Hướng. Nếu gộp với câu tổng quát về Vô ngại thì có ba mươi môn.

Cổ đức phân ra ba: Một-Có mười một môn trình bày về Thể kiên cố của Hạnh trong phần vị Hồi Hướng; Hai-Từ "Thập tự tại..." trở xuống có mười hai môn, trình bày về Dụng tự tại của Hạnh; Ba-Từ "Thập chủng du hý..." trở xuống có bảy môn, trình bày về Đức trọn vẹn đầy đủ của Hạnh.

Nay cũng thuận theo thứ tự phối hợp với Thập Hồi Hướng, trong đó: Đầu có bốn môn trình bày về Hồi Hướng thứ nhất, Hồi Hướng thứ hai-thứ ba đều có hai môn, Hồi Hướng thứ tư-thứ năm-thứ sáu-thứ bảy đều chỉ có một môn, Hồi Hướng thứ tám tức là mười Vô ngại, Hồi Hướng thứ chín có ba môn, Hồi Hướng thứ mười có bốn môn. Đến văn sẽ biết.

Hồi hướng thứ nhất: Có bốn môn trình bày về Hạnh trong phần vị Cứu Hộ Chúng Sinh Ly Chúng Sinh Tướng Hồi Hướng, tức là phân làm bốn: 1-Trình bày về thiện căn đã hồi hướng; 2-Tức là Đại Nguyện cứu hộ; 3-Tức là hồi hướng những việc đã làm; 4-Hiển bày về việc đã làm thành tựu đầy đủ.

Môn 1-Đã trú vào thiện căn viên mãn đáng quý. Trong mười loại: 1-Cúng dường phụng sự nhiều Đức Phật. 2-Nghe pháp thọ trì. 3-Thọ sinh tự tại. 4-Thuyết giảng về pháp gốc-ngọn, trong đó: Trước là thuyết giảng về pháp ngọn dấy khởi từ gốc, như vô lượng nghĩa sinh ra từ một pháp, một pháp ấy gọi là Vô tướng; tiếp từ "Dĩ nhất thiết..." trở xuống là thâu nhiếp ngọn quy về gốc, giải thích thành tựu về nghĩa trên. 5-Nhận biết về Đoạn tự tại với Đạo tư lương, ngừng bỏ Đạo gia hạnh, phòng hộ Đạo vô gián, đoạn trừ mà không giữ lấy Đạo giải thoát, bởi vì chứng thực tiến vào mà giữ lại phiền não không đoạn trừ là khác với Nhị thừa, mới có thể ĐoạnChứng đến cuối cùng. Vì sao không chứng? Bởi vì phương tiện khéo léo học theo pháp Phật không có giới hạn, cho nên đầy đủ Nguyện rộng lớn xưa kia, như mũi tên bắn vào hư không, đuôi của những mũi tên chống vào nhau. 6-Bi Trí cùng hiện hành. 7-Nhận biết về tánh tướng không có gì ngăn ngại. 8-Không có đạt được mà đạt được. 9-Quán sát về Không đầy đủ Nguyện. 10-Tiếp nhận thực hành không có gì thỏa mãn, trong đó: Trước là chính thức hiển bày; sau từ "Tri Như Lai..." trở xuống là giải thích thành tựu.

Môn 2-Mười loại tâm như Kim Cang, tức là Đại Nguyện cứu giúp che chở, tuy hồi hướng đều là Nguyện, mà Nguyện này ở đầu, nghĩa là đối với việc làm ở vị lai và Hạnh thực hiện ở hiện tại, đều không có giới hạn, chính là tâm kiên cố mà cùng tận giới hạn ấy.

Trong mười loại: 1-Pháp môn vô tận thệ nguyện nhận biết. 2-Chúng sinh vô biên thệ nguyện hóa độ. 3-Trang nghiêm quốc độ. 4-Hồi hướng. 5-Cúng dường chư Phật. Ba loại trên là Nguyện thành tựu quả Phật. Năm loại trên đều dựa theo thành tựu ở vị lai, đều theo không gian mà luận thì không có giới hạn. Hai loại tiếp dựa theo Hạnh thực hiện ở hiện tại, đều theo thời gian mà luận thì sâu xa không có giới hạn, nghĩa là: 6-Thấy nghe không có gì đắm trước. 7-An lòng nhẫn chịu không tán loạn, chặt đầu làm bậc thềm. Hai loại trên là tạm thời đoạn trừ phiền não. Ba loại sau cũng dựa theo thành tựu ở vị lai, nghĩa là: 8-Tu tập thực hành Tự lợiLợi tha ở mọi nơi-mọi lúc. 9-Bởi vì tâm mong mỏi thành tựu Đại Hạnh không có giới hạn. 10-Ngay nơi Tịch dấy khởi Dụng.

Trong loại thứ 10 có ba: Một-Tỏ ngộ về Tịch. Hai-Từ "Nhi diệc..." trở xuống là dấy khởi Dụng. Ba-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là giải thích thành tựu, trong đó có ba lần đưa ra giải thích: Lần thứ nhất đưa ra ý nói: Sở sĩ ngay nơi Tịch mà Dụng, là bởi vì Nguyện Trí vốn có cho nên không rời bỏ Bi. Lần thứ hai đưa ra ý nói: Sở dĩ Trí không rời bỏ Bi, là bởi vì Trí cũng làm lợi ích cho chúng sinh. Lần thứ ba đưa ra ý nói: Vì sao cần phải cùng hiện hành như vậy? Giải thích có hai nghĩa: a-Bởi vì chư Phật đều như vậy; b-Từ "Hựu ngã..." trở xuống là bởi vì trước kia mình Nguyện như vậy.

Môn 3-Mười loại phát khởi, tức là hồi hướng những việc đã làm, phát khởi khiến cho hiện rõ trước mắt.

Trong mười loại: Sáu loại trước là Tự phần, ba loại đầu là Phước nghiệp to lớn, ba loại sau là Hóa nghiệp to lớn, bởi vì trang nghiêm quốc độ cũng là thâu nhiếp chúng sinh. Bốn loại sau là Thắng tiến, loại thứ 7-thứ 8 là Thắng tiến thâu nhiếp về Phước, loại thứ 9-thứ 10 là Thắng tiến dấy khởi hóa độ, loại thứ 9 là chứng được Thể, loại thứ 10 là dấy khởi Dụng.

Môn 4-Đại sự cứu cánh, tức là việc đã làm thành tựu đầy đủ, mười câu có thể biết.

Hồi hướng thứ hai: Từ "Bất hoại tín..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong Bất Hoại Hồi Hướng.

Môn 1-Chính thức trình bày về Bất hoại. Trong mười câu, nghĩa như trước đã nói.

Môn 2-Mười loại thọ ký, tức là thành tựu Hạnh hồi hướng.

Trong mười loại: 1-Hiểu biết hợp với tâm Phật. 2-Đầy đủ thiện của phần giải thoát. 3-Đại Hạnh đã tu tập. Ba loại này phần nhiều dựa theo Tam Hiền. Loại thứ 4-thứ 5 dựa theo đối diện-không đối diện, kinh Pháp Hoa nói: "Người ấy không ở trong Hội này, ông nên thuyết giảng cho người ấy..." 6-Địa thứ nhất chứng được Như. 7-Địa thứ tám thành tựu Nhẫn. 8-Địa thứ chín đầy đủ phương tiện điều phục hóa độ.

9-Địa thứ mười đầy đủ ba Đại kiếp. 10-Đẳng giác đã tiến vào lại thêm sâu xa, cho nên nói là tự tại, như thọ ký Từ Thị...

Nếu dựa theo Hành bố (trước sau theo thứ tự) thì phần vị này chỉ có năm loại trước, nhân tiện đưa ra những loại còn lại. Nếu dựa theo Viên dung thì đều bao gồm mười loại này.

Hồi hướng thứ ba: Từ "Thập chủng thiện căn hồi hướng..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng.

Môn 1-Chính thức trình bày về bình đẳng với Phật, Phật là Thiện tri thức chân thật, giống nhau tức là nghĩa của bình đẳng.

Trong mười loại: Tâm tức là Bi-Trí, bởi vì tâm bình đẳng phù hợp với Lý, còn lại đều là một nghĩa, đều nói là như nhau bởi vì cùng một Thể, không thấy hai tướng, cho nên nêu lên nói rằng: Vì vậy có thể đem tất cả thiện căn thảy đều hồi hướng.

Môn 2-Đạt được Trí tuệ cũng là thành tựu Hạnh hồi hướng, cho nên văn ấy nói: Trú trong Tam-muội này, mà tiến vào cảnh giới của Trí tuệ thanh tịnh sâu xa...

Hồi hướng thứ tư: Mười loại tâm rộng lớn, trình bày về Hạnh trong Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng. Vô lượng vô biên cho nên không có nơi nào không đến, cảnh đã vô lượng vô biên thì tâm như cảnh mà rộng lớn.

Hồi hướng thứ năm: Mười loại phục tạng (kho báu giấu kín trong đất), tức là Hạnh trong Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng. Bởi vì tất cả các pháp tích chứa ở mười nghĩa này, cho nên gọi là Tạng; ngay nơi pháp mà quán sát bởi vì mê hoặc không thấy, cho nên gọi là Phục. Tất cả đều có mười là công đức vô tận rồi.

Hồi hướng thứ sáu: Mười loại luật nghi, tức là Hạnh trong Tùy Thuận Kiên Cố Nhất Thiết Thiện Căn Hồi Hướng. Hồi Hướng ấy dựa theo Hạnh đứng đầu, mà mở rộng ngay nơi Bố thí để trình bày về thiện căn. Nay dựa theo Hạnh căn bản tóm lược phân rõ về luật nghi, Thiện căn đều thuận với Lý bình đẳng mà thật sự bao gồm tất cả. Hồi Hướng thứ 8 nói: Tất cả thiện căn đều khiến cho cứu cánh. Cứu cánh tức là thuận theo nghĩa của kiên cố, nối thông trình bày mười câu về Nhiếp thiện-Nhiêu ích, không có gì không đầy đủ, bao gồm tất cả pháp thiện, rõ ràng có thể biết.

Hồi hướng thứ bảy: Mười loại tự tại, tức là Hạnh trong Bình Đẳng Tùy Thuận Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng. Đầy đủ mười loại tự tại cho nên có thể tùy thuận. Mười loại tự tại như Địa thứ tám phân rõ.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 56 trong kinh).

Hồi hướng thứ tám: Dụng của mười loại vô ngại, tức là Hạnh trong Chân Như Tướng Hồi Hướng. Bởi vì Như không có chướng ngại đối với Chân Như, cho nên quả ở phần vị ấy nói: Trú vào phần vị này, đạt được bình đẳng của tất cả quốc độ... Bình đẳng tức là nhân của vô ngại, cũng là nghĩa của vô ngại. Lại nói: Đạt được thân viên mãn vô lượng của Phật, một thân đầy khắp tất cả thế giới. Tức là chính thức hiển bày về nghĩa của vô ngại. Trong văn có bốn tiết: Một-Tổng quát nêu lên mười chương; Hai-Từ "Phật tử, vân hà..." trở xuống là tổng quát đưa ra mười chương; Ba-Từ "Phật tử, Bồtát..." trở xuống là dựa vào chương riêng biệt giải thích; Bốn-Từ "Phật tử, như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận thành tựu về lợi ích.

Tiết một-Tổng quát nêu lên mười chương, có ba: Nêu lên-đưa ra và nêu ra tên gọi.

Vô ngại thì trước đây trình bày về tự tại, tức là tác dụng tự nhiên (Nhậm vận). Nay trình bày về Vô ngại là hiển bày tác dụng không có giới hạn.

Vả lại, Vô ngại có hai: 1-Trí; 2-Sự. Trong mười loại có bao gồm-có giới hạn, nhưng Pháp trí vô ngại phần nhiều chỉ dựa theo Trí, như Thân-Độ...; phần nhiều chỉ dựa theo Sự, như chúng sinh... Bao gồm Sự-Trí, nhưng Sự vô ngại thì nhất định bao gồm Trí, mà Trí vô ngại thì cảnh chưa hẳn bao gồm Sự.

Tiết hai: Là tổng quát đưa ra mười chương: Bởi vì đều là Dụng ngay nơi Thể, cho nên cùng nói là Dụng vô ngại. Nhưng mười loại Vô ngại đều bao gồm Tự lợi-Lợi tha, tạm thời dựa theo giáo hóa mà nói, loại thứ nhất là chúng sinh đã giáo hóa, loại thứ hai là nơi chốn giáo hóa, còn lại đều là chủ động giáo hóa, nghĩa là pháp giáo hóa-thân giáo hóa..., có thể dùng ý hiểu được.

Trong tiết ba là dựa vào chương riêng biệt giải thích, tức là mười đoạn, văn đều có bốn: Nêu lên, đưa ra, giải thích và kết luận.

Đoạn 1: Dụng của Chúng sinh đã giáo hóa vô ngại. Trong mười câu: Ba câu trước dựa theo Trí phân rõ về vô ngại: 1-Bởi vì hiểu rõ về tánh Không; 2-Bởi vì chỉ do tâm hiện rõ. Hai câu này là Thật Trí. 3-Nhận biết thời gian thuyết pháp, tức là Quyền Trí. Bảy câu còn lại dựa theo Sự vô ngại: 4-Bởi vì có thể hiện rõ chúng sinh; 5-Gần thì thu vào một mảy lông; 6-Xa thì thị hiện ở quốc độ khác. Bốn câu còn lại thị hiện về thân của vị Thượng Thủ.

Đoạn 2: Dụng của Quốc độ vô ngại. Trong mười loại: Nhận biết về quốc độ vô tận bao gồm Trí-bao gồm Sự, bản kinh thời Tấn nói: "Phương tiện vô tận tiến sâu vào đối với tất cả quốc độ." Kinh Độ Thế nói: "Đã tiến vào vô tận tất cả cảnh giới của chư Phật." Đều bao gồm về Sự. Chín loại còn lại chỉ là Sự vô ngại. Sâu xa tức là quốc độ vi tế, còn lại đều có thể biết.

Đoạn 3: Dụng của Pháp vô ngại, nghĩa là đều dựa theo Trí đối với pháp vô ngại thuộc về tánh-tướng, có thể nhận biết mà thuyết giảng tự tại: 1-Một và nhiều ngay trong nhau-hòa vào nhau mà không làm hỏng căn bản. 2-Thật Trí sinh ra Quyền Trí. 3-Không có văn mà nêu ra văn. 4-Một tướng thuyết giảng về nhiều tướng. 5-Không có thuyết giảng mà thuyết giảng. 6-Một lời đầy đủ tất cả, nghĩa của Luân Tự giải thích ở phần Digià. 7-Tất cả các môn thu nhận lẫn nhau. 8-Dùng Chân thu nhận Tục. 9-Không gian thì nhận biết vô biên. 10-Thời gian thì tận cùng giới hạn vị lai.

Đoạn 4: Dụng của Thân vô ngại, văn có thể biết.

Đoạn 5: Dụng của Nguyện vô ngại, văn có thể biết.

Đoạn 6: Dụng của Cảnh giới vô ngại, nghĩa là ở trong mười loại cảnh giới thù thắng-yếu kém trái ngược nhau này, đối với thù thắng hiện rõ yếu kém xoay vòng chuyển đổi vô ngại. Đây là cảnh giới thuộc phạm vi giới hạn của Bồ-tát, văn cũng có thể biết.

Đoạn 7: Dụng của Trí vô ngại: Trước đây tuy cũng có Trí mà đều thâu nhiếp thuận theo chủng loại căn bản, nay thì luôn luôn phân rõ về Dụng của Trí. Nhưng Trí không có khác nhau, nhờ vào pháp mà hiển bày riêng biệt thì lấy pháp thuận theo Trí, pháp trước đây vô ngại thì lấy Trí thuận theo pháp.

Trong mười loại: Hai loại đầu là Trí chủ động giáo hóa. Ba loại tiếp là Trí nhận biết thụ động giáo hóa. Loại thứ 6 là hướng lên trên tiến vào Trí Phật. Sáu loại trước đều là Quyền Trí. Loại thứ 7-thứ 8 là Trí thuộc về Quyền-Thật vô ngại. Hai loại sau là Trí thuộc về Sự-Sự vô ngại.

Đoạn 8: Dụng của Thần thông vô ngại: 1-Thần thông của vô số Sắc thân. 2-Thiên nhĩ. 3-Tha tâm. 4-Phân biệt về ngôn từ. 5-Túc trú thông, kinh Độ Thế gọi là thấy rõ đời trước. 6: Thần thông đi đến tất cả các quốc độ của Phật, trang nghiêm chính là nghĩa riêng biệt trong ấy. 7-Thần thông về kiếp vị lai, trước đã trình bày về quá khứ, cho nên bao gồm nêu ra ba đời. 8-Tức là Trí thông về tất cả các pháp, bởi vì kinh Độ Thế nói: "Hạnh của tất cả chư Phật Bồ-tát đã kiến lập, ánh sáng thuyết giảng giáo pháp mà soi chiếu rực rỡ, tức là ánh sáng của giáo pháp soi chiếu pháp Phật." 9-Tức là Thiên nhãn, kinh Độ Thế nói: "Bởi vì thấy biết tất cả mọi việc, nghĩa là thấy có những việc làm mà che chở." 10-Dựa theo bản kinh thời Tấn nói: "Phật tử! Tóm lược thuyết giảng về Thần thông tự tại của Bồ-tát bình đẳng quán sát tất cả các pháp." Đây chính là tất cả các pháp Diệt tận, Tammuội, Thần thông bình đẳng tịch diệt. Vì vậy kinh Độ Thế nói: "Bồ-tát bình đẳng vắng lặng các âm thanh, là dùng những âm thanh bình đẳng vắng lặng để điều phục chúng sinh." Nay văn sót mất, trong văn này tóm lược nêu ra không đầy đủ tất cả, ý chính không khác nhau, như phẩm Thập Thông phân rõ.

Đoạn 9: Dụng của Thần lực vô ngại: Thần thông phần nhiều dựa theo Dụng bên ngoài không có che lấp, Thần lực phần nhiều dựa theo bên trong vốn có năng lực thực hiện.

Trong mười loại ấy phần nhiều dựa theo một mảy lông hàm chứa thâu nhiếp..., đây tức là Thân lực, sau là Trí lực. Nếu dùng Thông thâu nhiếp Lực, thì mười loại Thần lực chỉ là một Thần túc thông mà thôi. Thông-Lực đã phân ra hai loại khác nhau, cho nên trong mười Thông ít nói về Thần cảnh.

Đoạn 10: Dụng của Lực vô ngại: Bởi vì Lực của BiTrí đều vô ngại, cũng có Dụng của Sự, vô ngại thuận theo nhiều mà nói.

Trong tiết bốn là tổng quát kết luận thành tựu về lợi ích, muốn thành tựu-không thành tựu, đã đạt được vô ngại, đạt được quả không rời bỏ nhân, càng hiển bày về Vô ngại.

Hồi hướng thứ chín: Từ "Du hý..." trở xuống có ba môn, trình bày về Hạnh trong Vô Phược Vô Trước Giải Thoát Hồi Hướng, Hồi Hướng ấy có trăm môn, mở rộng hiển bày về giải thoát không có ràng buộc đắm trước, mà thành tựu Trí Dụng tự tại của Phổ Hiền. Nay tóm lược trong ba môn: Môn 1-Hạnh thành tựu nhờ vào chí nguyện, qua lại thưởng thức tự tại; môn 2-Trình bày về cảnh giới khó suy lường; môn 3-Trình bày về Trí Dụng có năng lực thực hiện, đều bởi vì không có ràng buộc đắm trước.

Môn 1-Trong mười câu thâu nhiếp làm thành năm cặp: Một-Y báo và Chánh báo, tạp nhiễm và thanh tịnh, tác thành lẫn nhau mà đều không làm hỏng tướng vốn có, chính thức hiển bày về nghĩa của Du hý, như thế gian thỏa lòng đi lại đùa vui mà không có gì tổn hại thay đổi, nơi khác đều dựa theo đây. Hai-Đại thừa và Tiểu thừa hiện rõ lẫn nhau. Ba-Nhân và quả hiện rõ lẫn nhau. Bốn-Sinh tử và Niết-bàn hiện rõ lẫn nhau. Năm-Định và tán tự tại, nghĩa là trước ngay trong Định khởi Dụng mà luôn luôn Định, sau ngay trong Dụng tiến vào Định mà luôn luôn Dụng.

Môn 2-Cảnh giới khó suy lường, bao gồm hai loại cảnh: Một-Tức là cảnh hiện hành của Du hý, bản kinh thời Tấn gọi là Thắng hạnh; hai-Tức là cảnh thuộc phạm vi giới hạn, nghĩa là ẩn hiện vô ngại chỉ là năng lực của Bồ-tát.

Trong mười câu: Ba câu trước bao gồm cảnh hiện hành, bảy câu sau đều là cảnh thuộc phạm vi giới hạn.

Môn 3-Công năng của Trí thuộc mười Lực. Trong mười câu: Bảy câu trước là Lực thuộc Tự phần, ba câu sau là Lực thuộc Thắng tiến.

Trong bảy câu trước: Ba câu đầu là Tự lợi: 1-Luôn luôn mong cầu sâu xa, giải thích bởi vì không xen tạp; 2-Mong cầu sâu xa về pháp Phật, pháp Phật tức là tăng thượng; 3-Những việc làm đến cuối cùng, là nhờ có phương tiện khéo léo. Hai câu tiếp là Lợi tha, hai câu sau bao gồm Tự lợi-Lợi tha. Còn lại có thể biết.

Hồi hướng thứ mười: Từ "Thập vô úy..." trở xuống có bốn môn, trình bày về Hạnh trong Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng, phân ra làm ba: Môn đầu trình bày về thiện căn đã hồi hướng; môn tiếp trình bày về Thể của Hạnh pháp giới; hai môn sau trình bày về đức đã thành tựu.

Môn 1-Chính là thiện căn vô úy thuộc về Pháp thí, tức là đức của thuyết pháp.

Trong mười loại: 1-Vô úy thuộc về Văn trì. 2-Vô úy thuộc về biện tài. Hai loại trên là không sợ không có năng lực giải đáp chất vấn. 3-Vô úy thuộc về hai Không, bởi vì hiểu rõ thông suốt về hai Không, không sợ vọng niệm. 4-Vô úy thuộc về oai nghi đầy đủ. 5-Vô úy thuộc về ba nghiệp không có lỗi lầm. Hai loại trên là không sợ người khác chê trách. 6-Vô úy thuộc về bảo vệ bên ngoài, bởi vì không sợ ma quân-ngoại đạo. 7-Vô úy thuộc về Chánh niệm, bởi vì không sợ quên lãng. 8-Vô úy thuộc về phương tiện, bởi vì không sợ sinh tử, như người khéo léo sửa sang con thuyền không sợ hoạn nạn giữa biển. 9-Vô úy thuộc về tâm Nhất thiết trí, bởi vì không sợ Nhị thừa. 10-Vô úy thuộc về Hạnh đầy đủ, bởi vì không sợ không có năng lực giáo hóa chúng sinh. Môn 2-Pháp bất cọng, chính thức trình bày về Thể của Hạnh pháp giới, bởi vì xứng với pháp giới mà khởi Hạnh, khác biệt với phàm phu-Tiểu thừa. Lại tỏ ngộ không nhờ vào người khác, cũng không phải là giống với người khác.

Trong mười loại: 1-Hạnh thuộc về Tự lợi. 2-Hạnh thuộc về Hóa tha. 3-Hạnh thuộc về hướng lên trên mong cầu. 4-Hạnh thuộc về khéo léo, trong đó có năm: Một-Khéo léo lìa xa Nhị thừa; Hai-Từ "Thiện năng..." trở xuống là khéo léo tu tập Tam-muội; Ba-Từ "Vãng lai..." trở xuống là khéo léo thuận theo thế gian; Bốn-Từ "Tuy hiện..." trở xuống là khéo léo trú trong các Thừa; Năm-Từ "Tuy niệm niệm..." trở xuống là khéo léo tận cùng nhân quả. 5-Hạnh cùng hiện hành khác biệt, có nêu lêngiải thích và kết luận, có thể biết. 6-Hạnh thực hành ba nghiệp tùy theo Trí tuệ. 7-Hạnh Đại Bi chịu khổ thay cho người khác. 8-Hạnh Đại Từ thâu nhiếp chúng sinh. 9-Hạnh thuộc về Tự-Tha thanh tịnh kiên cố, hồ nước mùa Xuân của Niết-bàn có thể thuyết giảng ở trong đó. 10-Hạnh luôn luôn tu tập đầy đủ phần vị.

Trong hai môn 3-4 từ "Thập chủng nghiệp..." trở xuống, trình bày về đức đã thành tựu: Môn 3-Trình bày về nghiệp dụng, mười câu có thể biết. Môn 4-Mười Thân hiển bày về đạt được Thể ấy, nhưng hoặc là Thân hay là Nghiệp đều vô lượng giống như pháp giới, sơ lược nêu ra mười mà thôi.

Mười Thân trong này so với mười Thân trong Hạnh thứ chín, giống nhau trên đại thể chỉ khác nhau ở chi tiết. Nghĩa là ở đây không đến-không đi, tức là không sinh-không diệt ở Hạnh ấy. Ở đây là không thật-không hư, tức là không thật-không vọng ở Hạnh ấy. Ở đây là kiên cố không tận cùng, tức là không chuyển dời-không hư hoại ở Hạnh ấy. Không chuyển dời thì không gian không có chuyển biến thay đổi, không tận cùng thì thời gian nói ra không có cuối cùng. Trong này không lay động, tức là một tướng ở Hạnh ấy. Kinh Văn Thù Bát Nhã nói: "Pháp giới không lay động, pháp giới tức là một tướng, do đạt được một tướng mà ma quân không thể nào làm cho lay động." Ở đây là thân đầy đủ tướng, tức là tiến vào tất cả thế giới ở Hạnh ấy. Ở đây là thân của các cõi không có tướng, cùng tên gọi là thân rộng khắp mọi nơi, tức là tiến vào tất cả thế giới không phải thân của cõi ở Hạnh ấy. Còn lại như trong Thập Hạnh phân rõ.

Trên đây là phần vị Hồi Hướng, xong.

Đoạn 5: Từ "Thập chủng thân nghiệp..." trở xuống có năm mươi môn, giải đáp năm mươi câu hỏi, trình bày về tướng của Hạnh trong phần vị Thập Địa.

Cổ đức phân làm bốn: Một-Có mười hai môn trình bày về Hạnh thù thắng của ba nghiệp trong Thập Địa, dựa vào Địa thứ nhất; Hai-Từ "Thập chủng cần tu..." trở xuống có chín môn, trình bày về Hạnh lìa xa chướng thành tựu tu, dựa vào Địa thứ hai-thứ ba; Ba-Từ "Thập chủng ly sinh đạo..." trở xuống có chín môn, trình bày về Hạnh thuần thục thành tựu tu, dựa vào phần vị Địa thứ tư trở lên; Bốn-Từ "Thập chủng túc..." trở xuống có hai mươi môn, trình bày về Hạnh viên mãn của tướng thuộc Báo, dựa vào phần vị Địa thứ tám trở lên.

Cách giải thích này hãy còn hơi gần, văn cũng chưa hết lý. Nay cũng dựa vào thứ tự phân ra để phối hợp với Thập Địa: Địa thứ nhất có mười môn, tám Địa tiếp theo dần dần lược bớt, bởi vì xu thế của văn như vậy, nghĩa là Địa thứ hai có sáu môn, Địa thứ ba-thứ tư đều có năm môn, Địa thứ năm có hai môn, Địa thứ sáu có một môn, Địa thứ bảy-thứ tám đều có ba môn, Địa thứ chín có hai môn, Địa thứ mười có mười ba môn, đến văn sẽ biết.

Địa thứ nhất: Có mười môn, trình bày về Hạnh trong Hoan Hỷ Địa.

Nếu sơ lược về tướng để phân biệt, thì toàn bộ làm thành ba đoạn:

Hai môn đầu dựa theo Thân, bốn môn tiếp phân rõ về Ngữ, bốn môn sau trình bày về Ý, tổng quát hiển bày về ba nghiệp thù thắng của Địa thứ nhất.

Nếu thuận theo văn ấy, thì lại phân làm hai: Trước có chín môn trình bày về Hạnh trong phần vị bắt đầu trú vào Địa, sau có một môn trình bày về Hạnh trong phần vị an trú của Địa.

Trong tiết trước có chín môn, phân bốn tiết: Một-Có sáu môn trình bày về dựa vào Thân nào? Hai-Một môn về Tâm phân rõ về dùng nhân nào? Ba-Một môn Phát tâm trình bày là vì nghĩa gì? Bốn-Một môn rộng khắp tất cả hiển bày về có tướng gì?

Tiết một-Có sáu môn, phân hai: Hai môn trước dựa theo Thân phân rõ về Thân, bốn môn sau dựa vào Ngữ phân rõ về Thân, bởi vì Ngữ thuộc về Thân, đều là do thiện căn gieo trồng sâu xa thâu nhiếp.

Trong hai môn trước, phân hai: Môn 1-Dựa theo nghiệp dụng của Sắc thân để trình bày về Thân, có mười câu có thể biết. Môn 2-Có mười loại Thân, dựa theo Tự Thể của pháp môn để trình bày về Thân, cho nên chỉ nói là Thân. Trong mười loại: Độ thâu nhiếp Phước-Trí..., tức là thiện căn gieo trồng sâu xa tích tập về Trợ đạo... trước đây, có phỏng theo tóm lược lẫn nhau.

Trong bốn môn sau là dựa vào Ngữ phân rõ về Thân, bốn môn đều là thiện căn đã gieo trồng, thì biết văn ấy tuy không có mà nghĩa đã bao gồm có. Nếu hoàn toàn khác với văn ấy thì lẽ nào là Hạnh ấy? Nếu hoàn toàn giống với văn ấy thì đâu cần trở lại giải thích? Bởi vì văn ấy, trong từng tiết đều nói đến. Nếu mở rộng giải thích thì không thể cùng tận, chỉ khác nhau ở chi tiết. Bốn môn tức là phân làm bốn:

Môn 1-Mười loại Ngữ, trình bày về Thể-Dụng của Ngữ. Nếu dựa theo ngăn chặn để giải thích thì trong mười loại: 1-Lìa bỏ lời nói thô ác. 2-Lìa bỏ lời nói hai lưỡi. Hai loại tiếp là lìa bỏ lời nói dối gạt, một là thô, hai là tế. Sáu loại còn lại là lìa bỏ lời nói thêu dệt. Nếu dựa theo biểu hiện để giải thích thì mười loại ấy đều hiển bày một đức.

Môn 2-Mười loại Ngữ về tu tập thanh tịnh, hiển bày về nhân của Ngữ thanh tịnh: Hai loại đầu là thâu nhiếp về pháp, hai loại tiếp là lìa xa lỗi lầm, hai loại tiếp là thâu nhiếp điều thiện, hai loại tiếp là Pháp thí, hai loại sau là thực hành cầu pháp. Do mười sự việc này mà có thể khiến cho Ngữ thanh tịnh.

Môn 3-Mười vị vua bảo vệ, tức là quả của Ngữ thanh tịnh. Phát ra lời nói tốt lành ấy, chốn U minh còn thuận theo, huống hồ loài người hay sao? Nhưng trong Địa Kinh nói Thiện tri thức khéo léo bảo vệ Ý, tất cả do các điều thiện, không chỉ do Ngữ; kinh Độ Thế cũng không theo trước.

Môn 4-Mười loại Đại sự: Theo kinh thì bên trong là thiện-bên ngoài che chở, mà có thể thành tựu những việc làm. Nhưng theo Địa Kinh thì khéo léo tích tập pháp thiện, khéo léo thanh tịnh tâm sâu xa. Nghĩa trong các câu còn lại cũng không chỉ thuận theo với Ngữ.

Nhưng đều thuận theo là dùng Ngữ để ví dụ các loại khác, đối với Lý không có gì sai. Mười câu đều bao gồm Tự lợi-Lợi tha, văn tướng cũng hiển bày rõ ràng.

Tiết hai-Mười loại Tâm, là trình bày về dùng nhân nào? Dùng Đại Bi làm đầu mà bình đẳng gánh vác tất cả.

Trong mười loại: 1-Tâm gánh vác, bởi vì tâm như mặt đất gánh vác bốn trọng trách. 2-Tâm sâu rộng, bởi vì bao hàm không có gì ở ngoài. 3-Tâm thù thắng. 4-Tâm thanh tịnh. 5-Tâm sắc bén. 6-Tâm kiên cố. 7-Tâm không có tạp nhiễm. 8-Tâm hiếm có. 9-Tâm trí tuệ. 10Tâm vô biên. Tất cả đều nói về Thể của Tâm.

Tiết ba-Mười loại Phát tâm, là trình bày vì nghĩa gì? Bởi vì hướng lên trên mong cầu, hướng xuống dưới giáo hóa, mà phát khởi về Dụng siêu việt thù thắng. Mười câu có thể biết.

Tiết bốn-Mười loại tâm rộng khắp tất cả, trình bày về có tướng gì? Bởi vì vượt qua địa vị phàm phu mà tiến vào trong pháp Chân Như. Trong mười câu: 1-Tổng quát trình bày về Bi rộng-Trí lớn, mênh mông như hư không. 2-Trí phù hợp rất sâu xa. Còn lại đều có thể biết. Trong tiết sau có mười loại Căn, tức là Hạnh trong phần vị an trú của Địa. Do Hạnh bắt đầu trú vào trước đây, khiến cho Dụng thù thắng này tăng thượng đều sáng ngời rõ ràng, cho nên gọi là Căn.

Trong mười câu phân ba: Một câu đầu là thành tựu về Tín. Sáu câu tiếp là thành tựu về tu hành, trong đó: 1-Căn vui thích, tức là gần với pháp an lạc, bởi vì nghe nhiều cho nên có thể quán sát đúng đắn. 2-Không lui sụt, tức là không đắm theo danh lợi, bởi vì ở trong Tammuội cũng không có ái trước và tham cầu. 3-An trú, là bởi vì vạn hạnh niệm niệm hiện rõ trước mắt. 4 và 5-Bi Trí không gián đoạn. Các câu trên đều là Giáo đạo. 6-Tức là tu tập Chứng đạo. Ba câu sau tức là thành tựu về hồi hướng: 1-Tổng quát mong cầu về Trí của tất cả các Địa, tức là Trí Kim Cang soi chiếu xuyên suốt pháp tánh. 2-Riêng biệt mong cầu về Pháp thân. 3-Mong cầu về thân công đức, nghĩa là mười Lực...

Địa thứ hai: Từ "Thập chủng thâm tâm..." trở xuống có sáu môn, trình bày về Hạnh trong Địa thứ hai, trong đó có hai: Đầu là hai môn trình bày về phát khởi mười loại tâm sâu xa thanh tịnh, sau là bốn môn trình bày về Tự Thể thanh tịnh.

Trong hai môn đầu: Môn 1-Tự phần, thẳng thắn trình bày về tâm sâu xa, môn 2-Thắng tiến, tăng thượng hơn nữa.

Môn 1-Bản kinh thời Tấn và Luận đều gọi là Trực tâm. Nhưng tâm sâu xa có hai nghĩa: Một-Thiết tha sâu nặng đối với pháp gọi là sâu xa, tức là vui thích tu tập Hạnh thiện; Hai-Phù hợp với Lý gọi là sâu xa, bởi vì tiến sâu vào Lý.

Nếu nói về Trực tâm thì chỉ có nghĩa sau, bởi vì Chánh niệm về pháp Chân Như.

Nay văn đầy đủ hai nghĩa: Một-Do khế lý; Hai-Do tu hành. Bảy câu tiếp là mở rộng về nghĩa khế lý nói trên. Một câu sau là hiển bày về nghĩa tu hành trước đây. Môn 2-Tâm sâu xa tăng thượng tức là Thắng tiến, bởi vì hướng lên trên mong cầu mà càng thiết tha sâu nặng. Trong mười câu cũng có bốn: Một-Môn vui thích tu tập Hạnh thiện. Hai-Nêu lên phù hợp với Lý. Ba câu tiếp là thành tựu lìa xa nghi ngờ trước đây: 1-Nêu ra nhân của thành tựu; 2-Làm sáng tỏ về tiến vào thành tựu; 3-Thành tựu đức tự tại. Năm câu sau là thành tựu thiện căn tích tập trước đây.

Trong bốn môn sau-Từ "Thập chủng cần tu..." trở xuống, trình bày về Hạnh trong Tự Thể thanh tịnh. Tự Thể ấy dựa theo Hạnh riêng biệt của Địa, chỉ trình bày về Giới, mà có ba Tụ. Nay văn phân hai:

Một-Một môn bao gồm tu tập mười Độ, tức là Nhiếp thiện pháp giới, Nhiếp luật nghi giới cũng ở trong đó, bởi vì Địa hướng về với nhau là đầu tiên của phần vị tu tập, cho nên chỉ gọi là Cần Tu (Chịu khó tu tập), bản kinh thời Tấn gọi là Phương tiện, là phương tiện do tu tập mà khởi lên.

Hai-Từ "Quyết định giải..." trở xuống có ba môn, trình bày về Hạnh trong Nhiêu ích hữu tình giới: Môn 1-Tổng quát hiển bày về Trí, quyết định khởi lên hiểu biết thù thắng đối với các pháp thiện, Địa Kinh dựa theo Giới chỉ giải thích về mười thiện, bản kinh thời Tấn gọi là vui thích tu tập, bởi vì có hiểu biết quyết định, cho nên vui thích tu tập. Môn 2-Hiểu biết về thế giới. Môn 3-Hiểu biết về chúng sinh. Văn tướng đều hiển bày rõ ràng.

QUYỂN 53

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 57 trong kinh)

Địa thứ ba: Từ "Thập chủng tập khí..." trở xuống có năm môn, trình bày về Hạnh trong Địa thứ ba, phân hai: Hai môn trước trình bày về Hạnh có thể khởi lên chán ngán, ba môn sau tức là Hạnh đã khởi lên chán ngán.

Trong hai môn trước, có hai: Môn 1-Trình bày về huân tập thành sức mạnh (Khí); môn 2-Trình bày về tăng mạnh thâu nhiếp chọn lấy.

Môn 1-Bởi vì Địa này chán ngán mà điều phục phiền não, huân tập đối với các Hạnh tích tập thành tựu sức mạnh tách ra, mới có thể hoàn toàn đoạn trừ phiền não, cho nên gọi là tập khí.

Trong mười câu: 1-Sức mạnh vốn có của Hạnh. 2-Sức mạnh của Hạnh thành tựu. 3-Hóa độ phía dưới. 4-Thấy rõ phía trên. 5-Thọ sinh. 6-Đại Hạnh. 7-Mười Nguyện. 8-Mười Độ. 9-Lý trí. 10-Lượng trí.

Môn 2-Mười loại chọn lấy, trình bày về tăng thêm thâu nhiếp chọn lấy. Bản kinh thời Tấn gọi là Xí nhiên(bốc lên hừng hực), do thói quen đã lâu trước đây mà yêu thích được tăng trưởng.

Trong ba môn sau-Từ "Thập chủng tu..." trở xuống có ba môn, trình bày về Hạnh đã khởi lên chán ngán, tức là phân làm ba:

Môn 1-Chính thức hiển bày về Hạnh tu tập, tám câu trước là nhân của tu tập, hai câu sau là quả của tu tập.

Môn 2-Thành tựu về pháp Phật, trình bày về duyên thù thắng thành tựu về tu tập, dựa vào mười loại này mà có thể thành tựu.

Môn 3-Mười loại lui sụt mất đi, trình bày về lìa xa lỗi lầm của tu hành. Riêng biệt nêu ra mười lỗi lầm, tổng quát khiến cho xa lìa, văn đều có thể biết.

Địa thứ tư: Từ "Ly sinh đạo..." trở xuống có năm môn, trình bày về Hạnh trong Địa thứ tư, phân ba: Môn 1-Trình bày về nhân tăng trưởng tu hành đối trị làm cho thanh tịnh; môn 2-Trình bày về pháp thanh tịnh ấy; ba môn sau trình bày về tăng trưởng tu hành đối trị.

Môn 1-Ba Địa trước dựa vào giống với thế gian, có phiền não như Kiến..., giống như thức ăn chưa chín ở trong bụng. Địa thứ tư dựa vào giống với xuất thế gian, đối trị thanh tịnh có thể lìa xa thức ăn chưa chín ấy, nghĩa là bởi vì lìa xa hành hữu vi cho nên đạt được Vô sinh, hiển bày về hành thuần thục mà lìa xa chưa chín khó tiêu, mở rộng như luận Bà Sa. Nay là nhân của pháp đối trị thanh tịnh ấy, cho nên gọi là Đạo. Địa Kinh có mười pháp Minh Môn, pháp thứ nhất là quán sát chúng sinh. Nay chỉ mở rộng một câu này, còn lại lược bớt không đầy đủ. Kết luận nói rằng: Không lẫn tạp với Nhị thừa, bởi vì đối với mười câu cùng hiện hành mà tu tập, đã không giống như Kiến đạo-lìa xa chúng sinh của Nhị thừa rồi.

Môn 2-Pháp quyết định, là trình bày về pháp thanh tịnh. Trước đây trình bày về pháp có thể lìa xa, nay hiển bày về pháp đã đạt được, bởi vì đạt được pháp quyết định xuất thế gian. Vì vậy văn ấy nói: Đạt được pháp bên trong ấy, sinh trong nhà Như Lai.

Trong mười câu: Năm câu trước là Tự phần, năm câu sau là Thắng tiến.

Ba môn sau-Từ "Xuất sinh Phật pháp..." trở xuống có ba môn, trình bày về tăng trưởng tu hành đối trị, trong đó phân hai: Trước là hai môn trình bày về tăng trưởng tu hành, sau là một môn trình bày về đối trị tu hành.

Hai môn trước cũng có hai: Môn một-Chính thức trình bày về tăng trưởng; môn hai-Hiển bày thiết lập tên gọi thù thắng.

Môn một-Từ duyên sinh ra tức là nghĩa của tăng trưởng, cũng giống như hơi thở ra tăng trưởng thêm nhiều.

Trong mười câu: Hai câu đầu là thuận theo ngườitin vào pháp, hai câu tiếp là Nguyện Trí không hư rỗng, hai câu tiếp là thời gian-nơi chốn rộng lớn lâu dài, hai câu tiếp là không gián đoạn rộng khắp mọi nơi, hai câu sau là Hạnh thù thắng thâu nhiếp chúng sinh.

Môn hai-Danh hiệu Trượng Phu, tức là thiết lập tên gọi thù thắng, do đức hạnh tăng trưởng bên trong mà tên gọi tốt đẹp thiết lập bên ngoài.

Trong mười câu: Bốn câu trước là thuận theo cảnh mà thiết lập tên gọi. Hai câu năm-sáu là dựa theo Thể ấy mà nhận lấy tên gọi. Sáu câu trên đều là Tự lợi. Hai câu bảy-tám là Lợi tha. Câu chín là bao gồm hiển bày về Tự lợi-Lợi tha đầy đủ thù thắng. Trên đây đều là tên gọi dựa vào Tự phần. Câu mười là quả của Thắng tiến, phù hợp với trên đều là tùy theo đức mà mượn làm tên gọi.

Luận Du Già quyển thứ 46 trình bày: "Bồ-tát tùy theo đức mượn làm tên gọi có mười sáu loại, loại thứ nhất gọi là Bồ-đề Tát-đỏa, loại thứ mười sáu gọi là Pháp Sư." Luận Hiển Dương quyển thứ 8, luận Trang Nghiêm quyển thứ 12, đều giống như ở đây nói. Lại trong kinh Thương Chủ Thiên Tử có năm nghĩa về thiết lập tên gọi, sợ rằng phức tạp cho nên không kết hợp.

Một môn sau có mười loại Đạo, trình bày về đối trị tu hành. Địa Kinh dựa vào phần vị mở rộng trình bày về ba mươi bảy phẩm. Nay dựa theo phần vị Thật, số tăng thêm hiển bày về mười đều làm đối trị, cùng là Chánh đạo.

Trong mười loại: Hai loại đầu-một loại sau thì tên gọi và nghĩa đều không chung, Đạo thứ ba thì tên gọi và nghĩa đều chung, Đạo thứ tư đến Đạo thứ chín thì tên gọi chung với Tiểu thừa, nghĩa chỉ riêng Thật giáo.

Ba Đạo trước có thể biết. Nói nghĩa chỉ riêng Thật giáo là bởi vì: Đạo thứ tư là Hạnh, nói về khéo léo hồi hướng mà không có dừng nghỉ.

Đạo thứ năm là Căn, thì Định căn nhận biết về tiến vào-rời ra của Tam-muội.

Đạo thứ sáu là Thông, thì Thiên nhãn thấy chết nơi này sinh nơi khác.

Đạo thứ bảy là sáu Niệm trở thành bảy, bởi vì Đại

Bi mà thêm vào Niệm chúng sinh, cũng là mở rộng về một Niệm giác trong bảy Giác, còn lại dựa theo đây nhận biết.

Đạo thứ tám thì Chánh tư duy thuận theo Nhất thiết trí.

Đạo thứ chín thì Thứ đệ Định đều là Tịch-Dụng cùng hiện hành: Thiền thứ nhất lìa xa nóng giận làm hại (Nhuế-Hại) của cõi Dục mà ngược lại giáo hóa chúng sinh, cũng dùng ngôn thuyết... của cõi Dục, cho nên nói là tất cả Ngữ nghiệp. Thiền thứ hai tuy không có tìm kiếm suy đoán thô tế (Giác-Quán) mà không làm hỏng về Giác thanh tịnh, dùng làm nhân của thuyết giảng. Thiền thứ ba lìa xa vui mừng (Hỷ) mà phát sinh vui mừng về pháp. Thiền thứ tư lìa xa niềm vui (Lạc) mà cảm nhận niềm vui của Đạo giải thoát.

Từ "Thử bất..." trở xuống là trình bày về bốn Định Vô sắc, chỉ là tổng quát về tướng để hiển bày thù thắng.

Từ "Tuy trú diệt..." trở xuống tức là Diệt tận Định, Định này tuy diệt hết các pháp của tâm-tâm sở không luôn luôn hiện hành, và diệt một phần nhiễm ô luôn luôn hiện hành, mà bởi vì chán ngán tai họa của Tưởng thọ làm đầu tiên, cho nên gọi là Định Diệt tưởng thọ. Bởi vì ở địa Phi tưởng hãy còn có Tưởng vi tế, vốn là Xả thọ.

Nay Thật giáo trình bày về Diệt ngay nơi tánh của các Thọ, mà không ngừng thực hành hạnh Bồ-tát, vì vậy Địa thứ bảy nói rằng có thể tiến vào trong từng niệm, cũng có thể rời ra trong từng niệm... Còn lại như trong Địa thứ ba và Địa thứ bảy phân rõ.

Trong mười Lực: Sáu là Chủng chủng giới trí lực, bảy là Nhất thiết chí xứ đạo trí lực, tám là Thiên nhãn vô ngại trí lực, chín là Túc mạng vô lậu trí lực.

Nay ba đời đều nhận biết rõ ràng, huống hồ những sự việc trong đời quá khứ hay sao? Còn lại như trong Hội thứ nhất phân rõ.

Địa thứ năm: Từ "Vô lượng đạo..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong Địa thứ năm, phân hai: Môn 1-Trình bày Hạnh trong phần đối trị Mạn về hơn hẳn; môn 2-Trình bày về Hạnh trong hai phần sau.

Môn 1-Phân hai tiết:

Tiết trước là tổng quát nêu lên bốn môn, bởi vì bốn môn này cùng hiển bày về nghĩa của Đạo, nghĩa đều vô lượng, tương tự ví dụ thuận theo nhau, cho nên tổng quát nêu lên. Dựa theo nghĩa cần phải phân ra, mà hai môn sau thuộc về môn sau.

Tiết sau từ "Phật tử..." trở xuống là riêng biệt trình bày về môn 1, nghĩa là mười tâm bình đẳng và TùyNhư-Đạo-Hành, đều là những con đường thường xuyên qua lại thuộc về Chánh đạo của Bồ-tát. Bởi vì cảnh trước mắt đều là Như, tất cả đều thuộc về Đạo, huống hồ mười loại như hư không..., mỗi một loại là Vô lượng, thì Đạo lẽ nào có giới hạn hay sao?

Trong mười loại: Bốn loại trước đều là một Vô lượng, bốn loại sau đều là cảnh giới Vô lượng của Phật. Ngôn ngữ cũng là chúng sinh, cũng là cảnh giới điều phục, Vô lượng kiếp số tức là theo thời gian lu-ận về Vô lượng, bảy loại còn lại là theo không gian luận về Vô lượng. Hư không cũng là không gian, cũng là thời gian; Pháp giới không phải là không gian, không phải là thời gian. Hư không-pháp giới dựa theo không có phạm vi hạn lượng, tám loại còn lại rộng nhiều Vô lượng bao gồm không có phạm vi hạn lượng.

Môn 2-Vô lượng Trợ đạo, tức là Hạnh thù thắng của Đạo không trú vào, và Hạnh trong quả thù thắng ấy. Bởi vì Trí hợp với Như, đó gọi là Chánh đạo; vạn hạnh là duyên giúp đỡ cho Đạo, đều là Trợ đạo; hai Hạnh này hợp lại gọi là Đạo không trú vào. Nay bởi vì tu tập Viên dung, không có gì không hợp với Như, tất cả đều là Chánh đạo; đều giúp đỡ lẫn nhau, tất cả đều là Trợ đạo. Vì vậy nêu ra mười loại như hư không..., không khác với chương trước đây. Nhưng Chánh đạo không tùy theo Sự mà chuyển, cùng gọi là Vô lượng; Trợ đạo tùy theo sự, cho nên tùy theo những Sự giống nhau, gọi là vô biên vô tận...

Địa thứ sáu: Từ "Vô lượng tu đạo..." trở xuống có một môn, trình bày về Hạnh trong Địa thứ sáu. Bát-nhã hiện rõ trước mắt là tu tập chân thật. Không có đến-đi tức là mười loại bình đẳng.

Trong mười loại: Bốn loại trước tức là Hạnh trong phần đối trị Mạn về hơn hẳn, thâu nhiếp mười loại bình đẳng; sáu loại sau tức là Hạnh trong quả thù thắng ấy, là Hạnh thù thắng của Đạo không trú vào.

Mười loại quán sát về duyên ở phần ấy đã mở rộng, ở đây lược qua không trình bày.

Trong bốn loại trước: Ba loại đầu dựa theo Pháp, một loại sau dựa theo Dụ.

Trong Pháp: Ở phần ấy thuận theo nghĩa riêng biệt tách ra làm thành tám loại trước, nay tổng quát trình bày: 1-Tâm không khởi lên. 2-Xứng với tánh vốn có. 3-Loại bỏ tướng của tu, cũng có thể phối hợp với ba Tánh-ba Vô tánh, như Lý suy nghĩ về điều này! 4-Nêu ra bảy Dụ bao gồm hiển bày về Vô trước.

Trong sáu loại sau: 5-Tuy chứng đạt ba Không, mà tích tập phước đức. 6-Không đắm theo giáo pháp không thể thuyết giảng, bởi vì Lý tròn vẹn mà ngôn từ thiên lệch, cho nên ngôn từ không thể nào giải thích; không có ngôn thuyết là bởi vì tánh không có ngôn từ, lìa xa ngôn thuyết là bởi vì quên hết ngôn từ mới hiểu được. 7-Không làm hỏng Pháp giới thuộc Sự. 8-Không làm hỏng Lý của Chân Như. 9-Tổng quát trình bày về Trí của Quyền-Thật vốn là Lực vô tận. Năm loại trên đều là tu tập thuộc Tự phần. 10-Tức là tu tập thuộc Thắng tiến. Địa thứ bảy: Từ "Trang nghiêm đạo..." trở xuống có ba môn, trình bày về Hạnh trong Địa thứ bảy, phân ba: Môn 1-Trình bày về Quyền-Thật cùng hiện hành; môn 2-Trình bày về niệm niệm tiến lên hướng về; môn 3-Chọn lấy truyền trao tự tại.

Môn 1-Tức là Hạnh vui với Vô tác trong Địa ấy đối trị với mười loại Trí phương tiện, và Hạnh trong Hạnh thù thắng phát khởi của quả cùng hiện hành. Bởi vì Quyền-Thật trang hoàng qua lại, cho nên gọi là trang nghiêm.

Trong nêu ra: Năm loại trước là Tự hành không có tạp nhiễm. Bốn loại tiếp là tùy theo hiện tại thâu nhiếp giáo hóa: 1-Không có tạp nhiễm mà giáo hóa; 2-Ở trong Chánh tiến vào Tà; 3-Trì và phạm dựa theo Quyền-Thật; 4-Người và pháp dựa theo Quyền-Thật.

Loại thứ 10 là tổng quát hiển bày về nhân quả dựa theo Quyền-Thật, trong đó có ba tiết:

Tiết một-Nhân tròn vẹn nêu ra thiếu sót, thị hiện thọ sinh vốn là nhân chưa tròn vẹn.

Tiết hai-Từ "Dữ tam thế..." trở xuống là quả cùng chung cảnh giới mà không rời bỏ nhân. Nhân có mười câu, Hạnh bao gồm Tự lợi-Lợi tha: Pháp tức là giáo pháp; Nghiệp gọi là Lợi tha; Đạo gọi là Chánh trí; Oai nghi là chế định thuận theo; Chọn lấy tức là nguyện cầu; khéo léo gọi là Quyền-Thật. Trên đây đều là những sự việc đã thực hiện, tổng quát nói về Thể của nhân. Sinh khởi thành tựu về Dụng là dựa vào nhân thành tựu Đại Dụng, Lực an trú duy trì là Dụng luôn luôn không tận cùng.

Tiết ba-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích, có thể biết.

Môn 2-Mười loại chân (Túc) là trình bày về Hạnh trong niệm niệm tiến lên hướng về, tức là vô lượng phương pháp tu tập thực hành trong phần đối trị chướng ngại của Địa ấy, và những sai biệt thuộc về Bồ-đề phần trong phần cùng hiện hành.

Trong mười loại: Hai loại đầu dựa theo Hạnh: 1Giới; 2-Tinh tiến. Hai loại tiếp dựa theo Thông: 1-Tổng quát; 2-Riêng biệt. Hai loại tiếp dựa theo Tâm: 1-Nguyện; 2-Thệ. Hai loại tiếp dựa theo Pháp: 1-Thuận theo; 2-Duy trì. Hai loại sau dựa theo Đức: 1-Thuyết giảng; 2-Điều phục.

Môn 3-Mười loại tay (Thủ) là trình bày về chọn lấy truyền trao tự tại, tức là nghĩa về Đại có thể thực hiện trong phần cùng hiện hành.

Trong mười loại: Một loại đầu dựa theo chọn lấy (Thủ), nghĩa là trong từng niệm niệm tu tập tất cả pháp Phật mà hướng về Trí Phật. Chín loại còn lại dựa theo truyền trao (Thụ), trong đó: Năm loại trước trình bày về bốn Nhiếp: 1-Bố thí; 2-Ái ngữ; 3 và 4 đều là Lợi hành; 5-Đồng sự, bởi vì cùng một tay thực hiện mà vượt ra. Bốn loại sau tức là bốn ngôi nhà: 1-Khổ được thanh tịnh; 2-Nêu ra các Đế; 3-Lực của Bát-nhã; 4-Rời bỏ phiền não.

Địa thứ tám: Từ "Thập phúc..." trở xuống có ba môn, trình bày về Hạnh trong Địa thứ tám, bởi vì bên trong chứng đạt Vô sinh, cho nên đều dựa theo sự việc bên trong để trình bày về đức bên trong viên mãn, phân làm ba:

Môn 1-Trình bày về đức hàm chứa tiếp nhận thanh tịnh, tức là thanh tịnh bình đẳng không hề trú vào Đạo trong phần tích tập của Địa ấy, và đạt được Vô sinh trong phần Nhẫn thanh tịnh; cũng là lìa xa tất cả tham trước... trong phần đạt được Hạnh thù thắng, bởi vì bụng của người thế gian chứa đựng nhiều loại dơ bẩn xấu xa. Nay trong mười loại này: Sáu loại trước-một loại sau, trình bày về lìa xa tất cả các pháp ác; ba loại thứ bảy-thứ tám-thứ chín trình bày về tích lũy tất cả các pháp thiện. Nếu có thể như vậy thì phàm phu mà là bụng của Phật.

Môn 2-Có mười Tạng, trước đây tổng quát nêu ra bụng ấy, nay riêng biệt trình bày về năm Tạng, do chư Phật khuyến khích phát khởi mà đạt được Hạnh thù thắng, cho nên một niệm sinh ra hàm chứa thâu nhiếp thành thục vô lượng công đức.

Trong mười loại: Ba loại đầu là sinh ra Tam Bảo. Ba loại tiếp là thành thục ba Tụ, bởi vì Tà định tụ cũng có Phật tánh làm nhân cho vị lai, cho nên phát khởi tâm Bi làm duyên. Kinh Niết Bàn nói: "Hạng người Nhấtxiển-đề tuy là đoạn mất thiện căn, mà nhờ vào lực của Phật tánh, cho nên thiện căn của vị lai trở lại được sinh trưởng." Tức là nghĩa ấy. Bốn loại sau là thâu nhiếp trao cho quả Phật, cuối cùng tức là Nhất thiết trí.

Môn 3-Có mười Tâm, tức là một trong năm Tạng, là Tạng thù thắng nhất, bởi vì đứng đầu của năm Tạng, tức là Địa này có thể thành tựu các pháp thiện mà tâm tùy ý vận dụng tự nhiên (Vô công dụng). Trong Địa thứ nhất trước đây trình bày về tâm, tiếng Phạn nói là Chất-đa, tức là tâm suy nghĩ nhận biết, bởi vì đối với thânkhẩu. Nay ở đây, tiếng Phạn nói là Hiệt-lợi Đà-da, Trung Hoa nói là Nhục đoàn tâm, bởi vì đối với những Tạng còn lại.

Trong mười loại: Sáu loại trước là Tự lợi, trong đó: Hai loại đầu là thâu nhiếp điều thiện: 1-Chịu khó; 2-Thúc đẩy. Hai loại tiếp là phá bỏ điều ác: 1-Phá bỏ duyên; 2-Phá bỏ nhân. Hai loại tiếp là thành tựu về Hạnh: 1-Kiên cố; 2-Thanh tịnh. Hai loại tiếp là tâm thâu nhiếp chúng sinh: 1-Trí khiến cho tỏ ngộ; 2-Từ để cứu giúp. Đại Phạm Trú tức là bốn tâm Vô lượng. Hai loại sau là thành tựu về Đức: 1-Sâu xa; 2-Vững chắc.

Địa thứ chín: Từ "Bị giáp..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh trong Địa thứ chín, Pháp Sư tiến vào có bởi vì đầy đủ trang nghiêm bên ngoài.

Môn 1-Trình bày về mười tâm tiến vào Địa, như khoác giáp trụ phòng ngừa mà bên trong mong mỏi hướng đến tiến vào. Mười câu có thể biết.

Môn 2-Mười loại binh khí, binh khí là phá trừ bên ngoài, bởi vì tâm trú vào Địa tận cùng, cho nên tất cả mười loại rừng rậm đều phá trừ.

Trong mười loại: Năm loại trước là thuận theo binh khí phá trừ chướng ngại; ba loại tiếp là ngược với binh khí phá trừ chướng ngại, như làm cho giặc phá trừ giặc; một loại tiếp là không phải thuận theo-không phải ngược với bính khí, như dùng mưu hay chứ không dùng binh khí, mà tất cả đều phá trừ; một loại sau là tất cả thành tựu thiết lập đức của binh khí.

Địa thứ mười: Từ "Thập chủng thủ..." trở xuống có mười ba môn, trình bày về Hạnh trong Địa thứ mười, bởi vì tròn vẹn đức của Thập Địa, cho nên dựa vào nghiệp dụng của sáu căn-bốn oai nghi để trình bày, tạm thời phân làm ba tiết: Một-Có một môn tổng quát nêu lên đức đứng đầu; hai-Có sáu môn trình bày về đức thù thắng của sáu căn; ba-Có sáu môn trình bày về bốn oai nghi trở thành khuôn phép.

Tiết một-Có một môn tổng quát nêu lên: Bởi vì đứng đầu tiếp nhận chức vị mà sinh ra các Thánh.

Trong mười loại: Ba loại trước là Quả đứng đầu; ba loại tiếp là nêu lên theo Nhân, giải thích theo Quả; bốn loại sau là thẳng thắn trình bày về Hạnh đứng đầu.

Tiết hai-Từ "Thập nhãn..." trở xuống có sáu môn trình bày về sáu căn, tức là phân làm sáu:

Môn 1-Trình bày về mười Mắt (Nhãn), tức là nhìn thấy-nhận biết đúng như thật về tất cả các pháp trong phần Đại Tận.

Trong mười loại: Năm loại trước thì tên gọi giống với các Giáo, mà Thể-Dụng không giống với các Tông. Nhục nhãn nhìn thấy chướng ngại của nội sắc, vì vậy Trí Luận quyển thứ 37 nói: "Nhục nhãn nhìn thấy gần chứ không nhìn thấy xa, nhìn thấy phía trước chứ không nhìn thấy phía sau...; Thiên nhãn mới nhìn thấy xa..., nhưng có phạm vi giới hạn." Nay Nhục nhãn nhìn thấy tất cả các sắc, cho nên đã vượt qua hai Nhãn. Trí Luận quyển thứ 44 tự nêu ra nói rằng, kinh Bất Tư Nghị thuận theo nhìn thấy xa, trong này không nói đến.

Nhưng Thiên nhãn là nhờ vào hòa hợp không nhìn thấy Thật tướng. Nay trình bày về nhìn thấy tâm thì tựa như giống với Luận ấy, nhưng tâm bao gồm tánh-tướng thì cũng không giống nhau.

Tuệ nhãn trong này tựa như Pháp nhãn ở Luận ấy. Pháp nhãn trong này tựa như Tuệ nhãn ở Luận ấy.

Sở dĩ thay đổi lẫn nhau, là bởi vì Tuệ nhãn ấy không có thể nhìn thấy tận diệt giống nhau và khác nhau của chúng sinh, không có thể hóa độ chúng sinh; nay hiển bày Thật vượt qua Quyền, ngược lại điều này để trình bày về có năng lực. Pháp nhãn trong Luận ấy tuy nhận biết đối với pháp, mà không có thể nhận biết tất cả về Đạo phương tiện của chúng sinh, nay ngược lại điều này cho nên trình bày về nhận biết tất cả, ý muốn khác với Quyền mà thôi.

Phật nhãn trong Luận ấy vi tế không có gì không nhận biết, nay nêu ra thù thắng để so sánh với yếu kém, lại bởi vì mười Lực không có gì không đầy đủ.

Trong năm loại sau: Trí nhãn nhìn thấy Sự, tức là Pháp nhãn tách ra. Quang minh nhãn nối thông với ánh sáng của Thân-Trí, nghĩa bao gồm Pháp nhãn-Tuệ nhãn. Xuất sinh tử nhãn, nhưng không thể nhìn thấy Niết-bàn, bởi vì bặt dứt nhìn thấy mới nhìn thấy, vốn là nhìn thấy hoàn toàn vắng lặng (Viên tịch). Vô ngại nhãn, là tổng quát về cảnh nhìn thấy của các mắt đều không có gì chướng ngại, đây tức là một mắt đầy đủ nhiều mắt bởi vì không làm hỏng tướng.

Cần phải nêu ra mười Mắt, bởi vì mắt Nhất thiết trí tức là Phổ Nhãn, không những nhìn thấy pháp giới trùng trùng, mà cũng chính là pháp giới ngay nơi mắt làm Phổ Môn, cho nên biết rằng mười Mắt đều dùng Pháp giới Vô ngại để làm Thể của mình.

Nếu phân rõ theo thứ tự, thì đầu tiên dùng Nhục nhãn để nhìn thấy Khổ của sinh tử, tiếp là dùng Thiên nhãn để nhận biết rõ ràng về Tâm ấy, tiếp là nhận biết riêng biệt về Căn-Cảnh, tiếp là dẫn dắt tiến vào đúng như thật, tiếp là khiến cho đạt được Lực của Phật, tiếp là tìm theo ánh sáng mà nhìn thấy, tiếp là cùng quay về Tịch diệt, sau là sánh bằng Pháp giới, còn lại như chương riêng biệt.

Môn 2-Có mười Tai (Nhĩ), nhưng sáu căn như mắt... do đạt được Giải thoát-Thần thông vô thượng, mà thấy-nghe-ngửi-nếm-xúc chạm đều tự tại, tổng quát dựa vào Hạnh mà phân rõ. Môn này cũng chính là trong phần giải thích tên gọi, bởi vì nghe và duy trì làn mưa Đại pháp của Như Lai.

Trong mười loại: Hai loại đầu là lìa xa thuận, lìa xa nghịch. Hai loại tiếp là rời bỏ Tiểu thừa, vui mừng Đại thừa. Hai loại tiếp là thương xót nỗi khổ, chán bỏ niềm vui. Hai loại tiếp là nhân tròn vẹn, quả đầy đủ. Hai loại sau là hiểu rõ Tục giống với Chân, Bi-Trí cùng vận dụng.

Môn 3-Có mười Mũi (Tỷ), bởi vì ngửi mùi hương của Hạnh, trong đó:

Bốn loại đầu là ngửi thấy Thể của hương, luận Câu Xá có bốn loại, toàn bộ gọi là Hương: "1-Hương tốt lành là Trầm thủy, Chiên đàn...; 2-Hương xấu ác là hành hẹ ném tỏi...; 3-Hương giống nhau là dựa vào thân tăng thêm đối với hai loại trước; 4-Hương không giống nhau là dựa vào thân giảm bớt đối với hai loại trước, cũng không lìa xa tốt lành và xấu ác." Nay trong này đều ngửi thấy, ngửi thấy hai loại trên, lại không có Thể riêng biệt, không phải mùi thơm-không phải mùi hôi, đối với trước làm thành ba loại, nghĩa là như củi-than...

Ba loại tiếp là ngửi thấy mùi hương biểu thị cho Dụng. Trong luận Du Già... nói: "Hai cõi trên đã không có Tỷ thức-Thiệt thức, cũng không có Hương trần-Vị trần." Nói không có Hương trần thô thiển, ở đây ngửi thấy Hương trần của cõi Hữu Đảnh, là trình bày về ngửi thấy Hương trần vi tế ở cõi ấy, do lực của Bồ-tát. Lại nói Hữu Đảnh, nơi khác phần nhiều trình bày là Sắc Cứu Cánh. Dựa theo trong bản kinh thời Tấn, ngửi thấy Hương trần của cõi Phi tưởng, thì nói Hữu Đảnh cũng là đỉnh cao của ba cõi, đã có Sắc của tất cả các quả, thì cũng có Hương của tất cả các quả.

Ba loại sau là ngửi thấy mùi hương của người và pháp xuất thế gian.

Môn 4-Có mười Lưỡi (Thiệt) mà thuyết giảng về ý vị của pháp vị.

Ba môn dưới là thành tựu sáu căn, không phải là hiển bày về ba nghiệp, bởi vì ba nghiệp ở trước đã có.

Trong mười loại: Năm loại trước dựa theo Biện tài để hiển bày về đức; năm loại sau dựa theo Dụng. Loại thứ 10 là hàng phục bốn ma, ma tức là Thiên ma, Sinh tức là Uẩn ma.

Môn 5-Có mười Thân, bởi vì tùy theo Hạnh mà thành tựu Thân.

Môn 6-Có mười Ý, một loại đầu là tổng quát, chín loại còn lại là riêng biệt, văn đều có thể biết.

Tiết ba-Có sáu môn trình bày về Hạnh đi đứng thuộc bốn oai nghi.

Môn 1-Đi lại (Hành), là bởi vì pháp đi lại thường xuyên chuyển động, trong đó: Khiến cho xoay chuyển trở về, bởi vì xoay chuyển Định hữu lậu mà trở về vô lậu. Không đoạn sinh tử, là bởi vì nếu đoạn thì không phải là Niết-bàn chân thật. Còn lại có thể biết.

Môn 2-Mười loại đứng (Trú), là bởi vì dừng lại mọi sự phân tán lay động: Bảy loại trước là Trú thuộc Tự phần, ba loại sau là Trú thuộc Thắng tiến.

Môn 3-Ngồi (Tọa), là bởi vì ở nơi yên ổn một thời gian dài: Bốn loại đầu là ngồi nơi thế gian để thâu nhiếp chúng sinh, sáu loại sau là ngồi trong pháp để thành tựu công đức.

Môn 4-Mười loại nằm (Ngọa), là bởi vì buông bỏ thân tâm hợp với Thể của pháp.

Trong mười loại: Ba loại đầu là hiển bày về Định: 1-Gia hạnh điều phục thân tâm; 2-Tu tập; 3-Đạt được Định. Bảy loại còn lại là lợi ích của Định, cũng bao gồm các pháp thiện khác. Nhưng mười sự việc ấy đều cùng một nghĩa giống với nằm: Ba loại đầu-hai loại sau có thể biết; 4-Nằm riêng một mình; 5-Lìa xa thây xác ẩn nấp; 6-Lìa xa nương tựa nhờ cậy; 7-Suy nghĩ về tướng sáng ngời mà cảnh giác lẫn nhau; 8-Nằm nghiêng hông bên phải.

Môn 5-Nơi cư trú (Trú xứ), là bởi vì Trí có nơi dừng nghỉ, trước đây trình bày về pháp co thể trú vào, ở đây phân rõ về pháp đã trú vào. Mười câu có thể biết.

Môn 6-Nơi đã thực hành (Hành xứ), trước đây phân rõ về pháp có thể thực hành, ở đây trình bày về pháp đã thực hành. Trong đó: Bốn loại đầu là Tự hành, một Hạnh dựa vào bốn Niệm xứ, A-nan bốn lần thưa hỏi, Đức Phật khiến cho dựa vào an trú. Nay phân rõ về dựa vào Hạnh, còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Hạnh của Thập Địa, xong.

Đoạn 6: Từ "Thập quán sát..." trở xuống có năm mươi mốt môn, giải đáp câu hỏi về nhân tròn vẹn-quả đầy đủ trước đây. Nếu dựa vào Thật mà luận, thì thành tựu Lực của Như Lai ở bốn môn sau mới trình bày về quả đầy đủ, trước đều là nhân tròn vẹn, bởi vì năm tướng trước trong tám tướng hãy còn thuộc về nhân. Bởi vì trình bày tám tướng đều là thị hiện, cho nên tất cả đưa vào trong quả, tức là phân làm hai mục: Một-Có ba mươi hai môn trình bày về nhân tròn vẹn đến cuối cùng, tức là phần vị Đẳng giác; Hai-Từ "Thập chủng trú Đâusuất..." trở xuống có mười chín môn, trình bày về Hạnh viên mãn của quả hiện tại, tức là phần vị Diệu giác.

Trong mục một, phân ba: 1-Có mười bốn môn, trình bày về Thể tánh của Hạnh thuộc về nhân; 2-Từ "Thập chủng nghĩa..." trở xuống có tám môn, trình bày về phương tiện thành tựu tu tập; 3-Từ "Thập chủng ma..." trở xuống có mười môn, trình bày về trừ diệt chướng ngại của Hạnh thuộc về nhân.

Trong mục 1-Có mười bốn môn, phân hai: a-Có bốn môn về phương tiện khởi Hạnh; b-Từ "Thập chủng thí..." trở xuống có mười môn, trình bày Thể của Hạnh thuộc mười Độ.

Trong mục a, có ba tiết: Một-Có hai môn về Ý nghiệp quán sát; Hai-Có một môn về Thân nghiệp tự tại; Ba-Có một môn về Ngữ nghiệp tuyên thuyết thông suốt.

Trong tiết một-Có hai môn về Ý nghiệp quán sát.

Môn 1-Quán sát, là bởi vì hiểu rõ phương tiện, bởi vì hiểu rõ thông suốt và bế tắc.

Trong mười câu: Ba câu đầu là quán sát về chúng sinh đã giáo hóa. Bốn câu tiếp là quán sát về pháp có thể giáo hóa, nghĩa là Lý-Quả-Giáo-Hạnh. Ba câu sau là quán sát về phần vị: 1-Vượt qua yếu kém; 2-Đạt được phần vị; 3-Dụng giống với quả.

Môn 2-Quán sát tất cả, là bởi vì suy nghĩ tường tận rộng khắp mọi nơi.

Trong mười câu: Sáu câu trước là dùng sáu Độ để đối trị sáu loại che lấp chúng sinh; bốn câu sau là cùng trình bày về Tự lợi-Lợi tha, nghĩa là thuận theo ngườichứng được pháp, dưới thì giáo hóa-trên thì thành tựu.

Trong tiết hai-Có một môn về Thân nghiệp tự tại, nghĩa là Thật đức chứa đầy bên trong, uy đức tràn ra bên ngoài, như uy thế hùng mạnh nhanh nhạy của Sư tử chúa. Lại có cách giải thích khác, như phẩm Pháp Giới biện biệt.

Trong mười câu: Năm câu trước là dựa vào Dụ. Bốn câu tiếp là dựa theo Pháp. Trên đây đều là Tự phần. Một câu sau là Thắng tiến.

Tiết ba-Có một môn về Ngữ nghiệp. Sư tử gầm lên, là đã dũng mãnh không sợ hãi thì có thể quyết định thuyết giảng rộng ra.

Trong mười câu: Hai câu giữa là khiến cho chúng sinh vượt qua Khổ, trừ bỏ Tập, trú vào Đạo, chứng được Diệt. Còn lại đều có thể biết.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 58 trong kinh).

Mục b-Từ "Thập chủng thí..." trở xuống có mười môn, trình bày Thể của Hạnh thuộc mười Độ, trong đó: Trước là trình bày về sáu Độ, sau là hiển bày về bốn Đẳng. Nghĩa của mười Độ đã giải thích như trước.

Đều nói thanh tịnh, là bởi vì lìa bỏ chướng ngại che lấp, cho nên không giống như Thí-Giới... của thế gian. Nhưng đều dựa vào mười để biểu thị tròn vẹn, tất cả đều là một nghĩa, mà cùng với chín loại-ba loại như Thí... tách ra-hợp lại không giống nhau. Nếu kết hợp giải thích đầy đủ thì sợ rằng chán ngán vì văn nhiều, cho nên tùy theo hiển bày mà giải thích thẳng vào.

Trước là trình bày về sáu Độ, có sáu môn:

Môn 1: Mười Thí: Loại thứ nhất là Bố thí không có hướng về hay rời bỏ, tức là nghĩa riêng biệt trong Bố thí thanh tịnh. Loại thứ hai là Bố thí toại ý mong cầu. Loại thứ ba là Bố thí niềm vui của hai đời, trong bản tiếng Phạn gọi là Bố thí đúng lúc và cứu giúp khó khăn, bởi vì không mất đi lợi ích. Bảy loại còn lại đều là Bố thí tất cả. Loại thứ tư, tức là quán sát điều ấy thích hợp hay không, nếu có tổn hại thì không nên Bố thí, người rất nghèo khó thấp kém thì phải Bố thí trước hết... Loại thứ năm là Bố thí không mong cầu Dị thục, cũng là Bố thí thanh tịnh. Loại thứ sáu cũng là Bố thí khó thực hành, bởi vì Bố thí những vật quý trọng mà không hề tiếc nuối lưu luyến. Loại thứ bảy là tài sản bên trong-bên ngoài đều Bố thí tất cả không tiếc. Loại thứ tám-thứ chín và thứ mười đều là Bố thí khéo léo. Bởi vì đây là hồi hướng khéo léo đối trị hai lỗi lầm: Một là quán sát về tánh của các hành không bền vững, đối trị về thấy công đức thù thắng đối với Hữu vi ở quả vị lai; hai là bởi vì đầy đủ Đại Bi với Nhị thừa hướng về chứng được Vô vi, cho nên thực hành không trú vào đạo mà hướng đến Bồ-đề. Loại thứ chín là Bố thí làm lợi ích cho chúng sinh, thường dùng Tài thí-Pháp thí, cho nên gọi là không rời bỏ. Loại thứ mười là quên tướng thành tựu về Độ.

Nhưng mười Độ ấy đều có có ba Luân mà nghĩa có khác nhau ở chi tiết, như luận Du Già trình bày. Mười loại Bố thí trên đây đều bao gồm ba loại Bố thí.

Môn 2: Mười Giới: Ba loại trước là Luật nghi, loại thứ bảy và thứ mười là thâu nhiếp chúng sinh, còn lại đều là thâu nhiếp pháp thiện.

Lại: Loại thứ tư tức là Giới rộng lớn, loại thứ năm là Giới hồi hướng. Hai loại trên đều là Giới thuộc về Nhất thiết chủng. Loại thứ sáu là duy trì vi tế, tức là Giới khó thực hành. Loại thứ bảy là khiến cho người khác hối hận trừ bỏ, tức là Giới của bậc Thiện sĩ. Loại thứ tám là do đầy đủ phép tắc oai nghi mà thâu nhiếp tiếp nhận giới pháp, ngăn chặn tất cả điều ác, thực hành tất cả điều thiện. Loại thứ chín là Giới vĩnh viễn thoát ra. Hai loại trên tức là Giới thanh tịnh. Loại thứ mười là Giới khiến cho người khác đạt được niềm vui của hai đời.

Môn 3: Mười Nhẫn: Ba loại đầu là nhẫn nại chịu đựng oán thù làm hại, bởi vì nhẫn nại chịu đựng sự não hại do ba nghiệp của người khác.

Ba loại tiếp là nhẫn nại yên lòng nhận lấy khổ đau, loại đầu và loại sau là nhẫn nại sự việc không vừa lòng, một loại giữa là nhẫn nại nhận lấy đau khổ của thân để cứu giúp chúng sinh. Hai loại sau là nhẫn nại quán sát tường tận về pháp. Loại thứ bảy-thứ tám bao gồm hai Nhẫn sau.

Lại: Loại thứ tư là Nhẫn khó thực hành, đối với người dưới có thể nhẫn nại mà tha thứ không bắt lỗi. Loại thứ năm là quên mình để cứu giúp khó khăn. Loại thứ sáu là nhẫn nại mình thuận với người khác, đều là Nhẫn toại ý mong cầu. Còn lại như trước đã phân định.

Môn 4: Trong mười Tinh tiến: Loại thứ hai cùng với loại thứ mười là làm lợi ích cho hữu tình, loại thứ năm là khoác giáp trụ, những loại còn lại đều là thâu nhiếp pháp thiện.

Lại: Ba loại đầu là là ba nghiệp, tức là Tự Thể của Tinh tiến. Loại thứ tư là lìa xa pháp tạp nhiễm. Loại thứ năm là dẫn dắt pháp thanh tịnh. Hai loại trên là Tinh tiến thuộc về tất cả các môn. Loại thứ sáu là không có gì rời bỏ, và không có gì sụt giảm. Loại thứ bảy là không có thua kém. Loại thứ tám là không có điên đảo và gia hạnh thường xuyên mạnh mẽ. Ba loại trên tức là Tinh tiến của bậc Thiện sĩ. Loại thứ chín là tương ưng với bình đẳng, tức là Tinh tiến thuộc về Nhất thiết chủng. Trên đây đều là Tự phần. Loại thứ mười tức là Thắng tiến, bởi vì Tinh tiến thanh tịnh hồi hướng Bồ-đề.

Môn 5: Trong mười Thiền: Năm loại đầu là phương tiện, một loại tiếp là Chánh Định vững vàng thành tựu, hai loại tiếp là Phát Tuệ đoạn trừ phiền não. Tám loại trên đây là Thiền thuộc về Hiện pháp lạc trú. Loại thứ chín là Thiền thuộc về làm lợi ích cho chúng sinh. Loại thứ mười là Thiền thuộc về dẫn dắt phát sinh công đức.

Lại: Loại thứ năm-thứ sáu là phẩm Xa-ma-tha. Loại thứ bảy là phẩm Tỳ-bát-xá-na. Ba loại trên đây là Thiền thuộc về Nhất thiết chủng. Loại thứ tám là bởi vì không có ý vị của Ái và Từ-Bi cùng hiện hành, cho nên không rời bỏ cõi Dục, đều là Thiền của bậc Thiện sĩ. Loại thứ chín là tuy phát khởi Thông-Minh mà lợi ích cho chúng sinh. Loại thứ mười là có thể nhanh chóng tiến vào cảnh giới của Phật, đều là Thiền khó thực hành.

Môn 6: Có mười Tuệ: Ba loại đầu là hiểu rõ về pháp, tức là Tuệ thuộc về Gia hạnh; bốn loại tiếp là thâu nhiếp chúng sinh, tức là Tuệ thuộc về Hậu đắc; ba loại sau là chứng lý, tức là Tuệ thuộc về Chánh Thể.

Lại: Năm loại trước là Tuệ thông đạt như thật đối với pháp đã nhận biết. Loại thứ sáu là Tuệ khéo léo quyết định ở trong năm Minh xứ và ba Tụ. Loại thứ bảy là Tuệ nhận biết có thể dẫn dắt làm lợi ích có ý nghĩa, nghĩa là bởi vì giống với Trí sai biệt của Phật, không phải là phàm phu-Tiểu thừa mà nhận biết được. Trên đây đều là Tuệ thuộc về Nhất thiết trí. Loại thứ tám là Tuệ khó thực hành, bởi vì thông hiểu sâu xa về Vô ngã, mà Vô ngại đối với cảnh. Loại thứ chín là Tuệ đầy đủ Giáo và đầy đủ Hạnh. Loại thứ mười là Tuệ đầy đủ Chứng Trí. Hai loại trên đây tức là Tuệ của bậc Thiện sĩ, nghĩa còn lại như phẩm Thập Hạnh đã dẫn.

Sau là trình bày về bốn Đẳng, có bốn môn. Sáu Độ phần nhiều trình bày về Tự lợi, bốn Đẳng phần nhiều dựa theo Lợi tha. Nhưng bốn Đẳng đối với cảnh có riêng biệt, đã thấy ở Thập Địa. Nay văn thuận theo tổng quát chỉ dựa theo trao cho niềm vui..., để hiển bày riêng biệt. Môn 1: Trình bày về Từ: Tám loại trước là duyên với chúng sinh, loại thứ chín-thứ mười thì văn hiển bày rõ ràng. Luận Du Già quyển thứ 44, thì trong ba duyên: Đầu là cùng chung ngoại đạo, tiếp là cùng chung Nhị thừa, sau mới là không cùng chung. Ba duyên trong này đều không cùng chung phàm phu-Tiểu thừa, như văn suy nghĩ về điều này!

Môn 2: Có mười loại Bi: Bảy loại trước là duyên với chúng sinh, một loại tiếp là duyên với pháp, hai loại sau là Vô duyên, trong đó: Đầu là thương xót bởi vì chúng sinh che kín Chân tánh của mình, sau là nghĩ đến chúng sinh không biết mà khiến cho tỏ ngộ.

Môn 3: Có mười loại Hỷ: Bốn loại đầu là duyên với chúng sinh, ba loại tiếp là duyên với pháp, ba loại sau là Vô duyên.

Môn 4: Có mười loại Xả, văn nêu ra mười một loại, bản kinh thời Tấn thì hai loại đầu chỉ hợp lại làm một, trong đó: Bốn loại đầu là duyên với chúng sinh, sáu loại tiếp là duyên với pháp, một loại sau là Vô duyên. Trên đây là trình bày về Thể của Hạnh, xong.

Mục 2-Từ "Thập chủng nghĩa..." trở xuống có tám môn, trình bày về Hạnh thuộc phương tiện thành tựu tu tập, trong đó: a-Có năm môn trình bày về Hạnh thuộc Tự phần; b-Có ba môn trình bày về Hạnh thuộc Thắng tiến.

Mục a-Có năm môn trình bày về Hạnh thuộc Tự phần, có ba tiết: Một-Có hai môn trình bày về nghĩa của pháp; Hai-Có hai môn trình bày về phước trí; Ba-Có một môn trình bày về trọn vẹn đầy đủ.

Tiết một-Có hai môn, dùng nghĩa của pháp ấy mà thành tựu Hạnh. Nếu dùng chủ động giải thích làm pháp, thì dùng thụ động giải thích làm nghĩa. Nay ở đây không chọn lấy chủ động giải thích làm pháp, nhưng pháp dựa theo nghĩa của Tự Thể, vì thế cho nên pháp là tổng quát mà nghĩa thì riêng biệt, còn lại như Địa thứ chín phân rõ trong bốn Vô ngại.

Môn 1: Có mười Nghĩa: Loại thứ nhất là dùng tu hành làm nghĩa của Đa văn, ý thuộc về tu mà không thuộc về nghe. Kinh Tịnh Danh cũng nói: "Đa văn là đạo tràng, bởi vì thực hành như pháp đã nghe." Loại thứ hai là dùng Tư làm nghĩa về ngôi nhà của pháp. Những loại còn lại dựa theo đây. Nhận biết về pháp tức là pháp thuộc Sự. Tám loại còn lại là pháp thuộc Lý, pháp thuộc Lý cho nên thuộc về Chứng nhập.

Môn 2: Có mười Pháp. Pháp có hai nghĩa: Một-Duy trì tự tánh; hai-Qũy phạm làm phát sinh hiểu biết cho chúng sinh. Nay ở đây: Bảy loại trước là bao gồm hai nghĩa. Hai loại thứ tám-thứ chín chỉ là tự tánh. Loại thứ mười chỉ là quỹ phạm làm phát sinh hiểu biết.

Ô-ba-đề, Trung Hoa nói là Hữu Khổ, tức là Niết-bàn của Nhị thừa. Luận Phật Tánh quyển thứ 2 nói: "Vô dư của Nhị thừa hãy còn có ba loại tồn tại: 1-Phiền não của Vô minh trụ địa; 2-Nghiệp vô lậu; 3-Khổ của biến dịch. Vì vậy không phải là Vô dư chân thật." Nay dùng Niết-bàn làm nghĩa của an lạc, sơ lược nêu ra có khổ, vì vậy cần phải rời bỏ. Quỹ phạm là khiến cho chúng sinh không nên tu theo pháp này.

Tiết hai-Có hai môn trình bày về phước trí, phước trí tức là duyên của đạo thành tựu phước trí, gọi là đầy đủ Trợ đạo. Như nói Tam Bảo không đoạn mất là phước, khuyến khích chúng sinh phát khởi là duyên... Lại đầy đủ hai trang nghiêm mới là Chánh đạo, nói chỉ một phía đều là Trợ đạo, vậy thì phước trí tức là đầy đủ Trợ đạo. Lại bởi vì tướng phước trí của Chánh đạo bặt dứt, cho nên trong văn thuyết pháp bố thí, đều chính là phước mà không phải là duyên của phước.

Môn 1: Trong phước đức: Loại thứ hai là thuận với nhân của hồi hướng, loại thứ bảy là không xen tạp pháp thiện của Tiểu thừa mà hồi hướng đối với quả. Còn lại có thể biết.

Môn 2: Trong trí tuệ đầy đủ:

Một-Bên ngoài gần gũi duyên tốt. Hai-Bên trong điều phục pháp khí.

Ba-Nơi an ổn của Niệm Tuệ: Sáu Niệm tự duy trì, sáu Pháp hòa hợp chúng, đều thấy ở văn trên; sáu Kiên thuận theo phần vị, kinh Bổn Nghiệp quyển Thượng lấy Tam Hiền-Thập Thánh-Đẳng Giác-Diệu Giác làm sáu, nghĩa là Tín kiên, Pháp kiên, Tu kiên, Đức kiên, Đảnh kiên và Giác kiên. Cũng gọi là sáu Nhẫn, nghĩa là TínPháp-Tu-Chánh-Vô cấu và Nhất thiết trí. Lại gọi là sáu Tuệ, nghĩa là Văn-Tư-Tu-Vô tướng-Chiếu tịch và Tịch chiếu. Lại gọi là sáu Quán, nghĩa là Trú-Hạnh-HướngĐịa-Vô tướng và Nhất thiết chủng trí. Tức là cũng sáu Tánh, nghĩa là Tập chủng tánh... Vì vậy tất cả chư Phật đều tiến vào nơi này.

Thường tùy thuận mười loại Trí, nghĩa là Pháp trí, Tỷ trí, Tha tâm trí, Thế trí, Trí thuộc bốn Đế, Tận trí và Vô sinh trí. Nếu tách Như Thật ra khác với trước, thì có mười một Trí. Nay dùng Như Thật xuyên suốt các Trí trên, cho nên chỉ nói đến mười Trí, như Trí Luận quyển thứ 26 phân rõ, do Niệm mà thành tựu Trí, cho nên làm phương tiện.

Bốn-Vui với pháp làm cho tinh thần thư thái. Năm-Tu tập thực hành chân thật.

Sáu-Mình và người cùng thanh tịnh. Nói ba Giác là Dục-Khuể và Hại.

Bảy-Quán sát rộng khắp về Giới thuộc pháp tánh.

Như rắn độc, kinh Tịnh Danh và kinh Niết Bàn, đều dùng bốn Đại làm rắn độc, bởi vì tánh làm hại trái ngược. Nay nghĩa ở trong Uẩn nhập là mười tám Giới, bởi vì bốn Đại tức là Nội giới, cho nên luận Câu Xá nói: "Đại chủng nghĩa là bốn Giới." Nay chọn lấy nghĩa riêng biệt trong tổng quát, cũng thích hợp. Mười tám Giới đều không thể nào giữ lấy, Xứ như xóm làng trống vắng là bởi vì trong đó không có người, đều như kinh Niết Bàn quyển thứ 23 trình bày.

Tám-Hiểu sâu xa về hai Không; từ "Vô tâm..." trở xuống là trình bày về Pháp Không.

Chín-Chỉ và Quán cùng qua lại với nhau, trong đó có hai tiết: 1-Tổng quát về tu Chỉ Quán. 2-Từ "Tâm ý..." trở xuống là cùng giải thích hai môn: Trước là giải thích về Chỉ, mong muốn giữ lấy tướng Ngã là Ngã tưởng, đích thực nghĩ đến là Ngã nghiệp, đích thực tổn hại Pháp thân là ung nhọt lở loét, còn lại quá khứ-vị lai diệt mất là vết sẹo, chủ động-thụ động hướng về vắng lặng cho nên không có đến-đi. Sau từ "Quán nhất thiết..." trở xuống là giải thích về Quán, nói tuy trướcsau mà vận dụng ở trong một lúc.

Mười-Tu tập Chủng trí, nghĩa là thấy pháp thuận theo duyên, thì biết quốc độ do tâm hiện bày, quốc độ do tâm hiện bày cho nên có mà chính là trống rỗng, trống rỗng là pháp tánh, vạn pháp dựa vào pháp tánh mà sinh ra, thấy rõ nguồn gốc của pháp tánh là Trí tuệ chân thật, đều lìa xa cấu nhiễm hư vọng, đều nói là thanh tịnh. Năm lớp tích tập trọn vẹn Nhất thiết trí.

Tiết ba-Có một môn về Minh Túc, là tổng quát hiển bày về trọn vẹn đầy đủ, phiền não tối tăm không còn, Trí hiểu biết hiển bày cho nên gọi là Minh. Túc có hai nghĩa: 1-Bởi vì Trí trọn vẹn đầy đủ; 2-Bởi vì có tiến lên hướng về, cho nên Túc ấy giống như chân bước.

Đây tức là nghĩa về Minh Hạnh Túc của mười tôn hiệu, Quả xứng với trọn vẹn đầy đủ, Nhân làm chân bước. Lại dựa theo kinh Niết Bàn quyển thứ 18 lấy Minh làm quả, đó gọi là Bồ-đề lấy Hạnh làm chân bước, nghĩa là Giới-Định..., mở rộng như kinh ấy nói. Đây là ở phần vị Đẳng giác, nghĩa bao gồm hai chân, hướng về nghĩa của chân bước, môn này cũng có thể gọi là Thắng tiến.

Trong mười câu: Bảy câu trước dựa theo Hạnh, ba câu sau riêng biệt nêu ra ba Minh. Trình bày về Hạnh thuộc Tự phần, xong.

Mục b-Từ "Hữu thập chủng cầu pháp..." trở xuống có ba môn, trình bày về Hạnh thuộc Thắng tiến: Môn 1-Lại mong cầu pháp quan trọng; môn 2-Đạt được rồi hiểu rõ ràng; môn 3-Như thuyết tu hành.

Môn 1: Dựa vào pháp này mà thành tựu Hạnh: Một-Tâm bắt đầu chỉ có ngay thẳng; Hai-Giữa và sau không có lơi lỏng; Ba-Bên trong không tiếc thân mạng; Bốn-Bên ngoài không còn danh lợi; Năm-Tự lợi và Lợi tha cùng trọn vẹn; Sáu-Hiểu được ý mất ngôn từ; Bảy-Quả không mong cầu gần; Tám-Nhân đáp lại những việc đã làm; Chín-Giải quyết tất cả nghi ngờ mê hoặc; Mười-Chỉ đầy đủ Phật thừa. Lìa xa mười loại mong cầu này đều là mong cầu tà vạy.

Môn 2: Hiểu rõ ràng về pháp: Đạt được mà không y theo đạt được, mong cầu để làm gì? Tổng quát là dùng Trí thù thắng của Phổ Hiền, nhận biết rõ ràng sai biệt về phàm-Thánh của Tam thừa:

Một-Phàm phu, bởi vì giống như trẻ thơ (Đồng trĩ) không biết gì, chưa có thể ra khỏi thế gian, tùy theo thế tục mà nuôi lớn bốn thiện căn.

Hai-Độn căn, bởi vì tin theo lời người khác nói mà thực hành về đạo, cho nên gọi là Tùy tín hành.

Ba-Lợi căn, bởi vì tự mình mở sách tìm đọc các pháp trong Kinh điển mà thực hành về đạo, cho nên gọi là Tùy pháp hành.

Nhưng nay đã nói hiểu rõ tự tánh của các pháp, tức là biết trong mười loại, thì chín loại trước cũng hàm chứa đầy đủ Đại thừa, vì vậy Trí Luận trình bày có Tam thừa cùng chung pháp của Thập Địa. Hai người trên đây dựa theo căn mà phân ra khác nhau.

Bốn-Người thứ tám, tức là Hướng thuộc Quả thứ nhất. Nhưng trong phẩm Hiền Thánh của luận Câu Xá giải thích rằng: "Người thứ tám, gọi là Khổ pháp nhẫn, bởi vì trong tám Nhẫn, từ sau kể ra là thứ tám."

Lại trong Trí Luận có địa vị của tám người, nếu dựa theo đoạn trừ vượt lên trên (Siêu đoạn) thì có thể đầy đủ Hướng thuộc Quả thứ hai-thứ ba, nghĩa là đầy đủ Tu đạo-phiền não và đoạn trừ, từ địa vị thứ nhất đến địa vị thứ năm đều là đoạn trừ của Hướng thuộc Quả thứ nhất, ba địa vị tiếp theo là hai đoạn trừ (Duyên phược đoạn và bất sinh đoạn) của Hướng, địa vị thứ chín cho đến Địa thứ tám thì phiền não không còn mà đạt đến Khổ pháp nhẫn, tức là Hướng thứ ba.

Năm-Pháp của Quả thứ nhất đoạn trừ các kiết, nghĩa là ba Chánh-ba Tùy đã giống như Thập Địa, cũng có thể do Kiến mà đoạn trừ phiền não, tám mươi tám Sử gọi là các Kiết; do thấy Đế lý mà đoạn trừ Vô minh lậu, Vô minh là căn bản của sinh tử, Lậu gọi là sinh tử.

Sáu-Quả Nhất Lai, quán sát lỗi lầm tai họa của vị Dục đã đoạn trừ sáu phẩm, tuy ba phẩm phiền não có thể tưới thấm một đời, một lần trở lại mà nhận biết không còn trở lại nữa.

Bảy-Quả Bất Hoàn, đoạn trừ hết chín phẩm phiền não, không trở lại cõi Dục, cho đến Địa thứ tám thì phiền não đều đoạn trừ, tổng quát nói rằng không vui thích ba cõi.

Tám-Quả Vô Học có tám Giải Thoát: 1-Giải thoát bên trong có Sắc quán sát Sắc bên ngoài. 2-Giải thoát bên trong không có Sắc quán sát Sắc bên ngoài. 3-Giải thoát thanh tịnh. Hai loại đầu như thứ tự dựa vào Thiền thứ nhất-thứ hai, loại thứ ba dựa vào Thiền thứ tư. Tiếp theo bốn Vô sắc là bốn Giải thoát. 8-Tức là Giải thoát Diệt thọ tưởng. Nghĩa còn lại đã thấy ở văn trước, mở rộng như các Luận. 9 và 10 có thể biết.

Môn 3: Pháp tu hành, là như thuyết giảng mà tu hành, mới đạt được pháp Phật. Thường vì chư Thiên, bởi vì chữ Vi là Khứ thanh (thanh thứ 3 của Hán cổ, thanh thứ 4 của Hán hiện đại). Bản kinh thời Tấn nói: "Giác ngộ chư Thiên." Còn lại đều có thể biết.

Trên đây là Hạnh thuộc phương tiện thành tựu tu tập, xong.

Mục 3-Từ "Hữu thập chủng ma..." trở xuống có mười môn, trình bày về Hạnh lìa xa chướng, phân hai: a-Năm môn trước trình bày thành tựu về Hạnh lìa xa chướng; b-Năm môn sau trình bày về gia trì lìa xa chướng.

Trong mục a-Năm môn trước trình bày thành tựu về Hạnh lìa xa chướng, phân ba tiết: Một-Có hai môn trình bày về Thể của chướng đã lìa xa; Hai-Có một môn trình bày về phương tiện lìa xa chướng; Ba-Có hai môn hiển bày về thành tựu Hạnh được thấy Phật.

Trong tiết một-Có hai môn trình bày về Thể của chướng đã lìa xa: Môn 1-Hiển bày về Thể của Ma; môn 2-Phân rõ về nhân của Ma.

Môn 1: Bởi vì mười loại Ma có thể chướng ngại cho Đạo: 1-Ma Uẩn, thân là vật dụng của Đạo, Thể cùng với Phật giống nhau, lẽ nào chính là nơi tích chứa của Ma? Tên gọi của Ma chỉ là do vướng mắc giữ lấy (Thủ trước), chín loại sau ví dụ như vậy, đều dùng câu sau để giải thích thành tựu về nghĩa của Ma. Vậy thì biết do tâm phân biệt mà vạn pháp đều là Ma, đâu chỉ có mười loại này, cho nên nêu ra Trí của pháp Bồ-đề, lấy thù thắng so với yếu kém, không do tâm phân biệt, thì tất cả đều là Phật, lẽ nào rời bỏ cảnh giới của Ma để mong cầu cảnh giới của Phật hay sao? Nhưng bốn Ma thẳng thắn dựa vào Thể để trình bày, mười Ma phần nhiều dựa theo giữ lấy kiến chấp (Chấp thủ). Bởi vì mười biểu thị cho vô tận, cùng với bốn không giống nhau. Nếu muốn thâu nhiếp, thì trừ ra ba loại, còn lại đều là phiền não. Thâu nhiếp về pháp tức là thụ động chứng được, Trí là chủ động chứng được, chủ động và thụ động phù hợp sâu xa cho nên gọi là Bồ-đề. Nếu không rời bỏ kiến chấp phân biệt về Bồ-đề, thì đã là Ma rồi. Văn còn lại tự nhiên hiển bày.

Môn 2: Có mười nghiệp Ma, bởi vì thực hành mười sự việc này đều có thể trái với thiện, cũng chuốc lấy Thiên Ma, cho nên trở thành nghiệp ma.

Trong mười loại: Một-Bởi vì quên mất nguồn gốc của Hạnh, kh-iến cho pháp thiện đã tu cảm lấy quả sinh tử, không đến được Bồ-đề, cho nên chính là nghiệp ma. Hai-Bởi vì không bình đẳng đối với che lấp-hóa độ, trong đó: Hai loại đầu là che lấp cùng thực hành hóa độ, bốn loại sau là chê bai ghét bỏ người có che lấp. Văn có phỏng theo tóm lược mà thôi. Nói đến Đạo chân thật, thì không bố thí, không keo kiệt, không giữ gìn, không vi phạm, không nhẫn nhịn, không làm hại, không tiến tới, không lơi lỏng, không yên định,không tán loạn, không trí tuệ, không ngu dốt, chê bai người khác không nhẫn nhịn thì Nhẫn độ lẽ nào thành tựu hay sao? Những loại khác đều dựa theo đây. Lại bởi vì xót thương mà chuyển hóa điều ác, huống hồ điều ác là giúp đỡ cho điều thiện, không quý trọng sự giúp đỡ ấy, thì thật là vô cùng mê muội. Tám loại còn lại dễ biết. Nhưng xem văn này khó tránh khỏi nghiệp Ma, mong các vị Hậu học xét kỹ điều này để thức tỉnh chính mình!

Tiết hai-Có một môn trình bày về phương tiện lìa xa chướng: Rời bỏ nghiệp ma tức là phương tiện lìa xa chướng, tu tập đối trị với chướng ngại, cho nên nói là rời bỏ lìa xa.

Nhưng mười câu này đối lập ngược lại với trước, chỉ sơ lược nêu ra mà không theo thứ tự: Câu 1 trở lại làm câu thứ năm. Câu 2 trở lại làm câu thứ hai. Câu 3 trở lại làm câu thứ bảy. Câu 4 trở lại làm câu thứ nhất. Câu 5 trở lại làm câu thứ tư. Câu 6 trở lại làm câu thứ tám. Câu 7 trở lại làm câu thứ ba. Câu 8 trở lại làm câu thứ chín, bởi vì cứu giúp che chở chúng sinh. Câu 9 trở lại làm câu thứ mười, bởi vì nếu được Phật gia hộ thì chấm dứt che lấp điều ác. Câu 10 trở lại làm câu thứ sáu, bởi vì cùng một thiện căn, lẽ nào mong cầu điều ác hay sao?

Như vậy muốn hiển bày tùy theo một thiện căn ấy, tổng quát quay trở lại mười câu trước đây, hoặc là dùng nhiều pháp thiện cùng quay trở lại một câu trước đây, khiến cho không cố chấp, cho nên không theo thứ tự mà thôi.

Tiết ba-Có hai môn hiển bày về thành tựu Hạnh được thấy Phật: Bởi vì lìa xa chướng, cho nên thành tựu Hạnh của quả hiện tại. Trong đó: Môn 1-Được thấy Phật; môn 2-Thành tựu Hạnh.

Môn 1: Tức là quả hiện tại. Trong này, đã được thấy tức là mười vị Phật trước đây, cũng là mười Thân của Địa thứ tám, mười Thân cùng với tên gọi ở đây không giống nhau về chi tiết, đã kết hợp như trước.

Nhưng trong này trình bày về được thấy, đều xứng với Phật ấy mà được thấy, như nói rằng không có đắm theo thì tự nhiên thuộc về Chánh giác, chứ không nói là Bồ-tát đối với vị Phật ấy không đắm theo. Nếu Bồ-tát đối với vị Phật này không đắm theo, thì chín vị Phật sau lẽ nào là đắm theo hay sao? Vậy thì biết đều dựa vào đã được thấy để trình bày về được thấy cũng không nhất định, một nửa dựa vào đã được thấy, một nửa dựa theo có thể được thấy.

Một: Không có đắm theo: An trú nơi thế gian cho nên không đắm theo Niết-bàn, thành tựu Chánh giác cho nên không đắm theo sinh tử, nương theo Đạo không hề trú vào mà thị hiện thành tựu Chánh giác, cho nên gọi là không có đắm theo. Xứng với điều này mà được thấy là được thấy Chánh giác. Những loại khác đều dựa theo đây. Lại không có Tà Tuệ nào mà không lìa xa, cho nên nói là không có đắm theo; không có Chánh Đức nào mà không tròn vẹn, cho nên nói là Chánh giác, thì Phật và được thấy phỏng theo tóm lược. Đây tức là câu tổng quát, chín câu còn lại đều là nghĩa riêng biệt của câu này.

Hai: Nương theo Nguyện mà sinh ra. Văn trước đây nói bởi vì Nguyện lực của Phật cho nên không có nơi nào không hiện bày. Lại nương theo Nguyện này mà có thể sinh ra tất cả công đức.

Ba: Báo tức là Thân nghiệp trang nghiêm bằng tướng tốt, tức là nhân của vạn hạnh mà tin sâu sắc là đứng đầu, nói tin sâu sắc mà được thấy. Văn sau Thiện Tài nói: Tất cả chư Phật khởi lên từ nơi tâm tin tưởng, cũng có thể khiến cho người được thấy mà tin tưởng.

Bốn: Tùy thuận chúng sinh mà trú trì Xá-lợi... Lại tùy thuận chúng sinh mà dùng âm thanh viên mãn rộng khắp tất cả ba đời để duy trì pháp Phật.

Năm: Niết-bàn tức là Hóa thân, Hóa thân thị hiện diệt độ cho nên gọi là Niết-bàn. Được thấy tiến sâu vào, là tiến sâu vào Niết-bàn mà có thể thị hiện diệt độ, tiến sâu vào sinh tử mà thị hiện diệt độ không phải là chân thật.

Sáu: Pháp thân đầy khắp mọi nơi pháp giới, bởi vì pháp giới là Thể của Phật.

Bảy: Tánh Duy Thức chân thật an trú trong lặng, vốn là tâm của Phật.

Tám: Vắng lặng trống trải không có nương tựa, bặt dứt lộ trình của tâm-ngôn tức là nghĩa về Tam-muội, suy ra tương tự đều như vậy, vốn là vô lượng Tam-muội.

Chín: Bình đẳng tánh trí hiểu rõ về tánh vốn có, Chân tánh của Bổn giác là tánh rõ ràng vốn có.

Mười: Bởi vì tùy theo ý mình và người khác, cho nên không có Thân nào không thọ.

Dựa vào mười Thân được thấy trên đây thì chân thật được thấy Phật. Đã nhận biết tổng quát-riêng biệt về sáu tướng viên dung của mười vị Phật, thì mười Thân được thấy cũng không có gì chướng ngại.

Lại mười loại này thâu nhiếp làm thành năm cặp: 1Thụ động xuất hiện và chủ động xuất hiện làm một cặp. 2-Chánh báo và tùy ý duy trì làm một cặp. 3-Chân thường và rộng khắp mọi nơi làm một cặp. 4-Bên trong an trú và bên ngoài vắng lặng làm một cặp. 5-Thể sâu xa và Dụng rộng lớn làm một cặp. Như văn suy nghĩ về điều này!

Mười vị Phật-mười Thân trên đây, tương tự như vậy làm thành một cặp. Lại mười Thân được thấy này đều có mười loại, đều như phẩm Bất Tư Nghị Pháp... phân rõ.

Môn 2: Có mười loại nghiệp của Phật, tức là thành tựu Hạnh. Trước đây được thấy Thể của Phật, nay phân rõ về nhân của Phật. Vả lại, Hạnh thuận với Hạnh của Phật cho nên gọi là nghiệp của Phật, bởi vì Phật lấy lợi ích cho chúng sinh để làm sự nghiệp.

Trong mười loại: Đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Lại tổng quát-riêng biệt hợp lại làm thành năm cặp:

1: Dẫn dắt người tỉnh và chuyển hóa người mộng làm một cặp. 2: Mở thông ràng buộc và giới thanh tịnh làm một cặp. Phạm giới nghi ngờ hối hận cho nên ràng buộc vì điều ấy, khiến sám hối trừ bỏ điều ấy cho nên gọi là vượt ra khỏi. Giới có nhiều loại, vượt ra khỏi cũng có nhiều. Tổng quát về tướng mà nói, thì không vượt qua hai loại: 1-Sự; 2-Lý. Sự tùy theo Thiên-Tụ khinh trọng mà sám hối trừ bỏ, Lý quán sát về Tánh Không là chân thật phụng trì giới luật. Nếu đầy đủ hai loại thì không có tội nào không lìa xa.

Lại như luận Du Già quyển thứ 99 nói: "Có năm việc làm xấu ác, tức là hối hận ràng buộc: 1-Dấy lên tư duy như vậy, về sau nhất định tự quở trách mình. 2-Chư Thiên trách mắng. 3-Đại Sư và người cùng thực hành quở trách. 4-Tiếng xấu lan truyền khắp nơi. 5-Chết rơi vào nẻo ác."

Cũng có năm tướng có thể trừ bỏ việc làm xấu ác này, nghĩa là Phật cho phép mà trở lại thanh tịnh, bởi vì không biết gì cho nên Ngã đã diệt mất, tương lai không có ý phạm vào cho nên Ngã đã sinh ra, đã sám hối đối với người cùng Phạm hạnh, Đức Phật dạy rằng sám hối trừ bỏ là tốt lành thay! Bởi vì việc làm xấu ác nối tiếp nhau mà bị che kín. Còn lại như kinh Tịnh Danh quyển thứ nhất và phẩm Tùy Hảo phân rõ.

3: Hiện tướng thuyết pháp làm một cặp. Ở trong hiện tướng, bởi vì tướng của Như Lai từ sáu Độ sinh ra, trừ bỏ sáu che lấp mà thấy được tướng thù thắng này, cho nên không mong mỏi Nhị thừa. Nhìn thấy thiện căn của Từ, nhất định nhận biết là tôn quý thù thắng, tâm trú vào cảnh giới của Phật, tự nhiên mất đi uy quang của mình, cho nên không có làm hại...

4: Hàng phục ma quân bảo vệ Tiểu thừa làm một cặp.

5: Bi thâu nhiếp cùng hiện hành làm một cặp. Trong cùng hiện hành có mười hai câu:

Một câu đầu tổng quát trình bày về bốn Đế thuộc Vô tác. Không kinh ngạc sợ hãi, là bởi vì phiền não hư vọng xưa không có mà nay có cho nên kinh ngạc, khổ đau hư vọng bức bách làm hại thân tâm cho nên sợ hãi. Nay đều hiểu rõ vốn vắng lặng tức là giống với Lý về Diệt, cho nên không kinh ngạc sợ hãi, tuy hiểu rõ vốn vắng lặng mà tu phước trí làm Đạo có thể đối trị.

Mười một câu còn lại là riêng biệt, trong đó: Một câu đầu là dựa theo Khổ, một câu tiếp là dựa theo Tập, tám câu tiếp là dựa theo Đạo, một câu sau là dựa theo Diệt, văn đều có thể biết.

Trong mục b-Từ "Hữu thập mạn..." trở xuống có năm môn, trình bày về Hạnh gia trì lìa xa chướng ngại, có hai tiết: Một-Có hai môn về Hạnh lìa xa chướng thành tựu bên trong; hai-Có ba môn sau về Hạnh gia trì đạt được bên ngoài.

Trong tiết một-Có hai môn về Hạnh lìa xa chướng:

Môn 1-Nêu ra chướng; môn 2-Hiển bày về đối trị

Môn 1: Mạn, là cậy thế mình hơn người khác, đề cao mình là tánh; có thể chướng ngại đến không Mạn, sinh ra khổ là nghiệp. Nhưng trong Kinh-Luận giải thích nhiều sai biệt, tạm thời trình bày về bảy Mạn. Luận Câu Xá quyển 19 nói: "1-Mạn; 2-Quá mạn; 3-Mạn quá mạn; 4-Ngã mạn; 5-Tăng thượng mạn; 6-Ti mạn; 7-Tà mạn."

Nay văn tách ra làm mười: Loại thứ 4-thứ 5 và thứ 9 có đủ tên gọi của loại ấy, 7 loại còn lại chỉ có nghĩa của loại ấy.

Ba loại trước tức là Mạn, bởi vì chỉ dựa theo tâm có cao ngạo, bởi vì Luận ấy nói: "1-Mạn, nghĩa là thua kém đối với người khác nói là mình hơn hẳn, ngang bằng đối với người khác nói là mình ngang bằng. Tuy có thể xứng với cảnh nhưng bởi vì tâm cao ngạo, cho nên gọi là Mạn." Trong mười loại Mạn:

1-Xem thường đối với người khác.

2 và 3-Khinh mạn đối với giáo pháp.

4- Trung bình mà tự cao lấn hiếp người khác, thì bằng người khác mà nói là mình hơn hẳn, tức là Quá mạn, bởi vì vượt qua Mạn trước đây.

5- Chính là Mạn quá mạn. Nay nói Quá, Quá là bởi vì vượt qua Mạn trước đây. Người có đức nên ca ngợi, thì không vui khi thấy ca ngợi đối với người khác hơn hẳn, liền nói là mình hơn hẳn cho nên thích hợp phải ca ngợi mình.

Chính là Tà mạn. Nghĩa là đối với không có đức nói mình có đức, cho nên gọi là Tà mạn. Thành tựu ác hạnh gọi là không có đức. Cậy vào điều ác mà cao ngạo, gọi đó là Mạn. Tự mình khởi lên phỉ báng, tức là ác hạnh.

6- Chính là Ti mạn. Người lớn tuổi già yếu có đức nhất định người ấy hơn mình phần nhiều, không nên câu nệ việc làm, thì nói là mình tuổi trẻ non kém sao có thể làm việc cho người khác.

7- Cũng bởi vì Tà mạn mà khởi lên ác hạnh.

8- Chính là Ngã mạn. Do Ngã mạn mà xâm phạm bừa bãi.

9- Chính là Tăng thượng mạn. Điều thiện mới chưa khởi lên, nhất định chưa đạt được; không nên tranh cãi mà tranh cãi, mà nhất định nói là đạt được. Loại ấy chỉ để sau đã từng phát ra.

Dựa theo bản tiếng Phạn thì nên quay lại đặt ở sau hầm sâu mà ở trước trăm ngàn kiếp. Bản tiếng Phạn ấy thuận theo tiêu diệt, sau nói là không nên nói mà nói, nói nhiều gây ra tranh chấp, phát khởi oán thù hiềm khích, thường xuyên thực hành pháp này sẽ rơi vào hầm lửa. Nhưng bởi vì lực của tâm Bồ-đề đã từng tích tập, cảm được lực tự tại thọ sinh trong nhà tôn quý, trải qua trăm ngàn kiếp hãy còn không được thấy Phật, huống gì nghe pháp.

Bản kinh thời Tấn và kinh Độ Thế, đại ý đều giống với bản tiếng Phạn.

Nếu chỉ dựa vào kinh này giải thích, thì sẽ rơi vào hầm sâu, nói lỗi lầm của Mạn ấy, cuối cùng tự mình tỉnh ngộ, rõ ràng không phải là mãi mãi chìm đắm.

Nếu dựa theo tám Mạn thì ba loại trước đều là Kiêu mạn, cũng gọi là Ngạo mạn, đều đối với cảnh tôn nghiêm không chịu lễ lạy cung kính. Còn lại như giải thích riêng biệt.

Môn 2: Từ "Nhược chư Bồ-tát..." trở xuống có mười loại nghiệp của Trí, hiển bày về Hạnh đối trị. Nghĩa là đã hiểu biết phiền não chướng ngại thì không để cho tăng trưởng, chế ngự tình theo Lý mà kính trọng thực hành giáo pháp, cho nên gọi là nghiệp của Trí.

Trong văn: Đầu là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, văn nối thông hai đoạn; sau từ "Hà đẳng..." trở xuống chính thức hiển bày đều là tác dụng của Trí, cho nên gọi là nghiệp.

Tiết hai-Từ "Ma nhiếp trì..." trở xuống có ba môn phân rõ về Hạnh gia trì đạt được bên ngoài, phân hai: Môn 1-Chướng đã lìa xa; môn 2 và 3-Hạnh có thể đối trị.

Môn 1: Tức là gia trì chướng ngại căm ghét, bởi vì hành bên trong trái với Lý, cho nên Ma bên ngoài được dịp thuận tiện, gọi là Nhiếp trì. Lại hành trái với Lý tức là Ma thâu nhiếp.

Trong mười câu: Hai câu đầu là tâm lười nhác, ý chí hạn hẹp. Hai câu tiếp là thực hành ít, hiểu biết ngưng trệ. Hai câu tiếp là rời bỏ nguyện, hướng về đoạn dứt. Hai câu tiếp là thành tựu nhỏ, rời bỏ to lớn. Hai câu sau là rời bỏ Bi, bài báng giáo pháp.

Môn 2 và 3: Từ "Phật sở nhiếp..." trở xuống, trình bày về Hạnh có thể đối trị, bởi vì lìa bỏ Tà, cho nên tự nhiên hợp với Chánh. Trong đó: Môn 2-Phật; môn 3Pháp.

Môn 2: Trước là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; sau từ "Hà đẳng..." trở xuống là chính thức trình bày, văn hiển bày có thể biết.

Môn 3: Trong pháp thâu nhiếp: Bốn loại trước tức là bốn Pháp Ấn, hai loại tiếp là tổng quát-riêng biệt về duyên sinh, hai loại tiếp là Đại-Tiểu, hai loại sau là TríĐoạn.

Trên là phân rõ về nhân tròn vẹn đến cuối cùng, xong.

Trong mục hai từ "Thập chủng trú Đâu-suất..." trở xuống có mười chín môn, trình bày về Hạnh viên mãn thuộc Dụng của quả, phần nhiều dựa theo tám tướng để hiển bày về Dụng của quả, rõ ràng là Quả thuộc Đại Dụng của Phổ Hiền, thuyết giảng không dựa vào phần Thật báo ở Tịnh độ. Lại hiển bày về Thật báo vốn không thể nói được. Lại hiển bày về tám tướng vốn bao gồm nhân quả.

Trường hàng phân làm mười mục: 1-Có một môn trình bày về trú ở cõi Trời; 2-Có một môn trình bày về thị hiện mất đi; 3-Có một môn trình bày về Nhập thai; 4-Có một môn trình bày về Trú thai; 5-Có ba môn trình bày về Sơ sinh; 6-Có hai môn trình bày về Tại gia; 7-Có hai môn trình bày về Xuất gia; 8-Có năm môn trình bày về Thành đạo; 9-Có hai môn trình bày về Chuyển pháp luân; 10-Có một môn trình bày về nhập Niết-bàn. Hai môn đầu hợp lại thuộc về môn thứ ba, tức là tám tướng.

Mục 1-Có một môn trình bày về trú ở cõi Trời.

Muốn giải thích về Hạ sinh, trước phải trình bày những việc làm ở cõi trời: 1-Cảm hóa trời cõi Dục. 2-Cảm hóa trời cõi Sắc. 3-Cảm hóa khắp Đại thiên thế giới. 4-Đồng loại cùng nhau bàn luận. 5-Thuyết giảng cho đồng loại. 6-Khéo léo làm cho Ma quân phải hàng phục. 7-Âm nhạc thuyết pháp. 8-Đến nơi Phật nghe pháp. 9-Cúng dường nhiều Đức Phật. 10-Nhiều thân làm lợi ích cho chúng sinh.

Mục 2-Có một môn trình bày về thị hiện mất đi. Thời cơ đến thị hiện mất đi nói là sẽ Hạ sinh. Kinh Đại Thừa Phương Tiện quyển Hạ nói rằng: "Bồ-tát như Bổn nguyện của mình, ở nơi cung trời Đâu-suất, có thể đạt được Bồ-đề mà chuyển pháp luân, không phải là không có năng lực. Bồ-tát tư duy rằng: Người cõi Diêm-phùđề, không có thể đi đến cõi trời Đâu-suất này để lắng nghe tiếp nhận giáo pháp, người ở cõi trời Đâu-suất có thể đi xuống cõi Diêm-phù-đề. Vì thế cho nên thọ sinh ở cõi dưới."

Trong mười câu: 1-Cứu giúp nhiều chúng sinh. 2-Thức tỉnh người có duyên khắp nơi. 3-Trang nghiêm quốc độ chọn ra những gì không thích hợp. 4-Giác ngộ quyến thuộc dẫn theo. 5-Bí mật triệu tập quyến thuộc hầu hạ bảo vệ. 6-Nói cho Đương cơ biết trước. 7-Khiến cho quyến thuộc giúp đỡ nhận biết. 8-Làm thanh tịnh nơi chốn sinh ra. 9-Kéo dài tuổi thọ cõi trời. 10-Hiện ra nhiều sự việc khó nghĩ bàn. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 59 trong kinh).

Mục 3-Có một môn, chính thức trình bày về mười sự việc tiến vào thai. Như có người hỏi rằng: Ở trong bốn Sinh loại thì Hóa sinh là bậc Thượng, Phật là thù thắng nhất vì sao thuộc về Thai sinh? Trong các KinhLuận, phần nhiều dùng duyên đầu tiên để giải thích thông suốt câu hỏi này.

Nay trình bày đầy đủ mười sự việc để biểu thị về Vô tận: 1-Giáo hóa người kém hiểu biết, đây là bao gồm phàm phu-Tiểu thừa. 2-Thâu nhiếp quyến thuộc Hóa sinh, bởi vì giả sử có cha mẹ... mà ân nuôi dưỡng ít. 3-Ba thời không có tán loạn, lúc ra khỏi thai không có tán loạn, bởi vì thuộc về sau lúc mới sinh ra.

Phẩm Thế trong luận Câu Xá trình bày: "Luân Vương chỉ riêng lúc tiến vào thai không có tán loạn, Duyên giác bao gồm trú trong thai, chỉ có Phật trong ba thời không có tán loạn, bởi vì phước-trí đều thù thắng." Luận Du Già giống như Luận này. Ba sự việc trên đây trong Tiểu thừa giáo cũng nói đến.

Bốn sự việc tiếp theo sau bao gồm Quyền giáo-Đại thừa giáo: 4-Diễn thuyết giáo pháp làm lợi ích chúng sinh. 5-Nương theo Nguyện thuộc về Hóa sinh. 6-Phá trừ Mạn thuộc về Thai sinh, ai có thể đối với Phật mà cậy vào chủng tộc? 7-Thai che chắn mà không ngăn cách, khiến cho người có Đại tâm cùng nhìn thấy.

Ba sự việc sau chỉ có ở Thật giáo: 8-Đồng loại cùng nhau tập hợp thuyết giảng về Trí tuệ tạng, mà làm Thai tạng. 9-Định lực hiện rõ trang nghiêm, dùng Vô cấu tạng mà làm Thai tạng. 10-Phát khởi cúng dường nghe pháp, dùng Pháp giới tạng mà làm Thai tạng.

Một sự việc thứ 10 là tổng quát, sự việc thứ 8-thứ 9 tức là nghĩa riêng biệt của Pháp giới, Pháp giới vắng lặng là nghĩa của Vô cấu, vắng lặng mà thường soi chiếu là nghĩa của Trí tuệ.

Lại hai sự việc trước là chủ động chứng được, một sự việc sau là thụ động chứng được, chủ động-thụ động phù hợp sâu xa mà sinh ra chư Phật.

Lại hai sự việc trước là không làm hỏng nhỏ bé mà dung nạp rộng lớn, một sự việc sau là không rời khỏi nơi này mà có khắp mọi nơi, tự tại như vậy vốn là Phật sinh ra.

Mục 4-Có một môn, nơi chốn vi tế tức là trình bày về mười sự việc trú trong thai:

Một sự việc đầu là tổng quát về hiện rõ địa vị. Tám sự việc tiếp là trình bày về hiện rõ bảy tướng, bởi vì ở trong thai vốn là chủ động hiện rõ, Đồng tử vốn thuộc về tướng ở trong Vương cung. Một sự việc sau là tổng quát kết luận về nhiều môn, gộp lại trong một tướng cùng một lúc hiện rõ như nhau, sâu xa bí mật khó biết cho nên gọi là vi tế.

Mục 5-Từ "Thập chủng sinh..." trở xuống có ba môn, trình bày về tướng Sơ sinh.

Môn 1: Chính thức phân rõ, tức là lúc sinh ra từ hông bên phải: Một tướng đầu tức là lúc sinh ra không có tán loạn, một tướng sau là rung động thế giới làm lợi ích cho chúng sinh, tám tướng giữa có thể biết.

Môn 2: Hiện rõ vẻ mặt tươi cười ở lúc bước đi bảy bước. Kinh Thụy Ứng nói: "Bồ-tát thị hiện Đản sinh liền bước đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, cất tiếng nói rằng: Trên trời dưới đất chỉ có Ngã là tôn quý." Tức là tự mình thề nguyện.

Trong mười câu: Ba câu đầu là tự mừng cho mình. Sáu câu tiếp là mừng vì có thể làm lợi ích rộng khắp cho tất cả chúng sinh (Quần phẩm): 4-Không có trí tuệ mà tự kiêu mạn thì mình có thể phá trừ. 5-Thiện căn xưa kia mà nay lui sụt thì mình có thể nối tiếp. 6-Có thể làm ruộng phước tốt lành cho chúng sinh. 7-Thấy chúng sinh nghe giáo pháp vốn có lợi ích không hư rỗng. 8-Xót thương những người cùng thực hành mà không thành Phật. 9-Thương xót những người cùng hội tụ mà đắm vào địa vị phàm phu. Một câu sau là được Phật gia hộ.

Môn 3: Bước đi bảy bước, nghĩa là mới sinh ra ở mặt đất mà mười phương đều bước đi bảy bước, hiển bày về tự tại hiếm lạ vô cùng; số bảy vượt qua số ba gọi là vượt qua ba cõi, tùy theo mặt đất đã bước qua đều hiện rõ Kim Cang. Còn lại đều có thể biết.

Mục 6-Từ "Đồng tử địa..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh tại gia giống như thế tục, đều là tướng ở trong Vương cung, Đồng tử đã thuộc về Vương cung. Nhưng môn 1 là trình bày về tuổi thơ mà ôm ấp đức hạnh tài năng, biểu hiện đều là siêu tuyệt; môn 2 là trình bày về cao quý vô cùng mà không hề nhiễm trước, để làm sáng tỏ về đức cao xa.

Môn 1: Câu thứ 8 nói rằng khiến cho vui thích giáo pháp, là tuổi thơ mà Phạm hạnh, đức nghiệp đặc biệt tuyệt vời, về sau thấy Đạo thành tựu thì nhất định vui với giáo pháp ấy. Chín câu còn lại có thể biết.

Môn 2: Chính thức trình bày ở trong Vương cung, trong mười câu: Câu 1 là chuyển hóa người cùng thực hành, bởi vì cùng thực hành ở trong Vương cung như Cù-ba (Cù-di là Phu nhân đệ nhất của Thái tử Tất-đạt). Câu 4 là thời đại hỗn loạn đen tối mừng vui tôn trọng. Tám câu còn lại có thể biết.

Mục 7-Từ "Xuất gia..." trở xuống có hai môn, trình bày về Hạnh rời bỏ gia đình mong mỏi tu đạo: Môn 1 trình bày về xuất gia, môn 2 hiển bày về tu hành.

Môn 1: Tuy có thể nhập đạo từ trong Vương cung sâu xa mà xuất gia, là nêu ra mười ý về sự việc này: Hai ý đầu là khiến cho chán ngán rời bỏ quả của Khổ. Hai ý tiếp là vui mừng truyền bá về Đạo thù thắng. Hai ý tiếp là khiến cho lìa xa Tập của nhanh nhạy-chậm chạp, người chấp vào Thường kiến thì coi trọng về Thường, vì coi trọng cho nên không xuất gia; người chấp vào Đoạn kiến thì thân diệt mất không còn lại gì, đâu cần phải xuất gia? Đã hiểu rõ không phải Thường-Đoạn thì có thể tu tập tiến lên, nói là lìa bỏ hai bên, lại không phải khổ-vui... Hai ý tiếp là hiển bày về Diệt hết hệ lụy của ngôi nhà ba cõi. Hai ý sau là hiển bày về đạt được Quả giống với Nhân.

Môn 2: Thị hiện khổ hạnh, hành có khổ-vui mà khổ khắp nơi, có mười ý về sự việc này: 1-Vốn là pháp quan trọng của Tiểu thừa, nghĩa là chịu khó chịu khổ mới đạt được đạo. 2-Thị hiện giống với ngoại đạo mà phá tan Tà kiến, nghĩa là sáu năm tự mình nhịn đói mà không có đạo, về sau nhận bát cháo sữa mới đạt được, hiển bày về nhịn đói không phải là chân thật. 3-Cùng một lời mắng Phật chịu đói trong sáu năm ròng, sự việc như trong kinh Đại Thừa Phương Tiện quyển thứ 2 trình bày. 4-Chúng sinh trong đời năm trược đều có tội nặng, lo âu phiền muộn che kín tâm tư không thể nào đạt được đạo, khiến cho họ nghĩ rằng người bài báng Phật hãy còn được giải thoát, huống hồ chúng ta hay sao? Vì vậy ngay lúc ấy hối hận trừ diệt, cũng như kinh ấy trình bày. 5-Bởi vì thúc đẩy chúng sinh lười nhác. 6-Khiến cho nhận biết vì pháp mà quên đói khát. 7-Thị hiện đắm theo niềm vui vốn không phải là đạo. 8-Từ đầu đến cuối vốn rất chịu khó. 9-Dựa theo bản kinh thời Tấn nói rằng: "Bởi vì muốn khiến cho chúng sinh ở vị lai phát khởi tinh tiến, cho nên nay nói về tinh tiến." Kết hợp ở câu trước, ở đây thiếu một câu này. 10-Khổ hạnh chờ đợi căn cơ, là hiển bày về Bi rất sâu sắc.

Mục 8-Từ "Nghệ đạo tràng..." trở xuống có năm môn, trình bày về Hạnh thành tựu Đạo chứng thực tiến vào, tức là phân làm năm:

Một-Trình bày do tiến lên hướng về mà an ổn, tức là từ khổ hạnh mà hướng về tán cây Bồ-đề (Đạo thọ), hiển bày rời bỏ Tà hướng về Chánh, nhân tròn vẹn hướng về quả, thực hành công hạnh tiến về phía sau. Mười câu có thể biết.

Hai-An tọa giữa đạo tràng là trình bày về nơi an ổn của tự lực, trong mười câu: Bốn câu đầu là nơi chốn trang nghiêm. Ba câu tiếp là ba nghiệp hiện rõ tướng, bởi vì nhìn pháp tòa Sư tử thì biết là sắp thuyết giảng, bản kinh thời Tấn nói: "Nhìn Sư tử hống của tất cả chư Phật." Ba câu sau là thành tựu đức: 1-Đầy đủ năng lực tự mình chứng được, trình bày về Trí hiển hiện thì phiền não không còn. 2-Tiếp nhận nơi chốn của Phật sẽ phù hợp giống như pháp giới. 3-Đồng Thể Đại Bi cho nên có thể gia hộ rộng khắp.

Ba-Có mười sự việc đặc biệt khác lạ, trình bày về điềm báo trước Đại quả hiếm lạ cảm đến bên ngoài.

Bốn-Hàng phục ma quân, là bởi vì Chánh giác sắp hiển hiện, thì trước phải phá dẹp tà ma. Đều nói là thị hiện, bởi vì đã hàng phục từ lâu. Ma vương phần nhiều vốn là Đại Bồ-tát, không có ác ma nào có thể não hại đến Phật; cũng như Dã can, lẽ nào có thể dùng uy thế làm chấn động ở trước Sư tử hay sao? Kinh Đại Thừa Phương Tiện quyển Hạ nói: "Nếu không phải là Phật lực triệu tập đến, thì những ác ma ấy lẽ nào có thể đến gần Phật hay sao? Ma là thù thắng tôn quý ở cõi Dục, thù thắng làm cho những hạng khác phải hàng phục."

Trong mười loại: 1-Thị hiện dùng đức để can ngăn. 2-Phật phá tan ma thì không có ai khỏi bệnh. 3-Binh chúng của Ba-tuần vây quanh cây Bồ-đề đầy khắp ba mươi sáu Do-tuần, muốn làm cho trở ngại, Bồ-tát trú trong Trí tuệ Từ Bi dùng ngón tay ấn xuống đất, tất cả đều tan rã, tám vạn bốn ngàn Đại chúng Bát bộ đều phát tâm Đại Bồ-đề, cho nên nói là giáo hóa điều phục rộng khắp, như kinh Phương Tiện và kinh Bổn Hạnh Tập trình bày. 6-Bởi vì chưa tránh khỏi ma thì đừng lười nhác. 7-Bởi vì một khi được hàng phục, thì trở lại bảo vệ giáo pháp cho đến thời kỳ cuối cùng của giáo pháp (Mạt thế). Năm loại còn lại có thể biết.

Năm-Có mười loại thành tựu Lực của Như Lai, tức là Chánh giác hiện rõ trước mắt. Hai môn trước là đạo

Vô gián, môn này là đạo Giải thoát. Lại hai môn trước là đạo Phương tiện, nay môn này trong mười loại: Một loại đầu là tất cả các Chướng đều vắng lặng, hai loại tiếp là tất cả các Nhân đều tròn vẹn, hai loại tiếp là tất cả các Quả đều đầy đủ, ba loại tiếp là tất cả các Đức đều rộng khắp, hai loại sau tất cả chư Phật đều giống nhau, cho nên kết luận gọi là Như Lai.

Mục 9-Từ "Chuyển Đại pháp luân..." trở xuống có hai môn, trình bày về Chuyển pháp luân, Đạo thành tựucơ chín muồi mà mở toang cánh cửa Cam-lồ, trong đó: Môn 1-Thể và Dụng của Pháp luân đã chuyển; môn 2-Trình bày về nhân duyên chuyển pháp luân.

Trong môn 1: Thuyết giảng lưu truyền viên thông gọi đó là Luân, Luân của Tự Ngã gọi đó là Chuyển. Tiểu thừa dùng bốn Hạnh là Nhãn-Trí-Minh-Giác gắn liền với bốn Đế, nay hiển bày về mười Hạnh vô tận, thuận theo gắn liền với mười Đế để trở thành một trăm Hạnh, còn lại như chương Pháp Luân trình bày.

Trong mười loại: Hai loại đầu là chủ động chuyển đầy đủ trọn vẹn. Hai loại tiếp là thụ động chuyển sâu xa vi diệu. Hai loại tiếp là phát sinh niềm tin-vượt khỏi khổ đau. Hai loại tiếp là nhân sâu xa-lượng rộng lớn. Hai loại sau là thời gian lâu xa-lợi ích cao vời.

Môn 2: Gieo trồng pháp thiện thanh tịnh (Bạch tịnh pháp), có mười sự việc tức là nhân của Pháp luân. Pháp thiện thanh tịnh, tức là Thể của Luân thụ động chuyển, nghĩa là pháp giới thanh tịnh vô lậu của Phật chuyển vào trong tâm của chúng sinh, thành tựu về nghe mà huân tập chủng tử, cho nên gọi là gieo trồng. Bởi vì thuyết giảng phù hợp với thời cơ, ngôn từ không phát ra trống rỗng, cho nên trở lại sinh ra Thánh Trí vô lậu, mà không có gì trôi qua trống rỗng. Trong Nhiếp Luận nói: "Đa văn huân tập từ Đẳng Lưu của pháp giới thanh tịnh nhất, sinh ra hiện hành vô lậu." Chính là nghĩa này, cũng tức là Giải thoát Vô ngại ở chương trước.

Sở dĩ có thể gieo trồng chủng tử này, là bởi vì có mười sự việc: Một loại đầu là nhân của đời quá khứ (Túc nhân), còn lại đều là nhân của đời hiện tại (Hiện nhân).

Trong đó: Sáu loại trước là Đức đầy đủ, ba loại sau là Dụng thù thắng.

Trong sáu loại trước: Hai loại đầu là Bi đầy đủ, một là bên trong duy trì, hai là bên ngoài thâu nhiếp. Bốn loại tiếp là Trí đầy đủ, tức là bốn Tất-đàn: Một-Vị nhân Tất-đàn, bởi vì vui thích không giống nhau; hHai-Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, bởi vì đùng lúc khiến cho tỏ ngộ; Ba-Đối trị Tất-đàn, bởi vì tùy theo bệnh mà thích hợp; Bốn-Thế giới Tất-đàn, bởi vì hiểu rõ thế giới mà thuận theo.

Mục 10-Có một môn trình bày về nhập Niết-bàn, nghĩa là ứng theo đến cùng trở về nguồn gốc, có mười ý về sự việc này:

Hai ý đầu trình bày về lỗi lầm tai họa của sinh tử: 1-Không có gì thường; 2-Không có niềm vui. Vì vậy nói là không an ổn.

Ba-Trình bày về Niết-bàn là niềm vui, ngược lại với không có niềm vui trước đây, bởi vì Niết-bàn tịch diệt là niềm vui chân thật.

Bốn-Ngược lại với Sắc thân không có gì thường, mà Pháp thân là Thường. Vì vậy bản kinh thời Tấn nói: "Bởi vì khiến cho mong cầu Pháp thân thanh tịnh thường trú." Nay thiếu chữ Thường. Bởi vì Pháp thân là một tánh của ba đức sinh ra, Thể xưa nay không có biến đổi sai khác, cho nên chỉ nói về Thường. Nay đã ra khỏi ràng buộc, cho nên gọi là thanh tịnh.

Ba ý tiếp trình bày về sinh tử không có Ngã, cho nên không tự tại: 1-Một kỳ hạn không có gì thường, bởi vì không tự tại, cho nên nói là không thể chuyển được; 2-Riêng biệt trình bày về niệm niệm không có gì thường, cho nên không tự tại, đây là bao gồm Biến dịch sinh tử; 3-Tức là Phần đoạn sinh tử, không thể nào tồn tại vững bền, cũng không phải tự tại.

Tám-Trình bày Niết-bàn là vững bền, tức là Ngã tự tại, cũng bao gồm nghĩa Thường.

Chín-Ngược lại với Hữu vi để trình bày về đức thanh tịnh. Bất tịnh tức là pháp Hữu vi, cho nên nói là tích tụ-phân tán. Thanh tịnh là chư Phật Bồ-tát, Chánh pháp gọi là không có sinh khởi, nhưng chính là Niết-bàn thuộc tánh thanh tịnh. Tùy duyên sinh tử là tánh ngay nơi tướng, mới là Chánh pháp. Nhưng Niết-bàn thứ hai ngược lại phá bỏ bốn đức của phàm phu-Tiểu thừa, bởi vì bao gồm pháp của chư Phật, cho nên dùng Như Lai làm Ngã. Bởi vì môn này chính thức hiển bày về Niếtbàn, cho nên cũng dựa vào Niết-bàn để trình bày về Ngã, còn lại đều thuận theo nhau. Nhưng bốn đức ThườngLạc-Ngã-Tịnh, tuy bao gồm tất cả pháp Phật, mà thuận theo nghĩa riêng biệt đều hiển bày không giống nhau.

Trên đây là dùng bốn Vinh (bốn điên đảo của phàm phu) ngược lại với bốn Khô (bốn điên đảo của Nhị thừa), để loại bỏ toàn bộ tám loại điên đảo.

Mười-Trình bày về quy phạm thông thường của chư Phật là pháp vốn như vậy.

Trên đây là phần Thuyết giảng, xong.

Phần bảy: Từ "Phật tử, thử pháp môn..." trở xuống là phần Kết thúc khuyến khích tu học, trong đó có hai mục: Một-Kết luận về nghĩa, khuyến khích tu tập; Hai-Từ "Phật tử, thử nhất thiết Bồ-tát..." trở xuống là kết luận về danh, khuyến khích học theo.

Trong mục một là kết luận về nghĩa, khuyến khích tu tập, cũng có hai: 1-Nêu ra tên gọi để kết luận về nghĩa; 2-Từ "Phật tử, nhược hữu..." trở xuống là khuyến khích tin tưởng, tu tập thực hành.

Trong mục hai là kết luận về danh, khuyến khích học theo, có hai mục:

Mục 1-Hiển bày về mười tên gọi: Một loại đầu dựa theo chủ động giải thích, dựa vào đây sinh ra Hạnh, cho nên gọi là Xứ, trước đây dựa theo Thể của Hạnh thụ động giải thích, chỉ nói là Hạnh thanh tịnh. Chín loại còn lại dựa theo công năng thụ động giải thích để thiết lập tên gọi:

Hai-Bởi vì quyết đoán về nghĩa của Hạnh ấy nhất định có thể cảm đến quả.

Ba-Bởi vì chứng được pháp đã chứng được.

Bốn-Bởi vì có thể chứng được rõ ràng.

Năm-Bởi vì có Trí siêu việt thù thắng.

Sáu-Bởi vì Bi phát khởi vạn hạnh.

Bảy-Bởi vì tất cả đều viên dung.

Tám-Bởi vì quỹ phạm chuẩn mực đầy đủ.

Chín-Bởi vì ngay nơi Lý trải qua Sự.

Mười-Bởi vì ngay nơi Sự mà Chân.

Mục 2-Từ "Ưng tôn trọng..." trở xuống là khuyến khích học theo, có thể biết.

Phần tám: Từ "Thuyết thử..." trở xuống là phần Hiện rõ điềm lành, có thể biết.

Phần chín: Từ "Nhĩ thời thập phương..." trở xuống là phần Chứng minh thành tựu, trong đó có hai mục: Một-Ca ngợi về pháp chứng được; Hai-Từ "Phật tử, nhữ dĩ..." trở xuống là khen ngợi về người chứng được.

Phần mười: Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là phần Kệ tụng, toàn bộ có hai trăm mười lăm kệ rưỡi, phân ba mục: Một-Có tám kệ bảy chữ, ca ngợi về đức sâu rộng, trình bày về phạm vi giới hạn của thuyết giảng. Hai-Từ "Kỳ tâm..." trở xuống có một trăm ba mươi mốt kệ rưỡi, tổng quát nêu ra Đức của Hạnh, tóm lược hiển bày về sâu rộng. Hai mục trên đều là Già-đà (Phúng tụng). Ba-Từ "Y ư Phật trí..." trở xuống có bảy mươi sáu kệ, tụng về phần Trường hàng trước đây, mới là Kỳdạ (Trùng tụng).

Mục một-Có tám kệ bảy chữ, phân bốn: 1-Có bốn kệ, nhận lời thuyết giảng về rộng sâu; 2-Có hai kệ, nêu ra đức để khuyên nhủ lắng nghe; 3-Có một kệ, trở lại tổng quát về nhận lời thuyết giảng; 4-Có một kệ, nêu ra phạm vi giới hạn của thuyết giảng.

Trong mục hai có một trăm ba mươi mốt kệ rưỡi, tổng quát nêu ra Đức của Hạnh, phân ba: 1-Có hai kệ, sơ lược nêu lên Pháp-Dụ; 2-Có năm mươi lăm kệ rưỡi, dựa vào Sự biểu thị cho Pháp, để trình bày về sâu rộng; 3-Từ "Bồ-tát đẳng ư Phật..." trở xuống có bảy mươi bốn kệ, ngay nơi Pháp trình bày Hạnh, để làm sáng tỏ về rộng lớn.

Mục 1-Sơ lược nêu lên Pháp-Dụ, có thể biết.

Trong mục 2-Dựa vào Sự biểu thị cho Pháp, toàn bộ có năm mươi Dụ, khó mà phân chia. Nay tương tự ví dụ thuận theo nhau, tạm thời phân làm mười tiết:

Tiết một-Có bốn kệ rưỡi-hai Dụ trình bày về Hạnh che mát làm chúng sinh vui lòng.

Tiết hai-Từ "Sư tử..." trở xuống có mười kệ, tụng về Hạnh phá tan Tà đạo, dẫn dắt mê mờ. Nghĩa về Sư tử hống, giải thích ở đầu phẩm Pháp Giới.

Tiết ba-Có mười một kệ, trình bày về Hạnh cao sâu kiên cố bí mật.

Tiết bốn-Từ "Ca-lầu-la..." trở xuống có sáu kệ, tụng về Hạnh quán sát căn cơ y theo lợi ích.

Tiết năm-Có sáu kệ, tụng về Hạnh tự tại điều phục tất cả.

Tiết sáu-Từ "Trí tuệ tâm..." trở xuống có hai kệ, tụng về Hạnh hàm chứa đầy đủ mà không có gì tạp nhiễm.

Tiết bảy-Có hai kệ, tụng về Hạnh thành tựu lợi ích rộng khắp mọi nơi.

Tiết tám-Từ "Như trân bảo..." trở xuống có sáu kệ, tụng về Hạnh điều tiết giới hạn để tu thân.

Tiết chín-Có hai kệ, tụng về Hạnh điều hòa thuần phục mà chuyển vận.

Tiết mười-Từ "Ưu-đàm hoa..." trở xuống có sáu kệ, tụng về Hạnh dạo qua nơi chốn thuộc Dụng bên ngoài.

Trong mục 3 có bảy mươi bốn kệ, ngay nơi Pháp trình bày Hạnh, có hai tiết: Một-Có mười kệ, tổng quát trình bày về sâu rộng, nhận lời thuyết giảng nhắc nhủ lắng nghe; Hai-Từ "Nhất thân năng thị hiện..." trở xuống có sáu mươi bốn kệ, riêng biệt trình bày về sâu rộng để đáp lại phần nhận lời trước đây.

Trong tiết một-Có mười kệ, phân ba: 1-Có ba kệ, trình bày về hướng lên trên giống với giác ngộ của Phật; 2-Có ba kệ, trình bày về hướng xuống dưới vượt qua tất cả chủng loại; 3-Có bốn kệ, trình bày về nhận lời thuyết giảng nhắc nhủ lắng nghe.

Trong tiết hai có sáu mươi bốn kệ, riêng biệt trình bày về sâu rộng, gộp lại làm mười Hạnh, tức là mười tiết:

Tiết 1-Có sáu kệ, tụng về Hạnh sâu rộng của ba nghiệp.

Tiết 2-Từ "Bồ-tát thân..." trở xuống có năm kệ, tụng về Hạnh vô ngại của Phước-Trí trang nghiêm.

Tiết 3-Có ba kệ, tụng về Hạnh nghịch thuận thành tựu đầy đủ.

Tiết 4-Từ "Hoặc hiện hạnh thành mãn..." trở xuống có mười kệ, tụng về Hạnh thị hiện rộng khắp mọi nơi.

Tiết 5-Có bốn kệ, tụng về Hạnh thời gian-nơi chốn viên dung.

Tiết 6-Từ "Bồ-tát tri..." trở xuống có sáu kệ, tụng về Hạnh nhận biết căn cơ để thuyết pháp.

Tiết 7-Có bốn kệ, tụng về Hạnh thuộc Tịch-Dụng nhanh chóng.

Tiết 8-Từ "Thí như công huyễn..." trở xuống có mười kệ, tụng về Hạnh của Bi không lạc mất Trí.

Tiết 9-Có mười bốn kệ, tụng về Hạnh của Trí không lạc mất Bi, nghĩa là hai câu cuối cùng không lạc mất Bi, phần trước đều là Trí đức viên mãn.

Tiết 10-Có hai kệ, tụng kết luận về Hạnh thuộc đức vô tận.

Trong mục ba có bảy mươi sáu kệ, tụng về phần Trường hàng trước đây, có hai: 1-Có ba mươi chín kệ, tụng về phần Thuyết giảng trước đây; 2-Từ "Tuy linh..." trở xuống có ba mươi bảy kệ, tụng về phần kết thúc khuyến khích tu học.

Mục 1-Có ba mươi chín kệ, tụng về sáu phần vị trước đây, tức là phân làm sáu tiết:

Tiết một-Có bốn kệ, tụng về Hạnh trong phần vị Thập Tín.

Tiết hai-Có bốn kệ, tụng về Hạnh trong phần vị Thập Trú.

Tiết ba-Có sáu kệ, tụng về Hạnh trong phần vị Thập Hạnh.

Tiết bốn-Có năm kệ, tụng về Hạnh trong phần vị Thập Hồi hướng.

Tiết năm-Có chín kệ rưỡi, tụng về Hạnh trong phần vị Thập Địa.

Tiết sáu-Có mười kệ rưỡi, tụng về Hạnh trong phần vị nhân tròn vẹn-quả đầy đủ.

Nghĩa của hai chữ Sở Hành ở đầu kệ thuộc về tiết một.

Trong mục 2 có ba mươi bảy kệ, tụng về phần kết thúc khuyến khích tu học, nhưng khác nhau về chi tiết so với thế văn trước đây, phân ra làm bốn tiết:

Tiết một-Có một kệ, kết luận về pháp đã thuyết giảng trước đây là phần ít.

Tiết hai-Có ba mươi kệ, riêng biệt hiển bày về Dụng sâu rộng của Đức.

Tiết ba-Có bốn kệ, tổng quát kết luận về sâu rộng.

Tiết bốn-Có hai kệ, kết luận khuyến khích tu tập thực hành.

Trong tiết hai có ba mươi kệ, phân hai: 1-Có hai mươi mốt kệ rưỡi, kết luận dựa theo Pháp hiển bày về Hạnh; 2-Có tám kệ rưỡi, kết luận dựa vào Sự hiển bày Pháp.

Tiết 1-Có hai mươi mốt kệ rưỡi, phân năm:

Một: Có năm kệ, tụng về Hạnh tự tại đối với quốc độ. Hai: Có sáu kệ, tụng về Hạnh tự tại của ba nghiệp.

Ba: Từ "Quá khứ..." trở xuống có ba kệ, tụng về Hạnh tự tại đối với ba thế gian.

Bốn: Có năm kệ, tụng về Hạnh tự tại của Thân-Trí.

Năm: Có hai kệ rưỡi, tụng tổng quát kết luận về khó suy lường.

Trong tiết 2-Có tám kệ rưỡi, kết luận dựa vào Sự hiển bày Pháp, hoặc là trước đây vốn không có, hoặc là sự việc giống nhau mà nghĩa khác nhau, đều có thể dùng ý hiểu được.

Trong tiết ba-Có bốn kệ, tổng quát kết luận về sâu rộng: Hai kệ trước, kết luận về phần đã thuyết giảng trước đây; hai kệ sau kết luận về phần chưa thuyết giảng khó cùng tận.

Tiết bốn-Có hai kệ, kết luận khuyến khích tu tập thực hành, có thể biết.

QUYỂN 54

Phẩm thứ ba mươi chín: NHẬP PHÁP GIỚI

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 60 trong kinh)

A- Ý ĐƯA RA: Trước là phân rõ về đưa ra Phần, nói về Hạnh thiết lập nhờ vào Chứng, Chứng sâu xa nhờ vào Hạnh, phần trước dựa vào pháp mà Hạnh thành tựu, ở đây dựa vào con người để tiến vào Chứng, cũng là giải đáp xa về biển Giải thoát. Hội-Phẩm đối với ý không khác với ý đưa ra Phần, cho nên không có Hội-Phẩm riêng biệt.

B- GIẢI THÍCH TÊN GỌI, có ba:

Một-Tên gọi của Phần: Nghĩa là dựa vào Phật Bồtát và các Thiện hữu thù thắng, Chứng sâu vào pháp giới, cho nên gọi là dựa vào con người để tiến vào Chứng, Chứng pháp thuộc về mình gọi là thành tựu đức.

Hai-Tên gọi của Hội: Dựa theo nơi chốn gọi là Thệ Đa Lâm Viên Trùng Các Hội. Lâm tên gọi là Chiến Thắng, bởi vì biểu thị dựa vào con người. Viên tên gọi là Cấp Cô, dùng để biểu thị cho Bi sâu dày. Nghĩa của Trùng Các, bởi vì hiển bày hai Trí trang nghiêm lẫn nhau. Bi-Trí đều là chủ động chứng được, cũng là nghĩa của Trùng. Nếu bao gồm chọn lấy Thành tên gọi là Văn Vật, thì cũng biểu thị dựa vào con người. Dựa theo pháp, như giải thích về tên gọi của Phẩm.

Ba-Tên gọi của Phẩm: Nhập bao gồm chủ động-thụ động, nghĩa là tên gọi của Ngộ-Giải-Chứng-Đắc. Pháp giới là pháp đã tiến vào, nghĩa là Lý-Sự đều riêng biệt. Nhưng Pháp hàm chứa duy trì-quỹ phạm, Giới có nhiều nghĩa.

Lương Luận quyển thứ 15 nói: "Bởi vì muốn hiển bày về Pháp thân hàm chứa năm nghĩa của Pháp giới, cho nên chuyển tên gọi là Pháp giới: 1-Nghĩa về Tánh, dùng Ngã không hai làm Tánh, bởi vì tất cả chúng sinh không vượt qua Tánh này. 2-Nghĩa về Nhân, bởi vì các pháp như bốn Niệm Xứ... của tất cả Thánh nhân, duyên vào đây mà sinh ra. 3-Nghĩa về Tạng, vốn là nơi ẩn kín của tất cả các pháp hư vọng, không phải là nơi có thể duyên vào của phàm phu-Nhị thừa. 4-Nghĩa về Chân Thật, vượt qua pháp thế gian, bởi vì pháp thế gian có lúc tự nhiên hủy hoại, có lúc hủy hoại do đối trị, mà Pháp giới Chân Thật lìa xa hai loại hủy hoại này. 5-Nghĩa về Thậm Thâm, nếu tương ưng với Pháp giới này thì tự tánh trở thành pháp thiện thanh tịnh, nếu không tương ưng thì tự tánh trở thành vỏ cứng bên ngoài."

Năm nghĩa trên đây đều là Pháp giới thuộc Lý. Lại có nghĩa về Trì (Duy trì), nghĩa về Tộc (Chủng tộc) và nghĩa về Phần tề (Phạm vi giới hạn).

Nhưng nghĩa về Trì, uyển chuyển quay lại có ba: 1-Duy trì Thể-Tướng của mình; 2-Duy trì các pháp sai biệt; 3-Duy trì chủng loại của mình, không tạp loạn lẫn nhau, giống với nghĩa của Pháp. Tộc là chủng tộc, tức là mười tám Giới. Hai nghĩa trên đều bao gồm Sự-Lý. Phần Tề, là pháp thuộc Sự duyên khởi mà không xen tạp với nhau, trong đó Tánh bao gồm Y chủ thích-Trì nghiệp thích, Nhân chỉ là Y chủ thích, sáu loại sau chỉ là Trì nghiệp thích. Tâm và Cảnh hợp lại gọi là Nhập Pháp Giới, bắt đầu là Tương vi thích, cuối cùng là Trì nghiệp thích, mà Nhập tức là Pháp Giới.

C-TRÌNH BÀY VỀ TÔNG THÚ: Phần-Hội-

Phẩm giống nhau, đã là Nhập Pháp Giới làm tên gọi, tức là dùng làm Tông. Trong đó có ba mục phân biệt: Một-Dựa theo Nghĩa: Hai-Dựa theo Loại; Ba-Dựa theo phần vị.

Trong mục một-Dựa theo Nghĩa, có hai mục:

Mục 1-Trình bày về thụ động tiến vào (Sở nhập), tổng quát chỉ có một pháp giới vô ngại chân thật, nói về Tánh-Tướng ấy thì không ra ngoài Sự-Lý, tùy theo nghĩa riêng biệt hiển bày sơ lược có năm môn: Một-Pháp giới hữu vi; Hai-Pháp giới vô vi; Ba-Pháp giới hữu vi-vô vi (Câu thị); Bốn-Không phải là Pháp giới hữu vi-vô vi (Câu phi); Năm-Không có gì chướng ngại. Năm môn này đều có hai môn.

Một-Pháp giới hữu vi, có hai:

1- Bổn thức có thể duy trì chủng tử của các pháp, gọi là pháp giới. Luận Duy Thức nói: "Giới... từ thời vô thỉ đến nay." Đây là dựa theo nghĩa về Nhân, mà Thể của Giới ấy không dựa theo Pháp thân.

2- Giới hạn sai biệt về pháp của ba đời, gọi là Pháp giới. Phẩm Bất Tư Nghị nói: Tất cả chư Phật nhận biết về tất cả pháp giới quá khứ, đều không có gì sót lại... Đây tức là nghĩa về Phần Tề.

Hai-Pháp giới vô vi, có hai:

1- Môn tánh tịnh, bởi vì ở trong phần vị phàm phu, tánh luôn luôn thanh tịnh, cùng một vị Chân Không mà không có sai biệt.

2- Môn ly cấu, nghĩa là do đối trị mới hiển bày thanh tịnh, tùy theo hành cạn-sâu mà phân ra mười loại.

Ba-Pháp giới cũng hữu vi-cũng vô vi (Câu thị), có hai:

1- Môn tùy tướng, nghĩa là ba uẩn Thọ-Tưởng-Hành và năm loại Sắc, cùng với tám Vô vi, mười sáu pháp này chỉ là do ý mà nhận biết, trong mười tám Giới gọi là Pháp giới.

2- Môn vô ngại, nghĩa là pháp giới thuộc về một tâm hàm chứa đầy đủ hai môn, một là môn thuộc về tâm Chân Như, hai là môn thuộc về tâm Sinh Diệt. Tuy hai môn này đều tự mình tổng quát thâu nhiếp tất cả các pháp, nhưng hai phần vị ấy luôn luôn không xen tạp với nhau, giống như sóng thuộc về nước mà không phải là lặng yên, nước thuộc về sóng mà không phải là lay động. Hồi hướng thứ tư nói rằng: Đối với Giới hữu vi nêu ra Pháp vô vi, mà không hoại diệt Tướng của hữu vi; đối với Giới vô vi nêu ra Pháp hữu vi, mà không phân biệt Tánh của vô vi. Đây là trình bày về Sự-Lý vô ngại.

Bốn-Pháp giới không phải là hữu vi-không phải là vô vi (Câu phi), có hai:

1- Môn hình đoạt, nghĩa là không có duyên nào không duyên với Lý, cho nên không phải là hữu vi; không có Lý nào không phải Lý của duyên, cho nên không phải là vô vi. Thể của pháp bình đẳng, so sánh làm mất đi, cả hai đều phai mờ.

Trong kinh Đại Phẩm quyển thứ 39: "Tu-bồ-đề thưa với Đức Phật rằng: Đều là pháp bình đẳng, vì là hữu vi hay vì là vô vi? Đức Phật dạy rằng: Không phải là pháp hữu vi, không phải là pháp vô vi, nguyên cớ thế nào? Bởi vì lìa xa pháp hữu vi thì pháp vô vi không thể có được, lìa xa pháp vô vi thì pháp hữu vi không thể có được. Này Tu-bồ-đề, tánh hữu vi-tánh vô vi này, là hai pháp không hợp lại-không tản ra." Chính là nói đến nghĩa này.

2- Môn vô kí, nghĩa là pháp giới này lìa xa Tướnglìa xa Tánh, cho nên không phải là hai loại này. Lại bởi vì không phải là hai Đế. Lại bởi vì không phải là hai pháp mà danh ngôn có thể đạt tới. Vì thế cho nên không phải là hữu vi-không phải là vô vi.

Kinh Giải Thâm Mật quyển thứ nhất nói: "Tất cả các pháp, tóm lược có hai loại, đó gọi là hữu vi-vô vi, trong này hữu vi không phải là hữu vi-không phải là vô vi, vô vi không phải là vô vi-không phải là hữu vi..."

Năm-Pháp giới không có gì chướng ngại, có hai:

1- Môn phổ nhiếp, nghĩa là đối với bốn môn trên đây, tùy theo một môn tức là thâu nhiếp tất cả các môn còn lại. Vì thế cho nên Thiện Tài, hoặc là nhìn thấy núi biển, hoặc là nhìn thấy nhà cửa, đều gọi là Nhập Pháp Giới.

Môn viên dung, nghĩa là dùng Lý mà dung thông với Sự, khiến cho Sự không có phạm vi giới hạn, vi trần không phải là nhỏ bởi vì có thể dung nạp mười thế giới, vô số thế giới không phải là lớn bởi vì tiềm ẩn vào trong một vi trần; dùng Sự mà hiển bày Lý, khiến cho Lý không phải là không có phân biệt, nghĩa là một nhiều không có gì ngăn ngại, hoặc là nói một pháp giới, hoặc là nói nhiều pháp giới, nhưng bởi vì một không phải là một cho nên tức là nhiều, nhiều không phải là nhiều cho nên tức là một, cho đến trùng trùng vô tận. Vì thế cho nên Thiện Tài nắm tay trong một thời gian ngắn mà đã trải qua nhiều kiếp, vừa mới đi vào lầu gác thì thấy rộng khắp không có giới hạn. Đều là loại này.

Mười nghĩa của năm môn trên đây, tổng quát trình bày về pháp giới thụ động tiến vào, đều thuận theo dùng sáu tướng mà dung thông. Mục 2-Trình bày về chủ động tiến vào (Năng nhập), cũng có năm môn: Một-Tịnh tín; Hai-Chánh giải; Ba-Tu hành; Bốn-Chứng đắc; Năm-Viên mãn.

Năm môn này, đối với pháp giới thụ động tiến vào trước đây, đều có hai môn: 1-Tùy theo một chủ thể tiến vào bao gồm năm thụ động tiến vào, tùy theo một thụ động tiến vào khắp nơi năm chủ động tiến vào. 2-Năm chủ động tiến vào này như thứ tự ấy, đều tiến vào một môn.

Mười môn của hai nghĩa thuộc về Tâm-Cảnh trên đây, sáu tướng viên dung toàn bộ làm thành một Tụ pháp giới không có gì chướng ngại.

Mục hai-Dựa theo Loại, Pháp giới thuộc về chủng loại khác nhau cũng có năm môn: Một-Thụ động tiến vào; Hai-Chủ động tiến vào; Ba-Không có hai loại; Bốn-Cả hai phai mờ; Năm-Còn mất vô ngại.

Một-Thụ động tiến vào, cũng có năm lớp: 1-Pháp giới thuộc về pháp; 2-Pháp giới thuộc về con người; 3-Cả hai dung thông; 4-Cả hai phai mờ; 5-Không có gì chướng ngại.

1- Pháp giới thuộc về pháp, có mười: Một-Pháp giới thuộc về Sự, nghĩa là mười lớp nhà cửa cư trú...; Hai-Pháp giới thuộc về Lý, nghĩa là cùng một vị trong lặng...; Ba-Pháp giới thuộc về Cảnh, nghĩa là phạm vi giới hạn đã nhận biết...; Bốn-Pháp giới thuộc về Hạnh, nghĩa là Bi-Trí rộng sâu...; Năm-Pháp giới thuộc về Thể, nghĩa là Tịch diệt Vô sinh...; Sáu-Pháp giới thuộc về Dụng, nghĩa là thần thông thù thắng tự tại...; Bảy-Pháp giới thuộc về Thuận, nghĩa là sáu Độ-Chánh hạnh...; Tám-Pháp giới thuộc về Nghịch, nghĩa là năm loại nóng bức không có chán ngán...; Chín-Pháp giới thuộc về Giáo, nghĩa là những ngôn thuyết đã nghe...; Mười-Pháp giới thuộc về Nghĩa, nghĩa là ý nghĩa tôn chỉ đã giải thích... Mười pháp giới này cùng chung một duyên khởi, dung hòa trọn vẹn không có gì ngăn ngại, một đầy đủ tất cả.

2- Pháp giới thuộc về con người, cũng có mười môn, đó là người-trời, nam-nữ, tại gia-xuất gia, ngoại đạocác Thần, Bồ-tát và Phật. Đây đều là Tướng phần của duyên khởi đan xen nhau mà không tạp loạn, Thiện Tài thấy rồi liền tiến vào pháp giới, cho nên gọi là Nhập Pháp Giới.

3- Pháp giới thuộc về con người và pháp cùng dung thông, nghĩa là mười môn thuộc về con người va mười môn thuộc về pháp trước đây cùng chung một duyên khởi, tùy theo nghĩa về Tướng phần dung hòa thâu nhiếp không hai.

4- Pháp giới thuộc về con người và pháp cùng phai mờ, nghĩa là Quả hải bình đẳng lìa xa ngôn từ-số lượng, Tánh-Tướng của duyên khởi đều không thể nói được.

5- Pháp giới không có gì chướng ngại, nghĩa là hợp với bốn câu phân biệt trước đây, một-khác không có gì ngăn ngại đối với con người và pháp ấy, còn-mất không ngăn ngại, tự tại viên dung, như Lý suy nghĩ điều này.

Hai-Trình bày về chủ động tiến vào, cũng có năm lớp: 1-Thân; 2-Trí; 3-Cả hai; 4-Phai mờ; 5-Viên dung.

Nghĩa là đi vào lầu quán mà trở lại hợp với Thân Chứng. Trí Chứng xét kỹ Sự-Lý vô biên. Giống như Phổ Hiền mà cùng Chứng rộng khắp mọi nơi. Thân-Trí ngay trong nhau mà cả hai mất đi, cả hai phai mờ. Một-khác, còn-mất mà không có gì ngăn ngại, tự tại viên dung. Còn lại có thể dựa theo nhận biết.

Ba-Chủ động và thụ động tự nhiên dung hòa không hai, phạm vi giới hạn không phân biệt, dựa vào nghĩa tách ra khác nhau mà Lý vẫn không xen tạp. Năm lớp về chủ động-thụ động này như thứ tự và bao gồm, có thể dùng ý hiểu được.

Bốn-Chủ động và thụ động viên dung, so sánh làm mất đi cùng phai mờ.

Năm-Một và khác, còn và mất đầy đủ không có gì ngăn ngại, như Lý suy nghĩ điều này. Trên đây là dựa theo Loại để phân rõ về pháp giới, xong.

Mục ba-Dựa theo phần vị trình bày về tiến vào pháp giới. Dựa theo trong văn sau, thụ động tiến vào pháp giới, tất cả phần vị có hai, tức là nhân và quả. Đối với con người và pháp trước đây, tất cả đều là quả Phật đã thu nhận, tức là pháp giới tự tại đã hiện rõ ra từ Tammuội Sư Tử Tần Thân của Như Lai. Lại đối với con người và pháp trước đây, tất cả đều thuộc về phần vị nhân đã thâu nhiếp, tức là pháp môn của pháp giới đã hiện rõ ra từ Văn Thù-Phổ Hiền. Trong nhân uyển chuyển quay lại có pháp giới không giống nhau thuộc năm phần vị như Tín...

Mục 2-Trình bày về chủ động tiến vào, dựa theo văn cũng có hai: Đối với phần vị thuộc Quả trước đây, trình bày về pháp giới nhanh chóng tiến vào của các Bồtát; đối với phần vị thuộc Nhân trước đây, dựa vào nhân quả để hiển bày về pháp giới từng bước tiến vào của Thiện Tài. Nhanh chóng và từng bước (Tiệm-đốn) đã không có gì ngăn ngại, cũng chính là viên dung, nhưng dùng giáo pháp theo thứ tự trước sau để giải thích thành tựu, phải dựa vào phần vị riêng biệt ấy mà thôi.

D-CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN: Toàn bộ một phẩm phân làm hai phần: Một-Trình bày về Hội này; Hai-Từ "Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi tùng Thiện Trú lâu các xuất..." trở xuống là trình bày về Hội cuối cùng. Cũng trước là trình bày về pháp giới thuộc Quả, sau là trình bày về pháp giới thuộc Nhân. Lại trước là trình bày về pháp giới nhanh chóng tiến vào, sau là trình bày về pháp giới từng bước tiến vào. Lại trước là tổng quát, sau là riêng biệt, tổng quát-riêng biệt viên dung, đầu và cuối không có gì ngăn ngại. Lại trước tức là không tu mà nhanh chóng chứng đạt, là tận cùng của Chánh Tông; sau là dựa vào người tu tập tiến vào, để phân rõ về Lưu Thông. Lưu Thông-Chánh Tông viên dung, giữa và sau không có gì ngăn ngại.

Phần một: Trình bày về Hội này, Trường hàng phân làm mười phần: 1-Phần Tựa; 2-Phần Thưa thỉnh; 3-Phần Hiện tướng Tam-muội; 4-Phần Chúng mới từ xa đến; 5-Phần Nêu ra mất hiển bày được; 6-Phần Kệ tụng ca ngợi đức; 7-Phần Phổ Hiền khai triển rộng ra; 8-Phần Hào quang thị hiện lợi ích; 9-Phần Văn Thù thuật rõ về đức; 10-Phần Đại Dụng không có giới hạn.

Phần 1-Phần Tựa: Tuy nghĩa xuyên suốt đến Hội cuối cùng, mà bởi vì thuận theo nơi khác, cho nên chỉ phân định thuộc về phần đầu. Văn phân làm ba: a-Trí chánh giác thế gian viên mãn; b-Từ "Tại Thất-laphiệt..." trở xuống là Khí thế gian viên mãn; c-Từ "Dữ Bồ-tát..." trở xuống là Chúng sinh thế gian viên mãn.

Phần a-Trí chánh giác thế gian viên mãn. Nói là Thế Tôn, tiếng Phạn nói là Bạc-già Phạm, bao hàm sáu nghĩa, như luận Phật Địa: "1-Nghĩa về tự tại, bởi vì vĩnh viễn không hệ thuộc các phiền não; 2-Nghĩa về xí thạnh, bởi vì nung đốt rèn luyện từ ánh sáng của Trí giống như ngọn lửa mạnh; 3-Nghĩa về đoan nghiêm, bởi vì trang nghiêm từ ba mươi hai tướng tốt; 4-Nghĩa về danh xưng, bởi vì tất cả công đức thù thắng đều viên mãn, không có gì không nhận biết; 5-Nghĩa về cát tường, bởi vì tất cả thế gian đều gần gũi cúng dường, tất cả đều ca ngợi; 6-Nghĩa về tôn quý, bởi vì đầy đủ tất cả công đức, thường phát khởi phương tiện làm lợi ích cho thế gian, an lạc cho tất cả mà không hề lơi lỏng bỏ dở."

Nay nêu ra phần sau bao gồm phần đầu, cũng là nêu lên con người mà chọn lấy pháp, đầy đủ đức vô tận, cho nên gọi là Thế Tôn.

Trong phần b là Khí thế gian viên mãn, có ba:

Một-Đô thành của đất nước, Trung Hoa nói là Văn Giả, trong Tây Vực Ký nói: "Xưa có vị Tiên già nua trú ở nơi này, sau có vị Tiên trẻ tên gọi là Văn Giả, ở nơi ấy theo học vị Tiên già. Về sau vị Tiên già mất đi, vị Tiên trẻ ở nơi này kiến lập thành quách, cho nên chọn lấy tên gọi ấy." Cũng nói là Văn Vật, bởi vì Đô thành này xuất hiện nhiều nhân vật nổi tiếng, thông minh hiểu nhiều biết rộng, tức là vùng Trung Ấn Độ.

Hai-Từ "Thệ-đa..." trở xuống là trình bày về vườn rừng. Thệ-đa là âm tiếng Phạn, Trung Hoa nói là Chiến Thắng, tức là tên gọi của Thái tử. Cấp Cô Độc, tiếng Phạn nói là Tu-đạt-đa, chính xác nói là cứu giúp những người không nơi nương tựa (Chẩn Tế Vô Y), nghĩa nói là cung cấp giúp cho những người cô độc (Cấp Cô Độc), tức là tên gọi của Trưởng giả. Trưởng giả nhân từ mà thông minh, tích lũy mà luôn luôn phát ra, chu cấp những người thiếu thốn, cứu giúp những người nghèo khổ, thương xót trẻ mồ côi, nghĩ đến người già yếu, thời bấy giờ ca ngợi đức hạnh ấy cho nên lập thành tên gọi này. Trưởng giả trải vàng mua đất, Thái tử cúng dường cây cối, chung nhau thành tựu công lao và sự nghiệp. Hai người chuẩn mực sùng kính, cùng lập thành tên gọi của Già-lam.

Ba-Trình bày về Trùng Các, tức là nơi thuyết pháp, biểu thị cho pháp giới đã chứng được, Thể không có gì không rộng khắp gọi là Đại, Đức không có gì không đầy đủ gọi là Nghiêm, dựa vào Thể khởi Dụng là Trùng Các. Phần c là Chúng sinh thế gian viên mãn, tức là quyến thuộc giúp đỡ viên mãn, trong đó có ba mục: Một: Bồtát; Hai: Thanh văn; Ba: Các vị Thế chủ.

Trong mục một cũng có ba: 1-Đưa ra số lượng; 2-Nêu ra tên gọi; 3-Ca ngợi về đức.

Mục 1-Đưa ra số lượng: Ở Hội này nêu lên tên gọi Bồ-tát thì ít, nêu ra tên gọi lại nhiều, là vốn có những biểu thị. Trong số lượng muốn hiển bày về năm phần vị chứng thực tiến vào (Chứng nhập) giống nhau, bởi vì phần vị đều có mười Độ, mỗi một Độ dung thông với nhau trở thành năm trăm, mà phần vị Diệu giác thứ sáu là đã tiến vào. Lại biểu thị cho Giải-Hạnh thì nhiều mà Chứng thì hiếm có.

Mục 2-Từ "Phổ Hiền..." trở xuống là nêu ra tên gọi, phân ba: a-Nêu lên vị Thượng Thủ; b-Nêu ra tên gọi riêng biệt; c-Tổng quát kết luận về số lượng.

Mục a-Nêu lên vị Thượng Thủ: Bởi vì hai vị Đại Thánh là vị Chủ giúp đỡ giáo hóa, lại vốn có những biểu thị, đến văn sau sẽ trình bày.

Mục b-Từ "Kỳ danh viết..." trở xuống là trong riêng biệt nêu ra, có mười bốn phần vị, mỗi phần vị đều có mười, trong đó cũng có tăng giảm, thành ra một trăm bốn mươi mốt người, mỗi tên gọi một nghĩa, đều có ý nghĩa sâu xa.

Nay tạm thời dựa vào biểu thị, tất cả phân làm hai:

Trước là bốn mươi mốt người, tất cả biểu thị cho bốn phần vị như Trú...; sau từ "Thiên quan..." trở xuống là một trăm người thuộc mười phần vị, riêng biệt biểu thị cho mười Độ thuộc về mười Địa.

Trước là bốn mươi mốt người:

1- Mười Tràng, bởi vì biểu thị cho đức của HạnhHồi Hướng cao vượt lên.

2- Có chín Uy lực, bởi vì biểu thị cho Hạnh có thể tiến tới tu tập. 3-Mười Tạng biểu thị cho Địa, nghĩa giải thích như trước.

4-Có mười hai Nhãn, bởi vì biểu thị cho Giải có thể soi chiếu về pháp.

Sở dĩ không theo thứ tự, là bởi vì muốn biểu thị cho phần vị viên dung, cho nên không có trước-sau.

Sau là trong mười phần vị như thứ tự, riêng biệt biểu thị cho mười Độ thuộc về mười Địa theo thứ tự trướcsau:

1- Mười Quan (Hoan Hỷ Địa), Địa thứ nhất làm mũ đội ở trên đầu của các Địa, bởi vì mũ của Bố thí là đầu tiên của các Hạnh. Lại trong mỗi một phần vị đều đầy đủ mười, là bởi vì trong một Địa đầy đủ công đức của tất cả các Địa, trong một Độ đầy đủ công năng của mười Độ, mà làm cho trang nghiêm.

2- Mười Kế (Ly Cấu Địa), là Trì giới không cấu nhiễm, giữ gìn tất cả mà làm cho cao quý.

3- Mười Quang (Phát Quang Địa), là ánh sáng của Văn trì phát ra mà soi chiếu Pháp nhẫn.

Mười người lại gọi là Tràng (Diệm Tuệ Địa), là bởi vì ngọn lửa Trí tuệ làm cho tinh tiến vượt qua thế gian mà cao vượt lên. Lại bởi vì Đạo phẩm điều phục phiền não, tinh tiến điều phục kiêu mạn.

4- Mười Âm (Nan Thắng Địa), là Thiền định phát sinh thù thắng khó lường, làm cho căn cơ vui lòng vừa ý.

5- Mười Thượng (Hiện Tiền Địa), là Bát-nhã hiện rõ trước mắt mà làm cho cao quý nhất.

6- Mười Thắng (Viễn Hành Địa), là bởi vì trong phương tiện đi xa có được Hạnh thù thắng.

7- Có mười một người là vua tự tại (Bất Động Địa), là bởi vì Tướng-Dụng không thay đổi, Đại Nguyện không có gì ngăn ngại.

8- Mười người lại gọi là Âm (Thiện Tuệ Địa), là Trí tuệ khéo léo thuyết giảng giáo pháp mà phát sinh tự lực.

9- Có chín người cùng tên gọi là Giác (Pháp Vân Địa), là Pháp Vân nhận lấy chức vị thuộc về số lượng của Phật, Trí hiểu rõ về các pháp vốn không có gì bỏ sót. Nhưng mà Tràng... cũng có nghĩa nối thông, tương tự có thể biết.

Mục c-Từ "Như thị..." trở xuống là kết luận về số lượng.

Mục 3-Từ "Thử chư..." trở xuống là ca ngợi về đức, có mười một câu:

Câu đầu là tổng quát, tên gọi trên đây là tùy theo thích hợp để riêng biệt hiển bày, đều dùng một đức để thiết lập tên gọi, nay đức bởi vì dựa vào thật sự thông suốt bên trong, cho nên nói tất cả đều thành tựu Hạnh nguyện của Phổ Hiền.

Mười câu còn lại là riêng biệt, trong đó: Sáu câu trước trình bày về Dụng của Trí rộng khắp mọi nơi, bốn câu sau trình bày về Dụng của Trí lìa xa chướng. tất cả làm thành năm cặp: 1-Cảnh rộng khắp, nhiều thân làm một cặp, bởi vì tận cùng Y báo gần với Chánh báo. 2-Thấy rõ Dụng, đến nơi Thật làm một cặp, bởi vì mười Nhãn lìa xa chướng thì không đi đến mà nhìn thấy, một niệm hợp với Thật thì thân tâm rộng khắp mọi nơi. 3-Bên trong soi chiếu, bên ngoài thuyết giảng làm một cặp. 4-Trí thanh tịnh, Sắc tùy theo làm một cặp. 5-Bi sâu xa, Trí rộng lớn làm một cặp, bởi vì Bi ngay nơi Trí cho nên đối với chúng sinh không có gì ngăn che, Trí không có gì ở ngoài cho nên soi chiếu giống như hư không. Trước đây đối với hư không tự chọn lấy nghĩa của thanh tịnh, nay chọn lấy nghĩa của rộng lớn.

Mục hai-Từ "Cập dữ..." trở xuống là phân rõ về chúng Thanh văn, trong văn có hai: 1-Nêu lên số lượng chủng loại; 2-Từ "Tất giác..." trở xuống là ca ngợi về đức, văn có mười câu. Nhưng chúng Thanh văn này đều là Bồ-tát, bởi vì muốn hiển bày về pháp sâu xa mà dựa vào làm chúng Thanh văn, cho nên nói về đức đã ca ngợi hàm chứa Bổn-Tích.

Nay giải thích làm hai môn:

Môn một-Ngay nơi Tích dựa vào Tiểu thừa có mười câu, đều là đức của Thanh văn:

1- Đạt được Hiện quán, bởi vì khéo léo hiểu biết rõ ràng đối với bốn Chân Đế.

Tiến vào Chánh tánh ly sinh, bởi vì đã Tác chứng mà không có Tuệ phương tiện.

2- Pháp học đã cùng tận, cho nên nói là tiến sâu vào. Kinh Pháp Hoa nói: "Chúng con cùng tiến vào pháp tánh, tức là ba loài thú vượt qua dòng sông, Lý vốn không hai." Người xưa cũng lấy ba câu trên như thứ tự phối hợp với Kiến-Tu và Vô học.

3- Phần đoạn sinh tử đã hết, bởi vì thiếu mất Đại Bi, cho nên tự mình vĩnh viễn vượt ra.

4- Đức hữu vi-vô vi dựa vào Phật mà thành tựu, tức là đến được Tự lợi.

5- Đã không còn phiền não của quả báo sinh tử (Hữu kiết), nghĩa là bởi vì lìa xa hiện hành của chín Kiết-mười Sử.

6- Không có phiền não làm chướng ngại, bởi vì chủng tử không còn.

7- Tâm khéo léo giải thoát, cho nên vắng lặng như hư không.

8- Tuệ khéo léo giải thoát, cho nên đối với Phật không có gì mê hoặc.

9- Rõ ràng không phải là Định tánh, bởi vì đều có thể hồi tâm, cho nên tin tưởng tiến vào Trí Phật.

Môn hai-Dựa theo Bổn môn, dựa vào Bồ-tát mà ca ngợi, kinh Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới nói: "Lại có vô lượng trăm ngàn ức Bồ-tát, hiện rõ hình tướng Thanh văn, cũng đến ngồi trong pháp hội, tên gọi các vị ấy là Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên..." Rộng ra như kinh ấy trình bày, rõ ràng đều là Quyền thừa. Vì vậy, sau đó

Thân Tử khiến Hải Giác... quán sát về đức của Văn Thù.

Trong mười câu: 1-Hiểu biết về Đệ nhất nghĩa. 2-Bởi vì phương tiện đã đầy đủ, cho nên có thể khéo léo tiến vào phạm vi không có giới hạn. 3-Bởi vì hiểu biết chân thật về hai Không, cho nên cùng tận nguồn gốc ấy. 4-Bởi vì đầy đủ Đại Bi, cho nên có thể tiến vào không nhiễm, mới vĩnh viễn vượt ra. 5-Bởi vì dựa vào mười Lực..., cho nên lìa xa kiến chấp của Tiểu thừa. 6-Bởi vì không đoạn bỏ, không đi cùng mới có thể lìa xa. 7-Bởi vì những nhận biết đã thanh tịnh, cho nên không có hai chướng. 8-Ở nơi hỗn loạn mà luôn luôn vắng lặng, bởi vì hiểu rõ vốn là Không. 9-Đức bất cọng của Phật, tuy chưa chứng được mà cũng không nghi ngờ gì. 10-Nhất thiết chủng trí mà chứng thực tin tưởng tiến vào.

Mục ba-Từ "Cập dữ vô lượng..." trở xuống là các chúng Thế chủ, có hai: 1-Nêu lên số lượng chủng loại; 2-Từ "Tất tằng..." trở xuống là ca ngợi về đức.

Trong mười câu: Đầu là một câu ca ngợi về Phước. Tiếp là bốn câu ca ngợi về Bi, trong đó: Câu đầu là tổng quát, ba câu còn lại là riêng biệt: 1-Vô duyên mà ứng với tất cả; 2-Che chở nghĩ đến chúng sinh mới phát tâm; 3-Thề không rời bỏ chúng sinh ác. Tiếp là hai câu ca ngợi về Trí đức: 1-Trí tiến vào môn phương tiện (Quyền); 2-Hạnh bảo vệ Lý-Giáo, Chánh pháp bao gồm Lý, bảo vệ bao gồm Hạnh. Bảy câu trên đều là Hạnh. Câu tám tức là Nguyện, bởi vì Nguyện-Hạnh đầy đủ. Câu chín là tiến vào phần vị. Chín câu trên là Tự phần.

Câu mười là Thắng tiến.

Trên đây là phần Tựa, xong.

Phần 2: Từ "Thời chư Bồ-tát..." trở xuống là phần Thưa thỉnh, bởi vì các chúng quy tụ vốn là để nghe kinh. Văn phân làm hai: a-Nêu lên chúng nghĩ đến thưa thỉnh; b-Từ "Như Lai cảnh..." trở xuống là hiển bày về pháp đã thưa thỉnh.

Phần a-Từ "Thanh văn..." trở xuống là như đui điếc. Người có thể nghĩ đến điều này, giải thích có hai nghĩa: Một-Dựa theo Bổn-Tích, dựa vào Bổn có thể nghĩ đến, dựa vào Tích thì không nhận biết. Hai-Chỉ dựa vào Tích mà nói.

Pháp sư Ý nói rằng: "Đối với Lý, bởi vì không cách xa cho nên có thể nghi ngờ giống nhau; Đại tâm chưa trải qua lâu dài, cho nên không dự vào nơi ấy." Điều này cũng có lý. Giống như Diệp Công nói: "Rồng đẹp-rồng thật khó thấy, cùng ở nơi pháp hội, cùng ngưỡng mộ pháp môn, mà đã hiện rõ vượt lên trên thứ tự, cho nên như đui như điếc."

Trong phần b là pháp đã nghĩ đến, có sáu mươi câu: Ba mươi câu đầu và sau là pháp đã thưa thỉnh, ba mươi câu giữa chỉ là nghi thức thưa thỉnh. Ba mươi câu về pháp thưa thỉnh phần nhiều giống với pháp ở bốn mươi câu của Hội thứ nhất, bởi vì Hội thứ nhất là tổng quát, Hội này thuyết giảng sắp kết thúc, cho nên có thể giống như căn bản.

Dựa vào văn phân hai mục: Một-Ba mươi câu là nghĩ đến đức khó nghĩ bàn; Hai-Từ "Duy nguyện..." trở xuống có ba mươi câu, thưa thỉnh thuyết giảng tùy theo căn cơ. Bởi vì mười câu đầu trình bày về Tự Thể tròn vẹn rõ ràng, dựa vào để hiển bày về Quả Hải bặt dứt ngôn từ; mười câu sau cuối trình bày về Hóa Dụng rộng khắp mọi nơi, khiến cho nhờ vào ngôn từ mà hiển bày về quả. Vì vậy văn có phỏng theo tóm lược, lý thật thì bao gồm đều là thưa thỉnh, nêu ra như Hội thứ nhất phân rõ.

Trong mục một-Nghĩ đến đức khó nghĩ bàn: 1-Mười câu đầu chính thức trình bày về pháp của quả đã nghĩ đến; 2-Mười câu tiếp trình bày về huyền diệu khó nghĩ bàn; 3-Mười câu sau trình bày về duyên hội tụ có thể hiểu rõ.

Mục 1-Trong mười câu đầu: Tám câu trước thâu nhiếp mười câu đầu tiên của Hội thứ nhất, tức là đức của Hạnh bên trong thành tựu đầy đủ, bởi vì Như Lai tự tại thâu nhiếp thần thông ấy và không có gì có thể thâu nhiếp giữ lấy.

1- Cảnh giới, tức là phạm vi giới hạn đã duyên vào (Sở duyên), như phẩm Xuất Hiện... phân rõ.

2- Trí hành, Bi-Trí không có gì ngăn ngại, là Hạnh không có phân biệt (Vô công dụng), cũng như phẩm Xuất Hiện phân rõ.

3- Gia trì, nghĩa là lực thù thắng tùy ý duy trì khiến cho phát sinh những việc làm, như phẩm Bất Tư Nghị Pháp phân rõ.

4- Nghĩa là mười Lực...

5- Tức là bốn loại-mười loại Vô úy... 6-Tức là Sư Tử Phấn Tấn...

7- Đã trú vào (Sở trú), tức là Phật Địa ở Hội thứ nhất, là Địa của Phật đã trú vào. Nếu riêng biệt giải thích, thì chính là thường trú trong Đại Bi..., như phẩm Bất Tư Nghị.

8- Nghĩa là mười Tự tại..., và thâu nhiếp hai câu như Hồi Hướng đã phân rõ, mở rộng dẫn ra các văn giải thích về nghĩa đều như Hội thứ nhất.

Hai câu sau tức là thâu nhiếp ở Hội thứ nhất.

Tiếp là mười câu về Thể-Tướng hiển bày rõ ràng, đức trước đây có sáu căn-ba nghiệp, nay thân kết hợp với sáu căn và hai nghiệp. Trí tức là ý nghiệp, tâm-ý đều không thể nhận biết, chỉ dùng Trí mà nhận biết. Sở dĩ kết hợp, là bởi vì muốn hiển bày về thân bao gồm mười thân, kết hợp sáu căn-ba nghiệp mà Trí dẫn dắt, cho nên chỉ nói là Trí.

Mục 2-Từ "Nhất thiết..." trở xuống là mười câu, trình bày về huyền diệu khó nghĩ bàn, trời-người không lường được. Trong đó:

Hai câu đầu là tổng quát trình bày về Giải-Hạnh không đạt tới, nghĩa là Trí tuệ không thể nào thông suốt, tâm hành không thể nào chứng được.

Năm câu tiếp là trình bày về ba Tuệ không lường được cho nên không thể nào thành tựu Tự lợi, nghĩa là ba câu đầu nói về Văn tuệ không lường được: 1-Vi diệu cho nên đối với cảnh không thể nào duy trì phù hợp; 2-Sâu xa cho nên đối với tâm không thể nào hiểu rõ ràng; 3-Rộng lớn cho nên có thể tiếp nhận tất cả không thể nào chịu đựng. Câu tiếp là sâu xa khó hiểu, cho nên Tu tuệ không thể nào quán sát soi chiếu tường tận. Câu sau là dung thông, cho nên Tư tuệ không thể nào chọn ra hơn-kém. Bản kinh thời Tấn nói chọn ra (Giản trạch) gọi là tư duy ở trong quán sát.

Ba câu sau là bốn Biện tài không nói ra, cho nên không thể nào thành tựu Lợi tha, nghĩa là Pháp-Nghĩa vô ngại không thể nào nêu ra tường tận mở bày rộng lớn, Từ-Biện vô ngại không thể nào nói ra rõ ràng, Lạc thuyết vô ngại không thể nào khiến cho người khác hiểu rõ ràng.

Trong mục 3-Từ "Duy trừ..." trở xuống mười câu sau trình bày về duyên hội tụ có thể hiểu rõ: Bốn câu trước là trong Phật lực gia hộ làm Duyên, sáu câu sau là căn của mình có thể tiếp nhận làm Nhân, đầy đủ nhân duyên này có thể biết.

Trong bốn câu trước: Ba câu đầu là Duyên hiện tại, một câu sau là Nguyện vốn có.

Trong sáu câu sau: Một câu đầu là Thiện vốn có, năm câu còn lại là Đức hiện tại.

Đối với mười câu trên đây, có một phần-nhận biết một phần, có đầy đủ-nhận biết đầy đủ. Lại mười câu này tất cả có hai ý: 1-Thành tựu phần trước là hiển bày về sâu xa; 2-Phát khởi phần sau là thưa thỉnh thuyết giảng. Trong mục hai là thưa thỉnh thuyết giảng tùy theo căn cơ, có hai:

1-Có mười một câu thưa thỉnh tùy theo căn cơ thích hợp; 2-Từ "Hiển thị..." trở xuống có hai mươi câu thưa thỉnh về pháp đã thuyết giảng.

Mục 1-Trước đây nói duyên hội tụ có thể biết, nay thưa thỉnh bởi vì duyên tùy theo căn khí. Trong đó: Ba câu đầu dựa theo căn khí khác nhau của tâm bên trong. Một câu tiếp dựa theo âm thanh khác nhau của chủng loại bên ngoài. Bốn câu trên đây bao gồm phàm-Thánh.

Bảy câu sau phần nhiều dựa theo Bồ-tát: 1-Tài sản... có khác nhau. 2-Địa vị hơn kém khác nhau. 3-Dựa vào căn trừ bỏ chướng ngại. 4-Thực hiện sự nghiệp sai khác. 5-Duyên với cảnh không giống nhau. 6-Đã từng dựa vào đức nào mà tu? 7-Đã từng nghe pháp nào làm chủng tử? Lại: 6-Nên dựa vào đức nào để giáo hóa? 7-Nên mở rộng hay tóm lược pháp nào mà thuyết giảng đủ loại không giống nhau? Tất cả đều thưa thỉnh tùy thuận.

Trong mục 2-Thưa thỉnh về pháp đã thuyết giảng, có hai: a-Nêu ra pháp đã thưa thỉnh; b-Từ "Như thị đẳng..." trở xuống là kết thúc thưa thỉnh.

Mục a phân hai tiết: Một-Mười câu trước là thưa thỉnh thuyết giảng về nhân quá khứ; Hai-Mười câu sau là thưa thỉnh thuyết giảng về Dụng của quả hiện tại.

Tiết một-Trong mười câu này thì câu bảy về tên gọi và nghĩa hoàn toàn giống với Hội thứ nhất. Các đạo tức là vô số Trợ đạo (Trợ đạo hải) ở Hội ấy. Trong này, phương tiện chính là vô số Trí (Trí hải) trước đây, tức là tên gọi khác nhau mà nghĩa giống nhau. Hội ấy có vô số Thừa (Thừa hải) mà không có Bổn sự này, thì tên gọi và nghĩa đều khác nhau. Bởi vì tất cả Bồ-tát ở Hội ấy cùng nhau thưa thỉnh, hiển bày về tất cả các Thừa không giống nhau. Nay dựa theo Bổn Sư để thưa hỏi, thêm vào Bổn sự thì Thừa nối thông với các câu, làm thành mười câu cho nên lược qua; hoặc Bổn sự tức là vô số Thừa, vốn là những Thừa xưa kia. Còn lại giống như Hội thứ nhất.

Trong tiết hai-Từ "Cập thành..." trở xuống có mười câu sau, thưa thỉnh thuyết giảng về Dụng của quả hiện tại. Mười câu này hướng về mười câu thứ ba ở Hội thứ nhất, nghĩa thì phần nhiều giống nhau mà văn phần nhiều khác nhau. Bởi vì muốn hiển bày về Dụng của Quả không có giới hạn, cho nên phỏng theo tóm lược văn ấy:

1- Nhân tròn vẹn quả thành tựu, tức là Phật hải.

2- Thành tựu nhất định phải diễn thuyết giáo pháp, tức là Diễn thuyết hải.

3- Pháp giải thích làm thanh tịnh quốc độ, tức là Thế giới hải.

4- Đều bởi vì điều phục chúng sinh, tức là Danh hiệu hải.

5- Cổng thành của quả Bồ-đề Niết-bàn cùng mở rộng, tức là Giải thoát hải, bởi vì Niết-bàn chính là phòng ngừa điều sai-ngăn chặn điều ác.

6- Thị hiện thọ sinh thực hành sự nghiệp, làm nhân đạt đến quả, tức là Chúng sinh hải.

7- Tiến vào tất cả căn cơ khắp nơi, tùy theo căn cơ thiết lập thọ mạng, tức là Thọ lượng hải.

8- Làm thửa ruộng của chúng sinh khiến cho cảm được thọ mạng thường trú, tức là Ba-la-mật hải, bởi vì Bố thí làm đầu tiên.

9- Thuyết giảng về quy phạm chuẩn mực của các Độ, tức là An lập thế giới hải.

10- Ba Luân biến hóa giống như cảnh tượng trong gương, bóng trăng trong nước, tức là Biến hóa hải.

Mục b là kết thúc thưa thỉnh, có thể biết

Phần 3: Từ "Nhĩ thời Thế Tôn..." trở xuống là phần Hiện tướng Tam-muội, đáp lại nghĩ đến thưa thỉnh trước đây mà giải đáp về tướng thị hiện, trong đó có hai: a-Trình bày về Tam-muội là chủ động hiện rõ; b-Từ "Nhập thử Tam-muội..." trở xuống là trình bày về Tịnh độ thụ động hiện rõ.

Phần a-Trình bày về Tam-muội là chủ động hiện rõ: Đại Dụng không có giới hạn (Vô phương) dựa vào Thể mà phát khởi, cho nên đầu tiên là tiến vào Định. Chính là bởi vì nghĩa này, cho nên trước trình bày về tiến vào Định, sau quy tụ vô số các chúng. Từ trước đến nay, các Hội trình bày đều là thuận theo Tướng tiến vào Thật, trước là quy tụ các chúng-sau là tiến vào Định, cùng với Hội này không giống nhau.

Phật tự mình tiến vào Định, là bởi vì biểu thị cho chứng đạt pháp giới chỉ riêng Phật mới tận cùng. Không ngôn từ giải đáp, là biểu thị cho chứng đạt vốn lìa xa ngôn từ, lại bởi vì khiến cho nhìn thấy tận mắt mà tự mình chứng đạt.

Văn phân làm ba mục: Một-Duyên tiến vào Định, bởi vì hiểu rõ ý niệm trước đây; Hai-Từ "Đại Bi..." trở xuống là trình bày về nhân tiến vào Định; Ba-Từ "Nhập sư tử..." trở xuống là chính thức trình bày về tiến vào Định.

Mục hai-Ngay trong nhân tiến vào Định: Có bốn loại Bi, bởi vì căn bản tiến vào Định là làm lợi ích cho chúng sinh, mỗi loại đều có hai nghĩa.

Một-Hai nghĩa của Thân: 1-Thân là chỗ dựa để tiến vào Định, do Bi mà huân tập. 2-Thân là nghĩa của Thể, nghĩa của nương tựa, bởi vì muốn tiến sâu vào Định, cho nên hoàn toàn dựa vào Đại Bi mà làm Thể.

Hai-Hai nghĩa của Môn: 1-Phật có các môn Đại Trí-Đại Định-Đại Bi..., nay muốn làm lợi ích cho chúng sinh, chỉ dựa vào môn Bi, bởi vì khiến cho chúng sinh tiến vào. 2-Định là thụ động tiến vào, Bi là chủ động tiến vào.

Ba-Hai nghĩa của Đầu: 1-Nghĩa của bắt đầu, bởi vì tất cả mọi việc lợi ích cho chúng sinh, đều lấy Đại Bi đi trước dẫn đường. 2-Nghĩa của thù thắng trên cao, nghĩa là tất cả đều dùng môn Trí-Định, bởi vì môn này tăng thêm thù thắng.

Bốn-Hai nghĩa của Phương tiện: 1-Bi và Trí dẫn dắt nhau, làm phương tiện cho nhau, nay bởi vì Bi là phương tiện tiến vào Định mà làm lợi ích cho chúng sinh. 2-Bởi vì Bi ngay nơi Trí-Định, không đắm vào Ái kiến, cho nên gọi là phương tiện, mới có thể khiến cho chúng sinh tiến vào tất cả pháp giới.

Lại bốn Bi này, cũng là thuận theo Phật mà từ từ hướng về căn cơ.

Bốn Bi trên đây đều rộng khắp hư không, cũng có hai nghĩa: 1-Bởi vì rộng khắp mọi nơi; 2-Không có gì phân biệt.

Mục ba: Là chính thức trình bày về tiến vào Định: Bởi vì nghiệp dụng của Định thuận theo Dụ làm tên gọi. Nói là Tần Thân, có người nói rằng: "Âm tiếng Phạn lược bớt không đúng, đầy đủ chính xác nên nói là: Tỳ Thật Lẫm Đa, Trung Hoa phiên ra là Tự Tại Vô Úy, như

Sư tử chúa tự tại không có gì sợ hãi ở giữa bầy thú." Nhưng bản kinh xưa kia (Cựu Kinh) phiên ra là Sư Tử Phấn Tấn, mà hai chữ Tần Tỳ có phần xen lạm với nhau, chữ Phấn Tấn khác biệt không giống như Tỳ Thật Lẫm Đa.

Trong kinh Niết Bàn quyển thứ 25 đã nói là Tần Thân Khiếm Khư, thì biết rõ ràng Tần Thân và Phấn Tấn đều là nói đến Tam-muội này.

Sau trong phần Thiện tri thức nữ Bà-tu-mật, cũng nói là Kiến Ngã Tần Thân.

Nhưng đối lập với nhau mà phiên ra là Tự Tại Vô Úy, thuận theo nghĩa mà dịch là Tần Thân, thì đâu hề lược bớt không đúng? Vì vậy, dựa vào Cổ đức, dùng ngôn ngữ của phương này để giải thích, thì Tần Thân và Phấn Tấn đều là trạng thái thông suốt, thư giãn của thân thể.

Tổng quát về tướng để giải thích: Thể ngay nơi Dụng, vắng lặng mà thành tựu cao nhất, thì muôn vàn sai biệt tất cả đều là pháp giới. Dụng ngay nơi Thể, không làm mà rộng khắp. Vì vậy, lớn nhỏ đan xen nhau, duyên khởi vô tận, gọi là nghĩa của Tần Thân Tự Tại.

Nếu riêng biệt giải thích, thì phẩm Sư Tử Hống trong kinh Niết Bàn trình bày: Sư tử chúa tự biết rõ thân lực, răng móng sắc nhọn, cho đến sáng sớm ra khỏi hang mà gầm rống, bởi vì mười một sự việc, mở rộng có DụHợp. Còn ở phẩm Ly Thế Gian hiển bày về Bồ-tát Sư Tử Vương, dùng pháp thiện thanh tịnh làm thân..., hợp với đầu-chân..., lại khác với kinh Niết Bàn. Văn này dùng Đại Bi làm thân, cho nên biết là chỉ chọn lấy nghĩa tương tự, chưa hẳn là hoàn toàn nhất định.

Nay kết hợp chọn lấy các văn, trước là dùng mười nghĩa kết hợp với Sư tử ở phẩm Ly Thế Gian, sau là dựa vào kinh Niết Bàn bởi vì mười một sự việc.

Trước là dùng mười nghĩa kết hợp với Sư tử ở phẩm Ly Thế Gian: Nghĩa là dùng Đồng Thể Đại Bi làm thân. Dùng Tăng Thượng Đại Bi làm đầu. Dùng Đại Từ ngay nơi Trí làm mắt. Hoàn toàn dùng Trí tuệ làm răng-móng. Dùng Đại Bi Phương Tiện làm đuôi vung lên, bởi vì Bi làm phương tiện cho nên ở cuối cùng, là nghĩa của phương tiện làm chấn động. Chọn lấy toàn bộ bốn Bi làm chân, dựa vào đây mà đứng vững. Dùng Tam-muội pháp giới làm hang mà tiến vào chứng đạt. Dùng Vô Duyên Đại Bi làm cửa hang, bởi vì đi vào đi ra từ nơi này. Dùng Thể-Dụng vô ngại là Tần Thân, bởi vì thư giãn tự tại. Dùng thuyết giảng về pháp môn pháp giới làm tiếng gầm rống, bởi vì quyết định thuyết giảng rõ ràng về tất cả chúng sinh, vốn cùng với Như Lai chung một pháp giới, như Sư tử này tùy theo mỗi một sợi lông đều xứng với pháp giới.

Sau là dựa vào kinh Niết Bàn bởi vì mười một sự việc mà Tần Thân (Gầm vang):

1- Bởi vì phá tan ma quân giả làm Sư tử.

2- Bởi vì thị hiện các thần lực, Lực là mười Lực...

3- Bởi vì làm thanh tịnh trú xứ của Phật là quốc độ thuộc về Pháp giới.

4- Bởi vì làm cho phàm phu tà kiến biết rõ nơi quay về.

5- Bởi vì làm yên lòng các chúng sinh sợ hãi sinh tử.

6- Bởi vì giác ngộ các chúng sinh ngủ trong vô minh.

7- Bởi vì làm cho các loại chúng sinh rời bỏ phóng dật, lìa xa pháp ác.

8- Bởi vì khiến cho các Bồ-tát và các loại chúng sinh tà kiến, tìm đến nương tựa.

9- Bởi vì điều phục các ngoại đạo và hàng Nhị thừa xuất chúng, khiến cho như đui như điếc mà rời bỏ kiêu mạn.

10- Bởi vì dạy dỗ con cháu của các Bồ-tát khiến cho nhanh chóng chứng đạt.

11- Bởi vì Chánh kiến trang nghiêm, khiến cho bốn Bộ quyến thuộc đều tăng thêm uy thế, không sợ tất cả các loại tà đạo, mà tất cả các loại tà đạo đều sợ hãi.

Lại như loài Dã can đi theo Sư tử trăm năm mà không thể nào phát ra tiếng gầm của Sư tử, Nhị thừa ngồi yên nơi pháp hội mà như đui như điếc.

Mười nghĩa Phấn Tấn trong quyển thứ 57, cũng thuận theo ở đây nói.

Phần b-Trình bày về Tịnh độ thụ động hiện rõ: Tổng quát về tướng mà nói, thì chính là làm thanh tịnh trú xứ của Phật trong mười một sự việc trước đây. Riêng biệt về tướng mà luận thì đầy đủ nhiều nghĩa trước đây.

Nhưng tướng hiện rõ này vì sao giải đáp các câu hỏi trước đây? Bởi vì khiến cho Đại chúng nhìn thấy tận mắt mà có thể ngay lúc đó chứng đạt. Vì sao nhìn thấy tận mắt? Bởi vì phần Tịnh độ này giải đáp đầy đủ ba mươi câu hỏi.

Lại thuận theo tướng hiển bày, trong này giải đáp mười câu hỏi về Thể của quả thứ nhất: Cảnh giới đã hiện rõ, giải đáp câu hỏi về Cảnh giới. Bốn loại Đại Bi hiện rõ vì chúng sinh, tức là giải đáp câu hỏi về Trí hành. Khiến cho Đại chúng chứng thực nhìn thấy, tức là giải đáp câu hỏi về Gia trì. Nhận biết là uy lực của Như Lai, giải đáp câu hỏi Phật lực. Dụng của Tam-muội, giải đáp câu hỏi về Vô úy. Chính thức tiến vào Tam-muội, giải đáp câu hỏi về Tam-muội. Làm thanh tịnh quốc độ thuộc về pháp giới, giải đáp câu hỏi về Trú xứ. Khiến cho lớn nhỏ dung hòa thâu nhiếp, giải đáp câu hỏi về Tự tại. Thấy thân Như Lai đầy khắp pháp giới, giải đáp câu hỏi về Thân của Phật. Bởi vì thấy phương tiện Đại Bi của Như Lai, giải đáp câu hỏi về Trí tuệ.

Còn lại hai mươi câu trong phần Quy tụ chúng, giải đáp về Đại chúng quy tụ, cũng là Lực của Tam-muội. Vì thế cho nên biết rằng chủ động hiện rõ-thụ động hiện rõ đủ loại sự việc của cảnh giới, tất cả đều là Thể của Giáo.

Lại trong phần nói về hai vị Đại Thánh khai Quyền hiển Thật, mở rộng trình bày về Dụng vô tận, cũng hiển bày về tướng giải đáp, đến văn sẽ biết.

Dựa vào văn phân ba mục: Một-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau; Hai-Từ "Vu thời..." trở xuống là trang nghiêm vườn rừng này; Ba-Từ "Như ư thử..." trở xuống là kết luận nối thông với pháp giới.

Trong mục hai-Trang nghiêm vườn rừng này, có hai: 1-Chính thức hiển bày về trang nghiêm, tức là trang nghiêm Khí thế gian; 2-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là nêu ra nhân của trang nghiêm, hiển bày về trang nghiêm Trí chánh giác thế gian.

Mục 1-Chính thức hiển bày về trang nghiêm, có ba: a-Trang nghiêm Trùng Các; b-Trang nghiêm vườn rừng; c-Trang nghiêm hư không.

Thuận theo tóm lược để mở rộng mà nói, có ba loại này là biểu thị cho ba duyên khởi, nghĩa là trang nghiêm Trùng Các hiển bày về duyên khởi của Tự Thể, trang nghiêm vườn rừng biểu thị về duyên khởi Hữu vi, trang nghiêm hư không biểu thị về duyên khởi Vô vi.

Mục a-Trang nghiêm Trùng Các, phân hai tiết:

Tiết một-Trình bày về nơi chốn rộng rãi, nghĩa là phá bỏ tình-hiển bày pháp, ngay nơi Sự phù hợp với Chân. Từ bên trong mà quán sát rộng lớn không có giới hạn, nhưng không làm hỏng Sự. Từ bên ngoài mà quán sát, ngoài lầu đài có vườn cây, ngoài vườn cây có hư không, trang nghiêm đều khác nhau. Đây tức là Sự-Lý đan xen xuyên suốt, tất cả mười phương-ba đời đều viên dung. Rừng cây và hư không, ví dụ như vậy.

Tiết hai-Từ "Kim Cang vi địa..." trở xuống là chính thức hiển bày về trang nghiêm, biểu thị cho vạn đức duyên khởi tất cả đều đầy đủ, trong đó biểu thị cho pháp dùng ý để giảm bớt hoặc tăng thêm(Tiêu tức).

Mục b-Từ "Nhĩ thời phục dĩ..." trở xuống là trình bày về trang nghiêm vườn rừng.

Mục c-Từ "Nhĩ thời Thệ-đa lâm thượng hư không chi trung..." trở xuống là trình bày về trang nghiêm hư không. Hai mục này đều hiển bày có thể biết.

Trong mục 2 là nêu ra nhân của trang nghiêm: a-Đưa ra; b-Giải thích.

Giải thích tức là trang nghiêm Trí chánh giác, trước đây vì Đại chúng mà thị hiện về Thân lực của mình, thêm vào trong Phật lực. Văn có mười câu: 1-Lực của thiện căn Từ; 2-Lực của Trí vô lậu. Dùng hai Lực trên đây mà gia hộ cho Đại chúng. 3-Lực của Phước đức và Uy đức. Còn lại đều là Lực của Thần thông tự tại, trong đó: 1-Mở ra; 2-Thu lại; 3-Chiều ngang bao gồm; 4-Chiều dọc thâu nhiếp; 5-Tất cả ngay nơi một; 6-Một ngay nơi tất cả; 7-Thành và hoại ngay trong nhau. Nghĩa còn lại dựa theo suy nghĩ.

Trong mục ba là kết luận nối thông với pháp giới, có hai: 1-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau; 2-Từ "Sở vị..." trở xuống là chính thức hiển bày về tướng trang nghiêm.

Nói nhìn thấy thân Như Lai an trú trong rừng Thệđa, là an trú trong rừng ở mười phương thế giới khác nhau. Đây là trình bày về một Hội có khắp tất cả mọi nơi, như phẩm Quang Minh Giác, không phải là ở thế giới ấy từ xa thấy Phật ở thế giới này. Từ "Trú ư viên lâm..." trở xuống là các sự trang nghiêm đều như vậy. Phần Hiện tướng Tam-muội, xong.

Phần 4: Từ "Nhĩ thời Đông phương..." trở xuống, trình bày về phần Chúng mới quy tụ, tức là từ xa quy tụ cùng nhau chứng minh, cũng là trong phần Tam-muội khiến cho các Bồ-tát đều tìm đến nương tựa. Trong văn có ba: a-Riêng biệt quy tụ theo mười phương; b-Tổng quát ca ngợi về đức hạnh; c-Tổng quát kết luận về nhân quy tụ.

Phần a-Riêng biệt quy tụ theo mười phương: Mười phương tức là mười mục, mỗi mục đều có mười câu.

Mục một-Đông phương, có mười câu:

1- Đến từ nơi chốn xa gần. Nhưng đều quy tụ từ xa, là biểu thị cho chứng thực tiến vào rất sâu xa. Chỉ có Hội thứ nhất và Hội này đều quy tụ từ xa, bởi vì Hội thứ nhất là đã tin tưởng, Hội này là chứng thực tiến vào. Chứng thực tiến vào một Hợp tướng ban đầu, trung gian tùy theo phần vị sâu-cạn không giống nhau, nghĩa đã tựa như Kim Cang rồi.

2- Từ "Hữu thế giới..." trở xuống là trình bày về tên gọi riêng biệt của thế giới, có thể suy nghĩ theo nghĩa.

3- Bổn sự của Đức Phật danh hiệu Thắng Đức Vương, là phước đức phát sinh ánh sáng soi chiếu khắp nơi, cho nên gọi là Thắng, hai trang nghiêm vô ngại tự tại gọi là Vương.

4- Vị Bồ-tát đứng đầu tên gọi Nguyệt Quang Minh, bởi vì ánh sáng của Nguyện này đứng đầu ở trong ánh sáng soi chiếu khắp nơi.

Trên đây đều kèm theo danh hiệu của Đức Phật này, là hiển bày về Nguyện lực và Đức thù thắng của Đức Phật này.

5- Quyến thuộc cùng đến, là bởi vì thành tựu chủbạn đối với trước đây.

6- Phát khởi vầng mây cúng dường rộng khắp, là biểu thị về nhân trang nghiêm cho quả. Đều nói là Thiên, bởi vì thành tựu tự nhiên.

7- Đến nơi Đức Phật cung kính lễ lạy, là biểu thị cho nhân hướng đến quả.

8- Hóa hiện pháp tòa ở phương của mình. Phương của mình là biểu thị cho đan xen mà không tạp loạn. Pháp tòa biểu thị cho Pháp Không, lầu cao là biểu thị cho Không-Hữu hiển bày lớp lớp.

9- Mũ lưới trang nghiêm thân, là hiển bày về đức thù thắng trang nghiêm cho Pháp thân. Có ngọc báu trong búi tóc, là biểu thị cho Tôn chỉ viên mãn của Nhất thừa ở trên đỉnh cao của tâm.

10- Quyến thuộc cùng ngồi, là biểu thị cho chủ-bạn cùng nhau chứng minh.

Mười câu trong chín phương còn lại, phỏng theo đây có thể biết. Trong đó tên gọi của Bồ-tát, danh hiệu Đức Phật và thế giới, ý chính khó xác định, nhưng có thể nói là tùy theo thích hợp. Hai phương đầu và phương thứ sáu không có mũ châu báu, là bởi vì văn tóm lược mà thôi. Lại những vật dụng cúng dường trong này, không chỉ biểu thị cho pháp, bởi vì tất cả đều là đức của con người giống như pháp, Y báo-Chánh báo, nhân-quả vô ngại, pháp giới tự tại mà thôi.

Mục hai-Nam phương: Trong vật dụng cúng dường đều nói là Trì, bởi vì biểu thị cho Tu Trì.

Mục ba-Tây phương: Đều nói về mây trên núi Tudi, là bởi vì bốn đức Diệu Cao mát lạnh làm lợi ích cho chúng sinh.

Mục bốn-Bắc phương: Đều nói về y phục, là bởi vì Tịch-Nhẫn-Tàm-Quý làm trang nghiêm cho Pháp thân.

Mục năm-Đông Bắc phương: Nói về lầu đài, là bởi vì Tự lợi-Lợi tha thuộc về Bi-Trí dựa vào nhau mà hiển bày.

Mục sáu-Đông Nam phương: Nói về ánh sáng viên mãn, là bởi vì hai Trí thuộc về Quyền-Thật thực hành không có gì thiếu sót.

Mục bảy-Tây Nam phương: Nói về ngọn lửa, bởi vì Trí tuệ thanh tịnh đốt cháy củi phiền não, cũng biểu thị đều do Tưởng mà duy trì không thể nào giữ lấy.

Bảy phương trên đây là phát khởi cúng dường biểu thị cho pháp, bao gồm giải đáp về Thần thông của Bồtát. Ba phương dưới đây, bao gồm cũng riêng biệt giải đáp hai mươi câu sau trong phần thưa hỏi trước đây.

Mục tám-Tây Bắc phương: Có mười câu đều giải đáp về ảnh tượng của chư Phật vì tất cả chúng sinh mà hiện rõ ở câu cuối cùng trước đây. Nếu dựa theo biểu thị, thì bởi vì hiển bày về duyên với có tựa như không phải là chân thật.

Mục chín-Hạ phương: Trong lỗ chân lông, có mười câu giải đáp về chín câu hỏi trước đây. Mười câu đều nói về Phương tiện hải, là bao gồm giải đáp về phương tiện thành tựu xưa kia:

Một câu đầu bao gồm hiển bày về ngôn ngữ âm thanh đã tùy theo chúng sinh.

Năm câu tiếp là giải đáp về năm câu hỏi trong nhân, nghĩa là: 2-Giải đáp về các Hạnh, câu này thuận theo hiển bày về tâm hướng đến mong cầu Nhất thiết trí, bởi vì câu 5 trình bày về Hạnh viên mãn, mà Hạnh này là bắt đầu của Hạnh. 3-Giải đáp về Đại Nguyện của Bồtát đã phát khởi. 4-Giải đáp về các Ba-la-mật đã thanh tịnh. 5-Chính thức giải đáp về các Hạnh của Bồ-tát viên mãn. 6-Riêng biệt giải đáp về Thần thông đã phát ra.

Nhưng thưa hỏi ngay trong nhân của Như Lai, đây là bao gồm tất cả các Bồ-tát, khác nhau về bao gồm và riêng biệt mà thôi. Thưa hỏi về Trợ đạo và pháp xuất ly ấy, cũng là bao gồm giải đáp, bởi vì trong các câu đều là Trợ đạo, tất cả đều chính là pháp xuất ly.

Bốn câu còn lại là giải đáp về năm câu hỏi trong Dụng của quả, nghĩa là: 7-Giải đáp câu hỏi về Đệ nhất Chánh giác. 8-Giải đáp câu hỏi về Chuyển pháp luân. 9-Giải đáp câu hỏi về điều phục chúng sinh, quốc độ ấy là một loại bao gồm giải đáp trong phần hiện rõ Tịnh độ. 10-Giải đáp về khai mở chỉ bày tòa thành giáo pháp (Pháp thành) của Nhất thiết trí, và nêu ra tất cả các Đạo của chúng sinh, bởi vì chủ động chứng là Đạo, thụ động chứng là Trí. Mà đều nói là âm thanh, bởi vì biểu thị cho pháp không có ngôn từ, nhờ vào ngôn từ để hiển bày.

Mục mười-Thượng phương: Trong những tướng tốt, có mười câu bao gồm giải đáp về Nhân duyên-Bổn sự thứ mười trong phần thưa hỏi về nhân, cùng giải đáp về Ba-la-mật và các Địa đã tiến vào. Bởi vì mười Độ tức là những Hạnh thuộc về Địa riêng biệt, cho nên riêng biệt dựa theo câu đầu, giải đáp về tiến vào nơi cư trú của tất cả chúng sinh, và tiếp nhận sự bố thí của tất cả chúng sinh, cùng vì tất cả chúng sinh mà thuyết giảng về công đức bố thí. Như văn suy nghĩ về điều này!

Trong giải đáp về những điều thưa hỏi ấy có lẽ không theo thứ tự, bởi vì mười phương cùng đến một lúc, các vật dụng cúng dường cùng hiện bày một lúc, văn không chép nhiều mà tùy theo phương khác nhau để nói, dùng thứ tự thưa hỏi trước đây để thu nhận thì tất cả đều theo thứ tự.

Lại đều nói về Bổn sự, là bởi vì biểu thị cho Thể của pháp ba đời trường trú, do Trí đạt được Thể-Dụng không phải như nhau-không phải khác nhau. Bởi vì Dụng tùy theo Thể mà tất cả đều tồn tại, cho nên đức tướng-nghiệp dụng đều tự tại.

Kinh Mật Nghiêm quyển thứ 3 nói: "Bồ-tát Kim Cang Tạng, thị hiện các hình tướng khác nhau, thuyết giảng các loại pháp khác nhau..." Cho đến nói: "Nương tựa nơi thanh tịnh mà tiến vào Phật Địa, bởi vì Uẩn-Giới của Như Lai thường không có đổi khác."

Nếu như Lý-Sự tách biệt mà tu thì không đạt được như vậy, bởi vì không giống như Thể-Dụng của pháp hiện tại nơi khác cùng có, mà Thể-Dụng của pháp quá khứ-vị lai đều không có, huống hồ đối với Tiểu thừa mà có ba đời hay sao? Bởi vì pháp quá khứ-vị lai ấy có Thể mà không có Dụng.

Phần b: Từ "Như thị thập phương..." trở xuống là tổng quát ca ngợi về đức hạnh, trong đó có hai mục: Một-Tổng quát; Hai-Từ "Dĩ tịnh trí..." trở xuống là riêng biệt.

Ngay trong mục hai là riêng biệt ca ngợi có ba mươi bốn câu, phân ba: 1-Có năm câu trình bày về đức hướng lên trên gần gũi chư Phật; 2-Từ "Ư nhất trần trung..." trở xuống có mười bốn câu, trình bày về đức hướng xuống dưới thâu nhiếp chúng sinh; 3-Từ "Nhất thiết Bồtát thần thông..." trở xuống có mười lăm câu, trình bày về đức của Đại Dụng tự tại. Cũng gọi là ba loại thuộc về ba nghiệp.

Mục 1-Có năm câu trình bày về đức hướng lên trên gần gũi chư Phật: 1-Mắt thanh tịnh được thấy Phật, tức là ý nghiệp; 2-Nghe pháp của Như Lai, tức là ngữ nghiệp tu tập thanh tịnh; ba câu còn lại đều hiển bày về thân nghiệp tự tại.

Trong mục 2: Trình bày về đức hướng xuống dưới thâu nhiếp chúng sinh, có ba mục:

Mục a-Vi tế giáo hóa chúng sinh.

Mục b-Từ "Tri nhất thiết chúng sinh..." trở xuống có bảy câu, trình bày về Trí thâu nhiếp chúng sinh, câu cuối cùng kết luận rằng: Mười Lực Vô úy. Sáu câu trước riêng biệt trình bày: 1-Duyên quy tụ vốn không phải là chân thật. 2-Tùy theo nguyên hình (Bản chất) của căn cơ mà ánh sáng rọi lại có hơn-kém. 3-Do các nẻo suy nghĩ mà khởi lên. 4-Tùy theo thể chất soi chiếu rọi lại mà có đẹp-xấu. 5-Do tưởng mà duy trì. 6-Không có mà bỗng nhiên có, có trong chốc lát mà trở lại không có.

Mục c-Từ "Dũng mãnh..." trở xuống có năm câu trình bày về ngữ nghiệp thâu nhiếp chúng sinh, trong đó: Câu đầu là tổng quát hiển bày về quyết định, bốn câu còn lại là riêng biệt trình bày về bốn Biện tài.

Trong mục 3: Có mười lăm câu trình bày về đức của Đại Dụng tự tại: Một câu đầu là tổng quát trình bày về pháp đã đạt được, còn lại là riêng biệt trình bày về Dụng của Thần thông. Trong đó có ba:

Mục a-Ba nghiệp phá Tà vốn là ba pháp Dũng mãnh-Tinh tiến và Thần thông.

Mục b-Từ "Hằng dĩ trí..." trở xuống có sáu câu trình bày về ý nghiệp tự tại, đều là Quyền-Thật cùng hiện hành: 1-Trí hiểu rõ sự việc ba đời, Tuệ thông suốt ba đời vốn Không. 2-Nhận biết về pháp như hư không, trống rỗng vốn không có gì đáng tranh cãi, mà không hủy hoại Hữu bởi vì không đắm theo Không. 3-Tiến lên không có tướng của tiến lên, cho nên nói là không có đến. 4-Ngay nơi Hữu mà Không. 5-Ngay nơi Không mà Hữu, cho nên nói là phương tiện. 6-Trí tiến vào quốc độ thuộc Tánh.

Mục c-Từ "Dĩ tự tại lực..." trở xuống có bảy câu, trình bày về thân nghiệp tự tại, có thể biết.

Phần c-Từ "Như thị đẳng..." trở xuống là tổng quát kết luận về nhân quy tụ.

Phần 5: Từ "Vu thời Thượng thủ..." trở xuống là phần Nêu ra mất hiển bày được, cũng gọi là nêu ra yếu kém hiển bày thù thắng, bởi vì trình bày về pháp Bất cọng.

Trong đó có ba: a-Trình bày về người không nhìn thấy; b-Từ "Giai tất..." trở xuống là trình bày về cảnh mà không nhìn thấy; c-Từ "Hà dĩ..." trở xuống giải thích về nguyên cớ không nhìn thấy.

Phần a-Trình bày về người không nhìn thấy:

Xá-lợi, Trung Hoa nói là Thu Lộ, bởi vì con ngươi đôi mắt người mẹ sáng ngời sắc sảo tựa như loài chim ấy. Phất là con, từ người mẹ thiết lập tên gọi mà nêu lên người con.

Mục-kiền-liên, Trung Hoa nói là Thái Thục Thị, Tiên Nhân thời Thượng cổ ở núi ăn đậu, mẹ của Tôn giả là dòng dõi ấy, từ họ bên ngoại mà thiết lập tên gọi. Tôn giả có Đại Thần thông, chọn ra khác với dòng họ này, cho nên lại nói là Đại.

Ma-ha Ca-diếp, Trung Hoa nói là Đại Ẩm Quang, dòng dõi Tiên Nhân này và thân của Tôn giả, đều có ánh sáng rực rỡ che mờ mặt trăng-mặt trời, tu hạnh Đầu-đà bậc nhất, chọn ra khác với Ca-diếp, cho nên nói là Đại.

Ly-bà-đa, Trung Hoa nói là Thất Tinh, do cúng bái mà sinh ra, hoặc nói là Sở Cúng Dường, hoặc nói là Giả Hòa Hợp, tức là sự việc về hai con quỷ ăn thịt người trong Trí Luận.

Tu-bồ-đề, Trung Hoa nói là Thiện Hiện, bởi vì lúc sinh ra mà giữa không gian trong nhà hiện bày tướng trạng tốt lành.

A-nậu-lâu-đà, Trung Hoa nói là Vô Diệt, bởi vì bố thí một bữa ăn mà chín mươi mốt lần sinh trên cõi trời và giữa loài người, không rơi vào nẻo ác.

Nan-đà, Trung Hoa nói là Hoan Hỷ, bởi vì tánh vô cùng thông minh nhanh nhạy, âm thanh tuyệt vời lạ thường.

Kiếp-tân-na, Trung Hoa nói là Hoàng Đầu, vốn dòng dõi của Tiên Nhân Hoàng Đầu.

Ca-chiên-diên, Trung Hoa nói là Tiễn Phát Chủng.

Phú-lâu-na, Trung Hoa nói là Mãn Nguyện, đầy đủ nói là Mãn Từ Tử, người mẹ rất hiền từ, cũng từ tên gọi của người mẹ.

Mà nói là Đẳng, Đẳng là chọn lấy năm trăm vị, mở rộng phân rõ xưa nay dịch khác nhau, duyên khởi và đức hạnh như trong Trí Luận và Âm Nghĩa trình bày.

Trong phần b là trình bày về cảnh mà không nhìn thấy, có ba mục:

Mục một-Không nhìn thấy quả, có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Phần nhiều giống như trong mục nghĩ đến thưa thỉnh về quả. Mười câu của mục một: Trùng các giống như hư không..., tức là Thần biến; không hủy hoại tướng vốn có, tức là Du hý. Còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Mục hai-Từ "Diệc phục..." trở xuống là trình bày về không nhìn thấy nhân, tức là các Bồ-tát: 1-Tổng quát trình bày, tức là phạm vi giới hạn của cảnh giới. 2-Từ "Bồ-tát Đại hội..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về pháp hội bao gồm mới-cũ, Nhập nghĩa là Thân có khắp vô số quốc độ, Trí tiến vào các pháp..., Phổ Chí tức là chúng mới đến, Phổ Nghệ tức là chúng trước đây, đều nói là Phổ: a-Bởi vì ngang dọc rộng khắp; b-Bởi vì một ngay nơi tất cả. Những câu còn lại dựa theo trong phần Tác dụng của các Bồ-tát mới đến đã phân rõ trước đây, và mười-mười trong phẩm Ly Thế Gian đã trình bày trước đây.

Mục ba-Từ "Như thị đẳng..." trở xuống là tổng quát kết luận về không nhìn thấy.

Phần c: Giải thích về nguyên cớ không nhìn thấy: Nhưng đều bỏ Bổn theo Tích, hiển bày về nhân-quả Bất cọng sâu xa huyền diệu của Nhất thừa, để đốc thúc những người Hậu học, khiến cho luyện tập chủng tử của nhân. Trong văn có hai: Trước là đưa ra, sau là giải thích.

Trước là đưa ra, ý nói rằng: Thân tham gia ở Kỳ Viên, tự mình đối với pháp hội cao quý mà không nhìn thấy Thần biến, nguyên cớ vì sao?

Sau là giải thích, ý nói rằng: Cảnh giới ấy thù thắng, mà nhân quá khứ-duyên hiện tại thảy đều thiếu hụt, giống như mặt trời-mặt trăng treo giữa bầu trời mà người mù không thấy, sấm sét chấn động mặt đất mà người điếc không nghe, Đạo khế hợp thì gần bên cạnh nhưng không thuộc về mình, Bồ-tát từ phương xa mà đến, Thanh văn ở trong Hội vẫn không nhận biết. Văn tự nhiên mở rộng giải thích, phân làm ba mục riêng biệt: Một-Pháp; Hai-Dụ; Ba-Đưa ra để kết luận thành tựu.

Mục một-Pháp, phân hai: 1-Trình bày bởi vì thiếu nhân của quá khứ; 2-Từ "Phục thứ..." trở xuống là trình bày bởi vì thiếu duyên của hiện tại.

Mục 1-Thiếu nhân của quá khứ, phân bốn: a-Một câu tổng quát nêu lên sai biệt của pháp thiện lớn-nhỏ; b-Từ "Bổn bất tu..." trở xuống là nêu ra yếu kém khác với thù thắng; c-Từ "Như thị giai thị..." trở xuống là nêu ra thù thắng để chọn ra yếu kém; d-Từ "Dĩ thị nhân duyên..." trở xuống là kết luận về không thấy nghe.

Mục a-Một câu tổng quát: Có thiện căn nhỏ bé được tham gia ở pháp hội tốt đẹp, thiện căn lớn-nhỏ khác nhau không nhìn thấy sự việc đặc biệt hiếm có.

Trong mục b là nêu ra yếu kém, có mười tám câu: Mười hai câu trước giải thích về nguyên nhân không nhìn thấy quả của Phật, sáu câu sau giải thích về nguyên nhân không nhìn thấy Bồ-tát.

Trong mười hai câu trước: Câu đầu là tổng quát, những câu còn lại là riêng biệt.

Trong mười một câu còn lại, bởi vì không ca ngợi..., tức là không tích tập thiện căn tự tại được thấy Phật, trong đó có hai: Hai câu trước là bởi vì không ca ngợi về quả, chín câu sau là bởi vì không tu tập về nhân.

Trong chín câu sau cũng có hai: Năm câu đầu là thiếu về Hạnh thuộc Tự phần, bốn câu sau là thiếu về Hạnh thuộc Thắng tiến. Cũng là trước trình bày về tâm hẹp hòi, sau hiển bày về tâm yếu kém, cho nên không thể nào nhìn thấy.

Trong sáu câu sau-Từ "Bổn bất đắc Bồ-tát nhãn..." trở xuống là giải thích về nguyên nhân không nhìn thấy Bồ-tát: 1-Không nhìn thấy mười Nhãn đã nhìn thấy pháp giới vô ngại; 2-Thiếu nhân của Trí không có gì chướng ngại. Nếu chỉ tu về Chân Thường lìa xa ý niệm, thì giống với pháp thiện Bồ-đề của Nhị thừa. Trong kinh Pháp Hoa thì Du hý thần thông, tức là nghe mà không vui; trong này vui mà không nghe. Còn lại có thể suy nghĩ. Trong nhân của mình đã không tu tập-không nhìn thấy, mong các vị Hậu học tu tập về nhân được thấy Phật, đừng đắm vào vắng lặng sâu xa!

Mục c-nêu ra thù thắng để chọn ra yếu kém: Nói những pháp như vậy, là chỉ ra pháp đã không nhìn thấy như Thần thông... của Phật trước đây, Trí-Cảnh của Phổ Hiền tức là nêu ra thù thắng, không giống với Nhị thừa gọi là chọn ra yếu kém

Mục d-Từ "Dĩ thị nhân duyên..." trở xuống là kết luận về không thấy nghe, bởi vì thiếu nhân trước đây, cho nên không thể nào nhìn thấy nhân duyên của cảnh thù thắng. Trong đó, câu đầu và câu sau là tổng quát trình bày, mười câu giữa là riêng biệt hiển bày, nghĩa là: Mắt không nhìn thấy, tâm không nhận biết, tai không nghe đến, vốn có mà không chứng được, mới thành tựu không thể đạt được, không có phương tiện, không thể nào nghĩ nhớ quán tưởng, không có hậu đắc, không thể nào phân biệt Sự-Lý, tư duy về ý nghĩa, trù lượng về cạn sâu.

Trong mục 2: Là trình bày bởi vì thiếu duyên của hiện tại, cho nên không nhìn thấy, có ba: a-Trình bày bởi vì không có đức hạnh thù thắng, cho nên không nhìn thấy; b-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là trình bày bởi vì trú vào giải thoát thuộc về Thừa của mình, cho nên không nhìn thấy; c-Từ "Thị cố tuy tại..." trở xuống là kết luận thành tựu về không nhìn thấy.

Mục a, phân hai tiết: Một-Có mười câu trình bày về không có đức hạnh thù thắng, tức là những cảnh không nhìn thấy trước đây, cũng tức là nhân quá khứ không tu tập về hạnh Thắng tiến trước đây. Bốn câu phân biệt là bởi vì không tu tập cho nên không có, bởi vì không có cho nên không nhìn thấy. Câu đầu là tổng quát, các câu còn lại là riêng biệt. Thế lực tức là Gia trì, còn lại đều giống như trước. Hai-Từ "Thị cố ư thử..." trở xuống có mười câu hiển bày về không thể nào nhìn thấy. Nhập có hai nghĩa, văn trước dựa theo Chứng, nay dựa theo thông hiểu rõ ràng. Còn lại có thể biết.

Trong mục b là trình bày bởi vì trú vào Thừa của mình, cho nên không nhìn thấy: Trước là đưa ra, sau là giải thích. Bởi vì hai mục này lặp đi lặp lại tác thành lẫn nhau, cho nên đưa ra để giải thích, nghĩa là vì sao không có thiện căn như vậy...? Bởi vì trú vào Thừa của mình mà tác chứng. Cũng nên đưa ra rằng: Vì sao tác chứng? Bởi vì không có thiện căn trước đây. Vốn không có gì ở trước mắt, cho nên lược qua không trình bày mà thôi.

Mục này cũng giống như kinh Pháp Hoa, tự giải thích về tâm không vui thích rằng: Nguyên cớ vì sao? Bởi vì Đức Thế Tôn khiến cho chúng ta chứng được Niết-bàn mà ra khởi ba cõi.

Văn giải thích cũng có hai tiết: Một-Trình bày về tác chứng trú vào Thừa của mình; Hai-Từ "Ư bỉ trí tuệ..." trở xuống là kết luận thành tựu về vốn không có gì.

Tiết một-Trình bày về tác chứng trú vào Thừa của mình, có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong riêng biệt: 1-Đạo, bởi vì Kiến đạo-Tu đạo đoạn trừ Tập của phiền não, không giống như những Đạo vô trú của Bồ-tát. 2-3 là Hạnh-Quả có thể biết. 4-Trí quán sát về Đế riêng biệt, nghĩa là ngã thì Không mà pháp thì Hữu, không thể nào ngã thì Hữu mà pháp thì Không, gọi là Đế thuộc Hữu-Vô; bởi vì chứng đạt Hiện quán, cho nên gọi là Trí quyết định, không có Lý thuộc ba Đế về Đệ nhất nghĩa Trung đạo của Bồ-tát, cũng như Niết-bàn của Thanh văn có Đế mà không có Chân Thật. 5-Bởi vì đã chứng Lý. 6-Bởi vì rời bỏ Sự. Ba câu sau là thành tựu về hạnh của Thanh văn trước đây: 7-Bên trong không có tâm Bi. 8-Bên ngoài rời bỏ chúng sinh. 9-Chỉ tự điều phục mình.

Lại mười câu trên đây tổng quát làm thành bốn sự mất mát: 1-Câu đầu là ra khỏi thô mà không ra khỏi tế, bởi vì chỉ ra khỏi Phần đoạn. 2-Bốn câu tiếp là có được Quyền mà mất Thật. 3-Ba câu tiếp là đắm vào vắng lặng mà mất Bi. 4-Hai câu sau là rời bỏ chúng sinh, chỉ độ chính mình.

Tiết hai: là kết luận thành tựu về vốn không có gì, tức là bởi vì trú vào Thừa của mình, cho nên không có Trí... trước đây, cũng có mười câu, chỉ đối với một Trí trước đây mà có mười loại không thể nào thực hiện được. Còn lại Tam-muội... dựa theo đây có thể biết.

Mục hai-Từ "Phật tử, như hằng hà..." trở xuống là Dụ hiển bày. Văn có mười Dụ, từ xưa đến nay các Sư đều đem phối hợp với mười câu mê mờ về quả của Phật trước đây, chỉ riêng một Dụ thứ chín về hai vị Trời, dụ cho tướng tốt trang nghiêm của Như Lai ở câu thứ hai trước đây, còn lại đều như thứ tự. Điều này cũng có lý.

Nay giải thích có hai cách: 1-Tùy theo mỗi một Dụ, tổng quát dụ cho cảnh không nhìn thấy như nhân quả..., bởi vì trong văn Hợp cũng nói không nhìn thấy chúng Bồ-tát. Lại không dụ cho đức của Bồ-tát, bởi vì không hết nghĩa. Lại trong văn Hợp phần nhiều thuận theo tổng quát để Hợp, chỉ nói là không nhìn thấy thần biến của Như Lai, là trình bày bao gồm các câu. 2-Riêng biệt dụ về các đức, nếu tất cả không riêng biệt, thì đâu cần phải nhiều Dụ, nhưng tuy Dụ riêng biệt cũng bao gồm nhân quả.

Chín Dụ trước dựa theo cảnh thù thắng làm Dụ, nghĩa là Dụ về Hằng hà, Tu-di... là dụ cho đức của Phật; một Dụ sau dựa vào pháp yếu kém làm Dụ, bởi vì tiến vào Diệt tận định là dụ cho Nhị thừa.

Ở trong chín Dụ trước, phối hợp với mê mờ về đức của Bồ-tát, nghĩa ấy thì theo thứ tự; phối hợp với mê mờ về đức của Như Lai, thì nghĩa có phần không theo thứ tự. Nghĩa riêng biệt của Dụ, đến văn sẽ biết.

Vả lại, Dụ thứ nhất-thứ năm và thứ mười, chỉ dụ cho Thanh văn không nhìn thấy; Dụ thứ hai-thứ ba-thứ tư và thứ bảy, cùng dụ cho Bồ-tát và Thanh văn, nhìn thấykhông nhìn thấy khác nhau; ba Dụ còn lại dụ cho Phật đối với Thanh văn, luận về nhìn thấy-không nhìn thấy. Có ba loại này, là văn phỏng theo tóm lược mà thôi.

Lại chỉ dựa theo Thanh văn mà nói, là bởi vì mười Dụ đều dụ cho không có đức ấy, trong đó: Một Dụ đầu bao gồm dụ cho có chướng ngại, một Dụ sau bao gồm dụ cho trú vào Thừa của mình.

Lại ngay nơi chín Dụ trước dựa theo cảnh thù thắng làm Dụ, hiển bày về chín loại đức thù thắng; một Dụ sau là một loại tổng quát trình bày về Bất cọng, hiển bày về mười loại Vô tận. Trong chín đức trước, mỗi một đức đều đầy đủ hai ý tổng quát và riêng biệt.

Dụ thứ nhất: Dụ về quỷ đứng trước sông Hằng, sông Hằng trong xanh tuôn chảy, tổng quát dụ cho đức thấm nhuần làm lợi ích rất sâu xa của Phật và Bồ-tát, riêng biệt dụ cho đức thuộc Thần lực của Phật và đức thuộc cảnh giới của Bồ-tát. Dùng hai câu này làm đầu bởi vì tổng quát. Quỷ dụ cho Nhị thừa bởi vì có Sở tri chướng cho nên không nhìn thấy, cũng dụ cho không đạt được các pháp Hỷ.

Nói ngạ quỷ..., là phần Sinh đã hết là quỷ, không có được chiếc áo của Vô sinh nhẫn là thân hình trần truồng, không có được thức ăn của Hạnh thuộc pháp giới là đói, không có được mùi vị của Giải thoát chân thật là khát. Vì vậy cho nên gọi là thèm khát (Ngạ).

Trên đây đều là không có Đạo chân thật, tức là nghiệp còn lại. Do hành khổ mà thay đổi, bị đốt cháy toàn thân, tức là khổ còn lại. Chấp Không là loài QuạKên Kên, chấp Hữu là loài Lang-Sói, đối với kiến chấp này dấy lên quyết định hiểu rõ là vồ lấy.

Bên trong hàm chứa Đại cơ có phần giải thoát chân thật, gọi là bị cơn khát bức bách mà mong cầu nước uống. Thân ở trong pháp hội, gọi là đứng bên bờ sông. Không nhìn thấy thần biến, gọi là không nhìn thấy sông. Tuy nhìn thấy Đức Thế Tôn, mà chỉ nhìn thấy Sắc thân trượng sáu, là nhìn thấy khô cạn. Vô minh che kín đôi mắt, gọi là nghiệp chướng, tức là phiền não.

Từ "Dư hậu bỉ đại..." trở xuống là trong Hợp: Trước là hợp với nghiệp chướng, sau từ "Bất đắc dĩ..." trở xuống là hợp với thân hình trần truồng...

Dụ thứ hai: Dụ về tỉnh giấc-trong mộng trái ngược nhau. Mộng đi đến cung trời, tổng quát dụ cho đức rộng lớn cao vời rõ ràng của Phật và Bồ-tát là rộng lớn, riêng biệt dụ cho Du hý thần biến của Như Lai.

Hai Dụ này và từ "Bồ-tát Đại hội..." trở xuống có mười một câu, Dụ rất giống nhau. Nhưng tám Dụ dưới đây dựa theo dụ cho Nhị thừa, trình bày về không có đức ấy, cũng có tổng quát-riêng biệt. Tổng quát thì không hiểu rõ đối với mỗi một đức, đều bởi vì thiếu mất nhânduyên trước đây; riêng biệt thì đều dụ cho không có đức không giống nhau.

Một Dụ này là bởi vì không có thần thông như vậy, lại bởi vì không biết Bồ-tát như giấc mộng.

Nhưng trong văn Hợp, trình bày bởi vì không có mắt Trí như vậy, là thuận theo tướng tổng quát mà kết hợp; những đoạn sau đều kết hợp với không có mắt.

Trong văn: Trước là Dụ; sau từ "Nhất thiết Bồ-tát..." trở xuống là Hợp.

Trong Hợp có hai: Đầu là hợp với trong mộng thì tự mình nhìn thấy; sau từ "Nhất thiết Thanh văn..." trở xuống là hợp với Đại chúng trong pháp hội không nhìn thấy. Đều có thể suy nghĩ.

Dụ thứ ba: Dụ về người ngu đứng trước núi Tuyết. Thuốc quý ở núi Tuyết, tổng quát dụ cho đức sâu xa khó nhìn thấy, riêng biệt dụ cũng là dụ cho cảnh giới của Phật. Cảnh giới của Bi là dụ cho nơi trú vào của Bồ-tát, bởi vì tâm Bi cứu giúp chúng sinh là nơi trú vào. Những người săn bắt, là dụ cho Thanh văn không có Đại Bi cứu giúp căn bệnh của chúng sinh, cũng là bởi vì không có cảnh giới như vậy.

Dụ thứ tư: Dụ về kho báu ẩn kín khó biết. Kho báu là tổng quát dụ cho đức bí mật khó biết, riêng biệt dụ cho đức cao quý thù thắng của Như Lai, bởi vì đáng quý trọng. Dụ cho Tam-muội mà Bồ-tát tiến vào, và quán sát luôn luôn tự mình dũng mãnh cúng dường, như Dụ suy nghĩ điều này! Phước mỏng là dụ cho Thanh văn, bởi vì không có uy đức như vậy.

Dụ thứ năm: Dụ về người mù không nhìn thấy vật báu. Hòn đảo châu báu, tổng quát dụ cho đức rất sâu xa khó lường, riêng biệt dụ cho Diệu hạnh của Như Lai, bởi vì tích tập công hạnh trọn vẹn tuyệt diệu. Dụ cho Bồ-tát thọ ký thành thục dũng mãnh, có thể biết. Người mù dụ cho Nhị thừa, bởi vì không có thiện căn như vậy. Dụ thứ sáu: Dụ về mắt trong sáng không có chướng ngại, tổng quát dụ cho đức của Trí soi chiếu khó lường, riêng cho uy đức của Như Lai. Từ "Bồ-tát Pháp thân..." trở xuống có năm câu dụ cho không nhìn thấy oai nghi, bởi vì Nhị thừa không có tự tại như vậy.

Dụ thứ bảy: Dụ về cảnh của Biến Xứ Định, tổng quát dụ cho đức rộng khắp mọi nơi khó suy nghĩ, riêng biệt dụ cho quốc độ thanh tịnh của Như Lai, ánh sáng thường có của Bồ-tát trang nghiêm nhiều màu sắc, Bồtát phát ra mạng lưới ánh sáng rực rỡ rộng lớn. Không nhìn thấy cảnh Định là dụ cho Thanh văn, bởi vì không có Tam-muội như vậy.

Trong Dụ nói Biến xứ, là quán sát rộng khắp ở tất cả mọi nơi không hề có kẽ hở, cho nên gọi là Biến xứ. Nhưng các luận Du Già-Trí Độ-Câu Xá đều nói có mười Biến xứ, nay có mười hai, tám loại trước giống với các Luận ấy.

Trong đó: Biến xứ thứ chín gọi là Không Biến xứ, thứ mười gọi là Thức Biến xứ. Trước hết quán sát màu xanh... rộng khắp mọi nơi. Tiếp đến quán sát màu xanh... là dựa vào nơi nào? Nhận biết là bởi vì mặt đất... Tiếp đến suy nghĩ về màu sắc đã quán sát, vì sao rộng lớn?

Nhận biết là bởi vì hư không. Tiếp đến suy nghĩ về màu sắc có thể quán sát, nhận biết là bởi vì dựa vào Thức. Tám loại trước dựa vào Tĩnh lự thứ tư, quán sát mong muốn có thể nhìn thấy Sắc, hai loại sau dựa vào Định Vô sắc.

Luận Du Già quyển thứ 12 nói: "Vì sao Biến xứ chỉ nói kiến lập Sắc xứ và Xúc xứ? Bởi vì hai loại này cùng chung thân mình và thân khác, thường nối tiếp nhau có khắp ở cõi Sắc. Sắc thuộc về căn như Nhãn... chỉ thuộc về thân mình, Hương trần và Vị trần không có khắp tất cả, Thanh trần có gián đoạn, vì thế cho nên không nói đến. Trong cõi Vô sắc, Không có khắp tất cả mọi nơi, cảnh hiện hành của Thức cũng có khắp tất cả, cho nên thiết lập hai loại này."

Nay dùng Tông chỉ riêng biệt hợp với hai loại Không-Thức làm Biến xứ Thiên. Luận trước đây đã chọn ra, đều có lẽ dựa vào Tưởng xứng với Tánh rộng khắp mọi nơi, thêm vào ba sự việc.

Loại thứ mười gọi là Biến xứ về đủ loại thân của chúng sinh, tức là Sắc thuộc về căn như Nhãn... đã chọn ra trước đây. Loại thứ mười một là ngôn ngữ âm thanh, tức là Thanh trần trước đây. Loại thứ mười hai là tất cả sở duyên, tức là cảnh của sáu trần, là thu nhận HươngVị trước đây và cảnh thuộc Pháp trần.

Ví dụ nói về Biến xứ Thiên này, cũng có thể bao gồm các cõi trời.

Tiếp từ "Như Lai sở hiện..." trở xuống là Hợp, văn có thể biết.

Dụ thứ tám: Dụ về vị thuốc tuyệt diệu che kín hình hài, tổng quát dụ cho đức ẩn hiện vượt lên trên thế gian, riêng biệt dụ cho đức trú trì của Như Lai. Dụ cho đức khởi lên vầng mây biến hóa của Bồ-tát. Không nhìn thấy là dụ cho Thanh văn, bởi vì không có giải thoát như vậy. Dụ thứ chín: Dụ về hai vị Trời đi theo người, tổng quát dụ cho đức vi diệu khó hư hoại, riêng biệt dụ cho đức của các Hạnh viên mãn, thân Bồ-tát có khắp mười phương, là tướng tốt trang nghiêm của Như Lai. Không nhìn thấy hai vị Trời là dụ cho Nhị thừa, bởi vì không có thế lực như vậy, cũng dụ cho không có tâm Bi bởi vì rời bỏ chúng sinh.

Dụ thứ mười: Dụ về Diệt Định không hiện hành, chỉ dụ cho Thanh văn, bởi vì an trú trong Thừa của mình mà chứng đạt Thật tế, cũng tổng quát dụ cho không có đức. Lại mười Dụ trên đây, từ sau ngược theo thứ tự phối hợp với nhân thiếu hụt trước đây. Mười câu sau, nghĩa là: Một-Dụ cho không có pháp Hỷ; Hai-Dụ cho không nhận biết Bồ-tát như trong mộng; Ba-Dụ cho không sinh ra từ nơi gia bị của Như Lai... Như Lý suy nghĩ điều này! Mười câu trước, chỉ tổng quát làm nhân của không nhìn thấy.

Mục ba-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là đưa ra để kết luận thành tựu, văn có mười câu kết luận về mười Dụ trước đây, chỉ riêng câu thứ bảy-thứ tám là thuận theo Hợp trước đây cho nên có lùi về trước đây, còn lại đều như thứ tự.

Trên đây là Pháp-Dụ mở rộng hiển bày về Thanh văn không nhìn thấy-không nghe đến...

Hỏi: Kinh Bát Nhã trình bày Thanh văn hoặc là Trí hay là Đoạn, đều là Vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát, nếu là Nhẫn của Bồ-tát, vì sao văn trên đều nói là không có đức của Bồ-tát? Lại trong kinh Văn Thù Tuần Hành nói năm trăm Thanh văn nghe mà không tin, kinh Pháp Hoa không xem thường cũng khiến cho nghe đến, sao trong này có thể không khiến cho nghe đến?

Đáp: Bởi vì hiển bày về Bất cọng, do đó Trí Luận trình bày về Bát-nhã có Cọng và Bất cọng, dựa vào kinh không thể nghĩ bàn này, cho nên nói là không chung với Nhị thừa.

Vả lại, nghi thức giáo hóa của Đại Thánh thì chủng loại không giống nhau, hoặc là khiến cho nghe mà không tin để làm chủng tử xa, như trước đây đã dẫn ra; hoặc là dùng uy lực khiến cho rời khỏi pháp hội, như trong kinh Pháp Hoa nói năm ngàn Tỳ-kheo rời khỏi chỗ ngồi; hoặc là khiến cho ở trong pháp hội mà không nghe thấy, tức là như kinh này.

Nhưng kinh Pháp Hoa là cuối cùng của Tiệm giáo, bởi vì muốn thu nhận chủng tử hư hoại, cho nên gia hộ khiến loại ấy rời xa để đốc thúc khích lệ Đại chúng trong pháp hội, làm cho họ tin nhận. Kinh này là bắt đầu của Đốn giáo, bởi vì hiển bày về sâu xa thù thắng, giữ lại làm cho không nghe thấy, khiến những người Hậu học tu tập chủng tử của thấy-nghe.

Vả lại, Đại thừa bao gồm Tiểu thừa, thì Trí-Đoạn ấy đều là Pháp nhẫn của Bồ-tát, Trí của Tiểu thừa không nhận biết Trí của Đại thừa, cho nên ở đây nói: Đối với Đế thuộc Hữu-Vô dấy lên quyết định hiểu về không thấy-không nghe.

Lại nếu như đã khai Quyền hiển Thật, thì Quyền là Tiệm của Thật, cho nên kinh Pháp Hoa nói: "Công hạnh của các ông là Đạo của Bồ-tát." Nếu như Quyền-Thật đối lập với nhau, thì như đui điếc mà không phải là pháp khí.

Điều ấy giống như lấy dân đen để so sánh với vua chúa, thì sang-hèn khác nhau một trời một vực. Lấy vua chúa để thu nhận dân đen, thì nhất định trong lãnh thổ không có ai không phải là dân chúng của vua chúa.

Vì vậy, nếu dựa theo thu nhận tất cả, thì tất cả chúng sinh không có ai không có đủ Trí tuệ của Như Lai, huống hồ đối với nhân quả vô lậu của Nhị thừa hay sao?

Nếu so sánh về hơn-kém, thì Bồ-tát Quyền giáo thực hành đã lâu hãy còn không tin tưởng lắng nghe, huống hồ đối với Nhị thừa hay sao? Nhị thừa ở hàng Thượng thủ hãy còn như đui như điếc, huống hồ phàm phu ngoại đạo hay sao?

Đã không phải là pháp khí ấy, vốn không phù hợp để nêu ra, nhưng bởi vì hiển bày về pháp thù thắng, mà Bồ-tát Đại thừa phương tiện thị hiện làm Thanh văn đui điếc. Vì vậy biết rằng đui điếc có năng lực đối với pháp thù thắng, cho nên có thể hiển bày về pháp thù thắng, thù thắng và yếu kém hướng về với nhau, Lực Dụng đan xen xuyên suốt, thành tựu Đại duyên khởi mới là sâu xa huyền diệu.

QUYỂN 55

Phần 6: Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là phần Kệ tụng ca ngợi đức: Ca ngợi về đức đã đến vô cùng, vốn là hiển bày về pháp đã chứng đắc. Trong văn có Bồ-tát mười phương, tức là mười mục: Hai mục đầu ca ngợi về Dụng của Tam-muội, Đạo tràng...; tám mục còn lại bao gồm ca ngợi về đức của Phật.

Mục một-Đông phương.

Tổng quát ca ngợi về một Hội. Mười kệ phân hai: Kệ đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong riêng biệt cũng có hai:

Bốn kệ trước ca ngợi Đức Phật, trong đó: Đầu là hai kệ ca ngợi về đức bên trong: 1-Rộng lớn; 2-Sâu xa. Tiếp là một kệ ca ngợi bên trong-bên ngoài vô ngại. Sau là một kệ kết luận thành tựu về Dụng hiện tại. Năm kệ sau ca ngợi Bồ-tát: 1-Tổng quát hiển bày về vân tập; 2-Nguyện hạnh sâu xa; 3-Vượt lên trên phần vị dưới; 4-Địa thuộc Trí cao xa; 5-Dụng của Định rộng lớn.

Mục hai-Nam phương.

Chỉ ca ngợi Bồ-tát, nhưng đã kết luận quy về Phật lực, cũng ca ngợi Đức Phật. Mười kệ phân năm:

Hai kệ đầu là khiến cho quán sát về đức bên trong:

Kệ đầu là Phước-Trí trang nghiêm hoàn toàn; kệ sau là Định-Trí rộng sâu.

Hai kệ tiếp là nêu ra nơi chốn quy tụ.

Ba kệ tiếp là trình bày về Tịch-Dụng vô ngại: Một kệ rưỡi đầu tức là Tịch, một kệ rưỡi sau là khởi Dụng.

Một kệ tiếp là kết luận quy về Phật lực.

Hai kệ sau là kết luận về đức của Bồ-tát rộng lớn giống như chư Phật.

Mục ba-Tây phương.

Các phương dưới đây chỉ ca ngợi về đức của Phật. Nhưng tuy bao gồm các đức, mà tùy theo nhiều để hiển bày tên gọi. Nay ở đây ca ngợi về đức thích hợp thời cơ thuộc Dụng của Trí. Mười kệ phân hai:

Ba kệ đầu là Pháp thuyết: 1-Đức bên trong; 2-Dụng bên ngoài; 3-Tổng quát kết luận về lìa xa ngôn từ.

Bảy kệ sau là Dụ hiển bày: 1-Dụ cho rộng lớn trước đây. 2-Dụ cho viên mãn. 3 và 4-Dụ cho hiện bày thần thông: a-Trải qua thời gian dài; b-Không có gì ngăn ngại. 5-Dụ cho thuyết giảng giáo pháp. 6-Dụ cho phá tan Tà dạo. 7-Tổng quát dụ về chư Phật cùng dựa vào đức trước đây.

Mục bốn-Bắc phương.

Mười kệ có chín Dụ ca ngợi về ba đức sâu rộng, trong đó có hai: Năm kệ trước có bốn Dụ, dụ cho đức bên trong: 1-Ân đức; 2-

Đoạn đức. Ba kệ tiếp là ba Dụ, dụ cho Trí: Một kệ đầu dụ cho cao xa, hai kệ sau dụ cho sâu rộng.

Năm kệ sau dụ cho Đại Dụng: 1-Khéo léo thị hiện;

2-Tùy theo mong muốn; 3-Soi chiếu căn cơ; 4-Phù hợp với Lý; 5-Kết luận về lợi ích.

Mục năm-Đông Bắc phương.

Pháp Giới Nguyện Nguyệt Vương, mười kệ ca ngợi về đức làm lợi ích tất cả chúng sinh, phân bốn:

Một kệ đầu tổng quát dụ về tất cả nhìn thấy đều lợi ích.

Ba kệ tiếp riêng biệt trình bày về Bồ-tát làm lợi ích: Một kệ trước là thanh tịnh hai chướng, hai kệ sau là thành tựu diệu lực.

Năm kệ tiếp trình bày về lợi ích rộng khắp mọi nơi: 1-Thành đạo khắp nơi; 2-Thần thông khắp nơi; 3-Thị hiện công hạnh khắp nơi; 4-Hiểu rõ về pháp khắp nơi; 5-Chuyển pháp luân khắp nơi.

Một kệ sau là kết luận về lợi ích rộng khắp mọi nơi. Mục sáu-Đông Nam phương.

Mười kệ ca ngợi về đức của Đại Dụng khó nghĩ bàn, phân ba: Ba kệ đầu trình bày về phàm phu-Tiểu thừa khó nghĩ đến được. Bốn kệ tiếp là nêu ra pháp khó nghĩ bàn.

Ba kệ sau là hiển bày về người có thể nhận biết.

Mục bảy-Tây Nam phương.

Mười kệ ca ngợi về đức của Trí thân khó nghĩ bàn, phân bốn: Một kệ đầu tổng quát hiển bày về khó nghĩ bàn.

Một kệ tiếp là nêu ra nhân hiển bày về quả.

Sáu kệ tiếp là riêng biệt nêu ra tướng khó nghĩ bàn, trong đó có ba: Đầu là ba kệ về Trí soi chiếu làm thanh tịnh các chướng, tiếp là một kệ thị hiện sâu rộng, sau là hai kệ về Niệm-Trí viên dung.

Hai kệ sau là kết luận khuyến khích, nghĩa là Trí thân của Phật sinh ra từ pháp không thể nghĩ bàn, khiến cho bặt dứt ý niệm của nghĩ bàn, là đã suy nghĩ về Phật rồi.

Mục tám-Tây Bắc phương.

Mười kệ ca ngợi về đức thành tựu Bồ-tát của Phật, phân hai: Một kệ đầu tổng quát nêu lên quán sát quyết định thành tựu.

Chín kệ sau là lần lượt chuyển tiếp thành tựu lợi ích, trong đó: Bảy kệ trước đều có một Hạnh, hai kệ sau tổng quát kết luận về sâu rộng.

Mục chín-Hạ phương.

Bồ-tát ca ngợi về đức khó thấy-nghe của Phật, phân hai:

Một kệ đầu nêu lên danh hiệu khó được nghe, gần gũi thì nhất định đoạn trừ nghi ngờ.

Chín kệ còn lại là riêng biệt hiển bày về tướng làm lợi ích cho chúng sinh, trong đó: Đầu là một kệ về lợi ích phát sinh phước thiện. Tiếp là hai kệ về lợi ích hướng đến Bồ-đề. Tiếp là hai kệ về lợi ích thành tựu Trí. Sau là bốn kệ dựa vào con người kết luận về lợi ích.

Mục mười-Thượng phương.

Bồ-tát ca ngợi về ân đức sâu nặng của Phật, phân bốn:

Hai kệ đầu tổng quát nêu ra đức của Phật, ý thuộc về Ân đức. Một kệ tiếp là ân sâu xa khó báo đáp.

Bốn kệ tiếp là phát tâm gánh vác ân nặng.

Bốn kệ sau là giải thích thành tựu về ý gánh vác ân nặng. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 61 trong kinh).

Phần 7: Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là phần Phổ Hiền khai triển rộng ra: Hiện rõ quốc độ hiển bày về pháp giới, bởi vì Phổ Hiền là Chủ về pháp môn này, cho nên mới có thể mở bày, trong đó có hai: a-Trường hàng; b-Kệ tụng.

Trong phần a-Trường hàng có ba: Một-Trình bày về ý khai triển rộng ra; Hai-Phương tiện có thể mở bày; Ba-Chính thức trình bày về khai Quyền hiển Thật (Khai hiển).

Mục một-Trình bày về ý khai triển rộng ra: Quán sát chúng hội, trước đây Đức Phật tiến vào Định hiện rõ tướng, khiến cho chúng hội nhìn thấy tự mình chứng được; nay nhờ vào ngôn từ để khai Quyền hiển Thật khiến cho tìm theo ngôn từ mà phù hợp với Thật.

Mục hai-Từ "Dĩ đẳng pháp giới..." trở xuống là trình bày về phương tiện có thể mở bày, có mười một câu: Câu đầu là tổng quát, bởi vì hàm chứa Sự-Lý rộng sâu, chữ Dĩ đặt ở đầu câu xuyên suốt mười câu sau, nghĩa là nghiệp dụng sâu rộng của Tam-muội Tần Thân, cần phải dùng mười loại phương tiện không có phạm vi giới hạn này, mới có thể khai Quyền hiển Thật, huống hồ số mười lại biểu thị cho Vô tận. Những câu còn lại là riêng biệt: Hư không là trình bày về rộng lớn không có phạm vi giới hạn, tám câu còn lại hiển bày về nhiều không có phạm vi giới hạn. Một loại bóng sáng (Quang ảnh) bao gồm hiển bày về nghĩa sâu xa, bởi vì thanh tịnh như bóng sáng. Lại bởi vì bóng của ánh sáng rọi lại tùy theo căn cơ sai biệt, cho nên chọn ra gương-nước khác nhau mà tựa như thể chất vốn có(Bản chất).

Mục ba-Từ "Vị chư Bồ-tát..." trở xuống là chính thức trình bày về khai Quyền hiển Thật, phân ba: 1-Tổng quát nêu lên; 2-Đưa ra giải thích; 3-Tổng quát kết luận.

Mục 1-Tổng quát nêu lên: Dùng mười câu về Pháp, là Pháp này hướng về phương tiện trước đây tức là thụ động sử dụng, hướng về cảnh giới của Tam-muội tức là chủ động khai mở.

Mục 2-Từ "Hà đẳng..." trở xuống là đưa ra giải thích.

Trong giải thích: Mỗi một câu về Pháp, đều dùng mười loại phương tiện trước đây; mỗi một phương tiện đều có thể diễn giải mười câu này. Nhưng mười câu này đã khai mở tức là pháp đã hiện rõ trước đây, cũng là mười câu về Dụng của Quả trong phần nghĩ đến thưa thỉnh, văn có phần ít tách ra-hợp lại không theo thứ tự mà nghĩa thì không có gì thiếu.

Hai câu đầu tức là quốc độ thanh tịnh của Phật: 1-Y báo và Chánh báo thanh tịnh; 2-Pháp lưu hành khắp nơi thanh tịnh, thế giới Thành-Hoại tức là quốc độ, Phật xuất hiện ở trong đó rõ ràng là quốc độ của Phật. Trước đây nghĩ đến muốn biết về tướng quốc độ của Phật, nay trình bày quốc độ đã vô biên, thì trong vô số quốc độ của tất cả chư Phật đều có quốc độ của Phật, đều do Phật mà thanh tịnh. Các câu sau ví dụ như vậy, đều là một mảy lông-một mảy trần, tức là hàm chứa thâu nhiếp Vô tận.

Hai câu tiếp tức là thành tựu Đẳng chánh giác, một câu là Chủ, một câu là Bạn. 5-Tức là vì tất cả chúng sinh mà hiện rõ ảnh tượng của chư Phật. 6-Tức là tiến vào nơi cư trú của tất cả chúng sinh. Hai câu 7-8 bao gồm hiển bày về Thần thông chủ động hiện bày, tức là mở rộng tòa thành của Trí, mà cảnh thô-trần tế làm sai khác. 9-Tức là hàm chứa bốn câu về điều phục chúng sinh... trước đây. 10-Tức là Chuyển pháp luân.

Mục 3-Từ "Phật tử..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong phần b-Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là Kệ tụng, có hai mục:

Mục một-Nghi thức thuyết kệ, ý có mười câu: Bốn câu đầu là nghi thức thuyết kệ, sáu câu sau là quán sát về pháp đã thuyết giảng. Nhưng phần nhiều giống với đức thuộc quả khó nghĩ bàn trong phần nghĩ đến thưa thỉnh trước đây. Còn lại như trước phân rõ.

Trong mục hai-Chính thức thuyết kệ, tụng mười câu về Pháp mà tách ra-hợp lại không theo thứ tự: Kệ một tụng về câu thứ nhất, kệ hai tụng về câu thứ ba, kệ ba tụng về câu thứ hai, kệ bốn tụng về câu thứ tư, kệ năm tụng về câu thứ năm, hai kệ sáu-bảy cùng tụng về câu thứ sáu, kệ tám tụng về câu thứ chín, kệ chín lùi lại kết hợp tụng về hai câu thứ bảy-thứ tám, kệ mười tụng về câu thứ mười. Văn đều có thể biết.

Phần 8: Từ "Nhĩ thời Thế Tôn..." trở xuống là phần Hào quang thị hiện lợi ích, bởi vì khiến cho tìm theo ánh sáng của Trí để có thể chứng được. Trong văn có bốn: a-Hào quang thị hiện khắp nơi; b-Từ "Thời Thệ-đa lâm..." trở xuống là dựa vào ánh sáng nhìn thấy pháp; c-Từ "Kỳ hữu kiến giả..." trở xuống là hiển bày về nhân duyên nhìn thấy chứng được; d-Từ "Thị cố giai đắc..." trở xuống là trình bày về đạt được lợi ích ấy.

Phần a-Hào quang thị hiện khắp nơi, có bốn: Một-Nêu lên ý của ánh sáng. Hai-Từ "Tùng mi gian..." trở xuống là Thể-Dụng của ánh sáng Chủ, bởi vì biểu thị cho Chánh trí Vô lậu Trung đạo tức là pháp giới, mới có thể chứng được pháp giới đã hiện rõ trước đây, ba đời là tướng, tướng tức là pháp giới, Thể-Dụng của pháp giới cùng làm Môn ấy; lại tất cả đều làm Môn, bởi vì nếu nhìn thấy tánh-tướng của pháp giới, thì chính là tiến vào Thể-Dụng của Tam-muội. Ba-Từ "Dĩ bất khả..." trở xuống là ánh sáng thâu nhiếp quyến thuộc, bởi vì Trí sai biệt đều tiến vào pháp giới. Bốn-Từ "Phổ chiếu..." trở xuống là trình bày về phạm vi giới hạn của ánh sáng.

Trong phần b là dựa vào ánh sáng nhìn thấy pháp, có hai: Một-Trình bày về Đại chúng ở đây nhìn thấy khắp nơi; Hai-Từ "Như thử hội..." trở xuống là tương tự nối thông với mười phương.

Trong mục một, cũng có hai: 1-Người có thể tiến vào bao gồm hai chúng mới-cũ. 2-Từ "Tất kiến..." trở xuống là trình bày về nhìn thấy pháp, cũng có hai: Trước là nhìn thấy vô số thế giới của pháp giới khắp nơi Hội này. Sau từ "Hoặc kiến ư bất khả thuyết..." trở xuống là nhiều chủng loại thâu nhiếp giáo hóa rộng khắp mọi nơi pháp giới, trong đó phân ba: a-Trình bày về pháp hội rộng lớn khắp nơi; b-Từ "Hoặc kiến tại Thiên cung..." trở xuống là trình bày về rộng khắp mọi nơi không giống nhau, tất cả ở trong vô số thế giới trước đây; c-Từ "Hiện chủng chủng tánh..." trở xuống là riêng biệt làm sáng tỏ về pháp đã hiện bày, cũng bao gồm giải đáp về các pháp đã nghĩ đến thưa thỉnh trước đây, cho nên nói là đủ loại. Mục hai là tương tự hiển bày về mười phương, là chúng hội mười phương cùng nhìn thấy, trong đó có hai: 1-Nêu ra nơi này để hiển bày về nơi khác. 2-Từ "Như thị tận..." trở xuống là bởi vì nơi khác tương tự nơi này, trong đó cũng có hai: Trước là nêu ra phạm vi giới hạn có thể nhìn thấy, nghĩa là Đại hội vi tế ở mười phương ấy, đều nhìn thấy giống như ở Hội này. Sau từ "Giai diệc như thị..." trở xuống là trình bày về pháp đã nhìn thấy tự tại, nghĩa là tuy hiện bày rộng lớn mà không làm hỏng tướng vốn có.

Phần c: là trình bày về nhân duyên nhìn thấy chứng được, nghĩa là lập tức nhìn thấy chứng được như vậy không phải là không có nhân của đời trước, nhưng thành tựu trước đây làm nhân của nhìn thấy, thuận theo về sau làm nhân của chứng được, đều là do Như Lai đã thâu nhiếp tiếp nhận, có thể biết.

Trong phần d là trình bày về đạt được lợi ích ấy, có hai: Một-Trình bày về nhân nhìn thấy đạt được pháp; Hai-Từ "Nhĩ thời chư Bồ-tát..." trở xuống là gánh vác ân đức phát khởi cúng dường.

Trong mục một-Trình bày về nhân nhìn thấy đạt được pháp, có hai:

1-Sơ lược trình bày; 2-Mở rộng hiển bày.

Trong mục 1-Sơ lược trình bày, có ba mục:

Mục a-Trình bày về đã tiến vào: Câu đầu là tổng quát, nói vì thế cho nên, là bởi vì nhân vốn có trước đây. Từ "Hoặc nhập..." trở xuống là riêng biệt nêu ra mười môn để hiển bày về Vô tận.

Mục b-Từ "Bỉ chư Bồ-tát..." trở xuống là hiển bày về có thể tiến vào trước đây, cũng nêu ra mười môn: 1-Giải, là suy xét thông suốt rõ ràng đủ loại không giống nhau, như phẩm Phát Tâm. 2-Đạo, là một đạo-hai đạo cho đến vo lượng Chánh đạo. 3-Môn, là môn Vô thường, môn cảnh giới trong mộng... 4-Nhập, là pháp đã chứng được sai biệt. 5-Lý thú, là ý nghĩa mục đích không giống nhau. 6-Căn cơ giáo pháp vô cùng sai biệt, mà tất cả đều tùy thuận. Bốn môn còn lại có thể biết, tức là có thể tiến vào ở đây cũng là những lợi ích.

Mục c-Từ "Nhập như thị đẳng..." trở xuống là kết luận về đã tiến vào, nghĩa là dùng Giải... trước đây để tiến vào Pháp thân... trước đây.

Trước đây sơ lược nêu ra mười môn, thật ra có Bất khả thuyết trần số... Mục 2-Từ "Vân hà..." trở xuống là mở rộng trình bày về đạt được pháp: a-Mở rộng về có thể tiến vào; b-Từ "Kỳ chư Bồ-tát giai tất..." trở xuống là mở rộng về đã tiến vào.

Trong mục a, chỉ mở rộng về một môn Tam-muội, ví dụ chín câu còn lại. Trong văn có ba tiết:

Tiết một-Câu đầu là đưa ra phát khởi.

Tiết hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt nêu ra một trăm lẻ hai môn, đều từ nghiệp dụng mà có được tên gọi, tất cả đều dùng Chân Như pháp tánh làm căn bản của Tam-muội, tùy theo mỗi một sự việc, đều có thể phù hợp với Thật mà Chánh thọ hiện rõ trước mắt. Trong đó: Một trăm lẻ một môn trước là riêng biệt về nghiệp dụng khác nhau, một môn sau là tổng quát về tướng giống với quả.

Đầu nói về Tam-muội Phổ Trang Nghiêm Pháp Giới, là bởi vì tiến vào Tam-muội này, có thể làm cho trang nghiêm vi diệu tất cả pháp giới. Đây chính là một nghĩa của Tần Thân hiện bày Tịnh độ, các Tam-muội sau đều là nghĩa riêng biệt thuộc về Đại Dụng của Tần Thân. Dùng nhiều riêng biệt đưa vào tổng quát của Phật, thuyết giảng về nghĩa riêng biệt của các môn thì tùy theo thích hợp.

Sau là Sư Tử Tần Thân, bởi vì nếu tướng phần tổng quát không giống nhau, thì không thể nào suy xét về cảnh giới của Phật.

Tiết ba-Từ "Bồ-tát như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận về chủ động-thụ động.

Trên đây sơ lược nêu ra một trăm môn, ví dụ như vậy có nhiều Trần số, mới có thể tiến vào vô số thần biến của Phật. Tam-muội đã như vậy, chín môn như Giải... cũng như vậy, văn tóm lược không kết luận.

Trong mục b là mở rộng về đã tiến vào, có hai tiết: Một-Riêng biệt nêu ra; Hai-Từ "Kỳ chư Bồ-tát cụ như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong tiết một-Riêng biệt nêu ra có mười đức, mở rộng về câu riêng biệt trong mười môn trước đây, mà chi tiết không theo thứ tự, câu tổng quát tức là trong kết luận về Tam-muội trước đây:

1- Đức cao sâu thuộc phần vị của Trí, tức là các Địa trước đây.

2- Từ "Vị chư chúng sinh..." trở xuống là Đức điều phục chúng sinh không có tạp nhiễm.

3- Từ "Trí tuệ giải thoát..." trở xuống là Đức thành tựu đầy đủ các Độ.

4- Từ "Dĩ bất điên đảo..." trở xuống là Đức của Trí lực Vô úy, tuy có bốn Biện tài mà ý thuộc về nơi Trí.

5- Từ "Thiện xảo..." trở xuống là Đức thành tựu công hạnh xưa kia.

6- Từ "Phổ kiến chư Phật..." trở xuống là Đức của Pháp thân viên mãn.

7- Từ "Dĩ đắc tự tại..." trở xuống là Đức của Sắc thân tự tại.

8- Từ "Quyết liễu..." trở xuống là Đức của Biện tài tự tại.

9- Từ "Đắc Phật cảnh giới..." trở xuống là Đức của Tam-muội thần biến.

10- Từ "Nhất nhất trần trung..." trở xuống là Đức thành tựu Đẳng chánh giác.

Tiết hai là tổng quát kết luận, có thể biết.

Trong mục hai là gánh vác ân đức phát khởi cúng dường, có ba: 1-Tổng quát; 2-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt; 3-Từ "Thị chư Bồ-tát..." trở xuống là tổng quát kết luận về nhân của những điều ấy, bởi vì đạt được mười loại Đức trước đây.

Phần 9-Từ "Nhĩ thời Văn Thù..." trở xuống là phần Văn Thù thuật rõ về đức: Văn Thù là Chủ về Trí, cho nên sau ánh sáng thuật rõ về đức, ánh sáng vốn có khiến cho chứng được Tam-muội, Trí vốn có là hiển bày về pháp giới, tìm theo Trí đạt được Lý, cho nên thuật rõ về ca ngợi trong rừng.

Lại môn Phổ Hiền trước đây dùng Hạnh để hiển bày Lý, ở đây thì dùng Giải để hiển bày Lý. Giải-Hạnh không hai mới có thể tiến vào, cho nên bao gồm trình bày, tức là bởi vì Đại Trí của Văn Thù thì Quyền-Thật không hai, Lý-Hạnh của Phổ Hiền là Thể-Dụng, hai loại này không hai, cùng hiển bày về đức thuộc quả Tammuội của Như Lai. Trong văn có hai: a-Ý thuật rõ về đức; b-Chính thức thuyết kệ.

Trong chính thức thuyết kệ, có mười ba kệ bao gồm ca ngợi về Dụng của ba loại thế gian tự tại trong một Hội, phân ra làm sáu:

Một-Hai kệ đầu tổng quát ca ngợi: Kệ trước ca ngợi về rộng khắp mọi nơi, kệ sau ca ngợi tiếp nhận rộng rãi. Hai-Một kệ tiếp ca ngợi về Chúng sinh thế gian, tức là bao gồm sự việc về các chúng Bồ-tát đến quy tụ trước đây, và Bồ-tát đạt được lợi ích phát khởi cúng dường trước đây.

Ba-Hai kệ tiếp ca ngợi về Y báo-Chánh báo có lẫn nhau: Kệ đầu ca ngợi trong Y báo có Chánh báo, kệ sau ca ngợi trong Chánh báo có Chánh báo.

Bốn-Ba kệ tiếp thuật rõ về rừng cây và hư không trước đây.

Năm-Ba kệ tiếp thuật rõ về Y báo-Chánh báo vô tận của Trí chánh giác thế gian.

Sáu-Hai kệ cuối cùng tổng quát hiển bày về thu nhận rộng khắp.

Phần 10-Từ "Nhĩ thời bỉ chư..." trở xuống là phần Đại Dụng không có giới hạn, khai mở chắc chắn đạt được lợi ích, lợi ích chắc chắn làm lợi ích cho chúng sinh, trong đó có hai: a-Tổng quát hiển bày về nhân của Dụng, nghĩa là đạt được Tam-muội trước đây nhờ vào Tam-muội của Phật, thành tựu môn Bi này cho nên tự nhiên có Dụng; b-Từ "Ư kỳ thân..." trở xuống là dựa vào Thể khởi Dụng.

Trong phần b có hai: Một-Riêng biệt trình bày về bậc Thế Chủ giáo hóa nơi lỗ chân lông; Hai-Từ "Phật tử, thử Thệ-đa lâm..." trở xuống là bao gồm hiển bày về phân thân nhiều loại để giáo hóa.

Mục một-Riêng biệt trình bày, phân hai: 1-Tổng quát trình bày; 2-Từ "Hoặc hiện..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong mục 2 là riêng biệt hiển bày, có bốn: a-Trình bày về pháp có thể giáo hóa; b-Từ "Dĩ như thị đẳng..." trở xuống là nơi chốn đã giáo hóa; c-Từ "Dĩ bình đẳng Đại Bi" trở xuống là tâm có thể giáo hóa; d-Từ "Hoặc hữu kiến dĩ..." trở xuống là trình bày về lợi ích đã giáo hóa.

Mục a-Trình bày về pháp có thể giáo hóa, tổng quát có hai mươi lăm môn, phân hai: Tám môn đầu là trình bày đan xen về giáo hóa với những môn như vui mừngchán ngán... Mười bảy môn còn lại trình bày về giáo hóa với các môn thuộc về mười Độ, trong đó: Sáu môn trước, mỗi môn là một Độ, có thể biết. Ba môn tiếp trình bày về Độ thuộc về Phương tiện. Một môn tiếp nói về hàng ma, là Độ thuộc về Lực. Bảy môn còn lại đều là Độ thuộc về Trí.

Trong tám môn trước là vui mừng-chán ngán đã trình bày ở phần nói về Nguyện, cho nên ở đây lược bớt không có.

Trong mục b là nơi chốn giáo hóa, có hai: Đầu là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; sau từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt trình bày, có thể biết.

Mục c: là tâm có thể giáo hóa, văn rõ ràng có thể biết.

Mục d: là lợi ích đã giáo hóa, văn hiển bày có thể biết.

Trong mục hai là bao gồm hiển bày về phân thân nhiều loại để giáo hóa, có hai:

Mục 1-Trình bày về trú xứ giáo hóa khác nhau. Kết thúc không rời khỏi rừng Thệ-đa, là trình bày về không rời khỏi mà có khắp mọi nơi, phát khởi nhiều mà luôn luôn vắng lặng, bởi vì ngọn không lìa xa gốc; sau Văn Thù du hành cũng không lìa xa Hội này, bởi vì gốc-ngọn Sự-Lý không phải ngay trong nhau, không phải lìa xa nhau.

Mục 2-Từ "Phật tử, thử chư..." trở xuống là trình bày về hiện thân giáo hóa khác nhau, trong đó có năm tiết:

Tiết một-Có thể hóa hiện nhiều thân khác nhau, có mười hai loại: Hai loại đầu là tổng quát, mười loại còn lại là riêng biệt. Trong này phần nhiều giống với thân mà Thiện Tài đã thấy, cho nên biết rằng các Thiện hữu của Thiện Tài, tức là Bồ-tát của Hội này.

Tiết hai-Từ "Vãng nghệ..." trở xuống là nơi chốn giáo hóa khác nhau.

Tiết ba-Từ "Tùy kỳ..." trở xuống là chủng loại giáo hóa khác nhau. Tiết bốn-Từ "Hoặc thuyết..." trở xuống là pháp giáo hóa khác nhau.

Tiết năm-Từ "Giáo hóa..." trở xuống là tổng quát kết luận về ngọn không lìa xa gốc.

Trên đây là trình bày về Hội này, xong.

Phần hai: là trình bày về Hội cuối cùng, cũng tức là phần Lưu Thông của một Bộ. Sơ lược đưa ra mười môn: 1-Tổng quát hiển bày về ý của Hội; 2-Số lượng của Hội tách ra-hợp lại; 3-Hội chủ nhiều ít; 4-Xác định danh nghĩa của Hội; 5-Hai vị thu nhận tất cả; 6-Năm tướng phân biệt; 7-Thâu nhiếp trọn vẹn trước sau; 8-Hội chủ thuộc chủng loại khác nhau; 9-Nghĩa về Sự thuộc pháp giới; 10-Tùy theo văn giải thích.

Môn 1-Tổng quát hiển bày về ý của Hội:

Giáo hải viên mãn thâu nhiếp tất cả các pháp không sót, Tiệm-Đốn thu nhận đầy đủ gốc-ngọn đan xen lẫn nhau, người và pháp dung hội chú trọng bởi mở rộng thông suốt.

Vì vậy, không phải Đốn không thể hiển bày Viên, không phải Tiệm không thể làm bậc tiến, không phải gốc không thể sinh ra ngọn, không phải ngọn không thể hiển bày gốc, không phải người không thể chứng được pháp, không phải pháp không thể thành tựu người.

Do đó, trước đây trình bày về Đốn không khác với Tiệm, nhiều môn mà mọi người cùng phù hợp; ở đây trình bày về Tiệm không khác với Đốn, một người mà trải qua phần vị tu tập trọn vẹn.

Trước thì gốc không khác với ngọn, tuy cuộn vào mà luôn luôn mở ra; ở đây thì ngọn không khác với gốc, tuy mở ra mà luôn luôn cuộn vào. Gốc ngọn vô ngại cùng tiến vào pháp giới.

Nay dựa vào người tiến tới tu tập để làm quỹ phạm cho người học đời sau, khiến cho Đại giáo mở rộng thông suốt, chính là chủ ý của Hội này.

Môn 2-Số lượng của Hội tách ra-hợp lại:

Nếu dựa theo căn cơ đã thâu nhiếp thì chỉ có ba Hội, một là Hội của Tỳ-kheo, hai là Hội của người thuộc các Thừa, ba là Hội của Thiện Tài.

Nếu dựa theo chủ động-thụ động nối thông để phân rõ, thì có năm mươi lăm Hội, bởi vì Thiện Tài tự mình có năm mươi ba. Tuy có năm mươi bốn người, mà một mình Văn Thù thuyết giảng bốn Hội, Đức Sinh-Hữu Đức cùng chung một hỏi-đáp, Biến Hữu không có giải đáp cho nên không thành Hội.

Nếu lấy Biến Hữu tiếp nối phần trước hướng về phần sau, có thể gọi là Hội, thì Thiện Tài có năm mươi bốn Hội.

Vì vậy, chỉ dựa vào chủ động giáo hóa thì không đủ để xác định về Hội.

Nếu dựa theo Chủ-Bạn, thì thành ra một trăm mười Hội, về sau sẽ phân rõ.

Nếu dựa theo thuyết giảng khắp nơi, thì có vô số Hội ở vô lượng thế giới của chư Phật, hãy còn thuận theo Tam thừa.

Nếu dựa theo đức của Phổ Hiền thì Hội vô tận, như phần Phổ Hiền kết luận nối thông trình bày.

Môn 3-Hội chủ nhiều ít:

Nếu dùng người để xác định thì chỉ có năm mươi bốn. Nếu dùng Hội để hiển bày về người thì có năm mươi bảy, bởi vì Văn Thù phân làm bốn. Hoặc là vô lượng vô biên, hoặc là vô tận vô tận. Suy nghĩ điều này! Môn 4-Xác định danh nghĩa của Hội:

Các Hội sau này tuy không có Phật thuyết giảng, mà dùng gốc thu nhận ngọn cũng có thể gọi là Kinh, bởi vì Văn Thù là nguồn gốc xuất phát của Hội này, các Thiện hữu đều đạt được lợi ích từ Hội này, Bồ-tát không lìa xa mà có khắp mọi nơi.

Nếu như vậy thì văn sau, Thiện Tài nên thu nhận quay về Trùng Các, sao lại thấy ở Đạo tràng Bồ-đề? Bởi vì Bồ-đề là nguồn gốc của các Hội, những việc làm đã kết thúc thì thâu nhiếp ngọn quay về gốc, huống hồ các chúng hội không rời khỏi Đạo tràng Giác ngộ hay sao?

Môn 5-Hai vị thu nhận tất cả:

Các Hội trong này không ra ngoài Văn Thù-Phổ Hiền, tóm lược có hai môn: Một-Đối lập với nhau trình bày biểu hiện; Hai-Dung thông lẫn nhau hiển bày viên mãn.

Một-Đối lập với nhau trình bày biểu hiện, sơ lược trình bày ba cặp:

1: Dùng Năng-Sở đối lập với nhau: Phổ Hiền biểu thị cho pháp giới đã dựa vào, tức là Như Lai Tạng ở trong ràng buộc, bởi vì kinh Lý Thú Bát Nhã nói: "Tất cả chúng sinh đều là Như Lai Tạng." Bởi vì Tự Thể của Bồ-tát Phổ Hiền rộng khắp, cho nên ở Hội thứ nhất đã tiến vào Tam-muội Tạng Thân. Văn Thù biểu thị cho tâm có thể tin tưởng, vì vậy kinh Phật Danh nói: "Tất cả chư Phật đều nhờ vào Văn Thù mà phát tâm." Do đó, Thiện Tài mới thấy mà lập tức phát khởi Đại tâm.

2: Dùng Giải-Hạnh đối lập với nhau: Phổ Hiền biểu thị cho vạn hạnh đã phát khởi, bởi vì các kinh từ trên xuống dưới đều nói về hạnh Phổ Hiền. Văn Thù biểu thị cho hiểu biết có thể phát khởi, cho nên hiểu biết thông suốt Lý-Sự, vì vậy Từ Thị nói: "Ông gặp các Thiện hữu đều do lực của Văn Thù."

3: Dùng Lý-Trí đối lập với nhau: Phổ Hiền tức là pháp giới đã chứng được, bởi vì Thiện Tài tiến vào thân. Lại nói: Đạt được thân hoàn toàn bình đẳng với ba đời, bởi vì thân tướng của Phổ Hiền giống như hư không. Văn Thù tức là Đại Trí có thể chứng được, vốn là nơi thờ kính Đức Phật, cho nên gọi là Trí bất động, vì vậy thấy Văn Thù ở phần vị sau mới thấy Phổ Hiền. Vả lại, Lý tách ra Thể-Dụng, Trí phân ra Nhân-Quả.

Hai-Dung thông lẫn nhau hiển bày viên mãn, cũng có hai:

1: Bởi vì hai môn đều tự nhiên viên dung, nghĩa là hiểu biết nhờ vào niềm tin trước đây mới lìa xa Tà kiến, nhờ vào niềm tin và hiểu biết chân chính mà thành tựu Trí cao nhất, dựa vào Thể khởi Hạnh thì Hạnh chắc chắn xứng với Thể, dựa vào Hạnh chứng Lý thì Lý-Hạnh không khác nhau, cho nên hễ Chứng một pháp thì Chứng tất cả các pháp.

2: Bởi vì pháp môn của hai vị Đại Thánh dung thông lẫn nhau, nghĩa là bắt đầu niềm tin thì nhất định tin tưởng vào Lý, chủ động-thụ động không hai thì xứng với hiểu biết phát khởi thực hành, thực hành và hiểu biết không hai thì Trí và Lý phù hợp với nhau, là Lý-Trí không hai. Vì vậy, Văn Thù thì ba Sự dung thông mà mờ mờ ảo ảo, chính là Phổ Hiền mà ba Sự lần lượt tiến vào trùng trùng điệp điệp. Vì thế cho nên có thể tiến vào cảnh giới Tần Thân của Giá-na. Trước Hội này trình bày về hai vị Đại Thánh khai Quyền hiển Thật, trong phần Tựa nêu lên là Thượng thủ, còn lại như riêng biệt trình bày.

Môn 6-Năm tướng phân biệt:

Nếu như Pháp sư Ý và luận Đài Sơn, thì chỉ theo văn giải thích phân tán ra, lại không có phối hợp riêng biệt; các Sư như Quang Thống... thì đều phối hợp với địa vị. Hai cách đều có lý, nghĩa là tùy theo mỗi một phần vị đầy đủ nhiều pháp môn, lẽ nào tiếp nhận tâm phàm phu hay sao? Bởi vì không có thể luyện tập mong cầu pháp của Thiện hữu, cho nên không phối hợp là có lý. Nhưng trong phần vị không có thứ tự không ngăn ngại phần vị thứ tự, hiển bày phần vị là quy phạm thông thường, cho nên phối hợp cũng không có gì sai, bởi vì ngang dọc không có gì ngăn ngại. Tạm thời dựa vào Cổ đức phối hợp làm năm tướng:

Tướng thứ nhất-Bốn mươi mốt người, gọi là Tướng tu hành nương vào phần vị, bởi vì nương vào bốn mươi mốt người, dựa vào người mong cầu hiểu biết mà hiển bày về tu hành.

Tướng thứ hai-Từ "Ma-da..." trở xuống có chín Hội-mười một người, trình bày về Tướng hội tụ duyên tiến vào Thật, tức là kết hợp với Trú... trước đây, bởi vì thành tựu hai Hạnh rộng khắp và riêng biệt, mà phù hợp chứng được pháp giới. Đầu là đạt được Huyễn Trí, sau là đạt được Huyễn Trú, đầy đủ duyên Như Huyễn ở trung gian mà tiến vào một Thật.

Tướng thứ ba-Từ Thị chỉ một người, gọi là Tướng thâu nhiếp đức thành tựu nhân, kết hợp với đức của hai môn trước đây, bởi vì đều là nhân của chứng nhập, cho nên pháp môn gọi là nghĩ đến ba đời không quên(Tam thế bất vong niệm), thì thâu nhiếp các pháp không có gì sót lại.

Tướng thứ tư-Văn Thù ở phần vị sau gọi là Tướng thuộc Trí soi chiếu không hai, nghĩa là Hạnh tròn vẹn hoàn toàn, bởi vì tỏ ngộ sáng ngời trong tâm, soi chiếu những Hạnh trước đây, chỉ là một Trí tròn vẹn, lại không có khác nhau về trước-sau, sáng-tối...

Tướng thứ năm-Phổ Hiền chỉ một người, gọi là Tướng hiển bày nhân rộng lớn, bởi vì Thỉ giác giống như Bổn giác, Viên giác hiện rõ trước mắt, hợp với pháp giới rộng khắp, tất cả đều hàm chứa đầy đủ.

Bốn tướng sau cũng có thể gọi là nương vào phần vị. Nghĩa của ba tướng trước giống với Đẳng giác, bởi vì Ma-da và Từ Thị đều tiến vào môn rất sâu xa khó hiểu, Văn Thù biểu thị cho tận cùng Bồ-tát Địa, bởi vì tâm không có tướng bắt đầu. Nghĩa của Phổ Hiền giống với Diệu giác, bởi vì vừa mới nhìn thấy Phổ Hiền đã sánh bằng Phật. Nay thuận theo nghĩa riêng biệt gọi là năm Tướng. Năm tướng này cũng là tướng thuộc năm loại Hạnh của Bồ-tát: 1-Cao hạnh; 2-Đại hạnh; 3-Thắng hạnh; 4-Thâm hạnh; 5-Quảng hạnh.

Môn 7-Thâu nhiếp trọn vẹn trước sau:

Trên đây nương vào pháp để hiển bày trước-sau lần lượt theo thứ tự khác nhau, mà dựa vào Thật viên dung thì một phần vị tức là tất cả phần vị, cho đến vô tận. Phần vị đã trải qua sai biệt đều là nhiều trong một, mộtnhiều đồng thời không có gì chướng ngại.

Môn 8-Hội chủ thuộc chủng loại khác nhau (Pháp giới nhân loại), trong đó có hai:

Một: Trình bày về chủng loại khác nhau, nghĩa là Tri thức tuy nhiều mà không ra ngoài hai mươi loại: 1. Bồ-tát; 2. Tỳ-kheo; 3. Tỳ-kheo Ni; 4. Ưu-bà-tắc; 5. Ưubà-di; 6. Đồng nam; 7. Đồng nữ; 8. Thiên tử; 9. Thiên nữ; 10. Ngoại đạo; 11. Bà-la-môn; 12. Trưởng giả; 13. Người hiểu biết nhiều; 14. Người chữa bệnh; 15. Người chèo thuyền; 16. Quốc vương; 17. Tiên nhân; 18. Phật Mẫu; 19. Phật Phi; 20. Các Thần.

Hai: Hiển bày về ý nghĩa của tướng, có bốn: 1-Dựa theo quả thâu nhiếp giáo hóa, tất cả đều là do Tam-muội Hải Ấn của Như Lai mà hiện bày. 2-Dựa theo nhân thành tựu Hạnh, đều là Bồ-tát tùy theo Lực mà hiện rõ hình tướng. 3-Dựa theo nghĩa hiển bày pháp, toàn bộ là người và pháp của pháp giới duyên khởi. 4-Dựa theo tướng phân rõ khác nhau, không ra ngoài năm loại Sinh mà Bồ-tát thu nhận: Một-Sinh ngừng khổ, như thầy thuốc giỏi...; Hai-Sinh tùy loại, như ngoại đạo...; Ba-Sinh thù thắng, như Tỳ-kheo Thiện Kiến...; Bốn-Sinh tăng thượng, như vua Vô Yếm Túc...; năm-Sinh tối hậu, như Từ Thị...

Bao gồm thì bốn loại trước đều có đủ năm loại Sinh, có thể biết. Trong đó: Bồ-tát có sáu, hiện thân ở ba nơi: Một-Đầu là Văn Thù, bởi vì phần vị Tín yếu kém, cho nên chỉ hiển bày một người. Hai-Phần giữa từ từ tiến lên hiện rõ hai người, đó là Đại Bi-Chánh Thú. Ba-Phần vị sau cuối thành tựu đầy đủ, hiển bày về ba người, đó là Di Lặc-Văn Thù và Phổ Hiền.

Môn 9-Nghĩa về Sự thuộc pháp giới:

Nối thông với các phần vị sau, tổng quát có mười môn: Một-Pháp giới thuộc về Chánh báo; Hai-Pháp giới thuộc về Y báo; Ba-Pháp giới thuộc về hiện tướng; Bốn-Pháp giới thuộc về biểu hiện ý nghĩa; Năm-Pháp giới thuộc về ngôn thuyết; Sáu-Pháp giới thuộc về nghĩa lý; Bảy-Pháp giới thuộc về nghiệp dụng; Tám-Pháp giới thuộc về thuyết giảng nhân xưa kia; Chín-Pháp giới thuộc về kết luận Tự phần; Mười-Pháp giới thuộc về suy ra Thắng tiến.

Pháp giới thuộc về mười môn này cùng một duyên khởi dung thông lẫn nhau vô ngại, tùy theo một đều có đủ tất cả.

Môn 10-Tùy theo văn giải thích:

Dựa vào trong năm tướng, nay là Tướng thứ nhất-tu hành nương vào phần vị, phân năm: Một-Văn Thù là một người nương vào Thập Tín, bởi vì Tín chưa thành tựu phần vị, cho nên chỉ có một người. Bốn mươi người còn lại nương vào phần vị Thập Trú..., mỗi phần vị đều có mười, nghĩa là: Hai-Bắt đầu từ Đức Vân đến Từ Hạnh, nương vào phần vị Thập Trú. Ba-Bắt đầu từ Thiện Kiến đến Biến Hành, nương vào phần vị Thập Hạnh. Bốn-Bắt đầu từ Trưởng giả Dục Hương đến Địa thần An Trú, nương vào phần vị Thập Hồi hướng. NămBắt đầu từ Dạ thần Bà-san đến Cù-ba, nương vào phần vị Thập Địa.

Mục một-Trong Thập Tín, phân hai: 1-Trình bày về phát khởi chủ động giáo hóa; 2-Từ "Nhĩ thời Tôn giả Xá-lợi-phất..." trở xuống là thành tựu sự việc giáo hóa ấy.

Trong mục 1-Trình bày về phát khởi chủ động giáo hóa, phân ba: a-Nêu lên vị Chủ ra ngoài lầu các; b-Từ "Dữ vô lượng..." trở xuống là riêng biệt trình bày về Bạn đi theo; c-Từ "Văn Thù..." trở xuống là tổng quát hiển bày về nghi thức ra ngoài.

Mục a-Nêu lên vị Chủ ra ngoài lầu các: Bồ-tát Văn Thù vốn là Đồng tử, mà trước đây nêu ra là Bồ-tát, ở đây rõ ràng là Đồng tử, bởi vì biểu thị cho bắt đầu tiến vào pháp Phật, cũng hiển bày không phải là hạnh Đồng Chân thì không thể nào tiến vào. Quyền-Thật dựa vào nhau, Bi-Trí không hề trú vào, gọi là lầu các Thiện Trú. Từ nơi này làm lợi ích chúng sinh là ra ngoài chứ không phải là lìa xa nơi này.

Trong mục b là riêng biệt trình bày về Bạn đi theo: Một loại đầu là Đồng sinh, còn lại đều là Dị sinh. Tất cả đều dựa theo tên gọi thông thường, bởi vì biểu thị cho tên gọi của pháp để trình bày về Bát-nhã dẫn dắt vạn hạnh. Tùy theo mỗi một loại đều có rất nhiều, cho nên nói là các túc hạnh...; hoặc là thiếu chữ Chư, bởi vì văn tóm lược mà thôi. Còn lại như Hội thứ nhất.

Trong mục c là tổng quát hiển bày về nghi thức ra ngoài: Trước đây dựa theo giáo hóa chúng sinh không hề trú vào, gọi là ra ngoài lầu các Thiện Trú; nay dựa theo nương vào Tự lợi mà Lợi tha, nói là ra ngoài trú xứ của mình. Lại trước đây dựa vào pháp giới của Phật mà lưu thông, ở đây dựa vào pháp tự mình đã chứng được mà ra ngoài, hai văn phỏng theo tóm lược mà thôi.

Trong mục 2: Là thành tựu sự việc giáo hóa ấy, tổng quát có ba Hội: Một-Hội thuộc về Tỳ-kheo, bởi vì hiển bày xoay chuyển Tiểu tiến vào Đại; Hai-Hội thuộc về người trong các Thừa, bởi vì hiển bày thu nhận tất cả các Quyền hòa vào một Thật; Ba-Hội thuộc về Thiện Tài, bởi vì hiển bày căn cơ hoàn toàn Nhất thừa, một đời thành tựu tất cả.

Lại hai Hội trước biểu thị ở phần vị Tín chưa lâu cho nên hãy còn không nhất định, Thiện Tài ở cuối cùng phần vị Tín cho nên có thể tiến vào chứng đạt.

Hội thứ nhất-Hội thuộc về Tỳ-kheo, có hai tiết: Một-Trình bày về Trợ hóa thâu nhiếp căn cơ; Hai-Chính thức trình bày về lợi ích của giáo hóa.

Tiết một-Trình bày về Trợ hóa thâu nhiếp căn cơ: Bởi vì Trí của Tiểu thừa cũng giúp cho Đại thừa. Trong văn cũng có hai: 1-Trình bày về nhìn thấy duyên phát khởi ý niệm; 2-Từ "Thời Tôn giả..." trở xuống là thâu nhiếp Đại chúng cùng du hành.

Trong tiết 2: cũng có hai: a-Tổng quát phân rõ về nghi thức thâu nhiếp, rời bỏ Tiểu hướng về Đại, là ra ngoài trú xứ của mình, hướng về trú xứ của Văn Thù; b-Từ "Thử lục thiên..." trở xuống là riêng biệt trình bày về căn cơ đã giáo hóa. Trong tiết b có ba:

Trước là đưa ra số lượng phân rõ về phần vị. Tỳ-kheo, nghĩa như thông thường trình bày. Sáu ngàn, là biểu thị cho sáu căn, bởi vì tánh thanh tịnh mà có thể tiến vào pháp giới. Nơi cùng cư trú của mình, là bởi vì cùng ở nơi Quyền-Tiểu, cùng trú trong pháp giới. Xuất gia chưa lâu, là bởi vì chưa chứng đạt Thật tế, cho nên có thể dễ dàng xoay chuyển. Tâm tin tưởng hãy còn nhỏ bé, vì vậy cần phải dẫn dắt giáo hóa.

Tiếp từ "Sở vị..." trở xuống là nêu ra tên gọi.

Sau từ "Tất tằng..." trở xuống là ca ngợi về đức, văn có mười câu: Hai câu đầu ca ngợi về nhân vốn có, bảy câu tiếp trình bày về đức hiện tại, một câu sau kết luận đức thuộc về duyên. Đã đều dựa theo Đại thừa để ca ngợi, trình bày về căn khí Đại thừa vốn có, nương vào dấu tích Tỳ-kheo để hiển bày thu nhận các chủng loại không phải là Tiểu thừa. Kết luận thuộc về Văn Thù, nay thành tựu thiện căn ấy, không phải là không có nhân.

Tiết hai-Từ "Nhĩ thời Tôn giả Xá-lợi-phất..." trở xuống là chính thức trình bày về lợi ích của giáo hóa, trong đó có hai: 1-Dùng oai nghi của thân để thâu nhiếp làm lợi ích, là giúp cho căn cơ thành thục phát khởi mong muốn; 2-Từ "Nhĩ thời Văn Thù cáo chư..." trở xuống là dùng ngữ nghiệp để thâu nhiếp làm lợi ích, chính thức trao cho pháp môn.

Trong tiết 1-Dùng oai nghi của thân, có bốn: a-Nêu ra cảnh giới thù thắng; b-Đạt được lợi ích thù thắng; c-Đến trú xứ của người thù thắng; d-Được thâu nhiếp thù thắng.

Tiết a-Nêu ra cảnh giới thù thắng, có ba: Trước là nêu lên nói cho biết.

Tiếp từ "Hải Giác, nhữ khả..." trở xuống là chính thức chỉ dạy quán sát, có mười đức thù thắng: 1-Thân tướng thù thắng. 2-Ánh sáng thường có thù thắng. 3-Phát ra ánh sáng thù thắng. 4-Chúng hội thù thắng. 5-Con đường đi qua thù thắng, bởi vì biểu thị luôn luôn dựa vào tám Chánh đạo. 6-Trú xứ thù thắng, bởi vì đưa chân lên-đặt chân xuống tất cả đều là Đạo tràng, cho nên tùy tâm mà chuyển. 7-Phước trang nghiêm thù thắng, thường xuyên quán sát hai bên Không-Hữu, về sau tâm địa đầy đủ hằng sa vạn đức của Như Lai Tạng, không có tâm phân biệt quên hết soi chiếu, tùy ý vận dụng vắng lặng nhận biết mà hiển bày rõ ràng. 8-Cây rừng thù thắng, bởi vì cây lập nên vạn hạnh, trang nghiêm cho Thể của pháp. 9-Tự tại thù thắng, tự tại đạt được hiểu biết không hai đối với Ngã-Vô ngã, bởi vì thuộc về Trung đạo là tôn quý nhất. 10-Hướng lên trên thâu nhiếp thù thắng, ở đây có hai ý: a-Dựa theo Sự, bởi vì tâm thường hướng lên trên thâu nhiếp các pháp của Phật; b-Dựa theo biểu thị, bởi vì chư Phật khen ngợi đều dựa vào Bát-nhã, mà cuối cùng đến nơi Nhất thiết trí.

Sau từ "Nhĩ thời..." trở xuống là kết luận tóm lược hiển bày mở rộng, có thể biết.

Trong tiết b-Từ "Bỉ chư Tỳ-kheo..." trở xuống là đạt được lợi ích thù thắng: Trước đây đã khuyến khích quán sát, nghĩa bao gồm tu tập quán sát, tướng của lợi ích có thể biết.

Tiết c-Từ "Tức bạch Tôn giả..." trở xuống là trình bày đến trú xứ của người thù thắng, có thể biết.

Tiết d-Từ "Nhĩ thời Văn Thù..." trở xuống là được thâu nhiếp thù thắng, trong đó có hai: Trước là nêu ra tướng thâu nhiếp, bởi vì quay lại mà quán sát Pháp khí, như voi chúa quay đầu, là thân và đầu cùng xoay chuyển chứ không tùy tiện cử động. Sau từ "Thời chư Tỳ-kheo..." trở xuống là lễ lạy cung kính mà phát khởi tâm nguyện, làm nguyên do chính thức thuyết giảng sau này. Trong tiết 2: Là ngữ nghiệp thâu nhiếp làm lợi ích, có hai: a-Trao cho pháp thuộc về Tự phần; b-Từ "Nhĩ thời Văn Thù..." trở xuống là trao cho pháp thuộc về Thắng tiến.

Trong tiết a-Trao cho pháp thuộc về Tự phần, cũng có hai: Trước là trao cho pháp; sau từ "Thời chư Tỳ-kheo..." trở xuống là đạt được lợi ích.Trong tiết trước là trao cho pháp, có ba chi tiết:

Chi tiết một: Chỉ ra lợi ích, nêu lên nói cho biết.

Chi tiết hai: Từ "Hà giả..." trở xuống là riêng biệt nêu ra pháp thực hành. Đều nói là không hề mệt mỏi chán nản, bởi vì pháp môn vô tận, chúng sinh vô biên, giữ lấy tướng mà tu thì phần nhiều sinh ra mệt mỏi chán nản, chán nản thì lui sụt rơi vào Nhị thừa. Nếu không có Ái kiến mà tu thì không có gì mệt mỏi, không có mệt mỏi thì quả Phật không phải là xa.

Mười câu thâu nhiếp làm thành năm cặp: 1-Nhân bên trong, duyên bên ngoài. 2-Mong cầu pháp, thành tựu hạnh. 3-Định sâu xa, Trí tuyệt diệu. 4-Trang nghiêm quốc độ, điều phục chúng sinh. 5-Trải qua thời gian dài, tu hạnh nguyện rộng lớn. Rộng lớn cũng là tu tập thuộc về Thắng tiến.

Chi tiết ba: Từ "Tỳ-kheo, nhược thiện nam tử..." trở xuống là nêu ra lợi ích khuyến khích tu tập, trong đó cũng thâu nhiếp làm thành năm cặp: 1-Tăng trưởng thiện căn, lìa xa sinh tử. 2-Vượt qua phàm phu, rời xa Tiểu thừa. 3-Sinh vào nhà Phật, đầy đủ sự nghiệp. 4-Thông thạo về quả, tu tập về nhân. 5-Phá tan tà kiến, tiến vào chứng đạt.

Trong tiết sau là đạt được lợi ích, có hai chi tiết: Một: Riêng biệt trình bày về một Định; hai: Từ "Hựu tức thành..." trở xuống là bao gồm hiển bày về nhiều môn.

Trong chi tiết một: Riêng biệt trình bày về một Định, có hai:

Chi tiết 1: Trình bày về Thể của Định đã đạt được. Nói đến vô ngại, tóm lược có ba nghĩa: a-Có thể nhìn thấy mà lìa xa chướng ngại; b-Đã nhìn thấy mà không có ngăn che, cho nên nói là nhìn thấy tất cả cảnh giới của Phật; c-Một mà đầy đủ nhiều Dụng, tuy đầy đủ công năng này nhưng không có tướng nhìn thấy, cho nên gọi là Tam-muội.

Chi tiết 2: Từ "Đắc thử Tam-muội..." trở xuống là riêng biệt trình bày về Dụng của Định, có bốn: a-Chính thức trình bày về Dụng của Thiên nhãn; b-Từ "Cập diệc văn..." trở xuống là Dụng của Thiên nhĩ; c-Từ "Diệc năng quán..." trở xuống là Dụng của Tha tâm; d-Từ "Diệc năng ức..." trở xuống là Dụng của Túc trú. Một mắt đầy đủ bốn Dụng này, cho nên gọi là Vô ngại.

Chi tiết hai: Bao gồm hiển bày về nhiều môn: Dụng của một Định trên đây đã như vậy, nhiều môn vô tận ví dụ như vậy. Đây là hiển bày về Đại tâm bắt đầu thiết lập thâu nhiếp căn cơ của Viên giáo, mà lại đạt được Dụng của Thập Thông sau phần vị Thập Địa, dùng bắt đầu thâu nhiếp cuối cùng, như phẩm Phát Tâm Công Đức... phân rõ.

Trong tiết b là trao cho pháp thuộc về Thắng tiến, cũng có hai:

Trước là dạy dỗ khuyến khích, trên đây chỉ trình bày về Đại tâm không hề mệt mỏi, nay khiến cho tiến lên hướng về tu tập tất cả hạnh nguyện an trú rộng khắp; sau từ "Dĩ thành tựu..." trở xuống là trình bày về lần lượt chuyển tiếp đạt được lợi ích.

Trên đây là trình bày về Hội thứ nhất (Hội thuộc về Tỳ-kheo), xong.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 62 trong kinh).

Hội thứ hai-Từ "Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát khuyến chư..." trở xuống là Hội thuộc về người trong các Thừa, có bốn tiết: Một-Kết luận về những việc làm trước đây; Hai-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là trình bày đến nơi chốn giáo hóa; Ba-Từ "Thời Văn Thù..." trở xuống là hiển bày về pháp đã thuyết giảng; Bốn-Từ "Thuyết thử kinh..." trở xuống là trình bày về Đại chúng đã được lợi ích.

Ngay trong tiết hai là nơi chốn giáo hóa: Dân chúng ở trong kinh thành ấy có nhiều phước đức, cho nên gọi là kinh thành Phước. Kinh thành biểu thị cho ngăn chặn sai trái. Phương Đông là đứng đầu của các phương, cũng là nơi đầu tiên của mặt trời bắt đầu tỏa sáng, biểu thị cho khéo léo thuận theo phần Phước mà bắt đầu tiến vào Đạo. Lại biểu thị cho Phước-Trí mà tiến vào phần vị căn bản.

Rừng Sa-la, Trung Hoa nói là Cao Viễn, bởi vì cây rừng um tùm cao vút, biểu thị cho phá tan phiền não mà trang nghiêm vạn hạnh đang khởi lên. Đại tháp miếu, tức là nơi quy về tổ tiên. Tam tạng Nhật Chiếu nói rằng: "Tòa thành này ở Nam Thiên Trúc, Đại tháp ở phía Đông tòa thành là tháp thờ Cổ Phật, lúc Đức Phật tại thế đã có tòa tháp này."

Tam tạng đích thân đến nơi ấy, tòa tháp ấy rất lớn, phía Đông đánh trống-trỗi nhạc cúng dường mà phía Tây không nghe, đến nay vẫn còn tồn tại. Mọi người ở nơi này phần nhiều hát lời bài ca về Thiện Tài. Người ở trong tòa thành này đều có thiện căn thuộc phần giải thoát, có thể làm căn khí tu đạo. Đây là biểu thị cho Chân tánh thuộc về Bổn giác làm chỗ dựa của pháp giới, chư Phật cùng dựa vào, cho nên nói là nơi chốn mà chư Phật xưa kia đã từng an trú...

Tiết ba là hiển bày về pháp đã thuyết giảng: Gọi là soi chiếu rộng khắp bình đẳng, bởi vì Dụng của Trí mở ra rộng lớn, cho nên nói là soi chiếu rộng khắp. Pháp đã soi chiếu sâu rộng gọi là pháp giới, tức là kinh Nhập Pháp Giới.

Trong tiết bốn là Đại chúng đã được lợi ích, có hai chủng loại riêng biệt: 1-Trình bày về các loài Rồng, bởi vì hiểu được ý giáo hóa của vị Chủ. Nói là Chánh cầu Phật đạo, tức là ở trong nước biển có thể tiếp nhận mà được nghe; 2-Từ "Phục hữu..." trở xuống là thâu nhiếp căn cơ Tam thừa, bởi vì hiểu được ý giáo hóa của quyến thuộc. Nhưng nói là lại có chúng sinh điều phục, bởi vì không diễn thuyết riêng biệt chứ không phải là Hội riêng biệt.

Hội thứ ba: Từ "Thời phước thành nhân..." trở xuống là Hội thuộc về Thiện Tài, cũng phân làm mười môn: 1-Hướng về mong cầu có khác nhau; 2-Tu tập tiến vào chúng khác nhau; 3-Chỉ ra phương hướng không giống nhau; 4-Nhìn thấy nơi chốn sai biệt; 5-Loại bỏ và không loại bỏ khác nhau; 6-Khen ngợi và không khen ngợi khác nhau; 7-Mở rộng và không mở rộng khác nhau; 8-Kết luận và không kết luận khác nhau; 9-Rời xa và không rời xa khác nhau; 10-Chính thức giải thích văn này.

Môn 1-Hướng về mong cầu có khác nhau, có ba câu:

Một-Văn Thù tự mình đi đến kinh thành Phước, bởi vì căn cơ hãy còn nhỏ bé, bởi vì chưa phát tâm, bởi vì Đại Bi sâu xa.

Hai-Bắt đầu từ Đức Vân trở đi, Thiện Tài hướng về mong cầu, bởi vì căn cơ dần dần thù thắng, bởi vì đã phát tâm, bởi vì hiển bày về tôn trọng giáo pháp.

Ba-Cuối cùng là Phổ Hiền, Tri thức không đến, Thiện Tài không hướng về, hiển bày về phần vị pháp giới đầy đủ, cho nên không có đến-đi.

Môn 2-Tu tập tiến vào chúng khác nhau:

Chỉ ở trong phần vị Tín thứ nhất có ba Hội-bốn Chúng, bởi vì các chủng loại không giống nhau, hiển bày về bắt đầu tu tập, biểu thị cho thu nhận tất cả. Từ phần vị Trú trở đi, một mình Thiện Tài thực hành riêng biệt, bởi vì đã tiến vào phần vị mong cầu.

Môn 3-Chỉ ra phương hướng không giống nhau, tất cả phần vị có ba:

Một-Tri thức Địa tiền phần nhiều ở phương Nam; Hai-Tri thức Địa nội không có phương hướng; Ba-Tri thức Địa hậu bao gồm cả hai.

Nhưng phương Nam, xưa nói có năm nghĩa: 1-Dựa theo Sự, nghĩa là nêu ra một để ví dụ cho nhiều, Thiện hữu ở một phương đã tự nhiên vô lượng, huống hồ đối với các phương khác hay sao. Bốn nghĩa còn lại dựa theo biểu thị: 2-Nghĩa về sáng tỏ, biểu thị cho rời bỏ tối tăm hướng đến Trí tuệ, phương Nam sáng tỏ thì vạn vật nhìn thấy lẫn nhau, Thánh nhân ở phương Nam mà xem xét quyết định, cho nên chọn lấy nghĩa này. 3-Nghĩa về chính giữa, bởi vì lìa xa hai phía Đông-Tây lệch lạc, cho nên phù hợp với đạo chân thật trung chánh. 4-Nghĩa về sinh khởi, phương Nam chủ yếu là Dương, bởi vì phát sinh vạn vật, biểu thị cho Hạnh tăng trưởng của Thiện Tài; phương Bắc chủ yếu là Âm, hiển bày là nghĩa của diệt, Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, quan tài bằng vàng ròng xoay đầu về phía Bắc. 5-Nghĩa về tùy thuận, rời bỏ bên trái-hướng về bên phải, bên phải tức là nghĩa về thuận theo, bởi vì phong tục địa phương ở Tây Vức thì thành ấp-vườn cây-nhà cửa, tất cả đều hướng về phía Đông, mà từ phía Đông đến phía Nam, thuận theo vòng quay của mặt trời-mặt trăng, hiển bày về Thiện Tài tùy thuận với Giáo-Lý.

Trong năm nghĩa này, một nghĩa đầu là bao gồm, một nghĩa tiếp và hai nghĩa sau biểu thị cho Địa tiền, nghĩa phù hợp với Trung đạo biểu thị cho Địa hậu (phần vị Đẳng giác), cũng bao gồm Địa tiền đích thực chứng đạt Ly tướng. Địa trung (phần vị Thập Địa) không dùng phương Nam để biểu thị, Địa hậu hiển bày về nghiệp dụng rộng lớn không giống như Địa trung. Văn Thù ở phần vị sau có chỉ ra-không có phương hướng, biểu thị cho gia hạnh của Bát-nhã, bởi vì có Hạnh đích thực chứng đạt không hai. Phổ Hiền không có phương hướng-không có chỉ ra, bởi vì biểu thị cho pháp giới rộng khắp mọi nơi.

Có người chỉ chọn lấy một nghĩa về tùy thuận, không phải là những nghĩa giải thích trước đây, bởi vì nói là nghĩa chính thức về sáng tỏ phát sinh ở phương này (Trung Hoa).

Lẽ nào biết rằng phía Nam của Tây Vức không phải là sáng tỏ..., huống hồ thuyết giảng ở tất cả các phương, hàm chứa nhiều ngôn từ ý nghĩa hay sao?

Môn 4-Nhìn thấy nơi chốn sai biệt:

Tam Hiền chưa chứng phân tán ra ở các nơi. Địa thượng chứng đạt chân thật, sinh trong nhà chư Phật, phần nhiều ở trong hội chúng của Phật. Địa hậu khởi Dụng cũng phân tán ra tùy theo duyên. Phổ Hiền nhân tròn vẹn thành tựu quả, trở lại ở nơi trú xứ của Phật.

Môn 5-Loại bỏ và không loại bỏ khác nhau:

Văn Thù ở phần vị trước, bởi vì thuộc về đầu tiên, biểu thị cho huân tập bên trong phát khởi niềm tin, trước trải qua không có loại bỏ nhìn thấy. Văn Thù ở phần vị sau là Bát-nhã soi chiếu tận cùng, tự mình nhìn thấy pháp giới của Phổ Hiền, cho nên cũng không có loại bỏ. Các vị Thiện hữu ở phần giữa, hiển bày về duyên khởi vạn hạnh giúp đỡ lẫn nhau mà viên mãn, cho nên đều có chỉ giáo loại bỏ để chỉ ra người sau; cũng hiển bày về các vị Thiện hữu không giữ lấy pháp thiện cho riêng mình mà lìa xa thâu nhiếp quyến thuộc.

Môn 6-Khen ngợi và không khen ngợi khác nhau:

Trong Văn Thù ở phần vị trước bởi vì chưa phát tâm, cho nên không có khen ngợi, khuyến khích phát tâm rồi mới khen ngợi. Hai phần vị sau không khen ngợi, bởi vì biểu thị cho phần vị đầy đủ, mà lìa xa tướng của tâm. Các vị Thiện hữu ở phần giữa lẽ ra đều có khen ngợi, mà không khen ngợi thì tóm lược có hai duyên: 1-Bởi vì đang ở trong Định, như Hải Tràng...; 2-Bởi vì Hạnh không phải là đạo, như Thắng Nhiệt, Vô Yếm, Bàtu-mật... Khen ngợi trái với giáo hóa, cho nên không có hai duyên này. Không khen ngợi là tóm lược.

Môn 7-Mở rộng và không mở rộng khác nhau:

Các vị Tri thức đều có mở rộng về người thù thắng biết nhiều mà khiêm tốn nói mình chỉ biết một. Chỉ một phần vị đầu-ba phần vị sau thiếu hai sự việc này, bởi vì hiển bày về người tôn quý đã đầy đủ đức. Mà có loại bỏ, là bởi vì khiến cho tăng thêm tu tập không có chán ngán pháp môn riêng biệt. Phổ Hiền không mở rộng về Phật, là hiển bày về quả đầy đủ mà lìa xa tu tập, bởi vì Phật thuộc về Hội này.

Môn 8-Kết luận và không kết luận khác nhau:

Chỉ riêng Phổ Hiền có kết luận nối thông với vô số thế giới khắp mười phương, bởi vì hiển bày phần vị đầy đủ mà chứng Lý rộng khắp. Còn lại đều ngược với điều này.

Môn 9-Rời xa và không rời xa khác nhau:

Hai phần vị cuối cùng không có từ tạ ra đi, bởi vì Văn Thù không có thân hiển bày về lìa xa tướng, Phổ Hiền là phần vị cuối cùng thu nhận tất cả pháp giới. Còn lại đều có từ tạ ra đi, bởi vì học không có Thầy nhất định, mà thành tựu Thắng tiến.

Môn 10-Chính thức giải thích văn này:

Ở trong Hạnh thuộc phần vị Thập Tín của Thiện Tài thâu nhiếp, văn riêng biệt có bốn mục: Một-Bốn bộ chúng tìm đến quy tụ; Hai-Ba nghiệp điều phục giáo hóa; Ba-Thượng căn đuổi theo; Bốn-Đại Thánh trở lại chỉ dạy.

Mục một-Bốn bộ chúng tìm đến quy tụ, phân hai: 1-Tổng quát trình bày; 2-Từ "Thời hữu..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Riêng biệt hiển bày có bốn chúng: 1. Ưu-bà-tắc, Trung Hoa nói là Cận Sự Nam, nghĩa là gần gũi Tỳ-kheo mà tiếp nhận công việc; tên gọi riêng nói là Bà-tu-đạtđa, Trung Hoa nói là Thiện Thí, hoặc nói là Tài Thí, còn lại có thể dựa theo suy nghĩ. 2. Ưu-bà-di, Trung Hoa nói là Cận Sự Nữ, gần gũi Tỳ-kheo Ni mà tiếp nhận công việc. Hai chúng trên đều do thọ năm giới, cho nên thiết lập tên gọi Cận Sự. 3-Đồng nam; 4-Đồng nữ, đều có thể biết. Mà số lượng đều là năm trăm, biểu thị cho năm phần vị chứng thực tiến vào, tất cả đều nối thông với bốn chúng này.

Trong mục hai-Từ "Nhĩ thời Văn Thù..." trở xuống là ba nghiệp điều phục giáo hóa, có hai: 1-Thân ý điều phục căn cơ; 2-Từ "Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát như thị quán..." trở xuống là thích hợp với căn cơ mà trao cho pháp.

Trong mục 1-Thân ý điều phục căn cơ, cũng có hai: a-Tổng quát điều phục Đại chúng, làm phương tiện trao cho pháp, cho nên nói là sắp thuyết giảng; b-Từ "Phục ư..." trở xuống là riêng biệt quán sát Thiện Tài, nhận biết là khác với mọi người, đặc biệt trở về làm quyến thuộc của bậc Thánh. Tên gọi của Hội Thiện Tài do đó mà thiết lập, bởi vì chú trọng về những việc đã làm.

Trong mục b có hai tiết: Một-Tổng quát nêu lên; Hai-Từ "Tri thử..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong tiết hai là riêng biệt, có hai: 1-Quán sát về duyên bên ngoài; 2-Quán sát về nhân bên trong.

Trong tiết 1-Quán sát về duyên bên ngoài, cũng có hai: a-Riêng biệt trình bày; b-Từ "Dĩ thử sự..." trở xuống là tổng quát kết luận. Tài phần nhiều thuộc về Y báo, Thiện bao gồm Y báo-Chánh báo, Tài hiện rõ là tướng của Thiện ấy, cho nên gọi là Thiện Tài, cũng giống như thiết lập tên gọi Thiện Hiện.

Tiết 2-Từ "Hựu tri thử..." trở xuống là quán sát về nhân bên trong, ở đây cũng gọi là Thiện đối với trên là Tài. Lại tâm hiểu biết thuận với Lý gọi là Thiện, tích đức vô tận gọi là Tài. Văn có mười câu: Một câu đầu chỉ là nhân vốn có, từ Tín-Giải trở đi đều bao gồm quá khứhiện tại.

Trong mục 2 là thích hợp với căn cơ mà trao cho pháp, có ba: a-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau; bTừ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt nêu ra pháp môn; cTừ "Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi Đồng tử vị Thiện Tài..." trở xuống là kết thúc thuyết giảng khuyến khích tiến lên. Ngay trong mục b là riêng biệt nêu ra pháp môn, có mười câu: Hai câu đầu dựa theo nhân của Phật: MộtTích tập vạn hạnh; hai-Niệm niệm không gián đoạn. Bảy câu tiếp dựa theo quả của Phật, trong đó: Ba câu trước là Diệu Dụng thâu nhiếp chúng sinh, bốn câu sau là Thể-Dụng tròn vẹn đầy đủ. Câu thứ mười là nối thông với Nhân, nối thông với Quả, nối thông với Lý, nối thông với Sự.

Trong mục c là kết thúc thuyết giảng khuyến khích tiến lên, kết thúc về pháp đã thuyết giảng trước đây là rộng khắp và không có gì thiên lệch, chỉ ra pháp thuộc nhân trước đây để khuyến khích khiến cho tiến thêm tu tập, khiến cho phát khởi Đại tâm mong cầu quả Phật trước đây, khiến cho nhớ lại thiện căn vốn có, để cho không tự khinh thường mình. Còn lại không phải là căn cơ này thì tùy theo thích hợp mà trải qua thuyết giảng.

Mục ba-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là

Thượng căn đuổi theo cùng tiếp nhận ý chỉ vi diệu, một mình thông minh vượt xa mọi người, quý trọng giáo pháp mà đi theo Thầy, nói kệ mong cầu hóa độ. Trong văn có hai: 1-Tổng quát về nhân theo thứ tự thuyết giảng; 2-Chính thức trình bày kệ tụng.

Mục 1-Tổng quát về nhân theo thứ tự thuyết giảng: Bởi vì đã phát tâm, tâm Bồ-đề này là thuộc về phần vị nào? Đồng tử Thiện Tài là Thánh hay là phàm?

Xưa có nhiều cách giải thích:

Một vị nói rằng: "Chính là Bồ-tát Địa thượng. Nói phát tâm, là chứng phát tâm."

Một vị nói rằng: "Chính là Thật báo phàm phu ở Địa tiền, nhưng có thiện căn đời trước, Tín căn hiện tại chín muồi."

Có vị nói rằng: "Xưa không đủ để dựa vào, tự dẫn ra phần Địa thần An Trú, các Thần nói với nhau rằng: Người này đã sinh trong chủng tộc Pháp Vương." Văn này có thể xác định, nhưng tự đưa ra hai cách giải thích: Một nói là Trí phù hợp với pháp tánh, sinh vào nhà của Phật, gọi là chủng tộc Pháp Vương, tức là đã tiến vào địa. Hai nói là dựa vào Đa văn huân tập, Thắng giải về Chân tánh, thành tựu chủng tử Phật, gọi là sinh trong chủng tộc Pháp Vương, tức là chủng tánh Bồ-tát trong Tam Hiền.

Nhưng Sư này giải thích dựa vào nghĩa trước thì không khác với Sư thứ nhất, dựa vào nghĩa sau thì không khác với Sư thứ hai giải thích, đâu đủ để khác với văn này?

Lại dùng văn này để chứng minh, bởi vì Từ Thị nói rằng: "Hạnh Bồ-tát thanh tịnh trong một đời, nhìn thấy trú xứ của Phổ Hiền giống như chư Phật..." Lại làm sao thông suốt? Tự mâu thuẫn với mình bởi vì không giữ lấy một văn.

Hiền Thủ nói: "Thích hợp là người trong phần vị Tín-Hạnh khéo léo hướng về. Dựa vào tông chỉ của Viên giáo thì có ba phần vị: 1-Phần vị Kiến-Văn, tức là Thiện Tài tiếp theo thân đời trước, thấy nghe về pháp Phổ Hiền như vậy, mà thành tựu thiện căn thuộc phần giải thoát, phân rõ như trong phần khen ngợi về đức trước đây. 2 Phần vị Giải-Hạnh, là lập tức tu tập như pháp hành của năm phần vị này, như Thiện Tài ở đời này đã thành tựu đến phần vị Phổ Hiền. 3-Phần vị chứng nhập sinh, tức là nhân vị đến cuối cùng tiềm ẩn giống như quả hải, là đời sau của Thiện Tài. Nếu như vậy thì Thiện Tài quyết định là phần vị nào? Nghĩa là bởi vì ở Tín là phần vị Tín, ở Trú là phần vị Trú. Một thân trải qua năm phần vị, hễ ở nơi nào thì thuộc về phần vị ấy, bởi vì có khắp tất cả, như phần vị Phổ Hiền." Một cách giải thích này rất thuận với tông chỉ của Kinh.

Nhưng lại có một Lý, nghĩa là trải qua phần vị mà tu tập trong một lúc lập tức đầy đủ được thấy Phổ Hiền, địa ngục-người cõi trời hãy còn ba lớp Đốn-Viên, vì sao Thiện Tài có thể nhất định là Địa thứ nhất...? Lại nói nhất định là Địa thứ nhất, là trước khi chưa gặp Văn Thù, hay là cuối cùng đã gặp Phổ Hiền? Một đời có tăng trưởng tiến lên, hay là nhất định từ đầu đến cuối? Không có gì nhất định, bởi vì kiến giải hạn hẹp, có hại cho tông chỉ của kinh.

Mục 2-Chính thức trình bày kệ tụng, có ba mươi bốn kệ, phân hai: a-Bốn kệ đầu là xót thương mình chìm đắm, tự nhủ không có năng lực; b-ba mươi kệ sau là ngưỡng mộ đức, dựa vào người, thỉnh cầu rủ lòng cứu giúp.

Trong mục a-Bốn kệ đầu, cũng có hai tiết: Một-Hai kệ trước là trình bày dựa vào quả khởi lên nhân, bởi vì mê muội lâu dài không vượt ra, lấy tòa thành để ví dụ; hai-Hai kệ sau là trình bày dựa vào nhân hướng đến quả, bởi vì sinh tử không có tận cùng, dụ cho nương theo Thừa ác. Lại hai kệ đầu là mê mờ đối với Khổ-Tập, hai kệ sau là mất đi đối với Diệt-Đạo.

Trong tiết một-Hai kệ trước: Ba cõi làm cho tình thức vui thích, chính là nơi của phiền não khởi lên. Ngu si mê muội về ba đời, chính là nhân của phiền não khởi lên. Ma vương chính là duyên của phiền não khởi lên.

Trẻ nhỏ không biết gì chính là nguyên cớ của phiền não khởi lên. Còn lại đều là phiền não đã khởi lên.

Nhưng thọ sinh ở ba cõi đều do đắm theo Ngã mà khởi lên, dựa vào Ngã khởi lên cao mà khó vượt qua, không ngừng đi ra-đi vào trong cửa ngõ của sáu nẻo. Còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Trong tiết hai-Hai kệ sau: Kệ đầu là Tà đạo làm mất đi Chánh hạnh, kệ sau là không có Niết-bàn mà tiến vào khổ. Huy là bó lại. Triền là dây trói. Lại ba cạnh gọi là Huy, bốn cạnh gọi là Triền. Doanh là chầm chậm, là uể oải.

Trong mục b-Ba mươi kệ sau là thỉnh cầu rủ lòng cứu giúp, phân ba tiết: Một-Có mười ba kệ ca ngợi người mà mong cầu pháp; Hai-Có mười lăm kệ ca ngợi pháp mà mong cầu Thừa; Ba-Có hai kệ cùng kết luận về người và pháp.

Trong tiết một, có hai: 1-Sáu kệ trước là mong mỏi rủ lòng cứu giúp đối với Khổ-Tập trước đây; 2-Bảy kệ sau là mong mỏi thành tựu về quả của Hạnh đối với Diệt-Đạo mất đi. Đều là ba câu trước ca ngợi về đức của Văn Thù, mỗi kệ đều có một đức; một câu sau là chính thức mong cầu vận dụng cứu giúp.

Ngay trong tiết 2-Bảy kệ sau: Một kệ đầu là tổng quát mong cầu Đạo ấy, hai kệ tiếp là mong cầu Đạo của Niết-bàn, hai kệ tiếp là mong cầu Đạo của Bồ-đề, hai kệ sau là mong cầu Duyên của Kiến đạo.

Trong tiết hai từ "Nguyện luân..." trở xuống là ca ngợi pháp mà mong cầu Thừa, cũng đối với Thừa ác trước đây để mong cầu Thừa thù thắng, hãy còn khác với Nhị thừa, huống hồ rong ruổi trong ba cõi hay sao? Trong đó phân bốn: 1-Có bốn kệ mong cầu Thừa của Lợi tha thâu nhiếp Bi-Trí-Định; 2-Có ba kệ mong cầu Thừa của Tự hành thuộc về mười Độ; 3-Có bốn kệ mong cầu Thừa của Diệt chướng thuộc về Tự lợi-Lợi tha; 4-Có bốn kệ mong cầu Thừa của vận dụng chuyên chở rộng lớn.

Bốn Thừa trên đây tức là giống với Tam Hiền-Thập Thánh, văn nghĩa đều hàm chứa nhiều loại, có thể dùng ý để hiểu được.

Trong tiết ba có hai kệ cùng kết luận: Kệ đầu là kết luận về pháp nguyện được thấy, kệ sau là kết luận về người thỉnh cầu thâu nhiếp.

Mục bốn-Từ "Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát như tượng vương..." trở xuống là Đại Thánh trở lại chỉ dạy thành tựu Hạnh thuộc về Thắng tiến, văn phân bốn mục riêng biệt: 1-Tóm lược khen ngợi, tóm lược chỉ dạy; 2-Mở rộng thưa hỏi, mở rộng giải đáp; 3-Chỉ ra Thiện hữu ở phần vị sau; 4-Nghĩ đến ân đức, từ tạ rút lui.

Mục 1-Tóm lược khen ngợi-tóm lược chỉ dạy, có hai:

Mục a-khen ngợi: Trước là khen ngợi về phát tâm, phát tâm ở trong Trường hàng trước đây; sau là khen ngợi về gần gũi Thiện hữu, thưa hỏi về Hạnh ở trong kệ trước đây.

Mục b-Từ "Thiện nam tử, thân cận..." trở xuống là chỉ dạy đi đến gần gũi Thiện hữu. Vì sao? Bởi vì gần gũi Thiện hữu là nhân bắt đầu của Chủng Trí, pháp không có người mở rộng thì tuy có Trí mà không hiểu rõ, cho nên trong văn sau Đức Sinh mở rộng hiển bày về tướng ấy. Kinh Niết Bàn quyển thứ 20 nói: "Nhân duyên gần của tất cả chúng sinh đạt được A-nậu Bồ-đề, không có gì trước Thiện hữu." Cho đến nói rộng ra, bởi vì đều là toàn phần, không thể không có bắt đầu tươi sáng mà có thể có kết thúc, trải qua sự việc một thời gian dài cho nên thích hợp đừng lười nhác!

Trong mục 2-Từ "Thiện Tài bạch ngôn..." trở xuống là mở rộng thưa hỏi-mở rộng giải đáp, có hai: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Mục a-Thưa hỏi, có mười một câu, hướng về trong kệ trước đây, văn có hai xu thế: Một-Trước nói đến riêng biệt-đây nói đến tổng quát, nghĩa là tổng quát tu học đối với các Hạnh riêng biệt như Bi-Trí trước đây; Hai-Trước nói theo chiều ngang-đây nói theo chiều dọc, bởi vì các Hạnh như Bi-Trí, từ đầu đến cuối mỗi một phần vị cùng tu tập hướng đến tiến vào viên mãn như nhau.

Dựa vào các câu này: Hai câu đầu là tổng quát, bởi vì trong các Thiện hữu ở sau phần nhiều chỉ nêu ra điều này, nghĩa là nếu học về Giải, học về Hạnh, bắt đầu tu, cuối cùng tu đều gọi là tu học, bởi vì chỉ riêng Nhân tròn vẹn thì không còn học, Quả đầy đủ thì không còn tu. Vả lại, học thâu nhiếp đối với Giải, tu thâu nhiếp đối với Hạnh, cho nên hai câu đã thu nhận tất cả Giải-Hạnh. Chín câu còn lại là riêng biệt: 1-Bắt đầu hướng đến; 2-Ngay nơi Sự thành tựu về tu; 3-Đối trị chướng lìa xa lỗi lầm; 4-Thông hiểu chứng thực rõ ràng; 5-Đạt được đầy đủ; 6-Tùy thuận với người và pháp; 7-Trải qua thời gian dài không gián đoạn; 8-Tu tập đầy đủ tất cả; 9-Hoàn toàn viên mãn.

Nếu phối hợp theo chiều dọc, nghĩa là bởi vì Thập Trú thì Giải có thể hướng đến, bởi vì Thập Hạnh là Chánh Hạnh, bởi vì Thập Hồi Hướng là Bi nguyện của Phổ Hiền có thể làm thanh tịnh chướng ngại, bởi vì Địa thứ nhất là bắt đầu tiến vào Như, bởi vì Địa thứ hai-thứ ba-thứ tư là Hạnh thế gian-xuất thế gian đều thành tựu, bởi vì Địa thứ năm-thứ sáu-thứ bảy có thể tùy theo thế gian, bởi vì Địa thứ tám không có công dụng-không có ý niệm-không có gián đoạn, bởi vì Địa thứ chín nhận biết về các rừng rậm mà làm nhiều lợi ích, bởi vì Địa thứ mười và Đẳng giác mới viên mãn. Ngang dọc vô ngại chính là ý đã thưa hỏi.

Mục b-Từ "Nhĩ thời Văn Thù..." trở xuống là giải đáp, trong đó có hai tiết: Một-Dùng kệ tụng riêng biệt khen ngợi-riêng biệt chỉ dạy; Hai-Trong Trường hàng tổng quát khen ngợi-tổng quát chỉ dạy.

Tiết một-Dùng kệ tụng để khen ngợi-chỉ dạy, có mười kệ phân năm:

Tiết 1-Có hai kệ khen ngợi về phát tâm, trong đó: Hai câu đầu là tổng quát khen ngợi. Ba câu tiếp là chỉ ra Thể của phát tâm, tức là ba loại tâm, nghĩa là Bi dùng để hướng xuống dưới cứu giúp, Trí dùng để hướng lên trên mong cầu, Đại Nguyện là Chủ. Vì vậy Từ Thị nói: "Đèn của tâm Bồ-đề, Đại Bi làm dầu, Đại Nguyện là tim đèn, ánh sáng soi chiếu pháp giới." Ba câu sau là hiển bày về ý thích phát tâm, nghĩa là không mong cầu năm Dục và ngôi vị Quốc Vương..., mà chỉ bởi vì chúng sinh. Tiết 2-Có một kệ sơ lược chỉ dạy, nghĩa là nếu chán ngán khổ đau mà hướng đến vắng lặng, thì Đại đạo không đủ mà bị Ma quân-Tiểu thừa phá hoại. Nếu có thể hiểu rõ thật tướng của sinh tử, chấm dứt mệt mỏi của ái kiến, thì thâu nhiếp các ma làm người hầu hạ, không chìm trong biển rộng của Thật tế, cho nên tất cả không có gì phá hoại.

Tiết 3-Có một kệ trở lại khen ngợi về đức của phát tâm, bởi vì chúng sinh mà phát tâm là phước thù thắng, phước mà có Trí là ánh sáng của phước, phước mà phàm phu-Tiểu thừa không hủy hoại được là uy lực, có thể sinh ra nhiều phước là nơi chốn của phước, lìa xa chướng ngại sâu rộng là biển thanh tịnh.

Tiết 4-Có năm kệ mở rộng chỉ dạy, giải đáp đầy đủ mười một câu hỏi: Một kệ đầu là giải đáp về hai câu tổng quát, nghĩa là nếu được thấy nhiều Phật-nghe pháp thì có thể tiếp nhận học hỏi, đối với hiểu biết duy trì mà tu tập thực hành. Một kệ tiếp là giải đáp ba câu tiếp theo, nghĩa là nếu hướng đến được thấy Phật, thành tựu Đại Nguyện, thì có thể đầy đủ Hạnh, đầy đủ thì Hạnh thanh tịnh. Hai câu tiếp là giải đáp về tiến vào và thành tựu, nghĩa là chứng thực tiến vào Chân Không mà không ngăn ngại trải qua Hữu, thông hiểu rõ ràng Diệu Hữu mà không mê mờ đối với Không, là phương tiện tiến vào, nếu tiến vào như vậy thì chính là trú trong Bồ-đề, Hạnh nào không thành tựu? Hai câu tiếp là giải đáp câu hỏi về tùy thuận, nếu học hỏi thuận theo Phật thì chính là chân thật tùy thuận, pháp tự nhiên thuận với Nhất thiết trí. Một kệ tiếp là giải đáp về nhớ nghĩ, nghĩa là tu tập thực hành nối tiếp nhau trải qua các kiếp ở vô số thế giới, đây là nhớ nghĩ. Một kệ sau là giải đáp về hai câu sau, nghĩa là tu tập trải qua nhiều thời gian-nơi chốn thì tăng thêm rộng lớn viên mãn. Trong này, Đại Thánh tổng quát chỉ dạy về các pháp, bởi vì hiển bày về tướng tổng quát của Tín trong Thập Tín. Các vị Thiện hữu sau này chỉ dạy nêu ra khác nhau, bởi vì hiển bày về tu chứng riêng biệt sau khi tiến vào phần vị.

Tiết 5-Có một kệ kết luận về lợi ích.

Trong tiết hai-Trường hàng tổng quát khen ngợitổng quát chỉ dạy, có hai:

Tiết 1-Khen ngợi, chỉ nói đến phát tâm đã hàm chứa nghĩa riêng biệt trước đây.

Tiết 2-Từ "Thiện nam tử, nhược dục..." trở xuống là chỉ dạy, nghĩa là chỉ có thể mong cầu Thiện hữu lìa xa lỗi lầm, thì các câu hỏi trước đây đều đầy đủ, trong đó có hai tiết:

Tiết a-Theo trên đây phân định khiến cho mong cầu Thiện hữu không có thể do dự. Nói về Thiện tri thức, nghĩa là có thể khiến cho đối với người chưa nhận biết về pháp thiện thì giúp cho nhận biết, chưa hiểu rõ về pháp ác thì giúp cho hiểu rõ. Hoặc là hai chữ đều bao gồm, Thức là dựa theo hiểu biết rõ ràng, Tri là dựa theo quyết đoán rõ ràng, Chân là chọn ra tương tự.

Nhưng Tri thức có năm loại: Một-Tri thức về nhân quả thiện ác của thế gian, mà khiến cho tu tập đoạn trừ; Hai-Chán ngán niềm vui của thế gian mà vui mừng với Niết-bàn; Ba-Có tâm Bi giúp cho tâm tu tập vượt qua; Bốn-Dùng Tuệ Vô tướng giúp cho chúng sinh tu tập thực hành; Năm-Khiến cho tu tập đầy đủ hạnh Phổ Hiền không có gì chướng ngại. Năm loại này, những loại trước không phải là đích thực, đích thực chỉ có loại thứ năm là người có thể thực hành, đây là Thiện hữu thuộc về người. Nếu dựa theo Thiện hữu thuộc về pháp, thì Giáo-Lý-Hạnh-Quả đều là Thiện hữu.

Tiết b-Từ "Thiện nam tử, cầu thiện tri thức..." trở xuống là nhắc nhủ khuyến khích, tùy thuận là khuyến khích, còn lại là nhắc nhủ. Nếu như có lỗi lầm thật sự, thì hãy còn chọn lấy pháp mà loại bỏ sai trái, huống hồ Quyền-Thật nhiều cách, chưa thuần thục và thuần thục khó lường hay sao?

QUYỂN 56

Mục 3: Từ "Thiện nam tử, ư thử..." trở xuống là chỉ ra Thiện hữu ở phần vị sau, trong đó có hai: a-Nêu ra Y-Chánh của Thiện hữu; b-Từ "Nhữ khả vãng..." trở xuống là khuyến khích đi đến, chỉ dạy thưa hỏi.

Mục a-Nêu ra Y-Chánh của Thiện hữu:

Đất nước tên gọi Thắng Lạc, bởi vì những Tri thức tiếp về sau nương vào Trú thứ nhất này, thù thắng vượt qua phần vị trước là do Tín mà vui thích.

Núi tên gọi Diệu Phong, núi có hai nghĩa: 1-Nghĩa về vắng lặng không lay động; 2-Nghĩa về cao vượt lên nhìn thấy tất cả. Dùng để ví cho Trú thứ nhất, tâm hiểu biết bắt đầu dựng lên, dựa vào Định mà phát Tuệ, vắng lặng không lay động, Trí soi xét không sót, thấy suốt nguồn gốc của quả, quán sát vạn loại dưới thấp. Dùng núi để biểu thị cho Trú thứ nhất, bước lên đỉnh cao của tâm này liền thành Chánh giác, cho nên gọi là Diệu Phong.

Thiện hữu tên gọi Đức Vân, là đầy đủ đức như mây. Mây có bốn nghĩa: 1-Rộng khắp; 2-Ẩm ướt; 3-Che phủ; 4-Tuôn mưa.

Dùng bốn loại đức như thứ tự để phối hợp: 1-Định;

2-Phước; 3-Bi; 4-Trí.

Nhưng nghĩa về Đức ở đây, dựa vào sự việc, dựa vào biểu hiện tất cả đều đầy đủ, mà bắt đầu ra khỏi Ngoại phàm, cho nên dùng Tỳ-kheo để biểu thị.

Mục b là khuyến khích đi đến, chỉ dạy thưa hỏi, có thể biết.

Mục 4-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là nghĩ đến ân đức, từ tạ rút lui: Mừng được nghe đến Thiện hữu sau cho nên vui vẻ hớn hở, buồn bã từ tạ âm thanh đức hạnh cho nên nghẹn ngào rơi lệ. Các Thiện hữu ở phần vị sau dựa theo đây có thể biết.

Nhưng hai đoạn sau, nghĩa tuy thuộc về phần vị sau mà văn thuộc về Hội trước.

Hỏi: Đại Thánh có Trí có thể thuyết giảng, Thiện Tài có Cơ có thể tiếp nhận, sao không lập tức nói rõ cho Thiện Tài, mà riêng biệt chỉ ra người khác, trải qua sự việc của các Thiện hữu? Trình bày về ý nghĩa sâu xa này, sơ lược đưa ra mười nghĩa:

1- Trình bày tổng quát về tướng, bởi vì làm quỹ phạm cho hàng Hậu học, nghĩa là Thiện Tài mong cầu về pháp không hề mệt mỏi, mà các vị Thiện hữu thuyết giảng về pháp không có gì tiếc lẫn.

2- Bởi vì hiển bày về duyên của Hạnh thù thắng, nghĩa là Thiện hữu đích thực hoàn toàn là Phạm hạnh, như A-xà-thế gặp được Kỳ Vực, giống như Tịnh Tạng chuyển hóa Diệu Nghiêm...

Bởi vì phá trừ Ngu-Chấp, nghĩa là khiến cho tâm ngu si của người không gặp Thầy, quên mình mà mong cầu khắp nơi.

3- Bởi vì phá trừ Kiến-Mạn, nghĩa là khiến cho người không quán sát về chủng tánh, không xấu hổ hỏi đến người dưới, mà cung kính phụng sự tất cả.

4- Bởi vì phá trừ về chấp Không, nghĩa là không những không có mong cầu, mà trong chỗ không có mong cầu, mình phải mong cầu về điều đó.

5- Bởi vì khiến cho ngay nơi sự việc-ngay nơi thực hành, thà rằng có thể nghe một ít mà vẫn có thể chứng thực tiến vào, chứ không ở nơi nghe nhiều mà không chứng đạt.

6- Bởi vì phá trừ tâm thâu nhiếp hệ thuộc của người thuyết pháp, phân biệt bên này-bên kia, là đồ chúng của mình, học trò của mình.

7- Bởi vì hiển bày nương vào phần vị từng bước tu tập tiến vào, nếu không mở rộng về sau, thì trong mỗi một phần vị sẽ dừng lại mà không có Thắng tiến.

8- Bởi vì hiển bày về pháp Phật rất sâu rộng, các vị Thiện hữu tôn sùng đều khiêm tốn từ chối, hạng phàm phu lẽ nào thích hợp để đoán định theo suy nghĩ của mình?

9- Bởi vì hiển bày về Thiện Tài cùng với các vị Thiện hữu làm thành duyên khởi, nghĩa là chủ động tiến vào-thụ động tiến vào không có hai tướng. Bởi vì không có Thiện Tài ở ngoài các vị Thiện hữu, thì một ngay nơi tất cả, là rõ ràng Thiện Tài trải qua các phần vị. Bởi vì không có các vị Thiện hữu ở ngoài Thiện Tài, thì tất cả ngay nơi một, là nhiều phần vị thành tựu đều thuộc về Thiện Tài, do đó nhìn thấy tụ vào-tản ra tự tại không có gì ngăn ngại.

Mười nghĩa trên đây, một nghĩa đầu bao gồm thầytrò, năm nghĩa tiếp phần nhiều dựa theo học trò mà nói, nghĩa thứ bảy dựa theo thầy, ba nghĩa sau dựa theo giáo, suy nghĩ có thể biết.

Mục thứ hai-Từ "Hướng Thắng Lạc quốc..." trở xuống có mười vị Thiện hữu, nương vào phần vị Thập Trú, tức là mười đoạn.

Nhưng các vị Thiện hữu ở phần vị sau, Cổ đức phân định tách biệt (Khoa phán), từ một đến mười tuy đều có lý, nhưng nay tóm lược giữ lại một vài điều, nghĩa là:

1: Dựa vào Pháp sư Biện, phân ra làm ba mục: MộtNghe đến tên gọi mong cầu tìm kiếm là phần vị Gia hạnh; hai-Tiếp nhận pháp đã thuyết giảng là đích thực chứng đạt pháp giới; ba-Nương vào mở rộng Thắng tiến là phần vị Hậu đắc.

2: Hoặc là phân làm năm mục: Một-Nêu ra pháp khuyến khích tu tập; Hai-Y theo lời dạy hướng đến tiến vào; Ba-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi; Bốn-Chính thức chỉ ra pháp giới; Năm-Nương vào mở rộng Thắng tiến.

Hai cách trên đây đều dựa theo phần vị mà phân định, chọn lấy chỉ ra vị Thiện hữu sau ở trong mục trước, bởi vì thuộc về phương tiện của mục sau, bởi vì tên gọi của vị Thiện hữu sau thuộc về phần vị sau, dựa theo nghĩa thì rất khéo léo mà văn không thích hợp ở chi tiết. Nay dựa vào Pháp sư Ý và luận Ngũ Đài, dựa theo kết hợp phân định mà phân làm sáu mục, nhưng tên gọi chỉ khác nhau ở chi tiết: Một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu; Hai-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi; Ba-Khen ngợi trao cho pháp; Bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến; Năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau; Sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã. Mà các văn phần nhiều đầy đủ, có phần tăng-giảm đến văn sẽ phân định tách biệt.

Đoạn một: Phát Tâm Trú: Văn đầy đủ sáu mục này. Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: Thấy tâm lên cao trên phần vị, cho nên nói là trèo lên núi. Trí xem xét Hạnh ở phần vị là quán sát mười phương. Tình mong mỏi đạt được mục đích là muốn gặp gỡ Đức Vân. Bảy giác làm Trợ đạo là trải qua bảy ngày, bởi vì quên hết phần vị đã trú vào mới thật là đạt được mục đích. Thấy ở núi khác, thấy là Định-Tuệ cùng qua lại, là kinh hành thong thả từng bước. Thong thả từng bước tức là Chỉ, bởi vì không trú vào Tưởng rối loạn. Kinh hành tức là Quán, bởi vì không trú vào Tâm yên lặng. Nếu dựa theo Sự mà nói, thì chính là tu tập Tammuội Bát Chu.

Mục hai-Từ "Kiến dĩ vãng nghệ..." trở xuống tức là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, trong đó có bốn: 1-Nghi thức chào hỏi cung kính, bởi vì tôn trọng người và pháp. 2-Từ "Tác như thị..." trở xuống là bày tỏ mình đã phát tâm, bởi vì rõ ràng có pháp khí. 3-Từ "Nhi vị tri..." trở xuống là chính thức trình bày về điều thưa hỏi, làm sáng tỏ điều mình chưa biết, thỉnh cầu tùy theo căn cơ mà thuyết giảng. Trong thưa hỏi, đối với mười một câu trước đây, nêu ra câu đầu tóm lược câu sau là người kết tập kinh pháp tóm lược; nếu Thiện Tài tóm lược thì Thiện hữu làm sao hiểu được? 4-Từ "Ngã văn Thánh giả..." trở xuống là ca ngợi về đức mà thỉnh cầu thuyết giảng, có Trí thì có thể khéo léo phương tiện, có Bi thì không có gì tiếc lẫn, cho nên thuận theo để thuyết giảng. Dụ nghĩa là khuyến dụ nói cho biết, tức là giảng dạy truyền trao, để thành tựu về Giải trước đây. Hối nghĩa là dạy dỗ nêu ra, tức là giảng dạy khuyên nhủ, để thành tựu về Hạnh trước đây. Sau đều dựa theo đây.

Trước đây thưa hỏi là chỉ thưa hỏi về nhân tròn vẹn, trong này kết luận là mong mỏi về quả đầy đủ, tức là những việc làm của phát tâm.

Mục ba-Từ "Thời Đức Vân..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, tức là chính thức tiến vào pháp giới, trong đó có hai: 1-Khen ngợi về pháp khí hiếm có; 2-Chính thức chỉ ra pháp giới.

Mục 1-Khen ngợi về pháp khí hiếm có, có hai mục: Mục a-Nêu lên hai điều khó thực hiện, cho nên khen ngợi là bởi vì khiến cho tự quý trọng và vui mừng nghe pháp.

Mục b-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt nhắc lại câu hỏi trước đây. Có mười một câu: Câu đầu nhắc lại câu hỏi tổng quát, mười câu còn lại nhắc lại câu hỏi riêng biệt. Văn có đôi chút tách ra-hợp lại mà đều dựa theo thứ tự:

Một-Cảnh giới, tức là hướng về hạnh Bồ-tát trước đây, hướng về bao gồm chủ động-thụ động, cảnh dựa theo thụ động hướng về.

Hai-Tức là Hạnh trước đây, bởi vì Hạnh thì vượt ra.

Ba-Tức là thanh tịnh trước đây.

Bốn-Tức là tiến vào trước đây, tiến vào tức là tâm rộng lớn không đắm theo Không-Hữu.

Năm-Tức là thành tựu.

Sáu-bảy và tám đều là tùy thuận trước đây, môn Giải thoát ấy là chủ động tùy thuận, chỉ ra nghiệp đã thực hiện tức là sự nghiệp tùy thuận, thuận với tâm chúng sinh tức là tùy thuận đuổi theo căn cơ. Câu thứ tám này cũng là nhớ nghĩ không quên, bởi vì nhớ nghĩ chúng sinh.

Chín-Tức là tăng thêm rộng lớn, nói không trú vào Niết-bàn là môn Sinh tử, không trú vào Sinh tử tức là môn Niết-bàn, bởi vì Đạo không dừng lại tức là có thể tăng thêm rộng lớn.

Mười-Tức là mau chóng đầy đủ hạnh Phổ Hiền, nếu hiểu rõ Hữu vi-Vô vi không phải một-không phải khác, không hề đắm theo thì đã mau chóng đầy đủ, cũng tức là đầy đủ rồi.

Mục 2-Từ "Thiện nam tử, ngã đắc..." trở xuống là chính thức chỉ ra pháp giới, tức là Tam-muội Niệm Phật, trong đó có hai: a-Nêu ra Thể-Tướng; b-Từ "Phổ quán..." trở xuống là trình bày về Dụng thù thắng.

Mục a-Nêu ra Thể-Tướng, có hai tiết: Một-Nêu lên tên gọi; Hai-Từ "Tín nhãn..." trở xuống là giải thích về Tướng.

Tiết một-Nêu lên tên gọi.

Tự tại có hai nghĩa: 1-Cảnh quán sát tự tại; 2-Tác dụng tự tại.

Quyết định cũng có hai nghĩa: 1-Trí quyết đoán; 2-

Tín không hề do dự.

Giải tức là Thắng giải cũng có hai nghĩa: 1-Dựa theo Nhẫn nại được đối với cảnh là nhân của Tín; 2-Duy trì phù hợp đối với cảnh là nhân của tác dụng. Nơi gần làm xa..., Tín-Trí giúp đỡ nhau, cảnh khác không thay đổi, cho nên gọi là Lực, tức là nghĩa của Tam-muội.

Trong tiết hai là giải thích về Tướng: Tín nhãn thanh tịnh, giải thích về nghĩa của Giải trên đây, nghĩa là muốn tu pháp Tam-muội Niệm Phật, thì trước phải Chánh Tín, tiếp là dùng Trí quyết định rõ ràng. Nay nhẫn nại được đối với cảnh là nhờ vào Thắng giải, đối với Thật đức có thể chứng được tâm Tín thanh tịnh, nhìn thấy hiểu biết rõ ràng, cho nên gọi là mắt.

Tiếp là ánh sáng của Trí chiếu rọi sáng ngời, giải thích về nghĩa của Quyết định trên đây, nghĩa là quyết đoán gọi là Trí, bởi vì Trí vốn là quyết định. Vì vậy kinh Văn Thù Bát Nhã trình bày về Tam-muội Nhất Hành Niệm Phật, trước là trình bày về pháp giới bất động; nhận biết pháp giới chân thật không thích hợp với lay động, tức là nghĩa của Giải thuộc về Quyết định trong này.

Nhưng dựa theo phần vị nương vào chính là Thể của Phát Tâm Trú, dùng lực của nghe (Văn) huân tập cho tánh của Giải vốn có, nay bắt đầu phát ra chính là Giải thuộc về Quyết định.

Trong mục b là trình bày về Dụng thù thắng, cũng là lần lượt chuyển tiếp giải thích về thành tựu, trong đó có hai tiết: Một-Dựa theo Dụng bên trong; Hai-Từ

"Vãng nghệ..." trở xuống là trình bày về Dụng bên ngoài.

Tiết một-Dựa theo Dụng bên trong: Quán sát tất cả cảnh giới tức là Dụng của Tín nhãn, cũng giải thích về nghĩa của Nhãn, bởi vì Như là Phật thì không có cảnh nào không phải là Phật, cho nên nói là quán sát tất cả. Lại hoặc là Báo thân hay là Hóa thân, quán sát ngay trong một lúc.

Tiếp là lìa xa tất cả chướng ngại, giải thích về nghĩa của thanh tịnh. Hoặc là chìm xuống hay là nổi lên, các Cái-các Thủ đều vốn là chướng ngại của Tam-muội.

Tiếp là khéo léo quán sát, giải thích về ánh sáng của Trí chiếu rọi sáng ngời, nghĩa là đối với tướng Vô sắc mà quán sát về tướng của Sắc, là khéo léo quán sát.

Từ "Phổ nhãn..." trở xuống là kết luận thành tựu về nghĩa trên, nghĩa là Tín nhãn quán sát tất cả cảnh giới gọi là Phổ Nhãn, tận cùng pháp giới thuộc Như gọi là rõ ràng xuyên suốt, như vậy lìa xa chướng ngại nhìn thấy Như, thì gọi là Tam-muội Nhất Hành thanh tịnh đầy đủ. Nhất Hành là Hành của một pháp giới.

Tiết hai là trình bày về Dụng bên ngoài: Bởi vì Thể ngay nơi Dụng trước đây, là dùng Giác của tâm không phân biệt phù hợp với cảnh chỉ riêng Như, mà tận cùng pháp giới bất động vốn là gốc của vắng lặng soi chiếu; có thể Dụng ngay nơi Thể mà Dụng không có gì không tận cùng, cũng nhờ vào Thắng giải trước đây duy trì phù hợp đối với cảnh, tùy theo tâm rời xa-dừng lại. Trong đó có ba tiết: 1-Trình bày về không rời khỏi mà hướng đến; 2-Từ "Thường niệm..." trở xuống là không nghĩ đến mà duy trì; 3-Từ "Thường kiến..." trở xuống là trình bày về không hướng đến mà nhìn thấy.

Trong tiết 3 có ba: a-Nêu lên. b-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về số nhiều đã nhìn thấy, trong đó Tam thiên tức là thế giới của một Đức Phật, mà nói lặp lại vô lượng vô biên thế giới Phật (Phật sát vi trần số), là bởi vì dựa theo trong bản tiếng Phạn mất chữ Thập, thích hợp nói là thế giới của mười Đức Phật. c-Từ "Nhất nhất phương..." trở xuống là trình bày về sự việc riêng biệt đã nhìn thấy.

Mục bốn-Từ "Thiện nam tử, ngã duy..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, trong đó: 1-Khiêm tốn về nhận biết của mình, tức là kết luận về Tự phần. 2-Từ "Khởi năng liễu..." trở xuống là mở rộng Thắng tiến bởi vì nhận biết nhiều hơn, tức là tăng thêm Thắng tiến.

Mục 1-Khiêm tốn về nhận biết của mình: Cảnh giới của tất cả chư Phật, là kết luận về cảnh giới đã quán sát, không gian nối thông với mười Lực, thời gian bao quát ba đời, cho nên nói là tất cả, tức là Tam-muội Nhất Hành quán sát tất cả cảnh giới trước đây. Quán sát Pháp thân của chư Phật mười phương, cũng nối thông với Báo-Hóa, đủ loại Sắc tướng bởi vì bao gồm vô số hình tướng.

Tiếp là ánh sáng của Trí tuệ, kết luận về chủ động quán sát, tức là ánh sáng của Trí chiếu rọi sáng ngời trước đây.

Tiếp là nhìn thấy tất cả pháp môn, tức là tổng quát thu nhận hai loại trước đây, để kết luận về tên gọi, tức là Phổ nhãn rõ ràng xuyên suốt trước đây.

Thiện hữu đầu tiên, trước phải trình bày về pháp môn Niệm Phật, là bởi vì pháp môn này dẫn trước các Hạnh. Vì vậy Trí Luận nói: "Bồ-tát dùng Bát-nhã Ba-la-mật làm mẹ, Tam-muội Bát-chu làm cha, bởi vì dựa vào Phật mới thành tựu các Hạnh thù thắng khác." Lại trong Trú thứ nhất, bởi vì duyên vào Phật mà phát tâm, cho nên vui thích cúng dường.

Trong mục 2 là mở rộng Thắng tiến, có ba: a-Tổng quát; b-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt; c-Từ "Nhi ngã..." trở xuống là kết luận.

Mục a-Tổng quát: Trí tuệ vô biên tức là các môn sau, và bởi vì Trí chủ động quán sát duyên với cảnh vô biên mà không nói được. Hạnh thanh tịnh, tức là tâm lìa xa chướng ngại ở các môn sau. Mà nói là môn, bởi vì tùy theo mỗi một môn để tiến vào cảnh giới của Phật.

Trong mục b: là riêng biệt: Có hai mươi mốt môn, đều trước là nêu lên tên gọi, sau là giải thích về tướng, đều là từ nghiệp dụng mà có được tên gọi. Dựa theo bản kinh thời Tấn, mỗi một môn đều nói là môn Tam-muội Niệm Phật, nay lược bớt không có chữ Tam-muội, lý thật ra phải có.

Cổ đức phân định về mục này: Mười môn trước là đức thù thắng trọn vẹn đầy đủ của Niệm Phật, mười một môn sau là Diệu Dụng tự tại của Niệm Phật. Cũng là một lý. Dựa vào Thật để bàn luận tường tận, mỗi một môn đều nghĩ đến Thể-Dụng vô ngại của Phật.

Lại các môn này, ngay nơi văn nêu lên và giải thích đã tự nhiên có thể hiểu rõ, tường tận đến cùng ý nghĩa ấy thì lại hàm chứa nhiều. Nhưng Tam-muội Niệm Phật ấy, tổng quát về tướng là một, riêng biệt tức là ba Thânmười Thân, tu-quán đều riêng biệt.

Tạm thời dựa vào ba Thân để giải thích, thì toàn bộ phân làm ba, nghĩa là nghĩ đến Pháp-Báo-Hóa, là quán sát đều riêng biệt. Ở trong ba Thân đều có Y-Chánh, thì làm thành sáu môn quán sát, nghĩa là nghĩ đến Thân-Độ thuộc về pháp tánh là Y-Chánh của Pháp thân; nghĩ đến thế giới Hoa Tạng... là Y báo của Báo thân, vô số hình tướng của mười Thân là Chánh báo của Báo thân; nghĩ đến nước-chim-cây-rừng thuộc về Tịnh độ khác là Y báo của Hóa thân, ba mươi hai tướng tốt... là Chánh báo của Hóa thân.

Lại trong Chánh báo của Báo thân-Hóa thân đều phân làm hai, nghĩa là nghĩ đến công đức bên trong và tướng tốt bên ngoài, mười Lực-Vô úy đều là đức của Hóa thân, như phẩm Bất Tư Nghị Pháp là đức của Báo thân, ba mươi hai tướng đều là tướng tốt của Hóa thân, mười Liên Hoa Tạng đều là tướng tốt của Báo thân, thì làm thành tám môn.

Nhưng hai môn đầu của Pháp thân làm Thể của sáu môn sau, nếu Thể-Tướng vô ngại thì làm thành môn thứ chín, nếu dung thông với các môn trước thì làm thành một môn thuộc về Phật thừa, cho nên nhìn thấy Phật vô tận ở một nơi vi tế.

Trùng trùng như vậy làm thành cảnh giới như lưới giăng của Đế Thích (Đế võng), là tiến vào môn Tammuội Niệm Phật của Phổ Hiền. Nay hai mươi mốt môn này, tất cả là một môn sau mà tùy theo tướng khác nhau, cho nên có nhiều môn, cùng với mười môn trước đây có tách ra và hợp lại.

1- Môn ánh sáng của Trí soi chiếu tất cả, tức là bao gồm Y-Chánh của Pháp thân-Báo thân và Hóa thân, dùng môn này để làm tổng quát, bởi vì tất cả chư Phật nối thông với không gian-thời gian, nối thông với quốc độ của chư Phật, cho nên nói là thanh tịnh trang nghiêm đủ loại. Như kinh Quán Vô Lượng Thọ, trước phải quán sát mặt đất Lưu ly sáng ngời trong suốt, rừng đẹp đẽ-cây quý báu, và dấy lên quán sát Hoa Tạng, mỗi một cảnh giới trang nghiêm vô tận, quốc độ mà không có quốc độ mới là chân thật thanh tịnh...

2- Tức là quán sát thân thuộc về Sắc tướng, bởi vì khiến cho nhìn thấy được thanh tịnh. Nhưng ba chữ Niệm Phật Môn trong phần nêu lên tên gọi, đã là tên gọi chung, mà nói khiến cho tất cả chúng sinh, cho nên không biết khiến cho thực hiện sự việc gì. Dựa theo bản kinh thời Tấn, thích hợp nói là khiến cho tất cả chúng sinh xa lìa điên đảo, thì nghĩa của Niệm Phật Môn mới trọn vẹn đầy đủ.

3- Nghĩ đến đức bên trong.

4- Cũng là đức bên trong, bởi vì thuyết giảng truyền trao không có trái ngược, Bồ-tát thấy Phật vốn là đạt được pháp.

5- Bao gồm đức bên trong-tướng bên ngoài thuộc về Y-Chánh của ba Thân, bởi vì các Đức Như Lai ở mười phương cùng một Pháp thân, một Tâm-một Trí tuệ, LựcVô úy cũng như vậy, cho nên đều có thể tùy theo Thệ Nguyện của mình mà giáo hóa chúng sinh; còn lại đều có thể suy nghĩ. Ngay môn này cũng là Tam-muội Nhất Hành, bởi vì tùy theo nghĩ đến một Đức Phật mà giống như tất cả chư Phật.

6- Tức là môn thứ chín quán sát về Sự-Lý vô ngại, dùng Lý dung thông với Sự, tùy theo một cảnh vi tế mà thấy nhiều thần thông, chỉ riêng cảnh thuộc về Trí nhãn gọi là không thể nhìn thấy.

7-8 đều dựa theo thời gian, tất cả đều nối thông với các Thân-Độ, mà môn 7 dựa theo những Phật sự đã nghĩ đến không gián đoạn, môn 8 dựa theo thời gian có thể nghĩ đến không gián đoạn.

9- Cùng nghĩ đến Y-Chánh, cũng bao gồm Báo thân và Hóa thân.

10- Nghĩ đến ngay nơi Ứng mà Chân, bởi vì chư Phật quá khứ an trú mà không Niết-bàn, chư Phật vị lai cũng đã và đang thành tựu. Vì vậy kinh Văn Thù Bát Nhã nói: "Nay Phật an trú thế gian, thì tất cả chư Phật đều an trú, bởi vì cùng một pháp Bất tư nghị." Lại dựa theo môn Tùy tướng, tức là muốn nghĩ đến Đức Phật nào, thì Đức Phật liền thị hiện cho thấy.

11- Cũng là Dụng ngay nơi Thể, bởi vì hiểu rõ tất cả đều là cảnh giới của Phật, cho nên từng cảnh giới của Phật hiện bày rõ ràng.

12- Nghĩ đến Ứng thân.

13- Cũng nghĩ đến Ứng thân, nhưng nhìn thấy Phật trong mười một cảnh trên đây, hoặc nói là chư Phật an trú ở trong cảnh. Nay nhận biết rõ ràng chư Phật không hề an trú, xa lìa Tưởng về thời gian, thì nhìn thấy một ngày mà đi trong từng ý niệm.

14- Nghĩ đến tướng tốt cả Báo thân như tai-mắt..., bởi vì đều rộng khắp pháp giới.

15- Trong môn nghĩ đến Dụng ngay nơi Thể, môn vi tế thứ sáu trước đây hiển bày trong Y báo có Chánh báo, môn này dựa theo trong Chánh báo có Y báo, cho nên không lẫn lộn với môn trước.

16- Niệm và kiếp vốn viên dung. Hai môn trên đều là Dụng ngay nơi Thể.

17- Nghĩ đến đức bên trong.

18- 19 đều nghĩ đến Sắc tướng. 20-Nghĩ đến Y báo.

21-Bao gồm tất cả các thân (Thân vân) thuộc về Chân-Ứng trong-ngoài..., như phẩm Xuất Hiện trước đây và các văn từ trên xuống dưới. Nhưng trên đây dựa vào pháp đã nghĩ đến mà phân rõ khác nhau, làm thành mười môn ấy; nếu cùng với văn kinh tách ra-hợp lại thì làm môn không phải là một, môn thứ 21 là tóm lược trình bày mà thôi Nếu dựa theo tâm có thể nghĩ đến thì không ra ngoài năm loại: Một: Môn Niệm Phật duyên vào cảnh, nghĩ đến Chân-nghĩ đến

Ứng, hoặc là Chánh báo hay là Y báo, bởi vì nếu như chỉ xưng danh hiệu thì cũng là cảnh, cho nên các môn trên phần nhiều là môn này.

Hai: Môn Niệm Phật thâu nhiếp cảnh chỉ do tâm, tức là hai môn 18-19, môn 18 tức là tướng tổng quát chỉ do tâm, bởi vì tâm này là Phật, tâm này làm Phật; môn 19 tuy tùy theo tâm mình, mà nghiệp của tâm có nhiều loại cho nên thấy Phật có hơn-kém.

Ba: Môn tâm cảnh cùng phai mờ, tức là môn Niệm Phật xa lìa trước đây, và một phần của môn không thể nhìn thấy, cùng với môn Như hư không.

Bốn: Môn tâm cảnh vô ngại, tức là như môn 1, cùng soi chiếu Sự-Lý, còn-mất vô ngại, cho nên nói là Phổ chiếu.

Năm: Môn trùng trùng vô tận, tức là phù hợp với môn thứ 10 trước đây mà quán sát. Như môn Vi tế..., cũng là ý tổng quát trong môn này. Nếu dựa theo mười

Thân thì đều dùng hai môn mà làm một Thân, một môn sau là tổng quát hiển bày, nghĩa là thân Nguyện, thân Trí, Pháp thân, thân Lực trì, thân Ý sinh, Hóa thân, thân Uy thế, thân Bồ-đề, thân Phước đức và thân Tướng hảo trang nghiêm. Bởi vì môn Niệm Phật, các Giáo đều có ca ngợi mà lý rất sâu xa, thế gian phần nhiều cùng thực hành, cho nên tóm lược giải thích, không có gì chán ngán vì nói nhiều.

Mục c là kết luận, có thể biết.

Mục năm-Từ "Thiện nam tử, Nam phương..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau, trong đó có hai: 1-Chính thức chỉ ra Thiện hữu; 2-Ca ngợi về đức thù thắng của Thiện hữu.

Mục 1-Chính thức chỉ ra Thiện hữu, tức là Thiện hữu thuộc về Trị Địa Trú (Trú thứ 2).

Đất nước tên gọi Hải Môn, bởi vì đất nước ấy chính là ở cửa biển phía Nam, biểu thị quán sát về biển tâm sâu rộng, vốn là môn đối trị của tâm địa.

Tỳ-kheo Hải Vân, quán sát biển làm pháp môn, dùng mắt nhìn khắp nơi, mây pháp che đầy thấm ướt tất cả, biểu thị cho sinh khởi mười loại tâm quán sát trong Trị Địa Trú, bởi vì vầng mây Bi sâu rộng.

Mục 2-Từ "Hải Vân Tỳ-kheo..." trở xuống là ca ngợi về đức thù thắng của Thiện hữu, trong đó có mười câu: Trước là một câu tổng quát ca ngợi. Sau từ "Thiện nam tử..." trở xuống là chín câu, riêng biệt ca ngợi dựa vào lợi ích của đương cơ, mỗi câu có một nghĩa, tức là chỉ ra trước-thuyết giảng sau: 1-Tức là nhìn thấy cảnh giới đạt được lợi ích; 2-Tức là nghe đến giáo hóa thuộc nhân vốn có; 3-Tức là khen ngợi về nơi phát tâm; 4-Tức là nghe đến nơi thọ trì ấy; 5-6 và 7 đều là pháp môn Phổ Nhãn đã chứng; 8-Nghe đến Y-Chánh trang nghiêm; 9-Tức là hiển bày về tướng của phát tâm. Đến văn tự nhiên thấy rõ.

Mục sáu-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, sinh ra ý tưởng khó gặp cho nên lưu luyến, vui mừng gặp được vị Thiện hữu tiếp sau cho nên từ giã.

Đoạn hai: Tỳ-kheo Hải Vân, Thiện hữu nương vào Trị Địa Trú, văn có đủ sáu mục.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai: 1-Y theo lời dạy Chánh niệm quán sát, đây là trình bày về ôn lại điều cũ; 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau, ý muốn biết được điều mới.

Lại trước tức là học hỏi mà có thể suy nghĩ, sau tức là suy nghĩ mà có thể học hỏi. Nhưng suy nghĩ trước hãy còn thuộc về văn trước, nghĩa là trước đến gần gũi Thiện hữu, tiếp đến lắng nghe Chánh pháp, nay phân rõ về Chánh niệm tư duy và như thuyết tu hành, tức là bốn nhân duyên gần của Niết-bàn. Nay dùng nghĩa trước thuộc về tiến lên hướng đến phía sau, nghĩa sau thuộc về chỉ ra đi đến phía trước, đan xen lẫn nhau để hiển bày chủ-bạn xen lẫn vào nhau, lại thuận theo Hội phân định thuộc về sau mà thôi, sau đều dựa theo đây.

Mục 1-Y theo lời dạy Chánh niệm quán sát, trong nghĩ đến pháp trước đây có mười một câu: Đầu là câu tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Trong riêng biệt đều nói là Chánh niệm quán sát, là bởi vì không chìm xuống-không nổi lên, vắng lặng soi chiếu cùng hiện hành. Trong mười câu: 1-Tức là quán sát cảnh giới tự tại trước đây; 2-Tức là tác dụng giải thoát trước đây; 3-Tức là Thể của Tam-muội Nhất Hành và các môn Tam-muội trong mở rộng Thắng tiến; 4-Nghĩ đến đủ loại chúng hội trước đây; 5-Tức là được thấy Phật trước đây; 6-Tức là mười phương trước đây; 7-Tức là Thọ mạng-Thần thông... trước đây; 8-Tức là quán sát tất cả chư Phật khắp nơi; 9-Tức là đủ loại thành tựu Chánh giác; 10-Tức là tùy theo tâm vui thích của đủ loại chúng sinh.

Mục 2: là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau, có thể biết.

Mục hai-Từ "Hướng Hải Vân..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, trong đó có ba: 1-Chào hỏi cung kính. 2-Tự trình bày về phát tâm, có thể biết. 3-Từ "Nhi vị tri..." trở xuống là thưa hỏi về pháp quan trọng, trong đó nói Nguyện Luân, là Nguyện cùng tận ba đời không có bắt đầu và cuối cùng, cho nên đối với sinh tử mà thiết lập tên gọi là Luân. Văn còn lại tự nhiên hiển bày.

Mục ba-Từ "Thời Hải Vân..." trở xuống là khen ngợi nêu ra pháp giới, trong đó có hai: 1-Khen ngợi pháp khí; 2-Chính thức trao cho pháp.

Trong mục 1-Khen ngợi pháp khí, có ba:

Mục a-Hỏi về nguồn gốc, bởi vì phát tâm là khó, nếu không phát tâm thì không có thể trao cho giáo pháp, bởi vì không phải là pháp khí.

Mục b-Từ "Thiện Tài..." trở xuống là trả lời, bởi vì không phải là hư vọng.

Mục c-Từ "Hải Vân ngôn: Thiện nam tử, nhược chư..." trở xuống là chính thức khen ngợi, trong đó có hai tiết: Một-Khen ngợi nhân duyên bởi vì khó đầy đủ, phát tâm là ít có; Hai-Từ "Phát Bồ-đề tâm giả..." trở xuống là hiển bày về tướng thù thắng của phát tâm, phát tâm là khó có được.

Tiết một-Khen ngợi nhân duyên: 1-Khen ngợi ngược lại; 2-Từ "Yếu đắc..." trở xuống là khen ngợi thuận theo. Thờ kính Thiện hữu là duyên, còn lại đều là nhân. Tất cả có mười câu: Đầu là câu tổng quát, tức là bởi vì vốn có gieo trồng thành tựu chủng tánh của pháp môn Phổ Hiền. Sau từ "Cụ chân..." trở xuống là riêng biệt: Bắt đầu đạt được ánh sáng của Trí thuộc về Tammuội Chân Như, gọi là đầy đủ đạo chân thật, đây chính là hiểu rõ tâm vắng lặng soi chiếu mà sinh ra đức của Phật; còn lại có thể biết.

Trong tiết hai là hiển bày về tướng thù thắng của phát tâm, có mười một câu: Năm câu trước tức là tâm Đại Từ Bi, hai câu đầu là tổng quát, ba câu còn lại là riêng biệt. Bốn câu tiếp là tâm sâu xa tu tập thực hành Đại Nguyện tận cùng hư không pháp giới. Hai câu sau là tâm thẳng thắn không trái với pháp tánh mà chứng được Trí thuộc quả. Lại mười tâm này phần nhiều giống với mười tâm thuộc Tự phần của Trị Địa Trú, sợ rằng phức tạp cho nên không kết hợp.

Mục 2-Từ "Thiện nam tử, ngã trú..." trở xuống là chính thức trao cho pháp quan trọng, nghĩa là quán sát vô lượng pháp, nhìn thấy Phật được nghe pháp, tiếp theo Niệm Phật trước đây mà trình bày ở đây, là hiển bày về nghe pháp truyền bá rộng ra, thứ tự vốn là quan trọng, trong đó có hai: a-Trình bày về tu quán; b-Từ "Thiện nam tử, ngã tác thị..." trở xuống là quán sát thành tựu lợi ích.

Trong mục a-Trình bày về tu quán, có hai tiết: Một-Dựa vào sự việc hiển bày để giải thích; Hai-Từ "Thiện nam tử, ngã tư duy..." trở xuống là cần phải quên hết giải thích để mong cầu ý nghĩa.

Tiết một-Dựa vào sự việc hiển bày để giải thích: Trước là tổng quát nêu lên, nói mười hai năm, là một Kỷ đã tròn, biểu thị đã tiến vào Trú thứ hai hơn mười ngàn kiếp, cũng biểu thị cho quán sát toàn bộ mười hai Trúmười hai Nhập của Bồ-tát. Sau từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày đều nhờ vào sự việc biểu thị cho pháp, mười nghĩa về Trí vô lượng giải thích như phần Thập Địa, nay là Bi vô lượng.

Tiết hai là quên hết giải thích để mong cầu ý nghĩa, là nhân của chính mình được thấy Phật, có thể biết.

Trong mục b là quán sát thành tựu lợi ích, có hai tiết: Một-Trình bày về được thấy Phật; Hai-Được nghe giáo pháp.

Tiết một-Trình bày về được thấy Phật: Tức là nhìn thấy Y báo-Chánh báo vô ngại của pháp giới, trong đó: 1-Nhìn thấy Y báo; 2-Nhìn thấy Chánh báo.

Trong tiết 1-Nhìn thấy Y báo, có ba: a-Tổng quát nêu lên Thể-Tướng, bởi vì quán sát sâu vào tâm vô lượng-pháp vô lượng, thì đóa hoa Tâm-đóa hoa Hạnh tự nhiên nở tròn đẹp đẽ, mà tất cả tánh đức vô lậu đều đầy đủ. b-Từ "Bách vạn A-tu-la..." trở xuống là tướng bên ngoài làm trang nghiêm. c-Từ "Thử Đại liên hoa..." trở xuống là nêu ra nhân để hiển bày về thù thắng.

Tiết 2-Từ "Ngã thời kiến bỉ..." trở xuống là trình bày về nhìn thấy Chánh báo, nghĩa là Tâm-Hạnh đã nở tròn thì Như Lai của Bổn giác tự nhiên hiện rõ, trong đó: a-Trình bày về Đức Tướng tròn vẹn đầy đủ; b-Từ "Hựu niệm..." trở xuống là Nhân tròn vẹn-Dụng rộng lớn, có thể biết.

Tiết hai-Từ "Thời thử Như Lai..." trở xuống là trình bày về được nghe giáo pháp. Sở dĩ thuyết giảng giữa biển, là biểu thị từ biển Bi-Trí mà tuôn chảy, trong đó có ba: 1-Diễn thuyết; 2-Thọ trì; 3-Chuyển tiếp trao truyền.

Tiết 1-Diễn thuyết: a-Tổng quát nêu lên, Phổ nhãn là giải thích về pháp rộng khắp, là giải thích tất cả các pháp; đạt được pháp này, là trong một pháp mà nhìn thấy tất cả các pháp. b-Từ "Khai thị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về pháp đã giải thích, có thể biết.

Tiết 2-Từ "Ngã tùng ư bỉ..." trở xuống là trình bày về thọ trì, trong đó có hai: a-Tổng quát hiển bày về nhiều pháp đã thọ trì, bởi vì đây là pháp môn vô tận, một-nhiều ngay trong nhau. b-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của thọ trì nhiều pháp, trong đó có hai: Trước là nêu lên trải qua thời gian dài, một ngàn hai trăm năm là biểu thị cho nghĩa giống như mười hai năm; sau từ "Ư nhật nhật..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về có thể thọ trì và đã thọ trì.

Có mười loại Trì: Một loại đầu là Văn trì. Chín loại còn lại đều là Nghĩa trì. 2-Phù hợp với Trí vắng lặng vốn có, cho nên mới có thể tiến vào. 3-Ở trong một nghĩa xoay chuyển mà thành vô lượng nghĩa, cho nên có thể tiến vào tất cả. 4-Nghĩa của mỗi một Địa khác nhau, mà có thể phân biệt. 5-Uy lực là bởi vì thâu nhiếp tất cả ở trong tâm, nếu dựa theo pháp đã giải thích để trình bày về thâu nhiếp, thì dùng uy lực để thâu nhiếp các chúng sinh, giống như nói về Uy đức của Đà-la-ni trong Địa thứ chín. 6-Như hoa nở ra dẫn đến quả, nay khai phát về Giáo mà dẫn đến Quả; lại hoa nở ra thấy quả dùng làm trang nghiêm, nay khai phát về ngôn giáo mà thấy rõ ý nghĩa ấy. 7-Có thể biết. 8-Như bầu trời không có tướng mà bao hàm tất cả, hiển bày rõ ràng về Diệu lý mà nêu ra tướng của pháp. 9-Bởi vì ánh sáng của nhiều Trí tụ vào một pháp, thì nghĩa lý càng thêm rộng mở. 10-Như biển hàm chứa mười đức mà tất cả đều phân tích rõ ràng. Những người trì kinh nên dựa theo văn này!

Tiết 3-Từ "Nhược hữu chúng sinh..." trở xuống là trình bày về chuyển tiếp trao truyền, có thể biết

Mục bốn-Từ "Thiện nam tử, ngã duy..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến. Khiêm tốn về mình là kết luận mục trước, mở rộng Thắng tiến là sinh khởi mục sau. Tôi chỉ có một biển thì lẽ nào có thể cùng năm tháng với vị ấy hay sao?

Mục năm-Từ "Thiện nam tử, tùng thử..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau.

Sáu mươi Do tuần, là tu tập sáu Độ, thực hành thanh tịnh sáu căn.

Làng xóm tên gọi Hải Ngạn, là đường đi đến núi Lăng Già, mà tiếp đến bờ Bắc của Nam Hải. Nhưng mà Lăng Già là tiếng Phạn, Trung Hoa nói là Nan Vãng. Lại hàm chứa bốn nghĩa: 1-Do tánh của đủ loại vật báu mà tạo thành, cho nên trang nghiêm rất vi diệu. 2-Bởi vì có ánh sáng lớn chiếu rọi che mờ mặt trời-mặt trăng. 3-Bởi vì cao vút rõ ràng rộng lớn bao la. 4-Nơi ở của những Già Vương, Đức Phật lại ở nơi này mở rộng giáo hóa chúng sinh, mà làm sự việc lợi ích thù thắng. Nhưng Thể chính là vật báu đầy đủ bốn nghĩa này, tên gọi Vô Thượng Bảo còn dùng âm tiếng Phạn. Núi này ở giữa biển, bốn phía không có lối vào, không phải là người đạt được thần thông thì không thể đi đến, cho nên nói là khó đến được. Bởi vì biểu thị cho Tu Hành Trú, tiến vào biển Trí này bặt dứt bốn câu mà lìa xa lộ trình phân biệt.

Tỳ-kheo Thiện Trú, là thân trú giữa hư không, bởi vì biểu thị cho trong Trú này, quán sát tất cả các pháp giống như hư không, không hề có nơi chốn.

Cũng là Tỳ-kheo, bởi vì tiến vào đạo chưa lâu, cho nên thích hợp dựa vào Tăng. Lại trước là nghĩ đến Phật, tiếp là nghe giáo pháp, nay là dựa vào Tăng, bởi vì tu theo Tam Bảo là nơi nương tựa rất tốt lành.

Mục sáu-Từ "Thời Thiện Tài..." trở xuống là lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã.

Đoạn ba: Tỳ-kheo Thiện Trú, Thiện hữu nương vào Tu Hành Trú, văn có đủ sáu mục.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai:

Mục 1-Nghĩ đến lời dạy của vị Thiện hữu trước đây, có mười câu: Một câu đầu là bao gồm nghĩ đến người và pháp chỉ dạy rõ ràng, ba câu tiếp là nghĩ đến sự việc nghe Phật thuyết pháp trước đây, ba câu tiếp là suy nghĩ về sự việc quán sát tiến vào biển, ba câu sau là quán sát tu tập thâu nhiếp giáo pháp, đối trị chướng ngại chứng đạt về lý.

Mục 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau, có thể biết.

Mục hai-Từ "Kiến thử Tỳ-kheo..." trở xuống là trình bày về gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, trong đó có ba: 1-Gặp gỡ; 2-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử..." trở xuống là cung kính; 3-Từ "Tác như thị ngôn..." trở xuống là thưa hỏi.

Trong mục 3-là thưa hỏi, có hai: a-Tự bày tỏ phát tâm; b-Từ "Nhi vị tri..." trở xuống là chính thức trình bày thưa hỏi.

Trong mục b-chính thức trình bày thưa hỏi, có hai mươi câu hỏi, văn phân làm ba tiết:

Tiết một-Mười câu đầu là tổng quát thưa hỏi, đối với pháp mà dấy khởi Hạnh. Nói về pháp Phật là bao gồm tất cả các pháp thực hành, trong đó: Tịnh trị là đối trị làm cho thanh tịnh, Thâm tịnh là phù hợp với Lý làm cho tất cả được thanh tịnh, còn lại có thể biết.

Tiết hai-Từ "Ngã văn..." trở xuống là kết thúc mục trước thưa thỉnh mục sau, bởi vì muốn hiển bày về thưa hỏi pháp sau khác với thưa hỏi pháp trước.

Tiết ba-Từ "Bồ-tát vân hà bất xả kiến Phật..." trở xuống, có mười câu riêng biệt thưa hỏi về Hạnh phát khởi Dụng thù thắng, mà những Hạnh trong mười câu khác nhau. Trong đó: Ba câu đầu trình bày về Hạnh không lìa xa Tam Bảo, hai câu tiếp là Hạnh không rời bỏ Tự lợi-Lợi tha, hai câu tiếp là Hạnh thâu nhiếp YChánh của Phật, một câu tiếp là Hạnh về Bi-Trí không hề dừng lại, hai câu sau là Hạnh thâu nhiếp về pháp chứng thực tiến vào. Đều nói là không rời bỏ, bởi vì không có rời bỏ lìa xa dù trong chốc lát.

Mục ba-Từ "Thời Thiện Trú..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, trong đó có hai: 1-Khen ngợi; 2-Trao cho pháp.

Trong mục 1 là khen ngợi: Pháp của Phật là tổng quát, Nhất thiết trí là pháp dựa theo Trí nhưng chỉ giới hạn về Quả, Trí tự nhiên là pháp dựa theo Tánh bao gồm Quả và Nhân.

Trong mục 2-Từ "Thiện nam tử, ngã dĩ..." trở xuống là trao cho pháp, có hai: a-Tổng quát nêu lên pháp đã đạt được; b-Từ "Nhược lai nhược khứ..." trở xuống là riêng biệt nêu ra tướng ấy.

Mục a-Tổng quát nêu lên pháp đã đạt được. Vô ngại có hai nghĩa: Một-Trí tuệ vô ngại đối với cảnh, bởi vì chứng được pháp giới không có gì chướng ngại; haiThần thông vô ngại đối với tác dụng, bởi vì chứng đạt bên trong.

Sở dĩ tiếp theo trước trình bày về pháp này, là bởi vì nghe pháp thọ trì, ý khiến cho không có gì chướng ngại đối với cảnh, hiển bày trong Trú này khéo léo quán sát về mười loại cảnh giới như chúng sinh...

Trong mục b-là riêng biệt nêu ra tướng ấy, có hai tiết:

Tiết một-Trình bày về tu tập đạt được pháp, bởi vì tất cả oai nghi thuận theo pháp tư duy tu tập, cho nên có thể đạt được. Nói hoàn toàn vô ngại, là bởi vì Sự hay Lý không có gì ngăn ngại.

Tiết hai-Từ "Đắc thử trí..." trở xuống là hiển bày về công dụng của pháp, trong đó có ba: 1-Tổng quát trình bày về Dụng vô ngại của Trí; 2-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là tổng quát về tướng đưa ra giải thích; 3-Từ "Thiện nam tử, ngã dĩ..." trở xuống là riêng biệt trình bày về Dụng của Thần thông.

Tiết 1-Tổng quát trình bày về Dụng vô ngại của Trí, có mười hai câu: Một câu đầu là Tha tâm thông. Bốn câu tiếp là bao gồm ba Minh, nghĩa là sự việc trong kiếp hiện tại-vị lai vốn hàm chứa Lậu tận. Bốn câu tiếp là ba nghiệp giáo hóa chúng sinh. Hai câu tiếp là nhận biết về thời gian: Một-Nhận biết về thời gian; hai-Nhận biết về lưu chuyển. Dựa theo luận Câu Xá: "Thời gian ngắn nhất gọi là một Sát-na; một trăm hai mươi Sát-na gọi là một Đát Sát-na; sáu mươi Đát Sát-na gọi là một Lạpphược, Lạp-phược tức là La-bà; ba mươi La-bà gọi là một Mâu-hô-lật-đa, Mâu-hô-lật-đa tức là Tu-du; ba mươi Tu-du gọi là một ngày một đêm." Nói về Thời Phần, Tây Vực Ký quyển thứ 2 nói: "Năm Mâu-hô-lậtđa là một Thời, sáu Thời hợp lại thành một ngày một đêm." Cũng có nơi nói: "Thời gian thuộc về bắt đầu ngày đêm..., lại phần thuộc về tối-phần thuộc về sáng, sáu thời-bốn thời..." Lại dựa theo kinh Nhân Vương: "Chín trăm sinh diệt là một Sát-na, chín mươi Sát-na là một Niệm." Vậy thì Sát-na không phải là thời gian ngắn nhất, bởi vì sinh diệt trong Sát-na chỉ có Trí Phật mới biết được, trong Tiểu thừa lược bớt mà không nói đến. Một câu sau tức là Thần túc thông.

Tiết 2-là tổng quát về tướng đưa ra giải thích, bởi vì không dừng lại-không dấy lên, cho nên vô ngại.

Tiết 3-là riêng biệt trình bày về Dụng của Thần thông, phần nhiều hiển bày về mười tám tướng biến hóa của Thần túc thông, tạm thời phân làm ba: a-Từ nơi không có mà biến hiện thành có; b-Từ "Hoặc nhất niệm..." trở xuống là cúng dường khắp nơi mười phương; c-Từ "Như thị nhất thiết..." trở xuống là hiện rõ hình tướng làm lợi ích cho chúng sinh. Đều có thể biết.

Nói về mười tám biến hóa: 1-Đi đứng ở giữa hư không..., tức là những việc làm tự tại. 2-Hoặc là ẩn kín. 3-Hoặc là hiển hiện. 4-Hoặc là hiện rõ một thân, tức là tụ vào. 5-Hoặc là hiện rõ nhiều thân, tức là tản ra. 6-Từ "Xuyên độ..." trở xuống là thường xuyên qua lại. 7-Từ

"Nhập địa..." trở xuống là chuyển đổi biến hiện. 8-Từ "Biến thân..." trở xuống là hừng hực bốc lên. 9-Từ

"Hoặc thời..." trở xuống là làm cho chấn động. 10-Từ "Hoặc thời dĩ thủ..." trở xuống tức là những cảnh tượng thu vào thân, bởi vì cao lớn. 11-Từ "Hoặc hiện thiêu..." trở xuống là phát ra ánh sáng lớn, thảy đều rộng lớn bao trùm mười phương, thành tựu ánh sáng phía trên, dấy lên đầy khắp phía dưới. 12-Từ "Hoặc nhất niệm..." trở xuống là đầy khắp mọi nơi. 13-Từ "Nhất nhất Phật..." trở xuống là hiển hiện rõ ràng. 14-Từ "Nhất nhất Như Lai sở hữu tuyên thuyết..." trở xuống là bố thí làm cho người khác Biện tài, bởi vì có thể thọ trì. 15-Từ "Như thị nhất thiết..." trở xuống là bố thí làm cho người khác yên vui, bởi vì Bồ-đề là niềm vui chân thật. 16-Từ "Bỉ chư thế giới..." trở xuống là những nơi đã đến cùng chung chủng loại. 17-Từ "Nhược hữu chúng sinh thân cận..." trở xuống là bố thí làm cho người vừa ý. 18-Bởi vì đầy đủ toàn bộ lực của Thần thông Vô tác, cho nên có thể khắc chế Thần thông của người khác. Trong ba mục đã đầy đủ rồi.

Mục bốn-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, trong đó có hai:

Mục 1-Khiêm tốn về mình. Nhận biết mỗi một niệm đi đến khắp nơi, cho nên nói là nhanh chóng; hiện rõ hình tướng làm lợi ích cho chúng sinh là thành tựu chúng sinh.

Mục 2-Từ "Như chư Bồ-tát..." trở xuống là ngưỡng mộ mở rộng Thắng tiến, mà đều trình bày về Giới, là ý hiển bày về đạt được giải thoát vô ngại trước đây, đều do trì Giới biệt giải thoát, làm nơi nương tựa, bởi vì không phải là Giới thì không thể nào tu tập đối trị về tâm. Có hai mươi câu phân ba mục:

Mục a-Mười một câu đầu trình bày về đầy đủ Giới đức thù thắng: 1-Bởi vì chủ yếu làm lợi ích chúng sinh. 2-Bởi vì Tự hành thù thắng. 3-Bởi vì đầy đủ Tự lợi và Lợi tha. 4-Bởi vì Đạo cọng giới. 5-Bởi vì không có gì có thể khiến cho không trì Giới. 6-Bởi vì Định cọng giới. 7-Bởi vì không mất căn bản của Hạnh. 8-Bởi vì thuận với pháp không bài báng, kinh Tỳ Lô Giá Na quyển thứ 6 nói: "Có bốn tội căn bản, cho đến nuôi sống thân mạng, nghĩa là: 1-Bài báng giáo pháp; 2-Rời bỏ tâm Bồ-đề; 3-Keo kiệt tiếc lẫn; 4-Làm não hại chúng sinh." Nay câu 7-8 ở đây không phạm vào hai tội đầu, không có tổn hại-không có hỗn loạn không phạm vào hai tội sau. 9-Bởi vì duyên với Trí thuộc về quả. 10-Bởi vì xứng với pháp tánh. 11-Bởi vì Bát-nhã tương ưng cho nên không trú vào ba cõi.

Mục b-Sáu câu tiếp trình bày về Giới lìa xa lỗi lầm: 1-Không có lỗi lầm, nghĩa là không tự ngạo mạn nói mình có thể trì Giới, bởi vì thấy người phá giới cũng không khinh thường, khiến cho họ phải xấu hổ. 2-Không làm não hại, nghĩa là không dựa vào giới mà học những chú thuật làm hại chúng sinh. 3-Không có thiếu sót vi phạm, nghĩa là bởi vì thọ trì đầy đủ mười nghiệp đạo thiện và các oai nghi. 4-Không có tạp uế, bởi vì không đắm theo Biên kiến. 5-Không có tham lam keo kiệt làm cho hỗn loạn, bởi vì làm sáng tỏ có đức cho nên không hiện tướng khác lạ. 6-Không có hối hận, nghĩa là bởi vì không gây ra tội nặng, không làm điều dối gạt.

Mục c-Ba câu sau hiển bày về Giới thanh tịnh: 1-Quên hết chủ động Trì-thụ động Trì mà hoàn toàn thanh tịnh. 2-Bởi vì không nhiễm theo sáu Trần. 3-Bởi vì không có tâm cấu uế.

Mục năm-Từ "Thiện nam tử, tùng thử..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau, tức là Thiện hữu ở phần vị Sinh Quý Trú.

Đất nước tên gọi Đạt-lý Tỷ-trà, Trung Hoa nói là Tiêu Dung, nghĩa là sinh ra từ Thánh giáo mà trừ hết hiểu biết sai lầm.

Kinh thành tên gọi Tự Tại, bởi vì nhận biết rõ ràng tu tập đạt được viên mãn đối với pháp của chư Phật ba đời.

Nói có người, bản kinh thời Tấn nói: "Ở đó có vị Lương y tên gọi Di-già, Trung Hoa phiên âm là Vân, diễn giải lần lượt về Tự môn mà hàm chứa mưa pháp tưới thấm, bởi vì dùng Thánh giáo của chư Phật ba đời làm mây pháp rưới mưa làm lợi ích cho tất cả.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 63 trong kinh).

Đoạn bốn: Lương y Di-già, Thiện hữu nương vào Sinh Quý Trú, văn có đủ sáu mục.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai: 1-Nghĩ đến lời dạy của vị Thiện hữu trước đây, văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, tức là pháp môn đã đạt được trước đây; từ "Thâm tín dĩ..." trở xuống là riêng biệt khởi lên quán sát tu tập, văn hiển bày có thể biết. 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau.

Trong mục hai-Từ "Nãi kiến kỳ nhân..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có ba: 1-Gặp gỡ; 2-Cung kính chào hỏi; 3-Từ "Nhi tác..." trở xuống là thưa hỏi.

Trong mục 3 là thưa hỏi, có hai: a-Tự bày tỏ phát tâm; b-Từ "Nhi ngã..." trở xuống là chính thức thưa hỏi, có mười hai câu: Hai câu đầu là tổng quát, mười câu còn lại là riêng biệt, giải thích bao gồm chiều nang và chiều dọc. Giải thích theo chiều ngang, có thể biết. Chiều dọc phối hợp với Thập Địa: 1-Bởi vì chứng được phát tâm cho nên không lui sụt. 2-Bởi vì không sai phạm. 3-Bởi vì đạt được Thiền định. 4-Bởi vì Tinh tiến. 5-Bởi vì tiến vào Tục cần phải có Tổng trì. 6-Bởi vì Bát-nhã hiện rõ trước mắt. 7-Quyền và Thật cùng hiện hành là nghĩa rất sâu xa, bởi vì đạt được Địa của Trí tuệ quán sát, cho nên đầy đủ Biện tài. 8-Công dụng không phân biệt mới là Chánh niệm. 9-Bởi vì Lực tăng thượng. 10-Bởi vì Trí tăng thượng.

Trong mục ba-Từ "Nhĩ thời Di-già..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, có hai: 1-Khen ngợi về pháp khí; 2-Trao cho pháp môn của mình.

Trong mục 1-Khen ngợi về pháp khí, có hai: aThẩm định rõ ràng; b-Từ "Di-già cự tức..." trở xuống là tôn kính khen ngợi.

Trong mục b là tôn kính khen ngợi, có hai tiết: Một-Tôn kính; hai-Từ "Nhiên hậu khởi lập..." trở xuống là khen ngợi.

Tiết một-Tôn kính: Sở dĩ Thầy lễ kính học trò, bởi vì tâm Bồ-đề là nhân của Phật, mà có thể mở rộng sinh ra các công đức. Vì vậy luận Pháp Giới Vô Sai Biệt nói: "Lễ lạy cung kính tâm Bồ-đề, như người lễ lạy vầng trăng bắt đầu thuộc về phần sáng chứ không lễ lạy vầng trăng tròn, bởi vì ít khi hiện rõ, vầng trăng tròn vốn bắt đầu từ đây."

Vả lại, phát tâm và cuối cùng thành tựu là hai tâm không sai khác. Hai tâm như vậy, tâm trước là khó, vì thế cho nên tôi lễ kính người mới phát tâm. Huống hồ chưa thuyết pháp, chưa nhất định là Thầy. Sau khi trao cho pháp của mình, mới bước lên pháp tòa của mình, không trái với pháp tôn trọng. Các vị Tri thức trước đây mà không như vậy, là bởi vì Tăng cung kính Tục vốn là điều không thích hợp.

Trong tiết hai-là khen ngợi, có hai: 1-Khen ngợi phát tâm; 2-Từ "Thiện nam tử, ưng tri Bồ-tát..." trở xuống là khen ngợi về mong cầu Thiện hữu.

Trong tiết 1-Khen ngợi phát tâm, có hai: a-Tổng quát khen ngợi; b-Từ "Thiện nam tử, nhược hữu..." trở xuống là riêng biệt khen ngợi.

Trong tiết b là riêng biệt khen ngợi, có ba: Đầu có mười câu nhờ vào đức sâu rộng, đức này cuối cùng thành tựu thì công thuộc về phát tâm ban đầu, mà ông có thể phát tâm thì gọi là đặc biệt hiếm có. Tướng ấy phần nhiều giống như phẩm Sơ Phát Tâm, trong này cũng đầy đủ tâm Bi-thẳng thắn và sâu xa, có thể dùng ý hiểu được. Tiếp từ "Tắc vi nhất thiết..." trở xuống là mười vị vua cung kính bảo vệ. Sau từ "Tắc linh nhất thiết chúng sinh giới..." trở xuống là bên ngoài làm lợi ích chúng sinh.

Trong tiết 2 là khen ngợi về mong cầu Thiện hữu, bởi vì Bồ-tát khó gặp mà có thể mong cầu-có thể gặp, cho nên biết Thiện Tài là pháp khí sâu sắc, cũng dạy bảo trước về tâm mong cầu Thiện hữu, ở nơi giải thoát trải qua mười hai năm, không sinh lòng mệt mỏi chán nản. Trong đó có hai: a-Tổng quát khen ngợi về căn cơ thích hợp khó có được; b-Từ "Bồ-tát vị..." trở xuống là riêng biệt ca ngợi Thiện hữu.

Trong tiết b có hai: Trước là Pháp, sau là Dụ. Có mười ba Dụ: Đầu là hai Dụ về nương tựa; tiếp là bốn Dụ về cứu giúp; tiếp là một Dụ về vua làm nơi nương tựa; những Dụ còn lại là cứu giúp che chở.

Trong mục 2-Từ "Di-già như thị tán thán..." trở xuống là trao cho pháp môn của mình có hai: a-Hiện bày thần thông làm lợi ích chúng sinh, khiến cho Thiện Tài tận mắt nhìn thấy; b-Từ "Di-già ư thị hoàn thăng..." trở xuống là bước lên pháp tòa thuyết giảng trao truyền khiến cho Thiện Tài lắng nghe.

Mục a-Hiện bày thần thông. Nói về Luân tự phẩm trang nghiêm pháp môn, Hiền Thủ dẫn ra Tam tạng Nhật Chiếu giải thích rằng: "Luân có nhiều nghĩa: 1-Dựa theo tướng của chữ, trong kinh Lăng Già nói: "Tự Luân(vòng tròn của chữ) viên mãn giống như dấu chân voi..." 2-Dựa theo pháp đã giải thích, tất cả các lý tròn vẹn đầy đủ như vòng tròn đầy đủ. 3-Dựa theo Dụng, nghĩa là Diệu Âm Đà-la-ni có nghĩa về chuyển tiếp truyền trao, nghĩa về diệt trừ phiền não, như Pháp luân..., tức là giáo pháp theo vòng tròn của chữ giải thích rõ ràng trang nghiêm."

Cách giải thích này đã thích hợp. Nay lại dựa vào kinh Tỳ Lô Giá Na quyển thứ 5, có riêng phẩm Tự Luân, kinh ấy nói rằng: "Pháp môn này có khắp tất cả mọi nơi, nghĩa là Bồ-tát nếu trú vào pháp môn Tự Luân này, thì tâm Bồ-đề vi diệu bắt đầu từ lúc mới phát ra, cho đến lúc thành Phật, ở trong thời gian đó, vốn có tất cả các loại sự nghiệp Tự lợi-Lợi tha, đều được thành tựu. Như vậy bắt đầu chữ A, tức là tâm Bồ-đề. Nếu quán sát mà tương ưng với chữ này, thì giống như Thể của Pháp thân Tỳ-lô Giá-na, nghĩa là vòng tròn của chữ A này, giống như vòng tròn của đuôi chim Khổng Tước, ánh sáng bao bọc xung quanh mà người thực hành an trú trong đó, tức là trú vào phần vị của Phật. Lại ba chữ A Sa Phược tổng quát thâu nhiếp ba Bộ, chữ A thuộc về Như Lai Bộ, chữ Sa thuộc về Liên Hoa Bộ, chữ Phược thuộc về Kim Cang Bộ. Tùy theo trong một Bộ đều có năm chữ, đó gọi là Tự Luân, từ vòng tròn này chuyển tiếp mà sinh ra vòng tròn của các chữ, là nghĩa về Sinh. Như từ chữ A là Bồ-đề đã chuyển tiếp sinh ra bốn chữ, nghĩa là: 1-Chữ A là vòng tròn của Tu hành, đã phát tâm rồi thì nhất định phải tu tập các Hạnh. 2-Chữ Ám là vòng tròn của Thành tựu Bồ-đề, đã tu hành rồi thì nhất định phải chứng được Bồ-đề. 3-Chữ Ố là vòng tròn của Đại tịch diệt Niết-bàn, tức là đã đến Bồ-đề. 4-Chữ Ác là vòng tròn của Phương tiện. Mà chữ A ngay chính giữa, bốn chữ vây tròn xung quanh chữ A, từ phía dưới theo thứ tự xoay về phái tay phải cũng như tướng vòng tròn, nêu ra một chữ làm ví dụ, chữ còn lại dựa theo như vậy. Nếu người thực hành thông hiểu rõ ràng như vậy, thì có thể tiến vào môn Đà-la-ni, xoay chuyển vô ngại cho nên gọi là Tự Luân Phẩm, phần vị trọn vẹn phân bố đủ loại cho nên gọi là Trang nghiêm." Còn lại như kinh ấy giải thích.

Từ "Kỳ tự..." trở xuống là nghĩa về sâu xa, đến trong phần vị Thiện hữu Chúng Nghệ sẽ mở rộng phân biệt. Sở dĩ tiếp theo trước mà phân rõ về phần vị này, bởi vì Giải thoát vô ngại trước đây tức là ánh sáng của Trí thuộc về Vô tướng, nay sắp tiến vào Tục bao gồm giữ lại có-không có, nương vào chữ để biểu hiện ý nghĩa. Lại bởi vì Tổng trì khiến cho không mất đi, đã là người chữa bệnh thì cũng dùng Tự Luân để làm tiêu trừ khắc chế chướng ngại, sinh ra trong Thánh giáo cho nên thích hợp duy trì về chữ.

Mục b là bước lên pháp tòa thuyết giảng trao truyền: Diệu âm Đà-la-ni là nêu lên tên gọi, từ "Năng phân biệt..." trở xuống là hiển bày về Dụng. Duy trì Diệu âm này tức là pháp môn Luân Tự trước đây, nhưng Tự chính là bốn mươi hai chữ, Âm chính là mười bốn âm, nghĩa là Ai-A-Ức-Y..., dùng mười bốn âm hòa vào tất cả các chữ, mà sinh ra chữ vô tận. Nếu tuyệt diệu tận cùng đối với Âm, thì khéo léo nói về vạn loại, cuối cùng luận về Thanh Minh mà thôi. Hai nơi cùng đưa ra, lý thật thì tác thành lẫn nhau.

Trong mục bốn-Từ "Thiện nam tử, ngã duy..." trở xuống là kh-iêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có hai: 1-Khiêm tốn về mình là kết thúc phần trước, nói Quang minh là bởi vì Trí xét kỹ Diệu âm; 2-Từ "Như chư..." trở xuống là ngưỡng mộ mở rộng Thắng tiến.

Riêng biệt có mười bốn câu: Bốn câu đầu có thể biết. 5-Giải thích bởi vì sâu xa bí mật. 6-Thuyết giảng mà không sót lại gì. 7-Bởi vì pháp dung thông với thời gian và pháp. 8-Bởi vì thù thắng. 9-Bởi vì thù thắng trong thù thắng. Ba câu 10-11 và 12 có thể biết. Hai câu 13-14 tức là pháp đã đạt được trước đây, mà nói phạm vi (Tế) là bởi vì tận cùng Lý của tất cả các Tánh.

Mục năm-Từ "Thiện nam tử, tùng thử..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau.

Trú Lâm là Phương Tiện Cụ Túc Trú, bởi vì kiến lập các đức. Tu-ổi tác cao-công đức nhiều, việc làm lớn hơn mọi người, cho nên xưng là Trưởng giả. Ở trong thân ấy hiện rõ vô biên cảnh Phật, Định và Dụng tự tại cho nên gọi là Giải Thoát. Biểu thị cho thiện căn đã tu tập của phần vị Trú này, đều bởi vì độ thoát tất cả chúng sinh, mà còn khiến cho chứng được Đại Niết-bàn.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết.

Đoạn năm: Trưởng giả Giải Thoát, Thiện hữu nương vào Cụ Túc Phương Tiện Trú, văn có đủ sáu mục. Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai:

Mục 1-Suy nghĩ nhớ đến lời dạy của vị Thiện hữu trước đây, trong đó cũng có hai: a-Mười một câu suy nghĩ tu tập về pháp trước đây, câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt; b-Từ "Thệ nguyện kiên cố..." trở xuống là hiển bày về lợi ích của tu tập.

Mục 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau: Mười hai năm, xưa nói là Tự phần và Thắng tiến, tất cả đều tu tập về sáu Độ. Bởi vì cũng hiển bày quán sát tất cả mười hai Trú, cũng biểu thị không trú vào mười hai duyên, cho nên nói là thường xuyên thực hành qua lại (Du hành). Bởi vì nếu không trú vào duyên thì được giải thoát, cho nên văn sau nói là được thấy.

Trong mục hai-Từ "Ký đắc kiến dĩ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có ba mục:

Mục 1-Trình bày về gặp gỡ cung kính, mà tự mừng cho mình, là bởi vì mong mỏi nhiều năm.

Trong mục 2-Từ "Thánh giả, ngã dĩ..." trở xuống là tự bày tỏ phát tâm: a-Tổng quát; b-Từ "Vị dục..." trở xuống là riêng biệt trình bày về tướng của phát tâm.

Trong mục b có ba tiết: Một-Mong muốn hướng lên trên tận cùng cảnh giới của Phật; Hai-Từ "Vị dục văn nhất thiết..." trở xuống là mong muốn đạt đến tận cùng nguồn cội của pháp; Ba-Từ "Vị dục dữ nhất thiết..." trở xuống là mong muốn thực hành đầy đủ hạnh Bồ-tát, cũng là cảnh giới của Tăng Bảo. Văn đều có thể biết.

Mục 3-Từ "Thánh giả, ngã kim..." trở xuống là chính thức thưa hỏi, trong đó cũng có ba: a-Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, nghĩa là kết thúc về tướng của phát tâm trước đây, chính là làm đầu mối của sự thưa hỏi, cho nên nói là dùng tâm như vậy mà đến nơi Thánh giả. b-Từ "Ngã văn Thánh giả..." trở xuống là ca ngợi về năng lực dạy dỗ dẫn dắt. c-Từ "Duy nguyện Thánh giả..." trở xuống là thưa thỉnh thuyết giảng về những điều nghi ngờ.

Mục ba-Từ "Thời Giải Thoát..." trở xuống là chính thức chỉ ra pháp giới, phân hai: 1-Tiến vào Định im lặng chỉ ra; 2-Rời khỏi Định mở lời giải đáp.

Trong mục 1-Tiến vào Định im lặng chỉ ra: Sở dĩ trong này tiến vào Định chỉ ra, là bởi vì cũng hiển bày về Định tăng thượng ở phần vị này. Trong văn có ba mục:

Mục a-Làm sáng tỏ về nhân duyên tiến vào Định, thiện của đời trước làm nhân, bởi vì biểu thị cho tự mình tu tập. Hai mục sau làm duyên chính, uy lực của Phật bởi vì biểu thị cho Bổn giác, Niệm lực của Văn Thù bởi vì hiển bày về Tín-Trí, đã làm sáng tỏ Văn Thù vốn là nhân của Thiện Tài.

Mục b-Từ "Tức nhập..." trở xuống là nêu ra tên gọi và Thể của Định, nghĩa là thâu nhiếp tất cả các quốc độ ở trong thân mình, bởi vì Trí của Duy Tâm xứng với Tánh thuộc về Tổng Trì, khiến cho giống như Thể-Dụng xoay chuyển vô ngại, cho nên dùng làm tên gọi.

Mục c-Từ "Nhập thử Tam-muội..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng của Định, tức là nghĩa về thâu nhiếp tất cả..., trong đó có ba:

Một-Tổng quát trình bày về thâu nhiếp tất cả; haiTừ "Chủng chủng hình..." trở xuống là riêng biệt làm sáng tỏ về rộng nhiều; ba-Từ "Bỉ chư Như Lai sở hữu ngôn..." trở xuống là khiến cho Thiện Tài nghe-thấy.

Mục 2-Từ "Nhĩ thời Giải Thoát..." trở xuống là rời khỏi Định mở lời nói cho biết, trong đó có bốn mục:

Mục a-Trình bày về rời khỏi Định.

Mục b-Từ "Cáo Thiện Tài..." trở xuống là chỉ ra tên gọi và Thể của Định. Tên gọi Như Lai Vô Ngại Trang Nghiêm, tổng quát có năm nghĩa: 1-Tất cả các Đức Như Lai đều đầy đủ tất cả trang nghiêm vô ngại. 2-Mỗi một Đức Như Lai có khắp lẫn nhau vô ngại. 3-Tất cả các sự trang nghiêm của các Đức Như Lai đều hòa vào thân của Trưởng giả. 4-Trưởng giả nhìn thấy xuyên suốt vô lượng cõi Phật mười phương. 5-Trí của Trưởng giả duy trì không cho là ngăn ngại, vì vậy nói Vô ngại bao gồm đạt được trở lại duy trì, không trái với phần Tựa mà người kết tập kinh pháp đã trình bày trong văn trước đây.

Mục c-Từ "Thiện nam tử, ngã nhập xuất..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng của Định.

Mục d-Từ "Thiện nam tử, ngã kiến như thị..." trở xuống là làm sáng tỏ về Thể-Tướng của Định, tức là không có đến-đi, bởi vì quán sát chỉ do tâm. Sở dĩ tiếp theo trước hiển bày về Định này, bởi vì quán sát chỉ do tâm cũng là pháp quan trọng, cũng hiển bày về phần vị này nhận biết vô lượng vô biên Chúng sinh giới, đều do tâm mà hiện ra. Trong đó có hai tiết:

Tiết một-Kết luận về Thể không có đến-đi đã nhìn thấy trước đây.

Tiết hai-Từ "Ngã nhược dục kiến..." trở xuống là mở rộng hiển bày về tùy tâm nhìn thấy Thể-Tướng của Phật, trong đó có bốn: 1-Trình bày về tùy tâm nghĩ đến Phật thì chư Phật hiện rõ trước mắt. 2-Từ "Nhiên bỉ Như Lai..." trở xuống là chính thức hiển bày quán sát về Thể, nghĩ đến Phật chỉ do tâm. 3-Từ "Thiện nam tử, đương tri..." trở xuống là bởi vì quán sát chỉ do tâm mà bao gồm tất cả vạn pháp. 4-Từ "Thị cố Thiện nam tử..." trở xuống là kết luận khuyến khích tu học khiến cho chứng đạt chỉ do tâm.

Trong tiết 1, đã hiểu rõ về cảnh chỉ do tâm, hiểu rõ tâm chính là Phật, cho nên tùy theo pháp đã nghĩ đến, không có gì không phải là Phật, đâu khó gì nhìn thấy?

Trong tiết 2, quán sát về Thể: a-Tổng quát trình bày về tướng không có đến-đi; b-Từ "Tri nhất thiết..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ, sở dĩ trước đây nói nhìn thấy tất cả chư Phật lại không có đến-đi, vì sao như vậy? Bởi vì hiểu rõ tướng ấy hư rỗng, chỉ do tâm mà hiện rõ.

Trong tiết b có hai: Trước là riêng biệt hiển bày, sau là kết luận thành tựu.

Trong tiết trước là riêng biệt, văn có bốn cặp, ý hàm chứa tổng quát và riêng biệt, nghĩa là tổng quát hiển bày chỉ do tâm, dụ cho không có đến-đi; riêng biệt dụ cho chỉ do tâm, bao gồm trình bày về không tiến vào-rời ra...

Một: Như giấc mộng làm một cặp, kinh Bát Chu Tam Muội nói: "Như trong mộng nhìn thấy bảy báu và thân thuộc vui mừng hớn hở, tỉnh giấc rồi nhớ lại không biết ở nơi nào; nghĩ đến Phật cũng như vậy." Đây là dụ về chỉ do tâm mà dấy lên, ngay nơi có mà trống rỗng, cho nên không có đến-đi. Lại nói: "Như nước Xá-vệ có người nữ xinh đẹp, tên gọi Tu Môn, nghe đến Tâm Hỷ, đêm mộng thấy đi theo hầu hạ, tỉnh giấc rồi nhớ lại, người ấy không đến, mình không đi mà hầu hạ vui vẻ rõ ràng nhìn thấy; nghĩ đến Phật là như vậy." Đây chính là dụ cho Thể không có đến-đi, chỉ tùy tâm biến hiện.

Hai: Nước và bóng ảnh làm một cặp, như vầng trăng tròn giữa bầu trời mùa Thu tùy theo nước mà hiện bày. Đầm lắng trong sáng ngời, thì bóng ảnh vầng trăng tròn đầy sáng tỏ. Nước đục sóng trào thì ánh sáng mờ nhạt, bóng ảnh tan mất. Có nước thì vầng trăng hiện bày, đâu từng có tiến vào hiện ra. Không có nước thì bóng ảnh trống rỗng, chưa hề rời ra mất đi. Tuy nhìn thấy vầng trăng trong nước, nhưng ai có thể nắm được vầng trăng? Tâm yên định hay tán loạn, dựa theo dụ suy nghĩ chọn lấy.

Ba: Như huyễn ảo làm một cặp, như huyễn ảo không phải là chân thật thì Tâm-Phật đều mất, mà không thể không có tướng huyễn ảo thì không hủy hoại Tâm-Phật, chính là dụ cho Không-Hữu vô ngại, bởi vì ngay nơi không có đến-đi mà có thể nhìn thấy tất cả, nhìn thấy ngay nơi không có nhìn thấy mà thường phù hợp với Trung đạo.

Bốn: Như tiếng vang làm một cặp, dùng tâm làm duyên mà Phật là tiếng vang đáp lại, Phật không có phân biệt; dùng Phật làm duyên mà tâm nhìn thấy Phật, tâm nào có đến-đi. Đây là chỉ tổng quát dụ về nghĩa của duyên thành tựu.

Trong tiết sau là kết luận thành tựu, bởi vì chỉ do tâm.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói rằng: "Tâm này là Phật, tâm này làm Phật, vô lượng chư Phật Chánh Biến Tri sinh ra từ tâm tưởng." Kinh Bát Chu Tam Muội kết luận rằng: "Tự nghĩ rằng Phật từ đâu mà đến, mình cũng không có nơi đến, mình đã nghĩ đến liền nhìn thấy, tâm làm Phật của tâm, tự nhìn thấy tâm là Phật của tâm, là tâm mình nhìn thấy Phật."

Trên đây còn thâu nhiếp cảnh đưa về tâm. Sau lại lướt qua nói rằng: "Tâm không tự nhận biết tâm, tâm không tự nhìn thấy tâm, tâm có Tưởng là si mê, không có Tưởng tức là Nê-hoàn, pháp này không thể nào chỉ ra, đều do nghĩ đến việc đã làm, giả sử có nghĩ đến thì cũng hoàn toàn trống rỗng không hề có gì." Đây tức là ý trong dụ đã đầy đủ rồi.

Tiết 3: Là tâm bao gồm vạn pháp, nghĩa là không những một niệm nghĩ đến Phật, mà quán sát dựa vào tự tâm, vạn hạnh của Bồ-tát, Thể-Dụng của quả Phật, cũng không lìa xa tâm. Như có kệ nói rằng:

"Chư Phật thuận theo tâm đạt được giải thoát, Tâm ấy vô lậu mà gọi là thanh tịnh,

Năm đường tươi sáng không nhận lấy sắc tướng, Có xứng với điều này thì thành Đại đạo."

Trong tiết 4: Là kết luận khuyến khích tu học: Vạn pháp đã không lìa xa tự tâm, chỉ tu tập tự tâm thì thực hành vạn pháp đầy đủ, cũng loại bỏ sai lầm về hiểu biết hư vọng của người ngu, nghĩa là có người cho rằng: Vạn pháp đều do tâm, tùy ý vận dụng là Phật, rong ruổi theo vạn pháp, lẽ nào không uổng công vất vả hay sao? Vì vậy nay mở rộng trình bày về tâm, tuy chính là Phật mà vì phiền não (Trần lao) che lấp đã lâu, cho nên dùng vạn hạnh để tăng thêm tu tập, khiến cho sáng ngời trong suốt. Lại chỉ nói vạn hạnh do tâm, không nói đến không tu tập là vậy. Lại vạn hạnh tức là tâm, tu tập nào ngăn ngại tâm?

Văn có mười câu: 1-Như người bệnh ấy không có gậy chống thì không đứng dậy nổi, bệnh nặng phiền não mượn pháp thiện để giúp đỡ nhau. 2-Nếu không có làn nước giáo pháp thì mầm non giáo pháp không nảy sinh. 3-Đối cảnh quên tâm thì sáu Trần không nhiễm. 4-Thiện cũ không tạp nhiễm, thiện mới tiến lên tu tập, có thể gọi là kiên cố. 5-Trái thuận không vướng mắc thì thản nhiên rộng rãi. 6-Vắng lặng soi chiếu, bên trong chứng đạt, sáng ngời không có tỳ vết. 7-Tiếp xúc với cảnh hiểu rõ về Như, tất cả đều soi xét thông suốt. 8-Sáu căn tự tại như vua, tánh giống như Phật, trừ bỏ trần cảnh, phát khởi tác dụng, thấy biết rõ ràng. 9-Thể Như cùng với Phật rộng khắp pháp giới. 10-Dùng mười Lực điều phục chúng sinh, quán sát đạt được thông suốt còn lại.

Tu tâm như vậy thì tròn vẹn pháp Phật trước đây.

Mục bốn-Từ "Thiện nam tử, ngã duy..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, không trú vào phạm vi Niết-bàn, nên biết là sinh khởi về sau. Văn còn lại hiển bày lẫn nhau.

Mục năm-Từ "Tùng thử..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau.

Bên châu Diêm-phù-đề, bởi vì Châu này ở bờ Nam, biểu thị về sắp gần bên cạnh, cho nên không lui sụt; cũng nói là đã đạt được, bởi vì Bát-nhã ở phía sau của sáu Độ.

Ma-lợi Già-la, bản kinh thời Tấn dịch là Trang Nghiêm. Tỳ-kheo Hải Tràng, là nghiệp dụng sâu rộng mà cao vượt lên, bởi vì tâm thẳng thắn không lay động như biển vốn là thù thắng cao nhất.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết.

Đoạn sáu: Tỳ-kheo Hải Tràng, Thiện hữu nương vào Chánh Tâm Trú, văn chỉ có năm mục.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, văn hiển bày có thể biết.

Trong mục hai-Từ "Nãi kiến kỳ nhân..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có hai: 1-Gặp gỡ cung kính; 2-Từ "Thiện Tài Đồng tử tán ngôn..." trở xuống là thưa hỏi.

Mục 1-Gặp gỡ cung kính, khác nhau về chi tiết so với trước đây, nghĩa là đã gặp gỡ rồi vị ấy tiến vào Định hiện rõ Thể-Dụng, tức là giống như chính thức chỉ ra pháp giới ở văn trước đây. Các vị Dạ Thần sau này phần nhiều tương tự như vậy. Trong văn có năm: a-Nhìn thấy tướng tiến vào Định; b-Nhìn thấy Dụng thù thắng của Định; c-Ngước nhìn cung kính chứng thực tiến vào; d-Thời gian đã trải qua; e-Nhìn thấy từ Định đứng dậy.

Mục a-Nhìn thấy tướng tiến vào Định. Ở đây bao gồm hai Định: 1: Tức là Định Diệt thọ tưởng, nghĩa là không có suy nghĩ hiểu biết (Tư giác) gì khác, bảy Chuyển Thức đã ngừng lại, chỉ có Thức thứ tám duy trì thân trong Định, bởi vì lực Thệ Nguyện của gia hạnh trước đây, khiến cho thân ở trong Định mà khởi lên các nghiệp dụng. Nếu trong Viên giáo thì dung thông thâu nhiếp pháp giới tự tại vô ngại, bởi vì nghiệp dụng không có giới hạn, chưa hề dấy khởi ý niệm. Do đó, Địa thứ sáu có thể tiến vào Diệt Định, mà khởi lên Dụng của Thần thông. Bởi vì Trú tựa như Địa, cho nên kinh Tịnh Danh nói: "Không rời khỏi Diệt Định mà hiện rõ các oai nghi." Chính là điều này.

2: Tức là Thiền thứ tư. Bởi vì khởi Dụng phần nhiều dựa vào đó, Thiền thứ tư không có hơi thở ra-vào, cũng không có Giác-Quán, mà các suy nghĩ hiểu biết về HỷLạc thanh tịnh bên trong, bao gồm biểu thị cho tâm Định của phần vị này vốn bất động. Lại kinh hành bên cạnh Địa là nơi thuộc về động, mà diệt mất suy nghĩ hiểu biết, là biểu thị ngay nơi động mà tịch. Nhưng nói bên cạnh là bởi vì không trú vào Hạnh.

Trong mục b-Từ "Tùng kỳ túc..." trở xuống là nhìn thấy nghiệp dụng của Định, có hai tiết: Một-Riêng biệt trình bày về nơi tác dụng sai khác của thân thể; Hai-Từ "Hải Tràng Tỳ-kheo hựu ư kỳ thân..." trở xuống là tổng quát hiển bày về nghiệp dụng của ánh sáng ở lỗ chân lông.

Tiết một-Toàn bộ mười bốn nơi tác dụng không giống nhau, tổng quát về tướng mà trình bày, từ dưới lên trên dần dần tăng thêm thù thắng; riêng biệt thì tất cả đều biểu hiện không giống nhau:

1- Bàn chân hiện ra những Trưởng giả, bàn chân có hai nghĩa: a-Nghĩa về bắt đầu, bởi vì phần nhiều hiển bày đầu tiên của vạn hạnh là thực hành Bố thí; b-Nghĩa về đi-đứng, bởi vì lớn thêm Hạnh của Trưởng giả, bởi vì Cư sĩ đến được nơi yên ổn, bởi vì hạnh thanh tịnh của Bà-la-môn, bởi vì thành tựu Bồ-đề là Lợi hành.

2- Đầu gối hiện ra những Sát-đế-lợi, bởi vì ruộng đất của Đế vương gập vào-duỗi ra tự tại, đi lại nhờ vào đầu gối mà sinh ra Hạnh thanh tịnh, tiếp theo hai Nhiếp trước cho nên nói về Ái ngữ và Đồng sự.

3- Eo lưng hiện ra Tiên nhân, eo lưng nghĩa là ở dưới vòng rốn, ở giữa biển khí, là nơi bỏ cũ lấy mới, mà hiện ra Tiên nhân. Bản tiếng Phạn nói là Na-bễ Man-đàla, Trung Hoa nói là Tề Luân.

4- Bên sườn hiện ra loài rồng, bởi vì là loài Bàng sinh.

5- Tướng chữ Đức ở giữa ngực hiện ra Tu-la, bởi vì ngực là nơi của huyễn thuật kiêu mạn có thể sinh ra, có thể diệt đi; lại trình bày về tướng chữ Đức có thể hàng phục ma quân.

6- Lưng hiện ra Nhị thừa, bởi vì trái với Đại thừa.

7- Vai hiện ra những Dạ-xoa, bởi vì vai là nơi của năng lực dũng mãnh đáng sợ; lại vốn là nơi gánh vác, thực hiện sự nghiệp bảo vệ.

8- Bụng hiện ra những Khẩn-na-la, bởi vì bụng là nơi của đánh trống-gảy đàn-hát ca thuộc về âm nhạc

9- Khuôn mặt hiện ra Luân vương, bởi vì truyền bá mười thiện khiến cho hướng về Phật pháp.

10- Đôi mắt hiện ra mặt trời, bởi vì đôi mắt giống như mặt trời soi chiếu.

11- Giữa chặng mày hiện ra Đế Thích, bởi vì tôn quý thù thắng nhất ở trong các trời Địa cư, dùng Bátnhã Trung đạo mà giáo hóa chúng sinh, khiến cho lìa xa năm Dục đạt được pháp thanh tịnh.

12- Vầng trán hiện ra Phạm vương, bởi vì Phạm vương vượt lên trên năm Dục, tiếp ở phía trên chặng mày; lại bởi vì vầng trán là nơi chạm đất để thỉnh cầu giáo pháp.

13- Trên đầu hiện ra Bồ-tát, bởi vì đầu là cao nhất, cho nên nói về thực hành mười Độ; tất cả đều hiển bày có thể biết.

14- Đỉnh đầu hiện ra Đức Phật, là bởi vì vô cùng tôn quý không có gì cao hơn.

Trong văn có ba tiết: 1-Tổng quát hiển bày về tướng của thân-ngữ đã hiện ra; 2-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt làm sáng tỏ về rưới mưa giáo pháp (Pháp vũ) không giống nhau; 3-Từ "Như thị..." trở xuống là một câu tổng quát kết luận.

Ngay trong tiết 2 là riêng biệt làm sáng tỏ về rưới mưa giáo pháp, toàn bộ có ba mươi hai loại: Mười hai loại trước là rưới mưa giáo pháp vì Bồ-tát, còn lại là vì nhiều chủng loại.

Trong mười hai loại trước:

1- Rưới mưa giáo pháp bình đẳng nhận biết tất cả, tóm lược có ba loại bình đẳng: Một-Thỉ giác giống như Bổn giác, bởi vì không có khác nhau về Thỉ-Bổn; Hai-Bởi vì giống với chư Phật; Ba-Bởi vì chúng sinh và Phật cùng một tánh. Đạt được ba loại bình đẳng này thì chuyển thành Diệu giác.

2- Rưới mưa giáo pháp khắp nơi các môn (Phổ môn): Mười loại rưới mưa giáo pháp dưới đây tức là Thập Trú, bởi vì đầy đủ phần vị Thập Trú trong phần vị Viên giáo, chính là thành Phật, trước phần vị này lại không có phần vị nào khác. Đây là dựa theo dùng phần vị để thâu nhiếp phần vị, không phải là Tông chỉ Nhất thừa, còn lại không nói đến ở đây. Nhưng mười pháp này đều là khuyến khích tu học, bởi vì khuyến khích Thắng tiến về mười pháp đã trú vào Tự phần. Phổ Môn tức là ba đời..., mười loại Trí tuệ khuyến khích khiến cho tiến lên tu tập về pháp Quán Đảnh của Phật. Về sau đều dựa theo đây.

3- Khiến cho học hỏi tất cả các phương tiện khéo léo của bậc Pháp Vương, bởi vì làm cho trang nghiêm.

4- Khiến cho học hỏi về nhận biết quốc độ-lay động quốc độ..., đều không có gì có thể hủy hoại, bởi vì vượt lên cao nhất

5- Khiến cho học hỏi về nói một ngay nơi nhiều, nói nhiều ngay nơi một..., mười loại pháp sâu xa rộng lớn, cho nên gọi là Hải Tạng.

6- Khiến cho học hỏi về tất cả các pháp không có Tướng-không có Thể..., tất cả đã đều như vậy, gọi là cảnh giới rộng khắp.

7- Nhận biết chúng sinh không có giới hạn, cho đến nhận biết chúng sinh không có tự tánh, đều là môn Tự tánh, bởi vì không có giới hạn... cũng hòa vào Tự tánh.

8- Nhận biết rõ ràng trọn vẹn đầy đủ về pháp của chư Phật ba đời, đều là bởi vì tùy thuận thế gian.

9- Bình đẳng quán sát tất cả Chúng sinh giới, bởi vì thương xót. 10-Bởi vì luyện tập đọc tụng, nghe hiểu biết nhiều, rỗng rang vắng lặng, gần gũi Thiện tri thức..., đều là tích tập ẩn chứa đối với pháp hành, bắt đầu sửa trị tâm địa cho nên gọi là mới học.

Khiến cho thường xuyên cúng dường chư Phật, làm Chủ dẫn dắt thế gian để thâu nhiếp chúng sinh. Nếu đưa ra giải thích như Thập Địa thì tương tự có thể dựa theo suy nghĩ.

11- Tức là Bồ-tát Thập Tín, bởi vì khiến cho duyên với tất cả cảnh giới vô tận của Phổ Hiền và Như Lai, mà phát sinh Tín tâm, rõ ràng hiện ra trước mắt tiến lên hòa vào phần vị.

Sau từ "Vị Sắc giới..." trở xuống là hai mươi loại rưới mưa giáo pháp, tất cả vì nhiều chủng loại trờingười:

1- Tổng quát vì chúng sinh cõi Sắc rời bỏ bên ngoài trú vào bên trong, khiến cho đạt được tâm-cảnh vô ngại, cho nên gọi là Phổ Môn.

2- Chỉ nói đến Thiền thứ nhất, bởi vì đời trước luyện tập nhiều về Từ mà chỉ chú trọng quyến thuộc của mình, nay khiến cho Từ rộng khắp hàm chứa phước không có tận cùng.

3- Tức là trời Tha Hóa Tự Tại, chuyển thế tự tại, phát sinh mười Lực tự tại.

4- Ngay trong trời Tha Hóa phân ra chúng Ma, Ma tự cao thích phá dẹp chúng khác, nay khiến cho phá dẹp Tà mạn ấy mà đạt được pháp tràng của tâm Từ.

5- Tùy theo ý niệm hóa làm vui sướng mà chỉ vấy bẩn tự tâm, chuyển đổi khiến cho ý niệm thanh tịnh.

6- Tuy biết vừa đủ đối với niềm vui thế gian, mà thích hợp sinh ra ý của xuất thế gian.

7- Niềm vui thế gian luôn luôn tỏ ý vui mừng, không sánh bằng niềm vui của Pháp hỷ.

8- Cuối cùng của cõi trời Địa Cư ao ước cõi trời Không Cư làm thù thắng, không sánh bằng Không của pháp tánh trang nghiêm cho Phước-Trí.

9- Tánh của Dạ-xoa nhiều hung bạo độc hại, vì vậy khiến cho hoan hỷ đối với hàm sinh. Đây là dựa theo đối trị để trình bày về hoan hỷ, trời Dạ-ma trước đây dựa theo phương tiện thích hợp để tùy thuận. 10-Bởi vì loài ấy khéo léo tấu lên âm nhạc, đức cao nhất của Thanh văn cũng bị phá hoại, nay khiến cho đạt được Trí Kim

Cang, không có gì không phá dẹp, không có gì không viên mãn.

11- Loài ấy cậy vào thân hình to lớn mà sinh ra kiêu mạn, khiến cho nhìn thấy Pháp thân xứng với cảnh của pháp giới.

12- Loài ấy dùng đôi mắt thanh tịnh quán sát biển rộng, ý muốn nuốt ăn loài rồng, khiến cho dùng ánh sáng của Trí làm đôi mắt Từ Bi soi chiếu cơ cảm khắp nơi.

13- Tùy theo sự ca hát khéo léo của loài ấy, khiến cho đạt được Trí thế gian thù thắng dựa vào Không mà trải qua Hữu.

14- Vua loài người đắm theo vui sướng, cho nên chỉ thuyết giảng về đối trị.

15- Loài rồng nhiều nóng giận ác độc, mà thuyết giảng làm cho hoan hỷ; có nỗi sợ hãi như cát nóng..., thuyết giảng về pháp tràng mà có thể phá dẹp.

16- Mãng xà nhiều độc hại, lại bị trùng nhỏ rỉa ăn mãi không thôi, cho nên thuyết giảng để bên trong chấm dứt tâm độc hại, bên ngoài ngừng hết mọi khổ đau.

17- Thân của chúng sinh địa ngục nhận chịu khổ đau không có giới hạn, tâm niệm xấu ác không có giới hạn, nếu dùng Chánh niệm Tam Bảo làm cho trang nghiêm, thì nhanh chóng thoát khỏi những khổ đau.

18- Súc sinh vốn nhiều ngu si.

19- Diệm Ma và quỷ tốt sợ hãi lẫn nhau, bởi vì ngay cả thân của Vương cũng có nỗi sợ hãi như sắt nóng-đồng sôi...

20- Các nạn, đó gọi là tám nạn và ngục tù giam cầm... ở loài người, mà phần nhiều không yên ổn, cho nên thuyết giảng để an ủi tất cả, đều khiến cho có thể tiến vào chúng hội của Hiền Thánh, vượt qua mọi nơi tai nạn ấy.

Tiết 3-Kết luận về Dụng xứng với tánh rộng khắp mọi nơi.

Tiết hai là tổng quát hiển bày về nghiệp dụng của ánh sáng ở lỗ chân lông, có thể biết.

Trên đây là nhìn thấy Tướng-Dụng của Định, xong. Trong mục c-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài Đồng tử nhất tâm..." trở xuống ngước nhìn cung kính chứng thực tiến vào, có mười câu: Câu đầu là suy nghĩ về người chứng đạt pháp giới thuộc về người, những câu còn lại là suy nghĩ về pháp chứng đạt pháp giới thuộc về pháp.

Trong đó: Đầu là một câu tổng quát, nói Tam-muội là Thể, Giải thoát là Dụng, Thể-Dụng hợp lại trình bày. Tiếp là một câu riêng biệt suy nghĩ về Thể ấy. Tiếp hai câu riêng biệt suy nghĩ về Dụng ấy, một là làm lợi ích rộng nhiều cho chúng sinh, hai là không suy nghĩ phân biệt rộng khắp tất cả bởi vì ngay nơi Dụng mà vắng lặng. Tiếp hai câu suy nghĩ về nguyên cớ của Thể-Dụng trước đây, một là bởi vì Trí bên trong thanh tịnh, hai là bởi vì Duyên bên ngoài thêm vào. Ba câu sau suy nghĩ về pháp Thắng tiến, dựa vào Thể-Dụng trước đây mà tiến thêm ba loại sau.

Mục d-Từ "Như thị trú..." trở xuống là thời gian đã trải qua: Sáu tháng-sáu ngày, là bởi vì trong Trú thứ sáu đầy đủ Độ thứ sáu, dùng pháp vị mà cung cấp cho tinh thần, thân tâm đều quên không nhận biết thời gian đã lâu.

Mục e-Từ "quá thử dĩ..." trở xuống là trình bày về rời khỏi Định, bởi vì những việc làm đã xong

Trong mục 2: Là chính thức trình bày về thưa hỏi, có hai: a-Ca ngợi; b-Thưa hỏi.

Trong mục a-Ca ngợi, phân hai tiết: Một-Nêu lên ca ngợi sâu xa thù thắng. Hai-Từ "Dĩ năng trừ diệt..." trở xuống là đưa ra nguyên cớ ca ngợi, bởi vì đầy đủ các nhân dưới đây. Trước đây nói là rất sâu xa rộng lớn..., trong đó nói là có thể khiến cho tăng trưởng niềm vui hữu vi, là bởi vì không rời bỏ hữu vi. Đưa ra niềm vui hữu vi, là bởi vì không nhiễm theo hữu vi. Lại câu trước là vì phàm phu, câu tiếp là vì Nhị thừa. Sau nói là dẫn dắt phát khởi Bồ-đề, tức là căn khí của Đại pháp.

Mục b-Từ "Thánh giả, thử Tam-muội giả..." trở xuống là chính thức thưa hỏi, có hai lượt hỏi-đáp: Một-Thưa hỏi về tên gọi; Hai-Thưa hỏi về Dụng.

Trong tiết một-Thưa hỏi về tên gọi: 1-Thưa hỏi; 2-Giải đáp.

Tiết 1-Thưa hỏi: Trước đã tu tập tiến vào, sao lại thưa hỏi về tên gọi? Điều ấy giống như người thế gian có được bữa ăn của bậc Đại Vương, tuy ăn mùi vị ngon lành mà đâu chắc chắn biết về tên gọi.

Tiết 2-Giải đáp có ba tên gọi: Đầu là một tên gọi từ Trí mà thiết lập, tiếp là một tên gọi cùng dựa vào CảnhTrí, sau là một tên gọi cùng dung thông Cảnh-Trí mà thiết lập.

Đầu là tên gọi từ Trí mà thiết lập: Phổ Nhãn Xả Đắc, Trí Bát-nhã soi chiếu tất cả các pháp cho nên gọi là Phổ Nhãn, đều không có pháp đã đạt được cho nên nói là Xả Đắc. Nếu có pháp đã đạt được thì không thể nào ngay nơi Tịch mà Dụng, bởi vì không có pháp đã đạt được thì không có gì không đạt được. Bồ-tát không có đạt được thì tâm không vướng mắc chướng ngại, chư Phật không có đạt được thì đạt được Bồ-đề.

Xưa nói rằng tất cả các Chướng đều vắng lặng gọi là Xả, tất cả các Lý đều chứng đạt gọi là Đắc, không phải là không có Lý này nhưng mà chưa thành tựu sâu xa.

Tiếp là tên gọi cùng dựa vào Cảnh-Trí: Bát-nhã thanh tịnh cho nên cảnh giới thanh tịnh, cảnh giới thanh tịnh đều vốn là Bát-nhã thanh tịnh.

Sau là tên gọi cùng dung thông Cảnh-Trí: Bát-nhã hiểu rõ cảnh giới, không có cảnh giới nào không phải là Bát-nhã, nơi nào không trang nghiêm?

Vì vậy Trí Luận nói: "Nói về Trí và nơi chốn của

Trí đều gọi là Bát-nhã." Vậy thì như Bát-nhã thanh tịnh, như cảnh giới thanh tịnh, bởi vì không có hai-không có hai phần, không có riêng biệt-không có gián đoạn, cho nên một trang nghiêm thì tất cả trang nghiêm, gọi là Phổ Trang Nghiêm, và thâu nhiếp quyến thuộc, có thể biết.

Tiết hai-Từ "Thiện Tài Đồng tử ngôn: Thánh giả..." trở xuống là thưa hỏi về Dụng trong cảnh giới trước đây: 1-Thưa hỏi; 2-Giải đáp.

Tiết 1-Thưa hỏi: Chỉ có như vậy, thì những điều mắt nhìn thấy trước đây có thể đã tu tập tiến vào ngoài sự nghe-nhìn, lại mong mỏi nghe điều gì khác?

Trong tiết 2 là giải đáp, đều chỉ ra những điều không đạt tới trên đây, trong đó có ba: a-Trình bày về vô ngại đối với Khí thế gian; b-Từ "Kiến nhất thiết Phật..." trở xuống là vô ngại đối với Trí chánh giác thế gian; c-Từ "Đại Bi nhiếp thọ..." trở xuống là vô ngại đối với Chúng sinh thế gian, trong đó được thấy Phật cũng vốn là thâu nhiếp chúng sinh. Văn đều có thể biết.

Trong mục ba-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến: 1-Khiêm tốn về mình chỉ biết một pháp. 2-Từ "Như chư..." trở xuống là mở rộng Thắng tiến, có hai: a-Nêu ra pháp đã nhận biết của vị ấy; b-Từ "Nhi ngã..." trở xuống là hiển bày về không thể lường được.

Trong mục bốn-Chỉ ra vị Thiện hữu sau:

Nơi chốn tên gọi Hải Triều, nhưng nói có nơi, bởi vì hãy còn là đất nước trước đây, hiển bày về Hạnh thuộc phương tiện không lìa xa Bát-nhã.

Nói Hải Triều, nghĩa là nơi sóng nước đã dâng lên, hiển bày về phương tiện dựa vào căn cơ mà không vượt qua giới hạn, cũng sắp tiến vào biển sinh tử để cứu giúp chúng sinh, bởi vì chủ động nhận biết về vô lượng pháp của chư Phật ba đời, cho nên pháp môn trước đây gọi là Hải Tạng.

Khu vườn tên gọi Phổ Trang Nghiêm, bởi vì dựa theo tướng thì rộng lớn mà có nhiều loại trang nghiêm, dựa theo biểu thị thì vốn lấy sinh tử làm vườn hoa, vạn hạnh làm trang nghiêm. Lại văn nghĩa thuận theo nhau mà cùng trang nghiêm cho pháp Tổng trì vô lậu.

Thiện hữu tên gọi Hưu Xả, Trung Hoa nói là Ý Lạc, cũng nói là Hy Vọng, cũng nói là Mãn Nguyện, nghĩa là tùy theo ý thích và hy vọng của chúng sinh, mà đạt được viên mãn, cũng bởi vì có thể viên mãn tánh-tướng của pháp. Trước đây Bát-nhã hiểu rõ Chân cho nên nương vào Tỳ-kheo, ở đây là phương tiện dùng tâm Từ mà tiến vào Tục, cho nên nương vào Ưu-bà-di.

Mục năm-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 64 trong kinh).

Đoạn bảy: Ưu-bà-di Hưu Xả, Thiện hữu nương vào Bất Thối Trú, trong văn có đủ sáu mục.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai: 1-Nghĩ đến lời dạy của vị Thiện hữu trước đây, văn có mười câu, năm câu trước là lời tựa của người kết tập kinh pháp, năm câu sau là chính thức bày tỏ về pháp đã nghĩ đến, có thể biết. 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau, cũng có thể biết.

Trong mục hai-Từ "Kiến Phổ Trang Nghiêm..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có ba: 1-Gặp gỡ; 2-Cung kính; 3-Thưa hỏi.

Trong mục 1-Gặp gỡ, có hai:

Mục a-Nhìn thấy Y báo thù thắng, có mười sự việc trang nghiêm: 1-Tường bằng vật báu bao bọc xung quanh. 2-Từ "Nhất thiết bảo thọ..." trở xuống là cây rừng xếp hàng thẳng tắp. 3-Từ "Kỳ địa..." trở xuống là lầu đài cao vút đẹp đẽ. 4-Từ "Nhất vạn dục trì..." trở xuống là hồ tắm trong vắt đẹp đẽ. 5-Từ "Kỳ trung phục hữu bách vạn pha..." trở xuống là soi bóng xuống theo dòng chảy của hồ. 6-Từ "Viên trung phục hữu quảng đại..." trở xuống là trang nghiêm đầy đủ cung điện-chỗ ngồi, tức là riêng biệt trình bày về chỗ ngồi của Thiện hữu, trước là cung điện-sau là chỗ ngồi, có thể biết. 7-Từ "Viên trung phục hữu..." trở xuống là dùng màn chelưới giăng để che phủ, trước là màn che-sau là lưới giăng. 8-Từ "Hữu bách vạn đại quang..." trở xuống là dùng ánh sáng rực rỡ để chiếu rọi. 9-Từ "Thường vũ..." trở xuống là mưa xuống nhiều loại trang nghiêm. 10-Từ "Bách vạn Thiên tử..." trở xuống là phàm-Thánh mừng vui cung kính.

Mục b-Từ "Thời Hưu Xả..." trở xuống là trình bày về nhìn thấy Chánh báo đoan nghiêm, trong đó có bốn: 1-Chánh báo thù thắng khác thường. 2-Từ "Bách thiên ức..." trở xuống là mười phương quy tụ nương nhờ. 3-Từ "Kỳ hữu kiến thử..." trở xuống là nghiệp dụng khó lường nổi. 4-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài nhập..." trở xuống là chính thức nhìn thấy oai nghi của thân.

Mục 2-Từ "Vãng nghệ kỳ sở..." trở xuống là lễ chào cung kính, văn có thể biết.

Mục 3-Từ "Bạch ngôn Thánh giả..." trở xuống là thưa hỏi về pháp quan trọng, văn có thể biêt.

Mục ba-Từ "Hưu Xả cáo ngôn: Thiện nam tử..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, lược qua không có khen ngợi, chỉ có chính thức chỉ ra pháp giới, trong đó có bốn: 1-Nêu ra Thể-Dụng của pháp môn; 2-Cùng tận về mức độ sâu cạn của Nhân; 3-Hiển bày về thời gian xa gần của Quả; 4-Làm sáng tỏ về tên gọi của pháp môn.

Mục 1-Nêu ra Thể-Dụng của pháp môn, phân hai:

Mục a-Tổng quát nêu ra tên gọi của Thể-Dụng, phần sau là hiển bày về Dụng dựa theo không trống rỗng (Bất Không).

Mục b-Từ "Thiện nam tử, nhược hữu..." trở xuống là riêng biệt trình bày về Dụng thù thắng, trong đó có ba tiết:

Tiết một-Trình bày về Dụng lợi ích cho chúng sinh không trống rỗng, trước là ngược lại, sau là thuận theo. Nhìn thấy đều không lui sụt, là bởi vì hiển bày đạt đến Bất Thối Trú nếu như đạt được phương tiện.

Tiết hai-Từ "Thiện nam tử, Đông phương..." trở xuống là Dụng làm lợi ích khắp nơi của chư Phật, bởi vì cùng trú với Tam Bảo, cùng trú với mình, thảy đều không trống rỗng.

Tiết ba-Từ "Thiện nam tử, ngã thử..." trở xuống là dẫn chứng về không trống rỗng, hiện tại cùng trú với nhau đều không lui sụt, cũng biểu thị cho phương tiện tiến vào Tục, thì tám vạn phiền não đều trở thành Ba-lamật.

Trong mục 2-Cùng tận về mức độ sâu cạn của Nhân: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Trong mục b-giải đáp, có hai tiết:

Tiết một-Giải đáp dựa theo nhân duyên: Bà-lâu-na, Trung Hoa nói là Thủy. Tổng quát có ba mươi sáu Hằng-sa, gần Phật đã nhiều, phát tâm đã lâu, mà chỉ nói ba mươi sáu Hằng-sa, là hiển bày đã trải qua sáu phần vị trước đây, mỗi một phần vị tu tập đầy đủ sáu Độ, sáu nhân sáu là ba mươi sáu, đều là Hằng-sa tánh đức, cho nên nói như vậy mà thôi. Niết-bàn cũng có số lượng này. Tiết hai-Từ "Thiện nam tử, Bồ-tát sơ phát tâm..." trở xuống là giải đáp dựa theo tâm lượng, bởi vì ý hiển bày về phát tâm xứng với pháp giới, cũng giống như chúng sinh, chúng sinh cũng không có phạm vi bắt đầu, từ Si nảy sinh Ái, mà Bồ-tát phát tâm bởi vì Si-Ái không có bắt đầu, cho nên tâm cũng không có kết thúc.

Trong mục 3-Hiển bày về thời gian xa gần của Quả: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Trong mục b-Giải đáp, bởi vì trình bày không có phạm vi giới hạn, không nên dấy lên thưa hỏi về xa gần. Trong văn có ba tiết:

Tiết một-Giải thích ngược về không có phạm vi giới hạn, trong đó: 1-Riêng biệt trình bày có hai mươi bốn câu, tám câu đầu là giáo hóa chúng sinh, sáu câu tiếp là cúng dường chư Phật, bốn câu tiếp là trang nghiêm quốc độ, sáu câu sau là duy trì giáo pháp. 2-Từ "Như thị lược thuyết..." trở xuống là tổng quát hiển bày.

Tiết hai-Từ "Dục giáo hóa điều phục nhất thiết chúng sinh..." trở xuống là thuận theo giải thích thuận về không có phạm vi giới hạn, cũng có riêng biệt-có tổng quát, có thể biết.

Tiết ba-Từ "Thiện nam tử, Bồ-tát hành phổ nhập..." trở xuống là tổng quát kết luận về Vô tận. Ở đây giống như mười câu Vô tận trong Địa thứ nhất, bởi vì chúng sinh Vô tận, cho nên thành Phật không có hạn kỳ. Nếu như vậy thì lẽ nào cũng không có thành tựu hay sao? Vì vậy sơ lược phân rõ về nghĩa của thành tựu-không thành tựu, gộp lại làm thành bốn câu phân biệt:

1- Bởi vì trước đây dựa theo nhân duyên dày-mỏng, đối với Vô tận hiện tại thì có bắt đầu mà không có thành tựu, đây là dựa theo môn Bi đạt được quả mà không rời bỏ nhân.

2- Bởi vì xứng với pháp giới mà phát tâm, không thấy tướng bắt đầu mới là chân thật thành tựu, thì không có bắt đầu mà có kết thúc, đây là dựa theo Trí mà nói.

3- Bi và Trí hợp lại trình bày, không làm hỏng tướng mà không trở ngại bắt đầu và kết thúc, các văn trước sau đưa ra ví dụ không phải là một.

4- Dựa theo xứng tánh mà nói, thì không có kết thúckhông có bắt đầu.

Thiên Nữ nói rằng: Chỉ bởi vì số lượng văn tự của thế tục cho nên nói có ba đời, chứ không nói là Bồ-đề có quá khứ-hiện tại-vị lai.

Vì vậy, trong Đại nguyện-Tinh tiến ở văn sau, Dạ thần nói rằng: Không thể phân biệt về Trí Luân của Bồtát... theo kiếp số dài ngắn trong sinh tử. Nói rõ bốn câu phân biệt này không có gì chướng ngại, muốn thành tựu thì niệm niệm thành tựu, luôn luôn thành tựu-luôn luôn không thành tựu, không có gì chướng ngại.

Mục 4-Làm sáng tỏ về tên gọi của pháp môn: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Mục b-Giải đáp nói rằng: Ly Ưu An Ẩn Tràng, điều này có hai nghĩa: Một-Bởi vì Đại Bi hiển bày cao xa, cho nên gọi là Tràng. Có người nhìn thấy Tràng ấy, lìa xa khổ-phiền não và nghiệp, không lui sụt Bồ-đề, thì gọi là lìa xa buồn lo đạt được yên ổn. Hai-Bi ngay nơi Trí trải qua khổ mà yên ổn, Trí ngay nơi Bi nhiều kiếp mà không có gì buồn lo, cùng loại bỏ sinh tử và Niết-bàn, chỉ vượt ra ngoài phàm phu-Tiểu thừa, cho nên gọi là Tràng.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Trong mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau:

Nói nơi chốn của Hải Triều, là chỉ dựa theo Đại Bi thâu nhiếp chúng sinh không có sai lầm, mà nhận lấy tên gọi Đồng Chân, không khác với nơi chốn trước đây.

Đất nước tên gọi Na-la-tố, Trung Hoa nói là Bất Lại Đọa, bởi vì chuyển dời quốc độ, duy trì quốc độ, quán sát quốc độ, đi đến quốc độ, không hề có dừng nghỉ.

Tiên nhân tên gọi Tỳ-mục Cù-sa, tiếng Phạn hãy còn tóm tắt. Nếu đầy đủ thì phải nói là Tỳ-mục Đa-la Niếtcụ-sa, Trung Hoa phiên ra gọi là Tối Thượng Vô Khủng Bố Thanh. Cũng nói là Tỳ-sa-ma, Trung Hoa nói là Vô Bố Úy. Ô-đa-la, Trung Hoa nói là Thượng; Niết-cù-bà, Trung Hoa nói là Xuất Thanh. Hai cách dịch giống nhau trên đại thể, nghĩa là thường phát ra âm thanh tăng thượng không có gì sợ hãi, mà làm yên ổn chúng sinh.

Văn trong Trú ấy nói là phát ra âm thanh đầy đủ rộng lớn khắp nơi, bởi vì Đồng Chân trong sáng vô lậu, cho nên nương vào Tiên nhân để biểu thị.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết.

Đoạn tám: Tiên nhân Tỳ-mục, Thiện hữu nương vào Đồng Chân Trú, văn có đầy đủ sáu mục.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: 1-Nghĩ đến lời dạy của vị Thiện hữu trước đây, có mười hai câu: Đầu là hai câu tổng quát trình bày về thuận theo Giải-Hạnh trước đây; sau là mười câu dựa vào tâm thù thắng trước đây để tăng tiến, bốn câu trước dựa theo Phước, sáu câu sau dựa theo Trí. 2-Hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau, có thể biết.

Trong mục hai-Từ "Kiến nhất đại..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có ba: 1-Nhìn thấy; 2-Lễ chào cung kính; 3-Thưa hỏi.

Mục 1-Nhìn thấy, phân hai: a-Nhìn thấy Y báo, cây tên gọi Ba-tra-la, đích thực như cây Thu ở phương này; Ni-câu-luật, như cây Liễu ở phương này, hạt tựa như cây Sơn tra. Còn lại như trong Âm Nghĩa. b-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử kiến bỉ..." trở xuống là nhìn thấy Chánh báo, dẫn đầu một vạn đồ chúng, là biểu thị cho vạn hạnh. Mục 2-Từ "Thiện Tài kiến dĩ..." trở xuống là lễ chào cung kính và ca ngợi, trong đó có ba tiết:

Tiết một-Thân nghiệp cung kính.

Tiết hai-Mở lời ca ngợi, nhìn thấy yên ổn và nguy hiểm. Niết-bàn là yên ổn, sinh tử là hiểm nạn. Lại cả hai đều là nguy hiểm, không dừng lại là yên ổn. Còn lại có thể biết.

Tiết ba-Từ "Tác thị ngữ dĩ..." trở xuống là trở lại trình bày về thân nghiệp cung kính, bởi vì sắp muốn thưa hỏi.

Mục 3-Từ "Bạch ngôn: Thánh giả..." trở xuống là thưa hỏi về pháp quan trọng.

Trong mục ba-Từ "Thời Tỳ-mục..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, có hai: 1-Khen ngợi về pháp khí; 2-Chính thức trao cho pháp quan trọng.

Trong mục 1-Khen ngợi về pháp khí, có bốn:

Tiết một-Tổng quát khen ngợi về phát tâm. Nhìn thấy đồ chúng, là bởi vì khiến cho cung kính học theo.

Tiết hai-Từ "Thiện nam tử, thử Đồng tử..." trở xuống là riêng biệt khen ngợi tướng của phát tâm.

Tiết ba-Từ "Thời chư Tiên chúng..." trở xuống là quyến thuộc cung kính ca ngợi. Nói nguy hiểm và dễ dàng, dễ dàng cũng là bằng phẳng.

Tiết bốn-Từ "Thời Tỳ-mục..." trở xuống là thuật rõ ca ngợi kết luận về quả.

Mục 2-Từ "Thời Tỳ-mục Cù-sa cáo Thiện Tài..." trở xuống là chính thức trao cho pháp quan trọng, trong văn có sáu tiết:

Tiết một-Nêu ra tên gọi và Thể của pháp: Trí thanh tịnh biến hóa tự tại của Đồng Chân, biểu thị công dụng cao vượt lên cho nên gọi là Tràng, tướng của phiền não không làm lay động cho nên nói là Vô Thắng, ngay nơi này phá tan phiền não cũng gọi là nghĩa của Tràng.

Tiết hai-Từ "Thiện Tài bạch ngôn..." trở xuống là đưa ra cảnh giới ấy.

Tiết ba-Từ "Thời Tỳ-mục..." trở xuống là trao truyền khiến cho chứng biết. Xoa trên đỉnh đầu là hiển bày về tướng gia trì. Cầm tay là biểu thị về nghĩa trao cho, bởi vì có năng lực thâu nhiếp lẫn nhau. Pháp đã nhìn thấy, có thể biết.

Tiết bốn-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài Đồng tử vị Bồ-tát Vô Thắng..." trở xuống là đạt được lợi ích của giải thoát. Văn có mười câu hợp thành năm cặp, nghĩa là nhờ vào năm pháp soi chiếu đạt được năm loại lợi ích, pháp có thể soi chiếu đều là tên gọi riêng của Vô Thắng Tràng. Nhưng cặp đầu là tổng quát, bốn cặp còn lại là riêng biệt, lần lượt chuyển tiếp phát sinh lẫn nhau.

1- Cặp tổng quát, bởi vì nhìn thấy tác dụng của Chân Trí ấy, tức là nhận biết về Thể của pháp giới này. Trong vắng lặng mà soi chiếu khắp nơi, cho nên nói là ánh sáng rực rỡ của Tam-muội.

2- Ngay trong ánh sáng rực rỡ của Tam-muội đã đạt được, chính là tác dụng của Trí có thể soi chiếu. Vắng lặng soi chiếu mà vô tận, cho nên đạt được Trí đã soi chiếu mười phương, Tổng trì soi xét rõ ràng không để sót gì.

3- Ngay trong Tổng trì, dùng Trí làm Thể kiên cố sắc bén viên mãn. Nhờ đạt được Trí này mà có thể khiến cho tự tâm không còn chướng ngại, Trí sáng ngời là ánh sáng của vắng lặng soi chiếu.

4- Đạt được Trí Bát-nhã thanh tịnh trên đây, thì tất cả các Hạnh đều trang nghiêm, tất cả các Đức đều đầy đủ, là Tạng trang nghiêm. Ánh sáng này soi chiếu tâm, có thể soi chiếu pháp tánh của Như Lai, bao hàm viên mãn trong Không, Chánh Thọ hiện rõ trước mắt.

5- Luân thuộc về Hư không tạng trên đây, tức là vắng lặng soi chiếu viên mãn tất cả pháp Phật, dùng Luân này soi chiếu tâm, thì Trí tận cùng nguồn pháp vô tận của ba đời. Đây là giải thích dựa theo lần lượt chuyển tiếp. Nếu dựa theo chủ động soi chiếu thì đều là nghĩa riêng biệt trong tổng quát, nghĩa không khác với trước bởi vì không xen vào nhau, mà pháp đã đạt được tức là sự việc trong ba thời gian.

Tiết năm-Từ "Thời bỉ Tiên nhân phóng Thiện

Tài..." trở xuống là trình bày về rời bỏ gia trì bởi vì việc làm đã xong. Trở về nơi chốn của mình, là không rời khỏi nơi chốn của mình mà ở khắp nơi mười phương. Đã trở về nơi chốn của mình, thời gian cũng trải qua nhiều kiếp, mà chưa vượt qua một ngày. Xa-gần vô ngại, niệm-kiếp viên dung, đều là Lực của pháp môn thuộc về Thiện hữu Viên giáo, vì vậy Thiện Tài trong một đời có thể làm xong việc làm của nhiều kiếp. Trong phần vị Phổ Hiền, hoặc là trải qua số kiếp không thể nói hết, không những ba A-tăng-kỳ, mà tất cả đều do pháp lực gia trì, không nên dùng thời gian-dùng nơi chốn để xác định ý chỉ sâu xa này.

Tiết sáu-Từ "Thời bỉ Tiên nhân cáo..." trở xuống là trình bày mở lời tiếp nhận dẫn dắt, có thể biết.

Mục bốn-Từ "Tiên nhân ngôn..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến.

Mục năm-Từ "Thiện nam tử, ư thử..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau.

Y-sa-na, Trung Hoa nói là Trường Trực, nghĩa là ngõ xóm kéo dài thẳng tắp, biểu thị cho khéo léo nhận biết về ba thời gian vốn là lâu dài, khéo léo nhận biết về Thắng nghĩa vốn là thẳng thắn.

Bà-la-môn Thắng Nhiệt, là bởi vì ở trong năm loại nóng bức mà thành tựu Hạnh thù thắng, biểu thị cho Thể nóng bức của phiền não mà thành tựu Đức thù thắng, không nhiễm theo phiền não mà thành tựu Hạnh thanh tịnh.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết.

QUYỂN 57

Đoạn chín: Thắng Nhiệt, Thiện hữu nương vào Vương Tử Trú, nghĩa như trước giải thích, văn có đủ sáu mục.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai: 1-Chứng pháp ở vị Thiện hữu trước đây; 2-Hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau.

Trong mục 1-Chứng pháp ở vị Thiện hữu trước đây, có hai: a-Hiển bày về nhân của Chứng; b-Từ "Trú chư Phật..." trở xuống là chính thức trình bày về lợi ích của Chứng, trong đó có hai tiết: Một-Đạt được lợi ích thuộc về Tự phần; Hai-Từ "Cầu Nhất thiết trí..." trở xuống là đạt được lợi ích thuộc về Thắng tiến.

Mục 2-Hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau. Văn đều có thể biết.

Trong mục hai-Từ "Kiến bỉ Thắng Nhiệt..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có ba:

Mục 1-Nhìn thấy khổ hạnh: Bốn phía là đống lửa lớn, lại thêm trên đầu có mặt trời, tức là năm loại nóng bức đốt cháy thân thể.

Nay chỉ nói bốn loại, bởi vì bốn câu phân biệt về Bát-nhã đều đốt cháy củi Phiền não.

Ở giữa có núi dao, bởi vì Trí không phân biệt cuối cùng ở Trung đạo, không có gì không cắt đứt, cao mà không có gì cao hơn, khó có thể bước lên. Vì vậy Trí Luận nói: "Bát-nhã Ba-la-mật giống như đống lửa lớn, bốn phía không thể giữ lấy, xa lìa đối với bốn câu phân biệt, bốn câu phân biệt là bốn phía, giữ lấy thì đốt cháy người, xa lìa thì thành tựu Trí."

Lại lửa có bốn nghĩa: 1-Đốt cháy củi phiền não; 2-Phá tan bóng tối Vô minh; 3-Làm thành thục thiện căn; 4-Soi chiếu Lý hiện chứng. Lao người vào ngọn lửa, là thuận theo Trí không phân biệt mà tiến vào tất cả bốn câu phân biệt, đều không có gì vướng mắc.

Lại giải thích: Dao là Đoạn đức, bởi vì không có gì không cắt đứt; lửa là Trí đức, bởi vì không có gì không soi chiếu. Lao thân xuống dưới là chướng không còn mà chứng đạt Lý, bởi vì ngay nơi núi dao là pháp có thể chứng đạt, đống lửa là pháp đã chứng đạt. Ngọn lửa này... tức là pháp môn, không cần phải biểu thị riêng biệt bởi vì Dụng đã hiện rõ, bởi vì sự việc xứng với tánh.

Đây là Lý rất sâu xa khó hiểu, không thể coi thường.

Mục 2-Lễ chào cung kính, văn có thể biết.

Mục 3-Thưa hỏi, văn có thể biết.

Mục ba-Từ "Bà-la-môn ngôn..." trở xuống là chính thức chỉ ra pháp giới, văn có sáu: 1-Chỉ ra pháp khuyến khích tu tập; 2-Nghi ngờ run sợ không tiếp nhận; 3-Duyên thù thắng khuyên nhủ dẫn dắt; 4-Nghi ngờ không còn, hối hận về lỗi lầm; 5-Nhắc nhủ khuyến khích nhìn thấy dung mạo; 6-Dựa vào lời dạy tu tập chứng đạt.

Mục 1-Chỉ ra pháp khuyến khích tu tập. Nhưng núi dao không thể nắm được, đống lửa không thể giữ lấy, nếu Trí không phân biệt có thể không dừng lại mà tiến vào tất cả bốn câu phân biệt, thì xa lìa bốn lỗi bài báng, không đắm theo Không-Hữu thì Hạnh nào không thành tựu? Sở dĩ cần phải khiến cho tiến vào, là bởi vì phá bỏ tâm nhìn thấy, khiến cho hiểu rõ về pháp sâu xa bí mật của Bồ-tát, thuận theo tướng thì dễ hiểu rõ, ngược với tướng thì khó nhận biết. Trong này thị hiện Tà kiến, vua Vô Yếm Túc thị hiện về Sân, người nữ Bà-tu-mật thị hiện về Tham, bởi vì hiển bày về tướng của ba Độc đều có Chánh pháp.

Nhưng có năm nghĩa: 1-Ngay nơi tướng tức là Không, Không vốn là Đạo, không cho rằng ba loại này chính là pháp Phật, các Bộ Bát-nhã trình bày về văn ấy không phải là một. 2-Dựa theo Dụng huyễn thâu nhiếp chúng sinh, cũng không thích hợp mà lại đúng, như kinh Tịnh Danh nói: "Thực hành đối với Đạo không thích hợp, trước là dùng ham muốn để dẫn dắt, sau mới khiến cho tiến vào Trí Phật..." 3-Dụng tâm ở trong phiền não như phàm phu thế tục, đây là Đạo thuộc về tâm quán sát, cũng không thích hợp mà lại là Đạo. 4-Giữ lại phiền não tưới thấm sinh tử nuôi lớn đạo Bồ-đề, cũng không thích hợp mà lại đúng, như kinh Tịnh Danh nói: "Không tiến vào biển rộng sinh tử thì không thể nào có được vật báu Nhất thiết trí..." 5-Ngay nơi tướng chính là Đạo, không giống với bốn nghĩa trước, bởi vì không thể nghĩ bàn, kinh Vô Hành nói: "Dâm dục tức là Đạo, sân giậnngu si cũng lại như vậy." Như vậy trong ba pháp đầy đủ tất cả pháp Phật, cũng là nghĩa này.

Mục 2-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử tác như thị..." trở xuống là nghi ngờ run sợ không tiếp nhận, không phải là tiếc thân mạng, mà sợ rằng sai lạc duyên Đạo, chỉ ra Trí chưa sâu xa cho nên nảy sinh ý nghĩ này. Trong văn: Trước là trình bày về duyên Đạo khó đầy đủ, trong đó: Lìa xa các nạn, không phải là trước Phật-sau Phật...; có thể không có nạn, không phải là đui điếc bẩm sinh...; đầy đủ các căn, nghĩa là Tín-Tiến... Sau từ "Thử tương phi..." trở xuống là đích thực nghi ngờ Ma phá hoại.

Trong mục 3-Từ "Tác thị niệm thời..." trở xuống là duyên thù thắng khuyên nhủ dẫn dắt, có mười ba Chúng đều kể lại từng được lợi ích giáo hóa của Thắng Nhiệt, cho nên khuyên nhủ đừng nghi ngờ.

Một Chúng đầu tức là Phạm Thiên ở cõi Sắc, phần nhiều là Thiền thứ nhất, trong văn có ba: a-Tổng quát khuyên nhủ đừng nghi ngờ; b-Từ "Kim thử..." trở xuống là làm sáng tỏ chủ ý của vị ấy, Trí tuệ kiên cố sắc bén giống như Kim Cang, đốt cháy củi của các phiền não, phát ra ngọn lửa của các Trí, đốt cháy mà thường vắng lặng là ánh sáng của Tam-muội; c-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là tự thuật rõ về được lợi ích. Phạm Vương lúc đầu sinh ở nơi này, Chúng khác nghĩ đến sau đó sinh ra, cho nên sinh ra Tà kiến.

Năm Chúng tiếp theo là trời cõi Dục. Sáu Chúng tiếp theo là nhiều chủng loại, tất cả đều có và tiếp tục có dùng để chọn ra sai khác. Chúng mười ba là các Thiên chúng cõi Dục. Như vậy cõi Dục tức là một loại. Từ địa ngục ra, nghĩa bao gồm sáu tầng trời và Dạ-ma, Tứ Thiên Vương trước đây, trước vốn không nêu ra bởi vì đều ở trong đó.

Mục 4-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài văn như thị..." trở xuống là nghi ngờ không còn, hối hận về lỗi lầm.

Mục 5-Từ "Thời Bà-la-môn..." trở xuống là nhắc nhủ khuyến khích nhìn thấy dung mạo, trên đây nghi ngờ là chọn ra thật-giả, ở đây khuyến khích là hiển bày về Thật đức. Ma cũng có thể hiện ra để khuyến khích, vì sao nghe thì nghi ngờ trừ diệt? Bởi vì Thiện hữu này là do Thiện hữu trước chỉ đến, huống hồ trong khuyến khích chính thức thuyết giảng không phải là Ma có thể thực hiện, mà Thiện Tài cũng có được ánh mắt vượt lên trên Ma. Nếu như vậy thì vì sao nảy sinh nghi ngờ? Bởi vì hiển bày về pháp, như Đức Phật bảy lần khuyến khích trong Địa thứ tám, dù cho Đức Phật không khuyến khích thì lẽ nào có thể hướng đến vắng lặng hay sao? Lại bởi vì làm quỹ phạm của đời sau mà khiến cho quán sát tường tận.

Mục 6-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là dựa vào lời dạy tu tập chứng đạt, trong đó có hai: a-Chính thức tu tập chứng được Vị Chí Định. Đạt được Tammuội Thiện Trú, là trên không dựa vào núi, dưới không dựa vào lửa, đích thực ở giữa hư không tức là hiển bày về Bát-nhã, lìa xa hai bên không trú vào nơi nào, cho nên gọi là Thiện Trú. Vui với tịch tĩnh Thần thông Tammuội, là tự mình chứng được Thật Thể của Bát-nhã, tức là Niết-bàn thuộc về Tánh tịnh, cho nên gọi là vui với tịch tĩnh, mà Đại Dụng không có giới hạn cho nên nói là Thần thông. Xúc là tự mình chứng đạt, cho nên kinh Tịnh Danh nói: "Thọ nhận các Xúc như Trí chứng đạt." b-Từ "Thiện Tài bạch ngôn..." trở xuống là tự bày tỏ về pháp đã đạt được, hiển bày về Hậu đắc trí phát khởi thuyết giảng.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có hai: 1-Khiêm tốn về mình; 2-Mở rộng Thắng tiến.

Trong mục 1-Khiêm tốn về mình, nói về Luân vô tận, có hai nghĩa: a-Trí Luân phá dẹp phiền não, soi chiếu nguồn gốc ấy mà không có gì có thể cùng tận; b-Trái với Dụng của Thường trí mà Dụng rộng khắp pháp giới không có tận cùng, xoay chuyển tròn vẹn mãi không thôi, cho nên gọi là Luân.

Mục 2-Mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau:

Sư Tử Phấn Tấn, là nơi ở của Sư Tử Tràng Vương, biểu thị cho tự tại Vô úy trú trì thế giới, chiếu rọi làm chấn động.

Đồng nữ Từ Hạnh, là nhận biết căn cơ của chúng sinh, lấy Từ làm Hạnh mà khiến cho điều phục.

Trong Trí sinh Bi thì có thể ở giữa thế gian mà không nhiễm theo, đó gọi là Đồng nữ, bởi vì học mười loại Trí của Như Lai.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 65 trong kinh). Đoạn mười: Đồng nữ Từ Hạnh, Thiện hữu nương vào Quán Đảnh Trú, văn có đủ sáu mục.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai:

Mục 1-Tu tập tiến vào giáo pháp trước đây, trong đó: Hai câu đầu là kính trọng Thiện hữu phát sinh hiểu biết. Hai câu tiếp là nghĩ đến Thừa, tư duy về Phật. Tiếp từ "Quán pháp..." trở xuống là Trí chứng đạt Thật tế, câu đầu là Trí có thể quán sát, từ "Hiện quyết định..." trở xuống là pháp đã chứng đến cuối cùng. Sau từ "Ư nhất thiết Phật..." trở xuống là tự tại lìa xa chướng ngại.

Mục 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau, trong đó: Đầu là đến nơi, tiếp là nghe tên gọi. Năm trăm người làm thị giả, bởi vì đầy đủ phần vị trong một kỳ hạn, thâu nhiếp toàn bộ một trăm pháp môn ở năm phần vị, pháp trải qua tiến vào mà tương ưng với nhau.

Trong mục hai-Từ "Thiện Tài văn dĩ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có ba: 1-Trong nhìn thấy, trước là trình bày về nhìn thấy từ xa, biểu thị cho đạt được pháp môn mà chưa chứng; sau từ "Thiện Tài nhập dĩ..." trở xuống là đích thân nhìn thấy Y-Chánh... 2-Lễ chào cung kính; 3-Thưa hỏi, đều có thể biết.

Trong mục ba-Từ "Thời Từ Hạnh Đồng nữ..." trở xuống là chính thức chỉ ra pháp giới, có hai: 1-Khiến cho quán sát tự mình chứng đạt, đều là trong Y báo nhìn thấy Chánh báo, nhỏ-lớn, niệm-kiếp đều vô ngại..., bởi vì cuối cùng phần vị Thập Trú cho nên dựa theo Báo để hiển bày. 2-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là dùng lời để nêu ra rõ ràng, trong đó có hai: a-Hiển bày về nhân và tên gọi của pháp; b-Làm sáng tỏ về Dụng thù thắng của pháp.

Trong mục a-Hiển bày về nhân và tên gọi của pháp, có hai tiết: Một-Thiện Tài im lặng thưa thỉnh; Hai-Đồng nữ mở lời giải đáp.

Trong tiết hai là giải đáp, có hai:

Tiết 1-Nêu ra tên gọi, tên gọi Bát-nhã Phổ Trang Nghiêm, có hai nghĩa: a-Bởi vì Bát-nhã soi chiếu tất cả các pháp, trong Y có Chánh, trong một có nhiều, cho nên Y báo đã đạt được không có gì không hiện rõ. Trong kinh Bát Nhã nói: "Hiểu rõ Sắc là Bát-nhã, tất cả các pháp hướng về Sắc." Tức là nghĩa ấy. b-Bởi vì có thể chứng được Bát-nhã đã đầy đủ các Độ trang nghiêm, cho nên đã chứng được-đã thành tựu cũng trang nghiêm vô tận.

Tiết 2-Hiển bày về nhân, nói rằng: Các Đức Như Lai ấy đều dùng môn khác nhau khiến cho tôi tiến vào. Đây chính là nghĩa ấy. Tổng quát thâu nhiếp ba mươi sáu Hằng-sa khác nhau, quy về Phổ Môn, thì một trang nghiêm tất cả đều trang nghiêm, cho nên gọi là Phổ Trang Nghiêm. Nói ba mươi sáu Hằng-sa, là phần vị Trú đã đầy đủ, thì mỗi một Độ trong sáu Độ đều có đủ sáu, cho nên trở thành ba mươi sáu, đều là Hằng-sa tánh đức trong Bổn giác mà xuất hiện, cho nên nói là mong cầu đạt được từ nơi Phật.

Mục b-Từ "Thiện Tài bạch ngôn..." trở xuống là hiển bày về Dụng thù thắng của pháp, có hai tiết: Một-Thưa hỏi; Hai-Giải đáp.

Trong tiết hai là giải đáp, có hai: 1-Tổng quát; 2-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt. Trong tiết 1 là tổng quát, có hai:

Tiết a-Trình bày về tu tập phù hợp tương ưng với chứng.

Tiết b-Từ "Đắc phổ môn..." trở xuống là tổng quát trình bày về nghiệp dụng đã đạt được: Đà-la-ni dùng Trí làm Thể, bởi vì đạt được Bát-nhã Phổ Trang Nghiêm, cho nên có thể Tổng trì vạn pháp. Một Trì thì tất cả đều Trì, cho nên nói là Phổ Môn. Bởi vì Thập Trú viên dung, cũng giống như vô lượng trăm ngàn A-tăng-kỳ môn Đàla-ni mà Thập Địa đã đạt được. Vả lại, Thập Địa là tổng quát, ở đây là riêng biệt, chỉ nêu một Trì, những Tammuội còn lại lược qua mà không nói đến.

Trong tiết 2 là riêng biệt hiển bày, có một trăm mười tám môn, tóm lược phân làm mười phần vị:

Một: Có tám môn, tổng quát nhận biết về Trì thuộc Y-Chánh, Lý-Sự.

Hai: Từ "Phước đức..." trở xuống có chín môn, trình bày về Trì thuộc Nguyện-Hạnh.

Ba: Từ "Nghiệp..." trở xuống có chín môn, trình bày về Trì thuộc Nghiệp.

Bốn: Từ "Tam-muội..." trở xuống có sáu môn, trình bày về Trì thuộc Thể-Dụng của Chánh thọ.

Năm: Từ "Tâm hải..." trở xuống có năm môn, trình bày về Trì thuộc các tâm nhiễm-tịnh.

Sáu: Từ "Tri chúng sinh..." trở xuống có mười môn, trình bày nhận biết về Trì thuộc chúng sinh đã giáo hóa. Bảy: Từ "Phổ kiến thập phương..." trở xuống có mười bảy môn, trình bày nhận biết về Trì thuộc chủ động giáo hóa.

Tám: Từ "Thế giới thành..." trở xuống có mười bảy môn, trình bày nhận biết về Trì thuộc vô số quốc độ tự tại, trong đó nói thế giới chuyển, bản kinh thời Tấn nói: "Xoay chuyển thế giới."

Chín: Từ "Kiến chư Phật..." trở xuống có hai mươi lăm môn, trình bày nhận biết về Trì thuộc vô lượng Phật tự tại.

Mười: Từ "Bồ-đề tâm..." trở xuống có mười hai môn, trình bày về Trì thuộc nhân quả Bồ-đề. Tự tâm thanh tịnh tức là tánh thanh tịnh của Bồ-đề, thâu nhiếp toàn bộ các môn không ra ngoài điều này.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau:

Đất nước tên gọi Tam Nhãn, là Bố thí làm Hạnh đứng đầu, lại giảng giải khuyên nhủ chính mình và người khác, như mắt dẫn dắt các căn khác, cho nên gọi là Nhãn.

Tài thí không có tham trước thì thành tựu Tuệ nhãn, Vô úy thí thì thành tựu Từ nhãn, Pháp thí mở thông Pháp nhãn, cho nên lại nói là ba. Dùng ba mắt trên đây nhìn thấy tất cả đều là thiện.

Lại bên trong thực hành Bố thí thành tựu, Báo thù thắng hiện rõ bên ngoài, người nhìn thấy đều là thiện cho nên phát ra Hạnh của Trú, vì vậy dùng người xuất gia để biểu thị. Lại nữa, căn bản của Hạnh vốn là khiến cho chúng sinh được giải thoát (Xuất ly).

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết. Trên đây là trình bày về Thập Trú, xong.

Mục thứ ba-Bắt đầu từ Thiện Kiến trở xuống đến Biến Hành, có mười vị Thiện hữu nương vào phần vị Thập Hạnh, mỗi phần vị đều có một người.

Đoạn một: Tỳ-kheo Thiện Kiến, Thiện hữu nương vào Hoan Hỷ Hạnh, văn có đủ sáu mục.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai:

Trong mục 1-Nghĩ đến lời dạy của vị Thiện hữu trước đây, có mười ba câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Trong riêng biệt phân làm ba:

Mục a-Hai câu đầu dựa theo Bồ-tát luận về sâu xa: Một-Pháp giới đã chứng được, ngay nơi Sự mà Chân; Hai-Chỉ có tương ưng với chứng mà tiến vào Trí của Bồ-tát Địa.

Mục b-Bảy câu tiếp dựa theo chúng sinh phân rõ về sâu xa: 1-Bởi vì chủng loại quả báo khó nhận biết. 2-Bởi vì vọng tưởng làm nhân, tức là vô tánh. 3-Bởi vì hành nghiệp thuộc về phần nhiễm, chỉ Phật mới nhận biết. 4-Bởi vì cảm đến dị thục của Thức, hoặc là chủng tử hay là hiện hành, luôn luôn chuyển biến như dòng nước không thể nhận biết. 5-Bởi vì ảnh tượng đã biến hiện, hoặc là bên trong hay là bên ngoài, duyên đều vô tánh. 6-Bởi vì tên gọi không có được công dụng của vật, mà không mất đi tên gọi của vật. 7-Bởi vì văn tự ngôn thuyết đều là giải thoát.

Mục c-Ba câu sau hợp lại phân rõ về văn trước đây: 1-Hai phần nhiễm tịnh đều trang nghiêm pháp giới, mà không có gì trang nghiêm. 2-Bởi vì nghiệp thuộc hai phần trên đây không nhận biết nhau. 3-Bởi vì nhiễmtịnh đều tự trang nghiêm, mà quả báo của thế gian không mất đi, tức là giống với Chân. Toàn bộ hai phần trên đây đều là Bát-nhã Ba-la-mật Phổ Trang Nghiêm, cho nên suy nghĩ về điều đó.

Trong mục 2-Hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau: Mong cầu khắp nơi phố chợ..., là hiển bày tùy duyên thành tựu tu, không nơi nào không có mặt.

Trong mục hai-Từ "Kiến tại lâm trung..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có ba: 1-Nhìn thấy; 2-Lễ chào cung kính; 3-Thưa hỏi.

Trong mục 1-Nhìn thấy, có ba:

Mục a-Nhìn thấy tướng thù thắng của thân. Nhìn thấy ở rừng, là bởi vì bắt đầu của Hạnh. Giống như tướng Phật, là bởi vì như thuyết tu hành thuận theo quả Phật, trong đó bảy nơi bằng phẳng đầy đủ, là hai tay-hai chân-hai vai và cổ. Nói thân ấy thù thắng vi diệu như chư Thiên cõi Tịnh Cư, dựa theo bản kinh thời Tấn, tức là tướng ở thân trên của Sư Tử. Trên dưới thẳng thắn như cây Ni-câu-đà, dựa theo bản kinh thời Tấn nói: "Thân ấy viên mãn như cây Ni-câu-đà." Đây thì chỉ là một tướng. Nói các tướng của vẻ đẹp tùy theo, trước đây chỉ nêu ra mười bốn tướng, bởi vì tổng quát kết luận. Mắt nhìn không chớp, ánh sáng tỏa tròn một Tầm, lại là hai tướng, cũng nêu ra mười sáu tướng mà thôi. Còn lại đến phần Thiện hữu Cù-ba sẽ giải thích.

Mục b-Từ "Trí tuệ..." trở xuống là trình bày về tướng của tâm: Tức là Chỉ-Quán cùng hiện hành, Chỉ quá mức thì chìm xuống, Quán quá mức thì nổi lên.

Không chìm xuống-không nổi lên thì Chánh Thọ hiện rõ trước mắt, không trí-không ngu thì cả hai phù hợp với Trung đạo. Khởi niệm Chỉ-Quán đều thành động chuyển, cả hai không phải là tiếp tục loại bỏ, không lìa xa hý luận. Tuy Chỉ-Quán cùng vận dụng, mà không có tâm phân biệt vắng lặng-soi chiếu, thì tất cả đều dừng lại, là bước vào Đạo của Như Lai đã thực hành, tùy theo Đạo đã thực hiện tức là pháp môn.

Mục c-Từ "Vô lượng..." trở xuống là trình bày về những người đi theo hầu hạ, không có ai không biểu thị cho pháp, sợ rằng phức tạp cho nên không nói đến.

Mục 2-Lễ chào cung kính, có thể biết.

Mục 3-Thưa hỏi, văn có thể biết.

Trong mục ba-Từ "Thiện Kiến đáp ngôn..." trở xuống là chính thức chỉ ra pháp giới, có hai: 1-Chỉ ra pháp đạt được dựa vào duyên; 2-Từ "Hựu thiện nam tử..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng của pháp.

Mục 1-Chỉ ra pháp đạt được dựa vào duyên, có ba:

Mục a-Tổng quát trình bày. Bắt đầu tiến vào phần vị của Hạnh, cho nên nói là Niên thiếu, mới lìa khỏi nhà của Thập Trú gọi là xuất gia. Lại tiếp cận nói mình sinh ra ở đây, tóm lược có hai nghĩa: Một-Bởi vì Niệm-kiếp viên dung, như nói ở phần Tỳ-mục; Hai-Hiển bày về tiến vào Giải-Hạnh sinh ra, không phải là thấy-nghe sinh ra. Cúng dường ba mươi tám Hằng-sa, là bởi vì vượt qua phần vị trước đây.

Mục b-Từ "Hoặc hữu..." trở xuống là trình bày về thời gian đã tu tập.

Mục c-Từ "Thính văn..." trở xuống là việc làm đã thành tựu lợi ích, trong đó: Đầu là tự mình tu tập về Hạnh thuộc Nguyện trí, tiếp là nhìn thấy Dụng của quả, sau là nhận biết về nhân tu tập của Phật.

Trong mục 2 là hiển bày về nghiệp dụng của pháp, có mười hai câu, đều trước là phân rõ về nghiệp dụng, sau là nêu ra nguyên cớ. Nhưng không nêu ra Hạnh thuộc Nguyện trí, như văn suy nghĩ điều này. Tổng quát nói là một niệm, bởi vì đạt được Trí không có nương tựa, không có nghĩ đến, cho nên tất cả các pháp đều hiện rõ.

Trong mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có hai:

Mục 1-Khiêm tốn về mình là kết thúc mục trước: Gọi là ngọn đèn tùy thuận, dùng Chân Trí không có nghĩ đến, thuận theo pháp-thuận theo căn cơ, tất cả đều soi chiếu.

Trong mục 2-Từ "Như chư..." trở xuống là mở rộng Thắng tiến: Đầu là câu tổng quát, cũng riêng biệt hiển bày về gia tộc thù thắng, bởi vì trước đây chỉ nói là đèn soi chiếu chưa hẳn thường xuyên, nay mở rộng trình bày về sinh ra ngọn đèn của Trí kim cang, tự mình chứng được Chân Như là chân chánh, thì thường xuyên soi chiếu, không giống với Giải-Hạnh sinh ra. Hai-Mạng của Báo thù thắng, bởi vì pháp đã chứng là thường xuyên, tức là nghĩa của Kim cang. Ba-Trí bên trong thù thắng, bởi vì không có tận diệt như đối với pháp đã chứng, tức là nghĩa của ngọn đèn. Bốn-Thể của Báo thù thắng, bởi vì pháp tánh thành tựu thân tướng cho nên không thay đổi, cũng là nghĩa của Kim cang. Năm-Từ "Hiện ư..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng thù thắng, tức là đối với nghĩa tùy thuận trước đây, bởi vì chính là Dụng ngay nơi Thể, đều không thể huỷ hoại. Còn lại đều có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, văn sau sẽ trình bày.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết. Đoạn hai: Tự Tại Chủ, Thiện hữu nương vào Nhiêu Ích Hạnh. Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu:

Đất nước tên gọi Danh Văn, bởi vì có thể trì giới thanh tịnh, là quả của đời hiện tại.

Giữa bãi sông, là bởi vì nếu trì giới thanh tịnh thì không thể chìm nổi giữa dòng sông Ái sinh tử, mà dòng sông Vô lượng phước thường xuyên chảy vào.

Đồng tử Tự Tại Chủ, là ba nghiệp không có sai trái, sáu căn lìa xa lỗi lầm, cho nên được tự tại, thì Giới làm chủ. Giới thanh tịnh không có tạp nhiễm, cho nên nói là Đồng tử.

Trong mục hai-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi: Nhìn thấy đống cát, là hằng-sa công đức do Giới mà tích tập.

Mục ba-Từ "Tự Tại Chủ ngôn..." trở xuống là chính thức chỉ ra pháp giới, trong đó có hai: 1-Nêu ra tên gọi và Thể của pháp môn; 2-Từ "Thiện nam tử, ngã nhân..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng. Mục 1-Nêu ra tên gọi và Thể của pháp môn. Pháp đã học từ Văn

Thù, là có Trí cho nên có thể bảo vệ Giới.

Thư, là có thể giải thích rõ ràng về ngăn chặn và thực hiện (Chỉ-tác).

Số, là biểu thị về bốn lớp-mười lớp, cho đến ba ngàn oai nghi-tám vạn tế hạnh.

Toán, là mỗi một nhân cảm đến bao nhiêu quả.

Ấn, là giữ gìn và phạm vào (Trì-phạm), thiện-ác cảm đến quả quyết định.

Đẳng, là giống như Y phương còn lại mà thành tựu Ngũ minh.

Trước là trình bày về pháp đã học, sau là phân rõ về pháp đã tỏ ngộ. Công xảo-Thần thông đều là do Trí mà thực hiện, cũng biểu thị cho tu tập về Giới mà phát ra Định-Tuệ.

Trong mục 2 là trình bày về nghiệp dụng, có ba: a-Tổng quát trình bày; b-Từ "Diệc năng liệu..." trở xuống là xen lẫn phân rõ về các Minh; c-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là mở rộng hiển bày về nhận biết tính toán, trong đó: Đầu là phân rõ về số lượng có thể tính toán, sau từ "Thiện nam tử, ngã dĩ thử..." trở xuống là tính toán về số lượng đã tính toán ấy.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến; mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau; mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, đều có thể biết.

Đoạn ba: Ưu-bà-di Cụ Túc, Thiện hữu nương vào Vô Vi Nghịch Hạnh.

Kinh thành tên gọi Hải Trú, bởi vì trú gần bên biển, bởi vì an trú nơi Nhẫn, như biển hàm chứa đầy đủ.

Thiện hữu tên gọi Cụ Túc, là trong một đồ đựng tất cả đều đầy đủ, bởi vì đồ đựng của Nhẫn chứa đựng toàn bộ tất cả các đức, nhẫn nhục nhu hòa cho nên nương vào người nữ.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Từ "Thiện Tài văn dĩ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi:

Trong mục 1-Nhìn thấy, có bốn: a-Nhìn thấy Y báo bên ngoài. b-Nhìn thấy Chánh báo của Thiện hữu, đoan chánh rất hoan hỷ là báo của Nhẫn, quần áo trắng... là Nhẫn sáng ngời rực rỡ mà trang nghiêm. c-Từ "Ư kỳ trạch..." trở xuống là nhìn thấy Y báo bên trong. d-Từ "Phục hữu..." trở xuống là trình bày về quyến thuộc của Thiện hữu, bởi vì vạn hạnh đều thuận theo Nhẫn.

Mục 2-Lễ chào cung kính; mục 3-Thưa hỏi, đều có thể biết.

Mục ba-Từ "Bỉ tức..." trở xuống là chính thức chỉ ra pháp giới, trong đó có hai:

Mục 1-Nêu ra tên gọi và Thể của pháp môn: Trong đồ đựng sinh ra vật mà trở thành phước vô tận, bởi vì phước đã dẫn đến xứng với pháp giới.

Trong mục 2-Từ "Năng ư như thị..." trở xuống là phân rõ về nghiệp dụng, có ba: a-Chính thức hiển bày về nghiệp dụng; b-Khiến cho nhìn thấy lợi ích giống nhau; c-Khiến cho tận mắt nghiệm đúng điều ấy.

Trong mục a-Chính thức hiển bày về nghiệp dụng, có ba tiết: Một-Lợi ích cho chúng sinh; hai-Lợi ích cho Nhị thừa; ba-Lợi ích cho Bồ-tát.

Tiết một-Lợi ích cho chúng sinh, cũng có ba:

Tiết 1-Tổng quát trình bày, bởi vì đầy đủ xứng với tánh, tức là một đồ đựng nhỏ dung thông giống như pháp giới, bởi vì duyên khởi vô tận, cho nên tất cả các Dụng đều thích hợp, tất cả thích hợp đều lợi ích, mà Thể của pháp giới ấy không có tăng giảm. Lại biểu thị cho Nhẫn thì nhất định phải tự mình thấp kém cho nên nhỏ bé. Pháp nhẫn và Như cùng một vị là một, bên trong Khôngbên ngoài Giả là đồ đựng, Nhẫn có thể hàm chứa đầy đủ không có gì ở ngoài, cho nên tùy theo phát sinh vô tận.

Tiết 2-Từ "Xuất sinh..." trở xuống là riêng biệt trình bày về vị phát sinh.

Tiết 3-Từ "Như ẩm thực..." trở xuống là nêu ra một mà trở lại những điều khác.

Tiết hai-Từ "Hựu thiện nam tử, giả sử..." trở xuống là trình bày về lợi ích cho Nhị thừa, Nhị thừa tuy không thiết lập tên gọi của Nhẫn, mà cũng Nhẫn tận cùng Lý vô sinh thì mới thành tựu về quả.

Tiết ba-Từ "Hựu thiện nam tử, Đông phương..." trở xuống là lợi ích cho Bồ-tát, dựa theo Sự như thọ nhận bát cháo sữa, dựa theo Pháp nghĩa là ăn bữa cơm của Nhẫn tịch diệt thuộc về phẩm Thượng mà đạt được Bồđề. Cơm thơm Hương Tích trong kinh Tịnh Danh cùng với kinh này giống nhau trên đại thể.

Mục b-Từ "Thiện nam tử, nhữ kiến..." trở xuống là khiến cho nhìn thấy lợi ích giống nhau.

Mục c-Từ "Thả đãi..." trở xuống là khiến cho tận mắt nghiệm đúng điều ấy, có thể biết.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến; mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau; mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn đều có thể biết.

Đoạn bốn: Cư sĩ Minh Trí, Thiện hữu nương vào Vô Khuất Náo Hạnh.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai:

Mục 1-Dựa vào pháp trước đây mà tu tập đối trị.

Mục 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau:

Kinh thành tên gọi Đại Hưng, là bởi vì phát khởi Đại Tinh tiến.

Thiện hữu tên gọi Minh Trí, bởi vì chân tiến lên nhất định nhờ vào mắt Trí dẫn dắt.

Trong mục hai-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi: Trước là nhìn thấy ở ngã tư phố chợ, biểu thị cho nơi chốn ồn ào không làm cho trở ngại, mà tất cả đều thông suốt. Lễ chào cung kính và thưa hỏi, văn có thể biết.

Trong mục ba-Từ "Trưởng giả cáo..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, có ba:

Mục 1-Khen ngợi về công năng thù thắng của phát tâm.

Mục 2-Từ "Thiện nam tử, nhữ kiến..." trở xuống là chỉ rõ quyến thuộc phát tâm mà mình đã giáo hóa. Sinh trong nhà của Như Lai, là cùng nhau sinh trong bốn Trú. Mục 3-Từ "Thiện nam tử, ngã đắc..." trở xuống là chính thức chỉ ra pháp giới, trong đó có hai:

Mục a-Nêu ra tên gọi, Tài và Pháp vô tận tích chứa ở hư không, tùy ý mà cung cấp giúp đỡ, gọi là Tạng phước đức tùy ý sinh ra, cũng biểu thị cho nhìn thấy hư không mà tất cả đều đầy đủ.

Mục b-Từ "Phàm hữu..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng, trong đó có hai tiết: Một-Tóm lược nêu ra. Hai-Từ "Thiện nam tử, thả đãi..." trở xuống là nêu ra sự việc hiện rõ để nghiệm đúng, trong đó: 1-Nhìn thấy Đại chúng quy tụ. 2-Từ "Nhĩ thời Cư sĩ..." trở xuống là mở rộng bố thí Tài-Pháp: a-Bố thí về Tài; b-Từ "Nhiên hậu..." trở xuống là bố thí về Pháp. Đối với bố thí một bữa ăn khiến cho thành tựu tám Hạnh: Hai Hạnh đầu dựa theo bố thí, sáu Hạnh còn lại dựa theo thức ăn.

Thức ăn có năm quả: Một-Đạt được như các pháp, tức là Tuệ mạng; Hai-Đạt được vui vẻ, tức là thường yên vui; Ba-Đầy đủ tướng tốt, tức là thường có sắc tướng; Bốn-Sáu căn tức là thường có sức mạnh; nămTức là thường có biện tài.

Nói về Tướng của mùi vị bậc Thượng, bởi vì hàm răng có nguồn Cam lộ. Còn lại có thể dựa theo suy nghĩ. Mục bốn-Từ "Nhĩ thời Cư sĩ..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau.

Kinh thành tên gọi Sư Tử Cung, là Thiền định không có tán loạn như ở cung thành sâu xa ấy, là pháp quyết định đã thuyết giảng, tác dụng không sợ hãi cho nên dùng làm tên gọi.

Thiện hữu tên gọi Pháp Bảo Kế, bởi vì thâu nhiếp các niệm tán loạn ở trên đỉnh cao của tâm. Định hàm chứa Trí sáng ngời, thêm vào tên gọi là Bảo, dùng Dụ để hiển bày về Pháp, gọi là Pháp Bảo Kế.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 66 trong Kinh).

Đoạn năm: Pháp Bảo Kế, Thiện hữu nương vào Vô Si Loạn Hạnh.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, văn có thể biết.

Mục hai-Từ "Kiến thử Trưởng giả..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi.

Nhìn thấy trong phố chợ, là biểu thị cho thường Định, ở giữa chốn ồn ào hỗn loạn mà quên hết mọi vướng mắc trong tâm.

Mục ba-Từ "Nhĩ thời Trưởng giả..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, trong đó có bốn: 1-Cầm tay dẫn đi, tức là phương tiện trao cho pháp, hiển bày Trí gia hạnh mà quy về chính thức chứng đạt. 2-Từ "Tác như thị..." trở xuống là chỉ ra pháp đã trú vào, tức là chính thức trao cho pháp giới. 3-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài kiến kỳ..." trở xuống là chính thức chứng được Pháp giới. 4-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài kiến thị..." trở xuống là thưa hỏi và giải đáp về nhân duyên, tức là Hậu đắc trí.

Hai mục 1 và 2, có thể biết.

Trong mục 3 là chính thức chứng được Pháp giới, có hai: a-Tổng quát; b-Từ "Thiện Tài nhập dĩ..." trở xuống là riêng biệt.

Mục a-Tổng quát: Mười tầng-tám cửa, là như hình dạng tòa Tháp tám cạnh. Tầng và cửa đều có ba nghĩa. Ba nghĩa của mười Tầng giải thích trong riêng biệt.

Ba nghĩa của tám cửa: 1-Tổng quát dựa theo Đạo đã tu tập, dùng tám Chánh Đạo làm cửa, bởi vì tám Chánh đạo mở thông tiến vào các phần vị. 2-Dựa theo Đạo đã dựa vào, tức là dùng tám Thức làm cửa, bởi vì từ trong Nhãn căn tiến vào Chánh định, nếu căn có thể tiến vào thì cảnh có thể nhận biết. 3-Dựa theo Giáo hiển bày Lý, tức là bốn câu phân biệt tiến vào Pháp, Giáo-Lý đều có bốn cho nên có tám cửa, nghĩa là nếu lạc mất ý thì Hữu-Không đều phai mờ, liền trở thành bốn loại bài báng, đạt được ý tiến vào thông suốt đều gọi là cửa, suy tìm Giáo đạt được Giải tức là bốn môn thuộc về Giáo, đối với Lý đạt được Giải tức là bốn môn thuộc về Lý.

Trong mục b: là riêng biệt. Ba nghĩa của mười Tầng: Nghĩa thứ nhất: Biểu thị cho Thập Địa:

Tầng một-Bố thí thức ăn, hiển bày về hạnh Bố thí của Địa thứ nhất.

Tầng hai-Địa thứ hai là hạnh Trì giới, dùng TàmQuý làm y phục.

Tầng ba-Địa thứ ba là hạnh Nhẫn nhục, dùng làm đồ vật trang nghiêm.

Tầng bốn-Địa thứ tư là Đạo phẩm làm quyến thuộc bên trong, hạnh Tinh tiến đáng quý trọng.

Tầng năm-Địa thứ năm, văn hiển bày rõ ràng.

Tầng sáu-Địa thứ sáu là Bát-nhã hiện rõ trước mắt, trong văn có ba tiết:

Tiết một-Tổng quát.

Tiết hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về mười lăm môn:

1- Soi chiếu Thể ngay nơi vắng lặng mà tất cả đều đầy đủ.

2- Soi chiếu ngay nơi vắng lặng mà không có căn cơ nào không soi rõ.

3- Duyên bên ngoài không chuyển đổi.

4- Soi chiếu bên trong không có mong cầu.

5- Cảnh phiền não không phá trừ.

6- Phá trừ tất cả các phiền não.

7- Hàm chứa đầy đủ các đức thù thắng mà rất sâu xa.

8- Nhìn thấy tất cả pháp giới mà không có gì ngăn ngại.

9- Một tức là vô tận.

10- Khéo léo hóa hiện vô biên.

11- Bên trong chứng đạt thế gian.

12- Bên ngoài diễn thuyết biện tài thù thắng.

13- Uyển chuyển tùy theo mong muốn của chúng sinh.

14- Sự và Lý đan xen lẫn nhau.

15- Quán sát về duyên trao cho pháp.

Tiết ba-Từ "Thuyết như vậy..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Tầng bảy-Địa thứ bảy có Hạnh thù thắng, nhận biết đủ loại giáo pháp, cho nên nói là đạt được Như Hưởng Nhẫn (Nhẫn như tiếng vang).

Trong tầng tám hàm chứa hai phần vị: 1-Địa thứ tám là Thần thông tùy ý vận dụng tự nhiên (Vô công dụng), tự tại với ba loại thế gian; 2-Tức là Pháp Sư ở Địa thứ chín, một âm thanh có thể diễn thuyết.

Tầng chín-Cũng có hai phần vị, bởi vì Địa thứ mười và Đẳng giác đều có thể làm một đời.

Tầng mười-Tức là Như Lai Địa.

Nghĩa thứ hai: Biểu thị cho Thập Hạnh, bởi vì Thập Hạnh tức là mười Độ: Bảy Hạnh trước, văn hiển bày rõ ràng. Hạnh tám là do Đại Nguyện mà thành tựu Thần thông... Hạnh chín là Lực tối thượng của Nhất sinh Bổ xứ. Hạnh mười là chỉ đạt đến Trí của Như Lai mới đầy đủ. Đây tức là ngay nơi phần vị tự nhiên thâu nhiếp các phần vị, bởi vì hướng về thâu nhiếp Thập Địa, tức là thâu nhiếp các phần vị sau. Bởi vì mười tầng cùng biểu thị cho hai nghĩa, cũng như Thiện hữu Hải Tràng, ngay phần vị ấy thâu nhiếp toàn bộ mười phần vị vừa mới kết thúc mà nói là thành Phật. Trước thâu nhiếp nương vào phần vị thứ sáu, ở đây thâu nhiếp nương vào phần vị thứ năm. Trước thâu nhiếp dựa theo Chánh báo, ở đây thâu nhiếp dựa theo Y báo, đều hiển bày phần vị hơn hẳn phần vị trước.

Nghĩa thứ ba: Tổng quát không biểu thị cho phần vị, nhưng Bồ-tát này dùng Hạnh dựa vào căn cơ, hiện rõ ở Báo thù thắng dần dần tăng thêm thù thắng.

Mười tầng là hiển bày về Vô tận: Bốn tầng đầu là dùng vật để bố thí, những tầng sau dần dần khó hơn. Hai tầng tiếp là tích tập về Pháp thí, trước thì cạn-sau là sâu. Hai tầng tiếp là đạt được pháp, đầu là hẹp-sau thì rộng. Hai tầng sau là hiện rõ đức thù thắng, trước là nhân-sau là quả. Toàn bộ các pháp Nhân-Quả-Hạnh-Vị... thuộc về ba nghĩa trên đây, dùng làm ngôi nhà của Trưởng giả. Trong mục 4: Là thưa hỏi và giải đáp về nhân duyên: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Hồi hướng ba nơi, nghĩa là lìa xa bần cùng dẫn đến Báo của bốn tầng trước, hai quả thứ hai-thứ ba tức là sáu tầng sau, bởi vì Nguyện lực thuộc nhân nhỏ bé của một bữa ăn cho nên cảm được Báo thù thắng. Lại biểu thị cho vạn hạnh tự nhiên dung thông phát khởi hướng về Phật, thì tùy theo một Hạnh mà tất cả đã đầy đủ rồi, quả nào không cảm đến?

Mục bốn-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến.

Mục 1-Khiêm tốn về mình, nói rằng những Bồ-tát là vật báu của thế gian, Tam Bảo tích chứa trong mười tầng, cho nên nói là Bảo Tạng, thường xuyên sử dụng mà không hề cạn kiệt là bởi vì phước đức vô lượng.

Trong mục 2-Mở rộng Thắng tiến, ngay nơi pháp hiển bày về thù thắng: Bởi vì công đức của Bảo Tạng đều không thể nghĩ bàn, tức là câu tổng quát. Từ "Nhập vô phân biệt..." trở xuống là riêng biệt trình bày, do không có phân biệt mà đầy đủ các pháp, cho nên không thể nghĩ bàn.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, văn hiển bày có thể biết.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết.

Đoạn sáu: Trưởng giả Phổ Nhãn, Thiện hữu nương vào Thiện Hiện Hạnh.

Đất nước tên gọi Đằng Căn, là rễ của cây mây ăn sâu vào lòng đất, phía trên nảy mầm tươi tốt, biểu thị cho Bát-nhã khéo léo hiện hành chứng đạt sâu xa, có thể phát sinh Hậu đắc trí, Hậu đắc trí tùy theo chúng sinh mà chuyển, cho nên dùng chọn lấy tương tự với cây mây.

Kinh thành tên gọi Phổ Môn, là Thật tướng Bát-nhã không có gì không thông suốt.

Trưởng giả tên gọi Phổ Nhãn, là Quán chiếu Bátnhã cho nên tất ca đều nhìn thấy.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: Nói tiến sâu vào vô lượng tri kiến của chư Phật, Vô lượng có hai nghĩa: 1-Bởi vì nhiều tức là cảnh thuộc về Quyền Trí. 2-Bởi vì không có phần lượng tức là cảnh thuộc về Thật Tuệ. Cảnh vô lượng cho nên Trí cũng vô lượng. Tri kiến cũng có hai nghĩa: 1-Riêng biệt, nghĩa là Tri tức là Trí, Kiến tức là Tuệ, chính là Trí Tuệ soi chiếu thuộc về hai cảnh. 2-Tổng quát, nghĩa là hai chữ Tri Kiến đều là pháp có thể chứng đạt của Như Lai, bởi vì nhận biết đúng như thật về nghĩa ấy, tức là Trí không có gì chướng ngại.

Nếu như vậy thì đâu cần phải nói lặp lại? Bởi vì chọn ra nhận biết tương tự cho nên nói là Kiến, bởi vì chọn ra cái thấy của Nhục nhãn cho nên nói là Tri. Điều này như luận Bát Nhã của Thế Thân giải thích: "Nhận biết tất cả, nhìn thấy tất cả."

Nhập nghĩa là chứng đạt, những câu còn lại dễ hiểu, có thể biết.

Trong mục hai-Từ "Nhiên hậu nãi đắc..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi.

Đầu tiên nhìn thấy Y-Chánh: Trăm ngàn làng xóm vây tròn xung quanh, là quyến thuộc Bát-nhã.

Những bức tường thấp trên mặt thành cao vút (Trĩ điệp), là Bát-nhã ngăn ngừa sai trái, cao mà không có gì cao hơn, năm Bản gọi là Đổ, năm Đỗ gọi là Trĩ, Điệp tức là bờ tường thấp có những khe ngắm bắn hình thước thợ trên mặt thành (Nữ tường).

Ngã tư đường rộng rãi bằng phẳng, là Bát-nhã chư Phật thường hành, không phải quyền biến hạn hẹp mà mênh mông không có giới hạn.

Mục ba-Từ "Trưởng giả cáo..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp: 1-Khen ngợi; 2-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình.

Trong mục 2 có hai: a-Có thể chữa lành bệnh, thì dưới là giáo hóa chúng sinh; b-Từ "Thiện nam tử, ngã hựu..." trở xuống là trình bày có thể Hợp Hương, thì trên là cúng dường chư Phật.

Mục a-Có thể chữa lành bệnh, thì dưới là giáo hóa chúng sinh, có hai tiết: Một-Trừ hết căn bệnh của thân; Hai-Chữa trị căn bệnh của tâm.

Trong tiết một-Trừ hết căn bệnh của thân, có hai: 1-Tất cả đều có thể chữa trị; 2-Từ "Thiện nam tử, thập phương..." trở xuống là người đến đều chữa trị, bao gồm trao cho niềm vui của thân.

Tiết hai-Từ "Nhiên hậu hợp vi..." trở xuống là chữa trị căn bệnh của tâm, cũng có hai: 1-Trình bày về trừ diệt phiền não, nghĩa bao gồm Đại-Tiểu; 2-Từ "Vi dục linh kỳ..." trở xuống là khiến cho thành tựu lợi ích. Ở đây chỉ riêng Đại thừa, có mười sáu câu:

Đầu là năm câu bao gồm hiển bày về Hạnh-Nguyện thuộc Đại tâm.

Tiếp là mười câu riêng biệt trình bày về nhân của mười Độ, cảm được quả của mười Thân: Bố thí thỏa mãn tâm nguyện người khác, cho nên tướng tốt làm chúng sinh vui sướng. Trì giới ngăn chặn tất cả điều ác, cho nên thân thanh tịnh đến khắp mọi nơi. Nhẫn nhục đầy đủ lý của Nhẫn, cho nên không thể nghĩ bàn. Tinh tiến thúc đẩy vạn hạnh, cho nên không có gì có thể hơn được. Thiền định chỉ do nhất tâm, cho nên không có gì sánh bằng. Bát-nhã soi chiếu Lý, cho nên Pháp thân hiển bày. Phương tiện hiển bày về Dụng, cho nên Sắc thân có thể nhìn thấy. Nguyện cùng tận thời gian vị lai, cho nên trú trong đời kiếp không có cùng tận. Lực không có thể lay động, cho nên biết rõ vượt qua tất cả. Trí cùng tận về pháp thuộc Sự, cho nên thành tựu thân tùy theo chúng sinh.

Sau là một câu tổng quát về lìa xa các pháp ác, cho nên hoàn toàn thanh tịnh vi diệu.

Trong mục b-Hạnh hướng lên trên cúng dường chư Phật, có ba tiết:

Tiết một-Nhận biết về Thể của Hương: Tân Đầu, tức là dòng sông Tín Độ. Ba-la, là bờ sông, tức là hương của bờ sông ấy. A-lô-na Bạt-để, Trung Hoa nói là Xích Sắc Cực (Màu đỏ tươi). Ô-lạc-ca, là tên gọi loài rắn ở Tây Vực, loài rắn này có chất độc mà quấn quanh cây Đàn hương này. Hoà hợp, là Giới-Định-Tuệ đều dung thông không có gì ngăn ngại.

Tiết hai-Thiết lễ cúng dường khởi Nguyện, có thể biết.

Tiết ba-Có thể thành tựu cúng dường rộng lớn, văn hiển bày có thể biết.

Trong mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến: Khiêm tốn về mình chỉ nhận biết trong một phần, nghĩa là trừ diệt căn bệnh của thân tâm, thành tựu niềm vui của hai đời, cho nên đều hoan hỷ, dùng hương thơm cúng dường tất cả, đạt được mười thân của Phật, thì Đức Phật nào không nhìn thấy?

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, văn hiển bày có thể biết.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết.

Đoạn bảy: Quốc vương Vô Yếm Túc, Thiện hữu nương vào Vô Trước Hạnh.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: 1-Nghĩ đến lời dạy thành tựu lợi ích; 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau.

Đã đi vào đất nước ấy thì nhất định phải nghe đến chính sách của Quốc vương ấy.

Nói Đa-la, Trung Hoa nói là Minh Tịnh. Tràng là kiến lập, biểu thị cho Hạnh không có tham đắm, dựa vào Bát-nhã thanh tịnh sáng ngời mà thiết lập về Hạnh thù thắng.

Quốc vương tên gọi Vô Yếm Túc, là phương tiện như huyễn giáo hóa mà không có gì tham đắm, cho nên tâm không có gì mệt mỏi chán nản.

Trong mục hai-Từ "Dao kiến..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi.

Mục 1-Nhìn thấy, có bốn: a-Nhìn thấy Y-Chánh thù thắng. b-Từ "Kỳ tiền hậu hữu..." trở xuống là nhìn thấy giáo hóa ngược lại của vị ấy. c-Từ "Thiện Tài kiến dĩ..." trở xuống là không hiểu rõ mà sinh lòng nghi ngờ. d-Từ "Tác thị niệm thời..." trở xuống là chư Thiên giữa hư không nói rõ cho biết.

Trong mục d có hai tiết: Một-Khiến nhớ lại lời dạy chân thật trước đây, để cho không sinh lòng nghi ngờ. Hai-Từ "Thiện nam tử, Bồ-tát thiện xảo..." trở xuống là phân rõ về Hạnh sau này là sâu xa huyền diệu khiến cho tin tưởng tiến vào.

Nhưng Thiện Tài tuy thường ghi nhớ lời dạy mà sinh lòng nghi ngờ, là bởi vì Hạnh trái ngược khó nhận biết. Tham lợi ích của thế gian này thì Bà-tu không nghi ngờ gì; bởi vì nóng giận ngu si mà hiện tại phải chịu tổn hại, cho nên Thắng Nhiệt và Quốc vương này đều sinh lòng nghi ngờ quái lạ. Nói sâu xa huyền diệu là bởi vì thông hiểu rõ ràng trái với Đạo.

Trong Lương Nhiếp Luận ở phần Giới Học, trình bày rằng: "Bồ-tát thực hành trái ngược như sát sinh..., đã không có sai lầm mà còn phát sinh vô lượng phước đức, đạt được Bồ-đề Vô thượng, phải là Đại Bồ-tát mới có thể thực hành sự việc này. Hạnh này có hai loại: 1-Thật hạnh; 2-Biến hóa. Thật hạnh là nhận biết rõ ràng người trước mặt mình nhất định gây ra nghiệp Vô gián, không có phương tiện nào khác khiến cho lìa xa tội ác này, chỉ có thể đoạn dứt mạng sống để cho không gây ra tội ác ấy. Lại nhận biết người trước mặt mình, nếu xả bỏ mạng sống rồi chắc chắn sinh vào đường thiện. Bồ-tát lại tự nghĩ rằng: Mình đã gây nghiệp giết hại, chắc chắn rơi vào địa ngục mà nhận chịu khổ đau nơi ấy, người ấy tuy hiện tại nhận chịu một chút khổ đau, mà đời sau chắc chắn nhận được quả báo vui sướng." Trong phẩm Giới ở phần Bồ-tát Địa của luận Du Già, cũng giống như luận này nói.

Nói về Biến hóa, tức là văn này, sau Quốc vương tự nói.

Mục 2-Từ "Thời Thiện Tài..." trở xuống là lễ chào cung kính và thưa hỏi, có thể biết.

Trong mục ba-Từ "Thời A-na-la..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, có hai:

Mục 1-Phương tiện trao cho pháp, cầm tay cùng ngồi là chỉ ra lễ nghi không gián đoạn, biểu thị thâu nhiếp gia hạnh ấy, mà khiến cho hướng về Chân.

Mục 2-Từ "Cáo ngôn..." trở xuống là chính thức chỉ ra pháp giới, khiến cho tương ưng với chứng, trong đó có bốn:

Mục a-Nêu ra quả khiến cho tiến vào.

Mục b-Từ "Thời A-na-la vương cáo Thiện Tài..." trở xuống là dùng Thật để hiển bày về Quyền.

Mục c-Từ "Thiện nam tử, ngã đắc..." trở xuống là chỉ ra pháp đã đạt được, trong đó: Đầu gọi là Như huyễn, bởi vì hiểu rõ chúng sinh như huyễn, dùng huyễn ảo mà giáo hoá huyễn ảo; tiếp từ "Ngã thử quốc..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng của pháp môn; sau từ "Ngã dĩ như thị..." trở xuống là trình bày về lợi ích thù thắng của pháp môn.

Mục d-Từ "Thiện nam tử, ngã thân ngữ..." trở xuống là thẳng thắn hiển bày Từ niệm sâu sắc thuộc về Thật đức.

Nhưng các phần vị đến phần vị thứ bảy đều là phương tiện, Hưu Xả quán sát tự tại về hoa trên cây nở rộ, phần nhiều dựa theo Từ Bi.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến.

Mở rộng Thắng tiến nói Vô sinh Nhẫn, là bởi vì hiểu rõ như huyễn mới chứng được Nhẫn này. Lại bởi vì trong phần vị sau vốn là Nhẫn này.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, có thể biết.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn hiển bày có thể biết.

Đoạn tám: Quốc vương Đại Quang, Thiện hữu nương vào Nan Đắc Hạnh.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: 1-Nghĩ đến pháp trước đây; 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau.

Trong mục 2 có hai: a-Suy xét tìm tòi nhất định nhận biết. Kinh thành tên gọi Diệu Quang, phần vị trước là Bi tăng trưởng, nay đạt được Diệu Tuệ vô trú mà chuyển vận chúng sinh. Quốc vương tên gọi Đại Quang, bởi vì Trí của Từ Định không có gì không đầy đủ, cho nên trong Nguyện rộng lớn đều soi chiếu tận cùng. b-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử..." trở xuống là tự mừng cho mình có được lợi ích.

Mục hai-Từ "Tác thị niệm dĩ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi:

Trong mục 1-Nhìn thấy, có ba:

Trong mục a-Nhìn thấy Y báo, có hai tiết:

Tiết một-Y báo thù thắng đã nhìn thấy, nói mười Do-tuần là muốn trình bày về viên mãn. Đã có mười Ức con đường rộng lớn, con đường đều có vô lượng chúng sinh, lẽ nào mười tiểu Do-tuần của thế gian mà có thể tiếp nhận hay sao? Vì vậy sự vật trong này đều thuận theo viên mãn, biểu thị cho pháp như Lý, suy nghĩ về điều này!

Tiết hai-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là chủ động nhìn thấy không có gì tạp nhiễm.

Mục b-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là nhìn thấy Chánh báo của Quốc vương: Ở ngã tư đường, là bởi vì bốn Vô lượng dùng bốn Nhiếp pháp để thâu nhiếp chúng sinh. Hai mươi tám tướng, là bởi vì nhân chưa đầy đủ.

Mục c-Từ "Ư vương tòa tiền..." trở xuống là ChủBạn thâu nhiếp chúng sinh, trong đó cũng có ba tiết: Một-Nêu ra chúng sinh đã bố thí bao gồm Hữu tình và Phi tình, nghĩa về sáu mươi bốn loại công năng, nói như trong phần riêng biệt. Hai-Từ "Nhất nhất đạo..." trở xuống là trình bày về người có thể bố thí, tức là Trợ bạn. Ba-Từ "Vi dục phổ nhiếp..." trở xuống là trình bày về ý nghĩa của bố thí.

Mục 2-Lễ chào cung kính; mục 3-Thưa hỏi, văn hiển bày có thể biết.

Trong mục ba-Từ "Thời vương cáo..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, có ba: 1-Tổng quát chỉ ra pháp môn, nghĩa là Đại Từ xuất hiện đầu tiên, lìa xa tạp nhiễm mà viên mãn. 2-Từ "Thiện nam tử, ngã ư..." trở xuống là trình bày về nhân duyên đạt được pháp, vấn nạn là Văn tuệ, dùng ba loại Tuệ để trang nghiêm cho tâm Từ này. 3-Từ "Thiện nam tử, ngã dĩ thử..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng của pháp môn.

Trong mục 3 có năm: a-Dùng pháp để thâu nhiếp giáo hóa. b-Từ "Ngã quốc độ trung..." trở xuống là dùng Vô úy để thâu nhiếp. c-Từ "Nhược hữu chúng sinh..." trở xuống là dùng tài sản quý báu để thâu nhiếp. d-Từ "Thử Diệu Quang thành..." trở xuống là tùy theo căn cơ thâu nhiếp tất cả. e-Từ "Thiện nam tử, thử quốc độ trung..." trở xuống là dùng Tam-muội để thâu nhiếp.

Trong mục e có hai tiết: Một-Dùng lời nói để nói cho biết. Hai-Từ "Thời Đại Quang vương..." trở xuống là chính thức dùng Định để thị hiện hiển bày về nghiệp dụng của Định. Hữu tình và Phi tình đều thành tựu lợi ích thù thắng, nghĩa là Đồng Thể Đại Từ, chúng sinh và mình không hai, như đức của vua ở thế gian hợp với trời đất, thì Kỳ lân-Phượng hoàng thể hiện lễ tiết, tường vách quý báu hiện rõ điềm lành; huống hồ đối với Từ lực xuất thế gian, không khiến cho cỏ cây phải quỳ gối hay sao?

Mục bốn-Từ "Thời Đại Quang vương tùng Tammuội..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến: Trước là khiêm tốn về mình chỉ nhận biết một pháp môn, Từ chủ yếu vì chúng sinh gọi là thuận theo thế gian, cao vượt lên các hành cho nên gọi là đầu tiên, tức là nghĩa của Tràng.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, có thể biết.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn hiển bày có thể biết.

Đoạn chín: Ưu-bà-di Bất Động, Thiện hữu nương vào Thiện Pháp Hạnh.

Từ lúc phát tâm cho đến đối với tất cả các pháp, không lúc nào không đạt được Định, cho nên phiền nãoNhị thừa không thể làm cho lay động, cũng khiến cho tâm của chúng sinh không lay động.

Bởi vì dùng Trí để tu pháp Từ, thị hiện theo người nữ an trú ở Vương đô, vốn là phần vị Vương tử. Trí phù hợp với Thật pháp, không hủy hoại vì duyên, gọi là An trú.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai: 1-Y theo lời dạy; 2-Hướng đến mong cầu.

Trong mục 1-Y theo lời dạy, có năm mục:

Mục a-Suy nghĩ tu tập về pháp trước đây.

Mục b-Từ "Sinh hoan hỷ..." trở xuống là nhờ vào tu tập đạt được lợi ích, không vẩn đục là dựa theo không có người khác, thanh tịnh là dựa theo Tự Thể.

Mục c-Từ "Như thị tư duy..." trở xuống là suy ra công lao thuộc về Thiện hữu, đến đây chú trọng về Bi là bởi vì tu tập pháp Bi sắp đầy đủ.

Mục d-Từ "Hựu tác thị niệm..." trở xuống là mở rộng ca ngợi về năng lực của Thiện hữu.

Mục e-Từ "Thiện Tài Đồng tử như thị bi ai..." trở xuống là duyên thù thắng phù hợp khuyến khích, trong đó:

Trước là phù hợp, chữ Thiên sử dụng hai nơi, bởi vì bản dịch thời Tấn nói rằng: "Như Lai khiến cho chư Thiên đi theo Bồ-tát." Chư Thiên đi theo Bồ-tát, chư Thiên là Thần thuộc về nghiệp hạnh của mình, Như Lai khiến cho chư Thiên, là Phật lực thâu nhiếp Thần của chúng sinh, chỉ người đã ở phần vị Tu hành, đều có hai vị Thiên luôn luôn đi theo người ấy.

Sau từ "Nhữ khả nghệ..." trở xuống là khuyến khích đi đến vị Thiện hữu tiếp sau.

Mục 2-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử tùng bỉ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau, có thể biết.

Mục hai-Từ "Nhập kỳ xá nội..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi:

Trong mục 1-Nhìn thấy, phân hai: a-Nhìn thấy Y báo đạt được lợi ích; b-Từ "Thiện Tài Đồng tử tiền nghệ..." trở xuống là nhìn thấy Chánh báo tuyệt vời khác thường.

Mục 2-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài khúc cung..." trở xuống là lễ chào cung kính và thưa hỏi, có thể biết.

Mục ba-Từ "Thời Bất Động..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, trong đó: 1-Khen ngợi; 2-Từ

"Thiện nam tử, ngã đắc..." trở xuống là chính thức trao cho pháp giới.

Trong mục 2, có hai: a-Nêu ra tên gọi và Thể của Pháp môn; b-Từ "Thiện Tài Đồng tử ngôn..." trở xuống là đưa ra cảnh giới của nghiệp dụng.

Mục a-Nêu ra tên gọi và Thể của Pháp môn, không giống như nêu ra trước đây, mà đưa ra năm pháp, bởi vì cũng giống như phần vị Pháp Sư là Địa thứ chín, vì vậy cần phải mở rộng nhận biết.

Trong năm pháp, đầu là hai pháp đã duy trì về đức bên trong:

Một: Trí tuệ không có ràng buộc mà chỉ gọi là Giải thoát. Có Trí thì phiền não không thể phá hoại. Giữ lấy đắm theo không có năng lực hơn hẳn, cho nên nói là khó phá trừ điều phục. Trí này tiếp nhận đầy đủ, cho nên gọi là Tạng.

Hai: Thọ trì kiên cố chỉ có được tên gọi của Hạnh, nghĩa là gặp phải chúng sinh xấu ác mà có thể nhẫn nhịn chịu đựng, sinh vào tất cả các nẻo mà tâm không mê muội, cho nên gọi là Kiên cố.

Ba: Tức là pháp môn có thể thọ trì để tiến sâu vào, đạt được Địa của pháp tánh thì tất cả đều đã thọ trì rồi.

Bốn: Tức là giáo hóa bên ngoài, bởi vì tư duy đúng đắn về pháp của Phật, soi chiếu rõ ràng sai biệt, cho nên đạt được Biện tài, có thể chuyển pháp luân, hợp với mong muốn của chúng sinh.

Năm: Tức là hướng lên trên mong cầu, một lòng mong cầu giáo pháp, cho nên nói là Tam-muội, vì vậy gần Phật mà không hề thỏa mãn, tiếp nhận giáo pháp mà không hề đầy đủ.

Trong mục b là đưa ra cảnh giới của nghiệp dụng, có bốn tiết: Một-Đưa ra thưa hỏi; Hai-Hiển bày khó hiểu; Ba-Trở lại thưa thỉnh; Bốn-Mở rộng giải đáp.

Trong tiết bốn là mở rộng giải đáp, có hai: 1-Trình bày về nhân duyên đạt được pháp để làm sáng tỏ sâu xa, giải thích về mục khó nhận biết trên đây. 2-Từ "Thiện nam tử, ngã đắc Bồ-tát cầu nhất thiết..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng để giải đáp câu hỏi ở mục một. Tiết 1-Trình bày về nhân duyên đạt được pháp, phân sáu:

Tiết a-Nêu ra xưa được thấy Phật, làm duyên của phát tâm.

Tiết b-Từ "Tiện tùng lâu..." trở xuống là bên trong phát khởi quán sát suy nghĩ, làm nhân của phát tâm: Trước là quán sát, sau là suy nghĩ. Suy nghĩ về PhướcTrí... tức là nhân của năm pháp trước đây. Thần thông tự tại là Hạnh kiên cố.

Tiết c-Từ "Thiện nam tử, nhĩ thời..." trở xuống là Đức Phật khuyến khích phát tâm, có mười loại tâm có thể thành tựu năm pháp trước đây: Hai loại đầu là thành tựu Trí tuệ, một loại tiếp là thành tựu Tổng trì, hai loại tiếp là thành tựu Thần thông, hai loại tiếp là thành tựu Tam-muội, ba loại sau là thành tựu Biện tài. Trên đây, chọn lấy mười câu này để giải thích về năm pháp môn.

Tiết d-Từ "Thiện nam tử, ngã ư bỉ..." trở xuống là chính thức trình bày về phát tâm kiên cố.

Tiết e-Từ "Ngã phát thị tâm dĩ lai..." trở xuống là trải qua thời gian lâu dài không có gì làm trái.

Tiết f-Từ "Ngã tùng thị lai..." trở xuống là làm sáng tỏ về lợi ích thù thắng của phát tâm, tức là quả của năm nhân trước đây.

Trong tiết 2 là hiển bày về nghiệp dụng, có bốn tiết: a-Nhận lời hiện rõ, tức là nêu ra hai pháp trong năm pháp. b-Bày tỏ thưa thỉnh. c-Chính thức hiện rõ, tiến vào một vạn Tam-muội, là đối với một Tam-muội mong cầu giáo pháp không hề thỏa mãn, lập tức tiến vào một vạn, rõ ràng biết rằng những Giải thoát còn lại cũng thâu nhiếp nhiều môn. d-Rời khỏi Định liền thuật lại. Đều có thể biết.

Mục bốn-Từ "Ưu-bà-di ngôn..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến.

Trong mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau:

Đô-tát-la, Trung Hoa nói là Hỷ Xuất Sinh, nghĩa là trong thành này vốn phát sinh rất nhiều sự việc hoan hỷ, bởi vì Trí độ viên mãn thì có thể không có nơi nào không sinh khởi.

Thiện hữu tên gọi Biến Hành, là Trí khéo léo tuỳ thuận căn cơ không có gì không thực hành, cho nên gọi là Chân Thật Hạnh.

Thị hiện ngoại đạo, là có thể thực hành trái với đạo, trái với đạo mà không nhiễm theo gọi là xuất gia. Còn lại có thể biết.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn hiển bày có thể biết.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 67 trong kinh).

Đoạn mười: Ngoại đạo Biến Hành, Thiện hữu nương vào Chân Thật Hạnh.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Từ "Thành Đông hữu sơn..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi.

Trong mục 1-Nhìn thấy: Nhìn thấy giữa đêm, là Trí tiến vào sinh tử. Thiện Tài sắp tiến vào phần vị này, cho nên trước đây nói là mặt trời lặn, đi vào thành. Ở đỉnh núi, là biểu thị cho phần vị cao nhất. Ánh sáng soi chiếu, là bởi vì ánh sáng của Trí tuệ phá tan bóng tối của sinh tử và hai bên.

Mục ba-Từ "Biến Hành đáp ngôn..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp: 1-Khen ngợi về phát tâm. 2-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là chính thức trao cho pháp giới, trong đó có hai mục:

Mục a-Làm sáng tỏ về tên gọi và Thể có bốn, là bởi vì Trí nhận biết tất cả, bốn nghĩa tuy riêng biệt mà có thể tác thành lẫn nhau: Một: Cảnh giáo hoá, tên gọi của Phổ Châu Biến Hành cũng từ đây mà thiết lập. Hai: Tiến vào Định, quán sát căn cơ. Ba: Do Thần thông Vô tác, cho nên có thể đến khắp mọi nơi trước đây. Bốn: Do Bát-nhã Phổ môn, cho nên có thể ở trong Định mà quán sát khắp nơi.

Nếu dựa theo riêng biệt, thì Dụng thuộc về Vô tácVô y mà Vô trú, Bát-nhã Phổ môn không có pháp nào không tận cùng.

Mục b-Từ "Thiện nam tử, ngã phổ ư..." trở xuống là hiển bày về bốn nghiệp dụng, tức là phân làm bốn:

Một: Trình bày về Dụng đến tất cả mọi nơi. Hai: Từ "Hoặc trú chư kiến..." trở xuống là Dụng quán sát tất cả thế gian, quán sát những nơi thích hợp, tùy theo thích hợp mà thuyết giảng. Ba: Từ "Hựu thiện nam tử, thử Đô-tát-la..." trở xuống là trình bày Dụng thuộc về Vô tác-Vô y, cho nên nói là không biết từ đâu mà đến? Bốn: Từ "Thiện nam tử, Diêm-phù-đề nội..." trở xuống là Dụng thuộc về Bát-nhã Phổ môn, bởi vì chín mươi sáu loại đều có thể tận cùng.

Trên đây tùy theo thù thắng mà riêng biệt phối hợp, Thật thì nghĩa nối thông.

Mục thứ tư-Bắt đầu từ Trưởng giả Dục Hương đến Địa thần An Trú, có mười Thiện hữu nương vào phần vị Thập Hồi hướng.

Đoạn một: Trưởng giả Thanh Liên Hoa, Thiện hữu nương vào Cứu Hộ Chúng Sinh Ly Chúng Sinh Tướng Hồi Hướng.

Ở đất nước Quảng Đại, bởi vì bắt đầu tiến vào phần vị Hồi Hướng, Hồi hướng chúng sinh cho nên Quảng, Hồi hướng Bồ-đề cho nên Đại, Hồi hướng Thật tế thì nghĩa bao gồm Quảng Đại.

Nói về Dục Hương: Dục là bán, Hương chất tuy nhỏ mà phát ra mùi hương lan tỏa mọi nơi, thiện căn tuy nhỏ mà hồi hướng rộng khắp mọi nơi. Vả lại, hoặc bán hay mua, cả hai đều có được mùi hương, thiện căn của TựTha đều có thể Hồi hướng.

Thanh Liên Hoa (Hoa sen xanh): hoa sen ở nơi bùn lầy mà không tạp nhiễm, giống như che chở chúng sinh mà lìa xa tướng. Hoa sen xanh là loài Hoa bậc nhất mọc trong nước, cứu giúp che chở là Hạnh bậc nhất trong Hạnh tiến vào sanh tử. Văn cũng phân làm sáu:

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: 1-Y theo lời dạy mà khởi Nguyện, bởi vì Hồi hướng là đứng đầu của Đại Nguyện. 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau.

Mục hai-Từ "Nghệ Trưởng giả..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi.

Mục ba-Từ "Trưởng giả cáo ngôn..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp: 1-Khen ngợi; 2-Trao truyền.

Trong mục 2-Trao truyền, có hai: a-Tổng quát nêu lên pháp đã đạt được; b-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về nghiệp dụng.

Mục a-Tổng quát nêu lên pháp đã đạt được: Nhận biết về các loại Hương của thế gian để biểu thị cho Hương của pháp, nghĩa là dùng Hương của Giới-ĐịnhTuệ-Từ-Bi..., để huân tu phát sinh pháp thiện mà diệt trừ tập khí của pháp ác. Khéo léo nhận biết tất cả các Hương, là Hạnh sai biệt. Cũng nhận biết về điều hòa phù hợp, là Hạnh dung thông. Dùng chày Kim cang đập vỡ, là Thật tướng Bát-nhã Ba-la-mật điều hòa phù hợp, khiến cho thuần-tạp không có gì ngăn ngại, Bi-Trí viên dung mà thành tựu Hồi hướng.

Trong mục b là riêng biệt hiển bày về nghiệp dụng, có hai: Một-

Tổng quát về tướng hiển bày nhận biết; hai-Chỉ ra sự việc riêng biệt hiển bày.

Trong tiết một, có bốn: 1-Nhận biết về Thể của Hương khác nhau. 2-Từ "Hựu thiện liễu..." trở xuống là dựa theo chủng loại phân rõ khác nhau. 3-Từ "Hựu thiện biệt..." trở xuống là nhận biết về Lực-Dụng khác nhau. Hai loại trước dựa theo thế gian, loại này bao gồm xuất thế gian. 4-Từ "Như thị đẳng..." trở xuống là trình bày tường tận về gốc-ngọn. Bốn loại trên đều có Sự-Lý, suy nghĩ về điều này!

Trong tiết hai-Từ "Nhân gian hữu..." trở xuống là chỉ ra sự việc riêng biệt hiển bày, có mười loại Hương:

Một loại đầu là Tượng Tạng Hương, đầy đủ mười sự việc gốc-ngọn trước đây: 1-Chỉ nói đến tên gọi của Hương thì chắc chắn có hình tướng. 2-Rồng đánh nhau (Long Đấu) là sinh khởi. 3-Mây ùn lên (Hưng Vân) là xuất hiện. 4-Rưới mưa xuống (Vũ vũ) là thành tựu. 5-Sắc vàng ròng là thanh tịnh. 6-Vui mừng hớn hở là yên ổn. 7-Không có bệnh... là phương tiện. 8-Tâm Từ... là cảnh giới. 9-Ý thanh tịnh là uy đức, một loại nghiệp dụng ấy, nghĩa bao gồm bảy loại trước. 10-Từ "Ngã tri..." trở xuống là căn bản, bởi vì chủ yếu là tâm Bồ-đề. Nếu dựa vào tâm Bồ-đề để hiển bày về mười nghĩa, thì Hương của tâm Bồ-đề tựa như Như Lai Tạng, nhờ vào thiện-ác đối trị lẫn nhau mà phát sinh. Nếu một khi đã phát tâm thì cuộn vầng mây Từ trút xuống làn mưa giáo pháp, tâm đã đạt tới khiến cho quay về thanh tịnh chân thật, đạt được pháp vui mừng hớn hở, lìa xa phiền não-nghiệp-khổ, lần lượt chuyển tiếp cuộn vầng mây Từ, chí nguyện hoàn toàn thanh tịnh.

Chín loại Hương còn lại đều thuận theo đầy đủ mười loại Pháp-Dụ, tóm lược cho nên hoặc là hai-hoặc là ba.

Loại thứ hai: Ma-la-da là tên gọi đất nước, bởi vì đất nước có nhiều Hương này, đây chính là Hương của Nhẫn mà ngọn lửa của Sân không thể đốt cháy.

Loại thứ ba: Tức là Hương của Tinh tiến làm cho ma quân tan tác rút lui.

Năm loại tiếp như thứ tự là Hương của năm phần Pháp thân.

Loại thứ chín: Tức là Hương xứng với pháp giới, trước kia Đà-bà trong một tên gọi có bốn sự thật, ở đây thích hợp dùng Hương của muối (Diêm hương) bởi vì tựa như loại này.

Loại thứ mười: Hương quên hết chủ động-thụ động, cho nên gọi là làm mất ý (Đoạt ý).

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã; văn hiển bày có thể biết.

Đoạn hai: Người chèo thuyền Bà-thi-la, Thiện hữu nương vào Bất Hoại Hồi Hướng.

Bà-thi-la, Trung Hoa nói là Tự Tại, nghĩa là đã khéo léo thông đạt đối với biển pháp của Phật, có thể khéo léo vận dụng vượt qua đối với biển sinh tử, tin tưởng sâu sắc không hủy hoại đối với tất cả các pháp, cho nên gọi là Tự Tại.

Ở kinh thành Lâu Các, là nhờ vào Hồi hướng này khiến cho tâm Bồ-đề chuyển đổi càng thêm tăng trưởng, Bi-Trí dựa vào nhau mà phát sinh thù thắng.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai:

Mục 1-Y theo lời dạy quán sát về Đạo, bởi vì bắt đầu đạt được Bất hoại đối với đạo Hồi hướng. Phật đạo là cao, còn lại đều là thấp. Sinh tử và Niết-bàn là yên ổn-nguy hiểm. Chướng ngại và không có chướng ngại là thanh tịnh-uế tạp. Nhị thừa là uốn khúc, Bồ-tát là thẳng thắn...

Mục 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau mà khởi lên ý nghĩ thù thắng, nghĩa là Đạo của Bồ-tát nhờ vào con người mà đạt được, chính là đạt được niềm tin Bất hoại đối với Pháp Sư Bồ-tát. Trong đó: a-Chính thức trình bày; bĐưa ra giải thích, có thể biết.

Mục hai-Từ "Ký chí bỉ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi: Nhìn thấy ở bờ biển, bởi vì nếu biển pháp của Phật thì lấy sinh tử làm bờ bên này, mà không rời bỏ sinh tử; nếu biển sinh tử thì lấy Tu nhân Đại Bi để làm bờ bên này, trú vào Đại Từ Bi khiến cho lìa xa nhân.

Mục ba-Từ "Thuyền sư cáo ngôn..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, phân hai:

Mục 1-Khen ngợi và thưa hỏi: a-Khen ngợi về phát tâm; b-Chủ động thưa hỏi về pháp, văn có mười câu: Năm câu trước là chủ động thưa hỏi về nhân của Quả, năm câu sau là chủ động thưa hỏi về nhân của Nhân, cho nên nói là nhân của Đạo. Vòng xoáy của Tam-muội, vòng xoáy nghĩa là chìm xuống vòng xoáy sâu thẳm mà không chuyển dời, Nhị thừa chìm trong vắng lặng trải qua tám vạn kiếp, mà có thể xa lìa chính là Đạo của Bồtát.

Trong mục 2-Từ "Thiện nam tử, ngã trú thử..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, có hai:

Mục a-Nêu lên tên gọi và Thể, nghĩa là Đại Bi vượt lên trên làm nơi quay về của chúng sinh.

Trong mục b-Từ "Thiện nam tử, ngã quán Diêmphù..." trở xuống là phân rõ về nghiệp dụng, có hai tiết: Một-Trình bày về giáo hóa chúng sinh ở mặt đất khiến cho biết rõ có biển; Hai-Từ "Ngã tri hải trung..." trở xuống là khéo léo nhận biết về tướng của biển.

Trong tiết hai là giáo hóa chúng sinh ở giữa biển, có hai: 1-Trình bày về khéo léo nhận biết; 2-Làm sáng tỏ thành tựu lợi ích của giáo hóa.

Trong tiết 1-Hòn đảo vật báu này (Bảo châu)..., nghĩa về biển pháp-sinh tử đều có. Lại dựa theo trong văn giải thích về biển sinh tử, tóm lược nêu ra nhận biết năm loại sự việc:

Sự việc thứ nhất-Nhận biết vật báu, vật báu tức là Trí, không đi vào biển rộng sinh tử thì không thể nào có được vật báu Nhất thiết trí.

Trong đó có mười hai câu: Một-Trong biển sinh tử rất vắng lặng không lay động, gọi là hòn đảo vật báu. Hai-Như Lai Tạng thuộc về Không và Bất Không là nơi chốn của vật báu. Ba-Hằng sa công đức là chủng loại của vật báu. Bốn-Phật tánh là chủng tử của vật báu. Bốn câu trên đây đều dựa theo Bổn Hữu.

Bốn câu tiếp dựa theo Tu mà thành tựu: Bởi vì Giới thanh tịnh-Hạnh đầu đà..., là công năng có thể thanh tịnh. Bởi vì Trí duyên khởi là công năng có thể xuyên qua. Bởi vì phát tâm Nhất thiết trí, là nhân có thể vượt ra. Lắng nghe là công năng có thể thực hiện.

Bốn câu sau là Dụng của vật báu: Căn khí Tam thừa đều có Trí tuệ sai khác, mà Dụng soi chiếu Lý-đoạn trừ phiền não sai khác, cảnh giới đã duyên vào có vạn phẩm nương tựa sai khác, phá trừ ngu si hiển bày sáng suốt sai khác, tất cả đều không giống nhau.

Sự việc thứ hai-Từ "Ngã tri nhất thiết Long..." trở xuống, tức là ba Độc tham-sân-si trong sinh tử. Bộ Đa, Trung Hoa nói là Tự Sinh, cũng như Dạ-xoa, nhưng bởi vì không sinh ra từ cha mẹ, mà dụ cho nhiều ngu si.

Sự việc thứ ba-Từ "Diệc thiện biệt tri toàn phục..." trở xuống, tức là nhận biết về tướng của Tâm-Thức-SắcVô sắc... dựa vào Thức-Tâm vắng lặng. Kiếp số cạnsâu, sóng nước của bảy Thức, tập khí tạp nhiễm xa-gần, tùy theo duyên với thiện-ác mà nước tâm có màu sắc khác nhau.

Sự việc thứ tư-Từ "Diệc thiện biệt tri nhật nguyệt..." trở xuống, tức là có thể nhận biết về thời gian, nghĩa là căn cơ mới phát sinh và thuần thục, trong thời gian như vậy thích hợp tu tập về Định-Tuệ...

Sự việc thứ năm-Từ "Diệc như kỳ thuyền..." trở xuống, tức là nhận biết về vạn pháp không giống nhau, có phương tiện thì vững vàng, không có phương tiện thì dễ tan vỡ, đã từng tu tập thì thông suốt, không hề tu tập thì bế tắc. Dòng nước lớn nhỏ, nghĩa là sinh tử có giới hạn và không có giới hạn. Làn gió thuận nghịch, là tám làn gió, bốn thuận-bốn nghịch. Lại nói là tu hành có trú vào và không có trú vào.

Nếu tách sự việc thứ ba-thứ năm ra đều có ba sự việc, thì toàn bộ đầy đủ mười biển.

Tiết 2-Từ "Thiện nam tử, ngã dĩ thành tựu..." trở xuống là làm sáng tỏ thành tựu lợi ích của giáo hóa, đã nêu ra mười biển thì nhận biết về biển đã nói trước đây, dựa theo đây nên suy nghĩ! Trong mười biển: Bốn biển trước là Tự lợi, sáu biển sau là Lợi tha.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã; văn hiển bày có thể biết.

Đoạn ba: Trưởng giả Vô Thượng Thắng, Thiện hữu nương vào Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng.

Bởi vì đạt được Thần thông thù thắng, cho nên không có gì cao hơn, bình đẳng với chư Phật, mà lại không có gì hơn được.

Ở đất nước Khả Lạc, do hồi hướng bình đẳng với Phật, không còn thấy tốt-xấu, đều đạt được thanh tịnh mà hoan hỷ vui thích.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Từ "Kiến Vô Thượng Thắng..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi:

Mục 1-Nhìn thấy: Ở phía Đông kinh thành, là bởi vì mặt trời Phật bắt đầu sáng tỏ. Nơi rừng Vô Ưu, là bởi vì hồi hướng giống như Phật không có yêu-ghét. Những khách buôn vây tròn xung quanh, Phật là chủ buôn, Bồtát là khách buôn, Pháp-Tài bên ngoài làm lợi ích mà công lao quy về nơi mình.

Mục 2-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là lễ chào cung kính.

Mục 3-Từ "Bạch ngôn..." trở xuống là thưa hỏi. Xưng danh, là nghe danh tiếng đã lâu, biểu thị cho căn khí tôn trọng giáo pháp, mong mỏi có pháp được nghe.

Mục ba-Từ "Thời bỉ Trưởng giả..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp:

Trong mục 1-Trao cho pháp: a-Nêu lên tên gọi và Thể, bởi vì Vô tác-Vô y cho nên có thể đến khắp mọi nơi, đến khắp mọi nơi là Dụng rộng lớn, Vô y là Thể thù thắng. Vô y, bởi vì không dựa vào nơi khác. Vô tác, là bởi vì lìa xa gia hạnh.

Mục 2-Từ "Thiện nam tử, vân hà..." trở xuống là đưa ra giải thích về nghiệp dụng. Trong giải thích trình bày đến tất cả mọi nơi, bởi vì mở rộng về thuyết pháp. Trong văn: a-Nêu ra Tam thiên; b-Từ "Như ư thử Tam thiên..." trở xuống là tương tự hiển bày về mười phương. Trong mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến: Thêm vào pháp môn thanh tịnh, bởi vì đến khắp mọi nơi chủ yếu là thuyết pháp, tức là pháp đã thuyết giảng trước đây.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết.

Đoạn bốn: Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng.

Thiện hữu tên gọi Sư Tử Tần Thân, là mở ra tự tại, không nơi nào không đến.

Tỳ-kheo Ni, bởi vì tâm Từ hoàn toàn thanh tịnh hợp với tất cả pháp thiện.

Đất nước tên gọi Du-na, Trung Hoa nói là Dũng Mãnh, bởi vì lực của dũng mãnh có thể khiến cho thiện căn không có nơi nào không đến. Lại dùng mười Độ để trình bày về nghĩa, nghĩa ấy vốn là Tinh tiến.

Kinh thành tên gọi Ca-lăng Ca-lâm, dùng nghĩa phiên ra là lúc chiến đấu với nhau, nghĩa là nhờ vào thắng trận mà thiết lập kinh thành, biểu thị cho Nguyện của hồi hướng này, bởi vì Đại uy lực của Tín-Giải, bởi vì Trí tuệ rộng lớn không có chướng ngại, khiến cho thiện căn tu tập, không có gì không đạt đến, nghĩa giống như lúc đánh trận.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: Nói Quốc vương Thắng Quang xả thí vườn Nhật Quang, dựa theo Luật: "Ni thực hành hạnh Đầu-đà phần nhiều ở tại vườn của nhà vua, bởi vì nhờ vào sự bảo vệ bên ngoài." Biểu thị cho Quốc vương Thắng Quang nhờ vào Thật tế, mà khiến cho thiện căn ấy rộng khắp khu vườn của pháp giới, tất cả đều ngay nơi Trí cho nên có tên gọi của ánh sáng.

Trong mục hai-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử tức nghệ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có ba: 1-Nhìn thấy; 2-Lễ chào cung kính; 3-Thưa hỏi.

Trong mục 1-Nhìn thấy, có hai: a-Nhìn thấy Y báo; b-Nhìn thấy Chánh báo.

Mục a-Nhìn thấy Y báo, có sáu tiết:

Tiết một-Cây rừng Vô lậu, thực hành về pháp Vô lậu mà kiến lập, trong văn có tám, đều có những biểu thị, suy nghĩ điều này.

Tiết hai-Từ "Viên trung phục hữu..." trở xuống là trình bày về dòng chảy của tám Giải thoát. Tám công đức, nghĩa là nhẹ nhàng, mát lạnh, thấm ướt, ngọt ngào, trong sạch mà không mùi, điều hòa dễ chịu không có lo sợ.

Tiết ba-Từ "Vô lượng bảo thọ..." trở xuống là trải chỗ ngồi thuộc về Pháp Không, mà tùy theo pháp trang nghiêm khác nhau, trong đó có nêu lên-đưa ra và kết luận, có thể biết.

Tiết bốn-Từ "Thử Đại viên..." trở xuống là trình bày đan xen các loại trang nghiêm, bởi vì vạn hạnh không phải là một.

Tiết năm-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là nêu ra nguyên cớ ấy.

Tiết sáu-Từ "Tam thiên..." trở xuống là trình bày về Dụng tự tại của quả.

Trong mục b-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài kiến Sư Tử..." trở xuống là chính thức trình bày về nhìn thấy Chánh báo, có bốn tiết: Một-Tổng quát trình bày về an tọa khắp nơi, đức thù thắng biểu hiện rõ ràng. Hai-Riêng biệt trình bày về an tọa khắp nơi mà diễn thuyết về pháp đều khác nhau. Ba-Tổng quát kết luận về nhiều chủng loại nghe pháp mà phát tâm. Bốn-Tổng quát hiển bày về nguyên nhân, giải thích thành tựu tự tại.

Tiết một-Tổng quát trình bày về an tọa khắp nơi: Bà-lâu-na, Trung Hoa nói là Thủy, bởi vì vị Trời này có thể làm mãn nguyện của con người.

Trong tiết hai-Từ "Hoặc kiến xử tòa..." trở xuống là riêng biệt trình bày về an tọa khắp nơi, có ba mươi xứ phân ba: 1-Có mười sáu xứ là tám Bộ, loài người và không phải loài người...; 2-Có hai xứ là Nhị thừa; 3-Có mười hai xứ là Bồ-tát.

Trong tiết 1-Trước có bảy xứ là chư Thiên:

1: Vì chư Thiên cõi trời Tịnh Cư mà thuyết giảng về Vô tận, là đối trị mong cầu Thân-Trí tận cùng của hàng A-na-hàm ở cõi ấy.

2: Phạm Vương, ứng hiện khắp nơi nhưng đối với chúng của mình rộng ra cho đến Tam thiên, bởi vì thuyết giảng về Phổ môn thì tất cả đều ứng hiện, Phạm âm trong trẻo tuyệt vời chỉ là thế gian; bởi vì thuyết giảng về chủng loại thù thắng của pháp giới, mới thật là thanh tịnh tuyệt vời.

3: Chư Thiên cõi trời Tha Hóa, bởi vì khiến cho đạt được tâm thanh tịnh xuất thế gian, mà tự tại vượt lên trên thế gian.

4: Chư Thiên cõi trời Hóa Lạc, bởi vì nhạc cụ trang nghiêm không sánh bằng pháp thiện.

5: Xoay chuyển trở về Như Lai Tạng tâm, là bởi vì đầy đủ niềm vui chân thật.

6: Trang nghiêm khắp nơi pháp giới mới tận cùng niềm vui của thời gian.

7: Trời Đế Thích, bởi vì mải mê đắm trong dục lạc.

8: Loài rồng, bởi vì loài rồng có thể bao gồm biến hóa sấm chớp sáng lòa và tuôn mưa mà làm cho trang nghiêm.

9: Dạ-xoa, bởi vì tánh thích bay giữa hư không mà làm hại chúng sinh.

10: Chúng Càn-thát-bà, bởi vì có thể tấu nhạc làm cho vui thích. Ba loại trên cũng thuộc về chúng Tứ Vương mà ý giữ lại tám Bộ, cho nên thiếu hai phương Nam và Tây.

11: Tu-la, bởi vì khéo léo huyễn ảo làm trang nghiêm.

12: Ca-lầu-la, khuấy động biển lớn mà làm cho loài rồng lo sợ. 13: Khẩn-na-la, là Thần ca hát, dùng ánh sáng của hạnh Phật mà phá bỏ đam mê ấy; lại trên đầu có một sừng, cũng nói là Nghi thần, ánh sáng làm cho lìa xa nghi ngờ mà giác ngộ giống như Phật.

14: Ma-hầu-la-già, bởi vì nhiều nóng giận.

Trên đây là tám Bộ, trừ ra loại 1-loại 7 và chúng Dạxoa, chúng Ma-hầu-la-già dựa theo đối trị mà nói, còn lại đều dựa theo phương tiện thích hợp, tùy theo thế gian mà có thể xoay chuyển tiến vào xuất thế gian. Chúng Khẩn-na-la bao gồm hai nghĩa ấy.

15: Một chỗ ngồi là loài người, bởi vì loài người phần nhiều thực hành hạnh bất thiện, giả sử thực hành nhân nghĩa mà cũng không phải là thù thắng, vì vậy khiến cho phát khởi về hạnh thù thắng của xuất thế gian.

16: Một chỗ ngồi là La-sát, bởi vì chính là không phải loài người, cho nên cũng đối trị về nhiều tàn hại.

Tiết 2-Có hai xứ là Nhị thừa, bởi vì Thanh văn Trí tuệ yếu kém, mà Duyên giác tu phước dừng lại trăm kiếp, ánh sáng của Trí về duyên khởi chưa thể nào quên hết mọi duyên.

Tiết 3-Có mười hai xứ là Bồ-tát, phân ba:

Đầu là một xứ thuộc Địa tiền, thuyết giảng về ánh sáng của Định-Tuệ.

Tiếp là mười xứ thuộc Địa thượng, Sơ phát tâm là chứng được phát tâm, bởi vì phát khởi mười Đại Nguyện; Địa thứ năm là Diệu Hoa Tạng, Hoa nghĩa là mười loại tâm thanh tịnh bình đẳng, bản kinh thời Tấn nói: "Tịnh Tâm Hoa Tạng." Hoa Tạng là bởi vì ChânTục cùng tu tập, làm nhân hàm tàng cho thù thắng khó đạt được. Tám xứ còn lại có thể biết.

Sau là một xứ, nghĩa thuộc Đẳng giác, bởi vì thuyết giảng về Định Kim Cang Dụ hủy hoại làm tan rã tập khí phiền não.

Đã vì Đẳng giác mà thuyết giảng, rõ ràng phần vị này không phải Tiểu thừa. Nói về Hồi hướng là dựa theo phần vị nương vào mà thôi, nơi khác đều phỏng theo đây.

Tiết ba-Từ "Thiện Tài Đồng tử kiến như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều chủng loại nghe pháp mà phát tâm, có thể biết. Tiết bốn-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống tổng quát hiển bày về nguyên nhân, giải thích thành tựu tự tại, có hai: 1-Bởi vì đầy đủ Bát-nhã cho nên có thể giáo hóa; 2-Từ "Thử nhật quang..." trở xuống là bởi vì căn cơ của chúng sinh được giáo hóa ấy đã thuần thục.

Mục 2-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử..." trở xuống là lễ chào cung kính, trong đó có ba: a-Nhìn thấy phát tâm thù thắng; b-Phát ra ánh sáng thâu nhiếp tiếp nhận; c-Chính thức bày tỏ lễ nghi cung kính.

Mục 3-Từ "Bạch ngôn..." trở xuống là thưa hỏi về giáo pháp.

Trong mục ba-Từ "Tỳ-kheo Ni ngôn..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, có ba mục:

Mục 1-Nêu lên tên gọi, Nhất thiết trí là bởi vì giống với Trí của Phật.

Mục 2-Từ "Thiện Tài ngôn..." trở xuống là đưa ra để giải thích về

Thể ấy, một niệm mà soi chiếu khắp nơi.

Mục 3-Từ "Thiện Tài bạch ngôn..." trở xuống là phân rõ về nghiệp dụng của pháp môn: a-Thưa hỏi; bGiải đáp.

Trong mục b là giải đáp có hai tiết: Một-Trình bày về Dụng của Thông; Hai-Trình bày về Dụng của Trí.

Trong tiết một-Trình bày về Dụng của Thông, cũng có hai:

Tiết 1-Phân rõ về chỗ dựa của Dụng, nghĩa là do Nhất thiết trí mà có thể tiến vào Tam-muội Vương. Tam-muội Vương, Trí Luận quyển thứ 7 nói: "Tất cả

Tam-muội đều tiến vào trong này, Thể tức là Như Như, Thể của Như vốn vắng lặng, Chân Trí phù hợp với Thể này, cho nên gọi là Tam-muội."

Bởi vì nói Nhất thiết trí, có hai nghĩa của điều ấy: Một-Bởi vì nhận biết toàn bộ về tất cả sự việc trong ba đời. Hai-Đối với Chủng Trí gọi là Căn Bản Trí, bởi vì nhận biết tất cả sự việc đều là một Thật tướng. Bởi vì Thật Trí ngay nơi Quyền, mà phù hợp với Thật Lý ngay nơi Sự, cho nên tất cả Tam-muội đều tiến vào trong đó. Lại bởi vì Thể của Tam-muội Vương có khắp tất cả mọi nơi, cho nên Ý sinh thân tùy theo chủng loại mà có thể thành tựu.

Tiết 2-Từ "Vãng thập phương..." trở xuống là phân rõ về nghiệp dụng có thể dựa vào, có thể biết.

Tiết hai-Từ "Thiện nam tử, ngã kiến..." trở xuống là trình bày về Dụng của Trí ấy. Lại trước tức là Dụng của Trí sai biệt, nay tức là Dụng của Trí không có phân biệt, tiếp xúc với cảnh mà không hề giữ lấy.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 68 trong kinh).

Đoạn sáu: Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng.

Thiện hữu tên gọi Bà-tu Mật-đa, Trung Hoa nói là Thế Hữu, cũng nói là Thiên Hữu, bởi vì tùy theo phương tiện giáo hóa trời-người thế gian.

Đất nước tên gọi Hiểm Nạn, là thực hành ngược lại trái với đạo mà phần vị phía dưới không thể nào thực hành.

Kinh thành tên gọi Bảo Trang Nghiêm, là ngược lại thuận theo hạnh của thế gian mà có thể sinh ra Tạng công đức vô tận.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai mục:

Mục 1-Y theo lời dạy thành tựu lợi ích, nghĩa là do nghe đến ánh sáng của Nhất thiết trí, mà Tư-Tu hướng về tiến vào đạt được hai loại lợi ích: Một-Đạt được lợi ích nhìn thấy pháp tánh chân thật, nhờ vào Thật Trí trước đây; Hai-Từ "Đắc liễu tri..." trở xuống là đạt được lợi ích của Quyền Trí, nhờ vào Trí sai biệt tận cùng về ba đời trước đây.

Mục 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu phần vị tiếp sau, trong đó có bốn mục:

Mục a-Dốc lòng tìm kiếm.

Mục b-Từ "Thành trung..." trở xuống là hiểu biết nông cạn dẫn đến nghi ngờ, bởi vì thực hành ngược lại khó nhận biết. Không nghi ngờ chính mình, là bởi vì tham lam thuận với Bi, trở ngại đến hạnh yếu kém, cho nên không giống như hai loại trước. Lại bởi vì đã điều phục đối với hai loại trước, cho nên trong này không nghi ngờ gì.

Mục c-Từ "Kỳ trung hữu nhân tiên tri..." trở xuống là Trí sâu xa khen ngợi chỉ dạy: Trước là khen ngợi; sau từ "Thiện nam tử, Bà-tu..." trở xuống là chỉ dạy nêu ra ở chỗ đó. Phố chợ là nơi ồn ào tạp loạn, phía Bắc là đứng đầu hoại diệt, nhà cửa của mình tức là ý hoàn toàn rỗng rang vắng lặng, nghĩa là đang muốn thực hành Thiền định, ở nơi ồn ào náo loạn mà luôn luôn vắng lặng, ở tại phía Bắc của phố chợ...

Mục d-Từ "Thời Thiện Tài..." trở xuống là y theo lời dạy mà hướng đến.

Mục hai-Từ "Kiến kỳ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi.

Trong mục 1-Nhìn thấy, có hai: a-Nhìn thấy Y báo, trong chỗ hoàn toàn rỗng rang mà không có đức nào không đầy đủ, mở rộng hiển bày về sự trang nghiêm ở nơi ấy. b-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là nhìn thấy Chánh báo, có đầy đủ Đức-Dụng của chủ-bạn.

Mục 2-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài tiền nghệ..." trở xuống là cung kính thưa hỏi, có thể biết.

Mục ba-Từ "Bỉ tức cáo ngôn..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, trong đó có ba mục:

Mục 1-Nêu lên tên gọi: Lìa xa phạm vi của tham dục, phàm phu nhiễm theo Dục, Nhị thừa nhìn thấy Dục đáng lìa xa, Bồ-tát không đoạn bỏ tham dục mà đạt được giải thoát, Trí hiểu rõ tánh Không mà Dục chính là Đạo. Như vậy nhiễm mà không nhiễm, mới thật là hoàn toàn lìa xa phạm vi của Dục.

Mục 2-Từ "Tùy kỳ..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng, trong đó: a-Hiện rõ thân cùng loại; b-Từ "Nhược hữu chúng sinh..." trở xuống là dùng pháp làm lợi ích cho chúng sinh, trong đó có mười loại Tam-muội, đều tùy theo phương tiện thích hợp mà thọ nhận dục lạc, đạt được Tam-muội rất sâu xa này, suy nghĩ về điều đó!

Mục 3-Từ "Thiện Tài bạch ngôn..." trở xuống là nhân duyên đạt được pháp: Trước là thưa hỏi, sau là giải đáp.

Bố thí một vật báu-một đồng tiền, có hai nghĩa: MộtVật báu mà có thể rời bỏ cho nên nhất định lìa xa tham lam; hai-Một đồng tiền tuy nhỏ bé, mà bởi vì tâm Bồđề, cho nên thành tựu đều tự tại.

Đoạn sáu: Nhập Nhất Thiết Bình Đẳng Thiện Căn Hồi Hướng.

Thiện hữu tên gọi Tỳ-sắt Chi-la, Trung Hoa nói là Triền Lý, nghĩa chính là bao gồm thâu nhiếp, bởi vì trong tòa Tháp bao gồm thâu nhiếp tất cả chư Phật. Hoặc là nói thâu nhiếp tiến vào, bởi vì thâu nhiếp các thiện căn tiến vào bình đẳng.

Kinh thành tên gọi Thiện Độ, bởi vì không có một thiện căn nào không hóa độ đến cuối cùng.

Thường cúng dường Tháp Phật, bởi vì bậc nhất trong các thiện căn.

Không rõ vì sao chỉ cúng dường tòa Tháp này? Có chỗ nói: "Bởi vì trong tòa Tháp chắc chắn có pháp tòa Chiên-đàn, là muốn cúng dường tất cả chư Phật vô tận." Cũng là một lý. Trong văn:

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, thiếu không có nghĩ đến pháp.

Mục hai-Từ "Nghệ Cư sĩ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi.

Mục ba-Từ "Cư sĩ cáo..." trở xuống là chính thức trao cho pháp giới, trong đó có bốn mục:

Mục 1-Nêu lên tên gọi: Bất Bát Niết-bàn Tế, Bát là Nhập, bởi vì Thật tế cuối cùng các Đức Như Lai không nhập Niết-bàn, cho nên phẩm Xuất Hiện nói: Như Thật tế Niết-bàn, Như Lai Niết-bàn cũng như vậy.

Mục 2-Từ "Thiện nam tử, ngã bất sinh tâm..." trở xuống là hiển bày về Thể, nghĩa là tâm phù hợp với Thật tế mà nhận biết Phật thường trú.

Mục 3-Từ "Duy trừ..." trở xuống là giải thích nghi ngờ, đều như phẩm Xuất Hiện phân rõ. Kinh Lăng Già cũng nói: "Không có Niết-bàn của Đức Phật, không có Đức Phật nào Niết-bàn."

Mục 4-Từ "Ngã khai..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng của pháp môn, trong đó có hai:

Mục a-Phân rõ về chỗ dựa của Dụng, cũng là chứng minh về nghĩa của không Niết-bàn trước đây, bởi vì đưa ra hiện tại nhìn thấy. Phật chủng không có cùng tận, Phật chủng thuận theo duyên khởi, Phật duyên với Lý sinh ra, thấy Lý sâu xa cho nên thấy Phật không có hoại diệt, bởi vì Hóa thân Phật tức là Thường thân-Pháp thân.

Mục b-Từ "Thiện Tài bạch..." trở xuống là thưa hỏi và giải đáp về cảnh giới.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến. Trong mở rộng Thắng tiến, Trưởng giả tuy nhận biết ba đời không hoại diệt, nhưng chưa có thể trong một niệm mà nhận biết đạt tới chủ động và thụ động bình đẳng.

Trong mục năm-Từ "Ư thử Nam phương..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau: Trước là Trường hàng, sau là Kệ tụng. Bởi vì Bồ-tát Đại Bi, mọi người đều tôn trọng, cho nên chỉ thêm vào Kệ tụng.

Nói trong biển có núi, là bởi vì Đại Bi tùy thuận tiến vào biển sinh tử mà ở trên núi Niết-bàn, tức là phía Nam của Nam Ấn Độ.

Đoạn bảy: Đẳng Tùy Thuận Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng.

Thiện hữu tên gọi Quán Tự Tại, ba nghiệp chân thành hướng về chắc chắn dùng sáu Thông đến với cơ duyên, thâu nhiếp làm lợi ích khó nghĩ bàn gọi là Quán Tự Tại, từ đó có thể tùy thuận với tất cả chúng sinh.

Ở tại núi Bổ-đát Lạc-ca, Trung Hoa nói là Tiểu Bạch

Hoa Thọ, núi có nhiều cây này, hương thơm lan tỏa rất xa, người ngửi được mùi hương hay nhìn thấy cây này thì chắc chắn mừng vui, là nghĩa của tuỳ thuận.

Lại Quán Tự Tại, hoặc nói là Quán Thế Âm. Tiếng Phạn nói là Ba-lô-chỉ-đế, là Quán; Thấp-phạt-la, Trung Hoa nói là Tự Tại. Nếu nói là Nhiếp-phạt-đa, thì Trung Hoa nói là Âm.

Nhưng trong bản tiếng Phạn tự có hai loại không giống nhau, vì vậy người dịch tùy theo khác nhau, mà ở phẩm Quán Thế Âm trong kinh Pháp Hoa nói: "Quán sát âm thanh ấy đều được giải thoát." Chính là Quán Thế Âm.

Nếu đầy đủ ba nghiệp thì thâu nhiếp giáo hóa tức là Quán Tự Tại. Trong phẩm ấy: 1-Ngữ nghiệp xưng niệm danh hiệu trừ diệt bảy tai nạn; 2-Thân nghiệp lễ bái thỏa mãn hai nguyện; 3-Ý nghiệp luôn luôn nghĩ đến làm sạch ba độc.

Nhưng nay phần nhiều niệm danh hiệu Quán Thế Âm, là bởi vì phần nhiều sử dụng về ngữ nghiệp, lại bởi vì nhiều người xưng niệm. Nay chọn lấy nghĩa viên thông cho nên nói là Tự Tại.

Nhưng Quán tức là chủ động Quán bao gồm tất cả các Quán, Thế là thụ động Quán bao gồm tất cả thế gian. Nếu nói là Âm, thì cũng bao gồm thụ động Quán, tức là tất cả căn cơ đã cứu giúp. Nếu nói là Tự Tại, thì chính là thuộc về Dụng của chủ động giáo hóa.

Trong văn chỉ có năm mục, thiếu mục sáu là lễ chào từ giã.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Từ "Kiến kỳ Tây diện..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có hai:

Mục 1-Nhìn thấy, có ba mục:

Mục a-Nhìn thấy Y-Chánh thù thắng: Ở tại phía Tây, bởi vì phía Tây đứng đầu giết hại mà hiển bày tâm Bi cứu giúp, lại khiến cho hướng về nguồn gốc mà tôn thờ.

Mục b-Từ "Thiện tài kiến dĩ..." trở xuống là làm sáng tỏ về lợi ích của nhìn thấy, bởi vì có được ý niệm thù thắng xông ướp trong tâm. Thiện tri thức thì chính là Như Lai, bởi vì dẫn đến cứu cánh giống như Phật.

Mục c-Từ "Nhĩ thời Quán Tự Tại..." trở xuống là Thiện hữu rủ lòng Đại Bi sâu dày khen ngợi thâu nhiếp, mà tùy thuận thâu nhiếp tiếp nhận.

Mục 2-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là cung kính thưa hỏi, có thể biết.

Mục ba-Từ "Bồ-tát cáo ngôn..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp: 1-Khen ngợi; 2-Trao cho pháp.

Trong mục 2-Trao cho pháp, có ba mục:

Mục a-Nêu lên tên gọi.

Mục b-Từ "Ngã dĩ thử..." trở xuống là tổng quát hiển bày về Thể-Tướng, cũng là giải thích tên gọi, bình đẳng giáo hóa tức là Đại Bi, bởi vì Đồng Thể Bi cho nên nói là bình đẳng, nối tiếp nhau không gián đoạn tức là Hạnh môn. Vả lại, Môn tức là Phổ Môn, Phổ Môn thị hiện mà uyển chuyển cứu giúp không có gì để sót.

Mục c-Từ "Thiện nam tử, ngã trú thử..." trở xuống là mở rộng hiển bày về nghiệp dụng, trong đó có hai tiết:

Một-Dựa theo Phổ Môn để hiển bày về nghiệp dụng; Hai-Dựa theo Đại Bi.

Trong tiết một-Dựa theo Phổ Môn để hiển bày về nghiệp dụng, có hai tiết:

Tiết 1-Tổng quát trình bày, bởi vì hướng lên trên giống với chân tâm Diệu Giác của Như Lai, cho nên thường ở trú xứ của tất cả các Đức Như Lai; hướng xuống dưới Đồng Thể Đại Bi với chúng sinh, mà hiện rõ khắp nơi trước tất cả chúng sinh, hiện rõ khắp nơi tức là Phổ Môn thị hiện. Nhưng Đại Thánh thành tựu Chánh giác đã lâu, hiệu là Chánh Pháp Minh, thị hiện làm Bồtát, ý nghĩa và ngôn từ giống như Phật.

Tiết 2-Từ "Hoặc dĩ bố thí..." trở xuống là riêng biệt trình bày về nghĩa của hiện rõ khắp nơi (Phổ hiện), có mười một câu, cùng với ba mươi lăm ứng hiện trong kinh Pháp Hoa, mới nhìn thì tựa như ít nghĩa mà chọn lấy lại nhiều. Ba mươi lăm ứng hiện trong kinh Pháp Hoa, chỉ là hoặc hiện rõ Sắc thân và thuyết pháp trong kinh này mà thôi.

Tiết hai-Từ "Thiện nam tử, ngã tu hành..." trở xuống là dựa theo hạnh Đại Bi để hiển bày về nghiệp dụng, bởi vì cứu giúp các nỗi sợ hãi, trong đó có ba tiết: Tiết 1-Lìa xa nỗi sợ hãi của thế gian, có mười tám loại: Đầu là ba loại dựa theo phiền não, tức là sợ hãi về nhân; còn lại đều dựa theo quả. Ba loại ràng buộc-giết hại-tham lam, tách ra từ nỗi sợ hãi không sống được. Từ "Hắc ám..." trở xuống đều là sự việc trong năm loại sợ hãi. Trên đây là dựa theo pháp đã lìa xa.

Tiết 2-Từ "Phục tác..." trở xuống là nhân có thể lìa xa, bởi vì niệm tức là ý, mà ba nghiệp đều lợi ích.

Tiết 3-Từ "Ngã dĩ thử..." trở xuống là khiến cho Đại tâm tăng lên mới có thể hoàn toàn lìa xa nỗi sợ hãi về hai loại sinh tử.

Mục bốn-Từ "Ngã duy..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, bởi vì thành tựu Chánh giác đã lâu mà tôn sùng không mất đi khiêm tốn.

Mục năm-Từ "Nhĩ thời Đông phương..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau, trong đó có hai mục:

Mục 1-Vị Thiện hữu sau đi vào pháp hội:

Từ phía Đông đi đến, là bởi vì Trí sáng tỏ thuộc về Chân Như Tướng ở phần vị sau mới chứng được.

Tên gọi Chánh Thú, là Chánh pháp hướng đến khắp nơi mà giáo hóa chúng sinh, dùng Trí thuộc về Chánh pháp mà hướng đến Chân Như Tướng.

Từ hư không xuất hiện, là Thể của Trí không có nương tựa mới phù hợp với Như.

Trí vây tròn phía trên, là Như dựa vào phiền não hư vọng mà hiển bày.

Chân làm lay động thế giới, là dùng chân của ĐịnhTuệ mà trừ diệt tạp nhiễm xấu ác.

Giống như Hội trước, là không lìa xa mà tùy thuận chúng sinh đạt được Như Tướng, lại dùng Trí kết hợp với Bi mà thành tựu Vô trú.

Mục 2-Từ "Thời Quán Tự Tại..." trở xuống là vị Thiện hữu trước đây chỉ ra, bởi vì thuộc về pháp hội này, cho nên không có phần lễ chào từ giã.

Đoạn tám: Bồ-tát Chánh Thú, Thiện hữu nương vào phần vị Chân Như Tướng Hồi Hướng. Trong văn có đủ sáu mục:

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, văn hiển bày có thể biết.

Mục ba-Từ "Chánh Thú Bồ-tát ngôn..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, phân hai: 1-Nêu lên tên gọi và Thể, mười phương không có giới hạn cho nên gọi là Phổ Môn, một niệm vượt qua nhiều quốc độ cho nên nói là nhanh chóng. 2-Từ "Thiện Tài ngôn..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng của pháp môn.

Trong mục 2 có bốn: a-Bày tỏ thưa hỏi, tuy có ba câu hỏi mà ý nằm ở câu hỏi về nhanh chóng. b-Từ "Cáo ngôn..." trở xuống là hiển bày về sâu xa. c-Từ "Thiện Tài..." trở xuống là nương theo uy lực thưa thỉnh thuyết giảng. d-Từ "Chánh Thú Bồ-tát ngôn..." trở xuống là chính thức giải đáp câu hỏi trước đây.

Trong mục d có năm tiết:

Tiết một-Giải đáp về nơi chốn đạt được pháp, nghĩa là từ cảnh giới Như Lai Tạng thuộc Bổn Trí của mình, sinh khởi tất cả vạn thiện mà phát ra Bổn Giác, vì vậy hiện hành có thể nhanh chóng nhận biết tất cả các pháp khắp nơi, không lìa xa tâm tánh mà vạn hạnh lập tức thành tựu.

Tiết hai-Từ "Tùng bỉ phát..." trở xuống là giải đáp về thời gian xa-gần.

Tiết ba-Từ "Nhất nhất niệm trung..." trở xuống là giải đáp về nơi chốn xa-gần, bởi vì bắt đầu bước đi nhiều bước đã lâu, thì biết là cách xa rồi, tức là nhanh chóng.

Tiết bốn-Từ "Nhất nhất Phật sát..." trở xuống là hiển bày về thành tựu lợi ích.

Tiết năm-Từ "Như tùng Đông..." trở xuống là tương tự hiển bày về mười phương.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, dễ hiểu có thể biết.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn hiển bày có thể biết.

Đoạn chín: Vô Phược Vô Trước Giải Thoát Hồi Hướng.

Thiện hữu tên gọi Đại Thiên, bởi vì hiện rõ Đại thân. Trí thanh tịnh tự tại không có ràng buộc, không có vướng mắc, cho nên gọi là Thiên. Xứng với Lý ứng hiện khắp nơi, cho nên gọi là Đại. Diệu Dụng khó suy lường, cho nên gọi là Thần.

Ở kinh thành Đọa-la Bát-để, Trung Hoa nói là Hữu Môn, nghĩa là bởi vì có pháp môn vi diệu không có ràng buộc-không có vướng mắc này, vốn là Pháp Sư.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, văn hiển bày có thể biết.

Trong mục ba-Từ "Nhĩ thời Đại Thiên..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, có hai: 1-Phương tiện trao cho pháp; 2-Chính thức trao cho pháp đã đạt được. Mục 1-Phương tiện trao cho pháp: Hiện rõ tướng, khen ngợi Thiện hữu khó gặp được mà khiến cho vui mừng tiến vào. Mở rộng ra..., dựa theo sự việc thì phát tâm khó gặp được, cho nên mắt trong sáng mà ngắm nhìn, rải hoa mà cúng dường; dựa theo biểu thị, nghĩa là mở rộng bốn cánh tay Vô ngại giải, chọn lấy pháp môn tương ưng với phẩm loại thù thắng đã chứng được. Trước là tự mình thanh tịnh để gột sạch thân tâm, sau là làm lợi ích người khác, cho nên nói là rải hoa, cũng biểu thị cho bốn Nhiếp mở rộng ra xa mà thâu nhiếp tiếp nhận bốn Chúng.

Trong mục 2-Từ "Ngã dĩ thành..." trở xuống là chính thức trao cho pháp giới, có hai:

Mục a-Nêu lên tên gọi và Thể, nghĩa là bởi vì Đại Bi thuộc về sáu Độ, như vầng mây che phủ tưới thấm, như lưới giăng thâu nhiếp tất cả.

Mục b-Từ "Thiện Tài..." trở xuống là thưa hỏi và giải đáp về nghiệp dụng, vốn là bốn Nhiếp thâu nhiếp chúng sinh, trước là thưa hỏi-sau là giải đáp.

Trong giải đáp có hai tiết: Một-Hiện rõ vật báu để bố thí, dạy cho dùng Bố thí để thâu nhiếp. Hai-Từ "Như ngã vị nhữ..." trở xuống là tương tự nối thông dạy cho các Nhiếp còn lại, và Nhiếp thuộc về Lợi hành; nói những pháp như vậy, cũng bao gồm Ái ngữ-Đồng sự.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, dễ hiểu có thể biết.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn hiển bày có thể biết.

Đoạn mười: Nhập Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng. Thiện hữu tên gọi Địa thần An Trú, Địa là nơi nương tựa của vạn pháp, tức là pháp giới đã tiến vào, An Trú tức là nghĩa của Nhập.

Tại Bồ-đề Tràng, bởi vì Pháp giới đã tiến vào chính là nơi đạt được Bồ-đề, Bồ-đề là căn bản, phương Nam trước đây có pháp đã biểu thị, thuận theo phương Nam là căn bản, nay thâu nhiếp phụ thuộc (Mạt) quy về pháp giới căn bản(Bổn), vì vậy không nói phương Nam. Vả lại, Địa thượng Chứng Như cũng giống với căn bản, nay Hồi Hướng cuối cùng cho nên thâu nhiếp quy về phần vị này. Văn cũng có sáu mục.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Từ "Bách vạn địa..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi giáo pháp, trong đó có năm: 1-Thiện hữu nhìn thấy khen ngợi, đã nói Thiện hữu nhìn thấy thì đã bao gồm nhìn thấy Thiện hữu. 2-Từ "Thời An Trú..." trở xuống là trang nghiêm nơi chốn thâu nhiếp chúng sinh để hiển bày về đức thù thắng. 3-Từ "Thời An Trú cáo..." trở xuống là nhận lời nêu ra pháp thiện xưa kia, dẫn đến bắt đầu thưa hỏi về điều ấy. 4-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là lễ chào cung kính bày tỏ thưa thỉnh. 5-Từ "Dĩ túc án..." trở xuống là chính thức chỉ ra nhân xưa kia.

Mục ba-Từ "Thiện nam tử, ngã đắc..." trở xuống là chỉ ra pháp giới của mình, trong đó có bốn: 1-Nêu lên tên gọi và Thể-Dụng, nghĩa là Trí trong một niệm phù hợp với pháp giới, thì không thể hủy hoại. Trong này thì không có gì không sinh ra, cho nên gọi là Tạng. Bởi vì phần vị Hiền đã đầy đủ, toàn bộ kết hợp với Tam Hiền, làm nhân tiến vào Địa, hiển bày về phước của Thiện Tài thường thuận theo Trí của Địa Thần không hủy hoại, vậy thì nhân xưa kia không mất đi, có thể tiến vào Chứng đạt. Từ "Thường dĩ thử..." trở xuống là tóm lược trình bày về Dụng của pháp giới ấy. 2-Từ "Thiện nam tử, ngã ức..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về nghiệp dụng, bởi vì Trí không hủy hoại cho nên thường nhớ lại... 3-Từ "Nãi vãng cổ thế..." trở xuống là hiển bày về thời gian-nơi chốn đạt được pháp. 4-Từ "Ngã ư thử..." trở xuống là tổng quát kết luận về thuần thục.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, dễ hiểu có thể biết.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn hiển bày có thể biết.

Tri thức thuộc phần vị Thập Hồi Hướng, xong.

QUYỂN 58

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 68 trong kinh).

Mục thứ năm-Bắt đầu từ Dạ thần Bà-san đến Cù-ba có mười Thiện hữu, nương vào phần vị Thập Địa, tức là phân làm mười đoạn.

Đoạn một: Dạ thần Bà-san Bà-diễn-để, Thiện hữu nương vào Hoan Hỷ Địa.

Kinh thành tên gọi Ca-tỳ-la, Trung Hoa nói là Hoàng Sắc, bởi vì xưa kia Tiên nhân Hoàng Đầu nương vào nơi này. Bởi vì màu vàng là màu sắc ở giữa, biểu thị phù hợp với Trung đạo. Lại bởi vì kinh thành này là nơi Đức Phật sinh ra, biểu thị cho Địa thứ nhất sinh trong nhà chư Phật.

Bà-san, Trung Hoa nói là Xuân. Bà-diễn-để, Trung Hoa nói là Chủ Đương. Bởi vì vào mùa Xuân, chủ yếu là gieo trồng hoa màu, nghĩa là hiển bày bắt đầu tiến vào Địa có thể sinh trưởng vạn hạnh, mà cứu giúp chúng sinh.

Địa thượng phần nhiều thấy ở Dạ thần, là bởi vì Chứng Trí huyền diệu xen lẫn với nhau phá trừ u tối. Chín vị Thiên Thần sau, dựa theo bản tiếng Phạn đều là Nữ thần. Cù-ba cũng là người nữ, bởi vì Địa thượng chứng được Đồng Thể Từ Bi là hình dạng của người nữ. Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai: 1-Dựa vào pháp trước đây mà tu chứng; 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau.

Trong mục 2, có hai: a-Thời gian và nơi chốn đi đến: Đi vào từ cửa phía Đông, là bởi vì bắt đầu mở bày sáng tỏ, hiển bày về bắt đầu tiến vào chứng đạt. Nhìn thấy mặt trời lặn, là bởi vì Dạ thần, biểu thị cho phân biệt nhìn thấy mặt trời đều đã không còn. b-Từ "Tâm niệm..." trở xuống là sinh tâm khao khát ngưỡng mộ.

Mục hai-Từ "Tác thị niệm thời..." trở xuống là trình bày về gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, trong đó có hai:

Mục 1-Nhìn thấy Y-Chánh của Thiện hữu: Thấy ở giữa hư không, kinh thành biểu thị cho Giáo Đạo, hư không biểu thị cho Chứng Đạo, Tông chỉ và Thuyết giảng đều thông suốt, như mặt trời ở giữa hư không. Mặc áo đỏ, là Chứng Trí rõ ràng sáng tỏ, pháp môn tinh tượng không lìa xa Thể Như của một thân, tác dụng hóa sinh không lìa xa tánh của một mảy lông.

Mục 2-Từ "Thiện Tài Đồng tử kiến văn..." trở xuống là lễ chào cung kính thưa hỏi.

Trong mục ba-Từ "Thời bỉ Dạ thần..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, có hai: 1-Khen ngợi; 2-Từ "Thiện nam tử, ngã đắc..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình.

Trong mục 2 có ba: a-Nêu lên tên gọi và Thể; b-Hiển bày về nghiệp dụng; c-Đạt được pháp xa-gần.

Mục a-Nêu lên tên gọi và Thể: Tất cả chúng sinh si mê tăm tối, tức là hai Ngu đã phá trừ. Ánh sáng của pháp, tức là hai Trí vô ngã có thể phá trừ. Lại phá trừ tăm tối của chúng sinh là Bi, ánh sáng của pháp là Trí, là Bi-Trí đầy đủ.

Trong mục b-Từ "Ngã ư ác tuệ..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng, có hai: Trước là Trường hàng, sau là Kệ tụng.

Trong Trường hàng có hai tiết: Một-Phát khởi tâm cứu giúp chúng sinh; Hai-Từ "Ngã ư dạ ám..." trở xuống là chính thức trình bày về thâu nhiếp cứu giúp đối với duyên, trong đó có mười môn: Đầu là một môn tổng quát trình bày; từ "Vi hải nạn..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Một môn đầu là tổng quát, có bốn loại: 1-Đêm tối... là thời gian cứu giúp; 2-Biển khơi... là nơi chốn cứu giúp; 3-Gặp phải trộm cắp... là thụ động cứu giúp; 4-Đủ loại phương tiện là chủ động cứu giúp.

Trong chín môn sau là riêng biệt hiển bày, văn đều có hai: Trước là cứu giúp nỗi khổ của thế gian khiến cho có được niềm vui của thế gian; sau là dùng Đại Nguyện để hồi hướng, khiến cho hoàn toàn lìa xa nỗi khổ-có được niềm vui.

Trong chín môn: 1-Cứu giúp chúng sinh gặp nạn ở biển khơi. 2-Từ "Vị tại lục địa..." trở xuống là cứu giúp chúng sinh ở đất liền. 3-Từ "Nhất thiết chúng sinh..." trở xuống là cứu giúp chúng sinh mong cầu không đạt được và đi giữa núi rừng nguy hiểm. 4-Cứu giúp chúng sinh vui thích quốc độ. 5-Cứu giúp chúng sinh đắm theo làng xóm. 6-Cứu giúp chúng sinh trong đêm dài tăm tối. 7-Từ "Thị chư chúng sinh vô hữu trí..." trở xuống là cứu giúp chúng sinh trong nghiệp-phiền não. 8-Từ "Hoặc bệnh sở triền..." trở xuống là cứu giúp chúng sinh trong tám nỗi khổ. 9-Từ "Nhập kiến trù lâm..." trở xuống là cứu giúp chúng sinh trong ác kiến. Văn đều rõ ràng có thể biết.

Trong Kệ tụng có hai mươi mốt tụng phân bốn: 1-

Một kệ đầu, tụng về tên gọi và Thể của Pháp môn; 2-Có bốn kệ, tụng nêu ra Nhân khuyến khích tu tập, tức là bốn Vô lượng; 3-Có mười kệ, tụng hiển bày về Quả khiến cho tiến vào, tức là sáu Xứ thù thắng; 4-Có sáu kệ, tụng trình bày về nghiệp dụng rộng lớn.

Trong mục c-Đạt được pháp xa-gần: Trước là đưa ra hai câu hỏi, sau là trở lại giải đáp hai câu hỏi.

Trong giải đáp có hai tiết: Một-Giải đáp về thời gian phát tâm; Hai-Giải đáp về đạt được pháp xa-gần.

Tiết một-Giải đáp về thời gian phát tâm, có sáu: 1-Tổng quát hiển bày về Nhân duyên-Bổn sự; 2-Từ "Thời bỉ thành Đông..." trở xuống là trình bày về Đức Phật đầu tiên xuất hiện ở thế gian; 3-Từ "Liên Hoa thành nội..." trở xuống là Thiện hữu khuyến khích phát tâm; 4-Từ "Linh Vương phu nhân..." trở xuống là chính thức phát khởi Đại tâm; 5-Từ "Thời Vương phu nhân..." trở xuống là kết hợp với xưa và nay; 6-Từ "Ngã ư bỉ Phật..." trở xuống là phát tâm thành tựu lợi ích.

Tiết hai-Từ "Quá thử kiếp dĩ..." trở xuống là giải đáp về đạt được pháp xa-gần, trong đó có hai: 1-Tổng quát hiển bày về nhân duyên đạt được pháp; 2-Từ "Ngã tài kiến Phật..." trở xuống là chính thức trình bày về đạt được pháp.

Trong tiết 2 có ba: a-Đạt được Tam-muội phương tiện, nghĩa là trên được thấy chư Phật, dưới giáo hóa chúng sinh; b-Từ "Dĩ văn pháp cố..." trở xuống là đạt được pháp giải thoát này; c-Từ "Đắc thử giải thoát dĩ..." trở xuống là mở rộng hiển bày về nghiệp dụng.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau:

Nói bên trong Bồ-đề tràng, là nhất định không có sai lầm vi phạm, bởi vì phù hợp với Lý, Lý tức là Bồ-đề tràng.

Thiện hữu tên gọi Phổ Đức, là pháp giới thù thắng nhất mà tất cả các đức đều đầy đủ.

Tịnh Quang, là Chánh Trí chứng thực tiến vào mà lìa xa cấu nhiễm của sai lầm vi phạm, tức là Tịnh Nguyệt trước đây, cho nên nói là căn bản thuận theo phát tâm.

Mục sáu-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, trong đó có hai: 1-Dùng kệ ca ngợi bày tỏ sâu sắc về lưu luyến đức hạnh, có mười kệ phân bốn: a-Có bốn kệ, ca ngợi về thân tâm siêu việt thù thắng; b-Có ba kệ, trình bày về Đại Dụng không có giới hạn; c-Có hai kệ, làm lợi ích cho chúng sinh không hư rỗng; d-Có một kệ, kết luận về đức Vô tận. 2-Từ "Thời Thiện Tài..." trở xuống là lễ chào từ giã rút lui.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 69 trong kinh).

Đoạn hai: Dạ thần Phổ Đức Tịnh Quang, Thiện hữu nương vào Ly Cấu Địa.

Nghĩa của Thiện Hữu giải thích như trước đây, văn thì đầy đủ sáu mục, mà phân làm bốn: Một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu; Hai-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi; Ba-Khen ngợi trao cho pháp; bốn-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: Nghĩ đến pháp môn trước đây, có mười một câu: Đầu là một câu nghĩ đến phát tâm, mười câu còn lại là nghĩ đến đạt được pháp.

Mục hai-Từ "Đảnh lễ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi.

Mục ba-Từ "Dạ thần đáp..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp:

1-Khen ngợi; 2-Trao cho pháp.

Trong mục 2-Trao cho pháp có hai: Trước là Trường hàng, sau là Kệ tụng.

Trong Trường hàng có ba tiết: Một-Chính thức trao cho pháp môn; Hai-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến; Ba-Chỉ ra vị Thiện hữu sau.

Trong tiết một-Chính thức trao cho pháp môn, có hai: 1-Tổng quát giải đáp về những điều thưa hỏi; 2-Riêng biệt nêu ra pháp môn của mình.

Tiết 1-Tổng quát giải đáp về những điều thưa hỏi, có nêu lên-đưa ra-giải thích và kết luận. Trong giải thích có mười câu: Câu đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Trong riêng biệt: Ba-Ánh sáng của Trí và Pháp; bốnPhát ra ánh sáng làm lợi ích; năm-Ánh sáng thường xuyên phát ra ngọn lửa; còn lại có thể biết.

Tiết 2-Từ "Thiện nam tử, ngã đắc..." trở xuống là riêng biệt nêu ra pháp môn của mình, trong đó có hai:

Tiết a-Nêu lên tên gọi và Thể, nghĩa là phù hợp với Lý, không có đắm theo là Tịch tĩnh, Chỉ-Quán cùng vận dụng là Thiền định, trú trong niềm vui Chánh pháp là Lạc, Đại Dụng không có giới hạn là dạo bước khắp nơi. Tiết b-Từ "Phổ kiến tam thế..." trở xuống là mở rộng hiển bày về nghiệp dụng, trong đó có bốn chi tiết: Một-Trình bày về Thiền như thật dựa theo duyên, giống như Thiền thanh tịnh của Như Lai, tức là nghiệp dụng của Tịch tĩnh. Hai-Thiền trú trong niềm vui của pháp hiện tại (Hiện pháp lạc trú), tức là nghiệp dụng của Định. Ba-Trình bày về Thiền dẫn dắt phát sinh công đức. Bốn-Thiền làm lợi ích cho hữu tình. Hai loại babốn tức là nghiệp dụng của dạo bước khắp nơi.

Chi tiết một-Trình bày về Thiền như thật dựa theo duyên, trong văn có nêu lên-đưa ra và giải thích.

Nêu lên: Bởi vì được thấy Phật không có đắm theo, cho nên Tịch tĩnh.

Giải thích rằng: Sở dĩ không có đắm theo, là bởi vì hiểu rõ cùng tận Thể tánh của Như Lai. Văn có Thập Phi, trên đại thể giống với Bát Bất của Trung Luận, nghĩa là Bất khứ-Bất lai-Bất sinh-Bất diệt, Phi thật-Phi vọng tức là Bất thường, Phi thiên-Phi hoại tức là Bất đoạn, Nhất tướng tức là Phi dị, Vô tướng cũng là Phi nhất.

Chi tiết hai-Từ "Thiện nam tử, ngã như thị liễu..." trở xuống là trình bày về Thiền trú trong niềm vui của pháp hiện tại: 1-Nhắc lại phần trước phát khởi phần sau; 2-Từ "Tư duy..." trở xuống là chính thức hiển bày về bốn Thiền.

Trong Thiền thứ nhất-Đầu là tư duy quán sát tức là Tầm-Tứ, thuộc về chi Đối trị, trang nghiêm kiên cố hãy còn là tướng của Tầm-Tứ. Tiếp là không khởi lên tất cả vọng tưởng phân biệt, tức là chướng đã lìa xa, nhưng Thiền thế gian chỉ lìa xa Dục-Ác-Bất thiện, nay Nhất thừa sâu xa vi diệu cho nên lìa xa tất cả vọng tưởng. Tiếp là Đại Bi cứu giúp che chở tất cả chúng sinh, tức là chi Lợi ích, nghĩa là lìa xa lo buồn của mình mà nghĩ đến lo buồn của chúng sinh, cho nên sinh tâm Hỷ lạc. Sau từ "Nhất tâm..." trở xuống tức là chi Sở y, nghĩa là hai nơi nương tựa của Thiền thứ nhất.

Trong Thiền thứ hai-Đầu là dừng lại tất cả ý nghiệp, tức là diệt mất Giác-Quán. Tiếp là thâu nhiếp tất cả chúng sinh, là Trí lực dũng mãnh của Nhất tâm, là bên trong thanh tịnh không có Giác-không có Quán. Tiếp là tâm Hỷ làm cho vui vẻ, là Định sinh hỷ lạc. Tu về Thiền thứ hai tức là hai nơi nương tựa của Thiền thứ hai. Thiền thứ ba-thứ tư sau này dựa theo đây.

Trong Thiền thứ ba-Đầu là tư duy về tự tánh của tất cả chúng sinh, tức là hai chi Xả-Niệm, nghĩa là rời bỏ tâm Hỷ thuộc về thâu nhiếp chúng sinh trước đây, ở trong chi Xả này mà không mất đi ý niệm. Chán ngán lìa xa sinh tử, tức là hai chi Tuệ-Lạc, nghĩa là nhận biết đúng đắn về sinh tử không đáng vui thích. Vì vậy chán ngán lìa xa thì đạt được niềm vui vắng lặng chân thật.

Trong Thiền thứ tư-Hai câu bao gồm đầy đủ ba Chi, nghĩa là Khổ-Hỷ-Ưu-Lạc đều là những nỗi khổ bức bách phiền muộn, bởi vì ở trong nỗi khổ ít hơn bất ngờ nảy sinh vui thích. Bốn Thọ đều không còn, cho nên nói là tất cả có thể chấm dứt, tức là Xả Niệm thanh tịnh. Đã không có Khổ-Lạc, thì chính là Thọ ở mức trung bình.

Chi tiết ba-Từ "Tăng trưởng viên mãn..." trở xuống là Thiền dẫn dắt phát sinh công đức: Du hý thần thông tức là nghĩa của dạo bước khắp nơi.

Trên đây đều dựa theo Nhất thừa, bởi vì khác với Địa thứ ba nương vào pháp, cho đến nói rằng tiến vào tất cả pháp giới.

Chi tiết bốn-Từ "Thiện nam tử, ngã tu thử..." trở xuống là trình bày về Thiền làm lợi ích cho hữu tình: Đủ loại phương tiện không có gì không làm lợi ích, cũng là nghĩa của dạo bước khắp nơi. Trong văn có ba: 1-Khiến cho tu pháp quán như Tứ niệm xứ...; 2-Từ "Nhược hữu chúng sinh..." trở xuống là trình bày về làm nhân duyên của Đạo; 3-Từ "Phục thứ..." trở xuống là khiến cho tu tập về Tứ chánh đoạn.

Tiết hai-Từ "Ngã duy..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến.

Tiết ba-Từ "Khứ thử bất viễn..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau.

Cách nơi này không xa, là bởi vì cùng nương vào thế gian.

Ở bên phải Bồ-đề tràng là dựa vào Lý phát ra ánh sáng thì nghĩa dễ dàng hiểu được.

Hỷ Mục Quán Sát, là nhẫn chịu pháp ác mà nhìn chúng sinh cho nên nói là Hỷ Mục, phát ra ánh sáng của Văn trì cho nên nói là Quán Sát.

Trong Kệ tụng, có mười ba kệ phân ba tiết: 1-Có mười kệ, tụng phần chính thức trao cho pháp môn; 2-Có hai kệ, tụng phần khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến; 3-Có một kệ, tụng phần chỉ ra vị Thiện hữu sau.

Trong tiết 1-Tụng về mười pháp trước đây, văn có phần không theo thứ tự: Bốn kệ đầu như thứ tự tụng về bốn pháp trước đây, kệ năm vượt lên trên tụng về pháp thứ bảy, kệ sáu tụng về pháp thứ sáu, kệ bảy lùi lại tụng về pháp thứ năm, kệ tám tụng về pháp thứ mười, kệ chín tụng về pháp thứ tám, kệ mười tụng về pháp thứ chín.

Mục bốn-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết.

Đoạn ba: Dạ thần Hỷ Mục Quán Sát Chúng Sinh, Thiện hữu nương vào Phát Quang Địa. Văn có đủ sáu mục.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai:

Mục 1-Y theo lời dạy của Thiện hữu trước đây, nghĩ đến Thiện hữu thành tựu lợi ích.

Mục 2-Từ "Tác thị niệm dĩ..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện Hữu tiếp sau, được Thiện hữu gia trì, trong đó có bốn mục:

Mục a-Mong muốn hướng đến Thiện hữu tiếp sau.

Mục b-Từ "Thời Hỷ Mục thần..." trở xuống là được Thiện hữu gia trì, nghĩa là gia hộ khiến cho nhận biết lợi ích về gần gũi Thiện hữu.

Mục c-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử cự phát..." trở xuống là do gia hộ mà thành tựu lợi ích, nghĩa là dựa vào chủ động gia hộ trước đây mà khởi lên ý niệm, như thứ tự dùng mười câu này hướng về mười câu trước đây. Mục d-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là chính thức trình bày về hướng đến phần vị sau.

Trong mục hai-Từ "Kiến bỉ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, chỉ tóm lược trình bày về nhìn thấy đã hàm chứa cung kính thưa hỏi.

Mục ba-Từ "Nhập Phổ Hỷ tràng..." trở xuống là chỉ ra pháp giới của mình, nghĩa là cách xa để chỉ ra tướng, nghĩa thích hợp là giải đáp câu hỏi, trong đó có ba: 1-Nêu lên tên gọi và Thể; 2-Hiển bày về nghiệp dụng; 3-Đưa ra nguyên cớ.

Mục 1-Nêu lên tên gọi và Thể: Tất cả đều thâu nhiếp làm cho khuất phục là Đại uy lực, phù hợp với tất cả căn cơ cho nên nói là Phổ Hỷ, phá diệt làm cho khuất phục cao xa rõ ràng cho nên gọi là Tràng.

Mục 2-Từ "Ư kỳ thân thượng..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng, trong đó có ba: a-Hiển bày về Dụng không có giới hạn; b-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài kiến văn..." trở xuống là nhìn thấy Dụng đạt được lợi ích; c-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài đắc thử..." trở xuống là mừng với lợi ích mà ca ngợi.

Trong mục a-Hiển bày về Dụng không có giới hạn, nghĩa là bởi vì lỗ chân lông của vô số thân (Thân vân) không có cùng tận, trong đó có hai tiết: Một-Thân hiện ra thần thông thuyết giảng về tu hành; Hai-Từ "Phục ư nhất nhất chư mao khổng..." trở xuống là thân hiện ra diễn thuyết về Bổn hạnh.

Trong tiết một có ba: 1-Tổng quát nêu lên, cũng là giải thích tên gọi. 2-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về mười Độ, như thứ tự mười Độ đều có "Hựu xuất" dùng để chọn ra sai khác, ý nghĩa sâu xa trong đó như Lý nên suy nghĩ! 3-Từ "Như thuyết Bồ-tát chư Ba-la-mật..." trở xuống là tương tự nối thông với những pháp khác. Đủ loại pháp thực hành là Thần thông, hóa độ chúng sinh, Bồ-đề phần...

Trong tiết hai là thân hiện ra diễn thuyết về Bổn hạnh, có bốn: 1-Hiện ra thân chủ động thuyết giảng; 2-Từ "Ư bỉ nhất thiết chúng sinh..." trở xuống là trình bày về âm thanh diễn pháp; 3-Từ "Dĩ như thị đẳng thanh..." trở xuống là hiển bày về pháp đã thuyết giảng; 4-Từ "Như thị thuyết thời..." trở xuống là làm sáng tỏ về lợi ích của thuyết giảng.

Hai tiết trước và một tiết sau, có thể biết.

Trong tiết 3 là pháp đã thuyết giảng, có hai: a-Thuyết giảng về pháp thực hành thuộc mười Độ của Bổn hạnh; b-Từ "Hựu thuyết..." trở xuống là tương tự nối thông với những pháp thực hành khác.

Tiết a-Trong Nhẫn Độ: Gây ra điều ác thuộc về thân, nói ra điều ác thuộc về miệng.

Trong Thiền Độ có sáu câu: 1-Tên gọi và Thể; 2-Duyên giúp đỡ; 3-Thành tựu tu tập; 4-Đạt được kết quả; 5-Đối trị chướng ngại; 6-Khởi Dụng.

Năm Độ sau, câu tuy nhiều ít mà dựa theo đây có thể biết.

Trong Bát-nhã Độ: Mặt trời dựa theo phá tan u tối, mây dựa theo diễn thuyết về pháp, Tạng hiển bày về hàm chứa đầy đủ.

Trong Phương tiện Độ: Thể tánh bao gồm Sự-Lý, Lý thú nghĩa là Ý thú.

Trong tiết b là tương tự nối thông với những pháp thực hành khác, đầy đủ bốn hạnh của Bồ-tát, suy nghĩ điều này!

Mục b là nhìn thấy Dụng đạt được lợi ích, tức là chứng thực tiến vào pháp giới, trong đó có ba tiết: Một-Hiển bày về nhân duyên chứng thực tiến vào; Hai-Từ "Tắc đắc..." trở xuống là chính thức trình bày về chứng thực tiến vào; Ba-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích nguyên cớ.

Trong mục c là mừng với lợi ích mà ca ngợi, có mười kệ phân bốn: Đầu là một kệ về hiện rõ nhân của thuyết giảng; tiếp là một kệ về hiện rõ ý của thuyết giảng; tiếp là sáu kệ về hiện rõ Thể-Tướng thuyết giảng, đều là Dụng ngay nơi Tịch; sau là hai kệ tổng quát kết luận về hiện rõ thuyết giảng không có gì ngăn ngại.

Mục 3-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là trình bày về đưa ra nguyên cớ, trong đó: a-Đưa ra hai câu hỏi; b-Giải đáp đầy đủ hai câu hỏi, trong đó: Trước là dùng kệ giải đáp; sau là kết hợp với xưa và nay.

Trong tiết trước-Dùng kệ giải đáp, toàn bộ có chín mươi mốt kệ, phân hai: Bảy mươi chín kệ trước là giải đáp về phát tâm xa-gần, mười hai kệ sau là giải đáp về thời gian đạt được pháp.

Trong bảy mươi chín kệ trước có mười lần "Lại nữa" (Phục thứ):

Một: Trong kiếp Tịch Tĩnh Âm, chính là lúc phát tâm, có ba mươi mốt kệ phân sáu: 1-Có một kệ tổng quát nêu lên; 2-Có tám kệ hiển bày về Bổn sinh; 3-Có mười kệ trình bày về Bổn sự của phát tâm; 4-Có một kệ chính thức hiển bày về phát tâm; 5-Có sáu kệ trình bày về đức sau khi phát tâm; 6-Có năm kệ chuyển sang gặp được Đức Phật khác. Chưa đạt được Tuệ nhãn, là bởi vì chưa đạt được Chánh Tuệ Minh thuộc về Thập Giải.

Hai: Trong kiếp Thiên Thắng, có bốn kệ rưỡi. Không có mà chấp làm có, bởi vì chưa hiểu rõ tự tánh ngay nơi tâm. Tám kiếp còn lại, số kệ có thể biết.

Ba: Trong kiếp Phạm Quang Minh, chưa có thể hiểu rõ về pháp, bởi vì chưa hiểu rõ pháp thực hành chân thật thuộc về Thập Hạnh.

Bốn: Trong kiếp Công Đức Nguyệt, bởi vì chưa đạt được Trí sâu xa hồi hướng khéo léo hướng đến biển của Trí Phật.

Năm: Trong kiếp Tịch Tĩnh Tuệ, bởi vì chưa đạt được pháp thanh tịnh của Chân Như thuộc về hai Không của Địa thượng.

Sáu: Trong kiếp Thiện Xuất Hiện, bởi vì chưa làm thanh tịnh chướng ngại của Tu đạo.

Bảy: Trong kiếp Tập Kiên Cố Vương, chưa đạt được Nhẫn tùy thuận sâu xa thuộc về duyên sinh của Địa thứ sáu.

Tám: Trong kiếp Diệu Thắng Chủ, tu về Đạo tối thắng, bởi vì Bát-nhã của Địa thứ sáu là Đạo thù thắng.

Chín: Trong kiếp Thiên Công Đức, bởi vì chưa đạt được Vô sinh nhẫn thanh tịnh của Địa thứ tám.

Mười: Trong kiếp Vô Trước Trang Nghiêm, có bốn kệ rưỡi, chỉ nói cúng dường là bởi vì sau khi trình bày về đạt được pháp.

Lại theo thứ tự trước đây đều nói là chưa đạt được ở những kiếp sau nhưng đã đạt được ở những kiếp trước đó, suy nghĩ điều này! Cũng có thể kiếp đầu đã đạt được Địa thứ nhất mà chưa đạt được Địa thứ hai, cho đến Địa thứ chín chưa đạt được Địa thứ mười, trong kiếp thứ mười mới được viên mãn, bởi vì tên gọi của kiếp ấy cũng thuận với nghĩa của Địa, như văn suy nghĩ điều này!

Trong mười hai kệ sau từ "Thứ hữu Phật xuất hiện danh vi Công Đức Tràng..." trở xuống là giải đáp về thời gian đạt được pháp, tức là đạt được pháp này ở kiếp Vô Trước trước đây, trong đó có hai:

Một: Bốn kệ đầu là đạt được ba Địa tùy ý vận dụng tự nhiên (Vô công dụng), nghĩa là Địa thứ tám không dựa vào Đại Nguyện, Địa thứ chín là Diệt Định-Tổng Trì, Địa thứ mười thành tựu Lực của Như Lai.

Hai: Tám kệ sau là kết luận thành tựu phần vị thuộc về Hạnh Phổ Hiền, trong đó có ba: 1-Có bốn kệ rưỡi nhắc lại thời gian bắt đầu phát khởi Đại tâm; 2-Có hai kệ rưỡi trình bày thời gian cuối cùng thành tựu về đức; 3-Một kệ tổng quát kết luận về viên mãn, bởi vì nhânquả viên dung, trước-sau bao gồm đầy đủ, mà tiến vào Đạo của Phổ Hiền.

Tiết sau là kết hợp với xưa và nay, có thể biết.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, văn hiển bày có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau: Cùng ở phần vị Chứng, cho nên nói là ở trong Hội này. Khởi hạnh Tinh tiến là bởi vì cứu giúp tất cả chúng sinh, ngọn lửa Trí cát tường gọi là Diệu Đức.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 70 trong kinh).

Đoạn bốn: Dạ thần Phổ Cứu Chúng Sinh Diệu Đức, Thiện hữu nương vào Diệm Tuệ Địa. Văn chỉ có năm mục, bởi vì mục hai và mục ba hợp lại.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: Trước là tu tập tiến vào pháp giới trước đây; sau từ "Nhất tâm nguyện đắc..." trở xuống là hướng đến mong cầu Thiện hữu tiếp sau.

Mục hai-Từ "Thời bỉ Dạ thần..." trở xuống là nghe và thấy pháp giới, tức là kết hợp mục hai và mục ba, nghĩa là dựa theo Thiện Tài thì chính là gặp gỡ cung kính, nếu dựa theo Dạ thần đã hiện rõ thì chính là nghiệp dụng của giải thoát, chính là im lặng trao cho pháp giới. Nếu dựa theo hai văn tách biệt để phân rõ thì trước là trình bày về gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, sau là giải đáp về nhân duyên, mới là chính thức trao cho pháp giới. Nay dựa vào kết hợp phân tích, tổng quát phân làm bốn: 1-Hiện rõ ánh sáng gia trì; 2-Nhờ vào ánh sáng mà đạt được lợi ích; 3-Ba nghiệp cung kính ca ngợi; 4-Thưa hỏi giải đáp về nhân duyên.

Mục 1-Hiện rõ ánh sáng gia trì: Điều phục chúng sinh khiến cho giải thoát, tức là chỗ dựa của ánh sáng, là pháp môn của Dạ thần. Tên gọi và Thể, có thể biết.

Mục 2-Từ "Thiện Tài nhĩ thời..." trở xuống là nhờ vào ánh sáng mà đạt được lợi ích, nghĩa là đạt được Tam-muội mà nhìn thấy Đại Dụng, trong đó có hai:

Mục a-Đạt được Định, nghĩa là ba nghiệp-sáu căn đều lìa xa chướng ngại, cho nên nói là hoàn toàn thanh tịnh, tức là Trí thanh tịnh viên mãn. Bởi vì phá tan chướng ngại là Luân, cho nên đã nhìn thấy không có gì ngăn ngại.

Mục b-Từ "Đắc thử..." trở xuống là trình bày về nhìn thấy Đại Dụng, trong đó có hai tiết: Một-Nhìn thấy nơi nương tựa của Dụng; Hai-Từ "Nhất nhất trần trung..." trở xuống là trình bày về những sự việc đã nhìn thấy.

Trong tiết hai có ba: 1-Nơi chốn đã giáo hóa; 2-Lợi ích có thể giáo hóa; 3-Ý nghĩa đã giáo hóa.

Trong tiết 1 có hai: a-Tổng quát trình bày về nơi chốn và chủng loại; b-Từ "Hựu kiến..." trở xuống là riêng biệt trình bày về quốc độ trong mảy trần. Nẻo tạp uế..., là bởi vì chuyển biến hướng về nhiễm-tịnh. Tạp nhiễm-thanh tịnh, là bởi vì nhiều tạp nhiễm. Câu sau trái với câu này. Luôn luôn thanh tịnh, là bởi vì so sánh với hai câu trên. Hai câu đầu chính là tổng quát trình bày.

Tiết 2-Từ "Như thị đẳng..." trở xuống là trình bày về lợi ích có thể giáo hóa, cũng có hai: a-Tổng quát trình bày; b-Từ "Linh địa ngục..." trở xuống là riêng biệt hiển bày, trong đó trước là giáo hóa năm đường, sau từ "Hựu kiến nhất thiết chúng sinh..." trở xuống là trình bày về chín loại giáo hóa.

Trong tiết 3-Từ "Vị thành tựu..." trở xuống là trình bày về ý nghĩa giáo hóa, vì thành tựu các pháp bao gồm có thể giáo hóa và đã giáo hóa.

Trong mục 3-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử kiến thử..." trở xuống là ba nghiệp cung kính ca ngợi, có ba: a-Thân tâm kính trọng; b-Từ "Thời bỉ Dạ thần..." trở xuống là hiển bày về sự tự tại của Thiện hữu; c-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là miệng dùng kệ ca ngợi.

Có hai mươi kệ rưỡi, phân hai: Kệ đầu là tổng quát, kệ còn lại là riêng biệt.

Trong riêng biệt có hai: Đầu là chín kệ rưỡi trình bày về Dụng của ánh sáng không có giới hạn. Sau từ "Ngã thừa..." trở xuống là thuật rõ nhờ vào ánh sáng mà đạt được lợi ích, trong đó có ba: Nửa kệ đầu là suy ra công lao thuộc về gốc; hai kệ rưỡi tiếp là thuật rõ đạt được Tam-muội; bảy kệ còn lại là thuật rõ về nhìn thấy Đại Dụng.

Trong mục 4-Thưa hỏi giải đáp về nhân duyên, có hai: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Trong mục a-Thưa hỏi gồm ba tiết: Một-Thưa hỏi về tên gọi, trước đây nêu lên tên gọi là do người kết tập kinh pháp nói ra, ở đây mới thưa hỏi. Hai-Thưa hỏi về đạt được pháp xa-gần, bởi vì muốn hiển bày về tu tập lâu dài-công đức cao xa. Ba-Thưa hỏi về nhân tu tập để đối trị làm cho thanh tịnh, bởi vì mong cầu con đường tiến vào.

Trong mục b từ "Dạ thần ngôn..." trở xuống là giải đáp, có hai tiết: Một-Ca ngợi sâu xa khó thuyết giảng; Hai-Từ "Ngã thừa..." trở xuống là nương theo uy lực để thuyết giảng.

Tiết một-Ca ngợi sâu xa khó thuyết giảng: Tướng sâu xa như thế nào? Nếu dựa theo thời gian đạt được, thì thời gian lâu xa mà không phải là xa-gần. Nếu dựa theo nhân tu tập thì nhân thực hành rộng lớn. Nếu bao gồm hai loại trên thì phù hợp với Lý sâu xa. Nếu dựa theo tên gọi mà nói thì tên gọi giống như Thể-Dụng, tên gọi là khách Thật, mà khó cùng tận về Thật, văn có nêu lên và đưa ra giải thích, có thể biết.

Trong tiết hai là nương theo uy lực để thuyết giảng, có hai: Trước là Trường hàng, sau là Kệ tụng.

Trước là trong Trường hàng có hai tiết: Trước là nêu lên nhận lời; sau từ "Thiện nam tử..." trở xuống là chính thức thuyết giảng.

Trong tiết sau là chính thức thuyết giảng, có hai: 1-Tổng quát giải đáp về ba câu hỏi; 2-Riêng biệt giải đáp câu hỏi về tu hành đối trị làm cho thanh tịnh.

Tiết 1-Tổng quát giải đáp về ba câu hỏi, phân ba: aGiải đáp về đạt được pháp xa-gần; b-Trình bày về lúc bắt đầu phát tâm; c-Kết hợp với xưa và nay.

Tiết a-Giải đáp về đạt được pháp xa-gần, có mười chi tiết:

Chi tiết một-Tổng quát nêu ra kiếp-quốc độ và chư Phật xuất hiện, đã tóm lược giải đáp về đạt được pháp xa-gần.

Chi tiết hai-Từ "Kỳ Phật thế giới..." trở xuống là tổng quát hiển bày về tướng của quốc độ.

Chi tiết ba-Từ "Thử giới Đông tế..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về nơi sinh.

Chi tiết bốn-Từ "Hữu Chuyển Luân Vương..." trở xuống là trình bày về cha mẹ ở đời quá khứ.

Chi tiết năm-Từ "Kỳ hữu nhất nữ..." trở xuống là trình bày về thân ở đời quá khứ.

Chi tiết sáu-Từ "Nhĩ thời chúng sinh..." trở xuống là chúng sinh dấy khởi điều ác là nhân xuất hiện của Phật.

Chi tiết bảy-Từ "Thời bỉ thành Bắc..." trở xuống là Đức Phật xuất thế làm lợi ích chúng sinh.

Chi tiết tám-Từ "Thời Phổ Hiền..." trở xuống là trình bày về vị Thiện hữu dẫn dắt.

Chi tiết chín-Từ "Thời Chuyển Luân Vương nữ..." trở xuống là trình bày về đức hạnh và nhân tu tập của người nữ.

Chi tiết mười-Từ "Phổ Trí Bảo Diệm..." trở xuống là nghe kinh được lợi ích.

Sáu chi tiết trước có thể biết.

Ngay trong chi tiết bảy là Đức Phật xuất thế làm lợi ích chúng sinh, có ba chi tiết: 1-Trình bày về nơi đạt được Đạo; 2-Từ "Tu-di sơn..." trở xuống là tổng quát hiển bày về số lượng chư Phật; 3-Từ "Kỳ đệ nhất..." trở xuống là riêng biệt trình bày về Đức Phật thứ nhất.

Trong chi tiết 3 có bảy chi tiết nhỏ:

Một: Tổng quát trình bày về Thành Đạo.

Hai: Từ "Kỳ bỉ Như Lai..." trở xuống là tướng trước khi Thành Đạo, nghĩa là phát ra ánh sáng điều phục căn cơ, có mười một lớp, trong mỗi một lớp đều có thành tựu lợi ích thuộc về nghiệp dụng của ánh sáng. Dùng lợi ích so sánh với tên gọi có thể dựa theo suy nghĩ. Nếu dựa theo pháp để biểu thị, thì mười lớp trước là ánh sáng của mười Độ theo thứ tự, một lớp sau là ánh sáng của mười Độ thuộc về viên dung, dùng ánh sáng này soi chiếu tâm thì Trí tự nhiên xuất hiện.

Ba: Từ "Mãn thất nhật dĩ..." trở xuống là làm lay động quốc độ để quy tụ Đại chúng.

Bốn: Từ "Nhĩ thời bỉ thé giới trung..." trở xuống là hiện rõ tướng hiển bày về đức.

Năm: Từ "Thiện nam tử, thử phổ chiếu..." trở xuống là trình bày về Y báo-Chánh báo lúc Thành Đạo.

Sáu: Từ "Thiện nam tử, bỉ Phổ Trí Bảo Diệm..." trở xuống là bắt đầu thành tựu Chánh giác, một thành tựu thì tất cả đều thành tựu.

Bảy: Từ "Tùy chúng sinh tâm..." trở xuống là chuyển Chánh pháp luân, trong đó có ba chi tiết nhỏ:

1: Tổng quát nêu lên pháp đã chuyển.

2: Từ "Ư nhất nhất..." trở xuống là hiển bày về thành tựu lợi ích, trong đó: Đầu là lợi ích của phàm phu, tiếp là lợi ích của Nhị thừa, sau là lợi ích của Bồ-tát.

Trong lợi ích của Bồ-tát: Trước là thành tựu về Hạnh, sau từ "Phát Bồ-đề tâm..." trở xuống là thành tựu phần vị. Tâm Bồ-đề là phần vị của Trú, Đạo Bồ-tát là phần vị của Hạnh, Ba-la-mật thanh tịnh là phần vị của Hồi Hướng, bởi vì Độ trước đối trị làm thanh tịnh biển rộng Đại Nguyện. Hai câu sau là phần vị Đẳng giác.

3: Từ "Thiện nam tử, Phổ Trí..." trở xuống là kết luận không có gián đoạn.

Trong chi tiết tám là Thiện hữu dẫn dắt, có sáu chi tiết: 1-Nhận biết căn cơ dấy khởi điều ác. 2-Từ "Hóa hiện diệu thân..." trở xuống là hiện rõ thân tướng siêu việt thù thắng. 3-Từ "Thời chư chúng sinh..." trở xuống là căn cơ chúng sinh kinh ngạc lấy làm quái lạ. 4-Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là nói cho biết Đức Phật xuất hiện. 5-Từ "Thời Thánh Vương nữ..." trở xuống là người nữ phát khởi Đại tâm, cũng là nhân tiến vào pháp. 6-Từ "Thiện nam tử, thời Chuyển Luân Vương..." trở xuống là vua cha đi đến lễ lạy Đức Phật.

Trong chi tiết 6 có bốn chi tiết nhỏ: Một: Thân ở giữa hư không.

Hai: Dùng kệ khen ngợi dẫn dắt, trong đó có mười kệ: Đầu là một kệ tổng quát khuyến khích; tiếp là năm kệ giải thích về khuyến khích; sau là bốn kệ kết thúc khuyến khích, bởi vì thù thắng cho nên thuận theo hướng tới.

Ba: Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là phát khởi cúng dường rộng khắp mọi nơi.

Bốn: Từ "Đáo dĩ..." trở xuống là đến nơi đó tu tập thực hành cung kính.

Chi tiết chín là đức hạnh và nhân tu tập của người nữ, trong đó có ba chi tiết: 1-Đồ vật trang nghiêm dâng lên Đức Phật, bởi vì biểu thị cho tu vạn hạnh hướng đến quả Phật. 2-Từ "Thời trang nghiêm..." trở xuống là nhìn thấy Đức Phật hiện rõ thần biến, bởi vì biểu thị cho nhân nhỏ bé mà quả to lớn. 3-Từ "Ký kiến thị dĩ..." trở xuống là nhìn thấy thần biến đạt được lợi ích.

Trong chi tiết mười là nghe kinh được lợi ích, có ba chi tiết:

1- Đức Phật thuyết kinh cho nghe, thuận theo tướng tổng quát làm tên gọi.

2- Từ "Thời bỉ nữ nhân..." trở xuống là chính thức trình bày về lợi ích nghe kinh, trong đó cũng có ba chi tiết nhỏ: Một: Lợi ích đạt được Tam-muội, văn có tổng quát và riêng biệt. Hai: Từ "Đắc như thị đẳng..." trở xuống là lợi ích đạt được Đại tâm, tức là các tâm BiTrí... Ba: Từ "Nhất tâm tư duy..." trở xuống là lợi ích thành tựu Đại Nguyện. Ba lợi ích trên đây tức là điều phục chúng sinh, bởi vì ba sự giải thoát đều là pháp thuộc về điều phục.

3- Từ "Thời bỉ Như Lai phục vi..." trở xuống là hiển bày về nhân phát khởi xưa kia.

Tiết b-Từ "Thiện nam tử, phục ư thử tiền..." trở xuống là trình bày về lúc bắt đầu phát tâm: Trước đây ở nơi này, tức là đạt được pháp ở kiếp trước, hiển bày về pháp đạt được trước đây không phải là không có nhân.

Tiết c-Từ "Thiện nam tử, ư ý vân hà..." trở xuống là kết hợp với xưa và nay, trong đó có ba chi tiết: Một-Kết hợp với thân ở lúc đạt được pháp; Hai-Từ "Ngã ư bỉ thời..." trở xuống là kết hợp với lúc bắt đầu phát tâm; Ba-Từ "Thứ phục dẫn đạo..." trở xuống là chính thức kết hợp với pháp đạt được. Ở đây mới giải đáp về tên gọi ấy, tức là ba lợi ích trước đây.

Tiết 2-Từ "Thiện nam tử, quá bỉ Tỳ-lô..." trở xuống là riêng biệt giải đáp câu hỏi về tu hành đối trị làm cho thanh tịnh. Trước đây có nghe pháp tu hành là trước khi đạt được pháp, ở đây là sau khi đạt được pháp. Trong đó có hai: a-Riêng biệt nêu ra kiếp Đại Quang; b-Từ "Thiện nam tử, thử thế giới trung..." trở xuống là tổng quát hiển bày về các kiếp.

Tiết a-Riêng biệt nêu ra kiếp Đại Quang, có ba chi tiết: Một-Tổng quát trình bày. Hai-Từ "Kỳ tối sơ Phật..." trở xuống là riêng biệt hiển bày, trong đó tên gọi của kinh thì người thuyết giảng sẽ giải thích. Ba-Từ "Thiện nam tử, như thị..." trở xuống là hiển bày về Đức Phật cuối cùng.

Trong tiết b là tổng quát hiển bày về các kiếp, có ba chi tiết: Một-Tổng quát nêu lên. Hai-Từ "Bỉ chư Như Lai..." trở xuống là tu hành đạt được pháp. Ba-Từ "Thiện nam tử, ngã y..." trở xuống là được thấy Phật thành tựu Hạnh.

Sau là trong Kệ tụng, có bốn mươi mốt kệ phân ba tiết: Một-Có hai kệ, nêu ra pháp nhắc nhủ lắng nghe. Hai-Có ba mươi tám kệ, tụng phần chính thức thuyết giảng trước đây. Ba-Có một kệ, nêu ra nhân khuyến khích tu tập.

Tiết một-Có hai kệ, tức là tụng phần nêu lên nhận lời trước đây.

Ngay trong tiết hai là tụng phần chính thức thuyết giảng, tổng quát tụng về đạt được pháp xa-gần và tu hành thanh tịnh, trong đó có hai: 1-Ba mươi sáu kệ trước, tụng về một kiếp đầu tiên, mở rộng Trường hàng trước đây, có một trăm mười vị Phật, biểu thị cho Thập Địa và Đẳng giác, đều dùng vị Phật đầu tiên làm Chủ, chín vị Phật còn lại làm Bạn, suy nghĩ điều này! 2-Hai kệ sau, tụng phần tổng quát hiển bày về các kiếp trước đây, cũng biểu thị cho Trí đầy đủ-Hạnh tròn vẹn, không có gì không phải là Phật.

Mục ba-Từ "Khứ thử bất viễn..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau, cũng bởi vì Chứng giống nhau, lại bởi vì Thiền dựa vào Tinh tiến mà phát khởi, cho nên nói là không xa. Thiền vốn là Tịch tĩnh, tiến vào Tục thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh sâu rộng, cho nên nói là Âm Hải. Nhưng vị Dạ thần này tức là người mẹ cứu giúp tất cả, biểu thị cho Tinh tiến chân thật trở lại từ Định sinh ra, bởi vì khởi tâm động niệm là hư vọng, không phải là Tinh tiến. Còn lại có thể biết.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 71 trong kinh).

Đoạn năm: Dạ thần Tịch Tĩnh Âm Hải, Thiện hữu nương vào Nan Thắng Địa. Trong văn đầy đủ sáu mục.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, văn có thể biết.

Mục hai-Từ "Đảnh lễ kỳ túc..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, văn hiển bày có thể biết.

Mục ba-Từ "Thời bỉ Dạ thần..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, trong đó: 1-Khen ngợi; 2-Từ "Thiện nam tử, ngã đắc..." trở xuống là chính thức trao cho pháp giới.

Trong mục 2 là chính thức trao cho pháp giới, có hai:

Mục a-Tóm lược nêu lên tên gọi và Thể, dựa theo văn sau có hai ý: Một: Bởi vì giáo hóa chúng sinh thỏa mãn chí nguyện, cho nên sinh lòng hoan hỷ tức là phước đức trang nghiêm. Hai: Bởi vì quán sát Dụng thù thắng của Phật Bồ-tát, cho nên hoan hỷ tức là trí tuệ trang nghiêm. Bởi vì quán sát và giáo hóa đã không gián đoạn, cho nên hoan hỷ cũng niệm niệm sinh ra.

Mục b-Từ "Thiện Tài ngôn..." trở xuống là mở rộng hiển bày về Tướng ấy, trong đó có ba tiết: Một-Hiển bày về nghiệp dụng của Giải thoát. Hai-Trình bày về nhân của Giải thoát. Ba-Làm sáng tỏ về phát tâm xagần. Ba tiết đều có thưa hỏi và giải đáp.

Tiết một-Hiển bày về nghiệp dụng của Giải thoát:

1-Thưa hỏi; 2-Giải đáp.

Trong tiết 1 là thưa hỏi, có bốn tiết:

Tiết a-Thưa hỏi về nghiệp dụng đã dấy khởi.

Tiết b-Thưa hỏi về cảnh đã hiện hành.

Tiết c-Thưa hỏi về phương tiện có thể dấy khởi, thành tựu nghiệp dụng đã dấy khởi nói trên.

Tiết d-Thưa hỏi về cảnh quán sát có thể quán sát, thành tựu cảnh đã hiện hành nói trên.

Trong tiết 2 là giải đáp, cũng phân làm bốn tiết:

Tiết a-Giải đáp về dấy khởi phương tiện nào? Dùng tâm bình đẳng cùng vận dụng Bi-Trí, làm phương tiện có thể dấy khởi.

Tiết b-Từ "Phát thị tâm dĩ..." trở xuống là giải đáp về làm sự nghiệp gì? Chính là giáo hóa chúng sinh mà làm sự nghiệp.

Tiết c-Từ "Phục thứ thiện nam tử, ngã thường quán sát..." trở xuống là giải đáp về làm sao quán sát? Nghĩa là quán sát về Bồ-tát và Như Lai.

Tiết d-Từ "Hựu thiện nam tử, thử giải thoát vô biên..." trở xuống là giải đáp về hiện hành ở cảnh giới nào? Dùng cảnh giới vô biên vô tận, rất sâu xa rộng lớn, chủ động-thụ động không hai, làm cảnh giới đã hiện hành.

Trong thưa hỏi, bởi vì muốn hiển bày về chủ độngthụ động sai khác, cho nên trước thưa hỏi về thụ động thành tựu, sau thưa hỏi về chủ động thành tựu.

Trong giải đáp, bởi vì muốn hiển bày về chủ độngthụ động tác thành lẫn nhau, cho nên câu cách xa mà nối liền nhau. Lại bởi vì chủ động dấy khởi thụ động, cho nên trước phải phân rõ về chủ động. Vả lại, trong quán sát tuy có thụ động quán sát, mà ý thuộc về chủ động quán sát; trong cảnh đã hiện hành, tuy là đã hiện hành mà nghĩa bao gồm chủ động-thụ động, cho nên bốn câu hỏi hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bản kinh thời Tấn nói hiện hành ở cảnh giới nào, tên gọi cảnh giới nào? Tại sao kinh này thì cảnh bao gồm tất cả phạm vi giới hạn, không chỉ là cảnh đã quán sát?

Thứ nhất-Trong giải đáp về phương tiện có thể dấy khởi, có hai mươi tâm: Trước là mười tâm Đại Trí dấy khởi hướng lên trên mong cầu, sau từ "Ngã phát khởi linh nhất thiết chúng sinh siêu quá..." trở xuống là mười tâm Đại Bi hướng xuống dưới hóa độ chúng sinh.

Thứ hai-Trong giải đáp về sự nghiệp đã làm, có nêu lên-giải thích và kết luận.

Chi tiết một-Nêu lên, có thể biết.

Chi tiết hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt giải thích, có ba mươi bảy môn, phân ba: 1-Có mười lăm môn tùy theo phương tiện thích hợp, dùng mười Độ để chuyển hóa đối trị về mười lỗi lầm, trong đó: Đầu là năm môn cùng trình bày về Xả và Giới, bởi vì Xả tất cả đắm trước thì Giới thanh tịnh; sau là mười tâm trình bày về tám Độ còn lại, mà Bát-nhã và Nguyện đều có hai môn. 2-Từ "Sắc tướng bất cụ..." trở xuống có mười hai môn, giáo hóa chúng sinh không có công đức, khiến cho thấy rõ Đệ nhất nghĩa đạt được công đức thuộc nhân-quả của Phật. 3-Từ "Tham hành đa giả..." trở xuống có mười môn, chỉ dùng môn đối trị để phá bỏ Phiền não chướng ấy.

Chi tiết ba-Từ "Thiện nam tử, ngã dĩ thử đẳng..." trở xuống là tổng quát kết luận về ý nghĩa giáo hóa, thấy chúng sinh thành tựu lợi ích cho nên vô cùng hoan hỷ, đây chính là ý nghĩa thứ nhất trong giải thích tên gọi.

Thứ ba-Trong giải đáp câu hỏi về quán sát, có hai chi tiết:

Chi tiết một-Quán sát cảnh giới của Bồ-tát.

Chi tiết hai-Từ "Thiện nam tử, ngã quán sát thử đạo tràng..." trở xuống là quán sát về Dụng thù thắng của Phật, trong đó có ba chi tiết:

Chi tiết 1-Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, từ "Tri Phật thần lực..." trở xuống vốn là nghĩa thích hợp để sinh khởi phần sau.

Chi tiết 2-Từ "Ngã quán Tỳ-lô..." trở xuống là chính thức hiển bày có mười môn ấy.

Chi tiết 3-Từ "Ngã kiến thị dĩ ư niệm niệm..." trở xuống là tổng quát kết luận, gần thì kết luận về mười môn trước đây, cũng xa thì kết luận về quán sát cảnh giới của Bồ-tát trước đây, bởi vì cảnh đã quán sát đều xứng với tánh. Trong đó: Trước là nêu lên hoan hỷ thành tựu lợi ích; sau từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ, bởi vì Đại Trí có thể quán sát xứng với Thể-Tướng của pháp giới, Tín... đã phát sinh sánh bằng Nhất thiết trí.

Thứ tư-Giải đáp câu hỏi về cảnh giới đã hiện hành, bao gồm hai loại cảnh, như nói tiến vào môn pháp giới tức là cảnh đã quán sát, phát khởi tâm-tánh của Nhất thiết trí tức là cảnh thuộc về phạm vi giới hạn, còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Trong văn phân ba: Một-Mười môn về Pháp thuyết. Hai-Từ "Do như ảnh..." trở xuống có hai mươi hai môn về Dụ thuyết, bởi vì tướng sâu rộng khó có thể biết được. Ba-Từ "Ngã kim vị nhữ..." trở xuống là một câu tổng quát kết luận khuyến khích tu tập.

Trong tiết hai-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài Đồng tử..." trở xuống là trình bày về nhân đạt được Giải thoát: 1-Thưa hỏi; 2-Giải đáp. Giải đáp tức là mười Độ làm nhân, có thể biết.

Tiết ba-Từ "Thiện Tài Đồng tử ngôn Thánh giả..." trở xuống là trình bày về phát tâm xa-gần, bởi vì muốn hiển bày về gốc rễ sâu xa của Đạo: 1-Thưa hỏi; 2-Giải đáp.

Trong tiết 2 là giải đáp có hai: Trước là Trường hàng, sau là Kệ tụng.

Trong Trường hàng có ba tiết: a-Phát tâm tu hành ở trong vô số quốc độ khác; b-Từ "Nhiên hậu mạng chung..." trở xuống là tu hành đạt được pháp ở trong thế giới Sa-bà; c-Từ "Thiện nam tử, nhữ vấn ư ngã..." trở xuống là kết thúc giải đáp về thưa hỏi.

Tiết a-Phát tâm tu hành, có hai chi tiết: Một-Tu tập ở Sát trần kiếp thứ nhất; Hai-Tu tập ở Sát trần kiếp thứ hai.

Trong chi tiết một-Tu tập ở Sát trần kiếp thứ nhất, phân năm: 1-Tổng quát hiển bày về vô số thế giới (Sát hải). 2-Từ "Thử thế giới trung..." trở xuống là riêng biệt làm sáng tỏ về thời gian và nơi chốn. 3-Từ "Hữu Phật danh Bất Thối..." trở xuống là hiển bày về ở nơi Đức Phật thứ nhất phát tâm đạt được Định, đây tức là chính thức giải đáp câu hỏi về phát tâm. Từ đây trở đi đều hiển bày về tu hành đạt được pháp, thì biết câu hỏi trước kia cũng hàm chứa câu hỏi về đạt được pháp ấy xa-gần. Vị Thần tên gọi Cụ Túc Đẳng, là cũng biểu thị cho Địa thứ năm tiến vào Tục mà phước trí cao xa thù thắng. 4-Từ "Thử đạo tràng trung thứ hữu Như Lai..." trở xuống là tóm lược nêu ra chín Đức Phật tiếp theo trước. 5-Từ "Thiện nam tử, thanh tịnh quang..." trở xuống là kết thúc tóm lược hiển bày mở rộng, đây là nêu ra Sát trần số Phật trong một kiếp, đều cúng dường phụng sự tất cả.

Chi tiết hai-Từ "Tùng thử mạng chung hoàn tức..." trở xuống là tu tập ở Sát trần kiếp thứ hai. Thế giới không khác với trước, cho nên nói là trở lại ngay nơi ấy. Kiếp và thời gian có khác nhau, nói là trải qua Sát trần. Trước tuy là nhiều lần mạng chung, mà nay nói cuối cùng của kiếp trước, thì biết kiếp Phổ Quang Minh Tràng trước đây, tức là Đại kiếp. Trong đó đã gồm có

Sát trần số Tiểu kiếp, trong này chỉ trình bày về Trần số Tiểu kiếp, lược bớt không có tên gọi của Đại kiếp. Hai văn phỏng theo tóm lược, cho nên sau kết luận nói rằng:

Tu hạnh Bồ-tát

Trong tiết b là tu hành đạt được pháp ở thế giới Sabà, có hai chi tiết: Một-Nêu ra ba vị Phật trước ở thế giới này; Hai-Từ "Thứ trực Tỳ-lô..." trở xuống là hiển bày nay giải thoát được gặp Bổn Sư, thì trước đây đã đạt được hướng đến nơi này đều là nhân.

Trong chi tiết hai có hai: 1-Tên gọi và Thể; 2-Từ "Đắc thử giải thoát dĩ..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng. Nghiệp dụng trong này, không chỉ riêng sự nghiệp, bởi vì bốn câu hỏi trước đây đều là nghiệp dụng, cho nên ở đây bao gồm tất cả.

Trong chi tiết 2 có hai: Trước là nêu lên số lượng quốc độ (Hải số) đã tiến vào; sau từ "Kiến bỉ nhất thiết..." trở xuống là trình bày về những điều đã nhìn thấy trong quốc độ.

Lần lượt chuyển tiếp sâu xa vi tế, tóm lược làm thành bốn lớp: a: Mảy trần trong vô số thế giới; b: Thế giới trong mảy trần; c: Phật trong thế giới; d: Từ "Hựu diệc kiến bỉ..." trở xuống là biến hóa ở đầu mảy lông của Phật.

Trong lớp d có hai chi tiết nhỏ: Một: Lực Thần thông diễn thuyết giáo pháp; hai: Từ "Ngã đắc..." trở xuống là trình bày về sự tỏ ngộ tiến vào của Dạ thần.

Trong chi tiết nhỏ thứ hai có hai: 1: Tổng quát hiển bày về có thể tỏ ngộ và đã tỏ ngộ; 2: Từ "Nhất nhất pháp môn..." trở xuống là trình bày về vi tế trùng trùng.

Trong chi tiết nhỏ thứ 2 có hai: a-Tổng quát hiển bày về mười lớp; b-Từ "Nhất nhất trí quang..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về Dụng thuộc ánh sáng của Trí.

Trong chi tiết nhỏ a có mười lớp, tất cả đều hiển bày về pháp môn Vô tận. Trong mười lớp, năm lớp trước dựa theo pháp đã tỏ ngộ: Một: Pháp môn, như trong một môn Bát-nhã có nhiều Khế kinh. Hai: Tùy theo một Khế kinh giải thích về nhiều pháp sâu rộng, nghĩa là hàm chứa các Độ... Ba: Tùy theo một pháp sâu xa có nhiều phẩm loại. Bốn: Tùy theo trong một loại có nhiều pháp thuộc về Sự, mỗi một pháp ấy hàm chứa ý nghĩa như mây. Năm: Tùy theo một làn mây pháp căn bản, lưu chuyển phát ra rất nhiều dòng chảy. Năm lớp sau dựa theo pháp có thể tỏ ngộ, có thể biết.

Chi tiết nhỏ b là riêng biệt hiển bày về Dụng thuộc ánh sáng của Trí, chính là lớp thứ mười một chỉ mở rộng một lớp cuối cùng, công dụng vô biên thì tương tự trước đây trùng trùng không thể tận cùng. Trong đó: Đầu là câu tổng quát bao gồm không gian-thời gian. Sau từ "Tri vô lượng Như Lai..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về những gì đã nhận biết trong không gian-thời gian, trong đó có năm:

Một: Nhận biết về Hạnh thuộc nhân địa của Như Lai.

Hai: Từ "Tri vãng tích siêu Bồ-tát địa..." trở xuống là nhận biết về phần vị thuộc nhân địa của Như Lai.

Ba: Từ "Tri vi Bồ-tát thời thường kiến..." trở xuống là nhận biết về tác dụng của nhân địa. Ba loại trên là nhận biết về nhân.

Bốn: Từ "Tri vô lượng Như Lai phóng Đại quang..." trở xuống là nhận biết về Dụng của quả.

Năm: Từ "Bỉ chư Như Lai..." trở xuống là tổng quát nhận biết về nhân-quả.

Trong tiết c là kết thúc giải đáp về thưa hỏi, có ba chi tiết: Một-Kết luận về kiếp trước ở thế giới này; Hai-Từ "Cập thử kiếp trung..." trở xuống là tương tự hiển bày về vị lai và những thế giới khác; Ba-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là kết thúc khuyến khích tu học.

Trong Kệ tụng có mười kệ phân ba: Đầu là một kệ nhắc nhủ lắng nghe khuyến khích tu tập. Tiếp là tám kệ chính thức trình bày về Hạnh xưa kia, trong đó: Bốn kệ đầu là Hạnh thuộc Trí hướng lên trên cúng dường, bốn kệ sau là tâm Bi hướng xuống dưới cứu giúp chúng sinh. Sau là một kệ kết luận về phạm vi giới hạn của Hạnh.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, văn có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau: Bát-nhã là pháp đã duy trì mà

Đức Phật đạt được. Nói Bồ-đề tràng, là nếu Bát-nhã hiện rõ trước mắt thì khéo léo giữ gìn tòa thành của Tâm và tòa thành của Nhất thiết trí, vạn hạnh từ đó sinh ra làm tăng thêm uy lực.

Trong mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã: Đầu là dùng tâm quán sát, tiếp là dùng kệ ca ngợi, sau là dùng thân lễ lạy.

Trong kệ ca ngợi, có mười kệ phân bốn: Đầu là một kệ trình bày về nhờ vào Thiện hữu mà được nhìn thấy, tiếp là hai kệ dựa vào so sánh để hiển bày về thù thắng, tiếp là sáu kệ ngay nơi tướng để hiển bày về thù thắng, sau là một kệ tổng quát kết luận về viên dung.

Đoạn sáu: Dạ thần Thủ Hộ Nhất Thiết Thành, Thiện hữu nương vào Hiện Tiền Địa.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, văn có thể biết.

Mục hai-Từ "Kiến bỉ Dạ thần..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, văn hiển bày có thể biết.

Mục ba-Từ "Thời bỉ Dạ thần..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, có hai: 1-Khen ngợi về tướng phát tâm; 2-Từ "Thiện nam tử, ngã đắc..." trở xuống là chính thức trao cho pháp giới.

Trong mục 2 là chính thức trao cho pháp giới, có ba: a-Nêu lên tên gọi và Thể; b-Hiển bày về nghiệp dụng; c-Phân rõ về gốc rễ sâu xa của pháp.

Mục a-Nêu lên tên gọi và Thể: Ngay nơi Sự phù hợp với Lý, cho nên nói là Thậm thâm. Quyền-Thật không có gì ngăn ngại, thâu nhiếp hàm chứa biện tài tuyệt diệu, gọi là Tự tại. Dựa vào đây diễn thuyết giáo pháp, hợp với tất cả căn cơ chúng sinh, chính là Diệu âm.

Mục b-Từ "Vi Đại Pháp Sư..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng, trong đó có ba tiết: Một-Tổng quát trình bày; Hai-Riêng biệt hiển bày; ba-Kết luận về lợi ích.

Trong tiết một-Tổng quát trình bày, có hai: 1-Có mười câu, làm sáng tỏ về đức của Pháp thí; 2-Từ "Phật tử, ngã dĩ thử đẳng..." trở xuống là hiển bày về ý nghĩa của Pháp thí.

Tiết hai-Từ "Thiện nam tử, ngã dĩ như thị tịnh pháp..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về nghiệp dụng, trong đó có ba: 1-Giải thích về Thậm thâm; 2-Giải thích về Tự tại; 3-Giải thích về Diệu âm.

Trong tiết 1-Giải thích về Thậm thâm, có ba tiết:

Tiết a-Tổng quát nêu lên.

Tiết b-Từ "Hà giả..." trở xuống là nêu ra chứng cứ, nêu ra mười loại nghĩa khác nhau trong pháp giới, dựa theo mười loại Hạnh để hiển bày, bởi vì Hạnh nhất định phải xứng với Lý, Lý nhờ vào Hạnh mà hiển bày, nghĩa là: Một-Không có phần lượng; hai-Không có giới hạn; ba-Không có phạm vi; bốn-Không có bến bờ; năm-Thời gian không có gián đoạn. Còn lại có thể biết.

Tiết c-Từ "Thiện nam tử, ngã tác..." trở xuống là kết luận về lợi ích của quán sát trước đây.

Tiết 2-Từ "Hựu thiện nam tử, ngã như thị chánh niệm..." trở xuống là giải thích về nghĩa Tự tại, nghĩa là Tổng trì Quyền-Thật, đều dựa vào pháp đã duy trì mà thiết lập tên gọi, có thể biết.

Tiết 3-Từ "Thiện nam tử, ngã hoặc vị chúng sinh..." trở xuống là giải thích về nghĩa Diệu âm, trong đó có hai: a-Riêng biệt trình bày; b-Tổng quát kết luận.

Tiết a-Riêng biệt trình bày, có hai mươi ba câu: Ba câu đầu dựa theo ba Tuệ, hai mươi câu sau làm mười cặp dựa theo mở rộng-tóm lược để phân rõ. Tóm lược nói là một, bao gồm Lý-bao gồm Sự. Lý cùng có là hai mươi lăm, bởi vì có Lý không hai. Sự cùng có là bởi vì cùng một hữu vi. Còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Tiết b-Từ "Ngã dĩ như thị đẳng..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong tiết ba-Từ "Thiện nam tử, ngã nhập..." trở xuống là kết luận về lợi ích, có hai: 1-Riêng biệt kết luận về lợi ích của Thậm thâm, bởi vì tiến vào không có sai biệt, cho nên trải qua kiếp Trụ mà không mệt mỏi. 2-Từ "Ngã thành tựu..." trở xuống là bao gồm kết luận về Tự tại và Diệu âm, Tổng trì cho nên tăng trưởng giải thoát, Diệu âm cho nên đầy khắp pháp giới.

Mục c-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử..." trở xuống là phân rõ về gốc rễ sâu xa của pháp, có hai tiết: Một-Thưa hỏi; Hai-Giải đáp.

Trong tiết hai là giải đáp, có hai: 1-Phân rõ về tu hành ở kiếp thứ nhất; 2-Từ "Tùng thị dĩ lai..." trở xuống là tương tự hiển bày về thành tựu lợi ích của nhiều kiếp. Tiết 1-Phân rõ về tu hành ở kiếp thứ nhất, phân hai: Tiết a-Tổng quát nêu ra quốc độ và kiếp. Nói thế giới chuyển, nghĩa là thế giới làm mảy trần, một mảy trần là một quốc độ, lại nghiền vụn làm mảy trần; cũng giống như vô lượng vô lượng, chuyển làm một vô lượng... Nếu chọn lấy hình dạng xoay chuyển, thế giới là mảy trần, thì tại sao chỉ chọn lấy hình dạng này?

Tiết b-Từ "Thiện nam tử, bỉ thế giới..." trở xuống là riêng biệt làm sáng tỏ về được gặp Đức Phật, trong đó có bốn chi tiết: Một-Tổng quát nêu ra số lượng chư Phật và nơi chốn xuất hiện; Hai-Từ "Kỳ tối sơ..." trở xuống là riêng biệt trình bày về pháp đạt được từ vị Phật thứ nhất; Ba-Từ "Thứ hữu Phật hưng..." trở xuống là tóm lược nêu ra trăm vị Phật trước đây theo thứ tự; Bốn-Từ "Thiện nam tử, như thị đẳng..." trở xuống là kết thúc tóm lược hiển bày mở rộng.

Trong chi tiết hai là riêng biệt trình bày về pháp đạt được từ vị Phật thứ nhất, có sáu: 1-Nêu lên vị Phật xuất hiện. 2-Từ "Bỉ Phật xuất thời..." trở xuống là vua cha xuất gia. 3-Từ "Pháp dục diệt..." trở xuống là đời ác trược phát sinh nhiều lỗi lầm. 4-Từ "Thời Vương Tỳ-kheo..." trở xuống là diệt trừ lỗi lầm mà truyền bá giáo pháp làm cho lớn mạnh. 5-Từ "Thời hữu Tỳ-kheo Ni..." trở xuống là Vương nữ thấy nghe phát tâm đạt được pháp, tức là chính thức giải đáp về đạt được pháp xagần. 6-Từ "Ư nhữ ý vân hà..." trở xuống là kết hợp với xưa và nay thành tựu lợi ích.

Chi tiết ba là tóm lược nêu ra trăm vị Phật trước đây theo thứ tự, có thể biết.

Chi tiết bốn là kết thúc tóm lược hiển bày mở rộng, văn hiển bày có thể biết.

Tiết 2 là tương tự hiển bày về thành tựu lợi ích của nhiều kiếp, văn có thể biết.

Trong mục bốn-Từ "Ngã duy tri..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có hai: 1-Hiển bày về mình chỉ biết một pháp, tóm lược hiển bày về bốn loại nghiệp dụng. Nếu dựa theo Diệu âm để giải thích, thì không nói thêu dệt, không nói ly gián, không nói dối gạt, không nói thô ác, như thứ tự mà phối hợp. Nếu dựa theo Thậm thâm để giải thích, thì không phù hợp với Lý đều gọi là hý luận. Phát ra ngôn từ ở ngoài Lý tức là hai lời, đã trái ngược với Lý thì không chân thật-không thanh tịnh, ngược lại điều này có thể biết. 2-Từ "Như chư..." trở xuống là mở rộng Thắng tiến biết về nhiều pháp.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, có ba: 1-Chỉ ra Thiện hữu ở phần vị sau; 2-Tụng về pháp trước đây; 3-Thiện Tài đạt được lợi ích.

Mục 1-Chỉ ra Thiện hữu ở phần vị sau: Khai Phu Thọ Hoa, là dựa theo Sự thuộc về cây Hương trong lầu gác, dựa theo phần vị thì Địa thứ bảy là Hữu hạnh, mà Hữu bắt đầu phát ra Vô tướng trú.

Trong mục 2-Tụng về pháp trước đây, bởi vì sắp ra đi mà ân cần dặn dò khiến cho tu học, có mười một kệ phân hai: Hai kệ đầu là tụng về Thể-Dụng trước đây, chín kệ còn lại là tụng phần hiển bày về gốc rễ sâu xa của pháp.

Trong chín kệ cũng có hai: Tám kệ đầu tụng về kiếp thứ nhất, một kệ sau tụng phần tương tự hiển bày về nhiều kiếp.

Trong tám kệ đầu có ba: Ba kệ trước tổng quát tụng về kiếp đầu và kiếp sau, bốn kệ tiếp riêng biệt tụng về pháp đạt được từ vị Phật thứ nhất, một kệ sau tụng về một trăm vị Phật trung gian, và văn kết luận ở sau.

Mục 3-Thiện Tài đạt được lợi ích: Tuy thông suốt từ trước, mà văn cũng tiếp cận từ đây, trong đó: Trước là Trường hàng trình bày về lợi ích, sau từ "Quán sát..." trở xuống là Kệ tụng mừng vui ca ngợi. Mười kệ phân bốn:

Một kệ đầu ca ngợi về phước-trí siêu việt tuyệt vời.

Bốn kệ tiếp ca ngợi về Bi-Trí rất sâu xa. Niệm niệm dựa theo duyên với tất cả cảnh, mà không ngăn ngại Sự phân biệt; tâm tâm vĩnh viễn đoạn trừ các phân biệt, mà luôn luôn phù hợp với Lý. Lại câu trước dựa theo Quán, câu sau dựa theo Chỉ, tức là Chỉ-Quán cùng vận dụng. Thông hiểu rõ ràng Vô tánh mà thành tựu không có phân biệt, dấy khởi Đại Bi mà thành tựu dựa theo duyên trước đây. Dựa theo duyên tức là phân biệt mà thôi, không chỉ là thuộc về Vọng.

Bốn kệ tiếp tổng quát hiển bày về đức đầy đủ, lìa xa chướng ngại, thâu nhiếp lợi ích.

Một kệ sau là thành tựu Hạnh tiến vào phần vị.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn hiển bày có thể biết.

Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 72 trong kinh).

Đoạn bảy: Dạ thần Khai Phu Nhất Thiết Thọ Hoa, Thiện hữu nương vào Viễn Hành Địa.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, văn có thể biết.

Mục hai-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, văn hiển bày có thể biết.

Mục ba-Từ "Dạ thần ngôn..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, trong đó có bốn: 1-Hiển bày về pháp thực hành; 2-Thiết lập tên gọi của pháp; 3-Trình bày về nghiệp dụng; 4-Phân rõ về gốc rễ sâu xa của pháp.

Mục 1-Hiển bày về pháp thực hành, cũng là nghiệp dụng đã dấy lên của pháp môn, bởi vì đối với Hạnh thưa hỏi trước kia, tổng quát chỉ ra Hạnh ấy mà chưa nêu ra tên gọi của pháp môn, trong đó có hai: a-Trình bày về Hạnh làm yên vui cho chúng sinh; b-Từ "Thiện nam tử, nhược hữu..." trở xuống là Hạnh làm lợi ích cho chúng sinh, bởi vì khiến cho chúng sinh đoạn bỏ điều ác-tu tập điều thiện.

Trong mục b có hai: Trước là tổng quát; sau từ "Vị xan lận..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về mười Độ, đối trị mười chướng ngại che lấp.

Mục 2-Từ "Thiện nam tử, ngã dĩ thành..." trở xuống là thiết lập tên gọi của pháp, ở đây có hai ý: a: Tâm BiTrí hướng về trước phù hợp với mình làm lợi ích chúng sinh, cho nên sinh ra Đại Hỷ; b: Bi-Trí rộng lớn hướng về sau dựa theo Phật thâu nhiếp chúng sinh, cho nên sinh ra Đại Hỷ.

Trong mục 3-Từ "Thiện Tài ngôn..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Trong mục a-Thưa hỏi, bởi vì đều là phạm vi giới hạn của nghiệp dụng, cho nên nói là cảnh giới.

Trong mục b-giải đáp, có ba tiết:

Tiết một-Tổng quát nêu lên, nghĩa là nhận biết về Trí của Phật thâu nhiếp chúng sinh, là phạm vi giới hạn của nghiệp dụng.

Tiết hai-Từ "Vân hà phổ nhiếp..." trở xuống là tóm lược hiển bày về tướng thâu nhiếp tất cả, nghĩa là niềm vui của tất cả chúng sinh đều do Phật mà đạt được, cho nên biết là Phật thâu nhiếp tất cả.

Tiết ba-Từ "Vân hà tri nhiên..." trở xuống là mở rộng hiển bày về Trí phương tiện khéo léo, có hai: 1-Đưa ra, có thể biết. 2-Ý giải thích rằng: Tôi thấy Như Lai từ nhân đến quả, bởi vì Đại Bi khéo léo thâu nhiếp, cho nên biết niềm vui từ Phật sinh ra.

Trong tiết 2 có hai: a-Tổng quát trình bày; b-Từ "Thiện nam tử, Thế Tôn vãng tích..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong tiết b cũng có hai chi tiết: Một-Phát Tâm khéo léo thâu nhiếp tất cả; Hai-Khởi Hạnh khéo léo thâu nhiếp tất cả.

Trong chi tiết một-Phát Tâm khéo léo thâu nhiếp tất cả, cũng có hai: 1-Nhìn thấy cảnh mà phát tâm, bởi vì chìm trong Khổ-Tập; 2-Từ "Kiến như thị..." trở xuống là chính thức phát tâm cứu giúp, khiến cho đạt được Diệt-Đạo.

Trong chi tiết 2 có hai: a-Tâm Từ-Bi cùng dấy khởi; b-Từ "Khởi quán sát..." trở xuống là Bi-Trí cùng vận dụng.

Trong chi tiết hai-Từ "Khởi như thị tâm dĩ..." trở xuống là khởi Hạnh thâu nhiếp tất cả, cũng có hai: 1-Riêng biệt trình bày về Hạnh làm lợi ích cho chúng sinh; 2-Từ "Thiện nam tử, Tỳ-lô Giá-na..." trở xuống là đan xen trình bày về đủ loại Hạnh.

Trong chi tiết 1-Riêng biệt trình bày về Hạnh làm lợi ích cho chúng sinh, có ba: a-Nêu ra Thể của Hạnh thâu nhiếp chúng sinh; b-Từ "Dĩ thị phương tiện..." trở xuống là trình bày về chủ ý thâu nhiếp chúng sinh; c-Từ "Bồ-tát như thị niệm niệm..." trở xuống là phân rõ về thâu nhiếp chúng sinh rộng khắp mọi nơi, tức là nghĩa của rộng lớn.

Trong chi tiết 2 là đan xen trình bày về đủ loại Hạnh, có hai: a-Trình bày về quán sát căn cơ làm sáng tỏ KhổTập không có giới hạn; b-Từ "Khởi Đại Bi tâm..." trở xuống là hiển bày về tu hành vô lượng.

Trong chi tiết b có ba: Đầu là tổng quát trình bày về lợi ích của giáo hóa, tiếp từ "Vị thuyết chủng chủng..." trở xuống là riêng biệt trình bày về pháp đã giáo hoá, sau từ "Linh chư chúng sinh..." trở xuống là tổng quát kết luận về ý nghĩa giáo hoá.

Mục 4-Từ "Thiện Tài Đồng tử ngôn..." trở xuống là phân rõ về gốc rễ sâu xa của pháp: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Trong mục b-Giải đáp, có hai tiết: Một-Ca ngợi sâu xa nhận lời thuyết giảng; Hai-Từ "Nãi vãng..." trở xuống là nương theo uy lực chính thức giải đáp.

Trong tiết một-Ca ngợi sâu xa nhận lời thuyết giảng, có hai: Trường hàng và Kệ tụng.

Trong Trường hàng cũng có hai tiết: 1-Ca ngợi sâu xa khó nhận biết; 2-Nương theo uy lực nhận lời thuyết giảng.

Trong tiết 1-Ca ngợi sâu xa khó nhận biết, có bốn tiết:

Tiết a-Nêu lên khó nhận biết, không những lâu xa khó nhận biết, mà cũng ngay lúc phát tâm đã đạt được pháp sâu xa, bởi vì đầy đủ cảnh giới của Phật. Huống hồ không có tướng xa-gần, không phải là thường thấy-nghe cho nên khó tin tưởng, không phải là cảnh của Văn tuệ cho nên khó nhận biết, không phải là cảnh của Tư-Tu cho nên khó hiểu rõ-khó tiến vào. Trên đây đều vốn là diệt mất nơi chốn duyên vào của tâm. Khó thuyết giảng là bởi vì đoạn dứt lộ trình của ngôn ngữ.

Tiết b-Từ "Nhất thiết..." trở xuống là hiển bày về người không nhận biết.

Tiết c-Từ "Duy trừ..." trở xuống là chọn ra chủng loại có năng lực nhận biết, tức là Thiện Tài.

Tiết d-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là đưa ra giải thích nguyên cớ, bởi vì đều là cảnh giới của Phật, Bồ-tát Quyền giáo hãy còn không có năng lực nhận biết, huống hồ căn trí kém cỏi trước đây hay sao?

Tiết 2-Từ "Nhiên ngã kim..." trở xuống là nương theo uy lực nhận lời thuyết giảng.

Trong Kệ tụng-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống có hai mươi mốt kệ phân hai: Mười chín kệ đầu tụng về ca ngợi sâu xa khó thuyết giảng, hai kệ sau tụng về nương theo uy lực nhận lời thuyết giảng.

Trong mười chín kệ, có bốn: Một-Có một kệ, tụng về nêu lên sâu xa khó thuyết giảng. Hai-Có ba kệ, tụng về người không có năng lực nhận biết. Ba-Có một kệ, vượt lên tụng về giải thích trước đây, bởi vì đều là cảnh giới của Phật, cho nên người mê lầm không nhận biết. Bốn-Có mười bốn kệ, tổng quát tụng về chọn ra chủng loại có năng lực nhận biết, theo thứ tự tụng về Phật lực đã che chở trước đây, e rằng nhiều văn cho nên không phối hợp, mà người thuyết giảng vốn tùy theo thích hợp. Trong tiết hai-Nương theo uy lực chính thức giải đáp, có hai: Trường hàng và Kệ tụng.

Trong Trường hàng cũng có hai tiết: 1-Chính thức thuyết giảng; 2-Kết hợp với xưa và nay.

Tiết 1-Chính thức thuyết giảng, có bốn: a-Tổng quát hiển bày về Đức Phật xuất thế và thời gian-nơi chốn phát tâm; b-Từ "Thiện nam tử, bỉ Phổ Quang Minh..." trở xuống là riêng biệt nêu ra nơi chốn-thời gian của mình ở đời trước; c-Từ "Kỳ trung hữu Vương..." trở xuống là trình bày về duyên thù thắng của phát tâm; d-Từ "Thời thử Hội trung hữu Đồng nữ..." trở xuống là chính thức hiển bày về sự phát tâm của mình ở đời trước. Tiết a và tiết b có thể biết. Trong tiết c có bốn chi tiết:

Chi tiết một-Trình bày về sự chuyển hóa cai trị của Đại Vương, tức là Thiết Luân Vương, cho nên nói là Diêm-phù.

Chi tiết hai-Từ "Thời bỉ thế giới..." trở xuống là năm Trược làm nhân cảm đến quả của ba Tai: Thọ mạng ngắn ngủi tức là Mạng trược, từ "Tư tài..." trở xuống là Chúng sinh trược, từ "Bất tu..." trở xuống là Phiền não trược, từ "Nhậm tình..." trở xuống là Kiến trược, Kiếp trược thì bao gồm tất cả.

Chi tiết ba-Từ "Hàm lai cọng nhiễu..." trở xuống là cảnh đau thương hiện rõ trước mắt.

Chi tiết bốn-Từ "Nhĩ thời Đại Vương..." trở xuống là chính thức trình bày về phát khởi thực hành, trong đó có hai: 1-Khởi tâm Đại Bi sâu xa; 2-Từ "Tác thị ngữ dĩ..." trở xuống là mở rộng thực hành Đại thí.

Trong chi tiết 2 có tám chi tiết nhỏ: Một: Bố thí giúp cho tất cả mọi nơi.

Hai: Từ "Kỳ kiên cố..." trở xuống là pháp hội bố thí rộng lớn.

Ba: Từ "Thời bỉ Đại Vương..." trở xuống là người bố thí siêu việt tuyệt vời.

Bốn: Từ "Nhĩ thời Diêm-phù..." trở xuống là ruộng bố thí quy tụ đông đúc.

Năm: Từ "Thời Vương kiến bỉ..." trở xuống là Tâm bố thí thiết tha sâu nặng.

Sáu: Từ "Thiện nam tử, kỳ Vương nhĩ thời..." trở xuống là Nguyện bố thí sâu rộng.

Bảy: Từ "Dĩ năng thâm nhập..." trở xuống là Tuệ bố thí sâu xa vi tế.

Tám: Từ "Bất giản phương..." trở xuống là luôn luôn bố thí đều đặn rộng khắp.

Trong tiết d là chính thức hiển bày về sự phát tâm của mình ở đời trước, có sáu chi tiết: Một-Đức của thân phát tâm. Hai-Từ "Thời Bảo Quang Minh nữ..." trở xuống là chính thức phát khởi Đại tâm, giống như tâm của Đại Vương. Ba-Từ "Nhĩ thời Đại Vương..." trở xuống là Đại Vương phát ra lời nói thâu nhiếp. Bốn-Từ "Thời Bảo Quang Minh..." trở xuống là người nữ ca ngợi đức của Đại Vương. Năm-Từ "Thời bỉ Đại Vương..." trở xuống là Đại Vương bày tỏ khen ngợi. Sáu-Từ "Vương tán nữ dĩ..." trở xuống là thực hiện thâu nhiếp duy trì.

Trong sáu chi tiết, ba chi tiết trước có thể biết.

Trong chi tiết bốn là người nữ ca ngợi đức của Đại Vương, có ba: Đầu là nêu lên tâm thanh tịnh, tiếp là miệng phát ra lời nói, sau là mở rộng về thân lễ lạymiệng ca ngợi.

Trong Kệ tụng, có năm mươi hai kệ phân hai tiết: Một-Có hai mươi lăm kệ, tổng quát hiển bày về đức của Đại Vương; Hai-Từ "Vương phụ..." trở xuống có hai mươi bảy kệ, hiển bày về đời trước của Đại Vương.

Trong tiết một-Hai mươi lăm kệ, có bốn: 1-Có sáu kệ trình bày về tổn hại ở lúc Đại Vương chưa xuất thế. 2-Có hai kệ trình bày về lợi ích ở lúc Đại Vương xuất thế. 3-Có mười kệ trình bày về thay đổi tổn hại trở thành lợi ích, tức là chuyển hóa mười ác. 4-Có bảy kệ trình bày về Y-Chánh khó nghĩ bàn.

Trong tiết hai-Hai mươi bảy kệ, hiển bày về đời trước của Đại Vương, có bốn: 1-Có bốn kệ trình bày về cuối đời của vị vua trước. 2-Có tám kệ trình bày về tướng trước khi Đại Vương xuất thế. 3-Có bảy kệ chính thức hiển bày về Đản sinh. 4-Có tám kệ trình bày về lợi ích sau khi Đản sinh.

Thân lễ lạy và Đại Vương bày tỏ khen ngợi..., có thể biết.

Tiết 2-Từ "Thiện nam tử, nhĩ thời nhất thiết..." trở xuống là kết hợp với xưa và nay.

Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là Kệ tụng, chỉ là tổng quát về tướng, hiển bày đã có thể nhận biết, trong đó:

Chín kệ trước là trình bày về pháp có thể nhận biết, một kệ sau là kết luận khuyến khích.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, văn hiển bày có thể biết. Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn có thể biết. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 73 trong kinh).

Đoạn tám: Dạ thần Đại Nguyện Tinh Tiến Lực, Thiện hữu nương vào Bất Động Địa. Đạo thuộc về công dụng không có phân biệt, tùy theo làn gió Đại Nguyện mà cứu giúp che chở tất cả.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: Lược qua không có nghĩ đến pháp, bởi vì cũng biểu thị cho lìa xa ý niệm không còn phân biệt.

Mục hai-Từ "Kiến bỉ Dạ thần..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, nhưng cũng hàm chứa hai ý: Nếu dựa theo thuyết giảng rõ ràng thì từ đây đến hết kệ đều là mục thứ hai, đến "Dạ thần đáp ngôn..." trở xuống mới thuộc về mục thứ ba là trao cho pháp giới của mình; nếu dựa theo trao truyền bí mật thì ở đây đã hiện rõ về Dụng thù thắng là trao cho pháp giới của mình, Thiện Tài phát tâm giống như Thiện hữu thì đã đạt được lợi ích.

Nghĩa tuy bao gồm hai mục nhưng bởi vì muốn thuận theo văn, cho nên tạm thời dựa vào sự phân định trước đây, ngay nơi văn phân ba mục: 1-Nhìn thấy Dụng thù thắng; 2-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử..." trở xuống là lễ chào cung kính chứng thực tiến vào; 3-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài thuyết thử kệ dĩ..." trở xuống là thưa hỏi về pháp quan trọng.

Mục 1-Nhìn thấy Dụng thù thắng, có hai: a-Tổng quát nhìn thấy Y báo. b-Từ "Hiện nhật nguyệt..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về Thân tướng, có hai mươi bốn Thân: Đầu là mười Thân, tức là Thân ứng với căn cơ thâu nhiếp giáo hoá; tiếp từ "Hiện nhất thiết Phật sở..." trở xuống có sáu Thân, là Thân ứng với pháp thành tựu hạnh; sau là tám Thân lìa xa chướng phù hợp với Lý, phần nhiều tùy theo đức bên trong mà hiển bày về Thân sai biệt, nhìn thấy Thân hiểu rõ Tâm.

Trong mục 2 là lễ chào cung kính chứng thực tiến vào, có bốn: a-Lễ chào cung kính bày tỏ lễ nghi; b-Từ "Ư thiện tri..." trở xuống là phát tâm càng thêm thù thắng; c-Từ "Phát thị tâm dĩ..." trở xuống là chứng đạt sâu xa giống nhau; d-Từ "Ký hoạch thử dĩ..." trở xuống là dùng kệ ca ngợi mừng vui.

Mục a và mục b, có thể biết.

Trong mục c có ba tiết: Một-Nêu lên; Hai-Giải thích; Ba-Kết luận.

Tiết một-Nêu lên: Bởi vì mười tâm bình đẳng giống như mình phát khởi trước đây, cho nên đạt được những Hạnh giống như Thiện hữu. Tổng quát luận về giống nhau, có bốn nghĩa: 1-Người và pháp không hai, cùng với tất cả pháp giới giống nhau. 2-Nhân và quả không hai, cùng với tất cả chư Phật giống nhau. 3-Tự và Tha không hai, cùng với tất cả Bồ-tát giống nhau. 4-Nhiễm và tịnh không hai, cùng với tất cả chúng sinh giống nhau.

Nay nói đạt được pháp của Dạ thần ấy, cùng với các Bồ-tát giống nhau, Hạnh của Bồ-tát thì chính là loại thứ 3, nghĩa bao gồm ba loại còn lại. Do nhìn thấy loại đầu, không khác với hai loại còn lại, thì mới thật sự giống nhau hoàn toàn. Bởi vì Địa thứ tám chứng được lý Vô sinh, mà Tự-Tha tác thành lẫn nhau đều vô ngại, cho nên chỉ riêng Địa này trình bày về giống nhau, trong văn sau nêu ra có Vô sinh Nhẫn.

Tiết hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là nêu ra giải thích, có tám mươi bốn loại giống nhau, đều có nêu lên tên gọi-giải thích ý nghĩa, văn tướng tự nhiên hiển bày.

Tiết ba-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử quán sát..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Mục d là dùng kệ ca ngợi mừng vui, có mười kệ phân ba tiết:

Tiết một-Có tám kệ, tụng về phát tâm càng thêm thù thắng trước đây, theo thứ tự tụng về mười câu trước đây: Sáu kệ đầu đều tụng về một câu. Kệ thứ bảy, ba câu trước tụng về câu thứ bảy, một câu sau tụng về câu thứ tám. Kệ thứ tám, hai câu trước tụng về câu thứ chín, hai câu sau tụng về câu thứ mười.

Tiết hai-Có một kệ, tụng về chứng đạt sâu xa giống nhau.

Tiết ba-Có một kệ, tụng về mang ân sâu nặng.

Mục 3: là thưa hỏi về pháp quan trọng: Bởi vì trước đã nhìn thấy Dụng của giải thoát, không thưa hỏi về tu hành như thế nào, thẳng thắn đưa ra tên gọi mà thôi. Văn có ba câu hỏi.

Mục ba-Từ "Dạ thần cáo ngôn..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, trước đây thì im lặng trao cho, nay mới nói ra để trao cho, trong đó có hai: 1-Giải đáp câu hỏi về tên gọi; 2-Giải đáp về phát tâm xa-gần. Sở dĩ không giải đáp câu hỏi thứ ba về thành tựu Bồ-đề, bởi vì có hai ý: Một-Hiển bày về Bi tăng thêm, như Hưu Xả giải thích; Hai-Hiển bày về thành tựu đã lâu mà thị hiện ở phần vị của nhân, bởi vì một ngàn vị Phật đã cứu giúp về sau hãy còn thành tựu đã lâu, huống hồ có thể cứu giúp hay sao?

Trong mục 1-Giải đáp câu hỏi về tên gọi, có hai: a-Nêu lên tên gọi, nghĩa là hiện thân giáo hóa rộng khắp, khiến cho phát sinh các pháp thiện, đến cuối cùng đạt được quả Phật, cho nên gọi là Căn. b-Từ "Ngã dĩ thành tựu..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng, nghĩa là Dụng phù hợp với Lý, cho nên Dụng mà không có giới hạn, Động-Tịch không hai.

Trong mục b có ba tiết:

Tiết một-Trình bày về bên trong phù hợp với LýSự.

Tiết hai-Từ "Nhi hằng..." trở xuống là trình bày về Đại Dụng không có giới hạn.

Tóm lược hiển bày về chín mươi tám loại Sắc thân, cùng với trước-sau nêu lên và kết luận, tức là một trăm Thân. Luận Khởi Tín..., trình bày Địa thứ tám vốn là Địa thuộc về Sắc tự tại. Ở đây mở rộng phân rõ về Sắc thân, đủ loại là dựa theo chủng loại riêng biệt ấy, không phải một là dựa theo một chủng loại mà nhiều, còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Tiết ba-Từ "Niệm niệm trung hiện..." trở xuống là tổng quát kết luận về sâu rộng, trong đó có bốn: 1-Kết luận về những nghiệp đã làm; 2-Từ "Thiện nam tử, đương tri..." trở xuống là kết luận về nhân có thể hiện rõ; 3-Từ "Thiện nam tử, ngã nhập..." trở xuống là cùng kết luận về Tịch-Dụng vô ngại; 4-Từ "Nhất nhất thân..." trở xuống là kết luận về thành tựu sâu rộng.

Trong mục 2-Từ "Thiện nam tử, như nhữ sở vấn..." trở xuống là giải đáp về phát tâm xa-gần, trong đó có hai: a-Ca ngợi về sâu xa, nhận lời thuyết giảng; b-Chính thức giải đáp điều đã thưa hỏi.

Trong mục a-Ca ngợi về sâu xa, nhận lời thuyết giảng, có ba tiết: Một-Nhắc lại câu hỏi, nhận lời thuyết giảng; Hai-Từ "Thiện nam tử, Bồ-tát trí luân..." trở xuống là ca ngợi về pháp rất sâu xa; Ba-Từ "Phật tử, Bồ-tát trí luân tuy phục..." trở xuống là kết luận nương theo uy lực thuyết giảng.

Trong tiết hai là ca ngợi về pháp rất sâu xa, có hai: 1-Pháp thuyết; 2-Dụ trình bày.

Tiết 1-Pháp thuyết: a-Nêu lên; b-Giải thích.

Trong tiết b là giải thích: Trước là chính thức giải thích, Bổn tánh dựa theo Lý, lìa xa phân biệt dựa theo Trí, vượt qua chướng ngại dựa theo pháp đã đoạn trừ. Sau từ "Tùy sở ứng..." trở xuống là giải thích về trở ngại, đã không có dài-ngắn, nay nói về dài-ngắn là bởi vì lợi ích cho chúng sinh, muốn dài thì dài là hiển bày về gốc rễ sâu xa của pháp, muốn ngắn thì ngắn là hiển bày về pháp siêu việt thù thắng.

Tiết 2-Dụ hiển bày, có năm Dụ:

Một: Dụ về mặt trời sáng tỏ tùy theo thời gian, nghĩa là Thể của mặt trời luôn luôn sáng tỏ, chiếu rọi núi cao vào lúc mọc lên và lặn xuống, Trí không có ba đời mà tâm chướng ngại nhìn thấy khác nhau.

Hai: Dụ về vầng mặt trời hiện rõ bóng ảnh, nghĩa là mặt trời không có đến-đi, tùy theo nơi chốn mà ẩn-hiện, vầng trí tuệ luôn luôn vắng lặng mà căn cơ nhìn thấy ngắn-dài.

Ba: Dụ về thuyền trống rỗng vận chuyển đò vật, dụ cho Bồ-tát thâu nhiếp chúng sinh mà không trú vào.

Bốn: Dụ về hư không rộng lớn vô ngại, dụ cho Bồtát tùy ý vận dụng tự nhiên (Vô công) mà làm lợi ích cho chúng sinh.

Năm: Dụ về huyễn hóa không có chân thật, dụ cho ngay nơi Dụng mà Tịch.

Nhưng các Dạ thần trước đây ca ngợi về sâu xa, đều phỏng theo Pháp-Dụ này.

Tiết ba-Là kết luận nương theo uy lực để thuyết giảng, có thể biết.

Mục b-Từ "Phật tử, nãi vãng..." trở xuống là chính thức giải đáp về điều đã thưa hỏi: Trước là Trường hàng, sau là Kệ tụng.

Trong Trường hàng có ba tiết: Một-Nhân thực hành đạt được pháp trong kiếp Thiện Quang; Hai-Tu hạnh cúng dường chư Phật trong kiếp Nhật Quang; Ba-Tổng quát kết luận về thời gian-nơi chốn.

Trong tiết một: 1-Trình bày về pháp đã tu chứng của vị Phật đầu tiên; 2-Chuyển sang đời khác được gặp Phật tu hành.

Trong tiết 1 có ba: a-Cổ Phật xuất hiện ở thế gian; b-Từ "Thị thời Quốc Vương..." trở xuống là sự chuyển hoá cai trị của vị vua trước đây, tù ngục (Linh ngữ) là tên gọi của ngục tù ở khắp nơi; c-Từ "Vương hữu Thái tử..." trở xuống là nhân tu tập của Dạ thần.

Trong tiết c có ba chi tiết: Một-Trình bày về sự việc của mình lúc còn tại gia; hai-Kết hợp với xưa và nay; ba-Xuất gia đạt được pháp.

Chi tiết một-Trình bày về sự việc của mình lúc còn tại gia, có mười chi tiết:

1- Xót thương cứu giúp người tội, chính thức giải đáp về lúc bắt đầu phát tâm. Đánh bằng roi gậy-nện bằng gậy gộc (Bành xuy-chùy kích), Tẫn nghĩa là hạng bị hình phạt chặt xương đầu gối.

2- Quan lại bàn bạc không hợp lý.

3- Thỉnh cầu thế mạng cho người tội.

4- Quan lại bắt giữ để giết chết; nói Bảo Tộ là ngôi vị, Kinh Dịch nói Đại Bảo của Thánh nhân gọi là ngôi vị.

5- Vương hậu đau xót cầu xin.

6- Nhà vua làm mất đi ý chí của con trai. 7-Thái tử nhất định cứu giúp.

8- Mẹ thưa thỉnh về nhân tu tập.

9- Chính thức đem ra nơi thi hành.

10- Từ "Kinh bán nguyệt..." trở xuống là Như Lai đích thân cứu giúp, trong đó có sáu chi tiết nhỏ:

Một: Sắp đến lúc giết.

Hai: Từ "Thời pháp luân..." trở xuống là Như Lai giáng đức thâu nhiếp.

Ba: Từ "Nhĩ thời Thái tử..." trở xuống là cung kính bày tỏ lễ lạy thưa thỉnh.

Bốn: Từ "Dĩ Phật thần..." trở xuống là đến nơi chỗ ngồi bàn luận kinh pháp. Nói về Phổ chiếu nhân luân, nghĩa là khiến cho nhận biết thiện-ác đều có nhân của nó, người tội do nhân ác mà chuốc lấy, nhân thiện của Thái tử sẽ đầy đủ.

Năm: Từ "Thời bỉ hội..." trở xuống là mở rộng lợi ích cho Đương cơ.

Sáu: Từ "Thiện phục..." trở xuống là Thái tử đạt được pháp.

Chi tiết hai-Từ "Thiện nam tử, nhĩ thời Thái tử..." trở xuống là kết hợp với xưa và nay, có bốn chi tiết: 1-Kết luận về chính mình, chính thức giải đáp câu hỏi về phát tâm; 2-Kết luận về Đại thần; 3-Kết luận về ngục tù; 4-Kết luận về quyến thuộc của nhà vua. Trong văn đều rõ ràng, có thể biết. Tát-già là Hữu, Ni-kiền là Bất hệ, là ngoại đạo lõa hình tự chịu đói khát mà không hệ thuộc đến ăn mặc.

Chi tiết ba-Từ "Phật tử, ngã ư nhĩ thời..." trở xuống là trình bày về xuất gia đạt được pháp, đều nói là trăm vạn, nghĩa là lúc ấy đã đạt được Địa thứ tư.

Tiết 2-Từ "Phật tử, ngã ư nhĩ thời mạng chung..." trở xuống là trình bày về chuyển sang đời khác được gặp Phật tu hành, tóm lược nêu ra tám vị Phật nối thông kết luận với một vạn vị Phật.

Trong tiết hai-Từ "Thứ phục hữu kiếp..." trở xuống là trình bày trong kiếp Nhật Quang, được gặp Phật tu hành, có ba: 1-Tổng quát nêu lên tất cả; 2-Từ "Tối sơ..." trở xuống là riêng biệt nêu ra mười vị Phật; 3-Từ "Ư bỉ kiếp..." trở xuống là tổng quát kết luận về đạt được pháp. Tiết ba-Từ "Như ư thử kiếp..." trở xuống là tổng quát kết luận về thời gian-nơi chốn tu hành đạt được pháp.

Trong Kệ tụng, có ba mươi bốn kệ phân bốn tiết: Một-Có một kệ, tụng về nương theo uy lực nhận lời thuyết giảng; Hai-Có hai kệ, tụng về Cổ Phật xuất hiện ở thế gian; Ba-Có một kệ rưỡi, tụng về sự chuyển hóa cai trị của vị vua trước đây; Bốn-Hai mươi chín kệ rưỡi còn lại, tụng về nhân tu tập của Dạ thần.

Trong tiết bốn có bốn tiết: 1-Có chín kệ rưỡi, tụng về sự việc của mình lúc còn tại gia; 2-Có một kệ, tụng về xuất gia đạt được pháp; 3-Có hai kệ, tụng về một vạn vị Phật; 4-Từ "Thứ ư Phật sát..." trở xuống có mười bảy kệ, tụng phần tổng quát kết luận về thời gian-nơi chốn tu hành đạt được pháp.

Trong tiết 4 có ba tiết: a-Có một kệ, tóm lược nêu lên; b-Có ba kệ, tổng quát kết hợp với xưa và nay; c-Có mười ba kệ, trở lại tụng về đạt được pháp sâu rộng cuối cùng.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, văn có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau: Rừng Lam-Tỳ-ni, Trung Hoa nói là Lạc Thắng Viên Quang, xưa có

Thiên nữ giáng sinh ở nơi này, nhân đó lấy làm tên gọi, biểu thị cho ánh sáng Tổng trì của Địa thứ chín vốn soi chiếu tất cả.

Thiện hữu tên gọi Diệu Đức Viên Mãn, là bởi vì Thiện Tuệ không có thiếu sót. Nhưng khu vườn này ở phía Đông của kinh thành Ca-tỳ-la khoảng hai mươi dặm, là nơi Hoàng hậu Ma-da sinh hạ Thái tử Tất-đạtđa. Lại từ Địa thứ chín sẽ được tiếp nhận chức vị, vì thế cho nên nay thưa hỏi về sinh trong nhà Như Lai.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn có thể biết. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 74 trong kinh).

QUYỂN 59

Đoạn chín: Thần rừng Lam-tỳ-ni, Thiện hữu nương vào Thiện Tuệ Địa.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, văn hiển bày có thể biết.

Mục ba-Từ "Bỉ Thần đáp..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, trong đó có bốn: 1-Hiển bày về nghĩa của pháp; 2-Thiết lập tên gọi của pháp; 3-Trình bày về nghiệp dụng; 4-Phân rõ về căn bản.

Trong mục 1-Hiển bày về nghĩa của pháp, có hai: aTrường hàng; b-Kệ tụng.

Trong mục a-Trường hàng, có bốn tiết: Một-Nêu lên số lượng ca ngợi thù thắng; Hai-Đưa ra số lượng nêu rõ tên gọi; Ba-Dựa vào tên gọi giải thích về nghĩa; Bốn-Kết luận ca ngợi về lợi ích thù thắng.

Trong tiết một-Nêu lên số lượng ca ngợi thù thắng: Sinh trong nhà Như Lai, tức là chính thức giải đáp câu hỏi ấy.

Tiết hai-Từ "Hà đẳng vi thập..." trở xuống là đưa ra số lượng nêu rõ tên gọi.

Mười tên gọi này nối thông với sáu phần vị: 1-Thập Tín; 2-Thập Trú; 3-Bao gồm Thập Hạnh và Thập Hồi Hướng; 4-Địa thứ nhất; 5-Địa thứ hai đến Địa thứ bảy, bởi vì đều là giới hạn của công dụng; 6-7 đều là Địa thứ tám, nhưng 6 tức là Tự phần, 7 tức là Thắng tiến sau khi được khuyến khích; 8-Địa thứ chín; 9-Địa thứ mười; 10-Tức là Đẳng giác tiến vào Như Lai Địa.

Như vậy dựa vào thứ tự trước-sau (Hành bố) thì nhất định phối hợp theo chiều dọc. Nhưng nếu dựa theo trước-sau ngay trong nhau (Viên dung), thì trước-sau dùng thay lẫn nhau, cho nên nói thành tựu pháp này là sinh trong nhà Như Lai.

Nếu nhất định phải đầy đủ mười tên gọi thì mới được sinh trong nhà Như Lai, tại sao trong văn ở Địa thứ hai-thứ sáu đều có sinh trong nhà Như Lai, Địa thứ mười lại nói đã được Quán Đảnh từ chư Phật ba đời, cho nên biết rằng phải là chiều dọc dựa theo Chứng đạt từng phần khác nhau.

Nếu nhất định theo chiều dọc, thì trái với câu nói đầy đủ mười tên gọi là sinh trong nhà Như Lai, cho nên biết rằng phải là chiều ngang dựa theo Viên dung mà tu tập quán sát.

Tiết ba-Từ "Thiện nam tử, vân hà danh..." trở xuống là dựa vào tên gọi giải thích về nghĩa:

Trong tên gọi thứ nhất: Tức là Tín phát tâm, phẩm Hiền Thủ nói: Bởi vì luôn luôn mong muốn trang nghiêm quốc độ-cúng dường chư Phật, làm lợi ích yên vui cho các chúng sinh. Vì vậy văn nói là bắt đầu tích tập thiện căn.

Trong tên gọi thứ hai: Bắt đầu trú trong phát tâm, văn có đủ ba tâm, sinh trong nhà Như Lai cũng bắt đầu trú trong nhà sinh ra.

Trong tên gọi thứ ba, có mười câu: 1-Quán sát về Pháp môn hải, nêu lên Thập Hạnh; 2-Hướng về Nhất thiết trí, nêu lên Thập Hồi Hướng, bởi vì Hạnh-Nguyện giúp đỡ lẫn nhau cho nên hợp lại làm một. Tám câu còn lại bao gồm Thập Hạnh và Thập Hồi Hướng.

Trong tên gọi thứ tư: Phù hợp với Lý-đoạn trừ chướng ngại gọi là tâm thanh tịnh sâu xa, tức là tâm địa thanh tịnh bởi vì đã chứng Lý. Kiên cố như Kim cang, bởi vì đã đạt được Đạo lìa xa sinh tử. Rời bỏ các cõi-các nẻo, bởi vì đã phá trừ núi lớn của hai chướng ngại, mà làm nơi nương tựa của chúng sinh.

Trong tên gọi thứ năm: Chứng đạt Như-dấy khởi Hạnh, là ánh sáng bình đẳng. Giới-Nhẫn-Tiến... là thứ tự đến Địa thứ năm. Đạt được Vô ngại về sau tức là Địa thứ bảy, bởi vì Địa thứ bảy đạt được ánh sáng của Vô sinh Nhẫn, mà tiến vào tất cả các pháp chân thật.

Trong tên gọi thứ sáu: Bởi vì đạt được Vô sinh Nhẫn phù hợp với pháp tánh, là sinh trong nhà chư Phật. Nguyện Độ tăng thượng, thiện căn cùng một Thể, phiền não không làm thay đổi..., là pháp thiện thanh tịnh.

Trong tên gọi thứ bảy: Nhờ vào Phật khuyến khích phát khởi, mà có thể lập tức tu tập thực hành, gọi là ánh sáng của Phật lực. Tu tập tùy ý vận dụng tự nhiên (Vô công dụng), cho nên không hề mệt mỏi chán nản...

Trong tên gọi thứ tám: Từ Địa thứ tám tiến vào Địa thứ chín, cho nên nói là trú trong phần vị Đồng Chân.

Quán sát Trí môn thuộc về Nhất thiết trí, tức là đức của Pháp Sư. Đối với ba tánh... đều nhận biết đúng như thật, bởi vì đúng như thật ngay nơi Sự nhận biết Lý. Đối với cảnh có sai biệt tiến vào Định không có sai biệt, bởi vì đúng như thật ngay nơi Lý cùng tận về Sự. Đối với pháp không có sai biệt mà hiện rõ Trí có sai biệt. Còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Trong tên gọi thứ chín: Dùng trang nghiêm của Phật mà trang nghiêm, cho nên gọi là Phổ trang nghiêm. Đã đạt được các Tam-muội như Ly Cấu..., cho nên tuy thường sử dụng mà thường ở trong Tam-muội.

Trong tên gọi thứ mười: Dựa theo Tự phần của Địa ấy là Bồ-tát ở Địa này. Dựa theo Thắng tiến của Địa ấy gọi là tiến vào Phật Địa. Đã tiếp nhận chức vị nói là được Quán Đảnh. Trí đầy đủ cảnh giới của Phật nói là nhận biết tất cả, như phẩm Thập Định phân rõ.

Tiết bốn-Từ "Phật tử, nhược Bồ-tát..." trở xuống là kết luận ca ngợi về lợi ích thù thắng, có thể biết.

Trong mục b-Trùng tụng, có mười kệ như thứ tự tụng về mười pháp trước đây.

Trong mục a-Từ "Thiện nam tử, Bồ-tát cụ thử..." trở xuống là thiết lập tên gọi của pháp: a-Nhắc lại những điều đã trình bày trước đây; b-Từ "Ngã tùng vô lượng..." trở xuống là nêu ra tên gọi thiết lập trước đây. Cơ cảm liền hiện rõ, không có gì ngăn ngại, gọi là tự tại thọ sinh, bao gồm chủ động hiện rõ và thụ động hiện rõ. Mục 3-Từ "Thiện Tài bạch ngôn..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng của pháp môn, trong đó có hai: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp. Trong mục b là giải đáp, thấy biết về cảnh giới này tức là nghiệp dụng, trong đó có hai tiết: Một-Trình bày về theo Nguyện thọ sinh; Hai-

Từ "Kinh ư bách niên..." trở xuống là nhìn thấy như Nguyện xưa kia.

Trong tiết hai có bốn tiết:

Tiết 1-Nhìn thấy tướng của điềm lành giáng thần.

Tiết 2-Từ "Thiện nam tử, Ma-da..." trở xuống là nhìn thấy ra ngoài thành hiện rõ ánh sáng.

Tiết 3-Từ "Ma-da phu nhân ư Tất-lạc-xoa..." trở xuống là nhìn thấy sự thần biến lúc sắp sinh, trong đó có hai tiết:

Tiết a-Nêu lên chứng cứ, Tất-lạc-xoa, Trung Hoa nói là Cao Hiển.

Tiết b-Riêng biệt hiển bày về mười thần biến: Một-Mọi người quy tụ, đau khổ ngừng lại; Hai-Tụ vào tản ra không hề ngăn ngại; Ba-Đầu mảy lông hiện rõ nhân của Phật; Bốn-Hiện rõ sự việc đời trước của Phật; Năm-Hiện rõ thân làm chỗ dựa của hành; Sáu-Hiện rõ tất cả hành Xả; Bảy-Hiện rõ vườn rừng thọ sinh của Cổ Phật; Tám-Hiện rõ cung điện nơi ở của Phật hiện tại; Chín-Hiện ra Bồ-tát cùng chủng loại; Mười-Mặt đất hiện ra hoa sen để nâng bước chân của bậc Chí Thánh.

Tiết 4-Từ "Thiện nam tử, Lam-tỳ-ni..." trở xuống là chính thức nhìn thấy Đản sinh, trong đó có ba tiết:

Tiết a-Nhìn thấy tướng bên ngoài, có bốn loại tướng, giải thích bao gồm Sự-Lý.

Dựa theo Sự: Một-Quay lại chiếu rọi thẳng thắn; Hai-Cao xa rõ ràng ung dung; Ba-Ánh sáng uy nghiêm to lớn; Bốn-Rõ ràng có thể nhìn thấy.

Dựa theo Lý: Một-Dựa vào Tánh Không, không có trú vào mà hiện rõ; hai-Dựa vào núi Niết-bàn, tâm không phân biệt mà xuất hiện; ba-Trong vầng mây Đại Từ mà hiện rõ Hóa thân không có trú vào; bốn-Bởi vì phá trừ bóng tối dày đặc của Vô minh sinh tử cho chúng sinh.

Tiết b-Từ "Bồ-tát nhĩ thời..." trở xuống là hiểu rõ về đức bên trong.

Tiết c-Từ "Đương ngã kiến Phật..." trở xuống là kết luận về rộng khắp mọi nơi, thì ngang-dọc không cùng tận.

Mục 4-Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử bạch bỉ Thần..." trở xuống là hiển bày về gốc rễ sâu xa của pháp: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Trong mục a là giải đáp, có hai tiết: Một-Trường hàng; hai-Kệ tụng.

Tiết một-Trong Trường hàng có sáu: 1-Phật xuất hiện ở thời xa xưa; 2-Từ "Kỳ tứ thiên..." trở xuống là hiển bày về cha mẹ thời xưa; 3-Từ "Kỳ Hỷ Quang..." trở xuống là vin vào cây mà Đản sinh; 4-Từ "Thời hữu..." trở xuống là ngắm nhìn Phật đạt được pháp; 5-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là kết hợp với xưa và nay, không kết hợp về cha mẹ, bởi vì ý trình bày chính là Phụ vương Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma-da, Phật tức là Phật hiện tại; 6-Từ "Ngã tùng thị..." trở xuống là hiển bày về Dụng rộng khắp mọi nơi.

Tiết hai-Trong Kệ tụng có hai mươi ba kệ, phân bốn: 1-Có một kệ về khuyên nhủ lắng nghe, nhận lời thuyết giảng; 2-Có chín kệ, tụng phần tu chứng đầu tiên; 3-Có mười hai kệ, tụng phần tu tập tăng lên trải qua các sự việc; 4-Có một kệ, kết luận ca ngợi về vô tận.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Trong mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau: Nói là Cùba, Trung Hoa nói là Thủ Hộ Đại Địa, lúc còn tại gia làm cha mẹ bảo vệ Thái tử, tích chứa đầy đủ bảo vệ địa phận của đất nước, đã làm Phi hậu của Quốc Vương thì dựa vào Chủ có được tên gọi, biểu thị cho Địa thứ mười đã tròn vẹn cho nên không có Địa nào không bảo vệ.

Nhưng Thái tử có ba vị Phu nhân: 1-Tên gọi Cù-ba; 2-Tên gọi Da-du Đà-la; 3-Tên gọi Ma-nô-xá. Nay cuối cùng của nhân vị, cho nên chọn lấy vị Phu nhân thứ nhất, bởi vì pháp Hỷ đã đầy đủ, nương vào Phi hậu xưa kia. Vị này chính mình có thể đạt được quả Phật, cho nên ở trong kinh thành mà sinh ra Phật.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn hiển bày có thể biết.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 75 trong kinh).

Đoạn mười: Thích nữ Cù-ba, Thiện hữu nương vào Pháp Vân Địa.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai: 1-Dựa vào sự tu chứng trước đây; 2-Từ "Tiệm thứ..." trở xuống là hướng đến mong cầu vị Thiện hữu tiếp sau.

Trong mục 2 có bốn: a-Hướng về mong cầu đến nơi; b-Từ "Kỳ trung hữu Thần..." trở xuống là bạn hữu đón chào khen ngợi; c-Từ "Thiện Tài Đồng tử ngôn..." trở xuống là Thiện Tài hợp ý thuật rõ; d-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là vị Thần tôn kính càng thêm sâu sắc. Trong mục b có bốn tiết: Một-Khen ngợi về Hạnh đến kết quả cuối cùng; hai-Từ "Ngã quán Nhân giả tu chư..." trở xuống là khen ngợi tinh tiến đạt được quả; ba-Từ "Ngã quán Nhân giả dũng mãnh..." trở xuống là khen ngợi tinh tiến đạt được pháp; bốn-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là dùng Lý để giải thích về thành tựu.

Trong mục c là Thiện Tài hợp ý thuật rõ, có hai: Một-Hợp ý tiếp nhận điều đã nói; hai-Từ "Thánh giả, ngã nguyện..." trở xuống là thuật rõ những việc đã làm của mình.

Trong tiết hai, có hai: 1-Trình bày về Tứ Đẳng thâu nhiếp chúng sinh; 2-Trình bày về vạn đức làm lợi ích cho chúng sinh.

Trong tiết 1 có bốn, đó là Pháp-Dụ-Hợp và Giải thích.

Trong Pháp có Từ-Bi. Trong Hợp bao gồm Hỷ. Trong giải thích, không tham bao gồm trình bày về có Xả, trong đó: a-Đưa ra; b-Giải thích.

Trong tiết b là giải thích có hai chi tiết: Một-Tổng quát trình bày; hai-Từ "Bất tham sinh tử..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong chi tiết hai: 1-Trình bày về không tự mình làm; 2-Từ "Đản kiến chúng sinh..." trở xuống là trình bày về những việc đã làm.

Tiết 2-Từ "Thánh giả, Bồ-tát Ma-ha-tát..." trở xuống là trình bày về vạn đức làm lợi ích cho chúng sinh, trong đó có hai: a-Có mười sáu câu, riêng biệt dựa theo Dụ hiển bày về làm nơi nương tựa cho chúng sinh; b-Từ "Thánh giả, Bồ-tát như thị..." trở xuống là kết luận thành tựu lợi ích cho chúng sinh.

Mục d là vị Thần tôn kính càng thêm sâu sắc, là bởi vì nghe về pháp trên đây. Trong văn có ba tiết: Một-Trường hàng bày tỏ về cúng dường. Hai-Dùng kệ ca ngợi về đức, có mười kệ phân hai: Ba kệ đầu ca ngợi về Hạnh hướng xuống dưới làm lợi ích chúng sinh; bảy kệ sau ca ngợi về Hạnh hướng lên trên mong cầu không ngăn ngại. Ba-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là dùng thân theo đuổi bởi vì tình cảm hết sức yêu quý tôn trọng.

Mục hai-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài Đồng tử..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có ba: 1-Nhìn thấy; 2-Lễ chào cung kính; 3-Thưa hỏi.

Trong mục 1-Nhìn thấy, có hai: a-Đi vào nhà lớn suy xét tìm tòi đã nhìn thấy Y báo, văn này cũng có thể thuộc về trước đây. b-Từ "Kiến tại đường nội..." trở xuống là nhìn thấy Chánh báo của Thiện hữu: Đầu là nhìn thấy Chủ, sau từ "Bát vạn..." trở xuống là nhìn thấy Bạn. Mở rộng ca ngợi về Bạn thuận theo đức thù thắng, đức của Chủ tất nhiên đã không thể nói được.

Mục 2-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là lễ chào cung kính.

Mục 3-Từ "Tác như thị ngôn..." trở xuống là thưa hỏi, trong đó có hai: a-Tự mình bày tỏ phát tâm; b-Từ "Nhi vị tri..." trở xuống là chính thức thưa hỏi.

Trong mục b có mười một câu, thưa hỏi về Hạnh thuộc Bi-Trí thuận nghịch, Quyền-Thật tịch dụng vô ngại cùng hiện hành. Mười câu trước thâu nhiếp làm năm cặp: Một: Hơn phàm phu-vượt Tiểu thừa làm một cặp; Hai: Lìa xa quả-vượt qua nhân làm một cặp; Ba: Hiện rõ sinh-chỉ ra sắc làm một cặp; Bốn: Tướng đầy đủ-thuyết tận cùng làm một cặp; Năm: Dưới giáo hóatrên cúng dường làm một cặp.

Câu mười một là tổng quát hiển bày về các pháp thiện Chân-Tục cùng hiện hành.

Mục ba-Từ "Thời Cù-ba nữ..." trở xuống là chỉ ra pháp giới của mình, trong đó có bốn: 1-Nghĩa của pháp; 2-Tên gọi của pháp; 3-Dụng của pháp; 4-Căn bản của pháp.

Trong mục 1-Nghĩa của pháp: a-Trường hàng; b-Kệ tụng.

Trong mục a-Trường hàng, cũng có hai tiết: Một-Khen ngợi khuyên nhủ, nhận lời thuyết giảng; Hai-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là chính thức hiển bày về nghĩa của pháp.

Trong tiết hai có hai: 1-Trình bày về Hạnh thuộc về ánh sáng Trí của Đế võng, nghĩa là dựa vào mười pháp này thì soi chiếu về pháp trùng trùng vô tận, có nêu lêngiải thích và kết luận có thể biết. 2-Từ "Phật tử, nhược Bồ-tát..." trở xuống là Hạnh vâng theo phụng sự Thiện hữu. Trước là trình bày dựa vào pháp, ở đây phân rõ dựa vào người. Pháp nhờ vào người mà làm cho lớn mạnh, nhờ đạt được pháp này mà phát sinh vô tận về pháp, cũng là mở rộng một tiết 1 trước đây, cũng có nêu lêngiải thích và kết luận.

Trong mục b-Kệ tụng, có mười hai kệ phân hai tiết:

Tiết một-Có mười kệ, như thứ tự tụng về mười Hạnh thuộc ánh sáng Trí của Đế võng trước đây. Nhưng trong Trường hàng trước đây chỉ gọi là Hạnh thuộc về ánh sáng của Đế võng, là tên gọi chung của mười pháp. Nay trong kệ, hai kệ đầu chọn lấy tên gọi tổng quát trước đây, tám Hạnh sau đều riêng biệt thiết lập tên gọi, thì biết mười tên gọi, mỗi một tên gọi bao gồm mười Hạnh ấy, trùng trùng vô ngại mới dẫn đến tên gọi của Đế võng. Lại cần phải đạt được ý của kệ này thì mới hiểu rõ tên gọi trước đây.

Tiết hai-Có hai kệ, tụng về hai pháp sau trong mười pháp phụng sự Thiện hữu trước đây, bởi vì hai pháp sau che kín lẫn nhau. Còn lại lược qua không tụng.

Mục 2-Từ "Thời Thích-ca..." trở xuống là thiết lập tên gọi của pháp, nghĩa là Tam-muội Phổ Hiền của tất cả Bồ-tát sâu rộng như biển, như pháp giới cho nên sâu, như tên gọi của chúng sinh cho nên rộng, dùng Trí thù thắng vi diệu, quán sát trong niệm niệm, cho nên thiết lập tên gọi này.

Trong mục 3-Từ "Thiện Tài ngôn Đại Thánh..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng của pháp môn: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Trong mục a là giải đáp có hai tiết: Một-Hiển bày về nhận biết rộng rãi; Hai-Giải thích về nguyên cớ nhận biết.

Trong tiết một-Hiển bày về nhận biết rộng rãi, có ba: 1-Nhận biết về thế giới Sa-bà; 2-Tương tự nhận biết về vô số thế giới; 3-Riêng biệt hiển bày về nhân quả của Đức Tỳ-lô.

Trong tiết 1-Nhận biết về thế giới Sa-bà, có hai: a-Nhận biết về sự việc trong vô lượng kiếp; b-Từ "Thiện nam tử, thử Sa-bà..." trở xuống là tương tự tận cùng thời gian vị lai.

Trong tiết a: cũng có hai chi tiết:

Chi tiết một-Nhận biết về nhân quả thiện ác của thế gian, căn bất thiện mà thâu nhiếp căn thiện, là như tâm nóng giận mà trì giới, câu sau tương tự nhận biết.

Chi tiết hai-Từ "Hựu bỉ kiếp..." trở xuống là nhận biết về nhân quả của xuất thế gian, trong đó cũng có hai: 1-Nhận biết về nhân quả của Phật; 2-Từ "Diệc tri bỉ Phật chúng..." trở xuống là nhận biết về chúng hội của Phật.

Trong chi tiết 2 có ba: a-Nhận biết về chúng Thanh văn; b-Nhận biết về chúng Duyên giác; c-Nhận biết về chúng Bồ-tát. Văn có thể biết.

Tiết b là tương tự tận cùng thời gian vị lai, văn hiển bày có thể biết.

Tiết 2-Từ "Như tri Sa-bà..." trở xuống là tương tự nhận biết về vô số thế giới, trong đó có hai: a-Tổng quát hiển bày về nhận biết nhiều; b-Riêng biệt hiển bày về tướng trạng đã nhận biết.

Tiết a-Tổng quát hiển bày về nhận biết nhiều, có sáu lớp tương tự nhận biết, những lớp sau rộng hơn những lớp trước:

Hai lớp đầu đều là toàn bộ thế giới thâu nhiếp nhiều thế giới, mà lớp thứ nhất chỉ thâu nhiếp thế giới thuộc chủng loại giống nhau cho nên nói là Trần số, lớp thứ hai tức là thế giới thuộc chủng loại khác nhau cho nên nói là Nhất thiết, bởi vì tất cả các chủng loại.

Lớp thứ ba tức là trong mảy trần thâu nhiếp thế giới, cho nên vi tế hơn lớp trước.

Lớp thứ tư tức là vô lượng thế giới vây tròn xung quanh thế giới của mười ba vị Phật, và thế giới quyến thuộc rộng lớn, cho nên nói là những thế giới ở ngoài thế giới Sa-bà.

Lớp thứ năm tức là soi chiếu tất cả mười phương, do chủng loại thế giới với ánh sáng quý báu rực rỡ mà thâu nhiếp thế giới, tất cả có hai mươi lớp.

Lớp thứ sáu tức là đầy đủ vô lượng vô biên thế giới trong thế giới Liên Hoa Tạng.

Tiết b-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng trạng đã nhận biết, có mười lớp: 1-Rộng lớn, tức là chủng loại làm chỗ dựa. 2-An lập, tức là nhân duyên, hoặc là trú vào chỗ dựa. 3-Tức là vây tròn xung quanh. 4-Tức là nơi chốn trong đó. 5-Thể loại đều khác nhau. 6-Chuyển có hai nghĩa: Một-Như hình dạng xoay chuyển bên cạnh vòng tròn, cho nên phẩm Thế Giới Thành Tựu nói: Hoặc có thế giới xoay chuyển theo vòng tròn. Hai-Tức là sự chuyển biến của kiếp. 7-Hoa sen làm chỗ dựa. 8-Tức là Tu-di trong đó. 9-Tùy theo duyên thiết lập tên gọi. 10-Tức là kết luận quả thuộc về nhân, nghĩa là vô lượng thế giới trong Hoa Tạng đều do Bổn nguyện của Phật mà trang nghiêm, cho nên nói là do uy lực.

Tiết 3-Từ "Diệc niệm Như Lai..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về nhân quả của Đức Tỳ-lô, trong đó có hai:

Tiết a-Trình bày về nhân, nhưng có hai nghĩa: Một-Thành tựu ở mức cao nhất, mà chỉ tổng quát nói là Lực của Bổn nguyện, nay riêng biệt hiển bày về nhân thành tựu của thế giới; Hai-Thuận theo sau cũng bao gồm nhân của Chánh báo.

Tiết b-Từ "Đắc ư Như Lai..." trở xuống là hiển bày về quả, có thể biết.

Tiết hai-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ nhận biết.

Mục 4-Từ "Thiện Tài bạch ngôn..." trở xuống là hiển bày gốc rễ sâu xa của pháp, có hai: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp.

Trong mục a-Thưa hỏi: Tuy chỉ thưa hỏi về đạt được pháp xa-gần, mà nghĩa đã hàm chứa về tu tập thực hành xa-gần, bởi vì đạt được pháp môn này.

Trong mục b-Giải đáp, có bốn tiết: Một-Trình bày về phát tâm tu tập thực hành từ vị Phật đầu tiên; Hai-Tu tập thực hành từ nhiều vị Phật ở trung gian; Ba-Chính thức trình bày về thời gian đạt được pháp; Bốn-Nhiều kiếp tu tập làm cho pháp này sáng tỏ.

Trong tiết một phân hai: 1-Chính thức hiển bày về duyên của mình; 2-Kết hợp với xưa và nay.

Trong tiết 1-Chính thức hiển bày về duyên vốn có, phân mười chi tiết:

Chi tiết một-Thời gian và nơi chốn của Vương đô kiếp trước.

Chi tiết hai-Thái tử siêu việt tuyệt vời, trong đó có hai: 1-Đầy đủ tướng; 2-Dạo chơi ngắm nhìn.

Chi tiết ba-Người nữ quý báu cầu mong kết hôn, trong đó có bốn: 1-Đầy đủ đức đoan nghiêm. 2-Từ "Kiến kỳ..." trở xuống là thưa với mẹ về điều mong cầu. 3-Từ "Bỉ hương nha..." trở xuống là trong mộng nhìn thấy Đức Phật xuất thế. 4-Từ "Thời diệu đức..." trở xuống là tự nói rõ tâm mình, toàn bộ có mười kệ: Ba kệ trước, tự mình thuật rõ về đức tuyệt vời; bảy kệ sau, ca ngợi mong cầu người ấy tiếp nhận.

Chi tiết bốn-Thái tử hỏi han tường tận, có mười hai kệ phân ba: 1-Có hai kệ, hỏi về duyên hệ thuộc của người nữ; 2-Có ba kệ, hỏi về lỗi lầm bên trong của người nữ; 3-Có bảy kệ, ngăn chặn để tiến thêm điều thiện cho ngời nữ.

Chi tiết năm-Mẹ người nữ trả lời thay con, trình bày có đức chứ không có lỗi lầm, cũng không duyên hệ thuộc, cho nên thuận lòng tiếp nhận, có ba mươi mốt kệ phân sáu: 1-Có mười một kệ, tổng quát hiển bày về Báo thù thắng; 2-Có ba kệ, riêng biệt ca ngợi về đoan nghiêm; 3-Có ba kệ, trình bày về sự tuyệt luân của người nữ; 4-Có năm kệ, trình bày về bên trong đầy đủ kỹ năng; 5-Có tám kệ, trình bày về lìa xa lỗi lầm đầy đủ đức hạnh; 6-Một kệ cuối cùng, kết luận ca ngợi những điều thích hợp.

Chi tiết sáu-Thái tử trở lại ngăn chặn, nghĩa là nếu không trở ngại cho đạo thì sẽ thuận theo ý của người nữ, trong đó: Trước là Trường hàng phân hai: 1-Tự mình nói về Hạnh sâu xa; 2-Từ "Đương ư nhĩ..." trở xuống là sợ rằng điều ấy làm trở ngại. Sau là Kệ tụng, có mười kệ phân ba: 1-Có sáu kệ, tụng về Hạnh sâu xa ấy; 2-Có hai kệ rưỡi, ngăn chặn người nữ đừng làm trở ngại; 3-Có một kệ rưỡi, kết luận khiến cho suy nghĩ kỹ càng.

Chi tiết bảy-Người nữ kính trọng thuận theo, có mười bốn kệ phân ba: 1-Có ba kệ, quên đau khổ-nhớ đức hạnh; 2-Có sáu kệ, mong mỏi cùng chung Hạnh thù thắng, thì chính là phát tâm Bồ-đề; 3-Có năm kệ, khuyến khích đến nơi Như Lai.

Chi tiết tám-Thái tử thâu nhiếp tiếp nhận, do kính Phật mà tâm vui mừng.

Chi tiết chín-Người mẹ bày tỏ mừng vui toại nguyện, trở lại khen ngợi đức hạnh của người nữ, có mười kệ phân bốn: 1-Có một kệ, nêu lên tâm chí thỏa mãn của mình; 2-Có hai kệ, trình bày về đức hạnh sâu xa giống nhau; 3-Có bốn kệ, trình bày về thân-ngữ siêu việt tuyệt vời; 4-Có ba kệ, trình bày về đức hạnh tích chứa trong tâm.

Chi tiết mười-Chính thức cùng nhau tu tập thực hành, cũng phân làm mười chi tiết: 1-Đến nơi Đức Phật để cúng dường; 2-Từ "Thời Phật..." trở xuống là nghe kinh đạt được pháp; 3-Từ "Thời bỉ Thái tử..." trở xuống là từ giã trở về thưa với vua cha; 4-Từ "Nhĩ thời Đại Vương..." trở xuống là vua cha hỏi rõ mừng vui lắng nghe; 5-Từ "Tác thị niệm..." trở xuống là truyền ngôi cho con đi đến ngắm nhìn; 6-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là nghe kinh đạt được pháp; 7-Từ "Kỳ chúng hội nhân..." trở xuống là đầy đủ lợi ích cho chúng hội lúc bầy giờ; 8-Từ "Thời Phật..." trở xuống là Đức Phật trở lại hiện rõ thần thông; 9-Từ "Thời bỉ Phụ vương..." trở xuống là vua cha xuất gia tu tập chứng được pháp môn; 10-Từ "Nhĩ thời Thái tử..." trở xuống là Thái tử kế thừa ngôi vị giáo hóa rộng khắp làm cho lớn mạnh.

Tiết 2-Từ "Phật tử, ư nhữ ý..." trở xuống là kết hợp với xưa và nay.

Tiết hai-Từ "Bỉ Phật diệt hậu..." trở xuống là được gặp nhiều vị

Phật ở trung gian, tóm lược nêu ra bốn mươi vị Phật. Tiết ba-Từ "Kỳ tối hậu Phật..." trở xuống là chính thức trình bày về thời gian đạt được pháp: Vị Phật cuối cùng, tức là sau cuối của sáu mươi ức Na-do tha vị Phật mà thôi.

Tiết bốn-Từ "Phật tử, ngã đắc thử..." trở xuống là trình bày về nhiều kiếp tu tập làm cho pháp này sáng tỏ, trong đó có hai tiết:

Tiết 1-Tu tập thực hành vô số kiếp ở một thế giới, có hai: a-Tu tập thực hành nhiều kiếp, chưa tận cùng cảnh giới của Bồ-tát; b-Từ "Phật tử, nhược hữu..." trở xuống là trình bày về Bồ-tát khó gặp được, người được thấy thì không uổng phí.

Tiết 2-Từ "Phật tử, ngã kiến..." trở xuống là tu tập thực hành vô số kiếp ở một trăm thế giới, có hai: a-Nhiều kiếp tu chứng mà chưa nhận biết về giải thoát của Bồ-tát; b-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ không nhận biết.

Trong tiết b cũng có hai chi tiết:

Chi tiết một-Tổng quát hiển bày về sâu rộng, nghĩa là sở sĩ không nhận biết, bởi vì cảnh giới của chư Phật đều xứng với vô biên Sự-Lý, đây là giải thoát của Bồtát ở phần vị Đẳng giác, Thập Địa không nhận biết cho nên gọi là giải thoát của phần vị Phổ Hiền.

Chi tiết hai-Từ "Phật tử, ngã ư Phật sát..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng sâu xa khó nhận biết, nghĩa là một mảy lông đã không thể cùng tận, huống hồ Dụng rộng lớn của nhiều mảy lông-nhiều thân, bởi vì đều là pháp môn thuộc về Vô tận-Vô biên, trong đó có năm: 1-Trong mảy lông nhìn thấy Khí thế gian; 2-Nhìn thấy Trí chánh giác thế gian; 3-Nhìn thấy Chúng sinh thế gian; 4-Nhìn thấy sự tu tập thực hành của Bồ-tát; 5-Từ "Phật tử, ngã ư..." trở xuống là tổng quát kết luận về sâu rộng không cùng tận.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, văn có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, phân hai: 1-Chỉ ra phần vị sau, như văn sau sẽ giải thích; 2-Tụng về pháp trước đây, bởi vì sắp ra đi cho nên trở lại thuật rõ.

Có ba mươi mốt kệ phân ba:

Một-Có một kệ, tổng quát hiển bày về Bồ-tát làm lợi ích cho chúng sinh, vượt lên tụng về người được thấy không uổng phí trước đây, lợi ích phát sinh sau tâm nhiễm của người nữ.

Hai-Có mười lăm kệ, trình bày về sự việc trước đây trong kiếp xa xưa, Trường hàng vốn không có. Trường hàng nói về phát tâm thanh tịnh chân thật, chỉ nói về đức của người nữ. Nay thì thu nhận xen lẫn nhiều điều thiện, cho nên nói về duyên xa xưa, lấy Thô so sánh với Diệu.

Ba-Có mười lăm kệ, chính thức tụng phần Trường hàng nói về nhân duyên-đức hạnh của người nữ.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, có thể biết. Trên đây là Tướng tu hành nương vào phần vị, xong.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 76 trong kinh).

Tướng thứ hai-Từ Phu nhân Ma-da về sau có mười một người, trình bày về Tướng hội tụ duyên tiến vào Thật, nghĩa là kết hợp với duyên sai biệt của các phần vị trước đây, khiến cho sinh ra quả Phật quy về một pháp giới chân thật, như Ma-da sinh ra Phật, cho nên tiếp đến trình bày về điều đó.

Nhưng tuy có mười một người mà dựa theo Pháp chỉ có chín, dựa theo Hội là mười, đầu là một Hội tổng quát, chín Hội còn lại là riêng biệt.

Ma-da đạt được pháp môn Trí Huyễn, vị cuối cùng cũng đạt được Huyễn Trú, đầu và cuối kết hợp với nhau bao gồm những phần vị trung gian, tổng quát-riêng biệt viên dung quy về Thật không hai, cho nên Ma-da đã hội tụ duyên tiến vào Thật, đâu cần phải trải qua mười người? Lẽ nào không phải trước đây nói tổng quát-riêng biệt kết hợp với nhau hay sao? Bởi vì không phải là riêng biệt thì không thể trở thành tổng quát.

Lại bởi vì hiển bày là duyên đã kết hợp, nói đến mười là biểu thị cho Vô tận, mà duyên Vô tận đều thành tựu Thật đức của Ma-da. Lại bởi vì nghĩa của một tướng này là Đẳng giác, Đẳng giác mới có thể tự mình sinh ra Phật, cho nên Đẳng giác lại tiến vào trong Huyền môn trùng trùng.

Có mười người, phần nhiều trình bày về tiến vào Tục, bắt đầu là Thiên Chủ Quang lại cần phải Chánh niệm không sai lầm, tiếp đến có thể làm Thầy của thế gian, cùng khắp các môn Huyễn Trí-Tự Mẫu của Chúng Nghệ. Thanh tịnh không có nương tựa, không có tận cùng, không có đắm trước. Thanh tịnh thì Trí thanh tịnh phát ra ánh sáng, phát ra ánh sáng thì tướng của Trí không có tận cùng, không có tận cùng thì Nguyện chân thành không trái ngược, mới có thể trở lại quy về Huyễn Trú. Tuy là mười một người, mà không sai với ngôn từ tiến vào Thật, phần vị đầu-phần vị cuối đều là Huyễn, mới nhận biết Thể của các duyên là Hư ngay nơi Thật.

Phần thứ nhất: Trong Hội tổng quát là Phu nhân Mada, văn cũng đầy đủ sáu mục:

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai: 1-Mong đến quán sát thành tựu; 2-Duyên thù thắng dẫn dắt.

Trong mục 1-Mong đến quán sát thành tựu, có ba: a-Nêu lên mong đến quán sát thành tựu; b-Từ "Tác như thị..." trở xuống là riêng biệt trình bày về nghĩ đến quán sát; c-Từ "Như thị chi nhân..." trở xuống là suy nghĩ muốn tự mình nương theo.

Mục a-Nêu lên mong đến quán sát thành tựu: Mada, xưa nói là Thiên Hậu, bởi vì Thiên Hậu có thể sinh ra Phật.

Trong Quyền giáo nói Phu nhân sinh Phật bảy ngày thì mạng chung sinh lên cõi trời, mà bản kinh thời Tấn chỉ ra ở kinh thành Ca-tỳ-la, thì đã hiển bày về Thường bất diệt.

Lại trước đây nói là Thế giới này, cũng biểu thị ngay nơi cảnh giới của Phật, đạt được Trí quán sát cảnh giới của Phật.

Nhưng nói về Ma-da, hoặc nói là Thật chứ không phải Hoá, hoặc nói là Hoá chứ không phải Thật, hoặc nói là cũng Hoá-cũng Thật, hoặc nói là không phải Hóakhông phải Thật, đều kèm theo phương tiện. Dựa theo Tông này mà nói, tức là Thật đức của pháp giới, người và pháp viên dung.

Trong mục b là riêng biệt trình bày về nghĩ đến quán sát, có hai tiết: Một-Tổng quát nghĩ đến đức thù thắng, đã có thể ngầm hợp với Huyễn môn của Nguyện Trí; hai-Từ "Tùy ý sinh..." trở xuống là riêng biệt nghĩ đến mười bảy Thân, chỉ có Phổ Nhãn nhìn thấy, phù hợp sâu xa với Thiên Hậu đã hiện rõ ở văn sau.

Mục c là suy nghĩ muốn tự mình nương theo, có thể biết.

Trong mục 2-Từ "Tác thị niệm dĩ..." trở xuống là duyên thù thắng dẫn dắt, có ba: a-Thần chủ kinh thành hiển bày chỉ dạy về tu tâm; b-Thần Thân Chúng bí mật gia hộ trao cho pháp; c-La sát Pháp Đường chỉ dạy phương pháp mong cầu Thiện hữu.

Trong mục a có ba tiết:

Tiết một-Dùng hoa tung rải.

Tiết hai-Từ "Tác như thị..." trở xuống là chính thức dùng lời để chỉ dạy, Thần chủ kinh thành khiến cho giữ gìn khu thành của tâm, là biết không có một sự việc nào không phải là pháp môn. Tâm gọi là khu thành, bởi vì trong đó có Pháp Vương Chánh Giác do vạn đức mà tích tụ, có ba mươi môn phân ba:

1- Trình bày về Hạnh thuộc mười Độ, có mười hai môn, hai Độ đầu và cuối đều có hai môn, tám Độ giữa đều có một môn.

2- Từ "Ưng phù..." trở xuống có mười một môn, tức là mười loại Hạnh thù thắng thuộc về pháp của Địa đối trị làm thanh tịnh Địa thứ nhất, văn có phần không theo thứ tự mà số lượng đều đầy đủ: Một-Tín; Hai-Từ; Ba-Kiên cố; Bốn-Bi; Năm-Xả; Sáu-bảy đều là Tàm-Quý, nghĩa là không cho phép làm ác; Tám-Không có mệt mỏi chán nản; Chín-Thực hành như lời nói; Mười-Nhận biết các Kinh-Luận; Mười một-Tức là thành tựu Trí thế gian, có thể hiểu rõ tất cả chúng sinh.

3- Từ "Ưng trú trì..." trở xuống có bảy môn về Phước-Trí viên mãn, hai môn trước là Phước, năm môn sau là Trí. Trong năm môn về Trí: Ba môn đầu là Quyền Trí, hai môn sau là Thật Trí.

Tiết ba-Từ "Phật tử, Bồ-tát..." trở xuống là kết luận ca ngợi, đưa ra giải thích và thành tựu lợi ích.

Trong mục b-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống Thần Thân Chúng bí mật gia hộ trao cho pháp, có ba tiết: Một-Ca ngợi Thiện hữu khiến cho vui mừng; Hai-Từ "Tùng kỳ nhĩ..." trở xuống là phát ra ánh sáng gia hộ; Ba-Từ "Thiện Tài tức đắc..." trở xuống là Thiện Tài đạt được lợi ích, đó gọi là mười Nhãn.

Nói về Thân không thể nghĩ bàn, là bởi vì mười Thân vô ngại. Phật bình đẳng, là bởi vì Phật-Phật giống nhau. Vì vậy khác với trước đây, là chỉ trình bày về Pháp thân. Còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Mục c-Từ "Thời hữu..." trở xuống là La-sát Pháp Đường chỉ dạy phương pháp mong cầu Thiện hữu, trong đó có ba tiết: Một-Chỉ dạy; Hai-Thưa hỏi; Ba-Giải đáp.

Trong tiết một-Chỉ dạy, có hai: 1-Chỉ dạy về mười pháp tăng thêm Trí; 2-Chỉ ra Tam-muội dừng tâm tán loạn. Đều có nêu lên-giải thích và kết luận.

Tiết 1-Chỉ dạy về mười pháp. Trong giải thích có mười một tâm: Một-Thẳng thắn; Hai-Bi; Ba-Trí; Bốn-Tinh tiến; Năm-Tín; Sáu-Sâu xa; Bảy-Từ; Tám-Thanh tịnh; Chín-Lợi ích; Mười-Khéo léo; Mười mộtThường.

Tiết 2-Chỉ ra Tam-muội. Trong giải thích: Đối với cảnh không rời bỏ..., bởi vì phàm phu nhiễm theo cảnh, Nhị thừa rời bỏ cảnh. Quyền giáo dù cho quán sát Không-Hữu trình bày lẫn nhau, mà đều là thiếu kém. Nếu tu theo Viên giáo, thì đối với cảnh nhìn thấy mà tận cùng nguồn cội của pháp, cho nên không chọn lấykhông rời bỏ. Kinh Ương Quật nói: "Ma-ha-diễn, đó gọi là Nhãn căn ấy, đối với các Như Lai, thường sáng tỏ rõ ràng, nhìn thấy đầy đủ không hề giảm bớt tu tập..." Lại nói: "Đó gọi là Nhãn nhập xứ, đối với các Như Lai, thường nhìn thấy rõ ràng, mà tìm được lối vào đầy đủ, không hề giảm bớt tu tập..." Còn lại có thể biết. Trong kết luận: Khắp nơi gặp được Thiện hữu, là Định-Tuệ đã cùng qua lại, không có cảnh nào không phù hợp, mà đều là Đạo phẩm, thì Thiện hữu chân thật nối thông với nhau sâu xa, có thể thực hành như vậy, là bảo vệ ngôi nhà Chánh pháp.

Tiết hai-Từ "Thuyết thị ngữ thời..." trở xuống là thưa hỏi.

Tiết ba-Từ "La-sát..." trở xuống là giải đáp, có bốn pháp: 1-Bởi vì Thiện hữu có ở mọi nơi; 2-Bởi vì lấy pháp làm Thể; 3-Bởi vì thân giống như Thiện hữu khắp nơi; 4-Bởi vì Trí phù hợp với cảnh, như giấc mộng-như bóng ảnh. Lại ba pháp trước tức là lìa xa tướng của cảnh giới, một pháp sau là lìa xa tướng của tâm duyên.

Mục hai-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài thọ hành..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, có ba: 1-Nhìn thấy; 2-Lễ chào cung kính; 3-Thưa hỏi.

Trong mục 1-Nhìn thấy, có hai: a-Nhìn thấy Y báo; b-Nhìn thấy Chánh báo.

Mục a-Nhìn thấy Y báo, có hai tiết:

Tiết một-Tiếp nhận thực hành theo sự chỉ dạy, là tiếp theo phần trước phát khởi phần sau, gần thì tiếp theo lời dạy của La-sát, xa thì nối thông với ba vị Thiện hữu thù thắng trước đây. Bởi vì hai vị Thần trước đây đều chưa có lời giải đáp, tức là nhờ vào sự điều hòa luyện tập của ba vị trước đây, mà được nhìn thấy Báo thù thắng này.

Tiết hai-Từ "Tức thời..." trở xuống là chính thức trình bày về những điều nhìn thấy, trong đó có ba tiết:

Tiết 1-Trình bày về Hoa sen, bởi vì tự tánh của pháp giới đã chứng được không có tạp nhiễm, cho nên gọi là Hoa sen. Bởi vì Vô minh đã tách ra, không lìa xa trong tâm, như từ dưới đất vọt lên, cũng biểu thị cho nhân của vạn hạnh thuộc về tánh thanh tịnh, từ mặt đất của pháp tánh mà xuất hiện. Đây tức là Hoa của Phổ Hiền trong phẩm Thập Định.

Tiết 2-Từ "Ư kỳ đài..." trở xuống là trình bày về lầu quán trên đài hoa, nghĩa là Quyền Trí-Thật Trí có thể chứng được, dựa vào pháp đã chứng được mà trở lại hiện rõ. Trí bao gồm đầy đủ không có gì ở ngoài, cho nên nói là tiếp nhận tất cả mười phương. Thâu nhiếp toàn bộ Tự phần và Thắng tiến của năm phần vị, cho nên nói là ngàn cây cột xếp hàng thẳng tắp. Mỗi một sự việc ấy đều có những biểu thị, sợ rằng chán ngán vì văn nhiều cho nên không đưa ra.

Tiết 3-Từ "Kỳ lầu quán..." trở xuống là trình bày về pháp tòa quý báu trong lầu quán, tức là Thể của Trí tự nhiên rỗng rang, cho nên nói là trong lầu quán có pháp tòa, rỗng rang đầy đủ tánh đức mà mở rộng hiển bày về trang nghiêm.

Mục b-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là nhìn thấy Chánh báo của Thiện hữu, trong đó có hai tiết:

Tiết một-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau, trước đây chỉ trình bày về pháp tòa của Chủ, nay ChủBạn cùng kết hợp.

Tiết hai-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về vô lượng vô biên thân (Thân vân), trong đó cũng có hai: 1-Trình bày về tướng của Thân; 2-Hiển bày về nghiệp của Thân.

Trong tiết 1-Trình bày về tướng của Thân, cũng có hai: a-Trình bày về vạn loại Thân khó nghĩ bàn; b-Trình bày về một loại Thân siêu việt thù thắng.

Trong tiết a: Cũng có hai chi tiết: Một-Hiển bày về Tướng riêng biệt; Hai-Trình bày về Thể tổng quát.

Chi tiết một-Hiển bày về Tướng riêng biệt, có bốn mươi Thân, trong đó: Hoặc là chỉ dựa theo Sự, như Sắc thân hiện khắp mọi nơi. Hoặc là chỉ dựa theo Lý, như Thân thứ mười hai-mười ba là không sinh-không diệt, bởi vì vốn không có sinh khởi cho nên diệt cũng không phải là diệt. Hoặc là Sự-Lý đan xen với nhau, như Sắc thân thứ ba mươi hai-ba mươi lăm là không có sinhkhông sinh, dùng Sự mà hiển bày Lý, trong đó: Không có sinh là dựa theo Nguyện của mình mà thành tựu, không có sinh riêng biệt; không sinh là tùy theo người khác mà hiện rõ, sinh tức là không sinh. Còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Chi tiết hai-Từ "Như thị Thân giả..." trở xuống là trình bày về Thể tổng quát, nghĩa là vốn lìa xa Hữu Thủ Uẩn.

Tiết b-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là trình bày về một loại Thân siêu việt thù thắng, bởi vì chỉ dựa theo người nữ.

Trong tiết 2-Từ "Hiện như thị đẳng..." trở xuống là hiển bày về nghiệp của Thân, có hai: a-Tổng quát nêu lên. b-Từ "Hành ư bình đẳng..." trở xuống là riêng biệt hiển bày, cũng có hai chi tiết:

Chi tiết một-Trình bày về Hạnh thuộc mười Độ, chỉ có Tinh tiến độ ở trước Nhẫn độ, còn lại đều theo thứ tự, nghĩa là: 1-Trình bày về Bố thí độ; 2-Từ "Xuất sinh..." trở xuống là Giới độ, bởi vì Giới có thể sinh trưởng; 3-Từ "Tu tập..." trở xuống là Tinh tiến độ; 4-Từ "Quán sát..." trở xuống là Nhẫn độ; 5-Từ "Cụ chúng..." trở xuống là Thiền định độ; 6-Từ "Hằng chuyển..." trở xuống là Bát-nhã độ; 7-Từ "Kiến chư Như Lai..." trở xuống là Phương tiện độ; 8-Từ "Thành tựu Đại nguyện..." trở xuống là Nguyện độ; 9-Từ "Tâm hằng biến nhập..." trở xuống là Lực độ; 10-Từ "Đắc Phật trí quang..." trở xuống là Trí độ.

Chi tiết hai-Từ "Tu tập nhất thiết Như Lai..." trở xuống là trình bày về hai Hạnh trang nghiêm. Chưa làm Phật mẫu, vốn là Bổn hạnh của Phu nhân Ma-da.

Mục 2-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là lễ chào cung kính, bởi vì đạo của chính mình đã sâu xa, cho nên hiện thân giống như vị ấy.

Hai mục trên đều là trú vào Thể ứng hiện khắp nơi.

Mục 3-Từ "Bạch ngôn Đại Thánh..." trở xuống là thưa hỏi về nguyên cớ.

Trình bày về Văn Thù...: Nếu dựa theo phần vị đẳng Giác, thì bởi vì cuối cùng phần vị của nhân; nếu dựa theo duyên hội tụ, thì từ lúc mới phát tâm mỗi một Thiện hữu đều là duyên đã kết hợp, mà cùng tiến vào pháp giới này.

Mục ba-Từ "Đáp ngôn, Phật tử..." trở xuống là trao cho pháp giới của mình, trong đó có ba: 1-Trình bày về Thể; 2-Nghiệp dụng; 3-Nguồn gốc.

Mục 1-Trình bày về Thể.

Đại có hai nghĩa: 1-Nguyện Đại, bởi vì Nguyện làm mẹ của tất cả chư Phật; 2-Trí Đại.

Trí cũng có hai nghĩa: 1-Quyền trí, tức là có thể phát khởi Đại Nguyện, có thể thành tựu Huyễn Sự; 2-Thật trí, tức là Bát-nhã, sinh ra Chân thân của Phật.

Huyễn cũng có hai nghĩa: 1-Thể của Nguyện Trí rỗng rang, ngay nơi tướng gọi là Huyễn, cho nên văn trước đây nói: Huyễn trí tức là Bồ-tát, Bồ-tát tức là Huyễn trí, vì vậy có thể làm tất cả mọi việc. 2-Tức là nghĩa của Trí đã làm cho sinh ra Phật, nghĩa là đối với thân của mình không làm hỏng nhỏ bé mà mở rộng tiếp nhận, nếu đối với thân Phật thì không có sinh khởi mà hiện rõ sinh khởi. Vả lại, Nguyện thu nhận Phổ Hiền, Trí thu nhận Văn Thù, đều hòa vào Đại Huyễn, cùng làm Bát-nhã, cũng gọi là Phật mẫu.

Trong mục 2-Từ "Thị cố thường vi..." trở xuống là nghiệp dụng, có hai: a-Tổng quát; b-Từ "Phật tử, như ngã..." trở xuống là riêng biệt.

Trong mục b là riêng biệt có bốn tiết: Một-Làm mẹ của Phật Giá-na trong kiếp hiện tại; Hai-Từ "Thiện nam tử, như kim..." trở xuống là làm mẹ của chư Phật trong kiếp quá khứ; Ba-Từ "Như thử thế giới..." trở xuống la làm mẹ của ngàn vị Phật trong kiếp Hiền, nghĩa bao gồm ba đời; Bốn-Từ "Như ư thử tam thiên..." trở xuống là kết luận nối thông với không gian-thời gian không có tận cùng.

Trong tiết một-Làm mẹ của Phật Giá-na trong kiếp hiện tại, có hai: 1-Nêu lên làm mẹ của Phật Giá-na ở vô lượng thế giới; 2-Từ "Hựu thiện nam tử..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng sinh ra Phật.

Trong tiết 2: Là riêng biệt hiển bày về tướng sinh ra Phật, có bốn tiết:

Tiết a-Ánh sáng đầu sợi lông là tướng ánh sáng, trong đó có năm chi tiết: Một: Ánh sáng tiến vào thân; hai: Ánh sáng hiện rõ biến hoá; ba: Nhìn thấy tám tướng; bốn: Hiện rõ nhân quả; năm: Khiến cho thân khó nghĩ bàn, nghĩa là không lớn mà chứa đủ mười phương.

Tiết b-Từ "Nhĩ thời Bồ-tát..." trở xuống là chính thức trình bày về tự tại tiến vào thai, trong đó cũng có năm chi tiết: Một: Quyến thuộc đi theo giúp đỡ; Hai: Bồ-tát hiện bày thần thông; Ba: Ánh sáng làm cho đau khổ ngừng lại; Bốn: Hiện bày biến hóa tiến vào thai; Năm: Tiến vào rồi dạo bước khắp nơi.

Tiết c-Từ "Hựu niệm niệm trung..." trở xuống là bụng bao gồm đầy đủ các biển khó nghĩ bàn.

Tiết d-Từ "Thiện nam tử, như thử..." trở xuống là nêu ra nơi này tương tự với trăm ức. Xưa nay không hai là bởi vì xứng với một Tánh, không phải là trú vào một nơi bởi vì Thể rộng khắp mọi nơi, không phải là trú vào nhiều nơi bởi vì không giống như Sự. Lại câu trước là không làm hỏng nhiều, câu sau là không làm hỏng một. Lại câu trước là Lý giống như Sự, câu sau là Sự giống như Lý. Lại một cùng với nhiều ngay trong nhau-hòa vào nhau. Đây đều là nghĩa cả Huyễn Trí trong phần giải thích.

Còn lại tiết hai-tiết ba-tiết bốn, văn đều có thể biết.

Mục 3-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là phân rõ nguồn gốc của pháp, có hai: a-Thưa hỏi; b-Giải đáp. Trong mục b: Là giải đáp có sáu tiết:

Tiết một-Luân Vương từ thời lâu xa, nói không phải sự nhận biết của Bồ-tát ở thân đời sau, là hiển bày chỉ riêng Phật nhận biết, không những lâu xa mà cũng hiển bày về thời gian không có tướng của thời gian, phù hợp với Trí của Phật.

Tiết hai-Từ "Bỉ Vương thành..." trở xuống là có Phật thì ma xuất hiện.

Tiết ba-Thánh Đế giúp đỡ làm cho hàng phục, biểu thị Trí Vương giúp đỡ cho Thể mà Bổn giác hiện bày. Đây là lúc đã đạt được thần thông của Bồ-tát, trình bày nay bắt đầu thành tựu, không phải là thật sự bắt đầu.

Tiết bốn-Thần đạo tràng phát khởi Nguyện Trí, nhờ vào Từ mà phát khởi, Thần sinh ra ý tưởng về con.

Tiết năm-Kết hợp với xưa và nay.

Tiết sáu-Làm mẹ rộng khắp mọi nơi, trước đây làm mẹ của lúc sinh ra, tức là Nguyện Mẫu; ở đây trình bày làm mẹ của lúc thành đạo, tức là Trí Mẫu. Trong rốn phát ra ánh sáng, là biểu thị cho sinh ra và nuôi lớn cùng chung khí chất, bởi vì Phật-Phật đều từ Lý không hai mà sinh ra.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, văn có thể biết.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn hiển bày có thể biết.

Phần thứ hai: Từ "Toại vãng Thiên cung..." trở xuống có mười vị Thiện hữu, riêng biệt trình bày về duyên hội tụ. Nhưng đức của phần vị đã đến cuối cùng, nhờ vào dấu tích phàm phu mà lưu chuyển, Bi sâu xa tiếp nhận chúng sinh, không nêu lên những điều thần dị, chỉ dùng pháp làm lợi ích cho người. Lại hiển bày về Đạo sâu xa của người mong cầu, hoặc là chỉ nêu ra tên gọi của pháp môn, thì hiểu được Tôn chỉ cao xa. Đoạn một: Thiên Chủ Quang, Thiện hữu nương vào Huyễn Trí Niệm Lực.

Nói là Thiên Chủ Quang, nghĩa là Dụng thù thắng của Bi-Trí, ánh sáng thanh tịnh tự tại, vốn là nghĩa về phá trừ bóng tối.

Cha tên gọi Chánh Niệm, đây là do Định mà phát khởi, cho nên pháp môn gọi là Vô Ngại Thanh Tịnh Niệm.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu.

Mục hai-Từ "Kiến bỉ..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi,

Mục ba-Từ "Thiên nữ đáp..." trở xuống là chỉ ra pháp môn của mình, trong đó có hai:

Mục 1-Nêu lên tên gọi, nghĩa là dùng Trí trong một niệm vô ngại, quán sát tất cả ba đời, không có gì không hiện bày rõ ràng, mà không có quá khứ-hiện tại-vị lai là niệm vô ngại, không xen tạp với niệm khác là niệm thanh tịnh, niệm về công đức của Phật có thêm Bi-Trí, cho nên gọi là Trang nghiêm.

Mục 2-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng, trong đó có ba: a-Nghĩ đến một kiếp đầu tiên; b-Từ "Hựu ức..." trở xuống là nghĩ đến các kiếp trung gian; c-Từ "Thiện nam tử, như thị ức..." trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều kiếp, không những nhớ nghĩ, mà cũng nghe và duy trì pháp môn này từ nhiều vị Phật trong nhiều kiếp ấy.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau, văn có thể biết.

Mục sáu-Lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã, văn hiển bày có thể biết.

Các vị Thiện hữu tiếp sau, văn trong sáu mục có nhiều vị không đầy đủ, đều có thể dựa theo suy nghĩ.

Đoạn hai: Đồng tử Sư Biến Hữu, Thiện hữu nương vào Huyễn Trí Sư Phạm.

Thiện tri thức nói là vị Thầy trẻ thơ (Đồng mông sư), bởi vì làm Thiện hữu cho chúng sinh khắp nơi.

Ở kinh thành Ca-tỳ-la Hoàng Sắc, là Trung đạo làm phép tắc của chúng sinh.

Không đạt được pháp, tóm lược có bốn nghĩa: 1-Cùng với pháp môn của Chúng Nghệ vốn giống nhau; 2-Pháp có nơi gởi gắm vốn là hiển bày về lưu thông; 3-Biểu thị cho Thể của tất cả pháp môn vốn là không hai; 4-Biểu thị cho không có gì đạt được mới là đạt được.

Đoạn ba: Đồng tử Thiện Tri Chúng Nghệ, Thiện tri thức nương vào Huyễn Trí Tự Mẫu.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi;

Trong mục ba-Từ "Thời bỉ Đồng tử..." trở xuống là trao cho pháp môn của mình, có hai: 1-Nêu lên tên gọi và Thể, nghĩa là dùng Trí vô ngại mà hiểu biết tận cùng về những kỹ nghệ của thế gian; 2-Từ "Ngã đát..." trở xuống là hiển bày về nghiệp dụng của pháp môn.

Tự mẫu là căn bản về viết chép-giảng nói thù thắng của Chúng Nghệ, cho nên chỉ trình bày về điều đó, có nêu lên-đưa ra và kết luận.

Đưa ra có bốn mươi hai môn, đều nói Bát-nhã Ba-la-mật môn, là từ chữ mà tiến vào Trí vô tướng, bởi vì nghĩa của chữ làm Môn.

Trong kinh Tỳ Lô Giá Na đều nói là không thể đạt được, bởi vì Trí không có gì đạt được tức là Bát-nhã.

Lại kinh Văn Thù Ngũ Tự nói: "Thọ trì Đà-la-ni này, thì tiến vào tất cả các pháp bình đẳng, có thể nhanh chóng thành tựu Ma-ha Bát-nhã, vừa tụng một biến giống như thọ trì tất cả tám vạn bốn ngàn Tạng Tu-Đa-la."

Nhưng năm chữ đầu, nếu dựa theo Tam tạng Amục-khư, thì toàn bộ là Chân ngôn của Văn Thù; nếu dựa theo bản kinh này, thì một chữ thứ hai không giống nhau.

Nay dựa theo kinh ấy giải thích:

1- Chữ A?, là nghĩa về Vô sinh, bởi vì Lý của Vô sinh bao gồm tất cả vạn pháp. Kinh nói: "Cảnh không có sai biệt mà Bồ-tát đạt được pháp Vô sinh này, thì có thể thông hiểu các pháp Không, đoạn trừ tất cả chướng ngại, cho nên nói là Uy Lực."

2- Chữ Đa?, trong kinh ấy chữ thứ hai là chữ La, là nghĩa về thanh tịnh không có tạp nhiễm lìa xa trần cấu. Nay nói chữ Đa, kinh Tỳ Lô Giá Na giải thích: Đa nói là Như Như giải thoát. Kim Cang Đảnh nói là Như Như vốn không thể đạt được, nghĩa là Như tức là vô biên sai biệt, cho nên Như không thể đạt được. Đây là thuận theo nghĩa của chữ Đa, có lẽ là sai lầm của người dịch, bởi vì hai chữ La-Đa thì hình dạng của chữ gần giống nhau, mà âm thanh lạm dùng với nhau. Nếu giải thích thuận theo nghĩa không có trần cấu, thì dùng môn Vô biên, mới làm thanh tịnh trần cấu.

3- Chữ Ba?, kinh Ngũ Tự nói: "Các pháp bình đẳng, cũng không có Đệ nhất nghĩa đế." Nghĩa là Chân-Tục cùng mất là pháp giới chân thật, các pháp đều bình đẳng tức là soi chiếu rộng khắp.

4- Chữ Giả?, là các pháp không có các hành, nghĩa là các hành đã trống rỗng, cho nên tất cả sai biệt đều phá bỏ.

5- Chữ Na?, là các pháp không có tánh-tướng, ngôn thuyết-văn tự đều không thể đạt được, nghĩa là tánhtướng đều mất cho nên không có gì nương tựa, chủ động-thụ động giải thích không còn, thì gọi là Vô thượng.

Lại nói: "Bởi vì chữ Na không có tánh-tướng, cho nên chữ Giả không có các hành. Chữ Giả không có các hành, cho nên chữ Bả không có Đệ nhất nghĩa. Chữ Bả không có Đệ nhất nghĩa, cho nên chữ La không có nghĩa của trần cấu. Bởi vì chữ La không có nghĩa của trần cấu, cho nên pháp của chữ A vốn không sinh. Bởi vì pháp của chữ A vốn không sinh, cho nên chữ Na không có tánh-tướng. Ông biết là quan trọng, nên quán sát tâm này xưa nay thanh tịnh không có tạp nhiễm-không có đắm trước, lìa xa tướng phân biệt của Ngã-Ngã sở."

Nghĩa của chữ trong kinh Tỳ Lô Giá Na, cùng với kinh này không có khác nhau. Sau phần nhiều dựa vào kinh ấy, và bản dịch của A-mục-khư, mà âm tiếng Phạn nặng-nhẹ có khác nhau nhưng giải thích về nghĩa không có sai khác.

6- Chữ La?, là tỏ ngộ tất cả các pháp mà lìa xa thế gian, cho nên nhân duyên thuộc về chi Ái vĩnh viễn không hiện hành, lìa xa thế gian cho nên không có nương tựa, Ái không hiện hành cho nên không có cấu nhiễm.

7- Chữ Tha?, là tỏ ngộ tất cả các pháp điều phục tịch tĩnh, bởi vì Chân Như bình đẳng không có phân biệt, mới là phương tiện không thối chuyển.

8- Chữ Bà?, là tỏ ngộ tất cả các pháp vốn lìa xa ràng buộc-cởi bỏ, mới tiến vào Kim cang tràng.

9- Chữ Trà?, là tỏ ngộ tất cả các pháp vốn lìa xa uế tạp của nóng bức-kiêu mạn mà được mát lạnh, là nghĩa của phá bỏ tất cả.

10- Chữ Sa?, là tỏ ngộ tất cả các pháp vốn không có vướng mắc ngăn ngại, như biển hàm chứa cảnh tượng.

11- Chữ La?, là tỏ ngộ tất cả các pháp vốn đoạn dứt lộ trình của ngôn ngữ, cho nên có thể an trú khắp nơi.

12- Chữ Đá?, là tỏ ngộ tất cả các pháp vốn chân thật bất động, bất động thì phát ra ánh sáng viên mãn.

13- Chữ Dã?, là tỏ ngộ tất cả các pháp vốn như thật không sinh, thì các Thừa sai biệt tích tụ đều không thể đạt được.

14- Chữ Sắt Tra??, là tỏ ngộ tất cả các pháp vốn chế ngự điều phục tùy ý duy trì lẫn nhau không thể đạt được, Phổ Quang Minh tức là có thể chế ngự điều phục, tùy ý duy trì phiền não tức là đã chế ngự điều phục, ngừng lại tức là nghĩa của điều phục.

15- Chữ Ca?, là tỏ ngộ đối với các nghiệp dụng (Tác giả) không thể đạt được, thì nghiệp làm ra như mây, đều không có sai biệt.

16- Chữ Sa Thượng??, tức là tánh luôn luôn bình đẳng.

17- Chữ Ma?, tức là tánh chấp của Ngã sở, Ngã mạn nổi cao lên giống như những đỉnh núi đứng sừng sững, Ngã mạn là sông dài sinh tử chảy xiết, cuộn trào tung tóe.

18- Chữ Già?, tức là tánh thuộc về Hành thủ của tất cả các pháp.

19- Chữ Tha?, tức là tánh thuộc về xứ sở.

20- Chữ Xã?, tức là tánh thuộc về chủ động sinh khởi-thụ động sinh khởi.

21- Chữ Tỏa?, tức là tánh thuộc về an ổn.

22- Chữ Tha?, tức là tánh có thể duy trì thế giới.

23- Chữ Xa?, tức là tánh thuộc về tịch tĩnh.

24- Chữ Khư?, tức là tánh như hư không.

25- Chữ Xoa?, tức là tánh thuộc về tận cùng.

26- Chữ Sa Đa??, tức là tánh thuộc về tùy ý duy trì nơi chốn-không phải nơi chốn (Xứ-Phi xứ) khiến cho không lay động, phiền não chướng là không phải nơi chốn, ánh sáng thanh tịnh làm cho thông suốt là nơi chốn.

27- Chữ Hoại?, tức là tánh thuộc về chủ động nhận biết-thụ động nhận biết.

28- Chữ Hạt La Đa???, tức là tánh thuộc về chấp trước vào Nghĩa, chấp trước là cảnh của sinh tử, Nghĩa tức là vòng tròn của Trí tuệ,

29- Chữ Bà?, tức là tánh có thể phá hoại; chữ Viên Mãn, Bất Không dịch là Đạo Tràng. Nhưng chữ Bà này có lẽ là Bồ-Ngạ phiên (chú âm là Bạ), mà các bản phần nhiều nói là Bồ-Ngã, thì không khác với chữ thứ 8.

30- Chữ Xa?, tức là tánh thuộc về dục lạc che lấp.

31- Chữ Sa Ma??, tức là tánh có thể ghi nhớ-nghĩ đến.

32- Chữ Ha Bà??, tức là tánh có thể kêu gọi-mời đến, không có duyên mà mời đến khiến cho có duyên.

33- Chữ Sai?, tức là tánh thuộc về dũng cảm mạnh mẽ. 34-Chữ Già?, tức là tánh thuộc về tôn trọng bình đẳng. 35-Chữ Tra?, tức là tánh thuộc về tích tập.

36- Chữ Nã?, tức là đi-đứng-ngồi-nằm lìa xa những sự tranh cãi ồn ào, không có đi-không có đến, nghĩa là bởi vì luôn luôn quán sát vòng tròn của chữ(Tự luân).

37- Chữ Sa Phả??, tức là quả báo đầy đủ tất cả.

38- Chữ Sa Ca??, tức là tánh thuộc về tích tụ chứa đựng.

39- Chữ Dã Sa??, tức là tướng của tánh thuộc về suy sụp già yếu.

40- Chữ Thất Giả??, tức là tụ tập dấu chân, nói tụ tập tức là tất cả chúng sinh, tiếng sấm giáo pháp tức là dấu chân.

41- Chữ Sá?, tức là tánh thuộc về ép buộc lẫn nhau, nghĩa là nói rõ về Vô ngã, tức là ép buộc.

42- Chữ Đà?, tức là nơi chốn cuối cùng, đó gọi là nơi chốn cuối cùng này hàm chứa cất giữ tất cả pháp luân. Nhưng cách dịch mới chính là chữ Trà, Khứ thanh kéo dài.

Trên đây từ chữ Sa Thượng trở đi, đều ở trước có câu "tỏ ngộ tất cả các pháp", ở sau có câu "không thể đạt được", nay đều lược bớt. Nếu đầy đủ thì đều như chữ Sắt Tra mà thôi, trong đó những chữ khó đã giải thích, còn lại theo Kinh chú giải để so sánh với nhau, văn đều có thể biết. Lại có so sánh kết hợp và nghi thức tu tập quán sát mà đạt được công đức, đều đầy đủ ở chương riêng biệt.

Kết luận nói rằng: Bốn mươi hai môn, nghĩa là vốn biểu thị cho bốn mươi hai phần vị. Vì vậy trong Trí Luận nói các phần vị viên dung, trình bày chữ A đầu tiên có đủ các chữ sau.

Trong mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến: Mở rộng Thắng tiến tức là dựa vào Chúng Nghệ đã nhận biết về điều đó, nương vào Thắng tiến mà suy ra không rời bỏ thế tục, đều không trái ngược với Thật tướng, kết hợp cùng với môn Bát-nhã.

Trong mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau:

Kinh thành tên gọi Bà-đát-na, Trung Hoa nói là Tăng Ích, bởi vì Tam-muội Vô tận có thể sinh ra.

Thiện hữu tên gọi Hiền Thắng, Hiền giống như thẳng thắn tốt lành, Đạo tràng Vô y vốn là bậc nhất của thẳng thắn tốt lành.

Đoạn bốn: Ưu-bà-di Hiền Thắng, Thiện hữu nương vào Huyễn Trí Vô Y.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, văn có thể biết.

Trong mục ba-Từ "Hiền Thắng đáp..." trở xuống là trao cho pháp môn của mình, có hai: 1-Đạt được giải thoát; 2-Đạt được Tam-muội.

Mục 1-Đạt được giải thoát, thẳng thắn dựa vào văn kinh, trong-ngoài không hề nương tựa tức là Đạo tràng. Hiền Thủ nói: "Tiếng Phạn gọi là Na A-lại-da Mạn trà la. Na, Trung Hoa nói là không có, không thể; A-lại-da, nói là nơi nương tựa, dựa vào; Mạn-trà-la, nói là Đạo tràng, nơi tròn vẹn. Nghĩa là không có nơi nương tựa thuộc phần tạp nhiễm của A-lại-da, mà có nơi tròn vẹn thuộc phần thanh tịnh, sinh ra công đức thù thắng không thể cùng tận, tức là Chuyển y đến cuối cùng mà hiển bày về đức vô tận. Hai câu sau tức là Dụng của Tự lợi-Lợi tha."

Mục 2-Đạt được Tam-muội: a-Nêu lên tên gọi; b-Từ "Phi bỉ..." trở xuống là Dụng, tức là giải thích tên gọi.

Trong mục b có hai tiết: Một-Chọn ra xen tạp; Hai-Từ "Dĩ năng..." trở xuống là hiển bày về thích hợp, nghĩa là Thể thì cùng vượt lên trên Tận và Vô tận, chỉ từ Dụng sinh ra cho nên nói là Vô tận mà thôi. Vậy thì hai môn tác thành lẫn nhau, không hề dựa vào Đạo tràng tức là Như Lai Tạng trống rỗng, Tam-muội Vô tận tức là Như Lai Tạng không trống rỗng. Nếu như tâm không nương tựa phù hợp với trống rỗng ban đầu, thì mới nhìn thấy không trống rỗng, đầy đủ tánh công đức, cho nên nói là sinh ra. Tánh của Trí thuộc về Nhãn... không còn hư vọng, mà hiển bày rõ ràng cho nên gọi là sinh ra. Sinh ra không phải là không có ban đầu, hãy còn xứng với tánh của Trí.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-Chỉ ra vị Thiện hữu sau:

Kinh thành tên gọi Ốc Điền, là vùng Nam Thiên Trúc gần nước tưới thấm mà tốt tươi, hiển bày về nước Định không có ý niệm mà có thể sinh trưởng.

Trưởng giả tên gọi Kiên Cố Giải thoát, là thanh tịnh không có đắm nhiễm, phiền não không thể nào phá hoại, tức là giải thoát.

Đoạn năm: Trưởng giả Kiên Cố, Thiện hữu nương vào Huyễn Trí Vô Trước.

Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, văn có thể biết.

Trong mục ba-Chỉ ra pháp môn, có hai:

Mục 1-Hiển bày về tên gọi: Vô trước là dựa theo cảnh, bởi vì lìa xa pháp đã nhận biết. Vô niệm là dựa theo tâm, Thể của tâm lìa xa ý niệm cho nên không có phiền não. Sở tri chướng và Phiền não chướng vĩnh viễn không còn thì gọi là thanh tịnh, thanh tịnh thì có thể trang nghiêm Pháp thân.

Mục 2-Từ "Ngã tự đắc..." trở xuống là làm sáng tỏ về Dụng, hai chướng đã không sinh khởi thì không có Ái-Kiến, cho nên không có mong cầu, mà mong cầu giáo pháp không hề thỏa mãn-không hề dừng nghỉ.

Đoạn sáu: Trưởng giả Diệu Nguyệt, Thiện hữu nương vào Huyễn Trí Trí Quang.

Chân Trí không còn hư vọng, gọi là Trí thanh tịnh. Hậu Trí soi chiếu pháp, gọi là ánh sáng của Trí. Có thể thanh tịnh, có thể sáng ngời, như vầng trăng tròn giữa bầu trời mùa Thu, cho nên gọi là Diệu Nguyệt.

Đoạn bảy: Trưởng giả Vô Thắng Quân, Thiện hữu nương vào Huyễn Trí Vô Tận Tướng.

Tên gọi của pháp môn, tức là đức tướng đã thành tựu vốn không có cùng tận.

Từ "Ngã dĩ chứng..." trở xuống là lấy Dụng để giải thích tên gọi: Đạt được Vô Tận Tạng, nghĩa là nghe các pháp vi diệu. Lại các cảnh của tâm không có gì không phải Phật Pháp, hoặc là Phật hay là Pháp đều không có tận cùng. Đã được thấy Phật-đạt được Pháp vô tận, các đức đã tích tụ không có gì có thể hơn được. Thuận theo dụ như Quân, bởi vì cũng có thể hơn hẳn tất cả các quân ma, đều từ Thể sinh ra, cho nên kinh thành tên gọi là Xuất Sinh.

Đoạn tám: Bà-la-môn Tối Tịch Tĩnh, Thiện hữu nương vào Huyễn Trí Thành Nguyện Ngữ.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, văn có thể biết.

Trong mục ba-Trao cho pháp môn, có hai:

Mục 1-Nêu lên tên gọi, có hai nghĩa: a-Bởi vì trước sau không có hư vọng, như lập lời thề rộng lớn từ lúc mới phát tâm, nhất định phải như lời nói mà thực hành không trái với lời thề trước đây. b-Bởi vì thuận theo thực hành không hư rỗng, như Tiên nhân Nhẫn Nhục nói tôi không tức giận khiến cho thân thể trở lại như cũ. Mục 2-Từ "Quá khứ..." trở xuống là lấy Dụng để giải thích tên gọi, tức là như thứ tự giải thích về hai nghĩa trước đây. Không còn lời nói hư dối, cho nên nói là Tịch tĩnh. Tịch tĩnh tức là Hạnh thanh tịnh. Lời nói đi đôi với việc làm là then chốt của quân tử, nếu như có thể thành thật, vậy thì thích hợp với pháp, cho nên kinh thành có tên gọi là Pháp.

Mục bốn-Khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến, có thể biết.

Mục năm-chỉ ra vị Thiện hữu sau:

Kinh thành tên gọi Diệu Ý Hoa Môn, Diệu Ý Hoa tức là loài hoa Tô-mãn-na, bởi vì bên cạnh cổng thành ấy có loại hoa này, cũng là tiếp nhận lời dạy của vị ấy ở tại Nam Thiên, mà có được hoa của nhân thù thắng là Diệu Ý về mong cầu Thiện hữu. Đồng tử biểu thị cho Trí thanh tịnh, Trí là do vạn đức sinh ra. Đồng nữ biểu thị cho Bi thanh tịnh, Bi là nguồn gốc của các đức. Bởi vì Bi-Trí dẫn dắt lẫn nhau, cho nên hai người cùng một Hội. Cuối cùng của duyên hội tụ vốn đầy đủ ở hai người này, bởi vì nối tiếp phần vị Phật cho nên mong được gặp Từ Thị.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 77 trong kinh).

Đoạn chín: Đồng tử Đức Sinh và Đồng nữ Hữu Đức, Thiện hữu nương vào Huyễn Trí Quy Huyễn Môn.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có thể biết.

Mục hai-Từ "Kiến Đức Sinh..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, văn có thể biết.

Mục ba-Từ "Thời Đồng tử..." trở xuống là chỉ ra pháp môn của mình, trong đó có hai: 1-Nêu lên tên gọi; 2-Nghiệp dụng.

Mục 1-Nêu lên tên gọi, nghĩa là pháp nhiễm-tịnh, cảnh-trí, chủ động-thụ động, đều từ duyên khởi mà không có tánh nhất định, như huyễn ảo mà tồn tại.

Trong mục 2-Từ "Đắc thử giải thoát..." trở xuống là trình bày về nghiệp dụng, có hai: a-Riêng biệt trình bày; b-Kết luận ca ngợi.

Mục a-Riêng biệt trình bày, có mười loại Huyễn, đều là câu trước nêu lên Huyễn, câu sau dùng duyên sinh để giải thích về thành tựu.

Trong mười loại: Một loại đầu là tổng quát, bởi vì duyên sinh của thế giới bao gồm nhiễm-tịnh, cho nên vô lượng quốc độ cũng gọi là thế giới; chín loại còn lại là riêng biệt.

Năm loại đầu dựa theo Y tha thuộc phần tạp nhiễm, bởi vì duyên sinh như huyễn:

Một-Dựa theo quả khổ của hữu tình, Tập sinh ra từ nghiệp-phiền não.

Hai-Dựa theo mười hai nhân duyên, quán sát thuận theo tức là thế gian, thứ tự dựa vào nhau, cho nên nói là lần lượt chuyển tiếp.

Ba-Ngay trong năm loại pháp, chỉ trừ ra Vô vi, cho nên nói là tất cả. Bởi vì Vô vi không có khởi lên, cho nên không phải là duyên sinh huyễn. Thức dị thục... từ vô thỉ quen theo pháp ác, bên trong chấp làm Ngã, tương ưng với bốn phiền não, cho nên nói là Ngã kiến..., và bên ngoài giữ lấy cảnh hư vọng, nói là đủ loại duyên huyễn, cho nên cảm đến tâm... thảy đều như huyễn.

Hai câu bốn-năm riêng biệt trình bày về Bất tương ưng hành: Câu bốn tức là thời gian, nghĩa là dựa vào phần vị của hành nối tiếp nhau không gián đoạn, kiến lập làm thời gian. Chỗ dựa của hành trống rỗng, thời gian do đâu mà thiết lập, vọng chấp có Thể là Trí điên đảo. Câu năm tức là Vô thường-Sinh-Lão..., nghĩa là dựa vào phần vị sinh đã hoại diệt, kiến lập Vô thường... đều vọng phân biệt là có.

Một loại tiếp là tất cả quốc độ, nghĩa bao gồm chúng sinh tạp nhiễm-thanh tịnh. Quốc độ tạp nhiễm phần nhiều từ ba điên đảo mà sinh ra, bởi vì không hiểu rõ chỉ do tâm mà vọng giữ lấy cảnh giới.

Trước đây nói: Tất cả quốc độ chỉ do Tưởng mà duy trì, đã có vọng tưởng cho nên tâm nhìn thấy đều điên đảo. Nói do Vô minh mà hiện ra, cũng bao gồm quốc độ thanh tịnh, nghĩa là từ Đăng Địa trở lên, do Vô minh chưa hết mà nhìn thấy quốc độ đủ loại không giống nhau, đã nói là Vô minh thì chọn ra không phải quốc độ của Phật.

Ba loại sau chỉ dựa theo Y tha thuộc phần thanh tịnh, thuận theo duyên như huyễn, có thể dùng ý hiểu được.

Mục b-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là kết luận ca ngợi.

Nói về Tự tánh không thể nghĩ bàn, pháp huyễn không phải là có bởi vì Thể không thật, không phải là không có bởi vì Tướng không phải là không có, không phải là một bởi vì Tánh khác nhau, không phải là khác bởi vì Thể không hai, Không-Hữu ngay trong nhau, Nhất-Dị đều không còn, đã lìa xa hai bên cũng quên mất Trung đạo. Vì vậy đan xen lẫn nhau, có thể trong một hiện ra nhiều, nhiều đều ngay nơi một, trùng trùng vô ngại là không thể nghĩ bàn, cho nên mở rộng về Thắng tiến nói rằng: Khéo léo tiến vào mạng lưới huyễn của các sự việc vô biên.

Mục bốn-Từ "Thiện nam tử, ngã đẳng..." trở xuống là khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến.

Mục năm-Từ "Thời Đồng tử..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau, trong đó có hai: 1-Dùng uy lực mà âm thầm gia hộ; 2-Từ "Nhi cáo..." trở xuống là dùng lời nói để biểu hiện rõ ràng.

Trong mục 2 có ba: a-Chỉ ra nơi chốn; b-Nêu ra con người; c-Chỉ dạy thưa hỏi.

Mục a-Chỉ ra nơi chốn: Đất nước tên gọi Hải Ngạn, là ở bờ Bắc của Nam Hải, bởi vì Bồ-tát Nhất sinh đứng trước biển Trí.

Khu vườn tên gọi Đại Trang Nghiêm, là nhân tròn vẹn vạn hạnh mà trang nghiêm cho quả. Lại là khu vườn sinh tử, dùng rừng cây vạn hạnh mà trang nghiêm cho quả của mình.

Lầu đài rộng lớn...: Dựa theo Sự thì trong ấy rộng lớn giống như hư không, có nhiều ánh sáng có thể roi chiếu khắp nơi, do vô lượng những vật báu mà làm cho trang nghiêm, chứa đựng nhiều lầu đài, bao gồm nhiều sự việc. Dựa theo Pháp thì hai Trí dựa vào nhau, duyên khởi thuận theo nhau, cho nên nói là lầu đài. Trí tức là pháp giới, là bởi vì rộng lớn. Tên gọi Tỳ-lô... là thuận theo thành tựu về nghĩa trước đây, bởi vì ánh sáng của hai Trí soi chiếu tất cả Sự-Lý. Trí có thể bao hàm vạn đức, tức là Tạng trang nghiêm, bởi vì vạn hạnh của Hoa Nghiêm không lìa xa Tạng này. Trên đây là dựa theo quả.

Từ "Bồ-tát..." trở xuống là nêu ra nhân: Quả báo của thiện căn dựa theo nhân quá khứ, vốn là quả báo của thiện căn ấy. Niệm lực-Nguyện lực... là dựa theo duyên hiện tại.

Từ "Trú bất tư nghị..." trở xuống là hiện tại dựa vào những việc làm.

Mục b-Từ "Di-lặc Bồ-tát..." trở xuống là nêu ra con người, có hai tiết: Một-Chính thức chỉ ra; Hai-Từ "Vi dục..." trở xuống là hiển bày về nhân của trú.

Di-lặc, âm tiếng Phạn nói đầy đủ là Mê-đế-lệ, Trung Hoa nói là Từ, là họ của vị ấy. Nhưng có ba duyên: 1-Nhờ vào Bổn nguyện, bởi vì quá khứ được gặp Đức Như Lai Đại Từ, nhân đó lập Đại nguyện, nguyện đạt được danh hiệu ấy. 2-Bởi vì đạt được Tam-muội Từ Tâm này. 3-Bởi vì lúc mẹ mang thai vốn có tâm Từ. Như Mãntừ-tử gọi là A-dật-đa, Trung Hoa nói là Vô Thắng, bởi vì sinh ra đầy đủ tướng tốt, đức thù thắng không có ai hơn được. Nay dùng họ mà gọi, chỉ nói là Từ Thị. Từ dựa vào Trí mà trú, cho nên nói là Trung đạo (Xử trung).

Bi-Trí cùng vận dụng đều vì lợi ích cho chúng sinh, cho nên nói là vì mong muốn... Trong mục c-Từ "Nhữ nghệ bỉ..." trở xuống là chỉ dạy thưa hỏi, có ba tiết:

Tiết một-Chính thức chỉ dạy nêu lên mười câu hỏi, là biểu thị cho Vô tận.

Tiết hai-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là giải thích về nguyên do mở rộng thưa hỏi: 1-Đưa ra; 2-Giải thích.

Tiết 1-Ý đưa ra nói rằng: Vì sao cần phải mở rộng thưa hỏi?

Tiết 2-Giải thích có hai ý: a-Đã mong cầu là đức rộng lớn, cho nên có thể trình bày đầy đủ; b-Có thể mong cầu là tâm rộng lớn, cho nên pháp thuận theo như vậy.

Trong tiết a-Đã mong cầu là đức rộng lớn, có hai chi tiết: Một-Tổng quát hiển bày về đức tròn vẹn-phần vị đầy đủ của Di-lặc; Hai-Từ "Thiện nam tử, bỉ Thiện tri thức..." trở xuống là riêng biệt hiển bày vị ấy chính là Thiện hữu chân thật, bởi vì giả sử đức đầy đủ mà không phải là mình có duyên thì cũng khó mong cầu.

Tiết b-Trình bày về có thể mong cầu là tâm rộng lớn, cho nên pháp thuận theo như vậy, tức là mở rộng nhắc nhủ khuyến khích, trong đó có hai chi tiết: Một-Nhắc nhủ khuyến khích mong cầu giáo pháp; Hai-Nhắc nhủ khuyến khích phụng sự Thiện hữu.

Trong chi tiết một-Nhắc nhủ khuyến khích mong cầu giáo pháp, có hai:

Chi tiết 1-Nêu lên điều không nên làm, nhắc nhủ loại trừ về pháp yếu kém.

Chi tiết 2-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là giải thích về những điều nên làm, khiến cho mở rộng tu tập, trong đó có hai: a-Đưa ra; b-Giải thích.

Trong chi tiết b là giải thích cũng có hai chi tiết nhỏ: Một: Riêng biệt trình bày về pháp nên tu tập; Hai: Từ "Thiện nam tử, cử yếu..." trở xuống là kết thúc tóm lược hiển bày mở rộng.

Một: Riêng biệt trình bày về pháp nên tu tập, có chín tám môn phân làm mười:

1: Hạnh hướng lên trên mong cầu Bồ-đề.

2: Từ "Ưng hóa..." trở xuống là Hạnh hướng xuống dưới cứu giúp chúng sinh.

3: Từ "Ưng đoạn..." trở xuống là Hạnh tự mình đoạn trừ phiền não chướng.

4: Từ "Ưng linh vô lượng chúng sinh..." trở xuống là Hạnh khuyến khích chúng sinh xuất ly.

5: Từ "Ưng tiêu diệt..." trở xuống là Hạnh làm thanh tịnh Căn-Dục của mình, bởi vì loại trừ ba căn bất thiện, thì thành tựu ba thiện căn...

6: Từ "Ưng sinh tịnh tín..." trở xuống là Hạnh thuộc về Lực-Dụng tự tại.

7: Từ "Ưng phân biệt..." trở xuống là Hạnh thâu nhiếp về pháp đối trị phiền não.

8: Từ "Ưng nghiêm biện..." trở xuống là Hạnh cúng dường Phật để thâu nhiếp chúng sinh.

9: Từ "Ưng tu tổng trì..." trở xuống là Hạnh thuộc về Bi nguyện sâu rộng.

10: Từ "Ưng nhập sai biệt tâm..." trở xuống là Hạnh chứng thực tiến vào viên mãn.

Hai: Kết thúc tóm lược hiển bày mở rộng, nghĩa là riêng biệt trình bày khó mà đầy đủ.

Trong chi tiết hai-Từ "Thiện nam tử, nhữ cầu..." trở xuống là nhắc nhủ khuyến khích phụng sự Thiện hữu, có ba: 1-Nhắc nhủ; 2-Khuyến khích; 3-Cùng kết luận về hai môn.

Chi tiết 1-Nhắc nhủ, có hai: a-Chính thức nhắc nhủ lìa xa lỗi lầm; b-Từ "Hà dĩ cố..." trở xuống là nêu ra lợi ích giải thích về thành tựu.

Chi tiết a-Chính thức nhắc nhủ lìa xa lỗi lầm: Nói nhìn thấy người thực hành tùy theo phiền não thì đừng hiềm nghi trách móc, bởi vì Thiện hữu có hai loại: 1-Thật; 2-Quyền.

Quyền có thể thực hành không thích hợp với đạo, bởi vì phương tiện trong-ngoài, mới phát sinh-thuần thục khéo léo khó nhận biết, vì vậy không nên hiềm nghi.

Trong Thật lại có hai: a-Hạnh; b-Giải. Nay chỉ mong cầu về Giải, không nên quán sát về Hạnh. Như Trí Luận quyển thứ 50 trình bày: "Cũng như người bị què mà có mắt thì vẫn có thể chỉ rõ đường đi.

Trong chi tiết b-Nêu ra lợi ích giải thích về thành tựu, có hai chi tiết nhỏ: Một: Trình bày về Thiện hữu có thể thị hiện thực hành; hai: Trình bày về Thiện hữu có thể làm người bảo vệ bên ngoài.

Một: Trình bày về Thiện hữu có thể thị hiện thực hành. Trước là đưa ra ý nói: Chỉ khởi tâm rộng lớn thì đủ để thành tựu Đại đạo, vì sao cần phải khiến cho phụng sự Thiện hữu, nhắc nhủ lìa xa lỗi lầm? Sau là giải thích rằng: Pháp nhờ vào con người làm cho lớn mạnh, không nhờ vào Thiện hữu thì sao có thể nghe đến các Diệu hạnh? Trong đó có ba mươi lăm câu, mỗi câu đều là một Hạnh.

Hai: Từ "Thiện nam tử, Bồ-tát do Thiện tri thức..." trở xuống là trình bày về Thiện hữu có thể làm người bảo vệ bên ngoài, trước là có thể sinh ra, ở đây là có thể nuôi dưỡng.

Trong đó có hai: 1: Chính thức trình bày có thể làm người thâu nhiếp bảo vệ. 2: Từ "Hà dĩ..." trở xuống là nêu ra nhân giải thích về thành tựu: Trước là đưa ra ý nói: Thiện ác do mình, Thiện hữu sao có thể khiến cho mình không rơi vào nẻo ác? Sau là ý giải thích rằng:

Nhờ vào Thiện hữu khiến cho lìa xa nhân ác, nhân không còn thì quả mất đi, lẽ nào không phải là năng lực của Thiện hữu hay sao?

Dùng bốn mươi câu này, giải thích về mười lăm câu chính thức trình bày trước đây, có tổng quát-có riêng biệt. Tổng quát thì nhân của các pháp ác sau này, bao gồm đối với quả trước đây. Riêng biệt thì tất cả đều có phối hợp, như do trừ diệt các chướng nạn mà không lui sụt Đại thừa, do ngăn chặn các pháp ác mà Giới thanh tịnh không vi phạm, do phá trừ Vô minh mà không đi theo bạn ác. Những câu sau, hoặc là có hai-ba đối với một câu trước, có thể dùng ý hiểu được, sợ rằng văn nhiều cho nên không phối hợp.

QUYỂN 60

Chi tiết 2-Từ "Thiện nam tử, Thiện tri thức giả như từ mẫu..." trở xuống là chỉ dạy khuyến khích, nghĩa là chỉ dạy cho cách thức để phụng sự Thiện hữu. Văn có bốn chi tiết, đều dựa theo Dụ hiển bày:

Chi tiết a-Chỉ dạy nghĩ đến đức thù thắng của Thiện hữu, trong đó: Trước là ca ngợi về thù thắng; sau từ "Thường đương như thị..." trở xuống là kết luận khuyến khích.

Chi tiết b-Từ "Phục thứ, nhữ thừa sự..." trở xuống là chỉ dạy thực hành phát khởi tâm phụng sự Thiện hữu, có hai mươi mốt câu, văn hiển bày có thể biết.

Chi tiết c-Từ "Phục thứ, nhữ ưng ư tự thân..." trở xuống là phân rõ chính mình đối với Thiện hữu, văn có mười câu, mỗi câu đều có bốn sự việc, có thể biết.

Chi tiết d-Từ "Thiện nam tử, nhữ ưng phát như thị tâm..." trở xuống là kết luận khuyến khích thành tựu lợi ích, trong đó có hai chi tiết nhỏ:

Một: Chính thức khuyến khích.

Hai: Từ "Hà dĩ..." trở xuống là nêu ra lợi ích giải thích về thành tựu, trong đó cũng có hai: 1: Chính thức giải thích về lợi ích phụng sự Thiện hữu; 2: Từ "Phục thứ..." trở xuống là trở lại ca ngợi Thiện hữu vì có thể làm lợi ích, vì vậy nên nương theo phụng sự.

Chi tiết 3-Từ "Thiện nam tử, cử yếu..." trở xuống là cùng kết luận về hai môn nhắc nhủ và khuyến khích, nghĩa là trình bày riêng biệt khó mà tận cùng cho nên kết thúc mở rộng thuận theo tóm lược, trong đó cũng có hai: a-Dựa vào số lượng kết luận về nhiều; b-Từ "Ngã phục lược thuyết..." trở xuống là thu nhận tổng quát kết luận về nhiều, đã bao gồm tất cả đâu chỉ trăm ngàn, rõ ràng biết rằng trước đây nói mười Bất khả thuyết là ý hiển bày về Vô tận mà thôi.

Mục sáu-Từ "Thời Thiện Tài..." trở xuống là lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã.

Tướng thứ ba-Từ Thị chỉ một người, trình bày về Tướng thâu nhiếp đức thành tựu nhân, trước đã hội tụ duyên tiến vào Thật, nhất định có thể thành Phật, cho nên phân rõ nghĩa thành tựu về nhân của Nhất sinh Bổ xứ. Văn chỉ có năm mục, bởi vì cuối cùng phần vị Bổ xứ hiển bày rõ ràng, cho nên không có mục khiêm tốn về mình mở rộng Thắng tiến.

Trong mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai: 1-Nêu lên nghĩ đến pháp trước hướng về pháp sau; 2-Từ "Tự ức..." trở xuống là riêng biệt sinh khởi ý nghĩ thù thắng, hối hận quá khứ tu tập tương lai.

Trong mục 2 có bốn: a-Quán sát về lỗi quá khứ mà thực hành đối trị. b-Từ "Phục quán thử thân..." trở xuống là quán sát về khổ hiện tại mà thúc đẩy tinh tiến làm thiện, mong những người tu tập thực hành xét kỹ phỏng theo điều này! c-Từ "Tác thị niệm thời..." trở xuống là trình bày về lợi ích của quán sát suy nghĩ, quán sát về lợi ích thù thắng ấy. d-Từ "Như thị nhất thiết..." trở xuống là kết luận về những lợi ích phụ thuộc.

Mục hai-Từ "Thiện Tài Đồng tử dĩ như thị..." trở xuống là gặp gỡ rồi cung kính thưa hỏi, trong đó có hai: 1-Nhìn thấy cung kính; 2-Thưa hỏi.

Trong mục 1-Nhìn thấy cung kính, cũng có hai: a-Nhìn thấy Y báo; b-Nhìn thấy Chánh báo. Hai mục đều có bày tỏ cung kính.

Trong mục a-Nhìn thấy Y báo, có hai tiết: Một-Nhập Định bày tỏ cung kính; Hai-Xuất Định cung kính ca ngợi.

Trong tiết một-Nhập Định bày tỏ cung kính, có ba: 1-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau; 2-Riêng biệt hiển bày về Dụng của Định; 3-Tổng quát kết luận về thành tựu lợi ích.

Tiết 1-Kết thúc phần trước nêu lên phần sau: Nghĩ đến phần vị là nêu lên Định. Suy nghĩ quán sát là gia hạnh của Định. Tín Nguyện là nhân của Định. Từ "Nhập biến..." trở xuống là phân rõ về tên gọi và tướng của Định.

Tiết 2-Từ "Phổ hiện..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về Dụng của Định, tức là Định-Tuệ cùng vận dụng, trong đó có hai tiết:

Tiết a-Trình bày về Diệu Dụng ngay nơi Định thuộc Trí, trong đó: Trước là hiện bày vô số thân khắp nơi pháp giới; sau từ "Đẳng hư không..." trở xuống là nguồn chân phù hợp với Pháp tánh.

Tiết b-Từ "Hựu quyết định tri..." trở xuống là trình bày về quán sát sâu xa xứng với pháp giới, trong đó có ba chi tiết: Một-Hiểu rõ pháp thuận theo duyên; Hai-Từ "Ly ư đoạn..." trở xuống là Trí phù hợp với Vô tánh; Ba-Từ "Tri nhất thiết pháp như chủng sinh nha..." trở xuống là kết hợp quy về Trung đạo. Ba loại này không có ngăn ngại tức là ba Quán-một Tâm.

Chi tiết một-Hiểu rõ pháp thuận theo duyên: Báo thuận theo thiện-ác, cho nên nói là nghiệp khởi lên. Quả từ chủng tử sinh ra, cho nên nói là thuận theo nhân khởi lên. Tự mình tu tập thành Phật, Tín là nguồn gốc của Đạo. Cảm đến người khác mà hóa thân, tâm cung kính liền hiện rõ.

Trong chi tiết hai là Trí phù hợp với Vô tánh: Lìa xa kiến chấp điên đảo, bao gồm ba-bốn điên đảo.

Bốn điên đảo: Thường mà cho rằng Vô thường thì gọi là điên đảo, thấy rõ Lý chân thật thì không có điên đảo này, nếu lấy Vô thường làm Thường thì cũng không thích hợp, bởi vì thấy Lý đúng như thật mà làm hỏng tướng.

Kiến chấp về Tự tại, nói là Tự Tại Thiên có thể sinh ra vạn vật, vì vậy biết là do nghiệp của mình chứ không do nơi khác.

Lìa xa kiến chấp về Tự-Tha, chỉ chấp vào Tự-Tha thì trái với duyên khởi.

Biên chấp kiến, bởi vì khăng khăng chấp là sinh tử... có đầu đuôi của nó.

Lìa xa có-không có, là từ không có mà có gọi là sinh, từ có trở về không có gọi là diệt. Thể không có sinh-diệt, sao có thể là có-không có? Nhận biết Không thì không có sinh là dựa theo Lý mà loại bỏ pháp, nhận biết không tự tại là dựa theo duyên mà loại bỏ pháp, nhận biết Nguyện lực sinh ra là dựa theo nhân mà loại bỏ pháp.

Chi tiết ba là kết hợp quy về Trung đạo: Nhưng tùy theo một câu đều lìa xa những lỗi lầm nói trên.

Nay lại nói tổng quát: Như hạt giống sinh ra mầm non, là từ các duyên như đất-nước mà sinh ra, cho nên không phải là không có, điều này như chi tiết một. Duyên sinh thì không có tánh, cho nên không phải là có, như chi tiết hai. Không phải có-không phải không có, tức là Trung đạo, như vậy lìa xa Đoạn-Thường..., có thể dựa theo suy nghĩ.

Hạt giống nảy mầm theo chiều ngang dụ cho vạn pháp, như con dấu hiện rõ đường nét tức là theo chiều dọc dụ cho các pháp. Kinh Niết Bàn nói: "Ấm này cũng diệt thì Ấm kia nối tiếp sinh ra, như con dấu bằng sáp in vào bùn thì con dấu hủy hoại mà văn thành tựu..."

Từ đây trở xuống, các câu nối thông với chiều ngang-chiều dọc: Hiểu rõ thế gian do tâm hiện rõ cũng là quán về Duy tâm; dùng tâm làm duyên hiện rõ mà không có tánh, tức là quán về Trung đạo. Còn lại đều có thể biết.

Tiết 3-Từ "Thiện Tài Đồng tử..." trở xuống là tổng quát kết luận về thành tựu lợi ích.

Tiết hai-Từ "Tùng địa nhi khởi..." trở xuống là xuất Định cung kính ca ngợi, trong đó có ba: 1-Dùng thân cung kính đi vòng quanh; 2-Từ "Tác thị niệm ngôn..." trở xuống là dùng tâm cung kính nghĩ đến; 3-Trong kệ tụng dùng ngôn từ cung kính ca ngợi.

Trong tiết 2 là dùng tâm cung kính nghĩ đến: Nêu ra đức của người có thể an trú, ca ngợi về lầu đài đã an trú. Câu đầu hiển bày đầy đủ, nói lầu đài rộng lớn này là xuyên suốt tất cả các câu, trong đó phân làm mười:

Một: Dựa theo Cảnh để hiển bày về thù thắng.

Hai: Từ "Thị nhập nhất thiết thậm thâm..." trở xuống là dựa theo Đức để hiển bày về vi diệu.

Ba: Từ "Thị dĩ nhất kiếp..." trở xuống là dựa theo Dụng để hiển bày về tự tại.

Bốn: Từ "Thị ư nhất thiết chúng sinh tiền..." trở xuống là dựa theo Hạnh để hiển bày về thù thắng.

Năm: Từ "Thị năng trú nan tri pháp..." trở xuống là dựa theo Quán để hiển bày về sâu xa.

Sáu: Từ "Thị trú Đại Từ Bi..." trở xuống là dựa theo đối trị để hiển bày về thù thắng.

Bảy: Từ "Thị tuy trú tứ thiền..." trở xuống là dựa theo Chỉ-Quán để trình bày về tự tại.

Tám: Từ "Thị tuy ư nhất thiết nghiệp phiền não..." trở xuống là dựa theo Hạnh lợi tha để hiển bày về thù thắng.

Chín: Từ "Thị tuy hành cửu thứ đệ định..." trở xuống là dựa theo Hạnh bảo vệ Tiểu thừa để trình bày về tự tại. Mười: Từ "Thử đại lâu các..." trở xuống là kết luận về Đức đã an trú.

Ở trong chín câu trước, trừ ra hai câu đầu và câu thứ năm, còn lại đều dựa theo Lý-Sự, Quyền-Thật cùng hiện hành.

Tiết 3-Trong kệ tụng dùng ngôn từ cung kính ca ngợi, có năm mươi lăm kệ phân hai tiết: a-Có ba mươi bốn kệ bảy chữ, nêu ra đức để ca ngợi về nơi chốn; b-Có hai mươi mốt kệ năm chữ, dựa vào nơi chốn để trình bày về đức.

Trong tiết a-Ba mươi bốn kệ bảy chữ, có hai chi tiết:

Một: Hai kệ đầu tổng quát ca ngợi, một kệ dựa theo phần vị của Hạnh, một kệ dựa theo đức của tên gọi.

Hai: Ba mươi hai kệ còn lại là riêng biệt dựa theo Đức-Hạnh.

Trong chi tiết hai có bốn: 1-Có bảy kệ, dựa theo Hạnh tự lợi thù thắng; 2-Có mười kệ, ca ngợi về Hạnh lợi tha thù thắng; 3-Có tám kệ, ca ngợi về công đức thù thắng; 4-Có bảy kệ, ca ngợi về phương tiện thù thắng.

Trong tiết b-Hai mươi mốt kệ năm chữ, dựa vào nơi chốn để trình bày về đức, tuy lại nói về Y báo mà ý thuộc về ca ngợi Chánh báo, trong đó có sáu chi tiết:

Một: Có hai kệ, hướng xuống phía dưới giáo hóa chúng sinh. Hai: Có hai kệ, hướng lên phía trên quán sát.

Ba: Có năm kệ, trình bày về Tam-muội tự tại. Bốn: Có bảy kệ, trình bày về trí tuệ rộng sâu. Năm: Có một kệ, hiển bày về tâm bình đẳng.

Sáu: Có bốn kệ, kết luận về đức, bày tỏ cung kính, cầu mong thương xót, thưa thỉnh gia hộ.

Trong mục b-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là nhìn thấy Chánh báo, có hai tiết: Một-Nhìn thấy; Hai-Cung kính.

Trong tiết một-Nhìn thấy, có hai: 1-Tâm hướng về mong nhìn thấy; 2-Từ "Nãi kiến..." trở xuống là chính thức nhìn thấy dung nhan tôn quý hiền từ.

Nói là đến từ nơi khác, bởi vì thâu nhiếp giáo hóa dựa vào căn cơ, mà trở lại quy về gốc, cũng hiển bày về Từ Thị ứng niệm mà đến, không đắm theo nơi chốn.

Tiết hai-Từ "Thiện Tài kiến dĩ..." trở xuống là trình bày về nghi thức lễ chào cung kính, trong đó có năm: 1-Thân tâm lễ lạy cung kính; 2-Từ "Thời Di-lặc..." trở xuống là khen ngợi về đức mà thọ ký cho; 3-Từ "Nhĩ thời Di-lặc..." trở xuống là trở lại bày tỏ nghi thức cung kính; 4-Từ "Thời Di-lặc..." trở xuống là tiếp tục khen ngợi-tiếp tục thọ ký; 5-Từ "Thời Thiện Tài..." trở xuống là mừng vui được gặp nghĩ đến ân đức.

Trong tiết 2 có hai tiết:

Tiết a-Trường hàng, chỉ ra rõ ràng là khiến cho mọi người cùng nhìn thấy, phỏng theo mà thực hành.

Tiết b-Kệ tụng, chính thức khen ngợi, có một trăm mười ba kệ phân ba: Một kệ đầu là dựa vào mọi người tổng quát khen ngợi. Một kệ cuối cùng tóm lược chỉ ra vị Thiện hữu sau. Một trăm mười một kệ giữa là riêng biệt khen ngợi về đức thù thắng, có ba chi tiết:

Chi tiết một-Có hai mươi hai kệ, thẳng thắn khen ngợi đối với Thiện Tài, trong đó cũng có ba:

1: Có chín kệ, khen ngợi về đức khéo léo xuất hiện.

2: Có hai kệ, trình bày về nhân duyên xuất hiện, bởi vì bên ngoài nhờ vào Thiện hữu, bên trong đầy đủ đức hạnh.

3: Có mười một kệ, trình bày về những việc đã xuất hiện..

Chi tiết hai-Từ "Nhữ đẳng quán..." trở xuống có hai mươi sáu kệ, đối với mọi người khiến cho khuyến khích ca ngợi, trong đó có năm:

1: Có bốn kệ, tổng quát ca ngợi.

2: Có bốn kệ, ca ngợi Bi ngay nơi Trí.

3: Có bảy kệ, ca ngợi Trí ngay nơi Bi: Nhĩ Diệm, ở đây nói là pháp đã nhận biết. Luận Nhập Đại Thừa nói: "Nhĩ Diệm Địa, là Địa thứ mười, bởi vì Địa này dựa theo đoạn trừ tất cả mười loại Sở tri chướng.

4: Có sáu kệ, tổng quát ca ngợi về các đức.

5: Có năm kệ, ca ngợi về quả vi diệu sẽ thành tựu.

Chi tiết ba-Từ "Nhữ hành..." trở xuống có sáu mươi ba kệ, trở lại khen ngợi đối với Thiện Tài, trong đó phân năm:

1: Có hai mươi sáu kệ, khen ngợi về đức của quả tương lai, hai kệ đầu là tổng quát, hai mươi bốn kệ còn lại đều là riêng biệt.

2: Từ "Nhữ ư..." trở xuống có bảy kệ, cùng khen ngợi về đức của hiện tại-tương lai.

3: Từ "Chư căn..." trở xuống có tám kệ, khen ngợi về đức được gặp Thiện hữu.

4: Có năm kệ, khen ngợi về đức của Hạnh mau chóng thành tựu phần vị.

5: Có mười bảy kệ, tổng quát trình bày về các đức, kết thúc khen ngợi khiến cho vui mừng.

Trong tiết 3 là trở lại bày tỏ nghi thức cung kính, có ba: a-Phân rõ về nhân của cung kính, bởi vì nghe khen ngợi về đức; b-Từ "Thiện Tài văn..." trở xuống là thân tâm xót xa cung kính; c-Từ "Dĩ Văn Thù..." trở xuống là dùng hoa cúng dường bày tỏ chân thành.

Nói là Niệm lực thuộc về tâm của Văn Thù, biểu thị cho Trí của niềm tin, hoa nhờ vào Đức thiết lập mà thành tựu về hạnh Anh lạc.

Nói là đầy tay, bởi vì đầy đủ Trí của niềm tin. Rải trên Di-lặc, bởi vì thâu nhiếp thành tựu nhân, cho nên đầy đủ quả tương lai.

Tiết 4 là tiếp tục khen ngợi-tiếp tục thọ ký, có thể biết.

Tiết 5 là mừng vui được gặp nghĩ đến ân đức, văn có thể biết. (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 78 trong kinh).

Trong mục 2-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài Đồng tử hiệp chưởng..." trở xuống là thưa hỏi, có hai: a-Tự trình bày về phát tâm; b-Từ "Nhi ngã vị tri..." trở xuống là chính thức thưa hỏi về pháp quan trọng.

Trong mục b có ba tiết:

Tiết một-Nêu lên những điều thưa hỏi.

Tiết hai-Từ "Đại Thánh, nhất thiết Như Lai..." trở xuống là ca ngợi Di-lặc có đức có thể giải đáp, tức là bởi vì đức này cũng làm đầu mối để thưa hỏi: Trước là tổng quát; sau là riêng biệt. Trong riêng biệt có năm mươi câu, đều nói về đức của nhân tròn vẹn-quả đầy đủ.

Tiết ba-Từ "Đại Thánh, Bồ-tát..." trở xuống là kết thúc thưa hỏi-thỉnh cầu thuyết giảng, bao gồm hiển bày về ý thưa hỏi.

Mục ba-Từ "Nhĩ thời Di-lặc Bồ-tát..." trở xuống là khen ngợi trao cho pháp, trong đó có hai: 1-Khen ngợi; 2-Trao cho pháp.

Trong mục 1 là khen ngợi, có hai: a-Khen ngợi Thiện Tài vì Đại chúng, tức là khen ngợi về con người; b-Ca ngợi tâm Bồ-đề vì Thiện Tài, tức là ca ngợi về pháp.

Trong mục a cũng có hai tiết: Một-Dựa vào con người chỉ ra cho Đại chúng; Hai-Từ "Chư Nhân giả, thử Trưởng giả tử..." trở xuống là chính thức khen ngợi về đức.

Trong tiết hai có bốn: 1-Trình bày về thường xuyên chịu khó mong cầu Thiện hữu; 2-Trình bày về Thừa rộng lớn; 3-Trình bày về đức đầy đủ không thiếu; 4-Trình bày về mau chóng chứng đạt vượt lên trên Quyền. Trong tiết 1 có hai: a-Tổng quát hiển bày về thường xuyên chịu khó; b-Từ "Chư Nhân giả..." trở xuống là riêng biệt chỉ ra tướng của thường xuyên chịu khó, nghĩa là chịu khó một thời gian hãy còn chưa có thể khen ngợi, từ đầu đến cuối không có một niệm lơi lỏng, cho nên thật là đáng khen ngợi.

Nói về một trăm mười vị Thiện tri thức, xưa có nhiều cách giải thích.

Một người nói rằng: "Lý thuận theo có đủ, nhưng văn bỏ sót." Hiền Thủ nói rằng: "Các Thiện hữu trướcsau tổng quát có năm mươi bốn vị, phân ra Đức SinhHữu Đức làm hai, thì có năm mươi lăm vị, đều có Tự phần và Thắng tiến, cho nên có một trăm mười vị."

Nếu dựa vào cách giải thích này thì trái với ở đây đã nói. Đã nói trải qua một trăm mười vị rồi mới đến Dilặc, rõ ràng ba vị như Di-lặc..., không phải là số lượng của một trăm mười vị.

Có người nói rằng: "Số giảm của mười mà thôi. Thật ra chỉ có một trăm lẻ tám vị, nghĩa là trừ ra Biến Hữu trước đây, chỉ có năm mươi mốt vị, đều đầy đủ Chủ-Bạn trở thành một trăm lẻ hai vị. Biến Hữu chỉ ra Chúng Nghệ, tuy không phải Thiện hữu thuộc Chủ mà đều là Thiện hữu Bạn, là một trăm lẻ ba vị. Lại thêm vào phần Vô Yếm Túc Vương, phần Không Thiên Cù-ba, phần Ma-da Vô Ưu Đức Thần, Thần Thân Chúng Liên Hoa Pháp Đức, và Thần Diệu Hoa Quang Minh, La-sát Thiện Nhãn Thủ Hộ Pháp Đường, cùng với trước tổng cọng có một trăm lẻ tám vị. Bởi vì Không Thiên... thưa hỏi-giải đáp lẫn nhau, cho nên có thể thuộc về số lượng của Thiện hữu, không phải là danh xưng mà Thiện hữu Chủ trước đây chỉ ra, không phải là Thiện hữu Chủ cho nên chỉ gọi là Thiện hữu Bạn."

Nếu như vậy thì trái với văn sau nói đến những khu thành ở nơi khác.

Sau tự giải thích rằng: "Từ trước cho đến Đồng tửĐồng nữ, đã trải qua một trăm mười vị, nay trải qua trú xứ của Văn Thù ở phần vị sau, cho nên nói là ở nơi khác." Nghĩa là nếu như vậy thì trở thành một trăm lẻ tám vị, thêm vào Từ Thị hãy còn mới một trăm lẻ chín vị, cùng với Văn Thù ở phần vị sau mới đúng một trăm mười vị, sao có ở nơi khác?

Nếu kết hợp tổng quát thì ba cách giải thích đều có thể như nhau. Chọn lấy cách giải thích trước đây, thêm vào Bồ-tát Giác Ngộ và Như Lai Sử Thiên ở phần Bất Động, đầy đủ trở thành một trăm mười vị, thì những nghĩa khác cũng thành tựu. Bởi vì hai vị Đại Thánh ấy cũng chỉ dạy cho Thiện Tài, cho nên có thể làm Thiện hữu Bạn, còn lại đã nói chỉ là ý của người dịch.

Bản kinh thời Tấn không có chữ Dĩ, là tổng quát chọn lấy trước-sau, đối với nghĩa không có gì trở ngại. Nhưng sau lại nói rằng một trăm mười khu thành, lại nói vượt qua một trăm mười Do-tuần.

Đều nói đến một trăm mười, là bởi vì có những biểu thị. Nghĩa là trừ ra phần vị Phật, chọn lấy phần vị chứng thực tiến vào Thập Địa-Đẳng Giác làm thành một trăm mười, bởi vì trong một đầy đủ mười, cũng hiển bày về mười-mười trong mỗi một phần vị dung thông với nhau, giả sử có Tam Hiền thì cũng chỉ đầy đủ mười.

Nếu hợp với Đẳng giác thuộc về phần Thắng tiến của Thập Địa, thì tách Thập Tín ra làm một, bởi vì tiến lên-lùi lại theo môn Hành bố và môn Viên dung, đều nói thuận với một trăm mười, đâu cần phải hạn định trướcsau.

Tiết 2-Từ "Chư Nhân giả, thử Trưởng giả tử thậm vi nan hữu..." trở xuống là trình bày về Thừa rộng lớn, trong đó có ba tiết:

Tiết a-Tổng quát khen ngợi về đặc biệt ít có.

Tiết b-Từ "Như thị chi nhân..." trở xuống là riêng biệt trình bày về khó gặp, trong đó có hai chi tiết: Một-Nêu lên; Hai-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là đưa ra giải thích.

Ý giải thích rằng: Bởi vì tâm Bi cứu giúp sâu rộng, tức là tách ra cứu giúp che chở chúng sinh trong phần tổng quát trước đây, trong đó có hai: Trước là trình bày tổng quát về che chở tất cả; sau từ "Vi bị tứ lưu..." trở xuống là dựa theo chủng loại riêng biệt để trình bày.

Cuồn cuộn (Cốt) là tướng trạng của dòng nước chảy xiết.

Nói khu thành của Giới, tức là mười tám Giới, bởi vì giải thoát từng phần riêng biệt trong mỗi một CănCảnh-Thức.

Nói nơi chốn của Giới, tức là nơi chốn tụ tập trống rỗng như bốn Giới-tám Xứ..., ngu si tối tăm không có người, không dùng ánh sáng của Trí để dẫn dắt, thì chắc chắn bị giặc trần lao cướp mất.

Tiết c-Từ "Chư nhân giả, thử Trưởng giả tử hằng dĩ..." trở xuống là tổng quát kết luận về những việc đã làm.

Tiết 3-Từ "Chư Nhân giả, nhược hữu chúng sinh..." trở xuống là trình bày về đức đầy đủ không thiếu, có mười ba câu. Có một đức thuộc về mình đã là hiếm có, huống hồ có hai-ba cho đến hoàn toàn đầy đủ hay sao? Vì vậy nói là lần lượt chuyển tiếp khó có. Vả lại, những đức sau khó hơn so với những đức trước, cho nên nói là lần lượt chuyển tiếp.

Tiết 4-Từ "Chư Nhân giả, dư chư..." trở xuống là trình bày về mau chóng chứng đạt vượt lên trên Quyền, bởi vì y theo Thật giáo mà tu hành, nghĩa là ngay nơi thân phàm phu trong một đời cũng phát sinh hiểu biết thực hành (Giải-Hạnh). Chim ngàn năm không sánh bằng Phượng sống trong một ngày, phần vị chúng sinh và Phổ Hiền dung thông thâu nhiếp lẫn nhau, cho nên y theo Thật giáo tu tập, tất cả đều có thể như vậy, tại sao không cố gắng?

Văn có mười câu: Hai câu đầu tổng quát trình bày về đầy đủ Hạnh của các phần vị; câu ba là tiến vào Thập Trú; câu bốn-năm là tiến vào Thập Hạnh; câu sáu là tiến vào Thập Hồi Hướng. Lại bốn câu trên cũng đều là Hạnh của Thập Địa. Lại bốn nghĩa, nghĩa hàm chứa tổng quát-riêng biệt. Bốn câu sau bao gồm phần vị của các Địa.

Mục b-Từ "Nhĩ thời Di-lặc..." trở xuống là ca ngợi tâm Bồ-đề vì Thiện Tài, văn phân làm hai tiết riêng biệt: Một-Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; Hai-Từ "Cáo Thiện Tài..." trở xuống là chính thức ca ngợi.

Trong tiết hai, có bốn: 1-Nêu lên ca ngợi về phát tâm; 2-Từ "Nhữ hoạch thiện lợi..." trở xuống là khen ngợi về lợi ích thành tựu của khí chất phát tâm ấy; 3-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là mở rộng nêu ra đức của tâm Bồđề để giải thích về thành tựu; 4-Từ "Thiện nam tử, Bồđề tâm giả thành tựu như thị..." trở xuống là kết luận giải thích thuộc về chính mình.

Tiết 1 và tiết 2, văn có thể biết.

Trong tiết 3-Trước là ý đưa ra rằng: Vì sao khen ngợi tốt lành thay đạt được lợi ích tốt lành? Sau là ý giải thích rằng: Bởi vì tâm Bồ-đề đầy đủ các đức.

Văn có hai trăm hai mươi mốt câu, đều bao gồm ba loại phát tâm, nhanh chóng đầy đủ công đức của các phần vị, tạm thời phân làm hai: a-Có một trăm mười tám câu trình bày về tâm Bồ-đề, bao gồm tất cả các Địa; b-Từ "Đắc vô úy dược..." trở xuống có một trăm lẻ ba câu, trình bày về tâm Bồ-đề nhanh chóng đầy đủ công đức của các phần vị.

Lại tiết a phần nhiều trình bày về thành tựu của Tín, và phát tâm của Giải-Hạnh; tiết b phần nhiều trình bày về phát tâm ở phần vị Chứng, cho nên văn phần nhiều nói là Đắc. Lại tiết a trình bày về công đức thù thắng của tâm Bồ-đề, cao bằng quả Phật; tiết b dụ cho công đức tự tại của tâm Bồ-đề, rộng lớn vô lượng.

Trong tiết a-Có một trăm mười tám câu, phân hai chi tiết: Một-Riêng biệt trình bày; Hai-Tổng quát kết luận.

Trong chi tiết một: Riêng biệt trình bày, văn bao gồm ngang-dọc. Theo chiều ngang thì mỗi một sự phát tâm đều đầy đủ đức của các câu, theo chiều dọc thì riêng biệt phối hợp với sự phát tâm của các phần vị, bởi vì từ chủng tánh Bồ-tát cho đến cứu cánh, không ra ngoài ba loại phát tâm. Sư Quang Thống phối hợp với mười hai Trú:

1- Ba câu đầu tức là Trú thuộc chủng tánh, cho nên nói là như hạt giống-như ruộng đất, đều là nghĩa của hạt giống nảy mầm.

2- Từ "Như tịnh thủy..." trở xuống có sáu câu, trình bày về lợi ích trong Trú thuộc Giải-Hạnh thù thắng.

3- Từ "Tịnh mục..." trở xuống có mười sáu câu, là Trú thuộc về Cực Hỷ tăng thượng, bởi vì đều là nghĩa trong Địa thứ nhất.

4- Từ "Như đại hải..." trở xuống có bảy câu, là Trú thuộc về Giới tăng thượng.

5- Từ "Điều Tuệ tượng..." trở xuống có mười câu, là Trú thuộc về Tâm tăng thượng.

6- Từ "Thiện kiến dược..." trở xuống có mười câu, là trong Trú thuộc về Tuệ tăng thượng tương ưng với Giác phần. Nói về Tỳ-kiệp-ma, Trung Hoa nói là Phổ Khứ.

7- Từ "Như ý châu..." trở xuống có mười câu, là Trú thuộc về tăng thượng tương ưng với các Đế.

8- Từ "Lợi đao..." trở xuống có mười câu, trình bày về Trú thuộc về tăng thượng tương ưng với chấm dứt lưu chuyển của duyên khởi.

9- Từ "Ngọa cụ..." trở xuống có mười câu, trình bày về Trú thuộc Vô tướng có công dụng.

10- Từ "Mạng căn..." trở xuống có mười câu, trình bày về Trú thuộc Vô tướng không có công dụng.

11- Từ "Hảo chủng tánh..." trở xuống có mười câu, trình bày về Trú thuộc Vô ngại giải. Nói về Thọ hành, bản tiếng Phạn nói tức là Từ Thạch (đá nam châm), bởi vì không hút quả giải thoát của Thanh văn.

12- Từ "Tịnh lưu ly..." trở xuống có mười sáu câu, trình bày về Trú thuộc Bồ-tát tối thượng. Bản tiếng Phạn nói là Nhân-đà-la Võng, bởi vì lưới giăng bắt lấy A-tu-la phiền não. Bà-lâu-na Phong, Trung Hoa nói là Tấn Mãnh Phong.

Văn nghĩa trong đó đều tương ưng với phần vị ấy, e rằng văn nhiều cho nên không đưa ra. Bắt đầu từ chủng tử, cuối cùng ở tập khí của phiền não, trình bày về nghĩa theo chiều dọc đã rõ ràng rồi. Nhưng đoạn trừ tập khí... suy ra công thuộc về gốc, nhờ vào Sơ phát tâm, thì chiều ngang đầy đủ các đức, đối với lý đã rõ ràng rồi.

Chi tiết hai-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là tổng quát kết luận, tức là công thành tựu nhờ vào cái sọt đựng đất ban đầu. Tâm ban đầu đầy đủ đối với các đức, huống là trước sau viên dung hay sao?

Tiết b-Từ "Thiện nam tử, thí như..." trở xuống có một trăm lẻ ba câu, trình bày về công đức tự tại của tâm Bồ đề. Trong văn đều có Dụ-Hợp, bởi vì người nóingười nghe đã nhìn thấy sâu xa, cho nên Dụ đã dẫn ra phần nhiều không phải là cảnh phàm, cũng hiển bày về tâm Bồ-đề Bất cọng. Tuy bao gồm chiều ngang-chiều dọc, mà tạm thời theo chiều dọc phân làm năm chi tiết:

Một: Có bảy câu, thâu nhiếp đức của Thập Trú, bởi vì tự tánh của tâm Giác lìa xa Giác thuộc về pháp ác.

Hai: Từ "Vô sinh căn..." trở xuống có mười Dụ thâu nhiếp đức của Thập Hạnh.

Ba: Từ "Đế Thích trước Ma-ni..." trở xuống có chín câu, thâu nhiếp đức của Thập Hồi Hướng.

Bốn: Từ "Hữu bảo danh Tịnh Quang Minh..." trở xuống có sáu mươi Dụ thâu nhiếp đức của Thập Địa, tức là phân làm mười:

1- Bốn Dụ đầu thâu nhiếp đức của Địa thứ nhất.

2- Từ "Như Tự Tại Vương..." trở xuống có ba Dụ, thâu nhiếp đức của Địa thứ hai, bởi vì Trì giới và hành hạnh Đầu-đà... là công đức thanh tịnh.

3- Từ "Thiện điều long pháp..." trở xuống có bốn

Dụ, thâu nhiếp đức của Địa thứ ba, bởi vì tiến vào các Thiền định, lìa xa phiền não nóng bức...

4- Từ "Tu-di sơn..." trở xuống có bốn Dụ, thâu nhiếp đức của Địa thứ tư, bởi vì dạt được Vô lậu giống như ngọn lửa của Nhất thiết trí.

5- Từ "Gia tử thọ..." trở xuống có bốn Dụ, thâu nhiếp đức của Địa thứ năm, bởi vì làm lợi ích cho mọi người mà không nhiễm theo Tục.

6- Từ "Nhất đăng..." trở xuống có sáu Dụ, thâu nhiếp đức của Địa thứ sáu, bởi vì Bát-nhã hiện rõ trước mắt lập tức phá tan bóng tối.

7- Từ "Ca-lăng Tần-già..." trở xuống có năm câu, thâu nhiếp đức của Địa thứ bảy, bởi vì khéo léo tiến vào phương tiện, đạt được tự tại.

8- Từ "Như nhân học xạ..." trở xuống có mười bốn Dụ, thâu nhiếp đức của Địa thứ tám, bởi vì phát tâm không còn công dụng, có thể diệt trừ những tướng phiền não...

9- Từ "Phục diên linh dược..." trở xuống có sáu Dụ, thâu nhiếp đức của Địa thứ chín, bởi vì kéo dài thọ mạng, tăng thêm sự sống...

10- Từ "Thí như hữu dược vi chú sở trì..." trở xuống có sáu Dụ, thâu nhiếp đức của Địa thứ mười, bởi vì đi sâu vào trừ bỏ tập khí phiền não mà thành tựu tất cả pháp Phật.

Năm: Từ "Kim cang phi liệt ác khí..." trở xuống có mười bảy Dụ, thâu nhiếp công đức của phần vị Đẳng giác, bởi vì Trí Kim Cang cuối cùng thành tựu Bồ-đề.

Trong đó, tiếng Phạn đầy đủ như Âm Nghĩa.

Tiết 4-Từ "Thiện nam tử, Bồ-đề tâm giả..." trở xuống là kết luận giải thích thuộc về chính mình, nghĩa là nhiều đức trên đây, bởi vì giải thích về câu đạt được lợi ích tốt lành.

Mục 2-Từ "Thiện nam tử, như nhữ sở vấn..." trở xuống là chính thức trao cho pháp giới, trong đó có bốn: a-Trao cho Thể của pháp; b-Hiển bày tên gọi của pháp; c-Cùng tận nguồn gốc của nhân trang nghiêm; d-Suy xét về tánh-tướng của Chánh báo.

Trong mục a-Trao cho Thể của pháp, có bốn tiết: Một-Chính thức tiến vào phương tiện; Hai-Gia hộ khiến cho chứng thực tiến vào; Ba-Nhìn thấy cảnh giới đã chứng đạt; Bốn-Sự việc kết thúc rời khỏi Định.

Trong tiết một-Chính thức tiến vào phương tiện, có hai: 1-Nhắc lại câu hỏi khuyến khích chứng thực; 2-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là mong cầu chứng được phương tiện.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 79 trong kinh).

Tiết hai-Từ "Nhĩ thời Di-lặc..." trở xuống là gia hộ khiến cho chứng thực tiến vào, có hai tiết:

Tiết 1-Dựa theo duyên gia hộ, khiến cho Thiện Tài ngay nơi pháp-mất ngôn từ, phù hợp với ý nghĩa, thì mở toang cánh cửa pháp của Phật, cho nên nói là đi đến phía trước..., tức là mở toang cánh cửa của Lý-Trí, chỉ ra khiến cho tỏ ngộ tiến vào.

Tiết 2-Từ "Thiện Tài tâm hỷ..." trở xuống là dựa theo nhân, tự mình chứng thực tỏ ngộ Tri kiến của Phật, thì tiến vào pháp giới. Từ mê đến ngộ, gia hạnh hướng đến tiến vào có khác về cửa ngõ của Lý; chứng đạt đã phù hợp, chủ động-thụ động không còn, ngay nơi Vọng mà Chân, lại không có nơi chốn tiến vào, cho nên nói là trở lại đóng kín.

Tiết ba-Từ "Kiến kỳ lâu các..." trở xuống là trình bày về nhìn thấy cảnh giới đã chứng đạt, trong đó có hai: Trước là riêng biệt trình bày về những gì đã nhìn thấy; sau là tổng quát hiển bày về tướng nhìn thấy.

Trong tiết trước-Riêng biệt trình bày về những gì đã nhìn thấy, có sáu: 1-Nhìn thấy Y báo; 2-Nhìn thấy Chánh báo; 3-Nhìn thấy Bồ-tát bạn; 4-Nhìn thấy chư Phật; 5-Nhìn thấy chủ lầu đài trong lầu đài; 6-Tổng quát nhìn thấy tác dụng của đồ vật trang nghiêm. Nhưng sáu loại này đều là vốn có trong Bi-Trí.

Tiết 1-Nhìn thấy Y báo: a-Nhìn thấy; b-Lợi ích.

Trong tiết a-Nhìn thấy, có ba chi tiết:

Một: Đích thực nhìn thấy một lớp trang nghiêm, có nêu lên-đưa ra và kết luận, giống như hư không là bởi vì xứng với pháp tánh.

Hai: Từ "Hựu kiến kỳ trung..." trở xuống là trong Y báo có Y báo, trong một nhìn thấy nhiều tức là môn Vi tế, cũng là môn Chủ-bạn.

Ba: Từ "Thiện Tài Đồng tử..." trở xuống là một nơi nhìn thấy nhiều tức là môn Tương tại.

Tiết b-Từ " Nhĩ thời..." trở xuống là đạt được lợi ích.

Trong tiết 2-Từ "Tài thỉ khể thủ..." trở xuống là nhìn thấy Chánh báo, có hai: a-Tổng quát nêu lên; b-Từ "Sở vị..." trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Trong tiết b có năm chi tiết:

Một: Nhìn thấy thời gian mới phát tâm.

Hai: Từ "Hoặc kiến sơ đắc Từ tâm..." trở xuống là nhìn thấy thời gian tu tập thực hành đạt được pháp.

Ba: Từ "Hoặc kiến Di-lặc vi chuyển luân..." trở xuống là thời gian tùy theo chủng loại thâu nhiếp chúng sinh.

Bốn: Từ "Hoặc phục kiến vi hộ thế..." trở xuống là nhìn thấy nơi chốn hội tụ thuyết pháp, trong đó: Trước là trình bày về những nơi chốn hội tụ khác nhau, sau từ "Hoặc kiến tán thuyết Sơ địa..." trở xuống là hiển bày về pháp đã thuyết giảng.

Năm: Từ "Hoặc kiến Di-lặc ư bách thiên..." trở xuống là tổng quát nhìn thấy Dụng thực hành.

Tiết 3-Từ "Hoặc kiến chư Bồ-tát..." trở xuống là trình bày về nhìn thấy vô số thân của Bồ-tát bạn diễn thuyết về giáo pháp, tức là cùng với vô lượng quyến thuộc trước đây.

Tiết 4-Từ "Hoặc phục ư trung kiến chư Như Lai..." trở xuống là trình bày về nhìn thấy đức thâu nhiếp giáo hóa của chư Phật.

Tiết 5-Từ "Hựu phục ư bỉ..." trở xuống là nhìn thấy chủ lầu đài trong lầu đài, riêng biệt trình bày về Từ Thị một đời sẽ làm thành, trong đó: Trước là nhìn thấy, sau từ "Nhĩ thời..." trở xuống là đạt được lợi ích, có thể biết. Tiết 6-Từ "Phục văn nhất thiết..." trở xuống là thấynghe về tác dụng của đồ vật trang nghiêm, trong đó có mười chi tiết:

Một: Nghe lưới giăng... diễn thuyết giáo pháp, trong đó có ba: Đầu là nghe gần, tiếp từ "Hựu văn mỗ xứ..." trở xuống là nghe xa, sau từ "Thiện Tài..." trở xuống là đạt được lợi ích.

Hai: Nhìn thấy tác dụng của gương quý báu.

Ba: Nhìn thấy cột trụ quý báu phát ra ánh sáng.

Bốn: Nhìn thấy oai nghi của cảnh tượng quý báu.

Năm: Nhìn thấy sinh ra những chuỗi Anh lạc.

Sáu: Hoa sen hiện ra lớp lớp.

Bảy: Mặt đất quý báu hiện rõ cảnh tượng.

Tám: Cây hiện ra nửa thân. Đâu-sa-la, Trung Hoa nói là Sương Băng.

Chín: Nửa vầng trăng hiện ra sáng ngời.

Mười: Bức tường hiện rõ Bổn sự, trong đó: Trước là nhìn thấy Từ Thị tu tập thực hành tùy theo chủng loại thâu nhiếp chúng sinh; sau từ "Hựu kiến..." trở xuống là nhìn thấy Thiện hữu đã phụng sự khuyến khích nói cho Thiện Tài biết.

Tiết sau-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là tổng quát hiển bày về tướng nhìn thấy: 1-Pháp; 2-Dụ.

Tiết 1-Pháp, nghĩa là Lực nào có thể nhìn thấy? Dùng mắt nào nhìn thấy? Dùng Trí nào nhìn thấy? Dựa vào phần vị nào nhìn thấy? Ở nơi nào nhìn thấy? Đầy đủ như Kinh, và kết luận về những cảnh đã không nói trước đây.

Tiết 2-Từ "Thí như..." trở xuống là Dụ hiển bày về tướng nhìn thấy. Sở dĩ có mười Dụ, là bởi vì những ví dụ riêng biệt. Nhưng có hai ý: a-Dụ về nhân duyên có thể nhìn thấy không giống nhau; b-Dụ về tướng riêng biệt của cảnh đã nhìn thấy.

Tiết a-Dụ về nhân duyên có thể nhìn thấy không giống nhau, trong mười Dụ: Đầu là một Dụ tổng quát dụ cho có thể nhìn thấy-đã nhìn thấy đều như sự việc trong mộng, lớn nhỏ không có gì ngăn ngại...; như Dụ, Hợp tìm theo văn. Còn lại chín Dụ đều riêng biệt.

Một-Dụ cho lực thuộc về nhân của mình, tùy theo nghiệp của mình, bởi vì mạng phàm phu sắp kết thúc.

Hai và ba-Cùng dụ cho lực thuộc về duyên, do rồngquỷ đã nắm giữ. Nhưng quỷ nắm giữ thì Tự-Tha không giống nhau, rồng nắm giữ thì Tự-Tha cùng chung Thể.

Bốn-Dụ cho lực thuộc về Y báo của Thiện hữu. Năm-Chính là lực thuộc về Định.

Sáu-Dụ cho lực thuộc về Tánh Không. Bảy-Dụ cho lực tự tại thuộc về pháp giới.

Tám-Dụ cho lực thuộc về Trí-Định không hai, vốn là Tam-muội của Đại Trí Hải Ấn.

Chín-Dụ cho lực tự tại thuộc về Huyễn Trí.

Tiết b-Dựa theo Dụ về tướng riêng biệt của cảnh đã nhìn thấy, cũng đầu là tổng quát, còn lại là riêng biệt. Trong riêng biệt:

Một-Dụ về nghiệp hiện rõ lúc sắp chết, dụ cho đã nhìn thấy phù hợp sâu xa.

Hai-Dụ về loài Phi nhân đã nắm giữ, dụ cho đã nhìn thấy có thể nói ra.

Ba-Dụ về Long Cung chìm ngập lâu dài, dụ cho niệm-kiếp viên dung.

Bốn-Dụ về Phạm Cung hiện bày rộng rãi, dụ cho một-nhiều vô ngại.

Năm-Dụ về cảnh của Định ở khắp mọi nơi, dụ cho đã nhìn thấy rõ ràng.

Sáu-Dụ về khu thành của Càn-thát-bà dựa vào hư không, dụ cho Sự-Lý vô ngại.

Bảy-Dụ về nơi chốn giống nhau nhìn thấy khác nhau, dụ cho ẩn-hiện tự tại.

Tám-Dụ về biển rộng hiện rõ Tam thiên, dụ cho xagần hiện rõ nhanh chóng.

Chín-Dụ về huyễn ảo hiện ra rất nhiều, dụ cho đã nhìn thấy thuần-tạp vô ngại.

Tiết bốn-Từ "Nhĩ thời Di-lặc..." trở xuống là sự việc kết thúc rời khỏi Định, trong đó có bốn tiết:

Tiết 1-Cảnh giác khiến cho rời khỏi Định, cũng bật ngón tay là trước đây đạt được ý chỉ, đó gọi là quên hết ngôn từ. Trong này, đạt được ý chỉ là khiến cho không chìm trong vắng lặng.

Tiết 2-Từ "Pháp tánh..." trở xuống là tóm lược chỉ ra Thể tướng: Câu đầu là nêu lên; từ "Thử thị..." trở xuống là giải thích về tướng đã nhìn thấy, duyên sinh thuận theo Trí về pháp, duyên sinh vốn không có tự tánh, cho nên nói là như vậy tự tánh giống như huyễn mộng... Đều không thành tựu, là kết luận thành tựu về nghĩa trên. Thuận theo duyên không có tánh, cho nên Sự không thành tựu. Không có tánh thuận theo duyên, cho nên Lý không thành tựu. Bởi vì không giữ lấy tự tánh, cho nên có thể thuận theo duyên, mà thành tựu pháp nói trên. Tuy thành tựu mà không lìa xa pháp tánh, cho nên ngay nơi Sự có thể nói là pháp tánh như vậy, cũng là tánh tự nhiên đầy đủ.

Tiết 3-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là đạt được ý chỉ mà rời khỏi Định.

Tiết 4-Từ "Di-lặc cáo..." trở xuống là hỏi-đáp về sự việc đã nhìn thấy. Dựa theo thưa hỏi thì từ mình chứng thực mà suy ra thuộc về nhân, nói là an trú không thể nghĩ bàn. Trong giải đáp thì khiêm tốn cung kính suy ra thuộc về duyên, nói là lực của Thiện hữu. Thầy và trò suy ra lẫn nhau không giống như thường tình.

Mục b-Từ "Thánh giả..." trở xuống là hiển bày tên gọi của pháp, có hai tiết: Một-Thưa hỏi; Hai-Giải đáp.

Trong tiết hai-Giải đáp, có hai: 1-Trình bày về môn Chủ; 2-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là quyến thuộc.

Trong tiết 1-Trình bày về môn Chủ: Tất cả cảnh giới của ba đời, tức là cảnh này đã tiến vào-đã nhìn thấy; không quên Niệm-Trí, tức là Trí có thể tiến vào-có thể hiện rõ. Bởi vì ba đời như nhau, cho nên Niệm-Kiếp viên dung. Tùy trong một đời hiện rõ cảnh của ba đời, Trí tiến vào ba đời, hiểu rõ pháp rỗng rang vắng lặng, cùng với Như phù hợp sâu xa, cho nên trong một niệm không có gì không nhìn thấy.

Tạng trang nghiêm có hai nghĩa: Một-Bởi vì trang nghiêm pháp tánh, trong một trang nghiêm bao hàm phát sinh vô tận đồ vật trang nghiêm, như trong một lầu đài nhìn thấy nhiều lầu đài... Hai-Bởi vì Trí vô ngại phù hợp với cảnh viên dung, trang nghiêm Như Lai Tạng thì vốn đầy đủ các pháp. Trước đây nói pháp tánh như vậy, không phải là mới thành tựu, bởi vì trong môn này đầy đủ pháp Giải thoát không thể nói được.

Mục c-Từ "Thiện Tài vấn ngôn..." trở xuống là cùng tận nguồn gốc của nhân trang nghiêm, trong đó có hai lần thưa hỏi-giải đáp.

Lần thứ nhất-Tận cùng nơi trở về, bởi vì sau khi thâu nhiếp năng lực, nhìn thấy sự việc kỳ lạ trước đây, bỗng nhiên mà không còn, cho nên thưa hỏi về nơi mất đi.

Trong giải đáp: Bởi vì từ gốc sinh ra ngọn mà xuất hiện, thâu nhiếp ngọn trở về gốc mà mất đi. Mất đi không khác với xuất hiện, cho nên dẫn ra nơi xuất hiện, hợp lại giải đáp trong một lúc.

Lần thứ hai-Làm sáng tỏ về nguồn gốc khởi lên, trong đó: Trước kia thưa hỏi tuy được dẫn dắt trở về, mà nơi xuất hiện đã không suy xét, thì cuối cùng lẽ nào biết được nguồn gốc khởi lên, cho nên trở lại tìm kiếm.

Trong giải đáp: Trước là Pháp, sau là Dụ.

Trong Pháp: Đầu là Tướng, sau là Tánh. Nghĩa là lực của Trí làm duyên tạo tác mà xuất hiện, lực của Trí làm duyên gia hộ mà tồn tại. Đã thuận theo duyên xuất hiện thì không có đến-đi, cho nên sự việc trang nghiêm này không phải ở trong lầu đài mà tồn tại, cũng không phải từ nơi khác mang đến. Thuận theo duyên mà xuất hiện cho nên không phải là tích tập, duyên lụi tàn thì mất đi cho nên không phải là thường có. Nếu trước kia nhất định có nơi xuất hiện thì rơi vào lỗi của thường có, trước có-nay không có thì trở thành đoạn diệt. Đã lìa xa ĐoạnThường thì có gì sinh diệt, tướng một-khác bình đẳng, cho nên nói là xa lìa tất cả.

Trong Dụ có hai:

1- Dụ về Long Vương tuôn mưa, dụ riêng về không có xuất hiện mà xuất hiện.

Trong Hợp: Không trú bên trong, vốn là lực của Bồtát; không trú bên ngoài, vốn là lực thiện căn của mình. Bởi vì nhân duyên bên trong-bên ngoài làm mất lẫn nhau, thì bên trong-bên ngoài đều không còn.

2- Dụ về Huyễn sư hiện rõ huyễn ảo, cùng dụ cho xuất hiện-mất đi bởi vì không có xuất hiện-mất đi.

Mục d-Từ "Thiện Tài Đồng tử ngôn Đại Thánh..." trở xuống là suy xét về tánh-tướng của Chánh báo, trong đó có hai tiết: Một-Thưa hỏi thuận theo xuất hiện; Hai-Thưa hỏi nơi chốn sinh ra.

Trong tiết một-Thưa hỏi thuận theo xuất hiện: 1-Thưa hỏi; 2-Giải đáp.

Trong tiết 1-Thưa hỏi: Trước đây nhìn thấy Từ Thị từ nơi khác mà xuất hiện, đã vội vàng lễ chào cung kínhthưa hỏi về pháp, chưa kịp thưa hỏi về nơi xuất hiện, cho nên ở đây dựa vào sự việc trang nghiêm xuất hiện trước đây, liền thưa hỏi về nơi xuất hiện.

Trong tiết 2-Giải đáp, có ba nơi xuất hiện: Đầu là dựa theo Thể chân thật của Pháp thân, ngay nơi không có xuất hiện mà xuất hiện, xuất hiện ngay nơi không có xuất hiện, văn có mười cặp, suy nghĩ về điều đó! Tiếp từ "Thiện nam tử, Bồ-tát tùng Đại Bi..." trở xuống là dựa theo Tướng chân thật của Báo, xuất hiện từ trong vạn hạnh, cũng giống như kinh Tịnh Danh nói: "Xuất hiện từ đạo tràng của vạn hạnh." Sau từ "Nhữ vấn ngã..." trở xuống là dựa theo Dụng của Hóa hiện, tùy theo nơi chốn của căn cơ thuần thục mà xuất hiện.

Ba tiết này tức là Pháp thân-Báo thân-Hoá thân, cũng là Thể-Tướng-Dụng, cũng là Lý-Hạnh-Sự. Lại tiết đầu chỉ là Lý, tiết sau chỉ là Sự, một tiết giữa đầy đủ LýSự.

Ma-la-đề, nói đầy đủ là Ma-la-da Đề-số. Ma-la-da, Trung Hoa nói là Man Thí, tức là tên gọi của núi; Đề-số nói là Trung, nghĩa là núi ấy ở trung tâm của đất nước này, hoặc là trung tâm của đất nước tiếp cận với núi này. Cù nói là Địa, Ba-la nói là Thủ Hộ, tức là canh giữ bảo vệ đất đai và tâm địa.

Tiết hai-Từ "Thiện Tài..." trở xuống là thưa hỏi-giải đáp về nơi chốn sinh ra.

Trong thưa hỏi: Bởi vì trước đây nói xuất hiện từ nơi sinh ra, cho nên nay tìm hiểu đến cùng về điều đó.

Trong giải đáp có hai: 1-Tổng quát trình bày về nơi chốn sinh ra của các Bồ-tát; 2-Riêng biệt hiển bày về nơi chốn sinh ra của Từ Thị. Trong tiết 1-Tổng quát trình bày về nơi chốn sinh ra của các Bồ-tát, có ba: aChính thức giải đáp về nơi chốn sinh ra; b-Trình bày về quyến thuộc của Sinh duyên; c-So sánh để hiển bày thù thắng.

Tiết a-Chính thức giải đáp về nơi chốn sinh ra. Văn có mười câu, đều có câu trước là Hạnh có thể sinh ra, câu sau là nhà đã sinh ra, nghĩa là: Nếu phát tâm Bồ-đề, thì đó gọi là nhà sinh ra của Bồ-tát. Nếu có tâm sâu xa, thì được gặp Thiện hữu. Nếu đạt được các Địa, thì đầy đủ các Độ, giáo hóa chúng sinh tức là Giác tha. Có Trí tuệ cho nên hiểu rõ pháp Vô sinh. Có phương tiện cho nên không giữ lấy tướng của Vô sinh. Không đắm trong vắng lặng của Nhị thừa, cho nên sinh trong nhà Vô sinh Nhẫn. Còn lại có thể dựa theo suy nghĩ. Lại câu trước cũng bao gồm đã sinh ra, suy nghĩ về điều đó!

Tiết b-Từ "Thiện nam tử..." trở xuống là trình bày về quyến thuộc của Sinh duyên. Văn có hai mươi câu:

Bát-nhã làm mẹ, phương tiện làm cha, tóm lược có ba nghĩa: Một-Nhận biết thật sự trống rỗng đông lại cùng với Âm (mẹ) đều vắng lặng, Quyền trí chuyển biến làm cho thay đổi cùng với Dương (cha) đều như sóng gợn. Hai-Pháp thân tự mình sinh ra, thật sự nhờ vào Bát-nhã, nếu không có phương tiện thì phần nhiều giống như Nhị thừa, bởi vì thành tựu chủng tử Bồ-tát chính là nhờ vào phương tiện. Ba-Bên trong hiểu rõ, bên ngoài cứu giúp, bởi vì như cha mẹ.

Bố thí để giúp đỡ cho phước, Trì giới để bảo vệ ngăn ngừa. Còn lại có thể suy nghĩ.

Tiết c-Từ "Thiện nam tử, Bồ-tát như thị..." trở xuống là so sánh để hiển bày thù thắng, trong đó có hai chi tiết: Một-Tổng quát phân rõ về nhà sinh ra thù thắng; Hai-Từ "Sinh ư như thị tôn thắng gia..." trở xuống là riêng biệt làm sáng tỏ về Trí thù thắng.

Tiết 2-Từ "Thiện nam tử, ngã thân..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về nơi chốn sinh ra của Từ Thị, trong đó có hai tiết:

Tiết a-Làm sáng tỏ về Thật báo sánh bằng pháp giới rộng lớn, văn có mười câu: Một câu đầu là tổng quát, tám câu tiếp là riêng biệt, một câu sau là kết luận.

Tiết b-Từ "Ngã vị hóa..." trở xuống là hiển bày vì thuận theo cơ duyên vị lai và hiện tại thọ sinh thù thắng, trong đó có hai chi tiết:

Chi tiết một-Trình bày về hiện tại thọ sinh: Câu-tra, Trung Hoa nói là Lâu Các, bởi vì trong thôn làng ấy có nhiều lầu đài, hoặc là lầu đài của Từ Thị ở trong thôn làng này.

Chi tiết hai-Từ "Ngã vi tùy thuận..." trở xuống là trình bày về vị lai thọ sinh, trong đó có hai:

Chi tiết 1-Chính thức hiển bày về những việc làm ở đời vị lai.

Như hoa sen ấy có ba nghĩa: a-Đức Thích-ca đã gieo trồng cho nên hoa ấy nở rộ; b-Nhân quá khứ hàm chứa quả như hoa chưa nở, nhân không còn thì quả hiện rõ, như hoa sen nở rộ; c-Nghe xông ướp hàm chứa Thật, như hoa chưa nở, nhìn thấy Thật không còn ngôn từ, cho nên nói là tỏ ngộ rõ ràng. Trí Luận nói: "Thiện căn của Bồ-tát không gặp được ánh sáng mặt trời Trí tuệ của Như Lai, thì che lấp tàn lụi không nghi ngờ gì." Tổng quát chứng minh cho nghĩa trước đây.

Chi tiết 2-Từ "Ngã nguyện mãn..." trở xuống là kết hợp với ba vị Thánh.

Nói cùng nhìn thấy Ta, cũng có ba ý: a-Cùng giúp đỡ giáo hóa; b-Thiện Tài biểu thị cho Hạnh, Văn Thù biểu thị cho Tín-Trí, bởi vì lúc thành tựu Chánh giác đều chứng được pháp này; c-Văn Thù là Phật quá khứ, Thiện Tài là Phật vị lai, Từ Thị là Phật hiện tại. Ba đời viên dung, rộng lớn như nhau, cho nên nói là cùng nhìn thấy.

Trong mục bốn-Từ "Thiện nam tử, nhữ đương..." trở xuống là chỉ ra vị Thiện hữu sau, có ba: 1-Khuyến khích hướng về chỉ dạy thưa hỏi; 2-Từ "Hà dĩ..." trở xuống là giải thích về nguyên cớ khuyến khích; 3-Từ "Thị cố thiện nam tử..." trở xuống là kết thúc khuyến khích trở lại giải thích.

Trong mục 1-Khuyến khích hướng về chỉ dạy thưa hỏi: Khiến cho hướng về Văn Thù, là bởi vì phần vị của Nhân sắp tận cùng, mà khiến cho trở lại soi chiếu nguồn gốc của tâm.

Trong mục 2 là giải thích về nguyên cớ khuyến khích: a-Ý đưa ra nói rằng: Văn Thù đã được gặp, vì sao khuyến khích hướng về? b-Ý giải thích rằng: Đức của vị ấy sâu rộng, mà duyên vốn có sâu nặng.

Trong mục b có hai tiết: Một-Trình bày về Hạnh rộng lớn; Hai-Hiển bày về duyên sâu xa.

Tiết một-Trình bày về Hạnh rộng lớn: Sinh ra công đức của Bồ-tát, là Tín làm pháp môn căn bản mà nuôi lớn tất cả các pháp thiện. Làm mẹ của chư Phật, là môn Bát-nhã làm căn bản, trú trong Trí rất sâu xa mà nhìn thấy pháp chân thật. Làm thầy của các Bồ-tát, là đầy đủ Trí phương tiện khéo léo, thông đạt giải thoát mà kết quả cuối cùng là Hạnh Phổ Hiền.

Tiết hai-Từ "Thị nhữ Thiện tri thức..." trở xuống là hiển bày về duyên sâu xa, đã thành tựu nhiều lợi ích.

Trong mục 3 là kết thúc khuyến khích trở lại giải thích, có ba:

Mục a-Kết thúc khuyến khích, đầy đủ hai nghĩa trên, nên hướng về đừng mệt mỏi.

Mục b-Đưa ra giải thích: Trước là ý đưa ra nói rằng: Vì sao biết đích thực đầy đủ hai nghĩa trước? Sau là ý giải thích rằng: Bởi vì lợi ích đã thành tựu đều là lực của vị ấy, cho nên biết là đức sâu-duyên nặng, nếu được gặp vị ấy thì đạt được lợi ích càng tăng thêm.

Mục c-Từ "Văn Thù..." trở xuống là kết luận về đức trọn vẹn: Trước được gặp là đầu tiên của Tín, sau được gặp là cuối cùng của Trí, cho nên nói là tất cả đều trọn vẹn.

Mục năm-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là lưu luyến đức hạnh lễ chào từ giã.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 80 trong kinh).

Tướng thứ tư-Trình bày về Tướng thuộc Trí soi chiếu không hai, hiển bày về pháp thuộc nhân trước đây sinh ra Thể của quả không có phân biệt, bởi vì bặt dứt các pháp hai tướng như Cảnh-Trí... Vả lại, Thiện Tài không còn chướng ngại, phiền não diệt trừ, chưa hẳn động niệm, vì thế cho nên trở lại soi chiếu chỉ là tâm ban đầu, lại không có gì khác, tức là Tín-Trí không hai.

Văn chỉ có ba mục: Một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu; Hai-Thấy nghe chứng thực tiến vào; Ba-Chuyển sang gặp được duyên thù thắng.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu: Nói đã đi qua hơn một trăm mười khu thành, nghĩa của một trăm mười đã thấy ở văn trước.

Nhưng đi qua những khu thành này lại có hai nghĩa:

1-Chỉ bắt đầu từ Di-lặc cho đến Văn Thù, tự mình trải qua một trăm mười khu thành, không phải là liên tiếp chọn lấy trước đây; 2-Thêm vào một trăm mười vị Thiện hữu trước, cho nên nói là những khu thành khác, tức là bao gồm chọn lấy Thiện hữu trước đây, thu nhận tất cả các pháp mà đưa về soi chiếu như nhau.

Nếu như vậy thì Thiện hữu trước đây ở khu thành này lẽ nào có thể giống nhau hay sao? Cũng có hai nghĩa: 1-Thiện hữu chắc chắn dựa vào khu thành, thì một khu thành là một Thiện hữu; 2-Hoặc là ở tại một khu thành gặp được nhiều Thiện hữu, hoặc là mong cầu một Thiện hữu trải qua nhiều khu thành, mà chủ yếu đầy đủ một trăm mười, bởi vì thuận theo pháp biểu thị mà đến.

Tô-ma-na, Trung Hoa nói là Duyệt Ý, tức là tên gọi một loài hoa, nghĩa là Trí soi chiếu Phật tánh (Nhất tánh) làm cho tâm giác ngộ (Bổn tâm) vui sướng, tức là khu thành của Đức Sinh. Có bản nói là đến đất nước Phổ Môn, bởi vì hiển bày thâu nhiếp các pháp sai biệt quy về tướng không hai, tức là Phổ Môn.

Nói là đứng nơi cửa ấy, bởi vì hiển bày về tâm hiểu biết đã đến cuối cùng, sắp tiến vào môn không hai của Bát-nhã.

Mục hai-Từ "Thị thời Văn Thù..." trở xuống là thấy nghe chứng thực tiến vào. Từ đây trở xuống là văn đã bỏ sót, nghĩa như trước nói. Nhưng bởi vì soi chiếu đến cuối cùng không hai, Tâm và Cảnh đều mất, cho nên tóm lược không có mục lễ chào cung kính-thưa hỏi. Bởi vì Tín-Giải cùng bặt dứt, cho nên không nhìn thấy hiện thân, mà trở lại soi chiếu. Bởi vì tâm tin tưởng không thay đổi, cho nên duỗi bàn tay phải. Lại không nhìn thấy chính là nhìn thấy chân thật, chỉ hiểu rõ Bát-nhã vốn là tự tâm Không. Trong văn có ba mục:

Mục 1-Xoa trên đỉnh đầu thâu nhiếp tiếp nhận:

Vượt qua một trăm mười Do-tuần, là bởi vì vượt qua tất cả phần vị trước.

Bắt đầu tin tưởng bao gồm đối với quả cuối cùng, cho nên nói là từ xa duỗi ra.

Thành tựu về Hạnh tùy thuận, cho nên nói là bàn tay phải.

Nhưng vượt qua khu thành là dựa theo vượt qua giới hạn, Do-tuần là trình bày về vượt qua số lượng.

Lại trước vượt qua Đoạn đức của các phần vị, sau vượt qua Trí địa của các phần vị.

Xoa trên đỉnh đầu là biểu thị cho thâu nhiếp tiếp nhận, cũng là đem tất cả các pháp đặt trên đỉnh cao của Tâm, cho nên Tín đạt đến điểm cao nhất.

Mục 2-Từ "Tác như thị ngôn..." trở xuống là giảng dạy chỉ ra pháp môn, tức là nêu ra sai lầm (Thất) hiển bày về thích hợp (Đắc), nghĩa là nếu lìa xa Tín căn... thì không hiểu rõ Pháp tánh..., trở lại hiển bày Thiện Tài có Tín căn..., có thể hiểu rõ Pháp tánh... Trong đó có hai mục:

Mục a-Nêu ra những pháp thực hành thiếu sót, văn có chín câu: Bảy câu trước là thiếu sót về nhân: 1-Thiếu sót căn bản của Hạnh; 2-Mong cầu nhỏ bé, bởi vì tâm yếu kém ở trong sinh tử mà lo buồn hối hận; 3-Chiều ngang không đầy đủ; 4-Chiều dọc không tiến lên; 5-Đắm theo một pháp thiện; 6-Không mong cầu rộng lớn; 7-Không phát khởi Hạnh Nguyện vô trú. Hai câu sau là thiếu sót về duyên.

Trong mục b-Từ "Bất năng liễu..." trở xuống là không thể nào thành tựu lợi ích, có mười lăm câu: Sáu câu trước dựa theo Lý-Sự đã nhận biết, chín câu sau dựa theo phạm vi giới hạn có thể nhận biết, nêu ra các văn trước đây, suy nghĩ điều này!

Lại trong chín câu trước, một câu đầu nêu ra Tín căn là những thiếu sót về nhân, còn lại đều là không thể nào thành tựu lợi ích. Dựa theo pháp thì công lao thuộc về Tín, dựa theo con người thì pháp của Thiện hữu trước đây đều nhờ vào Văn Thù.

Mục 3-Từ "Thị thời Văn Thù..." trở xuống là kết luận lợi ích thuộc về ban đầu, trong đó có mười câu: Chín câu trước là kết luận về lợi ích rất sâu xa, một câu đầu là tổng quát, tám câu còn lại là riêng biệt.

Ánh sáng của Trí ở phần vị trước tức là phương tiện của Bát-nhã, Trí vô biên ở phần vị sau tức là Trí Ba-lamật.

Đạo tràng của Hạnh Phổ Hiền, là bởi vì đưa chân lên-đặt chân xuống đều tương ưng với Hạnh Phổ Hiền.

Trú xứ của mình, tức là pháp giới, là trú mà vô trú thuộc về Đại Trí của Văn Thù.

Lại đạo tràng của Phổ Hiền, tức là Lý thuộc về pháp giới. Trú xứ của mình, tức là Trí của Văn Thù. Điều này cũng giống như nghĩa chỉ ra cảnh giới của Phổ Hiền là vị Thiện hữu tiếp sau.

Một câu sau là thâu nhiếp Dụng đưa về gốc, việc đã làm xong cho nên Tín đến tận cùng cảnh thuộc về Trí, tướng của Tín đã không còn cho nên nói là không hiện rõ.

Mục ba-Từ "Ư thị Thiện Tài..." trở xuống là chuyển sang gặp được duyên thù thắng, tu tập thực hành cung kính phụng sự.

Nhưng các vị Thiện hữu này và Phổ Hiền ở sau đều không có chỉ ra-trao truyền, là biểu thị cho chứng đạt pháp giới mà lìa xa tướng của bên này bên kia.

Ba ngàn vị Thiện hữu này lại có nhiều nghĩa: 1-Thành tựu lợi ích trước đây hãy còn là Văn Thù; 2-Thuận theo sau làm phương tiện tiến vào Lý.

Nhưng luận tổng quát về các vị Thiện hữu, lại phân làm ba phần: Đầu là một mình Văn Thù làm nơi bắt đầu của Tín tâm; tiếp đến Văn Thù ở phần vị sau làm nơi cuối cùng của Trí đầy đủ, cho nên ở đây tổng quát nhìn thấy ba ngàn vị Thiện hữu; sau là Phổ Hiền thuộc về LýTrí không hai.

Vả lại, các vị Thiện hữu trước đây, mỗi một vị đều gặp gỡ tức là môn Thuần. Các vị Thiện hữu trong này, cùng một lúc lập tức nhìn thấy, tức là hiển bày về môn Tạp. Sau là một mình Phổ Hiền đầy đủ các vị Thiện hữu trước đây, tức là Thuần-Tạp không có gì ngăn ngại.

Lại các vị Thiện hữu này, đã đạt được pháp môn, tiếp nhận thực hành khác nhau, văn vốn không đầy đủ, kết luận mở rộng thuận theo tóm lược, cho nên tổng quát nói là ba ngàn mà thôi.

Tướng thứ năm-Từ "Tăng trưởng thú cầu..." trở xuống là hiển bày về Tướng rộng lớn của nhân. Bởi vì soi chiếu Lý không hai trước đây, hiển bày về pháp rất sâu xa ấy, mới có thể làm nhân rộng lớn của sự thành Phật. Bởi vì tùy theo mỗi một nhân đều xứng với pháp tánh, Bát-nhã của Văn Thù tức là thâu nhiếp Tướng quy về Thể, pháp giới của Phổ Hiền tức là Bí mật trùng trùng. Nếu lấy hai vị Thánh hướng về với nhau, thì Văn Thù là chủ động chứng đạt. Nếu lấy hai vị Thánh hướng về với Thiện Tài, thì Văn Thù cũng là thụ động chứng đạt, bởi vì chưa đạt được Bát-nhã, nay mới chứng thực đạt được.

Trong văn phân ba mục: Một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu; Hai-Nghe và nhìn thấy tướng trước đây; Ba-Thấy nghe chứng thực tiến vào.

Mục một-Y theo lời dạy hướng đến mong cầu, có hai mươi sáu câu: Một câu đầu nêu lên mong cầu quả Phật. Một câu sau tổng quát quán sát về nhân tròn vẹn. Hai mươi bốn câu giữa, nghĩa bao gồm trước-sau, đều là nhân hướng về Phật, đều là cảnh giới giải thoát của Phổ Hiền.

Ngay trong hai mươi bốn câu giữa, thâu nhiếp làm mười cặp:

Một: Bốn câu đầu là Tứ đẳng tâm, vắng lặng rộng khắp mọi nơi tức là Xả.

Hai: Hai câu tiếp là Phước-Trí không có gì ở ngoài, duyên với cảnh là Trí.

Ba: Hai câu tiếp là tiến vào Chánh đạo-tăng thêm Trợ đạo.

Bốn: Hai câu tiếp là tu tập về nhân-nhận biết về quả.

Năm: Ba câu tiếp là tiến vào pháp-hiện rõ sinh.

Sáu: Hai câu tiếp là chứng nguyện-tu hành.

Bảy: Hai câu tiếp là soi chiếu phía trên-tăng thêm phía dưới.

Tám: Hai câu tiếp là đạt được Thật-soi chiếu Quyền. Chín: Hai câu tiếp là Trí rộng khắp-Thân bao trùm.

Mười: Ba câu sau cuối là phá tan chướng ngại-tiến vào Lý.

Tiến vào pháp Vô ngại ấy, hướng lên trên thành tựu không còn hai chướng ngại, hướng xuống dưới tức là thành tựu pháp giới Vô ngại, trú trong Địa bình đẳng ấy tức là trú xứ của chính mình, thuộc về Văn Thù trước đây.

Một câu sau là tổng quát quán sát về cảnh giới của Phổ Hiền, tức là đạo tràng của Hạnh Phổ Hiền trước đây. Bởi vì chính là hiển bày về tướng rộng lớn của nhân, cho nên Văn

Thù tổng quát chỉ ra cho Thiện Tài quán sát tất cả, không giống như một Thiện hữu chỉ ra một Thiện hữu ở văn trước. Bởi vì quán sát tất cả mới nhìn thấy Phổ Hiền. Mục hai-Từ "Tức văn Phổ Hiền..." trở xuống là nghe và nhìn thấy tướng trước đây, trong đó có hai: 1-Nghe đến; 2-Nhìn thấy.

Mục 1-Nghe đến, có mười ba câu: Một câu đầu là nghe đến tên gọi của người, mười hai câu sau là nghe đến phần vị của Hạnh. Hai chữ "Tức văn" nối liền các câu sau.

Nghe trong này, không phải là nghe từ một người mà nghe từ nhiều người, tức là xứng với pháp giới mà nghe vậy thôi.

Các Địa, là tự hành dựa vào Địa, và viên dung đã thâu nhiếp Địa trong phần vị Phổ Hiền. Câu này là tổng quát, tám câu sau là riêng biệt: 1-Phương tiện của Địa tức là Gia hạnh; 2-Tức là Tâm tiến vào; 3-Tâm vượt ra; 4-Tâm an trú; 5-Tức là tu hạnh Thí-Giới; 6-Tức là Chân Như hiện hành rộng khắp..., là cảnh đã chứng đạt, cũng là cảnh thuộc về phạm vi giới hạn đã đạt được; 7-Tức là tác dụng của Thần thông, phá tan tà ma, thâu nhiếp chúng sinh...; 8-Tức là cùng dựa vào Trí Phật mà an trú.

Mục 2-Từ "Khát ngưỡng dục kiến..." trở xuống là trình bày về nhìn thấy, trong đó có hai: a-Ngưỡng mộ về đức mà tu tập quán sát; b-Nhìn thấy vô cùng kỳ lạ.

Mục a-Ngưỡng mộ về đức mà tu tập quán sát, có ba tiết:

Tiết một-Nghe pháp của người trước cho nên sinh lòng khao khát ngưỡng mộ.

Tiết hai-Từ "Tức ư..." trở xuống là tu tập quán sát. Bồ-đề tràng, là nơi chốn đã quán sát. Kim Cang Tạng, dựa theo biểu thị tức là trong Trí Kim Cang, ở trong Thể Bồ-đề của quả Phật, vốn đã tin vào tự tâm, khởi lên quán sát về tâm ở tất cả mạng lưới Nhân-đà-la của Phổ Hiền. Dựa theo Sự tức là mặt đất Kim Cang ở trước Bồ-đề tràng, mà tích chứa đầy đủ đức trang nghiêm, cho nên gọi là Tạng.

Nhưng mà Thể của kinh này, xu thế thích hợp đầy đủ mười Hội, bởi vì thuận theo Vô tận. Vả lại, bắt đầu khởi lên ở Giác tràng, nghĩa vốn thuận theo quy về gốc. Nay lại dựa vào văn, đối với hai Hội đầu và cuối trước đây, tức là nghĩa của thâu nhiếp ngọn quy về gốc, vì vậy Thiện Tài không cần hướng về nơi nào khác, liền đối trước pháp tòa của Như Lai, nơi bắt đầu thành tựu ở Hội thứ nhất, mà khởi lên quán sát mong cầu.

Tiết ba-Từ "Khởi đẳng..." trở xuống là chính thức hiển bày về tâm quán sát, có mười một câu, đều xứng với cảnh giới của Phổ Hiền mà khởi tâm, cho nên về sau được nhìn thấy.

Mục b-Từ "Thiện Tài..." trở xuống là nhìn thấy vô cùng kỳ lạ, trong đó có hai tiết: Một-Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, bao gồm hiển bày về nhân của nhìn thấy; Hai-Từ "Kiến thập chủng..." trở xuống là chính thức nhìn thấy vô cùng kỳ lạ.

Trong tiết hai có hai: 1-Nhìn thấy tướng của điềm lành, có mười câu-năm cặp, đều trước là Tịnh độ đã dựa vào, sau là trú xứ của chúng sinh. 2-Nhìn thấy ánh sáng, điềm lành trước đây là nhìn thấy chỉ một lớp quốc độ thanh tịnh, ở đây trình bày trở lại nhìn thấy. Lại trước là thô, ở đây là tế. Trước là Thể tướng, ở đây là nghiệp dụng. Nhưng đều là quốc độ thuộc về Y báo của Phổ Hiền.

Mục ba-Từ "Thời Thiện Tài..." trở xuống là thấy nghe chứng thực tiến vào, trong đó có ba mục:

Mục 1-Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, bởi vì nhìn thấy tướng trước đây mà sinh tâm nhất định nhìn thấy.

Mục 2-Từ "Ư thời Thiện Tài phổ nhiếp..." trở xuống là khởi lên quán sát tăng thêm tu tập: Một-Thâu nhiếp tán loạn mà trú vào Định; Hai-Thúc đẩy chịu khó không lui sụt; Ba-Quán sát Thể ấy rộng khắp, bởi vì lấy pháp giới làm thân; Bốn-Bi và Trí mở rộng theo không gian; Năm-Hạnh và Nguyện cùng tận theo thời gian; Sáu-Nhân tròn vẹn đạt được quả. Đây chính là tổng quát thâu nhiếp các pháp Quán, người thực hành muốn nhìn thấy nên tu tập dựa theo pháp này, lìa xa tâm quán sát này thì nhìn thấy cũng không phải là thù thắng.

Mục 3-Từ "Thời Thiện Tài..." trở xuống là chính thức trình bày về thấy nghe chứng thực tiến vào, trong đó có hai: a-Chính thức thấy nghe chứng thực tiến vào; b-Nghe về đức của Phật khó nghĩ bàn.

Trong mục a-Chính thức thấy nghe chứng thực tiến vào, có hai tiết: Một-Hiển bày về nhân tròn vẹn đạt được lợi ích; Hai-Phần vị đầy đủ giống như Phật.

Trong tiết một-Hiển bày về nhân tròn vẹn đạt được lợi ích, phân bốn: 1-Nhìn thấy thân đạt được lợi ích; 2-Xoa trên đỉnh đầu đạt được lợi ích; 3-Hiển bày về nhân sâu rộng; 4-Quán sát về Dụng không có giới hạn.

Trong tiết 1-Nhìn thấy thân đạt được lợi ích, có hai: a-Nhìn thấy thân thù thắng; b-Đạt được lợi ích sâu xa.

Trong tiết a-Nhìn thấy thân thù thắng, có bốn chi tiết: Một: Tổng quát nhìn thấy thân tướng thuộc về đức thù thắng; Hai: Riêng biệt nhìn thấy sinh ra từ lỗ chân lông; Ba: Trở lại quán sát hàm chứa đầy đủ trong Thể; Bốn: Kết luận nối thông rộng khắp mọi nơi.

Chi tiết một: Tổng quát nhìn thấy thân tướng thuộc về đức thù thắng: Bởi vì trước đây ở trước pháp tòa Sư tử nơi Bồ-đề tràng khởi lên ý tưởng thù thắng.

Chi tiết hai: Từ "Kiến Phổ Hiền thân..." trở xuống là riêng biệt nhìn thấy pháp giới rộng khắp mọi nơi sinh ra từ lỗ chân lông, thật sự thì trùng trùng vô tận, tóm lược hiển bày về hai mươi lớp, cũng đối với sự khao khát ngưỡng mộ của Thiện Tài trước đây mà khởi lên mười một tâm.

Năm tâm như tâm thứ nhất sánh bằng hư không rộng lớn... có khắp các câu này, sáu tâm còn lại riêng biệt phát sinh ở các câu.

Lại trừ ra một câu đầu. Tiếp là năm câu, do tâm hiểu rõ Đạo tràng quán sát trước đây, mà sinh ra mây... đều trang nghiêm Đạo tràng. Tiếp từ "Thán Bồ-đề tâm..." trở xuống là ba câu, do tâm tiến vào biển pháp của Phật trước đây. Tiếp là một câu và một câu đầu tiên, do tâm giáo hóa Chúng sinh giới. Tiếp là bốn câu, do tâm làm thanh tịnh tất cả quốc độ trước đây, cũng bao gồm tâm giáo hóa chúng sinh. Sáu câu sau cuối, do tâm trú vào tất cả các kiếp, và hoàn toàn hướng về mười Lực của Như Lai trước đây. Tất cả như văn suy nghĩ, thì biết phạm vi giới hạn đã nhìn thấy đều do tự tâm.

Chi tiết ba: Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là trở lại quán sát hàm chứa đầy đủ trong Thể, trong đó có hai: 1: Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; 2: Từ "Trùng quán..." trở xuống là chính thức hiển bày. Trong chi tiết 2 cũng có hai: a: Nhìn thấy Tam thiên thế giới; b:

Từ "Như kiến thử..." trở xuống là tương tự nối thông với mười phương-ba đời.

Chi tiết bốn: Từ "Như ư thử Tỳ-lô..." trở xuống là kết luận nối thông rộng khắp mọi nơi, văn có bốn lớp, nêu ra tương tự mà không kết luận. Phổ Hiền trong mảy trần, là biết rằng trước thì trong thân hàm chứa đầy đủ pháp giới rộng lớn vô biên, cho nên hiển bày về nghĩa của Phổ. Nay thì toàn bộ thân này hàm chứa pháp giới, bí mật hòa vào trong mảy trần, điều hòa mềm mỏng vô ngại, trình bày về nghĩa của Hiền. Rộng khắp mọi nơi trong ngoài, tận cùng hạn lượng ấy, cho nên gọi là Phổ Hiền.

Tiết b-Từ "Thiện Tài Đồng tử kiến..." trở xuống là trình bày về đạt được lợi ích sâu xa: Đã đạt được Trí độ, đã làm sáng tỏ về Địa đầy đủ, huống là mười Độ biểu thị về Vô tận hay sao?

Tiết 2-Từ "Thiện Tài Đồng tử ký đắc..." trở xuống là trình bày về xoa trên đỉnh đầu đạt được lợi ích, trong đó có ba: a-Xoa trên đỉnh đầu; b-Từ "Ký ma..." trở xuống là đạt được lợi ích, trước là hướng về bên ngoài quán sát cho nên đạt được Trí độ, ở đây xoa trên đỉnh đầu tự mình chứng thực cho nên đạt được Tam-muội; c-Từ "Như thử Sa-bà..." trở xuống là kết luận nối thông, bởi vì Thiện Tài giống như Phổ Hiền.

Tiết 3-Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là trình bày về nhân sâu rộng, bởi vì nhân sâu thì quả dày. Văn phân làm ba tiết: a-Thưa hỏi giải đáp xét kỹ nhìn thấy; b-Hiển bày về nhân sâu xa; c-Kết luận về nhân thành tựu quả.

Trong tiết b-Hiển bày về nhân sâu xa, có ba chi tiết: Chi tiết một: Riêng biệt trình bày về Hạnh mong cầu Bồ-đề, trong đó có hai: 1: Thuận theo hiển bày về Hạnh đã mong cầu; 2: Từ "Thiện nam tử, ngã ư..." trở xuống là kết luận lìa xa lỗi lầm mà thành tựu đức.

Chi tiết hai: Từ "Ngã trang nghiêm..." trở xuống là tổng quát trình bày về Hạnh thuộc Bi-Trí.

Chi tiết ba: Từ "Ngã pháp hải trung..." trở xuống là riêng biệt trình bày về Hạnh mong cầu pháp, trong đó: 1: Trở lại hiển bày tất cả đều có thể xả bỏ, một xu (Văn) hãy còn không có gì không xả bỏ, huống hồ toàn bộ hay sao? Bởi vì một xu tức là một trong tất cả, như một giọt nước trong biển. 2: Từ "Ngã sở cầu pháp..." trở xuống là hiển bày về mong cầu qua việc làm, kết luận về thuyết giảng Vô tận.

Tiết c-Từ "Thị cố thiện nam tử, ngã dĩ như thị..." trở xuống là kết luận về nhân thành tựu quả, trong đó có hai chi tiết:

Chi tiết một: Kết luận về nhân, bởi vì có công để thành tựu quả, cho nên nói là lực. Văn có mười câu: Bốn câu đầu là nói về Duyên nhân, hai câu tiếp là nói về Liễu nhân, bốn câu sau là bao gồm Duyên nhân và Liễu nhân. Chi tiết hai: Từ "Đắc thử..." trở xuống là thành tựu quả, nghĩa là do Liễu nhân mà đạt được quả của Pháp thân, do Duyên nhân mà đạt được quả của Sắc thân.

Tiết 4-Từ "Thiện nam tử, nhữ thả quán..." trở xuống là quán sát về Dụng không có giới hạn, trong đó có ba: a-Nêu ra lợi ích khuyến khích quán sát; b-Quán sát nhìn thấy vô cùng kỳ lạ; c-So sánh hiển bày về thù thắng.

Tiết a-Nêu ra lợi ích khuyến khích quán sát, có ba chi tiết: Một: Nêu lên; Hai: Giải thích; Ba: Kết luận.

Chi tiết một: Nêu lên, có thể biết.

Trong chi tiết hai: Giải thích, có hai: 1: Trình bày về khó được thấy-được nghe. 2: Từ "Nhược hữu chúng sinh..." trở xuống là trình bày về thấy-nghe đều lợi ích.

Trong chi tiết 2 có ba: a: Trình bày về lợi ích không lui sụt Bồ-đề; b: Từ "Hoặc hữu chúng sinh..." trở xuống là lợi ích về thành thục thiện căn; c: Từ "Ngã dĩ như thị..." trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều môn, đều thành thục không lui sụt.

Trong chi tiết c: Trước là nhiều môn đều không lui sụt, sau từ "Nhược hữu chúng sinh kiến văn..." trở xuống là đủ loại đều thành thục.

Quốc độ thanh tịnh có thể phát sinh, thân vì sao phát sinh? Ở đây có hai nghĩa: Một-Dựa theo thân-quốc độ thuộc về pháp tánh, thì làm Thể cho quốc độ gọi là quốc độ thanh tịnh, làm Thể cho thân gọi là thân thanh tịnh, thuận theo chủ động nương tựa có khác nhau, bởi vì muốn hiển bày về Thể thụ động nương tựa như nhau, cho nên nói là Sinh thân. Hai-Dựa theo Tướng-Dụng, quốc độ thanh tịnh là quốc độ thụ động nương tựa, thân thanh tịnh là quốc độ ở trong thân, bởi vì muốn hiển bày về Thân-Độ dung thông với nhau, cho nên nói là sinh thân thanh tịnh mà thôi.

Chi tiết ba: Từ "Nhữ ưng quán..." trở xuống là tổng quát kết luận.

Tiết b-Từ "Nhĩ thời Thiện Tài..." trở xuống là quán sát nhìn thấy vô cùng kỳ lạ, trong đó có ba chi tiết: Một: Nhìn thấy trong mảy lông hàm chứa ba thế gian; Hai: Từ "Hựu kiến Phổ Hiền..." trở xuống là nhìn thấy thân của Phổ Hiền sinh ra Đại Dụng rộng khắp trong các quốc độ; Ba: Từ "Thời Thiện Tài Đồng tử..." trở xuống là tự nhìn thấy thân của mình hóa hiện giống như Phổ Hiền.

Tiết c-Từ "Hựu Thiện Tài..." trở xuống là so sánh hiển bày về thù thắng, trong đó có ba chi tiết: Một: So sánh về thiện căn; hai: Từ "Tùng sơ phát tâm..." trở xuống là so sánh về vô số quốc độ đã tiến vào; ba: Từ "Thiện Tài Đồng tử ư Phổ Hiền..." trở xuống là cùng hiển bày về hai tướng siêu việt thù thắng nói trên.

Trong chi tiết ba, có hai chi tiết:

Chi tiết 1: Riêng biệt trình bày về ngang-dọc-sâurộng, trong đó có ba thế gian: Một là Khí thế gian, một bước vượt qua là hiển bày rộng lớn về không gian, tận cùng kiếp vị lai là trình bày cùng tận về thời gian, hãy còn không thể nào nhận biết. Hiển bày về sâu xa, Tạng dựa theo hàm chứa đầy đủ, Phổ Nhập dựa theo rộng khắp mọi nơi, còn lại có thể biết.

Chi tiết 2: Từ "Thiện Tài Đồng tử ư..." trở xuống là tổng quát kết luận về bình đẳng rộng khắp mọi nơi. Không ẩn đi từ nơi này-hiện ra ở nơi khác, là bởi vì tướng ẩn-hiện như pháp tánh, bởi vì tướng nơi này-nơi kia ngay trong nhau.

Tiết hai-Từ "Đương thị chi thời..." trở xuống là trình bày về phần vị đầy đủ giống như Phật, trong đó câu đầu là trình bày về tự mình đạt được, còn lại đều giống như trên: Một câu đầu là nhân tròn vẹn giống nhau, một câu tiếp là quả đầy đủ giống nhau, từ "Nhất thân..." trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng giống nhau. Đây chính là nghĩa thích hợp với phần vị Đẳng giác, phần vị của nhân đã đầy đủ lại không tu tập gì nữa, cho nên chỉ nói là giống nhau, chứ không phân rõ về trải qua mong cầu. Đây là một đời lập tức thành tựu, theo thứ tự trước-sau cũng đầy đủ, không những viên dung trước-sau mà chỉ dựa theo Lý quán.

Trên đây là trình bày về thấy-nghe chứng thực tiến vào, xong.

Mục b-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là trình bày về nghe đến đức thù thắng khó nghĩ bàn của Phật. Trường hàng trước đây chỉ hiển bày về nhân tròn vẹn, Kệ tụng này mới trình bày về Dụng của quả, không phải là tụng về văn trước đây.

Nhưng có hai ý: Một-Đối với Phổ Hiền, ý Phổ Hiền nói rằng: Nhìn thấy những điều khó nghĩ bàn của Ta trên đây, hãy còn là phần vị của Nhân, nay chỉ ra Quả cho ông lại càng hết sức sâu xa. Hai-Đối với Thiện Tài, Thiện Tài giống như Phật chỉ là Nhân tròn vẹn, bởi vì vô lượng Quả lìa xa ngôn từ, cho nên không nói là thành Phật.

Nay dựa vào đức của Phật hiện tại để hiển bày về tướng Quả của Thiện Tài, cho nên Trường hàng và Kệ tụng nói về nhân-quả đan xen lẫn nhau. Trong văn có ba tiết: Một-Một kệ đầu nêu lên đức, nhắc nhủ lắng nghe, nhận lời thuyết giảng; Hai-Từ "Nhĩ thời..." trở xuống là Trường hàng nêu ra Đại chúng khao khát ngưỡng mộ mong muốn được nghe; Ba-Từ "Nhĩ thời Phổ Hiền..." trở xuống là mở rộng trình bày về tướng của đức, khiến cho Đại chúng thỏa mãn mong cầu.

Trong tiết ba có hai: 1-Trường hàng trở lại nhắc nhủ, nhận lời thuyết giảng về phạm vi giới hạn; 2-Kệ tụng mở rộng hiển bày về đức khó nghĩ bàn của Phật.

Trong tiết 2 là Kệ tụng, có chín mươi lăm kệ phân hai: a-Có chín mươi ba kệ, riêng biệt ca ngợi về đức của Phật; b-Có hai kệ, kết luận về đức vô tận, khuyên nhủ tin tưởng đừng nghi ngờ.

Trong tiết a-Có chín mươi ba kệ, riêng biệt ca ngợi về đức của

Phật: Tám mươi kệ trước là Pháp thuyết; mười ba kệ sau là Dụ trình bày.

Nhưng bao gồm ca ngợi về hai mươi mốt loại công đức thù thắng thuộc mười Thân viên mãn của Đức Tỳlô Giá-na, tức là phân ra hai mươi mốt đoạn:

Đoạn một: Có hai kệ, tức là công đức luôn luôn không có chướng ngại chuyển biến đối với pháp đã nhận biết. Nghĩa là Trí Phật không có chướng ngại, bởi vì không có vướng mắc-không có ngăn ngại, đối với tất cả sự việc-phẩm loại sai biệt.

Đoạn hai: Có một kệ, trình bày về công đức có thể tiến vào Chân Như thanh tịnh nhất, không có hai tướng đối với có-không có. Nghĩa là hiểu rõ Chân Như không hai, cho nên không có động niệm.

Đoạn ba: Có ba kệ, tức là công đức tùy ý vận dụng tự nhiên (Vô công dụng) mà Phật sự không dừng nghỉ. Nghĩa là trú vào nơi Vô trú của Phật, thực hiện Phật sự không dừng nghỉ, cho nên nói là hoặc nhìn thấy...

Đoạn bốn: Có mười lăm kệ, tức là công đức làm chỗ dựa cho ý thích thực hiện sự việc không có sai biệt ở trong Pháp thân. Nghĩa là do Trí làm chỗ dựa giống với chư Phật, ý thích làm lợi ích chúng sinh giống nhau, tác dụng của Báo-Hóa cũng giống nhau, cho nên trước đây kinh nói đạt được bình đẳng của Phật, cũng giống như Nhiếp Luận nói về ý thú bình đẳng trong bốn loại ý thú. Ở đây mở rộng nêu ra chư Phật đều có khắp lẫn nhau, cách giải thích này đã khéo léo, nay lại dùng Lý của văn để chứng minh điều này.

Chư Phật đều là thân của Đức Phật Giá-na, nghĩa là văn này nói: Thế giới của Đức Phật A-súc ở giữa ba mươi thế giới này, thế giới của Đức Phật A-súc vốn ở phương Đông, nay nói ở thế giới này thì rõ ràng không khác với thế giới này.

Vả lại, Đức Phật Vô Lượng Thọ, Nguyệt Giác Như Lai, đều có khắp mười phương, lẽ nào có thể ngăn cách thế giới này? Lại đều nói hoặc là nhìn thấy, thì biết một Đức Phật tùy theo nhìn thấy không giống nhau.

Nếu nói riêng biệt ca ngợi những Đức Phật khác, thẳng thắn nói là Đức Phật A-súc ở thế giới này, thì đâu trở thành ca ngợi về đức? Huống hồ vô lượng quốc độ trong thế giới Hoa Tạng, đều là cảnh giáo hóa của Đức Phật Giá-na, Đức Phật Vô Lượng Thọ... chưa ra khỏi trung tâm của chủng loại quốc độ, lẽ nào không phải là Đức Phật này hay sao?

Kinh Pháp Hoa và kinh Ương Quật Ma La đều nói phân thân khắp mười phương, cho nên biết rằng Pháp Tạng riêng biệt duyên với mười sáu vị Vương tử đều là phương tiện mà nói. Dùng lý để suy ra, đều là hiện bày từ Hải Ấn của Như Lai. Vì sao không nói đến vị Phật hiện bày từ nơi mình mà nói đến nơi khác? Vì vậy biết rằng Đức Phật Hiền Thủ..., đều là Bổn Sư.

Nhưng đoạn văn này cũng bao gồm hiển bày về công đức thứ mười bảy là thị hiện quốc độ Phật sai biệt tùy theo Thắng giải. Trong văn có ba: Đầu là tám kệ trình bày về Chủ-bạn trang nghiêm quốc độ, thâu nhiếp chúng sinh giống nhau; tiếp là bốn kệ trình bày về hàm chứa vi tế, chuyển vận giáo pháp giống nhau; sau là ba kệ tổng quát thâu nhiếp nhiều môn, kết thúc phần trước sinh khởi phần sau.

Đoạn năm: Từ "Hoặc kiến Thích-ca..." trở xuống có ba kệ, tức là công đức tu tập đối trị tất cả các chướng ngại. Nghĩa là tất cả thời gian luôn luôn tu tập Giác Tuệ, mà đối trị sáu loại ngăn che... Đã nói là trải qua nhiều kiếp, thì không nhất định là mới thành tựu.

Đoạn sáu: Có ba kệ, tức là công đức hàng phục tất cả ngoại đạo. Trong đó, hai kệ đầu tức là Giáo đạo và Chứng đạo, một kệ sau là hiện thân cùng chung chủng loại mà phá dẹp.

Đoạn bảy: Từ "Hoặc hiện Đâu-suất..." trở xuống có mười sáu kệ, tức là công đức sinh ở thế gian, không bị pháp thế gian làm cho chướng ngại. Trong đó: Năm kệ đầu là tám tướng hiện thân ở thế gian không có chướng ngại; ba kệ tiếp là ở trong cung điện cõi trời không có chướng ngại; sáu kệ tiếp là tùy theo thế gian khéo léo giáo hóa không có chướng ngại; hai kệ sau là kết luận về Trí không có chướng ngại, có thể tùy theo tất cả căn cơ.

Đoạn tám: Từ "Như Lai trú..." trở xuống có mười tám kệ, trình bày về công đức an lập Chánh pháp. Trong đó: Bốn kệ đầu là thiết lập Pháp luân Tam thừa, bao gồm hiển bày về nghiệp dụng; ba kệ tiếp là trình bày về thiết lập các pháp đối trị-Đạo phẩm-Lục độ; bảy kệ tiếp là trình bày về một âm thanh tùy theo chủng loại nghe pháp không giống nhau, cho đến vô lượng; bốn kệ sau là trình bày về ngữ nghiệp bình đẳng mà ứng với tất cả.

Đoạn chín: Từ "Cụ túc..." trở xuống có ba kệ, trình bày về công đức thọ ký. Nghĩa là thọ ký riêng biệt về quá khứ-vị lai như hiện tại, cho nên nói là đều nhìn thấy rõ ràng.

Đoạn mười: Có bốn kệ, trình bày về công đức thị hiện của thân Thọ dụng-Biến hoá.

Đoạn mười một: Từ "Hoặc trì..." trở xuống có hai kệ, trình bày về công đức đoạn trừ tất cả nghi ngờ. Nghĩa là khéo léo quyết định đối với tất cả các cảnh, cho nên có thể đoạn trừ nghi ngờ của người khác.

Đoạn mười hai: Có chín kệ, tức là công đức khiến cho tiến vào đủ loại các hành. Nghĩa là hiểu rõ tánh hành của tất cả hữu tình khắp nơi, mà tùy theo căn cơ khiến cho tiến vào.

Đoạn mười ba: Từ "Như Lai vô ngại trí..." trở xuống có một kệ, tức là công đức sinh ra Diệu Trí ở vị lai. Nghĩa là Phật nhận biết về lâu xa.

Đoạn mười bốn: Có năm kệ, trình bày về công đức tùy theo Thắng giải mà thị hiện. Nghĩa là tùy theo hiểu biết mà hiện thân.

Đoạn mười lăm: Có ba kệ, tức là vô lượng công đức làm chỗ dựa cho gia hạnh điều phục hữu tình. Ý nói rằng: Trí Phật làm chỗ dựa cho gia hạnh của vô lượng Bồ-tát điều phục chúng sinh.

Đoạn mười sáu: Từ "Như Lai thanh tịnh..." trở xuống có hai kệ, trình bày về công đức thành tựu đầy đủ Ba-la-mật-đa của Pháp thân bình đẳng. Nhưng giống với Pháp thân đầy đủ năm loại tướng trong Nhiếp Luận. Trong đó: Một câu đầu là Bạch pháp làm tướng, bởi vì viên mãn tự tại là quả cuối cùng; hai câu tiếp là tướng không thể nghĩ bàn; một câu tiếp là tướng không hai; một câu tiếp là tướng không có nương tựa; một câu tiếp là tướng thường trú; hai câu sau là Dụ, vẽ giữa hư không là dụ cho không có nương tựa, giấc mộng là dụ cho hai tướng có-không có, còn lại không thể ví dụ, hoặc là lược qua không ví dụ.

Đoạn mười bảy: Có một kệ, trình bày về công đức thị hiện quốc độ Phật sai biệt tùy theo Thắng giải. Đã tùy theo Thắng giải mà thị hiện, cho nên không thể ví dụ. Kệ này cũng tổng quát lướt qua Dụ trước, như núi... chắc chắn không nương tựa, Không-Hữu... chắc chắn không thể nào dụ cho Phật.

Đoạn mười tám: Có một kệ, trình bày về công đức không có phần hạn đối với phương hướng nơi chốn của ba loại thân Phật.

Đoạn mười chín: Có một kệ, thâu nhiếp ba loại công đức, giống như pháp tánh... Tức là công đức tận cùng giới hạn sinh tử thường hiện thân làm lợi ích yên vui cho tất cả hữu tình..., hư không tức là công đức vô tận...,

Thật tế... tức là công đức cứu cánh, bởi vì như giới hạn của Thật tế mà tận cùng thời gian vị lai.

Tiết b-Có hai kệ, kết luận về đức vô tận, cũng là riêng biệt hiển bày về công đức vô tận. Tuy là tổng quát kết luận mà chính là văn riêng biệt, trong đó: Kệ trước kết luận về đức, kệ sau khuyến khích tin tưởng.

Cổ đức cũng có vị dùng hai kệ này làm phần Lưu Thông của một Bộ, đã nói như trước.

Pháp tánh sâu xa rộng lớn khó nghĩ bàn, Con đã tùy theo phần tóm lược giải thích, Nguyện đem công đức này hồi hướng Thật tế, Khiến cho tất cả hàm thức chứng Bồ-đề.


[Đầu trang][Mục lục bộ Kinh Sớ][Mục lục tổng quát]