TẠNG LUẬN
SỐ 1742 - ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH NGUYỆN HÀNH QUÁN MÔN CỐT MỤC
Hán dịch: Hạnh chơn-chùa Nghĩa Minh. Nha Trang-Khánh Hòa.
Kinh Hoa Nghiêm gồm 39 phẩm, Đức Phật giảng hai phẩm: A-tăng-kỳ và công đức tướng tốt của Như Lai, các phẩm khác do các Bồ-tát giảng.
Lần thuyết thứ một, ở đạo tràng Bồ Đề (gồm 6 phẩm, 11 quyển). Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm: đức Phật thành chánh giác ở đạo tràng Bồ đề nước Ma Kiệt Đề. Nhờ oai lực Phật, đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh. Khác với "Sự thành đạo trong vô lượng kiếp ở Kinh Thọ Lượng, sự thành đạo ở cội Bồ đề trong kinh A Hàm và Viên giáo". Nhờ thần lực Phật, một sát na dung nhiếp cả pháp giới. Nghĩa là nhờ giáo pháp ngoài tự lực, thành tựu quả bồ đề. Nhờ quán các pháp, thông hiểu 3 đời, hiện thân khắp nơi, vô số chúng nghe pháp, từng cùng tu học pháp lành, thành tựu nguyện lớn, trọn vẹn hạnh Bồ-tát, đạt pháp giải thoát của Phật. (5 quyển).
Phẩm Như Lai hiện tướng: các Bồ-tát đều tự hỏi: vì sao không ai có thể chừng đắc cảnh giới, tam muội, oai lực, pháp vô úy của Phật? Mắt. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý, âm thinh, ánh sáng. Vì sao tầm nhìn của Phật xa rộng không lường như vậy? Biết tâm niệm của đại chúng, đức Phật phóng ánh sáng từ răng, nói kệ tập hợp Bồ-tát. Các Bồ-tát nói kệ: "Chỉ vì lợi ích cho loài quần mê, tự hành hạnh nghiệp thanh tịnh ấy, hiện vô số thân khắp các cõi, đủ tướng trang nghiêm không ai bằng, sát na hiện thân trong ba đời." Từ ánh sáng giữa chặng mày, Bồ-tát nói kệ: Thân Phật hiện khắp cả pháp giới, tùy thuận chúng sanh Phật độ thoát, nhưng luôn sống trong pháp bồ. Mỗi lỗ chân lông trên thân Phật, vô số cõi nước vô số Phật, Bồ-tát vây quanh nghe pháp Phật (đó là sự dung nhiếp của tướng tốt Như Lai).
Phẩm Định Phổ Hiền: (quyển 7) nương oai lực Phật, Bồ-tát Phổ Hiền nhập định Nhứt thiết chư Phật Tỳ lô Như Lai tạng thân, đạt tánh bình đẳng rộng lớn của Phật, hiện vô số tam muội, trí tuệ, giải thoát, oai lực của Phật, trí Bồ-tát, vô số cõi nước, vô số Phật, vô số Bồ-tát Phổ Hiền nhập định, vô số Phật chứng minh, khen ngợi, xoa đầu Bồ-tát Phổ Hiền. Bồ-tát Phổ Hiền xuất định, nói kệ: Vô số cõi nước đều thanh tịnh, trong một sát na đủ vạn kiếp, Phổ Hiền an trụ suất ba đời, hiển hiện thần thông thật vi diệu.
Phẩm sự thành tựu của thế giới: Quan sát cõi nước chúng sanh, nghiệp căn tánh, pháp Phật, ba đời, nguyện lực, thần thông, Bồ-tát Phổ Hiền bảo các Bồ-tát: Đức Phật biết sự thành hoại của cõi nước, trí Phật thanh tịnh vi diệu đủ thần thông. Phần kệ: tất cả cõi nước từ thân ta, vô số đức Phật cũng như thế, hạnh nguyện Phổ Hiền không giới hạn, ta đã tu tập và chứng đạt. Lại nói: các đức Phật từng giảng về mười pháp tạo thành cõi nước: nhân duyên, sở trụ, hình trạng, thể tánh, trang nghiêm, thanh tịnh, Phật ra đời, Phật trụ thế, sai biệt, không sai biệt. (Nếu nói rõ thì cõi nước được tạo thành từ vô số pháp). Lại có 10 nhân đã đang sẽ hình thành các cõi nước: oai lực Phật, sự tự nhiên của pháp, nghiệp chúng sanh, trí Bồ-tát, căn lành của Bồ-tát và chúng sanh, nguyện lực trang nghiêm cõi Phật của Bồ-tát, pháp lành của Phật, oai lực tự tại lúc thành đạo của Phật, nguyện không thoái chuyển của Bồ-tát, trí thanh tịnh tự tại của Bồ-tát, nguyện lực thanh tịnh tự tại của Bồ-tát Phổ Hiền. (Nếu nói đủ thì có vô số nhân). Kệ: mỗi một thân hình vô số cõi, sát na thâu nhiếp cả đời, Phật dùng phương tiện hiện khắp chốn, đó là pháp tịnh Tỳ-lô-giá-na. Vì tất cả đều từ thể tánh.
Phẩm Cõi Hoa Tạng: (Ba quyển) Bồ-tát Phổ Hiền bảo đại chúng: cõi Hoa Tạng được hình thành từ sự tu tập hạnh Bồ-tát, gần gũi chư Phật, phát vô số nguyện lớn, trang nghiêm cõi nước của đức Tỳ-lô-giá-na. Kệ: trong mỗi hạt bụi cõi Hoa Tạng, bao gồm vô số cõi tịnh uế, vô số Phật hiện trong ánh sáng. Đó là cõi nước của Như Lai. Lại có vô số núi lớn, đất bằng kim cang, trong đó có vô số sông nước thơm bằng ngọc báu. Trong mỗi sông có vô số sông nhỏ cũng bằng ngọc báu. Hạnh nguyện của Phật hiện rõ. Trong mỗi sông nhỏ lại có vô số cõi nước được trang nghiêm bằng công đức thanh tịnh. Trong mỗi cõi nước có vô số loài hình dáng khác nhau. Kệ: vô số cõi nước khắp mười phương, đều được tóm thâu trong cõi Phật, tuy hiện cõi nước như bụi trần, nhưng thật không đến cũng chẳng đi. Một cõi bao gồm vô số cõi, vô số cõi nước trong một cõi, thể tướng đan xen không phân biệt, không thể đo lường không gì sanh. Trong các cõi nước trong mười phương, vô số Như Lai độ chúng sanh. Cõi nước ấy đan xen dung hợp như ảnh tượng trong lưới Đế Thích. Ở giữa là cõi Vô biên diệu hoa quang thủy hải. Xung quanh có 20 tầng cõi nước. Kệ: cõi Hoa Tạng của Phật, rộng lớn như pháp giới, trang nghiêm và thanh tịnh, trụ ở giữa hư không.
Phẩm Tỳ-lô-giá-na. (quyển 11) Bồ-tát Phổ Hiền bảo đại chúng: vô số kiếp về trước, có cõi nước tên Phổ Môn quang minh. Trong đó có cõi nhỏ tên Thắng Âm, hình thành từ hoa Ma ni, vô số cõi nước vây quanh, mặt đất trang nghiêm bằng 30 lớp báu vật, mây báu che phủ, y phục thức ăn tùy sở thích. Trong đó có sông nước thơm tên Thanh tịnh quang minh. Trong sông có hoa sen lớn, trên có rừng hoa Ma ni xinh đẹp, được bao bọc bằng vô số thành, vô số chúng sanh sống ở đó. Phía đông rừng có thành Diệm Quang minh-Kinh thành của vua. Xung quanh có vô số nước nhỏ. Thời kỳ đầu, ở đây có vô số Phật xuất hiện. Đức Phật đầu tiên Nhứt Thiết Công Đức Sơn Tu Di Thắng Vân. Vua tên Hỷ Kiến Thiện Huệ, cai trị vô số cõi. Ba ngàn bảy vạn thể nữ cung phi, 500 người con. Thái tử Đại Oai Quang có 10 ngàn vợ. Nhờ căn lành đời trước, thái tử thấy ánh sáng, đạt mười pháp. Nhờ oai lực của Phật, tiếng pháp vang khắp cõi Thắng Âm. Nghe tiếng pháp, vua và hoàng tộc đến chỗ Phật, nghe phá. Thái tử đạt trí sáng. Sau khi đức Nhứt Thiết Công Đức... Niết-bàn, Phật Ba-la-mật Thiện Căn Trang Nghiêm xuất hiện. Lúc ấy, thái tử gặp Phật, đạt 10 ngàn định. Cứ thế các đức Phật ra đời, thái tử đều được gặp và đạt pháp.
Lần thuyết thứ hai: ở điện Phổ quang minh, thuyết sáu phẩm (bốn quyển).
Phẩm Danh hiệu Như Lai: (quyển 12) sau khi thành đạo ở đạo tràng Bồ đề, Phật đến điện Phổ quang minh, an tọa tòa sen, vô số Bồ-tát-một đời thành Phật-từ các nơi đến đây. Vì đoạn trừ phiền não chúng sanh, các Bồtát nói pháp mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười tạng, mười địa, mười thông, mười nhẫn, quả Phật, thần thông, tam muội, trí huệ biện tài... Biết tâm Bồ-tát, Phật hóa hiện vô số cõi Phật, Phật, Bồ-tát. Phương đông có cõi Kim sắc, Bồ-tát đứng đầu là Văn Thù. Nương oai lực Phật, Bồ-tát nói: các Phật tử! cõi Phật, pháp Phật, sự trang nghiêm, thanh tịnh, thành đạo, xuất hiện... của Phật đều không thể suy lường được. Vì sao? Vì tùy thuận khả năng của chúng sanh, đức Phật hiện vô số thân khác biệt để độ thoát. Có khi Phật là đức Nhứt Thiết Nghĩa Thành, có khi là đức Viên Mãn Nguyệt, đức Thích Ca Mâu Ni, đức Tỳ-lô-giá-na... bao nhiều cõi nước là bấy thân tướng.
Phẩm Tứ Thánh Đế: Bồ-tát Văn Thù bảo đại chúng: các Phật tử! Trong cõi ta bà, khổ Thánh đế còn gọi là tội, bức bách, biến dị, phan duyên, tụ thích. Tập Thánh đế còn gọi là Hệ phược, diệt hoại, ái trước, vọng niệm. Diệt Thánh đế còn gọi là Vô tránh, ly trần, tịch tịnh. Đạo Thánh đế còn gọi là Nhứt thừa, thú tịch, đạo dẫn. Cứ thế trong mười phương, bốn Thánh đế có bốn trăm ức 10 ngàn tên gọi khác nhau.
Phẩm Quang minh giác (quyển 13). Bấy giờ, đức Phật phóng ánh sáng dưới bàn chân chiếu soi vô số cõi nước. Nhờ thần lực Phật, tất cả chúng sanh đều thấy Phật và vô số Bồ-tát chúng. Văn Thù là Bồ-tát lớn. Lúc ấy, ở vô số cõi nước đều có vô số Bồ-tát Văn Thù nói kệ.
Phẩm Bồ-tát Vấn minh: Bấy giờ Bồ-tát Văn Thù hỏi Bồ-tát Giác Thủ: tâm tánh là một, vì sao có thiện ác khổ vui ngu trí tốt xấu khác nhau? Tâm nghiệp, nhân quả, tâm thọ, nhân duyên, trí cảnh, không tự biết? Bồ-tát Giác Thủ đáp: vì các pháp không tạo tác, không thể tánh nên không tự biết. Như vô số giọt nước chảy liên tục trong dòng sông, chúng không biết nhau. Cũng thế mắt tai mũi lưỡi thân ý luôn hiện tác dụng nhưng chúng không tự biết. Ví tánh pháp vốn không sanh, chỉ đủ duyên thì hiển hiện, không phân biệt chủ thể khách thể. Những pháp thật giả, vọng chơn, thế xuất thế đều là phương tiện. Văn Thù hỏi Bồ-tát Tài Thủ: Phật tử! Vì sao Như Lai tùy thuận tất cả chúng sanh-với sở thích, sự hiểu biết, nghiệp quả khác nhau-hiện thân độ thoát? Bồ-tát Tài Thủ đáp: quan sát kỹ nội thân, có gì thật là ngã, nhờ hiểu biết như thế, nên không chấp ngã sở. Văn Thù hỏi Bồ-tát Bảo Thủ: chúng sanh được hình thành từ bốn đại, không ngã ngã sở, vì sao trong pháp giới vốn không phân biệt lại có khổ vui tốt xấu hiện báo hậu báo? Bồ tá Bảo Thủ đáp: ví như gương sáng lớn, tùy ảnh tượng trước gương, chiếu hình bóng sai khác, tánh nghiệp cũng như thế; từ trong thai tạng ấy, hình thành thân chúng sanh, thể tướng không đến đi, tánh nghiệp cũng như thế, lại trong như địa ngục, đủ mọi sự khổ đau, khổ không từ đâu đến, tánh nghiệp cũng như thế. Bồ-tát Văn Thù hỏi Bồ-tát Đức Thủ: pháp mà Như Lai chứng ngộ chỉ có một. Vì sao Như Lai thuyết giảng vô số pháp, luận vô số cõi, độ vô số chúng sanh: Đức Thủ đáp: như tánh lửa tuy một, thiêu cháy tất cả củi, ngọn lửa không phân biệt, pháp của Phật cũng thế. Như từ một mặt đất, hiện vô số mầm cây, đất không hề sai khác, pháp Phật cũng như vậy. Văn Thù hỏi Bồ-tát Mục Thủ: ruộng phước của Như Lai bình đẳng không sai khác. Vì sao chúng sanh cúng dường Phật đạt phước đức khác nhau? Mục Thủ đáp: như từ một mặt đất, hiện vô số mầm cây, mặt đất không ghét thương, ruộng phước Phật cũng thế. Như nước biển một tướng, tùy vật chứa sai khác, lại như chiếc gương sáng, tùy vật hiện hình bóng. Như thuốc A-dà-đà, chữa trị tất cả bệnh. Văn Thù hỏi Bồ-tát Cần Thù: giáo pháp của Phật chỉ có một, vì sao chúng sanh trong ba cõi-những kẻ đủ ba độc năm ấm-nghe pháp đạt lợi ích khác nhau? Vì sự siêng năng tu tập khác nhau. Văn Thù hỏi Bồ-tát Pháp Thủ: như Phật dạy: "Chúng sanh nào thọ trò pháp Phật đều đoạn trừ tất cả phiền não" vì sao có người thọ trì pháp nhưng không đoạn phiền não? Đáp: như người vị sợ chìm, không dám uống nước nên bị chết khát. Cũng thế, người tuy nghe pháp nhưng không tu tập thì không đoạn phiền não. Như người bày thức ăn ngon, tuy đói mà không ăn. Người bệnh tuy được thuốc hay nhưng không uống, người đếm tiền cho kẻ khác, người sống trong cung vua nhưng chịu đói lạnh, người điếc không nghe tiếng nhạc, người mù không thấy sắc tướng. Văn Thù hỏi Bồ-tát Trí Thủ: trong pháp Phật, trí là pháp tiên quyết thành đạo, vì sao Như Lai khen ngợi giới, thí, tâm vô lượng... nhưng không có pháp nào đạt bồ đề? Trí Thủ đáp: biết tâm tánh chúng sanh sai khác nên Phật tùy thuận hóa độ. Với kẻ keo kiết, Phật dạy bố thí... Văn Thù hỏi Hiền Thủ: các đức Phật đều nương một pháp thành tựu đạo bồ đề. Vì sao cõi Phật khác nhau? Hiền Thủ đáp: pháp xưa nay vốn vậy, chỉ có một pháp môn, nhưng chỉ dạy tất cả, một pháp vượt sanh tử. Thân của các đức Phật, la pháp thân rộng lớn, một tâm một trí huệ; lực, bô úy cũng vậy. Tất cả các cõi Phật, đều trang nghiêm viên mãn, tùy hạnh nghiệp chúng sanh, nên cõi nước sai khác. Cõi Phật không phân biệt, không yêu cũng không ghét, chỉ vì tâm sai khác, chúng sanh thấy tốt xấu. mười Bồtát lại thưa Bồ-tát Văn Thù: chúng tôi đã nói xong, xin hiền giả giảng về cảnh giới, trí huệ, nhân tu, sự độ sanh, sự chứng đắc của Phật. Văn Thù nói kệ: cảnh giới của Như Lai, rộng lớn như hư không, chúng sanh vào cõi Phật, nhưng kỳ thật không vào. Cảnh giới của Như Lai, có từ pháp thù thắng, dù giảng nói trăm kiếp, vẫn không thể hết được. Nhờ thần lực của Phật, vô số cõi nước mười phương đều hiện mười pháp sai khác: pháp, sai biệt, nghiệp, thế gian, thân, căn, thọ sanh, trì giới, phạm giới, cõi nước.
Phẩm Tịnh Hạnh (quyển 14): Bồ-tát Trí Thủ hỏi Văn Thù: Phật tử! Làm thế nào để không tội lỗi, thân ngữ ý nghiệp không hại, không hủy hoại, không thoái chuyển, không khuynh động? Trí thù thắng thanh tịnh không đắm nhiễm, là pháp tiên quyết đạt thân tướng trí huệ hạnh nguyện, mười lực, sáu độ, mười thiện, bảy giác... Là chỗ nương tựa của chúng sanh? Văn Thù đáp: vì lợi ích tất cả trời người, các Bồ-tát khéo léo tu tập, đạt công đức thù thắng, tự tại trong pháp Phật. Pháp Phật vốn không phân biệt. Như Bồ-tát Phổ Hiền là người trọn vẹn hạnh nguyện độ sanh, vì nguyện chỉ dạy chúng sanh, Bồ-tát xuất gia tu học, Bồ-tát sống ở thế gian, nguyện chúng sanh biết tánh không của các pháp, thoát khổ não, hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự Phật, nuôi dạy tất cả, thương yêu vợ con, bình đẳng trước kẻ oán người thân, đoạn khổ tham dục. Luôn an ổn, vui với pháp lạc, hiểu pháp không, an tọa thiền định, căn lành kiên cố, đạt địa bất động. Khi bước đi là vượt biển sanh tử, đủ pháp lành; sửa áo buộc dây là giữ pháp lành; đại tiểu tiện là bỏ tham sân si, trừ tội lỗi; tẩy rửa là sống thanh tịnh; rửa mặt là đạt pháp thanh tịnh, không cấu nhiễm; thấy làm vườn là nhổ trừ cỏ ái; thấy người vui là được an lạc; vui cúng Phật là đạt trí căn bản, diệt trừ khổ não; thấy người bệnh biết thân trống không, đoạn tranh chấp; gặp Sa môn là đạt tịch tịnh rốt ráo, sống bằng thiền định, vui với pháp lạc; tắm rửa thân tâm là đoạn khổ não; rửa chân là đủ thần lực đi khắp mọi nơi; ngủ nghỉ là thân an ổn, tâm không loạn.
Phẩm Hiền Thủ (quyển 15). Vì hiển hiện công đức của tâm bồ đề, Bồ-tát Văn Thù nói kệ hỏi Bồ-tát Hiền Thủ: ta vì tất cả các Bồ-tát, nói hạnh thanh tịnh của chư Phật, công đức thù thắng hạnh tu hành. Bồ-tát Hiền Thủ nói năm pháp (715 hàng) Câu một: khuyên dạy: lành thay! Hiền giả hãy lắng nghe. 15 câu tiếp, tâm bồ đề, hạnh khiêm nhường: công đức thù thắng khó suy lường, tùy trí chúng sanh tôi thuyết giảng, như một giọt nước trong biển lớn. Hai câu, nhân phát tâm: Bồ-tát phát tâm cầu bồ đề, không phải không nhân không duyên cớ, chín hàng tiếp, chính thức thuyết nhân phát tâm: Tam bảo, bồ đề, chúng sanh, cõi nước là duyên; tâm tin hiểu là nhân. Kệ: cung kính tin tưởng Phật pháp tăng, nhờ đó phát khởi tâm rộng lớn, không tham năm dục và ngôi vua, giàu sang danh vọng hay khoái lạc, đoạn trừ tất cả khổ chúng sanh, phát tâm là để độ quần mê. Vì muốn làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, trang nghiêm cõi nước cúng dường Phật, thọ trí pháp Phật tu trí học, đạt pháp bồ đềđạo vô thượng; 14 hàng, lòng tin thù thắng, tiếp theo là phân nhân quả và công dụng.
Lần thuyết thứ ba: Ở cõi Đao lợi, thuyết sáu phẩm.
Phẩm lên núi Tu di: (quyển 16) nhờ thần lực Phật, chúng sanh trong mười phương đều thấy Như Lai ở cội bồ đề, rời tòa, Phật lên cung Đế Thích. Thấy Phật đến, Đế Thích đặt tòa cúng dường Phật, thỉnh Phật vào điện. Nhận lời, Phật vào cung điện. mười phương đều như vậy. Nhờ lực Phật, cung điện vang tiếng nhạc. Nhớ nhân tu đời trước, Đế Thích nói kệ khen ngợi. Bảy đức Phật quá khứ đều bảo nơi này là nơi an lành. mười phương đều thế. Sau khi Phật an tọa, cung điện tự nhiên rộng lớn, mười phương đều thế.
Phẩm nói kệ khen ngợi: ở khắp mười phương, Bồtát đứng đầu và vô số Bồ-tát bạn từ các nơi đến đây. Mỗi cõi có mười Bồ-tát lớn, mười đức Phật an tọa tòa sư tử. Từ dưới bàn chân, Phật phóng vô số ánh sáng chiếu khắp mười phương, chúng sang đều thấy được, mười Bồ-tát nói kệ khen ngợi Phật. Bồ-tát Nhứt Thiết Huệ nói: cho dù trăm ngàn kiếp, thường được gặp Như Lai, không hiểu nghĩa chơn thật, quan sát đấng cứu thế, chấp giữ các hình tướng, tăng trưởng tam ngu muội, ở trong ngọc sanh tử, mù đui không thấy Phật, tánh pháp vốn trống không, không lấy bỏ gặp thấy, tánh không chính là Phật không thể suy lường được. Ai biết tánh các pháp, xưa nay vốn như vậy, sẽ vĩnh viễn thoát khổ, không phiền não ái trước, phàm phu thấy các pháp, chấp hành tướng lớn nhỏ, không hiểu pháp không tướng, vì thế không gặp Phật. Bồ-tát Thắng Huyện nói: hiểu rõ tất cả pháp, tự tánh vốn không thật, là gặp đức Tỳ lô. Vì 5 uẩn sanh khởi, nên liên tục thọ sanh, hiểu rõ pháp tánh ấy, là luôn gặp chư Phật. Bồ-tát Công Đức Huệ nói: ta từng chịu khổ đau, vì ta không gặp Phật, nên dùng mắt thanh tịnh, quán sát mọi hiện tượng, không thấy tức là thấy, thấy rõ tất cả pháp, nếu chấp sự thấy biết, thì không thấy thật pháp. Bồ-tát Tính Tấn Huệ nói: chúng sanh vì phân biệt, nên pháp thế gian sanh, hiểu pháp vốn không sanh, mới thật thấy thế gian. Nếu thấy thế gian thật, trí thấy thuộc thế gian. Người thấy được thật tướng, mới thật là thấy biết, tánh pháp vốn thanh tịnh, như hư không không tướng, không tu tập chứng đắc, là thấy đức Như Lai. Bồtát Thiện Huệ nói: trí là pháp rộng lớn, không thể nói năng được, tánh trí không cùng tận, không thể suy lường hết, trong pháp không cùng tận, chúng sanh không chứng đắc, biết rõ tánh chúng sanh, là thấy đức Như Lai. Bồ-tát Trí Huệ nói: người này không mắt trí, nên không thấy Như Lai, còn chấp là sanh tử, đoạn chấp đạt Niếtbàn. Sanh tử và Niết-bàn, đều không thể chứng đắc. Bồtát Chôn Thật Huệ nói: thà chịu khổ địa ngục, mà được nghe tên Phật, không tham hưởng diệu lạc, lại chẳng gặp được Phật. Hiện tại không hòa hợp, khứ lai cũng như vậy, tất cả pháp không tướng, thể chơn thật của Phật. Người quán sát suy xét, nghĩa sâu xa của pháp, là gặp tất cả Phật. Tướng pháp thân chơn thật, biết một là tất cả, tất cả ở trong một, các pháp không nương tựa, tất cả do duyên sanh. Bồ-tát Vô Thượng Huệ nói: ánh sáng Phật chiếu soi, phá trừ đêm đen tối, ánh sáng vốn không chiếu, không chẳng phải không soi. Các pháp vốn không hai, cũng chẳng phải là một. Bậc trí lớn thấy rõ, an trụ trong thật pháp, không ở giữa ở bên, pháp không ấy cũng không, ba cõi đều rỗng lặng. Đó là trí của Phật.
Phẩm mười trụ: nương lực Phật, Bồ-tát Pháp Huệ nhập định Vô lượng phương tiện, vô số Phật Pháp Huệ xuất hiện khen ngợi: lành thay Phật tử! Nhờ căn lành công đức an nhập tam muội, các đức Phật đầu gia hộ ông. Hãy thuyết giảng giáo pháp, tăng trưởng trí Phật, an nhập pháp giới, hiểu rõ cõi chúng sanh, tự tại vô ngại, đạt vô số phương tiện, nhập tánh trí nhứt thiết, hiểu mọi pháp, biết căn tánh chúng sanh, giảng diễn pháp mười trụ của Bồ-tát. Lúc ấy các đức Phật trao mười trí cho Bồtát, đưa tay xoa đầu. Xuất định, Bồ-tát Pháp Huệ nói với đại chúng: Phật tử! trụ xứ của Bồ-tát rộng lớn như hư không. Bồ-tát trụ thứ một nương mười pháp phát tâm: mười lực học mười pháp, siêng cúng dường Phật, vui sống trong sanh tử, chỉ dạy chúng sanh, đoạn trừ ác nghiệp, dạy pháp thù thắng, khen ngợi pháp Vô thượng bồ đề, học công đức Phật, sanh trong nhà Phật, được Phật độ thoát, diễn giải định tịch tịnh, khen ngợi việc thoát khỏi vòng sanh tử, là nơi nương tựa của chúng sanh. Bồ-tát mười trụ đều phát mười tâm.
Phẩm Phạm Hạnh (quyển 17) Thiên Tử Chánh Niệm thưa với Bồ-tát Pháp Huệ: Bồ-tát khắp các cõi nương pháp Như Lai, nhuộm áo xuất gia, tu tịnh hạnh gì? Pháp Huệ đáp: Bồ-tát nương mười pháp, ba nghiệp, giới, Phật pháp tăng... quán sát sự rỗng lặng của các pháp, biết pháp Phật bình đẳng nên trọn vẹn pháp Phật. Đó là tu hành phạm hạnh. Bồ-tát lại học mười lực, học hiểu nghĩa rộng của pháp phát tâm bi, quan sát độ thoát chúng sanh nhưng không cầu quả báo, biết cảnh giới huyễn hóa, không phân biệt tịnh nhiễm, hiểu pháp Phật, vừa phát tâm là đạt quả vô thượng bồ đề, biết pháp từ tâm, tự đạt trí huệ.
Phẩm Công Đức phát tâm: lúc ấy Đế Thích thưa với Bồ-tát Pháp Huệ: công đức phát tâm nhiều hay ít? Đáp: Công đức ấy sâu xa rộng lớn khó suy lường diễn giảng được. Song, nương lực Phật, ta sẽ giảng giải: như có người suốt một kiếp cung cấp tất cả mọi vật cho chúng sanh, về sau dạy cho chúng sanh thọ trì năm giới, phước đức nhiều không? Đáp: rất nhiều. Pháp Huệ nói: công đức ấy không bằng một phần trong trăm ngàn phần công đức phát tâm. Cũng thế, dù trăm kiếp dạy chúng sanh hành mười pháp lành, ngàn kiếp dạy chúng sanh tu bốn thiền, trăm ngàn kiếp dạy chúng sanh tu bốn tâm rộng lớn, ức kiếp dạy chúng sanh tu bốn địa cõi vô sắc, trăm ức kiếp dạy chúng sanh an trụ thứ I... vẫn không đạt được một phần trong trăm ngàn phần công đức phát tâm. Vì sao? Vì sự phát tâm của các đức Phật không như thế. Như có 10 người, một sát na đi qua vô số cõi nước, ta không thể biết được. Cũng thế, không thể suy biết được công đức phát tâm. Vì sao? Vì trong thực tế, không thể đi qua vô số cõi nước ấy, chỉ có thể biết được cõi nước có hình tướng thô trong mười phương. Song, một nhiều tịnh uế đan xen nhau. Trong một lỗ chân lông đủ vô số cõi nước. Lại nữa, Bồ-tát không thể biết được sự thành hoại của tất cả kiếp mà là biết kiếp thành hoại. Nghĩa là biết kiếp dài ngắn, có Phật, không Phật. Một sát na, tất cả kiếp, kiếp, phi kiếp. Pháp tâm bồ đề biết được một sát na đủ kiếp thành hoại ba đời. Cũng thế, Bồ-tát phát tâm biết sự sai khác của chúng sanh.
Phẩm Minh Pháp (quyển 18) lúc ấy Bồ-tát Tinh Tấn Huệ thưa với Bồ-tát Pháp Huệ: công đức phát tâm bồ đề rộng lớn như vậy, các đức Phật thọ ký sẽ đạt bồ đề. Vì sao trong pháp Phật dạy tu tập viên mãn hạnh nguyện, độ chúng sanh, để Tam Bảo trường tồn? Pháp Huệ đáp: nương lực Phật, tôi xin giảng một phần. Bồ-tát phát tâm trừ mười sự phóng túng, đạt mười pháp thanh tịnh, tu mười pháp được Phật khen ngợi, tu mười pháp đạt các địa. Đủ các pháp ấy, dần dần nhập vị Phật. Lúc này một sát na Bồ-tát biết tất cả pháp nhưng Bồ-tát chưa biết được Như Lai-đấng tối tôn, không thấy nhục kế của Phật.
Lần thuyết thứ bốn, ở cõi Dạ Ma, thuyết bốn phẩm.
Phẩm Lên cõi Dạ Ma. Nhờ oai lực Phật, chúng sanh khắp mười phương đều thấy Phật.
Phẩm nói kệ khen ngợi. Nhờ lực Phật, các Bồ-tát mười phương đến chỗ Phật. mười Bồ-tát tên Lâm nói kệ khen Phật. Bồ-tát Tinh Tấn Lâm nói: chúng sanh phi chúng sanh, đều không phải chơn thật. Vì thế tánh các pháp, không thuộc có và không. Bồ-tát Lực Lâm nói: phân biệt rõ các uẩn, trống không và tịch tịnh, không sanh diệt thêm bớt. Đó là nghĩa không sanh. Chúng sanh đã như vậy, chư Phật cũng như thế, Phật và pháp của Phật, tự tánh không sở hữu. Bồ-tát Hạnh Pháp, hiểu rõ tất cả pháp, thấy được thân của Phật, thanh tịnh như các pháp, vốn tịch tịnh Niết-bàn, là thấy được Như Lai, không vướng trụ vọng chấp. Bồ-tát Giác Lâm nói: ví như nhà họa sĩ, pha trộn các màu sắc, tuy các sắc khác nhau, nhưng vốn không sai khác. Trong pháp giới không sắc, sắc không thuộc pháp giới, cũng không ngoài pháp giới. Nếu chỉ thấy sắc màu, sẽ không thấy bức họa, tâm tánh không thường trụ, rộng lớn khó suy lường, hiển hiện tất cả sắc, các sắc không biết nhau. Như nhà họa sĩ ấy, không tự biết tâm mình, vẽ hình tượng tùy hứng, năm uẩn có từ đó. Các pháp đều do duyên, tâm Phật tâm chúng sanh, thể tánh thật rộng lớn. Người biết rõ tâm này, tạo ra mọi hình ảnh, là thấy rõ thân Phật, hiểu tánh chơn của Phật. Tâm không ở trong thân, thân không ở trong tâm, nhưng đủ mọi công dụng, tự tại không chấp có. Người nào muốn biết rõ, các đức Phật ở ba đời, nên quán tánh pháp giới, tất cả đều do tâm. Bồ-tát Trí Lâm nói: không gì nắm bắt được, không gì thấy biết được, không gì nghe hiểu được, tâm ấy thật vi diệu, không thể suy lường được. Không thể nắm bắt được, tâm rộng lớn vi diệu, tựa hạt ngọc như ý, hiển hiện đủ màu sắc, không sắc như đủ sắc, các đức Phật cũng thế, như hư không thanh tịnh, không có một hình sắc, tuy đủ các ảnh tượng, nhưng không nắm bắt được. Các đức Phật cũng thế, hiển hiện vô số thân, tâm không thể suy xét, không ai thấy biết được.
Phẩm mười hạnh. Nương lực Phật, Bồ-tát Công Đức
Lâm nhập định Thiện tư duy vô số Phật Công Đức Lâm xuất hiện, dạy Bồ-tát: các đức Phật mười phương đều gia hộ ông. Hạnh thứ một là đại trí chủ, tu hạnh Phật để độ sanh bố thí nhưng không chấp ngã. Vì thấy pháp vốn không hình tướng, không có không. Quán thân chúng sanh đều hoại diệt nên giảng tánh không hoại, bình đẳng. Hạnh thứ hai thọ trì tịnh giới, tùy thuận Như Lai, trọn vẹn pháp Phật, an trụ pháp bình đẳng, quán sát chúng sanh. Hạnh thứ ba an trụ pháp Phật, hiểu thân trống không, không ngã và ngã sở, không khổ vui, độ sanh đạt Niết-bàn. Hạnh thứ bốn tu pháp tinh tấn, độ sanh đạt Niết-bàn. Hạnh thứ năm thành tựu chánh niệm, thanh tịnh, hiểu rõ về âm thinh, tự tại trước sanh trụ diệt, đạt định sâu xa. Hạnh thứ sáu, hiểu ba nghiệp trống không, phương tiện hiện tướng không sanh, hóa độ mọi loài. Hạnh bảy vào các cõi nước, trang nghiêm cõi Phật, phụng sự Phật, nhập pháp giới trụ nơi Phật trụ, thuyết pháp vi diệu, suất vô số kiếp tu hạnh Bồ-tát, nhập pháp giới nhưng không chấp. Hạnh tám thành tựu pháp khó thành, không gì lay chuyển được, tự tại đủ oai lực, Đạt tánh Phật, vào cõi chúng sanh như vào pháp giới, không thêm bớt. Vì các pháp dung hợp. Không một nhiều. Vì độ chúng sanh Bồ-tát thuyết pháp phương tiện. Như hư không tuy không nắm bắt được, nhưng không phải không có. Hạnh thứ chín đạt Đà-la-ni, lòng bi kiên cố, độ thoát chúng sanh, vào các cõi, hiện đủ thân hình, thuyết pháp Phật. Hạnh 10 dần đạt nguồn chơn của pháp Phật.
Phẩm mười tạng Vô tận (quyển 21). Bồ-tát Công Đức Lâm bảo các Bồ-tát: có mười tạng rộng sâu mà các đức Phật đều giảng: tín, giới, tàm, quý, văn, thí, huệ, niệm, tì, biện. Tín: tin pháp không, vô tướng vô nguyện, không tạo tác, không phân biệt, không nương tựa, không thể suy lường, không gì hơn được, vượt trên chấp không. Với lòng tin như vậy nên nghe pháp vi diệu mà không khiếp sợ. Đó là pháp nghe Phật, Phật, chúng sanh, hư không, Niết-bàn, quá khứ, hiện tại, vị lai, nhập, nhứt thiết kiếp. Vì sao? Vì lòng tin kiên cố, trí rộng lớn, tâm không thoái chuyển. mười tạng giới: lợi ích tất cả, không thọ, không trụ, không hối hận, không trái nghịch, không tổn não, không tạp uế, không tham cầu, không lỗi lầm, không hủy phạm. Tàm: xấu hổ khi nhớ đến những nghiệp ác đời trước; quý: thẹn với những lỗi hiện tại. Văn: biết rõ nhân duyên, bốn đế, ba thừa. Thí có 10: thí một phần, thí suốt đời, nội thí ngoại thí, nội ngoại thí, nhứt thiết, quá, hiện, vị, cứu cánh. Thí một phần: ăn uống là nuôi tám vạn côn trùng nơi thân. Thí suốt đời: cho đến khi bỏ thân; nội: thân thể. Ngoại: tài sản. Nhứt thiết: thân, vợ con, báu vật, ngôi vua. Quá khứ: hành hạnh Phật và Bồ-tát. Vị lai cũng thế. Hiện tại: không tham ngôi vua của ba cõi, không học pháp nhị thừa. Cứu cánh: dù trải qua vô số kiếp thọ thân khuyết tật, Bồ-tát cũng không hối hận, quán thân bất tịnh. Huệ: hiểu lý bốn đế, nhân duyên, thấy trong mỗi nến đủ bốn đế 12 chi. Như biết thanh văn, pháp thanh văn, nhân thanh văn, sự tịch diệt của thanh văn, biết các pháp không hư hoại. Niệm: nhớ hạnh nghiệp kiếp trước, nhớ danh hiệu Phật, sự ra đời của Phật, kinh luận, định phiền não, chúng sanh, hội thuyết pháp. Trì: học tu kinh Phật. Biện: thuyết pháp cho chúng sanh.
Lần thuyết thứ năm, ở cõi Đâu Suất, thuyết ba phẩm (12 quyển).
Phẩm lên cõi Đâu Suất: (quyển 22) Nhờ lực Phật, chúng sanh mười phương đều thấy Phật và đại chúng.
Phẩm nói kệ khen ngợi: (quyển 23) Bồ-tát Kim Cang Tràng nói: sắc thân không phải Phật, âm thinh cũng như thế, nhưng không ngoài sắc thinh, thấy sức thần của Phật, hiểu rõ pháp chúng sanh, không ngại không ngăn trở, hiện hình tướng chúng sanh khắp tất cả cõi nước. Bồ-tát Kiên Cố Tràng nói: vì sao bậc trí lớn, nghe pháp và gặp Phật, không tu nguyện thanh tịnh, hành những hạnh của Phật? Bồ-tát Dũng Mãnh Tràng nói: như người được của báu; thoát nghèo cùng khốn khổ; Bồ-tát đạt pháp Phật; đoạn cấu tâm thanh tịnh; dù trảo vô số kiếp, dâng mọi vật cúng Phật, không biết thật tướng Phật, không phải là bố thí. Như hư không rộng lớn, không sanh cũng chẳng diệt, pháp của Phật cũng thế, hoàn toàn không sanh diệt. Bồ-tát Quang Minh Tràng nói: hiểu tánh pháp tịch tịnh, tất cả đều huyễn hóa, hạnh nghiệp không cùng tận, đạo sư hiện các hạnh. Các đức Phật ba đời, pháp thân thật thanh tịnh, tùy thuận độ chúng sanh, hiện vô số thân tướng. Bồ-tát Trí Tràng nói: trong tất cả cõi nước, hiện vô số thân hình, thân không ở nơi nào, không vướng chấp các pháp. Như mặt trăng tròn sáng, chiếu soi trong dòng nước, tuy đủ các hình tưởng, nhưng chỉ một mặt trăng. Cũng thế trí vô ngại, thành tựu đẳng chánh giác, hiện ở khắp các cõi, thể Phật chỉ có một. Bồtát Tinh Tú Tràng nói: chúng sanh vọng phân biệt, là Phật là thế gian, người thông hiểu tánh Phật, không Phật không thế gian. Bồ-tát Pháp Trành nói: tất cả các chúng sanh, chưa phát tâm bồ đề, nếu nghe được tên Phật, sẽ Thánh đạo chánh giác. Người thông minh tài trí, một niệm phát đạo tâm, thành đấng đẳng chánh giác, cẩn thận đừng nghi ngờ. Như Lai đấng tự tại, vô số kiếp khó gặp, nếu phát tâm tin tưởng, sẽ sớm đạt bồ đề. Dù mọi lúc mọi nơi, cúng dường vô số Phật, nhưng chưa tỏ nguồn chơn không gọi là cúng dường. Dù trải vô số kiếp, đi khắp các cõi Phật, không cầu pháp vi diệu, không thành tựu bồ đề.
Phẩm mười hồi hướng: Bấy giờ, Bồ-tát Kim Cang Tràng nhập định Trí quang, vô số Phật Kim Cang Tràng xuất hiện, nêu tên mười hồi hướng. Hồi hướng một, hành sáu độ bốn tên rộng lớn, chuyển pháp lành lợi ích cho chúng sanh, chúng sanh vĩnh viễn đoạn trừ khổ não, đạt mười trí nhứt thiết, nhập tánh bình đẳng của các pháp, bình đẳng đem lại lợi ích cho chúng sanh, như mặt trời chiếu soi thế gian, không bị thành càn-thát-bà, tay A-tu-la. Cây cao cõi Diêm Phù, hang sâu, mây mù che khuất. Hồi hướng hai, phát tâm cầu nhứt thiết trí, dạt lòng tin kiên cố, chuyển pháp xuất thế, tu tập pháp lành, đạt thật tướng của pháp, đủ hạnh Bồ-tát, không chấp tướng. Hồi hướng ba, chuyển pháp Phật, nhổ cỏ chấp thủ. Hồi hướng bốn, tu các pháp lành, đi khắp mọi nơi bằng oai lực công đức, chỉ dạy chúng sanh, hợp tâm Phật. Hồi hướng năm, sám hối nghiệp chướng, tu căn lành trang nghiêm cõi Phật, không phân biệt, đạt mười tạng vô tận. Hồi hướng sáu, làm vua cai trị nước lớn, uy đức rộng lớn, tất cả đều phục tùng, cai trị bằng chánh pháp, đi khắp mọi nơi, tự tại trước mọi pháp, ai thấy cũng kính sợ, không trừng phạt, hóa độ bằng đức, dạy dân bằng bốn nhiếp pháp, hành hạnh bố thí, nói công đức bố thí. Kệ: hiểu rõ thể tánh của các pháp, không hề phân biệt pháp đúng sai, biết rõ tánh không không phân biệt, bình an thâm nhập trí của Phật, tánh pháp hiển hiện khắp mọi nơi, chúng sanh cõi nước đều như vậy, gồm đủ ba đời không thừa thiếu, không có hình tướng không chứng đắc. Hồi hướng bảy tu tập pháp lành, bố thí tất cả, trọn vẹn trí Phật. Hồi hướng tám, quán sát chúng sanh bằng trí, nghĩ pháp lành, chuyển pháp lành bằng pháp chơn như bình đẳng. Hồi hướng chín thành tựu hạnh nguyện Phổ Hiền, đem lại lợi ích cho chúng sanh bằng tâm bồ đề, nuôi lớn pháp lành trong một sợi lông, một trụ xứ, một phương của cõi Phật có vô số Bồ-tát thành tựu trí huệ.
Lần thuyết thứ sáu, ở cõi Tha Hóa, thuyết một phẩm (6 quyển)
Phẩm mười địa: Đức Phật an trụ ở cõi Tha Hóa-vô số Bồ-tát-bậc bất thoái chuyển-ở các nơi đến đây. Vô số Phật Kim Cang Tạng xuất hiện trước Bồ-tát Kim Cang Tạng vì Bồ-tát nhập định trí quang. Vô số Phật gia hộ, trao trí, xoa đầu Bồ-tát Kim Cang Tạng. Xuất định, Bồtát Kim Cang bảo đại chúng: hạnh nguyện pháp lành của Bồ-tát thanh tịnh, không thể so lường được, rộng lớn như pháp giới, hư không, độ tất cả chúng sanh, được Phật gia hộ, nhập trí Phật. Sau đó Bồ-tát nêu tên mười địa nhưng không nói pháp. Bồ-tát Giải Thoát Nguyệt ba lần thỉnh thuyết, các Bồ-tát cùng thỉnh. Phật phóng ánh sáng lực diệm minh từ chặng mày và vô số ánh sáng khác chiếu soi khắp mười phương. Nói xong, Bồ-tát trụ trong hư không. Để tăng lòng tin của đại chúng, Bồ-tát nói kệ. Nói xong, Bồ-tát khen ngợi công đức của các địa. Phật tử! An trụ địa Hoan Hỷ, nhờ niệm Phật nên tâm hoan hỷ. Nhờ nhớ pháp Phật, Bồ-tát, hạnh Bồ-tát, các Ba-la-mật, địa thù thắng, lực kiên cố của Bồ-tát, sự giáo hóa của Phật, phương tiện trí của Phật, thoát cõi thế gian, gần gũi Phật, không sống trong địa phàm phu, sống trong trí tuệ, không sanh trong cõi ác, là chỗ dựa cho chúng sanh, gặp Phật, sanh trong cõi Phật, nhập tánh bình đẳng của Bồtát, không kinh sợ. Vì sao? Vì không còn năm nỗi sợ. Bồ-tát phát mười tâm sâu xa nhập địa hai, tự đoạn nghiệp sát, thương yêu chúng sanh đạt mười lực, bốn vô úy của Phật. Tội sát sanh sanh trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu sanh trong cõi người bị hai quả báo: chết yểu, nhiều bệnh. Nhờ nguyện lực gặp vô số Phật, hiện thân vua. Địa ba đạt thần thông rộng lớn. Vì một thân là nhiều thân và ngược lại, cai trị 33 cõi. Địa bốn làm vua cõi Dạ Ma. Địa năm vào đời độ sanh bằng các kỹ xảo, dạy chúng sanh an trụ pháp Phật, làm vua cõi Đâu Suất. Địa sanh bằng tâm bi, hiển hiện trí Bát-nhã, làm vua cõi Thiện Hóa. Địa bảy viên mãn trí huệ hạnh nguyện nhưng không chứng đắc, thường làm vua cõi tự tại. Địa tám dụng trí không dụng công nhập hạnh trí Phật, tu hạnh Bồ-tát, thường làm vua Đại Phạm. Địa chín dùng bốn vô ngại biện tài, diễn giảng pháp Phật, cai trị hai ngàn cõi. Địa 10 đạt vô số thần thông, trí huệ, độ sanh bằng bi nguyện, thần thông vô úy, phước trí, tích tắc hiện khắp mọi nơi, diễn pháp Phật, đoạn ác, đủ thần thông. Nghe thế đại chúng nghi ngờ. Bồ-tát Kim Cang Tạng liền nhập định nhứt thiết Phật quốc thổ thể tánh, đại chúng tự thấy mình ở trong thân Bồ-tát với vô số sự trang nghiêm khác nhau.
Lần thuyết thứ bảy, ở điện Phổ quang Minh, thuyết 11 phẩm (13 quyển)
Phẩm mười định. Sau khi thành đạo ở cội Bồ Đề nước Ma Kiệt Đề, Phật đến điện Phổ quang minh, nhập định sát na tế chư Phật, an trụ tướng không tướng, vô số Bồ-tát thuộc vị quán đỉnh đủ hạnh Bồ-tát từng tu hạnh Bồ-tát với đức Tỳ-lô-giá-na. Bồ-tát Phổ Nhãn hỏi Phật về Bồ-tát Phổ Hiền và sự an trụ hạnh nguyện Phổ Hiền, định giải thoát của Bồ-tát. Phật khen ngợi, diễn giảng về Bồ-tát Phổ Hiền với đủ thiền lực vi diệu. Ai nghe tên Phổ Hiền là dạt vô số định, tam tịch tịnh. Phổ Nhãn thưa: Bồ-tát Phổ Hiền hiện ở đâu? Phật dạy: hiện ở trong đạo tràng này. Bồ-tát Phổ Nhãn và đại chúng quán sát nhưng không thấy. Phật dạy: Bồ-tát Phổ Hiền an trụ pháp sâu xa, trí rộng lớn hiện nhập định sư tử phấn tấn, đạt công dụng tự tại, đủ mười lực Phật, thân như pháp giới, tích tắc đạt trí Phật. Nghe Phật dạy, Phổ Nhãn dạt 10 ngàn A-tăng-kỳ định. Nhờ sức định, Bồ-tát muốn gặp Phổ Hiền nhưng không gặp. Phật dạy: ai thấy hình, nghe tên, phụng sự, suy xét, tin tưởng, tiến tu, phát nguyện sẽ đạt vô số công đức. Các ông hãy thành kính cầu gặp, tưởng tượng Bồ-tát Phổ Hiền ở khắp mười phương, tin hiểu sâu xa, bỏ chấp, thệ học hạnh Phổ Hiền, nhập pháp chơn thật, biết căn tánh chúng sanh. vâng lời Phật dạy, Phổ Hiền hiện thân, các Bồ-tát đều thấy. Bồ-tát Phổ Hiền an tọa bảo tọa hiện khắp mười phương, thuyết giảng pháp Phật. Gặp Phổ Hiền là gặp Phật. Nhờ oai lực của Phật, lòng tin của Bồ-tát, nguyện lực của Phổ Hiền, vô số pháp xuất hiện, ánh sáng chiếu khắp các cõi, không thể nói hết hạnh Phổ Hiền và sự thành tựu hạnh Phổ Hiền, sự thành tựu quả bồ đề từ hạnh Phổ Hiền. Phổ Nhãn khen ngợi Phổ Hiền, Đức Phật chứng minh, dạy Bồ-tát Phổ Hiền: ông hãy giảng mười định cho các Bồ-tát. Người thành tựu mười định là đạt nhứt thiết trí, mười lực của Phật. Người trụ định này vượt trên thế gian. Như Tỳ kheo quán pháp bất tịnh. Cũng thế Bồ-tát quán vô số chúng sanh đều từ thân mình, hiểu pháp thế gian nhưng không chấp. Đó là định Phổ quang minh. Định Diệu quang minh: nhập vô số cõi, hiện vô số thân, mỗi thân phóng vô số ánh sáng, mỗi ánh sáng vô số màu sắc, mỗi màu sắc ánh hiện vô số cõi, độ vô số chúng sanh. Như mặt trời chiếu vào núi báu, ánh sáng báu vật ánh triệt lẫn nhau. Cũng thế, Bồ-tát am trụ tam muội này không lìa bỏ cõi nước, không trụ trong ngoài, không phân biệt, tự tại vào đời. Định Biến vãn chư quốc thổ thần thông, không phân biệt kiếp số dài ngắn, pháp phi pháp. Định Thanh tịnh thân tâm hành: biết thân Phật như chúng sanh, cúng dường Phật, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, học hỏi, hoằng dương chánh pháp, hiểu biết mọi pháp, không phân biệt, xuất định nhớ rõ mọi việc vào đời, Niết-bàn. Định tri quá khứ trang nghiêm: biết kiếp số, cõi nước, pháp Phật, niềm vui nghe pháp, tuổi thọ Phật tùy thuận chúng sanh, an trụ trong định suốt trăm ngàn vô số kiếp. Định Trí quang minh tạng: biết các pháp vị lai, một sát na biết rõ tất cả kiếp số. Định liễn tri nhứt thiết thế giới Phật trang nghiêm: tuần tự đi khắp mười phương, thấy cõi Phật, thần lực Phật, đại chúng, thấy mình thuyết pháp, làm mọi việc độ sanh. Định nhứt thiết chúng sanh sai biệt thân: không tham đắm, tự tại hiện thân vào các cõi. Định pháp giới tự tại, hiểu rõ tất cả. Định vô ngại luận: thông đạt không chướng ngại. Bồ-tát Phổ Nhãn thưa Bồ-tát Phổ Hiền: đã đạt pháp như vậy, vì sao không phải là Phật, là đấng đạt mười lực, nhứt thiết trí, lại còn hành hạnh Phổ Hiền, không bỏ hạnh Bồ-tát? Phổ Hiền đáp: Bồ-tát là Phật nhưng vì luôn hành hạnh Bồ-tát nên gọi là Bồ-tát. Bồ-tát thâm nhập các lực Phật được gọi là đấng đủ mười lực. Nhưng nếu còn quán sát, dần tăng trưởng lực thì thì là Bồ-tát. Thông hiểu tất cả các cảnh giới, thành tựu chánh giác ở cõi Phật, tích tắc đạt quả vô thượng bồ đề, hoặc một giờ, một ngày, nữa tháng, một tháng, vô số kiếp thành Phật.
Phẩm mười thông:
1) Tha tâm thông: biết tâm của chúng sanh trong sáu đạo, ba thừa, tám bộ... tất cả các cõi nước.
2) Thiên nhãn thông: với mắt trí thanh tịnh thấy rõ mọi việc rỗng chết tốt xấu tội phước... của tất cả chúng sanh.
3) Tức mạng thông: biết sự sống chết khổ vui, nghiệp quả... của chúng sanh, biết sự vào thai, thành đạo, độ sanh, Niết-bàn của tất cả các đức Phật.
4) Trí biết vô số kiếp vị lai: biết nhân quả nghiệp thiện ác của chúng sanh, danh hiệu hạnh nguyện của các đức Phật trong vô số kiếp.
5) Thiên nhĩ thông: nghe tất cả âm thinh của chúng sanh trong vô số cõi nước.
6) Trí an trụ tánh không không tạo tác, đi khắp các cõi Phật, nghe biết Phật ra đời, dù ở nơi nào Bồ-tát đều đến.
7) Trí hiểu ngôn ngữ của chúng sanh: biết rõ ngôn ngữ của phàm Thánh trong vô số cõi.
8) Trí hiện vô số thân: nhập pháp giới, hiện vô số thân đủ loại hình sắc.
9) Trí thông nhứt thiết pháp: biết các pháp không tên gọi, không giòng họ, không đến đi, không giống khác, tùy phương tiện lập pháp.
10) Định diệt tận: sống trong định diệt tận giữ vững đạo Bồ-tát, làm mọi việc của Bồ-tát. Những Bồ-tát khác không thể biết được mười thông này.
Phẩm mười nhẫn. Phổ Hiền nói: Bồ-tát tu mười nhẫn, đạt địa vô ngại nhẫn, hiểu rõ pháp Phật. mười nhẫn: âm thinh, thuận, vô sanh, như huyễn, như diện, như mộng, như hưởng, như ảnh, như hóa, như không. Âm thinh nhẫn: nghe pháp Phật nhưng không kinh sợ, tin hiểu tu tập. Thuận nhẫn: suy xét các pháp bình đẳng, tùy thuận tu tập. Vô sanh nhẫn: hiểu pháp không sanh diệt, tịch tịnh, không tham cầu, không tạo tác, không đến đi. Như huyễn nhẫn: biết các pháp do duyên sanh, hiểu sự dung hợp đan xen bình đẳng của các pháp như nhà ảo thuật hóa hiện các vật nhưng tánh duyên sanh không thay đổi. Thể tánh năm nhẫn tiếp giống nhau.
Phẩm A-tăng-kỳ: Bồ-tát Tâm Vương bạch Phật: Atăng-kỳ, sự không thể suy lường... là gì? Phật dạy: vì muốn chúng sanh đạt trí Phật, nên đã hỏi nghĩa này. Trăm lạc xoa là một câu chi, câu chi câu chi là một a du du, a du đa a du đa là một na do tha. Cứ thế có đến 124 tầng thứ. Đức Phật nói kệ: "Không thể nói năng không suy lường, trọn ven năm tóm thâu không thể biết, không thể diễn giảng các kiếp số, vượt ngoài ngôn ngữ trí hiểu biết, cõi Phật vô biên không gì sánh, ví như bụi đất nào ai biết, số lượng bao nhiêu đo bằng gì, một nhiều tất cả đều như thế, dung hợp đan xen như lưới trời. Công đức rộng lớn của Phổ Hiền, không thể nói năng hay suy xét, trong mỗi sợi lông đủ vô số, Bồ-tát Phổ Hiền độ chúng sanh, cõi nước thân Phật ánh sáng soi, lá hóa rực rỡ đan xen nhau, như ánh trời trăng luôn ánh triệt, Báu vật đủ màu càng thêm đẹp. Tất cả dung hợp như lưới trời."
Phẩm Thọ Lượng: Bồ-tát Tâm Vương bảo các Bồtát: một kiếp ở Ta bà là một ngày đêm ở cực lạc. Cứ thế đến chín tầng. Lại nói: vô số cõi nước ở quá khứ, cõi sau cùng là cõi Thắng Liên hoa. Một kiếp ở đây là một ngày đêm ở cõi Phật Hiền Thắng. Vô số Bồ-tát đều ở đó.
Phẩm Trụ Xứ của Bồ-tát: Bồ-tát Tâm Vương bảo các
Bồ-tát: ở phương đông có một cõi nước tên Tiên Nhơn Sơn. Vô số Bồ-tát đã từng ở đây. Hiện có Bồ-tát tên Kim Cang Thắng, với 300 quyến thuộc, thường giảng thuyết pháp Phật. Núi Thắng Phong phía nam có Bồ-tát Pháp Huệ cùng 500 quyến thuộc. Núi Kim Cang Diệm ở phía tây có Bồ-tát Tinh Tấn Vô Úy Hành và 300 quyến thuộc. Núi Thanh Lương ở phía đông bắc có Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi cùng một vạn quyến thuộc. Núi Kim Cang ở giữa biển có Bồ-tát Pháp Khởi cùng 1200 quyến thuộc. Núi Chi Đề ở đông nam có Bồ-tát Thiên Quang và một ngàn quyến thuộc. Núi Quang Minh ở tây nam có Bồ-tát Hiền Thắng cùng ba ngàn quyến thuộc. Núi Hương Phong ở tây bắc có Bồ-tát Hương Quang cùng năm ngàn quyến thuộc. Ở trong biển có hanh Trang Nghiêm, từng là nơi ở của các Bồ-tát. Ở phía nam Tỳ Xá Ly có nơi tên Thiện
Trụ Căn. Ở thành Ma Độ La có hanh Mãn Túc. Ở thành
Câu Trần na có nơi tên Pháp Tòa thanh tịnh. Ở thành Bỉ Ngạn có hang Mục Chơn lâu đà. Ở Ma Lan Đà có nơi tên vô ngại, do vua rồng xây dựng. Ở Tát Giá có nơi Xuất Sanh Từ. Ở Chấn Đán có hanh Na La Diên. Ở Sơ Lặc có núi Ngưu Đầu. Ở Ca Diếp Di La có nơi Thứ Đệ Tăng Trưởng. Thành Hoan Hỷ có hang Tôn Giả. Ở An Phù Lô Ma có Kiến ức tạng quang minh. Ở Càn Đà La có hạnh Khổ Bà La.
Phẩm pháp bất tư nghì của Phật: Lúc ấy các Bồ-tát suy xét hạnh nguyện, sự thọ sanh, âm thinh, trí huệ, pháp giải thoát tự tại vô ngại của Phật. Bồ-tát Thanh Liên Hoa Tạng đạt trọn vẹn hạnh Phổ Hiền, biết rõ pháp Phật, Như Lai gia hộ và dạy Bồ-tát: trụ xứ của Phật khôn lường, lòng từ bi rộng lớn, sắc tướng thanh tịnh, vào các cõi nhưng không đắm nhiễm, nhìn các pháp bằng mắt không chướng ngại, nghe tất cả âm thinh bằng tai không chướng ngại, đạt pháp giải thoát bằng tỷ căn thanh tịnh, nói pháp vi diệu bằng thuật căn vô ngại, hiện vô số thân độ sanh, an trụ trong pháp giải thoát vô ngại, pháp thân bình đẳng, hiển hiện thần lực khôn lường, thanh tịnh cõi nước tùy chúng sanh, viên mãn hạnh Phổ Hiền. Các đức Phật đủ mười trí vượt đời, mười trí hợp cơ, là điều kiện thành chánh giác, Bồ-tát tùy tâm hiển hiện. Lại có mười pháp cao tột, mười trí, mười pháp rộng lớn, mười pháp khó tin, mười công đức, mười sự cứu cánh, 10 việc Phật... Bấy giờ Bồ-tát Phổ Hiền bảo: tôi sẽ diễn giảng tướng rộng lớn của Như Lai. Đỉnh đầu của Như Lai đủ 32 tướng tốt, mỗi tướng biến khắp mười phương... cứ thế 97 tướng tốt. Sanh, về thật thể, các đức Phật có vô số tướng tốt.
Phẩm công đức tướng tốt của Như Lai: Khi ấy, Phật bảo Bồ-tát Bảo Thủ: Như Lai có tướng tốt tên Viên Mãn Vương, phóng ánh sáng Xí thạnh và bảy trăm vạn Atăng-kỳ ánh sáng. Lúc ở Đâu Suất, ta phóng ánh sáng Quang Tràng Vương chiếu vô số cõi nước, đến địa ngục cứu khổ chúng sanh. Chúng sanh đạt sáu căn thanh tịnh sanh về Đâu Suất. Ở đó có trống Thậm Khả ái lạc phát tiếng: nhờ tâm không phóng dật, tuồng căn lành trong pháp Như Lai, gần gũi bạn lành, nhờ oai lực của đức Giá Na nên được sanh về đây. Kế đó, Phật phóng ánh sáng từ tướng bánh xe dưới bàn chân...
Phẩm Hạnh Phổ Hiền: Lúc ấy, Bồ-tát Phổ Hiền nói với các Bồ-tát: những gì vừa giảng thuyết chỉ là tùy thuận khả năng của chúng sanh. Vì chúng sanh không trí hiểu biết, luôn chấp ngã. Sau khi nói về chướng hoặc Bồtát nói về mười pháp tu hành như không bỏ chúng sanh đạt mười pháp thanh tịnh, thông hiểu thanh tịnh sâu xa đạt mười trí lớn, biết tâm hạnh chúng sanh đạt mười pháp, dung nhập các cõi nước vào một lỗ chân lông, vô số cõi thân vào một thân, vô số kiếp vào một sát na, tất cả pháp Phật vào một pháp; vô số cõi vào một cõi, vô số căn vào một căn, căn vào phi căn, vô số vọng tưởng vào một vọng tưởng, vô số âm thinh vào một âm thinh, ba đời vào một đời... đan xen dung hợp nhau. mười tâm vi diệu, mười trí thiện xảo...
Phẩm Như Lai xuất hiện: lúc ấy Phật phóng ánh sáng Như Lai xuất hiện từ giữa chặng mày và vô số ánh sáng khác chiếu khắp các cõi nước độ thoát chúng sanh. Sau đó, ánh sáng chiếu đến đỉnh đầu Bồ-tát Diệu Đức, Bồtát chuyên tâm hướng về đức Phật, nói kệ khen ngợi Phật. Từ Kim Khẩu Phật phóng ánh sáng vô ngại vô úy chiếu đến Kim Khẩu Phổ Hiền, tòa báu của Bồ-tát lớn hơn, Phật hỏi ý nghĩa hiện tướng. Phổ Hiền thưa: tánh pháp trống không, không thay đổi; ví như hư không vốn thanh tịnh, thể tánh của chu Phật cũng thanh tịnh; tánh ấy là không, không có không, tánh pháp vượt ngoài các ngôn ngữ; không thể nói năng, luôn thanh tịnh; tánh của cõi nước cũng như thế, không thể biện biệt bằng ngôn ngữ. Lại nói: ở nơi nào cũng gặp Như Lai. Vì sao? Không nên nhìn Như Lai từ một thân một pháp một việc, một cỏi nước, cỏi chúng sanh. Như hư không tóm thâu tất cả sắc phi sắc, không đến đi và không phải không đến đi. Vì sao? Vì hư không trống không. Cũng thế, Phật ở khắp mọi nơi, mọi chúng sanh, mọi pháp, thân, không thân. Vì chúng sanh Phật hiện thân. Đó là cỏi tướng của thân Phật. Như mặt trăng có bốn điều kỳ lạ:
1) Che lấp ánh sáng của các sao.
2) Tùy lúc tròn khuyết.
3) Hiện bóng khắp nơi.
4) Ai cũng thấy mặt trăng.
Cũng thế Như Lai che khuất cả thanh văn duyên giác, tùy chúng sanh tuổi thọ khác nhau, hiện khắp mọi nơi, chúng sanh đều tự cho rằng Phật hiện độ mình. Phổ Hiền nói mười tướng âm thinh của Như Lai, mười tướng tâm của Như Lai. Lại hỏi: nước biển do Long Vương tạo. Cũng thế, trí Như Lai có từ hạnh nguyện. Phía nam có 2500 dòng sông, phía tây có 5000 dòng, phía đông có 7500 dòng, phía bắc có một vạn, nước của những sông ấy nhiều không? Đáp: rất nhiều. Phổ Hiền nói: vô số sông đều chảy về biển như sông trong cung thái tử Bà Kiệt, sông trong cung vua Bà Kiệt, nước trong xanh, lên xuống có chừng mực, vì thế thủy triều trong biển cũng lên xuống chừng mực. Trí Như Lai còn hơn thế. Như chim đại bàng bay trong hư không, nhìn rõ mọi nơi, dùng hai cánh quạt nước biển, tìm cắp những con rồng sắp hết mạng số. Cũng thế, Như Lai biết chúng sanh nào đã thuần thục thì dạy pháp độ thoát. Tất cả ví dụ trong kinh đều nêu việc thành đạo, thuyết pháp, Niết-bàn, hiện thần thông, độ sanh...
Lần thuyết thứ tám, ở điện Phổ quang minh, nói một phẩm (7 quyển)
Phẩm ly thế gian: lúc ấy, Phật an tọa tòa sư tử ở điện Phổ quang minh vô số Bồ-tát một đời thành Phật từ các nơi đến đây, khen ngợi Như Lai. Bồ-tát Phổ Hiền nhập định Phật Hoa Trang Nghiêm. Phổ Hiền xuất định, Phổ Huệ hỏi: thế nào là nơi nương tựa, ý tưởng thù diệu, thiện tri thức, sự siêng năng tu tập an ổn, đạt giới, vào cõi chúng sanh, thông đạt kiếp số của Bồ-tát? Phổ Hiền đáp: về ý tưởng thù diệu: tự hành các hạnh nguyện. mười pháp an ổn tâm đều là hành hạnh độ sanh. 10 giới là lợi ích chúng sanh: không bỏ tâm bồ đề, không tu giới nhị thừa, quán sát lợi ích chúng sanh. mười pháp biết mình được thọ ký: phát tâm bồ đề hiểu rõ pháp, không bỏ hạnh bồ đề, luôn hành hạnh Bồ-tát, tu tất cả pháp Phật, tin pháp Phật, tu pháp lành, dạy chúng sanh sống trong bồ đề, noi học Thiện tri thức, xem thiện tri thức như Phật. 10 cách hòa nhập hạnh chúng sanh, 10 cách vào đời, 10 cách hiểu kiếp số. 10 cách hiểu việc thành đạo hạnh nguyện, thuyết pháp, Niết-bàn, định... của Phật. 10 nhân phát tâm bồ đề đều đặt nền tản ở chúng sanh. 10 vườn, sanh tử là vườn của Bồ-tát, luôn đem lại lợi ích cho chúng sanh. Cõi tịnh ở ngay trong cung ma, suy xét lý hạnh của các pháp, thuyết pháp hành đạo. 10 cách phát rộng lớn: quán pháp Phật, quán chúng sanh, cõi nước, kiếp số, pháp trống không, hạnh rộng lớn của Bồ-tát, các đức Phật, nghiệp quả, trang nghiêm cõi Phật, nghe giảng pháp, quán âm thinh Như Lai. 10 công dụng vô ngại của Bồ-tát: chúng sanh, cõi nước, pháp thân, nguyện cảnh giới, trí, thần thông, lực. Về thân có 10: nhập thân của tất cả chúng sanh vào thân mình, thân mình nhập trong thân của tất cả chúng sanh, nhập tất cả thân Phật vào một thân và ngược lại, nhập tất cả cõi nước vào một thân, từ một thân hiện vô số thân, nhập định hiện thân thành Phật, từ một thân chúng sanh hiện pháp thân và ngược lại. 10 chủng tử của Bồ-tát: tâm bồ đề, thiện căn, độ sanh, gặp Phật, thọ sanh, hạnh nguyện, các độ, suy xét pháp bình đẳng, cảnh giới sai biệt. 10 mắt: mắt thường thấy các hình sắc, thiên nhãn thấy tâm chúng sanh, huệ nhãn biết khả năng chúng sanh, pháp nhãn thấy thật tướng, Phật nhãn thấy mười lực Phật, trí nhãn thấy các pháp, quang minh nhãn thấy ánh sáng Phật, xuất sanh tử nhãn thấy Niết-bàn, vô ngại nhãn thấy tất cả, nhứt thiết trí nhãn thấy pháp giới. 10 tai: nghe tiếng khen không tham chấp, nghe tiếng chê không giận, nghe pháp nhị thừa không cầu học, vui mừng khi nghe đạo Bồ-tát, nghe khổ địa ngục phát lòng từ, nghe pháp trời người biết sự vô thường, nghe hạnh Phật siêng năng tu học, phát tâm tu tập khi nghe sáu độ bốn nhiếp pháp, hiểu nghĩa sâu xa của âm thanh, luôn vui nghe pháp, không bỏ chúng sanh. 10 mũi: không nhờm gớm khi ngửi mùi hôi, không tham đắm mùi thơm, bình thản trước mùi thơm hôi, không chấp các mùi, biết nghiệp hạnh của chúng sanh khi hiểu y báo chánh báo của chúng sanh, biết rõ vật ẩn tàng, biết hạnh của chúng sanh nơi sáu cõi, trụ trí nhứt thiết khi biết tiếng nói hạnh nghiệp. 10 lưỡi: chỉ dạy chúng sanh giảng pháp, khen ngợi công đức Phật, tài biện bác, diễn giảng pháp đại thừa, che chở tất cả chúng sanh, hiện thân chỉ dạy khắp mười phương, giác ngộ chúng sanh, xứng đáng với hạnh Phật, hàng phục ngoại đạo, đạt tịch tịnh. mười thân: thân người độ loài người, thân phi nhơn độ chúng sanh ba cõi ác, thân trời độ ba cõi, thân tu học dạy pháp, thân vô học hiển hiện pháp La Hán, thân độc giác độ độc giác, thân Bồ-tát thành tựu đại thừa, thân Như Lai tắm mát bằng nước trí, ý sanh thân tùy thuận thọ thân, thân vô lậu pháp thị hiện độ sanh bằng trí không dụng công. 10 ý: Thượng Thủ ý phát căn lành, an trụ ý: lòng tin kiên cố; thâm nhập ý tùy thuận hiểu pháp Phật; nội liễu ý biết sở thích chúng sanh; vô loạn ý đoạn hoặc; minh tịnh ý không chấp thế gian; quán chúng sanh ý hợp thời cơ; thiện trạch sở tác ý không sống vô ích; mạt hệ chư căn ý điều phục tán loạn; thiện nhập tam muội ý nhập định Phật. 10 tiếng rống sư tử: tâm bồ đề: ta sẽ thành Phật; tâm từ bi: độ thoát chúng sanh; báo ân Phật: hưng thịnh tam bảo; lòng tin kiên cố: nghiêm tịnh cõi Phật; giữ gìn tịnh giới: đoạn ác nghiệp; phước đức viên mãn: trọn vẹn ba hạnh nghiệp Phật và các tướng trang nghiêm; tu hạnh chơn chánh đoạn phiền não: hàng phục ma và nghiệp ma; vô sanh nhẫn: đoạn chấp ngã, thanh tịnh ba không; tu hành đúng pháp: thân sau cùng của Bồtát sanh trong hoàng tộc xuất gia tu học. 10 cách cầu pháp: trực tâm siêng năng đoạn hoặc chướng cho chúng sanh, tự độ độ người đạt trí huệ, vượt trên sanh tử đem lợi ích cho chúng sanh, đoạn nghi hoặc của chúng sanh, viên mãn pháp Phật... mười nghiệp ma: lười nhác, không siêng tu, đạt một ít đã cho là đủ, không phát nguyện lớn, thích tịch tịnh, không vào sanh tử, không tu hạnh Bồ-tát, không độ chúng sanh, phỉ báng chánh pháp. mười hạnh Phật: phát tâm bồ đề, không đoạn tâm bồ đề, không làm việc ma, hành đúng pháp, không ngại khổ, quán pháp sâu xa đạt quả, không chấp chướng, không trụ vô vi, thọ sanh từ pháp không sanh, đạt trí hành hạnh. 10 việc của Bồ-tát khi ở cõi Đâu Suất: độ chúng sanh kém cõi, đoạn trừ vọng chấp "Bồ-tát tự nhiên hóa sanh", độ cha mẹ bà con những người từng cùng làm lành nên thị hiện thọ sanh, mỉm cười, bước bảy bước, làm đồng tử, sống trong cung vua, xuất gia hành khổ hạnh, đến cây bồ đề, hàng phục ma, thành Phật, thuyết pháp Niết-bàn.
Lần thuyết thứ chín, ở vườn Cấp Cô độc rừng Thệ Đa nước Thất La Phiệt, 500 Bồ-tát nghe pháp. Phổ Hiền, Văn Thù là hai Bồ-tát đứng đầu, 140 Bồ-tát thành tựu hạnh Phổ Hiền. Biết tâm các Bồ-tát và với lòng từ, Phật dùng phương tiện nhập định sư tử tần thân, tất cả cõi nước đều thanh tịnh, lầu gác vườn rừng tự nhiên rộng lớn với đủ sự trang nghiêm. Vì sao? Vì công dụng của Như Lai vi diệu. Vô số Phật, Bồ-tát từ khắp nơi đều xuất hiện. Song các thanh văn như Xá lợi Phất... đều không thấy được việc kỳ lạ ấy. Vì họ không tu tập pháp để tam bảo trường tồn, chỉ tu học pháp cầu xuất ly. Ví như vô sắc ngạ quỉ đang bị khát, tuy ở bên dòng sông nhưng không thấy sông, hoặc thấy sông khô cạn. Thanh văn cũng thế. Ví như trên núi Tuyết có vô số cỏ thuốc nhưng chỉ có lương y mới thấy được, những kẻ săn bắn không hay biết. Lại như trong đại chúng, có Tỳ kheo nhập định, đi khắp các cõi nước nhưng đại chúng không thấy được. Như người lúc chào đời luôn có hai thần trời bảo hộ (Đồng Sanh, Đồng Danh). Hai thần trời thấy người ấy nhưng người ấy không thấy họ. Lúc ấy, nương nguyện hạnh của đức Tỳ-lô-giá-na, mười Bồ-tát nói kệ, khuyên Thanh Văn quán sát Như Lai và các Bồ-tát, thuyết giảng hạnh nguyện của Như Lai và Bồ-tát. Bồ-tát thứ một dạy các Duyên giác và Thanh Văn không biết cảnh giới hạnh nguyện của Bồ-tát. Bồ-tát Phổ Hiền quán sát đại chúng, dùng vô số phương tiện thuyết giảng định sư tử tần thân cho các Bồ-tát, nói rõ về công dụng tự tại của y báo chánh báo vì muốn các Bồ-tát nhập định ấy, Như Lai phóng ánh sáng Phổ chiếu tam thế pháp giới môn từ giữa chặng mày, chiếu soi vô số cõi nước, hiển hiện thần lực vi diệu của Như Lai. Nương lực Phật, Bồ-tát Văn Thù nói kệ nhắc lại pháp trên. Các người hãy quán rừng Thệ Đa, nhờ thần lực Phật nên rộng lớn, đầy đủ vô số sự trang nghiêm, cõi nước mười phương đều như thế. Nhờ ánh sáng Phật, các Bồ-tát nhập định, đạt tâm bi vi diệu, hóa độ chúng sanh mười phương. Cúng dường Phật xong, Bồ-tát Văn Thù rời đạo tràng đi về phương nam. Nhờ lực Phật, Xá lợi Phất thấy việc ấy, tự nghĩ: ta nên cùng đi. Xá lợi Phất và sáu ngàn Tỳ kheo đến xin phép Phật. Được Phật cho phép, các vị ấy đi quanh Phật và đến chỗ Bồ-tát Văn Thù. Sáu ngàn Tỳ kheo ấy là những người mới xuất gia, từng cúng dường vô số Phật, trí hiểu biết sâu rộng, lòng tin kiên cố, tâm rộng lớn quán biết cảnh Phật, hiểu tánh của các pháp, tạo lợi ích cho chúng sanh, luôn cầu học công đức Phật. Nhờ Bồ-tát Văn Thù hóa độ, Xá lợi Phất dạy các Tỳ kheo quán thân tướng Văn Thù và đại chúng. Nghe dạy, các Tỳ kheo thanh tịnh tâm ý, lòng tin kiên vững vui mừng đoạn khổ, đủ khả năng của Bồ-tát, đạt lực của Bồ-tát, hiểu rõ cảnh giới, thưa: xin thầy đưa chúng con đến chỗ Bồ-tát Văn Thù. Xá lợi Phất đưa họ đến đó, thưa với Văn Thù: các Tỳ kheo này xin phụng sự Bồ-tát. Các Tỳ kheo thưa: chúng con xin học pháp của Bồ-tát. Văn Thù khuyên các Tỳ kheo hành hạnh Bồ-tát. Các Tỳ kheo đạt định vô ngại nhãn, thấy rõ cõi Phật, y báo chánh báo của Phật, biết nghiệp quả trong 10 đời của chúng sanh, nhớ rõ hạnh độ sanh thành đạo Niết-bàn... của Phật, thành tựu 10 ngàn định. Văn Thù khuyên các Tỳ kheo hành hạnh Phổ Hiền. Sau đó, Văn Thù đi về phía đông thành giác, ở trong rừng Ba La, giảng kinh, vô số rồng sanh trong cỡi trời người, một vạn thân đạt quả bồ đề không thoái chuyển, chúng sanh hiểu pháp ba thừa, 500 đồng tử, 500 đồng nữ đến chỗ Văn Thù. Thiện Tài là đồng tử tái trí nhứt trong số đó. Quán sát nhân duyên cúng Phật của Thiện Tài, Văn Thù thuyết giảng pháp Phật để Thiện Tài phát tâm cầu học bồ đề. Sau khi Thiện Tài nhớ lại nhân xưa, tự trách mình, Văn Thù liền dạy Thiện Tài cầu học thiện tri thức. Thiện Tài hỏi: thế nào là học hạnh Bồ-tát, tu hạnh Bồ-tát, hành hạnh độ sanh, sớm viên mãn hạnh Phổ Hiền? Văn Thù khuyên Thiện Tài gần gũi thiện tri thức. Từ đây đi về phương nam, đến nước Thắng Lạc, gặp Tỳ kheo Đức Vân ở núi Diệu Phong, Tỳ kheo dạy: ta đạt trí lực tự tại, lòng tin thanh tịnh, trí sáng soi cùng khắp, đoạn chướng ngại, đủ hạnh thanh tịnh, đi khắp mười phương, cúng dường Phật, thọ trì pháp Phật. Thiện nam tử! Ta đạt trí thấy biết cõi Phật, hiểu rõ mọi pháp, đâu chỉ đạt trí của Bồ-tát. Từ pháp niệm Phật, ta thấy rõ tất cả cõi nước, vô số Phật. Sau đó Tỳ kheo dạy Thiện Tài đến nước Hải Môn gặp Tỳ kheo Hải Vân. Thiện Tài hỏi: làm sao thoát khỏi vị phàm phu, đạt quả Như Lai? Hải Vân dạy: ta ở đây 12 năm, quán sát biển lớn. Lúc ấy trong biển xuất hiện hoa sen lớn, Phật an tọa trên hoa sen, thuyết pháp Phổ Nhãn cho ta. Người hãy đến xóm Hải Ngạn bên đạo lăng già gặp Tỳ kheo Thiện Trụ. Thiện Tài đến đó thấy Tỳ kheo thiền hành trong hư không, Tỳ kheo bảo Thiện Tài: ta đạt giải thoát vô ngại, hiểu rõ tâm hạnh của chúng sanh, tự tại cúng dường Phật. Người hãy đến thành Tự
Tại nước Đạt Lý tỷ Trà gặp đại sĩ Di Già. Đại sĩ dạy Pháp Diệu Âm Đà-la-ni quang minh. Đến xóm Trụ lâm gặp trưởng giả Giải Thoát, dạt giải thoát vô ngại trang nghiêm của Như Lai. Đến nước Ma Lợi Già La ở biên giới Diêm Phù đề gặp Tỳ kheo Hải Tràng, đạt Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh quang minh. Đến vườn Phổ Trang nghiêm xóm Hải Triều gặp nữ cư sĩ Hưu Xả, đạt giải thoát ly ưu an ổn tràng. Đến nước Ma La Tố gặp Tỳ Mục Cù Sa, đạt giải thoát Vô Thắng Tràng. Sau khi Thiện Tài hỏi cảnh tướng của giải thoát, Tỳ Mục xoa đầu Thiện Tài, dắt tay Thiện Tài đi khắp vô số cõi nước, thấy mọi cảnh tượng, đạt định Tỳ-lô-giá-na. Đến xóm Y Sa Na gặp Bà-la-môn Thắng Nhiệt, đạt giải thoát Vô Tận luân.
Đến thành Sư tử Phấn Tấn gặp đồng nữ Từ Hành an tọa điện Tỳ lô. Sau khi quán sát cung điện thấy rõ mọi việc thành đạo độ sanh của vô số Phật, đạt Bát-nhã Ba-la-mật Phổ trang nghiêm. Đến nước Tam Nhãn gặp Tỳ kheo Thiện Kiến. Thiện Kiến kể lại hạnh tu của mình, từng cúng dường Phật, tu học pháp Phật, trọn vẹn hạnh Bồ-tát, đạt giải thoát tùy thuận đăng. Đến nước Danh Văn gặp đồng tử Tự Tại chủ cùng 10 ngàn đồng nữ đang chơi trò vun cát, đạt giải thoát Nhứt Thiết Công xảo đại thần thông trí quang. Đến thành Hải Trụ, gặp nữ cư sĩ Cụ Túc, đạt giải thoát Vô tận phước đức tạng. Thức ăn tuy ít nhưng chúng sanh trong mười phương đều no đủ. Đến thành Đại Hưng gặp cư sĩ Minh Trí ở giữa chợ cùng quyến thuộc, đạt giải thoát Tùy ý xuất sanh phước đức tạng. Đến thành Sư tử gặp trưởng giả Bảo Kế, đạt giải thoát Vô lượng phước đức bảo tạng. Đến thành Phổ Môn nước Đằng Căn, gặp trưởng giả Phổ Nhãn chửa bệnh, thuyết pháp cho chúng sanh, đạt pháp nhứt thiết Phổ Kiến chư Phật hoan hỷ. Đến thành Đa la tràng gặp vua Vô Yểm Túc với vô số hình phạt để độ chúng sanh độc ác, đạt giải tho-át như huyễn. Đến thành Diệu Quang gặp vua Đại quang độ chúng sanh, đạt giải thoát tùy thuận thế gian định. Đến kinh đô An Trụ gặp nữ cư sĩ Bất Động độ thoát chúng sanh, đạt giải thoát nan phục trí huệ tạng. Đến thành Đô Tát la gặp ngoại đạo xuất gia Biến Hành đang đi lại trong núi Thiện Đắc, 10 ngàn chúng phạm thiên vây quanh, đạt giải thoát chí nhứt thiết xứ. Đến nước Quảng Đại gặp trưởng giả chúc Hương đạt pháp điều hòa hương. Đến thành lâu cát gặp thiền sư Ba Thi La cùng trăm ngàn thương nhơn ở trên bờ biển, đạt hạnh đại bi tràng. Đến thành Khả lạc gặp trưởng giả Vô Thượng Thắng ở trong rừng vô ưu, trăm ngàn cư sĩ vây quanh, đạt hạnh thanh tịnh chí nhứt thiết xứ. Đến vườn Nguyệt quang thành Ca Lăng nước Thâu Na, gặp Tỳ kheo ni sư tử Tần Thân đạt giải thoát thành tựu nhứt thiết trí. Đến ngôi nhà ở ngoại thành Bảo Trang Nghiêm nước Hiểm Ngạn gặp cô Bà Tu mật Đa, đạt giải thoát ly tham dục tế. Đến thành Thiện Độ gặp cư sĩ Bỉnh Sắc chi la, đạt giải thoát Bất bát Niết-bàn tế. Đến núi Bổ Hằng lạc ca gặp Bồ-tát Quán Tự Tại đạt giải thoát từ bi hạnh, hiện khắp cõi Phật, cõi chúng sanh, hiện thân độ sanh. Gặp Bồ-tát Chánh Thú từ phương đông đến, Quán Tự Tại dạy Thiện Tài cầu học, đạt giải thoát Phổ Môn tốc tật. Đến thành Đọa La Bát để, đạt giải thoát Vân Võng. Đến đạo tràng bồ đề nước Ma Kiệt Đề gặp thần An Trụ, đạt giải thoát Bất khả hoại trí tuệ. Đến thành Ca Tỳ La gặp thần Bà Sang Bà Diễm Để, đạt giải thoát phá nhứt thiết chúng sanh ám pháp quang minh. Đến đạo tràng bồ đề nước Ma Kiệt Đề gặp Dạ Thần Phổ Đức Tịnh quang, đạt giải thoát tịnh tịnh thiền định nhạo phổ du bộ. Gặp dạ thần Hỷ Mục quán sát đạt giải thoát Bất tư nghì đại thế lực
Phổ Hỷ Tràng. Đến đạo tràng gặp Dạ thần Phổ cứu chúng sanh Diệu Đức đạt giải thoát Phổ Hiện nhứt thiết thế gian điều phục chúng sanh. Gặp dạ thần Tịnh Tịnh âm Hải, đạt giải thoát niệm niệm xuất sanh quảng đại hỷ trang nghiêm. Đến chỗ Phật gặp Dạ thần Thủ hộ Nhứt thiết Thành Tăng trưởng oai lực, đã giải thoát thâm tự tại Diệu âm. Gặp dạ thần khai phù Nhứt Thiết Thọ Hoa, đạt giải thoát Quảng đại Hỷ quang minh. Gặp dạ thần Đại Nguyện Tinh Tấn lực cứu hộ nhứt thiết chúng sanh, đạt giải thoát giáo hóa chúng sanh linh sanh thiện căn. Đến vườn Lâm Tỳ Ni gặp dạ thần Diệu Đức Viên Mãn, đạt giải thoát thị hiện thọ sanh tự tại. Đến thành Ca Tỳ La gặp đồng nữ Cù Ba, đạt giải thoát đại nguyện trí huyễn trang nghiêm. Đến cõi Đao lợi, gặp đồng nữ Thiên chủ quang, con vua chánh niệm, đạt giải thoát vô ngại niệm thanh tịnh trang nghiêm. Đến thành Ca Tỳ La gặp Biến Hữu dạy cầu học với đồng tử Thiện Tri chúng Nghệ học trí tự của Bồ-tát, đạt giải thoát của Bồ-tát, dạy 42 chữ nhập Bát-nhã. Đến thành Bà Sất Na nước Ma Kiệt Đề gặp nữ cư sĩ Hiền Thắng đạt giải thoát vô y xứ đạo tràng. Đến nước Yêu Điền gặp trưởng giả Kiên cố giải thoát đạt pháp vô trước niệm thanh tịnh trang nghiêm. Gặp trưởng giả Diệu Nguyệt đạt giải thoát tịnh trí quang minh. Đến thành Xuất sanh gặp trưởng giả Vô Thắng Quân đạt giả thoát vô tận tướng. Đến xóm pháp gặp Bàla-môn Tối Tịch Tịnh đạt giải thoát thành nguyện ngữ. Đến thành Diệu y Hoa môn gặp đồng tử Đức sanh, đồng nữ Hữu Đức, đạt giải thoát huyễn trụ. Gặp Bồ-tát Di-lặc ở lầu gác lớn trong vườn Đại trang nghiêm thuộc nước Hải Ngạn. Nhớ lại kiếp xưa, Thiện Tài không lễ kính, nhớ lại hạnh nguyện đoạn trừ lỗi lầm, đạt vô lượng pháp, xem xét lầu gác, nhập biến nhứt thiết trí thân bình đẳng, hiện thân ở khắp mọi nơi. Thiện Tài ở trước lầu gác thành kính đảnh lễ, chuyên tâm chiêm ngưỡng, đi quanh vô số vòng, nghĩ: lầu nay là nơi ở của đấng thông đạt không, vô tướng, vô nguyện. Sau khi khen ngợi các Bồtát, Thiện Tài thành tâm mong gặp Di Lặc. Thấy Bồ-tát Di Lặc từ nơi khác đến, vô số thiên nhơn hầu hạ, Thiện Tài thành kính đảnh lễ. Quan sát xong, Di Lặc nói công đức của Thiện Tài cho đại chúng nghe: Thiện Tài là người đủ trí huệ, tâm thanh tịnh. Vì cầu pháp bồ đề nên đến đây. Nghe lời ấy, Thiện Tài vui mừng. Nhớ oai lực Văn Thù, trong tay Thiện Tài có nhiều hoa báu, rải cúng Di Lặc. Di-lặc xoa đầu, khen ngợi Thiện Tài. Thiện Tài nói kệ tán thán Di-lặc, thưa: các đức Như Lai thọ lý tôn giã một đời thành Phật, vượt trên hạnh nguyện của Bồtát, trọn vẹn pháp địa Bồ-tát. Di-lặc hỏi đại chúng có nghe thấy Thiện Tài không. Thiện Tài đã thọ pháp với Bồ-tát Văn Thù ở thành Phước, sau lại cầu học với mười thiện tri thức, giờ lại đến đây. Di-lặc dạy Thiện Tài: vì độ chúng sanh, ông đã phát tâm bồ đề. Tâm bồ đề phát khởi pháp Phật, tâm bồ đề là ruộng tốt nuôi lớn tịnh pháp của chúng sanh. Bồ-tát Di-lặc lại nêu 105 ví dụ để chỉ tâm bồ đề. Khen ngợi xong, Di-lặc khuyên Thiện Tài vào lầu gác. Thiện Tài đi quanh Di-lặc, thưa: xin ngài mở cửa cho con. Di-lặc búng tay, cửa tự mở, Thiện Tài bước vào, cửa tự đóng. Lầu ấy đủ vô số sự trang nghiêm, ảnh hiện vô số cõi nước, cảnh tượng. Thâu thần xong, Di-lặc vào lầu, búng tay, dạy: Thiện nam tử! hãy đứng lên. Tánh pháp vốn như vậy. Đó là sự hiểu biết về tướng mộng huyễn do duyên sanh của các pháp nơi Bồ-tát. Thiện Tài đứng lên, Di-lặc lại dạy: ông đã an trụ nơi giải thoát không thể nghĩ bàn của Bồ-tát. Đó là giải thoát Nhập tam thế nhứt thiết cảnh giới Bất vong niệm trí trang nghiêm tạng. Trong đó có vô số pháp giải thoát, Bồ-tát một đời thành Phật đạt được. Thiện Tài hỏi: những hiện tượng này sẽ về đâu? Đáp: về chỗ đến. Từ đâu đến? Từ trí huệ thần lực của Bồ-tát nhưng không đến đi, không thường đoạn. Thiện Tài hỏi: Đại Thánh từ đâu đến? Đáp: Bồ-tát không đến đi, không qua lại. Hỏi: Nơi thọ sanh của Bồ-tát là gì? mười tâm bồ đề là nơi thọ sanh của Bồtát. Thọ giác xong, Thiện Tài đi qua 110 thành, đến thành Tô Ma Na nước Phổ Môn, suy nghĩ pháp mà Bồ-tát Văn Thù dạy. Văn Thù dùng thần lực đưa tay phải xoa đầu Thiện Tài, thuyết pháp, khuyên Thiện Tài tu hành Phổ Hiền. Thiện Tài suy xét, mong gặp Văn Thù và các thiện tri thức. Bồ-tát Phổ Hiền an tọa tòa sư tử đủ mười tướng trang nghiêm, mười tướng ánh sáng chiếu khắp mọi nơi, đoạn khổ của chúng sanh, hiện mây lành che khắp hư không. Thiện Tài đạt mười Ba-la-mật, được Phổ Hiền xoa đầu, đạt vô số định. mười phương đều như vậy. Phổ Hiền nói kệ khen Phật.