TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ KINH SỚ

SỐ 1743 - HUYỀN NGHĨA KINH HOA NGHIÊM

Sa môn Tịnh Cư chùa Đại An Quốc

MỤC LỤC

HUYỀN NGHĨA KINH HOA NGHIÊM

 


Kinh Hoa Nghiêm gồm 80 quyển, 39 phẩm được thuyết chín lần ở bảy nơi.

- Lần một ở đạo tràng Bồ đề, thuyết sáu phẩm:

1) Thế Chủ Diệu Nghiêm (5 quyển).

2) Như Lai hiện tường (1 quyển).

3) Định Phổ Hiền.

4) Thế giới thành tựu (2 phẩm gồm 1 quyển).

5) Cõi Hoa Tạng (3 quyển).

6) Tỳ-lô-giá-na (1 quyển).

- Lần hai ở điện Phổ quang minh, thuyết sáu phẩm.

7) Danh hiệu Như lai.

8) Bốn Thánh đế (2 phẩm gồm 1 quyển).

9) Quang minh giác.

10) Bồ-tát vấn minh (2 phẩm gồm 1 quyển).

11) Tịnh hạnh.

12) Hiền Thủ (2 phẩm gồm 2 quyển).

- Lần ba ở đỉnh Tu di, thuyết sáu phẩm:

13) Lên núi Tu di.

14) Nói kệ khen ngợi.

15) Mười trụ (3 phẩm gồm 1 quyển).

16) Phạm hạnh;

17) Công đức phát tâm (2 phẩm gồm 1 quyển).

18) Minh pháp (1 quyển).

- Lần bốn ở Cung Dạ ma, nói bốn phẩm:

19) Lên cung Dạ ma.

20) Nói kệ khen ngợi.

21) Mười hạnh (3 phẩm gồm 2 quyển).

22) Mười tạng vô tận (1 quyển).

- Lần năm ở cung Đâu Suất nói ba phẩm:

23) Lên cung Đâu Suất (1 quyển).

24) Nói kệ khen ngợi.

25) Mười hồi hướng (2 phẩm gồm 11 quyển).

- Lần sáu ở cõi Tha Hoa nói một phẩm:

26) Mười địa (6 quyển).

- Lần bảy ở điện Phổ Quang Minh nói 11 phẩm:

27) Mười định (4 quyển).

28) Mười thông.

29) Mười nhẫn (2 phẩm gồm 1 quyển).

30) A-tăng-kỳ.

31) Như Lai thọ lượng.

32) Trụ xứ Bồ-tát (3 phẩm gồm 1 quyển).

33) Pháp bất tư nghì của Phật (2 quyển).

34) Mười tướng vi diệu của Như Lai.

35) Công đức tướng tốt của Như Lai (2 phẩm 1 quyển).

36) Hạnh Phổ Hiền (1 quyển).

37) Như Lai xuất hiện (3 quyển).

Lần tám ở điện Phổ Quang Minh nói một phẩm:

38) Ly thế gian (7 quyển).

Lần chín, ở rừng Thệ Đa nói một phẩm:

39) Nhập pháp giới.

-------------------------------

HUYỀN NGHĨA KINH HOA NGHIÊM

Đại phương quảng Phật hoa nghiêm: Đại phương quảng: Pháp; Phật hoa nghiêm: nhơn. Đại: thể rộng lớn. Phương quảng: công dụng. Phật: người thuyết Hoa Nghiêm: tu nhân trang nghiêm quả. Lần một ở đạo tràng Bồ đề nói sáu phẩm: quả đức của Phật. Đức Tỳ-lô-giána thành chánh giác, 40 chúng như chúng cõi trời Đại tự tại, Bồ-tát... đến chỗ Phật: phẩm thế chủ diệu nghiêm. Phật hiện oai nghi chơn chánh: phẩm Như Lai hiện tướng. Tướng chơn như vượt trên hình tướng, Bồ-tát kém trí không thể hiểu được. Vì thế Bồ-tát Phổ Hiền nhập định tự tại, chứng cảnh giới Phật: phẩm định Phổ

Hiền. Phật có y báo... ấy đủ nhơn duyên: Phẩm thế giới thành tựu. Cõi nước để an trụ: phẩm cõi Hoa Tạng. Nên rõ y báo, chánh quả trang nghiêm: phẩm Tỳ-lô-giá-na, điều kiện phát lòng tên. Rời đạo tràng bồ đề, Phật đến điện Phổ quang minh-nơi do rồng xây-nói sáu phẩm: lòng tên vì chúng sanh Phật hiện ba nghiệp. Về thân nghiệp có phẩm danh hiệu Như Lai; ngữ nghiệp có phẩm bốn Thánh đế; ý nghiệp độ sanh: phẩm quang minh giác. Để có lòng tin chơn chánh cần hiểu đúng: phẩm Bồ-tát vấn minh. Hiểu mà không hành như người đói không được ăn nên cần phải tu hành: phẩm tịnh hạnh. Từ hạnh thành tựu đức, hạnh là nguồn gốc pháp lành: phẩm Hiền Thủ. Lần này tuy nói về lòng tin chơn chánh nhưng chưa lập trí căn bản như sợi lông bay theo gió, không an định. Rời đạo tràng, Phật nhận lời thỉnh của thiên vương, lên cung Đao lợi, nói sáu phẩm: phát khởi trí căn bản. Phẩm lên cõi Đao lợi; độ chư thiên, phẩm nói kệ khen ngợi (như các lần trước). Phẩm mười trụ: trí của mười trụ. Phẩm Phạm Hạnh: hạnh của mười trụ. Phẩm công đức phát tâm: đức của mười trụ. Ba phẩm này là phần chính. Phẩm minh pháp: đức thăng tiến. Lần này đã nêu trí căn bản. Rời đạo tràng, Phật lên cõi Dạ ma, nói bốn phẩm, nhờ trí căn bản phát hạnh chơn chánh: phẩm lên cõi Dạ ma. Tùy vật ứng hợp: phẩm nói kệ khen ngợi. Hai phẩm này là phần dẫn nhập. Phẩm mười hạnh: pháp đạt mười hạnh. Phẩm mười tạng vô tận: tiến tu. Lần này tuy đã có thân cây nhưng chưa có cành lá. Không rời đạo tràng, lên cõi Đâu Suất, nói ba phẩm: hạnh nguyện của hồi hướng, độ thoát tất cả chúng sanh. Phẩm lên cõi Đâu Suất: tâm cảm ứng Phật. Phẩm nói kệ khen ngợi: hợp đức. Phẩm mười hồi hướng: phần chính. Hồi hướng: hồi tự hướng tha, hồi tiểu hướng đại, hồi sự hướng lý, nhờ đó đạt ba thần. Năm lần trước an trụ ba hiền. Không rời đạo tràng đến cõi Tha hóa Tự Tại (1 phẩm) vào hàng Thánh, an trụ mười địa. Hiền: thiện; Thánh; chánh. Ba hiền: mười trụ là hiền bậc thấp (đoạn hoặc bằng trí); mười hạnh là hiền bậc trung (tiến tu pháp lành). mười hồi hướng là hiền bậc thượng (nguyện tự lợi, lợi người). Địa: sanh thành trí vô lậu sanh khởi bồ đề, thành tựu quả đức Phật, xoay lưng với phàm phu, chứng nhập Thánh vị, đoạn chướng chứng chơn, sanh vào nhà Phật: hoan hỷ địa. Ly cấu địa: tịnh tu ba nghiệp như luyện vàng, không phạm giới. Địa phát quang: tu chứng thiền định, hiển hiện thần thông, phóng ánh sáng trí. Địa Diệm huệ: từ định phát huệ, đốt củi phiền não bằng lửa 37 phẩm trợ đạo. Địa nan thắng: đủ hai trí chơn tục, tương hợp hành tướng. Địa Hiện Tiền: trí Bát-nhã hiểu 12 duyên, nhổ gốc vô minh, nhập ba giải thoát, hiểu lý pháp trống không. Địa viễn hạnh: thường an trụ pháp định, tự tại đủ công dụng, vượt trên có không, những vị trước không hiểu được. Trời người nhị thừa cũng có thể tu hành pháp của sáu địa trước. Địa này chỉ là pháp của Bồ-tát. Địa Bất động: chứng vô sanh nhẫn, không dụng công, nhờ Phật khuyên bảy lần, khởi 10 thần, 10 tự tại, tự tại thuyết pháp, không dụng ý. Địa Thiện Huệ: vị trước chứng thể của pháp, vị này khởi công dụng, chuyên học hạnh pháp sư, nói năng ngủ nghỉ đều đủ 40 tướng chúng sanh vô ngại biện, là đại pháp sư, cứu độ tất cả. Địa pháp vân: mây trí pháp cách xa hoặc chướng nơi cõi trần, lãnh thọ tất cả pháp Phật, thuyết pháp độ sanh. Trời người cũng tu ba địa đầu; nhị thừa tu ba địa tiếp; địa bảy là hạnh của đại thừa; ba địa sau là hạnh nhứt thừa. Đó là 10 Thánh. Không rời đạo tràng, đến điện Phổ quang minh (11 phẩm). Trước nêu ba hiền bảy Thánh. Ở đây nêu nhân quả viên mãn. Phẩm mười định: tu mười định, hiểu pháp có là không. Phẩm mười thông: phát 10 huệ, biết không không phải không. Phẩm mười nhẫn: định huệ quân bình: không, có là một. Phẩm A-tăng-kỳ: đức lớn, không thể suy lường được. Phẩm Như Lai thọ lượng: lâu xa. Phẩm trụ xứ Bồ-tát: khắp mười phương sáu phẩm trên đều nêu công đức của Bồ-tát, là nhân của đẳng giác. Phần tiếp là quả diệu giác. Cần chứng pháp vi diệu để đạt quả diệu giác: phẩm pháp bất tư nghì. Từ diệu pháp thành tựu thân vi diệu: phẩm mười thân tướng rộng lớn của Như Lai. Hạnh đức: phẩm công đức tướng tốt. Đủ hạnh đức tạo lợi ích cho chúng sanh: phẩm hạnh Phổ Hiền. Phổ Hiền là tâm nhưng cần có quả tướng trình tự: phẩm Như Lai xuất hiện. Lần tám, ở điện Phổ Quang minh, thuyết phẩm ly thế gian: từ sự hiểu biết viên mãn hạnh. Bồ-tát Phổ Huệ nên 200 câu hỏi. Bồ-tát Phổ Hiền trả lời bằng hai ngàn hàng kinh pháp tu hành ấy không tánh không tướng, ở ngay trong đời. Không rời đạo tràng đến rừng Thệ Đa, nói phẩm pháp giới: Phật nhập định sư tử tần thân để đại chúng chóng đạt pháp rộng lớn. Văn Thù rời gác Thiện Trù đi về phương nam, gặp đại chúng ở miếu cổ phía đông thành giác. Thiện Tài phát tâm bồ đề, địa qua 110 thành cầu học thiện tri thức, đạt định, giải thoát, sau cùng gặp Bồ-tát Phổ Hiền chứng pháp giải thoát.

Lần thứ một nêu đức Phật của vị tín, lần hai nêu lòng tin, lần ba nêu sự hiểu biết nhờ lòng tin, lần bốn từ sự hiểu biết hành hạnh, lần năm từ hạnh phát nguyện, lần sáu trọn vẹn hạnh ba hiền, sắp vào Thánh vị, lần bảy từ nhân thành quả, lần tám không có không, chơn vọng, lần chín cảnh trí hợp nhứt, không thể nắm bắt được. Nói chung, lần một nêu y báo chánh báo, đức Phật đề phát lòng tin lần chín nêu người tin thành Phật. Nghĩa là trước sau hợp nhứt. Chính là chư Phật ở đề kinh. Lần hai, lần tám là nhân Phật. Chính là chữ Hoa ở đề kinh. Nhân có thứ lớp nên có bảy lần. Quả không hạn định, chỉ Phật đạt được. Nghiêm: trang nghiêm quả Phật pháp thân bằng nhân nguyện hạnh. Hơn nữa, Phật hoa Nghiêm: người truyền pháp. Đại phương quảng: pháp được truyền. Từ pháp thành nhơn: đại phương quảng. Nhờ nhơn truyền pháp: Phật hoa Nghiêm. Trong nhơn có nhân quả: Phật.

Trong pháp đưa dụng về thể: đại (pháp giới chứng đắc). Phật: trí chứng đắc. Phật, Đại như ánh sáng và hư không, ngoài hư không không có ánh sáng, ngoài Đại không có Phật. Ánh sáng và hư không là một. Phật là sự dung hợp không thể phân biệt được, không thể suy xét bằng tâm, không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ. Kinh: biểu hiện ý nghĩa đó, từ lý thành giáo pháp, nhờ Pháp thấy lý. Kinh dạy: nhờ ánh sáng mặt trời hành đạo của Phật. Phật là pháp thường còn. Kinh pháp cũng vậy. Vì sao? Vì không có mặt trời nào không có ánh sáng. Kinh dạy: người cõi Diêm phù ở xa núi Tu di nên thấy mặt trời mọc lặn. Những vật ở trong mặt trời, luôn chuyển động theo mặt trời nên không thấy mặt trời mọc lặn. Phàm phu vì vô minh nên thấy Phật ẩn hiện. Các Bồ-tát luôn sống với pháp Phật nên không thấy Phật ẩn hiện. Mặt trời là thể, ánh sáng là dụng. Thể phải đủ dụng. nhờ ánh sáng, người thấy đường, làm mọi việc. Cũng thế nhờ nghe hiểu suy xét pháp Phật, chúng sanh biết đạo xuất thế, tu tập giới định huệ. Ví dụ một bộ kinh to bằng ba ngàn cõi nhưng chứa trong một hạt bụi. Cõi mười phương cũng thế. Một người đủ trí huệ, nhìn pháp bằng mắt tịnh, vượt trên văn tự kinh, độ tất cả chúng sanh. nghĩa của kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm sâu xa, khó trình bày hết, chỉ xin trình bày một phần sự hiểu biết về kinh này. Nếu hiểu được nghĩa lý một câu một kệ thì phước đức thật khôn lường.


[Đầu trang][Mục lục bộ Kinh Sớ][Mục lục tổng quát]