TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ KINH SỚ

SỐ 1746 - KINH VÔ LƯỢNG THỌ NGHĨA SỚ

Cát Tạng soạn.


Chân cực lặng lẽ, lấy vắng lặng làm tông, bất động đối với muôn cảnh, không nghĩ ngợi mà soi chiếu, lắng trong sâu xa chẳng hình bóng mà ứng hiện. Song cơ cảm chẳng đồng, việc hóa độ không phải một, nên thân có lớn nhỏ, tuổi thọ có dài ngắn, giáo pháp có tinh thô, cõi nước có tịnh uế mà làm lợi ích muôn thứ khác nhau, chứng ngộ chẳng phải một. Tịnh độ An Dưỡng ở Tây phương, người chân thuần ở nước ấy, nhiều kiếp cảm thánh cũng lâu dài. Đức Di-đà Thế Tôn nương nguyện đời trước mà ứng thân ở cõi Tịnh, bày sống lâu để khiến chúng sinh cõi đời có năm thứ vẩn đục được nghiệp thù thắng thanh hư. Bày khiến cho ba bậc người tu hành được điều lành lâu dài. Mười niệm nguyện thành, khi qua đời thì vãng sinh. chín bậc hạnh lập báo hết thì liền về. Nói về cõi nước kia thì cung điện bảy báu, ao vàng cây ngọc cùng sáng lấp lánh. Cơm ăn áo mặc tự nhiên trăm vị. Nói về người thì hiền thánh cùng huân tu, thân sắc vàng ròng tự nhiên hóa sinh, bẩm thọ được thân hư vô, thể vô cực, tâm nương cảnh chân thật, thường giảng nói Đại thừa, nói rõ pháp tướng, vui sướng vô cùng.

Tông chỉ kinh này gồm có hai: Một là Pháp Tạng tu nhân cảm được quả Tịnh độ; hai là khuyên người tu nhân vãng sinh về nước ấy. Tên kinh, nói "Phật nói", là Phật Thích-ca giáo chủ ở cõi này khen ngợi Đức Phật kia nhân quả dài lâu, vui sướng nhiệm mầu nên gọi "Phật nói".

Vô Thượng Thọ, tiếng Phạm là A-di-đà, Hán dịch là Vô Thượng Thọ. Sống dài lâu vô số kiếp lâu xa, không tính đếm được, nên gọi là Vô lượng. Tuổi Thọ nghĩa là sắc tâm nối nhau mãi không dứt, không thường giải thích, thọ và mạng là một thể mà khác tên. Nhưng mạng là căn cứ tuổi thọ trước sau mà nói về kỳ hạn. Nên nêu từ ngữ tuổi Thọ để nói ngài có mạng sống dài lâu. Kinh là nói Đạo giác trước Phật sau Phật, tuy lời giải thích lý có khác nhưng không thể đổi khác, đó là nói về ý giáo.

Nói về pháp do Như Lai nói thì không ngoài hai thứ: Một là thứ lớp; hai là Khắp phương (khắp các phương). Nay sách này không phải giáo thứ lớp. Sao biết? Vì Như Đức Thích-ca suốt một đời giáo hóa nói về tuổi thọ của Phật có bốn thời. Một nói Phật 80 tuổi, kế là kinh Đại Phẩm, Kinh Tư Ích v.v... nói sống lâu đến 700 tăng-kỳ.

Pháp Hoa thì nói tuổi thọ của Phật là vô lượng, kinh Niết-bàn nói là thường trụ. Nay giải thích Phật Di-đà nói ngài Pháp Tạng xưa tu nhân mà ở Tây phương được thành quả Phật có Thọ mạng Vô Thượng. Do báo nhân ấy mà thành một thân Phật chứng quả. Nếu nói theo đây, thì chỉ cần lấy tướng Phật Thích-ca có tuổi thọ 80 ở cõi này làm tiêu chuẩn vì sao mà biết? Như Thái tử sinh ở cung vua được thành quả Phật trong 80 năm là suy theo loại tuổi thọ 80, còn trong mạng sống tuổi thọ vô lượng mà được chủng trí thì cũng gọi là Phật Vô Thượng Thọ; hai là Hai Đức Phật này cùng một thứ không khác, mà kinh đáng lẽ đồng với thời thứ nhất, là giáo lệnh thứ nhất, do đó giải thích không phải giáo thứ lớp kinh này bàn về nhân của Nhất thừa, nói nhiều về nghiệp Bồ-đề, cho nên biết không phải Sơ giáo (Giáo pháp nói đầu tiên). Cho nên biết đó là giáo khắp phương. Song đã nói tuổi thọ đồng với Pháp Hoa mà không thuộc Pháp Hoa, là vì Pháp Hoa là giáo thứ lớp còn giáo này thì không phải thứ lớp. Vì phá chấp nên không thuộc giáo Pháp Hoa. Nhưng giải thích tuổi thọ của Phật ở Pháp Hoa có ba nhà khác nhau: Một là cũng nói báo nhân Phật như giáo trước; hai là nói do năng lực thần thông kéo dài tuổi thọ một niệm thành Vô lượng kiếp. Kinh nói phương ngoài của năm trăm do-tuần thì quả Phật thành Phật với thân biến dịch thì hết rồi thì phải nhập diệt, còn kéo dài ở đời là tuổi thọ vô lượng; ba là nói Phúc tướng, thường nói là vô lượng, ở báo hữu vi (sẽ) có mạng sống này nhưng thời cơ chưa tiện nên châm chước mà nói về thường. Do đó mà nói theo sự mong mỏi.

Xét về kinh thường có ba đoạn là phần Tựa, phần Chánh phần và phần Lưu thông. Tựa là dẫn bày Chánh tông. Chánh là nói về ý chỉ của kinh. Lưu thông là dặn dò đời sau tu hành không trệ ngại. Từ như thế vui nghe cho đến hết là văn tựa-Từ Phật bảo cho đến hết là nói lược, là văn Chánh thuyết. Từ có người được nghe danh hiệu Đức Phật ấy là văn Lưu thông.

Ở tựa có hai: Một là tựa Di giáo; hai là tựa Phát khởi-Tựa Di giáo là bằng chứng A-nan truyền lời Phật không sai, là bằng chứng kinh A-nan. Tựa Phát khởi là bằng chứng kinh do Như Lai nói có lý do, nói hợp căn cơ chúng sinh không nhầm, là bằng chứng lý do Như Lai nói kinh. Từ đầu đến hết một thời nhóm hội là Văn di giáo. Từ các căn vui vẻ cho đến hết phần Tựa là hiện nghe văn Tựa phát khởi.

Chánh thuyết cũng có hai đoạn: Một là nói văn quyển thượng Pháp Tạng tu nhân cảm quả Tịnh độ. Sau là nói văn chánh thuyết đầu quyển hạ khuyên chúng sinh tu nhân vãng sinh.

Trước chính là thuyết (Chánh phần).

Sự hưng thạnh của giáo này là muốn cho chúng sinh ở cõi đời có năm thứ vẩn đục bỏ uế lấy tịnh, bỏ ngắn tu dài, cho nên trước bày quả mầu sau mới rộng khuyên tu. Lưu thông cũng có hai: Một là nêu kinh có lợi ích sâu xa để dặn dò lưu thông; hai là nói chúng đương thời vui mừng vâng làm, từ được nghe danh hiệu Đức Phật ấy cho đến hết. Văn hoa lăng xăng rơi xuống trước Từ Phật nói, là nói sau vâng làm. Phần đầu hai tựa đều có năm ý.

Tựa Di giáo có năm: Một là Như vầy là nói như nghe nói mà truyền lại không sai lầm. Chỉ nói Như là đủ, nhưng thêm thị là muốn hiểu rõ như điều nghe mà truyền lại, là lời Phật thật nói, đáng tin; hai là Tôi nghe là đích thân tôi nghe, chỉ sợ điều nghe này tôi lạm dụng của người khác. Cho nên ở phần đầu Bổn Khởi A-nan tự xưng là Tôi nghe như vầy. Một thuở nọ là nói nghe không trước sau. Phật đôi lúc có mật khẩu nhắc lại những điều thị giả không nghe để khiến đích thân nghe rõ mà truyền lại. A-nan lại được Tam-muội Phật giác nên đều hiểu rõ không sót, nên nói một thuở nọ. Phật ngự tại thành Vương xá, là nói chỗ ở. Có hai câu từ rộng đến hẹp. Lại giải thích Phật riêng lấy một làm chứng để nêu Tông sư làm chứng, để thuận theo giáo này. Lại nêu ý Phật, bằng cách muốn lấy chỗ ở mà không muốn nói Phật là thầy. Ở đây nói thành một là theo một câu truyện xưa; có vị vua tên là Phổ Minh ở trong một thành khác trị vì, có Vương xá vị Ni-càn tranh cãi với Tỳ-kheo, đến chỗ vua xin phán quyết. Lúc đó, vua y theo nhân tình khiến Ni-càn thắng lý, vị Tỳ-kheo không phục bèn kêu trời đập đất. Đêm ấy, cung thành đổ sụp, chỉ trừ Đông cung Thái tử không chết. Dân trong nước bèn suy tôn Thái tử nhưng Thái tử vì thấy vua cha vô đạo nên không chịu nối ngôi, bèn cùng hai vị Đại thần vào núi ẩn tích. Một đêm, Thiên thần cảm động, xây tạo lại thành quách nhà cửa. Nhân dân trong nước gọi là thành Vương xá. Từ đó về sau trong việc lập quốc nối tiếp đến nay tên nước là Ma-Kiệt-Đà, tên thành là Vương xá. Núi Kỳxà, đây là núi Thứu Đầu hoặc thêm chữ Linh, vì các vị tiên thường đến đó. Lại đỉnh núi có hình đầu chim thứu, dưới có chùa, sáu mươi hang Phật ở đó, nên lấy tên là núi Linh thứu. Cùng chúng đại Tỳ-kheo... là chúng cùng nghe kinh. Có hai: Thinh Văn và Bồ-tát. Tỳ-kheo thường theo Phật, chỗ Phật nói pháp có tỳ-kheo ở đó, còn Bồ-tát mới đến giúp Phật giáo hóa, cho nên trước là chúng Tiểu tỳ kheo, sau là chúng Đại Tỳ-kheo. Có bốn đoạn: Một là chúng loại; hai là nói số; ba là lược khen; bốn là nêu tên kết thúc chung.

Nói cùng Đại có ba nghĩa: Một là sinh hiểu lớn; hai là phá ác lớn; ba là chứng quả lớn. Tỳ-kheo có ba nghĩa, như thường nghe nói số có mười hai ngàn vị. Đại thánh v.v... trở xuống là khen đức, đức là Vô lượng khiến chỉ nêu tóm tắt các vị trên đều chứng quả thánh, sống trong lý tâm không, ẩn hiện khó lường nên nói là là bậc Thánh, thần thông đã đạt, đạt gọi là chứng. Là Chứng sáu thông ba minh... Tên là... là nêu tên, đều gọi Tôn giả. Tôn giả là hiệu của người chế ngự, nêu đức chỉ người nên gọi là Tôn giả-Liễu bổn tế, Liễu là biết, hiểu. Bổn tế là không. Từ chỗ biết mà nêu tên, cũng gọi là A-nhã Kiều-TrầnNhư, Hán dịch là Vô Trí, Trần-như là họ. Khi Phật quay bánh xe pháp lần đầu thì ngộ đạo. Vì sao? Vì khi di pháp của Phật Ca-diếp ở đời, có chín người đồng bạn mới biết về vô thường, cùng xin xuất gia vào núi học đạo. bốn người lợi căn thì ngộ đạo, năm người kia độn căn nên không ngộ. Rồi cùng thệ nguyện chúng ta ở trong pháp của Phật Thích-ca phải ngộ đạo trước. Do lời thề này nên sinh cùng thời với Phật. Khi Phật xuất gia, vua cha sai năm người bạn quý tộc theo hầu Phật. Họ không chịu vào núi mà ẩn ở vườn Nai. Khi mới thành Phật, Phật nói pháp cho họ nghe, do đó mà được đạo đầu tiên. năm người ấy, vị thứ nhất tên là Trần-Như, vị thứ hai tên Adiệp-Bệ, vị thứ ba tên là Hoa-nam, vị thứ tư tên Ba-đề, vị thứ năm tên Ba-Phu. Đây chỉ nói một vi Trần-như. Chánh Nguyện: Là vốn mong xuất gia đắc Đạo nên gọi chính là Nguyện. Chánh Ngữ là miệng không có bốn lỗi. Đại hiệu là tiếng tốt đồn xa. Nhân Hiền là đức tánh mềm mỏng nên lấy đó đặt tên. Ly Cấu là lìa cấu phá giới. Nổi tiếng là nhiều người biết đến, hoặc Ca-diên là người hiểu nghĩa rất khéo. Thiện Thật là từ đức bên trong mà đặt tên. Cụ túc là từ thọ giới mà có tên. Ngưu Vương là do Nhân xưa suốt năm trăm đời làm trâu, có hai chỗ giống như trâu nên lấy đó đặt tên, gặp người thì cười ồ ồ nên Phật dùng thần thông đem trên trời Tinh tú, đến giờ tới nghe pháp. Ba vị như Ưu-lâu-tần-loa, là từ chỗ ở mà được tên, từ mộc qua mà được tên, người thành Già-da, tên Na-đề-thủy, Ca-diếp là họ, có chỗ dịch là Quy (Rùa) như Xá-lợi-phất tên là Thân Tử. Ông ngoại của ngài Xálợi-phất giỏi xem tướng, thấy cha của Xá-lợi-phất có đại tướng bèn gả con gái cho. Khi có thai Xá-lợi-phất thì nghị luận với em là Câu-hy-la, thì người chị là mẹ Xálợi-phất thắng. Cậu của Xá-lợi-phất nghĩ rằng, chị ta khi chưa có thai thì nghị luận chẳng bằng ta, nay nhiều lần thắng ta chắc chắn là có người con rất thông minh. Ta vào núi học đạo, cháu ta sau này lớn lên sẽ nghị luận với ta. Rồi vào núi đọc hết mười hai bộ Vi-đà (Phệ-Đà), không rảnh cắt móng tay, nên đặt hiệu là Trường Trảo Phạm Chí. Sau sinh Thân Tử (Xá-lợi-phất) mới tám tuổi đã cỡi ngựa khắp mười sáu nước lớn mà nghị luận, trong pháp ngoại đạo không ai sánh bằng. Sau xuất gia làm Samôn, các đệ tử ngoại đạo theo thầy mình là Thân Tử và Mục-liên về với Phật học đạo. Hai người ước hẹn sẽ ngộ đạo cùng lúc, không ai trước sau. Khi Thân Tử định đến thành Xá-vệ thì Tỳ-kheo A-thuyết-thị cũng muốn đến thành ấy. Phật bảo Thuyết-thị sáng nay ông vào thành sẽ gặp một người phi thường, hãy nói pháp vắn tắt cho ông ấy nghe. Xá-lợi-phất thấy Thuyết-thị hình dáng oai nghi khoan thai trang nghiêm bèn đến hỏi: thầy ông là ai? Bèn đáp: thầy tôi là Trời trong các vị Trời, tôn kính nhất ba cõi, tướng đẹp thân cao sáu trượng, có thần thông đi trên hư không, không làm vua các Trời, không làm vua loài người, cho đến tâm tịnh mở pháp môn. Thân Tử bỗng toàn thân nổi ốc bảo: ông có thầy tốt, chắc có pháp hay, hãy nói cho tôi nghe. Thuyết Thị khiêm tốn bảo mình tuổi nhỏ mới học còn cạn cợt, đâu dám giảng nói nghĩa lớn chí chân của Như Lai. Thân Tử lại hỏi hết lòng: Thế nào là Sa-môn? Thuyết-thị đáp: tất cả pháp đều do nhân duyên, không, vô chủ, dứt vọng tâm, đạt tánh gốc, gọi là Sa-môn. Thân Tử nghe xong kệ đó liền chứng quả Tuđà-hoàn, trở về chỗ ở. Mục-liên thấy dáng vẻ ung dung vui vẻ bèn bảo rằng: tôi và anh vốn hẹn được đạo cùng lúc không có trước sau, vì sao gặp tôi anh chẳng nói gì? Thân tử đáp rằng: thì giờ qua nhanh không trở lại, rồi nói lại bài kệ trên. Mục-liên nghe xong liền chứng Sơ quả, hai vị cùng đến chỗ Phật và cùng chứng quả Vô học. Mục-liên cũng là họ, tên là Câu-luật-đà, cha ông là tướng quốc giàu sang có oai thế lớn, nhưng không có con nối dõi. Có loại cây tên là Câu-luật-đà, ông đến cầu con dưới gốc cây hằng ngày cúng kiến, nguyện không để râu tóc. Đến dưới cây lập nguyện nếu bảy ngày nữa không có con sẽ đốn cây. Thần cây lo rầu đi khắp nơi cầu xin nhưng không được, bèn lên thưa với Đế-thích khổ nhọc cầu cứu. Đế-thích thấy có người bạn trời sắp mất bèn bảo người bạn trời này hãy sinh xuống cõi ấy. Người Bạn trời bảo: nhân gian rất khổ tôi không chịu. Đế-thích lại khuyên: có Phật Thích-ca ra đời ở nhân gian, ông có sẽ nhờ đó mà được Đạo. Vị trời ấy chết rồi liền sinh vào nhà Ba-la-môn, bèn dùng tên cây Câu-luật-đà mà đặt tên, vì cầu con ở cây ấy. Tịnh Chí là từ nội định mà được tên. Châu Na dịch là: Ly Hương Mãn Nguyện là Phú-lâu-na, đây là vị đại Bồ-tát có tướng màu đỏ. Ly Chướng Naluật tu được thiên nhãn thấy suốt không bị ngăn che, nên do đó đặt tên. La-vân là La-hầu-la, Hán dịch là Phú Chướng (bị ngăn che), vì sáu năm ở trong thai mẹ. Anan, Hán dịch là Vô nhiễm. Đều như thế, v.v... là tiếng kết chung. Lại cùng chúng Bồ-tát Đại thừa nhóm họp v.v... là nêu chúng Đại sĩ cùng nghe pháp. Có bốn đoạn: Một là nói chủng loại; hai là nêu tên; ba là khen đức; bốn là tổng kết đến nhóm họp.

Trước nói Đại sĩ gọi là Đạo Tâm, vì tự hành gồm cả hóa tha, giai vị rộng lớn nên gọi Đạo tâm. Thiện Tư Nghị v.v... trở xuống là nêu tên Thiện tư nghị, là nội đức sâu suốt khéo hiểu Chân tông. Tín Tuệ là từ tín bên trong mà đặt tên. Không Vô là cái cân đúng. Thần Thông Hoa là phân thân đầy khắp mười phương một niệm đến khắp. Cho đến giải thoát là chúng sinh thọ báo bị ràng buộc cũng tự thoát ra.

Đều vâng theo v.v... trở xuống là khen đức. Đoạn này chia làm hai: từ đầu đến hết "Rốt ráo bờ kia" là khen lược. Từ Vô lượng thế giới... là đều độ đến bờ kia. Như trên là rộng khen đức.

Lược khen có hai: Từ đầu đến hết an trụ v.v... về sau là khen ngang hàng Phổ Hiền, vào hạnh Pháp giới. Vì đủ mười Địa vô lượng hạnh nguyện nên nói là đủ hạnh nguyện, tâm chứng lý cùng tận không hai, nên gọi là An trụ-Nhiều kiếp huân tu chính mình nên gọi là Công. Dùng đây mà thấm nhuần khắp tất cả nên gọi là Đức, nương thần thông đều khắp các cơ nên gọi là du bộ. Khéo léo đô chúng sinh nên gọi là hành quyền. hai câu này khen ngoại hóa tha. Vào kho Phật pháp, vào là hiểu rõ danh lý. Kho là khế hợp với nguồn tông nên nói là vào kho. Vào kho Phật pháp rốt ráo bờ kia, hai câu này là khen tự hạnh.

Trong phần khen rộng có hai: từ đầu đến hết nhiệm mầu khó lường v.v.. trở xuống là nêu riêng tám tướng thành đạo là khen. Kế là đến các cõi Phật đều độ sang bờ kia, là nói đến khắp mười phương xứng căn cơ độ chúng sinh, nên đây là khen.

Trong phần khen tám tướng, trước nêu tám tướng thì, hiển bày tám tướng này là Vô lượng thế giới, ở thế giới này bày tám tướng thành Đạo nên nói thành Đẳng chánh giác. Trong văn tám tướng có thể thấy: Một là ở Cung trời; hai là vào thai; ba là hiện sinh; bốn là xuất gia; năm là hàng ma; sáu là thành Đạo; bảy là quay bánh xe chánh pháp; tám là Nhập diệt. Trời Đâu-suất, dịch là Trời Thắng Diệu, thường thông minh, không buông lung, nói lên Như Lai là thầy của trời, người, cho nên khi sắp hạ sinh xuống nhân gian thì ở trên tầng trời này, là nói hạnh không lui sụt. Bỏ cung trời ấy xuống ở trong thai, sở dĩ chẳng hóa sinh: Một là muốn nhờ quyến thuộc để ủng hộ Phật pháp; hai là để lại Xá-lợi để làm Phật sự, cho nên sinh ra từ hông phải; ba là nói hiện sinh khác với hạng phàm uế, sinh từ hông phải là muốn nói trước quyền sau thật. Hiện đi bảy bước là nói vượt hơn sáu đường, phát ra ánh sáng khi hạ sinh là điều khiến cho biết Phật sinh. Tất cả đều rung chuyển là nói khi sinh có sáu thứ rung chuyển: Một là động; hai là vọt lên; ba là nổi lên; bốn là chấn; năm là gầm thét; sáu là biết. Lên tiếng tự xưng là nói Đạo cao. Thích phạm đều hầu hạ là nói trời, người đều quy kính, thị hiện tính toán v.v... trở xuống là nói tu học sáu nghề ở đời. Sáu nghề gồm: Tính đếm văn nghệ, thi thư, lễ nhạc, bắn cung, cỡi ngựa. Ngồi trên xe mà làm sáu mục ấy. Bác Tống Đạo thuật là nói hiểu rộng Đạo thuật. Bác là rộng khắp, Tống là nhóm họp, tức nhóm họp rộng khắp năm minh Đạo thuật. Quán luyện các sách là gồm nội luận, quán là thông, luyện là minh. Dạo ở vườn sau là nói học nghề và giảng thí, ở vườn sau, giảng là tập, thí là dụng. Hiện ở trong cung vua là hiện bày chỗ ở trong cung sâu đầy dẫy các sắc vị. Mà thấy già, bịnh, chết là đoạn thứ tư nói xuất gia. Trong đó trước nói duyên xuất gia, do thấy bốn thứ vô thường. Nên nói thấy già, bịnh, chết mà ngộ đời vô thường, lại cỡi ngựa trắng giao cho người hầu đem về là nói bỏ đời sống sang trọng mà mặc pháp phục, chính là nói xuất gia. Gặp thợ săn xin áo da nai, thiên thần dâng cho, bèn cạo tóc xuất gia. Sáu năm... là nói học đạo. Trước thị hiện đồng với tà đạo, nên sáu năm siêng khổ, làm những việc đáng làm. Nhân ấy ứng với quả ấy quả ứng với nhân hạnh nên nói chỗ ứng hiện. Cõi đời có năm thứ vẩn đục là nói trước đồng tu bốn Thiền tám Định, là pháp trong cõi đời có năm thứ vẩn đục. Thị hiện có trần cấu là nói theo về với Chánh pháp. Nay câu đầu trước nói vì sáu năm khổ hạnh nên không được hình thể thanh tú, bèn xuống ao cát vàng tắm gội. Lại biểu thị cho lý sáng, chắc chắn nước Định tuệ đã dứt bỏ hết kiết sử. Trời đè cành cây cho Phật vịn vào đó mà lên khỏi ao là nói lên thân thể suy yếu nên phải vịn cành cây. Lại biểu thị cho tiếp độ căn cơ chúng sinh, chim linh vỗ cánh bay theo, vì được Đạo nên năm trăm chim sẻ màu xanh theo Phật đến cây đạo là nói lên công đức đầy đủ, độ cả các loài chim cá. Chiêu cảm điềm lành tốt đẹp là nói các đức đầy đủ, độ cả trời, người. Thiên tướng chiêu cảm hiện ra là nói các đồng tử cõi trời cảm động nói lên việc Bồ-tát chắc chắn thành Đạo, cảm thương nhận cỏ là nói lên không từ chối các tình ý bé nhỏ, dù là một bó cỏ đạm bạc cũng thương mà nhận, nên nói nhận cỏ lót chỗ mà ngồi. Phát ra ánh sáng lớn rực rỡ v.v... là thứ năm hàng ma. Trước muốn hàng ma nên phải dùng sáng suốt mà ngộ. Cùng đến ép thí là nói ma sai quyến thuộc đến dùng các thứ nạn ép thí. Bồ-tát dùng trí lực chế phục là dùng trí chánh phục khiến phải quy phục. Được pháp nhiệm mầu... là phần thứ sáu nói thành Đạo. Theo lời khuyến thỉnh của Thích Phạm là phần thứ bảy quay bánh xe pháp. Ở đây có ba: Một là có Phạm Thích chủ thỉnh, nên kinh Niếtbàn chép: ông tuy sinh làm người nhưng đã vượt hơn các vị trời ở tầng trời thứ sáu là nói đồng với Phạm Vương thỉnh Phật thành đạo, hai mươi mốt ngày suy tư mà được Đạo mầu, muốn khiến cho tất cả khắp được, mười bốn ngày suy tư chúng sinh căn độn chẳng thể lãnh thọ, là nói không có căn cơ. Hai mươi mốt ngày suy tư là muốn nói lúc đó Phạm Vương khuyến thỉnh. Chữ kỳ là nói cầu khuyên. Lân mạo là lời chuyển, ví như thường hiểu là Phật đến; hai là nói Phật nhận lời thỉnh. Khiến Đại sĩ cũng như chân Phật, thị hiện mười Lực, bốn vô úy đồng như Phật, nên nói Phật hống. Gầm thết là lấy tiếng gầm thét của sư tử làm thí dụ, sau là nói về nói pháp. Đánh trống đề răn dạy binh lính. Hợp với Phật nói pháp để nhóm họp đại chúng, muốn hướng về điều lành. Ngoài ví với thổi loa ốc là tướng sửa đổi hiệu lệnh, trong hợp với Phật nói pháp bỏ ác làm lành. Dao bén có công dụng chém chặt, trong hợp với Phật nói pháp để giúp cho chúng sinh hiểu mà có công dụng dứt bỏ các kiết. Dựng cờ là tướng chiến thắng, ví như nói pháp hàng phục ma, được chiến thắng. Sấm sét làm mọi vật kinh sợ, ví như nói pháp đều làm dao động, thức tỉnh vô minh. Ánh điện chớp sáng ví như nói pháp có công dụng chiếu rõ, mà có công thấm nhuần, ví như nói pháp có công năng lỗi và làm lợi ích chúng sinh. Giảng pháp thí là nói rộng chánh pháp làm lợi ích. Có hai: Một Chính là nói pháp lợi ích; hai là nêu ba nghiệp làm tướng lợi ích chúng sinh, kết thành lợi ích trước. Nay nói giảng pháp thí diễn là nói rộng, nói rộng bốn đế, mười hai nhân duyên, nói giáo khắp với người có duyên. Ánh sáng chiếu khắp là nói tướng sắp nói pháp, phát ra ánh sáng khắp cảm ngộ mọi vật, hoặc sắp nói Bát-Nhã thì phát ra ánh sáng rung chuyển mặt đất. Vì biết ánh sáng thì nhiếp ma tối, nên nói ánh sáng chiếu khắp vì dùng thần thông làm rung chuyển cung ma khiến các duyên ác thay đổi quy phục, nên nói sợ sệt. Xé rách lưới tà là nói pháp ma bị phá nên nói là xé rách. Lưới là ví với ma tà trí, vì tà trí cột chặt chúng sinh, cho nên dùng năng lực chánh trí tuệ mà phá, bỏ các bẫy rập, hầm hố Dục là diệt trừ năm độn, dứt bỏ các điều ác, giữ gìn thánh pháp, tức quả Niết-bàn mầu nhiệm là chỗ an thân nên gọi là thành. Nói pháp khiến chúng sinh tu giới, Định, tuệ để trang nghiêm. Mở mang pháp môn là nói mở cửa thành Niết-bàn, nhóm họp chúng sinh tiến đến quả vị. Trước gội sạch dơ bẩn là mê lầm chấp tướng, thân đều thấm nhuần mồ hôi tuệ, giúp tập quên hết. Giải trừ mê cấu nên nói là giặt sạch. Từ văn này trở đi là giáo trước thời Pháp Hoa, nói lên sự thanh bạch, là hiểu vô tướng là vô lậu minh, nên nói là thanh bạch. Ánh sáng dung chứa Phật pháp là giáo Pháp Hoa. quang là rộng, dung là hội. Tức là nói giáo Pháp Hoa gom muôn điều lành của ba thừa, đồng quy về một Phật. Cho nên giáo hóa rộng khắp hội Phật pháp. Tuyên lưu chánh hóa là chỉ bày việc các ông làm là đạo Bồ-tát, điều lành đó trùm khắp, nên nói chánh hóa. Vào thành đi khất thực... là khen Bồ-tát ba thừa, là nói có khả năng phân thân để giữ gìn căn cơ chúng sinh cho nên nói khất thực, làm ruộng phước chúng sinh, khiến chúng sinh ở vị lai được thức ăn ngon dồi dào. Nên nói được các thức ăn dồi dào. Trữ là chứa, là trí dứt đã được hiện đủ, làm ruộng phước là chỗ chứa nhóm gieo trồng công đức. Muốn nói pháp nên mỉm cười là khen khẩu nghiệp, làm lợi ích cho chúng sinh, nói pháp là tướng khế hợp nên nói mỉm cười. Pháp điều trị các bệnh cho chúng sinh nên nói là thuốc trừ khổ ba cõi, nên nói ba khổ, nói lên ý Đạo là khen ý nghiệp. Do hai việc này mà hiển bày Đạo Bồ-tát, ý muốn giúp cho tất cả đều thành quả Phật nên nói thọ ký Bồ-tát. Thị hiện diệt độ là phần thứ tám nói tịch diệt song lâm, là nói dùng phương tiện diệt tích để giúp cho chúng sinh sinh điều lành, dứt điều. Nên nói là tiêu trừ các lậu, trồng các gốc đức. Cho đến các pháp như trên đều khó lường biết.

Đến các cõi nước Phật v.v... trở xuống là rộng khen đức. Trong văn thứ hai có hai đoạn, đầu tiên là nêu riêng khen ngợi Đức ba địa. Trước là nêu chung đức du hóa, sau kinh điển Bồ-tát cũng giống như thế, là hợp dụ nhà ảo thuật. Câu đối với tất cả pháp quán tông v.v... trở xuống là họp với câu Bổn học minh liễu, cầu chỗ an trụ chắc chắn v.v... trở xuống, dưới hợp với trên là nam là nữ, không có chỗ nào chẳng biến đổi, đến câu tất cả đầy đủ. Tổng là tập, lũ là đều, mạn là não, tứ là hội

-là nói thấy tịnh chẳng tham, quán uế chẳng buồn. Kinh điển Bồ-tát... là riêng nêu đức của tam địa mà khen. Có ba đoạn, trước là nêu đức của Bát Địa có ba trường hợp một là nói đức tự hành và ngoại hóa. Tự hành tức là thông hiểu chỗ yếu diệu, của kinh, hóa độ dẫn dắt chúng sinh khắp mười phương, chúng sinh rộng biết mà đều hiển bày tên. Vô lượng các Đức Phật v.v... là trường hợp thứ hai nói gieo trồng duyên tốt, được các Đức Phật che chở. Đối với dòng pháp thì niệm niệm thấy nhiều Phật. Thấy duyên tốt đẹp thì cùng lúc ấy cũng thấy Phật, cho nên biết là Bát địa. Chỗ Phật an trụ v.v... trở xuống có hai câu. Thứ ba là nói đồng Phật hóa đạo, làm Đại sư các Bồ-tát. v... trở xuống Cửu địa văn cũng có ba: Một là khen tự hành thì có các câu như thiền tuệ sâu xa, cúng dường... Ngoại hóa thì làm Đại sư các Bồ-tát, thấu suốt tướng chúng sinh. Hóa hiện thân. v... trở xuống là thứ hai, là nói dùng thần thông mà tiếp chúng sinh, hóa hiện thân ấy. Như ánh điện chớp, là nói sự rất nhanh chóng của việc thần thông ứng với vật. Khéo học lưới vô úy. Lưới là trí sáng, chuộng học bốn vô úy của Phật, trí phá tan lưới ma, tức phá tan tà trí, cởi mở các trói buộc, là cởi mở các kiết như năm triền cái, mười triền cái v.v... vượt trên Thinh văn. v... trở xuống là phần ba, đều nói Đạo Nhị thừa, trước nói Bổn xứ, sau nói về hiển bày. Tuy đều bày Nhị thừa mà trong không gì chẳng bình đẳng với muôn đức của Đại sĩ cho nên nói đầy đủ vô lượng tổng trì. Vào sâu kho Pháp Bồ-tát... là kế khen. Văn mười địa cũng có hai: Một là lược khen tự hành ngoại hóa đã cùng cực Nhân hạnh, nên nói là vào sâu, nhân lý đều chứa quả Phật nên nói là kho. Tam-muội này đều xông thơm pháp thân nên gọi là Hoa Nghiêm. Giảng nói kinh điển là nói bên ngoài nói pháp giáo hóa chúng sanh. Trụ sâu trong Định môn... là khen rộng tự hành hóa tha. Trong hóa tha trước dùng thần thông cứu độ chúng sinh, kế nói bốn biện tài hóa độ chúng sinh, sau nói vì chúng sinh làm người bạn chẳng mời. Nhàn là giúp tâm trong nạn dữ, nói hàng phục phiền não, nên nói nhàn. Chẳng nhàn là người phàm ngoại bị phiền não sai khiến nên nói chẳng nhàn. Hoặc nói chẳng nhàn là người, còn nhàn là trời. Trong bốn biện hóa vượt hơn các việc thế gian là nói gốc lìa các âm thanh. Tâm thường trụ chắc trong Đạo độ đời là suy tư ứng dụng. Đối với tất cả muôn vật được tự tại, xứng cơ không mất. Trong phần làm người bạn chẳng mời có Pháp hợp với thí dụ. Trong hợp pháp trước nêu chẳng mời, kế giải thích, sau kết. Trong giải thích có ba ý, một là nêu bốn thệ nguyện sâu rộng của Đại sĩ, bốn thệ nguyện sâu rộng gánh vác các chúng sinh nên nói gánh nặng. Kế nêu thọ trì là giải thích. Chỉ vì trụ trì Phật pháp là giúp kho Như Lai không mất, hạt giống Phật không dứt. Kế nêu Đức từ bi để giải thích. Khởi tâm Đại bi thương xót chúng sinh là nói nhân quả cứu khổ. Giảng từ biện, trao pháp nhãn là nói nhân quả cho vui. Bố thí pháp không mời cho mọi người là kiết. Lê thứ là dân chúng-như con thuần hiếu v.v... là dụ cho tâm không buông bỏ chúng sinh, như con thuần hiếu theo mẹ, từ bi đối các chúng sinh xem như chính mình là hợp dụ. Tất cả pháp lành đều giúp vượt qua bờ kia v.v... là khen rộng tự hành. Văn đến hết câu Trí tuệ thánh minh chẳng thể suy nghĩ bàn luận. Như thế một thuở nọ cùng đến nhóm họp là đoạn văn lớn thứ tư tổng kết.

Riêng trong phần tựa có năm đoạn nói về nghĩa: Một là Như Lai hiện tướng (mỉm cười); hai là A-nan hỏi; ba là Phật xét ý câu hỏi; bốn là vâng đáp; năm chính là đáp những điều nghi. Phật mở bày tông, sẽ nói về Tịnh độ khuyên chúng sinh tu hành thì Phật biểu hiện dáng vui vẻ, nên nói các căn vui vẻ. Sắc hình thanh tịnh, tứ là đẹp, thanh tịnh là sáng rỡ. Vòi vọi là nói đức thanh cao sáng rỡ. Trong phần A-nan hỏi có hai: Một là có văn pháp thí hợp (pháp thí dụ). Trước nêu chỗ thấy tướng thỏa thích trong ngoài. Ngoài là nói thân hình, trong là nói tâm vui. Đúng thế Đại thánh... chính là hỏi. Năm câu trước chính là hỏi. Ở kỳ đặc là mười lực, bốn vô úy. Gởi tâm vào pháp các Phật thì trụ vào chỗ trụ của các Đức Phật. Hùng là giòng họ tốt đẹp. Phật đạo cao mầu nên nói là trên hết. Thế nhãn (mắt thế gian) là Đức của Đạo Sư. Như Lai lấy việc hóa độ người sơ cơ làm đức, nên nói là trụ vào đức của Như Lai. Là thiên đệ nhất nghĩa trong bốn thiên, nên nói Thiên tôn-Các Phật quá khứ, vị lai, hiện tại thường tưởng niệm là nói các Đức Phật ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại thường tưởng niệm, là nói các Đức Phật ba đời đều có niệm hóa độ chúng sinh. Ánh sáng thường chiếu nhau. Lại là trí trí chiếu nhau nên nói là tưởng niệm. Chính là nói được thông. Nay Đức Thích-ca và các Đức Phật mười phương cùng có một việc nhân duyên lớn. Việc ra đời vì sao có ánh sáng oai thần như thế? Đây là nêu chỗ nghi để kết hỏi-Xét lời hỏi để đáp A-nan. Văn có thể thấy rõ-Thứ năm là đáp câu hỏi mở đầu, có hai: Một là thưa hỏi; hai chính là đáp. Khen lời hỏi có ba: Một là khen đều giúp cho mọi người hiểu biết, nên nói lời ông hỏi có nhiều lợi ích. Như Lai dùng vô cái Đại bi v.v..., câu kế là khen hợp ý Phật ra đời. Vô cái bi là lòng từ bi của Phật không bị bao trùm-Vô lượng ức kiếp... câu sau nêu lời hỏi để nói ý ông hỏi thật hợp ý lợi ích chúng sinh của Phật. A-nan phải biết... chính là đáp. Có ba: Một chính là đáp, kế là A-nan lắng nghe, v.v... trở xuống là hứa nói. Đúng thế v.v... trở xuống là nói xin nhận ý chỉ mong được chỉ bày hậu tông. Trong phần chánh đáp có bốn. Trí Chánh giác Như Lai khó lường là nói chân trí tuyệt diệu, soi chiếu cùng khắp pháp giới, loài hạ phàm không biết được-Có nhiều Đạo ngự là nói dụng có nhiều thứ. Không thể cạn hết là nói giáo hóa khắp pháp giới không thể cùng tận-dùng năng lực một bữa ăn v.v... trở xuống là nói không đợi của cải để sống lâu-Ức trăm ngàn kiếp là giải thích nghi của chúng sanh, nói Phật có tuổi thọ này, chỉ cho tuổi thọ ở cõi đời có năm thứ vẩn đục chỉ có tám mươi tuổi-Vì sao các căn vui vẻ là có hai câu chánh đáp, nói lên tướng này mới nói có tuổi thọ vô cùng, cho nên nói lên sắc đẹp thanh tịnh. Vì sao như thế là câu sau, nêu Phật chân Bổn để giải thích Định tuệ, nghiên cứu vô cực, cho nên tùy tình cảm chúng sinh mà có dài ngắn, thường tự tại vô ngại-lắng nghe cùng nhận ý chỉ thì thấy rõ.

Ở đoạn lớn của phần Chánh nói là trước nêu tu nhân được quả, trong đó có hai: Một là nói duyên tu nhân; hai chính là nói về nhân. Trong phần nói về duyên thì trước nêu Phật quá khứ, kế nêu Phật Thế Tự Tại Vương, ở chỗ Đức Phật này nghe pháp phát tâm Bồ đề tu hành thành Phật. Do duyên từ Đức Phật này nhưng không nêu thẳng Phật Thế Tự Tại Vương mà nêu năm mươi ba vị Phật trước vì có hai nghĩa: Một là nói Như Lai chiếu soi việc lâu xa; hai là mọi người cùng gặp nhiều Phật ra đời nhưng chỉ có ngài Pháp Tạng là vượt lên, phát tâm tu hành thành Phật đạo. Nói được ngộ là hạn cục người lúc ấy. Nói về nhân có hai: Một là Kinh nói người tu nhân là vua. Vua ấy từ Phật Thế Tự Tại Vương nghe pháp phát tâm đều là người tu hành-Từ đến chỗ Phật Thế Tự Tại Vương v.v... trở xuống là nói mang ơn Phật, nói kệ khen ngợi và phát nguyện tu nhân. Trong phần tựa người tu nhân có bốn câu: Một là là nói lúc ấy có vị vua nghe pháp Phật nói; hai là nói bỏ ngôi cao xuất gia dốc chí hành trì, hiệu là Pháp tạng; ba là nói được tên, chứa nhóm Phật pháp nên gọi là Pháp Tạng. Tài cao dũng triết là câu bốn, lược khen đức của Phật vượt hơn mọi người nên nói tài cao. Thắng mình thắng người nên nói là dũng. Ánh sáng phá tan tà kiến nên nói triết. Văn Tu nhân hạnh có hai. Từ đến chỗ Phật mấy hàng văn xuôi cho đến hết hai mươi hàng kệ là nói lược về nhân. Sau kệ đến hết văn là nói rộng nghĩa nhân. Trong phần lược nói có năm ý, văn xuôi đến chỗ Phật chí kính. Kế bảy bài kệ khen Đức của Phật, ý đáp ân Phật nói pháp, tức gồm biểu thị tình quy y như tình thắng độ khen đức ba nghiệp biểu thị quy y. Trong bảy bài kệ có ba việc khen: Một là hai bài kệ rưỡi trước khen thân nghiệp, hàng đầu trước khen không ai so sánh, hàng kế nêu thí dụ nói lên sự cao quý hơn, nửa bài kệ kế đó kết Thắng Thế Chánh Giác Đại Âm, nửa bài kệ kế là khen hai việc: Khẩu nghiệp, nói âm thinh Phật... Đẳng giác mười phương, kế là khuyên nghe, bốn bài kệ sau là khen ý nghiệp của Phật-hai bài kệ trước là khen công đức hạnh-Vô Minh Dục Nộ một bài kệ sau là khen công đức vô vi, một bài kệ kế là khen Đức dụng công huân, là nói hạnh vị ấy. Trí tuệ sâu mầu là nói quả ấy tròn đầy, Oai thần sáng suốt rung chuyển mười phương là nói về dụng-Nguyện con được Phật... mười bài kệ thì ba bài kệ nói về phát nguyện. Trong đó có năm ý: kệ đầu chính là phát nguyện, hai bài kệ giả sử có Phật... là so sánh công đức, hai bài kệ kế là nói tu đạo khổ nhọc, tinh tấn mạnh mẽ. hai bài kệ kế là nói phát tâm xây dựng Tịnh độ mười phương cao quý, vì hóa độ chúng sinh. Một bài kệ kế là nói nổi tiếng khắp mười phương, phát nguyện sinh về mà được chứng quả cao quý. Nguyện con thành Phật chính là nêu ra thể của tâm Bồ-đề, vượt qua sinh tử. Đều được giải thoát là tâm vì chúng sinh nói dưới thì hóa độ. Bố thí điều phục v.v... trở xuống ý là nói ra đời hóa độ chúng sinh. Về hành thể chỉ nói phát tâm nêu hạnh ra làm thì không ngoài sáu Độ. Nói trí tuệ trên hết là nói năm độ kia thực hành không thể thoát khỏi sinh tử, cho nên phải có trí tuệ thấu suốt nguồn gốc thì mới vượt qua được, nên nói trên hết. Văn xây dựng dựng Tịnh độ nói chúng ấy kỳ lạ nhiệm mầu là nói năm thông tự tại, đều chẳng lui sụt. Đạo tràng siêu tuyệt cũng là cây Đạo siêu thắng, cũng là nói tu đạo ấy mau thành Phật nên nói siêu việt. May mắn gặp Phật kính tin là nói hai bài kệ dưới, bài kệ thứ tư, là thỉnh Phật làm chứng. Hạnh là gặp, gặp Phật Tự Tại Vương, nay hiện chứng đắc. Trên chỉ một lần phát thệ nguyện rộng lớn cứu độ chúng sinh, hạnh hạnh rất khó, người chẳng có lòng tin thì chỉ nói chưa chắc có làm, đều không có tâm kính học. Cho nên thỉnh Phật làm chứng để dứt bỏ nghi ngờ, khiến các chúng sinh cùng làm. Bài kệ sau thỉnh các Đức Phật mười phương làm chứng. Trong phần dù cho khiến thân dứt hết các khổ độc, một bài kệ là ý thứ năm muốn tâm ở trong khổ tự hành hóa tha thì gặp khổ không sợ, gặp vui không mừng, cho đến thành Phật rốt ráo không lui sụt, chẳng bao giờ hối hận để hoàn thành nguyện trên. Vào trong phần văn xuôi, từ đó về sau nói rộng tu nhân. Trong đó có năm đoạn nói nghĩa: Một là Pháp Tạng thưa hỏi phương pháp tu nhân; hai là Phật bảo A-nan v.v... nói Phật ấy bảo tự suy mà hiểu không cần phải nói. Ý muốn hiển bày sáng tỏ đức của Pháp Tạng; ba là Tỳ-kheo bạch Phật v.v... là nói Pháp Tạng lại thỉnh. Lúc đó, Thế Tự Tại Vương v.v... là nói Phật ấy nói cho nghe phương pháp, trong đó có hai ý: Là nói tu hành chắc chắn được, đong lường nước biển sẽ được báu là thí dụ; bốn là Phật Thế Tự Tại Vương liền nói rộng cho nghe... chính là nói pháp. Hai trăm mười ức cõi Phật, nhân lành tuy có mạnh yếu khác nhau, nhưng xét chỗ được độ thì giống nhau, cõi nước bảy báu thô diệu ứng hiện cõi Phật khác nhau nay tùy nguyện mà lấy. Thô là lớn, diệu là đẹp, là nói sự hiện bày hai trăm mười ức cõi ước đều cao lớn tốt đẹp; năm là Lúc đó, Tỳ-kheo v.v... trở xuống lại nói Pháp Tạng y theo lời dạy tu hành. Có bốn đoạn: Chính nói về tu hành, nói đến chỗ Phật trình bày. Ý đều tức trong năm kiếp tu hành phát nguyện. A-nan bạch Phật cõi nước Phật ấy tuổi thọ bao lâu... là nói đáp nghi lời Phật ấy sống bốn mươi hai kiếp, thì năm kiếp đâu đáng nghi. Tỳ-kheo Pháp Tạng nhiếp lấy hai trăm mười ức... là đến chỗ Phật trình bày. Tỳ-kheo bạch Phật xin xét kỹ là nói rộng bốn mươi tám nguyện. Trong đó có ba lớp: Một chính là nói nguyện, nhưng các nguyện này chia ra ba loại, nói có ba nguyện: Nguyện được Tịnh độ có 42, nguyện được quyến thuộc có ba: Nguyện được pháp thân có ba. Ba loại nguyện này không xếp chung một chỗ, chỉ tùy nghĩa mà sắp. Kế là văn xuôi và bài kệ mỗi câu năm chữ; hai là nói thệ nguyện. Trong bài kệ mười một hàng có ba lớp nghĩa: Có ba hàng chính là nói thệ, kế bảy hàng thệ xong lại nguyện, còn một hàng kia là nói thệ xong có điềm lành là mặt trời, mặt trăng cùng chiếu sáng. Nói mặt trời, mặt trăng cùng chiếu sáng vào Đức Như Lai. Sau bài kệ là mấy hàng văn xuôi, là phần thứ ba cảm được điềm lành chứng thành. Động đất là nói thành nhân, rãi hoa như mưa là nói chắc chắn được quả, tự nhiên âm nhạc là chứng tỏ cõi ấy có nhạc hay nói pháp hóa độ chúng sinh. Do đó Pháp Tạng đầy đủ tu xong là bốn. Nói nay Thích-ca nói, hạnh thuận theo nguyện của Pháp tạng. Trong đó có hai: Một là Có ba hàng nhắc lại thệ nguyện ở trước. Lập nguyện này xong một bề chuyên chí v.v... hai chính là nói việc tu hành. Sắp nêu việc tu hành thì nói cõi nước được tu rất cao rộng. Cao rộng có nghĩa là để an bày chúng, là nói Tịnh độ rộng rãi để an bày chúng sinh đến. Đãng là không có giới hạn, kiến lập thường nhiên, là nói dù ở kiếp hoại nhưng cõi ấy vẫn không thay đổi, vẫn tiếp tục còn hoài chẳng thể suy nghĩ bàn luận, trải qua nhiều kiếp là nói tu hành lâu xa chẳng thể đếm được. Không sinh dục giác... là nói tướng của hạnh, trước nói sáu độ, kế nói cúng dường Tam bảo tu ba thứ, kế nói xuất gia tu tự hành và ngoại hóa. Tùy chỗ sinh là nói về chỗ sinh, hành hạnh ứng sinh được quả báo, nhờ tu tự hành và ngoại hóa. Hễ là ba độc thì sinh khởi tâm phạm giới, nay không khởi giác và tưởng này. Lại không dính mắc sáu trần nên không phạm giới. Về thí độ không gì hơn pháp thí, chuyên cầu thanh bạch và vô lậu giải. Nói pháp cho chúng sinh nghe là Thí độ. Từ A-nan bạch Phật v.v... là nói được quả mầu Tịnh độ. Trong đó có hai: Một là nói lược được quả. Hai là từ oai thần Phật Vô Thượng Thọ và cây báu... là nói rộng được quả. Ở phần nói lược thì trước nói Pháp thân, sau nói Tịnh độ. Trước hỏi thành Phật, sau hỏi thời gian lâu xa và có lời đáp dễ hiểu. Cõi nước tự nhiên... là nói Tịnh độ. Trong phần nói về Tịnh độ có bốn hàng, văn khác không có. Núi Tu-di... là nói không uế, không có các núi cao thấp và bốn mùa, nhưng chúng sinh muốn thấy là do năng lực thần thông của Phật hiện ra mà thôi-Kế là nhân, hỏi không có núi Tu-di v.v... thì bốn vị Thiên vương và trời Đao-lợi nương vào đâu. Giải thích những điều nghi ở đương lai có năm ý dễ hiểu. Phật Vô Thượng Thọ có oai thần ánh sáng... là nói rộng về quả, cũng có hai. Ánh sáng quả Phật này có hai: Một là nói về quả ánh sáng; hai là nói sống lâu. Trong phần ánh sáng, trước nói ánh sáng, kế nói dụng chiếu cõi Phật. Kế nói nhờ ánh sáng được gọi là gặp. Ánh sáng này là kế nói được lợi ích, có công năng dứt trừ ba độc, ba cấu. Lại nghe ánh sáng khen ngợi mà nói thì được ánh sáng nước ấy chiếu soi và thành Phật. Lại vì mười phương xưng nói sống lâu. Trong phần đầu bốn hàng rưỡi là nói tuổi thọ của Phật ấy lâu dài, kế nói tuổi thọ Thinh văn và trời, người lâu dài. Lại số ấy khó tính lường là số chúng không thể tính đếm mà biết được. Trong số chúng khó biết thì trước nói chung số chúng nhiều ít, khen đức của chúng. Phật bảo A-nan v.v... trở xuống là luận ba hội số. Trong phần đầu có nhiều, pháp thuyết hợp với dụ. Hội đầu này còn không biết, huống là hai hội sau.

Nói quả Tịnh độ cũng có hai: Một là nói cõi nước trang nghiêm; hai là nói người, vật trong ở cõi nước đẹp đẽ. Trong cõi nước có bốn lớp: Một là cây báu trang nghiêm, cũng có muôn thứ kỹ nhạc tự nhiên; hai là nói kỹ nhạc; ba là nói giảng đường lầu quán trong ngoài trái phải có các ao báu, có các ao báu đẹp đẽ trang nghiêm. Trong văn cây báu trước nói các cây, sau nói riêng cây Bồ-đề, trong văn các cây trước nói làm bảy bằng báu, kế là nói tướng hoa lá, kế nói sắp bày dễ xem. Gió mát từ trở xuống v.v... là nói dụng phát ra âm thanh hay. Trong văn nói về cây bồ đề thì trước hết là nói thể của cây có năm hàng rưỡi văn. Trong nhẹ lay động... là nói lợi ích vật dụng, cây phát ra tiếng hay. Người nghe thấy được pháp sâu, lại được sáu căn thanh tịnh. Kế là nêu Bổn nguyện giải thích ý được lợi ích. Phật bảo A-nan v.v... là kế so sánh về tốt đẹp hơn. Trong văn nói ao báu, trước nói ao rộng lớn, hễ nói ao có nước tốt, cát vàng ròng... là nói nước tốt đẹp, có sắc bảy báu, nên nói vàng ròng... Trên bờ ao v.v... là nói có hoa đẹp. Nếu các Bồ-tát ấy xuống ao báu v.v... là nói nước ao làm tâm an thân vui, dứt điều ác, sinh điều lành và phát ra tiếng hay. Giải thích muôn hạnh Tam bảo không có tiếng ác và không có việc lỗi.

Này A-nan các người sinh về nước ấy v.v... là đoạn lớn nói người vật tốt đẹp, tự có ba thứ: Một là cùng nói y báo chánh báu, một hàng văn ấy nói về Chánh báo, chỗ ở cung điện một hàng cùng nói y báo cao quý. Nếu muốn ăn v.v... là nói khắp ăn uống đồ bảy báu và trăm vị... Các Thinh văn, Bồ-tát v.v... là nói khắp Chánh báo, khen sơ lược thần thông trí tuệ thấu suốt. Cùng một hình dạng là nói hình loại đồng nhất. Bẩm thọ thân hư vô, thể vô cực là dùng thần thông chẳng chỗ nào không đến; hai là

Thể vô cực là sắc như ánh sáng nên nói thân luống dối, không phải ý không sắc dạng là muốn nói lên sự cao quý của hình dạng. Sau có hỏi đáp so sánh; ba là Phật bảo Anan các trời, người v.v... nói riêng y báo. Trong văn trước nói dứt quả báo cao quý-Gió đức tự nhiên... là kế nói có gió tốt. Lại hoa sen báu v.v... là nói có hoa tốt. Trong văn nói chói lọi sáng rực là sáng chói. Hương minh là chiếu sáng mà có hương thơm.

Từ đầu quyển hai đến hết chính là thuyết. Văn chánh thuyết này có hai đoạn, đoạn lớn thứ hai là khuyên chúng sinh tu nhân vãng sinh. Trong đó có hai. Từ đầu đến hết ba nhóm là nói phương pháp tu nhân. Từ sau đó đến hết v.v... là văn chánh thuyết khuyên người vãng sinh.

Ở phần một có hai, một là nói lược, kế ba nhóm là nói rộng. Trong phần nói lược có ba, Vương xá là nêu nhóm Định dẫn người vãng sinh về nước ấy, chắc chắn vào định vị, vì cõi ấy không có nhóm tà và vị Bất định. Các Đức Phật mười phương v.v... là câu kế nói Phật nhiều như cát sông Hằng đều khen ngợi. Câu kế là nói cõi ấy toàn có người lành chánh Định, không có người tà ác. Cho các trời, người ở mười phương nghe tên muốn vãng sinh thì phải nên phát nguyện cầu sinh, là lược bày nhân vãng sinh, là phát tâm một bề... Các trời, người ở thế giới mười phương... là nói rộng người thành tựu nghiệp vãng sinh. Có ba nhóm người, là chỉ rõ phương pháp tu nhân. Ba nhóm tức có ba: Một là Nhóm thượng, là có khả năng xuất gia bỏ dục, lại phát tâm Bồ-đề, lại chuyên niệm, tu các công đức mà hồi hướng. Người này khi sắp qua đời thì thành tựu nghiệp vãng sinh, trụ vào không lui sụt; hai là Nhóm trung, tuy không xuất gia mà tu nhiều công đức, lại phát tâm Bồ-đề, chuyên niệm, đều hồi hướng phát nguyện. Người này cũng thành tựu nghiệp vãng sinh, trụ vào giai vị không lui sụt; ba là Nhóm hạ, là người phát tâm Bồ-đề, lại chuyên niệm, cũng phát nguyện, lại tin ưa, người này thành tựu nghiệp vãng sinh, cũng trụ không lui sụt. Nhưng trong đó thì người bậc Thượng là hàng Thượng Trung phẩm trong chín phẩm của quán kinh. Vì sao mà biết. Vì Kinh ấy nói: trong phẩm Thượng thì nói Phật bưng đài báu đến đón, chân đứng trên hoa bảy báu. Trong đây cũng nói hoa bảy báu nên biết là đó. Còn người bậc Trung thì thuộc phẩm Trung thượng và phẩm Trung trung của quán kinh. Sao biết, vì văn kinh ấy nói có Phật đến rước, mà phẩm Trung hạ không nói Phật đến rước, nên biết. Người bậc Hạ thì thuộc Hạ hạ phẩm của Quán kinh. Vì sao biết, vì văn kinh ấy nói phẩm Hạ hạ thành tựu mười niệm được sinh. Nay kinh này cũng thế. Kết lại ba bậc đều phải phát tâm Bồ-đề làm Chánh nhân, còn các hạnh khác làm duyên. Nhân nhân đã có ba bậc mà cùng vời lấy thọ Vô lượng, đã cùng cầu vô tận chủng trí, lại cầu độ tất cả chúng sinh, nghiệp này cùng pháp tánh vô lượng nên được tuổi thọ đồng nhau không thể nào tính đếm, nên nói là vô lượng. Mà báo nhân có hơn kém thì quả cũng có hơn kém.

Từ Phật bảo A-nan, Phật Vô Thượng Thọ oai thần vô cực v.v... là phần thứ hai khuyên người tu nhân vãng sinh. Trong phần lớn này có ba: Một là nêu cõi ấy phát ra kỹ nhạc rất hay để dẫn dắt người; hai là Nói Ta-bà tạp ác nên bỏ; ba là Theo người đời bạt tục... v.v... nói hiện tướng Tây phương khuyên người tin theo. Từ sửa y phục v.v... là thuộc về đó. Trong phần nói về thắng diệu có hai: Một là nói vui sướng thắng diệu; hai là từ Phật bảo Di-lặc các trời, người v.v... là nói dắt dẫn chúng sanh nhân gấp vãng sanh. Trong đoạn đầu lại có hai: Một là Tất cả các bài kệ nói các Đức Phật Bồ-tát mười phương cùng khen ngợi cúng dường Đức Phật ấy; hai là nói Phật Thích-ca khen cõi ấy vui sướng, thắng diệu. Văn xuôi và kệ tụng có hai: trong văn xuôi trước nói riêng về phương Đông, kế nói chung chín phương kia. Trong phần kệ tụng có bốn đoạn đoạn một, có bảy bài tụng. Ở văn xuôi nói các Đức Phật mười phương khen ngợi cúng dường, kế có tám hàng nói Phật ấy thọ ký cho Bồ-tát đến. Kế có năm hàng nói các Đức Phật mười phương đều bảo Bồ-tát ở cõi ấy nên vãng sinh về nước An dưỡng và cúng dường nghe pháp. Kế có mười hàng nói kinh giáo khó nghe, dạy người sinh tâm kính tin, trước bảy hàng nói về người sinh về, kế năm hàng nói về cúng dường, một hàng nói về thân nghiệp. Đều tấu nhạc trời v.v... ba hàng là nói về khẩu nghiệp. Hàm là đồng, tấu là trổi-thấy cõi trang nghiêm thanh tịnh ấy v.v... là nói ý nghiệp. Cúng dường là nói các Đức Phật mười phương dạy chúng sinh phát tâm. Đã phát tâm thì trên hợp ý Phật nên nói phát tâm làm cúng dường. Nói thọ ký tám hàng, thì bốn hàng trước nói về tướng thọ ký, bốn hàng kế chính là thức nói thọ ký, nói lên đúng thời cơ.

Do đó miệng mỉm cười, phát ra ánh sáng, rồi trở vào đảnh là biểu hiện nói năng vì người thọ ký pháp thân chí cực. Kế nửa hàng là nói trời, người biết tướng mà vui mừng, một hàng kế là nói Quán Âm biểu lộ tướng vui mừng. Kế một hàng là Phật đáp khuyên nghe. tám âm là: Một là vang; hai là thấu suốt; ba là trong; bốn là dịu dàng; năm là buồn; sáu là cao; bảy là hòa; tám là nhã. Chánh thọ ký có bốn hàng, một hàng có nguyện nên thọ ký, một hàng kế vì có công đức nên thọ ký, hàng kế có hiểu về không hữu cho nên thọ ký. Các Đức Phật mười phương đều dạy vãng sinh năm hàng, trong đó ba hàng đầu là Phật khiến, hai hàng kế là nói Bồ-tát vâng lời mà vãng sinh. Trong mười hàng dạy tin, thì ba hàng đầu chính là khen nghe kinh. Kế bốn hàng là nêu chứng lý giải thích năng thuyên khó được nghe. Kế ba hàng nói các điều khó để dạy người sinh tâm kính tin.

Trong phần Phật Thích-ca khen ngợi có hai: Một là nói cõi ấy trời, người quyến thuộc đều thắng diệu; hai là nói Phật ấy nói pháp cho chúng nghe có nhiều hoa đẹp. Trong đức quyến thuộc có hai: Một là nói các Bồ-tát, trời, người, Quán Âm, Đại Thế Chí có trí đức cao quý-Phật bảo A-nan v.v... là nói khắp cõi ấy chúng sinh có thần thông cúng dường như ý tự tại. Văn đọc dễ hiểu. Trong phần nói chánh pháp hưng thạnh có hai: Một là Phật nói; hai là Bồ-tát nói, tức là truyền lời Phật nói. Kế đều vui mừng là nói đều hiểu. Tức thời tự nhiên gió thổi là nói khi nói pháp có việc vui cúng dường Phật, vui khó tả hết. Trong phần Bồ-tát truyền lời Phật có hai: Một là nói không trái sót; hai là ở cõi nước ấy v.v... trở xuống là. Khen đức có ba lớp, trong phần khen nói pháp có mượn dụ mà khen, sau lại đối với pháp mà khen.

Trong phần khen pháp thuyết có sáu thứ khen: Trước tiên là khen đức không đắm nhiễm nên nói không tranh tụng chẳng có ai hơn. Được đại Từ bi là khen các đức như bốn đẳng v.v.... Ái pháp v.v... trở xuống là nói có đức ưa thích tôn trọng pháp. Tu tâm Phật pháp nhục nhãn thấu suốt là nói có năm nhãn. Dùng trí vô ngại giảng nói cho người nghe... là nói về đức. Chí cầu Phật pháp pháp vô ngại. Khéo biết Tập Diệt âm thinh là từ vô ngại. Tu các gốc lành là nói đức tự hành, ngoại hóa. Sinh thân phiền não là khen tự hành, dứt hết chánh sử kiến tư. Hai thứ ấy đều hết là tập của hai nhà. Trời buồn v.v... trở xuống là nói ngoại hóa. Đều chở che, tức nội đức đã đủ thì có khả năng khéo léo chở che chúng sinh. Nhân hạnh tự bày rốt ráo là có khả năng đến được bờ kia Nê-hoàn. Quyết dứt lưới nghi là có khả năng dứt nghi cho chúng sinh, trước là xét rõ từ nội tâm mà có ra thầy bất minh. Hai là bao trùm hiểu rõ Phật pháp rộng lớn, muôn pháp không thể cùng tận. Nói thí dụ có hai mươi câu, nên chia có hợp mà hiểu.

Thứ ba là trở lại văn pháp thuyết, có bốn: Một là nói có đức pháp thí, tức dùng sáu hòa kính làm đầu mà khen. Sáu Hòa kỉnh là giới đồng, kiến đồng, lợi dưỡng đồng, thân đồng, khẩu đồng, ý đồng; hai là nhổ hết các gai dục v.v... là khen dùng đại bi làm đầu; ba là năng lực nhân, năng lực duyên, dùng các năng lực mà hiểu mà khen, thường dùng Nhân Đại thừa mà hóa độ chúng sinh, nên nói năng lực của nhân. Nhờ duyên mà soi chiếu chúng sinh gọi là năng lực của nhân. Nguyện lực là bên trong có nguyện sâu nặng rộng độ tất cả. Năng lực phương tiện là có hiểu biết khéo léo. Thường chẳng bỏ nguyện này vì muốn làm lợi ích an vui cho chúng sinh là nói năng lực điều lành, đối với cảnh không loạn là nói Định lực. Xem xét mà chẳng mê tối gọi là năng lực tuệ. Có khả năng tùy muôn thứ mà nói cho nghe thì gọi là năng lực Đa văn. Các năng lực thí, giới, nhẫn v.v... là dùng sáu độ để hóa độ chúng sinh-Các năng lực thông minh là dùng năng lực thần thông ba minh hóa độ, năng lực đúng pháp điều phục các chúng sinh. Nhu là dùng pháp để điều phục, cương là dùng thế mà điều phục. Như thế kết khen các năng lực; bốn là Thân sắc tướng tốt v.v... là khen sắc thân làm đầu-Này A-nan các Bồ-tát ấy v.v... là đã khen rồi lại kết khen.

Phật bảo Di-lặc các trời, người v.v... là thứ hai, hướng dẫn chúng sinh tu nhân vãng sinh có hai: Một là trước nêu riêng người thanh tịnh; hai là cõi nước ấy là nêu cõi tịnh, sao chẳng thực hành niệm lành, Đạo tự nhiên v.v... là khuyên tu nhân. Niệm Đạo tự nhiên là niệm công đức tốt đẹp cõi ấy, quả tự nhiên mà ứng-dính mắc vào ý chứng không trên dưới. Chứng quả không có hình sắc trên dưới tốt xấu khác nhau. Rỗng suốt là trí không ngằn mé, là cảnh chân đế. Đây là nói quả chánh báo ai nấy đều nên siêng năng tinh tấn có gắng tự cầu, là khuyên siêng năng làm nhân lành sẽ được quả mầu, tu nhân Bồ-đề thì sẽ dứt hẳn sự trôi lăn theo chiều ngang trong năm đường, nên nói đường ác tự nhiên đóng. Người đi thì nhiều nên nói là vô cùng cực, chỉ tu mười niệm thành tựu liền được vãng sinh, nên nói dễ đến mà không người. Nước ấy chẳng trái mà tự nhiên kéo dắt, hai câu này là giải thích nghĩa dễ đến. Nói tu nhân sẽ chiêu cảm quả thì được quả này dẫn dắt. Sao không bỏ các việc v.v... là câu kết khuyên.

Song người đời bạt tục... v.v... là thứ hai, nói Ta-bà tạp ác, trong đó có hai đoạn: Một là Chê bai; hai là hình tướng thiện ác chê bai là nêu người gây ra điều ác là hình tướng thiện ác, nói khắp người thọ giới Phật mà hủy phá nên bị răn dạy. Ở đoạn đầu có hai, từ đây là nói ba độc, mười ác v.v... gây ra điều khổ đáng nhàm chán xa lìa. Nay Ta bảo các ông việc thế gian... là thứ hai, khuyên tu việc lành xuất thế, nói về ba độc làm ác. Tức có ba đoạn, từ đây về sau là nói hội tâm gây ra khổ. Có hai: Một là nói giàu sang đều khổ. Bạc tục là tâm ngu ít trí nên gọi là bạc tục. Ai nấy đều tranh lợi để tự cấp dưỡng, không có tôn ti, người làm ác thường lo nghĩ tính toán là nói chú tâm vào tiền của, chứa nhóm không buông bỏ, siêng cầu không yên ổn, nên bị tâm luôn rong ruổi sai khiến. Có ruộng lo ruộng v.v... là nói người giàu bị khổ vì nhiều tham cầu. Y thực, thập vật, thì thập là nhiều. Lo nghĩ sầu khổ là nói về khổ tìm cầu. Ở đây nói về khổ giữ gìn, chết ngang trái vô thường là kẻ thù bỗng đến, kinh hãi là nói buồn rầu, kết giận tức là nói sinh giận hờn, buồn sợ muôn mối. Trước nói mong cầu tiền của khổ nhọc, ở đây kết nói cái khổ về mất tiền của. Nóng lạnh là kết thúc ý tập, ý hành, khổ vời lấy bịnh nóng lạnh. Nghèo cùng hèn kém v.v... là người nghèo gây khổ, tiêu phí tiền bạc. Văn nói có chỗ tới mà không biết, đã bị sinh tử thì chỉ an trụ trong khổ vui. Chẳng biết chẳng chịu làm lành nên nói không biết. Người thế gian v.v... là hai, nói tâm giận gây ra điều ác. Trước nói về gây ra điều ác, người ở thế gian... là nói quả khổ thiện ác biến hóa. Nhân ác bị khổ, nhân lành được vui, báo ấy dễ biết nếu đời trước có dự bị làm lành nghiêm khắc thì quả báo cõi trời sẽ chờ đợi, còn làm ác thì rừng dao núi kiếm sẽ đợi chờ. Như thế người đời v.v... là ba nói tâm si gây điều ác. Cố ý gây ra tội là do chẳng tin, gây điều ác không biết ăn năn-Tự thấy là khi sắp chết hình ảnh ác hiện ra, lúc đó mới biết. Thân gây điều ác nên nói là thân ngu, tâm không tin nên nói thần ám sinh tử họa phước không đáng lấy làm lạ. Chết rồi sát sinh cúng kiến là việc dữ, gả cưới v.v... là việc lành. Người đời đối với hai việc này tranh nhau làm, ý cho là đúng, nên không đáng lấy làm lạ. Từ đây trở đi là nói những điều tạp nhạp, là nói tâm đạo nhiều lo rầu. Ác nghịch trời đất là trên chẳng thuận lòng trời, dưới trái với ý Diêm-la, đợi tội nặng sẽ cướp đoạt, là nói cướp ngang mạng sống, sai ác quỷ đánh bắt vào đường ác chịu khổ vô cùng; hai là nay ta bảo các ông việc thế gian... v.v... khuyên người tu điều lành xuất ly. Trong đoạn ấy có bốn. Từ đây v.v... chính là nêu điều lành để khuyên. Ý khuyên v.v... Phật còn lại thế hãy nên thưa hỏi, khuyên siêng tu, chớ ở sau người. Nói làm điều ác phải chịu khổ trong ba đường dữ. Nếu có nghi, tức tâm thắc mắc không hiểu thì nên hỏi Phật.

Di-lặc quỳ thẳng... là thứ hai, là nói hiểu rõ, nêu ích lợi, hiển bày công đức của Phật, do Phật đời trước tu đạo Bồ-tát rộng lớn đồng như pháp giới, khiến được thành Phật, từ bi ra đời hóa độ chúng ta. Ân đức che khắp thành tựu lợi ích xuất thế, phước lộc vòi vọi, bày oai đức Phật cao xa; ba là Từ Phật bảo v.v... khuyên sinh tín tâm, văn dễ hiểu. Nhưng chỉ nắm chắc trí tuệ, giữ gìn giềng mối là nói Như Lai giáo hóa chúng sinh được ích lợi, phát sinh lời chân thật, chiếu xét rành rẽ được lý ở trong lòng, mở thấy năm đường, là nói từ bi khắp vì mọi người giải quyết sinh tử là nói lìa khổ. Được đạo nê-hoàn là nói được lợi ích xuất thế; bốn là ngay lúc Di-lặc v.v... kích khởi thì ai đồng tu với Di-lặc, có hai: Một là nêu tinh tấn và biếng nhác ở trước, sau khuyên tự chán bỏ mà siêng tu; hai là từ Phật bảo là lại thành thật khuyên dứt nghi ngờ. Trong đây trước răn dứt hoặc nói hoài nghi thì sinh vào biên địa, không thấy Phật đến năm trăm năm. Hoa chẳng nở lại không được tự tại đi khắp mười phương cúng dường các Đức Phật. Kế là từ bạch Phật không dám nghi ngờ v.v...... là nói theo giáo nêu ý chỉ.

Thứ hai là nói về hình tướng thiện ác, trong đó có hai: Một là sắp nói ác thì trước nói giữ giới là khéo khen ít có; hai là từ nay ta ở thế gian thành Phật v.v... chính là nói năm điều ác. Ở thế gian mà có khả năng dứt tâm chánh ý là nói giữ giới không ai sánh bằng là khen ít có. Nói trong các độ khác có nhiều duyên tốt, lại có báo tốt mạnh mẽ nên làm lành là dễ. Còn cõi này không có hai duyên đó, nên tu điều lành rất khó, vì thế nói ít có.

Trong phần nói năm điều ác có ba, nói chung về điều ác thứ nhất thì trước đều nói Phật bảo Di-lặc, ta bảo ông rằng v.v... là nêu chung lỗi ba độc, khuyên lìa lỗi, tu điều lành. năm điều ác là: Một là sát sanh; hai là trộm cắp; ba là Tà dâm; bốn là nói dối; năm là Uống rượu. Làm tổn năm điều răn cấm lành thì gọi là ác. Năm Thống, năm

Thiêu là nói về quả khổ, do làm điều ác nên bị thiêu (đốt), do thiêu nên bị Thống (đau đớn). Vì sao chỉ nói năm thứ này, vì người đời đời thích gây ra nên nêu khắp. Là rất khổ dữ, đây là nói năm giới đối trị để hàng phục ý. Tâm mong mỏi vào Đạo dạy giữ năm giới lành, là thuận giáo tu hành, được các phước đức, là nêu hai quả xa gần để làm tròn hạnh.

Trong phần nói về năm điều ác có hai: Một là nói Ác ví như lửa lớn; hai là khuyên tu trì, răn làm thiện để dứt ác. Trong phần ác có hai: Một là nói nhân ác, từ đời có đạo thường v.v... là nói quả khổ của ba báo. Trong nhân trước nói về người làm điều ác, muốn làm các điều ác... là nói những điều ác gây ra. Phệ là Đạm, lại từ sự ngang bướng mà nêu quả ác để tránh nhân ác trên. Thần minh ghi biết là sổ sách định trước chẳng sai lầm. Tất cả chúng sinh đều có hai thần: Một là Đồng sinh; hai là Đồng danh. Nữ Đồng sinh ở vai phải ghi chép ta làm điều ác, nam Đồng danh ở vai trái, ghi chép ta làm điều lành. Bốn vị thiện thần cõi trời mỗi tháng sáu lần trở lại ghi tên vào sổ để tâu lên Đại vương. Địa ngục cũng thế: sáu ngày trai mỗi tháng, một năm ba lần phúc tra, mỗi năm có tám phen xem xét chẳng để sai lầm. Nên có phạm thì chẳng tha-Nghèo cùng hèn hạ là nói dư báo của người. Có người tôn quý nêu bày được mất. Đời có đạo thường... là ba, quả báo đến thế gian có việc trước mắt. Hiện báo chưa hết thì đã hết tuổi thọ, nói về sinh báo, chuyển sang đời khác thọ thân. Đây là nói hậu báo, thí như phép vua là dẫn dụ so sánh. Huống là báo nhẹ ở trước, khổ nặng ở sau, giống như pháp vua trị tội. Trước phải gông cùm dẫn ra chợ giết. Trước hiện báo, sau vào địa ngục, nên nói cực hình trong ba đường vô lượng khổ não, sinh ra hậu báo nặng. Pháp này tiêu hết, văn dễ thấy-Ví như ở sau nêu giữ giới đối mà khuyên răn.

Ác trộm cắp có ba: Một là Trong phần làm ác có hai như trên. Người thế gian là nói người làm ác đều không nghĩa lý là nói việc làm ác là người tham lam không biết nhún nhường, sau đó có thể thấy, chỉ nói tâm và miệng đều khác, từ đó suy ra ý niệm không thật, chỉ trước mắt là nói điều lành, tình muốn so lường, chúa thượng bất minh, lợi dụng hạ thần. Làm tể tướng hoạn quan thì tha hồ buông lung lợi dụng lấy tiền của muôn dân. Do thế lực mà dùng công hiếp tử. Ở ngôi vị mà bất chánh, suy ra chúa thượng trong bất minh thì sẽ bị nước ngoài xâm lăng. Chẳng hợp lòng trời là nói tâm làm ác không thuận với điều lành, không gì chẳng theo, thần thức một mình ra đi, tiền của để lại. Nay đời này hiện có phép vua v.v... là ba, nêu ba khổ báo. Tự nhiên ở ba đường là nói khổ sinh báo, trôi lăn trong ấy v.v... là nói hậu báo. Ví như v.v... là nêu điều lành để đáp lại.

Nói điều ác tà dâm, cũng trước nêu người đời, là nói tướng của người làm ác. Nhân sống nhờ là do quá khứ hoặc làm thiện trí thức nhân duyên hương hỏa, hẹn làm quyến thuộc nhau. Nhưng chỉ nghĩ dâm dật v.v... là nói tướng gây điều ác. Cũng lại chẳng sợ v.v... là nói hiện báo. Tự nhiên v.v... là nói báo đời sau.

Nói về ác nói dối cũng nêu như trước dạy bảo lẫn nhau, là nói người làm ác. Nói hai lưỡi, nói lời độc ác... là nói việc gây ra điều ác, ganh ghét người lành là nói lời độc ác. Gièm xiểm, đấu loạn là nói hai lưỡi, phá hoại người hiền minh là nói dối, để mọi người vui mừng là nói thêu dệt. Bất hiếu với cha mẹ là nói người làm ác, gây ra tội nghịch thì bạn bè không tin là nói bất trung để thành nói dối ở trên. Tôn quý tự đại để thành nói lời độc ác, bảo mình là có đạo để thành hai lưỡi. Không sợ trời đất thần minh, trời trăng là nói tự ngang bướng khó dạy. Ỷ cậy đời trước, đem ý cậy nhờ sai trái làm phước đức, thân đời trước có làm chút ít phước lành nên khiến cho đời nay được thần thiện trợ giúp nhưng vẫn làm ác không thôi, nên thiện thần bỏ đi. Tuổi thọ... là nói ba báo. Trước nói hiện báo, là nói tướng ác hiện ra sẽ cùng đi chịu quả với nhân xưa. Quả tự nhiên là trước nhân sau quả, hiện ra không sai lầm. Đạo trời tự nhiên là nói ba đường tự nhiên sẵn có. Kế là báo đời sau có thể biết.

Nói điều ác thứ năm, người thế gian dời đổi, ỷ cậy là nói người làm ác, không chịu làm lành là nói việc làm ác tiêu mất, văn rất dễ thấy. Trong khoảng trời đất v.v... là nói sự khổ của ba báo. Khôi khuếch là nói rộng lớn mịt mù, là nói sâu xa mênh mông để thành cái rộng ở trên. Ví như v.v... là nêu điều lành sáng suốt có dễ thấy. Đoạn ba gồm có hai: Một là nêu lỗi khuyên dứt; hai là Từ Phật bảo nay trời, người các ông v.v... là nêu điều lành mà khuyên. Phần đầu có hai: Một là nêu ba độc mà khuyên dứt; hai là từ thế gian như thế Phật đều thương xót v.v... là nói thuận giáo dứt ác, được thoát hẳn cõi đời có năm thứ vẩn đục, là nhắc các lỗi mà khuyên biết nhân của nó, xoay vần đắp đổi sinh nhau, là nói ba độc chẳng bỏ, các điều ác chẳng dứt thì quả khổ không hết. Nếu đời này trước bị tai ương bịnh khổ là nói hiện báo, thân chết rồi đi theo đường mình đã tạo là nói sinh báo. Từ ít nhỏ khởi lên là nói bổn báo (báo xưa) tham tiền hoặc tham da thịt, nên nói từ nhỏ ít khởi lên. Đều do tham đắm v.v... là nêu lỗi ba độc. Tham đắm vinh hoa, tham vui hiện tại mà gây ra việc ác, thân phải chịu khổ là nói khổ của thân. Lâu sau rất dữ, là nói khổ của ba quả báo. Trời đất giăng bày là nói các trời ghi nhớ, Diêm-la đều biết. Phật bảo v.v... là thuận giáo được lợi dễ hiểu. Nay trời, người các ông v.v... là nêu ta khuyên tu. Văn có hai: Một là khuyên tự hành ngoại hóa; hai là Phật bảo Di-lặc v.v... là dạy răn, trước chính là văn, sau Di-lặc nêu ý chỉ, dễ biết.

Thứ ba là nói hiện cõi. Trong văn có hai đoạn: Một chính là hiện độ khiến người mến mừng. Trên tuy tai nghe nói cõi đẹp mà chưa thấy bằng mất. Cho nên ở đây hiện độ khiến đều mến tu. Trong đây có năm: Một là Như Lai bảo thị giả thỉnh; hai là thị giả sửa sang y phục kính thỉnh; ba là khi ấy v.v... chính là nói phát ra ánh sáng hiện cõi; bốn là từ Phật bảo A-nan v.v... là xét thấy chăng; năm là từ Từ Thị bạch Phật là hỏi để dứt nghi. Trong phần hỏi có hai câu hỏi: Một là hỏi thai sinh; hai là hỏi hóa sinh. Sau Phật đáp. Trước đáp thai sinh, sau đáp hóa sinh. Nếu có chúng tâm vì tâm nghi ngờ nên phát ra duyên cảm thai sinh, tu các công đức thì sinh nhân vãng sinh, mà nguyện sinh cho nên được vãng sinh, do nghi ngờ mà thọ thai-nghi ngờ trí Phật, là nghi ngờ năm trí Phật không tin nên thấy Phật xa xôi mà phải chịu năm trăm năm ở trong hoa không nở, gọi là thai sinh, không hiểu trí Phật là trí Như Lai không có bờ bến, không thể gọi tên, không có hạn cục. Đại thừa Quảng Trí là trí không có cảnh chiếu, không chấp lấy, là trí cao siêu trên hết, chiếu cảnh đồng phàm. Nếu có chúng sinh sáng suốt tin trí Phật v.v... là đáp hóa sinh, trước nói tin ấy là tin không nghi ngờ liền ở hoa bảy báu, là nói quả hóa sinh phương khác v.v... là đồng loại khuyên sinh. Di Lặc nên v.v... là kết thúc về được mất, trước lại nêu hai sinh trên. Ví như v.v... là thí dụ để nói về sự cao quý. Vua Chuyển Luân dụ cho Phật Vô Thượng Thọ, cung điện bảy báu dụ cho Tịnh độ. Vương tử bị tội dụ cho người có tâm nghi. Xiềng vàng dụ cho hoa không nở, giường nệm không khác dụ cho ở trong hoa thọ hưởng vui sướng. Tự tại hợp dụ có thể biết. Tự ăn năn trách cứ là nói chẳng phải một thứ, nếu ăn năn thì liền ra, không an năn thì phải ở đủ năm trăm năm. Cho nên là kết khuyên. Di-lặc bạch Phật, trong hiện cõi có hai, hỏi vãng sinh ít nhiều là ý muốn khuyên người cùng dòng cao quý này chắc chắn vãng sinh. Trên là trình bày phương pháp vãng sinh. Trong đó chỉ nêu ba nhóm không nói rộng Đại sĩ. Nay đây v.v... là nói rộng mười bốn cõi Phật đều có người vãng sinh, chẳng phải chỉ ba bậc mà người có gốc lành thì đều về được.

Đoạn lớn thứ ba là lưu thông có hai đoạn như trước. Đoạn một có bốn: Một là khen kinh sâu xa rộng bày lợi ích, khuyên người thọ trì; hai là Đời tương lai v.v... là trình bày rộng kinh này khó gặp; ba là Như Lai ra đời v.v... là nêu các điều khó, muốn nói pháp này khó nghe mà khuyên kính trọng thọ trì không quên; bốn là Khi ấy Đức Thế Tôn v.v... là người nghe kinh ngộ đạo được lợi ích, dù chỉ một niệm. Đầy đủ vô thượng công đức là nói lợi ích sâu xa, một niệm chí tín tu hành phát nguyện thì chắc chắn sinh về Tịnh độ, cuối cùng được quả Phật, nên nói vô thượng.

Tam thiên đại thiên thế giới v.v... là khuyên trọng pháp không từ nan các khổ-vì sao như thế v.v... là giải thích không từ nan các khổ. Thế nên v.v... là kết khuyên-nói như thế là nói cõi nước ấy chánh báo tốt đẹp, dạy như thế là dạy tu hạnh nguyện. Làm như thế là lập chí đúng pháp tu hành, là khuyên lưu thông, nêu giáo không trái sót-đoạn thứ tư có hai: Một là khi ấy chúng ngộ Đạo nhiều ít vô lượng; hai là hoa đẹp rơi xuống là nói chiêu cảm điềm lành. Chứng ích đời sau là nói người thấy nghe đều vui mừng, vâng làm theo.

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Kinh Sớ][Mục lục tổng quát]