TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ KINH SỚ

SỐ 1759 - PHẬT THUYẾT A-DI-ĐÀ KINH SỚ

Sa-môn Nguyên Hiểu nước Tân-la ở Hải đông, đời Đường soạn

MỤC LỤC

Phần I: NÓI VỀ ĐẠI Ý

Phần II: NÓI VỀ TÔNG CHI CỦA KINH

C. Phần III: NHẬP VÀ GIẢI THÍCH

 


Kinh này được chia ba phần để giải thích:

- Phần đầu: Nói về đại ý.

- Phần hai: Giải thích tông chí của kinh.

- Phần ba: Giải thích văn.

Phần I: NÓI VỀ ĐẠI Ý

Luận rằng lấy tâm chúng sanh làm tâm, lìa tướng lìa tánh, như biển cả, như hư không. Vì, như hư không nên không có tướng để dung chứa, thì làm gì có Đông có Tây? Vì, như biển cả, cho nên chẳng có tánh để nắm bắt thì làm sao không có lúc động tịnh? Đó là do nhân nhiễm nên nghiệp theo năm trược mà trôi lăn, hoặc nương theo duyên tịnh dứt bặt bốn dòng, vắng lặng hoàn toàn. Nếu động tịnh ấy đều là đại mộng là do giác tỉnh thấy nó không trôi chảy, không vắng lặng, cõi uế hay cõi tịnh xưa nay là một tâm, sanh tử Niết-bàn trọn không hề có hai cõi. Tuy giác không hai, nhưng thật khó nắm giữ, mộng mê chỉ một nhưng chẳng dễ gì lìa xa. Vì vậy Đại Thánh lưu truyền dấu vết có gần có xa, những điều nói ra, hoặc khen hoặc chê, đến như Đức Thích-ca Mâu-ni thị hiện ở cõi uế này, cảnh báo năm thứ vẩn đục để khuyên chúng sanh vãng sanh; Đức Di-đà ở cõi Tịnh độ dẫn ra ba hạng để dắt dẫn hóa độ chúng sanh.

Nay kinh này, thể hiện chủ ý của hai Đức Thế tôn hiện sanh ở đời; là cửa quan trọng cho bốn hạng nhập đạo, nêu bày Tịnh độ là nơi đáng để nguyện sanh, khen ngợi Diệu đức là chỗ để quay về. Diệu đức đáng để quay về là tai nghe tên kinh liền nhập Nhất thừa mà không trở lại; miệng tụng danh hiệu Phật liền ra khỏi ba cõi mà không trở lui, huống nữa là người chuyên lễ bái, tụng niệm, khen ngợi, quán sát ư! Tịnh độ đáng nguyện, là tắm ở hồ sen cát vàng thì lìa nhân nhiễm ô của hữu, sanh; dạo chơi ở rừng chiên đàn, cây báu liền hướng về quả Thánh không còn sinh tử; do thấy ánh sáng Phật nên thể nhập vô tướng, nghe Phạm âm thì ngộ vô sanh, sau mới từ cửa thứ năm mà ra, trở lại vườn sanh tử, rừng phiền não, chẳng cần một bước mà dạo khắp thế giới trong mười phương, chẳng cần một niệm mà biến hiện vô biên ba đời, đó chính là Lạc, nơi nào có thể hơn chăng? Tên Cực lạc nào phải hư huyễn!

Nói "Phật thuyết" chính là từ miệng vàng Phật lưu xuất ra, giáo lý ấy ngàn đời chẳng bỏ được; chữ "A-diđà" bao gồm thật đức đã lập, tên ấy muôn kiếp không tận. Cũng hợp Năng, Sở dùng làm tiêu đề thứ mục, cho nên nói "kinh Phật thuyết A-di-đà".

Phần II: NÓI VỀ TÔNG CHI CỦA KINH

Kinh này, dùng vượt thẳng ba cõi hai thứ thanh tịnh để làm Tông chỉ, khiến các chúng sanh lập chí hướng về đạo Vô thượng, được không lui sụt chuyển. Sao gọi là hai thứ thanh tịnh? Như Luận chép: Thanh tịnh này có hai thứ:

1. Khí thế gian thanh tịnh.

2. Chúng sanh thế gian thanh tịnh.

Cho đến nói rộng nhưng sát nhập hai thứ thanh tịnh này lại, gồm có bốn môn:

1. Môn Viên mãn, chỉ có Phật Như lai nhập vào môn này, như kinh Bổn Nghiệp đã nói.

2. Môn Nhất hướng, Bồ-tát Bát địa trở lên mới được nhập vào môn này, như trong Luận Nhiếp Đại thừa chép: 3. Môn Thuần tịnh, chỉ có các Bồ-tát địa Cực hoan hỷ thứ ba trở lên mới được vào môn này, như trong kinh Giải Thâm Mật chép:

4. Môn Chánh định tụ, chỉ bậc Bất thối mới được vào môn này, không có nhóm tà định và nhóm bất định, như trong kinh loại hai quyển chép: Thường thì thế giới Cực lạc có đủ bốn môn này.

Nay hai thứ thanh tịnh thuộc tông chỉ kinh này, chính là nêu bày môn thứ tư nhóm Chánh định vì người Thanh văn bất định, và các phàm phu cũng được vãng sanh, luận nói hạt giống Nhị thừa chẳng sanh, vì quyết định chủng tánh không được sanh. Kinh Thanh Vương chép: Thế giới An vui của Đức Phật A-di-đà có cha mẹ là người nữ được biến hóa chẳng phải là người nữ thật báo. Luận nói người nữ chẳng được vãng sanh về cõi ấy, vì không thật là người nữ cho nên cũng đồng như chim hóa sanh. Lại, tuy có cha mẹ mà chẳng phải thai sanh, đều là hóa sanh giả làm cha mẹ. Như kinh trên chép: "Nếu bốn chúng giữ được chánh niệm thọ trì danh hiệu Đức Phật kia, do công đức này, khi qua đời được Đức Phật A-diđà cùng đại chúng đến chỗ người ấy, giúp cho người ấy được thấy. Thấy rồi liền sanh vui mừng, công đức tăng lên gấp bội, do nhân duyên đó, chỗ được sanh xa lìa hẳn hình hài của bào thai uế dục, đến chỗ tốt đẹp trong hoa sen báu, tự nhiên hóa sanh, đầy đủ thần thông sáng suốt rực rỡ". Nên biết, đó là do giả gởi gắm cha mẹ.

Lại, kinh ấy chép: "Phật A-di-đà và các vị Thanh văn, Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, nước ấy hiệu là Thanh Thái, chỗ của Thánh vương ở, thành ấy rộng mỗi bề mười ngàn do-tuần". Vả lại, Quán kinh chép: "Phật kia thân cao sáu mươi muôn ức na-do-tha hằng hà sa do-tuần". Thành nhỏ thân người lớn chẳng tương xứng, nên biết đức Phật ấy có rất nhiều thành, tùy các chúng lớn nhỏ, thành cũng lớn nhỏ. Trong thành lớn, hiện bày thân lớn; trong thành nhỏ, hiện làm thân nhỏ. Mười ngàn dotuần trong kinh Thanh Vương là nói ngồi thành để cho Thanh văn ở, nên biết thân Phật cũng tương đường để ở. Quán kinh chép: Thân cao lớn, nên biết thành kia cũng tùy theo đó rộng lớn, để đại chúng đều ở chỗ đó. Như trong kinh loại hai quyển và kinh này, trong hồ hoa sen lớn nhỏ khác nhau, tùy theo hồ lớn nhỏ mà hoa ấy cũng lớn nhỏ theo, nên biết thành, thân lớn nhỏ cũng vậy. Ngoài ra, sự trái nhau được hiểu theo đây.

Hoặc nói, trong kinh Thanh Vương nói có cha mẹ, là nói về chỗ cõi uế nơi Phật kia ở, nghĩa này không đúng. Sở dĩ như vậy, là do kinh kia đã nói trong hoa sen báu tự nhiên hóa sanh, đầy đủ thần thông rộng lớn ánh sáng rực rỡ; lại, văn dưới nói có hai vị Bồ-tát, một hiệu là Quán Thế Âm, hai hiệu là Đại Thế Chí. Hai vị Bồ-tát này đứng hầu hai bên, các việc này đều là tướng Tịnh độ, chẳng khác gì những điều đã nói trong Quán kinh. Nên biết, kinh ấy đã đề cập Đề-bà-đạt-đa và Ma vương v.v v.v... đều là những việc biến hóa ở Tịnh độ, không vì những thứ này mà chẳng phải Tịnh độ; như biến hóa ra súc sanh cũng chẳng phải cõi uế. Vả lại, chỉ dựa vào luận để giải thích lại bản văn.

C. Phần III: NHẬP VÀ GIẢI THÍCH

Văn có ba phần: Tựa, Chánh và Lưu thông

Trong phần Tựa có sáu câu, trong đó hai câu đầu là câu tiêu đề, bốn câu sau là sự chứng thành hai câu trước. Nói "như thị" là nêu chung pháp đã nghe, biểu hiện có tâm tín thuận. Nói "tôi nghe" là riêng đề cập người nghe, biểu hiện ý không trái ngăn. Bốn câu dưới, dẫn ra có hai cặp chứng thành tựu, làm rõ sự nhớ, nghe, thời gian, nơi chốn, đều thành tựu điều nghe không lầm. Đã có Đại sư, đại chúng chứng minh rằng lời này đáng tin, trong đó được xác thực, đều rất dễ hiểu như thường lệ.

Phần tựa thứ sáu, đại chúng có ba, trước là chúng Thanh văn, kế là chúng Bồ-tát, sau đó là chúng tạp loại. Trong chúng Thanh văn, Ngài Xá-lợi-phất, Hán dịch là Thân Tử; Mục-kiền-liên, Hán dịch là Tán Tụng; Cadiếp, Hán dịch là Ẩm Quang; Ca-chiên-diên, Hán dịch là Phiến Thằng; Ma-ha Câu-hy-la, Hán dịch là Đại Tất; Ly-bà-đa, Hán dịch là Giả Hòa Hiệp; Châu-lợi-bàn-đặcgià, Hán dịch là Xà Nô, có chỗ dịch là Tiểu Đạo; Nanđà, Hán dịch là Khánh Hỷ; A-nan-đà, Hán dịch là Vui mừng; La-hầu-la, Hán dịch là Phú Chướng, hoặc dịch là Cung Sanh; Kiều-phạm-ba-đề, Hán dịch là Ngưu Ha; Tân-đầu-lư, Hán dịch là Kỳ Niên; Phả-la-đọa, Hán dịch là Lợi Căn; Ca-lưu-đà-di, Hán dịch là Hắc Thượng là thầy Tất-đạt-đa khi chưa xuất gia; Kiếp-tân-na, Hán dịch là Phòng Túc; Bạt-câu-la, Hán dịch là Thiện Dung; Anậu-lâu-đà, Hán dịch là Vô Bần, hoặc dịch là Như Ý.

Trong chúng Bồ-tát, A-dật-đa, Hán dịch là Vô Năng Thắng; Càn-đà-ha-đề, Hán dịch là Xích Sắc, ngoài ra đều rất dễ hiểu!

Từ "Bấy giờ, Phật bảo" v.v... trở xuống thuộc phần Chánh thuyết, trong đó có ba phần: Một chính là nêu hai thứ quả thanh tịnh, hai là khuyến tu hai thứ chánh nhân, ba là dẫn chứng thành tựu.

Nêu hai thứ quả thanh tịnh:

Trong phần đầu có hai, hai câu trong phần lược nêu, giải thích rộng: Trước nêu y quả, sau nêu chánh báo. Trong phần giải thích cũng có hai: Trước giải thích y quả, sau giải thích chánh báo.

Trong phần y quả thanh tịnh, thì nghĩa môn có hai, văn tướng có sáu, công đức chung riêng có mười lăm, nghĩa môn có hai:

1. Giải thích danh môn.

2. Nói về tướng môn.

Văn tướng có sáu là danh môn chia làm hai, tướng môn chia làm bốn. Chung riêng có mười lăm, riêng có mười bốn, chung có một. Riêng có mười bốn, nghĩa là trong sáu văn đều có bốn trường hợp, một trường hợp trước đều có một, hai trường hợp sau đều có hai, trong văn thứ ba chia làm ba, trong văn thứ tư chia làm năm, cho nên hợp lại có mười bốn công đức. Trong văn thứ nhất chép: (Không có các khổ chỉ hưởng những điều vui), là thành tựu công đức không có các nạn, như trong luận có bài tụng:

Xa lìa khổ thân tâm,

Hưởng vui thường không dứt.

Trong đoạn văn thứ hai có câu: (Bảy lớp lưới giăng, lan can, hàng cây) là công đức trang nghiêm đất thành tựu, như trong luận có bài kệ:

Các hoa nhiều sắc màu, Lan can báu vây khắp.

Trong đoạn văn thứ ba nói có ba công đức: (ao báu Cát vàng) ấy là thành tựu nước công đức trang nghiêm, như trong luận có bài tụng:

Các ao có bảy báu, Nước biếc gồm tám đức, Dưới đáy ẩn cát vàng, Trên mặt nổi sen sanh.

"Thềm, đường, lầu gác đều lót vàng bạc v.v..." là thành tựu các thứ công đức, cũng như trong luận có bài tụng:

Đủ các món châu báu,

Đầy trang nghiêm mầu nhiệm.

"Hoa sen lớn như bánh xe, màu xanh phát ra ánh sáng màu xanh v.v...) là thành tựu công đức trang nghiêm màu sắc mầu nhiệm, như trong luận chép:

Ánh sáng vô cấu chiếu rực rỡ, Sáng tỏ trong sạch rọi thế gian.

Trong đoạn văn thứ tư có năm công đức:

1. Công đức Kỹ nhạc: Thường có nhạc trời.

2. Công đức đất báu: Đất toàn vàng ròng.

3. Công đức Mưa hoa: Sáu thời đều rải hoa như mưa, như trong luận có bài tụng rằng:

Đất vàng tấu nhạc trời

Mưa hoa khắp không gian Vui hát không mệt mỏi

Đêm ngày không hề dứt.

4. Công đức Tự tại: Nương thần thông dạo chơi.

5. Công đức Thọ dụng: Các việc ăn uống kinh hành, như luận tụng:

Cúng dường Phật mười phương

Quả báo được nhanh lẹ

Vui thọ vị Phật pháp

Dùng thức ăn Tam thiền.

Thức ăn cõi kia có hai thứ:

1. Nội thực, như luận này nói.

2. Ngoại thực, như kinh khác nói, như trong bộ kinh hai quyển chép: "Khi muốn ăn, bình bát bảy báu tự nhiên hiện ra trước mặt, thức ăn nhiều mùi vị tự nhiên đầy đủ, tuy có ăn mà như không ăn, chỉ thấy sắc nghe hương, ý tự thấy đủ". Nay kinh này nói việc "Ăn uống, kinh hành" ấy là văn tướng hiệp lại đối với việc thọ dụng ngoại thực.

Trong văn thứ năm có hai công đức:

1. Công đức Biến hóa, hóa thành các thứ chim nói pháp mầu nhiệm, như trong luận có bài kệ:

Các giống chim đủ màu Đều hót âm êm tai

Khiến người niệm Tam bảo Bỏ vọng nhập nhất tâm.

2. Đại nghĩa công đức, không có tên gọi sáu đường ác v.v... như luận có bài tụng:

Chỉ Đại thừa, thiện nam

Không có tên ganh ghét

Người nữ và căn khuyết

Hàng Nhị thừa không sanh.

Xét kinh dạy không có đường ác, ganh ghét, luận nói không có ganh ghét cõi người, nêu bày lẫn nhau, nghĩa như đã nói.

Trong văn thứ sáu có hai công đức:

1. Trong luận nói rằng thành tựu công đức trang nghiêm hư không, như bài kệ:

Vô lượng báu đan xen Như lưới giữa hư không Lớp lớp chuông ngân vang Nói pháp âm mầu nhiệm.

2. Công đức trang nghiêm tánh, như luận nói "Thành tựu công đức tánh trang nghiêm", cho nên có kệ rằng:

Chánh đạo đại từ bi Phát sanh các gốc lành.

Nay nói "Tự nhiên chúng sanh thế gian phát tâm niệm Tam bảo, chánh là tâm tánh, do nương vào việc khởi hạt giống gốc lành, chẳng đợi dụng công, tự nhiên phát sanh. Chánh niệm Tam bảo là bỏ tà quy chánh, kết duyên với đạo, với các hạnh lành gọi chính là đạo, nhớ nghĩ công đức Tam bảo cao siêu mầu nhiệm này hồi hướng cho tất cả chúng sanh, gọi là đại từ bi.

Từ phần trước đến đây gộp lại có mười bốn công đức, đều vượt ra ba cõi sáu đường, nên gọi chung là thanh tịnh thế giới, như luận nói là thành tựu công đức trang nghiêm thanh tịnh, như bài kệ: Xem tướng thế giới kia Hơn hẳn đạo ba cõi.

Có chỗ cho rằng có mười tám việc tròn đầy, nay ở kinh này y theo quả thanh tịnh mà nói có mười lăm món, nếu thêm bốn chữ "Sau nói chánh báo" thì có mười chín công đức thanh tịnh, tuy nhiên, kinh và luận có chỗ giống nhau cũng có chỗ khác nhau, ở trong đó sự vòng vo đều rất dễ hiểu.

"Xá-lợi-phất! ý ông nghĩ sao?". Từ đây trở xuống phần hai chính là báo thanh tịnh, trong đó nêu bày bốn thứ công đức:

1. Công đức của Chủ.

2. Công đức của Bạn.

3. Công đức của Đại chúng.

Công đức của Thượng. a. Công đức của Chủ lược nêu hai thứ:

1. Ánh sáng vô lượng.

2. Tuổi thọ vô lượng.

Giải thích theo văn kinh này là A-di-đà, Hán dịch là Vô Lượng. Lại nói, "Thành Phật đến nay đã được mười kiếp" đã để lại nghi tình. Có người nghi rằng tuổi thọ tuy vô lượng nhưng phải có đầu có cuối, chẳng hay nay là đầu hay là cuối? Giải thích rằng: Nay đã trải qua mười kiếp, nên biết đời nay hay đời sau trụ vô lượng kiếp. b. Công đức của Bạn: "Đệ tử Thanh văn đều là những bậc A-la-hán). Luận chép: Đây là thành tựu công đức trang nghiêm quyến thuộc, có bài kệ: Chúng tịnh hoa của Phật Từ hoa chánh giác sanh.

Xét rằng: Ở đây nói chúng tịnh hoa là được bảy chúng Tịnh hoa.

Chúng tịnh hoa ấy là:

1. Giới Tịnh về.

2. Tịnh về Tâm.

3. Tịnh về Kiến.

4. Tịnh về Độ nghi.

5. Tịnh về tri kiến Đạo phi đạo.

6. Tịnh về Hành tri kiến.

7. Tịnh về Hành đoạn tri kiến.

Ở đây nói rộng ra từ luận Du-già. Có bảy chúng Tịnh hoa này, từ trong hoa Phật chánh giác hóa sanh.

c. Công đức Đại chúng: "Chúng sanh sanh về đó đều là bậc A-bệ-bạt-trí", cho đến người có công đức mười niệm cũng vãng sanh về cõi nước kia", vì nhập nhóm chánh định không không bao giờ lui sụt. Luận chép: Sao gọi là thành tựu công đức trang nghiêm đại chúng? Kệ rằng:

Chúng trời người bất động Biển trí thanh tịnh sanh.

Xét rằng: Vì đều nương vào biển trí của Như lai, thể nhập chánh định, nên không lui sụt.

d. Thượng thủ công đức: là từ "Ở trong đó phần nhiều có những bậc Nhất sanh bổ xứ" cho đến "Nói là A-tăng-kỳ". Sao gọi là thành tựu công đức trang nghiêm thượng thủ? Kệ rằng:

Như núi chúa Tu-di

Cao hơn các núi khác.

Xét rằng: Nhất sanh Bồ-tát trong hàng Thập địa hơn hẳn các Bồ-tát khác, giống như núi Tu-di kia. Trong luận nêu đầy đủ tám thứ trang nghiêm, kinh này lược nêu bốn thứ công đức, từ trên xuống, hai đoạn hợp lại thành một.

-Khuyến tu hai thứ nhân thanh tịnh:

Từ "Chúng sanh nghe phải nên phát nguyện", v.v... trở xuống là phần khuyến tu hai thứ nhân thanh tịnh, gồm có bốn:

1. Khuyên phát nguyện.

2. Nói về tu nhân.

3. Nêu thọ quả.

4. Kết khuyến.

Trong đoạn văn thứ hai nói hai thứ nhân:

- Nhân Chánh.

- Nhân phụ.

1. Nhân Chánh là nói: "Không thể dùng chút ít gốc lành phước đức nhân duyên để được sanh về nước Cực lạc kia", là chỉ rõ việc dùng tâm đại Bồ-đề gồm thâu phần lớn các gốc lành làm nhân duyên mới được sanh về Cực lạc. Như lời văn trong phẩm Phát tâm của Địa Bồ-tát: "Lại, các Bồ-tát mới phát tâm có thể gom nhiếp tất cả Bồ-đề phần pháp vì các gốc lành thù thắng làm thượng thủ, có thể gạt bỏ tất cả hạnh ác của ba nghiệp loài hữu tình, công đức tương ưng". Xét rằng: Do Bồ-tát mới phát tâm Bồ-đề, có thể gom nhiếp tất cả các gốc lành cao quý, có thể dứt trừ các ác nghiệp, công đức tương ưng, nên nói chẳng thể với chút ít gốc lành, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi nước Cực lạc kia, cho nên biết, đây là nhân rằng.

Trong kinh loại hai quyển gồm thâu nhân Chín phẩm để chia làm ba hạng người, trong ba hạng này đều có phát tâm Bồ-đề, trong luận chỉ nêu lên ý văn này: "người căn cơ Đại thừa như thiện nam... không có từ ngữ ganh ghét". Ý này chính là nói người sanh về cõi Cực lạc, tuy có Chín phẩm giống nhau, nhân gốc lành phát tâm Đại thừa. Vì vậy ở đây không có từ ngữ ganh ghét.

Có người nạn vấn rằng: "Nếu cần phát đại tâm mới sanh về cõi nước kia, không thể sanh về cõi nước kia nếu chứng Tiểu quả, vì nơi kia đầy đủ không có sự lui sụt; vì không có việc lui sụt Đại thừa mà chứng tiểu quả. Lại, phần mười tám đại nguyện trong Kinh loại hai quyển có đoạn: "Nếu ta được thành Phật, chúng sanh mười phương dốc lòng tin ưa, muốn sanh về nước ta, dù chỉ mười niệm, nếu người đó không sanh về nước ta, thì ta không thành Chánh giác. Chỉ trừ những người phạm năm tội nghịch, chê bai chánh pháp". Nếu người chưa phát đại tâm thì không thể sanh về nước Cực lạc, do đó cũng nên chọn lựa chưa phát tâm, nhưng không lựa chọn vì biết rõ chẳng cần thiết, không dốc lòng mà là dốc lòng, nói chọn lựa nhưng càng không nên lựa chọn, tuy có sự vượt phá, nhưng đều chẳng đúng lý. Vì thế những người như vậy, phát tâm Bồ-đề đã chính là nhân, người chưa phát tâm, đúng ra là không nhân mà cũng chẳng có chướng ngại, sao phải lựa riêng? Năm tội nghịch, chê bai chánh pháp chính là chướng ngại, chẳng phải không có nguyên nhân cho nên phải lựa riêng, vì cho vậy nên loại nạn vấn này chưa hề nghe.

Lại, chẳng phải sanh về nước kia mà thối tâm Bồ-đề, nếu ở thế gian này trước phát đại tâm huân tập thành hạt giống, về sau thoái tâm rơi xuống hiện hành, vì hạt giống trước phát đại tâm chẳng mất, cho nên được làm nhân để sanh về cõi Cực lạc, mà thối tâm Đại thừa hiện hành nên sanh về nước Cực lạc chỉ được quả vị thấp, do đó câu nạn vấn này biểu hiện sự kém cỏi của tự thân nó.

2. Nói về nhân phụ: Chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn đối với danh hiệu Phật A-di-đà, thành tựu công đức chẳng thể suy suy nghĩ bàn luận luận. Niệm một ngày cho đến bảy ngày, hạng căn tánh hơn người thì mau thành, kẻ trí tuệ thấp kém thì lâu thành. Nên kinh Thanh Vương chép: Mười ngày tụng danh hiệu, người căn tánh thấp kém thì mười ngày mới thành. Hoặc một hai ngày... là nhân phẩm Hạ; còn năm, sáu, bảy ngày là nhân phẩm Trung; cho đến mười ngày thành nhân phẩm Thượng. Cho nên, từ "người ấy v.v... " v.v... trở xuống là thọ chấp phần thứ ba. "Ta thấy" v.v... trở xuống là kết khuyến thứ tư. Trên đây bốn câu văn hợp thành khuyến tu nhân phần thứ hai đã xong.

-Dẫn chứng thành tựu:

Từ "Như nay ta khen ngợi" v.v... trở xuống phần lớn là thuộc phần dẫn chứng thành tựu, trong đó có bốn:

1. Dẫn các Phật khác nói chứng minh đáng tin.

2. Giải thích tên kinh này, thành tựu thắng lợi.

3. Nêu nguyện không chống trái, chú trọng khuyến phát tâm.

4. Khen ngợi pháp ít có, kết khuyên tin nhận.

Trong phần đầu trước nói về tự khen ngợi, sau dẫn Chư Phật sáu phương cùng khen ngợi. Từ "Ý ông nghĩ sao" v.v... trở xuống là văn phần thứ hai, trong này có ba câu hỏi. Kế là khuyến tin phần thứ ba. Từ "Nếu có người phát nguyện" v.v... trở xuống là văn phần thứ ba. trước nói về thế lực của nguyện, sau khuyên phát nguyện. Từ "Như hôm nay ta v.v..." v.v... trở xuống là văn phần thứ tư, trong đó có ba, trước mình khen ngợi người, sau là người khen mình, phần thứ ba là kết khen ngợi khuyên tin. Từ đầu đến đây ba phần chính đã hoàn tất.

Từ "Phật nói" v.v... trở xuống là phần lưu thông.

Phật Thuyết A-di-đà Kinh Sớ hết.

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Kinh Sớ][Mục lục tổng quát]