TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ KINH SỚ

SỐ 1793 - ÔN THẤT KINH NGHĨA KÝ

Sa-môn Thích Tuệ Viễn soạn


Mở đầu kinh này phải biết sáu việc quan trọng:

1. Biết giáo pháp Tiểu thừa, Đại thừa. Giáo có hai tạng đầy đủ như thường nói. Kinh này thuộc về tạng Bồtát của Đại thừa.

2. Phải biết giáo pháp hạn cuộc tiệm và đốn. Tiểu thừa giáo là hạn cuộc, trong pháp Đại thừa, người từ Tiểu thừa vào gọi là Tiệm, không dựa vào Tiểu mà vào gọi là Đốn. Kinh này thuộc về Tiệm.

3. Biết giáo có ba tạng khác nhau, kinh này thuộc về tạng kinh.

4. Biết tông thú của kinh, kinh này lấy phước đức đàn hạnh làm tông.

5. Biết tên kinh, tên kinh không giống nhau, đầy đủ như thường giải thích. Nay kinh này đặt tên theo người và pháp. Phật là người, kinh Tẩy Dục Chúng Tăng là pháp.

6. Biết người nói kinh, có năm hạng người nói kinh:

a) Phật nói.

b) Các Thánh đệ tử nói.

c) Các vị trời nói.

d) Các vị Thần tiên... nói.

e) Loài biến hóa nói. Kinh này là do Đức Phật nói. Kinh Phật Thuyết Ôn Thất Tẩy Dục Chúng Tăng.

Tam tạng An Thế Cao, người An Tức Đời Hậu Hán, dịch. Kế là giải thích tên kinh.

Trước nói Phật là nêu riêng người nói, Phật là tiếng nước ngoài, Hán dịch là Giác. Giác có hai nghĩa:

1. Giác sát, như người biết kẻ cướp.

2. Giác ngộ, như người ngủ thức dậy.

Tự giác, giác tha, giác hạnh cùng tận tròn đầy nên gọi là Phật.

Trình bày gọi là nói, tắm gội trong nhà tắm là việc để nói. Ấm vừa gọi là ôn chỗ ngăn che gọi là thất, ở đây nói về chỗ tắm gội, đầy đủ bảy vật, tắm nước ấm trừ dơ nên gọi tắm gội. Nhưng nói tắm gội thì thâu nhiếp bảy vật, ở đây sẽ nói đủ, chỗ chúng Tăng tắm, đúng âm tiếng nước ngoài phải là Tăng-già, Hán dịch Hòa chúng, hạnh đức không trái gọi là hòa, chẳng phải một người nên gọi là chúng. Chúng là tiếng Hán, Tăng là tiếng Hồ, Hồ Hán cùng nêu là Chúng tăng.

Hỏi: Kỳ-vực thỉnh Phật và tăng tắm gội trong nhà tắm, nay vì sao chỉ nói tăng tắm gội, không nói Phật?

-Giải thích có ba nghĩa:

1. Nghĩa thứ nhất: Tăng có hai hạng: Một là tăng ba quy, để phân biệt nhân khác với quả; hai là tăng Ứng cúng Phật cũng ở trong số đó, nay Tăng ở đây nói là tăng Ứng cúng, vì xếp chung Như lai vào đó cho nên không nói riêng.

Nghĩa thứ hai: Kinh đã kiết tập truyền bá vào thời mạt pháp, đời vị lai không có Phật cho nên không nói.

2. Nghĩa thứ ba: Y theo tâm thí chủ, Phật và Tăng tắm chung, nói về người thọ thì Tăng có chỗ cần dùng, Phật thì không cần dùng, nay y theo người thọ cho nên nói Tăng tắm gội. Kinh, tiếng nước ngoài gọi là Tu-Đa-la, Hán dịch là Diên, nghĩa Diên giống như kinh, nên giữ tên gọi kinh.

-Kinh này chia làm ba.

Trước nói về bài tựa, nhất tâm nghe v.v... trở xuống là phần chánh tông. A-nan bạch Phật phải gọi thế nào trở xuống là lưu thông. Có hai thứ tựa:

1. Tựa phát khởi:

Phật sắp nói kinh, trước nương vào thời gian và nơi chốn, chúng nhóm họp thì bắt đầu nói.

2. Tựa chứng tín:

A-nan sẽ truyền lại, trước đối với chúng sinh, nói pháp ấy ta nghe Đức Phật nói, chứng thật đáng tin. Trước A-nan nói tôi nghe như vầy là tựa chứng tín. Một thuở nọ trở xuống là gồm cả hai nghĩa, ngay lúc đó bắt đầu nói gọi là tựa phát khởi, A-nan dẫn ra để chứng minh thành tựu gọi là tựa chứng tín.

A-nan nói tôi nghe Đức Phật nói như vầy. Một thuở nọ, Đức Phật ngự tại nước Ma-kiệt-đề, vì trong núi Saquật, thuộc thành Vương xá, có vị đại trưởng giả, con của người nại nữ, tên là Kỳ-vực, làm đại y vương, chữa trị các thứ bệnh, lúc nhỏ hiếu học, tài nghệ hơn người, hiểu được năm kinh, thiên văn, địa lý. Ai được ông chữa trị đều được hết bệnh, người chết sống lại, xe tang trở về, công đức ông rất nhiều, không thể nói hết. Tám nước kính ngưỡng, người thấy vui mừng. Bấy giờ, Kỳ-vực ban đêm chợt nghĩ rằng, sáng đến chỗ Phật, sẽ hỏi điều ta nghi, sáng sớm lại bảo mọi người bà con lớn nhỏ, sửa soạn đến chỗ Phật, đến cửa tịnh xá, thấy Phật sáng rỡ như ánh sáng chiếu soi trời đất, chúng sinh bốn chúng số ngàn muôn người, Phật nói pháp cho họ nghe, nhất tâm nghe kỹ, quyến thuộc của Kỳ-vực xuống xe đi thẳng vào, đảnh lễ Phật rồi mỗi người ngồi qua một bên, Đức Phật thăm hỏi rằng:

- Lành thay y vương, muốn hỏi điều gì cứ hỏi, chớ để thắc mắc. Kỳ-vực quỳ thẳng bạch Phật rằng:

- Mặc dù được sống ở đời, nhưng là người quê mùa, trôi theo dòng đời, chưa hề làm phước, nay muốn thỉnh Phật và Tăng, Bồ-tát đại sĩ, làm tắm phòng tắm tắm gội xin khiến cho chúng sinh sống trong đêm dài được thanh tịnh, trừ sạch nhơ nhớp, không gặp các hoạn nạn, cúi xin Phật ban Thánh chỉ không bỏ nguyện của con.

Phật bảo y vương:

- Lành thay! Ý tốt ấy, ông trị bệnh cho mọi người, đều được lành, xa gần nương vào, đều được vui mừng, nay thỉnh Phật và các chúng Tăng, làm nhà tắm gội, xin dùng các thứ thuốc trong mười phương để chữa bệnh, tắm gội trừ sạch nhơ nhớp, phước kia vô lượng.

Theo đoạn đầu, nói A-nan là tựa riêng nêu người, đây gọi là vui mừng, nói giống như từ ngữ. Tôi nghe như vầy là lời chứng tín, tôi giống như ta. A-nan làm rõ mình là người năng văn, nghe Đức Phật nói là nêu ra chỗ được nghe. Như vầy là pháp được nghe, lãnh thọ lời chỉ giáo gọi là nghe. Lời Phật đúng pháp gọi là như, lời nói đúng pháp là đúng với đạo lý, nên gọi là như vầy. Một thuở nọ trở xuống tuy có đủ cả hai, nhưng đối với chứng tín ở trước, từ đó trở xuống là giải thích theo phát siêu trong đó có hai người, văn chia làm sáu: Nói hai người: Một là Hóa chủ; hai là Kỳ-vực thỉnh chủ.

- Văn chia làm sáu là:

1. Nói về Hóa chủ.

2. Thành Vương xá trở xuống là nói về Kỳ-vực thỉnh chủ.

3. Ban đêm bỗng nghĩ rằng trở xuống là nói Kỳ-vực dùng phương tiện khởi thỉnh.

4. Phật thăm hỏi trở xuống là nói về Phật hóa chủ an ủi, nghe hỏi.

5. Kỳ vực bạch trở xuống là Kỳ-vực thưa thỉnh.

6. Phật bảo y vương trở xuống là Như lai khen ngợi. Trong sáu điều này, hai điều đầu tiên là một cặp, hai điều kế là một cặp, hai điều cuối là một cặp. Y theo đoạn đầu, nói một thuở nọ là thời giáo hóa, thời giáo hóa rộng rãi, để phân biệt với thời khác, cho nên nói một. Nói Phật là người hóa độ. Phật như trước giải thích. Từ Ma-kiệt trở xuống là nơi giáo hóa. Nước Ma-kiệt-đề là y theo chỗ rộng rãi mà nêu chung, Hán dịch là Bất hại, vì núi Saquật tùy theo từng trường hợp riêng. Ở đây giống như núi Kỳ-xà-quật nói trong kinh, do truyền bá nên âm khác, ở Trung Quốc gọi là núi Linh thứu. Trong đoạn hai, trước nêu người, sau khen ngợi đức, trước nêu trong loài người. Trong thành Vương xá nêu ra trú xứ, thành này xưa kia có nhiều vua ở, gọi thành Vương xá, có vị đại trưởng giả là nêu rõ người ấy, đức là nêu sự trọng vọng đương thời nên hiệu là Trưởng giả. Con của nại nữ việc này như kinh Nại Nữ có nói, gọi Kỳ-vực là phân biệt tên húy, Hán dịch là Trường mạng, lý do sống lâu cũng như kinh nói, dưới đây khen ngợi đức kia, đầu tiên là khen ngợi, tám nước kính ngưỡng trở xuống là cả thế gian sợ hãi vui mừng, nói lên đức tốt đẹp. Trong phần khen ngợi ở trước, văn có chia ra bốn phần:

1. Khen ngợi năng lực của thầy thuốc.

2. Ít học trở xuống là khen ngợi các đức khác.

3. Chữa trị trở xuống là nói lên phần thứ nhất ở trước.

4. Đức ấy rất nhiều trở xuống là nói lên phần thứ hai ở trước.

Trong phần khen ngợi y vương ở đầu là đại y vương chữa bệnh tự tại, chữa trị bệnh cho mọi người là chữa bệnh rộng khắp. Trong phần khen ngợi các đức khác thì trước khen ngợi tâm học, sau đó khen ngợi thành tựu, còn nhỏ đã hiếu học là khen ngợi tâm học, còn nhỏ mà thích chơi giỡn gọi là ít học. Tài nghệ hơn người là khen ngợi sự thành tựu. Trong đó có hai:

Ban đầu tài nghệ hơn người là khen ngợi tài năng. Nước ngoài có sáu mươi bốn tài năng. Nay lược nêu lên, tài là đức được uốn nắn nghệ là kỹ năng theo thân gọi là nghệ. Tài là ba tài: hạnh trên ứng với trời, dưới hợp với đất, chặng giữa hòa với tình người. Nghệ là sáu nghề như thư số... với tài nghệ rộng lớn này luyện tập có dư, cho nên nói hơn người.

Hai: trí đạt trở xuống là khen ngợi trí ấy. Trí đạt năm kinh là giỏi về văn... ngũ minh luận pháp gọi là năm kinh, chẳng phải thi, thư... thiên văn địa lý hiểu biết việc ấy, dưới đây là nói lại trong đoạn thứ nhất ở trước. Sự chữa trị ấy chẳng phải không hết bệnh mà gọi là thầy thuốc hay, như kinh luật có nói rộng. Người chết sống lại, xe tang trở về là lược nói lên nhất tướng. Như trong luật kể: Nước Câu-diệm-di có đứa bé con trưởng giả, ngồi xe dạo chơi, trượt chân ngã xuống đất, thắt bụng mà chết, người nhà nhờ Kỳ-vực chữa trị cứu mạng. Kỳvực chưa đến thì đứa bé đã chết, bà con trong nhà ấy, chở xe theo khóc lóc, đưa đến chỗ chôn. Kỳ-vực khéo nghe tiếng xe, xa nghe tiếng khóc thì biết không chết, gọi to khiến trở về, vỡ bụng kéo ruột ra, bó với thuốc, trong giây lát sống lại, cho nên ở đây nêu ra để nói về việc khéo chữa trị. Dưới đây là nói lại trong đoạn hai trước. Đức kia rất nhiều không thể trình bày. Tài nghệ kia... tùy theo khác nhau bàn luận rộng rãi không thể hết. Trên đây là khen ngợi, dưới đây nêu tám nước đồng sợ hãi vui mừng là nói lên đức cao quý. Tám nước kính ngưỡng hiển bày trong văn trước, đức ấy rất lớn, người thấy vui mừng hiển rõ chỗ trị bệnh trước đều hết bệnh. Có tai họa đều dứt trừ, ai thấy mà không vui? Từ đó trở xuống là phần ba nói rõ Kỳ-vực phương tiện thưa thỉnh. Trong đó ý là đầu tiên, thứ hai là miệng, sau hết là thân. Ban đêm bỗng nhiên nghĩ rằng sáng mai sẽ hỏi những điều thắc mắc của mình. Khi trời vừa tối yên tĩnh thì sinh tâm phước, cho nên ban đêm sinh ý nghĩ, tâm phước trước không, nay chợt khởi nên nói là chợt sinh. Hiểu chậm xin quyết định cho nên tự nghĩ nói sáng mai sẽ đến chỗ Phật hỏi điều thắc mắc của mình. Sáng sớm bảo mọi người trong nhà về phương tiện. Kỳ-vực khéo léo, muốn giúp cho quyến thuộc được thấm nhuần đạo pháp, quyến thuộc lớn nhỏ sửa soạn phương tiện đến bên thân. Quyến thuộc ba câu trong đây:

1. Sửa soạn đến chỗ Phật, chỗ ở của Phật và Tăng là thất yên tĩnh gọi chung là tịnh xá.

2. Đến rồi được thấy Phật, ánh sáng Phật chiếu sáng rõ ràng trời đất thấy được thân Phật, thân tướng hiển bày rõ cho nên nói là sáng rỡ. Sáng suốt chói rỡ gọi là chiếu cả trời đất, bốn chúng cùng ngồi đến mấy ngàn muôn người, Đức Phật thấy khắp chúng kia nói pháp cho họ nghe, thấy việc Phật làm, nhất tâm lắng nghe thấy việc chúng làm.

3. Thấy rồi sắm sửa cung kính xuống xe thẳng đến chỗ Phật, đến rồi đảnh lễ, tự thân bày tỏ cung kính, ngồi sang một phía tự nhiên an vui mà nghe, từ đó trở xuống là phần thứ tư, nói Như lai hỏi thăm, nghe câu hỏi, Phật thăm hỏi rằng: Lành thay y vương là an tâm cho họ. Ủy là yên lòng, lao là mệt nhọc, khen ngợi kia điều tốt nên nói lành thay, muốn hỏi chớ nghi, nghe lời kia hỏi.

Từ đó trở xuống là thứ năm Kỳ-vực thưa thỉnh, trong đó có bốn câu:

1. Mở bày tình sơ.

2. Thỉnh việc tắm gội.

3. Do việc đó mà khởi nguyện.

4. Thỉnh Phật nói lại việc thành tựu.

Từ đầu cho đến chưa hề làm phước là câu thứ nhất. Nói tuy được là được sinh trong loài người mà không có phước lành. Hễ được thì có mất cho nên nói "tuy", tình chưa thân thì gọi là sơ, thường sống trong thế tục gọi là thôn dã, theo các dòng tục là nói lên thôn dã trước. Chưa hề làm phước là nói lên ở sơ ở trước. Nay muốn thỉnh Phật và chúng tăng tắm gội là câu hai. Xin khiến trở xuống là câu thứ ba. Nguyện giúp cho chúng sinh đêm dài thanh tịnh, dứt bỏ phiền não, tiêu trừ nhơ nhớp, xa lìa nghiệp ác, không gặp các khổ nạn, xa lìa khổ báo.

Cúi mong Phật Thánh trở xuống là câu thứ tư. Cúi mong là từ ngữ riêng. Chỉ là ý chỉ, hốt là xem nhẹ. Kỳvực khởi thỉnh chỉ mong ý Phật không bỏ qua nguyện mình, từ đó trở xuống là phần thứ sáu Như lai khen ngợi. Lành thay là khen ngợi chung. Kỳ-vực trước làm điều tốt gọi là thiện, tải là trợ từ, diệu ý trở xuống là riêng, trong sự khác nhau có ba câu.

1. Diệu ý khen ngợi tâm nguyện ở trước, đây chính là ý rộng lớn của Bồ-tát, vượt hơn các nguyện cho nên nói diệu ý.

2. Trị bệnh điều khỏi, là khen ngợi chữa bệnh ở trước. Trong các đức ở trước, chữa bệnh cứu giúp chúng sinh bị khổ, cốt yếu trị đời, cho nên khen ngợi riêng.

3. Lại thỉnh Phật và chúng tăng tắm gội khen ngợi việc tắm gội ở trước. Sau đây là kết thúc sự khen ngợi, nguyện cùng mười phương là nhắc lại diệu ý trước, các thuốc chữa bệnh trị các bệnh trên, tắm gội trừ nhơ hợp với chúng tăng tắm gội ở trước, phước kia vô lượng, là nêu chung sự khen ngợi.

Trước nói bài tựa, sau đây là phần chánh tông: Lắng lòng nghe pháp, trước ta sẽ nói phước báo chúng tăng tắm gội cho ông nghe. Phật bảo Kỳ-vực, phương pháp tắm gội, phải dùng bảy vật, trừ được bảy bệnh, được bảy phước báo. Bảy vật gồm:

1. Đốt lửa.

2. Nước lạnh.

3. Tháo đậu (xà phòng).

4. Tô cao.

5. Tro thuần.

6. Nhành dương.

7. Nội y, đây là pháp tắm gội. Dứt được bảy bệnh là:

1. Bốn đại an ổn.

2. Trừ bệnh phong.

3. Trừ bệnh tê thấp.

4. Trừ bệnh lạnh.

5. Trừ bệnh nóng.

6. Trừ nhơ nhớp.

7. Thân thể nhẹ nhàng, tai mắt sáng rõ.

Chính là dứt bảy bệnh cho chúng tăng, cúng dường như vậy thì được bảy thứ phước đức. Bảy phước là:

1. (Bốn đại) thân thể không bệnh: được sống an ổn, mạnh khỏe mọi người cung kính.

2. Đời sống thanh tịnh: tướng mạo trang nghiêm, không dính bụi nước, được người tôn kính.

3. Thân thể thường thơm: theo áo quần sạch sẽ, người thấy vui thích, không ai không cung kính.

4. Thân thể mềm mại: oai đức rạng rỡ, không ai không cung kính khen ngợi, không ai sánh bằng.

5. Nhiều người theo, lau chùi bụi bặm, hưởng phước tự nhiên, thường nhớ biết đời trước.

6. Răng miệng thơm tho, vuông trắng đều nhau, nói ra điều gì không ai không cung kính.

7. Sinh ra chỗ, áo quần tự nhiên, trang sức các vật báu, người thấy sợ hãi, Phật bảo Kỳ-vực.

Chúng tăng này làm việc tắm gội được bảy việc phước như vậy, từ lý do này, hoặc là các quan, hoặc là đế vương, hoặc là Đế Thích, hoặc là Chuyển luân Thánh vương, hoặc là Phạm thiên, hưởng phước khó lường, hoặc là Bồ-tát, phát tâm sửa sang đường xá, công thành chí tựu, liền sẽ thành Phật, đây là nhờ cúng dường chúng tăng, vô lượng ruộng phước, hạn hán lụt lội không thương tổn, trong đó đầu tiên bảo nghe, cho phép nói, một lòng nghe pháp là bảo nghe. Sẽ vì ông nói là hứa nói, trước nói tắm gội chúng tăng và phước báo là trước nói phát nguyện chữa bệnh, tắm cho chúng tăng phước báo đều vô lượng. Trong ba thứ phước, ở đây trước nhắc lại câu nói phước tắm gội chúng tăng, cho nên nói là trước nói, công đức cúng thí chúng tăng, phước vẫn quy về. Cho nên phản báo, sau đây là nói trước mở ra ba phương pháp, phương pháp tắm gội sẽ dùng bảy thứ, là phần thứ nhất vật dụng tắm gội của chúng tăng, trừ được bảy bệnh là phần thứ hai công năng của bảy vật. Được bảy phước báo là phần thứ ba lợi ích tắm gội chúng tăng, sau đây là phân biệt rộng. Mở rộng trong phần đầu, trước là khởi phát, kế là nêu bày, sau tổng kết. Mở rộng trong phần hai, cũng là trước hỏi, kế lại làm rõ tướng kia, bốn đại an ổn là công năng của nội y, áo rách xấu thân nên được an ổn. Trừ bệnh phong là công năng của tro thuần. Trừ tê thấp là công năng của tô cao. Trừ nước lạnh là công năng của đốt lửa trừ khí nóng là công năng của nhành dương. Trừ nhơ là công năng của tháo đậu (xà phòng). Thân thể nhẹ nhàng là công năng của nước sạch. Đó là tổng kết ở dưới. Rộng trong phần ba: đầu tiên là nói thẳng, kế là dùng kệ tụng, sau đó lại giải thích nghi ngờ. Trước trong phần nói thẳng, đầu tiên rộng bàn luận lý do phước báo việc tắm gội chúng tăng, cúng dường rồi sau đó kết thúc khen ngợi ruộng phước của tăng chúng. Trong phần trước nói rõ bảy thứ phước báo, từ lý do này hoặc vì người trở xuống nói về nơi chốn được phước báo của bảy việc trước. Lại nữa, đoạn trước nói về quả của bảy vật. Đoạn sau nói quả tẩy tâm (rửa lòng), chính là trong đoạn đầu, cúng dường được bảy phước báo nêu chung. Vì sao nói trở xuống nói riêng bảy phước báo? Trong bảy phước báo đều trước phân biệt về báo thể. Sau là nêu người cung kính là nói lên phước báo tốt đẹp.

1. Phước báo của đốt lửa.

2. Phước báo của nước sạch.

3. Phước báo của tháo đậu (xà phòng).

4. Quả báo của tô cao.

5. Quả báo tro thuần.

6. Quả báo của nhành dương.

7. Quả báo của nội y, dưới đây là tổng kết, khai là đại; sĩ là sĩ phu, là tên khác của người. Cho nên các kinh xưa dịch gọi Bồ-tát là khai sĩ, Phật bảo Kỳ-vực hãy làm bảy vật này. Tắm gội chúng tăng đại sĩ, đều được bảy phước báo như vậy. Trên là nói thể, dưới rõ nơi chốn hưởng bảy phước báo. Cho nên nói là làm người, trời cho đến Phật thân, lại nữa trên đây nói quả báo của bảy vật, sau đây nói quả tẩy tâm. Tẩy tâm có bốn: được quả báo mỗi thứ khác nhau nhau.

1. Quả báo năm dục thế gian.

2. Quả báo thế gian lìa dục.

3. Quả báo Tiểu thừa xuất thế gian.

4. Quả báo Đại thừa xuất thế gian.

Trước hết đến Luân vương là tâm cầu mong đắc quả, tâm cầu mong có hạ, trung, thượng sở đắc đều khác nhau. Hạ là các quan và Túc tán. Trung là Luân vương, thượng là sinh lên các tầng trời cõi Dục.

Y theo phẩm hạ, chỉ thích tự làm, không muốn chung với người khác, chính phải vì người, thấy người khác ưa giúp được làm quan lớn, đứng đầu gần theo được làm Đế vương, trung là Luân vương, không có nhiều thêm bậc khác nhau, trả lời ở sau. Trong phần tâm làm ở trên, tùy tâm lên xuống có năm thềm bậc. Bắt đầu từ các tầng trời ở trên mặt đất cho đến Tha hóa, trong đó làm riêng, không muốn cùng với người khác, tỏa ra ở trời, mặt trời, mặt trăng, các sao... thấy người thì thích giúp, được làm trời thần Tứ Thiên vương... đứng đầu theo gần là các Thiên vương, nghĩa là như Đế Thích... hoặc sanh Phạm thiên v.v... trở xuống là quả sở đắc của tâm lìa dục. Quả Sơ thiền gọi là Phạm thiên, nói theo từ đầu, cũng có thể thượng giới gọi chung Phạm thiên. Kia là quả thiền, nhờ tắm gội phát ra thiền, cho nên được sinh lên cõi kia, chẳng phải tắm gội thân sinh ra.

Trong phần thứ ba, quả Tiểu thừa lược qua bỏ không nói. Vì Bồ-tát trở xuống là quả của Đại thừa thứ tư, hoặc là giải hạnh của chủng tánh Bồ-tát, phát ý Sơ địa, trị địa ở Nhị địa trở lên, kia do tu đạo nên nói Trị địa. Công phu thành tựu ở Bát địa, Cửu địa, phước báo các hành thuần thục cho nên nói công thành, cho đến Thập địa, học mãn gọi là tựu, thành Phật ở quả. Trên đây là nói phước báo việc tắm gội tăng chúng.

Dưới đây là thứ hai kết thúc khen ngợi ruộng phước tăng chúng. Đây do cúng dường chúng tăng kết quả thuộc nhân, ruộng phước vô lượng, hạn hán lụt lội không tổn hại là khen ngợi ruộng phước cao quý, sinh nhiều phước nên gọi chúng tăng là ruộng phước vô lượng. Trong đó trồng phước thì tai ương khác không đến, do vậy không bị hạn hán lụt lội làm tổn hại. Đạo lý đúng đắn này của thế gian hạn hán lụt lội không thể làm tổn hại, không nên hiểu khác, sau đây là kệ tụng.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nói tụng cho Kỳ-vực nghe rằng:

Trong Quán các ba cõi
Hưởng phước lớn trời người
Đạo đức không hạn lượng
Lắng nghe nói lần nữa.
Rằng người sống ở đời
Trang nghiêm người cung kính
Thể tánh thường thanh tịnh
Đây nhờ tắm gội tăng.
Nếu là con quan lớn
Giàu có thường an vui
Mạnh khỏe lại hiền lương
Ra vào không trở ngại.
Nói ra người tin theo
Thân thể thường thơm sạch
Vẻ mặt thường thanh thản
Đây nhờ tắm gội tăng.
Hoặc sinh nhà Thiên vương
Sinh liền thường sạch sẽ.
Tắm gội dùng nước thơm
Tinh khiết để xông thân.
Hình thể khác mọi người
Ai thấy đều hớn hở.
Làm nhà tắm chúng tăng
Phước báo tắm gội tăng.
Bậc nhất Tứ Thiên vương
Thống lãnh bốn khu vực.
Sáng sủa thân trang nghiêm
Oai đức hộ bốn cõi.
Mặt trời, trăng và sao
Chiếu sáng xua tối tăm.
Đây do tắm gội Tăng
Phước báo như bóng, vang.
Thứ hai trời Đao-lợi,
Đế Thích gọi là nhân,
Thành quý gồm sáu tầng,
Bảy báu làm cung điện,
Dõng mãnh quý trong trời,
Trang nghiêm sống lâu dài.
Đây do tắm gội tăng
Phước báo không gì bằng.
Vua Chuyển luân thế gian
Bảy báu đứng ở đầu
Trùm khắp ngoài bốn biển
Binh ngựa tám bốn ngàn.
Báu sáng chiếu ngày đêm
Ngọc nữ thường cung cấp
Thân trang nghiêm thơm sạch
Đây do tắm gội tăng.
Thứ sáu trời hóa ứng
Độc tôn trong cõi Dục
Ánh sáng hiện tướng trời
Oai linh động sáu tầng.
Tự nhiên uống cam lồ
Kỹ nữ thường ở bên.
Nhiều đức khó ví dụ
Đây do tắm gội tăng.
Phạm ma tam bát thiên
Tịnh cư tu tự nhiên.
Trong sạch không nhơ nhớp
Lại không có người nữ.
Phạm hạnh tu trong sạch
Chí thuần ở Nê-hoàn.
Được sinh trong trời kia
Đây do tắm gội tăng.
Phật quý trong ba cõi
Tu đạo rất siêng khổ
Chứa hạnh vô số kiếp
Nay mới được đạo chân.
Đá ngọc anh thể vàng,
Bụi nước không dính thân.
Tướng vầng sáng đầy đủ
Đây do tắm gội Tăng.
Chư Phật do hành được
Các thứ không lao nhọc
Người ba cõi cúng thí
Chỗ nào cũng cùng khắp.
Thánh tôn trong chúng tăng
Ruộng phước trong bốn đường.
Đạo đức trong ấy ra
Là hạnh chân mầu nhất.

Ý nghĩa tám bài kệ đơn giản dễ hiểu, cho nên ở dưới nói tụng, có gì dễ hiểu, nhìn trong văn trước, ngoài bảy thứ phước thì nói riêng về người... người nhất định riêng, cho nên ở đây y theo thân người ấy... bài tụng trên nói bảy phước báo, khiến biết không khác nhau, vì thế phải tụng, có hai mươi bài kệ, mười chín bài kệ trước là nói về người trời... tụng về bảy thứ phước, một bài kệ sau là tụng trong văn trước hết thúc khen ngợi ruộng phước của chúng Tăng.

Trong mười chín bài trước, bài kệ đầu là nêu chung, bảo nghe theo lời nói (người xem) quán là Như lai tự nói xem xét. Trong các ba cõi, trời người là nói lên phước báo, nêu lên sở quán, phước báo thế gian, tu điều lành như hình, phước như bóng nên nói là ảnh phước. Đạo đức vô hạn lượng, nêu quả xuất thế. Lắng nghe như thế, kế là nói cho ông nghe.

Mười tám bài kệ dưới đây là nói cho nghe. Đầu tiên có một bài kệ, y theo thân người khen ngợi bảy phước báo, trong đó khen ngợi riêng quả báo của nước sạch, ngoài ra lược bỏ không nói, đó là do tắm gội tăng chúng, kết quả thuộc về nhân.

Lại có hai bài kệ: chính là khen ngợi bảy phước báo của kia, trong đó có năm, tiền của giàu có tốt lành là quả của nội y (áo trong), quan lớn, mạnh mẽ, hiền lương ra vào không ngăn ngại là quả báo đốt lửa, lời nói được người tin dùng là quả báo của nhành dương. Thân thể thơm sạch là quả báo của tháo đậu (xà phòng), trang nghiêm thanh thản là quả báo của nước sạch, lược bỏ hai thứ còn lại.

Kế lại có hai bài: y theo thân Đế vương mà khen ngợi bảy phước báo, sinh ra liền trong sạch, tắm gội thơm tho sạch sẽ, xông ướp thân thể là quả báo của tháo đậu (xà phòng), hình dáng khác với mọi người, ai thấy cũng vui thích là quả báo của nước sạch, còn lại lược bỏ không nói. Kế lại có một bài kệ, khen ngợi bảy phước báo của Tứ Thiên vương, thứ nữa có bài kệ khen ngợi bảy phước báo của mặt trời, mặt trăng... Có hai bài kệ khen ngợi bảy phước báo của trời Đế Thích.

Có hai bài kệ khen ngợi bảy phước của luân vương. Thứ lại có hai bài kệ khen ngợi bảy phước báo của trời Tha hóa, còn các tầng trời cõi Dục thì lược bỏ không nói đến. Thứ nữa, lại có hai bài kệ khen ngợi các tầng trời cõi Sắc, trong đó chỉ nói về phạm thân sở thọ, không nói bảy quả báo. Trước nói trời Phạm ma tam bát, trừ Năm Tịnh cư là các tầng trời cõi Sắc khác, đây là tiếng Hồ, gọi Phạm thiên kia là trời Phạm-ma-la-tam-bát-lợi, không dùng tiếng Hán, chọn chữ phối hợp riêng, cõi Tịnh cư trở xuống là năm Na-hàm, ở dưới có ba bài kệ, Phật khen ngợi bảy thứ phước báo, trong đó hai bài tụng trước nói về tự đức của Phật do thực hành mà thành, khuyên chúng sinh cùng tu tập, bài kệ sau nói về đức lợi tha của Phật do thực hành mà thành, khuyên người đồng tu. Trong các bài kệ này thì trời, người... trước khen ngợi bảy phước báo của trời, người đều không đầy đủ, ẩn hiện như vậy, muốn biết tướng kia thì phải y theo bảy phước báo trên mà thứ lớp cầu thỉnh, bài tụng sau kết thúc khen ngợi ruộng phước chúng tăng ở trên. Bậc Thánh tôn trong tăng chúng là tăng Đại thừa, ruộng tốt của bốn quả là tăng Tiểu thừa.

Bốn quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, và A-la-hán là bốn con đường của Tiểu thừa, đạo đức từ đó sinh ra là hạnh chân chính. Như trên đã nói nhân người, trời... nhân là đạo đức kia, từ ruộng phước của tăng chúng sinh ra, hạnh tắm gội tăng chúng này rất chân thật nhiệm mầu, vì từ ruộng phước chân thật phát sinh ra, dưới đây giải thích nghi ngờ.

Phật nói kệ rồi, lại bảo Kỳ-vực: xem xét ba cõi kia, phẩm loại người trời, cao thấp dài ngắn, phước đức nhiều ít, đều do đời trước dụng tâm không bình đẳng, vì thế thọ nhận đều khác nhau, hưởng các phước báo như thế đều do tắm gội Thánh chúng mà được. Nghi ngờ có hai thứ:

Phước hạnh tắm gội chúng tăng không khác nhau, nếu nghi thì quả báo có khác nhau.

1. Nghe từ tâm, chịu quả báo khác nhau, nghi ngờ không nhờ chúng tăng. Ở đây sẽ giải thích, từ đầu cho đến dụng tâm không bình đẳng nên thọ thân đều khác nhau, lược bỏ nghi ngờ ban đầu.

2. Thọ các phước báo đều từ tắm gội tăng chúng, giải thích nghi ngờ ở sau, trên đây là phần chánh nói, sau đây là phần lưu thông.

Phật nói kinh rồi, A-nan bạch Phật rằng phải đặt tên kinh này là gì? Khuyên dạy thế nào? Phật bảo A-nan! Kinh này gọi là kinh Ôn Thất Tẩy Dục Chúng Tăng do các Đức Phật nói, chẳng phải chỉ có ta nói, hành giả được độ, chẳng phải thần trao cho, người cầu phước thanh tịnh, tự nên vâng làm. Phật nói kinh xong, quyến thuộc của Kỳ-vực nghe kinh vui mừng, được quả Tu-đà-hoàn, lễ Phật mà lui, làm ra vật tắm gội, mọi người ngồi trong hội, Đại thừa, Tiểu thừa đều được đắc đạo, đều cúi đầu lễ Phật lui ra. Phật nói kinh Ôn Thất Tẩy Dục Chúng Tăng.

Ban đầu A-nan hỏi nên đặt tên kinh là gì, là hỏi tên kinh, phải khuyên dạy thế nào là hỏi cách thức truyền bá giáo hóa! Kế là Như lai trả lời, gọi là kinh Tẩy Tăng để trả lời câu hỏi ban đầu kia. Chư Phật nghi nhận là phần trả lời câu hỏi thứ hai. Trong đó, trước là nói các Đức Phật cùng nói về pháp yếu cao siêu, khuyên người tin ưa, sau là nói hành giả mới được độ, khuyên người tu học. Hành giả được độ là nói chẳng phải không có nguyên nhân, chẳng phải thần trao cho là nói chẳng phải nhân khác. Cầu phước thanh tịnh tự mình phải vâng làm là kết thúc khuyên tu học, sẽ vì những người sau này mà khuyên nhủ dạy dỗ.

Dưới là nói mọi người nghe pháp được lợi ích. Trong đó, trước là nói quyến thuộc của Kỳ-vực ngộ đạo xin lui ra, làm các vật tắm gội, vì nghe quả đều do tắm gội mà được. Biết pháp vô tánh cho nên được chứng quả đầu (Tu-đà-hoàn). Sau nói về chúng hội được lợi ích và từ giã ra về.

Xưa kia, Đại sư Tịnh Ảnh có soạn Ôn Thất Kinh Nghĩa Ký, nói về ý chỉ sâu xa, trải qua ngàn năm, lưu truyền đến nay, có thể nói là may mắn lớn cho pháp môn. Vật quý mà tôi được mấy năm trước, những ngày gần đây lần lượt tùy khoa phân hội kinh này để tiện xem đọc, cho đi khắc in theo kiểu chữ in rời, để người trong nước cùng được tu học.

Tháng mười mùa Đông năm Quý Hợi, niên hiệu Khoan Bảo năm thứ ba, Sa-môn Tâm Ứng Đại Cốc, ở núi Tam Duyên kính ghi.

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Kinh Sớ][Mục lục tổng quát]