TẠNG LUẬN
SỐ 1808 - VÔ ĐỨC BỘ TỨ PHẦN LUẬT SAN BỔ TÙY CƠ YẾT MA
Sa-môn Đạo Tuyên chùa Sùng Nghĩa ở Kinh Triệu đời Đường soạn.
ĐÀM VÔ ĐỨC BỘ TỨ PHẦN LUẬT SAN BỔ TÙY CƠ YẾT-MA
THIÊN THỨ NHẤT: TẬP PHÁP DUYÊN THÀNH
YẾT-MA BẠCH TỨ CÓ BA MƯƠI TÁM PHÁP
PHÁP ĐỐI THÚ YẾT-MA LƯỢC CÓ BA MƯƠI BA
PHÁP ĐÃN ĐỐI THỦ CÓ HAI MƯƠI TÁM
YẾT-MA ĐỐI THÚ CŨNG CÓ ĐỦ BẢY THỨ SAI LẦM.
NHÂN, PHÁP TRÁI CHO ĐẾN THỨ BẢY ĐỦ BA THỨ TRÁI
THIÊN THỨ HAI: CÁC GIỚI KIẾT GIẢI
PHÁP TĂNG GIỚI KẾT GIẢI THỨ NHẤT
PHÁP KẾT GIỚI ĐỒNG, PHÁP LỢI DƯỠNG RIÊNG
PHÁP KẾT ĐẠI GIỚI CÓ GIỚI TRÀNG
THIÊN THỨ BA: CÁC PHÁP THỌ GIỚI
CHÍNH TRƯỚC KHI TRUYỀN GIỚI THỂ CÓ ĐỦ TÁM PHÁP
PHÁP TRUYỀN GIỚI THỨC-XOA-MA-NA-
PHÁP BẢN PHÁP NI ĐẾN TRONG ĐẠI TĂNG THỌ GIỚI
THIÊN THỨ TƯ: THỌ Y PHỤC THUỐC MEN THANH TỊNH PHÁP THỌ Y:
THIÊN THỨ NĂM: CÁC PHÁP THUYẾT GIỚI
THIÊN THỨ SÁU: PHÁP CÁC CHÚNG AN CƯ
THIÊN THỨ BẢY: PHÁP CÁC CHÚNG TỰ TỨ
THIÊN THỨ TÁM: PHÁP PHÂN CHIA Y
THIÊN THỨ CHÍN: PHÁP SÁM LỤC TỤ
THIÊN THỨ MƯỜI: TRỤ TRÌ TẠP PHÁP
Sa-môn Đạo Tuyên chùa Sùng Nghĩa ở Kinh Triệu đời Đường soạn.
Đức Đại Hùng ngự ở thế gian, ý của Ngài đâu chỉ cứu giúp một người. Giáo lý của Ngài theo thời kỳ gom chung về để hiển bày một lý. Nhưng do chúng sinh tham đắm dục vọng. Gốc của dục gọi là tâm ta. Cho nên theo đó mà bị đau khổ. Đức Phật chỉ dạy cho pháp dừng tâm. Nhưng tâm là gốc sinh ra sự tham muốn. Nếu dứt được tham muốn thì chắc chắn sẽ dứt được tâm nguyện. Nhờ dứt tâm tham muốn nên trí tuệ được sáng suốt. Trí tuệ phát khởi là nhờ có định. Công năng phát định, nếu không nhờ giới thì không rộng lớn. Cho nên, chỉ cần tôn trọng giới, trong kinh nói: Giới là gốc của Bồ-đề vô thượng, phải phát tâm nghiêm trì tịnh giới.
Tâm trì giới quan trọng chỉ có hai loại:
- Chỉ trì: là giới bản được nêu lên trước nhất.
- Tác trì: là Yết-ma kết thành đại khoa, rồi sau tiến
1318 BỘ LUẬT SỚ 2 tới tu tập pháp nhiệm mầu của tông này.
Nếu người không làm pháp yết-ma, không tụng giới thì suốt đời không được lìa y chỉ. Cho nên, trong luật nói rằng: Từ khi Phật nhập Niết-bàn, dòng nước pháp chảy về phía Đông. Bấy giờ, người thông hiểu chánh pháp, tượng pháp rất ít. Thời đầu chia ra hai bộ rồi năm bộ, thời giữa chia ra mười tám bộ rồi năm trăm bộ, thời cuối cùng có rất nhiều vị tách ra để tranh nhau lập tông. Có người nương vào pháp thì không bị nghiêng đổ. Thế nhưng đạo do niềm tin phát khởi, sự mở mang đạo là nhờ con người. Con người mê muội, pháp làm sao lắng trong được. Do đó, pháp yết-ma Phật dạy trải qua nhiều đời dần dần có thêm nhiều chương quyển. Nếu xét kỹ lại sử chép thì các Ngài phần nhiều y cứ vào những điều thấy nghe ở trước. Lại xét kỹ về nguồn gốc của tông đó ghi chép thì không có gốc y cứ. Tâm thầy chế pháp không phải ít, người tách nó ra rồi thực hành đọc tụng thì rất nhiều. Khinh lời Phật dạy, thực hành như lưới pháp luật, đều theo đuổi kiến chấp dị đồng, cạnh tranh nhau sự mê lầm đúng sai, không suy nghĩ lại càng kết thêm sự mê mờ, đến nỗi làm cho chánh pháp bị lắng chìm.
Cho nên Phật dạy: Nếu tác pháp yết-ma không đúng với tác bạch, tác bạch không đúng với pháp yết-ma. Tác yết-ma như thế thì dần dần làm cho chánh pháp mau diệt. Nên phải thuận theo câu văn tác bạch chớ để cho thêm bớt, trái với pháp tỳ-ni, phải học những lời như thế. Nêu cái sai chỉ ra thật khó.
Xưa quan phụ có soạn bộ Hành Sự Sao, sách đó đã nói đầy đủ các tướng rồi. Nhưng vì cơ duyên dạy bảo nhau, tìm vội nên khó hiểu rõ. Cho nên nêu lược một pháp yết-ma, nêu riêng để chọn đề mục. Nếu khoa giảng chọn lựa thêm bớt, thạnh suy, đúng sai thì ở sau có nói rõ. Ở đây chỉ y cứ vào pháp sự nêu ra chứng cớ trong quyển Hành Dụng. Nhưng trong Tạp luận dư thiếu nghĩa là có sự thiếu sót thì bổ sung thêm. Cho nên đầu mối quan trọng của các bộ tóm lược chánh văn, luật tạng đều không có thì lý đều quyết định, đến thiên này thì hiển bày đầy đủ, bèn khác với dấu vết của tạng xưa, vả lại yết-ma tuy nhiều nhưng cốt yếu chia làm tám. Dầu từ tâm niệm, cuối cùng là bạch bốn lần Yết-ma. Mỗi phần có công năng giúp đỡ. Nên luật nêu chung một hiệu. Nay y cứ theo thời gian để hiển bày những điều cốt yếu, nhóm họp lại biên tập văn nêu ra mười thiên. Nghĩa chung cho cả bảy chúng, để tự rõ biết việc thường.
*****
Sa-môn Đạo Tuyên chùa Sùng Nghĩa ở Kinh Triệu đời Đường soạn.
1/ Tập pháp duyên thành.
2/ Các giới kiết giải.
3/ Các giới thọ xả.
4/ Y được thọ tịnh.
5/ Các pháp thuyết giới.
6/ Các chúng an cư.
7/ Các pháp tự tứ.
8/ Các pháp chia y.
9/ Các pháp sám tội.
10/ Tạp pháp trụ trì.
Pháp sự chung cho cả Đại thừa, Tiểu thừa ngang nhau. Cho nên, trước nêu phần cốt yếu. Sau thỉnh lại các đề mục lặt vặt.
Lại duyên chung cho thành và hoại, giáo tướng mở rộng, đồng thời như văn sau có trình bày nghĩa không rối loạn.
Pháp Tăng yết-ma lược có một trăm ba mươi bốn.
Phật nói: Có ba thứ yết-ma, bao gồm tất cả các pháp yết-ma.
Đó là yết-ma đơn bạch, yết-ma bạch nhị, yết-ma bạch tứ.
Yết-ma đơn bạch có ba mươi chín pháp:
Trong ba mươi pháp đó có hai mươi bảy pháp là thọ pháp sám hối:
Pháp đi khất thực
Pháp nói lời khác
Pháp làm xúc não Pháp cho cạo tóc
Pháp cho xuất gia
Pháp sai giáo thọ
Pháp gọi nhập chúng
Pháp đối chúng vấn nạn
Pháp thuyết hòa hợp thuyết giới
Pháp tăng sám hối
Pháp tăng phát lồ
Pháp hòa hợp phi thời
Pháp tránh diệt thuyết giới
Pháp hòa hợp tự tứ
Pháp nạn sự lược tự tứ
Pháp tu đạo Tăng tự tứ
Pháp có tránh sự Tăng tự tứ
Pháp tránh sự thứ hai Tăng tự tứ
Pháp thọ y công đức
Pháp xả y công đức
Pháp bậc nhất thêm thuyết giới Pháp thứ hai thêm thuyết giới Pháp nhóm họp người có trí.
Hai pháp đoán việc, đuổi người không tụng giới Tỳ-ni ra ngoài
Pháp đuổi, đuổi người bỏ chánh nghĩa ra ngoài.
Pháp cỏ che đất, sau đến thành Vương xá kết tập
Pháp Ca-diếp luận nói về pháp Tỳ-ni Pháp hỏi pháp tỳ-ni với ngài Ưu-ba-ly Pháp ngài Ưu-ba-ly đáp.
Pháp hỏi pháp tỳ-ni với ngài A-nan Pháp ngài A-nan trả lời.
Pháp bạch trong một trăm luận. Pháp sai Tỳ-kheo luận về pháp bạch Pháp chánh luận pháp tỳ-ni bạch.
Pháp bạch hỏi Thượng tọa Nhất Thiết Pháp, Pháp Thượng tọa đáp.
Pháp bạch hành Xá-la lẽ ra có pháp bạch.
Yết-ma bạch nhị có năm mươi bảy pháp:
Pháp làm phòng nhỏ
Pháp làm phòng lớn
Pháp sai người chia đồ nằm Pháp sai nói tội thô.
Pháp hai mươi bảy trả y
Pháp lìa y
Pháp chưa đủ sáu năm may đồ nằm mới.
Pháp hộ bát
Pháp sai thầy Giáo thọ ni.
Pháp ngăn và giải không đến nhà học gia
Pháp nuôi chúng
Pháp ni sai cầu Giáo thọ
Pháp ni sai người đến trong tăng cầu tự tứ
Pháp cho ngoại đạo ở
Pháp kết tiểu giới, thọ giới và giải giới.
Pháp kết chỗ thuyết giới và giải giới
Pháp kết đại giới và giải giới
Pháp kết giới tràng
Pháp kết giới hai giới đồng
Pháp kết đồng một giới
Pháp kết giới thức ăn đồng
Ba giới trên đều có giải giới.
Pháp cùng với người cuồng điên và giải giới.
Pháp thọ nhật
Pháp sai người thọ tự tứ
Pháp kết tiểu giới tự tứ và giải giới.
Pháp nhận vật của tăng bốn phương.
Pháp thưởng người săn sóc bệnh
Pháp phân vật của người đã mất
Pháp kết kho chứa
Pháp sai người giữ kho
Pháp kết tịnh địa nên giải giới.
Pháp sai người giữ y công đức
Pháp trao y công đức
Pháp người tại gia sai người sám hối
Pháp sai người phát thẻ
Pháp sai sứ bảo người đáng tin đi thọ giới.
Pháp ni cùng tăng tác pháp không làm lễ và giải giới.
Pháp sai Tỳ-kheo sửa sang phòng xá.
Hai pháp đem phòng cũ cho người xuất gia, tại gia kinh doanh
Pháp úp bát
Pháp dùng gậy quảy bát.
Văn luận nên đầy đủ như trên; phải có pháp sai người chia cháo, chia tiểu thực, chia Khư-xà-ni, sau thỉnh trải đồ ngồi, chia áo tắm, y có thể chia, cho Tỳ-kheo, Sa-di.
Pháp can ngăn phá Tăng Pháp can ngăn giúp phá Tăng
Pháp can ngăn bị đuổi phỉ báng Pháp can ngăn người có tánh xấu ác Pháp can ngăn tà kiến xấu ác.
Hai pháp can ngăn do tà kiến bị đuổi.
Pháp can ngăn Tỳ-kheo-ni theo người bị cử. Pháp can ngăn khuyên gần gũi ở chung Pháp can ngăn vì tức giận bỏ Tam bảo Pháp can ngăn sự phát khởi tranh cãi
Pháp can ngăn gần gũi con của Cư sĩ. Pháp học giới
Thức-xoa
Pháp thọ giới cụ túc Pháp học hối
Pháp quở trách và giải bỏ pháp ấy Pháp đuổi ra và giải bỏ pháp ấy Pháp nương y chỉ và giải bỏ pháp ấy
Pháp ngăn đến nhà người tại gia và giải bỏ pháp ấy Pháp không thấy nêu tội và giải bỏ pháp ấy
Pháp không sám hối và giải bỏ pháp ấy Pháp không xã và giải bỏ pháp ấy Pháp cùng che giấu
Pháp bản nhật trị. Pháp Ma-na-đỏa Pháp xuất tội
Pháp ức niệm Pháp bất si
Pháp tội nơi chốn
Phật dạy: Ba lần nói thọ giới đã gọi là khéo làm yết-ma, trong pháp thuyết giới cũng giống như vậy.
Luận Thập Tụng nói: Tâm niệm đối thú phân y gọi là làm yết-ma. biệt:
Tỳ-kheo đến sau không cho phân, nghĩa là phân hai thứ riêng:
1. Pháp Đản đối thú
2. Pháp chúng pháp đối thú
Văn chung cho các bộ đều như nêu ở dưới.
Pháp thọ ba y và xả ba y.
Pháp thọ bát và xả bát
Pháp thọ Ni-sư-đàn và xả Ni-sư-đàn
Pháp thọ một trăm lẻ một y vật và xả một trăm lẻ một y vật.
Pháp xả thỉnh
Pháp xả giới
Pháp thọ thỉnh y chỉ
Pháp thuyết tịnh y
Pháp thuyết tịnh bát
Pháp thuyết tịnh thuốc
Pháp thọ ba thứ thuốc Pháp thọ thuốc bảy ngày Pháp an cư.
Pháp dự dục.
Pháp sám hối tội Ba-dật-đề
Pháp sám hối tội Đề-xá-ni
Pháp sám hối tội Thâu-lan-già
Pháp sám hối tội Đột-cát-la nặng
Pháp chỉ rõ sáu nhóm
Pháp phát lồ tội nặng của người khác
Pháp xả hành tăng tàn
Pháp bạch hành hạnh
Pháp bạch tăng tàn và các hành pháp
Pháp ni bạch vào chùa tăng Pháp ni thỉnh giáo thọ Làm pháp thức ăn dư.
Chúng pháp đối thú có năm: Pháp xả đọa, pháp thuyết giới, pháp tự tứ, pháp thọ Tăng được cúng, pháp thọ vật của năm chúng qua đời. Tâm niệm yết-ma lược có mười bốn:
Nghĩa là chia ra ba phần riêng biệt
Pháp đãn tâm niệm
1. Pháp đối thú tâm niệm 2. Pháp chúng pháp tâm niệm.
Đều chung cho các bộ, cho đến theo văn sẽ tự rõ, y cứ pháp tăng yết-ma riêng luật Tứ Phần:
Pháp Đãn tâm niệm có ba:
1. Pháp sám hối tội Đột-cát-la nhẹ
2. Pháp sáu niệm
3. Pháp thuyết giới Trung tòa phát lồ các tội.
Pháp tâm niệm đối thú, có bảy:
- Pháp an cư
- Pháp thuyết tịnh
- Pháp thọ thuốc
- Pháp thọ thuốc bảy ngày
- Pháp thọ trì ba y
- Pháp xả ba y
- Pháp thọ trì bát.
Chúng Pháp tâm niệm pháp, có bốn:
- Pháp thuyết giới
- Pháp tự tứ
- Pháp thọ tăng được cúng dường
- Pháp thọ vật của người trong năm chúng qua đời.
Trước đã nói lược các duyên nhóm họp, phần sau nói về duyên thành hoại.
Trước nói pháp của tăng.
Trong luật, Phật dạy: Có bốn loại tăng:
1. Tăng bốn vị: Trừ thọ giới, tự tứ, xuất tội, còn tất cả yết-ma đều làm được.
2. Tăng năm vị: Trừ thọ giới, xuất tội ở Trung quốc.
3. Tăng mười vị: Trừ pháp xuất tội.
4. Tăng hai mươi vị: Tất cả yết-ma đều làm được, huống chi hơn hai mươi vị. Nếu thiếu một vị thì yết-ma phi pháp, phi Tỳ-ni, không thành.
THỨ NHẤT: XỨNG LƯỢNG VIỆC TRƯỚC
Luận Tỳ-ni Mẫu nói: Sự nghĩa là người và pháp. Luật nói: Xứng lượng Tỳ-kheo và người tại gia. Xứng lượng yết-ma và phạm việc.
Nhưng duyên đã làm không ngoài ba thứ, đó là nhân, pháp, và sự. Như thọ giới, sám hối, sai sứ, trị tẫn, v.v... là vì người cho nên làm. Như thuyết giới, tự tứ, v.v... là vì pháp cho nên làm. Như kết giới, nhiếp y, tịnh địa, kho tàng, vì pháp nên làm, hoặc cụ, hoặc đơn, khi ly khi hợp đều trước phải lượng xét căn cứ khiến cho duyên tông thành tựu đúng pháp.
THỨ HAI: CHỖ PHÁP KHỞI NƯƠNG GÁ
Luật Tăng-kỳ nói: Chẳng phải chỗ làm yết-ma không được nhận dục để làm việc tăng. Trong luật nói: Nếu tác pháp yết-ma thì trước phải biết giới. Nhưng chỗ nương gá có hai thứ: Như trong giới tự nhiên chỉ có một pháp yết-ma kiết giới, còn bao nhiêu pháp tăng đều tác pháp trong giới. Nếu hai pháp Đối thú và Tâm niệm thì chung cho cả hai giới.
THỨ BA: PHƯƠNG PHÁP NHÓM TĂNG
Trong luật nói: Phật dạy: Phải sửa soạn chỗ ngồi đánh kiền-chùy, nhóm chung một chỗ. Luật Ngũ Phần nói: Tùy theo chỗ có cây, ngói, đồng, sắt, khi đánh thì bảo tịnh nhân, Sa-di đánh. Nếu không có Sa-di thì Tỳ-kheo đánh cũng được, không được đánh quá ba hồi. Trong truyện Phó Pháp Tạng dạy cách đánh kiền-chùy kéo dài. Trong kinh Tam Thiên oai nghi có nói tiếng số chùy đánh xuống.
Luật Tát-bà-đa nói: Pháp nhóm tăng đánh kiền-chùy phải có căn cứ. Thường lệ không được thay đổi.
THỨ TƯ: CĂN CỨ VÀO GIỚI NHÓM HỌP TĂNG.
Giới cuối có hai thứ, như giới tác pháp thì có ba loại: Nghĩa là đại giới, giới tràng, và tiểu giới.
Nếu nói về Tiểu giới, không được nhóm họp ở ngoài. Nếu là giới tràng, đại giới đều phải xướng trong chừng hạn mà nhóm họp. Nếu giới tự nhiên thì chia làm bốn thứ khác nhau: Nghĩa là giới xóm làng, giới lan-nhã; giới đi đường; giới dưới nước.
1. Nói về giới xóm làng có hai: Nếu giới xóm làng thì có phân biệt và không phân biệt. Theo luật Tăng-kỳ, lượng bảy cây tính chung sáu khoảng, có sáu mươi ba bước. Nếu không có chúng khác thì yết-ma được thành tựu. Nếu phân biệt được xóm làng, y theo Luật Thập Tụng đều nhóm họp trong xóm làng.
2. Nói về lan-nhã cũng có hai: Nếu không có nạn thì các bộ phần nhiều đều nói: Một câu-lâu-xá. Xét trong Kinh Tạp Bảo Tạng nói là: Năm dặm. Truyền cho nhau lấy đây làm quyết định; nếu lan-nhã có nạn sự, như luật Thiện Kiến nói: lượng bảy bàn-đà cách nhau bốn mươi tám thước, tức là bốn thước tám tấc thì được làm pháp yết-ma.
3. Nói về giới đi đường: theo luận Tát-bà-đa và luật Thập Tụng, thì bề rộng sáu trăm thước.
4. Nói về giới dưới nước: Như luật Ngũ Phần nói: ở trên thuyền, trong chúng có người nào có sức khỏe, lấy nước hoặc cát ném về bốn phía đến chỗ nào thì đó là giới. Sáu tướng này đều gọi là thân, mặt xoay về các hướng, trong chừng hạn đó nhóm tăng, không có người mới đúng pháp.
THỨ NĂM: ĐÚNG PHÁP HÒA HỢP
Luật nói: Người nên đến thì đến; người đáng gởi dục thì cho gởi dục; người hiện tiền đáng quở trách không quở trách, đó gọi là hòa hợp. Trái với ba việc trên thành riêng chúng.
THỨ SÁU: PHÂN BIỆT VỚI CHÚNG ĐÚNG SAI.
Trong luật nói: Người chưa thọ giới cụ túc thì đuổi ra v.v... Lại nói có bốn thứ đủ số.
1. Có người được đủ số không nên quở trách, hoặc cho làm pháp quở trách đuổi ra. Xuất y chỉ yết-ma, ngăn không đến nhà người tại gia yết-ma, đó là bốn hạng người.
2. Có người không được tính đủ số nên quở trách: Nghĩa là như người muốn thọ đại giới.
3. Người không được tính đủ số cũng không được quở trách: Nếu vì Tỳ-kheo làm pháp yết-ma cho đủ số Tỳ-kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, hoặc người nói phạm biên tội v.v... và người mắc mười ba nạn, hoặc bị cử tội ba lần, hoặc bị đuổi, hoặc đáng bị đuổi, hoặc biệt trụ, hoặc lên giới tràng, hoặc thần túc ở trên hư không, ẩn núp, lìa chỗ thấy nghe. Nếu người bị làm pháp yết-ma, v.v... hai mươi tám việc như thế là hai mươi tám thứ không được tính đủ số.
Lại nói: Thực hành che giấu, bản nhật trị, Ma-na-đỏa, giải tội cho người.
Luật Thập Tụng nói: Thực hành che giấu xong, bản nhật trị xong, sáu đêm xong, người có bảy thứ trên đây, Phật dạy: Không được tính đủ số.
Luật Thập Tụng nói: Người ngủ say, người nói loạn, người nói ồn ào, người nhập định, người câm, người điếc, người vừa câm vừa điếc, người cuồng, người loạn tâm, người bệnh hoại tâm. Tỳ-kheo, người tại gia ở trên cây, mười hai hạng người ấy không được tính thành đủ số thọ giới.
Luật Ma-đắc-Lặc-già nói: Người bệnh nặng, người biên địa, người si độn, ba tạng người ấy không được tính thành đủ số chúng.
Luật Tăng-kỳ nói: Nếu người gởi dục, hoặc ngăn cách, hoặc nửa che nửa trống, giữa ngăn cách, hoặc nửa che nửa trống, duỗi tay không đụng nhau.
Lại nói: Nếu chúng tăng đi mà làm pháp yết-ma ngồi thì trái pháp, cho đến đứng, ngồi, tác pháp lẫn nhau cũng như vậy.
Luận Tứ Phần nói: Ta đến chỗ thuyết giới không ngồi là làm pháp riêng chúng, Phật nói là trái pháp.
Luật Ngũ Phần nói: Người bệnh đều làm yết-ma thuyết giới, Phật nói là riêng chúng, nghĩa là như người say v.v... hoặc mình nói người trước không hiểu, tâm cảnh không xứng nhau v.v... đều gọi là phi pháp. Cho nên trong luật, trong pháp thọ giới, xả giới nói: Hoặc người ngủ say, người cuồng giận không hiểu nhau, như duyên trước đều không thành. Lại cần phải biết biệt chúng không đủ số v.v... bốn câu khác nhau gặp cơ hội nói rõ, lựa chọn hai duyên thành, hoại.
4/ Có người được tính đủ số cũng được quở trách, như Thiện Tỳ-kheo đồng ở một giới không lìa chỗ thấy nghe, cho đến nói với người bên cạnh, những người như thế đều gồm đủ hai pháp.
THỨ BẢY: THUYẾT DỤC THANH TỊNH
Trong luật nói: Các Tỳ-kheo không đến thì thuyết dục và thanh tịnh.
Trong đây có ba pháp là: Gởi dục, nhận dục, và thuyết dục.
1. Pháp gởi dục: Nếu có việc Phật, Pháp, Tăng, người bệnh, việc nuôi người bệnh, đều cho pháp gởi dục, chỉ trừ pháp kiết giới. Có năm thứ gởi dục: hoặc nói gởi dục cho thầy, hoặc nói tôi thuyết dục, hoặc nói thuyết dục dùm tôi, hoặc hiện thân tướng, hoặc nói đầy đủ thuyết dục thành gởi dục. Nếu không hiện thân tướng, miệng không nói thì không thành, phải gởi dục lại cho người khác.
Lại nói: Gởi dục thanh tịnh, đều nói một lúc, không được nói riêng. Nếu muốn nói rộng thì phải sửa sang oai nghi đầy đủ, đến người đáng truyền dục nói như vầy:
Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo pháp danh... đúng như pháp tăng sự gởi dục thanh tịnh. (Nói một lần).
Phật dạy: Nếu nhớ được tánh, tướng, danh loại, tùy ý nhiều ít mà nhận dục. Nếu không thể ghi nhớ, chỉ cần nói rất nhiều Tỳ-kheo gởi dục thanh tịnh cũng được.
2. Nói về pháp nhận dục:
Phật dạy: Nếu người thọ dục, nhận dục rồi liền qua đời, hoặc ra ngoài giới, hoặc thôi tu, hoặc theo ngoại đạo, hoặc theo các bộ chúng khác, hoặc đến giới tràng, hoặc minh tướng xuất hiện v.v... là bảy duyên. Hoặc tự nói mười ba nạn phạm biên tội v.v..., ba lần cử tội hai lần diệt tẫn, ẩn núp trong hư không, lìa chỗ thấy nghe, các duyên như thế chung cho hai mươi tám duyên, đều không thành thọ dục, hoặc đi giữa đường, hoặc đến trong tăng cũng như vậy, phải gởi dục lại cho người khác.
Luật Tăng-kỳ nói: Có năm thứ mất dục: như trong chúng không đủ số. Lại nói: Người ở ngoài giới nhận dục, dự dục, ra ngoài giới (người gởi dục ra ngoài giới rồi). Gởi dục rồi tự đến trong tăng, lại ra ngoài chúng. Thứ năm là đem dục đến trong tăng, vì có nạn sợ hãi xảy ra không còn một người ở, những việc như thế đều gọi là mất dục.
Luật Thập Tụng nói: Cho người bị che giấu với ba hạng người mất dục.
Luật Ngũ Phần nói: Cho ni năm vị, người cuồng v.v... ba vị, hoặc người trở ra ngoài chúng đều không thành gởi dục.
Luật Thập Tụng nói: Người thanh tịnh nhận dục, nếu lúc nhận dục hoặc khi nhận xong, tự mình nói chẳng phải Tỳ-kheo, thì không thành dục thanh tịnh. Luật nói: Tỳ-kheo đem dục tự có việc xảy ra không kịp đến trong tăng, cho pháp trao dục cho Tỳ-kheo khác, nên nói như sau:
Bạch Đại đức một lòng nghĩ. Tôi là Tỳ-kheo pháp danh... cùng rất nhiều Tỳ-kheo thọ dục thanh tịnh kia và thân tôi, việc tăng đúng pháp, gởi dục thanh tịnh.
3. Nói rõ pháp thuyết dục:
Luật Tăng-kỳ nói: Không được hướng về người như vậy gởi dục, nên đến người có khả năng đem dục đến nói trong tăng. Nếu có người nói được, khi vị yết-ma đã hỏi như trước, người đem dục kia nên đáp như vầy:
Bạch Đại đức tăng nghe, tôi là Tỳ-kheo pháp danh... có nhận dục thanh tịnh. Nếu khi tự tự nên nói: Gởi dục tự tứ, còn bao nhiêu lời đồng như trên.
Phật dạy: Nếu người nhận dục, hoặc ngủ say, hoặc nhập định, hoặc quên, hoặc không cố làm đều thành. Nếu cố không nói thì mắc tội Đột-cát-la. Nếu người bệnh nặng nên đưa đến trong tăng, sợ bệnh nặng thêm, thì Tăng đến chỗ người bệnh, hoặc ra ngoài giới tác pháp, không được riêng chúng. Nếu đi giữa đường gặp nạn, ngoài giới đem dục đến trong tăng thì được thành.
THỨ TÁM: CHÍNH THỨC TRÌNH BÀY BẢN Ý
Nghĩa là trong tăng; riêng có hai duyên: Hoặc chỗ sáng lập pháp, thì dựng nêu xướng tướng; hoặc chỗ thường dùng để nhóm họp thì phải đưa thẻ, thưa bạch, v.v...
Việc riêng cũng có hai: Nếu trái với tình ý thì trị phạt, tác pháp xin nêu tội; nếu thuận theo tình ý thì cho phép thỉnh mời, phần nhiều phải có lời xin, lời văn đều rõ ràng.
THỨ CHÍN: HỎI VỀ VIỆC ĐẦU MỐI
Trong luật nói: Tăng nay hòa hợp để làm gì? Việc có, chung riêng, tạm thời chỉ hỏi chung một lần.
THỨ MƯỜI: PHÁP DO ĐÁP MÀ THÀNH
Trong luật nói: Phải đáp làm yết-ma gì, nhưng việc có trước có sau, duyên pháp có chung có riêng, lúc thuyết giới tự tứ nên ở sau, tác pháp thọ giới xả đọa, nghĩa là gồm cả chung và riêng, hoặc kết giới, xả giới, lẽ ra không đáp hai và trước phải rõ ràng xác thực, sau đó mới hỏi đáp.
Nếu làm pháp đãn đối thú, như đem y thuyết tịnh... chung cho cả hai giới chỉ có người là riêng. Nếu làm pháp chúng pháp đối thú, như xả đọa thuyết giới... hai giới đều nhóm họp hết, chẳng phân biệt chúng pháp thì hai giới khác nhau, và trước phải biết rõ nghĩa không lẫn lộn.
Nếu pháp Đãn tâm niệm sự chung hai giới, người chỉ có một mình. Nếu đối thú tâm niệm và chúng pháp, tâm niệm, giới chung cho hai chỗ có người không được, đều sắp xếp như trong pháp nhóm họp. Ba tướng rõ rằng, không cho các duyên sắp đến dẫn đến sự sai lầm, pháp thức không thành.
Ở trước nói lược pháp thành tựu đầy đủ duyên, sau nói tướng phi pháp Tăng pháp yết-ma đủ bảy tội.
Phật dạy: Có bảy thứ yết-ma phi pháp không nên làm.
1. Yết-ma trái pháp trái Tỳ-ni:
Nghĩa là một người nêu tội một người, cho đến trong tăng nêu tội tăng. Một lần bạch nhiều lần bạch, một lần yết-ma nhiều lần yết-ma, đơn bạch, bạch nhị, bạch tứ yết-ma, xen lẫn nhau mà làm. Nếu có bệnh không thuốc, có thuốc không bệnh, có sự có pháp, bố thí không tương đối.
Kinh Tỳ-ni Mẫu nói: Nếu thuyết yết-ma nói không rõ ràng, các tướng nhân, pháp, sự như thế đều chẳng phải sở nhiếp.
2. Yết-ma trái pháp riêng chúng:
Nghĩa là bạch yết-ma việc này mà làm việc kia, gọi là trái pháp, người đáng đến không đến, người đáng gởi dục không gởi dục, người hiện tiền đáng quở trách thì quở trách, gọi là riêng chúng.
3. Yết-ma trái pháp hòa hợp chúng:
Trái pháp đồng như trước, hòa hợp trái với ở trên.
4. Yết-ma đúng pháp mà riêng chúng:
Đúng pháp và trái pháp, riêng chúng đồng như trước. 5. Pháp yết-ma tương tự riêng chúng:
Nghĩa là trước làm yết-ma, sau tác bạch, gọi là pháp Tương tự, riêng chúng, đồng như trước.
6. Pháp yết-ma tương tự hòa hợp chúng:
Pháp tương tự như trên hòa hợp, đồng như trước.
7. Yết-ma quở trách không dừng:
Nghĩa là yết-ma đúng pháp, cần phải tăng đồng thưa bạch, nay người được quở trách thì quở trách, nếu trụ thì đúng pháp, trái lại quở trách không dứt thì gọi là trái pháp.
Nghĩa là luật y cứ theo việc chia là bảy thứ trái: Nay dùng nghĩa cầu xin thâu nhiếp hết pháp trái này, gọi là đơn bạch yết-ma ba mươi chín thứ. Mỗi thứ đều có tướng trái, nghĩa thì đồng, lỗi thì khác nhau. Bạch nhị, bạch tứ cũng giống nhau, nếu không phân biệt rõ thì thành trái, đâu thể hiển bày được. Nay vả lại y cứ đơn bạch thuyết giới, giải đủ bảy thứ trái, còn ba thứ khác so sánh ra rất dễ hiểu:
1. Người trái: Nghĩa là biết lỗi không sám hối, nghi tội không phát lộ, trong giới riêng chúng, không đúng pháp v.v...
2. Pháp trái: Nghĩa là ba người trở xuống, đơn bạch thuyết giới, xen lẫn với nhau, mà còn quở trách không dừng, nói không rõ ràng v.v...
3. Sự trái: Nghĩa là thời trái với chánh pháp, rộng lược không có duyên, các đồ cần dùng có thiếu, giới chẳng phải Phật chế.
4. Nhân, pháp trái: Nghĩa là đầy đủ hai pháp trái, chỉ có sự thì nương pháp.
5. Nhân, sự trái: Pháp tuy đúng với giáo pháp, nhưng nhân, sự trái vượt.
6. Pháp, sự trái: Người tuy đúng luật, hai pháp thì trái, gọi là Hoại.
7. Nhân, pháp, sự trái: Ba tướng đều trái, như loại trước mà nhận lấy, lẽ ra phải thông suốt các duyên, hiểu rõ thành bại. Cho nên khi Phật còn ở đời, một việc một chỗ làm đều thành khi pháp, huống chi nay đời Tượng mạt cuối cùng. Ôi đâu nên khinh thường ư. Nghĩa là không nên biếng nhác, ngã mạn.
Y cứ trong đó chia làm hai phần, nếu pháp Đãn đối thú chỉ lấy ra một pháp trí y, để hiển bày tướng trái, còn các pháp thuyết tịnh khác giống như đây, cho nên biết đối với duyên có khác.
Nhân trái: Nghĩa là người thọ đối phạm tội trọng, già nạn có quở trách thì quở trách, hoặc đối với tăng, tục mà tác pháp.
1. Pháp trái: Nghĩa là trì pháp lẫn lộn, nói không hiểu rõ.
2. Sự trái: Nghĩa là phạm tội xả đọa khác với xả tài, không đúng với lời Phật dạy, hoặc năm mầu sắc chánh v.v..., thọ trì không thành.
3. Nhân, pháp trái
4. Nhân, sự trái
5. Sự, pháp trái 7. Đủ ba thứ trái.
Đều như các ví dụ trên mà biết văn, biết tướng, hoặc các pháp đối thú cũng đủ bảy thứ trái. Ở đây trích lấy một pháp xả đọa, điều hiểu rõ ràng, còn bao nhiêu lệ đồng có khác.
1. Nhân trái: Nghĩa là trong giới người riêng chúng là sai, người đúng pháp quở trách dù có quở trách, ngăn dứt tức là trái.
2. Pháp trái: Xả sám hối, trả lại tài vật, các pháp trái với chánh pháp.
3. Sự trái: Phạm lỗi y tài, như luật đã quyết đoán, sẽ trái với lời Phật dạy, lẽ ra không có sám hối và xả, đều biết tướng mà càng trái pháp, có trái với phần lỗi, càng không biết tội.
Hiển bày tướng như trước.
Tâm niệm yết-ma cũng đủ bảy thứ trái.
Y cứ vào đó có ba: Đầu tiên là Đãn tâm niệm pháp, chỉ cho sám hối tội nhẹ, Đột-cát-la đều giải, bao nhiêu việc khác so sánh đồng.
1. Người trái: Nghĩa là đối với người sám hối, thể chẳng đúng như lời Phật dạy.
2. Pháp trái: Nghĩa là Đãn tâm niệm, mà miệng không nói, tuy nói mà không rõ ràng, hoặc thêm bớt, lộn quên.
3. Sự trái: Do sự duyên nên lầm phạm có nhẹ nặng, hoặc cảnh chung rất nhiều, không rõ tướng trước.
4. Người pháp trái cho đến thứ bảy đủ ba thứ trái.
Như Đối thú tâm niệm và các pháp tâm niệm, mỗi thứ đều có bảy thứ trái. Người chung chúng riêng, hai chỗ giới và duyên đều phải y theo phép tắc, tùy theo việc mà hiểu biết.
*****
Giới riêng có ba nhiếp:
1. Tăng giới nhiếp, người vì đồng chỗ, khiến cho không có tội biệt chúng.
2. Y giới nhiếp, nhiếp y để thuộc về người, khiến cho không có tội lìa y ngủ.
3. Thực giới nhiếp, nhiếp thức ăn đế ngăn tăng khiến cho không có tội ngủ chung với thức ăn. Ý tông chỉ như đây.
Có ba thứ giới tăng: Một là đại giới; hai là giới tràng; ba là tiểu giới. Nay y cứ vào đại giới lại có ba thứ: Nghĩa là hai thứ nhân, pháp là đồng; hai món pháp, thực là đồng; pháp đồng mà ăn riêng. Ban đầu y theo bản luật chế, sau tùy duyên khai riêng.
Ban đầu kiết đại giới:
Bấy giờ, tăng bốn phương nhóm họp mệt mỏi. Phật dạy cho phép tùy theo chỗ ở nào thì kiết giới ở đó, phải nhóm hết không được nhận dục. Trong đó Tỳ-kheo cựu trụ nên xướng tướng bốn phương của đại giới. Như có núi, cây, rừng, ao, thành, hào thành, thôn xóm, nhà cửa, tùy theo mà nói ra. Nghĩa là phải lập phương pháp. Như trước trong pháp Tăng, đủ bảy duyên rồi, một vị Tỳ-kheo bạch với tăng rằng:
Bạch Đại đức Tăng xin lắng nghe, con là Tỳ-kheo cựu trụ vì Tăng xướng tướng bốn phương Đại giới, từ góc Đông nam lấy chỗ nào làm nêu, đến góc Tây Nam lấy chỗ nào làm nêu. Từ đây đến góc Tây bắc chỗ nào làm nêu. Từ đây trở xuống đến góc Đông nam lấy chỗ nào làm nêu. Đây là tướng ngoài đại giới, một vòng xong.
Chắc chắn có chỗ quanh co, tùy theo việc mà nói, đều phải chỉ riêng chỗ nào phạm vi và thước tấc. Bởi không biết hạn chế, kết đã không thành, mà yết-ma cũng, luống lập, các pháp thọ giới đều là làm suông, nên cần phải biết rõ ràng như trên, xướng tướng ba lần rồi. Phật dạy: Trong chúng người đáng sai làm yết-ma, hoặc bậc Thượng tọa hoặc thứ lớp, hoặc người tụng luật, người có khả năng làm yết-ma, hỏi đáp rồi bạch như vầy:
Bạch Đại Đức tăng lắng nghe. Tỳ-kheo ở trụ xứ này xướng tướng bốn phương đại giới. Nếu thời giờ của tăng dã đến, tăng bằng lòng cho. Tăng nay ở trong bốn phương này kiết đại giới, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới. Xin bạch như vậy.
Bạch Đại đức Tăng nghe. Tỳ-kheo trụ xứ này xướng tướng bốn phương đại giới. Nay Tăng ở trong tướng bốn phương kết đại giới, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới. Các Trưởng lão nào bằng lòng cho nay Tăng ở trong tướng bốn phương này kiết đại giới, đồng một trụ xứ, đồng một yết-ma thì im lặng. Vị nào không bằng lòng thì nói lên. Tăng đã bằng lòng ở trong tướng bốn phương này đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, kết đại giới xong. Vì Tăng bằng lòng nên im lặng, việc này như thế mà thực hành.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo, người muốn làm rộng, người muốn làm hẹp. Phật dạy: Muốn sửa đổi làm lại thì trước phải giải giới trước, sau đó rộng hẹp tùy ý mà làm, nên giải như vầy.
Bạch Đại đức tăng nghe, Tỳ-kheo trụ xứ này, đồng một trụ xứ đồng một thuyết giới. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho giải giới, bạch như vầy.
Bạch Đại đức tăng nghe! Tỳ-kheo ở trụ xứ này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới. Nay xin hỏi các trưởng lão nào bằng lòng cho tăng đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì nói ra. Tăng đã bằng lòng cho đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, giải giới xong, tăng bằng lòng vì im lặng, việc này nên hành trì như thế.
Pháp yết-ma này giải chung đại giới có giới tràng.
Do văn không hạn cuộc nên được phép như vậy.
Bấy giờ hai trụ xứ nọ có thuyết giới riêng, lợi dưỡng riêng, muốn được cùng thuyết giới, đồng lợi dưỡng. Phật dạy: Cho phép tự giải giới của mình. Nếu nhóm họp một chỗ không được thọ dục, phải xướng tướng của phương kết. Văn kết và văn lược ở trước đồng, chỉ có tăng ở hai chỗ kia, đây biết đại giới, đồng thuyết giới lợi dưỡng là khác.
Bấy giờ, có hai trụ xứ, thuyết riêng giới, lợi dưỡng riêng, muốn đồng thuyết giới, lợi dưỡng riêng. Phật dạy: Cả hai phải giải giới rồi kết chung, văn lược đồng với trước. Lại có hai trụ xứ muốn thuyết giới riêng, lợi dưỡng chung, vì muốn giữ gìn trụ xứ. Phật dạy: Cho phép vật của tăng bốn phương được hòa hợp.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo phải có bốn vị, làm các việc yết-ma xây cất, chúng năm vị Tỳ-kheo, chúng mười vị, chúng hai mươi vị làm các việc yết-ma xây cất. Trong đây, đại chúng nhóm họp rất mệt mỏi. Phật dạy: Cho phép kết giới tràng gọi là tưởng bốn phương, hoặc đóng nọc, hoặc đá, hoặc bờ nêu, làm chừng hạn thôi.
Kinh Tỳ-ni Mẫu nói: Sẽ lấy phạm vi đại giới.
Luật Ngũ Phần nói: Các luật phải biết trước đại giới. Nếu muốn làm trước để ba lớp nêu bao trong một lớp, gọi là tướng ngoại giới tràng, khoảng giữa một lớp gọi là nội tướng đại giới, một lớp tột bên ngoài gọi là tướng ngoài đại giới. Lập ra ba tướng rồi đều ở trong giới tự nhiên. Tăng nhóm họp ở trong tướng nêu giới tràng. Trước bảo một vị Tỳ-kheo xướng tướng ngoài của giới tràng, nên tác bạch như vầy:
Bạch Đại đức tăng nghe, tôi là Tỳ-kheo ở trụ xứ này, vì tăng xướng tướng bốn phương của tiểu giới. Từ góc Đông nam này lấy mỗ làm nêu, đến góc Tây nam lấy mỗ làm nêu. Từ phía Bắc này cho đến góc Tây bắc lấy mỗ làm nêu. Từ phía Đông này đến góc Đông bắc lấy mỗ làm nêu. Từ phía Nam này đến góc Đông nam lấy mỗ làm nêu. Đây là tướng ngoài giới tràng một vòng đã xong.
Ba lần nói rồi nếu có quanh co, thì tùy theo việc nói đó, vị yết-ma nên biết như trên rồi bạch rằng:
Bạch Đại đức tăng lắng nghe. Tỳ-kheo ở trụ xứ này, xướng tướng bốn phương của tiểu giới. Nếu thời giờ làm việc của chúng tăng đã đến, Tăng bằng lòng cho, nay Tăng ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này kết làm giới tràng, tác bạch như thế.
Bạch Đại đức Tăng lắng nghe. Tỳ-kheo ở trụ xứ này xướng tướng bốn phương của tiểu giới. Nay Tăng ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này kết giới tràng. Các Trưởng lão nào bằng lòng tăng ở trong tướng bốn phương này kết giới tràng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì nói ra. Tăng đã bằng lòng ở trong tướng bốn phương nầy kết giới tràng rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc này hành trì như vậy.
Kết rồi làm tấm bảng chỉ rõ chỗ, giúp cho người sau biết được chừng hạn các giới, còn bao nhiêu đều y theo đây.
Trong luật không có chánh văn, y cứ theo các pháp giải giới, đổi thành pháp kiết liền được, nay cũng nêu ra, lý thông văn thuận, nên tác bạch như vầy:
Bạch Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng nhóm họp ở trụ xứ này giải giới tràng. Nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho giải giới tràng, tác bạch như vậy.
Bạch Đại đức tăng lắng nghe! Nay Tăng nhóm họp ở trụ xứ này, giải giới tràng. Các Trưởng lão nào bằng lòng. Cho Tăng nhóm họp ở trụ xứ này để giải giới tràng thì im lặng. Ai không bằng lòng thì nói. Tăng đã bằng lòng cho tăng nhóm họp để giải giới tràng xong, tăng bằng lòng vì im lặng, việc này hành trì như vậy.
Phật dạy: Không được hợp nước sông mà kết, trừ ra chỗ thường có ghe thuyền, cầu cống. Lại không được hai giới liền nhau phải để cách khoảng giữa.
Luật Ngũ Phần nói: không xướng tướng bốn phương thì kết giới không thành, văn luật nêu sơ lược, nên xướng tướng như thế.
Bạch Đại đức tăng lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo vì tăng xướng tướng bốn phương trong ngoài của đại giới, trước xướng tướng trong, từ tướng ngoài của giới tràng, góc Đông nam từ ngoài nêu khoảng hai thước lấy mỗ làm nêu. (Đây là y cứ về đương thời có thì nói, không cần văn tụng).
Đây là tướng trong của đại giới, góc Đông nam lấy mỗ làm nêu, từ phía Tây này cho đến góc Tây nam lấy mỗ làm nêu. Từ phía Bắc nầy đến góc Tây bắc lấy mỗ làm nêu. Từ phía Đông nầy đến góc Đông bắc lấy mỗ làm nêu. Từ phía Nam đây cho đến góc Đông nam lấy mỗ làm nêu.
Kế xướng tướng ngoài, từ góc Đông nam trụ xứ này đến chỗ đó lấy mỗ làm nêu, từ phương Tây đến góc Tây nam lấy mỗ làm nêu, từ phía Bắc này trở về đến góc Tây bắc lấy mỗ làm nêu, từ phía Đông nầy đến góc Đông bắc lấy mỗ làm nêu, từ phía Nam nầy đến góc Đông nam lấy mỗ làm nêu, kia là tướng trong, đây là tướng ngoài. Đây là tướng ngoài một vòng đã xong.
Ba lần xướng rồi, nếu muốn xướng tướng thì phải dẫn bốn, năm vị Tỳ-kheo ra ngoài giới tràng, tăng nhóm hết trong tướng nêu. Sau xướng hai lớp tướng nêu rồi, trong tăng mới thêm yết-ma, văn yết-ma đúng như pháp kiết đại giới, ban đầu không khác nên không trình bày nữa.
Ba tiểu giới này đều là việc nạn cho nên cho phép. Trong luật nói:
Người không đồng ý chưa ra khỏi giới, cho phép ở ngoài giới mau chóng nhóm lại một chỗ kiết tiểu giới thọ giới.
Lại nói: Nếu ngày Bồ-tát đi ở đường trống hay nơi không có làng xóm, chúng tăng không được hòa hợp, thì tùy theo bạn thân đồng thầy xuống đường, đều nhóm họp một chỗ kiết tiểu giới thuyết giới.
Lại nói: Nếu ngày tự tứ đi ở giữa đường chốn A-lan-nhã không có làng xóm, nếu không được hòa hợp thì tùy theo bạn thân, đồng thầy dời ở chỗ khác, kiết tiểu giới tự tứ. Cho nên biết chẳng phải nạn, không duyên kết loại liền, các nạn khai cho, nếu trái lời Phật dạy thì phạm.
Lại nữa: Đều không có tướng ngoài, tức là lấy ngồi chỗ của thân làm giới thể. Nên trong thiên Thọ Giới nói: Tăng nhóm họp ở chỗ này kiết tiểu giới. Trong thiên Tự
Tứ nói: Chỗ ngồi của các Tỳ-kheo đã đủ, chỗ ngồi của Tỳ-kheo như thế, tăng ở trong đó kết tiểu giới, v.v... Nên biết đều không có tướng ngoài vì ngăn người quở trách, tức là trong pháp kết tiểu giới thọ giới nói: Người ngoài giới quở trách không thành quở trách, văn đây giải thích thành không có tướng ngoài. Nay có lập giới tướng kết ở trong phòng viện thì yết-ma không thành. Vì lập tướng đại giới không xướng là trái pháp, tiểu giới không có tướng, nên lập ra trái pháp.
Trong văn yết-ma có nhắc lại: Tiểu giới đã không có pháp xướng, yết-ma tự hiển bày tướng nêu, nên nói lại chỉ rõ bày rõ ràng, để không còn nghi ngờ lẫn lộn, nếu tùy theo mà kết thì phần nhiều thành phạm, một chẳng phải là khai duyên, hai là liền lập tướng, ba nơi chỗ không lâu bền. Trong văn nói: Không nên không giải giới mà đi, v.v..., bốn là vọng thông các pháp còn lại, tức là chẳng đúng với chế. Văn yết-ma đó như thường lệ.
Có ba thứ tăng-già-lam, như đại giới bằng với chùa, hoặc đại giới nhỏ hơn chùa đều không cần kiết; hoặc giới lớn hơn chùa y theo pháp mà kết, thì tùy theo giới mà nhiếp y. Nhưng có lập ra yết-ma, không có thôn mà kiết, nếu y theo văn luật, trước hết giới y, nhiếp y trong thôn, sau do việc xảy ra mới trừ thôn. Nay lập chung một pháp bất luận có thôn hay không có thôn, pháp phải nên trừ như vậy.
Luận Tát-bà-đa nói: Chính là lập nghĩa này, do có năm ý thôn đến cho nên trừ, nếu trước không thôn tác pháp kết rồi. Chỗ ở của tịnh nhân ngoài thôn cho đến vào thôn, hễ ở chỗ nào thì đều chẳng phải là giới y. Nếu thôn dở đi, giới y vẫn nhiếp lại, nếu trước đã có thôn ở thì không nhiếp, thôn đi đất trống, giới y trở lại đầy đủ. Bởi vì thôn có đến có đi không cần kết giải. Trong luật Ngũ Phần đều có ý này.
Bấy giờ, có Tỳ-kheo tu hạnh nhàm chán xa lìa, thấy chốn A-lan-nhã có một cái hang đẹp, tự nghĩ rằng: Ta nếu được ngủ lìa y, thì có thể nương vào hang này mà ở. Phật dạy: Cho kết giới không mất y, trừ dòng nước chảy mạnh, nên bạch rằng:
Bạch Đại đức tăng lắng nghe! ở chỗ này đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới. Nếu thời giờ làm việc của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng cho kiết giới không mất y, trừ thôn trừ ranh giới ngoài thôn bạch như vầy:
Bạch Đại đức tăng lắng nghe, ở chỗ này đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nay Tăng kiết giới không mất y, trừ thôn, ranh giới ngoài thôn. Các vị trưởng lão nào bằng lòng cho tăng ở chỗ này đồng một trụ xứ đồng một thuyết giới, kết giới không mất y, trừ thôn, giới ngoài thôn thì im lặng. Ai không bằng lòng thì nói. Tăng đã bằng lòng chỗ này đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, kết giới không mất y, trừ thôn, ranh giới ngoài thôn đã xong. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc này thực hành như vậy.
Kết xong y cứ chỉ rõ chỗ nơi.
Phật dạy: Trước nên giải giới không mất y, rồi lại giải đại giới, nên tác pháp giải như vầy:
Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, ở đây đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới. Nếu thời giờ của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng nay giải giới không mất y, tác bạch như vậy.
Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe. Ở đây đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới. Nay Tăng giải giới không mất y, các trưởng lão nào bằng lòng. Tăng đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, giải giới không mất y thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, giải giới không mất y. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc này thực hành như thế.
Phật dạy có bốn thứ tịnh địa.
1. Đàn việt tịnh: Nếu vì tăng xây chùa, chưa cúng cho tăng.
Tướng (viện) chùa không khắp thanh tịnh: Nếu trụ xứ của tăng phân nửa có hàng rào ngăn, hay phần nhiều không có hàng rào ngăn, hoặc đều không có rào ngăn, hoặc tường thấp, hoặc tường cao, hoặc rãnh, hoặc hàng rào tre cũng giống như thế.
2. Phân xử thanh tịnh: Lúc đầu xây chùa nếu là người kinh doanh phân xử lời như thế này, chỗ v.v... vì tăng làm tịnh địa.
3. Bạch nhị yết-ma mà kết: Nếu nghi trước có tịnh địa thì nên giải rồi lại kết.
Bấy giờ, có Tỳ-kheo bệnh ói, các Tỳ-kheo chưa kịp đem cháo đến đã chết. Phật dạy: Cho ở trong chùa, bên chỗ phòng vắng, kết tịnh trù, nên xướng phòng, hoặc nhà sưởi ấm, hoặc ở trong giảng đường, kinh hành, hoặc phòng năm chúng xuất gia làm được, trừ phòng Tỳ-kheo. Luật Ngũ Phần nói: Nếu ở trong một phòng lấy một góc hay nửa phòng, hoặc nửa góc, hoặc trong sân, hoặc kết chung trong phòng tăng làm tịnh địa đều được. Luật dạy xướng tướng khi làm pháp kết, tăng ở ngoài viện xa xướng xa kết, nên xướng tướng rằng:
Bạch Đại đức Tăng lắng nghe cho, tôi là Tỳ-kheo v.v... vì Tăng xướng chỗ làm tịnh địa. Trong chùa này, phía Đông trong chùa mái hiên nhà trù, hoặc dưới các góc cây trái, đều làm tịnh địa. Xướng ba lần như vậy.
Nếu khi xướng lại các chỗ nào khác tùy ý, cứ lượng theo việc hạn cuộc chung chỗ yết-ma mà tác bạch rằng:
Bạch Đại đức tăng lắng nghe! Nếu thời giờ của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng nay kiết phía Đông mái hiên nhà trù trong chùa hoặc dưới các gốc cây đều làm tịnh địa, tác bạch như thế.
Bạch Đại đức tăng lắng nghe. Nay Tăng kết phía Đông mái hiên trong chùa và dưới góc cây đều làm tịnh địa. Các vị trưởng lão nào bằng lòng cho tăng kết phía đông mái hiên trong chùa và dưới gốc cây đều, làm tịnh địa thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng kết phía Đông mái hiên nhà trù trong chùa và dưới gốc cây đều, làm tịnh địa, Tăng bằng lòng vì im lặng, việc này thực hành như vậy.
Luật nói: Nếu có duyên giải rồi kết lại, không trình bày văn giải, lệ theo pháp giải nên bạch rằng:
Bạch Đại Đức tăng lắng nghe! Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng nay giải tịnh địa chỗ mỗ, tác bạch như vậy.
Bạch Đại đức tăng lắng nghe, nay tăng giải tịnh y địa chỗ mỗ, các vị trưởng lão nào bằng lòng cho tăng giải tịnh địa chỗ mỗ thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng giải tịnh địa chỗ mỗ.
Tăng bằng lòng vì im lặng, việc này thực hành như vậy.
****
Giới pháp lý chung, nghĩa bao gồm xuất gia, tại gia, do người thọ năm giới có phạm thì giới cụ túc thành già nạn, nên phải hiểu suốt từ đầu đến cuối, thể tướng rõ ràng, bảy chúng đã thọ, thứ lớp nêu như sau:
Luận Tát-bà-đa nói: Lấy Tam bảo làm chỗ nương về, muốn được cứu giúp, không được xem thường.
Quy y Phật là trở về với Pháp thân, nghĩa là tất cả trí tuệ công đức vô học, năm Phần đã thành tựu.
Quy y pháp là quay về chỗ cùng tận của mình và người, nghĩa là đoạn dục, vô dục, diệt đế, Niết-bàn.
Quy y Tăng là trở về với Tăng Đệ nhất nghĩa, là ruộng phước công đức tốt lành của hàng Thanh văn hữu học và vô học.
Luật Thiện Kiến nói: Đều cần có thầy truyền trao, tiếng nói thuận nhau, nếu nói không ra tiếng, hoặc không đầy đủ, không xưng danh, không hiểu thì không thành, cho nên nói:
Con tên............... suốt đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (nói ba lần như vậy đã thuộc về pháp).
Con tên................ suốt đời quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi (ba lần kết rồi, luật không có pháp thọ). Các văn luận có nêu ra đầy đủ, ở đây chỉ thọ ba quy y không có truyền giới. Nên luận nói ba quy y rồi, sau có thêm quy y và thọ giới. Nếu không có thêm thì chỉ có quy y, không có thọ giới.
Trong kinh nói: Có thiện nam, tín nữ bố thí khắp cả chúng sinh trong bốn thiên hạ, cúng dường bốn thứ cần dùng suốt trong một trăm năm, không bằng công đức trì giới một ngày một đêm, do loại giới pháp chung cho cả tình cảnh và phi tình cảnh.
Luận nói: Vì giới nên bố thí thanh tịnh, phải hỏi già nạn trước khi thọ giới cụ túc.
Kinh Thiện Sinh nói: Ông có trộm vật của tăng hiện tiền hay không? Đối với sáu thân, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni có làm hạnh bất tịnh hay không? Cha mẹ, sư trưởng bệnh có bỏ đi hay không? Có giết chúng sinh phát tâm Bồ-đề hay không? Như thế v.v... hỏi đủ rồi. Nếu người không phạm nên bảo rằng:
Giới này là rất khó, có công năng làm cội gốc cho giới Thanh văn và Bồ-tát.
Nầy người thiện nam, giới có năm thứ; ban đầu từ không giết hại cho đến giới không uống rượu. Nếu thọ một giới, gọi là nhất phần Ưu-bà-tắc; giữ đủ năm giới, gọi là Mãn phần Ưu-bà-tắc. Nay ngươi muốn thọ giới nào thì được tùy ý mà thọ. Bấy giờ, người trí nên tùy theo lời nói mà cho thọ.
Các kinh như Kinh A-hàm v.v... nói: Trước khi thọ giới, phải sám hối tội, sau đó mới thọ. Nên dạy nói như vầy:
Con.......... quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (một ngày một đêm, suốt đời). Hay là (một giới là nhất phần, năm giới là mãn phần) Ưu-bà-tắc. Như Lai là bậc Chí Chân Đẳng Chánh Giác, là Thế tôn của con (ba lần truyền rồi bảo rằng: hướng về truyền ba quy y, chính là giới thể, nay lại chỉ bày ba kết là giới đã quy y).
Con... đã quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi (một ngày một đêm, suốt đời). Hay là (một giới gọi là nhất phần, năm giới là mãn phần) Ưu-bà-tắc. Như lai là bậc Chí Chân Đẳng Chánh Giác, là Thế tôn của con (ba lần kết rồi bảo rằng: nay tôi sẽ chỉ bày giới tướng cho người, người hãy nghe kỹ mà lãnh thọ).
Trọn đời không sát sinh là giới của Ưu-bà-tắc, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không trộm cắp là giới của Ưu-bà-tắc, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không được tà dâm là giới của Ưu-bà-tắc, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Hoặc nói dối hoặc uống rượu, đều y cứ theo trên hỏi đáp đủ rồi, ngoài ra còn có sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh, các hành tướng linh tinh, rộng như trong kinh Thiện Sinh và Hành Sự Sao, nói sự phát nguyện đồng với thực hành tám giới.
Kinh Thiện Sinh, Tăng Nhất A-hàm nói: Phật dạy: Ưu-bà-tắc vào ngày mồng tám ngày mười bốn, ngày rằm, phải đến các chỗ Trưởng lão Tỳ-kheo, mỗi tháng thọ tám giới, mỗi tháng thọ, chớ không mất thứ lớp. Trong luận cho phép năm chúng truyền tám giới.
Luận Thành Thật nói: Nếu lúc không có người, chỉ cần tâm nghĩ miệng nói, cho đến nói con giữ tám giới cũng được thành thọ.
Luận Câu-xá nói: Nếu trước đã khởi ý vào ngày trai thọ, thì tuy ăn rồi cũng được. Trước thọ giới rồi, sau nhất tâm chắp tay, nói theo người truyền giới, chớ nói trước, chớ nói cùng một lượt, nếu trái thì không thành.
Luận nói: Nếu thọ tám giới thì phải nói một ngày một đêm, chớ để lẫn lộn với giới trọn đời.
Luận Thành Thật nói: Năm giới, tám giới, tùy theo ngày tháng dài, ngắn hoặc một năm hay một tháng, cho đến nửa ngày nửa đêm, thọ thêm hay thọ bớt đều được. Nên truyền lời như thế này:
Con............. quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (một ngày một đêm (bảy đêm) hoặc một năm một tháng). Làm Ưu-bà-tắc tịnh hạnh (ba lần truyền như vậy).
Con... quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi (một ngày một đêm hoặc một năm, một tháng). Làm Ưu-bà-tắc tịnh hạnh xong (ba lần kết rồi kế truyền giới tướng).
Như Chư Phật trọn đời không sát sinh, ông........... trong một ngày một đêm không sát sinh, có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Như Chư Phật suốt đời không trộm cắp, ông............... trong một ngày một đêm không trộm cắp, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Như chư Phật trọn đời không dâm, ông................. trong một ngày một đêm không dâm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Như chư Phật suốt đời không nói dối, ông............... trong một ngày một đêm không nói dối, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Như Chư Phật suốt đời không uống rượu, ông trong một ngày một đêm không uống rượu, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Như Chư Phật trọn đời không đeo tràng hoa thơm chuỗi anh lạc, dầu thơm xức vào thân, ông trong một ngày một đêm, không đeo tràng hoa thơm, chuỗi anh lạc, dầu thơm xức vào chân, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Như Chư Phật suốt đời không ngồi trên giường cao tốt và ca múa hát xướng, cố đến xem nghe, ông trong một ngày một đêm, không ngồi giường cao tốt và ca múa hát xướng, cố đến xem nghe, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Như Chư Phật suốt đời không ăn phi thời, ông trong một ngày một đêm không ăn phi thời, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Thứ lớp như trên truyền rồi, phải dạy phát nguyện rằng:
Nay Con nhờ công đức thọ bát quan trai này, không rơi vào đường ác, tám nạn, biên địa, đem công đức này nhiếp lấy tất cả nghiệp ác của chúng sinh, có bao nhiêu công đức thì bố thí cho người đó, khiến thành đạo vô thượng chánh chân, cũng khiến cho đời tương lai Đức Phật Di-lặc ra đời, ba hội được vượt qua sinh, già, bệnh, chết.
Trong kinh nói: Ví như có người thiện nam tín nữ, không phát nguyện này mà giữ tám giới trai, được cho chút ít ruộng phước, dẫn lời xưa để làm chứng.
Được chia làm bảy phần:
1. Nói công đức xuất gia do Bồ-tát.
2. Có lợi ích vượt hơn thế gian.
3. Ngăn trở người xuất gia là rất tổn hại.
4. Nói đã xuất gia rồi thì hành tội hạnh.
5. Nói đã xuất gia rồi thì làm việc phước của phàm phu.
6. Nói về pháp cốt yếu xuất gia tu học.
7. Nói về chánh hạnh Đại thừa, Tiểu thừa, ba môn học làm gốc. Trong Sự Sao có nói rộng.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo, liền độ người, không biết dạy bảo vì mình ngu si nên đệ tử không được dạy bảo, không biết oai nghi, mặc y không ngay ngắn, khất thực không đúng pháp, ở chỗ nào cũng thọ thức ăn bất tịnh, vào bữa ăn sáng, bữa ăn trưa lớn tiếng kêu to, như pháp Bà-lamôn nhóm họp, các Tỳ-kheo đem việc này bạch lên Đức Phật:
Phật dạy: Cho phép tăng và vị truyền giới cụ túc, bạch nhị yết-ma, vì kia muốn độ người phải đến trong chúng, vén y bày vai phải, cởi giày dép, lễ dưới chân chúng Tăng, gối phải sát đất, chắp tay tác bạch xin như vầy:
Bạch Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo................. cầu chúng tăng xin độ người, truyền giới cụ túc. Xin tăng cho Tỳ-kheo.......... độ người truyền giới cụ túc, xin thương xót cho.
Nói xin ba lần. Trong luật y theo văn yết-ma, cho người truyền giới cụ túc, phải xin pháp nuôi chúng. Nếu xét trong Kiền-độ thọ giới ở trước nêu đầy đủ, đức của Hòa-thượng rồi. Văn tổng kết nói: Nuôi chứa Sa-di cũng giống như vậy. Nên biết vì không có công đức nên không hợp.
Phật dạy: Phải quán sát người này, nếu không thể dạy bảo, lại không dùng hai việc nhiếp lấy: Một là pháp, hai là cơm ăn áo mặc, phải nói rằng: Đại đức thôi đi chớ độ người. Nếu người có trí tuệ, có khả năng dạy bảo, lại dùng hai việc nhiếp thủ, thì nên cho tác pháp yết-ma bạch rằng:
Bạch Đại đức Tăng lắng nghe, Tỳ-kheo........... này, nay đến chúng tăng xin phép độ người và truyền giới cụ túc. Nếu thời giờ của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng nay Tăng cho Tỳ-kheo......... độ người thọ giới cụ túc. Tác Bạch như thế.
Bạch Đại đức Tăng lắng nghe, Tỳ-kheo........ nầy nay đến chúng tăng xin pháp độ người và truyền giới cụ túc. Tăng nay cho Tỳ-kheo.......... độ người và truyền giới cụ túc, các vị Trưởng lão nào bằng lòng. Tăng cho Tỳ-kheo......... độ người và truyền giới cụ túc thì im lặng. Vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo......... độ người và truyền giới cụ túc, tăng bằng lòng vì im lặng, việc này nên hành trì như vậy.
Trong luật đầu tiên độ La-hầu-la.
Tăng-kỳ nói: Nếu bảy tuổi hiểu biết tốt xấu thì cho xuất gia, quá bảy mươi tuổi đi đứng phải nhờ người dìu đỡ, thì không được độ. Nếu tu tập được các nghiệp thì cho xuất gia. Lúc người muốn xuất gia, phải nói cho biết những việc khổ về ăn, ở, ngủ, học hỏi nhiều, nếu đáp làm được thì độ.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo liền độ người, vì có độ người chúng tăng không biết, Phật dạy: Ông nếu muốn ở trong chùa cho cạo tóc phải bạch tất cả tăng, nếu không được hòa hợp, thì mỗi phòng nói cho biết rồi cho cạo tóc, nếu hòa hợp tác bạch rồi thì cho cạo tóc. Tác bạch như vầy:
Bạch Đại đức tăng lắng nghe, người kia muốn xin Tỳ-kheo......... cạo tóc. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho, Tỳ-kheo........ cạo tóc, tác bạch như thế.
Tác bạch rồi gọi vào trong chúng cho cạo tóc, pháp thức độ người trong Sự Sao có nói rộng.
Luật Ngũ Phần nói: Trước cho thọ năm giới, sau cho thọ mười giới.
Phật dạy: Nếu ở trong chùa, độ cho xuất gia, phải bạch tất cả tăng, Tăng cho rồi thì xuất gia, nên tác bạch như vầy:
Bạch Đại đức tăng lắng nghe, người nầy đến Tỳ-kheo......... xin xuất gia.
Nếu thời giờ của chúng tăng đã đến, Tăng bằng lòng, cho.......... xuất gia, tác bạch như thế.
Luật Thiện Kiến nói: A-xà-lê bảo rằng: ông nói theo tôi, tôi dạy người thọ ba quy y.
Đáp: Dạ.
Lại hỏi già nạn người ấy, duyên khởi phát giới, y theo như kinh luật, theo lệ phải hỏi cho đủ, mới truyền giới rằng:
Con.......... quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Nay Con theo Phật xuất gia, vị ấy làm Hòa-thượng. Như Lai là bậc Chí Chân Đẳng Chánh Giác, là Thế Tôn của con
(ba lần rồi thì).
Con........... đã quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi. Nay Con theo Phật xuất gia rồi. Tỳ-kheo mỗ làm Hòa-thượng. Đức Như lai là bậc Chí Chân Đẳng Chánh Giác, là Thế tôn của con (ba lần kết rồi, trao cho giới tướng).
Trọn đời không được sát sinh, là giới của Sa-di, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không được trộm cắp, là giới của Sa-di, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không được dâm dục là giới của Sa-di, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không được nói dối là giới của Sa-di, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không được uống rượu là giới của Sa-di, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không được đeo tràng hoa, xức dầu thơm, là giới của Sa-di, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không được ca múa hát xướng và cố đến xem nghe, là giới của Sa-di, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không được ngồi giường cao rộng lớn, là giới của Sa-di, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không được ăn phi thời, là giới của Sa-di, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Trọn đời không được cầm giữ sinh tượng, vàng bạc, vật báu, là giới của Sa-di, ông có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Đây là mười giới Sa-di, suốt đời không được phạm.
Như kinh Thỉnh Tăng Phước Điền nói: Sa-di phải biết năm đức:
1. Phát tâm xuất gia vì tâm đeo mang đạo pháp.
2. Hủy bỏ hình tướng tốt đẹp vì thích ứng với pháp phục.
3. Cắt bỏ hẳn thân ái, không còn thân thích.
4. Hủy bỏ thân mạng, tôn sùng đạo pháp.
5. Chí cầu Đại thừa, vì để độ người. Theo luật Tăng-kỳ nên nói mười số:
1. Tất cả chúng sinh đều nương vào sự ăn uống.
2. Danh sắc.
3. Nghĩ về sự đau khổ.
4. Bốn đế.
5. Năm ấm. Sáu nhập.
6. Bảy giác chi.
7. Tám chánh đạo.
8. Chín chỗ ở của chúng sinh.
9. Mười tất cả nhập.
Nêu lên số ấy giải thích đối trị nhau, hiển bày chánh pháp đồng thời như trong Hành Sự Sao có nói rộng:
Phật nói: Thiện Lai Tỳ-kheo; phá kiết sử Tỳ-kheo; tam ngữ Tỳ-kheo; biên địa năm người trì luật, thì được truyền giới Tỳ-kheo; ở Trung quốc mười người được truyền giới Tỳ-kheo.
Ở trên trình bày năm thứ thọ giới, đều chính trong văn luật, nói ba lần thiện lai, chỉ hạn cuộc khi Phật còn tại thế. Ba thứ còn lại là chung cho sau khi Phật diệt độ.
Giới là thuyền bè đưa qua biển sinh tử, là cội gốc của chánh pháp, chắc chắn phải có duyên hợp tương ưng, nếu có sai trái thì tuy truyền nhưng không đắc giới. Nay giải hai thứ yết-ma phải đầy đủ năm duyên mới thành. I. Người có khả năng thọ, có năm thứ:
1. Loài người: Luật nói: Chư Thiên, A-tu-la, phi nhân, súc sinh không đắc giới. Luận nói: Ba quy y, năm giới cấm chỉ có trong loài người, còn các đường khác thì không có.
2. Các căn đầy đủ. Luật nói: Hoặc người cuồng, hoặc điếc, hoặc câm, hoặc thân tướng không đầy đủ, người mắc trăm già nạn. Tất cả người ấy có thể làm ô nhục chúng tăng, đều không được.
3. Thân khí thanh tịnh. Luận Tát-bà-đa nói: Trước thọ năm giới, tám giới, người từng phá giới trọng, thì không được lại thọ mười giới.
Luật nói: Trước thọ giới rồi phá giới trọng, lại xin thọ nữa gọi là nạn biên tội. Lại người tại gia, Sa-di gây ra các nghiệp nặng, đều thuộc về mười ba nạn.
4. Tướng xuất gia đầy đủ. Luật nói: Phải cạo tóc mặc cà-sa, đồng với người xuất gia. Nếu mặc y phục thế tục, mặc áo ngoại đạo, các đồ trang sức lõa hình, v.v... thì không gọi là thọ giới Cụ túc.
5. Được chút phần pháp. Luật nói: Không cho thọ giới Sa-di và thọ giới Cụ túc, thì chúng tăng mắc tội.
Sở đối có bảy thứ:
1. Kết giới thành tựu, vì kết giới không thành, vì yết-ma không có chỗ nương.
2. Có vị Tăng bỉnh pháp, vì bạch bốn yết-ma theo lời Phật dạy, những chúng trái pháp thì không nên tác pháp (không hợp với bỉnh pháp).
3. Số Tăng đầy đủ, chẳng phải là đầu số đủ mười vị. Kinh Tỳ-ni-Mẫu nói: Hòa-thượng, hai vị A-xà-lê, đều phải đúng pháp, bảy vị tăng làm tôn chứng, đều thanh tịnh hiểu rõ. Luật nói: Nếu không có Hòa-thượng hoặc mười vị không đủ, thì như trong thiên không đủ số đã nói rõ, đều được thành tựu.
4. Trong giới đều nhóm hòa hợp. Luật nói: Lại không có phương tiện gì làm yết-ma riêng chúng.
5. Trong giáo pháp có bạch bốn lần yết-ma. Kinh Tỳ-ni Mẫu nói: Yết-ma đúng pháp.
6. Duyên giúp đỡ đầy đủ. Luận nói: Nếu người không có y bát, hoặc mượn y bát người khác đều là trái pháp.
7. Về thời Phật pháp. Luận Tỳ-đàm nói: Đến thời pháp diệt, tất cả thọ giới kết giới, đều mất hết.
III. Phát tâm xin giới:
Luật nói: Nếu người thọ giới không tự xưng tên mình, không xưng tên Hòa-thượng, dạy xin mà không xin, hoặc ngủ say, tức giận, hoặc không có tâm thọ, đều không đắc giới.
IV. Tâm cảnh tương ưng:
Nếu tâm không thích hợp cảnh, hoặc cảnh không xứng với tâm, hoặc tâm cảnh đều không tương xứng, đều là trái pháp.
V. Việc thành tựu rốt ráo:
Đầu tiên từ thỉnh sư đến sau cùng thọ giới xong, trước sau không trái được gọi là biện sự.
I. Đầu tiên là nói pháp thỉnh sư:
Luật nói: Đệ tử không có thầy dạy bảo, làm việc trái pháp.
Phật dạy: Phải lập Hòa-thượng, đệ tử phải tưởng Hòa-thượng như cha mẹ, kính trọng lẫn nhau. Lại Tỳ-kheo bệnh không có người săn sóc, nên để cho qua đời. Phật dạy: Phải nuôi đệ tử, phải cùng cung kính tôn trọng, săn sóc nhau, chánh pháp mới được lâu dài, tăng thêm lợi ích rộng lớn. Hòa-thượng phải xem đệ tử như con. Luật Thiện Kiến nói: Vì ban đầu không thỉnh, nên sau trái với lời dạy bảo, Phật dạy cho thỉnh.
Nếu theo bản luật thì pháp thỉnh không phải ở trong tăng, nay y theo Thập Tụng và Tăng-kỳ, dạy người thọ giới trước vào trong tăng, dạy bảo thứ lớp, mỗi việc đều đầu mặt lễ dưới chân chúng Tăng, sau đó mới thỉnh, phải vén y bày vai phải, cởi giày dép, gối phải sát đất, chắp tay thỉnh như vầy:
Bạch Đại đức một lòng nghĩ, nay con............ thỉnh Đại đức làm Hòa-thượng. Xin Đại đức vì con làm Hòathượng. Con xin nương theo Đại đức được thọ giới Cụ túc. Xin thương xót cho con.
(Nói thỉnh ba lần).
Luật Tăng-kỳ nói: Trong chúng thỉnh rồi, Hòathượng nói: Người hãy sinh tâm vui vẻ. Luật Bản nói: Được như vậy, ta sẽ dạy bảo ông, thanh tịnh chớ buông lung.
Theo A-tỳ-đàm của Phật, còn hai vị A-xà-lê cũng có pháp thỉnh, tức là y cứ theo văn trên, nghĩa là lấy các nghĩa thỉnh sư khác để so sánh.
II. Để người thọ giới ở chỗ nào?
Phật dạy: Người thọ giới không được ở trên hư không, chỗ ẩn núp lìa thấy nghe, hoặc ở ngoài giới, vị Hòa-thượng đó và người trong đủ số cũng không được ở trên hư không, cho đến ngoài giới.
Phật dạy: Phải để cho người muốn thọ giới đúng chỗ mắt thấy, tai không nghe.
III. Sai người hỏi duyên
Bấy giờ, có người muốn thọ giới, đem ra ngoài giới cởi y xem coi, làm ngưng trệ việc thọ giới.
Phật dạy: Không nên làm như vậy, từ nay trở đi cho hỏi trước mười ba việc nạn, sau đó sẽ thọ. Giới sư nên hỏi rằng: Trong chúng ai có khả năng làm thầy giáo thọ cho.............? Nếu có thì đáp rằng: Tôi.......... có khả năng, giới sư nên hòa tăng xin dục, rồi bạch rằng:
Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, kia đến Hòa-thượng.......... xin thọ giới Cụ túc, nếu thời giờ của tăng đã đến. Tăng bằng lòng cho.......... làm thầy giáo thọ, tác bạch như vậy.
IV. Pháp ra ngoài chúng hỏi
Luật Ngũ Phần nói: Phải an ủi rằng: Các vị chớ sợ hãi, chốc lát nữa sẽ đem các vị để ở chỗ cao tột, v.v..., rồi cầm y bát dạy rằng:
Đây là An-Đà-Hội, đây là Uất-đa-la-tăng, đây là Tăng-già-lê. Luận Tát-bà-đa nói: Tên gọi ba y này này, trong chín mươi sáu thứ ngoại đạo không có, chỉ trong Phật pháp mới có, nên chỉ bày cho các vị. Đây là Bátđa-la. Luật Thập Tụng nói: Bát này là cờ nêu của Hằng sa Chư Phật.
1. Y bát này là của ông phải không?
Đáp: Mô Phật, phải. Trong các bộ cũng gia pháp cho thọ.
Nên nói rằng: Này người thiện nam hãy lắng nghe. Nay là lúc chí thành, cũng là lúc nói thật. Nay Ta sẽ hỏi ông, ông tùy theo ta hỏi mà đáp. Nếu không thật thì nói không thật, nếu thật thì nói thật. Người có phạm tội biên địa không?
Đáp: Không. Nên nói rằng: ông lẽ ra không biết tên tội này. Nghĩa là người đã thọ giới của Phật rồi, nếu phạm bốn giới trọng tức là người ở ngoài biển Phật pháp, nên gọi là biên tội.
Ông có phạm không?
Đáp: Mô Phật, không.
Nghĩa là quyết định rằng: Hễ vặn hỏi có không ý là phải hiểu nhau, nếu một người ở trung quốc còn một người ở biên địa, không lãnh hội ý nhau thì không thành phạm giới, xả giới. Nay tuy là hỏi nhưng không hiểu, thì chẳng khác với người không hỏi. Luật nói: Không thành thọ giới, từ đây về sau giống như đây nên biết.
2. Người có làm ô nhiễm Tỳ-kheo ni không?
Luật Tăng-kỳ nói: Nghĩa là lúc còn tại gia làm nhiễm ô tịnh giới phạm hạnh của ni.
3. Người có phải là tặc trụ không?
Nghĩa là khi còn tại gia, trộm nghe yết-ma thuyết giới đồng với pháp sự tăng.
4. Người có phá nội, ngoại đạo không?
Nghĩa là từng làm ngoại đạo đến xin thọ giới cụ túc, sau lại trở về ngoại đạo, nay lại đến xin thọ giới cụ túc.
5. Người có phải huỳnh môn hay không?
Nghĩa là không phải sáu thứ sinh, kiền, đố, biến, bán.
6. Người có giết cha không?
7. Người có giết mẹ không?
8. Người có giết A-la-hán không?
9. Người có phá tăng không?
10. Người có tâm ác làm thân Phật chảy máu không? Tăng-kỳ nói: Hai nạn này sau khi Phật diệt độ không có. Phật nhập Niết-bàn, y theo văn xưa mà hỏi.
11. Người có phải phi nhân hay không?
Nghĩa là các vị trời, quỉ thần, v.v... biến thành hình người cầu xin thọ giới.
12. Người có phải súc sinh không?
Nghĩa là các loại rồng có thể biến thành người đến xin thọ giới.
13. Người có phải hai hình không?
Nghĩa là thân này có đủ hai căn nam và nữ, chính là trái với đồ đựng đạo, người này đều phải hiểu rõ từng thứ một, hiểu rồi nếu đáp không thì thôi.
Người pháp danh là gì? Hòa-thượng pháp hiệu là gì? Đủ hai mươi hai tuổi chưa?
Ba việc này và mười ba nạn đều phải từng việc hỏi đáp, vì không đầy đủ, nên không đắc giới.
Y bát có đầy đủ không? Cha mẹ có cho phép các vị không?
14. Người có mắc nợ không?
15. Người có phải tôi tớ không?
16. Người có làm quan hay không?
17. Người có phải trượng phu không?
Luật Bản nói: Tuổi đủ hai mươi chịu đựng được lạnh, nóng, gió, mưa, đói khát, giữ giới, ngày ăn một bữa, chịu đựng những lời nói ác và độc trùng, mười việc đó là tướng trượng phu.
Tăng-kỳ nói: Hai mươi tuổi trở lên, bảy mươi tuổi trở xuống có khả năng chịu đựng được, đó là vị Trượng phu, được cho thọ giới. Nếu hơn hoặc kém dầu cho có khả năng, cũng phải đúng pháp, nếu không chịu đựng được đều không cho thọ giới.
Trượng phu bị các bệnh như: Hủi, ung thư, ghẻ trắng, khô gầy, điên cuồng. Người có bị các bệnh như thế không?
Đều y theo có, không mà đáp.
Như nay tôi hỏi người, trong tăng cũng sẽ hỏi như thế, như người đã đáp với tôi thế nào thì lúc nào trong tăng cũng phải đáp như thế.
Thầy giáo thọ phải sửa sang oai nghi rồi, lại bảo rằng: Người đứng đây đợi tôi, đến trong tăng, có lệnh gọi hãy đến.
V. Pháp bạch gọi vào chúng
Phật dạy: Vị sư giáo thọ kia hỏi nạn rồi, lại vào trong chúng. Oai nghi như thường lệ, đứng cách nhau chỗ duỗi tay đụng được, phải tác bạch như vầy.
Bạch Đại đức tăng lắng nghe! Vị kia đến Hòathượng mỗ xin thọ giới Cụ túc. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin Tăng bằng lòng cho, tôi............. đã hỏi xong; cho phép đem đến chúng tăng, tác bạch như thế. Ở đây tác bạch rồi nên gọi rằng: Người hãy đến, đến rồi phải cầm y bát. Ở trước giới sư gối phải quỳ sát đất chắp tay, phải dạy xin như vầy.
VI. Nói rõ pháp xin giới
Vị sư giáo thọ kia dạy như trước, nên bảo rằng: Trình bày cách pháp xin giới pháp, người phải tự trình bày, nhưng vì người không hiểu nên tôi dạy cho. Người nên bạch rằng: Bạch Đại đức tăng lắng nghe! Con là.......... đến Hòa-thượng mỗ xin thọ giới Cụ túc. Con là nay đến chúng tăng xin thọ giới cụ túc. Tỳ-kheo mỗ làm Hòathượng. Xin tăng thương xót cứu giúp con.
Ba lần xin rồi, Sư giáo thọ ngồi lại.
VII. Pháp Hòa-thượng giới sư hỏi:
Nên tác bạch rằng:
Bạch Đại Đức tăng lắng nghe! Vị nầy............. đến Hòa-thượng mỗ xin thọ giới cụ túc. Vị nầy.......... nay đến chúng tăng xin thọ giới Cụ túc. Tỳ-kheo mỗ làm Hòa-thượng. Nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến, Tăng bằng lòng cho, tôi hỏi các việc nạn, tác bạch như thế.
VIII. Pháp thưa hỏi:
Nên nói: Đây là An-Đà-Hội, Uất-đa-la-tăng, Tăng-già-lê. Đây là Bát-đa-la. Y bát này là của người phải không?
Giới tử đáp: Mô Phật, phải. Lại nói:
Này người thiện nam hãy lắng nghe, nay là thời chí thành cũng là thời nói thật. Nay tùy theo lời tôi hỏi người, người phải y theo sự thật mà đáp.
Luật Tăng-kỳ nói: Nếu người đáp không thật tức là dối gạt các vị trời, quỉ, phạm. Sa-môn, Bà-la-môn, người đời. Cũng là dối gạt đức Như lai và chúng tăng, nên tự mình mắc tội lớn.
1. Người có phạm biên tội không?
2. Người có phạm Tỳ-kheo-ni không?
3. Người phải tặc tâm thọ giới không?
4. Người có phá nội ngoại đạo không?
5. Người có phải huỳnh môn không?
6. Người có giết cha không?
7. Người có giết mẹ không?
8. Người có giết A-la-hán không?
9. Người có phá Tăng không?
10. Người có tâm ác làm thân Phật chảy máu không?
11. Người có phải phi nhân hay không? Người có phải súc sinh không?
12. Người có phải hai hình không?
Nên tùy theo việc mà đáp rằng: Mộ Phật, không.
Người pháp danh là gì? Hòa-thượng hiệu là gì? Đủ hai mươi tuổi chưa? Ba y bát đầy đủ chưa? Cha mẹ có cho người xuất gia hay không? Người có mắc nợ người không? Người có phải tôi tớ không? Người có làm quan không? Người là Trượng phu phải không? Bậc trượng phu có những bệnh như: ghẻ, ung thư, bạch lại, khô gầy, điên cuồng, nay người có các bệnh như thế không?
Đều y theo lời hỏi rồi, có hay không đều đáp đầy đủ, nghĩa là lời nói hiểu nhau, đồng như thầy giáo thọ ở trước.
Luận Tát-bà-đa nói: Hễ muốn thọ giới thì trước cho nói pháp, dẫn dắt khai mở, khiến cho đối với tất cả cảnh, sinh lòng từ bi, liền được giới tăng thượng. Nên nói với người kia rằng: chúng sinh sáu đường phần nhiều ngăn ngại giới pháp, chỉ có loại người được thọ giới cũng đều có già nạn, không phải đều có khả năng hết. Người không có già nạn, thì chắc chắn sẽ được thọ giới. Người phải y theo văn luận phát tâm tăng thượng, đó là cứu giúp tất cả chúng sinh, dùng pháp độ họ. Lại giới là cội gốc của pháp lành, làm chánh nhân cho ba thừa. Lại giới là của báu trong Phật pháp, các đạo khác không có. Lại có công năng hộ trì chánh pháp của Phật, cho được lâu dài. Lại oai nghi thế lực của yết-ma là đại lực của chúng tăng, có thể nêu lên pháp giới là thắng pháp, đặt trong thân tâm người, người phải nhất tâm nghe kỹ mà thọ, nên tác bạch rằng:
Bạch Đại Đức tăng lắng nghe vị này... đến Hòathượng mỗ xin thọ giới Cụ túc, vị này... nay đến tăng xin thọ giới cụ túc, Tỳ-kheo mỗ làm Hòa-thượng, vị nầy tự nói mình thanh tịnh không có các việc nạn, đủ hai mươi tuổi, ba y bát đầy đủ. Nếu Tăng thời giờ làm việc của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng truyền cho vị nầy giới Cụ túc. Tỳ-kheo mỗ làm Hòa-thượng. Tác Bạch như thế. Luật Tăng-kỳ nói: Tác bạch rồi hỏi tăng có thành tựu không? Cho đến yết-ma lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba cũng như vậy.
Luật Thập Tụng nói: Lúc yết-ma thọ giới, phải nhất tâm nghe cho kỹ, đừng biết việc khác, suy nghĩ việc khác, nên kính trọng, phải chánh tư duy, tâm tâm nhớ nghĩ nhau, nên phân biệt đó, nếu trái thì phạm tội Độtcát-la.
Bạch Đại Đức tăng lắng nghe, Giới tử này đến Hòathượng mỗ xin thọ giới Cụ túc,........... vị này, nay đến tăng xin thọ giới cụ túc, Tỳ-kheo mỗ làm Hòa-thượng, tự nói mình thanh tịnh, không có các việc nạn, đủ hai mươi tuổi, ba y bình bát đầy đủ. Nay Tăng truyền giới Cụ túc cho vị nầy, Tỳ-kheo mỗ làm Hòa-thượng. Các trưởng lão nào bằng lòng cho vị nầy thọ giới Cụ túc, Tỳ-kheo mỗ làm Hòa-thượng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì nói. Đây là yết-ma lần đầu, lần thứ hai, lần thứ ba cũng như trên, thứ lớp hỏi đáp không trái thì được. Tăng đã bằng lòng cho vị nầy thọ giới Cụ túc xong. Tỳ-kheo mỗ làm Hòa-thượng, Tăng bằng lòng vì im lặng. Việc nầy nên thực hành như thế.
Trong luật Thiện Kiến và các luận khác đều nói: Người thọ giới Cụ túc rồi. Các vị Hòa-thượng, A-xà-lê, phải cho ghi mùa xuân, mùa hạ, mùa đông, tháng nào, ngày nào, cho đến thời gian lượng các hình ảnh mà truyền giới Cụ túc.
Khi ấy, các Tỳ-kheo thọ giới cụ túc rồi, bỏ chúng tăng ra đi, đã không biết phạm, lại gây ra tội nặng.
Phật dạy: Từ nay trở đi, làm pháp yết-ma rồi, trước phải nói bốn pháp Ba-la-di trước.
Này người thiện nam lắng nghe, Đức Như lai là bậc
Chí Chân Đẳng Chánh Giác, nói bốn pháp Ba-la-di, nếu
Tỳ-kheo phạm bất cứ một pháp nào đều chẳng phải Samôn, chẳng phải Thích tử (đệ tử dòng họ Thích).
Tất cả không được phạm dâm dục, làm hạnh bất tịnh. Nếu Tỳ-kheo phạm hạnh bất tịnh, thọ pháp dâm dục cho đến cùng súc sinh, thì chẳng phải Sa-môn, chẳng phải Thích tử.
Bấy giờ, Đức Thế tôn cho nói ví dụ: Giống như có người chặt đầu thì không bao giờ sống lại được. Tỳ-kheo cũng như thế, phạm pháp Ba-la-di rồi, thì không thể thành hạnh Tỳ-kheo lại được, trong đây người suốt đời không được làm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Tất cả không được trộm, dù cho ngọn cỏ lá rau, nếu Tỳ-kheo trộm của người năm tiền hoặc hơn năm tiền, hoặc tự mình lấy, xúi giục người lấy, hoặc tự mình phá, xúi giục người phá, hoặc tự mình chặt, xúi bảo người chặt, hoặc tự mình đốt, xúi bảo người đốt, hoặc chôn, hoặc làm hoại sắc, người đó chẳng phải Sa-môn, chẳng phải Thích tử.
Thí như chặt ngọn cây đa-la, thì không bao giờ sinh trưởng lại được. Tỳ-kheo cũng giống như thế, phạm pháp Ba-la-di rồi, thì không thành hạnh Tỳ-kheo nữa. Trong đây, người suốt đời không được làm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Tất cả không được cố cắt đứt mạng sống chúng sinh, dù cho là con kiến, nếu Tỳ-kheo cố tự tay mình cắt đứt mạng sống của người, cầm dao trao cho người, khuyên bảo chết, khen ngợi chết, cho người uống thuốc độc, hoặc làm đọa thai, hoặc trù ếm chết. Tự làm phương tiện, hoặc xúi bảo người làm, thì chẳng phải Sa-môn, không phải Thích tử. Người đó dụ như kim sứt lỗ không thể dùng được nữa. Tỳ-kheo phạm pháp Ba-la-di cũng giống như thế; không thành hạnh Tỳ-kheo. Người đối với giới nầy trọn đời không được làm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Tất cả không được nói dối, cho đến cười giỡn. Nếu Tỳ-kheo không chân thật, chẳng phải mình có, tự nói rằng: Tôi được pháp hơn người, đắc thiền, đắc giải thoát, đắc định, đắc bốn không định, đắc Tu-đà-hoàn, quả Tưđà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, trời rồng đến, quỉ thần đến cúng dường tôi, người đó chẳng phải Sa-môn, chẳng phải Thích tử.
Người đó dụ như tảng đá lớn bị bể làm hai phần, không bao giờ ráp lại được. Tỳ-kheo cũng giống như thế, nếu phạm pháp Ba-la-di này, thì không thể thành hành Tỳ-kheo lại được.
Người đối với giới nầy suốt đời không được làm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Khi ấy là thời kỳ đói kém, khất thực khó được. Có ngoại đạo tự xuất gia thọ giới, sau đó tăng không có thức ăn liền thôi tu.
Phật dạy: Trước truyền cho bốn y, sau đó cho thọ giới. Lại có ngoại đạo xin tăng cho xuất gia, trước truyền cho bốn y, vì kia nói rằng: Tôi giữ được hai pháp y, còn nạp y và thuốc nát vữa tôi không thể giữ được bèn thôi tu.
Phật dạỵ: Ngoại đạo nầy có mất nát lớn, từ nay trở đi, sau là truyền bốn y. Nên truyền trao như thế.
Này người thiện nam lắng nghe, Đức Như lai là bậc Chí Chân Đẳng Chánh Giác nói pháp bốn y. Tỳ-kheo nương vào đây mà được xuất gia, thọ giới cụ túc, thành pháp Tỳ-kheo.
Tỳ-kheo nương vào y phấn tảo, nương theo đây được xuất gia, thọ giới Cụ túc, thành pháp Tỳ-kheo. Đối với giới nầy suốt đời có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Nếu được lợi dưỡng đàn việt cúng vải, vải cắt hư hoại được thọ trì. Tỳ-kheo nương theo khất thực, nương theo đây được xuất gia, thọ giới Cụ túc, được thành pháp Tỳ-kheo. Đối với giới nầy suốt đời có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Như được lợi dưỡng, hoặc tăng sai đi thọ trai, đàn việt đem thức ăn đến, hoặc mỗi tháng ngày mồng tám thọ trai, ngày rằm thọ trai, mỗi tháng ngày mồng một thọ trai. Nếu tăng thường thọ trai, đàn việt thỉnh thọ trai được thọ.
Nương ngồi dưới gốc cây, Tỳ-kheo nương theo đây được xuất gia, thọ giới Cụ túc, thành pháp Tỳ-kheo. Đối với giới nầy trọn đời có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Nếu được lợi dưỡng, hoặc phòng riêng, nhà nóc nhọn, phòng nhỏ nhà đá, hai phòng một cửa thì được thọ. Nương theo thuốc mục nát, Tỳ-kheo nương theo đây được xuất gia thọ giới Cụ túc thành pháp Tỳ-kheo. Đối với giới nầy suốt đời có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
Nếu được lợi dưỡng, sữa, dầu, sữa tươi, mật, đường phèn được thọ. Người đã thọ giới rồi, Bạch bốn lần yết-ma, đúng pháp thành tựu, được nơi chốn, Hòa-thượng đúng pháp, A-xà-lê đúng pháp. Chúng tăng đều đầy đủ, người phải khéo thọ giáo pháp, đáng lẽ phải khuyến hóa làm phước, sửa tháp cúng dường chúng tăng, Hòathượng, A-xà-lê. Nếu tất cả đúng pháp, dạy bảo không được trái. Phải học tụng kinh, siêng cầu phương tiện, ở trong Phật pháp chứng được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán, công đức phát tâm xuất gia lúc đầu của người không luống uổng, quả báo không mất, còn các việc khác chưa biết phải hỏi Hòa-thượng, A-xà-lê.
Phật dạy: Phải bảo người thọ giới Cụ túc ở trước, đệ tử phải mỗi ngày ba thời: sáng, trưa, chiều tối thưa hỏi, thăm viếng Hòa-thượng, phải vì Hòa-thượng làm hai việc, khổ nhọc không được từ nan.
1. Quét dọn, sửa sang phòng xá.
2. Giặt giũ y phục.
Tất cả lời răn dạy của Hòa thượng đều phải vâng làm, nếu trái thì đúng pháp mà trị.
Khi ấy, có Tỳ-kheo Hòa-thượng qua đời, hoặc thôi tu, hoặc quyết ý đi ra ngoài giới, vì không có người dạy bảo nên phá các giới, tác phong không đúng oai nghi.
Phật dạy: Cho phép có A-xà-lê phải cùng nhau kính thờ, săn sóc như Hòa-thượng, phải sửa đủ oai nghi, thưa thỉnh như vầy:
Bạch Đại đức một lòng nghĩ! Nay con xin thỉnh Đại đức làm thầy y chỉ, xin Đại đức cho con làm pháp y chỉ. Con nương theo Đại đức mà ở. Nói ba lần rồi, vị A-xàlê kia cũng phải đúng pháp xin nuôi chúng, như pháp Hòa-thượng không khác. Vị kia nhận thỉnh rồi, nên đáp rằng: Được.
Cho người y chỉ, người chớ buông lung.
Đệ tử nên chấp tác hai việc, không được từ chối hai việc như trên.
Thưa hỏi nghĩa kinh, hiểu biết đầy đủ, đến đủ năm hạ, được lìa thầy y chỉ. Nếu vị đó không hiểu biết, không tụng giới được thì trọn đời phải y chỉ. A-xà-lê phải có đủ năm đức:
1. Biết phạm 2. Biết không phạm
3. Biết tội nhẹ.
4. Biết tội nặng.
5. Đủ mười hai tuổi hạ mới được thâu nhận người.
Nếu không đủ năm đức này, thì không y chỉ không có lỗi. Đức của Hòa-thượng là như thế.
Luật Thiện Kiến nói: Chữ ni là nữ, chữ ma là mẫu, vì trọng ni nên gọi như vậy. Luận Trí Độ nói: Ni có vô lượng luật nghi nên ngồi kế sau Tỳ-kheo. Phật vì nghi thức bất tiện nên ở sau Sa-di.
Kinh Đại Ái Đạo nói: Người nữ chỉ mê hoặc mầu sắc nuôi chúng biết việc trong khoảnh khắc nên Phật dạy nương theo Đại tăng.
Pháp yết-ma nuôi chúng, pháp cạo tóc, pháp xuất gia, đều như pháp trong tăng ở trên, chỉ thêm chữ Ni là khác.
NI:
Luật Bản nói: Các ni vội độ người xuất gia, cho thọ giới, do không biết giới tướng nên làm các việc phi pháp. Phật dạy: Nên cho yết-ma học giới.
Trong luật Thập Tụng nói: Vội độ người nữ có mang gây ra tội lỗi.
Phật dạy: Cho yết-ma hai năm để biết có thai hay không, nhưng sáu pháp tịnh tâm, hai năm tịnh thân.
Phật dạy: Cho người tằng giá mười năm và đồng nữ mười tám tuổi, muốn hai năm học giới phải đến trong tăng vén y bày vai phải, cỏi giày dép, lễ dưới chân Ni tăng, hai gối sát đất chắp tay, xin rằng:
Bạch Đại Tỷ tăng lắng nghe. Con là Sa-di.......... nay đến tăng xin hai năm học giới, Tỳ-kheo ni mỗ làm Hòathượng. Xin tăng cho con hai năm học giới, xin thương xót cho. Nói ba lần rồi Sa-di ni phải đến đứng chỗ tai không nghe nhưng mắt thấy.
Trong ni chúng kia, vị làm yết-ma nên bạch rằng:
Bạch Đại Tỷ Tăng lắng nghe, Sa-di ni.......... kia, nay đến tăng xin hai năm học giới, Tỳ-kheo ni mỗ làm Hòathượng. Nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho Sa-di ni kia hai năm học giới, Tỳ-kheo ni mỗ làm Hòa-thượng, tác bạch như thế.
Bạch Đại Tỷ tăng lắng nghe, Sa-di ni......... kia, đến tăng xin hai năm học giới, Tỳ-kheo ni mỗ làm Hòathượng. Tăng nay cho Sa-di-ni............. hai năm học giới, Tỳ-kheo-ni mỗ làm Hòa-thượng. Các đại tỷ nào bằng lòng cho Sa-di-ni kia hai năm học giới, Tỳ-kheo ni mỗ làm Hòa-thượng thì im lặng. Vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Đây là yết-ma ban đầu, nói ba lần như thế. Tăng đã bằng lòng cho Sa-di kia hai năm học giới. Tỳ-kheo ni mỗ làm Hòa thượng rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc này nên hành trì như vậy.
Phật dạy: Nên gọi vào trong chúng, nói cho nghe tên gọi sáu pháp.
Vị nầy lắng nghe Đức Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói sáu pháp.
Không được phạm hạnh bất tịnh, làm pháp dâm dục. Nếu Thức-xoa-ma-na phạm pháp dâm dục, thì không phải Thức-xoa-ma-na, không phải con gái dòng họ Thích. Hoặc cùng người nam có tâm nhiễm ô, thân xúc chạm nhau, thì khuyết giới, phải thọ giới lại. Đối với giới nầy suốt đời không được phạm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
1. Không được trộm cắp, dù cho ngọn cỏ lá rau. Nếu Thức-xoa-ma-na lấy của người năm tiền, hoặc hơn năm tiền, hoặc tự mình lấy, xúi giục người lấy, hoặc tự mình chặt, bảo người chặt, hoặc thiêu hoặc chôn, hoặc làm hoại mầu sắc, thì không phải Thức-xoa-ma-na, không phải con gái dòng họ Thích. Nếu lấy kém năm tiền là khuyết giới, phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
2. Không được cố ý cắt đứt mạng sống chúng sinh, dù cho con kiến. Nếu Thức-xoa-ma-na, cố tự tay mình cắt đứt mạng sống của người, cầm dao trao cho người, xúi chết khen chết. Hoặc cho uống trái thuốc, hoặc làm đọa thai, hoặc ếm đối, chú thuật. Tự mình làm, bảo người làm, thì chẳng phải Thức-xoa-ma-na, không phải con gái dòng họ Thích. Nếu cắt đứt mạng sống súc sinh không thể biến hóa được gọi là khuyết giới, phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, con giữ được.
3. Không được nói dối, cho đến đùa giỡn. Nếu Thứcxoa-ma-na không chân thật, chẳng phải mình có, mà tự xưng là được pháp hơn người, được thiền, được giải thoát tam-muội chánh thọ, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tưđà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, trời đến, rồng đến, quỉ thần đến, cúng dường cho ta. Đây chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Nếu ở trong chúng cố nói dối, khuyết giới phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, giữ được.
4. Không được ăn phi thời. Nếu Thức-xoa-ma-na ni ăn phi thời, thì khuyết giới, phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, giữ được.
5. Không được uống rượu: Nếu Thức-xoa-ma-na ni uống rượu thì khuyết giới, phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, giữ được.
Phật dạy: Thức-xoa-ma-na phải học tất cả đại giới của ni. Trừ tự tay lấy thức ăn, trao thức ăn cho người khác. Học pháp của nữ này phải học đủ ba pháp:
1. Học pháp căn bản, tức là bốn giới trong đây.
2. Học sáu pháp là:
1/ Tâm nhiễm ô xúc chạm nhau;
2/ Trộm dưới năm tiền;
3/ Cắt đứt mạng sống súc sinh;
4/ Tiểu vọng ngữ; 5/ Ăn phi thời; 6/ Uống rượu.
3. Học hành pháp, nghĩa là phải học phép tắc các giới và oai nghi của đại ni.
Nếu phạm giới pháp căn bản thì phải đuổi đi, nếu thiếu học pháp thì lại cho hai năm yết-ma học lại. Nếu trái với hành pháp chính là trái phạm lời Phật dạy, phải sám hối ngay, không hoại sáu pháp đã học trước.
Phật dạy: Có Tỳ-kheo ni bát kỉnh pháp, Tỳ-kheo ni Thiện Lai, Tỳ-kheo ni phá kiết sử, trong yết-ma thọ giới có Tỳ-kheo ni đưa tin, Tỳ-kheo ni mười năm tằng giá, đồng nữ mười tám tuổi. Hai năm học giới, hai mươi chúng Tỳ-kheo ni. Nghĩa là ở biên phương lập mười chúng Tỳ-kheo-ni, hai pháp trước chỉ có khi Phật còn tại thế. Năm pháp sau thông dụng ở đời Tượng pháp, Mạt pháp.
Phật dạy: Ni đủ mười hai tuổi hạ, muốn độ người, phải sửa sang đủ oai nghi lễ dưới chân Ni tăng như pháp đại tăng, ba lần xin rồi, văn đồng nên không chép ra. Người nào độ Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na ni cho Đại giới ni đều phải xin riêng, vì mỗi năm độ đệ tử thì phạm tội, hoặc pháp xả nuôi chúng, v.v...
Phật dạy: Ni tăng phải xét người này, có khả năng dạy truyền, hai năm học giới, hai việc nhiếp thủ được, thì nên cho yết-ma, văn cũng như trên. Nếu không có khả năng dạy truyền và nhiếp thủ thì yết-ma trái pháp.
Trước khi chính thức truyền giới phải có đủ tám duyên.
1. Nói thỉnh Hòa-thượng:
Phật dạy: Nếu mười năm có chồng, hai năm học giới, mười hai năm đủ, hoặc đồng nữ mười tám tuổi, hai năm học giới, tuổi đủ hai mươi nên cho thọ giới, sửa sang oai nghi, bạch rằng:
Bạch Đại Tỷ một lòng nghĩ, con là xin thỉnh A-di làm Hòa-thượng, xin A-di vì con làm Hòa-thượng, con nương theo A-di được thọ đại giới, xin thương xót con. Thỉnh ba lần rồi, đáp "được". Cho đến thỉnh hai vị xà-lê, bảy vị chứng giới cũng giống như vậy.
2. Phật dạy: Phải để cho người thọ giới đứng ở chỗ thấy nhưng không nghe.
3. Pháp sai làm thầy giáo thọ.
Trong đây, giới sư phải hỏi rằng: Ai có khả năng làm thầy giáo thọ, nếu có thì đáp: Tôi làm được.
Nên tác bạch mà sai như vầy:
Bạch Đại Tỷ tăng lắng nghe, kia............... đến Hòathượng vì mỗ xin thọ đại giới, nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến, Tăng bằng lòng cho mỗ làm thầy giáo thọ, tác bạch như thế.
4. Pháp thầy Giáo thọ ra chúng hỏi:
Thầy giáo thọ phải đứng dậy lễ dưới chân Ni tăng, rồi đến chỗ người thọ giới bảo rằng:
Này em, đây là An-Đà-hội, đây là Uất-đa-la, đây là Tăng-già-lê, đây là Tăng-kỳ-chi, đây là y che vai, đây là Bát-đa-la, y bát này là của em phải không?
Đáp: Mô Phật, phải.
Này em hãy lắng nghe, nay là lúc chân thành, lúc nói thật. Nay Tôi hỏi em nếu thật có phải nói thật có, không thật có nói không thật có.
Em có phạm biên tội không?
Nghĩa là có thọ năm giới, tám giới, mười giới, phạm bốn giới trọng rồi và thọ đại giới, phạm tám giới trọng đã hoàn tục xong, nay đến thọ giới lại, gọi là người phạm biên tội, nên đáp không phạm.
Về sau hỏi già nạn đều theo trên mà hỏi. Do kia đây không hiểu nên không cần hỏi đáp.
Em có phạm tịnh hạnh Tỳ-kheo không? Em có tặc tâm thọ giới không?
Em có phá nội, ngoại đạo không?
Em phải huỳnh môn không?
Em có giết cha không?
Em có giết mẹ không?
Em có giết A-la-hán không?
Em có phá tăng không?
Em có tâm ác làm thân Phật chảy máu không?
Em có phải phi nhân không?
Em có phải súc sinh không?
Em có phải người hai căn không?
Đều đáp: Không phải.
Em tên gì? Đáp em tên là...
Hòa-thượng hiệu gì?
Đáp: Thượng.......... hạ......... Năm có đủ tuổi không?
Đáp: Đủ.
Y bát có đủ không?
Đáp: Đủ.
Cha mẹ, hay chồng có cho phép không? Tùy theo đương thời có thì nói có, không được nói cả hai, nếu không thì nói không.
Em có mắc nợ không?
Đáp: Không. Em phải là tôi tớ không?
Đáp: Không. Em phải người nữ không?
Đáp: Phải.
Người nữ có các bệnh như: Bệnh ghẻ lác, ung thư, lang ben, khô gầy, điên cuồng, hai hình, hai đường hiệp một, đường tiểu, đường Đại thường chảy, mũi dãi thường rịn ra, em có các bệnh như thế không?
Đều đáp: Không. Lại nên bảo rằng:
Như ta hướng về em hỏi các việc, trong tăng sẽ hỏi như thế.
Như em đến đó thì đáp giống như đã đáp với ta. Trong chúng tăng cũng phải đáp như thế.
5. Pháp gọi vào chúng
Phật dạy: Thầy Giáo thọ kia hỏi rồi đi đến trong chúng, đứng ở chỗ duỗi tay chạm nhau rồi, nên tác bạch rằng:
Bạch Đại Tỷ xin lắng nghe, kia đến Hòa-thượng ni mỗ xin thọ đại giới. Nếu thời giờ làm việc đã đến, tăng bằng lòng cho, con đã dạy bảo xong, xin cho lệnh đến, tác bạch như thế.
Liền vẫy tay bảo rằng: Các em hãy đến, đến rồi cần giùm y bát cho, bảo vào trong tăng.
6. Nói về Pháp xin giới:
Phải lễ dưới chân, ở trước giới sư hai gối sát đất, chắp tay. Thầy giáo thọ dạy xin, bạch rằng:
Bạch Đại Tỷ tăng lắng nghe, con là v.v... đến Hòathượng-ni mỗ xin thọ đại giới. Con là nay đến chúng tăng xin thọ đại giới. Hòa-thượng-ni mỗ xin tăng cứu độ con, xin thương xót cho, nói ba lần như vậy.
7. Pháp giới sư bạch Hòa-thượng
Vị giới sư kia nên bạch Hòa thượng rằng:
Bạch Đại Tỷ Tăng lắng nghe, vị này đến Hòa-thượng ni mỗ xin thọ đại giới, vị nầy nay theo chúng tăng xin thọ đại giới. Với Hòa-thượng ni mỗ, nếu thời giờ của tăng đã đến, Tăng bằng lòng cho tôi hỏi các việc nạn, tác bạch như vậy.
8. Pháp đối trong chúng hỏi.
Vị giới sư kia nên hỏi rằng:
Em hãy nghe kỹ, nay là lúc nói lời chân thật, nay tôi hỏi em, nếu em có nên nói có, không nên nói không.
Em có phạm biên tội không?
Em có phạm Tỳ-kheo không?
Em có tặc tâm thọ giới không?
Em có phá nội, ngoại đạo không?
Em có phải huỳnh môn không?
Em có giết cha không?
Em có giết mẹ không?
Em có giết A-la-hán không?
Em có phá tăng không?
Em có tâm ác làm thân Phật chảy máu không?
Em phải phi nhân không?
Em phải súc sinh không?
Em phải người hai hình không?
Đều đáp rằng: Không.
Em tên gì?
Hòa-thượng hiệu là gì?
Tuổi đủ hai mươi không?
Y bát có đủ không?
Cha mẹ, hay chồng có cho cô xuất gia không?
Em có mắc nợ không?
Em phải tôi tớ không?
Em là người nữ phải không?
Người nữ bị các bệnh như: Ghẻ lác, ung thư, lang ben, khô gầy, điên cuồng, hai căn, hai đường hiệp một, đường tiểu, đường đại thường chảy, mũi dãi thường tuôn ra, em có các bệnh như thế không?
Đều tùy theo có không, đều phải đáp cho đủ. Văn chánh yết-ma truyền bản pháp.
Vị giới sư đó phải tùy cơ chỉ bày dẫn dắt, khiến phát tâm tăng thượng, liền đủ bản pháp, nên bạch rằng:
Bạch Đại Tỷ Tăng lắng nghe, vị này đến Hòathượng-ni mỗ xin thọ đại giới, vị này nay theo tăng xin thọ đại giới. Hòa-thượng ni mỗ tự nói mình thanh tịnh không có các việc nạn, đã đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ. Nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho, nay cho vị ấy thọ đại giới, Hòa-thượng ni mỗ, tác bạch như thế.
Bạch Đại Tỷ tăng lắng nghe, vị này đến Hòa-thượng ni mỗ xin thọ đại giới, vị nầy nay theo tăng xin thọ đại giới. Hòa-thượng ni mỗ tự nói mình thanh tịnh, không có các việc nạn, đã đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ. Nay Tăng cho vị ấy thọ đại giới, Hòa-thượng ni mỗ, các đại tỷ nào không bằng lòng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói ra. Đây là yết-ma lần đầu, lần thứ hai, lần thứ ba cũng giống như vậy. Tăng đã bằng lòng cho vị ấy thọ đại giới xong, Hòa-thượng ni mỗ, tăng bằng lòng vì im lặng, việc này hành trì như vậy.
Luật Ngũ Phần nói: Hòa-thượng, A-xà-lê kia lại nhóm họp mười vị Tỳ-kheo-ni tăng, đến trong Tỳ-kheo tăng ở trước thầy yết-ma, hơi xa một chút, hai gối sát đất xin thọ giới, v.v.... Nghĩa là y theo Ni tăng tự kiết đại giới, giữ gìn lỗi riêng chúng, v.v...
Luật không có chánh văn, y cứ theo trước có đầy đủ, nên bạch rằng:
Bạch Đại Đức một lòng nghĩ, tôi........... nay thỉnh Đại đức làm yết-ma A-xà-lê. Xin Đại đức vì con làm yết-ma A-xà-lê. Con nương theo Đại Đức được thọ đại giới, xin thương xót cho.
Phật dạy: Vị thọ giới kia lễ dưới chân chư tăng, hai gối sát đất, chắp tay xin rằng;
Bạch Đại đức tăng nghe, con là v.v.... đến Hòathượng ni mỗ xin thọ đại giới. Con là v.v... nay theo tăng xin thọ đại giới với Hòa-thượng ni mỗ, xin tăng tế độ cho, thương xót cho. Nói ba lần rồi, Thầy Giáo thọ ni sẽ trở về bản tòa.
Trong đây giới sư nên xin dục hỏi, đáp xong. Nên bạch như vầy: Bạch Đại đức tăng lắng nghe, vị này đến Hòa-thượng ni mỗ xin thọ đại giới, vị này nay theo tăng xin thọ đại giới, Hòa-thượng ni mỗ, nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến. Tăng bằng lòng cho, tôi hỏi các việc nạn, tác bạch như vậy.
Pháp nên an ủi như trên rồi liền nói rằng:
Em nghe kỹ, nay là thời chân thật, tôi nay hỏi cô, có thì phải nói có, không thì phải nói không.
Em có phạm biên tội không?
Em có phạm Tỳ-kheo không?
Em có tặc tâm hành đạo không?
Em có hai đường bị hoại không?
Em có phải huỳnh môn không?
Em có giết cha không?
Em có giết mẹ không?
Em có giết A-la-hán không?
Em có phá tăng không?
Em có tâm ác làm thân Phật chảy máu không?
Em có phải phi nhân không?
Em có phải súc sinh không?
Em có phải người hai căn không?
Đều khiến cho biết tướng đáp rõ ràng, vì không hiểu thì không do đâu mà đắc giới.
Em tên gì? Hòa-thượng hiệu là gì?
Đủ hai mươi tuổi chưa?
Y bát có đầy đủ không?
Cha mẹ, chồng có cho phép không? Em có mắc nợ không?
Em có phải tôi tớ không? Em là người nữ phải không?
Người nữ bị các bệnh như đây: Ghẻ lác, ung thư, lang ben, khô gầy, điên cuồng, hai căn, hai đường hiệp một, đường tiểu, đường đại thường chảy, mũi dãi thường ra. Em có bị các bệnh như thế không? Và tùy theo việc trước có, không, đều đáp đầy đủ.
Cô học giới chưa? Liền đáp: Đã học giới. Lại phải hỏi rằng: Có thanh tịnh không? Lại đáp: Thanh tịnh. Lại phải hỏi các vị ni khác: vị ấy đã học giới chưa? Các ni đáp: Thưa đã học rồi. Lại hỏi: Có thanh tịnh không? Các ni lại đáp: Thanh tịnh.
Giới sư nên nói lược phương tiện để phát khởi giới thể, như trong giới của đại Tăng có nói: Vì đắc giới ở đại tăng, lý do phải biết. Câu chánh yết-ma nói:
Bạch Đại đức Tăng lắng nghe, vị này đến Hòathượng ni mỗ xin thọ đại giới, vị này nay theo Tăng xin thọ đại giới với Hòa-thượng ni mỗ, đã nói thanh tịnh không có các việc nạn. Đã đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ, đã học giới thanh tịnh. Nếu thời giờ của tăng đã đến, Tăng bằng lòng, nay tăng cho vị nầy thọ đại giới với Hòa-thượng ni mỗ, tác bạch như thế.
Bạch Đại Đức tăng lắng nghe, vị này đến Hòathượng ni mỗ xin thọ đại giới, vị này nay theo tăng xin thọ đại giới với Hòa-thượng ni mỗ, đã nói thanh tịnh, không có các việc nạn. Đã đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ, đã học giới thanh tịnh. Nay Tăng cho vị nầy thọ giới với Hòa thượng ni mỗ, các Trưởng lão vị nào bằng lòng tăng cho vị nầy thọ giới với Hòa-thượng ni mỗ thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Đây là yết-ma lần đầu. Nói ba lần như trên, hỏi thành tựu rồi nên nói:
Tăng đã bằng lòng cho vị nầy thọ đại giới với Hòathượng ni mỗ xong rồi.
Tăng bằng lòng im lặng, việc này thực hành như thế. Thọ rồi cũng như trước, để nói ghi mùa xuân hạ, đông thời tiết chỉ bày nói.
Nên bảo rằng:
Này các cô dòng họ Thích hãy lắng nghe, Đây là Đức Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói: tám pháp Ba-la-di, người nào phạm thì chẳng phải Tỳ-kheo ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích.
Không được làm hạnh bất tịnh, làm pháp dâm dục.
Nếu Tỳ-kheo-ni ý ưa làm hạnh bất tịnh, làm pháp dâm dục, cho đến hành dâm với loại súc sinh, đó không phải Tỳ-kheo-ni, không phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy suốt đời không được phạm có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, giữ được.
Không được trộm cắp dù cho ngọn cỏ lá rau. Nếu Tỳ-kheo-ni trộm của người năm tiền hoặc hơn năm tiền. Hoặc tự mình lấy, xúi giục người lấy, hoặc tự mình chặt, xúi giục người chặt. Hoặc tự mình phá, xúi giục người phá. Hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc phá hoại mầu sắc. Đó không phải Tỳ-kheo-ni, không phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy suốt đời không được phạm, có giữ được không?
Đáp: Mô Phật, giữ được.
Không được cố ý cắt đứt mạng sống chúng sinh, dù cho một con kiến. Nếu Tỳ-kheo-ni cố tự tay mình cắt đứt mạng sống người, hoặc cầm dao trao cho người, dạy chết, khuyên chết, khen chết. Hoặc cho uống thuốc trái, hoặc làm cho người đọa thai, hoặc cốn ếm đối, trù rủa cho chết, hoặc tự mình làm, hoặc xúi giục người làm.
Người đó chẳng phải Tỳ-kheo ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy suốt đời không được phạm, có giữ được không?
Đáp: Mô Phật giữ được.
Không được nói dối cho đến nói giỡn chơi. Nếu Tỳ-kheo ni không chân thật, không phải tự mình được mà tự xưng rằng: Tôi được pháp hơn người, tôi được thiền định, được giải thoát, tam-muội, chánh thọ. Quả Tu-đàhoàn, quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, quả A-la-hán. Trời đến, rồng đến, quỉ thần đến (501) cúng dường tôi, đó chẳng phải Tỳ-kheo ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy suốt đời không được phạm có thể giữ được không?
(Đáp: Mô Phật, giữ được.).
Không được thân xúc chạm nhau, cho đến xúc chạm loài súc sinh. Nếu Tỳ-kheo ni có tâm nhiễm ô, cùng với người nam có tâm nhiễm ô hai thân xúc chạm nhau, từ nách trở xuống, từ đầu gối trở lên, hoặc đè, hoặc vuốt, hoặc kéo, hoặc xô, hoặc thoa ngược, hoặc thoa xuôi, hoặc nâng lên, hoặc hạ xuống, hoặc nắm, hoặc bóp chặt. Đó chẳng phải Tỳ-kheo ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy suốt đời không được phạm, có thể giữ được không?
(Đáp rằng: Mô Phật giữ được).
Không phạm tám việc: Cho đến cùng với súc sinh. Nếu Tỳ-kheo-ni có tâm nhiễm ô, chịu để cho người nam có tâm nhiễm ô nắm tay, nắm áo vào chỗ khuất đứng chung, cùng nói chuyện chung, đi chung, dựa nhau, hôn nhau, phạm tám việc này, thì đó chẳng phải Tỳ-kheo ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích vì phạm tám việc này. Giới nầy suốt đời không được phạm, có thể giữ được không?
(Đáp rằng: Mô Phật giữ được).
Không được che giấu tội của người khác, dù là tội Đột-cát-la, ác thuyết. Nếu Tỳ-kheo ni biết Tỳ-kheo-ni khác phạm tội Ba-la-di. Hoặc tự mình không nêu ra, hoặc không bạch. Hoặc chúng đông người, sau vào lúc khác, Tỳ-kheo-ni này hoặc bỏ đạo, hoặc bị diệt tẫn, hoặc bị ngăn không cho làm việc với Tăng, hoặc theo ngoại đạo, bèn nói rằng: Trước đây tôi biết người này có tội như vậy, như vậy, thì đó chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích, vì che giấu tội nặng, giới nầy suốt đời không được phạm, có thể giữ được không. (Đáp rằng: Mô Phật giữ được).
Không được theo người bị cử, Tỳ-kheo cho đến người giữ vườn và Sa-di. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo bị tăng cử tội, đúng pháp, đúng luật, đúng lời Phật dạy, không thuận theo, không sám hối, tăng chưa cho làm yết-ma ở chung mà thuận theo. Các Tỳ-kheo-ni can ngăn Tỳ-kheo-ni này rằng: Chị biết không? Tỳ-kheo này, nay bị tăng cử tội đúng pháp, đúng luật, đúng lời Phật dạy, mà không thuận theo, không sám hối, tăng chưa cho tác pháp ở chung, chị chớ thuận theo, khi Tỳ-kheo này can ngăn Tỳ-kheo ni kia vẫn bền chắc không bỏ. Tỳ-kheo này phải can ngăn ba lần khiến cho bỏ việc đó. Cho đến ba lần bỏ thì tốt, không bỏ thì vị kia chẳng phải Tỳ-kheo ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích, vì tội tùy cử. Giới nầy suốt đời không được phạm, có thể giữ được không? (Đáp rằng: Mô Phật giữ được). Luật Ngũ Phần nói: Nói tám giới trọng rồi, nói chung bốn thí dụ, nên bảo rằng).
Này các cô dòng họ Thích lắng nghe!
Như Lai Vô Sở Trước đã nói tám pháp Ba-la-di, rồi nói bốn thí dụ. Nếu phạm tám giới trọng như người bị chặt đầu rồi thì không thể sống lại. Lại như cây Câu-Đa-la bị chặt ngọn thì không thể sống được. Lại như kim sứt lỗ không thể dùng nữa. Lại như tảng đá lớn nứt làm hai không thể dính lại được. Nếu Tỳ-kheo-ni phạm tám giới trọng rồi, không được trở lại làm Tỳ-kheo ni, giới nầy suốt đời không được phạm.
Kế là nói về pháp bốn y.
Lại nên nói rằng: Này các cô dòng họ Thích hãy nữ lắng nghe! Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói pháp bốn y. Tỳ-kheo ni nương vào đây được xuất gia thọ đại giới, thành Tỳ-kheo-ni.
1. Nương theo y phấn tảo được xuất gia, thọ đại giới thành Tỳ-kheo ni. Giới nầy suốt đời có thể giữ được không. (Đáp rằng: Mô Phật giữ được).
Nếu được lợi dưỡng nhiều, đàn việt cúng y, y cắt hoại thì được nhận.
2. Nương theo khất thực được xuất gia thọ đại giới, thành pháp Tỳ-kheo ni. Giới nầy suốt đời có giữ được không? (Đáp rằng: Mô Phật, giữ được). Nếu được nhiều lợi dưỡng, hoặc tăng sai đi thọ trai, hay đàn việt đem thức ăn đến. Mỗi tháng ngày mồng tám, mười bốn, mười lăm thọ trai, hay ngày mồng một mỗi tháng thọ trai. Hoặc chúng tăng thường thọ trai, hoặc đàn việt thỉnh thì nên thọ.
3. Ngồi Nương dưới gốc cây, được xuất gia, thọ đại giới, thành pháp Tỳ-kheo ni, giới nầy suốt đời giữ được không? (Đáp rằng: giữ được). Nếu được nhiều lợi dưỡng như phòng riêng, nhà nóc nhọn, phòng nhỏ, nhà đá, nhà hai phòng một cửa thì được thọ.
4. Nương nơi thuốc mục nát xuất gia thọ giới, thành pháp Tỳ-kheo ni. Giới nầy suốt đời giữ được không? (Đáp rằng: giữ được). Nếu được lợi dưỡng nhiều, sữa dầu, sữa sống, mật, đường phèn nên thọ. Em đã thọ đại giới xong. Bạch Yết-ma như pháp thành tựu được nơi chốn. Hòa-thượng đúng pháp, A-xà-lê đúng pháp, đầy đủ hai bộ đại tăng. Em phải khéo thọ trì giáo pháp, phải khuyến hóa làm phước, sửa sang chùa tháp, cúng dường chúng tăng. Nếu Hòa-thượng, A-xà-lê tất cả đúng như pháp dạy dỗ không được trái nghịch, phải học hỏi tụng kinh, khuyến cầu phương tiện. Ở trong Phật pháp chứng quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-la-hán. Công đức phát tâm xuất gia của em không luống uổng, quả báo không dứt. Những chỗ chưa biết nên hỏi Hòa-thượng, Axà-lê (phải bảo người thọ giới đi trước, còn ni khác đi sau).
(Bấy giờ, các Tỳ-kheo cất chứa nhiều y phục. Phật dạy: Đời sau, các người thiện nam không chịu nổi khổ của lạnh, chỉ chứa ba y không được quá. Luật Tăng-kỳ nói: "Ba y là cờ nêu của Sa-môn Hiền thánh". Luận Tátba-đa nói: Vì cho năm y để che nóng lạnh, trừ không biết hổ thẹn. Khi vào xóm làng, đi trên đường vì phải khéo giữ oai nghi thanh tịnh mới đặt ra ba y.
Luật bản nói: Không được dùng vật bị phạm tội xả đọa và vật tà mạng may y xong thì không thành thọ. Nếu y gấm có năm mầu chính thì không được thọ, nên nhuộm thành mầu ca-sa. Chỉ có chiều dài hai khuỷu tay, chiều rộng bốn khuỷu tay làm y An-đà-hội, dài ba khuỷu tay, rộng năm khuỷu tay làm y Uất-đa-la-tăng, y Tăng-già-lê cũng như vậy.
Luật Ngũ Phần nói: Lượng của khuỷu tay dài ngắn không nhất định. Phật chế tùy thân mà phân lượng.
Phật dạy: Độ theo thân mà may y. Nếu may vải mới thì y An-đà-hội, y Uất-đa-la tăng một lớp, y Tăng-giàlê hai lớp. Nếu vải cũ thì may y An-đà-hội và y Uất-Đa-la hai lớp, y Tăng-già-lê bốn lớp. Nếu y phấn tảo thì tùy ý may nhiều lớp, nên may năm điều, không nên may sáu điều. Cho đến, nên may mười chín điều không nên may hai mươi điều. Nếu quá số điều này cũng được chứa. Phải đúng pháp như bờ ruộng ngay thẳng. Cho dùng dao cắt thành y Sa-môn, để không bị kẻ oán tặc cướp mất.
Cho nên, luận Tát-ba-đa nói: Y từ chín điều đến mười ba điều là. Hạ phẩm, đại y may hai bức dài, một bức ngắn. Y từ mười lăm điều đến mười chín điều may ba bức dài, một bức ngắn. Y từ hai mươi mốt điều đến hai mươi lăm điều may bốn bức dài, một bức ngắn. gọi là may đúng pháp.
Nếu thêm hoặc bớt thành thọ trì, nếu đắp dùng thì phạm tội.
Luật dạy: Đúng theo pháp thì xung quanh phải có thành viền, y năm điều gồm mười bức, nên tự mình giặt nhuộm, căng thẳng rồi cắt may.
Đại y, trung y phải cắt rọc, nếu thiếu thì xếp lá mà may. Nếu y ngũ nạp cũng như vậy. Nếu may hạ y thì được xếp lá.
Luật Thập Tụng nói: Nếu thiếu may giảm bớt lượng, hoặc may không có điều tướng.
Luật Tăng-kỳ nói: Lá rộng nhất bằng bốn ngón tay, lá hẹp nhất bằng hạt bắp lớn.
Luật Bản nói: Phải biết: Đây là điều dài, đây là điều ngắn. Đây là sóng lá, đây là đường may thứ nhất, đường may thứ hai. Đây là đường may ở giữa, may lá phải hướng về hai bên, cho may sóng lá giống như móng chân chim.
Luật Thập Tụng nói: Phải may lùi lại, phía trước cách thành viền bốn ngón tay để cái khuy, phía sau cách tám ngón tay để đơm nút.
Luận Tát-bà-đa: Ba y rách nhưng thành viền không rách thì không mất pháp thọ trì.
Trong Tam Thiên Oai Nghi chép: Ở bốn góc may bốn miếng vá.
Luật Bản cho may lá để thấm mồ hôi nhơ. Nếu y nách tùy theo lỗ to, nhỏ, vuông, tròn mà vá, vá rộng hơn hai ngón tay cái.
Luật Thập Tụng chép: Giữ gìn ba y như giữ da mình, người mặc đại y không được ngồi trên đất đá, cỏ cây lẫn lộn.
Nếu không đem ba y mà vào thôn xóm, thì phạm tội. Luật Tăng-kỳ nói: Phải cung kính tưởng như tháp, nếu không mặc thì cho xếp cất. Vào nhà thế tục, mà không gài nút áo thì cứ vào mỗi nhà phạm một tội.
Luật Ngũ Phần nói: nếu y dưới rách cũng cho đắp đảo ngược lên, trên dưới đều đơm khuy nút.
Trong luật nói: Ngoài xóm làng cho lật trái y mà mặc.
Tỳ-kheo đến chỗ nào thì phải mang y bát theo đến đó. Giống như hai cánh con chim, còn lại những việc khác trong Sự Sao có nói rõ).
Pháp thọ y An-đà-hội (Phật dạy: Ba y phải thọ trì, nêu nghi xả rồi thọ lại. Nếu người có y mà không thọ trì thì phạm Đột-cát-la, nhưng không ngoài pháp thọ. Nay theo luật Thập Tụng gia trì. Nếu dùng năm màu sắc chánh: Xanh, vàng, đỏ, trắng, đen và mầu sắc đẹp để nhuộm thì trong luật, luận đều nói không thành thọ. Nếu y đúng pháp nên thưa rằng):
Đại đức một lòng nhớ nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo ni............ y An-Đà-hội này là y năm điều, một bức dài, một bức ngắn là y cắt rọc, tôi xin thọ trì (nói ba lần), may có bốn loại: là y cắt rọc, y nhiếp lá, y điệp lá, và y man, các pháp trong đó có hai phẩm chánh và tùng.
Trước nói về chánh có ba loại, nói về tùng thì có hai mươi hai loại. Nếu khi may hai loại y nhiếp lá, điệp lá thì thêm văn thọ. Còn lại thì lời đồng như trên, chỉ sửa lại là hạ y nhiếp lá, tôi xin thọ trì, hoặc là y diệp lá, tôi xin thọ trì.
Nếu thọ trì tùng y thì phải thêm, như vầy:
Đại đức nhất tâm niệm! Tôi là Tỳ-kheo.......... y Anđà-hội này là y hai mươi lăm điều, bốn bức dài, một bức ngắn là y cắt rọc, con xin thọ trì, nói ba lần như vậy. Cho đến y chín điều, bảy điều, ở đây rất dễ hiểu.
Y Uất-đa-la-tăng, y Tăng-già-lê đều có chánh và tùng, lại thêm, khác nhau, y theo trên có thể biết. Nếu thêm y man An-Đà-hội, như các văn trên nên nói: Y man An-Đà-hội này, tôi xin thọ trì. (Nói ba lần).
Nếu tính may y Uất-đa-la tăng, Tăng-già-lê đều y theo cách may y An-Đà-hội. Chỉ ước chừng trên dưới của y, tùy theo đó mà thêm bớt khác nhau.
Pháp thọ y Uất-đa-la tăng.
Y này chánh có hai nghĩa là y cắt rọc, xếp lá bảy điều. Tùng có hai mươi. Nếu thọ y cắt rọc, các văn khác y cứ vào cách thêm của văn trên, văn dưới.
Y Uất-đa-la-tăng là y bảy điều, hai bức dài, một bức ngắn là y cắt rọc, tôi xin thọ trì. (Nói ba lần). Nếu y xếp lá hoặc y tùng đều y theo mà đổi.
Pháp thọ y Tăng-già-lê, y này chánh có mười tám loại, nghĩa là y cắt rọc, y xếp lá đều có chín phẩm. Y tùng có sáu thứ. Nếu thọ y cắt rọc, thì lời lẽ nói như trên, theo đó đổi lại phần sau: Là y Tăng-già-lê (bao nhiêu điều) tôi xin thọ trì, mấy bức dài, mấy bức ngắn, là y cắt rọc, hoặc y xếp lá tôi xin thọ trì. Nói ba lần cho đến y chín điều cũng theo như trên. Nếu có y tùng thì lệ theo như trước.
Pháp thọ man y.
Trong Luật Bản nói: Ba chúng dưới nếu ngủ lìa y ở chỗ khác thì phạm Đột-cát-la.
Luận Tát-bà-đa nói: Phải đem hai y thượng, hạ.
Một phải mặc An-đà-hội, hai phải mặc Uất-đa-la-tăng.
Nếu được y đúng pháp nên nói: Đại đức một lòng nghĩ: Con là Sa-di......... y man này là y An-Đà-hội, con xin thọ trì.
Luật tuy không nói pháp thọ. Nay y cứ vào luật Thập Tụng, luật Ngũ Phần đúng pháp nói ba lần.
Về Pháp xả y, Luật Bản nói: Có nghi nên xả rồi lại thọ, không nói văn xả. Có duyên cần xả thì sửa sang oai nghi bạch thêm rằng:
Đại đức một lòng nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo....... Đây là y Tăng-già-lê là một trong ba y của con. Trước tôi thọ trì, nay tôi xin xả.
Nói một lần thôi, ngay cả hai y dưới cho đến năm y của ni, v.v... cần xả thì cũng giống như vậy.
Pháp ni thọ hai y khác.
Bấy giờ, Tỳ-kheo ni để bày ngực, cánh tay mà đi, bị người đời chê cười, nên bạch lên Đức Phật.
Phật nói: Phải có y Tăng-kỳ-chi để che vai. Nay y cứ luật Tăng-kỳ thêm rằng:
Bạch Đại tỷ một lòng nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo ni........ y Tăng-kỳ-chi này may đúng pháp. Tôi xin thọ trì. (Nói ba lần). Nếu theo văn trong Tăng-kỳ, thì rộng bốn khuỷu tay, dài hai khuỷu tay vốn là pháp Phật chế. Nay sửa lại, nghĩa là y cứ các pháp, y che vai này cũng như pháp may kỳ-chi. Nay lấy để mặc, hoặc may giảm bớt, không cần y theo văn. Nên theo pháp mà sửa đổi thêm.
Bạch Đại tỷ một lòng nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo ni........ y che vai này may đúng pháp, tôi xin thọ trì. (Nói ba lần).
Nếu có thay đổi cần xả thì cũng y theo văn trên. Nếu Thức-xoa-ma-na-ni, hay Sa-di ni thọ bốn y cũng đồng như trước.
Pháp tâm niệm thọ xả y:
Luật Ngũ Phần nói: Tỳ-kheo ở một mình, trong ba y muốn thay đổi một y, phải sửa sang oai nghi, tay cầm y tâm nghĩ miệng nói bạch rằng:
Tôi là Tỳ-kheo ni.......... y Tăng-già-lê này có bao nhiêu điều nay xin xả. (Nói ba lần).
Nhưng sau có y dư thì cũng sửa sang oai nghi như trước, cách bạch thì thêm rằng:
Tôi là Tỳ-kheo ni.......... y Tăng-già-lê này có bao nhiêu điều, tôi xin thọ trì, nói ba lần.
Hai y khác v.v... thọ xả cũng giống như vậy.
Y vào dư xả như pháp tâm niệm tịnh thí ở sau. Bốn chúng khác thọ xả đều y cứ theo đây.
Pháp thọ Ni-Sư-Đàn.
Phật dạy: Vì thân, vì y, vì đồ nằm nên cho phép cất giữ. Chu vi dài bốn thước, rộng ba thước. Theo Luật Bản thì thêm nửa gang tay. Luật Thiện Kiến nói: Đúng pháp may Ni-sư-đàn ngoài bìa phải chồng thêm nhiều lớp.
Luật Thập Tụng nói: Vải mới thì may chồng hai lớp, vải cũ thì may chồng bốn lớp.
Luật Tăng-kỳ nói: Không được tự nhiên đem vật cũ mà may, rút lượng nước thấm ướt, hoặc khô quá thì phạm tội đọa, thọ dùng thì phạm tội nhẹ. Đây là tùy theo y mà ngồi, không được tịnh thí. Và để lấy củi cỏ, hoặc đựng những vật dụng khác. Phải xếp y để vai trái mà đi, đến chỗ nào ngồi thì trải ra ngồi. Nếu để chỗ cũ phải giấu trong y. Khi muốn ngồi thì từ từ trải ra, trước dùng tay đè xuống, rồi mới ngồi lên.
Luật Thập Tụng nói: Không nên thọ đơn, ngủ lìa nó phạm Đột-cát-la.
Luật Ngũ Phần nói: Nên may bốn góc, không may thì thôi.
Luận Ma-đắc-lặc già nói: Nếu lìa mà ngủ thì không cần xả. Luật, luận chế văn thọ bị thiếu. Nên bạch thêm rằng:
Bạch Đại đức một lòng nghĩ: tôi là Tỳ-kheo.......... Ni-sư-đàn này may đúng pháp, nay tôi xin thọ trì. (Nói ba lần). Đây là có trừ duyên theo pháp xả y ở trên.
Pháp thọ Bát-đa-la.
Luật Tăng-kỳ nói: Bát là đồ dùng của người xuất gia ít muốn ít việc. Nó không thích nghi với người thế tục.
Luật Ngũ Phần nói: Phật tự làm bát xấu, để chế pháp cho đời sau.
Trong Luật nói: Không được chứa nhiều bát báu, đồng chì, gỗ đá.
Đại khái có hai loại là bát đất và bát sắt, nên xông bằng hai mầu đen và đỏ. Thời bấy giờ, có nhiều loại bát như để-da, tất-tố, hiệp trữ, v.v... đều chẳng phải Phật chế, không thành thọ trì.
Trong các bộ chỉ nói: Xông bát một mầu.
Luật Thập Tụng và luận nói: Bát bậc thượng đựng đủ một đấu hay ba đấu.
Luật Tỳ-ni Mẫu nói: Không đầy một đấu rưỡi, nếu quá ba đấu thì không được thọ.
Luật Thiện Kiến nói: Nếu Bát lủng, bể, mất thì được xin thọ trì. Luật nói: Bát bể thức ăn nhét vào, nhưng rửa thức ăn không ra thì không phạm. Phải cẩn thận giữ gìn không được bỏ, cho đến không được để bát dưới chân cho bể.
Luận Tỳ-ni Mẫu nói: Phải dùng xà-bông mà rửa.
Luật Bản nói: Hoặc dùng lá, hoặc nước để rửa sạch dầu mỡ. Nên may đãy hay bọc đựng bát, buộc miệng hướng ra ngoài, đeo trên vai, kẹp bát dưới nách.
Luật Ngũ Phần nói: Bát bằng sành nên để gần mặt đất mà rửa, nếu rửa trái phép thì mắc tội.
Luận Tỳ-ni-Mẫu, Thập Tụng nói: Bát là cờ nêu của Chư Phật, không được dùng với tâm xấu, phải cung kính, cẩn thận giữ gìn như giữ tròng mắt mình.
Trong luật nói: Nếu có vỡ, thì dùng chì trắng, bạch lạp mà hàn lại.
Luật không có pháp thọ, theo luật Thập Tụng nói rằng:
Đại đức một lòng nghĩ: Tôi là Tỳ-kheo.......... Bátđa-la nầy đúng lượng, tôi xin thọ trì, vì thường dùng. (Nói ba lần).
Luật Thiện Kiến nói: Nếu khi không có người, riêng mình thọ trì bát, thì y theo văn trên. Bốn chúng như Tỳ-kheo ni, v.v.......... cũng y theo đây. Nếu bỏ cũ thọ mới, đều y theo văn trên.
Pháp thọ thuốc
Phật dạy: Có bốn loại thuốc.
1/ Thuốc đúng thời
2/ Thuốc phi thời
3/ Thuốc bảy ngày 4/ Thuốc trọn đời.
Phải dùng tay nhận.
Luận Tát-bà-đa nói: Nhận thức ăn có năm nghĩa.
Luật Bản không nói pháp thọ. Y theo luật Thập Tụng và luật chế cho nhận thuốc đúng thời. Tay, miệng đều nhận ba thứ thuốc kia, gồm cả hai thứ mà thọ.
Pháp thọ thuốc đúng thời.
Phật dạy: Bồ-xà-ni có năm loại, là: Cơm, cốm, cơm khô, cá, thịt.
Khư-xà-ni có năm loại là: Cành, lá, hoa, quả và thức ăn bằng bột mịn, gọi là thuốc đúng thời. Nghĩa là từ sáng đến giữa ngọ, nếu muốn thọ trước phải biết thể chất của thuốc, rồi sau mới trao thọ. Các thứ thuốc khác đều y theo pháp này.
Thuốc chẳng có bảy lỗi:
1/ Chẳng phải chỗ ngủ mà ngủ.
2/ Chẳng phải chỗ nấu mà nấu.
3/ Chẳng phải tự nấu.
4/ Chẳng phải ác xúc.
5/ Chẳng phải thức ăn dư cách đêm.
6/ Chẳng phải mua bán mà được.
7/ Chẳng phạm thuốc dư v.v...
Người trao thức ăn có ba thứ:
1/ Phải biết phân biệt là thức ăn hay chẳng phải thức ăn.
2/ Phải có tâm cúng dường.
3/ Đúng như pháp trao cho.
Ba pháp tự thọ.
1/ Biết phân biệt thể của thức ăn và thức ăn của tịnh nhân đã trao, tâm cảnh hợp nhau, không lẫn lộn vật đây, vật kia.
2/ Có tâm tự ăn, chẳng vì việc khác.
3/ Đúng như luật dùng tay thọ, có hai thứ năm pháp, chẳng phải việc làm trái oai nghi.
Bữa ăn chính có năm pháp quán.
1/ Tính công nhiều hay ít, lượng thức ăn ở đâu đem đến.
2/ Tự biết đức hạnh của mình thiếu hay đủ mà nhận sự cúng dường.
3/ Giữ gìn tâm mình, xa lìa các lỗi như tham, v.v... làm cội gốc. 4/ Chính là vị thuốc hay để trị thân gầy ốm. 5/ Là vì thành đạo nghiệp.
Tất cả đều là chánh văn của luận luận, chớ chẳng phải kiềm chế hay mở rộng như Hành Sự Sao.
Pháp thọ thuốc phi thời.
Phật dạy: Cho dùng thứ có nước như: Lê, táo, trái nhuy, mía làm nước uống. Nếu những thứ nước không làm say người có thể uống phi thời cũng không nên uống. Ngày nay nhận nước uống để đến ngày mai, nếu uống thì đúng pháp mà trị.
Luật Tăng-kỳ và Ngũ Phần nói: Khai cho được uống nước trái cây ép, nếu các nước trái cây lóng mầu như nước, rồi nhỏ nước vào để điểm tịnh, nghĩa là thêm pháp bạch thọ rằng:
Bạch Đại đức một lòng nghĩ, tôi Tỳ-kheo......... nay vì nhân duyên bệnh phát, đây là nước trái cây ép, vì muốn trải qua phi thời uống dùng, nay nên ở trước Đại đức tôi xin thọ, nói ba lần, các thứ nước khác y theo đây. Nếu không bị bệnh khát, thì phạm tội.
Pháp thọ thuốc bảy ngày
Phật dạy: Có sữa, dầu, sữa tươi, mật, đường phèn, người thế gian chê bai, có nhân duyên bị bệnh cho uống khi trái thời.
Luật Tăng-kỳ nói: Các thức mỡ cũng uống bảy ngày, nghĩa là nên thêm pháp bạch rằng:
Bạch Đại Đức một lòng nghĩ, tôi là Tỳ-kheo.......... Nay vì nhân duyên bệnh nóng, sữa này là thuốc bảy ngày, vì muốn uống để cách đêm. Nên nay ở trước Đại đức tôi xin thọ. (Nói ba lần).
Luật Bản nói: Bệnh phong uống dầu và uống năm thứ mỡ. Luật Tăng Kỳ đều có pháp đối bệnh cho thuốc.
Pháp thọ thuốc suốt đời
Phật dạy: Tất cả mặn, đắng, chua, cay, không được ăn. Có nhân duyên bệnh cho uống suốt đời, cho đến tro đất, đại tiểu tiện, v.v... cũng gọi là tay thọ, thêm pháp bạch nói rằng:
Bạch Đại đức một lòng nghĩ, tôi là Tỳ-kheo......... Nay vì nhân duyên bệnh, gừng, tiêu này là thuốc suốt đời. Vì muốn để chung với chỗ ngủ uống lâu dài. Nên nay tôi ở trước Đại đức xin thọ. (Nói ba lần).
Nếu có thuốc khác hoặc bạch thuật, thuốc tán, thuốc hoàn, thuốc thang, thuốc cao, hay thuốc sắc nấu, v.v... nhưng bất kỳ thức ăn, nào đều gọi là gia pháp.
Tát-bà-đa nói: Như năm thứ thạch hoàn, tùy theo nói bất cứ một tên gọi nào, còn các thứ thuốc khác là nhiếp chung.
Pháp y thuyết tịnh
Phật dạy: Y dư bề dài bằng tám ngón tay Đức Như lai, bề rộng bốn ngón, phải tịnh thí, nếu không thì phạm tội đọa. Trừ y Ba-lợi-ca-la, không có hiện tiền, v.v...
Luận Tát-bà-Đa nói: Không ứng lượng là nếu để quá mười ngày, xả và tác pháp sám hối Đột-cát-la. Cho đến tiền của, vật báu, lúa gạo v.v... cũng vậy. Ngón tay Phật bốn phía rộng hai tấc:
Pháp thỉnh thí chủ
Phật dạy: Có hai thứ tịnh pháp
1. Chân thật tịnh pháp.
2. Triển chuyển tịnh pháp.
Tát-bà-đa nói: Nếu tìm người học rộng giữ giới làm thí chủ, cũng không có văn thỉnh, nghĩa là thêm pháp bạch thỉnh.
Bạch Đại đức một lòng nghĩ, tôi là Tỳ-kheo.............. Nay xin thỉnh Đại đức làm chủ triển chuyển tịnh thí y, thuốc, bát. Xin Đại đức vì con làm chủ triển chuyển thí y, thuốc, bát. Xin thương xót tôi. (Nói ba lần).
Người nào làm chủ chân thật tịnh thí, thì tiền, bạc, của báu, lúa gạo, v.v... là người thế tục làm chủ, đều y cứ vào đó mà thỉnh.
Pháp chánh thuyết tịnh
Luật Thiện Kiến nói: Nếu y vật rất nhiều, thì nói từng đoạn. Muốn nói chung thì đều ràng buộc chấp trước lẫn nhau, thêm lên thánh pháp rằng:
Bạch Đại đức một lòng nghĩ, đây là y dư của tôi chưa tác tịnh. Nay vì muốn thanh tịnh nên cũng cho Đại đức làm triển chuyển tịnh thí. Người kia nhận rồi nói:
Trưởng lão một lòng nghĩ! Ông có ý dư này chưa tác tịnh. Vì có tịnh nên cúng cho tôi, nay Tôi xin nhận, hỏi. Ông cúng cho ai? Vị chủ y nói: Cúng cho.......... vị nhận tịnh nói:
Trưởng lão một lòng nghĩ! Ông có y dư này chưa tác tịnh, vì tịnh nên cho tôi, tôi đã nhận rồi. Ông cho mỗ y này, mỗ đã có, ông vì mỗ nên ông khéo giữ gìn, tùy nhân duyên đắp dùng.
Bát dư, thuốc dư văn so sánh đều đồng.
Pháp tâm niệm thuyết tịnh
Ngũ Phần nói: Nên vén y bày vai phải, quỳ gối tay bưng y, tâm nghĩ miệng nói: Tôi là Tỳ-kheo.... y dư này tịnh thí cho..., tùy ý cho trong năm chúng, tùy người kia lấy dùng được đến mười một ngày, lại như trước oai nghi ngay ngắn nói: Tôi là Tỳ-kheo..., y dư này từ mỗ giáp lấy lại được đến mười ngày, lại như trước nói: Tôi là Tỳ-kheo..., y dư này tịnh thí cho..., tùy người kia lấy dùng, như thế xả cái cũ thọ cái mới được đến mười một ngày.
Pháp vàng, lúa thanh tịnh:
Bộ Tát-bà-đa nói: Tiền của, lúa gạo đều đồng như y dư thuyết tịnh mười ngày. Luật bản nói: Phải cầm đến chỗ Ưu-bà-tắc đáng tin cậy, hoặc người giữ vườn, nói như vầy: Đây là sở hữu của tôi, không nên cất chứa, ông phải biết điều đó.
Luận nói: Trừ vàng bạc và tất cả của cải dư, đồng lấy năm chúng làm thí chủ. Nếu thuyết tịnh tiền bạc, mong được y, vật, không nên tịnh thí. Luật Tăng-Kỳ nói: nếu thí chủ chết không được quá mười ngày, lại tìm thí chủ thuyết tịnh. Kinh Tỳ-ni-mẫu nói: Nếu y vật chưa thuyết tịnh may y mặc, đã tịnh rồi thì gọi là y Tịnh hòa hợp. Nếu mầu sắc phi pháp, nay mặc đúng pháp gọi là sắc y tịnh, hòa hợp lại không nên tịnh riêng.
****
Luận Ma-đắc-lặc-già nói: Vì sao nói bố-tát xả bỏ các pháp ác, không lành; chứng được pháp lành; phạm hạnh rốt ráo, nửa tháng tự xem phạm hay không phạm, thanh tịnh thân miệng.
Luật Thiện Kiến nói: Vì sao biết được Chánh pháp tồn tại lâu dài ở thế gian?
Kinh Tỳ-ni-mẫu nói: Thanh tịnh là nghĩa bố-tát.
Pháp tăng thuyết giới:
Nếu bốn người trở lên phải bạch, sau đó thuyết giới, ngày mười bốn, mười lăm, mười sáu thuyết giới nghe. Thượng tọa vào ngày bố tát bạch tăng rằng:
-Đại đức tăng nghe, nay ngày mười lăm tháng trăng sáng, bố-tát bạch chúng tăng nhóm ở chỗ nào đó thuyết giới. Bạch như thế rồi, Thượng tọa nên dạy Tỳ-kheo trẻ, cho làm đủ tịnh thủy, đèn đuốc, xá-la.
Bấy giờ hoặc đánh kiền-chùy và pháp lúc khác, hoặc nói:
Các Đại đức lúc bố-tát thuyết giới đến; tăng nhóm rồi, thì điểm danh để biết vị nào đến, vị nào không đến, các chúng Tỳ-kheo trang nghiêm thuyết giới, như trong sao có nói rộng.
Pháp tăng đồng phạm biết tội sám bạch:
Phật bảo: Nếu tăng nhóm họp thuyết giới, người phạm tội không được thuyết, không được nghe giới, không được sám hối với người phạm tội. Người phạm không được nhận sự sám hối của người khác. Tỳ-kheo kia bạch rồi phải sám hối, nên bạch như vầy:
- Đại đức tăng nghe, tất cả chúng tăng đây phạm tội, nếu thời giờ của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tất cả tăng sám hối, tác bạch như thế: Bạch như thế rồi, sau đó thuyết giới. Luật bản nói: Không hối tội cũ trở lại. Pháp Tăng đồng phạm nghi tội, phát lồ tác bạch:
Phật bảo: Nếu khi thuyết giới, tất cả tăng đối với tội, có nghi nên bạch:
- Đại đức tăng nghe, tất cả tăng này đối với tội có nghi, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho chúng tăng tự nói tội, tác bạch như thế. Sau đó thuyết giới, đây chỉ là phát lồ tội, được nghe thuyết giới, tội cũ vẫn thuyết rồi sám.
Pháp ni sai người thỉnh giáo thọ:
Ngày thuyết giới, nhóm tăng hỏi dục hỏi duyên. Đáp nói: Yết-ma sai người thỉnh giáo thọ, văn nói:
- Đại tỷ tăng nghe, nếu thời giờ của tắng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo-ni tên..., vì Tỳ-kheo-ni nửa tháng đến, chờ Tỳ-kheo tăng cầu giáo thọ bạch rằng:-Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay tăng sai Tỳ-kheo-ni... vì Tỳ-kheo-ni nên nửa tháng đến trong Tỳ-kheo tăng cầu giáo thọ. Đại tỷ nào bằng lòng tăng sai Tỳ-kheo ni tên... vì Tỳ-kheo ni nên nửa tháng đến trong Tỳ-kheo tăng cầu giáo thọ thì im lặng. Vị nào không bằng lòng thì nói. Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo ni tên.... Vì Tỳ-kheo-ni nên nửa tháng đến trong Tỳ-kheo tăng cầu Giáo thọ rồi. Vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này cứ như vậy mà làm.
Luật bản nói: Nên bạch hai lần sai một người rồi, người kia một mình đi không ai hộ, lại sai hai, ba người làm bạn. Đến chùa tăng, tới chỗ Tỳ-kheo, Nghĩa Chuẩn nên sai người đến nhận người kia dặn dò ni.
Nên trình bày đủ việc thỉnh. Đến ngày mười sáu lại đến chùa tăng cầu không đúng thời. Nếu được lược dạy trao rồi lại về chùa mình, đánh kiền-chùy nhóm họp ni chúng. Người không đến thuyết dục rồi, sau đó sai ni ở trong chờ tăng. Người nói: bèn ở trong ni chúng nói đủ lời tăng răn dạy xong. Các ni chắp tay kính thọ. Luật không có văn, chỉ có văn luật của Tăng-kỳ nghĩa như thế. Nếu hai chúng tăng ni, mời chúng đủ năm người trở lên mới thực hành pháp này. Cho nên luật bản nói: Nếu chúng không đủ, hoặc không hòa hợp, đến lúc chỉ lễ bái hỏi han.
Pháp giáo giới ni:
Phật dạy! Lúc tăng thuyết giới, Thượng tọa hỏi rằng: Chúng Tỳ-kheo-ni sai người nào? Nay chỉ lấy những người phải thời thuyết giới, hỏi han, dặn dò, liền đứng dậy sửa sang oai nghi, bạch tăng rằng:
-Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo-ni ở chỗ nào đó hòa hợp, tăng sai Tỳ-kheo ni mỗ nửa tháng đảnh lễ dưới chân Tỳ-kheo tăng cầu thỉnh người giáo thọ ni (nói ba lần), Nghĩa Gia nói: Người kia nên đến chỗ Thượng tọa nói: Đại đức từ bi cứu giúp có thể làm Giáo thọ Tỳ-kheo-ni không? Nếu đáp rằng không có khả năng, đến vị hai mươi tuổi hạ mỗi mỗi đều hỏi. Nếu không có người, thì đến chỗ Thượng tọa bạch rằng: Hỏi khắp chúng tăng không vị nào có khả năng, Thượng tọa liền nên lược pháp giáo giới, dặn dò người rằng: Chúng này không có người chịu giáo giới, ngày mai ni đến thỉnh có chịu được không? Nên đáp rằng: Hôm qua vì ni mà thỉnh khắp nhưng không có người có khả năng. Tuy nhiên, Thượng tọa có khuyên răn, khuyên các ni chúng tinh tấn hành đạo, cẩn thận chớ buông lung.
Pháp nói thanh tịnh:
Phật dạy: Vào ngày thuyết giới, nếu khách đến ít người, thì phải nói cho cựu Tỳ-kheo thanh tịnh biết, nên nói như vầy: Tôi là Tỳ-kheo thanh tịnh, nếu thuyết lời tựa giới xong, mới trình bày như thế, chắc chắn có người phạm nêu tội, nói xong rồi người khác theo thứ lớp nghe. Pháp biết tội phát lộ:
Đức Phật dạy: Phải đến Tỳ-kheo thanh tịnh, oai nghi ngay ngắn nói việc đã phạm, nói chủng loại bạch rằng: Đại đức nhớ nghĩ: Tôi là Tỳ-kheo phạm tội.... này hướng về tăng phát lồ. Sau đó, đúng như pháp sám hối, (nói ba lần): Khi nói giới nhớ lại, phải dùng pháp này. Nếu lúc khác y vào pháp sám hối. Luật Thập Tụng nói: Tỳ-kheo phát lồ không cần phát lồ lại. Pháp nghi tội phát lồ:
Luật bản nói: Tỳ-kheo phạm tội có nghi, lại ép ngặt thuyết giới. Phật dạy: Nên phát lồ rồi mới được nghe giới, y theo nghĩa nói:
Đại đức nhớ nghĩ: Tôi là Tỳ-kheo phạm ở chỗ nào đó sinh nghi. Nay hướng về Đại đức phát lồ, sau đó không có nghi, sám hối đúng như pháp (nói ba lần).
Pháp thuyết giới Thượng tọa nhớ tội phát lồ:
Luật nói: Vì ở trước Thượng tọa bỗng nhớ tôi của mình, hướng về người bên cạnh nói về tội của mình, cả chúng náo loạn. Phật bảo nên tâm niệm phát lồ, y theo nghĩa nói: Tôi là Tỳ-kheo... phạm tội... vì ép ngặt thuyết giới, vì sợ chúng náo loạn, đợi xong nên sám hối (ba lần nói nghi tội y theo đây).
Pháp lược thuyết giới:
Phật dạy: Nếu bị nạn vua, giặc, nước, lửa, người bệnh, phi nhân, trùng độc, và có các duyên khác, hoặc sáng tòa ít, trời mưa, bố-tát nhiều đêm đã lâu, hoặc đấu tranh nói pháp, v.v...
Nhiều đêm là lược thuyết giới, Ngũ Phần, Tăng-Kỳ đều nói là nhiều duyên khai cho lược nói, nói phương tiện trước, rộng ra như pháp.
Tùy theo việc gấp hoặc thư giãn mà nói. Trong luật nói có ba, năm cách nói lược, tùy theo duyên xa gần văn không rõ ràng. Nay nếu thuyết tựa hỏi thanh tịnh rồi nên nói:
- Thưa các Đại đức, pháp Ba-la-di này tăng thường nghe (mười ba pháp tăng già bà-thi-sa, cho đến pháp chúng học đều nói).
- Các Đại đức đây là pháp chúng học mà tăng thường nghe. Các Đại đức đây là bảy pháp diệt tránh, nửa tháng nói trong giới kinh, trước hết y theo văn nói rộng. Nếu nạn xong đến nên tùy theo chỗ đến nói, đã nói đến chỗ nào đó, còn điều khác tăng thường nghe. Nếu nạn duyên ép ngặt đến gần không được nói tựa. Luật Tăng-kỳ nói:-Các Đại đức: Nay ngày mười lăm bố-tát, mời người thân miệng thanh tịnh chớ buông lung. Mỗi người tùy ý đi. Trong luật nói: đến ngày bố-tát, không được không thuyết giới. Nếu không có người tụng nên sai người đến chùa gần bên tụng, rồi trở về chỗ mình thuyết. Nếu không thì nói pháp, tụng kinh cũng được.
Pháp Đối thú thuyết giới:
Đức Phật dạy: Nếu trú xứ Tỳ-kheo, ngày thuyết giới nên đến chỗ thuyết giới quét dọn, rưới nước quét dọn sạch sẽ, trải đồ ngồi, chuẩn bị bình nước, đốt đèn, làm xá-la. Nếu Tỳ-kheo khách đến, hoặc bốn vị trở lên thì nên bạch thuyết giới. Nếu có bốn người thì nên nhóm họp bạch thuyết giới. Nếu có hai người thì không được thọ dục, nên mỗi người ba lần nói "Thuyết giới".
Nói như vầy: Hai Đại đức nhớ nghĩ! Nay ngày mười lăm tăng thuyết giới. Tôi tên.... thanh tịnh. Còn hai người khác cũng ba lần nói như thế. Một Tỳ-kheo đến ngày thuyết giới, lo dọn dẹp chuẩn bị các dụng cụ như trước, đợi khách Tỳ-kheo. Nếu không có người nên nói: Nay ngày mười lăm thuyết giới, tôi tên v.v... thanh tịnh (nói ba lần). Ngũ Bách Vấn Sự nói: Như gia pháp ở trên, người đã có tội, hướng về Tăng bốn phương sám hối, ngồi riêng tụng giới cho đến xong. Tỳ-kheo ni, Thứcxoa-ma-na, Sa-di, Sa-di ni đồng như trên.
****
Bấy giờ, các Tỳ-kheo du hành bất cứ lúc nào, dẫm chết cỏ cây sống, cắt đứt mạng sống chúng sinh, người đời chê trách nói giẫm đạp côn trùng. Phật bảo không nên du hành trong mọi lúc, cho an cư ba tháng có chê trách chung, nên chế luật ni riêng.
Pháp an cư:
Phật bảo có ba thứ an cư: Tiền an cư, an cư, hậu an cư.
-Tiền an cư là ở trước ba tháng. Hậu an cư là ở sau ba tháng.
Luật Thập Tụng nói: Phật chế năm chúng phải an cư. Luật nói: Ni không an cư phạm ba-dật-đề. Tăng đồng với bốn chúng phạm đột-cát-la. Luận Minh Liễu nói: chỗ không có năm lỗi được Trung an cư:
1. Xóm làng rất xa, cầu tìm khó được.
2. Rất gần thành thị, ngăn sự tu hành.
3. Nhiều côn trùng như muỗi kiến, cả người và vật đều tổn.
4. Không có người nương tựa. Người nương tựa phải có năm tính chất tốt:
1) Điều chưa nghe làm cho nghe.
2) Đã nghe rồi làm cho thanh tịnh.
3) Giải quyết được lưới nghi.
4) Thông đạt không vướng mắc, có chánh kiến.
5) Không có thì chủ cung cấp thức ăn, thuốc men thì không thể an cư.
Luật bản nói: An cư có bốn thứ:
1. Đối thú.
2. Tâm niệm.
3. Quên thành.
4. Đến giới trường đều có duyên y cứ, như trình bày ở dưới:
Pháp Đối thú an cư:
Luật bản nói: Nên bách với người mình nương tựa rằng: Tôi ở chỗ này an cư rồi. Miệng nói: Đại đức nhất tâm niệm: Tôi là Tỳ-kheo nay nương già-lam...., xóm làng... tiền tam ngoạt hạ an cư.
Vì phòng xá hư hoại sửa sang (nói ba lần). Luật Ngũ Phần, Luật Thập Tụng nói: Người kia nói đều bạch rằng: Chớ nên buông lung. Đáp thọ trì.
Luật bản nói: Trong hạ nên y vào đệ ngũ luật sư tụng hai bộ luật. Nếu trái phạm Ba-dật-đề. Mùa xuân, hạ y vào bốn loại luật sư, trái thì phạm đột-cát-la. Lý y cứ theo ý luật. Nên hỏi người kia: Nương vào người trì luật nào?
Đáp: Nương vào luật sự...
Luật sư nói: Có nghi nên đến hỏi.
Luật Ngũ Phần nói: Phật dạy! Phải an cư với người trì luật. Nếu chỗ ồn náo, nên ở chỗ bảy ngày qua lại được, tâm niệm xa nương tựa.
Nếu nương vào phòng xá, núi rừng thôn dã, đàn-việt, v.v... an cư đều đồng với văn trên. Chỉ đổi thành già-lam là khác. Nếu nói sửa sang phá hoại, thì hạn cục trong trụ xứ tăng, tùy việc so lường bốn chúng ấy mà tác pháp. Chỉ đổi là Tỳ-kheo-ni, Thức-Xoa-ma-na-ni, Sa-di, Sa-di-ni.
Ngoài ra từ đồng với ở trên. Pháp hậu an cư:
Trong luật nói: Có Tỳ-kheo ngày mười sáu tháng tư, muốn tiền an cư, không đến chỗ ở, ngày mười bảy mới đến. Phật dạy hậu an cư nên y cứ theo văn trên mà nói. Hậu tam nguyệt an cư, văn khác đều như trên.
Nếu ngày mười sáu tháng năm đến, pháp hậu an cư đều y cứ theo trước.
Pháp tâm niệm an cư:
Phật dạy: Nếu không có người nương tựa, để bạch nên văn tâm niệm an cư nói: Tôi là Tỳ-kheo..., y vào Tăng-già-lam..., tiền tam ngoạt hạ an cư (từ khác đồng với ở trên).
Pháp quên kiết liền thành:
Bấy giờ, có Tỳ-kheo, đến trú xứ an cư, mà quên không kết. Phật dạy: Nếu vì an cư mà đến thì thành an cư. Luật nói: Vì Tỳ-kheo khách vốn, có hy vọng, bên ngoài đến nhờ chỗ ở có quên khai kết, sẽ có người không thông hạn cục. Nếu vốn có phương tiện, lý chung cả khách chủ.
Pháp đến giới trường và vườn thành an cư:
Bấy giờ, các Tỳ-kheo đến chỗ khác an cư, một chân vào khuôn viên và giới trường, đến khi minh tướng xuất. Như thế hai chân vào khuôn viên vào giới trường mà minh tướng xuất hiện. Như thế hai chân vào khuôn viên, vào giới trường liền qua minh tướng. Phật dạy đều thành an cư. Nếu y theo người giải, hậu an cư có hai cách nên ở trước sau ngày mười sáu ở trung an cư tùy theo ngày được kết.
Pháp thọ nhật:
Bấy giờ, có việc Phật, Pháp, Tăng, tháp. Và duyên cha mẹ, đàn-việt mời thọ giới sám hối và lo người bệnh tìm thuốc, hỏi nghi thỉnh pháp. Các việc như thế không biết làm sao thỉnh. Phật dạy không về kịp trong ngày thì cho thọ.
Đi bảy ngày về không kịp, lại bảy ngày trở về cho thọ thêm, đi mười lăm ngày không kịp về lại về cho thọ thêm. Đi một tháng kịp thì một tháng nên về, ba loại này thọ nhật đều không thông, đêm không đồng với luật. Lại duyên theo việc làm chỉ là việc phá giới, phi pháp, đều chẳng phải chánh duyên không thành thọ nhật, chính là phá an cư.
Luật Thập Tụng nói: Nên năm chúng an cư, năm chúng thọ nhật đi đến đường, vừa hết phải trở lại giới, vì không có pháp.
Trong Luận Minh Liễu nói: Có pháp thọ lại bảy ngày. Tỳ-kheo ni không có pháp Yết-ma thọ nhật. Nếu có duyên thì khai cho bảy ngày.
Pháp việc xong Yết-ma thọ nhật:
Luật Tăng-kỳ quyển thứ bốn mươi nói: Đường xa nhiều duyên như: Vì việc tháp, việc tăng nên cầu cho làm Yết-ma. Việc xong nên trở về có người thêm tăng bằng lòng, đây là vọng thêm thánh giáo. Yết-ma kia lệ đồng.
Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... ở chỗ nầy an cư mùa mưa, nếu thời giờ của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng cho Tỳ-kheo... ở chỗ này an cư mùa mưa, vì việc tháp, việc tăng ra ngoài giới, việc xong về lại chỗ này. Các Đại đức tăng nghe, Tỳ-kheo... vì việc tháp, việc tăng, ra khỏi giới xong lại về chỗ này an cư. Vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này như thế mà làm.
Pháp Yết-ma thọ nhật: Phật pháp truyền về phương Đông số bản pháp Yết-ma xin thọ nhật hoàn toàn thiếu sót không đồng, đều tự ý nói, chưa tìm được chánh giáo. Nay học về tông chỉ, y vào luật bản; vốn đã không xin không thể vọng thêm, lại bỏ các bộ, đồng thời xin thêm nên nói tình xong, người yết-ma nói như vầy:
- Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho Tỳ-kheo... thọ quá bảy ngày, mười lăm ngày, một tháng ra ngoài giới, vì việc...., việc xong trở lại đây an cư, tác bạch như thế.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo.... thọ quá bảy ngày, mười lăm ngày, một tháng ra ngoài giới làm việc..., việc xong trở lại đây an cư. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo... thọ quá bảy ngày (mười lăm ngày, một tháng) ra ngoài giới làm việc...., xong việc trở lại đây an cư thì im lặng. Vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo... thọ quá bảy ngày (mười lăm ngày, một tháng) ra ngoài giới làm việc... xong việc trở lại đây an cư rồi, vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này thực hành như thế.
Pháp đối thú thọ nhật:
Luật, luận chỉ cho thọ bảy ngày, đồng thời không có Chánh pháp truyền dụng, trong bạch yết-ma nghĩa cũng không mất.
Luật Thập Tụng nói: Nếu không có Tỳ-kheo, nên theo bốn chúng mà thọ, nên nói như vầy: Trưởng lão nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo..., nay thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới làm việc..., xong việc trở lại đây an cư, bạch cho Trưởng lão biết (nói ba lần). Luật Thập Tụng nói: Khai cho Tỳ-kheo ở một mình được tâm niệm, thọ nhật nên y theo văn trên chỉ trừ nói Đối thú. Pháp hai nạn mạng, phạm ra ngoài giới:
Trong luật nói: Nếu trong an cư vốn có hai người: Đồng nữ và dâm nữ ẩn mình muốn đến dụ dỗ Tỳ-kheo. Lại có ác quỉ, kẻ thù, trùng độc, thú dữ. Thuốc men không được như ý sai người hoặc ở đây, chắc chắn vì tôi tịnh hạnh và mạng để lại nạn. Phật bảo cho đi.
Theo luận Tỳ-ni-mẫu nói: Dời hạ không phá an cư, các bộ đều không có văn khai cho.
Pháp thọ nhật ra ngoài giới gặp nạn:
Trong luật nói: Tỳ-kheo thọ bảy ngày ra ngoài giới, vì cha mẹ, anh chị có ý giữ lại quá ngày, hoặc do đường trở ngại nên quá hạn.
Phật bảo không mất tuổi, Tăng-kỳ nói: Nếu thọ nhật đi đường không được đi xa, nên về trong ngày, xong việc liền trở về giới.
*****
Bấy giờ, các Tỳ-kheo ở chung với nhau thực hành pháp câm. Phật quở trách nói: Đây là pháp dê câm của ngoại đạo. Từ nay về sau cùng nhau xem xét, biết có tội hay không có tội. Vì có mười điều lợi, nên làm cho Chánh pháp tồn tại lâu dài, nên ăn cư xong thì tự tứ.
Pháp tăng tự tứ:
Phật dạy: Nên tự tứ ngày mười bốn, mười lăm, mười sáu. Ngoài ra làm các việc như thuyết giới, Tỳ-kheo không biết lúc nào, Phật cho phép tiểu thực, đại thực Thượng tọa xướng bạch:
-Đại đức tăng xin lắng nghe, nay ngày mười bốn trăng sáng. Ngày khác y theo đây chúng tăng nhóm chỗ nào đó tự tứ.
Pháp sai người thọ tự tứ.
Cho lúc tác bạch hoặc đánh kiền-chùy; hoặc nói cho biết. Các Đại đức khi tự tứ, tăng đến nhóm họp rồi, nên trước sai người phải đủ hai thứ năm đức:
1. Tự tứ năm đức: không ái, không nhuế, không sợ, không si, biết tự tứ, chưa tự tứ.
2. Có năm đức nêu tội.
Biết thời như thật lợi ích, từ tâm mềm mại.
Luật Thập Tụng, Ngũ Phần đều sai hai người trở lên. Nếu chúng thì chỉ có năm người lần lượt sai riêng. Nếu có sáu người thì hai thẻ mà làm yết-ma. Nên hòa hỏi đáp rồi bạch:
- Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo... làm người thọ tự tứ, tác bạch như thế.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo... làm người thọ tự tứ. Trưởng lão nào bằng lòng tăng sai Tỳ-kheo... làm người thọ tự tứ thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo... làm người thọ tự tứ rồi. Vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này thực hành như vậy.
Tác pháp này rồi, hai người có năm đức mới đứng dậy khỏi chỗ ngồi đến trước Thượng tọa lễ dưới chân Tăng rồi, sau đó quỳ xuống bạch pháp tự tứ.
Phật dạy: Khi tự tứ phải biết Tỳ-kheo có đến hay không. Người không đến cho bạch trước rồi, sau đó tự tứ bạch như vầy:
- Đại đức tăng xin lắng nghe, ngày nay chúng tăng tự tứ, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng hòa hợp tự tứ bạch như vầy:
Phật dạy: Tỳ-kheo nên tự tứ vào ngày mười bốn, Tỳ-kheo ni nên tự tứ ngày mười lăm. Hai chúng này nương vào nhau trụ pháp. Nếu không có duyên, thì ba ngày đều được tự tứ.
Pháp chánh tự tứ:
Phật dạy: Nên vén y bày vai phải, cởi giày dép, quỳ thẳng chắp tay, nên mời người làm theo Thượng tọa. Thứ lớp nên là tòa tự tứ.
Luật Ngũ Phần nói: Lấy dép để trên đất hợp lại tự tứ. Người già bệnh tùy ý trờ về bản tòa. Nên đối trước người có năm đức nói:
-Đại đức tăng: Ngày nay tự tứ, tôi là Tỳ-kheo.... cũng tự tứ.
Nếu có thấy tội, nghe tội, nghi tội mong Trưởng lão Đại đức vì thương xót mà nói cho con. Con nếu thấy tội, sẽ như pháp mà sám hối (nói ba lần). Luật bản nói: Nếu nói, quên lầm thì mỗi mỗi đều truyền trao. Hai người năm đức ấy y theo Tăng-kỳ nói: Mỗi người đến chỗ tòa minh tự tứ. Không cần đợi tăng xong, chúng tăng ấy tự tứ rồi. Người năm đức đến trước Thượng tọa nói rằng tăng nhất tâm tự tứ rồi, rồi như thường lệ lễ bái lui ra, xuất xứ từ Luật Thập Tụng.
Pháp lược tự tứ:
Phật dạy: Nếu có tám nạn và duyên khác, như việc trong thuyết giới, lược thuyết tự tứ. nhưng đối thú có hai thứ lược, đơn bạch rồi lược có ba như trong sao nói rõ. Nếu nạn sự có thể, nói rộng thì nói rộng, hoặc nói hai lần, hoặc một lần. Nếu không thì nên đúng như pháp mà trị.
Pháp bốn người trở xuống đối thú:
Phật dạy: Nếu có bốn người không được thọ; người thứ năm muốn thì cùng nhau tự tứ; nên nhóm họp tự tứ. Nếu có bốn người thì nên cùng nhau tự tứ, tác bạch như vầy:
Bạch Đại đức nhất tâm niệm, ngày nay chúng tăng tự tứ, tôi là Tỳ-kheo.... thanh tịnh (nói ba lần). Nếu có ba người, hai người cũng y theo cách này, chỉ đổi số người đối thú, lại không được riêng chúng, cho đến có phạm, thì không nên y theo cách này.
Pháp một người tâm niệm:
Phật dạy: Nếu ngày tự tứ đến chỗ thuyết giới rưới nước quét dọn, trải đồ ngồi, lấy đồ đựng đầy nước, dụng cụ để rửa chân, đốt đèn, sắp sẵn xá-la, rồi đợi Tỳ-kheo khách. Nếu người không đến nên tâm niệm miệng nói: Ngày nay chúng tăng tự tứ, tôi là Tỳ-kheo... thanh tịnh (nói ba lần).
Pháp ni sai người tự tứ:
Phật dạy: Tỳ-kheo ni hạ an cư xong, cho sai một Tỳ-kheo ni, vì ni chúng mà đến trong đại tăng nói tự tứ. Nếu hai chúng tăng và ni mỗi bên không đủ năm người đến ngày tự tứ, Tỳ-kheo ni đến chỗ Tỳ-kheo lễ bái hỏi han. Nếu chúng đủ người nên đợi xin dục hỏi duyên. Đáp rằng sai người yết-ma tự tứ, nên nói:
-Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo-ni... Vì Tỳ-kheo-ni đến trong đại tăng nói ba việc tự tứ thấy nghe nghi bạch như thế:
Đại tỷ tăng nghe tăng nay sai Tỳ-kheo ni.... Vì Tykheo ni mà đến trong đại tăng nói ba việc tự tứ thấy nghe nghi. Đại tỷ nào bằng lòng tăng sai Tỳ-kheo.... đó vì Tỳ-kheo-ni mà đến trong đại tăng nói ba việc tự tứ thấy, nghe, nghi thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo-ni.... vì Tỳ-kheo-ni mà đến trong đại tăng nói ba việc tự tứ thấy, nghe, nghi rồi. Vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này thực hành như vậy mà làm.
Phật dạy: Người kia đi một mình không có người che chở. Nên sai hai, ba người làm bạn đến trong đại tăng, lễ dưới chân tăng rồi, cúi đầu khom mình, chắp tay nói như vầy.
Tỳ-kheo-ni hạ an cư xong, Tỳ-kheo tăng hạ an cư xong. Tỳ-kheo nói ba việc tự tứ thấy, nghe nghi tội. Đại đức vì lòng từ bi mà nói cho con. Nếu con thấy tội, nên đúng như pháp mà sám hối (nói ba lần) rồi hồi lâu, tăng Thượng tọa nói: Đồ chúng trên dưới mỗi vị đều im lặng. Thật do ni bên trong siêng tu ba nghiệp bên ngoài không có ba việc, cho nên không thấy phạm. Tuy nhiên Thượng tọa có khuyên nhắc, khuyên nhắc ni chúng đúng như pháp tự tứ, cẩn thận chớ buông lung. Sai ni lễ dưới chân tăng thối lui rời về bản tự, nhóm các ni chúng truyền lại lời khuyên nhắc của tăng, như trong pháp thuyết giới có nói rõ. Pháp tự tứ thuyết giới lược pháp giáo thọ. Văn của luật bản thiếu nghĩa rõ ràng trước sau. Nhưng việc đến thì phải lo liệu không nên im lặng. Lại lược nêu một câu, để biểu thị thường thức. Được hành dụng bình đẳng, không hẳn y vào văn.
****
Ở trong đó tăng được thí có hai loại:
1. Nghĩa là bảy chúng bố thí là tăng được.
2. Đạo tục bố thí là hiện tiền.
1. Khi y cứ vào duyên không ngoài sáu loại:
1. Pháp hai bộ tăng được thí:
Bấy giờ có trụ xứ hai bộ tăng, phần nhiều được phân chia y, vật. Tỳ-kheo tăng nhiều mà Tỳ-kheo-ni ít. Phật dạy: Chia làm hai phần: Không có Tỳ-kheo-ni, thuần là Thức-xoa-ma-na, cũng chia làm hai phần. Nếu thuần là Sa-di-ni cũng chia làm hai phần. Nếu không có hai chúng, thì Tỳ-kheo tăng nên phân. Nếu Tỳ-kheo-ni nhiều, Tỳ-kheo tăng ít, hoặc tăng không có nên chia làm hai phần. Hoặc cho đến không có Sa-di, Tỳ-kheo-ni nên chia được vật rồi, đến trong bộ đều phải làm yết-ma phân chia, nên gọi là tăng được. Vì tâm thí chủ trùm khắp, một hóa vật chung cho cả mười phương, chỉ có tăng ni đều trị về phân chia ấy nên gọi là Tăng được. Lại cần phải tăng pháp yết-ma, ngăn cản người ở mười phương đến. Đã tác pháp rồi, hiện tiền tự chia ra yết-ma như sau.
2. Pháp hai bộ hiện tiền được bố thí:
Bấy giờ, Đức Thế tôn ba tháng tĩnh tọa, chỉ trừ một người cúng dường.
Khi ấy, có Tỳ-kheo tu hạnh đầu-đà đi đến chỗ Phật, được Phật khen ngợi. Các Tỳ-kheo chẳng tu đầu-đà xả y thành một đống lớn.
Phật dạy: Nên bố thí cho tăng chúng, nếu cho một người, một Tỳ-kheo thì chẳng phải y. Nếu hành ba-lợibà-sa, ma-na-đỏa. Tỳ-kheo nên chia, bảy người yết-ma nên để dưới đất mà cho, hoặc sai người cho, hoặc Sa-di nên cho đồng đẳng, hoặc cho một nửa, hoặc ba phần cho một, người giữ Tăng-già-lam nên cho đồng đều, hoặc bốn phần cho một phần, hoặc không cho không nên chia, hoặc chia nên như pháp mà trị.
3. Pháp thời hiện tiền được bố thí:
Bấy giờ, các Tỳ-kheo ở chỗ khác, kết hạ an cư rồi, lại ở chỗ khác, không biết lấy vật được chia ở chỗ nào. Phật dạy: Cho lấy chỗ nào ở được nhiều ngày. Nếu hai chỗ đều cho thì lấy mỗi bên một nửa. Nếu được nhiều nên chia và tùy theo đếm số người mà chia. Hoặc đếm thẻ mà chia, cho đến một người nên nhiếp lấy, không làm pháp tâm niệm.
4. Pháp phi thời hiện tiền được bố thí:
Bấy giờ, hiện tiền tăng phần lớn được chia y vật. Phật dạy: Cho đếm số người nhiều hay ít, nếu mười người thì chia mười phần. Cho đến một trăm người thì chia trăm phần. Nếu vật tốt xấu lẫn lộn thì nên sai người không thấy ném thẻ mà chia, không cần yết-ma.
5. Pháp thời tăng được bố thí:
Bấy giờ, có Tỳ-kheo chưa chia y hạ liền bỏ đi, sau đó chia mà không đến, lại quên không xuất ra, hành giả chia không biết có thành chia hay không. Phật dạy: Thành chia y, nên đợi nhau cũng nên ra. Người kia chia nên yết-ma mà chia. Nếu như pháp phi thời được bố thí. Phật nói: Nếu một Tỳ-kheo an cư, phần nhiều tăng được y hạ an cư nên tâm niệm miệng nói thọ.
6. Pháp phi thời tăng được bố thí:
Được bố thí có hai thứ: Nếu đạo tục làm, đàn-việt muốn bố thí vật khắp mười phương đều bố thí vì để có phước.
Luật nói: Bấy giờ có hiện tiền tăng trụ xứ khác, phần lớn được chia y vật. Khi chia y có Tỳ-kheo khách thường đến chia y. Khi chia y có Tỳ-kheo khách thường đến chia y rất mệt.
Phật dạy: Nên sai một người chia, bạch nhị yết-ma mà cho, Chánh pháp ấy như nói trong phần vật nhẹ của người chết. Hai là nếu người chết, tất cả y vật cho năm chúng.
Phật dạy: Nên tất cả thuộc về tăng, nhưng vì tăng bốn phương hiện tiền khác nhau, vật thì sang hèn có khác. Lại y cứ theo vật sang hèn mà chia. Chẳng phải chỉ một không đủ như mười đoạn sau. Trước nói rõ y vật của người chết thuộc về năm chúng.
Luật Thập Tụng nói: Có Tỳ-kheo qua đời, y vật rất nhiều. Nhà vua, thân thuộc đều muốn lấy các vật đó. Phật dạy: Nhà vua, thân thuộc thì không được, tăng thì được. Cho đến thời nay tuy nương nhờ Tam bảo, xuất gia thì phải duyên tăng mà được, Phật pháp không phân cho nên nhập vào hai tăng, như trong sao có nói rộng.
2. Chia pháp ra mười thứ:
1) Lấy phấn tảo. Như luật Ngũ Phần nói: Người bị nước cuốn mà chết.
2) Hiện tiền mà lấy. Như luật Thập Tụng nói: Người học hối, người tẫn xuất, người giữ giới ở chung, chết chung.
3) Đồng thấy mà lấy. Như luật nói: Tất cả hai bộ đều chết.
4) Dùng công năng mà lấy. Như luật nói: Cả ba người chết, đồng nêu tăng yết-ma.
5) Hai bộ tăng lấy. Luật nói không có trú xứ mà chết. Luận Tát-bà-đa nói chết khoảng trong hai giới.
Hướng về phía mặt mà lấy. Luận nói: Chết ở trong hai giới.
6) Nhập Hòa-thượng. Luật Tăng-Kỳ nói: Sa-di qua đời, y vật phải chỉ cho Hòa-thượng biết.
7) Vào người tại gia thân thích: Luận Tát bà-đa nói: Vật của người diệt tẫn.
8) Tùy theo chỗ ở mà được. Như luật Thập Tụng nói: Gởi người không gởi chỗ.
9) Ở trong chúng chết, làm yết-ma mà lấy. Như trong sao có nói rộng.
3. Pháp đồng sinh hoạt, cùng của cải:
Luật không xử đoán rõ ràng. Hoặc lấy chia riêng tài vật chung, trừ vật tùy thân, ngoài ra phân chia nhập tăng đồng sinh hoạt, thì mặc tình so lường tính toán. Xuất xứ nhiều ít chỉ lấy thật tình, sinh tử đồng chí hướng thì không phạm. Nếu ôm ấp riêng tư thì vời lấy hai lỗi.
4. Pháp mắc nợ:
Phật dạy: Nên hỏi rằng ai nợ vật của người bệnh, người bệnh nợ vật của ai, biết rồi nên đòi lấy. Nếu nợ người thưởng cho y dư. Nếu không thì bán ba y, ngoài ra cho người săn sóc bệnh.
Tăng-kỳ nói: Phải quan sát kỹ người, người đáng tin, có thể chứng minh thì cho, trái lại thì không cho.
5. Nói về dặn dò trao cho:
Phật dạy: Tăng hỏi người săn sóc bệnh rằng: Người bệnh có dặn dò không? Nếu nói: Khi người bệnh qua đời nói: Vật này cho Phật, cho Pháp, cho Tăng, cho tháp, cho người. Hoặc sau khi tôi qua đời thì cho.
Phật dạy: Nêu đòi lấy hiện tiền tăng chia năm phần, hoặc khi sống cho người chưa giữ mà bỏ đi thi tăng nên bạch yết-ma mà cho.
6. Khi chia vật:
Luật Tăng-kỳ nói: Nếu người bệnh chết không đáng tin, thì nên đem móc cửa đến dặn người Tri sự, sau đó cúng dường xá-lợi.
Kinh Tỳ-ni-mẫu nói: Trước chôn cất người chết rồi, tăng về lại chùa lấy vật của người chết mặc trước tăng. Sau đó y theo pháp nhóm tăng phân chia.
7. Đoán vật đắt rẻ:
Luật Thập Tụng nói: Người bệnh chết không có người săn sóc bệnh, thì lấy y vật giặt sạch phơi cuốn lại đem vào trong tăng. Luật nói: Người kia đem y vật của người chết đến trong chúng nói như vầy:
-Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... ở trú xứ này, đã qua đời, tất cả y vật nên chia cho tăng hiện tiền của trú xứ này. (Nói ba lần).
Kinh Tỳ-ni-mẫu nói: Đồng thời lấy y vật ở trước tăng mặc rồi sai một người phân chia, vật nào có thể chia, vật nào không thể chia, mỗi thứ riêng một chỗ.
Nói về xử phân:
Phật dạy: Nếu Tỳ-kheo chết, hoặc phần nhiều biết, hoặc không biết, tất cả thuộc về tăng. Nếu có ruộng vườn, cây trái, phòng riêng và vật thuộc về phòng riêng: Bình đồng, chậu đồng, rìu đục, đèn, võng, nệm ngồi, nệm nằm, xe cộ.
Người giữ Tăng-già-lam, bình nước, chậu rửa, tích trượng, quạt, bình làm bằng sắt, bằng gỗ, bằng sành, bằng da, bằng tre, và nhiều vật quý, đều không nên chia cho tăng bốn phương.
Nệm dài ba khuỷu tay, rộng năm khuỷu tay, lông dày ba ngón tay, dao cạo. Y bát, đồ ngồi, ống đựng kim, bình cụ-dạ-la, nên chia cho tăng hiện tiền. Văn luật chánh xử đoán như thế. Ngoài ra không có xuất xứ, phải ở trong các bộ luật, luận xếp loại phán đoán.
Phải xem luật bản, ý phán không cho chậm nhanh tự khinh, muốn biết rộng đủ như chỗ lượng nghi thức vật đắt rẻ. Cụ-dạ-la: nghĩa là cái bát nhỏ, bát vừa, bát nhỏ, còn dư thì làm bằng sành.
8. Lượng đức thưởng vật:
Phật dạy: Người có được năm pháp nên cho y vật của người bệnh.
Nên biết không đủ năm pháp thì không được thưởng, năm pháp là:
1) Biết món ăn nào người bệnh ăn được hay không ăn được, ăn được thì cho ăn.
2) Không có tâm ác khi người bệnh đại tiểu tiện, nôn mửa.
3) Có tâm từ bi thương xót không vì y nhục, thức ăn.
4) Có khả năng lo liệu thuốc thang cho đến khi hết bịnh, hoặc chết.
5) Có khả năng nói pháp cho người bệnh, nghe làm tăng thêm pháp lành cho mình.
Luật Tăng-Kỳ nói: Có bốn thứ tạm làm: Hoặc tăng sai làm, tự ưa thích phước mà làm, tà mạng mà làm, đều không được thưởng. Nếu vì lợi ích, cho người bệnh, muốn cho mau khỏi, thì dù cho một ngọn đèn, gặp người qua đời liền được vật này.
Luật Ngũ Phần nói: Nhiều người lo bệnh cho đến cùng.
Luật nói: Nên cho thọ trì y. Nếu người không biết nên cho người săn sóc bệnh. Cho ba y thượng, tùy theo y trung hạ cũng như vậy.
Luật Thập Tụng nói: Nếu người không tin cho sáu vật không tốt, không xấu.
Luật Ngũ Phần, Thập Tụng nói: Tỳ-kheo bệnh hai chúng đều được. Tỳ-kheo-ni bệnh hai chúng đều được.
Luận Ma-đắc-lặc-già nói: Người tại gia săn sóc bệnh nên cho chút, ít ba chúng ni đồng như vậy.
Luật Thập Tụng nói: Người săn sóc bệnh ra ngoài xin thức ăn cho người bệnh được y, thuốc, giữ lại đợi trở về giao.
Luật Ngũ Phần nói: Ra ngoài giới săn sóc bệnh thì y theo pháp mà thưởng.
Pháp nói về thưởng:
Phật nói: Nên lấy sáu vật cho người săn sóc bệnh, nghĩa là ba y, bát, tọa cụ, ống đựng kim, đồ đựng y, nên nói như vầy:
-Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... qua đời, tất cả ba y, bát, tọa cụ, ống đựng kim, đồ đựng y, tùy theo thời, người có thể vào nên chia cho tăng hiện tiền, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho Tỳ-kheo... qua đời tất cả y bát, đồ ngồi, ống đựng kim, v.v... nên chia cho tăng hiện tiền. Nay Tăng cho Tỳ-kheo săn sóc bệnh tên là..., Trưởng lão nào bằng lòng cho Tỳ-kheo săn sóc bệnh tên... ba y bát, đồ nằm, v.v... thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng vì im lặng, việc này như thế mà làm.
Luật bản nói rằng, người có đức được thưởng, nếu người không có đức thì không được, ắt biết sự lao nhọc không có pháp.
Người có ích có thể làm pháp khinh trọng. Sau đó hòa tăng, chỉ nói tùy theo công lao mà thưởng tặng.
9. Pháp phân vật nhẹ:
Kinh Tỳ-ni-mẫu nói: Năm người cùng ở mà một người chết không được chia dần dần. Trong luật nói xuất phát ít không đủ, nay y theo tăng thì thời được thí yết-ma nói dần dần, năm vị trở lên nên dùng pháp này. Văn luật nói nên sai một người chia bạch nhị yết-ma, cho vật như thế.
Có người tác pháp ba lần. Ở đây suy nghĩ về văn chưa rõ.
Cũng có người tác pháp hai lần. Nay y theo văn yết-ma hợp hai pháp lại mà phân chia. Ngoài ra không có nên không trích ra y theo luật yết-ma nói:
- Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng nay lấy y vật này cho Tỳ-kheo..., Tỳ-kheo... phải đưa lại cho tăng, tác bạch như thế.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... qua đời, tất cả y vật nên phân cho tăng hiện tiền, nay tăng đem y vật này cho Tỳ-kheo...., Tỳ-kheo.... đưa lại cho tăng, các Trưởng lão nào bằng lòng Tỳ-kheo.... qua đời, tất cả y vật nên chia cho tăng hiện tiền, nay tăng lấy cho Tỳ-kheo...., Tỳ-kheo đó phải đưa lại cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng đem vật này cho Tỳ-kheo...., Tỳ-kheo.... đưa lại cho tăng rồi. Vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này nên làm như vậy. Làm pháp này rồi, tùy theo người nhiều hay ít mà lấy y vật ấy, y vào đếm số để cho, không nên thí riêng lại vời lấy lậu nhiễm, chẳng phải điều Phật chế.
Luật Ngũ Phần nói: Nếu không khắp thì hòa tăng cho một Tỳ-kheo không có y. Luật Thiện Kiến nói: Nếu một y rất tốt thì không nên cắt phá, chúng đều y theo trên mà thực hành. Cần thì chia thẳng.
Pháp bốn người chia:
Kinh Tỳ-ni-mẫu nói: Nếu chỉ bốn người thì nên yết-ma chia thẳng, thưởng vật ấy cho người săn sóc bệnh, chỉ y theo ba người miệng hòa, lấy y chia nói: Các Đại đức nhớ nghĩ, nay đem y bát của Tỳ-kheo.... đã chết (đồ ngồi tùy theo đó mà nói) cho Tỳ-kheo lo bệnh tên.... (nói ba lần) còn vật không đáng giá y theo cách nên chia thẳng. Yết-ma nói:
- Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tất cả y vật của Tỳ-kheo qua đời tên là..., nên chia cho tăng hiện tiền, tác bạch như thế.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... qua đời, tất cả y vật nên chia cho tăng hiện tiền, các trưởng lão nào bằng lòng tăng nay chia y vật thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên, tăng đã bằng lòng chia y vật này rồi, vì tăng bằng lòng nên im lặng. Việc này cứ như thế mà thực hành.
(Hoặc xả y, hoặc chia y, hoặc khách đến đều như trên).
Pháp nhiều người phân chia:
Kinh Tỳ-ni-mẫu nói: Bốn người cùng ở mà một người chết nên chia xoay vần, xả y rồi thưởng cho người lao nhọc. Nếu hai người miệng hòa chia nói:
- Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi đem y bát của Tỳ-kheo đã chết (đồ nằm, đồ đựng y) cho Tỳ-kheo săn sóc bệnh tên là....
(Ba lần nói rồi, y theo vật sang hay hèn). Luật bản nói: Nên nói tất cả ba lần, thọ cùng chia nên nói:
- Hai Đại đức nghe y vật của Tỳ-kheo.... đã chết thuộc về của chúng tôi (nói ba lần), người khác cũng vậy. nếu có ba người cũng phải y theo trên mà thưởng công, ba lần nói chia thẳng. Tuy biết là chia vật, chưa vào tay khách đến thì phải phân chia.
Pháp một người tâm niệm:
Kinh Tỳ-ni-mẫu nói: Một pháp tương ưng, hai người cùng ở, một người chết, người sống lấy y miệng nói:
Vật của Tỳ-kheo qua đời tên là.... thuộc về tôi.
(Nói ba lần rồi, tay cầm vật, cho nên người đến sau không được).
10. Pháp được thọ y:
Luật Tăng-kỳ nói: Nếu xin y phục thuốc men cơm nước cho người bệnh và vì việc tháp, tăng, tuy đương thời không còn cũng nên chia cho.
Luật Thiện Kiến nói: Nếu Tỳ-kheo ngoài giới vào, cũng phải chia cho, nghĩa là khi yết-ma. Trong luật nói có Tỳ-kheo không nghĩ riêng chúng thì không thành chia y. Lại trong bố thí hiện tiền được cho Sa-di, tịnh nhân, chia đồng hoặc một nửa như phân biệt ở trước.
Luật Thập Tụng nói: Tỳ-kheo có y bát gởi cho ni. Nếu Tỳ-kheo chết, người nào tìm thấy trước thì chia. Nếu người tại gia chết vật quý tiện nên tùy năm chúng, hiện tiền chia vật quý mặc ý xa gần. Có chùa tăng pháp nên giao cho. Nếu không có năm chúng, luật nói bảo người đàn-việt tin ưa nên giữ lấy. Nếu không có năm chúng đến thì nên cho tăng ở già-lam gần đó. Ngoài ra như trong sao.
*****
Pháp sám hối:
Luật nói: Có hai loại người:
1. Người ngu si, là người không thấy phạm, dù phạm không sám hối như pháp.
2. Người trí, trái với ở trên.
Kinh Vị Tằng Hữu nói: Trước đây tâm làm ác giống như mặt trời bị mây che. Sau đó, tâm khởi làm lành giống như ngọn đuốc xua tan được bóng tối. Cho nên kinh luật đều nói về sám hối.
Nhưng pháp sám có nhiều loại. Nếu làm sám sự chỉ chiết phục được nghiệp dễ đoạt. Nếu sám lý thì sẽ tiêu nghiệp diệt nghiệp. Trước nói về lợi căn y lý dứt nghiệp.
Như kinh Niết-bàn nói: Nếu có tu tập thân giới tâm tuệ, quán sát các pháp như hư không. Nếu gây ra nghiệp ác mà tư duy quán sát thì chuyển được địa ngục nặng nề, hiện đời chịu nhẹ. Nếu đối với tội nhỏ không thể tự nói ra, tâm ban đầu không sám, không thể tu điều lành hoặc che giấu dấu vết. Tuy có nghiệp lành, nhưng vì tội cấu uế nên hiện đời chịu quả báo nhẹ, chuyển thành quả cực ác ở địa ngục. Đây là người ngu si.
Nếu phạm bốn tội trọng, năm nghịch phỉ báng pháp, gọi là phá giới. Vì có nhân duyên thì có thể cứu giúp. Nếu mặc pháp phục tâm khỏi hổ thẹn, tâm sinh hộ pháp, xây dựng Chánh pháp. Ta nói người nầy không gọi là phá giới.
Luận Thành Thật nói: Người có tâm ngã thì nghiệp phiền não huân tập. Nếu người vô ngã thì các nghiệp không thể bị quả báo, vì không đầy đủ. Kinh Vị Tằng Hữu nói: Hễ người tu phước thì phải gần bậc minh sư, tu tập trí tuệ, sám hối nghiệp ác nặng nề.
Kinh Hoa Nghiêm nói: Thí như nhà ảo thuật có khả năng làm huyễn mắt người, các nghiệp cũng vậy. Nếu biết như thế gọi là thanh tịnh chân thật hối quá.
Hai người độn căn y theo sự sám. Nếu y theo Đại thừa thì Phật gọi là Phương đẳng nêu đủ hành nghi. Y theo pháp sám hối cần phải hiện tướng, y theo giáo mà nghiệm tâm. Nếu y theo luật tông thì phải biết tội gọi là chủng tướng tùy có điệp sám. Nếu nghi không biết, không hợp với gia pháp, chỉ trừ người không học tùy theo phạm mà kết căn bản. Ở đây chỉ diệt tội phạm giới. Cho nên luận Trí Độ nói: Trong giới luật tuy là sám hối sâu xa mà thanh tịnh. Phạm giới mười điều lành tuy sám ba đường ác tội vẫn không trừ diệt, giống như Tỳ-kheo phạm về tánh giới.
Pháp sám Ba-la-di:
Phật dạy: Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, hoặc phạm tội Ba-la-di rồi đều không có tâm che giấu nên đúng như pháp sám hối, cho yết-ma học giới, giữ ba mươi lăm việc thực hành trọn đời. Nếu khi chúng tăng yết-ma thuyết giới đến thì cho, không đến cũng không phạm. Nếu phạm tội trọng lại nên diệt tẫn.
Luật Tăng-kỳ nói: Nếu phạm tội trọng rồi, khóc lóc không muốn lìa ca-sa, lại rất ưa thích Phật pháp thì nên cho học giới. An thức ăn bất tịnh của Tỳ-kheo người kia cũng bất tịnh. Tỳ-kheo ăn thức ăn bất tịnh của người kia thì Tỳ-kheo cũng bất tịnh. Được cho Tỳ-kheo ăn quá trừ năm loại sinh chủng hỏa tịnh và vàng bạc, từ Sa-di mà thọ thực.
Luật Thập Tụng nói: Phật kết giới tất cả phải lãnh thọ thực hành. Dưới Đại Tỳ-kheo không được cho đại tăng qua. Ba đêm không được ở chung với người chưa thọ giới cụ túc. Hai đêm thì được, cho tăng làm bố-tát tự tứ, không được hai loại yết-ma, đủ số trừ chúng pháp, không được, làm thọ tuổi.
Luật nói: Người không nghe không được ở trong chúng tụng luật.
Kinh Tỳ-ni-mẫu nói: Cho học hối pháp rồi, gọi là thanh tịnh trì giới. Nhưng một thân này không được siêu sinh thoát tử, chướng ngại không vào địa ngục.
Pháp sám hối Tăng-già bà-thi-sa:
Phật dạy: Nếu phạm tăng tàn rồi mà che giấu, tùy theo số ngày che giấu, cho ba-lợi-bà-sa, hành ba-lợi-bàsa rồi, cho sáu đêm ma-na-đỏa, hành ma-na-đỏa rồi, phải ở trước hai mươi vị tăng xuất tội. Nếu phạm tội mà không che giấu, tăng nên cho sáu đêm ma-na-đỏa, hành pháp này rồi phải ở trước tăng cho yết-ma xuất tội. Nếu trong hai loại hành pháp phạm trọng thì tùy theo việc phạm mà cho trị bản nhật. Thực hành pháp này rồi, sau đó xuất tội. Nếu hành ba-lợi-bà-sa, được yết-ma thực hành ba mươi lăm việc. Ở dưới tăng thực hành mất tám việc. Ban đêm bạch tăng phát lồ cùng cấp cho chúng tăng trọn ngày, thực hành ma-na-đỏa, cho pháp biệt trụ, chỉ có ngủ ở trong tăng là khác.
Pháp sám hối Thâu-lan-già:
Hai thứ tội duyên, ở trước nói về độc đầu Thâu-langià. Có ba thứ khác nhau, như phá pháp luân tăng, trộm bốn tiền, trộm thức ăn của tăng, v.v... gọi là thượng phẩm. Nếu phá yết-ma tăng, trộm ba tiền trở xuống, lại có tướng đụng vào y gọi là trung phẩm.
Nếu có tâm ác mắng nhiếc tăng, trộm một tiền, dùng tóc của người, ăn máu thịt sống, khỏa thân mặc y của ngoại đạo gọi là hạ phẩm.
Nói về tùng sinh.
Luật Thập Tụng nói: Từ thiên đầu sinh trọng, nên ở trong tất cả tăng sám hối. Nếu thiên đầu sinh nhẹ, thiên hai sinh nặng nên bốn Tỳ-kheo ở ngoài giới vào trong chúng sám hối. Nếu tăng tàn sinh nhẹ nên ở trước một Tỳ-kheo sám hối.
Luận Tát-bà-đa nói: Pháp sám Ba-dật-đề đồng với pháp độc đầu Thâu-lan-già ở trước. Cũng y theo tùng sinh thượng phẩm, trung phẩm sám hối nên biết.
Pháp sám hối ba tội ở trước việc chẳng khinh hối, rườm rà lý phải tinh luyện, tự có thể trì luật thực hành như thường.
Ngoài ra tìm khắp mà thành luống dối, ắt muốn trong sáng tức là người trí. Quán duyên chấp pháp cố nhiên không mất.
Dù thư thái soạn kế bạn không học không biết phí thời gian, công chưa làm việc trước cho nên thiếu mà không ghi, chắc chắn gặp cơ hội cầm giữ, trong Đại sao có nói rõ.
Pháp sám ba-dật-đề:
Vì sám hối chúng, tăng riêng, trước trình bày ba mươi pháp, chỉ y cứ vào đối thú. Sau đó xếp vào chín mươi giới do tham mạn tài sự, hai tâm khinh trọng, chia làm hai giai vị, sám xả hai căn cứ.
Trước sám xả đọa:
Phật dạy: Phạm xả đọa y không được để lại cho người, ba y làm y ba-lợi-ca-la. Nếu y thường mặc dùng, hoặc tịnh thí nên xả rồi, sau đó tác tịnh. Y ni-tát-kỳ này nên xả cho tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả riêng chúng. Nếu xả không thành xả, phạm Đột-cát-la. Nên biết có ba thứ sám pháp. Lại phạm tăng chung mà, giới riêng, chia hai chỗ đều suy nghĩ tường tận.
Pháp sám hối trong tăng:
Phải năm vị trở lên làm người thọ sám. Trong tăng, xả đọa có ba loại:
1. Nói về xả tài: là lìa duyên tội. 2. Nói về xả tâm: là lìa nhân tội.
3. Nói về xả tội: trừ nghiệp sinh tử.
-Ba pháp sám xả này tông đồ nghĩa loại thông khắp.
1. Nói về xả tài: Trong ba mươi xả đọa xin vải làm y. Ba giới cất chứa, trao đổi của báu, không đối với tăng. Ngoài ra đều chung ba cảnh. Nay trích lấy số người phạm làm tiêu đầu. Pháp xả có ba:
Năm vật dư.
1) Lìa thọ y.
2) Dư tạp xả.
Sắp xếp định ba loại này xong đem đến trong tăng. Phật dạy: Khi xả cho tăng, đem đến trong tăng vén y bày vai phải, cởi giày dép, hướng về Thượng tọa lễ, quỳ thẳng chắp tay nói xả như vầy:
-Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo... việc chứa y dư phạm xả đọa, cố ngủ lìa Tăng-già-lê phạm xả đọa, tự mua được một y phạm xả đọa, nay tôi cho xả tăng (nói một lần). Nếu biết số người tùy theo bao nhiêu mà nói. Nếu y tài nhiều thì nói không nhớ số, chỉ trừ một loại ba y là có số. Nếu y tài nhiều chỗ đều tùy theo chỗ mà xả. Sau đó, sám tội vì chung cho cả phạm nhiễm. Cho đến danh tội bao nhiêu đều đếm rõ. Y theo luật như thế không được si làm.
Nói về tâm xả:
Luận Tát-bà-đa nói:
1) Y đã xả, tội đã hối, tâm cất chứa dứt bỏ, ngày nay ngày mai, hoặc được bản tài và được tài khác đều không phạm.
2) Y đã xả, tội đã hối, tâm cất chứa không dứt, ngày nay ngày mai được bản tài khác đều phạm, vì do tâm nhiễm.
3) Y đã xả, tội chưa hối tâm cất chứa, nếu ngày nay được bản tài khác phạm đột-cát-la. Nay y cứ các luật luận, xả đọa còn tài đều do tăng lượng không tự chuyên, hoặc xả bỏ hẳn, hoặc nhập hẳn vào tăng, hoặc lại cho đạo tục, hoặc thí khắp bảy chúng. Như luật bản về các ví dụ phá hoại vào kho. Cho nên tâm xả quyết dứt, không hề đoái lại. Nếu hoàn lại bản tài thì việc đồng, mới được đúng như thuyết pháp, thuyết tịnh, vốn nên bạch pháp. Nay luật này nói chẳng luống dối, tâm đã xả cho tăng cũng không hệ lụy. Nếu không trả y hoặc mặc dùng, phá hoại thọ, làm ba y chỉ phạm đột-cát-la, chỉ là tội mất pháp.
Pháp xả tội:
Phật dạy: Người kia xả y rồi phải ở trong tăng sám hối.
Pháp xin sám hối:
Y theo luật bản văn sau trích ra phải xin như vầy:
-Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo.... vì chứa y dư (bao nhiêu....) phạm tội xả đọa, y này đã xả cho tăng, nay phạm tội ba-dật-đề theo tăng xin sám hối, mong Tăng bằng lòng cho tôi là Tỳ-kheo... sám hối. Vì lòng từ bi thương xót (nói ba lần).
Pháp thỉnh chủ sám hối:
Phật dạy: Nếu tất cả tăng trong một trú xứ đều phạm tội, không được hướng về người có tội sám hối. Người phạm tội không được giải tội cho người khác. Nếu có Tỳ-kheo khách đến, thanh tịnh, không phạm thì nên mỗi người hướng về người kia sám hối. Nếu người không đến trong chúng thanh tịnh ở gần đó sám hối. Tỳ-kheo này phải trở lại chỗ ở của mình. Tỳ-kheo khác hướng về Tỳ-kheo này nói danh chủng phạm, sám hối. Nếu được như thế gọi là thanh tịnh.
Ngủ phần luật nói: Nếu có nhân duyên mạng nan, Phật khai đồng phạm, không đồng phạm đều được thọ sám. Nếu không có duyên thì không được.
Cho nên luật nói: Có hai loại si:
1. Không thấy phạm.
2. Theo người phạm sám hối, luật thiếu pháp thỉnh, nay y cứ theo nghĩa thì phải nói:
- Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo tên..., nay thỉnh Đại đức làm chủ sám hối ba-dật-đề. Mong Đại đức vì tôi làm chủ sám hối tội ba-dật-đề, vì lòng từ bi thương xót (ba lần thỉnh chưa được đáp thì có thể không).
Pháp bạch hòa (nên xin giục vấn hòa rồi đáp rằng: Thọ yết-ma sám hối ba-dật-đề):
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... vì chứa y dư (bao nhiêu...) nên phạm xả đọa. Y này đã xả cho tăng, trong đây có tội ba-dật-đề, nay theo chúng tăng xin sám hối. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tôi Tỳ-kheo tên là...., thọ sám của Tỳ-kheo tên là..., bạch như thế.
(Tác bạch rồi, nói rằng có thể).
Pháp chánh xả tội:
Theo cách thường chỉ tụng nhiều, có liên quan đến lỗi xả, thì không thể không vọng che giấu tội, mặc dùng tùy phạm mới nói ít. Cho nên tiêu trừ có thì nên nói như sau:
- Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo cố chứa y dư, phạm tội xả đọa, y này đã xả cho tăng, phạm tội Ba-dật-đề, nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối không dám che giấu, sám hối thì an vui, không sám hối thì không an vui, nhớ nghĩ phạm phát lồ, biết mà không dám che giấu, mong Đại đức nhớ nghĩ tôi thanh tịnh, giới thân cụ túc thanh tịnh bố-tát (ba lần nói rồi, nên nói): Tự trách tâm thầy, nên sinh nhàm lìa. (đáp: Vâng).
Pháp trả y:
Phật dạy: Y xả đọa của người kia nên trả lại cho Tỳ-kheo này.
Nếu không trả lại thì phạm tội. Pháp trả lại có ba thứ: Nghĩa là năm vật dư có duyên dần dần trả lại, chẳng phải năm vật dư thì trả ngay. Nếu không có duyên năm vật thì ngày mai trả lại.
Trong luận Minh Liễu nói: Làm cho khoảng một đêm nghĩa phải phân biệt.
1. Pháp ngay chỗ ngồi chuyển giao:
Phật dạy: Nếu chúng tăng nhiều khó nhóm họp, Tỳ-kheo này có việc nhân duyên muốn đi xa nên hỏi rằng: Y vật này của ông cho ai? Tùy theo người kia nói liền cho. Trong đó có y một tháng, y thí gấp. Lời sau này là chứa bát dư, thuốc dư, y dư, năm giới chứa dư này y theo cách này trả lại. Nên tác bạch như vầy.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo... vì chứa y dư phạm xả đọa, y này đã xả cho tăng. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho, nay tăng đem y này cho Tỳ-kheo tên..., Tỳ-kheo... phải trả lại cho Tỳ-kheo này, tác bạch như thế.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo này tên là... vì chứa y dư phạm xả đọa, y này đã xả cho tăng, nay tăng đem y này cho Tỳ-kheo..., Tỳ-kheo tên... phải trả lại cho Tỳ-kheo nầy. Trưởng lão nào bằng lòng tăng đem y này cho Tỳ-kheo..., Tỳ-kheo tên... sẽ trả lại cho Tỳ-kheo này thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng đem y này cho Tỳ-kheo tên..., Tỳ-kheo tên... phải trả lại cho Tỳ-kheo này rồi, vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này cứ thực hành như thế.
Luật Tăng-kỳ nói: Tỳ-kheo hiểu biết trong tăng được y này rồi ở chỗ khuất phân phó cho.
2. Nói về pháp ngay chỗ ngồi giao thẳng:
Nếu chẳng phải năm vật dư đều y theo pháp này. Nếu là năm vật dư qua đêm cũng y theo văn này.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... cố ngủ lìa Tăng-già-lê (hai y khác cho đến vật của tăng đều cho mặc) phạm tội xả đọa, y này đã xả cho tăng. Nếu thời giờ của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng cho, nay tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo tên... tác bạch như thế.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... cố ngủ lìa Tăng-già-lê phạm tội xả đọa. Y này đã xả cho tăng, nay tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo... Trưởng lão nào bằng lòng tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo... thi im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng trả y cho Tỳ-kheo tên... rồi, vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này thực hành như thế.
Pháp đối bốn người trở xuống đối thú:
Nếu hướng về bốn người sám, văn xả tài đồng với tội sám trên, phải ba người miệng hòa, không được dùng đơn bạch.
Trả tài rồi được giao thẳng yết-ma như trên.
Phật dạy: Nếu muốn ở trước ba Tỳ-kheo sám hối, nên đến chỗ ba Tỳ-kheo thanh tịnh, pháp sám như trước, oai nghi ngay ngắn nói xả như vầy:
- Đại đức tăng nghe, tôi là Tỳ-kheo... cố giữ nhiều y dư, phạm tội xả đọa, nay tôi xả cho các Đại đức, xả như thế rồi nên sám tội của mình. Trước thỉnh chủ sám hối, văn thỉnh như trên, trong tăng không khác là chủ sám.
Nên hỏi: Hai Trưởng lão nghe, nếu Trưởng lão cho tôi nhận sự sám hối của Tỳ-kheo... thì tôi sẽ thọ nhận.
Hai Tỳ-kheo kia đáp: Được. Mới nói sám tội, nói có thể được, trả y đối trước hai người cũng vậy.
Pháp đối với một người xả đọa:
Phật dạy: Nếu ở trước một Tỳ-kheo sám hối, thì đến chỗ một Tỳ-kheo thanh tịnh nên sám hối đúng như pháp.
Thời nay hành sự đối thú sám là nhiều, cho nên phải lập rõ cách thức giúp cho người thường dễ y theo mà thực hành.
Pháp xả y:
Nên đem một Tỳ-kheo đến trong giới tự nhiên, hoặc ở giới trường đều phải nhóm hết. Đem lời phạm tài buộc một chỗ rồi, sửa oai nghi ngay ngắn nói xả như vầy:
-Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo tên... (cố chứa nhiều y dư, cố ngủ lìa Tăng-già-lê) phạm tội xả đọa, nay xả cho Đại đức (nói một lần).
Pháp thỉnh chủ sám hối:
Văn ấy nói như trên, chủ sám hối nên vì phân biệt danh tội và loại tướng. Danh là loại sáu tụ khác nhau, nghĩa là chứa y. lìa y. Ba mươi việc tướng khác, nghĩa là một nhiều khác nhau. Cho nên luật nói: Một tên nhiều loại, trụ riêng khác.
Phật nói: Nếu phạm tội tăng tàn cho đến đột-cát-la, biết mà che giấu nên trước dạy làm pháp sám hối độtcát-la. Sau đó, đúng như pháp mà sám. Cho nên biết trước phải hỏi, sau đó mới dạy sám hối, nói rõ pháp sám tội.
Nếu y cứ theo xả đọa thì đủ tám phẩm. Đột-cát-la hai phẩm. Căn bản tùng sinh như sau đây trình bày. Che giấu gồm có sáu phẩm.
Hai phẩm đầu của che giấu vốn đọa sinh khởi. Hai phẩm kế là mặc dùng y bất tịnh mà sinh khởi. Hai phẩm sau là tăng im lặng thuyết giới sinh khởi. Đều trải qua đầu hôm, gần sáng, hai đêm, trở lên là xong. Tám phẩm này tội nhỏ, nên thỉnh chung một chủ sám hối. Văn đồng với văn ba-dật-đề, chỉ lấy chủ sám hối đột-cát-la làm khác. Kế là chính thức sám hối tội che giấu.
- Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo... vì chứa nhiều y dư phạm nhiều tội ba-dật-đề, trải qua đêm che giấu, tùy theo đêm dần dần che giấu (đồng thời mặc dùng y phạm xả, phạm tội đột-cát-la. Trải qua đêm che giấu, tùy theo đêm chuyển dần che giấu. Trải qua tăng im lặng thuyết giới vọng nói, phạm tội đột-cát-la. Trải qua đêm che giấu, tùy theo đêm dần dần che giấu đều y cứ có lời). Đều phạm tội đột-cát-la không nhớ số, nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối, không dám làm nữa. Mong Đại đức nhớ nghĩ tôi (nói một lần), trị tội khác lập thề đều như trên.
Pháp sám hối hai tội nhỏ căn bản:
Luật Thiện Kiến nói: Phạm y xả đọa, không xả mà mặc, hễ mỗi lần mặc phạm một tội đột-cát-la. Luật nói: Khi tăng thuyết giới, cho đến ba lần hỏi, nhớ nghĩ có tội, mà không phát lồ phạm đột-cát-la.
- Đại đức tăng nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo... phạm tội mặc dùng y bất tịnh và trải qua tăng thuyết giới im lặng nói dối, đều phạm đột-cát-la, số lần không nhớ. Nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối không dám làm nữa. Mong Đại đức nhớ nghĩ cho tôi (nói một lần, lời khác đồng ở trên). Ở đây đều y cứ vào người có phạm mà nói. Trên từ căn bản sinh khởi, luật hợp lần lượt hai sám không trích dẫn chánh văn. Nay nghĩa y cứ theo các lý sám ví dụ rất dễ hiểu. Cho nên lập chánh nghi, nghĩ là không nghi lạm.
Pháp sám hối tội căn bản:
Nên đối trước sám chủ nói rằng:
- Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo... vì chứa y dư không thuyết tịnh phạm xả đọa, y này đã xả cho Đại đức, có nhiều tội ba-dật-đề. Nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối không dám che giấu nữa. (Văn khác như trong tăng ở trên. Cho đến các pháp quở trách tự lập thệ trả y các pháp chỉ y cứ theo điều phạm xả tài ở trước, rồi dùng đến khi hư. Nhất định gởi gắm chủng tướng và chín mươi việc đều sám hối).
Pháp sám hậu đọa:
Giống như ba mươi pháp xả đọa, chỉ khác là không xả tài. Nếu sám phẩm trước từ tám thứ sinh khởi, hoặc có hoặc không như lỗi y mới.
Lượng mặc dùng đều phạm, lý phải y theo sám. Như nói dối đào đất, không có nguyên nhân mà phạm cũng không hẳn đều thông. Nên tùy theo phạm nhiều ít, xưng thật sám ở trước không được ở căn bản. Sau Phật chế ở trước. Nếu sám căn bản riêng chúng được khai, khác với ba mươi xả đọa. Văn thỉnh chủ sám hối như trên đã nói. Nếu tâm chân chánh sám hối tội cũ, văn ít có khác nên nói:
- Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo..., phạm tội nói dối ba-dật-đề (ngoài ra tùy theo mà xưng), không nhớ số (chỉ phạm đơn đọa nhiều không nhớ thật. Người tự nhớ có thì tùy theo điều có mà nói thật, chẳng lầm). Nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối không dám che giấu nữa. (Các từ khác như trên, cho đến quở trách lập thệ cũng như vậy).
Pháp sám hối Ba-la-đề-đề-xá-ni:
Nghĩa là ở trong làng xóm theo ni không bà con tự tay nhận lấy thức ăn, hoặc ăn thức ăn do ni trao cho. Các luật bảo thỉnh một người làm chủ nói tên tội, loại tội, nói một lần liền thôi, nói như vầy:
- Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo... ăn thức ăn do Tỳ-kheo-ni trao cho, phạm tội Ba-la-đề-Đề-xá-ni, không nhớ số, Đại đức! Tội phạm pháp đáng quở trách, là việc không nên làm, nay hướng về Đại đức sám.
Luật Tăng-kỳ nói: Trước người nên hỏi.
- Ông thấy tội hay không?
- Đáp: Thấy tội, nên quở trách rằng:
- Cẩn thận chớ có làm nữa.
- Đáp: Lãnh thọ vâng làm. Pháp sám đột-cát-la:
Phật dạy: Nếu người cố làm phạm nên sám hối độtcát-la. lại pha-m không oai nghi đột-cát-la. Nếu không cố làm chỉ phạm đột-cát-la.
Luật bản nói đủ hai tâm cố nhầm, nói hai tội điều riêng. Các sư không chia rẽ luật bộ, chỉ lấy năm thứ sám làm tông, nên dường như đồng một thứ khinh trọng, đồng một sám hối. Lại ngũ sám nói rõ nghĩa chỉ là biệt thời. Thâu-lan-già và xả đọa, có không, nhiều ít, lập pháp chẳng phải một. Lý cần hiển rõ. Phạm nói nạn y vào lời Thánh dễ tin cho nên Kinh Tỳ-ni-mẫu nói: Nếu người cố làm đối một người nói sám, người lầm làm thì trách tâm sám. Ở đây thì các luật đều phù hợp, đâu được có chấp. Như Kiền-độ quở trách trong luật và Luận Minh Liễu, Tát-bà-đa, v.v... mỗi bộ có y cứ rõ ràng, chẳng phải chỉ nghĩa so lường. Cần phải nương tựa, ngoài ra từ căn bản sinh khởi chín phẩm khác nhau, đều y theo lệ như trên mà chọn lấy. Chánh nói về nghi thức sám hối (luật đều không có văn), y theo dùng pháp trước, lý thông trừ diệt. Trước nói rõ người cố làm, trước thỉnh chủ sám nói:
- Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo..., thỉnh Đại đức làm chủ sám đột-cát-la, mong Đại đức vì tăng làm chủ sám đột-cát-la, vì lòng từ bi thương xót (nói ba lần). Pháp xả tội:
Từ căn bản sinh khởi nói phải biết hai thứ tướng nhiều ít, đều xem xét rõ. Nên đối trước người nói như vầy:
- Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo... vì mặc Tăng-già-lê không ngay ngắn phạm tội đột-cát-la, nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối không dám tái phạm nữa, mong Đại đức nhớ nghĩ con (nói một lần, quở trách lập thệ như trước).
Pháp lầm tác sám:
Sửa sang oai nghi, tâm khởi hổ thẹn miệng nói: Tôi là Tỳ-kheo... lầm mặc Tăng-già-lê không ngay ngắn phạm tội đột-cát-la, nay con tự trách tâm sám hối tội lỗi (nói một lần).
****
Pháp sáu niệm:
Trong luật đều có việc này.
Mà ý văn tản mác, chánh bản xuất xứ trong luật Tăng-kỳ, mà lời thì lược, ý lại rộng. Lại thời bấy giờ thạnh hành cho nên cần nghĩa thêm văn nói:
Thứ nhất: Nghĩ biết số ngày tháng.
Luật Tăng-kỳ nói: Nghĩ biết ngày đầu tháng cho đến ngày mười bốn, mười lăm, tháng thiếu tháng đủ phải biết.
Luật Ngũ Phần nói: Các Tỳ-kheo nên biết số nửa tháng, đều biết ngày bố tát sám hối thanh tịnh.
Luật nói: Nhớ biết tháng trời tối, tháng trăng sáng hai thứ số. Nếu vào xóm làng trước phải biết điều đó. Đây thì gồm đủ hai pháp đạo tục nên nghĩ vầy: Nay tháng trời tối thiếu, (cho đến ngày mười bốn nói). Nếu đủ thì nói đủ, tháng trăng sáng vì thuần đủ chỉ nói nay ngày một tháng trăng sáng cho đến ngày mười lăm.
Thứ hai: Nghĩ biết chỗ ăn.
Luật Tăng-kỳ nói: Buổi sáng nên nghĩ việc thí thực. Nay vì các bộ đều hội thông, tùy theo sự thật mà nghĩ nói: Tôi thường xin thức ăn, hoặc nói: Tôi thường tự ăn thức ăn của mình, hoặc nói: Tôi thường ăn thức ăn của tăng. Hoặc không thường định, nên nghĩ nói như vầy: Tôi không có chỗ thỉnh, nay xin thức ăn (hoặc ăn thức ăn mình, hoặc đàn-việt, hoặc thường ăn thức ăn của tăng, lệ theo mà biết).
Hoặc nói: Nay có chỗ thỉnh nhớ tự đến. Hoặc nói: Tôi có chỗ thỉnh nay y vào trái duyên.
Phật dạy: Nếu trong tháng ca-đề, hoặc thí y, hoặc bệnh u khai cho trái thỉnh.
Nếu nói tôi có chỗ thỉnh, nay xả cho người. Phật dạy: Nếu một ngày thọ nhiều thỉnh, tự thọ nhận một người thỉnh. Ngoài ra thí cho người nói: Trưởng lão tôi nên đến chỗ kia, nay cúng dường cho ông. Luật Tăng-kỳ nói: Nay Tôi được thức ăn cúng dường cho Tỳ-kheo..., cho đến Sa-di-ni.
Hoặc nói: Tôi là Tỳ-kheo... sáng nay đàn-việt thí cho thức ăn chân chánh, trở về cúng dường Tỳ-kheo... Đàn-việt đối với tôi không hệ lụy, tôi phải ăn. (nói ba lần).
Luật Thập Tụng nói: Cách nhớ nghĩ này chỉ có ba hạng người làm được. Nghĩa là: A-lan-nhã, ở một mình, đi xa, bệnh đói nhiều ngày.
Nương vào xóm làng quen biết ở, người như thế được thực hành tâm niệm.
Thứ ba: Nhớ biết số hạ lúc thọ giới.
Luật Tăng-kỳ nói: Mỗi ngày tự nhớ bao nhiêu hạ lạp. Các bộ luật, luận đều nói như vầy: Tôi năm nào, tháng nào, ngày nào, giờ nào, bóng mặt trời chừng nào, thọ giới cụ túc, nay không có hạ (sau đó nếu có hạ tùy theo nhiều ít mà nói).
Thứ tư: Nghĩ nhớ y bát thọ tịnh.
Luật Tăng-kỳ nói: Phải nhớ thọ trì ba y và không thọ trì làm tịnh thí. Nay Tôi y bát đầy đủ đều thọ trì, của cải dư đều thuyết tịnh. Sau này có người không thọ trì không thuyết tịnh, tùy theo có nhớ thọ trì nhớ thuyết tịnh, nhớ nhiều hay ít.
Thứ năm: Nhớ biết thức ăn giống hay khác.
Luật Tăng-kỳ nói: Nghĩ nhớ ăn riêng chúng, lại nhớ nói: Tôi không ăn riêng chúng.
Nếu y theo lời Phật thì ăn riêng chúng có tám duyên. Khai cho nên bạch vào, nếu không có duyên ăn riêng chúng thì bạch ra, hoặc có bạch rằng:
Tôi có duyên ăn riêng chúng (tác bạch rồi được ăn).
Thứ sáu: Nghĩ về thân mạnh yếu.
Luật Tăng-kỳ nói: Nghĩ nhớ hoặc bệnh, hoặc không bệnh. Nên nói: Nay Tôi không bệnh, có khả năng hành đạo.
Hoặc bị bệnh thì nên nói:
Nếu bị bệnh thì nhớ phải chữa trị.
Pháp bạch đồng lợi thực lần lượt vào xóm làng:
Bấy giờ, trong thành La-duyệt, chúng tăng phần lớn có chỗ thỉnh, đều cẩn thận nên không dám vào thành thọ thỉnh. Phật dạy: Cho các Tỳ-kheo dặn dò nhau vào thành, nên nói cùng thỉnh Tỳ-kheo, nói như vầy:
-Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo..., trước thọ thỉnh của... Nay có duyên sự..., muốn vào xóm làng, chỗ nào đó, đến nhà nào đó bạch cho Đại đức biết.
Phật dạy: Nếu dặn dò rồi muốn đến trong xóm mà nửa đường trở về, hoặc đi mà không đến chỗ được dặn dò, hoặc dặn dò đến nhà người tại gia. Cho đến kho cất chứa trong chùa ni, hoặc đến nhà người tại gia rồi đi ra. Như thế đều mất sự dặn dò ở trước. Hoặc muốn đến phải dặn dò lại, trừ khi thí y, nghĩa là một tháng năm tháng ca-đề. Ngoài ra trừ trong lúc khuyến hóa làm thức ăn. Đồng thời người thí y, hoặc lúc ca-đề khai cho thông.
Pháp bạch phi thời vào xóm làng:
Phật dạy: Nếu vào xóm làng phải dặn dò Tỳ-kheo ở chung rằng: Thức ăn tuy sớm xong, nhưng nếu vào thì gọi là phi thời.
Đã không có chánh văn nên ứng nghĩa mà nói: Thưa Trưởng lão tôi vào xóm làng phi thời.
Luật Thập Tụng nói: Đến thành ấp xóm làng nào đó, nhà nào đó, người trước đáp rằng: Được.
Làm pháp dư thực:
Phật dạy: Thức ăn của Tỳ-kheo có hai thứ:
1. Bất chánh thực: Nghĩa là ăn cành lá, hoa quả, dầu mè, hắc thạch, mật, ma tế mạt, hoặc cháo. Không có chỗ, không có thức ăn, không thỉnh, không đủ ăn.
2. Chánh thực: Nghĩa là cơm, mì, cơm khô, cá thịt, là thỉnh là thức ăn là đủ ăn. Nếu đối với chánh thực, hoặc ăn no đủ rồi, xả bỏ oai nghi, không làm pháp dư thực mà ăn thì phạm ba-dật-đề. Nếu theo luật Tăng-kỳ, chỉ trước ăn đủ no, nuốt rồi xả oai nghi, hoặc ăn lại gọi là phạm đủ. Lại y vào luật bản: Các Tỳ-kheo thọ nhận không làm pháp dư thực, thấy Thượng tọa đến nói rằng: Tôi thọ theo không làm pháp dư thực, lại không phải đứng dậy mà được ăn, cho nên biết trước cảnh là đủ, nếu đứng dậy là phải làm pháp dư thực:
Lại trong giới ni kính tăng cũng như vậy. Nên biết ni cũng có pháp dư thực. Nếu phạm đủ, đem thức ăn đến trước người chưa đủ bạch:
Đại đức: Tôi đã đủ thức ăn. Thầy biết là vậy, xem là vậy.
Người kia lấy phần ít thức ăn rồi đưa cho người kia. Nếu người không có thức ăn cũng được cho nói:
Trưởng lão tôi đã có thức ăn. Thầy ăn thức ăn ấy đi.
Người kia liền lấy thức ăn. Luật nói: Một Tỳ-ni đủ thức ăn tác pháp rồi, thông tất cả người đủ thức ăn đồng ăn.
Pháp quở trách đệ tử.
Bấy giờ, các đệ tử không thuận theo pháp của đệ tử, không vâng theo hạnh của Hòa-thượng, A-xà-lê, không hổ thẹn, không thọ giáo, làm điều phi oai nghi, không cung kính, làm bạn với người ác, thích đến nhà dâm nữ, nhà phụ nữ, nhà đồng nữ, nhà huỳnh môn, tinh xá Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, thích đến xem rùa, ba ba. Phật dạy: Hoà thượng, A-xà-lê quở trách:
1. Gọi đệ tử đến trước.
2. Xuất tội làm cho hàng phục.
Lượng tội mà quở trách.
Lại tự lượng vui buồn không phân được ý, lại khinh chê có năm loại nên nói:
Nay Tôi quở trách ông, ông đi đi. Hoặc nói: Ông đừng vào phòng tôi. Hoặc nói: Ông đừng làm sứ cho tôi. Hoặc nói: Ông đừng đến chỗ tôi.
Hoặc nói: Tôi không nói chuyện với ông. Đây là pháp Hòa-thượng quở trách đệ tử.
Lời A-xà-lê quở trách cũng vậy. Chỉ đổi từ quở trách thứ tư: Ông đừng nương tôi.
Đệ tử bị trách rồi phải một ngày ba thời sáng, trưa, chiều sám hối Hòa-thượng, A-xà-lê. Phải sám hối như vầy:
Vén y bày vai phải, cởi giày dép, gối phải sát đất, chắp tay nói như vầy:
Đại đức Hòa-thượng, tôi tên... nay sám hối không dám làm nữa, nếu cho thì tốt, còn không cho thì ngày ba thời sám hối như trên.
Còn không cho nữa nên phải hạ ý thuận theo cầu phương tiện để giải thích điều đã phạm. Nếu hạ ý thuận theo mà sư không chấp nhận sự sám hối ấy thì đúng như pháp mà trị. Cũng bảo các Tỳ-kheo đem sự thuận theo đó bảo cùng đến chỗ Hòa-thượng A-xà-lê, điều hòa làm cho sớm nhận sự sám hối. Hòa-thượng kia nếu trọn đời quở trách rồi, an cư quở trách, lại quở trách người bệnh, không xuất tội, không hiện tiền, đều gọi là phi pháp, trái lại phải trị vị thầy ấy. Nếu vị đệ tử bị trị phạt chưa sám hối mà thọ sự cung cấp và y chỉ là phi pháp, cần phải trị phạt vị thầy ấy. Nếu đệ tử bị quở trách nhẹ mà không chấp lao phục dịch cho Hòa-thượng xà-lê và Tỳ-kheo khác, Phật dạy phạm tội nên đúng như pháp mà trị.
Pháp đệ tử bạch tạ từ Hòa-thượng:
Phật dạy: Nếu đệ tử thấy năm thứ phi pháp của Hòathượng, nên sám hối tạ lỗi mà đi, bạch Hòa-thượng: Con đúng như Pháp mà Hòa-thượng không biết.
Hoặc nói: Con không đúng như Pháp Hòa-thượng không biết.
Hoặc nói: Con phạm giới Hòa-thượng xả bỏ, không dạy bảo quở trách.
Nếu đệ tử phạm tội, Hòa-thượng xả bỏ được. Nay y cứ vào quở trách thích hợp và si, không trách, không hỏi.
Hoặc có phạm cũng không biết.
Hoặc nói: Nếu phạm mà sám hối cũng không biết.
Luật Tăng-kỳ nói: Nên ôn hòa can ngăn thầy. Nếu Hòa-thượng không chấp nhận nên bỏ đi xa, chỉ sư, cầm y bát ra ngoài giới ngủ. Ngày mai trở lại y chỉ Tỳ-kheo khác.
Luật Thập Tụng nói: Có bốn loại Hòa-thượng: 1/ Nếu dạy và cho ăn thì gọi là thích ở.
2/ Nếu dạy mà không cho ăn nên tìm chỗ khác ăn, gọi là khổ ở. 3/ Nếu cho ăn mà không dạy nên sám hối tạ lỗi mà đi.
4/ Nếu không dạy, không cho ăn ngày đêm không hỏi han thì nên bỏ đi.
Do xuất gia ý chí vốn là thành tựu đạo nghiệp. Còn thế tục luẩn quẩn trong sinh tử.
Luận Thành Thật nói: Đắm nhiễm quyến thuộc, mê theo trụ xứ, sẽ đọa sinh trong loài Ca-lăng-già, ngạ quỉ. Như trong sao có nói rộng.
Pháp can ngăn làm phạm:
Bấy giờ có Tỳ-kheo muốn phạm Ba-la-di, cho đến ác thuyết. Phật dạy: Các Tỳ-kheo nên đúng như pháp can ngăn, nói như vầy:
Đại đức chớ làm điều không nên làm. Việc làm của Đại đức là phi pháp, phi luật, chẳng phải lời Phật dạy.
Nếu Tỳ-kheo này nói nay tôi mới biết pháp này là giới kinh, nửa tháng tụng xuất xứ từ trong giới kinh, Tỳ-kheo khác nên can ngăn như vầy: Trưởng lão! Thầy từng hai, ba lần ngồi trong chỗ thuyết giới, huống chi nhiều lần. Nay thầy không được lợi, bất thiện. Vì sao? Vì khi ông thuyết giới, không để tâm suy nghĩ, không nhất tâm lắng tai nghe.
Nhưng Tỳ-kheo này tự biết việc làm ấy người khác can ngăn sai cho nên làm phạm căn bản không vâng theo, phạm đột-cát-la.
Nếu tự biết việc làm của mình là sai, cho rằng người khác can ngăn là đúng, cố làm phạm pháp, căn bản không nghe theo phạm ba-dật-đề. Tỳ-kheo vô tri không hiểu, tùy theo việc làm mà phạm tội, đúng như pháp trị tội lại cộng thêm tội vô tri, ba-dật-đề. Nếu bị người vô tri can ngăn trở lại nói rằng:
Ông hãy hỏi Hòa-thượng A-xà-lê của ông, phải học hỏi tụng kinh, biết pháp can ngăn rồi sau đó mới can ngăn.
Luật Tát-bà-đa nói: Nếu người can ngăn ở trước có sáu loại:
1. Tâm có yêu ghét.
2. Độn căn vô trí.
3. Thấy biết ít.
Vì tiếng tăm lợi dưỡng.
4. Vì pháp lạc hiện đời chỉ muốn tự nhiếp.
5. Hoặc mới xuất gia luyến ái vợ con.
Sáu hạng người như vậy can ngăn thì có tổn hại. Hoặc phát lời dạy khuyên vô bổ. Nên nói lại như vậy, chỉ tự xem thân làm lành hay không lành, cũng không để ý xem người khác làm hay không làm. Nếu trái sáu điều trên thì nên thay nhau can ngăn.
Pháp can ngăn đừng phạm:
Bấy giờ, các Tỳ-kheo không học giới, không khen ngợi giới.
Phật dạy: Tỳ-kheo khác nên can ngăn đúng như pháp.
Người kia nói như vầy:
Đại đức phải học giới, khen ngợi giới, không tự mình phá hoại, không phạm tội, không bị người trí quở trách, thọ phước vô lượng, đêm dài an vui.
Nếu Tỳ-kheo kia nói: Trưởng lão cần gì hỏi văn tạp nhạp này với Tỳ-kheo trí luật có trí tuệ khác, Tỳ-kheo khác lại nên can ngăn rằng: Đại đức muốn diệt pháp cho nên nói như vậy, Đại đức đã không học giới, không khen ngợi giới, cũng tự phá hoại, đã phạm nhiều tội, bị người trí quở trách, đêm dài chịu khổ không được an vui. Nếu người kia can ngăn, Tỳ-kheo ngu si không hiểu điều can ngăn này, Tỳ-kheo nên nói với người kia rằng:
Ông hãy hỏi Hòa-thượng của ông.
Văn khác như trên, như pháp can ngăn rồi. Nếu là người trí nên hỏi vặn.
Phật dạy: Có năm thứ trì luật: Hoặc tụng tựa giới cho đến ba mươi giới ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Đó là trì luật bậc nhất.
Hoặc tụng tựa giới cho đến chín mươi việc là trì luật thứ hai. Nếu tụng rộng giới Tỳ-ni là trì luật thứ ba.
Thứ tư: Hoặc tụng rộng hai bộ luật Tỳ-ni. Thứ năm: Hoặc tụng rộng Tỳ-ni.
Trong đó mùa xuân, mùa đông, y chỉ bốn thứ trì luật. Nếu trái phạm đột-cát-la. Hạ an cư nên y chỉ thứ năm.
Nếu trái, phạm ba-dật-đề.
Phật dạy: Người trì luật được năm công đức:
1. Giới phẩm bền chắc.
2. Khéo thắng các kẻ thù.
3. Ở trong chúng quyết đoán không sợ hãi.
4. Có nghi ngờ thì được khai mở.
Khéo trì Tỳ-ni làm cho Chánh pháp an trụ lâu dài.
Phật dạy: Có bốn loại người đoán việc:
1. Ít học không hổ thẹn.
2. Học rộng không hổ thẹn.
3. Ở trong tăng xử đoán việc tăng.
4. Nêu các thứ khổ thiết quở trách, làm cho người không hổ thẹn không còn làm nữa.
Nếu người có hổ thẹn học rộng, hoặc người có hổ thẹn ít học, ở trong chúng nói đoán việc tăng nên chỉ bày các thứ trợ giúp.
Hoặc tùy theo lời người kia khen ngợi lành thay!
Phật nói: Có năm thứ Chánh pháp nhanh chóng hủy diệt.
1. Có Tỳ-kheo không rõ thọ nhận luật sư, ưa quên câu cú lại dạy người khác, vì văn không đủ nên nghĩa có thiếu.
2. Làm Thượng tọa hơn người ở trong tăng. Nhưng phần nhiều không giữ giới chỉ làm việc bất thiện, kẻ hậu sinh học theo buông lung giới hạnh.
3. Có Tỳ-kheo trì pháp, trì luật Ma-di, không dạy dỗ đạo tục, sau đó qua đời, làm cho Chánh pháp đoạn diệt.
4. Có Tỳ-kheo khó có thể làm Giáo thọ, không nhận những lời hay tốt của Tỳ-kheo thiện khác, đều bỏ qua một bên.
5. Mắng nhiếc lẫn nhau, tìm ưu khuyết lẫn nhau thì Chánh pháp hủy diệt.
Phật dạy: Nếu Thượng tọa đã không học giới, cũng không khen ngợi giới. Nếu có Tỳ-kheo khác, thích học giới, khen ngợi giới, cũng không thể khuyên nhủ khen ngợi. Tôi không khen ngợi Thượng tọa như thế. Vì sao? Vì nếu tôi khen ngợi thì làm cho các Tỳ-kheo gần gũi, học tập pháp ấy đêm dài chịu khổ. Tôi thấy Thượng tọa như thế có lỗi, cho nên không khen ngợi.
Hoặc Trung tòa, Hạ tọa cũng làm câu như trên. Kế có Thượng Trung Hạ tòa đáng khen ngợi. Thượng tọa như thế làm cho câu văn trái với trên.
Phật dạy: Tỳ-ni có năm thứ đáp:
1. Đáp tựa.
2. Đáp chế.
3. Đáp trùng chế.
4. Đáp tu-đa-la.
5. Đáp tùy thuận tu-đa-la.
Luật Tăng-kỳ nói: Muốn được năm việc lợi thì nên trì luật.
1. Xây dựng Phật pháp.
2. Làm cho Chánh pháp tồn tại lâu dài.
3. Không muốn có nghi hối nên thỉnh hỏi người khác.
4. Tăng ni phạm tội sợ hãi, nên làm chỗ nương tựa cho họ.
5. Muốn du hóa các phương mà không có trở ngại. Đây là năm điều lợi của người dốc tin trì luật.
Luật Thập Tụng nói: Các Tỳ-kheo bỏ học tỳ-ni, mà tụng đọc Tu-đa-la, A-tỳ-đàm. Đức Thế tôn quở trách đủ thứ rồi khen ngợi tỳ-ni. Phần lớn có Tỳ-kheo Trưởng lão đến chỗ Ưu-ba-ly học luật. Phật bảo Tỳ-kheo, có mười thứ pháp ở đời làm cho Chánh pháp mau diệt. có Tỳ-kheo vô dục, độn căn, tuy tụng cú nghĩa nhưng không thể thọ lãnh chân chánh, lại không hiểu rõ, không thể làm cho người lãnh thọ cung kính oai nghi. Cho đến không thích pháp a-luyện-nhã, lại không theo giáo pháp. Không kính Thượng tọa, không có oai nghi, làm cho hàng hậu sinh không học tỳ-ni, dẫn đến buông lung, mất các pháp lành, thích làm văn tụng, chương cú trang nghiêm, thích pháp thế tục, Chánh pháp mau diệt thật đáng lo sợ. Các Tỳ-kheo nên biết như vậy.
Thiện Kiến Tỳ-bà-sa nói: Phật bảo A-nan! Sau khi ta diệt độ có năm thứ pháp giúp cho chánh pháp an trụ lâu dài.
1. Tỳ-ni là thầy của ông.
2. Dù cho chỉ có năm người trì luật ở đời.
3. Nếu có mười người ở thành phố, năm người ở biên địa thọ giới đúng pháp.
4. Cho đến hai mươi vị xuất tội.
5. Vì Luật sư trì luật nên Phật pháp trụ thế năm ngàn năm. Luận Tát-bà-đa nói: Tỳ-ni có bốn nghĩa, kinh khác không có.
1. Đất bằng Phật pháp, muôn điều lành do đây sinh ra và lớn lên.
2. Tất cả đệ tử Phật đều nương vào giới mà trụ. Tất cả chúng sinh do giới mà có.
3. Cửa đầu tiên hướng về Niết-bàn.
4. Là anh lạc của Phật pháp, có công năng trang nghiêm Phật pháp.
Đủ bốn nghĩa này thì có công đức mạnh như vậy. Phật dạy: Có bốn thứ nói rộng.
Nếu Tỳ-kheo nói như thế, các Trưởng lão tôi đối với thôn nào đó, thành nào đó, đích thân theo Phật pháp nghe thọ trì pháp như thế, đây là Tỳ-ni, là lời Phật dạy. Nếu nghe lời Tỳ-kheo kia nói, không nên sinh nghi ngờ, cũng không nên quở trách.
Nên xét rõ văn cú rồi, nên tìm tòi nghiên cứu Tu-Đa-la, Tỳ-ni so sánh pháp luật. Hoặc nghe lời Tỳ-kheo kia nói không tương ứng với Tu-đa-la, Tỳ-ni pháp luật, trái với pháp, nên nói với Tỳ-kheo kia lời ông nói không phải Phật nói. Hoặc là Trưởng lão không xét định được lời Phật. Vì sao? Vì Tôi tìm tòi nghiên cứu Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật, không cùng tương ưng, trái với pháp. Trưởng lão không khéo tụng tập, cũng nhớ dạy Tỳ-kheo khác. Nay nên xả bỏ đi! Nếu nghe lời của Tỳ-kheo kia tìm tòi nghiên cứu Tu-đa-la hoặc Tỳ-ni, pháp luật, cùng nhau tương ưng, nên nói: Lời trưởng lão nói là lời Phật nói, xét rõ được lời Phật. Vì sao? tôi tìm tòi nghiên cứu Tuđa-la, Tỳ-ni, pháp luật tương ưng mà không trái, Trưởng lão nên khéo thọ trì tụng tập, dạy Tỳ-kheo khác chớ để quên mất. Đây là nói rộng đầu tiên.
Câu thứ hai theo hòa hợp tăng Thượng tọa nghe. Câu thứ ba, theo ba Tỳ-kheo biết pháp, Tỳ-ni, trì Ma-di mà nghe. Câu thứ tư theo một Tỳ-kheo biết pháp, Tỳ-ni, Madi mà nghe. Câu văn trái thuận thọ xả cũng giống như vậy. Đây là bốn điều thuyết rộng. Cho nên Tỳ-kheo các ông phải thuận theo văn cú, chớ làm thêm bớt, trái pháp Tỳ-ni, phải học như thế. Phật nói như vậy rồi, các Tỳ-kheo nghe vui mừng tin ưa thọ trì.
TỨ PHẦN LUẬT SAN BỔ TÙY CƠ YẾT-MA QUYỂN HẠ (HẾT)
****
Văn Tỳ-kheo già bệnh chứa gậy, túi lụa, xin yết-ma, mong cho tôi là Tỳ-kheo... chứa gậy, túi lụa. Vì lòng từ bi (nói ba lần).
Pháp yết-ma tăng và Tỳ-kheo bệnh chứa gậy, túi lụa.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... già bệnh, không thể không có gậy, đãy lụa mà đi. Nay theo tăng xin chứa gậy, túi lụa. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho Tỳ-kheo... chứa gậy, túi lụa tác bạch như vậy.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... già bệnh không thể không có gậy, túi lụa mà đi. Nay theo tăng xin chứa gậy, túi lụa. Nay Tăng cho Tỳ-kheo... chứa gậy, túi lụa. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo... chứa gậy, túi lụa thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói. Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo... chứa gậy, túi lụa rồi.
Vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này nên thực hành như vậy.
Tỳ-kheo Đạo Tuyên vào niên hiệu Trinh Quán đời Đường đến các nói giảng luật, tìm rộng quyết biệt, chỉ thấy văn tụng, tin nói sự trật tự của bộ thành tông cho về thảo luận đến sự then chốt, từng chưa chánh cơ bèn căn dặn, văn chương y vào tông bản mà soạn.
Tuy không nghiên cứu tận nguồn, ngõ hầu quyết định việc thực hành, mong lấy chút hạt cát ở núi biển chiếu soi muôn đời, chí đạt đến cũng rất xa.
Văn luật Thập Tụng thọ ba mươi chín đêm yết-ma.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, các Tỳ-kheo tên... thọ việc tăng ba mươi chín đêm, cố ra ngoài giới, chỗ này an cư tự tứ. Nếu thời giờ của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng cho các Tỳ-kheo... thọ việc tăng ba mươi chín đêm, cố ra ngoài giới, tự tứ an cư ở chỗ này, tác bạch như vậy.-Đại đức tăng xin lắng nghe, các Tỳ-kheo v.v... thọ việc tăng ba mươi chín đêm, cố ra ngoài giới, an cư tự tứ ở chỗ này. Các Trưởng lão nào bằng lòng cho Tỳ-kheo... thọ việc tăng ba mươi chín đêm, cố ra ngoài giới ở đây an cư thì im lặng, ai không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo.... thọ việc tăng ba mươi chín đêm, cố ra ngoài giới, ở chỗ này an cư tự tứ rồi. Vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này thực hành như vậy.
Luật Thập Tụng thọ pháp tàn đêm.
Nếu Tỳ-kheo thọ bảy đêm chưa xong, mà việc chưa xong. Phật dạy: Cho thọ pháp tàn đêm.
Tôi thọ pháp bảy đêm, bao nhiêu đêm, đang bị sự đuổi ra của người kia (nói một lần).
Văn luật Tăng Kỳ hai mươi bảy việc xin yết-ma.
Nếu vì việc tháp, việc tăng nên làm, yết-ma Cầu Thính.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... ở hai chỗ này an cư. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho Tỳ-kheo... ở hai chỗ này an cư. Vì việc tháp, việc tăng đi ra khỏi giới, việc rồi trở về chỗ này.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo... vì việc tháp, việc tăng đi rõ ràng ngoài giới việc xong về lại chỗ này an cư. Vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này thực hành như thế.
Như thế mà đi phải có chỗ được, như thế xong đêm về lại. Các bộ luật thọ nhật mỗi bộ khác nhau.
Các sư sau này mỗi vị chấp một bộ, không dùng bộ khác, đây cũng là một nhà. Nay xét kỹ văn của các bộ luật này cùng các bộ trước đây dùng qua lại đều được. Sở dĩ như vậy, nếu nhất định biết việc ấy trước, cần một đêm thì luật Thập Tụng cho thọ pháp một đêm, cho đến bảy đêm cũng như thế. Hoặc phải ba mươi chín đêm, cũng dùng pháp yết-ma thọ nhật của Thập Tụng, hoặc dùng bảy ngày, ngày mười lăm, một tháng, tức dùng pháp thọ nhật văn của Tứ phần. Hoặc không định việc như trước bao nhiêu ngày nên rõ, tức dùng pháp thọ nhật văn của Tăng Kỳ. Sau này có người không hiểu, liền tụng văn yết-ma của Tứ Phần, vì người khác chấp nhận việc của luật Tăng-kỳ, không tụng ba mươi chín đêm, đây đều là phi pháp không thành. Vì sao biết? Trong văn yết-ma ghi việc khác nhau cho nên biết không thành. nay sợ mọi người dùng lầm bộ sao chung cho các bộ luật, văn chính yết-ma lựa chọn các bậc hiền, mặc tình thấy tác pháp tùy việc được dụng.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho các Tỳ-kheo nhóm họp kết tiểu giới, tác bạch như vầy:
- Đại đức tăng xin lắng nghe, từng ấy các Tỳ-kheo nhóm họp kết tiểu giới, Trưởng lão nào bằng lòng cho Tỳ-kheo nhóm họp kết tiểu giới thì im lặng, ai không bằng lòng thì cứ nói lên, Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo nhóm họp kết tiểu giới rồi. Vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này thực hành như thế.
Nếu giải giới chỉ đổi chữ kết thành chữ giải, nói các văn như tiểu giới, tự tứ trước đó.
- Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho các Tỳ-kheo chỗ ngồi đã đủ, đồng chỗ ngồi của Tỳ-kheo kết tiểu giới như thế, tác bạch như vầy:
- Đại đức tăng xin lắng nghe, đồng chỗ ngồi của Tỳ-kheo ở trong đó kết tiểu giới, Trưởng lão nào bằng lòng đồng chỗ ngồi của Tỳ-kheo kết tiểu giới thì im lặng, ai không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng cho đồng chỗ ngồi của Tỳ-kheo kết tiểu giới rồi, vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này thực hành như thế.