TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ LUẬT SỚ

SỐ 1810 - NI YẾT-MA

Sa-môn Hoài Tố chùa Thái Nguyên phía Tây soạn tập.

MỤC LỤC

QUYỂN THƯỢNG VÀ LỜI TỰA

THIÊN THỨ NHẤT: PHƯƠNG TIỆN

THIÊN THỨ HAI: KIẾT GIỚI

THIÊN THỨ BA: THỌ GIỚI

THIÊN THỨ TƯ: THẦY TRÒ

THIÊN THỨ NĂM: THUYẾT GIỚI

THIÊN THỨ SÁU: AN CƯ

THIÊN THỨ BẢY: THỌ NHẬT

THIÊN THỨ TÁM: TỰ TỨ

THIÊN THỨ CHÍN: THỌ NHẬN THANH TỊNH Y BÁT, THUỐC MEN

QUYỂN TRUNG

THIÊN THỨ MƯỜI: NHIẾP VẬT

THIÊN THỨ MƯỜI MỘT: Y CÔNG ĐỨC

THIÊN THỨ MƯỜI HAI: TRỪ TỘI

THIÊN THỨ MƯỜI BA: TRỊ NGƯỜI

QUYỂN HẠ

THIÊN THỨ MƯỜI BỐN: CAN NGĂN

THIÊN THỨ MƯỜI LĂM: DIỆT TRÁNH

THIÊN THỨ MƯỜI SÁU: TẠP HẠNH

THIÊN THỨ MƯỜI BẢY: KÍNH TU

 


QUYỂN THƯỢNG VÀ LỜI TỰA

(Xuất xứ từ Luật Tứ Phần)

Thành rồng Lộc Uyển khai nguồn gốc giới luật. Linh Thứu núi tượng mở huyền tông giải thoát. Vì thế Tam thiên đại thiên được hưởng sự mát mẻ mà ra khỏi nhà lửa. Cõi trời cõi người đều nương thuyền giới vượt khỏi bến mê. Người xuất gia nhờ đó được thanh tịnh, người tại gia nhờ đây được an vui.

Về sau, có nỗi lo bị che lấp sự chân thật, vi tế, đa văn khúc chiết, làm vững chắc cái phao nổi ngôn từ sâu mầu ít thấy. Lúc ấy, có ngài Ẩm Quang Tú xuất hiện, dứt sạch sự tìm cầu luống dối; hưng khởi việc ngài Ưu-ba-ly tụng luật, chấn chỉnh cương yếu suy đồi mờ tối, đuốc tuệ từ đây lại sáng, biển giới do đây mà mà thanh tịnh, luật giáo nhờ đó mà mở mang truyền bá sâu rộng, vốn khó được mà truyền bá khắp nơi. Yết-ma này tiếp nối làm hưng thạnh dòng Thánh, là khuôn phép giúp mở mang rộng lớn. Tông chỉ rườm rà nên quy về năm thiên, có nói rõ trong Luật Tứ Phần. Đây thật là vấn đề cốt yếu của Bồđề, cũng chính là bến bờ của Niết-bàn. Hoài Tố tôi với suy nghĩ bén nhạy, nhưng tuổi còn non trẻ; lại rất để ý đến yếu chỉ này; xem xét giáo nghĩa cao sâu, tìm tòi nghĩa lý, trải qua nhiều năm tháng, mong rằng không có những sai trái lớn lao mà thôi. Nhưng từ xưa các bậc tiên đức chấp vào sự hiểu biết khác nhau. Quy định tăng yết-ma, tổng cộng gồm bốn bản. Trong đó giống với tăng, không khác các điều mục. Sự khác nhau là mỗi bên chia ra các loại. Luật sư Nguyện đời Tùy, xác định chung hai bộ yết-ma, tăng ni mỗi bộ khác nhau, hai quyển (tăng, ni) lưu hành (có chỗ chia pháp ni thành ba quyển). Lại có ngài Cầu-na-bạt-ma đời Tống, thu gọn bộ ni để lưu hành riêng, tập thành một quyển. Hoài Tố tôi đối với các bản soạn của các tác giả, đều nghiên cứu tất cả, xét lý cầu văn thì thấy quá nhiều sai trái, liền dùng sự học nông cạn của mình trình bày chung về pháp ni, chia thành ba quyển, làm thành một bộ. Ngõ hầu nhờ sự không thêm bớt, ứng hợp với thời cơ. Giấy viết thành văn, không dám xuyên tạc. Chỉ mong giới châu càng sáng, hợp với ánh sáng của mặt trời, mặt trăng. Kết cỏ thơm truyền khắp, lâu dài như trời đất. Mong người xem sau này biết được chí này.

THIÊN THỨ NHẤT: PHƯƠNG TIỆN

Tăng nhóm họp:

Luật nói: Người đáng đến thì đến. Lại nói: Tăng có bốn loại: Tăng bốn vị, tăng năm vị, tăng mười vị và tăng hai mươi vị.

Tăng bốn vị: Trừ thọ đại giới, tự tứ, xả tội, còn tất cả yết-ma đều làm được.

Tăng năm vị: Trừ thọ đại giới ở chỗ tăng chúng đông, xả tội, còn tất cả yết-ma đều làm được.

Tăng mười vị: Trừ xả tội, còn tất cả yết-ma đều làm được.

Tăng hai mươi vị: tất cả yết-ma đều làm được, huống chi hơn hai mươi vị.

Nếu trong bốn vị tăng thiếu một vị thì tác pháp yết-ma không thành, phi pháp, phi tỳ-ni.

Hòa hợp:

Luật nói: cùng một yết-ma, hòa hợp nhóm họp một chỗ; người không đến dặn người có mặt. Người được ngăn không ngăn. Lại nói: Năm pháp nên hòa hợp; đúng pháp nên hòa hợp, hoặc im lặng chấp nhận, hoặc gởi dục, hoặc nghe từ người đáng tin, hoặc đến trước trong đó ngồi im lặng. Đó là năm việc nên hòa hợp.

Người chưa thọ đại giới đã ra chưa?

Luật nói: Không được ở trước người chưa thọ giới làm yết-ma thuyết giới. Lại nói: Cho phép trừ người chưa thọ đại giới, còn trước những người khác làm yết-ma thuyết giới. Lại nói: Có bốn hạng người được tính đủ số. Người được tính đủ số không được quyền ngăn, người được tính đủ số được quyền ngăn, người không được tính đủ số không được quyền ngăn, người được tính đủ số được quyền ngăn.

Người được tính đủ số không được quyền ngăn: Là người bị làm yết-ma-quở trách, yết-ma tẫn xuất, yết-ma y chỉ, yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia.

Người không được tính đủ số được ngăn: là người muốn thọ đại giới.

Người không được tính đủ số cũng không được quyền ngăn: Vì Tỳ-kheo-ni làm yết-ma, Tỳ-kheo không được tính đủ số Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, hoặc người nói phạm biên tội (Ba-la-di) trong mười ba già nạn, người bị nêu tội, diệt tẫn, hoặc phải diệt tẫn, ở riêng, ở trong giới trường, có thần túc ở trên không, ẩn mất, lìa thấy nghe, người đã bị làm yết-ma.

Người được tính đủ số được ngăn: Là các Tỳ-kheo-ni thanh tịnh cùng ở trong một giới, không dùng thần túc ở trên hư không, không ẩn mất, không lìa chỗ thấy nghe, cho đến nói với người bên cạnh.

Các Tỳ-kheo-ni không đến có gởi dục và thanh tịnh không?

Chỉ trừ yết-ma kiết giới không được gởi dục. Về gởi dục, nên nói gởi dục và thanh tịnh. Nếu lúc tự tứ, nên nói gởi dục tự tứ. Nếu có việc Phật, Pháp, Tăng, bị bịnh, nuôi bệnh thì cho phép gởi dục.

Luật nói: Gởi dục có năm thứ: Tôi gởi dục (thanh tịnh) cho Đại tỷ. Tôi thuyết dục (thanh tịnh); Đại tỷ thuyết dục (thanh tịnh) giùm tôi; hoặc hiện ra thân tướng gởi dục (thanh tịnh); nói đầy đủ gởi dục (thanh tịnh). Nếu không hiện thân tướng, miệng không nói gởi dục thì không thành gởi dục. Nên gởi dục cho người khác, người giữ dục đó, nhận rồi qua đời hoặc đến chỗ khác, hoặc thôi tu, hoặc vào chúng ngoại đạo, hoặc vào chúng khác, hoặc đến trong giới trường hoặc tướng sáng xuất hiện, hoặc người đó phạm trong mười ba già nạn, tự nói phạm Ba-la-di, bị nêu tội, diệt tẫn, phải diệt tẫn, dùng thần túc ở trên hư không, lìa chỗ thấy nghe,...... thì không thành gởi dục. Nên gởi dục lại cho người khác, nếu đến giữa đường, hoặc đến trong tăng cũng giống như vậy.

Nếu rộng thuyết dục (thanh tịnh), nên đến chỗ người chuyển dục, oai nghi nghiêm chỉnh, nói như sau:

- Bạch Đại tỷ một lòng nghĩ, tôi là Tỳ-kheo-ni việc tăng như pháp tôi xin gởi dục thanh tịnh.

Lúc ấy, Tỳ-kheo-ni nhận dục, có việc cần, không đến trong tăng, thì được phép chuyển dục cho người khác. Lúc chuyển dục cho người khác nên nói:

Bạch Đại tỷ một lòng nghĩ, tôi là Tỳ-kheo-ni...... nhận dục thanh tịnh của Tỳ-kheo ni...... Người kia và tôi việc tăng như pháp gởi dục thanh tịnh.

Tỳ-kheo-ni mang dục đến trong tăng, lúc nói, nếu nhớ tên, họ thì đối với tăng nêu tên thưa rằng:

- Bạch Đại tỷ tăng nghe, Tỳ-kheo-ni mỗ, Tỳ-kheo ni giáp việc tăng đúng như pháp gởi dục thanh tịnh.

(Nếu không thể nhớ tên họ chỉ thưa: “Có nhiều vị gởi dục thanh tịnh? nếu người nhận dục, hoặc ngủ quên, hoặc nhập định, hoặc quên, hoặc không cố ý làm như vậy, đó cũng thành gởi dục. Nếu cố ý không nói phạm đột-cát-la).

Nay tăng hòa hợp để làm gì?

Việc làm có ba: 1-Vì tình sự: Như nhận sự sám hối v.v...; 2-Vì phi tình sự: Như kiết các giới; 3-Vì tình phi tình sự: việc phân xử lìa y. Các việc làm này, nhờ tăng xét xử, nên phải đối trước chúng hỏi về việc làm ấy.

Yết-ma là gì? Yết-ma theo thể chỉ có ba, đó là: Đơn bạch, bạch nhị, bạch tứ.

Luật nói: Có bảy thứ yết-ma không nên làm.

1. Yết-ma phi pháp phi tỳ-ni.

2. Yết-ma phi pháp, riêng chúng.

3. Yết-ma phi pháp hòa hợp.

4. Yết-ma đúng pháp riêng chúng.

5. Yết-ma tương tợ pháp, riêng chúng.

6. Yết-ma tương tợ pháp, hòa hợp.

7. Yết-ma quở trách không dừng.

Nên làm yết-ma đúng pháp, đúng tỳ-ni. Bạch nhị yết-ma (539), như bạch pháp tác bạch, như pháp yết-ma làm yết-ma. Bạch tứ cũng vậy. đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni. Sáu phương tiện này, tất cả các yết-ma phải có, chỉ trừ kiết giới không cho gởi dục thanh tịnh. Nếu thiếu thì yết-ma không thành.

THIÊN THỨ HAI: KIẾT GIỚI

Pháp kiết đại giới:

Luật nói: Nên trải chỗ ngồi, đánh kiền-chùy, tất cả Tỳ-kheo nhóm hợp một chỗ, không cho nhận dục. Trong chúng tăng đó, Tỳ-kheo-ni cựu trụ nên xướng tướng bốn phương của đại giới. Nếu phương Đông có núi nói núi, có hào nói hào, hoặc thành, hoặc ranh giới, hoặc vườn, rừng, ao hồ, cây, đá, tường, hoặc đình miếu. Như tướng phương Đông, các phương khác cũng như vậy. nhưng chỗ kiết giới không được hai giới chồng lên nhau, nên chừa lại khoảng giữa; cũng không được kiết ở chỗ nước chảy xiết, trừ trường hợp có cầu, thuyền để qua. Pháp xướng tướng, Tỳ-kheo-ni phải đứng dậy, lễ tăng, bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo ni cựu trụ...... (nếu không phải người cựu trụ xướng, mà là người biết rõ cương giới xướng, thì phải bỏ hai tiếng cựu trụ) vì tăng xướng tướng bốn phương của đại giới.

Bạch rồi nên xướng: Từ góc Đông nam...... thứ lớp xướng các phương khác, cho đến xướng ba lần xong. Trong chúng sai người có khả năng làm yết-ma, hoặc Thượng tọa, hoặc Thứ tọa, hoặc người tụng luật, hoặc người không tụng luật, nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni ở trụ xứ này, xướng tướng bốn phương của đại giới. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng. Nay tăng ở trong tướng bốn phương này kiết đại giới, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni ở trụ xứ này, xướng tướng bốn phương của đại giới. Nay tăng ở trong tướng bốn phương này kiết đại giới, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới. Các Đại tỷ nào bằng lòng, tăng ở trong tướng bốn phương kiết đại giới, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng ở trong bốn phương, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giải đại giới:

Các Tỳ-kheo-ni có khi muốn rộng, muốn hẹp. Phật cho phép giải giới trước rồi muốn kiết giới rộng, hẹp tùy ý. Nên bạch nhị yết-ma để giải. Tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay Tỳ-kheo-ni ở trụ xứ này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng giải giới, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni ở trụ xứ này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nay xin giải giới. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới rồi.

Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp kiết giới đồng thuyết giới, đồng lợi dưỡng:

Nếu hai trụ xứ thuyết giới riêng, lợi dưỡng riêng, các Tỳ-kheo-ni muốn kiết giới đồng thuyết giới, đồng lợi dưỡng. Phật cho phép mỗi trụ xứ tự giải giới của mình, sau đó bạch nhị yết-ma để kiết giới. Nên trải chỗ ngồi v.v... như trước, tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, như giới tướng đã nêu, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng ở trong chỗ này, chỗ kia kiết giới đồng thuyết giới, đồng lợi dưỡng, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, như giới tướng đã nêu. Nay tăng ở chỗ này, chỗ kia kiết giới đồng thuyết giới, đồng lợi dưỡng. Các Đại tỷ nào bằng lòng, tăng ở chỗ này, chỗ kia kiết giới đồng thuyết giới đồng lợi dưỡng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng ở chỗ này chỗ kia kiết giới đồng thuyết giới, đồng lợi dưỡng rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp kiết giới đồng thuyết giới, lợi dưỡng riêng:

Nếu hai trụ xứ, thuyết giới riêng, lợi dưỡng riêng, muốn được đồng một thuyết giới, lợi dưỡng riêng thì trước mỗi trụ xứ tự giải giới của mình, sau đó kiết giới. Pháp kiết giới giống như trước, chỉ đổi một câu: Đồng một thuyết giới, lợi dưỡng riêng, tác bạch như vậy.

Pháp kiết giới thuyết giới riêng, đồng một lợi dưỡng:

Nếu hai trụ xứ, thuyết giới riêng, lợi dưỡng riêng, các Tỳ-kheo-ni muốn được thuyết giới riêng, lợi dưỡng chung, vì muốn giữ gìn trụ xứ. Phật cho phép bạch nhị để kiết giới. Nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng ở trong trụ xứ này, trụ xứ kia kiết giới thuyết giới riêng, lợi dưỡng chung, vì muốn giữ gìn trụ xứ, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay tăng trụ xứ này, trụ xứ kia kiết giới thuyết giới riêng, lợi dưỡng chung, vì giữ gìn trụ xứ. Các Đại tỷ nào bằng lòng, tăng ở trụ xứ này, trụ xứ kia kiết giới thuyết giới riêng, lợi dưỡng chung, vì giữ gìn trụ xứ thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng ở trong trụ xứ này, trụ xứ kia kiết giới thuyết giới riêng, lợi dưỡng chung, vì giữ gìn trụ xứ rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp này và pháp trước, luật không có pháp giải. Nếu muốn giải thì y theo văn kiết nhưng ngược lại. Tướng giải ngược lại với kiết, nên biết.

Pháp kiết giới trường:

Nếu có việc yết-ma chỉ cần bốn vị, hoặc năm vị, mười vị, hai mươi vị mà đại chúng phải nhóm họp mỏi mệt. Phật cho phép kiết giới trường. Nêu giới tướng bốn phương của tiểu giới, hoặc đóng nọc, hoặc dùng đá, hoặc bờ nêu làm giới hạn. Trong đó, kiết: đặt ba lớp tướng nêu, một lớp trong cùng là tướng ngoài của giới. Một lớp khoảng giữa là tướng trong của đại giới. Tướng này và tướng giới trường không được nhập vào nhau và bằng nhau, nên chừa trống khoảng giữa. Một lớp ngoài cùng là tướng ngoài của Đại giới. Trước xướng kiết tướng của giới trường. Pháp xướng như trên, nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni ở trụ xứ này xướng tướng bốn phương của Tiểu giới. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng ở trong tướng bốn phương của Tiểu giới này kiết làm giới trường, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni ở trụ xứ này xướng tướng bốn phương của Tiểu giới. Nay tăng ở trong tướng bốn phương của Tiểu giới này kiết làm giới trường. Các Đại tỷ nào bằng lòng, tăng ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này kiết làm giới trường thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này kết làm giới trường rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Kế là xướng tướng trong và ngoài của đại giới. pháp xướng và kiết như trên.

Pháp giải giới trường:

Văn lược không có pháp giải. Nếu muốn giải nên nói ngược lại với văn kiết.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, giới trường của Tỳ-kheo-ni trụ xứ này. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng giải giới trường, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, giới trường của Tỳ-kheo ni trụ xứ này. Nay tăng ở đây giải giới trường này. Các Đại tỷ nào bằng lòng, tăng ở đây giải giới trường thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, ở đây giải giới trường rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp có nạn kiết tiểu giới thọ giới:

Nếu có người muốn thọ giới thì đến ngoài giới, có Tỳ-kheo-ni đến ngăn. Phật dạy: Nếu có người không đồng ý chưa ra khỏi giới, thì cho phép ở ngoài giới nhanh chóng nhóm họp một chỗ kiết tiểu giới, nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng nhóm họp một chỗ kiết tiểu giới. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho kiết tiểu giới, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay ở đây tăng nhóm họp một chỗ kiết tiểu giới. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng nhóm họp một chỗ kiết tiểu giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng kiết tiểu giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giải có nạn kiết tiểu giới thọ giới:

Các Tỳ-kheo-ni kia không được giải giới mà đi, nên tác bạch để giải như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay chúng tăng nhóm họp giải giới. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho giải giới, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay chúng tăng nhóm họp giải giới. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng nhóm họp một chỗ giải giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giải giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp có nạn kiết tiểu giới thuyết giới:

Luật nói: Nếu ngày bố tát, đang đi ở chỗ hoang vắng không có làng xóm. Chúng tăng nên hòa hợp một chỗ cùng thuyết giới. Nếu tăng không được hòa hợp, các Tỳ-kheo ni cùng thầy nên dừng lại bên đường nhóm họp một chỗ kiết tiểu giới để thuyết giới. Nên tác bạch để kiết như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay có (bao nhiêu) Tỳ-kheo-ni nhóm họp, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho kiết tiểu giới thuyết giới, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay có (bao nhiêu) Tỳ-kheo ni nhóm họp. Đại tỷ nào bằng lòng cho (bao nhiêu) Tỳ-kheo-ni nhóm họp một chỗ kiết tiểu giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho (bao nhiêu) Tỳ-kheo ni nhóm họp một chỗ kiết tiểu giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giải có nạn kiết tiểu giới thuyết giới:

Các Tỳ-kheo-ni không được chẳng giải giới mà đi, nên tác bạch để giải như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay có (bao nhiêu) Tỳ-kheo-ni nhóm họp một chỗ. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho giải giới này, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay có (bao nhiêu) Tỳ-kheo-ni nhóm họp giải tiểu giới ở chỗ này. Đại tỷ nào bằng lòng, cho tăng giải tiểu giới ở chỗ này thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giải tiểu giới ở chỗ này rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp có nạn kiết tiểu giới tự tứ:

Nếu có rất đông Tỳ-kheo-ni, vào ngày tự tứ ở tại chỗ chẳng phải làng xóm, chưa kiết giới, đi giữa đường, nếu hòa hợp tự tứ thì tốt. Nếu không hòa hợp, thì tùy theo các Tỳ-kheo-ni đồng thầy, v.v... dời đến chỗ khác kiết tiểu giới để tự tứ, nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, các Tỳ-kheo-ni này chỗ ngồi đã nhóm họp đầy đủ, chỗ ngồi của Tỳ-kheo-ni như vậy. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng ở chỗ này kiết tiểu giới, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni đã nhóm họp đầy đủ, tăng ở đây kiết tiểu giới. Đại tỷ nào bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni đã nhóm họp đầy đủ, tăng ở chỗ này kiết tiểu giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, cho các Tỳ-kheo-ni nhóm họp đầy đủ kiết tiểu giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giải có nạn kiết tiểu giới tự tứ:

Các Tỳ-kheo-ni phải xả giới rồi đi, nên bạch xả như sau:

Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, các Tỳ-kheo-ni này đã nhóm họp đầy đủ. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng ở chỗ này giải tiểu giới, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, các Tỳ-kheo-ni này đã nhóm họp đầy đủ. Nay tăng giải tiểu giới ở chỗ này. Đại tỷ nào bằng lòng tăng vì các Tỳ-kheo-ni nhóm họp đầy đủ giải tiểu giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho các Tỳ-kheo-ni nhóm họp đầy đủ giải tiểu giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp kiết giới không mất y:

Nếu có Tỳ-kheo ni, ý muốn yên tĩnh tự nghĩ: “Không được ngủ lìa y”. Phật cho phép kiết giới không mất y, bạch nhị yết-ma để tiến hành, nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, chỗ này đồng trụ xứ đồng thuyết giới. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho kiết giới không mất y, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, chỗ này đồng trụ xứ đồng thuyết giới. Nay Tăng kiết giới không mất y. Đại tỷ nào bằng lòng cho tăng ở chỗ này đồng trụ xứ đồng thuyết giới, kiết giới không mất y thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, cho chỗ này đồng trụ xứ đồng thuyết giới, kiết giới không mất y rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

(Nếu trong giới có làng xóm nên kết trừ thôn xóm và ranh giới ngoài thôn xóm. Pháp kiết như trên, chỉ thêm một câu: Trừ thôn và ranh giới ngoài thôn).

Pháp giải giới không mất y:

Văn lược không có pháp giải, nên giải bằng cách bạch ngược lại pháp kiết, bạch rằng:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, chỗ này đồng trụ xứ đồng thuyết giới. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng giải giới không mất y tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, chỗ này đồng trụ xứ đồng thuyết giới. Nay Tăng giải giới không mất y. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng ở chỗ này đồng trụ xứ đồng thuyết giới, giải giới không mất y thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, ở chỗ này đồng trụ xứ đồng thuyết giới, giải giới không mất y rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

(Có thôn xóm thì pháp giải ngược lại, cũng giống như ở đây).

Pháp kiết tịnh địa:

Nếu trong tăng-già-lam không có chỗ để thức ăn, Phật cho phép bạch hai lần yết-ma kiết tịnh địa. Nên xướng phòng, hoặc kho, hoặc phòng sưởi, chỗ kinh hành. Một Tỳ-kheo ni đứng dậy, oai nghi nghiêm chỉnh ở trong tăng xướng việc này, chỗ các cây trái kiết làm tịnh địa, nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng kiết chỗ này...... làm tịnh địa, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay tăng kiết chỗ nầy làm tịnh địa, đại tỷ nào bằng lòng, tăng kiết chỗ nầy làm tịnh địa thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng kiết chỗ nầy làm tịnh địa rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Luật nói: có bốn loại tịnh địa: 1-Đàn-việt hoặc người phụ trách xây dựng, khi xây dựng chùa, chia phòng, nói như vầy: “Chỗ này làm tịnh địa cho tăng”; 2-Có người xây dựng chùa cho tăng nhưng chưa cúng dường cho tăng; 3-Hoặc phân nữa có rào ngăn, hoặc phần nhiều không có rào ngăn, hoặc hoàn toàn không có tường vách, hoặc hào cũng như vậy; 4-Tăng bạch hai lần yết-ma để kiết.

Pháp giải tịnh địa:

Văn lược không có phép giải, nên giải bằng cách bạch ngược lại pháp kiết, bạch rằng:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng nay giải tịnh địa chỗ ấy, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay tăng giải tịnh địa chỗ ấy, đại tỷ nào bằng lòng, tăng giải tịnh địa chỗ ấy thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giải tịnh địa (ở) chỗ ấy rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

THIÊN THỨ BA: THỌ GIỚI

Pháp trao tám pháp không vượt qua:

Theo luật, bấy giờ bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề và năm trăm người cô gái dòng họ Xá-di cùng đến chỗ Phật, lễ dưới chân Phật, bạch rằng:

- Lành thay! Bạch Đức Thế Tôn! Xin Ngài cho phép người nữ vào Phật pháp xuất gia học đạo.

Phật đáp:

- Thôi đi! Cù-đàm-di, người chớ nói như vậy, ta không muốn cho người nữ xuất gia học đạo. Vì sao? Nầy Cù-đàm-di, vì nếu người nữ vào Phật pháp xuất gia học đạo, sẽ làm cho Phật pháp không trụ thế lâu dài. Lúc đó, bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề và năm trăm người nữ dòng họ Xá-di tự cạo tóc, mặc cà-sa, đến đứng ngoài cửa tinh xá Kỳ-hoàn. Họ băng rừng lội suối đến đây, mình lấm đầy bụi, gót chân rướm máu, nước mắt đầm đìa. Lúc ấy, ngài A-nan thấy vậy, đến hết lòng thăm hỏi. Biết được nguyên do, Ngài đến chỗ Phật cầu xin Phật giúp họ. Phật cho phép nữ giới xuất gia, nhưng phải chấp nhận tám pháp không được trái vượt. Nếu nữ giới thực hành được thì cho xuất gia thọ giới. Phật bảo:

- Này A-nan! Nay đặt ra tám pháp suốt đời không thể vượt qua cho người nữ, nếu ai thực hành được tức là thọ giới.

* Tám pháp ấy là:

1. Tuy Tỳ-kheo-ni trăm tuổi, nhưng thấy Tỳ-kheo mới thọ giới cũng phải đứng dậy, đón rước, lễ bái, trải chỗ ngồi sạch sẽ, thỉnh Tỳ-kheo an tọa. Pháp nầy nên tôn trọng cung kính khen ngợi, suốt đời không được trái vượt.

2. Tỳ-kheo-ni không nên mắng nhiếc, quở trách Tỳ-kheo, không nên hủy báng nói Tỳ-kheo phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Pháp nầy vậy nên tôn trọng, v.v... (như trên).

3. Tỳ-kheo-ni không được nêu tội Tỳ-kheo, không được làm ức niệm, làm tự ngôn, không được ngăn họ tìm tội, ngăn thuyết giới, tự tứ. Pháp nầy nên tôn trọng, v.v... (như trên).

4. Tỳ-kheo-ni không được quở trách Tỳ-kheo, nhưng Tỳ-kheo được quở trách Tỳ-kheo-ni. Pháp nầy nên tôn trọng, v.v... (như trên).

5. Thọ học giới Thức-xoa-ma-na rồi, đến Tỳ-kheo tăng xin thọ đại giới. Pháp nầy nên tôn trọng, v.v... (như trên).

6. Tỳ-kheo-ni phạm tội tăng tàn, phải đến trước hai bộ tăng thực hành Ma-na-đỏa. Pháp nầy nên tôn trọng, v.v... (như trên).

7. Tỳ-kheo-ni không được an cư ở chỗ không có Tỳ-kheo. Pháp nầy nên tôn trọng, v.v... (như trên).

8. Tỳ-kheo-ni tăng hạ an cư xong, phải đến chỗ Tỳ-kheo cầu ba việc tự tứ: thấy, nghe, nghi. Pháp nầy nên tôn trọng, v.v... (như trên).

Nầy A-nan! Nay ta nói tám pháp không thể trái vượt như thế. Nếu người nữ nào thực hành được, tức là thọ giới. thí như người ở bên sông lớn, bắc cầu để qua sông. Cũng thế, nầy A-nan! Nay ta vì người nữ nói tám pháp không được trái vượt. Nếu người nữ nào thực hành được, tức là thọ giới.

Ngài A-nan nghe Phật dạy rồi, liền đến chỗ bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề nói rằng:

- Người nữ được vào Phật pháp xuất gia học đạo thọ đại giới. Đức Thế tôn vì người nữ đặt ra tám pháp không được trái vượt. Nếu người nữ nào thực hành được, tức là thọ giới. Ngài A-nan nói tám pháp như trên cho họ nghe. Bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề nói:

- Nếu Đức Phật vì người nữ nói tám không được trái vượt này, tôi và năm trăm người nữ dòng họ Xá-di xin đảnh lễ thọ nhận.

Ngài A-nan trở lại bạch Phật, Phật dạy:

- Này A-nan! Như vậy, Di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề và năm trăm người nữ được thọ giới.

Đức Phật lại bảo ngài A-nan:

- Nếu người nữ không vào trong Phật pháp xuất gia thì Phật pháp sẽ được tồn tại trong năm trăm năm.

Ngài A-nan nghe Đức Phật nói như vậy, trong lòng vô cùng buồn bã, cảm thấy hối hận, lo buồn, nước mắt chảy đầm đìa; liền đến lễ dưới chân Phật, nhiễu quanh rồi đi.

Pháp Thiện lai thọ giới:

Theo luật: Bấy giờ, người nghe pháp, ngay tại chỗ ngồi, các bụi nhơ dứt sạch, được mắt pháp thanh tịnh.

Người đó thấy pháp, đắc pháp, thành tựu các pháp, đã đắc quả; đến trước Phật, bạch rằng:

- Nay con muốn trong pháp Như lai, xuất gia tu phạm hạnh. Đức Phật dạy:

- Đến đây Tỳ-kheo-ni! Ở trong pháp ta, tự được an vui tu hành phạm hạnh, nhổ sạch gốc khổ.

Đức Phật nói lời đó xong, người kia tóc tự nhiên rơi xuống, ca-sa mặc vào thân, bình bát trên tay, gọi là xuất gia thọ giới cụ túc.

Pháp yết-ma truyền giới và độ người:

Luật nói: Đức Phật chế giới, tuy cho độ người, nhưng các vị ngu si độ người mà không biết dạy dỗ. Vì không biết dạy dỗ nên đệ tử các vi ấy không có oai nghi, khất thực không đúng như pháp, chỗ nào cũng thọ thức ăn bất tịnh, hoặc thức ăn trong bát bất tịnh; trong bữa ăn sáng, ăn trưa lớn tiếng gọi nhau, như pháp nhóm họp của Bà-la-môn.

(541) Đức Phật dạy: Từ nay về sau cho phép tăng bạch hai lần yết-ma cho pháp độ người truyền giới cụ túc. Người kia đến trước tăng, oai nghi đầy đủ, tác bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo ni...... kính mong chúng tăng cho độ người truyền giới cụ túc, xin tăng cho phép, tôi là Tỳ-kheo ni...... độ người thọ giới cụ túc (nói ba lần). Tăng phải quan sát người này, nếu họ là người không có khả năng dạy dỗ, không thể cho đệ tử hai năm học giới và hai pháp nhiếp thủ, thì tăng nên nói: “Cô hãy thôi đi! Chớ độ người”. Nếu họ là người có trí tuệ, có khả năng dạy dỗ, cho hai năm học giới và hai pháp nhiếp thủ, nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... này, nay đến trước tăng xin độ người truyền giới cụ túc. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng cho Tỳ-kheo ni...... độ người truyền giới cụ túc, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... này, nay ở trước tăng xin độ người truyền giới cụ túc, nay tăng cho Tỳ-kheo-ni...... độ người truyền giới cụ túc, đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni...... độ người truyền giới cụ túc thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo ni...... độ người truyền giới cụ túc rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

(Pháp y chỉ A-xà-lê cũng giống như ở đây).

Pháp độ Sa-di ni và hình đồng Sa-di ni:

Luật nói: Nếu người nào muốn vào chùa Tỳ-kheo ni xuất gia, Tỳ-kheo-ni nên bạch với tăng, hoặc dùng lời khiến cho tăng biết, nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, người này muốn xuất gia với Tỳ-kheo ni......, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng cho phép xuất gia cho....., tác bạch như thế. Tác bạch rồi, sau đó mới cạo tóc.

Pháp độ Sa-di ni và pháp đồng thỉnh Hòa-thượngni:

Nếu người nào muốn đến chùa Tỳ-kheo-ni xuất gia, trước hết phải thỉnh Hòa-thượng-ni, oai nghi đầy đủ, tác bạch thỉnh như sau:

- Bạch Đại đức ni một lòng nghĩ, con tên là, nay cầu Đại đức ni làm Hòa-thượng truyền mười giới. Xin Đại đức ni vì con làm Hòa-thượng truyền mười giới, con nương theo Đại đức ni được thọ giới Sa-di-ni, xin thương xót con (nói ba lần), Tỳ-kheo ni nên đáp:

“Được”.

Pháp thỉnh A-xà-lê:

Người kia phải oai nghi đầy đủ, tác bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ một lòng nghĩ, con tên là......, nay cầu Đại đức ni làm A-xà-lê truyền mười giới. Xin Đại đức ni làm A-xà-lê truyền mười giới cho con, con nương theo Đại đức ni được thọ giới Sa-di ni. Xin thương xót con (nói ba lần), Tỳ-kheo ni nên đáp: “Được”.

Pháp bạch tăng:

Nếu tăng không hòa hợp, thì phải đến nói cho tất cả tăng biết.

Nếu hòa hợp, tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, người này theo xin xuất gia với Tỳ-kheo ni....... Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho người này xuất gia, tác bạch như thế.

Pháp thọ giới:

Dạy người đó đắp ca-sa, oai nghi đầy đủ, thưa như sau:

- Con tên là...... quy y Phật, Pháp, Tăng. Nay Con theo Phật xuất gia, Hòa-thượng-ni......, Như lai Chánh Đẳng Chánh Giác là Thế tôn của con (nói ba lần).

- Con tên là...... quy y Phật, Pháp, Tăng rồi. Nay Con theo Phật xuất gia rồi, Hòa-thượng ni......, Như lai Chánh Đẳng Chánh Giác là Thế tôn của con (nói ba lần).

Hòa-thượng-ni truyền mười giới tướng, nói rằng:

- Suốt đời không được sát sinh là giới của Sa-di ni, cô có giữ được không?

Người kia đáp: Mô Phật giữ được.

- Suốt đời không được trộm cắp là giới của Sa-di-ni, cô có giữ được không?

Người kia đáp: Mô Phật giữ được.

- Suốt đời không được dâm dục là giới của Sa-di-ni, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật giữ được.

- Suốt đời không được nói dối là giới của Sa-di-ni, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật giữ được.

- Suốt đời không được uống rượu là giới của Sa-di-ni, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật giữ được.

- Suốt đời k Phật hông được đeo vòng hoa, xoa dầu thơm vào thân là giới của Sa-di-ni, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật giữ được.

- Suốt đời không được ca múa, hát xướng và đi xem nghe là giới của Sa-di-ni, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật giữ được.

- Suốt đời không được ngồi nằm giường cao rộng lớn là giới của Sa-di-ni, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật giữ được.

- Suốt đời không được ăn phi thời là giới của Sa-di-ni, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật giữ được.

- Suốt đời không được cầm giữ vàng, bạc, của báu, là giới của Sa-di ni, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật giữ được.

Cô đã thọ giới rồi, nên cúng dường Tam bảo, siêng năng tu ba nghiệp, ngồi thiền, tụng kinh, siêng làm việc chúng.

Trao mười giới rồi, dạy tụng mười số: 1-Tất cả chúng sinh đều nhờ ăn uống mà sống còn; 2-Danh sắc; 3-Ba thọ; 4-Bốn Thánh đế; 5-Năm ấm; 6-Sáu nhập; 7-Bảy phần giác; 8-Tám Thánh đạo; 9-Chín chỗ chúng sinh ở; 10-Mười tất cả nhập.

Pháp độ ngoại đạo:

Nếu có ngoại đạo muốn xin xuất gia, tăng cho ở chung bốn tháng, nên bạch hai lần yết-ma để cho. Trước cạo tóc rồi cho mặc ca-sa, cho đến dạy chắp tay, bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, con là ngoại đạo...... quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Con ở trong Phật pháp xin xuất gia học đạo. Đức Như lai là bậc chí chân Đẳng Chánh Giác của con (nói ba lần).

- Con là ngoại đạo...... quy y Phật, Pháp, Tăng rồi, theo Như Lai xuất gia học đạo. Như lai là bậc Chí Chân Đẳng Chánh Giác của con (nói ba lần), kế là trao cho giới tướng và pháp, giống như trên.

Pháp cho ở chung bốn tháng:

Tiếp theo dạy họ bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ ni tăng xin lắng nghe, con là ngoại đạo...... đến trước tăng xin ở chung bốn tháng, xin tăng thương xót con cho bốn tháng ở chung (nói ba lần), rồi dẫn đến đứng chỗ mắt thấy tai không nghe, tăng nên tác pháp như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ngoại đạo...... kia, nay đến trước tăng xin ở chung bốn tháng. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho ngoại đạo...... kia ở chung bốn tháng, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ngoại đạo...... kia, nay đến trước tăng xin ở chung bốn tháng. Nay tăng cho ngoại đạo...... kia ở chung bốn tháng. Đại tỷ nào bằng lòng tăng cho ngoại đạo...... kia ở chung bốn tháng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho ngoại đạo...... kia ở chung bốn tháng rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Người kia thực hành ở chung xong, khiến cho các Tỳ-kheo-ni vui vẻ, sau đó nên ở trước tăng thọ giới cụ túc. Thế nào là ngoại đạo không thể làm cho các Tỳ-kheo-ni vui vẻ? Đó là Ngoại đạo kia cố chấp, chấp chặt pháp ngoại đạo, gần gũi người tại gia, không gần gũi Tỳ-kheo-ni, lại gần gũi ngoại đạo; không thuận theo Tỳ-kheo-ni, lại tụng tập những thứ khác. Hoặc ngoại đạo nghe người nói những việc xấu của ngoại đạo, liền nổi tức giận, hoặc nghe người hủy báng thầy của họ cũng tức giận. Nếu có ngoại đạo khác đến khen ngợi các việc tốt của ngoại đạo, họ rất vui mừng, hoặc có thầy ngoại đạo đến, nghe khen ngợi việc của ngoại đạo cũng rất vui mừng. Nếu nghe nói việc phi pháp của Phật, Pháp, Tăng họ cũng rất vui mừng. Đó gọi là ngoại đạo không thể làm cho các Tỳ-kheo-ni vui vẻ. Thế nào là ngoại đạo làm cho các Tỳ-kheo-ni vui vẻ? Đó là làm ngược lại các điều trên, gọi là ngoại đạo ở chung tâm ý hòa thuận, khiến các Tỳ-kheo-ni vui vẻ.

Pháp cho hai năm học giới:

Luật nói: Cho phép đồng nữ mười tám tuổi, hai năm học giới, đủ hai mươi tuổi cho thọ đại giới. Nếu người mười tuổi đã từng lấy chồng, cho hai năm học giới, đủ mười hai tuổi cho thọ đại giới. Như vậy nên cho hai năm học giới, Sa-di ni nên đến trước tăng, oai nghi đầy đủ, tác bạch xin như sau:

- Bạch Đại đức ni tăng xin lắng nghe, con là Sa-di-ni...... nay đến trước tăng xin hai năm học giới và Hòathượng-ni...... Xin tăng cho con hai năm học giới, xin thương xót con! (nói ba lần), Tỳ-kheo-ni nên dắt Sa-di ni đến chỗ tại không nghe mà mắt thấy. Trong chúng người thực hành pháp nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Sa-di ni...... kia, nay đến trước tăng xin hai năm học giới và Hòa-thượngni...... nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho Sa-di ni hai năm học giới với Hòa-thượng-ni...... tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Sa-di ni...... kia, nay đến trước tăng xin hai năm học giới với Hòa-thượngni...... Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Sa-di ni...... kia hai năm học giới với Hòa-thượng-ni thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Sa-di-ni...... hai năm học giới với Hòa-thượng ni...... rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Trao sáu pháp tướng:

Hòa-thượng-ni nên bảo Sa-di ni rằng:

- Sa-di-ni...... hãy lắng nghe, Như lai Chánh Đẳng Chánh Giác nói sáu pháp:

- Không được phạm vào hạnh bất tịnh, thực hành dâm dục. Nếu Thức-xoa-ma-na hành dâm dục, thì chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Thức-xoa-ma-na cùng người nam có tâm nhiễm ô hai thân xúc chạm thì phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được trộm cắp dù cho cọng cỏ. Nếu Thứcxoa-ma-na trộm của người năm tiền hoặc hơn năm tiền, hoặc tự lấy, hoặc xúi bảo người lấy, hoặc tự chặt, dạy người chặt, hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc hoại mầu sắc, thì chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Nếu Thức-xoa-ma-na lấy dưới năm (542) tiền phạm giới, phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được cố ý cắt đứt mạng sống chúng sinh, dù cho một con kiến. Nếu Thức-xoa-ma-na cố tự tay cắt đứt mạng sống của người, cầm dao đưa cho người, bảo chết, khuyến khích chết, khen ngợi chết, hoặc cho người uống thuốc độc, hoặc làm hư thai người, yếm bùa chú thuật, tự làm hoặc bảo người làm, thì chẳng phải Thức-xoama-na, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Nếu Thứcxoa-ma-na cắt đứt mạng sống súc sinh không thể biến hóa thì phạm giới, phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được nói dối, dù cho chỉ nói chơi. Nếu Thức-xoa-ma-na không chân thật, không có gì mà tự xưng được pháp hơn người; được thiền, được giải thoát, được định, được chánh thọ, được Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán; Trời, rồng, quỉ thần đến cúng dường. Đó chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Nếu Thức-xoa-ma-na ở trong chúng cố nói dối thì phạm giới, phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được ăn phi thời. Nếu Thức-xoa-ma-na ăn phi thời thì phạm giới, phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được uống rượu. Nếu Thức-xoa-ma-na uống rượu thì phạm giới, phải thọ giới lại. Giới nầy suốt đời không được phạm, cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

Thức-xoa-ma-na-ni đối với tất cả giới của Tỳ-kheo-ni đều phải học, chỉ trừ vì Tỳ-kheo-ni quá thực. Kế là y theo luật Thập Tụng kiết lời khuyên rằng:

- Này cô...... hãy lắng nghe, tăng đã cho cô học pháp. Thức-xoa-ma-na-ni thọ trì sáu pháp gọi là Thức-xoama-na ni. Cô được Hòa-thượng-ni đầy đủ, A-xa-lê ni đầy đủ, Tỳ-kheo ni tăng đầy đủ, hành xứ đầy đủ, cõi nước đầy đủ; được nguyện vua Chuyển luân. nay cô đã đầy đủ, nên cúng dường Tam bảo (Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo), Hòa-thượng-ni, A-xa-lê ni, cung kính các bậc Thượng tọa, Trung tòa, Hạ tòa. Nên siêng năng học ba học (giới, định, tuệ), nên tu ba môn giải thoát (không, vô tướng, vô tác). Nên siêng tu ba nghiệp, ngồi thiền, tụng kinh, giáo hóa người khác, làm các việc phước. Đó là các pháp mở cửa Niết-bàn, đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán. Như hoa sen mọc trong nước, mỗi ngày thêm lớn và nở hoa. Các cô cũng giống như vậy, sẽ thêm lớn đạo pháp, sau này sẽ được thọ giới cụ túc.

Kế là nói tụng rằng:

Trong pháp Thích Sư tử Đã được giới khó được Pháp quý hiếm khó được.

Được rồi chớ để mất Cúi đầu lễ chư tăng Nhiễu phải vui vẻ đi.

Pháp thỉnh Hòa-thượng-ni truyền đại giới:

Người muốn thọ giới nên đầy đủ oai nghi, tác bạch như sau:

- Bạch Đại đức ni một lòng nhớ nghĩ, con tên là...... nay xin Đại đức ni vì con làm Hòa-thượng, xin Đại đức ni vì con làm Hòa-thượng, con nương theo Đại đức ni được thọ đại giới (nói ba lần).

Đại đức ni đáp: “Được”.

Pháp thỉnh giáo thọ sư (thầy Giáo thọ):

Người thọ giới đầy đủ oai nghi, tác bạch thỉnh như sau:

- Bạch Đại đức ni một lòng nhớ nghĩ, con tên là...... cầu Đại đức ni làm giáo thọ A-xa-lê. Xin Đại đức ni vì con làm Giáo thọ A-xa-lê. Con nương theo Đại đức ni được thọ đại giới (nói ba lần).

Đại đức ni đáp: Được.

Pháp sắp xếp nơi chốn cho người thọ giới:

Nên sắp xếp ở chỗ mắc thấy tai không nghe. Nếu người thọ giới ấy ở trên hư không, hoặc ẩn mất, hoặc lìa chỗ thấy nghe, hoặc ở ngoài cương giới, không gọi là thọ cụ túc. Hòa-thượng ni và Tỳ-kheo ni được tính đủ số cũng vậy.

Pháp sai thầy giáo thọ:

Trong đây, giới sư hỏi rằng:

- Trong chúng vị nào có khả năng kia làm thầy giáo thọ? Nếu có người làm được thì nên đáp: Tôi làm được.

Đáp xong rồi, giới sư nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, người...... kia theo Hòa-thượng-ni...... xin thọ đại giới. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho Tỳ-kheo ni...... làm thầy giáo thọ, tác bạch như thế.

Pháp đến chỗ kia hỏi già nạn:

Vị thầy giáo thọ đến chỗ người thọ giới hỏi:

- Chiếc y An-đà-hội, Uất-đa-la tăng, Tăng-già-lê, Tăng-kỳ-chi, y che vai này có phải là y bát của cô không?

Người kia đáp “Phải”. Hỏi tiếp:

- Giới tử hãy lắng nghe, giờ đây là lúc chí thành nhất, tôi sẽ hỏi cô, nếu có thì nói có, không thì nói không.-Cô có phạm biên tội không?

- Cô có nhiễm ô phạm hạnh với Tỳ-kheo không?

- Cô có tâm xấu vào đạo không?

- Cô có phá nội ngoại đạo không?

- Cô có phải Huỳnh môn không?

- Các cô không phải giết cha không?

- Cô có giết mẹ không?

- Cô có giết A-la-hán không?

- Cô có phá hòa hợp tăng không?

- Cô có tâm ác làm thân Phật chảy máu hay không?

- Cô có phải là phi nhân không?

- Cô có phải là súc sinh không?

- Cô có phải là người hai hình không?

Pháp danh cô là gì? Hòa-thượng-ni của cô hiệu là gì? Tuổi đã đủ hai mươi chưa? Y bát có đủ không? Cha mẹ, chồng có cho phép cô xuất gia không? Cô có mắc nợ người khác không? Các cô có phải là tôi tớ không? Cô có phải là người nữ không? Người nữ có các bệnh như: hủi, lang ben, ung thư, ốm gầy, cuồng si, hai đường hiệp một, đại tiện tiểu tiện thường rịn, mũi dãi thường chảy ra. Các cô có bị những bệnh đó không?

Mỗi việc đều tùy theo việc mà trả lời là không.

Lại nói tiếp: Những điều tôi đã hỏi, chút nữa trong tăng cũng hỏi như vậy, các cô trả lời với tôi thế nào thì trong tăng phải trả lời như thế đó.

Pháp hỏi rồi, bạch tăng:

Thầy giáo thọ hỏi rồi, trở vào trong tăng, đầy đủ oai nghi, đứng chỗ cách duỗi tay tới, bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Thức-xoa-ma-na nầy theo Hòa-thượng ni xin thọ đại giới. nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng. Tôi đã hỏi giới tử xong, xin cho đem đến, (tác bạch như thế).

Pháp đến tăng xin giới:

Thầy yết-ma nên nói: “Thanh tịnh thì đem đến”. Khi giới tử đến rồi cầm y bát giùm họ, dạy họ đảnh lễ chúng tăng. Đảnh lễ rồi quỳ chấp tay bạch rằng:

- Bạch Đại đức ni tăng xin lắng nghe, con là theo Hòa-thượng-ni...... xin thọ đại giới. Con là nay xin thọ đại giới với tăng, Hòa-thượng-ni là.... Xin tăng cứu giúp, thương xót cho (nói ba lần).

Nếu người thọ giới không nói tên mình, không xưng hiệu của Hòa-thượng-ni, dạy xin giới không xin, mặc y phục thế tục, hoặc ngủ mê, say sưa cuồng si, lõa hình, sân si, không chú ý, thân tướng không đầy đủ, mượn y bát của người khác, hoặc không có Hòa-thượng-i, hoặc nhiều Hòa-thượng-ni, hoặc không đủ chúng tăng đều không gọi là thọ giới.

Pháp giới sư bạch:

Giới sư muốn hỏi trước bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, cô...... này theo Hòa-thượng-ni...... xin thọ đại giới. Cô...... này nay đến trước tăng xin thọ đại giới Hòa-thượng-ni...... Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tôi hỏi các việc nạn, tác bạch như thế.

Pháp giới sư hỏi:

Giới sư bạch rồi nói:

- Các giới tử hãy lắng nghe, giờ đây là lúc chí thành, lúc nói thật, nay tôi hỏi cô, có thì nói có, không thì nói không.

- Cô có phạm biên tội không?

- Cô có nhiễm ô phạm hạnh với Tỳ-kheo không?

- Cô có tâm giặc xuất gia không?

- Cô có phá nội đạo ngoại đạo hay không?

- Cô có phải huỳnh môn hay không?

- Cô có giết cha không?

- Cô có giết mẹ không?

- Cô có giết A-la-hán không?

- Cô có phá hòa hợp tăng không?

- Cô có tâm ác làm thân Phật chảy máu không?

- Cô có phải là phi nhân không?

- Cô có phải là súc sinh không?

- Cô có phải là người hai hình không?

Pháp danh cô là gì? Hòa-thượng-ni của cô hiệu là gì? Tuổi đã đủ hai mươi chưa? Y bát có đủ không? Cha mẹ, chồng có cho cô xuất gia không? Cô có mắc nợ người không? Cô có phải là tôi tớ không? Cô có phải là người nữ không? Người nữ có các bệnh như: hủi, lang ben, ung thư, ốm gầy, cuồng si, hai đường hiệp một, đại tiểu tiện thường rịn, mũi dãi thường chảy. Các cô có bị những chứng bệnh đó không? (Lại nên tùy theo việc mà trả lời là không).

Chánh thọ bản pháp:

Giới sư khai đạo giúp họ giới tử khởi tâm thượng thượng phẩm, chí thành lắng nghe thọ nhận, rồi bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Thức-xoa-Ma-na...... này theo Hòa-thượng-ni...... xin thọ đại giới. Thức-xoa-ma-na...... này nay đến trước tăng xin thọ đại giới, Hòa-thượng-ni...... Thức-xoa-ma-na này nói thanh tịnh, không có các việc nạn, đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho Thức-xoa-ma-na...... thọ đại giới, Hòa-thượng ni......, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, (543) Thức-xoama-na...... này theo Hòa-thượng-ni...... xin thọ đại giới, thức-xoa-ma-na...... này nay đến trước tăng xin thọ đại giới, Hòa-thượng-ni...... Thức-xoa-ma-na này nói thanh tịnh không có các việc nạn, đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ. Nay tăng trao đại giới cho Thức-xoa-ma-na......, Hòa-thượng ni...... các Đại tỷ nào bằng lòng, tăng trao đại giới cho Thức-xoa-ma-na......, Hòa-thượng-ni...... thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng trao đại giới cho Thức-xoa-Ma-na...... Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp cho ni thọ đại giới bản pháp thỉnh yết-ma xàlê:

Người thọ giới và Tỳ-kheo ni tăng cùng đến chỗ Tỳ-kheo tăng, ở trước vị A-xà-lê oai nghi đầy đủ, tác bạch xin như sau:

- Bạch Đại đức một lòng nghĩ, con là nay thỉnh Đại đức làm yết-ma A-xà-lê. Xin Đại đức vì con làm yết-ma A-xà-lê. Con nương theo Đại đức được thọ đại giới, xin thương xót con (nói ba lần).

Đại đức tăng đáp: “Được”.

Pháp xin giới:

Người thọ giới đảnh lễ tăng, oai nghi đầy đủ, tác bạch xin như sau:

- Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, con là theo Hòathượng-ni...... xin thọ đại giới. Con là nay đến tăng xin thọ đại giới, Hòa-thượng-ni...... là Hòa-thượng của con, xin tăng cứu giúp con, xin thương xót con (nói ba lần).

Pháp giới sư bạch:

Trong đây, giới sư bạch trước, sau mới hỏi, bạch như vầy:

- Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Thức-xoa-Ma-na...... nầy theo Hòa-thượng-ni...... xin thọ đại giới. Thức-xoa-ma-na...... này nay đến trước tăng xin thọ đại giới. Hòa-thượng-ni...... nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, con hỏi các việc nạn, tác bạch như thế.

Pháp giới sư hỏi:

Giới sư bạch rồi, nói:

- Các giới tử xin lắng nghe, bây giờ là lúc chí thành, là lúc nói thật. Nay tôi hỏi cô, có thì nói có, không thì nói không.

- Cô có phạm biên tội không?

- Cô có nhiễm ô phạm hạnh bất tịnh với Tỳ-kheo không?

- Cô có tâm giặc xuất gia không?

- Cô có phá nội đạo ngoại đạo không?

- Cô có phải Huỳnh môn không?

- Cô có giết cha không?

- Cô có giết mẹ không?

- Cô có giết A-la-hán không?

- Cô có phá hòa hợp tăng không?

- Cô có có tâm ác làm thân Phật ra máu không?

- Cô có phải là phi nhân không?

- Cô có phải là súc sinh không?

- Cô có phải là người hai hình không?

Pháp danh cô là gì? Hòa-thượng ni của các cô hiệu gì? Cô đã đủ hai mươi tuổi chưa? Y bát có đủ không? Cha mẹ, chồng cho phép cô xuất gia không? Cô có mắc nợ người không? Cô có phải là tôi tớ không? Cô có phải là người nữ không? Người nữ có các bệnh: hủi, lang ben, ung thư, ốm gầy, cuồng si, hai đường hiệp một, đại tiểu tiện thường chảy, mũi dãi thường ra, cô có những chứng bệnh đó không?

(Tùy theo việc hỏi mà đáp là không). Lại hỏi: Các cô học giới chưa?

Trả lời: Mô Phật! Chúng con học giới rồi.

- Các cô có thanh tịnh không?

- Dạ! Thanh tịnh.

Lại hỏi Tỳ-kheo ni: Các giới tử học giới chưa? Đáp: Dạ! Đã học giới rồi.

- Các giới tử thanh tịnh không?

- Dạ! thanh tịnh.

Chánh thọ giới pháp:

Đã phương tiện khai đạo đầy đủ như trước rồi, dạy giới tử lắng nghe, nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Thức-xoa-Ma-na...... này theo Hòa-thượng ni...... xin thọ đại giới. Thức-xoa-ma-na...... này, nay đến trước tăng xin thọ đại giới, Hòa-thượng-ni...... Thức-xoa-ma-na...... này nói thanh tịnh, không có các việc nạn, đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ, đã học giới thanh tịnh. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho Thức-xoa-ma-na...... này thọ đại giới, Hòa-thượng ni...... tác bạch như thế.

- Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Thức-xoa-Ma-na...... này theo Hòa-thượng-ni...... xin thọ đại giới, thứcxoa-ma-na...... này, nay đến trước tăng xin thọ đại giới, Hòa-thượng-ni...... Thức-xoa-ma-na...... này nói thanh tịnh, không có các việc nạn, đủ ha mươi tuổi, y bát đầy đủ, đã học giới thanh tịnh. Nay tăng cho thức-xoa-Ma-na...... thọ đại giới, Hòa-thượng ni......, trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Thức-xoa-ma-na...... thọ đại giới, Hòa-thượng ni...... thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Thức-xoa-ma-na...... thọ đại giới. Hòa-thượng ni...... rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Trong luật ni chép: Thức-xoa-ma-na...... tự nói thanh tịnh, đủ hai mươi tuổi, tăng cho Thức-xoa-ma-na...... thọ giới cụ túc. Hai bộ tùy theo văn mà đọc, không có sai trái. Làm pháp này rồi, nên ghi rõ thời gian lúc thọ giới cho họ. Bộ kia không khác với đây.

Pháp truyền giới tướng:

Giới sư nên nói với giới tử:

- Các người thiện nữ hãy lắng nghe, Như lai Chánh Đẳng Chánh Giác nói tám pháp Ba-la-di, nếu Tỳ-kheo-ni phạm, chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích.

- Không được làm việc bất tịnh, thực hành dâm dục. Nếu Tỳ-kheo-ni làm việc bất tịnh, thực hành dâm dục, cho đến với súc sinh. Thì người đó chẳng phải Tỳ-kheo ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy, các cô suốt đời không được phạm, có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được trộm cắp cho đến lá cây, ngọn cỏ. Nếu Tỳ-kheo ni lấy của người năm tiền, hoặc hơn năm tiền; hoặc tự lấy, xúi giục người lấy, hoặc tự chặt, bảo người chặt, hoặc tự phá, bảo người pháp, hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc làm hoại mầu sắc. Người đó chẳng phải Tỳ-kheo ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy, các cô suốt đời không được phạm, có giữ được không?

Đáp: Dạ được.

Không được cắt đứt mạng sống chúng sinh, dù cho một con kiến. Nếu Tỳ-kheo-ni cố tự tay giết người, cầm dao đưa cho người, xúi giục chết, khen ngợi chết, khuyến khích chết, cho người uống thuộc độc, hoặc làm hư thai, hoặc dùng bùa chú yếm, hoặc tự làm phương tiện, xúi bảo người làm. Người đó chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy các cô suốt đời không được phạm, có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được nói dối cho đến nói chơi. Nếu Tỳ-kheo ni không chân thật, mình không được gì tự nói được pháp hơn người, đắc thiền, đắc giải thoát, đắc tam-muội chánh thọ, đắc quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán. Trời, rồng, quỉ thần đến cúng dường tôi. Thì người đó chẳng phải Tỳ-kheo ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy các cô suốt đời không được phạm, có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được hai thân xúc chạm, cho đến xúc chạm súc sinh. Nếu Tỳ-kheo ni có tâm nhiễm ô xúc chạm thân người nam có tâm nhiễm ô, xúc chạm nhau từ nách trở xuống, từ đầu gối trở lên, hoặc mơn trớn, hoặc đè, hoặc vuốt lên vuốt xuống, hoặc kéo hoặc lôi, hoặc đưa lên, hoặc để xuống, hoặc nắm, hoặc bóp thì người đó chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy, các cô suốt đời không được phạm, có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được phạm tám việc cho đến phạm với súc sinh, nếu Tỳ-kheo ni có tâm nhiễm ô, cho người nam có tâm nhiễm ô cầm tay, nắm áo, vào chỗ tối đứng nói chuyện chung, đi chung, dựa kề nhau, hẹn hò nhau, phạm tám việc này thì người đó chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích. Giới nầy, các cô suốt đời không được phạm, có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được che giấu tội của người khác, cho đến đột-cát-la (ác thuyết). Nếu Tỳ-kheo ni biết có Tỳ-kheo ni phạm Ba-la-di không tự nêu tội họ, không bạch tăng, không nói cho người khác biết. Về sau, vào lúc khác, Tỳ-kheo-ni này thôi tu hoặc bị diệt tẫn, hoặc không cho làm việc tăng, hoặc theo ngoại đạo. Tỳ-kheo-ni kia bèn nói: “Trước đây tôi biết người này phạm tội như vậy, như vậy thì người đó chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải con gái dòng họ Thích, vì che giấu tội nặng của người khác. Giới nầy các cô suốt đời không được phạm, có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

- Không được nghe theo lời nói của Tỳ-kheo bị diệt tẫn cho đến Sa-di. Nếu Tỳ-kheo ni biết Tỳ-kheo bị tăng nêu tội, đúng như pháp, đúng như luật, đúng như lời Phật dạy, phạm oai nghi, chưa sám hối, không được ở chung, mà Tỳ-kheo-ni nghe theo lời Tỳ-kheo kia. Các Tỳ-kheo can ngăn Tỳ-kheo này rằng: “Đại tỷ! Tỳ-kheo kia bị tăng nêu tội, đúng như pháp, đúng như luật, đúng như lời Phật dạy, phạm oai nghi, chưa sám hối, không được ở chung. Đại tỷ chớ thuận theo lời Tỳ-kheo kia. Lúc các Tỳ-kheo ni can ngăn Tỳ-kheo ni này, Tỳ-kheo-ni nầy giữ chặt không bỏ. Tỳ-kheo-ni kia nên can ngăn cho đến ba lần, khiến cho Tỳ-kheo-ni đó bỏ việc này. Can ngăn đến ba lần bỏ thì tốt, không bỏ, thì người đó chẳng phải Tỳ-kheo-ni, (544) chẳng phải con gái dòng họ Thích, vì phạm tội theo người bị cử. Giới nầy các cô suốt đời không được phạm, có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

Các người thiện nữ hãy lắng nghe, Như lai Chánh Đẳng Chánh Giác nói bốn thí dụ. Nếu phạm tám việc (Ba-la-di) như người bị chặt đầu không thể sống lại. Như cây đa-la bị chặt đầu, không thể đâm chồi lại được. Như kim sứt lỗ không còn dùng được. Như tảng đá lớn nứt làm hai phần không thể hàn lại được. Nếu Tỳ-kheo ni phạm tám việc này rồi, không thể thành trở lại hạnh Tỳ-kheo-ni, giới nầy suốt đời các cô không được phạm?

Pháp trao bốn y:

Giới sư nên bảo các giới tử rằng:

- Nầy người thiện nữ hãy lắng nghe, Như lai Chánh Đẳng Chánh Giác nói pháp bốn y. Tỳ-kheo-ni nương vào đó xuất gia thọ đại giới, đó là Tỳ-kheo đúng như pháp.

- Nương mặc y phẩn tảo xuất gia thọ đại giới, giới nầy suốt đời các cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

Nếu được nhiều lợi dưỡng, hoặc tăng sai đi thọ thực, hoặc thức ăn do đàn-việt dâng cúng, thức ăn tám ngày trai trong một tháng, thức ăn ngày mồng một, ngày mười lăm, hoặc thức ăn bình thường của chúng tăng, thức ăn do đàn-việt thỉnh thì nên thọ.

- Nương ở dưới gốc cây xuất gia thọ đại giới là pháp của Tỳ-kheo-ni. Giới nầy suốt đời cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

Nếu được lợi lớn, phòng riêng, nhà nóc nhọn, phòng nhỏ, hang đá, hai phòng một cửa thì nên thọ nhận.

- Nương thuốc đã mục nát xuất gia thọ đại giới là pháp của Tỳ-kheo-ni, giới nầy suốt đời cô có giữ được không?

Đáp: Mô Phật, giữ được.

Nếu được lợi dưỡng, sữa, dầu, sữa sống, đường, đường phèn thì nên thọ.

Các cô đã thọ giới rồi, bạch bốn lần yết-ma đúng như pháp thành tựu nơi chốn. Hòa-thượng đúng pháp, A-xàlê đúng pháp, hai bộ tăng đầy đủ. Các cô nên khéo thọ giới pháp, phải khuyến hóa người làm phước, xây dựng chùa tháp, cúng dường Phật, Pháp, Tăng. Hòa-thượng, A-xà-lê dạy bảo đúng pháp không được trái nghịch. Phải học hỏi kinh luật, siêng năng tìm cầu phương tiện. Tu theo Phật pháp được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, Ana-hàm, A-la-hán. Các cô mới phát tâm xuất gia, công đức không tổn, quả báo không mất. Có những điều gì chưa biết, nên thưa hỏi Hòa-thượng, A-xà-lê.

(Xong bảo người thọ giới đi về phía trước).

THIÊN THỨ TƯ: THẦY TRÒ

Pháp nói về tư cách làm Hòa-thượng (thầy):

Hòa-thượng-ni nên xem đệ tử, như con mình; đệ tử coi Hòa-thượng ni như mẹ mình. Thầy trò kính trọng nhau, chăm sóc lẫn nhau. Như thế Chánh pháp mới được tồn tại lâu dài, tăng thêm lợi lớn. Pháp thỉnh như trên.

Lại nói: Hòa-thượng-ni không được dưới mười hai tuổi hạ nhận đệ tử cho thọ giới cụ túc. Lại chế pháp Hòathượng-ni, nên thực hành như vậy. Nếu đệ tử bị chúng tăng muốn làm bảy pháp yết-ma như: yết-ma-quở trách, v.v... Hòa-thượng-ni đối với việc đó đúng như pháp mà lo liệu, khiến cho chúng tăng không làm yết-ma cho đệ tử được. Nếu làm thì phải khiến cho đúng như pháp. Lại nữa, nếu tăng làm bảy yết-ma cho đệ tử như: yết-ma-quở trách, v.v... thì Hòa-thượng-ni đối với việc đó đúng như pháp mà lo liệu, khiến đệ tử thuận theo tăng, không trái nghịch, mong dứt được tội, khiến tăng mau cho yết-ma giải. Lại nữa, nếu đệ tử phạm tăng tàn, thầy phải đúng như pháp mà lo liệu. Nếu đáng cho Ma-na-đỏa thì nên cho, nhẫn đến nên cho xả tội. Lại nữa, nếu đệ tử bệnh, thầy phải chăm sóc, hoặc dạy người khác chăm sóc cho đến khi lành bệnh hoặc qua đời. Nếu Đệ tử ở trụ xứ này không vui, thầy nên dời đi nơi khác hoặc bảo người khác dời đi. Đệ tử có việc nghi ngờ, thì thầy phải dùng pháp, luật, lời dạy của Phật, đúng như pháp mà dứt nghi ngờ cho đệ tử. Nếu đệ tử ác kiến sinh, thì thầy phải dạy bảo, làm cho đệ tử xả bỏ ác kiến trụ vào thiện kiến; nên dùng hai việc để bảo vệ. Về hai việc pháp và y thực, trong đó:

- Pháp để bảo vệ: Thầy nên dạy đệ tử tăng giới, tăng tâm, tăng tuệ, dạy học hỏi tụng kinh.

- Y phục để bảo vệ: Thầy nên cho đệ tử quần áo, thức ăn, giường ghế, đồ nằm, đau ốm lo thầy, thuốc thang, tùy theo khả năng mà làm cho trọn vẹn.

Từ nay về sau, ta đặt ra pháp Hòa-thượng như vậy. Hòa-thượng-ni phải vâng làm, nếu không vâng làm thì đúng như pháp mà trị.

Pháp y chỉ A-xà-lê:

Nếu có Tỳ-kheo ni mới thọ giới, Hòa-thượng-ni qua đời, không có người chỉ dạy. Vì không được chỉ dạy, nên các tân Tỳ-kheo-ni không có oai nghi, lớn tiếng gọi nhau như pháp Bà-la-môn nhóm họp. Phật dạy: Từ nay về sau, cho phép có A-xà-lê, có đệ tử. A-xà-lê xem đệ tử như con, đệ tử xem A-xà-lê như mẹ. Thầy trò dạy bảo lẫn nhau, kính trọng nhau. Như thế sống trong Phật pháp mới tăng thêm lợi ích rộng lớn. Đệ tử phải đầy đủ oai nghi, tác bạch xin như sau:

- Bạch Đại đức ni một lòng nhớ nghĩ, con là Tỳ-kheo ni...... nay cầu Đại đức ni làm y chỉ. Xin Đại đức ni cho con y chỉ. Con nương Đại đức ni để ở (nói ba lần).

Thầy y chỉ đáp: Được! Hoặc nói: Tôi cho cô y chỉ. Hoặc nói: Cô chớ buông lung.

(Pháp hành của A-xà-lê cũng giống như Hòathượng).

Pháp chế bổn phận làm đệ tử:

Lúc bấy giờ, các đệ tử, không thực hành pháp của đệ tử, vào xóm làng v.v... không bạch với Hòa-thượng. Phật dạy: Từ nay về sau, nên đặt ra pháp của đệ tử, khiến cho đệ tử thực hành pháp của đệ tử đối với Hòa-thượng.

Thầy và đệ tử cùng thực hành tám pháp như trước. Lại thêm đệ tử không bạch thầy không được vào làng xóm, không được đến nhà người khác, không được theo Tỳ-kheo ni khác, hoặc làm bạn với Tỳ-kheo-ni khác, không được cho, không được nhận, không được giúp việc chúng, không được nhận người khác giúp việc chúng, không được xuất gia cho người khác, không được xúi giục người xuất gia, không được vào nhà thế tục, không được đấm bóp cho người, không được ở trong phòng ban ngày, không được đến chỗ gò mả, không được ra ngoài giới, không được đi đến phương khác. Đệ tử nên sáng sớm vào phòng thọ pháp, tụng kinh hỏi nghĩa, nên đổ đồ tiểu tiện trong bô; nên bạch thầy đã đến giờ, cho đến nói rộng. Đệ tử trong một ngày nên thăm hỏi thầy ba lần (sáng, trưa chiều); nên vì thầy thực hành hai việc, cực nhọc không từ nan: 1-Dọn dẹp phòng ốc; 2-Giặt, vá y phục. Thầy dạy đúng pháp nên hết lòng vâng theo; nếu thầy sai đến nơi khác thì phải lo cho trọn vẹn, không được từ chối. Nếu đệ tử mượn cớ hoặc từ chối thì thầy nên đúng như pháp mà trị. Bổn phận đệ tử đối với A-xàlê cũng vậy. Văn giống nhau nên không viết ra.

Pháp quở trách đệ tử:

Bấy giờ, các đệ tử không vâng thờ cung kính Hòathượng, A-xà-lê, cũng không làm theo pháp đệ tử; không biết hổ thẹn; không nghe lời chỉ dạy, làm những việc trái oai nghi; không cung kính; làm bạn với người ác; thích đến nhà dâm nam, nhà người nam, nhà đồng nam, nhà huỳnh môn, tinh xá Tỳ-kheo, tinh xá Sa-di; thích đến xem người hát xướng. Đệ tử có các lỗi này, thầy nên quở trách. Quở trách có ba việc rõ ràng: 1-Đệ tử mình; 2-Đưa lỗi ra; 3-Quở trách để điều phục. Quở trách có năm việc, thầy nên nói:

- Nay tôi quở trách cô, cô đi đi! Cô đừng vào phòng tôi, cô chớ làm việc cho tôi, đừng đến gặp tôi. Tôi không nói chuyện với cô nữa! Đó là pháp thầy quở trách đệ tử. A-xà-lê quở trách đệ tử cũng có năm điều, lời văn giống nhau, chỉ đổi câu thứ tư “đừng đến gặp tôi” rằng:

- Cô đừng y chỉ tôi nữa!

Thầy thường quở trách đệ tử, Phật dạy: không nên như vậy, an cư xong quở trách cũng không nên như vậy, khi đệ tử bệnh không nên quở trách.

Pháp đệ tử sám hối:

Đệ tử bị quở trách rồi, không đến Hòa-thượng, Axà-lê sám hối. Phật dạy: Đệ tử bị quở trách rồi phải đến Hòa-thượng, A-xà-lê sám hối, phải đầy đủ oai nghi, nên bạch sám hối như sau:

- Bạch Đại đức ni, nay con xin sám hối, nguyện không tái phạm nữa. Nếu Hòa-thượng, A-xà-lê cho sám hối thì tốt. Nếu không cho, đệ tử nên sám hối một ngày ba thời (sáng, trưa, chiều). Được cho sám hối thì tốt, nếu không cho, đệ tử phải nhã nhặn thuận theo, tìm cách giải thích tội mình phạm. Nếu đệ tử nhã nhặn thuận theo, không có trái nghịch mà thầy, A-xà-lê không cho sám hối, thì tăng nên đúng như pháp mà trị.

Pháp đệ tử sám tạ lìa Hòa-thượng:

Hòa-thượng có năm việc phi pháp, đệ tử nên sám hối mà đi. Đệ tử nên bạch với Hòa-thượng rằng:

- Bạch thầy! Con đúng pháp thầy không biết, con không đúng pháp thầy cũng không biết, nếu con phạm giới thầy bỏ bê không chỉ dạy, hoặc con phạm thầy không biết, hoặc con phạm rồi sám hối thầy cũng không biết.

Đệ tử sám tạ thầy phải nói nhẹ nhàng, khiêm tốn. Nếu không chấp nhận, đệ tử nên bỏ đi xa, nên y chỉ Axà-lê. Đệ tử cầm y bát ra khỏi giới, ngủ một đêm rồi sáng mai trở vào, y chỉ Tỳ-kheo ni khác mà ở.

THIÊN THỨ NĂM: THUYẾT GIỚI

Pháp sai sứ Tỳ-kheo ni nửa tháng đến chùa tăng xin giáo giới:

Phật dạy: “Tỳ-kheo-ni mỗi nửa tháng nên đến trong Tỳ-kheo tăng cầu giáo thọ. Bạch hai lần yết-ma sai một vị Tỳ-kheo ni đến”. Nên bạch sai như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng chấp thuận, tăng sai Tỳ-kheo ni...... vì Tỳ-kheo-ni tăng, nửa tháng đến trong tăng cầu giáo thọ, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo-ni...... vì Tỳ-kheo-ni tăng, nửa tháng đến trong tăng cầu giáo thọ. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng sai Tỳ-kheo-ni...... vì Tỳ-kheo ni tăng, nửa tháng đến trong tăng cầu giáo thọ thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo-ni...... vì Tỳ-kheo-ni tăng, nửa tháng đến trong tăng cầu giáo thọ rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Tỳ-kheo-ni được sai đi một mình không có người đi chung bảo vệ, nên sai hai, ba Tỳ-kheo-ni cùng đi.

Pháp sứ Tỳ-kheo ni đến chùa tăng chúc thọ (thưa):

Sứ Tỳ-kheo-ni đến chùa tăng không nên thưa với Tỳ-kheo khách, sắp đi xa, người bệnh, nên đến chỗ một vị Tỳ-kheo có trí tuệ, rõ biết pháp Tỳ-kheo, đầy đủ oai nghi thưa như sau:

- Bạch Đại đức nhớ nghĩ cho, Tỳ-kheo ni tăng ở trụ xứ...... hòa hợp, sai con là Tỳ-kheo ni...... đảnh lễ Tỳ-kheo cầu xin giáo giới (nói ba lần).

Tỳ-kheo nhận lời rồi, ngày mai sứ Tỳ-kheo-ni đến hỏi có được không. Nếu nghe chúng tăng đã sai thầy giáo thọ thì sứ Tỳ-kheo-ni nên đến thưa với thầy giáo thọ. Lúc đi, Tỳ-kheo phải hẹn giờ đến. Tỳ-kheo-ni nêu ra đón rước, không đón rước cũng vậy. Nếu Tỳ-kheo-ni nghe thầy giáo giới đến, phải ra cách xa ngoài chùa nửa dotuần để đón rước. Tỳ-kheo vào chùa rồi phải cung cấp những thứ cần thiết, bày các dụng cụ tắm rửa; cúng dường canh, cháo, các thứ bánh. Nếu không làm như vậy phạm đột-cát-la. Nếu không có người giáo thọ, Thượng tọa có chỉ bảo sơ lược, sứ Tỳ-kheo ni nên đảnh lễ thọ nhận, rồi trở về bản tự. Về chùa, đánh kiền chùy, chúng Tỳ-kheo ni đến nhóm họp, người không đến gởi dục, sứ Tỳ-kheo ni thưa với ni chúng:

- Bạch chúng Đại đức ni tăng, không có người giáo giới Tỳ-kheo ni và (545) người thuyết giới, Đại tăng dạy chúng Tỳ-kheo ni, nên tinh tấn tu hành, chớ buông lung. Lúc sứ Tỳ-kheo-ni nói lời này, ni chúng đều chắp tay nói: Xin cung kính thọ trì.

Nếu hai chúng bị bệnh, không hòa hợp, không đủ số, nên sai người đến thăm hỏi. Nếu không đến thăm hỏi thì phạm đột-cát-la.

Pháp tăng thuyết giới:

Nếu vào ngày mười bốn, mười lăm, mười sáu không biết là ngày nào thuyết giới. Phật dạy: Cho phép vị Thượng tọa ngày bố tát xướng rằng:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay lúc...... ngày...... tháng...... tăng nhóm họp... để thuyết giới.

Xướng như thế rồi, đến lúc tụng giới, các Tỳ-kheo-ni trẻ tuổi trước đến nhà thuyết giới quét dọn, trải chỗ ngồi, chuẩn bị đầy đủ bình nước sạch, bình nước rửa chân; sau đó đốt đèn, chuẩn bị đầy đủ xá-la. nếu các Tỳ-kheo-ni trẻ tuổi không biết, vị Thượng tọa nên dạy bảo. Nếu Thượng tọa không dạy bảo phạm đột-cát-la. Các Tỳ-kheo-ni trẻ không nghe lời Thượng tọa cũng phạm đột-cát-la. Lúc kết thúc cũng giống lúc tăng nhóm họp. Các Tỳ-kheo ni ngồi gần nhau nên kiểm soát lẫn nhau, để biết có đến hay không đến. Trước bạch, sau đó thuyết giới. nghi thức bạch, v.v... đầy đủ như trong giới kinh.

Pháp nói thanh tịnh:

Nếu vào ngày mười bốn, mười lăm, mười sáu Tỳ-kheo-ni cựu trụ muốn thuyết giới, có Tỳ-kheo-ni khách đến, hoặc đã thuyết giới xong, có ít hoặc nhiều Tỳ-kheo ni khách đến thì nên theo Tỳ-kheo-ni cựu trụ thuyết giới lại. Không như vậy thì đúng như pháp mà trị. Nếu Tỳ-kheo-ni khách đông, thì Tỳ-kheo-ni cựu trụ nên cầu khách hòa hợp. Nếu không được, thì Tỳ-kheo-ni cựu trụ nên ra ngoài giới thuyết giới. Nếu Tỳ-kheo-ni cựu trụ đã thuyết giới rồi, Tỳ-kheo-ni khách đến muốn thuyết giới, hoặc ít hoặc nhiều, nên cầu Tỳ-kheo-ni cựu trụ hòa hợp. Nếu không được, thì Tỳ-kheo-ni khách nên ra ngoài giới thuyết giới. nếu Tỳ-kheo ni khách nhiều, thì Tỳ-kheo-ni cựu trụ nên theo Tỳ-kheo-ni khách mà thuyết giới lại. Không làm như vậy thì đúng như pháp mà trị. Nếu cùng ngày mà khác lúc, Tỳ-kheo-ni cựu trụ nhóm họp đã nói bài tựa rồi, khách Tỳ-kheo ni đến ít nên nói thanh tịnh, nói như sau:

Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo ni...... thanh tịnh. Thưa như vậy rồi, nên theo thứ lớp ngồi nghe. Nếu đã nói giới xong, toàn bộ chúng chưa đứng dậy, hoặc phần nhiều chưa đứng dậy, hoặc tất cả đều đứng dây, Tỳ-kheo-ni khách cũng nên nói thanh tịnh, không như vậy thì đúng như pháp mà trị. Nếu nói bài tựa xong, Tỳ-kheo-ni khách đến đông, Tỳ-kheo-ni cựu trụ phải vì họ mà tụng lại. Không như vậy thì đúng như pháp mà trị. Nếu thuyết giới xong, toàn bộ chúng chưa đứng dậy, hoặc phần nhiều đứng dậy, hoặc tất cả đều đứng dậy, Tỳ-kheo-ni cựu trụ cũng nên vì họ thuyết lại. Nếu Tỳ-kheo-ni khách nhóm họp, đã nói bài tựa, v.v... Tỳ-kheo-ni cựu trụ đến cũng như vậy.

Pháp lược thuyết giới:

Luật nói: Nếu có tám nạn và các duyên khác, cho phép thuyết giới lược bớt. Tám nạn là: nạn vua, nạn giặc, nạn lửa, nạn nước, nạn bệnh, nạn người, nạn chẳng phải người, và nạn thú dữ. Duyên khác là: hoặc đại chúng nhóm hợp mà giường ghế thiếu, hoặc chúng có nhiều người bệnh. Cho phép lược thuyết giới. Nếu có đại chúng nhóm hợp, chỗ ngồi che không kín mà trời lại mưa. Hoặc bố tát nhiều đêm đã lâu; hoặc việc tranh cãi; hoặc luận A-tỳ-đàm, Tỳ-ni; hoặc ban đêm nói pháp nghe đã lâu; tất cả chúng chưa đứng dậy, tướng sáng chưa xuất hiện, nên làm yết-ma nói giới. Lại nữa, không có phương tiện có thể được ngủ đêm. Thọ dục thanh tịnh, lược bỏ tiền phương tiện, giống như pháp đầy đủ, tùy theo việc nạn xa hay gần. Nếu nói bài tựa của giới, hỏi thanh tịnh rồi, nạn đến thì nên thưa:

- Thưa các Đại tỷ! Đây là tám pháp Ba-la-di chúng tăng thường nghe, cho đến một trăm pháp chúng học cũng vậy, từ bảy pháp diệt tránh về sau theo văn tụng rộng, nếu nạn duyên ép ngặt, chưa kịp nói bài tựa, vì duyên này cũng nên đi).

Pháp đối thú thuyết giới:

Nếu có ba người, mỗi người hướng về nhau, nói như sau:

- Thưa hai Đại tỷ nhớ nghĩ cho, nay ngày mười lăm tăng thuyết giới, tôi là Tỳ-kheo ni...... thanh tịnh (nói ba lần). Nếu có hai người cũng nói như vậy.

Pháp tâm niệm thuyết giới:

Nếu ở một mình nên nghĩ rằng: Hôm nay, ngày mười lăm tăng thuyết giới, tôi là Tỳ-kheo ni...... thanh tịnh (nói ba lần).

Pháp thêm bớt ngày thuyết giới:

Nếu có Tỳ-kheo-ni ưa thích tranh chấp, mắng nhiếc, hủy báng lẫn nhau, miệng nói ra những lời ác độc. Họ muốn đến chỗ nói giới này, thì nên thực hành hai, ba lần bố-tát. Nếu đúng ngày mười lăm thuyết giới thì nên thực hành vào ngày mười bốn. Nếu đúng ngày mười bốn thuyết giới thì nên thực hành vào ngày mười ba. Nếu nghe ngày nay họ đến thì phải mau chóng nhóm họp chúng bố tát. Nếu nghe đã vào giới rồi thì nên ra ngoài giới nói giới. Nếu được như thế thì tốt. Nếu không thì chúng Tỳ-kheo ni nên tác bạch lùi lại ngày thuyết giới. Tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng nay không thuyết giới, đến ngày mười lăm tháng không tăng sẽ thuyết giới, (tác bạch như thế).

Nếu Tỳ-kheo-ni khách không đi, nên tác bạch lần thứ hai lùi lại ngày thuyết giới, tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng nay không thuyết giới, đến ngày mười lăm tháng có trăng sẽ thuyết giới, (tác bạch như thế).

Nếu Tỳ-kheo-ni khách không đi, đến tháng có trăng thì Tỳ-kheo-ni cựu trụ nên đúng như pháp gượng cho Tỳ-kheo-ni khách hỏi đáp.

Pháp phi thời hòa hợp:

Nếu vì việc nêu tội có sự tranh cãi, thì sẽ không hòa hợp, riêng bộ thuyết giới. Nếu họ sám hối, sửa đổi lỗi lầm đến tăng xin giải, giải rồi thì bạch yết-ma, hòa hợp bố-tát. Nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, vì việc kia khiến tăng tranh cãi, hủy báng nhau, tranh hơn thua, khiến tăng bị phá hoại, khiến tăng ở riêng, khiến tăng bị bụi nhơ. Tăng đã nêu tội người đó rồi, lại giải tội cho họ rồi, dứt sạch sự dơ bẩn cho tăng. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng hòa hợp bố-tát, (tác bạch như thế).

Tác bạch rồi hòa hợp bố-tát.

Pháp phi thời nói giới:

Nếu vì việc tranh cãi khiến tăng không hòa hợp, tăng chia riêng thành hai bộ khác nhau. Nếu sửa đổi sám hối không nêu tội nhau, phát khởi như thế gọi là vì pháp hòa hợp, tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, chúng tăng vì việc tranh cãi, khiến tăng tranh cãi không hòa hợp, chúng tăng bị phá hoại, khiến tăng dơ bẩn, khiến tăng chia thành hai bộ riêng. Người kia tự biết mình phạm tội, nay sửa đổi sám hối, dứt sạch sự dơ bẩn của tăng. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng chấp thuận, tăng hòa hợp thuyết giới, (tác bạch như thế).

Tác bạch rồi, sau đó hòa hợp thuyết giới.

THIÊN THỨ SÁU: AN CƯ

Pháp Đối thú:

Trong tất cả mùa xuân, hạ, đông, các Tỳ-kheo-ni không được đi trong nhân gian. Từ nay về sau, cho an cư ba tháng hạ, nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo ni...... nương tăng-già-lam...... (hoặc ở trong thôn xóm thì nói) thôn...... (hoặc tại phòng riêng thì nói) phòng...... tiền an cư ba tháng, phòng xá hư hoại tự sửa lại (nói ba lần). Vì Tỳ-kheo-ni phải nương Tỳ-kheo luật để an cư nên hỏi rằng:

- Cô nương vị trì luật nào?

Người kia đáp: Nương Luật sư mỗ v.v... Lại nói: Có gì nghi ngờ nên đến hỏi.

- “vâng!”

Pháp hậu an cư ba tháng cũng như vậy. An cư có hai thứ: Tiền an cư và hậu an cư. Nếu ở tiền an cư thì đủ ba tháng của mùa hạ, nếu ở hậu an cử thì tùy theo an cư sau mấy ngày phải ở cho đủ chín mươi ngày mới giải hạ.

Pháp tâm niệm:

Luật nói: Từ nay nếu chỗ không có người để nương, thì cho phép tâm niệm an cư. Tác pháp giống như phần trên, chỉ trừ câu đầu và phần hỏi đáp ở sau, cũng nói ba lần.

Pháp vì quên mà thành an cư:

Nếu có trụ xứ muốn an cư, mà không có người để nương, tự mình quên không tâm niệm, chẳng biết có thành hay không? Phật dạy: Nếu vì an cư mà đến thì thành an cư.

Pháp cập giới:

Nếu đến chỗ an cư muốn an cư, vào nội giới thì tướng sáng xuất hiện, người đó nghi ngờ, chẳng biết có thành an cư không? Phật dạy: Nếu vì an cư mà đến thì thành an cư.

Kế đến, vào đến vườn chùa cũng vậy, hoặc một chân trong giới một chân trong vườn cũng vậy.

THIÊN THỨ BẢY: THỌ NHẬT

Pháp đối thú:

Nếu có việc Phật, Pháp, Tăng, đàn-việt, cha mẹ v.v... xin sám hối, bị bệnh, nuôi bệnh, tìm đồng nghiệp không thể trở về trong ngày được. cho phép thọ pháp bảy ngày để đi, tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ một lòng nghĩ, tôi là Tỳ-kheo-ni...... thọ pháp ra ngoài giới bảy ngày, vì việc...... xong việc sẽ trở về đây an cư. Xin thưa cho Đại tỷ biết (nói ba lần). Không nên vì việc ăn uống mà đi.

Pháp yết-ma:

Vì duyên trước đi xe bảy ngày, thì không trở lại kịp. Phật dạy: Có việc như vậy, cho thọ pháp hơn bảy ngày, hoặc mười lăm ngày, hoặc một tháng, nên bạch hai lần yết-ma như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng một lòng nhớ nghĩ, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... thọ pháp hơn bảy ngày (hoặc mười lăm ngày, một tháng), vì việc......, xong rồi sẽ trở về đây an cư, tác bạch như thế

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... thọ pháp ra ngoài giới hơn bảy ngày (hoặc mười lăm ngày, một tháng), vì việc......, xong rồi sẽ trở về đây an cư thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo ni...... thọ pháp ra ngoài giới hơn bảy ngày (hoặc mười lăm ngày, một tháng), vì việc......, xong rồi sẽ trở về đây an cư, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

THIÊN THỨ TÁM: TỰ TỨ

Pháp sai sứ Tỳ-kheo ni đến trong tăng nói tự tứ:

Đức Thế tôn cho phép Tỳ-kheo ni hạ an cư xong đến trước Tỳ-kheo tăng nói ba việc tự tứ thấy, nghe, nghi. Cho phép bạch hai lần yết-ma để sai Tỳ-kheo-ni đến trước Tỳ-kheo tăng. Nên tác bạch sai như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng sai Tỳ-kheo ni...... vì Tỳ-kheo-ni tăng đến trước Đại tăng nói ba việc tự tứ thấy, nghe, nghi, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo-ni...... vì Tỳ-kheo-ni tăng đến trong Đại tăng nói ba việc tự tứ thấy, nghe, nghi. Đại tỷ nào bằng lòng, cho tăng sai Tỳ-kheo ni...... vì Tỳ-kheo-ni tăng đến trong Đại tăng nói ba việc tự tứ thấy, nghe, nghi thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo-ni...... vì Tỳ-kheo-ni tăng đến trong Đại tăng nói ba việc tự tứ thấy, nghe, nghi rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

(Tỳ-kheo-ni kia đi một mình không có người bảo vệ, Phật cho phép sai hai, ba Tỳ-kheo ni đi theo để làm bạn).

Pháp sứ Tỳ-kheo-ni đối trước tăng nói tự tứ:

Sứ Tỳ-kheo-ni đến trước Tỳ-kheo tăng đảnh lễ tăng rồi, chắp khom mình cúi đầu chắp tay, tác bạch như vầy:-Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni tăng ở trú xứ...... hạ an cư xong. Tỳ-kheo tăng cũng hạ an cư xong. Tỳ-kheo-ni tăng nói ba việc tự tứ thấy, nghe, nghi. (546) Xin Đại đức thương xót chỉ cho con. Nếu con thấy tội sẽ đúng như pháp mà sám hối (nói ba lần).

Sứ Tỳ-kheo-ni đảnh lễ tăng rồi, trở về bản tự, đánh kiền-chùy nhóm chúng Tỳ-kheo-ni. Sứ Tỳ-kheo ni thưa: Tăng chúng không đến, căn dặn chúng ni rằng: Chúng Đại đức tăng không thấy chúng Đại đức ni có “thấy tội, văn tội, nghi tội” đáng nêu tội. Nói với chúng Tỳ-kheo ni như pháp tự tứ, cẩn thận chớ buông lung.

Lúc sứ Tỳ-kheo ni thưa, ni chúng đều chắp tay nói: Xin kính vâng thọ trì.

Nếu chúng Tỳ-kheo-ni tự tứ ngay ngày đó sợ chúng mỏi mệt, nên để ngày mai tự tứ. Nếu hai chúng bệnh, không đủ số, không hòa hợp, thì nên sai sứ thăm hỏi.

Nếu không làm như thế thì phạm đột-cát-la.

Pháp lúc bạch tăng tự tứ:

Từ nay về sau, cho phép an cư xong tự tứ. Cho phép ngăn tự tứ không nên cầu thính. Vì sao? Vì tự tứ tức là cho phép, lại không biết ngày nay tự tứ hay ngày mai tự tứ. Phật dạy: Hoặc trước bữa ăn sáng, hoặc trước bữa ăn trưa, Vị Thượng tọa xướng rằng:

Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay vào ngày...... tháng...... năm..... nhóm họp một chỗ để tự tứ.

(Các phép tắc khác cũng giống như thuyết giới).

Pháp sai người nhận tự tứ:

Luật nói: Cho phép bạch hai lần yết-ma đủ năm đức không ái, không sân giận, không sợ hãi, không si mê, và biết tự tứ rồi, hay chưa tự tứ. Nên bạch sai như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo ni...... làm người nhận tự tứ, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo ni...... làm người nhận tự tứ, Đại tỷ nào bằng lòng, tăng sai Tỳ-kheo ni...... làm người nhận tự tứ thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo-ni...... làm người nhận tự tứ rồi.

Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp bạch tự tứ:

Luật nói: Cho phép các Tỳ-kheo-ni ngồi gần nhau, nên biết người có đến trước không bạch, sau tự tứ. Tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ngày nay chúng tăng tự tứ, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng hòa hợp tự tứ, (tác bạch như thế).

Pháp tăng tự tứ:

Luật nói: Cho phép nói ba lần, từ từ rõ ràng để tự tứ. không được lật ngược y, y quấn cổ, v.v... nên vén y bày vai phải, v.v... tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ, hôm nay chúng tăng tự tứ, tôi là Tỳ-kheo ni...... cũng tự tứ. Nếu thấy tội, nghe tội, nghi tội xin Đại tỷ thương xót chỉ bày cho tôi, nếu tôi thấy tội, sẽ đúng như pháp sám hối (nói ba lần).

Nếu Tỳ-kheo-ni bệnh, Phật cho phép, tùy theo sự an ổn của người bệnh mà tự tứ. Duyên nói thanh tịnh và pháp hoàn toàn giống như thuyết giới.

Pháp lược tự tứ:

Luật nói: Nếu có tám nạn và các duyên khác. Thì cho phép lược tự tứ. Nếu việc nạn còn xa cho phép được nói rộng thì nên nói rộng. Nếu việc nạn đã gần không thể nói ba lần, thì nên nói hai lần, nếu không thể nói hai lần thì nên nói một lần. Nếu không như thế thì đúng như pháp mà trị. Nếu việc nạn gần không thể nói một lần, nên tác bạch mọi người cùng nói ba lời tự tứ. Tác bạch như sau:-Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng nay mọi người cùng nói ba lời tự tứ, (tác bạch như thế).

Tác bạch như vậy rồi, mọi người cùng nói ba lời tự tứ, hai lời, một lời cũng giống như vậy. Nếu việc nạn quá ép ngặt, mọi người không thể nói ba lời tự tứ, cũng không bạch được, thì nên vì việc đó mà đi.

Pháp đối thú tự tứ:

Nếu có bốn vị mỗi vị đều hướng về nhau tác bạch như sau:

Thưa ba vị Đại tỷ nhớ nghĩ cho, ngày nay chúng tăng tự tứ. Tôi là Tỳ-kheo ni...... tự tứ thanh tịnh (nói ba lần,) nếu có ba vị, hai vị cũng như vậy.

Pháp tăng thêm ngày tự tứ:

Nếu có rất nhiều Tỳ-kheo-ni kiết hạ an cư, tinh chuyên hành đạo, chứng được quả tăng thượng, nghĩ rằng: “Ngày nay nếu chúng ta tự tứ sẽ dời đi ở trụ xứ khác, sợ không được an vui như thế, thì cho phép Tỳ-kheo-ni tác bạch tăng lên ngày tự tứ, tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng ngày nay không tự tứ, bốn tháng xong sẽ tự tứ, (tác bạch như thế).

Tác bạch rồi đến bốn tháng xong tự tứ.

Pháp thêm bớt tự tứ:

Luật nói: Nếu ngày tự tứ nghe ở trụ xứ khác có các Tỳ-kheo-ni tranh cãi, không hòa hợp, muốn đến đây tự tứ. Tỳ-kheo ni ở đây nên bớt xuống hai, hoặc ba ngày để tự tứ. Nếu nghe họ đã vào trong giới, nên sửa soạn các dụng cụ tắm, gội đầy đủ cho họ, sửa soạn xong liền ra ngoài giới tự tứ. Nếu làm được như thế thì tốt, nếu không thì Tỳ-kheo-ni ở đây nên tác bạch tăng thêm ngày tự tứ. Tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng ngày nay tăng không tự tứ, đến ngày mười lăm tháng không trăng mới tự tứ, tác bạch như thế.

Tác bạch rồi tăng thêm ngày tự tứ. Nếu Tỳ-kheo-ni khách đến tháng không trăng, Tỳ-kheo-ni cựu trụ nên tác bạch tăng thêm lần thứ hai. Tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, ngày nay tăng không tự tứ, đến ngày mười lăm tháng có trăng sau sẽ tự tứ, (tác bạch như thế).

Nếu Tỳ-kheo-ni khách vẫn không đi, thì Tỳ-kheo-ni cựu trụ nên như pháp, như luật, bắt buộc hòa hợp tự tứ.

THIÊN THỨ CHÍN: THỌ NHẬN THANH TỊNH Y BÁT, THUỐC MEN

Pháp thọ năm y:

Theo luật Thập Tụng chép:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo ni...... Đây là y tăng-già-lê (bao nhiêu) điều, (bao nhiêu) bức dài (bao nhiêu) bức ngắn. Con từ y cắt rọc này, nay xin xả (nói ba lần), rồi thọ y thứ hai, cũng y theo như vậy. Thọ y che vai nên nói:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, con là Tỳ-kheo ni...... Đây là y che vai xin thọ, dài bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu tay rưỡi. Con xin trì y che vai này (nói ba lần). Thọ y quyết-tu-la nên nói:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo ni...... Đây là y quyết-tu-la xin thọ, dài bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu tay rưỡi. Con xin thọ trì y quyết-tu-la này (nói ba lần).

Pháp xả năm y:

Nên ngược lại với pháp thọ, thưa rằng:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo-ni...... Đây là y Tăng-già-lê (bao nhiêu) điều, (bao nhiêu) bức dài (bao nhiêu) bức ngắn. Con từ y cắt rọc này, nay xin xả (nói ba lần).

Bốn y khác cũng giống như vậy, mỗi y đều nói ngược lại khi thọ, nên biết như vậy.

Pháp thọ Ni-sư-đàn:

Nên thưa:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo ni...... Ni-sư-đàn này là y giúp thân tôi xin thọ (nói ba lần).

Các y giúp thân khác, pháp thọ cũng giống như vậy.

Lúc xả thì thưa ngược lại với pháp thọ, nên biết như vậy.

Pháp thọ bát:

Luật nói: Bát có hai loại: 1-Bằng đất; 2-Bằng sắt. Mầu: có hai thứ: mầu đỏ sậm và mầu đen, lớn: Đựng được ba đấu, nhỏ đựng được một thăng rưỡi. Bát như vậy nên trì, nên tịnh thí trì.

Luật Thập Tụng chép:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo ni...... Bát-đa-la này đúng lượng, xin được thọ để dùng lâu dài (nói ba lần).

Pháp xả ngược lại pháp thọ, nên biết vậy.

Pháp thọ mười sáu vật dụng:

Luật nói: Nếu trong ngày Tỳ-kheo-ni nhận được vật dùng, nên làm pháp thọ ngay ngày đó và nên dùng. Tất cả mười sáu cái, dư nên tịnh thí, hoặc cho người khác.

Mười sáu vật gồm: Nồi lớn và nắp; nồi nhỏ cũng như vậy, bình đựng nước và nắp; bình nước tắm cũng như vậy; bốn cái chậu và thìa, hai cái nhỏ, hai cái lớn.

Pháp thọ như sau:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo ni...... vật dụng...... này là một trong mười sáu vật dụng, nay tôi xin thọ (nói ba lần).

Pháp thọ thuốc phi thời:

Luật nói: Cho uống tám thứ nước: nước lê, nước quả diêm-phù-đề, nước táo chua, nước mía, nước các trái cây xay mịn, nước xá-lâu-ca, nước ba-lâu-sư, nước nho. Nếu nước nho uống không say thì được tính vào nước uống phi thời. Nếu làm say người thì không nên uống. Nếu uống thì đúng như pháp mà trị. Trước phải nhận từ tay tịnh nhân, rồi đến Tỳ-kheo ni thưa như sau:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo ni...... vì bị bệnh...... nước phi thời...... này để uống phi thời, nay đến Đại tỷ xin thọ (nói ba lần).

Thọ hai thứ thuốc khác giống như thuốc bảy ngày, nên nói:

- Vì ngủ chung bảy ngày mà uống. Thuốc suốt đời nên nói:

- Vì suốt đời ngủ chung mà uống.

Thuốc bảy ngày như sữa v.v... Thuốc suốt đời như tất cả các thứ giấm, v.v... chẳng phải là thức ăn.

Pháp chân thật tịnh thí:

Nên thưa:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi có y dư này chưa tác tịnh, nay làm tác tịnh, con xin xả cho Đại tỷ, đó là chân thật tịnh thí.

Thực hành pháp chân thật tịnh thí rồi, nên hỏi thí chủ, sau đó được mặc, thuốc (thức ăn) trong bình bát và mười sau vật dùng cũng giống như vậy.

Pháp xoay vần tịnh thí:

Nên thưa:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, đây là y dư của tôi chưa tác tịnh, vì làm thanh tịnh nên bố thí cho Đại tỷ.

Đây là xoay vần tịnh thí.

Người nhận tịnh thí kia nên nói:

- Đại tỷ! Cô có y dư nầy chưa tác tịnh, vì thanh tịnh nên thí cho tôi, nay tôi nhận y này. Nhận rồi nói:

- Cô bố thí y này cho ai? Người ấy nên đáp:

- Thí cho người nào đó...... Người thọ tịnh thí nói:

- Đại tỷ! Y dư chưa tác tịnh ấy của cô, vì thanh tịnh nên bố thí cho tôi, nay tôi nhận.

Nhận rồi nói cô bố thí cho người nào đó......, y này người ấy đã có, cô vì người ấy khéo giữ gìn tùy nhân duyên mà lấy mặc.

Xoay vần tịnh thí rồi, hỏi, hoặc không hỏi thí chủ, cho phép tùy ý lấy mặc, thuốc trong bình bát và mười sáu vật dùng; Tác pháp cũng giống như vậy, chỉ có việc gọi tên là khác nhau.

QUYỂN TRUNG

(Xuất xứ từ Luật Tứ Phần)

THIÊN THỨ MƯỜI: NHIẾP VẬT

Pháp nhiếp thời hiện tiền bố thí:

Luật nói: từ nay về sau, tất cả các mùa Xuân, Hạ, Đông tìm cầu y hạ an cư. Lại nữa, không được an cư ở trú xứ này mà nhận phần y hạ an cư ở chỗ khác. Lại ở trụ xứ khác kiết hạ an cư rồi, lại đến trú xứ khác nữa, người đó không biết nhận vật an cư ở trụ xứ nào? Phật dạy: Cho phép nhận vật ở trụ xứ nào ở nhiều ngày. Nếu số ngày ở hai trú xứ bằng nhau, cho phép mỗi trú xứ nhận phân nửa. Lại nói: Chúng tăng được y hạ an cư, nhưng tăng không hòa hợp, chia làm hai bộ. Phật dạy: Nên chia theo số người nhiều ít của mỗi bộ. Chưa được y hạ an cư hoặc được y hạ an cư, tăng không hòa hợp, chia làm hai bộ cũng chia theo số người. Ở đây giống với thí hiện tiền, không có pháp chia đều nhau.

Pháp nhiếp vật cúng dường hiện tiền phi thời:

Tăng có (được) y cúng dường không biết làm sao? Phật dạy: Cho phép chia, nên chia theo số người nhiều ít. Nếu mười người thì chia làm mười phần, cho đến trăm người thì chia làm trăm phần, tốt xấu xem lẫn nhau mà chia; không được tự mình lấy phần, phải nhờ người khác lấy, không được tự mình rút thăm, phải nhờ người không thấy rút thăm. Ở đây chỉ tính theo số người, cũng không có pháp chia.

Pháp nhiếp vật cúng dường tăng đúng thời:

Nếu các cư sĩ cúng dường vật an cư không chọn trú xứ khác, tùy theo vật cúng dường nên chia. Đối với chỗ được vật có hạ an cư, người đi vắng không có mặt, thì khai cho dặn người khác nhận. Luật nói: Một Tỳ-kheo an cư được nhiều y vật hạ an cư của tăng hạ an cư. Vị Tỳ-kheo kia nên nghĩ: “Đây là vật của tôi”. Pháp đối thú yết-ma này, y theo giống như pháp vật cúng dường tăng phi thời, cho nên không nêu ra.

Pháp sai người chia vật cúng dường tăng phi thời: Nếu có trụ xứ hiện tiền tăng được y vật để chia. Luật nói: Cho phép chia. Lúc chia, có Tỳ-kheo-ni khách đến, thường khiến cho việc chia y rất mỏi mệt, nên sai một người để chia y vật. Người được sai phải có đủ năm pháp, năm pháp như trên đã nêu. Nên tác bạch sai như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng sai Tỳ-kheo-ni...... vì tăng làm người chia vật, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo-ni...... vì tăng làm người chia vật. Đại tỷ nào bằng lòng, cho tăng sai Tỳ-kheo-ni...... làm người chia vật cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo-ni...... làm người chia vật cho tăng rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Chia cháo, chia thức ăn khư-xà-ni (không phải thức ăn chính) cho tăng trong các bữa tiểu thực, cử người đi dự hội, trải đồ ngồi, chia đồ ngồi, chia y tắm, đáng cho đáng nhận nên sai Tỳ-kheo ni, v.v..., sai tất cả cũng như vậy.

Người có năm pháp làm người chia cháo cho tăng vào địa ngục nhanh như tên bắn. Đó là: Ái v.v... Người có năm pháp chia cháo cho tăng được sinh lên cõi trời thiên nhanh như tên bắn. Đó là không ái, v.v... Cho đến sai Sa-di-ni làm cũng như vậy.

Pháp giao phó vật cho người chia y:

Đã sai người rồi nên giao phó vật cho họ, tác bạch giao phó như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng giao cho Tỳ-kheo-ni...... Tỳ-kheo-ni đó sẽ phân phát cho tăng, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền. Nay tăng giao cho Tỳ-kheo-ni...... Tỳ-kheo-ni đó sẽ phát cho tăng.

Đại tỷ nào bằng lòng y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này nên chia cho tăng hiện tiền, nay tăng giao cho Tỳ-kheo-ni...... Tỳ-kheo-ni đó sẽ phát cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Thực hành pháp này rồi, tính theo số người chia bằng nhau. Thức-xoa-ma-na và Sa-di ni nếu hòa hợp thì chia bằng nhau, nếu không hòa hợp thì hai phần chia cho một phần, nếu không hòa hợp thì ba phần cho một phần. Nếu người không đáng cho thì không nên chia. Người ở trong tăng-già-lam bốn phần chia cho một phần. Nếu người không đáng cho thì không nên chia.

Pháp bốn người trực tiếp nhiếp vật:

Nếu chỉ có bốn người thì không thành sai người nhận, mà giao phó trực tiếp pháp tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng hiện tiền chia y vật này, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền. Nay tăng hiện tiền chia y vật này, Đại tỷ nào bằng lòng y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền, nay tăng hiện tiền chia y vật nầy thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, nay tăng hiện tiền chia y vật nầy rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Làm yết-ma rồi, pháp chia như trước.

Pháp đối thú nhiếp vật:

Nếu có ba người, thì một người đối với hai người kia cùng nói ba lời để nhận, nên nói như sau:

- Thưa hai Đại tỷ nhớ nghĩ cho, y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền. Trụ xứ này không có tăng, đây là phần của chúng tôi (nói ba lần).

Nếu có hai người cũng giống như vậy, pháp chia như trên.

Pháp tâm niệm nhiếp vật:

Nếu có một người thì nên tâm niệm nói:

Y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền, trụ xứ này không có tăng, đây là phần của tôi (nói ba lần).

Cách chia như trước.

Pháp nhiếp vật được cúng dường của hai bộ:

Bấy giờ, có hai bộ tăng ở trụ xứ khác được nhiều y vật đáng chia.

Số Tỳ-kheo tăng nhiều, số Tỳ-kheo-ni lại ít. Phật dạy: Nên chia thành hai phần. Nếu phía ni chúng không có Tỳ-kheo-ni, chỉ có Thức-xoa-ma-na cũng chia làm hai phần, hoặc chúng chỉ có Sa-di-ni cũng chia làm hai phần. Nếu chúng không có Sa-di-ni thì tăng nên chia. Nếu số Tỳ-kheo ít, Tỳ-kheo-ni nhiều cũng chia làm hai phần. Nếu tăng chúng không có Tỳ-kheo, chỉ có Sa-di cũng chia làm hai phần. Nếu chúng không có Sa-di, thì Tỳ-kheo-ni nên chia.

Chia hai phần rồi, mỗi bộ trở về bản xứ, làm pháp yết-ma, hoặc ba pháp, để chia vật. Bấy giờ, tăng được vật cúng dường cũng giống như vậy. Hai bộ được vật cúng dường hiện tiền đều tùy theo số người mà chia.

Pháp nhiếp vật của Tỳ-kheo-ni đã qua đời:

Luật chép: Chia cho tăng ruộng vườn, cây quả; lại chia phòng riêng và các vật trong phòng riêng; lại chia bình đồng, chậu đồng, nồi chảo và các vật nặng; lại chia giường dây, giường cây, mền, chiếu, gối; lại chia y lêdiên-đà, kỳ-la, đệm; lại chia xe cộ, người giữ chùa; lại chia bình đựng nước, gàu múc nước tắm, tích trượng, quạt; lại chia các đồ vật làm bằng sắt, gỗ, đồ gốm, vỏ cây, trúc. Phật dạy: Không nên chia tài vật thuộc về tăng bốn phương. Đệm rộng ba khuỷu tay, dài năm khuỷu tay, lông dài ba ngón tay, dao cạo tóc, y, bát, đồ ngồi, ống đựng kim, vải để gói các thứ, đồ vật để cất chứa, tăng hiện tiền nên chia. Trước phân biệt như vậy, sau mới tác pháp.

Pháp người nuôi bệnh đối với tăng xả vật:

Bấy giờ, người nuôi bệnh đem vật đến trong tăng, oai nghi đầy đủ xả rằng:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... ở đây (nếu ở chỗ khác qua đời thì nên nói người kia) qua đời. Tất cả y bát, đồ ngồi, ống đựng kim, vải, đồ vật (ở đây tùy theo mười sáu vật hiện có để tác pháp, nếu có thiếu thứ nào nên trừ ra. Lại nữa, nếu vật có nhiều thứ giống nhau, ở đây nói nhiếp không hết thì nên nói y, hoặc chẳng phải y). Trụ xứ này nên chia cho tăng hiện tiền (nói ba lần).

Pháp thưởng vật cho người săn sóc bệnh:

Luật chép: Tăng hỏi người nuôi bệnh: Người bệnh có dặn dò gì không? Ai thiếu người bệnh vật gì? Người bệnh thiếu ai vật gì?

Có năm pháp nên thưởng vật cho người nuôi bệnh: 1-Biết những thứ người bệnh ăn được, hoặc không ăn được. Những thứ ăn được thì cho người bệnh ăn; 2-Không nhờm gớm đồ đại tiểu tiện, đờm dãi của người bệnh; 3-Có tâm thương xót lo lắng cho người bệnh, không vì cơm áo; 4-Có khả năng lo lắng thuốc thang cho đến lúc người bệnh lành hoặc qua đời; 5-Nói pháp cho người bệnh nghe, giúp cho người bệnh vui vẻ, đối với pháp lành tăng thêm lợi ích. Người nuôi bệnh có năm pháp này, tăng nên lấy y vật, bát v.v... tùy theo những thứ hiện có mà thưởng cho người nuôi bệnh. Nếu không có thì không được lấy vật khác thay thế, nên bạch để thưởng như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... qua đời, tất cả y, bát, đồ ngồi, ống đựng kim, vải, đồ vật, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Nay tăng cho Tỳ-kheo-ni...... nuôi bệnh. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni...... nuôi bệnh y bát, đồ ngồi, ống đựng kim, vải, đồ vật thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... nuôi bệnh y bát, đồ ngồi, ống đựng kim, vải, đồ vật rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp sai người chia y:

Phải sai người có đủ năm tính chất tốt như trước, nên tác bạch sai như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo-ni...... làm người chia vật cho tăng, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo-ni...... làm người chia vật cho tăng. Đại tỷ nào bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo-ni...... làm người chia vật cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo ni...... làm người chia vật cho tăng rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giao phó vật cho người chia y:

Sai rồi, nên giao phó như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng nay giao cho Tỳ-kheo-ni......, Tỳ-kheo ni...... đó sẽ chia lại cho tăng, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia, nay tăng giao cho Tỳ-kheo-ni......, Tỳ-kheo-ni...... đó sẽ chia lại cho tăng. Đại tỷ nào bằng lòng, Tỳ-kheo ni...... qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia, (548) nay tăng giao cho Tỳ-kheo-ni......, Tỳ-kheo ni...... đó sẽ chia lại cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giao cho Tỳ-kheo ni......, Tỳ-kheo ni...... đó sẽ chia lại cho tăng rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp chia vật như trước.

Pháp bốn người trực tiếp nhận vật:

Vì không thành sai người, nên giao phó trực tiếp rằng:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng hiện tiền chia y vật này, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia, nay tăng hiện tiền chia y vật này. Đại tỷ nào bằng lòng, Tỳ-kheo ni...... qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Nay tăng hiện tiền chia y vật này thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, nay tăng hiện tiền chia y vật này rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Tác yết-ma rồi, pháp chia như trước. Nếu có người săn sóc bệnh nên vấn hòa bằng miệng để thưởng cho họ.

Pháp đối thú nhiếp vật:

Nếu có ba vị, một vị đối với hai vị cùng nói ba lời để nhận. Nói như vầy:

- Thưa hai Đại tỷ nhớ nghĩ cho, Tỳ-kheo ni...... qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Trụ xứ này không có tăng, đây là phần của chúng tôi (nói ba lần).

Nếu có hai vị cũng vậy, pháp chia như trước. Nếu có người nuôi bệnh nên vấn hòa bằng miệng để thưởng cho họ.

Pháp tâm niệm nhiếp vật:

Nếu có một người nên tâm niệm:

Tỳ-kheo ni...... qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Trụ xứ này không có tăng, đây là phần của tôi (nói ba lần).

Pháp chia như trước.

Pháp nhiếp vật không có trụ xứ:

Nếu có Tỳ-kheo-ni đi vào làng xóm không có trụ xứ rồi qua đời, không biết chia y bát của Tỳ-kheo ni này cho ai. Các Tỳ-kheo-ni bạch lên Đức Phật. Phật dạy:

- Chỗ kia nếu có Ưu-bà-tắc, người giữ vườn kính mến Phật pháp thì họ nên cất giữ. Nếu chỗ kia có năm chúng xuất gia, thì nên cho người đến trước. Nếu không có ai đến, thì nên đưa vào chùa gần đó.

THIÊN THỨ MƯỜI MỘT: Y CÔNG ĐỨC

Pháp bạch thọ y công đức:

Luật nói: Nếu được vải mới, hoặc y do đàn-việt cúng dường, hoặc y phẩn tảo, hoặc y mới, hoặc y cũ, y mới đã tác tịnh, hoặc đã giặt, giặt rồi khâu và tác tịnh. Y đó chẳng phải do tà mạng mà được, chẳng phải do gợi ý mà được, chẳng phải hiện tướng mà được. Y đó không để cách đêm, không phải y xả đọa, tác tịnh. Ngay vào ngày đem đếm, y đúng pháp may viền bốn bên, năm điều có mười bức, nếu số điều hơn cũng được thọ. Nên tự mình giặt, nhuộm trải ra để cắt may thành mười bức. May xong, Tỳ-kheo-ni nên vào trong tăng để thọ. Kinh như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, hôm nay chúng tăng thọ y công đức, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, chúng tăng hòa hợp thọ y công đức, tác bạch như thế.

Pháp sai người giữ y công đức:

Luật nói: Tăng nên hỏi vị nào có khả năng giữ y công đức. Nếu có người có khả năng giữ gìn. Thì tăng bạch hai lần yết-ma để sai người giữ y công đức. Nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo-ni...... giữ y công đức cho tăng tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo ni...... giữ y công đức cho tăng. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng sai Tỳ-kheo-ni...... giữ y công đức cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo-ni...... giữ y công đức cho tăng rồi.

Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giao y công đức cho người giữ y công đức:

Sai rồi, tăng bạch hai lần yết-ma để giao y, nên tác bạch như vầy:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng trụ xứ này được y vật đáng chia, nên chia cho tăng hiện tiền. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng tăng đem y này giao cho Tỳ-kheo ni...... Tỳ-kheo ni này sẽ trì y này, vì tăng mà thọ làm y công đức, giữ ở trụ xứ này, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng ở trụ xứ này được y vật đáng chia, nên chia cho tăng hiện tiền. Nay tăng đem y này giao cho Tỳ-kheo ni......, Tỳ-kheo-ni này sẽ trì y nầy, vì tăng mà thọ làm y công đức, giữ ở trụ xứ này. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng giao y này cho Tỳ-kheo-ni...... thọ làm y công đức thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giao y cho Tỳ-kheo ni...... rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp người giữ y công đức cầm y thọ trước tăng:

Vị Tỳ-kheo-ni giữ y nên đứng dậy cầm y, đến chỗ các Tỳ-kheo-ni đưa tay đụng y, trình bày rõ điều tướng của y, tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, y này chúng tăng sẽ thọ làm y công đức; y này chúng tăng nay thọ làm y công đức, y này nay chúng tăng thọ làm y công đức rồi (nói ba lần).

Các Tỳ-kheo ni nên nói:

- Người thọ đã khéo thọ, trong đây các công đức có được đều có phần của ta.

Vị giữ y nên đáp: “Vâng”

- Như vậy thứ lớp cho đến vị Hạ tòa.

Thọ y rồi được năm việc: 1-Được chứa y dư; 2-Được ngủ lìa y; 3-Được ăn riêng chúng; 4-Được ăn nhiều lần; 5-Vào xóm làng không dặn Tỳ-kheo-ni khác.

Pháp sai người may y công đức:

Luật nói: Nếu được vải chưa may thành y, thì tăng nên bạch hai lần yết-ma, sai người may y công đức, nên bạch sai như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, sai Tỳ-kheo ni...... may y công đức cho tăng (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo-ni...... may y công đức cho tăng. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng sai Tỳ-kheo-ni...... may y công đức cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo-ni...... may y công đức cho tăng rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

(Tác pháp giống như trước).

Pháp xả y công đức:

Có Tỳ-kheo-ni không xả y công đức vì muốn được hưởng năm việc được dài lâu. Phật dạy: Không nên nghĩ như vậy, cho phép bốn tháng mùa đông xong, tăng nên xả y công đức, nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, hôm nay chúng tăng xả y công đức. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho nay tăng hòa hợp xả y công đức, (tác bạch như thế).

Nếu không xả, quá giới hạn đã định của y công đức thì phạm đột-cát-la. Có tám duyên xả y công đức: 1-Đi; 2-Xong; 3-Chưa xong; 4-Mất; 5-Mất hy vọng; 6-Nghe; 7-Ra ngoài giới; 8-Cùng nhau ra ngoài giới.

THIÊN THỨ MƯỜI HAI: TRỪ TỘI

Cách trừ tội Ba-la-di:

Theo luật, sám hối có năm thứ: Có khi phạm tội tự tâm niệm sám hối; có khi phạm tội nhẹ hướng về người khác sám hối; phạm tội vừa hướng về người khác sám hối; phạm tội nặng hướng về người khác sám hối; có khi phạm tội không thể sám hối. Ở đây, tội không thể sám hối, đó là tội Ba-la-di. Phạm tội Ba-la-di thì không được sám hối. Đắc pháp có ba thứ: 1-Phạm che giấu cho yết-ma diệt tẫn; 2-Phạm không che giấu cho yết-ma suốt đời học hối; 3-Người học hối lại cho yết-ma diệt tẫn.

Pháp làm yết-ma diệt tẫn cho người phạm tội mà che giấu:

Nếu Tỳ-kheo ni phạm Ba-la-di che giấu, tăng cho làm pháp nêu tội, làm pháp ức niệm cho tội rồi, nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội Ba-la-di...... Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng nay tăng cho Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội Ba-la-di...... yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, không được làm việc chung, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... này phạm tội Ba-la-di...... Nay tăng cho Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội Ba-la-di...... yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, làm việc chung. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni...... này phạm tội Ba-la-di...... yết-ma diệt tẫn, không ở chung, làm việc chung thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội Ba-la-di...... yết-ma diệt tẫn, không ở chung làm việc chung rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp suốt đời học hối cho người phạm tội không che giấu:

Luật nói: Nếu Tỳ-kheo-ni chưa phạm Ba-la-di thì suốt đời không được phạm. Nếu Tỳ-kheo-ni đã phạm Ba-la-di thì hoàn toàn không có tâm che giấu, đúng như pháp sám hối, cho phép tăng cho Tỳ-kheo-ni đó yết-ma giới Ba-la-di. Tỳ-kheo ni nên đến trước tăng, oai nghi đầy đủ, tác bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội Ba-la-di...... hoàn toàn không có tâm che giấu, nay tôi đến trước tăng xin giới Ba-la-di. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo ni...... giới Ba-la-di, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên làm pháp cho như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... này phạm tội Ba-la-di...... không có tâm che giấu, nay xin tăng giới Ba-la-di. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng nay tăng cho Tỳ-kheo ni...... giới Ba-la-di, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội Ba-la-di...... không có tâm che giấu, nay xin tăng giới Ba-la-di. Nay tăng cho Tỳ-kheo ni...... (phạm tội Ba-la-di) giới Ba-la-di. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... giới Ba-la-di thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... giới Ba-la-di rồi, Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Người kia được giới Ba-la-di rồi, suốt đời mọi việc đều thuận theo thực hành ba mươi lăm pháp: không được truyền giới cụ túc cho người; không được nhận y chỉ; không được nuôi chứa Sa-di-ni; không được nhận đi thỉnh giáo giới cho Tỳ-kheo-ni tăng, giả sử đã sai thì không nên đi thỉnh; không được làm tri sự cho tăng sai; không được làm người xử đoán việc của tăng; không được nhận làm người đại diện cho tăng; không được sáng sớm vào xóm làng chiều tối mới về; nên gần gũi các Tỳ-kheo-ni; không được gần gũi ngoại đạo, người tại gia, nên thuận theo pháp Tỳ-kheo-ni; không được nói chuyện thế tục; không được ở trong chúng tụng luật, nếu không ai có khả năng tụng thì cho phép; không được phạm lại tội này; các tội khác cũng không được phạm, hoặc tội tương tự; hoặc tội tùng sinh; hoặc tội nặng như ở đây; không được ngăn yết-ma và làm vị yết-ma; không được nhận đồ ngồi, nước rửa chân, lau giày, guốc, đấm bóp thân thể và lễ bái, hoặc sự đưa rước chào hỏi của Tỳ-kheo-ni thanh tịnh; không được nhận y, bát do Tỳ-kheo ni thanh tịnh trao; không được nêu tội Tỳ-kheo-ni thanh tịnh; hoặc làm ức niệm; làm Tự ngôn trị; không được làm chứng việc của người khác; không được ngăn Tỳ-kheo-ni thanh tịnh thuyết giới, tự tứ; không được tranh luận với Tỳ-kheo-ni thanh tịnh. Tuy cho Tỳ-kheo-ni giới Ba-la-di nhưng lúc tăng thuyết giới và yết-ma, người đó đến hay không, chúng tăng cũng không phạm lỗi.

Pháp diệt tẫn cho người học hối phạm tội lại:

Nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội được tăng cho giới Ba-ladi rồi mà pha-m lại, thì nên diệt tẫn và nêu tội, nên tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội Ba-la-di không có tâm che giấu, đã đến trước tăng xin giới Ba-la-di. Tăng đã cho Tỳ-kheo ni...... giới Ba-la-di. Tỳ-kheo-ni này trong thời gian học hối, lại phạm tội Ba-la-di...... Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng. Nay tăng cho Tỳ-kheo ni...... lại phạm tội Ba-la-di...... yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, không làm việc chung, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... này phạm tội Ba-la-di không có tâm che giấu, đã đến trước tăng xin giới Ba-la-di. Tăng đã cho Tỳ-kheo ni...... giới Ba-la-di. Tỳ-kheo-ni này trong thời gian học hối, lại phạm tội Ba-la-di...... Nay tăng cho Tỳ-kheo-ni...... lại phạm tội Ba-la-di...... yết-ma diệt tẫn, không ở chung, không làm việc chung. Đại tỷ nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo-ni...... lại phạm tội Ba-la-di...... yết-ma diệt tẫn, không ở chung, không làm việc chung thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... lại phạm tội Ba-la-di...... yết-ma diệt tẫn, không ở chung, không làm việc chung rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp dứt tội tăng tàn:

Yết-ma có ba: 1-Nửa tháng Ma-na-đỏa; 2-Trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa lại phạm thực hành nửa tháng Ma-na-đỏa bản nhật trị; 3-Xả tội chỉ được pháp vị có hai: 1-Được pháp phạm lại: yết-ma có ba; 2-Được pháp không phạm lại: yết-ma có hai.

Pháp cho nửa tháng Ma-na-đỏa:

Nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội tăng tàn nên ở trong hai bộ tăng, mỗi bên đủ bốn vị, trong nửa tháng thực hành Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni đó nên đến trước tăng, quỳ gối chắp tay, xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội tăng tàn...... nay đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo-ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội tăng tàn...... Nay đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội tăng tàn...... Nay đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng cho Tỳ-kheo-ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa rồi.

Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp bạch tăng thực hành Ma-na-đỏa:

Tỳ-kheo-ni đó đắc pháp rồi, muốn thực hành Ma-na-đỏa, thì đến trước tăng đầy đủ oai nghi, tác bạch như sau:-Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo ni...... phạm tội tăng tàn...... đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo-ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Nay tôi thực hành Ma-na-đỏa, xin tăng nhớ nghĩ cho tôi (nói ba lần).

Tỳ-kheo-ni kia bạch pháp hành rồi, thực hành đủ ba mươi lăm việc. Ba mươi lăm việc như đã nêu trên. Tỳ-kheo-ni đó đến chỗ Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, thực hành pháp đệ tử đối với Hòa-thượng. có tám việc mất đêm: 1Đến chùa khác không bạch; 2-Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni có khách đến không bạch; 3-Có việc ra ngoài giới không bạch; 4-Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đi bách bộ trong chùa không bạch; 5-Bị bệnh không nhờ người tin cậy bạch; 6-Hai, ba người ngủ chung một nhà; 7-Ở trụ xứ không có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni; 8-Khi nửa tháng tăng thuyết giới không bạch. Đây là tám việc mất đêm, hễ trái bất cứ một việc nào thì mất một đêm, phạm tội đột-cát-la.

Pháp mỗi ngày bạch trong tăng:

Tỳ-kheo-ni thực hành Ma-na-đỏa này nên đến trước tăng, mỗi ngày bạch với tăng. Lúc bạch đầy đủ oai nghi, nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội tăng tàn...... đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho con là Tỳ-kheo ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Con là Tỳ-kheo ni...... thực hành Ma-na-đỏa, đã thực hành (bao nhiêu) ngày, chưa thực hành

(bao nhiêu) ngày. Xin bạch Đại đức tăng biết cho, con thực hành Ma-na-đỏa.

(Nếu thuyết giới và đến chùa khác, v.v... tác bạch đại khái giống nhau nên biết).

Pháp bạch đình chỉ hành pháp Ma-na-đỏa:

Nếu đại chúng khó nhóm họp, hoặc không muốn thực hành, hoặc người kia tính tình yếu đuối, thường mắc cỡ thì Tỳ-kheo-ni kia nên đến một Tỳ-kheo hoặc một Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, đầy đủ oai nghi, bạch rằng:

- Bạch Đại đức (đối với Tỳ-kheo-ni nói: Bạch Đại tỷ), tôi là Tỳ-kheo-ni...... ngày nay tôi xin nghỉ thực hành pháp Ma-na-đỏa.

Pháp bạch thực hành Ma-na-đỏa:

Nếu lúc muốn hành, thì Tỳ-kheo ni phạm tội đến chỗ Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, đầy đủ oai nghi, bạch như sau:

- Bạch Đại đức (đối với Tỳ-kheo-ni nói: Bạch Đại tỷ), tôi là Tỳ-kheo ni...... ngày nay tôi xin thực hành pháp Ma-na-đỏa.

Bạch như vậy rồi, thực hành như trước.

Pháp thực hành Ma-na-đỏa xong, bạch tăng đình chỉ:

Nếu Tỳ-kheo-ni thực hành Ma-na-đỏa xong nên bạch với tăng.

Tỳ-kheo-ni đó đến trước tăng đầy đủ oai nghi, bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội tăng tàn...... đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Nay tôi thực hành Ma-na-đỏa xong, xin tăng nhớ nghĩ cho (nói ba lần).

Pháp cho Ma-na-đỏa bản nhật trị:

Tỳ-kheo-ni trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa lại phạm nên cho pháp bản nhật trị. Tỳ-kheo-ni đó đến trước tăng, đầy đủ oai nghi, tác bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội tăng tàn...... đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo ni...... trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn...... Nay đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo-ni...... yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội tăng tàn...... đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo-ni...... này trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn...... Nay đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo-ni...... yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội tăng tàn...... đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni...... này trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn...... Nay đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa (550) tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cho Tỳ-kheo-ni...... này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo ni...... yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp bạch thực hành, v.v... giống như trước, tác pháp phải đầy đủ oai nghi.

Pháp cho không hoại Ma-na-đỏa xả tội:

Pháp xả tội này có hai: 1-Pháp không hoại Ma-na-đỏa; 2-Pháp hoại Ma-na-đỏa. Pháp không hoại Ma-na-đỏa: Tỳ-kheo-ni thực hành Ma-na-đỏa xong, nên ở trước hai bộ tăng, mỗi bộ đủ hai mươi vị để xuất tội. Người kia đến trước tăng, đầy đủ oai nghi, tác bạch xin như sau:-Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo ni...... phạm tội tăng tàn...... đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa, Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo-ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo-ni...... đã thực hành Ma-na-đỏa xong, nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội tăng tàn...... đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni...... này nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni...... này thực hành Ma-na-đỏa xong, nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... xả tội, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... này phạm tội tăng tàn...... đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni...... này nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo-ni...... này đã thực hành Ma-na-đỏa xong, nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội. Tăng cho Tỳ-kheo-ni...... xả tội. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... xả tội thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... xả tội rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp cho hoại Ma-na-đỏa xả tội:

Người kia hoại Ma-na-đỏa, nhưng đã thực hành xong Ma-na-đỏa, đến trước tăng, đầy đủ oai nghi, bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội tăng tàn...... đã đến tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo-ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo-ni...... trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn...... cũng đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cũng cho tôi yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tôi là Tỳ-kheo ni...... thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị rồi. Nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội, xin tăng cho tôi yết-ma xả tội, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội tăng tàn...... đã đến tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa, tăng đã cho Tỳ-kheo-ni...... này nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo-ni...... này trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn...... cũng đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cũng cho Tỳ-kheo-ni...... này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tỳ-kheo-ni...... này thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị xong. Nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... xả tội, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội tăng tàn...... đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo-ni...... nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo-ni...... này trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn...... cũng đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni...... này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tỳ-kheo-ni...... này thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn...... nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị xong. Nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội. Tăng cho Tỳ-kheo-ni...... xả tội. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo-ni...... xả tội thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... xả tội rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp trừ tội Thâu-lan-giá:

Theo đây, Thâu-lan-già có hai thứ: 1. Căn bản; 2. Tùng sinh.

Trong hai loại này, thứ bậc sám hối có ba phẩm:

1- Phẩm thượng: Sám hối với đại chúng. Đó là các tội: chủ pháp luân tăng, trộm bốn tiền, giết người lành thuộc căn bản Thâu-lan-già. Sau phạm Ba-la-di quan trọng là thâu-lan-giá thuộc tùng sinh Thâu-lan-già.

2- Phẩm trung: Sám hối với số ít người. Đó là các tội: chủ pháp yết-ma tăng, bạn hoại pháp luân tăng, trộm hai, ba tiền thuộc căn bản Thâu-lan-già. Sau phạm Ba-la-di không quan trọng là Thâu-lan-già, sau phạm tăng tàn, quan trọng là Thâu-lan-già thuộc tùng sinh Thâu-lan-già.

3- Phẩm hạ: Sám hối với một người, đó là các tội: cạo lông, lõa hình, chứa da người, bát đá, ăn máu thịt sống, mặc y ngoại đạo, trộm một tiền thuộc căn bản Thâu-lan-già. Sau phạm tăng tàn, quan trọng là Thâu-lan-già thuộc tùng sinh Thâu-lan-già.

Pháp đối trước tăng xin sám hối:

Tức là Tỳ-kheo-ni phạm tội Thâu-lan-già thượng phẩm, nên sám hối trước tăng. Tỳ-kheo-ni kia đến trong tăng, đầy đủ oai nghi xin sám hối như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội thâu-lan-giá...... nay đến trước tăng xin sám hối, xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo-ni...... sám hối, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Pháp thỉnh chủ sám hối:

Người muốn sám hối nên đến trước tăng, thỉnh một vị Tỳ-kheo-ni thanh tịnh làm chủ sám hối. Không được sám hối với người phạm tội. Người phạm tội không được nhận người khác sám hối. Tỳ-kheo-ni kia đến nên đến chỗ Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, nếu tất cả tăng đều phạm, thì không được sám hối với họ. Nếu có Tỳ-kheo-ni khách đến, họ thanh tịnh, thì nên đến họ xin sám hối. Nếu không có Tỳ-kheo-ni khách đến thì nên sai hai, ba người đến trong chúng thanh tịnh gần đó để sám hối. Các Tỳ-kheo-ni này sám hối xong nên trở về trụ xứ. Các Tỳ-kheo-ni ở trụ xứ này nên hướng về các Tỳ-kheo-ni thanh tịnh này mà sám hối, đầy đủ oai nghi, thỉnh như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội Thâu-lan-già...... nay thỉnh Đại tỷ làm chủ sám hối, xin Đại tỷ vì tôi làm chủ sám hối, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Pháp bạch tăng nhận làm chủ sám hối:

Người nhận làm chủ sám hối không được hứa ngay, mà nên bạch với tăng, bạch rằng:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội Thâu-lan-già...... nay đến trước tăng xin sám hối. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng, tăng bằng lòng cho tôi nhận sám hối của Tỳ-kheo-ni......, tác bạch như thế.

(Tác bạch rồi bèn đáp: “Được”).

Pháp chánh sám hối:

Người sám hối, trước sám hối các tội che giấu. Pháp sám hối như sau, sau đó trừ tội căn bản, nên bạch rằng:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phạm tội Thâu-lan-già...... nay đến Đại tỷ xin sám hối, không dám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối thì lo buồn, nhớ nghĩ mình phạm nên phát lồ, biết mà không che giấu. Xin Đại tỷ nhớ cho tôi thanh tịnh, giới thân đầy đủ, thanh tịnh bố-tát (nói như vậy ba lần), vị chủ sám hối bảo rằng:

- Cô nên tự trách tâm mình, nên sinh nhàm chán, xa lìa. Người sám hối đáp: Xin vâng!

Pháp đối với ba Tỳ-kheo-ni sám hối:

Tức là tội Thâu-lan-già trung phẩm, đối với số ít người sám hối. Tỳ-kheo ni kia nên đến chỗ ba Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, (551) thỉnh một vị làm chủ sám hối, pháp thỉnh như trên. Người chủ sám hối nhận thỉnh rồi, không được hứa ngay, mà phải đổi thành đơn bạch, để hỏi người bên cạnh, nên hỏi hai vị Tỳ-kheo-ni kia rằng:

- Nếu hai Đại tỷ bằng lòng cho tôi nhận sám hối của Tỳ-kheo-ni...... thì tôi sẽ nhận.

Hai vị kia đáp: Được!

Vị chủ sám hối được hai Tỳ-kheo-ni kia bằng lòng, mới trả lời với người sám hối là: Được!

(Pháp sám hối như trên, vì chỉ cần sám hối với số ít người, nên đối với ba người sám hối. Đối với hai người sám hối cũng giống như vậy, chỉ có pháp xả đọa được dùng chung, đối với hai người làm pháp sám hối).

Pháp đối với một vị Tỳ-kheo-ni mà sám hối:

Tức là tội Thâu-lan-già hạ phẩm, sám hối với một vị Tỳ-kheo-ni. Tỳ-kheo-ni kia đến chỗ một Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, thỉnh làm chủ sám hối, pháp chánh sám hối hoàn toàn như trước, trừ hỏi người bên cạnh.

Pháp dứt trừ tội ba-dật-đề:

Theo đây thì tội có hai loại: 1-Ba mươi xả đọa; 2-Một trăm bảy mươi tám ba-dật-đề (đơn đọa), nhưng ba mươi xả đọa, lúc xả trừ hai vật báu, hoặc xả cho tăng, hoặc chúng nhiều người, hoặc một người, không được xả riêng chúng. Nếu xả không thành xả thì phạm đột-cátla.

Pháp xả tài vật cho tăng:

Phạm y xả đọa phải xả, làm tịnh thí đưa cho người khác, may ba y. Y ba-lợi-ca-la nên hoại, nên đốt, hoặc dùng làm phi y, hoặc làm y đắp thường. Tỳ-kheo-ni kia đến trong tăng, đầy đủ oai nghi, bạch để xả như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa, nay tôi xả cho tăng (nói một lần).

Pháp xả tội xin sám hối:

Người kia xả tài vật rồi, đến trước xin sám hối, bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, con Tỳ-kheo-ni...... vì chứa y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa. Y đó đã xả cho tăng, trong đây phạm nhiều (bao nhiều) tội ba-dật-đề, nay đến trước tăng xin sám hối. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo-ni...... sám hối, xin thương xót cho (nói ba lần).

Ở đây sám hối với tăng, phép tắc giống như trước. Vì tội xả đọa này một người có thể phạm nhiều lần, làm pháp khó, nên nói lại đầy đủ.

Pháp thỉnh chủ sám hối:

Người muốn sám hối đến trước tăng, thỉnh một Tỳ-kheo-ni làm chủ sám hối. Người kia đến chỗ Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, đầy đủ oai nghi, thỉnh như sau:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo-ni...... vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa, y này xả cho tăng. Trong đây phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề (tội khác cũng theo tên mà nói), nay thỉnh Đại tỷ làm chủ sám hối. Xin Đại tỷ vì tôi làm chủ sám hối, xin thương xót tôi (nói một lần).

Pháp bạch tăng nhận làm chủ sám hối:

Người nhận sám hối không được nhận ngay, nên bạch với tăng:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa. Y này xả cho tăng, trong đây phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề (tội khác cũng theo loại mà nói), nay đến trước tăng xin sám hối. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tôi nhận làm chủ sám hối của Tỳ-kheo-ni...... tác bạch như thế.

Tác bạch như vậy rồi, mới đáp rằng: Được.

Pháp chánh sám hối:

Các tội trong đây đầu cuối khác nhau, gồm có mười hai loại, mỗi loại có ba tội.

1. Có ba tội: Đó là chứa y vật dư ba-dật-đề, căn bản xoay vần, và hai tội che giấu.

2. Có ba tội: Lúc tăng thuyết giới nói thanh tịnh phạm tội ba-dật-đề, và hai tội che giấu.

3. Có ba tội: Đối thú thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm tội ba-dật-đề, và hai tội che giấu.

4. Có ba tội: Lúc tăng tự tứ nói thanh tịnh phạm tội ba-dật-đề, và hai tội che giấu.

5. Có ba tội: Đối thú tự tứ tự nói thanh tịnh phạm tội ba-dật-đề, và hai tội che giấu.

6. Có ba tội: Tự mình có tội thuyết giới cho chúng tăng, phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

7. Có ba tội: Tự mình có phạm không cùng nghe giới phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

8. Có ba tội: Lúc tăng thuyết giới hai chỗ, ba lần hỏi im lặng, mắc tội nói dối ngữ phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

9. Có ba tội: Tâm niệm thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

10. Có ba tội: Tâm niệm tự tứ tự nói thanh tịnh phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

11. Có ba tội: Tự mình có tội nhận sám hối của người khác, phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

12. Có ba tội: Mặc y xả đọa phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

Ba tội trong mười hai loại này, lúc sám hối đều duyên theo đó để biết đủ, thiếu. Theo văn, chánh giải sám hối có khai ra ba loại:

1. Cùng sám hối hai mươi bốn tội che giấu: Đó là trừ tội chứa y vật dư cho đến tội mười hai là mặc dùng y xả đọa, che giấu và tùy theo che giấu, hai tội đột-cát-la, vì các tội này chủng loại giống nhau.

2. Cùng sám hối bảy tội đột-cát-la không nên thuyết giới, vì bảy loại này giống nhau.

3. Cùng sám hối năm tội ba-dật-đề như chứa y dư, v.v...

Pháp sám hối hai mươi bốn tội che giấu:

Thực hành pháp sám hối này, phải đầy đủ oai nghi, chí thành, tha thiết, hết lòng hổ thẹn, không bao giờ tiếp diễn. Xin thỉnh chứng minh chung chung thì tội nhẹ chắc chắn không thể dứt trừ, nên bạch xin như sau:

- Tôi là Tỳ-kheo-ni...... vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm nhiều (bao nhiêu) tội Ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Đã phạm tội này, lúc tăng thuyết giới nói thanh tịnh nên phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Lúc tăng tự tứ nói thanh tịnh nên phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Tự mình có tội vì chúng thuyết giới nên phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự mình có tội không cùng nghe giới nên phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Lúc tăng thuyết giới hai chỗ ba lần hỏi nên phạm nhiều (bao nhiêu) vì im lặng mắc tội nói dối phạm đột-cát-la. Tâm niệm thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tâm niệm tự tứ tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự mình có tội nhận sám hối của người phạm nhiều (bao nhiêu) tội độtcát-la. Mặc y xả đọa phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cátla. Các tội này đều biết, không phát lồ để ngủ qua đêm, phạm tội đột-cát-la che giấu. Không nhớ số (biết số nên nói biết), trải qua hai đêm rồi đi, lại phạm tội xoay vần đột-cát-la che giấu. Không nhớ số (biết số thì nói), nay tôi xin sám hối không dám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối thì lo buồn. Nhớ mình phạm tội phát lộ, biết mà không che giấu, nay tôi tự trách tâm sinh nhàm chán xa lìa.

(Nói một lần, tuy nói trách tâm, nhưng phải trình bày đầy đủ).

Pháp sám hối bảy tội đột-cát-la không được thuyết giới:

Người phạm tội phải đầy đủ oai nghi, tha thiết chí thành, thỉnh chứng minh như trước. Nên bạch như sau:

- Tôi là Tỳ-kheo-ni...... vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm nhiều (bao nhiêu) tội Ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Đã phạm tội này, vì tăng thuyết giới nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự thân có tội không được cùng nghe giới phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cátla. Lúc tăng thuyết giới hai chỗ ba lần hỏi phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la là im lặng nói dối. Tâm niệm thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tâm niệm tự tứ tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự mình có tội nhận sám hối của người phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Mặc y xả đọa phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Nay con xin sám hối các tội giống như trước.

Pháp sám hối năm tội ba-dật-đề như chứa y dư, v.v...:

Người phạm tội phải chí thành, nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo-ni...... vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa. Y đó đã xả cho tăng. Trong đây phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đã phạm tội này, lúc tăng thuyết giới nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đối thú thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Lúc tăng tự tứ nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đối thú tự tứ tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Nay đến trước đại tỷ xin sám hối, không dám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối thì lo buồn. Nhớ phạm tội phát lồ, biết mà không che giấu. Xin Đại tỷ nhớ nghĩ con thanh tịnh, giới thân đầy đủ, thanh tịnh bố-tát (nói ba lần).

Người nhận sám hối nên nói:

- Cô nên tự trách tâm mình, nên sinh nhàm chán, xa lìa. Người sám hối đáp:

- Xin vâng!

Nếu vật xả đọa rồi, được dùng cho đến hư. Tội Ba-dật-đề tuy không xả tài vật giống như tội trước, nhưng cũng nên duyên theo từng việc để biết đầy đủ thay thiếu sót và sám hối như trên.

Pháp chuyển giao y lại tại chỗ:

Nếu chúng tăng nhiều khó nhóm họp, Tỳ-kheo-ni này có duyên sự muốn đi xa. Vị Tỳ-kheo-ni thanh tịnh nên hỏi: “Y nầy cô cho ai?” Hễ người kia nói, cho ai thì cho người ấy, nên bạch cho như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho tăng. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng đem y này cho Tỳ-kheo ni...... kia. Tỳ-kheo-ni kia sẽ trả lại cho Tỳ-kheo-ni này, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho tăng, tăng đem y này cho Tỳ-kheo-ni kia. Tỳ-kheo-ni kia sẽ trả lại cho Tỳ-kheo-ni này. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng đem y này cho Tỳ-kheo-ni kia, Tỳ-kheo ni kia sẽ trả lại cho Tỳ-kheo-ni này thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni kia rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Y một tháng, y thí gấp quá hạn, phần sau chứa mười sáu vật như bát dư, thuốc, v.v... đều giống như vậy, chỉ nêu việc khác mà thôi.

Pháp để qua đêm trả lại:

Nếu không có duyên trên, thì phải để qua đêm rồi yết-ma trả lại cho chủ. Y một tháng v.v... cũng cũng vậy. Trừ những vật này, còn vật khác trải lại tại chỗ. Hai pháp trải lại vật giống nhau, nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm xả đọa, y này đã xả cho tăng. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo-ni...... tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa, y này đã xả cho tăng, tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo-ni....... Đại tỷ nào bằng lòng, tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo-ni...... thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng, trả lại y cho Tỳ-kheo-ni...... rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp không trả lại vật:

Tỳ-kheo-ni phạm tội ở trước tăng xả y rồi. Người không trả y lại phạm đột-cát-la. Hoặc làm tịnh thí, hoặc đưa cho người, hoặc nay ba y, hoặc nay y ba-lợi-ca-la, hoặc làm cho hoại, hoặc đốt, hoặc may phi y, hoặc thường mặc, tất cả đều phạm đột-cát-la.

Pháp sám hối xả đọa đối với ba vị Tỳ-kheo:

Vị Tỳ-kheo ni phạm tội nên đến chỗ ba vị Tỳ-kheo-ni, đầy đủ oai nghi, xin xả như sau:

- Bạch các Đại tỷ nhớ nghĩ cho, con Tỳ-kheo-ni...... vì chứa...... (các từ khác giống phần trên, chỉ không được gọi là Tăng (vì ba vị). Trong ba vị thỉnh một Tỳ-kheo-ni thanh tịnh làm chủ sám hối).

Lời thỉnh giống như trước, vị chủ sám hối nhận lời thỉnh, không được hứa ngay, phải đơn bạch hỏi người bên cạnh. Hỏi hai vị Tỳ-kheo-ni kia rằng:

- Nếu hai vị Đại tỷ cho tôi nhận sám hối của Tỳ-kheo-ni...... thì tôi sẽ nhận.

Hai vị Tỳ-kheo-ni đáp: Được!

Người chủ sám hối được cho phép rồi mới trả lời người sám hối rằng: Được!

Pháp chánh sám hối:

(Lời thỉnh chánh sám hối giống như trước).

Pháp trả lại y:

(Vấn hòa giống như trên). Pháp không trả lại y:

(Kiết tội giống như trên). Nếu đối với hai Tỳ-kheo-ni, hoặc một Tỳ-kheo-ni sám hối xả đọa, hoàn toàn giống như ở đây. Trong phần đối với một người sám hối, thì trừ hỏi người bên cạnh.

Pháp xả xin bát:

Trong đây xả thì phải xả cho tăng, lại xả trụ xứ này, không xả ở trụ xứ khác. Xả và sám hối lời văn giống như trước.

Pháp trả lại bát:

Bát của Tỳ-kheo-ni nầy, nếu bát có giá trị, thì nên giữ lại, lấy bát xấu của vị hạ tọa đưa cho vị Tỳ-kheo-ni đó. Bạch hai lần yết-ma để trao bát.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này, bát hư chưa đủ năm lằn nứt, lại tìm bát mới, phạm tội xả đọa, nay xả cho tăng. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng cho Tỳ-kheo ni...... này bát tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này, bát hư chưa đủ năm lằn nứt, lại tìm bát mới, phạm tội xả đọa. Nay xả cho tăng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... nầy bát. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni...... này bát thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... này bát rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp bạch hành bát:

Bát của Tỳ-kheo-ni, nên tác bạch để thưa với tăng, bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, lấy bát này thứ lớp hỏi Thượng tọa, tác bạch như thế. Tác bạch như thế rồi, nên lấy bát đưa cho vị Thượng tọa. Nếu vị

Thượng tọa không nhận thì đưa cho vị Tỳ-kheo-ni kia. Vị Tỳ-kheo-ni kia nên nhận, không nên vì giữ gìn cho chúng tăng mà không nhận, cũng không nên vì việc này mà thọ trì bát của Hạ tọa, nếu thọ phạm đột-cát-la. Nếu Thượng tọa nhận, nên trao cho Thượng tọa, rồi lấy bát của Thượng tọa đưa cho thứ tọa. Nếu thứ tọa lấy giống Thượng tọa, thì cứ lầm lượt đổi cho đến vị Hạ tọa.

Pháp giao bát để giữ gìn:

Nếu trả bát của Tỳ-kheo-ni này lại cho Tỳ-kheo-ni này, hoặc đem, bát xấu của hạ tọa mà cho Tỳ-kheo-ni này, nên bạch hai lần yết-ma, bạch cho như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng. Nay tăng lấy bát của vị Hạ tọa (hoặc bát của Tỳ-kheo-ni này, nên nói: Nay tăng lấy bát của Tỳ-kheo-ni này cho Tỳ-kheo-ni...... thọ trì cho đến khi vỡ, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay tăng lấy (bát của hạ tọa, hoặc bát của Tỳ-kheo-ni này) cho Tỳ-kheo-ni...... thọ trì cho đến khi vỡ. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... bát thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... bát rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Vị Tỳ-kheo-ni giữ gìn bát này, không được để chỗ có ngói gạch rơi xuống; không được để dưới gậy, dao; không được treo dưới vật khác; không được để giữa đường đi, trên cục đá, dưới cây có trái và chỗ đất gập ghềnh; không được một tay cầm hai bát, trừ có ngón tay cách giữa bát; không được một tay cầm hai bát mở cửa, trừ có dụng tâm; không được để dưới cửa lớn, bậc cửa, cửa sổ; không được để dưới giường dây, giường cây, để giữa giường, góc giường, trừ khi để tạm; không được dùng làm vật chứa lửa, cho đến rửa chân làm cho bát bị hư; không được cố y làm vỡ bát; không được cố ý làm nứt và cố ý làm mất để làm phi bát.

Pháp xả vật báu cho người thế tục:

Nếu Tỳ-kheo-ni tự tay cầm vàng, bạc, tiền hoặc bảo người cầm, hoặc dạy để dưới đất mà nhận, Tỳ-kheo-ni kia có người giữ vườn uy tín hoặc Ưu-bà-tắc, nên nói rằng: “Vật này chẳng phải của tôi, ông nên biết đó”.

(Tác pháp sám hối đối với một người giống như trên).

Pháp người thế tục trả lại vật:

Nếu người kia nhận, rồi trả lại cho Tỳ-kheo ni. Thì Tỳ-kheo-ni nên nghĩ là vật của người kia mà nhận. Nên dạy tịnh nhân thường cho. Nếu được y, bát, ống đựng kim, Ni-sư-đàn thanh tịnh, thì nên đổi mà thọ trì. Hoặc Ưu-bà-tắc lấy rồi, cúng dường y, bát, ống đựng kim, Nisư-đàn thanh tịnh cho Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo ni nên nhận và thọ trì.

Pháp người thế tục không trả lại vật báu:

Nếu người kia nhận rồi, không trả lại cho Tỳ-kheo-ni, nên bảo Tỳ-kheo-ni khác nói rằng: “Ông nên trả lại vật cho Tỳ-kheo-ni này”.

Nếu Tỳ-kheo-ni khác không nói, hoặc Tỳ-kheo-ni khác nói nhưng người kia không trả lại thì tự mình đến chỗ người kia nói rằng: ““Phật dạy Tỳ-kheo-ni tác tịnh, nên tôi đưa cho ông”, hoặc nói cho tăng, cho tháp, cho Hòa-thượng v.v... cho những người quen biết, hoặc trả lại cho chủ”. Vì sao? Vì không muốn làm mất vật của thí chủ.

Pháp tịnh thí vật báu:

Nhân đây nói về các nghi quỹ tịnh bảo, nếu theo bộ này, thì khai riêng cho Ưu-bà-tắc và người giữ vườn thân tín làm tịnh chủ. Tỳ-kheo-ni lấy vật báu đưa cho người kia, nói với họ rằng: “Vật này không phải y của tôi, ông nên biết như vậy, hoặc nói thấy đó, xem đó” hoặc là việc của Phật, Pháp, Tăng v.v..., lúc nhận nên nói tác tịnh, nói tịnh nên nói biết đó, xem đó. (Nếu Tỳ-kheo-ni không nói, thì người kia nói)” thấy đó xem đó, Tỳ-kheo-ni phạm đột-cát-la.

Nếu y cứ theo thuyết của Nhất Thiết Hữu bộ nói về pháp tịnh thí như trên và tất cả vật báu. Trước nên tìm một tịnh nhân biết pháp nói với họ, để họ hiểu ý mình, rồi nói rằng: “Theo pháp của Tỳ-kheo ni không được cất chứa tiền bạc vật báu; nay nhận đàn-việt làm người chủ tịnh thí. Sau này nếu được tiền bạc của báu, tất cả đều gởi cho đàn-việt”.

Nếu người chủ tịnh thí chết, hoặc đến nước khác, nên tìm người chủ tịnh thí khác. Nhưng thuyết tịnh có hai loại: Hoặc người tại gia đem tiền bạc vật báu đến cúng dường, Tỳ-kheo-ni chỉ nói: “Vật bất tịnh này tôi không nên cất giữ, nếu vật thanh tịnh tôi mới nhận”, tức là pháp thanh tịnh. Hoặc người tại gia nói cúng dường Tỳ-kheo-ni vật báu, Tỳ-kheo-ni nói: “Tôi không được cất chứa, nếu vật thanh tịnh thì mới nhận” (tức là tác tịnh, nếu người tại gia thay đổi lời nói, vật tịnh nên cất giữ; Tỳ-kheo-ni không thuyết tịnh thì để dưới đất mà đi. Nếu có Tỳ-kheo-ni khác nên hướng về vị đó thuyết tịnh, tùy theo cất giữ lâu mau, lời nói giống như ở trên).

Pháp sám hối một trăm bảy mươi tám tội ba-dật-đề:

Muốn trừ bản tội, thì trước sám hối bao nhiêu phẩm che giấu, y theo trước nên biết. Ở đây đối với một người cho sám hối riêng chúng. Pháp thỉnh chủ sám hối như trên; làm pháp thỉnh rồi, Tỳ-kheo-ni phạm tội nên đối trước chủ sám hối, mà sám hối như sau:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo-ni...... cố nói dối, phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề, (các tội khác tùy theo loại mà nói khác nhau), nay đến Đại tỷ xin sám hối không dám che giấu, v.v... giống như phần trên.

Pháp sám hối tội Ba-la-đề-đề-xá-ni:

Phẩm che giấu như trước, thỉnh sám chủ rồi, sám hối như sau:

- Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo ni...... không bị bệnh, cố xin sữa ăn, phạm nhiều (bao nhiêu) tội Ba-la-đề-đề-xá-ni (các tội khác tùy theo loại mà nói khác nhau). Bạch Đại tỷ tôi phạm pháp đáng quở trách, là việc không nên làm, nay đến Đại tỷ xin sám hối, không dám che giấu v.v... giống như phần trên (nói một lần).

Pháp sám hối tội đột-cát-la:

Tất cả tội đột-cát-la, bất luận là căn bản hay tùng sinh, cố làm hay lầm làm mà che giấu; số phẩm che giấu, tùy theo che giấu như trên, sám hối cầu dứt trừ. Sám hối như sau:

- Tôi là Tỳ-kheo-ni...... cố ý mặc y Tăng-già-lê không ngay ngắn, phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Vì cố làm lại phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la phi oai nghi (hoặc phạm lầm, tức là không cố ý phạm tội phi oai nghi thì nên nói).

- Tôi là Tỳ-kheo-ni...... không cố ý mặc tăng-già-lê không ngay ngắn, phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la (các tội khác tùy theo loại mà nói khác nhau); nay tôi xin sám hối, không dám che giấu, v.v... giống như phần trên.

Pháp tất cả tăng cùng phạm biết tội phát lồ:

Theo luật, thì tăng nhóm họp một chỗ sắp thuyết giới, lúc sắp thuyết giới, tất cả chúng tăng đều phạm tội. Mỗi người nên nghĩ: “Đức Phật chế giới, người phạm tội không được thuyết giới, không được nghe giới, không được đến vị phạm tội sám hối, người phạm tội không được nhận người khác sám hối”.

Tỳ-kheo-ni kia bạch rồi nên sám hối, như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ở đây tất cả chúng tăng đều phạm tội. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tất cả tăng ở đây sám hối, tác bạch như thế.

Tác bạch như thế xong, sau đó mới nói giới.

Pháp một người biết tội phát lồ:

Tỳ-kheo-ni kheo phạm tội đến chỗ một Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, đầy đủ oai nghi thưa rằng:

- Thưa Đại tỷ nhớ nghĩ cho, tôi là (553) Tỳ-kheo-ni...... phạm tội...... (bao nhiêu). Nay đến Đại tỷ xin phát lồ, sau sẽ sám hối đúng như pháp.

(Nói một lần như vậy rồi, được nghe giới).

Pháp một người nghi tội phát lồ:

Tỳ-kheo-ni nghi tội đến chỗ một Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, đầy đủ oai nghi thưa như sau:

- Bạch Đại tỷ nhớ nghĩ cho, tôi là Tỳ-kheo-ni...... đối với việc phạm tội có nghi ngờ. Nay tôi đến Đại tỷ tự nói, khi không còn nghi tôi sẽ sám hối đúng như pháp.

(Nói một lần rồi, được nghe giới).

Pháp ngồi trong chỗ nói giới biết tội tâm niệm phát lồ:

Theo luật, lúc đang thuyết giới, có người phạm tội, bị người nêu tội hay không bị nêu tội, hoặc làm cho nhớ lại hay không làm cho nhớ lại. Người đó tự nhớ tội mà phát lồ. Tỳ-kheo-ni kia nên nói với người bên cạnh: “Thưa Đại tỷ, tôi phạm tội......, nay xin sám hối với Đại tỷ”. Người đó lại nghĩ: “Nếu ta nói với người bên cạnh, e rằng sẽ làm trong chúng tăng ồn ào, nói giới không thành”. Tỳ-kheo-ni kia nên tâm niệm rằng: “Tôi phạm tội, phải rời khỏi chỗ này, tôi sẽ sám hối đúng như pháp”. Nghĩ như thế, thì được nghe giới.

Pháp ngồi trong chỗ nói giới nghi tội tâm niệm phát lồ:

Duyên giống như trước, chỉ khác là nghi tội. Người kia tâm niệm rằng: “Tôi đối với tội...... có nghi ngờ, phải rời khỏi chỗ này, lúc không còn nghi, tôi sẽ sám hối đúng như pháp”.

Nghĩ như thế, thì được nghe giới.

THIÊN THỨ MƯỜI BA: TRỊ NGƯỜI

Pháp cho yết-ma-quở trách:

Theo luật có hai pháp, tăng nên cho làm yết-ma-quở trách. Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, cho đến nói, hay không nói cũng như vậy. Cho đến yết-ma nêu tội cũng như vậy. Lại có ba việc, tăng nên cho làm pháp yết-ma-quở trách. Đó là: phá giới, phá kiến, phá oai nghi, cho đến yết-ma nêu tội cũng như vậy. Lại có Tỳ-kheo-ni tánh ưa gây gỗ, ưa mắng nhiếc nhau, miệng nói những lời ác độc, tranh chấp hơn thua. Lại có Tỳ-kheo-ni khác ưa gây gỗ, đến người kia xúi giục họ gây gỗ. Vì thế khiến tăng chưa xảy ra việc gây gỗ liền xảy ra việc gây gỗ; đã có việc gây gỗ thì không dứt trừ được. Cho phép tăng làm yết-ma-quở trách, nhóm họp tăng bạch bốn lần yết-ma để thực hành. Nhóm tăng xong rồi, nêu tội, nêu tội rồi làm cho họ nhớ nghĩ; nhớ nghĩ rồi mới nêu tội; nêu tội rồi tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này thích tranh chấp, mắng nhiếc. Miệng nói ra lời hung dữ, tranh đấu hơn thua. Các Tỳ-kheo-ni đấu tranh với nhau rồi, nếu có Tỳ-kheo-ni khác ưa đấu tranh lại đến xúi giục rằng: “Các cô có khả năng, không như bọn họ. Các cô học rộng, trí tuệ, giàu có cũng hơn họ, có nhiều bạn bè. Chúng tôi sẽ làm bạn với các cô”. Khiến cho tăng chưa xảy ra việc tranh cãi, sinh ra sự tranh cãi, đã có sự tranh cãi thì không dứt trừ được. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng vì Tỳ-kheo-ni...... làm pháp yết-ma-quở trách. Nếu sau này xảy ra sự tranh cãi trở lại, thì chúng tăng sẽ tăng thêm tội mà trị họ, tác bạch như thế.

Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này ưa thích đấu tranh, mắng nhiếc. Miệng nói lời hung dữ, tranh nhau hơn thua. Các Tỳ-kheo-ni đấu tranh với nhau rồi, nếu có Tỳ-kheo-ni khác ưa đấu tranh lại đến xúi giục rằng: “Các cô có khả năng, không như bọn họ. Các cô học rộng, trí tuệ, giàu có cũng hơn họ, có nhiều bạn bè. Chúng tôi sẽ làm bạn với các cô”. Khiến cho trong tăng chưa xảy ra việc tranh cãi, sinh sự tranh cãi, đã xảy ra việc tranh cãi thì không dứt trừ được. Tăng vì Tỳ-kheo-ni...... làm pháp yết-ma-quở trách. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni làm yết-ma-quở trách. Nếu sau này xảy ra việc tranh cãi trở lại, mắng nhiếc nhau, thì chúng tăng sẽ tăng thêm tội mà trị thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, vì Tỳ-kheo-ni...... làm pháp yết-ma-quở trách rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Người kia được pháp rồi, thực hành đầy đủ ba mươi lăm việc. Ba mươi lăm việc này đã nói đầy đủ trong phần trước.

Pháp giải yết-ma-quở trách:

Chúng tăng trong bữa ăn sáng, ăn trưa; hoặc thuyết giới; hoặc bố-tát. Người bị yết-ma-quở trách sửa sang y phục, cởi bỏ giày dép, quỳ thẳng chắp tay bạch như sau:-Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, xin đại tỷ nhận sự sám hối của con. Từ nay về sau con tự trách tâm, không bao giờ tái phạm.

Luật nói: Nếu người kia thuận theo chúng tăng, không có điều nào chống trái, mong được giải yết-maquở trách. Cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma giải cho họ. Tăng phải quán sát, có năm pháp vì họ giải yết-ma. Đó là: Trái với ba mươi lăm việc trên. Người bị yết-maquở trách nên đến trong tăng, đầy đủ oai nghi bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... tăng cho yết-ma-quở trách. Nay con thuận theo chúng tăng, không có điều nào chống trái, đến tăng xin giải yết-ma-quở trách. Xin tăng thương xót cho, vì con giải yết-ma-quở trách (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... bị tăng làm yết-ma-quở trách. Tỳ-kheo ni kia thuận theo chúng tăng, không có điều gì sai trái, đến tăng xin giải yết-ma-quở trách. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, giải yết-ma-quở trách cho Tỳ-kheo ni......, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... bị tăng làm yết-ma-quở trách. Tỳ-kheo-ni kia thuận theo chúng tăng, không có điều gì chống trái, đến tăng xin giải yết-ma-quở trách. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng giải yết-ma-quở trách cho Tỳ-kheo-ni...... thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng giải yết-ma-quở trách cho Tỳ-kheo ni...... rồi.

Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp cho yết-ma tẫn xuất:

Luật nói: Tỳ-kheo ni làm hạnh xấu nhơ nhà người. Hạnh xấu là: Tỳ-kheo-ni tự trồng hoa, dạy người khác trồng, v.v... nhơ nhà người, gồm có bốn việc: 1-Nương nhà người làm nhơ nhà người; 2-Nương lợi dưỡng làm nhơ nhà người; 3-Nương người thân làm nhơ nhà người; 4-Nương Tăng-già-lam làm nhơ nhà người. Nếu Tỳ-kheo ni làm hạnh xấu nhơ nhà người, ai cũng thấy ai cũng nghe. Cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma tẫn xuất, văn tác bạch yết-ma và giải có nói rõ như trong luật.

Pháp cho yết-ma y chỉ:

Nếu có Tỳ-kheo-ni ngu si không biết gì, phạm nhiều tội lỗi, sống chung với người tại gia, ở gần gũi họ, không thuận theo Phật pháp. Cho phép tăng làm yết-ma y chỉ cho họ, bạch bốn lần yết-ma để thực hành, nghĩa là đưa họ đến y chỉ người có đức mà ở, không được chấp địa phương, cõi nước. Văn làm pháp và giải cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia.

Bạch có năm pháp, tăng nên vì họ làm yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia. Người đó cung kính cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn, việc đáng giữ gìn, vững tâm giữ chắc không bỏ. Tỳ-kheo-ni có mười pháp, tăng nên làm yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia. Nói xấu, mắng nhiếc người tại gia, tìm cách làm cho người tại gia mất mát thiệt thòi; làm mất lợi lộc; không có chỗ nương ở; đấu tranh não loạn người tại gia trước mặt người tại gia hủy báng Phật, Pháp, Tăng; trước mặt người tại gia nói lời thấp hèn, hứa với người tại gia đúng như pháp mà không thực hành. Ở đây văn sai người đưa đi, sám hối giải v.v... cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma không thấy tội đã nêu:

Nếu có Tỳ-kheo-ni phạm tội, Tỳ-kheo-ni khác nói rằng: “Ong cô có thấy phạm tội không?” Tỳ-kheo-ni phạm tội đáp: “Không thấy”. Phật dạy: Cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma, cho làm yết-ma không thấy tội đã nêu, văn làm pháp giải cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma không sám hối tội đã nêu:

Nếu có Tỳ-kheo ni phạm tội, các Tỳ-kheo ni nói rằng: “Cô có tội nên sám hối”. Tỳ-kheo-ni phạm tội đáp: “Tôi không sám hối”. Phật cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma, cho làm yết-ma không sám hối tội đã nêu. Văn làm pháp giải cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma không bỏ ác kiến đã nêu:

Nếu có Tỳ-kheo-ni sinh ác kiến, nói như vầy: “Tôi biết pháp Phật nói, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo”. Phật cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma, làm yết-ma can ngăn quở trách, khiến cho bỏ việc này. Pháp can ngăn như văn trước. Tăng cho pháp yết-ma can ngăn quở trách, nhưng Tỳ-kheo-ni cố không bỏ ác kiến.

Phật dạy: Cho làm pháp yết-ma không bỏ ác kiến đã nêu, bạch bốn lần yết-ma để thực hành. Văn làm pháp giải cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma cuồng si:

Có ba thứ cuồng si: 1-Lúc thuyết giới, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến; 2-Hoặc nhớ mà đến; 3-Hoặc không nhớ không đến. Loại hai và ba không nên làm pháp yết-ma, loại thứ nhất nên bạch hai lần yết-ma, cho pháp như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này tâm loại cuồng si, hoặc nhớ thuyết giới, hoặc không nhớ thuyết giới, hoặc đến hoặc không đến. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho Tỳ-kheo ni...... yết-ma tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Tăng làm yết-ma thuyết giới, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... này tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ thuyết giới, hoặc không nhớ thuyết giới, hoặc đến hoặc không đến. Tăng cho Tỳ-kheo-ni...... yết-ma tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Tăng làm yết-ma thuyết giới. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... yết-ma tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến, tăng làm yết-ma thuyết giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... yết-ma tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Tăng làm yết-ma thuyết giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giải yết-ma cuồng si:

Nếu Tỳ-kheo-ni...... bệnh cuồng si hết rồi, tăng nên bạch hai lần yết-ma để giải, Tỳ-kheo-ni kia phải đầy đủ oai nghi, bạch xin như sau:

(554)-Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... trước đây mắc bệnh cuồng si. Tỳ-kheo-ni thuyết giới, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Chúng tăng cho tôi yết-ma cuồng si, bệnh đã lành, nay tôi đến tăng xin giải yết-ma cuồng si (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp:

- Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... nầy trước đây bị bệnh cuồng si. Tỳ-kheo-ni kia lúc thuyết giới, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Chúng tăng làm yết-ma cuồng si cho. Tăng cho yết-ma rồi, bệnh cuồng si đã dứt, nay Tỳ-kheo-ni...... đến trước tăng xin giải yết-ma cuồng si. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho giải yết-ma cuồng si, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này trước đây bị bệnh cuồng si. Tỳ-kheo-ni kia lúc thuyết giới, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Tăng cho làm yết-ma cuồng si. Tăng cho yết-ma rồi, bệnh cuồng si đã dứt, nay Tỳ-kheo-ni...... đến trước tăng xin giải yết-ma cuồng si. Đại tỷ nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo-ni...... giải yết-ma cuồng si thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... giải yết-ma cuồng si rồi.

Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Phật dạy: Tùy theo lúc bệnh làm yết-ma cuồng si cho, bệnh lành giải yết-ma cho.

Pháp cho yết-ma học gia:

Bấy giờ, có vợ chồng cư sĩ đều kính tin Phật pháp làm đệ tử Phật. Theo pháp thường của các đệ tử đã thấy đế (chứng quả Dự lưu) của Chư Phật. Họ đối với các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không có vật gì luyến tiếc, cho đến lóc thịt thân mình để cúng dường các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni.

Nếu có Tỳ-kheo-ni đến nhà, họ thường cúng dường thức ăn và các thứ cần dùng khác. Vì vậy gia đình họ trở nên nghèo cùng, đói cơm thiếu áo. Phật dạy: Cho phép tăng cho cư sĩ kia yết-ma học gia, nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ở trong thành...... vợ chồng cư sĩ...... có tâm kính tin làm đệ tử Phật, cúng dường các Tỳ-kheo-ni, tiền của đã cạn kiệt. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng làm yết-ma học gia. Các Tỳ-kheo-ni không được nhận thức ăn của nhà ấy, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ở trong thành...... vợ chồng cư sĩ...... có tâm kính tin làm đệ tử Phật, cúng dường các Tỳ-kheo-ni, tiền của đã cạn kiệt. Nay tăng làm yết-ma học gia. Các Tỳ-kheo-ni không được nhận thức ăn ở nhà ấy, Đại tỷ nào bằng lòng cho cư sĩ...... làm yết-ma học gia thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng làm yết-ma học gia cho cư sĩ...... rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên biết như thế. Nếu có mời trước, hoặc bệnh, hoặc bỏ trên đất mà cho, hoặc nhận từ người khác, hoặc học gia cúng dường, hoặc sau này tiền của họ có lại nhiều, Tỳ-kheo-ni nhận không phạm.

Pháp giải yết-ma học gia:

Nếu nhà học gia có lại tiền của nhiều, họ đến tăng xin giải yết-ma học gia thì tăng nên bạch hai lần để giải, tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ở trong thành...... vợ chồng cư sĩ...... có tâm kính tin làm đệ tử Phật, ưa thích cúng dường, tiền của cạn kiệt. Tăng đã làm yết-ma học gia cho. Nay gia đình cư sĩ...... tiền của có lại nhiều, đến tăng xin giải yết-ma học gia, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, giải yết-ma học gia, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ở trong thành...... vợ chồng cư sĩ...... có tâm kính tin làm đệ tử Phật, ưa thích cúng dường, tiền của cạn kiệt. Tăng đã cho yết-ma học gia. Nay tiền của có lại nhiều, đến tăng xin giải yết-ma học gia. Nay tăng cho cư sĩ...... giải yết-ma học gia. Đại tỷ nào bằng lòng tăng cho cư sĩ...... giải yết-ma học gia thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho cư sĩ...... giải yết-ma học gia rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên biết như thế.

Pháp làm yết-ma nói lời khác:

Có Tỳ-kheo-ni phạm tội, các Tỳ-kheo-ni hỏi: “Cô có biết mình phạm tội hay không?” Tỳ-kheo-ni phạm tội dùng việc khác trả lời với các Tỳ-kheo ni: “Các cô nói với ai? Nói về việc gì? Bàn về lý gì? Nói với tôi hay nói với người khác? Ai phạm tội? Tội từ đâu sinh ra? Tôi không thấy tội, vì sao nói tôi có tội?”.

Phật dạy: Từ nay về sau, cho phép bạch rồi, gọi là Tỳ-kheo ni...... nói lời khác lạ. Nên bạch như sau:

-Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này phạm tội, các Tỳ-kheo-ni hỏi: “Nay cô có biết mình phạm tội hay không?” Vị Tỳ-kheo-ni đó liền đem việc khác trả lời các Tỳ-kheo-ni: “Các cô hỏi ai? Nói về việc gì? Bàn về lý gì? Nói với tôi hay nói với người khác? Ai phạm tội? Tội từ đâu sinh ra? Tôi không thấy tội”. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nên gọi đó là Tỳ-kheo-ni...... nói lời khác lạ, (tác bạch như thế).

Tác bạch rồi, gọi là Tỳ-kheo-ni nói lời khác. Nếu chưa bạch, trước đó Tỳ-kheo-ni nói lời khác, tất cả phạm đột-cát-la. Nếu tác bạch rồi, Tỳ-kheo-ni nói lời khác, tất cả phạm ba-dật-đề.

Pháp làm yết-ma xúc não:

Sau khi chúng tăng lập chế không được nói lời khác lạ, có Tỳ-kheo-ni liền xúc não tăng bằng cách gọi đến không đến, không gọi đến lại đến; nên đứng không chịu đứng, không nên đứng lại đứng; việc đáng nói không nói, không đáng nói lại nói. Phật dạy: Cho phép tăng cho Tỳ-kheo-ni...... này làm đơn bạch yết-ma, gọi là Tỳ-kheo-ni làm xúc não, tác bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này, tăng gọi là Tỳ-kheo-ni nói lời khác, liền xúc não chúng tăng, bằng cách gọi đến không đến, không gọi đến lại đến; đáng đứng dậy không đứng, không đáng đứng lại đứng; việc đáng nói không nói, không đáng nói lại nói. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, chế cho Tỳ-kheo ni...... gọi là làm xúc não, tác bạch như thế. Bạch như vậy rồi, gọi là làm xúc não tăng. Nếu chưa bạch, trước đó xúc não tăng, tất cả phạm đột-cát-la. Nếu bạch rồi, mà xúc não tăng, tất cả phạm ba-dật-đề.

Pháp trị ngựa dữ:

Có Tỳ-kheo-ni tánh xấu không nghe lời can ngăn, phạm nhiều tội lỗi, các Tỳ-kheo-ni khác nói: “Cô phạm tội có thấy hay không?” Tỳ-kheo-ni phạm tội đáp: “Không thấy”. Tăng nên bỏ đi, không hỏi nữa, nói rằng:

- Nay cô không thấy tội, chỗ cô đến, ở đó cũng nêu tội cô, vì cô mà làm tự ngôn, không cho cô làm A-nâubà-đà, không cho bố-tát, tự tứ”. Như người huấn luyện ngựa, gặp những con khó điều phục, phải dùng dây buộc nó lại rồi bỏ đi. Cô Tỳ-kheo-ni không thấy tội cũng giống như vậy. Tất cả mọi người đều lìa bỏ cô, chỗ cô đến, không cho bố tát, tự tứ.

Người đó không nên cầu thính, đây tức là thính.

Pháp Phạm trị phạt:

Có Tỳ-kheo-ni có tánh xấu phạm giới, lại không nghe lời can ngăn, chúng tăng nên mặc tẫn để trị. Nên làm như sau:

- Tất cả Tỳ-kheo-ni mặc tẫn không nói chuyện với Tỳ-kheo-ni phạm tội. Đây là phạm trị phạt, nhưng người phạm vẫn không thay đổi. Nên đem đến trong chúng, mọi người cùng phê bình rồi đuổi đi, không cho thuyết giới, cũng không cho đến các pháp hội.

Pháp không lễ Tỳ-kheo:

Bấy giờ, Sa-di đệ tử của nhóm Tỳ-kheo sáu vị đến trụ xứ của Tỳ-kheo-ni cùng ngồi với Thức-xoa-ma-na, Sa-di đệ tử của nhóm Tỳ-kheo ni sáu vị giỡn cười, đọc tụng, khóc la, chơi đùa, làm não loạn các Tỳ-kheo-ni đang ngồi thiền. Phật cho phép nên gọi họ đến quở phạt. Nếu họ không thay đổi, thì nên vì Hòa-thượng, A-xà-lê của Sa-di kia mà làm yết-ma không lễ kính. Văn làm pháp giải như trong luật.

Pháp yết-ma pháp bát cho nhà người tại gia:

Luật nói: Nhà người tại gia có năm pháp, không nên cho yết-ma úp bát: Không hiếu thuận với cha mẹ, không cung kính Sa-môn, Bà-la-môn, không tôn trọng Tỳ-kheo-ni. Có năm pháp nên làm yết-ma úp bát: tức ngược lại năm điều trên. Lại nữa, nhà người tại gia có mười pháp, chúng tăng nên cho làm yết-ma úp bát: Mắng nhiếc, hủy báng Tỳ-kheo-ni, làm cho Tỳ-kheo-ni bị tổn hoại, làm việc không lợi ích, làm cho Tỳ-kheo-ni không có nơi nương tựa, đấu tranh náo loạn Tỳ-kheo-ni, trước mặt Tỳ-kheo-ni nói xấu Phật, Pháp, Tăng, dùng việc vô căn cứ về pháp bất tịnh để hủy báng Tỳ-kheo-ni, xúc phạm Tỳ-kheo-ni. Người tại gia phạm một trong mười pháp này, cho làm yết-ma úp bát. Nên tác bạch cho như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni...... này thanh tịnh mà bạch y....... dùng tội Ba-la-di vô căn cứ hủy báng Tỳ-kheo ni. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng vì người tại gia...... này làm yết-ma úp bát, không qua lại, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này thanh tịnh, mà người tại gia tên là...... dùng tội Ba-la-di vô căn cứ hủy báng Tỳ-kheo-ni. Nay tăng vì người tại gia tên là...... làm pháp yết-ma úp bát, không qua lại. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng vì người tại gia tên...... làm yết-ma úp bát, không qua lại thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng vì người tại gia...... này làm yết-ma úp bát, không qua lại rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp sai sứ Tỳ-kheo-ni đến nói với người tại gia:

Luật nói: Tăng nên bạch hai lần yết-ma sai một vị Tỳ-kheo-ni làm sứ giả, đến nói với người tại gia để cho họ biết. Vị Tỳ-kheo-ni sứ giả đó phải có tám đức. Tám đức và pháp sai có nói rõ trong luật. Tỳ-kheo ni sứ giả này đến nhà người tại gia kia, không được nhận các thứ cúng dường như: giường, ghế, thức ăn v.v... gặp họ nên nói rằng: “Nay tăng vì ông làm yết-ma úp bát, không qua lại”.

Người tại gia kia không hiểu, nên giải thích cho họ hiểu. Nếu họ nói: “Làm sao giải yết-ma úp bát cho nhà tôi, để Tỳ-kheo-ni qua lại như trước”. Tỳ-kheo-ni sứ giả nên nói rằng: “Ông phải đến sám hối chúng tăng”. Nếu người kia sám hối, thuận theo chúng tăng không dám chống trái, đến tăng xin giải yết-ma úp bát, qua lại như trước. Tăng nên giải yết-ma cho họ, văn giải như trong luật.

QUYỂN HẠ

(Xuất xứ từ Luật Tứ Phần)

THIÊN THỨ MƯỜI BỐN: CAN NGĂN

Pháp can ngăn Tỳ-kheo-ni thuận theo Tỳ-kheo bị nêu tội:

Bấy giờ, Tỳ-kheo Xiển-đà bị chúng tăng nêu tội đúng pháp, đúng luật, đúng lời Phật dạy. Tỳ-kheo Xiểnđà không thuận theo, không sám hối. Tăng chưa làm pháp cho ở chung. Lúc ấy, có Tỳ-kheo-ni tên là Úy Thứ tới lui cung phụng cho Tỳ-kheo Xiển-đà. Phật dạy: Chư tăng nên bạch bốn lần yết-ma can ngăn Tỳ-kheo ni Uy Thứ. Các Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheo-ni này rằng:

-Tỳ-kheo này bị tăng nêu tội, đúng pháp, đúng luật, đúng lời Phật dạy. Nhưng Tỳ-kheo không thuận theo, không sám hối. Tăng chưa làm pháp cho ở chung, cô chớ thuận theo, nên bỏ việc này, chớ để tăng nêu tội mà phạm tội nặng.

Nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội thuận theo theo lời nói trên thì tốt, nếu không thuận theo nên nói: Tôi sẽ tác bạch với tăng.

Bạch rồi lại nói: Muội nên biết, tôi đã bạch rồi. Nhưng tăng chưa yết-ma, cô nên bỏ việc này, chớ để tăng nêu tội mà phạm tội nặng. Nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội thuận theo lời nói thì tốt, nếu không thuận theo thì nên nói: “Sẽ làm yết-ma lần thứ nhất”.

Làm yết-ma lần thứ nhất rồi, nên nói” Muội! Chúng tôi đã làm yết-ma lần thứ nhất cho cô rồi, còn hai lần yết-ma, cô nên bỏ việc đó, chớ để tăng nêu tội mà phạm tội nặng”.

Tỳ-kheo-ni phạm tội nghe lời thì tốt, nếu không thuận theo thì nên nói: “Sẽ làm yết-ma lần thứ hai”.

Làm yết-ma lần thứ hai rồi, nên nói” muội biết không? Chúng tôi đã làm yết-ma lần thứ hai rồi, còn một lần yết-ma nữa, cô nên bỏ việc này, chớ để tăng nêu tội mà phạm tội nặng”.

Tỳ-kheo-ni phạm tội nghe lời thì tốt, nếu không thuận theo thì nên nói: “Sẽ làm yết-ma lần thứ ba”.

Tăng làm yết-ma lần thứ ba xong, Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di. Nếu yết-ma lần thứ hai xong, Tỳ-kheo ni bỏ việc đó, phạm ba tội Thâu-lan-già. Nếu yết-ma lần thứ nhất xong, Tỳ-kheo ni bỏ việc đó, phạm hai tội Thâu-lan-già. Nếu tác bạch xong, Tỳ-kheo-ni bỏ việc đó, phạm một tội Thâu-lan-già. Nếu tác bạch chưa xong, Tỳ-kheo-ni bỏ việc đó, phạm đột-cát-la. Nếu khi chưa bạch Tỳ-kheo-ni thuận theo Tỳ-kheo bị nêu tội, tất cả phạm độtcát-la. Pháp yết-ma đầy đủ như trong luật đã nêu rõ.

Pháp can ngăn phá tăng:

Nếu Tỳ-kheo phương tiện muốn phá hòa hợp tăng, nhận cách phá tăng, giữ chặt không bỏ. Tỳ-kheo nên can ngăn Tỳ-kheo nầy rằng:

- Đại tỷ chớ dùng phương tiện phá hòa hợp tăng, chớ nhận cách phá hòa hợp tăng, giữ chặt không bỏ. Đại tỷ nên hòa hợp với tăng, vui vẻ, không tranh cãi như sữa hòa với nước. Trong Phật pháp mới tăng thêm sự an vui mà ở. Đại tỷ nên bỏ việc này, chớ để tăng làm yết-ma quở trách mà phạm tội nặng. Nếu Tỳ-kheo-ni kia nghe thì tốt, không nghe thì lại khiến Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; hoặc vua, đại thần, người ở các đạo khác như: Sa-môn, Bà-la-môn yêu cầu họ can ngăn, hoặc Tỳ-kheo-ni ở phương khác biết người đó nghe lời nói của mình thì nên đến can ngăn. Người đó nghe thì tốt, không nghe thì nên tác bạch, tác bạch rồi, nên can ngăn nữa.

- Nầy Đại tỷ, tôi đã tác bạch rồi, chỉ còn yết-ma. Nay cô nên bỏ việc này, chớ để tăng làm yết-ma cho cô mà phạm tội nặng.

Nếu người đó nghe lời thì tốt, không nghe thì nên làm yết-ma lần thứ nhất. (Làm yết-ma lần thứ nhất rồi, thì nên can ngăn).

- Nầy Đại tỷ, chúng tôi đã bạch yết-ma lần thứ nhất rồi, còn hai lần yết-ma, cô nên bỏ việc này, chớ để tăng làm yết-ma cho cô mà phạm tội nặng.

Nếu người đó nghe lời thì tốt, không nghe thì nên làm yết-ma lần thứ hai.

(làm yết-ma lần thứ hai rồi, thì nên can ngăn).

- Nầy Đại tỷ, chúng tôi đã bạch yết-ma lần thứ hai rồi, còn một lần yết-ma nữa, cô nên bỏ việc này, chớ để tăng làm yết-ma cho cô mà phạm tội nặng.

Nếu bỏ thì tốt, không bỏ thì cho bạch yết-ma lần thứ ba.

Yết-ma lần ba xong, Tỳ-kheo-ni đó phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu yết-ma lần hai xong, mà xả phạm ba Thâu-lan-già. Nếu yết-ma lần thứ nhất xong, mà xả phạm hai Thâu-lan-già. Tác bạch xong, mà xả phạm một tội Thâu-lan-già. Nếu tác bạch lần thứ nhất chưa xong, mà xả thì Tỳ-kheo-ni phạm đột-cát-la. Nếu trước chưa bạch, phương tiện muốn phá hòa hợp tăng, nhận cách phá hòa hợp tăng giữ chặt không bỏ, tất cả phạm đột-cátla. Pháp yết-ma đầy đủ như trong luật nói.

Pháp can ngăn người giúp phá tăng:

Lúc chúng Tỳ-kheo-ni can ngăn Tỳ-kheo-ni kia, lại có bè đảng Tỳ-kheo-ni phi pháp, chúng nhiều, một, hai, ba người nói với các Tỳ-kheo-ni rằng: “Đại tỷ, cô chớ can ngăn Tỳ-kheo-ni này, vì Tỳ-kheo-ni này là Tỳ-kheo nói đúng pháp, nói đúng luật. Những lời Tỳ-kheo-ni này nói chúng tôi đều chấp nhận”. Các Tỳ-kheo-ni nên nói: “Cô chớ nói rằng Tỳ-kheo-ni này là người nói đúng pháp, nói đúng luật, những lời Tỳ-kheo-ni này nói chúng tôi đều chấp nhận”. Nhưng Tỳ-kheo-ni này chẳng phải Tỳ-kheo ni nói đúng pháp, nói đúng luật. Các cô chớ phá hòa hợp tăng. Đại tỷ phải hòa hợp với tăng, vui vẻ không tranh chấp, v.v... như trước. (Pháp yết-ma cũng như luật đã nói).

Pháp can ngăn người bị tẫn xuất hủy báng tăng:

Có Tỳ-kheo-ni làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, mọi người đều biết tăng làm yết-ma tẫn xuất, Tỳ-kheo-ni phạm tội hủy báng tăng rằng: “Các Tỳ-kheo-ni có thương, giận, sợ, si, có người đồng tội như tôi, sao người đuổi, người không đuổi”? Các Tỳ-kheo-ni nên nói với Tỳ-kheo-ni kia rằng: “Đại tỷ làm nhơ nhà người, ai cũng thấy ai cũng nghe; gây ra việc xấu ai cũng thấy ai cũng nghe. Đại tỷ làm nhơ nhà người, gây ra việc xấu, nên bỏ việc này, chớ để tăng quở trách mà phạm tội nặng”.

Nếu người đó nghe lời thì tốt, bằng không nghe thì cho bạch yết-ma đến lần thứ ba như trên. Pháp bạch bốn lần yết-ma cũng như luật đã nói.

Pháp can ngăn người có tánh xấu không nghe lời can ngăn:

Nếu Tỳ-kheo-ni có tánh xấu không chịu nghe lời can ngăn, các Tỳ-kheo-ni dùng giới luật, dạy dỗ đúng như pháp, nhưng họ không nghe, lại nói với các Tỳ-kheo:

- Các Đại tỷ, chớ nói với tôi việc tốt việc xấu, tôi cũng không nói với các Đại tỷ việc tốt việc xấu, các Đại tỷ hãy thôi đi, đừng nên can ngăn tôi. Tỳ-kheo ni kia nên can ngăn Tỳ-kheo-ni này rằng:

- Nầy Đại tỷ, chớ tự mình không nghe lời can ngăn, mà phải nghe theo lời can ngăn. Đại tỷ đúng như pháp can ngăn các Tỳ-kheo-ni, các Tỳ-kheo-ni cũng nên như đúng pháp can ngăn Đại tỷ. Như thế chúng đệ tử Phật mới tăng thêm sự lợi ích. Đệ tử Phật nên dạy bảo nhau, can ngăn nhau, sám hối nhau. Đại tỷ nên bỏ việc này, chớ để tăng quở trách mà phạm tội nặng.

Nếu người kia nghe lời thì tốt, bằng không nghe nên làm yết-ma cho đến lần thứ ba như trên. Pháp bạch bốn lần yết-ma cũng như luật đã nói.

Pháp can ngăn các Tỳ-kheo-ni ở chung gây ra việc xấu:

Bấy giờ, có hai Tỳ-kheo-ni là: Tô-ma và Bà-phả-di ở chung với nhau, làm việc xấu, tiếng nhơ đồn vang khắp nơi, lại che giấu tội cho nhau. Các Tỳ-kheo-ni khác nên nói rằng: “Các chị chớ ở chung, gây ra việc xấu, tiếng nhơ đồn vang khắp nơi, lại che giấu tội cho nhau. Các chị chớ ở chung, gây ra việc xấu, tiếng nhơ đồn vang khắp nơi, lại che giấu tội cho nhau thì trong Phật pháp mới thêm lợi ích an vui”. Nếu hai Tỳ-kheo-ni kia không sửa đổi. Phật dạy: Cho phép tăng làm yết-ma quở trách, khiến họ bỏ việc này. Nên bạch bốn lần yết-ma để thực hành. Các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn hai Tỳ-kheo-ni này rằng:

- Các chị chớ ở chung, làm hạnh ác, tiếng xấu đồn vang khắp nơi, lại che giấu tội cho nhau. Nếu các chị không ở chung, làm hạnh ác, tiếng xấu đồn vang khắp nơi, lại che giấu tội cho nhau thì trong Phật pháp mới thêm lợi ích an vui. Các chị nên bỏ việc này, chớ để tăng làm yết-ma can ngăn mà phạm tội nặng.

Nếu họ nghe lời thì tốt, bằng không nghe nên làm yết-ma cho đến lần thứ ba như trên. Pháp bạch bốn lần yết-ma cũng như luật đã nói.

Pháp can ngăn Tỳ-kheo-ni xúi giục các Tỳ-kheo-ni ở chung làm hạnh ác:

Bấy giờ, có hai Tỳ-kheo-ni ở chung bị tăng quở trách rồi, nhóm Tỳ-kheo-ni sáu vị dạy họ rằng: “Các chị cứ ở chung. Vì sao? Vì tôi thấy các Tỳ-kheo-ni ở chung với nhau làm hạnh ác, tiếng xấu đồn vang khắp nơi, lại che giấu tội cho nhau. Chúng tăng vì giận chị, nên bắt chị ở riêng”. Phật dạy: Cho phép tăng làm yết-ma quở trách, cho nhóm Tỳ-kheo-ni sáu vị, nên bạch bốn lần yết-ma để thực hành. Các Tỳ-kheo-ni này nên can ngăn Tỳ-kheo ni kia rằng:

- Đại tỷ, cô chớ xúi giục các Tỳ-kheo-ni khác rằng: “Các chị chớ ở riêng, mà hãy ở chung vì tôi cũng thấy các Tỳ-kheo-ni khác làm việc ác, tiếng xấu đồn vang khắp nơi, lại che giấu tội cho nhau. Tăng vì giận chị, nên bắt chị ở riêng”. Nay thật có Tỳ-kheo-ni này, không có Tỳ-kheo-ni nào khác. Họ ở chung làm việc ác, tiếng xấu đồn vang khắp nơi, lại che giấu tội cho nhau. Nếu hai Tỳ-kheo-ni này ở riêng, thì trong Phật pháp mới thêm lợi ích an vui. Cô nên bỏ việc này, chớ để tăng làm yết-ma quở trách mà phạm tội nặng.

Nếu Tỳ-kheo-ni kia nghe lời thì tốt, bằng không nghe thì nên làm yết-ma quở trách cho đến yết-ma lần thứ ba như trên. Pháp bạch bốn lần yết-ma cũng như luật đã nói.

Pháp can ngăn Tỳ-kheo-ni tức giận bỏ Phật, Pháp, Tăng:

Bấy giờ, nhóm Tỳ-kheo-ni sáu vị vì một chuyện nhỏ tức giận liền nói: “Tôi Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, không chỉ có sa-môn Thích tử tu phạm hạnh mà còn có các Bàla-môn khác tu phạm hạnh. Chúng tôi sẽ đến đó tu phạm hạnh”. Phật dạy: Cho phép tăng làm yết-ma quở trách, khiến họ bỏ việc này. Bạch bốn lần yết-ma để thực hành. Tỳ-kheo-ni này nên can ngăn Tỳ-kheo-ni kia rằng:

- Đại tỷ, cô chớ vì một chuyện tức giận nhỏ, mà nói rằng: “Tôi bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, không chỉ có Samôn Thích tử tu phạm hạnh mà còn có các Bà-la-môn khác tu phạm hạnh. Chúng tôi sẽ đến đó tu phạm hạnh”. Cô nên bỏ việc này, chớ để tăng làm yết-ma quở trách mà phạm tội nặng.

Nếu Tỳ-kheo-ni kia nghe lời thì tốt, bằng không nghe thì nên làm yết-ma quở trách cho đến yết-ma lần thứ ba như trên. Pháp bạch bốn lần yết-ma cũng như luật đã nói.

Pháp can ngăn Tỳ-kheo-ni sinh ra bốn việc hủy báng tăng:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo-ni tên Hắc, ưa thích tranh cãi lại không khéo ghi nhớ việc tranh cãi, sau đó vì tức giận liền nói: “Tăng có thương, giận, sợ, si”. Phật dạy: Cho phép tăng can ngăn Tỳ-kheo-ni Hắc để cô ấy bỏ việc này. Bạch bốn lần yết-ma để thực hành. Tỳ-kheo-ni này nên can ngăn Tỳ-kheo-ni kia rằng:

Đại tỷ, cô (556) chớ ưa thích tranh cãi, không khéo ghi nhớ việc tranh cãi, sau đó vì tức giận mà nói rằng: “Tăng có thương, giận, sợ, si”. Nhưng tăng không có thương, giận, sợ, si, chỉ có cô mới thương, giận, sợ, si mà thôi. Nay cô nên bỏ việc này, chớ để tăng làm yết-ma quở trách mà phạm tội nặng.

Nếu Tỳ-kheo-ni kia nghe lời thì tốt, bằng không nghe thì nên can ngăn cho đến yết-ma lần thứ ba như trên. Pháp bạch bốn lần yết-ma cũng như luật có nói.

Pháp can ngăn người ác kiến nói dâm dục không phải là pháp chướng đạo:

Nếu có Tỳ-kheo-ni nói rằng: “Tôi biết pháp Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo. Các Tỳ-kheo-ni chân chánh nên can ngăn Tỳ-kheo-ni đó rằng:

-Cô chớ nói như vậy, đừng hủy báng Đức Thế tôn, hủy báng Đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy, Đức Thế tôn dùng nhiều phương tiện nói hành dâm dục là pháp chướng đạo. Nay cô nên bỏ việc ấy, chớ để tăng quở trách mà phạm tội nặng.

Nếu người ấy nghe lời thì tốt, không nghe thì làm yết-ma cho đến lần thứ ba như trước. Pháp bạch bốn lần yết-ma cũng như luật đã nói. Pháp can ngăn Thức-xoama-na, Sa-di-ni nói dâm dục chẳng phải pháp chướng đạo, cũng giống như vậy.

Pháp can ngăn Tỳ-kheo-ni gần gũi cư sĩ, con của cư sĩ:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo ni gần gũi cư sĩ, con của cư sĩ ở chung với nhau, làm việc không tùy thuận. Có Tỳ-kheo-ni can ngăn rằng: “Cô chớ gần gũi cư sĩ, con của cư sĩ mà làm việc không tùy thuận. Cô nên ở riêng, nếu cô ở riêng thì trong Phật pháp mới thêm lợi ích an vui”. Nhưng cô ấy không chịu ở riêng, Phật dạy: Cho phép tăng làm pháp quở trách cho Tỳ-kheo-ni kia, khiến cô bỏ việc này. Nên bạch bốn lần yết-ma để thực hành. Tỳ-kheo-ni nầy nên can ngăn Tỳ-kheo-ni ấy rằng:

-Đại tỷ, cô chớ làm việc không nên làm, những việc cô làm là phi pháp, phi luật, chẳng phải lời Phật dạy.

Nhưng Tỳ-kheo-ni này không theo các Tỳ-kheo ni chân chánh khuyên can đúng pháp liền trở thành phạm giới. Nếu Tỳ-kheo-ni này tự biết việc mình làm là đúng, lời can ngăn là sai, nên cố làm phạm tội căn bản. Nếu Tỳ-kheo-ni đó không nghe theo phạm đột-cát-la. Nếu Tỳ-kheo-ni này biết việc mình làm là sai, lời can ngăn là đúng mà cố làm thì phạm tội căn bản. Nếu Tỳ-kheo-ni đó không nghe theo thì phạm ba-dật-đề. Nếu người vô trí không biết pháp can ngăn, nên nói với người kia rằng: Cô nên hỏi Hòa-thượng, A-xà-lê của cô để học hỏi tụng kinh, biết pháp can ngăn, rồi hãy can ngăn.

Pháp can ngăn này, là vì ngăn dứt mà làm, không giống với tăng can ngăn tùy theo việc mà lập riêng.

THIÊN THỨ MƯỜI LĂM: DIỆT TRÁNH

Pháp cho Tỳ-ni hiện tiền:

Nếu có Tỳ-kheo-ni không có mặt, các Tỳ-kheo-ni làm pháp yết-ma. Phật dạy: Người phạm tội không có mặt thì không được làm pháp yết-ma.

Từ này về sau, cho các Tỳ-kheo ni kiết Tỳ-ni hiện tiền diệt tránh.

Nên nói Tỳ-ni hiện tiền như vậy.

Nhưng hiện tiền có năm: pháp, Tỳ-ni, nhân, tăng, và giới.

1. Pháp hiện tiền: pháp sở trì diệt tránh.

2. Tỳ-ni hiện tiền: Tỳ-ni sở trì diệt tránh.

3. Nhân hiện tiền: Nói nghĩa qua lại.

4. Tăng hiện tiền: Đồng yết-ma hòa hợp một chỗ, người không đến gởi dục người hiện tiền, người có tư cách ngăn không ngăn được.

5. Giới hiện tiền: Ở trong giới yết-ma làm chế hạn.

Pháp cho Tỳ-ni ức niệm:

Nếu có Tỳ-kheo-ni thật không phạm tội nặng Ba-ladi, Tăng-già-bà-thi-sa, Thâu-lan-già. Các Tỳ-kheo-ni khác đều nói phạm tội nặng, hỏi rằng: “Cô nhớ mình phạm tội nặng hay không?” Tỳ-kheo-ni kia không nhớ phạm, đáp: “Tôi không nhớ phạm tội như thế”, liền nói với các Tỳ-kheo-ni: “Đại tỷ chớ nhiều lần vặn hỏi tôi”. Các Tỳ-kheo-ni vặn hỏi không dứt.

Phật dạy: Cho phép tăng vì họ, tác bạch bốn lần yết-ma Tỳ-ni ức niệm, giống như văn xin làm yết-ma.

Từ này về sau, cho pháp các Tỳ-kheo ni kiết Tỳ-ni ức niệm sở trì, nên nói Tỳ-ni ức niệm như vầy.

Tỳ-ni ức niệm: Tội này của Tỳ-kheo-ni kia không nên nêu lên, không nên làm ức niệm.

Pháp cho Tỳ-ni bất si:

Có Tỳ-kheo ni cuồng si tâm loạn, phạm nhiều tội lỗi, chẳng phải pháp sa-môn; nói năng không chừng đỗi; đến đi, ra vào trái với uy nghi. Sau đó Tỳ-kheo ni kia tâm trở lại bình thường, các Tỳ-kheo-ni nói: “Cô phạm tội nặng Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa”, hỏi Tỳ-kheo-ni kia rằng: “Cô có nhớ mình phạm tội nặng không?” Tỳ-kheo-ni kia đáp: “Trước đây tôi cuồng si tâm loạn, phạm nhiều tội lỗi. Chẳng phải tôi muốn làm như vậy, chỉ tại cuồng si mà thôi. Các Đại tỷ không cần vặn hỏi nhiều lần”. Nhưng các Tỳ-kheo-ni cố vặn hỏi không ngừng. Phật dạy: Cho phép tăng tác bạch bốn lần yết-ma Tỳ-ni bất si, tác pháp xin như văn.

Từ này về sau, cho các Tỳ-kheo-ni kiết Tỳ-ni bất si diệt tránh, nên nói Tỳ-ni bất si như vậy.

Tỳ-ni bất si: Tội này của Tỳ-kheo-ni kia không nên nêu, không nên làm ức niệm.

Pháp cho Tỳ-ni Tự ngôn trị:

Tỳ-kheo-ni dùng mắt trời thanh tịnh thấy Tỳ-kheo-ni phạm giới; không giữ kín, lại tự nói tội ra ngoài. Phật dạy: Không nên làm như vậy, vào lúc khác cũng không nên như vậy. Tỳ-kheo-ni phải làm cho người kia nhận tội, sau mới cho tội; chẳng nên người không nhận tội mà cho tội.

Từ này về sau, vì các Tỳ-kheo-ni kiết Tỳ-ni tự ngôn trị diệt tránh, nên nói Tỳ-ni Tự ngôn trị như vậy.

Trong đây, người có mặt nhận sám hối là sám hối. Tự ngôn: Tự nói tên tội, chủng loại tội, sám hối.

Trị: Tự trách tâm cô, sinh nhàm chán xa lìa.

Pháp tỳ-ni cho nhiều người nói:

Việc tranh cãi của các Tỳ-kheo-ni hiện tiền không thể dập tắt được, nên yêu cầu nhiều Tỳ-kheo-ni biết pháp thực hành xá-la để dứt trừ. Vì nhiều thẻ xá-la là biểu thị cho nhiều lời nói.

Từ này về sau, cho các Tỳ-kheo-ni kiết diệt tránh dùng lời nói của nhiều người, nên nói dùng lời nói của nhiều người như vậy.

Nhiều người nói: là dùng nhiều người nói trì pháp, trì tỳ-ni, trì Ma-di.

Pháp cho Tỳ-ni tội xứ sở:

Các Tỳ-kheo-ni phạm tội, trước sau trái nhau. Phật dạy: Cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma tội nơi chốn cho Tỳ-kheo-ni kia. Nên như thế cho nhóm họp tăng, tăng nhóm họp rồi vì người kia nêu tội, nêu tội rồi cho làm ức niệm, làm ức niệm rồi thì cho tội. Làm pháp như văn, tác pháp rồi thuận theo ba mươi lăm việc.

Từ này về sau, vì các Tỳ-kheo-ni kiết diệt tránh tội nơi chốn, nên nói kết tội nơi chốn như vầy.

Tội nơi chốn: Tội này của Tỳ-kheo-ni kia, nên cho nêu lên, làm ức niệm.

Pháp cho Tỳ-ni cỏ phủ đất:

Các Tỳ-kheo nghĩ rằng: chúng ta phạm nhiều các giới, chẳng phải pháp Sa-môn, vừa làm vừa nói, ra vào bất định. Nếu chúng ta lại tự cùng nhau khéo hỏi việc này, hoặc sẽ khiến cho việc tranh cãi càng nặng nề hơn. Trải qua nhiều năm tháng Tỳ-kheo-ni không đúng như pháp, như luật, như lời Phật dạy dứt trừ sự tranh cãi, khiến tăng không được yên vui. Phật dạy: “Nên dứt trừ việc tranh cãi này như cỏ phủ đất”.

Từ này về sau, vì các Tỳ-kheo-ni kiết diệt tránh như cỏ phủ đất, nên nói như cỏ phủ đất như vậy.

Cỏ phủ đất: Là ở đây lại không nói tên tội, chủng loại tội, sám hối.

Tranh cãi có bốn thứ: Ngôn tránh, mích tránh, phạm tránh, sự tránh.

1. Ngôn tránh: Các Tỳ-kheo-ni tránh cãi, dẫn đến mười tám việc tranh cãi: pháp phi pháp cho đến thuyết bất thuyết, hoặc lấy tướng như vậy cũng tranh cãi, thành hai bên đấu tranh.

2. Mích tránh: Các Tỳ-kheo-ni tìm tội nhau, dùng ba việc nêu tội: phá giới, phá kiến, phá oai nghi; Thấy, nghe, nghi; làm tướng như vậy để tìm tội, cùng nói không nói dối, cầu thế lực của bạn an ủi ý mình; hoặc nêu làm ức niệm, hoặc việc này an, việc này bất an, bất si bất thoát.

3. Phạm tránh: Phạm bảy thứ tội từ Ba-la-di đến ác thuyết.

4. Sự tránh: Việc làm trong ngôn tránh, việc làm trong mích tránh, việc làm trong phạm tránh.

Nêu thuốc đối tránh, văn luật có nói rõ.

THIÊN THỨ MƯỜI SÁU: TẠP HẠNH

Pháp kiết giới nhà thuyết giới:

Luật nói: Các Tỳ-kheo-ni không biết thuyết giới ở chỗ nào. Phật dạy: Cho phép làm nhà thuyết giới, nên đề cử một vị Tỳ-kheo-ni đầy đủ oai nghi xướng nhà lớn, nhà có lầu, nhà kinh hành; hoặc ở bên sông, hoặc dưới cây, hoặc bên tảng đá, chỗ cỏ tươi, nên tác bạch như sau:-Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, ở chỗ ấy làm nhà thuyết giới, (tác bạch như vậy).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay chúng tăng ở chỗ ấy làm nhà thuyết giới. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng ở chỗ ấy làm nhà thuyết giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng ở chỗ ấy làm nhà thuyết giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giải nhà thuyết giới:

Các Tỳ-kheo-ni xây nhà thuyết giới rồi, lại muốn xây nhà thuyết giới ở chỗ khác. Cho phép giải nhà thuyết giới trước, sau đó bạch hai lần yết-ma kiết lại. Nên bạch giải như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, giải nhà thuyết giới ở chỗ ấy, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay tăng giải nhà thuyết giới ở chỗ ấy. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng giải nhà thuyết giới ở chỗ ấy thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giải nhà thuyết giới ở chỗ ấy rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp kiết nhà kho:

Nếu để vật ở chỗ không chắc chắn, Phật cho phép lấy một phòng riêng kiết làm nhà kho. Nên bạch hai lần yết-ma để thực hành. Nên nêu một Tỳ-kheo-ni ở trong tăng đầy đủ oai nghi xướng phòng, hoặc nhà sưởi, hoặc nhà lầu, hoặc chỗ kinh hành làm nhà kho. Xướng rồi, nên bạch như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng kiết phòng ấy làm nhà kho, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng kiết phòng ấy làm nhà kho. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng kiết phòng ấy làm nhà kho thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng kiết phòng ấy làm nhà kho rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Nếu nhà kho không chắc chắn thì cho phép sai người giữ nhà kho. Người đó phải đầy đủ phước đức như trên. Nếu họ không chịu thì cho phước nhiều hơn, và cho cháo. Nếu họ vẫn không chịu, thì tất cả y thực nên chia cho họ hai phần, nếu họ vẫn không chịu nên đúng như pháp mà trị.

Pháp giải nhà kho:

Văn lược không có văn giải, nên nếu muốn giải thì nói ngược lại với văn kiết.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng chấp thuận, (557) tăng giải nhà kho phòng ấy, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay tăng giải nhà kho phòng ấy. Đại tỷ nào bằng lòng, cho tăng giải nhà kho phòng ấy thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giải nhà kho phòng ấy rồi, Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp cho không có chủ làm phòng cho mình:

Tỳ-kheo-ni xem xét chỗ không có nạn, không hại rồi, đến trước tăng, đầy đủ oai nghi, bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... xin làm phòng không có chủ tự mình làm. Nay tôi đến trước tăng xin làm chỗ này, chỗ không có nạn, không có hại (nói ba lần). Tăng nên quan sát Tỳ-kheo-ni này có đáng tin không. Nếu thấy người đó đáng tin thì tăng nên cho phép làm. Nếu thấy người đó không đáng tin, thì tất cả tăng thì nên đến chỗ kia xem. Nếu tăng không đi, nên sai người đáng tin trong tăng đến xem. Nếu chỗ kia có nạn, có hại thì tăng không nên cho làm. Nếu chỗ kia không có nạn mà có hại, hoặc có nạn mà có không hại thì tăng không nên cho làm ở đó. Nếu chỗ không nạn và không hại, thì tăng nên cho làm ở đó. Nên tác bạch như vầy để cho:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... tự xin làm phòng, không có chủ tự làm cho mình, đến tăng xin làm ở chỗ này, là chỗ không có nạn, không có hại. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng chấp thuận, nay tăng cho Tỳ-kheo-ni...... làm ở chỗ này, chỗ không có nạn, không có hại, tác bạch như thế.

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... tự xin làm phòng, không có chủ tự làm cho mình, đến tăng xin chỗ này, là chỗ không có nạn, không có hại. Nay tăng cho Tỳ-kheo-ni...... làm ở chỗ này, là chỗ không có nạn, không có hại. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... làm ở chỗ này, là chỗ không có nạn, không có hại thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... làm chỗ này, là chỗ không có nạn, không có hại rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Văn làm phòng có chủ cũng giống như vậy, chỉ nêu khác là có chủ).

Pháp cho kiết giới không mất y:

Tỳ-kheo-ni bị bệnh gầy ốm có Tăng-già-lê phẩn tảo rất nặng, Tỳ-kheo-ni có việc muốn đi trong nhân gian, không thể mang y đi được. Phật cũng cho phép tăng bạch hai lần yết-ma kiết giới không mất y cho Tỳ-kheo-ni bệnh này. Người đó nên đến trước tăng, đầy đủ oai nghi, bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... bị bệnh ốm gầy, chiếc y tăng-già-lê phẩn tảo này rất nặng, có việc muốn đi trong nhân gian, không thể mang theo được, nay tôi đến trước tăng xin pháp kiết giới không mất y (nói ba lần). Tăng cho pháp như sau:

Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... bị bệnh ốm gầy, có chiếc y Tăng-già-lê rất nặng, lại có việc muốn đi trong nhân gian, không thể mang theo được, đến trước tăng xin pháp kiết giới không mất y. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, cho Tỳ-kheo-ni...... này kiết giới không mất y, (tác bạch như thế).

-Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... bị bệnh ốm gầy, có chiếc y Tăng-già-lê phẩn tảo rất nặng, lại có việc muốn đi trong nhân gian, không thể mang theo được, đến trước tăng xin pháp kiết giới không mất y. Nay tăng cho Tỳ-kheo-ni...... pháp kiết giới không mất y. Đại tỷ nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo-ni...... pháp kiết giới không mất y thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni..... pháp kiết giới không mất y rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp cho làm đồ nằm mới:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo-ni bị bệnh ốm gầy, có đồ nằm phẩn tảo rất nặng. Nhưng đồ nằm chưa đủ sáu năm, không thể mang theo được. Phật cũng cho phép tăng tác bạch hai lần yết-ma cho Tỳ-kheo-ni làm đồ nằm mới. Tỳ-kheo ni đó đến trước tăng, đầy đủ oai nghi, bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... bị bệnh ốm gầy, có chút việc đi trong nhân gian, nhưng đồ nằm phẩn tảo quá nặng, không thể mang theo được. Nay tôi đến trước tăng xin yết-ma làm đồ nằm mới (nói ba lần), tăng cho như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này bị bệnh ốm gầy, muốn đi trong nhân gian, lại có đồ nằm phẩn tảo quá nặng, nay đến trước tăng xin yết-ma cho làm đồ nằm mới, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... này yết-ma làm đồ nằm mới, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này bị bệnh ốm gầy, có đồ nằm phẩn tảo quá nặng, lại muốn đi trong nhân gian. Nay đến trước tăng xin yết-ma làm đồ nằm mới. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... này yết-ma làm đồ nằm mới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... yết-ma làm lại đồ nằm mới, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp cho chứa túi dây và gậy:

Có Tỳ-kheo-ni già yếu cần túi đựng bát, cần gậy để đi. Phật dạy: Cho phép tăng bạch hai lần yết-ma, cho Tỳ-kheo-ni già yếu kia làm túi và gậy. Tỳ-kheo-ni kia đến trước tăng, đầy đủ oai nghi, bạch xin như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni...... già bệnh, cần có túi vải đựng bát, cần gậy để chống. Nay tôi đến trước tăng xin cất chứa túi và gậy. Tăng cho tôi là Tỳ-kheo-ni...... chứa gậy và túi, xin thương xót tôi (nói ba lần), tăng nên cho pháp như sau:

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này già yếu, cần có túi vải đựng bát, cần gậy để chống. Nay đến tăng xin chứa gậy và túi. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, cho Tỳ-kheo ni...... chứa gậy và túi, (tác bạch như thế).

- Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni...... này già yếu, cần có túi vải đựng bát, cần gậy để chống. Nay đến trước tăng xin chứa gậy và túi, nay Tăng cho Tỳ-kheo-ni...... này chứa gậy và túi. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni...... chứa gậy và túi thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni...... chứa gậy và túi rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp sáu niệm:

Theo luật Tăng-kỳ chép:

Niệm thứ nhất: Đó là biết số ngày, tính tháng đủ, thiếu, có trăng, không trăng, gọi là: Tháng này đủ (tháng thiếu gọi là thiếu). Ngày mồng một tháng có trăng cho đến ngày mười lăm tháng không trăng (tháng không trăng thì nên nói). Ngày mồng một tháng không trăng cho đến ngày mười bốn, mười lăm tháng không trăng.

Phương Tây vốn đặt ra tháng có tháng có trăng, tháng không trăng. Tháng có trăng hoàn toàn là tháng đủ. Tháng không trăng có tháng đủ, tháng thiếu. Ở Trung một tháng có ba mươi ngày. Cho nên biết chắc rằng tháng đủ, thiếu là do phương này lập ra. Nói về tháng, thì nói riêng một, hai tháng không trăng, tháng có trăng v.v... lại thuận theo ngày tháng do phương Tây đặt ra.

Niệm thứ hai: Đó là biết chỗ của thức ăn, chỗ của thức ăn bất định, tùy theo chỗ thức ăn đó mà nói là hoặc ăn thức ăn thường của tăng, hoặc thức ăn thường khất thực, hoặc nhận lời thỉnh của người khác, hoặc thức ăn của mình, v.v... vì chưa xác định thức ăn nên nói: “Ngày nay nghĩ rằng không trái với thức ăn được thỉnh”.

Niệm thứ ba: Đó là biết ngày, tháng, năm lúc thọ giới nói rằng: Tôi vào ngày...... tháng...... năm....., cây cao một thước bóng bao nhiêu..... thọ giới cụ túc, không có hạ (nếu có hạ tùy theo số hạ mà nói).

Niệm thứ tư: Đó là biết y bát có không, đủ hay thiếu. Nếu y bát thiếu, thì tùy theo có mà nói rằng: Y và bát đầy đủ. Trường hợp không đủ nói rằng: Y và bát không đủ, nghĩ lúc ấy đủ. Nếu tất cả đầy đủ nên nói: Năm y và bát đầy đủ. Trường hợp y dư, thuốc bát nghĩ biết đã tịnh thí hay chưa tịnh thí. Nếu chưa tịnh thí thì nói rằng: Có y dư, thuốc, và bình bát chưa tác tịnh, nghĩ rằng sẽ thuyết tịnh. Nếu không có thì nên nói: Không có y dư, thuốc và bát.

Niệm thứ năm: Đó là biết ăn đồng chúng, ăn riêng chúng; khuyên tăng ăn đồng chúng, nói rằng: Không nên ăn riêng chúng.

Niệm thứ sáu: Đó là biết bệnh, hay không bệnh. Bị bệnh nói rằng: Nay tôi bị bệnh, nghĩ sẽ trị lành. Không bệnh thì nói rằng: Nay tôi không bệnh, nương theo chúng hành đạo.

Pháp xả thỉnh:

Nếu Tỳ-kheo-ni không bị bệnh và trong một ngày thí y, có nhiều người thỉnh. Tỳ-kheo-ni đó nên nhận lời thỉnh của một người, còn các người khác chuyển nhường cho các Tỳ-kheo-ni khác, nói như sau:

-Thưa Đại tỷ, nhà ấy thỉnh tôi cúng dường năm thứ thức ăn chính.

Tôi phải đến chỗ kia, nay tôi xin cúng dường Ngài.

Nếu không từ chối người thỉnh trước, mà nhận thức ăn người thỉnh sau thì mỗi miếng ăn phạm một tội Ba-dật-đề. Nếu không từ chối người thỉnh sau, nhận thức ăn của người thỉnh trước, nếu ăn mỗi miếng phạm một tội đột-cát-la.

Làm pháp thức ăn dư:

Thức ăn có hai loại: 1-Thức ăn chính; 2-Thức ăn phụ. Thức ăn phụ là: thức ăn bằng củ, cọng, v.v... Thức ăn phụ này, ăn không no. Thức ăn chính là: cơm, cốm, cơm khô, cá và thịt; hoặc cháo mới múc ra khỏi nồi, dùng cọng cỏ vẽ lên, không dính lại, đó là thức ăn chính không được ăn. Trong năm thứ thức ăn chính, nếu ăn một thức ăn chính nào no rồi, xả oai nghi, không làm pháp thực ăn dư mà ăn, thì mỗi miếng phạm một tội ba-dật-đề. Nếu muốn ăn, Tỳ-kheo-ni nên đem thức ăn đến chỗ một Tỳ-kheo-ni ăn chưa no, nói như vầy:

- Thưa Đại tỷ! Tôi ăn no rồi! Đại tỷ biết đó, xem đó. Thức ăn này xin làm pháp thức ăn dư.

Tỳ-kheo-ni kia nên lấy một chút thức ăn, rồi nói với Tỳ-kheo-ni này rằng:

- Đại tỷ, tôi đã ăn rồi, cô nên lấy mà dùng. Tỳ-kheo ni đó nên đáp: Vâng!

Làm pháp này rồi, Tỳ-kheo-ni đó được tùy ý mà ăn.

Pháp ăn riêng chúng thưa ra vào:

Chúng riêng: Hoặc bốn người, hoặc hơn bốn người, hoặc hai, ba người ăn thì tùy ý thực. Bốn người hoặc hơn bốn người, chia làm hai bộ thay phiên nhau ăn. Nếu Tỳ-kheo-ni có việc ăn riêng chúng, muốn vào ăn nên đứng dậy thưa rằng: “Tôi có nhân duyên...... được ăn riêng chúng, muốn vào ăn”.

Phật dạy: “Nên cho phép thứ lớp tùy theo vị Thượng tọa vào ăn riêng chúng”. Duyên: Lúc bệnh, lúc may mang y, bố thí y, đi trên đường, đi thuyền, chúng đông nhóm họp, Sa-môn thí thực.

Nếu Tỳ-kheo-ni ăn riêng chúng, mỗi miếng phạm một tội ba-dật-đề. Nếu có nhân duyên, mà không nói, thì Tỳ-kheo-ni phạm đột-cát-la.

Pháp trước bữa ăn, sau bữa ăn đến nhà người có dặn Tỳ-kheo-ni khác:

Tỳ-kheo-ni được nhiều thí chủ thỉnh, không dám vào thành. Phật dạy: Cho phép các Tỳ-kheo-ni dặn nhau để vào thành.

Nên dặn như sau:

- Bạch Đại tỷ nhớ nghĩ cho, tôi là Tỳ-kheo-ni...... đã nhận lời thỉnh của nhà ấy. Nay có nhân duyên...... vào xóm...... đến nhà......, Bạch cho Đại tỷ biết như vậy!

Lúc bệnh, lúc may y, lúc thí y, thì khai cho không cần dặn Tỳ-kheo-ni khác. Nếu dặn rồi, Tỳ-kheo-ni muốn đến chỗ đó, nhưng nửa đường trở lại, hoặc không đến chỗ đã dặn, lại đến nhà khác, cho đến nhà kho, phòng cạnh xóm làng và chùa của Tỳ-kheo, hoặc đến chỗ đã dặn, vào nhà người tại gia rồi trở ra v.v... tất cả đều mất lời dặn trước. Nếu muốn đến, Tỳ-kheo-ni nên dặn lại.

Pháp phi thời vào xóm làng có dặn Tỳ-kheo-ni khác:

Nếu có việc tăng, việc tháp, việc Tỳ-kheo-ni săn sóc bệnh thì cho phép Tỳ-kheo-ni dặn Tỳ-kheo-ni khác rồi vào xóm, nên dặn như sau:

- Bạch Đại tỷ nhớ nghĩ cho, tôi là Tỳ-kheo-ni...... phi thời vào xóm, đến nhà...... vì duyên...... Bạch cho Đại tỷ biết như vậy.

Nếu đường đi phải qua xóm, hoặc có thưa bạch, hoặc nói thọ thỉnh, hoặc bị thế lực lôi kéo, ép buộc, v.v... thì không phạm.

THIÊN THỨ MƯỜI BẢY: KÍNH TU

Pháp tôn kính vâng tu này xuất xứ trong Đại tăng, ni có chỗ khác nhau. Đầy đủ như trong bản luật.

Bấy giờ, Đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo: Các thầy lắng nghe, khéo léo ghi nhớ. Nếu Tỳ-kheo nói văn cú tương tự ngăn pháp tỳ-ni, Tỳ-kheo này làm cho nhiều người không được lợi ích, gây ra các nghiệp khổ, phá diệt Chánh pháp. Nếu Tỳ-kheo thuận theo văn cú, không trái pháp tỳ-ni, Tỳ-kheo này làm lợi ích cho nhiều người, không gây ra các nghiệp khổ, nhờ đó Chánh pháp tồn tại lâu dài. Vì thế Tỳ-kheo, các thầy phải thuận theo văn cú, chớ để thêm bớt trái với pháp tỳ-ni, nên học như vậy. Phật nói lời đó xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Như lai xuất hiện ở đời vì thấy chúng sinh gây nhiều tội lỗi, dùng mười cú nghĩa kiết giới cho các Thanh văn. Vì nghĩa thứ nhất là được chúng tăng nhiếp thủ này, Như lai kiết giới cho các Thanh văn. Phật nói lời đó xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì. Cho đến cú nghĩa thứ mười là Chánh pháp tồn tại lâu dài. Mỗi câu cũng như vậy.

Bấy giờ, Đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo: Như lai xuất hiện ở đời, dùng mười cú nghĩa, vì các Tỳ-kheo đặt ra yết-ma-quở trách, được chúng tăng nhiếp thủ: Đó là nghĩa thứ nhất. Như lai ra đời, đặt ra yết-ma-quở trách cho Tỳ-kheo. Phật nói lời đó xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì. Cho đến cú nghĩa thứ mười Chánh pháp tồn tại lâu dài. Mỗi câu cũng giống như vậy.

Như thế, yết-ma tẫn xuất, yết-ma y chỉ, yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia, yết-ma không thấy tội đã nêu, yết-ma không sám hối tội đã nêu, yết-ma ác kiến không bỏ, xem xét lại các luật đã chế: Chế thọ y chỉ, chế phạm phạt, chế cử, chế ức niệm, chế cầu thính, chế tự ngôn, chế ngăn A-nâu-bà-đà, chế ngăn thuyết giới, chế ngăn tự tứ, chế giới, chế thuyết giới, chế bố-tát, chế yết-ma bố-tát, chế tự tứ, chế yết-ma tự tứ, chế đơn bạch yết-ma, chế bạch hai lần yết-ma, chế bạch bốn lần yết-ma, chế cho che giấu, cho bản nhật trị, cho Ma-na-đỏa, cho xả tội, chế bốn pháp Ba-la-di, chế mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, hai pháp bất định, ba mươi Ni-tát-kỳ, chín mươi Ba-dật-đề, bốn Ba-la-đề-đề-xá-ni, Thức-xoa-cA-la-ni, bảy pháp diệt tránh. Mỗi câu như yết-ma-quở trách.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Có hai kiến chấp, người xuất gia không nên có: Phi pháp chấp là pháp, pháp chấp là phi pháp. Lại có hai kiến chấp: Tỳ-ni nói phi Tỳ-ni, phi Tỳ-ni nói là Tỳ-ni. Lại có hai kiến chấp: Không phạm chấp là phạm, phạm chấp là không phạm. Lại có hai kiến chấp: Nhẹ lại chấp nặng, nặng lại chấp nhẹ. Lại có hai kiến chấp: Hữu dư chấp là vô dư, vô dư chấp là hữu dư. Lại có hai kiến chấp: Thô ác chấp là không thô ác, không thô ác chấp là thô ác. Lại có hai kiến chấp: Pháp cũ chấp không phải pháp cũ, không phải pháp cũ chấp là pháp cũ. Lại có hai kiến chấp: Chế chấp chẳng phải chế, chẳng phải chế chấp là chế. Lại có hai kiến chấp: Nói chấp không nói, không nói chấp là nói. Lại có hai kiến chấp: Rượu chấp chẳng phải rượu, chẳng phải rượu chấp là rượu. Lại có hai kiến chấp: Ăn chấp là không ăn, không ăn chấp là ăn. Lại có hai kiến chấp: Uống chấp chẳng uống, chẳng uống chấp là uống. Lại có hai kiến chấp: Thời chấp là phi thời, phi thời chấp là thời. Lại có hai kiến chấp: Tịnh chấp bất tịnh, bất tịnh chấp là tịnh. Lại có hai kiến chấp: Trọng chấp không trọng, không trọng chấp là trọng. Lại có hai kiến chấp: Nạn chấp chẳng phải nạn, chẳng phải nạn chấp là nạn. Lại có hai kiến chấp: Không có trùng chấp không trùng, có trùng chấp có trùng. Lại có hai kiến chấp: Phá chấp không phá, không phá chấp là phá. Lại có hai kiến chấp: Loại chấp chẳng phải loại, chẳng phải loại chấp là loại. Lại có hai kiến chấp: Đã hiểu nghĩa chấp chưa hiểu nghĩa, chưa hiểu nghĩa chấp hiểu nghĩa. Lại có hai kiến chấp: Đáng thân chấp không thân, không thân chấp đáng thân. Lại có hai kiến chấp: Sợ chấp không sợ, không sợ chấp là sợ. Lại có hai kiến chấp: Đạo chấp phi đạo, phi đạo chấp là đạo. Lại có hai kiến chấp: Đáng làm chấp không làm, không làm chấp là đáng làm. Lại có hai kiến chấp: Xuất ly chấp không xuất ly, không xuất ly chấp là xuất ly. Lại có hai kiến chấp: Ba-la-di chấp chẳng phải Ba-la-di, không phải Ba-la-di chấp là Ba-la-di. Lại có hai kiến chấp: Chấp thế gian là thường, chấp thế gian là vô thường. Lại có hai kiến chấp: Chấp thế giới có giới hạn, chấp thế giới không giới hạn. Lại có hai kiến chấp: Thân này mạng này, thân khác mạng khác. Lại có hai kiến chấp: Như lai diệt độ, Như lai không diệt độ. Lại có hai kiến chấp: Có không có Như lai diệt độ, chẳng phải có không có Như lai diệt độ. Ở trong Phật pháp có hai kiến chấp như thế, người xuất gia không nên chấp theo. Nếu người nào chấp theo thì đúng như pháp mà trị. Đức Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Có hai hạng người sống không an vui: người hay tức giận, người luôn thù oán. Lại có hai pháp: Nóng nảy, khó bỏ. Lại có hai pháp: Keo kiệt, ganh ghét. Lại có hai pháp: Lừa dối, quanh co. Lại có hai pháp: Tự cao, ưa tranh cãi. Lại có hai pháp: Thích trang sức, buông lung. Lại có hai pháp: Mạn, mà tăng thượng mạn. Lại có hai pháp: Tham lam, tức giận. Lại có hai pháp: Khen mình, chê người. Lại có hai pháp: Tà kiến, biên kiến. Lại có hai pháp: Khó dạy, không chịu nghe lời chỉ bảo. Đức Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Người phá giới đọa vào hai đường: Địa ngục, và súc sinh. Người giữ giới sinh vào hai đường: Cõi trời, và cõi người. Người gây ra nghiệp ác không ai biết đọa vào hai đường: Địa ngục, súc sinh, người làm lành không ai biết được sinh lên hai đường: Trời và người.

Phật và các thánh đệ tử tôn quý nhất trong người, trời; Có hai pháp không được giải thoát: Phạm giới, và không thấy phạm giới. Có hai pháp tự mình được giải thoát là: Không phạm giới, và thấy phạm giới. Có hai pháp không được giải thoát: Phạm mà không thấy tội, thấy phạm mà không đúng như pháp sám hối. Có hai pháp tự mình được giải thoát: Thấy phạm tội, phạm mà biết sám hối đúng như pháp. Có hai pháp không được giải thoát: Thấy tội không sám hối, hoặc cho sám hối đúng như pháp mà người đó không chịu. Có hai pháp tự mình được giải thoát: Thấy tội đúng như pháp sám hối, hoặc cho sám hối đúng như pháp thì người kia chịu theo như pháp. Ràng buộc, không ràng buộc cũng giống như vậy. Có hai hạng người thanh tịnh: là hạng người không phạm tội, và hạng người phạm tội mà biết sám hối. Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Có hai chúng: Chúng nói pháp, và chúng nói phi pháp. (559)

Ở trong chúng không thực hành pháp tỳ-ni, không thực hành lời Phật dạy mà nói, nên người nghe theo lời dạy, và người không nghe lời dạy sống chung với nhau, người dứt bỏ kiết sử, và người không dứt bỏ kiết sử ở chung. Đó là chúng nói phi pháp.

Ở trong chúng thực hành pháp tỳ-ni, nói theo lời Phật dạy, nên mọi người nghe lời Phật dạy ở chung, mọi người dứt bỏ kiết sử ở chung. Đó là chúng nói pháp.

Trong hai chúng này, chúng nói pháp được ta khen ngợi và tôn trọng. Đức Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Lại có hai chúng: Chúng đúng pháp, và chúng phi pháp.

Chúng phi pháp: Trong chúng người phi pháp có thế lực, người đúng pháp không có thế lực. Người phi pháp có bạn, người đúng pháp không có bạn. Làm yết-ma thì phi pháp, không làm yết-ma thì đúng pháp. Làm yết-ma thì không đúng với Tỳ-ni, không làm yết-ma thì đúng với Tỳ-ni. Pháp sai thì hành trì, pháp đúng thì không hành trì.

Chúng đúng pháp: Trong chúng người đúng pháp có thế lực, người phi pháp không có thế lực. Người đúng pháp có bạn, người phi pháp không có bạn. Làm yết-ma thì đúng pháp, không làm yết-ma là phi pháp. Làm yết-ma là Tỳ-ni, không làm yết-ma là phi Tỳ-ni. Pháp đúng thì hành trì, pháp sai thì dứt trừ.

Trong hai chúng này, chúng đúng pháp được ta khen ngợi tôn trọng. Đức Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Có hai chúng: Chúng bình đẳng, và chúng không bình đẳng cũng giống như vậy.

Bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Nếu đất nước vua thế lực yếu thì chúng giặc sẽ mạnh. Lúc ấy, Pháp Vương không được ra vào một cách an vui. Vua nhỏ của nước láng giềng không nghe theo mệnh lệnh. Người dân trong nước ra vào cũng không an vui; sự nghiệp phế bỏ, lo buồn khổ não, mọi việc đều tổn giảm, không được lợi ích. Cũng thế, Tỳ-kheo phi pháp có thế lực, Tỳ-kheo đúng pháp không có thế lực. Tỳ-kheo đúng pháp không được an vui, hoặc ở trong chúng cũng không được nói; hoặc ở chỗ vắng vẻ. Lúc đó làm yết-ma là phi pháp, không làm yết-ma là đúng pháp; làm yết-ma là phi tỳ-ni, không làm yết-ma là Tỳ-ni; phi pháp thì thực hành, đúng pháp thì không thực hành. Người kia không siêng năng tinh tấn, chưa đắc nói đắc, chưa nhập nói nhập, chưa chứng nói chứng khiến cho các vị trời, người dân không được lợi ích, chịu khổ lâu dài. Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì. Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Nếu đất nước vua có thế lực mạnh thì chúng giặc suy yếu, tất cả đều quy phục hoặc chạy trốn. Lúc ấy, Pháp Vương ra vào an vui, không còn lo buồn. Vua nhỏ của nước láng giềng vâng theo mệnh lệnh. Người dân trong nước cũng được an vui; sự nghiệp như ý không có các lo buồn, khổ não; thường được lợi ích không có tổn hoại. Cũng thế, Tỳ-kheo đúng pháp có thế lực, Tỳ-kheo phi pháp không có thế lực, Tỳ-kheo phi pháp đến chỗ Tỳ-kheo đúng pháp thuận theo lời chỉ dạy không dám trái nghịch, hoặc sẽ trốn đi không gây ra các nghiệp ác. Lúc này, Tỳ-kheo đúng pháp được yên ổn an vui, hoặc ở trong tăng được nói, hoặc ở chỗ vắng vẻ. Làm yết-ma đúng pháp, không làm yết-ma phi pháp. Làm yết-ma Tỳ-ni, không làm yết-ma phi Tỳ-ni. Đúng pháp thì thực hành, phi pháp không thực hành. Người đó siêng năng tinh tấn, chưa đắc sẽ đắc, chưa nhập sẽ nhập, chưa chứng sẽ chứng, sẽ làm cho các vị trời, người dân được lợi ích lớn. Đức Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, ngài Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo: Các Trưởng lão! Nếu có việc tranh cãi nên nêu tội Tỳ-kheo kia và Tỳ-kheo kia có tội. Họ không tự quan sát mình, nên biết việc tranh cãi này sẽ thêm lớn, không dứt trừ đúng pháp, như Tỳ-ni. Vì thế, các Tỳ-kheo không an lạc. Nếu Tỳ-kheo tranh cãi nhau nên nêu tội Tỳ-kheo kia và Tỳ-kheo có tội. Mỗi người tự quán sát lỗi mình, nên biết việc tranh cãi này không phát triển nặng hơn; sẽ dứt trừ đúng pháp, đúng với tỳ-ni. Vì thế các Tỳ-kheo sống an vui. Vì sao các Tỳ-kheo phải tự quán sát lỗi mình? Tỳ-kheo có tội nghĩ rằng: “Ta phạm việc như vậy, người kia mới thấy ta phạm sai trái. Vì ta phạm nên người kia thấy ta phạm. Nay ta nên tự sám hối, khiến người kia không có lời thô ác quở trách ta. Nếu ta làm như vậy, pháp lành sẽ thêm lớn”. Đó là nêu Tỳ-kheo khác quan sát lỗi mình. Nếu Tỳ-kheo có việc tranh cãi, nêu tội Tỳ-kheo kia và Tỳ-kheo có tội sẽ tự quán sát lỗi mình như vậy; nên biết lỗi này không thêm lớn, sẽ dứt trừ đúng pháp, đúng như tỳ-ni, đúng như lời Phật dạy. Các Tỳ-kheo sống an vui. Ngài Xá-lợi-phất nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, có rất nhiều vị Tỳ-kheo đến chỗ Đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi sang một bên, bạch Phật rằng:

-Bạch Đức Thế tôn! Đó là pháp chủ yếu, nói về Học. Vậy thế nào là Học?

Phật bảo các Tỳ-kheo: Học về giới nên nói là Học, thế nào là học giới? Đó là tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học, cho nên nói học. Lúc người kia tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học, sẽ điều phục được tham dục, tức giận, ngu si, khiến chúng không còn sinh khởi. Tham dục, tức giận, ngu si kia được nhổ sạch tận gốc; không gây ra các nghiệp ác, không gần gũi người ác, cho nên nói học. Đức Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Phật hỏi các Tỳ-kheo: Các thầy học thế nào?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Đức Thế tôn! Đó là pháp căn bản, là pháp chủ yếu. Như những lời Thế tôn dạy, chúng con thọ trì nên nói học. Lại có Ba học: Tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học”. Người học Ba học này, đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-lahán. Cho nên Tỳ-kheo phải siêng năng tinh tấn học ba học này.

Bấy giờ, ngài A-nan ở Kê Viên, thành Ba-la-lợi-tử. Lúc ấy, có Bà-la-môn Khổng Tước Quan đến chỗ ngài A-nan thăm hỏi, rồi ngồi sang một bên, bạch ngài A-nan rằng:

- Thưa Tôn giả! Sa-môn Cù-đàm, vì sao đặt ra tăng giới học, tăng tịnh hạnh học, tăng Ba-la-đề-mộc-xoa học cho các Tỳ-kheo?

Ngài A-nan đáp:

- Sở dĩ Đức Thế tôn chế ra như vậy, là để điều phục tham dục, tức giận, ngu si.

- Nếu Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán lậu tận, vị ấy còn học điều gì không?

- Tham dục, tức giận, ngu si đã hết, không còn gây ra nghiệp ác, không gần gũi các người ác, việc cần làm đã làm xong, gọi là Vô học.

- Như lời ông nói là vô học sao?

- Đúng vậy!

Bà-la-môn Khổng Tước Quan nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Phật bảo Tỳ-kheo Ca-diếp:

- Nếu Thượng tọa không học giới, cũng không khen ngợi giới; dù cho có Tỳ-kheo khác thích học giới, khen ngợi giới thì cũng không khuyến khích khen ngợi.

Nầy Tỳ-kheo Ca-diếp! Ta không khen ngợi Thượng tọa như thế. Vì sao? Vì nếu ta khen ngợi thì các Tỳ-kheo sẽ gần gũi. Người gần gũi sẽ học theo pháp đó. Nếu học theo pháp đó thì sẽ chịu khổ lâu dài. Tỳ-kheo Ca-diếp! Ta thấy lỗi của Thượng tọa như thế, cho nên không khen ngợi.

(560) (Nếu Trung tọa, Hạ tọa cũng như vậy. Kế là có Thượng tọa, Trung tọa, Hạ tọa như pháp, ngược lại các câu trên).

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Thí như có con lừa và đàn bò cùng đi, lừa tự nói: “Ta cũng là bò! Ta cũng là bò!” nhưng lông lừa không giống chân bò, không giống tiếng bò; cũng không giống bò nhưng đi chung với bò, tự nói mình là bò. Cũng giống như vậy, có người ngu si theo Tỳ-kheo đúng pháp, tự nói mình là Tỳ-kheo. Người ngu này không có tăng giới, tăng tâm, tăng tuệ. Nếu Tỳ-kheo chân chánh cùng đi chung với tăng, tự nói: “Tôi là Tỳ-kheo”. Cho nên các thầy phải siêng năng tu tập, tăng giới, tăng tâm, tăng tuệ. Đức Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Có Ba học: Tăng giới học, tăng tâm học, và tăng tuệ học.

Tăng giới học: Là Tỳ-kheo tôn trọng giới, lấy giới làm căn bản; không tôn trọng định, không lấy định làm căn bản; Không trọng tuệ, không lấy tuệ làm căn bản. Tỳ-kheo kia đối với giới này, nếu phạm nhẹ thì sám hối. Vì sao? Vì trong giới đó chẳng phải như phá đồ vật, phá đá gạch. Nếu Tỳ-kheo tôn trọng giới, luôn giữ gìn vững chắc, khéo trụ vào giới; nên có hạnh gần gũi, không có hạnh hủy phá, không có hạnh nhiễm ô. Thường tu tập như vậy, Tỳ-kheo dứt được năm kiết sử hạ phần, đạt đến niết-bàn, không trở lại cõi này.

Tăng tâm học: Là Tỳ-kheo tôn trọng giới, lấy giới làm căn bản; tôn trọng định, lấy định làm căn bản; không tôn trọng tuệ, không lấy tuệ làm căn bản như trên.

Tăng tuệ học: Là Tỳ-kheo tôn trọng giới, lấy giới làm căn bản; tôn trọng định, lấy định làm căn bản; tôn trọng tuệ, lấy tuệ làm căn bản. Tỳ-kheo đó các lậu đã hết; được vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát; đối với hiện tại tự biết chứng đắc, ta đã hết sinh tử, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lại cõi này. Người thực hành đầy đủ sẽ thành tựu trọn vẹn; người thực hành thiếu sót thì thành tựu không hoàn toàn, ta nói giới này không có tổn giảm. Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Lại có Ba học: Tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học.

Tăng giới học: Là Tỳ-kheo đầy đủ giới hạnh, thiếu hành định hành, thiếu hành tuệ hạnh. Tỳ-kheo đó dứt trừ năm kiết sử hạ phần, đạt đến Niết-bàn, không còn trở lại cõi này. Nếu không được như vậy, thì sẽ làm nhẹ Ba kiết: tham dục, tức giận, ngu si; đắc quả Tư-đà-hàm, trở lại nhân gian một lần nữa, dứt trừ tận nguồn gốc khổ. Nếu không được như vậy, sẽ dứt được ba kiết, đắc quả Tuđà-hoàn, không đọa vào đường ác, quyết chí giữ đạo, bảy lần sinh lên cõi trời, bảy lần sinh xuống loài người, nhổ hết nguồn gốc khổ. Nếu Tỳ-kheo đầy đủ giới hạnh, đầy đủ định hạnh, thiếu tuệ hạnh cũng giống như trên. Nếu Tỳ-kheo đầy đủ giới hạnh, đầy đủ định hạnh, đầy đủ tuệ hạnh cũng giống như trên.

Lại có Ba học: Tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học.

Tăng giới học: Là Tỳ-kheo giữ gìn trọn vẹn Ba-la-đề-mộc-xoa giới, thành tựu oai nghi, cẩn thận các giới nhẹ, quý trọng như kim cương v.v... tu học các giới, ấy là Tăng giới học.

Tăng tâm học: Là Tỳ-kheo xả bỏ những tham muốn xấu xa, cho đến được nhập vào thiền thứ tư. Đó là Tăng tâm học.

Tăng tuệ học: Là Tỳ-kheo biết khổ đế như thật, biết tập đế, diệt đế, đạo đế như thật. Đó là Tăng tuệ học.

Bấy giờ, Phật ngự ở trong đại thành nước Bà-xà. Ngài bảo các Tỳ-kheo: Ta nói bốn thứ nói rộng, các thầy hãy lắng nghe, ta sẽ giảng nói cho các thầy nghe.

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Đức Thế tôn! Chúng con rất muốn nghe. Bốn loại nói rộng là gì?

Tỳ-kheo nói như vầy: “Thưa các Trưởng lão, con ở thôn...... thành...... đích thân nghe lời Phật, thọ trì. Đây là pháp, là tỳ-ni, là lời Phật dạy”. Nghe Tỳ-kheo kia nói, các Tỳ-kheo không nên sinh chê bai nghi ngờ, cũng không nên quở trách. Các Tỳ-kheo nên xác định rõ văn cú, nghiên cứu Tu-đa-la (kinh), Tỳ-ni (luật), xem xét pháp luật. Nếu lúc nghe Tỳ-kheo kia nói, các Tỳ-kheo nghiên cứu kinh, luật, xem xét pháp luật, thấy không tương ưng với kinh, luật, pháp luật thì nên nói: Những lời ông nói chẳng phải lời Phật nói; Hoặc nói: “Trưởng lão không hiểu được lời Phật”. Vì sao? Vì tôi nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy không tương ưng với kinh, luật, pháp luật, trái với pháp. Trưởng lão không nên tụng tập, cũng đừng dạy các Tỳ-kheo khác, nay nên bỏ điều đó đi. Nếu nghe Tỳ-kheo kia nói, các Tỳ-kheo nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy tương ưng với kinh, luật, pháp luật. Nên nói với Tỳ-kheo kia: Trưởng lão! Những lời đó đúng là lời Phật nói, xác định đúng là lời của Phật. Vì sao? Vì tôi nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy tương ưng không trái, Trưởng lão nên khéo thọ trì, tụng tập, dạy các Tỳ-kheo khác, chớ để quên mất. Đây là nói rộng thứ nhất.

Kế là, nếu Tỳ-kheo nói như vầy: Thưa Trưởng lão! Tôi ở thôn...... thành...... trước đây nghe Thượng tọa ở trong tăng hòa hợp nói: “Đây là pháp, là tỳ-ni, là lời Phật dạy”. Lúc nghe Tỳ-kheo kia nói, các Tỳ-kheo không nên chê bai nghi ngờ, cũng không nên quở trách; nên xác định rõ văn cú, nghiên cứu kinh, luật, xem xét pháp luật. Nếu nghe Tỳ-kheo kia nói, lúc các Tỳ-kheo nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy không tương ưng với pháp, nên nói Tỳ-kheo kia: “Trưởng lão! Đây chẳng phải lời Phật nói. Mà do chúng tăng và Thượng tọa không xác định rõ lời Phật. Trưởng lão cũng vậy. Vì sao? Vì tôi nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy không tương ưng, trái với pháp. Trưởng lão không nên tụng tập, cũng chớ dạy các Tỳ-kheo khác, nay nên bỏ điều ấy đi”. Nếu nghe Tỳ-kheo kia nói, Tỳ-kheo nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy tương ưng với pháp, nên nói với Tỳ-kheo kia: “Trưởng lão! Đây là lời Phật dạy, chúng tăng, Thượng tọa và Trưởng lão cũng đã xác định đúng là lời Phật. Vì sao? Vì tôi nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy tương ưng với pháp. Trưởng lão nên khéo thọ trì, tụng tập, cũng nên chỉ dạy các Tỳ-kheo khác, chớ để quên mất”. Đây là nói rộng thứ hai.

Về nói rộng thứ ba, nghe từ rất nhiều Tỳ-kheo biết pháp, biết tỳ-ni, Ma-di cũng giống như vậy. Về nói rộng thứ tư, nghe từ một Tỳ-kheo biết pháp, tỳ-ni, Ma-di cũng giống như vậy.

Đây là bốn nói rộng, Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

Tỳ-ni có năm việc đáp: Thứ lớp, chế, trùng chế, Tuđa-la và thuận theo. Tu-đa-la. Người có năm pháp gọi là người trì luật: Biết phạm, biết không phạm, biết nhẹ, biết nặng, đọc thuộc giới của hai bộ (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni).

Lại có năm pháp: Bốn pháp giống như trên, Pháp thứ năm là: thuộc lòng Tỳ-ni.

Lại có năm pháp: Bốn pháp giống như trên, Pháp thứ năm là an trụ tỳ-ni bất động.

Lại có năm pháp: Bốn pháp giống như trên. Pháp thứ năm là: Việc tranh cãi khởi lên, hoàn toàn có khả năng trừ diệt.

Có năm hạng người trì luật:

1. Thuộc giới từ bài tựa, bốn Ba-la-di, mười ba tăng tàn, hai pháp bất định, ba mươi Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

2. Thuộc lòng thêm chín mươi ba-dật-đề.

3. Thuộc lòng giới và Tỳ-ni.

4. Thuộc lòng giới của hai bộ (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni và tỳ-ni).

5. Thuộc lòng tất cả giới luật.

Trong năm hạng người trì luật này, vào mùa Xuân, Thu, Đông Tỳ-kheo nên nương bốn hạng người trì luật ở trước. Nếu không nương để ở, thì Tỳ-kheo phạm độtcát-la. Hạ an cư, Tỳ-kheo nên nương hạng trì luật thứ năm. Nếu không nương để ở, thì Tỳ-kheo phạm Ba-dật-đề.

Người trì luật có năm công đức: Giới phẩm vững chắc, hoàn toàn thắng được các kẻ thù, ở trong chúng giải quyết mọi việc không sợ hãi; nếu có nghi ngờ hối hận, có khả năng giải thích được, khéo trì luật khiến cho Chánh pháp tồn tại lâu dài.

Lại có năm thứ phạm là: Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa, Ba-dật-đề, Ba-la-đề-đề-xá-ni, và Đột-cát-la. Cũng gọi là năm thứ chế giới, năm nhóm phạm. Nếu người không biết, không thấy năm thứ phạm, Ta nói

(561) người này ngu si, (Ba-la-di cho đến đột-cátla).

Lại nữa, người chết có năm điều xấu: Dơ bẩn, hôi thối, có sợ hãi, khiến người sợ hãi, ác quỉ có dịp làm hại, là chỗ ở của thú dữ và phi nhân. Người phạm giới có năm lỗi: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp không thanh tịnh, như thây chết dơ bẩn hôi thúi kia, ta nói người này cũng giống như vậy. Hoặc người thân, miệng, ý không thanh tịnh, tiếng xấu đồn xa, như mùi hôi thối từ thây chết xông ra. Ta nói người này cũng giống như vậy. Người thân, miệng, ý không thanh tịnh, các Tỳ-kheo thanh tịnh sợ hãi tránh xa, như thấy chết kia làm cho người sợ hãi. Ta nói người này cũng giống như vậy. Người thân, miệng, ý không thanh tịnh, khiến các Tỳ-kheo thanh tịnh thấy sinh tâm ác nói: “Vì sao ta lại gặp người ác này?”, như người thấy thây chết sinh tâm sợ hãi, làm cho ác quỉ có dịp làm hại. Ta nói người này cũng giống như vậy. Người thân, miệng, ý không thanh tịnh, ở chung với người ác, như chỗ thây chết kia thì thú dữ, phi nhân cũng ở. Ta nói người này cũng giống như vậy. Đó là năm lỗi của người phạm giới như thây chết kia.

Người phá giới có năm lỗi: Tự hại mình, bị người trí quở trách, tiếng xấu đồn xa, lúc qua đời sinh hối hận, chết đọa vào đường ác.

Người giữ giới có năm công đức (ngược lại các câu trên).

Lại có năm việc: Trước chưa được vật thì không thể được; đã được rồi không giữ được; hoặc tùy theo các chúng: Sát-lợi, Bà-la-môn, hoặc chúng cư sĩ, chúng Tỳ-kheo, đối với các chúng đó có hổ thẹn; trong vô số dotuần, Sa-môn, Bà-la-môn nói điều xấu ác của người đó; người ác phá giới chết đọa vào đường ác.

Người giữ giới có năm công đức (ngược lại các câu trên).

Có năm cách tác tịnh quả trái: Hỏa tịnh, đao tịnh, sang tịnh, điểu tịnh, và bất nhậm chủng tịnh. Lại có năm cách tác tịnh: Bóc một ít vỏ, bóc hết vỏ, chín rục, làm hoại, bị hư.

Có năm pháp làm cho Chánh pháp mau diệt tận:

Có Tỳ-kheo không nghe rõ, đọc tụng hay quen sát lẫn lộn, văn không đầy đủ; lại lấy đó dạy người khác. Văn đã không đầy đủ thì nghĩa sẽ thiếu sót.

1. Có Tỳ-kheo là Thượng tọa, là bậc cao quý trong tăng, như người chủ của một nước, mà phần nhiều không giữ giới, chỉ tu các pháp ác, buông bỏ giới hạnh, không siêng năng tinh tấn, chưa được nói được, chưa nhập nói nhập, chưa chứng nói chứng; Làm cho các Tỳ-kheo hậu sinh nhỏ tuổi học tập theo hạnh đó, phần nhiều họ cũng phá giới, làm các việc ác, xả bỏ giới hạnh, không siêng năng tinh tấn, chưa được nói được, chưa nhập nói nhập, chưa chứng nói chứng.

2. Có Tỳ-kheo học rộng, trì pháp, trì luật, trì Ma-di; lại không đem điều đọc tụng đó dạy các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Người đó qua đời, khiến cho Chánh pháp dứt mất.

3. Có Tỳ-kheo rất khó dạy dỗ, họ không nghe theo những lời hay, không thể nhẫn nhục, nên bị các Tỳ-kheo thanh tịnh khác lìa bỏ.

4. Có Tỳ-kheo ưa thích tranh đấu, mắng nhiếc nhau; người này nói với người kia bằng những lời độc ác, tranh nhau hơn thua.

Lại có năm pháp giúp cho Chánh pháp tồn tại lâu dài (ngược lại năm điều trên).

Bấy giờ, có Tỳ-kheo khác đến chỗ Phật, bạch rằng:

- Bạch Đức Thế tôn! Vì nhân duyên gì Chánh pháp mau diệt tận?

Phật bảo Tỳ-kheo:

Nếu Tỳ-kheo đối với pháp luật xuất gia, không có tâm nói pháp cho người, cũng không có tâm nghe pháp, ghi nhớ; Dù có gìn giữ bền chắc thì cũng không thể suy nghĩ nghĩa lý. Người kia không biết nghĩa, không thể tu hành như lời Phật dạy, không thể lợi mình, cũng không lợi người.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Vì nhân duyên đó làm cho Chánh pháp mau diệt tận.

- Bạch Đức Thế tôn! Lại vì nhân duyên gì giúp cho Chánh pháp tồn tại lâu dài? (Ngược lại điều trên).

Bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheo vào trong tăng, trước phải có năm pháp: Phải có tâm từ; có tính khiêm nhường như khăn lau bụi; phải khéo biết ngồi, đứng; nếu thấy Thượng tọa phải đứng dậy; nếu thấy Hạ tọa không cần đứng dậy. Người kia vào trong tăng, không nói nhiều, luận bàn việc thế gian; hoặc tự nói pháp; hoặc có người thỉnh nói pháp, hoặc thấy trong tăng có việc khó giải quyết, tâm không chấp thuận thì nên im lặng. Vì sao? Vì sợ những điều mình nói sẽ khác với tăng. Tỳ-kheo trước nên có năm pháp này, sau đó mới vào trong tăng.

Bấy giờ, Đức Phật ngự bên ao Già-già, trong thành Chiêm-bà.

Vào ngày mười lăm tháng có trăng thuyết giới, Ngài ngồi ở ngoài trời, các Tỳ-kheo vây quanh Phật. Lúc ấy, có Tỳ-kheo nêu tội thấy, nghe, nghi của Tỳ-kheo kia. Lúc đang nêu tội, Tỳ-kheo kia dùng lời khác lạ trả lời, rồi nổi lên tức giận. Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Các thầy nên xét định, rồi hỏi người kia. Người kia ở trong Phật pháp không làm được gì, không thể làm cho pháp lành thêm lớn. Thí như ruộng lúa non của người nông phu có cỏ đề, cỏ kê mọc nhiều. Nhưng lá lúa non giống các loài cỏ, nên không phân biệt được. Do đó cỏ nầy làm hại đến lúa non, cho đến lúc lúa trổ đồng đồng, người nông phu mới biết các thứ cỏ đó chẳng phải là lúa. Khi biết chẳng phải lúa, họ liền nhổ tận gốc các loại cỏ đó. Vì sao? Vì sợ làm hại đến những cây lúa tốt. Tỳ-kheo cũng giống như vậy, có Tỳ-kheo tội ác đến, đi, ngồi, đứng, nhiếp giữ y, bát; giống như Tỳ-kheo chân chánh không phân biệt được, cho đến không xả tội. Lúc xả tội, mới biết người ấy là người thấp hèn trong hàng Tỳ-kheo. Đã biết sự khác nhau rồi, chúng tăng nên hòa hợp làm pháp yết-ma diệt tẫn người đó. Vì sao? Vì sợ hại đến các Tỳ-kheo chân chánh, thí như nông phu sảy lúa, lúc gió thổi đến, những hạt chắc rơi xuống, còn những hạt lép theo gió bay đi. Vì sao? Vì người nông phu sợ nó làm dơ bẩn những hạt chắc. Cũng như thế, Tỳ-kheo tội ác đến đi, ra vào giống như Tỳ-kheo chân chánh, không phân biệt được, cho đến không xả tội. Khi xả tội mới biết đó là những thứ dơ bẩn xấu xa trong hàng Tỳ-kheo. Đã biết rồi thì nên hòa hợp làm yết-ma diệt tẫn để đuổi người đó. Thí như có người cần gỗ để làm hàng rào xung quanh giếng. Người đó cầm búa bén ra khỏi thành, đến khu rừng kia, gõ búa vào thân cây, nếu cây nào chắc thì nghe tiếng chắc, cây nào rỗng thì nghe tiếng rỗng. Nhưng gốc, thân, cành, lá của cây rỗng rất giống với cây chắc. Cho đến lúc gõ vào, người kia mới biết cây đó bên trong rỗng. Khi biết cây đó bên trong rỗng, liền chặt bỏ, tỉa bỏ cành lá, tước bỏ phần thô, sau đó vót nhỏ, làm cho trơn láng, để làm hàng rào xung quanh giếng. Cũng thế, Tỳ-kheo tội ác đến đi, ra vào nhiếp giữ y bát, oai nghi như Tỳ-kheo chân chánh, cho đến không xả tội. Khi xả tội, mới biết đó là hạng xấu xa trong hàng Sa-môn. Nếu biết rồi, tăng nên hòa hợp làm pháp yết-ma diệt tẫn. Vì sao? Vì sợ làm hại đến các Tỳ-kheo chân chánh.

Đức Phật nói kệ:

Sống chung biết tánh hạnh,
Ghen ghét hay tức giận.
Có người nói điều lành,
Chỗ vắng làm phi pháp.
Tím cách nói dối người,
Bị người trí biết được.
Nên nhổ bỏ cỏ xấu,
Và cây rỗng ruột kia.
Tự xưng là Sa-môn,
Dối trá nên diệt tẫn.
Đã cho diệt tẫn rồi,
Làm điều ác phi pháp.
Người thanh tịnh ở chung,
Nên biết sẽ rạng rỡ.
Hòa hợp cùng diệt tẩn,
Hòa hợp dứt khổ đau.

Đức Phật nói xong, các Tỳ-kheo vui mừng ưa thích thọ trì.

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Luật Sớ][Mục lục tổng quát]