TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ LUẬN SỚ

SỐ 1837 - LUẬN ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP MINH MÔN SỚ GIẢI

Sa-môn Đại Thừa Quang ở chùa Đại Từ Ân soạn.

MỤC LỤC

QUYỂN THƯỢNG

NÓI RÕ Ý TẠO LUẬN

GIẢI THÍCH ĐỀ MỤC

THEO VĂN GIẢI THÍCH

1. GIẢI THÍCH TÂM PHÁP:

2. GIẢI THÍCH VỀ TÂM SỞ HỮU PHÁP:

QUYỂN HẠ

3. GIẢI THÍCH SẮC PHÁP:

4. GIẢI THÍCH TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP:

5. GIẢI THÍCH VỀ PHÁP VÔ VI:

 


QUYỂN THƯỢNG

Để sớ giải Luận này, lược chia ba phần như sau: Thứ nhất là nói rõ ý đạo luận; Thứ hai là giải thích đề mục; Thứ ba là nương theo văn luận để giải thích.

NÓI RÕ Ý TẠO LUẬN

Phàm hữu tình trong ba cõi, năm đường cứ mãi chìm nổi, xoay vần không ngừng nghỉ, đều do vọng chấp đoạn, thường, có và không, làm cho lòng rối loạn. Sở dĩ Bồ-tát giáng sinh làm mô phạm lợi ích cho chúng sinh, cũng vì muốn trừ chấp hai bên có và không.

Khai mở hai môn có và không: Trước nói rõ Bách pháp có thể, vì dẹp chấp không. Sau nói rõ Nhân và Pháp đều không vì trừ chấp có.

Sở dĩ có thể vì thế đế tức chẳng phải không. Sở dĩ nói không vì chân đế đâu có. Tùy bệnh cho thuốc, bệnh dứt thuốc cũng không cần; chấp thuốc thành bệnh, biết bệnh thì thành thuốc; chẳng không chẳng có, tức có tức không, đã dứt bách phi tứ cú đâu còn nữa. Song, nhân hiển bày ý nên nhờ luận để rõ ràng, đã không nói mà nói, cũng nghe mà không chỗ nghe. Làm hưng phát luận kia tại đây vậy. Đây tức phần thứ nhất nói rõ ý tạo luận.

GIẢI THÍCH ĐỀ MỤC

Nói Đại thừa Bách Pháp Minh Môn Luận trong phần Bổn Sự tức là lược chép danh số.

"Đại" là nương Tiểu mà đặt tên. "Thừa" là lấy luân chuyển làm nghĩa. Đây nói Đại thừa là giá thuyên lập hiệu, chẳng phải trực thuyên. Nói giá thuyên là giản lược Tiểu thừa nên nói giá thuyên. Mười lần mười nên nói là "Bách", rộng như ở sau giải thích. Giữ tự tánh nên gọi là "Pháp". "Minh" là tuệ, cùng minh làm môn, nên gọi là "Minh Môn". Hỏi đáp qua lại gọi là "Luận".

Nói "Trong phần Bổn Sự" tức Bách Pháp Minh Môn Luận trong phần Bổn Sự. Trong phần Bổn Sự văn rườm rà, luận này văn lược, nên nói là lược chép chẳng phải nghĩa lược. Tên gọi các pháp nên gọi là danh. Một, mười, trăm, ngàn nên gọi là số. Nên nói: "Đại thừa Bách Pháp Minh Môn Luận trong phần Bổn Sự lược chép danh số". Đây tức phần thứ hai giải thích đề mục.

THEO VĂN GIẢI THÍCH

Trong phần văn này, vì nghĩa riêng biệt không đồng nên phân làm ba đoạn:

Dẫn kinh để nêu tông. Y kinh để khởi hỏi. Y câu hỏi để thông.

Luận nói: "Như Thế Tôn nói tất cả pháp vô ngã".

Giải thích: Đây là phần thứ nhất, Dẫn kinh để nêu tông: Nói rõ pháp vô ngã. Như Phật Thế Tôn ở trong các kinh đều nói trong tất cả pháp đều không có ngã. Cho nên nay nêu giáo tiêu biểu để làm tông.

Luận nói: "Thế nào là tất cả pháp? Thế nào là vô ngã?"

Giải thích: Từ đây trở xuống là phần thứ hai, y vào kinh để đặt câu Hỏi: Đã dẫn Thánh ngôn các pháp vô ngã, chưa biết thế nào là tất cả pháp? Thế nào là vô ngã?.

Luận nói: "Tất cả pháp đẳng".

Giải thích: Từ đây trở xuống là phần thứ ba, Y câu hỏi để thông: Trong văn đáp có hai, là đáp câu hỏi trước. Từ "Vô ngã" trở xuống, là đáp câu hỏi sau cùng.

Đây nói: "Tất cả pháp, lược có năm thứ".

"Đẳng"tức là ở đây đáp câu hỏi trước. Trong phần đáp câu hỏi trước có ba: Lặp lại câu hỏi trước nêu số để kể tên. Phế, lập năm pháp trước sau thứ lớp. Giải thích riêng năm pháp.

Phần thứ nhất: Lặp lại câu hỏi trước nêu số để kể tên.

Luận nói: "1. Tâm pháp. 2. Tâm sở hữu pháp. 3. Sắc pháp. 4. Tâm bất tương ưng hành pháp. 5. Pháp Vô vi". Đây tức là phần thứ hai, liệt kê tên của năm pháp.

Luận nói: "Vì tất cả tối thắng".

Giải thích: Từ đây trở xuống là phần thứ hai: Phế, lập năm pháp trước sau thứ lớp.

Có người Hỏi: "Vì sao trong phần thứ nhất lại nói rõ về tâm pháp?" Vì trong tất cả pháp, Tâm pháp là tối thắng. Vì thế kinh nói: "Tâm tịnh nên chúng sinh tịnh, tâm nhiễm nên chúng sinh nhiễm". Do tâm này hoặc đắm trước sinh tử, hoặc chứng Niết-bàn, do dụng mạnh mẽ tối thắng, nên phần thứ nhất nói rõ Tâm pháp kia.

Luận nói: "Vì cùng đây tương ưng".

Giải thích: Tại sao phần thứ hai nói rõ Tâm sở hữu pháp? Nghĩa là Tâm sở pháp này thường cùng Tâm vương đồng nương đồng duyên và cùng đồng thời. Nếu theo Tiểu thừa lại có đồng hành, nay y theo Đại thừa Tâm sở pháp cùng Tâm vương không đồng hành. Vì sao như thế? Do Tâm sở pháp... cùng Tâm vương hành tướng mỗi thứ không đồng. Như duyên sắc xanh Tâm vương tự biến, Tâm sở pháp tự biến, cho nên không đồng. Tâm sở pháp này cùng Tâm vương kia mỗi thứ duyên các cảnh đồng thời tương ưng, tâm khởi liền khởi, tâm không liền không. Như tả hữu của Vua không lìa Vua. Tâm sở tương ưng cũng lại như thế. Luận nói: "Chỗ hai pháp hiện ảnh".

Giải thích: Tại sao phần thứ ba nói rõ về Sắc pháp? Nghĩa là Sắc pháp này không thể khởi riêng, y nơi tâm và chỗ biến sinh của tâm sở là chỗ hai pháp kia hiện ảnh. Thế nên phần thứ ba nói rõ Sắc pháp kia.

Luận nói: "Ba địa vị sai biệt".

Giải thích: Tại sao phần thứ tư nói rõ Tâm bất tương ưng? Nghĩa là Bất tương ưng không có thể riêng, chung mà giả lập ở nơi Sắc, Tâm trước và Tâm sở hữu pháp. Ba pháp trên phân lập sai biệt giả bày ra mà có. Thế nên phần thứ tư nói rõ Tâm bất tương ưng.

Luận nói: "Bốn chỗ hiển bày".

Giải thích: Tại sao phần thứ năm nói rõ Vô vi? Nghĩa là pháp tướng Vô vi khó rõ biết, nếu không ở nơi pháp để rõ thì đâu thể hiển bày. Vì nó hay y nơi Sắc, Tâm, Tâm sở hữu pháp, Bất tương ưng hành, bốn pháp trên mà hiển bày Vô vi. Thế nên phần thứ năm nói rõ pháp Vô vi.

Luận nói: "Thứ nhất là tâm pháp"

Giải thích: Từ đây trở xuống là phần thứ ba giải thích riêng về năm pháp. Trong này có năm:

1. Giải thích Tâm pháp.

2. Giải thích Tâm sở hữu pháp.

3. Giải thích Sắc pháp.

4. Giải thích Tâm Bất tương ưng hành pháp.

5. Giải thích pháp Vô vi.

1. GIẢI THÍCH TÂM PHÁP:

Trong phần thứ nhất giải thích về Tâm pháp cũng có ba ý: Một là lặp lại văn luận; hai là nêu số; ba là liệt kê tên. Đây tức là phần đầu, lặp lại văn luận.

Luận nói: "Lược có tám thứ". Đây là phần thứ hai, nêu số.

Luận nói: "1. Nhãn thức, 2. Nhĩ thức, 3. Tỷ thức, 4. Thiệt thức,

5. Thân thức, 6. Ý thức, 7. Mạt-na-thức, 8. Alại-da thức".

Giải thích: Từ đây trở xuống là phần thứ ba, liệt kê tên. Nhãn thức là thức của nhãn căn hay liễu biệt, nghĩa là thức này nương nơi nhãn căn liễu biệt sắc trần, thức từ chỗ nương gọi là nhãn thức. Nếu nhãn thức đã như thế, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý thức theo nghĩa nên biết. Thứ bảy là Mạt-na, Mạt-na là tiếng Phạm, Trung Hoa dịch là Ý; ý lấy suy nghĩ đo lường làm nghĩa, đây tức theo nghĩa mà lập tên. Thứ tám là A-lại-da thức, A-lại da thức là tiếng Phạm của Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Tạng, cũng gọi là Trạch; Trạch tức nhiếp trì các pháp; Tạng tức tích chứa không sót. Tên Tạng, Trạch này đều từ nghĩa lập tên.

Từ trên đến đây là lược giải thích tên. Nay lại lược chia làm năm môn để giảm trạch tám thức: 1. Phân biệt duyên cảnh; 2. Phân biệt bốn duyên; 3. Phân biệt bốn giới; 4. Phân biệt thứ lớp số; 5. Phân biệt ba tánh.

1. Phân biệt duyên cảnh:

Trong phân biệt duyên cảnh lại chia làm hai phần: 1. Căn cứ vào nhân vị mà biện giải; 2. Căn cứ vào quả vị mà biện giải.

Trong phần biện giải về nhân; Khi nói về cảnh giới sở duyên của năm thức Nhãn..., các Luận sư Ấn-độ có hai lối giải thích sau:

-Lối giải thích thứ nhất:

Năm thức nhãn... chỉ duyên nơi thật trần chứ không duyên ở nơi giả. Vì sao như thế? Năm thức nhãn (...) duyên chứng lượng trần không đợi danh ngôn, không đợi các căn cảnh này. Do các giả sắc dài ngắn... khác cần đợi danh ngôn và đợi các căn cảnh khác, cho nên không duyên giả sắc dài...

Hỏi: Trong năm trần, cái gì là thật? Cái gì là giả?

Giải thích: Trong Sắc trần xanh, vàng, đỏ, trắng, bốn thứ này là thật, ngoài ra đều là giả. Trong Thanh trần, nhân chấp thọ đại chủng thanh, nhân không chấp thọ đại chủng thanh, nhân chấp thọ không chấp thọ đại chủng thanh, ba thứ này đều là thật, ngoài ra đều là giả. Trong Hương trần, hảo hương, ác hương, bình đẳng hương, ba thứ này là thật, ngoài ra là giả. Trong Vị trần, đắng, chua, ngọt, cay, mặn, lạt, sáu thứ này là thật, ngoài ra đều là giả. Trong Xúc trần, đất, nước, gió, lửa, bốn thứ này là thật, ngoài ra đều giả.

Hỏi: Năm thức nhãn (...) đã không duyên giả. Tại sao các luận nói trong phần sắc trần có giả sắc dài.... Cho đến trong xúc trần nói có giả xúc trơn...? Giải thích: Sở dĩ trong sắc trần nói có giả sắc, cho đến trong xúc trần nói có giả xúc. Văn đây chỉ căn cứ nhiếp giả theo thật, thế nên hợp lại nói, căn cứ thật chẳng duyên.

Hỏi: Nếu không duyên, giống như đêm tối nhìn rừng cây ở xa, chỉ thấy dài... chẳng thấy xanh, vàng. Tại sao nhãn thức không duyên giả kia?

Giải thích: Đây cũng được duyên thật sắc xanh, vàng. Đêm tối từ xa nhìn xanh, vàng, đỏ, trắng, tuy chẳng phân minh, rõ ràng đến xúc chạm thấy, song cũng được duyên. Cho nên chỉ duyên thật sắc xanh... mà không duyên ở nơi giả.

Hỏi: Giả sắc dài... nhãn thức không duyên. Các giả sắc này tại sao nhiếp trong sắc?

Đáp: Nên biết các giả sắc này trong pháp Biến kế khởi sắc nhiếp.

Hỏi: Các hoặc nhẫn... là tham, trên giả thì đều trong chỗ pháp nhiếp. Tại sao giả sắc dài... là xanh... trên giả trong chỗ phi sắc thâu nhiếp?

Giải thích: Phẫn, tham đều là ý duyên, cho nên chỗ pháp nhiếp, dài... chẳng phải mắt thấy nên chỗ không phải sắc thâu nhiếp. Như trong Sắc trần tạo phân biệt này, cho đến Xúc trần phân biệt theo nghĩa nên biết.

- Lối giải thích thứ hai:

Năm thức nhãn... giả thật đều duyên. Nếu duyên ở nơi giả ắt cũng duyên nơi thật. Khi duyên nơi thật thì không duyên ở nơi giả. Vì sao? Giả y nơi thật mà có. Khi duyên giả kia ắt duyên thật. Thật không nương giả. Khi duyên thật thì chẳng duyên nơi giả. Luận gia này nói các pháp giả... trong chỗ không phải pháp biến kế tánh nhiếp. Như giả sắc dài... tức trong sắc thâu. Cho đến trong xúc trần trơn... trong chỗ giả xúc nhiếp.

Thứ sáu là Ý thức duyên tất cả pháp, như chỗ ứng kia theo nghĩa nên biết.

Thứ bảy là Mạt-na duyên cảnh. Các Đại đức tây phương cũng có hai lối giải thích.

- Lối giải thích thứ nhất:

Mạt-na duyên Kiến phần A-lại-da làm ngã, duyên Tướng phần A-lại-da thức làm ngã sở.

Hỏi: Tại sao một tâm mà chấp Kiến phần A-lạida làm ngã, lại chấp Tướng phần A-lại-da làm ngã sở?

Giải thích: Như nhãn thức đồng thời còn duyên các thứ sắc xanh... Do vậy, một tâm mà duyên ngã, ngã sở. Đây cũng đâu có lỗi.

Hỏi: Các luận đều nói: Mạt-na chấp A-lại-da thức làm ngã, ngã sở. Không nói chấp Tướng phần kia. Tại sao nay chính nói chấp Tướng phần kia lấy làm ngã?

Giải thích: Nên biết, ở đây tướng không lìa nơi kiến. Cho nên các luận đều nói duyên A-lại-da thức làm ngã, ngã sở. Đây cũng không lỗi.

-Lối giải thích thứ hai:

Mạt-na chấp A-lại-da thức làm ngã, ngã sở.

Hỏi: Chấp A-lại-da thức làm ngã. Tại sao lại chấp làm ngã sở kia?

Giải thích: Ở đây Mạt-na trước chấp A-lại-da thức làm ngã.

Sau lại chấp chỗ biến kế này làm ngã, là chỗ ngã có, nên gọi là ngã sở.

Hỏi: Nếu chấp Tướng phần A-lại-da thức làm ngã sở, đây có lỗi gì?

Giải thích: Trong các luận chỉ nói chấp A-lạida thức làm ngã, ngã sở chứ không nói chấp Tướng phần kia làm ngã sở. Mạt-na trực tiếp chấp A-lại-da thức làm ngã sở. Đâu thể lại ngoài chấp Tướng phần lấy làm ngã sở, ở nơi nghĩa không đúng cho nên không duyên.

Thứ tám là A-lại-da thức duyên ở nơi chủng tử năm căn, năm trần.

Hỏi: Tại sao không duyên thức thứ sáu, thứ bảy?

Giải thích: A-lại-da thức nhậm vận duyên cảnh. Thức thứ sáu, thứ bảy chẳng phải nhậm vận duyên cảnh cho nên không duyên.

Hỏi: Tại sao thức thứ sáu được duyên các thức? Giải thích: Thức thứ sáu phân biệt mạnh mẽ cho nên được duyên. Thức thứ tám là vô phân biệt cho nên không duyên. Đây tức phần thứ nhất ở trên địa vị nhân mà biện.

Ở trên địa vị quả mà biện: Nếu đến địa vị quả các thức nhãn... đều duyên các pháp.

2. Phân biệt bốn duyên:

A-lại-da thức tự hướng về đương thể nếu theo thô mà nói chỉ có ba duyên, theo tế mà nói thì đầy đủ bốn duyên. Ở nơi thô mà nói đầy đủ ba duyên: Chủng tử hướng về hiện hành được tạo Nhân duyên. Tâm trước diệt, tâm sau sinh, được tạo Đẳng vô gián duyên. Không chướng ngại nhau nên được có Duyên tăng thượng. A-lại-da thức trước sau không duyên nhau nên không có Sở duyên duyên. Nếu đứng về mặt tế mà nói cũng có Sở duyên duyên, nghĩa là khi nhất tâm khởi có bốn phần kia, tức Tướng phần, Kiến phần, Tự chứng phần, Chứng tự chứng phần. Trong bốn phần này trước sau có duyên nhau nên được có Sở duyên duyên.

A-lại-da thức hướng về Mạt-na có được hai duyên: A-lại-da thức sinh hiện hành Mạt-na nên được có Nhân duyên, không chướng ngại nhau nên được có Tăng thượng duyên. Không phải A-lại-da thức diệt, Mạt-na được sinh nên không có Đẳng vô gián duyên, A-lại-da thức không thể duyên Mạt-na nên không có Sở duyên duyên.

A-lại-da thức hướng về thức thứ sáu được có hai duyên. A-lại-da thức sinh hiện hành sáu thức nên được có Nhân duyên; không chướng ngại nhau nên được có Tăng thượng duyên. Không phải do A-lại-da thức diệt thức thứ sáu được sinh nên không có Đẳng vô gián duyên. A-lại-da thức không thể duyên sáu thức làm cảnh nên không có Sở duyên duyên.

A-lại-da thức hướng về năm thức có hai duyên: A-lại-da thức sinh hiện hành năm thức nên được có Nhân duyên, không chướng ngại nhau nên có Tăng thượng duyên. Không phải do A-lại-da thức diệt, năm thức được sinh nên không có Đẳng vô gián duyên. A-lại-da thức không thể duyên năm thức nên không có Sở duyên duyên.

Thức thứ bảy Mạt-na tự hướng về đương thể, nếu đứng về mặt thô mà nói có hai duyên, nếu đứng về mặt tế mà nói có ba duyên.

Đứng về mặt thô mà nói có hai duyên là: Niệm trước niệm sau làm thứ lớp nên có Nhân duyên.

Không chướng ngại nhau nên có Tăng thượng duyên. Đứng về mặt tế mà nói có ba duyên là: Hai duyên như ở trước, lại thêm Sở duyên duyên. Nghĩa là trong một tâm có bốn phần kia, trước sau duyên nhau nên có Sở duyên duyên. Bốn phần này như trước đã nói, không phiền nêu trở lại.

Mạt-na hướng về A-lại-da thức được có ba duyên là: Nghĩa là Mạt-na huân A-lại-da thức nên được có Nhân duyên, Mạt-na duyên A-lại-da thức được có Sở duyên duyên. Vì không chướng ngại nhau nên được có Tăng thượng duyên. Không phải do Mạt-na diệt, A-lại-da thức sinh nên không có Đẳng vô gián duyên.

Mạt-na hướng về thức thứ sáu được có một duyên: Nghĩa là không chướng ngại nhau nên được có Tăng thượng duyên. Không phải do Mạt-na diệt thức thứ sáu sinh nên không có Đẳng vô gián duyên. Mạt-na không huân thức thứ sáu nên không có Nhân duyên. Mạt-na không thể duyên sáu thức làm cảnh nên không có Sở duyên duyên.

Mạt-na hướng về năm thức được có một duyên: Nghĩa là không chướng ngại nhau nên có Tăng thượng duyên. Mạt-na không huân năm thức nên không có Nhân duyên. không phải do Mạt-na diệt năm thức sinh nên không có Đẳng vô gián duyên. Mạt-na không thể duyên năm thức là cảnh nên không có Sở duyên duyên.

Ý thức thứ sáu tự hướng về đương thể được có ba duyên: Nghĩa là trước sau duyên nhau nên có Sở duyên duyên; Tâm trước có nghĩa khai mở nên có Đẳng vô gián duyên; Không chướng ngại nhau nên có Tăng thượng duyên. Vì nó từ A-lại-da thức chủng tử sinh nên không có Nhân duyên.

Thức thứ sáu hướng về A-lại-da thức được có ba duyên: Huân A-lại-da thức nên có nhân duyên. Duyên A-lại-da thức làm cảnh nên được có Sở duyên duyên. Vì không chướng ngại nhau nên được có Tăng thượng duyên. Không phải do thức thứ sáu diệt, A-lại-da thức sinh nên không có đẳng vô gián duyên.

Thức thứ sáu hướng về Mạt-na có hai duyên: Nghĩa là duyên Mạt-na làm cảnh nên được có Sở duyên duyên. Vì không chướng ngại nhau nên được có Tăng thượng duyên. Vì nó không huân tập vào Mạt-na nên không có nhân duyên. Không phải do thức thứ sáu diệt Mạt-na sinh nên không có Đẳng vô gián duyên.

Thức thứ sáu hướng về năm thức được có ba duyên: Nghĩa là duyên năm thức làm cảnh nên được có Sở duyên duyên. Do có nghĩa khai mở nên có Đẳng vô gián duyên. Vì không chướng ngại nhau nên được có Tăng thượng duyên. Vì không thể huân năm thức nên không có Nhân duyên.

Năm thức tự hướng về đương thể. Nếu đứng về mặt thô mà nói có một duyên, nếu đứng về mặt tế mà nói có hai duyên. Đứng về mặt thô mà nói có một duyên là: Năm thức trước sau không chướng ngại nhau nên có Tăng thượng duyên. Vì năm thức vốn từ A-lại-da thức chủng tử sinh nên không có Nhân duyên, sau năm thức sẽ khởi ý thức. Vì gián đoạn khi mỗi loại hướng nhau nên không có Đẳng vô gián duyên. Vì năm thức trước sau không duyên nhau nên không có Sở duyên duyên.

Đứng về mặt tế mà nói có hai duyên là, cũng được có Sở duyên duyên. Nghĩa là: Năm thức khi khởi có bốn phần, trước sau duyên nhau nên có Sở duyên duyên.

Năm thức hướng về A-lại-da thức được có hai duyên: Nghĩa là, năm thức huân A-lại-da thức nên có Nhân duyên; do không chướng ngại nhau nên có Tăng thượng duyên. Không phải do năm thức diệt, A-lại-da thức sinh nên không có Đẳng vô gián duyên. Năm thức không thể duyên A-lại-da thức làm cảnh nên không có Sở duyên duyên.

Năm thức hướng về Mạt-na được có một duyên. Nghĩa là không chướng ngại nên có Tăng thượng duyên. Năm thức không huân A-lại-da nên không có Nhân duyên. Không phải do năm thức diệt, Mạt-na sinh nên không có Đẳng vô gián duyên. Năm thức không thể duyên Mạt-na làm cảnh nên không có Sở duyên duyên.

Năm thức hướng về thức thứ sáu có hai duyên: Nghĩa là năm thức hướng về thức thứ sáu có nghĩa khai mở nên có Đẳng vô gián duyên. Khi sinh không chướng ngại nhau nên có Tăng thượng duyên. Không huân thức thứ sáu nên không có Nhân duyên. Không thể duyên thức thứ sáu làm cảnh nên không có Sở duyên duyên.

3. Phân biệt bốn cõi:

Bốn cõi: Nghĩa là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và Vô lậu giới. Hỏi: Tám thức làm sao thông bốn cõi? Làm sao thông ba cõi?

Làm sao thông hai cõi? Làm sao chỉ thông một cõi?

Đáp: Có ba thức thông bốn cõi. Ba thức, nghĩa là Ý thức, Mạt-na và A-lại-da thức. Có ba thức thông ba cõi, đó là: Nhãn thức, Nhĩ thức, Thân thức. Ba cõi là, Dục giới, Sắc giới và Vô lậu giới. Có hai thức thông hai cõi, hai thức là Tỷ thức và Thiệt thức. Hai cõi là Dục giới và Vô lậu giới.

Trong tám thức này nên biết không có một cõi. 4. Phân biệt thứ lớp của số:

Năm thức nhãn... và cùng Mạt-na có ba lớp: Nghĩa là chủng tử là lớp thứ nhất, Hiện hành là lớp thứ hai, Ý thức thứ sáu duyên làm lớp thứ ba.

Ý thức thứ sáu có ba lớp: Chủng tử là lớp thứ nhất, Hiện hành là lớp thứ hai, trước sau duyên nhau là lớp thứ ba.

A-lại-da thức có bốn lớp: Chủng tử là lớp thứ nhất, Hiện hành là lớp thứ hai, Ý thức thứ sáu duyên là lớp thứ ba, Mạt-na duyên là lớp thứ tư.

5. Phân biệt tam tánh:

Tam tánh là: Thiện, Bất thiện và Vô ký. Sáu thức nhãn... thông nơi tam tánh. Thức Mạt-na thứ bảy thông nơi hai tánh. Nghĩa là tánh Thiện và tánh Vô ký. Nếu ở địa vị nhân là tánh Vô ký, nếu ở địa vị quả và khi nhập quán nên biết là tánh Thiện. Thức A-lại-da thứ tám cũng thông hai tánh, nghĩa là Dị thục vô ký và tánh Thiện. Nếu ở địa vị nhân là Dị thục vô ký, nếu ở địa vị quả tức là tánh Thiện kia.

Từ trên đến đây lược giản trạch xong tám thức.

2. GIẢI THÍCH VỀ TÂM SỞ HỮU PHÁP:

Luận nói: Thứ hai là Tâm sở hữu pháp, lược phân làm sáu thứ" Từ đây trở xuống là phần thứ hai, giải thích về Tâm sở hữu pháp.

Trong này có ba mục: Thứ nhất là lập chung để khai chương; Thứ hai là liệt tên nêu số; Thứ ba là lập riêng để giải thích đầy đủ. Đây chính là phần đầu lập chung để khai chương vậy.

Nói Tâm sở hữu pháp vì Tâm Vương là năng hữu, còn các pháp Tâm sở là sở hữu nên gọi là Tâm sở hữu pháp.

Nói: "Lược có sáu thứ" tức là nêu tên và số của Tâm sở hữu pháp trong sáu vị.

Luận nói: "Biến hành có năm; Biệt cảnh có năm; Thiện có mười một; Phiền não có sáu; Tùy phiền não có hai mươi; Bất định có bốn". Đây tức là phần thứ hai, liệt tên kể số vậy.

Luận nói: "Biến hành có năm là: 1. Tác ý; 2.

Xúc; 3. Thọ; 4.

Tưởng; 5. Tư."

Từ đây trở xuống là phần thứ ba, lập riêng để giải thích cụ thể. Trong đây có sáu phần: Thứ nhất, giải thích năm món Biến hành; Thứ hai, giải thích năm món Biệt cảnh; Thứ ba, giải thích mười một món Thiện; Thứ tư, giải thích sáu món căn bản phiền não; Thứ sáu, giải thích bốn món Bất định.

Đây là thứ nhất và giải thích Biến hành có năm.

1. Giải thích biến hành có năm:

Luận nói: "Biến hành có năm là: (1). Tác ý, (2). Xúc, (3). Thọ, (4). Tưởng, (5). Tư".

Biến hành là ở nơi tất cả thời thường khởi tương tục, biến khắp tám thức nên có tên gọi là Biến hành. Một, tác ý... là tác động ở nơi tâm khiến tâm sở duyên các cảnh bên ngoài nên gọi là Tác ý. Đã tác ý rồi khiến Tâm vương kia chạm xúc ở nơi cảnh trước nên gọi là Xúc. Lãnh nạp ngoại trần biết khổ biết vui, như thế chấp cảnh nên gọi là Thọ. Nghĩa là ở nơi cảnh giới chấp diện mạo các tướng vuông tròn kia nên gọi là Tưởng. Khiến tâm tạo tác thiện, ác, vô ký, các nghiệp như thế gọi là Tư. Tức phần thứ nhất giải thích xong Biến hành.

2. Giải thích biệt cảnh có năm:

Luận nói: "Biệt cảnh có năm: (1). Dục. (2). Thắng giải. (3). Niệm. (4). Tam ma địa. (5). Tuệ.

Vì Biệt cảnh duyên riêng các cảnh nên gọi là Biệt cảnh. Thế nào gọi là biệt? Như kia ham muốn hy vọng cảnh ở trước gọi là Dục, không hy vọng cảnh tức không có dục. Dục hy vọng cùng không hy vọng hai thứ có khác gọi là Biệt. Cho đến phần thứ năm là Tuệ số giản trạch các pháp gọi là Tuệ, không giản trạch pháp không gọi là Tuệ. Tuệ giản trạch cùng không giản trạch hai thứ có khác gọi là Biệt.

Dục là đối với cảnh tự vui hy vọng mong cầu hoặc thiện, hoặc ác gọi là Dục. Đối với cảnh sở duyên, tâm sinh quyết định là việc sẽ như vậy, gọi là Thắng giải. Duyên quá khứ hội tập cảnh giới rõ ràng ghi nhớ không quên gọi là Niệm. Đối với một cảnh giới khiến tâm không tán loạn, chuyên trụ không lìa gọi là Tam-ma-địa. Tam-ma-địa phiên dịch là Đẳng trì, đây tức tên khác của Định. Giữ Tâm vương kia và cùng Sở pháp... đến ở nơi cảnh gọi là Đẳng trì. Giản trạch thị phi phân biệt thiện ác được nghĩa quyết định gọi là Tuệ.

Từ trên đến đây là phần thứ hai giải thích Biệt cảnh đã xong.

3. Giải thích thiện có mười một:

Luận nói: "Thiện có mười một: (1). Tín. (2). Tinh tấn. (3). Tàm. (4). Quý. (5). Vô tham. (6). Vô sân. (7). Vô si. (8). Khinh an. (9). Bất phóng dật.

(10). Xả. (11). Bất hại.

Thiện là không tạo các ác nên gọi là Thiện. Tin có Tam bảo, Tứ đế, tâm không sinh phỉ báng nên gọi là Tín. Tâm dũng mãnh không thoái lui siêng năng tinh cần, sách tấn khích lệ cầu các pháp thiện nên gọi là Tinh tấn. Tạo các lỗi ác tự hổ với mình gọi là Tàm. Tạo các lỗi ác thẹn với người gọi là Quý.

Lại giải thích: Tạo các lỗi ác xấu hổ với trời gọi là Tàm. Tạo các lỗi ác xấu hổ với người gọi là Quý. Đối với các pháp vinh, lợi, tài, sắc... ở thế gian tâm không đam mê đắm trước gọi là Vô tham. Đối với các hữu tình tâm không làm tổn hại, trong lòng từ mẫn gọi là Vô sân. Đối các pháp thiện tâm không mê hoặc, rõ biết như thật gọi là Vô si. Thân tâm điều hòa xa lìa thô trọng, vui vẻ an lạc gọi là Khinh an. Đắm trước ngũ dục gọi là phóng dật, xa lìa trần kia gọi là Bất phóng dật. Lìa hôn trầm, lìa trạo cử ở trong đó tâm bình đẳng gọi là Xả. Tổn não hữu tình gọi là Hại, còn thương xót chúng sinh thì gọi là Bất hại.

Từ trên đến đây là phần thứ ba giải thích mười một thứ thiện đã xong.

4. Giải thích phiền não có sáu:

Luận nói: "Phiền não có sáu: (1). Tham. (2). Sân. (3). Mạn. (4). Vô minh. (5). Nghi.

Phiền não tức là não loạn thân tâm thì gọi là Phiền não. Tham là đối với hữu tình và tư cụ... ưa thích đắm trước gọi là Tham. Đối với các hữu tình khởi các tổn hại tâm không an ổn gọi là Sân. Các tài, sắc... mà khởi cống cao toan tính hơn người gọi là Mạn. Rõ được chân thật kia gọi là Minh, nếu không rõ chân thật thì gọi là Vô minh. Đối các đế trong tâm do dự như đứng giữa ngã ba đường gọi là Nghi. Xứng cảnh mà biết gọi là Chánh kiến. Cái thấy tà vạy gọi là Bất chánh kiến.

Từ trên đến đây là phần thứ tư giải thích phiền não có sáu đã xong.

5. Giải thích tùy phiền não có hai mươi:

Luận nói: "Tùy phiền não có hai mươi: (1). Phẫn. (2). Hận. (3). Não. (4). Phú. (5). Cuống. (6). Siểm. (7). Kiêu. (8). Hại. (9).Tật. (10). Xan. (11). Vô tàm. (12). Vô quý. (13). Bất tín. (14). Giãi đãi. (15). Phóng dật. (16). Hôn trầm. (17). Trạo cử.

(18). Thất niệm. (19). Bất chánh tri. (20). Tán loạn. Tùy phiền não là những gì não loạn thân tâm, phiền lao hành giả thì gọi là Phiền não. Các hoặc phẫn... theo tham... mà khởi nên gọi là Tùy phiền não.

Lại giải thích: Nghĩa là, các thứ Phẫn... tùy thuận ở nơi tâm không niệm giải thoát gọi là Tùy phiền não.

Phẫn... là đối với việc trái nghịch phẫn hận phát ra gọi là Phẫn. Phẫn rồi kết oán gọi là Hận. Tâm hận bộc phát gọi là Não. Ẩn che lỗi xấu gọi là Phú. Dối trá hoặc loạn gọi là Cuống. Kiêu ngạo mà hiện kính thuận gọi là Siễm. Ỷ vào vinh quang tự mình vui thích gọi là Kiêu. Không từ không mẫn làm tổn não gọi là Hại. Ghen ghét ưu lo người hơn mình gọi là Tật. Chứa tài vật tham lam đắm trước gọi là Xan. Có lỗi mà không tự liêm sỉ gọi là Vô tàm. Xấu mà không hổ thẹn với người khác gọi là Vô quý. Trái nghịch việc chân chánh tâm dục không thanh tịnh gọi là Bất tín. Đắm vui thoái thất việc thiện gọi là Giãi đãi. Đối việc ác không ngăn chặn gọi là Phóng dật. Trệ nơi cảnh không kham chịu gọi là Hôn trầm. Tâm không tịch tĩnh duyên theo Tham dục... gọi là Trạo cử. Ở nơi chỗ nói hoặc pháp hoặc nghĩa không có khả năng kham nhận gọi là Thất niệm. Hiểu đúng các pháp gọi là Chánh tri, còn như hiểu lệch không thông đạt thì gọi là Bất chánh tri. Rong ruổi phân tán ngoại duyên tâm tán loạn lưu chuyển không dừng gọi là Tán loạn.

Từ trên đến đây là phần thứ năm giải thích tùy phiền não có hai mươi thứ đã xong.

6. Giải thích bất định có bốn:

Luận nói: "Bất định có bốn: (1). Tùy miên. (2).

Ác tác. (3). Tầm. (4). Tư.

Bất định nghĩa là bốn pháp này ở trong ba cõi không nhất định một chỗ. Như hai số Tầm, và Tứ trong sắc giới thì có, hai thứ kia tức không. Bất định theo nhau nên gọi là Bất định.

Tùy miên... lược nhiếp ở nơi tâm không tự tại chuyển vượt, quên chỗ tạo tác nên gọi là Tùy miên. Đối với việc đã tạo chưa tạo thiện, bất thiện tâm ôm lòng đuổi tìm gọi là Ác tác. Đối với pháp truy cầu chưa xét kỹ lưỡng vi tế khiến tâm thô chuyển gọi là Tầm. Đối với chỗ tìm pháp số truy cầu khiến tâm tế chuyển gọi là Tư.

Từ trên đến đây là phần thứ hai nói rõ Tâm sở hữu pháp đã xong.

QUYỂN HẠ

Nay lược lấy năm môn giản trạch Tâm sở hữu pháp. Năm môn là: Thứ nhất, các Luận không đồng; Thứ hai, phân biệt giả thật; Thứ ba, phân biệt bốn cõi; Thứ tư, phân biệt ba tánh; Thứ năm, phế và lập sáu địa vị.

1. Các luận không đồng:

Y theo luận này Tâm sở hữu pháp có năm mươi mốt, nghĩa là Biến hành có năm, Biệt cảnh có năm, Thiện có mười một, Phiền não có sáu, Tùy phiền não có hai mươi, Bất định có bốn. Nếu y theo Luận Hiển Dương và Luận Ngũ Uẩn, Tâm sở hữu pháp có năm mươi mốt, đều đồng như luận này không có sai biệt. Nếu y theo Luận Tạp Tập, Tâm sở hữu pháp có năm mươi lăm. Ngoài ra các số đều đồng luận này. Chỉ phần Phiền não có sáu là khai Bất chánh kiến làm năm, nghĩa là Tát-ca-da kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ, Tà kiến. Đây tức các luận hiển số không đồng.

Hỏi: Tại sao Du-già trong phần Tùy phiền não lại thêm Tà dục và Tà thắng giải, mà các luận đều không có, đây có ý gì?

Đáp: Luận Du-già sở dĩ lại thêm Tà dục, Tà thắng giải là trong phần Biệt cảnh có năm: Ba thứ Niệm, Định, Tuệ nhập Tùy phiền não, nên biết Dục và Thắng giải cũng nhập Tùy phiền não. Lại hai số này làm chướng nghĩa trọng được nhập trong Tùy phiền não.

Hỏi: Đã như thế các luận tại sao không nói?

Đáp: Các luận không nói vì Niệm, Định, Tuệ ba thứ là năm căn nhiếp, nên thân làm chướng gần, lỗi rất nặng cho nên nhập trong Tùy phiền não.

Hỏi: Dục cùng Thắng giải năm căn không nhiếp. Tại sao Du-già kiến lập hai thứ này nhập Tùy phiền não. Nếu vậy tại sao Biến hành có năm cũng không nhập trong Tùy phiền não?

Đáp: Hai thứ này tuy hướng về ba thứ Niệm, Định, Tuệ chẳng phải năm căn nhiếp làm chướng là chút khinh. Nếu hướng về Biến hành trở lại là trọng. Luận Du-già lấy hai số này làm chướng nghĩa trọng được nhập trong Tùy phiền não.

Hỏi: Tại sao Luận Tạp Tập trong phần Phiền não có sáu, khai Bất chánh kiến làm năm kiến, các luận đều đồng là một, đây có ý gì?

Đáp: Các luận sở dĩ hợp làm một là lấy năm kiến này đồng là Tuệ tánh. Đối Pháp Luận sở dĩ khai làm năm là về phương diện hành giải không đồng khai nên làm năm. Đây cũng khai hợp có khác cũng không nạn vấn.

2. Phân biệt giả thật:

Tâm sở hữu pháp nếu y theo luận Du-già, hai mươi bảy thứ là thật có, ngoài ra là giả lập. Hai mươi bảy thứ thật có là: Nghĩa là Biến hành có năm; Biệt cảnh có năm; trong Thiện có tám, trừ Bất phóng dật, Xả và Bất hại. Nên biết Bất phóng dật, Xả là Vô tham, Vô sân, Vô si, Tinh tấn, bốn pháp trên là giả. Bất hại tức là Vô sân ở trên là giả.

Hỏi: Các thiện pháp bao nhiêu thế tục có, bao nhiêu thật vật có?

Đáp: Ba thứ thế tục có, nghĩa là Bất phóng dật, Xả, Bất hại. Vì cớ sao? Bất phóng dật, Xả là phần Vô tham, Vô sân, Vô si, Tinh tấn. Tức như thế pháp lìa nghĩa tạp nhiễm kiến lập làm Xả, đối trị nghĩa tạp nhiễm lập Bất phóng dật. Bất hại tức là phần Vô sân nên không có thật vật riêng. Trong phần Phiền não có sáu, năm thứ là thật có, nghĩa là Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi. Một thứ là giả có, là Bất chánh kiến.

Luận nói: "Căn bổn phiền não có sáu: (1). Tham. (2). Sân. (3). Vô minh. (4). Mạn. (5). Kiến. (6). Nghi".

Hỏi: Các Phiền não bao nhiêu thế tục có, bao nhiêu thật vật có?

Đáp: Kiến là thế tục có, là phần tuệ. Ngoài ra là thật vật có. Vì riêng có Tâm pháp, Tùy phiền não là giả hay thật. Nếu y theo Du-già trong phần Quyết Trạch, bốn pháp Bất định cũng nhập trong Tùy phiền não hợp thành hai mươi bốn gọi chung là phần Tùy phiền não, cũng không có hai pháp Tà dục, Tà thắng giải. Chỉ trong phần Bổn Địa có hai mươi sáu, vì lại thêm Tà dục, và Tà thắng giải. Trong phần Quyết Trạch nói: "Lại nữa, tự tánh Tùy phiền não như thế nào? Nghĩa là: Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Cuống, Siểm, Hại, Kiêu, Vô tàm, Vô quý, Hôn trầm, Trạo cử, Bất tín, Giãi đãi, Vong niệm, Phóng dật, Tán loạn, Bất chánh tri, Ác tác, Tùy miên, Tầm, Tứ". Như phần Bổn Địa đã tuyên nói rộng, các loại như thế gọi là tự tánh Tùy phiền não.

Lại nữa, Phiền não này bao nhiêu thế tục có, bao nhiêu thật vật có. Nghĩa là Vô tàm, Vô quý, Bất tín, Giãi đãi, bốn thứ này là thật vật có. Ngoài ra là giả có, nghĩa là năm thứ Phẫn, Hận, Não, Tật, Hại là phần Sân nên đều là thế tục có. Ba thứ Xan, Kiêu, Trạo cử là phần tham nên chỉ thế tục có. Chín pháp Phú, Cuống, Siểm, Hôn trầm, Tùy miên, Ác tác, Vong niệm, Tán loạn, Ác tuệ là phần Si, nên đều là thế tục có. Phóng dật là phần Tham, Sân, Si cũng là giả thế tục có. Hai thứ Tầm, Tư là phần Thân, Ngữ, Ý gia hạnh phần và huệ phần đều là giả có. Nếu y theo Du-già hai mươi bảy thứ là thật có, hai mươi bốn thứ là giả có. Nếu y theo văn của Đối

Pháp Luận hai mươi thứ là thật vật có, ngoài ra là giả có.

Hai mươi hai thứ thật vật có: nghĩa là Biến hành có năm, Biệt cảnh có năm, Thiện có mười một. Trong đó bảy phần là thật có, bốn phần là giả có. Nên Đối Pháp Luận nói: "Vô si nghĩa là báo giáo chứng trí quyết trạch làm tánh". Báo giáo chứng trí nghĩa là sinh được Văn, Tư, Tu chỗ phát sinh tuệ. Như thứ lớp nên biết.

Quyết trạch là: Tuệ, Dũng mãnh, Tinh cần chung hợp. Nên biết Vô si dùng tuệ làm tánh lại không có thể riêng. Bất phóng dật, Xả đều cho rằng nương theo Chánh cần, Vô tham, Vô sân, Vô si, nên đây nương bốn pháp này giả lập.

Bất hại, nghĩa là Vô sân là một phần thiện căn, tâm bi mẫn làm thể. Nên biết Bất hại chẳng lìa Vô sân cũng là giả. Căn bổn phiền não trong đó có mười, năm thứ là thật có, nghĩa là Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi. Năm thứ là giả có nghĩa là năm kiến chấp bên ngoài lìa tuệ không có tánh riêng.

Tùy phiền não... và Bất định hợp có hai mươi bốn thứ đều là giả lập. Nên luận nói: "Nên biết Phẫn... là giả kiến lập". Lìa Sân... bên ngoài không có tánh riêng nghĩa là Phẫn, Hận, Não, Tật, Hại, năm thứ này là một phần của sân, đồng với Luận Du-già. Xan, Kiêu là một phần của tham. Trạo cử là một phần của tham. Ba thứ này là phần tham, cũng đồng với Du-già. Trong phần Phóng dật y chỉ giãi đãi và tham, sân, si bốn pháp này giả lập, cũng đồng Du-già. Hai số Vô tàm, Vô quý là phần tham, sân, si giả lập. Hai số Bất tín, Giãi đãi là phần si đều là giả lập, cùng Du-già không đồng. Nghĩa là Du-già nói bốn thứ này là thật vật có, nay Đối Pháp nói hai số Vô tàm, Vô quý là phần tham, sân, si. Hai số Bất tín, Giãi đãi là phần ngu si nên không đồng Du-già. Hai số Cuống, Siểm là một phần của tham, si. Một số Tán loạn là phần tham, sân, si. Vong niệm, Bất chánh tri là trong phiền não lấy niệm tuệ làm tánh. Phú, Tùy miên, Ác tác là phần ngu si. Hai số Tầm, Tư hoặc là Tánh, Tư; hoặc là Tánh, Tuệ; nghĩa là Suy lường, Bất suy lường có sai biệt. Trong Luận Đại thừa Du-già nói: "Trong Tùy phiền não có chín số là: Phú, Cuống, Siểm, Hôn trầm, Tùy miên, Ác tác, Vong niệm, Tán loạn, Ác tuệ, đều là phần si". Nay trong Đối Pháp chỉ có Phú, Hôn trầm, Tùy miên, Ác tác, bốn thứ này là phần ngu si. Ngoài ra năm thứ kia không đồng, nghĩa là một số Tán loạn là phần tham, sân, si. Hai số Cuống, Siểm là một phần tham, si. Thất niệm, Bất chánh tri là một phần của tuệ niệm trong phiền não. Nên biết đều là ý khác của người tạo luận, mỗi người nói một nghĩa. Ở Ấn Độ các Đại đức đều nói: "Trong Tùy phiền não bảy thứ là thật có, nghĩa là Vô tàm, Vô quý, Hôn trầm, Trạo cử, Bất tín, Giãi đãi, Tâm loạn. Bảy số này đều có thể riêng biệt".

Hỏi: Vô tàm, Vô quý, Bất tín, Giãi đãi bốn thứ này có thể riêng là trong luận văn rõ ràng. Còn ba số Hôn trầm, Trạo cử, Tán loạn mà có thể riêng thì làm sao được biết?

Đáp: Vì Trạo cử theo Số luận phân chia thuộc về phần Tham. Nếu số này lìa ngoài Tham ra thì không có thể riêng. Tham không cùng với sân, si tương ưng, nếu vậy riêng có lỗi trạo cử không được cùng tất cả phiền não tương ưng. Đã nói trạo cử cùng tất cả phiền não tương ưng, nên biết trạo cử có thể riêng. Trạo cử đã nói là một phần của tham có thể riêng, nên biết Hôn trầm, Tán loạn cũng nói chỉ là phần của si, nên biết cũng có thể riêng, mà văn của Đối Pháp chỉ nói trong Tùy phiền não phóng dật là một phần của tham, sân, si thì là thật có.

Trong Tùy phiền não có hai mươi, bảy số này Hôn trầm, Trạo cử, Tán loạn mà có thể riêng thì làm sao được biết? Vô tàm, Vô quý, Hôn trầm, Trạo cử, Bất tín, Giãi đãi, Tâm loạn là phần của tham, sân, si. Ngoài ra mười ba số kia hoặc nói một phần, hoặc nói y chỉ nên biết đều là giả có.

Trong phần Bất định có bốn số thì Tùy miên, Ác tác cũng nói là phần của ngu si có thể riêng. Nghĩa là Tùy miên dùng tưởng dục làm tánh, lìa ngoài tưởng không có thể riêng. Nên Luận Hiển Dương nói: "Người nằm mộng do dục tưởng tạo tác", đây phần nhiều cũng là hư dối. Nên biết tùy miên là dục tưởng tánh thuộc phần si. Tuy lìa ngoài si có thể riêng, nhưng là dục tưởng tánh nên biết cũng là giả lập. Văn nói về Ác tác không có, chỉ có các Luận sư Ấn Độ tương truyền rằng: "Hoặc là tuệ". Tuy nói phần Si lìa ngoài si có thể riêng, nhưng Tư là tuệ tánh lìa ngoài Tư tuệ không có thể riêng, nên biết cũng là giả lập.

Tầm, Tư hai số này lìa tư lìa tuệ không có tánh riêng, cũng là giả lập. Các Sư Ấn Độ tương truyền rằng: "Thiện căn vô si cũng có thể riêng". Làm sao được biết? Trong Du-già chỉ nói: "Trong mười một thiện ba thứ giả có là Xả, Bất phóng dật, Bất hại, ngoài ra là thật có. Nên biết Vô si cũng có thể riêng". Lại nói: "Đại bi dùng thiện căn Vô si làm tánh cùng hai mươi hai căn, Tuệ căn chẳng dùng ngôn ngữ nhiếp nhau, nên biết vô si có thể tánh riêng".

Hỏi: Nếu vậy, tại sao Đối Pháp Luận nói: "Vô si là báo giáo chứng trí quyết trạch làm thể".

Đáp: Báo giáo chứng trí là chỗ sinh tuệ, sinh được văn, tư, tu. Như thứ lớp nên biết. Quyết trạch là Tuệ, Dũng mãnh, Tinh cần cùng chung. Văn này tại sao lấy ngôn ngữ làm tuệ tánh ư!

Giải thích: Thiện căn vô si chỉ đối trị si; như Vô tham, Vô sân chỉ đối trị tham, sân; lại không có hành tướng riêng. Trong Đối Pháp Luận đứng về mặt hành tướng để giản trạch vô si, chẳng cho rằng thiện căn vô si tức là tuệ tánh. Nếu theo nghĩa này trong năm mươi nốt Tâm sở hữu pháp ba mươi là thật có, ngoài ra đều là giả có. Nói ba mươi là thật có, nghĩa là Biến hành có năm, Biệt cảnh có năm, Thiện có tám thêm vô si, Căn bổn phiền não có năm trừ Bất chánh kiến, Tùy phiền não có bảy.

Hợp thành ba mươi là thật có, ngoài ra là giả có.

3. Phân biệt bốn cõi:

Bốn cõi là: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và Vô lậu giới. Trong năm mươi mốt Tâm sở hữu pháp có hai mươi mốt pháp thông cả bốn cõi là: Biến hành năm, Biệt cảnh năm, Thiện mười một.

Mười bốn pháp thông ba cõi. Ba cõi là: Dục giới và Sắc giới, Vô sắc giới. Mười bốn pháp là: Tham, Mạn, Nghi, Vô minh, Bất chánh kiến, Bất tín, Giãi đãi, Phóng dật, Hôn trầm, Trạo cử, Vong niệm, Bất chánh tri, Tán loạn, Kiêu.

Bốn pháp thông hai cõi, hai cõi là: Dục giới, Sắc giới. Bốn số là: Cuống, Siễm, Tầm, Tứ.

Mười pháp chỉ thông với Dục giới, mười pháp là: Tham, Phẫn, Hận, Não, Phú, Tật, Xan, Hại, Vô tàm, Vô quý.

4. Phân biệt tam tánh:

Tam tánh là Thiện, Bất thiện, Vô ký. Trong năm mươi mốt Tâm sở hữu pháp, mười bốn thứ thông ba tánh. Mười bốn thứ là: Biến hành năm, Biệt cảnh năm, Bất định bốn.

Mười sáu thứ thông với hai tánh. Hai tánh là:

Tánh bất thiện và Tánh vô ký. Mười sáu thứ là: Trong Phiền não có Tham, Sân, Si, Vô minh, Bất chánh kiến. Trong Tùy phiền não có mười một là: Cuống, Siểm, Kiêu, Hôn trầm, Trạo cử, Bất tín, Giãi đãi, Phóng dật, Vong niệm, Tán loạn, Bất chánh tri.

Hai mươi mốt thứ chỉ thông với một tánh: Hoặc thiện có mười một chỉ là tánh Thiện. Hoặc Sân, Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Hại, Vô tàm, Vô quý, mười thứ này chỉ cho Bất thiện.

5. Phế, lập sáu địa vị:

Y theo Luận Du-già lược lấy bốn nghĩa phế hay lập Tâm sở hữu pháp. Bốn nghĩa là: (1)-Xứ. (2)-Địa. (3)-Thời. (4)-Nhất thiết.

Xứ nghĩa là Tam tánh. Địa nghĩa là Cửu địa. Thời nghĩa là Sát-na tương tục. Nhất thiết nghĩa là Câu khởi.

Nay đứng về bốn nghĩa này đủ rõ nhiều ít, trong đây có hai: 1. Nói rõ sáu địa vị đầy đủ nghĩa nhiều ít. 2. Nói rõ nguyên do phế, lập sáu địa vị.

Trước nói rõ Sáu địa vị đầy đủ nghĩa nhiều ít:

Biến hành có năm pháp đầy đủ bốn thứ kia. Đó là: Biến Tam tánh. Biến Cửu địa. Tương tục. Câu khởi.

Biệt cảnh có năm pháp đủ hai, thiếu hai. Nói đủ hai là: Thông Tam tánh. Biến Cửu địa.

Nói thiếu hai là: Chẳng tương tục. Chẳng Câu khởi.

Mười một pháp thiện có một, thiếu ba. Nói có một là: Biến Cửu địa.

Nói thiếu ba là: Chẳng thông Tam tánh. Chẳng tương tục. Chẳng Câu khởi.

Phiền não sáu có một, không có bốn. Nói có một là: Bổn phiền não tánh.

Không có bốn là: Chẳng thông Tam tánh.

Chẳng biến Cửu địa.

Chẳng tương tục. Chẳng Câu khởi.

Một môn ban đầu cũng là giản trạch Tùy phiền não, do đó lại thêm bốn môn kia, đều y theo Luận Du-già.

Tuy phiền não có hai mươi, có một, không có bốn. Nói có một là: Tùy phiền não tánh.

Nói không có bốn là: Chẳng thông Tam tánh.

Chẳng biến Cửu địa.

Chẳng tương tục. Chẳng Câu khởi.

Một môn ban đầu là giản trạch Bổn phiền não tánh, do đó lại gia thêm bốn môn kia. Đều y theo Luận Du-già.

Bất định có bốn pháp, có một, thiếu ba. Nói có một là: Thông Tam tánh.

Nói thiếu ba là: Chẳng biến Cửu địa. Chẳng tương tục. Chẳng Câu khởi.

Nói nguyên do phế, lập sáu địa vị:

Đem năm địa vị sau đối lại Biến hành kia, để nói rõ phế lập. Năm pháp Biến hành đầy đủ bốn nghĩa nên gọi là Biến hành. Ngoài ra đều không đầy đủ chẳng phải Biến hành nhiếp. Năm pháp Biệt cảnh đều đầy đủ hai nghĩa, là thông Tam tánh và biến Cửu địa. Song, chẳng Tương tục cũng chẳng Câu khởi. Thiếu hai nghĩa này không gọi là Biến hành. Mười một pháp thiện đều đầy đủ một nghĩa là biến Cửu địa. Nhưng chẳng phải biến Tam tánh, cũng chẳng Tương tục, lại chẳng Câu khởi. Thiếu ba nghĩa này không gọi là Biến hành. Sáu pháp phiền não bốn nghĩa đều không đầy đủ. Nghĩa là chẳng thông Tam tánh, chẳng biến Cửu địa, cũng chẳng Tương tục, lại chẳng Câu khởi. Bốn nghĩa đều thiếu chẳng gọi là Biến hành. Pháp Tùy phiền não như phần phiền não đã nói. Bốn pháp Bất định đều đầy đủ một nghĩa, là thông Tam tánh. Nhưng chẳng biến Cửu địa, cũng chẳng Tương tục, lại chẳng Câu khởi. Ba nghĩa này thiếu không gọi là Biến hành.

Đem năm địa vị để đối lại địa vị Biệt cảnh, ở nơi nghĩa có không để nói rõ phế lập. Đầy đủ hai thiếu hai, nhập trong Biệt cảnh. Ngoài ra đều không như vậy, chẳng phải Biệt cảnh nhiếp. Năm pháp Biến hành tuy thông Tam tánh và biến Cửu địa, chỉ làm Tương tục và làm Câu khởi, hai nghĩa không đồng, chẳng phải Biệt cảnh nhiếp. Mười một pháp thiện tuy biến Cửu địa cũng chẳng tương tục, lại chẳng Câu khởi, chỉ là chẳng thông Tam tánh, một nghĩa có khác, chẳng phải Biệt cảnh nhiếp. Sáu pháp Phiền não tuy chẳng Tương tục, cũng chẳng Câu khởi, chỉ là chẳng thông Tam tánh, chẳng biến Cửu địa, hai nghĩa có khác, chẳng phải Biệt cảnh nhiếp. Pháp Tùy phiền não đối lại với Biệt cảnh kia phế lập như phiền não nói. Bốn pháp Bất định tuy thông Tam tánh cũng chẳng tương tục, lại chẳng Câu khởi, chỉ là chẳng biến Cửu địa, một nghĩa không đồng, chẳng phải Biệt cảnh nhiếp.

Đem năm địa vị khác để đối lại mười một thiện, ở nơi nghĩa có không để nói rõ phế lập đầy đủ mười một thiếu ba, nhập trong thiện pháp. Ngoài ra thì không như vậy, chẳng phải thiện pháp nhiếp. Năm pháp Biến hành tuy biến Cửu địa, chỉ là thông Tam tánh, cũng Tương tục, lại Câu khởi. Thiếu ba nghĩa nên không nhập trong thiện. Năm pháp Biệt cảnh tuy biến Cửu địa cũng chẳng Tương tục, lại chẳng Câu khởi, chỉ là thông Tam tánh, một nghĩa không đồng chẳng phải trong thiện nhiếp. Sáu pháp Phiền não tuy chẳng thông Tam tánh cũng chẳng Tương tục, lại chẳng Câu khởi, chỉ là chẳng biến Cửu địa, một nghĩa không đồng, chẳng nhập trong thiện. Pháp Tùy phiền não như phiền não đã nói. Bốn pháp Bất định tuy chẳng Tương tục, cũng chẳng Câu khởi, chỉ là thông Tam tánh, chẳng biến Cửu địa, hai nghĩa có khác, chẳng nhập vào trong thiện. Đem năm địa vị khác để đối lại sáu phiền não, ở nơi nghĩa có không để nói rõ phế lập. Có một không có bốn, nhập trong phiền não, các pháp khác không như vậy, chẳng phải phiền não nhiếp. Năm pháp Biến hành chỉ là thông nơi Tam tánh, biến Cửu địa, cũng là tương tục, lại là Câu khởi, cũng chẳng phải là gốc mê hoặc, năm nghĩa đều thiếu, chẳng phải phiền não nhiếp. Năm pháp Biệt cảnh tuy chẳng Tương tục cũng chẳng Câu khởi, chỉ là thông Tam tánh cũng biến Cửu địa, lại chẳng phải gốc mê hoặc, ba nghĩa không đồng nên chẳng phải phiền não nhiếp. Mười một pháp thiện tuy chẳng thông Tam tánh cũng chẳng tương tục lại chẳng Câu khởi, chỉ là biến Cửu địa, chẳng phải gốc phiền não, hai nghĩa không đồng nên chẳng phải phiền não nhiếp. Hai mươi pháp tùy phiền não tuy chẳng thông Tam tánh, chẳng biến Cửu địa cũng chẳng tương tục, lại chẳng Câu khởi, chỉ là chẳng phải gốc phiền não, một nghĩa không đồng nên chẳng phải phiền não nhiếp. Bốn pháp Bất định tuy chẳng biến Cửu địa cũng chẳng tương tục, lại chẳng Câu khởi, chỉ là thông Tam tánh, chẳng phải gốc phiền não, hai nghĩa không đồng chẳng phải phiền não nhiếp.

Đem năm địa vị khác để đối lại Tùy phiền não, ở nơi nghĩa có không để rõ phế lập đủ một thiếu bốn, nhập Tùy phiền não. Các pháp khác không như vậy, chẳng phải tùy phiền não nhiếp. Năm pháp Biến hành chỉ là thông Tam tánh biến Cửu địa, cũng tương tục lại Câu khởi, chẳng theo mê hoặc, năm nghĩa không đồng nên chẳng phải tùy phiền não nhiếp. Năm pháp Biệt cảnh tuy chẳng tương tục cũng chẳng Câu khởi, chỉ là thông nơi Tam tánh cũng biến Cửu địa, chẳng phải tùy phiền não, ba nghĩa không đồng chẳng phải tùy phiền não nhiếp. Mười một pháp thiện tuy chẳng thông Tam tánh cũng chẳng tương tục, lại chẳng Câu khởi, chỉ là chẳng biến Cửu địa, chẳng phải tùy phiền não, hai nghĩa không đồng, chẳng phải Tùy phiền não. Sáu pháp phiền não tuy chẳng thông Tam tánh chẳng biến Cửu địa cũng chẳng tương tục, lại chẳng Câu khởi, chỉ là chẳng phải Tùy phiền não, một nghĩa không đồng chẳng phải Tùy phiền não. Bốn pháp Bất định tuy chẳng biến Cửu địa cũng chẳng tương tục, lại chẳng Câu khởi, chỉ là thông Tam tánh, chẳng phải Tùy phiền não, hai nghĩa không đồng, chẳng phải Tùy phiền não.

Đem năm địa vị khác để đối lại bốn pháp Bất định, ở nơi nghĩa có, không để rõ phế, lập. Đủ một thiếu ba gọi là bốn pháp Bất định, các pháp khác không như vậy, chẳng phải Bất định nhiếp. Năm pháp Biến hành tuy thông Tam tánh, chỉ là biến Cửu địa cũng tương tục lại Câu khởi, ba nghĩa không đồng chẳng nhập Bất định. Năm pháp Biệt cảnh tuy thông Tam tánh cũng chẳng tương tục, lại chẳng Câu khởi, chỉ là biến Cửu địa, một nghĩa không đồng chẳng nhập Bất định. Mười một pháp thiện tuy chẳng tương tục cũng chẳng Câu khởi, chỉ là chẳng thông Tam tánh, biến Cửu địa, hai nghĩa không đồng chẳng phải Bất định nhiếp. Sáu pháp phiền não tuy chẳng biến Cửu địa cũng chẳng tương tục lại chẳng Câu khởi, chỉ là chẳng thông Tam tánh, một nghĩa không đồng chẳng phải Bất định nhiếp. Hai mươi pháp tùy phiền não tuy chẳng biến Cửu địa cũng chẳng tương tục lại chẳng Câu khởi, chỉ là chẳng thông Tam tánh, một nghĩa không đồng, chẳng phải Bất định nhiếp.

Từ trên đến đây, lược lấy năm môn giản trạch Tâm sở hữu pháp đã xong.

3. GIẢI THÍCH SẮC PHÁP:

Luận nói: "Thứ ba là Sắc pháp, lược có mười một loại" (1) Nhãn;

(2) Nhĩ; (3) Tỉ; (4) Thiệt; (5) Thân; (6) Sắc; (7) Thanh; (8) Hương; (9) Vị; (10) Xúc; (11) Pháp xứ sở nhiếp đắc".

Đây tức là phần thứ ba, nói rõ về sắc pháp. Trong này có hai ý: Thứ nhất là điệp lại lời văn; Thứ hai là nêu tên kể số. Đây là phần thứ nhất, điệp lại lời văn.

Sắc là pháp chất ngại gọi là sắc.

Hỏi: Nếu chất ngại gọi là sắc thì các sắc như mắt... cũng có thể gọi là chất ngại, sắc có làm gì đâu, tại sao là chất ngại?

Đáp: Sắc không tạo tác tuy chẳng phải là chất ngại, nhưng từ chất ngại sắc mà sinh nên cũng gọi là chất ngại.

Liễu biệt sắc trần gọi là nhãn; ưa nghe âm thanh gọi là nhĩ, ngửi đắm mùi gọi là tỷ; phân biệt ngọt cay gọi là thiệt; biết trơn, rít gọi là thân. Vì nhãn là chỗ hành nên gọi là sắc. Nếu y theo Tạp Tập Luận có hai mươi lăm thứ: nghĩa là xanh, vàng, đỏ, trắng, dài, ngắn, vuông, tròn, thô, tế, cao, thấp, hoặc chánh, bất chánh, quang, ảnh, sáng, tối, mây, khói, trần, lao, huỳnh sắc, biểu sắc, không nhất hiển sắc.

Vì nhĩ là chỗ nghe nên gọi là thanh. Nếu y theo Tạp Tập Luận có mười một thứ là: hoặc khả ý, hoặc bất khả ý, hoặc câu tương vi, hoặc nhân thọ đại chủng, hoặc nhân bất thọ đại chủng, hoặc nhân câu đại chủng, hoặc thế sở cộng thành, hoặc thành sở dẫn, hoặc biến kế sở chấp, hoặc Thánh ngôn sở nhiếp, hoặc phi Thánh ngôn sở nhiếp.

Vì tỷ ngửi mùi nên gọi là hương. Nếu y theo Tạp Tập Luận có sáu thứ là hương tốt, hương xấu, hương bình đẳng, hương câu sinh, hương hòa hợp, hương biến dị.

Vì thiệt hay nếm nên gọi là vị. Nếu y theo Tạp Tập Luận có mười hai thứ là: đắng, chua, cay, ngọt, mặn, lạt, hoặc khả ý, hoặc bất khả ý, hoặc tương vi, hoặc câu sinh,, hoặc hòa hợp, hoặc biến dị.

Thân hay chấp thủ nên gọi là xúc. Nếu y theo Tạp Tập Luận có hai mươi hai thứ là trơn, rít, nặng, nhẹ, mềm, ấm, nóng, lạnh, đói, khát, no, lực, hèn, buồn, ngứa, dính mắc, bệnh, lão tử, mệt mỏi, dừng nghỉ, dũng mãnh.

Mười một pháp chỗ sắc nhiếp là: Ý thức, sở hành, vô kiến, vô đối, sắc uẩn, sở nhiếp. Cùng với lược có năm thứ là: Cực lược sắc, Cực huỳnh sắc, Thọ sở dẫn sắc, Biến kế sở dẫn sắc, Tự tại sở sinh sắc.

Cực lược sắc là tột cùng vi tế của sắc. Cực huỳnh sắc là tức lìa các ngại xúc sắc này. Thọ sở dẫn sắc là vô biểu sắc. Biến kế sở khởi sắc là ảnh tượng sắc. Tự tại sở sinh sắc là giải thoát tĩnh lự chỗ hành cảnh giới sắc.

Từ trên đến đây đại khái văn này nói rõ phần thứ ba về Sắc pháp đã xong.

4. GIẢI THÍCH TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP:

Luận nói: "Thứ tư là Tâm Bất tương ưng hành pháp, lược có hai mươi bốn thứ:

1). Đắc

2). Mạng căn

3). Chúng đồng phần

4). Dị sinh tánh

5). Vô tưởng định

6). Diệt tận định

7). Vô tưởng sự

8). Danh thân

9). Cú thân

10). Văn thân

11). Sinh

12). Lão

13). Trụ

14). Vô thường

15). Lưu chuyển

16). Định dị

17). Tương ưng

18). Thế tốc

19). Thứ đệ

20). Phương

21). Thời

22). Số

23). Hòa hợp tánh 24). Bất hòa hợp tánh.

Đây tức là phần thứ tư nói về Tâm Bất tương ưng hành pháp. Trong phần này có hai: Thứ nhất là điệp lại văn luận; Thứ hai là nêu số kể tên. Đây là thứ nhất, điệp lại lời văn của luận vậy.

Năm món Biến hành cùng với Tâm vương tương ưng, còn các pháp Đắc... này thì không tương ưng với Tâm Vương, nên chúng được gọi là Tâm bất tương ưng.

Nói "Hành" tức chỉ cho Hành uẩn, tức ở đây nói các pháp Đắc... được nhiếp vào trong Hành uẩn, còn các thứ Tâm Vương, Sắc pháp, Vô vi pháp thì chẳng phải Hành uẩn nhiếp.

Nói "Bất tương ưng" tức là giãn biệt với tâm sở hữu pháp. Nói "Hành" tức là giãn trạch tâm pháp, Sắc pháp và Vô vi pháp, nên gọi là Tâm Bất tương ưng hành. Nói "Lược có hai mươi bốn loại", tức đây là phần thứ hai, nêu số liệt kể tên.

Đắc là ở nơi pháp Tam tánh giả lập mà được, gọi là Đắc. Chỗ cảm ứng nghiệp trước theo thời gian mạng trụ dài, ngắn mà quyết định gọi là Mạng căn. Sáu nẻo sai biệt mỗi mỗi không đồng, tự loại mà ở gọi là Chúng đồng phần. Đối với pháp Thánh chưa đắc chưa chứng, khác với Thánh nên gọi là Dị sinh tánh. Diệt sáu thức tâm, Tâm sở hữu pháp không có duyên lự gọi là Vô tưởng định. Diệt sáu thức tâm, Tâm sở hữu pháp và một phần của thức thứ bảy gọi là Diệt tận định. Sinh cõi trời Vô Tưởng trong năm trăm kiếp tâm không duyên lự gọi là Vô tưởng sự. Đủ các hạnh trời người gọi Danh thân. Tụ tập các pháp gọi là hiển bày nghĩa nhiễm tịnh nên gọi Cú thân. Làm chỗ sở y cho hai thứ Danh và Cú thì gọi là Văn thân. Xưa không nay có gọi là Sinh. Tóc trắng mặt nhăn gọi là Lão. Tương tục không đoạn gọi là Trụ. Có rồi trở lại không gọi là Vô thường. Sát-na tương tục gọi là

Lưu chuyển. Nhân quả mỗi mỗi sai khác gọi là Định dị. Nhân quả tương tục gọi là Tương ưng. Lưu chuyển mau chóng gọi Thế tốc. Mỗi một thứ không cùng nhau gọi là Thứ đệ. Đông, Tây, Nam, Bắc gọi là Phương. Quá khứ, hiện tại, vị lai gọi là Thời. Một, mười, trăm, ngàn gọi là Số. Các duyên tụ hội gọi là Hòa hợp. Các hạnh duyên chống trái gọi là không hòa hợp.

Từ trên đến đây là phần thứ tư giải thích Tâm bất tương ưng hành đã xong.

Nay lược tạo ba môn để giản trạch hai mươi bốn thứ Bất tương ưng hành pháp: Đó là: (1). Nói rõ các Luận không đồng; (2). Giải thích ngừa nạn vấn; (3). Biện giải về các giả tướng kia.

1. Nói rõ các luận không đồng:

Xét trong Luận Du-già và Hiển Dương, cả hai luận này đều nói có hai mươi bốn pháp Bất tương ưng hành. Luận Đối Pháp nói có hai mươi ba, tức không có pháp "Bất hòa hợp tánh". Còn Luận Ngũ Uẩn chỉ có mười bốn, tức thiếu pháp "Lưu chuyển..." cả thảy mười thứ. Đây tức là các Luận nêu số không đồng vậy.

2. Giải thích ngừa nạn:

Hỏi: Tại sao Du-già và Hiển Dương, đều đồng luận này? Tại sao Đối Pháp Luận có hai mươi ba thứ đều hòa hợp, đây có ý gì?

Lối giải thích thứ nhất: Đối Pháp Luận nói "Hòa hợp đẳng" là luận đã nói hòa hợp..., nên biết đẳng là chẳng hòa hợp.

Lối giải thích thứ hai: Lược nên không nói.

Hỏi: Đồng lược mà tại sao không lược các số, chỉ lược Bất hòa hợp ư?

Đáp: Ngôn thuyết ở trong lời nói, do đó chỉ riêng lược Bất hòa hợp tánh.

Ngôn thuyết ở trong lời nói, nghĩa là tánh dị sinh là Kiến đạo phiền não, giả kiến lập hướng về Thánh đạo có nghĩa bất đắc, tức là nghĩa Bất hòa hợp. Trong Bất hòa hợp lược nêu một khía cạnh. Ngoài ra so với bất hòa hợp cũng có thể biết, do đó nghiên một khía cạnh của lược bất hòa hợp tánh. Luận Du-già, Hiển Dương này đều có hai mươi bốn thứ. Đây căn cứ ngoài dị sinh riêng có tên bất hòa hợp. Do đó trong luận khác nói hai mươi bốn thứ.

Hỏi: Các luận hoặc nói hai mươi bốn số, hoặc nói hai mươi ba số, đã như trên giải thích. Tại sao trong luận Ngũ Uẩn chỉ nói mười bốn, không có mười thứ: lưu chuyển...?

Đáp: Sở dĩ luận Ngũ Uẩn nói mười thứ: lưu chuyển..., luận kia nói "Như thế các loại..." tức giải thích luận kia nói, nên biết nói: Như thế các loại... cũng đồng là mười thứ: lưu chuyển... Trong đây chỉ lược nên không nêu tên riêng.

3. Biện danh tướng kia:

Hai mươi bốn Bất tương ưng hành pháp đều là địa vị phần Sắc, Tâm, Tâm sở hữu pháp giả lập.

Hỏi: Hai mươi bốn Bất tương ưng hành đều là phần vị Sắc, Tâm, Tâm sở hữu pháp giả lập, chưa biết bao nhiêu là trên sắc mà giả lập, bao nhiêu là trên Tâm mà giả lập, bao nhiêu là trên Tâm sở hữu pháp mà giả lập, bao nhiêu là chung cả Sắc, Tâm, Tâm sở hữu pháp, trên đó mà giả lập?

Đáp: Nếu y theo Đối Pháp Luận chung nhiếp làm tám địa vị, vì y theo tám thứ địa vị mà kiến lập. Luận nói: "Như thế... Tâm bất tương ưng hành pháp", là chỉ y theo phần vị sai biệt mà kiến lập, nên biết đều là giả có.

"Nghĩa là đối với thiện bất thiện... tăng giảm phần vị kiến lập một thứ".

Giải thích: Đây tức là được thông Tam tánh trên sắc, tâm, Tâm sở hữu pháp mà giả lập.

"Đối với tâm, Tâm sở hữu pháp phần vị sai biệt kiến lập ba thứ".

Giải thích: Nên biết đây là ba thứ Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng dị thục. Nghĩa là Vô tưởng định, Diệt tận định ở trên chủng tử tâm nhàm chán, tướng phần công năng tăng trưởng một bên giả lập làm hai định thể. Vô tưởng dị thục nên biết ở trên chủng tử vô tưởng báo tâm hướng về bên nghĩa Tâm bất tương ưng hành, ở trên chủng tử báo tâm giả lập Vô tưởng dị thục. Ba thứ này thông cả Tâm, Tâm sở hữu pháp trên đó giả lập.

"Ở nơi tánh phàm vị sai biệt kiến lập một thứ". Giải thích: Đây là mạng căn, nghĩa là nương Alại-da thức hay giữ gìn chúng đồng phần, các căn bốn đại không hoại tức ở nơi A-lại-da thức tương ưng Tâm, Tâm sở hữu pháp trên đó giả lập Mạng căn, đây tức trên Tâm, tâm sở hữu pháp chung giả lập. Nếu tại Dục giới, Sắc giới trên Sắc chung giả lập. Nếu tại Vô sắc giới chỉ có trên Tâm tâm sở hữu pháp chung giả lập

"Ở nơi tương tợ phần vị sai biệt kiến lập một thứ".

Giải thích: Nên biết tức là Chúng đồng phần ở trên sắc, tâm, tâm sở hữu pháp chung giả lập.

"Ở nơi Tướng phần vị sai biệt kiến lập bốn thứ".

Giải thích: Nên biết tức là bốn tướng trên sắc, tâm, tâm sở hữu pháp chung giả lập.

"Ở nơi ngôn thuyết phần vị sai biệt kiến lập ba thứ".

Giải thích: Nên biết tức là ba thứ Danh, Cú, Văn thân trên sắc, tâm, tâm sở hữu pháp chung giả lập.

Hỏi: Trên Danh, Cú, Văn thân, Sắc giả lập, đây không có nghi.

Tại sao ở trên Tâm, Tâm sở hữu pháp chung giả lập?

Giải thích: Đây tức Ý, Tự sở duyên, duyên khởi giải trên Tâm, Tâm sở hữu pháp chung giả lập.

"Ở nơi bất đắc phần vị sai biệt kiến lập một thứ".

Giải thích: Nên biết tức là dị sinh tánh, nghĩa là ở trước bên nghĩa bất đắc vô lậu thánh pháp giả lập dị sinh tánh, tức chưa được kiến đạo đến sắc, tâm, Tâm sở hữu pháp trên đó giả lập.

"Ở nơi nhân quả phần vị sai biệt kiến lập các thứ".

Giải thích: Nên biết tức là mười thứ khác, nghĩa là Lưu chuyển, Định dị, Tương ưng, Thế tốc, Thứ đệ, Phương, Thời, Số, Hòa hợp, Bất hòa hợp. Nên biết mười thứ này đều thông Sắc, Tâm, Tâm sở hữu pháp giả lập.

Nói chung, nên biết ba thứ trên Tâm, Tâm sở hữu pháp chung giả lập. Hai mươi mốt thứ trên Sắc, Tâm, Tâm sở hữu pháp chung giả lập. Nói ba thứ trên Tâm, Tâm sở hữu pháp chung giả lập là: Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng dị thục. Nói hai mươi mốt thứ trên Sắc, Tâm, Tâm sở hữu pháp chung giả lập là: Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phần, Dị sinh tánh, Danh thân, Cú thân, Văn thân, Sinh, Lão, Tử, Vô thường, Lưu chuyển, Định dị, Tương ưng, Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, Hòa hợp, Bất hòa hợp.

Đây tức lược giản trạch Tâm bất tương ưng hành đã xong.

5. GIẢI THÍCH VỀ PHÁP VÔ VI:

Luận nói: "Thứ năm là Vô vi pháp, lược có sáu thứ: (1). Hư không vô vi; (2). Trạch diệt vô vi; (3). Phi trạch diệt vô vi; (4). Bất động diệt vô vi; (5). Tưởng thọ diệt vô vi; (6). Chân như vô vi."

Đây là phần thứ năm nói về Vô vi pháp. Trong văn này có hai phần: Thứ nhất là điệp lại văn luận; Thứ hai là nêu số kể tên. Đây là phần thứ nhất, điệp lại văn luận vậy. Nói "Lược có sáu thứ", tức là phần thứ hai, nêu số kể tên vậy.

Vô sắc tánh dung thọ tất cả chỗ tạo nghiệp, nên gọi là Hư không.

Tuệ có công năng giản trạch nên gọi là Trạch. Vì giản trạch được diệt nên gọi là Trạch diệt.

Nhân duyên không tụ hội, các pháp không sinh, chẳng do tuệ diệt nên gọi là Phi trạch diệt

Tĩnh lự trở lên chỉ có xả thọ hiện hành, không bị khổ, vui làm động nên gọi là Bất động.

Trong diệt tận định tâm, Tâm pháp diệt, tưởng thọ dụng thắng, gượng nói đây tức gọi là Tưởng thọ diệt.

Pháp tánh xưa nay thường tự tịch diệt, nghĩa là không dời động nên gọi là Chân như.

Đây tức phần thứ năm nói rõ Pháp Vô vi.

Từ trên đến đây nói tất cả pháp, xuống cho đến phần thứ năm pháp Vô vi là đáp câu hỏi trước đã xong. Từ đây trở xuống là phần thứ hai đáp câu hỏi sau.

Luận nói: "Nói Vô ngã lược có hai thứ: (1). Bổđặc-già-la vô ngã. (2). Pháp vô ngã".

Đây tức phần thứ hai đáp câu hỏi sau.

Trong đây về phần đáp có hai: (1). Lặp lại. (2). Nêu số, kể tên.

Bổ-đặc-già-la: Trung Hoa phiên dịch là Sắc thủ thú, tức là ở trong sáu đường thường thường qua lại gọi là Sắc thủ thú. Tuy qua qua lại lại đều không có ngã và nhân nên gọi là Vô ngã (tức là Nhân vô ngã).

Pháp vô ngã: Nghĩa là Uẩn, Giới, Xứ... gọi là pháp, đây không có nhân nên gọi là Vô ngã.

Đây tức phần thứ hai đáp câu hỏi sau đã xong.

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Luận Sớ][Mục lục tổng quát]