TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬN

BỘ LUẬN SỚ

SỐ 1839 - LÝ LUẬN MÔN THUẬT KÝ

Thái Pháp sư Soạn.


Trước nói Nhân Minh, một trong các bộ luận về Ngũ Minh, tức là tên chung của các luận Nhân Minh. Luận Chánh Lý Môn là mục riêng của luận này.

Đầu là nói về nhân, gồm có hai loại: Một là Sinh Nhân; Hai là Liễu Nhân.

Nay sự phân biệt này chính là nói Liễu nhân và Sinh nhân.

Trong Liễu nhân bát có ba thứ: Một là nghĩa nhân, gọi chung là Tôn pháp cũng gọi là sở tác tánh nghĩa. Hai là ngôn nhân, chính là người lập luận cũng gọi là sở tác tánh ngôn. Ba là Trí nhân, nghĩa là chỉ cho các nhà đối luận và người chứng nghĩa, giải thích nhân và ngôn nhân. Ở trước, tâm, tâm số pháp gọi chung là trí.

Ba nhân này đều có thể làm hiển rõ Tôn: "Âm thanh là vô thường"; Dụ: "Như đèn soi chiếu các vật", nên gọi là Minh. Ở đây, Nhân tức nói về cảnh, còn Minh là chỉ cho Trí.

Lại nữa, Minh trí này có thể soi chiếu Nhân cảnh, rõ được bổn tông, cho nên gọi là Nhân Minh. Vậy, Nhân tức là Minh, nên gọi là Nhân Minh.

Gọi là Nhân Minh vì hai lý do sau: Một là, từ Nhân mà có Minh, tức là Nhân Minh, nên gọi là Nhân Minh.

Hai là, do sinh ra Nhân Minh nên gọi là Nhân Minh, tức chính từ cái tên của quả mà gọi. Còn nghĩa của Nhân tức là cảnh của Nhân Minh nên gọi là Nhân Minh.

Lại giải thích: Nhân tức là trước phải đầy đủ cảnh trí, Minh là làm rõ ra. Nghĩa là, luận này nhằm làm sáng tỏ Nhân ấy, cho nên gọi là Nhân Minh.

Hai chữ Nhân Minh này, là tên gọi chung của pháp tỷ lượng. Gọi là Chánh Lý, tức là dùng trí để soi tỏ Lý, theo đó gọi là Lý Nhân. Vì lý là phát ra lời nói, lời nói cũng gọi là lý, biết được cảnh sở chiếu cũng gọi là lý. Nếu Lý còn gì nghi ngờ, loại bỏ nghi ngờ ấy đi thì gọi là Chánh lý. Lý ở đây chính là chánh lý, dùng luận này làm môn, mới có thể ngộ giải, cho nên gọi là Chánh lý môn.

Lại giải: Chánh lý là gồm các tên của năm mươi giáo khác như tỷ lương... Luận này làm cửa cho nó nên gọi là Chánh lý môn.

Vì Thiên Chủ đã tạo ra Luận Nhập Chánh Lý nên luận này gọi là Chánh Lý; vì khiến người khác đi vào Chánh Lý này nên gọi là nhập Chánh Lý, tức lược bớt chữ môn. Cũng như bước lên tầng cấp hướng vào cửa, chính là Thiên Chủ đã đặt tên. Lại giống như nhờ có cửa để vào được trong nhà, tức là tên của luận này.

Lại giải thích: Chánh lý là đạo lý của các pháp, có chánh thì không có tà. Nay dùng luận này làm cửa, khiến đều sinh chánh trí, ngộ được chánh lý, cho nên gọi là Chánh Lý Môn.

Nói Chánh lý tức do Bồ-tát Trần-na đã tập hợp các thuyết tỷ lượng v.v... để tạo thành luận này, nhằm biện giải về Chánh Lý của các pháp. Bản luận này cùng với Luận kia chính là cửa phương tiện để đi vào Chánh Lý vậy.

Thái Vực Long, âm gốc tiếng Phạm là Ma-ha Đặc-na-già. Ma-ha (đây gọi là lớn); Đặc (đây gọi là cõi nước); Na-già (đây gọi là rồng). Tức vị Bồtát này như con Rồng trong một cõi nước lớn, có oai đức lớn, cho nên lấy đó đặt tên Ngài.

Câu: "Vì muốn v.v...": Tức bộ Luận này được chia làm ba phần: Phần đầu là bài tựa nói về sự phát khởi của luận.

Phần hai là nói nhiều về các tông, biện luận và giải thích chánh tông.

Phần ba là luận về bốn câu cuối của luận để làm rõ được phần khế hợp chân lý.

Từ xưa, có đến chín mươi lăm thứ ngoại đạo cùng Đại thừa, Tiểu thừa thảy đều tạo luận Nhân Minh, đều có người lập luận và người đủ phá luận. Nay muốn ở trong nghĩa luận, phá kia dùng trí phân biệt chọn lời, giữ lấy cái chân thật nên gọi là trí Nhân Minh. Có người lập luận thức không có lỗi mà cho là lỗi; có lỗi cho là không có lỗi. Nay trí phân biệt rõ như thế thì nắm vững được lỗi là lỗi, không lỗi là không lỗi. Đây tức là nếu có thể lập, có thể phá ngang nhau gọi là năng lập. Có thể lập, có thể lập phá gọi là chân thật nghĩa, chẳng phải một mực chấp vào không lỗi có thể lập phá.

"Tông...", một câu như chỗ khác.

Từ "Trang này" đến "gọi là tôn" có bốn loại:

Một: Tông cộng sở dư. Như nói: "Mùi hương của hoa sen xanh".

Tông này có lập cũng bị lỗi, cho nên không lập. Hai: Tông bổn sở tập. Ở trong tự giáo đã có lập rồi nhưng bị lỗi, cho nên không lập.

Ba: Tông nghĩa dung. Như lập tông: "Âm thanh là vô thường". Chỉ là Không, "Vô ngã", trái với tông họ đã lập cho nên không lập.

Bốn: Tông tùy tự ý, cho đến trong tự giáo lập giáo nghĩa khác, nên không có lỗi, rộng như chỗ khác.

Từ "Chẳng phải tương thích" đến "trừ khiển":

Tông có năm lỗi gọi là nghĩa tương vi. Vì năm nghĩa này là nghĩa trái với tông. Nghĩa tương vi này có thể đợi xem, lại để cho hợp nếu chẳng phải là nghĩa tương vi kia. "Năng khiển" đến tông, gọi là chánh tông.

Từ "Do tông" đến "liễu nghĩa": Như Tiểu thắng đã nói:

Từ "Do đây" đến "năng lập": Tức dẫn ra các luận của Ngài Thiên Thân đã tạo, cũng lập một nhân hai dụ. Vì nhiều lời, nên gọi là năng lập, để làm chứng cho văn trước. Các hình thức ngôn luận thì đều lấy luận quỹ và luận tâm. Ba luận này đều là của Ngài Thế Thân, đồng với luận Tỷ lượng khác đều là một nhân hai dụ làm năng lập.

Từ "Nhất ngôn" đến "lập tánh": Tức trong bài tụng các tông ba lời gọi chung là năng lập, là rõ một nhân hai dụ gom lại thành một tánh năng lập như cái rùi, đòn tay, vách của nhà nhiều thứ gom lại thành một cái nhà, không thể dùng các rùi mà còn có nhiều các vật khác để tạo thành nhà.

Từ "Do đây" đến "Lập lỗi": Trong ba chi Tông, Nhân, Dụ tùy theo sự thiếu sót của mỗi thứ gọi là lỗi của chánh năng lập. Ngài Trần-na đã nói ở trước, nếu nói thiếu Tông hoặc tùy theo thiếu Nhân hay Dụ cũng gọi là lỗi năng lập.

Một Luận sư Giải thích: Tự nó có Tông mà không có Nhân và Dụ; tự nó có Nhân mà không có Tông và Dụ; tự nó có dụ mà không có Tông và Nhân là ba câu. Có Tông và Nhân mà không có

Dụ; có Tông và Dụ mà không có Nhân; có Nhân và Dụ mà không có Tông. Tông Nhân Dụ đều không có là câu thứ bảy. Bảy câu như thế gọi là lỗi của tánh năng lập thiếu sót.

Lại có Luận sư giải thích rằng: Sáu câu trước có thể đúng nhưng câu thứ bảy không thể được. Nếu có thiếu một hoặc hai cái còn có thể nói thiếu, câu thứ bảy Tông, Nhân Dụ đều không có, sao gọi là thiếu, cho nên không thể được.

Ngài Trần-na nói: Chỉ ở trong năng lập đồng dụ và dị dụ của nhân có cái lỗi tánh giảm. Tự Hiền ái dùng lời giải thích của Luận sư trước rằng: tự nó có nhân không có đồng dụ và dị dụ; có đồng dụ, có nhân và dị dụ; có dị dụ không có nhân và đồng dụ, thiếu hai phần có ba câu tự nó có. Có nhân đồng dụ không có dị dụ; có đồng dụ và dị dụ không có nhân; có dị dụ, nhân không có đồng dụ, thiếu một phần có ba câu. Tự nó không có nhân và dị dụ là câu thứ bảy. Theo cách giải thích của Hiền Ái, nếu như Hiền ái quay nên các Pháp sư sau không lập câu thứ bảy. Như trước đã nói. Nói cái lỗi năng lập nghĩa là đây chỉ giải thích về nghĩa.

Từ "Thị trung v.v... cố danh". Giải thích rằng: Đây là đầu mối của phát ra lời nói, như thế, mới nghe được. Vì thế mà cần phải phát ra lời nói. Đây là giải thích nghĩa của tông trong câu thứ nhất trước. Cho nên nói trong đây. Kế giải thích rằng: Các tông này được nói nhiều. Ở trong đây, nghĩa là nêu chung mà chọn riêng. Nói trong các tông v.v... cho nên nói trong đây. Hoặc chọn lấy nghĩa là phân biệt bên tăng và bên giảm, giữ nó lại ở giữa bảo là lỗi. Tự tông nhân dụ là chân gọi là tăng. Chân tông nhân dụ nghĩa là phi chân, thì gọi là lỗi. Ở đây lược nhị biên mà nắm giữ trung đạo, tức là trong nghĩa năng lập, năng phá ở văn trên, chân thật gọi là trong đây.

Hỏi: Chân mà nói là phi chân thì gọi là tổn, tợ nói là tợ sao không như vậy ư?

Đáp: Chân mà nói là phi chân tức là suy hướng sinh chánh lý nên gọi là tổn; tợ nghĩa là phi tợ suy lường mất phi lý nên không gọi là giảm, thuộc về luận là được.

Hỏi: Văn này cũng giải thích chân tông, vì sao trong đó cũng lại có tợ?

Đáp: Trong bài tụng ở câu thứ tư nói: "Chẳng phải nghĩa tương vi kia có thể khiển trừ", mới lược đi tợ tông, phải biết ba câu trước nói bao hàm cả chân và tợ.

Lại giải thích: Lời trong đây chỉ là xét trong các chân tông, do đó biết như vậy. Nếu lời chỉ bài tụng đã thành lập gọi là tông, chẳng phải là cái nghĩa tương vi kia có thể trừ bỏ, nên biết được cái tông đã nói ở câu trên chẳng phải là nghĩa tương vi kia có thể trừ bỏ. Nếu nói câu trên cũng thông với tợ tông thì câu dưới cũng xuyên suốt cả chân và tợ. Nói là trong các tông, ba chi Tông Nhân Dụ ấy đều lìa nhị biên tăng giảm, nghĩa là ở trong đó lìa tăng giảm mà lấy trung đạo. Cho nên trong đó có thể lựa chọn trong ba chi giữa thêm tông cho nên gọi là tông đây.

Nói "Chỉ lấy...", tức là muốn lược bớt Nhân và Dụ, chỉ lấy Tông của nó, hoặc có thể bỏ Nhân Dụ, chọn lấy Tông của nó gọi là nghĩa giản biệt. Nếu chỉ giải thích lại cái nên lấy ở trước thì cũng nên nói là chọn lấy, chứ không chỉ nói bỏ đi. Cũng có thể lược gọi là giản trạch, trạch gọi là thủ trạch, chẳng phải thì bỏ đi. Nghĩa là nếu tông này là chọn lấy hoặc là có thể lập bỏ bớt. Biệt là nghĩa khác, cũng là thông cả bỏ và chọn, nghĩa là chỉ bỏ nhân dụ, mà chọn lấy tông của nó. Hỏi: Nếu nói vậy giản tức là đúng, sao cần biệt nữa?

Đáp: Giản gọi là thông. Nay nói lược bỏ tức là bỏ riêng, chẳng phải giảm trì nên nói riêng vậy.

Từ "Tùy tự v.v... ý lập" là: Tông có bốn như giải thích ở trước, tùy tự bậc tông thứ tư. Như Tátba-đa đang và đã tranh luận, không nhìn lại tông của ba luận trước. Ở trong tự giáo tùy theo tự ý của họ. Giả sử làm giáo sư khác, lập giáo nghĩa khác, gọi là tùy tự ý lập tức là không có lỗi.

Luận rằng: "Lạc vi v.v... Danh tông" nghĩa là: Hai chữ "Lạc vi" là giảm lược tợ nhân và dụ, còn hai chữ "sở lập" là giản chân nhân dụ. Nói lạc là sở thành lập. Các người lập luận chỉ là đem ý lạc làm sở thành lập. Người lập luận chỉ đem ý lạc làm tông của sở lạc, nói là cái nghĩa của tông thành tựu, nhưng muốn thành lập, cho nên nói lạc là sở thành lập. Đây là bổn ý của người lập, vì chân nhân, chân dụ cách thức trước thành cho nên lấy lạc làm tánh năng thành lập. Nếu khác với chữ "Lạc vi" này mà nói, tức chỉ được coi là sở lập làm tông, giản chân nhân dụ có thể thành lập tánh. Nói sở thành lập, tợ nhân tợ dụ lại cần phải thành lập nên cũng thực tông. Tuy nhiều sở lập này chẳng phải cái lạc bổn ý của người lập luận. Tuy là sở lập mà chẳng phải là tông.

Nói tợ nhân tiện lại thành lập là Thanh Minh luận có hai loại: Một là lập âm thanh theo duyên sinh mà không diệt. Hai là lập âm thanh chỉ từ duyên hiển bày không sinh không diệt. Như đệ tử Phật đối với Thanh Minh luận thì lập:

Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì có tánh tạo tác.

Đồng dụ: Giống như cực vi.

Nhân này đối với thanh hiển luận có lỗi tùy nhất bất thành, vì người đối luận kia không chấp nhận âm thanh là tánh sở tác, nên nhân ấy phải thành lập là:

Nhân: Vì âm thanh là tánh tạo tác, do thuận theo thực tế.

Đồng dụ: Như cái bình; Dị dụ: Cực vi. Vì người đối luận không chấp nhận tông "Âm thanh là vô thường", nên có lỗi sở lập bất thành. Như vậy lại phải lập rằng:

Tông: Cực vi là vô thường. Nhân: Vì có chất ngại.

Đồng dụ: Giống như cái bình... Luận sư của Thanh Minh luận lập: Tông: Cực vi là thường còn. Nhân: Vì là hữu đối.

Nhân và dụ này, khi thành lập lần nữa, tuy là sở lập, song ý của người lập luận, ngay khi đó chỉ có tông lạc là sở thành lập, chứ không thành lập tợ tông, tợ dụ.

Lại giải thích: Lạc vi và sở lập tông này đã dùng tông bết thành để thành lập tông, do đó mà không thành lập được. Nghĩa là, vì không lược bớt nhân dụ nên bất thành thành lập nhân dụ. Nếu khác với Lạc vi và sở lập này thì Lạc vi có thể thành lập. Nói với thành lập tợ nhân tợ dụ, không thành lại thành tánh năng thành lập, nên cũng gọi là tông. Nhưng tợ tông, tợ dụ tuy đã thành lập được thì chỉ là tánh năng năng thành lập, chẳng phải tông sở thành lập. Cho nên biết sở thành lập là tông. Bất lạc thành lập là tông thành lập, tợ nhân tợ dụ là tông thành lập nhân dụ như nói ở trước. Văn này tức là nhập vào trong lý tùy theo cái vui của mình. Song văn này không có lực thành hữu pháp, vì tánh cực thành sai biệt là pháp.

Luận sư giải thích: Thương Yết-la không thích luận này, như Số Luận đối với Thích tử vậy, lập thừa là ân, đồng là lỗi sở y bất thành trong nhân, giữ lấy nhân ắt lập ở trên hữu pháp. Vì hữu pháp đã không có lập nhân không thành, chỉ vì người đối luận không tin, tôi bèn lập thừa để đoạn cái lỗi đã có.

Nói cực thành năng biệt, như đệ tử của Phật đối với Số Luận lập âm thanh diệt não. Đây tự nó là không có lỗi đồng dụ, vì của tông Số Luận không chấp nhận có pháp diệt não, cho nên không có dụ, chỉ là không tin âm thanh có diệt não, nương nơi lập diệt não đoạn cũng bị lỗi.

Nói nghĩa tánh, nghĩa là như khi thành lập. Tông: "Âm thanh là vô thường".

Vô thường và âm thanh thọ tướng sai khác. Nói hết lẽ nhất định cũng như vậy, cần gì phải dùng lời sai khác mà sai khác cũng được chăng? Cho nên Tỷ luận không có câu so sánh.

Luận rằng: "Vi hiển v.v... nghĩa khiển" Nghĩa là các ngoại đạo khác lập tông tức có năm lỗi. Nay vì muốn làm rõ để xa lìa lỗi lập tông của các ngoại đạo, cho nên có câu nói thứ tư. Cũng có thể lập tông có lỗi là ngoài cái ngã của tông không lỗi. Nay muốn nói lìa cái tông có lỗi khác, cho nên có lỗi này. Nói chẳng phải là khiển trừ nghĩa tương vi kia, tức là hiểu rõ văn, chỉ được chữ năng. Nói nghĩa tương vi tức là vì tông trái với chánh tông. Nghĩa tự tướng tương vi tức là tông chân thật này không bị tợ tông phá, cho nên nói chẳng phải là nghĩa tương vị.

Năng khiển gọi là nghĩa, tức là nghĩa tương vi. Âm thanh của lời nói là nghĩa sở thuyên.

Khiển tức là từ bỏ nghĩa phá. Một nghĩa này thâm nhập vô số lý luận. Trước sở lạc dẫu là sở lập, do chưa thành lập tông, cần phải biết lỗi là năm lỗi ấy mới thành lập tông. Dưới nói ra nghĩa khiển không thể khiển trừ.

Luận rằng: "Nhược phi v.v... sở khiển": Nghĩa là: Nói trái với nghĩa, nói là âm thanh tức là lìa năm lỗi. Chân tông nói nghĩa sở mục, trái với tông có lỗi. Cho nên gọi là nghĩa tương vi. Nếu tông có lỗi thì vì nó trái với chân nghĩa sở khiển. Nếu không có lỗi thì trái với chân tông sở khiển tức tông này. Nếu tông chẳng phải tông bị năm lỗi kia nói là sở khiển, gọi là chân tông. Đây tức là trong tông bị năm lỗi tự mình đặt và thay vào, nên nó là năng khiển, chân tông là sở khiển. Dưới nói ra năng khiển để làm rõ chân tông năng khiển và bất năng khiển này.

Lại giải thích: Dùng tông hướng về chân tông chẳng phải là năng khiển vì có lỗi, cho nên nói chẳng phải nghĩa tương vi kia. Nói âm thanh sở khiển nghĩa là chân tông có sở khiển. Dưới nêu lên năm lỗi hướng về chân tông kia chỉ là sở khiển, hiển lộ nó chẳng phải là năng khiển tức là giải thích câu thứ tư.

Luận rằng: "Như Lập v.v... thị vọng" Nghĩa là, đây tức tự nói lỗi tương vi. Nghĩa là có ngoại đạo lập tất cả lời nói đều không thật. Lời đã nói này chính là tự tướng tương vi. Vì sao nói tất cả lời nói là vọng? Lời của ông nói ra là thật hay là vọng? Nếu nói là thật thì vì sao nói tất cả đều vọng ngữ; nếu tự nói là vọng, chính là tất cả lời nói đều thật. Nếu để cứu vãn mà nói rằng: Trừ những lời tôi đã nói còn tất cả đều là vọng. Lại có người thứ hai nghe tất cả lời ông đã nói là vọng, liền nói rằng:

"Lời này của ông đúng sự thật". Vậy lời người kia nói là vọng hay là thật? Nếu nói là vọng, thì lời của ông tức hư, nếu nói là thật, cớ sao lại nói trừ những lời tôi đã nói? Nếu muốn cứu vãn mà nói trừ lời tôi nói, tức người thứ nhất này là thật, còn tất cả đều là vọng. Nói như vậy, nếu có người thứ ba thì lại nói, lời của người thứ hai này cũng là thật, vậy lời người thứ ba là hư hay là thật? Nếu nói là hư thì lời của người thứ hai và người thứ nhất là thực có thể hư. Nếu lời người thứ ba là thật cớ gì nói trừ tôi và người này, còn lại là hư vọng ư?

Luận rằng: "Hoặc tiên... vi thường": Nghĩa là, đối với tự giáo tương vi cũng gọi là tự tông tương vi. Trong tông của Hưu Lưu Tử, trước lập âm thanh là vô thường, rồi thành lập âm thanh là thường còn, thì ở trong tông của mình trái với sở lập ở trước.

Luận: "Hưu nhược... đồng hữu cố: Đây là thế gian tương vi, nghĩa là đối với trong tông sở lập. Sở lập do vì không đồng, như trăng chỉ ôm thỏ, trăng và niềm vui này không có pháp đồng loại khác là mặt trăng. Trăng này có với pháp khác lại không có. Cho nên gọi bất cộng, cũng như nhân cũ của tánh được nghe, nhân này bất cộng. Do vì trăng là pháp bất cộng, tức là không đồng với dụ. v.v... mới thành tỷ lượng. Cho nên nói không có tỷ lượng. Người ngu đối với hữu pháp thấy không có tỷ lượng, thành lập là mặt trăng, rồi lại thành lập luận thức nói là chẳng phải mặt trăng. Tuy là lập tông này nhưng vì thế gian đều nói là mặt trăng thì nghĩa tương vi bị khiển trừ.

Nói cực thành nghĩa là thế gian cùng chấp nhận là mặt trăng. Ngôn là lời nói về mặt trăng. Nghĩa tương vi là lời đã nói ra cùng chấp nhận nghĩa là mặt trăng. Tức đây là cùng chấp nhận nghĩa mặt trăng có thể trái với cái nghĩa họ đã lập ôm con thỏ, chẳng phải mặt trăng. Nếu theo giải thích này, lời nói trước chẳng phải tương vi nghĩa năng khiển. "Phi" nghĩa là dùng tông trái với chân tông, trái với tự tướng. Nghĩa là nếu lập tông thì có nghĩa ấy, tức trái với năm loại đạo lý, tức đạo lý này cùng với tợ tông tương vi gọi là nghĩa tương vi.

Chân tông đã thuận với đạo lý thì không đồng với tợ tông kia là trái với nghĩa tương vi. Cho nên nói "phi bỉ tương vi năng khiển".

Hỏi như: Tự ngôn tương vi, lấy gì làm đạo lý?

Đáp: Người đối luận trước đã biết đạo lý, hợp thành lỗi tự ngôn tương vi, tức là đạo lý. Sự việc được chỉ ra như ôm thỏ chẳng phải mặt trăng (tôn). Vì có (nhân) như mặt trời v.v... (dụ).

Luận: "hựu ư v.v... thường đẳng": Nghĩa là, văn này có hai lỗi là hiện lượng tương vi và tỷ lượng tương vi. Lại nói đối với hữu pháp là tông. Hữu pháp như nói âm thanh, hoặc nói cái bình. Lại sở lập kia chính là người lập ở nơi âm thanh hữu pháp mà lập, chẳng phải cái được nghe là pháp của tông gia; hoặc nơi cái bình lập là thường còn. Cũng có thể chính nó là ngay trên pháp kia, chẳng phải nghĩa được nghe và nghĩa thường còn mà lập. Tức là pháp tông kia.

Nói "cực thành hiện lượng, tỷ lượng tương vi nghĩa khiển" có nghĩa là: Năm thức là hiện lượng mà thế gian cùng chấp nhận. Cái bình, cái bồn v.v... là tỷ lượng mà thế gian cùng chấp nhận. Nghĩa là cùng hiểu chưa có mà có, có rồi lại hoàn không. Dùng hai cái không có trước và sau so sánh biết được trung gian, chẳng phải là thường. Vậy mà còn lập âm thanh của lời nói v.v..., chẳng phải cái được nghe..., cái bình... là thường còn v.v... Tuy lập như vậy nhưng thế gian cùng chấp nhận nghĩa tương vi của hiện lượng, tỷ lượng là sở khiển.

Dưới chỉ sự việc ra như: Lập âm thanh chẳng phải cái được nghe là hiện lượng tương vi; như cái bình... là thường còn là tỷ lượng tương vi.

Hỏi: Vì sao trong đây chỉ nói đối với hữu pháp? Đáp: Nói "đẳng..." nghĩa là nêu cái bình, còn có các thứ khác như cái chậu...

Lại giải thích: Tông nói chữ đẳng nghĩa là đồng với năm lỗi trên, cho đến trong các lỗi đầu tiên nói mẹ tôi là thạch nữ...

Hỏi: Vì sao tông có chín lỗi mà chỉ mới năm lỗi?

Đáp: Lại nữa, bốn lỗi là ngài Thiên chủ mạn lập. Lại như sở biệt bất thành là từ lỗi nhân bất thành này. Năng biệt bất thành là từ lỗi câu không có đồng dụ. Như giải thích ở trước. Câu bất cực thành tức hợp hai cái trước. Hai cái đã chẳng phải lỗi, đây cũng chẳng phải lỗi. Đến tương phù cực thành như lập âm thanh là cái bị nghe, đây vốn là tông bất thành. Vì sao?

Phàm khởi là lập luận là vọng, cả người lập và người đối luận trái nhau, mới lập tông; như âm thanh là cái được nghe, đều cùng chấp nhận. Cái gì thành lập tông, vốn từ không có tông, thì nói ai bị lỗi.

Nếu có Tỳ-kheo thì có thể nói có người trì giới và có người phạm giới, nhưng nếu không có Tỳ-kheo thì nói ai trì, ai phạm? Đây cũng như vậy. Cho nên chỉ nói có năm lỗi.

Hỏi: Sao người lập và người đối luận trái nhau phải mới lập tông? Tại sao trước nói tông có ba loại, cùng chấp nhận cũng gọi là tông ư?

Đáp: Luận nói "Chư hữu... tông quá", tức là trên đã nói về lỗi của chánh tông. Từ đây trở xuống là thứ hai, nói rõ lỗi do tông. Các Pháp sư lập Nhân Minh, cho đến Tiểu thừa, ngoại đạo lại lập cái lỗi thứ sáu của tông gọi là lỗi trái. Vì lập nhân trái với tông, nên cũng gọi là lỗi trái với tông. Nay Ngài Trần-na nói là chẳng phải hai thứ đó, nên nói là chẳng phải lỗi của tông.

Luận nói: "Dĩ ư... cố giả", tức như trong Thanh

Minh Luận, lập rằng "Âm thanh là thường" (Tông); "vì tất cả đều vô thường" (Nhân); Như các Pháp sư đều nói âm thanh là thường (Dụ). Do đó mà lập "tất cả đều vô thường" làm Nhân. Nhân của tông này mắc lỗi tương vi, do đó mà tông này mắc lỗi. Nay ngài Trần Na nói hoặc lỗi của Dụ, hoặc lỗi của Nhân, chẳng phải lỗi của Tông, chẳng phải như các Sư khác lập Nhân vậy.

Luận rằng: "Dụ này là phương tiện tránh lập pháp khác" là tất cả đều vô thường. Đây là dụ chẳng phải nhân. Chữ cố ấy âm thanh ở đệ thứ năm tức là nghĩa của nhân. Sư của luận Thanh Minh kia, chỉ đem nhân môn phương tiện lập dụ này. Cho nên nói là dụ phương tiện. Tuy phương tiện lập dụ mà lại đảo ly dụ của pháp khác. Cho nên lại nhập pháp khác, lời ở trên là dụ, tức là dụ của pháp khác. Luận rằng: "Do hợp dụ giờ đây chẳng phải là tất cả".

Đây là hiểu rõ phương tiện lập dụ kia, Ngài Trần-na lại dùng dụ ấy hợp, hiển bày, bỏ, có nhân này. Vì sao? Như có người lập:

Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì tất cả đều vô thường.

Là dụ của pháp khác: Dụ của pháp khác này nên nói các pháp vô thường thì pháp là tất cả, tức là lấy dị dụ này. Ngược lại hiện thành đồng dụ kia nên nói phi nhất thiết, chẳng phải tất cả. Pháp là thường còn vì hợp với đồng dụ này, tức biết âm thanh là thường còn, vì chẳng phải tất cả là nhân.

Luận: "Thử nhân phi hữu... cố giả"

Đây chẳng phải tất cả cho nên nhân ở trong tông chẳng có, vì âm thanh này thuộc vào trong tất cả thế gian. Trong âm thanh đây, kia không thiết lập có. Nghĩa chẳng phải tất cả kia tức là nhân cả hai đều không thành (lưỡng câu bất thành).

Luận nói: "Hoặc thị v.v.... Nghĩa cố giả": Hoặc có thể họ cứu vãn mà nói: "Âm thanh cũng có nghĩa là chẳng phải tất cả", nghĩa là âm thanh này chỉ là một âm thanh, vì chẳng phải là tất cả cái khác, cũng có nghĩa chẳng phải tất cả làm nhân.

Nếu như vậy thì nhân tức là một phần nghĩa của số lập, nghĩa là cái tông đã lập có hai phần: hữu pháp và pháp. Vì đã là một âm thanh nên gọi là "phi nhất thiết". Nhân phi nhất thiết này cùng với âm thanh hữu pháp trong tông đã lập khác gì? Nhưng "chẳng phải tất cả" tức nói chỉ vì âm thanh là một pháp, không đồng với nhân của tánh sở tác, thông nói pháp khác. Ở trên như vậy, cho nên nói: Đây chỉ là một phần nghĩa của sở lập. Nhưng vì nhân bất thành, đây cũng phần nhiều bất thành, hoặc mình tự nói cho là nghĩa biên của nhân, hoặc có thể là tha tùy nhất bất thành.

Luận nói: Bất thành của nghĩa này gọi là lỗi của nhân. Đây chẳng phải là tất cả nghĩa của nhân bất thành kết thành lỗi.

Luận nói: Dụ cũng có lỗi, nghĩa là không cùng lập nhân bất thành, cho đến dụ của pháp khác cũng có lỗi.

Luận nói: "Do dị... hữu quá giả", tức nói lỗi đảo ly. Cho nên nói, các thứ vô thường nhất định là tất cả, mà dụ ly nói là tất cả pháp là vô thường, nghĩa là chẳng phải nghĩa phi nhất thiết. Ý nói trong dụ của pháp khác, cái mà nói nhất thiết chỉ là đo lường nhân kia vì chẳng phải tất cả, mà nói là tất cả. Chữ "phi" ở trên là năng độ, chữ "phi nhất thiết" ở dưới là hữu độ vì độ này chẳng phải nghĩa tất cả, cho nên nói là nhất thiết. Với nghĩa này trong luận Nhập Lý nói: trong đây chẳng phải lời đã nói, là văn ở trong vô sở tác.

Luận: "Nhân dữ tợ nhân đa thị... tông pháp giả": Ý nói là phần nhiều nhân là pháp tông gia. Như sáu bất định và bốn tương vi đều là chán nhân. Nghĩa chung là chánh của tông pháp, là phát tông gia. Bốn lỗi bất thành ấy ở nơi tông không có, gọi là bất thành. Đã là bất thành, tức là chẳng phải pháp tông gia cho nên đây chỉ có bốn tên gọi. Một số ít còn bất định... tức là kinh ít, tên nhiều, cho nên nói nhiều là tông pháp, giải văn có thể hiểu.

Luận tụng rằng: "Tôn pháp vi đồng phẩm... nhị giả": Tông pháp tức là chỉ cho đánh nhân của tất cả tông pháp. Nhân ấy đối với đồng phẩm nói có, là câu thứ nhất; đối với dị phẩm nói chẳng có là câu thứ hai; đối với đồng phẩm có, chẳng có là câu thứ ba. Như vậy, đối với đồng phẩm có chẳng có với dị phẩm cũng có ba câu. Như vậy đối với đồng phẩm có chẳng có, dị phẩm cũng có ba câu. Tức là trong đồng có và chẳng có, đều cùng ở trong dị phẩm. Mỗi cái có ba câu, như trên nói câu, thì dưới nói là cập. "Câu" và "dị" này tức là có, chẳng có. Ba câu mỗi loại có ba, hợp lại là chín loại. Ba loại đầu: Một là đối với đồng phẩm có, đối với dị phẩm cũng có. Hai là, đối với đồng phẩm có, đối với dị phẩm chẳng có. Ba là, đối với đồng phẩm có, đối với dị phẩm có, chẳng có.

Ba loại thứ hai: Một là, đối với đồng phẩm chẳng có, với dị phẩm có. Hai là, đối với đồng phẩm chẳng có, với dị phẩm cũng chẳng có. Ba là, đối với đồng phẩm có, với dị phẩm cũng chẳng có, chẳng có.

Ba loại thứ ba: Một là, đối với đồng phẩm có, chẳng có, đối với dị phẩm có. Hai là, đối với đồng phẩm có, chẳng có, với dị phẩm chẳng có. Ba là, đối với đồng phẩm có, chẳng có. Như văn sau chỉ ra sự việc là giải thích thêm.

Luận: "Chân bất... hữu pháp giả": Từ đây trở xuống, trước là giải thích hai chữ tông pháp. Hễ tông lấy hữu pháp và pháp hòa hợp gọi là tông. Trong tông hữu pháp ấy có hai loại pháp: Một là pháp bất thành, tức pháp vô thường của âm thanh. Hai là pháp cực thành, nghĩa là tánh sở tác của âm thanh. Tánh sở tác ấy nếu cùng chấp nhận mới thành nhân này, bằng chứng là pháp bất thành vô thường hợp với cực thành. Nhập chung mà nói nghiệp bất tổng của tâm là giữ gìn và hiểu nghĩa này.

Trước là nêu ngoài, ngoài nói một cách chính xác niềm vui không hoàn toàn của tâm đã thành lập, và pháp, hữu pháp hòa hợp gọi là tông. Vì sao tông ý trong pháp sở y của nhân này không lấy pháp kia, mà chỉ lấy hữu pháp? Nếu chỉ có hữu pháp, không lấy pháp kia, không nên gọi là tông. Cớ gì trong tụng lại nói tông pháp ư? Tức hỏi rằng: Trong tụng chỉ nói tông kia, không nói hữu pháp, vì sao người ngoài biết tông lấy hữu pháp mà không lấy pháp cho là được ư?

Đáp: Như âm thanh là hữu pháp, chính là vô thường và tánh sở pháp. Vì hai loại sở pháp này đều thuộc tông hữu pháp, nhiều pháp tự nó không phụ thuộc nhau nên dẫn âm thanh và vô thường hợp lại mà gọi.

Trong tụng đã nói: Tông pháp đối với đồng phẩm có, cho nên nhân của tánh sở tác... gọi là hữu pháp. Pháp của tông gia, đối với đồng dụ được có, chẳng có đều có ba loại sai biệt.

Nhân của tánh sở tác kia chẳng phải là pháp vô thường, của tông gia, vì hai pháp không phụ thuộc nhau.

Luận: "Thứ vô hữu thất... ư pháp giả": Nghĩa là lời của luận chủ đáp. Nói trong luận nhân pháp sở y tức là tông chỉ có hữu pháp, đây không có lỗi, vì sao?

Vì âm thanh chung kia ở riêng cũng giữ gìn, nghĩa là tông của nó là chung nên gọi là câu. Tổng nói tông kia ở riêng cũng nắm giữ hữu pháp, nghĩa là đề có hữu pháp cũng được gọi là tông. Như nói thiên y, y là tên chung, dẫn thiên y vẫn là có một trong đó, chung cũng nói thiên y. đây cũng như vậy. Pháp và hữu pháp gọi chung là tông mà chỉ nói hữu pháp, cũng gọi là tông. Cho nên, tông của nhân pháp sở y, cũng gọi là tông.

Dưới lại nêu đảo câu, hoặc có người chấp nhận luận văn nói về tông, chỉ nói tông pháp, không nói hữu pháp, như thế thì chỉ có tông pháp cũng được gọi là tông. Nên biết đều nói hữu pháp gọi là tông cũng là không sinh ra cái gọi là tông thanh tức là nói tên của tông.

Luận: "Thử trung tông pháp... diệc phục như thị": Trên đã giải thích tông gia, dưới đây giải thích tên pháp, tức thông cả tánh của tông và pháp vậy. Nghĩa là trong khi lập tông này, muốn lấy tông pháp làm nhân, chỉ lấy tông pháp của người lập và người đối luận quyết định đồng chấp nhận tánh sở tác; không lấy tông pháp vô thường, vì người lập chấp nhận nhưng người đối không chấp nhận.

Lại có khi cũng cần người lập và người đối quyết định đồng chấp nhận. Cái nhân của tánh sở tác này đối với ba câu có, chẳng có của đồng phẩm, dị phẩm giống như trước. Vì sao chỉ nói đồng phẩm, không nói dị phẩm?

Đáp chung là, tánh nhân của tông pháp, cũng nói đồng chấp nhận, cho nên cũng lại như vậy. Dưới giải thích nguyên nhân đồng chấp nhận.

Luận: "Hà dĩ cố... khởi dụng giả": Tại sao phải nói đồng chấp nhận mới so sánh với nhân. Nhân có hai thứ: Một là sinh nhân; Hai là liễu nhân.

Nay đây vì chỉ nương nơi chứng Liễu nhân, nghĩa là như lập "âm thanh là vô thường", vì là tánh sở tác. Tánh sở tác này cần có người lập và người đối luận quyết định đồng chấp nhận trong âm thanh nghĩa của nhân này, mới thành lập được nhân ấy.

Vì sao như vậy? Nếu nói tánh sở tác, tức đó là nghĩa sở thiết của tánh sở tai này, chỉ do trí lực của người lập và người đối luận, cùng biết nghĩa này là có mới thành được nhân. Cho nên nói chỉ do trí lực... Cũng có thể chỉ do trí lực của kia, đây biết nhân, tin biết có tánh nhân sở tác này mới thành "âm thanh vô thường" đã nói. Nếu kia không tin có tánh sở tác tức không hiểu nghĩa của tông vô thường. Cũng có thể chỉ trí lực, nghĩa là chỉ người đối luận biết trong âm thanh có trí nhân của tánh sở tác. Do khi tin biết có lực của nhân tức là hiểu nghĩa vô của người lập luận đã nói, cũng có thể đều được hiểu nghĩa tánh sở tác đã nói. Cho nên đoạn dưới nói, vì hợp với trí nhớ của kia vốn là cực thành. Nói "chẳng phải như sinh" tức là nếu trái với hạt giống là nha sinh nhân. Vì không do trí tuệ biết nên tức là nha sinh nhân. Vì không biết tức có thể là nhân, chỉ do xa lìa hạt giống có cái dụng của sinh nha, tức là nhân ấy không do biết và không biết mới thành nhân.

Nói "Liễu nhân" nghĩa là cốt yếu phải cùng hiểu biết, mới được thành nhân. Cho nên nói, chẳng phải như Sinh nhân do có thể khởi dụng.

Luận: "Nhược nhĩ... lập nghĩa giả": Người khác hỏi rằng: "Nếu như trí là liễu nhân, ở trước do các tông nói nhiều rồi gọi là năng lập. Nay sao cũng nói liền sinh nghĩa năng thành lập?"

Luận: "Thử diệc... thiện thuyết giả": Luận chủ chẳng phải hỏi trước, câu hỏi này của ông cũng không phải thế.

Nhân có ba thứ: Một là nghĩa nhân của tánh sở tác... Hai là biết tâm, tâm pháp của tánh sở tác gọi chung là trí. Ba là nói ngôn nhân của tánh sở tác... nói ngay ngôn nhân.

Nay người đối luận kia suy nghĩ trong âm thanh, nay có tánh sở tác. Đối với đồng phẩm như cái bình..., vốn là cực thành nhất định có dị phẩm, đều không có tánh nhân sở tác này. Người đối luận cũng chấp nhận trước gọi là cực thành, nhưng sợ họ quên mất lại phải nói nhiều hợp với trí nhớ của kia, vốn là cái nghĩa của cực thành, là nhân sinh trí nhân. Cho nên trong tông nhân hữu pháp này chỉ lấy cái nghĩa của tánh sở tác mà cả hai cùng quyết định chấp nhận, đối với đồng phẩm nhất định có như thế tức là khéo nói.

Luận: "Do thị... kiến cố giả": Tức là người lập và người đối luận đều không chấp nhận có cái nghĩa của nhân này, vì nhân ấy không thành. Muốn làm rõ lại cần phải cùng chấp nhận có nghĩa này, thì nhân ấy liền thành. Vì có ý này bèn nói bốn lỗi bất thành, đây tức là lưỡng câu bất thành, nghĩa là như có người lập:

Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì là cái nghe được.

Cái nghe được này, cả hai đều không chấp nhận pháp của tông âm thanh, cho nên nói cả hai đồng chấp nhận, chẳng phải là tông pháp. Ở văn khác có thể hiểu.

"Hòa hợp hỏa hữu": Nghĩa là Hỏa có hai loại:

Một là lửa đại chủng hòa hợp như lửa than... Lại có loại lửa do địa đại, hỏa đại và bốn trần hòa hợp lại gọi chung là lửa. Lửa này ở trong núi, hang, hoặc có, hoặc không. Nếu tánh lửa chỉ có một hỏa đại thì không gọi là hòa hợp, nên không thành lập tánh hỏa đại là có. Vì tánh hỏa mọi nơi đều có, chỉ muốn thành lập lửa đại chủng hòa hợp là có. Nếu nói Nhập Lý Thắng tông, Lượng nói núi cốc chỗ có bốn đại bốn trần là hữu pháp, có lửa hòa hợp là pháp. Pháp và hữu pháp hợp lại gọi là tông, vì có khói (nhân) giống như chỗ nhà bếp (đồng dụ).

Luận: "Hoặc ư... lạc đẳng cố giả"

Nghĩa là: Đây là lỗi sở y bất thành thứ tư. Luận sư của Thắng luận trong khi lập luận đối với đệ tử Phật đã cho rằng, ngã thể bao trùm khắp. Sở dĩ Luận sư kia lập như thế là vì ông ta cho rằng ngã là thường còn. Ngã đã thường thì trọn không thay đổi, nên ông ta mới lập nghĩa này. Vả lại, như chỗ thọ thân đời này, nghĩa ấy tức có thể sinh thì những cái như niềm vui... chịu những sự trái nghịch..., nếu sinh ở chỗ kia cũng lại như vậy, há có thể thường ngã như thân sở y, từ chỗ này di chuyển đến chỗ kia chịu những sự khổ vui... ư? Chỉ có thể của ngã cùng khắp, lược bớt kia, kia lại như thuận... Đến nỗi liền sinh vui vẻ... có sự thọ dụng, cũng như đời với nhiều đời mới liền chứng đắc, đây cũng như vậy. Cho nên lập: "Ngã thể của nó cùng khắp" (tông), "vì đối tất cả lại sinh vui vẻ..." (nhân). Do đệ tử Phật vì không chấp nhận có ngã nên sở y của nhân ấy hữu pháp bất thành. Vì không có hữu pháp có thể thông, cũng chẳng phải thông vì là tánh nhân của tông pháp cũng là nhân bất thành. Nhưng hữu pháp trong Nhân Minh của ngoại đạo chỉ có hai bất thành trước, nghĩa là lưỡng câu bất thành; tùy nhất bất thành. Nếu dị phẩm và đồng phẩm đã lập kia, hay là cả hai đều thuộc vào hai lối bất thành ở trước, nghĩa là lưỡng câu do sự bất thành và tùy nhất do dự bất thành, lưỡng câu sở y bất thành và tùy nhất sở y bất thành. Vì ngài Trần-na xét nghĩa riêng nên khai làm bốn.

Luận: "Như thị... năng lập giả" Bốn nhân bất thành ở trên vì nhằm chỉ ra sự việc cho là bất thành, nên đã giải thích như vậy. Nhân đó mà nói tất cả những phẩm loại hữu pháp ở trên, vì có ngôn tự của bốn lối bất thành, nên đều chẳng phải năng lập. Lại giải thích: "Đây là tổng kết phần trước. Như vậy đã nói bốn lỗi bất thành, tất cả phẩm loại, có các ngôn đều chẳng phải năng lập.

Luận: "Ư kỳ... thị thuyết giả": Trên đây nói chung về bốn tánh của tông pháp gọi là nhân thành. Từ đây trở xuống lại giải thích đối với nhân đồng phẩm định hữu tánh, cũng có lưỡng câu đồng phẩm bất thành, tùy nhất đồng phẩm bất thành. Do dự đồng phẩm bất thành, sở y đồng phẩm bất thành, hữu phi hữu trong đồng phẩm ấy đều tùy theo chỗ thích ứng có bốn lỗi bất.

Luận: "Ư đương sở thuyết... năng phá giả": Đối với nhân đã nói là chánh nhân, tức văn dưới nói là năng lập. Tương vi bất định tức là năng phá ở dưới. Văn này đầy đủ nên nói ở ngay trong chánh nhân. Chánh dụ đã nói có ngôn từ, cùng chấp nhận quyết định gọi là năng lập. Ở ngay trong tương vi và bất định đã nói, chỉ có ngôn từ quyết định cùng chấp nhận gọi là năng phá. Vì sao tương vi và bất định gọi là năng phá? Nghĩa là người lập luận kia, nhân có lỗi tương vi và bất định. Người đối luận cùng có thể xuất hiện nhân của kia lập. Có lỗi tương vi và bất định, nói lỗi này thực sự là cả người lập, người đối đều chấp nhận, tức gọi là năng phá.

Luận: "Phi hổ... thành cố giả": Vì cùng chấp nhận mới thành lập, pháp. Lỗi tùy nhất bất thành là bất thành lẫn nhau. Bất thành lẫn nhau là lập nhân, không phải ngôn từ, nên không thể quyết định là năng lập hay năng phá.

Nói "vì lại đợi thành" tức là như Thắng Luận đối với âm thanh mà luận đã lập "âm thanh là vô thường" vì nó là tánh sở tác. Song nhân của tánh sở tác này, nếu các Luận sư của Thắng luận cho sinh là sở tác, tức là luận về âm thanh bất thành. Do đó cần phải lập luận lại rằng:

Tông: Âm thanh là sinh sở tác. Nhân: Vì tùy duyên biến.

Dụ: Như ngọn đèn.

Do dự nghĩa là do sự bất thành. Nếu lại thành lập rằng: Chỗ kia quyết định không có lửa, vì có muỗi chẳng phải khói, những chỗ có muỗi thì không có khói nhất định không có lửa, vì thấy khói ở gần, như những chỗ gần khác nhìn thấy có khói. Câu bất thành và sở y bất thành kia không thể thành lập lại được, cho nên không nói vậy.

Luận: "Phù lập... vân hà ": Toàn bộ là ngoài nhân gian. Phàm lập dụng của tông pháp, đều gọi là lập tông pháp. Có thể có các pháp của tông pháp, thì cũng nói là lập tông pháp. Lý trùm lập cho những cái khác đều là tánh của tông pháp làm tông. Thành lập pháp tông gia này là vô thường, không thành lập tông gia hữu pháp đây không khác. Nếu là pháp của nhân khác thành lập hữu pháp là hữu, thành lập hữu pháp là vô. Dưới lại chỉ ra việc này. Như có vị tăng thành lập tối thắng là hữu. Tối thắng hữu pháp này, nay thành lập: Tông: hữu pháp này là hữu.

Nhân: Vì hiện thấy các vật riêng đều chung một loại.

Dụ: Như nhiều miếng bạch đàn hương đều là một loại gỗ. Nên biết hai mươi ba đế là riêng, cho nên biết cũng có chung tối thắng tịnh. Hoặc đối với lập không, thì đệ tử Phật lập tối thắng là không, vì tối thắng là hữu pháp.

Tông: Pháp vốn là không có. Nhân: Vì không thể đắc.

Đồng dụ: Giống như sừng thỏ.

Như thế là dùng pháp của nhân khác, thành lập hữu phá. Thành lập như thế tức chẳng phải là pháp tông gia, vì trái với chánh lý. Hỏi rằng: Nghĩa này là thế nào?

Luận: "Thử trung... thử thất giả": Đây là Luận chủ chỉ ra nguyên nhân họ thành lập tối thắng hữu vô. Căn cứ hai mươi ba đế biệt tổng làm hữu, tức quyết định đã có nhân là pháp. Kia đã có một nhân tức là tối thắng. Căn cứ hai mươi ba đế hữu pháp thành lập tối thằng là hữu. Nếu không thì thành lập tối thắng làm tông cho nên không có lỗi lấy pháp thành lập hữu pháp. Lập lượng rằng:

Tông: Trong đây vật riêng hai mươi ba đế nhất định có một nhân chung.

Nhân: Vì riêng biệt.

Đồng dụ: Như nhiều miếng bạch đàn.

Luận: "Nhược lập vi vô... pháp quá giả". Nghĩa là, như lập tối thắng là không, cũng là căn cứ vào hai mươi ba đế riêng mà giả lập tối thắng là không, vì không thể chứng đắc.

Lập lượng rằng:

Tông: Hai mươi ba đế không có một nhân tối thắng. Nhân: Vì tối thắng không thể đắc.

Đồng dụ: Như sừng thỏ.

Lại giải thích rằng: Nếu lập là "Không", như nói tánh tịch thắng nếu coi là có, thì đó là hữu pháp. Nay tôi lập "vô" là pháp. Pháp và hữu pháp được gọi là tông. Đối với trên chỗ kia được coi là thắng, cũng giả an lập bất khả thủ đắc cho nên làm nhân. Nay tôi lập tối thắng hữu pháp vì là tông vô vi. Cho nên cũng không có lỗi tối thắng hữu pháp. Phải lập lượng thức như ông đã cho.

Tông: Tối thắng là vô. Nhân: Vì không thể đắc. Dụ: Như sừng thỏ.

Hỏi: Đây vì sao không có sở y của nhân vô? Đáp: Nhân có ba:

Một: Hoặc có nhân chỉ thích ứng với hữu pháp, như nhân của tánh sở tác... Như nói hư không là thật có đức sở y vậy, hữu, đức. Nhân này chỉ nương nơi hữu pháp, cho nên đối với hư không sở y bất thành.

Người tu Đại thừa trái với Tiểu thừa, ngoại đạo... lập có thức thứ tám, vì có những phái Tiểu thừa không thừa nhận có thức thứ tám. Đối với luận có thức thứ tám, vì nếu lập nhân của nó thì hữu pháp bất cực thành cũng là sở y bất thành.

Hai: Hoặc có nhân chỉ nương nơi vô pháp, nghĩa là vì không có thể thủ đắc. Nay biết vô nhân không thể thủ đắc chỉ nương tối thắng vô pháp, đối với tánh coi là pháp, vì giả lập ở trên không thể thủ đắc. Nhân lại không có nhân vô hữu nên có lỗi sở y.

Ba: Hoặc có nhân nương chung hữu vô, nghĩa là tánh sở tác... Cho nên, nếu lập hữu pháp là hữu, vì người đối luận nhất định không chấp nhận hữu pháp; đối với luận vô hữu pháp, nhân của nó nhất định là bị lỗi sở y bất thành. Nếu lập hữu pháp là vô, hữu pháp ấy nếu lập vô, thì người đối luận kia tuy không chấp nhận, nhưng không thể thủ đắc, vì nhân chỉ nương vô pháp, không có chỗ nào có lỗi sở y bất thành. Như ngoại đạo nói:

Tông: Thần ngã là không có. Nhân: Vì không thể thủ đắc. Đồng dụ: Như sừng thỏ.

Nhân này tuy không có sở y nhưng không có lỗi.

Luận: "Nhược dĩ... vân hà giả": Người ngoài hỏi: Phàm lập nghĩa chánh của nhân, mà tánh sở y vốn là nhân pháp, thành lập vô thường tông pháp. Nay luận hỏi rằng: Nếu lấy hữu pháp luận riêng hữu pháp khác, hoặc lấy hữu pháp thành lập pháp đó. Dưới chỉ ra việc đó.

Như lập lượng sai lầm rằng:

Tông: Khói có lửa, khói là hữu pháp, lửa là pháp của nó. Nhân: Vì là khói.

Dụ: Như khói khác.

Tuy nhiên, khói và lửa đều là hữu pháp. Người kia lấy hữu pháp của khói thành lập hữu pháp của lửa, để làm tông pháp. Tâm này tức chẳng phải là lấy hữu pháp để thành lập hữu pháp khác chăng?

Nói có người lấy lửa lập xúc. Lửa ấy là mượn bốn đại mà nói là lửa, tức lửa là hữu pháp. Nói "Xúc" tức là tiếp xúc thấy nóng là pháp.

Hoặc lập lượng rằng:

Tông: lửa này tiếp xúc thấy nóng. Nhân: Vì là đại.

Dụ: Như lửa khác.

Đây lẽ nào không phải lấy hữu pháp để thành lập pháp ư?

Người ngoài vì không hiểu hai nghĩa này, cho nên mới hỏi nghĩa đó là thế nào?

Luận: "Kim ư... ứng vật giả": Luận chủ đáp: Nay ở trong tông nhân này chẳng vì lấy khói làm nhân, thành lập lửa làm tông; chẳng phải lấy hữu pháp của khói để thành lập hữu pháp của lửa; cũng chẳng vì lấy lửa làm nhân, thành lập xúc làm tông. Vì trong bốn trần tổng mượn hữu pháp của lửa là thành lập riêng thật pháp của xúc. Nói sở dĩ người thành lập vật tương ứng này, chỉ vì thành lập chỗ khói lửa và xúc này không có vật tương ứng.

Như lập lượng rằng:

Tông: Chỗ khe núi này có lửa vì bốn trần (Đại chủng) của khe núi là hữu pháp. Vì có lửa là pháp, pháp và hữu pháp hợp lại làm tông.

Nhân: Vì trong khe núi này dường như có khói.

Dụ: Như các chỗ khác có khói bay lên vậy.

Lại lập lượng rằng:

Tông: Chỗ lò lửa này chạm thấy nóng. Nhân:

Vì có lửa.

Dụ: Như chỗ có lửa khác.

Luận: "Nhược bất... vi nhân giả": Đây là luận chủ phá lập luận sai lầm ở trước. Nếu không giống như những lời tôi đã nói, có thể như tỷ lượng đã lập của ông, tức là phải lấy một phần tông nghĩa làm nhân. Như lập tông: "Âm thanh là vô thường". Âm thanh là hữu pháp, vô thường là pháp, pháp và hữu pháp là nghĩa của tông đã lập. Như nói:

Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì là âm thanh.

Đây vì lấy hữu pháp trong tông làm nhân. Cho nên trong hai phần nghĩa của tông, có một phần là bị lỗi của nhân: Ông cũng như vậy. Trước lập lượng rằng: Khói là hữu pháp; lửa là pháp; pháp và hữu pháp hợp thành tông nghĩa, ông lập nhân "vì là có khói", lẽ nào không phải một phần tông nghĩa hữu pháp làm nhân ư?

Lại lập lượng rằng: Lửa này có nhiều xúc, lửa là phần hữu pháp, nhiệt xúc phần pháp. Hai phần pháp và hữu pháp hợp lại làm tông nghĩa.

Lập nhân rằng: Vì lấy "đại này" là cũng lấy một phần tông nghĩa hữu pháp làm nhân cho nên không thành. Vì hai phần tông nghĩa là sở lập, nhân là năng lập, không phải lấy một phần sở lập làm năng lập.

Luận: "Hựu ư... hữu cố giả": Đây là luận chủ lại phá tiếp. Lại ở trong tỷ lượng này, chẳng muốn thành lập lửa là hữu pháp tánh, và nhiệt xúc là hữu tánh, vì người đời đều biết lửa và xúc chạm vốn có thể tánh. Vậy làm sao cho là thành lập được, nếu lập ắt sẽ thành lỗi. Chỉ vì không biết lửa cùng với xúc là chỗ sở y của có lửa, có xúc, nên lại cho rằng lập lượng ấy thành lập được.

Luận: "Văn ư... hữu quá giả": Lại nữa, trong đây người lập luận cần phải quan sát đối với người đối luận trước, mới có sở lập như cách nói của đệ tử Phật. Muốn thành lập "âm thanh là vô thường", cần phải quán sát đối với người đối luận trước, vì họ lập âm thanh là thường, rồi mới lập vô thường, thế mới gọi là lập pháp và hữu pháp. Nói tất cả mọi người không có ngăn cách với khói có lửa, không lửa. Lửa thì là nóng, làm sao căn cứ để thành lập tông được? Do đó cần phải quán sát đối lại sở lập của người khác mà thành, chẳng phải như đức cú, hữu đức cú của Phệ Thế, không do quán sát đối lại mà thành.

Nói hữu pháp nghĩa là thực cú, vì có thể có đức cú. Hữu đức cú là tất cả, nên nói chẳng phải như đức, hữu đức.

Luận: "Tùng tụng... hữu pháp giả": Đây là nói lại ý nghĩa của bài tụng ở trên. Nói hữu pháp chẳng thành hữu pháp, nghĩa là không nên lấy hữu pháp của khói thành lập hữu pháp của lửa. Nói cùng với pháp, nghĩa là cũng không nên lấy hữu pháp của lửa để thành lập xúc pháp. Nhiệt xúc kia là một phần của lửa, cho nên là pháp. Năm chữ đầu của câu trên xuyên suốt cả pháp này cho đến chữ cập chi.

Nói đây chẳng thành hữu pháp, nghĩa là pháp này không phải hữu pháp. Tức là văn trên dùng pháp khác, thành lập tối thắng là hữu, là vô. Nghĩa chính của hai câu dưới nghĩa là chỉ do nhân pháp thành lập tông pháp. Như vậy, đã không lìa nhau cũng tức là thành hữu pháp. Đây là nghĩa chánh, hiểu vì nhờ nhân có chỗ nương như thế khi dùng pháp thành pháp cũng bao gồm thành lập hữu pháp, không thể lấy Pháp sửa đổi thành lập hữu pháp.

Luận: "Nhược hữu... tông pháp giả": Tông pháp có hai.

Một: Pháp bất cực thành. Như nói âm thanh vô thường, do đó nếu lấy âm thanh mà luận thì không chấp nhận. Đây tức tông là pháp, cho nên nói tông pháp.

Hai: Pháp cực thành, tức là tánh sở tác của âm thanh, vì người lập và người đối đều chấp nhận. Pháp tông gia này, cho nên gọi là tông pháp. Trên đã rõ nhân pháp, ở nơi hữu pháp của tông kia gọi là tông pháp. Nay Ngài Trần-na đã tạo luận, đối với những lập lượng có tính ẩn mật trong Cô Nhân Minh, ngài đã giải thích cặn kẽ và chỉ ra những khác biệt trong cách lập luận của ngoại đạo. Như thầy của Thắng luận, đối với Thanh luận mà lập rằng:

Tông: Âm thanh chẳng phải là thường. Nhân: Vì nghiệp... mới thường.

Nghĩa là, câu nghiệp thứ ba tiến hành xem xét trên dưới. Chữ Đẳng" nghĩa là lấy cả pháp khổ lạc trong câu đức thứ hai. Nghiệp v.v... này nhân phải thường, đương nhiên là câu nghiệp thứ ba. Phải thường, không phải trên âm thanh của câu đức thứ hai. Đây tức chẳng phải pháp của tông nghĩa, đâu được nói là pháp tông gia, cho nên gọi là tông pháp.

Lại lập nhân rằng, vì thường còn, nên có thể đắc. Nghĩa là âm thanh này thích hợp với tất cả thời, vì nó thường nên có thể nghe được. Như thế nghĩa thường còn có thể đắc ở nơi âm thanh kia không có nghĩa của nhân này. Đây là tự mình và người khác đều chấp nhận. Âm thanh thường có trong tất cả thời, vì nhĩ thức có thể nghe được. Tự mình phải phân biệt rõ thường nên đắc riêng chẳng phải quan hệ âm thanh. Có thể gọi nó là pháp tông gia hoặc gọi là tông pháp chăng?

Luận: "Thử thuyết... bỉ quá giả". Thuật rằng: Đây là luận chủ thấu suốt câu hỏi. Đây là Thắng luận nói lỗi của Thanh luận kia. Do căn cứ nhân làm môn và tông làm môn, nên mới lập luận như trước. Lại vì người đối luận mà nói; nên đã nêu câu hỏi. Vì cho Nghiệp là thường nên nói "ưng" vậy, do đó biết lời nói kia phạm lỗi. Vì sư của Thanh luận trước đối với Thắng luận:

Tông: Âm thanh là thường còn. Nhân: Vì không có chất ngại. Đồng dụ: Như hư không.

Về sau Thằng luận căn cứ môn nhân tông để bác lỗi kia. Nếu nói không có hình chất là nhân, cho nên âm thanh trong câu Đức đã thường thì Nghiệp ở trong câu thứ ba... cũng có hình chất, tức cũng phải là thường.

Lại nữa, ông trước lập tông rằng: "Âm thanh là thường" kia mà. Nay sao lại căn cứ vào tông môn kia để bác lỗi: "Âm thanh nếu là thường phải là cái mà nhĩ thức thường được nghe". Nay cùng chấp nhận âm thanh là bất thường, tức nhĩ thức cũng không thường được nghe, cho nên biết âm thanh chẳng phải thường còn.

Luận: "Nhược như thị... vân hà giả": Đây lại nêu ngoài giới hạn: Như Thắng luận đối với Thanh luận, lập:

Tông: Âm thanh là vô thường.

Nhân: Vì do tác động mà có, chẳng phải thường còn; Nhân: Vì thường còn, chẳng phải do tác động. Hai nhân này vì đều không phải tông âm thanh ở trên sao được nói pháp tông gia gọi là tông pháp, lại nói đây nữa là thế nào?

Luận: "Vân thị dụ... vô nhân cố giả": Đây trở về sau Luận chủ lường trước sự thông hiểu của người nói. Nếu vì đồng sở lập, sở tác chẳng phải thường còn... chẳng phải nhân thì dụ. Nhưng chuyển âm thanh thứ năm, phương tiện an lập nhân của tánh sở tác. Vì phải do tác động mà chẳng phải thường còn, nghĩa là vì pháp sở tác (Do tác động mà có) thì đều chẳng phải thường còn, như cái bình, cái bồn... là đồng phẩm pháp dụ. Nếu pháp là thường thấy nên nói chẳng phải nhân dụ, nhưng chẳng phải được tạo ra như hư không là dị pháp dụ. Nếu như phân phối theo thứ lớp nói tông nhân của nó, nhất định chạy theo như con nghé theo mẹ. Vì do tác động mà có chẳng phải thường còn, là tông pháp dụ. Vì nếu tông không có chỗ, không hợp thành nhân thường còn chẳng phải do tác động mà có. Cho nên nói là dị pháp dụ.

Luận: "Dĩ ư thử trung... tông pháp giả": Cũng hai dụ này thật không phải âm thanh, chẳng phải pháp tông gia. Nhưng lấy trong dụ ở trong đây, do đồng dụ hợp phương tiện để hiển bày trên âm thanh có nhân của tánh sở tác. Nghĩa là pháp sở tác thì vô thường. Âm thanh sở tác cho nên vô thường. Người lập luận kia, trong văn tuy không làm ý hợp này, cũng có hợp này, cho nên nhân của tôn pháp là tông của âm thanh. Như vây, do hợp dụ Hiển Thanh nhất định là tánh sở tác, vì phi là chẳng phải tánh sở tác. Tánh sở tác này nhất định là pháp tông gia, cho nên gọi là tông pháp.

Luận: "Lương thuyết... tri nhân giả": Nêu bổn tụng này, trong câu tụng đầu nên đồng dụ trước, câu tụng thứ hai nêu dị dụ trước. Y hiển dụ thứ năm thì dụ là sở chuyển, vì tất cả âm thanh trước nói sở tác chẳng phải thường còn. Nghĩa là, chữ "cố" kia kết dụ nhân pháp là âm thanh của nhân chuyển thứ năm. Nương nơi âm thanh của nhân chuyển thứ năm này, nói đồng dụ, dị dụ, cho nên gọi là hiển dụ. Nói do hợp cho nên biết nhân, tức là do đồng dụ thuận nên hợp, do dị dụ trái nên rõ, mới biết nhân kia. Đây tức là nương nơi âm thanh của nhân để hiển rõ dụ, mượn dụ để hiển rõ nhân vậy.

Lại giải thích: Tông" Nếu nương nơi ngũ phần là vô thường.

Nhân: Vì do tác động mà có.

Dụ: Như cái bình.

Hợp dụ đồng pháp: Âm thanh cũng là do tác động mà có. Kết: Cho nên vô thường.

Nay nói do hợp nên nói biết nhân, vì do phần hợp dụ thứ tư, biết âm thanh là nhân của tánh sở tác. Trong văn tuy không nói nhân, vì tông hợp tự mình biết nhân ấy, cho nên không nói. Từ Ngài Trần-na về sau, các Pháp sư Nhân Minh đều cho rằng: Thứ tư hợp với lượng này nên nói là nhân thứ hai. Vì thứ năm là kết nói lại tông thứ nhất. Lại nữa, hai phần là thuộc ba phần trước.

Luận: "Do thử... bàng luận giả": Đây nói do ba dụ thuộc thuận nghịch trước đây mới được nghĩa lập, tức là Tăng Khư đã giải thích. Cì chỉ lập dụ trái nghịch do đó lập nghĩa không thành. Như Tăng Khư nói: Tông: Nội thân có ngã.

Nhân: Vì có thể tự giao động và có tâm thức.

Những gì không thể giao động, không có tâm thức thì nhất định vô ngã.

Dị dụ: Như cây cối. Vì không thuận với dụ. Chỉ vì phá dị dụ của "nội thân vô ngã" làm phương tiện, nên thành lập "nội thân có ngã". Dưới chỉ ra việc sẽ luận bàn về hai dụ, vì nhân của tánh sở tác, không thấy ở phẩm vô thường. Đầy đủ hai dụ này lập nghĩa mới thành.

Thắng luận đối với Thanh luận cho rằng:

Như tôi lập luận "âm thanh chẳng phải là thường" như thế, vì nếu là thường thì có thể chẳng phải sở tác. Ở trên thành lập cần bàn hai dụ thuận nghịch, mới được cùng nhau quyết định, vì biết là nhân. Cho nên thuận thành đồng dụ. Trở lại phía dị dụ, phương pháp của hai dụ. Đồng là một quyết định biết chẳng phải như Số luận, vốn chỉ lấy dị dụ, quay lại phá phương tiện. Vì chỉ sinh quyết định biết là nhân.

Như tôi phá Số Luận, chỉ lấy dị dụ thành lập hữu ngã, trở lại phá nhân phương tiện. Như tôi tạo luận có sáu ngàn câu tụng để phá số luận, tôi đã giải thích rõ. Số luận chỉ lập để phá lại phương tiện, vì chỉ giải lỗi của nhân. Nay ở trong luận này, chỉ mở rộng để nhường cho luận khác.

Luận sư tạo Số Luận là Hoàng Đầu Tiên Nhân, âm tiếng Phạm là Kiếp-tỉ-la. Trung Quốc dịch là Hoàng, vì đầu mặt đền vàng. Cựu dịch là Ca-tỳ-la, âm Ngoa vậy. Vị sư này lập ra hai mươi lăm đế nghĩa, sau khi đã truyền dạy cho đệ tử xong ông toan nhập diệt. Đệ tử thỉnh: "Thầy có thể lưu thân thường trú ở đời, nhỡ nếu người đời sau không tin hai mươi lăm đế thì thầy hiện thân nói cho họ. Lời dạy ấy mới có thể lưu truyền". Vị sư ấy nói "Được", ông liền biến một cục đá lớn thành viên lưu ly to vài trượng rồi ẩn thân trong đó. Giả sử có người thỉnh bấy giờ mà hiện thân. Về sau ngài Trần Na ra đời phá luận của Tăng Khư, đệ tử không ngăn được, tôn kính đem việc đó trình bày. Ngày Trần Na đến chỗ cục đá ấy viết cái nghĩa pháp hai mươi lăm đế để dán ở trên đó, qua một đêm ắt lại cứu họ, Ngài Trần Na lại phá.

Lại nữa, nếu như không ngăn được mới ra làm luận lập, phá như thế có đến sáu ngàn kệ. Phá hết hai mươi lăm đế xong, cục đá kia sống lớn lên. Nay nói phá Số luận thì chỉ lấy sáu ngàn kệ đã tạo để phá luận kia của Tăng khư.

Luận: "Như thị tông pháp... lập gia giả": Ở đây Tông phân có hai:

Một: Pháp bất cực thành, nghĩa là pháp về thường của âm thanh. Hai: Pháp cực thành, nghĩa là tánh sở tác của âm thanh.

Trên đã nói pháp cực thành tức là nhân pháp; cho nên nói tông pháp như vậy. Nhân này có ba thứ sai biệt. (1). Nghĩa là trong đồng dụ có.

(2). Nghĩa là trong đồng dụ chẳng có.

(3). Nghĩa là trong đồng dụ thông cả có và chẳng có.

Cho nên nói cập câu. Nếu không đặt chữ "cập" thì e rằng người ta lầm hữu và phi hữu đều đầy đủ. Nếu đặt chữ "cập" tức hiển rõ ngoài hữu và phi hữu còn có cả hai thứ kia. Nhưng trong luận trước chỉ nói tông pháp, đối với đồng dụ nghĩa là có chẳng có chữ "câu", vì trong tụng đã rút gọn. Trong tụng trước bỏ chữ "cập" đi, nay trong văn trường hàng mới ghi ra.

Luận: "Thử trung... dị phẩm giả": Trên đã nói về tông pháp,dưới đây chỉ giải thích tên đồng dụ.

Nói "trong đây", nghĩa là trong tông pháp. "Nhược phẩm" nghĩa là: phẩm là phẩm biệt như cái bình, âm thanh. Tông pháp vô thường là sở y của phẩm biệt. Nói gần gũi đồng đẳng với pháp sở lập thì gọi là đồng phẩm. Nghĩa là, nếu vô thường của phẩm bình tương tợ với pháp đồng đẳng, nên nói cái bình là loại đồng dụ. Vì tất cả nghĩa của thể đều gọi là phân biệt. Nếu ở trên pháp, pháp của phẩm biệt như hư không... sở lập vô thường tông không có gọi là dị phẩm.

Luận: "Phi dữ... hoặc dị giả": Dưới đây là nói phá của cổ sư. Các sư của Cổ Nhân Minh khi giải thích tên của dị phẩm, thì hai sư giải thích không đồng. Sư đầu nói như lập: "Âm thanh là vô thường"; lấy bình... làm đồng phẩm, lấy hư không... làm dị phẩm. Nhưng hư không... kia có thể làm hại tông, và vô thường của đồng phẩm gọi là tương vi. Tương vi này gọi là dị dụ, giống như oan gia hại nhau gọi là tương vi. Cho đến hơi ấm làm tông thì cho lời nói là tương vi, là dị danh.

Sư thứ hai nói, như lập "Âm thanh là vô thường". Hễ tất cả những cái chẳng phải vô thường ra đều gọi là dị phẩm. Nay luận chủ giải: Nếu tông sở lập vô thường không có chỗ tức gọi dị phẩm, không đồng với sư trước dị phẩm tương vi; sư sau vì cùng tông khác nhau gọi là dị phẩm.

Cho nên nói chẳng phải cùng với đồng phẩm tương vi hoặc là dị phẩm.

Luận: "Nhược tương vi giả ưng duy giản biệt giả": Như nói: Tông: Chỗ này có hơi ấm.

Nhân: Vì có lửa.

Đồng dụ: Các nơi có lửa đều có hơi ấm như trên bếp. Dị dụ: Các nơi không có lửa đều không có hơi ấm.

Đây là chánh lập, nếu nói: Tông: Chỗ này có hơi ấm. Nhân: Vì có lửa.

Dụ: Như bếp.

Nếu chỗ có khí lạnh tức không có lửa, như chỗ núi tuyết. Đây lấy chỗ có khí lạnh trái với chỗ có hơi ấm, nên là dị dụ. Đây có lẽ chỉ phân biệt dị pháp dụ và dị đồng pháp dụ mà thôi. Dị dụ kia không thể trở lại làm rõ được tông nhất định tùy theo nhân, việc này thế nào?

Nếu đối tông hơi ấm thì lấy khí lạnh trái với hơi ấm làm dị pháp dụ. Nghĩa là, nó chẳng phải chỗ ấm, lạnh không biết quyết định thuộc phẩm nào, như thế dầu có đồng dụ tương vi, các chỗ có khí lạnh tức không có lửa, chỗ bình thường trong đó nếu không có khí lạnh thì phải có lửa, dị dụ bèn trở lại hợp với nhân có lửa thành lỗi bất định. Nếu như trên bếp chỗ có lửa, vì có lửa, cho nên có hơi ấm chăng? Nếu như lửa ở chỗ bình thường, cho nên không có hơi ấm chăng? Vì nhân có lửa kia bất định, không để định hướng chứng minh là có lửa. Nếu không dùng trái với có lửa, chỉ lấy hữu chứng làm dị pháp dụ, thì không có lỗi bất định của nhân có lửa. Nếu nói các chỗ không có lửa tức là không có hơi ấm thì chỗ lạnh kia ngược lại chỗ bình thường đều không có lửa, vì đều là dị phẩm. Nay nhân có lửa kia vì quyết định rõ có hơi ấm. Nhân có lửa kia không có lỗi bất định.

Luận: "Nhược biệt dị giả ưng vô hữu nhân giả": Đây trở xuống phá sư thứ hai. Nếu ông dùng khác với tông, cho nên gọi dị phẩm thì nên không quyết định chánh nhân. Vì sao thế? Như lập tông: "Âm thanh là vô thường", tức vô ngã của âm thanh khác với tông vô thường thì là dị phẩm. Nhưng nhân của tánh sở tác ở trong nghĩa dị phẩm vô ngã là có. Nếu như thế nhân này là nhân bất định. Vì đối với dị phẩm phải có thì lại không có. Vì chỉ có đồng phẩm là có, dị phẩm thì không, cho nên đây quyết định nhân không có.

Luận: "Do thử...vi cố": Vì do sở lập không có chỗ là đạo lý của dị phẩm. Nhân của tánh sở tác kia có thể thành ngay vô thường, thành thêm vô ngã và không. Cho nên nói đẳng. Như nói âm thanh là vô ngã, vì là tánh sở tác, như bình... Tức đây cũng thành lập âm thanh là vô ngã, vì tánh sở tác cùng với tông vô ngã không trái nhau, được cùng dùng tánh sở tác làm nhân. Vì sao thế? Vì âm thanh vô thường, ngã có thể đắc, cũng có thể nói vô thường, cũng có thể nói vô ngã. Cho nên không trái nhau. Ý này muốn làm rõ chỗ vô thường của pháp gọi là di phẩm, còn vô ngã kia không được gọi là dị phẩm. Vì chính âm thanh cũng vô ngã chẳng lìa vô thường cũng ở vô ngã có nhân này.

Lại giải thích: Nhân của tánh sở tác kia có thể thành ngay vô thường là bất đồng tương vi, nên gọi là dị dụ, vì nó không thành ngay được. Vì sao? Như lập:

Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: vì là tánh sở tác.

Dụ: Như hư không...vốn thường còn.

Vì nó trái nhau nên gọi là dị dụ. Dị dụ tương vi này không thể hiển bày ngay âm thanh là vô thường, vì không phân biệt nhân. Nghĩa là ở trong chẳng phải tương vi như sừng thỏ... vì giống như lại có nhân. Nếu như tôi giải thích, chỗ sở lập không có gọi là dị phẩm, cũng tức là giản lược đi nhân của nó, thì hiển rõ tánh sở tác kia là chính có thể thành vô thường. Tánh sở tác kia nếu thành vô thường tức là không đồng với tông dị của sư sau, nên gọi là dị phẩm. Nếu cùng với tông dị thì gọi là dị phẩm. Cho đến vô ngã cũng khác với vô thường, cũng tức là dị phẩm. Hễ ở trong dị phẩm tức là không có tánh sở tác. Nếu như thế, nhân của tánh sở tác kia không biết thân vô ngã. Như tôi giải thích, chỗ sở lập không có nhân hoàn toàn, chẳng có âm thanh kia cũng vô ngã, cũng là chỗ sở lập không có, vì pháp vô thường nhất định vô ngã. Cho nên nhân của tánh sở tác cũng có thể thành tựu thân vô ngã. Nói bất tương vi nghĩa là đồng với hai giải thích trước. Chỗ nói "đẳng" tức là lấy cả "không". Vì nếu chẳng phải đạo đế thì là tánh tạo tác.

Luận: "Nhược pháp... tợ nhân giả.": Đây là nêu lỗi của nhân tương vi, làm rõ tánh sở tác, biết được vô thường và thành thân vô ngã... là không có lỗi.

Nói "nhược pháp" nghĩa là nhân pháp. Nếu nhân có thể thành tương vi sở lập, nghĩa là như có người lập rằng: "Nhãn... nhất định là thọ dụng", tức là tánh tích tụ làm nhân, lấy ngọa cụ làm đồng dụ. Nay nhân của tánh tích tụ cũng thành lập âm thanh, sở lập Nhãn... ắt là tích tụ tha dụng. Tức là tích tụ tha dụng này là sở lập kia, tức là sở lập này trước không có tông tích tụ tha dụng, vì chính tương vi gọi là tương vi. Nhân của tánh tích tụ kia làm nhân cho tương vi sở lập này. Cho nên nói, như pháp có thể thành lập tương vi sở lập. Như thế lỗi tương vi gọi là tợ nhân.

Luận: "Như vô vi pháp tương vi diệc nhĩ giả": Đây là nói ra lỗi tương vi, nghĩa là Tăng Khư đã lập nhất định là lấy tha dụng Chánh Tông, lấy tánh tích tụ làm chánh nhân, vốn đã lập tông vô vi nên gọi là vô vi. Nhân tích tụ kia vì chánh có thể thành lập tông vô vi, gọi là pháp vô vi. Nghĩa là nhân của tánh tích tụ này, không chỉ thành lập tông vô vi, cũng có thể thành tựu thêm nhãn..., ắt là tích tụ tha dụng. Chính tích tụ tha dụng này là sở lập của nó cùng với trước ắt là tông tha dụng qua lại với nhau, cho nên gọi là tương vi. Cũng vậy, tông sau cũng gọi là tương vi. Nên biết, tông trước gọi là vô vi, vì chẳng phải là sau.

Luận: "Sở thành lập pháp vô định vô hữu cố giả.": Đây cũng nêu ra lời cũng như vậy, nghĩa như lập nhãn... ắt là không tích tụ tha dụng làm tông. Vì tánh tích tụ làm nhân ở đồng dụ nhất định có, sở lập không có chỗ, dị phẩm hoàn toàn không. Nay nhân tương vi cũng như vậy, nghĩa là sở lập nhất định là tông tích tụ tha dụng, vì không chỗ nào không có thì nhân của tánh tích tụ kia nhất định không có.

Nói pháp sở lập không có tức là sở lập không có. Nghĩa là nhất định tông tích tụ tha dụng như thế.

"Định vô hữu cố giả", tức là nhân của tánh tích tụ không có. Nói nhân của tánh tích tụ hoàn toàn không. Nay thành lập tông tương vi, cũng đối với phẩm dụ hoàn toàn không. Cho nên nó cũng như vậy. Đây là nhân chân thật tương vi. Dưới nêu bất định để hiển bày nhân phi tướng vi.

Luận: "(Phi) như... hữu cố giả": Ở đây nói tích và tánh nhân có thể thành lập tích và tha dụng. Nhân đó quyết định, chẳng phải như nhân của cái bình... là bất định. Vì sao? Như lập:

Tông: Âm thanh vô thường Nhân: Vì là tánh sở tác.

Dụ: Như cái bình.

Có người hỏi rằng: Tông "âm thanh là cái bình". Nhân "vì có tánh sở tác". Dụ "như cái bình". Nhân này tức là có lỗi bất định, cho nên thành do dự. Vì đối với triển chuyển kia trong không có mà có, nghĩa là nếu lập âm thanh là cái bình, cái áo... tức là dị phẩm. Tánh sở tác này đối với cái bình không chỗ nào không có, vì áo cũng có vậy.

Hoặc lại lập rằng: Tông: Âm thanh là cái áo.

Nhân: Vì có tánh sở tác.

Dụ: Giống như cái áo kia.

Chỉ có cái áo làm đồng phẩm, cái bình... làm dị phẩm. Tánh sở tác này vì đối với chỗ áo không có, bình... có, vì nói nó triển chuyển trong không mà có. Vì nhân của tánh sở tác kia đã có ở trong dị phẩm, không nhất định một cái giải thích này.

Có người thứ hai lại nói: Văn này là nương chánh văn trước mà có. Nghĩa là vì tánh sở tác trước có thể thành vô thường, cũng có thể lập bày thành vô ngã. Nhân này quyết định chẳng phải như nhân cái bình... thành do dự. Văn nghĩa kia giải thích như trước.

Luận: "Dĩ sở... hữu cố giả": Đây là giải thích bất định, liền với văn trước, đều là văn một thời. Nghĩa là lấy tánh sở tác hiện thấy lìa cái bình đối với cái áo... thì có tức là văn trên vì ở nó xoay chuyển trong không mà có. Nghĩa là trong dị phẩm của áo không có bình, có nhân của tánh sở tác, cho nên bất định. Vì chẳng lìa vô thường ở vô ngã..., nhân này có, nghĩa là nếu lấy tánh sở tác, chứng thêm vô ngã, nhân tức là quyết định, tức là giải thích hai chữ "Phi như" ở trên.

Vì sao? Như lập âm thanh là cái bình, đây cũng là chấp nhận thành tông, vì có tánh sở tác, giống như cái bình kia. Nhân kia đối với vỏ bình, thay áo... cũng chuyển. Nếu âm thanh là vô thường, vì có tánh sở tác. Như sự vô thường của cái bình... nhân này chẳng phải là chuyển chỗ vô thường của cái bình kia.. riêng ở trên vô ngã khác nhân này cũng chuyển. Vì cái bình... nếu là vô thường tức là vô ngã, không có tách rời vô thường mà có vô ngã, có tánh sở tác. Cho nên nhân của tánh sở tác, nếu chứng vô thường tức có thể chứng thêm vô ngã... Nhân kia quyết định chẳng phải như nhân của cái bình... là thành do dự...

Luận: "Vân hà biệt... xứ chuyển giả?": Đây là người ngoài hỏi, vì nhân pháp của tông kia, cùng cái bình... đồng phẩm... khác nhau cho nên gọi là biệt pháp. Tức là cái bình, cái áo... cùng chỗ với tông pháp, nên không gọi là biệt xứ. Nay ý của câu hỏi là: Nếu tánh sở tác là pháp tông gia của âm thanh, vậy thì pháp của tông gia, chính là ở nơi cái bình lập có chăng?

Luận: "Do bỉ tương tợ bất thuyết dị danh giả":

Đây là lời đáp của luận chủ. Bảo rằng, tánh sở tác của cái bình cùng với tánh sở tác rất giống nhau đều gọi tánh sở tác, vì không tìm được tên khác, cho nên biết nó cũng đồng phẩm với cái bình... mà chuyển. Đây là giải thích đối với đồng phẩm nhất định có tánh.

Luận: "Ngôn tức thị... hữu thất giả": Đây nói tánh sở tác của cái bình tức là tánh sở tác của âm thanh, vì rất giống nhau, cho nên nói tức thị. Giống như hai sợi dây xâu hai loại hoa. Một đầu dây xâu hoa này, một đầu xâu hoa kia. Đây cũng như vậy, đều là tánh sở tác, một đầu là âm thanh, một đầu là cái bình, cho nên không có lỗi chuyển biệt pháp ở biệt xứ, vì như một bình của nó. Nếu ông phân tích kỹ thì tánh sở tác của âm thanh kia và tánh sở tác của cái bình đều khác, chỉ có thể nói chung một tánh sở tác gọi là tông pháp.

Luận: "Nhược bất... tông pháp giả": Đây là người ngoài lại Hỏi: Nếu nói tánh sở tác của cái bình không khác với tánh sở tác của âm thanh. Vì sao nhân tánh sở tác này gọi là tông pháp, cũng chẳng phải tông pháp? Vì sao mà cùng một tánh nhân sở tác như cái bình... trên được?

Luận: "Thử trung đản... tông pháp giả": Đây là luận chủ trả lời. Nghĩa là, trong tông pháp này chỉ nói định là tông pháp, nhưng không muốn nói là tông pháp. Nếu nói chỉ là tướng của tông pháp, thì cái bình không có tánh của nhân này. Chỉ nói ở trên tông đồng quyết định là tông pháp, không nói nhân kia chỉ là tông pháp, dùng nhân có chẳng phải là tông pháp nghĩa là đồng tánh sở tác vì một đầu là cái bình.

Luận: "Nhược nhĩ... danh tông giả": Đây là người ngoài lại hỏi. Nếu tánh sở tác một đầu là cái bình, cũng được gọi nhân thì có thể sở lập kia vô thường, cũng một đầu đối với đồng phẩm thì cái bình cũng có lẽ gọi là tông?

Luận: "Bất nhiên... tương tợ giả": Đây là lời đáp của Luận Chủ. Nghĩa là những câu hỏi của người ngoài, bảo cái bình là vô thường cũng gọi là tông thì đây không như vậy. Vì sao?

Vì chỗ khác đã nói thành nghĩa là âm thanh đối với cái bình, là bình gia chỗ khác, đối với chỗ khác này, thành lập vô thường. Âm thanh kia là vô thường, do người của Số luận không chấp nhận là vô thường. Nay lấy nhân để thành lập tức là nói vô thường của âm thanh là sở thành lập. Sở thành lập này có thể gọi là tông. Cái bình kia là vô thường, người lập và người đối luận trước thành cùng chấp nhận, không cần phải thành lập. Đã không cần thành lập sao gọi là sở lập? Đã chẳng phải sở lập cho nên không gọi tông. Nếu nhân của tánh sở tác kia tất phải cần người lập và người đối cùng chấp nhận. Cho nên, nói nhân ắt sẽ không có khác. Vì nhân này hai bên cùng chấp nhận mới thành. Do cùng chấp nhận âm thanh, nó cùng với cái bình vì đều có nhân này, mới thành tỷ lượng. Cho nên không đồng với tông đã thành lập (Sở thành lập), vì không cùng chấp nhận tông làm tông nên không giống nhau.

Luận: "Hựu thử nhất nhất, các hữu tam chủng giả".

Trên hỏi muốn lấy giải thích chung tông pháp, dưới đây giải thích trong tụng nói về đồng phẩm..., tức là tông pháp này. Ở trong đồng phẩm có ba loại là: Có, chẳng có đủ cả hai. Ba loại này mỗi loại có ba, nên có chín loại.

Luận: "Vị ư... phi hữu giả": Nghĩa là đây là loại đầu ở trong ba loại. Tức là ở trong đồng phẩm có, ở dị phẩm có, hoặc chẳng có, đây là loại đầu.

Luận: "Ư kì đồng phẩm phi hữu giả": Ở trong ba loại đồng phẩm, loại thứ hai là chẳng có thứ hai. Ở dị phẩm cũng có ba loại như trước.

Luận: "Cập câu": Ở trong đồng phẩm, loại thứ ba là có đủ. Ở trong dị phẩm cũng có ba loại như trước.

Luận: "Các hữu như thị tam chủng sai biệt giả": Đây tức là phi, hữu và câu ở trước, mỗi thứ đều có ba loại.

Luận: "Nhược vô... thử vô giả". Đây là Thắng luận đối với kinh giáo, lập:

Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì có tánh sở tác.

Dị dụ: Như hư không.

Người ngoài này hỏi: Kinh giáo kia đã không lập hư không. Vì sao đối với hư không kia, nói tánh sở tác này không có?

Luận: "Dĩ nhược phá... quá giả": Đây là Luận chủ đáp, nghĩa là: nếu hư không kia không có, tánh sở tác của nó, đối với nó không chuyển đến kinh giáo. Nếu là người đối luận không chấp nhận tánh sở tác là ở nơi hư không kia chuyển, vì chỉ che lấp nghĩa thành, thì gọi là dị phẩm, không cần phải chỉ có pháp dị phẩm mới gọi là dị phẩm. Tuy nhiên đối với người đối luận thì cần dị phẩm là nói viễn ly.

Hỏi: Như sừng thỏ... là chẳng có, chẳng có đối với vô thường hữu tông, vậy tại sao chẳng có dị phẩm?

Đáp: Nếu vì che lấp vô thường gọi là dị phẩm. Vì sừng thỏ... chẳng phải là vô thường cũng gọi là thường còn, cho nên nói là dị phẩm. Vì rút gọn nói thẳng dị phẩm, đối với Vô, Không luân chuyển, cho nên nói sở lập ở chỗ kia không có. Nếu không có dị dụ thì nhân sở lập kia ở chỗ kia không chuyển, hợp với không có, có chấp nhận, cho nên không có lỗi.

Luận: "Như vậy là hợp thành chín loại tông pháp, theo đó, lần lượt biện rõ về tướng của chúng" Nghĩa là: Tướng của tông pháp như vậy, ba loại có, chẳng có, đều có ở trong đồng phẩm, hợp thành chín tông pháp như thế, như thứ lớp đã nêu ở trước kia. Nay nói về tướng, trước nói sở lập của ba loại đầu đều là trong tánh của tông pháp. Loại đầu đối với đồng phẩm có, dị phẩm cũng có, nghĩa là lập âm thanh thường còn làm tông. Nói tánh của sở lượng, cho nên lập nhân, lập tông nói: "Âm thanh thường còn". Vì lấy không... làm đồng phẩm, lấy bình... dị phẩm, nhân của lượng thông cả phẩm thường, vô thường. Nhân này đối với đồng phẩm có, dị phẩm cũng có, đồng ở trong sáu bất định của Luận Nhân Lý.

Thứ nhất là cộng. Thứ hai là người lập:

Tông: Âm thanh vô thường. Nhân: Vì là tánh sở tác.

Dụ: Như cái bình...

Nhân của tánh sở tác này, vì đối với đồng dụ có, dị dụ không, là chánh nhân.

Thứ ba là có người lập:

Tông âm thanh phát ra mạnh mẽ liên tục. Nhân vì tánh vô thường. Đó là ở trong sáu bất định của Luận Nhập Chánh Lý, dị phẩm thứ tư chuyển một phần, đồng phẩm chuyển hoàn toàn. Trong đây, tông phát ra liên tục mạnh mẽ, lấy bình vân vân làm đồng phẩm. Nhân vô thường này đối với đây hoàn toàn có. Lấy điện, hư không... làm dị phẩm, thì đối với một phần điện kia là có, còn hư không... là không có. Trên thành ra: loài đầu, đồng phẩm có, dị phẩm cũng có. Loại hai: Đồng phẩm có, dị phẩm không; Loại ba: Đồng phẩm có dị phẩm có hoặc chẳng có. Đó là ba loại trước.

Tiếp đến, nói ba nhân tương vi kế tiếp. Đầu: Có người lập

Tông: Âm thanh là thường còn

Nhân: Vì tánh sở tác (tánh do tạo tác)

Trong tông này lấy hư không làm đồng phẩm, lấy cái bình... làm dị phẩm. Tánh nhân của sở tác đối với đồng phẩm không có, đối với dị phẩm là có. Đó là câu đầu.

Lại có người lập:

Tông: Âm thanh là thường còn.

Nhân: Vì là tánh sở văn (Nghe được), đồng ở trong sáu lỗi bất định của Nhập Lý Luận.

Thứ tư bất cộng luận khác nói: Bất cộng nghĩa là: Như nói âm thanh thường còn, vì tánh sở văn. Phẩm thường vô thường, thường đều không có nhân này. Vì ngoài thường và vô thường, còn lại thì chẳng có, đây là nhân do dự. Như vậy, tánh được nghe này có giống cái gì? Giải rằng: Lập tông âm thanh là còn thường; lấy mây... làm đồng phẩm; lấy bình... làm dị phẩm.

Tánh được nghe (Sở văn) nghĩa là có sáu cái nghĩa. Cái nghĩa thứ tư, vì nhân này đối với phẩm thường, vô thường không có, thì đối với đồng phẩm có, dị phẩm cũng không có, đó là nhân tương vi của câu thứ hai.

Hoặc có người lập:

Tông: Âm thanh là thường còn.

Nhân: Vì tánh phát ra liên tục mạnh mẽ.

Tông thường ở trong đây lấy hư không làm đồng phẩm lấy điện, cái bình làm dị phẩm. Nhân của tánh phát ra liên tục mạnh mẽ đối với hư không... hoàn toàn không có; đối với dị phẩm như bình... có, còn điện... không có. Cho nên nhân này đôi với đồng phẩm hoàn toàn không, đối với dị phẩm có và chẳng có là câu thứ ba.

Ở trên nhân này ở câu đầu đồng phẩm không, dị phẩm có. Câu thứ hai đồng phẩm không, dị phẩm cũng không. Câu thứ ba đồng phẩm không, dị phẩm cũng có cũng là ba câu giữa. Tiếp là ba câu sau.

Có người lập tông:

Tông: Âm thanh chẳng phải phát ra liên tục mạnh mẽ. Nhân: Vì tánh vô thường.

Đây đồng với trong sáu bất định của Nhập Lý Luận. Thứ tư đồng phẩm chuyển một phần, dị phẩm chuyển hoàn toàn, nghĩa là nói âm thanh chẳng phải phát ra liên tục mạnh mẽ, vì vô thường.

Lại có người lập:

Tông: Âm thanh vô thường.

Nhân: Vì phát ra liên tục mạnh mẽ.

Tông: Vô thường ở trong đây lấy điện, bình... làm đồng phẩm. Nhân phát ra liên tục mạnh mẽ đối với với bình... là có, còn đối với điện...thì không có. Tông vô thường kia lấy hư không... làm dị phẩm. Nhân phát ra liên tục mạnh mẽ đối với kia hoàn toàn không, là câu thứ hai. Đây cũng là chánh nhân.

Lại có người lập:

Tông: Âm thanh là thường còn. Nhân: Vì không có xúc đối.

Đồng ở trong Nhập Lý Luận.

Thứ năm: Trong "Câu phẩm", có một phần chuyển. Nghĩa là như nói Tông: "Âm thanh thường còn". Nhân: "Vì không có chất ngại". Tông thường đây giải rằng: Ở trên câu đồng phẩm có, chẳng có; dị phẩm hoàn toàn có: Câu hai đồng phẩm có, chẳng có; dị phẩm hoàn toàn không; câu ba đồng phẩm có, chẳng có; dị phẩm có chẳng có. Đó là ba câu sâu:

Luận: "Như thị... đẳng cửu giả"

Chín tông, chín nhân như vậy thuộc trong hai bài tụng: Ba tông đầu: Một là thường còn, hai là vô thường, ba là mạnh mẽ. Ba tông giữa: Một là hằng, hai là trụ, ba là kiên cố. Ba tông sau: Một là chẳng mạnh mẽ, hai là thay đổi, ba là bất biến.

Câu "Do sở lượng đẳng" nghĩa là tánh sở lượng là nhân của tông đầu. Chữ "Do" là âm thanh chuyển thứ ba. Chín tông trước là do chín nhân sở lượng... mà có. Ba nhân đầu: Một là sở lượng; hai là tác; ba là Vô thường. Ba nhân giữa: Một là tác tánh; hai là gián đoạn; ba là dũng. Ba nhân sau: Một là thường, hai là dũng, ba là xúc.

Chín nhân này là tông pháp, lại y chính tông lập trước như tánh thường... mà lập vậy. Chữ "y" là âm thanh chuyển thứ sáu.

Luận nói: "Như thị phân biệt... sở dư giai bất định giả": Đây chính là trong sự phân chín nhân như vậy thì có hai nhân là chánh nhân; hai nhân là nhân tương vi; năm nhân còn lại là nhân bất định. Hai câu trước là nhân sinh luận, luận báng sinh tụng. Câu luận dưới là căn bản luận chánh tụng, cho nên nói là bổn môn. Trong hai chánh nhân: Một đối với đồng phẩm hoàn toàn có, cho nên nói đồng phẩm có. Hai đối với đồng phẩm có và chẳng có, nên nói đối với đồng và nhị. Nhị đồng này lập dị phẩm hoàn toàn không có. Hợp là chánh nhân nên ở dị phẩm không có là chánh nhân. "Phiên thử danh tương vi" nghĩa là phiên thử có hai chánh nhân tức gọi là hai nhân tương vi, cho nên nói phiên thử gọi là tương vi. Nên làm tụng rằng: Đối với đồng phẩm hoàn toàn không có, đối với dị phẩm có và có, chẳng có (Cập nhị). Những pháp còn lại đều là bất định. Nghĩa là, ngoài hai chánh nhân và hai nhân tương vi, còn lại năm nhân đều thuộc nhân bất định. Chín nhân trên đều chung là nhân của tánh tông pháp nhưng đối với đồng phẩm, dị phẩm có chín câu này không đồng đều. Bốn nhân bất thành không phải là nhân bất thành, mà là không thông với nhân của tánh tông pháp, trong đây không nói.

Luận: "Thử trung... các thủ trung nhất giả": Tức là ở trong chín nhân, nên nói trong đây chỉ có hai loại gọi là chánh nhân, bảy cái còn lại chẳng phải chánh nhân. Nghĩa là, đối với đồng phẩm hoàn toàn có, dị phẩm hoàn toàn không, đó là chánh nhân thứ nhất. Và đối với đồng phẩm hoàn toàn chẳng có, dị phẩm hoàn toàn không, đó là chánh nhân thứ hai. Hai nhân này đối với trong ba nhân đầu và ba nhân sau, đều lấy một nhân ở giữa, nghĩa là lập:

Tông: Âm thanh là vô thường.

Nhân: Vì tánh sở tác (Do tác động mà có).

Nhân này đối với đồng phẩm hoàn toàn có, đối với dị phẩm hoàn toàn không, đó là nhân trong ba nhân đầu.

Thứ hai, hoặc có người lập: Tông: Âm thanh là vô thường.

Nhân: Vì tánh phát ra liên tục mạnh mẽ.

Nhân này đối với đồng phẩm chuyển một phần, dị phẩm hoàn toàn không, đó là nhân của trong ba nhân sau.

Luận: "Phục duy nhị chủng... thủ sơ hậu nhị giả": Tức là kế nói hai nhân tương vi. Không chỉ chánh nhân có hai mà nhân tương vi cũng chỉ có hai, cho nên nói "phục duy nhị chủng thuyết danh tương vi". Nhân sở lập kia vì có thể ngược lại với tông trước, cho nên có thể lập ngược lại.

Lại giải thích ngược với hai chánh nhân trước nên nói có thể lập ngược lại. Chính là giải thích tụng bổn. "Phiên thử" gọi là tương vi. Dưới sẽ chỉ ra việc này.

Tướng thứ nhất là dị phẩm hoàn toàn có, tướng thứ hai là dị phẩm có và chẳng có, cho nên nói cập nhị chủng. Hai nhân này đối với đồng phẩm kia tất cả hoàn toàn không có. Hai nhân kia là ở trong ba nhân thứ hai, trước lấy "có" đầu tiên và một nhân hợp sau là hai, cho nên nói "đệ nhị tam trung thủ sơ hậu nhị giã". Trước nói nhân ở đầu trong ba nhân thứ hai. Có người lập:

Tông: Âm thanh là thường còn. Nhân: Vì tánh sở y.

Tông âm thanh thường còn kia, lấy hư không làm đồng phẩm. Nhân của tánh phát ra liên tục mạnh mẽ ở đây hoàn toàn không có. Tông "âm thanh thường" còn kia lấy điện, bình... làm dị phẩm. Vì nhân của tánh phát ra liên tục mạnh mẽ này đối với bình...là có; đối với điện...thì không có. Nhân này đối với đồng phẩm hoàn toàn không có; đối với dị phẩm là có và chẳng có.

Luận: "Sở dư ngũ chủng nhân cập tương vi giai bất quyết, thị nghị nhân nghĩa giả": Đây là trong chín nhân, ngoài sự chấp nhận ở trước hai chánh nhân và hai tương vi, còn có năm loại nhân. Nhìn lại hai chánh nhân và hai tương vi ở trước vì đều không quyết định là chánh nhân cũng không quyết định là tương vi là nghĩa của nhân.

Luận: "Hựu ư nhất thiết nhân đẳng tướng trung, giai thuyết sở thuyết nhất số đồng loại giả": Tức là trong chín nhân của tụng trước, chung có ba loại: Một là hai chánh nhân; Hai là hai tương vi; Ba là năm nhân bất định. Y theo Tây phương có ba cách nói: Nghĩa là: Nói một lời; nói hai lời; nói nhiều lời. Vì chánh nhân có hai nên nói trong hai lời tương vi có hai, nên dùng trong hai lời để nói. Bất định có năm nên dùng nhiều lời để nói.

Vì sao trong tụng chỉ dùng trong một lời để nói về nhân? Cho đến trong một lời nói về bất định? Vì hai chánh nhân trong tụng trước gọi chung là chánh nhân, hai tương vi cũng gọi chung là vi nhân, năm nhân bất định cũng gọi là nhân bất định. Nói: "Lại ở trong tướng của tất cả nhân... đều nói một số "đồng loại", nghĩa là như trong tụng trước đã nói, trong tất cả cũng là chánh nhân, lấy cả hai tương vi, năm tướng bất định. Tuy có hai nhân nên nói trong hai lời, năm bất định nên nói nhiều lời, nhưng trong tụng trước đều nói trong một lời. Nếu pháp, pháp đồng tướng đều không thể nói. Nay chính là tướng phần của ý thức ở trên hai chánh nhân hiện một tướng phần của chánh nhân. Bao quát hai chánh nhân trên như sợi chỉ xâu hoa, đây là họ lập làm một số có thể nói pháp. Lại ở trên hai chánh nhân trên giả lập một loại pháp cũng có thể nói. Cho nên nói đều nói, đã nói một số giống như đồng loại. Hai cái nhân tương vi nói chung là một loại nhân tương vi. Năm nhân bất định nói chung là một loại nhân bất định cũng đúng.

Luận: "Vật thuyết... biến nhân giả": Tức là nếu như trong câu Đức thứ hai của Thắng luận có một thật số, ngay ở trên hai nhân gọi là một chánh nhân. Lại có một câu đồng dị thứ năm, bao quát hai nhân thì khiến cho hai nhân giống nhau gọi là đồng loại. Những nhân tương vi, bất định cũng vậy. Nay ngài Trần-na phá. Nếu lấy thật nhất số và thật đồng loại bao quát hai nhân trên nói là một chánh nhân, hoặc một tương vi, hoặc một bất định thì liền bỏ tự tướng của nhân cũ, không được làm nhân cũ trong văn trước chẳng phải nhất thật số. Cho nên nói "chớ nói tướng cho đến cũng là nhân"... Việc này thế nào?

Như hai nhân nếu nói liệt hợp thì thành một chánh nhân. Như Thắng luận sư đối với Thanh luận sư lập:

Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì là tánh sở tác.

Dụ: Như cái bình...

Lại ở lúc sau, biệt hợp với Thanh luận sư đối với Thắng luận sư lập: Tông: Âm thanh là thường còn.

Nhân: Vì tánh sở văn (Nghe được). Dụ: Như tánh của âm thanh.

Hai sư này lại lập riêng cho nên không có lỗi. Nếu hai sư này đồng nhất khiến cho nói hợp hai nhân này, lấy nhất số và nhất đồng loại bao quát khắp liền chuyển làm nhân tương vi.

Luận: "Lý ưng tứ chủng... sở văn vân hà giả": Đây là sư của Cổ Nhân Minh không chấp nhận ngoài bốn bất định, riêng có bất cộng bất định. Cho nên hỏi vặn lại rằng: "Dùng đạo lý nói nó, từ quyết định tương vi còn bốn bất định", đối với hai phẩm đồng, dị. Nếu hoàn toàn hay không hoàn toàn đều cùng có, vì thuộc vào pháp dị loại. Nhân này có thể gọi bất định. Nay Thanh Luận đối với đệ tử Phật lập Nhân của tánh sở văn đã không thuộc vào dị loại, vì sao được gọi là bất định?

Để làm rõ câu hỏi này, lập tỷ lượng rằng:

Tông: Nhân của tánh sở văn, chẳng thuộc bất định. Nhân: Vì dị phẩm không có.

Dụ: Như chánh nhân.

Lại lập: Tông: Nhân của tánh sở văn không thuộc vào bất định. Nhân: Vì đồng phẩm không có. Dụ: Như nhân tương vi.

Luận: "Do bất cộng cố giả": Dưới đây ngài Trần-na đáp câu này là chung, còn bốn bất định thuộc hai phẩm đồng, dị không chỉ thuộc một phẩm cho nên bất định.

Nay tánh sở văn thành nhân bất định, vì bất cộng. Nghĩa là như cây cối trong núi không thuộc vào đó. Nhưng có thì thuộc nghĩa của người này, người kia, cho nên bất định. Nay nhân của tánh sở văn này cũng như vậy, không ở trong hai phẩm đồng dị nhưng dung chứa thì không là nghĩa của hai phẩm. Xúc thông cả phẩm đồng dị, không thuộc định, cho nên gọi bất định.

Luận: "Dĩ nhược bất cộng... ly cố giả": Ở đây giải thích do bất cộng ở trên mà trước không cùng nhân của tánh được nghe (sở văn) đã thành tông pháp. Nếu thường, vô thường... tất cả sai biệt, hoàn toàn thuộc trong Phật pháp, thì tất cả sở lập của Vệ Thế, Tăng Khư, Ni-kiền Tử tự cho là tông pháp ấy đều là số nhân. Nghĩa là Phật pháp lập mười tám giới, lập âm thanh là pháp giới, hoặc nói:

Tông: Âm thanh là vô thường... Nhân: Vì tánh sở văn.

Hoặc Vệ Thế sư lập sáu cú nghĩa lập rằng:

Tông: Âm thanh là thật cú, cho đến lập: Âm thanh là hòa hợp cử nghĩa.

Nhân: Vì tánh sở văn.

Hoặc Tăng khư lập hai mươi lăm đế nghĩa rằng: Tông: Âm thanh là chân tánh, cho đến lập âm thanh là thần ngã. Nhân: Vì tánh sở văn.

Hoặc Ni Kiền Tử chỉ có lập lúc nghĩa hữu mạng; nếu không lay động không tăng trưởng thì gọi vô mạng. Họ lập:

Tông: Âm thanh là hữu mạng, hoặc là: Âm thanh là vô mạng. Nhân: Vì tánh sở văn.

Hoàn toàn thuộc vào các loại tông pháp như thế. Nhân của tánh được nghe (sở văn) này đối với hai phẩm đồng phẩm và dị phẩm đều không có, không thể hợp với tông. Thể tánh quyết định là nghi nhân. Dưới giải thích tỷ lượng văn tức chỉ âm thanh hữu tánh, hữu pháp kia, tức sở văn của âm thanh hữu pháp kia, tức sở văn của âm thanh hữu pháp kia. Vì nó không chỉ là thuộc về đồng phẩm, hoặc chỉ thuộc về dị phẩm, cho nên thành bất định. Lại giải thích rằng: Chỉ kia có tánh là tánh được nghe. "Bỉ sở nhiếp" tức là nhân của tánh sở văn, vì nó thuộc âm thanh hữu pháp kia.

Trên tuy giải thích ngay câu hỏi, nhưng chưa giải thích tỷ lượng để phái lượng trước. Cho nên nhất hướng là diện, là biên tướng, tức là nhân có ba tướng, hoặc gọi tam diện là tam biên. Nhân của tánh sở văn này vì lìa một tướng, nghĩa là lìa đồng phẩm là có tướng hướng. Nhân này hoàn toàn là tông pháp, dị phẩm hoàn toàn không. Nói nhân phẩm định hữu, cho nên thiếu một hướng. Nếu như nhân tương vi vì thiếu đồng phẩm hoàn toàn có và thiếu dị phẩm hoàn toàn không là lìa hai hướng. Cho nên lượng này hợp, nhân của tánh sở văn là bất định. Nhân vì thiếu một tướng, giống như bốn loại bất định như cộng... vì bốn chủng pháp này thiếu tướng dị phẩm hoàn toàn không có là đồng dụ. Đây tức là cùng với hai lượng trước bị lỗi quyết định tương vị.

Luận: "Chư hữu... nghi nhân tánh": Dưới đây giản lược bất cộng, và còn bốn bất định sai biệt. Đây là giản lược cộng, bất định. Các hữu lập nhân, đối với đồng dị phẩm đều cùng tánh hữu, không có giản biệt. Như lập:

Tông: Âm thanh là thường còn. Nhân: Vì tánh sở lượng.

Chỉ có ở đồng dị phẩm kia, tất cả đều hoàn toàn không có. Câu bất tương vi, vì đối với nghĩa này là tánh của nghi nhân. Nếu nhân bất cộng, ở hai phẩm đồng dị đều chẳng có, vì cùng tương vi, là tánh của nghi nhân. Cái gọi là "duy" tức là giản lược bất cộng.

Lại giải thích: Đây chỉ đối với kia..., tông có hai loại: (1). Rộng; (2). Hẹp.

Tông rộng nghĩa là như nói: "Nội thân không có ngã", trừ tông đã nêu ra còn tất cả pháp, kể cả pháp vô ngã, cho nên nó rộng.

Tông hẹp nghĩa là: Như lập tông "Âm thanh là thường", trừ tông đã nêu ra tức là có vô thường, cho nên nó hẹp. Nhân cũng có ba rộng, hai hẹp.

Rộng là lấy tánh lượng mà biết tánh... trừ đã nêu này ra, còn lại đều đã biết...

Hẹp là tánh phát ra mạnh mẽ, hoặc tánh sở tác... trừ nhân đã nêu này ra, lại có tánh phát ra mạnh mẽ hoặc vì chẳng phải tánh sở tác... Nếu lập tông hẹp thì nói, "âm thanh nói thường còn". Lập nhân rộng thì nói: Vì tánh sở lượng, nhân này đối với hai phẩm đồng và dị kia đều cùng nhân rộng này. Chỉ có ở tông hẹp kia đối với hai phẩm cùng nhân rộng này, chỉ có ở tông hẹp kia đối với hai phẩm đồng dị đều không trái nhau là tánh của nghi nhân. Nếu đối với tông rộng kia nói: "Nội thân vô ngã", đây là nhân rộng của tánh sở lượng, tức là chánh nhân. Hoặc nhân hẹp nói: Vì tánh sở tác, cũng tức là chánh nhân thuộc về bất định. Nay giản lược nhân hẹp cho nên nói "chỉ có", nghĩa là chỉ có tông tộc này và nhân sở lượng rộng kia tức là thành bất định, chẳng phải tông rộng mà thành do dự. Lại chỉ có tông rộng này đối với tông hẹp kia thành do dự. Chẳng phải nhân hẹp kia ở tông hẹp, tông rộng kia, mà thành bất định. Nhân cộng này đối với tông rộng hẹp có định, bất định. Đến nhân bất cộng, nhất hướng thường là bất định mà chẳng phải là định, cho nên có sai biệt.

Luận: "Nhược ư... biệt dư cố giả" Nếu nhân sở lập trên đối với đồng phẩm và dị phẩm trong bất định, thảy đều là có, nếu không thì là nhân bất định, nên nó cũng là tương vi và là chánh nhân. Nói các sai biệt khác là vì nhân sở lập không phải là chuyển một phần của dị phẩm, nên nó là nhân bất định.

Như lập:

Tông: Âm thanh là thường còn.

Nhân: Vì không có chất ngại. (Các thứ không có chất ngại đều có liên quan).

Đồng dụ: Như hư không. (Nếu là vô thường tức có chất ngại). Dị dụ: Như cái bình...

Lấy hư không làm đồng dụ, lấy bình làm dị dụ, vì đã giản lược các pháp vô thường có chất ngại như bình...

Lại nữa, đối với hư không làm đồng dụ, cho nên là chánh nhân.

Nếu đối với tâm, tâm pháp... nhân kia liền thành tương vi... nghĩa là tông: Âm thanh là vô thường.

Nhân: Vì không có chất ngại. (Các pháp không có chất ngại đều vô thường).

Đồng dụ: Như tâm, tâm pháp. (Nếu có thường còn tức có chất ngại).

Dị dụ: Như cực vi.

Ba thứ bất định này đối với dị dụ nhất phần vô biên tức thành quyết định. Đối với dị phẩm nhất phần hữu biên tức là do dự. Nhân bất công kia đối với tất cả tông không có nghĩa, cho nên sai khác.

Luận: "Thị danh sai biệt giả": Đây gọi bốn thứ bất bất định và bất cộng là cùng với bất cộng, bất định sai khác.

Luận: "Nhược đối hứa hữu thanh tánh thị thường thử ưng thành nhân giả": Người ngoài này hỏi rằng: Ông đã nói bất cộng, nói nhân thường bất định. Nếu nhân của tánh sở văn, đối với Vệ Thế chấp nhận, lập cú nghĩa, âm thanh tính đồng dị, thể là sở văn mà là thường còn nên thành chánh nhân. Vì sao chỉ nói bất định?

Luận: "Nhược ư nhĩ thời... thị do dự nhân giả": Đây là câu hỏi chung. Nếu Vệ Thế sư khi lập luận, ngu độn vô trí, không thể cùng với Thanh Luận kia hiển thị tánh sở tác, hoặc tánh phát ra liên tục mạnh mẽ là nhân vô thường, bị lỗi quyết định tương vi. Bao hàm có thể đối với Vệ Thế kia, nhân này là định. Nhưng Vệ Thế, khi đối với Thanh Luận lập lượng, cho là tương vi quyết định ắt định có thể đắc. Lượng của nhân được nghe (sở văn) là bất định. Nói "Câu" nghĩa là đồng lập cùng thời gian.

Hỏi: Tánh sở văn bao hàm quyết định, tức nói hoàn toàn thuộc vào hằng bất định. Còn bốn nghĩa khác tuy có định, phải căn cứ nghĩa khác hằng bất định.

Đáp: Vì bốn nghĩa hằng khác là hữu, không chỉ có bất định, bất cộng chỉ đối với Vệ Thế thành cho nên nói chỉ có bất định. Dưới giải thích hai cái nhân thành do dự này:

Một là nghĩa của âm thanh hữu pháp là thường, vô thường, lại tương vi với nhau, vì không hàm chứa hữu, đều là do dự. Tông sở lập này thường và vô thường tuy không thể quyết định, nếu luận về thắng thua, trước thua sau thắng như đi kém con cờ.

Luận: "Hựu ư thử trung hiện giáo lực thắng cố ưng y thử tư cầu quyết định giả": Đây là ngài Trầnna để ý sự thắng thua như trước, lấy ý mà nói cái gì sai, cái gì đúng? Vệ Thế đã lập vô thường là đúng, vì đã dùng hiện giáo lực thắng. Nghĩa là: (1). Hiện lượng lực: Tức thế gian hiện thấy âm thanh là gián đoạn có khi không nghe; (2). Tỷ lượng giáo: Tức tánh sở tác là tỷ lượng giáo lực cho nên thắng. Còn Thanh luận chỉ có tỷ lượng giáo cho nên yếu.

Lại nữa, Phật đã nói: "Âm thanh là vô thường", vì Phật đối với trong tất cả thuyết giáo đều thắng là Vệ Thế thắng. Cho nên có thể y nơi hai thắng của hiện giải này suy nghĩ tìm hai lượng, không hỏi lần lượt, dầu Vệ Thế trước vì hiện giáo thắng lý cũng đúng.

Lại giải thích: Như Lai hiện thấy âm thanh là vô thường, đã phát ra ngôn giáo hợp với ngôn giáo của Phật giáo, cho nên ngôn giáo của Phật giáo là thắng. Có thể y thắng giáo này suy nghĩ tìm âm thanh là vô thường.

Lại giải thích: Giáo nghĩa là chỉ giáo, tức là tất cả thế gian đã có ngôn giáo. Hợp với lý kia tức là chỉ giáo, thế gian hiện thắng âm thanh từ nơi duyên khởi, giống như cái bình, cái bồn, thể là sinh diệt, có khi không nghe. Nương hiện thắng này vì phát vô thường chỉ giáo, vì nghĩa của Vệ Thế đồng với đây, chính là âm thanh vô thường vậy.

Luận: "Nhiếp thượng thuận giả": Tức là nói thuộc vào tản văn trên. Trong tụng dưới tuy nói ba tương vi khác. Trong văn trên không có, vì không nói chỉ thuộc tụng trên nên không có lỗi.

Luận: "Nhược pháp thị bất cộng... giai thị nghi nhân tánh giả": Nói về sáu bất định của tụng này. "Nhược pháp" là nhân pháp. "Thị bất cộng" là nhân của tánh sở văn. "Cộng" nghĩa là bốn nhân của tánh sở lượng... Vì cộng đồng dị phẩm, quyết định tương vi: Nghĩa la, Thanh luận và Vệ Thế đã lập là nhân quyết định tương vi. "Biến nhất thiết" nghĩa là như sáu loại bất định này là biến khắp tất cả các pháp trong pháp giới. "Ư bỉ giai thị nghi nhân tánh", nghĩa là ở nơi nơi tất cả pháp kia, sáu pháp này là nghi, hoặc là nhân bất định.

Luận: "Da chứng pháp hữu, pháp... nhược vô sở vi hại giả ": Đây là nói nhân tương vi của luận này. Nếu nhân pháp trước có thể là pháp Da Đảo chứng tự tánh sai biệt, hữu pháp tự tánh sai biệt. Nhưng tông không làm hại, vì như năm lỗi của tông hoặc nhân tương vi, chẳng phải lỗi của tông.

Chuẩn theo trên tản văn thì chỉ có pháp tự tướng, một nhân tương vi.

Luận: "Quán tông pháp... tợ nhân giả": Đây kết lại lỗi bất định tương vi. Người đối luận quán nhân pháp của tông gia. Nếu nói tức là chánh nhân, nếu thể quán sát suy lường, nghi tâm bất định tức thành do dự, sáu nhân bất định. Nói quán sát kỹ nghĩa là vì bất định nên phải xét kỹ. Nếu quán sát nhân pháp của tông gia thì trái với lập luận kia, nghĩa là sở lạc pháp, hữu pháp... tức thành điên đảo. Nhân của bốn tương vi khác với hai tợ nhân bất định tương vi này, lại không có tên tợ nhân vậy. Vì nhân của tánh sở văn của Cổ Nhân Minh, hoặc ngoại đạo... không được gọi là bất định, chỉ gọi tên khác. Quyết định tương vi cũng chỉ làm tên, để ngăn chặn thuyết khác, cho nên nói khác đây không có tợ nhân. Bốn nhân bất định vốn chẳng phải tâm pháp. Nay đối với tông pháp, vì nói tợ kia, không nói bất thành.

Luận: "Như thế đã nói nhân và tợ nhân, dụ nay sẽ nói: Nghĩa là: "Đây kết lại phần trên để nói phần dưới. Nương theo bản tiếng Phạm gọi là Đạt-lợi Sắc-tra An-đa Chánh giải này là kiến biên lập tông, chỉ hoàn toàn là hiển rõ nghĩa tông pháp, đồng có, dị không không rõ ràng, khiến cho cái thấy của tông khác, không đến chỗ cứu cánh. Nay dùng dụ để hiển bày lại hai tướng đồng có, dị không, khiến cái thấy của tông khác đến chỗ cùng tột của lỗi kia. Cho nên nói kiến biên. Nay lại phiên âm như bản dịch xưa, gọi là dụ, tức là làm rõ dụ.

Luận: "Nói nhân... tương tợ": Nghĩa là nói nhân tông tùy theo thì tức là đồng pháp dụ. Trước nói nhân kia, tông thì theo đó mà nói. Như nói những pháp được tạo ra đều là vô thường chỉ có tánh sở tác là biết rõ, còn tánh vô thường của nó nhất định tùy theo đó mà biết, giống như ăn trâu mẹ đi kiếm trâu con phải đi theo. Ý này, tánh sở tạo nghĩa là đến như cái bình, cái bồn v.v... tánh vô thường của nó cũng phải tùy theo nơi cái bình, cái bồn. Cho nên biết, cái nhân của tánh sở tác thành ở nơi âm thanh, tánh vô thường của nó cũng đến ở nơi âm thanh kia. Sự vô thường ở nơi cái bình cùng chấp nhận, cho nên thật; chẳng phải tông cho là tợ tông cho nên gọi là tông. Tông không, nhân không thì là dị pháp dụ.

Trước nói tông không có, sau nói nhân không có. Như có pháp thường còn tức chẳng phải được tạo ra, chỉ là không có tông sở lập, nghĩa là như hư không... Nhân sở tác này ắt không có ở đây, giống như chỗ trâu mẹ không đi thì trâu con không đến. Chỗ này không có tông vô thường như hư không... tánh sở của nó nhất định chẳng có, cho nên biết âm thanh có nhân sở tác nhất định là vô thường. Đây là hai ví dụ. Các vị dụ khác đều tương tợ như đây, nghĩa là những cái còn của hai chánh dụ này đều là dụ tương tợ của chánh dụ này.

Luận: "Đồng pháp": Nghĩa là văn này nêu ra.

Luận nói rằng: Lập âm thanh vô thường, vì nó phát ra liên tục mạnh mẽ, tức là nêu tông nhân. Đây chỉ lược nêu qua. Nhân của tánh sở tác cũng đồng với tông.

Luận: "Vì nghĩa của pháp phát ra liên tục mạnh mẽ, đều là thắng vô thường" Nghĩa là cái thể của dụ này.

Luận nêu cái bình... nghĩa là nêu ra cái sở ý của dụ, chính là lấy thể của dụ, chỉ là sở tác, hợp với vô thường làm dụ nghĩa là lấy luôn cả nghĩa. Vì dụ của nhân này tức là một tướng trong ba tướng của nhân, lại không có pháp khác, cho nên chỉ có cái được tạo ra là chánh dụ có thể biết được vô thường, lấy cả vô thường để làm dụ. Trong nhân sao không lấy cả vô thường?

Đáp: Nhân nói vì là tánh sở tác như vậy cho nên lấy cả tông trên. Nghĩa là, vì tánh sở tác, là trong lời nói vô thường lìa bất định rõ ràng, cho nên nói hợp lại lấy tông là vô thường. Nhưng vì nhân của tợ nhân khác, ngoài nhân nói tông. Nay trong dụ tuy có nhân, tông đồng nhau, muốn tánh sở tác đồng biết được nghĩa vô thường, cho nên nhập luôn vào trong dụ không gọi là tông.

Còn văn trên dưới cũng nói vô thường ở nơi bình lấy làm tông, là vì tự căn cứ nơi loại của tông mà gọi là tông. Dị pháp dụ kia cũng chính là lấy "nhân vô", lấy nhân luôn cả "tông vô", đều là giải thích về đồng dụ.

Luận: "Dị pháp khác": Nghĩa là văn này nêu ra. Luận: "Nói tất cả thường trụ thấy chẳng phát ra liên tục mạnh mẽ": Nghĩa là thể của dụ. Chữ "đẳng" là lấy cả trạch diệt, phi trạch diệt, như Đại thừa lấy luôn cả bảy pháp vô vi. Như các thuyết trái nghịch của thế gian đều thuận theo cùng chấp nhận, cũng gom vào đây.

Luận: "Trước là ngăn cả lời nói, sau chỉ dừng sự lạm dụng". Nghĩa là, đây là giản lược sai khác của hai dụ. Trước là đồng dụ, sau là dị dụ. Các pháp có hai tướng:

Một là tự tướng, tức chỉ có năm thức như nhân... đều đắc, chẳng phải là tán tâm ỷ đều đắc.

Hai là cộng tướng, tức là tán tâm ý thức đều đắc. Danh ngôn chỉ nói rõ cộng tướng, không thể nói rõ tự tướng của các pháp, vì tự tướng lìa lời nói. Nói rõ cộng tướng cần phải giải trừ pháp khác mới nói được pháp này. Như nói màu xanh thì phải ngăn chặn những gì chẳng phải màu xanh, vàng... mới có thể hiểu rõ cộng tướng của màu xanh kia. Vì nếu không ngăn cản màu vàng..., gọi xanh vàng tức là đối lại. Tất cả danh ngôn muốn lấy pháp kia cần phải ngăn những lời nói khác như thế. Không thể không ngăn mà nói pháp. Nhưng có danh ngôn chỉ ngăn cản pháp khác lại không nói riêng, như nói không có màu xanh, lại không chỉ làm hiển rõ cái thể của nó không có màu xanh. Nay đồng dụ nói: "Do sự phát ra mạnh mẽ liên tục này ngăn chặn chẳng phải sự phát ra mạnh mẽ liên tục", tức là hiển rõ sự phát ra mạnh mẽ liên tục đều là vô thường. Ngăn che là thường trụ, nói rõ pháp vô thường sinh diệt. Cho nên nói trước là ngăn cản sau là nói rõ. "Dị pháp trụ kia" tức nói những cái thường trụ chỉ ngăn cản vô thường, cho nên nói thường trụ, không muốn nói riêng thường trụ tức là phi sở tác, chỉ muốn ngan cản sở tác kia, không chỉ nói rõ thể của phi sở tác. Ý này chỉ là chỗ tông vô thường không có đều không có sở tác, chỉ là ngăn sự lạm dụng mà thôi, không muốn nói rõ thể của pháp, nên nói là "sau chỉ có dứt sự lạm dụng".

Luận: "Do hợp cập ly... tỷ độ nghĩa cố": Nghĩa là đây giải thích sự sai biệt trên vì do đồng dụ hợp với nhân của bổn tông mà có so sánh, cho nên ngăn che thì giải thích rõ. Vì nhân của bổn tông là ngăn che giải thích nên do dị dụ chỉ muốn lìa nhân bổn tông mà dùng "Tỷ độ". Vì vậy chỉ có dứt lạm dụng, không muốn chỉ có giải thích riêng.

Luận: "Tuy đối với... nghĩa thành": Nghĩa là làm rõ lập tất cả nghĩa đối với tất cả tông đều có dị pháp dụ. Vì như giải thích ý của dị pháp ở trên, tuy đối với kinh giáo... không chấp nhạn có tánh thái hư không kia, nên lấy hư không làm dị dụ mà được rõ như vậy. Nhưng chỗ không có tông cũng như khổng mao..., nghĩa là không có nhân thành, vì dị pháp dụ không nhất định phải lấy hữu thể. Vì dị pháp dụ giả sử có giải thích rõ, đây cũng không trở ngại.

Luận: "Phục dĩ hà duyên... tông bất hữu da?": Nghĩa là đây là người khác hỏi rằng: "Các Luận sư đó có nhân duyên gì?".

Thứ nhất là đồng dụ, trước nói đến nhân, sau nói tông tùy theo. Thứ hai là dị dụ, trước nói tông không có, sau nói nhân không có nên không giống đồng dụ. Trước nói nhân duyên không có, sau nói tông không có, nghĩa đúng với đồng dụ. Trước đã nói tông không có, sau nói nhân không có. Đồng dụ cớ gì trước không nói tông của nó, sau nói nhân vậy?

Luận: "Do như thị thuyết... phi điên đảo thuyết": Nghĩa là, để thấy rõ điều này, trước nói về văn trường hàng. Do hai dụ như vậy, trước đã nói là bất đồng, liền có thể hiển thị nhân cần dũng (mạnh mẽ), vì ở đồng phẩm nhất định có, dị phẩm hoàn toàn không, chẳng phải nói lộn ngược...

Như ở trong đồng phẩm nói: Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì phát ra mạnh mẽ.

Nếu nói: Những thứ Vô thường đều phát ra mạnh mẽ làm dụ của nhân thì tức là đồng dụ không nhất định có, vì điện là vô thường nhưng không có nhân mạnh mẽ. Nếu dị phẩm nói: Chẳng phải những thứ phát ra mạnh mẽ liên tục tức là thường còn, tuy chẳng phải phát ra mạnh mẽ như điện... mà chẳng phải là thường, nên không được nói chẳng phải phát ra mạnh mẽ tức là thường còn.

Luận: "Hựu thuyết tụng ngôn... đẳng hợp ly": Nghĩa là đây nêu tụng ra để đáp vậy. Nói "đẳng hợp ly" là văn này để hỏi. Hợp tức là đồng dụ; Ly tức là dị dụ; Đẳng tức là loại vậy. Nếu người ta nói hợp này rõ ly trước tông sau nhân; dùng ly rõ hợp trước nhân sau tông là hai câu văn trước đáp nhân được tạo thành hoàn toàn, lại có chữ "cập". Đáp: Phát ra liên tục mạnh mẽ là nhân không hoàn toàn. Nếu lấy ly rõ hợp, trước nhân sau tông, thì tức là nên lấy nhân chẳng phải tánh sở tác, biết nó thường trụ. Vì nói các thứ chẳng phải tạo ra đều là thường còn. Nếu như vậy thì tức là nên thành lập, chẳng phải căn bản của ông đã nói vô thường, tức là tông tự thành lập riêng thường trụ làm tông. Cho nên nói nên thành chẳng phải nói.

Lại nữa, hư không thường trụ, người lập và người đối đều chấp nhận, sau cần thành lập. Nếu thành lập thì tức chẳng phải chỗ, vì lẽ ra nói tông nên thành, chẳng phải đã nói tức không thể lập vô thường thành tông, vì chỉ thành nghĩa thông thường, không nên trước nói nhân của tánh chẳng phải được tạo ra, sau nói thường lấy làm tông. Nếu lấy hợp giống như ly, tông trước căn cứ nhân tức là nên lấy vô thường làm nhân, chứng thành cái được tạo ra. Vì nói các pháp vô thường đều được tạo ra. Nếu như vậy thì phải thành lập chẳng phải chỗ căn bản của ông nói tông vô thường, tự thành lập riêng cái được tạo ra làm tông. Cho nên nói: Nếu như thế đáng lẽ thành lập chẳng phải đã nói (sở thuyết).

Lại nữa, cái bình được tạo ra, người lập, người đối luận đều chấp nhận, sau luôn thành lập. Nếu thành tức là vì phải thành lập tông chẳng phải đã nói, do đó mà nói "nên thành lập chẳng phải đã nói".

Hỏi: Cùng chấp nhận cái bình do tạo tác mà có, không có thể lại thành nghĩa là: Sự vô thường của bình đồng được chấp nhận. Cũng không phải thành lập lại. Nếu nói các pháp do tạo tác đều vô thường, không thể lập vô thường, không thành lập cái bình tức là lỗi vô thường. Nếu vì vô thường thành lập sở tác, không giúp cho âm thanh vô thường chứng sở tác, tự thành lập riêng là thành lập sở tác, lại không thể thành lập vô thường làm tông vì thành lập riêng sở tác. Không nên trước nói vô thường, sua nói sở tác.

Hỏi: Đồng dụ hợp tông nhân, nên nói nhân trước, tông sau, biết như người chấp vào lý hơn. Nếu nói không cùng khắp chẳng phải tông thì đây trái với nhân của tánh phát ra liên tục mạnh mẽ trước. Nói không có cùng khắp thì chẳng phải nhân của sự phát ra liên tục mạnh mẽ rộng. Tông thường trụ hẹp, tông này không có khắp nhân, nên nói không có cùng khắp.

Lại nữa, vô thường rộng, tông phát ra liên tục mạnh mẽ hẹp. Tông không có khắp nhân, cho nên nói không có khắp. Nếu cho ly giống hợp tông sau, nhân trước thì tức phải nhờ sự chẳng phải phát ra liên tục mạnh mẽ chứng biết thường trụ kia. Nếu cho hợp giống ly trước tông sau nhân nghĩa là phải nhờ sự vô thường thành tựu được sự phát ra liên tục mạnh mẽ này. Nếu như vậy, nói có lẽ thành chẳng phải nói. Ngăn cho căn cứ theo giải thích trước, lỗi như vậy không có khắp nhân của tánh phát ra liên tục mạnh mẽ, cùng đồng với nhân sở tác. Nay theo văn bản nói "và không có khắp" là lược, cho nên chỉ nói không có khắp mà thôi.

Chẳng phải nói lạc nghĩa là nhân này không có khắp, thành lập riêng lỗi của tông. Bất thân, thân nghĩa là nên nói ly giống hợp. Những cái chẳng phát ra liên tục mạnh mẽ thì là thường trụ, đây tức là có thể vui. Như điện chớp... đã chẳng thường trụ, sao lại nói những cái phát ra liên tục mạnh mẽ đều là thường còn? Đây tức là dị phẩm có, thành lập cái nhân không đầy đủ, tức là thành lập này chẳng phải do sở thích của mình. Lấy "điện... là thường còn" làm tông, ông lại không thích, sau trước nói những cái chẳng phải phát ra liên tục mạnh mẽ đều là thường còn chẳng?

Lại nữa, nếu nói cho hợp giống ly, những cái vô thường đều là phát ra liên tục mạnh mẽ. Thể của đồng... vốn là vô thường mà lại phát ra liên tục mạnh mẽ, nên đây chính là điện có thể vui. Đã chẳng phải phát ra liên tục mạnh mẽ, sao lại nói những thứ vô thường đều là phát ra liên tục mạnh mẽ? Đây tức là trong dị phẩm có, thành nhân bất định, tức là thành lập này chẳng phải do sở thích. Thể của điện... là phát ra mạnh mẽ lấy làm tông. Ông đã không thích, sao nói các thứ vô thường đều là phát ra liên tục mạnh mẽ chăng?

Luận: "Như vậy đã nói hai pháp hợp ly, lại dụ thuận nghịch": Đây là kết lại phần trước. Như vậy, ở trên đã nói hai dụ là tông pháp. Đồng dụ gọi là hợp, gọi là dụ thuận; dị dụ gọi là ly, gọi là dụ nghịch. Hai pháp này là chân dụ.

Luận: "Còn tương tợ này là nghĩa tợ dụ": Nghĩa là, từ đây trở xuống là nói tợ dụ. Vì ngoài hai sinh dụ trước, còn có mười dụ, là tương tợ với chân dụ này, nó là nghĩa tự dụ, chẳng phải nghĩa chân dụ. Luận: "Vì sao gọi những cái khác này?" Đây là lời hỏi:

Luận: "Bảo ở chỗ này... mà nói điên đảo": Dưới đây là trả lời Văn này đồng với Nhập Lý Luận là có hai dụ đảo hợp, hợp ly. Nghĩa là đối với cái bình..., mà có sở lập vô thường, năng lập sở tác, đây là đồng phẩm. Vì không đồng phẩm là như hư không... đây là dị dụ. Tuy có hợp ly mà nói điên đảo, tức là dẫu có đồng dụ hợp, dị dụ ly mà là đảo hợp, đảo ly. Luận Nhập Lý nói: "Đảo hợp là phải nói rằng: "Những cái do tạo tác đều là vô thường", mà nói ngược rằng: "Những cái vô thường đều là do tạo tác". Đảo ly là phải nói rằng: "Nếu đều là thường còn, thấy chẳng phải do tạo tác"; mà nói ngược lại rằng: "Nếu phải do tạo tác thấy nó là thường còn".

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Luận Sớ][Mục lục tổng quát]