TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬT
LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH

SỐ 1432 - ĐÀM VÔ ĐỨC LUẬT BỘ TẠP YẾT MA (TỨ PHẦN)

Hán dịch: Đời Tào Ngụy, Tam Tạng Khang Tăng Khải, người nước Thiên Trúc.

MỤC LỤC

Phần 1: CÁC PHÁP KẾT GIỚI TRƯỜNG

Phần 2: PHÁP THỌ GIỚI

Phần 3: CÁC PHÁP TRỪ TỘI

Văn Yết-ma Phú tàng:

Văn trao cho Yết-ma che giấu:

Văn xin Yết-ma Ma-na-đỏa:

Văn trao cho Yết-ma Ma-na-đỏa:

Văn xin Yết-ma xuất tội:

Văn cho Yết-ma xuất tội:

Văn sám hối trong Tăng:

Văn tác bạch trong Tăng nhận sự sám hối:

Văn yết-ma Tăng trả lại y cho Tỳ-kheo này:

Văn sám hối trước một người:

Văn phạm tội nhẹ khác bạch với một người:

Văn phát lồ nghi có tội ở trong Tăng:

Phần 4: PHÁP THUYẾT GIỚI

Văn gởi dục thanh tịnh:

Văn thọ dục và thanh tịnh:

Văn yết-ma sai người giáo thọ Ni:

Văn bố tát thuyết giới:

Văn lược thuyết giới vì có khởi lên tám nạn sự và có nhân duyên khác:

Phần 5: PHÁP AN CƯ

Văn yết-ma tăng sai người phân phòng:

Văn an cư.

Văn thọ bảy ngày:

Văn thọ quá bảy ngày:

Văn yết-ma cho quá bảy ngày:

Phần 6: PHÁP TỰ TỨ

Văn gởi dục Tự Tứ:

Văn thọ dục Tự Tứ:

Văn Yết-ma Tăng sai trao Tự Tứ cho ngươi:

Văn bạch Tăng Tự Tứ:

Văn chúng Tăng Tự Tứ:

Văn nếu bốn người cùng nhau Tự Tứ:

Văn nếu trường hợp có tám nạn bạch Tăng đều nói ba lần Tự Tứ:

Văn tác bạch Tăng thọ Y công đức:

Văn yết-ma sai người giữ Y công đức:

Văn yết-ma Y công đức và người thọ Y:

Văn người giữ Y công đức mang Y đến trước chúng Tăng:

Văn chúng Tăng mỗi vị thọ Y công đức:

Văn xuất Y công đức:

Phần 7: PHÁP PHÂN CHIA Y VẬT

Văn Yết-ma Tăng phân chia Y vật:

Văn người nuôi bệnh mang Y vật của người mất đến trong Tăng thưa:

Văn Yết-ma y bát của người viên tịch cho người chăm sóc bệnh:

Văn yết-ma phân chia những Y vật khác của người viên tịch cho Tăng:

Văn chỉ có hai người, ba người phân chia y vật của người viên tịch:

Phần 8: PHÁP TÁC TỊNH

Văn kết tác tịnh địa:

Văn yết-ma sai người coi xét tịnh pháp:

Văn chân thật tịnh thí:

Văn nhận thuốc bảy ngày:

Văn nhận thuốc suốt đời:

Phần 9: PHÁP TINH LINH

Văn yết-ma xin làm phòng nhỏ:

Văn thức ăn đã đủ thọ thức ăn dư:

Văn nhận rồi làm phép tàn thực:

Văn thọ thỉnh rồi, trước và sau bữa ăn vào nhà người khác dặn dò:

Văn dặn dò vào thôn phi thời.

TỲ KHEO NI TẠP YẾT MA, ĐÀM VÔ ĐỨC LUẬT, TAM TẠNG PHÁP SƯ XUẤT

Phần 1: CÁC PHÁP KẾT GIỚI

Phần 2: PHÁP THỌ GIỚI.

Văn yết-ma Tỳ-kheo-ni xin nuôi chúng:

Văn yết-ma Ni Tăng cho nuôi chúng:

Văn độ Sa-di-ni.

Văn Thức-xoa-ma-na thọ sáu pháp:

Văn Thức-xoa-ma-na Ni ở trong Tăng thọ đại giới

Văn người thọ giới cùng với Tỳ-kheo Ni Tăng đến trong đại giới Tỳ-kheo Tăng:

Văn thọ y bát:

Phần 3: PHÁP TỘI KHÁC

Văn Tỳ-kheo-ni đến hai bộ Tăng xin Yết-ma ma-na-đỏa:

Văn cho Yết-ma ma-na-đỏa:

Văn Yết-ma xuất tội:

Văn yết-ma cho xuất tội:

Văn ở trong Tăng xả y, xả đọa:

Phần 4: PHÁP THUYẾT GIỚI

Văn yết-ma Ni Tăng sai người cầu giáo thọ:

Văn gởi dục và thanh tịnh:

Phần 5: PHÁP AN CƯ

Phần 6: PHÁP TỰ TỨ

Văn Ni Tăng sai người đến trong Đại Tăng cầu Yết-ma Tự Tứ:

Văn gởi dục Tự Tứ:

Phần 7: PHÁP PHÂN CHIA Y VẬT.

Phần 8: TÁC TỊNH PHÁP

Phần 9: PHÁP LINH TINH

Văn Tăng Kỳ Luật một người an cư:


Phần 1: CÁC PHÁP KẾT GIỚI TRƯỜNG

Văn kết giới trường: (Hai giới không được chung nhau. Nếu muốn đặt giới trường bên trong đại giới thì trước hết phải dựng tướng nội giới và tướng ngoại giới thọ bốn phương giới trường, cách nhau một tầm tay, sai người xướng. Đi vòng bên trong một vòng rồi nói: "Đây là tướng nội giới và bên là tướng ngoại giới". Lần thứ hai, thứ ba cũng xướng như vậy. Người trong chúng cử một vị có khả năng Yết-ma thì hết kết giới, không được thọ dục, vì chưa kết giới):

Đại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ Tỳ-kheo… này, xướng tướng bốn phương của tiểu cương giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng ở trong tướng bốn phương của tiểu cương giới này kết làm giới trường. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ Tỳ-kheo… này, xướng tướng bốn phương của tiểu cương giới. Nay Tăng ở trong tướng bốn phương của tiểu cương giới này kết giới trường. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng ở trong tướng bốn phương của tiểu cương giới này kết làm giới trường thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý ở trong tướng bốn phương của tiểu cương giới này kết làm giới trường. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn kết đại cương giới: (Nên kết đại giới theo thứ tự trước cắm mốc bốn phương đại giới để xác định tướng, tường bao quanh bên ngoài, không xa lắm vì sợ làm trở ngại người Bố-tát xướng ba lần. Trong chúng nên sai vị có khả năng Yết-ma để kết, cũng không được thọ dục vì chưa kết giới):

Đại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ này, Tỳ-kheo… xướng tướng bốn phương của đại cương giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng ở trong tướng bốn phương của đại cương giới kết làm đại giới cùng sống chung và cùng thuyết giới. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ này, Tỳ-kheo… xướng tướng bốn phương của đại cương giới. Nay Tăng ở trong tướng bốn phương của đại cương giới kết đại giới cùng sống chung và cùng thuyết giới. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng ở trong tướng bốn phương của đại cương giới này kết làm đại giới cùng sống chung và cùng thuyết giới thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý ở trong tướng bốn phương của đại giới này cùng sống chung và cùng thuyết giới kết đại giới. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn kết cương giới không mất y: (Giới không mất y hoàn toàn không có cương giới khác, nương theo tướng đại giới để kết, cho nên nói trụ xứ này). Đại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ này cùng sống chung và cùng thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng kết giới không mất y, trừ ranh giới thôn và ngoài thôn. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ này cùng sống chung và cũng thuyết giới. Nay Tăng kết giới không mất y, trừ ranh giới thôn và ngoài thôn. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng ở trong trụ xứ này cùng sống chung và cùng thuyết giới kết giới không mất y, trừ ranh giới thôn và ngoài thôn thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý chỗ cùng sống chung và cùng thuyết giới kết giới không mất y trừ ranh giới thôn và ngoài thôn. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc ấy, nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Nếu hai giới gần nhau nên chừa khoảng giữa, không được chồng lên nhau. Nếu muốn giải giới thì giải giới không mất y trước, rồi sau đó giải đại giới. Không được ngăn cách do dòng nước chảy xiết, hoặc có khi dòng nước bị gián đoạn, trừ thường có cầu).

Văn giải cương giới không mất y:

Đại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ này, Tỳ-kheo cùng sống chung và cùng thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng giải giới không mất y. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ này Tỳ-kheo cùng sống chung và cùng thuyết giới. Nay Tăng giải giới không mất y. Các trưởng lão nào đồng ý với Tăng ở nơi cùng sống chung và cùng thuyết giới giải giới không mất y thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý ở nơi cùng sống chung và cùng thuyết giới giải giới không mất y. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn giải đại cương giới:

Đại đức Tăng lắng nghe! Ở nơi trụ xứ này Tỳ-kheo cùng sống chung và cùng thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng giải đại cương giới. Đây là lời tác bạch. Đại đức Tăng lắng nghe! Nơi trụ xứ này, Tỳ-kheo cùng sống chung và cùng thuyết giới. Nay Tăng giải đại cương giới. Các trưởng lão nào đồng ý ở chỗ cùng sống chung và cùng thuyết giới giải đại cương giới thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý ở nơi chỗ cùng sống chung và cùng thuyết giới giải đại cương giới. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn giải giới trường:

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay có Tỳ-kheo như thế này tập hợp. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đã đồng ý. Nay Tăng giải chỗ giới trường này. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay có chừng này Tỳ-kheo tập họp. Nay Tăng giải chỗ giới trường này. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng giải giới trường ở trú xứ này thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý giải giới trường ở trú xứ này. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Ngày Bố-tát và ngày Tự tứ đi nếu không hòa hợp thì kết tiểu giới ở chỗ ngồi.

Văn kết tiểu cương giới chỗ ngồi:

Đại đức Tăng lắng nghe! Chỗ ngồi của Tỳ-kheo đã đầy đủ cho số Tỳ-kheo ngồi vào chỗ của mình. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng ở trong chỗ ngồi này kết tiểu cương giới. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Chỗ ngồi Tỳ-kheo đã đầy đủ như thế. Nay Tăng ở trong chỗ ngồi này kết tiểu cương giới. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng vừa bằng chỗ ngồi của các Tỳ-kheo, lấy chỗ ngồi này kết làm tiểu giới thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý. Lấy chỗ ngồi vừa bằng số Tỳ-kheo như vậy kết tiểu cương giới. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn giải tiểu cương giới chỗ ngồi:

Đại đức Tăng lắng nghe! Chỗ ngồi vừa bằng với số Tỳ-kheo như thế. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng giải chỗ ngồi tiểu cương giới này. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Chỗ ngồi vừa bằng với số Tỳ-kheo như thế. Nay Tăng giải tiểu cương giới vừa ngang bằng chỗ ngồi này. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng ở chỗ ngồi vừa bằng số Tỳ-kheo như thế giải tiểu cương giới chỗ ngồi này thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý ở chỗ ngồi vừa ngang bằng số Tỳ-kheo như thế giải tiểu cương giới chỗ ngồi này. Tăng đồng ý vì im lặng. Việc này tôi xin ghi nhận như vậy.

-------------------------

Phần 2: PHÁP THỌ GIỚI

Pháp độ Sa-di: (Muốn xuống tóc ở trong Tăng-già-lam, nên thưa với tất cả Tăng. Nếu Tăng không tập hợp được thì nên đi từng phòng thưa để cho Tăng biết. Trước khi xuống tóc, Tăng tập hợp tác bạch rồi sau mới xuống tóc. Nên tác bạch như vậy).

Đại đức Tăng lắng nghe! Người này muốn cầu vị này xuống tóc. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý cho người này xuống tóc. Đây là lời bạch (Nếu ở trong Tăng-già-lam độ cho họ xuất gia, nên thưa với tất cả Tăng. Thưa rồi mới cho phép xuất gia nên tác bạch như sau).

Đại đức Tăng lắng nghe! Người này theo vị này cầu xin xuất gia. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý cho người này xuất gia. Đây là lời tác bạch (Tác bạch như vậy rồi, dạy cho người xuất gia đắp y để lộ vai bên phải, cởi dép bỏ và quỳ gối phải chấp tay thưa như sau).

Con tên là… suốt đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, theo Phật xuất gia, vị tên là… làm Hòa thượng. Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác là Thế Tôn của con (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy).

Con tên là… quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, theo Phật xuất gia, vị tên là… làm Hòa thượng. Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác là Thế Tôn của con (Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy, đã thọ giới).

1. Suốt đời không được sát sinh. Đây là giới Sa-di ông có thể giữ được không? (Đáp: Được).

2. Suốt đời không được trộm cắp. Đây là giới Sa-di ông có thể giữ được không? (Đáp: Được).

3. Suốt đời không được dâm dục. Đây là giới Sa-di ông có thể giữ được không? (Đáp: Được).

4. Suốt đời không được nói dối. Đây là giới Sadi ông có thể giữ được không? (Đáp: Được).

5. Suốt đời không được uống rượu. Đây là giới Sa-di ông có thể giữ được không? (Đáp: Được).

6. Suốt đời không được đeo hoa hương, thoa dầu thơm trên thân. Đây là giới Sa-di ông có thể giữ được không? (Đáp: Được).

7. Suốt đời không được ca múa, tấu nhạc và đến xem nghe. Đây là giới Sa-di ông có thể giữ được không? (Đáp: Được).

8. Suốt đời không được ngồi trên giường cao, giường lớn. Đây là giới Sa-di ông có thể giữ được không? (Đáp: Được).

9. Suốt đời không được ăn phi thời. Đây là giới Sa-di ông có thể giữ được không? (Đáp: Được)..

10. Suốt đời không được cất giữ những vật báu, đồ trang sức quý báu như vàng bạc. Đây là giới Sa-di ông có thể giữ được không? (Đáp: Được).

Đây là mười giới Sa-di suốt đời không được phạm. Ông đã thọ giới rồi nên cúng dường Tam bảo: Phật bảo, Pháp bảo, Tỳ-kheo Tăng bảo, siêng năng tu tập ba nghiệp, tọa thiền, tụng kinh và gắng giúp đỡ việc của chúng.

Văn thỉnh Hòa thượng:

Đại đức nhất tâm niệm. Con tên là… thỉnh Đại đức làm Hòa thượng. Xin Đại đức vì con làm Hòa thượng. Con nương theo Đại đức nên được thọ giới Cụ túc (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như thế. Hòa thượng nên nói có thể được. Nếu nói có thể được thì chúng Tăng nên dẫn người muốn thọ giới Cụ túc đến chỗ thấy mà không nghe. Khi ấy, giới sư nên hỏi).

Trong chúng ai có thể vì người này làm giáo thọ sư (Nếu có thì trả lời tôi có thể, giới sư nên tác bạch).

Đại đức Tăng lắng nghe! Người này theo vị này cầu thọ giới Cụ túc. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý vị này làm giáo thọ sư. Đấy là lời tác bạch (Giáo thọ sư nên đến chỗ đó hỏi người thọ giới).

Đây là An-đà-hội, đây là Uất-đa-la-tăng, đây là Tăng-già-lê và bát. Y bát ấy của ông phải không (Đáp: Vâng! Nên bảo:)

Thiện nam lắng nghe! Nay chính là lúc phải chân thật. Thật thì nói thật, không thật thì nói không thật.

Ngươi đã từng làm Tỳ-kheo phải không? Nếu nói đã từng, ngươi có trì giới thanh tịnh không? Ngươi có xả giới như pháp không? Ngươi không phạm vào tịnh hạnh của Tỳ-kheo-ni chứ? Ngươi không với tâm giặc thọ giới chứ? Ngươi không phá nội ngoại đạo chứ? Ngươi không phải là huỳnh môn chứ? Ngươi không giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán và không phá hòa hợp Tăng chứ? Ngươi có phải là phi nhân không? Ngươi chẳng phải là súc sinh chứ? Ngươi có phải là người hai căn không? Ngươi tên là gì? Hòa thượng của ngươi hiệu gì? Ngươi đủ hai mươi tuổi chưa? Ngươi có đủ ba y và bát không? Cha mẹ có cho phép ngươi xuất gia không? Ngươi không mắc nợ chứ? Ngươi chẳng phải nô tỳ chứ? Ngươi chẳng phải là người làm quan chứ? Ngươi là đại trượng phu chứ? Ngươi là trượng phu có những bệnh như vậy, hủi, ung thư, mụt, lác, và điên cuồng không? (Đáp: Không, nên nói:) Những gì bây giờ ta hỏi ngươi thì khi đến trong Tăng cũng hỏi như vậy. Như những điều ngươi vừa trả lời với ta thì Tăng cũng trả lời như thế (Khi giáo thọ hỏi như vậy rồi trở vào trong Tăng, đứng chỗ trong tầm tay nên tác bạch như vậy).

Đại đức Tăng lắng nghe! Người… này theo vị… cầu thọ giới cụ túc. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Tôi đã hỏi rồi. Xin cho phép tôi đưa vào. Đây là lời tác bạch (Thầy giáo thọ sư nên gọi người thọ giới đến nói: Ngươi hãy đến đây! Khi đến rồi, cầm giữ y bát và dạy họ đảnh lễ Tăng. Rồi quỳ chấp tay ở trước giới sư, thầy giáo thọ nên dạy họ cầu xin giới).

Đại đức Tăng lắng nghe. Con tên là… theo vị… cầu thọ giới cụ túc. Con tên là… nay theo Tăng xin thọ giới cụ túc. Con tên là… nay theo Tăng xin thọ giới cụ túc, Hòa thượng hiệu là… nguyện xin Tăng tế độ con thương xót chiếu cố (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Lúc ấy, giới sư nên tác bạch:)

Đại đức Tăng lắng nghe! Người… này theo vị… này cầu thọ giới cụ túc. Nay người… này theo Tăng xin thọ giới cụ túc, Hòa thượng hiệu là… Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Tôi hỏi về nội pháp. Đây là lời tác bạch.

Thiện nam lắng nghe! Bây giờ chính là lúc ngươi phải chân thành, là lúc phải nói thật. Nay ta hỏi ngươi một số vấn đề, ngươi phải trả lời chân thật.

Ngươi đã từng làm Tỳ-kheo phải không? Nếu nói làm thì nên hỏi: Ngươi có trì giới thanh tịnh không? Ngươi xả giới như pháp chứ? Ngươi không phạm vào tịnh hạnh của Tỳ-kheo-ni chứ? Ngươi không phải với tâm giặc thọ giới chứ? Ngươi không là ngoại đạo phá nội đạo không?

Ngươi có phải huỳnh môn không? Ngươi không giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán và phá hòa hợp Tăng chứ? Ngươi có phải là phi nhân không? Ngươi không phải súc sinh chứ? Ngươi không phải là người hai căn chứ? Tên của ngươi là gì? Hòa thượng của ngươi hiệu gì? Ngươi đủ hai mươi tuổi chưa? Ba y và bát có đầy đủ không? Cha mẹ có cho phép ngươi xuất gia không? Ngươi không mắc nợ ai chứ? Ngươi chẳng phải nô tỳ chứ? Ngươi chẳng phải làm quan chứ? Ngươi là đàn ông phải không? Đàn ông phu có bệnh như vậy, hủi, ung thư, mụt, lác, và điên cuồng không? (Nếu nói không thì nên tác bạch tứ Yết-ma).

Đại đức Tăng lắng nghe! Người… này theo vị… này cầu thọ giới cụ túc. Nay người… này theo Tăng xin thọ giới cụ túc. Hòa thượng tên là… tự nói thanh tịnh, không có các nạn sự, đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng trao giới cụ túc cho người… này, Hòa thượng tên là… Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Người… này theo vị… này cầu thọ giới cụ túc. Nay người… này theo Tăng xin thọ giới cụ túc, Hòa thượng tên là…, tự nói thanh tịnh, không có các nạn sự, đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ. Nay Tăng trao cho người… này giới cụ túc, Hòa thượng tên là… Các trưởng lão nào đồng ý Tăng cho người… này thọ giới cụ túc, Hòa thượng tên là… thì im lặng, vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là lần Yết-ma thứ nhất (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như thế).

Tăng đã đồng ý cho người… này thọ giới cụ túc, Hòa thượng tên là… Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này tôi xin ghi nhận như vậy.

Thiện nam lắng nghe! Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói bốn pháp Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo nào phạm mỗi một pháp thì chẳng phải Sa-môn, chẳng phải con của dòng họ Thích.

Ngươi nhất thiết không được phạm dâm dục, làm hạnh bất tịnh.

Nếu Tỳ-kheo phạm dâm dục làm hạnh bất tịnh, cho đến cùng với súc sinh thì chẳng phải Sa-môn, chẳng phải con của dòng họ Thích. Suốt đời ngươi không được phạm giới này, ngươi có thể giữ được không? (Đáp: Có thể).

Ngươi nhất thiết không được ăn cắp cho đến một cộng cỏ, lá cây. Nếu Tỳ-kheo ăn cắp của người trị giá năm tiền, hoặc hơn năm tiền; hoặc tự lấy hoặc dạy người lấy; hoặc tự phá hoặc dạy người phá, hoặc thiêu, chôn và làm hoại sắc thì chẳng phải Sa-môn, chẳng phải con dòng họ Thích. Suốt đời ngươi không được phạm giới này, ngươi có thể giữ được không? (Đáp: Có thể).

Ngươi nhất thiết không được cố ý giết chúng sinh, cho đến con kiến. Nếu Tỳ-kheo cố ý tự tay giết người, hoặc cầm dao đưa cho người, bảo chết, khen ngợi sự chết, khuyến khích sự chết và cho người thuốc độc, hoặc phá thai, trù yếm giết; tự nghĩ ra những thủ đoạn hoặc dạy người làm thì chẳng phải Sa-môn, chẳng phải con dòng họ Thích. Suốt đời ngươi không được phạm giới này, ngươi có thể giữ được không? (Đáp: Có thể).

Ngươi nhất thiết không được nói dối cho đến đùa giỡn. Nếu Tỳ-kheo không chân thật, mình chẳng có mà tự xưng là đắc pháp thượng nhân, đắc thiền, đắc giải thoát, đắc định, đắc bốn định không, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A na hàm và quả A-la-hán; nói trời, rồng, quỷ thần đến cúng dường tôi, thì chẳng phải Sa-môn, chẳng phải con dòng họ Thích. Suốt đời ngươi không được phạm giới này, ngươi có thể giữ được không? (Đáp: Có thể).

Thiện nam lắng nghe! Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói bốn pháp y xứ. Tỳ-kheo xuất gia phải nương theo bốn pháp này. Pháp y người xuất gia là nương theo y phấn tảo, đó là pháp của người xuất gia làm Tỳ-kheo. Ở trong đó suốt đời ngươi có giữ được không? (Đáp: Có thể). Hoặc được lợi dưỡng dư, do đàn-việt cúng y, y bị cắt sọc, hoặc y với ba loại hoại sắc, cũng được nhận.

Người xuất gia phải nương theo khất thực, đó là pháp của người xuất gia làm Tỳ-kheo. Ở trong ấy, suốt đời ngươi có thể giữ được không? (Đáp: Có thể). Hoặc được lợi dưỡng dư, hoặc Tăng sai đi thọ thực hoặc đàn-việt cúng thức ăn, thức ăn ngày mồng tám, thức ăn ngày mười lăm và thức ăn ngày đầu tháng; hoặc thức ăn của chánh Tăng hay thức ăn do đàn-việt thỉnh thì được thọ.

Nương nơi gốc cây là pháp của người xuất gia làm Tỳ-kheo. Trong việc này suốt đời ngươi có giữ được không? (Đáp: Có thể). Nếu được lợi dưỡng dư, hoặc phòng riêng nơi nghỉ tạm, phòng nhỏ, hang đá, hai phòng một cửa thì được thọ.

Nương nơi dược hư nát là pháp người xuất gia làm Tỳ-kheo. Trong đó suốt đời ngươi có thể giữ được không? (Đáp: Có thể). Nếu được gọi lợi dưỡng dư như là sữa, dầu, sữa sống, đường mật và đường phèn thì được thọ.

Ông đã thọ giới rồi.

Bạch tứ Yết-ma tất cả đều được thành tựu đúng như pháp, thành tựu đúng cách. Hòa thượng như pháp, A-xà-lê như pháp, chúng Tăng đầy đủ đúng như pháp, chính là lúc tốt nhất để thọ nhận giáo pháp. Ông nên tạo phước, quét tháp, cúng dường chúng Tăng. Hòa thượng A-xà-lê, những gì quý vị chỉ dạy đều đúng như pháp không được trái nghịch. Nên học hỏi, tụng kinh và siêng cầu phương tiện thì ở trong pháp Phật sẽ đắc quả Tuđà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A na hàm và quả Ala-hán. Ngươi mới phát tâm xuất gia công đức không uổng phí quả báo không đoạn. Còn những việc khác chưa biết nên hỏi Hòa thượng, A-xà-lê (Nên khiến cho người thọ giới đi ra trước).

Văn thọ y bát:

Trưởng lão nhất tâm niệm. Y Tăng-già-lê này chừng ấy đều, cắt may thành. Nay thọ trì, không lìa y ngủ qua đêm (Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy. Hai y khác cũng thọ trì như vậy).

Trưởng lão nhất tâm niệm. Bát đa la ứng lượng khí này, nay thọ trì thường sử dụng (Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy).

Văn thỉnh Y chỉ:

Đại đức nhất tâm niệm. Con tên là… thỉnh Đại đức làm y chỉ A-xà-lê. Xin Đại đức làm y chỉ Axà-lê cho con. Con xin nương theo Đại đức để ở. (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy. Thầy trả lời). Chớ buông lung, hoặc nói tốt, hoặc nói thuận cho. Đệ tử đáp: Xin vâng.

-----------------------------

Phần 3: CÁC PHÁP TRỪ TỘI

Văn Yết-ma Phú tàng:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà lại che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn, tùy theo thời gian che giấu, nay đến trước Tăng xin Yết-ma tội che giấu. Xin Tăng trao cho tôi Yết-ma tội tùy theo thời gian che giấu. Nguyện Tăng rủ lòng từ bi (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Văn trao cho Yết-ma che giấu:

Đại đức Tăng lắng nghe! Con Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà lại che giấu. Tỳ-kheo... này phạm tội Tăng tàn, tùy theo ngày che giấu, nay đến trước Tăng xin Yết-ma tội che giấu. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng cho Tỳ-kheo… này Yết-ma tội tùy theo ngày che giấu. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà lại che giấu. Tỳ-kheo… này phạm tội Tăng tàn, tùy theo ngày che giấu, nay đến trước Tăng xin Yết-ma tội che giấu. Nay Tăng cho Tỳ-kheo… này Yết-ma tùy tội theo ngày che giấu. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng cho Tỳ-kheo… này Yết-ma tùy theo ngày che giấu thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là lần Yết-ma thứ nhất (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Tăng đã đồng ý cho Tỳ-kheo… này Yết-ma tùy theo ngày che giấu. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Tỳ-kheo đang hành pháp che giấu có tám trường hợp không được tính (thất túc) mà mỗi mỗi trường hợp lại mắc tội Đột-kiết-la).

Tám trường hợp không được tính (thất túc) như sau:

1. Đến chùa khác mà không bạch.

2. Tỳ-kheo khách đến mà không bạch.

3. Có việc cần ra ngoài giới mà không bạch.

4. Trong chùa đi qua chỗ khác mà không bạch.

5. Khi bị bệnh không nhờ người bạch để nghỉ.

6. Hai, ba người cùng ngủ một phòng.

7. Ở nơi trú xứ không có Tỳ-kheo.

8. Ngày thuyết giới không bạch.

Đó là tám trường hợp không được tính ngày.

Đức Phật cho phép vào ngày thuyết giới nên bạch như vậy. Tỳ-kheo hành pháp che giấu nên đến trong Tăng, để bày vai bên phải, cởi dép bỏ qua bên, quỳ gối phải xuống đất và chấp tay thưa:) Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn, theo ngày che giấu, nay đến trước Tăng xin Yết-ma tội che giấu.

Tăng đã trao cho tôi Yết-ma tội tùy theo ngày che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên là… đã hành pháp được bao nhiêu ngày, còn bao nhiêu này chưa hành pháp. Kính trình Đại đức Tăng cho biết: Tôi là người đang hành pháp che giấu.

Văn xin Yết-ma Ma-na-đỏa:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên là…phạm tội Tăng tàn, tùy theo ngày che giấu đã đến trước Tăng xin Yết-ma tội che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên là… đã hành pháp che giấu, nay đến trước Tăng xin Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa. Nguyện Tăng rủ lòng từ bi! (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Văn trao cho Yết-ma Ma-na-đỏa:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà che giấu. Tỳ-kheo… này phạm tội Tăng tàn, tùy theo ngày che giấu đã đến trước Tăng xin Yết-ma tội che giấu. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo… này Yết-ma tội tùy theo ngày che giấu. Tỳ-kheo… này đã hành pháp che giấu xong. Nay đến trước Tăng xin Yết-ma sáu đêm Ma-nađỏa. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay trao cho Tỳ-kheo… này Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa. Đây là lời bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà che giấu. Tỳ-kheo… này phạm tội Tăng tàn, tùy theo thời gian che giấu đã đến trước Tăng xin Yết-ma tội che giấu. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo… này Yết-ma tội tùy theo ngày che giấu. Tỳ-kheo… này đã hành pháp che giấu, nay đến trước Tăng xin Yết-ma sáu đêm Ma-nađỏa. Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo… này Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho Tỳ-kheo… này Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là lần tác bạch thứ nhất (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Tăng đã trao cho Tỳ-kheo… này Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc ấy nay tôi xin ghi nhận như vậy (Đức Phật dạy: Tỳ-kheo hành pháp Ma-na-đỏa cũng phải thực hành các trường hợp trên. Khi đang trong thời gian hành Ma-na-đỏa phải ở trong cương giới, mỗi ngày nên để bày bên vai phải, cởi giày dép bỏ bên phải, quỳ gối chấp tay bạch như vậy).

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn, tùy theo ngày che giấu đến trước Tăng xin Yết-ma tội che giấu. Tăng đã cho tôi Yết-ma tội tùy theo ngày che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên là đã hành pháp che giấu. Nay đến trước Tăng xin Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã trao cho tôi Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi Tỳ-kheo tên là… đã hành pháp được bao nhiêu ngày, còn bao nhiêu ngày chưa hành pháp. Kính bạch Đại đức Tăng biết cho, tôi là người đang hành pháp Ma-na-đỏa.

Văn xin Yết-ma xuất tội:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn, tùy theo ngày che giấu đã đến trước Tăng xin Yết-ma tội che giấu. Tăng đã cho tôi Yết-ma tội tùy theo thời gian che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên là… đã hành pháp che giấu, nay đến trước Tăng xin Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã trao cho tôi Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi đã hành pháp sáu đêm Ma-na-đỏa xong, nay đến trước Tăng xin Yết-ma xuất tội. Xin Tăng cho tôi Yết-ma xuất tội. Nguyện Tăng rủ lòng thương xót.

(Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy)

Văn cho Yết-ma xuất tội:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà lại che giấu. Tỳ-kheo… này phạm tội Tăng tàn, tùy theo ngày che giấu đã đến trước Tăng xin Yết-ma tội che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo… này Yết-ma tội tùy theo ngày che giấu. Tỳ-kheo… này đã hành pháp che giấu rồi, đến trước Tăng xin Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo… này Yết-ma sáu đêm Ma-nađỏa. Tỳ-kheo… này đã hành pháp sáu đêm Ma-na-đỏa xong, nay đến trước Tăng xin Yết-ma xuất tội. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng cho Tỳ-kheo… này Yết-ma xuất tội. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… phạm tội Tăng tàn mà che giấu. Tỳ-kheo… này phạm tội Tăng tàn, tùy theo ngày che giấu đã đến trước Tăng xin Yết-ma về tội che giấu. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo… này Yết-ma tội tùy theo ngày che giấu. Tỳ-kheo… này đã hành pháp che giấu xong, đến trước Tăng xin Yết-ma sáu đêm Ma-nađỏa. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo… này Yết-ma sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo… này đã hành pháp sáu đêm Ma-na-đỏa xong, nay đến trước Tăng xin Yết-ma xuất tội. Nay Tăng cho Tỳ-kheo… này Yết-ma xuất tội. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng cho Tỳ-kheo… này Yết-ma xuất tội thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là lần Yết-ma thứ nhất. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy)

Tăng đã đồng ý cho Tỳ-kheo tên là… Yết-ma xuất tội. Tăng đồng ý vì im lặng. Việc này tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn phạm tội Xả đọa, chứa y sư xả trong Tăng: (Khi xả cho Tăng, người ấy nên đến trong Tăng, bày vai phải, cởi dép giày, hướng đến Thượng tọa đảnh lễ, quỳ gối chấp tay thưa như vậy:)

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… đã chứa chừng ấy y dư, quá mười ngày phạm tội Xả đọa. Nay tôi xả cho Tăng (xả y rồi đến trong Tăng sám hối).

Văn sám hối trong Tăng:

(Đảnh lễ Tăng xong, quỳ gối chấp tay tác bạch như vậy:)

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… đã chứa từng ấy y dư, quá mười ngày phạm tội Xả đọa, y này đã xả cho Tăng. Còn nay có tội tôi đến trước Tăng sám hối. (Lần thứ hai, rồi thứ ba cũng thưa như vậy, rồi đi đến trước một Tỳ-kheo ở trong Tăng tác bạch như vậy).

Thưa Đại đức, xin cho tôi sám hối tội. Vị kia đáp:

Được.

Văn tác bạch trong Tăng nhận sự sám hối:

(Người nhận sám hối nên tác bạch như vậy:)

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… đã cố tình chứa chừng ấy y dư, quá mười ngày phạm tội Xả đọa. Nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý cho tôi nhận sự sám hối của Tỳ-kheo tên là… Đây là lời tác bạch. (Tác bạch như vậy rồi nên nhận sự sám hối).

Văn đến trước một người ở trong Tăng sám hối:

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… cố tình chứa chừng ấy y dư, quá mười ngày phạm tội Xả đọa. Y này đã xả cho Tăng, còn tội nay tôi đến trước Đại đức sám hối không dám che giấu. Sám hối thì được an lạc, không sám hối thì không được an lạc. Tôi nghĩ nhớ phạm nên phát lồ, biết mà không che giấu. Đại đức nhớ nghĩ tôi thanh tịnh, thân giới đầy đủ và thanh tịnh bố-tát. (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy). Nói rồi, người nhận sự sám hối nên nói như vầy: Tự trách mình, tâm ông sinh nhàm chán xa lìa. Đáp: Có thể.

Văn yết-ma Tăng trả lại y cho Tỳ-kheo này:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… cố tình chứa chừng ấy y dư, quá mười ngày phạm tội Xả đọa. Nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo… này. Tác bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… cố tình chứa chừng ấy y dư, quá mười ngày phạm tội Xả đọa, nay đã xả cho Tăng. Nay Tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo… Các trưởng lão nào đồng ý Tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo… này thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý đem y này trả lại cho Tỳ-kheo… này rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay, tôi xin ghi nhận như vậy. (Xả cho người thứ hai, thứ ba cũng thưa như sám hối cũng thưa giống như trên).

Văn xả cho một người: (Nên đến trước Tỳ-kheo thanh tịnh để lộ vai bên phải. Nếu vị đó là bậc Thượng tọa thì đảnh lễ rồi quỳ gối chấp tay tác bạch như vậy:)

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… cố tình chứa chừng ấy y dư, quá mười ngày phạm tội Xả đọa. Nay tôi xin xả cho Đại đức; xả rồi sẽ sám hối.

Văn sám hối trước một người:

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… cố tình chứa chừng ấy y dư, quá mười ngày phạm tội Xả đọa. Y này đã xả, còn tội nay tôi đến trước Đại đức sám hối, không dám che giấu. Sám hối thì được an lạc, không sám hối thì không an lạc. Nhớ nghĩ phạm nên liền phát lồ, biết mà không che giấu. Đại đức nhớ nghĩ tôi thanh tịnh, đầy đủ thân giới và thanh tịnh bố tát. (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy). Nói xong, người nhận sám hối nên nói: Ông tự trách mình tâm sinh nhàm chán xa lìa. Đáp: Có thể.

Văn phạm tội nhẹ khác bạch với một người:

Tỳ-kheo sám hối: (Nên đến một vị Tỳ-kheo thanh tịnh, để bày vai bên phải. Nếu vị ấy là bậc Thượng tọa thì nên đảnh lễ, rồi quỳ xuống chấp tay nói tên tội và loại tội nên tác bạch như vậy:)

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… phạm tội như vậy. Nay đến trước Đại đức sám hối, không dám che giấu. Sám hối thì được an lạc, không sám hối thì không an lạc. Nhớ nghĩ phạm tội nên mới phát lồ, biết mà không che giấu. Đại đức nhớ nghĩ tôi thanh tịnh, thân giới đầy đủ và thanh tịnh Bồ Tát. (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy). Nói rồi, người nhận sám hối nên nói như vầy: Ông tự trách mình, tâm sinh nhàm chán xa lìa. Đáp: Có thể. (Đến hai người, ba người sám hối cũng thưa như vậy. Trong hai người nhận sự sám hối ấy nên nói với người bên cạnh mình). Trưởng lão cho phép tôi nhận sự sám hối của Tỳ-kheo tên là…

Đáp: Cho phép. (Cách thức)

(Pháp sám hối cũng giống như trên. Nếu muốn sám hối trong Tăng với hay với một người thì cách thức sám hối với một người cũng giống như vậy.)

Văn phát lồ nghi có tội ở trong Tăng:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… nghi ngờ đối với sự phạm tội. Nay thưa với Tăng để được biết. Sau khi không còn nghi ngờ nữa sẽ sám hối đúng như pháp. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Hướng đến ba người, hai người hay một người cũng thưa như vậy).

--------------------------

Phần 4: PHÁP THUYẾT GIỚI

Văn gởi dục thanh tịnh:

Đại đức nhất tâm niệm! Hôm nay chúng Tăng bố tát thuyết giới. Tỳ-kheo tên là cũng bố tát thuyết giới. Tôi có việc Phật, Pháp, Tăng, hoặc nuôi bệnh. Tôi gởi dục và thanh tịnh nên ghi tên cho tôi. (Người bệnh có năm trường hợp gởi dục.

Hoặc nói cho ông dục, hoặc nói tôi thuyết dục, hoặc nói vì tôi thuyết dục, hoặc nói tôi thuyết dục, hoặc nói vì tôi thuyết dục, hoặc nói rộng đầy đủ là gởi dục. Nhưng không nói lời trả thì không thành.

Văn thọ dục và thanh tịnh:

(Tùy theo khả năng nhớ tên nhiều hay ít. Khi được nhận nên đến trong Tăng thưa như vậy).

Đại đức nhất tâm niệm! Nhiều Tỳ-kheo có việc Phật, Pháp, Tăng, hoặc bị bệnh. Tôi nhận dục và thanh tịnh cho số nhiều Tỳ-kheo. Đối với Tăng sự như pháp tôi gởi dục thanh tịnh. Tôi đã rút thẻ cho họ.

Văn yết-ma sai người giáo thọ Ni:

Đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng sai Tỳ-kheo tên là giáo thọ Tỳ-kheo-ni. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay Tăng sai Tỳ-kheo tên là… giáo thọ Tỳ-kheo-ni. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng sai Tỳ-kheo tên là… giáo thọ Tỳ-kheo-ni thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý sai Tỳ-kheo tên là… giáo thọ Tỳ-kheo-ni. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy. Người kia được sai đi giáo thọ, khi đến trong chùa Ni, nên dạy tập hợp Ni chúng rồi trước tiên nói cho họ về tám pháp không thể trái. Tám pháp đó là:

1. Dẫu cho Tỳ-kheo-ni trăm tuổi hạ, khi thấy vị Tỳ-kheo mới thọ giới cũng phải đứng dậy nghinh đón, đảnh lễ và trải tọa cụ sạch. Pháp này nên tôn trọng và tán thán, suốt đời không được vi phạm.

2. Tỳ-kheo-ni không nên trách mắng nhục mạ Tỳ-kheo, không nên phỉ báng Tỳ-kheo về phá giới, phá kiến và phá oai nghi. Pháp này nên tôn trọng và tán thán, suốt đời không được vi phạm.

3. Tỳ-kheo-ni không được tác pháp Yết-ma cử tội ức niệm, tự ngôn cho Tỳ-kheo. Không được ngăn các vị ấy kiến tội (phát lồ), thuyết giới và tự tứ, không được quở trách Tỳ-kheo mà ngược lại, Tỳ-kheo lại có quyền quở trách Tỳ-kheo-ni. Đây là pháp đáng được tôn trọng và tán thán suốt đời không được vi phạm.

4. Khi Thức-xoa-ma-na đã thọ học giới rồi, nên đến Tỳ-kheo Tăng xin thọ đại giới. Pháp này nên được tôn trọng và tán thán, suốt đời không được vi phạm.

5. Tỳ-kheo-ni phạm tội Tăng tàn, nên nửa tháng ở trong hai bộ Tăng hành pháp Ma-na-đỏa. Pháp này nên tôn trọng và tán thán, suốt đời không được vi phạm.

6. Cứ mỗi nửa tháng đến ngày thuyết giới, Tỳ-kheo-ni nên đến Tăng xin giáo thọ. Pháp này tên tôn trọng và tán thán, suốt đời không được vi phạm.

7. Mùa hạ an cư, Tỳ-kheo-ni không nên ở chỗ không có Tỳ-kheo Tăng. Pháp này phải nên tôn trọng và tán thán, suốt đời không được vi phạm.

8. An cư xong, chúng Tỳ-kheo-ni nên đến Tỳ-kheo Tăng cầu ba việc tự tứ: kiến, văn, nghi. Pháp này nên tôn trọng và tán thán, suốt đời không được vi phạm (nói tám việc không trái phạm, rồi sau đó tùy ý thuyết pháp).

Văn bố tát thuyết giới:

(Đến ngày bố tát, hoặc trong bữa ăn phụ, hay trong bữa ăn chính, vị Thượng tọa xướng như sau:)

Hôm nay là ngày bố tát, lúc… chúng Tăng tập họp ở giảng đường thuyết giới. (Nếu có bốn người hoặc hơn bốn người thì nên tác bạch trước, rồi sau thuyết giới. Còn nếu chỉ có hai người hoặc ba người thì mỗi người hướng về nhau nói:)

Trưởng lão nhất tâm niệm! Hôm nay là ngày thứ mười lăm chúng Tăng thuyết giới. Tôi Tỳ-kheo tên là… thanh tịnh (Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy. Nếu chỉ có một người, nên tâm nghĩ miệng nói:)

Hôm nay là ngày thứ mười lăm chúng Tăng thuyết giới. Tôi Tỳ-kheo tên là… thanh tịnh. (Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy).

Văn lược thuyết giới vì có khởi lên tám nạn sự và có nhân duyên khác:

Tám nạn: 1. Vua. 2. Giặc. 3. Lửa. 4. Nước. 5. Bệnh. 6. Người. 7. Phi nhân. 8. Trùng độc.

Duyên khác: Khi đại chúng nhóm họp, giường tòa bị thiếu. Hoặc trong chúng tập họp có rất nhiều người bị bệnh mà trên mái nhà che không kín. Hoặc trời mưa, hoặc bố tát nhiều, hoặc nhiều việc tranh chấp xảy ra. Luận A Tỳ thuyết pháp đêm đã qua lâu. Khi minh tướng (mặt trời) chưa xuất hiện nên tác bạch yết-ma thuyết giới. Nếu khi minh tướng xuất hiện không được nhận dục thanh tịnh cách đêm. Yết-ma thuyết giới tùy theo việc gần xa, có thể rộng thuyết giới thì rộng thuyết. Nếu không có cách gì xử lý đúng như pháp, có thể lược thuyết thì nên lược thuyết. Nếu không có cách gì xử lý đúng như pháp, hoặc nạn sự quá gần không thể lược thuyết được, thì dời chỗ ngồi đứng dậy nói lược giới, nói lời tựa rồi, ngoài ra nên nói: "Tăng thường nghe". Hoặc nói lời tựa bốn pháp Ba-la-di xong, còn những trường hợp khác chỉ nói "Tăng thường nghe". Như vậy, cho đến chín mươi tội đọa, ngoài ra những trường hợp khác cũng nói như "Tăng thường nghe".

-----------------------

Phần 5: PHÁP AN CƯ

Văn yết-ma tăng sai người phân phòng:

Đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng sai Tỳ-kheo tên là… làm người phân phòng xá và ngọa cụ. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng sai Tỳ-kheo tên là… làm người phân phòng xá và ngọa cụ thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói ra.

Tăng đã đồng ý sai Tỳ-kheo tên là… làm người phân phòng xá và ngọa cụ. Tăng đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Pháp phân phòng, trước hết sai người trị sự chọn lấy một phòng. Còn các phòng khác thưa thượng tọa theo thứ tự nhận lấy).

Đại đức Thượng tọa, phòng xá và ngọa cụ như thế, tùy ý theo sở thích của các vị mà thọ nhận. (Trước hết là phòng của Thượng tọa, tiếp theo thứ hai, thứ ba, thứ tư cho đến pháp Hạ tọa cũng như vậy. Nếu còn phòng dư nên để dành cho Tỳ-kheo khách).

Văn an cư.

Trưởng lão nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… nay nương vào xóm làng như thế, ở phòng như thế trong Già lam như thế! Tiền an cư ba tháng trước mùa hạ. Nếu phòng xá bị hư hoại thì sửa chữa lại. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy). Nương vào vị từ luật như thế. Nếu có việc nghi nên đến hỏi. (Pháp hậu an cư cũng nên thưa như vậy).

Văn thọ bảy ngày:

Đại đức nhất tâm niệm. Tôi Tỳ-kheo tên là… thọ pháp bảy ngày, xuất giới đi ra ngoài vì việc như vậy. Sau khi xong tôi trở về lại trong này an cư. Tôi thưa với Trưởng lão để được biết. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Văn thọ quá bảy ngày:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… thọ pháp quá bảy ngày, hoặc nửa tháng, hoặc một tháng xuất giới đi ra ngoài, vì công việc như thế. Sau khi xong, tôi trở về lại trong này an cư. (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng tác bạch như vậy).

Văn yết-ma cho quá bảy ngày:

Đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý cho Tỳ-kheo tên là… thọ pháp quá bảy ngày, hoặc nửa tháng, hoặc một tháng xuất giới đi ra ngoài vì công việc như vậy, vị ấy sẽ trở về trong này an cư. Đây là lời tác bạch. Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… thọ pháp quá bảy ngày, hoặc nửa tháng, hoặc một tháng xuất giới đi ra ngoài vì việc như vậy, vị ấy sẽ trở về trong này an cư. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng cho phép Tỳ-kheo tên là… thọ pháp quá bảy ngày, hoặc nửa tháng, hoặc một tháng xuất giới đi ra ngoài vì công việc như vậy, vị ấy sẽ trở lại trong này an cư thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý cho Tỳ-kheo tên là… thọ pháp quá bảy ngày, hoặc nửa tháng, hoặc một tháng xuất giới đi ra ngoài vì công việc như vậy, vị ấy sẽ trở về trong này an cư. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay, tôi xin ghi nhận như vậy.

------------------------

Phần 6: PHÁP TỰ TỨ

Văn gởi dục Tự Tứ:

Đại đức nhất tâm niệm. Hôm nay Tăng tự tứ. Tôi Tỳ-kheo tên là… cũng tự tứ. Tôi có bệnh không thể đến được. Tôi xin gởi dục tự tứ (Người bệnh có năm trường hợp gởi dục tự tứ, hoặc nói gửi ông tự tứ, hoặc nói vì tôi thuyết tự tứ, hoặc hiện thân tướng, hoặc nói rộng thì thành Tự tứ. Nếu không nói thì không thành gởi tự tứ).

Văn thọ dục Tự Tứ:

(Tùy theo khả năng nhớ tên nhiều hay ít. Ba lần nói ở trong Tăng, nên thưa như vậy:)

Đại đức nhất tâm niệm! Có số đông Tỳ-kheo bị bệnh không thể đến được. Tôi nhận dục tự tứ cho số đông Tỳ-kheo đó. Tăng sự như vậy gởi dục tự tứ.

Văn Yết-ma Tăng sai trao Tự Tứ cho ngươi:

Đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng sai Tỳ-kheo tên là… tác bạch trao tự tứ cho người. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay Tăng sai Tỳ-kheo tên là… làm người trao tự tứ cho người. Các Trưởng lão nào đồng ý nay Tăng sai Tỳ-kheo tên là… làm người trao tự tứ cho người thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý sai Tỳ-kheo tên là… làm người trao tự tứ cho người. Tăng đồng ý vì im lặng. Nay, tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn bạch Tăng Tự Tứ:

Đại đức nhất tâm niệm! Hôm nay chúng Tăng tự tứ. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Tăng hòa hợp tự tứ. Đây là lời tác bạch.

(Tác bạch như vậy rồi, sau đó tự tứ).

Văn chúng Tăng Tự Tứ:

Đại đức nhất tâm niệm! Hôm nay chúng Tăng tự tứ. Tôi Tỳ-kheo tên là… cũng tự tứ. Nếu có tội được thấy, được nghe hay được nghĩ. Đại đức thương xót chỉ bảo cho tôi. Nếu tôi thấy có tội sẽ sám hối như pháp. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Văn nếu bốn người cùng nhau Tự Tứ:

Trưởng lão nhất tâm niệm! Hôm nay chúng Tăng Tự Tứ. Tôi Tỳ-kheo tên là… cũng tự tứ, tôi thanh tịnh. (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy. Nếu hai người, ba người cũng thưa như vậy. Nếu chỉ có một người thì tâm niệm, miệng nói tự tứ):

Hôm nay, chúng Tăng tự tứ. Tôi Tỳ-kheo tên là… cũng tự tứ, tôi thanh tịnh. (Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy. Pháp tự tứ năm người, hoặc dưới năm người không được thọ dục).

Văn nếu trường hợp có tám nạn bạch Tăng đều nói ba lần Tự Tứ:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tăng có nạn sự. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng đều nói ba lần tự tứ. Đây là lời tác bạch. (Tác bạch như vậy rồi, mỗi người nói ba lần tự tứ. Lại cũng nói ba lần như thế. Nếu nạn sự đến gần không được mỗi việc nói ba lần, cũng không được bạch.

Tỳ-kheo kia nên bỏ nạn này đi).

Văn tác bạch Tăng thọ Y công đức:

Đại đức Tăng lắng nghe! Hôm nay chúng Tăng thọ y công đức. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý, chúng hòa hợp thọ y công đức. Đây là lời tác bạch (Tăng nên hỏi vị nào có thể giữ y công đức? Nếu có người nói có thể thì nên sai).

Văn yết-ma sai người giữ Y công đức:

Đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay sai Tỳ-kheo tên là… vì Tăng giữ y công đức. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay Tăng sai Tỳ-kheo tên là… giữ y công đức cho Tăng. Các Trưởng lão nào đồng ý, nay Tăng sai Tỳ-kheo tên là… giữ y công đức cho Tăng thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý sai Tỳ-kheo tên là… giữ y công đức cho Tăng.

Tăng đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn yết-ma Y công đức và người thọ Y:

Đại đức Tăng lắng nghe! Nơi trụ xứ của Tăng này được y có thể phân chia, nên chia cho Tăng hiện tiền. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng đem y này giao cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo này nên giữ y này vì Tăng nhận làm y công đức, thọ trì nơi trú xứ này. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Nơi trụ xứ của Tăng này được y có thể phân chia, nên chia cho Tăng hiện tiền. Nay Tăng đem y này giao cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo… này nên giữ y này vì Tăng nhận làm y công đức, thọ trì nơi trú xứ này. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng đem y này giao cho

Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo… này nên giữ y này vì Tăng nhận làm y công đức, thọ trì nơi trú xứ này thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý đem y này giao cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo… này nên giữ y này vì Tăng nhận làm y công đức, thọ trì nơi trú xứ này. Tăng đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn người giữ Y công đức mang Y đến trước chúng Tăng:

(Tùy theo chỗ mà các Tỳ-kheo vừa đưa tay đụng y, nói: Được. Khi được rồi, nên nói như vầy:)

Y này chúng Tăng sẽ thọ làm y công đức, y này nay chúng Tăng thọ làm y công đức, y này chúng Tăng đã thọ làm y công đức. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Văn chúng Tăng mỗi vị thọ Y công đức:

Người thọ đã khéo thọ. Trong đây những công đức có được đều có phần của tôi. Vị trì y nên trả lời: Được.

Văn xuất Y công đức:

Chúng Tăng tập họp hòa hợp, người chưa thọ đại giới đã ra, người không đến thì thuyết dục. Nay Tăng hòa hợp để làm gì? (Nên đáp: Xuất y công đức).

Đại đức Tăng lắng nghe! Hôm nay là ngày chúng Tăng xuất y công đức. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng hòa hợp xuất y công đức. Đây là lời tác bạch.

------------------------

Phần 7: PHÁP PHÂN CHIA Y VẬT

Văn Yết-ma Tăng phân chia Y vật:

Đại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ này hoặc y hoặc phi thời y nên phân chia cho Tăng hiện tiền. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo ấy nên trao lại cho Tăng. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ này hoặc y, hoặc phi thời y nên phân chia cho Tăng hiện tiền. Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo ấy nên trao lại cho Tăng. Các Trưởng lão nào đồng ý, trụ xứ này, hoặc y hoặc chẳng phải y nên phân chia cho Tăng hiện tiền. Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo ấy nên trao lại cho Tăng thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý trao cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo ấy nên trao lại cho Tăng. Tăng đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Nếu trụ xứ có hai, ba người được thí y vật nên giữ lại, cùng hướng đến nhau thưa như vậy:)

Trưởng lão nhất tâm niệm! Trụ xứ này được y vật có thể phân chia cho Tăng hiện tiền nên chia.

Trong đó không đủ Tăng nên y này là vật thuộc về tôi, tôi thọ dụng. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Nếu chỉ có một người thì nên tâm niệm miệng nói).

Trụ xứ này được y vật có thể phân chia nên chia cho Tăng hiện tiền, ở đây không đủ Tăng, y này là vật thuộc về tôi, tôi thọ dụng. (Lần thứ hai, thứ ba cũng như vậy).

Văn người nuôi bệnh mang Y vật của người mất đến trong Tăng thưa:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… mạng chung ở trú xứ này, những vật dụng dư nhiều như y, bát, tọa cụ, ống đựng kim, đồ đựng y và bồn chậu nên chia cho Tăng hiện tiền ở trú xứ này. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Văn Yết-ma y bát của người viên tịch cho người chăm sóc bệnh:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… viên tịch, những đồ vật dùng dư nhiều như y, bát, ngọa cụ, ống đựng kim, đồ đựng y và bồn chậu nên chia cho Tăng hiện tiền. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng cho người chăm sóc bệnh tên là… Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… viên tịch, những đồ vật dùng dư nhiều như y, bát, ngọa cụ, ống đựng kim, đồ đựng y và bồn chậu nên phân chia cho Tăng hiện tiền. Nay Tăng cho người chăm sóc bệnh tên là… Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng cho người chăm sóc bệnh tên là… những đồ vật dùng dư nhiều như y, bát, ngọa cụ, ống đựng kim và bồn chậu thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý cho người chăm sóc bệnh tên là… những đồ vật dùng dư nhiều như y, bát, ngọa cụ, ống đựng kim, đồ đựng y và bồn chậu. Tăng đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn yết-ma phân chia những Y vật khác của người viên tịch cho Tăng:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… viên tịch, những đồ dùng của vị ấy hoặc y hoặc phi thời y nên chia cho Tăng hiện tiền. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo ấy sẽ trao lại cho Tăng. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… viên tịch, những đồ dùng của vị ấy hoặc y hoặc phi thời y nên phân chia cho Tăng hiện tiền. Nay Tăng cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo ấy sẽ trao lại cho Tăng. Các Trưởng lão nào đồng ý, Tỳ-kheo tên là… viên tịch, những đồ dùng của vị ấy hoặc y hoặc phi thời y nên phân chia cho Tăng hiện tiền, nay Tăng cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo ấy sẽ trao lại cho Tăng thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo ấy sẽ trao lại cho Tăng. Tăng đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn chỉ có hai người, ba người phân chia y vật của người viên tịch:

(Nếu trụ xứ chỉ có hai hoặc ba người muốn phân chia y vật của người viên tịch. Các vị nên hướng về với nhau mà thưa như vậy:)

Trưởng lão nhất tâm niệm! Tỳ-kheo tên là… viên tịch, những đồ dùng của vị ấy hoặc y, hoặc phi thời y nên phân chia cho Tăng hiện tiền. Nhưng trụ xứ này không có Tăng, y vật đó thuộc về tôi. Tôi nên thọ dụng. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Nếu chỉ có một người thì tâm niệm miệng nói:)

Tỳ-kheo tên là… viên tịch, những đồ dùng của vị ấy hoặc y, hoặc phi thời y nên phân chia cho Tăng hiện tiền. Nhưng trụ xứ này không có Tăng, y vật đó thuộc về tôi. Tôi nên thọ dụng. (Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy).

-----------------------

Phần 8: PHÁP TÁC TỊNH

Văn kết tác tịnh địa:

ệt, hoặc của người kinh doanh khi làm chùa phân xử. 2. Hoặc làm chùa chưa xong. 3. Xung quanh chùa không có hàng rào hoặc vách; hoặc chỉ có nửa hàng rào và vách. 4. Tăng tác bạch nhị Yết-ma kết).

Đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng kết nơi… làm tịnh địa. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay Tăng kết nơi… làm tịnh địa. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng kết nơi… làm tịnh địa thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý kết nơi… làm tịnh địa. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Nếu Tăng-già-lam nghi trước đã có tịnh địa thì nên giải rồi sau đó kết lại).

Văn yết-ma sai người coi xét tịnh pháp:

(Người kia như pháp xem xét đồ ăn uống sạch và tăm xỉa răng, những việc như thế).

Đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý cho Tỳ-kheo tên là… có thể vì Tăng làm người tịnh pháp. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… có thể vì Tăng làm người tịnh pháp. Các Trưởng lão nào đồng ý Tỳ-kheo tên là… làm người tịnh pháp thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý Tỳ-kheo tên là… làm người tịnh pháp. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Sai làm suy-na trải ngọa cụ Tăng, phân chia cháo cho Tăng, phân chia bánh và áo tăm mưa; phân chia chỗ cho Sa-di, giữ người làm vườn của Tăng. Những việc như vậy Yết-ma giống nhau, nhưng xưng việc thì khác).

Văn chân thật tịnh thí:

Trưởng lão nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… có y dư này chưa làm thanh tịnh, nay để được thanh tịnh, tôi bố thí cho Trưởng lão làm thanh tịnh chân thật. (Người làm tịnh thí chân thật nên hỏi với thí chủ nhân sau mới được thọ dụng).

Văn lần lượt tịnh thí:

Trưởng lão nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… có y dư này chưa làm thanh tịnh. Vì để trở thành thanh tịnh tôi bố thí cho Trưởng lão. (Người thọ thỉnh nên nói như vậy).

Trưởng lão nhất tâm niệm! Ngài có y dư này chưa làm thanh tịnh. Vì để nó trở thành vật thanh tịnh nên đã bố thí cho tôi. Nay tôi xin nhận. (Nhận rồi nên hỏi người kia):

Người thí chủ là ai? (Người kia nên nói)

Đem cho người nào đó (Người thọ thỉnh nên nói như vậy).

Trưởng lão nhất tâm niệm! Ngài có y dư chưa làm thanh tịnh. Vì để nó trở thành thanh tịnh nên đã bố thí cho tôi. Tôi đã thọ nhận y này và thuộc về vị… rồi. Ngài … nên hộ trì và sử dụng tùy ý. (Người lần lượt tịnh thí, hoặc được hỏi, không hỏi cũng tùy ý dùng).

Văn nhận thuốc bảy ngày:

(Trước hết đến tịnh nhân nhận thuốc rồi mang đến chỗ đại Tỳ-kheo thưa:)

Trưởng lão nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… vì có bệnh nhận thuốc bảy ngày và ngủ chung với nó bảy ngày. Nay tôi đến trực tiếp Trưởng lão nhận. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Văn nhận thuốc suốt đời:

(Trước đã đến tịnh nhận nhận rồi, mang đến chỗ Đại Tỳ-kheo thưa:)

Đại đức nhất tam niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… có bệnh, đây là thuốc dùng trọn đời và được ở chung với thuốc và dùng lâu dài. Nay tôi đến trực tiếp Trưởng lão nhận. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Không để qua đêm, không thọ bằng miệng).

-----------------------

Phần 9: PHÁP TINH LINH

Văn yết-ma xin làm phòng nhỏ:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… tự xin làm phòng, không có chủ tự làm cho mình. Nay tôi đến trước chúng Tăng xin biết chỗ không có nạn, không trở ngại. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Tăng nên xem xét Tỳ-kheo này. Nếu có thể tin tưởng thì cho phép. Nếu không tin tưởng thì tất cả Tăng nên đến chỗ đó xem, hoặc sai người tin cậy đến xem. Sau khi xem xong thì Yết-ma).

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… tự xin làm nhà, không có chủ tự làm. Nay đến trước Tăng xin chỗ đã được xem xét không có nạn, không trở ngại. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng cho Tỳ-kheo tên là… chỗ đã được xem xét không có nạn, không có sự trở ngại. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… tự xin làm nhà, không có chủ tự làm. Nay đến trước Tăng xin chỗ đã được xem xét không có nạn, không có sự trở ngại. Nay Tăng cho Tỳ-kheo tên là… chỗ đã được xem xét không có nạn, không có sự trở ngại. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng cho Tỳ-kheo tên là… chỗ đã được xem xét không có nạn, không có sự chướng ngại thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý cho Tỳ-kheo tên là… chỗ đã được xem xét không có nạn, không có sự trở ngại. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc ấy nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Tiếp theo sau là văn Yết-ma làm phòng lớn cũng giống như văn này. Chỉ nói có chủ là khác).

Văn thức ăn đã đủ thọ thức ăn dư:

(Nên mang thức ăn đến vị Tỳ-kheo kia, thưa như vầy:

Bạch Đại đức! Tôi ăn đã đủ. Đại đức xem như vậy, biết như vậy và làm phép dư thực cho. (Người kia nên lấy một ít thức ăn rồi nói).

Tôi đã ăn (làm phép dư thực) rồi, Đại đức có thể dùng thức ăn đó đi!

Văn nhận rồi làm phép tàn thực:

(Nên mang thức ăn đến trước Tỳ-kheo kia thưa:)

Bạch Trưởng lão! Tôi đã thọ thỉnh Trưởng lão xem như vậy, biết như vậy làm phép dư thực. (Người kia nên lấy một ít thức ăn, rồi nói).

Tôi đã ăn (làm phép dư thực) rồi, Đại đức có thể dùng thức ăn đó được.

Văn thọ thỉnh rồi, trước và sau bữa ăn vào nhà người khác dặn dò:

Trưởng lão nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… đã nhận lời của người… mới, vì có duyên sự nên muốn đến xóm làng như thế, vào nhà như thế.

Nay thưa để Trưởng lão biết.

Văn dặn dò vào thôn phi thời.

Trưởng lão nhất tâm niệm! Tôi tên là… phi thời vào xóm làng như thế, đến nhà như thế vì có duyên sự như vậy. Nay tôi thưa để Trưởng lão biết.

TỲ KHEO NI TẠP YẾT MA, ĐÀM VÔ ĐỨC LUẬT, TAM TẠNG PHÁP SƯ XUẤT

Phần 1: CÁC PHÁP KẾT GIỚI

(Pháp kết, giải các giới, quý vị ghi thứ tự tất cả đều giống với Đại Tăng, chỉ có khác là xưng Ni đại tỷ).

Phần 2: PHÁP THỌ GIỚI.

Văn yết-ma Tỳ-kheo-ni xin nuôi chúng:

(Nếu Tỳ-kheo-ni muốn độ người, nên đến trước Tỳ-kheo Ni Tăng, trạch vai áo bên phải, cởi giày dép, đảnh lễ Tăng rồi chấp tay thưa như vầy:) Đại tỷ Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo-ni tên là… Nay đến trước Tăng xin độ người thọ giới Cụ túc. Xin Tăng cho phép tôi được độ người cho thọ giới Cụ túc. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Văn yết-ma Ni Tăng cho nuôi chúng:

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo-ni này tên là… Nay đến trước chúng Tăng xin độ người cho thọ giới Cụ túc. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng đồng ý cho Tỳ-kheo-ni tên là… độ người cho thọ giới Cụ túc. Đây là lời tác bạch.

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo-ni này tên là… Nay đến trước chúng Tăng xin độ người cho thọ giới Cụ túc. Nay Tăng đã đồng ý cho Tỳ-kheoni tên là… độ người cho thọ giới Cụ túc. Các Đại tỷ nào đồng ý Tăng cho Tỳ-kheo-ni tên là… độ người cho thọ giới Cụ túc thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý cho Tỳ-kheo-ni tên là… độ người cho thọ giới cụ túc. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn độ Sa-di-ni.

(Nếu người đó muốn cạo tóc ở trong chùa thì đến từng phòng các vị thưa họ biết, rồi sau đó mới cạo tóc. Nên thưa như vầy:)

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Người… này muốn theo vị tên là… cạo tóc.

Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý cho người tên là… cạo tóc. Đây là lời tác bạch. (Nên tác bạch xong rồi mới cạo tóc. Nếu muốn xuất gia ở trong Tỳ-kheo-ni thì nên đến từng phòng các vị Tăng thưa cho họ biết. Nên thưa như vầy).

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Người… này muốn đến cầu xuất gia với vị tên là… Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý cho người… này xuất gia. Đây là lời tác bạch. (Tác bạch như vậy rồi mới cho xuất gia. Dạy người xuất gia mặc cà sa rồi, để lộ vai bên phải, cởi giày dép, quỳ gối chấp tay, dạy họ thưa như vầy:)

Con tên là… quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng. Nay con xuất gia theo Đức Phật, Hòa thượng của con tên là… Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác là Thế Tôn của con. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Con tên là… quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng. Nay con xuất gia theo Đức Phật. Hòa thượng của con tên là… Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác là Thế Tôn của con. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Thưa như vậy rồi thọ giới).

Suốt đời không được sát sinh. Đây là giới Sadi-ni. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Suốt đời không được trộm cắp. Đây là giới Sadi-ni. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Suốt đời không được dâm dục. Đây là giới Sadi-ni. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Suốt đời không được nói lời dối trá. Đây là giới Sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Suốt đời không được uống rượu. Đây là giới Sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Suốt đời không được thoa dầu thơm, đeo hoa trên thân. Đây là giới Sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Suốt đời không được ca múa, tấu nhạc cũng không được đến xem nghe. Đây là giới Sa-di-ni.

Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Suốt đời không được ngồi trên giường cao, giường lớn. Đây là giới Sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Suốt đời không được ăn phi thời. Đây là giới Sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Suốt đời không được cất giữ vàng bạc, châu báu và vật báu. Đây là giới Sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Đây là mười giới của Sa-di-ni suốt đời không được phạm, nên cúng dường Tam bảo: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo, siêng năng tu tập ba nghiệp, tọa thiền, tụng kinh và làm việc trong chúng sai. (Cho phép đồng nữ mười tám tuổi hai năm học giới, đủ hai mươi tuổi ở trong Tỳ-kheo Tăng thọ đại giới. Nếu người đã có chồng phải mười tuổi. Cho họ học giới hai năm, đủ mười hai tuổi cho thọ giới Cụ túc. Nên cho hai năm học giới như vậy).

Văn Thức-xoa-ma-na thọ sáu pháp:

(Sa-di-ni nên đến trong chùa Tỳ-kheo-ni, để lộ vai bên phải, cởi dép đảnh lễ Tỳ-kheo Ni Tăng, rồi quỳ gối chấp tay thưa như vầy).

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Con Sa-di-ni tên là… theo Tăng xin hai năm học giới. Hòa thượng của con tên là… Nguyện Tăng tế độ con, xin Tăng rủ lòng thương xót cho con hai năm học giới. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Nên dẫn Sa-dini đến chỗ không nghe mà thấy. Sau đó, trong chúng sai người có khả năng Yết-ma, tác bạch như vầy).

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Sa-di-ni này tên là… theo Tăng xin hai năm học giới, Hòa thượng Ni tên là… Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng cho Sa-di-ni tên là… hai năm học giới, Hòa thượng Ni tên là… Đây là lời tác bạch.

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Sa-di-ni này tên là… theo Tăng xin hai năm học giới, Hòa thượng Ni tên là… Nay Tăng cho Sa-di-ni tên là… hai năm học giới. Hòa thượng Ni tên là… Các Đại tỷ nào đồng ý Tăng cho Sa-di-ni tên là… hai năm học giới, Hòa thượng tên là… thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là Yết-ma lần thứ nhất. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Tăng đã đồng ý cho Sa-di-ni tên là… hai năm học giới, Hòa thượng tên là… Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Nên gọi đương sự đến đảnh lễ Tăng và giới sư cho sáu pháp).

Ngươi hãy lắng nghe! Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói sáu pháp:

1. Không được phạm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục. Nếu Thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng tử. Nếu cùng với người nam có tâm nhiễm ô hai thân xúc chạm nhau thì phạm giới nên phải thọ giới lại. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

2. Không được trộm cắp, cho đến một cộng cỏ lá cây. Nếu Thức-xoa-ma-na nào lấy của người năm tiền hoặc hơn năm tiền, tự mình lấy hay dạy người lấy, tự đoạn hay dạy người đoạn, tự phá hay dạy người phá, hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc làm cho hoại sắc thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Nếu lấy dưới năm tiền thì phạm giới phải thọ lại. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

3. Không được cố ý giết hại chúng sinh, cho đến loài kiến. Nếu Thức-xoa-ma-na nào cố ý tự tay mình đoạn mạng người, tìm dao đưa cho người, bảo chết, khuyên chết, khen chết, hoặc cho người uống thuốc độc, hoặc làm đọa thai, hoặc dùng bùa chú trù yếm, tự mình làm hoặc dạy người làm thì chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Nếu đoạn mạng chúng thuộc loài không thể biến hóa thì phạm giới phải thọ lại. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

4. Không được nói dối cho đến nói đùa giỡn. Nếu Thức-xoa-ma-na nào không chân thật, thực sự mình không có mà tự xưng là tôi được pháp hơn người, nói: Tôi đắc thiền, đắc giải thoát, đắc bốn định không, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đàhàm, qua A na hàm, quả A-la-hán, rồi nói, cho đến trời, rồng, quỷ thần cũng cúng dường, thì không phải là Thức-xoa-ma-na, không phải là Thích chủng nữ. Nếu ở trong chúng cố tình nói dối là phạm giới phải thọ lại. Trong giới này trọn đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

5. Không được ăn phi thời. Nếu Thức-xoa-ma-na nào ăn phi thời tức là phạm giới phải thọ giới lại. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

6. Không được uống rượu. Nếu Thức-xoa-ma-na nào uống rượu tức là phạm giới phải thọ giới lai. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Thức-xoa-ma-na học hết tất cả giới của Tỳ-kheo-ni, trừ vì Tỳ-kheo-ni tự lấy thức ăn mà ăn, quá thực.

Văn Thức-xoa-ma-na Ni ở trong Tăng thọ đại giới

(Nên cầu Hòa thượng, văn tác bạch như sau:)

Đại tỷ nhất tâm niệm! Con tên là… nay cầu A di làm Hòa thượng, cúi xin A di vì con làm Hòa thượng. Con nương nơi A di được thọ giới. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Vị Hòa thượng nên trả lời: Được! Nếu Thức-xoa-ma-na nào học giới rồi, đã đủ hai mươi tuổi, hoặc đủ mười hai tuổi nên cho thọ đại giới. Bạch tứ Yết-ma cho giới như vậy:

Dẫn người thọ giới đến đứng chỗ mắt thấy mà tai không nghe, trong khi ấy giới sư nên sai một vị giáo thọ, tác bạch như sau:)

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Người này tên là… đến Hòa thượng Ni hiệu là… cầu thọ đại giới. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý Tỳ-kheo-ni tên là… làm giáo thọ sư. Đây là lời tác bạch.

Giáo thọ sư nên đến chỗ người thọ giới nói:

Này cô! An-đà-hội, Uất-đa-la-tăng, Tăng-giàlê, Tăng-yết-chi, Y phú kiên và bình bát. Những y bát này ngươi đã có chưa?

Đáp: Đã có.

Cô hãy lắng nghe! Nay chính là lúc cần nói đúng sự thật! Nay tôi hỏi cô. Có thì cô nói có, không thì nói không. Cô chưa từng làm Tỳ-kheoni chứ? Cô không phải với tâm giặc thọ giới chứ? Cô không giết cha, giết mẹ và giết A-la-hán chứ? Cô chẳng phải phi nhân chứ? Cô chẳng phải súc sinh, chẳng phải người hai căn chứ? Cô tên gì? Hòa thượng của cô hiệu gì? Cô đã đủ hai mươi tuổi chưa? Y bát có đủ không? Cha mẹ hoặc phu chủ có cho phép cô không? Cô không mắc nợ của ai chứ? Cô không phải là tôi tớ chứ? Cô có phải là người nữ không? Người nữ có mắc các căn bệnh hủi trắng, ung thư, càn tiêu, lác, điên cuồng, hai căn, hai đường hiệp lại, đại tiểu tiện thường rỉ chảy, đàm giải thường tiết ra. Cô có các chứng bệnh như vậy không?

Đáp: Không (Nên nói với họ).

Như tôi đã hỏi, chút nữa trong Tăng cũng sẽ hỏi như vậy, cô cũng phải trả lời đúng như vậy. (Vị giáo thọ hỏi xong, trở lại trong Tăng, với oai nghi bình thường, chỗ có thể đưa tay đụng các Tỳ-kheo-ni, đứng nơi đó tác bạch).

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Người này tên là… đến Hòa thượng Ni hiệu là… cầu thọ đại giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Tôi đã giáo thọ xong, Tăng cho phép tôi sẽ kêu họ vào. Đây là lời tác bạch. (Giáo thọ sư nên gọi người thọ giới vào, vào rồi bưng y bát dạy đảnh lễ Tỳ-kheo

Ni Tăng, rồi quỳ trước mặt giới sư chấp tay bạch:) Đại tỷ Tăng lắng nghe! Con tên là… đến Hòa thượng Ni hiệu là… cầu thọ đại giới. Nay con tên là… đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… cúi xin chúng Tăng cứu vớt con, từ bi. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Khi ấy giới sư nên tác bạch).

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Người này tên là… đến Hòa thượng hiệu là… cầu thọ đại giới. Nay người này tên là… đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý cho phép tôi hỏi các nạn sự. Đây là lời tác bạch:

Cô hãy lắng nghe! Nay chính là lúc cần nói đúng sự thật. Nay tôi hỏi cô. Có thì nói có, không thì nói không.

Cô chưa từng làm Tỳ-kheo-ni chứ? Cô không phải với tâm giặc thọ giới chứ? Cô không giết cha, giết mẹ và giết A-la-hán chứ? Cô không phải là phi nhân chứ? Cô chẳng phải là súc sinh chứ? Cô không phải là người hai căn chứ? Cô tên gì? Hòa thượng của cô hiệu gì? Cô đã đủ hai mươi tuổi chưa? Y bát có đủ không? Cha mẹ và phu chủ có cho phép cô không? Cô không phải là người mắc nợ chứ? Cô không phải là tôi tớ chứ? Cô là người nữ phải không? Người nữ có các chứng bệnh hủi trắng, ung thư, càn tiêu, lác, điên cuồng, hai căn, hai đường hiệp lại, đường đại tiểu tiện thường bị rỉ chảy, đàm giải thường tiết ra. Cô có các chứng bệnh như vậy không?

Đáp: Không (nên tác bạch:)

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Người này tên là… theo Hòa thượng Ni hiệu… xin thọ đại giới. Nay người này tên là… đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… người này nói thanh tịnh không có các nạn sự, đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng trao cho người tên là… đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… Đây là lời tác bạch.

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Người này tên là… cầu Hòa thượng Ni hiệu là… thọ đại giới. Nay người này tên là… đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… Người này nói thanh tịnh không có các nạn sự, đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ. Nay Tăng trao cho người này tên là… đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là. Các Đại tỷ nào đồng ý nay Tăng trao cho người tên là… đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là lần Yết-ma thứ nhất. (Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy).

Tăng đã đồng ý cho người tên là… thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc ấy nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn người thọ giới cùng với Tỳ-kheo Ni Tăng đến trong đại giới Tỳ-kheo Tăng:

(Người thọ giới nên cùng Tỳ-kheo Ni Tăng đến trong Tỳ-kheo Tăng, đảnh lễ sát chân, rồi quỳ gối chấp tay thưa:)

Đại đức Tăng lắng nghe! Con tên là… theo Hòa thượng Ni hiệu là… cầu thọ đại giới. Con tên là… nay đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… cúi xin Tăng cứu vớt con, từ bi! (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Giới sư trong này nên tác bạch đã hỏi các nạn sự).

Đại đức Tăng lắng nghe! Người này tên là… theo Hòa thượng Ni hiệu là… cầu thọ đại giới. Người này tên là… nay đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý cho phép tôi hỏi các nạn sự. Đây là lời tác bạch.

Cô hãy lắng nghe! Nay chính là lúc cần nói đúng sự thật, thật thì nói thật, không thật thì nói không thật. Nay tôi hỏi, cô cần phải trả lời đúng sự thật:

Cô chưa từng làm Tỳ-kheo-ni chứ? Cô không phải với tâm giặc thọ giới chứ? Cô không giết cha mẹ và A-la-hán chứ? Cô không phải là phi nhân chứ? Cô không phải là súc sinh chứ? Cô không phải là người hai căn chứ? Cô tên gì? Hòa thượng của cô hiệu gì? Cô đã đủ hai mươi tuổi chưa? Y bát có đủ không? Cha mẹ và phu chủ có cho phép cô không? Cô không phải là người mắc nợ chứ? Cô không phải là nô tỳ chứ? Cô là người nữ phải không? Người nữ có các chứng bệnh hủi trắng, ung thư, càn tiêu lác, điên cuồng, hai căn, hai đường hợp lại, đường đại tiểu tiện thường rỉ chảy, đàm dải thường tiết ra. Cô có các chứng bệnh như vậy không? (Nếu trả lời không thì nên hỏi).

Cô học giới chưa? Cô có thanh tịnh không? (Nếu nói đã học giới, đã thanh tịnh thì nên hỏi Tỳ-kheo-ni khác).

Cô này đã học giới chưa và thanh tịnh không? (Nếu nói đã học giới và đã thanh tịnh thì nên tác bạch yết-ma).

Đại đức Tăng lắng nghe! Người này tên là… theo Hòa thượng Ni hiệu là… cầu thọ đại giới. Người này tên là… nay đến Tăng xin thọ đại giới.

Người này tên là… nay đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… đã nói thanh tịnh không có các nạn sự đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ, đã học giới và thanh tịnh. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng cho người tên là… thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Người này tên là… theo Hòa thượng Ni hiệu là… cầu thọ đại giới. Nay người này tên là… đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… đã nói thanh tịnh, không có các nạn sự, đủ hai mươi tuổi, y bát đầy đủ và đã học giới thanh tịnh. Nay Tăng cho người tên là… này thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… các Trưởng lão nào đồng ý Tăng cho người tên là… thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là lần Yết-ma thứ nhất. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Tăng đã đồng ý cho người tên là… thọ đại giới, Hòa thượng Ni hiệu là… Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy. Thiện nữ hãy lắng nghe! đức Như Lai, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói tám pháp Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni nào phạm thì chẳng phải là Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ nữa.

1. Nhất quyết không được làm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục. Nếu Tỳ-kheo nào làm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục, cho đến cùng loài súc sinh thì vị ấy chẳng phải là Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, cô có thể giữ được không?

Đáp: Được.

2. Không được trộm cắp, cho đến cộng cỏ là cây. Nếu Tỳ-kheo-ni nào lấy của người năm tiền hoặc hơn năm tiền, tự lấy hoặc dạy người khác lấy, tự phá hoại hoặc dạy người khác phá hoại, tự đoạn hoặc dạy người khác đoạn, hoặc đốt, chôn và làm hoại sắc thì vị ấy chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, cô có thể giữ được không?

Đáp: Được.

3. Không được đoạn mạng chúng sinh, cho đến loài kiến nhỏ. Nếu Tỳ-kheo-ni nào tự tay đoạn mạng người, hoặc dạy người giết, cầm dao đưa cho người, hướng dẫn sự chết khen sự chết, khuyên chết, cho người uống thuốc độc, làm đọa thai, dùng chú thuật, nguyền rủa yếm hại, hoặc tự làm, phương tiện dạy người làm thì vị ấy chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, cô có thể giữ được không?

Đáp: Được.

4. Không được nói dối, cho đến nói đùa giỡn. Nếu Tỳ-kheo-ni nào không chân thật, mình chẳng có mà tự xưng mà tự xưng: "Tôi đắc pháp thượng nhân, đắc thiền, đắc giải thoát, Tam-muội chánh thọ, đắc quả Tu-đà-hoàn, đắc quả Tư-đà-hàm, đắc quả A na hàm, đắc quả A-la-hán. Nói trời, rồng, quỷ thần đến cúng dường tôi, thì vị ấy chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, cô có thể giữ được không?

Đáp: Được.

5. Không được hai thân xúc chạm nhau, cho đến cùng với loài súc sinh. Tỳ-kheo-ni nào có tâm nhiễm ô cùng với người nam tâm nhiễm ô hai thân xúc chạm nhau, từ nách trở xuống, từ đầu gối trở lên, hoặc xoa, hoặc đẩy, hoặc rờ xuôi, hoặc rờ ngược, hoặc kéo, hoặc xô, hoặc bồng lên, hoặc thả xuống, hoặc nắm, hoặc chà nhanh, thì vị ấy chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, cô có thể giữ được không?

Đáp: Được.

6. Không được phạm tám việc, cho đến cùng với loài súc sinh. Nếu Tỳ-kheo-ni nào có tâm nhiễm ô cho người nam tâm nhiễm ô nắm tay, nắm y cho đến chỗ vắng, đứng nơi chỗ vắng, nói chuyện nơi chỗ vắng, hoặc cùng đi, hoặc hai thân kề nhau, cùng hẹn. Nếu ai phạm tám việc này thì chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, cô có thể giữ được không?

Đáp: Được.

7. Không được che giấu trọng tội của người, cho đến Đột-kiết-la, thuyết ác. Nếu Tỳ-kheo-ni nào biết Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di mà không cử tội, không thưa Tăng, không nói với ai. Sau đó, vào một thời gian khác Tỳ-kheo-ni này thôi tu, hoặc bị diệt tẫn, hoặc không cho sống và sinh hoạt chung với Tăng, hoặc vào ngoại đạo. Sau đó, vị ấy nói như vầy: Trước đây, tôi biết người này phạm tội như vậy, như vậy thì vị ấy chẳng phải Tỳ-kheoni, chẳng phải Thích chủng nữ, vì che giấu trọng tội của người khác. Trong giới này suốt đời không được phạm, cô có thể giữ được không?

Đáp: được.

8. Không được tùy tiện theo Tỳ-kheo bị cử tội, cho đến Sa-di. Nếu Tỳ-kheo-ni nào biết Tỳ-kheo bị Tăng cử tội như pháp, như Tỳ-ni, như lời Phật dạy, phạm oai nghi chưa sám hối, không được tác pháp cộng trú mà tùy tiện theo Tỳ-kheo kia để nói chuyện. Các Tỳ-kheo kia can gián Tỳ-kheo-ni này: Đại tỷ, Tỳ-kheo kia bị Tăng cử tội đúng pháp, đúng Tỳ-ni, đúng lời Phật dạy, phạm oai nghi chưa sám hối, không tác pháp cộng trú, cô đừng tùy tiện theo Tỳ-kheo kia để nói chuyện. Khi các Tỳ-kheoni kia can gián mà Tỳ-kheo-ni này kiên trì không bỏ, các Tỳ-kheo-ni nên can gián cho đến ba lần để bỏ việc này. Đến ba lần can gián bỏ thì tốt, nếu không bỏ thì vị này chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ, vì phạm tội tùy tiện theo người bị cử tội. Trong giới này suốt đời không được phạm, cô có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Thiện nữ hãy lắng nghe! Đức Như Lai, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói pháp bốn y. Người xuất gia làm Tỳ-kheo-ni phải nương theo đó, vì pháp của người xuất gia.

1. Nương nơi y phấn tảo là pháp của Tỳ-kheoni xuất gia. Trong pháp này, suốt đời cô có thể giữ được không? Đáp: Được. Nếu được lợi dưỡng, Đàn-việt cúng y, cắt rọc may thành thì nên nhận.

2. Nương nơi khất thực là pháp của Tỳ-kheoni xuất gia. Trong pháp này, suốt đời cô có thể giữ được không? Đáp: Được. Nếu được lợi dưỡng, hoặc Tăng sai thọ trai, đàn-việt cúng thức ăn vào những ngày mồng tám, mười lăm, mồng một, hoặc chúng Tăng thường thọ trai, đàn-việt thỉnh thọ trai thì được nhận.

3. Nương dưới gốc cây để ngồi là pháp của Tỳ-kheo-ni xuất gia. Trong pháp này suốt đời cô có thể giữ được không? Đáp: Được. Nếu được lợi dưỡng, người cho phòng riêng, nhà có nóc nhọn, phòng nhỏ, hang đá, hai phòng có một cửa thông thì được nhận.

4. Nương nơi thuốc hư nát là pháp của Tỳ-kheo-ni xuất gia. Trong pháp này suốt đời cô có thể giữ được không? Đáp: Được. Nếu được lợi dưỡng như tô, dầu, sinh tô, mạch, đường phèn thì được nhận.

Cô đã thọ giới rồi, bạch tứ Yết-ma như pháp thành tựu, đúng cách, Hòa thượng như pháp, Axà-lê như pháp và có đầy đủ hai bộ Tăng. Cô nên khéo thọ giáo pháp, nên siêng năng giáo hóa làm việc phước đức, tu bổ tháp, cúng dường Phật, Pháp, Tăng. Hòa thượng, A-xà-lê dạy bảo những điều như pháp cô không được chống lại. Nên học hỏi, tụng kinh, siêng cầu phương tiện để ở trong Pháp Phật đạt được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đàhàm, quả A na hàm và quả A-la-hán thì tâm xuất gia ban đầu của cô mới không bị uổng phí, không đoạn dứt quả báo. Những gì chưa biết nên hỏi Hòa thượng, A-xà-lê. (Khi giải tán, bảo người thọ đi trước).

Văn thọ y bát:

(Văn thọ ngũ y bát và văn thỉnh y chỉ, nó hoàn toàn giống, chỉ khác từ Ni tỷ).

Phần 3: PHÁP TỘI KHÁC

Văn Tỳ-kheo-ni đến hai bộ Tăng xin Yết-ma ma-na-đỏa:

(Trị Tỳ-kheo-ni phạm tội Tăng Tàn, không che giấu chỉ có nửa tháng, đến trong hai bộ Tăng hành Ma-na-đỏa. Khi hành Ma-na-đỏa xong cho xuất tội. Khi Yết-ma Ma-na-đỏa, đại Tăng phải có đủ bốn (người) vị trở lên, Ni Tăng cũng vậy. Còn khi xuất tội, mỗi bộ Tăng cần phải có đủ hai mươi vị. Cô Ni ấy đến trong Tăng, cởi giày dép, để lộ vai bên phải, đảnh lễ Tăng rồi quỳ gối chấp tay, theo hai bộ Tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa, nên thưa như vầy:)

Đại đức Tăng lắng nghe! Con Tỳ-kheo-ni tên là… phạm tội Tăng tàn … Nay đến hai bộ Tăng xin Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa. Cúi xin Tăng cho con Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa.

Từ bi! (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Văn cho Yết-ma ma-na-đỏa:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo-ni tên là… phạm tội Tăng tàn… Nay đến hai bộ Tăng xin Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng cho Tỳ-kheo tên là… Yết-ma nửa tháng hành Ma-nađỏa. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo-ni tên là… phạm tội Tăng tàn… Nay đến hai bộ Tăng xin Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa. Nay Tăng cho Tỳ-kheo-ni tên là… Yết-ma nửa tháng hành Ma-nađỏa. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng cho Tỳ-kheo-ni tên là… Yết-ma nửa tháng hành Ma-nađỏa thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là Yết-ma lần thứ nhất. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Tăng đã đồng ý cho Tỳ-kheo-ni tên là… Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Pháp hành Ma-na-đỏa giống như pháp của Đại Tỳ-kheo không khác. Vị hành Ma-na-đỏa ở trong Ni Tăng, nhưng hàng ngày đến tác bạch Đại Tăng khiến cho biết. Thưa như vầy).

Đại đức Tăng lắng nghe! Con Tỳ-kheo-ni tên là… phạm tội Tăng tàn… đến hai bộ Tăng xin Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa. Tăng đã cho con Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa. Con Tỳ-kheo-ni tên là… đã hành được chừng ấy ngày, còn lại chừng ấy ngày nữa. Con thưa Đại đức Tăng đến khiến các vị biết con đang hành pháp Ma-na-đỏa.

Văn Yết-ma xuất tội:

(Tỳ-kheo-ni kia đến trong hai bộ Tăng xin Yết-ma xuất tội, nên tác bạch xin như vầy:)

Đại đức Tăng lắng nghe! Con Tỳ-kheo-ni tên là… đã phạm tội Tăng tàn… đã đến hai bộ Tăng xin Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa. Tăng đã cho con Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa. Con ở trong hai bộ Tăng nửa tháng hành Ma-na-đỏa đã xong, nay đến Tăng xin Yết-ma xuất tội. Cúi xin Tăng cho con Yết-ma xuất tội, từ bi! (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Văn yết-ma cho xuất tội:

Đại đức Tăng lắng nghe! Con Tỳ-kheo-ni tên là… phạm tội Tăng tàn… đã đến hai bộ Tăng xin Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni tên là… Yết-ma nửa thánh hành Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo-ni… này đã ở trong hai bộ Tăng nửa tháng hành Ma-na-đỏa xong, nay đến Tăng xin Yết-ma xuất tội. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng cho Tỳ-kheo-ni tên là… Yết-ma xuất tội. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo-ni tên là… phạm tội Tăng tàn… đã đến hai bộ Tăng xin Yết-ma nửa tháng hành Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni tên là… Yết-ma nửa tháng hành Ma-nađỏa. Tỳ-kheo-ni… này đã ở trong hai bộ Tăng nửa tháng hành Ma-na-đỏa xong, nay đến Tăng xin Yết-ma xuất tội. Nay Tăng cho Tỳ-kheo-ni tên là… Yết-ma xuất tội. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng cho Tỳ-kheo-ni tên là… Yết-ma xuất tội thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là lần Yết-ma thứ nhất. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy).

Tăng đã đồng ý cho Tỳ-kheo-ni tên là… Yết-ma xuất tội. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Văn ở trong Tăng xả y, xả đọa:

(Ở trong Tăng xả y, xả đọa, xả rồi ở trong Tăng sám hối. Thỉnh một người có khả năng nhận, đến trước một người sám hối, Yết-ma trả lại y ấy, đến ba, hai hoặc một người bên cạnh xả, sám hối đều cũng như vậy. Phạm các tội khác đến hai ba người sám hối, người nhận thưa với người bên cạnh. Nghi tội Tăng hướng đến ba, hai hoặc một người phát lồ. Văn ghi chép tên thứ tự, chỉ khác là Ni tỷ).

-----------------------

Phần 4: PHÁP THUYẾT GIỚI

Văn yết-ma Ni Tăng sai người cầu giáo thọ:

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng sai Tỳ-kheo-ni tên là… vì Tỳ-kheo Ni Tăng, nửa tháng đến trong đại Tỳ-kheo Tăng cầu giáo thọ. Đây là lời tác bạch.

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Nay Tăng sai Tỳ-kheoni tên là… vì Tỳ-kheo Ni Tăng, nửa tháng đến trong đại Tỳ-kheo Tăng cầu giáo thọ. Các đại tỷ nào đồng ý Tăng sai Tỳ-kheo-ni tên là… vì Tỳ-kheo Ni Tăng nửa tháng đến trong đại Tỳ-kheo Tăng cầu giáo thọ thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý sai Tỳ-kheo-ni tên là… vì Tỳ-kheo Ni Tăng nửa tháng đến trong đại Tỳ-kheo Tăng cầu giáo thọ. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Hai người vì chúng Tỳ-kheo-ni đến trong đại Tăng, đến chỗ của Tỳ-kheo đảnh lễ rồi cúi đầu chấp tay thưa:)

Đại đức nhất tâm niệm! Tỳ-kheo Ni Tăng hòa hợp, đảnh lễ Tỳ-kheo Tăng cầu giáo thọ. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Nhận lời chỉ dạy của Tỳ-kheo Tăng, khi thuyết giới thưa như vậy).

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo Ni Tăng hòa hợp, đảnh lễ Tăng cầu giáo thọ. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Ngày mai Tỳ-kheo-ni nên đến hỏi có thể nhận lời không? Tỳ-kheo nên đúng giờ đến. Tỳ-kheo-ni đúng giờ đó ra nghinh đón. Khi Tỳ-kheo đến, những vị nghe giáo thọ nên ra đứng hai bên đường nghinh đón Tỳ-kheo Tăng vào chùa, đồng thời cung cấp đầy đủ những đồ vật cần dùng, đồ rửa ráy, cháo thức ăn, trái cây để cúng dường Tỳ-kheo. Nếu không có thì phạm tội Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo đều bị bệnh hết, hoặc không hòa hợp, hoặc chúng không đầy đủ thì nên sai người mang thư đến đảnh lễ, thăm hỏi. Nếu Tỳ-kheo-ni đều bị bệnh hết, hoặc chúng không hòa hợp hoặc chúng không đầy đủ thì cũng nên sai người mang thư đến đảnh lễ thăm hỏi. Nếu không đến phạm tội Đột-kiết-la.

Văn gởi dục và thanh tịnh:

(Pháp gởi dục và thanh tịnh, thọ dục và thanh tịnh, bố tát thuyết giới, tám nạn và duyên thuyết giới lược. Văn ghi chép tên thứ tự đều giống, chỉ khác Ni tỷ).

--------------------

Phần 5: PHÁP AN CƯ

(Văn sai người phân chia phòng xá, an cư, thọ bảy ngày, thọ quá bảy ngày và pháp quá bảy ngày, văn ghi chép tên thứ tự, tất cả đều giống nhau, chỉ khác Ni tỷ).

-----------------------

Phần 6: PHÁP TỰ TỨ

Văn Ni Tăng sai người đến trong Đại Tăng cầu Yết-ma Tự Tứ:

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Nay Tăng sai Tỳ-kheo-ni tên là… vì Tỳ-kheo Ni Tăng đến trong Đại Tăng, thưa ba việc tự tứ thấy, nghe và nghi. Đây là lời tác bạch.

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Nay Tăng Tỳ-kheo-ni tên là… vì Tỳ-kheo Ni Tăng đến trong đại Tăng thưa ba việc tự tứ (kiến) thấy, nghe và nghi. Các Đại tỷ nào đồng ý Tăng sai Tỳ-kheo-ni tên là… vì Tỳ-kheo Ni Tăng đến trong Đại Tăng thưa ba việc tự tứ thấy, nghe và nghi thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý sai Tỳ-kheo-ni tên là… vì Tỳ-kheo Ni Tăng đến trong Đại Tăng thưa ba việc tự tứ thấy, nghe và nghi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Hai vị Tỳ-kheo-ni vì chúng Tỳ-kheo-ni đến trong Đại Tăng đảnh lễ Tăng rồi quỳ xuống cúi đầu, chấp tay thưa như vậy).

Tỳ-kheo Tăng mùa hạ an cư đã xong, Tỳ-kheoni mùa hạ an cư đã xong, đến Tỳ-kheo Tăng thưa ba việc tự tứ thấy, nghe và nghi. Xin Đại đức Tăng rủ lòng thương xót nói cho con. Nếu con thấy có tội sẽ nên như pháp sám hối. (Lần thứ hai, thứ ba cũng thưa như vậy. Vị Ni kia làm tự tứ cùng một ngày với Tỳ-kheo Tăng tự tứ nên Tỳ-kheo rất mệt. Đức Phật dạy: Không được như vậy. Tỳ-kheo Tăng tự tứ ngày mười bốn, Tỳ-kheo-ni tự tứ ngày mười lăm. Nếu Đại Tăng có bệnh, hoặc chúng không hòa hợp, hoặc chúng không đủ, Tỳ-kheo-ni nên sai người mang thư đến đảnh lễ, thăm hỏi. Nếu không phạm tội Đột-kiết-la. Nếu chúng Tỳ-kheoni bị bệnh, hoặc chúng không hòa hợp, chúng không đầy đủ. Tỳ-kheo-ni cũng nên sai người mang thư đến đảnh lễ thăm hỏi. Nếu không thì phạm tội Đột-kiết-la.

Văn gởi dục Tự Tứ:

(Gởi dục tự tứ, người thọ dục tự tứ, bạch Tăng tự tứ, Ni Tăng tự tứ thì bốn người, ba người, hai người nên thưa qua lại với nhau. Còn chỉ có một người thì tâm niệm! Nói tám việc bạch Tăng ba lần nói tự tứ. Bạch Tăng, người thọ y công đức, Yết-ma y cho giữ y, đến trước Tăng thưa. Chúng Tăng Ni thọ y công đức, bạch xuất y công đức. Văn ghi chép tên thứ tự đều giống với Tăng, chỉ khác Ni tỷ).

---------------------

Phần 7: PHÁP PHÂN CHIA Y VẬT.

(Yết-ma phân chia y vật. Hai hoặc ba người thì cùng hướng đến nhau thọ nhận. Còn chỉ một người thì tâm niệm thọ nhận. Cho phép người nuôi bệnh mang y vật của người chết đến trong Tăng thưa. Yết-ma y bát và Yết-ma y dư phân chia. Nếu có ba hoặc hai người thì hướng đến nhau thọ nhận, còn chỉ có một người thì tâm niệm thọ nhận. Tất cả đều giống Tăng, chỉ khác là Ni tỷ).

------------------------

Phần 8: TÁC TỊNH PHÁP

(Kết tịnh địa, xem xét tịnh nhân, chân tịnh lần lượt. Thọ pháp bảy ngày hoặc suốt đời. Văn ghi tên thứ tự, tất cả đều giống Tăng, chỉ khác là Ni tỷ).

---------------------

Phần 9: PHÁP LINH TINH

(Tự xin làm phòng nhỏ. Ăn rồi nhận thức ăn dư, nhận lời mời rồi làm phép tàn thực, nhận lời mời bữa ăn trước, bữa ăn sau và căn dặn phi thời thôn. Văn ghi chép tên thứ tự, tất cả đều giống Tăng chỉ khác là Ni tỷ. Văn không tiện trích dẫn ra đây).

Văn Tăng Kỳ Luật một người an cư:

Tôi Tỳ-kheo tên là… ở trong Tăng-già-lam này an cư ba tháng đầu. Tôi Tỳ-kheo tên là… trú xứ hạ an cư ba tháng đầu, vì có duyên sự nên đi ra khỏi giới thọ pháp bảy ngày là trụ xứ an cư tự tứ.


[Đầu trang][Mục lục luật tạng][Mục lục tổng quát]