TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬT
LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH

SỐ 1438 - ĐẠI SA MÔN BÁCH NHẤT YẾT MA PHÁP

MỤC LỤC

1. Yết ma Xả giới cũ: (Xả giới cũ để kết lại giới mới)

2. Yết ma kết nội giới:

3. Yết ma kết ngoại giới:

4. Yết ma kết giới không mất y:

5. Yết ma sai mười bốn hạng người coi ngó công việc trong Tăng:

6. Pháp sám tội Tăng-già-bà-thi-sa có che giấu:

a. Yết ma Ba-lợi-bà-sa (yết ma phú tàng):

b. Xin yết ma Ma-na-đỏa:

c. Xin yết ma Xuất tội:

7. Pháp sám tội Tăng-già-bà-thi-sa không che giấu:

a. Xin yết ma Ma-na-đỏa:

b. Xin yết ma Xuất tội:

8. Pháp sám tái phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa:

a. Yết ma Bổn nhật trị:

b. Yết ma Xuất tội:

9. Pháp sám tội Thâu-lan-giá:

10. Pháp sám tội Ba-dật-đề:

11. Pháp sám tội Hối quá (Ba-la-đề-đề-xá-ni):

12. Các yết ma tẫn:

a. Yết ma diệt tẫn tội Ba-la-di:

b. Yết ma Bất kiến tẫn:

c. Yết ma Bất tác tẫn:

13. Tăng yết ma diệt trừ việc phi pháp:

14. Pháp thọ ba mươi chín ngày xuất giới:

15. Tác pháp thọ y Ca-hi-na:

16. Yết ma chia vật của người chết:

17. Yết ma đem sáu vật cho người khán bịnh:

18. Yết ma giao tinh xá cho thí chủ tu sửa:

19. Yết ma kết tịnh xứ:

20. Yết ma cuồng si:

21. Các pháp bạch khác:

22. Yết ma sai người thọ tự tứ cho Tăng:


Đơn bạch yết ma có hai mươi hai pháp, bạch nhị yết ma có bốn mươi bảy pháp, bạch tứ yết ma có ba mươi hai pháp, tổng cọng là một trăm lẻ một pháp. Thật ra yết ma không hạn cuộc trong số một trăm lẻ một, vì những yết ma tương tợ không nêu ra nên nói sơ lược là một trăm lẻ một pháp. một trăm lẻ một pháp yết ma này cần hiểu biết tận tường mới có thể thành tựu yết ma.

1. Yết ma Xả giới cũ: (Xả giới cũ để kết lại giới mới)

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng kết nội giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay xả giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng kết giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Tăng nay xả giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng nay xả giới cũ cúng một trú xứ, cùng một thuyết giới thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận xả giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

2. Yết ma kết nội giới:

Nội giới trong đây tức là đại giới, khi kết nếu không nói trừ ra thì có tội mất y trong trú xứ này; sau nếu kết giới y thì nên nói trừ ra.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên nói giới tướng bốn phương, đây là tướng của nội giới, kia là tướng của ngoại giới, Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay ở trong đây kết nội giới, cùng một trú xứ cùng một thuyết giới. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên nói giới tướng bốn phương, đây là tướng của nội giới, kia là tướng của ngoại giới. Tăng nay ở trong đây kết nội giới, cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Các trưởng lão nào chấp thuận ở trong đây kết nội giới, cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận ở trong đây kết nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

3. Yết ma kết ngoại giới:

Ngoại giới trong đây tức là giới tràng, pháp kết đại giới có giới tràng thì phải quy định tướng của đại giới (nội giới), trong tướng của đại giới lại quy định tướng của giới tràng (ngoại giới). Khi kết nên kết giới tràng trước, kết đại giới sau.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên nói giới tướng bốn phương, đây là tướng của nội giới, kia là tướng của ngoại giới. Tăng ở trong đây kết nội giới, còn trong khoảnh đất này kết ngoại giới làm nơi thọ giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay trong khoảnh đất này kết ngoại giới làm nơi thọ giới. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên nói giới tướng bốn phương, đây là tướng của nội giới, kia là tướng của ngoại giới. Tăng ở trong đây kết nội giới, còn trong khoảnh đất này kết ngoại giới làm nơi thọ giới. Các trưởng lão nào chấp thuận ở trong khoảnh đất này kết ngoại giới làm nơi thọ giới thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận ở trong khoảnh đất này kết ngoại giới làm nơi thọ giới xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

4. Yết ma kết giới không mất y:

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng ở trong nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, trừ A-lan-nhã và các nhà ra, phần còn lại kết giới không mất y, cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng ở trong nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, trừ A-lan-nhã và các nhà ra, phần còn lại kết giới không mất y, cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng ở trong nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, trừ A-lan-nhã và các nhà ra, phần còn lại kết giới không mất y, cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng ở trong nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, trừ A-lan-nhã và các nhà ra, phần còn lại kết giới không mất y, cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận Tăng ở trong nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, trừ A-lan-nhã và các nhà ra, phần còn lại kết giới không mất y, cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

5. Yết ma sai mười bốn hạng người coi ngó công việc trong Tăng:

Mười bốn hạng người đó là người tác pháp, người chia ngọa cụ, người trải ngọa cụ, người chia bánh, người xử phân việc sai đi phó thỉnh, người xử phân Sa-di, người chia cháo, người giữ vườn, người chia y, người chia áo tắm mưa, người chia thuốc, người giữ y vật, người giữ vật thô, người thường coi giữ trú xứ)

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên có thể làm người tác pháp thanh tịnh cho Tăng. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay sai Tỳ-kheo làm người tác pháp thanh tịnh cho Tăng. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên có thể làm người tác pháp thanh tịnh cho Tăng, Tăng nay sai Tỳ-kheo làm người tác pháp thanh tịnh cho Tăng. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng sai Tỳ-kheo làm người tác pháp thanh tịnh cho Tăng thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận Tăng sai Tỳ-kheo làm người tác pháp thanh tịnh cho Tăng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như thế cho đến sai mười bốn hạng người đều bạch nhị yết ma sai giống như trên.

6. Pháp sám tội Tăng-già-bà-thi-sa có che giấu:

a. Yết ma Ba-lợi-bà-sa (yết ma phú tàng):

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng che giấu, sau đó đến nói với các Tỳ-kheo: "Các trưởng lão, tôi Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng đã che giấu, nay tôi phải làm sao", các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: "Các thầy hãy cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Ba-lợibà-sa, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Nếu có người nào giống như vậy, Tăng cũng nên cho yết ma Ba-lợi-bà-sa".

Tác pháp yết ma Ba-lợi-bà-sa như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại đức tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng đã che giấu, nay theo Tăng xin yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Xin Tăng thương xót cho con yết ma Biệt trụ. (3 lần)

Một Tỳ-kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng đã che giấu, nay theo Tăng xin yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng đã che giấu, nay theo Tăng xin yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Các trưởng lão nào chấp thuận cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

b. Xin yết ma Ma-na-đỏa:

Tác pháp yết ma Ma-na-đỏa như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại đức tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng đã che giấu. Tăng đã cho con yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Con đã hành biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi, vì muốn trừ tội nay theo Tăng xin yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Xin Tăng thương xót cho con yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. (3 lần)

Một Tỳ-kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng đã che giấu. Tăng đã cho yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di đã hành biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi, vì muốn trừ tội nay theo Tăng xin yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng đã che giấu. Tăng đã cho yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di đã hành biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi, vì muốn trừ tội nay theo Tăng xin yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa, các trưởng lão nào chấp thuận cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma hành sáu đêm

Ma-na-đỏa xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

c. Xin yết ma Xuất tội:

Tác pháp yết ma Xuất tội như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại đức tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng đã che giấu. Tăng đã cho con yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày, con đã hành biệt trụ tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi. Tăng cũng đã cho con yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa, con cũng đã hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma Xuất tội. Xin Tăng thương xót cho con yết ma Xuất tội. (3 lần)

Một Tỳ-kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng đã che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo này yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày, Tỳ-kheo này đã hành biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi. Tăng cũng đã cho Tỳ-kheo này yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa, Tỳ-kheo này cũng đã hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma Xuất tội. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng đã che giấu. Tăng đã cho yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Tỳ-kheo này đã hành biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi. Tăng cũng đã cho yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa, Tỳ-kheo này cũng đã hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma Xuất tội. Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội, các trưởng lão nào chấp thuận cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

7. Pháp sám tội Tăng-già-bà-thi-sa không che giấu:

a. Xin yết ma Ma-na-đỏa:

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu, đến nói với các Tỳ-kheo: "Các đại đức, tôi đã cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng tàn không che giấu, tôi nay phải làm sao", các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: "Các thầy hãy làm yết ma cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di hành sáu đêm Ma-na-đỏa, nếu có người nào giống như thế cũng nên cho yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa".

Tác pháp yết ma Ma-na-đỏa như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại đức tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu, nay theo Tăng xin yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Xin Tăng thương xót cho con yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. (3 lần)

Một Tỳ-kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu, nay theo Tăng xin yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu, nay theo Tăng xin yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa, nếu trưởng lão nào chấp thuận cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

b. Xin yết ma Xuất tội:

Tác pháp yết ma Xuất tội như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại đức tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu nên Tăng đã cho con yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Con đã ở trong Tăng hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong rồi nay theo Tăng xin yết ma Xuất tội. Xin Tăng thương xót cho con yết ma Xuất tội. (3 lần)

Một Tỳ-kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu, Tăng đã cho yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này đã ở trong Tăng hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma Xuất tội. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu, Tăng đã cho yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này ở trong Tăng đã hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma Xuất tội. Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội, nếu trưởng lão nào chấp thuận cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

8. Pháp sám tái phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa:

a. Yết ma Bổn nhật trị:

Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di trong khi đang hành sáu đêm Ma-na-đỏa, hành được mấy ngày, còn mấy ngày chưa hành lại tái phạm tội cố ý làm xuất tinh nhưng không che giấu, đến nói với các Tỳ-kheo: "Các đại đức, con trong khi đang hành sáu đêm Ma-na-đỏa, hành được mấy ngày, còn mấy ngày chưa hành lại tái phạm tội cố ý làm xuất tinh nhưng không che giấu, nay con phải làm sao", các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: "Các thầy hãy cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Bổn nhật trị, hành sáu đêm Ma-na-đỏa lại từ đầu. Nếu có người nào giống như thế, Tăng cũng nên cho yết ma Bổn nhật trị".

Tác pháp cho yết ma Bổn nhật trị như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại đức tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu, Tăng đã cho con yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Con trong khi đang hành sáu đêm Ma-na-đỏa, hành được mấy ngày, còn mấy ngày chưa hành lại tái phạm tội cố ý làm xuất tinh nhưng không che giấu, nay theo Tăng xin cho con yết ma Bổn nhật trị. Xin Tăng thương xót cho con yết ma Bổn nhật trị. (3 lần)

Một Tỳ-kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu, Tăng đã cho yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di này trong khi đang hành sáu đêm Ma-na-đỏa, hành được mấy ngày, còn mấy ngày chưa hành lại tái phạm tội cố ý làm xuất tinh nhưng không che giấu, nay theo Tăng xin yết ma Bổn nhật trị. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Bổn nhật trị. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu, Tăng đã cho yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di này trong khi đang hành sáu đêm Ma-na-đỏa, hành được mấy ngày, còn mấy ngày chưa hành lại tái phạm tội cố ý làm xuất tinh nhưng không che giấu, nay theo Tăng xin yết ma Bổn nhật trị. Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di này yết ma Bổn nhật trị, các trưởng lão nào chấp thuận cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di này yết ma Bổn nhật trị thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Bổn nhật trị xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

b. Yết ma Xuất tội:

Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di hành Bổn nhật trị sáu đêm Ma-na-đỏa trở lại từ đầu xong rồi đến bạch các Tỳ-kheo: "Giờ tôi phải làm sao", các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: "Các thầy hãy làm yết ma Xuất tội cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di, nếu có người nào giống như vậy, Tăng cũng nên cho xuất tội".

Tác pháp yết ma Xuất tội như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại đức tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu. Tăng đã cho con yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa, trong khi đang hành sáu đêm Ma-na-đỏa, hành được mấy ngày, còn mấy ngày chưa hành, con lại tái phạm tội cố ý làm xuất tinh nhưng không che giấu. Tăng đã cho con yết ma Bổn nhật trị, con hành Bổn nhật trị sáu đêm Ma-na-đỏa trở lại từ đầu đã xong, nay theo Tăng xin xuất tội. Xin Tăng thương xót cho con yết ma Xuất tội. (3 lần)

Một Tỳ-kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa, trong khi đang hành sáu đêm Ma-na-đỏa, hành được mấy ngày, còn mấy ngày chưa hành, Tỳ-kheo này lại tái phạm tội cố ý làm xuất tinh nhưng không che giấu. Tăng đã cho yết ma Bổn nhật trị, Tỳ-kheo này hành Bổn nhật trị sáu đêm Ma-na-đỏa trở lại đầu đầu đã xong, nay theo Tăng xin xuất tội. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm một tội Tăng-già-bà-thi-sa nhưng không che giấu, Tăng đã cho yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này trong khi đang hành sáu đêm Ma-na-đỏa, hành được mấy ngày, còn mấy ngày chưa hành lại tái phạm tội cố ý làm xuất tinh nhưng không che giấu. Tăng đã cho yết ma Bổn nhật trị, Tỳ-kheo này hành Bổn nhật trị sáu đêm Ma-na-đỏa trở lại từ đầu đã xong, nay theo Tăng xin yết ma Xuất tội. Tăng nay cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội, các trưởng lão nào chấp thuận cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma Xuất tội thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất. Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đạ cho Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di yết ma xuất tội xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

9. Pháp sám tội Thâu-lan-giá:

Tất cả tội Thâu-lan-giá từ hai thiên trên sanh ra bốn phẩm sai khác: Tội Thượng phẩm không thể sám, tội Hạ phẩm sanh từ thiên đầu và tội Trung phẩm sanh từ thiên thứ hai thì được sám hối trước bốn Tỳ-kheo ở ngoài giới, tội Hạ phẩm sanh từ thiên thứ hai thì được sám trước một Tỳ-kheo. a. Sám tội Hạ phẩm sanh từ thiên đầu và Trung phẩm sanh từ thiên thứ hai:

Đại đức tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo tên trộm cắp bốn tiền phạm tội Thâu-lan-giá không có che giấu, nay đến trong Tăng sám tội Thâu-lan-giá không có che giấu (3 lần).

Tăng hỏi: Có thấy tội không? Đáp: Thấy tội Tăng nói: Nếu thấy tội thì sau chớ có tái phạm. Trưởng lão nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo tên nắm áo người nữ, phạm tội Thâu-lan-giá, nay đến trước trưởng lão sám tội Thâu-lan-giá không có che giấu (3 lần).

10. Pháp sám tội Ba-dật-đề:

Trưởng lão nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo tên chứa y dư quá mười ngày phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, con đã xả y này, nay đến trước trưởng lão xin sám tội Ba-dật-đề để được thanh tịnh (3 lần).

Trưởng lão nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo tên cố ý nói dối phạm Ba-dật-đề, nay đến trước trưởng lão sám tội Ba-dật-đề cố ý nói dối để được thanh tịnh (3 lần).

11. Pháp sám tội Hối quá (Ba-la-đề-đề-xá-ni):

Đại đức tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo tên _ phạm pháp đáng quở trách, là việc không nên làm, nay đối trước các đại đức xin hối quá (3 lần). Tăng cho hối quá.

12. Các yết ma tẫn:

a. Yết ma diệt tẫn tội Ba-la-di:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo này tên làm việc dâm dục phạm Ba-la-di. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay yết ma diệt tẫn Tỳ-kheo tên làm việc dâm dục phạm Ba-la-di, không được ở chung, không làm việc chung. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên làm việc dâm dục phạm Ba-la-di, Tăng nay yết ma diệt tẫn Tỳ-kheo tên làm việc dâm dục phạm Ba-la-di, không được ở chung, không làm việc chung. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng yết ma diệt tẫn Tỳ-kheo làm việc dâm dục phạm Ba-la-di, không được ở chung, không làm việc chung thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba). Tăng đã chấp thuận, Tăng yết ma diệt tẫn Tỳ-kheo làm việc dâm dục phạm Ba-la-di, không được ở chung, không làm việc chung xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

b. Yết ma Bất kiến tẫn:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên phạm tội mà không tự thấy tội. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay tác yết ma Bất kiến tẫn cho Tỳ-kheo phạm tội mà không tự thấy tội này. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận tác yết ma Bất kiến tẫn cho Tỳ-kheo phạm tội mà không tự thấy tội này xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

c. Yết ma Bất tác tẫn:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên phạm tội tuy tự thấy tội nhưng không chịu như pháp sám hối. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay tác yết ma Bất tác tẫn cho Tỳ-kheo phạm tội tuy tự thấy tội nhưng không chịu như pháp sám hối này. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận tác yết ma Bất tác tẫn cho Tỳ-kheo phạm tội tuy tự thấy tội nhưng không chịu như pháp sám hối này xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

13. Tăng yết ma diệt trừ việc phi pháp:

Một Tỳ-kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại đức tăng lắng nghe, nếu chúng ta ở trong Tăng diệt trừ việc phi pháp này, Tỳ-kheo vô trí sẽ nói rằng: 'việc này không nên diệt trừ như vậy'. Cho nên tôi nay ở trong Tăng tác pháp yết ma để tất cả Tăng cùng ước sắc với nhau là diệt trừ việc phi pháp này. Bạch như vậy.

Trưởng lão Tam-bồ-già ở trong Tăng xướng tên của bốn Tỳ-kheo ở phương Tây nam và bốn Tỳ-kheo ở phương Đông:

Đại đức tăng lắng nghe, tôi nay xướng tên của tám Tỳ-kheo gồm có bốn Tỳ-kheo ở phương Tây nam và bốn Tỳ-kheo ở phương Đông, đó là… Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cử tám vị này làm người xử đoán việc, ở trong Tăng xử đoán việc phi pháp này. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, tôi nay xướng tên của tám Tỳ-kheo gồm có bốn Tỳ-kheo ở phương Tây nam và bốn Tỳ-kheo ở phương Đông, đó là… Tăng nay cử tám vị này làm người xử đoán việc, ở trong Tăng xử đoán việc phi pháp này. Các trưởng lão nào chấp thuận cử tám vị này làm người xử đoán việc, ở trong Tăng xử đoán việc phi pháp này thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận cử tám vị này làm người xử đoán việc, ở trong Tăng xử đoán việc phi pháp này xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Kế cử Tỳ-kheo A-kỳ-đa làm người trải tọa cụ:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo A-kỳ-đa này đã thọ giới năm năm, tuổi tuy nhỏ nhưng có thể trì tụng Tỳ-ni. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cử Tỳ-kheo A-kỳ-đa làm người trải tọa cụ cho các trưởng lão xử đoán việc ở trong rừng Bà-già. Bạch như vậy

Như thế bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cử Tỳ-kheo A-kỳ-đa làm người trải tọa cụ cho các trưởng lão xử đoán việc trong rừng Bà-già xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

14. Pháp thọ ba mươi chín ngày xuất giới:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo vì việc Tăng nên xin thọ pháp ba mươi chín ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về trong đây an cư và tự tứ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo vì việc Tăng nên xin thọ pháp ba mươi chín ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về trong đây an cư và tự tứ. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo vì việc Tăng nên xin thọ pháp ba mươi chín ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về trong đây an cư và tự tứ. Các trưởng lão nào chấp thuận cho Tỳ-kheo vì việc Tăng nên xin thọ pháp ba mươi chín ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về trong đây an cư và tự tứ thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận cho Tỳ-kheo vì việc Tăng nên xin thọ pháp ba mươi chín ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về trong đây an cư và tự tứ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

15. Tác pháp thọ y Ca-hi-na:

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ-kheo sau ba tháng an cư tại nước Tang Kỳ-đà, tự tứ xong, may y mới rồi liền đắp y mang bát du hành đến nước Xá-vệ, giữa đường gặp mưa lớn nên người bị ướt và lấm lem bùn đất, lại bị gió nóng làm xúc não nên rất mỏi mệt. Khi đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên, pháp thường của Phật là khi có khách Tỳ-kheo đến, Phật đều hỏi thăm có nhẫn đủ không, an cư có an lạc không, khất thực có dễ không, đi đường có nhọc mệt không. Lúc đó các Tỳ-kheo đều đáp là nhẫn đủ, an cư được an lạc, khất thực không khó nhưng đi đường nhọc mệt, rồi đem việc trên bạch Phật, Phật nói: "Từ nay cho các Tỳ-kheo sau khi an cư, tự tứ xong hòa hợp một chỗ thọ y Ca-hi-na. Thọ y Ca-hi-na rồi thì y đã thọ trước đó vẫn không mất, huống chi là y mới". Pháp thọ y Ca-hi-na như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ-kheo trong Tăng xướng rằng: Đại đức Tăng lắng nghe, ngày nay Tăng hòa hợp thọ y Ca-hi-na. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay thọ y Ca-hi-na. Bạch như vậy.

Trước hết Tăng nên cử người thọ y Ca-hi-na, một Tỳ-kheo hỏi trong Tăng: "Ai có thể vì Tăng làm người thọ y Ca-hi-na", nếu có người đáp là có thể thì Tăng nên xét kỹ, như Phật dạy nếu có năm pháp thì Tăng không nên cử làm người thọ y Ca-hi-na, đó là tùy ái, tùy sân, tùy sợ, tùy si, không biết thọ hay không thọ; ngược lại nếu thành tựu năm pháp: không tùy ái, không tùy sân, không tùy sợ, không tùy si, biết rõ thọ hay không thọ thì nên cử. Tác pháp bạch nhị yết ma cử người thọ y Ca-hi-na, một Tỳ-kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại đức Tăng lắng nghe, Tỳ-kheo có thể vì Tăng làm người thọ y Ca-hi-na. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay sai Tỳ-kheo vì Tăng làm người thọ y Ca-hi-na. Bạch như thế.

Như thế bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng đã sai Tỳ-kheo vì Tăng làm người thọ y Ca-hi-na xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Lúc đó nếu Tăng được cúng vải, Tăng an cư nên chia thì nên yết ma đem vải này đưa cho người thọ y Ca-hi-na, tác pháp yết ma như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ-kheo trong Tăng xướng rằng: Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng trú xứ này được cúng vải, Tăng an cư nên chia. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay yết ma giao vải này cho Tỳ-kheo thọ làm y Ca-hi-na, không rời khỏi trú xứ này mà thọ trì. Bạch như vậy. Như thế bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng đã giao vải này cho Tỳ-kheo thọ làm y Ca-hi-na không rời khỏi trú xứ này mà thọ trì xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tỳ-kheo này nhận vải rồi nên đem vải làm qua bốn công đoạn là giặt nhuộm cắt may. Tỳ-kheo này khi giặt vải nên khởi niệm: "Ta dùng vải này may y Ca-hi-na để thọ trì", khi nhuộm, đo, tính toán kích lượng, cắt may cũng khởi niệm giống như trên, tổng cộng là sáu niệm, khởi đủ sáu niệm này mới gọi là khéo may y Ca-hi-na; nếu không khởi đủ sáu niệm này thì không gọi là khéo may y Ca-hi-na. Lại nữa nên khởi ba tâm:

Một là ta dùng vải này sẽ may thành y Ca-hi-na để thọ. Hai là ta dùng vải này nay may thành y Ca-hi-na để thọ.

Ba là ta dùng vải này may thành y Ca-hi-na để thọ xong rồi. Nếu khởi đủ ba tâm này mới gọi là khéo may y Ca-hi-na, nếu không khởi đủ ba tâm này thì không gọi là khéo may y Ca-hi-na.

16. Yết ma chia vật của người chết:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo qua đời, những khinh vật để lại gồm có y và phi y, Hiện tiền tăng nên chia. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay đem những khinh vật của tỳ-kheo qua đời để lại gồm có y và phi y, Hiện tiền tăng nên chia, đem chia cho Tỳ-kheo. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng nay đem những khinh vật của tỳ-kheo _ qua đời để lại gồm có y và phi y, Hiện tiền tăng nên chia, đem chia cho Tỳ-kheo. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng nay đem những khinh vật của tỳ-kheo _ qua đời để lại gồm có y và phi y, Hiện tiền tăng nên chia, đem chia cho Tỳ-kheo thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận đem những khinh vật của tỳ-kheo qua đời để lại gồm có y và phi y, Hiện tiền tăng nên chia, đem chia cho Tỳ-kheo xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

17. Yết ma đem sáu vật cho người khán bịnh:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo qua đời, sáu vật để lại này Hiện tiền tăng nên chia. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay đem sáu vật này cho Tỳ-kheo khán bịnh. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo qua đời, sáu vật để lại này Hiện tiền tăng nên chia, Tăng nay đem sáu vật cho Tỳ-kheo khán bịnh. Các trưởng lão nào chấp thuận đem sáu vật này cho Tỳ-kheo khán bịnh thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận đem sáu vật này cho Tỳ-kheo khán bịnh xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ-kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại đức tăng lắng nghe, Sa-di qua đời có để lại ngần ấy y thượng hạ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay đem ngần ấy y thượng hạ của Sa-di qua đời để lại, cho người khán bịnh. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng nay đem ngần ấy y thượng hạ của Sa-di qua đời để lại, cho người khán bịnh. Các trưởng lão nào chấp thuận đem ngần ấy y thượng hạ của Sa-di qua đời để lại, cho người khán bịnh thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận đem ngần ấy y thượng hạ của Sa-di qua đời để lại, cho người khán bịnh xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

18. Yết ma giao tinh xá cho thí chủ tu sửa:

Đại đức tăng lắng nghe, tinh xá không có chủ, nay bị hư hoại, thí chủ tên có thể tu sửa. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giao tinh xá cho thí chủ tên để tu sửa. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, tinh xá không có chủ, nay bị hư hoại, Tăng nay giao tinh xá cho thí chủ tên để tu sửa. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng nay giao tinh xá cho thí chủ tên để tu sửa thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận Tăng nay giao tinh xá cho thí chủ tên để tu sửa xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

19. Yết ma kết tịnh xứ:

Đại đức tăng lắng nghe, ngôi nhà (phòng) được chọn để kết làm tịnh xứ (tịnh khố, tịnh trù). Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay kết phòng nhà này làm tịnh xứ. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng nay kết phòng nhà này làm tịnh xứ, các trưởng lão nào chấp thuận kết phòng nhà này làm tịnh xứ thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận kết phòng nhà này làm tịnh xứ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

20. Yết ma cuồng si:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên cuồng si, khi bố tát và làm các pháp tăng sự khác, có khi đến, có khi không đến, khiến các Tỳ-kheo sanh tâm nghi hối. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay tác pháp yết ma cuồng si cho Tỳ-kheo cuồng si, dù Tỳ-kheo này ở chung (cọng) hay ở riêng (biệt), Tăng vẫn được tùy ý bố tát và làm các pháp tăng sự khác. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên cuồng si, khi bố tát và làm các pháp tăng sự khác, có khi đến, có khi không đến, khiến các Tỳ-kheo sanh tâm nghi hối. Tăng nay tác pháp yết ma cuồng si cho Tỳ-kheo cuồng si, dù Tỳ-kheo này ở chung (cọng) hay ở riêng (biệt), Tăng vẫn được tùy ý bố tát và làm các pháp tăng sự khác. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng nay tác pháp yết ma cuồng si cho Tỳ-kheo cuồng si, dù Tỳ-kheo này ở chung (cọng) hay ở riêng (biệt), Tăng vẫn được tùy ý bố tát và làm các pháp tăng sự khác thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói.

Tăng đã chấp thuận Tăng nay tác pháp yết ma cuồng si cho Tỳ-kheo cuồng si, dù Tỳ-kheo này ở chung (cọng) hay ở riêng (biệt), Tăng vẫn được tùy ý bố tát và làm các pháp tăng sự khác. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

21. Các pháp bạch khác:

Đại đức tăng lắng nghe, tất cả Tăng trong trú xứ này đều có tội và biết tội, nay có Tỳ-kheo khác ở chung đồng kiến khuyên nên như pháp sám hồi, Tăng đã sai người đi khắp nơi tìm cầu Tỳ-kheo thanh tịnh để sám tội này nhưng không thành nên không thể thanh tịnh. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng sau này sẽ như pháp sám tội này. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, tất cả tăng trong trú xứ này đối với một việc có nghi. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng sau này sẽ hỏi để quyết nghi rồi sẽ như pháp sám hối. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, trong trú xứ này có Tỳ-kheo dù có người hỏi hay không có người hỏi, dù khiến nhớ nghĩ hay không khiến nhớ nghĩ mà tự nói là phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu cho Tỳ-kheo này hành Ba-lợi-bà-sa thì không thành cho hành Ba-lợi-bà-sa. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng sau này sẽ cho Tỳ-kheo phạm tội này hành Ba-lợi-bà-sa. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, trong trú xứ này có Tỳ-kheo dù có người hỏi hay không có người hỏi, dù khiến nhớ nghĩ hay không khiến nhớ nghĩ mà tự nói là phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu cho Tỳ-kheo này hành Ma-na-đỏa thì không thành hành Ma-na-đỏa. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng sau này sẽ cho Tỳ-kheo phạm tội này hành Ma-na-đỏa. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, trong trú xứ này có Tỳ-kheo dù có người hỏi hay không có người hỏi, dù khiến nhớ nghĩ hay không khiến nhớ nghĩ mà tự nói là phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu cho Tỳ-kheo này hành Bổn nhật trị thì không thành hành Bổn nhật trị. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng sau này sẽ cho Tỳ-kheo phạm tội này hành Bổn nhật trị. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, trong trú xứ này có Tỳ-kheo dù có người hỏi hay không có người hỏi, dù khiến nhớ nghĩ hay không khiến nhớ nghĩ mà tự nói là phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu cho Tỳ-kheo này xuất tội thì không thành xuất tội. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng sau này sẽ cho Tỳ-kheo này được xuất tội. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, trong trú xứ này có Tỳ-kheo dù có người hỏi hay không có người hỏi, dù khiến nhớ nghĩ hay không khiến nhớ nghĩ mà tự nói là phạm tội nên sám hối. Tăng cùng tranh cải về việc này, có Tỳ-kheo nói tội này thuộc loại tiểu sám hối, có Tỳ-kheo nói tội này thuộc loại đại sám hối. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng cho Tỳ-kheo này sau này đối trước Tỳ-kheo thanh tịnh đồng kiến khác để như pháp sám hối tội này. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, trong trú xứ này có Tỳ-kheo dù có người hỏi hay không có người hỏi, dù khiến nhớ nghĩ hay không khiến nhớ nghĩ mà tự nói là phạm tội nên sám hối. Tăng cùng tranh cải về việc này, có Tỳ-kheo nói tội này là tội Ba-dật-đề, có Tỳ-kheo nói tội này nên cử tội. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng cho Tỳ-kheo này sau này đối trước Tỳ-kheo thanh tịnh đồng kiến khác để như pháp sám hối tội này. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, trong trú xứ này có Tỳ-kheo dù có người hỏi hay không có người hỏi, dù khiến nhớ nghĩ hay không khiến nhớ nghĩ mà tự nói là phạm tội nên sám hối. Tăng cùng tranh cải về việc này, có Tỳ-kheo nói tội này thuộc loại Hữu tàn có thể trị; có Tỳ-kheo nói tội này thuộc loại Vô tàn không thể trị, không nên cùng tự tứ, nên tẫn xuất. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng cho Tỳ-kheo này sau này đối trước Tỳ-kheo thanh tịnh đồng kiến khác để như pháp sám hối tội này. Bạch như vậy.

Có một trú xứ, khi tự tứ Tăng có đại hội nên các Tỳ-kheo suy nghĩ: "Tăng trú xứ này đại hội, nếu chúng ta nói ba lần tự tứ thì đêm sẽ trôi qua, không thể tự tứ xong", nghĩ rồi liền bạch Tăng:

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng trú xứ này đại hội, nếu chúng ta nói ba lần tự tứ thì đêm sẽ trôi qua, không thể tự tứ xong. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay nói một lần tự tứ. Bạch như vậy.

Khi bố tát nếu có nạn sự khởi lên, mỗi người nên nói: Trưởng lão nhớ nghĩ, hôm nay là ngày thứ mười lăm, Tăng thuyết giới bố tát, tôi Tỳ-kheo cũng thuyết giới bố tát (3 lần). Khi tự tứ nếu có nạn sự khởi lên nên nói một lần tự tứ, trong lời tác bạch tùy việc nạn mà nêu ra:

Đại đức tăng lắng nghe, trong đây có nạn khởi, nếu nói ba lần tự tứ sợ sẽ bị giết hoặc sẽ phá giới. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay nói một lần tự tứ. Bạch như vậy.

Có bốn việc khởi và đại hội như vua hay bậc đồng vua đến được nhiều bố thí, hai pháp sư nghĩa biện, nhiều Tỳ-kheo bịnh hoặc trời mưa, mái nhà lợp mỏng nên bị dột đều nên nói một lần tự tứ, trong lời tác bạch tùy việc mà nêu ra.

22. Yết ma sai người thọ tự tứ cho Tăng:

Một Tỳ-kheo trong Tăng nên hỏi: "Ai có thể làm người thọ tự tứ cho Tăng?", nếu có người nói là có thể thì Tăng nên xét người này thành tựu năm đức thì nên sai, đó là không tùy ái, không tùy sân, không tùy sợ, không tùy si, biết tự tứ hay không tự tứ. Tác pháp sai như sau:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên ____, có thể làm người thọ tự tứ cho Tăng. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay sai Tỳ-kheo, làm người thọ tự tứ cho Tăng. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo, có thể làm người thọ tự tứ cho Tăng. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng nay sai Tỳ-kheo, làm người thọ tự tứ cho Tăng thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói.

Tăng đã chấp thuận sai Tỳ-kheo, làm người thọ tự tứ cho Tăng xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tác bạch tự tứ như sau:

Đại đức tăng lắng nghe, hôm nay là ngày Tăng tự tứ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay nhất tâm thọ tự tứ. Bạch như vậy. Trong Tăng đối thú tự tứ như sau:

Trưởng lão nhớ nghĩ, hôm nay là ngày Tăng tự tứ, con Tỳ-kheo cũng tự tứ; nếu trưởng lão thấy, nghe nghi con có tội, xin thương xót chỉ bảo; nếu con thấy, nghe biết có tội sẽ như pháp sám hối. (3 lần)

Một Tỳ-kheo tâm niệm tự tứ như sau:

Hôm nay là ngày Tăng tự tứ, con Tỳ-kheo hôm nay cũng tự tứ (3 lần)

Đối thú thọ an cư như sau:

Trưởng lão nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo ở trong trú xứ này hạ an cư ba tháng trước, nương tụ lạc là chỗ nên đi, phòng xá nếu có hư hoại sẽ tu bổ (3 lần).

Văn thọ pháp bảy ngày xuất giới:

Trưởng lão nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo ở trong đây hạ an cư, nay có duyên sự xin thọ pháp bảy ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về đây an cư và tự tứ (3 lần).

Hai Tỳ-kheo khi bố tát bạch như sau:

Trưởng lão nhớ nghĩ, hôm nay là ngày thứ mười lăm Tăng thuyết giới bố tát, trưởng lão biết tôi thanh tịnh, nhớ giữ không ngăn, được thuyết giới bố tát (3 lần)

Một Tỳ-kheo tâm niệm bố tát như sau:

Hôm nay là ngày thứ mười lăm, Tăng thuyết giới bố tát, con Tỳ-kheo cũng thuyết giới bố tát (3 lần)

Văn gởi dục: Trưởng lão nhớ nghĩ, tôi Tỳ-kheo việc Tăng như pháp xin gởi dục và thanh tịnh trong kỳ thuyết giới bố tát này, xin cầm lấy thẻ giùm tôi (3 lần).

Khi thuyết giới nếu nhớ biết mình có tội nên đối trước một Tỳ-kheo bạch: Trưởng lão nhớ nghĩ, tôi Tỳ-kheo có phạm tội, sau khi thuyết giới xong sẽ đến chỗ Tỳ-kheo thanh tịnh như pháp sám hối.

Nếu nghi thì nên bạch: Trưởng lão nhớ nghĩ, tôi Tỳ-kheo đối một việc có nghi, sau khi thuyết giới xong sẽ hỏi để quyết nghi rồi như pháp sám hối.

Khi thuyết giới nếu nhớ nghĩ mình có tội thì nên bạch:

Trưởng lão nhớ nghĩ, tôi Tỳ-kheo tự nhớ có tội này, sau khi thuyết giới xong sẽ như pháp sám hối tội này.

Hoặc tâm niệm miệng nói: Từ nay tôi sẽ không tái phạm tội này nữa.

Nếu trú xứ chỉ có một Tỳ-kheo thì nên tâm niệm: Tội này, sau sẽ đối trước một Tỳ-kheo thanh tịnh như pháp sám trừ.

Nếu trong tội có nghi thì nên tâm niệm: Đối với tội này sau khi hỏi quyết nghi rồi như pháp sám trừ.

Nếu trú xứ chỉ có một Tỳ-kheo khi được thí y nên tâm niệm miệng nói: Y này thí chủ cúng cho Tăng trong trú xứ này, Hiện tiền tăng nên chia, trong đây không có Tăng, y này nên thuộc về tôi thọ dụng.

Trú xứ có Hai Tỳ-kheo khi được thí y nên cùng chia cho nhau như sau: Y này thí chủ cúng cho Tăng trong trú xứ này, Hiện tiền tăng nên chia, trong đây không có Tăng, y vật này thuộc về tôi và trưởng lão, phần này thuộc về trưởng lão thọ dụng, còn phần này thuộc về tôi thọ dụng.

Văn đối thú thọ dược như sau:

Trưởng lão nhớ nghĩ, tôi Tỳ-kheo ____ loại tận hình dược này xin được cất chứa trọn đời để dùng (3 lần)

Trưởng lão nhớ nghĩ, tôi Tỳ-kheo ____ loại thất nhật dược này xin được cất chứa bảy ngày để dùng (3 lần)

Trưởng lão nhớ nghĩ, tôi Tỳ-kheo ____ loại dạ phần dược này xin được thọ dùng phi thời (3 lần).


[Đầu trang][Mục lục luật tạng][Mục lục tổng quát]