TẠNG LUẬT
LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH
SỐ 1483 - KINH MỤC LIÊN VẤN GIỚI LUẬT TRUNG NGŨ BÁCH KHINH TRỌNG SỰ
Hán dịch: Mất tên người dịch, xếp vào dịch phẩm đời Đông Tấn
Phẩm 4: HỎI VỀ PHÁP KẾT CƯƠNG GIỚI
Phẩm 8: HỎI VIỆC NHẬN VẬT CÚNG DƯỜNG
Phẩm 10: HỎI VỀ TỲ KHEO QUA ĐỜI
Phẩm 18: TUỔI HẠ AN CƯ VÀ SÁM HỐI
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Thế Tôn ở tại khu vườn trúc CA-lan-đà thuộc thành Vương Xá. Lúc ấy, tôn giả Mục Liên từ chỗ ngồi đứng dậy, bạch Phật:
Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay, con có điều muốn thưa hỏi, cúi xin Ngài giảng nói cho con.
Đức Phật dạy:
Lành thay! Những điều ông thưa hỏi có thể làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, hãy thưa hỏi tùy ý.
Tôn giả Mục Liên bạch Phật:
Bạch đức Thế Tôn! Tỳ-kheo ở đời mạt pháp, khinh chê lời dạy của đức Phật thì phạm giới Chúng học, sử dụng lẫn lộn vật của Tam bảo, sẽ bị đọa vào chốn nào?
Đức Phật bảo Tôn giả Mục Liên:
Hãy lắng nghe và ghi nhớ kỹ! Như Lai sẽ giảng nói cho ông. Nếu Tỳ-kheo không biết hổ thẹn, khinh chê lời Như Lai dạy, phạm giới Chúng học, bị đọa vào địa ngục bằng năm trăm năm ở cõi Trời Tứ Thiên Vương, tương đương chín trăm ngàn năm ở nhân gian; phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni thì bị bị đọa địa ngục bằng một ngàn năm ở cõi trời Ba mươi ba, tương đương ba ức sáu mươi ngàn năm ở nhân gian; phạm Ba-dật-đề thì bị đọa vào địa ngục bằng hai ngàn năm ở cõi trời Dạ Ma, tương đương hai mươi ức ngàn năm ở nhân gian; phạm Thâu-lan-giá thì bị đọa vào địa ngục bằng bốn ngàn năm ở cõi trời Đâu Suất, tương đương năm mươi ức sáu mươi ngàn năm ở nhân gian; phạm Tăng-già-bà-thi-sa thì bị đọa vào địa ngục bằng tám ngàn năm ở cõi trời Bất Kiêu Lạc, tương đương hai trăm ba mươi ức bốn mươi ngàn năm ở nhân gian; phạm Ba-la-di thì bị đọa địa ngục bằng mười sáu ngàn năm ở cõi trời Tha Hòa Tự Tại, tương đương chín trăm hai mươi mốt ức sáu mươi ngàn năm ở nhân gian.
Hỏi: Vật của Phật để ở chỗ này, Tỳ-kheo lấy làm Phật sự chỗ khác, phạm tội gì?
Phạm Ba-dật-đề. Tất cả vật của Phật không được dời đổi. Nếu có nạn, chúng Tăng đi hết thì phải bạch chúng, nếu chúng chấp nhận thì được lấy đến chỗ khác, không có tội.
Vật của Phật được mua để cúng dường không?
Được.
Vật của Phật dùng cất nhà, có thể cho thuê không?
Tất cả vật của Phật chỉ được mua, không được cho vay.
Tỳ-kheo làm Phật sự, được sai người giúp việc trong chùa đi mượn bò, lừa, ngựa… không?
Nếu biết vốn là vật của Phật thì không được, nếu không biết thì được, vì phi pháp nên được
Đất của Tăng mà xây tháp, đem vật của Phật xây cất, bày vẽ bên trong, có thể ở không?-Nếu biết mà vào ở thì phạm tội Đọa, không biết thì không phạm. Nếu biết mà ở, can gián hơn ba lần, phạm tội Quyết đoán, can gián hơn bốn lần thì phạm tội nặng.
Trước đây chùa chiền bị hư hoại, người chủ xuất tiền của xây cất lại chùa, nếu dùng tiền đó cúng cho Tăng, Tăng được nhận không?
Không được.
Đất của Tăng, vật của Phật mà lấy xây cất, ở đất ấy trước đây có giếng, có hoa quả, rau trái có thể ăn không?
Không được ăn. Nếu vật của đàn việt làm Phật sự, trước đây họ dùng hoa quả rau trái cúng cho Tăng thì được ăn, họ không cúng thì không được ăn, nếu mua hơn năm tiền, nếu biết lại không mua mà ăn, tính theo số tiền nhiều hay ít đều phạm tội.
Quét trên tháp Phật, có được bỏ đất và có tội không?
Được bỏ đất, không được dùng vào việc khác.-Mắc nợ vật của Phật thì trả thế nào?
Phải trả bằng giá trị vật cũ, vì vật của Phật không được xuất ra, nhập vào, nên cũng không trả thêm, tuy vậy vẫn bị đọa địa ngục. Thuở xưa, sau khi Phật nhập Niết bàn, có một Tỳ-kheo thông minh, tinh tấn, một Bà-la-môn thấy vị Tỳ-kheo thông minh, tinh tấn, nên đem con gái đến chỗ vị Tỳ-kheo, xin được làm Tỳ-kheo ni. Vị Tỳ-kheo ấy liền thâu nhận. Cô gái kia rất đoan chánh. Về sau, vị Tỳ-kheo liền khởi tâm ái nhiễm, cùng sống chung với cô ta, sử dụng vật của Phật, Pháp và Tăng, mỗi ngày đều dùng từ một đến mười vạn tiền để mua thức ăn, y phục. Vị Tỳ-kheo ấy rất thông minh, có khả năng thuyết pháp làm cho người khác chứng đắc bốn đạo quả, nên vị ấy suy nghĩ: "Tội này rất nặng!", liền muốn đền trả số tiền và vật dụng ấy. Tỳ-kheo liền đến nước Sa-khư để khất thực, được rất nhiều tiền, vật, muốn trở lại để đền trả. Đến giữa đường, có ngọn núi rắn độc ở, chỉ cần bước đến bảy bước là bị rắn độc cắn, Tỳ-kheo biết đi thêm bảy bước sẽ chết, nên mới đi được sáu bước liền quay lại chỗ đệ tử, phân chia vật đền trả rồi sai đệ tử trở về nước và dặn: "Ngươi đem vật này về trả lại, xong việc thì quay lại, ta sẽ đợi ngươi ở đây!" Người đệ tử đem trả vật xong, trở lại báo tin, vị Tỳ-kheo nghe xong, đứng dậy đi bảy bước liền bị chết, lập tức bị đọa vào địa ngục A tỳ, ban đầu vào địa ngục nóng bức, chưa hết lại đến khổ thiêu đốt, đó là ngục nóng, vị ấy liền tụng kinh lớn tiếng để chú nguyện cho các loài quỷ và tội nhân trong ngục. Nghe kinh kệ xong, vô số ngàn người được thoát khỏi ngục. Ngục tốt rất sân hận, liền cầm chĩa ba đánh vị ấy. Tỳ-kheo liền qua đời được sanh lên cõi trời Ba mươi ba. Do việc này nên biết, mắc nợ vật của Phật, Pháp, Tăng thì không thể không trả, tuy vẫn chịu tội, nhưng có lúc cũng được thoát khỏi.
Vật của Phật lấy cho người khác, lấy cho con và tự sử dụng thì phạm tội không?
Người cho vật của Phật thì cùng một thể với phạm tội nặng, dù đem con dâng cho Phật còn không có phước, vì đã hủy hoại pháp thân, nên còn bị hình phạt.
Vật của Phật, người chủ tính toán đem chia cho người giúp việc trong chùa và trẻ con, Tỳ-kheo được sử dụng không?
Không được sử dụng vì đó là vật của Phật.
Tỳ-kheo làm việc cho Phật, được thức ăn của Phật thì được ăn không?
Không được ăn. Vì Tỳ-kheo không lẽ làm người khách, huống nữa lại nhận và sử dụng vật của Phật như y phục, thực phẩm sao!
Bạch y làm việc cho Phật, được vật của Phật, họ dùng vật này làm thức ăn thỉnh Tăng, vậy Tăng được ăn không?
Không được ăn.
Làm việc Phật, việc pháp được phép cầm giữ vàng, bạc và tiền không?
Không được. Nếu cầm giữ thì phạm Xả đọa. Hỏi: Người cúng cho Phật bò, lừa, ngựa, nô tỳ để làm việc Phật, việc pháp có thể nhận không?
Đáp: Được nhận để sử dụng, nhưng không được buôn bán cung tên, dao rựa, binh lính vũ khí, một chút cũng không được thọ nhận.
Hỏi: Người cúng đèn, nhà ở cho Phật, chưa sử dụng có thể ở tạm không?
Đáp: Không được, vì đó là vật của Phật. Hỏi: Thắp đèn cho Phật, ban ngày có thể tắt không?
Đáp: Không được, nếu tắt phạm tội Đọa, tuy Phật không có sáng tối, nhưng được phước cho người cúng, nên tắt thì phạm tội.
Hỏi: Chẳng phải chùa mà thờ tượng Phật bên trong, có thể để phía trước chỗ ăn, chỗ nằm nghỉ không?
Đáp: Được. Nếu Phật ở đời cũng ở phía trước chỗ ăn, chỗ nằm nghỉ, huống chi tượng Phật mà không được! Nhưng nằm phải lấy bức ngăn lại nếu có đèn sáng, không được dùng trong chỗ ở, nếu mình có đèn thì được.
Hỏi: Nhìn ngắm Phật trên tranh, Phật trên tháp, Phật trên tường, phạm tội gì?
Đáp: Không biết nên không phạm, nếu việc gấp khó khăn thì cũng không phạm, biết mà khinh thường thì phạm tội Đọa, can gián hơn ba lần thì phạm tội Quyết đoán, can gián hơn bốn lần thì phạm tội khí.
Hỏi: Đã có vật để làm Kinh Phật, bèn nhận được vật của người khác, nên không dùng vật trước, có được không?
Đáp: Không được. Vì đã chấp nhận như vậy rồi.
Hỏi: Khen chê hình tướng tượng Phật, phạm tội gì?
Đáp: Tất cả tượng Phật không hỏi xấu đẹp, không được khen chê, tội ấy rất nặng, nhất định không nên làm.
Hỏi: Được phép mua hình tượng Phật trên tấm vải may áo không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Người tạc tượng Phật nhưng không làm lỗ mũi, về sau, người khác làm lại được không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Được phép cầm vật để dựa vào vách tường nơi thờ Phật không? Đáp: Không được, nếu làm thì phạm tội Đọa. Xưa, có một Tỳ-kheo muốn vào chùa lễ Phật, có một Bà-la-môn biết xem tướng, thấy vị Tỳ-kheo ấy có tướng Thiên tử, nên nói với Tỳ-kheo: "Ta có một đứa con gái, sẽ gả cho ông", Tỳ-kheo nói: "Đợi sau khi lễ Phật về". Tỳ-kheo liền dựng cây gậy thiếc vào vách điện Phật rồi vào trong chùa lễ tháp Phật. Khi trở ra, Bà-la-môn lại nói không gả con gái nữa. Tỳ-kheo hỏi: "Ông đem con gái gả cho tôi không?" Bà-la-môn nói: "Không gả".
Tỳ-kheo hỏi: "Vừa rồi nói gả, vì sao nay lại nói không?". Bà-la-môn nói: "Vừa rồi, thấy ông có tướng tôn quý nên tôi mới gả, nay không còn tướng ấy nên tôi không gả nữa. Vì sao? Vì ông đã diệt mất công đức". Cho nên, không được để vật dựa vào tháp Phật và tường vách thờ Phật, vì đã phạm giới, lại mất hết vô lượng công đức.
Hỏi: Vật của Phật được làm tượng người, trời và súc sinh không? Đáp: Nếu hầu bên Phật thì được làm.
Hỏi: Tỳ-kheo độ người không hỏi rõ đầu đuôi mà độ người ấy, sau đó mới biết là người giúp việc trong chùa, nếu không đuổi đi, phạm tội gì?
Đáp: Biết mà độ thì phạm tội nặng, nếu trước không biết, hoặc biết liền đuổi đi, nếu không đuổi đi, cũng phạm tội nặng.
Hỏi: Người ấy là người tu Đạo lớn phải không?
Đáp: Không phải.
Hỏi: Có của cải riêng đưa cho Tỳ-kheo làm tượng Phật, người làm được lấy vật không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Lá phướn trước tượng Phật, được lấy làm Phật sự không?
Đáp: Phật sự thì được dùng, hoặc đàn việt không cho không được.
Hỏi: Được đảnh lễ bảy đức Phật quá khứ?
Đáp: Được. Vì đồng là pháp thân.
Hỏi: Nếu người trước đây hứa với Phật làm ba hội, nhưng sau đó chỉ làm một hội, hoặc làm ba hành hương, hoặc làm ba bố thí có được không?
Đáp: Không được, vì sai lời hứa nên phạm tội. Hỏi: Tỳ-kheo phạm tội Quyết đoán có được ở trong đất Phật để sám hối không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Ngôi chùa quá cũ kỹ lâu đời, đều không còn tường vách ngăn che, không biết đất Phật gần hay xa, nếu người muốn làm, làm sao biết được bờ nào bằng phẳng?
Đáp: Không biết mà có ý muốn làm bờ bằng phẳng, vì không biết nên bị tổn hại chứ không có tội.
Hỏi: Vật của Phật lấy làm nhà cho mẹ con của quỷ và làm tượng, có tội không?
Đáp: Có tội, vì lấy vật của Phật cho người khác. Hỏi: Tỳ-kheo tự tay đốn chặt cây, đào đất, xây cất chùa, tháp Phật và làm hình tượng có phước không?
Đáp: Còn không tránh khỏi địa ngục, chịu tội khổ lớn, huống là có phước, vì đã phạm giới.
Hỏi: Trước tháp Phật, được đảnh lễ Tỳ-kheo không?
Đáp: Không được, nếu đảnh lễ thì phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo buôn bán tượng Phật có tội gì? Đáp: Tội giống với tội buôn bán cha mẹ.
Hỏi: Ngồi trên tòa cao thuyết pháp trước mọi người, mặc y phục thế tục, có thể cho thuyết pháp không?
Đáp: Cả người nghe và người thuyết pháp đều phạm, nhiều người, đã can gián hơn ba lần mà không sửa đổi thì phạm Đột-cát-la, còn đã ba lần can gián thì phạm Quyết đoán, nếu đã can gián hơn ba lần thì phạm tội Khí. Giả sử không nghe lời can gián mà thuyết giảng đến lần thứ ba, thì tội càng tăng thêm.
Hỏi: Người thuyết đúng như pháp, còn người nghe pháp không đúng như pháp, có được thuyết không? Đáp: Giống như trên.
Hỏi: Chỗ Tăng ngồi trước đây có thờ Phật, sau đó Tăng có thể ngồi không?
Đáp: Chỗ ngồi của Phật thì không được, trước đây là chỗ Tăng ngồi thì được phép.
Hỏi: Thỉnh người thuyết, trước đây che màn trên tòa cao, là vật cúng dường Phật, được mời ngồi dưới thấp không?
Đáp: Không biết thì không phạm, biết thì không được ngồi.
Hỏi: Nếu người thỉnh Tỳ-kheo đến tụng kinh và thuyết pháp, họ đem vật đến cúng dường có được nhận không?
Đáp: Có tâm mong cầu mà nhận thì phạm tội Xả đọa, nếu không có tâm tham mà nhận thì không phạm, nếu không có y bát mà nhận thì không phạm.
Hỏi: Ngồi trên tòa cao thuyết pháp ở trong chúng Tăng, được ngồi ghế dựa, cầm phất trần không?
Đáp: Không bệnh mà ngồi ghế dựa, cầm phất trần thì phạm tội Đọa. Nếu không phải quạt có đuôi thì đều được.
Hỏi: Cất kỹ kinh điển và giới luật có phạm không?
Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Thầy mặc y phục thế tục được đảnh lễ và thuyết pháp không?
Đáp: Được đảnh lễ, không bệnh thì không được thuyết pháp. Hỏi: Cư sĩ đội mũ trên đầu, có được thuyết pháp không?
Đáp: Trừ có bệnh phải đội trên đầu, những trường hợp khác đều không được.
Hỏi: Trên kinh có bụi đất cỏ lá dơ bẩn được thổi xuống không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Tỳ-kheo chép kinh có được cầm vật khác không?
Đáp: Không được, nếu cầm thì phạm tội Xả Đọa Hỏi: Để thức ăn trên kinh mà ăn phạm vào tội gì?
Đáp: Nếu có tâm xem thường thì phạm Quyết đoán, không có tâm coi thường thì phạm tội Đọa.
Hỏi: Giới luật không sử dụng, để rơi rớt được đốt không?
Đáp: Không được, không biết có tội mà đốt thì phạm tội Đọa. Nếu biết đốt có tội mà cố ý đốt thì phạm tội Quyết đoán, vì giống như dùng phương tiện phá hoại Tăng chúng, cũng như đốt cháy cha mẹ.
Hỏi: Pháp kết cương giới là gì?
Đáp: Pháp kết cương giới là hang núi, trong xa, nếu ở trong thành ấp, xóm làng thì không được kết cương giới quá xa, cũng không được kết cương giới ban đêm. Khi kết cương giới, Tỳ-kheo cần phải đứng ở đầu bốn góc, không cho người bên ngoài vào, nếu người bên ngoài vào thì kết cương giới không thành. Trước hết kết giới trường, tất cả con cháu trong chùa, cư sĩ, nô tỳ phải ra khỏi giới trường, sau đó mới quy định bốn hướng. Khi kết cương giới phải trừ ra bốn chỗ: Một là xóm làng. Hai là bên ngoài xóm làng, ruộng đất của người đời thường làm việc. Ba là chỗ thanh vắng, trong núi, ao đầm, sợ lúc thuyết giới yết ma, gặp nhiều nạn, Tăng không thể đến được. Phải bạch chúng cầu xin kiết tiểu giới riêng, nếu chúng chấp nhận, chỗ đó Chúng không đủ năm người, nên sai Tăng đến kết cương giới riêng, đây gọi là chỗ an cư của khu già lam. Bốn là Thọ giới trường, trước khi kết cương giới phải trừ để kết giới trường, trừ xong mới kết cương giới, hoặc làm như vậy, hoặc kết đại giới trước, sau đó kết cương giới làm chỗ thọ giới. Như Ty Công nói: Sợ không thể đắc giới, lại cho: Không biết, thì đồng với lúc chưa chế định, nhưng điều này có thể chấp nhận được. Có người nói: Nếu Tỳ-kheo bị bệnh, không thể đến được trong chúng Tăng, cầu xin kết giới riêng trong một phòng, Tăng cũng nên chấp nhận, trước hết giải đại giới cho kết cương giới riêng, kết cương giới riêng xong, sau đó trở lại kết đại giới, tất cả Tỳ-kheo ban đêm không được đem y cũng không được vào nơi ấy. Trong một trú xứ có cương giới riêng, một Tỳ-kheo có thể đánh kiền chùy, thuyết giới trước hết phải hướng đến Tăng bốn phương để sám hối, sau đó cũng nói ba lần. Tam ngữ là: Nói ba lần. Hỏi: Kết cương giới được thông qua đất Phật để kiết không?
Đáp: Không được. Nếu cho thọ giới trong đây, nếu trước đây không biết pháp, đã thọ và đắc giới rồi, nếu sư tăng biết mà cố ý làm sai thì có tội. Hỏi: Đi trên thuyền được kết cương giới không?
Đáp: Được, nếu có Sa di, cư sĩ thì bảo họ lên bờ, sau đó kết cương giới, nếu không bảo họ đi ra, phải ngăn chia ra một chỗ, sau đó kết cương giới. Sau khi kết cương giới, ban đêm Tỳ-kheo không được cầm y, không được lội xuống nước.
Hỏi: Đại Tăng đi hết, chỉ còn Sa di ở trong cương giới có được không?
Đáp: Dù chỉ một Ưu bà tắc thanh tịnh, thì cương giới cũng không bị mất, huống chi là còn Sa di, suốt một đêm cương giới không bị mất. Nếu Tăng đi hết không trở lại, cũng không cần giải.
Hỏi: Giặc đến trong cương giới, giết Tỳ-kheo, cương giới ấy có bị mất không?
Đáp: Không bị mất.
Hỏi: Một, hai, ba, bốn người đi trên đường hoặc ở trong nhà bạch y, được kết cương giới không? Đáp: Không được. Năm người trở lên mới được kết cương giới.
Hỏi: Kết cương giới được thông qua sông ao để kết không?
Đáp: Tất cả những nơi dòng nước ngưng đọng thì đều được, nếu nước chảy thì không được, vì không biết bờ ở đâu.
Hỏi: Sau khi kết cương giới, không đánh kiện chùy thì cương giới có bị mất không?
Đáp: Không bị mất.
Hỏi: Kết cương giới được thông qua con đường lớn để kết không?
Đáp: Được. Khi kết cương giới phải sai người ngăn người đi ở hai đầu đường, sau đó kết cương giới.
Hỏi: Đất không có chủ, có thể kết cương giới không? Đáp: Được. Như phép của Uất-đơn-việt.
Hỏi: Kết cương giới trước rồi, sau đó có nước lớn, hoặc đào hầm dài mười lăm bước, hoặc hành dục trong đó, cương giới này có bị mất không?
Đáp: Hoàn toàn không bị mất. Có người nói: Giả sử đào hầm hố lớn sâu, rộng một do tuần thì cương giới vẫn không mất, huống gì những cái hầm nhỏ!
Hỏi: Tỳ-kheo được ở cách đêm chỗ cương giới của ni không?
Đáp: Được, cũng không được lìa y, nhưng không được vào trong phòng.
Hỏi: Tăng kết cương giới xong, sau đó có tăng đến ở chung, không đem theo y có mất y không? Đáp: Không mất, vì khi kết cương giới, đã thông qua Tăng ba lần.
Hỏi: Tăng tập hợp chưa đủ được kết cương giới không?
Đáp: Nếu có việc dặn lại thì được, không có việc thì không được. hỏi: Một lần kết cương giới được ở bao lâu?
Đáp: Không có nhất định về thời gian, nếu thí chủ cúng thêm đất mới kết cương giới lại.
Hỏi: Trước đây Tăng kết cương giới không giải mà bỏ đi, sau đó chúng Tăng lại đến kết cương giới có được không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Khi kết giới trường, cần phải tập hợp tất cả chúng Tăng là nhiều ít hay tùy ý?
Đáp: Năm người trở lên thì được, vì không có đại giới, chúng không tập hợp thì không phạm.
Hỏi: Kết giới trường cần phải đến giới trường, cũng được kết từ xa chăng?
Đáp: Cần phải đến giới trường mới được kết giới.
Hỏi: Hai chúng kết cương giới được qua lại để kết không?
Đáp: Không được qua lại, nhưng được kết thông giới.
Hỏi: Trong một số cương giới được đánh hai lần kiện chùy không?
Đáp: Được, nhưng không được thuyết giới, yết ma làm các việc Tăng hai nơi trong một trú xứ, chỉ được thắp hương, ăn uống mà thôi.
Hỏi: Đại Tăng được kết thông giới cùng ni không?
Đáp: Được.
Hỏi: Vào mùa hạ, ngày nào được kết an cư?
Đáp: Từ ngày mười sáu tháng tư đến hết ngày mười lăm tháng năm ngày nào cũng có thể kết hạ, đây gọi là ngày đầu an cư. Nếu có nạn không thể kết hạ hoặc năm, bốn, ba ngày cho đến hết một tháng, không mất tiền an cư đây gọi là ba mươi ngày kết hạ một ngày thọ tuổi hạ; còn người hậu an cư, chỉ có một ngày được kết hạ an cư, qua ngày mười lăm tháng bảy, có nạn thì ngày nào cũng có thể thọ tuổi hạ cho đến hết ngày mười lăm tháng tám, đây gọi là một ngày kết hạ an cư, ba mươi ngày thọ tuổi hạ.
Hỏi: Kết hạ an cư thọ phép bảy ngày, phải thọ từ ngày đầu an cư, hay đến lúc đi mới thọ?
Đáp: Nếu thọ từ ngày đầu an cư thì tốt, đến khi sắp đi thọ cũng được. Luận về thọ phép bảy ngày, nếu đi không đủ bảy ngày mà trở về sau đó lại thì không được thọ, phải tính đủ bảy ngày, mới thọ lại, nếu quên mất thì có thể thọ lại.
Hỏi: Trong hạ an cư, không nhận mười hai vật như giường, tòa, phòng nhà... được an cư không?
Đáp: Không cần phải nhận.
Hỏi: Trong lúc hạ an cư hoặc việc Tam bảo, hoặc bệnh tật, hoặc nhiều việc khó khăn, được dời chỗ an cư không?
Đáp: Được, ngày đầu an cư phải bạch với chúng, trong chúng thọ pháp ba mươi chín ngày, thọ pháp ba mươi chín ngày rồi có một việc nên ra khỏi cương giới ba mươi chín ngày, đủ ba mươi chín ngày trở lại thì tốt, nếu không trở lại được, cũng có thể ở chỗ ấy thọ tuổi hạ không phạm, nếu ngày đầu an cư không thọ đến lúc sắp đi thọ cũng được, nếu an cư đã đủ ba mươi chín ngày, có việc cần ra khỏi cương giới thì không cần thọ lại, nếu có việc không trở lại được cũng có thể ở chỗ đó thọ tuổi hạ.
Hỏi: Kết hạ an cư nhưng không an cư có được tuổi hạ không?
Đáp: Nếu trước đây không biết phép an cư thì được thọ tuổi hạ, nếu biết mà làm trái thì không được.
Hỏi: Không kết hạ không an cư được thọ tuổi hạ không?
Đáp: Nếu trước đây không biết có phép kết hạ, không biết có phép an cư thì được thọ hạ lạp, nếu biết nên hướng về chúng Tăng sám hối, nếu trước đây biết pháp nhưng cố ý làm trái thì không được.
Hỏi: Không kết hạ mà có an cư thì được tuổi hạ không? Đáp: Giống như việc trên.
Hỏi: Trong hạ an cư được vào sông, ao tắm rửa không?
Đáp: Thuộc trong cương giới thì được, hoặc thọ pháp bảy ngày, nên đi qua sông thì được.
Hỏi: Trong lúc hạ an cư phạm tội Quyết đoán nhưng không sám hối, được thọ tuổi hạ không? Đáp: Tuy có tội nhưng được thọ tuổi hạ, vì sao? Vì là Tỳ-kheo. Hỏi: Thọ tuổi hạ nhưng không hòa hợp được tuổi hạ không?
Đáp: Trước hết phải sám hối, sau đó mới thọ tuổi hạ, nếu người ấy không sám hối, thì phải tẩn xuất chúng mới được thọ tuổi hạ, nếu người ấy không chịu ra khỏi chúng phải can gián ba lần, can gián hơn ba lần mà vẫn không chấp nhận phạm tội Quyết đoán, can gián hơn bốn lần thì phạm tội nặng. Hoặc dùng sức mạnh đuổi đi, hoặc bức ép đuổi ra khỏi cương giới thì tốt, nếu người kia không chịu đi ra, phải đóng chặt cửa cho ở trong một phòng, sau đó chúng thọ tuổi hạ, vì người đó không phải là Tỳ-kheo. Nếu như có nhiều người xấu, chúng không tẩn xuất thì phải tách ra khỏi cương giới, nếu cùng thọ tuổi hạ thì không được tuổi hạ. Hỏi: Ở trong hạ an cư được cầm quạt, phất trần không?
Đáp: Tất cả loại quạt có đuôi thì không được cầm, còn quạt đan bằng tre thì được.
Hỏi: Ở trong hạ an cư được trốn thầy làm phước không?
Đáp: Được, nhưng không được tự tay làm việc. Hỏi: Người hậu an cư, đến ngày mười lăm tháng bảy được thọ tuổi hạ rồi đi không?
Đáp: Không được, nếu trước đây không biết mà thọ tuổi hạ thì được, nếu biết phép mà cố ý làm trái thì không được. Nếu chúng đã hòa hợp, Tăng đã nhận thẻ rồi. Nếu khi người hậu an cư thọ tuổi hạ, thì người tiền an cư cũng vậy.
Hỏi: Hai người đồng hạ lạp, người nhỏ tiền an cư, người lớn hậu an cư, người tiền an cư đã thọ tuổi hạ, người hậu an cư chưa thọ, ở trong một tháng người nào lớn? Đáp: Trước, người đó đã lớn hơn nên làm lớn, vì tính theo ngày cũ.
Hỏi: Ở trong hạ không thọ phép bảy ngày, có một vài việc nhỏ nên ra khỏi cương giới, có được an cư tiếp không?
Đáp: Sám hối thì được.
Hỏi: Ở trong hạ có một nhân duyên được thọ bảy ngày ba lần không?
Đáp: Được.
Hỏi: Ở trong hạ có người không an cư, hoặc mười, hoặc năm người muốn đến ở nhờ để cùng thọ tuổi hạ, vậy được cho họ ở chung và cùng thọ tuổi hạ không?
Đáp: Nếu kịp lúc hậu an cư thì phải kết cương giới, nếu không kịp hậu an cư thì không được, nếu người này hoàn toàn không biết có phép an cư thì được thu nhận, nếu biết mà cố ý làm trái thì không được.
Hỏi: Không biết hạ an cư hoặc không thọ pháp bảy ngày, đã thọ hạ lạp vậy được hạ lạp không?
Đáp: Không biết pháp, đã thọ trì được hạ lạp, không được hạ an cư, nếu đã hạ an cư, Tăng can gián một lần trở lại nhận thì tốt, can gián hơn ba lần không nhận, thì phạm tội Quyết đoán phải sám hối nhận lại thì được, khi nhận phải bạch chúng mới có thể được nhận.
Hỏi: Tỳ-kheo không thọ tuổi hạ phạm vào điều gì?
Đáp: Nếu một Tỳ-kheo không thọ tuổi hạ, chúng nên can gián khiến cho thọ, can gián lần thứ nhất cho đến lần thứ ba mà thọ thì tốt, nếu can gián hơn ba lần vẫn không thọ thì phạm Quyết đoán, can gián hơn bốn lần vẫn không thọ thì chẳng phải Sa môn, vì không chịu thọ phép ấy.
Hỏi: Người mới thọ giới hạ an cư, cùng trong ngày, nhưng kết hạ an cư, sau đó được tuổi hạ không? Đáp: Được, nếu sau một đêm thì không được.
Hỏi: Ở trong hạ an cư quên không thọ phép bảy ngày, ra khỏi cương giới một ngày được an cư không?
Đáp: Nhớ mà sám hối thì được, trong một ngày an cư, không được sám hối ba lần, sám hối quá ba lần thì không được tuổi hạ.
Hỏi: Khi thọ tuổi hạ, nếu trời mưa được ở trong nhà thọ tuổi hạ không?
Đáp: Được.
Hỏi: Đi đến nơi nào đó để kết hạ an cư, vì có chướng ngại nên không thể đến được, được đổi chỗ an cư kiết hạ không?
Đáp: Không được. Giả sử đến chỗ khác, để hậu an cư, nếu trên đường đi, có trú xứ của tăng, phải đến để an cư, phải ở lại hai, ba ngày, sau đó thọ pháp ba mươi chín ngày thì được đi. Nếu không có trú xứ của tăng, năm người trở lên cùng kết giới an cư, sau đó một hoặc hai người ở lại để giữ cương giới, đủ ba mươi chín ngày mới được đi, nếu người đi sau không đủ ba mươi chín ngày mà bỏ đi, người đi trước không biết nên không mất an cư, người đi sau thì bị mất.
Hỏi: Một người cho đến bốn người được ở trong nhà cư sĩ kết hạ an cư không?
Đáp: Không được, năm người trở lên mới được kết hạ.
Hỏi: Một người ở chỗ thanh vắng được kết hạ an cư không?
Đáp: Trước đây có kết cương giới, hai người trở lên thì được, một người không thể được, vì không có người cùng thọ an cư, không có cương giới nên hoàn toàn không được, nếu muốn an cư riêng, phải thỉnh tăng kết cương giới, sau đó an cư thì được.
Hỏi: Tỳ-kheo trong khi hạ an cư nhận lời người khác thỉnh và nhận vật dụng của người khác gởi, hoặc trải qua mười ngày cho đến ba tháng, được như vậy không?
Đáp: Không tác ý tham mà nhận thì không phạm giới.
Hỏi: Ở trong hạ an cư trong cương giới có làm công việc, được an cư không?
Đáp: Việc phước thì được làm, ngoài ra không được.
Hỏi: Văn thọ hạ an cư nói: "Phòng nhà bị hư hoại phải tu sửa lại".
Vậy làm lúc mới an cư hay an cư xong? Đáp: Trong ba tháng, nếu nhà bị hư hoại thì nên sửa chữa.
Hỏi: Khi thọ tuổi hạ, ni chúng đến trong cương giới cầu xin thọ tuổi hạ, nên cho thọ tuổi hạ không?
Đáp: Hai vị ni trở lên thì được, một người thì không được. Vì sao?
Vì ni một mình đi ra khỏi cương giới phạm tội nặng.
Hỏi: Một người được độ Sa-di không?
Đáp: Hai người mới được độ
Hỏi: Độ Sa-di được thỉnh Hòa Thượng từ xa không? Đáp: Không được. Hỏi: Chưa đủ năm hạ lạp độ người phạm tội gì? Đệ tử đó đắc giới không?
Đáp: Nếu biết phi pháp mà độ, phạm tội Đọa; can gián hơn ba lần không dừng, phạm Quyết đoán; nếu đệ tử không biết phi pháp thì đắc giới, nếu biết thì không đắc giới.
Hỏi: Tỳ-kheo không thông hiểu giới, lại không biết các việc Tăng, độ nhiều người xuất gia, hoặc làm Tam Sư (Hòa Thượng, Yết ma sư, Giáo thọ sư), có phạm không?
Đáp: Người ấy còn không nên ăn thức ăn của tín thí, huống gì là độ người.
Hỏi: Nếu người có cha, mẹ, phép Vua không chấp nhận, Tỳ-kheo lén dẫn về độ, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội nặng, nếu quân lính tìm bắt, người ấy theo Tỳ-kheo tu đạo, nếu Tỳ-kheo biết mà cho ở, dù chưa độ cũng phạm tội nặng.
Hỏi: Con xuất gia trước, cha mẹ xuất gia sau, đến chỗ con mình xin xuất gia, người con được độ không?
Đáp: Được.
Hỏi: Tỳ-kheo phạm giới được độ người không? Đáp: Phạm tội nặng, không có lý nào lại độ người; nếu phạm tội Quyết đoán cũng giống như trên vì chưa đủ năm hạ lạp; nếu phạm giới nhẹ, phải làm phép sám hối, sau đó được độ.
Hỏi: Cư sĩ xin một Tỳ-kheo để xuất gia, Tỳ-kheo liền độ, bèn thỉnh Hòa Thượng làm giới sư Tỳ-kheo đó là thầy phải không?
Đáp: Không phải thầy, nếu sau theo vị đó thọ pháp, vị đó có thể làm thầy, nếu muốn nương theo thì vị đó có thể làm y chỉ sư.
Hỏi: Tỳ-kheo độ nhiều đệ tử, hoặc làm Tam Sư mà không dạy bảo, phạm vào tội gì?
Đáp: Phạm tội Đọa. Thuở xưa, thời đức Phật Ca Diếp, có một Tỳ-kheo độ đệ tử nhưng không dạy bảo, đệ tử phần nhiều làm phi pháp. Khi qua đời, người đệ tử sanh trong loài rồng, phép của rồng bảy ngày bị một ngọn lửa đốt cháy thân thể đến tận xương, rồi hiện hình lại, bị thiêu cháy tiếp, không thể chịu nổi khổ đau, liền suy nghĩ: "Trước đây, ta có tội gì mà nay khổ như vậy", bèn quan sát mạng sống đời trước, thấy mình xưa làm Sa môn, không giữ giới cấm, thầy cũng không dạy, liền nghĩ ác độc, tức giận thầy mình, càng nghĩ càng muốn làm hại. Biết sau này vị thầy đó cùng năm trăm người đi trên thuyền vượt qua biển cả, rồng liền phun nước làm chìm thuyền, mọi người liền hỏi: "Ngươi là ai?". Đáp: "Nếu các ngươi thả Tỳ-kheo này xuống biển, thì ta sẽ thả các ngươi đi". hỏi: "Tỳ-kheo này vì sao can dự vào việc của ngươi, sao không cần người khác, chỉ cần Tỳ-kheo này làm gì?". Rồng nói:
"Tỳ-kheo này vốn là thầy của tôi, do không dạy dỗ tôi, khiến tôi hôm nay phải chịu đau khổ thế này, nên tôi chỉ cần vị ấy, mọi người không được ngăn cản, việc này." Thấy Rồng sắp nhấn chìm mình xuống nước, nên Tỳ-kheo nói: "Ta tự nhảy vào biển, không cần ngươi nhận chìm." Tỳ-kheo ấy liền nhảy xuống nước, tan thân mất mạng, sanh vào các nơi khổ đau chịu vô lượng tội. Từ việc này nên biết, độ người là việc lớn, không thể không chỉ dạy.
Hỏi: Sa-di phạm mười giới, hoặc một, hai, ba giới mà không sám hối, thọ đại giới có đắc giới không?
Đáp: Nếu nhớ mà không sám hối thì không đắc giới, không nhớ, lại không biết pháp, đã thọ trì thì đắc giới, luận về phép thọ giới, Thầy phải hỏi Sa-di: "Ngươi phạm giới không?" Nếu Sa-di nói phạm liền dạy phải sám hối, nếu Thầy không hỏi thì khi đăng đàn thầy phải hỏi; nếu không ai hỏi, thầy phạm tội Đọa.
Hỏi: Đã thọ đại giới, sám hối lỗi đã phạm khi còn Sa-di không?
Đáp: Được sám hối, giống như pháp sám hối của Sa-di.
Hỏi: Sa-di đăng đàn sắp thọ đại giới hoặc mặc áo thế tục, chân mang giầy, hoặc y, bình bát không đủ, lúc ấy đi mượn thì đắc giới không?
Đáp: Tuy mặc áo thế tục, thầy không hỏi thì không đắc giới, các trường hợp khác đều đắc giới, sư tăng phạm tội Đọa.
Hỏi: Nếu có Tỳ-kheo không xả giới, hoặc trở lại làm Sa-di, hoặc làm người tu Đại đạo, liền thọ giới lại, có đắc giới không?
Đáp: Không đắc giới.
Hỏi: Nếu không đắc giới, trước đã thọ giới nên cho ở không?
Đáp: Cho ở.
Hỏi: Người không đắc giới có phải là Thầy không?
Đáp: Không phải
Hỏi: Nhiều người thọ giới, lại thỉnh một người làm thầy, có thể mười người hoặc năm người thọ giới một lúc không?
Đáp: Không thể được.
Hỏi: Sa-di thọ đại giới, thỉnh một Tỳ-kheo làm Đại giới Sư, Tỳ-kheo này không biết yết ma và phép thọ giới, liền thỉnh một vị khác cho thọ giới, vậy ai là Thầy?
Đáp: Vị cho thọ giới là Thầy, người không trao giới pháp thì chẳng phải thầy.
Hỏi: Trên giới đàn, Sư Tăng mặc áo thế tục, hoặc phạm giới, người thọ giới có đắc giới không?
Đáp: Nếu người thọ giới biết là phi pháp thì không đắc giới, không biết thì đắc giới. Hỏi: Thọ giới, khi chúng Tăng không hòa hợp hoặc đánh mắng nhau có đắc giới không?
Đáp: Nếu trên giới đàn, Tăng hòa hợp thì đắc giới, không hòa thì không đắc giới.
Hỏi: Thọ giới có hạn chế thời gian không?
Đáp: Chỉ qua đêm thì không được, đầu đêm, giữa đêm không thắp đèn nến thì không được, cần phải thấy thân hình màu sắc thì được.
Hỏi: Khi thọ giới, hoặc gặp trời mưa nên chuyển đổi giới trường, thọ giới trong nhà có đắc giới không?
Đáp: Không đắc giới, nếu muốn chuyển giới trường, trước phải giải đại giới rồi kết giới trường, mới được thọ giới, không như vậy thì không đắc giới.
Hỏi: Khi thọ giới, nếu có các nạn, không được hoàn hảo, người này có phải là đại Tỳ-kheo không? Đáp: Chỉ ba lần yết ma xong là đủ.
Hỏi: Thọ giới đủ mười ba việc, sau đó các giới sư, Hòa Thương không dạy bảo tiếp, có được đầy đủ giới không?
Đáp: Nếu Thầy không dạy giới trải qua mười lăm ngày, khi thuyết giới chuyên tâm lắng nghe thọ trì thì được đầy đủ.
Hỏi: Lúc thọ giới ba y không đủ, có cầm vải bằng giạ, hoặc nhuộm hoặc không nhuộm hoặc cắt may hoặc không cắt may được gọi là y không?
Đáp: Hoàn toàn không được.
Hỏi: Khi thọ giới, chúng Tăng hiếm có và giới hạn, có bao nhiêu Tăng được thọ đại giới? Đáp: Trừ Tam Sư, từ năm người trở lên thì được.
Hỏi: Sa-di đã từng giả làm người tu Đại đạo, nhận đại Tỳ-kheo đảnh lễ, sau đó được thọ đại giới không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Sa-di từ tạ thầy ra đi, gặp sự khó khăn trở lại không được, đích thân đi đến chỗ khác thỉnh y chỉ sư để thọ giới, có đắc giới không?
Đáp: Đắc giới.
Hỏi: Nếu Tỳ-kheo dụ dỗ Sa-di của người khác, dẫn đến chúng khác, cho thọ đại giới, phạm tội gì? Chúng kia biết nên chấp nhận không?
Đáp: Nếu vị thầy kia có việc phi pháp, Sa-di và người dắt đi không có tội; nếu vị Thầy kia không phải phi pháp, thì người dẫn đi phạm tội nặng, khi đăng đàn thọ giới, Sư tăng phạm tội Đọa. Xưa có một Tỳ-kheo trưởng lão, chỉ có một Sa-di theo hầu hạ, có một Tỳ-kheo khác đến dụ dỗ dẫn Sa-di đi, Tỳ-kheo trưởng lão này không có người hầu hạ, nên không bao lâu liền qua đời, nhân đó chế giới này, không được dụ dỗ Sa-di của người khác, nếu dụ dỗ Sa-di của người khác thì phạm tội nặng. Nếu Tỳ-kheo thấy Sa-di của người khác chăm sóc người già, bệnh, mà bảo họ bỏ đi, Tỳ-kheo này cũng phạm tội nặng.
Hỏi: Tỳ-kheo nhận lời mời của đàn việt, đã nhận bốn vật phẩm cúng dường, được lấy cho người không?
Đáp: Được.
Hỏi: Đã nhận bốn loại vật phẩm trọn đời rồi, có một vài duyên sự đi ra ngoài, được ăn thức ăn ở bên ngoài, uống thuốc bên ngoài không?
Đáp: Của thí chủ thì được nhận.
Hỏi: Người khác muốn cúng vật cho Tỳ-kheo trước hết hỏi Tỳ-kheo có hay không, Tỳ-kheo thật sự đã có, vì tâm tham nên lừa dối nói với người kia là không có, người kia liền đem vật cúng, phạm tội gì?
Đáp: Vì tham mà lấy nên phạm tội Xả Đọa, nói dối phạm tội Đọa.
Hỏi: Nếu thức ăn của Chúng Tăng, để dành cho
Thượng Tòa,
Thượng Tòa được ăn không?
Đáp: Thượng Tòa ăn với tâm tham thì phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo không bệnh tự nói có bệnh khổ, vì muốn xin thức ăn ngon, nếu có được và ăn, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội nặng.
Hỏi: Không mặc ba y để nhận thức ăn, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Đàn việt đến thỉnh hai, ba người, cần Tăng chúng xướng không? Đáp: Phải xướng.
Hỏi: Khi Đại Tỳ-kheo yết ma phân chia đồ vật, ni đến trong cương giới, được chia không?
Đáp: Được.
Hỏi: Có người gửi đồ vật đến cúng cho một trú xứ Tăng, vật đến sau, có thêm một Tỳ-kheo đến trước, chia theo an cư, Tỳ-kheo này có được phần không?
Đáp: Đánh kiền chùy thì được, không đánh thì không được.
Hỏi: Tỳ-kheo đi giữa đường, người phụ nữ cúng vật được nhận không?
Đáp: Là bà con, hoặc quen biết nhau thì được nhận.
Hỏi: Tỳ-kheo đi giữa đường, Tỳ-kheo ni cúng vật được lấy không?
Đáp: Cúng cho chúng thì lấy, không phải cúng cho chúng thì không được lấy, nếu lấy thì phạm tội Đọa.
Hỏi: Gạo cúng Tăng, Tăng đi, thí chủ được dùng cúng cho Tăng đến sau, người đến sau được ăn không?
Đáp: Đánh kiền chùy được ăn, nếu không đánh kiền chùy, ăn một bữa no thì phạm tội Khí.
Hỏi: Ngày mùng tám tháng tư thì phải cúng vật, ngày mười lăm tháng bảy Tăng ở trước đã đi, chủ chùa lấy cho Tăng đến sau, Tăng đến sau lấy để chia, phạm tội gì?
Đáp: Đánh kiền chùy cùng phân chia cho Tăng hiện tiền thì không có tội, nếu không đánh kiền chuỳ mà chia thì phạm tội trộm.
Hỏi: Cư sĩ có cúng vật khác, người đã nhận đi khỏi, Cư sĩ lấy cho người đến sau, người đến sau được lấy không?
Đáp: Phải hỏi chủ nhân là người đã nhận có trở lại không, nếu cư sĩ nói không đến nữa, liền chú nguyện rồi lấy, nếu nói người kia sẽ đến thì không được lấy, nếu lấy để dùng phạm tội Xả Đọa, biết người kia chết mà lấy, phạm tội Khí, vì đó là vật của Tăng.
Hỏi: Tỳ-kheo lo liệu đời sống, được thí chủ cúng dường y phục, thức ăn cho Tỳ-kheo, vậy được nhận y phục, thức ăn không?
Đáp: Nhận y phục thì phạm Xả Đọa, nếu ở nơi nghèo cùng khốn khổ không có thức ăn, người khác sai cư sĩ làm thì có thể ăn, người quản lý đời sống phải bạch chúng: Vật này không phải là vật của tôi, là vật của người khác, nếu như vậy thì có thể ăn, nếu chủ nhân không bạch chúng mà ăn, phạm tội Đọa. Hai, ba người cũng có thể bạch, nếu Tỳ-kheo đưa cho người giúp việc, người giúp việc nói: Đây là vật của tôi, thì được ăn.
Hỏi: Tỳ-kheo được bỏ đồ vật không?
Đáp: Không được, nếu bỏ phạm Xả Đọa.
Hỏi: Nhận dùng bữa lâu dài đến một trăm ngày, nửa chừng được nhận ăn một bữa, hai bữa của người khác không?
Đáp: Thí chủ chấp nhận thì được, không chấp nhận thì không được.
Hỏi: Khất thực nhiều được cho người khác không?
Đáp: Trước không có tâm tham lấy, có nhiều thì được cho cư sĩ, nếu không có chúng sanh thì để nơi cây, có chúng sanh ăn thì tốt, nếu không có chúng sanh, sáng mai trở lại lấy nước rửa rồi ăn, không được bỏ vì của tín thí rất nặng, sở dĩ trở lại được lấy là vì không có chủ như cách nhặt thức ăn ở Uất-đơn-việt.
Hỏi: Tỳ-kheo ăn hoặc nhai một miệng cơm rồi nhả ra, lấy chừng một miếng cơm rồi bỏ, phạm tội gì? Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Người chủ thỉnh, được nhận suốt đời không?
Đáp: Nếu chỗ ấy hành đạo được, không có các nạn, không có thiếu thốn thì được đến.
Hỏi: Người chủ mời ăn, được sai người đi thay không?
Đáp: Nếu người chủ đồng ý, thì được, nếu chủ nhân không thích đổi, thay người đi thì phạm tội Đọa.
Hỏi: Thức ăn của mẹ con quỷ có thể ăn không?
Đáp: Phải chú nguyện sau mới được ăn.
Hỏi: Người chủ cúng cho Tỳ-kheo bò, ngựa, nô tỳ, thức ăn, được nhận trực tiếp không? Đáp: Được lấy để dùng, không được bán, tất cả các loại binh khí, cũng không được nhận. Hỏi: Người đem vật ra cúng tế, cúng xong bỏ đi để vật lại Tăng đến sau được ăn không?
Đáp: Đánh kiền chùy được ăn, không đánh kiền chùy mà ăn thì phạm tội trộm.
Hỏi: Tỳ-kheo cầm mâm thức ăn chia cho người khác phạm tội gì? Đáp: Nếu hỏi, được phép nhận thì không có tội, không được phép mà lấy ăn, phạm tội Đọa, nếu không hỏi cũng phạm tội Đọa, sở dĩ không phạm tội trộm, vì cùng lấy tay nhận thức ăn.
Hỏi: Tỳ-kheo khất thực, có người Hỏi: "Vật tốt không?" Tỳ-kheo không đáp đúng sự thật, nếu nhận vật này, phạm tội gì?
Đáp: Thật tốt nói tốt phạm tội Đọa, không tốt nói tốt phạm tội khí.
Hỏi: Tỳ-kheo đưa tất cả đồ vật dùng trọn đời cho người khác, nói: "Về sau tôi cần thì trở lại lấy", được như vậy không?
Đáp: Được, phải đưa cho người đáng tin. Sau đó lại nói với người khác: "Vật của tôi cúng cho Tỳ-kheo kia", nếu nói là trở lại lấy, thì không được đích thân lấy.
Hỏi: Khi Tỳ-kheo bệnh được bỏ bát ăn hay không? Đáp: Bệnh nặng thì được, bệnh nhẹ thì không được.
Hỏi: Tỳ-kheo bị bệnh, không giữ ba y phạm tội gì?
Đáp: Nết rất mệt nhọc lại không tỉnh táo thì được, còn biết rõ thì không được.
Hỏi: Người nuôi bệnh không nói với người bệnh, tự đem tiền cho người bệnh khác, may y, mua thực phẩm, uống thuốc, phạm tội gì?
Đáp: Nếu dùng năm tiền, phạm tội khí, sau đó nói với người bệnh, người bệnh vui vẻ thì không phạm, nếu người bệnh tức giận, không trả lại cũng phạm tội Khí.
Hỏi: Vì bệnh nên người chủ cúng mỗi ngày một trăm tiền, chỉ cần năm mươi tiền là đủ, số tiền dư được cho người bệnh khác để uống thuốc, mua thức ăn không?
Đáp: Người bệnh tự cho thì được.
Hỏi: Tỳ-kheo bệnh không có người chăm sóc, được phép cho Tỳ-kheo làm thức ăn không?
Đáp: Trong núi, ao đầm, chỗ không có người, đến trưa không có thức ăn, trở lại thì được làm, nội trong bảy ngày, trước tịnh thí củi, gạo rồi nhận lại mới được làm.
Người bệnh cần một, hai lít rượu đổ vào thuốc, có thể cho không?
Đáp: Nếu thầy thuốc nói chắc chắn lành bệnh, cho phép hòa với thuốc để uống, không được uống rượu không.
Hỏi: Tỳ-kheo bệnh được mặc áo lạnh không?
Đáp: Không được, vì giống với ngoại đạo. Hỏi: Tỳ-kheo bệnh ung nhọt được sai người mút nhổ ra không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Tỳ-kheo bệnh khốn khổ, hoặc thiếu y bát do chúng cúng nên bán để làm phước, nếu nhận phạm tội gì?
Đáp: Nếu bị hư rách thì được nhận, không phải thì phạm Xả Đọa.
Hỏi: Vật của Tỳ-kheo qua đời, không đánh kiền chùy, không yết ma mà chia, phạm tội gì?
Đáp: Trong cương giới có mười người trở lên, đều được đánh kiền chuỳ mà yết ma, nếu không đánh kiền chùy mà yết ma, hoặc đánh kiền chùy mà không yết ma, hoàn toàn phạm tội Khí. Sở dĩ làm như vậy vì tất cả vật của Tỳ-kheo qua đời đều thuộc Tăng bốn phương, không được tự ý chia, nếu ở ngoài cương giới thì năm người trở lên, được yết ma chia, không cần đánh kiền chùy, vì không có cương giới, bốn người trở xuống không được yết ma chia, nếu chia thì phạm tội Khí, phải đem đến trong Chúng Tăng, nếu tự lấy đem đến Chúng khác, mới vào trong cương giới thì không phạm, khi ra khỏi thì phạm tội Khí, như vậy lại đến Chúng khác, ra khỏi một cương giới phạm thêm một tội khí. Đệ tử đem vật của thầy đi cũng vậy.
Hỏi: Tỳ-kheo mất, đệ tử không lấy của thầy đưa cho Chúng, đích thân phân chia cúng dường chúng Tăng, tăng có thể ăn không?
Đáp: Đệ tử ấy trước đây biết pháp thì có tội, Tăng không đánh kiền chùy không yết ma mà ăn, phạm Xả Đọa.
Hỏi: Nếu Thầy qua đời, Tăng yết ma chia vật, đệ tử được chia không?
Đáp: Được, vì đệ tử là Tăng Chúng.
Hỏi: Thầy qua đời, không có tăng khác, chỉ có đệ tử, hoặc năm hoặc mười, được yết ma chia vật không?
Đáp: Được chia vì đệ tử tức là Tăng nên được chia, phải đánh kiền chùy và yết ma, không làm như vậy thì không được.
Hỏi: Người bệnh qua đời, vật cúng cho người bệnh còn lại, được lấy cho người bệnh khác không?
Đáp: Đây là vật của Tăng, không được cho người khác, nếu đem cho với trị giá năm tiền, phạm tội khí.
Thầy đưa tiễn cha, mẹ, anh em chết được khóc không?
Đáp: Không được, khóc một tiếng phạm tội Đoạ, chỉ có thể nhỏ một tí nước mắt thôi.
Hỏi: Hoặc Tỳ-kheo chết thì có mặt, khi yết ma không có mặt; hoặc khi chết không có mặt, khi yết ma thì có mặt đều được chia không?
Đáp: Kịp lúc yết ma thì đều được, khi chết thì có mặt, khi yết ma không có mặt thì không được chia.
Hỏi: Tỳ-kheo qua đời, người khác mua quan tài, y phục cho để mai táng, phạm tội gì?
Đáp: Bạch Tăng, Tăng cho y phục để che thân, những vật còn lại đều thuộc của Tăng, tất cả không được chôn, chôn đủ năm tiền phạm tội khí, nếu vật riêng của đệ tử thì được, nếu người mất không biết pháp, tự lấy để chia cho người khác thì không có tội.
Hỏi: Cha mẹ bà con chết, Tỳ-kheo được lo liệu áo quần, quan tài để chôn cất không?
Đáp: Đều không được. Nếu cha mẹ mất, hoặc bệnh không có người cúng dường, được khất thực chia cho một nửa, nếu họ có khả năng, hoặc chút ít nghề nghiệp, không được cho thức ăn, nếu cho thức ăn thì phạm tội Đoạ, cho quần áo phạm Xả Đọa, huống chi mua quan tài để chôn cất!
Hỏi: Người bệnh qua đời, y bát trước hết cho người nuôi bệnh, nhưng không yết ma, người nuôi bệnh lấy bán làm cơm cúng Tăng, Tăng ăn được không?
Đáp: Chúng chưa yết ma mà ăn, Chúng phạm Xả Đọa, nếu người bệnh không biết pháp, đã tác pháp yết ma thì được ăn, nếu chưa tác pháp thì chúng nên tác pháp.
Hỏi: Tỳ-kheo mượn vật của người khác Tỳ-kheo đã chết, được lấy vật để trả không?
Đáp: Tất cả đều không được, tự lấy vật để trả, phạm Đột cát la, phải bạch chúng, Chúng trả thì được lấy, nếu chúng không cho mà lấy phạm tội Đoạ.
Hỏi: Tỳ-kheo được xây tháp cho bậc Thầy đã mất không? Đáp: Vật của mình được dùng, vật của thầy thì không được.
Hỏi: Tỳ-kheo được đảnh lễ mồ mả của thầy không?
Đáp: Được. Có người vấn nạn: "Sống là thầy tôi, đã chết còn không phải Tỳ-kheo, chỉ là bộ xương khô mà thôi, vì sao phải đảnh lễ?"
Đáp: Phật ở đời nên cung kính cúng dường, sau khi ngài nhập Niết bàn cũng chỉ là bộ xương khô mà thôi, vì sao lại cúng dường!? Thầy lúc còn sống đã dùng pháp làm lợi ích cho người, sau khi thầy chết kính lễ có lỗi gì?
Khi chia vật yết ma xong, có tăng khác đến, vị này có được phần không?
Đáp: Yết ma ba lần xong, không cho thì không có lỗi, nếu đến kịp sau một lần yết ma, cũng được chia phần.
Hỏi: Giặt ba y xong cần phải xả (cho) không? Đáp: Cần xả, nếu không xả phạm tội Đọa, phải cho người khác, họ trả lại mới được nhận. Hỏi: Ba y đã rách, may chậm chậm có được không?
Đáp: Y đại thì được, y trung, y tiểu thì không được.
Hỏi: Được đắp y tiểu thắp hương ở giảng đường không?
Đáp: Không có y trung thì được, nếu không có thì thân thanh tịnh cũng được thắp.
Hỏi: Giặt y, đổi vải lụa, được dùng đổi gạo không?
Đáp: Không được nếu đổi phạm tội Đọa.
Hỏi: Có Ba y, nên may nội y không?
Đáp: Nội y may hay không may đều được. Hỏi: Được mặc đại y lên giảng đường, được lễ bái không?
Đáp: Không có y trung thì được.
Hỏi: Ba y được dùng lụa sống để may không?
Đáp: Tất cả vải lụa, không thấy thân thể thì được mặc.
Hỏi: Tỳ-kheo giận dữ tự phá y, bát và tích trượng phạm tội gì?
Đáp: Sân hận phiền não tự phá ba y và bát, phạm tội Xả Đọa, phá tích trượng phạm tội Đọa, phá vật của người khác, tính theo tiền mà biết phạm tội gì?
Hỏi: Ba y được đưa cho người mượn không?
Đáp: Không được đem ra khỏi cương giới cách đêm, nếu cùng ở trong cương giới thì được, không hạn chế số ngày.
Hỏi: Vào trong xóm làng không mặc y đại, phạm tội gì?
Đáp: Mang trên vai đi thì không phạm, nếu Tăng sai hoặc vì người bệnh, không đem y đi đều không phạm.
Hỏi: Ba y bị rách vá lại được thọ, cúng lại cho người khác chăng?
Đáp: Rách khoảng bằng chân con mèo nên cho người khác, người khác trả lại mới được nhận để vá lại, nếu vá trước, đem cho người sau cũng được.
Hỏi: Thế nào là bát bị mất?
Đáp: Nếu sứt mẻ, hoặc thủng lỗ, hoặc bể nát, hoặc dính dơ không rửa được, đều bị mất, nếu bị sứt mẻ, lỗ thủng thì không thể dùng được, nếu bị vỡ hàn bịt lại cho người khác, người khác trả lại mới được nhận, dính dơ không rửa được cũng vậy, nếu bỏ ngoài cương giới qua đêm cũng không mất. Hỏi: Bình bát được treo trên vách tường không?
Đáp: Nên lấy khăn đậy rồi để nơi sạch sẽ, hoặc đựng trong túi treo trên vách thì tốt, không được đậy bát rồi treo trên vách, nhóm sáu Tỳ-kheo đậy bát treo trên vách, bị rớt xuống đất liền bể nát, do đó Phật chế giới, từ nay về sau không được đậy bát treo trên vách, nếu bát treo trên vách là phạm tội Đọa, rơi xuống đất bể phạm tội Xả Đọa. Hỏi: Sáng sớm được dùng bát để ăn không? Nếu không dùng có lỗi gì?
Đáp: Tất cả khi ăn đều nên dùng bát, nếu một ngày không dùng bát là phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo ăn cơm muốn cho hết, được nghiêng bát để vét cơm không?
Đáp: Được.
Hỏi: Ăn cơm rồi lại ăn trái cây, được bỏ bình bát xuống không?
Đáp: Được, nếu ăn chưa xong cũng được bỏ xuống chốc lát.
Hỏi: Tỳ-kheo ăn phải đưa bát lên cao, cũng được đặt xuống đất không? Đáp: Phải đưa lên cao, nếu có duyên sự đưa cho người khác, không phạm.
Hỏi: Tỳ-kheo lấy đồ đựng đầy cơm, bỏ trong bát một nửa, được dùng bát ăn không?
Đáp: Không được, nếu dùng để ăn, phạm tội Đọa.
Hỏi: Bình bát được cho người mượn không?
Đáp: Được, trừ ra lúc ăn cơm.
Hỏi: Bình bát được lấy để nấu thức ăn không? Đáp: Không xả mà nấu, phạm Xả Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo bị tên cướp lấy trộm vật, chưa đem ra khỏi cương giới, người chủ thấy vật của mình không biết ai lấy trộm, được lấy lại không?
Đáp: Được lấy, tức giống với giới tương tự vật báu trong chín mươi Ba dật đề, trước phải suy nghĩ, nếu có người nhận thì không được lấy, không có người nhận, bạch chúng mới được lấy, nếu không có chúng, vật thuộc trong cương giới thì lấy, không lấy làm vật của mình.
Hỏi: Chúng Tăng đánh kiền chùy để ăn, ngăn người ngoài không cho ăn, phạm tội gì?
Đáp: Vì sợ mất lợi dưỡng, phạm Đột cát la.
Hỏi: Trước đây Tỳ-kheo giáo hóa, thí chủ cúng thức ăn cho một trăm người, dư một người đến mười người thì được nhận, nếu Tỳ-kheo không giáo hóa có phạm không?
Đáp: Nếu đánh kiền chùy để ăn, nên nhận vì có người giáo hóa nên không phạm. Vì sao? Vì đánh kiền chùy để thỉnh Tăng, Tăng đến nhiều thì có lỗi gì! Luận về phép đánh kiền chùy, cần phải tác ý thỉnh Tăng bốn phương, nếu Tăng đến nhiều hay ít, chia tất cả của cải, thực phẩm đều không có lỗi.
Hỏi: Tỳ-kheo giáo hóa nên cư sĩ cúng dường chúng Tăng, nếu có người ngoài đến xin, cho một thăng đến năm thăng không?
Đáp: Không được, nếu biết là phi pháp mà tự lấy cho, đủ năm tiền là phạm tội Khí, nếu bạch chúng, chúng chấp nhận thì được cho.
Hỏi: Người chủ cúng dường chư Tăng, thỉnh suốt đời, một ngày cúng một trăm tiền, chúng chỉ dùng năm mươi tiền họ cúng, số còn lại được dùng vào những việc khác không?
Đáp: Đánh kiền chùy thì được dùng, nếu không có y bát thì không cần đánh kiền chùy, chúng hòa hợp được giảm bớt việc tiêu dùng, nếu tự bớt để cúng cho khách Tăng rất tốt.
Hỏi: Người chủ thỉnh Tỳ-kheo cúng thức ăn trong mười ngày, vì muốn ăn ngon nên dồn lại, ăn trong năm ngày, ba ngày, phạm tội gì?
Đáp: Không phạm; nhưng không được xin nữa, nếu xin phạm tội Đọa, nếu không đủ mười ngày mà đi cũng phạm Xả Đọa.
Hỏi: Người chủ thỉnh Tỳ-kheo cúng thức ăn mười ngày, tự chia làm thức ăn một tháng được không?
Đáp: Đánh kiền chùy thì được, nếu không đánh kiền chùy, trong chúng Tăng, có người đi khỏi, nếu họ không cúng thức ăn cho người đến sau, người đến sau ăn phần của mình, ăn hết phần người khác, nếu ăn no một bữa phạm tội Khí, không no phạm tội Đọa.
Hỏi: Cha mẹ, anh em bị phá sản, được đi xin vật, để chuộc lại không?
Đáp: Được, nhưng không được nói xin cho mình, nếu cần xin cho cha mẹ, anh em thì được, nếu sử dụng còn dư thì không được lấy cho mình, phải đưa cho người được chuộc; nếu tự dùng vật ấy, người thân không vui thì phạm Xả Đọa, nếu họ vui không trả lại phạm tội Khí.
Hỏi: Được đến quán rượu xin thức ăn, xin của cải không? Không có việc được nói trống không chăng?
Đáp: Tất cả các cửa quán rượu không được vào, nếu vào phạm tội Đọa, nếu có cửa khác được vào, nếu Tỳ-kheo được thỉnh phải
Hỏi: "có thể giữ trai giới một ngày không?". Đáp: "Có thể", cho họ giới thì được đến, nếu không thể thọ giới, dù chỉ một ngày cũng không được đến quán rượu, hoặc nhà mổ giết cũng vậy. Hỏi: Khuyến khích người uống rượu phạm tội gì?
Đáp: Cưỡng ép, khuyến khích mà họ không uống, phạm Đột cát la, nếu họ uống phạm tội Đọa. Hỏi: Tỳ-kheo gởi vật cho cư sĩ, người này hết thời hạn vẫn không trả, lại đem cho Tỳ-kheo khác, Tỳ-kheo ấy được lấy không?
Đáp: Không được lấy, nếu người kia còn sống là vật có chủ, nếu đã chết là vật của Tăng. Hỏi: Tỳ-kheo ban đêm được đốt đuốc mà đi không?
Đáp: Mùa đông thì được, mùa hè đốt đuốc cũng được, nếu cầm lửa phạm tội Đọa.
Hỏi: Vật của mình chỉ có giá trị một cái, do đi đến nơi khác bán được trị giá bằng năm, ba cái có thể lấy không?
Đáp: Không được, nếu lấy phạm Xả Đọa. Hỏi: Tất cả vì đùa giỡn nên lấy vật của người khác đem cho, phạm tội gì?
Đáp: Đều phạm Xả Đọa, nếu người kia không cho lại cưỡng ép mà lấy, phạm tội Khí.
Hỏi: Tỳ-kheo nếm thức ăn được ăn không?
Đáp: Không được. Biết mà ăn phạm tội Đọa, nếm trước thức ăn của người khác cũng phạm tội Đọa, nếu không sám hối liền, tội ấy ngày càng tăng. Xưa có một Tỳ-kheo chấp sự, thường trông coi thực phẩm của Tăng, luôn lấy tay chỉ vào đồ đựng nói, lấy vật này, dùng vật này, ngày nào cũng làm như vậy mà không sám hối. Sau khi qua đời, vị ấy bị đọa vào trong loài ngạ quỷ. Có một Tỳ-kheo đắc A-la-hán, ban đêm đi nhà xí nghe tiếng kêu rên rỉ, nên hỏi: "Ngươi là ai?" Đáp: "Tôi là ngạ quỷ", hỏi: "Đã làm gì mà bị đọa trong loài ngạ quỷ?" Đáp: "Ở trong chùa này làm Tăng chấp sự", hỏi: "Ngươi vốn tinh tấn, vì sao bị đọa trong loài ngạ quỷ?" Đáp: "Do đem thức ăn uống bất tịnh cho chúng Tăng". Vị La hán hỏi: "Vì sao bất tịnh?" Đáp: "Tăng chúng có nhiều vật dụng đựng thức ăn do thấy rồi lấy tay chỉ vào đồ đựng, sai người gi-úp việc lấy vật này, dùng vật này, phạm tội Đọa, ba lần thuyết giới vẫn không sám hối, nên tăng thêm cho đến tội nặng, do đó bị đọa vào trong loài ngạ quỷ, hai tay phanh xé ngực, lột da xẻ thịt, hơi thở yếu ớt, hỏi:
"Vì sao phải phanh xé ngực?"
Đáp: "Loài trùng cắn rứt thân thể rất đau đớn". Hỏi: "Vì sao hơi thở yếu ớt?"
Đáp: "Vì trong miệng có trùng".
Hỏi: Vì sao? Tiếng kêu rên rỉ?
Đáp: Vì rất đói khát, sắp chết? hỏi: Muốn ăn vật gì?
Đáp: Ý muốn ăn phân nhưng không ăn được.
Hỏi: Vì sao không ăn được?
Đáp: Vì các ngạ quỷ rất nhiều, chúng thấy liền xua đi, nên tôi không thể đến trước được.
La hán nói: Ta biết làm sao?
Quỷ nói: Xin cho chúng Tăng biết để chú nguyện.
Đáp: Được rồi.
Vị La hán liền trở về trong chúng nói:
Người kia bị đọa vào loài ngạ quỷ.
Chúng Tăng hỏi: Xưa tu hành tinh tấn vì sao bị đọa vào ngạ quỷ? Đáp: Vì lấy đồ ăn bất tịnh cho Tăng mà không sám hối, xin chúng
Tăng chú nguyện cho người kia. Tăng liền chú nguyện, quỷ kia được ăn phân không còn kêu rên rỉ. Lấy việc này chứng minh, nên biết đại Tỳ-kheo, không được tự tay làm thức ăn và chạm vào vật dụng đựng thức ăn của Tăng, nếu không phải vật dụng của Tăng, thì nhận để làm cho Tăng, không phạm.
Hỏi: Thầy sai đệ tử buôn bán, làm các việc phi pháp, được rời bỏ vị thầy đó không?
Đáp: Được, thầy làm sai thì nên đi. Đệ tử có bốn nhân duyên nên ở. Một là cho pháp cho ăn, không cho y bát thì nên ở. Hai là cho pháp, cho y bát, không cho ăn thì nên ở; ba là cho pháp cho y bát cho ăn thì nên ở; bốn là cho pháp không cho y bát, không cho ăn cũng nên ở; nếu thầy không cho pháp, không cho y bát, không cho ăn thì nên đi.
Hỏi: Luận về tác tịnh, phải tác tịnh như thế nào? Tác tịnh có bao nhiêu việc?
Đáp: Rau quả phải tác tịnh bằng dao, tay, bằng lửa, còn gạo lúa phải tác tịnh bằng lửa, quả đã tác tịnh rồi thì ăn hạt không đắng.
Hỏi: Lễ bái được mang giày không? Đáp: Sạch sẽ thì được.
Hỏi: Tỳ-kheo nuôi nô tỳ, bò, lừa, ngựa phạm tội gì?
Đáp: Phạm Xả Đọa, không sám hối thì tội nặng thêm như trên.
Hỏi: Tỳ-kheo chỉ người khác buôn bán phạm tội gì?
Đáp: Phạm Xả Đọa
Hỏi: Vẽ hoa làm phướn, bán được vật phạm tội gì?
Đáp: Phạm Xả Đọa
Hỏi: Cư sĩ đến xin Tỳ-kheo xuất gia, Tỳ-kheo chưa độ, người ấy được ăn thức ăn của Tăng không?
Đáp: Bạch tăng thì được, không bạch mà ăn, phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo đi khất thực cho Tăng chúng, ở trên đường đích thân được ăn thức ăn của Tăng không?
Đáp: Nếu trước khi đi phải bạch chúng Tăng, Tăng chấp nhận thì được. Nếu khi đi không bạch, trở về mới bạch, nếu không chấp nhận phải trả lại, nếu không trả, tính giá trị số tiền phạm tội nặng.
Hỏi: Nếu người khác đem thức ăn để trong phòng cách đêm có phạm không?
Đáp: Không phạm.
Hỏi: Muốn thắp đèn sáng liên tục, được lấy một lít hoặc hai lít dầu để trong phòng không?
Đáp: Được.
Hỏi: Rượu thuốc được để trong phòng không? Đáp: Bệnh được để bảy ngày.
Hỏi: Không dùng nhành dương có phạm không? Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Chưa sáng được dùng nhành dương không?
Đáp: Sau khi sao Mai mọc được dùng, nếu dùng sớm hơn, phạm tội Đọa.
Hỏi: Sau khi ăn, được dùng nhành dương không?
Đáp: Được dùng, nếu không, nên dùng tro, bồ kết; nếu đều không dùng, phạm tội Đọa, quá giờ ngọ cũng phạm tội Đọa, sau giờ ngọ chỉ trừ thuốc, còn tất cả cỏ cây có mùi vị đều không được đưa vào miệng, nếu đưa vào phạm tội Đọa.
Hỏi: Nếu có nhành dương, được dùng tất cả các loại cây để súc miệng không?
Đáp: Đều được.
Hỏi: Thiếu thốn được vào chợ xin không?
Đáp: Trước giờ ngọ thì được, sau giờ ngọ thì không được, không được xin tiền, nếu muốn xin tiền, phải dắt theo một cư sĩ hay Sa-di cũng được. Hỏi: Có người bắt Tỳ-kheo để bán, được bỏ chạy không?
Đáp: Lúc đầu thì được, qua chủ khác thì không được.
Hỏi: Tỳ-kheo nói giỡn lại nhận được vật, họ làm thức ăn thỉnh Tỳ-kheo, vậy được ăn không?
Đáp: Không được, nếu ăn phạm tội Đọa. Hỏi: Tỳ-kheo ni không tinh tấn có thể khuyên bảo họ thôi đạo không?
Đáp: Không thể được.
Hỏi: Hòa thuốc cho người do không biết pha chế, người uống vào bị chết, phạm tội gì?
Đáp: Có tâm tốt mà cho, không phạm; với tâm xấu ác cho uống phạm tội nặng. Hỏi: Tỳ-kheo mười hạ lạp hoặc năm hạ lạp mà không tụng giới luật, phạm tội gì?
Đáp: Nếu không hiểu lại ăn của tín thí, ngày nào cũng phạm tội trộm nếu trước đây không biết vẫn được sám hối.
Hỏi: Tất cả miếu quỷ thần có thể ở nhờ qua đêm không?
Đáp: Đi đường thì được nghỉ lại đêm, nếu có ý quấy rối mà ở, phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo ăn thịt sống phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Hai người nam hành dục chưa xong phạm tội gì?
Đáp: Phạm Quyết đoán
Hỏi: Hai người nam dâm dục định giỡn ở miệng, bèn dừng, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Đọa, nếu thành phạm Quyết đoán.
Hỏi: Giường chiếu của người khác đã ở trên đó hành dục, chỗ ấy được ở không?
Đáp: Thấy chỗ sạch sẽ thì được ở.
Hỏi: Tăng đã xướng Tăng bạt, Thượng Tòa chưa ăn, Hạ Tòa ăn trước, phạm tội gì?
Đáp: Nghe xướng rồi ăn, không phạm.
Hỏi: Tỳ-kheo không đủ sáu vật phạm tội gì? Đáp: Không xin để làm, phạm Xả Đọa; nếu xin không ai cho, không phạm.
Hỏi: Đại Tỳ-kheo vào mùa rét được trải y để nằm không?
Đáp: Mặc y thì được.
Hỏi: Tỳ-kheo tự xưng tên họ và giữ giới, dùng sức nài ép xin được, phạm tội gì?
Đáp: Phạm Xả Đọa.
Hỏi: Người nữ có bệnh nhọt, hoặc có chỗ đau, Tỳ-kheo lấy tay đè chỗ ấy để điều trị, phạm tội gì? Đáp: Nếu khởi tâm, phạm Quyết đoán; không khởi tâm, phạm tội Đọa.
Hỏi: Phụ nữ không có con, nói với Tỳ-kheo: "Dạy cho tôi phương pháp (để có con)", Tỳ-kheo liền dạy, phạm tội gì?
Đáp: Phạm Quyết đoán. Hỏi: Nhờ Tỳ-kheo đem vật cho người, nhưng không đưa họ phạm tội gì?
Đáp: Tự lấy không đưa, phạm tội nặng, cất để cho hư rồi trả lại, tính giá trị để biết tội nặng nhẹ. Hỏi: Tỳ-kheo đi vào xóm làng không mặc y phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo reo hò phạm tội gì?
Đáp: Nếu ở trong xóm làng, trong chúng can gián một lần phạm tội Đọa, can gián ba lần không bỏ phạm Quyết đoán.
Hỏi: Trong xóm làng cầm cung tên, dao để xem phạm tội gì?
Đáp: Trước không biết pháp không phạm; biết mà làm, phạm Đột cát la.
Hỏi: Tỳ-kheo di xe ngựa phạm tội gì?
Đáp: Con đực chở một lần thì phạm lỗi, can gián ba lần không bỏ phạm Quyết đoán, con cái chở một lần phạm Quyết đoán.
Hỏi: Trong xóm làng, Tỳ-kheo xem cư sĩ đánh nhau phạm tội gì? Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo cầm cờ ngắm, đùa giỡn dù chỉ một lúc, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo vào trong xóm làng ẵm trẻ con ba tuổi khiến nó khóc, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Đọa. Hỏi: Đi vào xóm làng xem cư sĩ tập hợp đấu sức nhau phạm tội gì?
Đáp: Phạm Đột-cát-la.
Hỏi: Vào xóm làng xem cư sĩ cho súc sinh giao phối phạm tội gì? Đáp: Biết là phi pháp mà xem, phạm tội Đọa, không biết không phạm, bên trong khởi tâm dâm, miệng nói lời nhiễm ô, phạm Quyết đoán.
Hỏi: Tỳ-kheo ăn không no, được nói với người chưa thọ Đại giới không?
Đáp: Được, chỉ trừ Bà-la-môn. Hỏi: Trong núi, nơi đồng trống, thấy một đồ vật không chủ, được lấy dùng không?
Đáp: Được dùng, nếu cần phải với vua, hoặc người trong cung vua, hoặc nói với người khác thì được dùng, nếu không nói, không được đem đi, nếu đem đi phạm Xả Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo làm thuốc được lấy vật không? Đáp: Nếu tâm từ chữa trị thì được lấy, tâm xấu thì không được lấy, không có y bát, người khác cho được phép lấy; nếu có y bát người khác ép cho vì làm việc phước thì được lấy, nếu người không cho cũng không được xin lấy làm phước, nếu xin phạm Xả Đọa.
Hỏi: Ăn cơm, cái khăn hoặc lớn nhỏ, có rau, cơm đổ trên đó, cần giặt không?
Đáp: Không dơ cũng phải giặt, nếu có Sa-di, cư sĩ thì giao cho họ và bảo sẽ nhận lại không phạm, nếu đã giao, họ để trong phòng thì không còn lo; nếu không giao cho ai lại không gặt, phạm Xả Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo ở phòng riêng khi ra không đóng cửa có phạm không?
Đáp: Phạm Xả Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo ở trong phòng riêng, vỗ tay cười, phạm tội gì?
Đáp: Phạm Xả Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo được đi quanh qua dòng nước cạn hầm cạn không?
Đáp: Không được, nếu đi quanh phạm tội Đọa. Xưa có một Ưu bà tắc, thỉnh một Tỳ-kheo đến muốn cúng để vị ấy may một cái y tốt, Tỳ-kheo liền đi theo, giữa đường có một dòng nước nhỏ, Tỳ-kheo liền đi quanh qua, Ưu bà tắc ấy không vừa ý, nghĩ: "Mình nghĩ đây là Tỳ-kheo tốt, muốn cúng một cái y tốt, nhưng lại đi vòng quanh qua hầm hố, đến nơi, ta sẽ cúng bằng nửa cái y đó thôi", vị Tỳ-kheo ấy là bậc Vô nhiễm, nên biết ý nghĩa của người đó, liền đi trước, gặp dòng nước lại đi vòng quanh qua. Hiền giả lại nghĩ: "Đến nơi, ta sẽ cúng một tấm vải bông thô". Tỳ-kheo đi tiếp, gặp dòng nước lại đi vòng quanh qua, Hiền giả lại nghĩ: "Đến nơi, ta sẽ cúng một bữa ăn". Vì Vô nhiễm nên Tỳ-kheo biết được tâm niệm kia, lại đi trước, thấy dòng nước liền vén y lội qua. Hiền giả hỏi Tỳ-kheo: "Vì sao không đi quanh qua?". Tỳ-kheo nói: "Ông trước đã cúng cho tôi một cái y, một lần tôi đi vòng qua dòng nước, ông đã bớt còn lại nửa cái; lại di quanh một lần, còn được một tấm vải thô, đi quanh thêm một lần nữa thì còn được một bữa ăn, lần này tôi không đi quanh, vì sợ mất luôn thức ăn". Hiền giả mới biết đây là người đắc đạo, bèn hướng về sám hối, dẫn về cúng dường đầy đủ. Do việc này nên biết, Tỳ-kheo không được đi quanh qua dòng nước, hầm hố.
Hỏi: Tỳ-kheo chạy phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Đọa. Có việc gấp, không phạm. Hỏi: Có người, sau khi xuất gia, trở về lén lấy vật trong nhà, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Khí, vì sao vậy? Vì lúc đầu xuất gia tất cả đều bỏ hết, chẳng còn là vật của mình.
Hỏi: Lúc Tỳ-kheo còn tại gia, cùng cất vật của cha mẹ, anh em, sau đó xuất gia, người nhà chết hết, Tỳ-kheo trở về tự lấy vật, phạm tội gì?
Đáp: Nếu tự lấy phạm tội Khí, nếu có cư sĩ thân quen, có thể nói họ lấy làm phước, phải chia một nửa cho qua. Vì sao? Vì vật này không có chủ, nên giao cho quan,không được lấy hết nếu lấy hết phạm tội nặng.
Hỏi: Thầy thọ giới lại làm đệ tử, đệ tử được giảm bớt hạ lạp, giảm bớt giới và ngồi ở nơi thấp nhất không? Nếu không được làm như trên thì được đảnh lễ không?
Đáp: Hoàn toàn không có lý này.
Hỏi: Tỳ-kheo đi trong ruộng người khác, hoặc có lúa non hoặc không có lúa non, phạm không?
Đáp: Có lúa non phạm tội Đọa, vì việc gấp không phạm, không có lúa đều được.
Hỏi: Người biết lỗi đã phát lồ, hoặc năm ba ngày, vì có nạn nên chúng Tăng phân tán, tội ấy được phân xử không?
Đáp: Phải cầu xin Tăng chúng mới có thể quyết định.
Hỏi: Vua quan hỏi Tỳ-kheo việc tốt xấu, Tỳ-kheo nói, sau đó được cúng dường, phạm tội gì?
Đáp: Nếu được thức ăn, phạm tội Đọa, được… vải phạm Xả Đọa, nếu việc nói đi chinh phạt được cúng dường phạm tội nặng.
Hỏi: Tỳ-kheo có duyên sự đi vào ruộng của thế tục được không? Đáp: Được.
Hỏi: Tỳ-kheo chưa đủ năm tuổi hạ, không y chỉ, phạm tội gì?
Đáp: Không y chỉ thầy, nếu uống nước, ăn cơm, ngày nào cũng phạm tội trộm, nếu trước không biết pháp, vẫn được sám hối.
Hỏi: Tỳ-kheo mười tuổi hạ không thông hiểu giới, cần y chỉ không?
Đáp: Phải y chỉ như trên.
Hỏi: Tỳ-kheo bán ở chợ, tự khen vật của mình, bán giá đắt, người khác tin nên mua giá đắt, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội trộm.
Hỏi: Tỳ-kheo đi trên đường xa vắng vẻ, có thức ăn, mà không có người nhận, được ăn như thế nào? Đáp: Chỉ được đưa một tay xuống để cầm thức ăn, nếu lấy nhiều quá, phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo đi thuyền, nước lớn không xuống được, được tiểu tiện trong nước không?
Đáp: Được.
Hỏi: Tỳ-kheo chép kinh trên thẻ tre, tụng xong lau rồi, có phạm không?
Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Chưa đủ năm tuổi hạ, được vào tụng luật không?
Đáp: Không được, vì có thể giáo giới phần thô mà thôi. Nếu tụng phạm tội Đọa
Hỏi: Xả đại giới không mất giới Sa-di, có phải Sa-di không?
Đáp: Không phải.
Hỏi: Tỳ-kheo ngủ ban ngày phạm tội gì?
Đáp: Mở cửa thì không được, phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo được nằm xuống đất không? Đáp: Phòng riêng thì được, trong chúng không được, phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo ở trong phòng không mặc ba y phạm tội gì?
Đáp: Ngồi thiền, tụng kinh không mặc, phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo đi đường mặc Nê hoàn tăng được buộc ống chân không?
Đáp: Quá lạnh thì được.
Hỏi: Tỳ-kheo giữ đồ để sơn, phạm tội gì? Đáp: Cây bằng gỗ để sơn, hoàn toàn không được dùng, dùng phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo đã nhận thức ăn vào tay, hoặc trộn thức ăn làm dơ tay, được nhận thức ăn không? Đáp: Được.
Hỏi: Tỳ-kheo vào phòng, không ngồi chỗ của mình, phạm tội gì? Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo đi xung quanh Tháp, hoặc Tỳ-kheo ni, Ưu bà di đi quanh theo sau, có phạm không?
Đáp: Nếu có Ưu bà tắc thì không phạm.
Hỏi: Rau xanh đã tác tịnh, còn gốc rễ, Tỳ-kheo được ăn không?
Đáp: Được.
Hỏi: Đệ tử đi xa gởi vật cho thầy, hoặc thầy gởi vật cho đệ tử, quá hạn không về, hoặc trải qua mấy năm, có thể lấy dùng không?
Đáp: Nếu khi đi không nói thì không được dùng vì biết đây là vật có chủ, nếu người kia chết là vật của Tăng.
Hỏi: Tỳ-kheo dạy cư sĩ không cúng tế tất cả người đã mất, lý này đúng không?
Đáp: Không đúng. Giả sử cha mẹ không ăn, nhưng tâm cung kính dâng cúng, cũng được phước vậy.
Hỏi: Trong chúng được ngồi chung một chỗ với thầy không? Đáp: Không được ngồi gần, được ngồi cùng bàn ăn cơm. Hỏi: Tỳ-kheo không lạnh, mặc ba y lễ Phật, phạm tội gì?
Đáp: Trong Chúng thì phạm Đột-cát-la. Hỏi: Tỳ-kheo được tự tay pha chế thuốc men không? Đáp: Lấy cỏ thanh tịnh thì được.
Hỏi: Tỳ-kheo có ý bỏ đạo, đã mặc áo thế tục, thời gian sau, đến chỗ Thế Tôn lễ bái, sau đó trở lại chúng, cầu xin tu lại như cũ, nên chấp nhận không? Đáp: Nếu không xả giới, nên chấp nhận.
Hỏi: Tỳ-kheo biết cha mẹ, anh em của mình bị phá sản, khốn khổ, mà không đem tiền đến chuộc, có tội không?
Đáp: Nếu vì hành Đạo mà không chuộc thì không có tội.
Hỏi: Nếu người bạch Tăng, xưng là Thánh chúng, được nhận không?
Đáp: Không được nhận.
Hỏi: Nếu người đem vật cúng Tăng, nói cúng cho Thánh chúng, nên nhận không? Đáp: Nếu không nói, được chia, được lấy, vì chúng hiểu chỉ là theo phong tục.
Hỏi: Đi đường lội nước, sai người cõng qua phạm tội gì?
Đáp: Nếu không già, bệnh thì phạm tội Đọa.
Hỏi: Người giúp việc chúng Tăng, Tỳ-kheo được sai làm việc lặt vặt không?
Đáp: Sai làm việc nhỏ thì được, việc lớn không được.
Hỏi: Tỳ-kheo để móng tay dài, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Tỳ-kheo Thượng Tòa chưa tắm, Hạ tòa tắm trước có phạm không?
Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Trong đồ đựng của Tỳ-kheo bỗng có vật khác, hoặc đã che đậy, không biết ai cho, có thể lấy dùng không, có thể vứt bỏ không?
Đáp: Cho Tăng, không được dùng riêng.
Có một trụ xứ, Tăng đến đi rất nhiều nên có bỏ lại cả y mới lẫn y cũ, họ không lấy dùng nữa, có thể dùng không?
Đáp: Cho chúng Tăng, chúng Tăng giữ lại một tháng, một năm, sau đó được dùng, nếu sau chủ đến, Tăng phải trả vật, nếu là vật quý báu, về sau chúng không thể đền thì đừng dùng.
Hỏi: Tỳ-kheo biết có cư sĩ quen đến làm, nên mình được nói với Thượng Tọa, Duy Na đem cơm của Tăng cho họ ăn không?
Đáp: Tăng sai thì được, Tăng không sai, thì không được.
Hỏi: Tỳ-kheo bỏ đạo về đời sau đó lại xuất gia, thầy trước phải là thầy không?
Đáp: Không phải.
Hỏi: Khi đăng đàn, được gọi các sư Tăng là thầy không?
Đáp: Không có lý này, không theo người ấy thọ pháp, hoàn toàn không được làm thầy.
Hỏi: Tất cả các thầy được gọi là Hòa Thượng, xưng là đệ tử không?
Đáp: Không được, giả sử có kính trọng, thì cũng như tôn trọng theo thế tục.
Hỏi: Mọi người đều được thọ Ba quy y, có ai không được thọ chăng?
Đáp: Trừ năm tội ngũ nghịch, còn lại đều được.
Tu Ba tự quy là thực hành điều gì?
Đáp: Thân, miệng, ý không làm việc tà, và không theo thầy tà kiến.
Hỏi: Thế nào là phạm Ba quy y?
Đáp: Ưa thích tà kiến, theo thầy tà đạo.
Hỏi: Nếu phạm Ba tự quy sám hối như thế nào?
Đáp: Hướng về Bổn sư sám hối, nếu không có Bổn Sư thì hướng về Tỳ-kheo khác cũng được.
Hỏi: Nếu không thể giữ giới, được xả không?
Đáp: Được.
Hỏi: Nếu xả, phải xả như thế nào?
Đáp: Hướng về Bổn sư, hoặc một Tỳ-kheo thưa: "Từ hôm nay trở về sau, con không thể quy y theo Phật, theo Pháp, theo Tỳ-kheo Tăng". Nói ba lần như vậy, nếu chưa đủ ba lần, thì vẫn còn thọ Ba quy y.
Hỏi: Có người thọ Ba quy y, mới sám hối tội ác đời trước, lý này đúng không?
Đáp: Không có lý này.
Hỏi: Thọ Ba quy y là thọ từ một người được theo ba người chỉ thọ một quy y không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Thọ pháp Ba quy y trọn đời, hay có thể được một năm, nửa năm, mười ngày, năm ngày không?
Đáp: Tùy theo ý muốn nhiều, ít.
Nếu theo Thầy thọ Ba quy y một năm, nửa năm, sau khi đầy đủ, được gọi là Thầy không?
Đáp: Theo thọ pháp, suốt đời là Thầy.
Hỏi: Ba tự quy y, được thọ một, hay hai quy y không? Đáp: Không được.
Hỏi: Thọ Ba quy y, hiện tại không có thầy, được theo văn để thọ không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Trước đây thọ Ba quy y, phạm mà không sám hối lỗi lầm, được thọ lại không?
Đáp: Không được, cần phải sám hối, nếu muốn thọ, phải xả lần thọ trước, nếu không xả, thọ lại thì không đắc giới.
Hỏi: Không thọ Ba quy y, được thọ năm giới không? Đáp: Không được.
Hỏi: Nếu thọ Ba quy y, phạm mà không sám hối, được thọ năm giới không?
Đáp: Không được.
Hỏi: Thọ năm giới pháp, có được thọ năm ngày, mười ngày, một năm, hai năm không?
Đáp: Tùy theo ý muốn nhiều hay ít.
Hỏi: Phạm năm giới, không sám hối, được thọ lại không?
Đáp: Không xả, không được thọ lại, không sám hối cũng không được xả.
Hỏi: Phạm hết năm giới đều được sám hối không?
Đáp: Nếu giết người, dâm dục với người tôn kính, Tỳ-kheo ni, trộm cắp tài sản của Tam bảo, hoàn toàn không được sám hối, ngoài ra thì được sám hối.
Hỏi: Nếu không giữ năm giới, được xả không? Đáp: Được xả. Nếu người muốn xả năm giới, gộp cả Ba tự quy lại, nói: "Từ hôm nay, Phật không phải là thầy của con, con chẳng phải là duyên của Phật". Nói như vậy ba lần. Pháp, Tăng cũng nói thế. Nếu chỉ xả một, hai, ba hay bốn giới, chỉ nói: "Từ hôm nay con không thể giữ giới... (nào đó). Nói như vậy ba lần, nếu không đủ ba lần, giới vẫn không mất.
Hỏi: Đối với năm giới, có thể theo năm thầy thọ một giới không? Đáp: Được.
Hỏi: Đã thọ Thiên năm giới về giới trọng, có thể xả bớt một hoặc hai giới không?
Đáp: Được
Hỏi: Năm giới, có thể thọ một, hai hay ba giới không? Đáp: Được, tùy theo ý muốn nhiều, ít.
Hỏi: Tỳ-kheo phạm giới trọng hoặc phạm giới rượu cho thọ giới có đắc giới không?
Đáp: Đắc giới. Hỏi: Có tám giới cho bạch y không? Đáp: Không, chỉ có tám giới quan trai.
Hỏi: Không thọ năm giới, được thọ mười giới không?
Đáp: Nếu trước đây thọ Ba tự quy y rồi thì được, vì trong mười giới đã có năm giới, cũng không cần thọ lại năm giới.
Hỏi: Phạm năm giới không sám hối, được thọ mười giới không?
Đáp: Không được, nếu trước không biết sám hối mà thọ thì được, biết mà không sám hối thì không được.
Hỏi: Thầy phạm giới trọng, theo thọ mười giới có đắc giới không?
Đáp: Không đắc giới.
Hỏi: Nếu tự phạm giới trọng, thọ mười giới có đắc giới không? Đáp: Không đắc giới.
Hỏi: Sa-di phạm mười giới, được sám hối không?
Đáp: Như năm giới trên.
Hỏi: Sám hối cần Chúng không?
Đáp: Không cần Chúng, chỉ hướng về Bổn sư là được, nếu hiện tại không có Thầy, đến sám hối với Tỳ-kheo khác cũng được.
Hỏi: Sa-di nửa tháng được thuyết giới một lần không?
Đáp: Không có lý này, vì sao? Vi giới của Sa-di không bao hàm, nhưng mọi người đều có thể tụng giới, ngày mười lăm phải tập hợp lại một chỗ để tụng.
Hỏi: Sa-di phạm giới, được hướng về Sa-di khác sám hối không? Đáp: Không được.
Hỏi: Sa-di được mặc y phục thế tục không?
Đáp: Không được. Hỏi: Thầy có nhiều việc sai trái, Sa-di được bỏ đi cầu thầy khác không?
Đáp: Được.
Hỏi: Sa-di phản thầy, theo thầy cư sĩ chạy theo thế tục, nhưng không bỏ giới, trải qua nhiều năm, trở lại xin thầy xuất gia vì Sa-di này sai quấy, nhưng sám hối lỗi lầm rồi, không cần thọ giới lại chăng?
Đáp: Vì đã là Sa-di, chỉ hướng về thầy sám hối, vốn không bỏ giới, không được thọ lại, thọ cũng không đắc giới.
Hỏi: Sa-di bị giặc cướp đi trải qua nhiều năm, tháng, hoặc chuyển qua người chủ khác được trốn không? Đáp: Chuyển qua người chủ khác thì không được.
Hỏi: Sa-di phạm giới cấm, Thầy và Tăng đã đuổi, được sám hối và tu lại không?
Đáp: Nếu không xả giới, vẫn còn là Sa-di nên có thể sám hối mà thôi.
Hỏi: Khi cư sĩ theo Sa-di thọ năm giới, nhưng sau xuất gia thọ đại giới, Bổn sư vẫn là Sa-di, được gọi là Thầy không?
Đáp: Được gọi là Thầy, nhưng không được đảnh lễ, Sa-di nên đảnh lễ. Khi cư sĩ theo bên ni thọ năm giới, nhưng sau đó xuất gia cũng vậy.
Hỏi: Tỳ-kheo tham tiếc vật của riêng, tội ấy rất nặng. Xưa có một Tỳ-kheo tham đắm một cái nạo bạt bằng đồng, sau khi chết làm ngạ quỷ, chúng Tăng chia vật xong, đến chỗ Tỳ-kheo ấy đã mất, thấy hiện ra một vật lớn như một đám mây đen, các Tỳ-kheo kinh ngạc. "Đây là vật gì?". Trong chúng có người đắc đạo, nói: "Đây là Tỳ-kheo đã chết vì tham tiếc cái nạo bạt nên bị đọa vào trong loài ngạ quỷ, hôm nay vì tham tiếc đến muốn xin lại". Các Tỳ-kheo liền lấy cái nạo bạt trả lại, ngạ quỷ cầm rồi, le lưỡi liếm, bỏ xuống đất rồi đi, các Tỳ-kheo trở lại lấy, nhưng rất hôi thúi không thể đến gần, lại sai người lấy cái nạo bạt làm thành đồ vật, vẫn hôi không thể dùng. Lấy điều này để chứng minh, biết tham là tai họa lớn. Tỳ-kheo tham tiếc y phục, mới có sự thảm khốc là tự đốt cháy mình. Xưa có một Tỳ-kheo, thích may y, ngày đêm đắm nhiễm, lúc bị bệnh nặng, tự biết sẽ chết, bèn ngẩng đầu lên nhìn ngắm y, trong lòng khởi lên tư tưởng ác, nói: "Sau khi ta chết, ai dám mặc y phục này của ta!" Không bao lâu Tỳ-kheo ấy chết hóa làm con rắn, trở lại quấn quanh bên y, Chúng khiêng Tỳ-kheo đã chết ra thiêu và chôn cất xong, sai người về lấy y, vật dụng, thấy con rắn quấn quanh chiếc y, đang giương cổ để phun nọc độc, nên người ấy không dám đến gần, liền trở lại bạch chúng sự việc đã thấy. Các Tỳ-kheo cùng nhau đến xem, đều không dám đến gần. Có một Tỳ-kheo đắc đạo, bèn nhập vào bốn tâm vô lượng, không thể trúng độc, liền đến gần, nói: "Đây vốn là y của ngươi, hôm nay ngươi không còn, vì sao lại giữ nó?" liền lấy quăng đi không xa, vướng vào một bụi cây, lửa độc phát ra đốt bụi cây, trở lại đốt cháy thân, rắn liền bị chết, đọa vào địa ngục lửa thiêu đốt, trong một ngày bị thiêu đốt hơn ba lần đều do tham làm hại.
Nếu Tăng thuận theo pháp thọ tuổi hạ của Như Lai, Tỳ-kheo nên làm như vậy. Từ mùa hạ đầu tiên của Như Lai, nay đến hết mùa hạ này, trong sáu tháng Chúng đã có nhiều lỗi lầm, làm trái giới luật, trừ hai việc sai lầm, làm trái giới luật, trừ hai việc sai lầm trước, ngoài ra không trừ trường hợp nào nữa. Như Lai đã nhóm chúng Tăng hòa hợp để dạy bảo. Hôm nay, Ta tư duy điều này, cùng các ông phát lồ bày tỏ, nói về những việc đã sai lầm, mỗi người phải tự nhận. Nếu trong chín mươi ngày, không có Định của Thế Tôn, không có Trí tuệ của Thế Tôn, không có Giới của Thế Tôn thì chúng ta sai phạm rất nhiều, vì không có Trí tuệ của đức Thế Tôn, không có Giới của đức Thế Tôn cho nên phạm; vì không có Giới của đức Thế Tôn nên phạm, vì không có Trí tuệ của đức Thế Tôn nên phần nhiều không làm theo chỉ dạy; không có Định của Thế Tôn, phần nhiều phạm về sự loạn tâm, hoặc nghĩ đến dục, không làm theo việc dục, hoặc nghĩ đến cách trộm cắp, mà không làm việc trộm cắp, hoặc nghĩ đế cách giết hại, nhưng không làm việc giết hại, hoặc nghĩ đến việc giả dối, lại không làm việc giả dối, hoặc nghĩ đến phép Tăng-già-bà-thi-sa, nhưng không thực hành Tăng-già-bà-thi-sa. Trong chín mươi ngày này, đã phạm các việc thuộc oai nghi.
Hỏi: Cư sĩ muốn xuất gia, Tỳ-kheo liền nhận, lại thỉnh Thầy khác, Tỳ-kheo trước là thầy phải không?
Đáp: Không phải Thầy, nếu theo người nào thọ pháp thì người ấy là Thầy, hoặc nương theo người khác, vị ấy có thể làm thầy y chỉ.
Hỏi: Nếu có Tỳ-kheo, không bỏ làm Sa-di, tức người tu Đại đạo, mà lại thọ giới làm Tăng được không?
Đáp: Được.
Hỏi: Trước đây đã thọ giới, nhưng không đắc giới, được cho ở không?
Đáp: Được cho ở.
Hỏi: Về sau, người ấy làm Thầy, đúng hay sai? Đáp: Sai.
Hỏi: Nhiều người thọ giới, chỉ thỉnh một người làm Thầy, có thể mười người, năm người đồng thọ một lúc không?
Đáp: Không có lẽ đó.
Hỏi: Sa-di thọ Đại giới, mời một Tỳ-kheo làm Thầy để thọ Đại giới, mà Tỳ-kheo này không biết yết ma và pháp thọ giới, nên mời một vị khác để truyền giới, vậy ai là Thầy?
Đáp: Người truyền giới làm thầy. Người không truyền pháp là chẳng phải thầy. Tỳ-kheo truyền năm giới chỉ được truyền cho Bà-la-môn, đối với người ni khác, truyền cho Tỳ-kheo cũng không đắc giới.
Hỏi: Người làm mai mối, phạm giới gì?
Đáp: Phạm Tăng tàn.
Hỏi: Tất cả vật của mình, vua quan không lấy hết, vậy đem cho được không?
Đáp: Vua quan không nghi ngờ thì được. Hỏi: Thấy người hành dục không quở trách, phạm tội không?
Đáp: Người khác có thể can gián, không can gián phạm tội Đọa, nếu không thể can gián, nên đến vị Tỳ-kheo phát lồ rõ ràng.
Hỏi: Tỳ-kheo trước đã phạm tội, thọ giới lại được ở chung không?
Đáp: Phạm tội trọng, không được thọ giới lại; phạm tội Quyết đoán, sám hối tội lỗi thì được thọ lại, không sám hối thì không được thọ lại, huống gì ở chung.
Hỏi: Có việc gấp, Tỳ-kheo cầm cung tên lên thuyền, có thể đi theo không?
Đáp: Người cầm phạm trọng tội, còn người chở thì phạm Xả đọa. hỏi: Tỳ-kheo bị quan bắt buộc làm việc phi pháp, phạm tội gì?
Đáp: Không được làm.
Hỏi: Hai người nam cùng giỡn ở chỗ tiểu tiện, phạm tội gì?
Đáp: Nếu thành, phạm Quyết đoán.
Hỏi: Tỳ-kheo lén nghe hai người nam hành dục, phạm tội gì?
Đáp: Không có tâm dục nghe, phạm tội Đọa; có tâm dục mà nghe, thân không xuất tinh, phạm Đột-cát-la.
Hỏi: Tỳ-kheo bệnh không thể đi được, ngồi xe ngựa được không?
Đáp: Con đực thì được, không nghĩ là con cái thì phạm tội Đọa, nếu biết thì phạm Quyết đoán, không biết là con cái thì không có tội.
Hỏi: Tỳ-kheo không thích quyển kinh cũ, đem bán đi mua quyển mới, phạm tội gì?
Đáp: Bán kinh thì có tội như bán cha mẹ.
Hỏi: Hai người nam đánh nhau, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Đọa.
Hỏi: Súc sanh hành dục, Tỳ-kheo tách chúng ra, phạm tội gì?
Đáp: Phạm tội Đoạ.
Hỏi: Mặc y tiểu để đi, cất y đại, được nhận người cúng dường không?
Đáp: Được. Hỏi: Ở trong hạ, Tỳ-kheo được nhận vật của Tăng không? Đáp: Nếu vật cúng cho Tăng, tức phải chia, không được cất.
Hỏi: Tỳ-kheo có quen biết nhà thí chủ, bận việc nên giao lại cho Tỳ-kheo khác đi đến đó khất thực được vật, phạm tội gì?
Đáp: Xem xét người chủ có tâm xấu thì không được nhận, nếu nhận phạm tội Đọa; biết người chủ có ý tốt thì được lấy.
Hỏi: Chim sẻ ở trong nhà người làm tổ, Tỳ-kheo phá, hoặc lấp hang chuột, phạm tội gì?
Đáp: Chim sẻ chưa có con thì được đuổi đi, có con thì không được; vì trong hang chuột chỉ có một cái lỗ nên không được lấp, nếu bên trong, bên ngoài đều có lỗ, thì được lấp lỗ bên trong.
Hỏi: Tỳ-kheo cùng Thầy và bạn đồng học, được đưa thư qua lại không?
Đáp: Ở phương khác trong nước thì được thông tin qua lại, còn nước khác thì không được.
Hỏi: Người xuất gia, quốc pháp, cha mẹ không chấp nhận, được thọ giới không?
Đáp: Không được.
Bấy giờ, tôn giả Mục Liên từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật.
Bạch Thế Tôn! Thật hoan hỷ khi Ngài nói Tỳ ni! Sau khi Như Lai diệt độ, ai có thể thọ trì theo luật này?
Đức Phật bảo:
Này tôn giả Mục Liên! Người tư duy học hỏi
Luật, nên biết người này, có thể tu hành theo Luật này.
Đức Phật bảo Tôn giả Mục Liên: "Sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni nào phỉ báng Luật này, nên biết người ấy là bạn của ma, không phải là đệ tử của Ta, những hạng người như thế, đời đời học đạo cũng không thành, không thoát ra khỏi ba cõi. Hôm nay, Ta rất thương xót các chúng sanh. Khi ấy, tôn giả Mục Liên nghe đức Phật giảng nói, đều hoan hỷ phụng hành.