TẠP TẠNG
SỐ 1865 - BÁT THỨC QUY CỦ BỔ CHÚ
Bổ chú: Pháp sư Phổ Thái, ở đời Minh.
SỐ 1865 - BÁT THỨC QUY CỦ BỔ CHÚ
Tánh cảnh, hiện lượng, chung ba tánh: Đây là nói năm thức trước, đối với ba cảnh chỉ duyên tánh cảnh. Ba lượng chỉ là hiện lượng, chỉ ba tánh đều có. Vì cảnh thì có ba tánh cảnh, tánh thật, tức căn, trần thật, tám pháp chủ thể, đối tượng mà thành, là có cảnh tướng-phần của thật thể. Nghĩa là cảnh này tự có hạt giống thật sinh, có thể dụng thật. Pháp thật hiện tại, tức Duy thức, là đối tượng duyên. Nếu vì nhân duyên biến trong hai thứ biến của năm thức trước, nên chỉ duyên cảnh tự tướng ly ngôn, nên cảnh độc ảnh là giả, chính là ba lượng của biến duyên phân biệt, chỉ có hiện lượng như thế.
Chỉ khi hiện lượng duyên cảnh, vì chứng minh các cảnh, nên chỉ duyên tánh cảnh. Thức này đối với ba tánh: thiện, ác, vô ký đều cùng có, vì tánh của năm thức chẳng phải thường nhất.
Giải thích: Sẽ thấy văn dưới đây:
Lượng có ba: Nghĩa là hiện, tỷ, phi (Tỷ, phi sẽ chú thích ở dưới). Hiện, nghĩa là hiện số. Nhận lấy cảnh, là nói gần. Lượng, nghĩa là so lường, nghĩa là san định. Nếu khi tâm, tâm sở duyên cảnh, lìa chướng, v.v… nhân ảnh, hiểu rất rõ ràng. Được tự tánh của cảnh, gọi là hiện lượng. Nếu hiện thuộc cảnh, lượng thuộc về tâm, hoặc đều thuộc về tâm, hoặc hiện thuộc về căn, lượng thuộc về tâm-ba cách giải thích y sĩ, trì nghiệp, y chủ.
Nói thể: Tức dùng trí vô phân biệt, hiểu biết cho đúng về tâm, tâm sở, gọi là thể. Nghĩa là khi hiện lượng duyên cảnh là lìa chủng loại danh ngôn và phân biệt tà vọng, gọi trí vô phân biệt này là thể của hiện lượng. Luận Lý Môn nói có bốn thứ:
1. Năm thức trước.
2. Ý thức đồng thời.
3. Tự chứng phần của tâm, tâm sở.
4. Tất cả tâm định.
Bốn thứ này đều là cảnh chứng thật mà vô phân biệt.
Ba thứ mắt, tai, thân, hai địa cư, đây là nói địa giới của năm thức.
Nghĩa là cõi Dục (ba thứ ăn uống, ngủ, dâm dục)
Ngũ thú tạp cư địa, ly sinh hỷ lạc địa của sơ thiền cõi Sắc. Vì ba thiền trên đã không có tầm từ, thức không khởi vì pháp địa không có tầm từ nhiễm.
Câu này, tụng ảnh lược hai thức mũi và lưỡi một giới, một địa. Chỉ có ngũ thú tạp cư địa nơi cõi Dục, vì trong thiền thiên không có đoạn thực. Đoạn thực dùng ba pháp: hương, vị, xúc làm thể. Đoạn thực đã không có, tất nhiên hai thức này sẽ không sinh. Không có cách ăn này, chính là đối tượng nhàm chán của thiền thiên.
"Biến hành, biệt cảnh, mười một thiện Trung hai, đại tám, tham, giận, si".
Đây là nói tâm sở của năm thức, vì tâm sở kia thường nương tựa tâm mà khởi, tương ưng với tâm, hệ thuộc ở tâm. Vì có ba nghĩa này, như vật dụng thuộc về ta, nên nói là ngã sở tương ưng với Duy thức.
Năm thức trước đối với tâm sở của sáu vị, chỉ thiếu bất định.
Nói một biến hành có năm, gọi là tác ý, lấy tâm hay cảnh giác làm tánh. Đối với cảnh, đối tượng duyên, dẫn sinh ra tâm làm nghiệp. Một pháp này có hai công đức:
1. Khi tâm chưa khởi, giật tỉnh khiến tâm khởi.
2. Nếu tâm đã khởi rồi, dẫn dắt khiến thú hướng cảnh.
Xúc: Nghĩa là khiến tâm, tâm sở xúc chạm với cảnh làm tánh, đối tượng nương tựa của thọ, tưởng, tư, v.v… làm nghiệp.
Thọ: Nghĩa là nhận lãnh cảnh tướng trái, thuận đều không phải làm tánh, khởi dục làm nghiệp. Lại nói: khiến tâm, v.v… khởi tướng xả bỏ hân hoan, buồn bã.
Tưởng: Hay an lập phần giới hạn của cảnh mình, nghĩa là đối với cảnh, nhận lấy tượng làm tánh, lập ra các thứ danh ngôn làm nghiệp, nghĩa là phải an lập tướng giới hạn của cảnh, mới có công năng thuận khởi các thứ danh ngôn.
Tư: Khiến tâm tạo tác làm tánh, sai khiến tâm đối với phẩm thiện, v.v… làm nghiệp, nghĩa là nhận lấy tướng chánh nhân, v.v… của cảnh, sai khiến tâm mình tạo nên việc lành, v.v…
Gọi biến hành là khắp tất cả bốn tâm được hiện hành. Nghĩa là khắp tất cả thời gian của ba tánh, tám thức, chín địa, nên đặt ra tên gọi này.
Biệt cảnh cũng có năm, nghĩa là dục, thắng giải, niệm, định, tuệ. Dục: Đối với cảnh ưa thích lấy sự hy vọng làm tánh, siêng năng nương tựa làm nghiệp. Cảnh đáng được ưa thích có ba: Cảnh đáng ưa thích, và cảnh được mong cầu, cảnh quán sát đối tượng ham muốn.
Thứ kế, là hiểu biết đúng, thắng giải thì đối với cảnh quyết định, đánh dấu, gìn giữ làm tánh, không thể dẫn phát, chuyển vận làm nghiệp, niệm đối với cảnh từng tu, sao cho tâm mình được ghi nhận sáng suốt làm tánh, quyết định nương tựa làm nghiệp, quyết định đối với cảnh, đối tượng quán, khiến tâm chuyên chú, không tán loạn làm tánh, trí y chỉ làm nghiệp. Tuệ đối với cảnh đối tượng quán, phân biệt, lựa chọn. Đoạn nghi này làm nghiệp. Vì duyên theo từng cảnh một mà được sinh, nên gọi là biệt cảnh.
Mười một món thiện, tụng rằng:
"Thiện là tín, tàm, quý
Vô tham ba căn thảy
Cần, an, không buông lung
Hành xả và bất hại".
Chỉ có tâm thiện đều có, gọi là tâm thiện.
Nói Tín: Đối với thật đức tâm nhẫn chịu sâu xa, ưa muốn thanh tịnh làm tánh, đối trị với bất tín ưa việc lành làm nghiệp. Tuy nhiên có ba thứ:
1. Tín có thật đối với sự, lý thật của các pháp, là tín, nhẫn sâu xa.
2. Tín có đức, đối với đức chân tịnh của Tam bảo, là tin, ưa sâu xa.
3. Tín có khả năng đối với tất cả việc lành của thế gian, xuất thế gian, tin sâu có năng lực, có khả năng được, khả năng thành, vì khởi hy vọng, đối trị với tâm bất tín, yêu thích tu chứng việc lành của thế gian, xuất thế gian. Nhẫn gọi là thắng giải, là nhân của niềm tin, ưa thích, nghĩa là dục, tức là hiệu quả của đức tin. Tánh này lóng trong, tâm v.v… thanh tịnh, như đặt viên ngọc lóng nước, có công năng làm trong nước đục.
Tàm: Dựa vào năng lực của pháp mình, tôn sùng, kính trọng các bậc Hiền Thánh làm tánh, đối trị với vô tàm, dứt các hành vi ác làm nghiệp. Tự, tức là thân mình. Pháp, nghĩa là giáo pháp. Nói tu thân như thế, hiểu pháp như thế, không dám làm các việc ác.
Quý: Dựa vào công sức của thế gian, khinh thường, chống đối sự bạo ác làm tánh, đối trị với vô quý, chấm dứt hành vi ác làm nghiệp, nghĩa là sự chê bai, quở trách của người đời, gọi công sức của thế gian.
Khinh thường, chống đối kẻ bạo ác: Khinh thường kẻ có hành vi ác, không gần gũi, chống đối nghiệp của pháp ác không làm.
Vô tham là: Đối với cái có, có đủ, không chấp mắc làm tánh, đối trị với tham, chấp mắc làm việc lành, làm nghiệp.
Vô sân: Đối với khổ, khổ cụ đều không giận dữ làm tánh, đối trị với sự giận dữ, tạo ra việc lành làm nghiệp.
Vô si: Đối với các sự, lý, lấy sự hiểu biết sáng suốt làm tánh, đối trị với ngu si tạo ra việc lành làm nghiệp.
Cần: Nghĩa là tinh tấn đối với phẩm thiện, ác, mạnh mẽ trong việc tu đoạn làm tánh, đối trị với tánh lười biếng, hoàn mãn việc lành làm nghiệp.
Khinh an: Xa lìa thô năng, điều hòa, vui thích thân, tâm, có thể gánh vác làm tánh, đối trị với chuyển y hôn trầm làm nghiệp. Lại nói: Lìa nặng, gọi là nhẹ, điều hòa, vui thích, gọi là an, có đối tượng chịu được, có thể có đối tượng gánh vác, thọ lãnh, khiến cho thân, tâm là đối tượng nương tựa, bỏ đi thô nặng được yên ổn.
Không buông lung: Ba căn tinh tấn, đối với sở tu đoạn ngăn ngừa tu làm tánh, đối trị với buông lung, thành mãn tất cả việc lành thế gian, xuất thế gian làm nghiệp, vì không buông lung này tức ba căn tinh tấn trên, ngăn ngừa công năng tu, lìa bốn pháp trên, thì không có tự thể riêng.
Hành xả: Ba căn tinh tấn, làm cho tâm bình đẳng, ngay thẳng, không có công dụng trụ làm tánh, đối trị với trạo cử, trụ vắng lặng làm nghiệp. Xả trong hành uẩn này, vì phân biệt chẳng phải xả trong thọ uẩn, nên có tên này. Nghĩa khiến cho nghĩa tâm bình đẳng, do xả khiến cho tâm lìa hôn trầm, trạo cử. Tâm đầu tiên bình đẳng, kế là ngay thẳng về sau, không có công dụng. Một pháp này cũng tức bốn pháp. Do công năng khiến tĩnh lặng, tức là bốn pháp. Đối tượng khiến vắng lặng tức là nghĩa đẳng của tâm bình đẳng.
Bất hại: Đối với các hữu tình không làm tổn não, không nổi giận làm tánh, có thể đối trị với hại, lấy sự thương xót làm nghiệp (tám pháp trước là thật, ba pháp sau là giả). Nói trung hai, đại tám, tham, giận, si: Tâm nhiễm này chung cho hai mươi sáu thứ. Năm thức trước, chỉ đủ mười ba hoặc căn bản. Ba tùy hoặc trong sáu, mười tùy hoặc trong hai mươi, gồm có hai mươi phần.
Ba thứ nhỏ, vừa, lớn: Mười pháp trước, phần v.v là tiểu tùy, không tương ưng với năm thức, chỉ hai trung tùy và tám đại tùy, là thuộc về năm pháp trước, gọi là tùy phiền não, là tùy thuộc phần vị phiền não căn bản kia, vì tánh đẳng lưu khác nhau. Do tự loại đều khởi hai tánh nhiễm khắp, khắp các tâm nhiễm. Ba nghĩa này đều đủ gọi là đại, đủ một gọi là trung, đều không có, gọi là tiểu.
Nói hai tánh: Là hữu phú bất thiện (Du-già quyển ba nói bốn tánh: thiện, bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký, cõi Dục đủ bốn, cõi Sắc, Vô Sắc chỉ có ba, vì trừ tánh bất thiện).
Mười pháp như phẫn, v.v… vì gọi là khởi riêng, nên thiếu tự loại đều có khởi, chỉ là bất thiện, thiếu hai tánh nhiễm khắp. Đã thiếu hữu phú, vì không khắp tất cả tâm nhiễm, nên thuộc về tiểu tùy. Mười pháp này vì tương ưng với ý thức thứ sáu, nên ở đây không giải thích vô tàm, vô quý, là tự loại đều khởi đủ một, gọi là Trung.
Vô tàm: Không chiếu cố pháp mình, xem thường, chống đối bậc Hiền thiện làm tánh, làm chướng ngại tàm, thêm lớn hành vi ác làm nghiệp. Vô quý: Không nghĩ đến việc tôn sùng, kính trọng của thế gian, lấy bạn ác làm tánh, làm chướng ngại cho quý, thêm lớn hành vi gian ác làm nghiệp. Trạo cử, khiến cho tâm đối với cảnh không vắng lặng làm tánh, làm chướng ngại cho hành xả xa-ma-tha làm nghiệp.
Hôn trầm thì tâm đối với cảnh không có khả năng gánh vác làm tánh, làm chướng ngại cho khinh an, tỳ-bát-xá-na làm nghiệp.
Bất tín, thì đối với thật, đức có thể không chịu nhịn, tâm ưa muốn ô uế làm tánh, làm chướng ngại tâm tịnh, rơi vào sự nương tựa làm nghiệp.
Lười biếng, đối với phẩm thiện ác, lười biếng trong việc tu đoạn, làm chướng ngại tinh tấn, ô nhiễm làm nghiệp.
Buông lung thì đối với phẩm nhiễm, tịnh không thể ngăn ngừa tu, lấy hời hợt làm tánh, làm chướng ngại không buông lung, thêm ác, hao hụt thiện, lấy đối tượng nương tựa làm nghiệp.
Thất niệm, thì đối với các đối tượng duyên không thể ghi nhớ sáng suốt làm tánh, làm chướng ngại chánh niệm, đối tượng nương tựa của tán loạn làm nghiệp. Vì thất niệm, nghĩa là tâm tán loạn nên thất niệm: Có thuyết nói: Niệm thuộc về một phần vì niệm tương ưng với phiền não.
Nghĩa là: Thất niệm thuộc về một phần si, Dugià chép: "Vì đây là phần si, nên si làm cho thất niệm".
Nghĩa là: Đều có thuộc về một phần, vì sự ảnh lược của hai văn trước nói.
Tán loạn thì đối với các đối tượng duyên, khiến tâm buông lung làm tánh, làm chướng ngại chánh định, đối tượng nương tựa của tuệ làm nghiệp.
Gọi là tán loạn vì phát ra tuệ ác.
Bất chánh tri: Đối với cảnh, đối tượng quán, hiểu sai lầm làm tánh, làm chướng ngại chánh tri, hủy phạm làm nghiệp.
Tham, sân, si: Tức ba trong sáu phiền não căn bản.
Tham thì đối với có, có đủ chấp mắc làm tánh, làm chướng ngại vô tham, sinh ra khổ làm nghiệp. Sân thì đối với nỗi khổ, khổ cụ, sinh giận dữ làm tánh, làm chướng ngại vô sân, đối tượng nương tựa của hành vi ác không yên ổn làm nghiệp. Si, thì đối với các sự, lý, mê tối làm tánh, làm chướng ngại vô si, đối tượng nương tựa của tất cả tạp nhiễm làm nghiệp. Ba pháp còn lại chú ý sẽ thấy.
Thức thứ sáu sở dĩ làm căn bản là vì thức ấy sinh ra tùy niệm, chẳng phải đều có thừa, vì trái lẫn nhau.
"Năm thức đồng nương tịnh sắc căn".
Đây là nói năm thức được gọi là sắc tịnh, nghĩa là chỉ cho thắng nghĩa mà nói, thể chẳng phải pháp nhiễm, chỉ vì tánh vô ký trong sạch. Năm thức tùy thuộc vào căn mà đặt tên, gồm đủ năm nghĩa là: Y, phát, thuộc, trợ, như tụng nói:
Y là một trong năm nghĩa.
Nếu tạo ra cách giải thích.
Nghĩa là thức y căn, hỗ trợ căn, như căn, v.v… đều là y chủ thích. Thức của căn phát là y sĩ thích, hoặc nói: Thức do căn phát, lại làm một so sánh.
Chín duyên bảy, tám ưa gần nhau: Đây tức là nghĩa chín duyên sinh thức. Chín duyên là: Không, ánh sáng, căn, cảnh, tác ý, phân biệt y, nhiễm tịnh y, căn bản y, và hạt giống.
Không, là căn, cảnh cách nhau, không của lỗ trống.
Ánh sáng là ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, ánh sáng của đèn. Căn: Là căn sở y (đối tượng nương tựa) của tám thức.
Cảnh: Nghĩa là cảnh sở duyên (đối tượng duyên) của tám thức.
Tác ý: là tác ý trong năm biến hành, phân biệt y là thức thứ sáu (Năm thức trước, lấy thức thứ sáu làm phân biệt y). Sau thức lấy năm thức trước làm môn minh liễu.
Nhiễm tịnh y là thức thứ bảy (Tăng-già chép: Các thức có hai thứ sinh trụ, diệt, nghĩa là lưu chú sinh, trụ, diệt và tương sinh trụ diệt. Tiếng Phạm là Nễ già, Hán dịch là lưu chú. Không đoạn chỉ gọi chủng, hiện vi ẩn ba tướng của thức thứ tám không đoạn, nên gọi là lưu chú. Do vô minh duyên nghiệp thức khởi đầu tiên nên nói là sinh, vì nối tiếp nhau nhiều kiếp lâu dài, nên gọi là Trụ. Đến Đẳng giác định Kim cương, một niệm đoạn vô minh gốc, gọi là lưu chú.
Sinh, trụ, diệt của tướng diệt: Tâm, cảnh của bảy thức còn lại, là thô, rõ ràng, nên gọi là Tướng sinh. Bảy duyên tám, đối với sáu là tế, vì có đủ bốn hoặc, nên cũng gọi là thô. Dù hiện thức kia tự gieo trồng các cảnh duyên sinh ra bảy thức làm tướng sinh, huân tập nhiều kiếp gọi là tướng Trụ. Từ chưa hưởng vốn chế phục dần, là đoạn đến Thất địa mãn, gọi là tướng diệt. Dựa vào sinh diệt trước, lập mê, ngộ y. Dựa vào cảnh sinh diệt, lập nhiễm tịnh y. Sự việc trước dài, sau ngắn, được chia thành hai, lập riêng nhiễm, tịnh, là ở đây.
Căn bản y: Tức duyên hạt giống của thức thứ tám. Nghĩa là hạt giống sinh gần. Duyên với hạt giống trong chín duyên, tức nhân duyên gần trong bốn duyên. Duyên chín cảnh tức bốn duyên sở duyên. Chín, bảy còn lại, là duyên tăng thượng, duyên Đẳng vô gián, chính là vương, sở của tám thức. Trước sau sinh diệt, tự loại vô gián, sức dụng của chủ thể dẫn, đối tượng dẫn đều ngang nhau.
Bài tụng này dù ẩn lược, nhưng vì Duy Thức gồm chung, nên có bài tụng rằng:
Nhãn thức chín duyên sinh
Nhĩ thức chỉ có tám (trừ duyên ánh sáng)
Tỷ, thiệt, thân có bảy (trừ hai duyên: không, ánh sáng)
Ba sau (chỉ ba thức: sáu, bảy, tám) năm, ba, bốn (chỉ duyên mà nói).
Nếu thêm Đẳng vô gián thì từ đầu thêm một.
Nói năm, ba, bốn là Năm duyên của thức thứ sáu.
Sinh, nghĩa là duyên căn, tức ý duyên cảnh, tức duyên tác ý mười tám giới, là tương ưng với một trong năm biến hành. Duyên căn bản, tức duyên hạt giống Lại da, là hạt giống sinh gần của thức thứ sáu.
Ba duyên của bảy thức: Duyên hạt giống tức duyên tác ý hạt giống sinh gần của thức thứ bảy.
Thấy giải thích văn từ trên, duyên căn, duyên cảnh, đều cùng có thức thứ tám, nên nói là y kia chuyển duyên kia.
Bốn duyên sinh thứ tám. Nghĩa là duyên căn, tức duyên cảnh của mạt-na, tức duyên tác ý hạt giống căn thân khí giới, tức một trong năm tâm sở. Duyên hạt giống là hạt giống sinh gần của thức thứ tám.
Duyên Đẳng vô gián: Là niệm trước của các thức đã diệt, tức mở mang nơi chốn dẫn phát ra niệm sau, khiến sinh, trung gian không có cách ngăn. Tám thức nếu thêm duyên này, thì nhãn có mười, cho đến thức thứ tám có đủ năm.
Vì sao các thức phải nhờ duyên mới sinh?
Vì pháp hữu vi dựa vào nhân, nhờ vào duyên, thiếu thì chúng không sinh, nên duyên nhiều mà đoạn ít, mà thường hằng.
Bài tụng này lược bớt ba duyên sau, nên ba không nói là duyên đủ.
"Hợp ba lìa hai quán thế gian".
Đây là nói hai thức nhãn, nhĩ lìa chính giữa, nhận lấy cảnh. Ba căn mũi, lưỡi, thân hợp với chính giữa nhận lấy cảnh. Quán mắt, chủ thể duyên kiến phần, tức là nhãn, v.v…
Năm thức và các tâm sở, thế gian, tức tướng phần đối tượng duyên là năm trần như sắc, v.v... Hoặc nói là hai thức nhãn, nhĩ đã lìa chính giữa để nhận lấy cảnh, thì cảnh sẽ ở ngoài tâm, làm sao gọi là Duy thức, huống chi Tiểu thừa đều nói: Ngoài tâm thật có các pháp.
Nếu như vậy thì không riêng gì trái với tông Duy thức, lại há không phù hợp với tông ngoài của Tiểu thừa kia chăng? Nhưng bài tụng chép: Lìa, nghĩa là chỉ cho căn cảnh mà nói, do tự chứng phần của thức thứ tám biến mà thành hai phần kiến, tướng. Kiến là các tâm, tâm sở pháp, tướng là pháp của thân căn, khí thế giới.
Đây là nói hai thức nhãn, nhĩ nhận lấy cảnh lìa ngoài căn, thì đâu từng lìa thể tự chứng ở chủ thể biến chăng?
Nếu vì biết xứ, chẳng biết xứ khác nhau, làm hư hoại căn, không hư hoại căn khác nhau, thì lìa cảnh, căn hợp với căn, có thể thấy nên nói rằng: Dùng căn soi rọi cảnh, nói là ly, hợp, dùng tâm duyên cảnh, nói Duy thức. Lìa nhận lấy, vì dụng vượt hơn nên lập chung.
"Người ngu khó phân thức và căn".
Đây là nói Tiểu thừa ngu pháp Thanh văn, không biết thức và căn đều có hạt giống, hiện hạnh, rồi cho là căn, thức sinh lẫn nhau.
Chủng hiện của căn, chỉ có thể dẫn đạo chủng, hiện của thức, rằng căn làm duyên sinh thức, thì có thể gọi là sinh, thức thì không thể vì thức tự có hạt giống năng sinh, nên thức kia chưa trừ chướng sở tri, nên đối với pháp không thấu suốt, vì trí cạn, tâm thô, do đó, không tin giáo Duy thức của Đại thừa.
Lời chú thích này nói: Chủng hiện của căn, thức đều khác nhau, e rằng sơ học vẫn còn hoài nghi, thử nghiệm lại nói. Vì căn chính là sắc pháp, tức tướng phần của thức thứ tám, thức là tâm pháp, tức kiến phần của thức thứ tám; sắc, tâm này khác nhau, vì căn dù thuộc sắc, nhưng tâm kia là tướng phần gần của thức thứ tám.
Riêng hai nghĩa chấp thọ đủ tám, chấp lại có hai nghĩa gồm thâu, giữ lấy, do thức thứ tám gồm thâu làm tự thể (đồng là vô ký) gìn giữ không để phân tán. Thọ cũng có hai nghĩa: nhận lãnh và giác biết. Nhận lãnh dùng làm cảnh, khiến sinh giác thọ, chẳng phải vật thể vô tình của sáu trần bên ngoài mà so sánh được, nên thức thứ tám và năm căn đồng là tánh vô ký. Năm thức, tâm, pháp, ba tánh đều đủ, tánh của căn, thức này khác nhau. Lại, căn soi rọi cảnh, thức, chủ thể duyên cảnh, công dụng của căn, thức này khác nhau.
Đại để căn không có phân biệt năm thức trước, dù có tùy thuộc niệm phân biệt, nhưng vì không có tính toán, so đo phân biệt, nên thường lẫn lộn mà khó phân biệt, nên Phật vì kẻ ngu tâm, khai tâm nói uẩn, người ngu sắc, khai sắc nói xứ, kẻ ngu cả hai, thì cùng triển khai nói giới. Bắt đầu Hoa Nghiêm đến Lăng-nghiêm, Phật đã giảng nói ba khoa này không biết bao nhiêu lỗi mà A-nan vẫn còn dùng tâm biết, mắt thấy mà nói, nên Phật dùng môn hay thấy chăng?
Gạn hỏi, ý nói là tâm do căn mà thấy, cũng như con người dùng đèn để thấy vật.
Do đó mà nói thì khó phân căn, thức để biết.
"Biến tướng quán không chỉ hậu đắc".
Năm thức trước này rõ tục, thấy không. Biến, nghĩa là biến kèm. Tướng nghĩa là tướng phần. Quán gọi là chủ thể duyên kiến phần, không gọi là chân như, đối tượng duyên. Duy hậu đắc là phân biệt chẳng phải trí căn bản, vì chỉ dựa vào sắc căn, nên trí hậu đắc không duyên gần chân như, nghĩa là vì có trí phân biệt, nên không thể duyên gần, lý vô phân biệt, vì so tính, suy lường mà khởi, nên không này tức là thật tánh duy thức.
Trong quả cũng tự không giải thích chân. Nghĩa là năm thức vô lậu ở trong quả vị Phật còn không thể duyên gần chân như, vì trí căn bản của Phật dựa vào tâm, căn, nên duyên gần chân như. Trí Hậu đắc đã dựa vào sắc, căn, vì có phân biệt, cho nên không thể thân duyên chân như.
Gọi là hậu đắc: Căn bản mà năm thức trước sinh sau. Đã không có căn bản thì đâu có hậu đắc. Vì giống với căn bản kia, đồng với sự thấu đạt.
Câu tụng này nhằm đả phá lối chấp của các sư khác, vì năm thức trước trong tông của An Tuệ, nhân ở giữa đã thành tướng biến vô lậu duyên như, do hai phần kiến, tướng là tánh biến kế, tự chứng phần là tánh y tha khởi, đến quả vị Phật, tự chứng phần duyên gần chân như, vì không có tánh biến kể của tướng, kiến, cho nên việc hộ pháp dùng luận chứng này để phá.
"Viên minh sơ phát thành vô lậu Ba loại phân thân dứt vòng khổ".
Đây là nói năm thức trước, nhân cùng tận được quả, tức là phẩm Tâm tương ưng, tức trí thành thành sở tác, hóa hiện ba thứ thân, dứt hết vòng khổ của chúng sinh, nghĩa là thức thứ tám trong quả vị Phật đã chuyển thành thức bạch tịnh vô lậu rồi, tâm sở tương ưng, thì thành trí đại viên cảnh, rỗng rang hiện tiền, nên nói rằng sơ phát thì năm thức trước, liền thành vô lậu, nên nói rằng thành vô lậu.
Phân thân ba loại: Tâm sở của năm thức, trở trí thành sở tác, hiện ba loại thân. Ba loại thân là hóa thân như thế trong ba thân: Pháp, báo, hóa. Căn cơ, đối tượng bao trùm của hóa thân này, hơn kém chẳng phải một, nên hóa thân, chủ thể bao trùm, lại có ba. Hóa thân vĩ đại một ngàn trượng bao trùm bốn gia hạnh Bồ-tát của Đại thừa. Hóa thân trượng sáu nhỏ, bao trùm ba Bồ-tát vị Tư lương của Đại thừa, tùy loại hóa độ cho Nhị thừa, phàm phu, ba thừa bao trùm khắp sáu cõi đều thấm nhuần.
Có chỗ nói: Năm thức trước trở thành phẩm tâm tương ưng với vô lậu, hiện thân lợi ích chúng sinh.
Vì sao trước kia đã nói thức thứ tám thành vô lậu? Vì viên minh mới phát, là viên cảnh trí như thế trong phẩm tâm tương ưng của thức thứ tám, bởi năm căn trước tức tướng phần do thức thứ tám biến hiện ra. Bản thức, chủ thể biến đã trở thành vô lậu, năm căn, đối tượng biến, trở thành vô lậu. Năm căn, chủ thể phát đã trở thành vô lậu thì năm thức, đối tượng phát cũng trở thành vô lậu.
Có chỗ nói: Đã nói chuyển tám thức thành bốn trí, vì sao lại nói tương ưng với phẩm Tâm?
Đáp: Duy Thức quyển mười chép: Bốn phẩm này gồm thâu chung tất cả công đức hữu vi của Phật địa.
Ở đây, chuyển phẩm tương ưng của tám, bảy, sáu, năm thức hữu lậu, như thứ lớp mà được trí, dù chẳng phải thức, nhưng vẫn dựa vào thức chuyển, vì thức là chủ, nên nói thức chuyển được. Lại, ở vị hữu lậu trí kém, thức mạnh.
Trong vị vô lậu, trí mạnh, thức yếu.
Vì khuyên hữu tình nương tựa trí, xả thức, nên nói: chuyển tám thức được bốn trí này. Dưới đây, hễ nói chuyển thức, thì căn cứ ở đây.
"Ba tánh, ba lượng, chung ba cảnh".
Đây là nói thức thứ sáu, đối với ba tánh, ba lượng, ba cảnh đều có chung, vì chữ chung là xuyên suốt từ trên xuống dưới.
Nói ba tánh: Thiện, là nghĩa thuận ích, thuận với chánh lý, lợi ích đối với mình, người. Bất thiện nghĩa là trái, tổn hại, trái với chánh lý, tổn hại cho mình, người. Vô ký: là vô bất. Ký là ghi nhận riêng, vì đối với phẩm thiện, ác, không thể ghi nhận riêng, nên ở đây lấy nghĩa thuận trái, tổn, ích để giải thích ba tánh. Lại nói: Thuận ích hai đời, gọi là tánh thiện, trái, hại hai đời, gọi là tánh bất thiện. Đối với quả ái, phi ái, không thể ghi nhận riêng, gọi là tánh vô ký, nghĩa là tự thể và quả đều đáng, ưa thích, gọi là tánh thiện, bất thiện trái với trên. Không có ái, phi ái, không thể ghi nhận riêng, gọi là vô ký.
Ở đây lại y cứ vào lậu, vô lậu của ba đời để giải thích về ba tánh.
Nói ba lượng: Hiện lượng, giải thích về hiện lượng như văn trên.
Nay, chỉ giải thích hai lượng: tỷ và phi.
Tỷ lượng: Suy lường cảnh không có sai lầm.
Phi lượng: Tình có, lý không, vì so sánh, suy lường không chấp mắc, vì thức thứ sáu có năm thứ: 1. Độc đầu trong định, ý thức duyên cảnh định. Cảnh định có lý, sự. Sự lại có cực lược, cực hoán sắc và các sắc, pháp xứ đã được sinh ra do định tự tại.
2. Độc đầu của vị tán, duyên sắc do thọ đã dẫn và sắc xứ các pháp do biến kế sở chấp sinh ra, như duyên hoa đốm giữa hư không, gương soi, tượng vẽ năm mầu sắc, Sở sinh đều thuộc về pháp xứ.
3. Độc đầu trong mộng, duyên cảnh trong mộng.
4. Ý thức thấu đạt sáng suốt, đồng với năm thức trước, duyên với năm trần.
5. Ý thức tán loạn, tức ý thức tán loạn. Trong năm căn, điên loạn mà khởi, như bệnh nhiệt, bệnh thấy màu xanh thành mầu vàng, chẳng phải là nhãn thức, mà là ý này. Ý thức trong định chỉ có hiện lượng.
Hai lượng: Tỷ và phi của tán ý thức độc đầu. Hai thức đầu loạn trong mộng, đều chẳng phải lượng.
Ý thức phân biệt sáng suốt, chung cho ba lượng. Hiện lượng nhiều, tỷ và phi ít. (Hiện lượng thấy ở văn trên). Ở đây chánh giải thích hai lượng tỷ và phi. Trước, giải thích danh. Ý thức độc tán, so lường cảnh không có sai lầm, nên gọi là tỷ lượng. So sánh, suy lường không chấp mắc, gọi là phi lượng. Gọi lượng, tức là tâm thể của chủ thể duyên. Nếu tâm, tâm sở duyên cảnh làm nhân, so sánh, suy lường sinh, gọi chung là tỷ lượng. Nếu tỷ thuộc về cảnh, lượng thuộc về tâm, lượng của đối tượng, y sĩ thích. Nếu cùng thuộc về tâm, thì chủ thể tỷ tức là lượng, trì nghiệp thích.
Phi lượng: Chẳng phải không, là tên khác của tà sai lầm. Nếu khi tâm, tâm sở duyên cảnh, cảnh không xứng, biết mà lầm tà sinh, hiểu biết, gọi là phi lượng, chẳng phải tức lượng, thuộc về trì nghiệp thích.
Tiếp theo, là giải thích thể, tỷ lượng tức có trí phân biệt, chánh giải thích tâm, tâm sở làm thể.
Phi lượng: Tức do hiểu lầm vọng tà, tâm tâm sở làm thể.
Nói ba cảnh: Tánh cảnh (đã giải thích ở trên). Nay, nhân giải thích hai cảnh ảnh, và chất nên giải thích lại nghĩa.
Tánh cảnh: Tức căn, trần thật, do tám pháp hình thành và sắc của quả định thật, đều tự có hạt giống thật sinh, là năm thức trước và hiện lượng của thức thứ tám. Các cảnh sắc thật, đối tượng duyên của thức thứ sáu, không kèm theo danh ngôn, không có tâm so tính, suy lường, gọi là tánh cảnh và trí căn, bản duyên như, cũng là cảnh này. Vì không phân biệt chuyển biến tự nhiên.
Tánh cảnh này có hai: Tánh cảnh của loại thứ nhất: Tức trước đã nói, loại thứ hai đều không có nghĩa trước, chỉ y cứ từ bên nghĩa chất của tướng phần, nói là tánh cảnh.
Vì giả thuyết, nên gọi là loại thứ hai, cảnh đới chất cũng hai: Chân đới chất: Do tướng phần trung gian dùng tâm duyên tâm. Từ hai đầu sinh, liên đới sinh khởi, gọi là chân đới chất. Tợ đới chất: Tướng phần trung gian dùng tâm duyên sắc, chỉ từ một đầu kiến phần sinh khởi, biến đổi sinh khởi, gọi là tợ đới chất.
Độc ảnh cũng hai: Nói vô chất độc ảnh: Tức thức thứ sáu duyên với hoa đốm trong hư không, sừng thỏ và tướng phần đối tượng biến hóa, vị, v.v… tướng phần đó đồng hạt giống với thức thứ sáu sinh, không có tính chất hoa đốm giữa hư không.
Hữu chất độc ảnh: Tức thức thứ sáu duyên hạt giống, hiện của năm căn, đều dựa vào chất khởi, tướng phần của năm căn cũng đồng hạt giống với kiến phần sinh, cũng gọi độc ảnh cảnh, làm đối tượng duyên, thức làm chủ thể duyên, đều có tự thể của nó. (Thể của tánh cảnh, đọc thấy trong văn chú thích ở trên).
Chủ thể duyên: Trừ thức mạt-na, bảy thức còn lại đều dùng tâm, tâm sở làm thể. Độc ảnh cảnh dùng tướng phần giả được biến ra bởi kiến phần của thức thứ sáu làm thể. Chủ thể duyên thức tự tâm, tâm sở làm thể.
Đới chất cảnh tức biến khởi tướng phần giả trung gian làm thể.
Chủ thể duyên chỉ có tâm, tâm sở của hai thức: sáu, và bảy làm thể.
Đây là nói sáu chung cho ba cảnh. Khi ngũ câu ý thức không tác ý hiểu biết, được tự tướng của cảnh, đây là tánh cảnh, duyên tâm, tâm sở là đối chất cảnh. duyên pháp không có tự thể là cảnh độc ảnh.
Đây là nói theo vị hữu lậu, nếu là vị vô lậu thì tám thức đều duyên ba cảnh, vì do duyên chung thật, giả nên có bài tụng:
"Tánh cảnh không tùy tâm Độc ảnh chỉ từ kiến Đới chất chung gốc tình Chủng tánh thảy tùy ứng".
Có thuyết nói: Thức thứ sáu có năm thứ, trừ ý thức tán loạn, ý thức trong mộng chỉ duyên độc ảnh, ba thức còn lại đều duyên ba cảnh, nghĩa là ý thức sáng rõ với năm thức trước duyên với năm trần thật, quán suốt trong tâm là tánh cảnh. Nếu về sau, niệm duyên sắc giả trên năm trần: vuông, tròn, dài, ngắn, v.v… thì có thật. Độc ảnh cũng gọi là tợ đới chất. Độc đầu ý thức của vị tám cũng chung cho ba cảnh, đa số là độc ảnh, vì duyên chung với pháp có thật, không có thật của ba đời. Nếu khi duyên tâm, tâm sở hiện hạnh của tự thân, là cảnh đới chất. Nếu duyên năm căn của thân mình và duyên tâm, tâm sở của người thì đó là cảnh độc ảnh, cũng gọi tợ đới chất. Lại, độc đầu ý thức, sát na đầu tiên duyên phần ít năm trần, duyên sắc thật cũng gọi là tánh cảnh, ý thức trong định cũng duyên chung ba cảnh, gọi là duyên chung pháp có thật, không có thật của ba đời, là cảnh độc ảnh. Lại, vì duyên theo tâm, tâm sở hiện hạnh của tự thân, nên là cảnh đới chất. Lại, vì định hữu lậu của Thất địa trở xuống, cũng có thể dẫn khởi năm thức duyên năm trần, v.v… tức là tánh cảnh.
"Khi trôi lăn ba cõi dễ biết".
Ba cõi, thấy ở văn trên. Luân, nghĩa là luân chuyển, đây là nói thức thứ sáu qua lại trong ba cõi, dễ biết, vì hành tướng của nó vượt hơn rõ rệt.
Thân động, ngữ phát riêng là hơn.
Tâm sở tương ưng có năm mươi mốt món.
Trong tám thức này, chỉ có tâm sở của thức thứ sáu này là đều hoàn toàn, vì không trái nhau.
Biến hành, biệt cảnh, tâm sở thiện và căn hoặc ba, tùy hoặc trung, đại, tổng cộng mười, bốn bất định, cộng chung là mười bảy pháp.
Ở đây mới giải thích nghĩa:
Mạn: ỷ mình cao hơn đối với người khác làm tánh, làm chướng ngại không ngạo mạn, sinh khổ làm nghiệp. Vì kẻ có ngạo mạn đối với đức, người có đức, tâm không khiêm tốn. Do đây, sinh tử trôi lăn vô cùng, cam chịu các khổ não.
Nghi: Đối với các đế lý, do dự làm tánh, làm chướng ngại không nghi ngờ trong phẩm thiện làm nghiệp. Vì kẻ do dự, rụt rè, điều lành không sinh. Kẻ ác kiến, đối với các đế lý, với tuệ nhiễm, tìm tòi suy lường điên đảo làm tánh, làm chướng ngại kiến thiện, chiêu cảm khổ làm nghiệp, vì kẻ ác kiến phần nhiều cảm chịu khổ. Kiến này gồm có năm, gọi là thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ kiến.
Nói phẩm tiểu tùy: Nghĩa là y cứ đối với cảnh không lợi ích hiện tiền, nỗi cơn phẫn nộ làm tánh, làm chướng ngại không phẫn nộ, tay cầm gậy làm nghiệp. Gậy, là chiếu gậy.
Ôm lòng giận dữ, thường phát ra hành vi bạo ác, vì nghiệp thân, biểu.
Nói hận: Do giận dữ làm trước, ôm lòng ác không bỏ, kết oán làm tánh, làm chướng ngại không giận hờn, nóng nảy làm nghiệp, vì kẻ kết hờn dỗi, không thể chịu đựng, vì thường nóng nảy bứt rứt, phẫn nộ, hờn dỗi đều có một phần giận.
Phú: Đối với tội mình đã gây ra, e mất lợi dưỡng, danh dự, nên thường che giấu làm tánh, làm chướng ngại không che giấu, ăn năn phiền não làm nghiệp. Nghĩa là kẻ che giấu tội lỗi về sau sẽ ăn năn, sầu não, không yên ổn, là hai phần: tham, si.
Não: Do phẫn hận làm trước theo đuổi, xúc chạm với việc bạo ác, ôm hận, hung dữ làm tánh, làm chướng ngại không não, giòi nhặng, nọc độc làm nghiệp, cũng là một phần giận.
Tật: Chết cho danh lợi của mình, không chịu nổi trước sự vinh quang của người, đố kỵ làm tánh, làm chướng ngại không ganh ghét, lo buồn làm nghiệp. Nghĩa là kẻ hay ganh tỵ, thấy người được vinh hiển ôm lòng lo buồn sầu não, không yên ổn, cũng là phần giận.
Nói san: Ham vui, chấp mắc pháp, tài vật không thể huệ thí, keo kiệt làm tánh, làm chướng ngại không keo kiệt, chứa chất sự bỉ ổi làm nghiệp. Nghĩa là kẻ keo kiệt, bủn xỉn, tâm thường thô bỉ, chứa chất tài, pháp, không thể xả thí, đây thuộc về phần tham.
Cuống: Vì được lợi dưỡng, danh dự, giả vờ biểu hiện có đức, quỷ quyệt, dối trá làm tánh, làm chướng ngại không lừa dối tà mạng làm nghiệp. Nghĩa là kẻ nịnh hót, lừa dối, ôm lòng mưu mô khác lạ, thường biểu hiện sự tà mạng không thật, nên ở đây có phần tham, si.
Siểm: là vu khống người khác, nịnh bợ, đặt ra oai nghi lạ, tà vạy làm tánh, làm chướng ngại sự răn dạy không dua nịnh làm nghiệp. Nghĩa là kẻ tà vạy, nịnh bợ vì vu khống, mạo nhận luồn cúi, ngả theo người khác, nên giả vờ lập ra cách thức để vừa ý người khác. Hoặc che giấu lỗi lầm của mình bất chấp lời răn dạy thích đáng của thầy, bạn, nên cũng là một phần tham, si.
Hại: Đối với các hữu tình, tâm không thương xót, tổn não làm tánh, làm chướng ngại bất hại, bức não làm nghiệp. Nghĩa là có hại là bức não người, nên thuộc về một phần giận.
Nói kiêu: Đối với việc thịnh vượng của mình rất chấp mắc, say sưa, ngạo nghễ làm tánh, làm chướng ngại không kiêu hãnh; Tiêm nhiễm, nương tựa làm nghiệp. Vì kẻ say sưa kiêu hãnh, thường sinh trưởng tất cả pháp tạp nhiễm, đây là phần tham, gọi là người không kiêu hãnh, tức không có tham.
Tùy hoặc hai mươi, thì mười pháp phẫn, v.v… và ba pháp thất niệm, bất chánh tri, và buông lung, là phần vị khác nhau của nhà căn bản, bảy pháp còn lại là tánh đẳng lưu.
Nói bất định có bốn: Bài Tụng chép:
"Bất định là hối, miên Tầm, từ hai đều hai".
Bất định này không đồng với năm vị tâm sở ở trước, định khắp tám thức, ba tánh, thời gian, nơi chốn, vì bốn pháp này đều bất định.
Du-già lại dùng bốn tất cả để nói về năm khác nhau: "Biến hành có bốn, biệt cảnh chỉ có một, hai. Tất cả thiện chỉ có một, nghĩa là tất cả địa nhiễm, bốn đều không có, bất định chỉ một, gọi là tất cả tánh.
Nói hối: Thuộc về trương hàng, Hối, nghĩa là cái ố tác. Ố tác là nhân, hối là thể của ố tác kia, vì thể tức nhân, nên luận rằng: Hối, nghĩa là ố tác, là nghĩa của nhân quả, nghĩa là ghét nghiệp đã gây ra, theo đuổi ăn năn làm tánh, chướng ngại làm nghiệp. Vì xa-ma-tha làm dừng trụ tâm, nên gọi là Chỉ.
Miên: Khiến cho thân không tự tại, tâm rất mờ tối, khinh lược làm tánh, chướng ngại cho quán làm nghiệp. Nghĩa là tỳ-bát-xá-na gồm thâu cảnh từ tâm, gọi là Quán, nhận lấy thể tức tuệ. Miên này có công năng làm cho thân, tâm người kia bằng với người không có tâm, miên làm sao có thể khiến cho? Từ tâm có miên, thật ra không có tâm, không gọi là thùy miên. Vì miên là tâm sở có công năng khiến cho có dụng. Miên kia đã không có thể, há có khiến dụng nên không gọi miên.
Tầm là tìm cầu, khiến tâm vội vàng, đối với ý nói cảnh thô chuyển làm tánh.
Từ: Nghĩa là từ sát, khiến tâm vội vàng, ở ý, nói cảnh tế chuyển biến làm tánh, nghiệp dụng của hai pháp đều lấy đối tượng nương tựa của phần vị thân, tâm yên, không yên làm nghiệp.
Nói ý, nói cảnh: Cảnh là đối tượng nhận lấy của ý, phần nhiều vì y cứ vào danh ngôn nên gọi là cảnh ý ngôn. Hai pháp này đều dùng một phần tư tuệ làm thể. Nếu khiến cho tâm an tức là phần tư, khiến tâm không yên tức là phần tuệ. Vì tư, nghĩa là chậm rãi mà sâu kín, tuệ vội mà thô.
Nếu như vậy, khiến cho yên ổn dùng tư không có tuệ, không yên ổn thì dùng tuệ không có tư, sao lại đều dùng?
Đại sư Thông Chiếu giải thích: Có gồm chánh. Nếu chánh dùng tư, thì tuệ vội sẽ thuận theo tư, có thể khiến cho tâm yên. Nếu chánh dùng tuệ, thì tư chậm rãi thuận theo tuệ, cũng chẳng có không yên. Đây là nói không trái đều dùng. Nghĩa tương ưng này có năm nghĩa là: thời, y, hành, duyên, sự. Tâm vương, tâm sở đồng thời khởi, đồng cảm sở y, kiến phần, hành tướng đều đồng, đồng một đối tượng được duyên, đồng một sự thể, nên được tương ưng. Thiện ác đến giờ phân phối riêng.
Đây là nói: Khi thức thứ sáu gặp cảnh thiện, được tương ưng với tâm sở thiện, lúc gặp phải cảnh bất thiện, vô ký, thì sẽ tương ưng với tâm sở bất thiện, vô ký, nên nói: Phân phối riêng.
Y cứ vào lý nói tình, suy nghĩ có thể đều.
Tánh giới thọ ba thường chuyển dịch.
Đây là nói thức thứ sáu đối với ba tánh, ba cõi và năm thọ, thường luôn chuyển biến, đổi thay, xê dịch, vì hành tướng dễ thoát, chỉ thọ có năm thứ. Luận nói chẳng phải một. Nghĩa là hai thức thứ bảy, thứ tám chỉ là xả thọ, năm chuyển thức trước là hai thọ khổ, vui. Về ý thức thứ sáu, hai sư nói khác nhau: "Nếu địa ý có khổ, thì sư nói: Thức thứ sáu chung cho cả năm thọ, nếu địa ý không có khổ thì sư nói: Thức thứ sáu chỉ có ba thọ: lo, mừng, xả.
Nếu y cứ ở cực khổ, cực lạc thì sẽ tiếp xúc với nỗi khổ, vui kia, há có người với tâm không xâm lấn. Nếu thú vui của ba thiền, nỗi khổ không có xen hở, thì có thể quên đi cảnh thuận nghịch kia. Vì ép ngặt, đẹp lòng ở thân, gọi là khổ, lạc thọ, bức xúc, đẹp lòng gọi là ưu, hỷ thọ. Không ép ngặt, không hài lòng gọi là xả thọ.
Nói theo lý, về địa ý có sư khổ là cùng tận nghĩa kia.
Căn, tùy, tín, đều nối liền nhau.
Đẳng: các biến hành, biệt cảnh và bất định còn lại. Nghĩa là thức này và các pháp nhiễm, tịnh cũng liên tục nhau. Tánh, giới thọ v.v… tùy thuộc sự chuyển dịch của thức.
Động thân phát riêng là trên hết.
Đây là nói thức thứ sáu, khi hữu tình dao động thân, phát ra ngữ, thì vì hành tướng của nó rất trội hơn trong tám thức, nên luận Thành Nghiệp chép: "Do ngoài phát thân, ngữ biểu, tâm sở tư bên trong. Ví như vực sâu, cá vỗ sóng, mà tự biểu lộ. Thức này đều cùng với tư có ba thứ, nghĩa là: Tư xem xét lo nghĩ, tư quyết định và tư phát động vượt hơn.
Vì thức khác không có nên rất vượt hơn.
Dẫn, mãn hay lôi kéo nghiệp lực.
Đây là nói riêng thức thứ sáu có công năng tạo tác hai nghiệp dẫn, mãn. Nghiệp này có công năng chiêu cảm hai quả chung, riêng. Do nghiệp vượt hơn lực, vì công năng dẫn dắt, nên gọi là dẫn nghiệp, vì góp tròn quả, nên gọi là Mãn nghiệp. Như họa sĩ, thầy trò tạo ra mẫu, tô điểm năm mầu, về nghĩa có thể biết, nên luận chép: "Một nghiệp dẫn một quả, nhiều nghiệp có thể viên mãn. Nghiệp chiêu cảm quả có bốn thứ, là: một nghiệp dẫn một quả, một nghiệp dẫn nhiều quả, nhiều nghiệp dẫn một quả, nhiều nghiệp dẫn nhiều quả".
Thức thứ sáu này có khả năng tạo nghiệp, chiêu cảm quả. Năm thức trước, một phần thiện ác cũng có thể tạo, hai thức thứ bảy, thứ tám đều không thể tạo nghiệp, vì là tánh vô ký.
Nếu nói về tám thức chiêu cảm nghiệp thành quả thì chỉ có thức thứ tám, một phần sáu thức trước. Nếu chẳng phải nghiệp chiêu cảm, thì chỉ là thức thứ bảy, sáu thức trước cũng một phần, vì tánh thiện, bất thiện.
Nói báo chung: Là chủ của một báo của cõi thiện ác, gọi báo riêng là sống lâu, chết yểu, sang hèn, tốt đẹp, xấu xí, v.v…
Phát khởi Sơ tâm địa hoan hỷ.
Thức thứ sáu này ở Sơ địa, chuyển sơ tâm thành vô lậu, vì hai chướng phân biệt không có.
Hỏi: Ba đời đoạn cái gì? Nếu đoạn dứt hoặc thì trí sẽ không cùng có, vì quá khứ đã diệt, vị lai chưa sinh, thì đoạn cái gì?
Đáp: Chỉ y cứ vào trí khởi, là hoặc trừ, khiến cho thể của hoặc vị lai không nối nhau sinh, gọi là đoạn.
Câu sinh cũng tự hiện triền miên.
Triền tự hiện hành, miên gọi hạt giống, nghĩa là thức này ở Sơ địa, sơ tâm, cũng còn có phiền não câu sinh, chủng, hiện của sở tri chưa thuần túy vô lậu. Lại, chẳng phải vì thường tồn tại song không quán nên sau địa Viễn hành mới thuần túy vô lậu. Viễn Hành là địa thứ bảy.
Thức này ở Thất địa trở xuống, xen lẫn hữu lậu, vô lậu mà sinh, vì chưa thường ở môn quán, nên đến sau địa này, mới thuần túy vô lậu, vì hai chướng câu sinh không bao giờ hiện hành, thường ở môn quán, nên sinh không là hằng, pháp không vẫn còn gián cách. Lại nói: Năm địa trước chung cho mười địa, quán hữu tướng nhiều, quán vô tướng ít. Quán tướng Hữu của địa thứ sáu ít, quán tướng Không nhiều, đến địa thứ bảy, quán vô tướng thuần túy.
Quán sát tròn sáng chiếu Đại thiên.
Nghĩa là thức thứ sáu này, ở sơ Hoan hỷ, sơ tâm dù không có hai chướng phân biệt chuyển thành vô lậu, nhưng chướng câu sinh vẫn còn, phải trải qua Ly cấu, Phát quang, Diệm Tuệ, Nan thắng, Hiện tiền, đến Viễn Hành này, thì chướng câu sinh mới được hàng phục hẳn, không khởi. Tịnh thức Vô lậu mà thường sinh khởi, tâm sở tương ưng cũng chuyển thành trí diệu quan sát mà thường tròn sáng, soi rọi khắp cõi Đại thiên, chẳng phải nói một cõi mà công đức trí tuệ trùm khắp.
"Đới chất hữu phú chung gốc tình."
Đây là nói thức thứ bảy chỉ có tánh vô ký trong ba tánh. Trong bốn tánh là hữu phú vô ký.
(Bốn tánh này, ở cõi Dục hoàn toàn có đủ. Hai phú trên, nghĩa là pháp nhiễm làm chướng ngại đạo Thánh. Lại, làm che lấp tâm, khiến cho bất tịnh. Chương này vì chẳng phải thiện, ác, nên gọi là vô ký).
Do tánh chẳng phải thuận ích, trái hại, vì thường đi chung với bốn hoặc, nên nói: Bốn hoặc hữu phú, nghĩa là ngã si (vô minh ngu ở ngã tướng, mê lý vô ngã, nên gọi ngã si). Ngã kiến (chấp ngã đối với pháp phi ngã, vì chấp vọng làm ngã, nên gọi ngã kiến). Ngã mạn (nghĩa là ngông cuồng, ngạo nghễ ỷ lại ngã đã chấp, khiến tâm tự đề cao, nên gọi là ngã mạn). Ngã ái (nghĩa là ngã tham đối với ngã đã chấp, sinh, tâm rất chấp mắc ham vui, nên gọi ngã ái).
Thức này trong ba cảnh, chỉ duyên với đới chất, vì lấy tâm duyên tâm (giải thích ở văn trên).
Chữ Tâm trên, gọi là kiến phần, chữ Tâm dưới gọi là bản chất, nghĩa là tướng phần này mang bản chất sinh, nên gọi là đới chất. Hoặc nói: Tướng phần này cũng mang theo kiến sinh, sao không nói rằng mang theo tình cảnh? Vì sợ lạm quá độc ảnh, cho nên không như vậy.
Tùy duyên chấp ngã lượng là sai.
Đây là nói thức thứ bảy tùy thuộc kiến phần của thức thứ tám, đối tượng được duyên chấp là ngã chấp. Nghĩa này lại chấp mắc, vì thức này chỉ có hai chấp ngã, pháp câu sinh vì tự nhiên khởi, chẳng phải là hai chấp ngã, mà pháp phân biệt, do không tư duy mạnh mẽ, tính toán đo lường mà khởi. Trong ba lượng chỉ là phi lượng, biết cảnh không cân xứng vì thường so lường sai lầm, nên là phi lượng.
Tám đại biến hành biệt cảnh tuệ. Tham, si, ngã kiến, mạn theo nhau.
Đây là nói pháp tâm sở của thức thứ bảy, nghĩa là khi thức này duyên cảnh với đại tùy có tám, biến hành có năm, tuệ trong năm biệt cảnh, bốn pháp: tham, si, kiến, mạn của phiền não căn bản, tổng cộng là mười tám tâm sở.
Đâu không phải đều có khác? Vì mâu thuẫn nhau, sao lại cho là dục, nghĩa là hy vọng sự việc chưa thích hợp. Thức này tự nhiên duyên cảnh thích hợp, vì không có hy vọng nên không có dục.
Thắng giải thì đánh dấu, giữ gìn cảnh không hề nhất định, thức này vô thỉ thường duyên sự định, trải qua đối tượng ghi dấu ấn, gìn giữ nên không có thắng giải.
Niệm chỉ ghi nhớ những việc từng đã tập, thức này thường duyên cảnh hiện được tiếp nhận, vì không có đối tượng ghi nhớ nên không có niệm.
Định, chỉ buộc tâm chuyên chú một cảnh, thức này nhậm vận sát-na duyên riêng, vì không chuyên nhất, nên không nhất định.
Tuệ, tức là mở riêng năm mươi mốt tâm sở của ngã kiến, thức này, ngã kiến và tuệ gồm đủ, vì thiện là tịnh, nên chẳng phải thức này đều có. Căn, dù có hai mươi sáu pháp, nhưng vì đã cùng có với ngã kiến, nên do kiến xem xét, quyết nghi không có chấp nhận khởi, vì ái chấp mắc ngã, vì không được sinh giận, nên chỉ co bốn hoặc cùng có mười, tùy thuộc hành tướng thô động như phẫn, v.v… thức này vì xem xét tế nên chẳng phải cùng có với tuệ.
Trung tùy hai, chỉ là bất thiện, vì thức này vô ký nên chẳng tương ưng với bất thiện kia.
Có thuyết nói: Thức này không tương ưng với đại tùy, vì nếu không có hôn trầm, thì lẽ ra không nhất định có, không có tánh để gánh vác. Nếu trạo cử không có thì lẽ ra sẽ không có lay động rầm rĩ, ấy là như thiện, không phải là vị ô nhiễm. Nếu trong tâm nhiễm không có tán loạn, thì lẽ ra chẳng phải buông thả, chẳng phải tâm ô nhiễm. Nếu không có thất niệm, bất chánh tri thì làm sao khởi phiền não hiện tiền được? Nên ý ô nhiễm quyết định đều tương ưng với tám tùy mà sinh.
Bốn bất định: Ố tác, nhớ lại, ăn năn nghiệp mà mình đã gây ra trước kia, thức này nhậm vận thường duyên hiện cảnh, chẳng phải nghiệp trước, nên không có ố tác.
Thùy miên phải dựa vào sự mờ tối, nặng nề của thân, tâm, năng lực của các duyên ngoài, có lúc tạm khởi, thức này chấp trong một loại vô thỉ vì không cần duyên ngoài, nên thùy miên kia chẳng phải có. Tầm, từ đều dựa vào môn ngoài mà chuyển, tìm tòi, suy lường cạn, sâu, thô, tế mà phát ngôn, thức này chỉ y cứ vào môn nội mà chuyển, vì một thứ chấp ngã, nên chẳng phải tầm, từ kia đều có, nên nói rằng, vì trái nhau.
Hằng xem xét, lượng ngã theo nhau.
Nghĩa là thức này thường xem xét, tìm tòi, suy nghĩ, giám sát, suy lường kiến phần thức thứ tám làm ngã, nên nói là như thế.
Hằng với xem xét phân biệt bốn câu trong tám thức.
1. Hằng mà chẳng phải xem xét, nghĩa là thức thứ tám không chấp ngã, vì không có xen hở.
2. Xem xét mà chẳng phải hằng. Nghĩa là thức thứ sáu vì chấp ngã xen hở.
3. Vừa hằng, vừa xem xét: Nghĩa là thức thứ bảy chấp ngã vì không có đoạn.
4. Chẳng phải hằng, chẳng phải xem xét: Nghĩa là năm thức trước vì không chấp ngã nên Bồ-tát Hộ Pháp nói: "Năm, tám không có pháp, cũng không có nhân, hai thức sáu, bảy rất quân bình.
Hữu tình ngày đêm trong hôn mê.
Vì thức này thường chấp ngã, nên hữu tình thường ở trong sinh tử suốt đêm dài mà không tự hay biết, vì với bốn hoặc, tám đại thường khởi chung.
Bốn hoặc, tám đại tương ưng khởi.
Câu này là tụng giải thích nghĩa của câu trên. Bốn hoặc là phiền não căn bản và tùy hoặc đều cùng thấy lời chú thích ở trên.
Đại để, căn bản không phải y tha khởi mà là tùy hoặc y tha khởi.
Sáu chuyển gọi là y nhiễm tịnh.
Nghĩa là thức thứ sáu gọi thức thứ bảy này là nhiễm tịnh y vì trong hữu lậu của thức này thường chấp ngã, nên khiến thức thứ sáu mỗi niệm trở thành nhiễm. Do thức vô lậu này thường tư duy vô ngã nên khiến thức thứ sáu mỗi niệm trở thành thanh tịnh là do thức thứ sáu, trở thành nhiễm, tịnh đều do thức thứ bảy.
Cực hỷ sơ tâm tánh bình đẳng.
Nghĩa là thức này ở Sơ địa, sơ tâm đã chuyển vô lậu, phẩm Tâm tương ưng chuyển trí cũng trở thành vô lậu. Do thức thứ sáu vì nhập quán song không. Nghĩa là thức thứ sáu vì nhập quán sinh, không nên làm chướng ngại sự chấp ngã của thức thứ bảy này không sinh, pháp chấp cũng thường còn, nên luận chép: chấp riêng mạt-na ở phần vị hạt giống.
Trí bình đẳng tánh không hiện tiền. Nghĩa là do thức thứ sáu vì nhập quán sinh không, pháp không nên chướng ngại cho hai chấp ngã, pháp của thức thứ bảy này không khởi, nên luận chép: Song chấp mạt na quy phần vị hạt giống, trí bình đẳng tánh mới hiện tiền. Nghĩa là thức thứ bảy không có năng lực đoạn hoặc, chấp hoàn toàn dựa vào thức thứ sáu nên bài tụng chép:
Hai chướng phân biệt cực hỷ không.
Câu sinh của thức thứ sáu, bảy mỗi địa đều trừ. Thức thứ bảy tu đạo trừ chủng, hiện. Vì sau Kim cương đạo đều không có, nên thức thứ bảy thành vô lậu, đều do thức thứ sáu vì đoạn hoặc chứng lý vượt hơn.
Hạnh vô công dụng ngã thường trừ.
Nghĩa là thức này, ở địa thứ tám trở xuống, pháp chấp cũng thường còn, ngã chấp đứt quãng. Do thức thứ sáu không thường ở trong quán song không, đến Bất động địa thì chấp ngã bị hàng phục hẳn. Trong pháp chấp khởi, do thức thứ sáu vì thường ở quán sinh không, sao chẳng phải đoạn hạt giống, vì không chướng ngại nhân, vì phẩm hạ cuối, vì tự ý khởi, vì chứng sâu kín, vì chỉ hữu phú.
Như Lai hiện khởi tha thọ dụng Bồ-tát Thập địa bao trùm cơ.
Nghĩa là thức thứ bảy vô lậu này tương ưng với trí bình đẳng tánh. Hiện mười thứ thân tha thọ dụng trong quả vị Phật, tức Phật, chủ thể bao trùm, Bồtát Thập Địa là căn cơ, đối tượng bao trùm. Đây là y cứ vào sự vượt hơn mà nói, gọi là bốn trí thật đều có khả năng hiện.
Tánh chỉ vô phú năm biến hành.
Đây là nói trong nhân của thức thứ tám, ở ba tánh thì chỉ có tánh vô phú, vô ký. Vì không cùng có với phiền não, vì bình đẳng không chống trái, vì là đối tượng huân tập, nên khi thức này duyên cảnh, tâm sở tương ưng chỉ biến hành năm, vì pháp khác lẫn trái, sao là tánh vô ký phi thiện, phi ác. Phi thiện thì không tương ưng với thiện, phi ác thì cũng không tương ưng với ác, do trái ngược lẫn nhau.
Cõi địa theo nghiệp lực người sinh.
Thức này tùy thuộc nghiệp thiện, ác, ở trong năm đường, chín địa, ba cõi, vì đã cảm quả chân dị thục, vì làm chủ của báo chung, thể của thú hướng sự sinh, đâu có thiên lệch làm thể, vì có bốn nghĩa, nghĩa là thật có quả hằng biến được chiêu cảm do nghiệp không có xen lẫn, nên trong tám thức, chỉ có thức thứ tám hoàn toàn do nghiệp chiêu cảm, một phần sáu thức trước do nghiệp chiêu cảm. Thức thứ bảy hoàn toàn chẳng phải do nghiệp chiêu cảm. Sáu thức trước cũng một phần không phải do nghiệp chiêu cảm, vì tánh thiện, bất thiện, nghĩa là pháp vô ký, như đất khô kia không thể tự vắt nhau thành một đống, nên cần dùng ngay năng lực nghiệp thiện, ác, như dùng nước, a-dao, v.v… trộn với đất khô kia, pháp vô ký khiến thành đống đồ đựng.
Nếu pháp thiện, ác như gỗ, đá, v.v… tự trở thành đống đồ đựng thì sẽ không cần sức người khác, nên chẳng phải do nghiệp chiêu cảm.
Bài tụng chép:
"Năng lực nghiệp sinh, nghĩa là đây". Nhị thừa không liễu nhân mê chấp.
Nghĩa là vì thức thứ tám rất sâu kín này, và do Nhị thừa ngu pháp Thanh văn nên không tin có thức thứ tám này, chỉ dùng thọ, huân, trì chủng của sáu thức trước, dùng trí cạn, tâm thô của Nhị thừa kia mà mê chấp.
Do đó có thể nổ ra cuộc tranh luận của Luận chủ, do Tiểu thừa không thấu đạt có thức này, cho nên Luận chủ Đại thừa dẫn bốn bài tụng, năm giáo, mười lý của ba kinh Đại thừa kia, nhằm chứng minh có thức thứ tám.
Nếu kinh A-tỳ Đạt-ma, kinh Giải Thâm Mật và kinh Lăng-nghiêm, ba kinh Đại thừa này là thừa nhận không chung. Nếu kinh A-cấp-ma của Đại chúng bộ, luận Phân Biệt của Thượng Tọa bộ, Thuyết Nhất thiết hữu bộ, Hóa địa bộ, kinh Tăng Nhất, bốn kinh Tiểu thừa là thừa nhận chung, nên bài tụng Thập Chứng chép:
Tâm dị thục trì chủng Thú sinh hữu thọ chức
Duyên sinh tử do ăn
Tâm diệt định nhiễm tịnh.
Bài tụng này chứa đựng mười nghĩa. Nếu kinh A-tỳ-đạt-ma của Đại thừa nói: Giới ở thời kỳ vô thỉ đến nay duyên tất cả pháp, do đó mới có các cõi và sự chứng đắc Niết-bàn.
Bài tụng này chép: Vì tự tánh của thức thứ tám này rất sâu kín nên dùng tác dụng của nó để chỉ bày rõ.
Nửa bài tụng đầu chỉ rõ: Thức thứ tám làm nhân duyên tác dụng. Nửa bài tụng sau nói: Làm tác dụng y trì cho lưu chuyển, hoàn diệt. Vì giới nghĩa là nhân, tức hạt giống thức từ thời vô thỉ đến nay, đã lần lượt nối tiếp nhau, trực tiếp sinh ra các pháp, y là nghĩa duyên, tức thức chấp trì từ thời vô thỉ đến nay, đã làm chỗ nương cho tất cả pháp, nghĩa là vì công năng gìn giữ các hạt giống, nên làm đối tượng nương tựa cho pháp hiện hạnh. Đây là chứng minh tâm gìn giữ hạt giống.
Do có các cõi: Nghĩa là do có thức thứ tám này nên đã gìn giữ tất cả pháp lưu chuyển thuận, khiến cho các hữu tình trôi lăn trong sinh tử.
Mặc dù pháp hoặc, nghiệp đều là trôi lăn, nhưng cõi là quả vì vượt trội hơn, nên nói nghiêng lệch, hoặc các cõi là nói chung cho chủ thể, đối tượng của thức. Đây là nói thức này làm tác dụng y trì cho sự trôi lăn và người chứng đắc Niết-bàn, nghĩa là vì có thức này nên đã gìn giữ tất cả pháp thuận với hoàn diệt, khiến cho người tu hành sẽ được chứng đắc Niết-bàn. Đây là chỉ nói chủ thể chứng đắc, vì Niết-bàn không dựa vào thức này. Có chỗ nói: đối tượng chứng là người tu hành vì chính đối tượng cầu, hoặc nói cả hai đều thuộc về phẩm loại hoàn diệt.
Nửa bài tụng sau chép dù là pháp vô lậu nhưng cũng dựa vào thức thứ tám này mà làm sáng tỏ.
Kinh kia lại nói bài tụng rằng:
Do nhiếp chứa các pháp
Tất cả hạt giống thức
Nên gọi A-lại-da
Trội hơn, tà khai thị.
Nghĩa là vì thức này có đủ các hạt giống, nên có thể gồm thâu chứa giữ các pháp tạp nhiễm. Y cứ vào công năng này mà kiến lập danh từ A-lạida. Thức này từ vô thỉ đến nay cuối cùng là địa Bất động, khi chấp vô ngã, thì gọi là A-lại-da, Hán dịch là Tạng thức, nên từ công năng mà đặt tên. Kinh
Giải Thâm Mật nói: "thức A-đà-na rất sâu kín, tất cả hạt giống như dòng nước chảy xiết, đối với phàm ngu, ta không mở bày giảng nói, e họ phân biệt chấp làm ngã".
A-đà-na, đời Đường dịch là chấp trì, tức thức thứ tám, do công năng gìn giữ hạt giống, căn thân và khí thế giới, nghĩa bắt đầu sinh, thức này do công năng gìn giữ hạt giống các pháp sao cho không tan mất và có công năng chấp thọ sắc căn y xứ, cũng có khả năng chấp lấy kiết sinh nối tiếp nhau. Vì đủ ba nghĩa này nên lập ra tên gọi này.
Vì không có tánh, không thể cùng tận, nên nói rất sâu. Vì thú hướng vắng lặng, không thể thấu suốt nên nói rất tế, chính là hạt giống chân thật cho tất cả pháp duyên kích động, ấy là sinh. Vì làn sóng của chuyển thức thường không có gián đoạn, nên nói: Như dòng nước chảy xiết, e rằng phàm ngu kia đối với chuyển thức này phân biệt chấp mắc sẽ đọa vào các cõi, gây chướng ngại cho việc phát sinh Thánh đạo, nên đức Thế Tôn đã không triển khai, giảng nói, chỉ Bồ-tát Đại thừa mới khai thị cho.
Bài tụng này cũng chứng minh nghĩa gìn giữ hạt giống, chẳng phải sáu chuyển thức trước mà có được nghĩa này.
Lại, kinh Lăng-già chép: Như biển gặp gió xuôi, nổi lên các cơn sóng to, nhỏ, chuyển biến tác dụng hiện tiền, không có lúc nào xen hở. Đây là dụ cho biển tạng thức cũng giống như vậy, cảnh giới bị gió kích động, thường khởi lên sóng thức, chuyển biến tác dụng hiện tiền.
Bài tụng này nói: Đây là thức thứ tám, chuyển thức không có được nghĩa này.
Đã nói biển Tạng thức, lại nói: thường khởi lên sóng các thức, há thức sinh diệt của sáu thức trước mà được như ở đây hay sao?
Đã dẫn trên đây, chính là bốn bài tụng của Đại thừa, giải thích chung về nghĩa tâm giữ gìn hạt giống của tụng Thập Chứng.
Lại, trong A-cấp-ma của Đại chúng bộ, mật ý nói: Đây gọi là thức căn bản, là đối tượng nương tựa của chuyển thức.
Lại, kinh luận Phân Biệt của Thượng Tọa bộ đều cùng mật ý nói: Thức này được gọi là hữu phần thức. Hữu là ba hữu, phần nghĩa là nhân, nghĩa là chỉ thức thứ tám này thường làm nhân của ba hữu khắp ba cõi.
Lại, Hóa Địa Bộ chép: Cuối cùng uẩn sinh tử vì lìa ngoài thức thứ tám này không có pháp uẩn riêng, cuối cùng mé sinh tử, không có thời gian nào xen hở.
Lại nói: Kinh Tăng Nhất của Nhất Thiết Hữu bộ mật ý nói: Gọi A-lại-da nghĩa là ái A-lại-da.
Do thuyết kia nói tên A-lại-da nhất định là thức thứ tám này.
Trên đây đã dẫn bốn giáo của Tiểu thừa, rõ ràng có thức thứ tám này. Vì sao lại chấp khư khư có sáu thức trước? Lại, khế kinh chép: "Vì đối tượng tập khởi hạt giống của các pháp thanh tịnh, tạp nhiễm, nên gọi là Tâm".
Nếu không có thức này thì tâm gìn giữ hạt giống kia chẳng có chăng? Nghĩa là vì các chuyển thức ở diệt định đều có xen hở, các thứ căn, cảnh, tác ý, thiện vì khác nhau nên dễ thoát khởi, vì trụ không vững chắc, nên không thể huân tập, nên không thể gìn giữ hạt giống, chỉ có thức thứ tám này vì thường không có xen hở, như cỏ thơm vượt hơn đứng vững chắc có thể xông ướp, tương đương với nghĩa tâm mà khế kinh đã nói. Điều này cũng chứng tỏ thức thứ tám được gọi là tâm phù hợp với tâm gìn giữ hạt giống nói ở câu đầu của bài tụng Thập Chứng.
Lại nói: Có tâm dị thục chiêu cảm nghiệp thiện, ác. Nếu không có thức này thì tâm dị thục kia lẽ ra không có, nên chỉ có tâm chân dị thục, là thứ rượu ngon dẫn dắt nghiệp khắp mà không xen hở, tâm dị thục đó là thức thứ tám. Chữ tâm ở đây chung cho nghĩa của bốn chữ trì chủng dị thục.
Trên đây đã giải thích nghĩa của câu đầu bài tụng Thập chứng. Lại nói: hữu tình trôi lăn năm cõi, bốn sinh, nếu không có thức thứ tám này thì thể sinh của cõi kia lẽ ra không có. Nghĩa là chủ yếu có thật, thường khắp, không có lẫn lộn. Đủ bốn nghĩa này mới có thể lập chánh thật thú hướng sự sinh. Nếu được chiêu cảm bởi nghiệp của năm thức trước thì sẽ không thú hướng sự sinh, vì trong cõi Vô Sắc hoàn toàn không có năm thức này. Nghiệp ý thức cảm dù khắp thu hướng sinh, nhưng không thường chỉ có tâm dị thục và tâm sở kia, vì đủ bốn nghĩa, nên là chánh thu hướng sinh tâm này và tâm sở, lý lìa thức thứ tám không được thành.
Đây là giải thích hai chữ thú sinh để chứng minh thức thứ tám là thể của thu hướng sinh.
Lại, khế kinh nói: "Có sắc, căn thân là có chấp thọ. Nếu không có thức này thì công năng chấp thọ kia lẽ ra không có. Tâm năng chấp thọ này chỉ có tâm dị thục, chuyển thức nhãn không có nghĩa như thế.
Lại, khế kinh nói: Ba thọ, noãn, thức lại nương tựa lẫn nhau, gìn giữ được trụ nối tiếp nhau. Nếu không có thức này thì công năng gìn giữ thọ, noãn khiến thức trụ lâu, lẽ ra không có, nghĩa là chuyển thức có xen hở, có chuyển biến, như âm thanh, gió không có công dụng thường duy trì, nên không thể lập làm thức gìn giữ thọ, noãn, vì chỉ dị thục có tác dụng thường gìn giữ, nên có thể lấy làm thức gìn giữ sự sống lâu, hơn ấm.
Trên đây là giải thích về nghĩa của chữ Thức, chung với các nghĩa trên để giải thích câu tiếp theo là:
Thú hướng thọ thức của sinh hữu.
Từ đây trở xuống sẽ giải thích câu: Duyên sinh tử dựa vào việc ăn.
Khế kinh chép: Các loài hữu tình thọ sinh qua đời, tất nhiên đã bám trụ ở tâm tán, chẳng phải không có tâm định. Nếu không có thừa này, thì lúc sinh tử tâm không có. Nghĩa là vào lúc sinh tử, thân tâm mê muội, tối tăm, như ngủ không có chiêm bao, khi bị ngất xỉu, ý thức sáng rõ, tất nhiên sẽ không hiện ở trước, đối tượng duyên, hành tướng của sáu thứ chuyển thức, tất nhiên không thể biết, tâm có tán này gọi là tâm sinh tử. Cũng có bộ khác vị sinh tử có riêng một loại ý thức sâu kín, với hành tướng, đối tượng duyên đều không thể hiểu rõ, nên biết là thức thứ tám. Lại, khi sắp chết, do nghiệp thiện, ác, nên xúc chạm phần thân trên, dưới hạnh dần. Nếu không có thức này thì việc kia sẽ không thành, vì chuyển thức không thể chấp thọ thân. Hiện tượng này chứng tỏ tâm lúc sinh tử tức là thức thứ tám.
Lại nói: Thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức. Hai pháp như thế lần lượt nương tựa nhau, ví như bó lau, đều cùng lúc mà chuyển. Nếu không có thức này thì tự thể của chuyển thức kia lẽ ra không có. Lại, các chuyển thức, vì chuyển vận có đứt quãng nên không có sức, lúc nào cũng giữ gìn danh sắc, thường làm duyên cho danh sắc, nên nói thức kia rõ ràng là thứ tám, đây là giải thích chữ Duyên.
Lại, khế kinh nói: Tất cả hữu tình đều dựa vào cái ăn mà sống còn. Nếu không có thức ấy thì thể của thức thực kia lẽ ra không có. Do đó, biết khẳng định khác với các thức, có một loại thức dị thục, thường giữ gìn khắp thân mạng, khiến cho nó không hư hoại, đứt đoạn.
Đức Thế Tôn vì y cứ vào thức này nên nói lên lời này: Tất cả hữu tình đều dựa vào cái ăn mà an trụ, nên biết chỉ có thức dị thục là tánh của cái ăn vượt hơn, thức ấy tức là thức thứ tám. Đây là giải thích hai chữ: nương tựa, ăn.
Trên đây, đã giải thích câu thứ ba: Duyên sinh tử dựa vào cái ăn.
Lại, khế kinh nói: Người ở diệt định, thân, ngữ, tâm, hành đều diệt mà Thọ, Noãn vẫn tồn tại, căn không thay đổi, hư hoại, thức không lìa ngoài thân. Nếu không có thức này thì người ở diệt định không lìa thân thức, lẽ ra không có, nghĩa là hành tướng của thức nhãn thô động, đối với cảnh đối tượng duyên khởi tất nhiên nhọc tâm lo nghĩ, vì bệnh nhàm chán đối tượng duyên kia, nên tạm thời cầu nghỉ ngơi, hàng phục dứt trừ dần dần đến khi đều hết. Y cứ vào vị này lập ra người ở diệt định, nên trong định này thức kia đều diệt. Nếu không thừa nhận có một loại thức sâu kín luôn cầm giữ khắp thọ, noãn, v.v… thức tồn tại, thì thử hỏi y cứ vào đâu mà nói là thức không lìa thân? Nếu hoàn toàn không có thức thì lẽ ra phải đồng với gạch ngói, là phi tình như thế. Do lý này nên người ở diệt định quyết định có thức. Ở vị vô tưởng giống với diệt định này nên biết.
Đây là giải thích nghĩa của ba chữ: Diệt, Định, Tâm.
Lại, khế kinh nói: "Vì tâm tạp nhiễm nên hữu tình tạp nhiễm, vì tâm thanh tịnh nên hữu tình thanh tịnh".
Nếu không có thức này thì tâm nhiễm, tịnh kia lẽ ra không có, nghĩa là pháp nhiễm, tịnh lấy tâm làm gốc, do tâm mà sinh, dựa vào tâm mà trụ.
Đây là giải thích ba chữ: Tâm, Nhiễm, Tịnh. Chữ tâm gồm trên, dưới mà nói là lược dẫn văn của luận Thành Duy Thức về nghĩa lý chữ Dục đã nói rõ ràng. Lại nói: Nếu chứng minh có thức thứ tám này thì lý thú thật vô biên. Quán sát lời nói này đâu chỉ riêng có mười nghĩa mà thôi.
Luận Du-già cũng có tám nghĩa nhằm chứng minh có thức này, e nhiều nên không dẫn.
Như lên, đã trích dẫn giải thích bài tụng Thập chứng xong. Đây là luận chủ hộ pháp nhân Tiểu thừa không tin thức thứ tám này, nên đã dặn đi, dặn lại, vì biện luận tráo trở nên tụng nói: "Do đó có thể xảy ra cuộc tranh luận của luận chủ".
Mông mênh ba tàng không thể hết.
Mông mênh: nghĩa là sâu rộng. Ba tàng: là chủ thể, đối tượng chấp. Vì bên nghĩa gìn giữ hạt giống, gọi là chủ thể chứa đựng, tiếp nhận, bên nghĩa huân tập gọi là đối tượng dành chứa. Bảy chấp làm ngã, gọi là chấp tàng, nên bài tụng chép: "Các pháp đối với tạng thức, thức đối với pháp, cũng giống như thế. Lại, làm tánh quả lẫn nhau, cũng thường làm tánh nhân lẫn nhau. Ý bài tụng này nói: "thức Alại-da với các chuyển thức, trong tất cả thời gian lần lượt tương sinh nhau, làm nhân quả lẫn nhau". Luận Nhiếp Đại Thừa chép: "thức A-lại-da với pháp tạp nhiễm làm nhân duyên lẫn nhau".
Dẫn luận này để nói là thức thứ tám này có đủ nghĩa ba tàng, với thể, dụng sâu rộng, cho nên phàm tiểu, không thể thông suốt. Lại, kinh Giải Thâm Mật nói: "thức A-đà-na rất sâu kín".
Dẫn bài tụng này nhằm chứng minh danh, nghĩa của cầm, giữ, vì nhận thấy phàm ngu không suốt".
Vực sâu bảy sóng cảnh bị gió.
Đây là nói hiện thức thứ tám như nước.
Hiện chủng của tám thức như sóng.
Bốn duyên của cảnh như gió.
Nếu gió của bốn duyên luôn kích động nước hiện thức thứ tám thì sẽ thường xuyên khởi sóng hiện chủng của tám thức. Trong dụ có nhiều gió đến thì nhiều sóng sinh, ít gió đến thì ít sóng khởi. Trong pháp nhiều duyên, thì nhiều thức sinh, ít duyên, thì ít thức khởi, nên Lăng-già chép: "Như biển gặp gió xuôi".
Thọ huân trì chủng căn thân khí.
Đây là nói thức thứ tám hay tiếp nhận sự huân tập của bảy thức trước, gìn giữ hạt giống Hữu lậu, vô lậu của các pháp, vì thức này làm chủ của quả báo chung, gìn giữ hạt giống. Vì đủ bốn nghĩa cho nên được huân tập, đó là:
1. Tánh trụ vững chắc.
2. Tánh vô ký.
3. Tánh có khả năng huân tập.
4. Hòa hợp với chủ thể huân tập.
Nói trụ vững chắc: Là một loại nối tiếp nhau từ bắt đầu của vô thỉ, chung cuộc của cuối cùng. Cho nên, thức thứ bảy cũng thế sao không phải đối tượng huân tập? Dùng nghĩa thứ hai để phân biệt, phải là vô ký, cũng như tánh chất vượt hơn của thứ cỏ thơm, chẳng phải ướp mùi thơm, hôi, vì mùi thơm tức hương, vì mùi hôi tức hôi. Nếu vật của thơm, hôi, thì cho dù có dùng mùi thơm, hôi để xông, ướp đi nữa, nếu trải qua lâu ngày, rốt cuộc cũng không thể nào biến đổi được vị khí của mùi thơm. Thức thứ bảy này đã là tánh hữu phú, nên chẳng phải đối tượng huân tập, tám đều cùng với năm đã đủ hai nghĩa trước, lẽ ra là đối tượng huân tập, vì nghĩa có thể huân tập thứ ba phân biệt. Nói có thể huân tập: nghĩa của tự chống đỡ, đối tượng chẳng phải tự tại, đâu thích hợp với đối tượng huân tập, nhưng thức thứ tám của người khác đủ ba nghĩa này có được huân tập chăng? Dùng nghĩa thứ tư để phân biệt: phải hòa hợp với chủ thể huân tập, nên nói là thời gian, nơi chốn của chủ thể với đối tượng đều đồng, mới là hòa hợp. Tám thức của người khác với mình, không liên can nhau, nếu công năng huân tập của mình, huân tập thức thứ tám của người khác thì nào khác gì mình ăn mà trách ở người khác no. Vì thức thứ tám đủ bốn nghĩa này nên riêng được huân tập.
Bài tụng nói: thức thứ tám được huân tập là ảnh hiển bảy thức trước, tức là chủ thể huân tập, vì nói chủ thể huân tập ẩn lược trong bài tụng về bảy thức trước, nên bốn nghĩa của chủ thể huân tập là:
1. Có sinh diệt.
2. Có công dụng vượt trội hơn.
3. Có thêm bớt.
4. Hòa hợp với đối tượng huân tập.
Gọi là sinh diệt vì có tác dụng của công năng sinh trưởng nên là chủ thể huân tập. Tuy nhiên, sắc, tâm vô ký đều có sinh diệt, cũng đều là chủ thể huân tập, dùng nghĩa thứ hai để phân biệt, phải có tác dụng vượt hơn, do sức mạnh vượt hơn của thiện, ác, hữu phú, gọi là công dụng vượt hơn. Vậy thì pháp vị Phật đã là mạnh mẽ vượt hơn sao không phải là chủ thể huân tập? Vì nghĩa thứ ba, bởi thêm bớt, mới là nghĩa tổn, ích. Phật vì không có tổn ích nên chẳng phải chủ thể huân tập, nên cứng rắn thì cứng rắn, hớp với nhu thì nhu, mới hoàn thành xong công việc, đó là tổn ích. Nhưng bảy thức trước của thân mình đủ ba nghĩa trên, có thể huân tập người khác hay không? Nghĩa là có nghĩa thứ tư, phải hòa hợp với đối tượng huân tập, nên tâm vương, tâm sở của bảy thức trước đều là chủ thể huân tập, trừ tánh vô ký, vì thiện ác đều đủ, nên đối tượng huân tập chỉ có tâm vương, không can dự với tâm sở. Nếu tâm sở được huân tập thì sinh ra lỗi lầm to, không nên trách cứ bằng nhau. Hạt giống, căn thân, khí thế giới tức cảnh đối tượng duyên của thức thứ tám. Lại vì gìn giữ hạt giống cho nên được huân tập.
Đi sau, đến trước làm ông chủ.
Vì thức này là chủ của quả báo chung nên đến trước nhất khi đầu thai, lúc qua đời thì ở lại sau cùng.
Y cứ vào Kinh Tạp Bảo Tạng luận Luận Dugià và Nhiếp Luận lược giải thích chỗ bỏ ra của thức này. Tổng quát, bài tụng của kinh luận rằng:
Nghiệp lành lạnh từ dưới lên.
Nghiệp ác lạnh từ trên.
Cả hai đều đến nơi tim.
Đồng thời bỏ một chỗ.
Đỉnh: Thánh, mắt: sinh lên trời.
Ở tim con người, bụng ngạ quỷ.
Lìa ở gối bàng sinh.
Chân thoát thì địa ngục.
Nghĩa là kinh khác với luận.
Kinh thử nghiệm sự khác nhau của sáu cõi. Luận nói về hai đường thiện, ác. Vì sáu cõi cũng không ngoài thiện, ác, tức tâm sinh tử trước kia.
Trước Bất-động-địa vừa xả Tạng: Nghĩa là thức này từ nhân hữu lậu đến quả vô lậu. Lược có ba vị là:
1. Vị ngã ái chấp tàng.
2. Vị nghiệp quả thiện, ác.
3. Vị chấp trì nối tiếp nhau.
Đầu tiên từ vô thỉ đến Bất động địa, gọi A-lạida, Hán dịch là Tạng.
Tiếp theo, cũng từ vô thỉ đến đạo giải thoát, gọi Tỳ Bá Ca, Hán dịch là dị thục. Vì biến dị mà thục, khác thời gian mà thục, khác loại mà thục nên gọi là dị thục. Quả vị Phật sau cùng tận mé vị lai gọi là vô cấu thức. Đầu tiên, A-lại-da: hữu tình chấp làm nội ngã của mình, dị thục là quả được dẫn do thiện, ác. Gìn giữ chủng, hiện vô lậu không gián đoạn. Nghĩa là thức này, đầu tiên đến địa này, xả Tạng thức, gọi là lỗi lầm nặng, nên hữu tình không chấp làm nội ngã của mình.
Sau đạo kim cương dị thục không.
Nghĩa là chủng, hiện hữu lậu, chủng tập của hai chướng, vì đều đoạn xả hẳn nên xả nhân của tên gọi này và vô lậu kém cũng đều xả hết.
Đại viên vô cấu đồng thời phát Soi rọi khắp mười phương cõi trần.
Thức này đến quả vị Phật, chuyển thành thể tịnh vô lậu của phẩm thượng, gọi là thức vô cấu, tương ưng với trí đai viên cảnh, khí đồng phát khởi, soi khắp pháp giới tròn sáng mười phương.
Khế kinh chép: thức Vô cấu của Như Lai là cõi vô lậu thanh tịnh, giải thoát tất cả chướng tương ưng với trí viên cảnh, phân biệt chung bốn trí, nghĩa là trí bình đẳng tánh, trí diệu quan sát, đều có ba phẩm: Phẩm Hạ của Kiến đạo, phẩm Trung của Tu đạo, phẩm Thượng của Cứu cánh, nên chuyển trong nhân. Trí đại viên cảnh, trí thành sở tác đều chỉ có phẩm Thượng, nên chuyển ở trong quả, bài tụng nói:
Hai thức sáu, bảy chuyển trong nhân Năm thức trước, thứ tám viên trong quả.