TẠP TẠNG
SỐ 1871 - CHỈ QUY KINH HOA NGHIÊM
Biên soạn: Sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phước phía Tây kinh Triệu đời Đường.
SỐ 1871 - CHỈ QUY KINH HOA NGHIÊM
I. THỨ NHẤT, NÓI VỀ XUẤT XỨ CỦA KINH:
VI. THỨ SÁU, THỊ HIỆN KINH GIÁO:
Giáo chủ Viên Thông, tận cùng hư không gom vào các thế giới nhiều như cát bụi, mành lưới của trời Đế-thích rộng lớn, gom pháp giới vào đầu sợi lông, dung thông vô ngại, cảnh mầu nhiệm của Lôxá-na, bờ này dứt bặt được thu nhiếp trong mắt của Phổ Hiền. Đổ nhiều mồ hôi, với lời nói nhỏ nhoi, thật không thể tìm tòi được chỉ thú, biển pháp sâu rộng, rất ít đo lường ở nguồn tông.
Nay lược nêu đại cương, triển khai mười nghĩa ở đây, toát yếu căn cơ kia, gọi là chỉ quy, ngõ hầu tham vấn người của huyền vi, với nhận thức thô sơ, mong suy tìm đến chỉ thú sâu xa kia!
i Nói về nghĩa kinh.
ii Nói về thời điểm nói kinh.
iii Nói về Phật nói kinh.
iv Nói về các kinh.
v Nói về nghi thức của kinh.
vi Giải thích kinh giáo.
vii Hiển bày nghĩa kinh.
viii Giải thích ý kinh.
ix Nói về lợi ích của kinh.
x Hiển bày sự tròn đầy của kinh.
Ôi! Giáo tròn đầy sinh khởi trùm khắp, ở các cõi nhiều như bụi, đã là bàn nói cùng tận pháp giới, thì đâu thể phân chia nơi chốn kia.
Nay, từ hẹp đến rộng, lược mở ra mười xứ:
1/ Diêm-phù này.
2/ Cùng khắp một trăm ức.
3/ Tận cùng mười phương.
4/ Khắp đạo trần.
5/ Thông suốt các cõi.
6/ Bao gồm hết các trần khác.
7/ Trở về với Hoa tạng.
8/ Gồm thâu lớp lớp.
9/ Cũng như mành lưới trời Đế-thích.
10/ Đồng với Phật khác.
1- Cõi Diêm-phù này: Nghĩa là cây Bồ-đề. Diêm-phù này đồng với bảy chỗ, tám hội, nói kinh pháp này.
2- Cùng khắp một trăm ức: Một trăm ức cây giác vương ở cõi Diêm-phù thuộc thế giới Ta-bà này v.v… đồng thời đều nói.
3- Cùng tận pháp giới hư không ở mười phương: tất cả núi Tu-di đồng thời đều nói pháp này, như phẩm Quang Minh Giác có nói.
4- Khắp đạo trần: Ở trong các cõi hư không ở mười phương, mỗi xứ trần đều có tháp Phật kia, đều ở trong đó giảng nói kinh này.
5- Đi suốt qua cõi khác: Hình cây v.v... thế giới của loại khác, có tháp Phật, nhiều như số bụi cát, v.v... không thể nói, mỗi ngôi tháp Phật, lưu loại đều khắp pháp giới hư không ở mười phương, làm cho cõi núi Tu-di ở trước v.v... không ngăn ngại nhau, đều ở trong đó xoay bánh xe pháp.
6- Bao gồm hết các trần riêng lẻ: Gọi là cùng tận cõi hư không, mỗi đạo trần, đều cũng đồng với trước gồm thâu vô lượng biển cõi đồng loại với mình mà ở trong đó cũng nói kinh này.
7- Trở về Hoa tạng: Nghĩa là tất cả thế giới tạp nhiễm này, đều cùng tận; chỉ là số biển thế giới trang nghiêm Liên Hoa tạng vượt qua các cõi nhiều như cát bụi, mỗi cõi đều cùng khắp pháp giới, không chướng ngại nhau, đều ở trong đó giảng nói pháp này.
8- Gồm thâu nhiều lớp các cõi: Mỗi hạt bụi ở Hoa tạng này đều gồm thâu vô cõi nước Phật của chư Phật nhiều như số giọt nước biển, đều ở trong đó giảng kinh pháp này.
Cũng như mành lưới của trời Đế-thích: Mỗi hạt bụi kia, đều gồm thâu vô tận cõi nước nhiều như số giọt nước biển này, ngay ở những cõi này lại có vi trần. Trong các vi trần kia lại có các cõi nhiều như số giọt nước biển đây tức trần đã không cùng tận, các cõi cũng không cùng tận, như mành lưới của Nhân-đà-la, đủ mười không thể nói phần lượng.
Trên đây đều là xứ Hoa Nghiêm do Phật Lôxá-na nói.
- Hỏi: "Nếu như trên đã nói, tức bảy xứ, tám hội, lẽ ra đều lẫn lộn, như xứ trời Đao-lợi ở trên, khi nói mười trụ, đã khắp hư không, cùng tận đầu sợi lông, chẳng biết ở xứ Dạ-ma có nói Thập trụ hay không? Nếu như thế thì sẽ có lỗi gì?"
- "Cả hai đều có lỗi. Nếu Phật kia không nói, tức là nói xứ không khắp".
- "Nếu Phật kia cũng nói, thì vì sao trong kinh chỉ nói rằng: "Nói pháp Thập Trụ ở cung trời Đaolợi; nói Thập hạnh v.v... ở xứ Dạ-ma v.v...?"
- Đáp: "Nói Thập Trụ ở cõi trời Đao-lợi, đã khắp tất cả đạo trần mười phương, cho nên, xứ Dạma v.v... đều có Đao-lợi, tức nói Thập trụ ở cõi trời Đao-lợi, khắp Dạ-ma như thế, cho nên Đao-lợi đều cùng khắp, vẫn không phải Dạ-ma. Ở xứ Dạ-ma nói Thập Hạnh v.v... đều cũng ở khắp cõi trời Đaolợi v.v..., vẫn không phải ở Đao-lợi nên biết cũng như vậy.
Nếu y cứ vào Thập Trụ với Thập Hạnh v.v... đều hoàn toàn là vì lệ thuộc nhau, tức kia đây không có lẫn nhau, đều khắp pháp giới.
Nếu y cứ vào các vị giúp đỡ nhau, tức đây kia hỗ tương có đồng khắp khắp giới. Mỗi phẩm khác, mỗi xứ nghe, đều giống như thế, so sánh để suy nghĩ".
10-Đồng với Phật khác: Một Phật như thế, nói xứ Hoa Nghiêm, khác nhau như thế, tức tất cả chư Phật ở mười phương, đều nói Hoa Nghiêm, nơi ở đều không đồng. So sánh với trước, có thể biết. Kinh nói: "Chư Phật ba đời đã nói, sẽ nói, đang nói". Lại nói: "Ta không thấy có thế giới chư Phật, các Như Lai kia, không nói pháp này. Lại, như Bồtát chứng pháp đã nói: "Phải biết Phật khác đều cùng nói".
- Hỏi: "Xứ mà Phật khác nói với xứ mà Lô-xána nói, có thấy nhau hay không? Nếu như thế thì có lỗi gì?"
- "Cả hai đều có lỗi, nghĩa là nếu thấy nhau, thì sẽ trái với "khắp nhau".
- "Nếu không thấy nhau, thì sẽ không thành chủ bạn?"
- Đáp: "Làm chủ, bạn lẫn nhau, gồm có bốn luận. Chứng: Nghĩa là chủ chủ không thấy nhau; bạn bạn cũng không thấy nhau, đều khắp pháp giới vì kia đây "không có" lẫn nhau, nên không thấy nhau. Chủ với bạn, tất nhiên là thấy nhau; Bạn, chủ cũng vậy, khắp cùng pháp giới; vì đây, kia là có lẫn nhau, nên đều thấy nhau, như Lô-xá-na là chủ chứng; xứ là bạn, không có chủ mà chẳng phải đều có bạn. Xá-na đồng với xứ chứng, cùng khắp pháp giới, dù cho ở phương Đông chứng minh chỗ pháp đến, ở đó có Xá-na, trở lại có phương Đông mà đến làm chứng.
Như thế, mỗi pháp đều đủ, xa, gần, đều đồng, khắp cả pháp giới, tất cả đạo trần đều không có chướng ngại, suy nghĩ sẽ thấy".
Thuyết thường hằng có mé trước sau mà không có bờ bến, huống chi nghĩ đến kiếp viên dung, đâu thể giải thích về thời lượng nói kinh kia?
Nay, lược nêu thời lượng ngắn ngủi, phải phân chia xếp đặt, phân tích thành mười lớp:
1/ Chỉ một niệm. 2/ Suốt bảy ngày. 3/ Khắp ba đời.
4/ Thâu nhiếp đồng loại. 5/ Thâu nhiếp kiếp khác.
6/ Một niệm gồm thâu một kiếp. 7/ Lại gồm thâu.
8/ Thế giới, thời gian khác.
9/ Thế giới, thời gian đó nhập vào nhau. 10/ Gốc gồm thâu ngọn.
1- Chỉ một niệm: Nghĩa là trong một sát-na, xứ khắp vô tận như trước. Đốn thuyết biển pháp vô biên như thế.
2- Suốt bảy ngày: Khi Phật mới thành đạo, trong hai mươi mốt ngày, trùm khắp xứ như trước, nói kinh pháp này.
3- Khắp ba đời: Cùng tận mé trước, mé sau đều vô biên kiếp, thường hiện hiện ở cõi kia, hằng nói pháp này. Trước là, không dứt hổ thẹn, như phẩm bất tư nghị đã nói.
4- Gồm thâu đồng loại: Trong tất cả vô biên kiếp kia, trong mỗi một kiếp đều gồm thâu vô lượng biến kiếp đồng loại, thường nói pháp này.
5- Gồm thâu kiếp khác: Mỗi kiếp đều gồm thâu vô lượng số kiếp nhiều như số giọt nước biển của loại khác, như kiếp dài gồm thâu kiếp ngắn v.v... thường nói kinh này.
6- Niệm gồm thâu kiếp: Trong một niệm gồm thâu vô lượng biển kiếp đồng, khác, trước, sau như trên.
Mỗi niệm như thế cùng tận mé trước, sau. Trong mỗi ý niệm đều gồm thâu khắp tất cả các kiếp, đều cũng giống như thế trong kiếp thời gian như thế, thường nói kinh này.
7- Lại, gồm thâu: Trong kiếp thuộc trong một niệm này lại có các niệm, mà trong các niệm đi lại gồm thâu các kiếp, tức là niệm niệm đã không cùng tận, kiếp kiếp cũng lại không cùng tận, như mành lưới của Nhân-đà-la, lớp lớp vô tận, suy nghĩ như thế, có thể thấy rõ.
8- Thời lượng của cõi khác: Như hình cây v.v... vô lượng vô biên. Thời, kiếp của thế giới loại khác không đồng, vì sự phân chia xếp đặt đều khác nhau, đều tận cùng thời phần kia, Phật thường nói kinh này.
9- Sự gồm thâu lẫn nhau của thời, kiếp kia: Tức ở cõi khác kia tất cả thời lượng, kiếp số, cũng đều gồm thâu nhau; hoặc dung nhiếp lẫn thâu; hoặc niệm, hoặc kiếp vô tận đồng với trước, chư Phật đều ở trong thời lượng kia, thường nói kinh này.
10- Gốc gồm thâu ngọn: Như trong cõi Hoa Tạng, phi kiếp là kiếp, kiếp là phi kiếp; niệm v.v... cũng vậy. Thời gian không có dài, ngắn, vì lìa sự phân chia giới hạn, vì dùng thời phần nhiễm để nói kiếp kia, vì thời gian không có riêng khác, mà dựa trên Pháp để lập; Hễ pháp đã dung thông, thì thời gian cũng theo như vậy. Trong vô lượng thời, kiếp này, chư Phật thường nói kinh Hoa Nghiêm, đầu tiên không có dừng nghỉ".
- Hỏi: "Y cứ như ở đây đã nói: "Phật nói hội Hoa Nghiêm, đều không có thời gian rõ ràng, vậy sao lại chấp nhận có bộ kinh giáo này?"
- Đáp: "Vì chúng sinh thấp kém, nên đối với thuyết vô tận, lược nhận lấy các pháp này để kiết tập, lưu thông, nên mới có bộ kinh giáo này, đâu cho chúng sinh dùng thấy, nghe, làm phương tiện dẫn dắt nhập vào không có bờ mé giới hạn, như tu xem, lỗ hỏng của cửa sổ, thấy hư không chẳng có bờ mé. Phải biết rằng, đạo lý ở đây cũng như vậy, xem bộ kinh giáo này, thấy biển pháp vô biên. Hơn nữa, ngay bộ kinh này là thuyết của biển kiếp vô biên, để kiết tập, lưu thông, vì văn không có phân chia giới hạn, vì một thuyết tức là tất cả thuyết".
- Hỏi: "Nếu trong nhiều kiếp này, mà chư Phật thường nói kinh, thì vì sao Như Lai lại có niết-bàn ư?"
- Đáp: "Vì nói kinh này, Phật vốn không có Niết-bàn, lại vì thời gian ban đầu này đã gồm thâu nhiều kiếp, cho nên Phật thị hiện Niết-bàn, nhưng cũng ở trong thời gian này để nhiếp hóa Niết-bàn vào oai nghi, cũng là nói pháp nhiếp hóa chúng sinh với thành đạo nói pháp không có khác nhau, cho nên nói pháp đều không có lúc nào ngơi nghỉ. Hơn nữa, Đức Phật Lô-xá-na thường ở Hoa Tạng, thường nói pháp, đầu tiên không có Niết-bàn, vì "Như" thường trụ".
- Hỏi: "Thân Phật Lô-xá-na nói kinh này, đã ở nới chốn, thời gian vô tận như trước, Đức Phật kia là một thân hay là nhiều thân, giả thiết như thế có lỗi gì?"
- Đáp: "Cả hai đều có lỗi".
- "Nếu là một thân thì vì sao trong tất cả tháp Phật đều là toàn hiện? Nếu là nhiều thân thì vì sao kinh nói: "Mà không phân thân". Lại nói rằng: "Mà thân Như Lai cũng không đến nơi kia?".
- Đáp: "Thân pháp giới Lô-xá-na này, vì mây không có chướng ngại, nên thường ở xứ này tức ở xứ người khác, nên xa ở phương khác, vì thường trụ ở đây, nên thân không phân tán khác, cũng chẳng phải một. Đồng thời, khác xứ, một thân tròn đầy, vì đều ứng hiện hoàn toàn, nên tất cả Bồ-tát đều không thể suy lường. Nay, nói lên nghĩa này, nhằm giải thích lược mười lớp:
1/ Dụng khắp không có ngăn ngại.
2/ Tướng khắp không có trở ngại.
3/ Dụng lặng yên không có trở ngại.
4/ Y khởi vô ngại.
5/ Ứng chân vô ngại.
6/ Vuông, tròn vô ngại.
7/ Nhân, quả vô ngại.
8/ Y, chánh vô ngại.
9/ Ẩn nhập vô ngại.
10/ Viên thông vô ngại.
1- Dụng khắp không có ngăn ngại: Nghĩa là trên nhớ nghĩ các cõi nhiều như số bụi cát, Phật Lô-xá-na làm sáng tỏ mây thân pháp giới, dụng nghiệp vô biên, trùm khắp như trên, mỗi cõi nhiều như bụi, mỗi một niệm kiếp gồm nhiếp oai nghi của chúng sinh. Hoặc hiện tám tướng; hoặc thân của Ba thừa; hoặc thân của năm cõi; hoặc cảnh sáu trần, thân khác nhau nhiều như mây, danh hiệu khác nhau, dụng nghiệp nhiều manh mối, không thể gọi tên.
Về cảnh giới của Phật Hoa Nghiêm, kinh chép: "Phật Lô-xá-na ở trong một hạt bụi, thị hiện nhiều oai nghi, như số vi trần, v.v... của thế giới mười Đức Phật, để nhiếp hóa chúng sinh, một hạt bụi, tất cả hạt bụi cũng như vậy; như một Phật, tất cả Phật cũng giống như vậy, nên biết hiện thân ứng với căn cơ như thế, vô tận, vô tận không thể nói". Lại nói rằng: "Thấy Phật ngồi tòa sư tử như thế, trong tất cả hạt bụi, cũng giống như thế".
2- Tướng khắp vô ngại: Trong mỗi dụng khác nhau ở trên, nhất dung đều gồm thâu tất cả nghiệp dụng, như ở trong thai, thì có các loại xuất gia, thành đạo, v.v...
Tất cả như thế, tự tại vô ngại, như trong phần mành lưới trời Đế-thích nói.
3- Dụng yên lặng vô ngại: Mặc dù hiện tự tại vô biên như thế, nhưng không tác ý, không khởi lo nghĩ, thường ở tam-muội không ngăn ngại khởi dụng. Phẩm Bất tư nghị chép: Ở trong một niệm, đều thị hiện tất cả Phật ba đời, giáo hóa tất cả chúng sinh, không lìa bỏ tam-muội, yên lặng không hai của chư Phật. đây là cảnh giới không thể suy nghĩ, bàn luận, không thể thí dụ của chư Phật, như ngọc châu ma-ni mưa báu, trống trời phát ra tiếng, đều không có công dụng, nhậm vận thành tựu. 4-Y khởi vô ngại: Đối tượng hiện như thế, dù không có công dụng, nhưng đều y chỉ đức Tammuội Hải Ấn, mà được biểu hiện rõ ràng. Kinh nói: "Tất cả thị hiện không có thừa, vì thế lực tam-muội Hải Ấn".
5- Chân ứng vô ngại: Tức ở đây ứng hiện mây thân vô tận, không có sinh diệt, tức là một vị bình đẳng pháp thân, dung nghiệp không ngăn ngại không có lượng giới hạn. Kinh nói: "Pháp thân có nhiều môn, ứng hiện mười phương. Như thế, ứng hiện chân thật sự lý lẫn lộn, dung thông chẳng có chướng ngại, là cảnh giới của Phật.
6- Vuông tròn vô ngại: Tức thân Lô-xá-na trùm khắp pháp giới này, mỗi một phần chi, mỗi lỗ chân lông đều có toàn thân Xá-na riêng. Cho nên, ở xứ vuông thì là tròn đầy. Phẩm Pháp Giới nói: "Trong mỗi lỗ chân lông của Như Lai, xuất hiện mây hóa thân, như số cát bụi, v.v... đầy đủ tất cả thế giới không thể suy nghĩ bàn luận, nên cũng ở lỗ chân lông, thì hiện pháp giới tận cùng mười phương. Tất cả chư Phật ở trong mỗi lỗ chân lông, tận cùng đời quá khứ, tất cả Như Lai đều thứ lớp ứng hiện rõ ràng không thể suy nghĩ bàn luận, nên kệ kinh nói: "Vô lượng biển công đức của Như Lai, đều ứng hiện mỗi lỗ chân lông. Lại, như trong phẩm Pháp Giới, chi tiết của Phổ Hiền và lỗ chân lông cũng ứng hiện rất dễ hiểu".
7- Nhân, quả vô ngại: Ở phân thân và trong lỗ chân lông, ứng hiện Xá-na của mình, trong bổn sinh xưa kia, đã thực hành hạnh Bồ-tát, thân đã thọ và sự thực hành đã thành, cũng ứng hiện mây thân của tất cả Bồ-tát mười phương và thực hành. Trong kinh nói: "Giữa hai đầu chân mày, xuất hiện Bồ-tát, như số vi trần thắng âm, v.v...
8- Y, chánh vô ngại: Mây thân này, tạo ra tất cả khí thế gian. Kinh nói: "Hoặc tạo ra mặt trời, mặt trăng đi khắp hư không; hoặc tạo ra sông, ao, giếng, suối v.v... tất cả biển thế giới. Lại, cũng ẩn thân vào các cõi Phật kia, ở đầu mỗi sợi lông nhỏ nhiệm như bụi, đều có thân Phật viên mãn cùng khắp". Kinh nói: "Thân Phật đầy đủ các pháp giới". "Lại, tất cả các cõi sở nhập nhiều như số giọt nước biển kia, tất cả đều từ trong một chân lông của Như Lai hiện ra".
Kinh nói: "Một sợi lông ở trong vô lượng cõi Phật nhiều như số giọt nước biển đều ngồi tòa hoa sen Bồ-đề, đầy khắp tất cả các pháp giới. Tất cả lỗ chân lông đều biểu hiện sự tự tại".
Kinh Phổ Hiền cũng nói: "Tất cả chư Phật và cõi nước, ở trong thân ta không có chướng ngại; Ta đối với tất cả lỗ chân lông ứng hiện cảnh giới Phật quán sát kỹ huống chi đối với Phật". Lại, "Như Lai tự tại trở lại biểu hiện thân mình, ở trong thân, trong cõi nước, giáo hóa chúng sinh không có chướng, không có ngại, không phải cảnh giới suy nghĩ, so lường.
9- Ẩn giấu nhập vô ngại: Tự tại vô ngại đối với chúng sinh thế gian, nghĩa là thân Phật này nhập vào khắp tất cả trong cõi chúng sinh, như Như Lai tạng dù tạo ra chúng sinh, nhưng vẫn không mất đi tự tánh, cũng đối với thân Phật này". Lại, "cũng gồm thâu chung tất cả chúng sinh, đều ở trong một lỗ chân lông của Như Lai, tất cả lỗ chân lông cũng giống như thế".
Kinh nói: "Quán thấy một lỗ chân lông của Như
Lai, tất cả chúng sinh đều vào trong đó như thế, v.v...
10- Viên thông vô ngại: Nghĩa là thân Phật này "tức" lý, "tức" sự; tức một, tức nhiều; tức y, tức chánh; tức nhân, tức pháp; tức đây, tức kia; tức tình, tức phi tình; tức sâu, tức cạn; tức rộng, tức hẹp; tức nhân, tức quả; tức ba thân, tức mười thân, đồng một pháp giới tự tại vô ngại, khó có thể nói được. Như Lai dùng thân mây tự tại, ở nơi chốn, thời gian trước, thường nói Hoa Nghiêm không thôi, không nghỉ".
Các biển rộng lớn, đâu thể tính toán mà biết được! Nay, thống nhất lược đại cương, cũng biểu hiện mười giai vị:
1/ Chúng quả đức.
2/ Chúng thường tùy.
3/ Chúng hội trang nghiêm.
4/ Chúng cúng dường.
5/ Chúng kỳ lạ đặc biệt.
6/ Chúng ảnh hưởng.
7/ Chúng biểu thị pháp.
8/ Chúng chứng pháp.
9/ Chúng lợi ích.
10/ Chúng làm sáng tỏ pháp.
1-Chúng quả đức: Nghĩa là tất cả chư Phật tận cùng pháp giới, đều ứng hiện trong Hải ấn Xá-na, đồng ở hội này nói chung Hoa Nghiêm. Nhưng có hai loại:"
1) Năng thêm, như hội thứ nhất, cùng tận tất cả chư Phật trong mười phương, đều ứng hiện thân, do Phổ Hiền che chở, so sánh, có thể biết.
2) Hai chúng chứng pháp, như cuối phẩm Phát Tâm nói: "Mười phương đều có một muôn số cõi Phật, chư Phật đều hiệu là Pháp Tuệ, hiện thân khen ngợi nói ra. Tất cả mười phương cũng đều như thế". Như phẩm Tánh Khởi chép: "Mười phương đều có tám mươi không thể nói trăm, ngàn ức na-do-tha Như Lai số bụi nhỏ thế giới, đồng danh hiệu là Phổ Hiền, hiện thân khen thuật ra, mười phương cũng vậy, đều nói: "Chư Phật chúng ta vì Bồ-tát vị lai, giữ gìn kinh này, sao cho ở lâu trên thế gian".
Cuối hội thứ bảy, cũng cùng tận chư Phật mười phương, hiện thân mà khen ngợi chứng minh nói ra, đồng với cách giải thích ở trước rằng: "Phải biết rằng, hiện nay kinh này ở đời đều là do năng lực Phật".
2- Chúng thường thuận theo: Chúng Đại Bồtát như số vi trần của v.v... mười thế giới Phật, chúng Đại Bồ-tát là quyến thuộc trong Lô-xá-na, cử động, nghỉ ngơi thường thuận theo nhau, cùng khắp tất cả xứ nhiều như vi trần, ở cõi Hoa tạng giúp nhau thành chủ thể hóa hiện, làm sáng tỏ pháp Nhất thừa, một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo như Xá-lợi-phất v.v... cũng thường theo nhau với Phật Thích-ca, ở cõi Ta-bà giúp đỡ Phật mở mang hóa độ, vì nói pháp ba thừa, v.v...
3- Chúng trang nghiêm hội: Như các thần vương, các Thiên vương v.v..., có hơn ba mươi loại, mỗi chúng loại đều vượt hơn số... vi trần của các thế giới, đều là năng lực đạo tùy duyên, thân hình đặc biệt, ứng hiện khác lạ, cúi xuống đồng với thế gian, biểu thị rõ tùy loại sinh thân, tức là thân của chúng sinh thế gian, trang nghiêm pháp hội đại chúng của Phật Lô-xá-na, các tông khác là hóa thành tông Tịnh độ "bất không". Trong đây là thật, vì là tam-muội Hải ấn thể hiện, nên có thể đồng hiển thị biển pháp vĩ đại".
4- Chúng cúng dường: Như hội thứ năm, trang nghiêm tòa sư tử, có một trăm muôn ức Bồ-tát đứng hầu ở trước. Lại, có trăm muôn ức vị Phạm vương vây quanh.
Như thế, hội thứ năm kia có năm mươi tám chúng, mỗi chúng đều có số trăm muôn ức.
Có chỗ nói: "Vô lượng A-tăng-kỳ v.v... hội khác, y cứ theo đây mà biết. Các chúng này đều là chúng đã thường cúng dường Xá-na Phật".
5- Chúng đặc biệt kỳ lạ: Như tòa sư tử lâu quán trên tòa cao của Phật, trong các thứ trang nghiêm, mỗi thứ đều xuất hiện một vị Phật và Bồ-tát số bụi nhỏ thế giới, gọi là Hải Tuệ v.v... đây là thuộc về y báo của Như Lai, vì tiêu biểu cho y, chánh vô ngại, vì nhân pháp không có hai. Lại, như giữa hai đầu chân mày của Phật, phát ra âm thanh, v.v... cao quý, Phật, Bồ-tát như số bụi nhỏ thế giới, để biểu thị cho nhân, quả vô ngại. Lại, vì biểu thị từ chứng khởi giáo.
6- Chúng ảnh hưởng: Như trong phẩm Xá-na, mười phương đều có Đại Bồ-tát đến mười ức cõi Phật số như vi trần, mỗi cõi đều đem Bồ-tát như số vi trần của thế giới mọi Đức Phật, dùng làm quyến thuộc, mỗi vị Bồ-tát đều khởi mây diệu trang nghiêm như số bụi nhỏ thế giới của một Đức Phật, đều che phủ đầy cả hư không, hễ đến chỗ nào đều ngồi kiết già. Thứ lớp ngồi xong, tất cả lỗ chân lông đều xuất hiện tất cả mây ánh sáng mầu nhiệm thanh tịnh, trong mỗi tia sáng đều xuất hiện biển phương tiện của tất cả pháp giới, của mỗi vị Bồ-tát số bụi nhỏ thế giới của mười vị Phật, đầy đủ tất cả đạo vi trần, trong mỗi hạt bụi có cõi Phật như số bụi thế giới của mười Đức Phật; chư Phật ba đời trong mỗi cõi, đều ứng hiện rõ ràng. Ở mỗi thế giới trong niệm niệm, đều hóa hiện chúng sinh như số bụi của một cõi Phật. Lại, như trong phẩm Pháp Giới nói: "Mười phương cũng đều có Bồ-tát như số bụi, đều đến nhóm họp. Vả lại, như trên, mới là chúng Đại Bồ-tát; tất cả tướng tốt, tất cả lỗ chân lông, tất cả chi tiết, tất cả phần thân, tất cả trang nghiêm, đủ tất cả trong y phục, xuất hiện tất cả chư Phật quá khứ Lô-xá-na, v.v... tất cả vị lai đã được Phật thọ ký, chưa được Phật thọ ký. Tất cả thế giới hiện tại ở mười phương, tất cả chư Phật và mây quyến thuộc, đều ứng hiện rõ. Đàn Ba-la-mật đã thực hành trong quá khứ và kẻ thọ thí, đều hiện rõ, quá khứ đã tu thi Ba-la-mật, cho đến tất cả biển hạnh, đầy đủ pháp giới, đều thể hiện rõ".
Giải thích: "Lỗ chân lông, phần thân, đã thâu nhiếp pháp giới. Các loại như thế, v.v... là Bồ-tát của vị cùng cực, từ phương khác đến ảnh hưởng Như Lai, không phải là cõi nước của mình, chúng thường thuận theo với Phổ Hiền v.v... vì đức ngang bằng nhau".
7- Chúng biểu thị pháp: Như các Bồ-tát đứng đầu biểu thị nói tin pháp; vì tin là hạnh đứng đầu. Các Bồ-tát tuệ biểu thị cho pháp mười giải. Vì dùng tuệ rất dễ hiểu, nên các khu rừng biểu thị cho hạnh; các ngọn cờ biểu thị cho hướng; các tạng biểu thị cho đọa.
Các loại như thế v.v... đều nhờ các Bồ-tát biểu thị pháp vị hành, hoặc mười số trần sát, hoặc không thể nói v.v...; pháp khác đều y cứ theo mà biết.
8- Chúng chứng pháp: Như cuối các hội, đều có phương khác, đồng danh, khác cõi, chúng đại Bồ-tát đều đến làm chứng, chứng tỏ các thuyết này quyết định rốt ráo; hoặc mỗi phương đều có trăm, muôn số v.v... trần sát, đều như văn kinh.
9- Chúng được lợi ích: Như các vị Thiên vương, Thiên nữ trong hội là chúng được lợi ích. Lại, như trong phẩm Phát Tâm Công Đức nói: "Pháp giới v.v... hư không mười phương, trong thế giới, mỗi thế giới đều có thế giới, chúng sinh số bụi của muôn Phật, là chúng được lợi ích".
Trong phẩm Tánh Khởi nói: "thế giới của pháp giới v.v... hư không mười phương, mỗi thế giới đều có tất cả chúng sinh nhiều như cát bụi của cõi Phật". Lại nói: "Trong mỗi thế giới đó lại đều có trăm ngàn Bồ-tát nhiều như số bụi của cõi Phật, đều là đối tượng được lợi ích".
Hội thứ tám, Đầu tiên cũng có vô biên đại chúng được lợi ích.
10- Chúng làm sáng tỏ pháp: Như Xá-lợi-phất, Tu-bồ-đề v.v...; năm trăm Thinh-văn ở pháp hội này, như mù, như điếc, mượn cớ này trái lại sự thị hiện pháp giới của Nhất thừa, do ở phương kia làm sáng tỏ sự sâu rộng của pháp này, cũng như do mầu đen làm sáng tỏ màu trắng, v.v....
Chúng này không có kết chung, vì là riêng, chẳng phải cùng khắp, vì mâu thuẫn, dùng mười loại trước làm đồ đựng pháp, làm khuôn phép ấn pháp giới Phật, để thành biển đại pháp môn vô tận như vậy".
Ôi! Dùng đại bi vô hạn cùng khắp cõi chúng sinh thí hóa muôn phẩm nghi thức kho lường.
Nay, y cứ vào chung riêng, đều mở ra mười thể lệ chung để giải thích: Hoặc dùng âm thinh, hoặc hiện sắc nhiệm mầu; hoặc dùng mùi hương kỳ lạ; hoặc dùng thượng vị; hoặc dùng xúc diệu, hoặc dùng cảnh pháp; hoặc sáu căn bên trong; hoặc bốn oai nghi; hoặc đệ tử, người, vật; hoặc tất cả công việc đã làm đều có công năng nhiếp hóa chúng sinh, muôn vật, đầy đủ như phẩm Bất tư nghị nói.
Kế là làm sáng tỏ riêng về lời nói, âm thanh, cũng có mười trường hợp:
1/ Viên âm, nghiệp ngữ của Như Lai tự nói.
2/ Lỗ chân lông của Như Lai phát ra tiếng nói pháp.
3/ Ánh sánh rực rỡ của Như Lai phát ra âm thanh nói pháp.
Trong phẩm Xá-na nói: "Tất cả lỗ chân lông của Như Lai và nói kệ... trong ánh sáng sáng rực rỡ.
4/ Khiến khẩu nghiệp Bồ-tát nói pháp, như che chở Phổ Hiền khiến nói pháp, v.v...
5/ Phật khiến cho lỗ chân lông của Bồ-tát cũng phát ra âm thanh nói pháp, như phẩm Pháp Giới nói: "Trong một lỗ chân lông, phát ra âm thanh như sấm pháp mầu của Phật". Lại, như trong kinh Mật Nghiêm, lỗ chân lông khắp thân Bồ-tát Kim Cương Tạng, đều phát ra tiếng nói pháp.
6/ Phật khiến ánh sáng rực rỡ của các Bồ-tát, cũng có âm thanh nói pháp. Trong phẩm Xá-na nói: "Trong ánh sáng rực rỡ của các Bồ-tát, có nói kệ, v.v...".
7/ Khiến các biển cõi, phát ra tiếng nói pháp. Phẩm Xá-na kia nói: Tiếng ma-sát, khua gõ của các lưới báu, giảng nói âm thanh thường hằng của Phật, không dứt.
8/ Khiến tất cả chúng sinh đều vì nói pháp. Phẩm Xá-na nói: "Dùng ngôn âm của tất cả chúng sinh nhập vào pháp môn âm thanh của Phật để giáo hóa.
9/ Dùng âm thanh ba đời để nói pháp.
10/ Vì đối với tất cả pháp, đều phát ra tiếng nói pháp, Phẩm Phổ Hiền hạnh có bài tụng rằng:
"Phật nói, Bồ-tát nói
Cõi nói, chúng sinh nói,
Tất cả thuyết ba đời".
Giải thích: Phật và Bồ-tát đều có ba thuyết; bốn thuyết còn lại mỗi thuyết đều có một nên thành mười. Như âm thanh nói pháp có mười thứ này; sắc, hương v.v... khác, mỗi thuyết đều đủ mười, đều có thể so sánh biết, đây tức là dùng làm một trăm môn nói pháp".
Lời nói huyền vi của Viên giáo, tất nhiên, cùng khắp pháp giới. Đã tận lực biên vô tận của Như Lai, đều cùng khắp hư không, đầu sợi lông của các cõi nhiều như số giọt nước biển. Lại, đều tận cùng mé vị lai. Nói tức khắc, nói thường, thời gian, nơi chốn vô biên.
Nếu giáo ở đây đâu thể hạn chế pho bộ kia ư?
Nay y cứ theo văn kinh, phân tích thành mười loại: 1/ Kinh nói khác.
2/ Kinh nói đồng.
3/ Kinh Phổ nhãn.
4/ Kinh thượng bổn.
5/ Kinh trung bổn.
6/ Kinh hạ bổn.
7/ Kinh giản lược bổn.
8/ Kinh chủ, bạn 9/ Kinh quyến thuộc 10/ Kinh viên mãn.
1- Kinh nói khác: Như hình cây v.v..., thế giới đã khác, trong đó, loại báo của chúng sinh cũng riêng lẻ. Như Lai đối với chúng sinh đó, hiện thân lập giáo, thuận theo căn cơ thích nghi của chúng sinh, mà lập ra giáo pháp, khác nhau chẳng đồng với hư không, pháp giới v.v... chỉ cho trí Như Lai rất dễ hiểu, không thể khẳng định sắc, phi sắc v.v... kia, nói, chẳng phải nói v.v... Trong phẩm Xá-na, nói rộng về hình cây, hình sông, hình núi Tu-di, cho đến hình của tất cả thế giới biển chúng sinh. Sau cùng, kết luận rằng: "Đều là nơi chốn mà Phật Lô-xá-na thường xoay bánh xe pháp, không nói tướng phân chia giới hạn của bánh xe pháp, vì sự thiết lập giáo kia khác với giáo này, nên không chỉ bày rõ, chỉ so sánh mà biết. Ở xứ kia, cũng lập ra giáo pháp như thế, loại bộ khó lường không thể nói".
2- Kinh nói đồng: Chỉ ở cõi núi Tu-di của loại này, khắp chỗ đầu sợi lông... ở hư không, dùng lời nói, tiếng để nói cũng không có cùng tận, như phẩm Bất Tư Nghị nói: "Một hóa thân của Như Lai chuyển vận mây pháp luân không thể thí dụ như thế v.v.... Tất cả pháp giới, thế giới, hư không giới v.v..., đều dùng đầu sợi lông phổ biến để đo lường chỗ đầu một sợi lông, trong mỗi niệm, hóa hiện thân như cát bụi cõi Phật không thể nói, không thể nói, cho đến tận kiếp vị lai. Mỗi thân hóa Phật có đầu vi trần... cõi Phật không thể nói, không thể nói; mỗi đầu có lưỡi vi trần... cõi Phật không thể nói, không thể nói. Mỗi lưỡi phát ra âm thanh như vi trần... cõi Phật không thể nói, không thể nói. Mỗi âm thanh nói Tu-đa-la như bụi nhỏ, v.v... cõi Phật không thể nói, không thể nói. Mỗi Tu-đa-la nói pháp vi trần v.v... cõi Phật không thể nói, không thể nói.
Lại nữa, kiếp như cát bụi, v.v... cõi Phật không thể nói, không thể nói. Âm thanh của Như Lai nói thân cú, thân vị đầy khắp pháp giới, tất cả chúng sinh đều nghe, cùng tận tất cả kiếp mé vị lai, thường xoay bánh xe pháp. Âm thanh của Như Lai không khác, không có dứt, không thể cùng tận", cũng như kệ phẩm A-tăng-kỳ nói:
Mỗi Đức Như Lai kia thảy
Phát ra âm thanh Phạm không thể nói
Trong mỗi một âm Phạm kia,
Xoay bánh xe pháp thanh tịnh không thể nói
Trong mỗi bánh xe pháp thanh tịnh kia
Mưa không thể nói Tu-đa-la
Ở mỗi một Tu-đa-la kia
Phân biệt các pháp không thể nói
Trong mỗi pháp kia.
Lại, nói các pháp không thể nói.
Hơn nữa, ở trong nói pháp kia, nói chúng sinh y chỉ không thể nói. Lại, ở trong đường của mỗi một sợi lông, nói chánh pháp không thể nói kiếp, như ở chỗ đầu sợi lông nhỏ nhít, tất cả mười phương cũng giống như thế".
Giải thích: "Xứ" nói ở đây, chẳng phải hình cây, v.v.. Tiếng nói, nói giáo, vì không phải sắc, hương v.v... nên không đồng với trước kia, chỉ một loại vô tận, không thể kết hợp, không thể hạn định số bài tụng của phẩm kia nhiều ít, cũng không phải vị phẩm hạ mà thọ trì được.
3-Kinh Phổ nhãn: Như trong phẩm Pháp Giới nói: Vì kinh mà Tỳ-kheo Hải Vân thọ trì, đã dùng bút bằng núi Tu-di, dùng mực nước bốn biển cả, chép một phẩm Tu-đa-la không thể cùng tận. Phẩm như thế v.v... lại vượt quá số trần. Ở đây cũng chỉ là năng lực Đà-la-ni của Đại Bồ-tát v.v... đã thọ trì, cũng không phải dùng lá bối mà ghi chép được.
4-Bổn kinh thượng: Đây là bổn thượng của sự kiết tập, ghi chép, nên Bồ-tát Long Thọ đã thấy khi đến cung rồng. Kinh Giải Thoát Bất Tư Nghị này có ba bổn:
Bổn thượng có mười thế giới Tam thiên đại thiên bài kệ số nhiều như vi trần. Đây gọi là phẩm vi trần Số của một tứ thiên hạ.
5- Bổn kinh trung: Bồ-tát kia thấy bổn trung có bốn mươi chín mươi, tám ngàn tám trăm bài kệ, mười ngàn một trăm phẩm.
Hai bổn trên đâu đều bí mật ở cung rồng, vì không phải do khả năng của người ở Diêm-phù-đề gìn giữ, nên hai bốn này không truyền bá.
6- Bổn kinh hạ: Nghĩa là Bồ-tát kia đã thấy bổn hạ có mười muôn bài kệ, hiện truyền ở Thiên-trúc. Trong Nhiếp luận đời Lương gọi là trăm ngàn tức mười muôn. Trong luận Đại Trí cũng gọi kinh này là kinh Bất Tư Nghị Giải Thoát, có mười muôn bài kệ. Tây Vực ký nói: "Ở ngăn cấm đều cùng có; trong núi của nước có bổn này".
7- Lược bổn kinh: Tức cõi nước này được truyền sáu mươi quyển. Bổn Phạm có ba mươi sáu ngàn bài kệ, là chủ yếu lược rút ra trong mười muôn bài kệ trước.
Xưa, vào niên hiệu Nghĩa Hy thứ mười bốn đời Tấn, kinh này được dịch tại chùa Tạ Tư Không, ở
Dương Châu. Tam tạng Pháp sư Thiên-trúc tên Phật-Độ-Bạt-đà-la, Hán dịch là: "Giác Hiền, là người chứng ba quả của Đại thừa, họ là Thích-ca, con cháu của Cam-lộ-Phạm có lên tầng trời Đâusuất, rồi đến Di-lặc, nêu câu hỏi, đầy đủ như truyện riêng."
8- Kinh chủ, bạn: Hoa Nghiêm do Đức Phật Xá-na nói, dù khắp pháp giới, nhưng với kinh do Phật khác nói, làm chủ, bạn lẫn nhau. Mỗi một kinh chủ, tất nhiên có vô lượng quyến thuộc đồng loại, như nói phẩm Tánh Khởi xong, mười phương đều có tám mươi thứ không thể nói, một trăm, ngàn ức na-do-tha Bồ-tát số vi trần cõi Phật, đồng danh hiệu Phổ Hiền, đều từ bổn quốc đến đây làm chứng, đều nói rằng: "Chỗ Phật chúng ta cũng giảng pháp, vì không khác với kinh này, nên biết được Tu-đa-la, một tánh khởi của kinh này, mười phương đều có tám, mười, không thể nói trăm ngàn ức na-do-tha Tu-đa-la số vi trần cõi Phật để làm bà con. Như tánh một xứ khởi, đã như thế, tất cả tánh xứ khác khởi, đều gồm thâu quyến thuộc ngần ấy, tướng và pháp giới phổ biến, như tánh khởi đã như thế, trong văn phẩm khác, hội khác, đều có số chứng pháp, đều làm quyến thuộc. So sánh cách giải thích rất dễ hiểu. Bổn phân biệt như thế là quyến thuộc, thuộc về bảy xứ, tám hội.
Nên biết rằng, bổn khác đều có quyến thuộc, so sánh, suy nghĩ rất dễ hiểu.
9- Kinh quyến thuộc: "Biển Tu-đa-la vô tận này, một tức tất cả, đạo trần mười phương, đồng thời thường nói. Bồ-tát ở địa vị phẩm hạ, Nhị thừa, phàm phu không thể thấy nghe". Phẩm Tánh Khởi nói: "Kinh này không vào tay tất cả chúng sinh, chỉ trừ Bồ-tát". Lại nói: Tất cả Thanh văn, Duyên giác đều không nghe kinh này, huống chi là thọ trì!"
Lại nói: "Nếu Bồ-tát đã thực hành sáu Ba-lamật trong vô lượng ức kiếp na-do-tha không nghe kinh này. Dù nghe, nhưng không tin là bình đẳng, nhưng cũng giả gọi là Bồ-tát".
Giải thích: "Vì pháp khí kia yếu kém, nên không thể nghe, và tin phương pháp chung này, mà phương tiện Như Lai thuận theo một phương, gặp, theo đuổi căn cơ của họ, để nói nên nghe pháp. Như kinh của Tiểu thừa, Ba thừa, tất cả quyền giáo khác, đã không có kết, vì đi suốt qua, mười phương đều nói, nên không phải kinh chủ, bạn, nhưng cũng vì làm thanh tịnh tốt đẹp cho chủ, nên chỉ là quyến thuộc. Cho nên, mỗi kinh chủ, tất nhiên có vô lượng phương tiện quyến thuộc, như kinh Phổ Nhãn nói: "Có Tu-đa-la số bụi nhỏ thế giới, để dùng làm quyến thuộc". Lại, như kinh mà Đồng tử Phổ Trang Nghiêm đã thọ trì, đều có kinh quyến thuộc như số vi trần, đủ như kinh nói".
-Hỏi: "Kinh quyến thuộc này và kinh chủ bạn trước kia có gì khác nhau?"-Đáp: Lược do ba biệt:
1) Câu văn kinh trước, tất nhiên đồng với chủ. Kinh này tức không phải như vậy.
2) Kinh kia tất nhiên kết chung cho mười phương đồng nói. Kinh này cũng không phải như vậy.
3) Kinh kia cũng có nghĩa làm chủ, kinh này cũng không phải như vậy.
Cho nên, kinh kia vừa là chủ, vừa là bạn, gọi kinh chủ, bạn. Kinh này chỉ cho bạn, không phải chủ, gọi là kinh quyến thuộc, khác nhau với kinh kia chia làm hai bộ.
10-Kinh viên mãn: Nghĩa là các bổn trên đây, đều lẫn lộn đồng một biển đại Tu-đa-la vô tận. Thuận theo một câu, một văn, một phẩm, một hội ở trong kinh kia, đều gồm thâu đủ tất cả và mỗi câu văn nhập vào khắp tất cả, vì là pháp khắp, không có phân chia giới hạn, nên giáo pháp tròn đầy, vì về lý phải như thế. Như mành lưới của trời Nhânđà-la, vì không có phân chia xếp đặt. Vì tất cả Phật đều có khả năng hóa hiện vô biên cảnh, nên bài kệ trong phẩm Xá-na rằng:
"Trong tất cả cõi Phật như bụi,
Lô-xá-na thể hiện sức tự tại
Biển thệ, nguyện rộng, âm thanh rung động
Điều phục tất cả loài chúng sinh".
Lại, trong phẩm Pháp giới, gọi Tu-đa-la của nhân duyên viên mãn, là gọi ở đây, biển giáo vô tận, nên biết như thế.
Vì biển nghĩa sâu rộng, nguồn chân mênh mông, lược triển khai hai thứ đều giải thích mười môn. Trước là, nói về pháp của đối tượng tiêu biểu, mênh mông rộng lớn không có bờ bến, toát yếu mười cặp, dùng để gồm thâu, thống lãnh:
1/ Một cặp nghĩa giáo. Nghĩa là ngôn giáo vô tận và nghĩa đối tượng giải thích.
2/ Một cặp sự lý: Nghĩa là sự tướng của duyên khởi và chân lý, đối tượng nương tựa.
3/ Một cặp cảnh trí. Nghĩa là cảnh mầu nhiệm chân tục, đối tượng quán và giải thích về chủ thể quán, đại trí Phổ Hiền.
4/ Một cặp vị hạnh. Nghĩa là biển hạnh của Phổ Hiền và giải thích về Bồ-tát; năm vị gồm thâu nhau.
5/ Một cặp nhân, quả: Nghĩa là giải thích về nhân sinh, liễu, v.v... của Bồ-tát và thể hiện quả trí đoạn... của Như Lai, cũng là nhân viên của Phổ Hiền, quả mãn của Xá-na.
6/ Một cặp y, chánh. Nghĩa là cõi Liên Hoa Tạng và hình, cậy, v.v... các biển thế giới của vô biên loại khác. Và hóa hiện thân mây pháp giới của chư Phật, Bồ-tát không có trở ngại y, trì.
7/ Một cặp thể, dụng. Nghĩa là trong kinh này, hễ nêu một pháp, thì tất nhiên, trong đồng với chân tánh, ngoài ứng hiện mọi căn cơ; chẳng có thể dụng của pháp nào không đủ.
8/ Một cặp nhân, pháp: Nghĩa là Phật, Bồ-tát, thầy trò, v.v... nói về pháp giới, biển các pháp môn. 9/ Một cặp nghịch, thuận. Nghĩa là trong văn biểu hiện năm nguồn nhiệt, hình bạo ngược của một vị vua và biểu hiện thí, giới, thuận lý chánh, tu.
10/ Một cặp cảm, ứng. Nghĩa là đồ đựng: Căn, dục của chúng sinh, cảm nhiều manh mối. Bậc Thánh thị hiện, cũng lại vô biên. Phẩm Xá-na nói: "Tất cả chúng sinh đều ưa thị hiện mây v.v... nhưng mười cặp này tương ưng đồng thời, thành một duyên khởi dung thông vô ngại, thuận theo có một xứ, tức đủ tất cả, là pháp đã có trong kinh này.
Kế là nói về về lý thú đã rõ ràng: Giải thích về thế tự tại, biến đổi nhiều manh mối, cũng nêu mười định lệ, để thể hiện vô ngại:
1/ Tánh, tướng vô ngại.
2/ Rộng, hẹp vô ngại.
3/ Một, nhiều vô ngại.
4/ Nhập nhau vô ngại.
5/ Tương thệ vô ngại.
6/ Ẩn hiển vô ngại.
7/ Vi tế vô ngại.
8/ Lưới Đế Thích vô ngại.
9/ Mười đời vô ngại.
10/ Chủ, bạn vô ngại.
Trong mười cặp đã nói, mỗi pháp đều có vô ngại này, cho nên, có một trăm môn, mười ngàn môn v.v... so sánh, suy nghĩ rất dễ biết.
Nay, lại lược về pháp sự, nhằm giải thích về mười trường hợp này.
Pháp khác, so sánh rất dễ biết, đủ như trong kinh:
1. Cánh hoa sen đầy đủ mười nghĩa này, nghĩa là cánh hoa này đồng với chân tánh, không trở ngại sự tướng y như cũ, thể hiện rõ ràng. Kinh nói: "Pháp giới không thể làm hư hoại biển thế giới hoa sen. Đây là môn sự lý nhất vi vô ngại.
2. Ngay cánh hoa này, đều cùng khắp không có bờ mé, mà thường không hư hoại giới hạn của bản vị. Ở đây phân chia, thì không có phân ra rộng, hẹp vô ngại. Kinh nói: "Các cánh hoa này che phủ khắp pháp giới, v.v...
3. Tức cánh hoa sen này, có vô biên đức, không thể nói một, vì dung thông không có hai tướng; không thể nói nhiều, vì một này tức nhiều, nhiều tức là một. Một, nhiều không hai, là một cánh hoa. Kinh nói: "Biết một tức nhiều, nhiều tức một v.v... đây gọi là môn một, nhiều thứ ba.
4. Một cánh hoa sen này, sẽ phủ khắp tất cả trong pháp sai biệt. Lại, có khả năng nhiếp lấy tất cả pháp kia, khiến cho nhập vào mình. Cho nên, tức duỗi ra, thường nhiếp đồng thời vô ngại. Kinh nói: "Vì một cõi nước Phật đầy khắp mười phương, mười phương nhập một, cũng không có dư". Đây gọi là môn tương nhập thứ tư.
5. Một cánh hoa này, tất nhiên bỏ đi mình, đồng với người khác. Nêu lên thể, hoàn toàn là tất cả pháp kia mà thường gồm thâu người khác đồng với mình; hoàn toàn tất cả kia tức là thể của mình, cho nên, mình tức là người khác; người khác tức là mình. Mình tức là người khác, thì mình sẽ không lập; người khác tức là mình, thì người khác sẽ không tồn tại; người khác và mình, còn mất đều được biểu hiện rõ nét trong cùng một thời điểm. Kinh nói: "Kiếp dài tức là kiếp ngắn; kiếp ngắn tức là kiếp dài v.v...", đây gọi là môn Chính là nhau thứ năm".
6. Lại cánh hoa sen này đã khắp tất cả pháp; tất cả pháp ấy cũng đều cùng khắp. Cánh hoa này có công năng trùm khắp cánh hoa kia, thì cánh hoa này hiển bày, cánh hoa kia ẩn đi. Cánh hoa kia có công năng trùm khắp cánh hoa này, thì cánh hoa kia hiển bày, cánh hoa này ẩn đi. Cánh hoa này có thể gồm thâu cánh hoa kia, cũng cánh hoa này hiển bày, cánh hoa kia ẩn đi. Cánh hoa kia có công năng gồm thâu cánh hoa này, cũng là cánh hoa kia lộ rõ, cánh hoa này ẩn đi.
Như thế, cánh hoa này, cánh hoa kia đều có, tức hiển, tức ẩn, không có chướng ngại. Trong kinh nói: "Ở phương Đông, thấy nhập chánh thọ; phương Tây thấy xuất định... đây gọi là môn ẩn, hiển thứ sáu.
7. Trong cánh hoa sen này, đều có công năng thể hiện rõ cõi nước sâu kín, rất rõ ràng, biểu hiện ngang bằng đầy đủ. Kinh nói: "Trong một hạt bụi, cõi nước sâu kín, trang nghiêm thanh tịnh, an trụ rộng lớn thênh thang". Lại, như thuyết xứ nhỏ nhiệm hồi hướng thứ chín nói, đây gọi là môn vi tế thứ bảy.
8. Lại, trong mỗi hạt bụi của cánh hoa này, đều có vô biên các biển thế giới; trong biển thế giới lại có bụi nhỏ, trong bụi nhỏ này lại có thể giới; lớp lớp như thế, không thể cùng tận, chẳng phải cảnh giới mà tâm thức tư duy so lường được. Như cung điện của Đế-thích được che mát bởi lưới châu ngọc của trời; ngọc châu đã trong sáng rỗng suốt ảnh hiện lẫn nhau. Ảnh được hiện trở lại có khả năng hiện ra ảnh. Lớp lớp như thế, không thể cùng tận. Kinh nói: "Như thế giới lưới của Nhân-đà-la". Luận Thập Địa nói: "Sự khác nhau của lưới Đế Thích: Chỉ có trí mới biết, mắt không thể nhìn thấy, đây gọi là môn lưới Đế-thích thứ tám".
9. Cánh hoa sen này, ngang khắp mười phương; rộng bao gồm quát chín đời, nghĩa là đời quá khứ của quá khứ; đời hiện tại của quá khứ; đời vị lai của quá khứ. Như đời quá khứ có ba đời này; Đối với hiện tại, vị lai, nên biết cũng giống như vậy. Cả chín đời này gồm thâu thành một niệm; Chung, riêng đều nêu lên, gọi là mười đời, đủ như phẩm Ly Thế Gian nói: "Lại, vì thời gian không có tự thể riêng, mà dựa vào hoa để lập. Hoa đã vô ngại, thì thời gian cũng giống như thế. Cho nên, kinh nói: "Tất cả kiếp quá khứ an trí vị lai. Nay, tất cả kiếp vị lai, an trí trở về đời quá khứ". Lại nói: "Vô lượng, vô số kiếp có công năng tạo ra khoảnh khắc một niệm v.v..., đây gọi là môn Đệ Cửu Thập Thế".
10. Lại, cánh hoa sen này, về lý, thì không có khởi đơn lẻ, gồm thâu vô lượng quyến thuộc vây quanh". Kinh nói: "Hoa sen này có biển thế giới, hoa sen nhiều như bụi để làm quyến thuộc. Pháp sở hữu của kinh Viên giáo này làm chủ, bạn lẫn nhau, đủ đức viên mãn. Cho nên, thấy cánh hoa này, tức là thấy pháp giới vô tận, chẳng phải nhờ có riêng này mà được tiêu biểu". Văn dưới nói: "Từ pháp nhẫn vô sinh mà khởi lộng hoa v.v... Một cánh hoa sen này có đủ mười thứ vô ngại này. Tất cả sự việc khác, đều cũng so sánh như thế. Như trong sự đã như vậy, trong pháp môn mười cặp như trước, mỗi pháp môn đều có mười thứ vô ngại như thế; so sánh với đây rất dễ hiểu".
Pháp tướng viên dung, thật có sở nhân. Nhân duyên vô lượng, lược giải thích mười thứ:
1/ Vì nói các pháp không có tướng cố định.
2/ Vì duy tâm hiện.
3/ Vì như việc huyễn (trò ảo thuật).
4/ Vì như mộng hiện ra.
5/ Vì năng lực thần thông cao quý.
6/ Vì dụng của định sâu.
7/ Vì năng lực giải thoát.
8/ Vì nhân không có hạn định.
9/ Vì tướng duyên khởi.
10/ Vì pháp tánh dung thông.
Thuận theo một thứ nào trong mười thứ này, thì sẽ khiến cho sự hỗn tạp của các pháp kia được dung thông vô ngại.
1- Đầu tiên, là tướng không cố định: Vì tiểu không nhất định tiểu, nên chúng ta chấp nhận Đại; vì Đại không cố định Đại, nên có thể nhập Tiểu. Phẩm Thập Trụ nói: "Núi Kim cương Vi số nhiều vô lượng, đều có thể đặt trên đầu một sợi lông. Muốn biết chí đại, có tướng tiểu, Bồ-tát nhờ Đại này mà phát tâm đầu tiên".
Giải thích: Trong đây, nói vì Đại chẳng phải Đại, nên có tướng Tiểu.
2- Nói tất cả pháp đều duy tâm hiện, không có tự thể riêng.
Cho nên Đại, Tiểu tùy tâm chuyển vận trở về, tức nhập vào vô ngại.
Lại, giải thích là tâm kia đủ biểu hiện ở chỗ đầu sợi lông; tâm này biểu hiện thế giới vĩ đại ở chỗ kia; Đại, Tiểu đồng chỗ không ngăn ngại nhau. Văn dưới nói: "Tâm kia không thường trụ, vô lượng khó suy nghĩ bàn luận, thể hiện rõ tất cả pháp, mỗi pháp đều không biết nhau".
3- Vì nói tất cả pháp đều như huyễn: nghĩa là pháp như huyễn, ở xứ tiểu, hiện đại, đều không có chướng ngại, văn dưới nói: "Hoặc biểu hiện giây phút thành một trăm năm, vì năng lực ảo thuật tự tại, làm đẹp lòng thế gian, v.v...".
4- Nói tất cả pháp đều như mộng: Nghĩa là pháp của mộng kia dài, ngắn không có trở ngại, cho nên luận nói: "Ở mộng, gọi là trải qua một trăm năm, thức giấc là trong khoảnh khắc, vì thời gian dù vô lượng, nhưng gồm thâu trong một sát-na.
5- Vì năng lực thần thông thù thắng: Nghĩa là trong vị tự tại, do năng lực thần thông vượt trội của Bồ-tát, chư Phật, mà xứ tiểu hiện đại, không có gì chướng ngại.
Trong bốn thứ thông, chuyển biến sự việc bên ngoài, là thuộc về thông huyễn; ba thứ còn lại cũng đủ. So sánh, suy nghĩ sẽ thấy được".
6- Vì năng lực định sâu: Vì năng lực Tam-muội tự tại kia, đã khiến ở xứ Tiểu mà thể hiện pháp Đại, không có chướng ngại. Văn dưới nói: "Nhập các tam-muội như số bụi nhỏ, mỗi một tam-muội sinh ra định trần v.v...; trong một trần, hiện vô lượng cõi, mà vi trần kia cũng không lớn thêm", cho đến nói: "Đây gọi là năng lực tam-muội của Đại tiên". 7-Vì năng lực giải thoát: Ở đây đều là đối tượng hiện của năng lực giải thoát không suy nghĩ bàn luận, như trong mười thứ giải thoát của phẩm không nghĩ bàn nói: "trong một hạt bụi, dựng lập tất cả cõi Phật v.v... của ba đời".
8- Vì nhân không có hạn định: nói ở đây đều do đã khởi gốc lành không có hạn định, nghĩa là pháp mà gốc lành của Phật địa đã khởi, rất tự tại, tốt đẹp. Cho nên, một tức tất cả không có đối tượng chướng ngại. Văn dưới nói: "Vì một cõi nước Phật đầy khắp mười phương, mười phương nhập một cũng không có thừa; bổn tướng của thế giới cũng không hư hoại, vì công đức không có so sánh, nên có thể như thế".
Giải thích: Vì công đức không có so sánh: Phát ra đối tượng là nhân.
9- Vì năng lực do tướng duyên khởi: Nghĩa là một và nhiều làm duyên khởi lẫn nhau. Vì do nhau mà thành lập, nên có tướng như thế tức là nhập v.v..., tướng này có hai thứ:
1) Y cứ dụng: có hữu lực, vô lực; vì giữ gìn lẫn nhau, nương tựa nhau, nên có tương nhập.
2) Y cứ thể: Toàn thể "hữu" "không", năng tác, sở tác, vì là tướng toàn thể, nên có "tương tức". Hai thứ này lại có hai nghĩa:
- Vì thể khác đối lập nhau, có ẩn hiển sâu kín, nghĩa là thể tướng dung nhau, có nghĩa vi tế; thể, tướng khác nhau, có nghĩa ẩn, hiển.
- Vì trong đồng thể là có, nên được có một, nhiều, rộng, hẹp, nghĩa là vì thể đồng nhập nhau, nên có một, nhiều vô ngại. Vì đồng thể "tương tức", nên có rộng hẹp, vô ngại. Lại, do thể khác vì gồm thâu đồng, nên có nghĩa vô ngại của lưới trời Đế-thích, vì hiện ở trong thời gian, nên có nghĩa mười đời. Vì duyên khởi không có tánh, nên có nghĩa tánh tướng vô ngại. Vì gồm nhiếp lẫn nhau, nên có nghĩa chủ, bạn vô ngại.
Cho nên, một môn duyên khởi này, có đủ mười nghĩa ở trước kia; suy nghĩ, có thể thấy. Văn dưới nói: "Bồ-tát khéo quán pháp duyên khởi, đối với một pháp, hiểu đa số pháp; trong đa số pháp, hiểu rõ một pháp". Lại nói: "Trong một, hiểu vô lượng; trong vô lượng hiểu một; lần lượt sinh phi thật trí: Vô sở úy".
Giải thích: "Lần lượt sinh là làm duyên khởi lẫn nhau, phát ra nhân".
10-Vì năng lực dung thông của pháp tánh: Nếu chỉ căn cứ vào sự tướng thì sẽ chướng ngại lẫn nhau, không thể "tức nhập"; nếu chỉ y cứ vào lý tánh thì chỉ một vị, không thể "tức nhập". Nay, thì sự lý đã dung thông, là có vô ngại này, nghĩa là sự không khác với lý, khi đã gồm thâu đủ lý tánh, khiến cho nhiều sự kia không khác với lý, tùy thuận theo lý, đối tượng nương tựa của sự kia, đều thể hiện trong một. Nếu trong một gồm thâu lý mà không cùng tận, thì tức lỗi chân lý có phần hạn chế; nếu trong một gồm thâu lý cùng tận, nhiều sự sẽ không thuận theo lý hiện, thì có lỗi tức sự ở ngoài lý.
Nay, đã trong một sự, hoàn toàn gồm thâu lý, thì nhiều sự chẳng lẽ không hiện trong đó. Phẩm Xá-na nói: "Ở trong biển thế giới Liên hoa tạng này, trong mỗi hạt bụi, thấy tất cả pháp giới".
Giải thích: Tất cả pháp giới là pháp giới sự. Lại, phẩm Bất Tư nghị nói: "Tất cả chư Phật ở trong mỗi vi trần, thị hiện tất cả mỗi thứ trang nghiêm cõi Phật vi trần thế giới, thường xoay bánh xe pháp giáo hóa chúng sinh, không hề cắt đứt, hạt bụi không lớn, thế giới không nhỏ, quyết định biết rõ an trụ pháp giới".
Giải thích: "Ý văn trong đây, nói về sự việc của đại, Tiểu đồng là an trụ lý pháp giới, nên khiến Bồ-tát kia có thể y cứ vào tướng đại, tiểu của pháp sự không có chướng ngại".
Vì tín hướng về thu nhập pháp Phổ Hiền này, viên thông tức khắc, rộng lớn vô biên. Lược gồm thâu văn kinh, biểu hiện mười thứ:
1/ Lợi ích của việc thấy, nghe
2/ Lợi ích của việc phát tâm
3/ Lợi ích khởi hạnh
4/ Lợi ích của vị nhiếp hóa
5/ Lợi ích chứng nhanh chóng
6/ Lợi ích diệt chướng
7/ Lợi ích chuyển sang lợi
8/ Lợi ích tạo tu 9/ Lợi ích được ngay 10/ Lợi ích xứng tánh.
1-Lợi ích của thấy nghe: nghĩa là ý chỉ pháp Phổ Hiền này, được thấy nghe Như Lai và pháp di chúc này, gieo trồng gốc lành, để trở thành hạt giống kim cương không thể phá hoại, chủ yếu sẽ thành Phật, như phẩm Tánh Khởi nói: "Nếu có người được địa quyển kinh, chùa tháp Như Lai, lễ bái, cúng dường, chúng sinh, v.v... đó sẽ đầy đủ gốc lành, dứt trừ bệnh khổ phiền não, được thú vui của hiền, Thánh. Này các Phật tử! Cho đến chúng sinh tà kiến không tin, thấy, nghe Đức Phật ấy, các chúng sinh đó đối với thấy nghe đã trồng gốc lành, quả báo không giả dối, cho đến Niết-bàn rốt ráo, dứt trừ tất cả việc ác, các gốc bất thiện, đầy đủ gốc lành. Phật tử ở chỗ Như Lai, thấy, nghe, cúng dường, cung kính, là đã gieo trồng gốc lành không thể nói".
-Nói "không thể là dụ, vì sao? Vì Như Lai không thể suy nghĩ bàn luận, vì vượt quá nghị luận".
2- Lợi ích của phát tâm: Nghĩa là ở địa vị kính tín xưng tụng đầy đủ cảnh giới Phật kia, phát tâm rộng lớn này. Vì tâm này tức là thuộc về pháp Phổ Hiền. Cho nên, dung thông tức khắp pháp giới, thời gian, nơi chốn vô tận như trước kia. Đã nhập pháp Phổ Hiền kia, thuộc về pháp kia, tức là khiến các vị cũng đều sẽ thành Phật, nên kinh nói: "Lúc mới phát tâm, liền thành Chánh giác, nhận biết tánh chân thật của tất cả pháp, đầy đủ thân tuệ, không từ người khác mà ngộ". Lại nói: "Bồ-tát mới phát tâm tức là Phật, nên đều đồng với các Như Lai ba đời, rộng như trong kệ tụng của phẩm Phát Tâm Công Đức, đã nói".
3- Lợi ích khởi hạnh: Nghĩa là nếu khi khởi một hạnh Phổ Hiền, thì sẽ khắp tất cả hạnh; tất cả đức; tất cả pháp; tất cả xứ; tất cả thời gian; tất cả nhân; tất cả quả, cùng tận pháp giới, đầy đủ tất cả, như lưới trời Đế-thích...
Cho nên, một hạnh thấu suốt đến rốt ráo, như phẩm Phổ Hiền lược hiện bày sáu mươi hạnh Phổ Hiền, mỗi hạnh đều cùng khắp tất cả, nhanh chóng đến quả Phật. Cho nên, kinh nói: Bồ-tát Ma-ha-tát được nghe pháp này, dùng tiểu làm phương tiện, sẽ nhanh chóng được A-nậu-đa-la-Tam-miệu-Tambồ-đề, ngang bằng với Phật ba đời, rộng như trong bài tụng của văn kinh ấy nói".
4- Lợi ích của vị nhiếp hóa: Năm vị tín v.v..., trong mỗi vị gồm thâu tất cả vị, nhưng có hai môn:
1) Tướng của vị hoàn toàn là môn, vì tức tất cả vị là một vị. Xứ mãn của Thập Tín, tức là thành Phật
2) Môn các vị giúp nhau, tức trong một vị đầy đủ tất cả vị, như trong Mười Tín có Mười Trụ, cho đến Mười Địa, như phẩm Hiền Thủ nói. Trong Thập trụ v.v... đều gồm thâu các vị, đều đủ hai môn, như chỗ Tỳ-kheo Hải Tràng và phẩm Thập trụ v.v... nói". Lại nói: "Ở một địa gồm thâu khắp công đức của tất cả các địa; rộng, hẹp khác nhau vô ngại, cho đến lưới trời Đế-thích v.v... đều đủ. So sánh suy nghĩ rất dễ hiểu.
5- Lợi ích chứng nhanh chóng: Y chỉ phổ môn này, một chứng, tất cả chứng, nhanh chóng nhập Mười Địa, như Bồ-tát Xá-na ở cung trời Đâu-suất, đặt chân trong ánh sáng soi rọi khắp các thế giới nhiều như bụi nhỏ của mười Đức Phật, chiếu khắp chỗ Phật kia; chúng sinh ở địa ngục được dứt trừ mọi đau khổ, được mười mắt, mười tai... Sau khi qua đời, đều đều được sinh lên cõi trời Đâu-suất, nghe tiếng nói pháp trên hư không, đều được các năng lực của Thập Địa trang nghiêm đầy đủ tammuội, đều thành tựu cõi v.v... chúng sinh; thân miệng, ý lành, thấy khắp chư Phật, lợi ích chúng sinh rộng lớn, đều thành tựu ngay, đầy đủ như trong phẩm "Tiểu tướng quang minh có nói".
Giải thích: "Người từ địa ngục ra, nghe pháp Phổ Hiền này, liền được Mười Địa: Đây là nói về lợi ích sâu xa của pháp này".
6- Lợi ích diệt chướng: Y cứ phổ môn này, cũng một đoạn, tất cả đoạn, nghĩa là như Thiên tử Đâu-suất ở trước, được Mười Địa xong. Mỗi lỗ chân lông, hóa thành giới v.v... chúng sinh, dâng mây, hoa, hương mầu nhiệm cúng dường Phật Lôxá-na. Rải hương, hoa xong, trong mỗi đóa hoa, khi thấy các Như Lai, mây hương của đóa hoa kia xông khắp thế giới nhiều như số bụi, cõi Phật vô lượng. Nhờ mùi hương kia, thân, tâm chúng sinh cảm thấy vui sướng, các chướng tội nghiệp đều được dứt trừ. Đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, trong, ngoài đều có năm trăm phiền não, tám muôn bốn ngàn phiền não, đều được dứt trừ. Các chúng sinh đó đầy đủ các thứ hương thanh tịnh, tự tại".
Giải thích: "Thiên tử của địa ngục ở trước, không phải trực tiếp tự thân được mười địa ngay, cũng là do xông hương ở lỗ chân lông, khiến chúng sinh ngần ấy được diệt ngay vô lượng phiền não này, đều là năng lực cao siêu của pháp phổ môn.
7- Lợi ích chuyển biến: Hạnh phổ cũng thành, thì có thể lợi ích ngay cho vô biên chúng sinh, đều đồng được pháp của Mười Địa này.
Như Thiên tử Đâu-suất trước kia, được Mười Địa xong, trong lỗ chân lông xuất hiện lọng mây cúng dường Phật. Kinh nói: "Nếu có chúng sinh thấy lọng mây này, thì các chúng sinh kia đã gieo trồng gốc lành mà một số cát sông Hằng vua chuyển luân đã gieo trồng, cái gọi là vua chuyển Luân của lưới báu Bạch tịnh, v.v...
Bồ-tát Ma-ha-tát an trụ xứ vua chuyển Luân như thế. Trong trăm ngàn ức na-do-tha thế giới như số bụi nhỏ cõi Phật, giáo hóa vua chuyển luân, phát ra ánh sáng tự tại Mạn-đà-la. Nếu có chúng sinh nào gặp ánh sáng này, đều chứng được mười địa của Bồ-tát. Lại nói rằng: "Luân Vương kia phát ra ánh sáng rực rỡ, đều chứng được Bồ-tát Thập Địa". Lại nói rằng: "Luân Vương kia phát ra ánh sáng rực rỡ, gọi châu ma-ni. Nếu có chúng sinh gặp được ánh sáng này, thì sẽ chứng được Bồ-tát Thập Địa, đều được vô lượng ánh sáng trí tuệ, nói được mười thứ hạnh nghiệp thanh tịnh của mắt, cho đến mười thứ nghiệp thanh tịnh của ý, đầy đủ tammuội, thành tựu năng lực thanh tịnh, cho đến được mắt thịt v.v... thấy khắp".
Giải thích: Ba lớp trên đây, lợi ích rộng nhiều, đồng thời thành tựu:
1) Thiên tử chứng được Thập địa.
2) Mây lọng của lỗ chân lông Thiên tử, lợi ích cho người khác được Luân Vương. Đây cũng là Bồ-tát Thập Địa.
3) Luân vương phát ra ánh sáng, lại lợi ích chuyển biến rộng. Lại nữa, khiến nhiều người cũng được Thập địa, đều là lượng, số cõi nhiều như cát bụi, lần lượt nhanh chóng, đều thành tựu ngay, không thể nói, không thể nói, rộng như phẩm kia đã nói.
8-Lợi ích của tạo tu: Nghĩa là như Thiện Tài đã y chỉ pháp phổ này, đối với một sinh thân, từ mới phát tâm, đến vị Phổ Hiền. Vì mười địa mãn, cho đến nói rằng: "Tất cả Bồ-tát tu vô lượng kiếp, Thiện Tài một đời đều được".
Giải thích: Vì y cứ phổ môn, vì một được, thì được tất cả. Rộng như phẩm Nhập Pháp Giới nói: "Lại, như Thiện Tài ở đời trước, từng thấy nghe pháp phổ môn, thành giống Kim cương, bèn khiến nay sinh, thành tựu ngay môn giải hạnh. Đây há không phải ba tăng-kỳ kiếp ư?".
-Đáp: Thời kiếp này bất tịnh, hoặc một niệm tức vô lượng kiếp; vô lượng kiếp tức một niệm; một đời tức vô lượng đời... đều đủ mười thứ vô ngại như trước. So sánh suy nghĩ rất dễ thấy.
9- Lợi ích được tức khắc: Sáu mươi vị Tỳ-kheo thấy ngay Như Lai, cảnh giới của mười mắt. Trong rừng Kỳ-hoàn, không thể nói số bụi nhỏ Bồ-tát được ngay biển pháp tự tại vô tận, như phẩm Pháp giới đầu tiên nói: Lại, phẩm Tánh Khởi nói: "Mỗi thế giới mười phương, đều có một trăm ngàn cõi Phật, Bồ-tát số trần được tất cả ánh sáng, Đẳng chí, Nhất vị sinh v.v... Lại, lợi ích mà phẩm phát tâm đã được và phẩm Xá-na nói: "Đầu tiên là nhóm họp, ánh sáng hào quang trên đầu sợi lông của Bồtát trở thành lợi ích, có sáu lớp vô ngại v.v... đầy đủ như thuyết kia đã nói".
10- Lợi ích xứng tánh: Nghĩa là y cứ vào pháp phổ này, tất cả chúng sinh đều gọi là bản tánh. Ở trong biển quả của Phật, tức ích từ xưa đến nay, cuối cùng lại không có mới. Như phẩm Tánh Khởi nói: "Phật tử! Trong thân Như Lai đều thấy tất cả chúng sinh, phát tâm Bồ-đề, tu hạnh Bồ-tát, thành Đẳng Chánh giác, cho đến thấy tất cả chúng sinh tĩnh lặng Niết-bàn, cũng giống như thế, đều một tánh vì là vô tánh, cho đến nói rằng: "Tất cả Như Lai với đại bi không cùng cực, độ thoát chúng sinh"."
Giải thích: "Giải thích chúng sinh đồng với Phật, từ xưa đến nay, nghĩa là đại bi không có cùng cực".
Ôi! Vì pháp giới viên thông, duyên đều khế hợp, nghĩa là pháp mà chín môn trên đã thể hiện, tổng hợp thành một pháp duyên khởi rộng lớn, thuận theo có một, thì sẽ có tất cả chỗ vô ngại, viên dung, tự tại vô tận. Nếu thuận theo nghĩa, phân tích, triển khai cũng có mười môn:
1/ Xứ viên: Nghĩa là trong xứ vô tận ở trước, thuận theo một xứ trần, thì có tất cả xứ như trên; tất cả thời gian; tất cả Phật; tất cả chúng; tất cả oai nghi; tất cả giáo; tất cả nghĩa; tất cả ý; tất cả ích, đều suốt qua lưới Đế-thích, lớp lớp đều tồn tại một trần, như một xứ trần, tất cả pháp giới cùng tận hư không, mỗi xứ trần đều cũng giống như thế.
2/ Thời gian viên: Trong một niệm có tất cả thời gian, kiếp số, tất cả xứ, tất cả Phật, như trước, cho đến tất cả nhiêu ích đều đi suốt qua lưới Đế-thích, nhiều lớp biểu thị rõ, như một niệm, tất cả nhiều lớp trong các biển kiếp; một niệm gồm thâu cũng đều như thế.
3/ Phật viên: Trong một lỗ chân lông của Phật, có tất cả Phật, tất cả xứ, tất cả thời gian, cho đến tất cả lợi ích, như lỗ chân lông, tất cả cùng khắp pháp giới. Các lỗ chân lông hiện tại đều cũng giống như thế.
4/ Chúng viên: y cứ theo trước;
5/ Oai nghi viên mãn;
6/ Giáo viên;
7/ Nghĩa viên;
8/ Ý viên;
9/ Ích viên;
10/ Phổ viên, đều giống nhau. So sánh, suy nghĩ, có dễ hiểu.
Vì đồng một đại duyên khởi vô ngại, nên tự tại khó so lường, vì không thể suy nghĩ, bàn luận, đây gọi là biển pháp vô tận Hoa Nghiêm, cùng tận pháp giới, vượt ngoài thế giới hư không, chỉ có trí Phổ Hiền mới cùng cực thấu suốt.