TẠP TẠNG
SỐ 1872 - NHỮNG LỜI RĂN TRONG KINH HOA NGHIÊM
Biên soạn: Quốc sư Hiền Thủ, đời Đường.
SỐ 1872 - NHỮNG LỜI RĂN TRONG KINH HOA NGHIÊM
Tông chỉ kinh Hoa Nghiêm! Ý nghĩa chẳng phải là một. Nghiên cứu rõ ràng, nói chung về hai môn nhân, quả: Nhân là hạnh nguyện của Phổ Hiền; quả là dụng nghiệp của Xá-na, dùng các cõi làm thể, duyên khởi làm dụng, thể dụng gồm thâu hoàn toàn, viên thông một mối. Nói về lý do, không ngoài duyên khởi, dùng nghĩa chuyển vận trở về, thấu suốt lẽ "hữu" "không", thuận theo trí giám sát công dụng, tức nói nhiều môn; tùy thuận theo thể, tông chỉ sâu dày, tức nói nghĩa "Nhất". Nếu giải thích về chỉ thú huyền vi, thì "một" "nhiều" không có tự thể. Tuy nhiên, dùng không là "một", mà là "rõ một"; không phải là "nhiều", mà là "liễu nhiều", thường tồn tại, "thường không", "thường hữu", huống chi như đây, lược hiển bày thô sơ.
Nay, y cứ nghĩa thích đáng, lược bày hỏi đáp, chỉ tường thuật đại ý thuộc về văn kinh khác, mong sao sẽ được đạo quân tử thăm dò chỉ thú kinh kia!
1- Gạn hỏi về Phổ nhãn.
2- Nói về sự, lý.
3- Nói về chánh nhân.
4- Dung thông Đại, Tiểu.
5- Kết luận thành, hoại.
6- Suốt qua hai cõi.
7- Nói về ẩn, hiển.
8- Nói về nhân, quả.
9- Đạt được "sắc" "không".
-Hỏi: "Tướng của mắt, sắc, lẽ ra có sự kia, căn, trần hòa hợp, chỉ thú ấy chẳng phải không có; duyên gặp vào thời điểm hiện tại, làm sao cảnh không hư hoại được? Làm sao mới gọi phổ nhãn?"-Đáp riêng: "Lập duyên là nhân, gọi mắt là quả. Nếu duyên phát hiện tức vì duyên, gọi là mắt; nếu vì nhân chìm trong quả, thì duyên đều gọi mắt. Vậy thì toàn sắc là mắt, thường trông thấy mà không có duyên; toàn mắt là sắc, thường gọi là thấy mà chẳng phải "ngã"; chẳng phải "ngã" là ly khai tưởng tình; không có duyên, thì dứt bặt tham cầu, gồm thâu muôn tượng ở trước mắt. Hoàn toàn mười phương ở trước mắt, là vì nghĩa duyên vô tận, tùy thuộc vào thấy, thấy mà không cùng cực, vì tánh vật khó thấy; Suy nghĩ; thích ứng với pháp pháp mà không dễ gì so sánh. Mười pháp tức là nói chung cho nghĩa Phổ nhãn, là thấy thể chung, mà từ lâu tự ẩn giấu, vừa che khuất vừa soi rọi, là nghĩa nhiều lớp, nhưng cuối cùng, mười phương ở trước mắt. Gương soi "không" "hữu" mà trong sáng; gồm thâu muôn tượng để thành thân, biểu hiện sự lý mà thông suốt; kính đáp.
-Hỏi: "Sự tướng duyên khởi, phân chia giới hạn rõ ràng, lý tánh của pháp giới, không có chủ thể, đối tượng. Nếu vì hiện có hư hoại một, thì thể dụng không hư hoại, cũng chung cho sự, lý, gồm thâu thành không hai. Vì dứt bỏ tệ này, ngõ hầu làm trắng sạch, tông huyền vi? Riêng đối với sự tướng duyên khởi, tất nhiên gồm thâu tánh mới thành, tông huyền vi của pháp giới cũng y cứ ở duyên mà ứng hiện không. Hữu hữu giao xen nhau, thể dụng suốt qua huyền vi; nói sự tức "hữu" thấu suốt nguồn "Không"; bàn bạc "hữu" là "Không", thấu suốt biểu "hữu". Hoặc có lúc đoạt cả hai, biện luận mảy may không đủ, đôi khi thành nhau, bàn bạc rộng lớn đều thấy; lý hoàn toàn gồm thâu sự, hoàn toàn nêu sự mà là lý. Sự không phải sự vật riêng lẻ đủ lý mà là sự. Phương nào "không", thuận theo "hữu", biểu hiện lý, theo đuổi sự phô bày; một đời quán chung, muôn vật có thể cố định. Kính đáp.
- Hỏi: "Thời đại ngày nay, người tu đạo, nhập hạnh, phải thấy Phật cầu pháp, từ nhân đến quả, nắp và hộp nương vào nhau. Nếu thấy ba mươi hai tướng là nhân, thì không có tướng để thấy; nếu giải thích một "không" là nhân. Về sau, e rằng sự lý cách biệt. Xin giải thích về nhân của Phật kia, hy vọng quả thành Phật?".
- Đáp riêng: "Phật dùng vô sinh vắng lặng làm thân, cũng dùng pháp giới vô khởi làm thể, chỉ chứng lý này, Phật thuận theo lý để ứng hiện thân, chỉ nhập vào Vô sinh. Pháp thuận theo trí để làm sáng tỏ tướng; tướng là vô tướng. Sắc thân chưa đáng để mất lý, vô thì chẳng vô. Môn "không" đâu thể là thật. Từ lâu đã lìa tĩnh lặng; nền tảng của ba đời chưa xét, đã phải bỏ sắc, thinh, ít giao tiếp trong sáu căn, sau đó, chứng trong tâm, y theo lý thành Phật, cũng đồng vời thành tĩnh, dứt hết duyên ngoài, trí thành tựu, pháp cũng đồng thành tựu; nhân mãn tức quả. Hễ phát tâm thì thành nền tảng của Chánh giác; quả mãn tức là nhân thành. Đắc đạo, vì căn bản sơ tâm của mình, đâu cần gì toàn nhân đến quả, e rằng nền tảng cảm vời hoàn toàn là sự lý, sẽ có can thiệp với tánh có, xin kính đáp.
- Hỏi: "Có đại, có tiểu, tướng trạng rõ ràng, sự vật khác nhau: Một rộng, một hẹp. Hoặc dùng Tiểu gồm thâu Đại; hoặc e đại mất đi hình gốc. Hoặc dùng Đại gồm thâu Tiểu, cũng e rằng, tiểu bị thương tổn không có chất, rộng, hẹp tức Đại, tiểu kia không bằng nhau, ra vào đâu được chấp nhận nhau, ngõ hầu nhờ mây trắng sạch, trong sáng của mặt trời trí này ư?"
- Đáp riêng: "Đại tất nhiên gồm thâu Tiểu, mới được gọi là Đại; Tiểu tất nhiên chấp nhận Đại, mới được gọi Tiểu, đều không có tự tánh. Đại, Tiểu sở dĩ chấp nhận nhau, vì đều không trọn thành; sự rộng, hẹp do đó đều nhận lãnh ngang nhau, là biết Đại, là Đại của tiểu; Tiểu là tiểu của Đại, tiểu không có tánh cố định, sau cùng, tự khắp cả mười phương. Đại không có hình dáng cố định. Nhiều kiếp trắng sạch, sáng suốt cả một đời, thì biết khi Tiểu, thì Đại chánh, hạt cải nhét cả núi Tu-di; lúc Đại, thì Tiểu chánh, nước biển nhận ở lỗ chân lông. Nếu không thì đều là tánh hư hoại, ra vào đâu được không đầy đủ. Lại, vì đều tồn tại hình gốc, mở quyển ra, tự nhiên vô ngại". Kính đáp.
- Hỏi: "Nghĩa thành hoại, thế ấy khó rõ, sự khác nhau sắp bày khác nhau. Lại, trái với sự suy tìm đến chỗ cùng cực kia, nay, khi thành, hoại sẽ ở đâu? Lúc hoại, thì thành sẽ ở phương nào? Nếu khắp với Thánh thì không chấp nhận. Nếu đồng với phàm, thì lại không tin. Thỉnh cầu dùng ngọc châu để tìm đáp lại, loại trừ thứ gạch ngói này".
- Đáp riêng: "Hoại tức thành xứ hư hoại, pháp giới cũng hoại, tức thành, "không" mà thường "hữu", còn hư hoại là "hữu", thấu suốt hư hoại là "không"; Thật tồn tại, tức "không" phô bày "hữu biểu". Sau đó, khác cũng không khác với tư trong sạch sáng suốt của đồng thể; vì mê ở đồng thể, nên tự mê muội tối tăm. Nếu dùng tánh trang nghiêm để kết hai bên "không" "hữu", hoặc dùng trí chiếu đến thông thì thành, hoại sẽ một tế". Kính đáp.
- Hỏi: "Chúng sinh là mê, chư Phật là ngộ, thể dù là một, nhưng y cứ ở dụng có khác. Nếu lấy chúng sinh chung với Phật, thì chư Phật sẽ hợp với mê; nếu cho rằng Phật chung với chúng sinh thì chúng sinh sẽ hợp với ngộ. Chỉ mong lau sạch bụi ở gương soi, để làm tỏ rõ ánh sáng rực rỡ, ngõ hầu mở cửa huyền vì ngôi nhà u tối?"
- Đáp riêng: "Thường cho rằng phi chúng sinh là chúng sinh, cũng không phải chư Phật là chư Phật, vì không ngại sự tồn tại mà hằng đoạt; không trở ngại hoại mà thường thành. Thuận theo đủ duyên, thì đặt tên chúng sinh, đâu có chúng sinh thật có. Y cứ vào thể, lập ra quyền, hiệu pháp thân, đâu có chư Phật để cầu? Chớ cho rằng không vọng là quán suốt nguồn chân. Đối với một tướng mà hằng "hữu", chân bao gồm hết vọng, vào năm đạo mà thường "không". Bao gồm tình, thì hai cõi khó chung; trí nói là như một thì dễ nói, sau đó, cả hai đều phi, cả hai đều lập thành lẫn nhau, thấy chư Phật ở thân chúng sinh, xem chúng sinh ở tự thể của Phật".
- Hỏi: "Nghĩa ẩn hiển, về chỉ thú khó có cội nguồn. Dựa vào "không", "sắc" để suốt qua cửa huyền vi; y cứ vào một, nhiều mà làm sáng tỏ sự sâu kín. Nếu lúc hiển có ẩn, thì thấy sắc sẽ hợp với thấy "Không"; nếu khi ẩn có hiển, thì thấy tĩnh lặng, lẽ ra phải thường xem động? Thỉnh cầu chỉ bày pháp tạng, soi sáng ngọc châu của trí này?"
- Đáp riêng: "Ở đây có thể gồm thâu kia, tức đây ẩn, kia hiển. Nếu gồm thâu ở đây, thì cũng ở đây hiển, ở kia ẩn; ẩn tồn tại, tức là hiển tồn tại. Lúc hiển chính là lúc ẩn; một "hoại" gồm thâu hoàn toàn; nhiều "thành" thì hiển ở đây, hoàn toàn gồm thâu ẩn kia; pháp thể hằng sáng; sáng cũng không phải hiển. Phật động mà thường tĩnh, tĩnh cũng không phải ẩn, ẩn do hiển mà lập; pháp giới triển khai trong duyên khởi. Hiển do ẩn mà thành, gương soi muôn vật ở trên một, "không", nhưng thấy "không" tức là thấy "sắc", rõ vọng tức liễu chân, há trải qua tám muôn hàng đầu của tâm thể?
Kính đáp.
- Hỏi: "Nhân, quả nương nhau, cũng như chiếc nắp và hộp kia. Từ nhân được quả, thì quả sẽ thành khác với nhân; nếu tức nhân là quả thì chúng sinh sẽ đồng với Phật địa, không được gọi là đoạn đức, đây lại rơi vào thường! Chỉ ra đường mê, mở ra con đường chân chánh này!?"
- Đáp riêng: "Hai vị nhân, quả đồng một duyên khởi, nhân nhau mà thành lập, về nghĩa không khởi riêng. Nhân xuyên suốt nguồn quả, quả xét cùng nhân; hạnh, nguyện của Phổ Hiền, mới mang hiệu là nhân viên; mười thân Xá-na, gọi là quả mãn. Tuy nhiên, pháp không có trước, sau, thuận theo xứ liễu mà nhân viên; Phật dù đoạn, thường, nhưng khi giác ngộ mà lý thể hiện. Quả của quả không phải là "đắc"; nhân cũng không mất, cũng là phát tâm mới chứng nghiệm; quả cùng cực mé nhân, Bồ-tát đã thành Chánh giác, tức biết nguồn nhân, vị quả đối nhau, tự vời lấy lỗi đoạn, thường, thể đồng một kiến giải. Lại nữa, cảm vời sự nhận thức của thể, dụng, tự có thể tức trong môn Duyên Khởi, thừa nhận tướng nhân, tức quả, chỗ chứng của pháp giới, khác với dự kiến bàn bạc".
- Hỏi: "Việc duyên khởi có phạm vi khác nhau, lý "không" của pháp giới, lìa ngoài lượng giới hạn. Một thông một ngại, sẽ trái với nghĩa tự tại; hoặc ẩn thành hiển, đầu mối dung hội chớ y cứ. Muốn cho sự phân chia xếp đặt nghĩa của một vị để làm sáng tỏ nguồn gốc đồng nhau, hy vọng được nghe âm đức, nguyện khai thị đề xướng?"
- Đáp riêng: "Sắc lấy "không" mà thành, như ta múc nước, sóng chao động, sự bao gồm cả lý, giống như đồ đựng vàng, đây là tùy thuộc hình. "Sắc" dựa vào "không" mà lập; "không" y cứ vào "sắc" mà được trong sáng, xâm đoạt lẫn nhau, thì cả hai nghĩa phải mất; thành lẫn nhau, thì cả hai môn đều thể hiện. Khi hiện tức ẩn, nên thấy sắc mà thường "không", lúc "không" tức hiển, nên quán "không" mà thường "sắc". Sắc đã chẳng phải sắc, thì "không" cũng chẳng phải "không"; lẫn nhau "có" mà lẫn nhau "không có"; thành lẫn nhau mà đoạt lẫn nhau, nên nghĩa Vô sinh được phô bày. Vì thành nhau, nên môn duyên khởi mới biểu hiện. Sắc không có tự tánh, nêu thể hoàn toàn "không", "không" chẳng có tự thể, nêu "không" hoàn toàn "sắc"; "sắc", "không" chẳng hai, viên thông một lý, lại khiến một suốt qua, một trở ngại, khắp ở tướng mà dung chứa thông; có ẩn, hiển ở tánh, mới là ở giữa". Kính đáp.