TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1877 - HOA NGHIÊM PHÁP GIỚI DU TÂM KÝ (MỚI KHẮC)

MỤC LỤC

SỐ 1877 - HOA NGHIÊM PHÁP GIỚI DU TÂM KÝ (MỚI KHẮC)

LỜI TỰA


LỜI TỰA

Tánh là lời nói của thiên hạ, là phép tắc cũ mà thôi, còn tánh cũng chẳng phải một.

Bởi tánh thế gian, người hiền và kẻ chẳng ra gì. Người hiền thì vô sự, mà kẻ chẳng ra gì thì soi bói. Tánh xuất thế có ba phồn thịnh: tánh nhất định, thì hạn cuộc; không nhất định, thì đi suốt qua, mà tấn nghĩa là tánh "như". Tận, nghĩa là tánh che giấu xong.

Nếu nói về phát ra tánh xuất thế, thì sẽ gọi là bảy đại, hay là Tam thiên? Hay lưới báu của Đếthích ư? Tức xưng hô của vận dụng không suy nghĩ, bàn luận để gọi là pháp giới. Tuy nhiên dùng pháp giới là tự tánh, nghĩa là pháp giới kia chỉ cho nhất thừa của Biệt giáo ư? Giáo ở đây số là đối tượng hàng phục của vua rồng Ta-kiệt-la, chẳng phải biển không tiếp nhận, há không gọi là riêng ư? Đối tượng đi dạo của kỳ lân, sư tử, chẳng phải trâu trắng không đều có? Điều đó gọi là một cơ nghi? Cái gọi là phái Nhất thừa Biệt giáo, đó là Phổ Hiền. Phổ Hiền nghĩa là tâm và sắc mà thôi!

Biển do nước mà sâu, núi nhờ đá chồng chất mà cao, trí do tích lũy tài mà được rộng, tâm thống lãnh tánh mà dày. Cho nên, tâm dùng pháp giới làm tánh. Đối với pháp giới, không thể trong giây lát mà xa lìa.

Ở chùa Quốc Tây đời Lý, cuối đời Đường Ngụy, nơi Đại sư Hiền Thủ soạn trước Du Tâm Pháp Giới Ký, chính là rường cột của quán Di-lặc; khung xe, dây cương ngựa của đạo Phổ Hiền. Ngày bện cỏ tranh, đêm đánh dây xe sợi, muốn không đến chỗ kia có được ư? Như nói về thành trong không giải tỏa mà che chở giữ gìn cho người, thì không cho ư? Thân người kia không xinh đẹp mà làm tươi đẹp cho tháp, thì thật là hổ thẹn! Há không lo nghĩ điều đó hay sao?

Sự tu đức của thất phu là vua, hòa thuận trong súc vật mà anh hoa phát ra ngoài. Mặc dù là Thánh, nhưng không tu thì chẳng ra gì. Phổ Hiền ghét có điều khác, cũng giống như con người mà thôi.

Đồng tử Nam Lệ, từ khi đến Sư tử vàng, tìm thầy lần thứ một trăm mười. Đây là tiến đến dấu vết rộng lớn của hạnh Phổ Hiền. Dấu vết là phép tắc, tượng là gương soi, là lý do sinh khởi của pháp giới. Ghi nhận, nghĩa là dùng chữ tín làm đầu. Nói về hợp đồng mua bán mở ra, tin giả dối giống như nước năng, được châu, dẫn ra chân kia. Thành thật như vậy sao gọi là tín?

Không ngờ vực là xong; tâm một mà chấm dứt phân biệt, một để xuyên suốt chân thay? Trung thay? Sáu hợp ngang mà chẳng trái nghịch. Nếu nói về gieo vào năm, nguồn nhiệt, thì há tư duy tác ý tà ư? Nên có thuyết nói: "Lý của niềm tin đã mất là sai quấy; tánh của tín mất quên sự an nguy. Mất nghĩa là "chỉ", chỉ là đối với sự, nghĩa là tín, là chân thay! Thành thật thay! Sao không làm thay!

Thế nào là Tín? Nói tín là Pháp giới của tâm là tín ư? Pháp giới của tâm đi khắp, tâm của chúng sinh có giới nào tà ư?

Đáp: "Mắt ngắn vì đối với cái thấy của mình, nên gương soi chiếu vật, trí ngắn vì tự mình biết, nên tâm quán giới, mặc dù quán sát giới, đâu không là tâm đi cùng khắp pháp giới ư?

Ôi! Cương lĩnh của một nắm tay, để chế ngự rồng, ngựa cao tám thước. Vì mở ra chín từng, đóng lại, thọ lãnh chế, phục nơi tấc cửa, nên nói: "Khuôn phép của năm tấc để cùng tận phương của thiên hạ, có thể thí dụ thay? Sao tâm không đi khắp pháp giới ư? Sự đi khắp của con người, ở núi non chăng? Hay chốn hoang vắng chăng? Tự là như thế? Nhưng không đi, khắp pháp giới ư? Người kia, đi khắp núi tất nhiên tiến, nhân huân tập, tất nhiên lay động. Công năng của đi khắp, chứng nhập ở đó? Cũng tự như thế. Dù cho mắt nhìn xem, mũi hướng về không có tin, thì người đó cũng như câm, điếc mà thôi! Pháp giới rộng thay! Lớn thay! Điếc, câm, thông minh, biện tài, đâu không là pháp giới? Trời, đất kia không có chỗ thiếu sót ư?

Cũng rộng lớn thay! Hoặc tạm hư hoại, thì dù pháp giới cũng chẳng cho, cũng chưa do thấy đạo hiện nay.

Phương Đông, vận nước hưng thịnh, nhân văn rực rỡ lớn lao, mênh mông rộng lớn với phong cách chân tranh nhau nổ ra, thì mười tông rung động, bốn luận đều phát, vì người dò xét, trù trừ, giấu giếm, tin ở tay mà được ư? Vua là sự sáng sủa của đạo Thánh, mênh mông của bá lịnh. Sự việc của con người đủ giàu có, đồ đựng tài năng không thiếu, chỉ trời, ta bình đẳng, việc vui mừng được kéo dài thì xưa. Từ đó đến nay, chưa có lúc nào được hưng thịnh vậy.

Xưa, thầy tôi là Bạch Thiều lão nhân, đi dạo chùa Đông Đại ở Nam Đô, được bộ Du Tâm Pháp Giới Ký, vì muốn thị hiện đại mới trừ đi quả mất, có bao nhiêu sư vãng thệ. Than ôi! Vãng thệ ư? Ta phải làm gì?

Ôi! Không làm mà xong, làm không có gì chẳng làm, tiểu tử ở đây, quơ gậy tầm xích mà bay về phương Tây, ngàn dặm vùn vụt, đến chùa Đông

Đại, thì được bổn chân kia mà hiện tính, để không bao giờ rữa nát. Ký này ít ỏi ư? Vẫn chưa ra khỏi nhân gian.

Nay, công lao ở đời, đây chẳng phải là đối tượng suy xét cho cùng cực, mênh mông sáng suốt sủa của Đức Thánh của ta ư? Cúi mong đức sáng, kia là hữu vi ư? Điều gì không làm? Vả lại, cũng là nhân quả của tràng kim cương không hai, hàng Bồ-tát mới từ cõi khổ vào thẳng báo độ, chứng đắc mở mang dẫn phát. Như núi con nhỏ đối với sóng mênh mông kia, chưa thể nhỏ giọt nước ít ỏi để đáp trả, là do nối tiếp chí nguyện của Bạch lão nhân, khắc chữ trên gỗ để thả khắp trên biển".

Hưởng Bảo, giữa mùa hè năm Giáp Thân.

Sa-môn Võ Dương Bạch Nhã kính cẩn tại nhà trọ Kinh đô. Bài tựa Hoa Nghiêm Du Tâm Pháp Giới Ký.

Hưng thịnh tốt đẹp thay! Nước xưa của ta! Từ dĩ vãng đã dồi dào về sách Thánh. Trái lại, còn vượt hơn sự dò xét của Cao Lệ Trung Hoa, hoặc có thể nhiều gấp năm lần. Đến nay vẫn nghiễm nhiên mà tồn tại. Sách vỡ cũng cho rằng, Trung quốc đã mất đi bốn công bằng của cầu lễ, huống chi là Thánh giáo ư?

Ở đây, có vị tu theo Liên tông hỏi tôi rằng: "Đâu là sách, là chí để lại của thầy ta, sẽ sống lâu ở cây tử, có thể như vậy ư?

Tôi nghe rất vui mừng. Vả lại, tưởng lệ đề tựa cho rằng: "Ôi! Du tâm pháp giới ký là gì?" Nguồn gốc của văn ấy xuất xứ từ Hoa Nghiêm mà thật ra là ghi nhận lời bàn bạc của Tổ sư Hiền Thủ.

Kệ của kinh xưa nói: "Du tâm pháp giới như hư không, người này mới biết cảnh giới Phật, thường cho là du tâm, nghĩa là hạnh trí của chủ thể quán. Pháp giới nghĩa là đế lý của đối tượng quán. Như hư không nghĩa là ngay thẳng, là không chờ ba lần chuyển mà tụng đọc. Hư là giả dối, không là rỗng không, như hư, như không là ở giữa; nghĩa chẳng phải hư, chẳng phải không, ở giữa thiếu.

Nói về văn này, là tiết lớn. Chỉ quán của Thiên thai có đặt ra văn này để tạo nên quán ba đế, văn này không những nói riêng nghĩa của tiết lớn, mà còn như Ba Tạng Chân Ngôn nói: "Mỗi câu văn trong Hoa Nghiêm, đều có nghĩa của hai môn thâm, bí và sơ lược". Thật vậy! Lời phán quyết này đâu thể trắc nghiệm suy lường ngay ư? Kệ này đã nói: "người này là cảnh giới Phật, thì nói không phải chỉ biển quả dung thông mà thôi. Muôn "hoặc" rối rắm, lặt vặt là biết núi đạo, rừng gươm, cảnh giới của Phật là ý của Tổ từ phương Tây đến, pháp nhĩ có tâm, ba thiên rõ ràng? Tâm mới khởi theo ngoài của quán, bí quyết của khu vực nhập lý các cõi nhiều như cát bụi, đều là chỗ xuất hiện ra đời của bậc Thánh, bởi khó mà nói năng với tuệ thấp kém, biết bao nhiêu "chỉ" mà thôi ư? Khoảnh khắc có hủ Nho trước đoán phân biệt rằng: "Biển Đông không ngoài bậc Thánh, biển Tây không ngoài bậc Thánh. Than ôi! Sự hàm hồ là lối bế tắc của người ngu! là kiến thức nhỏ hẹp! Luống nhận một giới Khổng Khâu để làm bậc Thánh, thấm dần từng phần chi-na mà tưởng Trung quốc, một mình được con thú cái, truyền gọi là điềm lành, dùng suy nghĩ điềm lành để đáp lại?

Ôi! Trong pháp ta, ví thốt nhiên Lân giác, Độc giác chỉ là bậc Thánh, hãy còn không có đức và một của ngàn muôn phần làm sao được? Than ôi! Cái gọi là cái thấy chân thật của con ếch. Số là với chồm ngồi ở giếng ngửa xem trời, nói là trời bé nhỏ, cũng không xa lắm, không đáng nói lại.

Từ nay, tôi tự nghĩ Trung quốc dù rộng hơn chánh pháp của ta, nhưng trước khi chưa kết thúc dần, thì có người nói: "Bậc Thánh là người xuất thế, rồi về sau không xuất thế nữa, há không nghe ư? Thiên tử đời Đông Hán, tự nằm mộng thấy người vàng, thì ra ở phương Tây có bậc Thánh xuất thế, sáng sủa, rõ rệt. Đồng tử tốt, phụ nữ của ngõ tắt mà không thể xem thường, huống chi mặt trời của ta ở biển Đông. Bờ cõi: nước của thần, Thánh. Thần kỳ trên, dưới đều là cháu của thần, không có chẳng là dân của thần. Vậy thì những người thác sinh trong đó, tất cả bò bay máy cựa đều mang ơn trời của thần, con tu hú ở chung trên đất của thần, thật là dân của thần, thì vị thần ấy bèn nói rằng: "Ở biển Đông, không xuất hiện bậc Thánh".

Trên đã vu khống thần, chê bai, đâm thọc tổ, há nói mát kẻ gian tặc của nước, lỗi lầm của nó không gì hơn ở đây, sở dĩ nó được may mắn là vì quốc gia chưa giết chết. Người kia hoặc buông dây cung mà khỏi xung quân, vì sự nhân ái rộng rãi của chính trị? Hoặc do giặc cỏ ư? Bọn người chí khí hèn mọn, không đáng toan tính mà thôi, cố nhiên là cái nỏ của ngàn móc sắt, không bị gió thổi vù vù mà phát cơ động gọi là đối với cơ nghi. Đại khái, từ xưa nói kẻ thù của nước thuộc về triều đình, rất ít không tội. Thần trị phạt họ, thần khiến cho họ tránh khỏi tội, hoặc là trời tất nhiên mất ư? Người được trời thương xót, hoặc về lý tự mất ư? Lại không có chăng? Huống chi là người chê bai chánh pháp kia, sao lại phải chờ đợi Diêm Vương mới mở ra nước gốc ư? Vì tự mình đã tạo nghiệp A-tỳ, sinh thân của Đề-bà-đạt-đa bị đất nứt ra chôn vùi, không ai như thế sao?

Tôi đã vì hắn, theo dõi, tiến cử. Sau khi răn bảo, hắn lui sụt mà vẫn chiếu cố đến sách này, văn kia, dù từ miệng vàng giảng nói nghĩa kia, tự gần gũi tay của Tổ phát huy, nhưng nghĩa văn dù đã đến chi mình, thấy nghe của dòng phái Tây trúc, riêng tồn tại ở nước ta, thấm nhuần mãi mãi lợi ích kia, có thể nghiệm biết".

Ôi! Đã được thần, Thánh che chở, nay vẫn còn nghiễm nhiên tồn tại, không thể nghi ngờ ư? Đó đều là thấm gội ơn to lớn của nhà nước ta. Tốt đẹp thay! Thịnh vượng thay nước xưa của ta!".

Bấy giờ, Hưởng Bảo Tuế Lữ, Như Tân xác đán, năm Mậu Thân.

Đại Nhật Bổn, Lạc kinh, chùa Hoa Nghiêm, Samôn trụ trì: Tăng Tuệ Phụng Đàm, Bạn Đệ kính ghi trên vách Du Tâm Quán.

----------------------------------------


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]