TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1879 - QUAN MẠCH NGHĨA KÝ CỦA KINH HOA NGHIÊM


Ôi! Người nghiên cứu thứ lớp Ba thừa, có thể suy lường bến bờ của Ba thừa kia: sự viên dung của Nhất thừa, người tìm cầu chẳng biết được nguồn đáy của Nhất thừa. Bởi thuyết xứng tánh, cùng tận pháp giới mà khắp mười phương; bàn bạc vô tận, khắp biển cõi mà bao gồm chín đời. Lớp lớp hiện, gốc, ngọn lẫn nhau, sai biệt lẫn nhau. Chuyển chuyển cho nhau, chủ, bạn phân chia mà phản ánh với nhau. Rút ngắn lại, thì một lời nói không ngoài Thanh văn bưng bít thấy, kéo dài ra thì tính kể hạt bụi khó biết.

Văn-thù khát ngưỡng tiến tới, tìm tòi ở vị sau, chẳng lẽ sự trắc nghiệm của phàm tình, chẳng phải khả năng suy nghĩ của thức nông cạn, chỉ khởi sự lắng nghe, tu tập vài năm, càng thêm yêu thích.

Vì y cứ bên cạnh lời dạy bảo của thầy, có được một ít sự thấy, nghe, ghi chép riêng thành thiên, đặt tên là Quan Mạch Nghĩa Ký.

Nay, quyết đoán tóm tắt phân biệt kinh này, với ý văn trên, dưới mới có nhiều thế khác nhau. Vả lại, dùng bốn thế để giảng nói, còn thế khác, cứ như suy nghĩ, nhận lấy sự hiểu biết.

Nói bốn thế là:

1) Thế lần lượt vô tận.

2) Rút ngăn lại, thu nhiếp tướng không có thế.

3) Rút ngắn lại, mở rộng ra thế vô ngại.

4) Hỏi, đáp, nhận lấy thế văn.

-Thứ nhất, là thế lần lượt vô tận, lại có hai môn:

1) Mở rộng một thành nhiều.

2) Loại kết thành gốc.

Thứ nhất, là mở rộng một thành nhiều: mới mở rộng pháp giới thanh tịnh thành hai môn lý trí, tức chia ra sự khác nhau giữa Bồ-đề, Niết-bàn. Lại, về mặt lý, mở ra thể, dụng, tức là ba chữ Đại Phương Quảng trong chủ đề. Lại, trí trí phân tích nhân, quả, tức là ba chữ: Phật Hoa Nghiêm trong tựa đề, tức tổng quát lấy tên mà quán xuyến được thành biểu giải thích, tức là chữ "Nhất" trong tựa đề. Nhưng tóm gọn trước, bao gồm sau, mà có bảy chữ khác nhau, hợp làm đề mục một bộ kinh. Lại mở rộng đề mục này để làm hội thứ nhất, trong đó năm biển v.v... là lý; mười trí v.v... là trí, hai báo: y, chánh là quả; đồng tử Trang nghiêm là nhân. Nay tức nhân, quả, lý, trí đều rõ ràng, cho nên mở rộng thành một hội, chung thành hội quả của đối tượng tín. Lại, mở ra một hội này làm bảy hội sau, ở trong nhân trước, chia riêng chứng tín, giải, hạnh, nguyện và hội tín giải, v.v... khác nhau, dùng làm sáu hội, nói chung là hội nhân của chủ thể tín, vì mỗi hội tin hiểu đều có quả của đối tượng tín. Cho nên, chung với hội trước, gồm có bảy hội, vì pháp chủ thể tín, v.v... đều gá hình tích vào cảnh mà sinh, vì không phải tự khởi. Lại có thể pháp tín, v.v... này đã mãn vọng, tất nhiên vì chứng nhập pháp giới, nên có thứ tám là đối tượng chứng nhập hội, vì pháp tín v.v... đều chứng nhập pháp giới, mới rốt ráo.

Nói mở rộng riêng tín v.v... và hội, giải, v.v... khác nhau: tức từ hội thứ hai ở trước, sau cùng, cuối hội thứ sáu, là nói chung năm vị tín v.v..., tức chung là nhân, hạnh, tạo, tu.

Thứ bảy, thứ tám, nói riêng về chứng hạnh, tức lý, trí ngầm khế hợp. Đây là y cứ vào chứng giải, hạnh, hướng tới khác nhau, tức chia chung thành tám hội. Lại, ở trong chứng, tự chia thành năm mươi lăm hội, tức trong hội thứ tám, đầu tiên, từ Văn-thù, sau cùng đến cuối là Phổ Hiền, vì chứng y chỉ "nhân", làm sáng tỏ đức pháp giới, tức chung cho trước sau, gồm có sáu mươi ba hội, vì ba chứng giải, hạnh v.v... đồng thời không có trước sau. Lại mở ra mỗi hội tri thức, tức hội lớp lớp vô tận, như người trước chắp tay, khiến cho Thiện Tài nhìn thấy không thể nói, không thể nói hội nhiều như cát bụi v.v... Lại, văn dưới nói ở nước Phổ Môn, thấy Tam thiên đại thiên thế giới các thiện tri thức nhiều như cát bụi v.v... Các cảnh này tức là hội nhiều lớp vô tận, nên như văn, có thể biết rõ. Đã ở chỗ một vị tri thức, nhiều lớp như thế, chỗ tri thức còn lại, cũng so sánh như thế. Lại, mở rộng hội không thể nói, không thể nói khắp các loại khác, loại đồng, thế giới nhiều lớp, v.v... đạo chủ, bạn Bồ-tát nhiều như cát bụi trên đầu sợi lông, vì đều là hội gốc, ngọn chung, tức là hội nhiều lớp vô cực, y cứ theo kinh, kết chung cho văn, suy nghĩ có thể biết.

-Thứ hai, loại kết thành bổn: Tức mở rộng hội của nhiều lớp vô tận ở trước, đi suốt qua mười phương, thấu suốt ba đời, cùng tận mỗi lớp lớp nhiều như cát bụi, v.v... thế giới đồng loại, dị loại v.v... đủ mười hội, mỗi mỗi nói mười, vì làm sáng tỏ vô tận, nên tức tổng lược kết hội, v.v... này, gọi là bổn hạ, có mười muôn bài kệ. Lại, mở rộng bổn hạ này, đều là thế giới đồng loại, dị loại, cõi nhiều như bụi v.v... mỗi lớp đủ mười, nói là mười biểu vô tận và vì các lớp chủ, bạn, tổng lược kết thuyết này, gọi là bổn trung, có bốn mươi muôn tám ngàn tám trăm bài kệ. Lại, mở rộng bổn trung này, cùng tận tất cả đồng loại, dị loại; cùng tận tất cả thế giới v.v...; tất cả mười thương, cùng tận tất cả đồng loại, dị loại; tất cả thế giới v.v... của thế giới; tất cả các lớp đủ mười trong môn gốc; môn gốc và vì nói về nhiều lớp chủ, bạn. Lại, tổng lược kết thuyết này là bổn thượng, có mười ba ngàn Đại thiên thế giới kệ bài số như cát bụi. Lại, mở ra bổn thượng này, cùng tận tất cả nhiều lớp đủ mười; mười phương cùng tận tất cả, các lớp đủ mười, ba đời cùng tận tất cả các lớp đủ mười, thế giới đồng loại, dị loại, cùng tận tất cả các lớp đủ mười. Bụi nhỏ trên đầu sợi lông, cùng tận tất cả các lớp (đủ mười); tất cả nhiều lớp trong môn gốc (đủ mười) trong môn gốc và tất cả các lớp chủ, bạn (đủ mười), các lớp trong (đủ mười), vì nói tất cả chuyển chuyển, nên tức tổng lược kết tất cả các lớp (đủ mười) của tất cả này, nói là nhiều lớp vô tận (đủ mười), nói là bổn rộng, nên văn dưới nói: "Dùng mực biển cả, v.v..., đống bút núi Tu-di, viết chép mỗi phẩm trong kinh này, cho đến vị nghĩa trong mỗi câu cũng không thể hết (rộng như kinh nói). Một phẩm đã như thế, phẩm khác và chủ, bạn đã như thế. Tất cả phẩm và chủ, bạn cũng như thế. Tất cả phẩm và chủ, bạn đã như thế; tất cả các lớp (đủ mười) phẩm khác và chủ bạn đã như thế, mỗi văn câu, vị nhiều lớp (đủ mười) và chủ, bạn cũng như thế, mỗi câu văn và chủ, bạn đã như thế thì các lớp (đủ mười) xứ của đối tượng nương tựa và các lớp chủ, bạn cũng như vậy. Đây tức không thể biết được sự phân chia giới hạn của chủ bạn kia, chẳng phải ngôn, thuyết, bút, mực mà có công năng làm sáng tỏ. Đây là khắp nhiều lớp vô tận (đủ mười), mỗi một (đủ mười) đầu sợi lông, vi trần pháp giới mười phương và chủ, bạn vô tận, tất cả thuyết cùng cực của nhiều lớp. Nếu y cứ thuyết này có lớp lớp vô tận (đủ mười) và tất cả gốc lớp lớp (đủ mười), quyến thuộc của chủ, bạn. Y cứ vào văn kết của kinh đã biết, nên kinh nói: "Nếu muốn giảng nói đầy đủ một pháp cú, trong A-tăng-kỳ kiếp cũng không thể tận, như thí dụ mành lưới Nhân-đà-la, suy nghĩ có thể biết. Tổng kết là hội (đủ mười) các lớp của phổ nhãn.

Thuyết như thế, v.v... lần lượt cùng tận thuyết nhiều lớp (đủ mười) của vô cực. Các lớp (đủ mười) trong môn gốc; môn gốc và môn các lớp (đủ mười) trong môn gốc, cùng tận vị lai, quá khứ đã tồn tại, đều là đồng thể, khác thể, tức nhau, tương nhập nhau và nhiếp nhau v.v..., nhiều lớp (đủ mười) đồng thời. Cứ so sánh để biết, nên kinh nói: "Kiếp không thể nói, cũng có thể nói hết; không thể nói, không thể cùng tận. Và biển quả không thể nói: là nghĩa này, tức là hội viên dung của mười Phật. Nhưng hội này lần lượt lưu xuất ra từ pháp giới rất thanh tịnh, tức là khác nhau của vô sai biệt, nên luận nói: "Đều từ pháp thân lưu xuất, v.v..., chỉ do suy nghĩ, có thể biết.

Từ trước đến nay, lại y cứ vào một thế.

Y cứ có thể kết tập và có thể giải thích rõ ràng. Như thế, lại có nhiều thế khác và nhiều gốc khác nói hiện, nói thường, không thể nói rõ sự, phân chia xếp đặt kia và biết được căn cứ để so sánh mà biết, như phẩm tánh khởi nói, suy nghĩ có thể biết.

Quyển thứ hai thu tướng nhiếp lại không có: lại, có ba môn:

1) Thu nhiếp rộng, y cứ lược.

2) Dùng nghĩa thu thập viên mãn.

3) Nhiếp ngọn về gốc.

Thứ nhất là thu nhiếp rộng, y cứ lược: tức thu xếp lại chung, nói hiện, nói thường, cho là không gần với thuyết cùng cực của các lớp (đủ mười) vô tận, vì trong thuyết hiện, thuyết thường, mượn việc để phát rõ, biết pháp khác không thể nói, không thể nói, bút mực chẳng thể ghi nhận, như kinh nói: "Pháp mà ta đã giảng nói ít, như một giọt nước của biển. Lại, gom lại các lớp (đủ mười) vô tận, viên dung không có thuyết vô cực dùng làm bổn rộng, dùng mỗi câu văn; sau đều kết các lớp (đủ mười) chung vô tận, vì tất cả thuyết vô tận (đủ mười). Lại, gom lại bổn rộng, dùng làm bổn thượng; dùng văn văn, câu câu đều kết chung vô tận, tất cả các lớp (đủ mười) của đồng loại, dị loại, thế giới v.v... và tất cả các lớp (đủ mười) quyến thuộc chủ bạn đều cùng tận. Lại, gom lại bổn thượng làm bổn trung, để hội nhập phẩm hội, sau phẩm đều cùng khắp pháp giới và tất cả các lớp (đủ mười) đầu sợi lông và hạt bụi, vô tận vì kết khắp chung. Lại, thu xếp bổn trung, để đều kết chung cho cùng tận các lớp của chỗ hội ở trước. Lại gom bổn hạ để làm một hội kia. Nhưng thuận theo một hội đó, vì đều đủ, nên đã nói đủ, nghĩa là tất cả nói mười, biểu thị vô tận. Lại, gom chung một hội thành hai môn "nhân" "pháp", tức pháp trước hội của "Chân", sau. Lại, thu xếp làm chứng viên của tâm, cảnh, tức đầu tiên, từ hội Văn-thù đến hội Phổ Hiền. Lại, thu xếp lại thành bảy chữ, tức trong đề mục kinh lý trí, nhân quả của chủ thể giải thích, đối tượng giải thích đều đầy đủ, như trước đã nói. Lại xếp bảy thành ba, cũng là xếp ba thành hai, cũng là xếp hai thành một; cũng là xếp một chẳng phải một; cũng là dùng tánh để chứa đựng muôn đức, vì chẳng có việc nào không đầy đủ.

Thứ hai, dùng nghĩa để thu thập viên: nay, dùng ngôn nghĩa, thế văn để nói chung một bộ, gồm có bốn chữ, cũng nghĩa văn đầy đủ, bốn chữ đó là:

1) Giáo: Dù văn rườm rà, nhưng chỉ một chữ "Giáo" đã gồm hết, tức là chữ "Kinh" trong đề mục.

2) Nghĩa: Môn nghĩa vô lượng, chỉ thuộc về một nghĩa duyên khởi, tức Phương Quảng trong đề mục.

3) Thành: nghĩa là giải, hạnh, nhân, quả, đức dụng v.v..., dù đều thành, nhưng khác nhau, y cứ vào nghĩa kia để thành lập, chỉ thuộc về một thành, tức là Phật Hoa Nghiêm v.v... trong đề mục.

4) Xứ: Tất cả các lớp đồng loại, dị loại vô tận; các lớp xứ hội vô tận, chỉ một xứ đã gọi, tức xứ, đối tượng nương tựa của hội.

Nay, nói theo xếp lại tổng quát, nhưng về nghĩa chỉ là một tánh; giáo chỉ một văn; thành chỉ một niệm; xứ chỉ một hạt bụi. Vì sao? Vì "một" tức "tất cả", vì "tất cả" tức "một". Kinh nói: "Biết "một" tức "nhiều" tức "một", vị nghĩa thanh tịnh đều đầy đủ, v.v...". Lại nói: "vô lượng "giải" trong "một", một giải trong vô lượng".

Pháp sư Thống nói: "Một lời nói đều tóm thâu hết, thuyết khác thì không khác với ở đây, là ở đây nói".

Thứ ba là nhiếp ngọn về gốc: nay xét đề mục ở trước, thì ra một chữ "Đại" là tên chung của một bộ; biển quả đã xem xét, hai chữ Phương Quảng là đức công năng của biển quả. Nói chung tác dung duyên khởi của một bộ; một chữ "Phật", trí chủ thể chứng, nói chung người năng nói của một bộ. Nhân của Hoa Nghiêm, nói chung về giải, hạnh viên mãn của một bộ. Lại, nhiếp dụng về thể chỉ lý, thu nhiếp nhân trở về quả, chỉ cho Phật. Lại, do "pháp" thành "Nhân", "Nhân" không có tự tánh, thì là chân tánh; "tánh" không có tự tánh thì chẳng phải tánh. Đều dùng giải thích nghĩa này làm "giáo", "giáo" tức chẳng phải giáo. Vì sao? Vì lìa tánh văn tự, tức là giải thoát, vì biển quả lìa lời nói, tức không thể nói, đây tức là khác nhau cũng không có khác nhau". Luận nói: "Đều chứng trở lại pháp thân này, là ở đây nói".

Thứ ba, mở ra, gom lại không có trở ngại: Trước nói mở ra, sau nói xếp lại.

Đầu tiên là mở ra: triển khai dụng khác với thể, thì dụng có khác; duyên tánh khác nhau, pháp môn khác nhau, tức là Đại Phương Quảng. Mở rộng nhân khác với quả, thì "giải" "hạnh" sẽ khác nhau, chứng dụng kia khác nhau, thì thầy, trò có khác, tức là Hoa Nghiêm của Phật, tức sợi chỉ của kinh chấp, vá, giải thích, thị hiện có khác, tức tất cả thuyết các lớp (đủ mười) vô tận (rộng như giải thích ở trước). So sánh có thể biết.

Gom lại: lại có năm môn:

1) Dùng vị để gom nhóm, thu nhập.

2) Thu nhiếp hội từ con người

3) Dùng "nhân" để nói "pháp".

4) Cảnh, trí viên dung.

5) Hết đồng với biển quả.

Thứ nhất, dùng vị để tóm lĩnh, thu thập: nhưng văn kinh này dù là vô tận, nhưng chung thành ba tiết để gom nhóm, thu thập, cái gọi là: giải, hạnh, chứng.

Y cứ theo "giải" tự chia thành hai cảnh; tức trong hội thứ nhất, nêu hai quả: y, chánh của Phật, nhắm khuyến khích chúng sinh hãy tin, ưa, tức là khảo xét văn này, gọi là nêu lên phần quả để khuyên tu, sinh, niềm tin.

Thứ hai là giải: Từ hội thứ hai tu cuối hết hội thứ sáu, nói rộng về năm vị, thứ lớp lớn lên của giải, thì khảo xét văn này, gọi là phần tu nhân, khế hợp với quả, sinh ra "giải".

2) Một hội thứ bảy, lại nói năm vị trước thành tu hành, tức hội nhập các giải trước để hoàn thành hạnh kia, thì khảo sát văn này gọi là nhờ pháp tu tiến thành phần hạnh. Vì sao biết được? Vì ánh sáng khắp của trùng hội, tức là việc ấy. Nếu không như thế, thì sao không hội lại, dùng hội thứ nhất, thứ ba; dùng hội thứ hai là nói bắt đầu của tin hiểu. Nay đã hội "giải" thành "hạnh", về lý, cần phải từ tín làm hàng đầu. Cho nên, ánh sáng của hội lại, ý là ở đây, cũng có thể làm sáng tỏ các hội đồng thời, ngày thứ mười bốn, giảng nói cùng khắp, không có trước, sau khác nhau. Vì sao? Vì nói riêng, nói lập lại đều đồng với ngày thứ tư.

3) Hội thứ tám lại nói năm vị, dựa vào "Nhân" nhập "pháp chứng quả đã nêu trước kia, tức là khảo xét văn này gọi là y cứ "nhân" nhập chứng, thành phần đức. Vì sao biết được? Vì người chứng quả đã nêu trước. Đầu tiên, đã hy vọng ưa thích quả trước, để sinh tin hiểu. Đã hội "giải" thành "hạnh", tức là chứng quả trước. Cho nên, hội tức hội trước. Nếu không như vậy, thì nhân nêu quả trước được sinh tin hiểu. Đã hội "giải" thành "hạnh", đâu chứng riêng ư?".

Nay, y cứ theo nghĩa văn mà sinh, sở dĩ biết được hội sau, tức là hội trước. Cho nên, chung thành ba tiết, rất thuận với văn kinh.

Như trên, đã nói suy nghĩ rất dễ hiểu.

Thứ hai, thu nhiếp hội từ con người. Về sau, tổng quát dùng làm một hội, chỉ hội thứ nhất. Vì sao? Vì hội thứ nhất là cảnh, đối tượng y chỉ "giải" v.v... trước kia, cho đến "giải" sau mãnh tức hội nhập khác với trước, cuối cùng mất lời nói. Cho nên, thứ tám, là phó thác con người, chứng minh nhập pháp giới, là có ý này.

Nói phó thác con người chứng minh: tức trong hội thứ tám, Như Lai tự thâm nhập tam-muội Sư tử Phấn tấn, khiến cho các Bồ-tát đều nhập pháp giới, là quả đã nêu ở trước, khuyến khích sao cho hân hoan, ưa thích, tức thích hợp với hội thứ nhất trước. Vì Như Lai tự nhập Tam-muội Phấn tấn, vì muốn cho các Bồ-tát đều chứng nhập. Lại, bắt đầu từ Văn-thù; sau cùng đến Cồ-di, là tu nhân ở trước, khế hợp với quả, sinh ra tướng "giải", tức đối xứng với năm hội trước. Vì Thiện Tài hỏi han các người, cầu riêng tín, hiểu, vì biết rộng khắp. Nên về sau, từ Ma-da đến Văn-thù sau cuối, là trước kia, nhờ pháp tiến tu thành hạnh, là hợp với hội thứ bảy. Vì tu hành trong hội thứ bảy đã chung cuộc, đến sau, Văn-thù trao cho Thiện Tài chuỗi anh lạc, để chứng tỏ chánh hạnh đã viên mãn, bảo nên tu phước, Ma-da là mẹ của tất cả chư Phật, chư Phật, vì biểu tượng hạnh thành năng sinh ra Phật. Phổ Hiền ở sau, hợp với pháp giới duyên khởi, để biểu dương cho hạnh, vì thành đức chứng nhập, nên tức đối xứng với hội thứ tám, để thấy Bồ-tát Phổ Hiền, tức thấy thiện tri thức v.v... số như bụi nhỏ.

Thứ ba, thu nhiếp con người từ vị: trong hội tri thức, lại bắt đầu từ Văn-thù, sau cùng đến Cù-di, gồm có bốn mươi mốt người gọi là gởi gắm tướng tu hành của vị; gởi năm vị như tín, v.v... ở trước, y chỉ cầu giải, tu hành dần dần.

Thứ hai, đầu tiên từ Ma-da, sau đến đồng tử Đức Sinh, v.v... gồm có mười một vị, gọi là hội duyên nhập thật tướng, tức hợp với năm vị trước thành "hạnh", khế hợp chứng pháp giới.

Thứ ba, là một vị Di-lặc, gọi là thu nhiếp đức thành tướng nhân, tức thu nhiếp đức hạnh trước là chứng nhập chánh nhân, chứng thành với trước vì không đồng, nên chia ra hai vị.

Thứ tư, là một vị Văn-thù sau, gọi là trí soi rọi tướng không hai, tức hạnh thành cuối cùng tỏ ngộ sáng suốt ở tâm hoài, soi rọi giải, hạnh trước chỉ nhất thật đại trí, lại không có, không có sáng tối, v.v... trước sau, v.v...

Thứ năm, là một vị Phổ Hiền, gọi là làm sáng tỏ nhân tướng rộng lớn, tức là Thỉ giác, đồng với đại trí hiện tiền, cùng khắp pháp giới, không có nơi nào không đến, bao gồm khắp nhập.

Cảnh trí viên dung thứ tư: Lại, y cứ trong người trước, kết thúc chung thành hai:

1) Văn-thù là đại trí của chủ thể chứng, tức giải hạnh v.v... ở trước.

2) Phổ Hiền là đối tượng chứng, cũng là pháp giới, tức đối tượng nhập, đối tượng tín ở trước.

Vì sao? Vì Văn-thù đối xứng với vị Bát-nhã, Phổ Hiền thích hợp với môn pháp giới. Vì sao? Sư nói: "Tam Tạng nói: "Có kinh này, sâu sắc có ý này. Lại Tôn đức xưa đã phán quyết Văn-thù sau, gọi là trí soi rọi chẳng có hai tướng, nên biết các vị trước, đều là một vị Văn-thù ở sau, cho nên văn dưới nói: "Thiện Tài lại trải qua một trăm mười ngôi thành. Lại đến vị Văn-thù, là ý này". Lại văn nói: "Văn-thù-sư-lợi dạy cho ta pháp tính số tướng, v.v...". Lại, Trưởng giả nói: "Nhờ năng lực nhớ nghĩ của Văn-thù-sư-lợi v.v..." Lại, văn dưới nói: "Này người thiện nam! Văn-thù-sư-lợi là thiện tri thức của ông, có khả năng giúp ông được sinh vào nhà Như Lai, nuôi lớn gốc lành, chứa nhóm công đức, cho đến đầy đủ nguyện lớn, tinh hoa các pháp môn, đều do năng lực oai thần, v.v... của Văn-thùsư-lợi, trí viên mãn được chứng pháp giới, cho nên nhân mãn, Phổ Hiền ở sau, nên văn dưới nói: "Ta ở trong mỗi lỗ chân lông hiện ra cảnh giới Phật, quán sát kỹ". Lại nói: "Ông lại quán pháp thân thanh tịnh của ta v.v...".

Giải thích: "Vì đã khiến quán pháp thân thanh tịnh, nên biết Thiện Tài thấy Phổ Hiền, tức là chứng pháp giới. Lại, hạn chế thành một, nghĩa là cảnh trí ngầm khế hợp, không có khác nhau. Cho nên về sau về Văn-thù lại không có thân tướng. Vì sao? Vì đầu tiên thấy Văn-thù, tức khởi thỉ lòng tin của Thiện Tài. Về sau, không thấy tức chung quy trí mãn của Thiện Tài. Các người trung gian đều là thứ lớp tu hành của Thiện Tài, vì Thiện Tài chướng hết, "hoặc" trừ, chưa bắt đầu động niệm, cho nên, phản chiếu chỉ là sơ tâm, không còn có tâm nào khác. Về sau, không thấy nghĩa là có ý suy nghĩ, nên kinh nói: "Được khởi từ trí tuệ của Vănthù-sư-lợi". Lại luận rằng: "Thỉ giác đồng với bản giác, không có cái khác của thỉ giác, là nói ở đây". Thứ năm, dứt bặt đồng với biển quả. Nghĩa là nhân hạnh viên mãn, mất quả, trong biển, lìa thỉ, lìa chung, viên mãn đủ đức, mất lời nói, bặt lo nghĩ, chỉ chứng mới tương ưng.

Như thế, thu xếp lại, mở ra không có trở ngại, đồng thời thuận theo thuyết làm môn, cuối cùng không có trước, sau. Cho nên, gom lại, mở ra có vô ngại này, khó trình bày, đối xứng như văn, suy nghĩ có thể biết, nên kinh nói: "Như thế, Phật tử chân thật, nghĩa nhiệm mầu rất sâu, chúng sinh muốn suy nghĩ, so lường, tâm mê loạn phát điên chính, là ở đây nói.

Thứ tư, là hỏi, đáp chấp văn: cũng có hai:

1) Hỏi, đáp trái với hội.

2) Kết khuyên tu học.

Hỏi: "Trước đã nói hội Ma-da, các duyên trước là thật, đâu thể hiểu rồi vẫn có mười vị không đồng?".

Đáp: "Hiểu xong mà có mười vị: đây là nói lên đức thật duyên khởi, nhờ mười để biểu thị vô tận. Vì sao? Vì không lìa Ma-da, đều là đức thật của Ma-da, tức vì gởi gắm cho năm vị trước đồng tu cõi ba đời cho đến cuối cùng, nên kinh nói: "Ta là mẹ của tất cả chư Phật, tất cả chư Phật đều từ ta sinh ra v.v..." cũng có thể biểu thị các vị, tức là khác với dung thông, thu xếp lại, duỗi ra vô ngại. Cho nên, mỗi vị tức phân biệt thành Phật, ý hiện có ở đây.

Hỏi: "Ma-da không có tự thể, chỉ hội các giai vị trước mà thành thân, người khác cũng giống như thế, đâu cần không đủ mười ư?".

Đáp: "Chỉ cần trong Ma-da đủ mười người này: tức là mỗi người trước đã đầy đủ. Vì sao? Vì Mada tức hội đủ các vị trước, vì đều dùng làm một thân, vì mỗi vị tức là Ma-da, Ma-da tức là mỗi vị, nên nay, riêng trong Ma-da đủ, nghĩa là có ý này". Hỏi: "Ma-da tức là các vị trước kia, tức người này đủ, người khác cũng đủ, nghĩa là cũng có thể các người tức là Ma-da sau, không phải trước đủ sau không đủ?".

Đáp: "Vì Ma-da là chung, thứ khác là riêng, chỉ khiến chung đủ, thì riêng đủ. Vì sao? Vì riêng, chưa rốt ráo, chung rốt ráo. Nếu chưa cuối cùng thì không có khả năng riêng, đâu được đủ. Cho nên, trong Ma-da đủ, thì trong người khác cũng đủ".

Hỏi: "Trong tám hội, vì sao lên bốn hội trên cõi trời đều nói là Phật không rời khỏi cây Bồ-đề và hội mình mà lên tầng trời khác, v.v... sao ba hội trong người chẳng nói là Phật không rời khỏi cây Bồ-đề này mà lên cõi trời kia ư?".

Đáp: "Ở đây có hai ý:

1) Y cứ vào giải.

2) Y cứ ở hạnh".

Đầu tiên, trong "giải" lại có ba:

1) Gần.

2) Xa.

3) Chung.

1- Đầu tiên là gần: Vì ba xứ trong loài người, đồng ở nhân gian. Y cứ vào đất, chẳng có khác, pháp nhĩ thu nhiếp nhau, ở đây không đợi nói, cho nên chẳng nói không rời khỏi cây Bồ-đề này, mà lên cõi trời kia.

2- Xa: Vì loại người, trời riêng, lại xa cách không đồng thu nhiếp nhau, khó biết; cho nên kèm hội trước mà nói đến sau. Đây tức là duyên khởi vô ngại đồng thời với các hội.

3- Chung: Vì chung thu nhiếp riêng, riêng ở trong chung, lên xuống khác nhau, đều nói rằng, không rời cây giác, môn khắp dung thông lẫn nhau tự có khác. Dù bỏ trong kia mà thường ở đây, vì biểu thị sinh hiểu biết sự vật, nên nói rằng không rời khỏi đây mà lên kia.

Thứ hai, là y cứ vào hạnh, lại có hai:

1) Bày nghĩa.

2) Giải thích sự ngăn ngừa.

1- Nhưng hội lên cõi trời, v.v... là y cứ vào giải, nhờ xứ làm lời nói. "Giải mãn tức hạnh" chứng không có khác nhau, cho nên hai nghĩa sau không giải thích. Lại, không giống với cõi trời, là có ý này.

2- Vì niềm tin tự không có giá trị chánh vị, cho nên hai xứ không nói.

Hỏi: "Ở trên nói: "Thiện Tài đến sau Văn-thù, liền nói rằng, trí mãn phản chiếu, chỉ là tâm ban đầu không có gì khác: Vì sao kinh nói Thiện Tài trải qua các vị?

Đáp: "Trải qua các vị: có hai thứ:

1) Y cứ vào giáo hạnh, nói khắp, nên có vị thứ, tiết hạnh, giai cấp khác nhau. Thiện Tài trải qua địa vị, y cứ vào hạnh này mà giải thích.

2) Y cứ vào nghĩa, vì pháp giới đại duyên khởi đồng thời đầy đủ không có vị thứ trước sau, v.v... thì Thiện Tài một đời xét ở đây mà nói.

Nay, dùng hai nghĩa hợp giải thích, nhưng trải qua địa vị, không rời tâm ban đầu, một đời chưa di chuyển nhiều kiếp. Kinh đã nói đủ ý này, nên kinh nói: "Một niệm tức vô lượng kiếp; vô lượng kiếp tức một niệm, v.v...

Nay, nếu nói theo giáo thu nhiếp nghĩa, thì đây gọi là Nhất thừa đồng giáo. Nếu nói theo nghĩa gồm thâu giáo, thì đây gọi là Nhất thừa biệt giáo. Nhưng Thiện Tài trải qua địa vị, không rời tâm ban đầu, nghĩa là y cứ theo thuyết này".

Hỏi: "Vì sao tri thức sau cuối lại không có chỉ, sau và kết thuyết?".

Đáp: "Kết hội, nhân của Văn-thù đã rốt ráo, chỉ quy y vị sau, tức chứng nhập dung thông; thấy một tức tất cả; về lý viên. Cho nên, lại không có chỉ kết, nên kinh nói: "Thiện Tài ở trong lỗ chân lông, chi tiết tướng tốt của Bồ-tát Phổ Hiền, thấy đầy đủ chư Phật, biển thế giới nhiều không thể nói, không thể nói, mỗi Đức Như Lai dùng chúng đại Bồ-tát không thể nói, không thể nói để làm quyến thuộc, v.v...

Thứ hai, kết khuyên tu học: Từ trên đến đây, một ít ý trong tựa kinh, như dùng ống dòm nhìn lên trời, nhiều đầu mối của thế khác, chẳng biết bờ mé, cùng tận kiếp vị lai, thề tu hành hoàn tất, chỉ nguyện bỏ thân, thọ thân, thường sinh vào hội này; như tâm niệm của Thiện Tài, tất cả thế giới trải qua lửa sau cùng khởi, cho đến sáu tầng trời đều bị thiêu đốt hết, chủ yếu sẽ vào trong kiếp lửa này để cầu pháp, thề tâm chân thật của áo dày lát đồng, nếu có người tin quy tu học, sẽ mau chứng Bồ-đề, thuận theo phân chia thấy, nghe, tất nhiên sẽ trở thành hạt giống vững chắc, cần phải phát tâm vui mừng rộng lớn, tự hy vọng chúc mừng được gặp, cho nên kinh nói: "Thiện Tài ông nên phát tâm vui mừng rộng lớn, không lâu sẽ được quả báo rộng, nên Bồ-tát đã tu trong vô lượng kiếp, nay ông một đời đều được đầy đủ, cho đến có người nào muốn được pháp như thế, nên như Thiện Tài đã tu học v.v...". Lại nói: "Chư Phật quá khứ, chuyên cầu Bồ-đề, tu tập hạnh này, đối với các pháp hữu vi vô lượng kiếp, chịu khổ vô lượng, cũng không gặp, cho đến nói rằng: "Được lợi ích lớn, thành mãn nguyện lớn, gần gũi chư Phật, làm đệ tử chân chánh của Phật, tất nhiên sẽ thành đạo Phật v.v...

Hoa Nghiêm quan mạch nghĩa ký.

Thế vô ngại, bốn hỏi đáp, chấp thế văn. Thứ nhất lần lượt vô tận: lại có hai môn:

1) Là nhiều.

2) Loại kết bổn xưa nay.


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]