TẠP TẠNG
SỐ 1889 - LUẬN TAM-MUỘI HẢI ẤN
Biên soạn: Minh Bạch.
SỐ 1889 - LUẬN TAM-MUỘI HẢI ẤN
Nếu nói về đại đạo vô biên, chẳng phải đi lại hiểm trở mà tìm được, chỉ lý sâu kín mầu nhiệm, chẳng phải sự nhận thức của trí cạn thấp, thêm vào đó sự cuộc hạn tình nhập đạo, đạo không phải hạn chế hội nhập chấp giáo cầu lý, lý chẳng phải chấp cầu, mà quan trọng là dùng hạnh lớn vô phương mới đối xứng với đạo, trừ không viên trí là hội nhập xa lìa lý, nên xin đem đến quân tử đồng ôm ấp ý của chiếc nơm kỳ lạ.
Quy mạng tận mười phương.
Tam bảo trong pháp giới.
Ta muốn trả ơn Phật.
Lược nói nghĩa khế kinh.
Khiến khắp loài chúng sanh.
Được cái vui Niết-bàn.
Nguyện đức từ hộ niệm.
Mãn thệ nguyện của con.
Luận nói: Có Tam-muội vĩ đại gọi là Hải Ấn, mau chóng giúp cho hành giả đến địa vị Bất thối.
Dùng phương tiện nhỏ đạt được lợi ích lớn. Tụng, kệ của nghĩa thiết yếu trong ấn kia, gọi là Đà-la-ni, tổng trì tất cả yếu nghĩa của khế kinh. Chứa đựng khắp tất cả công đức của chư Phật. Tuy nhiên, Đàla-ni lược có hai thứ: Một là pháp, hai là nghĩa. Trong pháp có ba, nghĩa là Thể, Trí, Dụng.
Nói thể, nghĩa là nhất tâm, căn bản của các chúng sanh. Tâm này xưa nay tự tánh thanh tịnh, không thêm, không bớt, không sanh, không diệt, rộng lớn vô biên, cũng như hư không. Tổng trì tất cả pháp thế, xuất thế, vì đều thu nhiếp.
Nói Trí, nghĩa là hai trí lượng, lý của địa vị Như Lai, không có lý nào không chiếu, không có sự nào không đạt. Duy trì chung tất cả công đức vô biên, vì không có đức nào không thu nhiếp.
Nói dụng, hai thân: ứng, hóa của địa vị Như Lai ứng hiện khắp pháp giới, nhằm giáo hóa chúng sanh, cùng tận đời vị lai, dụng hóa độ không có cạn hết. Cầm giữ chung tất cả các pháp hiện có ở thế gian, vì đều thu nhiếp.
Nói nghĩa, nghĩa mầu nhiệm, rộng lớn, đã rõ ràng viên giáo của Ma-ha-diễn.
Tổng trì tạng pháp bí mật của chư Phật ba đời trong mười phương, vì đều thu nhiếp.
Hai môn Đà-la-ni như thế đều thu nhiếp vô lượng pháp môn như cát bụi, dung nhau vô ngại, nhiếp nhập lẫn nhau, thuận nhập một môn, không có môn nào không suốt qua. Thấu đạt tất cả pháp môn cát bụi, nhập cảnh giới Phật, không có sợ sệt, như kệ trong kinh nói:
Vô lượng giải trong một Một giải trong vô lượng Lần lượt sinh không thật Người trí không có sợ.
Hai môn Đà-la-ni như thế, cho đến vô lượng pháp môn nhiều như cát bụi, đều nhập vào tam muội Hải ấn. Thí dụ như các thứ nước có trong thiên hạ đều chảy vào biển cả, không có dòng chảy nào mà biển không nhận. Tam-muội Hải ấn cũng giống như thế, đều thu nhận tất cả nước của các Khế kinh. Ví như mặt trời, mặt trăng, các vì sao trong hư không, cung điện của các vị trời, binh của A-tu-la và các binh được trời Đế-thích dẫn đến, đều ảnh hiện trong nước biển cả. Tam-muội Hải ấn cũng giống như thế, chư Phật, các Thánh Bồ-tát của pháp giới vô lượng vô biên đều hiện trong nghĩa Đà-la-ni đó, như bài tụng nên biết. Nếu hành giả kia muốn đọc chữ Sinh góc từ giữa ấn là bắt đầu, thuận theo văn ấn, chuyển quanh trở về, cho đến Niết-bàn là sau cùng, bài tụng chép:
Lượng vô cớ như hằng tướng Phật nhất đại bất diệc hình bổn sát vô hàm thập phương sát bản quốc nhất thiết nhất thiết pháp trung nhất số bao trần thiết nhất sát dung giải lượng vô nhất ư giải sát khoáng trần trung khoáng đại chư thập trung pháp
Phật độ mãn thập phương đại nhất giai lăng trần nhất pháp nhất tắc nhất pháp lượng vô thị kiếp lụy như thị bất linh giới giả thị nhất pháp nhất pháp tắc trí trọng bất giới thế chư nhi trí thể bàn niết đề bồ thị giả liễu tri tắc nhất niệm sinh tử, Niết-bàn chẳng khác, xứ tắc thành cầu phương thập nghệ nhất bàn nan thậm nhi cận đề phiền xứ Phật bất tri thân biến niệm niết kiến thân tâm bổn bồ não trụ Phật thành cựu tâm xúc vị tắc diệt sinh vô lai thức bồ vô vãng diệc bất súc thành tằng tử, nhất thân nhi vô nhân đề diệt tích kiếp trường viễn trường diễn sinh thiết bàn niết nhị vô thể vô tinh tấn xả sinh tử bất tri chư pháp cũng vô sinh như thế.
Sinh tử, Niết-bàn chẳng chỗ khác
Phiền não, Bồ-đề thể chẳng hai
Niết-bàn gần mà không người biết
Bồ đề gần nhưng rất khó thấy
Thân tâm xưa nay bất sinh diệt
Tất cả pháp cũng giống như thế
Bất sinh, bất diệt, chẳng trụ xứ
Tức là Bồ-đề thể Niết-bàn
Người trí trong một hiểu tất cả
Trong tất cả pháp hiểu được một
Vô lượng pháp tức là một pháp
Một pháp tức là vô lượng pháp
Cõi nước một Phật, mười phương cõi
Hình gốc một cõi cũng không lớn
Nước một Phật chứa đựng mười phương
Mà các thế giới không xếp lên
Một hạt bụi bao gồm mười phương
Trong tất cả hạt bụi đều như thế
Không khiến một bụi thêm rộng lớn
Tướng gốc các cõi thường như cũ
Vô lượng vô số kiếp rộng lớn
Người trí biết rõ thì một niệm
Một niệm chưa từng giảng nói xa
Kiếp dài cũng không rút thành ngắn
Đến khắp mười phương cầu thành
Phật Chẳng biết thân, tâm xưa thành Phật
Dĩ vãng xưa, siêng bỏ sinh tử
Chẳng biết sinh tử tức Niết bàn.
Luận nói: Pháp môn này có khả năng mở rộng mắt tuệ của tất cả Bồ-tát, có thể là hiệu quả của sở nguyện của tất cả Bồ-tát.
Tất cả hành giả muốn được sinh về tịnh độ, thì phải y chỉ vào môn này, niệm niệm tu học, trong tất cả thời gian, chớ để cho đứt quãng. Người nhân pháp này, chỉ dùng phương tiện nhỏ mà mau chóng tiến đến quả Phật. Ví như có người chèo thuyền ra biển, nếu muốn qua bờ bên kia, được thuận buồm, xuôi gió, tất nhiên phải vận dụng phương tiện nhỏ, để nhanh chóng đến bờ bên kia. Người nhân pháp này, nhờ gió từ của Phật, dùng phương tiện nhỏ, mau chóng đến quả vị Phật, cũng giống như thế. Người nhân pháp này không bỏ năm dục, vẫn được thấy vô số Phật. Người y chỉ pháp này đi, đứng, ngồi, nằm, trong tất cả thời gian, thường nhập diệt định. Người nhân pháp này không bao lâu sẽ được địa vị vô ngại nhẫn.
Có các thứ lợi ích như thế, cho đến chư Phật trụ trong vô số kiếp để nói cũng không thể hết. Pháp tạng bí mật của chư Phật trong ba đời, không vượt qua tụng Đà-la-ni này.
Nếu có người tu hành với ý muốn mau chóng tiến tới Bồ-đề vô thượng, thì trước phải phát nguyện mầu rộng lớn: Khởi tâm đại bi đối với các chúng sinh, đối với tri thức khéo sinh tưởng khó gặp, kính trọng Tam bảo, phá bỏ ngã mạn, y chỉ kinh Đại thừa, dốc lòng sám hối tất cả tội chướng. Sau đó, chuyên cầu bậc đại tri thiện thức, để thưa hỏi pháp chính yếu. Nghe nói pháp xong, buộc niệm suy nghĩ, đúng như lời dạy tu hành. Trong tất cả thời, không có tâm bỏ dở.
Nếu được như thế thì không bao lâu sẽ được nhập môn Đà-la-ni.
Như trên đã nói về tam-muội Hải ấn, xuất xứ từ phẩm Thập Địa của kinh Hoa Nghiêm. Ấn tượng ấy nghĩa là dùng nghĩa để yên định.
Văn tụng kia: nói chung nghĩa thiết yếu trong một bộ kinh để làm bài tụng. Sao đường ấn không có bắt đầu, sau cuối? Vì muốn chỉ bày rõ một đạo lìa mé ba đời, vì mé trước, mé sau không thể ngăn cách.
Sao đường ấn lại có bàn đá cong vạy?
Vì muốn biểu thị rõ một đạo thuận theo duyên xứng đối với căn cơ, vì thích ứng với hạnh của Ba thừa, biểu hiện sự khác nhau.
Vì nghĩa gì năm mươi sáu góc thành chung ấn? Vì muốn chỉ bày rõ vị bốn mươi tâm Địa tiền và Đẳng Giác, Diệu Giác của Thập địa. Người, v.v... của năm mươi hai vị như thế, đều y chỉ một đạo mà vì tu bốn nhiếp độ thoát chúng sinh, nên năm mươi hai góc biểu trưng cho năm mươi hai người chung kia, bốn góc còn lại biểu thị cho bốn nhiếp. Vì bốn pháp nhiếp của một đạo, kính tin trong vị Thập Tín, vì bốn nhiếp pháp một đạo của tin hiểu trong vị Thập giải, vì hạnh bốn nhiếp một đạo của tín hạnh trong vị mười hạnh, vì giải, hạnh đều viên mãn trong Thập Hồi hướng, mà vì thực hành hạnh bốn nhiếp của một đạo, nên trong vị Thập địa và vị Đẳng giác, chính vì chứng bốn nhiếp, hạnh của một đạo, nên cứu cánh viên chứng căn nguyên của một đạo trong vị Diệu Giác, cùng tận mé vị lai, vì dùng pháp bốn nhiếp hóa độ chúng sinh.
Sao trong tụng hàng dọc, ngang đều có mười bốn chữ?
Vì muốn chỉ bày rõ hạnh Bồ-tát. Dù có vô lượng thứ, nhưng vẫn không lìa hạnh bốn nhiếp của mười Ba-la-mật, nên các Bồ-tát của tất cả thế giới vô biên trong mười phương đều y cứ vào hạnh này làm căn bản.
Sao trong tụng có đầu cuối?
Vì muốn an ủi Bồ-tát yếu hèn, đạo Phật dù tu hành xa không dứt, nhưng cuối cùng sẽ thành Phật, chớ lui sụt hạnh.
Sao hàng đầu tụng và cuối bài tụng đều ở chính giữa?
Vì muốn chỉ bày rõ chánh quán mà tâm đầu tiên đã tập, chẳng khác với trí chánh quán của Như Lai. Vì sao dọc bốn vây quanh ngang, dọc đều mất đi câu?
Vì muốn chỉ rõ nghĩa Đà-la-ni rất sâu kín, kiến chấp đoạn, thường và biên kiến của con người không thể biết.
Câu tìm được từ chính giữa là sao?
Vì muốn chỉ rõ chánh quán Trung đạo của nghĩa Đà-la-ni rất sâu kín mới có thể biết.
Sao ngoài ấm không có tụng?
Vì muốn chứng tỏ Phật giáo dù vượt ngoài cát bụi, nhưng không rời Nhất đạo, không còn có pháp nào ngoài Nhất đạo.
Sao không giải thích nghĩa trong tụng?
Vì muốn cho người tu hành đối với văn ít, hiểu nhiều nghĩa, nên e rằng các hành giả bỏ gốc, chạy theo số tham ngọn, vì câu văn mất ích lợi lớn, như trong kinh nói: Thà rằng vì nghe ít mà hiểu nhiều vị nghĩa, chớ không muốn nghe nhiều mà chẳng hiểu rõ nghĩa. Vì muốn thử nghiệm hành giả được lợi nhiều ít, căn cơ sâu cạn hành sinh thuần thục, vì muốn cho chúng sinh kiêu mạn, kiến chấp nhỏ hẹp, đối với chánh pháp, sinh tâm kính trọng. Tuy nhiên, nghĩa sâu kín này chẳng phải là cảnh giới biết được của chín hạng người. Chín hạng người ấy là:
1. Không phải cảnh giới phàm phu biết được.
2. Không phải cảnh giới của người thế trí biện thông biết được.
3. Không phải cảnh giới của phân biệt pháp tướng.
4. Không phải cảnh giới của Thanh văn, Duyên giác.
5. Không phải cảnh giới của hành giả chấp không.
6. Không phải cảnh giới của người học rộng, tán tâm.
7. Không phải cảnh giới của chúng sinh chấp một bên.
8. Không phải cảnh giới của chúng sinh chấp đoạn.
9. Không phải cảnh giới của chúng sinh chấp thường.
Những hạng người như thế nghi ngờ lẫn nhau nói: Trí của ta thì vượt hơn, trí người kia tất nhiên yếu ớt, chỉ có mình ta có khả năng hiểu tường tận Phật pháp. Những người như thế rất đáng thương xót.
Đối với thân năm thước, khởi ngã to lớn, đem ý tưởng tấc vuông để so lường hư không cùng tận, cũng như trẻ con dòm ống ngắm, lấy chén rót nước biển, nghĩa là nói: Chỉ ta đong lường hết biển cả, chúng sinh thấy nhỏ hẹp so lường pháp Phật cũng giống như thế. Những hạng người kia nếu không phá bỏ ngã mạn, không ăn năn bản tâm, thì khó có thể giáo hóa, dạy bảo. Nếu miệng tụng kinh, mà không lãnh hội lý sâu xa, thì cho dù học rộng, nhưng chỉ thêm lớn tâm kiêu hãnh, ngạo mạn, luống nhọc nhằn vô ích, như kệ kinh nói:
Ví như người nghèo cùng Ngày, đêm đếm báu người Tự không nửa đồng tiền Học rộng cũng như thế.
Có các hạng chúng sinh như thế, vì muốn giữ gìn điều ấy, nên lại không giải thích nghĩa, e rằng kẻ ác kiến kia càng thêm mạnh mẽ, mãi mãi chìm sâu trong biển khổ, không trông mong gì ra khỏi, như kệ kinh nói:
Vì phá pháp không tin Sẽ vào ba đường
Ta thà không nói pháp Mau vào cõi Niết-bàn.
Như trên đã nói: Nghĩa Đà-la-ni là pháp giới hạnh vô biên, cảnh giới mà người trí biết được, như kệ kinh nói:
Pháp giới tâm dạo, như hư không Người này biết được cảnh giới Phật. Vì nghĩa gì nên tồn tại gốc?
Vì muốn nêu cao làm sáng tỏ chánh pháp, rốt ráo thường trụ, là đối tượng y chỉ chung của chư Phật ba đời. Ví như sợi dây mực là pháp thường, thì thợ trước, thợ sau, là đối tượng y chỉ chung. Hơn nữa, vì muốn cho Bồ-tát giả danh, bỏ ngọn, tìm gốc, vì đạt nguyên bản. Vì muốn cho chánh pháp thường trụ, ánh sáng pháp không tắt, thường soi rọi, rốt ráo không dứt, vì phá bỏ vô minh đen tối của chúng sinh. Vì muốn cho chỗ sinh nhiều đời của chúng sinh, hạt giống Phật không dứt, cho nên gốc tồn tại.
Lược thuật nghĩa thiết yếu của khế kinh như thế, muốn cùng tận cội nguồn kia chỉ có Phật mới thấu đạt cùng tận, chỉ kính tin, hiểu được, khen ngợi giáo mà thôi. Vì muốn phát nguyện rộng lớn nên dùng bài kệ khen:
Pháp Phật rất rộng lớn Sánh đồng với hư không Nghĩa mà ta đã nói
Như phần lỗ sợi dây Công đức đã truyền thuật
Thí cho khắp chúng sinh Mau chóng lên mười địa Đều thành chung quả Phật.