TẠP TẠNG
SỐ 1894 - GIẢI THÍCH MÔN CHƯƠNG PHỤC NGHI
SỐ 1894 - GIẢI THÍCH MÔN CHƯƠNG PHỤC NGHI
Pháp thân vô tướng, Lô-xá-na ngự các trân phục mà hợp tác căn cơ Ba thừa, ứng cơ đời trước. Như lai tự lấy thân trượng sáu mà mặc y Tăng-giàlê bằng vải thô. Người học Phật không ai chẳng vâng theo. Đến khi kiêu đại luận bàn tâm tánh, nghi tướng sơ sót thì tệ-ma thừa dịp mà phá rối Thánh chế. Đó là mùa Đông thì mặc lụa dày ấm, mùa Hạ thì mặc lụa mỏng mát. Các thứ xa xỉ đều chẳng nên làm. Chẳng biết áo tơ tằm Như lai cấm, xuất phát từ tâm từ để làm ruộng phước cho đời, chữ để thoát nạn cướp đoạt, phụ thức cao lưu không gì bằng tâm đau xót đứng đầu. Do đó Nam Sơn Chương Phục Nghi được soạn ra thì khiến người có chí biết cách mà làm, há là việc nhỏ. Đủ lắm thay. Song sách này tuy còn mà đời sau giảng thì rất ít sao ở trong hưng phế của Thánh chế mà buộc thời vận. Ở thời tượng quý tà ma rất mạnh, thì người biết cũng tùy chúng, do đó tuy phế mà cũng hưng. Cho đến thời đấu tranh kiên cố thì kẻ tầm thường đều biết mà thôi. Do đó để cứu đời, Đại sĩ nói thẳng ý chỉ Phật tánh thường trụ để tiếp nối tuệ mạng, sau lại giúp luật nghi cứu chỗ gấp. Thí như thấy người đói lạnh thì trước phải cho ăn, sau mới cho mặc. Đó là vì hộ pháp mà cho cùng hòa quang. Nhiều người chẳng thấy ý của Đại sĩ, sau một bữa ăn sắp bị chết lạnh nên Thánh chế do đó chẳng thể hưng. Bèn tỉnh ngộ Tỳ-kheo ta, muốn khắc in Chương Phục Nghi để truyền rộng ở đời và cùng ứng pháp ghi sách mình. Lại xin lời tôi nói để ở đầu quyển, tôi ngạc nhiên bảo rằng: Tỳ-kheo dù chẳng ra gì cũng là đệ tử Phật, muốn chẳng vì người mà bỏ lời ư? Than ôi lời tôi ai theo, song tôi cũng có chỗ nghe, chỗ nghe không phải lời tôi, làm sao từ chối được, bèn soạn lời tựa.
Niên hiệu Khoan Văn năm thứ năm, mùa Đông năm Ất Tỵ. Thảo Sơn Tang Môn, Bất Khả Tư Nghị kính đề.
Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở Thần Châu soạn.
Có Sa-môn Hán Âm bảo ở Khai Sĩ Thái Sơn nói: Kẻ hèn này nghe rằng phàm đạo Từ Tế xưa nay đã từng thấy rộng làm ở mọi nơi do xưa nay đồng kính ngưỡng. Há không phải là nhân dục thành hóa thì che trùm cả lượng nghi. Nhiếp ngự khai nghiệp thì tuệ thấm vượt cả ba đại, chắc chắn phải rộng lớn hiển bày ở tánh mạng, bốn loài sơ giải tinh linh, hợp từ bi ở chín hữu. Nếu thấy các Sa-môn oai dung tôn quý, ngôn hạnh khác thường. Chê bước lên kỳ vực mà trách trọng nạp ẩn hầu. Tằm tơ che mình không thêu dệt hóa thì không do đâu mà buông lung tâm loài côn trùng, mềm mỏng kính tạ, không mềm mỏng thì không do đâu để an nỗi lo việc áo cơm, không biết thẹn đã mất đức ở Nho tông, hạt giống Thánh sớm mất, chắc chắn chôn đạo ở huyền phủ. Ấy thì chuyên môn dạy tịnh, uổng bày nghi dạy bảo vâng theo rất ít, vọng bày ước chê, e rằng chánh pháp suy đồi trọn một ngàn sáu trăm (1600) năm. Vội đem chỗ nghi mà xin chỉ rõ cho Khai Sĩ nói: Từ khi Đấng Pháp vương thấy lợi nhiều bèn mở bày đạo từ bi bác ái, thật bến bờ ở phẩm vựng. Cõi Dục loạn thiện còn gồm cứu làm lời nói đầu. Sắc có tịnh duyên cũng bốn hoằng dẫn đầu, huống chi đạo vượt âu vũ, đức vượt ràng buộc. Chẳng phải an nhẫn ở bất nhân, đâu dung tình giết chóc, có thể đoán biết. Khanh chẳng nghe ư, lại vì khai dẫn, ăn thịt và mặc áo tơ tằm tùy cơ khai chế, tổn sinh và hại mạng mong sớm chấm dứt. Thế mới biết nghĩa cử thích hóa khéo vì đạt tánh làm công để lược nhiếp dụng, đều qui giúp lý làm mục đích. Chỉ vì thuần nguyên cửu tạ, gió nhiều chẳng dừng, bèn khiến Ca-sa có bằng chứng đổi trắng, Sa-môn dứt nẻo sưu huyền, chống gối mãi lo ấy sao nói đủ. Sa-môn nói: Kẻ hèn này vốn là Hán âm ở ngoài Kinh đô, mong được vui thừa, mong nhìn dấu vết. Mỗi khi khi biến đổi áo tục làm Sa môn vào đạo, chỗ vắng nghĩ suy làm nguyên chỉ cho cây ra đời, đến lụy áo cơm đã bỏ lâu ở tục trần, buộc ràng kiến ải chưa mở toang ở bụng dạ. Do đó chẳng xa ngàn dặm hỏi đạo ba lần, đến chỉ tốc nay lại càng thành mới. Huống mong luận khác bạc thí rộng mở đao mầu, nhiều khiến nghi hình có chứng cứ, đuốc pháp chiếu sáng, luôn lại chiếu sáng nơi sâu kín, phong của đạo thọ vượt xa. Tôi lại dạy rằng: Đạo hưng thịnh xuống đất nầy, nhất yên. Lý thì rộng phân ở thanh tâm, sự thì hiển tướng tốt ở có hình. Vì chánh đạo mầu nhiệm, nhiều kiếp chưa thể thấy. Linh dận sáng tỏ, hàm thức ở đây mà du ngưỡng. Thế mới biết vườn Nai mới mở, cây hạc cuối cùng, mở ra khuôn phép độ đời, nêu bày dấu vết rạng rỡ, cạo đầu nhuộm áo khác lạ, đổi tập tục sinh thường. Nghi lượng cứ ắt kín cầu ở xem xét. Lại bốn hòm tám Tạng khó dùng bị nhục, một tập ba y đâu cho chẳng hiểu. Đã là việc thường của nhà Phật không thời nào chẳng trải, nghĩa chẳng dối còn, sự hợp chân giáo, nên khiến trụ trong pháp môn. Chỉ nương công đức của hình phục, sinh ra ba Thánh, gồm nghiệp tu của Tổ trước, nay lược vì ông lập mười thiên, tùy thiên mà tổ chức trình bày.
1/ Thiên Chế Ý Thích Danh, 2/ Thiên Lập Thể Bạt-tục, 3/ Thiên Thắng Đức Vĩnh Viễn, 4/ Thiên Pháp Sắc Quang Tục, 5/ Thiên Tài Chế Ứng Pháp, 6/ Thiên Phương Lượng Tràng Tướng, 7/ Thiên Đơn Phức Hữu Cứ, 8/ Thiên Phùng Chế Tài Thành, 9/ Thiên Bổ Hoán Thành giáo, 10/ Thiên Gia Pháp Hành Hộ.
1. Ý chế và giải thích tên:
Sắc phục dễ cảm người là việc gốc. Chỗ về của đạo pháp mở hóa đầu nguồn. Cho nên đấng Từ phụ vượt thành vào rừng. Gặp một thợ săn mặc áo casa, bèn cởi áo báu đổi Tăng-già-lê vải thô mặc vào mà thành Chánh Giác, sau đó khai hóa. Hoặc tự hoặc tha sáng nhiễm huyền cương trước mặc áo này. Cho nên Phật gọi Thiện lai, áo tục đổi thành pháp y, tám việc tùy thân như Thiện Kiến nói: Yết-ma thọ, trước lập hình đồng chánh nghi. Cho nên luật nói: Ông ấy cạo tóc nhuộm áo đồng với người xuất gia, đây là chứng cứ. Vì sao? Vì do không đổi áo quần thì không lấy gì làm sáng nghi. Nếu không khác tục thì không lấy gì để hiển sáng đạo. Tóm lại, đều là thuyền bè thoát biển khổ, thêm thang của sự sống. Cho nên Kinh Hiền Ngu chép: Mặc pháp y nầy (sẽ) mau giải thoát sinh tử. Cho nên Phạm Vương bố hóa tồn sinh mà lập vận thông. Thích Tôn để lại khuôn phép quên ngã mà bỏ tội phước, khuynh năm trụ ở tâm trần, bài hai chết ở trong ngoài. Cho nên biết, hiến nữ một vạch bày nhiều kiếp mà y thoát được. Thú Vương vừa thấy chịu đựng khổ chết mà biết qui tâm, thật chẳng luống dối. Hỏi: Đã biết chế ý, chẳng biết tên gì?
Đáp: Tìm ở Tây Phạm cho đến Đông Hoa, âm nghĩa trái vượt. Thánh chủng và phàm tập lý dứt danh ngôn. Cho nên Luận Tát-bà-đa chép: Như lai lập ba tên này khác với ngoại đạo. Ba tên này phát từ miệng Phật, không phải kẻ thấy cạn hẹp bày ra, cũng như lời chú của Tổ chẳng dịch. Hoặc vì tên gồm nhiều nghĩa nên theo gốc chẳng dịch. Từ khi đạo đến Đông Hoa, kinh luật truyền gọi là ca sa, gọi chung là pháp phục. Nhưng ca-sa là chỉ sắc y, tức như kinh nói y hoại sắc. Sắc Thánh khác tục, có mắt đồng biết, biết những y nào, chỉ thấy sắc nó thì chỉ sắc này là y ca-sa. Trong luật nói chỗ hiển vi gá vào hình y, cho nên luật Thập Tụng xem là phu cụ, tức là đồng với chiếu. Luật Tứ Phần xem là ngọa cụ, tức là đồng với loại mền. Như Ni-sưđàn vốn chỉ là vật của các vị tăng Ấn-độ ngồi, như đồ trải ngồi thì chánh dịch là tọa cụ. Còn y phục vẫn mê chớ luyện. Nhưng trong kinh luật chỉ gọi Tăng-già-lê thì chưa từng có pháp. Vì sao? Vì tên ngoài đạo tục đây không có gì so sánh, hình như cái mền nên gọi là ngọa cụ. Thầy tìm tên y tên lấy nghĩa mà giải thích rằng: Ngọa cụ bằng giạ, v.v... phải gia Yết-ma mà thọ và xả. Luận nói năm lỗi là chánh ở người. Cho nên Tát-bà-đa nói ngọa cụ tên ba y. Tức luật Tăng-kỳ nói: Tỳ-kheo già bệnh giữ mền (chiên) Tăng-già-lê, theo Tăng xin pháp tức là nghĩa ấy, sao dùng Yết-ma mà gia vào mền chiếu ư? Nếu có nghe trước nhưng chưa làm việc ấy thì chẳng luống dối. Nay lấy nghĩa mà y cứ thì phải đặt tên. Cho nên văn nói: Trong không danh tướng mượn danh tướng mà nói. Như luật gọi là điều phục y. Cho nên văn nói kiết sử đã điều phục thì phải mặc ca-sa. Như trong kinh nói trong khởi tâm sân, ngoài mặc áo ca sa thì đều diệt mất. Hoặc kinh nói: Pháp y ứng khí tức là người theo đạo mặc thì gọi là pháp y, đựng đồ cúng dường thì gọi là ứng khí. Nghĩ kỹ về tên nghe nói quán hạnh thì chẳng uổng lập ra. Còn các tên khác đủ như trong Sớ Sao chép. Hỏi: Như Kinh Đại Tập nói: Tuy cạo bỏ râu tóc mà không bỏ kiết sử, mặc áo nhuộm mà tâm không lìa nhiễm thì đó tức là loạn lấy bỏ, làm sao phân? Đáp: Chớ mê tên nó, phải lấy ý xa. Nhiễm nghĩa là làm hoại sắc tục, tức nhiễm là sắc tiêu biểu. Cho nên biết, hai cái cứ vào đạo mà bỏ tục. Cho nên trong luật nói: Vì sắc áo ca sa nhuộm đủ năm mầu chính, đó là sắc đúng pháp.
2. Lập thể bạt tục:
Hỏi: Xuất gia y cứ vào đạo, chưa giúp bình phục cho nên văn nói: Cõi có thân để cứu nạn khổ lạnh do đó phải có mười thứ phấn y, xa nguồn gốc Thánh, ngoài nạp y ra đều được tiện dụng, y theo đó mà tu tâm đủ để độ đời. Còn kinh luật dạy bốn tà, năm tà, Hiền Thánh đã dạy phải ít muốn biết đủ, đến nỗi khiến có chương dứt đường nhờ đạo, nghi cúi ngước khoa cấm, hình thần tệ ở lưới trời, thọ trì trái chánh pháp làm sao thông quyết hội thú để đạt được?
Đáp: Bậc Chí Thánh lập giáo tùy giáo mà nhiếp tu, phải quấy lợi ích đều thông suốt. Phàm đạo ở tại thanh tâm không che lấp nghĩa. Như đời di không có trệ ngại người nay hành đạo, hai phần sự lý nói sự thì thói quen chưa mất, tìm lý thì thể chân tâm nương gá. Đây thì cưỡng phân hai đế có phàm Thánh khác nhau. Cho nên nêu hai nghi thường không lấy bỏ, đến nỗi khiến ở y mà biết vừa đủ, cốt ở không lỗi. Sự thanh tâm vào đạo. Cho nên mười thứ y di khí, tình đời đã bỏ, áo ba Thánh không nhàm chán. Chỗ về của đạo nghi xem việc không lo khác tục, hợp lý có dụng giúp thần. Đây thì hai Đế Ấp Chước, mượn có không mà nhiếp tu, qui về bốn y, tin không thẹn với lưu phạm, cho nên có trì phấn y ấy, đến ao hồ xa mà giặt giũ, các vị trời thích giải thoát lấy nước dơ để tắm gội, đều dùng tài tịnh mà tâm thanh, chẳng dùng dâu dơ mà lụy đạo, và được chung ngoại đạo cầm mền đến giặt. Các vị trời xa ngăn "chớ làm dơ nước ta". Bảo rằng: Tà tâm cảm lợi phàm Thánh kiêng kỵ. Lấy văn này làm chứng cho nên biết đạo ở thanh tâm, chẳng dối lập. Cho nên biết, khi cầu tài, đúng như pháp mà nhận chứa. Chẳng hãm hình khoa, trong chẳng thẹn với giới thần, ngoài không thẹn với phụ tục khả, đâu được gập ghềnh cõi dục đời hằng tập, Ta-bà ác cầu đa cầu táng mạng ư? Sống thì làm giặc của Phật chết thì làm tù quỉ. Cạo tóc nhuộm áo Phật là thầy, thầy dạy chống mà không theo, tốn sức lập bày, thì có thể suy ra (bị đọa) ba đường. Chẳng nghĩ thân nầy có bốn núi ép bức. Cho nên văn chép: Khi chết thì ôm lo sợ, tức là kẻ nầy khóc gì con bọ ngựa chống xe trí dũng. Chẳng nghe kinh luận dạy hay sao? Áo thịt áo sắt tùy cảm mà đến, chịu khổ chịu nóng chẳng thể nói. Một đời hình thể gởi ở rảnh rang, linh thần nhiều đời phiền ở đạo nghiệp, mặc tình đi mãi không biết đâu trở về nguồn, chắc phải bỏ đi thói quen xưa, vâng theo lời Thánh dạy, ngoài không phạm hiến chương trong có hợp với thanh đãng, thuộc Hoài Quan này thì còn cầu gì. Hỏi: Trên nêu cầu có phương thì lý sự đều được. Song cầu may có vải trơn, có lụa thêu vẽ, hoặc chiên giạ (mền nhiều lớp) mà mặc lông bông mà dùng chằm vá trăm mảnh. Nghe các người kiệm ước ăn rau cỏ mặc lá cây, riêng giúp sơn chúng, móng là đã lầm, xin vui nói yếu. Đáp rằng: Năm chúng xuất tục phải theo bốn y, Thánh có nghi thì không lo phàm, mở cứu hình khổ ý ở tâm Thánh, sự chẳng được rồi nên bỏ giống Thánh. Mà chánh luật ngăn cản, từ bi là việc đầu được mà sinh não ắt chẳng dung nạp. Cho nên ăn thịt mặc áo tằm là phương chưa khác, hại mạng chết yểu sự đều một lý. Luộc kén giết Ngài đau không chịu nổi, nấu nướng chiên xáo thành nghiệp ác tàn khốc. Kẻ lưới cá cho cá, trồng dâu kéo tơ, mượn tay không khác thì phân công mà đến cũng không khác. Ấy là vì chí Thánh ân cần xét ác báo khó mất, kinh luật đều nêu đủ cả hai thứ phải bỏ hết. Cho nên Niếtbàn Tượng dịch, Lăng-già Đại vân nói lên hành từ, tuyên nói dứt giết. Giết hại là đứng đầu về tạo tội, thế tục còn cấm, đâu lại có ở đạo tông mà cho làm việc ấy. Nói dạy dẫn dắt ắt dạy nhân từ, áo mặc vào thân trước dùng tơ lụa, tơ lụa đã thành không giết chẳng nên, việc ấy sao chẳng nghĩ, không phạm thì không do đâu (tự xử) nhân mày nắm việc thật đáng thương. Ấy là xứ vì Chấn Đán tiếp giáo đầy đủ đã từ lâu cấm rượu thịt chẳng dùng tơ tằm, không thành giáo thì chẳng y cứ, lỗi ở mê văn, hoặc nếu chẳng mê văn thì do ưa thích mà không bỏ, cho nên trong luật nói đến nhà nuôi tằm xin tơ làm thành ngọa cụ, bị tục chê trách gọi là sát sinh. Do đó Phật chế giới chẳng cho mặc. Nếu đã thành rồi thì cắt ra mà nhét vào vách. Đây là dạy bỏ hẳn, cần phải đoạn dứt. Như trong luật nói dùng trùng uống trùng khác đường đồng chế, tằm hoang tằm nuôi phân duyên chung ước, hoặc thuần hoặc tạp đều phạm bộ thiên, mình làm thành người khác làm thành, đều chặt bằm nát hết. Nay tăng mê tên mà làm chẳng phải pháp phục nên chẳng làm, như chánh danh trên tưởng không lầm. Cho nên luận Tăng-kỳ chép: Kiêu xa chăng, tơ từ miệng tằm việc đồng ở luật Tứ Phần. Luật Ngũ Phần chẳng cho mặc. Nếu được y tài thì ngang dọc đều vải, trong đó xỏ ngang một sợi tơ cũng phải dứt bỏ. Luật Tát-bà-đa chép: Nước ngoài dùng bông may áo có hai thứ, hoặc xé nhỏ ra đúng như pháp làm mền (chiên) hoặc kéo sợi ngang dọc như lông trừu, đều chẳng cho. Từ xưa các Sư chẳng nghĩ ý giáo. Nếu là xưa mê bảo là ngọa cụ, là đạo phẩm giết hại mà được còn khiến bầm nát rồi bỏ, làm sao có tướng đạo phục từ nhẫn. Do giết hại mà được, lại cho thọ trì. Thế nên biết thọ trì pháp Thánh chẳng tịnh thì không làm, dối mà truyền thì thật trái với bản ý. Cho nên Đại Đường ở ngoài biên giới, bãi biển.
Đại Hạ các phiên, có chỗ Phật pháp, chỗ mặc đạo phục đều dùng vải bông không dùng tơ tằm, tức là thật chứng. Cõi này Tề Ngụy các danh tăng, y phục cao quý của Chu Tùy, đại y đều dùng vải cả, tuy chưa dạy rõ nhưng ngầm cho đồng văn. Há chẳng phải vì lòng trắc ẩn nên pháp y phải đúng pháp. Vậy Như tục thường quen lấy vải làm áo lót, cả nước đồng theo chẳng thể khác. Cho nên, Đại luận nêu Tăng-già-lê vải thô, là nói Đạo pháp Phật xưa nêu ra có Thánh tiêu, gọi là Thánh Chủng. Ấy vì Đại Thánh y mà mặc, coi là phép tắc đời sau. Luận Ngũ phần nói y bát cũng đồng ở đây. Thế nên biết pháp y ứng khí chẳng phải phàm làm ra, Phật chẳng ra đời thì không có. Cho nên kẻ sáng suốt vâng theo chớ trái vì có chứng cứ. Kinh Tạp Ahàm chép: Tu bốn tâm vô lượng, mặc ba pháp y, thì thành y phục từ bi. Tôi ít biết kinh luật giảng về văn này không có khai già, dẫn dùng lại ít, dính nhiều mồ hôi nhơ, chưa dám ra làm, hễ được mặc áo che thân mà thôi. Cuối niên hiệu Trinh Quán đọc truyện dịch kinh tìm hỏi áo tơ tằm mới biết chẳng cho dùng rất tiếc là biết quá muộn. Hình thể được sống phải giúp ấm áp, đến báo mạnh yếu thì khó y cứ chung. Cho nên Niết-bàn mật giáo mở cấm có nguyên do, tin là có ý khác. Chẳng thể đồng với ăn thịt toàn cấm thì người dưới báo yếu thì không có lúc vào đạo, giống như sữa khai thông thì thượng hạnh mạn câu. Có người biếng học, do đó phương tiện dẫn dụ, vì đạo giúp thân. Cho nên các kinh nói: Y theo pháp mà dùng, tùy nhận mười muôn chẳng cho là nhiều, ắt chưa thể làm một chén nước, một nạp y chẳng cho mà vội nhận, đây thật là quá lắm. Cho nên biết việc lấy nạp y cốt ở thanh tâm, tuy cho mặc, mặc mà không mê đắm. Nhưng ba thứ pháp y, lý chẳng hạn, chung lại đổi vải thô mền bông dùng y cứ như trước. Vì các quần áo khác chỉ để chống lạnh. Sự chẳng được rồi, mở cứu thân khổ, sinh nhai quả báo của thần, trọn vào cửa chết, nghiệp mạng chưa nghiêng, giúp tâm trợ đạo, sự chẳng đạt được, cúng cho cơm áo, trọn gọi là nuôi oán, không ích lợi gì. Như ai hay chí tiết cao vời, tình dứt phù hoa, kính trọng chánh tông, chết cũng không hận. Đây là Tỳ-kheo pháp hạnh nêu Thánh kính trọng như thẻ cỏ buộc ván biển. Y cứ giới mạng khó là chỗ khai thông, y cứ tâm chịu chết mà chẳng bỏ. Cho nên làm Dục thế cho U minh, làm nói bày cho kinh luận, đây chỉ là giá giới lấy cái chết mà giữ, huống chi tánh trọng nhiều mà chẳng chán. Thật lạ lùng vậy.
Hỏi: Lụa tằm cội gốc chẳng phải nhân từ, hạnh tốt cúng hiến có mở phước nghiệp. Vì sao sớm chấm dứt mà không có tâm mong cầu?
Đáp: Phàm pháp cúng thí, tịnh ở ba việc, hễ một việc có nhiễm thì gọi là bất tịnh thí. Luận chia bốn câu há chẳng thể ư? Lại Tịnh hạnh diệt hoặc làm phước khó bì, cơ duyên tiếp nối mở ra cúng thí để bỏ gốc tham, chẳng ngăn tài tịnh, đến nỗi tạp thọ báo. Nếu hoàn toàn chống cự thì người thế tục mới học không thể dựa vào đâu mà thọ nhân, còn như tạp báo thì đời đời thường chìm biển khổ, tội phước đều vời lấy, thiếu là ở đây. Kinh Ương-quật chép: Lụa tằm da thú xoay vần đến tay không giết hại, nhưng người giữ giới chẳng nên mặc. Nếu mặc chẳng phải từ bi chứ chẳng phá giới. Y cứ vào giáo môn này mở đóng khác nhau. Cấm thì nêu hàm sinh đều phải cứu, thật khó làm tổn hại. Mở thì vì bỏ mạng mà thành áo, quyền cho cứu giúp chống lạnh. Lại tự răn là từ bi, trọn là nói phải bỏ hẳn. Cách cho mặc chỉ là để cứu nạn một lúc. Còn như núi lạnh, giặc cướp cho mặc da lông là vì cứu nạn gấp nên cho giúp sữa mật, chẳng phải luật lập ra quyền nghi, nên lường văn thật ý nói làm thật. Mặc áo da lông, luật đều chế đủ, bỏ đi sự xa xí, chỉ biết đủ là gốc. Còn như áo giạ trắng đen luật cũng y cứ chung. Cầu tìm quá mức làm tổn tục hoại đạo. Chế xả bỏ tăng, cắt còn chừa mạng sống, thật nói lên lòng nhân từ, nên khai cho mặc nhưng lụy tổn sinh, đường ấy khó thanh nên tạm dẫn ra. Để bên phải chỗ ngồi, lại thân là vật khổ sao lại chẳng ăn, tùy thân ăn vào để nuôi mạng sống là trong. Còn việc nổi lửa đốt rừng, dẫn nước tưới đất trở lại giết hại dữ dội, lại cột nghé vắt sữa, cướp mật của ong, ruồi lằn bu vào đồ đựng còn hơn kho lúa, sinh linh củi nước, hàm thức đất cỏ, cùng bu nhóm rất nhiều, qua thân miệng thật không khỏi chết. Vậy thì lỗi lớn không gì hơn áo tằm, xem nghi nuôi giết. Kinh gọi ác giới, sánh với lượng săn bắn giết mổ còn gấp muôn lần mà người đời nói là kẻ giết mổ thì đều hổ thẹn. Cho đến đồng lợi là nói hiển dấu mà chẳng nhàm chán. Kẻ đồng ác giúp nhau, chắc chắn phải cùng y cứ để dứt phàm tình. Nhưng năm trược chưa tiêu, ba chướng luôn quấy nhiễu, há chẳng phải ưa muốn khiến cho như thế ư? Phải biết báo ở quý tục, nhà này hình thần thọ dụng làm tổn người khác mà thành cho mình, thật buồn thật nhục, rất là đáng chán. Còn Tỳ-kheo Thương-na y thai mặc trên thân, Diện vương Thích tử, báo mặc tùy thân, ngón tay dài bốn biển là nhà, ngày ăn một bữa mà lo đạo. Vô dục vô vi đây thật đáng chuộng. Huống chi ở Bắc có cây, áo ở trên trời hóa thành y phục, tùy tâm khinh trọng mà thay áo mới. Hoặc gởi thân Tịnh Bang, dùng pháp hỷ mà ăn, ở trong thần hoa hổ thẹn làm áo, đạo này đáng cầu, nhân làm đều đến.
Hỏi: Lập hạnh thế nào để cầu việc ấy?
Đáp: Muôn hóa ở một tâm, hạnh thành mà trọn được quả, giống như tiếng vang. Nghĩa phải chán thai báo này, thề hết nguồn tham thì thọ sinh y hóa. Thân đã hóa sinh thì đói khát nóng lạnh dứt ở tâm. Hình phục giúp đỡ chẳng tổn hại hàm thức đã an nhẫn thì có mặc không ngoài. Cho nên có nhiễm trần, thạc học anh tài, vị xử quyền hành, tình an nhân đức tha thứ, lập từ bi rốt ráo, luận rằng: Ngoại điển chép: Đã sáu mươi tuổi thì được mặc áo lông, trước tuổi ấy thì mặc áo vải. Bảy mươi tuổi có thể ăn thịt, trước tuổi ấy thì phải ăn rau. Thánh đạo hưng long, không nghĩ chẳng khớp, nhân khắp chúng sinh, lý không nghiêng lệch. Ý cấm thịt hiện ở lời nói nghĩa là dứt bỏ lụa tắm phải biết. Song cấm tịnh, trước cũng chung cho cả da thú và tơ tằm, bởi là nghi nói bày tùy cơ chưa xong, há chẳng phải một sớm xé lụa mà trọn đời nấu thức ăn đãi tiệc, dắt dẫn hằng ngày, cứu nguy giúp khổ, trước việc gấp này bày nói thứ lớp nghĩa ở đây. Từ khi kinh Niết-bàn truyền về phía Đông thì ba loại thịt dẹp bỏ, hết lòng dạy dỗ, dạy mãi chẳng nhàm chán, mà áo tằm đồ lụa chẳng hề thích hợp. Đây là do cùng ở văn tự, nghĩ mê ở hoằng chỉ. Văn nhiều chẳng chép. Quán ẩn hầu luận nầy, được chỗ đại qui, luật chế nghiêm minh vì chẳng xem kỹ, cho nên hưng hoằng đến thế, đều như đã dẫn ở trên, có thể noi theo,
3. Thắng đức trải xa:
Hỏi: Trên nói y thể từ nhẫn làm gốc, tằm lụa do thế táo nghĩa mãi y cứ, vải gai ở tập phương, lý về hoằng huấn chắc được thọ tịnh vô nhiễm, vâng giữ có nghi, rất có công lớn khai mở thế biểu.
Đáp: Nhân lành tích đức ở tâm, phước đức duyên thành ở cảnh. Cờ đã dựng thì bầy nai an thần, chim đầu đàn sợ sệt, rồng con bảo mạng ác quỉ ẩn thân. Người thấy sinh thiện, tức là việc ấy, huống chi Tổ thừa chánh giáo thọ dụng có nghi. Gần thì tùy hạnh tự tu, xa thì giúp thành chánh nghiệp. Cho nên, Kinh Đại Bi chép: Người mặc áo ca-sa, tánh là Sa-môn làm ô uế hạnh Sa-môn, vào thời Phật Di-lặc cho đến Phật Lâu-chí được nhập Niết-bàn. Kinh Bi Hoa nói năm thứ công đức: Một là khi vào trong pháp ta tuy phạm tội trọng một niệm kính tâm thì thọ ký ba thừa. Hai là trời rồng người quỉ luôn kính người đắp y, ba thừa không lui sụt. Ba là người quỉ được y dù chỉ bốn tấc thì thức ăn uống đầy đủ. Bốn là chúng sinh trái nghịch, nghĩ về năng lực của ca-sa thì lại sinh tâm bi. Năm là binh trận chẳng gây thương tích. Nếu không có năm năng lực này thì đó là ta dối mười phương Chư Phật
4. Pháp sắc quang tục:
Hỏi: Ở trên dẫn Đại thừa mặc y nhuộm, chẳng hay mầu nào là đúng pháp? Đáp: Như trong kinh luật đều nói là hoại sắc. Cho nên văn nói phải dùng ba thứ mộc lan, xanh, đen, hễ dùng một loại sắc là đúng pháp. Vì quen thói tục khó đổi, tham ái khó dứt, giới luật theo duyên tướng tùy kết, điệp đắp cũ lên mới, cắt rộng về hẹp, v.v... đều thuộc về trường hợp ấy. Cho nên năm đại thượng sắc chẳng thành thọ trì, đều tùy sự tiết tâm bỏ thói quen thế tục. Như màu đỏ tía ở đời chẳng phải vinh đạt thì không so sánh y phục đồng khác, chẳng có sắc chánh hoại, chỉ có cửa Phật muốn phân biệt tà chánh. Cho nên chín mươi sáu thứ ngoại đạo đều không giống, hoặc trần truồng, hoặc mặc áo quần, hoặc để nguyên, hoặc nhuộm không nhất định. Cửa Phật chẳng như thế, chỉ mặc áo nhuộm sắc không thuần thượng, dứt việc xa xí. Nhưng ở trên nói tên xanh đen không phải chánh. Nhuộm mộc lan thì phương này có đỏ nhiều mà đen ít như sắc càn-đà. Kinh nói: Thấy đệ tử ta mặc mầu đỏ gọi là máu. Luận nói ta mặc áo đỏ, ánh ra giống như thịt. Nay có vị tăng Ấn-độ ở Tây Trúc đến đều mặc mầu này chính là chứng cứ. Nhưng đỏ là sắc chánh hơi có khác nhau, là lụa đào cõi này. Luật Tăng-kỳ cấm, nên biết sắc chẳng chánh là sắc áo ca-sa. Do sắc hiển bên ngoài dung quang dễ sáng, thấy sắc thì biết người, đó là người giải thoát như trên đã nói. Ngoài ra có y nhuộm lẫn các mầu chẳng phải chánh, chẳng phải trên nên được gia trì. Chỉ lìa thói quen tục thì thành tướng đạo. Cho nên Đầu-đà năm nạp nước rửa sạch, áo mới hoại sắc nên xếp làm tịnh, tọa cụ mời thành cũng dùng điệp làm cũ. Dẫn nhiều văn làm chứng, đều cốt để bỏ tham xa hoa dứt phong trệ sinh tình.
5. Tài chế ứng pháp:
Hỏi: Người xuất gia lấy vắng lặng, ít việc làm đầu, hễ được gì thọ dụng thứ ấy, an tâm hành đạo. Nếu thấy pháp y liền cắt ra may lại, gọi là Thánh nghi, tổn công hỏi đạo, đâu còn hơn đây, may có văn thật để xoá nghi ngờ. Đáp: Nói về luật chế vốn tự tâm Phật, nghĩa chẳng uổng bày, chí rất rộng. Cho nên Luật Tăng-kỳ nói: Ba y là cờ nêu của Hiền Thánh, lý ngoài tâm phàm. Cho nên trong luật nói Sa-môn y có ba thứ tiện: Một là thể tiện, là lấy vải của người đời bỏ, hai là sắc tiện, là không phải mầu chánh. Ba là Đao tiện, là cắt ra nối lại, là để dứt ngay giặc tham. Lại khác với ngoại đạo. Cho nên mặc y này là tướng đê điều, như việc làm ruộng, như chứa nước mà nuôi mầm mống. Thí như mặc áo này mà sinh công đức. Phật khiến giống như hình ảnh thửa ruộng, nghĩa không luống uổng. Cho nên luật nói năm điều mười bức là đó. Còn như số điều nhiều ít đề lượng ngắn dài đều có thật văn. Như chỗ dẫn riêng. Xưa ở Giang Biểu, Luật sư Thập Tụng mạnh mẽ ức đoán, thấy y bảy điều hai dài một ngắn liền bảo là chín điều ba dài làm chánh. Chẳng nghe luận Tát-bà-đa nói chín phẩm Đại Y, có dạy rõ ràng. Đó luận rằng: Ba thứ Đại Y Thượng Phẩm thì bốn dài một ngắn, ba thứ hạ phẩm thì đồng với bảy điều chẳng được trái. Nếu thấy lá điều chẳng theo nghi phụ chánh, ba tấc bốn tấc mặc tình mở rộng, xâm phạm riết thành tục, đó là nguồn gốc xa xỉ. Cho nên luật Tăng-kỳ nói rộng bằng bốn ngón tay chỏ, nhỏ như hạt lúa, được phân bờ ruộng làm ruộng phước cho đời. Nay thì quá mức đo nên chẳng phải pháp phục. Do đó y phục lập lượng giảm thêm quá chế đều ngăn tâm tham. Nếu thấy vị Tăng Ấn-độ may lá điều diệp hỏi cứ vào đâu thì bảo đều như thế. Nay lấy luật mà kiểm thì không có người may. Cho nên cắt may thấy diệp biểu thị tướng cắt. Nay đều may hợp không có tướng để phân. Như luật nói Đạo hạnh thích câu diệp phá, phải đắp ngược lại, lá y diệp nói thoát, phải may như răng ngựa chân chim. Lại luật Ngũ Phần chép: Y hạ số rách phải đắp ngược, đi ngoài mưa nước vào lá thì phải mặc thuận. Mà nay đều may đâu nhọc như thế. Cho nên biết Trung quốc thất lễ tìm ở bốn di, giữa đục, ngoài bìa trong, đây có thể nghiệm. Vả lại, Ấn-độ Bộ chấp, bác bỏ bất luân. Hễ được một văn nào không hề khảo cứu. Trong luật nói có bốn chẳng cho vội làm, chỉ y thành giáo, tư không có lỗi chấp.
6. Phương lượng của cờ:
Hỏi: Ao vuông xuất tục rất khác thói đời, khoảng rộng hẹp y cứ vào đâu? Đáp: Các luật nói lượng phần nhiều y theo khuỷu tay của thân. Nhưng khuỷu tay của thân có hai thứ trái nhau, tùy báo mà định, có thể thành tiêu chuẩn. Cho nên văn nói: Vì thân mà may y, chung mà y cứ, ba khuỷu tay, năm khuỷu tay làm gốc. Gặp việc thì chế làm, chẳng cục ở danh số. Nhưng giảm lượng mà làm, đồng nghi kiệm ước, quá hạn dối tăng có pháp thành phạm. Cho nên văn chép: Bốn khuỷu hai khuỷu chẳng là phi pháp, đồng lượng với Phật, xếp vào chánh thiên, chính là chứng cứ. Khoảng ghi trở xuống là kiêu xa kỳ độ, đến luận kiểm hẹp, chẳng thấy người ấy mà Đại thành vốn chế ba y, phương Tây chỉ có y nầy không mặc các thứ khác. Cho nên văn nói chỉ ba y. Sau có đồ che vai tướng cũng thích hợp, cho nên luật Tăng-kỳ chép: Dài bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu. Nguyên chế ra cho Ni chúng dùng. Nay Tăng cũng mặc, chung với vị dưới mà trên hẹp dưới rộng, hoại dứt thuần nguyên. Tăng Truyện chép: Bất ý phương bào, lại có bình thúc. Lại nói ca-sa không có cổ là nêu áo giải thoát, bình bát không đáy là biểu thị đồ đựng khó lường. Đều là nói mặc y phục cột để che thân, giải thích rõ ràng không trói buộc, trở thành bản chí. Nay thì ba y như vốn chưa đổi cũng có sinh tình vọng, bày ra giềng mối, che trên hai vai ôm hai bên dây lớn buộc lại để làm Đầu-đà, trước chưa nghe nói. Nhưng luật có Nê-hoàn nội y cũng như phương phục ôm quanh eo, lấy dây cột ba vòng, lưỡng khóa chánh hậu chia làm ba xếp, kéo nhổ khiến bằng, chẳng để nhăn. Như chiếc củng mà tượng Bồ-tát mặc, xứ này các áo khác tùy thế tục cắt may. Ở Giang Hoài thì chánh quay về phía sau. Ở Quan Hà thì mặc y chừa một bên vai, cắt may nhọn xiên đồng các áo thế tục. Tuy nói lấy khác nhưng trái với bổn nghi. Nhân đề cập tới khéo không chấp lấy, như vật của người chết trong nghi thức có nói rộng.
7. Đơn phức có y cứ:
Hỏi: Luật nói ba y, vì lạnh nên chế ra, luận khai năm nghĩa rất có công lớn. Y cứ sự khi mặc đều trái làm sao thông? Đáp: Thật câu hỏi Như lai chỉ để biến đổi tình người, chẳng suy nguyên gốc, gốc ở ngăn lạnh, đơn mỏng chẳng phân, các bộ đều hiểu chung. Tăng-già-lê thì chỉ phức mà không đơn, mới thì hai lớp, cũ thì bốn lớp, hai y kia thì hai lớp đơn, phấn tảo ngũ nạp không luận số lớp. Nay thì cuối hạ một tháng làm y, chỉ tính quần và áo che vai nhiều ít, áo thiên sam dày mỏng, hoa hòe tốt đẹp, giày vớ mới tinh, chỉ có pháp y kia bỏ mà không nói. Ấy là làm trọng chỗ khinh của ba Thánh, làm dày mỏng của chín dòng dùng dây để kiêu ngạo đời chẳng đáng buồn ư? Nên phải biết: Tập quán đã huân ở tâm thành hạt giống, khinh cái mà bậc Thánh trọng thì đời đời thường khinh, trọng cái mà người phàm khinh thì đời đời thường trọng.
Làm sao khai đạo linh phù, dự mạng thiện lai ư?
8. Lấy ghép may thành:
Hỏi: Phàm tánh có sáng tối, mạng có dày mỏng, pháp y đúng pháp phép thành thì khó. Bậc Đại Thánh nương quyền nên phải có. Thỉnh soạn sớ giải, dùng tế thời duyên.
Đáp: Không chỗ nào chẳng thông gọi là Thánh. Sao có nhầm lẫn tín độ mà làm chiếu chung ư? Các luật cho may thành y, đều tùy phong kiệm, trước ở bản chế, sau theo khai cấp. Như Tăng-già-lê muốn cắt may, phải hai mươi lăm điều bốn bức dài một bức ngắn để làm cơ bản. Tiền ít chẳng đủ thì giảm xuống mà may chín điều, lại ít nửa chẳng đủ thì may mạn y. Gia vào mạn y mà thọ trì, khai như pháp phục. Sóng là năm nạp lệ theo có thể biết. May An-đà-hội thì năm điều là gốc, cắt ra may thành. Tiến ít chẳng đủ thì sóng lá xếp nếp một bức dài một bức ngắn, còn nếu ít tiền chẳng đủ thì may mạn y mà thọ trì. Uất-đa-la tăng trong hai y phục này có thể ba góc mà biết. Cho nên biết chí nhân linh giám quyền cơ khó lường, y theo pháp mà làm, không làm phi pháp. Trái đây dối làm phải chịu tai ương, há chẳng răn dè ư? Còn khi may y chẳng cho kéo dài ngày, tùy thời may thành để được che thân, trở lại may thẳng mới cũ có khác nhau cho nên đại y thì may trong năm ngày, chẳng xong thì bị tội. Còn hai y kia tùy loại mà định phạm. Nay có người chẳng ra gì, tánh ưa mới đẹp tự mê kim chỉ, động thì giúp người, chỉ nói về cách may, chẳng kể giá công cao thấp, hoặc có người thêm về tài, lý lịch lờ mờ, chê lỗi thì trái với đây, quán chung thành giáo, y chỉ tự may. Nay thì trái lại, tội do đây khởi, người có tâm làm dời mở dấu vết phải tìm lời răn dạy của Thánh chủ, lại dòm ý chỉ di chúc, tùy nghi ước lược liền được y thừa, trọn qui đại xả, chưa nhọc suy nghĩ, cho nên trần như nhập Bát-nhã tại cùng lâm, mục nhân mậu y, năm văn mà thôi. Ngoài ra phàm bỉ, làm sao cưỡng được. Thẹn ác y ác thực, tục nho chẳng làm, huống chi người xuất gia mà có, tâm hoài đây vậy, và cũng thành y vậy. Bốn bên đặt viền, bốn góc để vá. Trước móc sau cột, trung điều hai mép, chướng cấu nị y, xếp làm lãnh bối, đều xuất xứ từ chánh lượng, như trong sự sao. Nay làm y pháp lớn như chỗ luận, móc buộc dối bày, tướng lượng ngược ngạo. Luật Thập Tụng chép: Cách viền bốn ngón tay trước bày móc, cách viền tám ngón, sau bày dây buộc, vì dùng y góc phải che ở vai trái, thâu lại rất dễ. Luật Ngũ Phần nói về quần, bên trái che ở trên như thế tục đã truyền. Vạt áo bên trái là đó. Nay thì làm quần đều che bên phải. Pháp y mặc vào góc phải rũ xuống trước, cho nên trở về buộc lưng. Trước bày tám ngón như luật đã y cứ. Mũi voi mặc y, chánh thiên nói phạm, lý phải phản tích. Do đó tượng Thánh ở Tây Trúc truyền đến, áo ở Đông độ Linh Nghi, ở vai trái không rủ đùi gối, oai nghi chẳng mất. Nay thì chẳng phải như thế. Hoặc có người may lưng đài rủ xuống, móc bạc ở ngực, ngọc vàng trang sức làm loạn tâm, kết nhiều hoa tục, bớt sợi ở đạo phục, chữ Vạn của Phật ở ngực bày ra các điều, đối với Ni-sư-đàn mỗi lần ngồi thành tội, huống chi mặc the lụa tơ tằm, thêu vẽ mầu sắc, y cứ giáo thành y phục thế tục, ở đây đều trái, chánh thì người làm biết rõ.
9. Bổ hoán thành giáo (cách giặt vá):
Hỏi: Tướng đời thành hoại phải có phương nào hổ hoán? Đáp: Chỗ thành giáo đề cập có nghĩa có văn, như luật Thiện Kiến nói y trung bị rách nát thì may hợp hai đầu rồi dùng dao cắt ra thêm lề vào mà thành, thì chẳng mất pháp thọ, cho đến một điều, hai điều dùng vật mà chầm vá lại, như luật Tứ Phần nói rách khoảng hai ngón tay thì phải vá lại, như luận đã nói: Nếu giặt hoặc nhuộm thì đều chẳng mất thọ. Như luận Tát-bà-đa chép: Nếu đều hư hoại, chỉ lề không đứt đều chẳng mất pháp, rộng như trong sự sao.
10. Gia pháp hành hộ (pháp gia thêm và giữ gìn):
Y của Thánh chủng vì pháp thành khác, y không pháp không đáng kính thờ như luật đã y cứ khiến thọ từ mà chẳng nêu thành văn, vì truyện lược bao gồm ngoài bộ đều có văn thọ, cho nên phải gồm luyện tùy thọ mà nói về hộ. Từ xưa, Yết-ma đều dẫn văn ấy, bởi dẫn khác tông cùng thành bộ nầy. Hoặc dùng luật Tăng-kỳ mà gia thêm thọ trì, kể pháp vốn một tùy lưu vị phần. Phải biết nghĩa giữ gìn, chẳng phải như nay. Luật Tứ Phần nói về mất, cách sáng hôm sau, luật Tăng-kỳ khai hội, tối hết đến sáng, ấy là trì phạm trái trời, đâu thành để tùy giúp thọ, chẳng thể thành được. Luật Thập Tụng nói đoạn dứt, luật Tứ Phần chẳng khác có thể y văn ấy, dùng gia y phục nầy. Cho đến hành hộ đều riêng nêu đủ. Như luật Luật Tứ Phần chép: Khi đi thì y bát mang theo bên mình, cũng như mang theo hai cánh chim bay. Luật Tăng-kỳ kính giữ ba y, phải tưởng như tháp, luật Thập Tụng nói không được kéo cây gánh phân, v.v... Trong luật nói: Có năm việc lưu lại Tăng-già-lê: Một là nghi có mưa, hai là nghi có sợ hãi, ba là cất giữ, bốn là giặt nhuộm, năm là buôn bán. Nếu bị bệnh ốm y nặng khó giữ, Tăng làm phép khai cho được lìa một y cho đến chín tháng, nếu duyên một sai chẳng cho gia pháp. Nhưng Thích Môn chánh hóa lấy pháp làm gốc, theo pháp mà tu như xe, y theo dấu. Cho nên y tuy nhiều mà chẳng thọ trì thì không tội lìa pháp, chỉ vượt oai nghi, có khoa cữ riêng. Do đó tùy đạo phải cốt gia trì. Pháp y mặc vào thân để ngăn bên ngoài, ứng khí đựng đồ ăn để nuôi bên trong. Trong ngoài chẳng trì đều kết phạm tội. Trái phạm thuận pháp đều gọi là Trì. Trên đã cơm áo giúp thân thì phải dựa chỗ mà biết rõ. Cho nên, tọa cụ theo thân dùng pháp gia trì. Chánh ý kết hình hoàn toàn ở sinh báo, việc này đã xong. Thế gian biếng học, phần nhiều chẳng y theo, ngày đầu mới thọ giới Cụ túc đều phải thọ trì, dần nhiễm mà mất, đều phóng túng tùy được, cho đến mặc chẳng lưu tâm đã không có pháp phục. Nên biết mình trần mà sinh ra đời, uổng mất ngày tháng, cho nên văn nói sống suông chết uổng, là người ấy. Rất yểu mạng không gì tàn khốc hơn. Lấy hằng độ này làm pháp ràng buộc tâm. Sự chẳng được rồi lại phải cạo tóc mặc áo là sao, là cắt đứt tình dục, ai chẳng biết cao. Nhưng thói tục chưa mất. Những sau biết tướng cạo đầu nhuộm áo mục đích để hàng phục tâm. Y pháp chẳng mặc, giao nhau lợi nhiều, ấy thì mất lợi nuôi thân trọn về với kiến mối. Dùng đây trải đời, đồng trên rất đáng buồn. Sao bằng ngoài y thanh giáo, đúng như pháp mà vâng giữ, trong quán gốc tâm để tịnh phong trệ. Dụ nghịch bạn đã treo ở tục lưu, cách mài gương, lại hoằng đạo pháp, hoài tình y cứ theo vào đây thì còn nói gì?
Tôi vào cuối niên hiệu Trinh Quán Tẫn vào cảnh sơn lâm, sau vào niên hiệu Hiển Khánh năm thứ hai, suốt mười hai năm, đến tuổi nhĩ thuận bỗng bị bệnh sáng chiều đợi chết không cho ở đời, chẳng vì xem thường từng dự thấy nghe. Vội trích dẫn bày thức thù đến so sánh. Các người gặp sau may cứu việc xa. Nguyện chẳng vì tình lụy ở văn. Niên hiệu Hiển Khánh năm thứ tư tại chùa Tây
Minh lại vì đào luyện, văn chẳng đợi ý lược có thể rõ. Cuối cùng định những người sau trội hơn thế tục. Chẳng thế uổng lời luống dối. Ở núi Chung Nam, Sa-môn Ngô Hưng Thích Đạo Tuyên ghi lời tựa mà trình bày.