TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1900 - HÌNH VẼ PHẬT CHẾ SÁU VẬT CHO TỲ-KHEO

Nhà đại Tống niên hiệu Nguyên Phong thứ ba, đầu mùa hạ ở Dư Hàng, Sa-môn Nguyên Chiếu ở viện Thiên Cung soạn ra.

MỤC LỤC

SỐ 1900 - HÌNH VẼ PHẬT CHẾ SÁU VẬT CHO TỲ-KHEO

I. NÓI VỀ BA Y (là ba vật)

II. BÁT ĐA LA VẬT THỨ BỐN:

III. NI SƯ ĐÀN LÀ VẬT THỨ NĂM:

IV. LỌC NƯỚC LÀ VẬT THỨ SÁU:


I. NÓI VỀ BA Y (là ba vật)

1. Đại y Tăng-già-lê: Có hai mươi lăm điều, ba dài một ngắn.

2. Y Uất đa-la-tăng: Có bảy điều, hai bức dài một bức ngắn.

3. Y An-đà-hội: Có năm điều, một bức dài một bức ngắn.

Thấy người thích học giới muốn đặt pháp phục mà không biết cắt đã không biết luật nghi phần lớn đều theo thói quen, nhưng phép tắc thì có ở khắp các văn. Nên nắm đại yếu gồm chỗ thấy nghe thì theo chương cũ lại chia làm mười vị. Dẫn theo chánh giáo khiến việc có y cứ thừa chỉ chê không lạm, cái gọi là không nhìn mặt người khác.

1. Nói ý chế, sao chép:

Sao gọi là Chế? tức là ba y sáu vật, Phật chế phải chứa giữ. Thông các nhất hóa đều chế mặc dùng, có trái thì kết tội. Tát-bà-đa chép: muốn hiện pháp chưa từng có, cho nên tất cả chín mươi sáu đạo đều không có ba tên gọi này, là để làm khác với ngoại đạo, cho nên luật Tứ phần nói Như Lai ba đời đều mặc y như thế.

Luật Tăng-kỳ nói: Ba y là tiêu biểu của hiền Thánh Sa môn.

Kinh Tập A-hàm chép: Tu bốn Tâm vô lượng, mặc ba pháp y, đó kéo mà cắt biết là y phục của người từ bi. Luật Thập Trọng chép: dùng dao cắt nọc, biết là người có hỗ thẹn.

Kinh Hoa Nghiêm chép: Người mặc áo Ca-sa xa lìa ba độc, Luật Tứ Phần nói ôm ấp kiết sử thì chẳng nên mặc áo ca-ca.

Kinh Hiền Ngu chép: Người mặc áo Ca-sa sẽ mau được giải thoát sinh tử.

Chương Phục Nghi nói bao gồm đai qui, là thuyền bè trên biển khổ, là thềm thang sinh nhai, do đó phải có ba.

Luận Phân Biệt Công Đức chép: Làm áo cho ba mùa, mùa đông thì mặc dày nặng, mùa hạ thì mặc mỏng nhẹ, mùa xuân thì mặc trung bình.

Trí Độ Luận chép: Đệ tử Phật ở Trung đạo nên mặc ba y, ngoại đạo lõa thể không hổ thẹn, người tại gia nặng về tham nên mặc dày nặng.

Luận Tát-bà-đa chép: Một y không chống được lạnh, ba y thì chống được lạnh.

Kinh Giới Đàn chép: Ba y đoạn dứt ba độc, hạ y năm điều, dứt tham của thân, trung y bảy điều dứt sân của miệng, đại y thượng y dứt si của tâm.

Thiên thai Trí giả chế pháp điều thứ nhất: Ba y sáu vật đạo cụ đầy đủ. Nếu y vật có thì chẳng đồng chỉ.

Điều thệ thứ nhất trong mười thệ của quốc sư Thanh Lương rằng: Chỉ ba y một bát không chứa dư thứ khác. Xem qua kinh luận, khắp đọc sử tăng, nên biệt dấu vết Thánh Hiền.

Hoa trúc đồng phong nay thì khắp tranh học tông, gượng phân kia đây. Lại cao tóc đã không thù thái, nhiễu y đâu khổ phân tông. Phụ thức cao lưu một vì xem kỹ, huống là giáo Đại Tiểu thừa đều nói rộng công đức ca-sa, xin Phật tử tin giáo y theo đó vâng giữ.

2. Giải thích tên gọi:

Có hai

1. Tên chung:

Bao gồm các kinh luật hoặc gọi là cà-sa hoặc đạo phục, hoặc gọi áo xuất thế, hoặc gọi pháp y, hoặc gọi áo lìa trần, hoặc gọi áo tiêu sấu (tổn phiền não) hoặc gọi áo liên hoa, hoặc gọi áo gián sắc (ba mầu tạo thành) hoặc gọi áo từ bi, hoặc gọi áo ruộng phước. Hoặc gọi ngọa cụ, cũng gọi phu cụ.

2. Tên riêng:

- Tiếng Phạm gọi là Tăng-già-lê, Hán dịch là tạp toái y (có nhiều điều). Từ chỗ dùng thì gọi là y vào cung vua, vào xóm làng.

- Uất-đa-la-tăng, gọi là trung giá y, từ dùng mà gọi là y nhập chúng (lễ tụng, trai giảng).

- An-đà-hội: Gọi là hạ y, từ chỗ dùng mà gọi là y làm việc tạp trong viện (vào xóm làng, vào chúng không được) nếu từ tướng thì gạo y năm điều, y bảy điều, y chín điều, cho đến hai mươi lăm điều.

Dịch nghĩa có nhiều, ở đây chỉ nói một hai.

3. Nói cầu tài có hai:

Nói cầu xin lìa lối, cho là pháp y thì thể nó phải thanh tịnh. Cao tăng ở Tây phạm, phần nhiều bỏ y phấn tảo, nay muốn đúng pháp phải lìa tà cầu.

Sự sao chép: Chẳng vì tà mạng mà được, kích phát mà được, hiện tướng mà được, phạm xả đọa y đều chẳng được làm.

Nghiệp Sớ chép: Tà mạng là nói tóm tắt, nói khái quát, thì chỉ vì tà tâm có tham nhiễm vì lợi mà bán pháp, lễ Phật tụng kinh bỏ ăn các việc để được tặng biếu, đều gọi là Tà mạng. Người nay chứa nhóm nhiều thứ, ép người khác mà xin nịnh nọt dối trá, nuôi dưỡng ô nhiễm, tất cả các loại này đều gọi là Tà lợi. Kế nói lìa lỗi trao đổi, nếu do tinh tài đổi thì rất tốt, ắt có phạm dư nhiều tiền của đem đổi y thì tiền y cứ theo luật. Người phạm đem y cũ mà đổi y mới, chỉ hối tội trước thì y thể không nhiễm, có thể lệ chung. Nếu tự trao đổi vật thì không được cùng tranh giá cao thấp với người tại gia, đông như mua bán đạo pháp. Sai tịnh nhân thì cũng không tổn. Có người nói tay chạm tịnh tài thì thành bất tịnh, đây không phải luật chế mà người dối truyền.

4. Nói tài thế: chia làm hai:

-Nói như pháp: Trong luật cũng cho hai thứ lụa, vải. Nếu theo các văn nghiệp sớ thì lụa cũng chẳng cho dùng.

Sớ chép: Đời phần nhiều dùng lụa thô (quyên trù) vì thể nó hại mạng cũng chế ước chung. Nay Thiên-trúc và các Hồ tăng (tăng Ấn-độ) đều không dùng lụa làm ca-ca. Lại nói vì y là phạm phục làm bốn tâm vô lượng, xét biết giết hại mà cố mặc thì nghĩa chẳng nên.

Trong Cảm Thông Truyện trời người khen rằng: Từ khi Phật pháp truyền đến phương Đông sáu, bảy trăm năm. Luật sư Nam bắc không hề có ý này, sao dùng tiền sát sinh mà làm áo từ bi. Rộng như trong Chương Phục Nghi đã nói. Ký Qui Truyện của Nghĩa Tịnh, trách là quấy, bởi hạnh đại từ không phải chỗ nó biết, nên nói như thế. Kế phân biệt phi pháp. Song thể y này phải rất dày kín, không dệt thêu hoa.

Luật chép: Nếu nhỏ mỏng thì thưa, lụa mỏng gấm dệt, sa hộc trừu tiêu (các loại lụa mỏng) đều là vật phi pháp (không đúng pháp). Nay phần nhiều chẳng tin lời Phật, tham mặc các thứ y này.

Trí luận chép: Như Lai mặc y tăng-già-lê bằng vải thô sơn. Chúng Nam Nhạc xứ này và từ xưa cao tăng có đạo bố nạp vải gai chẳng lẫn một sợi tơ, ngài Thiên Thai chỉ mặc một có nạp. Ngài Nam Sơn chẳng dùng lụa là, Ngài Kinh Khê chỉ đắp y vải thô ngài Vĩnh Gia y không từ miệng tằm há chẳng phải lòng từ thương xót, thật đáng ưa chuộng. Thời nay quá biếng lười, lại thêm không biết, lại dùng y chánh chế của Như Lai mà làm hiếu phục (đồ tang lễ). Vã tăng không có phục chế, đâu được dối làm. Thích Thị Yếu Lãm, phụ giáo hiếu luận noi theo ngọa thuyết cẩn thận chớ làm bằng. Gần đây, thấy vải trắng làm đầu, vải gai (để tang) đây là rất lạ. Là tướng pháp diệt lại dần nhiều, có người biết bèn cải cách thì pháp mới tồn tại.

5. Nói về sắc tướng:

Luật chép: Thượng sắc nhiễm y không được mặc, phải làm cho hoại sắc y ca-ca, cũng gọi là Hoại sắc, tức trong giới bổn nói ba thứ nhiễm hoại đều phải đúng pháp.

1. Mầu sinh.

2. Mầu đen.

3. Mầu mộc lan.

Da dây mộc lan nhuộm màu đỏ đen. Nhưng ba sắc này gọi là lạm thể biệt, phải lìa bỏ chánh sắc của năm phương thế tục (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen) và năm gian sắc (sắc giữa các sắc trên, tức hồng, tím, xám...) đây đều không phải tướng đạo, Phật đều cấm chế.

Nghiệp sớ chép: Pháp y thuận đạo, sắc gấm dệt thâu khiến đông tâm thần. Năm mầu xanh, vàng, màu tía thượng sắc kẻ tục thường tham cho nên đều phải bỏ đi. Đời mạt pháp kẻ học luật thường trái lời Thánh, mùa đông mặc lụa mỏng mùa hạ mặc sa hộc lụa dày, loạn các sắc đỏ, chẳng chán sắc tươi và hoa hòe, là lương phi pháp rũ xuống đùi vế, huống lại tự ưa thích sắc y, dối bảo vua chế, tuy gọi sức quá lại thành chê bai pháp. Tổ sư bảo đâu lo gì không có phần trong đường ác. Thật đáng buồn thay.

6. Nói y lượng (kích thước của y) Có hai:

1. Theo các văn chung chẳng có thước tấc nhất định.

Luật nói: Đo thân may y, theo phân lượng của thân, không theo khuỷu tay. Thời nay y dài khoảng một trượng hai, trượng ba. Nói theo văn chung là không rất thông ư? Lại nói đây là đo thân, thân ấy rất nhỏ mà y quá dài không đo chẳng nhỏ ư? Nhưng pháp đo thân nhiều người chẳng hiểu.

Nghiệp sớ chép: Trước dùng y tài từ vai trở xuống, trên gót chân bốn lóng tay xem là thân y, các phần khác là lá, đủ tương xứng nhau. Kế nói về cục lượng.

Sao dẫn văn chung tiếp rằng: Tuy thế cũng phải y theo thứ bậc, cho nên Thập Tụng, Tăng-kỳ đều có ba phẩm lượng, nay y theo ba y trong Tát-bà-đa thì dài năm khuỷu tay, rộng ba khuỷu tay (mỗi khuỷu tay là một thước, vậy một thước bằng mấy tấc tây?). Nếu lớn nhất thì dài sáu khuỷu tay, rộng ba khuỷu tay rưỡi (tức dài một trượng tám, rộng sáu thước ba tấc). Nếu nhỏ nhất thì dài bốn khuỷu, rộng hai khuỷu rưỡi (tức dài hai thước bảy, rộng bốn thước rưỡi). Nếu quá lượng này thì phải thuyết tịnh chẳng làm thì phạm xả đọa.

Luật Tứ Phần nói: An-đà-hội dài bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu. Y-uất-đa-la tăng dài năm khuỷu, rộng ba khuỷu. Y-tăng-già-lê cũng như thế. Trên dẫn lời Phật nói về lượng, dưới dẫn lời Tổ nói lỗi quấy.

Chương Phục Nghi chép: Giảm lượng mà làm đồng với kiệm ước, nếu tăng quá hạn thì phạm pháp.

Văn chép: Bốn khuỷu hai khuỷu chẳng là gì phi pháp, đồng lượng với Phật, liền kết chánh thiên tức là ấy.

Lại nói: Khoảnh tải trở xuống là lưu kiêu xa kỳ độ, chưa thấy có người nói về kiệm ước.

Lại nói: Y phục lập lượng thêm bớt quá chế, đều là đè tâm tham hơn.

Sao Văn Phật y Giới chép: Thân Phật lớn gấp hai người, thường cao một trượng sáu, còn người chỉ cao tám thước. Y Phật theo thước Cơ Chu là dài một trượng tám, rộng một trượng hai, người thường thì dài chín thước, rộng sáu thước. Nhưng người đời thời Phật thân thường rất cao lớn, y theo trước làm mức đủ che thân hình. Thời nay thuộc kiếp giảm, thân người lớn nhất, không quá sáu thước, mà y dài trượng hai thì thường là quá mức. Nếu quá luận rộng ra thì chẳng đến năm thước trước rũ, thấy ở đây.

Nên Nghiệp Sớ chép: Trước rũ một góc là tướng mũi voi, ngời chẳng nghĩ tội, quen lâu gọi là pháp, khác gì cho ngã chấp phiền não thói quen từ vô thỉ, là Thánh pháp ư? Nghe nghĩa liền sửa đổi từ can ngăn như người trên đây từ huấn, như thế sao chẳng nghĩ.

7. Nói số điều nhiều ít:

Hạ y năm điều thì một bức dài một bức ngắn, trung y bảy điều thì hai bức dài một bức ngắn, đại y có ba phẩm: hạ phẩm có ba là: Chín điều, mười một điều, mười ba điều đều là hai bức dài, một bức ngắn; Trung phẩm có ba là: mười lăm điều, mười bảy điều, mười chín điều thì đều ba bức dài một bức ngắn. Thượng phẩm có ba là: Hai mươi mốt điều, hai mươi ba điều, hai mươi lăm điều, bốn bức dài, một bức ngắn. Sao chép: y theo đây là đại chuẩn tùy sức mà làm.

Yết-ma sớ chép: Sở dĩ tột đến hai mươi lăm điều là muốn có hai mươi lăm ruộng phước. Sở dĩ số lẻ không chẳng là vì sa môn Nhân Dục đồng đời Dương Hóa, nên không phải là ngẫu số. Cho nên có dài ngắn, là như bờ ruộng ở đời tùy nước cao thấp mà khác nhau. Lại vì có các lợi ích biểu thị Thánh thêm mà phàm bớt, dụ như dài nhiều mà ngắn ít. Nay thì thiền môn đều đắp y chín điều hoặc ba dài, bốn dài tùy ý mà làm. Đây là phi pháp.

Sớ rằng: Dài ngắn sai sót là trái với lòng từ phạm nên tùy bước vượt nghi mỗi mỗi đều kết tội. Nếu lại sắc đái trường thùy, hoa bài tế thích sơn thủy thuế nạp, tổn nghiệp bỏ công. Người chân thật học đạo không bỏ tấc bóng, tự đều dụng tâm, đâu rảnh mà chuyên làm việc này.

Kế nói: Tướng điều nghiệp, trong luật Tăng-kỳ Phật nói rộng phải bằng bốn lóng tay, hẹp thì bằng hạt lúa mì.

Sớ chép: Nay nhiều rộng làm quạt phất gió. Chương Phục Nghi chép: Điều Diệp thấy đây chẳng phụ chánh nghi, ba tấc bốn tấc mặc tình mở rộng lấn riết thành tục, càng khai hoa đãng chi nguyên v.v..., lại thích thêu thêm cành lá bên dưới. Chương Phục Nghi chép: Cắt may thấy lá, biểu thị cho tướng cắt, nay đều may hợp lại không tướng để phân.

Sao chép: May một bên, khai một bên, nếu mau cả hai bên thì chỉ đồng với mạn y. Ở đời truyền nhau gọi là minh khổng, lại nói là minh tướng. Lại nói lậu trần đều sai.

8. Nói số lớn:

Luật nói chẳng được nhỏ mỏng. Đại y mới phải hai lớp, hai y kia đều một lớp.

Trong Thập tụng chép: Đại y bốn lớp, hai y kia đều hai lớp.

Trong luận Tát-bà-đa chép: Đại y ba lớp, mới một lớp, cũ hai lớp (một lớp mới hai lớp cũ).

Kế nói trùng pháp:

Nhưng tướng trùng phức các chỗ nói khác nhau. Nếu theo luận Tát-bà-đa may lớp cho ba y có duyên trích phần giữ làm y cứ, theo đây chỉ như thế. Toàn y hợp may lại Tổ sư đã mặc cũng chẳng khác đây. Đến Cảm Thông Truyện nói trời người mới bày chế khóa. Người đến nghi nay xin dẫn đủ. Đó nói đại y làm lớp sư ví làm theo. Song ở dưới lá có ba lớp, đâu được như thế? Liền hỏi chỗ làm liền cầm y tôi mà chỉ, đây là tướng lá biểu thị cho bờ ruộng để cắt đoạn y ở trong mà thích, bỏ diệp bằng hạt lúa. Đây thì trong điều biểu thị cho bờ ruộng, trên lá biểu thị cho rãnh nước, đâu chẳng thế ư? Nay thì chung dùng bố man (vải lụa trơn không có điều)

1 Chẳng phải cắt.

2. Lại có nhiều lớp. Đã không phải xưa chế thì không được mặc, mặc thì có lỗi.

3. Nói chẳng thành.

Nghiệp sớ chép: Hai thứ dưới tùy thời, nếu là đại y thì phải may nhiều lớp. Nay phần nhiều chỉ may một lớp, như thế là không đúng pháp phục, được làm thọ trì mặc vào thì bị tội.

9. Nói pháp làm y:

Ba y đều phải cắt may, tiền ít khó làm thì cho chắp lá vào, năm điều một thứ, lại mở niếp lá.

Luật Tứ Phần chép: Đại y may năm ngày chẳng xong, Ni phạm ba-dật-đề, tăng phạm đột-cát-la, Thập tụng nói đều phải đột lại, chẳng được may thẳng, trước bỏ duyên bốn lóng tay làm huyền, sau bỏ duyên tám lóng tay làm sửa. Ngày nay rũ cánh tay trước tám sau bốn, đều là điên đảo. Lại để móc y cứ chỗ điều lấy vật rộng vốn để đỡ nhọc mà cho là Đàn Tử Phi. Tam Thiên oai nghi nói bốn góc để lá.

Luật Tứ Phần chép: Kéo khiến góc ngay... đời gọi là Tứ Thiên vương cũng không đúng.

Luật Tứ phần chép: Trên vai phải lót vải che bụi dơ. Kế nói chánh tùng. Đại y chín phẩm phải cắt may, y tài chẳng đủ thì cho thêm lá, hai nhân chín thành mười tám, y cũng chẳng đủ thì cho bảy điều làm tùng y, như thế thứ lớp cho đến mạn y (y không có điều). Ba y chánh tùng đều có hai mươi bốn thứ. Đại y chánh có mười tám thứ, tùng thì có sáu (ba y bảy điều, hai y năm điều, một mạn y). bảy điều chánh y có hai, tùng có hai mươi hai. Năm điều chánh y có ba, tùng có hai mươi mốt (đại y mười tám, bảy điều hai, mạn y một?) Tính chung có bảy mươi hai phẩm, mạn chung ba dụng, nhưng vốn là y sa-di.

Luật chế sa-di mặc hai mạn y, một là mặc y bảy điều vào chúng, một là mặc năm điều làm việc, thời nay cạo tóc liền mặc y năm điều làm đại tăng, rất trái với chế xưa. Bậc sư trưởng có biết xin y thanh giáo, cho đến người thọ giới phần nhiều đều không có y bát, luật khiến sư làm, ai lại y theo mà làm. Chỉ khi gặp việc thì đi mượn người khác, chậu ngói bát dầu, bày đại y cũ mục. Sa-di chẳng biết đúng sai, xà lê không hề xem xét.

Luật nói: Nếu không có hoặc mượn thì không gọi là thọ cụ, há được tiếc ít tiền của mà khiến một đời không giới, ăn uống của tín thí bị chết chìm muôn kiếp, thật đáng thương thay. Tuy xưa chẳng thể can ngăn mà người đến sau cũng có thể truy tìm.

10. Nói gia pháp hạnh hộ:

Một gia pháp thì phải theo thứ lớp, trước thêm vào năm điều: Đại đức nhất tâm niệm (một lòng nghĩ) tôi là Tỳ-kheo tên thọ y an-đà-hội năm điều này, một bức dài một bức ngắn, cắt thành y mà trì. Nếu trung y thì nói: Thọ y Uất-đa-la tăng bảy điều này, hai bức dài một bức ngắn, cắt thành y mà trì.

Nếu đại y thì nói: Thọ y tăng-già-lê hai mươi lăm điều này, bốn bức dài hai bức ngắn, cắt thành y mà trì. Các y khác lời nói như trên.

Kế nói pháp xả: Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo y An-đà-la-hội này trong số ba y, trước thọ trì, nay xả.

Kế nói hành hộ (giữ gìn), Thập tụng nói giữ ba y như da mình, bát như mắt mình. Mặc đại y không được kéo gỗ đá, đất cỏ, quét đất... làm các thứ việc chẳng nên làm. Quyết chánh y hai bộ luật thuận mặc đại y vào xóm, gặp sư tăng Thượng tọa người khác chẳng được lễ (chỉ lễ Phật và chúng tăng).

Luật Thập Tụng chép: Đi đâu cũng mang theo y bát, không có luyến tiếc, cũng như chim bay. Nếu chẳng giữ ba y vào xóm thì phạm tội.

Luật Tăng-kỳ: Phải tưởng như tháp.

Tổ Sư nói: Các bộ đều chế phải đem theo mình, nay thì chỉ giữ ban đêm là chẳng đúng với giáo. Trước nói y giới. Luật nói nếu người và y ở khác chỗ cách đêm thì phạm tội xả đọa. Y này phải bỏ mà sám hối.

Luật chép: Lìa hộ đều y cứ giới mà luận, giới có nhiều thứ khác nhau. Đại khái được chia làm hai:

1. Tác pháp nhiếp y giới (ranh giới đặt ra để giữ y).

Tự nhiên hộ y giới (ranh giới tự nhiên để giữ y).

1. Bổn tông tha bộ gồm có mười lăm thứ:

1. Tăng-già-lam giới (là trong vòng tường rào của già-lam).

2. Ranh giới một làng (nơi có trai gái ở gọi là làng, tức là nhà thế tục, có bốn thứ đồng với trên, lại có sáu thứ như:

a. Ranh giới một xóm (nhà trong bay đến được thì kể cùng ranh giới, ở giữa xe đến bốn chỗ bằng nhau, bốn xóm thì không mất).

b. Ranh giới nhà (trong một xóm có nhiều nhà, có chung có riêng, nếu cha mẹ sinh con cùng ăn cùng ở thì chung giới, nếu ăn riêng nghề riêng thì khác giới).

c. Ranh giới một họ (trong một nhà ăn khác, nghề khác đều có chỗ ở thì một giới, nếu hai chỗ ăn ở và tiện lời thì khác giới).

d. Nhà ngoại đạo: nếu đồng kiến đồng luận thì đồng giới, nếu khác kiến khác luận mà ở hai chỗ cùng ở trong sân đều mất. chỗ du hành doanh là chỗ ở của những người đùa giỡn, nếu thuộc một chủ thì đồng giới, nếu khác chủ là khác giới.

e. Trùng xá, tức nhà nhiều tầng lầu đồng chủ thì người y tầng trên tầng dưới không mất, nếu khác chủ thì mất.

3. Ranh giới cội cây:

Cựa nhỏ vừa bằng chỗ ngồi kiết già có sáu thứ khác là:

a. Một cây.

b. Cả khu rừng lớn (hai dặm).

c. Bốn cây rừng nhỏ (hai trượng rưỡi).

d. Dây leo um tùng (bốn trượng rưỡi).

Nói trên dưới, y dưới cây thân trên cây là mất, nếu y trên cây thân dưới thì không mất.

4. Ranh giới tường:

Chỗ vắng ngoài làng tùy theo rộng hẹp.

5. Ranh giới của xe:

Xe nghỉ, xe đi, xe theo kịp thì không mất.

6. Ranh giới của thuyền:

Thuyền nghỉ, thuyền đi có nhiều chỗ đậu, không dễ tới lui thì là khác giới.

7. Ranh giới nhà: Tức nhà riêng ở chỗ trống.

8. Ranh giới nhà lớn (đường)

9. Ranh giới kho tàng

10. Ranh giới dẫm lúa

11. Ranh giới lan nhã: Giữa tám cây bốn thước tám tấc.

12. Ranh giới hành đạo: trong vòng ba mươi chín trượng hai thước.

13. Ranh giới châu: hai trượng rưỡi.

14. Ranh giới dưới nước: bốn trượng rưỡi, nếu y ở trên thuyền xuống nước thì mất, nếu y trên bờ hai chân xuống nước thì mất.

15. Ranh giới giếng trong bốn trượng rưỡi, y trong tay với tới thì không mất. Ở các hầm hố khác cũng như thế.

2. Nói thế phần:

Không làm ranh giới giữ y, khi vào giới mới hội y. Mười lăm thứ nhiên đều tùy ngoài sinh giới mà thêm mười ba bước tính ra là bảy trượng tám thước. Chỉ vào thế phần liền thành hội y, chẳng cần phải vào giới (nếu có nhiễm lậu ba tình trong giới thì không có thế phần)

3. Nói bốn ngại (như trên các giới tùy có mất y):

1. Nhiễm ngại (có người nữ ở trong giới làm nhiễm tịnh hạnh, y phải luôn theo mình).

2. Cách ngại (đường nước đất dứt, tường vách ngăn cách...).

3. Tình ngại (Vua quan, nhà ảo thuật, nhạc sĩ vào giới làm mất tưởng, người nhà anh em làm phân cách...)

4. Giới ngại (kia đây không thông, như thân ở giữa đường, y ở dưới cây liền mất y...).

4. Nói tướng mất hay chăng:

Luật sao có ba đoạn:

1. Trong luật nói bị cướp, bị mất, bị cháy, bị nước trôi, bị hư rách năm tưởng (tức tình ngại). Đường nước đường đất bị cắt, như giặc cướp, thú dữ, nạn mạng sống, nạn phạm hạnh (đây là cách ngại) nếu có duyên trên chỉ mất pháp thọ y, chẳng phạm xã đọa.

2. Nếu trước khinh thường chẳng giữ, sau tuy có nạn duyên thì mất pháp, phạm tội.

3. Nếu thường có tâm lãnh thọ, các nạn chợt xảy ra đến hội chẳng kịp thì cũng không mất pháp, cũng không có tội. (nhưng phải thành thật không dối trá).

Lại hỏi: Quên chẳng đem theo y đi ra ngoài đến đêm mới biết lấy hội không duyên thì có mất y chăng?

Đáp: Người ấy luôn đem y theo thân bỗng quên thì lệ đồng với y dư khai cho (y dư quên chẳng thuyết tịnh thì chẳng phạm, lại khai cho mười ngày).

5. Pháp mặc:

Luật khiến mặc ba y phải ngay ngắn, Tam Thiên Oai Nghi chép: Khi mặc không được hướng về tháp Phật, Thượng tọa, ba thầy, cũng chẳng được quay lưng. Chẳng được miệng ngậm, và hai tay đoạt lấy.

Tỳ-nại-da nói: Phải đắp trên vai không được rũ dưới khuỷu tay đây là chế trước.

Cảm Thông Truyện chép: Trời người bảo rằng: Phàm kinh bốn chế trước độ năm người đến nay đều chế mặc ca-ca ở vai trái, tọa cụ ở dưới ca-ca.

Kế là người trẻ tuổi dáng mặt đẹp đẻ vào thành khất thực phần nhiều bị các cô gái yêu thích, bèn chế góc y ở tại vai trái, dùng tọa cụ đè lên. Kế nhân Tỳ-kheo bị ngoại đạo gạn hỏi đâu được bày tòa ra mà ngồi trên pháp y. từ đây lại chế khiến mặc trên tay trái, tọa cụ ở dưới. Sau cùng Tỳ-kheo đắp y không ngay thẳng bị ngoại đạo chê bại hoại dâm nữ, như vòi voi. Do đó mới chế trên để câu sửu (móc và dây cột), khiến góc y thâu đến tay trái để dưới nách, chẳng được khiến rũ quá trên. Nay thì phải theo chế sau. Nếu chẳng như thế, đắp ở trên vai, nếu rũ xuống khuỷu tay thì nhất định là trái pháp. Vì trong học chúng mà chế tội.

6. Nói về giặt vá:

Luật Thập Tụng chép: Y phục phải thường sạch sẽ đúng pháp. Chẳng thế thì người và phi nhân quở trách, luật Thiện Kiến nói y bảy điều biên rộng tám lóng tay, biên dài một gang tay, áo lót thì không mất thọ, y năm điều biện rộng bốn lóng tay, biên dài một gang tay, áo lót chẳng mất, các chỗ xuyên khác như móng tay nhỏ đều mất thọ. Vá xong thì thọ trì. Luật Tát-bà-đà nói chỉ khiến duyên dứt thì mất thọ.

Luật Thiện Kiến nói: Nếu Ca-ca lớn thì giảm bớt, nếu nhỏ thì dùng vật mà thêm. Nếu giặt, hoặc thêm mầu, hoặc thoát sắc, thượng sắc đều chẳng mất thọ, v.v...

II. BÁT ĐA LA VẬT THỨ BỐN:

1. Nói về ý chế:

Luật Tăng-kỳ nói bát là đồ đựng của người xuất gia, không phải theo cách người thế tục.

Luật Thập Tụng chép: Bát là cờ nêu của hằng sa chư Phật, chẳng được dùng vào việc lặt vặt.

Luật Thiện Kiến chép: Bậc Thánh ba thừa đều cầm bát sành khất thực nuôi sống, bốn biển làm nhà, nên gọi là Tỳ-kheo. Người xưa có nói bát chậu không đáy không phải là vật của lang miếu.

2. Giải thích tên:

Tiếng Phạm gọi là Bát-ba-la, Hán dịch là Ứng Khí. Có người nói ba thứ thể, sắc, lượng đều phải đúng pháp. Nếu y theo Chương Phục Nghi nói người xứng đáng thọ cúng mà dùng thì gọi là Ứng khí cho nên biết Bát là tiếng Phạm, Hán gọi tắt, bỏ bớt hai tiếng.

3. Nói về thể

Luật nói: Đại yếu có hai: Bát bằng đất và bát sắt, luật Ngũ phần nói dùng bát bằng gỗ thì phạm thâu-lan-già.

Luật Tăng-kỳ chép: Vì là tiêu biểu của ngoại đạo lại bị dơ bẩn, cho nên Tổ sư nói: Đời nay bát có bao vải, có sơn thoa dầu... thì đều phi pháp, nghĩa là phải bỏ.

4. Nói về sắc:

Luật Tứ phần chép: Phải xông khói thành mầu đen mầu đỏ. Luật Tăng-kỳ nói xông thành mầu cổ chim công, mầu bồ câu... là đúng pháp. Luật Thiện Kiến chép: bát sắt có năm xông, bát sành có hai xông, luật cho làm lò xông.

5. Nói về lượng:

Luật Tứ phần chép: Bát lớn chứa được ba đấu (tức một đấu đời Đường) nhỏ thì chứa một đấu rưỡi (tức nửa đấu) hang vừa thì có thể so sánh mà biết. 6. Nói gia pháp

Bạch Đại đức nhất tâm niệm, tôi là... chiếc bátđa-la này ứng lượng khí thọ thường dùng (nói ba lần, nếu pháp xả thì nói trước thọ trì nay xả, nói một lần).

7. Nói về hành hộ

Ngũ Bách vấn chép: Một ngày ăn chẳng dùng bát thì phạm tội đọa.

Luật Thiện Kiến chép: Bệnh nặng thì được khai, nếu ra ngoài giới cách đêm thì chẳng mất thọ. Nếu lủng như một hạt gạo lớn thì mất thọ. Nếu dùng sắt trám lỗ thì phải thọ lại. Nếu bị móp méo hoặc bể nát thì không thành thọ.

III. NI SƯ ĐÀN LÀ VẬT THỨ NĂM:

1. Ý chế

Luật Tứ Phần chép: Vì để hộ thân hộ y, đó là ngọa cụ hộ tăng.

2. Giải thích tên gọi:

Tiếng Phạm gọi là Ni-sư-đàn, Hán gọi là tùy tọa y, cũng gọi là tọa cụ, như một loại nệm chiếu ở Trung quốc. Người ngu không biết bảo là do ni sư chế ra. Lại không biết nên gọi Đàn tử, do đó họp lại gọi là Ni-sư-đàn mà gây trò cười của kẻ chẳng học.

3. Định lượng.

Luật Tứ Phần chép: Dài bằng hai gang tay Phật, rộng một gang rưỡi (tức ba thước), trên là lượng của bản chế.

Luật chép: Thời Ca-lưu-đà-di, thân lớn mà nisư-đàn thì nhỏ bèn bạch Phật, Phật cho tăng thêm dài và rộng đều nửa gang tay, đây là sau cùng.

Giới sớ chép: Lại thêm là khai duyên. Lại từ bản chế thì hạn ngoài riêng tăng. Lại nói, tức thế gian nói: Y phục tọa cụ đều thích rộng lớn, ăn uống vật dụng đều thích đẹp đẽ v.v... nhưng bỏ chế mà theo khai, lý tuy được thông, nhưng Ca-lưu lớn nhất cũng chỉ cho thêm nửa gang tay. Ngày nay người thấy nhỏ há lượng ban đầu chẳng dung được ư? Nếu nói chẳng thế thì xin chứng thật.

Sao rằng: Đúng pháp mà làm thì chỉ y cứ theo lượng ban đầu, cắt đứt thí duyên. Nếu khi ngồi thì gối ở trên đất, y tăng lượng một đầu một bên mà nói tiếp. Đây là định giáo chánh văn. Nhưng đời trước chỉ ở đầu dài biên rộng đều tăng thêm một thước. Sau trời người bảo Tổ sư rằng, nếu cho bốn đều phụ thêm thì chẳng trái văn thêm nửa gang tay, nhưng lời phiên dịch lược nói đều nửa kiệt thôi. Mười chữ luận tức là nghĩa bốn bên (chu vi). Tọa cụ bốn bên phụ thêm vào, do đây bắt đầu. 4. Pháp chế tạo Sắc đồng với ca-ca.

Luật Thập tụng chép: Mới thì hai lớp, cũ thì bốn lớp, chẳng được lẻ một lớp.

Tỳ-nại-da chép: Nên để năm phân, phải điệp ở bốn góc.

Luật Tứ phần chép: Làm mới phải lấy củ ngang rộng một gang tay mà làm may chồng lên (miếng vuông để ở bốn góc). Lại chẳng được không cắt mà lấy chung thêm lượng, đây là vọng pháp của Bạtxà.

5. Gia pháp

Bạch Đại đức nhất tâm niệm! con tên là Ni-sưđàn đúng lượng này, nay tôi thọ trì (nói ba lần pháp xả thì đổi là nay bỏ, nói một lần).

Luật Thập tụng chép: Lìa đêm thì tội cát-la, cũng chẳng mất pháp.

Đi thì dùng lớn đồng với bát.

1. Ý chế

Ni nữ quả báo yếu đuối nên chế ra kỳ-chi khoác ở vai trái để giúp y ca-ca. Lại chế ra phú kiên để che ở đùi phải, dùng che hình xấu, cho nên ni chúng phải trì năm y. Đại tăng cũng có chứa dùng, chỉ cho y mà thôi.

2. Giải thích tên gọi:

Tiếng Phạm là Tăng-kỳ-chi, Hán dịch là y trên hẹp dưới rộng (có nơi gọi là y che nách). Phú kiên (che vai) là tiếng Hán, không rõ tiếng Phạm.

3. Nói tướng y:

Luật Tăng-kỳ nói hai y đều dài bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu tay, cho nên biết cũng đồng ca-ca, chỉ không có điều lá mà thôi.

4. Nói về mặc dùng:

Đời có nhiều phân tranh, nay vì nói rõ. Xứ này thuở xưa đều mặc kỳ chi. Đến sau thời Ngụy mới thêm cánh tay phải, hai bên may hợp lại, gọi là thiên sam, khoét cổ áo khai quần, cũng còn tướng cũ. Cho nên biết là thiên sam ở tay tả, tức là kỳ chi xưa. Bên phải tức là phú kiên (che vai). Nay người không biết đây lại ở trên thiên sam mà thêm phú kiên bảo người học luật phải mặc vào. Chỉ người Tây Trúc có nhiều đảng thuần sơ sinh chê lỗi nên phải chê còn xứ này thì áo điệp nhiều lớp mà vẫn thêm thiên tụ, lại che cái gì. Nếu nói nhiều đường trong thành không y cứ. Lại ba y Đại Thánh nghiêm chế thì chưa hề dính thân, còn phú kiên thì tổ sư thường chê lại kiên trì chẳng bỏ, thật là tệ phong một thứ, trải qua nhiều đời cùng mê. Lại do ở giáo không biết bèn khiến nghe nghĩa chẳng uổng. Lại dẫn chứng minh xin xem rõ.

Chương Phục Nghi nói: Nguyên chế đã hưng khởi, gỗ chỉ có ni chúng dùng. Nay tăng phục lại dùng thiết thông vị dưới. Lại ở pháp đồ mà khen rằng: A-nan được quả báo có sức khỏe, viên mãn đầy đủ, người nữ đều yêu mến cho đến mắt vui tịnh sắc, tâm say thần hồn. Hệ tử cảnh mà trầm sát. Do khúc chế này mà khiến mặc áo che vai. Nay thì kiêu hãnh mà vọng mặc vào là lạm.

IV. LỌC NƯỚC LÀ VẬT THỨ SÁU:

1. Ý chế

Sao chép: Vật mọn nhưng chỗ dùng rất lớn. Người xuất gia từ tế ý chính là đây. Nay bậc thượng phẩm cao hạnh còn uống nước có trùng huống chi kẻ không ra gì làm sao nói được. Luật Tứ Phần chép chẳng được không lượt nước mà đi nửa do-tuần, (khoảng hai mươi dặm), nếu không có đãy lượt nước thì dùng góc y Tăng-già-lê mà lượt.

2. Pháp lượt nước:

Luật Tát-bà-đa chép: Muốn làm chỗ ở trước phải xem trong nước có trùng không. Nếu có thì phải làm giếng khác, cũng có nữa thì bỏ đi. Hễ dùng nước phải trong sạch. Đúng pháp mà lọc để trong một bình đủ dùng trong một ngày khiến trì giới đầy đủ, lọc xong phải để trong một bình sạch đem ra dưới nắng mà nhìn kỷ, nếu có thì làm như trước nói. Song trong đất, nước hư không đều là chỗ ở của vật hữu tình, trong luật nói cứ dùng lọc là được, nhục nhãn thấy được chỉ để luận trì phạm mà thôi.

3. Cách làm đồ lọc nước:

Luận tát-bà-đa nói chọn lụa dày khít làm túi tọc, luật Tăng-kỳ nói trùng rất nhỏ phải làm ba lớp. Luật Tứ Phần chép: Làm lọc nước như bình hình cái gáo, hoặc tam giác, hoặc làm bình lọc. Nếu sợ trùng nhỏ qua đêm thì phải để lụa dày trong túi. Lọc xong thì để trùng lại trong nước (nếu chỗ đông người phải để màng lọc trên giá, dưới để thùng chậu...)

Sao chép: Nay kẻ bất tiếu thấy cấm lọc thì nói luật học chỉ ở túi lọc mà không biết chỗ sâu xa về tổn sinh phòng đạo, cũng chẳng chứa lọc, dẫu có chứa mà chẳng dùng, dẫu dùng mà trùng vẫn lọt qua, lọt qua thì trùng chết, chỉ một giới sát sinh mà chẳng vâng giữ thì các oai nghi khác dẫu bắt giữ, cũng chẳng thực hành.

Xưa, ngài Cô Sơn có soạn bài chí lọc nước, nói rằng: Treo ở thảo đường, để đủ số pháp vật, còn dùng thì chưa thể. Tôi bảo Trung Dung Tử rằng: Biết giáo ai chẳng biết giáo, người đến may mà không lấy.

Trí luận chép: Thọ giới cấm là tánh, cạo đầu nhuộm y là tướng. Nhưng kẻ đời phàm tục chuộng về tu làm thì chỉ dựa vào nghi tướng, để làm sáng tỏ di giáo. Nếu trong ngoài đều mất thì pháp diệt không xa. Xin các bậc thượng đức đồng chí giữ nguy, tức Kinh Hoa Nghiêm chép: Đầy đủ thọ trì oai nghi giáo pháp, khiến cho tăng bảo chẳng dứt mất, được người vâng lời Phật dạy.


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]