TẠP TẠNG
SỐ 1902 - PHÁP THỌ DỤNG TAM THỦY YẾU HÀNH
Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh đời Đường, soạn Y theo Thánh giáo và ở phương Tây, nước hiện nay chúng sanh đang dùng có ba thứ khác nhau:
- Nước đúng thời.
- Nước phi thời.
- Nước xúc dụng.
1. Nước đúng thời (thời thủy):
Tức là Sa-di người thế tục tự tay lược nước xem biết nước không có trùng, trước giờ ngọ mặc tình lấy uống. Nếu đại tăng tay chạm vào bình chậu, lụa lọc và gáo nước thì không thể để vào miệng, huống chi uống. Có ác xúc tức là như nước nhà tăng thường dùng, đại tăng đâu được chạm. Tuy đại tăng chẳng chạm nhưng sau giờ ngọ thì không được uống. Nhưng thể nước không xúc chạm chỉ là người tục xúc chạm dính bụi dơ bẩn, không hoàn toàn sạch nên phải thực hành theo.
2. Nước sạch tịnh phi thời:
Tức là người dùng là đại Bí-sô và Sa-di đều phải dùng tháo đậu (xà bông) rửa sạch bốn ngón tay cho đến cổ tay đều phải sạch sẽ không chút dơ bẩn, bình chậu và lưới lượt cũng đều mới sạch chẳng dơ bẩn mới được. Lưới lọc nước này đều dùng chén đồng, gáo đồng, dùng than lau chùi sạch bụi dơ mới được. Nếu không tìm được các thứ này thì có bình chậu gỗ không hề dính bụi cặn dơ, mỗi ngày rửa sạch bụi bặm thì mới được dùng. Nếu nước thường dùng thì phải chứa trong bình lu sạch. Bình sạch phải bằng sành, chẳng phải đồ đồng rửa sạch, vì bên trong bình có
@@@đồng xanh (ten đồng) chẳng thể dùng than đánh sạch. Bỏ hết đồng thau chùi rửa mới biết sạch dơ. Song đồng dùng than đánh thì sạch. Thánh giáo dạy rằng nếu rửa bằng xà bông thì bỏ dơ của thức ăn, còn đồng dơ thì không dứt bỏ được.
Có thể thấy dùng đồng mà đánh than thì sẽ thấy rõ. Bình sành hết nước, thì phải rửa sạch bên trong rồi mới đựng đầy nước mới. Nhưng ở năm xứ Thiên-trúc, không lấy bình đồng làm tịnh bình, một là vì dơ sinh ra dính chặt, hai là vì đồng tanh hại người. Nước sạch thời và phi thời này mặc tình lấy uống, là Phật cho riêng vì nó sạch lại chẳng nhọc làm. Nếu bí-sô trong lúc phi thời nấu thuốc, nấu trà làm nước mật... thì đều dùng nước này, chẳng được dùng nước đúng thời (thời thủy) ở trước vì có lỗi. Nhưng dùng chảo gáo bình chén... đều không được có cặn thức ăn, đều phải dùng than đánh sạch mới dùng để nấu vật, nước sạch đầy bình phải để trong lồng tre, không được để vật khác chạm vào. Khi muốn phải dùng nước thì trước phải tay sạch hoặc dùng phân trâu bò khô chùi sạch tay trước, không dơ mới chạm vào, hoặc dùng lụa vải lá sạch dùng làm cổ bình, sau đó mới cầm nắm.
Luật nói: Trừ nước và cành dương, gọi là nước sạch này không phải là hai thứ khác. Cành dương nếu còn mới ướt thì phải hơ lửa sạch mà nhăn, cho nên biết chẳng thể chấp vào văn giới. Hễ muốn đưa nước vào miệng, hoặc uống hoặc súc miệng đúng thời và phi thời, đều phải dùng tháo dậu xà bông rửa sạch tay, rửa sạch hai môi, súc miệng ba lần mới được uống nước. Ăn uống cũng như thế. Lại khi trung thực (ăn bửa trưa) xong, nếu sợ bình ít nước thì phải nhờ người thế tục đưa nước trước. Xỉa răng tắm gội xong chưa nuốt nước miếng vội. Phải dùng nước sạch này súc miệng ba lần rồi mới nuốt nước miếng xuống cổ họng. Chính mắt tôi thấy tăng chúng phương tây Nam Hải cùng làm pháp này. Lại các luật sư Cổ đức ở xứ này có biết việc ấy, nhưng người làm rất ít. Nếu chẳng như thế thì các cặn dơ khác chẳng trừ mà nuốt vào cổ họng thì bị tội, cũng chẳng thành ăn chay.
3. Nước dùng xúc:
Chỉ cần không có trùng, bất luận tịnh xúc đều được dùng. Nghĩa là như thêm nước vào quay về chỗ đại tiểu tiện và rửa tay chân, chẳng được vội đưa vào miệng, huống chi ăn uống. Đây là ba thứ nước xem biết không trùng, cho đến khi mặt trời mọc thì liền không được dùng bất luận nhiều ít, cho đến trong bình một sao, trong bình một họp đều phải dùng chén đồng mắt sáng quan sát. Nếu không có trùng thì tuy trải qua nhiều ngày vẫn mặc tình dùng không phạm. Ở Tây Trúc tăng đồ và người tục năm giới đều coi là rất cấp thiết. Nếu khách tăng phương ngoài chẳng biết pháp nước tịnh xúc này thì không cho vào chùa. Lại phép chùa phương Tây nếu thấy có tăng đem tịnh bình lên nhà xí uống nước trong bình xúc thì xem là diệt pháp, liền đuổi ra khỏi chùa. Nói điều này mong các người tu cùng khiến cho Phật pháp dài lâu. Nếu y giáo mà làm tức là không khác Phật ở đời.
Lại cựu luận Thập Trung quyển năm mươi chín chép: Có bình, lu tắm sạch, có lu nước sạch, có bình nước thường.
Lại có bộ luật mới dịch chép: Tịnh bình và xúc khí phải rõ ràng đây đều là do miệng vàng Phật nói không phải người nói. Đâu cho chỉ một bình đồng mà chẳng phân ra tịnh xúc, tuy nói bảo mà răng không ở tâm thì đâu thể dùng tập tục sinh thường mà trái Thánh giáo. Theo ký này thì các phòng chùa và chỗ hành phương đẳng, nếu có dùng nước thì không được bừa bãi. hoặc chậu lu lớn mà chứa, hoặc đựng đầy mà để trong bình đều chẳng được dùng. Vì đại tăng tay xúc vào lụa lượt không tốt, trải một đêm chẳng xem chứa lại nhiều giờ nhất định là có sinh mạng. Nếu không có trùng phải là nước thứ ba dùng uống phạm tội, tức là do chậu lu lụa lược và gáo bị tay bất tịnh chạm vào nên có dính dơ. Lại như bình đồng đựng nước thường. Nếu tự lấy uống, vì bất tịnh mà chẳng uống thì chẳng bị tội. Nếu trong chạm trước đến quá ngọ mà uống thì thêm tội xúc. Nếu ngày nay chạm ngày mai uống thì bị tội ác xúc chẳng rửa sạch tay, bị tội tay dơ cầm bình nước uống. Chẳng rửa sạch tay, chẳng rửa sạch môi miệng mà uống nước thì có tội chẳng sạch.
Sáu tội này mỗi tội đều có phương tiện thành mười hai tội, đều có tội chẳng kính giáo, đây là nhân gốc. Lại có hai mươi bốn thêm trước thành ba mươi sáu tội, trải đêm che giấu, lại có nhân gốc thành bảy mươi hai tội, thêm trước có một trăm lẻ tám tội, ở đây như chẳng học. Nếu có hai tội chẳng học và không biết. Lại có nhân gốc thành bốn trăm ba mươi hai tội, thêm trước cộng chung thành năm trăm bốn mươi tội. Lại từ che giấu trở xuống và chẳng học không biết, đều có cội gốc chẳng kính giáo phương tiện. Lại có một ngàn không trăm lẻ tám tội, thêm trước năm trăm bốn mươi tội, cộng chung có một ngàn năm trăm bốn mươi tội. Đây đều lước y cứ vào một cổ họng một đêm mà sinh tội nhiều ít.
Nếu luận tội mười cổ họng trải qua đêm thì có mười lăm ngàn bốn trăm tám mươi tội. Nếu nhiều thời che giấu lần lượt sinh tội cho đến chưa sám hối đến nay chẳng biết số lớp, thì phải đối với người thanh tịnh mà nói sám hối. Nếu trước biết thì chẳng có tội không biết. Nếu uống nước, muối nước mật phi thời... thì lu gáo chén bình dùng để lượt nước chẳng thể đúng pháp, hoặc dính dơ bẩn, cáu ghét và lúc ăn dính vào, đúng lúc, tay miệng bất tịnh chẳng ngửa tay mà nhận đều là có tội. Nhưng hạch tử (trái tắc) nước trà người phương tây không uống. Nếu trong chùa đều tự xem xét, ắt ở nhà tục hỏi kỹ có biết sạch chăng. Nếu chẳng đúng pháp thì không nên uống, há vì bụng miệng cần thiết tạm thời mà ở tương lai mãi chịu cay đắng, cùng biết rồng Ế-labát nên tổn một lá, hiện nay chưa thoát, chẳng ghi lúc thoát, huống chi đây thường là không có nghiệp đạo. Thân nuốt một cổ họng, tội lại vô biên mang gánh trọn đời thật là đáng thương. Cho nên kinh chép: Chớ khinh lỗi nhỏ cho là không có tai ương. Lại nói khéo giữ áo phao đề phòng từ lổ nhỏ. Đại thừa, Tiểu thừa ý đều đồng với ở đây, lược bày yếu hạnh, các thứ khác như đại luận đã nói, mong các người tu hành làm đúng theo Thánh giáo.