TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1903 - THUYẾT TỘI YẾU HÀNH PHÁP
(Cách nói tội)

Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường, soạn.

MỤC LỤC

SỐ 1903 - THUYẾT TỘI YẾU HÀNH PHÁP (Cách nói tội)

PHÁP TẨY TỊNH


Mỗi giữa tháng và cuối tháng nhớ những tội đã phạm theo đúng pháp mà nói. Hoặc cố ý nói dối, hoặc uống rượu, hoặc ăn phi thời. Hoặc thỉnh phương bất tịnh rửa tay mà ăn. Mỗi buổi sáng hoặc vào các lúc khác chẳng xem kỹ nước mà uống. Vì chẳng phóng sanh đúng pháp mà cắt đứt mạng sống, phá hư đất sống, hoặc xúi giục người khác phá, không nói lời biết tịnh. Đối với năm sinh chủng, chẳng dùng lửa... làm sạch mà liền ăn, dùng chén bát chẳng rửa sạch mà ăn. Chén đồng muỗng đũa, chẳng dùng than chà sạch mà ăn. Hễ là đồ đồng phải dùng than chà rửa mới sạch, nếu rửa bằng thau đậu (xà bông) thì không sạch được.

Hoặc dùng bình nước ác xúc uống dư cách đêm và dao ác xúc cách đêm cắt bánh mà ăn, uống nước hoặc các nước trà, bơ mật phi thời bất tịnh. Ăn năm chánh thực rồi bỏ oai nghi, lại nuốt nước bọt dư.

Tự cầm, nhận lấy tiền của, vàng bạc và khiến người khác cầm lấy chẳng làm biết tịnh ngữ, hễ chạm lửa chẳng trì tâm. Đốt hương, v.v... chạm lửa chẳng trì tâm.

Phi thời vào xóm làng chẳng bạch Bí-sô, cùng người chưa thọ giới cụ túc ở cùng nhà hai đêm, cùng người chưa thọ giới cụ túc đọc tụng và niệm Phật. Đây đều là tội Ba-dật-để-ca. Y cứ vào một số phạm mà nói, các thứ khác đều y theo tội này. Lại mỗi bữa sáng và sau bữa ăn trưa mà không xỉa răng, hoặc hướng về tháp mà xỉa răng. Dùng xong chẳng rửa mà bỏ. Ở trong đất sạch của tăng mà hỷ mũi khạc nhổ, hoặc bỏ chí rận rệp chẳng đúng chỗ. Hoặc ăn uống đúng thời mà gây tiếng động, hoặc ăn đúng thời mà ngậm cơm nói chuyện, hoặc ăn phân nửa.

Cùng người chưa thọ giới cụ túc nằm ngồi chung giường chiếu, hoặc đứng tiểu tiện, hoặc đại tiểu tiện phun nước, hoặc hỷ mũi khạc nhổ, bỏ cây xỉa răng đều búng ngón tay, tằng hắng. Tay dơ mà cầm đồ đựng thức ăn. Tay bất tịnh mà súc miệng uống nước. Ăn mật phi thời mà chẳng dùng nước làm sạch. Hoặc nhìn người nam và người nữ mà chẳng khéo giữ tâm, lại sinh tưởng dục, hoặc tự đụng chạm thân mà khởi tâm ái nhiễm. Hoặc chẳng hệ tưởng tướng sáng, mặc tình ngủ nghỉ Dưới ánh sáng đèn đuốc mà nằm ngủ. Tuy có khai duyên cho chạm lửa... mà chẳng giữ tâm. Hoặc ở chỗ Tam bảo, sư tăng, cha mẹ mà khởi tâm không tôn trọng, sinh giận hờn không nhẫn nhịn. Tắt đèn lửa mà không giữ tâm. Đây đều là tội ác tác. Lại nói tóm tắt, nếu có các thứ khác thì hễ nhớ đến điều nào thì bị tội điều đó. Đây đều phải đối trước một người mà nói xám hối. Hoặc có trách tâm, thế nào là trách tâm? Hễ người xuất gia khi ở tâm không cẩn thận mà trái luật giáo thì gọi là tự trách tâm. Việc này tôi chẳng nên làm, từ nay về sau tôi không như thế nữa, nếu luôn như thế mà tự khắc trách thì tự nhiên chẳng thiếu các giới, phải biết ý Phật dạy là ở đây. Lại, người xuất gia thọ mười giới và đại giới rồi, mỗi việc đều phải bạch thân giáo sư hoặc quỷ phạm sư, chỉ trừ năm việc chẳng cần phải bạch. Năm việc ấy là khi đại tiểu tiện, khi uống nước sạch, khi xỉa răng, đồng ở trong một giới trong bốn mươi chín tầm, lễ Phật nhiễu tháp. Các thứ khác đều phải bạch. Nếu chẳng bạch thầy thì mỗi việc bị tội ác tác.

Đến ngày Bảo-sái-đà (Bố-tát), phải đối người chẳng đồng phạm, thanh tịnh bí-sô tùy lớn nhỏ mà tỏ vẻ kính trọng, quì mọp chấp tay nhớ lại các tên tội, nói rằng: Xin cụ nhớ mãi cho tôi là bí-sô tên, v.v... có cố ý nói dối... (tùy phạm mà nói) phạm nhiều tội căn bản ba dật để ca và rất nhiều tội phương tiện ác tác, hoặc chẳng xỉa răng... (tùy tội mà nói) đã phạm nhiều tội căn bản ác tác và nhiều tội phương tiện ác tác. Các tội này đều có tội chẳng kính Thánh giáo ba-dật-để-ca và tội phương tiện ác tác này, đều chẳng hướng về người phát lồ sám hối, có tội che giấu. Phạm các tội này, nay tôi đối trước cụ thọ từ thanh tịnh đến, mà đều phát lộ chẳng dám che giấu. Do phát lồ rồi nên được an vui (nói ba lần). Vì ấy nói rằng thầy có thấy tội chăng?

Đáp: Con thấy.

Lại hỏi: Ở tương lai ông khéo giữ các giới chăng?

Đáp: Giữ được. Rồi đối bí-sô mà nói Ao-bể-ca (đảy là tiếng Phạm,

Hán dịch là Phương tiện, tức việc này là phương tiện giải thoát). Khi người ấy nói tội thì đáp ta-đệ (Hán dịch là lành thay!). nếu người phạm tội Tăng-già-phạt-thi-sa thì chỉ đối người phát lộ, sau làm pháp khác. Nếu phạm tốt-thổ-la và phạm tội xả đọa thì y theo pháp mà trừ.

Pháp mỗi khi ăn phải phát nguyện, theo luật dạy: Nếu khi bí-sô ăn rồi hoặc phải tụng trù y-noagià-tha, tức là thí tụng, tùy ở chỗ vắng, hoặc ngồi hoặc đứng, hoặc đi kinh hành, trước tụng tiểu kinh một tờ hay nửa tờ, kế tụng già-tha rằng: "Ăn uống đã xong, xin nguyện chúng sinh, đức hạnh đầy đủ, thành mười năng lực. Người thực hành bố thí này, sẽ được nghĩa lợi, nếu ưa thích bố thí, sau sẽ được an vui.

Trong các nhà cửa, chùa viện hay xây chùa bố thí chúng tăng, và thiên thần giữ chùa vua và trăm quan, sư tăng cha mẹ nhân duyên quyến thuộc và tất cả chúng sinh nếu trước đã qua đời thì nguyện sinh Tây phương gặp Phật A-di-đà, hoặc sinh lên tầng trời Đổ-sử-la (Đâu-suất) thấy Tôn giả Từ Thị thoát khỏi trần lao, ngộ Vô sinh nhẫn. Người hiện còn thì nguyện không bệnh hoạn, sống lâu, phước trí trang nghiêm. Nguyện thân con không có các chướng não, thường giữ tịnh giới chẳng phạm thi la. Đối với tội nhỏ tâm rất sợ sệt. Các phạm tội đều phát lộ, hết đời vị lai chẳng mất tín tâm gặp thiện tri thức. Nguyện sinh giữ nước, xa lìa tám nạn, thường còn chánh kiến, đến cầu giải thoát, thường cùng chúng sinh làm bạn chẳng cần thỉnh mời, tức đem nguyện này thí khắp tất cả, đồng xuất hữu lưu, chứng quả vô thượng. Nếu mỗi ngày chẳng làm như thế và tụng niệm, phát nguyện là biếng lười chẳng tiêu của tín thí.

PHÁP TẨY TỊNH

Nhà đại tiểu tiện phải đặt ở chỗ riêng, đều đóng cửa và xuyên suốt. Hễ vào chỗ tiểu và nhà xí thì phải giữ bình miệng chớ ngậm nước để rửa sạch. Phải tằng hắng ho vài ba tiếng rồi mới tiến lên. Đã vào rồi thì kéo cửa lại, cầm hai hòn đất hoặc tro, phân nửa để rửa hậu môn, phân nửa để rửa tay trái, ống máng bông phất trần đều không đúng. Đã ra khỏi nhà xí thì bình để trên ba cây chéo mà chế nước xuống thân, hoặc để trên đùi khiến cho nước nghiêng ra chảy. Nếu không có bình thì chậu đựng đầy nước tạm thế cũng được. Dùng mười lăm cục đất để dưới đất bên phải hoặc trên tấm gạch. Bảy cục chỉ để rửa tay trái, bảy cục để rửa cả hai tay, còn một cục thì để rửa bình. Trên tấm gạch thì phải rửa sạch, rồi mới để xúc bình. Lấy nước bình sạch súc miệng ba lần mới họp nghi thanh tịnh. Mới được nhận người lễ và lễ người, thành kính Tam bảo, ngồi trên giường chiếu đọc tụng các kinh. Nếu chẳng y luật mà làm như thế thì hễ làm gì đều vời lấy tội ác tác. Hoặc khi đi đường hay ngồi trên thuyền lượng việc mà thêm bớt. Mong các vị tu hành biết Thánh giáo chớ coi thường tro đất, cuối cùng phải đọa vào nê-lê. Nếu vâng làm thì được phước, khinh pháp thì tội sinh. Đây là các việc thường, xin trình bày rõ ràng.


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]