TẠP TẠNG
SỐ 1904 - CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ XUẤT GIA THỌ CẬN VIÊN YẾT-MA NGHI PHẠM
SỐ 1904 - CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ XUẤT GIA THỌ CẬN VIÊN YẾT-MA NGHI PHẠM
XUẤT GIA THỌ CẬN VIÊN YẾT-MA NGHI PHẠM
Châu Thiệm-bộ vận tốt, đến bốn Phật Thích-ca Như Lai có di giáo lợi ích người nghe. Đời vua thứ năm nhà Đại Nguyên thay trời hành đạo, nhân văn nghĩa võ. Niên hiệu Đại Quang, Hiếu Hoàng đế lên ngôi, trời ban phước tuệ tin chắc nội thừa khiến muôn nước lân bang đều về một hóa. Tuy các trời chắp tay mà chí trị vô hạn, mở đạo ở Chi-na mà đích thân thường giữ. Muốn đem Phật mình truyền nhau Thầy trò đến nay không dứt. Phép tắc chánh giới chăm chăm tu thiện, khiến ai nấy đều thường giữ tịnh giới, tinh luyện ba nghiệp bền chặt bốn oai nghi. Đây thật là ý chỉ Thánh hoàng thường phò trì Phật pháp. Vì xưa Đức Thiện Thệ cùng các trời, người khắp nói Thanh văn Vô Tránh Tạng giáo, Kinh Nhất Thiết Hữu Bộ Biệt Giải Thoát, y theo đây mà nhặt lượm chưa được khiến được luật nghi Phương tiện yết-ma nghi phạm. Đây là Tổng tập của Thánh Quang Đức Sư, trước từ Thiên-trúc kế ở quật Tây Thiên. Lại có Pháp vương Đại sĩ Táttư-ca-phân-để-đạt thông suốt năm minh, tiếng tăm vang khắp chốn, có Thượng Túc Bí-sô Bạt-hợp-tưba là Pháp chủ của chúng, ta là Thầy của Hoàng đế Đại Nguyên, đạo đức cao siêu hạnh vị khó lường đem Nghi phạm này mà truyền bá ở Trung Nguyên, khiến Tỳ-kheo hiểu thông ba Tạng trụ ở Tự Quán giảng nói Chánh Bản, người phiên dịch biết rành tiếng cả ba nước, biện tài vô ngại. Lại gồm có quan Hàn lâm nước Ý-la vâng chỉ vua Đàn Yểm Tôn dịch sang tiếng Hán. Chủ dịch là Sanh Duyên Bắc Đình Đô Hộ Phủ biết rõ hai thứ tiếng, thông suốt lời pháp thống lãnh các lộ Thích môn, hợp Đài Tát Lý Đô Thông, đến khi Hàn lâm học sĩ an tạng đều cùng lời lẽ các nước, vâng chiếu dịch thành nghi thức. Lời tựa do Đế Sư đích thân soạn ra. Lụa làm Hoa, dấu viết để xếp bày, trước sau nêu lược, ghi rõ ngày tháng.
Bấy giờ là năm Canh Ngọ, niên hiệu Chí Nguyên năm thứ bảy, sau tiết Đông Chí hai ngày. Kính ghi lời tựa.
--------------------------------------
Bí sô Đế Sư Bạt-hợp-tư-ba đời Nguyên biên tập.
KÍNH LỄ ĐẤNG NHẤT THIẾT TRÍ
Hễ có người muốn cầu xuất gia thì tùy ý đến chỗ một vị sư. Sư nên hỏi những điều làm chứng. Như hỏi: Ông có phải là ngoại đạo không? Ông đã đủ mười lăm tuổi chưa, ông tuy đủ mười lăm tuổi mà có đuổi quạ được chăng? Ông đuổi quạ được mà không phải là bảy tuổi chứ? Ông có phải là kẻ tôi tớ hoặc thiếu nợ người khác chăng? Cha mẹ có cho ông xuất gia không hoặc không cho xuất gia vì ở quá xa nhà chăng? Ông có bị bịnh chăng? Ông có làm ô uế Bí-sô-ni chăng? Ông không phải là kẻ ở chung với giặc cướp hoặc ở riêng một mình chăng? Ông có phải không thể chung sống với người khác chăng? Ông có giết hại người không? Ông có bị thiến chăng? Ông có phải là hóa nhân chăng? Ông có phải là bàng sanh chăng? Ông có phải là tăng đã theo ngoại đạo chăng? Ông có giết cha, giết mẹ chăng? Ông có giết A-la-hán, hay đã phá hòa hợp tăng, hoặc có tâm ác làm thân Phật chảy máu chăng? Ông có ở trong bốn người tốt mà có phạm bất cứ một giới chăng? Ông có phải là người có phạm mà chẳng sám hối nên bị chúng đuổi đi chăng? Ông có thiếu tay chân, hay là kẻ tóc vàng, hoặc chỉ có một ngón tay không? Ông có phải là kẻ bị vua chọn riêng, hoặc vua không cho xuất gia hay chăng, hoặc vua không cho xuất gia mà ở xa nhà chăng? Ông có phải là kẻ cường đạo nổi tiếng chăng, hoặc giết hại người, hoặc là người thuộc da, hoặc làm nem chả thịt người chăng? Ông có thuộc giai cấp hèn hạ, hoặc phi nhân, hoặc người Châu Câu-lô ở phía Bắc hoặc người ba lần đổi tướng, hoặc vừa giống nam vừa giống nữ (lại cái) chăng? Ông có phải là kẻ quê mùa dốt nát hoặc ở châu khác tướng mạo kỳ dị chăng? v.v... Hỏi đủ các thứ chướng ngại, nếu đáp là phải, liền đáp rằng tùy ý ông. Nếu thanh tịnh thì mới nhận mà trao cho giới luật nghi Ổ-ba-sách-ca. Như thế trước khi trao phải dạy người muốn xuất gia khiến trước phải lạy Phật ba lạy, kế lạy quĩ phạm sư ba lạy, rồi quì thẳng chấp tay, dạy rằng: "Xin Đại đức nhớ nghĩ, con tên là.... Từ nay cho đến suốt đời, qui y Phật-đà (Phật) Lưỡng Túc Tôn, qui y Đạt-ma (pháp) Ly Dục tôn, qui y Tăng-già (tăng) Chúng Trung Tôn. Xin Đại đức chứng biết cho con suốt đời là Ổ-ba-sách-ca". Nói như thế ba lần. Đến lần thứ ba thì nói A-giálợi-da chứng biết cho. Sư nói: Tốt. Đáp rằng: Vâng, đây là phép trao luật nghi Ổ-ba-sách-ca đã xong.
- Kế trao năm học xứ Ổ-ba-sách-ca, bảo rằng: Ông nói theo tôi: xin A-già-lợi-da nhớ nghĩ, như các Thánh A-la-hán đều suốt đời bỏ giết hại, xa lìa giết hại, con tên là... cũng như thế. Từ nay đến suốt đời, con xin bỏ giết hại, xa lìa giết hại. Đây là chi thứ nhất các Thánh A-la-hán đã học. Con xin học theo và giữ gìn. Lại như các Thánh A-la-hán suốt đời lìa bỏ trộm cướp tà dâm, nói dối, quả trí làm men rượu, làm rượu, uống rượu say sưa loạn tánh, chơi bời buông lung cho đến xa lìa làm men rượu, uống rượu say sưa loạn tánh, chơi bời buông lung. Đây là năm chi học, là chỗ các bậc Thánh A-la-hán đã học, con nguyện học theo, làm theo và giữ gìn Sư nói tốt.
Đáp: Vâng. Đây là nghi phạm trao Ổ-ba-sáchca.
- Kế sai một Bí-sô (Tỳ-kheo) tác bạch chúng, người ấy hỏi Bổn sư: Tất cả chướng nạn đã hỏi chưa?
Đáp: hỏi rồi. Nếu hỏi thì tốt, nếu không hỏi mà bạch thì phạm tội vượt pháp.
- Kế là bạch chúng. Tất cả tăng đều phải nhóm họp, hoặc đi từng phòng trình báo cho biết. Kế dắt người muốn xuất gia đến kính lễ chúng xong liền đến trước Thượng tọa quì gối chấp tay bạch rằng: "Xin Đại đức tăng nhớ nghĩ, Ổ-ba-sách-ca này tên là.... muốn xuất gia, là người tại gia chưa cạo tóc, xin nguyện khéo nói pháp luật xuất gia, người này muốn xuất gia, cạo tóc, đắp y nhiễm sắc khởi tâm chánh tín, bỏ nhà mà ở chỗ không, theo Ổ-ba-đàda tên là... xin xuất gia, nói không có chướng nạn, khắp thanh tịnh, Tăng-già có cho người này xuất gia hay chăng? Chúng đều đáp rằng: Nếu khắp thanh tịnh thì cho xuất gia. Có hỏi thì tốt, nếu chẳng hỏi thì phạm tội vượt pháp. Đây là phép tắc bạch chúng xin xuất gia đã xong.
- Kế thỉnh năm vị Ổ-ba-đà-da. Lễ Thân giáo sư xong thì quì xuống chắp tay bạch rằng: "Xin Agiá-lợi-da nhớ nghĩ cho, con tên là... nay thỉnh Agiá-lợi-da làm Ổ-ba-đà-da. Xin A-già-lợi-da vì con mà làm Ổ-ba-đà-da giúp con xuất gia". Nói như thế ba lần. Đến lần thứ ba, phải nói do Ổ-ba-đà-da (A-già-lợi-da) làm Ổ-ba-đà-da, thì sư nói tốt, đáp:
Vâng. Đây là nghi phạm thỉnh Ổ-ba-đà-da đã xong.
- Kế là thỉnh Bí-sô cạo tóc. Nếu cao hết tóc, người này về sau hối hận, nên Phật bảo nên chừa lại trên đỉnh đầu một ít tóc, và hỏi rằng: Có cạo tóc trên đỉnh đầu chăng? Nếu đáp không, thì bảo: Tùy ý ông. Nếu nói cạo, thì mới cạo hết. Kế bảo tắm gội. Nếu trời lạnh thì nấu nước nóng, nếu trời nóng thì cho nước lạnh.
- Kế Thân giáo sư trao cho Bình bát và y nhiễm sắc. Người này phải dạy lễ dưới chân Sư, rồi mới trao y-bát.
- Kế Thân giáo sư mặc áo và quần. Khi đó phải xem xét kỹ, coi có hai bộ phận sinh dục, hoặc không có, hoặc có mà không hoàn hảo hay không. Đây là nghi phạm đầu đã xong.
- Kế trao cho ba qui giới và cho xuất gia, trước phải lạy Phật, kế lạy Thân giáo sư xong rồi thì quì xuống chắp tay. Dạy thưa rằng: Xin Ổ-ba-đà-da nhớ nghĩ cho, con tên là... từ nay đến trọn đời xin qui y Phật-đà Lưỡng Túc Tôn, qui y Đạt-ma Ly Dục Tôn, qui y Tăng-già Chúng Trung Tôn, Bạcgià-phạm Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác Thích-ca Mâu-ni, Thích-ca Sư Tử, Thích-ca Đế Vương đấng Chí tôn của chúng con, Ngài đã xuất gia, con cũng xin xuất gia theo, bỏ hình dạng thế tục mà giữ theo hình tướng xuất gia. Nói như thế ba lần. Đến lần thứ ba phải nói con nhân việc cho đến nói tên, Ổ-ba-đà-da tên là... Sư nói: Tốt, đáp: Vâng. Đây là Nghi phạm xuất gia.
- Kế Thân giáo sư nên giao cho một Bí-sô, trao cho luật nghi Sa-di giữ gìn, Bí-sô nên hỏi Thân giáo sư rằng: Người này có thanh tịnh chăng? Nếu thanh tịnh hết thì cho làm Sa-di. Kế kính lễ Phật và lễ quĩ Phạm sư, quì xuống chắp tay thưa rằng: "Xin Đại đức nhớ nghĩ cho, con tên là... từ nay đến trọn đời xin qui y Phật-đà Lưỡng Túc Tôn, qui y Đạt-ma Ly Dục Tôn, qui y Tăng-già Chúng Trung Tôn, xin Đại đức chứng biết trọn đời con là Sa-di". Nói như thế ba lần. Đến lần thứ ba phải nói: Xin A-giálợi-da chứng biết trọn đời con là Sa-di. Sư nói tốt. Đáp: Vâng. Đây là nghi phạm thọ giới Sa-di đã xong.
- Kế là ngài A-già-lợi-da thì theo bất cứ một Bísô nào, tùy theo lượng của bóng mà làm ngón thương cũ, đồng thời chia ra các pháp ngày đêm, v.v... đều làm như trong giới Bí-sô.
- Kế trao mười học xứ, bảo ông hãy nói theo ta. "Xin A-già-lợi-da nhớ nghĩ cho, như các bậc Thánh A-la-hán trọn đời bỏ giết hại, xa lìa giết hại, con tên là... cũng như thế. Từ nay đến chết con xin bỏ giết hại, xa lìa giết hại. Đây là chi thứ nhất, là chỗ học của các bậc Thánh A-la-hán ấy, con xin học theo và giữ gìn. Lại như các bậc Thánh A-la-hán cho đến trọn đời bỏ trộm cắp, dâm dục, nói dối, làm men rượu, làm rượu, uống rượu say sưa loạn tánh chơi bời buông lung, ca múa, đờn địch, thoa hương thơm, đeo chuỗi anh lạc nằm giường cao rộng, ăn phi thời, cất chứa vàng bạc cho đến không cất chứa vàng bạc. Con tên là... cũng xin như thế. Từ nay đến trọn đời bỏ trộm cắp, dâm dục, nói dối, làm men rượu, làm rượu, uống rượu say sưa loạn tánh, chơi bời buông lung, ca múa, đờn địch, thoa hương thơm, đeo chuỗi anh lạc, ngồi nằm giường cao rộng, ăn phi thời, cất chứa vàng bạc cho đến xa lìa chứa cất vàng bạc. Đây là mười chi học xứ, là chỗ học của bậc Thánh A-la-hán, con xin học theo, làm theo và giữ gìn. Sư nói tốt, đáp: Vâng. Đây là nghi phạm thọ giới Sa-di đã xong.
Nghi phạm thọ giới Cụ túc:
Nếu người đủ hai mươi tuổi. Sư Ổ-ba-đà-da phải cho người ấy xin bát và ba y. Vì thỉnh Yết-ma và Giáo sư và nhập đàn tràng. Các chúng Bí-sô thường cùng nhóm hợp vào nửa tháng. Đối với việc phòng hộ, sám hối, giữ gìn đều nghĩ tìm, biết rõ các lỗi đã phạm để phòng hộ, sám hối, giữ gìn huân tu. Sau mới ngồi (buộc tội). Như ở giữa nước (thành phố lớn) thì nên nhóm họp mười vị. Nếu ở biên địa thì cùng Luật sư nên nhóm họp năm vị. Bảo người thọ giới trước kính lễ Phật ba lạy, kế lạy chúng tăng ba lạy. Kính lạy có hai thứ: Một là năm vóc đều sát đất (đầu và hai đầu gối hai cùi chỏ); Hai là hai tay chạm vào chân thầy, với cách một đã chí kính rồi, phải thỉnh Ổ-ba-đà-da, trước để kính lễ phải đặt một viên gạch, hoặc ngói rồi phủ cỏ lên trên. Người thọ giới quì gối chắp tay trên đó. Nếu trước là Ổ-ba-đà-da hoặc là A-già-lợi-da thì tùy lúc mà xưng nói. Nếu trước không phải là hai thầy ấy thì phải thưa là Đại đức Tôn giả. Nếu thỉnh quĩ phạm sư, thì vị này phải đủ oai nghi. Tác bạch rằng: "Xin Đại đức nhớ nghĩ cho. Con tên là... nay thỉnh Đại đức làm Ổ-ba-đà-da, xin Đại đức vì con làm Ổ-ba-đà-da. Do Đại đức làm Ổ-ba-đà-da mà trao cho con giới Cận Viên". Nói như thế ba lần. Đến lần thứ ba, phải nói do Ổ-ba-đà-da làm Ổ-bađà-da trao cho con giới Cận Viên, thì sư nói tốt, đáp: vâng. Đây là nghi phạm thỉnh Ổ-ba-đà-da đã xong.
- Kế vị sư Ổ-ba-đà-da phải gia trì ba pháp y. Nếu là y đã cắt may rồi thỉ phải như thế mà gia trì, xếp chồng ba pháp y lên nhau rồi đặt trên vai trái của người ấy. Sau đó Thân giáo sư và người thọ giới cùng đứng dậy, người thọ giới hai tay cầm góc Tăng-kỳ-chi (Hán dịch là phức y), phải nói thế này: Xin Ổ-ba-đà-da nghĩ tưởng, con tên là... đã làm thành y, là dùng được, pháp y này làm tăng-kỳ-chi. Nay con xin giữ gìn". Nói như thế ba lần. Sư nói tốt, đáp: vâng.
- Kế hai tay cầm góc Ốt-đát-la Tăng-già (Hán dịch là nội y). Phải nói thế này: Xin Ổ-ba-đà-da nhớ nghĩ cho, con tên là... đã làm Thánh y, là có khả năng được thọ dụng pháp y này làm Ốt-đát-la-tăng-già. Nay con xin thọ trì. Nói như thế ba lần. Sư nói: Tốt, đáp: Vâng.
- Kế hai tay cầm góc An-đát Bà-sa giác (Hán dịch là nội y) nói rằng: "Xin Ổ-ba-đà-da nhớ nghĩ cho, con tên là... đã làm thành y, là có khả năng được thọ dụng pháp y này làm An-đát Bà-sa, nay xin thọ trì". Nói như thế ba lần. Sư nói: Tốt, đáp: Vâng. Đây là nghi phạm thọ trì ba y đã cắt may xong. Nếu không có y cắt may xong thì phải đem xấp vải mà gia trì. Lúc đó, hai người cùng đứng dậy chồng ba vật lên nhau rồi đặt trên vai trái người ấy làm góc vật Tăng-già-chi mà nói rằng: Xin Ổba-đà-da nhớ nghĩ cho, con tên là... lấy y này làm pháp y Tăng-già-chi. Nay con xin thọ trì. Nếu không chướng nạn thì sẽ làm y chín điều v.v... hai bức dài một bức ngắn, con sẽ giặt giũ và cắt may nhuộm xấp vải này, hoặc y cứ theo trên mà vá, tùy kham sử dụng y này là có khả năng được thọ dụng (thì có thể dụng được)"... Nói như thế ba lần. Sư nói: Tốt, đáp: Vâng.
- Kế cầm góc vật Ốt-đát-la-tăng-già mà nói rằng: Xin Ổ-ba-đà-da nhớ nghĩ cho, con tên là... y này làm Ốt-đát-la-tăng-già, nay con xin thọ trì. Nếu không có chướng nạn thì nên làm y bảy điều, hai bức dài một bức ngắn, điều tương pháp y. Con sẽ giặt giũ, cắt may, nhuộm mầu, hoặc y cứ ở trên đắp vá tùy kham sử dụng y này, là kham được thọ dụng. Nói như thế ba lần. Sư nói: Tốt, đáp: Vâng.
- Kế cầm góc vật An-đát Bà-sa mà nói rằng: Xin Ổ-ba-đà-da nhớ nghĩ cho, con tên là... lấy vật này làm An-đát Bà-sa nay con xin thọ trì. Nếu không có chướng nạn thì làm y năm điều An-đát Bà-sa pháp y, hai dài một ngắn. Con sẽ giặt giũ, cắt may, nhuộm mầu, hoặc y cứ theo trên đắp vá, tùy kham sử dụng y này". Nói như thế ba lần. Sư nói: Tốt, đáp: Vâng. Đây là nghi phạm giữ gìn ba y chưa cắt may xong.
- Kế bày bát ra trước chúng tăng, một Bí-sô tay trái cầm bát, xòe tay phải che miệng bát. Từ Thượng tọa mỗi chỗ tăng đích thân nói rằng (hoặc gọi Đại đức hoặc Cụ thọ). Xin Cụ thọ nhớ nghĩ cho, Cụ thọ ấy tên là... có Bát-đát-la này không phải nhỏ, không phải lớn, không phải mầu trắng hay chăng? Phải hỏi như thế, nếu không có chướng nạn, thì đại chúng đều nói tốt. Nếu nói tốt là được, nếu không nói tốt là phạm tội vượt pháp. Đây là nghi phạm bày bát đã xong.
- Kế Ổ-ba-đà-da phải tự gia trì Ba-đát-la, phải làm như sau: Cùng người thọ giới đứng dậy, hai người tay trái cùng cầm bát, đều dùng tay phải che miệng bát, dạy nói như sau: Xin Ổ-ba-đà-da nhớ nghĩ cho, con tên là... Ba-đá-la này dùng làm đồ đựng khi ăn, là đồ đựng của Đại tiên (Phật) dùng để khất thực. Nay con xin thọ trì. Nói như thế ba lần. Sư nói: Tốt, đáp: Vâng. Đây là nghi phạm thọ trì Ba-đát-la đã xong.
- Kế là trao tọa cụ và đãy lọc nước. Sau đó đắp y Tăng-kỳ-chi dạy lễ tăng chúng ba lạy. Nên để ở chỗ thấy mà không nghe, dạy người ấy nhất tâm chắp tay hướng về chúng đứng chí thành. Sư Yết-ma liền hỏi trong chúng rằng: Ai trước từ Ổ-ba-đàda kia thọ thỉnh, thì phải ở chỗ khuất mà chỉ bày người ấy. Người thọ thỉnh ấy đáp: Tôi là... Kế Yết-ma Sư hỏi: Ông là Bí-sô tên... Ông là Ổ-ba-đà-da ở chỗ vắng mà chỉ dạy người ấy chăng. Vị ấy đáp: Tôi làm được. Kế Yết-ma sư nhờ Bình giáo sư vì hỏi chướng nạn, làm đơn bạch Yết-ma. Kế Yết-ma sư ngồi xong thì nói thế này: Xin Đại đức tăng nhớ nghĩ cho. Bí-sô này là..., ông... là Ổ-ba-đà-da ở chỗ khuất mà chỉ bày cho... Nếu khi Tăng-già đến nghe, Tăng-già chấp nhận cho Bí-sô này là..., Ông... là Ổ-ba-đà-da cùng ở chỗ khuất chỉ bày cho... Đây là trắng, đây là sai, thì nghi phạm Bình giáo sư đã xong.
- Kế Bí-sô Bình giáo dắt đến chỗ khuất dạy kính lễ xong, quì xuống chắp tay nói rằng: xin Các Cụ thọ lắng nghe, đây là lúc các ông nên nói lời thành thật. Nay tôi có ít điều muốn hỏi, chẳng được nói dối. Các ông có phải là đại trượng phu chăng (là đàn ông chăng?)? Đáp rằng: Thưa phải. Các ông có nam căn (bộ phận sinh dục nam) chăng?
Đáp: Đủ. Các ông đủ hai mươi tuổi chăng?
Đáp: Có. Các ông có đủ ba y và bát chăng?
Đáp: Đủ. Cha mẹ còn sống chăng?
Đáp: Còn. Có cho các ông xuất gia chăng?
Đáp: Cho. Nếu nói đã chết thì không cần hỏi. Các ông không phải là kẻ tôi tớ, không phải vì trộm cắp mà đến, không phải vì cầu lợi dưỡng mà đến chăng? Các ông không phải là người tranh cãi, không phải kẻ bán người khác, không phải bị vua chọn riêng, không phải là người vua sơ hãi, không phải người độc hại nhà vua, không phải người giết hại vua, bảo người khác giết hại vua chăng? Ông không phải là kẻ cướp bóc nổi tiếng, không phải là kẻ giết người, không phải là quan Huỳnh môn bị thiến, không phải là kẻ làm ô uế Bí-sô-ni chăng. Ông không phải là kẻ ở chung với giặc, hoặc ở riêng một chỗ, hoặc chẳng phải không cùng ở chung chăng? Ông có phải là ngoại đạo, hoặc thú ngoại đạo (trước là ngoại đạo, sau đó xuất gia, rồi về với ngoại đạo và nay trở vào Phật giáo, gọi là thú ngoại đạo) chăng? Ông có phải là kẻ giết cha giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp tăng và có ý làm thân Phật chảy máu hay chăng? Ông có phải là hóa nhân, có phải là bàng sanh chăng? Nên hỏi như thế, đều đáp là không phải. Ông có phải là kẻ giật nợ người khác, hoặc còn thiếu nợ người khác nhiều ít chăng? Nếu nói có thì hãy hỏi rằng: Ông có thể thọ giới Cận Viên rồi trả nợ cho họ được chăng? Nếu nói được thì tốt, nếu nói không được, thì bảo: Ông hỏi người ấy cho thì mới đến đây. Ông có phải trước đây đã xuất gia chăng? Nếu nói đã từng xuất gia, thì phải hỏi ông đối với bốn giới tha thắng mà phạm bất cứ một giới nào, khi ông hoàn tục có bỏ học xứ chăng (phạm giới chăng?).
Đáp: Phạm trọng. Bảo: Tùy ý ông (đi), nếu nói không phạm thì bảo: Ông hiện là người xuất gia phải chăng? Nếu nói phải, thì bảo: Ông có giữ phạm hạnh chăng?
Đáp: Có thì hỏi ông tên gì, đáp con tên....
Hỏi: Ổ-ba-đà-da của Ông tên gì.
Đáp: Con nhân sự cho đến nói tên Ổ-ba-đà-da, Ổ-ba-đà-da tên là... Này Cụ thọ, ở trong thân người có các thứ bịnh như: Các bịnh cùi hủi, bịnh bướu, bịnh ghẻ nhọt, phỏng, bịnh lậu, ghẻ lở, trùng dế cắn, bịnh gầy cồm, bịnh quên, bịnh đói, bịnh thủng, sưng, cước khí, ấm lậu, bịnh thời khí (dịch tả), v.v... các bịnh dữ dằn hoặc một ngày, hai ngày, ba, bốn ngày phong hoàng đàm ẩm cùng nhóm hợp các bịnh ngày bớt ngày thêm, hoặc kéo dài, hoặc tạm dứt, bịnh ung thư, vàng da, bịnh nghẹn, bịnh nôn oẹ, bịnh ho, suyển, khí nổi cục, tay chân đau nhức, huyết khối, bịnh trĩ, lậu, ói ngược, bịnh lâm lịch, khắp mình sốt nóng, đau lưng, xương gân đau nhức... ông có các bịnh như thế và các bịnh khác chăng.
Đáp: Không. Này Cụ Thọ! ông hãy lắng nghe! Như nay ta ở chỗ khuất hỏi ông, lát nữa các Bí-sô ở giữa đại chúng cũng sẽ hỏi ông. Ông ở chỗ đó không nên sợ sệt, nếu có nói thì có, nếu không thì nói không, phải đáp cho thành thật. Lại ở đây chưa gọi chớ đến. Đây là nghi phạm chỉ dạy ở chỗ vắng.
- Kế bình giáo (người chỉ dạy ở chỗ khuất) biến hiện đi trước, nửa đường hướng về chúng, đứng chắp tay, lại nói rằng: Xin Đại đức Tăng-già lắng nghe! người ấy là... ở chỗ khuất tôi đã chỉ dạy, hỏi những điều chướng pháp, Ổ-ba-đà-da ấy chỉ nói thanh tịnh hết, nên cho đến đây chăng? Cả chúng đều nói: nếu thanh tịnh hết thì hãy gọi đến đây. Đều nói thì tốt, nếu chẳng nói như thế thì phạm tội vượt pháp. Kế phải từ xa mà gọi đến. Đến rồi thì lễ chúng tăng ba lạy để xin thọ giới Cận Viên. Kính lễ Phật ba lạy, lại lễ chúng tăng ba lạy. Ở trên gạch có lót cỏ mà quì gối chắp tay, dạy nói rằng: Đại đức Tăng-già nhớ nghĩ cho, con tên là... nay nhân việc, cho đến nói tên, mỡ giáp là Ổ-ba-đà-da,... nay từ Tăng-già cầu thọ Cận Viên, con tên là... nhân việc cho đến nói tên, mỡ giáp là Ổ-ba-đà-da, nay từ Tăng-già xin thọ Cận Viên. Xin Đại đức Tăng-già trao cho con giới Cận Viên. Xin Đại đức Tăng cứu độ con. Xin Đại đức Tăng-già giữ gìn con, xin Đại đức Tăng-già chỉ dạy con đầy đủ tâm thương xót, xin Đại đức Tăng-già thương xót con. Nói như thế ba lần. Đây là nghi phạm cầu xin thọ giới Cận Viên đã xong.
- Kế Yết-ma Sư ở trong Tăng hỏi chướng nạn, làm đơn bạch Yết-ma. Yết-ma Sư ngồi xong thì nói rằng: Xin Đại đức Tăng-già nhớ nghĩ cho. Người này là Ổ-ba-đà-da tên là... nay từ Tăng-già cầu thọ giới Cận Viên. Người này là Ổ-ba-đà-da tên là... nay từ Tăng-già cầu thọ giới Cận Viên. Người này là Ổ-ba-đà-da tên là... nay từ Tăng-già xin thọ giới Cận Viên. Nếu Tăng-già nghe rõ và ưng thuận, thì tôi ở trong chúng, là Ổ-ba-đà-da tên... sẽ xét hỏi người này các chướng nạn. Đây là lời tác bạch. Đây là nghi phạm Yết-ma hỏi chướng nạn đã xong. Kế Yết-ma Sư ở trong tăng nên hỏi các chướng nạn. Người thọ giới ấy kính lễ thầy Yết-ma quì gối chắp tay, dạy cho nói rằng: Xin Cụ thọ lắng nghe lúc này ông phải nói lời thành thật, nay ta có ít điều hỏi ông, ông chớ nên sợ sệt, nếu có thì nói có, nếu không thì nói không, chẳng được nói dối: Ông có phải là trượng phu chăng?
Đáp: Phải. Ông có nam căn chăng?
Đáp: Đủ. Ông đủ hai mươi tuổi chưa?
Đáp: Đủ. Ông có đủ ba y và bát chăng?
Đáp: Đủ. Cha mẹ Ông còn không?
Đáp: Còn. Có cho ông xuất gia chăng?
Đáp: Cho (nếu nói cha mẹ đã chết thì không hỏi câu này). Ông có phải là tôi tớ, có phải vì trộm cướp mà đến, có phải vì cầu lợi dưỡng mà đến chăng? Ông có phải là người tranh cãi, là người mua bán người khác chăng. Ông có phải là kẻ bị vua chọn riêng, không phải là người vua sợ hãi, không phải là kẻ giết hại vua và bảo người khác giết hại vua chăng? Ông có phải là bọn cướp bóc nổi tiếng, không phải là kẻ giết người, có phải là quan huỳnh môn bị thiến, có phải là kẻ làm ô uế Bí-sô-ni chăng? Ông không phải là kẻ ở chúng với giặc, hoặc kẻ ở một mình, hoặc có ở chung với người khác chăng. Ông có phải là ngoại đạo, hoặc ngoại đạo thú (đã là ngoại đạo, xuất gia, rồi lại làm ngoại đạo, nay trở lại Phật giáo gọi là ngoại đạo thú) hay chăng? Ông có phải là kẻ đã giết hại cha, giết hại mẹ, giết hại A-la-hán, phá hòa hợp tăng, có ác ý làm thân Phật chảy máu hay chăng. Ông có phải là hóa nhân, là bàng sanh chăng? Phải hỏi như thế mà đều đáp không phải. Ông có giật nợ người khác, hoặc còn thiếu nợ người khác ít nhiều chăng? Nếu nói có, thì nên hỏi rằng: Ông thọ giới Cận Viên rồi có trả nợ người ấy được chăng, nếu nói được là tốt. Nếu nói không được thì bảo: Ông đi hỏi người ấy cho rồi mới đến đây. Ông có phải trước đã xuất gia chăng? Nếu nói đã từng xuất gia thì phải hỏi ông có đối với bốn giới tha thắng mà phạm bất cứ giới nào chăng, khi ông hoàn tục có bỏ học xứ chăng. Đáp là: phạm trọng, thì bảo: Tùy ý ông đi, nếu nói không phạm thì hỏi: Ông hiện là người xuất gia phải chăng?
Đáp: Phải. Nếu nói phải thì hỏi:
Ông có giữ phạm hạnh chăng?
Đáp: Có giữ.
Hỏi: Ông tên họ gì?
Đáp: Con là...,
Hỏi: Ổ-ba-đà-da của Ông tên gì?
Đáp: Con nhân việc cho đến nói tên Ổ-ba-đàda là... bảo: Này Cụ thọ! hãy lắng nghe. Trong thân người có các bịnh như cùi hủi, ghẻ chóc, sâu bọ cắn mà thành ghẻ lở, lác chàm ngứa ngáy, bịnh ốm gầy, bịnh quên, bịnh đói lạnh, phù thủng, bịnh cước khí âm lậu, bịnh thời khí, bịnh cực thời khí (dịch tả) hoặc một ngày, hai ngày, ba, bốn ngày phong huỳnh làm ẩm, nhóm hợp các bịnh, ngày bớt ngày thêm (sốt rét cơn), bịnh lâu ngày hoặc tạm thời, bịnh ung thư, hoàng bán (bụng có nước), bịnh nghẹn, ói, ho, suyễn, khí lựu, tay chân tê nhức, bịnh huyết khối, ung thư, trỉ, lậu, ói ngược, bịnh lâm lịch. Do bịnh nên thân thể sốt nóng, đau lưng, gân xương đau nhức v.v... Ông có các thứ bịnh đó và các bịnh khác hay chăng.
Đáp: Không. Đây là nghi phạm đầu khi thọ giới Cận Viên.
-Kế thầy Yết-ma phải bạch bốn lần Yết-ma, ngồi xong thì nói rằng:
Xin Đại đức Tăng-già nhớ nghĩ cho! người này tên... Ổ-ba-đà-da của người này tên... nay từ Tăng-già cầu thọ giới Cận Viên. Người này tên... Ổ-bađà-da tên... nay từ Tăng-già xin thọ giới Cận Viên. Là Đại trượng phu (đàn ông), cũng Nam căn, tuổi đủ hai mươi, ba y và bát đầy đủ. Người tên... tự nói đã thanh tịnh hết, không có các chướng nạn. Người này tên... Ổ-ba-đà-da tên... nay từ tăng-già xin thọ giới Cận Viên. Nếu Tăng-già nghe rõ và ưng thuận thì nay người này tên... Ổ-ba-đà-da tên... nay xin tăng-già trao cho giới Cận Viên. Đây là túc Bạch, kế là làm Yết-ma (là bạch Yết-ma lần hai). Xin Đại đức Tăng-già nhớ nghĩ cho, người này tên... Ổ-bađà-da tên... nay từ Tăng-già cầu thọ giới Cận Viên. Người này tên... Ổ-ba-đà-da tên... nay từ Tăng-già xin thọ giới Cận Viên. Là Đại trượng phu, cũng có nam căn, tuổi đủ hai mươi, ba y và bát đầy đủ. Người tên... tự nói đã thanh tịnh hết, không có các chướng nạn. Người này tên... Ổ-ba-đà-da tên... nay từ Tăng-già xin thọ giới Cận Viên. Cho nên Tăng-già nay vì người này tên... Ổ-ba-đà-da tên... mà trao cho giới Cận Viên. Nếu các Cụ thọ cho người này tên... Ổ-ba-đà-da tên... được nhận giới Cận Viên. Nếu cho thì im lặng, nếu không cho thì nói.
Đây là Yết-ma lần đầu. Nói như thế ba lần, đến lần thứ ba thì nói Tăng-già đã cho rồi, Tăng-già đã cho người tên... Ổ-ba-đà-da tên... đã trao cho giới Cận Viên xong, vì im lặng, nay như thế mà thực hành. Đây là nghi phạm trao giới Cận Viên căn bản đã xong.
Kế ngoài thầy Yết-ma, hễ có bất cứ Bí-sô nào liền tính toán bóng mặt trời mà lấy thẻ nhỏ dài bốn lóng tay, dựng đứng dưới đất (cắm trên đất), lúc mặt trời giữa trưa (giữa ngọ) đo bóng tối hai bên dài ngắn bằng nhau gọi là một người, trong đó một lóng tay gọi là một đủ. Nếu có thêm bớt thì y theo đây mà đo lường bóng tối (bóng tối cách chân thẻ một lóng ngón tay thì cho là đủ?). Lúc ngày hết thì bảo người ấy, kế hoặc ở trong đêm, hoặc lúc ngày tối (ngày âm u không có mặt trời) thì có thể y theo đây mà thêm bớt. Tức là từ sáng sớm, giữa trưa và chiều tối hoặc nửa đêm. Đầu hôm, nửa đầu đêm, giữa đêm, nửa giữa đêm. Cuối đêm, nửa cuối đêm (hoặc đầu đêm, đầu đêm rưỡi, giữa đêm, giữa đêm rưỡi, chưa sáng, đã sáng, mặt trời mọc, mặt trời đã mọc). Hoặc chia tám phần lấy một phần đầu, hoặc chia bốn phần lấy một phần đầu. Lúc giữa trưa, hoặc bốn phần dư một phần, hoặc tám phần dư một phần, mặt trời chưa lặn, mặt trời đã lặn, sao chưa mọc, sao đã mọc. Đây là hai mươi hai thời gian lấy bất cứ một thời nào phải bảo cho biết. Lại theo thời tiết khác nhau có năm là: 1/ Mùa Đông; 2/ Mùa Xuân; 3/ Mùa mưa; 4/ Chung thời; 5/ Trường thời. Nói mùa Đông, có bốn tháng tức là tứ 16 tháng 9 đến 15 tháng giêng. Nói mùa Xuân cũng có bốn tháng, tức là từ 16 tháng giêng đến 15 tháng 5. Nói mùa mưa thì có một tháng, tức từ 16 tháng 5 đến 15 tháng 6. Nói Chung thời tức là từ 16 tháng 6, là một ngày một đêm. Nói Trường thời thì có ba tháng, thiếu một ngày một đêm, tức là từ 17 tháng 6 đến 15 tháng 9. Trong năm thời gian này tùy bất cứ một thời gá phải bảo cho biết.
Kế thầy Yết-ma phải nói pháp bốn y: "Này Cụ thọ tên... ông hãy lắng nghe, bốn pháp y này các Thế tôn Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thấy đã biết. Các y này là pháp xuất gia thọ Cận Viên mà làm Bí-sô. Nói pháp y, tức là y này khéo nói pháp luật. Người xuất gia Cận Viên thành tánh Bí-sô. Thế nào là bốn y: Một là trong các y thì y phấn tảo là vật thanh tịnh rất dễ tìm. Y Bí-sô này đối với pháp luật Thiện mà xuất gia cận viên thành tánh Bí-sô. Ông tên là... từ ngày nay cho đến trọn đời dùng y phấn tảo mà tự cứu có ưa thích chăng?
Đáp: "Ưa thích, nếu được lợi lớn đà lụa trắng hoặc lụa lông trắng, hoặc lụa trơn hoặc vải trắng, vải hồng, tơ lụa hồng, lụa vái tế ca thi, sắc trung bình hoặc sắc kém, hoặc áo lông, hoặc y xá-na, hoặc y hồ-ma, hoặc y kiếp bối, hoặc y đổ-câu-la, hoặc y nước Kiều-đàm-ba, hoặc y nước Nhật hạ, nếu lại được các loại y thanh tịnh khác, nếu từ chúng mà được hoặc từ người khác mà được. Các ông nên tùy đó mà dùng, biết lượng thọ dụng, ông có giữ được chăng?
Đáp rằng: Dạ giữ được.
Nay các ông tên... hãy lắng nghe, hai là trong các cách ăn thì khất thực là thanh tịnh thật dễ tìm được. Bí-sô này xuất gia trong Thiện pháp luật cận viên thành tánh Bí-sô. Ông tên... từ nay đến trọn đời dùng khất thực mà tự sống có ưa thích chăng?
Đáp: Ưa thích, nếu được lợi lớn, có nhiều cháo nhừ, nước cháo nước gạo rạng bột khuấy... cúng dường cho bậc Đại nhân, nếu ngày mồng 5, mồng 8, 14, rằm có tiết hội thực, nếu Tăng kế mời ăn, hoặc người khác mời ăn, hoặc tình cờ gặp mời ăn, nếu cố mời ăn, hoặc lại được các thức ăn thanh tịnh khác, nếu từ chúng mà được hoặc từ người khác mà được thì ông hãy tùy đó mà dùng, biết lượng thọ dụng. Ông có giữ được chăng?
Đáp: Dạ giữ được.
Ông tên... hãy lắng nghe! Ba là trong các chỗ ở thì ở dưới gốc cây là chỗ thanh tịnh dễ tìm được. Bí-sô y theo đây xuất gia Thiện pháp luật trong cận viên thành tánh Bí-sô. Ông tên... từ nay đến trọn đời ở dưới gốc cây trái tọa cụ mà tự cứu có ưa thích chăng?
Đáp: Ưa thích, nếu được lợi lớn có nhiều nhà cửa phòng ốc lầu gác mát mẻ, lan can tường rào nhà đẹp, trên cửa lầu gác treo rèm sáo màn trướng, đất trống màn che, làm nhà gỗ trên hầm hố (nhà sàn) hang đá, nhà tranh trong núi, hoặc có tường rào hoặc không tường rào, hoặc có nhà trống, hoặc không nhà trống, lại được các chỗ ở thanh tịnh khác, hoặc từ chúng mà được, hoặc từ người khác mà được. Ông đối các thứ này tùy ý được nhận, biết lượng thọ dụng, có giữ được không?
Đáp: Dạ giữ được.
Ông tên... nên lắng nghe! Bốn thứ Trần Khí Dược là vật thanh tịnh dễ tìm được. Bí-sô y theo đây, xuất gia trong Thiện pháp luật cận viên thành tánh Bí-sô. Các ông tên... từ nay đến trọn đời dùng trần khí dược mà tự cứu có ưa thích chăng?
Đáp: Ưa thích, nếu được lợi ích lớn, các thứ bơ dầu, mật sữa, đường bột, nghi thời dược, nghi canh dược, hoặc bảy ngày hoặc hơn, rễ thân cành lá hoa quả thuộc, hoặc lại được các thứ thuốc thanh tịnh khác, hoặc từ chúng mà được, hoặc từ người khác mà được, ông đối với các thứ này tùy ý dùng được, biết lượng thọ dụng có giữ được chăng?
Đáp: Dạ giữ được.
Đây là pháp bốn y đã xong, kế nói pháp bốn đọa lạc.
Ông tên... hãy lắng nghe! Có bốn pháp là các Thế tôn Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác đã thấy đã biết, là y theo các pháp ấy mà xuất gia cận viên làm Bí-sô nói pháp đọa lạc. Bí-sô ở trong bốn thứ này tùy bất cứ một việc nào, nếu có phạm thì không phải Bí-sô, không phải Sa-môn, không phải đệ tử Phật Thích-ca, mất tánh Bí-sô, phá pháp Samôn. Đây liền bị tổn giảm hư hoại đọa lạc, bị người khác hơn, chẳng thể trọng thâu thí như chặt đầu cây Đa-la, chẳng thể cao lớn lên. Bí-sô cũng như thế. Bốn pháp ấy là gì?
1. Các Dục, luyến dục, thấm nhuần, đắm nhiễm dục. Các Đức Thế tôn dùng vô lượng pháp môn các thứ chê trách dứt bỏ dục, lìa dục, diệt dục, dứt dục v.v... khen ngợi đó là sự thắng diệu. Này Cụ thọ! Ông từ ngày nay chẳng dám dùng nhiễm tâm mà nhìn người nữ, huống chi là hai người giao hội làm việc bất tịnh. Này Cụ thọ! Như Phật, Thế tôn, Như Lai, Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác đã biết, đã thấy, đã nói. Nếu Bí-sô cùng các Bí-sô đồng đức học xứ, chẳng bỏ học xứ, chẳng phạm học xứ mà làm hạnh bất tịnh, cho đến cùng bàng sinh làm việc bất tịnh. Bí-sô ấy liền đọa lạc, chẳng được ở chung. Đối với việc Bí-sô tùy phạm như thế thì ngay khi làm, liền không phải Bí-sô, không phải Sa-môn, không phải là đệ tử Phật Thích-ca, mất tánh Bí-sô, phá pháp Sa-môn, đây liền tổn giảm, phá hoại, đọa lạc, vì bị người khác hơn chẳng thể trọng thâu. Thí như chặt đầu cây Đa-la chẳng thể còn cao lớn lên. Ông từ nay đối với việc này chẳng nên làm, chẳng thể làm, chẳng phải chỗ làm, mà phải dứt bỏ, trong việc làm phải dùng chánh niệm, không nên buông lung chơi bời, phải hết lòng ngăn ngừa tâm mình, đối với việc đó ông chẳng làm được chăng?
Đáp: Con chẳng làm.
Này Cụ thọ! Hãy lắng nghe! Lấy vật người khác chẳng cho, Đức Thế tôn dùng vô lượng các thứ môn chê trách lìa việc lấy vật không cho, khen ngợi đó là việc thắng diệu. Này Cụ thọ! Ông từ nay đến trọn đời chẳng dùng tâm cướp giật cho đến một hạt mè, vật người ta không cho mà mình cố lấy, huống chi là năm ma-sái, hoặc quá năm ma-sái, này Cụ thọ! Như Phật Thế tôn, Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác đã thấy, đã biết, đã nói. Nếu có Bí-sô hoặc trong xóm làng hoặc ở chỗ vắng tâm muốn trộm cướp lấy vật người không cho. Như thế khi trộm cướp lấy nếu bị vua quan bắt giữ quở trách: Này thằng kia, mày là tên cướp ngu si không biết gì cho nên mới trộm cướp như thế, hoặc bị trói cột, hoặc bị giết chết, hoặc bị đuổi đi. Này Bí-sô! Nếu lấy vật người không cho thì Bí-sô ấy sẽ phải đọa lạc, không nên ở chung. Bí-sô phạm việc như thế thì khi đang làm không phải là Bí-sô, không phải Sa-môn, không phải đệ tử Đức Thích-ca, mất tánh Bí-sô, phá pháp Sa-môn, đây bị tổn giảm phá hoại, đọa lạc vì người khác hơn chẳng trọng thâu. Ví như chặt đầu cây Đa-la, chẳng còn cao lớn lên. Ông từ ngày nay với việc này chẳng nên làm, chẳng phải chỗ làm mà phải đoạn dứt, trong việc làm phải làm với chánh niệm, chẳng buông lung chơi bời, hết lòng ngăn ngừa tâm mình, ông đối việc này chẳng làm được chăng?
Đáp: Chẳng làm.
Cụ Thọ! Ông hãy lắng nghe! Việc giết hại sinh mạng, Đức Thế tôn dùng vô lượng pháp môn để chê trách xa lìa giết hại. Khen ngợi đó là việc thắng diệu. Này Cụ thọ! Từ ngày nay dù cho loài bé nhỏ nhất là ruồi muỗi cũng chẳng nên cố tâm giết hại huống là với người và thai người. Này Cụ thọ! Đức Phật Thế tôn, Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác đã biết, đã nói. Nếu Bí-sô hoặc người, hoặc thai người mà tự tay giết chết, hoặc cầm dao đưa cho người khác bảo giết, hoặc dạy cho chết, khen ngợi sự chết, bảo rằng: Này người nam! Dùng đời sống xấu ác bất tịnh này làm gì, Ông nên chết đi, chết còn hơn sống, tuỳ tự tâm ông suy nghĩ, dùng các lời lẽ khác mà khuyên khen cho chết. Nếu người ấy chết thì Bí-sô bị đọa lạc, vì người khác hơn chẳng thể trọng thâu. Thí như chặt đầy cây Đa-la chẳng còn cao lớn lên. Ông từ ngày nay việc này chẳng nên làm, không phải chỗ làm, phải nên đoạn dứt. Trong việc làm phải dùng chánh niệm, chẳng nên chơi bời buông lung, mà hết lòng ngăn ngừa tâm mình. Ông đối với việc này chẳng làm được chăng?
Đáp: Chẳng làm.
Cụ Thọ! Ông hãy lắng nghe! Việc nói dối, Đức Thế tôn dùng vô lượng pháp môn các thứ chê trách lìa bỏ nói dối, khen ngợi việc thắng diệu ấy.
Này Cụ thọ! Từ ngày nay chẳng nên cố tâm dù cho nhẹ nhất là vì cười giỡn mà nói dối, huống chi không thật là thượng nhân mà bảo mình có pháp thượng nhân.
Này Cụ thọ! Như Phật, Thế tôn, Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác đã biết, đã thấy, đã nói. Nếu Bísô thật không chứng hiện tiền, không khắp biết mình, không được pháp Thượng nhân vắng lặng thì thắng, chứng thù thắng, ngộ tức thấy được, mà bảo mình biết như thế, thấy như thế, tức là đọa lạc. Vì muốn được thanh tịnh nên người này vào lúc khác, hoặc có người hỏi, hoặc chẳng ai hỏi mà nói như thế.
Này Cụ thọ! Ta chẳng biết chẳng thấy mà nói biết nói thấy dối trá nói dối, trừ người Tăng thượng mạn, Bí-sô ấy liền đọa lạc chẳng được ở chung. Nói biết pháp gì, tức là nói mình biết khổ, biết Tập, Diệt, Đạo. Nói thấy pháp nào tức là nói mình thấy các trời, mình thấy các rồng, các Dạ-xoa, các Calầu-la, các Càn-thát-bà, các Khẩn-na-la, các Ma-hầu-la-già, các ngạ quỷ, các Tỳ-xá-xà, các Cưubàn-trà, các Bộ-đa-na, tôi thấy Yết-tra-bộ-đa-na, tôi thấy quỷ toàn phong, hoặc nói các vị trời thấy mình, các rồng thấy mình, các thứ thấy mình như Dạ-xoa, Ca-lầu-la, Càn-thát-bà, Khẩn-na-la, Mahầu-la-già, ngạ quỷ, Tỳ-xá-xà, Cưu-bàn-trà, Bộđa-na, Yết-tra-bộ-đa-na, quỷ toàn phong thấy mình, hoặc nói là nghe tiếng trời, tiếng rồng, tiếng Dạ-xoa, tiếng Ca-lầu-la, tiếng Càn-thát-bà, tiếng Khẩn-na-la, tiếng Ma-hầu-la-già, tiếng ngạ quỷ, tiếng Tỳ-xá-xà, tiếng Cưu-bàn-trà, tiếng Bộ-đa-na, tiếng Yết-tra-bộ-đa-na, tiếng quỷ toàn phong, hoặc nói: Trời nghe tiếng mình, rồng nghe tiếng mình,... cho đến quỷ Diên phong nghe tiếng mình, hoặc nói ta đi xem các trời, Rồng, Dạ-xoa, Ca-lầula v.v... cho đến ta đi xem quỷ toàn phong, hoặc nói ta cùng các trời nói năng, bàn luận rất vui vẻ, ở chung nhau rất lâu. Hoặc nói ta và các Rồng, Dạxoa v.v... cho đến nói năng bàn luận với quỷ toàn phong rất vui vẻ, ở chung nhau rất lâu. Hoặc nói các trời cùng đến nói năng bàn luận với mình rất vui vẻ, ở chung với nhau rất lâu, cho đến quỷ toàn phong đến nói năng bàn luận với mình rất vui vẻ, ở chung nhau rất lâu, hoặc chẳng được mà nói mình được tưởng vô thường, trong vô thường tưởng khổ, trong khổ tưởng vô ngã, tưởng chán ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui, tưởng lỗi lầm, tưởng đoạn, tưởng ly ái, tưởng diệt, tưởng chết, tưởng chẳng vừa ý, tưởng xanh ứ, tưởng rạn nứt, tưởng sình chương, tưởng giòi phá hoại đục khoét, tưởng hút ăn, tưởng đỏ lạ lùng, tưởng lìa tan, tưởng hài cốt (bộ xương), tưởng đổi khác thành không, hoặc chẳng được mà nói được, nói ta được Sơ tịnh lự, Nhị tịnh lự, Tam tịnh lự, Tứ tịnh lự, được Từ, Bi, Hỷ, Xả, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, được quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-lahán, được Thần cảnh trí thần thông, Túc trụ trí thần thông, Tử sinh trí thần thông, Lậu tận trí thần thông, v.v... Hoặc nói: Ta là A-la-hán, trong tám Giải thoát là Định thiện giải thoát, Cụ thiện giải thoát.
Này Bí-sô! Nếu nói thế thì Bí-sô ấy liền đọa lạc, chẳng được ở chung. Đối với việc đó Bí-sô phạm thì lúc làm liền không phải là Bí-sô, chẳng phải Sa-môn, chẳng phải đệ tử Phật Thích-ca, mất tánh Bí-sô, phá pháp Sa-môn, đây liền tổn giảm, phá hoại đọa lạc, vì người khác hơn, chẳng thể thâu nữa. Thí như chặt đầu cây Đa-la không còn sống cao lớn lên được. Ông từ hôm nay đối với việc chẳng nên làm này chớ làm, chẳng phải chỗ làm, mà phải đoạn dứt. Trong việc đáng làm nên dùng chánh niệm, chẳng nên buông lung chơi bời, phải hết lòng giữ gìn tâm mình, đối với việc ấy ông chẳng làm được chăng?
Đáp: Chẳng làm.
Như trên là bốn pháp đọa lạc đã xong.
Này Cụ thọ! Hãy lắng nghe! Đây là bốn pháp của Sa-môn, chư Phật, Thế tôn, Như Lai, Ứng Chánh Đẳng giác đã biết, đã thấy, là các y pháp, như thế mà xuất gia thọ giới cận viên làm Bí-sô.
Nói bốn pháp Sa-môn nên làm, đó là:
Này Cụ Thọ! Hãy lắng nghe! Từ ngày nay nếu bị người mắng chửi thì chẳng nên chửi lại, người khác sân, chẳng nên sân lại, người khác đánh chẳng nên đánh lại, người khác chọc ghẹo chẳng nên chọc ghẹo lại. Có các thứ não loạn như thế khi khởi lên, ông có nhiếp tâm chẳng đáp trả được chăng?
Đáp: Chẳng đáp trả.
Đây là pháp Sa-môn nên làm đã xong.
(Đã thỏa mãn tâm mong muốn thắng nguyện?) Kế nêu mãn tâm hy vọng thắng nguyện.
Này Cụ thọ! Hãy lắng nghe! Trước ông phải nêu tâm có chỗ mong muốn, nghĩ rằng: Ta lúc nào được Thế tôn khéo nói Pháp giới luật xuất gia cận viên, thành tánh cận viên, được các thứ tốt đúng pháp, như thân giáo sư và Quỹ Phạm sư, hòa hợp tăng nêu bạch bốn Yết-ma. Văn không sai trái, rất khéo an trụ. Nêu mãn tâm hy vọng Thắng nguyện đã xong.
Kế là nêu đồng được học xứ.
Này Cụ thọ! Hãy lắng nghe! Như các Bí-sô khác tuy mãn trăm Hạ, chỗ nên học thì ông đã tu học. Chỗ ông học thì các vị kia cũng đồng như thế. Có nhân duyên này đều được thi-la, đều được học xứ, đồng nói kinh Biệt Giải Thoát. Ông từ nay phải ở chỗ ấy mà khởi tâm kính phụng, chẳng nên chán lìa. Nói đồng được pháp Học xứ đã xong.
Kế là y thế gian dụ nói nghi phạm.
Ông từ nay hãy đối với thân giáo sư tưởng như cha mình, thầy cũng nghĩ ông là con, cho đến suốt đời chăm nom săn sóc như nuôi bệnh, thường thăm hỏi, khởi tâm thương xót cho đến già đến chết, y dụ theo thế gian mà nói đã xong.
Kế là pháp trụ điều phục.
Ông từ nay đồng ở chỗ các Phạm hạnh, Thượng, Trung, Hạ tọa mà luôn kính trọng và thuận theo cung kính mà ở chung. Pháp trụ điều phục đã nói xong.
Kế là làm xong chỗ cần làm.
Ông từ nay thọ trì giới pháp, đọc tụng suy nghĩ, tu các nghiệp, lành, khéo chứa điều lành, khéo ở cho tốt, khéo giới thiện, khéo duyên khởi thiện, khéo xứ phi xứ thiện. Chưa được thì cầu được, chưa hiểu thì cầu hiểu chưa chứng thì cầu chứng. Chẳng bỏ pháp lành.
Kế nói trong nghi phạm không hề nói pháp phòng hộ.
Nay tôi, vì ông nêu đại cương các điều chưa biết, vào mỗi nửa tháng khi nói kinh Biệt Giải Thoát, phải tự lắng nghe lại phải đối với Thân giáo sư và Quỹ Phạm sư và bạn đồng học mà khéo học hỏi, y chuẩn theo lời dạy và kinh giáo mà siêng tu.
Kế là nói kệ phát tâm chí tín:
Ông tối thắng trí giáo
Đầy đủ thọ thi-la (giới)
Không chướng thân khó được
Nên dốc lòng vâng giữ
Đoan chánh là xuất gia
Thanh tịnh là viên cụ
Chánh giác chỗ nên biết
Lời nói ra là thật.
Kế lược nói khuyên tu phương tiện.
Này Cụ thọ! Ông đã thọ cận viên rồi chớ nên buông lung phải kính trọng vâng làm.
Kế là Bí-sô mới thọ giới. Kính lễ thân giáo sư và Quỹ Phạm sư cùng các tăng-già ba lạy xong, thì tạ ân vâng giữ trao cho Cận Viên. Nếu khi thọ Yết-ma thì phải làm thủ trì trừ tội. Khiến Tăng-già ở chỗ trao Yết-ma, thứ lớp ngồi xoay bèn làm Yết-ma. Bí-sô ở trước chúng phải nói như vầy: Xin đại đức Tăng-già nghĩ tưởng, nay là lúc Tăng-già làm nghi phạm trao cho Cận Viên, tất cả Tăng-già có phạm giới luật nghi thì được trừ chỗ phạm. Ở trong tăng này không có một người nào đến chỗ ở khác, đối với thanh tịnh, Bí-sô đúng pháp trừ tội danh ấy. Nếu khi Tăng-già đến nghe thì Tăng-già chấp thuận. Tăng-già lúc này tự giữ tội mình mà thực hành nghi phạm trao Cận Viên rồi, hướng về chỗ khác đối với Bí-sô thanh tịnh phải biết pháp trừ tội.
Đây là Đơn Bạch Yết-ma.
Kế tăng-già vì trụ xứ đồng ý làm Yết-ma.
Bí-sô ở trước tăng ngồi xong thì nói rằng: Xin đại đức Tăng-già nhớ nghĩ cho nhà cửa xây cất đã thành, ngoài giới đều đi quanh khắp một vòng để tìm đất sống. Ở trong phòng này tăng-già đã trao Cận Viên, có thể cùng đồng ý, nếu khi tăng-già đến nghe thì tăng-già chấp thuận. Tăng-già, chỗ xây cất đã xong, ngoài giới đã đi quanh khắp một vòng để tìm đất sống, ở trong phòng này Tăng-già trao cho Cận Viên, cùng đồng một ý. Đây là Bạch Yết-ma lần thứ hai.
Kế phải làm Yết-ma:
Đại đức Tăng-già nhớ nghĩ cho, chỗ xây cất đã thành, ngoài giới đi quanh một vòng để tìm ranh đất, ở trong phòng này Tăng-già trao cho Cận Viên. Đồng ý nguyện cầu, cho nên Tăng-già xây cất đã thành, ngoài giới đã đi quanh một vòng để tìm ranh đất. Trong phòng này, tăng-già trao cho Cận Viên, vì chấp thuận. Nếu các cụ thọ chỗ xây cất đã thành, ngoài giới đi quanh một vòng để tìm ý chấp thuận thì yên lặng. Nếu không cho thì cứ nói lên. Tăng-già đã chấp thuận, Tăng-già chỗ xây cất đã thành, ngoài giới đã đi một vòng để tìm biết ranh đất. Trong phòng này tăng-già đã trao cho Cận Viên, vì yên lặng chấp thuận rồi, việc này nên hành trí như thế. Đây là nói nghi phạm chỗ xây cất đã thành, chỗ khác xây cất chưa thành thì nói chỗ xây cất chưa thành. Hoặc ở chỗ trống thì phải nói đất chưa từng xây cất. Đồng như trước làm nghi phạm Yết-ma.
Cách dạy xin Yết-ma:
Hễ có người cầu xuất gia thì phải thứ lớp thọ luật, nghi giới. Trước hết khi muốn thọ giới ổ-basách-ca, trước phải hỏi chướng nạn. Hỏi chướng nạn xong kế dạy nói rằng: Nam-mô Phật-đà-da, Nam-mô Đạt-ma-da, Nam-mô Tăng-già-da. Thế tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Tác, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Vô Thượng Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn khéo nói pháp mầu. Thiện đầu, Thiện giữa, Thiện sau. Nghĩa mầu Văn khéo không xen lẫn, Viên mãn, thanh thiết bạch tịnh. Người quan sát gần thì nội chứng, Thế Tôn, Thanh văn tăng thì khéo làm hạnh đúng lý. Chất trược hạnh đồng hành, tùy pháp thành tựu các Ngài, đã xuất gia, con cùng xin xuất gia theo. Nói như thế xong thì trao ba quy y và luật nghi giới Ổ-ba-sách-ca cho người ấy.
Xuất gia thọ Cận Viên Yết-ma Nghi Phạm (Phép tắc làm Yết-ma trao Cận Viên cho người xuất gia).