TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1913 - CHỈ QUÁN NGHĨA LỆ

Sa-môn Trạm Nhiên Thiên Thai soạn

MỤC LỤC

SỐ 1913 - CHỈ QUÁN NGHĨA LỆ

QUYỂN 1

1. SỞ TRUYỀN BỘ BIỆT LỆ:

2. SỞ Y CHÁNH GIÁO LỆ:

3. VĂN NGHĨA TIÊU THÍCH LỆ:

4. ĐẠI CHƯƠNG TỔNG BIỆT LỆ:

5. TÂM CẢNH THÍCH NGHI LỆ:

QUYỂN 2

6. GIẢI HÀNH TƯƠNG TƯ LỆ:

7. DỤ NGHI HIỂN CHÁNH LỆ:


QUYỂN 1

Sách này gồm có bảy phần:

1. Sở truyền bộ biệt lệ.

2. Sở y chánh giáo lệ.

3. Y chánh tiêu thích lệ.

4. Đại chương tổng biệt lệ.

5. Tâm cảnh thích nghi lệ.

6. Giải hành tương tư lệ.

7. Dụ nghi hiển chánh lệ.

1. SỞ TRUYỀN BỘ BIỆT LỆ:

Là chỉ chung một bộ, xem là đại thể của chánh hành viên đốn Phật thừa. Đại ý văn đầu tuy có mấy chỗ kết ba chỉ quán là chỉ phiếm mượn danh mà kết nghĩa, không phải tức là ba thứ hành tướng, vì trong đại ý thì văn lược mà ý rộng, dùng ba-một mà gom buộc kết nắm. Phải biết trong bộ ý chỉ ở đốn cho nên trong lời tựa nói là đại ý ở một đốn. Dùng lược quán rộng chẳng thể khác nhau. Lại trong chỗ bày nói: Văn viên đốn như chùa Ngọc Tuyền đã ghi. Văn sau tuy có bốn giáo, tám giáo, tư nghị và bất tư nghị, tương đãi và tuyệt đãi nhưng đều là hiển bày chỗ viên đốn một thật. Trong văn "xe lớn" thì dùng tư nghị, tương đãi làm người hầu. Diệu lý thật tướng xem là thể của xe, Diệu quán vô lậu xem là trâu trắng, còn các pháp khác đều là đồ trang nghiêm. Cho nên biết bộ này không còn đường khác.

2. SỞ Y CHÁNH GIÁO LỆ:

Dẫn khắp các văn trong một đời, văn thể chánh ý chỉ quy về hai kinh: Một là nương kinh Pháp Hoa Bản Tích hiển thật, hai là nương kinh Niết-bàn phò luật thuyết thường, vì hai kinh này đều là đề hồ. Do đó, Thích Danh (giải thích tên gọi) mà nói về đãi (đối đãi) nói về bặt (bặt đối đãi), cho đến Thiên Viên. Trong văn dẫn đủ ba dụ Liên Hoa giải thích tên gọi mà hiển thể đủ dùng đầy đủ bốn cái nhất của Quang Trạch, tức là thật tướng làm hành chánh thể, huống chi các cảnh mười thừa đều cùng xe lớn làm dụ, cho nên cuối văn sinh khởi thì khen ngợi chung rằng: Nhiều kiếp cần cầu đạo tràng chứng đắc thân tử ba thỉnh pháp thí ba thuyết chính là ở đây. Cho nên biết bốn thứ Tam-muội đều y theo thật tướng. Thật tướng là pháp An lạc, bốn duyên là hành An lạc. Chứng thật tướng xong sẽ được y báo gọi là đại quả. Khởi giáo chỉ vì khiến chúng sinh khai-thị-ngộ-nhập, chỉ quy chỉ là quy về ba quĩ Diệu pháp bí tạng. Do đó trước sau đều y theo Pháp Hoa. Đây tức là diệu hành của Tammuội Pháp Hoa. Kế dùng Niết-bàn, tuy nương Pháp Hoa mà đều quy về nhất thật, căn độn đời mạt nếu không trợ giúp thì chánh hành sẽ nghiêng đổ, chánh trợ giúp nhau mới tiến xa được. Phật hóa còn dùng Niết-bàn làm thọ, huống chi đời mạt tu hành chẳng giúp thì chẳng tiến trước. Cho nên Phò Luật nói: Thường để hiển bày thật tướng, suy công ở đó, cho nên chánh dùng ý Pháp Hoa mà hiển viên thường, hai kinh đều đồng nhau.

3. VĂN NGHĨA TIÊU THÍCH LỆ:

Lại có hai: Một là nghiên cứu rõ văn nghĩa; hai là tiêu thích thể thế. Văn đầu có hai: Một là nghiên cứu rõ văn nghĩa; hai là nghiên cứu rõ văn tướng. Trong phần một lại có mười lệ:

Một là dẫn chứng thông cục như dẫn bộ Pháp Hoa chỉ văn nhất thật, kể giáo xưa để làm chỗ khai, cho nên văn trong bộ có quyền có thật, nếu hạn cục chứng nhất thật thì dẫn văn thật, nếu chứng cả phương tiện thì gồm dẫn nghĩa xưa. Như dẫn Pháp Hoa chứng tiệm bất định, chỗ dẫn bốn văn bốn vị cùng bộ thông cục cũng như thế;

Hai là rộng dẫn lưu loại, nghĩa là dẫn giáo chứng quán, v.v… Như dẫn kinh Hoa Nghiêm việc trước chiếu núi cao, Tịnh Danh trước ngồi dưới cây Phật, Đại Kinh từ trâu có ra sữa, Pháp Hoa dùng phương tiện lạ, v.v… vì chứng nghĩa ba chỉ quán, cho nên biết giáo quán tiệm, v.v… tên đồng mà nghĩa khác hoàn toàn. Văn ấy phán giáo nay xem là đồng. Cho nên mượn dùng.

Ba là thứ tức là mượn danh bày nghĩa, tức là mượn quyền danh mà bày thật nghĩa. Như dẫn Phương Đẳng mà cướp danh, mà bày nghĩa, nay khai quyền bặt đãi, dẫn ba thời kia so với đây có thể biết, ở đó tức là gồm chỉ đối (đồng), v.v…, ở nay tức thành khai phế hội v.v….

Bốn là mượn dụ mà chuyển dụ như leo lên núi vàng. Luận dụ nhẫn, v.v… nay mượn dụ chỉ quán. Dụ là vật thế gian mà tùy nghĩa chuyển (đổi) dùng, sao lại hạn cục ở bản văn. Như lửa thì các kinh có lúc dụ cho sân hoặc cho trí, hoặc dùng chiếu năng đốt làm hình làm tánh, hoặc thể hoặc dụng. Đất nước gió làm dụ cũng thế. Cho nên chẳng hạn cục văn làm nhất định.

Năm là bàng dẫn dị như các văn, dùng Tỳ-đàm, Thành thật. Nếu chứng tiệm sơ và thiên tiểu, v.v… thì danh nghĩa đều mượn. Như hai hành tín pháp. Văn trước năm ấm vương số đồng thời, dị thời, v.v… chỉ là nói về dị, không phải mượn danh nghĩa.

Sáu là khai chung nêu riêng, như bản văn bốn tất năm vị, ba giả hai thông, nghĩa gồm khai họp, nghĩa khắp các môn các giáo đều như thế;

Bảy là dẫn dụng tông yếu, như Pháp Hoa quyền thật Bản Tích, Bát-nhã thêm cộng và bất cộng, Phương Đẳng thì bác bỏ thần lực bất cộng v.v… hễ dẫn một câu hai câu cũng được tâm văn, hoặc phá hoặc lập chẳng mất bộ âm.

Tám là trích dẫn đạo Nho hoặc phá hoặc lập, chẳng trái bản tông, lược nói đồng khác, chẳng ở ủy tế, chẳng vì tên giống mà làm nghĩa đồng. Cho nên chỗ dẫn thô mà còn lược.

Chín là mượn danh mà lược nghĩa như trong nhiếp pháp và biết thuốc, v.v… chỉ mượn tên ấy để bày tướng trạng. Nếu giải thích rõ ràng thì thành rườm rà. Lược chỉ trên dưới, y theo so sánh có thể biết.

Mười là y cứ so sánh dụng ý. Như giáo chứng hai đạo vốn ở Biệt giáo, nay thì dung thông, bèn chia ra hai ý ước chứng ước thuyết, đối với ba quán-lập ba chỉ, hai thứ.

Nghiên cứu rõ tướng văn cũng có mười lệ:

Một là tùy tướng khai hợp, như ba quán, bốn giáo, bốn tất, năm vị Đế Duyên Độ, v.v…, một nhà lập nghĩa văn tướng đều như thế. Rộng rãi vô cùng, tùy sự tùy lý, tùy pháp, tùy danh, tùy hành, tùy chứng, tùy tự tùy tha, thảy đều thông dụng. Nhưng phải nắm kết chớ để phù lạm. Nếu chẳng như thế, thì trưng văn chớ gá, lập hành chớ bày. Nếu được ý này giữ còn bản văn thì cạn sâu có quy tắc, diễn nghĩa lý thì suốt rộng không bến bờ, bày một tâm thì dẫn quyền về thật, từ bị vật thì khai thật nêu quyền, lập hành nghi thì dùng trí làm chung. Đãng tướng thì mảy may chẳng trái, giữ còn các giáo thì nhân quả rõ ràng, hiển lý một thì trước sau không hai.

Hai là kết bày nơi chốn và lập ý bản văn, như lệ ấm nhập khác ở văn cuối phá khắp, thụ phá pháp khắp. Có sáu chỗ nêu diệu. Trong Diệu Cảnh nói: Đại thể của thuyết giáo, trong phát tâm thì y cứ Viên chê Thiên, trong An tâm thì nghĩa khai ba thứ, trong đạo phẩm thì chẳng ngoài niệm xứ, trong thông bít thì vốn trị hay chấp, trong thứ ví thì khuyên tu năm hối, an nhẫn không mê đắm chỉ ở tiến công. Nếu sưu tầm được Tông Nguyên thì các văn rất dễ hiểu, Đại cương đã chỉnh thì võng nhật dễ còn.

Ba là sự lý bàng chánh như bốn Tam-muội, chánh là hiển lý, bàng là gồm trị trọng, như mười pháp giới, chánh bày lý cụ, bàng biết cạn sâu. Như biết thứ vị, chánh là phân biệt với lạm, bàng là thông kinh. Lại trong các văn tất cả đều dùng phá xưa làm bàng, tuy nương bàng chánh nhưng văn chẳng thể bỏ.

Bốn là văn Thiên mà ý Viên, như dùng ba chỉ quán mà kết các văn. Và trong năm lược sử dụng ba giáo các cảnh mười thừa, ngang dọc thiên tiểu. Ba thứ chỉ quán chỉ duyên thật tướng.

Năm là rộng lược có không, như trong phát tâm hiển số thì rộng mà văn tướng thì lược trong mười pháp sau, văn tướng thì rộng mà hiển số thì lược. Trong tu đại hành, sự nghi thì rộng, mà mười pháp thì lược. Trong tu chánh quán mười pháp thì rộng mà sự nghi thì lược. Ở ba Đại chương sau, trong đại ý thì có, trong giải rộng thì không. Trong mười cảnh giới chánh quán thì có, trong bốn Tam-muội thì không. Tuy hỗ lược không mà nghĩa thì chung đủ.

Sáu là văn hành khác nhau, như mười cảnh mười thừa sinh khởi thứ lớp mười thiền cạn sâu thụ phá pháp thiên. Văn tuy thứ lớp hành ắt tùy người, mười thiền cần gì phải từ cạn đến sâu. Thụ phá nguyên là hiền chẳng hai, hoặc tùy thụ kế vào vì sao chướng đối với lý, từ cạn đến sâu Diệu quán ở nay.

Bảy là bặt đối đãi trước sau, nếu y cứ giáo tướng thì trước đãi sau tuyệt, nếu nói về đạo lý thì đãi và tuyệt đồng thời.

Tám là phá hội khác nhau. Nếu ý Hóa nghi thì trước là phá, kế là hội, như trước chê Tiểu, sau mới hội Viên. Cho nên Phương Đẳng rộng phá thiên tiểu, kế đến Pháp Hoa mới hội về thật, y cứ người y cứ hành phá hội đồng thời. Như chiếu quyền rõ thật, chiếu quyền gọi là phá, rõ thật gọi là Hội. Cho nên văn nay là hiển lý, chẳng đồng với Huyền Văn chuyên ở phán giáo. Hễ có thích nghĩa thì phá đứng đầu. Cho nên nay Thiên Viên mượn thích danh ấy, thứ lớp thì khác.

Chín là hành giải khác nhau, như năm lược sinh khởi phân biệt, mười chương dẫn chứng phá xưa, hỏi đáp phân biệt v.v… phần nhiều vì sinh giải. Nếu mười pháp chung riêng, mười cảnh hỗ phát, mười thiền ly hợp, mười cảnh phát tướng chuyên ở tại hành. Cho nên trước biết mới có thể tu tạo.

Mười là nêu lệ từ lược. Như Đạo phẩm nhiếp pháp giả trung không, lệ phá các ấm còn lại, dư sử dư phẩm để so sánh với sơ phẩm, tương tục tương đãi để so với nhân thành, tìm kỹ ý rộng để bày văn kia, trải pháp trước nghĩ mới chẳng mê ý chỉ. Nếu mười pháp thành quán, chỉ ở ấm nhập biết rõ căn do, chín thứ kia đợi phát mới lập quán được. Cho nên trong chín cảnh chỉ phân biệt cảnh. Cảnh dưới mười quán chẳng phân biệt kỹ, chỉ tuy cảnh chuyển chiếu, không liên quan gì đến nói rộng.

-Kế tiêu thích thể thế, lại có hai: Một là thế văn thể; hai là thế nghĩa thể. Trước thế văn thể cũng có mười trường hợp: Một là pháp dụ rộng lược. Nếu pháp lược mà dụ rộng thì văn mở pháp cùng dụ tương xứng, chẳng chuyên giữ pháp lược để ủng hộ dụ văn. Hoặc pháp rộng mà dụ lược thì hợp pháp đối dụ, hoặc khai dụ đối pháp, như hạt châu như ý dụ cho cảnh không thể nghĩ bàn, hoặc pháp riêng dụ chung, như dùng xe lớn mà dụ mười pháp, thì khai dụ chung ấy để đối mười pháp. Nếu dùng khéo vẽ thắng đường làm dụ thì chẳng cần phải khai đối, chỉ lược hợp mà thôi. Nếu pháp dụ đều chung thì như dùng hư không mà dụ cho pháp giới. Nếu pháp dụ đều riêng thì tùy văn mà đối nêu sẽ được ý; Hai là pháp dụ hợp ba vừa có vừa không, tùy nghi lập dụng, còn mất hợp thời; Ba là khai hợp tự tha. Nêu chương môn có đối tự khai hợp, như năm lược đối mười rộng. Có đối tha khai hợp, như dùng mười rộng đối năm lớp huyền nghĩa. Có nhiếp nhau khai hợp, như khai hội dưới. Có nghĩa lập khai hợp, như nhiếp pháp, v.v… Khai sáu, khai bốn, v.v… chẳng ngoài tự tha, nhân quả và ý văn bốn nghĩa hai, chỉ ở một văn tướng. Hoặc đầy hoặc nhiều ít hợp thời, số san ắt khiến đến mười theo nghĩa thì lâu gấp tùy nghi; Bốn là chú, v.v… Nếu văn trên đã đủ, hoặc bộ kia đã rộng mà mở thêm càng rườm rà hoặc văn rộng không cốt yếu, hoặc tiêu thích phải chỉ rõ nơi chốn nắm cốt yếu mà chỉ bày. Nếu truyện viết có thiếu thì phải bổ thêm; Năm là phá lập còn mất, như phá thầy xưa và phá tà tịch, nghĩa đã hỏng rồi thì không cần giữ lại. Nếu giữ tên gọi mà không dùng nghĩa, hoặc có chút ít chẳng đáng thì có bỏ có lấy. Nếu phá thiên, phá tiểu, phá mình thì lập thành một nhà, lý không thể nghĩ bàn, vì đậu một đời lý bất tư nghị hóa, v.v…; Sáu là giỏi dở khác nhau. Nếu pháp tướng Đại Tiểu hỏi đáp nghiên hạch pháp dụ đối đúng chương môn khai hợp, thì tùy văn tiêu thích không đợi xa cầu. Như cảnh không thể nghĩ bàn và phá pháp biến, phải trải xem trước sau tìm cầu khoảng giữa, hoặc kết giỏi đến dở, hoặc nói dở khiến giỏi, cho nên đều phải mở rộng văn thế mới có thể giải thích. Tôi giải thích văn hiển, ắt dùng tôi mà khiến toàn, khiến văn lý thông sướng khiến hành môn một nhà, quy thú có chỗ. Hoặc hai thích chung riêng thì dụng chung mà quán riêng. Giải thích riêng nghĩa hay thì nắm riêng về chung; Bảy là pháp Đại ẩn hiển, nếu pháp ẩn mà dụ hiển thì cầu ý dụ để nêu pháp. Nếu pháp hiển mà dụ ẩn thì cầu ý pháp mà nêu dụ. Dụ nhìn ở hợp hiển ẩn so sánh như thế, ấy thì chẳng mất ý văn, trên dưới tiếp nhau; Tám là hỏi đáp mê giải, nếu mê hỏi mà chẳng mê đáp, thì cầu ý đáp để lập hỏi. Nếu mê đáp mà chẳng mê hỏi, thì nghiên văn hỏi để thành đáp. Hoặc hỏi từ đáp sinh, hoặc tự giải thích mà hỏi, hoặc nhân đáp mà hỏi đáp, hoặc từ đáp mà đặt lời hỏi. Hoặc đáp thuận với hỏi, hoặc đóng trái với hỏi, hoặc đáp mà lấp hỏi, hoặc đáp mở đầu mối cho hỏi; Chín là nêu lệ mà tiêu văn. Như văn sáu độ hoặc nói thế gồm ứng lấy giáo mà định, khiến sáu văn một loại. Hoặc đế hoặc duyên các pháp đều như thế; Mười là dùng giáo định pháp, đều tùy giáo thể mà lập nghĩa tông, hoặc danh thiên mà ý viên, từ thể mà định.

Tiếp đến thế của nghĩa thể cũng có mười trường hợp:

Một là bản ý, của bộ thể muốn giải thích nghĩa, trước phải suy nghĩ bộ loại như Pháp Hoa Huyền, tuy các nghĩa dưới đều lập quán tâm. Nhưng văn bản ý nói năm lớp Huyền nghĩa nêu các giáo trên thì giáo là chánh, quán là bàng, gá sự hưng quán nghĩa lập quán tâm, trong giáo thì dùng quyền thật bản tích làm chính, thường dùng năm thời tám giáo để phân biệt về quyền, đều dùng thế giới tần số để phân biệt về tích. Nếu bản tích xen lẫn giáo vị trái nhau thì không lấy gì để hiển bày hai diệu đãi tuyệt, các vị khác bộ khác để loại cầu thì có thể biết. Nếu nay chỉ quán dùng các giáo ý ở mười pháp để thành Diệu quán thì quán là chánh, giáo là bàng. Vì thuận theo thật lý. Bàng thông các giáo lại làm sinh tín bàng dẫn các kinh; hai là quán giáo đồng khác, đã y cứ Pháp Hoa phải cần tám giáo. Giáo tuy có tám, nhưng bốn giáo như đốn, v.v… là Phật hóa nghi, bốn giáo như Tạng, v.v… là Phật hóa pháp. Y pháp mà khởi quán thì quán có bốn. Tiệm đã khác lại gia thêm bất định. Cho nên quán có sáu. Khai quyền hiển thật hội Tạng v.v… ba tiệm và bất định. Nguyên biết viên cực cho nên bản ý Phật chỉ là Phật thừa. Cho nên văn nay tùy giáo tuy là hoặc tám, hoặc bốn. Bản ý chỉ là thành một Phật thừa; ba là quán môn chuẩn tắc tùy cơ đậu vật. Tuy lập bốn môn giáo pháp thể độ mà vô sinh làm đầu. Nếu tiêu pháp tướng là thành hành giải, chê cướp tỷ quyết trên dưới soi chiếu nhau, thảy đều gom trở về Nhất thừa. Bốn là hội dị khảo đồng, nếu tất cả tên khác đều vào một Phật, thì gọi là thông hội, như hội tùy nhập đều là tên khác của chỉ quán thì gọi là Biệt hội. Hai tội thông biệt nhiếp hết các pháp thì một nhà nghĩa thế nhiếp pháp vô cùng. Cho đến pháp môn cũng đủ ý hai hội thông biệt. Lại như phá thiên độ nhập gọi là Thông hội, đương giáo, đương môn gọi là biệt hội. Nói khảo đồng là như kinh luận Đại Tiểu, hễ đặt tên pho bộ tuy khác nhưng danh tướng chẳng khác há vì tên đồng mà khiến pháp một khái, ắt dùng lý giản mà để xét phân. Như các ngoại nhân (ngoại đạo) còn dùng trời Đại tự tại mà lập ba thân, há ba tên nầy thể đồng tông cực. Cho nên nói chẳng thể tìm tên chung mà cầu thể riêng, cho nên dùng tướng mà phân biệt. Do đó khảo đồng ngoài khác, hội khác khiến đồng, hoặc khác hoặc đồng đồng vào một cực; năm là dùng một để lệ các thứ. Như hai đạo giáo chứng và một pháp tân cựa, chẳng đồng với người đời mê đắm một niệm cảnh tư nghị lập ra Phật pháp giới. Trước nói có thể nghĩ bàn, sau nói chẳng thể nghĩ bàn. Trong bộ chỉ có một văn nói, dùng một văn nầy mà y cứ trên dưới khiến nơi nơi văn nghĩa thông suốt rõ ràng; sáu là danh nghĩa thông cục, như đặt thí dụ độc, trong kinh chỉ dụ năm đường khác nhau, Phật tánh chẳng đổi, năm vị chỉ dụ một đời năm thời đậm nhạt, đậm nhạt tuy khác mà đều từ trâu ra. Nay văn từ nghĩa nơi nào cũng khắp vào, hoặc định hay bất định, hoặc hành hoặc nhân, hoặc giáo hoặc vị, hoặc thời hoặc bộ, nghĩa chẳng thể bít lấp mà giữ tên ấy. Cho nên dùng dụ để chất độc vào sữa thì có hai thứ đề hồ giết người. Nếu dùng năm vị thì có hai thứ sữa khác nhau; bảy là khai thác cú pháp, hoặc bốn hoặc sáu, hoặc ba mươi sáu, cho đến trăm ngàn, tùy ý văn phải nhiều phải ít đều khiến ở một đời giáo môn, mỗi mỗi đều khiến có danh có nghĩa, không được vội không nghĩa đặt tên như thế; tám là thúc tán trước sau, phàm các văn rộng, trong văn không kết hoặc tùy thế văn nếu theo tiện ý, hoặc trước kết mà sau khai, hoặc trước tan mà sau buộc. Do đó giải thích trước phải xem xét, lời ý chập gấp, chỗ đến quy tông khiến quán hành có đó; chín là hành lý xen nhau, lý có quyền thật, hành có thân sơ. Thân là chánh, sơ là bàng, bỏ quyền vào thật. Lý không có các thứ, hành có cạn sâu. Nói lý thì mất thứ lớp ấy, nói hành thì tích công mới đạt, dùng lý dung hành, dùng hành hợp lý. Các vị không xen lẫn mới được khỏi lỗi.

Đâu thể còn thân mà cầu riêng một câu, huống chi dùng hai mươi lăm pháp làm tiền đạo, mười thừa mười cảnh để làm chánh tu. Cho nên biết hành lý dung nhau mới có chỗ đến. Cho nên thứ năm nói: Chiếu nhuận đạo đạt giao lạc sánh sức, một thể hai tay cùng lau xoa. Nhưng nghĩa giải chẳng phải lúc tiêu văn, muốn ra ý văn thì phải xuất một, khai hợp trước khiến diệu cảnh đều viên. Y chánh lập nguyện, nguyện hành xứng nhau, chánh trợ không thiếu chẳng mất thứ lớp. Cho nên có thể chê thiên tà, có thể tiến viên hành, có thể hiển ý khác nhau, có thể lập tông đồ. Nếu khi tiêu văn, trước nên câu tỏa văn thế một đạo tiến lên, kế đào luyện trước sau để hiển bày hành tướng, dùng một quán cảnh mà quán chín thứ dưới, dùng một hoằng thệ mà thông với các hành, dùng một an tâm mà gồm khắp trước sau, phá biến chỉ là an tâm gia hành, thông bít chỉ là trên hai tế môn dùng một đạo phẩm điều đình ấm nhập. Chánh trợ chỉ là trợ khai, bốn thứ vị trước là chung với bảy môn trên để trừ lỗi lạm, an nhẫn, lìa ái tám công năng trên, khi vào Sơ trụ thì chuyển gọi mười đại là có lý do. Nếu chẳng được ý thì uổng công sinh khởi. Nói hành nói lý chưa đủ để làm thầy, vì sao? Vì vượt thứ bậc thì hại văn, chuyên văn thì hại lý; mười là giáo quán chiết nhiếp. Giáo chiết nhiếp, hoặc quyền hoặc thật hợp thời mà dùng, hoặc nhiếp quyền chiết thật, hoặc khen thật chiết quyền, lý sự nhân quả bốn môn bốn tất đàn, tùy giáo tùy cơ, ước nhân ước bộ. Hoặc mật hoặc hiển hoặc hiện tại hoặc đương (vị lai), là thục là chủng, nghịch hóa thuận hóa, chẳng ngoài ý một chiết một nhiếp. Quán chiết nhiếp là quán một cảnh, trải một tâm, hoặc chiết làm vô thường, hoặc dùng làm lý tánh, phải trị ham chán, chỉ quán trí đoạn, khổ vui, buông cướp thuận nghịch thể chiết. Các tướng như thế, v.v… cũng đều chẳng ngoài hai ý chiết nhiếp. Cho nên hai thứ giáo quán chiết nhiếp này, dùng lý mà quán khiến nguyên ý có bốn mươi điều, lược biết đại khái, các điều khác thì y cứ theo đây sẽ biết.

4. ĐẠI CHƯƠNG TỔNG BIỆT LỆ:

Mười chương mười cảnh, mười thừa ly hợp, đồng khác, lập ý khác nhau. Trong mười đại chương. Nói đại chương là y cứ theo phân biệt mười môn khác nhau. Lại như đại ý cùng chín mà nói đồng khác. 1. Giải thích đại ý: đã nói năm lược đối dưới tức là hai môn rộng lược. Nếu như thế cũng có thể Thích danh trở đi lại khai ra mười chương. Như văn Pháp Hoa giải thích mười diệu. Nay đây là đối chỉ quy, không rộng không lược, văn thế rất gọn, nên dùng đại ý cùng làm mười chương. Thiền môn cũng như thế. Nếu muốn khai thì khai hiển thể ra nhãn trí, giáo tướng thì khoảng giữa tám chương tự chia thành mười. Như năm lớp huyền nghĩa cũng là hợp, ở trong tám mà làm năm chương hợp nhiếp pháp vào thể tướng, nghĩa đáng hiển thể, hợp phương tiện chánh quán quả báo cùng làm một tông, khởi giáo nghĩa đáng ở dụng, thiên viên nghĩa đáng phán giáo. Đó là thích kinh, đây là thành quán. Cho nên có hơi khác mà thôi. Nay giữ mười số cho nên lìa năm làm tám, lại thêm trước sau thì số đã đủ. Mười cảnh ly hợp, là cùng phát chánh ý chỉ có chín cặp, cũng thành mười số. Thêm ba chướng bốn ma một cặp, cho nên mười cảnh nầy nếu không phải ba chướng tức là bốn ma, lại mười cảnh cũng làm thành mười số. Bày đủ như thế, cho nên dưới Chương An hỏi rằng: nếu pháp là cảnh trần sa vì sao nhất định có mười, nay ở trong mười nếu lại hợp thì Bồ-tát Nhị thừa chỉ hợp thành một cảnh phương tiện, vậy chỉ có chín, nếu nhập phiền não vào sáu tệ, trong tướng tập nhân thì chỉ có tám. Nếu đem phiền não và nghiệp cùng ấm nhập cảnh làm ba đạo cảnh, thì chỉ có bảy. Hoặc y tám trước lại đem mạn vào cảnh phiền não thì cũng chỉ thành bảy. Nếu đem kiến mạn xếp vào Thế Thiền thì chỉ có sáu, lại xếp bệnh hoạn vào Ấm nhập thì chỉ có năm. Bốn-ba là như bốn ma ba chướng, nếu chỉ dùng phát chẳng phát đối nhau thì chỉ thành hai. Nếu chỉ dùng một sở quán làm lời thì chỉ có một. Khai hợp tuy thế, nay nói tướng phát khí loại khác nhau, cho nên làm mười. Đem ấm đối chín ấm không thể phát được, cho nên lập riêng. Bồ-tát Nhị thừa tuy đồng phương tiện mà phát tâm thì khác, phiền não khởi nặng, tập nhân lại yếu nhẹ, xoay vần thông nhau nên gọi là Đạo. Các phát này được ba, đều hiện khởi, mạn và phiền não lạm khác trong thiền, chưa hẳn một bề phát kiến. Bệnh tuy như ấm, ấm không hẳn bệnh, bệnh tuy có nghiệp không phải nghiệp tướng hiện bệnh, tuy có ma đã thuộc ma cảnh hai và ba, bốn phát tướng lại phân, huống chi chỉ là một tối làm thông mạn, cho nên tùy tướng ắt phải khai mười.

Kế là nói mười thừa lập ý, văn sau nói ngang dọc bao gồm mười quán đầy đủ. Nay xét văn ý chung làm năm giải thích: Một là giải thích chung; hai là giải thích riêng; ba là bốn cú ngang dọc giải thích; bốn là phụ văn ý đến pháp tướng giải thích; năm là khác với chỗ lập của người mà giải thích. Hai thích chung riêng, ngang dọc bốn câu đủ như trong ký. Còn phụ văn là mười pháp sinh khởi, lại gọi là Dọc, trong mỗi pháp đều gồm nhiều ý lại gọi là Ngang. Sinh khởi như văn, đều có nhiều ý, đủ như bản văn. Tùy nghĩa giải thích riêng. Nay sưu tập ý văn xem lược và biết riêng, tuy có nhiều ít khác nhau. Nay đối với mười pháp đều lệ làm năm, cho nên lập mười thứ này. Diệu cảnh có năm: Một là bày ba ngàn ở một niệm; hai là bày cực lý khác thừa sau; ba là muốn khai hiển cảnh nghĩ bàn; bốn là vì người lợi căn mà khai ngộ lý; năm là vì chín pháp dưới làm chỗ nương. Phát tâm có năm: Một là giải lý vẫn phải nguyện; hai là nói phát tâm nhiếp pháp biến; ba là vì muốn phân biệt khác với thiên tiểu; bốn là vì nói trung căn phát mới ngộ; năm là vì tám pháp dưới làm hành thủy. An tâm có năm: Một là vì nói có nguyện vẫn phải có hành; hai là biện trung căn khó an; ba là chỉ pháp đồng tùy người mà khác, là chỉ phàm phu tự tha an; Năm là bày khai chung xuất riêng mà an. Phó pháp biến có năm: Một là giải thích môn này riêng dùng tuệ; hai là dùng bất cứ một môn nào mà ngang dọc khắp; ba là làm y giáo môn cho người sơ tâm); bốn là bày người sơ tâm y vô sinh; năm là ba đế viên dung phá mới khắp. Năm ý ở đây thì ba ý sau riêng ở văn nầy, còn hai ý trước chung cho trước sau. Thông bít có năm: Một là bày xem xét chẳng phải một tiết; hai là bày ngang dọc thông vẫn bít; ba là bày một tâm vẫn có bít; bốn là bày bến báu là được thông; năm là gồm nêu văn kinh quá năm trăm. Đạo phẩm có năm: Một là bày phải dùng đạo phẩm mà điều; hai là bày điều đình khác với thiên tiểu; ba là bày niệm xứ là ấm cảnh; bốn là bày đạo phẩm nhiếp các hành; năm là bày sau phẩm phải có môn. Chánh trợ có năm: Một là vì người tệ nặng phải trợ giúp; hai là bày sự độ có khả năng trị tệ; ba là bày trợ đạo nhiếp pháp biến; bốn là bày chánh trợ hợp hành tướng; năm là bày ba giáo đều là trợ. Thứ vị có năm: Một là bày diệu dị khiến chẳng xen lạm; hai là bày diệu vị, đức khó nghĩ bàn; ba là bày mộ quả khiến (nghĩ làm sao cho bằng); bốn là vì tăng thượng mạn biết không phải là Thánh; năm là vì đậu chúng sinh nên ưa thích. An nhẫn có năm: Một là bày chướng trong ngoài phải an nhẫn; hai là chê người quê mùa (chiếm) vị thầy; ba là bày thuật trong ngoài của người tu; Bốn là bàn phép an nhẫn của bậc Tiên hiền; năm là khiến sách tấn vị tương tự. Lìa ái có năm: Một là khiến lìa ở đảnh Đọa vị; hai là nói Đại Tiểu thừa đảnh Đọa biệt; ba là nói tợ ái chẳng phải chân ái; bốn là nói công dụng khác với thiên tiểu; năm là khiến sách tấn vào Sơ trụ. Mỗi thứ năm này đều lấy văn đầu làm ý chánh, bốn thứ sau trong văn đều gồm đủ. Nếu dự biết năm thứ này thì đối có thể biết.

Kế là nói chỗ lập khác với các nhà và người học thời nay đọc vần mê ý chỉ chẳng biết chỗ lập, chỉ thuận viên dung, nếu chẳng hiểu thì tu tập không có phần. Trong đó lại có hai: Một là chung, hai là riêng.

Nói chung, lược nêu mười điều: Một là phải biết thừa thể không phát không đến; hai là phải biết thừa thể chung cho nhân chung cho quả; ba là phải biết viên thừa đủ trong mười pháp; bốn là phải biết xe lớn chỉ dụ mười pháp; năm là phải biết các pháp đều đủ mười thừa; sáu là phải biết các giáo môn môn đủ mười; bảy là phải biết khai hiển chỉ diệu mười pháp; tám là phải biết giản thể khác với cụ độ; chín là phải biết quán tâm lập nghĩa mười pháp; mười là phải biết trâu trắng khác trâu đen. Nói riêng là ở mỗi pháp đều có bốn ý, nếu có một, hai giống phụ văn trước là muốn nói khác, chỗ lập khác. Diệu cảnh có bốn: Một là đối với cảnh vô tình mà lập Phật thừa. Nếu không có Phật thừa thì thân thể Phật pháp là khắp hay chẳng khắp. Cũng chẳng nên nói thân thể Phật pháp đồng với vô tình, cho đến chẳng đồng. Cho nên phải nói: Pháp gọi là bất giác, Phật gọi là Giác. Phật tức là Pháp, Pháp tức là Chúng, há có thể một thứ; hai là chúng sinh tánh, đức đủ ba nhân, nếu không có ba nhân thì duyên liễu mới có vô thường. Vì sao vô thường mà lập thường quả? Đại Kinh phá dùng Biệt giáo ngoài ý không phải điều ở đây nói; ba là hai báo y chánh trong một niệm, người khác đều biết tất cả là dùng thức, chẳng biết thân cõi ở một tâm. Cho nên biết tâm thể tức Thường tịch quang. Cách cõi Tịch quang không hai không khác. Thân Giá-na xứng với cõi, pháp và báo ứng là một thể không khác; bốn là Phật vốn chẳng dứt pháp tánh ác. Nếu tánh ác dứt thì hiện khắp sắc thân từ đâu mà lập. Chỉ khiến phần đắc thường trụ pháp thân, chẳng động mà động, khắp ứng thân cõi, đủ như Quán Âm Huyền Văn và ký thứ năm. Phát bốn tâm: Một là phát tâm trước phải nghĩ cảnh được nương gá. Như mười thứ phát tâm đều bốn giải khác nhau, cho đến đương phần khoa tiết khác nhau; hai là niệm niệm đầy đủ bốn thệ nguyện rộng, lấy chung mà quán riêng, mỗi hành nguyện từ đây mà lập. Cho nên biết Tứ đế vô tác chỉ một niệm tâm, là y cảnh này ở khắp nhiều niệm; ba là trong một niệm tâm mà biện năng sở, dùng năng sở này mà thương mình thương người. Kỷ tha một niệm tâm chúng sinh và Phật lý bằng nhau. Cho nên Bồ-tát y theo đây mà khởi thệ; bốn là viên phát mà phải khắp lập khắp phá. Lìa năng trước rồi mới khế sở y. An Tâm có bốn: Một là y cứ hành viên đốn chỉ quán vẫn khai sáu mươi bốn phen, chẳng lập nhiều phen Đậu hội chẳng đủ; hai là một niệm chỉ quán phải liễu năng sở, định tuệ đế cảnh các hành rõ ràng. Sở dĩ lìa chung ra khỏi riêng, riêng đều có chung, tuy khác mà đồng, tuy đồng mà khác; ba là Tịch chiếu tương tức, sơ tâm có thể tu. Người khác đem dụng này quyền ở cực quả. Trước sau chẳng hai giáo ấy uổng làm; bốn là phàm sư vì người khác vẫn phải hỏi, đồng lập một vị chưa thấy ích phương, nếu chuyển sang tốt lạ chỉ là chuộng mới mà thôi. Thuận theo chỗ mình thấy có liên quan gì hợp với người khác. Người nhận chẳng phải cơ các thấy thêm lớn. Do đó đồng tông chi phái đều trái. Lý quán đã mỏng, mâu thuẫn càng nhiều. Nhà nay biện sư trước chia phàm thánh. Địa vị sáu căn tịnh còn nói phàm lưu, năm phẩm đệ tử lý không chân ứng. Hỏi người khác bày giáo y bệnh lập thuốc, bốn tất đàn tiện nghi, hai hành cùng ích đâu cần cố chấp sớm chiều ôm cây. Phá khắp có bốn: Một là tâm vô sinh đầu ngang dọc tuy khắp, lại phải hậu vị sáu tức mà dọc cùng, hoặc ngang hoặc dọc đều tức lý. Môn ngang mỗi môn đều dọc và chẳng phải ngang dọc; hai là phải biết tha môn. Tha môn lý bình đẳng, ba độ vào tha môn, các pháp không sai.

Nếu dùng một môn các môn dung nhập, huống chi Niết-bàn mà thích nghĩa, Phật tạng bày tướng, Lăng-già thích thành, Địa trì giáo đối, đều tùy pháp tướng mà độ nhập các môn. Lại dùng một niệm tâm mà cai quản hai môn. Cao rộng xe lớn bất động mà chở; bốn là vào trụ ứng khắp (biến) mới gọi là giả khắp, cho đến chân khắp. Ông trước tuy quán viên dung ba đế chỉ là tự hành quán hành tương tự, y cứ vị vẫn ở hoặc tục hoặc chân. Cho nên tuy viên mà chưa gọi là phá khắp. Trụ sau còn phải tiết tiết lìa ái, mới có thể khiến tịnh dư vị vô minh (vị khác). Thông bít có bốn là ba chỉ ba quán ở trong một tâm vẫn liễu khai quyền không ngoài các pháp tiết tiết xem xét tâm năng trước, không kiểm không trước mới gọi là Thông; hai là một tâm chỉ quán vẫn phải khéo đạt bít trong thông. Trong tắc, tệ khổ tập vô minh, v.v… đều là pháp giới thành ở vô tác đế duyên độ; ba là sơ tâm bến báu, sáu tức xét phân cho nên được mảy may thiện đều thành nhân Phật; bốn là phải rõ năng phá chuyển thành sở phá, nghĩa là giặc là dụ này có thể biết. Nếu chẳng phải thế, thì chẳng thấy nói quán mà thành, hoặc hóa bèn thành Bồ-tát Chiên-đà-la. Đạo phẩm có bốn: Một là bày nghe quán Đại Tiểu đều phải giảng, chỉ nói theo tiểu vị, còn lỗi Tiểu thừa sinh nhau nhiếp nhau, huống là khác ư? Đại thừa quán thì Đại Tiểu đều bỏ, lấy gì xem là pháp được làm; hai là phải dùng các phẩm xoay dần điều đình. Các nhà nếu tu chỉ nói niệm xứ, hậu phẩm đâu ngại gì mà chẳng dùng; ba là sau viên Đạo phẩm rồi nói ba không môn. Tha đã chẳng nói năng thông làm sao còn? Như đời hành đạo đến vô môn có thể vào; bốn là cùng tất cả hành, tên khác mà thể đồng. Đủ như trong văn nhiếp pháp đã nói riêng. Chánh trợ có bốn: Một là viên đốn vẫn phải trợ khai ba thoát, người tu đời gần đây được lời làm chứng. Cho nên bất luận trợ trị khai môn; hai là Biệt giáo giáo đạo vẫn gọi là sự, cho đến dụng viên cũng gọi là lý trợ, trợ thành lý phát xét vị thắng tấn. Ba là tuy dùng ba giáo mà làm trợ trị vẫn phải ủy dụng đối chuyển gồm đủ. Người khác không một phen, huống là các câu. Bốn là sáu độ cho đến mười hai điều thành đạo, xoay bánh xe pháp, nhập Niết-bàn, v.v… đều phải bốn giáo sự lý hợp thành. Thứ vị có bốn: Một là thỉ chung chẳng hai vẫn phải sáu tức, hoằng giáo tu quán đều phải biết rõ, mới khỏi Sơ trụ gọi là Diệu giác; hai là tha lại chẳng lập năm phẩm sáu căn, văn Pháp Hoa trở thành vô dụng; ba là y cứ ấm giới nhập mà nói về thứ vị; bốn là, sáu thời năm hối là vào vị Phương tiện. Tha chẳng nói thì lấy gì làm Thỉ viên hành. An Nhẫn có bốn: Một là tuy hành sáu độ sự lý tức nhau, nhưng tức vị chưa sâu, nhân sinh trái thuận, kia chẳng biện đây, sự nầy phá quán tâm, chẳng vào sáu căn là do đây; hai là sự lý tuy tức phải biết vị này phiền não vẫn còn, há dùng tâm thô mà tạm thời dứt ít liền kể tướng này làm quả đầu. Nếu khen là quả đầu thì thẹn mà chẳng dám nhận, nếu giáng xuống phạm hạ thì cũng thô bỉ. Hai lạm trung gian không hề gọi tên, cho nên phải biết. Sơ phẩm xét lường mình người không phân; ba là trong ngoài trái thuận tin mà an nhẫn thì phải biết rõ năng nhẫn, sở nhẫn; bốn là dùng ba thuật tụ an khiến vào hậu vị. Ly ái có bốn: Một là ba cõi dứt ái vẫn được gọi là ái; hai là tên Đảnh đọa nầy chẳng đồng thối đọa; ba là nhận đây cùng dùng được pháp nhận tên; bốn là vị nầy hướng sau lại phải vào vị.

5. TÂM CẢNH THÍCH NGHI LỆ:

Lược có hai mươi phen:

Hỏi: Quyển một trong hoằng thệ nói: Đối pháp giới khởi pháp giới, vì sao pháp giới có khởi có đối?

Đáp: Như trong đã phân biệt nghĩa ấy đã nêu, nếu muốn nói lại thì đều có nguyên do:

Một là y cứ lý, tâm Phật không khác, tuy Đối tuy khởi nhưng đâu hề không phải lý.

Hai là hễ niệm khởi y lý thể đạt, hoặc khởi hoặc Đối chẳng ngoài Phật giáo.

Ba là xứng lý, lý đã pháp giới, khởi Đối xứng lý thì đều là pháp giới. Nay nghĩa chung trong văn nầy ba ý ở hai trước nên khởi Đối lại xả (bỏ) pháp giới, ba thứ này tức là ý sáu tức trước là lý tức, kế là ba tức danh tự, quán hành, tương tợ.

Ba là hai tức phần chân, cứu cánh.

Hỏi: Mười giới bốn vận chánh khởi, tướng nó dễ biết, còn Dĩ khởi, Vị khởi làm sao quán sát?

Đáp: Dĩ khởi, Vị khởi tuy tức chẳng chuyên đích tại một cảnh, nhưng phải hình ở tâm chánh khởi thì biết Dĩ khởi là thuộc giới nào. Nhìn trước là Dĩ, nhìn sau là Vị, cho nên Dĩ Vị nhìn ở dục chánh mà được tu quán.

Hỏi: Dĩ khởi đã nhìn tâm trước, tướng có thể biết. Vị khởi nhìn sau, có sau để nhìn, thì gọi muốn khởi, vì sao gọi Vị khởi?

Đáp: Đối ở cảnh sau biết tâm chưa khởi nên gọi Vị khởi. Tâm tướng muốn sinh tức là muốn khởi. Thế nên hai tâm, tâm tướng toàn khác. Quán một vận nầy tức đủ mười giới, trăm giới, ngàn như. Tức không tức trung, cho nên biết tuy quán mười giới bốn vận mất giới mất vận chỉ quán ba ngàn, tức không tức trung, không có ba danh tự năng sở ngầm hợp. Cho nên chẳng đồng giả của lại duyên, không tự tánh không, không giả chẳng hai gọi đó là Trung. Cho nên mượn dụ rằng: Khi các sắc tâm hiện, như vàng bạc ẩn khởi, chỗ vàng khác tên. Sinh và vàng không có trước sau, cũng như đường quan đi, người riêng đào làm tượng, người trí biết đất đường, phàm ngu gọi là tượng sinh. Lúc say quan muốn đi lại đem tượng mà lấp đường. Tượng vốn chẳng sinh diệt, đường cũng không mới cũ.

Bốn là hỏi ngoài sắc vô tình chẳng cùng tâm đều, vì sao lại đầy đủ được ba đức, mà nói ba đức khắp tất cả chỗ.

Đáp: Đâu chỉ ngoại sắc chẳng cùng tâm đều, trong thân cũng như cỏ cây ngói đá cũng nói đủ đức, chẳng riêng hướng tâm do tâm biến, cho nên gọi nội tâm ngoại sắc, tâm chẳng phải trong ngoài, sắc không trong ngoài mà trong mà ngoài. Hễ tâm ấy tịnh thì cõi Phật tịnh, hễ cõi Phật tịnh thì trí tuệ tịnh. Vì sắc tâm tịnh nên các pháp tịnh, vì các pháp tịnh nên sắc tâm tịnh. Đâu được riêng nói ngoại sắc chẳng phải tâm. Cho nên trong phá pháp biến lấy thức mà so sánh sắc. Cuối quyển bảy hoặc tâm hoặc sắc đều là xe lớn.

Năm là hỏi nay hiện thấy xanh vàng đỏ trắng, vì sao tức là pháp giới chân như?

Đáp: Nói xanh, v.v… là chấp chỗ tìm thấy, nói pháp giới là nói theo lý, đâu được dùng tình để hỏi lý. Nay chỗ quán trái tình quán lý, chẳng thể lại khiến trái lý thuận tình. Lại xanh, v.v… là Thế đế, pháp giới là Chân đế. Lại các chấp xanh, v.v… là Thế đế thiểu phần, còn pháp giới là ba đế toàn phần. Lại xanh, v.v… là hai nhãn Nhục thiên chỗ thấy thiểu phần, còn pháp giới là Phật nhãn chỗ thấy toàn phần. Một nhãn đủ năm nhãn, xanh v.v… đủ các pháp. Một đế ba đế cũng giống như thế. Cho nên chẳng được dùng xanh v.v… mà hỏi pháp giới. Cho nên trong Khí Cái nói: Sắc chẳng phải vị, chẳng lìa phàm phu tự vị, Nhị thừa tự lìa. Sắc thể xưa nay là pháp giới thường trụ.

Sáu là hỏi: Phát tâm Bồ-đề cầu ở cực quả, quả địa tự nhiên ứng với tất cả, sao phải ắt giả đại bi ở trước mà nói tâm Bồ-đề của Phật từ đại bi mà khởi. Đáp: Nếu không có đại bi huân ở pháp tánh thì lý tạng pháp tánh không do đâu mà được khai. Nếu tạng chẳng khai còn không có Sơ trụ, huống chi là cực quả. Cho nên chẳng dùng đại bi mà huân tâm thì sau này không có pháp lợi.

Hỏi: Như thế thì mười pháp thành thừa sao chẳng để đại bi đứng đầu mà chỉ lấy diệu cảnh làm đầu?

Đáp: Thông đồ thứ lớp, lý cảnh ở đầu. Nếu trong phát tâm, đại bi làm đầu.

Bảy là hỏi: An tâm trước nói xưa nay vắng lặng là tu hay tánh?

Đáp: Nếu nói tâm tánh vốn vắng vốn lặng, vắng tức là chỉ, lặng tức là quán, thì đây là y cứ lý tánh. Nếu nói thể vọng tức là pháp tánh, pháp tánh không khởi, biết vọng vốn không, không cũng không diệt, đây là nói theo tu quán, cũng là tu tánh hợp nói.

Tám là hỏi: Trong tổng an tâm chỉ quán viên tu thấp, trong Biệt an chỉ là Thiên tu vì sao được nói lấy chung quán riêng.

Đáp: Chỗ nói thiên không phải là khác hẳn. Chỉ là là chỉ của quán, quán là quán của chỉ, thể đồng dụng khác tạm thích hợp mà thôi. Cho nên biết chung đều đồng, mà khác là tùy dụng, cho nên phân ra thuận lý mà hợp. Nếu nó lìa thành ba đế thứ lớp riêng nhau, ở đây chỉ quán chẳng thể đồng thời. Đủ như trong các giáo phân biệt tướng trạng. Nếu viên an thì như tổng viên an trước nói: Bất động chỉ là Trí bất động, Trí bất động chỉ là chỉ bất động lấy đồng thể nầy mà quán riêng, cho nên không hai.

Chín là hỏi: An tâm trước nói: Chỉ tin pháp tánh chẳng tin các thứ khác, vì chỉ pháp tánh không có các thứ khác. Nếu đều không thì hiện thấy các pháp lại bảo là pháp tánh đủ tất cả pháp.

Đáp: Vì chúng sinh nhiều kiếp chỉ mê đắm các pháp mà không tin pháp tánh. Vì phá chấp xưa nên nói theo đối trị, khiến đối với các pháp thuần thấy pháp tánh. Nếu thấy pháp tánh, tức thấy pháp tánh thuần là các pháp. Các pháp tánh ấy vốn không có tên gọi, y cứ phá lập mà nói nên gọi là tánh, gọi là pháp.

Mười là hỏi các văn đều nói: Sắc tâm chẳng hai, nếu muốn quán sát làm sao lập quán?

Đáp: Tâm sắc một thể, không trước không sau, đều là pháp giới. Tu quán thứ lớp thì trước nội tâm, nếu nội tâm tịnh thì lấy tịnh tâm này mà trải tất cả pháp, nhậm vận lẫn lộn. Lại cũng trước hiểu muôn pháp Duy tâm mới quán tâm được. Hiểu các pháp tức thấy các pháp chỉ là tâm chỉ là sắc. Phải biết tất cả do tâm phân biệt các pháp không hề tự nói đồng khác. Cho nên kinh Chiêm-sát nói: Quán có hai thứ: Một là Duy thức, hai là Thật tướng. Thật tướng quán lý, Duy thức trải sự. Sự lý chẳng hai quán đạo vừa mở. Nếu hiểu được đây thì sẽ cùng luận đạo.

Mười một là hỏi trong An Tâm nói: Thể thật ra chẳng sinh diệt, vọng bảo là sinh diệt. Nếu vì chỉ dứt vọng thì bảo cũng còn sinh diệt làm thể. Vọng bảo khiến không sinh diệt.

Đáp: Đây cũng không riêng phải trong sạch ý mình, nếu riêng luận lý thì chẳng phải khởi, chẳng phải tánh, nếu y cứ quả đức thì tánh chẳng hai khởi. Nếu y cứ chúng sinh thì chỉ khởi tánh mê. Nếu Thánh soi phàm tức khởi chỉ là tánh. Nay từ bỏ mê về ngộ để nói khiến lìa khởi về tánh thấy không phải khởi tánh, vẫn sợ người mê lìa khởi cầu tánh, cho nên khiến thể khởi thật ra nó chẳng khởi. Khởi đã chẳng sinh diệt cũng không diệt.

Mười hai là hỏi: Đã nói một tâm chỉ quán sao lại được lập sáu mươi bốn phen.

Đáp: Sáu mươi bốn phen là y cứ căn y cứ hành trở lại giúp nhau. Chung khắp mà luận có sáu mươi bốn hành, đâu cần phải đủ hết các số. Lại nói về thể tánh, chỉ là y cứ ở pháp tánh vắng lặng chiếu soi, tự tại kham dụng nên cho như thế.

Mười ba là hỏi tức trong văn này hoặc nói: Các pháp tức là pháp tánh, hoặc nói bốn vận bốn tánh suy kiểm, cái nào là yếu?

Đáp: quán tâm pháp có sự có lý, từ lý chỉ đạt pháp tánh chẳng có đường khác. Từ sự thì chuyên chiếu khởi tâm bốn tánh không thật có.

Cũng gọi là gốc ngọn, gốc ngọn đối nhau sự lý chẳng hai.

Mười bốn là hỏi: Pháp Hoa Huyền Văn, Cảnh năng chiếu trí, tuy dẫn thành chứng lý cũng khó sáng.

Đáp: Thuận phương tiện giáo lý chẳng thể hội. Nếu từ cực nói ở lý dễ cho dùng tâm làm cảnh. Tâm cũng năng chiếu, năng sở đều là tâm. Tâm thể đều khắp, tâm tâm chiếu nhau ở lý rất sáng. Cho nên chẳng thể nghĩ bàn cảnh. Trước nói cảnh chẳng thể nghĩ bàn tức là Quán. Do đó được làm bốn câu phân biệt. Cảnh chiếu ở cảnh, cảnh chiếu ở trí. Trí chiếu ở cảnh, trí chiếu ở trí. Chiếu là phương chiếu, chẳng phải nói mà cùng được. Chiếu là ứng thuyết, chẳng phải chiếu có thể liễu. Thuyết là phương thuyết chẳng phải chiếu có thể cùng. Thuyết là ứng chiếu chẳng phải nói có thể liễu. Cho nên chẳng đồng. Đời gọi ngoan cảnh để làm sở chiếu, lại cũng chẳng đồng thiên tiểu vọng tâm để làm sở chiếu.

Lại cũng chẳng đồng giả lập chân như để làm sở chiếu sở chiếu, đã thế thì năng chiếu cũng vậy. Chẳng thể nói đó.

Mười lăm là hỏi: Trong phá pháp biến nói phải dùng vô sinh làm đầu, hỏi sau phân biệt vì sao lại nói vô sinh là trí, vô diệt là đoạn, trí là quán, đoạn là chỉ, ứng môn vô sinh chỉ quán không chỉ đáp: Phá biến môn, ý từ sự nói riêng, cho nên trong văn nói: Có định tuệ mà tịnh hết. Đủ như trong ký rộng phân biệt riêng.

Mười sáu hỏi: Thiền cảnh mười hai nhân duyên đầu quán cảnh không thể nghĩ bàn, trước nói: chẳng đồng người đời chấp trước, một niệm đầy đủ ba ngàn là chỉ ở trong đây các cảnh đều như thế.

Đáp: Tất cả đều như thế.

Mười bảy là hỏi: Nếu trong tâm mê đắm của ông chẳng đủ ba ngàn?

Đáp: Đây là chuẩn dụng quán để quán cảnh mà nói. Tâm mê đắm vốn là các pháp, chiếu tâm mê đắm nầy là duyên sinh hư giả, trong ba ngàn tự thể tánh không, tức là tâm tánh không thể nghĩ bàn, viên diệu ba đế, thí như hoa đốm, hoa cũng là thể không, chẳng phải một chẳng phải khác. Không nầy chẳng phải hoa, cũng không đối hoa mà nói không. Không chẳng có tên gọi, do đó suy kỹ các pháp đều như thế.

Mười tám là hỏi: Trong văn mười hai nhân duyên diệu cảnh kết thúc làm ba đạo để đối ba đức. Thân khổ chất ngại làm sao đối pháp thân?

Đáp: Đây là nói theo lý, ước đối trái nhau, lấy thân đối thân. Làm thuyết này thật luận ba thể lại không trước sau. Lại nói khổ luận vô thỉ không bờ bến, cùng nghiệp phiền não chẳng đồng chẳng khác, huống chi trong văn nầy ước ở một niệm mười giới, một trăm giới. Vì nói về nhân duyên, y cứ nhân duyên này để nói về ba đạo, y cứ ba đạo này để nói về ba đức. Cho nên ba đạo cho đến ba đức đều không trước sau. Tánh đức ba nhân không thời nào chẳng có há lại hỏi chất ngại, v.v… ư?;

Mười chín là hỏi: Có người hỏi rằng: Cõi này chân thuyên bẩm thừa có đầu mối. Tuy giáo khoa nói rộng mà bản vị vẫn còn, tìm cầu tông nguyên tự có thể hiểu gốc, đâu cần phải lập một tâm ba quán, bốn vận suy kiểm thấm nhuần dòng nước trong.

Đáp: Nước ngòi vốn trong khuấy lên chưa đục. Chân Nguyên thể tịnh lẫn lộn cũng cự phương. Nếu khiến Ấn-độ một Thánh lai nghi, chưa như Đâu-suất hai sinh thùy giáng. Cho nên Đông Dương Đại sĩ ở Đẳng giác còn dùng ba quán bốn vận mà làm tâm yếu. Cho nên Độc Tự thi rằng: Độc tự tự tinh cái thật mà lìa tiếng tăm, ba quán một tâm dung muôn phẩm rừng rậm, gai gốc chỗ nào sinh. Độc tự hỏi trong tâm ta có mê đắm gì. Suy kiểm bốn vận đều không sinh, ngàn muôn mối manh đâu thể buộc. Huống chi ba quán bản tông Anh Lạc. Bổ xứ Đại sĩ miệng vàng thân thừa. Cho nên biết một nhà giáo môn xa bẩm kinh Phật. Lại phù hợp rõ ràng với Đại sĩ huống chỗ dùng nghĩa chỉ lấy Pháp Hoa làm tông cốt, lấy Trí Luận làm chỉ nam, lấy Đại kinh làm phù sớ, lấy đại phẩm làm quán pháp. Dẫu các kinh để thêm lòng tin, dẫn các luận để giúp thành quán, tâm làm sợi ngang, các pháp làm sợi dọc, dệt thành bộ pho, chẳng cùng khác đồng.

Hỏi: Đại sư khẩu quyết thuần là trị bệnh, có tâm yếu nào khác chăng?

Đáp: Các thứ đều trị bệnh, chỉ có một kệ rằng:

Sư từng dạy khuyên rằng:

Thật tâm buộc thật cảnh,
Thật duyên thứ lớp sinh,
Thật thật đắp đổi rót,
Tự nhiên vào thật lý.

Giải thích rằng: nếu tâm buộc cảnh, cảnh sẽ buộc tâm, tâm cảnh buộc nhau, gọi là thật duyên. Lại do hậu tâm, tâm tâm nối tiếp gọi là đắp đổi rót nhau. Tức là tâm rót vào cảnh, cảnh rót vào cảnh, cảnh rót vào tâm, tâm tâm cảnh cảnh, niệm niệm rót nhau, cứ thứ lớp như thế, sát-na không xen hở. Tự nhiên từ quán hành tương tự mà vào phần chứng. Cho nên gọi là vào thật.

QUYỂN 2

6. GIẢI HÀNH TƯƠNG TƯ LỆ:

Như trong phân biệt chung, dùng mười nghĩa phân biệt mười phương, ở trong đó lại y cứ Tự hành hóa tha thì tám thứ trước là tự hành. Trong đó bỏ quả nói về nhân, thì quả báo là quả không phải chánh ý nay. Bảy thứ trước là nhân chánh nói tướng tu. Trong bảy nhân thì năm thứ trước sinh giải, hai thứ sau là hành. Trong văn phân biệt tuy dùng khởi giáo làm dụ. Nhưng tự khởi giáo hóa tha, nghĩa phải ở giải. Vượt thứ bậc lấy văn thì gồm hóa tha. Cho nên tự hành là giải chỉ ở năm chương trước. Đại ý tuy có hành và quả báo, các văn chỉ là nêu hành và quả báo, giúp cho biết gốc ngọn, không phải nói là tướng tu hành. Vì sao? Vì tu hành phải đủ hai mươi lăm pháp để làm phương tiện. Mười thừa mười cảnh để làm chánh tu. Vì sao? Vì nếu không có mười cảnh mười thừa thì không có thể, nếu không có mười pháp thì gọi là xe lừa bị hư. Cho nên biết phải có năm chương để sinh Diệu giải. Ở trong sinh giải thì đại ý lược giải đầu cuối, tự tha nhân quả thì văn lược mà ý rộng. Kế bốn chuyên tại danh, thể thì văn lý đều rộng. Cho nên dùng rộng giải mà dắt dẫn hành, mới khiến hai mươi lăm pháp tùy giáo mà xét phân. Hội khai bỏ thô mới được gọi là đầu của Diệu hành. Cho nên năm chương chẳng thể bỏ một. Nếu dùng giải này mà tu mười pháp thì chỉ giải thích mười pháp gọi là tông thứ lớp ở lý tự đủ. Mà trong văn nay tướng cũng rộng. Là người thuần căn vẫn sợ chẳng hiểu quán pháp thứ lớp, cho nên dẫn giải trước vào quán nói rõ, lại sợ văn quá rườm rà, đối với Ấm nhập giải thích đủ mười pháp, chín cảnh so sánh mà biết. Cho nên các văn đều bàng chánh. Lại như mười cảnh chỉ một niệm tâm hành địa, mỗi pháp hiển bày cảnh tướng, chủng hành khác nhau, mỗi pháp khởi ở vũ hành mười thừa quán pháp, mỗi pháp chuyển thành mầm mống cảnh hành không thể nghĩ bàn, mỗi pháp phát cán tâm hành, mỗi pháp an khi tâm hành, mỗi mỗi phá biến cho đến chánh trợ ái hành. Nếu không có sáu việc, đạo thọ bất đoan, thú lớp tuy thế. Nếu từ người nói thượng căn, tức ở cảnh chủng mà sinh quả. Cho nên văn nói: Thẳng nghe mà nói bệnh dứt, hết bệnh là Trung Hạ căn lại phải hậu pháp, cho nên văn nói: Chí Trường là chỗ hòa hợp các thuốc. Lại ở mười thừa mỗi thừa lại phải hiểu rõ ý văn. Mỗi thừa đều y theo tịch chiếu chỉ quán không thể nghĩ bàn, là tùy của văn, mỗi thừa sinh nhau khởi thứ lớp là xương của văn, mỗi thừa dẫn sự trở thành hành tướng là thịt của văn, rộng phá hỏi đáp xưa mà thích nghi, là da của văn. Lại bốn văn như thích danh v.v… là gồm nghĩa da, gồm ở ý thịt tức là xương. Ý sau chỗ đến tức là tùy. Nếu không có bốn sự, pháp thân chẳng thành. Thế nên người đọc, người làm phải biết chậm gấp. Không được nhầm chỉ lời lệch ý lạ khiến làm chẳng trọn. Người tu hành sau đâu có qua tập giải mà khởi phương tiện. Làm nhân được quả, quả đủ thì dạy người khác. Cơ khác ta ứng, cảm ứng riêng dứt, tụ tha đồng quy, diệt lý chân tánh. Nay tuy một bộ ý chỉ như thế, cho nên mười chương này đều nhiếp hết.

7. DỤ NGHI HIỂN CHÁNH LỆ:

Chỗ học tông này đồng học một thầy. Văn lý nối nhau, không bao giờ giải thích khác. Bỗng gặp người lạ, nhân hỏi đáp khác, sự chẳng được mà trưng bày dụ.

Hỏi đốn giáo có mấy thứ?

Đáp: Có tiệm đốn và đốn đốn. Dụ rằng làm giảng quán suốt, trước phải xem bản văn. Bản văn đặt tên chẳng thể lấy khác. Cầu hiểu khác mà giải thích nhưng vẫn phải thể đồng. Tên gọi đốn đốn kinh luận chẳng nêu, một nhà soạn thuật các bộ đều không. Nếu danh thể đều không thì tu hành nhờ vào đâu. Nếu cho đốn đốn là viên, như viên viên, v.v… thì nghĩa này có thể như thế, đã chia ra hai đốn, thì tiệm đốn là viên (đủ), lại thêm đốn đốn thì làm sao định.

Hỏi: Hai vị này dứt hoặc có gì khác nhau?

Đáp: Hai vị khác nhau. Nếu tiệm đốn thì Sơ trụ trở xuống bốn trụ trước trừ. Nếu đốn đốn, thì Sơ trụ trở xuống là viên phục năm trụ, Đăng trụ trở đi là viên phá năm trụ. Dụ rằng: Sơ trụ trở xuống bốn trụ trước trừ, dẫn chứng thuộc viên nơi nơi đều như thế. Cho nên bốn niệm xứ của Viên giáo nói: Đúc sắt làm đồ dùng vốn thành đồ dùng, chẳng phải trừ cấu, thô cấu trước trừ chẳng liên quan gì đến tiệm thứ đốn đốn. Đã nói Đăng trụ viên phá liền hiển, trụ tiền năm trụ toàn còn. Trụ phá bốn trụ, hành phá trần sa, đăng địa mới phá một phẩm vô minh. Cho nên chẳng phải khác lìa hai biệt lập (đứng riêng) không có pháp có thể địa.

Hỏi: Hai đốn tu hành tướng ấy có gì khác.

Đáp: Tiệm đốn mà quán thì không quán trước thành, đốn đốn mà quán thì ba quán chứng đủ. Dụ rằng: ở đây rất trái giáo văn một nhà. Đã nói tiệm viên, là viên trong bốn giáo, phải y theo sáu tức mà xếp viên vị này, thì chẳng nói không quán trước thành. Vì sao? Vì năm phẩm tức là quán hành ba quán, sáu căn tức là tương tự ba quán, sơ trụ trở đi là phần chứng ba quán. Vì sao lại nói không quán trước thành? Lại chẳng biết ý kiến tư trước lạc tợ vị. Nếu trước thành vì sao gọi là tợ tức đốn đốn.

Đã nói ba quán đều chứng, ấy là vị nào. Nếu ở sơ trụ thì nào khác với tiệm đốn. Nếu ở Trụ tiền thì đều không có việc này. Nếu nói Trụ tiền chỉ phục, Sơ trụ đều đoạn. Các giáo không văn mới thành tà thuyết.

Hỏi: Y cứ vào đâu mà biết được có hai thứ đốn? Đáp: Y cứ theo Huyền Văn, tám giáo gọi tiệm đốn là Bí mật bất định tiệm. Lại bốn là Tạng, Thông, Biệt, Viên. Ở đây nói gồm tên trước nên là tám giáo. Trong tiệm đã có một viên sau cuối, ngoài tiệm lại lập một đốn. Cho nên biết viên trước chỉ là tiệm viên, lập riêng một đốn là Đốn đốn. Nhiều lần đem nghĩa này để hỏi người khác. Người khác không chép chỉ riêng ta biết. Dụ rằng: y chỗ phán này thì có nhiều điều ngại: Một là ngại chẳng biết tên giáo mà lập riêng một đốn, chính là Đốn Bộ đầu tiên của Hoa Nghiêm. Khi Phật mới thành đạo, chưa đến các hội, chẳng từ tiệm đốn mà nói thẳng Đại thừa. Đại bộ ở đầu nên gọi là Đốn. Bộ vẫn gồm Biệt nên chẳng được gọi là diệu, há dùng kinh gồm biệt dịch (đổi) là đốn đốn. Pháp Hoa riêng hiển liền gọi Tiệm viên; Hai là ngại chẳng biết tiệm khai. Nói tiệm khai là y theo Pháp Hoa Huyền, sau Hoa Nghiêm đốn, riêng vì tiểu cơ bất động bất giáng mà bày ra Tiệm giáo. Tiệm giáo đầu tiên trước nói ba tạng, sau giáo ba tạng chê bai bỏ đi mới dùng đủ bốn nên gọi là khai xuất. Cho nên trong Huyền Văn từ Thô Uyển cho đến Hội Bát-nhã đều gọi là Tiệm, há trong Tiệm này có ở Viên giáo, liền gọi Tiệm viên? Lại Huyền thứ mười tiệm đốn phán giáo, từ Hoa Nghiêm đến Hội Bátnhã đều gọi là Tiệm đốn. Viên trong Hoa Nghiêm Viên giáo cùng Phương Đẳng Bát-nhã, Viên đã chẳng khác thì cũng phải đều gọi đốn đốn, sao riêng gì Hoa Nghiêm. Nếu Viên trong Phương Đẳng Bát-nhã gọi là Tiệm viên, thì Hoa Nghiêm Viên giáo cũng phải gọi là tiệm viên, có liên quan gì trừ bộ; Ba là ngại chẳng biết giáo thể. Nếu tiệm khai ra bốn, như mở nắm tay thành ngón tay, chỉ ngón tay thì không có nắm tay. Hợp bốn làm tiệm, như hợp ngón tay làm nắm tay, chỉ nắm tay không có ngón. Còn tiệm thì giáo chỉ có bốn, mất Tiệm thì giáo chỉ có bảy. Đều còn một bên thì không thể. Lập tám thì thể hẹp danh rộng; Bốn là ngại ngăn lẫn Pháp Hoa. Phán giáo đời gần đây thường dùng Hoa Nghiêm làm pháp luân căn bản, lấy Pháp Hoa làm pháp luân nhánh lá, chỉ có Thiên Thai ở Linh Thứu thân thừa Đại Tô Diệu ngộ, tự làm chương sớ, dùng mười nghĩa mà so. Tích môn còn khác thì bản môn càng khác xa. Cho nên trong Huyền Văn hễ các giải thích đều trước y cứ giáo mà phán thì ba thô một điệu. Kế y cứ vị mà phán thì bốn thô một diệu. Vì sao lấy thô mà gọi Đốn đốn, lấy diệu lại làm Tiệm viên?; Năm là ngại chẳng biết tên gọi đốn. Nếu từ hành làm tên thì viên chỉ là đốn, cho nên tên xưa (xưa gọi) viên đốn chỉ quán. Nếu từ vị mà đặt tên thì đốn khác với viên. Cho nên phán sơ vị là Cao Sơn Đốn thuyết (núi cao nói đốn), nếu đem phán vị gồm đốn để chê phán giáo riêng hiển viên. Sao lầm đến thế; Sáu là ngại chống trái Bản tông. Bản sư khen là Độc diệu học giả mà hủy bỏ Tiệm viên, giấu thật bày quyền thì có lợi ích gì; Bảy là ngại trái văn trái nghĩa. Kinh nói: Đã nói, đang nói, sẽ nói, mà ở trong đó Pháp Hoa thứ nhất, Hoa Nghiêm đến Niết-bàn gọi là đã nói, còn kinh Vô Lượng Nghĩa gọi là đang nói, kinh Đại Bátniết-bàn gọi là sẽ nói. Y chỗ phán đó thì đã nói thứ nhất, có liên quan gì đến Pháp Hoa. Như đây riêng biết người nghe bịt tai.

Hỏi: Từ tiệm khai bốn đều trước chỉ bảy làm sao thành tám giáo?

Đáp: Khai ra bốn rồi vẫn có một tiệm, dụ như bốn thứ trước. Trong ngại thứ ba đủ biết mê lầm, nó đã chẳng biết tiệm. Từ Lộc uyển đến Bát-nhã lấy gì mà lập riêng một tiệm giáo ư? Nếu biết Lộc Uyển đến Bát-nhã thì y cứ thời gọi Tiệm, chẳng hề vội phán Viên trong bốn giáo gọi là Tiệm viên, há phán Pháp Hoa kém hơn Nhũ giáo.

Hỏi: Pháp Hoa Kinh Bộ là đốn nào?

Đáp: Biết là chẳng phải Đốn đốn. Dụ rằng: Thầy này chẳng phải chỉ không biết tên gọi đốn tiệm, mà còn chẳng hiểu ý kết văn. Huyền Văn giải thích bốn vị giáo trước đã xong. Kế lấy tiệm, v.v… mà kết thúc giải thích Pháp Hoa rằng: Chẳng phải đốn, tiệm, bí mật, bất định. Trước nói: Nay Pháp Hoa là Hiển giáo chẳng phải bí mật, là định, có bất định. Kết chẳng phải Bí mật bất định. Bí mật bất định chung với bốn thời trước. Kế nói là tiệm đốn không phải là tiệm Tiệm kết không phải giáo trước đốn sau tiệm. Nói tiệm đốn là y cứ bốn thời trước trong tiệm có tốn, trong đốn có tiệm. Nay kinh Pháp Hoa Tích môn Viên nói với đốn trong Tiệm, nghĩa ấy không khác, chỉ khác tiệm trong tiệm mà thôi. Nói Tiệm tiệm thì Lộc Uyển một, Phương Đẳng ba, Bát-nhã hai, là tiệm trong đốn, tức là Biệt giáo cùng Tiệm trong tiệm, nghĩa ấy không khác. Cho nên chẳng cần giản, đốn trong đốn đồng với đốn trong tiệm, cũng đồng với Pháp Hoa. Vì vậy đốn giáo chẳng cần phân biệt, cho nên Huyền sau nói văn nay, Pháp Hoa Tích môn và các kinh có đồng có khác, bản môn và các kinh thì một bề là khác. Đồng nghĩa là trong các bộ là Viên, dị nghĩa là trong các bộ gồm có ba giáo. Chẳng thấy ý này nhìn tiếng (trước) mà thích nghĩa, nên gọi Pháp Hoa chỉ là Tiệm đốn, không phải đốn đốn. Trong văn chỉ nói không phải Tiệm tiệm, đâu từng nói không phải Đốn đốn. Lại hỏi: Vì sao mà biết Pháp Hoa là Tiệm đốn, Hoa Nghiêm là Đốn đốn?

Đáp: Y cứ vào Pháp Hoa các hàng Thanh văn từ Tiểu đến trải qua các vị đến hội Pháp Hoa mới bắt đầu khai Đốn, cho nên biết Pháp Hoa là Tiệm đốn. Hoa Nghiêm ở đầu chẳng trải các vị nên là Đốn đốn. Dụ rằng: Nay Pháp Hoa viên cực đốn đủ, đây là theo pháp chẳng theo người, chẳng phải Thanh văn từ tiệm đến, tức y Thanh văn mà xếp kinh vào tiệm, huống chi Thanh văn chẳng quá năm trăm ngàn hai trăm hai ngàn. Đây chỉ gọi là khai quyền hiển thật. Lại có Bồ-tát khai hiển sao chỉ riêng cho Thanh văn. Như nói Bồ-tát nghe pháp ấy lưới nghi đều dứt. Lại văn dưới nói vô số các Phật tử nghe Thế tôn phân biệt nói người được pháp lợi vui mừng đầy khắp thân. Lại có Bản nguyện như trong phẩm Phân Biệt Công Đức có ba ngàn số bụi cát cho đến mười bốn thiên hạ, lại tám thế giới số cát bụi mới phát tâm Bồ-đề, huống phương dưới xuất hiện Bồ-tát Diệu Âm ở phương Đông cho đến Nghiêm Vương các Doanh được Văn-thù giáo hóa. Như thế các chúng đâu từng trải bốn vị. Phải từ xứ này phán kinh là Đốn đốn huống chi phẩm Pháp sư nói hiện tại nếu diệt độ rồi, nếu có người nghe một cầu đều được Phật thọ ký. Chúng thuộc kinh Hoa Nghiêm tuy chẳng dạo tiệm vì có hai nghĩa nên chẳng bằng Pháp Hoa: Một là Đới Biệt, hai là Phu Bản, há thiếu hai nghĩa liền gọi Đốn đốn. Đủ hai nghĩa thì gọi là Tiệm ư?

Đáp: cũng có Bồ-tát Pháp Hoa nghe đốn, mà nói riêng từ Thanh văn ư?

Đáp: Là y cứ vào phần nhiều mà nói. Dụ rằng: Như chỗ dẫn trước phải dùng tám giới và nghe một câu là nhiều mà lại dùng Thanh văn là nhiều, là chẳng phải chỉ huyền lý chẳng hiểu, mà cũng chính là đọc văn chưa thuộc, phải biết Thanh văn độn căn Bồ-tát. Trước kinh Pháp Hoa cơ duyên chưa thuần thục nên chẳng có khả năng nghe đốn. Lại dùng Phương Đẳng Bát-nhã mà điều trị mới kham đến Pháp Hoa nghe đốn. Cho nên phải phán kinh Pháp Hoa nầy là khai tiệm hiển đốn, nên gọi là tiệm đốn. Người chẳng thấy bảo là chẳng phải Đốn đốn.

Hỏi: Y cứ vào đâu mà biết được là giáo Tiệm viên, bốn Trụ rụng trước.

Đáp: Như dẫn Nhân vương từ giã hẳn vòng khổ. Đã nói diệt khổ, thì biết là tiệm đốn. Như dẫn Pháp Hoa sáu căn thanh tịnh nói là nhục nhãn, v.v… thì biết là Đốn đốn. Dụ rằng: Nghĩa một nhà nầy trước sau đều dẫn Nhân Vương để chứng Pháp Hoa. Pháp Hoa nói: ý căn Vô lậu, Nhân rốt ráo gọi là từ giã hẳn, ba cõi hai kinh đều là bốn trụ rụng trước. Lại ở giới nội mà được vô lậu gọi là nghiệp hữu lậu dứt, cho nên nói từ giã hẳn. Phải biết hai chỗ văn nghĩa vốn đồng, vì sao lại chia ra để chứng minh hai đốn.

Hỏi: Trong ba thứ chỉ quán, viên đốn chỉ quán là đốn nào?

Đáp: Là Tiệm đốn, vì sao biết được như quyển một dùng ba thí, dụ ba chỉ quán, dùng thông bay trên hư không là dụ cho Viên đốn. Đến quyển bảy, biết Thông bít trung, trung tức là ba quán phá thần thông, thần thông bị phá nên chẳng phải Đốn đốn. Văn nói biệt thì lược chỉ ba môn, đại ý là ở một đốn. Lại ba chỉ quán xong. Lại nói: Nay y kinh lại nói Viên đốn. Lại văn An tâm ở cuối quyển năm. Trước y cứ ba chỉ quán mà kết số, kế lại y cứ một tâm chỉ quán mà kết số. Lại quyển một văn kết phát tâm trước kết ba chỉ quán. Kế nói lại dùng một chỉ quán mà kết. Đây đều là ba chỉ quán khác với chánh văn (gọi) là một Đốn đốn. Dụ rằng: Một lần dẫn chứng dường như có chỗ y cứ, tử tế suy cầu đều không có chỗ y cứ. Vì sao? Vì trái văn nên sinh ra nhiều ngại. Vì sao? Như phá thần thông và y kinh. Lại nói văn ở trong tựa, tựa do Chương An đặt ra. Khi nói chỉ quán chưa có lời tựa nầy, làm sao dự đem chánh văn để phá. Lại ba quán vốn truyền từ ngài Nam Nhạc, vì sao đệ tử lại phá tông thầy, bèn thành nghịch Lộ-già-da-đà? Luận lại nói Nam Nhạc bẩm thừa Tuệ Văn. Long Thọ đã phá pháp thầy. Trong luận quán tâm đâu cần lại nói quy mạng Tổ sư, huống chi hai chỗ thần thông nghĩa ấy đều khác. Trong tựa dùng đốn hành giả là dụ, thông là che lấp không, không cạn sâu, phú là thềm bậc. Không dụ cho đốn lý, phú dụ cho hành nghi. Hành tuy khác bậc vẫn gọi Viên tiệm. Lý không cạn sâu chẳng phải Thiên viên. Trong quyển bảy dùng thần thông bước ngựa dụ cho ba quán hoành biệt. Thần thông tức là trong tướng riêng, vì trung tức là ba quán, phá trung của hoành biệt, vì sao chẳng thấy văn gần xa phá tựa chưa sinh? Kế y văn kinh lại nói, trước dùng ba dụ chứng ba văn đã xong, lại y Hoa Nghiêm để chứng viên văn. Cho nên nói: Lại nói sửa lại định văn ý là ở đây. Vì sao thấy một chữ lại liền ở ngoài ba đặt tên là Đốn đốn. Nếu dẫn Hoa Nghiêm thì gọi là đốn đốn, là Huyền quyển mười cũng dẫn Hoa Nghiêm Phương Đẳng Bát-nhã viên chứng ở đốn. Hoa Nghiêm ấy đã chẳng phải là viên tiệm Phương Đẳng Bát-nhã thì (đâu) chẳng phải Đốn đốn. Nói Biệt thì lược chỉ ba môn. Đại ý ở một đốn. Văn lược giản đó lược nói ba thứ chỉ quán. Lược dùng đại ý gọi là tương tợ đồng, cho nên lại hỏi vì sao đồng khác.

Đáp: Trong đó phân biệt hai ý chung riêng. Chung thì lược chỉ chỉ là đại ý, riêng thì lược cùng đại ý chẳng đồng, vì chẳng đồng nên lược có ba thứ. Đại ý chỉ ở một trong ba cho nên văn nói: Tiệm cùng bất định bỏ mà chẳng luận. Người chẳng thấy liền ở ngoài ba biệt mà lập Đốn đốn. Văn cuối An Tâm, trước dùng ba quán kết số, kế dùng một tâm kết số nghĩa thứ lớp phải ở biệt, nghĩa một tâm phải ở Viên. Viên nầy lại đồng An Tâm, chung trước làm kết số, cho nên nghĩa khai ba biệt. Kế lại y bản để kết một tâm. Chẳng thấy ý này, dị thuyết lại sinh. Nói phát tâm văn cuối một chỉ quán mà kết, là đại ý năm chương văn tướng rộng chung. Cho nên đều dùng chỉ quán mà kết. Hoặc có lúc chỉ dùng một chỉ quán mà kết. Như văn sáu Tức đều một, hoặc chỉ dùng ba chỉ quán mà kết. Như văn cuối tùy tự ý hoặc có lúc đều dùng ba-một mà kết, như trước đã dẫn, lại có quan hệ không có văn kết. Như thường thực hành ba thứ Tam-muội. Lại nếu dùng ba-một mà kết, thì chỉ là chung riêng khác nhau, vì sao? Vì một thứ kết nói: Phát tâm Bồ-đề tức là quán, tâm tà tịch dứt là chỉ. Phải biết ba thứ, đều là phát tâm, tà tịch, tâm dứt. Lại ba thứ kết cũng là nghĩa chung, vì chung ba thứ cho nên kết. Thỉ (đầu) từ ba tạng, chung (cuối) đến Viên đốn, đều có tiệm, đốn, bất định. Đủ như trong văn thiên viên thứ ba và trong Phán Giáo Huyền Văn thứ mười. Bốn giáo là riêng, ba thứ là chung. Văn thứ nhất nầy chẳng trải bốn giáo một-ba mà kết, dùng chung bốn giáo cùng làm ba kết dùng ba đối một, ba lại là riêng. Người chẳng thấy, liền đó lại lấy lời y cứ theo đây mà lập riêng, rất chẳng thể được!

Hỏi: Hai thứ đốn vị đồng khác thế nào?

Đáp: Trụ Tiền thì khác, Đăng Trụ thì đồng. Dụ rằng: Phàm nêu vị thì đây phải y cứ giáo cho đến thầy xưa. Một nhà lập vị, chỉ phân ra bốn khác. Một kỳ giáo tích, nhân quả hiển bày, có đầu có cuối, chớ hơn bốn đây. Ba tạng thì bốn quả chi Phật, trăm kiếp tăng-kỳ, Thông giáo thì ba thừa cộng vị và danh riêng mà nghĩa chung, biệt viên đều lập năm mươi hai giai vị. Nhưng hành có xa gần, đoạn phục khác nhau. Viên y Pháp Hoa lại thêm năm phẩm, một nhà chỗ dùng các bộ đều như thế, chẳng từng nghe giai vị hai đốn, đã như trước phá. Hỏi: Vì sao phân biệt lập ra hai đốn? Đáp: Do căn lợi độn nên lập ra hai thứ khác nhau. Dụ rằng: Từ xưa thừa bẩm một viên một nhà giáo pháp, chẳng thấy hai đốn mà phân ra hai căn, chỗ nào trong văn cũng chỉ nói Hoa Nghiêm gồm lợi độn, lợi thì Viên giáo, độn thì người biệt. Hoặc trong mỗi giáo mà phân ra ba căn, hoặc hai hành tín pháp để phân ra lợi độn. Ấy thì giáo giáo bộ bộ đều như thế, hại đến Pháp Hoa, đồng vào một thật, không cho khai hội, đồng một căn tánh nhưng gọi là độn. Che quyền dấu tích có độn có lợi mà gọi là Lợi, rất không thể được.

Hỏi: Trong Phương Đẳng bốn tiệm khai bốn, trong hai bốn, thì viên đồng khác thế nào?

Đáp: Chỉ là bốn, trong Giáo viên đều là Tiệm viên. Dụ rằng: Thầy nầy chẳng biết nghĩa Tiệm giáo, cho nên chẳng biết Phương Đẳng chỉ là một trong tiệm, tức nói Tiệm giáo khác với Phương Đẳng.

Tức liền đáp rằng: Chỉ là bốn giáo đều gọi là Tiệm. Nếu biết chẳng khác vì sao liền đáp, chỉ là lời mượn viên trong Bốn giáo trước của hội Pháp Hoa đều gọi Tiệm viên. Pháp Hoa khai quyền, riêng hiển bày một viên, vì sao vẫn đặt tên Tiệm viên? Nếu thế chỉ biết bốn giáo từ lời nói tiệm mà chẳng hiểu ý Pháp Hoa khai bỏ. Do đây mà nói thầm lập tiệm đốn.

Hỏi: Trong Niết-bàn viên có gì khác nhau?

Đáp: Cũng là Tiệm viên. Dụ rằng: Nếu theo chỗ phán thì bắt đầu từ Lộc Uyển, cuối cùng đến Niết-bàn là một khái tiệm viên. Huyền Văn vì sao nếu phá quang trạch, quang trạch vẫn dùng Pháp Hoa khác xưa. Dẫn thông mạn xưa còn phải phá, Thầy này bẩm thọ xuất môn lại chẳng bằng quang trạch. Phải nói Niết-bàn tuy bốn, ba thứ trước biết viên, Phương Đẳng tuy bốn mà ba chẳng vào thật. Trong tiệm khai bốn chẳng khác Phương Đẳng. Các văn đều nói sao lại nghi ngờ. Y chỗ luận đó Niết-bàn ấy liền thành vô dụng. Lại có một hành bèn là uổng lập.

Hỏi: bốn giáo Niết-bàn đều vào viên phải chăng?

Đáp: có thứ chẳng vào, mười thứ tiên ngoại đạo tức là loại ấy. Dụ rằng: người học nghe nói Niếtbàn nhập thật, chẳng hiểu ý góp nhặt được vào. Nếu mười thứ tiên chẳng vào, thì ba tu đâu được nghe, trước sau đều không, khoảng giữa đánh vào, mười tiên chẳng vào vì sao Thế Tôn nói là thường? Phá rằng: Trong ngoại đạo các ông nhân tuy là thường mà quả vô thường, trong pháp Phật ta, nhân là vô thường mà quả là thường. Cho đến trần như sắc thường, thọ tưởng hành thức thường, còn các ngoại đạo khác thì ý đều như thế, vì sao lầm cho là thường. Văn dễ thấy còn lầm huống chi là khó thấy.

Hỏi: Chỉ quán quyển một ở sau có nhiều văn thí dụ, như tiếng Ca-lăng-tần-già, giã muôn thứ làm hoàn, ở ven biển lớn thuốc A-già-đà, v.v… làm dụ cho đốn nào?

Đáp: Đều là Tiệm đốn. Vì sao thế? Cũng như ở trong vỏ trứng, muôn thứ đều phải giã, phải đợi các nước vào biển lớn, hợp các thuốc làm A-già-đà, cho nên tiệm đốn, nếu chẳng ra khỏi vỏ trứng, thì các nước là biển, chẳng giã muôn thứ, chẳng hợp làm thuốc, mặc tình tụ đủ mới là Đốn đốn. Dụ rằng: Trong đây có hai lỗi: Một là chẳng hiểu ý dụ, hai là trái với lời mình nói. Chẳng hiểu dụ là hễ nói dụ, thì chỉ y cứ vào phần ít. Cho nên Đại Kinh nói: Chẳng thể dùng dụ mà dụ cho chân giải thoát, như loài voi ở núi tuyết, đâu thể cầu ngà và đuôi. Đưa quạt dụ trăng, đâu thể tìm được ánh sáng đẹp, huống chi là ý bản văn, ý ở một pháp đầy đủ các pháp lấy hiện kiến, lấy đây làm dụ, chưa vào biển các nước chẳng đủ, chưa giả làm hoàn các khí chẳng đủ, từ các chim khác trong trứng chẳng kêu, các thuốc khác tuy hợp mà trị bệnh chẳng khắp. Cho nên dùng các thứ này để làm đốn dụ, vì sao phá dụ mà làm Tiệm viên, nuôi con chẳng ra gì, lỗi mà hỏi dụ khác, tức là việc ấy; Hai là trái lời mình nói là tự lập, đại ý để làm Đốn đốn, các văn dụ này đều ở đại ý, vì sao tự chê dùng làm Tiệm viên?

Hỏi: Trong quyển một thật chẳng phải cha con, cả hai là người đi đường. Dụ này là sao?

Đáp: Thật chẳng phải cốt nhục là hai giáo trước, hai thứ bảo là người đi đường là hai giáo sau. Dụ rằng: ở đây sâu chẳng thấy ý dụ trong văn. Văn dùng giới nội, giới ngoại đều có một lý, lý đều hai giáo để làm năng thuyên, đều dùng bốn đế để làm mê giải, trong văn tự hợp, giận để dụ cho tập, đánh dụ cho khổ. Nếu cả hai bảo cha con giận đánh ít, là dụ cho trực giáo (giáo thẳng). Cả hai bảo người đi đường giận đánh nhiều là dụ cho lòng vòng. Đây gọi là Đạo đế trí giải chẳng đồng. Cho nên khiến diệt đế tức lìa cũng khác. Nếu tức giải thì khổ tập tức lý. Như người đi đường làm cha con. Nếu ly giải thì khổ tập khác lý, như cha con làm người đi đường, phải biết thật không phải cốt nhục, cả hai gọi là người đi đường chỉ y cứ nghĩa vụn giáo một lìa mà thôi. Cũng thiếu phần phán giới nội ngoại, những gì là vụn mà liền vượt tiết để làm bốn giáo đủ như trong chỉ quán ký giải thích.

Hỏi: Tiệm và Biệt là đồng hay khác.

Đáp: Hai thứ nầy khác nhau. Tiệm thì khai bốn, biệt thì chẳng khai bốn. Dụ rằng: Đã chẳng biết Tiệm giáo khai bốn, người học cùng Biệt giáo nói khác ích lợi gì? Nay nói tiệm biệt đều phải khai bốn, thì hai văn bất đồng. Tiệm giáo khai đốn, thì như trên đã nói, Biệt giáo khai bốn, thì đủ như trong bốn hoằng của Biệt giáo. Y cứ cảnh bốn đế đều trải bốn giáo, chỉ phải biết rõ nguyên nhân khai bốn. Nhưng ở người Biệt tự hành hóa tha chưa phải toàn lập bốn giáo. Chỉ nói giới nội giới ngoại cong ngay vụng khéo. Tự hành thì thứ lớp thu nhập, hóa tha thì tùy duyên hoành bị. Bị cơ tuy ngang mà hành trọn thành, dọc tự hành tuy dọc mà khắp học thành ngang. Như mới vào không thiên dụng chiết thể để phá kiến tư, vẫn là thiên dụng một môn tự hành. Nếu đến mười hành là làm lợi tha, mới bắt đầu khắp tập chiết thể tám môn, cho đến vô lượng vô tác tám môn. Bấy giờ, chỗ tập được gọi là ngang, ấy thí tự tha bốn giáo nghĩa đủ. Đọc văn chẳng rõ nghĩa lý sơ sài mà lại lầm phán biệt chẳng khai bốn, văn thương lược là chỗ nào?

Đáp: ôm dòng tìm nguồn trở đi là văn đó. Dụ rằng: Đây cũng có hai lỗi: Một là chẳng hiểu ý văn cũ mới, hai là thương lược lầm phán Tổ thừa.

1. Chẳng hiểu ý văn, văn cũ mười chương, năm chương trước là tựa, năm chương sau là chánh. Cho nên bản cũ trước nói: Trộm nghĩ thuật nghe cộng thành mười chương. Năm chương thương lược, v.v… gọi là trộm nghĩ, mình riêng trộm nghĩ làm tựa. Năm chương như Khai chương v.v… gọi là làm thuật nghe. Thuật lại các điều nghe từ pháp hội, lại sửa trị, bởi đó trộm nghĩ chẳng nên liên tiếp. Thuật nghe làm mười nên bỏ thương lược. Tên của năm chương, tên chương tuy bỏ nhưng vẫn còn văn ấy. Thuật nghe năm chương thứ lớp tuy còn cũng mất tên chương. Mới dời văn thương lược dùng làm lệ dẫn chứng, trước thêm chữ chỉ quán dùng làm tựa chung, thì lấy văn Ấp Lưu làm tựa riêng, người chẳng thấy liền làm loạn thuyết không trương. Bản cũ thương lược để nêu tựa riêng. Văn mới vì sao văn thương lược lại bày sau Tổ thừa, rất chẳng thể được.

Hỏi: Ấp lưu trở đi chánh phải là văn Tổ thừa bản cũ, vì sao lại đem làm văn thương lược ư?

Đáp: chính là thương lược có thầy, không thầy cho nên nói thương lược. Dụ rằng: Xưa giải thích thương lược là: Lược thuật kinh Phật, thô bày ý viên, nên nói là thương lược, tức dẫn văn rõ biết Hoa Nghiêm, nghe viên Hiền Thủ. Nay bèn phán văn Tổ thừa khác mà làm thương lược có thầy không thầy. Đã đem Tổ thừa để làm thương lược. Tổ thừa nếu chỉ sau biện khác, thì từ đầu đến cuối lớp lớp nói vọng.

Hỏi: Hữu tình tâm pháp đều là sắc hữu tình và báo ngoại y. Ba pháp đốn này và đốn đốn khởi quán đâu khác nhau.

Đáp: Đốn đốn tùy quán tức đủ các pháp, tiệm quán tâm cụ hai thứ kia thì không.

Đáp: Y cứ văn đáp này liền dùng tiệm viên làm Đốn đốn, là sao? Vì viên trong bốn giáo đâu chẳng nói là ba chỗ đủ pháp, cho nên viên văn trong bốn niệm xứ nói: Không phải chỉ Duy thức, cũng chính là ba chỗ duy sắc, duy thanh, duy xúc đủ pháp, chính là viên cuối cùng của bốn giáo. Nay văn phán lầm là đốn đốn, thì nghiệm biết các phán chỉ dùng tấm lòng. Lại tiệm viên đã biết tâm có đủ các pháp, các pháp khắp nhiếp há là cách sắc? Sắc nhiếp nhập tâm, tâm tức thị sắc. Vì sao mà phán một cách sai lầm rằng chỉ có tâm là đầy đủ? Nếu người Biệt giáo sơ tâm, sắc tâm đều chẳng đủ pháp sao có sắc riêng ư? Tiệm đốn cùng về tạp giáo môn, giáo môn đã tạp, y giáo mà tu quán thì tối như đi đêm. Hỏi: Hai thứ quán này sơ tâm có gì khác nhau? Đáp: Đốn đốn mà quán thì khi mới phát tâm ba Đế đều quán. Tiệm đốn mà quán thì trước quán Trung đạo lìa hai bên, hai quán trước thành kiến tư phá trước, sau chứng Trung đạo, ba đế mới đồng. Dụ rằng: Tuy là trong văn chỉ ba chỗ, năm chỗ để lập Đốn đốn, thì đã không phải chánh nghĩa, y cứ quán xếp vào vị cũng không có chánh văn. Đại sư chỉ dẫn các kinh nói vị để chứng bốn giáo, không thấy dẫn chứng. Ngoài bốn giáo, lập riêng một đốn, huống chi văn Đốn đốn ở các chỗ ấy đều là viên sau cùng của bốn giáo. Đó xếp viên này vào Tiệm viên. Nói mới phát tâm là trước quán Trung đạo tất cả giáo pháp đều không có văn nầy. Biệt thì trước quán hai biên, bèn trước kiến tư, há có thể chỉ quán Trung đạo trước phá kiến tư, viên biệt chẳng thành đều không chỗ y cứ.

Hỏi: Một tâm ba quán cùng ba quán một tâm hai văn có gì khác?

Đáp: Một tâm ba quán tức là giả, ba quán một tâm tức là không, chẳng phải ba chẳng phải một tức là Trung. Vì phá bộ mã (bước ngựa) thần thông, cho nên nói không giả. Nếu nói Đốn đốn thì trong một đủ ba. Dụ rằng: Bổn luận ba quán phải có nguyên do, đây là Đại thể Phật pháp, lại là yếu môn một nhà, hễ dùng tên ấy phải được chỉ thật. Đã dùng ba cách nầy tất cả pháp nên hiểu ba ý mới hết môn ấy. Một là đối cảnh thành quán, như quán một tâm làm cảnh không thể nghĩ bàn và phá pháp biến, hai là che đậy, thúc liễm, như quyển thứ nhất hợp tán chẳng phải hợp chẳng phải tán; Ba là một chẳng phải ba, ba chẳng phải một. Ba thứ ấy mượn danh nghĩa mà lập, như môn chẳng phải môn, chẳng phải môn chẳng phải chẳng môn, quyền thật, chẳng phải quyền chẳng phải thật, ấy là ba quán tâm, một tâm ba quán đều chẳng phải ý ba quán này. Chỉ là đối lại phá quán ngang dọc ấy. Quán dọc chỉ y cứ ba mà chẳng được một, cho nên dùng tức một mà ba để phá nghĩa dọc kia. Cho nên nói một tâm ba quán phá dọc thông bít. Quán ngang chỉ được đều khác một mà chẳng được ba, cho nên lấy tức ba, một mà phá hoành văn. Cho nên nói ba quán một tâm mà phá hoành thông bít ấy. Người chẳng thấy đây lại thêm song phi để đối ba quán. Lại văn tự nói không tức ba nên phá bộ thiệp, giả tức ba nên phá thừa, (trong ngựa) tức ba nên phá thần thông. Thầy ấy bèn nói: Vì phá bộ mã thần thông nên nói không giả bộ mã. Vốn là đơn, không đơn giả, đâu cần lại dùng không giả mà phá. Phá ở ngang biệt bộ mã thần thông, chánh dùng Viên giáo trong một đủ ba. Vì sao lại phân biệt rằng: Nếu nói Đốn đốn trong một đủ ba, ở đây thì trái văn lầm nói, khiến người mê văn tin tưởng. Cũng là lập quán trái văn, khiến người quán lầm vội nhận.

Hỏi: Đối đãi, bặt đối đãi có đồng khác gì?

Đáp: Đốn đốn là bặt đãi, tiệm đốn là đối đãi. Dụ rằng: rất lầm! Ý chỗ phán nầy thì phải đối đãi, bặt đãi đều chẳng phải Đốn đốn. Vì sao? Vì trong Huyền Văn nói Pháp Hoa nầy có đủ hai nghĩa tức là đối đãi và bặt đãi. Nếu thế, chỗ nào có riêng Đốn đốn bặt đãi ư? Lại theo chỗ phán ấy thì chỉ có Hoa Nghiêm là bặt, Pháp Hoa là thuần đãi. Nếu biết Pháp Hoa có đủ hai nghĩa lại dùng bặt đãi chia làm hai đốn. Phải biết phán này tự nói đã trái nhau. Nói theo đây thì đều mê hai đãi. Vì sao? Vì hai đãi đều chẳng phải tiệm chỉ đốn phán là đối đãi, lại xếp vào Tiệm. Đây là một lớp tự nói trái nhau. Hễ nói đối đãi, đãi trước các giáo là tiệm là thô, xứ nầy Pháp Hoa là đốn là diệu. Đốn ở sau tiệm gồm chỗ phá nói, đối tiệm nói đốn, nên nói tiệm đốn. Người chẳng thấy uổng chia ra đãi, tuyệt để đối hai kinh. Lại cũng chẳng biết ý bặt đãi, bặt ở chỗ đãi gọi là bặt đãi mới là Diệu đốn. Nó bèn lìa đốn, đãi lập riêng tên bặt, sao gọi là Đốn đốn.

Hỏi: Văn Pháp Hoa nầy đầy đủ hai đãi, há có thể lìa văn xếp vào hai đường.

Đáp: Hội xong không hai, chưa hội thì riêng. Dụ rằng: Thầy nầy không phải mê ở tên gọi đãi tuyệt của Huyền văn, cũng chính chưa đạt ý Pháp Hoa khai hội. Một đời giáo pháp, hội ở Pháp Hoa, xếp Pháp Hoa chỉ có đối đãi. Lại lập bộ nào gọi là

Hội kinh. Nếu dùng Pháp Hoa hội vào Hoa Nghiêm, thì thật không nói khai hiển. Nếu thế cả hai đều chưa hội, phải lập riêng một kinh vì hội hai đây. Nếu dùng quán hội, thì hội không văn. Nay nhà chỗ phán dùng bặt Pháp Hoa để bặt Hoa Nghiêm kia. Phải biết Hoa Nghiêm chưa tuyệt rõ lắm, đâu lại chỉ chưa bặt cũng là không đãi. Vì gồm Biệt nên hiển riêng chẳng thành, còn chẳng phải đối đãi, bặt thì nhờ (tuyệt gọi chỗ nào) đâu. Hội xong không hai lại về Pháp Hoa, vì sao lại xếp vào chẳng phải Đốn đốn.

Hỏi: Văn Pháp Hoa há có chẳng hội.

Đáp: Đối trước gọi đãi thì phải không có lý khác. Dụ rằng: nếu y cứ định phán của lời đáp này thì Pháp Hoa chỉ có đối đãi. Chỉ có đối đãi lý cũng chẳng khắp. Chỉ được nói đãi trước, mất diệu năng đối, nếu Pháp Hoa chỉ có đối đãi, thì trở thành chẳng hiểu tên sở đãi, sở đãi tức là các thô trước. Trước gọi Hoa Nghiêm, nếu nhìn chỗ nó phán lại dụ cho tông mình. Hoa Nghiêm đã thô, Đốn đốn đâu còn. Pháp Hoa đều diệu, đốn đốn chẳng nghi. Đối đãi đã thế, bặt đãi có thể phán.

Hỏi: Pháp tu quán dùng văn y cứ nghĩa. Đã đồng Pháp Hoa phải y nghĩa hội, vì sao đối xưa chia ra hai đường, lại cho Pháp Hoa là chẳng hội, bèn cho Hoa Nghiêm là bặt đãi.

Đáp: Tu quán khác nhau ở giáo cho nên quán hai giáo một. Dụ rằng: Người tu quán phải y theo giáo. Nếu quán hai giáo một lý thì chẳng thành. Pháp Hoa đã dung, chỉ phải lại y nghĩa dung mà tu quán. Hư lập hai quán lầm lấy bặt làm nghĩa hội Hoa Nghiêm, đã quy về Pháp Hoa thì tên Đốn đốn, luống lập, huống chi giáo một quán hai. Một quán không văn, lại cùng lập tông toàn thành trái nhau. Vốn xếp Hoa Nghiêm vào Đốn đốn, Đốn đốn liền quy về Pháp Hoa. Nghĩa đốn đã quy về Pháp Hoa thì nói Tiệm là lầm. Hỏi: Quán vốn ý giáo vô giáo, vì sao lập quán.

Đáp: Vì căn khác. Dụ rằng: Đây là lúc gấp mà nói, chẳng nghĩ trước sau trái nhau. Quán đã tùy căn, căn vốn thuận giáo. Có căn không giáo đồng ở gốc mê. Nếu lấy Đốn đốn làm Hoa Nghiêm thì Tiệm viên không giáo. Nếu dùng Pháp Hoa làm Tiệm giáo thì Đốn đốn không văn.

Hỏi: Vì sao gọi là Đốn đốn quán tướng?

Đáp: Trước tức sau nên gọi là Không, sau tức trước nên gọi là Giả, trước sau chẳng hai nên gọi là Trung. Dụ rằng: Sau tức là trước đâu khác, trước tức là sau, luống ở chẳng hai. Trước sau lầm đặt tên không giả. Thật chưa thể biết được tướng trạng ba quán. Lại tự nói rằng: Đốn đốn như Pháp Hoa, sáu căn thanh tịnh vị. Chỉ nói sáu căn thanh tịnh mà không nói trước dứt kiến tư, nên biết là Đốn đốn. Tiệm viên như Kinh Nhân Vương nói địa vị Bồ-tát Thập Tín, đã nói giã biệt hẳn biển khổ, tức là trước trừ kiến tư, nên nói tiệm đốn. Dụ rằng: Tự nói trái nhau chẳng thể cùng tận. Trước lấy Pháp Hoa làm tiệm đốn, nay dùng Pháp Hoa làm Đốn đốn, huống chi lại chẳng biết sơn môn các bộ đều đem Nhân Vương làm chứng Pháp Hoa. Pháp Hoa chép: Vô lậu ý căn, kinh Nhân Vương nói giã biện hẳn biển khổ. Vô lậu và biệt khổ chỉ có khác nhân quả, chẳng thấy nghĩa đồng. Từ văn mà chia lìa hai, lại nói: Văn trước đã nói đại ý ở một đốn. Phải biết năm lược nói Đốn đốn. Thích Danh trở đi đều là Tiệm đốn. Dụ rằng: Đại ý cùng văn sau chỉ là rộng lược khác nhau. Vì sao lại phân làm hai? Cho nên trong phân biệt mà đem đại ý đối tám chương mười nghĩa, phân biệt rộng lược, tức chỉ là một, há có lược đốn mà rộng tiệm ư? Lại thứ năm trước nêu sáu lớp trước để khai giải, khiến y giải để lập hành. Vì sao cho giải là Đốn đốn, dùng hành làm Tiệm viên. Y giải khởi hành, hành đã trái giải. Đây là mắt nhìn Đông mà chân ở Tây, mưa Nam mà sáng Bắc. Lại nếu Đại ý chỉ ở đốn đốn vì sao đại hành dẫn chung ba thừa. Nếu văn dưới chỉ ở Tiệm viên, vì sao lại có một tâm chỉ quán ở trung, tức ba quán phá thần thông trước. Lại nếu đại ý chỉ ở Đốn đốn vì sao phát tâm, bốn đế bốn hoằng, mười thứ phát tâm đều nêu bốn giáo văn dưới thuộc Tiệm, phá cũng đồng trước. Văn đã trái nhau thì nương vào đâu mà lập hành. Lại nói: Hai quán sơ tâm nầy tu quán rất khó phân biệt. Phải dựa vào quán thì mới biết được. Dụ rằng: Như phá biến sơ mới vào Vô sinh đều phải y theo giáo, huống chi đại chương sinh giải để dẫn dắt. Trước đã nói phân biệt rất khó, tin là giải tâm minh, muội giải đã minh (tối) thì muội nhập quán vô. Do giải ấy chưa sáng liền suy vào quán, nào khác ám chứng tăng thượng. Chuột là loài chim trên hư không mà nói lời nhập chứng. Khiến sinh khác Thánh tưởng, bỗng khiến lãnh nạp thuyết khác thật sợ rơi vào lỗi, người thật được thọ ký còn vời lấy lỗi trái tưởng. Cho nên phải trọng khe hở. Lại nếu thật được thì là vị thứ nào. Nếu giả danh cùng người nào khác. Nếu Ngũ phẩm vị lại đồng với Đại sư, ta thật chẳng trồng, người chứng tự biết. Xin chớ dối Thánh, trái tâm mình. Lại nói y đảnh Pháp sư văn quán tâm mười hai bộ kinh, tu quán sẽ được. Dụ rằng: Phàm ba quán, nghĩa chỉ ba thứ: Một là từ hành, chỉ ở muôn cảnh mà quán một tâm. Muôn cảnh tuy khác, diệu quán lý đẳng. Như quán ấm đẳng tức là ý ấy; hai là y cứ pháp tướng như văn y cứ bốn đế năm hành, vào một niệm tâm để thực hành viên quán; ba là gá sự tướng như Vương Xá, Kỳ-Xà tên từ sự mà lập. Mượn sự làm quán để dẫn chấp tình, tức như Phương Đẳng Phổ Hiền, lệ theo có thể biết. Cho nên mười hai bộ quán mượn sự đặt tên. Tuy có tên ba quán một cảnh mười thừa chẳng nêu, một bộ tên dưới chỉ bày một câu, há một câu nầy có thể bày quán môn. Nếu một câu này đủ được tu hành, thì mười cảnh mười thừa liền thành rối rắm. Cho nên biết riêng chỉ trong văn một câu hai câu, để làm Đốn đốn. Nghĩa đồng ngoan cảnh, thể tâm đạp tâm, văn mười quyển lại thành vô dụng, gồm nếu lỗi hư cấu của Đại sư.

Hỏi: Trong tiệm viên quán đãn trung là thật tướng chăng?

Đáp: Không phải tức thật tướng, thể là Đãn trung. Dụ rằng: Thật tướng cùng đãn trung thể đồng mà tên khác. Thật tức đều thật, quyền tức đều quyền, nếu y cứ giáo giải thích văn, thì Đãn trung ở Biệt. Tu quán thứ lớp vẫn ở hậu tâm, bốn giáo trung viên tất cả các văn đều sơ tâm viên tu ba quán. Nó đem quán này thuộc người Đốn đốn. Biệt là người viên lập quán đãn trung. Tìm khắp các bộ đều không có văn này. Chỉ trong cảnh phiền não chê mất Huyền rằng: Chẳng trụ điều phục, chẳng trụ chẳng điều phục. Sơ tâm tu trung thành lỗi song phi, làm sao lượm lỗi để xếp vào Pháp Hoa? Khổ thay! Khổ thay! Chẳng thể cứu giúp.

Hỏi: Sơ tâm tu trung đã chẳng phải thật tướng là có phải Niết-bàn hay chăng?

Đáp: Là Niết-bàn. Dụ rằng: Niết-bàn thật tướng đại tiểu tên chung. Sơ tâm tu trung đã chẳng phải thật tướng. Nếu chẳng phải thật tướng cũng chẳng phải Niết-bàn. Nếu là Niết-bàn cũng là thật tướng. Nếu là thật tướng tức là từ xưa thường quán Niết-bàn. Vì sao nói không phải thật tướng mà nói là Niết-bàn? Nếu từ sơ tâm là tiểu Niết-bàn. Ở đây hai thứ Bồ-tát Thông Biệt, nghiêng về một vãng, là đường chung mà nói, còn nếu nói về biệt thì Bồ-tát thông giáo đến địa thứ bảy sợ đọa Niết-bàn như ba đường ác. Biệt giáo sơ tâm chỉ gọi là Chân đế, nhưng vẫn chẳng được đặt tên Niết-bàn. Cho nên biết sơ quán chỉ là ở đốn. Nói chẳng phải thật tướng mà là Niết-bàn là không có giáo để y cứ.

Hỏi: Đâu có đãn trung gọi là Sơ tâm quán Niết-bàn?

Đáp: Có. Dụ rằng: Chẳng biết cầu giáo chỉ, mặc mình tự nói. Phải vô tức vô, phải có tức có. Một nhà giáo tướng chẳng thấy phán tiểu, là niết-bàn Đãn trung.

Hỏi: Như có hai thứ đốn thì sao Đại sư chẳng nói rõ ràng.

Đáp: Như đại ý chỉ ở một đốn, tức là văn ấy. Lại Niết-bàn sớ thích của Đảnh Pháp sư giải thích trong năm hành chẳng thứ lớp có nói: Mười tín dứt hoặc tức là tiệm đốn, chẳng dứt hoặc tức là Đốn đốn. Dụ rằng: Đại ý một đốn đã như trước phá. Nó dẫn Niết-bàn sơ thân cùng đối xem xét hoàn toàn không có văn này. Phải là tiếp tục nhầm sau, nghĩ liền đem tưởng tâm chứng nghĩa. Văn chẳng có ghi, cho nên khiến xem lại không có văn. Lại, các văn của Đại sư đều chẳng ghi chép, sao lại phải dẫn văn của Chương An, huống xem lại hoàn toàn không sao lao khổ mà cứ huống lại chẳng thú lớp hành chánh là viên trong bốn giáo. Lại thường nói có tám giáo, cho nên có hai đốn. Dụ rằng: Ý theo tám giáo đủ như phá ở trước. Lại nói: Hai đốn sơ tâm chẳng phải một bề khác nhau, tuy khác mà đồng, tuy đồng mà khác. Dụ rằng: Không đem khác này mà hạch hỏi, người khác chẳng cho tiệm viên tức là đốn đốn, lý cùng không cứ đồng dị xem lẫn lộn.

Hỏi: Một sắc một hương đều là Trung đạo là tướng quán nào?

Đáp: Là Tiệm đốn, không phải Đốn đốn, dụ rằng: Thầy đây đã chấp sơ tâm tu quán chỉ nghe Trung đạo, lại bảo Tiệm viên, mà chẳng hiểu lời thiên lý viên. Cho nên Đại Ý nói: Chớ nên giữ lời hại viên, vu khống ý Thánh. Cho nên kinh luận Danh Số hoặc Cụ hoặc Thiên. Ý chỉ sau lời lý phải đầy đủ. Đại sư lấy Bị cụ mà giải thích thiên ngôn. Cho nên trong Đại ý nói: Không tức là không, v.v… tự nói trái nhau, cũng như phá trước.

Hỏi: Sơ tâm khởi quán nếu bỏ hai bên chỉ quán Trung đạo, nào khác gì Thông giáo chỉ có tên Trung. Vì sao Sơ tâm thấy Đãn Lý này mà im lặng chăng?

Đáp: Dụ rằng: Nói có chỉ, nói (hơn) chẳng nói. Nói đã không quy, chẳng nói lời hơn. Người tu quán phải lập giải tâm, giải tâm chưa thành vội lập quán này, lời rốt lý tột cho đến không lời. Lại nói: Y cứ vào văn phải phân hai thứ đốn khác. Sơ tâm tu quán thật khó phân biệt. Dụ rằng: Trước nói giáo tuy có một, quán thì có hai. Trong đây lại nói văn tuy phân làm hai, hai quán khó phân. Y cứ vào đây lại thành văn hai quán một. Trước sau trái nhau chẳng thể nói nữa. Cho nên biết học tông chẳng được vội như thế, ở đây cũng có thể rộng khắp nhiều đời, vẫn khiến vị lai chẳng gặp bạn lành.

Hỏi: Địa tiền của Biệt giáo là Đăng địa, song vong song chiếu phương tiện, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Địa Tiền song vong, Đăng địa song chiếu, cho đến địa thứ hai lại vong lại chiếu. Dụ rằng: Không phải chỉ quán môn mất đầu mối, mà còn chính văn nghĩa sai lầm. Đã nói Địa tiền lấy làm phương tiện vong chiếu. Phải biết chánh vong chánh chiếu hợp ở Sơ địa. Vì sao lại nói Đăng địa song chiếu, Địa tiền song vong, đủ như trong chỉ quán ở quyển ba? Đây thì đọc văn chưa khắp, chẳng phải phá riêng (biệt phá).

Hỏi: Vì sao gọi bốn Tam-muội là tu riêng, niệm Phật là tu riêng?

Đáp: Đảnh Pháp Sư đã lầm. Lẽ ra nói: Bốn Tam-muội là Biệt tu, niệm Phật là Thông tu. Dụ rằng: Thầy này tự lầm suy (lỗi) với người khác.

Nay nói tu chung, là dùng Tam-muội mà nhiếp tất cả hành, cho nên nói chung trái riêng (trái chung là riêng). Niệm Phật thông thân, các hành chẳng khắp, bèn là trong chung, cho nên là riêng, trái lại gọi là chung, sâu chẳng thể được (thấp là sâu sắc). Lại nói: Ba Hiền mười Thánh trụ ở quả báo, đây là gồm hai giáo, ba Hiền Viên giáo, mười Thánh Biệt giáo. Dụ rằng: Nói quả báo, là cõi Thật báo, đã sinh quả báo tức là người của bốn vị Viên giáo. Thầy nầy chỉ thấy tên Hiền thánh liền phân biệt gọi là Thánh hiền hai giáo Biệt Viên. Bèn mượn Biệt Danh Viên Cụ sinh. Thật báo tức là chánh nói về Viên vị. Nếu nói Hiền thánh vị của Biệt giáo thì chẳng hợp sinh đó mà phán mười địa. Thuộc Biệt là Viên, bốn mươi vị cùng phá vô minh, vì sao lại phân ra mười địa thuộc người Biệt. Lại y cứ địa chứng đạo tức là Trụ, sao phải phân biệt. Nếu còn giáo đạo thì mười địa đã gồm hai giáo cũng không có nghĩa phân.

Hỏi: Đó hỏi người rằng: Tiếng hỏi kinh Tiệm, gọi là Tiệm Viên, tám giới phát tâm chẳng từ tiệm đến, từ đây phải phán là giáo gì.

Đáp: là người Đốn đốn. Dụ rằng: (khó) rồi như trước. Sao chẳng từ tám giới trần số mà xếp vào Đốn đốn, lại gọi Tiệm viên. Từ đây về trước lược nói là lược nói lỗi quán, lỗi giáo chẳng luận. Quy mạng các Hiền thánh, nguyện bỏ tâm phải quấy vì trồng nhân Niết-bàn, không phải muốn nói về lỗi phải.


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]