TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1936 - LỜI TỰA KHẮC LẠI TỨ MINH THẬP NGHĨA THƯ

MỤC LỤC

SỐ 1936 - LỜI TỰA KHẮC LẠI TỨ MINH THẬP NGHĨA THƯ

LỜI TỰA THẬP NGHĨA THƯ

SỐ 1936 - TỨ MINH THẬP NGHĨA THƯ

QUYỂN THƯỢNG

THỨ NHẤT: KHÔNG HIỂU PHÁP NĂNG QUÁN.

THỨ HAI: KHÔNG BIẾT TÂM SỞ QUÁN

THỨ BA: KHÔNG PHÂN BIỆT HAI CẢNH NỘI NGOẠI

THỨ TƯ: KHÔNG NÓI VỀ HAI SỰ TẠO LÝ

QUYỂN HẠ

THỨ NĂM: KHÔNG HIỂU RÕ CÔNG PHU QUÁN PHÁP

THỨ SÁU: VẶN HỎI VỀ KHÔNG THỂ HỘI TÂM PHÁP

THỨ BẢY: KHÔNG BIẾT RÕ GIAI VỊ QUÁN TÂM.

THỨ TÁM: KHÔNG HIỂU Ý NGHĨA QUÁN TÂM

THỨ CHÍN: KHÔNG GIỎI VỀ TIÊU VĂN.

THỨ MƯỜI: KHÔNG CHỊU KHÓ NGHIÊN CỨU LÝ


Viên tông quán đạo sâu xa rộng lớn vô cùng, chắc chắn phải nhờ vào sự khai bày quyết định của bậc thầy trong tông môn, lại tự mình chọn lựa tinh tế mới dễ dàng thông đạt. Nếu không như vậy thì người danh cao tuổi lớn vẫn còn lạc đường mất chánh, huống chi người mới học hậu tiến không đi vào nẻo tà nguy hiểm, thì ít vi làm sao. Xưa kia, ân sư Từ Quang hai lần giảng kinh Hoa Nghiêm mà không sâu sát với bổn giáo, lạm dụng tông khác, vội vàng phân định nhất niệm làm chân, từ đó đến nay tông môn cảnh quán bị rối loạn vô cùng, rốt cuộc khiến cho Viên đàm xếp vào tánh sai lầm do trực tiếp hiển bày tâm tánh mà phế bỏ ánh sáng huyền diệu rộng lớn vốn có. Vậy là Tôn giả Tứ Minh tiếc cho chánh giáo, thương xót đời sau mông muội, nên cố gắng cùng với Phạm Thiên Chiêu Sư hỏi đáp qua lại, tất cả có đến năm lần, Thập nghĩa thư này trích lấy văn của năm lần kia mà biên tập lại thành, một khi mở sách này ra không chỉ lật qua lật lại, trước sau rõ ràng rất dễ xem thấy, cũng là phân định cảnh tu quán nhờ vào sự giúp đỡ pháp, diệu giải diệu hạnh, duy sắc suy tâm, tất cả quán đạo mơ màng, lúc ấy liền rõ ràng sáng tỏ. Than ôi! Vì tà thuyết của ngoại đạo mà chánh nghĩa quán tâm lật lại để hiển bày sự do dự đó của thế hệ Chiêu Sư nên lau chùi núi vàng quét sạch lưới giăng. May sao sách này đã từng lưu thông, đến chốn này mà còn không thể mở mang ở đời, nên người không biết đó là điều vô cùng quý báu. Cho đến khi Hòa-thượng của tôi nhiều lần diễn giảng xưng tán thì người học khắp nơi cùng hiểu biết rõ ràng về ánh sáng của quán đạo. Lúc này, nếu muốn hiểu rõ tông giáo của Thiên Thai kinh Khê, thì chắc chắn phải nương vào chỉ nam của Tứ Minh thì trước nên tinh luyện Thập Nghĩa Chỉ Yếu. Hai chuẩn mực này không tinh tế thì đối với quán đạo của tông phái này không thể hiểu rõ được. Nhưng Nghĩa Thư hiện đang lưu hành viết sai không ít, văn tự của người chú giải lại trúc trắc nên khó thấy được bệnh của người đọc. Nay để đính chính những sai sót ở trên, hơn nữa hết lòng nêu rõ khoa mục của Sư ở trong văn từ để thay thế người học phải vất vả hợp sức viết ra. Người hậu học đọc rất kỹ sách này, chịu khó chăm chỉ thì sẽ giải thích tông giáo thông đạt quán đạo tự tại vô ngại; giống như chẻ tre, đốt đầu tiên đã chẻ toang thì các đốt còn lại đều toác ra dễ dàng. Người học đối với điều này chẳng thể không để ý.

Bấy giờ là Thượng tuần tháng Bảy năm Bính Thìn. Đường Sơn Tỳ-kheo hiệu Nghĩa Thụy kính ghi.

-------------------------------------

LỜI TỰA THẬP NGHĨA THƯ

Nguyên do soạn ra Thập Nghĩa Thư là trước đời Tống Cảnh Đức có hai bản Quảng-Lược về Quang Minh Huyền cùng lưu hành ở đời, Tiền Đường Từ Quang An Sư soạn ra bài ký gọi là phát huy, chuyên giải thích về bản lược, cho rằng bản Quảng có mười pháp quán tâm chính là người đời sau tự ý thêm vào mà thôi; Thiên Thai lại giải thích văn của Đế Vương liền phê bình, cho là có bốn sai lầm: một là trái ngược với lý, hai là nghĩa còn sơ sài, ba là từ ngữ hẹp hòi, bốn là lầm lẫn về sự; bản Quảng bác bỏ như tiếp trong Di Ký. Có hai đệ tử là Tiền Đường Phụng Tiên Thanh Sư và Gia Hòa Linh Quang Mẫn Sư, cùng kết hợp nạn từ tạo ra hai mươi điều, giúp cho thành nghĩa của Sư, cùng nhau bác bỏ bản Quảng. Tiền Đường Bảo Sơn Thiện Tín pháp sư, nhận được thư thành khẩn cầu thỉnh Pháp Trí bình xét. Pháp Trí nhún mình nói: "Bình xét là bàn về điều sai, tức là gần với sự cạnh tranh, không phải là chí nguyện của tôi. Huống chi vì hai Sư có sự học vấn hiểu biết hơn người, thấu suốt mọi lẽ trước đây của tông phái tôi, làm sao có thể noi theo như thế mà cự tuyệt được?". Tín pháp sư lại thỉnh cầu rằng: "Trống Pháp đua tiếng, đâu trước đâu sau, việc nhân đức đối với Sư không nhường ai, huống chi người khác?". Bởi vì kiên quyết nhường nhịn cho nên không tránh được, do đó có sự giúp đỡ đối với tông môn và soạn ra thư giải thích vấn nạn, chuyên cứu giúp mười loại quán tâm của bản Quảng, bao gồm chỉ trích cái sai vì không hiểu mà sinh ra sự chọn cảnh quanh co, cái mất vì quán trở thành qua từng pháp một. Tiền Đường Phạm Thiên Chiêu Sư, Cô Sơn Mã Não Viên Sư đều là học trò của Phụng Tiên, soạn Biện Ngoa xem xét cái sai của Thích Nạn, cứu lấy cái được của Phát huy. Pháp Trí còn giữ lễ tiết khiêm nhường, soạn ra Vấn Nghi Thư để vặn hỏi, Chiêu Sư không lẫn tránh mà lại có Đáp Nghi Thư. Pháp Trí lại có nêu ra Cật Nạn Thư, Chiêu Sư trả lời bằng Cấu Ngũ Nghĩa. Pháp Trí lại viết Vấn Nghi Thư bắt bẻ lại, Chiêu Sư dừng lại hơn năm. Pháp Trí lại có Thúc Vấn Thư trả lời, Chiêu Sư có Thích Nạn này, đảo lộn thành văn không được đầy đủ. Qua lại đều có năm lần liên tục, trải qua bảy năm, chứa nhóm kết hợp văn trước sau mười lần, thành Thập Nghĩa Thư này. Lại có hai trăm câu vặn hỏi, không nêu ra trước sau, năm lần rơi vào thất bại, bốn phen chuyển sang suy tính. Đầu tiên chỉ y theo giáo mà giải thích chính đáng, lại thuộc về Lý quán quán tâm. Pháp Trí chỉ trích rằng: "Dùng giáo thay cho quán, nào ngờ lại thành có quán mà không có giáo". Chuyển kế thứ hai nói: "Phải biết rằng, lý quán quán trực tiếp vào chân tâm, đương thể quang minh, lại cho là vọng pháp". Pháp Trí chỉ trích rằng: "Quán tâm đang mê, lại cho là thuộc về chân tâm, đương thể quả pháp, lại cho rằng thuộc về Vọng". Chuyển kế thứ ba cứu vãn lỗi của chân tâm, thay đổi chân tâm gọi là pháp tánh, ý cho rằng: Pháp tánh chung cho cả chân và vọng, bởi vì tùy duyên lẫn lộn, chuyển thành Sự Lý hai tạo, tâm thuộc về phi chân phi vọng, chúng sinh và Phật là chân vọng, cứu đỡ chân tâm trước đó, cũng không chuyên về chân hay về vọng. Bởi vì không chuyên về vọng cho nên chỉ trích sự chống đối của Pháp Trí. Chuyển kế thứ tư nói: "Diệu lý mười thừa là cảnh sở quán". Pháp Trí phá bỏ rằng: "Cho nên ba chướng bốn ma là quán cái năng quán ư?" Chuyển kế liền rơi vào thất bại, cùng với căn bản đầu tiên, cộng lại thành năm lần. Lại nữa, Pháp Trí dẫn ra tiếp tục trình bày vặn hỏi về Ấm cảnh, Chiêu Sư lại nói: "Chỉ quán ấm, có mất mới tìm kiếm. Trọng Ni nói: "Lời của pháp ngữ, có thể không theo hay sao? Sửa đổi thì mới quý trọng, vì thế nay sửa đổi". Pháp Trí tiến tới khen ngợi rằng: "Thượng Nhân có chút tánh linh, có thể phân biệt khoa tiết, sao không ra sức vậy? Bỏ ngắn theo dài, thấy đẹp biết xấu, nay lai ra sức quán ấm, nhờ ai mà biết?" Cảnh Đức năm thứ tư, Cô Sơn Viên Sư là người đồng môn với Chiêu Sư, Pháp Trí cử đến cư trú ở Đông Dịch Sơn Thần vốn giống như Đại Sư Chiêu, ở dưới trướng, hằng ngày hướng về Thập Nghĩa Thư và hai trăm câu hỏi, đến Tiền Đường vặn hỏi. Gặp dịp Thập Đại Sư dừng lại, hy vọng ở cạnh giúp đỡ, cùng nhau phân biện. Cô Sơn quan sát sự biện luận của hai người, giống như trực tiếp đối địch, chắc chắn là cùng môn hạ. Tự cho rằng: Nghĩa rồng sao chịu khuất phục hươu nai, bèn nói cho Tiền Đường biết giữ gìn, trả lời để công bố chứng cứ, không để bị bắt cử. Tuy nhiên, chỉ chú trọng bàn luận, triệt hành sâu xa, cho dù ma đốt cháy kinh Phật, vả lại không thể đốt cháy cái thiện của tánh đức, cho nên giáo quyển thường trụ, làm sao dứt được. Nay có Tống Hi Ninh, cách nhau hơn tám mươi năm, trùng hưng lại văn này, lưu hành rộng rãi ở đời. Triết Hữu Học Hiệu, giảng giải luyện tập văn này đã nhiều, cho nên được nêu rõ công lao khắc chạm thành bản, thay cho sự vất vả truyền bá viết chép của người học. Trụ tại viện Pháp Minh ở Vĩnh Gia, Tôn Kế Trung đời thứ nhất, đưa ra truyền thụ cho học trò, để viết chép ấn hành hai bản, vừa đối chiếu vừa xem xét, nghĩa đó giống nhau mà pháp cú thiếu thừa, văn tự lẫn lộn sai lạc. Xưa hướng đến đình của quảng trí, mỗi khi mông muội để lắng tai đưa tay; nay y theo nghĩa mà dứt bặt văn từ, vội vàng lạm dụng bình xét phân định, hoặc có gì tốt hay không? Mong người học cùng thấy điều đó, lại là chỉ nam cho người học mà thôi.

Niên hiệu Hi Ninh năm thứ chín, ngày Ký vọng, tháng giữa Đông ghi lời tựa.

----------------------------------------

SỐ 1936 - TỨ MINH THẬP NGHĨA THƯ

QUYỂN THƯỢNG

Niên hiệu Cảnh Đức năm thứ ba, ký vọng tháng Chạp, Tứ Minh Sa-môn, tỳ kheo Tri Lễ, kính cẩn dùng tâm làm pháp, hỏi nghĩa vời Triết Dương giảng chủ, Chiêu Thượng Nhân [ngồi trước]; ngày hai mươi ba tháng mười, hai người Lai-Văn nhập thất, truyền gọi đến giải thích một loạt về thư chất vấn, kết hợp nhiều lời lẽ thô kệch, muốn ngăn chặn người đến vặn hỏi, đã lập tông mà tự thất bại, chỉ có việc dẫn giáo để quy về đâu, đều là sự bàn luận vô nghĩa, tất cả là sự giảng nói, dối trá của người khác. Nếu tùy theo văn tỏ bày vặn hỏi, sợ rằng đại tiết khó rõ ràng, cho nên đối với một khoa quán tâm, lập nên mười đoạn vặn hỏi, huống hồ Thượng Nhân xưa nay rõ ràng không trốn tránh, dùng Biện Ngoa để trả lời thắc mắc, tự nói mình là Tăng sĩ hẹp hòi, sớm chứa nhóm nhiều sự khiêm cung, vì vậy cầu thỉnh hỏi han thêm nhiều vì lễ, do đó hỏi chẳng bao nhiêu, trả lời nhất định chu toàn.

Lại nữa, tạm thời nhờ năm nghĩa mà thấy chứng cứ, đã tức thời thủ thúc, nay y cứ theo mươi môn phân định vặn hỏi, không thoái thác cho nên dùng lời lẽ vùng vằng, ngừng làm việc, tra tìm văn trong nhiều bộ, qua hơn năm tiến hành suy nghĩ, nhân tiện thỉnh cầu, chân thành thẳng thắn nói ra nghĩa lý, tùy theo giải thích mau chóng hồi đáp, thật là may mắn và rất mong tin (Nghĩa lý trước sau của Thượng Nhân, đều qua hai năm. Nếu nghĩa lý minh bạch từ lâu, chung quy không kéo dài muộn màng đến thế. Bởi vì tìm kiếm khắp mọi giáo bộ, kết hợp tất cả sự thấy biết, có nhiều điều trái ngược tự tông, hoàn toàn hại đến diệu đạo, nguyện suy nghĩ để hồi báo, không nên buông lung, để tâm ton hót).

Biện Ngoa vốn lập ra, mười loại ba pháp sâu xa này, trình bày thuần về lý quán, không cần đến sự phụ giúp mà quán, v.v...

Kinh Khê nói: "Như thường ngồi chẳng hạn, hoặc chỉ là quán lý, tùy theo tự ý từ cái vụn vặt để xử lý". Đã nói là trình bày thuần về lý quán, chính là ba thứ tam-muội, chú trọng khiến cho ở nơi thức ấm tu tập mười thừa.

Còn thư trả lời thắc mắc nói: Huyền Văn này trực tiếp hiển bày tâm tánh.

Vả lại ba loại pháp quán, đều hiển bày tâm tánh, nhưng hai quán Sự-Pháp, đã nhờ vào Sự nghĩa quán tâm, và phụ Pháp tướng quán tâm, tạm thời không trực tiếp hiển bày, chỉ y cứ theo Hành quán xét trực tiếp, đối với ấm tâm hiển bày tánh của ba ngàn, mới gọi là trực tiếp hiển bày tâm tánh. Dựa vào hai thư này, phân định chắc chắn mười loại ba pháp sâu xa này, đã là quán xét y cứ theo Hành, nên có thể bác bỏ phụ pháp quán tâm này.

Đã là Lý quán y cứ theo hành, trực tiếp hiển bày tâm tánh, mười loại ba pháp trong văn, tại vì sao không chọn lấy nêu rõ thức tâm làm cảnh, sao không có mười pháp thành thừa? Đã hoàn toàn không có nghĩa này, thì chắc chắn chẳng phải Lý quán.

Lại nữa, văn từ tự chú trọng bàn luận về quả Phật pháp tướng, chắc chắn không phải là trực tiếp hiển bày tâm tánh. Thượng Nhân vốn cho rằng vì đã là y cứ theo hành mà quán xét, cho nên có thể bác bỏ một khoa quán tâm này. Đã chẳng phải là quán theo Hành, thì văn quán tâm ở sau, lẽ nào có thể vội vàng bác bỏ ư? [cho dù muốn dựa vào các văn quán tâm, cũng chỉ trở thành nghĩa của sự pháp quán, rốt cuộc không phải lý quán, huống chi lại phụ pháp không được].

Vậy thì một khoa quán tâm này, đã không thể bác bỏ được. Huống chi Thượng Nhân tự mình lập ra hai loại quán tâm về Sư

- Pháp, chỉ có hai ý: Một là khiến cho người tu tập Chỉ Quán, thấy Sự tướng, Pháp tướng, sẽ không quên sự tu tập vốn có; nêu rõ hai loại quán tâm.

Hai là người chưa tu tập Chỉ Quán, quên đi đối với sự che phủ trì trệ, khiến cho biết phát khởi hạnh, chắc chắn sẽ nương vào Chỉ Quán; nêu rõ hai loại quán tâm.

Nay văn tạm thời bỏ ba quán một, chọn ấm để tu quán, vừa xứng hợp với người tu tập vốn có, lại có thể chuẩn bị trước để nêu rõ cho người tu Chỉ Quán, cần phải biết chỗ để khởi quán. nếu cương quyết bác bỏ văn này thì không thể nào nêu rõ Chỉ Quán hạnh môn cho người chưa tu. Thế thì một khoa quán tâm sâu xa này, không thể vội vàng bác bỏ, y cứ theo Hành để quán xét thì nghĩa đã thất bại, văn của phụ pháp quán tâm lại không thể bác bỏ được, Đế Tuệ Vương sao có thể vội vàng dứt bỏ?

Sự nghị bàn đã đến đỉnh điểm, còn lại gì để luận? Chỉ vì đạt tiết của tông này, đã bị Thượng Nhân giảng giải khác đi, làm hại những người sau kia, cho nên không gặt hái được, tạm thời đối với quán tâm, sơ lược hỏi về mười nghĩa, mong mau chóng trả lời rõ ràng!

- Không hiểu về pháp năng quán.

- Không nhận biết tâm sở quán.

- Không phân biệt hai cảnh trong ngoại.

- Không giải thích hai sự tạo lý.

- Không hiểu rõ công phu quán pháp.-Không lĩnh hội lời hỏi về tâm pháp.-Không biết rõ địa vị của quán tâm.

- Không thông suốt ý nghĩa quán tâm.

- Không khéo tiêu văn.

- Không rảnh nghiên cứu lý.

THỨ NHẤT: KHÔNG HIỂU PHÁP NĂNG QUÁN.

Nói về bình luận Phật Pháp, chắc chắn phải hiểu nghĩa quyết định, lời nói phải đích xác, biết thắng biết bại, có thể tiến, có thể lùi, nếu tâm không có nơi hướng về thì ngôn ngữ tự nó sẽ trái nhau, đã thất bại mà lại tiến lên thì chắc chắn không thể nào bàn luận đạo lý với nhau. Đó là lời khuyên nhắc của thầy tổ tôi. Nhưng nay vì thương tiếc cho Đại giáo, cầu mong dừng lại không được, cho nên nói sơ lược về ngọn nguồn, khiến biết được đôi chút về sự được mất kia.

Vả lại trong Phát Huy Ký, lập ra bác bỏ quán tâm cho nên nói: Mười loại ba pháp sâu xa này, vì Đại Sư giúp đỡ thuận theo văn kinh, pháp tánh viên đàm, đầu tiên từ tánh đức ba đạo, cuối cùng đến quả ba nhân đức {Chánh thích và phân biệt, đều từ ba đức cho đến ba đạo, cho nên lập ra trước sau không trái ngược với những gì thấy trong văn

}, mỗi ba pháp đều là diệu tánh, mỗi diệu tánh đều là chân nguyên, lẽ nào đây là thuần túy bàn luận về bên ngoài chánh pháp, lại phải lập ra quán tâm ư?

Phù Tông Ký Thích chép: "Quán tâm là chánh thức bàn luận về quán pháp, mục đích nêu rõ hạnh môn, phải đối cảnh để trình bày về quán khiến cho hoặc chướng trừ diệt và quả được thành tựu". Lẽ nào đây là viên đàm pháp tánh thì không lập ra quán tâm hay sao? Như pháp Hoa Huyền nghĩa đã trình bày về pháp tướng, bỏ cạn cợt theo sâu xa, mỗi pháp đều đến nơi vô tác, lại dùng hai diệu phân tách, lẽ nào không phải là viên đàm pháp tánh ư? Vì sao phải lập ra quán tâm? Nếu cương quyết bác bỏ văn này thì ngăn chặn thấu suốt con đường đến quả và cửa ngỏ nhập lý của chúng sinh, thì hoàn toàn mù tịt về mấu chốt giải hạnh của một tông phái.

Dựa vào giải thích này, sau khi trình bày rộng về mười loại ba pháp, thì phải có một khoa quán tâm, không thể vội vàng bác bỏ, nghĩa của phát huy đã thất bại ở điểm này.

Vì Thượng Nhân gặp phải vặn hỏi này, đã chỉ biết có Giáo mà không có Quán thì trái với bổn tông, mới dùng giáo thay cho Quán mà cứu vãn quanh co, cho nên soạn ra Biện Ngoa chép: "Quán có hai loại: một là lý quán, hai là sự quán, " Nay nói không cần quán tâm, chính là không cần giúp đỡ sự mà quán, thế thì đâu cần bàn về mười loại ba pháp, đầu phàm sau Thánh, nêu quả gồm nhân, chẳng gì không dùng một pháp tánh để xuyên suốt, chẳng gì không dùng sáu tức vị mà thành tựu, thì khiến cho các pháp bình đẳng không khác nhau, lẫn lộn mà làm thành một, mọi sự hoàn toàn trở thành pháp giới, mọi tâm hoàn toàn hiển bày kim quang. Như vậy thì lẽ nào chẳng phải thuần túy trình bày về Lý quán ư? Cho đến nói niệm niệm viên giải, tâm tâm tương tục, lo gì không chứng quả nhập lý? Và dẫn chứng Phổ Hiền quán ngồi yên lặng nghĩ về thật tướng, mọi tội lỗi giống như sương móc, mặt trời trí tuệ có công năng tan biến để làm chứng cứ, tức là kết luận rằng: Lẽ nào chẳng phải là Lý quán ư? {Trên đây đều là văn trong Biện Ngoa}.

Đã nói đích thực giải thích về mười pháp là thuần túy trình bày Lý quán, thì chú trọng là Chỉ Quán.

Vì thế trong Vấn Nghi Thư vặn hỏi rằng: Hai quán Sự-Lý, tức là kinh Chiêm Sát, Duy thức và Thật tướng quán, bốn loại tam-muội của Chỉ Quán, không ngoài hai quán, Duy thức trải qua Sự, Thật tướng quán xét Lý. Phụ hạnh chép: "Như thường ngồi chẳng hạn, hoặc Chỉ Quán xét Lý, tùy theo tự ý, từ cái vụn vặt mà xử lý". Do đó vặn hỏi rằng: "Nếu cho mười pháp tức là Lý quán, thuận theo Huyền văn này, đã là ba tam-muội. Vì Chỉ Quán kia, chọn nêu rõ thức tâm, quán pháp ba ngàn, mười pháp thành tựu nhân đó sách tiến người thực hành, đi vào nội ngoại phàm, bước lên địa vị Sơ trụ, mới là Lý quán".

Thượng Nhân chỉ biết dùng Giáo thay cho Quán, cứu vãn sai lầm khi bác bỏ quán, mới có thể nói mười pháp thuần túy là lý quán, không ngờ lại thành có Quán mà không có Giáo.

Cho nên Vấn Nghi Thư hỏi rằng: "Nếu đây là thuần túy nói về lý quán, thì có Quán mà không có Giáo, đâu có gần bên Chánh được?"

Sau khi Thượng Nhân bị vặn hỏi, lại biết là mười pháp chẳng phải lý quán, cho nên soạn ra Đáp Nghi Thư, ung dung sửa đổi, thế nên cho rằng: "Bởi Huyền Văn trực tiếp hiển bày tâm tánh, nghĩa đồng với lý quán". Lời nói đã không chuẩn mực thì nghĩa sẽ tự thất bại.

Như người không biết quả dưa hay quả bầu, cho nên nhận lầm dưa, dứt khoát cho là bầu, và bị người biết rõ chê bai, thì người nói sai ấy, mới cho là hình dạng giống như bầu. Đã lấy sự tương tự làm chân thật, cho nên không thể dùng lời nói của người này, dứt khoát xác nhận tướng trạng của vật đó.

Hơn nữa, vì vốn thiết lập trực tiếp hiển bày tâm tánh, nghĩa đồng với lý quán, tạm thời gọi là Tâm tánh, trong Thích Tiêm phân định ở nhân, nay đã tự chấp nhận mười loại ba pháp, quả là chứng đắc của Phật, thì toàn chẳng phải trực tiếp hiển bày tâm tánh, đã không phải trực tiếp hiển bày tâm tánh, thì tự nó không đồng với lý quán.

Và hơn nữa, cho dù Thượng nhân có ung dung sửa đổi nghĩa đồng với lý quán, và thường ngồi chẳng hạn, chú trọng thiết lập ấm tâm làm cảnh, tu quán mười thừa cho dù không hoàn toàn giống nhau, cũng phải sơ lược có cảnh quán, mười loại ba pháp, đã không nghe chọn ấm, thì lấy nghĩa nào đồng với lý quán?

Do đó trong thư vặn hỏi rằng: "Dùng mười nghĩa kiểm chứng mười pháp sâu xa này, không phải là nghĩa của lý quán, thì điều thiết lập của Đáp Nghi Thư lại thất bại về nghĩa, tuy nhiều phen thua cuộc mà tâm không chịu chấp nhận".

Lại soạn ra Ngũ Nghĩa Thư rằng: "Nghĩa của quán tâm, có ba loại, chỉ có Chỉ Quán y cứ theo hành mà quán tâm, mới lập ra các ấm làm cảnh, chọn nêu rõ thức tâm để làm sở quán. Nếu giúp đỡ pháp nhờ vào Sự thì hai loại quán tâm chỉ là trực tiếp giúp đỡ sự tướng và pháp tướng, quán thâu nhiếp Sự thành Lý, đều không lập ra ấm nhập làm cảnh. Cho nên nói: "Xin tìm kiếm trong giáo nghĩa của một tông phái, còn có quán dựa vào sự giúp đỡ pháp, lập riêng ấm nhập làm cảnh hay không? Nếu có điều đó chắc chắn mong được nêu rõ".

Hơn nữa, Thượng Nhân tự nói rằng: "Mười pháp thuần túy trình bày về lý quán, không cần giúp đỡ Sự mà quán". Đã nói thuần túy trình bày về lý quán, thì biết chú trọng về Chỉ quán y cứ theo hành mà quán tâm. Nếu có chút bao gồm Sự tướng pháp tướng, thì sao gọi là thuần túy nói về Lý quán; nếu có đôi chút về Phật pháp, chúng sinh pháp, sao gọi là trực tiếp hiển bày tâm tánh? Trong thư vặn hỏi: Vốn nêu ra trực tiếp hiển bày tâm tánh thuần túy trình bày về lý quán, làm sao có thể đem quán về Sự pháo để trả lời được?

Lẽ nào không phải Thượng nhân nghĩa cùng kế tận, khinh mạn người khác mà che giấu sai lầm? Lẽ nào không đề phòng sự xem xét rõ ràng của người trí, lẽ nào không hổ thẹn với sự soi xét tỏ tường của các bậc Thánh?

Hơn nữa, quán nhờ vào sự phụ giúp pháp, không hề chẳng dựa vào ấm nhập làm cảnh, cho nên một muôn hai ngàn người, lấy mười hai nhập làm cảnh, đều có đủ ngàn Như làm quán; mười đệ tử lấy tâm sổ làm cảnh, nhất thể Tam bảo làm quán. Thành Vương xá núi Kỳ-xà-quật đều lấy năm ấm làm cảnh, dùng ba đức làm quán. Do đó, trong Diệu Lạc nói: "Đích thực quán âm, đầy đủ như văn trong Chỉ Quán phần thứ năm". Lại nói: "Còn các cảnh quán, không phát sinh ra năm ấm v.v... nếu quán sát tướng của phụ pháp, cùng với dụng của diệu giải, thâu nhiếp pháp trở về tâm, mới tu quán hành, vậy tâm của sở quán, chẳng phải là ấm thì là cái gì?" Như vậy rõ ràng văn này đã hiển bày ba loại pháp quán, đều lấy ấm-nhập làm cảnh.

Vả lại Thượng Nhân cương quyết nói: "Nếu quán Sự-pháp, dùng ấm làm cảnh", tức đồng với Chỉ Quán quán sát y cứ theo Hành, sao gọi là quán sát nhờ vào sự phụ giúp pháp?

Và Diệu Lạc nói: "Đích thực quán ấm đầy đủ như văn trong Chỉ Quán phần thứ năm". Lẽ nào không phải kinh Khê dùng thác sự, nêu rõ đồng với Ước Hành, đều là quán ấm cảnh hay sao?

Thượng Nhân lập ra điều này khác nhau, người ghi chép đưa ra ví dụ khiến cho đồng, thế nghĩa khác nhau, lại thất bại. Vì thế trong Phúc Vấn Thư, dẫn chứng đầy đủ văn này để vặn hỏi, Thượng Nhân không biết hổ thẹn, chỉ biết mưu toan thay đổi, chỉ được một câu đại khái có chút tâm ý, thì liền chống đối dữ dội.

Do đó thuật lại nghĩa lý này, nói rằng: "Ngũ Nghĩa Thư lớp nói các văn Sự Pháp quán tâm, không nói về ấm chọn lựa nêu rõ thức tâm". Nay văn quán tâm, đã nói bỏ ba quán một, đem xem xét nghiệm là sai lầm.

Vả lại Ngũ Nghĩa Thư chỉ nói: "Nếu lập riêng ấm-nhập làm cảnh", thì hoàn toàn đồng với Chỉ Quán Ước Hành, sao gọi là Sự pháp quán được? Xin tra tìm, kiểm chứng giáo nghĩa của toàn bộ tông phái (nhất gia), còn có thác sự phụ pháp quán, lập riêng ấm nhập làm cảnh hay không? Nếu có điều đó, thì nhất định mong được chỉ rõ!

Còn lập riêng ấm-nhập làm cảnh, thì trong giáo văn nêu rõ, chính là sữa đổi chấp rằng: "Tôi vốn tự hỏi ở ấm chọn lấy cảnh, các văn đều không có, không hỏi đến sự lập ra tất cả ấm cảnh, đem ý muốn này tạm thời kéo dài tà kế, vả lại các văn chọn lựa nêu rõ ấm nhập làm cảnh, tuy không hoàn toàn đồng với Chỉ Quán, nhưng văn nghĩa chẳng phải không có, nên biết rằng tu Sự pháp quán, không trở ngại gì đến chọn lựa cảnh".

Như Diệu Huyền Ngũ Nghĩa Quán Tâm nói "nhất tâm thành quán chuyển sang chỉ dẫn khác", lẽ nào chẳng phải tâm vương quán thành, trải qua các tâm sở thì tự nhiên thanh tịnh hay sao?

Nếu không chọn lấy ấm, làm sao có thể quán nhất tâm, trước tiên thành tựu, sau đó mới chỉ dẫn cho tâm khác ư? Cho nên giống như trong văn quán tâm này, tâm có thể đầy đủ văn của thọ, tưởng, hành. Lại đồng nếu như biết tâm vô tâm là ánh sáng, thì biết tưởng hành phi tưởng-hành là sáng chói, cũng là nghĩa ví dụ cho nội tâm, nếu tịnh thì dùng thanh tịnh này, trải qua tất cả các pháp, tùy ý tiêu tan hay kết hợp, đã nói nhất tâm thành quán, lẽ nào có thể không được hành quán thành lý hiển để rời bỏ hay sao?

Lại nói: "Ba cõi không pháp khác, chỉ do một tâm làm", đây đích thực là bỏ thước theo tấc, chỉ giữ lấy thức ấm, hoàn toàn không có tâm sáng suốt. Đã nói "chỉ do một tâm làm", sao có thể không chọn lấy vô minh thức ấm được? Ở đây nói bỏ ba quán một, kia cho rằng chỉ một tâm tạo tác; ở đây nói tâm là ánh sáng thì tưởng-hành là sáng suốt, kia cho rằng nhất tâm thành quán chuyển sang chỉ dẫn tâm khác; vậy thì đây kia chọn lựa nêu ra ấm cảnh, đôi bên quán thành tựu dung không tất cả, sao suy nghĩ quanh co cố tình khiến cho khác nhau? Lại nữa, các văn đã chấp nhận lập ra ấm làm cảnh, văn này đích thị nêu rõ thức tâm trong ấm, có điều gì sai lầm không?

Nay lại hỏi Thượng nhân xin thử xem xét giáo nghĩa của tất cả tông phái, còn có văn nào nhất định cho rằng: "Nếu đối với ấm chọn lựa nêu rõ thức tâm làm cảnh, thì không trở thành quán ngôn phụ pháp". Hoặc giả có điều gì đó, tất nhiên mong được chỉ rõ!

Hơn nữa, trong Diệu Lạc nói: "Đích thực quán ấm, đầy đủ như văn trong Chỉ Quán phần năm", há chẳng khiến cho người giảng giải truyền trao, thấp thỏm giữ lấy ý chọn lựa cảnh của Chỉ Quán và nghĩa lý của quán pháp? Nêu ra sơ tâm khiến cho đối với ấm chọn lấy cảnh, tu tập pháp quán của thác sự, câu văn chú giải sơ lược, người ghi chép còn khiến cho chú ý, chọn lấy ấm nêu rõ điều đó. Nay quán tâm này, đã ở nơi cảnh chọn lựa để nêu rõ, chính là phù hợp với ý của kinh Khê, kiểm chứng biết rằng sơ tâm có thể dùng để tu tập.

Vả lại, tạm thời cho dù Thượng nhân thay đổi suy nghĩ, nói rằng quán thác sự phụ pháp, không thể lựa chọn nêu rõ thức tâm, chỉ y cứ theo hành quán, tức là phải đối với ấm lựa chọn nêu rõ thức tâm làm cảnh.

Và Thượng nhân cương quyết lập ra mười loại ba pháp thuần túy nói về lý quán, nếu chẳng phải y cứ theo hành, vậy thì quán pháp như thế nào? Huống chi chọn lựa lại ngoài phụ sự, chỉ lập ra thuần túy trình bày về lý quán, lẽ nào không phải biện giải sai lầm, chỉ giữ lấy Ước hành làm lý quán hay sao?

Đã là quán y cứ theo hành, dựa vào đâu mà hoàn toàn trở thành tự đánh đổ mình, ai khuyến khuyết rõ ràng như thế? Lỗi này đã rõ thì tông nghĩa hoàn toàn thất bại, lấy gì cứu vãn đối với Phát huy làm thuyết? Nếu biết rằng, từ cho đến nghĩa trạng bây giờ, cũng được bốn lần thay đổi suy nghĩ và năm phen rơi vào thất bại, không biết sau này suy nghĩ thất bại như thế nào, lại khiến cho

Lý quán cho chẳng phải là ước hành quán? [Thượng nhân nay đã có thể biết lý quán chuyên là ước hành, cho nên bây giờ cứu vãn rằng: "Mười loại ba pháp, chính là ước quán hành của chỉ quán, lý đã hiển bày, người thực hành đã nghe lý này, thì tự mình có thể tu tập đối với lý quán". Như vậy cứu vãn đối với mười pháp, thuần túy luận bàn về lý quán, lý nào có thể được sao? Nếu nói về ước hành đã hiển bày, chính là tâm tánh ba ngàn; nếu cho là mười loại pháp, không lìa bỏ ngã tâm, dùng quán để hiển phát, tự cho là quán phụ pháp, không gọi là lý quán. Thượng Nhân tự lập ra pháp quán, lại khiến cho văn hoàn toàn không bàn nói về lý quán, lại nói đồng với "pháp giới thứ đệ", thuần túy nói về lý quán, trực tiếp hiển bày tâm tánh, hơn hẳn so với thuyết của Diệu huyền ở chỗ nào?

Nên biết rằng, mười loại ba pháp, chỉ nói về pháp tướng sở chứng của Phật, chỉ là y cứ khai giải theo pháp, huống chi văn đầu tiên tự nói:" Theo tín giải phân biệt, cho nên sau này, phải có một khoa quán tâm, hiển bày đối với viên hạnh, mới phù hợp với nghĩa gần chính xác nơi giáo quán của tất cả tông phái (nhất gia).

Thượng Nhân lập ra tông chỉ đã thất bại, lấy gì luận bàn tiếp, không thỉnh cầu chấp mê, thì mong mỏi giải ngộ, tức là chờ đợi trả lời, cho nên đóng chặt hư tâm.

THỨ HAI: KHÔNG BIẾT TÂM SỞ QUÁN

Phù Tông Ký Thích-đây là văn quán tâm, đầu tiên bỏ ba quán một, văn của hỏi đáp, là phân định về sở quán và giải thích xua tan nghi ngờ, chưa nói về tu quán.

Biện Ngoa phá bỏ, cho rằng: "Chỉ Quán bỏ thước theo tấc, văn của quán Thức, chính thức nói về tu quán, làm sao có thể với ví dụ cho nghĩa tu được?".

Vấn Nghi Thư nêu ra rằng: "Phụ hạnh đối với cảnh của ấm nhập, văn chia ra hai đoạn, đó là trước trình bày lại ấm cảnh, tức là chỉ ra trong ba khoa, chỉ giữ lấy Thức tâm, là văn bỏ thước lấy tấc". Tiếp theo nói về tu quán, tức là văn mười pháp thành thừa". Đã là văn bỏ thước lấy tấc, thì nhất định là cảnh sở quán, đâu từng chính là tướng của tu quán? Lẽ nào có thể thấy trong chương Chánh Tu, thì chính là tướng của tu quán, còn phải tiếp tục chọn lựa nghĩ suy, giữ lấy điều không thể nghĩ suy, mới là quán pháp, đâu thể dùng văn xác định cảnh, liền cho rằng chính xác nói về tu quán hay sao?

Ở đây đã nói văn rõ ràng, không có mưu tính cứu vãn quanh co, do đó trong Đáp Nghi Thư, tự cam chịu hàng phục mà nói: "Thấy nêu ra văn bỏ thước lấy tấc, Phụ hạnh nêu ra là trước tiếp tục nói về cảnh ấy. Thành thực thay lời nói này! Vì tôi lâu nay có lỗi tìm tòi, đến nỗi tiếp tục tạo nên lên điều ấy, Khổng tử nói: "Lời pháp ngữ, có thể không thuận theo ư?". Sửa đổi là đáng quý, nay tôi sửa đổi. [Trên đây đều là văn trong Đáp Nghi Thư].

Nếu nghĩa có chút tụt hậu, hoặc sai lầm khi tìm tòi, danh tướng thêm khác nhau. Thì chương Sao đều có. Vả lại xác định cảnh tu quán, chính là cương sách của bộ Chỉ Quán, là yếu tông để tiến đạo, lẽ nào phải xem xét tìm tòi, mới có thể phân biệt hay sao? Đem điều này kiểm chứng thì biết, Thượng nhân đối với cảnh quán của một tông môn, xưa nay không canh cánh bên lòng, phần trả lời giải thích, tra tìm khắp trong các văn, tạm thời thực hiện so sánh, vì thế cho nên tất cả văn đã trích dẫn, đều không hợp với lý.

Vả lại, Đại Sư nêu ra pháp quán, đều để trừ bệnh; chọn lựa xác định thức tâm, là gốc rễ của bệnh, mới sử dụng thuốc pháp của mười thừa, tích góp tinh tế để chữa trị. Nếu lấy bệnh làm thuốc, là nhận giặc làm tướng, thì bộ chỉ Quán, đều không kham nổi.

Trước khi Thượng Nhân luận bàn, tất cả được mấy lần nghe giảng, mấy lần ôn tập, mấy lần thuyết thụ, vẫn từng đối với cảnh quán này, phân chia thuốc, bệnh hay không? Nếu phân biệt được điều ấy, vì sao lấy sở quán làm năng quán? nhưng cho dù biết sửa đổi là đáng quý, tại sao tự kiến giải sai lầm đã sâu nặng, gốc rễ khó nhổ bỏ, chỉ đại khái biết phân biệt văn của cảnh quán, mà không thể nào phân biệt được nghĩa của cảnh quán?

Hơn nữa, theo nghĩa tâm tánh của Thượng nhân, thì rõ ràng lỗi về kiến giải sai lầm đó chưa dứt bỏ, vì sao trong thư vặn hỏi dẫn ra nào là Kim phi, Đại Y, Bất Biến, Tùy Duyên, Danh tâm để chứng minh cho sở quán, là tùy duyên trở thành một niệm vọng tâm? Thượng nhân vội cho rằng: "Duyên có nhiễm tịnh, tùy theo duyên nhiễm mà tạo ra tâm của chín cõi, tùy theo duyên tịnh mà tạo ra tâm của cõi Phật", thế là chỉ trích tôi không nên đem tùy duyên gán ghép vào nhiễm, và cương quyết chấp rằng tên gọi tâm tánh không thể chấp-vong.

Lại nói "Chỉ quán dẫn chứng Hoa Nghiêm cho rằng "Tâm tạo các Như Lai, là tâm chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh v.v...". Cho nên đủ thấy rằng Thượng nhân không nhận thức được tâm cảnh sở quán, khiến cho nay lập ra và phá bỏ phi lý.

Còn tên gọi tâm tánh, trong Diệu Huyền Và Thích Tiêm đã phân định, thuộc về nhân là cảnh sở quán của Sơ tâm, cho nên nói là "Phật pháp rất cao-chúng sinh rất rộng". Sơ tâm là khó, tâm-Phật và chúng sinh ba pháp không khác nhau, quán tâm thì dễ, chư Phật cũng có tâm, chúng sinh cũng có tâm. Nếu tùy theo duyên tịnh, tạo nên tâm cõi Phật, thì cao xa khó quán. Nếu tùy theo các duyên nhiễm, tạo nên tâm tất cả chúng sinh, thì rộng nhiều khó quán. Do đó liền giữ lấy một phần duyên nhiễm hun đúc để phát khởi, tự kỷ tức là tâm ấm nhập của sát-na hiện tại, nương vào đó để hiển bày tánh. Thế thì tùy duyên mà tánh bất biến, thâu nhiếp Phật, thâu nhiếp chúng sinh, vừa cao vừa rộng; tâm bất biến tùy duyên, chẳng phải Phật, chẳng phải chúng sinh, không cao không rộng, gần gũi mà lại quan trọng, vì vậy cho nên sơ tâm là nơi gần nhất có thể dựa vào để tu quán.

Thích Tiêm còn nói: "Lý vốn không khác, sai khác nhau là dựa theo sự dụng". Lẽ nào chẳng phải tâm chính là tánh, nơi nào không bao gồm, mới có thể không khác nhau? Vì tánh tức là tâm, tâm không phải là Phật, Phật không phải chúng sinh, chính là nói: "Nếu dùng Phật pháp để quán, dường như không theo kịp; nếu dùng tâm tánh để quán, dường như có thể thấy được: "Cho nên biết, nói là tâm tánh, là chú trọng đến tánh ấm thức nhất niệm của phàm phu.

Hơn nữa, Đại ý giải thích tên gọi của tâm tánh, vốn là nghĩa kết hợp quán sát đối với ấm tâm.

Trong Kim Ty giải thích về tên gọi của tâm tánh, vốn nói lên địa vị phàm phu của hữu tình và vô tình, đều là tùy duyên mà đương thể bất biến, để nói rõ là đều có Phật tánh. Sao bỗng nhiên Thượng Nhân đem tâm của cõi Phật để giải thích, thì trở thành Kim Ty nói Phật có Phật tánh, đâu liên quan về chúng sinh và vô tình được? Lại thành ra Đại ý dùng tâm của cõi Phật làm cảnh sở quán, không trở thành quán đối với ấm tâm hiện tiền.

Vả lại, như mười cảnh của Chỉ Quán, thâu nhiếp tất cả sở quán, đâu từng đem tâm cõi Phật không thể làm cảnh, sợ rằng Đại sư nói về cảnh, có lỗi không hiểu rõ, cho nên Thượng nhân đặc biệt giải thích?

Thượng nhân khiến tôi cẩn thận lại dùng trí tuệ sáng suốt xét kĩ tha tâm, tôi tuy không có trí tuệ thông minh, nhưng tạm đem các nghĩa lý học hỏi, chiếu soi tường tận hoài bão của Thượng nhân, lẽ nào không phải Thị Châu chỉ ra liền vội vàng đem tâm nhất niệm, trực tiếp làm thành chân tánh để giải thích hay sao?

Còn trong Đáp Nghi Thư chép: "Huyền Văn này trực tiếp hiển bày tâm tánh", đến khi bị thư vặn hỏi thì dẫn ra Kim Ty, Đại Ý các văn. Biểu lộ nói rằng tâm tánh ở nhân, nhất niệm thuộc về vọng, vô môn cứu vãn khéo léo, thế là chẳng kiêng nể gì không trả lời về vấn nạn, trực tiếp hiển bày tâm tánh, lại đối với nhiều môn khác, đầu tiên dẫn ra mà ngầm sửa đổi rằng "Huyền văn này trực tiếp hiển bày pháp tánh".

Vì Thượng nhân gặp phải sự chất vấn, mới hiểu rõ mười loại ba pháp, rõ ràng là quả Phật pháp tướng, chắc chắn chẳng phải trực tiếp hiển bày tâm tánh, sai lầm đó là rất lớn, không còn đường nào tránh khỏi, cho nên đối với vấn nạn này, đại khái không dám hạ bút, cho nên dựa vào thuyết tùy duyên bất biến, theo đó để giải thích hai duyên nhiễm-tịnh, ý là làm cho tâm tánh thông suốt quả Phật, giống như diệu Huyền Và Thích Tiêm, chuyên môn đối với Phật pháp, chúng sinh pháp, chọn lựa nêu rõ tâm tánh, đã nói chắc chắn thuộc về nhân, cho nên chẳng thể thông suốt quả mà giải thích, vả lại Đại ý Và Kim Ty chú trọng nêu rõ tánh của ấm tâm, do đó thuận theo duyên nhiễm của tâm trong chín cõi mà nói, thật ra không thông qua Phật quả và chân tánh.

Thượng nhân tuy tạm thời dựa vào nghĩa tùy duyên để giải thích, nhưng rất biết trước nói lập ra trực tiếp hiển bày tâm tánh, đã rơi vào sai lầm, do hai loại ba môn, đầu tiên vội sửa thành trực tiếp hiển bày pháp tánh. Đã tự biết lỗi lầm như vậy, tại sao không dựa theo lý mà thú nhận khuất phục, nhanh chóng dứt bỏ tà tông, cùng nhau giương cao chánh nghĩa, đâu chỉ làm cho điều che giấu lừa dối, thay văn đổi nghĩa, phát ngôn xằng bậy chống chế quyết liệt ư? Lẽ nào dùng lời thô ác, có thể bẻ gãy sự hiểu biết tròn vẹn? Lẽ nào dùng kế gian ngoa, có thể che giấu các sai lầm sâu nặng? Phải đề phòng giữa cõi không còn có Hộ Pháp chư Thiên, giữa thế gian không còn những vị Giải nghĩa sâu kín, hoặc trách phạt, hoặc xem xét, rất có thể hổ thẹn và sợ hãi, nên suy nghĩ kỹ càng!

Lại chấp tên gọi tâm tánh thông cùng chân vọng, cho dù tùy ý Thượng nhân gian khổ tìm cách lập ra, làm sao đó chẳng phải là những gì luận bàn bây giờ, vả lại hai chữ tâm tánh này liên kết với nhau mà lập ra, lẽ nào khiến cho tâm trở lại là chân, tánh lại thành ra vọng? Điều ấy chính là công khai trái với nghĩa giải thích của Đại sư kinh Khê.

Hơn nữa, tâm cảnh sở quán, làm thế nào gọi là chân nếu như khiến cho bắt đầu thực hành; duyên ở chân tâm tu quán thực ra là sự chọn lựa của kinh Khê, duyên theo lý dứt chín cõi, nghĩa quy về Biệt giáo.

Còn chấp tâm tạo các đức Như Lai, là tâm chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh, điều này lại càng không thể.

Tạm thời như Chỉ Quán dẫn chứng kệ trong kinh kia: "Bổn chứng ấm tâm năng tạo nhất thiết". Ở đây có hai ý, một là trình bày ấm tâm vốn có đầy đủ Như Lai tánh, [lý tạo] hai là trình bày về các phiền não là hạt giống của Như Lai [Sự tạo], nên nói là "tâm tạo Như Lai". Nếu chỉ xa thì chân tâm có thể tạo thành Như Lai, đích thực sẽ là Kim Ty dựa vào sự ngăn che nghiêng lệch để chỉ cho chân như thanh tịnh là Phật tánh. Vả lại, chỉ biết chủng loại, hoàn toàn không hiểu rõ sự đối nghịch của chủng loại. Hơn nữa, không thể chấp trước nghiêng lệch, đều là do lý cụ, mới có văn của Sự dụng, bèn lập ra chân tâm, tạo ra các pháp, phải biết rằng ấm tâm tức lý, là dụng của lý.

Nếu chấp chân lý tạo thành Như Lai, thì Chỉ Quán không cần quán xét ấm để hiển bày ba ngàn tánh. Vì sao không trực tiếp lập ra chân tâm làm cảnh, mà lại lập ra mười cảnh của các ấm? Tại vì sao các văn, phần lớn lây tâm vô minh và tâm vọng để làm cảnh? Do đó nếu không thể tức là ba đạo, mà hiển bày ba đức, ấy mới chính là những gì mà giáo đạo đã nói.

Lại nữa, Thượng nhân nhiều lần chỉ trích Phù Tông chỉ lập ra thức tâm làm cảnh, dùng ba quán để quán xét, khiến cho nghĩa của tánh đức được khai phát, cho rằng không biết tâm có đủ ba ngàn. Cũng vì Thượng nhân xưa nay không am hiểu về cảnh quán thuốc bệnh, khiến cho ái thấy luôn luôn có sự vọng phá.

Tạm thời như Chỉ Quán bỏ đi thước dài, chỉ giữ lấy tấc ngắn, mới có thể ở trong sự tạo, bỏ cái sở tạo, giữ lấy cái năng tạo để làm cảnh sở quán; cho nên nói là chặt cây đúng gốc, cứu bệnh đúng huyệt, chính là bỏ đi trăm ngàn mạch chi, chỉ giữ lấy một gốc một huyệt, lập ra cảnh sở quán, cho nên nói rằng trước tiếp tục trình bày về cảnh. Cho nên Phù tông nói: "Dùng một niệm thức tâm làm cảnh".

Nói về tu quán, chính là đối với ấm thức năng tạo, trình bày đầy đủ ba ngàn, ba ngàn là Giả, Đại ý nói: "Tâm năng tạo này, đầy đủ các pháp". Do đó Phụ Hạnh nói: Tâm cụ là Gia, ba ngàn của tâm này chẳng phải pháp tánh vô minh, tự-tha cũng lìa bỏ mà tạo". Bởi vậy, theo Không-giả này, che lấp soi chiếu không nghiêng lệch gọi là Trung đạo, há chẳng phải là cảnh không thể nghĩ bàn hay sao? Nghĩa bao gồm ba quán, trong phát tâm đã hoàn toàn nương vào lý này, lẽ nào không đầy đủ ba nghĩa ư? Trong an tâm liền dùng ba chỉ ba quán, chung riêng mà an lập, đây là bỏ đi nghĩa ba quán, mỗi quán đều chuyển thành sáng tỏ. Cho nên biết rằng: mười thừa chẳng thừa nào không dùng Không, Giả, Trung để làm đại thể, cho nên nói là lấy một niệm thức tâm làm cảnh, dùng ba quán để quán xét. Nên biết rằng: Rộng ra thì mười thừa, lược đi thì ba quán, do đó nói là cảnh không thể nghĩ bàn, hướng về quán sau thì gọi là cảnh sở quán, hướng về ấm thức trước thì là diệu cảnh, và chín thừa dưới cùng là ba quán của năng quán, tức là Phụ hạnh tiếp tục nói về văn của tu quán.

Vì Thượng nhân đâu ngờ rằng cảnh nhập và cảnh không thề nghĩ bàn, phân biệt ở năng quán, sở quán, là nghĩa của sự dùng thuốc trị bệnh.

Nên biết rằng: Đối với thức ấm năng tạo, quán có đủ ba ngàn. Ba ngàn ở đây, là lửa của sự cứu bệnh, là búa câu sự chặt cây, là pháp của sự xả bỏ gánh nặng, là tướng của sự trừ ba giặc, là ba quán của sự quán xét thức tâm, cho nên Phụ Hạnh nói: "Văn diệu quán này, quán xét khiến trở thành diệu cảnh, cảnh mới xứng lý". Lại nói: "Nếu dùng chỉ quán để an lập, thì thế tục đế mới trở thành không thể nghĩ bàn". Do đó chưa quán thì chưa an, hoàn toàn là ấm nhập trong mê, làm sao có thể chưa luận bàn về quán pháp, liền tự nói là đầy đủ ba ngàn được? Nếu vậy xác định cảnh liền nói ba ngàn, cho đến tu quán pháp, trải qua các luận bàn.

Lại như Phụ Hạnh bỏ đi thí dụ về thước dài tấc ngắn, trước lấy trong ba khoa, chỉ giữ lấy thức ấm để đối chiếu, sau lại nói: "Nếu suy tìm chọn lấy cảnh không thể nghĩ bàn hợp với thí dụ này thì dùng một niệm, mười giới, ba khoa làm thước tấc để giải thích". Đã nói duy tìm chọn lấy ý không thể nghĩ bàn để đối chiếu với thí dụ, cho nên biết rằng cảnh không thể nghĩ bàn là ý của khoa tiếp theo. Lúc xác định cảnh, chưa phù hợp với chánh luận về diệu pháp ba ngàn. Nếu không như vậy, vì sao gọi là suy tìm chọn lấy sự bất tư nghị được? Vả lại, mười cảnh không ngoài bốn chướng ma, nay xác định cảnh thì báo chướng ấm ma, do đâu chưa luận bàn về pháp phá chướng hàng ma, mà liền tự nói về ba ngàn?

Chỉ như đối với thức ấm tu tập trọn vẹn ba ngàn, y theo nghĩa nào mà nói là Giả quán? lẽ nào nói là duyên sinh giả ư? Lẽ nào nói là Giả kiến lập hay sao? Đã chẳng phải là Giả của những điều này, nhưng cần phải chính nơi ấm mà nói đầy đủ ba ngàn mới là Diệu Giả, vì thế kinh Khê nói: "Đầy đủ tức là Giả". Còn trong Diệu kinh sớ, lấy mười hai Nhập làm cảnh, đều đầy đủ ngàn Như làm quán, nếu chẳng phải là giả này, thì Không, Trung cũng nhạt nhẽo, hoàn toàn không phải viên quán.

Do đó Phù Tông nói: "Dùng một niệm thức tâm làm cảnh, dùng ba quán để quán xét, khiến cho tánh đức khai mở". Đã là Viên giác ba quán, tự sẽ phù hợp dựa theo ba ngàn mà nói về Không-Trung. Tiếp tục nói về kim quang minh khai phát tánh đức, lẽ nào không bao gồm diệu lý ba ngàn hay sao? Đâu thể dùng văn chữa tường tận, phá bỏ những lời đã giải thích được?

Nay Thượng nhân lập ra chân tâm chẳng nhiễm, chẳng tịnh làm năng tạo, các pháp nhiễm tịnh làm sở tạo, nghĩa là lấy năng tạo, sở tạo, cùng làm cảnh sở quán, thế là cho rằng đạt đước ý sâu xa của Chỉ Quán, quả là vô cùng sai lầm.

Bởi vì chỉ Quán chọn lựa bỏ đi sở tạo, chỉ giữ lấy năng tạo làm cảnh mới chính là bỏ đi trăm mạch ngàn chi, chỉ giữ lấy một gốc một huyệt để làm sở quán. Nếu đều giữ lấy thì rất trái với ý chọn cảnh.

Vả lại chỉ Quán đặc biệt lập ra tất cả tâm vô minh, một niệm thức ấm làm cảnh, Thượng nhân cố tình trái với luận kia đã nói, tự đem chân tâm chẳng nhiễm chẳng tịnh làm cảnh, có còn thuận với sự chỉ giáo của tông sư hay không? Hơn nữa, luận kia lập ra nhiễm duyên huân tập khởi lên tâm của chín giới làm cảnh, Thượng nhân đi ngược với tông môn, tự lập ra tịnh duyên tạo thành tâm của cõi Phật làm cảnh, có còn thuận với sự chỉ giáo của tông sư hay không? Thiên Thai kinh Khê gánh vác mà Thượng Nhân sao phụ lòng, lại khổ vì cái thấy trái ngược để trở lại hủy diệt? Đem kiểm nghiệm điều này thì biết, thật sự không hiểu rõ về tâm của sở quán.

Nay dựa vào tà thuyết của Thượng nhân, dùng chánh nghĩa để nêu bày, hy vọng suy tìm phản tỉnh. Chân tâm chẳng nhiễm tịnh ấy là cảnh không thể nghĩ bàn, có thể thành tựu tịnh duyên là diệu quán của mười thừa; tâm của cõi Phật ấy là quả của diệu quán, là thường trụ ấm, thường huân tập duyên nhiễm, là vô thỉ vô minh; tâm của chín cõi ấy là quả của vô minh, là sinh tử ấm. Chúng sinh, Phật tuy đều do duyên, nhưng duyên tạo nhiễm thành vì vốn có.

Cho nên kinh Khê nói: "Trong-Đục tuy chính là do duyên, nhưng trở thành đục vì vốn có".

Nay muốn hiển bày diệu lý thì phải phá trừ nhân quả trong nhiễm, cho nên dùng tất cả tâm vô minh, nhất niệm thức ấm làm cảnh, phá bỏ quán của mười thừa, khiến cho diệu lý trong nhiễm được hiển hiện, trở thành ấm thường trụ của Phật giới.

Thượng Nhân sao có thể tạo tịnh duyên thành tâm của cõi Phật, và đem diệu lý đã hiển bày để làm tâm là cảnh sở quán được. Nếu lấy pháp này làm sở quán thì đem pháp nào để làm năng quán?

Chỉ quán vốn lập ra ba chướng bốn ma làm cảnh giới, Thượng nhân lại lấy diệu lý mười thừa làm sở quán. Diệu lý mười thừa, nếu làm cảnh giới sở quán, tức là phải có ba chướng bốn ma làm lý trí năng quán, mới biết rằng Thượng nhân là bổn thân của ma Ba-tuần, là giòng dõi của Lạc-ca.

Thượng nhân vốn lập ra mười loại ba pháp, vì đã thuần túy nói về lý quán, bác bỏ đối với phụ pháp quán tâm. Trong mười pháp, đã không chọn lựa nêu bày ấm thức làm cảnh sở quán, lại không rõ ràng đối với mười thừa, sao gọi là thuần túy nói về lý quán? Đã chẳng phải là lý quán, về sau văn quán tâm, làm sao có thể vội vàng bác bỏ? Tông chỉ của sự phá bỏ đã thất bại, nghĩa lý của quán tâm nào có gì tổn hại? Nếu muốn cải cách thay đổi mau chóng xin hãy cùng nhau lắng nghe!

THỨ BA: KHÔNG PHÂN BIỆT HAI CẢNH NỘI NGOẠI

Nói rằng tánh có đủ ba ngàn, tuy có y chánh, sắc tâm, kỷ tha, nhưng đều dung thông hòa hợp, đưa ra một mà thâu nhiếp tất cả, vì mê lầm từ vô thỉ nên toàn lý thành sự, nhất định chia ra trong ngoài, đây kia tranh nhau tồn tại.

Nếu hành giả nương theo thật giáo mà tu quán, thì chắc chắn phải đối với sự mà hiểu rõ lý, dùng lý thâu nhiếp sự, do đó sáng tỏ về muôn pháp duy tâm, cũng sáng tỏ được muôn pháp duy sắc, muôn pháp duy thanh, duy hương, duy vị, duy xúc, v.v... Vì thế lúc tu nội quán, trước tiên dùng kiến giải viên mãn, nắm lấy muôn pháp, chỉ ở nội tâm của mình, sau đó chuyên chú vào nội tâm mà quán sát các pháp. Nếu là người thích hợp với tu ngoại quán, thì trước cũng phải thâu tóm muôn pháp chỉ ở trong một sắc, một hương v.v... sau đó chuyên chú vào một cảnh mà quán sát các pháp. Do đó quán nội tâm thì tất cả các pháp hướng về tâm, nếu là quán ngoại sắc thì tất cả các pháp hướng về sắc, cho nên ba ngàn chỉ là một, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, tùy theo quán tuệ mà hướng trong ngoại không giống nhau.

Nếu không như vậy thì giáo lý hướng sắc, hướng thanh, làm sao hiểu được? Pháp quán duy sắc, duy tâm, làm sao tu được?

Thượng nhân tuy nói duy sắc, sắc chính là tâm, cương quyết chấp rằng quán sát ở ngoại sắc, cũng chỉ hướng về nội tâm. Còn chắc rằng: tâm có đủ thì ba ngàn, sắc chẳng đủ ba ngàn.

Nếu vậy, sẽ là ngoại sắc chẳng phải tánh vốn có, nêu ra sắc chẳng thể nào thâu nhiếp đầy đủ các pháp được. Nếu không thể thâu nhiếp đầy đủ thì sao gọi là sắc, là pháp giới được?

Nếu sắc chẳng đầy đủ ba ngàn thì văn cú Diệu kinh, vì sao mười hai nhập đều có đủ ngàn Như, làm một muôn hai ngàn pháp môn, vả lại trong mười hai Nhập, chỉ có một phần rưỡi thuộc về tâm. Mười phần rưỡi thuộc về sắc. Nếu những điều Thượng nhân đã nói hợp lại thì có một ngàn năm trăm pháp môn. Lại nữa, trong Kim Ty nói: "Chúng sinh, Phật y chánh, một niệm đầy đủ, một trần không thiếu".

Còn trong Phụ Hành nói: "Nếu sắc tâm đối nhau, thì có sắc có tâm, nói về thể tánh thì lìa sắc chẳng có tâm, lìa tâm chẳng có sắc v.v... nếu sắc tâm tương tức, thì hai đều là hai, một đều là một. do đó nói đầy đủ về điều ấy, cũng sẽ có thể nói: Duy sắc, duy thanh, duy hương, duy vị, duy xúc v.v..., sao chỉ độc nhất có thể nói: Duy thức? Nếu hợp lại mà nói thì không có pháp nào chẳng đầy đủ pháp giới. Lại nữa, nếu nói từ đầu đến cuối thì tất cả chúng sinh có hai loại khác nhau, thượng giới phần lớn bám trước vào thức, hạ giới phần lớn bám trước vào sắc. Nếu theo Thức chỉ có Thức, thâu tóm ngoại hướng về nội, khiến cho quá nội thức, đều là một thức, Thức đã là không, thì mười giới đều không; nếu Thức là giả thì mười giới đều Giả; nếu thức là Trung thì mười giới đều là Trung, thường ở nơi nội tâm, quán sát tất cả các pháp, quán sát mười giới, tức thấy nội tâm, vì thế nên biết rằng: Nếu là sắc hay thức đều là duy sắc, hoặc là thức hay sắc đều là Duy thức, tuy nói sắc tâm, nhưng có hai tên gọi, luận bàn về pháp thể chỉ là pháp tánh" [Văn xem trong Phụ Hành].

Nay y cứ vào giáo văn này, hoặc trong hay ngoại, hoặc tâm hay sắc, hướng về quán sát một cảnh, đều đầy đủ ba ngàn. Bởi vì có đủ trong nhau, thâu nhiếp lẫn nhau, khiến cho người mê đắm ngoại sắc, chuyên chú quán xét nội tâm, ngoại đã quy về nội thì ngoại cảnh mê đắm liền mất, người đắm trước nội tâm, khiến chú trọng quán sát ngoại sắc, nội đã hướng về ngoại thì nội tâm mê đắm mới dứt bỏ. Ngoại quán vốn là chữa trị nội trước, nếu lại thâu nhiếp ngoại quy về nội thì càng thêm nội trước, tiếp tục tăng thêm bệnh khác thật đáng xót thương.

Vả lại, thượng nhân cương quyết phá bỏ, nếu tu nội quán sợ rằng tâm sẽ hướng ngoại, nếu tu quán ngoài e rằng tâm sẽ hướng nội, vì ngoại, nội cách nhau, chẳng dung thông trọn vẹn, tức sẽ có nhiều loại rắc rối, đều là một sai lầm về Phật tánh. Ý cho rằng: Lúc tu nội quán, đã đầy đủ ba ngàn, ba ngàn lại là ngoại cảnh, thì các sự cảnh bên ngoài, nhất thời quán sát tất cả mới là quán trọn vẹn, đây đều là do thượng nhân không am tường về hai cảnh trong ngoài không phân biệt mà phân biệt, cho nên có sự phá bỏ chỉ trách xằng bậy. Phải biết rằng vì tánh dung thông thâu nhiếp, nên cảnh trong cảnh ngoài có nghĩa cùng hướng về. Vì y cứ theo sự mà chia ra trong ngoài, thì quán nội không thể nào phóng tâm với duyên bên ngoài, quán ngoài không thể phóng tâm duyên với bên trong.

Giống như tu nội quán, trước dùng diệu giải để biết rõ pháp ngoài cùng hướng về nội tâm, tức là chỉ ở nội tâm quán xét tánh đức ba ngàn.

Vì thế trong bốn Niệm xứ nói: "Chuyên chú vào nội tâm, quán sát tất cả các pháp, nếu phóng tâm duyên ra ngoài thì không gọi là chuyên chú vào nội tâm, mà tu ở ba quán". còn trong Đại Ý nói: "Tâm năng tạo này, đầy đủ các pháp, thật sự không duyên theo tất cả ngoại cảnh sở tạo của tu quán. nội quán đã như vậy, ngoại quán lẽ nào không như vậy sao?

Do đó tu ngoại quán như quán xét một trần, cũng trước cần phải dùng diệu giải, hiểu biết rõ ràng nội tâm cùng tất cả các pháp, cùng hướng vào một trần chỉ ở một trần mà quán xét tất cả các pháp. Cho nên trong bốn Niệm xứ chép: "Quán mười giới bên ngoài, tức là nhìn thấy nội tâm", vậy thì hướng vào một trần để quán xét bên ngoài, đã có đủ mười giới, lẽ nào không thâu nhiếp đối với nội tâm hay sao? Cho nên nói "tức là nhìn thấy nội tâm; làm sao có thể bỏ đi mà cho rằng văn này thâu nhiếp ngoại về nội? Phải biết rằng: Văn này là nghĩa của nội tâm hướng về bên ngoài.

Giống như trăm ngàn muôn ngọc châu nơi lưới giăng của Đế-thích, ánh sáng và hình ảnh bên này bên kia, cùng có đủ, cùng hòa nhập trong nhau, chỉ quán sát một hạt ngọc này, thì ánh sáng và hình ảnh của rất nhiều hạt ngọc kia, đều hướng vào hạt ngọc này, quán sát các hạt ngọc kia, cũng thâu nhiếp hình ảnh và ánh sáng của nhiều hạt ngọc.

Như chuyên chú quán sát một hạt ngọc này, tuy thấy ánh sáng và hình ảnh của nhiều hạt ngọc, mà thật ra không quán sát tất cả những hạt ngọc, bởi vì ảnh sáng và hình ảnh của những hạt ngọc, toàn bộ ở trong một hạt ngọc, đâu cần phải phóng tâm quán sát tất cả? Như vậy thì chuyên chú vào nội tâm, quán sát tất cả các pháp.

Nếu quán sát một hạt ngọc kia, tuy thấy nhiều hạt ngọc và một hạt ngọc này, thật ra không quán sát tất cả, vì ánh sáng và hình ảnh của những hạt ngọc, vốn đều đầy đủ trong một hạt ngọc kia, cho nên ở đây giống như quán mười giới, bên ngoài thì nhìn thấy nội tâm.

Người trí nhớ thí dụ mà được hiểu, cho nên không thể nhất quyết chấp trước sắc ngoài không đầy đủ ba ngàn, cũng không thể phá bỏ xằng bậy vì sợ rằng tâm sẽ hướng ngoại, v.v...

Lại nữa, Thượng nhân cương quyết dựa vào Kim Ty cho rằng tâm có đủ ba ngàn, nói về vô tình Phật tánh.

Bởi văn kia đích thực hiển bày tất cả nghĩa của Phật tánh, vì thế Phật y cứ theo hữu tình mà nói, phần lớn nói về sắc tức là ở tâm, cho nên biết rằng: nếu tin các sắc tức là tâm thì thành ra vô tình có ở nghĩa Phật tánh.

Cũng sẽ trở thành nghĩa của nội quán, tạm thời y cứ theo Duy tâm mà luận, lấy các giáo văn, đích thực che khắp chung sinh hạ giới, nên phần lớn trình bày về Duy thức.

Không phải cho rằng văn kia thường thâu nhiếp quy về một phía, như chúng sinh, Phật, Y, Chánh; văn không thiếu một trần, làm thế nào để giải thích sắc không đủ ba ngàn, làm thế nào để giải thích thường thâu nhiếp ngoại quy về nội? Lẽ nào kinh Khê cũng cho rằng: Mỗi ngọn cỏ cây, đều có Phật tánh ư? Mười hai nhập đều có đủ ngàn Như; lẽ nào cũng có cỏ cây, tự vươn lên thành Phật hay sao?

Thượng Nhân ở trong Đáp Nghi Thư, rõ ràng lấy "cùng khắp các pháp" để làm ba ngàn kia, đến nay sợ rằng Thị Châu đưa ra nghĩa thường thâu nhiếp sắc quy về tâm, cho nên chỉ lập ba ngàn của nội tâm, mà nói là ngoại sắc chẳng đầy đủ ba ngàn. Lại nữa, ngầm chuyển sang nói về ba ngàn kia, rằng ba ngàn của chư Phật kia, ba ngàn của chúng sinh kia.

Vả lại, Nghĩa Lệ vốn nói: "Sắc tâm không hai, đã trước tiên quán sát ba ngàn của nội tâm, thâu nhiếp nơi ngoại sắc, là không hai lúc đã trải qua bên ngoài, sao có thể không dựa theo Sắc đủ ba ngàn? Thâu nhiếp các pháp vào nội tâm, là không hai ư? Đâu cần sửa đổi tự nói. Khiến cho nghĩa lý chẳng tròn vẹn.

Huống chi Thị châu thường nêu ra, thâu nhiếp Sắc quy về tâm, lập tức trái với các văn "lìa sắc chẳng có tâm, lìa tâm chẳng có sắc", hai thì cùng hai, một thì cùng một, và duy sắc duy tâm" trong Phụ Hạnh.

Nhưng, mười môn bất nhị, đều nêu rõ đại thể của pháp quán, và pháp quán của tông này, chính thực ở tại nội tâm, nương nhờ vào cảnh ngoài. Vì bỏ cái nương nhờ, giữ lấy cái chính thực, cho nên chỉ lấy nội tâm làm chung. Nếu đối với thuyết ấy, đã nói là duy sắc thì sắc lẽ nào không bao gồm các pháp hay sao?

Lại nữa, trong Phụ Hạnh nói: "Mê cho là trong ngoài, ngộ chỉ có nhất tâm". Cũng có khi nói theo chính tu nội quán, nếu dựa theo ngoại quán, lẽ nào nói ngộ chỉ có một sắc v.v... hay sao? Giáo nghĩa duy sắc, lẽ nào nói theo mê?

Còn trong Thị Châu nêu ra, cho rằng tâm chỉ ở lý, chúng sinh, Phật thuộc về sự, chỉ nói về tâm pháp, năng cụ năng tạo, chúng sinh, Phật môn thường là sở cụ sở tạo.

Thế thì đâu chỉ có sắc là không đầy đủ ba ngàn, chúng sinh-Phật cũng không đủ ba ngàn. Tôi đã có bàn luận tường tận, giải thích về pháp mầu ba nghĩa kia, lý thật sự như vậy. chẳng phải áp chế chống trái lẫn nhau. Cần phải biết cứu vãn đối với nghĩa có thể cứu vãn, bỏ ngắn theo dài, không lợi gì cho mọi người.

Thượng Nhân lại nói: "Nghĩa Lệ tịnh tâm, trải qua tất cả thì phải nói theo tu quán". Đó là thượng nhân, không lĩnh hội được cảnh quán trong ngoài, tu chứng nhiều ngõ của một tông phái, và không am tường văn nghĩa của các bộ, gây nên sự phá bỏ xằng bậy bây giờ.

Vả lại, cảnh quán trong ngoài, sơ lược lấy bốn nghĩa để luận.

Từ đó suy ra lỗi trong tâm, trước đối với nội tâm, tu quán để hàng phục dứt trừ năm trụ, thay vì hàng phục dứt trừ tịnh tâm, trải qua các pháp sắc, thanh kia, tùy ý tự lấy mỗi pháp, có đủ ba ngàn ba đế, thì không luận bàn đến cảnh tu ngoài quán. Ở đây giống như Nghĩa Lệ chắc chắn trước phải ở nội tâm, nếu nội tâm tịnh thì dùng tịnh tâm này, trải qua tất cả các pháp, tùy ý trừ bỏ hay hòa hợp; cũng tức là chỉ Quán, quán thành tựu thức ấm, trải qua tất cả giới nhập y chánh, mỗi mỗi đều kết thành ba đế.

Từ có trong ngoài cùng tu, thì giống như Phương Đẳng sám nghi, chánh tu nội quán; nếu đối với cảnh ngoài, mới có thể dùng pháp chánh quán của nội tâm, nương theo trải qua tương dung đạo cụ, đều thành tựu tam-muội.

Từ có cảnh quán dựa theo nội tâm, tu quán không hòa nhập, mới xả nội cảnh chuyên chú tu ngoại quán, như phá bỏ pháp sau khi cùng khắp, đã ví dụ phá cùng khắp, cũng ví dụ như mười thừa; nhưng văn ở trong phá cùng khắp nêu rõ như vậy, thế thì nếu ngoại sắc tịnh thì đem tịnh sắc này, trải qua tất cả các pháp cho đến nội tâm, tùy ý dứt bỏ hay hòa hợp.

Từ có sơ tâm thì nên tu ngoại quán, như trước tiên đạt được sắc. Định vô sắc, nếu phát tâm tu viên đốn chỉ quán, thì người này đã đắm trước nặng nề ở nội tâm, cần phải dùng ngoại quán để phá trừ, đối với các ngoại sắc, quán thành tựu thì lý mới hiển bày, trở lại đem tịnh sắc, trải qua tất cả các pháp cho đến nội tâm, tùy ý dứt bỏ hay hòa hợp. Ở đây giống như duy sắc, duy thức trong bốn Niệm xứ, hai loại quán bao gồm hai loại căn cơ.

Thượng Nhân chỉ biết dùng Nghĩa Lệ trải qua tất cả các pháp, muốn giống như Phương Đẳng biểu lộ nghĩa trải qua sự trọng trong các pháp, các văn như thế mà ý thì khác xa.

Vì sao? Vì tạm thời như Nghĩa Lệ nói thứ lớp tu quán chắc chắn trước ở nội tâm, nếu nội tâm tịnh thì dùng tịnh tâm này, trải qua tất cả các pháp. Đã nói là "nếu Tịnh", vì thế biết rằng, lúc quán chưa thành tựu thì nội tâm chưa tịnh, nếu quán thành tựu thì nội tâm thanh tịnh. Do đó nói rằng: "Nếu nội tâm tịnh, tương tự như Phương Đẳng nói thẳng rằng: "Dùng tâm chánh quán, làm sao giống nhau được".

Lại nữa, trong Phương Đẳng kia thì trải qua các sự mà tác quán, gia thêm công hạnh mà tiến công, cho nên nói: "Tâm tâm nối nhau quán đạo Vô gián, mới được nhập pháp môn bất nhị".

Nghĩa Liệt đã nói: "Tịnh tâm trải qua các pháp, tùy ý dứt bỏ hay hòa hợp" không bao giờ gia thêm công hạnh? Xem điều này thì là quán thành tựu tịnh tâm trải qua tất cả các pháp. Còn trong văn tự đưa ra tu nội quán, nên nói là nên biết: "Tất cả đều do tâm phân biệt, các pháp không hề tự cho là đồng khác". Đã suy lỗi nơi tâm, thì chỉ tu quán với nội tâm, các pháp ngoại sắc vốn không phân biệt đồng khác, thì không cần phải gia thêm công phu để tu quán pháp.

Nhưng hai quán trong ngoài, đều vì phá trừ phân biệt của nội tâm, nếu nội tâm quán thành tựu mà sự phân biệt đã diệt mất, thì lúc trải qua cảnh ngoài, tùy ý đi vào pháp môn bất nhị.

Nếu nội quán chưa thành tựu, sự phân biệt chưa dứt sạch, lúc trải qua cảnh ngoài, tâm tâm nối nhau, quán đạo không dứt mất, mới đi vào pháp môn bất nhị.

Lại nữa, dựa vào dẫn chứng chiêm sát hai loại quan nghĩa về thật tướng và Duy thức, đã chỉ ở nơi nội tâm, thì biết rằng chẳng phải tu quán với cảnh ngoài.

Thật tướng quán lý thì nơi ấm tâm chỉ quán Lý đầy đủ ba ngàn thật tướng. Duy thức trải qua sự chuyên môn soi chiếu phát khởi từ tâm, trải qua nơi tâm năng tạo của mười giới.

Đã Từ biến đạo mà nói như vậy, thì thuộc về sự chẳng phải gọi là Sự của ngoại cảnh. Đã suy ra lỗi nơi tâm, cho nên chỉ quán sát nội tâm. Pháp quán tâm, không ngoài hai loại, nếu hai quán thành tựu thì nội tâm thanh tịnh, lúc đem tâm thanh tịnh trải qua ngoại pháp, thì mỗi mỗi pháp tự nhiên đều sẽ thanh tịnh, bất luận bàn đến ngoại cảnh tu quán.

Nếu đem Duy thức làm ngoại quán, thì quán sát Duy sắc là ở nơi nào? Bốn Niệm xứ y cứ theo duy thức, duy sắc, chia ra hai quán trong ngoài, chẳng phải không hiển nhiên. Thượng Nhân sao có thể cố tình làm trái giáo tông, cương quyết cho rằng Duy thức là quán ngoài như vậy?

Tùy theo trong tự ý, chỉ y cứ vào nội tâm, khởi lên mười giới phân biệt Phụ Hạnh phân định thuộc về Duy thức sự quán, Nghĩa Lệ nói rõ: "Sự quán thì chuyên môn soi chiếu phát khởi ở tâm". Bốn tánh không đạt được, làm sao có thể cương quyết cho rằng trải qua cảnh ngoài? đã hoàn toàn không nhận thức được quán pháp trong ngoài, làm sao có thể ngông nghênh sinh ra công kích bài bác được?

Lại nữa, phải biết rằng: Nói sự-lý không hai, người đạt được ý này, tùy đó tu một quán nhất định bao gồm hai nghĩa. Như người tu tập lý quán, tuy nói chỉ xét lý cụ, nhưng phải toàn tu ở tánh, thì khéo tu quán thật tướng. Người tu tập sự quán, tuy quán sát tâm năng tạo của mười cõi, nhưng phải biết: Toàn tánh trở thành tu, thì kheo tu Duy thức quán.

Lẽ nào khiến cho kẻ "chín tuần thượng ngồi", đều phải từ ngoài vào trong, tùy theo niệm thiện ác, bao lượt suy tìm kiểm chứng hay sao? Lẽ nào khiến cho kẻ "công tư hốt cự", đều cần phải ở nơi tịnh thất quán lý, sau đó mới gọi là sự-lý không hai hay sao?

Huống chi Thượng Nhân cương quyết chấp rằng cảnh ngoài là Duy thức, chỉ giống như "Thường ngồi", chú trọng quan sát về lý cụ, hoặc phát tâm sơ trụ và nội ngoại phàm, đã không trải qua việc ngoài, lẽ nào quán đạo chưa khai mở, thì không thể bàn về đạo hay sao?

Thượng Nhân dùng văn "trải qua tất cả" của Nghĩa Lệ, để giải thích về tu quán, đối chọi với môn không hai và chỉ quán kiết lệ, cùng phương đẳng biểu pháp, sự sai lầm rất nhiều. Nay vì trong văn có đủ trường hợp các nghĩa đã viết, sơ lược nêu rõ những sai lầm.

Như văn kia nói: "Sắc-tâm một thể không trước sau, đều là pháp giới, thứ lớp tu quán, chắc chắn trước ở nội tâm (tức là trước quán sát thức ấm). Nếu nội tâm thanh tịnh (nghĩa là hiểu rõ một niệm có đủ ba ngàn pháp, cho nên nói là "nếu thanh tịnh". Vậy thì chỉ quán lý cảnh, cũng chính là sắc, tâm trong môn bất nhị, bao gồm trong một niệm tâm, chúng sinh, Phật...), đem tâm thanh tịnh này trải qua tất cả các pháp [cho rằng nếu hiểu rõ một niệm ba ngàn rồi, vì thế nói là "nếu thảnh tịnh", sau đó trải qua tất cả các pháp kia, không ngoài ba ngàn của Ngã, do đó nói là "trải qua tất cả các pháp", tức là chỉ quán kết thành ba đế, ý cũng chính là trong ngoài môn bất nhị. Ngoại cho là dựa vào y chánh sắc tâm kia, tức Không-Giả-Trung v.v... đây điều là chánh tu quán, chẳng phải quán thành tựu mà trải qua tất cả. Tùy ý tiêu tan hay hòa hợp (cho rằng ba ngàn không ngoài, thâu nhiếp sự cảnh bên ngoài không thiết bất cứ điều gì, tức là chỉ quán kết thành ba đế. Văn trong mỗi văn, kết thành cảnh không thể nghĩ bàn, ý cũng giống như trong ngoài môn bất nhị trước đây, hiểu rõ sắc ngoài tâm nhất niệm vô niệm, chỉ có nội thể ba ngàn Không-Trung mà thôi, điều là ý tiêu tan hay hòa hợp. Người có thể quán sát niệm niệm như vậy, thì nếu rõ ràng minh bạch, tức là thành tựu quán hạnh, nếu phát khởi kiến giải tương tự, tức là thành tựu tương tự. Nếu ba đế hiển bày phân biệt, tức là thành tựu phần chân, nào là quán thành tựu, mới trải qua mọi nơi ư? Lẽ nào đi vào phần chân mới trải qua mọi nơi hay sao?). Lại nữa, cúng trước hiểu rõ muôn pháp Duy tâm (Liễu tức là hiểu rõ, cho rằng ba ngàn không ngoài một niệm v.v...) mới có thể quán tâm (y theo kiến giải mà quan sát ba ngàn pháp không ngoài một tâm), có thể hiểu rõ các pháp thì thấy các pháp Duy tâm duy sắc. Nên biết rằng: "Tất cả do tâm phân biệt, các pháp không hề tự cho là đồng khác. "Nên biết" trở xuống là ý chính thức nêu rõ quán tâm, các pháp đã do quán tâm phân biệt, vì thế cho nên chỉ quán tâm mà thôi, tuy nói duy sắc nhưng sắc chính là tâm. Do đó trong kinh Chiêm Sát nói: "Quán có hai loại: Một là Duy thức, hai là Thật tướng" [dẫn kinh chứng minh]. Thật tướng quán sát lý (quán sát tánh của ba ngàn chính là Không-Giả-Trung, tức là nội tâm thanh tịnh trước đây). Duy thức trải qua sự (tức đem tâm thanh tịnh trải qua mọi nơi của các pháp]. Sự lý và không hai [tức sự mà là Lý, thâu nhiếp ngoài quy về trong, ba ngàn ba đế, thâu nhiếp hoàn toàn tất cả, cho nên nói là không hai. Không hai Môn nói: "Chỉ có nội thể ba ngàn, tức là Không-Giả-Trung". Nên biết rằng hai quán lẽ nào có thể lìa xa nhau? Nếu cho rằng đợi khi nội quán hiển bày lý, mới trải qua ngoại sự khắp nơi, tức là sơ tâm chỉ tu tập quán thật tướng, khi quán thành tựu, cho đến phần chân mới tu tập Duy thức quán hay sao? Trái ngược và tổn hại vô cùng không thể nào trình hết được. Lại nữa, nên biết rằng: Thật tướng và Duy thức tuy thường phân biệt lợi độn, nhưng chung quy mà nói thì hai quán cùng như nhau). Quán đạo khơi bày đôi chút (cho rằng nếu hai quán có thể phù hợp với nhau, Sự, lý không hai tức là quán đạo, khai bày sơ qua có thể đi vào các địa vị của quán hạnh...), hiểu được điều này thì sẽ cùng nhau luận đạo (nên biết rằng: Người hiểu sai mà cố chấp, thì làm sao luận đạo với nhau được? kinh Khi trình bày khuyên nhắc có thể không đúng chăng?)Đây đều là do Thượng nhân đem Môn Bất Nhị và chỉ Quán mà so sánh chú thích. Lại còn dùng văn trong Phương đẳng biểu pháp, đối chiếu với Nghĩa Lệ này; dùng tâm chánh quán kia, đối chiếu với "chắc chắn trước tiên là nội tâm, nếu tịnh nội tâm"; dùng "trải qua mọi sự trong mỗi duyên đều là biểu lộ thắng pháp kia, đối chiếu với "trải qua mọi nơi các pháp"; dùng "tâm tâm tiếp nối quán đạo không xen hở, đi vào môn bất nhị" kia, đối chiếu với " tùy ý tiêu tan hay hòa hợp". Thượng Nhân lãnh hội và giải thích như vậy, sơ lược có năm lỗi: 1/ Không hiểu rõ nghĩa lệ. 2/ Không hiểu rõ môn bất nhị. 3/ Không hiểu rõ chỉ quán nghĩa lệ. 4/ Không hiểu rõ phương đẳng biểu pháp. 5/ Tự trái ngược với ý chỉ của Thị Châu.

Vả lại, Nghĩa Lệ đã mở rộng lỗi của phân biệt, ở nơi trong nội tâm, sự phân biệt này lẽ nào chẳng phải vô minh? Nếu chưa đoạn trừ điều phục, sao có thể trải qua mọi cảnh, tùy ý tiêu tan hay hòa hợp? Phương Đẳng Chánh Quán dựa vào khi chưa dứt trừ điều phục mà nói, cho nên lúc trải qua ngoại sự, thì phải niệm niệm nối nhau, tiến công khiến cho quán không xen hở, mới đi vào cửa ngõ không hai, đâu thể khiến cho tùy ý tiêu tan hay hòa hợp được? Vậy thì Thượng Nhân không hiểu rõ tướng thành tựu, chưa thành tựu của Nghĩa Lệ và Phương Đẳng, dẫn đến đối chiếu sai lầm như thế.

Lại nữa, Môn Bất Nhị tuy từng môn từng môn hòa nhập nhau, nhưng một môn trong ngoài, đã đối chiếu với hai diệu Trí và Hạnh thì sẽ tập trung nói về Tự hành quán pháp.

Lại nữa, như cái hiểu của Thượng nhân, phải là người tu nhiều về Chỉ Quán, mới nhờ vào Sự mà tu quán, nay vì sao tâm chánh quán, lại tu tập ở môn Sắc-Tâm? Một môn trong ngoài đích thực nói về quán pháp, đến nay trở thành luận gần cạnh pháp, tại sao đem chánh quan trong môn Sắc Tâm, trải qua bên cạnh cảnh ngoài các pháp? Khoa quán cảnh, trong đã cùng là câu "tùy ý tiêu tan hay hòa hợp", vẫn chỉ là tướng thành tựu của quán ngoài.

Nếu cho rằng không đúng vì sao đem hai quán trong ngoài, chỉ đối chiếu với một đoạn văn "trải qua tất cả các pháp, tùy ý tiêu tan hay hòa hợp"?

Huống chi trong văn quán ngoài, đã nói xong nghĩa lý nói về quán thành tựu, do đó văn nói: "Thể sắc tâm bặt dứt chỉ có một thật tánh, và sáng sủa đồng với chân tịnh, rõ ràng như lưới giăng của Đếthích? Nếu chưa tiêu tan hay hòa hợp thì làm sao sáng sủa đồng với chân tịnh, làm sao có thể thấy rõ ràng lưới giăng của Đế-thích? Lại đem các văn như "trước hiểu rõ sắc tâm bên ngoài", để kết thúc phần trước mở ra phần sau, lại càng nhiều chướng ngại. Vì sao? Vì nếu trước hiểu rõ mọi lời văn, là kết thúc tướng quán trước đây, đã nói là "trước hiểu rõ nhất niệm, vô niệm bên ngoài sắc tâm", thì cảnh ngoài trước đó đã tiêu tan hay hòa hợp xong xuôi, làm sao đem nội quán tiếp tục đối chiếu với tiêu tan hay hòa hợp được? Từ nội thể về sau, nếu thuộc về phát sinh phần sau, thì chắc chắn phải chính thức trình bày về nội quán, vì sao cùng chỉ thực hành quán ngoài tiêu tán hay hòa hợp? Thế thì kết thúc quán ngoài ở phần trước, đã là trải qua sự tiêu tan hay hòa hợp bên ngoài, thì rõ ràng những lời kinh Khê đã lập nên hoàn toàn chẳng có nguyên do. Lại nữa, cảnh ngoài đã thoáng đãng đồng với chân tịnh, lưới giăng Đế-thích rõ ràng sáng sủa, thì uổng công đã lập ra một khoa nội quán, thì thành ra kinh Khê nêu bày giả dối giải thích hoang đường, làm mê hoặc cho người thực hành? Môn nội ngoại, đầu tiên trình bày nêu ra hai loại cảnh quán, Thượng Nhân ngang nhiên thâu tóm lại thành một loại, dựa vào đó nêu bày về quán ngoài; trong môn Sắc tâm không bàn về quán pháp. Thượng nhân cương quyết cho rằng đích thực tu tập nội quán.

Lại nữa, môn Nội-Ngoại, đích thực luận bàn về hai loại cảnh quán, nếu đem nghĩa lý của Thượng Nhân đã lập ra để đối chiếu, thì môn này chỉ đại khái điểm qua nghĩa lý của phần chánh, dựa vào sự trải qua giúp đỡ mà thành (Vì Thượng Nhân nhiều lần nói rằng "Góc sự nương pháp" hai quán nương nhau mà thành Chỉ Quán).

Nếu y cứ theo những sự thiết lập của kinh Khê thì môn Nội Ngoại, hoàn toàn không nói về quán pháp, vì sao? Vì hai quán Thật tướng-Duy thức, chỉ y cứ theo nội tâm mà luận, Thượng Nhân đã đem môn Nội Ngoại, chỉ đối chiếu với văn "trải qua ngoại pháp tiêu tan hay hòa hợp, lẽ nào hoàn toàn không trình bày về hai thứ pháp quán là Thật tướng

-Duy thức hay sao?

Lại nữa, Thượng Nhân chỉ đem câu "nếu nội tâm thanh tịnh", đối chiếu với Lý cảnh trong Chỉ quán (hoàn toàn không dám nói quán là vì nhiều vướng mắc. Xem thường như thế làm sao có thể phê bình nhận xét về giáo?), mới đem cảnh này trải qua khắp các pháp bên ngoài, thì vô cùng trái với Chỉ quán, vì luận kia có đầy đủ Thức-Ấm, tu ở mười thừa, sau đó đem mười thừa này, trải qua sự tạo tác cảm thọ, đâu hề đơn độc đem lý cảnh trải qua Sự?

Lại nữa, trong môn Sắc tâm, mình, người, chúng sinh, Phật, cùng ở trong một niệm, Thượng nhân chỉ lấy mình, tâm, chúng sinh, Phật, làm ý của nội quán, đem chúng sinh khác, Phật khác dùng quán ngoài để trải qua. Vậy thì trong ngoài đều không trọn vẹn. Nên biết rằng: Nội tâm dựa theo lý để gồm nhiếp pháp, lẽ nào chỉ là chúng sinh, Phật của chính mình, mà chúng sinh khác, Phật khác, tâm mình đã tạo đều phải thâu nhiếp; lúc trải qua việc ngoài, lẽ nào chỉ là cảnh của chúng sinh khác, Phật khác, tâm mình đã tạo đều phải trải qua; sai sót đâu có giới hạn, lẽ nào có thể ghi chép đầy đủ? Nêu văn như vậy, còn tự tin có thể đạt đến hay không, thì không dựa vào sự biên soạn của kinh Khê?

Nếu cho rằng: Trước tiên hiểu rõ các văn kết thúc phần trước, phát sinh phần sau, lại thành ra tu quán ngoài, đến địa vị Tương tự phần chân, sau mới tu quán trong, còn bằng lòng giúp đỡ hay không? Nên biết rằng: trong ngoài không hai phần, chủ yếu trình bày về hai loại cảnh quán, tuy phần nhiều là tu quán, nhưng trước dựa vào nội tâm, không ngăn ngại cùng có mê đắm nội tâm, phát khởi đau thương lại tu quán ngoài, vì thế cho nên kinh Khê tùy theo đó nêu ra lời như vậy, lại trước giải thích về quán ngoài. Ví dụ như vậy rất nhiều không thể nào dẫn đầy đủ được.

Trong quán ngoài, tự trình bày về sắc tâm, y chánh bên ngoài là cảnh sở quán, tùy theo một cảnh mà dùng ba quán không thể nghĩ bàn, tức thì soi chiếu, tức thì diệt mất, cho nên lúc quán thành tựu, rộng mở đều đồng với chân tịnh. Một cảnh đã cùng khắp, thâu nhiếp các pháp kia thì các pháp kia đều thâu nhiếp các pháp, cho nên y chánh lưới giăng của Đế-thích, cuối cùng tự chói lọi rực rỡ [y chánh nếu không đầy đủ trong nhau không thâu nhiếp lẫn nhau thì lẽ nào giống như lưới giăng của Đếthích?]

Kế đến giải thích về nội quán, đầu tiên trình bày Diệu giải, thâu tóm ngoại hướng vào trong, cho nên nói là "trước hiểu rõ nhất niệm vô niệm, bên ngoài sắc tâm [Nghĩa Lệ nói "Trước hiểu rõ muôn cảnh duy tâm]; tiếp theo trình bày về diệu quán, vì chuyên chú vào nội tâm quán xét tất cả các pháp, do đó nói "chỉ có nội thể ba ngàn tức là Không-Giả-Trung (Nghĩa Lệ nói "Mới có thể quán tâm"). Nói là "Trước hiểu rõ", đã không kết thúc tướng thành tựu quán ngoài trước đó, lẽ nào có thể chỉ trích lung tung rằng: Quán ngoại chỉ do kiến giải, quán trong là do thực hành" hay sao? Vì thế biết rằng: "Trước hiểu rõ sắc tâm bên ngoài...", chính là hiểu biết nội quán, thế thì so với văn trước hiểu rõ muôn pháp duy tâm mới quán tâm được" trong Nghĩa Lệ, đều là trừ bỏ. Thượng nhân không phải cho rằng phá bỏ tôi chính là phá bỏ kinh Khê hay sao?

Nhưng nội quán gồm có ba quán vong-chiếu và quán thành tướng, quán ngoài gồm có diệu giải và nói trước hiểu rõ muôn pháp duy sắc. Bởi vì văn bóng bẩy phản ánh lẫn nhau cho nên thiếu sót lẫn nhau. Hơn nữa, trong ngoại quán hoàn toàn không nói thâu nhiếp pháp ngoài quy về trong tâm, mà tự nói là "Đế võng y chánh", lẽ nào sắc ngoài không đủ ba ngàn, không đủ nội tâm hay sao?

Lại nữa, đặc biệt trái với Thị Châu nêu ra văn kia nói: Môn trong ngoài môn đối cảnh nói về trí, mới giải thích về quán trí, hoặc môn sắc tâm, không thể đối chiếu với ba đế, ba quán". Lại nói: "Đều có sở thuộc, không thể lẫn lộn quá mức". Do đó biết rằng: Ý chỉ của Thị Châu sâu xa, không chấp nhận trong môn Sắc tâm, nói về quán tuệ. Văn kia phân định Sơ môn chưa giải thích về đế quán, Thượng nhân đảo lại đích thực là nói về nội quán. Văn kia phân định môn tiếp theo mới trình bày về quán trí, Thượng nhân lại cho rằng nhờ vào đó nêu rõ quán ngoài. Lại nữa, ý chỉ của Thị Châu nói phân định Sắc tâm thể dứt, là tiếp tục nêu rõ tướng thành tựu của quán, lại nói rằng đây là quán thành tựu duy nhất thể tánh, lại giải thích hoát đồng chân tịnh là phần vị thanh tịnh của sáu căn. Nếu chưa tùy ý tiêu trừ hay hòa hợp, làm sao gọi là tướng quán ngoài thành tựu? Lẽ nào phần vị thanh tịnh của sáu căn, giống như sắc tâm chưa hòa hợp hay sao?

Nếu cho rằng ý chỉ của Thị Châu phân xét hai môn này không xác đáng thì hai quyển đâu đủ để có thể y cứ giải thích về môn Bất nhị? Nếu văn có trái mà phá bỏ quán tâm thì lý sẽ hoàn toàn sai lầm. Nhưng ý chỉ của Thị Châu rõ ràng không một điều gì để giữ lấy, chỉ có Thượng Nhân nay vịn cây nhìn thấy kia, thì không phù hợp mà chỉ trái ngược. Nhưng học vô thường sư, lý trường thì thành tựu, có điều gì không thể? Càn Trúc bỏ tà theo chánh, điều ấy nào giới hạn, nhưng nếu lập ra nghĩa lý mà chẳng cao siêu thì đâu thua kém gì Sư? Đã rầy rà lại thua kém đâu cần phải đổi thay.

Lại cương quyết chấp rằng Chỉ Quán kết thúc ví dụ về y chánh các pháp, đều là văn thể hiện ba đế, là đích thực tu ngoại quán, lại càng không thể.

Văn kia chọn lựa nêu ra thức tâm, tu tập mười thừa, nay mới một quán, làm sao thay đổi các quán ở bên ngoài được? Phá bỏ các văn cuối cùng ví dụ về các ấm nhập, vẫn còn sợ rằng quá sớm, sau khi kết hợp với ấm thức mười thừa, chỉ là đã dứt bỏ thông-bít. Y cứ chung theo năm ấm mà tu quán, cho dù phá bỏ các văn cuối cùng ví dụ về các ấm nhập. Huống chi văn kia nói rõ ràng, từ đầu đến đây, chỉ dựa theo thức tâm, từ đây trở đi cho đến lìa bỏ ái, có y cứ theo năm ấm mới thành tựu tướng quán. Ý chỉ của kinh Khê rõ ràng như vậy, từ đầu đến đây, chỉ dựa theo ấm tâm mà tu quán, vì sao có thể trái ngược với Tông Tổ, cương quyết đem văn "quán thành lịch pháp" này cố chấp làm thành ngoại cảnh tu quán như vậy?

Vì thế biết rằng: nếu là người thượng căn có thể đi vào quán hạnh

-chân-tự, dùng tâm thanh tịnh trải qua các pháp, tùy ý tiêu trừ hay hòa hợp. Sư giải thích không có những sai lầm, bao gồm kết hợp các văn, vì kinh Khê tự nói:" Người thượng căn vừa quán liền đi vào Sơ trú hay nội ngoại phàm"; ba phần vị này, lẽ nào không thể dùng tâm thanh tịnh trải qua các pháp tùy ý tiêu trừ hay hòa hợp ư?

Lại nữa, quán pháp tùy ý tương ứng, phải từ Sơ phẩm trở lên mới có đức này, cho nên Chỉ Quán trình bày về Sơ phẩm rằng: "Không gia thêm công lực, tùy ý rõ ràng v.v..." Nên biết rằng: Địa vị đã ở nơi một pháp ba đế, tùy ý rõ ràng, đối với pháp khác lẽ nào không rõ ràng hay sao? Địa vị này đã như vậy, địa vị sau ví dụ như thế, nhưng phân chia ba bậc quán hạnh-chân-tựa tùy ý.

Nhưng sau khi quán thành tựu, vẫn còn nói về trải qua cảnh ngoài, ấy là do trụ ở nhân vị. Nên biết rằng: Chỉ có địa vị Diệu giác mới hoàn toàn không có tướng trong ngoài.

Vì vậy trong luận Khởi Tín nói: "Pháp thân chư Phật càng không thấy kia đây sắc tướng diệt tướng", vì không có Phật khác, tức không có có chúng sinh khác, Chánh báo đã dứt bỏ, lẽ nào y báo tồn tại? Tuy ba ngàn rõ ràng như thế nhưng tướng trong ngoài bặt dứt. Nếu còn lại một phẩm vô minh, thì phải có tướng tự-tha nhỏ nhiệm, do đó trong luận Khởi Tín chép: "Do chuyển thức cho nên thấy có Phật khác", đã thấy phật khác, lẽ nào không thấy chúng sinh khác? Chánh báo vẫn còn thì y báo lẽ nào mất đi? Đem nội quán đã thành tựu, trải qua sự cảnh bên ngoài, tùy ý dứt bỏ hay hòa hợp.

Do đó trong kinh Tịnh Danh chép: "Quán thân thật tướng, quán Phật cũng vậy", lẽ nào chẳng phải lấy trong để ví dụ cho ngoại hay sao? Phần chân còn thế, tương tự-quán hạnh có thể biết.

Thượng Nhân cương quyết chấp rằng: "Chỉ quán thức tánh đầy đủ ba ngàn pháp, thì ngoài ba ngàn càng không có một pháp nào", lẽ nào tồn tại riêng một sự cảnh ấm ở ngoài tâm, mà lại cần có thức ấm hiển bày lý, mới dung thông tất cả hay sao? Phải biết rằng: Nói như vậy là ý hoàn toàn không thể nào tu quán ở địa vị sơ tâm. Vì sao? Vì đã không chấp nhận quán các pháp ngoài sắc, sợ rằng tâm hướng ngoại, chỉ quán nghĩa của lý cụ trong nội tâm, thì phải là nội, hoặc là ngoại, thường quán xét cùng khắp, mới gọi là quán ở tánh có đủ ba ngàn.

Nếu vậy thì lẽ nào chỉ riêng quán thành tựu, không có pháp ngoài nào để trải qua, lúc lý chưa hiển bày ư? Nếu tu ngoại quán, cũng không có một pháp nào để làm sở quán, các pháp ngoại sắc, đã là nội quán vì tất cả quán sát xong xuôi. Vậy thì hai quán trong ngoài đều không thành tựu, vì không chuyên chú vào nội quán thì không thành tựu, vì không có sự cảnh bên ngoài nên ngoại quán không thành tựu.

Nếu như giáo văn của một tông phái, đã nói về tu quán, thành tựu và không thành tựu, đều phải trải qua tất cả các pháp. Nếu tu nội quán, trước tiên diệu giải thâu nhiếp pháp ngoài, đi vào tâm chỉ quán nội tâm đầy đủ các pháp tánh, nghĩa thâu nhiếp các pháp đã thành tựu, nghĩa chuyển tâm lại thành tựu. Nếu tu quán ngoài, cũng trước dùng diệu giải thâu nhiếp các pháp và nội tâm, đi vào một pháp của sắc ngoài, tu các quán về duy sắc, nghĩa thâu nhiếp các pháp đã thành tựu, lẽ nào hai quán cùng có chung lý do hay sao?

Nếu tu Duy thức, quán thành tựu lý hiển bày, đã thấy nội tâm thâu nhiếp các pháp rồi, thì đem tâm đã chứng trải qua các pháp bên ngoài, tự nhiên thấy được các pháp đều hướng về ngoại sắc, đều hướng đến ngoại tâm. Vì vậy, Nghĩa Lệ chép: "Trước tiên hiểu rõ muôn pháp duy tâm, mới quán tâm được"; có thể hiểu rõ các pháp [Nội tâm như vậy có thể hiểu rõ các pháp, thì ngoại sắc đều hướng về tâm gọi là không hai, gọi là Nội tâm tịnh], thì thấy các pháp duy sắc duy tâm [Tất cả các pháp hướng về ngoại sắc gọi là Duy Sắc, tất cả các pháp hướng về tha tâm gọi là Duy Tâm, tâm thanh tịnh trải qua bên ngoài thì tự nhiên thấy tướng tiêu trừ hay hòa hợp]. Lại như môn nội ngoại bất nhị kết hợp trở thành không hai, nói thế thì pháp ngoài hoàn toàn là tâm tán, tâm tánh không ngoài thâu nhiếp toàn bộ các pháp (đây là quán tâm hiển bày tánh, không hai với các pháp ngoại sắc). Chư Phật mười phương và pháp giới hữu tình, tánh thể không khác nhau, tất cả đều đầy đủ (đây là Phật pháp thâu nhiếp tất cả, và pháp chúng sinh thâu nhiếp cùng khắp, cho nên nói: "Tất cả đều cùng khắp. Chánh báo đã vậy thì y báo thâu nhiếp cùng khắp cũng như thế". Đã nói đều cùng khắp, lẽ nào không cùng với nội tâm tiêu trừ hay hòa hợp ư?).

Vì vậy một thí dụ về lưới giăng của Đế-thích, có thể dụ cho nghĩa của bốn thứ trong ngoài, vì sao? vì lúc tu nội ngoại quán đều phải tùy theo đó nêu ra một hạt ngọc, thâu nhiếp tất cả các hạt ngọc, quán thành tựu trải qua cung khắp, lẽ nào không tùy theo đó nêu ra một hạt ngọc để thâu nhiếp các hạt ngọc hay sao?

Ý chỉ của Thị Châu giải thích về câu tâm tánh không ngoài thâu nhiếp cùng khắp tất cả", nêu ra thí dụ này nói: "như nêu ra một hạt ngọc thâu nhiếp tất cả các hạt ngọc", đến giải thích câu "chư Phật mười phương..." chỉ nói: "chúng sinh, Phật là một, như hư không chẳng có trong ngoài".

Vả lại, ba pháp đều là Diệu, tất nhiên không có hơn kém, tâm pháp đã có thể là một hạt ngọc thâu nhiếp tất cả các hạt ngọc, thì chúng sinh-Phật sao không thí dụ cho một hạt ngọc thâu nhiếp tất cả các hạt ngọc? Hơn nữa, thí dụ về lưới giăng của Đếthích vốn hiển bày y chánh, sắc tâm, trong ngoài, tự tha, nêu ra một nghĩa mà thâu nhiếp toàn bộ, vì cái thấy của mình do hiểu sai nên khiến cho thí dụ viên mãn chỉ quy về một phía.

Nên biết rằng: Nội quán thành tựu trải qua pháp ngoài, thì tùy ý nêu ra một mà thâu nhiếp tất cả. Nếu dùng tâm chánh quán trải qua sự cảnh để thực hành quán, lại cũng theo đó quán một pháp mà thâu nhiếp tất cả các pháp. Nếu tu nội quán mà không chuyển sang tu ngoại quán, thì cũng phải nêu ra một để thâu nhiếp tất cả. Như vậy mới tương xứng với thí dụ về lưới giăng của Đế-thích, mới được gọi là một sắc, một hương không gì chẳng phải Trung đạo (Trung lấy nghĩa không nghiêng lệch. Nếu đương thể hương-sắc, không đầy đủ ba ngàn, không thâu nhiếp các pháp, không là nơi hướng về các pháp, thì nghĩa đó là nghiêng lệch không thành nghĩa Trung đạo).

Nếu chỉ có nội tâm đầy đủ ba ngàn, có công năng thâu nhiếp các pháp, ngoại sắc chẳng đầy đủ ba ngàn, không thâu nhiếp các pháp, thì sao lúc thành Phật, trong chánh báo hiện bày y báo, trong y báo hiện bày chính báo? Nếu pháp tánh chẳng như thế thì lúc tu không phải như vậy, đến quả mới như vậy, thì tất cả trở thành có tạo tác, chẳng phù hợp với tánh. Lại nữa, nếu sơ tâm tu quán, không chuyên chú vào nội tâm mà lại bao gồm cả quán sắc ngoài vậy thì nội quán đã sắc ngoài, cần gì phải tiếp tục trải qua pháp ngoài để quán?

Phải biết rằng: chỉ quán nội tâm tức là không, Giả, Trung rồi tự nhiên thấy mỗi sắc tâm bên ngoài đều là không, Giả, Trung. Do đó trong Phụ Hành chép: "Thâu tóm ngoài hướng về nội, khiến cho quán nội thức, đều là một thức, thức đã không thì mười giới đều không, Giả-Trung cũng vậy", đã quán thức không rồi mới nói mười giới đều không, Giả, Trung, vậy nên biết: Lúc tu nội quán, không phóng tâm quán xét cảnh ngoài, chính là ngoại pháp, tự nhiên hướng về nội. tâm thanh tịnh trải qua ngoại cảnh, đích thực quán sát pháp ngoài, pháp trong hướng ra cảnh ngoài, lẽ nào không đúng hay sao?

Lại nữa, nay Thượng Nhân đã cương quyết đem quán trong làm lý và pháp ngoài là sự, trong văn mười Pháp đã không chọn nêu rõ ấm nhập nội tâm làm cảnh, lại không có mười pháp thành thừa, sao gọi là thuần túy bàn về lý quán? nếu chẳng phải lý quán, làm sao phế bỏ phụ pháp quán? luận về tông đã thất bại, thì muốn nói gì nữa?.

THỨ TƯ: KHÔNG NÓI VỀ HAI SỰ TẠO LÝ

Nhưng nếu hiểu được ý của hai cảnh quán trong ngoài, không phải tiếp tục nói về nghĩa của hai tạo, vẫn còn sợ rằng Thượng Nhân chấp mê khó ngộ, cho nên không gặt hái được, vì vậy lại tiếp tục nói. Trong Phụ Hành nói: "tạo có hai nghĩa: 1. Dựa theo lý, Tạo chính là Cụ; 2. dựa theo sự, là nói về quá khứ tạo nên hiện tại, quá khứ hiện tại tạo nên tương lai, hiện tại tạo nên hiện tại, bậc thánh biến hóa sở tạo v.v..." còn kết thúc nói: "Đều do lý cụ mới có sự dụng, nay muốn tu quán chỉ quán Lý cụ, cùng phá bỏ, cùng thiết lập, cùng là pháp giới, tùy ý thâu nhiếp có thể hiện quyền thật" (Trên đây đều là văn của Phụ Hạnh, nhưng đối với sự lấy ý mà nói về sơ lược về văn mở rộng kia).

Hai tạo ở đây, đều nói về ba ngàn, lý thì vốn đầy đủ ba ngàn và tánh thiện tánh ác; sự thì biến tạo ba ngàn, cùng tu thiện ác.

Nói về Sự tạo, chính là lấy vô minh, thức ấm làm năng tạo, mười giới-y chánh làm sở tạo. Nếu nói về Lý tạo, tạo tức là đầy đủ (Cụ), đã là năng tạo sở tạo, mỗi mỗi chính là Lý, thì mỗi mỗi tương đương thể đều đầy đủ tánh đức ba ngàn, do đó mười hai nhập đều có đủ ngàn Như.

Năng tạo sở tạo, nội cảnh ngoại cảnh, đều có thể đương xứ quán xét Lý Cụ, nhưng chỉ Quán cái nhiều theo cái chủ chốt, bỏ cái khó giữ lấy điều dễ, bỏ cái sở tạo kia, giữ lấy năng tạo, quán đầy đủ ba ngàn. Năng tạo sở tạo, nếu chưa quán đầy đủ thì tạm thời gọi là "phàm phu thế đế cách ngăn chặng dung hợp", vì thế gạt bỏ giới nhập, chuyên giữ lấy ấm thức làm cảnh sở quán, tức là ý "trước hết tiếp tục trình bày về phần cảnh" trong Phụ Hạnh.

Còn trong mười thừa, thì sử dụng Diệu quán, quán một niệm ấm tâm năng tạo này vốn có đủ ba ngàn, đã là một niệm chính là ba ngàn, ba ngàn tức là một niệm, nói năng suy nghĩ không thấu đạt, vì thế không chuyển sang gọi là Cảnh không thể nghĩ bàn.

Nếu quán mãi không thôi, quán thành tựu thì lý hiển bày, hoặc điều phục, hoặc dứt trừ, gọi là tâm tịnh, do đó lúc chưa tịnh, gọi là vô minh thức ấm. Nếu lúc đã thanh tịnh, do vô minh chuyển đổi liền biến thành minh, năng tạo đã minh, sở tạo theo đó tự nhiên thanh tịnh (nếu nội quán thành tựu dùng Lý thâu nhiếp Sự, thì cảnh ngoài sự tạo đều hướng về nội tâm, gọi là Nội tâm tịnh. Nếu trải qua cảnh ngoài mà mỗi mỗi sự cảnh đều là nơi các pháp hướng đến, thì gọi là theo đó tiêu trừ hay hòa hợp). Thượng Nhân không chấp nhận chỉ quán lý đầy đủ ba ngàn, mà phải chấp rằng quán nơi sự tạo, cảnh ngoài quay về tâm gọi là tu thật tướng quán, còn trải qua ngoại sự, đều quy về nội tâm, gọi là tu duy thức quán.

Tôi thật sự không dám vội vàng tin thuyết này, vì có nhiều điều sai trái, một là trái với văn hiện tại của Phụ Hạnh, hai là quán không rõ ràng, ba là nhận lầm Duy thức làm quán ngoài, bốn là hoàn toàn không hiểu được lý đầy đủ ba ngàn.

Vả lại trong Phụ Hành chép: "Đều do Lý Cụ mới có Sự dụng v.v... nay muốn tu quán, chỉ quán lý cụ, vừa phá bỏ, vừa lập ra, vừa là phá giới, tùy ý thâu nhiếp có thể hiện quyền thật". Vì Thượng nhân không khéo dứt bỏ văn này cho nên không hiểu rõ hai tạo.

Đã nói: "Chỉ quán Lý cụ, vừa phá bỏ, vừa lập ra, vừa là phá giới", lẽ nào chẳng phải khiến người thực hành đối với tâm năng tạo, chỉ quán lý đầy đủ ba ngàn đều là Không, Giả, trung hay sao?

Nếu vậy thì lấy sở tạo ngoại sự làm cảnh, làm sao gọi là "chỉ quán Lý cụ cùng phá bỏ, v.v...?

Vì cứu bệnh được huyệt thì trăm thứ bệnh thuyên giảm, chặt cây được gốc thì ngàn cành nhánh tự khô, cho nên nói: "Tùy ý thâu nhiếp có thể hiện quyền thật". Vì "đều do Lý cụ mới có Sự dụng, chỉ quán lý đầy đủ ba ngàn cùng là Không-Giả-Trung, cho nên sự dụng sở tạo tự nhiên đều là Không, Giả, Trung". Vì thế nói là "Tùy ý thâu nhiếp có thể hiện quyền thật nhiếp" lẽ nào cần phải chặt hết ngàn cành nhánh, giảm bớt sáu phần bệnh, mới gọi là chặt cây cứu bệnh hay sao?

Trong Phụ Hành rõ ràng trình bày trước tiên phân biệt hai tạo, đặc biệt khiến cho người thực hành chỉ quán lý tạo đều là Không, giả, Trung thượng nhân chỉ khiến quán tất cả sự tạo, đâu có việc gì áp chế giáo thuộc theo tình quá? nếu nội tâm quán lý thì duyên theo cảnh ngoài sự tạo, duy thức quán ở Pháp nào, duy sắc quán ở pháp nào? Do điều này Thượng nhân bắt đầu thuận theo lắng nghe giải thích, rồi đến làm thầy hoàn toàn không hề biết biết hai tạo Sự-Lý và hai cảnh trong ngoài, liền sai lầm đem sự tạo cảnh ngoài, cho là nội tâm lý cụ.

Vả lại trong Phụ Hành chép: "Trong tâm chúng sinh, đều có Như Lai, ngồi kiết già tĩnh tọa, lẽ nào là Sự tạo Như Lai ư?". Lại nói: "Địa vị dưới đây tuy đầy đủ nhân quả, nhưng chỉ là lý cụ". Do đó biết rằng: Lý tạo không nói về biến đổi tạo tác, cho nên tu lý quán. đã nói "Chỉ quán lý cụ", thì biết rằng: chỉ soi chiếu Bổn lý tánh đức đều là Không, giả, trung, tùy ý thâu nhiếp được sự tạo các pháp, lúc thực hành quán, thật sự không thể tùy tiện duyên theo sự tạo làm cảnh.

Do đó biện ngoa nói: "cảnh Bất tư nghị trong Chỉ quán kia, đầu tiên vốn muốn quán xét pháp y chánh của mười giới, cho nên chỉ có quán tâm, vì tâm là cội nguồn của các pháp. Chặt cây trừ gốc, cứu bệnh được huyệt, do đó liên quán niệm thức tâm, đầy đủ ba ngàn pháp". Làm sao có thể nói chẳng phải sơ tâm tác quán thì quán các pháp, sở tạo ba ngàn lẽ nào chẳng phải các pháp hay sao? Lại phá bỏ chọn sắc quán tâm, sợ rằng nghĩa của tâm hướng ra bên ngoại, nên mới dẫn chứng.

Môn nội quán bất nhị, dựa vào y chánh sắc tâm kia để vặn hỏi. Lại nói: "Chỉ Quán sơ tâm quán tất cả các pháp y chánh ba ngàn của mười giới". Trong ba ngàn lẽ nào không có sắc ư? Huống chi giải thích đầy đủ ấy là "trần pháp giới xứ xứ Giá-na".

Còn đưa ra sắc hướng Trung đạo, các pháp hướng về sắc v.v... để vặn hỏi.

Đây há chẳng phải xưa nay hoàn toàn không am tường nghĩa lý của hai cảnh Lý Cụ, Sự tạo hay sao? Cho nên cho các pháp Sở tạo, là tánh đức vốn sẵn có.

Lại đem cảnh ngoài để cật vấn nội quán, vậy thì so với cảnh quán của một tông phái, bỗng nhiên trái ngược nhau như thế.

Vì sao trong phụ hạnh, khiến chỉ quán xét lý cụ cùng là Không, giả, trung, thượng nhân tự mình quán xét sự tạo? Đại ý khiến quán xét năng tạo đầy đủ giới như, nhưng Thượng Nhân thì đem sở tạo làm ba ngàn? Chỉ quán khiến chỉ quán xét thức tâm mà Thượng Nhân tự quán sát tất cả cảnh ngoài? Huống chi dùng sở tạo làm ba ngàn, vậy thì biến tạo mới có chẳng phải tùy ý đầy đủ. Lại phải từ tâm mà sinh, lẽ nào cùng một niệm chẳng phải trước chẳng phải sau, dụ về tám tướng của vật, sẽ chỉ là giả thuyết không hơn.

Do đó biết rằng: y theo thức ấm sở tạo làm ba ngàn diệu cảnh, thì điều đó xa vời đối với chỉ Quán. Vì tự mình xưa nay không biết Lý cụ Sự tạo, không phân chia mà phân chia, đến khi bị Nghi Vấn Thư, chứng minh bằng hai tạo thì sự mê lầm của Thượng Nhân dường như thay đổi, đại khái biết là Lý cụ và Sự tạo y cứ theo nghĩa thì phải phân chia. Lại tình cờ gặp được chữ Tạo cùng ở nghĩa Cụ, liền rơi vào Đáp Nghi Thư, sửa văn che giấu lỗi lầm, mới cho rằng: "vấn nghi thư áp chế cái đúng, đồng tình với cái sai, xuyên tạc biện Ngoa, cho tâm cụ là cảnh ngoài. Vì vậy chỉ chú giải về sở tạo ba ngàn, nói Lý cụ gọi là Tạo, thật ra chẳng phải Sự tạo. Tiếp theo văn còn nói: "Nói sở tạo ba ngàn ấy tức là vốn có đủ ba ngàn gọi là Tạo, thật ra chẳng phải cảnh ngoài Sự tạo [Trên đây đều là văn trình bày trong Đáp Nghi Thư, thu thập chắc chắn thấy còn giữ lại].

Há chẳng phải lúc nào do vặn hỏi mà tỉnh ngộ, muốn dựa vào chánh nghĩa, chuyển suy nghĩ sự tạo đó thành Lý cụ, cho nên nói "vốn đầy đủ ba ngàn gọi là Tạo, thật ra chẳng phải là Sự tạo cảnh ngoài". Cho đến khi gặp thư vặn hỏi dùng văn trình bày trước sau trong Biện Ngoa, nghiệm xét điều đó từ trước không hề biết Lý Cụ ba ngàn chẳng phải là cảnh ngoài Sự tạo, thật ra không thể nào phân biệt hai cảnh Nội-Ngoại, hai tạo Lý-Sự. Vì thế bị vặn hỏi rằng: "nếu chia ra hai cảnh, tất đem y chánh bên ngoài, vặn hỏi về nội tâm quán pháp? Nếu phân ra hai tạo, tại sao đem nội tâm có đủ sắc, phá bỏ sự tạo báo sắc [Bởi vì Phù Tông nói: "Nếu không quán sắc, sợ rằng tâm hướng ngoại chính là chưa trải qua sự tạo báo sắc, chẳng phải không quán nội tâm Lý cụ diệu sắc].

Thượng Nhân đã bị thư vặn hỏi, kiểm nghiệm rõ ràng văn trước sau là xưa nay không biết nghĩa lý về hai tạo. Rõ ràng thư trước dựa vào chánh nghĩa, nói rằng Lý cụ ba ngàn thật ra chẳng phải là Sự tạo, sai lầm đó rất lớn, lại e rằng nếu thuận theo Phụ Hạnh, phân chia hai tạo; nếu thuận theo Môn Bất Nhị, chia thành hai cảnh, thì ý chỉ của Thị Châu và văn trước sau của Biện ngoa, hoàn toàn không tướng xứng. Vì thế từ nay về sau lại vứt bỏ chánh nghĩa, khôi phục tà tông, vẫn cứ đem Sự tạo, cho là Lý cụ thì không chia hai Tạo và lấy hai Cảnh chính là làm cho Sự Lý Nội ngoại lẫn lộn mà quán, phải biết rằng: Thuyết này hoàn toàn không có cho nên chỉ trái với giáo văn.

Nếu vậy Sự Lý Nội ngoại hỗn độn mà quán, vì sao trong Phụ Hành, khiến chỉ quán xét Lý cụ? Vì sao trong tứ niệm xứ, chú trọng ở nội tâm, quán xét tất cả các pháp? Vì sao trong Nghĩa Lệ y cứ theo lý mà quán tâm, chỉ thấu đạt pháp tánh, ngoài ra không còn đường nào khác? Sự quán thì chuyên soi chiếu phát khởi tâm, bốn lần mở rộng kiểm chứng; Nghĩa lệ sự quán hãy còn khiến cho chuyên chú soi chiếu phát khởi tâm, tin là chưa trải qua cảnh ngoài, quán duy sắc mới trải qua cảnh ngoài, quán Duy thức chỉ trải qua tâm năng tạo của mười giới mà thôi. Sự quán hãy còn chú trọng nội tâm, lý quán đâu lại quán cảnh ngoài? Nếu hai Tạo không chia làm chánh nghĩa, thì vì sao trong Đáp Nghi Thư, chỉ nói Lý cụ gọi là tạo mà thật ra chẳng phải sự tạo? Vì tâm không có sự hiểu biết xác thực, lúc nào cũng thay đổi, nên tà thuyết ấy phá hoại làm rối loạn bổn tông, mê hoặc người sơ học, lỗi đó chẳng lớn, nên phải đắn đo đừng tùy tiện gian trá nịnh nọt vận mạng sửa đổi.

Tại sao đem sự hiểu biết không bằng chứng này, muốn phế bỏ giác văn Quán tâm? Vì sao đem tâm tư giải dối ảo vọng này, mà muốn tu tập Chỉ Quán cho được? Hai tạo Sự-Lý đã không phân biệt được điều ấy, thì hai quán Sự-Lý, do đâu mà phát khởi? Cương quyết chấp rằng phải tìm hiểu Chỉ Quán, tìm hiểu như vậy có ích lợi gì đâu. Vì thế biết rằng: Chọn lựa nêu rõ Ấm Thức, quán xét có đủ ba ngàn đều là Không-Giả-trung, mới gọi là Lý quán. Văn này đã không có, làm sao có thể nói là thuần túy nói về lý quán? Đã không có lý quán và phụ pháp quán tâm, thì làm sao phế bỏ? Không tự tổn hại nơi chấp mê thì chắc chắn phải trừ bỏ hướng về nơi sáng sủa. Mau chóng bày tỏ báo chứng nên phải biết tiến có lên hay không?

QUYỂN HẠ

THỨ NĂM: KHÔNG HIỂU RÕ CÔNG PHU QUÁN PHÁP

Ba pháp quan ước hành-Phụ pháp-Thác sự, đều là Hành lập, đều có thể tu tạo. Nếu chỉ quán luận về giáo nghĩa mà không quán xét tâm mình, thì giống như kẻ người đếm châu báu cho kẻ khác mà mình không có được đồng nào.

Trong Diệu Huyền chép: "Giải thích về quán tâm, khiến cho vừa nghe xong liền tu tập phát khởi tâm tinh tiến". Do đó trong Thích Tiêm giải thích rằng:

"Theo đó, hễ nghe một câu, thâu nhiếp sự thành Lý, không đợi quán sát cảnh mới gọi là tu quán". Còn trong Tứ Đế Cảnh nói: "Nay trình bày về quán tâm là nói lên các diệu hạnh".

Đã khiến cho vừa nghe xong liền tu tập phát khởi tâm tinh tiến, lại nói không đợi quán sát cảnh, do đó biết rằng: không cần phải chú trọng đến ước hành thiết lập đối với quán cảnh, mới gọi là tu quán mà chỉ tùy theo đó nghe về Thác sự, phụ pháp, quán tâm, thì cần phải tinh tiến tu tập. Đã nói quán tâm là hiển bày diệu hạnh, thì nếu chẳng phải tu pháp làm sao gọi là Diệu hạnh được?

Trước kia trong biện ngoai, đều tiên Thượng Nhân đem mười loại ba pháp cho là thuần túy nói về Lý quán, ý nói: Đã thuần túy nói về lý quán, thì không cần phải tiếp tục có phụ pháp quán tâm. Lấy điều này làm tông chỉ, phế bỏ cách giải thích về quán tâm của huyền văn này.

Do nhận được Nghi vấn thư và Cật nạn thư của tôi, dẫn chứng Lý quán đó phù hợp với ba loại tammuội như Thường Tọa, v.v... vì sao trong văn mười pháp, hoàn toàn không có tướng của cảnh quán tu chứng?

Thượng Nhân bị chất vấn như vậy cho nên tự biết rằng nghĩa lý đã thất bại, do đó nói tản mạn rằng: "Ba loại quán tâm chỉ có chỉ quán ước hạnh quán tâm, tức là có thể dựa vào đó để tu chứng, còn thác sự phụ pháp kia, sơ tâm không thể nương theo để tu chứng, vì thế cho nên các văn có thiếu sót, có sơ lược, hoặc đầy đủ nghĩa quán tâm ấy, cũng thiếu sót một khoa quán tâm. Phá bỏ ba loại đều là hạnh môn, đều có thể tu chứng mà tôi lập ra (Ba loại quán tâm trở xuống, đều là văn trong nghĩa lý hiện tại của Thượng Nhân). Vốn vặn hỏi về văn tướng của ước hành quán không có tu chứng, làm sao có thể dùng sự pháp quân không có tu chứng để trả lời được? Lẽ nào chẳng phải tản mạn chỉ ra nghĩa khác để trả lời được? Lẽ nào không phai tản mạn chỉ ra nghĩa khác để lấp liếm sai lầm hay sao?"

Vả lại, ở trong Thích nạn Phù Tông Ký của tôi chép: "Đại Sư được điều này nói nhiều về mười loại ba pháp, ý lẽ sâu xa, chính là phải tiếp tục nêu rõ quán tâm điệu đạo, khiến cho vừa nghe liền tu tập, chẳng lẽ phải tìm hiểu chỉ Quán kia rồi mới bắt đầu tu quán hay sao? Bây giờ Thượng Nhân y cứ theo văn trái nghĩa sai đều có mười điều, phá bỏ lỗi lầm đối với điều không tìm hiểu chỉ Quán, ý nói: "Nếu không tìm tòi nghiên cứu Chỉ Quán thì không thể tu tập Sự pháp quán môn". Đó là vì Thượng nhân không suy nghĩ về thầy trao nhận-thì dứt nói làm, lãng phí hai năm góp nhặt văn nghĩa, ngông cuồng hủy báng chỉ trích lung tung.

Hơn nữa, trong Phù Tông luận nói về mười pháp đó vốn là do Đại sư lập ra, chính là nêu rõ quán tâm, khiến cho người thực hành liền tụ tập ngay. Cho nên chính xác nói về người thực hành lúc bấy giờ, ngoài ra nhân tiện đề cập đến người học sau thời kỳ diệt độ mà thôi. Lẽ nào chẳng phải Đại sư nói các huyền sớ, phần nhiều ở trước viên đốn chỉ quán hay sao? Huyền sớ đã nói chính là mở bày nơi chốn cho người thực hành hiểu rõ đầy đủ (viên giải). Vì gồm có căn cơ quán hạnh muốn tu tập pháp quán, dựa vào sự tướng của pháp tướng để lập ra quán môn, khiến cho họ vừa nghe liền tu tập, người được ích lợi đều giới hạn, lẽ nào đợi Ngọc Tuyền xưng danh, sau khi tìm kiếm mới tu tập hay sao? Hoặc đối với sự pháp quán đạo có có bít lấp, thì nhờ được trao truyền khẩu quyết mà thông suốt trọn vẹn. Do đó biết rằng: Khẩu quyết đã nêu bày, lại thành tựu quán sự pháp, đó là sự pháp thỉnh cầu khẩu quyết, thì lẽ nào có thể loại bỏ sự pháp mà tự tu y cứ vào hành hay sao?

Vì thế lúc Đại sư đang còn, hoặc cần đến khẩu quyết, hoặc không cần đến khẩu quyết, đều dùng sự pháp quán môn, tu chứng, vì sao nói là thường không thể tu?

Nếu sau khi Đại sư diệt độ, người truyền bá tu trì giáo này để làm thầy mọi người, thì phải am hiểu thấu suốt ba bộ Chỉ Quán và Huyền Sớ của một tông phái. Hoặc có người đã có học hỏi, người thầy chắc chắn trước phải giải thích các huyền sớ và những diệu kinh cho họ nghe, để mở bày sự hiểu biết đầy đủ cho họ. Lúc lắng nghe học hỏi, trong đó học có căn cơ quán hạnh, thấy được Thác sự, Phụ phá môn ở trong văn, vui mừng muốn tu tập ngay, lẽ nào cấm đoán, cho đừng tu tập hay sao? Nếu quán đạo vẫn còn bít lấp thì người làm thầy, chắc chắn phải chọn lấy ý của Chỉ Quán để khai bày khẩu quyết cho họ. Vì thế kinh Khê nhiều làn đối với trong Ký, nhằm vào Chỉ Quán, chính là khiến cho người giảng giải truyền trao, chọn lấy văn rộng sâu kia, pháp quyết về lược quán ấy. Đã phán quyết được thông suốt, mới được bắt đầu tu tập sự pháp quán tâm. Lẽ nào phải rời bỏ sự thấy biết bàn luận này, để tự tìm kiếm Chỉ Quán hay sao? Nếu Tông sư không giải thích truyền thụ cho, lẽ nào có thể tự mình tìm kiếm mà thông suốt hiểu được để bắt đầu tự tu chứng hay sao?

Hơn nữa, huyền sớ vốn nêu rõ về quán sự pháp, người thực hành lại tự mình y cứ theo hành mà tu, sao trái với văn nghĩa đến như thế ư? kinh này vốn cho rằng "Tâm không điềm tĩnh là nạn".

Vả lại, sau khi được phán quyết thông suốt nên thành tựu sự pháp quán, mới gọi là ngộ nhập trong sự pháp quán, không gọi là được ngộ trong ước hành quán. Như dẫn chứng các kinh thành tựu Chỉ quán bây giờ, nếu ngộ được điều ấy, thì lẽ nào gọi là các kinh ngộ nhập hay sao? Cho nên sơ tâm của người thực hành không cần phải tự tìm hiểu Chỉ Quán cũng không chờ đợi thầy giỏi chuyên môn giải thích về Chỉ Quán, sau khi lắng nghe tìm tòi, mới tu quán hạnh. Lại nữa, vì quán đạo sâu xa mầu nhiệm, cho nên phải có các bậc tông tượng khai mở phán quyết.

Nếu cách thức sự việc trong đạo tràng, chỉ tự mình góp nhặt ở Chỉ Quán kia, thì đủ để thi thiết.

Nếu đối với sự môn trước nghe về Chỉ Quán, từng nghiên cứu tu tập đã lâu, nay thấy huyền sớ về sự pháp môn, thì dùng quán pháp đã luyện tập, đi vào sự pháp quán môn mà tu trì, hoặc do ngộ được điều ấy, mới gọi là ngộ nhập Sự pháp quán môn, chẳng phải được ngộ trong ước hành quán.

Như đem quán pháp môn vô sinh, đi vào sinh môn mà ngộ, chính là công phu ở sinh môn, chứ chẳng phải môn vô sinh.

Như vậy thì tu hai quán Sự pháp, có lỗi gì về nghiên chấp hay sao? Hai mươi đoạn văn tự theo văn, y cứ vào nghĩa (ước văn ước nghĩa) mà áp chế xuyên tạc vu khống thêm?

Còn một loại căn tánh, chỉ đối với Sự pháp quán môn, hoặc nghe sơ lược về ước hành quán môn, tu tâm mà được ngộ, cũng không cần tìm hiểu về Chỉ Quán kia. Vì thế Tam-muội Pháp Hoa chỉ y cứ vào một niệm vọng tâm, luận bàn sơ lược về ba quán, mới có tướng chứng ngộ của ba phẩm, người thượng căn trược tiếp đi vào sơ trụ. Văn chép: "Nếu nương vào pháp này tu tập mà chưa ngộ, thì nương theo hạnh an lạc mà tu. Đã tu mà chưa ngộ, mới nương theo hạnh an lạc mà tu, cho nên biết rằng: Đại khái ngộ trong quán không cần phải tiếp tục tìm hiểu hạnh an lạc, lẽ nào chẳng phải quán sơ lược mà có người tu tập ngộ hay sao? Còn đồng ý không đi vào tam-muội nhưng do tụng thì cho nên thấy được sắc thượng diệu, huống chi sơ lược có quán pháp an tâm, làm sao có thể hoàn toàn không có sự chứng đạt ư? (Thượng Nhân khăng khăng chấp rằng trong tu tập mười thừa, ngài dựa vào tụng trì mới là sám pháp, và dẫn chứng ý cuối cùng của kinh Khê mà nói về thuyết "hai hành giúp nhau" để vặn hỏi. Đó là vì không biết tu tập lâu mau, cho nên chỉ y cứ theo sự tu tập đã lâu mà vặn hỏi. Nếu tu tập đã lâu, cho nên phải giúp đỡ lẫn nhau mà chuyển; nếu bắt đầu tu tập, hoặc bao gồm tu sơ lược về quán, hoặc chỉ chuyên chú tụng trì, cũng gọi là tu hành. Do đó văn chép: "Nếu người vốn không luyện tập tĩnh tọa, chỉ muốn tụng kinh sám hối, trong lúc đi đứng nằm ngồi, tụng văn kinh đã lâu, nếu lúc quá mệt mỏi, thì hãy tạm thời ngưng niệm, nghĩ ngơi rồi tiếp tục tụng kinh cũng không trái với hành Pháp". Bởi vậy nói không đi vào tammuội nhưng nhờ tụng trì nên thấy được sắc thượng diệu. Theo văn ấy, thì khai mở đồng ý cho các Bồtát mới tu học thường tụng kinh sám hối; còn những người chưa luyện tập tĩnh tọa, làm sao có thể có nội quán của mười thừa được? Đại sư vốn chấp nhân cho người mới bắt đầu thực hành nương vào một loại quán để tu, Thượng Nhân ngang nhiên vất bỏ với người mới tu học mà tu chứng hay sao?). Còn trong Phủ Hành chép: "Nếu nương vào năm loại quán sơ lược tu hành chứng quả, có thể lời tha v.v... và tự cho là một con đường ". Vì thế biết rằng: cũng chấp nhận là chưa nói về mười cảnh thừa nhưng không ngại gì khi có người thực hành tu tập.

Cho nên biết: Kinh Khê nhiều lần nói không thể đem hai ba câu về quán tâm để tu hành và vặn hỏi đề về xe lừa, chính là chỉ cho kiến giải nghiêng lệch của nêu Sư riêng một văn, lập nên nghĩa đốn đốn, cạnh đó nhắc nhở người sơ tâm không chịu nghe khẩu khẩu quyết của Sư [đã thông suốt giải hạnh của một tông phái, cũng có thể dùng khẩu quyết chỉ bày cho người tu học, do đó kinh Khê ở trong thất bên trái của dòng suối, bàn luận vân theo khẩu quyết. Còn trong Phụ Hành chép:

Nếu tiếp cận nghĩa lý của thầy thì phải suy tư nghi vấn, v.v... chuyên chú giữ chặt một câu tức là để tu hành.

Lại nữa, sáu chương đều phân định thuộc về Giải, tập trung vào phần lớn mà nói. Nếu nói tường tận thì chẳng có gì không phải là hạnh, cho nên biết: Văn quán tâm này không thể nào vội vàng phế bỏ, vì người sơ tâm, hoặc được Tông sư khai thông khẩu quyết, không dựa vào sự thảo luận tìm hiểu về chỉ quán, liền có thể nương theo tu tập để đi sâu vào; hoặc người có căn tánh không cần nghe nhiều, cũng có thể đi vào tu tập. Vì sao nói sự pháp quán tâm chỉ nhằm nêu bày người sơ tâm, khiến đối với chỉ quán mà tu hành?

Nếu chỉ nêu về tu hành, thì chỉ phù hợp với thời gian sau của giáo nghĩa, chỉ nói là quán tâm chỉ quán kia, vì sao mượn những từ ngữ bác bỏ để nêu sự pháp môn nào đó?

Nhưng sở dĩ quán lập ra Phát Huy phế bỏ Quán tâm, chỉ nói rằng Diệu Huyền giải thích về Sự pháp đã nhiều mà Lý Quán [chữ Quán trong đây có nguyên do gì, chỉ đem sự bàn luận về lý làm lý Quán]? Thì ít ỏi sơ sài, cho nên dùng quán tâm. Nay văn nói đầy đủ về Phật pháp tánh, cho nên không cần đến quán tâm.

Lẽ nào không phải Quán tâm là dùng lý kết buộc sự hay sao? Không hề nói nêu bày cho người mới học, tu hành trong Chỉ Quán? Không hề nói khiến cho người tu đã lâu, không quên mất sự tu tập vốn có? vì bị nêu vặn hỏi đề trước sau, cho nên mới khéo lập ra hai ý, tức là cần phải lập một khoa Quán Tâm?

Hơn nữa, hai ý đó: Một: là vì người tu Chỉ Quán đã lâu, không quên mất sự tu tập vốn có, cho nên lập ra các văn về Sự pháp Quán Tâm. Hai: là vì người chưa tu tập Chỉ Quán, quên đi sự mê đắm trước che phủ, làm cho biết phát khởi hạnh cần phải nương vào Chỉ Quán, cho nên trong các văn lập ra về Sự pháp Quán tâm.

Nếu hai ý này để thành tựu, thì văn của một khoa Quán Tâm này, càng không thể phế bỏ. Vì sao nay văn nếu không giải thích về một khoa Quán tâm, thì lấy gì để nêu rõ người tu tập đã lâu về Phụ Pháp quán môn, dựa vào sự tụ tập vốn có? Nếu không giải thích về một khoa Quán tâm, lấy gì để khiến người bắt đầu tu tập quên đi sự mê đắm che phủ, nêu bày sự tu hành trong Chỉ Quán? Lại nữa, người tu tập đã lâu, sự tu tập vốn có đã chọn lựa ấm cảnh để tu quán, nay văn cũng chọn lấy cảnh tu quán, vừa khéo với sự tu tập vốn có, làm sao có thể y cứ theo điều phân định sai lầm này? Lại nữa, khiến cho người học, biết tu hành ở chỉ quán, nơi đó đã chọn lấy cảnh trình bày về quán, nay văn chọn lựa nêu rõ, và biết được điểm quan trọng, làm sao y theo điều phân giải sai lầm này cho được? Lẽ nào lấy điều rất phù hợp với sự tu tập vốn có để nêu rõ điều rất gần gũi, mà cho là sai lầm hay sao?

Lại nữa, văn cú trong Diệu kinh là quán về núi non thành quách, nhưng bao gồm cả ấm tu quán. Văn cú đã không lựa chọn điều đó, cho nên người ghi chép khiến cho người giải thích trao truyền, nêu vào Chỉ Quán chọn lấy cảnh để nêu bày, ví thế nói là "đang lúc quan sát ấm" có đủ như văn trong Chỉ Quán thư năm trở đi, văn cú chưa chọn, còn khiến cho chọn văn nay tự giảng lược, sao lại sai trái? Cho nên biết: cái tốt đẹp của tông đảng ác kiến.

Than ôi! Văn Quán tâm này, nếu trái với hai ý của Thượng Nhân, tạm thời theo đó phế bỏ, đã thoả đáng hai ý của Thượng Nhân, sao cho chỉ nói ra những điều thô thiển để huỷ bỏ pháp quán chân chính kia?

Lại nữa, nếu cho rằng nghe nói về pháp quả, tự mình hãy quay lại quán xét tâm mình, cho nên không cần phải lập Chỉ Quán riêng.

Đây là điều rất không thể, các văn về sau của giáo nghĩa, vốn có Quán Tâm, đều phải phế bỏ, vì người thực hành do nghe được giáo nghĩa, tự mình có thể tu quán.

Lại nữa, nếu tự suy nghĩ về công hạnh của mình thì sau khi nghe nói về Sự tướng-Pháp tướng tự tu quán theo hành đâu cần phải nêu bày về thác sự phụ pháp?

Lại nữa, nếu cho rằng các văn tuy nói về quả pháp, mà chưa đấy đủ ý nghĩa Quán tâm, cho nên phải có hai quán Sự-Pháp, trùm khắp các căn cơ tu tập đã lâu, hoặc mới đầu thực tập. Huyền văn về mười loại ba pháp này, tuy là quả pháp, nhưng đầy đủ ý nghĩa Quán tâm, không cần đến khoa Quán tâm.

Vả lại, Thượng Nhân chắc chắn đem lại những pháp môn nào làm ý nghĩa của Quán tâm? Nếu về thuần tuý trình bày về lý quán là ý nghĩa của quán tâm thì mười pháp đã chẳng phải là ba thứ tammuội, đã không chọn nêu rõ ấm cảnh, đã không trình bày về quán pháp mười thừa, làm sao có thể gọi là vội vàng thuần tuý nói về Lý quán? Lẽ nào hoàn toàn không có nghĩa về Lý quán, quán tâm hay sao?

Lại nói: "Nói là sáu Tức tức là đầy đủ ý nghĩa quán tâm". Vả lại trong văn dùng sáu Tức để phân định địa vị tu tu chứng của người tu hành, chính là y cứ theo đó trình bày về pháp quả sâu xa. Lại nữa, trong Diệu Huyền về mười loại ba pháp, từng đoạn từng đoạn y cứ theo sáu Tức để phân định địa vị. Thượng Nhân lại nói: "Văn ấy gồm giải thích về quán tâm, vậy thì sao sáu tức, phải có Quán tâm, sao có thể vội vàng phế bỏ?" Lại nói mười loại ba pháp, trực tiếp hiển bày tâm tánh cho nên đầy đủ ý nghĩa quán tâm, hơn nữa nghĩa lý bây giờ, đã chấp nhận mười loại quả pháp, đã chẳng phải hiển bày tâm tánh cho nên không trình bày đầy đủ ý nghĩa quán tâm. Lại nói về mười loại ba pháp cùng một niệm Ngã soi chiếu ngang dọc nên đầy đủ ý nghĩa quán tâm. Nếu trong văn hoàn toàn không có văn thâu nhiếp qui về một niệm, lại thiều ngôn ngữ của quán chiều, làm sao có thể nói rằng đầy đủ ý nghĩa quán tâm? Lại nói dùng một lý xuyên suốt cho nên đầy đủ nghĩa của Quán Tâm, như Diệu Huyền mười pháp kia, lẽ nào không dùng một Lý xuyên suốt hay sao? Đã cùng lập ra Quán tâm, thì xuyên suốt một lý, lại chẳng phải ý nghĩa của quán tâm ư? Còn đem ba pháp, dụ cho Tịnh Danh Sớ kia giải thích về pháp không có chúng sinh, nói rằng đầy đủ nghĩa của quán tâm. Nếu như văn kia, y cứ theo sự suy cứu về tâm pháp tác quán, trình bày về ba giải thoát cho nên đầy đủ ý nghĩa quán tâm; văn này dựa vào quả pháp để nêu rõ, hoàn toàn không có cứ vào tâm pháp, sao có thể đầy đủ ý nghĩa quán tâm? Lại nói rằng luận về ba pháp, đều thiếu quán tâm, đây càng không thể là mười loại ba pháp của Diệu Huyền, do đâu cùng có Quán tâm như vậy? Như giải thích về Tịnh Vô Cấu Xưng, y cứ theo ba giải thoát và ba thân, sau phần giải thích lại có nêu rõ về quán tâm, đến nay lại soạn ra một nghĩa rằng: "Mười loại ba pháp chỉ là tên gọi khác của ba đế, ba đế chỉ do tâm vốn đầy đủ, người tu tập đã lâu thì đem chính quán để trải qua, người chưa tu tập đã biết, mười loại ba pháp là phật Sở chứng [trực tiếp hiển bày tâm tánh ở đây là phá bỏ triệt để], chính là có thể tu hành đối với chỉ Quán kia.

Than ôi! Chỉ có đem "nghĩa đồng" và dùng "dị danh", phỏng theo đó để trình bày đầy đủ ý nghĩa Lý quán, hoặc là người tu tập đã lâu, tự mình thực hiện Quán tâm hay không, hoặc người bắt đầu tu học, tự mình ở nơi chỉ quán tu hành hay không, đều không phải cách thức của giáo văn nêu ra ở pháp quán. Như vậy nói nghĩa đầy đủ của quán tâm, càng rõ ràng không đầy đủ.

Lại nói ba pháp dứt khoát bao gồm tu hành thì đầy đủ ý nghĩa quán tâm; vả lại giải thích về thành Tỳ-Da-ly, đầy đủ thì y cứ vào tu tánh để trình bày ba đức sau, lại y cứ theo thâu nhiếp quy về một niệm, nêu rõ một phép quán hành, hơn nữa mười loại ba pháp này, tuy bao gồm tu tánh, nhưng chính là quả của người tu tập cao nhất, thể của nó sâu xa vô cùng, thấu suốt tất cả tánh đức trong ba đường, vì thế từ ba đức giải thích về ba đường, càng rõ ràng không phải nghĩa của quán pháp.

Nếu Diệu Huyền mười loại ba pháp, nói đầy đủ ý nghĩa quán tâm, vậy thì có thể có đôi chút. Vì sao? Vì mỗi văn kia, đều căn cứ vào một niệm phàm phu vốn có đủ ba pháp, chính là dựa vào sáu tức, trải qua "chân nhân cực quả" của nội ngoại phàm để phân định, nhưng Thượng Nhân lại cho rằng văn kia không đầy đủ ý nghĩa quán tâm, Diệu Huyền mười loại ba pháp này, không hề nói theo văn, lại chẳng thuận theo nhân cho đến quả để bàn, lại nói đã đầy đủ ý nghĩa của quán tâm vì là nói suông mà bàn, hay là chánh luận về pháp nghĩa, không thể dể dàng như vậy, tha thiết mong hãy tìm hiểu kỹ hơn!

Trước sau đã theo đuổi đến cùng, Diệu Huyền mười loại ba pháp này, chưa đầy đủ ý nghĩa quán tâm, vừa mới nói Phật pháp lại là quán tâm. Những sai lầm này, đều do từ trước không hiểu rõ tâm, Phật, chúng sinh, theo lý tuy giống nhau, nhưng Sự dụng vẫn khác nhau, thế là giải thích tâm pháp nghiêng theo Lý, cho là chân tâm, khiến cho đối với pháp tướng của một tông phái và nghĩa lý của quán tâm, hoàn toàn mờ mịt.

Tôi đặc biệt dẫn chứng "bất biến thì muốn pháp đều là lý, tuỳ duyên thì muôn pháp đều là Sự" trong Kim Phi, và dẫn chứng văn "Tâm

-Phật-chúng sinh ba pháp câu hạ" trong Diệu Huyền cùng ý "quán cảnh nan dị" y cứ vào đó để chất vấn Thượng Nhân cho rằng tâm chỉ là Lý; chúng sinh, Phật và các pháp chỉ là Sự, và vặn hỏi về việc xá bỏ tâm pháp giữ lấy Phật pháp để làm Lý quán. Thượng Nhân gặp phải vặn hỏi này, mới tự biết rằng từ Từ Quang Phụng Tiên, cho đến Biện Ngoa Pháp Nghi Thư v.v..., ý lập ra phế bỏ quán tâm đều hoàn toàn thất bại.

Liền khéo léo tạo ra nghĩa cứu vãn, và sửa đổi thành sai ý vặn hỏi. Vả lại, khéo léo cứu vãn điều đó, cho rằng quán sát vọng tâm cầu thức, trở thành chân tâm của ba đế, và một niệm tức chân, như giáo văn đã nói rõ ràng...

Tôi nghe nghĩa cứu vãn này vui mừng phấn khởi không tả xiết, bởi nghĩa của tôi luận bàn có lợi ích, có thể chuyển đổi tâm người, bỏ mê theo ngộ. Vì sao? Vì Thượng nhân bẩm tánh nhuần nhã, căn bản không biết quán vọng tâm thành chân tâm, và hoàn toàn mê lầm một niệm là vọng-đương thể là chân, cho nên Thị Châu chỉ thẳng lấy cái biết chân thật để giải thích nhất niệm.

Do đó văn ấy: "Nhất niệm linh thi tánh thể thường tịch", lại nói: " Nhất niệm chân tri diệu thể", lại nói: "Tịnh ngã nhất niệm thanh tịnh linh tri"... Còn trong Đáp Nghi Thư chép: "Pháp tánh vô ngoại, tức một niệm của ta", bao gồm Lý của quả chứng, cho là trực tiếp hiển bày tâm tánh. Biện ngoa dùng nhất lý xuyên suốt, cho là Lý Quán v.v...

Những điều này há chẳng phải trực tiếp dùng lý tánh để giải thích về tâm pháp hay sao? Thật ra không hề lấy "vọng niệm tức chân" để giải thích, cũng không hề lấy "quán vọng thành chân" mà giải thích. Nếu đầu tiên biết điều ấy thì tại sao Thị Châu nêu ra câu "tâm định tại nhân" để bắt bẻ Diệu Huyền, giải thích rằng tâm chẳng phải nhân quả?

Diệu Huyền vốn hiển bày ba pháp tâm, Phật, chúng sinh đã là Lý thì cùng là Lý, Sự thì cùng là Sự. Đối với Lý thì cao thấp chẳng khác nhau, đối với sự thì phân biệt cao thấp, vì thế nói rằng: "Phật chắc chắn ở quả, chúng sinh bao gồm nhân-quả, tâm chắc chắn ở nhân". Đây là nghĩa viên mãn, được Thị Châu nêu ra cách giải thích không hoàn chỉnh, tại sao dùng văn kia cho rằng chúng sinh ra Phật thuộc về Sự, là nhân quả, tâm pháp thuộc về Lý, thật ra chẳng phải nhân chẳng phải quả. Nếu trước biết đều là sự đều là Lý, vì sao không giải thích ba pháp cùng ở Sự, sao có thể sửa đổi uốn cong Thánh giáo, kiềm chế ngay tâm mình, để giải thích là hai Sự một Lý? Nếu trước biết ba pháp đều tức Sự là Lý, tức vọng mà chân sao không giải thích ba pháp cùng là Sự cùng là Lý?

Lý đã cùng, kế đã tận, mới đem Niết-bàn huyền văn không có Quán tâm để ví dụ dứt bỏ văn này. Đó cũng là không biết "thuyết thụ trước thuật thời tiết", cho nên ví dụ sai lầm như thế.

Vả lại, huyền văn Quán tâm này, chính là lời dạy bảo đại chúng tu tập khi Đại sư giảng nói, lúc bấy giờ đã nói, người ghi chép lẽ nào dám ghi sai? Hoặc huyền nghĩa của Đại kinh, là Chương An tự mình chế ra sau khi Đại Sư diệt độ, đã kết tập, huyền nghĩa của các bộ đều có một khoa quán tâm, người giảng giải đời sau, chắc chắn cũng biết rõ cho nên có thể mô phỏng sơ lược hay chăng?

Lại nữa, thời gian Chương An biên soạn, nhân sự rất khó khăn, nhưng có thể là chánh nghĩa hiển bày rõ ràng nên dựa theo đó mà nói về quán pháp, cho nên tạm thời lược bỏ, lẽ nào so với lúc Đại Sư đang còn hay sao? Pháp tức là cùng mong ngóng, cùng muốn theo lời để tu chứng, lúc này lẽ nào có thể không dựa theo mười pháp để lập ra quán tâm hay sao?

Lại nữa, kinh kia và kinh nấy, cùng nói về ba pháp trong quả đều là chân, sợ rằng Chương An theo mười pháp quán tâm này, cho nên chỉ phân biệt đối với kinh kia, lẽ nào lại dựa theo điều phân biệt kia mà phế bỏ điều đầy đủ này hay sao?

Nếu phải dựa theo Đại kinh, thì huyền nghĩa của quán tâm trong các bộ đều phải phế bỏ. Hãy suy nghĩ kỹ càng, suy nghĩ tường tận!

Huống chi Thượng Nhân chỉ biết chê bai hai quán Sự và Pháp đó không thể tu chứng. Không suy nghĩ mà lại dùng "vô cảnh vô quán" chỉ nói về quả Phật Pháp tướng để cho là pháp tu chứng.

Vì sao? Vì đã nói mười pháp thuần tuý bàn về Lý quán, Lý quán lẽ nào chẳng phải là "Thường ngồi, v.v... y cứ hạnh thập thừa"? Làm sao có thể không phải tu hành hướng đến quả pháp? Trong văn của mười pháp đã hoàn toàn không chọn nêu rõ ấm cảnh, hoàn toàn không trình bày về tánh đức ba ngàn, hoàn toàn không có mười pháp thành thừa, lẽ nào chẳng phải dùng pháp tướng của "Vô cảnh vô Quán" để làm pháp tu chứng hay sao?

Thượng Nhân đã bị truy dồn cùng tận trước sau, biết rõ huyền văn mười pháp này không phải lý quán, thế mà nói tản mạn rằng "gác vào sự pháp, không lập ấm cảnh, không cần phải chọn nêu rõ thức tâm, không thể tu chứng"?

Vả lại, Sự-pháp quán, cho dù không ở nơi ấm cảnh để chọn cảnh, nhưng y cứ hành quán vì sao không ở nơi ấm để chọc cảnh? Hoặc là Sự

-pháp quán, cho dù không thể tu chứng, nhưng y cứ hành quán vì sao không thể tu chứng?

Hơn nữa, Biện Ngoa lập ra ở mười pháp thuần tuý nói về Lý quán, thì vì sao nói về công năng của Lý quán từ nhân đến quả? Do đó nói mười loại ba pháp, trước là phàm, cuối cùng là Thánh, dùng một pháp tánh để xuyên suốt, dùng sau tức vị để thành tựu, mỗi Sự hoàn toàn trở thành pháp giới [Lẽ nào chẳng phải ấm nhập trở thành không thể nghĩ bàn hay sao?], mỗi tâm đều hiển bày quang ánh sáng, [đây chẳng phải chánh quán hiển bày lý hay sao?]. Như vậy lẽ nào không phải là thuần tuý nói về Lý quán hay sao? Cho đến nói: Người học hỏi giáo lý của "Sơn gia", ai không biết về quán tâm, là lối đi của lý hướng về quả thượng hay sao? [sao chấp nhận Quán Tâm có thể là tu chứng?] Lại nói: Nếu hiểu rõ ràng khắp tất cả mọi nơi, toàn là ý chỉ của pháp tánh Kim Quang Minh, từng niệm từng niệm hiểu biết trọn vẹn, từng tâm từng tâm liên tục theo nhau, lo gì không hướng về quả đi vào lý? Phổ Hiền Quán nói: "ngồi thẳng niệm thật tướng, các tội như sương lộ, mặt trời tuệ tiêu trừ", lẽ nào không phải thuần tuý nói về lý quán hay sao? [Từ "Do đó nói v.v... tiêu trừ" trở xuống, ngoài văn chú thích, đều là văn của Biện Ngoa]. Đến sau mới nói: nhưng mà giáo lý của một tông phái, đích thực trình bày về quán pháp là ở Chỉ Quán, khi hiểu rõ ý chỉ này thì y theo mười thừa thừa quán pháp kia để tu tập, mới là rất tốt đẹp.

Nay tôi nhất định rằng ý lúc bấy giờ của Thượng Nhân, lẽ nào chẳng phải cho rằng tu theo huyền văn mười loại ba pháp này, cũng có thể nhập lý chứng quả, nhưng quán pháp hoàn toàn sâu kín, không giống như Chỉ Quán, cho nên nói "căn cứ theo mười thừa quán pháp kia để tu tập mới là tốt đẹp vô cùng", chỉ nói điều này chẳng phải tốt đẹp lắm, chẳng phải hoàn toàn không thể tu tập?

Đến khi gặp Vấn Nghi Thư, dẫn chứng "Ngồi thẳng niệm thật tướng" đó chính là mười thừa ba quán, quán Lý không thể nghĩ bàn, mới có thể gọi là niệm thật tướng, thì Đáp Nghi Thư giải thích rằng: "đã nói đầy đủ về Xứ, đầy đủ ý nghĩa Lý quán, cho nên nghĩa của những điều dẫn chứng, lại sai chỗ nào? " Còn nói: "Nếu hiểu rõ ý chỉ về pháp tánh Quang minh, từng niệm quán sát, có điều gì không thể? Nhưng Huyền Văn này, không đủ mười cảnh [là không đủ những gì chưa biết, chỉ thiếu mấy cảnh], không giải thích về nhất quán, vì thế người tu hành, mới không nhận thức được toàn bộ tướng tu phát đối với cảnh quán chăng? "Dựa theo hai văn này, càng thấy văn "Tâm tâm nối nhau, niệm thật tướng", đích thực trình bày về "viên đàm pháp tánh", có thể tu chứng; chỉ có điều là hành pháp chu toàn sâu kín không giống như Chỉ Quán, sau nhờ kiểm tra tìm hiểu Nghĩa Lệ không để ý có thể trình bày về mười cảnh, mười thừa là câu "hoại xe lửa", liền cố ý đem câu này làm xu thế, ra sức phá bỏ quán môn Sự-pháp là không thể tu chứng, đồng thời chỉ trích lời tôi nói về Quán Tâm diệu đạo vừa nghe nói liền tu tập, cho đến Cật Nạn Thư dùng hai quán Sự-Lý, để cùng dẩn chứng, Sự-Pháp quán, lược bỏ nói về cảnh quán, vì sao có thể chứng quả nhập lý? Đem điều này kết hợp lại thì Thượng Nhân đã biết kế sách là không tránh khỏi ác báo, kiên quyết lừa dối bậc Thánh mà chuyển đổi văn trước, mới cho rằng: "Tâm tâm viên giải, Thuộc về ý nghĩa của lý quán, niệm niệm tương tục là niệm thật tướng, khiến nương theo Chỉ Quán tu hành" Vả lại Biện Ngoa trình bày rõ ràng, kết hợp câu "niệm niệm nối nhau, cần niệm thất tướng", thuộc về khả năng hoàn tất "viên đàm thập Pháp", mới nói: "Nhưng giáo lý của một tông phái, đích thực trình bày về pháp quán là ở Chỉ Quán". Đã nói đích thực trình bày, xem xét biết rằng: "Dùng Chỉ Quán kia, làm quán pháp hoàn sâu kín, nay văn Lý quán, cũng có thể tu chứng. Nhưng nếu không có Đáp Nghi Thư làm chứng cứ thì lời này thường bị Thượng Nhân sửa đổi lại, làm gì trình bày văn kìm nén trong tay, thấy ở Hiển Thuyết nói: "Chứng ở viên đàm trước đây, làm sao có thể chống đối? "Thượng Nhân đã bị thư trước chứng minh, còn chưa thất bại hổ thẹn hay sao?

Pháp sư-Pháp Tuế nói: "Quạt đã rơi xuống đất thì lấy gì để che sự lúng túng đây?"

Vả lại, cho dù văn này bị Thượng Nhân sửa đổi chuyển sang chứng minh cho Chỉ Quán kia, lại trở thành ước hành quán pháp không thể tu chứng [vì Lý quán chính là y cú hành quán]. Y cứ hành quán, đã không thể tu chứng, Sự-Pháp lại không thể tu chứng, thì tất cả chúng sinh mãi chìm đắm trong sinh tử, không có lối nào thoát ra, tại sao chúng sinh không chịu theo con đường hướng đến quả và cánh cửa đi vào Lý mà lại ngăn chặn dứt bỏ?

Tiếc thay cho Thượng Nhân, cũng là người có chút thông minh đĩnh ngộ, có thể phân chia khoa mục chương tiết, tìm tòi văn cú, biên soạn nghĩa lý, vì sao không thấy được điều hay biết rõ điều dở, xá bỏ cái ngắn, thuận theo cái dài, làm sao có thể một mực giữ lấy giáo nghĩa của tà sư, cương quyết giúp đỡ tông chỉ đã biến chất, vội vận dụng văn từ không rõ ràng, dứt khoát phế bỏ pháp quán vô cùng chân thật? Nay đã có được nguồn nước và đồng cỏ mới (thuỷ thảo) thì nên bỏ đi cái cũ kia. Nếu chưa thoả mãn với ý này, tuỳ tiện cho sự cứu vãn sai lầm kia thì cho du chuyển đổi được kế sách, nhưng nay xếp ông vào chỗ không thể chuyển đổi.

THỨ SÁU: VẶN HỎI VỀ KHÔNG THỂ HỘI TÂM PHÁP

Lập ra tên gọi để trình bày về pháp, đối diện chất vấn để nói về tông chắc chắn phải như mặt trời làm tan băng tuyết, tựa mũi tên bắn trúng đích; nếu ý hỏi quanh co khúc mắc, lời đáp phân tích khác nhau, thì rõ ràng lý lẽ đã tận, của tuệ vốn bị che lấp.

Trước đây trong Cật Nạn Thư, tôi lập ra tâm-Phật-chúng sinh y chánh các pháp, tuỳ duyên thì các pháp đều là Sự, bất biến thì các pháp đều là Lý, cho nên dẫn chứng Kim Ty nói: "Chân như là muôn pháp, vì tuỳ duyên; muôn pháp là chân như, vì bất biến". Cho nên biết: Nhất định không thể nghiêng theo Lý để giải thích tâm, hay nghiêng về Sự để giải thích chúng sinh-Phật và các pháp.

Lập ra nghĩa này là vì Sự tổ Thượng Nhân trở xuống, đều cho rằng Tâm chỉ là Lý, chúng sinh-Phật và các pháp chỉ là Sự. Nhận thức sai lầm và luận bàn đối với chân tánh lại là quán tâm, thế là không thể phân biệt tâm-Phật cao hạ, cảnh quán khó dẫn, mới đem chính điều dù bàn về Phật pháp để, cố ý tạo ra trực tiếp hiển bày tâm tánh, không biết rằng quả lý bao gồm tất cả, chấp rằng một niệm thâu nhiếp các loại ba pháp, và dùng văn tín hiểu quả đức, liền cho là thuần tuý bàn về ước hành Lý quán.

Nhưng ý chỉ của Thị Châu, giải thích về ba pháp, chỉ đạt đến nghĩa của chúng sinh-Phật trong tâm pháp hoàn toàn không đạt đến chỗ chúng sinh-Phật trong tất cả chúng sinh kia, chúng sinh-Phật trong tất cả chư Phật kia, do đó giải thích rằng: "Phật gọi là chân giác, chúng sinh gọi là bất giác, tâm túc là tâm của chúng sinh và Phật, không phải lìa khỏi chúng sinh, Phật mà có tâm riêng làm cội rễ của chúng sinh-Phật". Kinh nêu rõ đầu đuôi nhân quả không hai, cho nên nói là ba pháp không khác nhau [Từ "Phật gọi là..." trở xuống là văn trong ý chỉ của Thị Châu].

Lẽ nào chẳng phải cho rằng tâm là chân tâm chẳng phải mê chẳng phải ngộ [Tâm chỉ thuộc về

Lý]. Tâm này mê là chúng sinh, ngộ túc là Phật, cho nên chỉ đạt được một phần nhỏ chúng sinh-Phật trong tâm pháp của một người (Bởi vì chỉ biết tạo chúng sinh-Phật, mà không biết Lý cụ chúng sinh-Phật, hai Tạo cùng sáng tỏ mới là toàn phần), đâu biết được toàn phần pháp giới hữu tình, chư Phật mười phương, toàn phần chúng sinh-Phật, do đó than thở ý chỉ của Thị Châu, bỏ đi biển lớn mà lấy một giọt, cái đạt được thì như đất trên mòng tay, cái mất đi thì như đất trên trái đất.

Vì thế nêu ra yếu Đoạn rằng: Nghĩa của Tâm Tạo vẫn còn thiếu sót, văn của Vô Sai mãi mãi sai lầm, vì một niệm tâm pháp của mình, và tất cả chúng sinh cùng chư Phật mười phương, mỗi mỗi đều nói về Sự tạo, ai ai cũng nói về lý cụ, mà đều vừa có đủ, vừa thâu nhiếp lẫn nhau, mới gọi là ba pháp không khác nhau. Nếu cho rằng tâm mình mê thì trở thành tất cả chúng sinh, tâm mình ngộ thì trở thành chư Phật mười phương, lẽ nào có thể một người ngộ thì khiến cho tất cả chúng sinh đều thành Phật hay sao? [Không thể nói về lý thành, nay nói về Sự thành]. Nếu như vậy thì đức Thích-ca ngộ quán tâm đã lâu, vì sao chúng ta vẫn làm phàm phu?]. Lẽ nào có thể một người mê thì khiến cho chư Phật mười phương làm chúng sinh hay sao? [Không thể nói về Quyền tác thì nay nói về Thật tác] vì chỉ có mình ta vẫn còn mê cho nên Đức Thích-ca tiếp tục làm phàm phu, điều này không thể có. Do đó biết rằng: Ý chỉ của Thị Châu giải thích về tâm pháp, vẫn còn tự mình không đầy đủ; chúng sinh, và Phật đều có hai tạo, hoàn toàn không biết, lại nữa, tâm pháp giới hạn ở lý, thật không có nghĩa tương tức của Sự-Lý.

Nếu nói như vậy thì Tông giáo Đại thừa, thật chẳng phải là Tông chỉ đạt đến.

Vì sao? Vì nếu cho rằng chế ngự tâm thuận theo lý nên thường dùng lý để giải thích Danh, khiến cho Sự-Lý không phân biệt, lại làm cho Lý chẳng có nơi để hiển bày. Nếu cho rằng chế ngự tâm thuận theo Lý thì không thể dựa vào Sự để giải thích Danh, lẽ nào Chỉ Quán không chế ngự tâm thuận theo lý hay sao? Vì sao dùng ẩm nhập để giải thích tâm? Vì sao dùng các phiền não để giải thích tâm? Vì sao bốn Niệm xứ, mỗi tiết nói về một niệm tâm vô minh? Vì sao tam-muội Pháp Hoa, dùng một niệm vọng tưởng hiện tiền để giải thích tâm? Các giáo nghĩa chân thật này, không có giáo nghĩa nào không làm sáng tỏ con người chế ngự tâm thuận theo lý chăng? Kinh Khê lập ra "vô tình hữu tánh", chính là nói lên trọn vẹn "vọng nhiễm túc Phật tánh", do đó ngăn chặn sự cố ý nhằm vào thanh tịnh chân như, ý chỉ của Thị Châu đích thực là sự ngăn chặn của Kim Ty, tại sao đem nghĩa của sự ngăn chặn làm văn của điều có thể giải thích (năng thích), như lấy gai độc làm hại Phật nhãn của chúng sinh, thất chẳng phải Kim Ty nhất định là màng mỏng mê hoặc nhãn bốn loại khác.

Nhưng e rằng Thượng Nhân thay đổi kế sách, cho nên tạm thời ngăn chặn điều ấy. Nếu nói về ý chỉ của Thị Châu thì thật ra không giải thích như vậy, văn kia đã phân định chúng sinh-Phật là sở tạo thuộc về Sự, tâm pháp là Năng tạo thuộc về Lý, cho nên nói: "Chúng sinh-Phật là nhân quả, tâm pháp chẳng phải nhân quả".

Thượng Nhân chấp vào thiên kiến này, do đó làm sự hiểu biết trọn vẹn. Bởi lẽ đạt được chút ít thì cho là đủ, chấp đá vụn làm châu ngọc nên luôn thoả mãn, chấp "nhiếp sắc quy về tâm, quán ngoại trở thành trong", khiến cho thí dụ về lưới giăng của Đế-thích chỉ có một hạt ngọc sáng ngời, làm cho văn về duy sắc không thâu nhiếp các pháp [Đã thường nhiếp sắc quy về tâm, cho nên các sắc chỉ có nghĩa Năng thú, hoàn toàn không có nghĩa Sở thú, cho nên không thể thâu nhiếp các pháp].

Thượng Nhân vì đã lâu quen theo cách giải thích này cho nên khí độc đã ăn sâu, tuy nhờ vào sự trưng dẫn vặn hỏi trước sau, có thể biết rằng phải quán ấm tâm, và biết tâm-Phật-chúng sinh vừa là Sự vừa là Lý, nhưng ý giải thích các vặn hỏi, vẫn còn nhờ đến cái cũ kỹ, đều quy về một phía, mới có thể cho rằng phải là tâm chẳng nhiễm chẳng tịnh, mới tạo tác được Như Lai, hoàn toàn không chấp nhận tâm vọng nhiễm tạo tác Như Lai. Cho nên hoàn toàn trái với nghĩa "ấm thức lý cụ Phật tánh", lại thiếu văn của các phiền não làm hạt giống Như Lai, lại trái với thuyết của tánh chỉ ba chướng, lại chỉ biết chủng loại mà hoàn toàn không nhận thức được chủng loại đối địch. Nói "phiền não tức bồ-đề" chỉ là biện pháp nổi trôi, văn của "sinh tử tức niết-bàn" chỉ là giả thiết uổng phí.

Nay Thượng Nhân nói: "Quán vọng tâm của sáu thức thành chân tâm của ba đế", vì sao có thể không chấp nhận quán vọng tâm, tạo tác Như Lai? Lại vì sao từ xa quán về tâm chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh, tạo tác Như Lai? Phải nói rằng quán vọng tâm của sáu thức, khi chuyển thành chân tâm chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh, chân tâm này lại tuỳ theo duyên tịnh, mới có thể tạo tác Như Lai.

Phải biết rằng: Nói như vậy thật trái với nghĩa trọn vẹn, đều là bàn luận hẹp hòi, vì sao? Vì lẽ nào quán vọng tâm chuyển thành chân tâm mà vẫn còn chưa phải là Như Lai ư?

Vả lại, quán vọng thành chân là ở nơi địa vị nào? Chân tạo Như Lai lại ở địa vị nào? Chớ cho rằng thành chân tâm thì ở Sơ trú, tạo Như Lai thì ở Diệu giác?

Nếu cho rằng như vậy, thì cứ yên tâm gọi là giải thích hẹp hòi, chẳng phải là luận bàn trọn vẹn. Cần phải biết rằng: Quán vọng tâm thành chân tâm, tức là quán vọng tâm thành Như Lai. Nếu quán vọng thành quán hạnh chân thì gọi là tạo quán hạnh Như Lai. Nếu quán vọng thành tương tư chân thì gọi là Tạo tương tự Như Lai. Phần chứng, Cứu cánh, theo đó có thể biết [Lục tức Như Lai nên gọi là chư].

Lại nữa, phải hiểu rằng: Thành và tạo, vừa là Lý vừa là Sự, theo Lý thì Thành và tạo đều được giải thích bằng Tức Cụ, dựa theo Sự thì Thành và tạo cùng theo Biến để giải thích. Nếu vọng tâm có đầy đủ chân tâm tức là chân tâm, lẽ nào không đầy đủ Như Lai tức là Như Lai ư? [Lý tạo]. Nếu vọng tâm chuyển biến thành chân tâm, lẽ nào không chuyển biến làm Như Lai ư? [Sự tạo]. Chân tâm là nói theo pháp, Như Lai là nói theo người, chúng sinh vô thượng là Phật, pháp vô thượng là niết bàn, lẽ nào vọng tâm có thể trở thành pháp, chân tâm tạo ra người hay sao?

Lại quán vọng tâm của sau thức, trở thành chân tâm của ba đế, Thượng Nhân nhờ ai mà hiểu được? Nếu cho rằng được nghe từ dưới toà của Phụng Tiên, tạm thời ý chỉ của Thị Châu, hoàn toàn không giải thích theo vọng, về tâm cũng không nói quán vọng thành chân. Nếu cho rằng sự tìm tòi trong chân Chỉ Quán mà biết được, thì đó đều là nói dối. Vì sao? Vì nếu đầu tiên biết quán tâm là vọng tâm của sáu thức, cuối cùng không dùng "viên bàn pháp tánh" cho nên bỏ đi quán tâm; cuối cùng không dùng Quả lý xuyên suốt sáu tức, liền cho rằng thuần tuý trình bày về Lý quán; cuối cùng không dùng "chánh bàn quả lý", cho là trực tiếp hiển bày tâm tánh.

Trong Biện Ngoa Thượng Nhân đem nghĩa của Quả lý xuyên suốt đối với sáu tức, lập ra là thuần tuý bàn về Lý quán, do đó trong Vấn Nghi Thư, dựa vào nghĩa "Tâm Phật cao hạ, quán cảnh khó dễ" để vặn hỏi, cho nên nói: "Giáo văn trình bày ngắn gọn về Phật pháo sâu rộng sơ tâm khó quán, vì vậy khiến quán tâm pháp, vì sao lại trái với giáo, chỉ xả bỏ tâm pháp, mà giữ lấy Phật pháp làm cảnh quán?"

Thượng Nhân vì gặp phải vặn hỏi ấy, mới biết sai lầm khi đem quả pháp làm lý quán, thế là ở trong Đáp Nghi Thư, lừa dối tâm mình sửa đổi xằng bậy rằng: "Đâu hề bỏ tâm lấy Phật, nếu rõ ràng mười pháp tuy khác nhau, nhưng nhất lý vô sự ấy, vẫn còn hiểu được dụng của không hai [trước sau đều đem chữ Giải làm quán, đến nay cuối cùng không muốn cho rằng: Niệm niệm ở trọn nơi viên bàn pháp tánh. Đủ thấy là nói dối, vì sao? Vì văn này đem sự hiểu biết để soi chiếu tánh], soi chiếu tánh không hai trên cùng với tất cả như thật, dưới cùng với tất cả của chúng sinh, lẽ nào bỏ tâm lấy Phật hay sao? [Từ "Không hề, v.v..." trở xuống, trừ phần chú thích đều là văn trong Đáp Nghi Thư]. Điều này lẽ nào xưa nay không biết quan sát đối với vọng tâm, cho nên chỉ nói "soi chiếu tánh của không hai", lại là chỉ quán sát chân tâm chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh, chẳng khác gì nhiễm tịnh hay sao? Thượng Nhân tuy nhờ vào Cật Nạn Thư trước đây mà xem xét. Chỉ Quán, biết quán vọng tâm của sáu thức, nhưng chỉ thấy văn đó mà hoàn toán mờ mịt về nghĩa đó. Nếu biết nghĩa ấy, thì rốt cục không tiếp tục chấp rằng chân tâm tạo thành Như Lai, cuối cùng không dựa vào chân tâm để nói Duy Tâm.

Trong Kim Ty chép: "Vì nói Duy Tâm, lẽ nào lại là Duy chân tâm?" Nên biết rằng: Tâm phiền não đầy dẫy, vậy thì ở đây ngăn chặn người thế gian dựa vào chân tâm mà nói về nghĩa Duy Tâm, cho nên nói: "Nói rằng Duy Tâm lẽ nào lại là Duy chân tâm?" Nên biết rằng: Chữ Duy đúng là thuộc về vọng tâm, chính là khiến y cứ vào tâm phiền não để nói Duy tâm, không thể căn cứ theo tâm chân Như để nói về Duy tâm.

Lẽ nào chẳng phải Kim Ty vốn nêu rõ "vô tình có Phật tánh" hay sao? sắc vô tình và tâm phiền não, cả hai pháp đều nói theo nghĩa Tuỳ Duyên; ở trong Tuỳ Duyên, tâm phiền não là năng tạo, sắc sinh tử là sở tạo, năng tạo tức là lý cho nên đã cùng khắp, sở tạo tức là Lý, vì vậy lẽ nào không cùng khắp hay sao?

Do đó trong Nghĩa Lệ nói: "Các sắc-tâm hiện thời, như vàng-bạc ẩn dấu, hiện bày". Tâm hoàn toàn là vàng cho nên thâu nhiếp tất cả mọi thứ ẩn dấu, hiện bày. Nếu nói rằng Duy tâm, thì cũng nói về Duy Sắc, vì đã vừa là Duy, vừa là Biến, cho nên đều nói là có Phật tánh".

Nói rằng có Phật tánh chính là có tánh của người ở quả (quả nhân), cho nên tâm và sắc đều phải nói thuận theo nhân thuận theo sự. Đã nói quán vọng tâm trở thành chân tâm, cho nên biết rằng: chân tâm phải nói thuận theo quả. Nếu nói về chân tâm thì phải nói theo chân sắc, đã là quả pháp thì lẽ nào lại có quả tánh riêng hay sao? Cho nên văn kia chép: "Nhân không gọi là Phật, quả không gọi là Tánh, nay muốn nêu rõ là hữu tình có Phật tánh, cho nên phải dựa vào tâm phiền não mà nói Duy tâm, muốn nêu rõ vô tình có Phật tánh, cho nên phải dựa sắc sinh tử để nói Duy Sắc".

Nếu dựa vào chân tâm như như để nói về Duy tâm, sắc chân thường để trình bày về Duy Sắc, chính là y cứ vào Giá-na có Phật tánh, Tịch Quang có Phật tánh, đâu quan hệ gì đến hữu tình và vô tình? Như vậy trong Kim Ty giải thích, thật xa cách quá!

Thượng Nhân lại giải thích, lẽ nào lại chỉ chân tâm câu ý, rằng không chỉ dựa vào chân tâm để nói về Duy Tâm, cũng không cần dựa theo vọng tâm để nói về Duy tâm. Bởi lẽ dựa theo chân-vọng hợp lại mà luận, nói về ý nghĩa Duy Tâm, muốn cứu vãn ý chí của Thị Châu chỉ dựa theo chơn tâm để nói về ý nghĩa Duy Tâm. Phải biết rằng: Ý chỉ của Thị Châu là bệnh sẽ phải chết, cho dù tiếng như Biển Thước cũng không thể nào cứu chữa, huống chi những người chẳng biết về thuốc thang mà chữa trị ư?

Vả lại, ý chỉ của Thị Châu từ đầu đến cuối, chỉ y cứ theo chân tâm thâu nhiếp nơi các pháp, đâu hề có câu nào nói về vọng tâm? Diệu huyền tâm pháp phân định ở nhân, vì vốn hiển bày chỉ ở vọng tâm, muốn thuận theo nghĩa của nghĩa, cho nên tự sữa đổi là tâm ghi nhân quả.

Lẽ nào chẳng phải chỉ biết y cứ theo chân tâm mà nói về Duy tâm, lược bỏ không hiểu về vọng tâm thâu nhiếp các pháp. Nếu sơ lược biết rằng Duy tâm có y cứ theo nghĩa vọng tâm, chung quy không thể sửa đổi Thánh giáo.

Cho nên biết rằng: Hai quán trong ngoài, đều là quán vọng bày tâm.

Nếu tu nội quán, thì quán xét vọng tâm của sáu thức, trở thành chân tâm của ba đế.

Nếu tu quán ngoài, thì phải quán vọng sắc thành chân sắc.

Nếu chúng sinh và chư Phật là cảnh ngoài, thì quán xét âm nhập sắc tâm của chúng sinh, trở thành sắc tâm chân tịnh. Chư Phật tuy lìa bỏ ấm nhập nhưng người thực hành quán xét thì phải đem sắc tâm của Ứng thân để làm cảnh.

Do đó trong Phụ Hành chép: "Sự tạo tác biến hoá của bậc Thánh, cũng khiến cho biến tâm của chúng sinh thấy được". Văn này tuy thuộc về tâm pháp biến tạo, nhưng nay nêu ra nhân để chứng minh quả. Lại nữa, trong Bàn-Chu nói: "Dựa theo ba mươi hai tướng để làm cảnh, tu tập ba quán, hiển bày ba đế, cho nên ứng với sắc tâm của Phật". Đã trở thành sở quán của hành giả, mới chính là sự cảm ứng cùng tạo tác, do đó y cứ theo bên cảm, cũng có thể là ngoại ấm nhập pháp, lẽ nào chẳng phải là quán vọng hiển chân hay sao? Vì thế cho nên bậc Đẳng Giác còn thấy Phật khác, chỉ đến bậc Diệu Giác, mới không còn thấy sắc tướng nhìn thấy lẫn nhau.

Nên biết rằng: Hễ quán sát một cảnh nào thì cần phải ở nơi đương xứ hoàn toàn thâu nhiếp đối với các pháp, đương xứ lý cụ tam thiên, đương xứ chuyển vọng thành chân, mới gọi là quán sát viên mãn, làm sao nói: "Tâm chỉ thuộc về Lý, các pháp thuộc về Sự? Trước hết phải quán sát pháp sau khi quay về tâm, mới nói là Duy Sắc-Duy Tâm?" Vì chấp vào thiên kiến này cho nên hiểu sai về môn không hai và phá bỏ xằng bậy đối với nghĩa lý Quán tâm.

Thượng Nhân mới tạm thời thoát khỏi ngã-nhân, tìm hiểu sơ lược về pháp nghĩa hay là tăng hèn mọn trái lý, hay Thượng Nhân sai tông quy? Tăng hèn mọn vì sinh về Tịnh độ, cho nên tìm hiểu huyền nghĩa, vì thoát khỏi sinh tử cho nên giải thích truyền thụ, thật không dám đem cái dở của mình để che cái hay của người, thật không dám dùng nghĩa lý sai trái để đè nén tông quy chính đáng của người. Riêng các bậc Hiền Thánh mới có thể xem xét, mong quý vị tài đức cũng biết rõ, hy vọng Thượng Nhân suy nghĩ lại, hy vọng Thượng Nhân thuận theo lý mà thôi!

Tiếp theo là sửa đổi vòng vo ý vặn hỏi. Tôi lập ra Tâm và các pháp vừa là Sự vừa là Lý, và đưa ra rằng chúng sinh ở thế gian quán sát về Duy tâm. Vốn là vặn hỏi Thượng Nhân trực tiếp y cứ theo chân tánh để giải thích về Tâm, lại vặn hỏi không luận bàn về quán vọng thành chân, còn vặn hỏi về dùng lý sở chứng của quả Phật để làm Lý quán. Vì vặn hỏi này nên Thượng Nhân hiểu rất rõ nghĩa đã thất bại, liền vội vàng thay đổi ý vặn hỏi. Thế là ép uổng tôi không chấp nhận chỉ quán sát đối với tâm, và tự mình lập ra rằng: "Tất cả các pháp, đều cho vọng tâm phân biệt biến kế khác nhau, làm y chánh sắc tâm, nhưng dùng ba quán, phân định vọng tâm này, tức là ba đức chân thật cùng khắp tất cả mọi nơi, thì đạt được các pháp y chánh sắc hương, không có pháp nào chẳng phải là tâm v.v..." Cho đến nói: "Tâm đã thâu nhiếp bao gồm tất cả, cho nên nói người loại ba pháp cùng một niệm với Ngã, lẽ nào không phải một niêm vọng tâm tức là ba đức chân thật hay sao? Lẽ nào không thâu nhiếp mười loại ba pháp hay sao? Vì thế cho nên Huyền văn đã luận, chính là chân Chỉ Quán ước Hành, lý đã hiển bày của Quán tâm, lại là trong văn đã bàn đến, trình bày đầy đủ nhân quả, bao gồm nêu rõ năng quán, ai sẽ nghe mà không suy nghĩ về hành động của mình? "

Theo những gì đã nói đó thì thấy rõ rằng Thượng Nhân lấy trộm nghĩa lý chính đáng của người khác để che giấu sai lầm trước đây của mình. Vả lại, chỉ quán sát vọng tâm, nhờ vào ai mà hiểu được, là ai không chấp nhận, chỉ dường như phát huy cho đến các nghĩa trạng từ trước, văn đâu chỉ nói quán sát vọng tâm, huống chi tự đem Viên đàm pháp tánh, liền cho là quán tâm, tự cho lý của quả chứng là Lý quán, và gọi là trực tiếp hiển bày tâm tánh. Tự giải thích trần trần pháp giới xứ xứ Giá-na, thì có thể nhập lý chứng quả, còn đem ngoại cảnh y chánh, vặn hỏi về giảng sắc quán tâm. Những lời đã nói như vậy, lẽ nào biết rằng Sơ tâm chỉ quán sát vọng niệm hay sao?

Tôi đạt được giác quán của một tông phái, nhiều lần nêu dẫn vặn hỏi, ý muốn Thượng Nhân biết rằng quán tuệ soi chiếu vọng tâm.

Như hỏi: Trong Nghi Thư chép: "Giáo văn trình bày đơn giản rằng Phật pháp cao xa sơ tâm là khó mà quán tâm thì dễ, vì sao chỉ xả bỏ tâm pháp mà chú trọng giữ lấy Phật pháp để làm quán pháp?" Như thế liên tục nói rõ cho Thượng Nhân mà trong

Đáp Nghi Thư vẫn còn chưa chịu quán sát đối với vọng niệm, bèn nói: "Nếu hiểu rõ mười pháp tu khác nhau, nhưng lý chỉ một mà chẳng có hai, lại dùng cách giải thích không hai, soi chiếu tánh của không hai, trên từ chư Phật, dưới đến mọi chúng sinh, lẽ nào lại xoá bỏ tâm tánh, giữ lấy Phật pháp hay sao?"

Như vậy lẽ nào chẳng phải dùng "tâm-Phật-chúng sinh" để làm giới nương tựa, chỉ trực tiếp duyên theo lý bình đẳng, không cao không thấp, vừa là Phật vừa là chúng sinh hay sao? Nếu đúng như thế, chính là lấy trực tâm làm cảnh, vừa là Phật vừa là chúng sinh, dùng điều này để kiểm nghiệm, Thượng Nhân không hề biết tâm sở quán là vọng niệm của hạng phàm, y cứ vào đây mà nghiên cứu lý tánh hay sao?

Bởi lẽ bị tôi viết thư cật vấn theo đuổi đến cùng, đã hết tính toán so sánh, cho nên có thể sửa đổi ý vặn hỏi, cho rằng tôi không chấp nhận chỉ có quán vọng tâm. Tâm hành này thế nào, dùng thiên nhãn để soi chiếu, chỉ đem từ ngữ trước sau để so sánh, kiểm chứng, thì dối gạt rõ ràng, còn biết hổ thẹn chút nào hay không?

Huống chi trong Phù Tông Ký tôi dùng quán vọng niệm làm Tông, cho nên nói: "Một niệm thức tâm làm cảnh, dùng ba quán để quán sát, khiến cho tánh đức khai phát, dứt trừ hoặc chướng, thành tựu kết quả". Lẽ nào có thể thuần tuý bàn về pháp tánh, thì không nói về quán tâm hay sao? Lại nói: "Tuy ba đường xưa nay vốn là chân tịnh, các pháp đương xứ viên dung, nếu ba hoặc bao la, hai tử tràn đầy, khổ nhọc không thể xét tâm tác quán, làm sao thân chứng các pháp trên?"

Cho đến Cật Nạn Thư, nghiêm khắc phân định hai chữ Quán Tâm, còn chấp nhận quán vọng tâm, hay không chấp nhận quán? Như văn kia, dẫn chứng Kim Ty không biến đổi thì muôn pháp đều là Lý. Tuỳ duyên thì muôn pháp đều là Sự, không thể nói các pháp là Sự, tâm chỉ là Lý, nhưng vì chúng sinh ở thế gian phần nhiều mê đắm sắc, và phần nhiều khiến cho quán xét đối với Duy tâm, chẳng phải cho rằng Tâm chỉ là Lý, do đó biết rằng: Trong văn nếu nói thâu nhiếp pháp quy về tâm, cũng tạm thời có thể lập ra cảnh sở quán. Huống chi văn không có một câu nào lập tâm làm cảnh, cảnh còn chưa thành, thì quán chẳng có gì nói đến. Vì thế mười pháp này, quán và tâm, cả hai nghĩa đều thiếu sót, làm sao khăng khăng chấp là đầy đủ nghĩa của Quán tâm? [Từ Kim Ty trở xuống đều là văn trong Cật Nạn Thư].

Văn ý như vậy, lẽ nào không chấp nhận quán xét vọng tâm hay sao?

Đã nói rằng chẳng phải cho là Tâm chỉ là Lý ấy, bởi lẽ Thượng Nhân kế thừa thiên kiến trước kia y cứ theo sự để hiểu các pháp, chỉ theo lý thể để hiểu về tâm pháp, cho đến có thể bàn luận về lý để thực hành quán tâm, vì phá bỏ kế sách này cho nên nói chẳng phải cho rằng tâm chỉ là Lý. Nói như vậy là muốn làm cho Thượng Nhân hiểu biết rõ ràng về tâm vá các pháp đều là sự của lý tuỳ duyên. Pháp Phật, pháp chúng sinh, không giống như tâm pháp. Pháp Phật, pháp chúng sinh, đã cao lại rộng, người sơ tâm rất khó quán xét. Do đó biết rằng: Câu hỏi này chính là muốn hỏi về không sử dụng vọng tâm làm cảnh, vì sao trả lời không được, do đó chỉ ngang nhiên sửa đổi thành không chấp nhận chỉ riêng quán tâm chăng?

Lại nói: "Chúng sinh ở thế gian, phần nhiều đối với sắc ngoài, thường khiến cho quán sát đối với Duy tâm, chẳng phải cho rằng Tâm chỉ là Lý" Bởi thầy trò họ, liền đem tâm pháp, giải thích trực tiếp theo lý, ý cho rằng chân tâm tuỳ duyên, tạo ra các pháp chúng sinh-Phật; cho nên hễ thấy luận về chân, giải thích về lý, liền cho là quán tâm. Để phá bỏ suy nghĩ này nên đưa ra văn "Bốn Niệm xứ chúng sinh hạ giới mê đắm sắc", khiến cho biết rằng kinh luận phần nhiều vì phá trừ sự mê đắm chấp trước của chúng sinh ở thế gian, vì thế phần lớn cố tình nói về quán dựa theo tâm, vì phá trừ căn bệnh chấp trước vào sắc, nên phần nhiều nói về Quán tâm, không phải cho rằng chỉ là lý, do đó nói nhiều về quán tâm.

Còn nếu như chuyển sang chấp tâm có chân tâm, vọng tâm, tôi nói theo chân thì đâu ngại gì?

Nghĩa này không đúng.

Nếu cho rằng tâm có chân-vọng, có thể thường nói theo chân, thì các sắc lẽ nào không có chân sắc, vọng sắc, sao không đầy đủ các pháp đều nói theo chân?

Cho nên biết rằng: Bất biến thì các pháp sắc tâm đều là chân, tuỳ chuyên thì các pháp sắc tâm đều là vọng. Ở trong chỗ đều là vọng thì tâm là năng tạo, cho nên phàn nhiều khiến cho quán tâm. Tâm pháp gần gũi và thiết yếu, cho nên phần nhiều khiến cho quán tâm. Để phá trừ căn bệnh tầm trọng vì chấp trước vào sắc của chúng sinh ở thế gian, cho nên phần nhiều dạy quán tâm chứ thật ra chẳng phải tâm chỉ là Lý mà khiến phải quán tâm. Nếu biết được ý này, thì không chấp khi nói về chân lý thì cho là quán tâm.

Đã biết tâm pháp và Phật pháp, đều y cứ theo sự có cao có thấp, nói về Phật pháp không phải quán tâm. Thượng Nhân vốn không biết ý này, cho nên có thể liên tục nói Phật nói Lý, do đó cho là Lý quán. Nay vì sự vặn hỏi nên đại khái biết được ý này, do đó lập tức chuyển đổi suy nghĩ, lý của quả Phật là sự hiển bày khi quán sát vọng tâm, cho nên nói Huyền văn đã luận, chính là Chỉ Quán, y theo hành quán tâm thì lý hiển bày. Thực hành thuyết này, ý là muốn cứu vãn tất cả ba pháp trong Đáp Nghi Thư, hoặc ngang hoặc dọc cùng một niệm với Ngã, bưng bít nghĩa không thể hiểu rõ được. Lại muốn cứu vãn mười loại ba pháp, thuần túy nói về lý quán, vì Thượng Nhân nay biết Lý quán đích thị là y cứ theo hành, cho nên nói những lời cứu vãn này.

Không nghĩ rằng nói như vậy sẽ chuốc lấy sai lầm rất lớn, vì sao? Vì nếu đem mười loại pháp tướng của quả Phật, nhập tâm tu quán, tự cho là nương pháp quán tâm, làm sao có thể lại nói là hiển bày căn cứ theo hành; hơn nữa Huyền văn này đích thực giải thích để dự đoán chọn lựa mười pháp, chỉ có pháp sở phụ chứ hoàn toàn không có quán năng phụ, vẫn còn sở lược không có nghĩa của phụ pháp quán, làm sao có nghĩa của ước hành quán được?

Đến nay Thượng Nhân đã nhận ra văn đích thực để dự đoán chọn lựa mười pháp, đặc biệt không có nghĩa của hai quán Phụ pháp và ước hạnh, thế là vòng vo giả dối lập nên, làm cho hai hạng người thực hành tu tập đã lâu, hay mới học hỏi, tự thực hành hai loại quán tâm, nên nói: trong văn đã nói, bao gồm đầy đủ nhân quả, đồng thời nêu rõ năng quán, ai đang học hỏi mà lại không nghĩ về hành động của bản thân mình, cho nên tự mình tu tập hai loại quán tâm.

Vả lại, nói "Tự suy nghĩ về hành động của bản thân mình", chính là từ ngữ của sự sách tấn khích lệ, nói chung là sự giải thích nghĩa của tông sư, nếu gặp pháp hành chứng của các bậc Thánh, thì phải nhắc nhở khuyến khích khiến cho thấy sự tốt đẹp mà suy nghĩ thâu suốt, lẽ nào đem lời này để cứu vãn được sự sai trái việc sự thuần túy nói về lý quán hay sao?

Nếu nói mười pháp gồm nhân quả, vì nêu rõ năng quán thì nhất định người thực hành sẽ tự tu tập hai quán, không cần lập riêng khoa Quán tâm.

Chỉ giống như văn bốn đế, năm hạnh, cũng bao gồm nhân quả, cũng nêu rõ năng quán hay không? Vả lại, nhân quả thế gian và xuất thế gian, lẽ nào vượt qua năm hạnh? Huống chi từ chỗ thiên về Tiều thừa mà chọn lựa đến nơi tròn vẹn chân thật, lại dùng hai diệu phân định khai bày tất cả, thì rõ ràng cảnh quán viên dung với tu chứng, các pháp tướng diệu huyền này vẫn phải thâu nhiếp vào một niệm, nêu riêng một khoa Quán tâm.

Nếu Huyền văn này thuận theo quả cho đến nhân mà nói, lại tự cho là Thích-ca năng quán còn vượt hơn Bồ-tát tu chứng, lẽ nào là cảnh quán của sơ tầm, làm sao có thể mới bàn về quả pháp, phế bỏ phụ pháp quán tâm ư?

Diệu huyền về mười loại ba pháp, mỗi ba pháp đều từ một niệm phàm thân, chia đến phần chân cực quả, Thượng Nhân còn nói: "Phải lập ra một khoa Quán tâm, quán xét mười pháp ấy [Trong Đáp Nghi thư rõ ràng nói rằng: Quán sát mười pháp, không thể chuyển thành quán sát ba giáo, ba quỹ v.v...]. Mười pháp kia có bao gồm nhân quả hay không; có nêu rõ năng quán hay không? Do đâu lại phải có một khoa Quán tâm? Huyền văn về mười pháp này, do đâu phải phế bỏ khoa Quán Tâm?

Hơn nữa, hai hạng người thực hành, tự thâu nhiếp mười loại ba pháp, nương vào tâm mà soi chiếu ngang dọc; quả thật là Thượng nhân nói dối, thay đổi lời nói trước đây.

Vì sao trong Đáp nghi thứ lớp nói: "Bởi vì Huyền Văn trực tiếp hiển bày tâm tánh, nói về tất cả ba pháp nhập tâm mà soi chiếu, mới kết luận rằng: Huyền văn này đã bàn, chẳng những pháp tướng viên dung, mà cũng là Lý quán rõ ràng". Đã nói Huyền Văn trực tiếp hiển bày, còn nói Huyền văn này để bàn, đến nay làm sao có thể là người thực hành tự hiển bày, người thực hành tự quán sát? Vả lại, thư trước nói: "Thuần tuý nói về Lý quán"[Nếu gồm cả phụ pháp thì không gọi là thuần tuý bàn về]; thư tiếp theo nói: "Chẳng những pháp tướng viên dung, mà cũng là Lý quán rõ ràng". Lẽ nào không phải chuyển thành "Chánh đắm phụ pháp" hay sao? Gồm nói về Lý quán, thì thuần tuý nói về Lý quán tự điều đó sẽ mãi mãi phá bỏ. Hơn nữa, tự lập ra thuần tuý nói Lý quán, thì chính là ước hạnh quán tâm, bị chất vấn là không có ẩm cảnh mười thừa, lại nói Thác sư phụ giúp không dùng ấm nhập làm cảnh.

Nói như vậy thì ngôn từ không hề chuẩn xác, làm sao có thể bình luận về giáo quán? Thật là hạnh không tiếc thân người thì cũng tránh bị người chê cười khinh ghét, không chịu nói ra những lời điên đảo như vậy, huống chi là người truyền giáo, sao có thể đến mức đó được? Nếu muốn viết hết lỗi lầm tâm trái miệng ngoa của Thượng Nhân, quả thật là uổng phí giấy mực. Vì vậy tạm thời dừng lại. Cầu mong tỉnh ngộ bản thân cúi mình học hỏi, bỏ đường tà quay về nẻo chánh, biết lỗi lầm mà cố gắng sửa đổi, âu cũng gọi là người quân tử? Không thể lần lữa qua ngày đoạn tháng, nhất định phải hồi âm gấp rút.

THỨ BẢY: KHÔNG BIẾT RÕ GIAI VỊ QUÁN TÂM.

Chúng sinh nếu ở trong các giáo pháp mà thiện tri thức đã đạt được, tâm nghe đây đủ các pháp cùng với chữ Phật-chúng sinh không có gì khác nhau, thường biết rõ tâm và đương thể tức là lý của các pháp, cùng có thâu nhiếp lẫn nhau, đó chính là Danh tự tức, y cứ theo Lý tuy là Tức, nhưng y cứ theo Sự thì khác nhau như trời vựa, vì thế mong cầu Diệu môn, phá mê hoặc hiển bày lý, mỗi nơi địa vi Danh Tự. Dùng Diệu nắm lấy muôn pháp chỉ trong tâm thức, chuyên chú về nội tâm, sử dụng Diệu quán, quan sát tất cả pháp; hoặc ở cảnh ngoài tu quán cũng vậy, Quán đạo hoặc là khai mỏ, hoặc là hàng phục hay là dứt, hoặc nhập vào quán hành, hoặc tương tự hay chân thật, các nghĩa này hiển rõ ở Chỉ Quán và các văn khác.

Thượng nhân xưa nay hoàn toàn mê mờ về nghĩa này, cho nên trong Đáp Nghi Thư đã nhiều lần nói: "Trong năm phẩm vị của Quán Hạnh, mới tu hai quán trong ngoài, quán thành tựu thì xếp vào địa vị Tương Tự".

Do đó Cật Nạn Thư viết: "Nếu trong năm phẩm vị mà người mới đối với hai cảnh tu quán, chỉ giống như năm phẩm do đâu vào được? Lại đến chờ đến năm phẩm người ấy mới tu quán, thì là người của Danh tự, hoàn toàn không có con đường phẩm vị. Nhưng vì Thượng Nhân khai thị làm cho biết lối đi tắt, mới nói hai quán trong ngoài cùng ở trong địa vị Danh Tự, tạo ra tu quán thành tựu, mới đi vào Quán hạnh, Tương tự, phần chân, dẫn chứng đầy đủ văn Chỉ Quán, trình bày chỉ rõ quán thành tựu mới bước lên địa vị Tuỳ hỷ, v.v..."

Đã đem văn minh hiển bày, Thượng Nhân nhờ đó mới nhận ra, tự tiếc rằng vì đã gần gũi tà mê muội vị thứ, lầm lạc chỉ ra năm phẩm mới tu hai quán.

Thì trong Đáp Nghi Thư, sai lầm này không suy tính cứu vãn quanh co, thành ra nghĩa trạng bây giờ, hoàn toàn không dám trả lời, nhưng trái lại trộm lấy chính nghĩa đã nêu rõ Cật Nạn Thư, đem làm kiến giải của mình, mới liên tiếp hiển bày, biết năm phẩm là địa vị quán hạnh thành tựu. Đem điều này để kiểm nghiệm, biết rằng Thượng Nhân che cái dở của mình và bít cái hay của người.

Chỉ như năm phẩm là địa vị Quán hạnh thành tựu, do ai mà hiểu được? Sao không cúi đầu chấp nhận ngày trước mê lầm, bỏ đường tà hướng về nẻo chánh, làm sao có thể trộm cắp nghĩa của người để lừa dối mê hoặc hoặc kẻ hâu sinh? Nếu theo dụng tâm của Thượng Nhân như vậy, thật chẳng phải là người truyền giáo; còn nhìn theo tâm của loài người thì ngàn dặm không bằng, làm sao có thể luận bàn về Phật pháp được? Thế thì biết: Chỉ nói khiến cho căn cơ đời Mạt pháp tu tập Chỉ Quán. Đã tự lập nên đến năm phẩm vị mới quán hai cảnh, thì tất cả chúng sinh không có phần tu quán. Vội vàng đem cái biết như vậy, luận bàn với người về ý phế lập giáo quán còn có thể hay không?

Vì sao không cam chịu ngăn chặn triệt để con đường đến kết quả cửa ngõ đi vào lý của chúng sinh? Xem xét một sai lầm lần này thì bảy mươi tờ văn trình bày, đều là hư cấu, nghĩa trạng trước đây cúng là cuồng ngôn, các nghĩa đã lập ra đâu cần phải tiếp tục phá bỏ, mà sẽ tự nhiên tan rã, văn trình bày trong Đáp Nghi Thư, thấy đang còn có thể tiếp tục sinh ra chống cự đến cùng hay không?

Huống chi Thượng Nhân trộm lấy chính nghĩa của người, do đó làm kiến giải của mình, trước sau không ít, chỉ như tôi đem tu hai tánh một, trừ bỏ văn "tri tâm vô tâm", Đáp Nghi Thư vặn hỏi rằng: "Nếu trong Chánh Thích Thập Pháp, dùng vàng làm tánh, ánh sáng chói lọi là tu, thì có lẽ phân chia đối lập, vả lại Huyền nghĩa thí dụ phụ văn đương thể, không hề bàn luận đến tu hai tánh một...?"

Đã bị thư vặn hỏi, lại đưa ra văn "tu hai tánh một" trong Chánh Thích để dẫn chứng rõ ràng, văn lý trong sáng như vậy, nếu Thượng Nhân là người có tâm truyền giáo, chắc chắn sẽ theo lý ăn năn tội lỗi chê trách huỷ báng giáo pháp, sau đó mới cùng nhau mỡ mang chánh quán.

Tại sao Thượng Nhân vốn y cứ theo nghĩa của Chánh Thích không có "tu hai tánh một", kiểm chứng nghĩa "tu hai tánh một" trong văn Quán tâm là sai? Nay đã thấy rõ ràng trong Chánh Thích thường là "tu hai tánh một", thì biết văn Quán tâm đầu tiên phần hỏi đáp phù hợp với Chánh Thích, lẽ nào có thể tiếp tục huỷ báng phá bỏ hay sao?

Huống chi Thượng Nhân cố gắng trình bày về Chánh Thích Phật Pháp, hoàn toàn không có nghĩa "tu hai tánh một", còn nói Môn Bất Nhị, chỉ y cứ theo ba nhân Duyên-Liễu-Chánh, đối luận về ly hợp. Bây giờ sao có thể trở lại dựa theo ba đức, ba niết bàn là tu hai tánh một, nói đầy đủ nghĩa Quán tâm? Lẽ nào không phải vì tôi vặn hỏi trước sau? Biết được Chánh Thích có nói về nghĩa "ly-hợp", bèn trộm lấy nghĩa này đem làm kiến giải của mình, mà trái lại đem nghĩa này, lập ra mười loại ba pháp làm Lý quán.

Còn như quán vọng tâm thành chân tâm, đều là do tôi vặn hỏi mới biết, lại sử dụng điều đó để vặn hỏi, ép uổng cho tôi không chấp nhận, chỉ có quán vọng tâm. Lỗi này ở văn trước cũng đã nói, càng không nên tiếp tục nói lại, chỉ y cứ theo tâm cuồng vọng này của Thượng Nhân thì không thích hợp để tiếp tục nói về pháp nghĩa, huống chi không biết phẩm vị của Quán tâm, còn gì đáng nói đây?

THỨ TÁM: KHÔNG HIỂU Ý NGHĨA QUÁN TÂM

Diệu Huyền và Thích Tiêm phân định rằng: "pháp Tâm rất cao xa, pháp chúng sinh rất rộng lớn, Sơ tâm là khó, nhưng tâm-Phật và chúng sinh, là ba pháp không khác nhau, Quán tâm thì dễ. Lại nói: "Pháp Phật phân định ở quả, pháp chúng sinh thường thông qua nhân quả, và cò hạn cuộc ở nhân, pháp tâm chắc chắn ở nhân" Lại nói: "Nếu dùng pháp Phật để quan sát, thì tựa hồ không đến được; nếu dùng pháp tâm để quan sát, thì dường như sẽ thấy".

Do đó giáo pháp của một tông phái, y cứ vào ý này, nên mới lập ấm tâm làm cảnh sở quán, vì vậy Chỉ Quán và các văn, đều dạy quán tâm, bởi lấy tâm gần gũi và thiết yếu để nhờ đó mà quan sát. Nếu không nhờ cậy vào ấm giới nhập cảnh, thì quán y cứ vào đâu mà tu, lý y cứ vào đâu mà hiển bày? Cho nên lìa bỏ ba chướng bốn ma thì không có cảnh giới để quan sát.

Cho dù tu ngoại quán, nương nhờ chư Phật, chúng sinh và y báo làm cảnh, cúng là pháp ấm nhập bên ngoài.

Tại sao Phật tuy lìa bỏ ấm, vì chúng sinh cho nên thị hiện cảm ứng sắc tâm, do đó từ bậc Đẳng Giác trở xuống, thấy có tha Phật. Đã là cảnh sở đối của sáu căn, không phải thuộc về giới nhập hay sao?

Vì thế trong Phụ hành chép: "Sự tạo tác biến hoá của bậc thánh, cũng khiến cho biến tâm của chúng sinh thấy được". Do vậy người tu quán, ngay nơi cảnh sắc tâm mà quán sát pháp giới.

Cho nên trong Quán Âm Sớ lấy chúng sinh, Phật làm cảnh khác, ngài kinh khê trực tiếp dùng sắc tâm làm cảnh ngoài.

Cho nên biết: Không chọn lấy pháp viên thường tự tại mà Đúc Phật đã chứng đắc, chỉ dùng sắc tâm sở đối của chúng sinh để làm sở quán, cho nên quán nương vào cảnh, không nêu ra ba khoa.

Còn trong Ban-chú tam-muội, dùng ba mươi hai tướng của ứng thân làm cảnh, y cứ vào đó mà tu ba quán. Cho nên biết: ba quán đã hiển bày tức là viên dung ba pháp.

Quán pháp của tông phái bây giờ, nơi nào khiến trực tiếp duyên theo chân lý mà tu? Văn nào khiến duyên theo ba pháp viên dung mà Đức Phật đã chứng đắc để tu quán? Vì từ trước Thượng Nhân hoàn toàn không biết được ý nương cào cảnh để tu quán, chỉ đem kiến giải của mình ứng chùng để nói, đến khi gắp vặn hỏi thì nhìn lại sự vặn hỏi không thấu đáo, tạm thời chuyển đổi mà lập ra.

Như cho mười loại ba pháp của Huyền văn này, là thuần tuý nói về lý quán, lẽ nào không phải hoán toàn không biết lý quán là ba loại tam-muội như Thường ngồi, v.v... hay sao? Chỉ thấy Phát Huy nói thuần tuý nói về chân tánh, liền dựa theo đây lập nên, vì thế thuần tuý nói về lý quán.

Đến khi bị Vấn Nghi Thư dẫn Phụ Hành bắt kẻ thì biết là quán phi lý bèn thay đổi suy nghĩ nói: " Huyền văn này trực tiếp hiển bày tâm tánh", chú trọng ước hạnh, đoan toạ mười thừa, và cùng một niệm ngã, soi chiếu dọc ngang, chính là thâu nhiếp các loại ba, hoà nhập trong một niệm tâm, trở thành viên quán, mới chính là Phụ pháp quán tâm.

Vì thế Diệu Huyền Tứ Đế, sau nhân duyên thâu nhiếp các pháp tướng, hoà nhập trong một niệm tâm, dùng quán để soi chiếu, kết hợp với văn kia làm thành Diệu hạnh, lập riêng ý của khoa Quán Tâm.

Đã bị Cật Nạn Thư vặn hỏi rằng: "Huyền văn này đã hoàn toàn không nói về một niệm và quán chiếu, chính là vì trở thành chính nghĩa của mình, mặc ý sửa đổi vòng vo". Thượng Nhân đã tra xét Chánh Thích và Liệu Giản, hoàn toàn không có nghĩa này, kế đã cùng lý đã hết, liền đẩy cho người thực hành, tự có thể gồm nhiếp vào một niệm, soi chiếu dọc ngang.

Nếu vậy thì vì sao chỉ riêng Huyền Văn này, người thực hành tự mình thâu nhiếp, tự mình quán chiếu? Những Diệu kinh và các Huyền sớ kia lẽ nào những người thực hành không tự mình thâu nhiếp, tự mình quán chiếu ư? Vì sao sau pháp tướng, đều lập ra khoa Quán Tâm, thân nhiếp các pháp đi vào trong tâm mới gọi là Quán Hành.

Nếu cho rằng các văn hoặc có điểm thiếu sót hay sơ lược, cũng cần phải lập ở sau thể thức, mới có thể theo trình tự mà giản lược. Như mười hai nhân duyên có lập ra pháp quán, sau Tứ đế chỉ nói Quán tâm là có thể hiểu. Đã là hai cảnh này, hợp lại có Quán tâm cho nên đối với các cảnh khác tránh sự phức tạp nhận biết sơ lược thì có thể bẩm thụ giáo pháp. Đã thấy sau Tứ đế, mười hai nhân duyên có Quán tâm, thì biết các cảnh hợp lại điều thâu nhiếp quy về tâm mình để quán chiếu. Nay Huyền Văn này, chỉ nói về mười loại pháp tướng của quả chứng, đại khái không nêu rõ thể thức của quán tâm, thì người thực hành làm sao có thể tự mình thâu nhiếp, tự mình quán chiếu? Đây chính là vì Thượng Nhân lẫn lộn sau lời đẩy cho người thực hành. Nếu nói "trực tiếp hiển bày tâm tánh" thì làm sao tự lập ra rằng Huyền Văn này trực tiếp hiển bày tâm tánh? Vả lại, đẩy cho người thực hành, không thể được, thế là hoàn toàn không dám trả lời câu hỏi này. Nhưng vẫn ngấm ngầm sửa đổi "trực tiếp hiển bày tâm tánh". Nếu thượng Nhân có cách nào chuyển đổi hơi đúng, chung quy sẽ không trộm cắp thay đổi văn từ, bởi vì hết cách thì sẽ đến nước này.

Cho nên biết rằng: Tâm đen tối mà sửa đổi, phân biệt thì như người mù hành động đều bị trở ngại, đều do không biết ý văn đôi bên. Vả lại Tịnh Danh Sớ và Huyền Văn này, tuy cùng trình bày về ba pháp, nhưng cần phải biết rằng: Nghĩa lập ra thường khác nhau. Văn kia nói theo "suy xét tâm mà quán chiếu, quán thành tựu xứng hợp với lý, y theo thể để sử dụng", cho nên đầy đủ nghĩa của Quán tâm. Văn này nói theo "lý của quả Phật mà bản thân chứng đắc" thì làm sao như nhau được.

Đã bị Cật Nạn Thư dùng Tâm-Phật cao thấp để chất vấn, rõ ràng đã sụp đổ như thế, nhưng không chịu cúi đầu thuyết phục, liền gượng gạo y cứ vào nghĩa "ba pháp không khác nhau" để cứu vãn, ý nói rằng: "Tâm-Phật đã không khác nhau như vậy, thì Phật pháp chính là tâm pháp. Lập ra nghĩa cứu vãn này, càng làm sáng tỏ vì sao Thượng Nhân không nhận thức được "ba pháp không khác nhau".

Vả lại, như trong Thích Tiêm chép: "Pháp tâm, pháp chúng sinh, ở trong tâm Phật, thì chắc chắn thuộc về quả. Pháp Phật, pháp tâm ở trong tâm chúng sinh, thì có cả nhân quả. Pháp Phật, pháp chúng sinh ở trong pháp Tâm thì chắc chắn thuộc về nhân". Lẽ nào không phải vì đều có đủ cùng tồn tại trong nhau thì không hề khác nhau ư? Sự dụng đã khác nhau, mê-ngộ rõ ràng, thì phải nói về khác nhau, lẽ nào có thể mới nghe Phật pháp bao gồm thâu nhiếp pháp tâm, liền cho là tâm pháp là quả hay sao? Do đó kinh Khê nói: "Theo lý thì không khác nhau, khác nhau là theo Sự dụng, cho nên người tu quán phải nương vào tâm pháp để làm cảnh mà tu quán. "Quán tâm tức là tánh, tánh thâu nhiếp không ngoài tất cả Phật và chúng sinh, cho nên nói: "Tâm đạo giữa pháp giới giống như hư không, thì biết được cảnh giới của chư Phật". Đã nói: "Tâm đạo giữa pháp giới thì biết, v.v..." đây là quán tâm nhập lý, lý thâu nhiếp chúng sinh, Phật, mới biết được cảnh giới của Phật. Lẽ nào có thể chỉ nói "không khác nhau thì ba pháp rối loạn" hay sao? Nếu Phật pháp chính là pháp tâm, thì tên gọi Quán tâm của tông phái bây giờ do đâu mà lập?

Do đó, trong Tịnh Danh Sớ giải thích các câu "pháp không có chúng sinh, v.v...", mỗi câu đều dùng quán Sinh không, trải qua tâm và các pháp ấm nhập khác mà quán, tuy phụ thuộc vào ba pháp tướng giải thoát, nhưng đối với ấm cảnh và lý cảnh, dùng quán để phá trừ hoặc chướng, chứng thẻ mà phát khởi Dụng, trong cùng lúc xóa sơ lược đầy đủ. Đó chính là dụng quán môn Ước hạnh, tu quán ở nơi phụ pháp. Điều này đồng với Diệu Lạc khiến đem cảnh quán trong Chỉ Quán để tu quán gá sự, như vậy mới đầy đủ nghĩa của Quán tâm.

Nếu Huyền Văn về mười loại ba pháp này, đích thực nói về quả Phật sở chứng, còn vượt xa sở hành của Bồ-tát, thì cao xa rất nhiều, làm sao phàm phu thực hành được, vậy thì sẽ nương vào tu quán thực hành? Trong Kiêm Văn nêu rõ ràng: "Theo tín giải phân biệt, do đâu mà gàn bướng quanh co để giải thích về quán hành?"

Nhưng phải biết rằng: Văn kia chỉ nói về ba pháp theo tâm suy xét, mới đầy đủ nghĩa của Quán tâm, thì không thể xem đồng nghĩa với ba pháp, cho rằng Huyền Văn này cũng đầy đủ ý nghĩa Quán tâm. Nay dẫn chứng đầy đủ hai văn giáo quán trong Tịnh Danh Huyền Nghĩa Thích Danh, cùng gọi là ba pháp, đều là viên mãn chân thật, chỉ y cứ khi chưa ước định về Tâm luân, gọi là ước định giáo thích, nếu ngay nơi tâm mà phân biệt thì gọi là ước định theo quán.

Vì thế văn kia nói: "Đời sau dịch là Tịnh Vô Cấu Xưng, này dùng tên đã địch này, để đối với ba thân, tức là làm thành hai ý: 1. Giải thích ngay nơi Sự [giác thuyên ba pháp, tuy là viên mãn chân thật, nhưng nhằm vào Lý của Quán tâm tương ứng, cho nên giáo thuộc về Sự], 2. Ước định theo quán tâm. Một là Sự, là nghĩa của Tịnh, tức là Pháp thân, tự tánh thanh tịnh, sáng trong không vết, tức là tánh tịnh Pháp thân. Hai là vô cấu, tức là Báo thân; báo trí viên minh, không có cấu nhiễm, tức là Viên tịch Báo thân. Ba là Xưng đó, tức là Ứng thân; đại bí hoá thế, tiếng tăm vang khắp, tức là Ứng thân". Do đó, Trí luận chép: "Thuỷ ngân và vàng ròng, v.v...", lại dẫn trong kinh Phổ Hiền Quán: "Ba loại thân Phật, từ Phương Đẳng mà phát sinh, v.v..."

2. Quán Tâm nói về ba thân: Tất cả đều có tâm, tâm tức là pháp tánh, pháp tánh tức là bổn tịnh, bổn tịnh tức là Pháp thân. Quán tâm tương ứng, lúc sáng suốt không tối tăm, tức là nghĩa vô cấu. Nghĩa vô cấu đó, tức là quả Trí-Đoạn của Báo thân. Tuỳ theo lợi ích chúng sinh, phát khởi tất cả mọi việc, đều như huyễn hoá, như bóng trăng đáy nước, hình bóng trong gương, ánh sáng không nhuốm bẩn, tức là nghĩa xứng duyên của Ứng thân. Ba nghĩa như vậy không dọc không ngang, là hạt giống bồ-đề, v.v...

Xin Thượng Nhân xét hai loại ba pháp này, có gì khác nhau. Lẽ nào không phải chỉ y cứ tâm tức là pháp tánh quán tâm tương ứng mà giải thích hay sao?

Văn kế là ba pháp được gọi là Ước quán tâm thích.

Cho nên sớ kia giải thích pháp không có chúng sinh, nói về nghĩa ba giải so với Huyền Văn về mười loại ba pháp này, thật sự không có gì khác nhau. Văn kia y cứ theo quán Sinh Không, trải qua tâm và các pháp ấm nhập mà trình bày, cho nên kết luận rằng đầy đủ nghĩa của Quán tâm.

Trong đây đích thực nêu rõ pháp của quả Phật, rõ ràng y cứ theo Tín giải phân biệt, vì sao vội cho rằng đầy đủ nghĩa của Quán tâm được?

Vả lại trong Đáp Nghi Thư-Ngũ Nghĩa Thư cùng với nghĩa trạng bây giờ, một bề chấp rằng Huyền Văn về mười loại ba pháp này, đồng với Thác sự quán trong Thỉnh Quán Âm Sớ.

Hơn nữa, Đại Lâm Tịnh Xá là sắc nhập của y báo, dùng lý trí mà thể hội, chính là đồng với Phổ Hiền Lịch Tôn Dung Đạo Cụ trong Phương Đẳng, sử dụng pháp môn để thể hội thấu suốt, đó mới là quán Thác sự. Huyền văn làm phát sinh tín hiệu, trực tiếp nêu bày mười loại pháp tướng của quả đức, đã không trải qua sắc nhập của y báo để thể hội, thì làm sao gọi là quán thác sự?

Cho đến khi Cật Nạn Thư đem trưng dẫn nghĩa này, thì Thượng Nhân đã biết, Huyền Văn về mười loại ba pháp này, hoàn toàn không có sự cảnh của y báo để nhờ cậy, tức là Sự quán không thành, thế là chuyển sang chấp thí dụ làm cảnh, đem mười loại ba pháp làm quán. Lại dùng giáo tướng năng thuyên làm cảnh, ba pháp sở thuyên làm quán. Phải biết rằng: Hai thuyết này, hoàn toàn không có giá trị. Vì sao? Vì pháp sâu xa khó hiểu mà thí dụ dễ sáng tỏ, cho nên sử dụng thí dụ để biểu thị rõ ràng về pháp sâu xa, khiến cho người bẩm thọ giáo pháp phát sinh tín hiểu, đâu hề đem năng thí, sở thí để làm năng quán-sớ quán?

Nếu cho rằng vừa đem thí dụ để hiển bày pháp liền trở thành nghĩa của tu quán, điều đó chỉ giống như Diệu kinh, lẽ nào không lấy hoa sen để làm thí dụ cho mười Diệu hay sao? Nếu đã đầy đủ nghĩa của quán hành, tại sao trong mười Diệu, mỗi tiết đều trình bày về Sự pháp quán môn? Nếu dùng pháp dụ để làm cảnh quán, thật sự không có nghĩa này, về sau sự việc gấp rút nên Thượng Nhân dối trá làm ra như vậy.

Nhưng, tuy làm ra thuyết này, bản thân cũng biết là vô nghĩa, lại dựa vào giáo lý, luận về cảnh quán ấy. Vả lại, tất cả các giáo bộ, chỗ nào không thể gọi là giáo thuyên đối với pháp lý? Lẽ nào có thể đều dựa theo cảnh để trình bày quán ư?

Vả lại, tạm thời cho dù giáo pháp thiên tiểu, nhưng văn không thể chính là lý, không thể đối cảnh để trình bày quán, bàn luận trọn vẹn về pháp tánh này, văn lý đã phù hợp thì có thể gọi là quán cảnh, và Diệu Huyền lẽ nào văn lý không phù hợp hay sao? Tại sao phần sau của giáo lý, tiếp tục lập nên một khoa của Quán tâm?

Hơn nữa, Thượng Nhân tụ nói rằng: "Sau Đáp Diệu Huyền về mười loại ba pháp, hợp lại có một khoa Quán Tâm, quán sát mười pháp trước". Cho nên biết: Dùng giáo thiên lý, liền cho rằng y cảnh lập quán, lại là sự hiểu biết hẹp hòi, không đáng để nói. Giáo văn của một tông phái, hoàn toàn không có thuyết này. Đây cũng là do Thượng Nhân đã hết kế sách nên tạo ra chủ thuyết dối trá này.

Trong Môn Bất Nhị chép: "Tất cả các cảnh quán không ngoài hai quán trong ngoài". Ngoại nghĩa là dựa vào sắc tâm y chánh kia, thật ra không dựa vào giáo tướng kia. Nội quán một niệm thức tâm, quả thật không nương vào giáo tướng mà quán. Sợ rằng tông sư lập ra cảnh chưa hết, nên Thượng Nhân lại lập thêm giáo tướng làm cảnh hay chăng?

Hơn nữa, còn chuyển "tức thiết vô thiết" để làm quán cảnh, càng không có ý nghĩa, chỉ giống như trong Cảnh Diệu Huyền Tứ Đế, sau khi trình bày rộng về "Thuyết-vô thuyết", lại lập ra quán giải. xem xét thì biết nghĩa "vô thuyết", chẳng phải trình bày về quán.

Sau khi đã hết lý, lại chuyển sang chấp rằng: "Các văn tuy có "Tức thuyết-vô thuyết", nhưng không có tu quán nhân quả, cho nên không có nghĩa Quán tâm. Văn này bao gồm tu tánh nhân quả, do đó đầy đủ nghĩa Quán tâm".

Vả lại, văn kia không thể hiện Tứ đế, còn là toàn tánh khởi tu hay không? Còn bao gồm nhân quả thế gian và xuất thế gian hay không? Huống chi Thượng Nhân vốn lập ra Huyền Văn về mười loại ba pháp này, thuần tuý trình bày về Lý quán trực tiếp hiển bày tâm tánh. Lý quán ấy tức là quán Thật tướng trong kinh Chiêm Sát, đích thực là từ thượng ngồi mà chọn cảnh quán lý mười thừa. Nếu thiếu đi Phụ pháp tướng, hơi nghiêng về nương gá sự tướng, thì không gọi là thuần bàn về lý quán. Đã nói: "Thuần nói về lý quán", nếu hoàn toàn đồng với phụ pháp quán trong Tịnh Danh Sớ, vậy thì lại trở thành thuần nói về Thác sự quán. Còn nói: "Trực tiếp hiển bày tâm tánh", nếu cũng có chút Thác sự phụ pháp, thì không gọi là trực tiếp hiển bày tâm tánh. Nhưng Huyền Văn về mười loại ba pháp này, tuỳ ý Thượng Nhân khéo léo cứu vãn nhiều cách, rốt cuộc không thể đồng với Sự pháp quán trong Tịnh Danh và Quán Âm Sớ. Nếu trở thành Sự pháp quán, thì hoàn toàn không trở thành thuần nói về Lý quán, lại không trực tiếp hiển bày tâm tánh.

Nay tôi nêu ra để vặn hỏi Thượng Nhân phế bỏ nghĩa Quán tâm, như phá bọn giặc cướp. Thuần nói về Lý quán, trực tiếp hiển bày tâm tánh, là hai bức thư đầu tiên của Thượng Nhân, lập ra nghĩa lý tông nguyên. Nếu hai nghĩa này thất bại, thì chủ tướng trong quân giặc đã bị giết, đồng bọn còn lại đó, không đánh mà sẽ tự tan.

Lẽ nào không phải Thượng Nhân chú trọng lập nên Huyền Văn này đã thuần nói về Lý quán, vì đã trực tiếp hiển bày tâm tánh, nên có thể phế bỏ phụ pháp tướng quán ở văn sau. Nay đã tự nói: "hoàn toàn là Sự pháp quán", thì đã thú nhận không phải là thuần nói về Lý quán, thì Phụ pháp quán môn về sau đâu thể vội phế bỏ.

Huống chi nghĩa trạng bây giờ, thường tự khiến cho người thực hành thâu nhiếp pháp quy về tâm để tu quán hạnh. Văn này rõ ràng thú nhận rằng mười loại ba pháp này không phải là Sự pháp quán, sao có thể một bề chấp rằng hoàn toàn đồng với Sự pháp quán trong Tịnh Danh và Quán Âm Sớ được? Bởi trong văn của hai sớ kia, hiển bày rõ ràng hai loại quán môn, vả lại không phải người thực hành tự mình lập ra quán pháp.

Bởi Thượng Nhân không lãnh hội được ý của Quán tâm, phá bỏ càn rỗi đối với Quán tâm chân giáo, tội lỗi đã sâu dày, nhất định các bậc Thánh trách phạt lỗi lầm đang đến gần, liền khiến cho tâm thức mê muội để lập ra nghĩa lý trái ngược lẫn nhau. Tâm hạnh đã lộ rồi, tội lỗi càng rõ ràng, phải mau chóng ăn năn hổ thẹn sữa đổi cái cũ, thuận theo cái mới; nếu tiếp tục cố chấp giữ lấy sự tà vạy, trống rỗng, ra sức phá bỏ chánh giáo, thì lưỡi nát trong miệng, chắc chắn không chỉ một đời. Suy nghĩ kỹ càng, hãy suy nghĩ kỹ càng! Hy vọng hồi âm mau chóng!

THỨ CHÍN: KHÔNG GIỎI VỀ TIÊU VĂN.

Diệu Huyền bảy khoa cùng giải thích, để phát khởi năm tâm, nhưng khoa Quán tâm, khiến vừa nghe liền tu để phát khởi tâm tinh tiến. Trong Thích Tiêm giải thích rằng: "Nghe bất cứ một câu nào, thâu nhiếp Sự trở thành lý, không đợi đến quán cảnh, mới gọi là quán Tâm pháp" Trong Ngũ Nghĩa Thư, Thượng Nhân cho rằng đây là dạng thức của Quán tâm, mới bỏ văn "không đợi đến quán cảnh", không cần ấm cảnh, ý cho là: Chỉ thâu nhiếp sự tướng, pháp tướng, quy về nối tiếp chân lý, thì đó là Quán tâm, không cần nhờ cậy vào âm nhập để tu quán.

Đây là do Thượng Nhân không biết, nói pháp nhờ vào tư tưởng. Rõ ràng phát khởi năm tâm, chính là đầu tiên lập nên ý của Chánh Thích, cho đến chánh văn bảy khoa trong Quán Tâm Giải Thích, chẳng hề không cần đến ấm cảnh. Quán năm dặm, hoàn toàn nương vào ấm tâm, cho nên nói tâm như huyễn hoá, nhất tâm thành quán, chuyên giáo sang tâm khác, một ấm thuộc về Sắc, bốn ấm thuộc về Tâm, ba cõi không có pháp nào khác nhau, chỉ là một tâm tạo tác, lập ra ấm cảnh, rõ ràng như vậy, sao có thể trong năm tâm phát khởi mà trừ bỏ không cần đến ấm cảnh được? Đem điều này để kiểm chứng, thì Thượng Nhân hoàn toàn không hiểu, không xem, không học, do đâu mà vội vàng muốn nói về ý phế lập giáo quán?

Đã bị Phúc Vấn Thư nêu ra các văn Chánh Thích ấm cảnh đó để tiếp tục chất vấn, nghĩa đó đã thất bại, tưởng rằng không giỏi tiêu văn nên sai lầm văn cú về sau, trong mười sáu tháng, hằng ngày suy tính trăm phương ngàn kế, chỉ nhằm vào các cách nào có chút quanh co mà có lợi (chuyển thân đắc xứ) để khéo léo tìm đường chống cự. Vì thế nghĩa trạng bây giờ, chuyển sang thể hiện bỏ văn "không cần chọn lựa nêu rõ thức tâm".

Vả lại, vì tôi trưng dẫn chất vấn trước sau, biết tu quán phải nương vào ấm tâm, vì thế cho nên bây giờ khéo léo tạo ra hai hạng người tu lâu và mới tu, tiêu văn chép: "Tu lâu tức là đã từng nương vào Chí quán, đích thực y cứ theo thức ấm, quán ba ngàn ba đế đã xong rồi, cho nên bây giờ trải qua sự pháp mà thành quán, không cần phải tiếp tục chọn lựa thức tâm để quán, cho nên nói không cần quán cảnh. Mới tập tức là đã thấy nhiếp các sự pháp lâm quán, mới không có sai lầm về "trệ giáo trước sự", thì biết rằng ý nương vào Giải dễ phát khởi hạnh, chắc chắn là muốn tu tập, phải nương theo Chỉ Quán v.v..." do sự cứu vãn vòng vo này, càng thấy Thượng Nhân thật sự không không giỏi văn. Hơn nữa, trong Thích Tiêm vốn không đợi đến quán cảnh, khởi tâm tinh tiến, vừa nghe liền tu, vì sao y cứ theo tu lâu và mới tu, nhất định cần đến cảnh quán, mới gọi là Tạo tu? Cho nên trái với văn thấy trong Diệu Huyền và Thích Tiêm. Đã nói rằng tu lâu là sử dụng Chỉ Quán để chọn lựa nêu rõ ấm cảnh, hiển bày tâm của ba ngàn ba đế, mới thâu nhiếp được Sự pháp tu quán bây giờ; vậy thì phải đợi đến khi giảng giải xong về quán cảnh của Chỉ Quán, mới có thể thâu nhiếp Sự pháp tu quán này, sao gọi là không cần đến quán cảnh được?

Vả lại, tạm thời cho dù tu lâu, đã luyện tập tường tận đối với cảnh quán trong Chỉ Quán, nghe đến quán Sự pháp này, thì có khả năng dùng tâm tu tập vốn có để tu, không đợi đến Huyền Văn thường nêu bày về cảnh quán.

Vả lại, như người chưa tu tập Chỉ Quán, đã không có tâm chánh quán, thì đối với hai quán Sự-Pháp này, hoàn toàn không thể vừa nghe liền tu. Còn nói chắc chắn muốn tu tập thì phải nương vào Chỉ Quán, cho nên phải đợi đến Chỉ Quán lựa chọn nẻo ấm cảnh, phải đợi đến Chỉ Quán nêu bày ba ngàn lý cảnh mới gọi là tu quán, thì hoàn toàn trái với câu "không cần đến quán cảnh, vừa nghe liền tu", làm sao có thể lấy "phải đợi đến quán cảnh" để sử dụng bỏ đi "không cần đến quán cảnh", lẽ nào chẳng phải đối diện với tà giáo mà sửa đổi chánh thuyết hay sao? Như vậy thì còn hiểu xem học hay không? Còn có thể bỏ văn hay không?

Nghĩa lập bày đến đây, bỗng nhiên trở lại với tông giáo, tà thuyết hiển bày rõ ràng, có thể không bàn luận huỷ báng chính giáo thì trời trách, quỷ mắng hay sao? Vả lại, đây là chánh nghĩa của Quán tâm, hợp lại hiển bày rõ ràng bao đời, kiến cho Thượng Nhân đặc biệt dẩn giáo văn ấy, chứng minh về sự "không cần tìm kiếm quán cảnh của Chỉ Quán, vừa nghe được Sự-Pháp quán môn thì có thể tu tập ngay".

Thượng Nhân còn nói: "Nếu không xem Chỉ Quán, thì không có kiến giải trọn vẹn để thâu nhiếp đối với Sự-Pháp, nhập ấm thức tâm, quán sát ba ngàn lý cảnh".

Bởi lẽ, Thượng Nhân xưa nay không nghe các thiện tri thức lúc nào cũng sách tấn quan sát. Cho dù nghe giảng nói, cũng chỉ là đối với khoa nghi, mở ra đọc mà thôi. Còn đối với người tự xem, nói chung sẽ cho rằng phải tự mình xem Chỉ Quán, tức là có thể đem tâm chánh quán kia để tu sự pháp quán.

Nếu dùng cách hiểu về Chỉ Quán của Thượng Nhân, liệu còn có thể thâu nhiếp để bây giờ tu Sự pháp quán hay không? Đã không biết Lý quán là y cứ theo Hành của mười thừa như Thường ngồi, v.v..., lại xem ngồi thẳng niệm thật tướng, cho là Viên bàn pháp tánh; lại không nhận biết được ấm sở quán, liền cho rằng chân tâm chẳng phải nhiễm, chẳng phải tịnh, và nhận lầm rằng tâm tuỳ theo tịnh duyên mà thành tựu quả Phật. Lại không phân biệt được sự tạo và Lý tạo, lại không giải thích được Nội cảnh và Ngoại cảnh, lại không lãnh hội được ý nghĩa Quán tâm, nên cho rằng chỉ nói về Phật pháp, là trực tiếp hiển bày tâm tánh, lại không biểu rõ phẩm vị của Quán tâm, khiến chứng được năm phẩm, mới nương vào hai cảnh để tu quán. Nếu gặp được thầy lành bạn tốt chỉ dẫn tuyền thọ, chung quy sẽ không sai lầm như vậy.

Thượng Nhân không cho cái thấy này là tâm chánh quán hay sao? Nghĩ rằng đem tâm này trải qua Sự pháp mà tu quán ư? Nên biết rằng: những điều này thật khác với chánh giải, rất trái với Chánh quán. Xem xét tìm tòi trong Chỉ Quán như vậy, có những lợi ích như thế nào?

Phải biết rằng: Muốn thực tập giáo quán của tông này thì nên gần gũi thiện tri thức, thông suốt tất cả Huyền Sớ của một tông phái, hiểu biết sâu sắc về Chỉ Quán của ba bộ. Như lúc giải thích về Diệu Huyền đến chỗ nói về quán Sự-Pháp, thì phải chú ý giữ lấy ý quán cảnh của Chỉ Quán, chỉ dẫn truyền thọ cho người thực hành, làm cho họ vừa nghe liền tu tập. Người có khả năng tu tập như vậy, lẽ nào cần đến giáo văn của Chỉ Quán thường xuyên nêu bày Diệu cảnh, mới khiến cho người thực hành tu quán hay sao? Chỉ cần tuỳ theo sự giải thích về quán môn Sự-Pháp, đều đem ý của Chỉ Quán đã thành tựu, khiến cho người lắng nghe và tu tập, tuỳ theo đó mà nghe được một câu về Sự-pháp, liền thâu nhiếp quy về một niệm thức tâm, tu quán để hiển lý, không cần người thực hành tự mình tiềm hiểu văn Chỉ Quán, không cần thường xuyên giải thích về Chỉ Quán mới bắt đầu tu tập.

Vì thế trong Diệu Lạc sau phần giải thích về quán Sự-Pháp nói rằng: "Dưới đây nêu văn Chỉ Quán, khiến cho người giảng giải truyền thụ, dùng cái rộng để quyết định cái sơ lược". Sao có thể vặn hỏi rằng: "Nếu không xem Chỉ Quán, làm sao biết ba ngàn Diệu cảnh được?" Nếu tự xem Chỉ quán, thì sẽ tu quán; vì sao trong năm duyên đầy đủ, phải gần gũi thiện tri thức để được chỉ dẫn truyền thọ?

Nên biết rằng chỉ gặp được thầy lành, thật ra không cần tự tìm hiểu Chỉ Quán, quả thật không cần thường xuyên hiểu rõ cảnh quán của Chỉ Quán, chỉ tuỳ lúc nghe được một câu về Sự-Pháp quán tâm, thì sẽ nương theo đó để tu quán. Nếu không gặp được thầy lành, tự tìm hiểu về Chỉ Quán, cũng có thể tu tập; nhưng cũng không trở ngại gì đối với người có túc duyên mạnh mẽ, vừa mở văn ra đó, bỗng nhiên sáng tỏ chứng đạt sâu sắc, đâu chỉ là tu tập?

Nay y theo "không gặp được thầy lành" của Thượng Nhân, tuy tìm hiểu về Chỉ Quán mà hoàn toàn mê mờ về đại tiết, cho nên không thể dùng kiến giải ít ỏi này để tu quán. Huống chi người thực hành nghe về Sự-Pháp quán môn, nếu tiếp tục tự tìm hiểu Chỉ Quán, thì tự mình nương theo ước Hành quán pháp để tu tập, sao không chỉ ở sau Sự tướng và pháp tướng, nêu rõ rằng: Tu quán nói trong Chỉ Quán? Đâu cần phải lãng phí từ ngữ để y cứ theo Sự-pháp mà nói về Quán môn?

Vả lại, lúc Đại Sư giải thích về Diệu Huyền, tạm thời chưa nói đến Chỉ Quán, lẽ nào người thực hành lúc bấy giờ, nghe giải thích về Sự-pháp quán môn, không lập tức tu quán, mà đều phải đợi đến Ngọc Tuyền?

Nếu tiếp nhận khẩu quyết của Đại sư, cũng chỉ là khơi thông cái che lấp trong quán Sự-pháp. Đại sư đã chứng đạt sâu sắc về mười cảnh mười quán, có thể dùng khẩu quyết chỉ bày cho người. Người truyền bá chấp trì sau khi Đại Sư diệt độ, nếu sáng tỏ pháp môn Chỉ Quán, tại sao không thể chỉ bày kiến giải của mình, cho người mới tu học?

Do đó, kinh Khê nói: "Nếu cuối cùng không có thầy lành thì nên đem văn này đến chốn thiền lâm, kiểm chứng tướng thiện-ác". Lại nói: "Nếu gần gũi thầy lành thì phải hỏi han về những thắc mắc mà thầy lành đã chỉ bày cho người tu hành thời cận đại, lẽ nào khiến cho gần gũi Đại Sư Trí Giải hay sao? Và trong Thiện Tri Thức nói: "Hành giải đầy đủ, công đức ở đó". Nghĩa là lợi ích cho ta, chỉ ở sự hiểu biết, cho nên nêu ra "năng khuyết pháp chuyển nhân tâm". Còn trong Hỗ Phát nói: "Nếu thấu đạt ba đế, đâu chỉ làm bậc thầy Phương Đẳng cho thế gian". Do đó, những lời như vậy là vì khiến cho người tu hành gần gũi bậc sư phạm, không dạy tự mình đọc văn đó, để rồi lấy tà làm chánh.

Vì Thượng Nhân không lãnh hội được ý này, sai lầm đem "phải xem xét tìm hiểu về Chỉ Quán quán cảnh", để bỏ đi văn "không cần quán cảnh". Vả lại, chỉ thấy "thâu nhiếp sự trở thành Lý", mà không biết "thâu nhiếp sự đi vào ấm tâm để trở thành Lý quán". Cũng vì vốn không có thầy lành chỉ dẫn truyền trao, nên thường giữ lấy văn giản lược, chỉ cho rằng "thâu nhiếp Sự-pháp nhập lý" mà thôi, cũng cho rằng "nhập lý chính là quán tâm".

Bởi tiếp theo Thượng Nhân đem chân tánh để giải thích tâm, tôi tạm thời vì đề phòng kế sách này, cho nên dẫn văn "Lý quán chỉ thấu đạt pháp tánh" trong Nghĩa Lệ để bày tỏ, lẽ nào không đúng? Văn kia tuy nói "thấu đạt ấm tâm", nhưng lý quán đã thích hợp với đoan toạ mười thừa, há không thấu đạt ấm thức là pháp tánh hay sao?

Thượng Nhân cho rằng tôi dẫn ra văn này, càng thêm đáng cười. Vì sai sót nào mà cho là thật đáng cười? Lẽ nào có thể trả lời không được, chỉ cười mà thôi sao? Dẫn văn này làm bằng chứng, chẳng phải cố nhiên.

Vì Thượng nhân trong Đáp Nghi Thư, thường nêu văn này để chứng minh "Viên bàn pháp tánh" thuần là Lý quán, lẽ nào hoàn toàn không thấu đạt ấm thức là pháp tánh, chỉ giữ lấy hai chữ Pháp Tánh, liền cho là Lý quán hay sao? Hoàn toàn không hiểu cái năng đạt là mười thừa, sở đạt là ấm thức, sở hiển là pháp tánh; huống chi thấu suốt văn, còn không hiểu được ý tứ của ngôn từ, ấm thức đã giản lược, do đâu mà biết chắc? Vì sự mông muội này, nên đem quả Phật làm pháp tướng, vọng cho là Lý quán mười thừa. Xin không nên cười văn đã dẫn ra, vì cười người trước sau sẽ kêu khóc, tại sao đã đè ép "ước hành quán Pháp bất y ấm thức" kia, thì quán chẳng có nơi nào nhờ cậy, lý chẳng có nơi nào hiển bày, mới sử dụng nghĩa sai trái đó để phá bỏ Quán tâm. Đã huỷ báng Phương Đẳng Chân giáo, pháp nói là phi pháp thì đời sau chắc chắn chịu cái khổ bị cày lưỡi, hiện tại lại nhiều nỗi lo lắng nghi ngờ về giáo pháp, làm sao có thể trong cái khổ mà tự tạo ra cái vui, bao phen vỗ tay cười gượng như vậy? Nếu y theo tà thuyết trước sau của Thượng Nhân, thì tất cả đều giỏi về văn tĩnh lược, nay tạm thời dựa vào một đôi điều tĩnh lược này để nêu rõ tội lỗi ấy.

Như trong Phụ Hành nói "Chỉ quán xét Lý đầy đủ", cho nên Thượng Nhân lấy "không chỉ quán xét Lý đầy đủ" để lược bỏ; Trong Bốn Niệm xứ bảo phải "chú trọng quán xét nội tâm", liền "lược bỏ không chú trọng quán xét nội tâm"; Huyền Văn này nói về "quả Phật pháp tánh", liền dùng "thuần nói về Lý quán để lược bỏ; "đích thực nói về Phật của pháp tướng", thế là lược bỏ "trực tiếp hiển bày tâm tánh"; "Diệu Huyền dứt bặt ba pháp", cho nên đem lược bỏ "Sự quán cách biệt"; "Chỉ Quán vọng nhiễm ấm thức", cho nên lược bỏ "chẳng phải nhiễm-chẳng phải tịnh"; "tất cả ba pháp ly hợp trong môn bất nhị", liền lược bỏ "chỉ lấy ba nhân". Như vậy, giáo quán của một tông phái, cuối cùng vì sự hiểu biết vòng vo, mà lược bỏ điên đảo, đến nỗi phá bỏ hay lập ra hoàn toàn không có nguyên nhân gì.

Do Thượng Nhân dẫn chứng văn này trong Thích Tiêm, thì làm cho nghĩa do chính mình lập nên đều bị phá đổ.

Vì sao? Vì há không phải đem văn "không cần đến quán cảnh", muốn thành tựu quán sự-pháp không mà nương theo ấm cảnh hay sao? Văn này đã là ý của một cách giải thích trước khi nêu Quán tâm, cho đến trong phần chính thức trình bày về Quán tâm, rõ ràng phải nương vào ấm cảnh, vậy thì nghĩa không nương vào ấm cảnh tự nhiên thất bại.

Thượng Nhân lại chuyển đổi suy nghĩ, không cần chọn lựa ấm làm cảnh, vả lại trong Quán tâm giải thích, bao gồm đầy đủ ý chọn lựa ấm, đã như trước đây không nhận biết được tâm sở quán, trong đoạn nói quanh co, nay không nói lại làm gì.

Thượng Nhân vốn nghĩ rằng hai quán Sự-Pháp, hoàn toàn không lựa chọn nêu rõ ấm tâm, vì dẫn ra văn này, lại thành hai quán có nghĩa chọn lựa ấm cảnh, có thể không phải nghĩa của chính mình tự phá hoại hay sao? Thượng Nhân vốn cho rằng Sự quán, Pháp quán là không thể tu tập, trong văn có nói "không cần phải quán ấm", lại nói "vừa nghe liền tu để khởi tâm tinh tiến". Nghĩa "không cần đến ấm cảnh", đã phá bỏ hoàn toàn điều đó, phải là cảnh "không đợi đến Chỉ Quán", thường trình bày về Diệu quán". Đã khiến không cần đến, lại khiến lập tức tu, đích thực là "không cần đến Chỉ Quán, lập tức tu Sự quán và Pháp quán".

Vả lại, cho dù Thượng Nhân chuyển đổi suy nghĩ, đem "không cần lựa chọn nêu rõ ấm cảnh" để giải thích điều đó.

Thượng Nhân vốn chấp các văn về hai quán Sự-Pháp, xem xét "không chọn ấm cảnh" thì không thể tu tập; tại sao văn này, không cần đến quán cảnh, liền khiến tinh tiến tu hành? Đã nói là cách thức của Quán tâm, xem xét biết rằng: Các văn nói về hai quán Sự-Pháp, tuy không chọn lựa nêu bày ấm cảnh, nhưng đều phải tinh tiến mà tu. Có thể nào chẳng phải nghĩa của chính mình tự phá hỏng hay sao? Lại nữa, các văn không chọn lấy ấm cảnh, vẫn có thể lập tức tu, nay Huyền Văn này bỏ ba quán một, đã chọn lấy cảnh, làm sao có thể từ chối chẳng phải tu pháp?

Vả lại, cho dù người chọn cảnh đã từ lâu am tường về Chỉ Quán, lúc nghe đến Sự-Pháp quán này, không cần Huyền Văn chọn cảnh, có thể sử dụng cảnh quán từng luyện tập để tu.

Chỉ như người chưa hề luyện tập Chỉ Quán, vì sao đặc biệt khiến không cần chọn cảnh, tinh tiến mà tu vậy?

Hơn nữa, Diệu Huyền vốn là trước khai bày diệu giải, đối với người chưa luyện tập Chỉ Quán, giải thích rất nhiều, đâu thể chỉ giải thích đối với người luyện tập đã lâu được?

Đều vì Thượng Nhân không được danh sư chỉ dạy, thì nhất định là không thao giữ lấy ý của văn tĩnh lược, dẫn văn để phá hoại người khác; nay lại phá hoại nghĩa của mình, cũng là do huỷ báng tiêu diệt chánh giáo nên các bậc Hiền Thánh không tha thứ, tuy không nôn ra máu nóng, nhưng lại dạy cho đồ chúng tăng thêm điều ác rõ ràng, mong mau chóng ăn năn tội lỗi, đừng để cho sau này hối hận không kịp. Tin hay không tin, hy vọng trả lời ngay! Nhưng còn Cật Nạn Thư, tự hỏi về thuần nói về Lý quán không nương vào ấm tâm, mới là đích thực cật vấn đề ước thành quán pháp như Thượng ngồi, v.v..., sao không phân biệt nêu rõ ấm tâm làm cảnh, sao không trình về bày mười thừa ba quán? Cho dù nghĩa này của Thượng nhân thành tựu hoàn toàn cũng đâu thể cứu vãn được ước hành vô cảnh, huống chi hoàn toàn thất bại ư?

Thượng nhân muốn lập nên mười loại ba pháp, đã là ước hành quán, cho nên không cần đến phụ pháp quán tâm. Nay xem xét các nghĩa thì hoàn toàn không phải ước hành quán. Tông chỉ năng phá Quán tâm đã thất bại, nghĩa sở phá nào tồn tại gì? Nên biết rằng: Mười khoa Quán tâm, là do Đại Sư tự nói ra, là nơi y cứ của Diệu Hạnh.

THỨ MƯỜI: KHÔNG CHỊU KHÓ NGHIÊN CỨU LÝ

Kinh Pháp Hoa sinh ra các giáo như trên, bởi nó phù hợp với tự hành sở chứng, vả lại, đạo tràng sở đắc, lý chân thật tuyệt diệu, bởi căn khí chưa thuần phục cho nên không gặt hái được, nhưng bao gồm chì đối đãi mà nói, cho đến người Nhị thừa tâm dần dần thông thái, Bồ-tát có thể trừ diệt lưới nghi, thì xả bỏ các phương tiện, chỉ nói về Lý viên mãn mầu nhiệm chân thật mà thôi.

Đại Sư hiểu rất rõ ý chỉ của kinh, mới dùng mười Diệu để giải thích chỉ bày, tuy nêu ra các pháp tướng, mà tất cả đều dùng lý viên mãn chân thật của hai Diệu, để dung hoà tiết đoạn.

Vả lại, ba pháp một diệu, là quả đức của tự hành, là lý viên mãn cùng cực của sự chứng đắc, nên gọi là ba quỹ, tức là một pháp Đại thừa, mười phương đều mong cầu, càng không có thừa nào khác, cũng gọi là Đệ Nhất Nghĩa Đế, cũng gọi là Đệ Nhất Nghĩa Không, cũng gọi là Như Lai tạng. Ba quỹ này không hẳn là ba, ba nhưng nói về một, một không hẳn là một, một mà nói về ba, không thể nghĩ bàn, chẳng cùng cũng chẳng khác, "y tự thiên mục", mới đem Lý tuyệt diệu không thể nghĩ bàn của ba và một này, xuyên suốt mười loại ba pháp, mà mỗi ba pháp, đều niệm từ một niệm tâm tánh của phàm phu, y theo sáu Tức để giải thích đến Cực Quả.

Vì thượng nhân hoàn toàn không nghiên cứu về lý, nên ở trong Đáp Nghi Thư đầu tiên ghi rằng: "Do Huyền Văn về mười loại ba pháp, trực tiếp hiển bày tâm tánh, đồng nghĩa với Lý quán. Nếu trực tiếp như vậy thì rõ ràng mười loại ba pháp, không dùng pháp tánh để dung hợp, thì lại lập ra khoa Quán tâm, quán xét mười quán trước. Như vậy thì Huyền Văn chỉ dùng ba quỹ, tương tự chung cả mười pháp mà thôi. Họp lại có một cách giải thích về Quán tâm, văn kia điều gì không có thì lược bỏ. Nay Huyền Văn tuy kèm theo mười loại pháp tường, điều đó giống như dùng mười pháp tánh để xuyên suốt. Pháp tánh không ngoài, tức là một niệm Ngã. Nếu nhận thức được một tâm, thì hiểu rõ các pháp, đâu chỉ trong một niệm, nhận thức được mười loại ba pháp, cho đến vô lượng ba pháp? Hoặc ngang hay dọc, bưng bít không soi chiếu hoàn toàn một niệm Ngã, lẽ nào ngoài điều này, lại có pháp tướng không dung hoà, lại phải dựa vào pháp để thực hành quán hay sao? Nên biết rằng: Huyền Văn này vốn bàn luận, chằng những pháp tướng viên dung, mà cũng là lý quán rõ ràng, dựa theo đây mà quán xét, sao cho rằng giáo quán không phân biệt hai lỗi về Giải-Hạnh?" (Từ "Bởi do..."trở xuống đều là văn trong Đáp Nghi Thư, không thêm bớt một chữ, văn đó đang giữ trong tay").

Không biết Thượng Nhân dựa theo nghĩa nào mà chắc chắn nói:" Diệu Huyền về mười loại ba pháp, không dùng pháp tánh để dung hợp"?

Kinh Khê nói: "Làm cho giáo văn cả một thời đại dung thông nhập diệu, pháp của người nghiêng về Tiểu thừa, vẫn còn là thông dung nhập diệu do đâu mà mười loại ba pháp của viên giáo, lại không dùng pháp tánh để dung hợp?" Nếu Diệu Huyền không lấy pháp tánh để dung thông các pháp thì hoàn toàn là sự tướng hữu vi, vả lại hai Diệu dứt đối đãi, nơi nào có thể như vậy? Cho nên tuy nói về Diệu pháp, mà không nói về thường trụ, vì không y theo Lý để nói về Diệu.

Huỷ báng Diệu kinh như vậy, thì miệng đó sẽ bị xé rách, lưỡi đó sẽ bị nát vữa. Do đâu mà bênh vực che đậy tà khuyết đó, chấp chặt tà giải đó? Tâm huân tập tạo ra nghiệp chướng, một khi đến nơi này, thật đau xót thay, thảm thương thay!

Nhưng Diệu kinh và kinh này, y theo giáo bộ có dẫn dắt hay không dẫn dắt, khai bày hay không khai bày, mà giải thích về tướng dung thông hay không dung thông, là ở trong Cật Nạn Thư đó. Thượng Nhân bị vặn hỏi, biết rõ rằng nói lời huỷ báng là sai, trong tâm tuy phục mà mặt ngoài không cam chịu, cho nên tạo ra nhiều loại lý lẽ, phân chia giải thích để che giấu. Tuy lãng phí ngôn từ, nhưng điều đó làm sao phân chia giải thích ra được, chống đối che giấu không thể được? Vì sao không phải ý trong Đáp Nghi Thư nói: "Diệu Huyền mười pháp, không dùng lý để dung hợp, cho nên phải lập ra Quán Tâm để dung hợp?" Huyền Văn về mười pháp này, đã dùng Lý dung hợp thì không cần dùng Quán tâm để dung hợp, ý đích thực ở đây, cho nên không có gì che giấu.

Nghĩa trạng bây giờ lại nói vì trong khoa kia trải qua khác nhau, từ thật mà khai quyền, trình bày về ba giáo ba quỹ, và trong tương tự thông suốt, trích dẫn nhiều văn, đồng thời chẳng phải giải thích trực tiếp đối với đề kinh, nghĩ rằng người đọc quên đi quán hành đó, nên nói là hợp lại có Quán tâm.

Vả lại trong Đáp Nghi Thư, tự nói không dùng pháp tánh để dung hợp, hợp lại có Quán tâm quán xét mười pháp trước, khi nào có nói hợp lại lập nên Quán tâm quán xét ba giáo ba quỹ, không hề nói quán xét văn tướng trích dẫn? Như lời giải thích bịp bợm ấy, muốn dọa trẻ con ba tuổi, liệu có chịu tin hay không? Đây chính là công khai lừa dối nhân sĩ bốn phương, bày rõ sự bưng bít các bậc Thánh khắp hư không, còn biết hổ thẹn chút nào hay chăng? Lại nói Diệu Huyền giản lược từ ngữ của Quán tâm ấy, nghĩa là ba pháp đích thực là một Lý sở quán, huống chi giải thích đầy đủ về tu tánh, nghĩa tương ứng với Quán tâm. Nếu dùng ba pháp xuyên suốt tất cả, nghĩa sẽ dể dàng thấy cho nên giảng lược như vậy. Cho nên Diệu Huyền về mười pháp xuyên suốt pháp tánh, do đâu mà trước đây nói không dùng pháp tánh để xuyên suốt? Lẽ nào không phải trước đây nói không dùng pháp tánh để xuyên suốt, nay lại nói chính là dùng pháp tánh để xuyên suốt? Trước đây nói phải lập nên Quán tâm, nay lại nói không cần phải lập ra Quán tâm? Trước đây nói quán sát mười pháp Viên giáo, nay lại nói quán sát ba pháp ba quỹ, và quán xét vặn tướng trích dẫn thì trước đây nói so với nay nói, rõ ràng trái nhau, rõ ràng là sụp đổ thảm hại. Nếu tâm của Thượng Nhân là quân tử, vì ý của pháp, chắc chắn sẽ cúi đầu khuất phục, bỏ dở theo hay, chung quy không đem từ ngữ vô nghĩa để chống đổi che đậy hay phân chia giải thích. Lỗi lầm huỷ báng pháp đó, đều do không chịu suy xét lý đến chỗ tinh tế. Như vậy những điều đã nói, đều vì không thạo suy xét Lý, mà lại dựa vào những lời nói trong này mà thôi.

Vả lại, ba giáo quỹ trong văn kia, đã y cứ từ Thật mà khai quyền, nhưng giải thích đều cho rằng: "vì thuộc về Như Lai Tạng thì tự nhiên không sinh ra mê đắm".

Vì sao đã biết là từ một mà khai thanh ba, ba mà không nhất định là ba, nhưng Huyền Văn này lại trực tiếp đem ba giáo, đối chiếu với viên để luận, không nói về Quyền từ Thật mà phát sinh, làm sao tránh được cái chấp khác nhau? Vì sao văn kia lại phải dung hợp quán tâm, văn này lại không dùng Quán tâm để dung hợp?

Lại trích dẫn giản lược, huyền văn này đối chiếu trình bày về ba giáo, lẽ nào không dẫn các kinh luận như A-hàm Đại Phẩm v.v... để trình bày về mười loại ba pháp trong ba giáo hay sao? Mười pháp Viên giáo, lẽ nào hoàn toàn do đề kinh tự nêu lên, không dẫn tử kinh luận mà lập nên hay sao? Nếu nói về chỉ số, Huyền Văn này lại quá nhiều, vì sao không dùng Quán tâm để suy xét, lại trực tiếp dựa vào đề kinh để nói về mười pháp? Vì nói rằng dùng pháp tánh để dung hợp, lẽ nào Diệu Huyền về ba pháp không dựa vào đề mục của Diệu Pháp hay sao?

Huống chi văn kia dựa vào Diệu pháp, là y cứ theo pháp mà lập nghĩa; Huyền Văn này dựa vào Kim Quang Minh, là y theo dụ mà lập thành nghĩa, do đâu mà dựa vào vàng của thế gian, lại là pháp tánh xuyên suốt, dựa vào Diêu Pháp mà không thể dùng pháp tánh để dung hợp? Những lý lẽ điên đảo như vậy, chắn chắn là do ác quỷ nhập tâm, điên cuồng mê muội mà nói, thật sự không phù hợp với tài nghị luận của Thượng Nhân. Đã có tâm hạnh xấu ác như vậy, nhưng rốt cuộc không chịu bẻ gãy ngọn cờ khinh mạn, cuối cùng không chịu tin theo chính nghĩa. Chỉ tiếc cho chánh giáo bị tà thuyết điên đảo làm hỗn loạn, lại vì thương cho đời sau gặp phải tà ngôn mê hoặc rối bời, vì lẽ đó nên lược dưa vào nhiều nghĩa, trình bày rõ ràng về nội dung chính ấy mà thôi.

Thượng nhân còn nói: "Mười loại pháp tướng cùng lấy Pháp tánh để xuyên suốt, Pháp tánh không ngoài, chỉ trong một niệm Ngã, cho đến vô lương ba pháp, quán chiếu ngang dọc, Chính là nói: Nên biết rằng Huyền Văn này vốn bàn luận, chẳng những pháp tánh viên dung, mà còn là Lý quán rõ ràng v.v...".

Chánh Thích về mười loại ba pháp, chỉ dùng pháp tánh sau khi đắc đạo, bao gồm trong khi đắc đạo và trước khi đắc đạo, chính là đích thực nói về Phật pháp sâu xa, nhưng thật ra chưa nói đến tâm pháp. Vì Thượng Nhân vốn không biết Tâm-Phật cao thấp là hai pháp không giống nhau, cho nên vội nói rằng: Pháp tánh không ngoài, chỉ trong một niệm ngã, mà thâu nhiếp các pháp vào tâm, quán chiếu ngang dọc. Liền cho rằng huyền Văn này, chẳng những pháp tánh viên dung mà còn là Lý quán rõ ràng.

Vì thế trong Cật Nạn Thư hỏi: "Một niệm tâm pháp, chính là cảnh Nội quán, nhưng vẫn cần đến giáo văn tự minh lập ra, không thể thêm thắt xằng bậy, lẽ nào có thể trở thành nghĩa của mình, liền tùy ý biên soạn vòng vo hay sao? Vả lại, như mười khoa của Chánh Thích, không thấy nói sơ lược về một niệm, làm sao có thể tự dung hợp tự quán chiếu thành ra tà thuyết?"

Thượng Nhân gặp phải nạn này, mới chịu tỉnh ngộ đôi chút, mới biết là Chánh Thích và phân biệt, không hề thâu nhiếp quy về tâm, không hề dùng quán để soi chiếu, nghĩa là rõ ràng lại thất bại, thế là trong hai năm, khéo tìm đủ phương cách nêu ra hai hạng người thực hành là tu lâu và mới tu, người tu lâu thì tự mình có thể thâu nhiếp quy về tâm quán chiếu ngang dọc; người mới tu thì tự mình đối với chỉ quán mà tu tập Lý Quán. Nghĩa giải thích như vậy, sẽ giống như trò đùa của trẻ con, thì Huyền văn này khác nào văn không nói về chỉ quán đã lâu, tự mình đem giải thích dung hợp soi chiếu, thì mười pháp giống như thứ lớp của pháp giới chỉ giải thích về danh tướng Đại-Tiểu mà thôi. Huống hồ, đầu tiên trong văn về thứ bậc của pháp giới, Đại Sư nói hữu vi thành ba quán, người học hãy y theo giới mà tu tập. Đầu tiên trong Chánh Thích của Huyền văn này, Đại Sư chỉ nói nay dùng Tin-hiểu phân biệt, người học y theo ngôn giáo mà tu quán hạnh này?

Thương Nhân vốn lập ra Huyền Văn về mươi loại ba pháp này, thuần nói về Lý quán, trực tiếp hiển bày tâm tánh, vượt hẳn Diệu Huyền về mười pháp, nay lại hoàn toàn đồng ý với thứ lớp của pháp giới và danh tướng Nhị thừa, phàm phu. Văn kia tuy có Đại thừa pháp tướng, lẽ nào người học ba quán, không dùng pháp tướng Tiểu thừa phàm phu trải qua tâm mà tu quán hay sao? Nhưng lại mở rộng nói cho hai hạng người thực hành, rõ ràng là Thượng Nhân đã nói dối, vì sao trong Đáp Nghi Tu trình bày rõ rằng: "Vì Huyền Văn trực tiếp hiển bày tâm tánh, cho nên trong một niệm tâm dung hợp các pháp tướng, để quán chiếu dọc ngang?" Lại tự nói: "Nên biết rằng Huyền Văn này vốn nói chẳng chững pháp tướng viên dung mà còn là Lý quán rõ ràng". Đã nói Huyền Văn trực tiếp hiển bày, lại nói Huyền Văn này vốn bàn luận, sao bây giờ ngang nhiên chuyển đổi, người thực hành tự mình thâu nhiếp tướng quy về tâm, tư mình đối với Chỉ quán chiếu dọc ngang? Lại nữa, vốn lập ra Huyền Văn này thuần nói về Lý quán, sao lại nói đích thực nói về phụ pháp, bao gồm nói về lý quán? như vậy đem giáo pháp đến chỗ khinh mạn suông rỗng, đối với các bậc Thanh lại nói dối, thêu dệt, là vì không có quả báo đời sau hay vì không thấy quả báo? Nếu xét một đoạn tà thuyết này trong Đáp Nghi Thư, sợ rằng Đại Sư có bốn thứ biện tài, dùng hết kiếp sống để tường trần thì lỗi lầm hủy báng pháp lừa dối tâm đó cũng không thế nào hết được.

Thiết tha mong mỏi Thượng Nhân, dựa vào lý để hồi tâm, tu đạo công đức để bù đắp lỗi lầm, cùng nhau giúp cho chánh giáo, xa thì làm lợi ích chúng sinh, có thể an nhàn được hay không, hy vọng mau mau hồi đáp! Nơi nào có trả lời là kinh Vương đủ thấy tâm lừa dối, đáp lại là Dương thể càng biết rõ thay mưu, Quán-Thể của hai kinh tự mình nói trái nhau, Giáo-Văn của hai đã nhiều lần không trả lời, không thể vặn hỏi quanh co, tạm thời nói ra như trước. Mong Thượng Nhân, nghĩ đến nỗi khổ triền miên của ba quả báo, nhớ về sự biến thúc đẩy của một đời người, xả bỏ ngã kiến, thuận theo pháp môn. Đừng cho rằng Thầy tổ đã lâu giữ lấy kiến giải này, đã không gặp hiện báo, mới cùng nhau bắt chước mà tiếp tục thực hành. Tất nhiên là đương thời không nghe chánh nghĩa, quả thật ấp ủ cái thấy của mình, chắc chắn tâm không hề dua nịnh. Hoặc e rằng trước nêu rõ tà tông, muốn cho về sau rạng ngời chánh thuyết? Nay Thượng Nhân gặp chánh đạo, thì phải đổi mê tông; nếu như trái với tự tâm, chắc chắn sẽ phải chịu ác báo. Thường vâng mạng cố gắng, bao lần hưng khởi nói năng, chỉ muốn làm rực rỡ tổ tông, sợ rằng Thượng Nhân không nghĩ đến quả báo đời sau. Lại chẳng nên kéo dài thời gian luống qua vô ích, mong mỏi mau chóng nêu bày! Thành thật đôi dòng qua loa, không thể quyết đoán trọn vẹn

Tỳ-kheo Tri Lễ ở viện Diên Khánh kính lễ.


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]